hieu dung ve hoi chung ruot kich thich

12
Hội chứng ruột kích thích hay còn có tên gọi khác là rối loạn chức năng đại tràng, hội chứng đại tràng co thắt, là một bệnh phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh từ 5% - 20% dân số, gặp ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích: Hội chứng ruột kích thích rất nhiều người mắc Các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích thường thay đổi, khác nhau ở mỗi người bệnh và có thể thay đổi theo thời gian. - Đau bụng hoặc khó chịu ở bụng (bụng trướng hơi hoặc cảm giác nặng bụng), dễ chịu hơn sau khi đi đại tiện. - Thay đổi số lần đại tiện: Nhiều hơn 3 lần trong 1 ngày hoặc ít hơn 3 lần trong 1 tuần. - Phân không bình thường: phân lỏng hoặc táo bón hoặc xen kẽ những đợt phân lỏng, táo bón và bình thường, lặp đi lặp lại nhiều lần. Phân có nhầy mũi, nhưng không có máu. - Lúc đại tiện không bình thường, phải rặn nhiều, phải chạy vội vào toilet, hoặc cảm giác đi chưa hết phân.

Upload: cam-nang-viem-dai-trang

Post on 23-Jul-2015

44 views

Category:

Health & Medicine


4 download

TRANSCRIPT

Hội chứng ruột kích thích hay còn có tên gọi khác là rối loạn chức năng đại tràng,

hội chứng đại tràng co thắt, là một bệnh phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Tỷ

lệ mắc bệnh từ 5% - 20% dân số, gặp ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh tuy không nguy

hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích:

Hội chứng ruột kích thích rất nhiều người mắc

Các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích thường thay đổi, khác nhau ở mỗi người

bệnh và có thể thay đổi theo thời gian.

- Đau bụng hoặc khó chịu ở bụng (bụng trướng hơi hoặc cảm giác nặng bụng), dễ chịu

hơn sau khi đi đại tiện.

- Thay đổi số lần đại tiện: Nhiều hơn 3 lần trong 1 ngày hoặc ít hơn 3 lần trong 1 tuần.

- Phân không bình thường: phân lỏng hoặc táo bón hoặc xen kẽ những đợt phân lỏng,

táo bón và bình thường, lặp đi lặp lại nhiều lần. Phân có nhầy mũi, nhưng không có máu.

- Lúc đại tiện không bình thường, phải rặn nhiều, phải chạy vội vào toilet, hoặc cảm giác

đi chưa hết phân.

Đi ngoài nhiều lần là biểu hiện của Hội chứng ruột kích thích

Các triệu chứng này kéo dài ít nhất 12 tuần hoặc trong 12 tháng (không nhất thiết liên

tục).

Điều trị hội chứng ruột kích thích

Để điều trị Hội chứng ruột kích thích cần sự phối hợp chặt chẽ của thầy thuốc và bệnh

nhân, bởi không có loại thuốc nào điều trị khỏi hoàn toàn Hội chứng ruột kích thích mà

cần kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện và thuốc, trong đó chế độ ăn uống là vô cùng quan

trọng. Hơn nữa, vì bệnh kéo dài, người bệnh nên tin tưởng bác sỹ, tránh tâm lý quá lo

lắng, căng thẳng làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

* Chế độ ăn uống: Quan trọng nhất, đặc biệt trong đợt đang có triệu chứng đau bụng.

- Không có chế độ ăn nào là thích hợp cho tất cả các bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân phải tự

tìm cho mình những thức ăn phù hợp. Có thể ghi lại sự thay đổi của cơ thể khi ăn 1 loại

thức ăn nào đó, số lượng cụ thể, từ đó tìm ra loại và lượng thức ăn thích hợp cho bản

thân.

- Nên ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn muộn vào ban đêm.

Hạn chế ăn đêm

- Uống nhiều nước.

- Ăn kiêng: Những thức ăn không thích hợp với từng người bệnh như tôm, cua, cá, sữa.

- Tránh các thức ăn:

+ Thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như: Khoai, sắn, các thực phẩm giàu chất béo, các thực

phẩm chế biến sẵn như mì tôm, xúc xích, pizza, salad, ngũ cốc nguyên hạt…

Pizza khó tiêu

Salad cũng là 1 món ăn khó tiêu

Ngũ cốc

+ Những chất kích thích: rượu, cà phê, thuốc lá, gia vị chua cay...

Hạn chế cà phê, thuốc lá

+ Hoa quả khó tiêu, có nhiều đường như cam, quýt, soài, mít...

Mít là loại quả khó tiêu

+ Thức ăn nhiều đường: bánh ngọt, kẹo, socola…

Không nên ăn nhiều Socola

+ Nước ngọt, đồ uống có gas: coca, pepsi, 7 up…

Không nên uống nước ngọt có gas

+ Những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt.

+ Các thức ăn sống: gỏi, nem chua, mắm tôm…

Nem chua dễ gây ra đầy hơi, đau bụng đi ngoài

+ Nếu có tiêu chảy tránh ăn quá nhiều thức ăn có nhiều chất xơ (rau muống, rau cải,

dưa...). Ngược lại, nếu táo bón nên ăn nhiều chất xơ.

Không nên ăn cà muối, dưa muối nhiều

* Chế độ luyện tập: Rất cần thiết, phải kiên trì, công phu:

- Luyện tập chế độ đại tiện 1 lần vào buổi sáng, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ buổi

sáng khi ngủ dậy để gây cảm giác muốn đại tiện.

Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ buổi sáng khi ngủ dậy để gây cảm giác muốn đại tiện

- Khi bị tiêu chảy xoa bụng ngược chiều kim đồng hồ.

- Luyện tập thư giãn, khí công, tập thể dục, đi bộ thường xuyên.

Luyện tập thể dục thường xuyên

- Tránh stress, ngủ đủ giấc, thư giãn, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý vì căng thẳng có thể làm

bệnh nặng hơn.

Căng thẳng stress dẫn đến đau bụng, hội chứng ruột kích thích

* Thuốc điều trị triệu chứng:

- Chống đau, giảm co thắt: Duspataline, No - spa, Spasfon...

- Chống táo bón: uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ, thuốc nhuận tràng (Forlax,

Tegaserod, Duphalac...). Các thuốc nhuận tràng chỉ dùng đến khi nào đi đại tiện được là

ngừng lại. Bệnh nhân có thể dùng các vị thuốc món ăn có tính chất nhuận tràng như

chuối, thanh long, vừng đen…

Uống nhiều nước tinh khiết rất tốt cho cơ thể

- Chống tiêu chảy: Smecta, Actapulgite, Imodium....

- Chống sinh hơi: Meteospasmyl, pepsan, than hoạt tính...

- Thuốc an thần kinh: Rotunda, Seduxen, Dogmatyl...

- Kháng sinh: chỉ dùng khi có nhiễm trùng, không nên lạm dụng sẽ gây loạn khuẩn ruột.

* Thay đổi môi trường sống: Một số suối nước nóng có khả năng làm giảm những rối

loạn cơ năng ruột. Người bệnh có thể đi nghỉ dưỡng, tắm biển nơi có khí hậu mát mẻ.

Bác sĩ Ninh Giang