hƯỚng dẪn phÁt hiỆn sỚm mỘt sỐ bỆnh khÔng lÂy...

36
HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM Dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở Ä o BỘ Y TẾ

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM

Dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

BỘ Y TẾ

Page 2: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

Tác giảCHỦ BIÊNPGS. TS. Lương Ngọc Khuê Cục trưởng cục khám chữa bệnh Bộ Y tế

ĐỒNG CHỦ BIÊNThs. Nguyễn Trọng Khoa Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh

THÀNH VIÊN BAN BIÊN TẬPTS. Vincent Guerard Chuyên gia tư vấn cao cấp, Quỹ hỗ trợ kỹ thuật của EU cho ngành Y tế

Ths. Ngô Lệ Thu Chuyên gia tư vấn, Quỹ hỗ trợ kỹ thuật của EU cho ngành Y tế

THÀNH VIÊN BAN BIÊN SOẠNThs. Trương Vân Lê Ngọc Chuyên viên phòng Nghiệp vụ Y dược bệnh viện, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Ths. Trần Quốc Bảo Trưởng phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Cục Y tế dự phòng

Ths. Cao Văn Tuân Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viên Tân thần trung ương

Ths. Đoàn Tuấn Vũ Trưởng phòng chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Nội tiết trung ương

TS. Vũ Văn Giáp Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai

Ths. Dương Ngọc Long Trưởng phòng đào tạo, Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai

Ts. Bs. Đỗ Anh Tú Bệnh viện K trung ương

Ts. Jose Cardona Cố vấn trưởng, Quỹ hỗ trợ kỹ thuật của EU cho ngành Y tế

Ths. Oxana Abovskaya Chuyên gia chính, Quỹ hỗ trợ kỹ thuật của EU cho ngành Y tế

Ths. Phạm Hồng Hạnh Chuyên gia chính, Quỹ hỗ trợ kỹ thuật của EU cho ngành Y tế

3Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 3: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

Mục LụcTÁC GIẢ .................................................................................................................3LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................4PHẦN 1: KHÁM LÂM SÀNG CƠ BẢN ........................................................................7Các bước khám bệnh cơ bản ..........................................................................................................8Hướng dẫn thực hành một số kỹ thuật lâm sàng cơ bản ..........................................................9Kiểm tra hạch bạch huyết .............................................................................................................10Cách tính Chỉ số Khối Cơ thể BMI .................................................................................................11

PHẦN 2: CHẨN ĐOÁN, CHUYỂN TUYẾN VÀ THEO DÕI 12 BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM ..13Bảng tóm tắt các nguy cơ, triệu chứng chính và thời gian kiểm tra sức khỏe đối với nhóm có nguy cơ ............................................................................................................................14Tăng huyết áp .................................................................................................................................16Đái tháo đường týp 2 .....................................................................................................................20Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ....................................................................................................24Ung thư khoang miệng ..................................................................................................................28 Ung thư tuyến giáp ........................................................................................................................32Ung thư vú .......................................................................................................................................36 Ung thư đại trực tràng ....................................................................................................................40 Ung thư cổ tử cung .........................................................................................................................44Ung thư tiền liệt tuyến ..................................................................................................................48Trầm cảm .........................................................................................................................................52Động kinh ........................................................................................................................................56Tâm thần phân liệt .........................................................................................................................60

PHẦN 3: PHỤ LỤC ................................................................................................65Các giá trị xét nghiệm cơ bản ......................................................................................................66Tài liệu tham khảo ..........................................................................................................................67Links videos .....................................................................................................................................69

LỜI MỞ ĐẦU Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo quyết định số 376/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 3 năm 2015. Một trong các mục tiêu của chiến lược nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện, điều trị, quản lý các bệnh nói trên và bệnh không lây nhiễm khác.Chẩn đoán phát hiện sớm các bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường có thể giúp nâng cơ hội kéo dài thời gian sống, nâng kết quả điều trị và giảm chi phí cho người bệnh.Nhằm năng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở trong phát hiện chẩn đoán sớm một số bệnh ung thư (ung thư miệng, tuyến giáp, cổ tử cung, tiền liệt tuyến và ung thư đại tràng), bệnh cao huyết áp, tiểu đường týp II, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), động kinh, và bênh tâm thần (trầm cảm và tâm thần phân liệt), Quỹ hỗ trợ kỹ thuật cho ngành y tế (EUHF) đã phối hợp với Cục Quản lý khám chữa bệnh xây dựng Tài liệu “Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở”. Tài liệu này cung cấp cho các cán bộ y tế các thông tin cập nhật sẵn có dưới dạng đơn giản được minh họa bằng hình ảnh về một số các bênh không lây nhiễm và các thời gian theo dõi tái khám đối với những người có yếu tố nguy cơ. Tài liệu gồm:• Phần 1: Các bước khám lâm sàng • Phần 2: Giới thiệu các thông tin cơ bản về tình hình mắc, các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu lâm

sàng, các xét nghiệm chẩn đoán, sơ đồ diễn tiến của một cuộc tư vấn, khám bệnh tại trạm y tế đến chuyển lên tuyến trên.

• Phần 3: Gồm một số bảng phụ lục về thông số y khoa hỗ trợ chẩn đoán Chúng tôi mong cuốn Hướng dẫn này có thể sử dụng như một cẩm nang cho các cán bộ y tế tuyến cơ sở, hỗ trợ tốt nhất cho việc chẩn đoán sớm các trường hợp có nguy cơ ở những nhóm tuổi đặc biệt và theo dõi người bệnh trong những lần khám tiếp theo. Cuốn sách này còn có những hạn chế như một số số liệu về tình hình mắc chưa được cập nhật mới nhất, cuốn sách mới tập trung vào phần phát hiện triệu chứng, chẩn đoán sớm mà chưa có hướng dẫn điều trị. Các hướng dẫn trong cuốn sách này có thể áp dụng tùy theo điều kiện thực tế về cơ sở vật chất và năng lực của cơ sở y tế..Chúng tôi trân trọng cảm ơn sự đóng góp quý báu về chuyên môn của các chuyên gia lâm sàng: Ts. Bs. Lê Quang Toàn, bệnh viên nội tiết trung ương; Ts. Bs. Cao Văn Tuân, bệnh viện tâm thần trung ương; Ts. Bs. Nguyễn Văn Quang và Bs Ck II. Tạ văn Trình BV K Trung ương, Ts. Bs. Nguyễn văn Giáp Viện hô hấp trung ương; Ts. Bs. Dương Ngọc Long, Viện Tim mạch trung ương đã cùng đồng hành với chúng tôi hoàn thành cuốn tài liệu này và các thành viên trong hội đồng chuyên môn. Cuốn sách này không thể hoàn thành nếu không có sự hỗ trợ, chỉ đạo của Vụ kế hoạch tài chính; sự chỉ đạo kỹ thuật của Cục Quản lý khám chữa bệnh và nhóm chuuyên gia của EUHF. Xin trân trọng cảm ơn ./.Chủ biên

5Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở4 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 4: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

7Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở6 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Phần 1Khám lâm sàng cơ bản

Page 5: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

Các bước khám bệnh cơ bản

HỎI THÔNG TIN CHUNG:• Giới, nghề nghiệp, dân tộc • Tên, tuổi, địa chỉ• Tiền sử người bệnh (y khoa và ngoại khoa)

• Tiền sử gia đình (tập trung vào các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường) • Tiền sử dị ứng và tiền sử dị ứng thuốc

• Tiếp xúc với yếu tố nguy cơ như : hóa chất, bụi, tiếng ồn...

ĐO CÁC DẤU HIỆU SINH TỒN VÀ KHÁM CHUNG:• Cân nặng, chiều cao, tính BMI • Nhiệt độ • Huyết áp, mạch

• Tổng quát người bệnh, dáng đi, khả năng đi lại• Da• Có vết thương, khối u, viêm nhiễm hay không

KHÁM VÙNG ĐẦU VÀ CỔ:• Kiểm tra mắt, mũi, tai, miệng và họng• Sờ tuyến nước bọt

• Kiểm tra dây thần kinh sọ (độ nhạy và chức năng cơ)• Sờ hạch bạch huyết• Sờ tuyến giáp

PHÍA TRƯỚC CƠ THỂ• Quan sát vị trí khí quản, di động của lồng ngực• Nghe tim: tiếng tim bình thường (tiếng phụ, tiếng thổi)

• Kiểm tra vú: (tham khảo cách khám vú ở trang 18)• Hạch bạch huyết trong nách: (tham khảo phần khám hạch ở

trang 6)

PHÍA SAU CƠ THỂ• Khám Phổi• Gõ phổi: So sánh 2 bên, đặc biệt vùng đáy phổi

• Kiểm tra cột sống• Nghe phổi: xem có tiếng thở bất thường hay không, ví dụ:

ran rít, ngáy, giảm rì rào phế nang)

KIỂM TRA VẬN ĐỘNG VÀ MẠCH MÁU CHUNG• Đánh giá khả năng vận động gần gốc chi và

xa gốc chi• Phản xạ gân sâu • Mạch và cảm giác xa gốc chi

KIỂM TRA BỤNG• Gõ và sờ: gan, lách, thận• Nghe âm vùng bụng nếu có nghi ngờ

KIỂM TRA KHUNG CHẬU KHI CẦN THIẾT (VÍ DỤ: NGHI NGỜ UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾT, ĐẠI TRỰC TRÀNG HOẶC CỔ TỬ CUNG)

• Kiểm tra hố chậu, hạch bạch huyết• Kiểm tra âm đạo• Thăm trực tràng

VIẾT KẾT QUẢ KHÁM VÀO HỒ SƠ BỆNH ÁN VÀ LẬP GIẢ THIẾT CHẨN ĐOÁN

HỎI THÔNG TIN CỤ THỂ:• Lý do tới khám bệnh

• Bệnh sử (thời gian bắt đầu triệu chứng, tiến triển của triệu chứng, vị trí, mức độ nặng/nhẹ của bệnh)

Thực hiện xét nghiệm dựa trên các giả thiết (nếu cần thiết)

1

2

3

4

5

6

8

9

10

11 Chuyển lên tuyến trên 12 Chẩn đoán cuối cùng và điều trị 13

7

Người bệnh nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp. Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ.

Kiểm tra máy đo huyết áp và ống nghe trước khi đo. Đảm bảo máy còn sử dụng tốt và chính xác. Quấn băng đủ chặt, bờ dưới của bao đo trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt băng quấn ngang mức với tim.

Đặt ống nghe vào mặt trước của khuỷu tay, trước động mạch cánh tay. Bơm hơi thêm 30mmHg sau khi không còn thấy mạch đập. Xả hơi với tốc độ 2-3mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập. Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.

LƯU Ý

Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có chỉ số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau

Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng.

Số đo cần được lưu lại trong hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/HA tâm trương (ví dụ 126/82 mmHg) không làm tròn số quá hàng đơn vị

TƯ THẾ ĐO CHUẨN:a) Người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. b) Bệnh nhân nằm trên bàn khám.c) Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm huyết áp tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư

thế hay không.

QUY TRÌNH ĐO HUYẾT ÁP ĐÚNG

9Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở8 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 6: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

Kiểm tra hạch bạch huyết

Kiểm tra hạch bạch huyết là một bước quan trọng và cần được thực hiện thường xuyên với bệnh nhân, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ ung thư. Các hạch bạch huyết bất thường báo hiệu có viêm nhiễm, gây ra bởi nhiễm trùng hoặc ung thư đang tiến triển.

Cần quan sát và sờ hạch bạch huyết. Luôn đánh giá tính đối xứng: các hạch có dấu hiệu lâm sàng thường không đối xứng

Kích cỡ: đây là dấu hiệu đầu tiên cần kiểm soát:Hạch bình thường nếu kích thước < 2cm

Hạch nách, bẹn bình thường nếu kích thước < 3cmHạch hố thượng đòn bình thường nếu kích thước > 1cm

Kiểm tra tính đồng nhất của hạch: hạch bình thường nếu sờ thấy mềm và chuyển động. Hạch có dấu hiệu bệnh lý nếu sờ thấy to, cứng, không di động.

Một số vị trí cần kiểm tra hạch bạch huyết liên quan đến các bệnh trình bày trong cuốn sổ tay này.

Hạch dưới hàm: ung thư khoang miệng (nằm dưới hàm)

Hạch sau tai: ung thư khoang miệng (nằm phía sau nhánh trên của hàm dưới, phía dưới tai)

Hạch cổ: ung thư tuyến giáp và khoang miệng (nằm ở cạnh bên của họng)

Hạch thượng đòn: bất kỳ loại ung thư nào trong bụng, bao gồm ung thư đại trực tràng (ngay phía trên xương đòn, ở phía đầu cuống họng)

Hạch nách: ung thư vú

Sau khi đã đo chiều cao và cân nặng của người bệnh, anh/cần tính BMI công thức sau:

Cân nặng (kg) / chiều cao (m) bình phương

Sau đó, so sánh kết quả với phân loại dưới đây:

• Chuẩn (bình thường): 18,5 - 22,9

• Dưới chuẩn (gầy): < 18,5

• Thừa cân: 23 - 24,9

• Béo phì: > 24,9

Lưu ý là phân loại trên đây không áp dụng với người với cơ thể có nhiều cơ, ví dụ như người tập thể hình, vì họ có thể có BMI rất cao nhưng lượng mỡ lại rất thấp.

Dưới đây là bảng giúp anh/chị tra nhanh BMI của người bệnh:

1.45 m 1.5 m 1.55 m 1.6 m 1.65 m 1.7 m 1.75 m 1.8 m 1.85 m

40 Kg 19.0 17.8 16.6 15.6 14.7 13.8 13.1 12.3 11.7

45 Kg 21.4 20.0 18.7 17.6 16.5 15.6 14.7 13.9 13.1

50 Kg 23.8 22.2 20.8 19.5 18.4 17.3 16.3 15.4 14.6

55 Kg 26.2 24.4 22.9 21.5 20.2 19.0 18.0 17.0 16.1

60 Kg 28.5 26.7 25.0 23.4 22.0 20.8 19.6 18.5 17.5

65 Kg 30.9 28.9 27.1 25.4 23.9 22.5 21.2 20.1 19.0

70 Kg 33.3 31.1 29.1 27.3 25.7 24.2 22.9 21.6 20.5

75 Kg 35.7 33.3 31.2 29.3 27.5 26.0 24.5 23.1 21.9

80 Kg 38.0 35.6 33.3 31.3 29.4 27.7 26.1 24.7 23.4

85 Kg 40.4 37.8 35.4 33.2 31.2 29.4 27.8 26.2 24.8

90 Kg 42.8 40.0 37.5 35.2 33.1 31.1 29.4 27.8 26.3

95 Kg 45.2 42.2 39.5 37.1 34.9 32.9 31.0 29.3 27.8

100 Kg 47.6 44.4 41.6 39.1 36.7 34.6 32.7 30.9 29.2

105 Kg 49.9 46.7 43.7 41.0 38.6 36.3 34.3 32.4 30.7

110 Kg 52.3 48.9 45.8 43.0 40.4 38.1 35.9 34.0 32.1

115 Kg 54.7 51.1 47.9 44.9 42.2 39.8 37.6 35.5 33.6

120 Kg 57.1 53.3 49.9 46.9 44.1 41.5 39.2 37.0 35.1

Cách tính Chỉ số Khối Cơ thể BMI sử dụng

bảng quốc tế chuẩn

11Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở10 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 7: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

13Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở12 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Phần 2Chẩn đoán, chuyển tuyến

và theo dõi 12 bệnh không lây nhiễm

Page 8: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

Bảng tóm tắt các nguy cơ, triệu chứng chính và

thời gian kiểm tra sức khỏeđối với nhóm có nguy cơ

BệnhYếu tố nguy cơ chính Thời gian cần kiểm

tra sức khỏeDấu hiệu lâm sàng chính

Tăng huyết áp (Trang 16)

Nam trên 55 tuổi hoặc nữ trên 65 tuổi. Hút thuốc lá, thuốc lào, Ăn nhiều muối >6 gam/ngày, ăn ít rau; Thừa cân BMI 23-24,9; Đái tháo đường; Căng thẳng (stress); Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch;Ít hoạt động thể chất

Kiểm tra huyết áp 1 năm/lần. Bệnh nhân tiền tăng huyết áp nên được kiểm tra 3 tháng/lầnBệnh này hầu như không bao giờ có triệu chứng lâm sàng trừ trường hợp biến chứng hoặc

khủng hoảng tăng huyết áp.

