hƯỚng dẪn kiẾn thỨc mỚi lỚp...

19
HƯỚNG DẪN KIẾN THỨC MỚI - LỚP 4 PHẦN 1: MÔN TIẾNG VIỆT I. MÔN TẬP ĐỌC: 1. Đọc bài “ Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa”, SGK tiếng việt 4 tập 2 trang 21 và trả lời câu hỏi. Câu 1: Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” là gì? Câu 2: Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến? Câu 3: Nêu nội dung chính của bài? 2. Đọc bài “ Sầu riêng”, SGK tiếng việt 4 tập 2 trang 34 và trả lời câu hỏi. Câu 1: Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? Câu 2: Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng. 3. Đọc bài “ Chợ tết”, SGK tiếng việt 4 tập 2 trang 38 và trả lời câu hỏi. Câu 1: Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? Câu 2: Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao? Câu 3: Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung? II. MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Bài 1 “ Câu kể Ai thế nào?”, trang 23, SGK Tiếng Việt 4 tập 2 a. Nhận xét 1. Đọc đoạn văn đã cho. Bên đường, cây cối xanh um. Nhà cửa thưa thớt dần. Đàn voi bước đi chậm rãi. Chúng thật hiền lành. Người quản tượng ngồi vắt vẻo trên chú voi đi đầu. Anh trẻ và thật khỏe mạnh. Thỉnh thoảng, anh lại cúi xuống như nói điều gì đó với chú voi. Theo Hữu Trị 2. Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở trong đoạn văn trên. Gợi ý: Con đọc kĩ lại đoạn văn, tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của các sự vật: "cây cối", "nhà cửa", "chúng" (đàn voi), "anh" (người quản tượng)? Trả lời:

Upload: others

Post on 20-Sep-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HƯỚNG DẪN KIẾN THỨC MỚI LỚP 4c1tohungvi.vinhlong.edu.vn/upload/49125/20200405/HuoNG... · Web view2020/04/05  · chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay

HƯỚNG DẪN KIẾN THỨC MỚI - LỚP 4

PHẦN 1: MÔN TIẾNG VIỆTI. MÔN TẬP ĐỌC:1. Đọc bài “ Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa”, SGK tiếng việt 4 tập 2

trang 21 và trả lời câu hỏi.Câu 1: Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” là gì?Câu 2: Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến?Câu 3: Nêu nội dung chính của bài?2. Đọc bài “ Sầu riêng”, SGK tiếng việt 4 tập 2 trang 34 và trả lời câu hỏi.Câu 1: Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?Câu 2: Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng.3. Đọc bài “ Chợ tết”, SGK tiếng việt 4 tập 2 trang 38 và trả lời câu hỏi.Câu 1: Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?Câu 2: Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao?Câu 3: Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung?II. MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU:Bài 1 “ Câu kể Ai thế nào?”, trang 23, SGK Tiếng Việt 4 tập 2a. Nhận xét1. Đọc đoạn văn đã cho.Bên đường, cây cối xanh um. Nhà cửa thưa thớt dần. Đàn voi bước đi chậm rãi.

Chúng thật hiền lành. Người quản tượng ngồi vắt vẻo trên chú voi đi đầu. Anh trẻ và thật khỏe mạnh. Thỉnh thoảng, anh lại cúi xuống như nói điều gì đó với chú voi.Theo Hữu Trị

2. Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở trong đoạn văn trên. 

Gợi ý:Con đọc kĩ lại đoạn văn, tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng

thái của các sự vật: "cây cối", "nhà cửa", "chúng" (đàn voi), "anh" (người quản tượng)?

Trả lời:Những từ cần tìm là những từ in nghiêng:-  Cây cối xanh um.-  Nhà cửa thưa thớt.-  Chúng thật hiền lành.-  Anh trẻ và thật khỏe mạnh.3. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.M: Cây cối thế nào?Gợi ý:Con suy nghĩ và đặt câu cho phù hợp.Trả lời:Các câu hỏi cần đặt:-  Cây cối thế nào?-  Nhà cửa thế nào?-  Chúng thế nào?-  Anh thế nào?4. Tìm những từ ngữ chỉ các sự vật được miêu tả trong mỗi câu:M: Cây cối xanh um

