hƯỚng dẪn quy hoẠch tỔng hỢp bẢo tỒn vÀ phÁt triỂn … · trị mỹ quan, các...

71
i 1. Giới thiệu Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013

Upload: others

Post on 24-Dec-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

i

1. Giới thiệu

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên:

HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆPTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013

ii

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

iii

1. Giới thiệuLời nói đầu

Lời nói đầuĐầm Đông Hồ là một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Kiên Giang do đặc tính sinh thái, giá trị mỹ quan, các mối liên hệ lịch sử, văn hóa và kinh tế - xã hội với cộng đồng địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong hàng thiên niên kỷ qua, đầm đã cung cấp nguồn thực phẩn cho dân cư và du khách đặc biệt là truyền cảm hứng tới mọi người bởi vẻ đẹp được miêu tả trong thơ ca như Đông Hồ Ấn Nguyệt và nghệ thuật.

Tuy nhiên, tính bền vững của đầm đang mang lại các lợi ích về dịch vụ sinh thái, kinh tế xã hội và sinh kế cho thế hệ tương lai có nguy cơ bị đe dọa và làm ảnh hưởng đến lợi ích về kinh tế xã hội cho thế hệ tương lai do khai thác các dịch vụ sinh thái mà các thế hệ hiện nay đang khai thác vì mưu sinh. Thể hiện sự quan tâm đối với các mối quan ngại đang hiện hữu về tương lai của đầm Đông Hồ, Ủy ban nhân nhân dân tỉnh Kiên Giang (UBND), với sự hỗ trợ của UBND thị xã Hà Tiên đã tiến hành triển khai chương trình quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững đầm Đông Hồ và khu vực phụ cận.

Tài liệu hướng dẫn này xuất phát từ cuộc hội thảo cộng đồng và các tài liệu của hội thảo về tương lai của đầm Đông Hồ, do Dự án Bảo tồn và phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang tổ chức tại Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang vào ngày 10 - 11 tháng 11 năm 2011. Sáng kiến này được UBND tỉnh Kiên Giang và thị xã Hà Tiên đề xuất và được hỗ trợ bởi Dự án GIZ Kiên Giang.

Rõ ràng là với những hiểu biết hiện nay, đầm Đông Hồ sẽ tiếp tục là nguồn sinh kế của người dân, các lợi ích kinh tế và các nguồn cảm hứng khác, bao gồm cả du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa. Do vậy việc duy trì và phục hồi lại tính bền vững hệ sinh thái của đầm Đông Hồ là rất quan trọng.

Cần khuyến khích các cộng đồng ở khu vực đầm và thị xã Hà Tiên tham gia vào việc giữ gìn và duy trì hiện trạng tự nhiên của đầm và xác nhận vai trò của họ trong việc phục hồi, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đầm Đông Hồ trong tương lai.

Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang thống nhất thông qua tài liệu hướng dẫn này làm cơ sở phục vụ quy hoạch phát triển bền vững đầm Đông Hồ.

Thạc sĩ Lương Thanh Hải

Phó trưởng Ban quản lý Khu DTSQ Kiên Giang

Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang

iv

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

Tóm tắtNhiệm vụ quy hoạch

Vấn đề tương lai của đầm Đông Hồ hiện là vấn đề rất được quan tâm, ít nhất là trong vòng một thập kỷ qua và được thể hiện mạnh mẽ nhất vào tháng 3 năm 2011, khi UBND tỉnh Kiên Giang tái khẳng định rằng nên quy hoạch cho đầm Đông Hồ theo mục tiêu bảo tồn, phục hồi và phát triển bền vững, bao gồm cả bảo vệ các giá trị lịch sử và văn hóa. Du lịch tự nhiên và văn hóa được dự kiến như các bộ phận không tách rời của một quá trình chuyển đổi cần thiết để phát triển bền vững. Hướng dẫn quy hoạch tổng hợp cho bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ xuất phát từ các ý kiến đóng góp của các đại biểu và các tài liệu của hội thảo về tương lai của đầm Đông Hồ thuộc Dự án Bảo tồn và phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang được tổ chức tại Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ngày 10 - 11 tháng 11 năm 2011.

Hiện trạng môi trường của đầm Đông Hồ

Các dấu hiệu cho thấy việc sử dụng đất trước đây và hiện nay đang đe dọa đến tính nguyên vẹn tự nhiên và giá trị của đầm Đông Hồ. Môi trường bị suy thoái và khả năng tiếp tục cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái mà cộng đồng dựa vào có thể bị ảnh hưởng. Các vấn đề lắng đọng trầm tích, ô nhiễm, mất thảm thực vật, khai thác không bền vững các nguồn tài nguyên và phương thức sử dụng đất thiếu qui hoạch (do lấn chiếm trái phép) đang đe dọa đến các giá trị của đầm. Việc quy hoạch không chỉ để bảo vệ và hiểu rõ các giá trị, mà còn phải khôi phục lại các giá trị vốn có của Đầm Đông Hồ và ngăn ngừa sự suy giảm hơn nữa.

Kiến thức cơ bản sử dụng cho quy hoạch bền vững tương lai của Đông Hồ và các cộng đồng tự nhiên và con người và tự nhiên rất thiếu. Tuy các mối đe dọa lớn có thể ảnh hưởng đến đầm Đông Hồ thì đã được ghi nhận nhưng các kế hoạch phát triển, phương thức quản lý đã được phê duyệt hiện nay vẫn còn đe dọa đến tính bền vững của hệ sinh thái. Các qui trình điều khiển hệ sinh thái sạch là thủy động lực học và đặc điểm của các hệ thống nước ngọt và biển. Mực nước biển dâng lên sẽ làm xáo trộn các hệ thống nước trong tương lai.

Trong bối cảnh này, bảo tồn đa dạng sinh học không phải là ưu tiên, nhưng nó rất quan trọng để giải quyết vấn đề cốt lõi của việc khôi phục lại sự toàn vẹn về chất lượng, quá trình thủy động lực học và nước của đầm Đông Hồ đồng thời hổ trợ sinh kế cho người dân dựa vào du lịch tự nhiên.

Viễn cảnh của đầm Đông Hồ

Đông Hồ không chỉ là một hệ sinh thái tự nhiên, mà còn là một hệ thống cảnh quan văn hóa và nhân văn có giá trị rõ ràng nằm trong các mối liên hệ lịch sử và văn hóa với các cảnh quan. Hướng đi tương lai đầm của Đông Hồ là:

Một đầm nước và cảnh quan xung quanh của nó phản ánh thời kỳ lịch sử của dòng họ Mạc, nơi mà thiên nhiên và quá trình tự nhiên truyền cảm hứng cho các cư dân và du khách đồng thời hỗ trợ sinh kế cộng đồng bền vững và làm phong phú thêm yếu tố văn hóa và du lịch dựa vào thiên nhiên.

Chuyển đổi sinh kế theo hướng du lịch là một chiến lược phù hợp để giảm áp lực đến hệ sinh thái, đây là một giải pháp để bảo vệ môi trường, khôi phục và thay đổi phương thức sử dụng đất. Điều này sẽ đòi hỏi sự đầu tư đúng mức, lãnh đạo cần hỗ trợ cộng đồng thực hiện theo hướng đi này. Những kỳ vọng cao về vai trò của du lịch với lĩnh vực kinh tế - xã hội của Hà Tiên trong tương lai thì việc nâng cao nhận thức cộng đồng là rất cần

v

1. Giới thiệuTóm tắt

thiết. Những đòi hỏi của du lịch phải đi đôi với trách nhiệm làm thế nào để giảm các tác động tiêu cực của nó.

Các chiến lược hành động chủ yếu

Các chiến lược hành động dự kiến sẽ được thực hiện trong vòng ba năm. Thực hiện một cách không đầy đủ sẽ không có hiệu quả trong việc đạt được kết quả tốt cho đầm Đông Hồ và cộng đồng. Các hành động trọng tâm như sau:

• Cải thiện chất lượng nước, phục hồi thảm thực vật vùng đệm thông qua việc trồng lại cây ở các vùng đất bị bao chiếm trái phép xung quanh đầm, thực thi các quy định về bảo vệ môi trường và xử lý triệt để chất thải do người dân thải ra.

• Cải thiện nhận thức về các chức năng của hệ sinh thái, nghiên cứu để làm rõ các quá trình thủy, động lực học của đầm và vùng biển lân cận, đồng thời xác định rõ sự phụ thuộc qua lại của chúng với sự đa dạng sinh học.

• Loại bỏ các mối đe dọa đến tính toàn vẹn của môi trường đầm, ngăn chặn việc khai thác thảm thực vật tự nhiên và khôi phục lại thảm thực vật cho các vùng đất bị khai thác bất hợp pháp. Xem xét tạm đình chỉ các dự án phát triển hiện có cho đến khi có phê duyệt qui hoạch tổng thể đầm cùng với các đánh giá tác động môi trường.

• Bảo vệ và khôi phục lại các cảnh quan giá trị, xây dựng những thể chế để bảo về tính độc đáo của cảnh quan và phục hồi lại các cảnh quan bị suy thoái.

• Nâng cao nhận thức các nguồn di sản thiên nhiên và văn hóa như là các tài sản cho du lịch, nghiên cứu để làm rõ giá trị của các điểm văn hóa và các ngành nghề sinh kế truyền thống cũng như đương đại.

• Giúp cộng đồng có sự chuẩn bị để thực hiện quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế du lịch, đào tạo nâng cao nhận thức về du lịch, phát triển sản phẩm du lịch và đầu tư chiến lược để kích thích quá trình chuyển đổi sinh kế.

• Duy trì và nâng tầm di sản văn hóa và lịch sử của khu vực.

• Chuyển đổi nền kinh tế của Đông Hồ - Hà Tiên thành một nền kinh tế có thêm thành phần của du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa.

Hiệu quả tác động

Các hành động mang tính chiến lược đưa ra nhằm khắc phục việc khai thác quá mức trong nhiều năm qua mà không quan tâm tới môi trường. Các quyết định quản lý trước đây thường không hoặc ít xem xét tới hậu quả môi trường. Cần đầu tư đáng kể về kinh tế, xã hội và nhân lực để khôi phục lại môi trường tương lai vùng đầm Đông Hồ một cách bền vững. Các khoản đầu tư cho quá trình chuyển đổi cơ cấu thu nhập sẽ được ngành du lịch hỗ trợ dựa vào thiên nhiên và văn hóa. Khoản đầu tư này cao nhưng sẽ đáp ứng được các tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường bền vững.

Tuy nhiên, chiến lược hành động cụ thể cũng đề xuất di dời một số hộ dân lấn chiếm đất xung quanh đầm, cũng như thực hiện việc cưỡng chế ở nhiều nơi có các hoạt động sinh kế trái phép khác. Việc này có thể sẽ gây ra sự mất mát về đời sống kinh tế - xã hội cho một số thành viên trong cộng đồng. Việc thừa nhận sự tồn tại của cộng đồng trong khu vực và có giải pháp quản lý phù hợp sẽ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến họ.

Cuối cùng, có những bằng chứng bất hợp lý cho thấy rằng một số phê chuẩn và đề xuất phát triển chính có thể làm đảo ngược những lợi ích lâu dài của việc duy trì tính toàn vẹn sinh thái của đầm Đông Hồ.

vi

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

Từ viết tắt

Australian AID Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế Úc, trước đây là AusAID

CCCEP Chương trình Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển

DED Dịch vụ phát triển Đức

GIZ Tổ chức Phát triển quốc tế Đức (Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit)

GTZ Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức

vii

1. Giới thiệuMục lục

Mục lục

Lời nói đầu ................................................................................................................................... iiiTóm tắt ..........................................................................................................................................ivTừ viết tắt .......................................................................................................................................viMục lục ........................................................................................................................................ vii1. Giới thiệu về kế hoạch tổng hợp bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ ............................... 2 1.1 Khu dự trữ sinh quyển tỉnh Kiên Giang và Đông Hồ ..................................................... 2 1.1.1 Việc bảo tồn và phát triển của Dự án dự trữ sinh quyển tỉnh Kiên Giang ................. 2 1.1.2 Sáng kiến bảo tồn và phát triển tổng hợp đầm Đông Hồ ....................................... 3 1.2 Khung pháp lý và các mục tiêu quy hoạch ...................................................................... 3 1.3 Nguyên tắc quy hoạch ..................................................................................................... 4 1.3.1 Nguyên tắc chính và ý nghĩa của nó ........................................................................ 4 1.3.2 Các nguyên tắc quy hoạch cụ thể ........................................................................... 52. Vùng quy hoạch và bối cảnh ................................................................................................... 8 2.1 Vị trí và các mối quan hệ hành chính .............................................................................. 8 2.2 Đặc điểm địa vật lý .......................................................................................................... 8 a. Vùng châu thổ sông Cửu Long ...................................................................................... 8 b. Vùng đồng bằng của Hà Tiên ...................................................................................... 10 c. Khu vực núi đá vôi ....................................................................................................... 10 2.3 Đặc điểm khí hậu ........................................................................................................... 10 2.4 Hệ thống nước .............................................................................................................. 10 2.5 Đặc điểm cảnh quan ...................................................................................................... 11 2.5.1. Sử dụng đất ......................................................................................................... 11 2.5.2. Những thay đổi về cảnh quan .............................................................................. 11 2.5.3. Phát triển cơ sở hạ tầng trên đất liền như là một nguyên nhân làm thay đổi Đông Hồ ......................................................................................................................... 13 2.5.4. Chương trình lấn biển là một nguyên nhân làm thay đổi Đông Hồ .................... 13 2.6 Đặc điểm hệ sinh thái .................................................................................................... 13 2.6.1 Các hệ sinh thái chính ........................................................................................... 13 2.6.2 Thảm thực vật của Đông Hồ ................................................................................. 14 2.6.3 Hệ động vật của Đông Hồ ..................................................................................... 16 2.6.4 Các loài động và thực vật nhỏ .............................................................................. 16 2.7 Đặc điểm lịch sử và văn hóa ......................................................................................... 16 2.7.1 Di sản lịch sử ......................................................................................................... 16 2.7.2 Di sản văn học ...................................................................................................... 19 2.7.3 Di sản văn hóa ....................................................................................................... 19 2.8 Đặc điểm nhân khẩu học và phát triển ......................................................................... 20 2.8.1 Dân số ................................................................................................................... 20 2.8.2 Cơ sở hạ tầng công cộng ...................................................................................... 20 2.8.3 Du lịch ................................................................................................................... 21 2.9 Các tác động của biến đổi khí hậu ................................................................................ 21 2.9.1 Nước biển dâng .................................................................................................... 21 2.9.2 Thay đổi thời tiết ................................................................................................... 22 2.9.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu .......................................................................... 22 2.9.4 Quy hoạch ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu ........................................ 233. Hiện trạng, các giá trị và các mối đe dọa tới đầm Đông Hồ ......................................................26 3.1 Di sản thiên thiên .......................................................................................................... 26

viii

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

3.1.1 Cảnh quan ............................................................................................................ 26 3.1.2 Hệ thống thủy, động lực ........................................................................................ 29 3.1.3 Bảo tồn đa dạng sinh học ..................................................................................... 33 3.2 Di sản văn hóa và sinh kế truyền thống ........................................................................ 36 3.2.1 Cảnh quan văn hóa ............................................................................................... 36 3.2.2 Các địa điểm văn hóa ............................................................................................ 37 3.2.3 Sinh kế truyền thống ............................................................................................ 37 3.3 Sinh kế hiện tại và tương lai ......................................................................................... 38 3.3.1 Sản xuất chính ....................................................................................................... 38 3.3.2 Lồng ghép du lịch vào bảo tồn và phát triển ........................................................ 394. Chiến lược hành động hướng tới bảo tồn và phát triển tổng hợp đầm Đông Hồ ............. 44 4.1 Phương hướng, hành động và ưu tiên ........................................................................ 44 4.1.1 Một tương lai cho đầm Đông Hồ .......................................................................... 44 4.1.2 Các nguyên tắc hành động để đạt được viễn cảnh tương lai ............................... 44 4.1.3 Các hành đồng ưu tiên .......................................................................................... 44 4.1.4 Thực hiện các hành động ...................................................................................... 45 4.2 Bảo vệ và cải thiện các giá trị di sản thiên nhiên .......................................................... 45 4.2.1 Bảo vệ và trình diễn cảnh quan ............................................................................ 45 4.2.2 Duy trì tốt hệ thống động lực ................................................................................ 48 4.2.3 Bảo vệ và trình diễn các giá trị đa dạng sinh học .................................................. 49 4.3 Bảo vệ và cải thiện các giá trị di sản văn hóa ............................................................... 50 4.3.1 Bảo vệ và trình diễn các cảnh quan văn hóa ........................................................ 50 4.3.2 Bảo vệ và trình diễn các địa điểm văn hóa ........................................................... 50 4.4 Nhận thức rõ các giá trị và cơ hội sinh kế ..................................................................... 51 4.4.1 Hướng tới hoạt động nông nghiệp bền vững ....................................................... 51 4.4.2 Hướng tới nuôi trồng thủy sản và nghề cá bền vững ........................................... 51 4.4.3 Lồng ghép du lịch với bảo tồn và phát triển ......................................................... 52 4.5 Giám sát, đánh giá thành công và giải quyết những khiếm khuyết kiến thức ............ 535. Tác động của các hành động trong đề xuất ......................................................................... 566. Tài liệu tham khảo ................................................................................................................ 58

1

1. Giới thiệu1. Giới thiệu

GIỚI THIỆU VỀ KẾ HOẠCH TỔNG HỢP

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ

2

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

1. Giới thiệu về kế hoạch tổng hợp bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ

1.1 Khu dự trữ sinh quyển tỉnh Kiên Giang và đầm Đông Hồ

Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang đã được phê chuẩn vào năm 2006 là một phần của chương trình MAB của UNESCO. Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang có diện tích 1.118.105 ha trong đó có 36.935 ha vùng lõi, 172.578 ha vùng đệm và 978.591 ha vùng chuyển tiếp. Khu Dự trữ sinh quyển được thiết lập nhằm thúc đẩy bảo tồn các khu rừng nhiệt đới, núi đá vôi, rừng trên núi đá vôi, đầm lầy, rừng tràm, rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô, vùng đất ngập nước ven biển và đồng cỏ ngập nước theo mùa. UBND tỉnh Kiên Giang quản lý Khu dự trữ này.

Trong đề xuất về Khu Dự trữ sinh quyển trình UNESCO thì đầm Đông Hồ là một phần của khu vực chuyển tiếp. Vào thời điểm đó, thông tin và các nghiên cứu về khu vực này rất hạn chế (trường hợp này giống như đối với các khu vực khác, sau đó thành lập các khu vực phòng hộ, chẳng hạn như các khu vực rừng phòng hộ ven biển và Khu vực bảo tồn đồng cỏ bàng Phú Mỹ). Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây (từ năm 2004) đã cho thấy các vùng đất ngập nước có ý nghĩa rất quan trọng vì có giá trị đa dạng sinh học rất cao, rất cần được bảo tồn (Phùng Văn Thảnh, 2011).

1.1.1 Việc bảo tồn và phát triển của Dự án dự trữ sinh quyển tỉnh Kiên Giang

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã xác định Việt Nam là một trong những nước được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu (IPPC, 2007). Với mật độ dân số gần 1.200 người/ km2, hầu hết người dân sống ở các vùng trũng thấp và có mức độ rủi ro cao khi nước biển dâng, bão lốc và lụt lội tăng lên. Bên cạnh đó, mật độ dân số cao sẽ là áp lực lớn đe dọa sự tồn tại của các giá trị đa dạng sinh học và các hệ sinh thái tự nhiên khác còn sót lại.

Mục tiêu của dự án GIZ - Australian AID là thúc đẩy việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tỉnh Kiên Giang thông qua việc quản lý hiệu quả Khu Dự trữ sinh quyển và rừng ngập mặn ven biển.

Figure 1.1 Kien Giang Biosphere Reserve zoning Hình 1.1 Phân vùng Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang

3

1. Giới thiệu1. Giới thiệu

Cách tiếp cận

Dự án sử dụng cách tiếp cận có sự tham gia, đặc biệt là có sự tham gia của người dân địa phương, Hội Phụ nữ, Hội Thanh niên và bộ máy Nhà nước. Hoạt động dựa theo nhu cầu. Các chiến dịch nâng cao nhận thức và kiến thức quản lý được thực hiện phối hợp với các dự án GIZ ở các tỉnh khác. Điều này đảm bảo rằng phương pháp tiếp cận này có thể được áp dụng rộng rãi trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau ở khu vực phía Tây Nam của Đồng bằng sông Cửu Long.

Các điểm nóng đa dạng sinh học về hệ thực, động vật được xác định là cơ sở cho việc bảo vệ và giám sát các loài có nguy cơ tuyệt chủng và các loài có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của khu bảo tồn. Bảo vệ và tăng cường các hệ sinh thái quan trọng, bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở khu vực ven biển và cải thiện quản lý Khu Dự trữ sinh quyển, sẽ có tác động sinh thái trên diện rộng mang lại giá trị cao, chẳng hạn như bảo vệ hệ sinh thái rừng và sự cân bằng thủy văn nhằm cung cấp lớp đệm là hàng rào cây xanh ở vùng bờ biển nhằm chống lại các tác động của biến đổi khí hậu.

Nâng cao năng lực và sự hiểu biết kỹ thuật các lĩnh vực có liên quan nhằm tạo thu nhập thông qua tiếp thị sản phẩm tốt. Điều này giúp đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thủy sản, lâm nghiệp và nông nghiệp và giúp tăng thu nhập hộ gia đình.

1.1.2 Sáng kiến bảo tồn và phát triển tổng hợp đầm Đông Hồ

Nằm trong mục tiêu tổng thể và cách tiếp cận của dự án Úc và Đức ở Kiên Giang, sáng kiến bảo tồn và phát triển tổng hợp đầm Đông Hồ được thực hiện nhằm nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng địa phương để cân bằng nhu cầu phát triển kinh tế ở phía Tây tỉnh Kiên Giang cùng với bảo vệ và cải thiện các giá trị sinh thái và cảnh quan thiên nhiên. Việc xây dựng một hệ thống quy hoạch phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững đầm Đông Hồ đã được chọn là một hoạt động thí điểm để đánh giá tính khả thi của việc thực hiện dự án “Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang” thuộc Chương trình Biến đổi Khí hậu và các Hệ sinh thái ven biển (CCCEP) giai đoạn 2011-2014. Sáng kiến này tập trung vào khu vực đầm Đông Hồ, nơi tiếp giáp với biên giới Campuchia- Việt Nam và phía Đông Hà Tiên. Suy thoái môi trường diễn ra khá nghiêm trong tại khu vực đầm Đông Hồ như tốc độ bồi lắng cao, ô nhiễm nước thải, khai thác tài nguyên quá mức. Điều này làm cho đầm rất dễ bị tổn thương trước các tác động của mực nước biển dâng và chế độ nước lũ thay đổi. Cộng đồng xung quanh cũng thừa nhận tính không bền vững hiện nay và cần có các thay đổi nhằm hướng tới phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường và phát triển các mô hình sinh kế hạn chế tác động đến tài nguyên thiên nhiên trong đầm, chẳng hạn như du lịch dựa vào môi trường và cảnh quan đẹp của thiên nhiên.

Tài liệu hướng dẫn này đưa ra các định hướng và hành động cụ thể để đạt được mục đích đó.

1.2 Khung pháp lý và các mục tiêu quy hoạch1

Việc nghiên cứu tương lai phát triển của đầm Đông Hồ được bắt đầu với một đề tài nghiên cứu cấp quốc gia, đề tài 48-06-14, giữa những năm 1983-1985. Nội dung của đề tài là nghiên cứu các loại đầm, phá khác nhau ở Việt Nam, mô tả đặc điểm, cấu trúc và tiềm năng phát triển của chúng, đồng thời đề ra một hệ thống quản lý cho tất cả các đầm ven biển ở Việt Nam (Trương Minh Chuẩn, 2011). Nhận thức được ý nghĩa văn hóa, tâm linh và sinh thái của đầm Đông Hồ cũng như vai trò tiềm năng của nó trong sự phát triển của nền kinh tế địa phương, năm 2000, UBND Hà Tiên đề nghị lãnh đạo tỉnh khảo sát và

1. Theo Hiệp và Son, 2011 và Anon, 2011b.

4

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

quy hoạch cho Đông Hồ (Đề xuất số 05/TTr-UBND ngày 13/3/2000). Năm 2001, UBND Kiên Giang (Quyết định số 712/UB-QD 14/4/ 2001) đã phê duyệt quy hoạch đầm Đông Hồ. Trọng tâm của quy hoạch là phát triển dịch vụ du lịch, trồng rừng sinh thái và quản lý nuôi trồng thủy sản. Cù lao Cừ Đứt được đề xuất như là một ‘làng sinh thái du lịch’ và các cơ sở du lịch ven biển đã được đề xuất là Tô Châu. Cùng với các sáng kiến này là việc tái thành lập ‘rừng sinh thái đầm nước mặn’ và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững (Anon, 2011b).

Tiếp theo, năm 2004, một hội thảo “Phát triển du lịch sinh thái đầm Đông Hồ - Hà Tiên” và năm 2006, Viện Khoa học và Thủy lợi miền Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã xây dựng một báo cáo về hiện trạng môi trường của đầm Đông Hồ (Trương Minh Chuẩn, 2011). Báo cáo này cho thấy những hiểu biết hạn chế về đầm Đông Hồ, và đã đưa ra những quan ngại về tính bền vững môi trường của đầm.

Năm 2009, UBND tỉnh Kiên Giang giao cho Sở NN &PTNT nhiệm vụ điều phối (cùng với thị xã Hà Tiên) điều chỉnh quy hoạch tổng thể đầm Đông Hồ để đảm bảo việc bảo tồn và sử dụng cho du lịch sinh thái (Thông báo số 149/TBVP, Văn phòng UBND Kiên Giang). UBND Hà Tiên (Tờ trình số 60/TTr-UBND ngày 24/6/2009) hỗ trợ cho nhiệm vụ trọng tâm này.

Ngày 15/3/2011, từ ý kiến tham vấn của các sở, ban ngành, UBND tỉnh Kiên Giang ra Thông báo số 110/TB-VP tái khẳng định rằng quy hoạch tổng thể cho đầm Đông Hồ phải có nội dung bảo tồn, khôi phục và phát triển bền vững, bao gồm cả bảo vệ các giá trị lịch sử và văn hóa. Thông báo cũng giao Sở NN&PTNT là cơ quan chịu trách nhiệm và phê duyệt việc thuê tư vấn để chuẩn bị quy hoạch và khảo sát các điều khoản tham chiếu2 đồng thời chịu trách nhiệm chuẩn bị quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát triển sinh thái bền vững đầm Đông Hồ.

1.3 Nguyên tắc quy hoạch

1.3.1 Nguyên tắc chính và ý nghĩa của nó

Nguyên tắc chủ yếu của quy hoạch bảo tồn và phát triển tổng hợp đầm Đông Hồ là đảm bảo giữ cho đầm không bị suy thoái hơn nữa. Phục hồi và phát triển bền vững các giá trị sinh thái và cảnh quan tự nhiên để truyền cảm hứng cho du khách và cư dân như từ thời Mạc Thiên Tích, 36 nhà thơ của Tao đàn Chiêu Anh Các (năm 1736). Cơ sở đảm bảo nguyên tắc chủ yếu này, cần thiết phải để đầm Đông Hồ tiếp tục mang lại lợi ích về môi trường, kinh tế - xã hội và duy trì tính toàn vẹn của hệ sinh thái.

Điều này sẽ có nghĩa là:

• bảo vệ nguyên vẹn thảm thực vật còn sót lại và xúc tiến tái sinh;

• phục hồi thảm thực vật nhằm tạo vùng đệm duy trì chất lượng nước trong đầm và tránh bị ô nhiễm do bồi lắng và chất phù dưỡng;

• giảm thiểu lượng trầm tích, dinh dưỡng và các chất gây ô nhiễm độc hại;

• duy trì quá trình thủy động học của đầm và hệ thống biển liên quan;

• sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

• bảo vệ và nâng tầm giá trị tự nhiên và văn hóa của đầm Đông Hồ và các vùng xung quanh nó như là một bộ phận đặc thù văn hóa - xã hội của cộng đồng địa phương cũng như của tỉnh và người Việt Nam.