Đái tháo đường týp 2 (Trang 20)

Người lớn có BMI ≥23; Vòng eo (≥ 80 cm ở phụnữ, ≥90 cm ở nam giới) ≥45 tuổi; Ít vận động thể lực, Tiền sử gia đình: người thân hàng thứ nhất mắc ĐTĐ týp 2: Cha, mẹ, anh, chị em ruột (0,9 mmol/L). Rối loạn lipid máu Cholesterol <35mg.dL hoặc triglyceride >250mg/dL (2,82 mmol/L). Tăng HA ( ≥140/90 mmHg hay đang điều trị thuốc hạ huyết áp). Tiền sử ĐTĐ thai kỳ, đẻ con trên 4 kg; Phụ nữ bị buồng trứng đa nang. Có tiến sử tăng huyết áp

Kiểm tra hàng năm đối với bệnh nhân thừa cân, 1 - 3 năm một lần đối với người từ 45 tuổi trở lên, 3 tháng khám lại một lần đối với bệnh nhân tiền đái tháo đườngThường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, sau đó xuất hiện chứng tiểu nhiều, khát

nhiều/uống nhiều, ăn nhiều, giảm cân

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Trang 24)

Hút thuốc lá, thuốc lào (chủ động hay thụ động). Tiếp xúc với khói bụi độc hại nơi làm việc; khói bếp. Thường bị nhiễm trùng đường hô hấp hồi nhỏCơ địa dị ứng; Nam giới >40 tuổi

Bệnh nhân có nguy cơ nên kiểm tra 6 tháng/lần

Ho kéo dài và thường xuyên, khó thở, suy tim

Ung thư khoang miệng (Trang 28)

Nhai trầu; Hút thuốc kéo dài, đặc biệt ở nam trên 40 tuổi. Uống rượu nhiều, kéo dài. Nhiễm HPV do quan hệ tình dục qua đường miệng. Vệ sinh răng miệng kém

Kiểm tra hàng năm, ngừng tiêu thụ/sử dụng các chất độc hại, cải thiện vệ sinh răng miệng

Xuất hiện các đốm màu hồng hoặc trắng lâu trong miệng, vết loét mạn tính, đau trong miệng, đau tai

Ung thư tuyến giáp (Trang 32)

Tiền sử gia đình có người bị UTGT; Tiếp xúc với chất phóng xạ; Có tiền sử bệnh tuyến giáp: u đơn nhân hoặc đa nhân tuyến giáp, Basedow; Chế độ ăn thiếu hụt i-ốt. Nhóm từ 7-20 tuổi và nhóm từ 40-60 tuổi

Bệnh nhân có nguy cơ nên kiểm tra 6 tháng/lần

Bướu cổ, giọng nói khàn, khó nuốt, có hạch ở họng hoặc cổ

BệnhYếu tố nguy cơ chính Thời gian cần kiểm

tra sức khỏeDấu hiệu lâm sàng chính

Ung thư vú (Trang 36)

Tiền sử gia đình có người thân bị UTV, liên quan nhiều đến yếu tố gien; Phụ nữ trên 30 tuổi; Sử dụng estrogen kéo dài; Uống nhiều rựou bia; Phụ nữ không sinh con, không cho con bú; Tiền sử bị các bệnh tại vú như tắc tia sữa; ung thư nội mạc tử cung; ung thư buồng trứng; Đã từng tiếp xúc hoặc xạ trị tại vùng ngực ; Phẫu thuật thẩm mỹ ngực tiêm silicon trực tiếp;

Chụp X- quang tuyến vú 2 năm/lần, tự khám vú

Hai vú không đều (kích cỡ, da, hình dạng), núm vú tụt vào trong, núm vú chảy máu hoặc tiết dịch, hạch ở nách

Ung thư đại trực tràng (Trang 40)

Tiền sử gia đình có người bị UTĐTT; Polyp đại tràng. Chế độ ăn nhiều chất béo, chất đạm động vật, ít xơ. Viêm đại tràng mãn tính; Đã từng bị ung thư vú, buồng trứng hay tử cung (ở phụ nữ); Trên 45 tuổi

Khám lâm sàng hàng năm, bao gồm kiểm tra trực tràng bằng ngón tay, soi đại tràng ống mềm 5 năm/lầnĐi ngoài ra máu, táo bón hoặc đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy

Ung thư cổ tử cung (Trang 44)

Quan hệ tình dục sớm, có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục không an toàn; tiền sử nhiễm trùng đường âm đạo do HPV typs 16 & 18; Sinh đẻ nhiều. Thiếu chăm sóc vệ sinh sau giao hợp, vệ sinh sinh dục kém. Phụ nữ trên 30 tuổi; Suy giảm miễn dịch

Tiêm chủng phòng HPV, xét nghiệm VIA 5 năm/lần

Ra máu âm đạo bất thường, dịch tiết âm đạo có mùi hôi

Ung thư tiền liệt tuyến (Trang 48)

Nam giới trên 50 tuổi; Chế độ ăn nhiều mỡ, ít chất xơ. Tiền sử gia đình có người bị UTTLT Kiểm tra trực tràng bằng ngón tay 3 năm/lần đối với nam giới trên 50 tuổi

Tiểu khó, tiểu ra máu, thăm trực tràng bằng tay thấy các nốt cứng bất thường trên bề mặt tiền liệt tuyến

Trầm cảm (Trang 52)

Tiền sử gia đình có người trầm cảm hoặc các rối loạn tâm trạng khác; Trước đây đã từng bị trầm cảm Stress (khi người bệnh có sự mất mát gần đây). Các bệnh mạn tính

Luôn hỏi về tâm trạng của bệnh nhân trong tất cả các cuộc khám bệnhBuồn bã, lo âu, muốn chết, rối loạn giấc ngủ, rối loạn thói quen ăn uống

Động kinh (Trang 56)

U não, chấn thương não, viêm não Bệnh nhân nguy cơ cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõiCơn động kinh toàn thân: co giật, tiểu không tự chủ, mất ý thức

Tâm thần phân liệt (Trang 60)

Tiền sử gia đình có người bị tâm thần phân liệt. Người bệnh sống thu mình, khó hòa đồng với mọi người Bệnh nhân nguy cơ

cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi

Ảo giác nghe/nhìn, có hành vi hoặc suy nghĩ kỳ lạ, kích động

15Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở14 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 9: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG

ĐAU ĐẦU, CHÓNG MẶT, MẤT NGỦ

NÓNG BỪNG MẶT, THỊ LỰC SUY GIẢM, CHẢY MÁU CAM

TIỂU ĐÊM

Tăng huyết áp (THA) là khi huyết áp (HA) tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg hoặc khi đang được điều trị bằng một thuốc hạ

huyết áp. Đối với người &gt; 80 tuổi, lần đầu đo huyết áp, huyết áp tâm thu &gt;150 gọi là THA.

Tăng huyết áp được gọi là THA “áo choàng trắng” là khi huyết áp thường xuyên tăng tại bệnh viện hoặc phòng khám trong khi số đo huyết áp hằng ngày tại nhà hoặc số đo huyết áp trung bình trong 24 giờ lại bình thường. Tăng huyết áp “áo choàng xám” hay THA “ẩn” là tình trạng ngược lại: số đo HA bình thường tại phòng khám nhưng lại tăng cao khi đo tại nhà hoặc khi theo dõi HA 24 giờ.

KHÁI NIỆM

25,1 % người trên 25 tuổi bị tăng Huyết áp

Điều này có nghĩa là cứ trong 5.000 người trên 25 tuổi thì có khoảng 1.255 người mắc bệnh tăng huyết áp. thì 2.400 mắc bệnh tăng HA

TÌNH HÌNH MẮC

• Nam trên 55 tuổi hoặc nữ trên 65 tuổi

• Hút thuốc lá, thuốc lào • Ăn nhiều muối >6 gam/

ngày, ít rau• Thừa cân BMI 23-24,9

• Đái tháo đường• Căng thẳng (stress)• Tiền sử gia đình mắc

bệnh tim mạch• Ít hoạt động thể chất

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH

• Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh không thấy triệu chứng gì của tăng huyết áp, trừ giai đoạn đã có biến chứng hoặc huyết áp tăng rất cao.

• Dấu hiệu quan trọng nhất để chẩn đoán tăng huyết áp là đo huyết áp, và để bệnh nhân nghỉ ít nhất 10 phút trước khi đo. Người bệnh được đo huyết áp đúng theo các bước như đã nêu ở trang 9.

PHÂN ĐỘ THA: DỰA VÀO TRỊ SỐ HUYẾT ÁP DO CÁN BỘ Y TẾ ĐO ĐƯỢC

Phân độ huyết áp Huyết áp tâm thu (mmHg)

Huyết áp tâm trương (mmHg)

Huyết áp tối ưu < 120 và < 80

Huyết áp bình thường 120 – 129 và/hoặc 80 – 84

Tiền tăng huyết áp 130 – 139 và/hoặc 85 – 89

Tăng huyết áp độ 1 140 – 159 và/hoặc 90 – 99

Tăng huyết áp độ 2 160 – 179 và/hoặc 100 – 109

Tăng huyết áp độ 3 ≥ 180 và/hoặc ≥ 110

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90

Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo các mức biến động của huyết áp tâm thu.

Protein niệu, tăng creatinin huyết thanh, suy thận…

Bệnh mạch máu ngoại vi

Xuất huyết hoặc xuất tiết võng mạc, phù gai thị

Đột quị, thiếu máu não thoáng qua, sa sút trí tuệ, hẹp động mạch cảnh.

Cơn đau thắt ngực, phì đại thất trái, suy tim, nhồi máu cơ tim

Triệu chứng

CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP

Biến chứng là hậu quả của việc áp lực máu hệ thống động mạch tăng cao trong một thời gian dài, dẫn đến chứng xơ vữa động mạch. Do đó, các bộ phận có nhiều mạch máu dễ bị nguy cơ biến chứng. Các nguy cơ trở nên lớn hơn nếu người bệnh mắc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, và/hoặc hút thuốc.

17Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở16 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 10: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

NHÓM NGUY CƠNgười bệnh đến TYT nếu có một trong những yếu tố sau:Nam giới trên 55 tuổi, nữ trên 65 tuổi; hút thuốc; ăn nhiều muối; thừa cân BMI≥25, đái tháo đường týp 2; căng thẳng (stress); tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch; ít vận động.

TRẠM Y TẾ XÃ

CẦN LÀM GÌ

KHÁM LÂM SÀNG

Huyết áp bình thường ≤ 120/80mmHg

Tiền tăng huyết áp (nguy cơ thấp) 120-139/80-89 mmHg

• Xquang tim phổi • Điện tâm đồ • Siêu âm tim• Sinh hóa cơ bản: kiểm tra

chức năng gan, thận: Ure, creatinin, glucose, GOT, GPT, Cholessterol, Triglycerid, LDL-C, HDL–C

Tăng huyết áp độ 3 (nguy cơ cao-rất cao) ≥180/110 mHg (có thể điều trị, quản lý tại TYT hoặc chuyển tuyến trên)

Tăng huyết áp độ 2 (nguy cơ trung bình-cao) 160-179/100-109 mmHg (có thể điều trị, quản lý tại TYT hoặc chuyển tuyến trên)

Tăng huyết áp độ 1 (nguy cơ trung bình) 140-159/ 90-99 mmHg (có thể điều trị, quản lý tại TYT hoặc chuyển tuyến trên)

BỆNH VIỆN HUYỆN /TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN

XÉT NGHIỆMChẩn đoán xác định tăng HA thì không cần xét nghiệm. Các xét nghiệm chỉ cần thiết trong trường hợp xác định biến chứng và trong một số trrường hợp các bác sỹ chuyên khoa chỉ định xét nghiệm để phân biệt tăng HA nguyên phát hay thứ phát.

Công thức máu, sinh hóa cơ bản: kiểm tra chức năng gan, thận: Ure, creatinin, glucose, GOT, GPT, Cholessterol, Triglycerid, LDL-C, HDL–C

QUẢN LÝ VÀ THEO DÕI NGƯỜI BỆNH VÀ NHÓM NGUY CƠ • Người có nguy cơ tăng huyết áp nên khám một năm/lần

• Người bị tiền tăng huyết áp nên tái khám 3 tháng/lần

• Tư vấn về tầm quan trọng của vận động thể lực thường xuyên, kiểm soát cân nặng

• Tư vấn về vấn đề hút thuốc lá/thuốc lào đối với người hút thuốc

Điện tâm đồ (ECG): phần lớn để phát hiện các dấu hiệu thiếu máu, hoặc tăng gánh tâm thất

• X-quang ngực để kiểm tra hình tim, hoặc dấu hiệu suy tim • Siêu âm tim: chủ yếu để đánh giá khả năng có dấu hiệu thiếu máu

ở cơ tim và khả năng tống máu của tim

Hỏi bệnh để phát hiện các dấu hiệu: đau đầu; choáng, chóng mặt; nóng bừng, mặt; mất ngủ, đái đêm nhiều; chảy máu cam; giảm thị lực; đau ngực

Khám lâm sàng cơ bản để phát hiện những bất thường tiềm ẩn

Khẳng định tăng huyết áp qua ít nhất 2 lần đo trong hai lần khám tư vấn

Chẩn đoán xác định dựa vào trị số HA đo được (theo đúng cách)

XÉT NGHIỆM( (CÓ THỂ LÀM TẠI TUYẾN HUYỆN )

KHÁM 12

THÁNG/LẦN

TẠI TRẠM Y TẾ

KHÁM LẠI SAU

03 THÁNG

TẠI TRẠM Y TẾ

Xử lý cơn tăng huyết áp trươc khi chuyển tuyến trên hoặc chuyên khoa tim mạch

Lưu ý: Trường hợp tăng huyết áp ở người trẻ, tăng huyết áp khẩn cấp, cần xử lý ban đầu trước khi chuyển

19Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở18 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 11: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng

GIẢM THỊ LỰC, NHÌN MỜ

KHÁT NHIỀU/ UỐNG NHIỀU ĂN NHIỀU

HƠI THỞ CÓ MÙI TRÁI CÂY

CÁC BIẾN CHỨNG MẠN TÍNH CỦA ĐTĐ

SÚT CÂN

TIỂU NHIỀU

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của

insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

KHÁI NIỆM

Tỷ lệ hiện mắc ở Việt Nam là 5.4% ở người nhóm tuổi 30 tuổi đến 69 tuổi. Điều này có nghĩa là cứ trong 5000 người nhóm tuổi như trên thì có 270 người mắc ĐTĐ týp 2

TÌNH HÌNH MẮC

Glucose huyết tương lúc đói ≥ 7 mmol/l hay ≥ 126mg/dL

XÉT NGHIỆM

• Người lớn có BMI ≥ 23• Vòng eo (≥ 80 cm ở phụ nữ, ≥ 90 cm ở nam giới) ≥ 45

tuổi • It vận động thể lực• Tiền sử gia đình: người thân hàng thứ nhất mắc ĐTĐ týp 2:

Cha, mẹ, anh, chị em ruột (0,9 mmol/L).• Rối loạn lipid máu Cholesterol <35mg.dL hoặc triglyceride

>250mg/dL (2,82 mmol/L).• Tăng HA(≥140/90 mmHg hay đang điều trị thuốc hạ huyết áp)• Tiền sử ĐTĐ thai kỳ ,đẻ con trên 4 kg• Có tiến sử tăng huyết áp• Phụ nữ bị buồng trứng đa nang

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH

• Tê bì, cảm giác kiến bò• Tổn thương mạch máu, đột quỵ,

cơn đau tim• Bệnh võng mạc tiểu đường: nhìn mờ• Viêm loét bàn chân khó liền• Suy thận

CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP

Trong hầu hết mọi trường hợp, người bệnh không có triệu chứng gì và chỉ có thể chẩn đoán bệnh thông qua đo đường huyết

DẤU HIỆU HẠ ĐƯỜNG HUYẾT:

Thường xảy ra khi người bệnh uống quá liều thuốc, hoặc bỏ bữa ăn trong khi vẫn uống thuốc, hoặc ăn uống ko đúng, đủ

- Vã mồ hôi, đói lả, run tay, nếu nặng có thể hôn mê - Đường huyết dưới 3,9 mmol/L,

KHÁT NHIỀU, UỔNG NHIỀU

Bệnh nhân khát nhiều và uống nhiều kéo dài. Đó là hậu quả của tăng đường máu và tiểu nhiều gây mất nước, tăng áp lực thẩm thấu máu gây kích thích trung tâm khát ở vùng dưới đồi.