Page 2: HƯỚNG DẪN KIẾN THỨC MỚI LỚP 4c1tohungvi.vinhlong.edu.vn/upload/49125/20200405/HuoNG... · Web view2020/04/05  · chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay

Gợi ý:Con tìm các sự vật chỉ người, con vật, cây cối, đồ vật,... được miêu tả trong

đoạn văn.Trả lời:Đó là các từ: Cây cối, Nhà cửa; Chúng, Anh.5. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được:M: Cái gì xanh um?Gợi ý:Con đặt câu sao cho phù hợp với ngữ pháp và nội dung.Trả lời:Câu hỏi cần đặt:-  Cái gì xanh um?-  Cái gì thưa thớt?-  Các con gì thật hiền lành?-  Ai trẻ và thật khỏe mạnh? b. Luyện tập1. Đọc và trả lời các câu hỏi:Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. Căn nhà trống vắng.

Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi. Anh Đức lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.

Theo Duy Thắnga).  Tìm các câu kể "Ai thế nào?" trong đoạn văn trên.Gợi ý:Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?b + c). Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu vừa tìm:Gợi ý:a) Phân tích cấu tạo câu, chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?b) Phân tích cấu tạo câu, vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào? 2. Kể về các bạn trong tổ em, trong đó có các câu kể "Ai thế nào?"Gợi ý:Con kể về tính cách, đặc điểm của các bạn bằng các câu kể theo dạng Ai thế

nào?Bài 2 “Chủ ngữ trong câu Ai thế nào?”, trang 36, SGK Tiếng Việt 4 tập 2.a. Nhận xét1. Tìm các câu kể "Ai thế nào?" trong đoạn văn sau:Ngày 2 tháng 9 năm 1945.Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng

người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

Theo Võ Nguyên GiápGợi ý:Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?Trả lời:Các câu kể Ai thế nào?

Page 3: HƯỚNG DẪN KIẾN THỨC MỚI LỚP 4c1tohungvi.vinhlong.edu.vn/upload/49125/20200405/HuoNG... · Web view2020/04/05  · chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay

-   Hà Nội tưng bừng màu đỏ.-   Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.-   Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang.-   Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.2. Xác định chủ ngữ của những câu vừa làm:Gợi ý:Con phân tích cấu tạo để xác định chủ ngữ và vị ngữ.Trả lời:-  Hà Nội               -  Cả một vùng trời-  Các cụ già         -  Những cô gái thủ đô3. Chủ ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì? Chúng do các từ ngữ

nào tạo thành?Gợi ý:Con quan sát các chủ ngữ vừa tìm được và trả lời.Trả lời:Chủ ngữ trong các câu trên chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng

thái được nêu ở vị ngữ.Chúng do danh từ riêng và các cụm danh từ tạo thành. b. Luyện tập1. Tìm chủ ngữ của các câu kể "Ai thế nào?" trong đoạn văn dưới đâyÔi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp

lánh. Bốn cái cánh mỏng như sợi giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

Nguyễn Thế HộiGợi ý:- Xác định các câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn.- Tìm chủ ngữ của các câu vừa tìm được.2. Viết một đoạn độ 5 câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có

dùng một số câu kể Ai thế nào?Gợi ý:- Viết một đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.- Nội dung liên quan đến một trái cây em thích.- Dùng các câu kể Ai thế nào?  để miêu tả đặc điểm của cây.Bài 3 “Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?”, trang 29, SGK Tiếng Việt 4 tập 2.a. Nhận xét1. Đọc đoạn văn sau:Về đêm, cảnh vật thật im lìm. Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.

Hai ông bạn già vẫn trò chuyện. Ông Ba trầm ngâm. Thỉnh thoảng ông mới đưa ra một nhận xét dè dặt. Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi. Ông hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.

Theo Trần Mịch2. Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn trên.Gợi ý:Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?Trả lời:

Page 4: HƯỚNG DẪN KIẾN THỨC MỚI LỚP 4c1tohungvi.vinhlong.edu.vn/upload/49125/20200405/HuoNG... · Web view2020/04/05  · chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay

Đó là các câu:- Về đêm, cảnh vật thật im lìm.- Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.- Ông Ba trầm ngâm.- Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi.- Ông hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.3. Xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu trên.Gợi ý:Con đọc kĩ những câu đã tìm được ở câu 2 rồi xác định chủ ngữ và vị ngữ.Trả lời:-   Về đêm, cảnh vật / thật im lìm.