2. Tham khảo ‘Lập kế hoạch và bảo tồn để phát triển bền vững đầm Đông Hồ’ của Công ty Cổ phần Khảo sát, Thiết kế và Tư vấn Đầu tư (SDICO) 2011.

5

1. Giới thiệu1. Giới thiệu

1.3.2 Các nguyên tắc quy hoạch cụ thể3

a. Ưu tiên bảo tồn và khôi phục các hệ sinh thái và cảnh quan

Các giá trị của đầm Đông Hồ chủ yếu xuất phát từ đặc điểm và chất lượng của các hệ sinh thái tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên của nó. Nhưng chúng phụ thuộc quá trình tự nhiên trong việc hình thành các hệ động thực vật và hổ trợ con người. Tôn trọng quá trình tự nhiên trong quy hoạch có nghĩa là: (1) tránh và hạn chế việc làm suy thoái môi trường tự nhiên (không gây hại), (2) tận dụng tối đa qui trình tự nhiên để phục hồi và duy trì chất lượng môi trường (theo quy luật tự nhiên), (3) mô phỏng và xây dựng theo quá trình tự nhiên hơn là thay thế bằng các công trình nhân tạo (giúp tự nhiên tự phát triển), (4) chỉ áp dụng các giải pháp kỹ thuật khi đã đánh giá tác động môi trường một cách đầy đủ (thận trọng tuyệt đối), để giảm thiểu chi phí bảo trì trong thời gian dài sau này.

b. Phát triển để sử dụng, bảo vệ và khôi phục môi trường sinh thái và cảnh quan văn hóa

Hà Tiên là một trong bốn trung tâm kinh tế chính của tỉnh Kiên Giang. Du lịch và dịch vụ thương mại được coi là những ngành kinh tế quan trọng4 của Hà Tiên. Các ngành này có xu hướng tương thích với các vùng phụ cận và sự thành công của nó có liên quan chặt chẽ đến chất lượng môi trường. Phát triển cần phải chú ý có làm giảm giá trị của môi trường hay không, cần chủ động góp phần bảo vệ và cải thiện tính nguyên vẹn về hệ sinh thái của đầm và vùng phụ cận. Điều này cần được sự quan tâm chặt chẻ giữa ngành nông nghiệp và thủy sản.

c. Hợp tác liên khu vực và trong khu vực theo hướng đôi bên cùng có lợi

Giải quyết các mối đe dọa đến đầm Đông Hồ và vấn đề khai thác tiềm năng kinh tế (đặc biệt là thông qua du lịch) của khu vực đòi hỏi sự hợp tác và hành động thống nhất của nhiều ngành, lĩnh vực (bao gồm lĩnh vực kinh tế, văn hóa, lịch sử, môi trường và cơ sở hạ tầng). Các điểm đến du lịch ở khu vực phụ cận (trong và ngoài nước) thường có sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, bởi vì khách du lịch ngày càng không bị ràng buộc bởi ranh giới chính trị và nhu cầu về các dịch vụ và sản phẩm từ nhiều lĩnh vực. Hợp tác trên cơ sở cùng có lợi là chiến lược đảm bảo cho sự phát triển bền vững đầm Đông Hồ và bảo vệ được giá trị của đầm.

d. Sử dụng và quản lý các địa điểm và cảnh quan mang ý nghĩa văn hóa

Phát triển kinh tế phải làm phong phú thêm các tài sản văn hóa, không làm giảm hoặc làm chúng xuống cấp. Khách du lịch đến thăm các địa danh một phần vì các đặc điểm văn hóa và lối sống đặc trưng của cộng đồng địa phương. Do đó, cách cư xử của cộng đồng và bản chất của xã hội phải được xem xét trong quy hoạch, để các quyết định đưa ra phải quản lý và kiểm soát được những thay đổi về văn hóa một cách có mục đích mà không làm ảnh hưởng đến cộng đồng. Quy hoạch cần phải kết nối du khách với người dân địa phương, phục hồi và cải tạo các điểm văn hóa, kiến trúc và cảnh quan làm sống lại các lễ hội có liên quan đến các giá trị truyền thống và phong tục tập quán địa phương.

e. Tôn trọng và tôn vinh lịch sử và đời sống xã hội

Lịch sử địa phương nói lên các đặc điểm đời sống xã hội của một cộng đồng. Những thiên sử thi của các thế hệ trước đây là nền tảng để xây dựng truyền thống cho thế hệ hiện tại và tương lai. Lịch sử của địa phương được phản ánh trong nghệ thuật thơ ca, hàng thủ công mỹ nghệ, kiến trúc, truyền thống văn hóa và cuộc sống hàng ngày của cộng đồng.

3. Theo Nguyễn Tiến Hiệp và Tống Hoàng Phước Sơn (2011)4. Theo định hướng Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang và Đinh hướng kinh tế chung của thị xã Hà Tiên

6

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

Việc bảo vệ và tôn vinh các giá trị lịch sử và văn hóa địa phương sẽ làm phong phú thêm đời sống xã hội, mang lại ý nghĩa sâu sắc về sự liên quan đến lịch sử làm thúc đẩy việc bảo vệ và phục hồi các di vật, di tích và tập quán truyền thống nhằm thu hút khách du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch.

f. Truyền thống dân tộc trong phát triển kinh tế

Bảo tồn truyền thống dân tộc, địa phương là trọng tâm trong phát triển kinh tế (bao gồm cả du lịch). Tuy nhiên, có nguy cơ là các yếu tố truyền thống có thể bị thay đổi do sự thay đổi về kiến trúc nhà và mối quan hệ xã hội, không gian sống và hoạt động cộng đồng. Vì vậy, quy hoạch và quản lý môi trường phải phù hợp với truyền thống và củng cố bản sắc địa phương và quốc gia. Cần thiết phải hài hòa giữa truyền thống với sự phát triển đương đại.

g. Liên kết đầu tư kinh tế và phát triển sinh kế địa phương

Việc đầu tư phát triển kinh tế và phục hồi các hệ sinh thái đa dạng của đầm Đông Hồ phải được liên kết với điều kiện sinh kế của người dân trong khu vực. Điều này bao gồm việc thúc đẩy các ngành nghề truyền thống, nâng cao mức sống, giảm thiểu sự tranh giành của người dân địa phương, phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản bền vững, cũng như bảo tồn di sản thiên nhiên làm cơ sở cho sự phát triển của các ngành nghề khác.

h. Kế thừa trong quá trình quy hoạch

Bất kỳ kế hoạch phát triển nào cũng phải kế thừa hiện tại và nghĩ đến cho thế hệ tương lai. Nguyên tắc cảnh báo phải được áp dụng ở những nơi mà quyết định đưa ra không mâu thuẩn đến các lựa chọn cho cộng đồng trong tương lai.

7

1. Giới thiệu2. Khu vực quy hoạch và bối cảnh

Phần này tóm tắt những kiến thức về đầm Đông Hồ như đã trình bày tại Hội thảo về Qui hoạch đầm Đông Hồ, Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang được tổ chức tại Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam ngày 10 - 11/11/2011. Hội thảo cung cấp cơ sở để UBND tỉnh Kiên Giang định hướng các vấn đề ưu tiên và cần thiết về qui hoạch và quản lý bền vững đầm Đông Hồ.

Mối liên hệ lượt giữa Đông Hồ và các khu vực thượng nguồn5, các vùng biển, trọng điểm bên ngoài đầm và vùng phụ cận đã được đề cập.

5. Tham khảo Trương Minh Chuẩn, 2011

VÙNG QUY HOẠCH VÀ BỐI CẢNH

8

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

2. Vùng quy hoạch và bối cảnh2.1 Vị trí và các mối quan hệ hành chínhĐông Hồ là một đầm nước cửa sông với chiều dài theo hướng Bắc-Nam khoảng 4,6 km và hướng Đông-Tây khoảng 3,5 km (Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn, 2011; Trương Minh Chuẩn, 2011), tiếp giáp với thị xã Hà Tiên, gần biên giới Việt Nam - Campuchia. Về hành chính, đầm Đông Hồ thuộc phường Đông Hồ và một phần của phường Tô Châu, một phần của thị xã Hà Tiên và một phần của xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang6. Tỉnh Kiên Giang nằm trong về phía Tây Nam của Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

Khu vực trung tâm của đầm có diện tích là 1,384 ha (hình 2.1), trong đó có khoảng 903 ha mặt nước, 250 ha thảm thực vật tự nhiên, bao gồm cả dừa nước (Nypa fruticans), 29 ha vườn và 171 ha diện tích nuôi trồng thủy sản (Mai Văn Huỳnh, 2011). Ranh giới của đầm là:

• Phía Nam giáp núi Tô Châu, phường Tô Châu, xã Thuận Yên, thị xã Hà Tiên (và cuối cùng thông qua cửa sông Tô Châu ra biển Tây Nam (vịnh Thuận Yên trong vịnh Thái Lan).

• Phía Tây giáp phường Đông Hồ, trung tâm thị xã Hà Tiên, cửa Trần Hầu, kênh Mường Dao và Rạch Ụ.

• Phía Tây Bắc giáp tỉnh Kampot, Campuchia.

• Phía Bắc giáp lối vào sông Giang Thành, phường Đông Hồ,

• Phía Đông Bắc giáp kênh Quốc Phòng, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành7,

• Phía Đông kênh Hà Giang, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, và

• Phía Đông Nam - Rạch Giá - Hà Tiên và kênh Rạch Vược, rạch Két và Láng Tranh, xã Thuận Yên và thị xã Hà Tiên.

2.2 Đặc điểm địa vật lý8

Các nghiên cứu địa chất và địa mạo (Metcalfe et al., 1999) cho thấy địa chất và địa mạo ở Hà Tiên và các huyện lân cận rất phong phú và quan trọng (ví dụ, sự hiện diện của các lớp trầm tích lâu đời nhất ở phía Nam, cảnh quan vùng núi đá vôi, các hang động đa tầng, dãi thềm ngoài khơi, đồng bằng đất ngập nước, các đảo và quần đảo). Một số khu vực có giá trị địa chất quan trọng đối với khoa học, kinh tế, văn hóa và giáo dục, chẳng hạn như hang động chùa Thạch Động, núi và hang Đá Dựng và các hang động (Hà Tiên), hang Mo So và chùa Hang trong sơn hệ Chung Sơn (Hòn Chông) (huyện Kiên Lương). Tuy nhiên, tính đa dạng địa chất ở Kiên Giang đã không được đánh giá đầy đủ và có hệ thống.

a. Vùng châu thổ sông Cửu Long

Sông Mekong là một trong những con sông lớn của thế giới, xếp thứ 12 thế giới theo chiều dài và thứ 6 tính theo lưu lượng nước trung bình hàng năm. Vùng châu thổ hình

6. Việt Nam có 58 tỉnh và 5 đô thị trực thuộc Trung ương. Các tỉnh, thành phố, thị xã và các quận lần lượt chia thành các thị trấn và xã. Đông Hồ nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Kiên Giang. Kiên Giang giáp với tỉnh An Giang (phía Đông Bắc), Cần Thơ và Hậu Giang (phía Đông), Bạc Liêu (Đông Nam) và Cà Mau (phía Nam) và tỉnh Kampot, Campuchia (phía Tây), và Vịnh Thái Lan (phía Tây Nam với 200 km bờ biển). Kiên Giang có một thành phố (Rạch Giá), một thị xã (Hà Tiên) và 13 huyện.

7. Huyện Giang Thành được thành lập năm 2009, có 5 xã (Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hòa, Vĩnh Điều, và Vĩnh Phú) nằm ở phía Bắc của huyện Kiên Lương.

8. Theo NT Hiệp và THP Sơn (2011).

Hình 2.1 Những thay đổi bờ biển vùng ĐBS Cửu Long từ khoảng 6.000 năm trước đây. Hà Tiên là ranh giới của

đường bờ biển này (Stattegger et al., 2010)

9

1. Giới thiệu2. Khu vực quy hoạch và bối cảnh

tam giác bao gồm khoảng 5,5 triệu ha, chiều cao là 270 km tính từ đỉnh tam giác tại Phnom Penh tới đáy hình tam giác (600 km bờ biển). Khoảng 1.600.000 ha nằm trong vùng châu thổ của Campuchia, 3.900.000 ha còn lại ở Việt Nam. Độ dày lớp trầm tích thay đổi từ ít nhất 500 m gần cửa sông đến 30 m ở bên trong vùng châu thổ này. Qua trình bồi tụ ở vùng châu thổ này tiếp tục mở rộng về phía Nam và phía Tây bán đảo Cà Mau lên đến 150 m mỗi năm. Đến cuối mùa mưa, nước lũ từ thượng nguồn, lượng mưa tại chỗ và ảnh hưởng thủy triều có thể dẫn đến lũ lụt ảnh hưởng 3.400.000 ha diện tích vùng châu thổ thuộc địa phận Việt Nam.

Hình 2.2 Khu vực quy hoạch bảo tồn và phát triển tổng hợp đầm Đông Hồ - Hà Tiên (Theo Nguyễn T Hiệp và Tống Phước Hoàng Sơn, 2011)

10

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

Các nghiên cứu về địa lý cổ đại về mực nước biển ở khu vực Đông Nam Á (khu vực Sundaland - thềm lục địa Sunda) (ví dụ, Pelejero et al., 1999) cho thấy khoảng 21.000 năm trước đây, mực nước biển thấp hơn mực nước biển hiện tại khoảng 120 m. Vào thời điểm đó, đất liền và hải đảo ở khu vực Đông Nam Á được kết nối với nhau. Phần giữa của Holocene, so với cách đây khoảng 4.500 năm, mực nước biển hiện tại tăng khoảng 5 m. Sóng biển gây xói mòn các mỏm đá vôi để tạo thành “hang động chân sóng” trong hầu hết các vùng núi đá vôi của Kiên Giang. Kể từ đó, lắng đọng phù sa từ sông Mekong và sông Basac đã nhanh chóng tạo ra vùng Đồng bằng sông Cửu Long, và Hà Tiên được hình thành trên 6.000 năm trước so với bờ biển hiện tại (hình 2.2). Do đó, Đông Hồ là vùng dễ bị tổn thương khi mực nước biển dâng (Stattegger et al., 2010; Tjallingii et al., 2010).

b. Vùng đồng bằng Hà Tiên

Vùng đồng bằng ngập nước rộng lớn Hà Tiên (chiếm 217.508 ha và 5,6% diện tích vùng châu thổ) là một trong năm tiểu vùng đặc biệt ở phía Tây nam của hệ thống châu thổ sông Cửu Long. Khu đồng bằng dốc về phía Vịnh Thái Lan và dòng nước lũ chảy về phía Đông Hồ trong mùa mưa, bao phủ khu vực với độ sâu 1,5 - 2 m. Khu vực này thoát nước tương đối tốt, nhưng ít phù hợp với nông nghiệp hơn so với các khu vực khác vì tình trạng thiếu nước ngọt trong mùa khô và sự hiện diện của muối và sulfat ở trong đất, dẫn đến độ pH thấp khi đất tiếp xúc với không khí. Đầm cửa sông Đông Hồ là một yếu tố bất thường của hệ thống châu thổ.

c. Khu vực núi đá vôi

Rải rác khắp đồng bằng Hà Tiên là những mỏm đá vôi (núi đá vôi), tăng đột ngột từ vùng đồng bằng xung quanh. Một ít ở Campuchia, chúng được phân lập từ các khu vực đá vôi khác ở Đông Dương. Đá vôi được hình thành bởi các trầm tích biển của kỳ Đại nguyên sinh tới Kỳ thứ 4 (từ 2.500 triệu năm đến 2,6 triệu năm trước). Thời tiết đã tạo ra những vách đá thẳng đứng, hang động thạch nhũ và các tính năng xói mòn cơ bản, đó là kết quả của mực nước biển tăng.

2.3 Đặc điểm khí hậu9

Khu vực Đông Hồ có khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, mặc dù nhiệt độ và độ ẩm được cải thiện tốt do ảnh hưởng của nước biển và đầm. Khí hậu ở đây tương tự như các phần còn lại của sông Mekong, nhưng mùa mưa xảy ra hơi sớm hơn và kết thúc muộn hơn và do đó ẩm ướt hơn.

Nhiệt độ luôn luôn ấm áp (trung bình 27,40C10, cao nhất trong tháng tư (290C) và thấp nhất vào tháng một (25,60C)), với độ ẩm trung bình 82%. Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.089 mm. Trong mùa mưa, gió thông thường là từ phía Tây và Tây Nam, nhưng chuyển sang phía Bắc và Đông Bắc vào mùa khô (Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn, 2011; Mai Văn Huỳnh, 2011).

2.4 Hệ thống nước

Đông Hồ là một đầm nước cửa sông (sâu 7 m; Bảng 2.1) được hình thành tại vị trí sông Giang Thành chảy vào vùng biển Tây Nam (Vịnh Thái Lan) giữa núi Ngũ Hổ (phía Tây của đầm) và núi Tô Châu (phía Đông của đầm) tại cửa Trần Hầu. Sông này bắt nguồn từ tỉnh Kampot - Campuchia và chảy vào châu thổ sông Cửu Long. Sông Giang Thành là hạ lưu của kênh kiểm soát lũ Vĩnh Tế, bắt đầu tại Châu Đốc, tỉnh An Giang và cũng lấy nước từ sông Hậu ở biên giới Việt Nam - Campuchia. Kênh Rạch Giá - Hà Tiên chảy vào đầm ở phía Đông Nam, là một trong những kênh kiểm soát lũ chính. Trong khi chiều rộng của nó

9. Theo Lê và Trường (2011), Hiệp và Sơn (2011) và Mai Văn Huỳnh (2011)10. Thai và Thai (2011b) đưa ra khoảng 320C đến 340C trong 24 năm qua ở Hà Tiên.

11

1. Giới thiệu2. Khu vực quy hoạch và bối cảnh

tương đối hẹp (khoảng 60 m), độ cao đáy của nó là 4,13 m và có lưu lượng nước cao mang theo một lượng lớn trầm tích tới đầm Đông Hồ (Hiệp & Sơn, 2011).

Đầm Đông Hồ có lượng nước ngọt lớn chảy vào vào mùa mưa (gió mùa Tây Nam từ tháng 5 - tháng 10) và nước lợ vào mùa khô (tháng 11 – tháng 4 ). Dòng chảy lớn nhất (75%) xuất hiện từ tháng 7 - tháng 11, dòng chảy nhỏ hơn nhiều từ tháng 1 - tháng 4. Lượng phù sa lớn (độ dày lớp bồi lắng đáy đầm từ 1,3 đến 1,5 m), đổ vào đầm chủ yếu là từ sông Giang Thành. Mức độ và bản chất của lớp trầm tích phụ thuộc vào chế độ thủy văn của sông Giang Thành, kênh Rạch Giá - Hà Tiên và các yếu tố thủy triều (Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn, 2011). Mức thủy triều thấp nhất trong năm là khoảng 0,40 m, cao trung bình khoảng +0,70 m. Mực nước lũ cao nhất ghi nhận được vào

năm 1996 là +1,15 m.

2.5 Đặc điểm cảnh quanCảnh quan xung quanh Đông Hồ là một dải đồng bằng ngập nước ven biển, bị chia cắt bởi “các núi đá” (như các núi đá granit: Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Sóc và đá Macma hỗn hợp: Bãi Ớt, mũi Ông Cọp, núi Xoa Ảo, núi Nhọn, Tô Châu, Bình San, Pháo Đài, Đá Dựng) và các đá vôi (như: núi Chùa Hang, núi Hang Tiền, núi Khoé Lá, núi Ngang, núi Trà Đuốc, núi Mây, núi Mo So và quần đảo Bình Trị) cùng với đất đỏ ở chân dốc (Le, 2011a). Vùng đồng bằng ngập nước ven biển chủ yếu là vùng đồng cỏ ngập nước theo mùa trên đất phù sa và là nơi đang được sử dụng để trồng lúa và nuôi trồng thủy sản xen lẫn với các đai rừng. Hệ thống kênh thủy lợi được xây dựng chạy qua khu vực này. Bờ biển bao gồm các bãi cát ven biển thấp và bãi phù sa. Ở ngoài khơi có một số hòn đảo lớn và nhỏ. Vào những ngày trời trong, đảo Phú Quốc và quần đảo Hải Tặc là những yếu tố chi phối toàn cảnh biển.

2.5.1. Sử dụng đất

Nhà nước quản lý đất xung quanh đầm mà không giao đất lâu dài cho hộ gia đình (Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn, 2011). Hầu hết vùng quy hoạch trọng tâm là vùng nước rộng và là sinh cảnh của các loài thủy sinh vật biển và dừa nước (Nypa fruticans) (Bảng 2.2)11.

2.5.2. Những thay đổi về cảnh quan12

Dựa trên hình ảnh vệ tinh, những thay đổi nhỏ xảy ra ở đầm Đông Hồ từ năm 1989-1995, với hệ thống kênh rạch kết nối với sông Giang Thành và kênh Rạch Giá - Hà Tiên qua các đầm nước tới các cửa sông, cửa biển (Tô Châu) đến biển Tây Nam (Hình 2.3 ). Tuy nhiên, việc mở rộng các kênh này đã làm chia cắt những hòn đảo trầm tích trung tâm (Nguyễn Ngọc Trân, 2011).

Đến năm 2005, sự phát triển của các khu vực canh tác nông nghiệp đặc biệt ở phía Đông Bắc của đầm xung quanh kênh Vĩnh Tế và việc xây dựng đường ở phía Tây của đầm đã làm thay đổi đáng kể hiện trạng sử dụng đất ở khu vực này. Trong khi các kênh chính vẫn còn, thì rõ ràng là đầm Đông Hồ đang trở nên nông hơn do quá trình bồi lắng phù sa, đặc biệt là khu vực xung quanh (phía Bắc) kênh Rạch Giá - Hà Tiên, cũng như việc mở rộng của hòn đảo trầm tích trung tâm. Ấp Cừ Đứt (Khu phố V) đã mở rộng nhiều trên cả hai mặt của kênh. Ngoài ra, việc mở rộng Hà Tiên về hướng Bắc (phía Tây của Đông Hồ) và các

11. Mai Văn Huỳnh (2011) đưa ra con số về: mặt nước 903,3 ha (65,4%), dừa nước 249,53 ha (18,0%), đất dân dụng 29,2 ha (2,1%) và các loại đất khác 171,2 ha (12,3%).

12. Theo Nguyen (2011b)

Bảng 2.1 Yếu tố địa hình của Đông Hồ (Theo Nguyễn Xuân Vinh, 2004)

Vị trí Độ rộng (m)

Độ sâu (m)

Cửa sông Giang Thành 250 6 – 7Kênh Rạch Giá – Hà Tiên 60 4 – 7Kênh ở ấp Cừ Đức 70 4 – 7Điểm ra tại Cầu Nổi 250 6 – 7Đáy đầm phía Đông 0,5 – 0,7Đáy đầm phía Tây 0,9 – 1,1Diện tích tự nhiên phía Đông Bắc > 0,3Khu dân cư thứ 2 ấp Cừ Đức 30 - 50 0,4 – 0,7Khu dân cư ở phía Đông Nam >1,15Khu dân cư ở phía Tây Nam 1,1 – 1,4Bờ nổi ở phía Tây Nam 0,2 – 0,5

Bảng 2.2 Diện tích sử dụng đất xung quanh đầm Đông Hồ (Theo Nguyễn Xuân Vinh, 2004)

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ

Mặt nước 963 70Dừa nước 370 27Rừng ngập mặn và các hệ sinh thái khác 36 3Đất nông nghiệp và vườn 16 1

Tổng 1.384 100

12

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

công trình cải tạo biển thông qua việc xây dựng các đê quay từ bờ phía Đông của kênh Tô Châu đã thu hẹp các kênh có từ trước.

Từ năm 2005 đến 2008, quá trình thay đổi tiếp tục diễn ra với sự lắng đọng trầm tích và hậu quả là giảm độ sâu của đầm, việc thay đổi sử dụng đất (nông nghiệp) xung quanh đầm (đặc biệt là từ bờ phía Tây của kênh Vĩnh Tế về phía Đông Hồ và xâm nhập vào đầm), và xây dựng đường song song với đường N1 và kênh Vĩnh Tế về phía Đông Hồ. Năm 2005, việc cải tạo vịnh ngay phía Tây của Hà Tiên đã được hoàn thành. Năm 2011, cải tạo biển ở phía Đông của cửa sông Đông Hồ (Tô Châu) đến vùng biển Tây Nam đang được tiến hành (Hình 2.3).

Hình 2.3 Hình ảnh vệ tinh của đầm Đông Hồ từ năm 1989 tới năm 2011 (Theo Nguyễn Ngọc Trân, 2011 và Google Maps <http://maps.google.com.au/>)

13

1. Giới thiệu2. Khu vực quy hoạch và bối cảnh

2.5.3. Phát triển cơ sở hạ tầng trên đất liền như là một nguyên nhân làm thay đổi Đông Hồ

Từ năm 1990, với các chính sách di chuyển nước lũ ra biển Tây Nam và khai thác tiềm năng nông nghiệp của khu vực Tứ giác Long Xuyên, mở rộng kênh Vĩnh Tế và xây dựng các tuyến đường vòng N1 tránh lũ lụt, nâng cao các đê NH 80 và nạo vét kênh Rạch Giá - Hà Tiên đã góp phần thay đổi Đông Hồ. Vào giữa năm 1990, kênh Vĩnh Tế đã được mở rộng và đào sâu thêm, đã làm nước chảy từ sông Hậu vào Tứ giác Long Xuyên, đặc biệt là trong mùa mưa.

Các tuyến đường N1 được xây dựng vào năm 2000, đoạn từ Tri Tôn và Tịnh Biên đến Hà Tiên đã được cải thiện, góp phần làm tăng trưởng kinh tế - xã hội. Đường vòng tránh lũ N1 làm cho nước từ kênh Vĩnh Tế (trừ phần chảy vào kênh T) nhập vào sông Giang Thành, tăng dòng chảy vào Đông Hồ và lắng đọng trầm tích tăng lên ở phần phía Bắc của đầm. Nước từ kênh Vĩnh Tế chảy vào kênh Rạch Giá - Hà Tiên, trực tiếp và thông qua kênh T cũng góp phần (mặc dù ít hơn) vào lắng đọng trầm tích ở phía Đông Nam của Đông Hồ.

2.5.4. Chương trình lấn biến là một nguyên nhân làm thay đổi Đông Hồ

Cửa sông Tô Châu giữ cho Đông Hồ duy trì đặc điểm tự nhiên với rất ít thay đổi cho đến cuối những năm 1990 khi thị xã Hà Tiên xây dựng đê kè dọc theo các cửa sông. Năm 2003, thị xã xây dựng kè biển để hình thành khu vực thương mại (khoảng 4 ha) đã làm giảm đáng kể chiều rộng của cửa sông trao đổi nước giữa sông và biển. Năm 2005, dự án lấn biển (khoảng 100 ha) vịnh phía Tây của Hà Tiên làm thay đổi đáng kể hiện trạng bờ biển. Những thay đổi này vẫn đang tiếp diễn từ bờ biển phía Đông của Hà Tiên là nơi mà các công trình lấn biển đang được tiến hành. Điều này có thể làm thay đổi đặc điểm tự nhiên của cả đầm Đông Hồ và chế độ thủy văn biển. Tác giả Nguyễn Ngọc Trân (2011) cho rằng kết quả của việc lấn biển sẽ làm thay đổi chế độ nước ngày càng tăng theo hướng ngọt hóa tại khu vực đầm.

2.6 Đặc điểm hệ sinh thái2.6.1 Các hệ sinh thái chính13

a. Vùng đồng bằng ven biển Hà Tiên

Vùng đồng bằng Hà Tiên là một trong những đồng cỏ ngập nước theo mùa rộng lớn cuối cùng còn sót lại ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đất có hàm lượng a xít - sun phát cao, với các lớp sun phát gần sát bề mặt (70 – 150 cm). Khi tiếp xúc với không khí (ví dụ việc đào đắp kênh), lớp sun phát trải qua quá trình axit hóa (làm giảm pH 3,4), làm cho đất trở nên khó canh tác nông nghiệp (Buckton et al., 1999). Tuy nhiên, khu vực này đang nhanh chóng được chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cùng với việc sử dụng một lượng lớn vôi để giảm độ chua cho đất trong quá trình canh tác.