ĂN NHIỀU

Bệnh nhân có tăng cảm giác đói và ăn nhiều hơn nhưng lại sút cân. Nguyên nhân là do tình trạng tế bào đói năng lượng không hấp thu được glucose và tiết các hormone kích thích trung tâm thèm ăn ở não.

CÁC BIẾN CHỨNG MẠN TÍNH CỦA ĐTĐ

Đa số bệnh nhân ĐTĐ típ 2 không có triệu chứng lâm sàng của tăng đường máu (khát, uống nhiều, tiểu nhiều, sút cân). Trong nhiều trường hợp những triệu chứng đầu tiên của ĐTĐ típ 2 là biểu hiện của các biến chứng khác nhau, thường gặp là: tê bì chân, vết thương da lâu lành (bao gồm loét bàn chân), nhiễm trùng tái phát và kéo dài ở da, hệ tiết niệu sinh dục, hô hấp (bao gồm lao phổi), bệnh tim mạch xơ vữa bao gồm bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ và đột quỵ.

TIỂU NHIỀU

Tiểu nhiều là do tăng đường máu quá cao gây thải đường qua nước tiểu, kéo theo thải nước – hiện tượng lợi niệu thẩm thấu.

SÚT CÂN

Khi ĐTĐ tiến triển, bệnh nhân có thể giảm cân. Điều này là do các cơ chế trao đổi chất thay thế liên quan đến sự thiếu điều tiết và sử dụng glucose trong cơ thể.

GIẢM THỊ LỰC, NHÌN MỜ

Có 2 nguyên nhân nhìn mờ. Thứ nhất là thay đổi áp lực thẩm thấu máu và nội nhãn khi đường máu tăng cao (ĐTĐ mất bù) hoặc khi đường máu giảm nhanh khi bắt đầu điều trị ĐTĐ có đường máu tăng cao. Thứ hai là biến chứng võng mạc mạn tính do ĐTĐ với các tổn thương mạch máu võng mạc và hoàng điểm.

21Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở20 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 12: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

NHÓM NGUY CƠNgười bệnh đến TYT nếu có một trong những yếu tố sau: Người lớn có BMI ≥ 23; Vòng eo ( ≥ 80 cm ở phụ nữ, ≥ 90 cm ở nam giới); ≥ 45 tuổi ; Tiền sử gia đình: người thân hàng thứ nhất mắc ĐTĐ týp 2: Cha, mẹ, anh, chị em ruột; Rối loạn lipid máu; Tiền sử ĐTĐ thai kỳ ,đẻ con trên 4 kg ; Có tiến sử tăng huyết áp ; Hút thuốc; Ít hoạt động thể lực;

TRẠM Y TẾ XÃ

CẦN LÀM GÌ

KHÁM 03 THÁNG MỘT LẦN

KHÁM 1 NĂM/LẦN VỚI NGƯỜI CÓ NGUY

CƠ CAO NGƯỜI MẮC TIỀN ĐTĐ

• Đo chiều cao• Cân nặng• BMI• Đo huyết áp

KHÁM LÂM SÀNG

CHẨN ĐOÁN ĐTĐ NẾU CÓ 1 TRONG 4 KẾT QUẢ XN SAU:

CHẨN ĐOÁN TIỀN ĐTĐ NẾU CÓ 1 TRONG 3 KẾT QUẢ SAU:

1/ Glucose huyết tương đói buổi sáng sau nhịn đói qua đêm 8 – 14h ≥7,0 mmol/L (126 mg/dL)

2/ Glucose huyết tương 2 giờ sau uống 75 glucose trong nghiệm pháp dung nạp glucose (NPDNG) >= 11,1 mmol/L (200 mg/Dl)

3/ Glucose huyết tương bất kỳ >= 11,1 mmol/L (200 mg/dL) và các triệu chứng lâm sàng của tăng đường máu (khát, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút)

4/ HbA1c >= 6,5%

1/ Rối loạn glucose máu đói: Glucose huyết tương đói 5,6 – 6,9 mmol/L (100-125 mg/dl) và glucose huyết tương 2 giờ (NPDNG) < 7,8 mmol/L (140 mg/dl)

2/ Rối loạn dung nạp glucose: Glucose huyết tương 2 giờ (NPDNG) 7,8 – 11,0 mmol/l (140-200 mg/dl) và Glucose huyết tương đói < 7,0 mmol/l (126 mg/dl)

3/ Hba1c 5,7 – 6,4%

XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN

CÓ THỂ THỰC HIỆN CÁC XÉT NGHIỆM SAU TÙY THEO NĂNG LỰC CỦA CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH

1/ Xét nghiệm Glucose huyết tương đói buổi sáng sau nhịn đói qua đêm 8 – 14h (1a) Glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (126 mg/dl): ĐTĐ (1b) Glucose huyết tương lúc đói: 5,6 -6,9 mmol/l (100-125 mg/dl): RL Glucose máu lúc đói = Tiền ĐTĐ2/ Đo Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau uống 75 gam đường (2a) Đường huyết ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) =ĐTĐ (2b) Đường huyết ≥ 7,8 và <11,1 mmol/l (140-200 mg.dl) = Rối loạn dung nạp glucose = tiền ĐTĐ (2c) Đường huyết < 7,8 mmol/l (140 mg/dl) = RL glucose lúc đói = Tiền ĐTĐ 3/ Đo HbA1c (thực hiện tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa theo TC quốc tế) Kết quả:

• HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol) : ĐTĐ • Hba1c ≥ 5,7 – 6,4% hay (39 -47 mmol/mol): Tiền ĐTD

Chú ý: Xét nghiệm đường máu để chẩn đoán ĐTĐ cần được đo nồng độ glucose huyết tương tĩnh mạch bằng phương pháp enzyme tại phòng xét nghiệm hóa sinh.

XỬ LÝ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT: • Cho NB uống một cốc nước đường (10 – 15 gam đường). Theo dõi các triệu chứng hạ đường huyết, đo lại sau 1 giờ. Nếu đường huyết vẫn chưa

lên, tiếp tục uống nước có đường cho đến khi đường huyết lên trên 4 mmol/L rồi chuyển tuyến trên để theo dõi và chỉnh liều thuốc.• Nếu Đường huyết dưới 3 mmol/L thì phải tiêm truyền tĩnh mạch ngay khoảng 50 – 100 ml dung dịch Glucose 30% sau đó duy trì bằng

dung dịch Glucose 5% đo lại đường huyết trên 4 mmol/L rồi chuyển tuyến trên để theo dõi và chỉnh liều thuốc.

MỘT SỐ XÉT NGHIỆM KHÁC

Có thể thực hiện một số xét nghiệm khác để phát hiện các yếu tố nguy cơ và/hoặc biến chứng khác, bao gồm:• Chức năng thận: urê, creatinine• Lipid máu: cholesterol toàn phần, LDL, HDL, triglycerids

THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH VÀ NHÓM NGUY CƠ

Người có nguy cơ cần kiểm tra thường xuyên:• 1-3 năm/lần với người có yếu tố nguy cơ tùy theo mức độ nguy cơ, trong đó:• 1 năm/lần với người có nguy cơ cao: người mắc tiền ĐTĐ

Tất cả người có nguy cơ cần:• Tăng hoạt động thể lực• Giảm ăn thức ăn làm tăng đường máu nhiều: đường, tinh bột • Giảm ăn thức ăn làm tang mỡ máu: chất béo nguồn gốc động vật• Tăng ăn rau xanh, các thức ăn nhiều chất xơ• Giảm cân nếu thừa cân, béo phì• Ngừng hút thuốc lá

• Khám tuyến giáp • Khám da • Khám đáy mắt nếu

có thể

• Khám bàn chân toàn diện- Nhìn: xem có dầu hiệu khô da,vết chai, loét

- Sờ mạch mu chân và chày sau

- Kiểm tra phản xạ gân cơ Achillé

- Kiểm tra cảm giác, xúc giác, gan bàn chân, đầu chi

23Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở22 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 13: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

HO KHẠC ĐỜM HẦU HẾT CÁC NGÀY trong 1 tuần, kéo dài 3 tháng trong một năm và liên tiếp trong 2 năm trở lên mà không phải lao phổi hay giãn phế quản. Điều này là do nhiễm trùng phổi mạn tính gây ra, và đờm được cơ thể sản xuất ra như là một phương tiện để bảo vệ.

KHÓ THỞ DIỄN RA TRONG MỘT THỜI GIAN DÀI VÀ MỨC ĐỘ KHÓ THỞ NGÀY CÀNG TĂNG:

Mức độ tắc nghẽn đường thở ngày càng tăng, tình trạng phế thũng xơ hóa các nhu mô phổi. Bên cạnh đó khả năng trao đổi khí của phổi giảm, dẫn đến sự trao đổi oxy kém.

KHÓ THỞ TĂNG KHI GẮNG SỨC HOẶC KHI NHIỄM TRÙNG PHẾ QUẢN PHỔI:

Mỗi khi gắng sức - đòi hỏi sự tiêu thụ oxy tăng lên - thì phổi hoạt động kém sẽ không đáp ứng được. Tương tự như vậy trong trường hợp nhiễm trùng phế quản, trong đó có sự gia tăng viêm mô phổi làm giảm ôxy hóa máu.

GÕ VANG TRỐNG:

Khi có phế thũng thì phổi gõ rất vang do tăng thể tích khí cặn trong phổi

RÌ RÀO PHẾ NANG GIẢM:

Khi nghe phổi rì rào phế nang giảm do giảm lưu lượng không khí.

RAN RÍT, RAN NGÁY, RAN ẨM RAN NỔ

Có thể thấy trong khi nghe phổi. Các triệu chứng này sẽ tăng lên khi có nhiễm trùng phổi.

DẤU HIỆU SUY TIM PHẢI:

Gan sưng to, tĩnh mạch cổ có thể nhìn thấy (ở giai đoạn sau): do tim phải giảm khả năng bơm máu vào động mạch phổi do đó, máu tĩnh mạch sẽ ứ trước tim phải; Có thể nhìn thấy tĩnh mạch cổ nổi lên khi ấn vào vùng gan. Sự ôxi hóa và tách carboxyl trong máu kém có thể thể hiện trên ngón tay (có hình ngón tay dùi trống) và môi (màu tím tái).

NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNGBỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Triệu chứng

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh mạn tính gây ra do phản ứng bất thường của đường thở với phân tử khí độc hại như khói thuốc

lá, khói bụi nơi làm việc. Do đáp ứng bất thường làm tăng sự phá hủy nhu mô, gây xơ hóa đường thở nhỏ, làm giảm khả năng thông khi của phổi

KHÁI NIỆM

4,2% dân số trên 40 tuổi bị COPD. Điều này có nghĩa là cứ trong 5.000 người trên 40 tuổi thì có 210 trường hợp mắc COPD.

TÌNH HÌNH MẮC

Đo chức năng hô hấp

XÉT NGHỆM CẦN LÀM

Hút thuốc lá, thuốc lào (chủ động hay thụ động)

Tiếp xúc với khói bụi độc hại nơi làm việc

Tiếp xúc với khói bếp

Thường bị nhiễm trùng đường hô hấp hồi nhỏ

Cơ địa dị ứng

Nam giới >40 tuổi

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Suy hô hấp giảm ô xy máu, tăng CO2 máu

Suy tim phải

Nhiễm trùng phổi

Tràn khí màng phổi

Rối loạn giấc ngủ do giảm ô xy huyết

CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP

THƯỜNG XUYÊN HO KHẠC ĐỜM

KHÓ THỞ DIỄN RA TRONG MỘT THỜI GIAN DÀI VÀ MỨC ĐỘ KHÓ THỞ NGÀY

CÀNG TĂNG

KHÓ THỞ TĂNG KHI GẮNG SỨC HOẶC KHI NHIỄM TRÙNG PHẾ QUẢN PHỔI

GÕ VANG TRỐNG

RÌ RÀO PHẾ NANG GIẢM

RAN RÍT, RAN NGÁY, RAN ẨM RAN NỔ KHI CÓ BỘI NHIỄM PHỔI

DẤU HIỆU SUY TIM PHẢI

25Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở24 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 14: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

BỆNH VIỆN HUYỆN /TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN

CẦN LÀM GÌ

KHI NÀO CẦN CHUYỂN LÊN TUYẾN TRÊNBất kỳ trường hợp nào nghi ngờ mắc COPD

Bệnh nhân đã được chẩn đoán COPD nhưng điều trị không kiểm soát được bệnh

ĐỀ XUẤT VỀ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ VÀ DỰ PHÒNG Bệnh nhân có nguy cơ COPD nên được kiểm tra 3- 6 tháng một lần.

Nếu bệnh nhân hút thuốc thì cần được tư vấn bỏ thuốc trong mỗi lần khám bệnh

Tư vấn bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với khói, bụi, hoặc hơi hóa học, hoặc hoàn toàn tránh xa những chất này nếu có thể.

XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN

NHÓM NGUY CƠNgười bệnh đến TYT nếu có một trong những yếu tố sau: • Hút thuốc lá, thuốc lào (chủ động hay

thụ động) • Tiếp xúc với khói bụi độc hại nơi làm việc• Tiếp xúc với khói do đốt nhiên liệu

• Bị nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên khi còn nhỏ

• Cơ địa dị ứng • Nam giới >40 tuổi

TRẠM Y TẾ XÃ

Hỏi để phát hiện các triệu chứng:

- Ho - Khạc đờm - Khó thở

Khám lâm sàng cơ bản Nếu có dấu hiệu lâm sàng • Lồng ngực hình thùng • Gõ vang trống• Rì rào phế nang giảm

• Ran rít, ran ngáy, ran ẩm, ran nổ khi có bội nhiễm phế quản phổi

• Dấu hiệu suy tim phải: tím, phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi (ở giai đoạn muộn)

Khám 3- 6 tháng một lần KHÁM LÂM

SÀNG

Đo chức năng hô hấpX quang tim phổi

• Chụp X quang phổi để chẩn đoán phân biệt với bệnh phổi khác. Hình ảnh phổi bẩn, giãn phế nang, tim hình giọt nước là dấu hiệu nghi mắc COPD.