         TrN        CN             VN-   Sông / thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.

      CN                       VN-   Ông Ba / trầm ngâm.

       CN           VN-   Trái lại, ông Sáu / rất sôi nổi.

                    CN           VN-   Ông / hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.

     CN                             VN4. Vị ngữ trong các câu biểu thị nội dung gì?Gợi ý:- Con quan sát kĩ các vị ngữ và xác định xem chúng biểu thị nội dung gì?- Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành?Trả lời:- Vị ngữ trong các câu trên biểu thị đặc điểm, trạng thái hoặc tính chất của sự

vật được nói đến ở chủ ngữ.- Các vị ngữ trên được tạo thành bởi các tính từ, động từ hoặc cụm tính từ. b. Luyện tập1. Đọc và trả lời câu hỏiCánh đại bàng rất khỏe. Mỏ đại bàng dài và rất cứng. Đôi chân của nó giống

như cái móc hàng của cần cẩu. Đại bàng rất ít bay. Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.

Theo Thiên Lương1.a)   Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn vănGợi ý:- Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?Trả lời:Đó là các câu:- Cánh đại bàng rất khỏe.- Mỏ đại bàng dài và rất cứng.- Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu.- Đại bàng rất ít bay.- Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn

nhiều.1.b)   Xác định vị ngữ của các câu trên.

Page 5: HƯỚNG DẪN KIẾN THỨC MỚI LỚP 4c1tohungvi.vinhlong.edu.vn/upload/49125/20200405/HuoNG... · Web view2020/04/05  · chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay

Gợi ý:Từ việc xác định được các câu kể Ai thế nào? tìm được ở câu a .1.c) Vị ngữ của các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành?Gợi ý:Từ việc tìm ra các vị ngữ ở câu b hãy xác định xem các vị ngữ này có đặc điểm

gì?2. Đặt 3 câu kể "Ai thế nào?". Mỗi câu tả một cây hoa mà em yêu thích.Gợi ý:Con suy nghĩ và trả lời.III. MÔN CHÍNH TẢCâu 1.Viết bài “Chuyện cổ tích về loài người”.* Bài tập:Điền vào chỗ trống r, d hay giMưa ….ăng trên đồngUốn mềm ngọn lửaHoa xoan theo ….ó…..ải tím mặt đườngCâu 2. Viết bài “Sầu riêng”Viết đoạn : “ từ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm…… ………tháng năm ta”* Bài tập:Điền vào chỗ trống út hay úc?Con đò lá tr… qua sôngTrái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưaB... nghiêng, lất phất hạt mưaB... chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.IV. MÔN TẬP LÀM VĂNĐề 1: Dựa vào dàn ý em hãy tả cây chuối.Dàn ý miêu tả cây chuối1) Mở bài: giới thiệu cây chuối (Cây chuối sứ bố em trồng từ mấy tháng trước

đã trổ buồng tươi tắn, còn cả bắp chuối chưa cắt.)2) Thân bài:a) Tả bao quát:Chuối mẹ to nhất bụi chuối, mập mạp và vững chãi. Thân chuối mẹ xanh mướt.

Lá già vàng khô, quắt lại rũ xuống, lá xanh to xòe rộng che mát cả gốc chuối.b) Tả chi tiết:- Chuối mẹ đã được tám tháng tuổi, tròn mập và trổ buồng. Từ chính giữa ngọn,

cuống buồng chuối trổ ra cong oằn xuống đeo một bắp chuối to mập, màu tím đỏ.- Vài ngày sau, từng lớp bắp chuối bung ra, ló từng nải chuối nhỏ xíu bằng bàn

tay với những trái chuối nhỏ tí bằng ngón tay út.- Trong vài ngày, các lớp ngoài của bắp chuối bung ra rơi xuống đất, để lộ quầy

chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay người lớn.- Bố cắt bắp chuối làm rau ăn rất tuyệt.- Ngày qua ngày, trái chuối to dần, tròn căng lên. Buồng chuối to dần, sà xuống.- Sau ba tháng, nải chuối già, quả to tròn, da xanh mát tựa như phủ một lớp

phân trắng mỏng tang. Cuống râu trên trái cũng rụng đi, để lại một núm màu đen trênđầu trái chuối. Lá của cây chuối mẹ già đi trông thấy. Bên cạnh chuối mẹ, cây chuối con cũng đã trưởng thành. Cả bụi chuối xanh um, tàu lá xòe rộng như một cái ô tô và đẹp, che mát một góc vườn.