Ở khu đồng bằng gần Hà Tiên là sự kết hợp của đồng cỏ ngập nước theo mùa, với rừng trồng và rừng Tràm tái sinh tự nhiên (Melaleuca cajuputi) và dừa nước (Nypa fruticans) và đất ngập mặn. Đồng cỏ loài Cỏ năng ngọt (Eleocharis dulcis) chiếm ưu thế và Năng kim (E. ochrostachys). Tại đây có sự xuất hiện các trảng cỏ gồm Năng trồi (E. retroflexa), Hoàng đầu (Xyris indica), Đưng (Scleria poaeformis), Mua (Melastoma affine); cỏ Lác (Scirpus grossus), Cói quoăn (Fimbristylis sp), Cỏ đuôi voi (Pseudoraphis brunoniana), Sậy (Cyperus spp) và Cỏ bàng (Lepironia articulata). Đất cây Tràm thấp (từ 2 tới 6 m) có một hệ thực vật gồm cỏ năng (Eleocharis dulcis), Sậy (Phragmites vallatoria, Hoàng đầu (Xyris indica), Mua (Melastoma affine), Mây nước (Flagellaria indica).

Đầm lầy dừa nước được tìm thấy trong vùng nước lợ và các loài liên quan bao gồm Ô rô (Acanthus ebracteatus), Dây mật (Derris trifolia), Vạng hôi (Clerodendrum inerme), Chà

13. Theo Nguyễn Tiến Hiệp và Tống Phước Hoàng Sơn (2011).

14

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

là (Phoenix paludosa), Ráng (Acrostichum aureum), Mái dầm (Aglaodora griffithii) và Cói (Cyperus malaccensis) (Buckton et al., 1999).

Rừng ngập mặn tái sinh là những cây bụi cao từ 2-6 m. Tổ thành thảm thực vật trên mặt đất phụ thuộc vào điều kiện đất và nước. Tuy nhiên, các loài phổ biến nhất là Năng ngọt (Eleocharis dulcis), Sậy (Phragmites vallatoria), Hoàng dầu (Xyris indica), Mua (Melastoma affine), Mây nước (Flagellaria indica), Cỏ (Paspalum vaginatum), Dứa dại (Pandanus kaida) và Ráng (Acrostichum aureum).

Khu vực này được coi là một trong những vùng quan trọng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long để bảo tồn của các loài chim nước lớn chẳng hạn như Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii), Cò quắm (Pseudibis davisoni) là các loài đang nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu và Ô tác Nam Á (Houbaropsis bengalensis) là loài đang nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu, Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), Cò sơn (Mycteria leucocephala) và Bồ nông chân xám (Pelecanus philippensis) là các loài nguy cấp (Buckton et al., 1999).

b. Núi đá vôi

Các mỏm núi đá vôi nhỏ (22) ở Kiên Lương và thị xã Hà Tiên xuất hiện trong vùng đồng bằng Hà Tiên. Mặc dù quy mô nhỏ, nhưng mức độ đa dạng sinh học của chúng cao. Sự cô lập về địa lý đã tạo ra tính đặc hữu và đa dạng cao trong khu vực. Lớp tích tụ trong hang động cũng chứa các di tích khảo cổ học của thời kỳ trước nền văn hóa Óc Eo - Phù Nam (từ thế kỷ 1 đến nửa đầu thế kỷ thứ 7).

Có 322 loài thực vật được thống kê trong khu vực núi đá vôi. Một số loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ của thế giới. Ví dụ, cây Tuế (Cycas clivicola sub sp. Lutea), loài bị đe dọa tuyệt chủng ở cả cấp quốc gia và toàn cầu. Một số loài đặc hữu, chẳng hạn như trà Amplexicaul (Begonia bataiensis), Ornithoboea emarginata, Lan đất (CalanthekienLuongensis), và một số loài cây thuốc như Paraboea cf. cochinchinensis, Gynostemma pentaphyllum, Drynaria quercifolia và Stephania rotunda ngày càng trở nên hiếm do khai thác quá mức (Lê Quang Khôi et al., 2009).

Hệ động vật phong phú với ít nhất 155 loài động vật có xương sống, bao gồm các loài chim quý hiếm, đặc hữu và các động vật khác. Có 114 loài chim được ghi nhận. Sáu loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam và bốn trong Danh sách đỏ của thế giới (như Chim bồ câu hoàng gia núi (Ducula badia), Cú muỗi Ấn Độ (Caprimulgus asiaticus), Chim hút mật họng tím (Nectarinia sperata), Chim sẻ cổ khoang (Todiramphus chloris).

31 loài động vật có vú đã được ghi nhận trong đó có 9 loài dơi. Loài sóc cây (Tupaia belangeri) rất phổ biến và hai quần thể Voọc bạc Đông dương (Trachypithecusgermaini) sống biệt lập đã được ghi nhận (Tran, 2001; Truong và cộng sự, 2004). Có 32 loài bò sát gồm Tắc kè ngón (Cyrtodactylus intermedius), Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus paradoxus), Tắc kè bay (Draco maculatus), Tắc kè hoa (Gekko gecko) và Rắn (Séc be). 13 loài lưỡng cư đã được ghi nhận. Nổi bật trong các động vật không xương sống là các loài Ốc sên trên cạn với 65 loài được ghi nhận trong đó có 36 loài đặc hữu của khu vực. Vùng núi đá vôi là nơi có tính đa dạng cao về động vật không xương sống ở hang (Deharveng và cộng sự, 2001) bao gồm ít nhất hai chi đặc hữu của bọ cánh cứng (Ferrer, 2004).

2.6.2 Thảm thực vật của Đông Hồ

Mặc dù chưa có điều tra hệ thống các loài trong khu vực này, 49 loài thực vật bậc cao của 25 họ đã được ghi nhận quanh khu vực Đông Hồ (Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn, 2011; Lê Phát Quới, 2011). Hệ

Bảng 2.3 Sinh vật bậc cao được ghi nhận quanh Đông Hồ (Theo Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn, 2011;

Lê Phát Quới, 2011)Sinh vật Loài Họ

Thực vậtCây ngập mặn thực thụ 33 14Nhóm tham gia rừng ngập mặn 16 11Động vậtGiun tơ (Rươi) 14 ?Giáp xác 7 4Động vật thân mềm 6 6Cá 96 50Rắn và thằn lằn 6 4Chim 11 9

15

1. Giới thiệu2. Khu vực quy hoạch và bối cảnh

thực vật rừng ngập mặn vô cùng phong phú với 25 loài được ghi nhận (Bảng 2.3) (Chu Văn Cường và Peter Dart, 2011; Nguyễn Xuân Niệm và Nguyễn Thái Nguyên, 2011)14.

Thảm thực vật ở đầm Đông Hồ thay đổi về cấu trúc và tổ thành loài theo mức độ ảnh hưởng của nước mặn (và thời gian phơi sáng tại các khu vực bãi bồi để cho phép quá trình tái sinh của thực vật). Theo nghĩa rộng, đầm có thể được chia thành ba khu vực và các đơn vị cấu trúc liên quan đến độ mặn của nước (Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc, 2011a, b).

• Khu vực phía Bắc, dưới ảnh hưởng của sông Giang Thành và chế độ lũ quần thể thực vật này xuất hiện trên đất phù sa không ổn định và bị ngập lụt trong thời gian dài. Hiếm khi bị ảnh hưởng của nước mặn và là đặc trưng của một hệ sinh thái nước ngọt có xu hướng có cấu trúc đơn giản. Các loài đặc trưng là Bần trắng (Sonnerratia alba), Bần ổi (S. ovata15, Bần chua (S. caseolaris), Mắm trắng (Avicennia alba và Mắm đen (Avicennia officinalis).

• Khu vực trung tâm bị ngập lụt trong thời gian ngắn và theo mùa do ảnh hưởng của thủy triều hệ thực vật có cấu trúc ổn định trên lập địa bùn ổn định. Nước có xu hướng lợ với sự xuất hiện của thực vật nước lợ điển hình. Các loài thường gặp Sú (Aegiceras cornniculatum, Vẹt tách (Bruguiera paviflora), Vẹt đen (B. sexangula), Vẹt dù (B. gymnorrhiza), Đước đôi (Rhizophora apiculata), và Trang (Kandelia candel).

• Khu vực phía Nam không có lũ thường xuyên và bị ảnh hưởng của nước mặn trong thời gian dài hơn

Nằm tiếp giáp với biển Tây Nam, khu vực này có đặc điểm là nước mặn và bao gồm tập đoàn các cây ngập mặn phong phú về cấu trúc và thành phần loài. Các loài thường gặp là Cóc đỏ (Lumnitzera littorea), Cóc vàng (L. racemosa), Giá (Excoecaria agallocha), Tra (Hibiscus tiliaceus), Quao nước (Dolichandrone spathacea), Xu ổi (Xylocarpus granatum).

Trong số 400 ha rừng ngập mặn thì dừa nước (Nypa fruticans) chiếm 327.1 ha (Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc 2011a, b) (Bảng 2.4)16 và là nơi ươm giống của nhiều loài thủy sản. Cây dừa nước được sử dụng cho nhiều mục đích và người dân ở ấp Cừ Đứt (Khu phố V) và khu vực xung quanh đã trồng tăng diện tích dừa nước trên các bãi bồi trong đầm. Do dừa nước phát triển nên dòng chảy bị chậm lại tại các khu vực này và gây ảnh hưởng đến năng lực thoát lũ của đầm và tăng lượng bồi lắng.

Trong đầm Đông Hồ, Mắm trắng (Avicennia alba), Dừa nước (Nypa fruiticans), Bần chua (Sonneratia caseolaris), và Sú (Aegiceras spp.) là loài chỉ thị cho môi trường nước mặn,

nước lợ tới nước ngọt, với xu hướng Dừa nước lấn dần thay thế cây Mắm vùng cửa thoát (Tô Châu) tới vùng biển Tây Nam. Cỏ đuôi lươn (Eleocharis atropurpurea) cũng xuất hiện ở các vùng nước lợ và có thể làm suy giảm sóng trong mùa lũ, tăng bồi lắng và bảo vệ cây dừa nước con. Trong những năm 1985-1995, Đước và Bần được trồng theo chương trình lâm nghiệp cộng đồng trong vùng tứ giác Long Xuyên.

14. Acanthus ilicifolius, Acrostichum aureum, A.speciosum, Aegiceras corniculatum, Avicennia alba, Avicennia marina, Avicennia officinalis, Bruguiera cylindrica, Bruguiera sexangula, Ceriops decandra (C. zippeliana), Dolichandrone spathacea, Excoecaria agallocha, Heritiera littoralis, Hibiscus tiliaceous, Lumnitzera littorea, Lumnitzera racemosa, Lumnitzera X rosea, Nypa fruticans, Rhizophora apiculata, Scyphiphora hydrophylacea, Sonneratia alba, Sonneratia caseolaris, Sonneratia ovata, Thespesia populnea, Xylocarpus moluccensis (X. mekongensis).

15. Được liệt kê trong Sách Đỏ của IUCN, các loài sẽ nguy cấp.16. Mai Văn Huỳnh (2011) và Nguyễn Xuân Vinh (2004) đưa ra những con số khác nhau.

Bảng 2.4: Diện tích dừa nước trong đầm Đông Hồ (Lương Văn Thanh, 2006)

Địa điểmDiện tích

(ha) Tỷ lệ

Kênh Két 181,2 55,4Ấp Cừ Đức 61,2 18,7Phường Tô Châu 39,0 11,9Sông Giang Thành 30,0 9,2Kênh Mương Đào 8,5 2,6Kênh Rạch Giá – Hà Tiên 7,2 2,2Tổng 327,1

16

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

2.6.3 Hệ động vật của Đông Hồ

Ngược lại với hệ thực vật Đông Hồ, các loài động vật chưa được biết đến nhiều với chỉ có 140 loài từ hơn 73 họ được liệt kê bởi Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn (2011) và (Lê Phát Quới, 2011) (Bảng 2.3). Tất cả các nhóm động vật có thể phong phú hơn nhiều nếu được điều tra tỉ mỉ.

Trong số 96 loài cá được ghi nhận ở Đông Hồ, có 17 loài (thuộc 14 họ) chiếm ưu thế. Ba loài nhiều nhất là cá Trác đuôi dài (Priacanthus tayenus) (17,5%), cá đổng tía (Pristipomoides multidens) (12%) và cá Bè tráo mắt (Selar crumenophthalmus) (9,2%). Các loài động vật thủy sinh khác, thành phần loài thay đổi theo mùa, với các loài sinh vật biển chiếm ưu thế trong mùa khô và các loài cá nước ngọt trong mùa ẩm ướt. Sự thay đổi này làm cho hệ cá của đầm phong phú và đa dạng và trữ lượng cao quanh năm (Lê Phát Quới, 2011; Lương Văn Thanh, 2006).

2.6.4 Các loài động và thực vật nhỏ

Hệ thực vật và động vật phù du được nghiên cứu nhiều hơn. Lương Văn Thanh (2006) công bố 142 loài thực vật phù du (tảo độc ít về số lượng và số loài) và 66 loài động vật phù du với sự khác biệt đáng kể về loài và số lượng quần thể giữa các mùa (Bảng 2.5).

Sinh khối thực vật phù du cũng khác nhau giữa các mùa. Vào mùa khô, phạm vi sinh khối cây trồng từ 2.160 đến 6.300 tế bào/lít, nhưng trong mùa mưa có chỉ từ 613 đến 1.581 tế bào/lít. Sự khác biệt theo mùa này được giải thích là do độ đục của nước trong mùa mưa làm giảm khả năng và mức độ chiếu sáng cho thực vật phát triển. Tuy nhiên, năng suất sinh học chính của đầm có thể được coi là cao và phù hợp để hỗ trợ các động vật bậc cao tồn tại và phát triển để bán.

Sự thay đổi theo mùa cũng có thể góp phần làm cho số lượng động vật phù du tương đối thấp (0,26/lít), nhưng các loài hiện nay có giá trị dinh dưỡng cao và là nguồn thức ăn cho các động vật sống bậc cao hơn. Sự khác biệt theo mùa cũng ảnh hưởng các loài cá nước ngọt vào mùa mưa và loài sinh vật biển vào mùa khô. Như vậy, hàng năm có sự quay vòng từ các loài nước ngọt đến các loài nước mặn.

Động vật đáy

Theo các ghi chép, có ít loài sinh vật đáy (sống ở đáy đầm) (24 loài: 14 loài giun tơ, 7 loài giáp xác và 3 loài hai mảnh vỏ) và có thể được giải thích bởi sự thay đổi theo mùa về độ mặn của hệ thống từ nước biển (nước lợ) trong mùa khô tới nước ngọt trong mùa mưa. Sự thay đổi hàng năm này cho thấy các sinh vật đáy không di chuyển đến nơi có điều kiện sống thuận lợi và do đó chúng chết hoặc điều kiện môi trường trong đầm chỉ hỗ trợ các loài có thể tồn tại trong cả nước ngọt và nước mặn (Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn, 2011) hoặc là thích ứng tốt với sự thay đổi đột ngột nhưng tương đối dài hạn của độ mặn nước (Lê Phát Quới, 2011).

2.7 Đặc điểm lịch sử và văn hóa2.7.1 Di sản lịch sử

a. Bối cảnh Đồng bằng sông Cửu Long

Khu vực Hà Tiên là nơi sinh sống lâu đời từ trước nền văn hóa Phù Nam (từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VI) và Đế chế Chenla (thứ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ IX). Phát hiện khảo

Bảng 2.5 Sinh vật phù du được ghi nhận ở Đông Hồ (Lương Văn Thanh, 2006)

Nhóm sinh vậtTháng 3

(mùa khô)Tháng 9

(mùa mưa)Cả hai mùa

Loài Loài Loài Tảo Tảo silic 74 49 86Tảo xanh 9 26 26Tảo mắt 9 10 12Tảo xanh chàm 7 7 10Tảo giáp 8 6 8Tổng 107 98 142Động vật phù duNhóm giáp xác chân chèo 28 15 35Nhóm giáp xác râu ngành 9 13 15Ấu trùng 7 3 7Trùng bánh xe 1 4 5Động vật nguyên sinh 2 3 4Hàm tơ 4 1 4Giáp xác mười chân 2 2 3Tổng 53 41 73

17

1. Giới thiệu2. Khu vực quy hoạch và bối cảnh

cổ Óc Eo (tỉnh An Giang) cho thấy có các cảng thương mại và các kênh rạch ở khu vực này trong thế kỷ đầu tiên. Vương quốc Chăm pa (thế kỷ thứ 7 đến năm 1832) cũng có bằng chứng hiện diện trong khu vực này và một số nơi khác ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong thời gian cuối thế kỷ 17, Mạc Cửu, một thương nhân gốc Hoa bắt đầu mở rộng các khu định cư người Việt và Hoa vào năm 1691. Vào năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh (một quý tộc người Việt) đã được chúa Nguyễn ở Huế cử vào để thành lập cơ cấu hành chính Việt Nam trong khu vực này. Trong cuộc chiến tranh Tây Sơn (1765-1777) và tiếp theo là triều đại nhà Nguyễn (1802-1945), ranh giới Việt Nam mở rộng đến Cà Mau. Rạch Giá do triều Nguyễn trực tiếp cai trị vào năm 1798. Năm 1802, Nguyễn Ánh đăng quang hoàng đế Gia Long và thống nhất tất cả các vùng lãnh thổ Việt Nam như ngày nay.

Sau khi kết thúc Chiến dịch Nam Kỳ Pháp - Tây Ban Nha (1858-1862), miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa đầu tiên của Pháp tại Việt Nam và sau đó là một phần của Đông Dương thuộc Pháp. Trong thời kỳ thuộc địa, đội quân Pháp tuần tra và chiến đấu trên tuyến đường thủy ở Đồng bằng sông Cửu Long bằng tàu hải quân (Divisions navales d’assaut), đây là một chiến thuật được sử dụng trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954), và sau đó lực lượng cơ động của Hải quân Hoa Kỳ (the US Navy Mobile Riverine Force) đã sử dụng nó.

Trong thời gian chiến tranh Việt Nam - Mỹ (Cuộc chiến Đông Dương lần thứ 2, 1955-1975), khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã chứng kiến cuộc chiến giữa quân giải phóng miền Nam Việt Nam và các đơn vị tàu chiến tinh nhuệ của Hải quân Mỹ. Căn cứ Hải quân Mỹ đồn trú tại Hà Tiên (1968-1970) nhằm kiểm soát vùng kênh Vĩnh Tế. Căn cứ này đã giao cho Hải quân Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 12 năm 1970.

Trong thập niên 1970, lực lượng chế độ Khmer Đỏ đã tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Tây Nam. Chiến dịch này đã buộc Việt Nam gửi quân tình nguyện sang Campuchia để giải phóng cho nhân dân Campuchia thoát khỏi sự diệt chủng của chế độ Khmer Đỏ.

b. Hà Tiên17

Hà Tiên là cảng đặc quyền lớn và thuộc triều đại nhà Nguyễn vào năm 1708. Hà Tiên là một khu vực rộng lớn và thịnh vượng, kéo dài từ Cà Mau đến Kompong Som (Sihianouhville, Campuchia ngày nay) gồm cả đảo Phú Quốc cho tới nhánh Hậu Giang (Bassac) của sông Mekong, đầu nguồn của sông Giang Thành và Tuk Meas (Kampot, Campuchia). Triều đại vua Xiêm Taksin (Thái Lan) (cai trị 1767-1782) đến đây sau cuộc chiến tranh Miến Điện - Xiêm (1765-1767). Với sự hiện diện của nhà vua Thái Lan - Taksin, kế hoạch mở mang đất đai của Mạc Thiên Tích đã dừng lại (Cooke, 2004).

Mạc Cửu (1655 - 1735) người Lôi Châu, Quảng Đông, Trung Quốc, vào triều đại nhà Minh. Do không chịu hàng phục nhà Thanh, ông đã đưa gia đình và tùy tùng xuôi về phương Nam tìm đất sinh sống. Vào thời điểm giữa năm 1687 và 1695, ông xin phép vua Campuchia chuyển tới Banteay Mas với vai trò trưởng nhóm thương đoàn với chức danh là Óc Nha (tiếng Khmer là Okna). Mạc Cửu nhận ra tiềm năng của sông Giang Thành sẽ trở thành một trung tâm thương mại trong khu vực. Cửa sông sâu rộng (bao gồm cả Đông Hồ) có thể dễ dàng vận chuyển hàng hóa theo đường biển từ Trung Quốc và Đài Loan đến Việt Nam qua Siam, bán đảo Mã Lai và Sumatra. Thương nhân có thể giao dịch kinh doanh quanh năm trong các cảng sông hoặc vào mùa mưa trong các kênh rạch kết nối từ hạ nguồn của sông Mekong tới kinh đô của vương quốc Campuchia.

Vào những năm đầu của thế kỷ 18, Mạc Cửu đã chuyển đến vùng cửa sông và thành lập một ‘vương quốc‘ độc lập tại Kang Kau (Hà Tiên). Mặc dù có sự ủng hộ ban đầu của Campuchia, nhưng sau này do nhận thấy sự suy yếu của vương triều Campuchia và sự

17. Theo Cooke, 2004.

18

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

lớn mạnh của chúa Nguyễn Đàng Trong, ông chuyển sang qui thuận nhà Nguyễn. Ông đã gửi một phái đoàn để tỏ lòng tôn kính tới triều đình nhà Nguyễn ở Huế năm 1708 và đổi lại nhận được tước vị Tổng binh trấn Hà Tiên. Ông phát triển các hoạt động thương mại và nông nghiệp để thu hút người Việt và người Hoa đến làm ăn sinh sống. Tuy nhiên, Hà Tiên rơi vào tay quân Xiêm năm 1717. Trở lại Hà Tiên vào những năm 1720, Mạc Cửu và con trai của ông là Mạc Thiên Tích (Mạc Thiên Tứ) củng cố lại các cảng và chống lại các cuộc tấn công của quân Xiêm vào năm 1730, 1736 -1739 và 1750.

Từ những năm 1730 cho đến khi bị tàn phá vào năm 1771, họ Mạc khuyến khích chủ nghĩa đa văn hóa, các sắc tộc khác nhau bao gồm Khmer, Mã Lai, Việt, Chăm, con cháu người Bồ Đào Nha, người Hoa từ đảo Hải Nam, Quảng Châu và Phúc Kiến. Vào thập niên 1760, đạo Thiên Chúa đã du nhập vào và một Trường dòng của Pháp được thành lập tại Hòn Đất (1765). Hà Tiên có mặt hàng xuất khẩu như gạo, hạt tiêu, cá, tôm khô, gỗ, hạt nhục đậu khấu, sơn mài, ngà voi và đồ sành sứ. Khu vực Mũi Nai - Hòn Đất có vết tích các lò nung của thời kỳ sản xuất đồ gốm như: ngói, nồi, chén và bát. Hàng hóa sản xuất ra được bán ngay hoặc cất giữ trong các thùng chứa hay lưu trữ trong các kho. Thuyền đến để chở hàng chạy dọc theo kênh Rạch U vào cảng hoặc nếu cần sửa chữa thì đưa vào bờ tại chân núi Ngũ Hổ. Trong thời kỳ Pháp thuộc, khu vực này đã được sử dụng như một sân vận động và sau đó Hoa Kỳ sử dụng như là căn cứ hải quân. Hiện nay, nó là nơi đặt văn phòng Ủy ban nhân dân thị xã Hà Tiên (Anon, 2011a).

Mạc Thiên Tích được chúa Nguyễn cho phép mở xưởng đúc để đúc tiền riêng và lập đội thuyền lớn để thực hiện các hoạt động thương mại đến các cảng xa như Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á. Vào năm 1757, Mạc Thiên Tích mở lại thương mại tại các cảng Kampot và Kompong Som (Campuchia) và theo cách ấy ông độc chiếm thương mại hàng hải giữa Campuchia và Việt Nam.

Với sự bất ổn chính trị ở phía Tây Nam Đông Dương sau năm 1767 và sự mở rộng tầm ảnh hưởng của họ Mạc ở Hà Tiên đã tìm cách mở rộng quyền lợi của mình nên đã gây ra sự xung đột với các nước trong khu vực. Chiến tranh xảy ra liên miên giữa quân trấn Hà Tiên với quân Xiêm, quân Nặc Bồn (Campuchia). Sau những cuộc đánh chiếm, cướp phá của những thế lực bên ngoài, sự thịnh vượng trước đây của Hà Tiên đã không còn, cảng Hà tiên trở nên suy tàn, ít tàu buôn tìm đến.

Kênh Vĩnh Tế18

Vào năm 1817, vua Minh Mạng triều Nguyễn ra bắt đầu công cuộc khai khẩn vùng đất Tây Nam bộ một cách quy mô, trực tiếp bằng công cuộc khai thông đường thủy kết nối sông Cửu Long và vịnh Siam từ Châu Đốc đến Hà Tiên (67 km). Trong 5 năm, hơn 50.000 lính nghĩa vụ của Việt Nam và Campuchia đào kênh thủ công dọc theo các kênh rạch cũ và đào các kênh mới xuyên qua vùng đất ngập nước, núi đá dọc theo các chân đồi đá granite và xuyên qua các cánh rừng ngập mặn dày đặc xung quanh Hà Tiên. Kênh này cho phép binh sĩ Việt Nam và những người khai hoang tiếp cận vào bờ biển của vịnh và lấn đất ra phía tây của vùng đồng bằng. Tuy nhiên, biến động chính trị năm 1833 và chiến tranh liên tục với quân Xiêm đã gây xáo trộn ở khu vực này (Biggs, 2002). Trong nhiều năm các kênh không được tu sửa, biến động thủy triều, dòng chảy của sông và sự tích tụ nhiều loại vật liệu ở đáy kênh dẫn đến sự hình thành các bãi cát tại một số điểm và gây tắc nghẽn, do đó tàu biển và sà lan đã không thể qua lại được (Biggs, 2002).

Năm 1867, vua Tự Đức nhượng lại Đồng bằng sông Cửu Long cho Pháp dưới sự chỉ huy của hải quân Pháp. Mùa xuân năm 1879, trên một tàu động cơ hơi nước nhỏ có trang bị súng, kỹ sư J. Renaud đã đến nghiên cứu Đông Hồ và kênh Vĩnh Tế (Renaud, 1879).

18. Dựa theo Biggs (2002)

19

1. Giới thiệu2. Khu vực quy hoạch và bối cảnh

Ông đã xác định ba khu vực bồi lắng lớn tại Tịnh Biên, Vĩnh Lạc và Vĩnh Điều. Năm 1880, Renaud đề xuất với Hội đồng Thuộc địa mới được thành lập, nạo vét các kênh và bến cảng Hà Tiên với lý do phát triển kinh tế và ‘khai hoá’. Tuy nhiên, do mâu thuẫn với báo cáo của các kỹ sư Hội đồng thuộc địa (Bassford, 1984) nên công việc nạo vét không được thực hiện theo bất kỳ phương án nào do thiếu thông tin khoa học và chiến lược phát triển (Biggs 2002). Pháp đã chiếm giữ Đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia đến phía Tây. Kênh Vĩnh Tế không được duy tu là nhân tố chính tạo ra đầm Đông Hồ ngày nay.

Ấp Cừ Đức (Khu phố V)

Phù sa từ sông Giang Thành chảy vào Đông Hồ qua khu vực được gọi là Vàm Hàn. Để duy trì đường đi lại, người dân địa phương đóng cừ tràm từ Vàm Hàn đến giữa đầm. Sau đó, họ sử dụng các tàu nạo vét để đào sâu vào các cồn cát ngập nước. Đôi khi, các cọc đóng xuống bị trượt hoặc gẫy và đất đắp bờ bị nước cuốn trôi. Các cọc gãy này còn được gọi là Cừ Đứt. Công việc này được làm vào đầu thế kỷ 20, trong khoảng thời gian người Pháp bắt đầu nạo vét kênh để làm sạch dòng chảy kênh Giang Thành, hình thành các cù lao ở giữa đầm dọc theo cả hai bờ kênh. Các cây lớn mọc trên các bãi bồi lắng và thời gian sau con người đến sinh sống. Ngày nay, họ khai thác củi, lá dừa nước, đánh bắt cá, cua ở đây và cuối cùng chính quyền thành lập ấp Cừ Đứt (Anon, 2011a).