• Đo chức năng hô hấp

• Biểu hiện rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn sau nghiệm pháp giãn phế quản (400 mcg salbutamol hoặc 160mcg ipratropium khí dung hoặc phun hít với buồng đệm): chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) <70%.

• Đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở ở bệnh nhân có FEV1/FVC < 70%

Mức độ rối loạn thông khí tắc nghẽn Chỉ số

Mức độ 1 (nhẹ) FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyếtMức độ 2 (trung bình) 50% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyếtMức độ 3 (nặng) 30% ≤ FEV1 < 50% trị số lý thuyếtMức độ 4 (rất nặng) FEV1 < 30% trị số lý thuyết

Bảng đánh giá mức độ khó thở mMRC: Tích vào ô thích hợp (Độ 0-4) người bệnh tự đánh giá

mMRC độ 0 Tôi chỉ khó thở khi tập gắng sức nặng

mMRC độ 1 Tôi khó thở khi đi nhanh trên đường bằng hay đi lên dốc nhẹ

mMRC độ 2

Tôi đi bộ chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở hoặc phải dừng lại để thở khi đi cùng tốc độ của người cùng tuổi trên đường bằng

mMRC độ 3 Tôi dừng lại để thở sau khi đi bộ 100m hoặc vài phút trên đường bằng

mMRC độ 4Tôi khó thở nhiều đến nỗi không thể ra khỏi nhà hoặc tôi khó thở khi thay quần áo.

Phân loại mức độ nặng của bệnh theo GOLD 2017

A Ít triệu chứng, Nguy cơ thấp

B Nhiều triệu chứng, nguy cơ thấp

C Ít triệu chứng, nguy cơ cao

D Nhiều triệu chứng, nguy cơ cao

27Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở26 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 15: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

UNG THƯ KHOANG MIỆNG NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng

Ung thư khoang miệng (UTKM) là loại ung thư có tế bào ác trong khoang miệng (lưỡi, sàn miệng, lợi

hàm, niêm mạc má, khe liên hàm.

KHÁI NIỆM

Tỷ lệ mắc ở nam giới là 4,6/100.000 người và ở nữ là 1,7/100.000. Điều này có nghĩa trong 5.000 nam giới, cứ mỗi 05 năm thì lại có 1 người mắc bệnh và trong 5.000 phụ nữ, trong 10 năm thì có khoảng 1 phụ nữ mắc ung thư khoang miệng

TÌNH HÌNH MẮC

Tại tuyến chăm sóc ban đầu, không có xét nghiệm gì đặc hiệu

XÉT NGHỆM CẦN LÀM

Nhai trầuHút thuốc kéo dài, đặc biệt ở nam trên 40 tuổiUống rượu nhiều, kéo dàiNhiễm HPV do quan hệ tình dục qua đường miệngVệ sinh răng miệng kém

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Những biến chứng có thể xảy ra khi ung thư di căn là khó thở, khó nuốt, khó nói

CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP

Dấu hiệu quan trọng nhất là xác định được khối u trong miệng.

XUẤT HIỆN CÁC ĐỐM MÀU HỒNG HOẶC TRẮNG LÂU TRONG MIỆNG:

Xuất hiện các đốm màu hồng hoặc trắng lâu trong miệng: những đốm này không thể điều trị khỏi bằng các phương pháp thông thường như khử trùng tại chỗ.

CHẢY MÁU TRONG MIỆNG, KHẠC RA NƯỚC BỌT LẪN MÁU:

Nếu chảy máu trong miệng hoặc khạc ra nước bọt lẫn máu kéo dài thì có thể là một dấu hiệu của UTKM.

TÊ TRONG MIỆNG HOẶC KHÀN TIẾNG MẠN TÍNH:

UTKM có làm tổn thương các dây thần kinh cục bộ và làm cho miệng bị tê bì ở một số khu vực nhất định. Sự lan tỏa của ung thư cũng có thể thâm nhập vào các dây thanh âm dẫn tới giọng nói thay đổi

KHÓ NHAI HOẶC KHÓ NUỐT:

Ung thư có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai và nuốt của bệnh nhân. Ở giai đoạn cuối người bệnh có thể không ăn uống được và dẫn tới suy kiệt.

ĐAU TAI:

Sự thâm nhiễm của ung thư có thể gây ra đau quanh tai. Thấy u trong miệng: có thể thấy u sùi loét, hoặc thâm nhiễm gây chảy máu.

NỔI HẠCH Ở CỔ HOẶC PHẦN DƯỚI HÀM CỦA ĐẦU MẶT CỔ:

Cũng giống như bất kỳ loại ung thư nào, hệ bạch huyết sẽ bị tấn công đầu tiên trong quá trình di căn. Cần kiểm tra tất cả các hạch ở họng và cổ.

NỔI HẠCH Ở CỔ HOẶC Ở PHẦN DƯỚI HÀM Ở ĐẦU MẶT CỔ

ĐAU TAI

TÊ TRONG MIỆNG HOẶC KHÀN TIẾNG MẠN TÍNH

KHÓ NHAI HOẶC KHÓ NUỐT

XUẤT HIỆN CÁC ĐỐM MÀU HỒNG

HOẶC TRẮNG LÂU TRONG

MIỆNG, ĐIỀU TRỊ KHÔNG KHỎI

CHẢY MÁU TRONG MIỆNG, KHẠC RA NƯỚC BỌT LẪN MÁU

29Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở28 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 16: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

CẦN LÀM GÌ

KHI NÀO CẦN CHUYỂN LÊN TUYẾN TRÊN• Bất kỳ sự lở loét lâu, kéo dài nào trong miệng cũng cần được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra

• Sự xuất hiện của bất kỳ hạch nào ở vùng đầu mặt cổ mà không do nhiễm trùng đều phải được chuyển tuyến

THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ BỆNH NHÂN VÀ NHÓM NGUY CƠ • Kiểm tra miệng thường xuyên đối với những bệnh nhân có nguy cơ.

• Cải thiện vệ sinh răng miệng: đánh răng ít nhất 2 lần/ngày

• Ngừng hút thuốc

• Ngừng uống bia rượu

• Ngừng nhai trầu

XÉT NGHIỆM Ở TUYẾN CƠ SỞ

• Không có xét nghiệm nào đặc hiệu ở tuyến cơ sở.

• Các xét nghiệm sau này có thể bao gồm công thức máu toàn phần, xét nghiệm sinh hóa cơ bản, siêu âm và nội soi miệng. Chẩn đoán cuối cùng sẽ được thực hiện qua sinh thiết và phân tích mô học khối u.

NHÓM NGUY CƠNgười bệnh đến TYT nếu có một trong những yếu tố sau: • Nhai trầu• Hút thuốc kéo dài đặc biệt ở đàn ông

trên 40 tuổi• Uống rượu nhiều, kéo dài

• Nhiễm vi rút papilloma do sinh hoạt tình dục qua đường miệng

• Vệ sinh răng miệng kém

TRẠM Y TẾ XÃ

BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA UNG BƯỚU

HOẶC KHOA UNG BƯỚU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH

Hỏi phát hiện các triệu chứng:• Loét miệng trong vài tuần và được

điều trị nhưng không khỏi• Chảy máu trong miệng, khạc ra nước

bọt lẫn máu• - Miệng tê buốt, đau trong miệng - Hôi miệng, không ăn uống được Quan sát và thăm khám bằng ngón tay vùng môi và vùng hàm lợi phía

trước; ngửa cổ và quan sát vùng sàn miệng; hai bên má, kéo lưỡi ra ngoài quan sát kỹ hai mặt và bờ lưỡi: • Có các đốm màu hồng hoặc trắng

trong miệngSờ nắn: • Hạch ở cổ hoặc ở phần dưới hàm ở

đầu mặt cổ• Sờ thấy u trong miệng

KHÁM LÂM SÀNG

KHÁM LÂM SÀNG

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ

KHÁM 12 THÁNG/ LẦN

BỆNH VIỆN HUYỆN

31Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở30 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 17: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

UNG THƯ GIÁP TRẠNG NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng

KHÀN TIẾNG

NUỐT KHÓ

CÓ HẠCH Ở VÙNG CỔ

Ung thư giáp trạng (UTGT) là loại ung thư có tế bào ác tính ở tuyến giáp, chiếm khoảng 1-2 % trong các loại ung thư. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết

chính góp phần điều tiết sự chuyển hóa.

KHÁI NIỆM

Tỷ lệ mắc UTGT tại Việt Nam là 1,9/100.000 dân. Nữ mắc nhiều hơn nam. Tỷ lệ mắc chuẩn theo độ tuổi ở nữ là 8,4. Điều này có nghĩa là trung bình trong 5.000 phụ nữ thì cứ 02 năm sẽ có 01 phụ nữ trưởng thành mắc UTGT.

TÌNH HÌNH MẮC

- Siêu âm vùng cổ

- Chọc hút tế bào

XÉT NGHIỆM

Tiền sử gia đình có người bị UTGT

Tiếp xúc với chất phóng xạ

Có tiền sử bệnh tuyến giáp: u đơn nhân hoặc đa nhân tuyến giáp, Basedow

Chế độ ăn thiếu hụt i-ốt

Nhóm từ 7-20 tuổi và nhóm từ 40-60 tuổi

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH

• Ung thư di căn tới cơ quan khác và dẫn đến tử vong

• Suy giáp sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị

CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP

Bước quan trọng nhất cần thực hiện để phát hiện UTGT là khám tuyến giáp ở cổ dưới bằng cách nhìn và sờ.

KHÁM TUYẾN GIÁP ĐÚNG CÁCH

1. Để bệnh nhân ngồi thoải mái, bộc lộ toàn bộ vùng cổ

2. Quan sát: Có bất kỳ thay đổi nào trên vùng da phía ngoài tuyến giáp không? Bạn có thấy u hay biến dạng khi nhìn cổ từ bên kia không? Các khối u có thể xuất hiện rõ hơn trên cổ khi người bệnh nuốt (bạn có thể dùng một ly nước)

3. Sờ: Đứng phía sau bệnh nhân và dùng ngón trỏ và ngón giữa của hai bàn tay để nhẹ nhàng chạm vào khu vực trên hõm ức khoảng 2 cm để phát hiện các khối u ở cả hai bên thùy tuyến giáp. Cho bệnh nhân nuốt để kiểm tra chính xác tuyến giáp và phát hiện khối u. Bình thường, tuyến giáp rất mềm, và không thấy bất thường. Nếu trong lúc khám bạn sờ thấy khối u, cố gắng xác định chính xác vị trí u và yêu cầu bệnh nhân nuốt lại. Nếu khối u di chuyển khi bệnh nhân nuốt, thì khối u thường có liên quan đến tuyến giáp.

CÓ U TUYẾN GIÁP

TUYẾN GIÁP:

Bình thường, tuyến giáp nhỏ và không nhìn thấy được. Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tuyến giáp lớn hơn bình thường cần phải được kiểm tra. Nếu u nhỏ thì cần khám kỹ mới phát hiện ra, tuy nhiên nếu u có kích thước lớn hơn thì chỉ cần quan sát đã phát hiện ra có u.tuyến giáp.

KHÀN TIẾNG

UTGT có thể ảnh hưởng đến các dây thanh âm. Do đó giọng nói của bệnh nhân sẽ thay đổi so với thông thường.

NUỐT VƯỚNG

Do sự tì đè bất thường của u tuyến giáp vào thực quản do đó trong khi ăn bệnh nhân có thể cảm thấy bị vướng ở cổ.

CÓ HẠCH:

Trong trường hợp nghi ngờ mắc UTGT, phải kiểm tra xem có hạch ở vùng trước cổ dưới hoặc dọc theo cơ ức đòn chũm hai bên hay không.

33Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở32 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 18: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

CẦN LÀM GÌ

KHI NÀO CẦN CHUYỂN LÊN TUYẾN TRÊN• Bất kỳ bệnh nhân nào có dấu hiệu lâm sàng của bệnh tuyến giáp cần được chuyển lên tuyến trên.

THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ BỆNH NHÂN VÀ NHÓM NGUY CƠ • Bất kỳ bệnh nhân nào có nguy cơ mắc UTGT cao (mắc bệnh tuyến giáp không kiểm soát được, tiếp

xúc với iốt phóng xạ) cần kiểm tra 6 tháng/lần.

XÉT NGHIỆM Ở TUYẾN CƠ SỞ

• Nếu nghi ngờ mắc bệnh tuyến giáp, cần đo nồng độ TSH trong máu. Ngưỡng TSH thông thường là 0,4 đến 4 MIU/L..

• Đây là thông tin quan trọng để theo dõi và tiên lượng bệnh nhân sau điều trị.

Bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chụp xạ hình tuyến giáp.

Siêu âm vùng cổ để phát hiện u tuyến giáp và hạch vùng cổ.

Ngoài siêu âm tuyến giáp, bác sĩ chuyên khoa cần chọc hút bằng kim nhỏ để chẩn đoán chính xác.

Ngoài siêu âm tuyến giáp, bác sĩ chuyên khoa cần thực hiện sinh thiết kim nhỏ để xác định đặc tích của hạch và đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

NHÓM NGUY CƠNgười bệnh đến TYT nếu có một trong những yếu tố sau: • Tiền sử gia đình có người bị ung thư

tuyến giáp• Tiếp xúc với chất phóng xạ

• Có tiền sử bệnh tuyến giáp: U đơn nhân hoặc đa nhân tuyến giáp, Basedow

• Chế độ ăn thiếu hụt i-ốt

TRẠM Y TẾ XÃ

Nếu có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ

BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA UNG BƯỚU

HOẶC KHOA UNG BƯỚU BỆNH VIỆN TỈNH

Khám cổ và tuyến giáp: • Tuyến giáp to hơn bình thường • U nổi lên, thay đổi hình dạng ở vùng tuyến giáp • Có thể sờ thấy u tuyến giáp khi nuốt

KHÁM LÂM SÀNG

KHÁM MỘT NĂM/LẦN

Siêu âm tuyến giáp: • Nếu nghi ngờ ung thư tuyến giáp

Siêu âm tuyến giáp: • Nếu kết quả

bình thường

Lâm sàng nghi ngờ Nếu biểu hiện lâm sàng bình thường

KHÁM LẠI SAU 6 THÁNG

Các dấu hiệu khác:• Nói khàn • Nuốt vướng

BỆNH VIỆN HUYỆN

35Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở34 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 19: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

UNG THƯ VÚ NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG

HẠCH Ở NÁCH HOẶC HẠCH THƯỢNG ĐÒN TO

Ung thư vú (UTV) là bệnh lý với việc xuất hiện các tế bào ác tính từ các ống dẫn sữa hoặc các tiểu thùy của vú. UTV là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ nhiều nước

trên thế giới.KHÁI NIỆM

Tỷ lệ mắc UTV tại Việt Nam là khoảng 29.9/100.000 phụ nữ

Điều này có nghĩa là trong 5000 phụ nữ thì cứ hai năm sẽ có khoảng 3 trường hợp bị mắc.