Page 6: HƯỚNG DẪN KIẾN THỨC MỚI LỚP 4c1tohungvi.vinhlong.edu.vn/upload/49125/20200405/HuoNG... · Web view2020/04/05  · chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay

- Bố cắt buồng chuối vào nhà rồi cắt từng nải theo cuống buồng.c) Sự chăm sóc của bố đối với bụi chuối:- Bố tách cây con cho cây lớn phát triển.- Bố làm sạch cỏ dại, ủ lá khô cho gốc chuối ẩm ướt.- Em giúp bố làm gì? (em giúp bố tưới nước, cắt bớt lá khô, lá già.)d) Ích lợi của cây chuối:- Sau khi cắt buồng, thân chuối dùng để chăn nuôi.- Lá chuối dùng gói bánh, gói nem chả.- Trái chuối ăn ngon, bổ, giàu dinh dưỡng.3) Kết luận:Nêu cảm xúc của em khi ngắm cây chuối đã có buồng (Thích thú và biết ơn bố

đã trồng, có trái chuối ăn ngon, bổ, yêu thích vườn nhà, yêu cây xanh, mở mang kiếnthức về sự phát triển của cây trái)

Đề 2: Dựa vào dàn ý em hãy tả cam.Dàn ý miêu tả cây cam1)  Mở bài:- Cây cam đường ở trước sân nhà em đang vào mùa quả ngọt.- Đây là loài cây em thích nhất.2) Thân bài:a) Tả bao quát:- Gốc cây to bằng bắp chân người lớn. Thời gian đã khoác lên thân cây chiếc áo

nâu sần sùi, bạc phếch- Dáng cây nghiêng nghiêng, tỏa nhiều cành.- Những cành có nhiều quả thì cong oằn xuống.- Tán lá dày, xanh thẫm.- Lá cam không to lắm, có mùi thơm như lá chanh, lá bưởi.- Lá già dày, màu xanh đậm.- Lá non mềm mại, màu xanh non.- Hoa nhỏ màu trắng trông thanh khiết.- Quả cam thường kết từng chùm- Quả non màu xanh.- Quả chín màu vàng và rất mọng. Bóc quả cam sẽ lộ ra từng múi nhỏ giống

như những vầng trăng khuyết.- Những vầng trăng khuyết ấy xếp đều trong những quả cam chín vàng ươm

trông như “ông trăng vàng” be bé đang ngự trị trên cây. Trên cành cao thường có những chú chim sâu “lích rích”. Chim đưa chiếc mỏ xinh xắn để bắt những con sâu đang ẩn nấp trong thân, cành.

3)  Kết bài- Cây cam đã làm tăng vẻ đẹp cho sân nhà em.- Cam đem đến cho gia đình em những mùa quả ngọt.- Em rất quí cây cam vì nó có ích và chứa đựng mồ hôi, công sức của bố em.- Em luôn chăm sóc cho cây cam để nó mãi mãi xanh tươi.PHẦN 2: MÔN TOÁNI. NỘI DUNG BÀI MỚI1. Rút gọn phân số.2. Quy đồng mẫu số các phân số.3. So sánh hai phân số cùng mẫu số.4. So sánh hai phân số khác mẫu số.

Page 7: HƯỚNG DẪN KIẾN THỨC MỚI LỚP 4c1tohungvi.vinhlong.edu.vn/upload/49125/20200405/HuoNG... · Web view2020/04/05  · chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay

II. HƯỚNG DẪN KIẾN THỨC 1. Hướng dẫn cách Rút gọn phân số.

a. Ví dụ 1: Rút gọn phân số

Ta thấy: 6 và 8 đều chia hết cho 2, nên = =

3 và 4 không cùng chia hết cho một số nào lớn hơn 1, nên phân số là phân số tối

giản.