2.7.2 Di sản văn học19

Đặc biệt trong thời kỳ nhà Mạc, cảnh quan xung quanh Đông Hồ truyền cảm hứng cho nhiều nhà thơ, nhà văn sáng tác nhiều bài bài thơ và tác phẩm văn học nổi tiếng. Nổi tiếng nhất là tác phẩm “An Nam Hà Tiên thập vịnh” gồm nhiều bài thơ ca ngợi 10 cảnh đẹp ở Hà Tiên20 của nhóm nhà thơ Tao đàn Chiêu Anh Các gồm 36 người do Mạc Thiên Tích đứng đầu. Trong đó có bài thơ Đông Hồ ấn nguyệt (1737) mô tả mặt trăng sáng trên đầm Đông Hồ (Lê Phát Quới, 2011). Trần Trí Khải, một khách mời đặc biệt của Mạc Thiên Tích dựng cờ để thành lập nhóm văn học Tao Đàn Chiêu Anh Các năm 1736. Sinh ra ở Nam Hải, ông đã viết một bài thơ có tiêu đề Thụ Đức hiên tự cảnh, trong đó mô tả một chuyến đi chơi bằng tàu thuyền với nhiều bạn bè trên đầm Đông Hồ. Tác phẩm này cung cấp cái nhìn sâu sắc về Đông Hồ vào một đêm trung thu và niềm vui ngắm trăng tìm kiếm sự thư giãn trên các vùng sông nước (Anon, 2011a).

Nhà hoạt động chống thực dân Pháp - Nguyễn Thần Hiến (1856-1914) không thể tránh được cảm xúc khi lũ tràn về Đông Hồ. Bài thơ Hàn than thu lạo đồ (Cơn lũ mùa thu bên bờ lạnh) mô tả Đông Hồ trong mùa lũ lụt. Bài thơ được phát hiện trên tường đình làng thờ thần Thành Hoàng khi nó được phục chế.

Nhà của Nhà thơ Lâm Tấn Phát ở Đông Hồ. Do yêu phong cảnh nơi đó, ông đã lấy tên của đầm làm bút danh của mình. Cùng với vợ là nữ thi sĩ Mộng Tuyết đã để lại nhiều công trình nghệ thuật nổi tiếng. Họ đã trở thành những nhân vật nổi tiếng của Hà Tiên, được giới văn học Việt Nam tôn trọng và yêu quý. Những bài thơ của họ cho thấy tình yêu nồng nàn của họ đối với ngôn ngữ Việt Nam và quê hương của họ.

2.7.3 Di sản văn hóa

Di sản văn hóa của Hà Tiên và tầm quan trọng của nó đối với Việt Nam bắt nguồn từ sự định cư lâu đời, có vai trò chính yếu và độc đáo của nó trong lịch sử của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Việt Nam hiện đại. Lịch sử này được phản ánh trong các nền văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau như Kinh, Hoa và Khmer, tạo nên cộng đồng dân cư của khu vực. Khu vực đá vôi còn lại là nơi thiêng liêng có ý nghĩa lớn trong đời sống tinh thần của

19. Dựa theo Anon, 2011a.20. Kim Dự lan đào, Bình San điệp thúy, Tiêu Tự thần chung, Giang Thành dạ cổ, Thạch Động thôn Vân, Châu

Nham lạc lộ, Đông Hồ Ấn Nguyệt, Nam Phố trừng ba, Lộc Trĩ thôn cư, Lư Khê ngư bạc.

20

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

người dân địa phương, đặc biệt là giới Phật tử với nhiều nơi thờ tự của cả Phật giáo và tín ngưỡng dân gian như chùa Thạch Động, chùa Phù Dung, chùa Tam Bảo, Thánh thất Cao Đài, chùa Ông Bắc Đế và chùa Bà Mã Châu... Đó là sự đa dạng hệ thống tín ngưỡng của cộng đồng với nhiều chùa chiềng và đền thờ. Các tôn giáo phát triển mạnh theo nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Dân vùng sông nước có miếu thờ Bà Cậu ở cửa Vàm Hàn và miếu thờ Bà Thủy tại núi Pháo Đài. Ngoài ra còn có các ngôi mộ tôn sùng các danh nhân của đất Hà Tiên như lăng Mạc Cửu, chùa Phù Dung và miếu Bà Chúa Xứ (Lễ Bà chúa Xứ được tổ chức từ ngày 20 - 27 tháng Tư âm lịch).

Trong những thập kỷ gần đây, các sự kiện và địa danh liên quan tới Đông Hồ đã bị thay đổi khác với quá khứ. Người Pháp đã lấp cửa lạch Lư Khê (Rạch Vược) ở xã Thuận Yên vào năm 1945. Trước đó, cửa lạch này có một cây cầu sắt tiếp giáp với ấp Rạch Vược. Cách cửa lạch khoảng 700 m là Điếu Đình (một di tích của thời Mạc Thiên Tích). Cho đến nay, một số cư dân của Hà Tiên vẫn nhầm lẫn ấp Ngã Tư trên bờ kênh Hà Tiên - Rạch Giá là Rạch Vược. Ngày nay ấp Thuận Yên (trước đây là ấp Lò Đúc hoặc ấp Dinh) là vị trí của Rạch Vược. Khu vực này có đình làng thờ thần Thành hoàng bổn cảnh Thuận Yên, không phải là di tích Điếu Đình của thời Mạc Thiên Tích.

Trong quá khứ, xã Thuận Yên có đông dân cư sinh sống và bao gồm các ấp Đèn Đỏ và Cờ Trắng. Trong thời gian đó, Pháp đã sử dụng một đèn đỏ để hướng dẫn ra vào kênh Cái Tắt (Anon, 2011a).

2.8 Đặc điểm nhân khẩu học và phát triển21 2.8.1 Dân số

Năm 2002, dân số Hà Tiên là 39.957 người. Dân số hiện nay xung quanh khu vực đầm là 365 hộ (1.615 người) với mức tăng dân số hàng năm là 1,36%. Dự báo vào năm 2020 sẽ là 410 hộ gia đình (1.800 người). Trước đây, có một kế hoạch dự kiến di dời các gia đình đến khu vực Vàm Hàng. Cho đến gần đây, người dân chủ yếu cư ngụ ở phía Tây Nam và phía Nam của đầm (phường Đông Hồ và phường Tô Châu). Hiện nay, các khu vực này có khoảng 700 gia đình (hơn 3.000 người). Mức sống của họ khá cao, có cơ hội tốt để tiếp cận trường học, bệnh viện, đường xá, cầu cảng và cơ sở hạ tầng công cộng khác.

Khu dân cư trên cồn giữa đầm (ấp Cừ Đứt, bây giờ là khu phố V, phường Đông Hồ) có 365 hộ gia đình với 1.615 nhân khẩu22. Trong số này, 128 hộ sống phụ thuộc vào trồng và khai thác dừa nước, 115 hộ nuôi trồng thủy sản, 29 hộ sử dụng khung lưới tre để đánh bắt cá và tôm trong đầm, 25 hộ kiếm sống bằng nghề thủ công từ lá dừa nước, 9 hộ sử dụng lưới bắt cá ở đầm, và 59 hộ làm công việc khác. Hơn 90 % hộ sử dụng điện (từ năm 2002), mặc dù một số vẫn chưa được sử dụng nước sạch. Khoảng 22% hộ gia đình nghèo (81 hộ) hoặc cận nghèo (61 hộ). Khu vực này chỉ có một trường học cho 142 học sinh tiểu học và 61 học sinh trung học. Khu vực này có một phòng khám nhưng không có bác sĩ thường trú (Mai Văn Huỳnh, 2011).

2.8.2 Cơ sở hạ tầng công cộng

a. Đường xá

Hệ thống đường xá ở nửa phía Nam của khu vực đã được trải nhựa, trong khi hệ thống giao thông ở phía Bắc thường là các đường mòn tiếp giáp với các kênh rạch, rất khó khăn khi đi lại trong mùa mưa. Việc sử dụng các tàu thuyền trong giao thông thủy vẫn là hình thức vận chuyển chính đến Hà Tiên và vùng xung quanh đầm.

b. Điện và nước

Hơn 95 % người dân sống liền kề với Đông Hồ có thể sử dụng lưới điện quốc gia, tuy

21. Dựa theo Mai Văn Huỳnh (2011).22. Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn (2011) xác định có 198 hộ gia đình (1.256 người).

21

1. Giới thiệu2. Khu vực quy hoạch và bối cảnh

nhiên những người sống ở Khu phố V (ấp Cừ Đứt ), phường Đông Hồ vẫn thiếu nước sạch trong mùa khô do thiếu mạng lưới cung cấp nước.

c. Các dự án đã được phê duyệt

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ưu tiên xây dựng nhiều công trình công cộng để phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng, nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực đất ngập nước và chuyển hóa nó thành trung tâm nông, lâm nghiệp, thủy sản. Ngoài ra, Chính phủ cũng xác định tầm quan trọng của du lịch phía Nam đối với phát triển kinh tế của Việt Nam. Hà Tiên được quy hoạch trở thành thành phố du lịch, thể hiện các giá trị môi trường của các vùng đất ngập nước và bờ biển phía Nam (Nguyễn Tiến Hiệp và Tống Phước Hoàng Sơn, 2011).

Phù hợp với chính sách này, việc cải tạo vịnh phía Tây Nam gần cửa đầm Đông Hồ đã được hoàn thành và đang chờ vốn đầu tư phát triển mở rộng. Chương trình lấn biển để mở rộng khu vực dân cư về phía Đông Nam cửa Đông Hồ (phường Tô Châu) và một số dự án du lịch sinh thái khác đang chờ được phê duyệt, nhưng đang chờ đợi đầu tư (Anon, 2011b). Tuy nhiên, cũng như tất cả các đề xuất, việc quản lý chất thải và đánh giá tác động môi trường tiềm tàng vẫn còn hạn chế. Việc xây dựng các tuyến đường và một cây cầu nối từ Hà Tiên tới Khu phố V (ấp Cừ Đức) đã được đề xuất và phê duyệt (Anon, 2011b; Mai Văn Huỳnh, 2011). Mai Văn Huỳnh (2011) cũng đề nghị nạo vét đầm để phục vụ tốt hơn cho giao thông vận tải và du lịch, đầu tư xây dựng bến tàu và nâng cấp vận tải đường thủy, xây dựng một làng du lịch sinh thái trong Khu phố V (Cừ Đứt), giao đất rừng cho người dân địa phương và khuyến khích họ kết hợp trồng cây có lợi nhuận cao với nuôi trồng thủy sản ở phía Đông và phía Nam của đầm.

2.8.3 Du lịch

Hà Tiên và vùng nội địa của nó là một điểm đến khá phổ biến của người Việt Nam, nhưng hiện tại rất ít du khách quốc tế dám mạo hiểm đến nơi xa xôi hẻo lánh này. Truyền thuyết địa phương kể rằng lúc trăng tròn, các nàng tiên đến Đông Hồ để nhảy múa và tắm. Dấu ấn của thời họ Mạc ở Hà Tiên rất sâu sắc. Gần Núi Lăng là ngôi mộ của Mạc Cửu và các thành viên khác của gia tộc. Đền thờ Mạc Cửu được dành riêng để thờ cúng gia tộc họ Mạc. Trong số các chùa trong thị xã Hà Tiên có chùa Tam Bảo và chùa Phù Dung là nổi bật nhất. Chùa Phù Dung gắn liền với một câu chuyện tình không giống như nhiều huyền thoại của Việt Nam, nó có vẻ như được dựa trên thực tế. Chùa Thạch Động ở dưới lòng núi, bên trong một ngọn đá vôi nguyên khối.

Hà Tiên được biết đến với các món ăn đa dạng bắt nguồn từ sự kết hợp của các món ăn dân tộc.

2.9 Các tác động của biến đổi khí hậu

2.9.1 Nước biển dâng

IPCC (2007) ước tính vào cuối thế kỷ này, mực nước biển sẽ dâng từ 26 - 59 cm theo kịch bản phát thải cao (A1FI) và từ 18 - 38 cm theo kịch bản phát thải thấp (B1). IPCC cũng cảnh báo đây là mức tác động thấp hơn so với thực tế. Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE, 2003) dự đoán mực nước biển sẽ tăng lên đến 9 cm vào năm 2010, 33 cm vào năm 2050, 45 cm vào năm 2070 và 1 m vào năm 2100. Dự báo mực nước biển tăng 1 m sẽ làm cho khu vực Đông Hồ và 28% diện tích tỉnh Kiên Giang bị ngập (Carew-Reid, 2007) (hình 2.4).

Có bằng chứng xác thực chứng minh về tác động của nước biển dâng tại khu vực Đông Hồ. Trong 21 năm qua, mực nước đỉnh trung bình ở đầm Đông Hồ đã tăng lên 10 cm (Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc, 2011a). Mực nước đỉnh thường xảy ra trong

22

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

mùa mưa và có thể đi kèm với sóng (1 – 2 m) trong mùa gió Tây Nam. Kết quả là các công trình bảo vệ bờ biển và thảm thực vật tự nhiên làm vùng đệm cho các hệ sinh thái và cộng đồng có nguy cơ bị tổn thương. Điều này cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải, các dự án xây dựng cũng như các hệ thống tự nhiên tại các khu vực ven biển (Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc, 2011a).

2.9.2 Thay đổi thời tiết

Bộ Tài nguyên và Môi trường - MONRE (2003) dự đoán rằng nhiệt độ trung bình của Việt Nam sẽ tăng 2,50C vào năm 2070 và số ngày có nhiệt độ cao hơn 250C sẽ tăng lên. Lượng mưa sẽ ngày càng tập trung vào ít tháng hơn (tăng 19%), do đó mùa khô sẽ kéo dài hơn. Dự báo phạm vi tác động của lũ lụt và hạn hán ngày càng tăng. Bão nhiều hơn với tốc độ gió lớn hơn và kéo dài hơn dự kiến. Cường độ bão sẽ lớn hơn, đặc biệt là trong những năm bị ảnh hưởng của hiện tượng El Nino (MONRE, 2003).

Bằng chứng kiểm nghiệm ở Kiên Giang đã minh chứng cho các dự báo trên. Nhiệt độ trung bình hàng ngày ở Kiên Giang đã tăng lên 2,60C trong 24 năm qua (0,110C mỗi năm) và 5,90C (0,250C mỗi năm) (Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc, 2011a). Lượng mưa hàng năm thay đổi theo các sự kiện El Nino- La Nina. Giai đoạn 1985-1990 và 1990-1995 là những năm có lượng mưa thấp so với một số năm chỉ có 1.500 mm. Giai đoạn 1995-2000 lượng mưa trên 2.000 mm, cao nhất là 3.000 mm (Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc, 2011a).

2.9.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

a. Tác động ở quy mô quốc gia

Dựa trên các mô hình dự đoán, Bộ Tài nguyên và Môi trường - MONRE (2003) dự báo các tác động về kinh tế xã hội và môi trường của biến đổi khí hậu như sau:

• 1.700 km vùng đất ngập nước ven biển của quốc gia (khoảng 60%) có thể bị đe dọa bởi mực nước biển dâng và tác động đến nghề cá và các cộng đồng ven biển.

• Xâm nhập mặn vào tầng nước ngầm khu vực gần bờ biển và vùng nước ngọt (vùng đất ngập nước, sông, đầm) sẽ đe dọa đến năng lực cung cấp nước ngọt cho cả ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nước ngọt cho sinh hoạt của người dân và công nghiệp.

• Hạn hán sẽ xãy ra thường xuyên hơn với những tác động đáng kể đến hệ sinh thái, hệ thống canh tác (dự đoán thiệt hại nặng về cây trồng nông nghiệp), các ngành công nghiệp và kinh tế liên quan cũng như sức khỏe con người.

• 17 triệu người hoặc 21% dân số sẽ chịu ảnh hưởng lũ, lụt hàng năm, bao gồm các tổn thất vật chất về cơ sở hạ tầng, công nghiệp và giao thông vận tải.

b. Những tác động của biến đổi khí hậu tới đầm Đông Hồ

Căn cứ vào số liệu thống kê dân số năm 2004, Carew - Reid (2007) dự đoán với 1 m mực nước biển dâng lên thì có đến hàng ngàn người trong mỗi xã xung quanh Đông Hồ sẽ phải di dời. Con số này lớn hơn nhiều so với con số định cư xung quanh đầm gần đây. Tình trạng ngập úng thường xuyên trên diện rộng gần đây ở các khu vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản dự kiến phát triển trở lại cũng gặp ít nhiều khó khăn. Nước mặn xâm nhập vào tầng chứa nước ngọt sẽ tăng đáng kể, đe dọa nhu cầu an toàn nước cho mục đích

Hình 2.4 Các khu vực bị ngập khi nước biển dâng từ 1 – 5 m (Theo Carew-Reid 2007, p.18)

23

1. Giới thiệu2. Khu vực quy hoạch và bối cảnh

tưới tiêu và sinh hoạt (Carew-Reid, 2007). Khu Bảo tồn thiên nhiên Phú Mỹ và địa điểm văn hóa, lịch sử và môi trường Hòn Chông sẽ bị ảnh hưởng đáng kể (Carew-Reid, 2007) và có thể một số hang động trong các núi đá vôi cũng bị ảnh hưởng.

Ở mức độ địa phương và khu vực, mực nước biển dâng sẽ thay đổi theo các đặc điểm địa lý biển, trên cạn và thủy động lực học của các hệ thống. Dự báo mực nước biển dâng và thay đổi thời tiết sẽ ảnh hưởng đến đầm Đông Hồ như:

• Ngập úng dài hạn sẽ xảy ra ở một số khu vực ven bờ gần đầm.

• Thay đổi đột biến trong đầm, kênh rạch và tầng nước ngọt.

• Thay đổi hình thái các quần thể thực vật xung quanh đầm.

• Các loài thủy sản nước mặn sẽ phong phú hơn so với các loài nước ngọt trong đầm.

• Năng xuất cây trồng giảm do xâm nhập mặn ảnh hưởng đến đất nông nghiệp.

• Mất hầu hết các ao nuôi trồng thủy sản.

• Hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn, làm cho nhiều diện tích nông nghiệp không thể canh tác được.

• Mưa nhiều, cường độ mạnh hơn về mùa mưa và các trận mưa cùng với lũ lụt xuất hiện giữa các đợt hạn hán.

• Giảm lượng bồi lắng trong thời kỳ hạn hán, nhưng tăng trong mùa mưa.

Những dự báo này là thông tin tin cậy dự đoán về việc đầm ngày càng bị ngọt hóa (xem Nguyễn Ngọc Trân, 2011b), tuy nhiên tác động của mực nước biển dâng có thể sẽ cao hơn trong thời hạn dài hơn và sự tồn tại nước mặn có thể xảy ra nhanh chóng, tùy thuộc vào động lực thủy văn giữa đầm và biển.

Trong khi mực nước biển dâng có thể ảnh hưởng tiêu cực và sâu sắc đến sinh kế của nhiều người dân trong khu vực Đông Hồ, thì có thể có một số lợi ích từ sự biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng của nước biển dâng sẽ giúp rửa trôi ô nhiễm và làm cho các loài thủy sản nước mặn trong đầm tăng lên. Các bãi biển sẽ không bị mất và nguồn nước ngọt đầy đủ. Thời kỳ khô hạn dài hơn sẽ là điều kiện lý tưởng cho du lich biển, tuy nhiên ngành du lịch sẽ cần phải chuẩn bị các phương án ứng phó với tác động do bão và ngập lụt thường xuyên hơn và quyết liệt hơn.

2.9.4 Quy hoạch ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu

Mực nước biển dâng và khí hậu thay đổi được dự báo sẽ ảnh hưởng đến đầm Đông Hồ, nhưng không có dự báo cụ thể cho khu vực và cũng chưa chắc chắn về phạm vi và tính chất cụ thể của tác động. Chúng bị ảnh hưởng lớn bởi tương tác thủy động lực học của hệ thống đầm và biển. Cần thiết phải lập mô hình để cung cấp thông tin cho quy hoạch. Tuy nhiên như một biện pháp phòng ngừa, quy hoạch nên giả định mực nước biển dâng cao 1 m để diễn giải nguyên nhân gia tăng mực nước biển, ngập lụt theo mùa và thủy triều tăng. Điều này có nghĩa là:

• Không nên phê duyệt các dự án phát triển cơ sở hạ tầng cao dưới 1 m so với mực nước biển, trừ khi chúng bao gồm các hành động giảm nhẹ hoặc thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu.

• Cần xem xét lại các kế hoạch đã phê duyệt, đặc biệt là các đề xuất nằm trong hoặc xung quanh đầm và dọc theo bờ biển, đặc biệt là các dự án lấn biển.

• Kế hoạch di dời cộng đồng trong và xung quanh đầm cần phải được đặt đúng chỗ.

24

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

• Việc tiếp tục chuyển đổi đồng cỏ và rừng ngập mặn sang sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản là hoạt động không bền vững và có mục tiêu ngắn hạn.

• Các hành động tăng cường và bảo vệ giá trị đa dạng sinh học của đầm Đông Hồ có thể góp phần giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu.

25

1. Giới thiệu3. Các giá trị, hiện trạng và các mối đe dọa Đông Hồ

Phần này tóm tắt các giá trị của đầm Đông Hồ đã được xác định tại hội thảo quốc tế hoặc phân tích tổng hợp từ các bài viết cho hội thảo về qui hoạch và quản lý bền vững đầm Đông Hồ, Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang được tổ chức tại Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam vào ngày 10-11 tháng 11 năm 2011. Phần này tóm tắt hiện trạng của các giá trị, các mối đe dọa và mục đích bảo tồn và phát triển. Bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ trong tương lai phụ thuộc vào hoạt động sử dụng đất ngoài khu vực nghiên cứu chính. Điều này cũng được thảo luận23.

Xác định đúng giá trị môi trường phụ thuộc vào sự am hiểu và được chi phối bởi các chuẩn mực xã hội và văn hóa. Vì vậy sự đồng thuận về các giá trị, hiện trạng môi trường và nguồn gốc, mức độ các mối đe dọa đối với các giá trị của đầm cần phải được làm rõ trong quy hoạch và trong các hành động ưu tiên.

Trong khi chưa có đánh giá và điều tra toàn diện tài nguyên thiên nhiên và văn hóa ở đầm Đông Hồ, thì phần này tìm cách thúc đẩy quá trình làm rõ các giá trị, xác định tình trạng của chúng và đánh giá các mối đe dọa.

23. Duong (2011) cũng tranh luận vấn đề này

HIỆN TRẠNG, CÁC GIÁ TRỊ, CÁC MỐI ĐE DỌA

TỚI ĐẦM ĐÔNG HỒ VÀ CÁC MỤC ĐÍCH

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

26

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

3. Hiện trạng, các giá trị và mối đe dọa tới đầm Đông Hồ3.1 Di sản thiên thiên

3.1.1 Cảnh quan

Qua nhiều thế kỷ, các giá trị cảnh quan thiên nhiên của Đông Hồ và khu vực xung quanh đã được ghi nhận trong các tác phẩm thơ ca. Tuy nhiên, hình ảnh từ vệ tinh cho thấy có những thay đổi nhanh chóng trong vòng hơn hai thập kỷ qua. Những thay đổi này có liên quan đến địa hình của khu vực lân cận, các sự kiện và quá trình ‘ngược dòng thời gian’ của Đông Hồ cũng như về phía biển (Nguyễn Ngọc Trân, 2011). Các giá trị cảnh quan môi trường và tự nhiên đã bị suy thoái do xâm lấn khu vực đầm để nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm và ô nhiễm môi trường từ các khu vực lân cận (Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc, 2011b).

a. Một phần đặc biệt của hệ thống Đồng bằng sông Cửu Long

Giá trị cảnh quan của vùng lũ Hà Tiên

Cánh đồng ngập lụt rộng lớn của Hà Tiên là một khu vực đặc biệt và là một trong số các khu vực rộng lớn còn sót lại cuối cùng của đồng cỏ ngập nước theo mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vì lý do này, nó có giá trị đa dạng sinh học, thảm thực vật và bản chất địa chất. Đồng bằng vùng đất ngập nước là nơi sinh sống của quần thể các loài chim nước, bao gồm cả các loài quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.

Hiện trạng cảnh quan của vùng đồng cỏ Hà Tiên

Trồng rừng không thành công, năng xuất cây nông nghiệp thấp, các công trình thoát nước và hoạt động nuôi trồng thủy sản có liên quan đã gây tổn hại đến tính toàn vẹn của vùng đồng cỏ. Tuy nhiên, các khu bảo tồn thiên nhiên bảo vệ hệ sinh thái của vùng đồng bằng đã được thành lập tại huyện Giang Thành và Kiên Lương.

Mối đe dọa đến đồng bằng ngập lũ và đồng cỏ Hà Tiên

Dân số tăng nhanh và phát triển chuyên canh tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ các hoạt động nông nghiệp gây ra một mối đe dọa lớn tới các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên và động vật hoang dã. Các dự án phát triển được đề xuất ở vùng trũng thấp của sông Cửu Long có khả năng tạo xung đột với sự sinh tồn của các loài động vật hoang dã và thủy sản. Chúng bao gồm các dự án thủy lợi lớn, các dự án thủy điện, phát triển công nghiệp khác và các dự án kiểm soát lũ.

Việc xây dựng đập trên thượng nguồn sông Mekong tại Lào và Campuchia sẽ thay đổi chế độ thủy văn của vùng đồng bằng này, làm giảm đỉnh dòng chảy theo mùa và phạm vi của lũ lụt. Điều này có thể là yếu tố bất lợi cho quần thể chim nước và các loài cá dùng các vùng đất ngập nước để sinh sản. Thay đổi chất lượng nước và thời gian của lưu lượng đỉnh có khả năng ảnh hưởng xấu đến quá trình di cư và sinh sản của các loài cá và các đập sẽ gây khó khăn cho các loài cá di cư dọc theo hệ sống sông. Việc xây dựng đập sẽ làm giảm lượng phù sa bồi lắng, đặc biệt là trong các kênh trục chính và do đó ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng và độ màu mỡ đất ở vùng đồng bằng.

Chất thải sinh hoạt và nước thải từ sản xuất nông nghiệp có thể mang theo thuốc trừ sâu và phân bón làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ở hạ lưu sông Mekong. Trong khi quá trình hiện đại hóa, các vấn đề như vậy có thể sẽ tăng lên (Pantulu, 1986).

Các mối đe dọa nghiêm trọng tức thời đến hệ sinh thái đồng cỏ ngập lũ theo mùa là hoạt động nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp. Khu vực đồng cỏ tự nhiên đang được nhanh chóng chuyển đổi thành đìa nuôi tôm và các khu vực nhỏ hơn thành đất nông

27

1. Giới thiệu3. Các giá trị, hiện trạng và các mối đe dọa Đông Hồ

nghiệp bao gồm cả chuyển đổi rừng ngập mặn để làm muối. Như vậy, nó có thể phá hủy hoàn toàn môi trường sống của các loài chim nước (Wege et al., 1999).

Kết quả mong muốn khi bảo tồn và phát triển đồng bằng ngập lũ và đồng cỏ Hà TiênNH-L01 Giảm đến mức thấp nhất sự tiếp tục suy thoái về đặc điểm tự nhiên, tính nguyên

vẹn của vùng lũ Hà Tiên do việc xây dựng các công trình thoát nước và chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

NH-L02 Xây dựng và mở rộng các khu bảo tồn để hỗ trợ việc duy trì các quần thể động vật hoang dã và tạo cơ hội mở rộng du lịch dựa vào thiên nhiên.

b. Các mỏm núi đá vôi

Giá trị cảnh quan của vùng núi đá vôi

Ngoài giá trị lịch sử, văn hóa và đa dạng sinh học, vùng núi đá vôi của vùng đồng bằng Hà Tiên tạo ra sự nổi bật trong hệ sinh thái cảnh quan và có ý nghĩa về địa chất, được phân lập từ các khu vực núi đá vôi khác ở Đông Dương.

Hiện trạng cảnh quan của vùng núi đá vôi

Các khu vực núi đá vôi đang ngày càng bị tách ra khỏi hệ sinh thái cảnh quan do việc phát triển nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp. Các hoạt động khai thác mỏ đang san bằng các mỏm núi đơn lẻ. Cơ quan ban ngành hiện chưa có chính sách hợp lý nào chính thức bảo vệ các mỏm núi này. Việc bảo vệ, bảo tồn các tài nguyên này đã phần nào mang lại hiệu quả thông qua việc sử dụng chúng như là các điểm văn hóa và tôn giáo, cũng như phát triển du lịch ở mức độ hạn chế. IUCN đang làm việc với các công ty khai thác mỏ đá vôi để triển khai các hoạt động bồi hoàn và thúc đẩy các biện pháp bảo tồn.

Hiện chưa có đánh giá toàn diện nào về các giá trị địa chất và đa dạng sinh học của vùng núi đá vôi.