TÌNH HÌNH MẮC

Tiền sử gia đình có người thân bị UTV, liên quan nhiều đến yếu tố gien Phụ nữ trên 30 tuổi (ung thư vú cũng có thể xảy ra ở nam giới).Sử dụng estrogen kéo dàiPhụ nữ không sinh con, không cho con bú Tiền sử bị các bệnh tại vú như tắc tia sữaTiền sử ung thư nội mạc tử cungTiền sử ung thư buồng trứngĐã từng tiếp xúc hoặc xạ trị tại vùng ngực Uống nhiều rượu biaPhẫu thuật thẩm mỹ ngực tiêm silicon trực tiếp

YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH

NẾU CÓ BẤT KỲ TRIỆU CHỨNG NÀO DƯỚI ĐÂY, CẦN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH LÊN TUYẾN TRÊN:

Sần da cam trên bề mặt của vú: da bề mặt vú trông giống như vỏ cam, với những nốt sần nhỏ

Thay đổi màu sắc trên da của vú: màu sắc ở một số vùng da vú có thể thay đổi do bên dưới có ung thư

Một bên vú dày, chắc hơn bên kia: do sự phát triển của khối u, khi sờ một bên vú có thể cảm thấy khác so với bên kia. Khi bình thường, sờ hai vú đều thấy như nhau.

Một bên vú to lên: giống như trong các triệu chứng ở trên, hai vú không đều nhau. Một bên có thể to hơn do khối u đang phát triển.

Một bên vú bị lõm xuống bất thường: sự thay đổi trong các mô vú và các tuyến của nó do ung thư gây ra có thể làm cho vú lõm xuống.

Núm vú tụt: ung thư có thể làm núm vú tụt vào bên trong

Thay đổi hình dạng núm vú: giống như các triệu chứng ở trên, do sự tấn công của ung thư, núm vú có thể thay đổi hình dạng - đặc biệt là so với núm vú kia.

Sưng quầng vú, chảy dịch ở núm vú: ung thư có thể gây viêm hoặc nhiễm trùng cục bộ dẫn đến sưng quầng vú hoặc núm vú, và có dịch chảy ra từ núm vú, kể cả máu.

HẠCH Ở NÁCH HOẶC HẠCH THƯỢNG ĐÒN TO:Hạch ở nách hoặc hạch thượng đòn to: ung thư khi phát triển, dấu hiệu đầu tiên của UTV di căn là hệ thống bạch huyết, cụ thể là hạch nách. Hạch to hơn bình thường, và không đàn hồi.

Khám ngực phải được thực hiện đúng cách, lần lượt nắn và ấn nhẹ từng góc của vú một.

Cũng như đối với bất kỳ loại ung thư nào khác, UTV sẽ lan tỏa trong hệ thống (di căn). UTV nếu không được điều trị có thể gây tử vong.

Hội chứng cận ung thư, tăng canxi huyết

• SỜ THẤY U VÚ• SẦN DA CAM TRÊN BỀ MẶT CỦA VÚ • THAY ĐỔI MÀU SẮC TRÊN DA CỦA VÚ • MỘT BÊN VÚ DÀY, CHẮC HƠN BÊN KIA• MỘT BÊN VÚ TO LÊN • MỘT BÊN VÚ BỊ LÕM XUỐNG BẤT THƯỜNG• NÚM VÚ TỤT • THAY ĐỔI HÌNH DẠNG NÚM VÚ• SƯNG QUẦNG VÚ, CHẢY DỊCH Ở NÚM VÚ

KHÁM VÚ ĐÚNG CÁCH

1. Bệnh nhân ngồi hai tay buông xuôi, cởi bỏ áo toàn bộ nửa trên cơ thể

2. Hỏi người bệnh có thấy gì bất thường ở một bên vú hay không? Đã có tiền sử phẫu thuật ở vú chưa?

3. Quan sát hai vú và so sánh kích thước và hình dạng xem có gì khác thường không

4. Khám vú bằng tay, từng bên một. Nhân viên y tế dùng một tay nhẹ nhàng đỡ phần dưới vú, dùng bốn ngón tay của bàn tay kia để khám từng phần của vú, sau đó kiểm tra hạch ở nách.

CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP

Triệu chứng

37Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở36 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 20: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

CẦN LÀM GÌ

QUẢN LÝ VÀ THEO DÕI NGƯỜI BỆNH VÀ NHÓM NGUY CƠ • Nên thực hiện sàng lọc lâm sàng với những phụ nữ tuổi từ 20 trở lên

• Những phụ nữ có nguy cơ và phụ nữ trên 40 tuổi nên chụp X quang vú 01 năm/lần

• Những phụ nữ có triệu chứng nghi ngờ UTV nhưng kết quả siêu âm vú và chụp X quang vú âm tính nên khám lại sau 3 hoặc 6 tháng

• Phụ nữ nên học cách tự khám vú

XÉT NGHIỆM

Siêu âm vú xác định u

Chụp X quang tuyến vú có thể phát hiện tổn hương ngay cả khi lâm sàng chưa sờ thấy u.

Có thể làm sinh thiết do bác sỹ chuyên khoa thực hiện.

NHÓM NGUY CƠNgười bệnh đến TYT nếu có một trong những yếu tố sau: - Tiền sử gia đình có người bị ung thư vú;

liên quan nhiều đến yếu tố di truyền; Phụ nữ trên 30 tuổi (UT vú có thể ở nam giới)

- Sử dụng estrogen kéo dài; Phụ nữ không sinh con, không cho con bú

- Tiền sử bị các bệnh tại vú như tắc tia sữa- Tiền sử ung thư nội mạc tử cung- Tiền sử ung thư buồng trứng- Đã từng tiếp xúc hoặc xạ trị tại

vùng ngực- Uống rượu nhiều

TRẠM Y TẾ XÃ

CHUYỂN NGƯỜI BỆNH TỚI BỆNH VIỆN HUYỆN NẾU CÓ MỘT TRONG NHỮNG TRIỆU CHỨNG Ở TRÊN

Dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ

Không có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ

- Siêu âm vú: có hình ảnh u đặc hoặc u nang

- Chụp X quang tuyến vú (mamography): thấy tổn thương đặc hoặc nang không đơn thuần

- Siêu âm vú : âm tính

- Chụp Xquang tuyến vú: bình thường

KHÁM LẠI SAU 3- 6 THÁNG

BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA

HOẶC KHOA UNG BƯỚU BỆNH VIỆN

ĐA KHOA TỈNH

Quan sát vú khi người bệnh ở tư thế ngồi hai tay buông xuôi: nếu có một trong những triệu chứng: - Thay đổi màu sắc trên da của vú – sần da cam - Một bên vú to lên- Núm vú tụt

- Thay đổi hình dạng núm vú, loét núm và quầng vú

- Sưng quầng vú, chảy dịch ở một bên vú- Sờ thấy: Hạch ở nách hoặc hố trên đòn to

KHÁM LÂM SÀNG

KHÁM MỘT NĂM/LẦN

39Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở38 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 21: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng

ĐI NGOÀI RA MÁU

TÁO BÓN, ĐẦY HƠI

ĐAU BỤNG KÉO DÀI

VẪN CẢM THẤY ĐẦY BỤNG

(RUỘT KHÔNG RỖNG) SAU KHI

ĐẠI TIỆN

TIÊU CHẢY MẠN TÍNH

SỜ THẤY U KHI THĂM KHÁM TRỰC TRÀNG BẰNG NGÓN

TAY

MỆT MỎI, GIẢM CÂN KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN

THIẾU MÁU

Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là sự gia tăng ác tính của các tế bào biểu mô của đại tràng. Nó có thể được điều trị hiệu quả nếu được chẩn đoán sớm

KHÁI NIỆM

Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở nam là 19 và nữ là 14,7, có nghĩa là mỗi năm cứ trong 5.000 người nam trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh và trong 5.000 nữ trưởng thành thì cứ 02 năm có khoảng 1 người mắc bệnh.

TÌNH HÌNH MẮC

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (gFOBT)

Siêu âm ổ bụng

Soi đại tràng sigma (nên làm 5 năm một lần)

Soi đại tràng (10 năm một lần)

Chụp Ba rít đối quang kép (làm 5 năm một lần)

XÉT NGHIỆM

Tiền sử gia đình có người bị UTĐTTPolyp đại tràngChế độ ăn nhiều chất béo, chất đạm động vật, ít xơViêm đại tràng mãn tínhĐã từng bị ung thư vú, buồng trứng hay tử cung trước đây (ở phụ nữ)Trên 45 tuổi

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH

• Tắc ruột, thủng ruột, chảy máu do u

• Ung thư di căn dẫn đến tử vong

CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP

Có thể dễ dàng phát hiện ung thư trực tràng giai đoạn đầu thông qua thăm khám trực tràng bằng ngón tay. Triệu chứng chính cần chú ý trong khi hỏi người bệnh là đi ngoài ra máu.

THĂM KHÁM TRỰC TRÀNG BẰNG NGÓN TAY

1. Để người bệnh nằm nghiêng sang bên phải trên bàn khám, chân trái gấp, chân phải duỗi thẳng. Hoặc để người bệnh nằm ở tư thế quỳ gối-ngực (hai chân khum dưới ngực) trên bàn khám, mặt úp xuống (khám dễ hơn nhưng nhưng bệnh nhân không thoải mái bằng tư thế trên).

2. Bôi một ít dầu nhờn vào ngón trỏ và yêu cầu bệnh nhân hít thở sâu, đưa ngón tay vào thẳng xuống (vị trí 6h). 3. Đánh giá cơ thắt ngoài, sau đó yêu cầu bệnh nhân chồm lên phía trước và cảm nhận sự bó hẹp của cơ thắt. 4. Sờ/nắn tuyến tiền liệt nếu bệnh nhân cảm thấy có những bất thường. 5. Thăm khám thành trực tràng từ vị trí 6h (theo chiều kim đồng hồ) đến vị trí 12h. Sau đó quay lại vị trí 6h và thăm khám nửa

kia của thành trực tràng xem có cục, hạch hay tổn thương nào không.Lưu ý: Không chỉ thực hiện đơn thuần thăm trực tràng mà vẫn phải kết hợp với các xét nghiệm và biện pháp khác để chuẩn đoán

ĐI NGOÀI RA MÁU:

Sự xuất hiện của máu trong phân người bệnh là một dấu hiệu phổ biến nhất vì ung thư có thể gây chảy máu. Tất nhiên đi ngoài ra máu không phải lúc nào cũng liên quan đến ung thư (nó có thể liên quan đến viêm nhiễm đại tràng, hoặc bệnh trĩ).

TÁO BÓN, ĐẦY HƠI:

Đây là do tác động cơ học của ung thư vì khối u có thể ngăn chặn sự chuyển động bình thường của đại tràng.

ĐAU BỤNG KÉO DÀI:

Ung thư có thể gây đau đớn, do tác động cơ học hoặc do viêm nhiễm

CẢM THẤY ĐẦY BỤNG (CHƯỚNG BỤNG) SAU KHI ĐI VỆ SINH:

Khối u có thể gây ra cảm giác như có phân trong trực tràng

RỐI LOẠN ĐẠI TIỆN:

Là hậu quả của việc viêm nhiễm do ung thư gây ra

MỆT MỎI, GIẢM CÂN KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN:

điều này là do tác động của ung thư đối với sự trao đổi chất chung của bệnh nhân. Cơ thể phải tiêu tốn thêm một lượng năng lượng để chống lại bệnh ung thư. Đây là một dấu hiệu gián tiếp của ung thư tiến triển.

SỜ THẤY U KHI THĂM KHÁM TRỰC TRÀNG BẰNG NGÓN TAY:

Sẽ dễ dàng nhận thấy khối u nếu nó nằm trong trực tràng. Điều quan trọng là phải xác định vị trí của nó vì điều này sẽ có ích cho các xét nghiệm sau này. Đây cũng là cơ hội để kiểm tra tuyến tiền liệt nam giới.

41Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở40 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 22: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

CẦN LÀM GÌ

KHI NÀO CẦN CHUYỂN LÊN TUYẾN TRÊN• Kết quả xét nghiệm FOBT dương tính (Có máu trong phân)

• Các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ dựa trên thăm khám lâm sàng

• Có máu trong phân, kể cả khi kết quả xét nghiệm Guaiac âm tính.

THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH VÀ NHÓM NGUY CƠ

• Hàng năm kiểm tra trực tràng bằng ngón tay và khám đầy đủ cho những bệnh nhân có nguy cơ cao

• Soi đại tràng sigma 5 năm/lần đối với bệnh nhân có nguy cơ, nội soi đại tràng 10 năm/lần, hoặc chụp hình quang tuyến 5 năm/lầ.

XÉT NGHIỆM Ở TUYẾN CƠ SỞ

Xét nghiệm tìm máu trong phân (FOBT): để khẳng định máu trong phân. Lưu ý hỏi tiền sử BN có ăn tiết canh hoặc các món ăn có tiết sống hay không vì xét nghiệm cần được thực hiện ít nhất 2 ngày sau khi ăn những món đó để đảm bảo độ đặc hiệu của xét nghiệm.

Ở tuyến trên, cần thể thực hiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm ổ bụng, chụp Ba rít đối quang kép, soi đại tràng sigma, nội soi đại tràng, hoặc chụp hình quang tuyến. Những dịch vụ này cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

NHÓM NGUY CƠNgười bệnh đến TYT nếu có một trong những yếu tố sau: • Tiền sử gia đình có người bị ung thư

đại trực tràng• Polyp đại tràng• Chế độ ăn nhiều chất béo, chất đạm

động vật, ít xơ

• Viêm đại tràng mãn tính• Đã từng bị ung thư vú, buồng trứng

hay tử cung (ở phụ nữ)• Trên 45 tuổi

TRẠM Y TẾ XÃ

BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA

HOẶC KHOA UNG BƯỚU BỆNH VIỆN

ĐA KHOA TỈNH

KHÁM LÂM SÀNG

KHÁM MỘT NĂM/LẦN

BỆNH VIỆN HUYỆN

Siêu âm ổ bụng nếu nghi ngờ

Có thể làm các kỹ thuật sau: 1. Thăm trực tràng bằng ngón tay 2. Chụp Ba rít đối quang kép: làm 5 năm/ lần3. Soi đại trực tràng: làm 5 năm một lần

Nếu dương tính Nếu âm tính

Nếu có hình ảnh nghi ngờ

Nếu kết quả bình thường và Lâm sàng nghi ngờ

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (Guaiac-based fecal occult blood testing (FOBT) làm hàng năm

Khám lại sau 12 tháng ?

• Đi ngoài ra máu• Táo bón, đầy hơi• Vẫn cảm thấy đầy bụng (ruột không rỗng) sau khi

đại tiện

• Đau bụng kéo dài• Tiêu chảy mạn tính• Mệt mỏi, giảm cân không rõ

nguyên nhân • Nổi u cục vùng bụng

Thăm trực tràng bằng ngón tay: thấy bất thường, có u

Hỏi bệnh, phát hiện các triệu chứng:

43Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở42 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 23: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là sự gia tăng tế bào ác tính ở cổ tử cung. Bệnh có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm

KHÁI NIỆM

Tỷ lệ mắc chuẩn theo độ tuổi ở phụ nữ Việt Nam là 13,6. Điều này có nghĩa là trong 5.000 phụ nữ thì cứ mỗi năm sẽ có khoảng 1 phụ nữ mắc UTCTC.