Vậy phân số đã được rút gọn thành phân số

Ví dụ 2: Rút gọn phân số

Ta thấy: 18 và 54 đều chia hết cho 2, nên = =

9 và 27 đều chia hết cho 9, nên = =

Vậy : =

Kết luận: Khi rút gọn phân số có thể làm như sau:- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.- Chia tử số và mẫu số cho số đóCứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.b. Luyện tập:

Rút gọn phân số ; ;

2. Hướng dẫn Quy đồng mẫu số các phân số.

a. Ví dụ 1: Cho hai phân số và . Hãy tìm hai phân số có cùng mẫu số, trong

đó một phân số bằng và một phân số bằng .

Dựa vào tính chất cơ bản của phân số, ta có:

= = ; = =

Nhận xét: Hai phân số và có cùng mẫu số là 15.

= và =

Vậy: Quy đồng mẫu số hai phân số và được và

Kết luận: Khi quy đồng mẫu số hai phân số có thể làm như sau: - Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ

hai.- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ

nhât.

Ví dụ 2: Quy đồng mẫu số hai phân số và

Ta thấy: Mẫu số của phân số chia hết cho mẫu số của phân số ( 12 : 6 = 2)

Page 8: HƯỚNG DẪN KIẾN THỨC MỚI LỚP 4c1tohungvi.vinhlong.edu.vn/upload/49125/20200405/HuoNG... · Web view2020/04/05  · chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay

Ta chọn 12 là mẫu số chung. Ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số và như

sau: = =

Vậy : Quy đồng mẫu số hai phân số và được và

Ví dụ 3: Quy đồng mẫu số các phân số: ; và

Ta có : = = ; = = ; = =

Vậy : quy đồng mẫu số các phân số: ; và được ; và

b. Luyện tập

1. Quy đồng mẫu số các phân số : và ; và

2. Quy đồng mẫu số các phân số : và ; và

3. Quy đồng mẫu số các phân số: ; và

3. Hướng dẫn So sánh hai phân số cùng mẫu số.

a. Ví dụ: So sánh hai phân số và

Bước 1. Nhận xét: hai phân số cùng mẫu số ( 5).

Bước 2. So sánh tử số: 2 < 3 nên < ; 3 > 2 nên >

Kết luận: Trong hai phân số cùng mẫu số: • Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.• Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số bằng nhau Ví dụ 2: Nhận xét:

- < mà = 1 nên < 1

Nếu tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn 1.

- > mà = 1 nên > 1

Nếu tử số lớn hơn mẫu số thì phân số lớn hơn 1.b. Luyện tập:

1. So sánh hai phân số: và ; và ; và

2. So sánh các phân số sau với 1: ; ;

4. Hướng dẫn So sánh hai phân số khác mẫu số.

a. Ví dụ 1: So sánh hai phân số và

Ta có thể so sánh hai phân số và như sau:

- Bước 1: Quy đồng mẫu số hai phân số và

= = ; = =

Page 9: HƯỚNG DẪN KIẾN THỨC MỚI LỚP 4c1tohungvi.vinhlong.edu.vn/upload/49125/20200405/HuoNG... · Web view2020/04/05  · chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay

- Bước 2: So sánh hai phân số cùng mẫu số: và (vì 8 < 9)

- Kết luận : <

Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.

Ví dụ 2: So sánh hai phân số và

Ta có : = = và = =

Vì > nên >

Kết luận: Trong hai phân số (khác 0) có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.b. Luyện tập

1. So sánh hai phân số: và ; và ; và

2. So sánh hai phân số: và ; và

3. Viết các phân số theo thứ tư từ bé đến lớn:

a) ; ; ; b) ; ;

-----Hết-----

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

PHẦN 1: MÔN TIẾNG VIỆTI. MÔN TẬP ĐỌC:

1. Đọc bài “ Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa”, SGK tiếng việt 4 tập 2 trang 21 và trả lời câu hỏi

Câu 1: Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” là gì?

