hƯỚng dẪn Ôn tẬp kiỂm tra hỌc kÌ i mÔn vẬt lÝ 9 nĂm … · 2 -biến trở...

12
1 HƯỚNG DN ÔN TẬP KIM TRA HỌC KÌ I - MÔN VT LÝ 9 NĂM HỌC 2016 -2017 1. Phát biểu và viết công thức của định luật Ohm. Nêu tên gọi và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức. - Định luật Ohm: Cường độ dòng điện chy qua mt dây dẫn tlthun vi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lnghch với điện trca dây dẫn. - Công thức: U I R trong đó: I là cường độ dòng điện (A) U là hiệu điện thế (V) R là điện tr(Ω). 2. Nêu ý nghĩa của điện trở? Nêu cách xác định điện tr(hoặc công suất) ca vt bằng Vôn kế và Ampe kế (vsơ đồ mạch điện). - Ý nghĩa của điện tr: Điện trbiu thmức độ cn trdòng điện nhiều hay ít của dây dẫn. - Cách xác định điện tr(hoặc công suất) bằng Vôn kế Ampe kế: + Mc Ampe kế ni tiếp vi vt. Schca Ampe kế cho biết cường độ dòng điện I đi qua vt. + Mắc Vôn kế song song vi vt. Schca Vôn kế cho biết hiệu điện thế U hai đầu vt. + Tính điện trbằng công thức U R I (hoặc tính công suất bằng công thức P = U.I). 3. Nêu định nghĩa, kí hiệu, đơn vị ca điện trsut ca vt liu. Nói điện trsut của đồng là 1,7. 10 -8 Ωm nghĩa là gì? Điện trsut ca mt vt liu (hay mt chất) có trị sbng điện trca một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vt liệu đó, có chiều dài 1m và có tiết din 1m 2 . Kí hiệu: ρ Đơn vị: Ω.m Nói điện trsut của đồng là 1,7. 10 -8 Ωm nghĩa là: một đoạn dây hình trụ, làm bằng đồng, chiều dài 1m, tiết điện 1m 2 scó giá trị điện trlà 1,7.10 -8 Ω. 4. Điện trcủa dây dẫn phthuộc như thế nào vào những yếu tcủa dây dẫn? Viết biu thc biu din sphthuc y. Điện trcủa dây dẫn tlthun với độ dài l của dây dẫn, tlnghch vi tiết din S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn. Công thức: . l R S trong đó: ρ là điện trsuất (Ωm) l là chiều dài dây dẫn (m) S là tiết diện dây dẫn (m 2 ) R là điện trdây dẫn (Ω) 5. Biến trlà gì? Nói biến tr(100- 3A) nghĩa là gì? Nêu ứng dng ca biến trtrong đời sng. Chọn hình phù hợp với yêu cầu: - Biến trkhông điều chỉnh được cường độ dòng điện trong mch - Biến trđiều chỉnh được cường độ dòng điện trong mch

Upload: others

Post on 05-Sep-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN VẬT LÝ 9

NĂM HỌC 2016 -2017

1. Phát biểu và viết công thức của định luật Ohm. Nêu tên gọi và đơn vị đo của các đại lượng

trong công thức.

- Định luật Ohm: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt

vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.

- Công thức:U

IR

trong đó: I là cường độ dòng điện (A)

U là hiệu điện thế (V)

R là điện trở (Ω).

2. Nêu ý nghĩa của điện trở? Nêu cách xác định điện trở (hoặc công suất) của vật bằng Vôn

kế và Ampe kế (vẽ sơ đồ mạch điện).

- Ý nghĩa của điện trở: Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện

nhiều hay ít của dây dẫn.

- Cách xác định điện trở (hoặc công suất) bằng Vôn kế và Ampe kế:

+ Mắc Ampe kế nối tiếp với vật. Số chỉ của Ampe kế cho biết

cường độ dòng điện I đi qua vật.

+ Mắc Vôn kế song song với vật. Số chỉ của Vôn kế cho biết hiệu điện thế U hai đầu vật.

+ Tính điện trở bằng công thức U

RI

(hoặc tính công suất bằng công thức P = U.I).

3. Nêu định nghĩa, kí hiệu, đơn vị của điện trở suất của vật liệu.

Nói điện trở suất của đồng là 1,7. 10-8 Ωm nghĩa là gì?

Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn

hình trụ được làm bằng vật liệu đó, có chiều dài 1m và có tiết diện 1m2.

Kí hiệu: ρ

Đơn vị: Ω.m

Nói điện trở suất của đồng là 1,7. 10-8 Ωm nghĩa là: một đoạn dây hình trụ, làm bằng đồng,

chiều dài 1m, tiết điện 1m2 sẽ có giá trị điện trở là 1,7.10-8 Ω.

4. Điện trở của dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào những yếu tố của dây dẫn? Viết biểu thức

biểu diễn sự phụ thuộc ấy.

Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với độ dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây

dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.

Công thức: .l

RS

trong đó: ρ là điện trở suất (Ωm)

l là chiều dài dây dẫn (m)

S là tiết diện dây dẫn (m2)

R là điện trở dây dẫn (Ω)

5. Biến trở là gì? Nói biến trở (100Ω - 3A) nghĩa là gì?

Nêu ứng dụng của biến trở trong đời sống.

Chọn hình phù hợp với yêu cầu:

- Biến trở không điều chỉnh được cường độ dòng điện trong mạch

- Biến trở điều chỉnh được cường độ dòng điện trong mạch

2

- Biến trở điều chỉnh được hiệu điện thế hai đầu bóng đèn ?

- Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số.

- Biến trở (100Ω-3A) nghĩa là: biến trở có trị số điện trở lớn nhất là 100Ω và cường độ dòng

điện lớn nhất mà biến trở cho phép đi qua là 3A.

- Ứng dụng của biến trở: điều chỉnh độ sáng của đèn ngủ, tốc độ quay của quạt, …

- Biến trở không điều chỉnh được cường độ dòng điện trong mạch: hình a.

Biến trở điều chỉnh được cường độ dòng điện trong mạch: hình b.

Biến trở điều chỉnh được hiệu điện thế hai đầu bóng đèn: hình c.

6. Giải thích số ghi trên đèn (220V – 100W).

Điện năng là gì? Để đo điện năng tiêu thụ trong gia đình, ta dùng dụng cụ gì? Mỗi số đếm

của dụng cụ đó cho biết gì?

220V là hiệu điện thế định mức của đèn (Uđm), 100W là công suất định mức của đèn (Pđm),

nghĩa là để đèn sáng bình thường cần mắc vào hiệu điện thế 220V khi đó công suất tiêu thụ

của đèn là 100W.

Điện năng là năng lượng của dòng điện.

Để đo điện năng tiêu thụ, ta dùng công tơ điện.

Số đếm trên công tơ điện cho biết điện năng tiêu thụ theo đơn vị kWh (1kWh = 3.600.000 J).

7. Phát biểu, nêu công thức của định luật Joule – Lenz. Nêu tên gọi và đơn vị đo của các đại

lượng trong công thức.

- Định luật Joule – Lenz: Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận

với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện

chạy qua.

- Công thức: Q = R. I2. t trong đó Q là nhiệt lượng (J)

I là cường độ dòng điện (A)

R là điện trở (Ω)

t là thời gian (s)

8*. CMR trong cùng thời gian, khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch gồm R1 và R2 thì:

a. 1 1

2 2

Q R

Q R nếu R1 nối tiếp R2.

b. 1 2

2 1

Q R

Q R nếu R1 song song R2.

a. Theo định luật Joule – Lenz thì Q1 = I12. R1. t và Q2 = I2

2. R2. t

Mà trong mạch mắc nối tiếp: I1=I2

Vậy,

b. Theo định luật Joule – Lenz thì

3

Mà trong mạch mắc song song: U1=U2

Vậy,

9*. Chứng minh trong mạch nối tiếp và song song: P = P1 + P2

- Ta có : P1 = I12.R1 và P2 = I2

2. R2

Mà trong mạch nối tiếp: I1 = I2 = I

Vậy P1 + P2 = I12.R1+ I2

2. R2 = I2 . (R1 + R2) = I2 . Rtđ = P

- Ta có : P1 = I12.R1 =

2

1

1

U

Rvà P2 = I2

2. R2 = 2

2

2

U

R

Mà trong mạch song song: U1 = U2 = U

Vậy P1 + P2 = 2 2 2

2 21 2

1 2 1 2

1 1 1. .

td td

U U UU U P

R R R R R R

10. Nêu ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng.

Nêu một số lý do và biện pháp để sử dụng điện năng tiết kiệm?