Các mối đe dọa đến vùng núi đá vôi

Các hệ sinh thái đá vôi của đồng bằng Hà Tiên bị đe dọa nghiêm trọng trực tiếp từ việc khai thác đá vôi. Dựa trên các mô hình được dự báo, khai thác đá có thể làm giảm diện tích của vùng núi đá vôi gần 4 km2. Việc xây dựng sơ sài hệ thống hang động để làm du lịch có thể gây tổn hại đến tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững. Cần chọn phương thức tốt nhất để giới thệu các hang động.

Kết quả mong muốn về bảo tồn và phát triển của mỏm đá vôiNH-L03 Khai thác đá vôi chỉ nên thực hiện ở một số khu vực xác định nhằm bảo vệ các

giá trị cảnh quan, văn hóa và đa dạng sinh học.NH-L04 Tìm hiểu các hang động để hiểu rõ bản chất của chúng và tiềm năng du lịch văn hóa.NH-L05 Áp dụng các thông lệ, hướng dẫn quốc tế tốt nhất trong việc trưng bày và bảo vệ

hang động đá vôi và các tính năng của chúng.

c. Các ngọn núi không phải là núi đá vôi

Giá trị cảnh quan của các ngọn núi không phải là đá vôi

Các ngọn đồi đá granit (Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Sóc) và hỗn hợp đá magma (Bãi Ớt, mũi Ông Cọp, Xoa Ảo, Tô Châu, Bình San, Pháo Đài, Đá Dựng) dọc theo bờ biển phía Nam của tỉnh Kiên Giang. Giống như vùng núi đá, chúng tạo ra sự nổi bật về địa hình đồng bằng ven biển. Điểm gián đoạn giữa núi Ngũ Hổ (phía Tây của đầm) và Tô Châu (phía Đông của đầm) tạo ra cửa sông (Trần Hầu) của Đông Hồ (sông Giang Thành và các kênh rạch được hình thành trong khu vực). Những ngọn đồi cùng tạo ra một bức tranh mỹ lệ cho Hà Tiên và Đông Hồ.

28

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

Hiện trạng cảnh quan của những ngọn núi không phải là đá vôi

Trong khi các ngọn núi được khai thác và canh tác qua nhiều thế kỷ, chúng được bao phủ bởi thảm thực vật bản địa tái sinh cùng với các trang trại nhỏ ở khu vực sườn đồi. Các ngọn núi xung quanh Đông Hồ góp phần đáng kể vào vẻ đẹp của cảnh quan khu vực nhưng lại chưa được bảo tồn, bảo vệ. Do không điều tra một cách có hệ thống nào về địa chất và đa dạng sinh học của các ngọn núi này nên việc đánh giá các giá trị di sản thiên nhiên càng trở nên khó khăn.

Các mối đe dọa đến các ngọn núi không là đá vôi

Tập quán canh tác truyền thống đã làm thay đổi hiện trạng tự nhiên của các ngọn núi này. Tuy nhiên chúng vẫn tạo ra một hệ thống cảnh quan có tính thẩm mỹ cao cho Hà Tiên và Đông Hồ. Việc thay đổi sử dụng đất để canh tác trên quy mô rộng lớn sẽ làm thay đổi chất lượng thẩm mỹ của các ngọn núi, nhưng đây không phải là một mối đe dọa trực tiếp.

Kết quả mong muốn khi bảo tồn và phát triển các ngọn núi không là đá vôi

NH-L06 Duy trì các phương thức sử dụng đất truyền thống và bảo vệ chất lượng thẩm mỹ của các ngọn núi không là đá vôi.

NH-L07 Làm rõ các giá trị địa chất và đa dạng sinh học của các ngọn núi không phải là đá vôi làm cơ sở phục vụ cho quá trình ra quyết định quản lý trong tương lai.

d. Đầm Đông Hồ

Giá trị cảnh quan của Đông Hồ

Đông Hồ, một đầm nước cửa sông trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là nét đặc biệt của cảnh quan hiếm có với các đặc điểm đặt biệt thủy động lực tại Đầm và vùng cửa biển làm các nhà khoa học địa vật lý đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tầm quan trọng của nó đối với Hà Tiên nằm ở chất lượng thẩm mỹ của nó, bởi nó là một chủ đề của thơ ca trong hàng trăm năm qua (Mai Văn Huỳnh, 2011). Các đặc điểm này đã tồn tại và là một điểm thu hút quan trọng đối với cư dân và khách du lịch. Đầm có tiềm năng trở thành vùng trọng điểm của ngành công nghiệp du lịch bền vững (Trương Minh Chuẩn, 2011).

Hiện trạng cảnh quan của Đầm Đông Hồ

Đông Hồ đã thay đổi đáng kể từ một cảng nước sâu ở thế kỷ 18 được mở rộng ra với một vùng nước rộng lớn được rừng ngập mặn bao quanh khu vực thương mại ở cửa ra của đầm và vùng biển Tây Nam. Những hòn đảo trung tâm và sự xuất hiện các bãi cát vào mùa khô làm giảm diện tích mặt nước. Hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đã làm phá vỡ thảm thực vật tự nhiên. Trong khi các thay đổi này làm cho cảnh quan không giống như những gì đã từng là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ trước đây, những yếu tố cảnh quan tự nhiên cơ bản vẫn còn nhưng ngày càng bị mất đi do hoạt động của con người, tạo nên một dạng cảnh quan khác biệt so với quá khứ.

Các mối đe dọa đến giá trị cảnh quan của Đông Hồ

Giảm diện tích mặt nước, tăng sự xâm hại của con người và giảm chất lượng nước là các mối đe dọa đến chất lượng và tính thẩm mỹ của đầm.

Kết quả mong muốn đối với bảo tồn và phát triển cảnh quan Đông Hồ

NH-L08 Duy trì một hành lang liên tục kết nối rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng xung quanh đầm.

NH-L09 Giảm tỷ lệ bồi lắng phù sa trong đầm và sự mở rộng các đảo/cồn nổi trong đầm.

NH-L10 Giảm thiểu sự phát triển các bãi bồi ở đầm, duy trì thảm thực vật tự nhiên để tạo thẩm mỹ giữa phát triển và tính tự nhiên của đầm.

29

1. Giới thiệu3. Các giá trị, hiện trạng và các mối đe dọa Đông Hồ

e. Bờ biển Hà Tiên

Giá trị cảnh quan của bờ biển Hà Tiên

Cảnh quan ven biển gồm các bãi cát và đảo xa bờ là những điểm tự nhiên hấp dẫn khách du lịch. Khu vực bờ biển Hà Tiên còn có thêm hệ thực vật trên núi và mũi đá và là một sự tương phản với các khu vực cửa sông ở vùng bờ biển phía Đông của khu vực Mekong.

Hiện trạng cảnh quan khu vực bờ biển Hà Tiên

Khu vực bờ biển Hà Tiên còn hoang sơ và vẫn giữ được chất lượng thẩm mỹ của nó. Tuy nhiên, các chương trình lấn biển gần đây ở cả hai phía cửa đầm Đông Hồ đang làm thay đổi đáng kể diện mạo bờ biển và đáng kể là sự xuất hiện của các công trình xây dựng, nếu nhìn từ ngoài khơi sẽ thấy được sự xâm hại của nó.

Các mối đe dọa đến giá trị cảnh quan bờ biển Hà Tiên

Hoạt động phát triển ở khu vực ven bờ biển và trên các đồi, núi bao gồm cả các công trình nhà cao tầng cùng với sự gia tăng khách du lịch đến khu vực này sẽ là những tác động tiêu cực. Với các dự án lấn biển, chất lượng thẩm mỹ hiện có của dải ven bờ có nguy cơ suy thoái. Ngoài ra, các công trình lấn biển có thể làm thay đổi chế độ thủy văn ven biển và có thể làm thay đổi đặc tính (sự hấp dẫn) của các bãi biển. Điều này có nguy cơ làm giảm sức hấp dẫn của bờ biển Hà Tiên đối với cộng đồng địa phương và khách du lịch.

Kết quả mong muốn về bảo tồn và phát triển khu vực bờ biển Hà Tiên

NH-L11 Duy trì lưu lượng dòng chảy tự nhiên trong vùng biển Tây Nam tiếp giáp với Hà Tiên.

NH-L12 Duy trì “màu xanh” từ núi, đồi ven biển xung quanh Hà Tiên.

NH-L13 Giảm thiểu sự xâm nhập trực quan của các công trình lấn biển.

3.1.2 Hệ thống thủy, động lực

a. Phục hồi chất lượng nước từ các nguồn đầu vào

Giá trị của chất lượng nước của các nguồn đầu vào

Chất lượng nước chảy vào Đông Hồ (từ sông Giang Thành, các kênh thủy lợi kiểm soát lũ và dòng chảy bề mặt trong mùa mưa) ảnh hưởng đến đầm và cuối cùng là hệ thống biển. Nước chất lượng cao là rất quan trọng đối với nông nghiệp bền vững và nuôi trồng thủy sản cũng như để duy trì chất lượng thẩm mỹ của đầm và sự tồn vong của các loài thuỷ sinh. Duy trì lượng phù sa thấp là rất quan trọng nhằm giảm tốc độ bồi lắng lòng đầm. Nước có chất lượng thấp (ô nhiễm) chảy ra biển sẽ giảm sự phát triển của san hô, làm giảm đa dạng sinh học và kích thích sự phát triển của các loài tảo gây hại. Chất lượng nước là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch.

Hiện trạng chất lượng nước tại các nguồn đầu vào đầm24

Chất lượng nước đầu vào thấp không có lợi để duy trì sự phồn thịnh của các sinh vật sống hoặc quần thể động thực vật chịu mặn. Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc (2011b) cho rằng rằng nguồn nước mặt phục vụ nuôi trồng thủy sản trong khu vực có những đặc điểm sau đây:

• Giá trị pH thấp (thấp hơn các tiêu chuẩn được quy định) ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tăng trưởng của cả thực vật và động vật, do đó làm giảm năng suất sinh học và cụ thể là ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm và sinh trưởng của trái Mắm (Avicennia);

24. Dựa theo Thái và Thái (2011b)

30

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

• Hàm lượng sắt (Fe) cao (cao hơn tiêu chuẩn quy định) gây ảnh hưởng đến chức năng của các loài thủy sản, do đó làm giảm sự hấp thu oxy. Nó cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tương tự như vậy, nó ảnh hưởng đến tái sinh và tăng trưởng của nhiều loài thực vật25. Hàm lượng sắt cao thường đi đôi với các dòng nước có độ pH thấp. Điều này chỉ ra rằng các hoạt động nạo vét và nuôi trồng thủy sản là nguyên nhân gây ra sự xáo trộn đất phèn.

• Oxy hòa tan (DO) thấp (thấp hơn so với tiêu chuẩn quy định) dẫn đến hiện tượng thiếu oxy (sự ứ đọng) luồng nước và trong trường hợp nghiêm trọng có thể làm chết các loài thủy sản. DO thấp đang ảnh hưởng đến sự sinh tồn của các loài thủy sinh ở đầm Đông Hồ và năng suất sinh học của nó và ảnh hưởng đến sự phát triển của san hô và cỏ biển trên qui mô rộng hơn (Thái Thành Lượm & Thái Bình Hạnh Phúc, 2011b).

• Nhu cầu oxy hóa học (COD) cao (cao hơn tiêu chuẩn quy định) liên quan đến DO và cho thấy lượng ô xy có sẵn để sinh vật sống trong các hệ thống thủy sinh. Các dòng chảy có COD cao làm giảm sự đa dạng và phong phú của các sinh vật bậc cao hơn và là một chỉ thị về vùng có nước bị ô nhiễm. Nước COD cao thường giàu dinh dưỡng và là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của tảo - là loài có nhu cầu oxy cao, do đó làm giảm lượng oxy của các sinh vật khác.

• Lượng nitơ cao (amoni, N -NH3) (cao hơn tiêu chuẩn quy định) cho thấy nước rất giàu chất dinh dưỡng. Đây có thể là do việc giải phóng bùn giàu nitơ trong nuôi trồng thủy sản cũng như phân bón hóa học từ nông nghiệp.

• Chất rắn lơ lửng tổng số (TSS) cao (cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quy định) có lẽ là do việc xả chất thải từ các khu vực dân cư và chất bồi lắng từ sông và kênh rạch như theo dạng dòng chảy “tự nhiên” và bị xáo trộn trong quá trình bảo trì, nạo vét kênh. Nhiều chất rắn lơ lửng sẽ làm giảm đa dạng sinh học và thúc đẩy sự sinh trưởng của tảo.

• Hàm lượng coliform tổng số cao (cao hơn tiêu chuẩn quy định) cho thấy dạng ô nhiễm này có thể bắt nguồn từ nước thải (không được xử lý trước khi xả ra môi trường) từ các khu vực dân cư. Lượng coliform lắng đọng cao là một mối đe dọa đối với sức khỏe con người.

Các mối đe dọa đến chất lượng nước đầu vào trong đầm

Đất của vùng đồng bằng Hà Tiên và xung quanh Đông Hồ có tính axít tự nhiên và thường làm giảm độ pH nước trong các dòng chảy. Tuy nhiên, khi đất bị làm xáo trộn do việc đào đắp ao nuôi tôm hoặc nạo vét kênh, đất phèn tiềm tàng bị oxy hóa để giải phóng axit làm giảm độ pH một cách đáng kể. Nước mang theo phèn thâm nhập vào nguồn nước ngọt và nước mặn sẽ tác động một cách có hệ thống đến môi trường của các dòng chảy, hệ thống hồ đầm và biển. Tương tự như vậy, ô nhiễm từ nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản sẽ làm trầm trọng thêm tình hình, đe dọa tính toàn vẹn sinh thái của hệ thống nước ngọt và biển và lần lượt ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất và chất lượng thẩm mỹ của khu vực đầm và biển.

Các hoạt động (tại khu vực đầm và vùng thượng nguồn) như nạo vét, xử lý đất, sử dụng phân bón và xử lý chất thải chưa qua xử lý từ các trang trại thủy sản là mối đe dọa lớn nhất đối với tính bền vững của đầm Đông Hồ. Mối đe dọa này có thể tăng lên bởi những thay đổi về động lực thủy văn của đầm.

Kết quả mong muốn về chất lượng nước tại các dòng chảy vào đầm

NH-S01 Cải thiện đáng kể chất lượng nước tại các dòng chảy vào Đông Hồ.

25. Tham khảo Thái và Thái, 2011b để biết về các ảnh hưởng tới loài Mắm (Avicennia).

31

1. Giới thiệu3. Các giá trị, hiện trạng và các mối đe dọa Đông Hồ

b. Khôi phục chất lượng nước trong đầm

Các giá trị tiềm năng của chất lượng nước trong đầm

Các chất rắn lơ lửng và các chất gây ô nhiễm tầng nước mặt ở mức độ thấp sẽ tạo ra năng suất sinh học cao trong đầm trong cả hai mùa khô và mưa. Đây là hiện trạng đầm Đông Hồ ở thế kỷ 18. Tại thời điểm đó, đặc biệt là trong mùa khô, nước đầm có thể trong hơn nhiều (tổng lượng chất rắn lơ lửng ở mức độ thấp) so với ngày nay và làm cho Hà Tiên thực sự hấp dẫn. Hiện tại, nước của Đông Hồ đang được duy trì để phục vụ đánh bắt thương mại, và nó không cản trở sự hấp dẫn đầm, nhưng tiềm năng của đầm không còn nhiều như trước nữa.

Tình trạng chất lượng nước đầm

Không có dữ liệu toàn diện nào về chất lượng nước của Đông Hồ, nhưng hiện trạng chất lượng nước kém trên các dòng chảy vào đầm như đã nêu ở trên cho phép ta dự đoán rằng chất lượng nước của đầm là thấp (độ pH thấp, hàm lượng sắt cao, oxy hòa tan thấp, nhu cầu oxy hóa học cao, lượng nitơ cao, chất rắn lơ lửng tổng số cao và hàm lượng coliform tổng số cao). Thêm vào đó là ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở thượng nguồn và đầu vào từ nước thải được xử lý thứ cấp từ Hà Tiên và nước thải thô từ Khu phố V (Ấp Cừ Đứt) cũng như nước thải không qua xử lý tuôn ra từ khu vực nuôi tôm quy mô hộ gia đình.

Các mối đe dọa đến chất lượng nước đầm

Các dòng chảy liên tục từ nguồn bị ô nhiễm trên thượng nguồn tới đầm với mức độ ngày càng tăng từ các thị trấn và thôn ấp xung quanh đầm, đe dọa nghiêm trọng tính toàn vẹn của đầm. Nếu không có biện pháp xử lý nước thải thì với số lượng khách du lịch tăng lên trong thời gian tới, tình trạng của đầm sẽ ngày càng xấu đi do nước bị ô nhiễm và các bệnh liên quan đến nước bẩn có thể trở thành phổ biến. Theo dự đoán đầm Đông Hồ với một chế độ nước ngọt ngày càng tăng là sự xuất hiện của hiện tượng thiếu ô xy và làm chết sinh vật thủy sinh theo mùa.

Chất thải rắn (ví dụ: rác thải, gồm cả can, chai và nhựa) đe dọa chất lượng thẩm mỹ tự nhiên của đầm và các chức năng sinh thái khác.

Kết quả mong đợi đối với chất lượng nước đầm Đông Hồ

NH-S02 Cải thiện đáng kể chất lượng nước Đông Hồ.

c. Duy trì chất lượng nước biển

Các giá trị chất lượng nước biển

Vùng biển nhiệt đới với ít chất dinh dưỡng và có độ đục thấp thúc đẩy sự phát triển của các quần thể san hô và các bãi biển sạch. Đây là những điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch. Do vậy, nước biển có chất lượng cao tạo ra sự đa dạng hơn các động thực vật sống ở biển. Sự thành công của hoạt động du lịch ở đảo Phú Quốc và các khu vực ven biển xung quanh Hà Tiên phụ thuộc vào chất lượng nước.

Hiện trạng chất lượng nước biển

Không có thông tin toàn diện nào về chất lượng nước của vùng biển xa bờ Hà Tiên, hoặc các vị trí của san hô và các nguồn tài nguyên biển khác. Tuy nhiên, lượng trầm tích, nhiều axít và nước lũ giàu chất dinh dưỡng có thể làm giảm qui mô, mức độ và chất lượng của các rạn san hô, chúng co thể được thay thế bởi các mảng san hô rời rạc bị tảo bao phủ.

32

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

Các mối đe dọa tới chất lượng nước biển

Dòng chảy liên tục theo mùa, nước lũ bị ô nhiễm mang vào đầm Đông Hồ sẽ tiếp tục làm thay đổi sự phân bố và chất lượng của các rạn san hô xa bờ. Việc tăng chất dinh dưỡng từ nước thải không qua xử lý kết hợp với sự phát triển của Hà Tiên như một điểm đến du lịch sẽ tạo thêm nhiều áp lực lên các hệ thống sinh học biển. Tùy thuộc vào dòng hải triều, đặc biệt là trong mùa khô khi các chất dinh dưỡng không được pha loãng. Điều này đe dọa chất lượng nước ven các bãi biển, hiện đang là một điểm thu hút du lịch của Hà Tiên. Sức khỏe con người cũng có thể có nguy cơ ảnh hưởng.

Nếu không thu gom và xử lý rác và nước thải hiệu quả và thay đổi hành vi của người dân và du khách xã rác bừa bãi, thì bãi biển Hà Tiên có nguy cơ trở thành bãi rác. Phải thường xuyên quét dọn để khôi phục nét tự nhiên của bãi biển để tăng tính hấp dẫn cho du lịch.

Kết quả mong đợi đối với chất lượng nước biển

NH-S03 Cải thiện đáng kể chất lượng nước vùng ven biển Hà Tiên.

d. Duy trì các dòng chảy thủy văn trong đầm

Giá trị của các dòng chảy thủy văn trong đầm

Nước ở đầm Đông Hồ thay đổi theo mùa và bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi yếu tố biển trong mùa khô và yếu tố ngọt trong mùa mưa. Đây là yếu tố tăng tính đa dạng sinh học của đầm, sự hội tụ và mức độ của các quần thể sinh học trên cạn và dưới nước. Điều này dẫn đến sự đa dạng của nguồn tài nguyên thủy sản và thực vật nhằm cung cấp cho cộng đồng cũng như thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học (Trương Minh Chuẩn, 2011).

Hiện trạng các dòng chảy thủy văn trong đầm

Chưa có nghiên cứu toàn diện nào về chế độ thủy văn của Đông Hồ, mặc dù sự thay đổi chủ yếu từ nước mặn sang nước ngọt giữa các mùa đã được ghi vào tài liệu. Việc xây dựng các kênh rạch đã làm thay đổi dòng chảy vào đầm Đông Hồ, làm cho đầm bị đầy nhanh chóng do chất bồi lắng. Điều này làm thay đổi chế độ thủy động lực học của đầm, đặc biệt là từ giai đoạn bị thực dân Pháp cai trị. Các cồn nhỏ trong đầm được hình thành bởi trầm tích phù sa vào mùa mưa đang nhô lên khỏi mặt nước, làm giảm năng lực tích giữ nước của đầm, dẫn đến nguy cơ ngập nhanh, nhưng nước cũng lại nhanh thoát ra biển giữa các mùa và theo thủy triều (Hiep & Son, 2011; Lê Phát Quới, 2011).

Các mối đe dọa làm thay đổi dòng chảy thủy văn của đầm

Đầm tiếp tục bị bồi lắng sẽ làm cho nó dần chuyển thành đầm lầy nước ngọt được thoát nước bởi hai kênh chính. Phần mở rộng của kênh, nơi nước thoát ra biển đang được phát triển bằng các công trình lấn biển có khả năng làm giảm ảnh hưởng của biển và làm giảm lưu lượng nước biển trao đổi với đầm, chuyển chế độ nước ngày càng hướng tới một hệ thống nước ngọt (Nguyễn Ngọc Trân, 2011). Việc tăng bồi lắng trầm tích từ các nguồn đầu vào đầm và tăng thời gian lưu trú của nước ô nhiễm trong đầm sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu oxy. Hơn nữa, việc nước lũ bị lưu giữ dài hơn trong đầm do cửa thoát bị thu hẹp sẽ làm tăng ngập lụt, trừ khi kênh thoát lũ từ đầm Đông Hồ được nạo vét thường xuyên để duy trì lưu lượng dòng chảy từ đầm ra biển.

Kết quả mong đợi đối với dòng chảy thủy văn của Đông Hồ

NH-S04 Hiểu biết rõ hơn về thủy động lực học của đầm Đông Hồ làm căn cứ phục vụ quá trình ra quyết định và quản lý.

33

1. Giới thiệu3. Các giá trị, hiện trạng và các mối đe dọa Đông Hồ

e. Duy trì chế độ thủy văn biển

Các giá trị của chế độ thủy văn biển

Dòng chảy trong quá khứ và hiện tại và chyển động thủy triều ảnh hưởng đến các đặc tính vật lý của hệ thống biển và các chất bồi lắng từ đầm Đông Hồ. Do đó, chúng ảnh hưởng đến bản chất, vị trí địa lý và phạm vi của các quần thể sinh vật và các hệ sinh thái được cung cấp bởi môi trường biển.

Hiện trạng chế độ thủy văn biển

Chưa có nghiên cứu toàn diện nào về chế độ thủy văn biển ở vùng biển Tây Nam tiếp giáp với bờ biển Hà Tiên. Như vậy, tác động làm thay đổi đường bờ biển thông qua các công trình lấn biển và thay đổi động lực thủy văn đầm là chưa chắc chắn.

Các mối đe dọa làm thay đổi chế độ thủy văn biển

Các công trình cải tạo có thể làm thay đổi dòng chảy và do đó gây ra xói mòn bờ biển và tạo lắng đọng hệ thống biển. Làm thay đổi đường bờ biển có thể có lợi hoặc bất lợi cho du lịch ven biển, tập quán hiện tại và phân bố lại nguồn sinh sống và thương mại.

Các kết quả mong đợi đối với chế độ thủy văn biển

NH-S05 Hiểu biết rõ hơn về thủy động lực học biển làm căn cứ trong việc ra quyết định.

3.1.3 Bảo tồn đa dạng sinh học

a. Vùng đồng bằng Hà Tiên

Giá trị đa dạng sinh học của vùng đồng bằng Hà Tiên

Buckton và cộng sự (1999) cho biết đồng cỏ ngập nước theo mùa của vùng đồng bằng Hà Tiên được ưu tiên nhất về bảo tồn đa dạng sinh học bởi vì đây là nơi cư trú của lượng lớn các loài chim bị đe dọa và gần bị đe dọa trên toàn cầu. Đã xác định được 130 con Sếu đầu đỏ và một đôi cò quăm vai trắng (Pseudibis davisoni) có nguy cơ tuyệt chủng. Khu vực này cũng cho thấy sự đa dạng cao trong hệ thực vật, bao gồm các dốc đá gradient độc đáo, từ sinh cảnh nước lợ đến nước ngọt và từ môi trường axit tới các cộng đồng thực vật bãi bồi. Đa dạng sinh học của vùng đồng bằng này là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái (Hiep & Son, 2011) và là nguồn bổ sung các sản vật du lịch sinh thái được tạo ra dựa vào đầm Đông Hồ.

Hiện trạng giá trị đa dạng sinh học vùng đồng bằng Hà Tiên

Buckton và cộng sự (1999) đã xác định nhu cầu cấp thiết đối với các khu vực bảo tồn do diện tích đồng cỏ đang bị đe dọa nghiêm trọng từ việc chuyển đổi sang đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, đồng cỏ được coi là đất ‘chưa sử dụng’, và việc bảo tồn nó sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi thái độ đối với môi trường sống không thể thay thế được (Buckton et al., 1999). Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Mỹ huyện Giang Thành rộng 3.200 ha đã được qui hoạch vào năm 2011 để đáp ứng mối quan tâm về bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng đồng bằng này.

Các mối đe dọa tới giá trị đa dạng sinh học ở đồng bằng Hà Tiên

Việc tiếp tục chuyển đổi đồng cỏ ở đồng bằng Hà Tiên sang các hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản sẽ phá vỡ sự kết nối về sinh thái với đầm Đông Hồ, đe dọa sự toàn vẹn của hệ thống mà các quần thể động vật hoang dã có thể tồn tại được.

34

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

Kết quả mong đợi đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng đồng bằng Hà Tiên

NH-B01 Chấm dứt việc chuyển đổi đồng cỏ ở Hà Tiên sang các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

NH-B02 Duy trì và tăng cường tính kết nối giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Mỹ và Đông Hồ.

NH-B03 Chuyển đổi sinh kế cộng đồng địa phương từ sản xuất chủ yếu phụ thuộc thiên nhiên theo hướng bảo vệ thiên nhiên và du lịch dựa vào văn hóa.

b. Núi đá vôi

Các giá trị đa dạng sinh học của các mỏm đá vôi

Mặc dù có một số lượng đáng kể các nghiên cứu riêng lẻ (ví dụ: Deharveng và cộng sự, 2001; Nguyen, 2000; SKM, 2002; Truong và cộng sự, 2004) về đa dạng sinh học của các mỏm đá vôi ở vùng đồng bằng Hà Tiên, nhưng vẫn chưa có một điều tra toàn diện nào về hệ thực vật và động vật tồn tại ở 22 khu vực núi đá vôi trong khu vực. Tuy nhiên, các nghiên cứu riêng lẻ cũng chỉ ra rằng vùng núi đá vôi rất quan trọng cho các loài thú (linh trưởng) và bảo tồn động vật hang động. Ví dụ, núi Hòn Chông - Kiên Lương là điểm nóng về tính đa dạng bậc nhất các loài động vật đặc hữu được biết đến ở vùng nhiệt đới. Các giá trị quần thể thực vật cao ngang bằng với mức độ đặc hữu cao và sự hiện diện của loài quý hiếm và bị đe dọa (Nguyen, 2000). Có sự khác biệt đáng kể giữa hệ động, thực vật của vùng núi đá vôi Kiên Giang và núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam.

Các vùng núi đá vôi và hang động liên quan là một cơ hội duy nhất cho phát triển du lịch sinh thái và bổ sung vào các sản vật phục vụ phát triển ở khu vực xung quanh Đông Hồ.