TÌNH HÌNH MẮC

1. Nghiệm pháp axit axetic (VIA) hoặc nghiệm pháp VILI (quan sát CTC sau khi bôi dung dịch Lugol-iodine 5%)

2. Phết tế bào cổ tử cung (PAP Smear)

XÉT NGHỆM CẦN LÀM

Bắt đầu quan hệ tình dục sớm, có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục không an toànUTCTC có liên quan đến sự nhiễm trùng đường âm đạo do virút papillomavirusSinh đẻ nhiềuThiếu chăm sóc vệ sinh sau giao hợp, vệ sinh sinh dục kémNhững người nhiễm HPV týp 16,18Phụ nữ trên 30 tuổiSuy giảm miễn dịch

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

1. Thiều máu do chảy áu kéo dài

2. Suy thận do u xâm lấn niệu quản

3. Di căn ung thư và hạch và vào tạng

CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP

Ra máu âm đạo bất thường giữa các kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục, ra máu sau khi mãn kinh: ung thư sẽ làm tổn thương cổ tử cung, dẫn đến viêm nhiễm cục bộ và chảy máu. Đây là lý do vì sao sau khi quan hệ tình dục, cổ tử cung - do có sự xâm nhập - có thể bị chảy máu, hoặc cổ tử cung sẽ chảy máu liên tục giữa hai kỳ kinh. Triệu chứng này chỉ có thể được phát hiện khi hỏi bệnh nhân.

Bất thường chảy máu âm đạo giữa các giai đoạn hoặc sau khi quan hệ tình dục: ung thư sẽ làm vỡ cổ tử cung và có thể gây viêm cục bộ và chảy máu. Đây là lý do vì sao sau khi quan hệ tình dục, cổ tử cung, vì cơ chế thâm nhập, có thể bị chảy máu, hoặc cổ tử cung sẽ chảy máu spontaneoulsy giữa các giai đoạn. Triệu chứng này chỉ có thể được tìm thấy trong một cuộc điều tra có hệ thống của bệnh nhân.

Dịch tiết âm đạo có mùi hôi: ung thư cũng như các viêm nhiễm liên quan và chấn thương cục bộ ở màng cổ tử cung có thể gây mất cân bằng ở bề mặt âm đạo. Điều này sẽ gây ra dịch tiết âm đạo bất thường, thường là sẽ có mùi hôi, và có thể màu nâu, nhưng cũng có thể màu hồng. Dấu hiệu này có thể được phát hiện trong quá trình kiểm tra âm đạo hoặc hỏi bệnh nhân.

RA MÁU ÂM ĐẠO BẤT THƯỜNG GIỮA CÁC KỲ KINH HOẶC SAU KHI QUAN HỆ

TÌNH DỤC

RA MÁU ÂM ĐẠO SAU KHI MÃN KINH

KHÍ HƯ ÂM ĐẠO CÓ MÙI HÔI

QUAN SÁT ÂM ĐẠO BẰNG MỎ VỊT THẤY SÙI HOẶC LOÉT CỔ

TỬ CUNG

Soi âm đạo thấy loét cổ tử cung. Cổ tử cung bình thường có màu hồng, trơn và đồng nhất, không có dịch tiết, không chảy máu và không loét bề mặt

UTCTC có hình ảnh trầy xước, loét hoặc chảy máu cục bộ ở biểu mô cổ tử cung. Đôi khi, khó phát hiện ra chứng loạn sản sớm. Nghiệm pháp trực quan bằng Axit Axetic (VIA) hoặc Lugol-Iodine (VILI) sẽ giúp xác định sớm hình ảnh loạn sản.

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

45Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở44 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 24: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

CẦN LÀM GÌ

KHI NÀO CẦN CHUYỂN LÊN TUYẾN TRÊN• Nếu có triệu trứng lâm sàng nghi ngờ

• Kết quả nghiệm pháp VIA hoặc VILI dương tính

• Kết quả PAP smear dương tính thì cần chuyển bệnh nhân tới bác sĩ chuyên khoa (bác sĩ phụ khoa - ung bướu)

• Kết quả xét nghiệm HPV dương tính thì cần chuyển bệnh nhân tới BS chuyên khoa (BS Phụ khoa hoặc Ung bướu)

THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ BỆNH NHÂN VÀ NHÓM NGUY CƠ • Đối với phụ nữ có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ, thực hiện PAP smear mỗi năm một lần từ tuổi 30 trở đi

• Tiêm vắc xin HPV cho phụ nữ độ tuổi 12-26 hiện đang âm tính với HPV.

XÉT NGHIỆM Ở TUYẾN CƠ SỞ

• Nghiệm pháp trực quan bằng Axit Axetic (VIA): bạn có thể thực hiện nghiệm pháp VIA để xác định các dấu hiệu sớm của dị sản hoặc khẳng định ung thư. Nghiệm pháp này đơn giản và nhanh, và cần được chỉ định bất cứ khi nào có triệu chứng lâm sàng nghi mắc ung thư thông qua hỏi bệnh nhân hoặc kết quả soi âm đạo.

• Nghiệm pháp trực quan bằng Lugol Iodine (VILI): VILI là một nghiệm khác khác để quan sát ung thư hoặc tiền ung thư cổ tử cung. Không cần thiết thực hiện cả VIA lẫn VILI. Thường thì VIA hay được thực hiện hơn, trước khi phết tế bào cổ tử cung (PAP Smear) để khẳng định ung thư.

• Phết tế bào cổ tử cung (PAP smear): Đây là sự kiểm tra mô học tế bào cổ tử cung. Nó sẽ khẳng định sự nghi ngờ ung thư. Việc lấy mẫu do một cán bộ y tế được đào tạo thực hiện, và mẫu phải được giữ trong điều kiện tốt nhất trước khi chuyển tới phòng thí nghiệm.

• Xét nghiệm nhanh HPV: HPV là một yếu tố nguy cơ quan trọng trong sự phát triển của UTCTC. Việc xét nghiệm virút này ở phụ nữ chưa bị ung thư sẽ giúp việc theo dõi và lên kế hoạch chủng ngừa cho phụ nữ đó trong tương lai. Nếu kết quả xét nghiệm HPV dương tính thì cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ, còn nếu kết quả âm tính thì người được xét nghiệm nên đi tiêm chủng.

NHÓM NGUY CƠNgười bệnh đến TYT nếu có một trong những yếu tố sau: • Bắt đầu quan hệ tình dục sớm, có nhiều

bạn tình và quan hệ tình dục không an toàn

• UTCTC có liên quan đến sự nhiễm trùng đường âm đạo do virút papillomavirus

• Sinh để nhiều • Thiếu chăm sóc vệ sinh sau giao hợp,

vệ sinh sinh dục kém • HPV + • Phụ nữ trên 30 tuổi

TRẠM Y TẾ XÃ

BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA HOẶC KHOA UNG

BƯỚU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH

NGHIỆM PHÁP AXIT AXETIC: (VIA) HOẶC NGHIỆM PHÁP TRỰC QUAN BẰNG LUGOL IDONINE: (VILI)

Nếu có dấu hiệu lâm sàng hoặc VIA/VILI dương tinh

Soi cổ tử cung và PAP smear (Phiến đồ âm đạo)

Hỏi bệnh, phát hiện các triệu chứng: • Ra máu âm đạo bất thường giữa các kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục• Khí hư âm đạo có mùi hôi

KHÁM LÂM SÀNG

Nếu kết quả soi CTC có bình thường hoặc PAP âm tính

Nếu kết quả soi CTC có bất thường hoặc PAP smear dương tính

Kết quả nghiệm pháp VIA dương tính nếu có các mảng màu trắng, ranh giới rõ nổi hẳn lên.

Khám lại sau 12 tháng đối với những phụ nữ có ít nhất một yếu tố nguy cơ

BỆNH VIỆN HUYỆN

47Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở46 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 25: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG

TIỂU KHÓ, TIA NƯỚC TIỂU YẾU, TIỂU

NHIỀU LẦN VÀO BAN ĐÊM

ĐAU KHI ĐI TIỂU

TIỂU RA MÁU: CÓ MÁU TRONG

NƯỚC TIỂU

HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC SUY GIẢM

THĂM TRỰC TRÀNG BẰNG TAY THẤY

CÁC NỐT CỨNG BẤT THƯỜNG TRÊN BỀ

MẶT TIỀN LIỆT TUYẾN

Ung thư tiền liệt tuyến (UTTLT) là ung thư của tuyến sản sinh tinh dịch là thành phần dinh dưỡng của tinh trùng. Tuyến tiền liệt nằm dưới bàng quang.

Đây là loại ung thư phổ biến ở nam giới. UTTLT ở người trên 80 tuổi rất hiếm xảy ra.

KHÁI NIỆM

TÌNH HÌNH MẮC

- Nam giới trên 50 tuổi - Chế độ ăn nhiều mỡ

- Tiền sử gia đình có người bị UTTLT

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH

Hầu hết các triệu chứng của UTTTL liên quan đến sự chèn ép của tuyến tiền liệt và các khối u của nó lên niệu đạo. Về cơ bản, nước tiểu không thoát ra khỏi bàng quang vì tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo đã cản trở dòng chảy của nó. Các triệu chứng thể hiện tương tự như các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính. Chẩn đoán khẳng định UTTLT sau khi có đầy đủ các xét nghiệm. Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ là trên 80% trường hợp UTTLT được phát hiện mà không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào.

THĂM KHÁM TRỰC TRÀNG BẰNG NGÓN TAY:

1. Để người bệnh nằm nghiêng sang bên phải trên bàn khám, chân trái gấp, chân phải duỗi thẳng. Hoặc để người bệnh nằm ở tư thế quỳ gối-ngực (hai chân khum dưới ngực) trên bàn khám, mặt úp xuống (khám dễ hơn nhưng nhưng bệnh nhân không thoải mái bằng tư thế trên).

2. Bôi một ít dầu nhờn vào ngón trỏ và yêu cầu bệnh nhân hít thở sâu, đưa ngón tay vào thẳng xuống (vị trí 6h). 3. Đánh giá cơ thắt ngoài, sau đó yêu cầu bệnh nhân chồm lên phía trước và cảm nhận sự bó hẹp của cơ thắt. 4. Sờ/nắn tuyến tiền liệt nếu bệnh nhân cảm thấy có những bất thường. 5. Thăm khám thành trực tràng từ vị trí 6h (theo chiều kim đồng hồ) đến vị trí 12h. Sau đó quay lại vị trí 6h và thăm khám nửa

kia của thành trực tràng xem có cục, hạch hay tổn thương nào không.Lưu ý: Cần mô tả tuyến tiền liệt về kích thước, độ nhẵn bề mặt của tuyến, mật độ cứng hay mềm

Tiểu khó được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau, từ sự suy yếu của dòng nước tiểu khi bệnh nhân đi tiểu, hoặc người bệnh đi vệ sinh nhiều lần vào ban đêm do bàng quang không hết nước tiểu hoàn toàn, đến gây ra khó chịu và đau đớn khi bệnh nhân đi tiểu. Thông thường, các triệu chứng phát triển, nhưng có thể tiến triển thành bệnh bí tiểu vì trở ngại của khối u trở nên quá lớn để nước tiểu đi ra khỏi bàng quang. Loại thứ hai là trường hợp khẩn cấp đòi hỏi phải có hành động ngay lập tức.

Huyết niệu, có nghĩa là xuất hiện máu trong nước tiểu, có thể diễn ra trong tiến triển của UTTLT. Nó liên quan đến xuất huyết cục bộ do ung thư gây ra và lan tỏa trong nước tiểu. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là nhiều bệnh khác có thể gây huyết niệu, chẳng hạn như sỏi thận, viêm nhiễm bàng quang hay ung thư bàng quang.

Một yếu tố quan trọng trong khám lâm sàng cho bất kỳ nam giới nào trên 50 tuổi, và cho bất kỳ nam giới nào nghi mắc UTTLT là thăm khám trực tràng bằng tay. Trong quá trình thăm khám, có thể phát hiện những bất thường của tuyến tiền liệt ở mặt trước của trực tràng, ví dụ như có hạch hoặc tuyến tiền liệt bị cứng.

Tỷ lệ mắc chuẩn theo độ tuổi là 4,7. Điều này có nghĩa là trung bình trong 5000 nam giới, cứ 5 năm sẽ có khoảng 1 người mắc UTTLT.

Bệnh bí tiểu cơ học gây ra bởi các cản trở của khối u đổi với dòng chảy của nước tiểu là một biến chứng chính có thể dẫn đến chấn thương bàng quang, rối loạn chức năng thận và hôn mê do xung huyết.

Sự lây lan của ung thư có thể gây tử vong, nhưng chủ yếu ở những bệnh nhân phát triển ung thư ở tuổi sớm (dưới 60 tuổi). Nếu bệnh nhân được chẩn đoán UTTLT khi lớn tuổi hơn, thì khi đó UTTLT không còn ác tính nữa và nguy cơ tử vong do ung thư giảm xuống còn 0.

CÁC BIẾN CHỨNG

Triệu chứng

49Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở48 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 26: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

CẦN LÀM GÌ

XÉT NGHIỆM

Nên làm xét nghiệm PSA khi có dấu hiệu nghi ngờ UTTLT hoặc với người có yếu tố nguy cơ. Nếu giá trị PSA ≥ 4 mg/dL thì tức là nghi mắc UTTLT, cần chuyển người bệnh lên tuyến trên.

Bác sĩ chuyên khoa cần thực hiện một số xét nghiệm khác sau khi chuyển tuyến người bệnh, bao gồm siêu âm trực tràng – tiền liệt tuyến (sinh thiết nếu cần thiết), hoặc chụp cắt lớp vi tính vùng chậu

NHÓM NGUY CƠNgười bệnh đến TYT nếu có một trong những yếu tố sau: • Nam giới trên 50 tuổi• Chế độ ăn nhiều mỡ

• Tiền sử gia đình có người bị ung thư tuyến tiền liệt

TRẠM Y TẾ XÃ

BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA UNG BƯỚU

HOẶC KHOA UNG BƯỚU BỆNH VIỆN

ĐA KHOA TỈNH

KHÁM LÂM SÀNG

KHÁM MỘT NĂM/LẦN

Thăm khám trực tràng bằng tay thấy các nốt cứng bất thường trên bề mặt tiền liệt tuyến

hoặc thấy u cục

- Siêu âm bàng quang – tiền liệt tuyến - Siêu âm nội trực tràng - XN chất chỉ điểm khối U PSA: ≥ 4ng/dL - Chụp cắt lớp vi tính vùng chậu – trực tràng

Nếu một trong các kết quả có nghi ngờ

Nếu có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ

Nếu dấu hiệu lâm sàng bình thường

Khám lại sau 12 tháng

PSA <4mg/dl

QUẢN LÝ VÀ THEO DÕI NGƯỜI BỆNH VÀ NGƯỜI CÓ NGUY CƠ • Thường xuyên thăm khám trực tràng-tuyến tiền liệt bằng tay đối với người trên 50 tuổi (để phát

hiện cả ung thư trực tràng) ít nhất 1 năm một lần

• Xét nghiệm PSA 1 năm một lần đối với người trên 50 tuổi

• Những người nghi mắc UTTLT - dựa trên kết quả khám lâm sàng hoặc xét nghiệm PSA: nên chuyển đến bác sỹ chuyên khoa.

BỆNH VIỆN HUYỆN /TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN

51Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở50 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 27: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

THƯỜNG XUYÊN BUỒN CHÁN, MỆT MỎI:

đây là những dấu hiệu rõ ràng nhất của trầm cảm. Bệnh nhân cảm thấy luôn buồn chán, có thể khóc rất nhiều không rõ lý do gì (triệu chứng này khác với đau buồn của những người bị mất mát hoặc có người thân tử vong). Bên cạnh đó, bệnh nhân cảm thấy luôn thờ ơ, không quan tâm đến những thứ mà mình đã từng thích thú trước khi bắt đầu trầm cảm.