Nêu một số lý do và biện pháp để sử dụng điện năng an toàn?

- VD: Dòng điện đi qua quạt làm quạt quay. Vậy, dòng điện thực hiện công nên dòng điện có năng

lượng.

- Sử dụng điện năng tiết kiệm:

Lý do: + Giảm bớt việc xây dựng và vận hành các nhà máy phát điện, góp phần bảo vệ môi

trường.

+ Giảm chi tiêu cho gia đình.

Biện pháp:

+ Chỉ sử dụng điện khi cần thiết.

+ Tăng cường sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện.

- Sử dụng điện năng an toàn:

Lý do: + Bảo vệ tính mạng của bản thân và những người xung quanh.

+ Bảo vệ tài sản của bản thân, gia đình và xã hội.

Biện pháp:

+ Hết sức thận trọng khi sử dụng điện.

+ Chỉ sử dụng các thiết bị điện đảm bảo an toàn.

11. Nam châm có tính chất gì? Vì sao? Tác dụng từ của nam châm là gì?

Nam châm có từ tính, vì nam châm có khả năng hút vật liệu từ và tương tác với nam châm

khác.

Tác dụng lực của nam châm lên vật liệu từ hoặc lên các nam châm khác được gọi là tác dụng

từ và lực tác dụng được gọi là lực từ.

12. Nêu thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ (xung quanh dòng điện có từ trường).

Thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ (Thí nghiệm Oersted):

. đặt dây dẫn song song với kim nam châm.

. cho dòng điện qua dây dẫn.

4

Ta sẽ thấy kim nam châm lệch khỏi phương ban đầu (bắc-nam)

KL: Dòng điện chạy qua dây dẫn có hình dạng bất kì có thể gây ra được lực tác dụng lên kim

nam châm ở gần nó. Vậy dòng điện có tác dụng từ.

13. Từ trường tồn tại ở đâu? Nêu cách nhận biết từ trường? Nêu quy ước chiều đường sức từ

ở bên ngoài nam châm?

- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường.

- Để nhận biết từ trường, ta thường dùng kim nam châm: Đưa kim nam châm vào vùng không

gian cần xác định. Nếu thấy có lực từ tác dụng lên kim nam châm (làm kim nam châm bị lệch

khỏi phương Nam – Bắc) thì nơi đó có từ trường.

- Quy ước chiều đường sức từ: Ở bên ngoài nam châm, đường sức từ có chiều đi ra khỏi cực

Bắc và đi vào cực Nam của nam châm.

14. Đường sức từ của ống dây có dòng điện đi qua có đặc điểm gì?

Nêu quy tắc xác định chiều đường sức từ trong ống dây khi có dòng điện đi qua.

- Các đường sức từ bên ngoài của ống dây có dòng

điện chạy qua là những đường cong khép kín, giống

đường sức từ bên ngoài thanh nam châm. Các

đường sức từ trong lòng ống dây là những đường

thẳng song song cách đều nhau.

- Quy tắc xác định chiều đường sức từ trong ống dây

khi có dòng điện chạy qua là Quy tắc nắm tay phải .

Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt

tay ở vị trí bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái

choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

15. Nêu cấu tạo của nam châm điện. Tại sao lõi của nam châm điện làm bằng sắt, mà không

làm bằng thép? Nêu biện pháp làm tăng lực từ của nam châm điện. Nêu ứng dụng của

nam châm điện trong cuộc sống.

Nam châm điện có cấu tạo gồm một ống dây có dòng điện chạy qua, bên trong có lõi sắt.

Lõi của nam châm điện làm bằng sắt, mà không làm bằng thép vì sau khi bị nhiễm từ, sắt

không giữ được từ tính còn thép vẫn giữ được từ tính khá lâu.

Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng

điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng dây.

Ứng dụng của nam châm: Nam châm nâng, Rơle điện từ, …

5

ĐỀ THAM KHẢO THI HK1 – NĂM HỌC 2016-2017

ĐỀ 1

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Định luật Ôm: phát biểu định luật, viết công thức, cho biết tên và đơn vị đo của từng đại

lượng có trong công thức.

b) Cho một điện trở R = 20Ω, mắc điện trở này vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng

điện chạy qua nó bằng bao nhiêu.

