hƯỚng tỚi mỤc tiÊu giÀ hoÁ khoẺ mẠnh Ở viỆt nam · danh sách các chuyên gia...

240
BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ (JAHR) NĂM 2016 HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2017

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

21 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ (JAHR)NĂM 2016

HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNHỞ VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2017

Page 2: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

ii

Ban Biên tậpPGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - Trưởng BanPGS. TS. Phạm Lê TuấnTS. Đặng Việt Hùng

TS. Nguyễn Hoàng Long

TS. Trần Văn TiếnThS. Sarah Bales

Nhóm điều phốiTS. Đặng Việt Hùng – Trưởng nhómPGS. TS. Nguyễn Hoàng Long

PGS. TS. Phạm Trọng ThanhTS. Trần Thị Mai OanhTS. Hà Anh ĐứcTS. Trần Văn TiếnThS. Sarah Bales

TS. Trần Khánh Toàn

ThS. Hoàng Kim Hà

ThS. Dương Đức ThiệnThS. Phan Thanh ThủyThS. Vũ Thị Hậu

Danh sách các chuyên gia

PGS. TS. Phạm Trọng ThanhTS. Trần Văn TiếnThS. Sarah Bales

TS. Trần Khánh Toàn

ThS. Dương Đức ThiệnTS. Nguyễn Khánh PhươngTS. Lê Thị Thanh XuânTS. Phan Hồng VânTS. Nguyễn Bích NgọcPGS.TS. Nguyễn Thị Lan HươngTS. Trần Bích ThuỷGS.TS. Nguyễn Đình CửTS. Phạm Ngân GiangPGS.TS. Giang Thanh Long

ThS. Nguyễn Thị Thu Cúc

Page 3: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

iii

Lời cảm ơnBáo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm 2016 là báo cáo thường niên lần thứ 10được xây dựng với sự hợp tác giữa Bộ Y tế và Nhóm đối tác Y tế (HPG). Báo cáo này nhằmtổng hợp những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế năm 2016 và giai đoạn 2016-2020, đánhgiá việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm ngành y tế giai đoạn2016-2020 và kết quả thực hiện các nhiệm vụ năm 2016. Bên cạnh đó, Báo cáo cũng phântích sâu chuyên đề “Hướng tới mục tiêu già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam” với các vấn đề đặtra do già hoá dân số và những đáp ứng của Việt Nam.

Báo cáo JAHR năm 2016 đã được hoàn thành với sự hỗ trợ tích cực từ nhiều tổ chức và cánhân. Chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn đối với những đóng góp quý báu từ các Cục, Vụ, Việnvà các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế cũng như các bộ, ngành liên quan trong quá trình xây dựngbáo cáo này.

Chúng tôi đặc biệt ghi nhận và đánh giá cao sự hỗ trợ kỹ thuật và các ý kiến đóng góp hiệuquả của Nhóm đối tác Y tế và các tổ chức, cá nhân quốc tế, cũng như sự hỗ trợ tài chính từTổ chức Y tế thế giới (WHO), Liên minh Toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng (GAVI) vàLiên minh châu Âu (EU).

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các chuyên gia trong nước và quốc tế đã tham giatrực tiếp và đóng góp tích cực vào quá trình phân tích các thông tin sẵn có để giúp nhóm tácgiả xây dựng dự thảo các chương; tổng hợp, phản hồi thông tin cho các đối tác và hoàn thiệnnội dung báo cáo. Xin ghi nhận những đóng góp âm thầm của những người vì một lý do nàođó, tên của họ chưa được liệt kê ở phần sau.Chúng tôi xin đặc biệt cảm ơn Nhóm điều phối xây dựng báo cáo JAHR, dưới sự chỉ đạo củaTS. Đặng Việt Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, PGS. TS. Nguyễn HoàngLong, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, cùng các thành viên của nhóm, bao gồm TS.Trần Thị Mai Oanh, TS. Hà Anh Đức, TS. Trần Văn Tiến, ThS. Sarah Bales, TS. Trần KhánhToàn, ThS. Hoàng Kim Hà, ThS. Dương Đức Thiện, ThS. Phan Thanh Thuỷ, và ThS. Vũ ThịHậu đã tham gia và đóng góp tích cực trong quá trình tổ chức, xây dựng và hoàn thiện báocáo này.