Hiện trạng giá trị đa dạng sinh học núi đá vôi

Ngoài vùng núi đá vôi mà hiện tại đang tập trung khai thác phục vụ sản xuất xi măng và các tác động đối với động vật hang động thông qua việc trực tiếp sử dụng chúng cho du lịch, mặc dù ngày càng bị cô lập, các giá trị đa dạng sinh học của núi đá vôi vẫn còn khá nguyên vẹn, từ quan điểm sinh thái, phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Chỉ có Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Chông là đang bảo vệ núi đá vôi với mục đích bảo tồn. Ngoài ra, có một số khu vực hang động khác được bảo vệ để khai thác giá trị lịch sử và văn hóa.

Các mối đe dọa tới giá trị đa dạng sinh học núi đá vôi

Tiếp tục và mở rộng khai thác đá vôi là mối đe dọa chính đối với việc bảo tồn hệ thực vật và động vật núi đá vôi. Du lịch kém phát triển đe dọa các giá trị đa dạng sinh học hang động. Việc sử dụng phương án quản lý hiệu quả sẽ giảm đáng kể các mối đe dọa về việc sử dụng động, thực vật cho sinh hoạt, mua bán và làm thuốc.

Kết quả mong đợi đối với bảo tồn đa dạng sinh học núi vôi

NH-B04 Làm rõ các giá trị đa dạng sinh học ở 22 mỏm đá vôi của vùng đồng bằng Hà Tiên.

NH-B05 Chỉ khai thác tài nguyên đá vôi ở một số khu vực cấp phép để bảo vệ các giá trị cảnh quan, văn hóa và đa dạng sinh học.

NH-B06 Phát triển hang động đá vôi để nhận ra bản chất của chúng và tiềm năng du lịch dựa vào văn hóa.

NH-B07 Ứng dụng các kỹ thuật tốt nhất của quốc tế trong việc trình diễn và bảo vệ hang động đá vôi và các tính năng của chúng.

35

1. Giới thiệu3. Các giá trị, hiện trạng và các mối đe dọa Đông Hồ

c. Các ngọn đồi không là đá vôi

Các giá trị đa dạng sinh học của các dãy núi không có nguồn gốc đá vôi

Mặc dù những nghiên cứu về những núi đá granit và đá cát kết (sa thạch) ở tỉnh Kiên Giang còn hạn chế, nhưng chúng đã chứng minh là có sự khác biệt sinh học từ các vùng núi đá vôi và đất ngập nước xung quanh (SKM, 2002). Với các mỏm đá vôi, sự khác biệt này đóng góp đáng kể vào sự đa dạng sinh học của khu vực Hà Tiên.

Hiện trạng đa dạng sinh học ở các ngọn núi đồi không phải đá vôi

Nhiều ngọn đồi đá cát kết (sa thạch) và đá granit được sử dụng để trồng cây nông nghiệp như hạt tiêu, củ mì, bắp và chuối. Tuy nhiên, màu xanh thực vật vẫn là yếu tố chủ đạo ở khu vực này. Ở các khu vực khác, đặc biệt là đồi Tô Châu và Ngũ Hổ đã được quản lý, bảo vệ trong những năm gần đây để duy trì các giá trị văn hóa và thẩm mỹ. Tuy nhiên, không nơi nào trong số các khu vực này được bảo vệ bảo tồn một cách chính thức.

Các mối đe dọa đa dạng sinh học ở các ngọn đồi không là đá vôi

Mặc dù có thay đổi trong nhiều thập kỷ qua nhưng các kế hoạch sử dụng đất hiện nay không có tác động nhiều đến các giá trị đa dạng sinh học tại khu vực núi không phải là đá vôi. Mối đe dọa lớn nhất nằm ở sự thiếu thông tin đầy đủ xác định các giá trị đa dạng của chúng trong khu vực.

Kết quả mong đợi đối với bảo tồn đa dạng sinh học của các ngọn đồi không là đá vôi

NH-B08 Làm rõ các giá trị đa dạng sinh học, văn hóa, cảnh quan và sản xuất của các núi đất xung quanh Hà Tiên.

NH-B09 Xác định các khu vực có giá trị bảo tồn cao để có biện pháp quản lý, bảo tồn.

d. Đông Hồ

Các giá trị đa dạng sinh học của Đông Hồ

Đã ghi nhận được 25 loài cây ngập mặn ở khu vực quanh đầm Đông Hồ, đại diện cho hơn 80% các loài ngập mặn được ghi nhận trong tỉnh và 60% loài được ghi nhận cho Việt Nam (Chu Văn Cường và Peter Dart, 2011; Nguyễn Xuân Niệm và Nguyễn Thái Nguyên, 2011). Cây ngập mặn đóng một vai trò quan trọng như tạo bồi lắng và ổn định đất, làm vật đệm phòng chống lũ lụt và thay đổi thủy triều, là nơi cưu trú cho các loài động vật thủy sinh phục vụ cho nghiên cứu khoa học, kế sinh nhai và đánh bắt của cộng đồng dân cư. Giá trị của rừng ngập mặn sẽ tăng lên trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Nguyễn Xuân Niệm và Nguyễn Thái Nguyên, 2011; Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc, 2011a; Trương Minh Chuẩn, 2011).

Mắm (Avicennia spp.) là loài tiên phong trên các vùng bãi bồi. Theo thời gian, các loài khác tiếp cận tới khu vực và dần thay thế Mắm. Vì vậy, rừng Mắm tái sinh tiên phong trên bãi bồi xung quanh đầm Đông Hồ có giá trị đặc biệt đối với động thái của hệ sinh thái đầm (Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc, 2011a).

Những thay đổi độ mặn theo mùa trong đầm và độ mặn từ các nguồn đầu vào tại Giang Thành và Rạch Giá tạo ra các kiểu sinh cảnh khác nhau làm tăng tính đa dạng các loài thủy sản có tầm quan trọng đối với khoa học, thực phẩm và thương mại. Điều này cũng tương tự đối với các loài thực vật được sử dụng để làm chất đốt và vật liệu xây dựng.

Hiện trạng giá trị đa dạng sinh học của Đông Hồ

Có thể do việc khai thác thủy sản ở đầm kéo dài, nên sự bồi lắng, chất lượng nước, chế độ dòng chảy và nguồn tài nguyên thủy sản của đầm đang bị suy giảm nhanh chóng và tính chất đa dạng sinh học của đầm cũng tương tự như vậy (Hiep & Son, 2011; Thái Thành

36

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc, 2011b). Hiện nay, có khoảng 300 - 400 lưới đánh bắt và gần 100 người đang làm nghề đánh bắt ở đầm. Đánh bắt bằng xung điện vẫn đang được người dân áp dụng để đánh bắt thủy sản nước ngọt/nước mặn (Nguyễn Trần Vỹ, 2011). Tuy nhiên, vẫn chưa có cuộc kiểm kê toàn diện nào về hệ thực vật và động vật của đầm Đông Hồ.

Các mối đe dọa tới đa dạng sinh học của Đông Hồ

Mối đe dọa trực tiếp tới đa dạng sinh học trong đầm là sự chuyển đổi các khu vực rừng ngập mặn sang sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Điều này sẽ làm môi trường đầm càng xấu đi do tài nguyên thủy sản bị hủy diệt và không được kiểm soát, ô nhiễm từ các khu vực dân cư, từ thượng nguồn và thay đổi chế độ dòng chảy theo thủy triều và theo mùa. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa nhanh tại Hà Tiên có nghĩa là đầm nước đang bị lấn chiếm để phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng. Cùng với kế hoạch tăng sản xuất nông nghiệp và nuôi tôm ở khu vực xung quanh và khai thác quá mức tài nguyên, giá trị đa dạng sinh học đang bị suy giảm mạnh (Nguyễn Tiến Hiệp và Tống Phước Hoàng Sơn, 2011; Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc, 2011b).

Người dân của Khu phố V (ấp Cừ Đức) đang tìm cách hợp thức hóa quyền sở hữu đất trong đầm bằng cách trồng cây và xây dựng công trình, nhà cửa. Đây là việc làm gây khó khăn cho quản lý và sử dụng đầm với mục đích khác và tác động trực tiếp tới trạng thái thực vật, cảnh quan và thoát nước (Mai Văn Huỳnh, 2011). Nghèo đói, thiếu giáo dục, sử dụng các phương pháp tác động mạnh đến tài nguyên theo kiến thức truyền thống, khai thác quá mức tài nguyên và do thiếu hiểu biết về các lựa chọn thay thế, tạo ra một bức tranh không sáng sủa về cơ hội phát triển của cộng đồng địa phương và ảnh hưởng đến công tác quản lý đầm theo hướng bền vững (Trương Minh Chuẩn, 2011).

Kết quả mong đợi đối với bảo tồn đa dạng sinh học của Đông Hồ

NH-B10 Không làm mất đa dạng sinh học dưới nước và trên cạn tại khu vực đầm Đông Hồ.

NH-B11 Sử dụng bền vững các sinh vật dưới nước cho mục đích sinh hoạt và thương mại.

NH-B12 Mở rộng hệ thống các khu bảo tồn để tập trung phát triển du lịch thiên nhiên, giới thiệu đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên di sản khác.

3.2 Di sản văn hóa và sinh kế truyền thống

3.2.1 Cảnh quan văn hóa

Các giá trị cảnh quan văn hóa của đầm Đông Hồ

Đông Hồ tự hào có giá trị nghệ thuật, tinh thần và lịch sử liên quan đến lịch sử phát triển của Hà Tiên và hơn nữa là các sự kiện mang ý nghĩa quốc gia trong thời gian gần đây. Các địa điểm tại đây vẫn còn phản ánh và tôn vinh giá trị lịch sử, cùng với các thế hệ sau mang lại sự phong phú văn hóa của xã hội Hà Tiên. Hà Tiên là một khu vực có các tính năng độc đáo về văn hóa thể hiện trong truyền thống, phong tục và lễ hội (Trương Minh Chuẩn, 2011).

Đầm Đông Hồ xuất hiện trong các tác phẩm thơ - Tao đàn Chiêu Anh Các. Đây là bằng chứng rõ ràng về các giá trị phi vật thể của khu vực và cảnh quan của nó (Nguyễn Trần Vỹ, 2011). Những giá trị cảnh quan này có tiềm năng trở thành một trọng tâm chính của hoạt động du lịch.

Hiện trạng cảnh quan văn hóa của đầm Đông Hồ

Theo Lê Minh Hoàng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh Kiên Giang, Hà Tiên có 10 cảnh quan văn học, nhưng chỉ còn tồn tại 526 và là kết quả tác động của

26. Kim Dự Lan Đào, Giang Thành Dạ Cổ, Đông Hồ Ấn Nguyệt, Nam Phố Trừng Ba, Lư Khê Ngư Bạc.

37

1. Giới thiệu3. Các giá trị, hiện trạng và các mối đe dọa Đông Hồ

con người (Nguyễn Trần Vỹ, 2011). Đông Hồ vẫn giữ được đặc tính cơ bản làm cho nó trở thành tâm điểm cho phát triển và các công trình nghệ thuật, nhưng điều này nhanh chóng biến mất nếu không được quản lý thích hợp.

Các mối đe dọa tới cảnh quan văn hóa của Đông Hồ

Mối đe dọa lớn đối với cảnh quan văn hóa đầm Đông Hồ là sự thay đổi chính bản thân đầm và chuyển đổi các khu vực xung quanh từ một hệ thống tự nhiên có năng suất cao thành một cảnh quan bị chế ngự bởi con người. Giá trị cảnh quan văn hóa sẽ bị mất nếu các cảnh quan của Đông Hồ bị chế ngự bởi những hoạt động phát triển của con người. Các dự án phát triển đã được phê duyệt trong và xung quanh đầm là những mối đe dọa lớn.

Kết quả mong muốn để bảo tồn cảnh quan văn hóa Đông Hồ

CH-L01 Duy trì đặc tính tự nhiên của đầm Đông Hồ và tránh làm mất hình ảnh trực quan của đầm từ các công trình xây dựng hoặc các công trình nhân tạo.

3.2.2 Các địa điểm văn hóa

Các giá trị của các địa điểm văn hóa

Các địa điểm mang ý nghĩa văn hóa quan trọng nhất tập trung vào các địa điểm tôn giáo liên quan đến gia đình nhà Mạc và phục vụ mục đích kép về việc thờ cúng tổ tiên và thu hút khách du lịch. Chùa Sắc Tứ Tam Bảo được Mạc Cửu xây dựng cho mẹ. Ngoài ra, núi Bình San hoặc núi Lăng (ngôi mộ) là những ngôi đền và ngôi mộ của thị tộc Mạc. Chùa Phù Dung là nơi Bà Dì Tự (một người vợ của Mạc Thiên Tích) đã trải qua đời sống tu hành của mình. Núi Pháo Đài có liên quan đến pháo đài của Mạc Thiên Tích ở đỉnh núi. Lịch sử văn học của khu vực được cất giữ ở ngôi nhà tưởng niệm ở Đông Hồ (Lâm Tấn Phát), trong khi các hang động của núi Thạch Động và Đá Dựng cũng là các địa điểm có ý nghĩa tôn giáo. Một số hang động núi đá vôi có giá trị lịch sử bởi vì là căn cứ cách mạng trong thời chiến tranh Đông Dương lần thứ hai.

Hiện trạng các địa điểm mang ý nghĩa văn hóa

Là nơi tiếp tục các hoạt động tôn giáo, cộng đồng địa phương thừa nhận tầm quan trọng của những nơi này và duy trì chúng. Tuy nhiên, các địa điểm khác có ý nghĩa văn hóa mà không liên quan đến tôn giáo thì thường ít được xác định và bảo vệ.

Các mối đe dọa đến các địa điểm mang ý nghĩa văn hóa

Cho rằng hầu hết các địa điểm vẫn còn được sử dụng làm nơi thờ phụng, không có mối đe dọa trực tiếp nào tới các địa điểm đó, ngoại trừ sự phá hoại vô ý của du khách, những người không đánh giá cao giá trị và ý nghĩa của những nơi này.

Kết quả mong đợi đối với bảo tồn và phát triển các địa điểm văn hóa

CH-S01 Tiếp tục sử dụng theo truyền thống các địa điểm mang ý nghĩa văn hóa.

CH-S02 Làm giàu ý nghĩa của các điểm văn hóa thông qua các lễ kỷ niệm và lễ hội.

CH-S03 Trình diễn các giá trị và ý nghĩa của các điểm văn hóa cho du khách.

3.2.3 Sinh kế truyền thống

Các giá trị của Đông Hồ liên quan tới sinh kế truyền thống

Đồng Đầm cung cấp môi trường sống và nguồn sinh kế cho khoảng 40.000 cư dân. Trong số này, hơn 2.000 người ở Khu phố V (Ấp Cừ Đứt) sống dựa trực tiếp vào các nguồn tài nguyên của đầm trong nhiều thế hệ. Họ kiếm sống thêm bằng nghề khai thác thủy sản và dừa nước. Một số loài tôm, cá và sò huyết có năng suất cao: 200 tấn/năm (Mai Văn Huỳnh, 2011).

38

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

Đầm là nơi neo đậu của các đội tàu đánh cá ở khu vực Hà Tiên và hoạt động như một nơi tránh bão. Ngoài ra, đầm đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng chế độ nước cho sản xuất nông nghiệp của Hà Tiên và vùng Tứ giác Long Xuyên với diện tích gần 100.000 ha (Trương Minh Chuẩn, 2011).

Hiện trạng sinh kế truyền thống

Sinh kế truyền thống từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Đông Hồ vẫn tiếp tục và ngày càng tăng cùng với sự tăng trưởng dân số. Việc sử dụng tài nguyên này không được quy định và sự bền vững của nó đang là câu hỏi. Việc không áp dụng phương pháp đánh bắt có chọn lọc đã làm suy giảm nghiêm trọng các nguồn tài nguyên bởi vì cả con trưởng thành và con chưa trưởng thành đều bị đánh bắt (Nguyễn Trần Vỹ, 2011). Đông Hồ là nơi sinh sản, ương giống nhiều loài thủy sinh và là nơi cung cấp giống thủy sản ở trong đầm và biển. Những nguồn cung cho hệ sinh thái của đầm đang dần bị mất đi do khai thác trắng rừng ngập mặn và ô nhiễm nước (Nguyễn Trần Vỹ, 2011).

Các mối đe dọa tới sinh kế truyền thống

Tăng áp lực vào khai thác tài nguyên của đầm thông qua tăng dân số, phương pháp đánh bắt bừa bãi và quá mức, ô nhiễm các vùng nước của đầm, thay đổi các đặc điểm thủy văn của đầm và mất các vùng đất ngập nước/khu vực nuôi dưỡng các loài thủy sản rừng ngập mặn là tất cả các mối đe dọa tới năng lực và khả năng nguồn cung của đầm (Nguyễn Tiến Hiệp và Tống Phước Hoàng Sơn, 2011). Những thay đổi này đe dọa tính bền vững, mà ít nhất là sinh kế truyền thống dựa vào đánh bắt cá.

Kết quả mong đợi đối với bảo tồn và phát triển các sinh kế truyền thống

CH-T01 Đạt được sự bền vững trong sử dụng nguồn tài nguyên thủy sản và tài nguyên khác trong đầm.

3.3 Sinh kế hiện tại và tương lai

3.3.1 Sản xuất chính

a. Nông nghiệp

Các giá trị của Đông Hồ đối với nông nghiệp

Vùng Tứ giác Long Xuyên cùng với vùng đất phèn của vùng đồng bằng Hà Tiên là khu vực đất phèn có diện tích lớn thứ hai ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, nguồn nước trong các kênh và đất sẽ bị axít hóa (Trương Minh Chuẩn, 2011). Tuy nhiên, với việc bổ sung vôi, các khu vực này trở thành phù hợp với sản xuất lúa gạo. Vì vậy, hoạt động nông nghiệp xung quanh Đông Hồ đã trở thành nguồn thu nhập cho cư dân. Tuy nhiên, hoạt động sử dụng đất này gây ảnh hưởng đến các giá trị khác của đầm thông qua xâm nhập trực tiếp, giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm các nguồn nước vào đầm, chế độ thủy văn và tác động đến nuôi trồng thủy sản và nghề cá (Trương Minh Chuẩn, 2011).

Hiện trạng sản xuất nông nghiệp của khu vực Đông Hồ

Đất phèn làm giảm sự phù hợp trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù vậy, do không có sinh kế thay thế khả thi, nên các cư dân vẫn tiếp tục canh tác và chuyển đổi các đồng cỏ thành ruộng lúa để sản xuất với mục đích thương mại.

Các mối đe dọa tới và từ sản xuất nông nghiệp xung quanh Đông Hồ

Mối đe dọa lớn nhất đối với nông nghiệp là năng suất cây trồng thấp khi canh tác trên đất phèn, có mối tương tác với chi phí đầu vào và gây xung đột với mục tiêu bảo tồn (cạnh tranh trong sử dụng đất). Tuy nhiên, phương thức sản xuất nông nghiệp không thích hợp

39

1. Giới thiệu3. Các giá trị, hiện trạng và các mối đe dọa Đông Hồ

là một mối đe dọa đến tính toàn vẹn của đầm và đa dạng sinh học do các yếu tố dinh dưỡng và trầm tích đầu vào và xâm nhập mặn.

Kết quả mong đợi đối với bảo tồn và phát triển nông nghiệp

L-Ag01 Sử dụng các phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững mà không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sinh kế khác.

L-Ag02 Ngành nông nghiệp sẽ hỗ trợ phát triển du lịch.

b. Nuôi trồng thủy sản

Các giá trị của khu vực Đông Hồ đối với nuôi trồng thủy sản

Nuôi tôm được Nhà nước ưu tiên cao để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nó lại thường không xem xét đến các tác động môi trường (ví dụ như ảnh hưởng của nước thải từ nuôi tôm đến môi trường). Nuôi trồng thủy sản qui mô hộ gia đình đã phát triển nhanh chóng xung quanh khu vực Đông Hồ làm góp phần cải thiện sinh kế cho người nông dân. Tuy nhiên, nhiều dự án nuôi tôm vượt quá tiêu chuẩn phát thải khi họ cố gắng giảm chi phí để đạt được lợi nhuận cao. Kết quả là môi trường xã hội và tự nhiên gián tiếp chịu hậu quả do môi trường bị suy thoái. Các khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp là chất lượng nước của Đông Hồ và cuối cùng là biển. Các diện tích rừng ngập mặn bị thay thế bằng các ao thủy sản gây suy giảm đa dạng sinh học của đầm và qui mô khu vực ương giống tự nhiên của các loài thủy sản (Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc, 2011b). Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản có thể được coi như là một sản phẩm du lịch và hỗ trợ ngành này bằng cách cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho khách du lịch.

Hiện trạng khu vực Đông Hồ trong hoạt động nuôi trồng thủy sản

Việc xây dựng các ao nuôi thủy sản đã phát triển nhanh chóng xung quanh Đông Hồ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, sản lượng luôn bị suy giảm do phương thức lạc hậu và bệnh tôm.

Các mối đe dọa tới đầm từ nuôi trồng thủy sản quanh khu Đông Hồ

Các mối đe dọa lớn nhất tới nuôi trồng thủy sản là phương thức canh tác lạc hậu làm phát sinh nguồn bệnh và hoạt động khắc phục hậu quả tốn kém. Sự bùng nổ nguồn bệnh đe dọa nguồn lợi thủy sản và chất lượng nước trong đầm. Nuôi trồng thủy sản gây cạnh tranh trực tiếp với mục tiêu bảo tồn rừng ngập mặn và hiện đang ảnh hưởng đến chất lượng thẩm mỹ của đầm.

Kết quả mong đợi đối với bảo tồn và phát triển nuôi trồng thủy sản

L-Aq01 Đạt được những phương thức nuôi trồng thủy sản bền vững mà không ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế khác.

L-Aq02 Ngành nuôi trồng thủy sản hỗ trợ du lịch

3.3.2 Lồng ghép du lịch vào bảo tồn và phát triển

Hà Tiên và Đông Hồ đã hấp dẫn du khách kể từ thời Mạc. Trong khi lý do chính để đến thăm Hà Tiên trong những ngày đó là thương mại, sự phối trí các đặc điểm tự nhiên và cảnh quan của khu vực này như là phần bổ sung thú vị cho các chuyến tham quan và thương nhân có thể bị lôi kéo ở lại lâu hơn. Do đó, du lịch, như chúng ta nghĩ về nó ngày nay, đã tồn tại quanh Hà Tiên trong nhiều thế kỷ, góp phần vào sự thịnh vượng kinh tế của thị xã và khu vực thông qua việc mua bán thực phẩm, chỗ ở, nước giải khát và các dịch vụ để khám phá khu vực này.

Các nguyên tắc tương tự áp dụng ngày nay, mặc dù động lực để các thực hiện các tour du lịch là khác nhau đáng kể, mà lý do chủ yếu là thăm quan các tài sản tự nhiên và văn

40

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

hóa của khu vực. Như trong thời kỳ nhà Mạc, du lịch đòi hỏi sự đóng góp của nhiều loại hình kinh doanh và môi trường đáp ứng sự mong đợi của du khách. Vì vậy, sự thành công của du lịch dựa trên tài sản tự nhiên và văn hóa của khu vực này đòi hỏi một nền kinh tế đa dạng để đáp ứng nhu cầu ăn ở chất lượng của khách du lịch, các dịch vụ hỗ trợ về chỗ ở và đi lại cho du khách, có thể tiếp cận các cơ sở hạ tầng về nhu cầu năng lượng, truyền thông và sức khỏe, trải nghiệm sự đa dạng, chất lượng cao và các khía cạnh của cộng đồng sở tại. Để đạt được sự thành công trong du lịch, nó phải được lồng ghép và hỗ trợ bởi các lĩnh vực khác của nền kinh tế (và cộng đồng), chứ không phải là một thay thế cho các lĩnh vực này.

Nếu du lịch ở Hà Tiên dựa vào các điểm thiên nhiên và văn hóa hấp dẫn, thì chúng phải được bảo vệ, phục hồi và tăng cường bằng sự trưng bày các giá trị của chúng một cách có chất lượng.

Các giá trị của Đông Hồ đối với du lịch

Tương lai mong muốn cho Hà Tiên là một trung tâm du lịch sinh thái (hỗ trợ bởi cả hai chính phủ và các thành viên cộng đồng), các giá trị của khu vực dành cho du lịch là:

• Chất lượng thẩm mỹ tự nhiên và các giá trị đa dạng sinh học của Đông Hồ

• Chất lượng thẩm mỹ bổ sung và giá trị đa dạng sinh học của núi đá vôi và các đồi núi khác trong khu vực

• Các giá trị đa dạng sinh học của vùng đồng cỏ trong vùng đồng bằng Hà Tiên.

• Bãi biển cát và hải đảo tiếp giáp với Hà Tiên.

• Lịch sử Hà Tiên và sự liên quan của nó với cộng đồng người Hoa, Khmer, Thái và người Mỹ, và đặc biệt là vai trò của nó trong sự hình thành và phát triển vùng đất phía Nam Việt Nam.

• Đặc tính văn hóa của khu vực, lối sống và truyền thống của cộng đồng đa văn hóa.

• Các địa điểm mang ý nghĩa văn hóa phản ánh lịch sử và văn hóa.

• Vị trí của Hà Tiên là một thị trấn biên giới giữa Việt Nam và Campuchia và gần gũi với các khu vực du lịch ở cả hai nước.

• Địa điểm và cơ sở hạ tầng hiện có ở Hà Tiên hỗ trợ du lịch môi trường và văn hóa như một trung tâm, do đó sẽ là điểm nhấn để phát triển du lịch trong phạm vi các nguồn tài nguyên di sản có giá trị.

Hiện trạng du dịch và các nguồn lực du lịch

Du lịch trong và quanh Hà Tiên hiện đang dựa vào thị trường trong nước vì lý do tâm linh và giải trí trong một khung cảnh thiên nhiên. Tuy nhiên, đây là nơi có tiềm năng để phát triển các sản phẩm bền vững phù hợp với chủ đề chung của du lịch tự nhiên và văn hóa. Tương tự như Campuchia và với chất lượng môi trường độc nhất vô nhị ở Hà Tiên thì đây là tiềm năng để thu hút khách du lịch quốc tế đến miền Nam Việt Nam, bởi vì khu vực này có sự hấp dẫn riêng biệt khác với những khu vực khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nói chung, các sản phẩm du lịch hiện có chưa đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và vì vậy xây dựng năng lực cho cộng đồng địa phương và đầu tư phát triển sẽ thu hút thị trường du lịch sinh thái có mục tiêu. Khu vực tư nhân được mong đợi là nguồn cung dịch vụ chỗ ở trong thị xã, trong khi các sản phẩm liên quan đến tài sản thiên nhiên và văn hóa có thể đề nghị chính phủ tài trợ.

41

1. Giới thiệu3. Các giá trị, hiện trang và các mối đe dọa Đông Hồ

Các mối đe dọa đến du lịch và các tài sản du lịch

Mối đe dọa lớn nhất đối với du lịch là chưa có khả năng chuyển đổi sinh kế của cộng đồng địa phương từ phụ thuộc vào sản xuất (nông nghiệp, đánh bắt) và tài nguyên thiên nhiên sang việc cung cấp dịch vụ và hỗ trợ du lịch. Mối đe dọa chính là việc tiếp tục suy thoái các tài nguyên du lịch có tiềm năng thu hút khách du lịch ở tầm quốc gia và quốc tế. Tương tự như vậy, thiếu đầu tư để trưng bày/trình diễn các nguồn lực du lịch có chất lượng quốc tế sẽ làm giảm chất lượng các tài nguyên du lịch và không gây được tiếng vang trong tiếp thị về Hà Tiên như là một điểm đến ‘sạch và xanh’.

Kết quả mong muốn đối với bảo tồn và phát triển du lịch

L-To01 Giảm các mối đe dọa đến tài nguyên thiên nhiên và văn hóa là những điểm hấp dẫn khách du lịch đến Hà Tiên.

L-To02 Chuyển đổi sinh kế cộng đồng địa phương bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch.

L-To03 Phát triển thiên nhiên và văn hóa dựa trên các sản phẩm du lịch mang lại ý nghĩa cho việc bảo vệ các tài sản có giá trị.

L-To04 Làm giàu bản sắc văn hóa địa phương hỗ trợ du lịch và giữ bản sắc văn hóa.