Câu 2: (1,5 điểm) Giờ Trái Đất là một sự kiện quốc tế hàng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên

nhiên phát động, khuyến khích mọi người tắt điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến

sinh hoạt trong một giờ. Mục đích của sự kiện này nhằm đề cao việc tiết kiệm điện, góp phần

giảm lượng khí thải khiến Trái Đất nóng lên, bảo vệ môi trường hành tinh xanh của chúng ta.

a) Hãy viết một câu cổ động cụ thể kêu gọi mọi người cùng tham gia vào sự kiện trên.

b) Nêu các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng?

Câu 3: (2,0 điểm)

a/ Qui tắc nắm tay phải dùng để làm gì?

Phát biểu qui tắc nắm tay phải.

b/ Vận dụng: Cho ống dây như hình vẽ:

+ Xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

+ Từ đó xác định 2 từ cực của ống dây và của kim nam châm.

(Học sinh vẽ hình lên giấy làm bài)

Câu 4: (2,5 điểm)

Cho đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 30 và R2 = 15 được mắc nối tiếp với nhau.

Hiệu điện thế đặt giữa hai đầu đoạn mạch AB luôn luôn không đổi là 9V.

a) Tính điện trở tương của đoạn mạch AB và hiệu điện thế đặt giữa hai đầu mỗi điện trở.

b) Tính công suất tiêu thụ của cả đoạn mạch AB.

c) Thay điện trở R1 bằng một bóng đèn có ghi (6V – 2,4W) thì đèn có sáng bình thường

không ? Tại sao ?

Câu 5: (2,0 điểm) Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở 80 Ω và cường độ dòng

điện qua bếp khi đó là 2,5 A.

a) Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 15 phút.

b) Tính tiền điện khi sử dụng bếp trong 1 tháng (30 ngày), mỗi ngày dùng 1 giờ 30 phút.

Biết 1 kW.h có giá 1600 đồng.

ĐỀ 2

Câu 1: (1,5 điểm)

Phát biểu, viết công thức, nói rõ ý nghĩa các đại lượng trong công thức của định luật Ohm.

Câu 2: (2,0 điểm)

Một bếp điện sử dụng đúng hiệu điện thế định mức là 220V. Trong 30min tiêu thụ lượng điện

năng 540KJ. Hãy tính:

a) Công suất điện của bếp.

b) Cường độ dòng điện chạy qua bếp và điện trở của bếp.

Câu 3: (1,5 điểm)

a) Các vật liệu kim loại bị hút bởi nam châm được gọi là gì?

+ -

6

b) Xác định chiều đường sức từ (hình bên). Vẽ lại hình và ghi tên vào các từ cực của nam châm.

Cho biết thanh nam châm có phần màu trắng là cực nam (S), phần tô đen là cực Bắc (N)

Câu 4: (2,0 điểm)

Trên một biến trở con chạy có ghi (50 - 2A).

a) Biến trở là gì? Biến trở có công dụng gì?

b) Biến trở trên được làm bằng dây hợp kim nicrom có điện trở suất là 1,1. m610 và có chiều

dài là 50m. Hãy tính tiết diện của dây dẫn làm biến trở trên.

Câu 5: (3,0 điểm)

Giữa hai điểm A, B của mạch điện có hiệu điện thế không đổi bằng 12V mắc nối tiếp hai điện trở

R1 = 20 và R2. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch là 0,4A

a) Tính điện trở R2.

b) Tính công suất tiêu thụ của mỗi điện trở.

c) Thay điện R1 bằng một bóng đèn (6V – 2,4W) thì đèn sáng như thế nào? Vì sao? Bỏ qua sự

phụ thuộc của điện trở dây tóc đèn vào nhiệt độ.

ĐỀ 3

Câu 1. ( 2đ )

Điện năng là gì? Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo lượng điện năng sử dụng trong gia đình?

Tại sao chúng ta phải tiết kiệm điện năng? Bản than em đã tiết kiệm điện năng trong cuộc sống

như thế nào, hãy cho một ví dụ cụ thể?

Câu 2. (2đ)

Phát biểu qui tắc bàn tay phải.

Xác định tên các cực từ của nam châm và chiều đường

sức từ. ( biết màu trắng là cực Nam (S) và cực tô đen là

cực Bắc ( N).