Ban Biên tập

Page 4: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

iv

Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016Ban Biên tập, nhóm điều phối và các tác giả xin chân thành cảm ơn các cá nhân sau đây đãtích cực đóng góp ý kiến quý báu, cung cấp thông tin và hỗ trợ chúng tôi hoàn thành báo cáoJAHR năm 2016.

Họ và tên Cơ quan công tácBùi Đức An Cục Phòng, chống HIV/AIDS

Đỗ Hoàng Anh Trung tâm dưỡng lão Orihome

Nguyễn Trung Anh Bệnh viện Lão khoa trung ươngVũ Nữ Anh Vụ Bảo hiểm Y tế - Bộ Y tếNguyễn Ngọc Bảo Vụ KHTC – Bộ Y tếNguyễn Thị Ngọc Bảo Vụ KHTC - Bộ Y tếLê Văn Chính Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tếTrần Ngọc Duy Vụ Pháp chế - Bộ Y tếEraly Emmanuel Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt NamĐinh Thái Hà Tổng cục Dân số-KHHGĐ, Bộ Y tếNguyễn Thị Hải Liên hiệp hội người khuyết tật Việt NamĐàm Trọng Hiếu Phòng khám BSGĐ Bệnh viện MedlatecHoàng Thanh Hương Vụ KHTC – Bộ Y tếBùi Đức Lập Cục Quản lý Dược – Bộ Y tếĐoàn Thị Phương Liên Cục BTXH – Bộ LĐTBXHNguyên Đức Mạnh Viện Dân số, Gia đình và Trẻ emKato Masaya Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt NamBùi Thị Nam Bộ Tư phápPhạm Thị Quỳnh Nga Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt NamNguyễn Thanh Ngọc Cục Quản lý KCB – Bộ Y tếPhạm Tuyết Nhung Trung ương Hội người cao tuổi Việt NamLê Mai Phương Cục Phòng, chống HIV/AIDS

Nguyễn Thị Kim Phương Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt NamTrần Đức Quang Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tếEscalante Socorro Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt NamNguyễn Thị Phương Thanh Help Age International

Phan Thị Kim Thanh Cục KHCN – Bộ Y tếLương Chí Thành Cục CNTT – Bộ Y tếTrần Minh Thu Trung tâm CSSK người cao tuổiHà Huy Toàn Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tếvan der Velden Ton Trung tâm BSGĐ Việt ÚcNguyễn Xuân Trường Tổng cục Dân số-KHHGĐ, Bộ Y tếNguyễn Ngọc Tuấn Cục Quản lý Y dược cổ truyền – Bộ Y tếNgô Mạnh Vũ Cục Quản lý Y dược cổ truyền – Bộ Y tếNguyễn Đăng Vững Trường Đại học Y Hà Nội

Page 5: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

v

Mục lụcGiới thiệu.....................................................................................................................11PHẦN MỘT: CẬP NHẬT HỆ THỐNG Y TẾ..................................................................14Chương I. Quản trị hệ thống y tế và thông tin y tế ...................................................14

1. Các nhiệm vụ trọng tâm trong quản trị hệ thống y tế và hệ thống thông tin y tế giai đoạn 2016 –2020 và năm 2016 ...............................................................................................................14

2. Cập nhật kết quả triển khai hoạt động quản trị hệ thống y tế và hệ thống thông tin y tế năm 2016.............................................................................................................................................15

3. Các vấn đề ưu tiên................................................................................................................234. Khuyến nghị giải pháp ..........................................................................................................245. Tổng quan về việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến y tế .............25

Chương II. Các nguồn lực đầu vào cho CSSK .........................................................261. Các nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến nguồn lực đầu vào cho CSSK giai đoạn 2016–2020 và

năm 2016 .............................................................................................................................262. Cập nhật kết quả triển khai hoạt động liên quan các đầu vào cho CSSK năm 2016...........273. Các vấn đề ưu tiên................................................................................................................404. Khuyến nghị ..........................................................................................................................41

Chương III. Cung ứng dịch vụ y tế ............................................................................431. Các nhiệm vụ trọng tâm trong cung ứng dịch vụ y tế giai đoạn 2016-2020 và năm 2016...432. Cập nhật một số chính sách mới ban hành liên quan đến lĩnh vực cung ứng dịch vụ y tế .443. Cập nhật kết quả triển khai hoạt động cung ứng dịch vụ y tế năm 2016 .............................444. Một số vấn đề ưu tiên ...........................................................................................................605. Khuyến nghị các giải pháp....................................................................................................62