42

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

43

1. Giới thiệu4. Hành động chiến lược hướng tới bảo tồn và phát triển tổng hợp Đông Hồ

Phần này tóm tắt các chương trình hành động bảo tồn và phát triển tổng hợp Đầm Đông Hồ được xác định tại hội thảo cộng đồng, hoặc phân tích từ các tài liệu nghiên cứu và đề xuất về tương lai của đầm Đông Hồ, Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang được tổ chức tại Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam vào ngày 10 - 11 tháng 11 năm 2011. Nội dung của phần này đặc biệt dựa trên các khuyến nghị của các tác giả có bài viết cho hội thảo (Anon, 2011a, b; Nguyễn Tiến Hiệp và Tống Phước Hoàng Sơn, 2011; Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn, 2011; Lê Phát Quới, 2011; Lê Quảng Đà, 2011; Nguyễn Diệp Mai và Mai Văn Huỳnh, 2011; Nguyen, 2011a; Nguyễn Ngọc Trân 2011; Nguyễn Trần Vỹ, 2011; Nguyễn Văn Hảo và Vũ Vi An, 2011; Nguyễn Xuân Niệm và Nguyễn Thái Nguyên, 2011; Phùng Văn Thảnh, 2011; Thái Thanh Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc, 2011a, b; Trần Thanh Nam, 2011; Trương Minh Chuẩn, 2011; Trương Thanh Hùng, 2011).

Do không có nhiều thông tin chính xác về hiện trạng tài nguyên, các hành động này cần được xem xét như là các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo cho tương lai của khu vực Đông Hồ không bị tổn hại. Tuy nhiên, các hành động liên quan đến bảo vệ và phục hồi di sản thiên nhiên và văn hóa cần được coi là nền tảng để đảm bảo một tương lai du lịch bền vững tại Đông Hồ.

CHIẾN LƯỢC HÀNH ĐỘNG HƯỚNG TỚI BẢO TỒN

VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP ĐẦM ĐÔNG HỒ

44

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

4. Chiến lược hành động hướng tới bảo tồn và phát triển tổng hợp đầm Đông Hồ

4.1 Phương hướng, hành động và ưu tiên

4.1.1 Một tương lai cho đầm Đông Hồ

Quy hoạch đầm Đông Hồ phải thể hiện mục tiêu bảo tồn, khôi phục và phát triển bền vững, bao gồm cả việc bảo vệ giá trị lịch sử và văn hóa (Thông báo số 110/TB-VP ngày 15 tháng 3 năm 2011 của UBND tỉnh Kiên Giang).

Phương hướng cho tương lai của Đông Hồ là:

Một đầm nước và cảnh quan xung quanh nó phản ánh thời kỳ lịch sử của họ Mạc, tính chất, quá trình tự nhiên chiếm ưu thế là nguồn cảm hứng cho các cư dân và du khách, hỗ trợ sinh kế và truyền thống cộng đồng bền vững được tôn vinh và làm phong phú bởi hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa27.

4.1.2 Các nguyên tắc hành động để đạt được viễn cảnh tương laiDo đầm Đông Hồ đã thay đổi đáng kể từ thời nhà Mạc và hiện đang bị áp lực suy giảm (chủ yếu do hoạt động của con người), để đạt được phương hướng này sẽ đòi hỏi các hành động sau:

• Bảo vệ triệt để phần còn lại của hệ thực vật tự nhiên;

• Khôi phục thảm thực vật tự nhiên là vật đệm cho đầm khỏi sự suy thoái và phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học;

• Giảm đáng kể áp lực gây xuống cấp về điều kiện tự nhiên của đầm và các quá trình vận động của hệ sinh thái;

• Đảm bảo phát triển tương lai bền vững và không xâm phạm vào những khu vực có giá trị trực quan, thẩm mỹ cao trong khu vực đầm;

• Đảm bảo khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững;

• Quá trình chuyển đổi và xây dựng năng lực cộng đồng để có nhận thức đúng về bản chất và văn hóa dựa trên tiềm năng của khu vực;

• Loại bỏ tác động của biến đổi khí hậu; và

• Thu thập, củng cố và chia sẻ thông tin liên quan đến quy hoạch, bảo tồn di sản và phát triển theo mô hình du lịch cộng đồng bền vững.

4.1.3 Các hành động ưu tiên

Các nguyên tắc cho hành động ưu tiên có thể được chỉ định tương tự như trong y học. Vì vậy, trong phạm vi năng lực nguồn tài nguyên thì:

1. Không có thêm các hoạt động gây tác động xấu đến đầm Đông Hồ: hạn chế hoặc loại bỏ bất cứ hoạt động nào có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến đầm, các giá trị của nó và sử dụng nguồn lực hiện có để đạt được điều này.

2. Loại bỏ các tác động hiện có và thường xuyên đến đầm Đông Hồ: có giải pháp ngay để xử lý các tác nhân làm suy giảm chất lượng môi trường thông qua việc sử dụng nguồn lực hiện có và để xuất bổ sung nguồn lực.

3. Phục hồi đầm Đông Hồ: khôi phục lại tính năng và các quá trình tự nhiên làm vật đệm để giảm tác động tiêu cực, mặc dù có thể cần thiết bổ sung nguồn lực ở mức độ tương đối thấp;

27. Suy ra từ Anon (2011b), Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn (2011), Nguyen (2011c) và Hiep & Son (2011).

45

1. Giới thiệu4. Hành động chiến lược hướng tới bảo tồn và phát triển tổng hợp Đông Hồ

4. Áp dụng tốt nhất kiến thức có sẵn để ứng phó và khắc phục hậu quả, tránh tăng thêm tác động tiêu cực, ưu tiên thực hiện các nghiên cứu mục tiêu có các thông tin chính xác phục vụ kế hoạch hành động (củng cố kiến thức hiện có và thực hiện nghiên cứu để cải thiện mức độ tinh cậy của thông tin, số liệu đầu vào phục vụ quá trình ra quyết định).

5. Cải thiện khả năng phục hồi của Đông Hồ và cộng đồng thông qua việc nâng cao năng lực để hạn chế các tổn thất trong tương lai: thực hiện các hành động để hỗ trợ cộng đồng sang hướng phát triển sinh kế, du lịch bền vững dựa vào thiên nhiên và văn hóa (đầu tư vào quy hoạch, các mô hình thực hiện hiệu quả).

Trong khi thứ tự ưu tiên này có thứ bậc, nhưng nó không cần phải là tuần tự. Các hành động cần phải đa mục tiêu và tiến hành song song để xúc tiến việc đạt được yêu cầu và đáp ứng cơ hội khi chúng phát sinh. Các hành động sẽ thường xuyên yêu cầu cam kết và hợp tác rộng rãi trong cộng đồng28 nếu họ muốn là một phần của sự phát triển bền vững Đông Hồ trong tương lai.

4.1.4 Thực hiện các hành động

Các chương trình hành động đề xuất chỉ là những hành động được coi là khẩn cấp và có khả năng thực hiện trong vòng ba năm tới. Một số hành động sẽ cần kinh phí và chuyên môn đặc biệt, nhưng hầu hết chỉ đơn thuần là nhu cầu định hướng lại các ưu tiên. Số lượng ưu tiên được nêu ra cho mỗi hành động được đề xuất sẽ được đưa vào để xem xét các nguyên tắc ưu tiên, tính cấp bách để giải quyết các mối đe dọa và đại diện cho một cách tiếp cận phòng ngừa. Không thể đảo ngược việc thực hiện những hành động này. Trong thực tế, cần nhiều hành động thực hiện để cải thiện hoặc đảo ngược các tác động tiêu cực đến đầm Đông Hồ bởi các quyết định quản lý trước đây. 2930

4.2 Bảo vệ và cải thiện các giá trị di sản thiên nhiên

4.2.1 Bảo vệ và trình diễn cảnh quan

Thứ tự Hành động Ưu tiên Đóng góp vào

kết quả mong đợiNL01 Cần có một quyết định nghiêm cấm các hoạt động

hoặc không phê duyệt đề xuất (a) giữa Khu Bảo tồn thiên nhiên Phú Mỹ và Đông Hồ, và (b) 100 m quanh đầm để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng khác mà có thể phá bỏ thảm thực vật tự nhiên29.

1 NH-L01, NH-L08, NH-S01, NH-S02, NH-S03, NH-B01, NH-B02, NH-B03, CH-L01, L-Ag01, L-To01.

NL02 Sớm có quyết định bảo tồn các núi đá vôi còn lại (chưa giao cho doanh nghiệp khai thác) ở vùng đồng bằng Hà Tiên (nhằm đưa ít nhất 60% số mỏm núi đá vôi vào bảo tồn)30.

1 NH-L03, NH-B05, L-To01.

NL03 Thực hiện đánh giá các giá trị đa dạng sinh học, lịch sử, văn hóa, tiềm năng hang động và du lịch của vùng núi đá vôi và núi khác của vùng đồng bằng Hà Tiên ít nhất là trong vòng ba huyện xung quanh Đông Hồ.

1 NH-L03, NH-L07, NH-B04, NH-B05, NH-B08, CH-S01, L-To01.

28. Lê Quảng Đà (2011) xác định rằng điều này yêu cầu một cơ chế đồng quản lý và chia sẻ quyền lực.29. Cũng được đề xuất bởi Lê Quảng Đà (2011), và suy luận từ Mai Văn Huỳnh (2011) và Dương Văn Ni (2011)

là những người đã tranh luận về bảo vệ môi trường sống của Sếu đầu đỏ.30. Suy ra từ Dương Văn Ni (2011).

46

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

NL04 Công bố lệnh cấm tất cả các công trình cải tạo ven biển cho đến khi xây dựng mô hình thủy văn khẳng định những tác động vào bờ biển và các động lực thủy văn đầm.

1 NH-L11, L-To01.

NL05 Địa điểm Đông Hồ thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên được chỉ định31 bao gồm (a) tất cả các khu vực nước được đặc quyền dưới các mức thủy triều cao trung bình, và (b) tất cả các vùng đất trong phạm vi 1 km mức thủy triều cao trung bình của đầm, và vùng đất giữa Khu Bảo tồn thiên nhiên Phú Mỹ và Đông Hồ đã không được chuyển đổi sang đất sử dụng cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản hoặc sản xuất khác hoặc không gian sống khác (xem Ghi chú NL- 1).

2 NH-L01, NH-L02, NH-L08, NH-B01, NH-B02, NH-B03, NH-B12, CH-L01, L-To01.

NL06 Ngoại trừ Khu phố V (Ấp Cừ Đức), yêu cầu tất cả diện tích đất bị chiếm trái phép trong phạm vi ít nhất là 100 m so với mực nước cao trong đầm để đầm bỏ hoang, loại bỏ công trình xây dựng, và các khu vực bị tác động (ở giới hạn 100 m) trồng các loài cây bản địa rừng ngập mặn32.

2 NH-L08, NH-L09, NH-S01 NH-S02, NH-S03, NH-B02, NH-B10, CH-L01, L-To01.

NL07 Không trồng cây ở khu vực bãi bồi (lúc triều thấp) hoặc bãi bồi khô trong mùa khô mà nên xúc tiến tái sinh tự nhiên33.

2 NH-L09.

NL08 Các phương án dự phòng trong đề án quy hoạch Hà Tiên (và các huyện khác) để đảm bảo hoạt động phát triển xung quanh bờ đầm không quá can thiệp vào chất lượng thẩm mỹ của đầm34 và ưu tiên các dịch vụ liên quan đến du lịch.

2 NH-L10, NH-B02, NH-B03, NH-B08, CH-L01, L-To01.

NL09 Các phương án dự phòng trong đề án quy hoạch tại Hà Tiên (và các quận khác) để đảm bảo các công trình phát triển quan trọng phản ánh các truyền thống về kiến trúc địa phương35.

2 CH-L01, CH-S01, L-To01, L-To03.

NL10 Duy trì tầm quan trọng của giao thông vận tải đường thủy quanh đầm và xem xét các kế hoạch để cung cấp đường kết nối tới Khu phố V (ấp Cừ Đức) (xem Ghi chú NL- 2).

2 CH-L01, CH-S01, L-To01, L-To03, L-To04.

NL11 Thi hành các quy định hiện hành và áp dụng các phương pháp tiếp cận thành công khác thực hiện cam kết bảo vệ môi trường Đầm36.

2 NH-L01, NH-L08, NH-L09, NH-S01, NH-S02, NH-S03, NH-B02, NH-B03, NH-B11, NH-B12, CH-L01, CH-T01, L-Ag01.

313233343536

31. Cũng được đề xuất bởi Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc (2011b) và Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn (2011), và suy luận từ Trương Minh Chuẩn (2011), Anon (2011b) và Lê Phát Quới (2011).

32. Cũng được đề xuất bởi Mai Văn Huỳnh (2011), Nguyễn Trần Vỹ (2011), Trương Minh Chuẩn (2011) và Lê Phát Quới (2011).

33. Cũng suy luận từ Mai Văn Huỳnh (2011).34. Cũng được đề xuất bởi Nguyễn Văn Hảo và Vũ Vi An (2011), và suy luận từ Anon (2011b).35. Cũng được đề xuất bởi Anon (2011a), và suy luận từ Nguyễn Văn Hảo và Vũ Vi An (2011).36. Cũng được đề xuất bởi Mai Văn Huỳnh (2011) và Le (2011b). Xem Nghị định 01 của Thủ tướng Chínhphủ, Quyết định số 18/QD-UBND của UBND Kiên Giang ngày 04/07/2011 về quản lý nuôi trồng thủy sản.

47

1. Giới thiệu4. Hành động chiến lược hướng tới bảo tồn và phát triển tổng hợp Đông Hồ

NL12 Dựa trên đánh giá về các giá trị, đầu tư ít nhất 60% diện tích núi đá vôi của vùng đồng bằng Hà Tiên theo tiêu chí bảo tồn thiên nhiên bao gồm tất cả các mỏm núi đá vôi và có tối thiểu 200 m diện tích vùng đệm37.

3 NH-L03, NH-B05, CH-S01, L-To01, L-To02, L-To03, L-To04.

NL13 Xây dựng một chiến lược phát triển du lịch hang động tạo ra một loạt các loại trải nghiệm cho du khách, lập kế hoạch để trưng bày hiệu quả các giá trị của hang động và núi đá vôi và xác định khu vực bảo vệ nghiêm ngặt để bảo tồn quần thể động vật hoang dã.

3 NH-L04, NH-L05, NH-B05, NH-B06, CH-S03, L-To02, L-To03, L-To04.

NL14 Đầu tư qui hoạch lại vùng núi đá vôi giàu đa dạng sinh học và mang ý nghĩa văn hóa để tạo ra một tiêu chuẩn trình diễn các giá trị vùng núi đá vôi và bảo vệ di sản.

3 NH-L04, NH-L05, NH-B06, NH-B07, L-To01, L-To02, L-To03, L-To04.

NL15 Làm rõ di sản, các giá trị địa chất và các giá trị sử dụng đất của hệ thống đồi, núi đất38.

3 NH-L07, NH-B02, NH-B08, L-To01.

NL16 Tạo ra tối thiểu 10 m đai thực vật đệm ở hai bờ của tất cả các kênh rạch ở các huyện xung quanh Đông Hồ và khuyến khích các huyện lân cận và các tỉnh thông qua chính sách về lớp đệm thảm thực vật tối thiểu 10 m.

3 NH-L09, NH-S01, NH-S02, NH-S03, NH-B02, CH-L01, L-Ag01.

NL17 Xem lại đầy đủ các công cụ pháp lý và áp dụng chúng để đạt được yêu cầu tương lai của đầm Đông Hồ39.

3 NH-L08, NH-L09, NH-L10, NH-L06, NH-S01, NH-S02, NH-S03, NH-B07, NH-B11, CH-L01, L-Ag01, L-To01.

NL18 Trong đề án quy hoạch của Hà Tiên (và các huyện ven biển khác) cần có yêu cầu các khu lấn biển không làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ tự nhiên của vùng ven biển40.

3 NH-L12, NH-L13, CH-L01, L-To01.

NL19 Thực hiện quản lý chủ động các khu vực được qui hoạch bảo tồn thông qua phân bổ cụ thể về con người, nguồn lực tài chính và cơ sở hạ tầng41. Trao quyền để thực thi quy định và đào tạo để nâng cao nhận thức môi trường và năng lực quản lý42.

3 NH-L08, NH-L09, NH-L10, NH-L02, NH-S01, NH-S02, NH-S03, NH-B02, NH-B03, NH-B07, NH-B08, NH-B11, CH-L01, CH-T01.

373839404142

37. Cũng được đề xuất bởi Hiep and Son (2011).38. Cũng được suy luận từ Anon (2011b).39. Cũng được đề xuất bởi Hiep và Son (2011), và suy luận từ Le (2011b).40. Cũng được suy luận từ báo cáo của Mai Văn Huỳnh (2011).41. Cũng được suy luận từ báo cáo của Lê Quảng Đà (2011) và Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc

(2011b). Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn (2011) và Nguyễn Xuân Niệm và Nguyễn Thái Nguyên (2011) đề xuất ‘Đơn vị quản lý bảo tồn’.

42. Cũng được đề xuất bởi Nguyễn Xuân Niệm và Nguyễn Thái Nguyên (2011), Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn (2011) và Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc (2011b).

48

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

Ghi chú NL-1 Phùng Văn Thảnh (2011) và Nguyễn Xuân Niệm và Nguyễn Thái Nguyên (2011) đề xuất đưa đầm Đông Hồ là khu đất ngập nước Ramsar do sở Khoa học và Công nghệ làm đầu mối.

Ghi chú NL-2 Mai Văn Huỳnh (2011), Lê Phát Quới (2011 ), Anon (2011b) đề xuất một con đường xung quanh đầm Đông Hồ và tới Khu phố V (ấp Cừ Đức). Không nên tiếp tục thực hiện điều này cho đến khi có đánh giá tác động môi trường, xã hội và du lịch cùng với tác động của mực nước biển dâng.

4.2.2 Duy trì tốt hệ thống động lực 43444546474849505152

Thứ tự Hành động Ưu tiên Đóng góp vào

kết quả mong đợiNS01 Giám sát và nghiêm chỉnh thực thi các tiêu chuẩn ô

nhiễm nước đối với sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và ngành công nghiệp khác43. Yêu cầu cơ sở sản xuất lập kế hoạch quản lý môi trường và qui trình vận hành theo tiêu chuẩn44.

1 NH-S01, NH-S02, NH-S03, NH-B10, L-To01.

NS02 Tiến hành kiểm tra chất lượng nước toàn diện trên các dòng chảy và trong đầm Đông Hồ45.

1 NH-S01,NH-S02, NH-S03, NH-B10.

NS03 Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải từ Hà Tiên46. 1 NH-S01, NH-S02, NH-S03, NH-B10, L-To01.

NS04 Lắp đặt các thiết bị xử lý nước thải cho Khu phố V (ấp Cừ Đức)47.

1 NH-S01, NH-S02, NH-S03, NH-B10, L-To01.

NS05 Yêu cầu tất cả các công trình xây mới có sức chứa trên 100 người đều phái thiết kế hệ thống xử lý nước thải48.

1 NH-S01, NH-S02, NH-S03, NH-B10, L-To01.

NS06 Xây dựng mô hình thủy văn đầm Đông Hồ và các vùng nước ven biển lân cận dựa vào đo đạc toàn diện về độ sâu49 và dòng chảy50.

1 NH-L11, NH-S04, NH-S05.

NS07 Xây dựng các kịch bản về mô hình thủy văn, ít nhất là cho hoạt động nạo vét, thay đổi mục đích sử dụng đất và biến đổi khí hậu để dự đoán động thái nước, bồi lắng và chất lượng nước51.

1 NH-S04, NH-S05.

NS08 Đánh giá toàn diện hiện trạng sử dụng đất và các quyết định phê duyệt xây dựng và kiến nghị về các tác động môi trường và xã hội52.

1 NH-L01, NH-L06, NH-L08, NH-L09, NH-L10, NH-S02, NH-S03, L-To01.

43. Cũng được đề xuất bởi Trương (2011a), Lê (2011b) và Thai & Thai (2011b), và được suy luận từ Nguyễn&Nguyễn (2011).

44. Cũng được đề xuất bởi Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc (2011b).45. Cũng được đề xuất bởi Nguyễn Tiến Hiệp và Tống Phước Hoàng Sơn (2011), Nguyễn Ngọc Trân (2011),

Trương Minh Chuẩn (2011) 46. Cũng suy luận từ Mai Văn Huỳnh (2011), Nguyễn Ngọc Trân (2011), Nguyễn Xuân Niệm và Nguyễn Thái

Nguyên (2011), Lê Phát Quới (2011) và Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc (2011b).47&48. Như chú thích 46. 49. Cũng được đề xuất bởi Nguyễn Tiến Hiệp và Tống Phước Hoàng Sơn (2011).50. Cũng được đề xuất bởi Nguyễn Ngọc Trân (2011) và Lê Phát Quới (2011).51. Cũng được đề xuất bởi Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc (2011a).52. Cũng được đề xuất bởi Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc (2011b) và Anon (2011b).

49

1. Giới thiệu4. Hành động chiến lược hướng tới bảo tồn và phát triển tổng hợp Đông Hồ

NS09 Chỉ thực hiện hoạt động nạo vét để duy trì các chức năng vận tải đường thủy53 cho đến khi mô hình thủy văn được thiết lập và cung cấp thông tin đầy đủ phục vụ các kế hoạch hành động.

1 NH-L01.

NS10 Tiến hành kiểm tra chất lượng nước toàn diện vùng biển Hà Tiên.

2 NH-S03, L-To01.

NS11 Thực hiện một cuộc khảo sát kiểm kê tài nguyên của vùng biển Hà Tiên để đánh giá về hiện trạng hệ sinh thái.

2 NH-S03, L-To01, L-To02, L-To03.

4.2.3 Bảo vệ và trình diễn các giá trị đa dạng sinh học 535455

Thứ tự Hành động Ưu tiên Đóng góp vào kết quả mong đợi

NB01 Thực hiện một đánh giá toàn diện về các giá trị cảnh quan, đa dạng sinh học, văn hóa và tiềm năng sử dụng của các núi đá vôi và núi đất quanh đầm Đông Hồ.

1 NH-L07, NH-B04, NH-B05, NH-B06, NH-B07, NH-B08, NH-B09, CH-S03.

NB02 Phối hợp với các doanh nghiệp khai thác đá vôi để chỉ rõ các mỏm đá vôi có các giá trị đa dạng sinh học cao nhất cần bảo tồn.

1 NH-B04, NH-B05, CH-S01, L-To01, L-To02.

NB03 Trong quá trình ra quyết định cần ưu tiên việc bảo tồn và bảo vệ môi trường đầm54.

1 NH-L01, NH-L08, NH-L09, NH-L10, NH-B05, NH-B06, NH-B07, NH-B10, NH-B11, CH-L01, CH-S01, L-To01.

NB04 Thực hiện một đánh giá toàn diện về các giá trị sinh kế, đa dạng sinh học và tiềm năng sử dụng (bao gồm cả bản đồ) các loài thủy sinh trong đầm Đông Hồ55.

2 NH-B10, NH-B11, CH-T01.

NB05 Xác định rõ tính chất và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thủy sản trong đầm Đông Hồ cho mục đích sinh kế và thương mại.

2 NH-B10, NH-B11, CH-T01.

NB06 Xác định chiến lược khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản, bao gồm các giới hạn đánh bắt và các khu vực cần bảo tồn trong đầm.

2 NH-B11, CH-T01.

NB07 Dựa trên việc đánh giá các giá trị của hệ thống đồi, núi xung quanh đầm Đông Hồ, xác định các khu vực bảo tồn và bảo vệ cảnh quan (bao gồm cả việc hạn chế thay đổi mục đích sử dụng đất).

3 NH-L06, NH-L12, NH-L13, NH-B05, NH-B09, CH-L01, L-To01.

53. Cũng được đề xuất bởi Nguyễn Tiến Hiệp và Tống Phước Hoàng Sơn (2011), và suy luận từ Mai Văn Huỳnh (2011), Trương Minh Chuẩn (2011), Anon (2011b) và Nguyễn Xuân Niệm và Nguyễn Thái Nguyên (2011) (ít nhất là cho kênh thoát chính).

54. Cũng được đề xuất bởi Anon (2011b) và Nguyễn Diệp Mai (2011a).55. Cũng được đề xuất bởi Nguyễn Tiến Hiệp và Tống Phước Hoàng Sơn (2011) và Thái Thành Lượm và Thái

Bình Hạnh Phúc (2011b).

50

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

NB08 Thực hiện một đánh giá toàn diện về các giá trị sinh kế, đa dạng sinh học và tiềm năng sử dụng (bao gồm cả bản đồ) của khu đất (ví dụ, quần xã thực vật) xung quanh Đông Hồ56, đặc biệt là các giá trị và phạm vi dừa nước so với các loài cây ngập mặn khác57.

3 NH-L09, NH-B08, NH-B10, NH-B11,

NB09 Xác định chiến lược khai thác bền vững các nguồn tài nguyên trên mặt đất, bao gồm cả giới hạn số lượng ở khu được khai thác và khu bảo vệ ở trong và xung quanh đầm.

3 NH-L08, NH-L09, NH-L10, NH-B10, NH-B11, NH-B12, CH-S01, CH-T01.

4.3 Bảo vệ và cải thiện các giá trị di sản văn hóa

4.3.1 Bảo vệ và trình diễn các cảnh quan văn hóa

Thứ tự Hành động Ưu tiên Đóng góp vào

kết quả mong đợiCL01 Thực hiện đánh giá cảnh quan đầm Đông Hồ để xác

định vài trò của yếu tố cảnh quan vào chất lượng thẩm mỹ của đầm.

3 NH-L06, NH-L10, NH-B05, NH-B08, CH-L01, L-Ag02, L-To01.

CL02 Xác định và áp dụng các chiến lược bảo vệ chất lượng thẩm mỹ cảnh quan đầm Đông Hồ phục vụ du lịch và văn hóa58.

3 NH-L06, NH-L10, NH-B05, CH-L01, CH-S01, L-To01.

4.3.2 Bảo vệ và giới thiệu các địa điểm văn hóa 56575859

Thứ tự Hành động Ưu tiên Đóng góp vào kết quả mong đợi

CS01 Chuẩn bị và điều tra các địa điểm văn hóa và xác định ý nghĩa và tiềm năng du lịch của chúng59.

2 NH-B05, NH-B06, NH-B08, CH-S01, L-To02, L-To03, L-To04.

CS02 Quy định việc bảo tồn và quản lý các địa điểm mang ý nghĩa văn hóa cùng với hướng dẫn bảo vệ di sản.

3 NH-B06, NH-B07, CH-S01, L-To01, L-To02.

CS03 Chuẩn bị các phương tiện truyền thông, xác định giá trị và ý nghĩa của các địa điểm mang ý nghĩa văn hóa.

3 NH-B06, NH-B07, CH-S01, CH-S02, CH-S03, L-To01, L-To03.

CS04 Tài trợ lễ kỷ niệm các lễ hội văn hóa. 3 NH-B06, NH-B07, CH-S01, CH-S02, CH-S03, L-To01, L-To03, L-To04.

56. Cũng đề xuất bởi Nguyễn Tiến Hiệp và Tống Phước Hoàng Sơn (2011).57. Dương Văn Ni (2011) lập luận cho duy trì và mở rộng các diện tích dừa nước; Lê Phát Quới (2011) thận

trọng hơn.58. Cũng suy luận từ Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn (2011).59. Cũng đề xuất bởi Nguyễn Tiến Hiệp và Tống Phước Hoàng Sơn (2011).

51

1. Giới thiệu4. Hành động chiến lược hướng tới bảo tồn và phát triển tổng hợp Đông Hồ

4.4 Nhận thức rõ các giá trị và cơ hội sinh kế4.4.1 Hướng tới hoạt động nông nghiệp bền vững 6061

Thứ tự Hành động Ưu tiên Đóng góp vào kết quả mong đợi

Ag01 Phát triển các trang trại kiểu mẫu làm để trình diễn hoạt động xuất nông nghiệp tốt nhất đối cho môi trường khu vực xung quanh Đông Hồ60.

2 NH-L09, L-Ag01, L-Ag02, L-To02, L-To03.

Ag02 Điều tra và xây dựng bản đồ sản xuất nông nghiệp xung quanh đầm Đông Hồ và xác định các lĩnh vực phù hợp để phát triển sản phẩm được các nhà khai thác du lịch sử dụng trực tiếp (ví dụ như thị trường nhà vườn, vườn cây ăn trái).

2 L-Ag02.

Ag03 Hướng dẫn về nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản “ngày trang trại” là nơi trình diễn các kỹ thuật sản xuất tốt nhất cho nông dân.

3 NH-L09, CH-T01, L-Ag01, L-Ag02.

Ag04 Xác định các trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản phù hợp với hoạt động tham quan trang trại du lịch và giới thiệu cho nông dân về tiềm năng và nhu cầu về tham quan trang trại du lịch thành công61.