Câu 3. ( 3đ )

Cho bóng đèn dây tóc Đ ( 6V-3W) được mắc nối tiếp với biến trở con chạy Rb rồi mắc vào hai

điểm AB có hiệu điện thế 9V. Đèn sáng bình thường.

a. Tính cường độ dòng điện qua đèn.

b.Tính điện trở và công suất tiêu thụ của biến trở.

c. Nếu dây tóc đèn bị đứt nối lại thì đèn sẽ sáng như thế nào? Vì sao?

Câu 4 (3 đ )

Một bếp điện loại (220V – 1000W) được sử dụng với hiệu điện thế 220 V. Mỗi ngày người ta

dùng bếp đun sôi 2,5L nước. Nhiệt độ đầu của khối nước là 200C mất thời gian là 14 phút 35

giây. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/(kg.K).

a.Giải thích số ghi trên bếp.

b. Tính hiệu suất của bếp.

c.Một tháng (30 ngày) phải trả bao nhiêu tiền cho việc đun sôi nước ở điều kiện trên? Biết 1KW.h

giá 1800 đồng.

7

Q P

A B

ĐỀ 4 Câu 1: (2,0đ)

a/ Phát biểu định luật Joule – Lenz, viết công thức của định luật với đơn vị (J) và (cal).

b/ Vận dụng: Một dây dẫn có điện trở là 10 coi như không thay đổi, có cường độ dòng điện chạy

qua là 2 000 mA. Hãy tính nhiệt lượng do dây tỏa ra trong thời gian 10 min.

Câu 2: (2,0đ)

a/ Biến trở là gì? Hãy cho biết hai ứng dụng của biến trở ở trong cuộc sống mà em biết.

b/ Vận dụng: Trên một biến trở con chạy có ghi 20 - 2 A. Biến trở được làm bằng dây hợp kim

nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6 .m, có đường kính tiết diện là 0,8 mm. Hãy tính chiều dài của dây

hợp kim làm biến trở đó.

Câu 3: (2,0đ)

a/ Hãy phát biểu quy tắc nắm bàn tay phải?

b/ Vận dụng: Cho một ống dây đặt gần một kim nam châm như

hình vẽ. Hãy xác định tên của các từ cực P, Q của kim nam châm.

Câu 4: (2,0đ)

Có 3 điện trở R1 = R2 = R3 = 9 được mắc vào một hiệu điện thế không đổi. Hỏi có bao nhiêu cách

mắc mạch điện? Hãy tính điện trở tương đương trong mỗi cách mắc đó.

Câu 5: (2,0đ)

a/ Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện bằng cách nào? Hãy cho biết hai ứng dụng của nam châm

điện trong cuộc sống.

b/ Những đường dây điện trung thế (1 kV – 35 kV), cao thế (110 kV – 500 kV) chạy ngoài trời thường

không có vỏ bọc cách điện. Chim chóc khi bay thường hay đậu lên những đường dây điện này. Khi đó, vì

sao chúng không bị điện giật chết?

ĐỀ 5

Câu 1: Phát biểu định luật Ohm. ghi công thức và cho biết đơn vị các đại lượng trong công thức.

Câu 2(2đ)

a/ Phát biểu qui tắc nắm tay phải

b/ Áp dụng quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ, tên từ cực và chiều dòng điện

trong hình vẽ sau .

Câu 3: (1đ)Trình bày thí nghiệm chứng tỏ xung quanh dòng điện có từ trường.

Câu 4: (2đ) Cho đoạn mạch điện có điện trở R1 nối tiếp với điện trở R2 và mắc vào nguồn điện

có hiệu điện thế U. Biết: R1=2 , R2=6 . Hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R2 là 6V.

a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch

b/ Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R2?

Câu 5: (3ñ) Moät hoä gia ñình söû duïng hai ñeøn loaïi 220V-40W, moät quaït ñieän loaïi 220V-60W,

moät noài côm ñieän loaïi 220V-1000W. Bieát raèng trung bình moãi ngaøy moät ñeøn thaép 5 giôø, quaït

duøng 6 giôø, noài côm ñieän söû duïng 45 phuùt. Caùc duïng cuï ñieän ñeàu hoaït ñoäng bình thöôøng .

a) Tính ñieän trôû cuûa ñeøn, cuûa quaït vaø cuûa noài côm ñieän khi chuùng hoaït ñoäng bình thöôøng.

b) Tính ñieän naêng gia ñình ñoù söû duïng trong 30 ngaøy ra kWh vaø soá tieàn phaûi traû trong

thôøi gian ñoù. Bieát giaù ñieän laø 2500ñ/kW.h.