Page 10: HƯỚNG DẪN KIẾN THỨC MỚI LỚP 4c1tohungvi.vinhlong.edu.vn/upload/49125/20200405/HuoNG... · Web view2020/04/05  · chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay

Trả lời: Đất nước đang bị giặc xâm lăng nên rất cần người tài giỏi để giúp nước, đánh đuổingoại xâm. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc là lòng yêu nước, tinhthần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 2: Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến?Trả lời: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, ông Trần Đại

Nghĩa với cương vị là Cục trưởng Cục Quân giới, đã cùng anh em nghiên cứu chế ra nhiều loại vũ khí lợi hại như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe táng và lô cốt giặc,... Nhờ đó, bộ đội ta có thể tấn công quân giặc và thu nhiều thắng lợi.

Câu 3: Nêu nội dung chính của bài?Trả lời: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến

xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.2. Đọc bài “ Sầu riêng”, SGK tiếng việt 4 tập 2 trang 34 và trả lời câu hỏi.Câu 1: Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?Trả lời: Sầu riêng là đặc sản của miền Nam nước ta.Câu 2: Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng.Trả lời: Các câu văn sau đây thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng:

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị quyến rũ đến lạ kì,... Khi trái chín hương tỏa ngọt ngào, vị ngọt đến đam mê.

3. Đọc bài “ Chợ tết”, SGK tiếng việt 4 tập 2 trang 38 và trả lời câu hỏi.Câu 1: Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?

  Trả lời: Người các ấp đi chợ Tết trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng và những làn sương sớm.Những rặng núi xanh tươi, những ngọn đồi lấp lánh dưới ánh hồng của bình minh.Những tia nắng lấp lánh trong ruộng lúa..Đó là cảnh bình minh đang lên ở vùng trung du.

Câu 2: Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao?Trả lời: Mọi người đi đến chợ Tết với một vẻ riêng: Những thằng cu áo đỏ thì

chạy lon xon, vài cụ già thì chống gậy bước lom khom, cô gái yếm thắm thì lặng lẽ cười, em nhỏ thì nép đầu vào yếm mẹ, hai người gánh lợn chạy ở hàng đầu, con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo họ. Đó là những nét miêu tả rất sống động.

Câu 3: Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung?Trả lời: Điểm chung của mọi người đi chợ Tết là họ đều vui vẻ hòa mình vào

cái vẻ tưng bừng của chợ Tết.II. MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU:Bài 1 “ Câu kể Ai thế nào?”, trang 23, SGK Tiếng Việt 4 tập 2b. Luyện tập1. Đọc và trả lời các câu hỏi:Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. Căn nhà trống vắng.

Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi. Anh Đức lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.

Theo Duy Thắnga). Tìm các câu kể "Ai thế nào?" trong đoạn văn trên.Trả lời:Đó là các câu:-  Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường.-  Căn nhà trống vắng.-  Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi.

Page 11: HƯỚNG DẪN KIẾN THỨC MỚI LỚP 4c1tohungvi.vinhlong.edu.vn/upload/49125/20200405/HuoNG... · Web view2020/04/05  · chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay

-  Anh Đức lầm lì, ít nói-  Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.b + c). Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu vừa tìm:Trả lời:

-  Rồi những người con // cũng lớn lên và lần lượt lên đường.                    CN                            VN-  Căn nhà // trống vắng.      CN               VN-  Anh Khoa // hồn nhiên, xởi lởi.       CN                VN-  Anh Đức // lầm lì, ít nói.      CN               VN-  Còn anh Tịnh // thì đĩnh đạc, chu đáo.                 CN                         VN

2. Kể về các bạn trong tổ em, trong đó có các câu kể "Ai thế nào?"Trả lời:Bài làm tham khảo

         Tổ em gồm mười bạn. Bạn Nam là tổ trưởng. Nam rất hoạt bát, năng nổ. Trí là tổ phó. Bạn ấy chậm rãi và chín chắn. Bá Hưng rất hiền lành. Còn Hải thì lém lỉnh nhất tổ. Thuỳ xinh xắn và dịu dàng. Lan sôi nổi, tháo vát. Ngọc thì nhu mì và nhút nhát. Tuy mỗi người mỗi tính cách nhưng chúng em đều chăm chỉ học hành và đoàn kết với nhau nên vẫn luôn được cô giáo khen ngợi.