3 L-Ag02, L-Aq02, L-To02, L-To03.

Ag05 Triển khai chương trình nâng cao năng lực quản lý bảo tồn cộng đồng62 và một gói hỗ trợ kinh tế (các khoản vay ưu đãi và nhỏ) để chuyển đổi sinh kế cộng đồng để tương thích với viễn cảnh của đầm Đông Hồ63.

3 NH-S01, NH-S02, NH-S03, NH-B03, CH-L01, CH-T01, L-Ag01, L-Aq02, L-To02.

Ag06 Thông qua việc thực hiện các hành động khác, thúc đẩy việc thành lập tổ hợp tác sản xuất bền vững64.

3 NH-L06, CH-T01, L-Ag01, L-Aq02.

4.4.2 Hướng tới nuôi trồng thủy sản và nghề cá bền vững 6263646566

Thứ tự Hành động Ưu tiên Đóng góp vào kết quả mong đợi

Aq01 Phát triển mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản trình diễn kỹ thuật bền vững, bao gồm các công nghệ cải tiến đảm bảo bảo vệ môi trường xung quanh Đông Hồ65.

2 NH-S02, NH-S03, L-Aq01, L-Aq02.

Aq02 Xây dựng thương hiệu nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp và sản phẩm thủ công từ khu vực đầm Đông Hồ đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững66.

3 NH-B03, CH-T01, L-Ag01, L-Ag02, L-Aq01, L-Aq02, L-To03.

60. Cũng suy luận từ Lê Phát Quới (2011).61. Cũng đề xuất bởi Lê Phát Quới (2011) và Nguyễn Văn Hảo và Vũ Vi An (2011), và suy luận từ Nguyễn Ngọc

Trân (2011) người đưa ra lý luận chỉ dành cho các trang trại nuôi trồng thủy sản hỗ trợ du lịch.62. Cũng đề xuất bởi Nguyễn Văn Hảo và Vũ Vi An (2011) và Nguyễn Diệp Mai (2011).63. Cũng đề xuất bởi Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc (2011b), Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn

(2011), Nguyễn Văn Hảo và Vũ Vi An (2011) và Nguyễn Diệp Mai (2011).64. Cũng đề xuất bởi Lê Phát Quới (2011).65. Cũng đề xuất bởi Anon (2011b), Nguyễn Xuân Niệm và Nguyễn Thái Nguyên (2011), Lê Phát Quới (2011), Lê

Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn (2011) và Nguyễn Văn Hảo và Vũ Vi An (2011), và được gợi ý bởi Mai Văn Huỳnh (2011) và Phùng Văn Thảnh (2011).

66. Cũng đề xuất bởi Nguyễn Xuân Niệm và Nguyễn Thái Nguyên (2011), Lê Phát Quới (2011) và Phùng Văn Thảnh (2011), và suy luận từ Nguyễn Tiến Hiệp và Tống Phước Hoàng Sơn (2011).

52

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

Aq03 Xác định, điều chỉnh và thực hiện các phương thức nuôi trồng thủy sản và nghề cá bền vững67.

3 NH-B03, CH-T01, L-Aq01, L-Aq02.

Aq04 Xác định, điều chỉnh và thực hiện phương pháp đánh bắt phù hợp được phê duyệt và có giới hạn68 để đảm bảo nghề cá bền vững và qui định khu vực cấm đánh bắt để bảo vệ môi trường, nơi sinh sản và nơi qui tụ các loài “cá”69.

3 CH-T01, L-To02.

4.4.3 Lồng ghép du lịch với bảo tồn và phát triển 6768697071727374757677

Thứ tự Hành động Ưu tiên Đóng góp vào kết quả mong đợi

To01 Soạn thảo một báo cáo về ‘hiện trạng du lịch’, tổng hợp những gì đã biết về du lịch trong khu vực Đông Hồ, và phân tích các tài sản du lịch: tình trạng của chúng, tính phù hợp và khả năng sử dụng70 (xem Ghi chú To-1)

1 NH-B03, NH-B04, NH-B07, NH-B08, CH-L01, L-Ag02, L-Aq02, L-To01, L-To02, L-To03.

To02 Cùng với báo cáo về ‘hiện trạng du lịch’, tiến hành đào tạo và hội thảo nâng cao nhận thức cho lãnh đạo chính quyền và cộng đồng về nhu cầu du lịch và các mô hình phát triển du lịch.

1 NH-B03, NH-B06, NH-B07.

To03 Tổ chức hội thảo cấp cộng đồng và xã để đạt được sự đồng thuận về một tương lai du lịch và mối quan tâm của chính phủ và ngành công nghiệp và các cộng đồng có thể góp phần bảo vệ môi trường71 và phát triển du lịch thiên nhiên và văn hóa72.

1 NH-B03, NH-B06, NH-B07, L-Ag02, L-Aq02, L-To02, L-To03.

To04 Hỗ trợ duy trì truyền thống văn học và văn hóa khu vực Đông Hồ73.

2 CH-S02, CH-S03, L-To02, L-To03, L-To04.

To05 Quy hoạch du lịch Hà Tiên như là trung tâm nghỉ ngơi và dịch vụ74, với phòng ở quy mô nhỏ ở những nơi khác cho các thị trường thích hợp và liên kết với các điểm thu hút khách du lịch của huyện75.

2 L-To01, L-To02, L-To03.

To05 Cung cấp các đào tạo cho cộng đồng về du lịch (nhận thức, cơ hội, hướng dẫn du lịch sinh thái, sản xuất đồ thủ công)76 và bảo vệ môi trường và văn hóa77.

3 NH-B03, NH-B06, NH-B07, CH-S01, CH-S02, CH-S03, L-To01, L-To02, L-To03, L-To04.

67. Cũng đề xuất bởi Lê Phát Quới (2011a)68. Cũng đề xuất bởi Nguyễn Diệp Mai (2011a), Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn (2011) và Lê Phát Quới

(2011a).69. Cũng đề xuất bởi Nguyễn Văn Hảo và Vũ Vi An (2011), là người đề xuất giao các khu vực đánh bắt thủy

sản cho ngư dân địa phương quản lý.70. Cũng đề xuất bởi Nguyễn Trần Vỹ (2011c).71. Cũng được đề xuất bởi Trương Minh Chuẩn (2011a) và Lê Quảng Đà (2011b).72. Cũng được đề xuất bởi Nguyễn Trần Vỹ (2011c) và Mai Văn Huỳnh (2011).73. Cũng được đề xuất bởi Anon (2011b) và Nguyễn Xuân Niệm và Nguyễn Thái Nguyên (2011).74. Cũng được đề xuất bởi Dương Văn Ni (2011).75. Cũng được đề xuất bởi Nguyễn Trần Vỹ (2011c).76. Cũng được đề xuất bởi Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn (2011) và Nguyễn Diệp Mai (2011a).77. Cũng được đề xuất bởi Nguyễn Văn Hảo và Vũ Vi An (2011), Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn (2011),

Nguyễn Xuân Niệm và Nguyễn Thái Nguyên (2011) và Phùng Văn Thảnh (2011).

53

1. Giới thiệu4. Hành động chiến lược hướng tới bảo tồn và phát triển tổng hợp Đông Hồ

To06 Phát triển một thương hiệu ‘du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa’ cho du lịch Hà Tiên - Đông Hồ và quảng bá thương hiệu này ở các thị trường cộng đồng, quốc gia và quốc tế, bao gồm cả thúc đẩy hành vi coi trọng môi trường và văn hóa cho khách du lịch78.

3 NH-B03, CH-S02, CH-S03, L-Ag02, L-Aq02, L-To02, L-To03, L-To04.

To06 Cung cấp một gói hỗ trợ kinh tế (các khoản vay nhỏ và ưu đãi) để hỗ trợ các thành viên trong cộng đồng phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch thiên nhiên và văn hóa79.

3 NH-B03, NH-B06, CH-S02, CH-S03, L-Ag02, L-Aq02, L-To02, L-To03, L-To04.

To07 Từng bước chuyển đổi các sinh kế của Khu phố V (ấp Cừ Đức) sang du lịch dựa vào thiên nhiên như là một phần chi phối và công bằng của nền kinh tế của ấp80.

3 NH-B03, CH-S02, CH-S03, L-Ag02, L-Aq02, L-To02, L-To03, L-To04.

Ghi chú To-1 Nguyễn Xuân Niệm và Nguyễn Thái Nguyên đề xuất giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm, Hà Tiên là đơn vị chủ nhà tổ chức năm Du lịch Quốc gia 2013 để huy động các nguồn lực đầu tư. 7879808182

4.5 Giám sát, đánh giá thành công và giải quyết những khiếm khuyết kiến thức

Thứ tự Hành động Ưu tiên Đóng góp vào kết quả mong đợi

MK01 Thiết lập các chỉ số bền vững toàn diện. 3 NH-L07, NH-S01, NH-S02, NH-S03, NH-S04, NH-S05, NH-B04, NH-B08, NH-B10, NH-B11, CH-S01, CH-S02, CH-S03, L-To02.

MK01 Thiết lập giám sát dài hạn toàn diện điều kiện môi trường và kinh tế - xã hội của khu vực Đông Hồ để quản lý và lập kế hoạch thích ứng81 và báo cáo trạng thái ba năm của môi trường (và du lịch) và cập nhật hàng năm.

3 NH-L07, NH-S01, NH-S02, NH-S03, NH-S04, NH-S05, NH-B04, NH-B08, NH-B10, NH-B11, CH-S01, CH-S02, CH-S03, L-To02.

MK01 Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức giảng dạy và nghiên cứu quốc gia và quốc tế để tập trung vào các hoạt động học tập (bao gồm cả nghiên cứu) trong khu vực, hướng tới quy hoạch, quản lý thích ứng và tài liệu hóa sự thành công về phục môi trường và chuyển đổi xã hội theo hướng bền vững82.

3 Có thể đóng góp vào tất cả các kết quả mong muốn.

78. Cũng được đề xuất bởi Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn (2011) và Nguyễn Văn Hảo và Vũ Vi An (2011).79. Cũng được đề xuất bởi Nguyễn Xuân Niệm và Nguyễn Thái Nguyên (2011) và Nguyễn Văn Hảo và Vũ Vi

An (2011).80. Cũng được đề xuất bởi Lê Phát Quới (2011) và Nguyễn Văn Hảo và Vũ Vi An (2011).81. Được đề xuất bởi Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc (2011b), Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn

(2011) và Nguyễn Xuân Niệm và Nguyễn Thái Nguyên (2011).82. Cũng được đề xuất bởi Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn (2011), Nguyễn Diệp Mai (2011), Nguyễn Trần

Vỹ (2011), Phùng Văn Thảnh (2011) và Nguyễn Xuân Niệm và Nguyễn Thái Nguyên (2011) - xác định Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Tài nguyên và Môi trường hai cơ quan chủ chốt.

54

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

55

1. Giới thiệu5. Các tác động và các hành động đề xuất

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHIẾN LƯỢC HÀNH ĐỘNG ĐỀ XUẤTMột công cụ được sử dụng trong đánh giá tính bền vững là đánh giá cân bằng tác động. Bộ công cụ này khuyến cáo cần xem xét phù hợp và chú ý đến sự thay đổi kinh tế, xã hội và môi trường. Tác động có thể là tích cực hay tiêu cực hay cả hai. Đánh giá tác động nên xác định chi phí và lợi ích có thể, cũng như những người chịu chi phí và có lợi ích từ những hành động và phát triển. Có trong tay bộ công cụ đánh giá này, chúng ta có thể điều chỉnh các dự án, chương trình nhằm cải thiện kết quả và thông tin cho quá trình ra quyết định và phê duyệt.

Hiện trạng đầm Đông Hồ là hệ quả của các quyết định quản lý trước đây mà không có đánh giá tác động hoặc thường không xem xét đến tác động môi trường. Trong khi các cá nhân và cộng đồng trong quá khứ đã được hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ những quyết định này, thì ngày nay xã hội đang phải trả chi phí về môi trường khi cảnh quan bị suy thoái và có thể phải đối mặt với chi phí xã hội và kinh tế đáng kể trong tương lai khi chúng ta thực hiện quá trình chuyển đổi sang phát triển bền vững.

Phần này đưa ra tóm tắt các tác động xã hội và kinh tế chung từ các hành động chiến lược đề xuất.

56

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

5. Tác động của các hành động trong đề xuất

a. Tác động môi trường

Tất cả các chiến lược hành động đề xuất nhằm góp phần cải thiện điều kiện môi trường, chức năng hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, sinh kế bền vững và bảo vệ di sản thiên nhiên và văn hóa của khu vực và Việt Nam. Các hành động này tìm cách đảo ngược xu hướng suy thoái môi trường để phục hồi tính nguyên vẹn sinh thái của đầm Đông Hồ và khu vực xung quanh nhằm nâng cao năng lực cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái bền vững trong tương lai. Các hành động đơn lẻ thường ít có tác động đến điều kiện môi trường trong đầm. Tuy nhiên, nếu gộp chúng với nhau thì chúng sẽ tạo ra tác động lớn đến khả năng đề kháng của các hệ thống tự nhiên và tạo ra các ngưỡng về môi trường mà chúng ta cần kiểm soát.

b. Tác động xã hội

Các chiến lược hành động đề xuất sẽ có tác động tiêu cực ngay lập tức đến sinh kế của một số cá nhân và có thể là cộng đồng trong khu vực. Tác động lâu dài tới những người bị ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào khả năng của họ trong ứng phó với những thách thức của sự thay đổi và họ có thể cần sự hỗ trợ để điều chỉnh. Những hành động khuyến cáo việc thay đổi các hoạt động sử dụng đất, hành vi tập quán trong hoạt động sinh kế và phương thức mới trong kinh doanh và các mối tương tác. Họ cũng khuyến cáo việc cải thiện/ điều chỉnh các quyết định về quản lý khu vực đầm trước đây. Tuy nhiên, các hành động tìm cách giúp cộng đồng ở Đông Hồ - Hà Tiên hướng tới một tương lai bền vững với một nền kinh tế đa dạng giúp làm phong phú, củng cố và tôn vinh truyền thống văn hóa và giúp cộng đồng có khả năng thích ứng và đề kháng với biến đổi khí hậu và tác động toàn cầu.

c. Tác động kinh tế

Các chiến lược hành động được đề xuất đòi hỏi phải đầu tư thận trọng. Trong nhiều thập kỷ, cộng đồng dân cư Hà Tiên - Đông Hồ đã sử dụng tài nguyên tự nhiên của đầm và khu vực xung quanh không bền vững. Vì vậy, cần thiết phải đầu tư nguồn tài chính, xã hội và con người để đảo ngược xu hướng suy thoái trong đầm và để tạo ra một tương lai bền vững cho đầm. Chi phí đầu tư ngắn hạn sẽ là đáng kể và dự kiến lợi nhuận dài hạn sẽ cao. Tuy nhiên, thực tế về mặt kinh tế là nếu không đầu tư, khu vực này có nguy cơ suy giảm và ảnh hưởng lớn về kinh tế sinh thái.

57

1. Giới thiệu6. Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM kHẢO

58

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

6. Tài liệu tham khảo

Anon. 2011a. Định hướng qui hoạch và phát triển đầm Đông Hồ, Hà Tiên: Phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử và du lịch tại Hà Tiên, Kiên Giang, trang 109-116, trong R. W. Carter và Chu Văn Cường (chủ biên). Tuyển tập kỷ yếu hội thảo Qui hoạch tổng hợp Bảo tồn và Phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên 10-11/11/2011. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

Anon. 2011b. Định hướng qui hoạch và thực hiện qui hoạch đầm Đông Hồ, Hà Tiên. trang 105-108, trong R. W. Carter và Chu Văn Cường (chủ biên). Tuyển tập kỷ yếu hội thảo Qui hoạch tổng hợp Bảo tồn và Phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên 10-11/11/2011. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

Bassford, J. 1984. Land development policy in Cochinchina under the French. Page 30. PhD dissertation, University of Hawaii.

Biggs, D. 2002. The Problem with Thinking Like a Network in the Regional Development of the Mekong Delta. Pages 105-120 in S. Castelein, and A. Otte, editors. Conflict and cooperation related to international water resources: historical perspectives, selected papers of the International Water History Association’s Conference on ‘The Role of Water in History and Development’, Bergen, Norway, 10-12 August 2001. IHP-VI, Technical Documents in Hydrology, No. 62 UNESCO, Paris.

Buckton, S. T., C. Nguyen, Q. Q. Ha, and D. T. Nguyen. 1999. The conservation of key wetland sites in the Mekong Delta. Conservation Report Number 12. BirdLife International Vietnam Programme, Hanoi.

Carew-Reid, J. 2007. Rapid Assessment of the Extent and Impact of Sea Level Rise in Viet Nam. Climate Change Discussion Paper 1. ICEM - International Centre for Environmental Management, Brisbane, Australia.

Chu Văn Cường và Peter Dart (chủ biên) 2011. Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, 6/ 2008 – 6/ 2011, Biến đổi khí hậu, Bảo tồn và Phát triển: Bài học kinh nghiệm và giải pháp thực tiễn tại Kiên Giang. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ), Rạch Giá, Việt Nam.

Cooke, N. 2004. Hatien. Pages 565-567 in G. O. Keat, editor. Southeast Asia: a historical encyclopedia, from Angkor Wat to East Timor, Volume 2. ABC-CLIO, Santa Barbara, Calif.

Deharveng, L., C. K. Le, and A. Bedos. 2001. Vietnam. Pages 2027-2037 in C. Juberthie, and V. Decu, editors. Encyclopaedia Biospeologica, in French.

Ferrer, J. 2004. Description d´un nouveau genre de Stenosini du Vietnam (Coleoptera: Tenebrionidae). Nouvelle Revue d’Entomologie 20:4 - 25, in French.

Nguyễn Tiến Hiệp và Tống Phước Hoàng Sơn. 2011. Đề xuất định hướng và giải pháp tiếp cận về quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững đầm Đông Hồ, Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. trang 76-98 trong R. W. Carter và Chu Văn Cường (chủ biên). Tuyển tập kỷ yếu hội thảo Qui hoạch tổng hợp Bảo tồn và Phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên 10-11/11/2011. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam

IPPC. 2007. Climate Change 2007: Synthesis Report. Contribution of Working Groups I, II and III to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on

59

1. Giới thiệu6. Tài liệu tham khảo

Climate Change (IPPC) [Core Writing Team, Pachauri, R.K and Reisinger, A. (eds.)]. IPPC, Geneva, Switzerland, 104 pp.

Lê Đức Tuấn và Trương Minh Chuẩn. 2011. Giá trị bảo tồn đất ngập nước, rừng ngập mặn và tính đa dạng sinh học đầm Đông Hồ. Trang 8-22 trong R.W Carter và Chu Văn Cường (chủ biên). Tuyển tập kỷ yếu hội thảo Qui hoạch tổng hợp Bảo tồn và Phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên 10-11/11/2011. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

Lê Quảng Đà, 2011. Định hướng quy hoạch thủy sản và thực hiện quy hoạch bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước, khai thác và nuôi trồng thủy sản đầm Đông Hồ, Hà Tiên. Trang 40-46 trong R.W Carter và Chu Văn Cường (chủ biên). Tuyển tập kỷ yếu hội thảo Qui hoạch tổng hợp Bảo tồn và Phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên 10-11/11/2011. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

Lê Quang Trí, 2011. Phát triển và bảo tồn trong điều kiện biến đổi khí hậu. Trang 135-140 trong R.W Carter và Chu Văn Cường (chủ biên). Tuyển tập kỷ yếu hội thảo Qui hoạch tổng hợp Bảo tồn và Phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên 10-11/11/2011. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang. ervation and Development of the Kien Giang Biosphere Reserve Project: Rach Gia, Vietnam.

Lương Văn Thanh, 2006. Nghiên cứu hiện trạng đầm Đông Hồ, Hà Tiên, Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, pp.183. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.

Mai Văn Huỳnh, 2011. Hiện trạng sinh kế và định hướng phát triển bền vững. Trang 100-104 trong R.W Carter và Chu Văn Cường (chủ biên). Tuyển tập kỷ yếu hội thảo Qui hoạch tổng hợp Bảo tồn và Phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên 10-11/11/2011. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

Metcalfe, I., J. Ren, J. Charvet, and S. Hada 1999. Gondwana dispersion and Asian accretion: IGCP 321 final results volume. Balkema, 361 pages, International Geological Correlation Programme.

MONRE. 2003. Initial National Communication to the UNFCCC regarding climate change impacts in Viet Nam. Ministry of Natural Resources and Environment (MONRE), Hanoi, Viet Nam.

Nguyễn Diệp Mai, 2011. Một số ý kến về bảo tồn và sử dụng bền vững các giá trị đầm Đông Hồ. Trang 128-132 trong R.W Carter và Chu Văn Cường (chủ biên). Tuyển tập kỷ yếu hội thảo Qui hoạch tổng hợp Bảo tồn và Phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên 10-11/11/2011. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

Nguyen, N. T. 2000. The diversity of arid ecosystems on limestone mountains in Vietnam Ecosystem diversity of dry limestone hills in Vietnam. Proceedings of the study Pure Sciences, 7. Hanoi College of Natural Science. Vietnam National University, Hanoi, Vietnam.

Nguyễn Ngọc Trân. 2011. Phân tích những thay đổi tại Đông Hồ trong các thập niên gần đây. Trang 48-57 trong R.W Carter và Chu Văn Cường (chủ biên). Tuyển tập kỷ yếu hội thảo Qui hoạch tổng hợp Bảo tồn và Phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên 10-11/11/2011. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

60

HƯỚNG DẪN QUI HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

Nguyễn Trần Vỹ 2011. Bảo tồn tài nguyên và phát triển bền vững thông qua giáo dục cộng đồng trong chương trình du lịch bền vững. Trang 117-122 trong R.W Carter và Chu Văn Cường (chủ biên). Tuyển tập kỷ yếu hội thảo Qui hoạch tổng hợp Bảo tồn và Phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên 10-11/11/2011. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam

Nguyến Văn Hảo và Vũ Vi An. 2011. Định hướng qui hoạch và thực hiện qui hoạch đầm Đông Hồ, Hà Tiên. Trang 141-143, trong R.W Carter và Chu Văn Cường (chủ biên). Tuyển tập kỷ yếu hội thảo Qui hoạch tổng hợp Bảo tồn và Phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên 10-11/11/2011. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

Nguyễn Xuân Niệm và Nguyễn Thái Nguyên, 2011. Giải pháp quản lý và khai thác đầm Đông Hồ, Hà Tiên, Việt Nam trong định hướng bảo tồn và phát triển. Trang 144-146 trong R.W Carter và Chu Văn Cường (chủ biên). Tuyển tập kỷ yếu hội thảo Qui hoạch tổng hợp Bảo tồn và Phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên 10-11/11/2011. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

Nguyễn Xuân Vinh. 2004. Giới thiệu tổng thể qui hoạch, khai thác và sử dụng đầm Đông Hồ, Hà Tiên. Báo cáo chọn lọc tại hội thảo khoa học về phát triển du lịch tại Đông Hồ, Hà Tiên, tháng 11/2004. Chưa xuất bản.

Pantulu, V. R. 1986. Fish of the Mekong Basin. Pages 721-774 in B. R. Davies, and K. F. Walker, editors. The ecology of river systems. Dr W. Junk Publications, , Dordrecht, Netherlands.

Pelejero, C., M. Kienast, L. Wang, and J. O. Grimalta. 1999. The flooding of Sundaland during the last deglaciation: imprints in hemipelagic sediments from the Southern South China Sea. Earth and Planetary Science Letters 171:661–671.

Phùng Văn Thảnh 2011. Qui hoạch phát triển bền vững đầm Đông Hồ phục vụ bảo tồn và nâng cao giá trị Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang. Trang 147-149 trong R.W Carter và Chu Văn Cường (chủ biên). Tuyển tập kỷ yếu hội thảo Qui hoạch tổng hợp Bảo tồn và Phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên 10-11/11/2011. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

Renaud, J. 1879. Etude sur l’approfondissement du canal de Vinh-teù et l’amelioration du port d’Hatien. Page 66. Excursions et Reconnaissances, No. 1, in French.

SKM. 2002. Kien Luong Biodiversity Study for IFC, Limestone Biodiversity Study, Hon Chong. Sinclair Knight Merz (SKM), Bangkok, Thailand.

Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc, 2011a. Mối liên hệ giữa bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn và phát triển bền vững trong điều kiện của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đầm Đông Hồ - Hà Tiên - Kiên Giang -Việt Nam. Trang 58-75 trong R.W Carter và Chu Văn Cường (chủ biên). Tuyển tập kỷ yếu hội thảo Qui hoạch tổng hợp Bảo tồn và Phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên 10-11/11/2011. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc 2011 b. Hiện trạng môi trường sinh thái và xử lý môi trường trong định hướng phát triển bền vững đầm Đông Hồ tỉnh Kiên Giang - Việt Nam. Trang 29-39 trong R.W Carter và Chu Văn Cường (chủ biên). Tuyển tập kỷ yếu hội thảo Qui hoạch tổng hợp Bảo tồn và Phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên 10-11/11/2011. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

61

1. Giới thiệu6. Tài liệu tham khảo

Tjallingii, R., K. Stattegger, A. Wetzel, and P. V. Phach. 2010. Infilling and flooding of the Mekong River incised valley during deglacial sea-level rise. Quaternary Science Reviews 29:1432-1444.

Trần Triết (chủ biên). 2001. Proceedings of the workshop: Conservation and utilization of biodiversity resources of the Ha Tien-Kien Luong wetlands, Kien Giang Province, Rach Gia, 17-19 June 2001. College of Natural Sciences, Vietnam National University, Ho Chi Minh City.

Trần Thanh Nam 2011. Đề dẫn hội thảo qui hoạch tổng hợp bảo tồn và Phát triển Khu đầm Đông Hồ, Việt Nam. Trang 4-6 trong R.W Carter và Chu Văn Cường (chủ biên). Tuyển tập kỷ yếu hội thảo Qui hoạch tổng hợp Bảo tồn và Phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên 10-11/11/2011. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

Trương Minh Chuẩn 2011. Đặc điểm tự nhiên và môi trường đầm Đông Hồ, Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Trang 23-28 trong R.W Carter và Chu Văn Cường (chủ biên). Tuyển tập kỷ yếu hội thảo Qui hoạch tổng hợp Bảo tồn và Phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên 10-11/11/2011. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

Truong, Q. T., D. P. Diep, M. D. Hoang, B. T. Le, and P. N. Nguyen. 2004. Biodiversity in the limestone area of Ha Tien and Kien Luong, Kien Giang Province in O. Batelaan, M. Dusar, J. Masschelein, T. V. Tran, T. T. Vu, and X. K. Nguyen, editors. Proceeding or Trans - Karst 2004 : International transdisciplinary conference on development and conservation of Karst regions.

Trương Thanh Hùng 2011. Đông Hồ. Trang 123-127 trong R.W Carter và Chu Văn Cường (chủ biên). Tuyển tập kỷ yếu hội thảo Qui hoạch tổng hợp Bảo tồn và Phát triển đầm Đông Hồ, Việt Nam, Hà Tiên 10-11/11/2011. Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang: Rạch Giá, Việt Nam.

Wege, D. C., A. J. Long, K. V. Mai, V. D. Vu, and J. C. Eames. 1999. Expanding the protected areas network in Vietnam for the 21st century: an analysis of the current system with recommendations for equitable expansion. BirdLife International Vietnam Programme, Hanoi, Vietnam.

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên:

HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH TỔNG HỢP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM ĐÔNG HỒ, VIỆT NAM

---//---

Chịu trách nhiệm xuất bản:

TS. LÊ QUANG KHÔI

Phụ trách bản thảo: Đặng Ngọc Phan

Trình bày - Bìa: Bảo Ngọc

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP

167/6 Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội

ĐT: (04) 38523887 - 38521940 - 35760656 * Fax: (04) 35760748

Website: nxbnongnghiep.com * Email: [email protected]

CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP

58 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 38297157 - 38299521

Fax: (08) 39101036 - Email: [email protected]

In 230 bản khổ 21 x 29,5 cm tại Công ty Cổ phần Thương mại In Nhật Nam.Đăng ký KHXB số 236-2013/CXB/203-07/NN do Cục Xuất bản cấp ngày 23/02/2013.

In xong và nộp lưu chiểu quý III/2013.