8

ĐỀ 6

Câu 1.(2 điểm) Nêu định nghĩa, kí hiệu, đơn vị điện trở suất của vật liệu?

Câu 2.(2 điểm) Phát biểu định luật Joule-Lenz? Viết công thức, giải thích các đại lượng có trong

công thức?

Câu 3.(2 điểm) Trình bày cách xác định công suất điện của một bóng đèn bằng Ampe kế và Vôn

kế?

Câu 4.(2 điểm) Một bếp điện có công suất 260W được mắc vào mạng điện 220V.

a. Nếu mỗi ngày dùng bếp trong 2 giờ thì mỗi tháng (30 ngày) điện năng tiêu thụ là bao

nhiêu?

b. Tính số tiền điện phải trả khi sử dụng bếp như trên? biết 1kWh giá 500 đồng.

Câu 5. (2 điểm) My năm nay học lớp 7, trên bàn học My có một cái bóng đèn Compact mà My

rất yêu thích. Một hôm My ngồi vào bàn học bài, khi bật bóng đèn lên thì đèn không sáng vì bị hư

rồi, My buồn lắm nhưng cũng phải ra tiệm mua một bóng đèn khác vì My cần đủ ánh sáng để học

bài, ra tiệm My chọn một bóng đèn Philips màu hồng và trên đèn lúc này có ghi dòng chữ 220V-

60W.

a. My không hiểu dòng chữ ghi trên bóng đèn có ý nghĩa gì nên nhờ các anh chị lớp 9 giải

thích dùm My?

My thắc mắc không biết khi mua bóng đèn này về cắm vô mạng điện gia đình 220V thì trong thời

gian My học bài là 2 tiếng, bóng đèn này có tỏa ra nhiệt nhiều hay không, My mới học lớp 7

nên không biết cách tính nhiệt lượng do bóng đèn tỏa ra, vì vậy các em hãy cho bé My một

đáp số nhé.

ĐỀ 7

Câu 1: (2 đ)

a) Phát biểu : định luật Jun – Lenxơ? Công thức? Tên và đơn vị của các đại lượng trong công

thức

b) Chứng minh rằng, trong cùng thời gian , khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch gồm R1 và

R2 mắc nối tiếp thì nhiệt lượng tỏa ra ở mỗi điện trở tỷ lệ thuận với các điện trở đó. 𝑄1𝑄2

=𝑅1𝑅2

Câu 2 : (2đ) Phát biểu quy tắc nắm tay phải

Vận dụng : Một cuộn dây của một nam châm điện

hút một kim nam châm có các cực như hình vẽ.

Hãy xác định :

a) Các cực từ của nam châm điện

b) Các cực của nguồn điện

Câu 3 : ( 1 đ) Trên 1 biến trở có ghi (50 Ω- 2A), nêu ý nghĩa các số ghi trên biến trở ?

Câu 4: (1đ) Một dây nikêlin có điện trở suất 0,40.10-6Ωm, tiết diện 0,2 mm2 và có điện trở bằng

40Ω. Tính chiều dài của dây.

Câu 5 : (4đ) Một bếp điện loại (220V – 880W) được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun

sôi 2,5 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 250 C.

a) Tính điện trở của bếp điện đó và nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước trên, biết

nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/KgK.

b) Tính thời gian đun sôi lượng nước trên, biết hiệu suất của quá trình đun là 90%.

P

Q

N

A

A

S

9

ĐỀ 8

Câu 1 : (1,5đ) Định luật Ôm : phát biểu, viết công thức, cho biết tên và đơn vị đo của các đại

lượng trong công thức

Câu 2 : (1,5đ) Trình bày cách xác định công suất tiêu thụ điện của 1 điện trở bằng ampe kế và

vôn kế (có vẽ hình)

Câu 3 : (1đ) Trên 1 biến trở có ghi (50 Ω - 3 A), nêu ý nghĩa các số ghi trên biến trở ?