PHẦN HAI: HƯỚNG TỚI GIÀ HÓA KHỎE MẠNH Ở VIỆT NAM.................................66Giới thiệu.....................................................................................................................66

1. Quan điểm quốc tế về già hoá khoẻ mạnh ...........................................................................662. Chính sách của Việt Nam về người cao tuổi ........................................................................67

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam721. Già hóa dân số ở Việt Nam ..................................................................................................722. Tình hình sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam ...................................................................81

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam..........1061. Một số chính sách lớn về CSSK cho người cao tuổi..........................................................1072. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ...................................................................1133. Nhân lực và tài chính cho CSSK người cao tuổi ................................................................1284. Thực trạng cung cấp dịch vụ CSSK người cao tuổi ...........................................................138

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam ............................1531. Chính sách chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ............................................................1542. Nhu cầu chăm sóc dài hạn của người cao tuổi .................................................................1583. Cung cấp dịch vụ chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi....................................................1624. Nguồn nhân lực chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ......................................................1795. Tài chính chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi.................................................................186

Chương VII: Môi trường xã hội đối với sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam..1931. Khung phân tích mối quan hệ môi trường xã hội và sức khỏe người cao tuổi ..................1932. Môi trường xã hội đảm bảo điều kiện vật chất cho người cao tuổi ....................................1943. Môi trường xã hội đảm bảo sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi...................................197

Chương VIII. Các vấn đề ưu tiên và khuyến nghị giải pháp hướng tới mục tiêu già hóakhỏe mạnh ở Việt Nam .............................................................................................206

1. Các vấn đề ưu tiên cho già hóa khỏe mạnh .......................................................................2062. Khuyến nghị các giải pháp y tế và liên ngành hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh.....213

Tài liệu tham khảo.....................................................................................................222

Page 6: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

vi

Danh mục BảngBảng 1. Tổng hợp quá trình phát triển các văn bản Luật trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực

liên quan ............................................................................................................... 18Bảng 2. Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Y tế, 2012-2015.............................................. 21Bảng 3. Quy định của Hiến pháp về quyền lợi người cao tuổi............................................. 68Bảng 4. Tóm tắt vai trò các tổ chức đóng góp vào sự nghiệp già hóa khỏe mạnh............... 70Bảng 5. Tình trạng hôn nhân của người cao tuổi Việt Nam, 2011 (%).............................. 76Bảng 6. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam theo tuổi, giới và khu vực, 2011

(%)........................................................................................................................ 77Bảng 7. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người cao tuổi Việt

Nam, 2001-2015 ................................................................................................... 93Bảng 8. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người cao tuổi Việt

Nam, 2004-2015 ................................................................................................... 94Bảng 9. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp ở người cao tuổi

Việt Nam, 2000-2015 ............................................................................................ 95Bảng 10. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh phổi mạn tính ở người cao tuổi

Việt Nam, 2000-2015 ............................................................................................ 97Bảng 11. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh tâm thần, thần kinh ở người cao

tuổi Việt Nam, 2000-2015...................................................................................... 99Bảng 12. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật (DALY) liên quan đến các yếu tố nguy cơ theo nhóm tuổi

của người cao tuổi Việt Nam, 2015..................................................................... 102Bảng 13. Tỷ lệ tử vong liên quan các yếu tố nguy cơ ở người cao tuổi Việt Nam, 2015 ... 104Bảng 14. Các mục tiêu về sức khỏe người cao tuổi của Đề án chăm sóc sức khoẻ người

cao tuổi giai đoạn 2017-2025 .............................................................................. 109Bảng 15. Quyền lợi bảo hiểm y tế của người cao tuổi....................................................... 111Bảng 16. Các chỉ tiêu liên quan phòng chống bệnh không lây nhiễm năm 2020 và 2025.. 142Bảng 17. Điều kiện hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ................................................... 177Bảng 18. Một số chương trình đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam... 183Bảng 19. Tóm tắt tình hình đào tạo nhân lực ngành công tác xã hộI ở Việt Nam, 2015.... 186Bảng 20. Trợ cấp xã hội hằng tháng cho các đối tượng người cao tuổi, 2017 .................. 188Bảng 21. Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho người cao tuổi tại cơ sở

bảo trợ xã hội...................................................................................................... 189