Bài 2 “Chủ ngữ trong câu Ai thế nào?”, trang 36, SGK Tiếng Việt 4 tập 2.b. Luyện tập1. Tìm chủ ngữ của các câu kể "Ai thế nào?" trong đoạn văn dưới đâyÔi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp

lánh. Bốn cái cánh mỏng như sợi giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

Nguyễn Thế HộiTrả lời:

Ghi lại những câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn. Gạch dưới chủ ngữ của từng câu :Câu 3 : Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.Câu 4 . Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.Câu 5 : Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.Câu 6 : Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.Câu 8 : Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

2. Viết một đoạn độ 5 câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng một số câu kể Ai thế nào?

Trả lời:Đoạn văn cần viết: Vải thiều là một loại trái cây ngon. Quả vải sây từng chùm.

Khi chín, vỏ có màu vàng pha đỏ. Vỏ quả vải xù xì. Cơm vải trong và dày. Cái hột vải thiều bé như hạt đậu phộng. Vải thiều có vị ngọt sắc như có pha mật ong, ai ăn cũng phải khen ngon.

Bài 3 “Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?”, trang 29, SGK Tiếng Việt 4 tập 2.b. Luyện tập1. Đọc và trả lời câu hỏi

Page 12: HƯỚNG DẪN KIẾN THỨC MỚI LỚP 4c1tohungvi.vinhlong.edu.vn/upload/49125/20200405/HuoNG... · Web view2020/04/05  · chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay

Cánh đại bàng rất khỏe. Mỏ đại bàng dài và rất cứng. Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. Đại bàng rất ít bay. Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.

Theo Thiên Lương1.a) Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn vănTrả lời:Đó là các câu:- Cánh đại bàng rất khỏe.- Mỏ đại bàng dài và rất cứng.- Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu.- Đại bàng rất ít bay.- Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn

nhiều.1.b)  Xác định vị ngữ của các câu trên.Trả lời:Vị ngữ của các câu trên là:

1.c) Vị ngữ của các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành?Trả lời: Vị ngữ của các câu trên do các tính từ, các cụm tính từ, cụm động từ

tạo thành.2. Đặt 3 câu kể "Ai thế nào?". Mỗi câu tả một cây hoa mà em yêu thích.Trả lời:-  Hoa hồng luôn rực rỡ.- Hoa giấy rất giản dị, hồn nhiên.-  Hoa sen thì tinh khiết và thơm ngát.III. MÔN CHÍNH TẢ.Câu 1.Viết bài “Chuyện cổ tích về loài người”.* Bài tập:

Page 13: HƯỚNG DẪN KIẾN THỨC MỚI LỚP 4c1tohungvi.vinhlong.edu.vn/upload/49125/20200405/HuoNG... · Web view2020/04/05  · chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay

Điền vào chỗ trống r, d hay giTrả lời:Mưa giăng trên đồngUốn mềm ngọn lửaHoa xoan theo gióRải tím mặt đườngCâu 2. Viết bài “Sầu riêng”* Bài tập:Điền vào chỗ trống út hay úc?Trả lời:Con đò lá trúc qua sôngTrái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưaBút nghiêng, lất phất hạt mưaBút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.

PHẦN 2: MÔN TOÁN1. Rút gọn phân số.

= ; = ; =

2. Quy đồng mẫu số các phân số.

1. Quy đồng mẫu số các phân số : và được và

Quy đồng mẫu số các phân số và được và

2. Quy đồng mẫu số các phân số : và được ; và

Quy đồng mẫu số các phân số và được ; và

3. Quy đồng mẫu số các phân số: ; và được ; ; và

3. So sánh hai phân số cùng mẫu số.

1. So sánh hai phân số: < ; > ; <

2. So sánh các phân số sau với 1: < 1 ; > 1 ; = 1

4. So sánh hai phân số khác mẫu số.

1. So sánh hai phân số: < ; < ; >

2. So sánh hai phân số: > ; >

3. Viết các phân số theo thứ tư từ bé đến lớn:

a) ; ; ; b) ; ;

Page 14: HƯỚNG DẪN KIẾN THỨC MỚI LỚP 4c1tohungvi.vinhlong.edu.vn/upload/49125/20200405/HuoNG... · Web view2020/04/05  · chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay

-----Hết-----