Câu 4: (4đ) Mắc hai điện trở R1 và R2 nối tiếp nhau với R1 = 20 Ω và R2 = 60 Ω vào giữa hai

điểm A,B có hiệu điện thế bằng 200 V không đổi.

a) Tính cường độ dòng điện qua mạch, và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở.

b) Tính công suất điện tiêu thụ của R2 và nhiệt lượng tỏa ra trên cả đoạn mạch trong 10

phút.

c) Điện trở R1 là một dây dẫn đồng chất , có điện trở suất p1 = 0,4.10-6 Ωm và tiết diện S

= 0,1 mm2. Tính chiều dài dây này.

Câu 5 :(2đ)

a) Phát biểu quy tắc nắm tay phải .

b) Vận dụng: Khi cho dòng điện qua ống dây thì kim

nam châm bị hút lại gần như hình bên dưới . Em hãy

vẽ chiều đường sức từ của ống dây và xác định dấu

của cực của nguồn điện.

ĐỀ 9

Câu 1 (2đ):

a. Phát biểu nội dung định luật Jun – Lenxơ.

b. Viết công thức của định luật, cho biết tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.

Câu 2 (1đ):

Chứng minh: Trong mạch mắc song song: 1 2

2 1

Q R

Q R

Câu 3 (2đ):

a. Phát biểu nội dung quy tắc nắm tay phải.

b. Áp dụng quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường

sức từ, xác định tên các từ cực của ống dây sau:

Câu 4 (2đ): Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 220V – 80W.

a. Cho biết ý nghĩa của các thông số trên.

b. Tính nhiệt lượng tỏa ra của dây tóc bóng đèn trong 30 phút khi hoạt động bình thường.

Câu 5 (3đ):

Một ấm điện loại 220V-800W chứa 2,5 lít nước ở 20oC.Khi sử dụng ở hiệu điện thế 220V để

đun nước thì mất 20 phút nước mới sôi. Nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/(kg.K).

a. Tính điện trở và cường độ dòng điện qua ấm khi hoạt động bình thường.

b. Tính hiệu suất của ấm

c. Mỗi ngày đun sôi 5 lít nước với các điều kiện như trên thì trong 30 ngày phải trả bao

nhiêu tiền điện cho việc đun nước này. Biết giá 1 kWh điện là 1000 đồng.

P Q

A B

10

ĐỀ 10

Câu 1:(2,0 điểm)

a) Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ôm? Nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có

trong công thức?

b) Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó

là 0,5 A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó thêm 24V thì cường độ dòng điện chạy

qua nó là bao nhiêu?.

Câu 2: (2,0 điểm)

a) Điện trở của dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào những yếu tố của dây dẫn? Viết biểu

thức biểu diễn sự phụ thuộc ấy.

b)Tính điện trở của đoạn dây đồng dài 4m có tiết diện tròn, đường kính d= 1mm, biết điện

trở suất của đồng là 1,7.10-8Ωm ( lấy π = 3,14).

Câu 3:( 2,0 điểm)

Một bếp điện có ghi 220V - 1000W được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 220V.

a) Tính điện trở của bếp và cường độ dòng điện qua bếp?

b) Tính nhiệt lượng tỏa ra mỗi ngày theo đơn vị Jun ? Biết mỗi ngày bếp được dùng 2 giờ.

c) Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bếp trong 30 ngày , biết 1KWh giá 1800đ.

Câu 4: ( 1,0 điểm) Em hãy nêu hai biện pháp giữ an toàn khi sử dụng điện và hai biện pháp giúp tiết kiệm

điện năng.

Câu 5: ( 3,0 điểm)

Cho mạch điện như hình vẽ: Ampe kế có điện trở không đáng kể, vôn

kế có điện trở rất lớn. Biết R1 = R2 = R3 = 4Ω và Ampe kế chỉ 2A

a) Tính điện trở tương đương của mạch, hiệu điện thế giữa hai

điểm MN và số chỉ của vôn kế.

b) Điện trở R3 là một dây dẫn đồng chất có tiết diện S =0,06

mm2 và có điện trở suất p = 0,5.10-6 Ω m. Hãy tính chiều dài của dây

dẫn làm điện trở R3.

c) Thay R3 = R chưa biết. Tìm R để công suất tỏa nhiệt trên R

đạt giá trị lớn nhất.