Page 7: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

vii

Danh mục Hình

Hình 1: Khung các thành phần của hệ thống y tế................................................................ 14Hình 2. Một số thay đổi về mô hình tổ chức y tế địa phương .............................................. 17Hình 3. Các quy định cần thiết để sắp xếp, tổ chức lại y tế địa phương.............................. 17Hình 4: Chi bình quân lượt khám bảo hiểm y tế, 2015-2016 ............................................... 32Hình 5. Lĩnh vực đầu tư của các đề án xã hội hóa y tế theo báo cáo đến năm 2016 .......... 35Hình 6. Nguồn vốn huy động cho các đề án xã hội hóa y tế theo báo cáo đến năm 2016... 35Hình 7. Khung phân tích về già hóa khỏe mạnh.................................................................. 67Hình 8. Cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam, 1979~2049 ....................................................... 73Hình 9. Quá trình già hóa dân số ở Việt Nam, 2006-2049................................................... 73Hình 10. Chỉ số già hóa của dân số Việt Nam, 1979~2049 ................................................ 74

Hình 11. Chỉ số già hóa (65+) của các nước Đông Nam Á, 2015........................................ 74Hình 12. Tỷ số phụ thuộc của Việt Nam, 1979~2049 .......................................................... 75Hình 13. Xu hướng cơ cấu tuổi của người cao tuổi Việt Nam, 1979~2049 ......................... 75Hình 14. Tỷ số giới tính theo độ tuổi của người cao tuổi Việt Nam, 1979~2049.................. 76Hình 15. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam, 2002-2012 .............................. 77Hình 16. Tháp dân số người cao tuổi Việt Nam theo khu vực, 2015 ................................... 78Hình 17. Dự báo tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam theo khu vực so với ngưỡng siêu già, 2015-

2049...................................................................................................................... 78Hình 18. Tỷ lệ dân số Việt Nam từ 60 tuổi trở lên, 65 tuổi trở lên theo vùng, 2015.............. 79Hình 19. Bản đồ chỉ số già hoá dân số Việt Nam, 2015 ...................................................... 80Hình 20. Tuổi thọ khỏe mạnh, số năm sống trung bình có bệnh tật và tuổi thọ từ lúc sinh

theo giới của các nước Đông Nam Á, 2015 .......................................................... 81Hình 21. Tuổi thọ khoẻ mạnh, số năm sống trung bình có bệnh tật và tuổi thọ từ lúc 60 tuổi

theo giới của các nước Đông Nam Á, 2015 .......................................................... 82Hình 22. Tự đánh giá sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam theo đặc trưng cá nhân, địa lý,

2011...................................................................................................................... 83Hình 23. Tỷ lệ mất chức năng ở người cao tuổi Việt Nam theo tự đánh giá, 2009 .............. 83Hình 24. Tình trạng sống chung của người cao tuổi Việt Nam có khó khăn hoặc không thể

thực hiện những chức năng cơ bản, 2009 ............................................................ 84Hình 25. Cơ cấu gánh nặng bệnh tật (DALY) của người cao tuổi ở Việt Nam do rối loạn thị

giác, 2015 ............................................................................................................. 85Hình 26. Các khó khăn về chức năng vận động của người cao tuổi Việt Nam theo nhóm

tuổi, 2011 .............................................................................................................. 86Hình 27. Tình trạng khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày của người cao tuổi Việt

Nam ...................................................................................................................... 87Hình 28. Khái niệm năm sống điều chỉnh theo mức độ bệnh tật và tử vong........................ 87Hình 29. Các nhóm nguyên nhân chính gây DALYs và tử vong ở người cao tuổi Việt Nam,

2015...................................................................................................................... 88Hình 30. Xu hướng DALY theo nhóm bệnh ở người cao tuổi Việt Nam, 1990~2015 .......... 88Hình 31. Mô hình nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật theo DALY ở người cao tuổi, 2015

.............................................................................................................................. 89Hình 32. Mô hình nguyên nhân gây tử vong ở người cao tuổi Việt Nam, 2015 ................... 90Hình 33. Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão khoa trung ương,

2008...................................................................................................................... 91Hình 34. Mô hình bệnh tật ở người cao tuổi khám chữa bệnh tại tuyến cơ sở theo loại hình

dịch vụ, 2014......................................................................................................... 92Hình 35. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh tim mạch ở người cao tuổi Việt Nam theo

nhóm tuổi, 1990~2015 .......................................................................................... 94Hình 36. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do đái tháo đường ở người cao tuổi Việt Nam theo

nhóm tuổi, 1990~2015 .......................................................................................... 95Hình 37. Cơ cấu gánh nặng bệnh tật (DALY) do cơ xương khớp ở người cao tuổi Việt Nam,