LO ÂU, DỄ NỔI CÁU:

bệnh nhân trầm cảm cũng có thể luôn cảm thấy lo âu, và cũng không rõ lý do. Họ có thể dễ nổi cáu, tâm trạng không ổn định.

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ:

Gần đây bệnh nhân có thể cảm thấy khó ngủ, hay ngủ không yên giấc. Hoặc ngược lại, bệnh nhân có thể ngủ nhiều hơn bình thường, kể cả ban ngày

CHÁN ĂN:

Do năng lượng thấp và thờ ơ với mọi thứ, bệnh nhân có thể không muốn ăn nữa, hoặc ăn ít hơn bình thường.

HIỆU QUẢ LÀM VIỆC/HỌC TẬP GIẢM SÚT:

Trầm cảm làm suy giảm khả năng trí tuệ, đặc biệt là khả năng tập trung. Hậu quả là, bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi làm việc, đọc sách hay học tập.

GIẢM HAM MUỐN TÌNH DỤC:

Hậu quả của năng lượng thấp là giảm ham muốn tình dục ở những bệnh nhân đã bị mất hứng thú đối với hoạt động tình dục.

MUỐN CHẾT:

Điều này rất phổ biến ở bệnh nhân trầm cảm, và luôn phải kiểm tra một cách rõ ràng và trực tiếp. Bệnh nhân trầm cảm trầm trọng có thể nghĩ đến việc tự sát, hoặc thậm chí lên kế hoạch cho cái chết của mình. Cần phải biết về ý định của bệnh nhân và can thiệp phù hợp bằng cách chuyển bệnh nhân tới bác sĩ tâm thần nếu bệnh nhân thể hiện rõ mong muốn chết. Tự sát rất phổ biến trong trầm cảm, và có thể coi là hậu quả nguy hiểm nhất của bệnh này.

TRẦM CẢM NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, biểu hiện lâm sàng kéo dài ít nhất 2 tuần với các triệu chứng như: buồn chán, giảm hoạt động, dễ mệt mỏi, rối loạn giấc

ngủ…có nguy cơ tự tử cao khi không được phát hiện điều trị kịp thời.KHÁI NIỆM

Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến 3-5% dân số ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời của họ

Điều này có nghĩa là trong một cộng đồng 5.000 người thì có 250 người mắc trầm cảmTÌNH HÌNH MẮC

Không có xét nghiệm đặc hiệu

XÉT NGHỆM CẦN LÀM

Tiền sử gia đình có người trầm cảm hoặc các rối loạn tâm trạng khác

Trước đây đã từng bị trầm cảm

Stress (khi người bệnh có sự mất mát gần đây)

Các bệnh mạn tínhCÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Tự tử

Giảm sút hiệu quả lao động và học tập

Cách biệt cuộc sống xã hội CÁC BIẾN CHỨNG

THƯỜNG GẶP

Chẩn đoán trầm cảm chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn hỏi người bệnh. Cần nói chuyện với người bệnh và lắng nghe, trong một môi trường yên tĩnh và riêng tư.

• Thường xuyên buồn chán, mệt mỏi

• Lo âu, dễ nổi cáu

• Rối loạn giấc ngủ

• Chán ăn

• Hiệu quả làm việc/học tập giảm sút

• Giảm ham muốn tình dục

• Muốn chết

Triệu chứng

53Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở52 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 28: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

CẦN LÀM GÌ

KHI NÀO CẦN CHUYỂN LÊN TUYẾN TRÊN• Bất cứ khi nào các dấu hiệu đề cập ở trên kéo dài trong hơn 2 tuần

• Khi nào bệnh nhân trả lời Có với câu hỏi “Anh/chị có muốn chết không?”. Luôn hỏi bệnh nhân câu này một cách rõ ràng.

THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ BỆNH NHÂN VÀ NHÓM NGUY CƠ • Các câu hỏi về tâm trạng của bệnh nhân phải được lồng ghép một cách hệ thống trong tất cả các

cuộc khám bệnh.

XÉT NGHIỆM Ở TUYẾN CƠ SỞ

• Không cần thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán trầm cảm. Tuy nhiên, để phân biệt trầm cảm với tình trạng suy giáp, có thể thực hiện xét nghiệm TSH.

• Có thể sử dụng một bảng hỏi đơn giản như BECK hoặc BHQ9 để xác định các triệu chứng trầm cảm. Tham khảo bảng hỏi Beck trong phụ lục của Sổ tay này.

NHÓM NGUY CƠNgười bệnh đến TYT nếu có một trong những yếu tố sau: • Tiền sử gia đình có người trầm cảm

hoặc các rối loạn tâm trạng khác • Trước đây đã từng bị trầm cảm

• Stress (khi người bệnh có sự mất mát gần đây)

• Có các bệnh mãn tính

TRẠM Y TẾ XÃ

Hỏi để phát hiện các triệu chứng: • Chán ăn • Mất ngủ • Hiệu suất công việc, học tập, hoặc một số ở thích thường ngày giảm

hoặc mất • Có ý định tự tử Quan sát: vẻ mặt buồn, mệt mỏi, chậm chạp

KHÁM LÂM SÀNG

NẾU CÁC DẤU HIỆU KÉO DÀI 2 TUẦN LIỀN HOẶC NGƯỜI BỆNH BÀY TỎ Ý ĐỊNH TỰ SÁT

Trắc nghiệm tâm lý phát hiện sớm trầm cảm BECK

Khám chuyên khoa

Nếu tổng điểm ≥19

KHÁM ĐỊNH KỲ 12 THÁNG/

LẦN

KHÁM TỔNG QUÁT PHÁT HIỆN CÓ BỆNH MÃN TÍNH HAY KHÔNG?

BỆNH VIỆN HUYỆN /TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN

55Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở54 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 29: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

SỰ MẤT Ý THỨC ĐỘT NGỘT:

Liên quan đến chức năng của vùng tiền trán của vỏ não đột nhiên bị thay đổi trong suốt cơn động kinh vì hoạt động xung điện cực mạnh của não. Việc mất ý thức không có dấu hiệu báo trước, và sẽ dẫn người bệnh rơi vào trạng thái mất ý thức đột ngột. Chấn thương có thể xảy ra cho bệnh nhân trong cơn động kinh. Sau cơn động kinh, bệnh nhân trở lại trạng thái bình thường từ từ, từ trạng thái lơ mơ đến tỉnh hẳn.

CO GIẬT TOÀN THÂN:

Xung điện đột ngột ở não sẽ ảnh hưởng đến các vùng vận động ở vỏ não. Các xung điện tác động đồng loạt đến các vùng vận động, được truyền đến tất cả các cơ của cơ thể dẫn đến co giật toàn thân. Tuy nhiên, trong một số cơn động kinh, xung điện không tấn công toàn bộ não, co giật có thể xảy ra tại một phần nào đó của cơ thể và co giật có thể xảy ra mà không mất ý thức.

NGHIẾN RĂNG VÀ CẮN LƯỠI:

Những triệu chứng này liên quan đến co giật. Cơn giật cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ hàm dưới và sẽ dẫn đến co lưỡi, cắn lưỡi của người bệnh

CO GIẬT MẮT:

Cơ mắt cũng bị ảnh hưởng bởi các cơn co thắt, dẫn đến những cử động bất thường của mắt

ĐÁI KHÔNG TỰ CHỦ:

Cơ vòng bàng quang thường đóng, trong cơn động kinh, vỏ não bị ảnh hưởng bởi xung điện bất thường, tác động đến cơ này làm cơ mở ra dẫn đến việc tiết nước tiểu. Đây là một dấu hiệu thường gặp.

SÙI BỌT MÉP:

Bệnh nhân không thể nuốt nước bọt trong thời gian bị động kinh do mất kiểm soát cơ. Do đó, nước bọt dư thừa trong miệng sẽ chảy ra từ miệng

NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNGKhẳng định động kinh khi người bênh bị ít nhất 2 cơn động kinh trở lên. Cơn động kinh là do cơn xung điện trong não gây ra, nơi các nơ-ron bị kích thích một cách đồng bộ, dẫn đến co giật vì chúng tác động đến các khu vực vận động của não, làm mất ý thức do vùng tiền trán của vỏ não không hoạt động tốt. Mỗi cơn co giật thường kéo dài từ 1-3 phút. Người ta vẫn chưa hiểu rõ về cơ chế vận hành chính xác của cơn co giật.

ĐỘNG KINH

Triệu chứng

Động kinh là một bệnh mạn tính của hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện bất thường, đột ngột,

quá mức của nhóm các tế bào thần kinh. Bệnh biểu hiện trên lâm sàng với các triệu chứng như cơn vận động, cảm giác, giác quan hay cơn tâm thần.

Sau cơn giật, bệnh nhân trở lại trạng thái bình thường. Động kinh đôi khi có thể chỉ co giật một phần của cơ thể, và không bị mất ý thức.

KHÁI NIỆM

Động kinh ảnh hưởng đến khoảng 0,4% - 1% dân

Nếu một làng/xã có khoảng 5000 người thì có khoảng 20 đến 50 trường hợp mắc động kinh

TÌNH HÌNH MẮC

Nên xét nghiệm đường huyết trong trường hợp mất ý thức (hạ đường huyết)

XÉT NGHỆM CẦN LÀM

Chấn thương não; U não; Sau viêm nãoCÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Nguy cơ chấn thương nghiêm trọng trong cơn co giật do mất ý thức và có thể ngã. Có thể gặp các tai nạn khi lên cơn như gãy xương, bỏng, đuối nước - tùy thuộc vào hoạt động của người bệnh khi xảy ra cơn giật

Nguy cơ hôn mê nếu co giật kéo dài ( trên 30 phút) hoặc khoảng cách giữa các cơn dày: động kinh liên tục, là một tình trạng cấp cứu y khoa khẩn cấp.

Cơn giật lặp đi lặp lại.

CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP

CO GIẬT TOÀN THÂN

ĐÁI KHÔNG TỰ CHỦ

MẤT Ý THỨC ĐỘT NGỘT

SÙI BỌT MÉP (DỚT DÃI)

NGHIẾN RĂNG VÀ CÓ THỂ CẮN

VÀO LƯỠI

MẮT NHẤP NHÁY LIÊN TỤC/CO GIẬT MẮT

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ BỆNH NHÂN TRONG CƠN CO GIẬT Ở TUYẾN CƠ SỞ

1. Sơ cứu: Khi bệnh nhân đang lên cơn co giật, tiến hành các bước:

- Đưa bệnh nhân đến nơi có nền mềm, không có vật nguy hiểm xung quanh

- Đầu bệnh nhân nghiêng qua một bên- Nới lỏng áo quần bệnh nhân- Không cố định bệnh nhân- Không cho vật gì vào miệng bệnh nhân- Ngồi bên cạnh bệnh nhân và theo dõi.2. Tư thế hồi phục: Sau khi bệnh nhân hết cơn co giật, tiến

hành các bước như hình vẽ sau: A. Quỳ gối xuống một bên của bệnh nhân, đặt cẳng tay của

bệnh nhân gần nhất với bạn thẳng góc với cơ thể bệnh nhân, gập cánh tay lên trên. Giữ tư thế này đến khi xoay bệnh nhân.

B. Nhẹ nhàng đặt bàn tay của bạn lên mu bàn tay của bệnh nhân, đưa tay bệnh nhân lên. Đặt gang bàn tay bệnh nhân vào má bên đối diện của tay (ví dụ gang bàn tay phải đặt ở má trái).

C. Lấy tay còn lại của mình đặt lên gối của chân bệnh nhân xa với người bạn, kéo gối lên để chân của bệnh nhân gấp lại và bàn chân còn áp sát nền (tay kia vẫn áp vào má bệnh nhân).

D. Kéo gối của của bệnh nhân về phía bạn do đó bệnh nhân sẽ quay mặt về phía bạn.

57Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở56 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 30: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

CẦN LÀM GÌ

KHI NÀO CẦN CHUYỂN LÊN TUYẾN TRÊNNếu bệnh nhân có bất kỳ cơn co giật nào, cần chuyển lên tuyến trên

Nếu bệnh nhân co giật liên tục, cần xử trí ngay lập tức trước khi chuyển tuyến

Đối với bệnh nhân có tiền sử co giật mà chưa được khám, cần giới thiệu họ tới dịch vụ thăm khám phù hợp

KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ VÀ DỰ PHÒNG Bệnh nhân có nguy cơ lên cơn động kinh cần tránh uống rượu và các hình ảnh lóe sáng.

XÉT NGHIỆM Ở TUYẾN CƠ SỞ

NHÓM NGUY CƠNgười bệnh đến TYT nếu có một trong những yếu tố sau: • Tiền sử chấn thương não• Chấn thương não• U não

• Sau viêm não • Các bién chứng trong khi sinh như: bị

ngạt, chấn thương

TRẠM Y TẾ XÃ

Có cơn co giật đặc trưng - Mất ý thức - Co giật toàn thân - Cắn lưỡi - Sùi bọt mép Ngoài cơn co giật, bệnh nhân trở lại bình thường

Khám trong khi co giật: quan sát cơn co giật - Mất ý thức- Đái không tự chủ - Răng cắn chặt- Co giật liên tục- Cắn lưỡi

- Chảy nước dãi (sùi bọt mép) - Sau cơn co giật bệnh nhân trở lại trạng thái bình thường . Khám toàn thân để phân biệt với tình trạng nhiễm trùng hoặc nhiễm độc: uốn ván?

KHÁM LÂM SÀNG

Cận lâm sàng - Đường máu, canxi máu để phân biệt với co giật do hạ đường máu và canxi máu

- CT chụp sọ não để phân biệt với u não, chấn thương não - Điện não đồ

Cần xét nghiệm đường máu trong bất kỳ trường hợp nào mất ý thức hoặc hệ thống thần kinh trung ương hoạt động không bình thường. Hạ đường huyết có thể tương tự như bất kỳ bệnh thần kinh nào, từ đột quỵ tới mê sảng, hoặc động kinh.

Cũng có thể đo canxi huyết khi có cơn co giật như là vì tăng canxi huyết có thể gây ra sự cứng cơ, trông giống như cơn động kinh, mặc dù ý thức không bị ảnh hưởng

Điện não đồ: điện não đồ phải được thực hiện càng sớm càng tốt sau cơn động kinh (và đã xử trí cơn động kinh) để ghi lại hoạt động của não. Điều này phải được thực hiện ở tuyến trên.

Xử lý cơn co giật trước khi chuyển- Đặt Bệnh nhân ở tư thế an toàn - Kiểm tra đường máu - Không chặn cơn co giật của người bệnh

BỆNH VIỆN HUYỆN /TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN

59Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở58 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 31: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

CÀNG NGÀY CÀNG KHÓ HÒA ĐỒNG VỚI NGƯỜI KHÁC:

Giao tiếp với người khác bị ảnh hưởng, không giao tiếp nhiều và/hoặc thực hiện giao tiếp một cách kỳ lạ

THỂ HIỆN CẢM XÚC KHÔNG PHÙ HỢP VỚI HOÀN CẢNH:

Vì người bệnh sống tách biệt với thực tế, cảm xúc của họ thường không phù hợp với hoàn cảnh

ẢO GIÁC:

Đây là một dấu hiệu chính của bệnh, bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng nói từ bên ngoài hoặc bên trong đầu mình, như thể ai đó đang ra lệnh hoặc nhận xét về những gì họ đang làm. Bệnh nhân cũng có thể nhìn thấy ảo giác, ví dụ như thấy những người, quái vật, động vật....... không thật. Bệnh nhân không phân biệt được những thứ đó là không thật, và hoàn toàn tin rằng những gì mình nhìn thấy hoặc nghe thấy là thật.