ĐỀ 11

Câu 1: Phát biểu và viết công thức của định luật Ôm? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong

công thức.

Vận dụng: Trong đoạn mạch có 2 điện trở mắc song song, cho R1 = 5Ω, R2 = 8 Ω, nối vào nguồn

điện có hiệu điện thế U. Biết cường độ dòng điện qua đoạn mạch là 2A. Hỏi hiệu điện thế của

nguồn là bao nhiêu? (2.5đ)

Câu 2: Vì sao có thể kết luận được dòng điện có mang năng lượng? Năng lượng của dòng điện

gọi tên là gì? Kể tên 2 dụng cụ điện dùng trong gia đình em và cho biết trong mỗi dụng cụ đó điện

năng đã được chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào? (1.5đ)

Câu 3: Em sẽ tuyên truyền đến gia đình và bạn bè như thế nào để mọi người sử dụng điện một

cách an toàn và tiết kiệm? (1.5đ)

Câu 4: Phát biểu quy tắc xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua? (2đ)

11

Vận dụng: Xác định chiều đường sức từ, tên từ cực và chiều dòng điện trong hình vẽ sau:

Câu 5 : Trên một bếp điện có ghi : 220V-1600W . Bếp hoạt động bình thường và được dùng để

đun sôi 2,5l nước. Nhiệt độ đầu của khối nước là 200C.Thời gian đun sôi nước là 10 min.

a) Số ghi trên bếp điện có ý nghĩa gì?

b) Tính hiệu suất sử dụng của bếp? biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/KgK.

c) Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bếp trong 1 tháng (30 ngày). Biết mỗi ngày chỉ đun

nước 1 lần và giá tiền điện năng trung bình của 1KWh là 1800 đồng. (2.5đ)

ĐỀ 12

Câu 1: (2 điểm)

a) Phát biểu định luật Jun-Lenxơ. Viết công thức, nêu tên và đơn vị các đại lượng trong

công thức.

b) Vận dụng : Một ấm điện khi hoạt động bình thường thì điện trở dây đun của ấm có giá

trị bằng 60Ω và cường độ dòng điện qua ấm bằng 4A. Tính nhiệt lượng tỏa ra của ấm điện

nói trên trong 20 min.

Câu 2: (2 điểm)

Một biến trở con chạy có số ghi là 40Ω_1,5A có ý nghĩa là gì ? Tính hiệu điện thế tối đa có

thể đặt vào 2 đầu cuộn dây biến trở nói trên và chiều dài dây dẫn dùng để quấn biến trở.

Biết dây quấn làm bằng Nikêlin có điện trở suất 0,4.10-6Ωm và có tiết diện bằng 0,5mm2.

Câu 3: (2 điểm)

Trên một bóng đèn điện dây tóc có ghi 220V_44W có ý nghĩa là gì ? Tính cường độ dòng

điện qua dây tóc bóng đèn và điện trở của dây tóc khi đèn sáng bình thường.

Câu 4: (1,5 điểm)

a) Xác định chiều của các đường sức từ bên trong và bên ngoài ống dây dẫn AB, cực từ

của ống dây dẫn AB, hai cực

MN của nguồn điện.

b) Dùng ống dây dẫn nói trên làm

nam châm điện thì nam châm

điện AB sẽ tương tác với thanh

nam châm PQ như thế nào khi

đưa chúng đền gần nhau ?

Câu 5: (2,5 điểm)

Giữa hai điểm A,B hiệu điện thế không đổi có mắc song song hai dây dẫn điện trở R1 =

10Ω và R2 = 30Ω. Biết rằng cường độ dòng điện trên mạch chính đo được là 2A.

a) Tính điện trở tương đương của mạch và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

Mắc thêm một dây dẫn có điện trở R3 nối tiếp với đoạn mạch song song trên vào giữa hai điểm

A,B thì hiệu điện thế giữa hai đầu R2 sẽ gấp 1,5 lần hiệu điện thế giữa hai đầu R3. Tìm R3 và

công suất tỏa nhiệt của R3.

A B

M N

S N

P Q

12

ĐỀ 13

Câu 6: Xác định các yếu tố còn thiếu trong các hình vẽ bên

dưới. Nếu đổi chiều dòng điện thì cây đinh có còn bị hút

nữa không? Vì sao?