HOANG TƯỞNG CÓ NHỮNG Ý NGHĨ “KỲ LẠ”:

Bệnh nhân TTPL liệt sẽ có cảm giác kỳ lạ về những người mà họ tương tác. Cảm giác này đem lại từ những gì bệnh nhân nói hoặc làm (hành vi kỳ lạ) - là hậu quả của các dấu hiệu đề cập ở phần trên.

KÍCH ĐỘNG:

La hét, nói nhảm, đập phá, đánh người khác, có hành vi nguy hiểm với người khác hoặc với bản thân

KHÓ HỢP TÁC VỚI NGƯỜI KHÁC:

Do càng ngày càng cô lập và khó giao tiếp bình thường với mọi người, bệnh nhân gặp khó khăn khi hợp tác với người khác, đặc biệt là tại nơi làm việc.

TÂM THẦN PHÂN LIỆT NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG

Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, nguyên nhân chưa rõ, tiến triển có xu hướng mạn tính hay tái phát. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi trẻ, các triệu chứng

hay gặp là hoang tưởng bị hại, bị kiểm tra,bị chi phối hay hoang tưởng kỳ quái.KHÁI NIỆM

Khoảng 0,5% dân số bị ảnh hưởng bởi bệnh này.

Điều này có nghĩa là cứ trong một cộng đồng có 5.000 người thì sẽ có khoảng 25 người mắc bệnh TTPL.

TÌNH HÌNH MẮC

Không có xét ngiệm đặc hiệu

XÉT NGHỆM CẦN LÀM

Tiền sử gia đình có người bị tâm thần phân liệt

Người bệnh sống thu mình, khó hòa đồng với mọi người

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Bạo lực với người khác và với bản thân

Tự tử

Sử dụng ma túy, uống bia rượuCÁC BIẾN CHỨNG

THƯỜNG GẶP

Chẩn đoán TTPL chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn hỏi người bệnh và gia đình. Cần nói chuyện với người bệnh và lắng nghe, trong một môi trường yên tĩnh và riêng tư . Lưu ý là nếu chỉ có một triệu chứng duy nhất thì không đủ để chẩn đoán. Các triệu chứng trình bày trong phần này thường phát triển trong một khoảng thời gian dài, và có khi xảy ra khủng hoảng.

• Càng ngày càng khó hòa đồng với người khác

• Thể hiện cảm xúc không phù hợp với hoàn cảnh

• Kích động

• Ảo giác: nghe, nhìn những điều, sự việc không có thực

• Hoang tưởng có những ý nghĩ kỳ lạ

• Khó hợp tác với người khác

Triệu chứng

61Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở60 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 32: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

CẦN LÀM GÌ

KHI NÀO CẦN CHUYỂN LÊN TUYẾN TRÊNCần chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khi họ có các triệu chứng như bạo lực với người khác, ảo giác, hoặc nguy cơ tự tử.

THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ BỆNH NHÂN VÀ NHÓM NGUY CƠ Việc theo dõi người bệnh có nguy cơ cần do bác sĩ tâm thần thực hiện.

XÉT NGHIỆM Ở TUYẾN CƠ SỞ

NHÓM NGUY CƠNgười bệnh đến TYT nếu có một trong những yếu tố sau: • Tiền sử gia đình có người bị tâm thần

phân liệt• Sống thu mình; khó hòa đồng với mọi người

• Sử dụng ma túy tổng hợp: Amphetamin, và các dẫn xuất tổng hợp

TRẠM Y TẾ XÃ

Hỏi người bệnh: - Nghe thấy gì ? - Nhìn thấy gì ? - Muốn làm gì?

Có thể có ảo giác: Nghe, nhìn thấy những điều, sự việc không có thực ; Hoang tưởng: Tự cho mình có khả năng như siêu nhân, không thực tế. Quan sát: thấy Người bệnh lầm bầm, độc thoại một mình; kích động: la hét, nói nhảm, đập phá, đánh người hoặc có hành động nguy hiểm; khó phối hợp

KHÁM LÂM SÀNG

CHUYỂN TUYẾN KHI CÓ 1 TRONG CÁC DẤU HIỆU LÂM SÀNG NHƯ Ở BÊN

Cận lâm sàng

- Kiểm tra các chất gây nghiện trong máu, nước tiểu để chẩn đoán phân biệt loạn thần do rượu, ma túy

- Điện não đồ; chụp CT: để chẩn đoán phân biệt với U não, CT sọ não

Khám chuyên khoa tâm thần Chẩn đoán phân biệt theo ICD 10

KHÁM TỔNG QUÁTPHÁT HIỆN XEM CÓ NHIỄM TRÙNG,

NHIỄM ĐỘC HAY VIÊM NÃO HAY KHÔNG?

Không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán TTPL. Trong trường hợp bệnh nhân bị khủng hoảng kích động hoặc ảo giác, cần đo lượng chất hướng thần trong cơ thể bệnh nhân, ví dụ như ma túy hoặc thuốc kích hoạt tâm thần.

Có thể thực hiện điện não đồ và/hoặc chụp CT sọ não để loại trừ trường hợp bị u não với các triệu chứng giống như TTPL.

BỆNH VIỆN HUYỆN /TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN

63Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở62 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 33: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

Phần 3Phụ lục

Page 34: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

Các giá trị xét nghiệm cơ bản

KHOẢNG GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG

Tối thiểu Tối đa

Xét nghiệm hồng cầu Nam: 4,32 nghìn tỉ tế bào/L (4,32 triệu tế bào/mcL)

5,72 nghìn tỉ tế bào/L (5,72 triệu tế bào/mcL)

Nữ: 3,90 nghìn tỉ tế bào/L (3,90 triệu tế bào/mcL)

5,03 nghìn tỉ tế bào/L (5,03 triệu tế bào/mcL)

Hemoglobin Nam: 13,5 gram/dL (135 gram/L) 17.5 grams/dL (175 grams/L)

Nữ: 12,0 gram/dL (120 gram/L) 15.5 grams/dL 155 grams/L)

Hematocrit Nam: 38.8% 50.0%

Nữ: 34.9% 44.5%

Xét nghiệm bạch cầu 3,5 tỉ tế bào/L (3.500 tế bào/mcL) 10,5 tỉ tế bào/L (10.500 tế bào/mcL)

Xét nghiệm tiểu cầu 150 tỉ tế bào/L (150.000 tế bào/mcL) 450 tỉ tế bào/L (450.000 tế bào/mcL)

Creatinin 0.84 mg/dL (74.3 mmol/L) 1,21 mg/dL (107 mmol/L)

Glycated hemoglobin (A1C) Dưới 5,7%

Nghiệm pháp đường huyết lúc đói

Dưới 100 mg/dL (5,6 millimole (mmol)/L)

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống

Dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L)

Cholesterol toàn phần Dưới 5,2 mmol/L

HDL Trên 1,5 mmol/L

LDL 2,6 mmol/L (ở bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ tim mạch)

3,3 mmol/L (ở bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ tim mạch)

Trigycerides Dưới 1,7 mmol/L

Tài liệu tham khảo

TÀILIỆU CHO CUỐN SÁCH ĐƯỢC TRÍCH DẪN VÀ THAM KHẢO TỪ: LIỆT KÊ THEO TIÊU ĐỀ VÀ SỐ TRANG CỦA SÁCH

CÁC BƯỚC KHÁM BỆNH CƠ BẢN (TRANG 8) • Clinical Methods: The History, Physical, and Laboratory Examinations. 3rd edition. Chapter 4The Physical Examination. Earl W.

Campbell, JR and Christopher K. Lynn. 1990, Butterworth

QUY TRÌNH ĐO HUYẾT ÁP ĐÚNG (TRANG 9)• Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, ban hành kèm theo quyết định số 3192/QĐ-BT

KIỂM TRA HẠCH BẠCH HUYẾT (TRANG 10)• Lymph nodes exam. Dr Saul Rosenberg. Stanford Medical School, 2017. Online document.

CÁCH TÍNH CHỈ SỐ BMI (TRANG 11) • Identification, assessment, and management of overweight and obesity: summary of updated NICE guidance. BMJ 2014;349: g6608

TĂNG HUYẾT ÁP (TRANG 16 -19) • Bộ Y tế. Dự án Phòng chống tăng huyết áp, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp (cập nhật năm 2013) Nhà xuất bản y học • WHO. Package of Essential Noncommunicable (PEN) Disease Interventions for Primary Health Care in Low-Resource, 2013, trang 15 • Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension in Vietnam—results from a national survey. PT Son et Al. Journal of

Human Hypertension (2012) 26, 268–280; doi:10.1038/jhh.2011.18

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 (TRANG 20-23) • Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường týp 2 (Ban hành kèm theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng 7

năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)• WHO. Package of Essential Noncommunicable (PEN) Disease Interventions for Primary Health Care in Low-Resource, 2013, tranng 14• American Diabetic Association, Standards of medical care in diabetes, 2016. Journal of clinical and applied research and education,

Vol 39• Điều tra lập bản đồ dịch tễ học bệnh đái tháo đường toàn quốc năm 2012 • Bộ Y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh. Tài liệu chuyên môn hướng dẫn khám chữa bệnh tại trạm tế xã phường. Nhà xuất bản y học,

2014, Trang 62

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (TRANG 24-27) • Chương trình mụctiêu quốc gia phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản, Bệnh viện Bạch Mai. Tài liệu đào tạo

Quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. 2013 • Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease, Inc, POCKET GUIDE TO COPD DIAGNOSIS, MANAGEMENT, AND PREVENTION - A

Guide for Health Care Professional, 2017. Online documents • WHO. Package of Essential Noncommunicable (PEN) Disease Interventions for Primary Health Care in Low-Resource, 2013, trang 22

UNG THƯ KHOANG MIỆNG (TRANG 28-31) • PGS. Ts. Trần Văn Thuấn. Sàng lọc Phát hiện sớm Bệnh ung thư, 2007 Nhà xuất bản Y học. trang 93-95• BC Cancer Agency. Guideline for the Early Detection of Oral Cancer in British Columbia 2008 • PGS. Ts Bùi Diệu; PGS. Ts Trần V Thuấn. Thực hành điều trị nội khoa bệnh ung thư, 2013, Nhà xuất bản Y học • Bệnh viện K trung ương. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư, 2014 Nhà xuất bản Y học • Tạp chí ung thư học Việt Nam số 1-2016 trang 14-15. (ARS: Tỷ lệ mắc chuẩn theo độ tuổi của một số bệnh ung thư – số liệu năm

2010- dự án phòng chống ung thư)

67Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở66 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

Page 35: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

UNG THƯ TUYẾN GIÁP (TRANG 32-35)• PGS. Ts. Trần Văn Thuấn. Sàng lọc Phát hiện sớm Bệnh ung thư, 2007 Nhà xuất bản Y học, trang 99-100) • PGS. Ts Bùi Diệu; PGS. Ts Trần V Thuấn. Thực hành điều trị nội khoa bệnh ung thư, 2013, Nhà xuất bản Y học • Bệnh viện K trung ương. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư, 2014 Nhà xuất bản Y học • Tạp chí ung thư học Việt Nam số 1-2016 trang 14-15. (ARS: Tỷ lệ mắc chuẩn theo độ tuổi của một số bệnh ung thư – số liệu năm

2010- dự án phòng chống ung thư)

UNG THƯ VÚ (TRANG 36-39)• PGS. Ts Bùi Diệu; PGS. Ts Trần V Thuấn. Thực hành điều trị nội khoa bệnh ung thư, 2013, Nhà xuất bản Y học • Bệnh viện K trung ương. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư, 2014 Nhà xuất bản Y học • Tạp chí ung thư học Việt Nam số 1-2016 trang 14-15. (ARS: Tỷ lệ mắc chuẩn theo độ tuổi của một số bệnh ung thư – số liệu năm

2010- dự án phòng chống ung thư)• WHO. Package of Essential Noncommunicable (PEN) Disease Interventions for Primary Health Care in Low-Resource, 2013, trang

24; 33

UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG (TRANG 40-43)• PGS. Ts. Trần Văn Thuấn. Sàng lọc Phát hiện sớm Bệnh ung thư, 2007 Nhà xuất bản Y học, trang 46-52)• Bệnh viện K trung ương. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư, 2014 Nhà xuất bản Y học • Tạp chí ung thư học Việt Nam số 1-2016 trang 14-15. (ARS: Tỷ lệ mắc chuẩn theo độ tuổi của một số bệnh ung thư – số liệu năm

2010- dự án phòng chống ung thư)

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG (TRANG 44-47)• PGS. Ts. Trần Văn Thuấn. Sàng lọc Phát hiện sớm Bệnh ung thư, 2007 Nhà xuất bản Y học, trang 59-70)• WHO. Package of Essential Noncommunicable (PEN) Disease Interventions for Primary Health Care in Low-Resource, 2013, trang

25; 34• Tạp chí ung thư học Việt Nam số 1-2016 trang 14-15. (ARS: Tỷ lệ mắc chuẩn theo độ tuổi của một số bệnh ung thư – số liệu năm

2010- dự án phòng chống ung thư)

UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN (TRANG 48-51)• PGS. Ts. Trần Văn Thuấn. Sàng lọc Phát hiện sớm Bệnh ung thư, 2007 Nhà xuất bản Y học, trang 107-109)• Bệnh viện K trung ương. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư, 2014 Nhà xuất bản Y học• Tạp chí ung thư học Việt Nam số 1-2016 trang 14-15. (ARS: Tỷ lệ mắc chuẩn theo độ tuổi của một số bệnh ung thư – số liệu năm

2010- dự án phòng chống ung thư)

TRẦM CẢM (TRANG 52-55) • Đai học Y khoa Hà Nội. Bộ môn Tâm thần- Tổ chức Y tế Thế giới. Tài liệu đào tạo cho bác sỹ đa khoa về sức khỏe tâm thần, 2015• http://www.nhs.uk/Conditions/Depression/Pages/Symptoms.aspx

ĐỘNG KINH (TRANG 6-59)• Đai học Y khoa Hà Nội. Bộ môn Tâm thần- Tổ chức Y tế Thế giới. Tài liệu đào tạo cho bác sỹ đa khoa về sức khỏe tâm thần, 2015• What is epilepsy? Epilepsy foundation. Online document. • Tâm thần phân liệt (trang 60-63)• Đai học Y khoa Hà Nội. Bộ môn Tâm thần- Tổ chức Y tế Thế giới. Tài liệu đào tạo cho bác sỹ đa khoa về sức khỏe tâm thần, 2015• Schizophrenia, symptoms, signs and coping tips. Harvard Health Publication, 2017. Online document. • https://www.helpguide.org/articles/schizophrenia/schizophrenia-signs-types-and-causes.htm• Burden of disease and availability of services. Vuong DA et al. Asian Journal of Psychiatry. 2011 Mar;4(1):65-70. doi: 10.1016/j.

ajp.2011.01.005. Epub 2011 Feb 15.

68 Hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Page 36: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY …daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2017/11/EUHF_Handbook_Vn_Ngoc... · Các hạch bạch huyết bất thường

Dự án do Liên Minh châu Âu (EU) tài trợ

Chương trình này được thực hiện bởi liên danh EPOS Health

Management/AMDI/LSTM