2015...................................................................................................................... 96

Page 8: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

viii

Hình 38. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh cơ xương khớp ở người cao tuổi Việt Namtheo nhóm tuổi, 1990~2015 .................................................................................. 96

Hình 39. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh phổi mạn tính ở người cao tuổi Việt Namtheo nhóm tuổi, 1990~2015 .................................................................................. 97

Hình 40. Cơ cấu tỷ lệ mới mắc ung thư ở người cao tuổi Việt Nam, 2012 .......................... 98Hình 41. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh ung thư ở người cao tuổi Việt Nam theo

nhóm tuổi, 1990~2015 .......................................................................................... 98Hình 42. Cơ cấu gánh nặng bệnh tật do bệnh thần kinh và tâm thần ở người cao tuổi Việt

Nam, 2015 .......................................................................................................... 100Hình 43. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh thần kinh và bệnh tâm thần ở người cao

tuổi Việt Nam theo nhóm tuổi, 1990~2015 .......................................................... 101Hình 44. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật (DALY) liên quan đến 3 nhóm yếu tố nguy cơ chính theo

nhóm tuổi của người cao tuổi Việt Nam, 2015 .................................................... 102Hình 45. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật (DALY) liên quan đến nhóm yếu tố nguy cơ hành vi theo

nhóm tuổi và giới ở người cao tuổi Việt Nam, 2015 ............................................ 103Hình 46. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật (DALY) liên quan đến yếu tố nguy cơ chuyển hóa theo

nhóm tuổi và giới ở người cao tuổi Việt Nam, 2015 ............................................ 104Hình 47. Tỷ lệ số ca tử vong liên quan các nhóm yếu tố nguy cơ theo giới ở người cao tuổi

Việt Nam, 2015 ................................................................................................... 105Hình 48. Nội dung các can thiệp nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnh ................................ 106Hình 49. Các can thiệp CSSK và chăm sóc dài hạn vì mục tiêu già hóa khỏe mạnh theo các

giai đoạn của vòng đời........................................................................................ 107Hình 50. Sơ đồ mạng lưới y tế lồng ghép hoạt động CSSSK người cao tuổi .................... 116Hình 51. Cơ cấu lượt sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi Việt Nam, 2012................ 117Hình 52. Bản đồ về sự phát triển của chuyên khoa lão khoa Việt Nam năm 2017 ........... 118

Hình 53. Tỷ lệ người cao tuổi trong tổng số lượt sử dụng các loại dịch vụ y tế, 2012 ....... 124Hình 54. Cơ cấu lượt sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi theo loại dịch vụ y tế, 2012

............................................................................................................................ 125Hình 55. Cơ cấu chi phí từ tiền túi theo dịch vụ y tế được người cao tuổi sử dụng, 2012 . 125Hình 56. Cơ cấu lượt sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi theo cơ sở y tế, loại dịch vụ

và nhóm tuổi, 2012.............................................................................................. 126Hình 57. Cơ cấu lượt khám sức khỏe của người cao tuổi theo nhóm dân cư, 2012 ......... 127Hình 58. Cơ cấu lượt khám chữa bệnh ngoại trú của người cao tuổi theo nhóm dân cư,

2012.................................................................................................................... 127Hình 59. Cơ cấu lượt khám chữa bệnh nội trú được người cao tuổi sử dụng theo nhóm dân

cư, 2012.............................................................................................................. 128Hình 60. Cơ cấu mức sống người cao tuổi sử dụng dịch vụ theo loại cơ sở y tế, 2012 .... 133Hình 61. Tỷ lệ người cao tuổi có bảo hiểm y tế theo nhóm tuổi, 2006~2014 ..................... 134Hình 62. Cơ cấu loại hình bảo hiểm y tế ở người cao tuổi theo nhóm tuổi, 2012 .............. 135Hình 63. Tỷ lệ người cao tuổi có bảo hiểm y tế theo đặc tính cá nhân, 2006~2014 .......... 135Hình 64. Cơ cấu loại bảo hiểm y tế theo đặc tính cá nhân của người cao tuổi, 2012........ 136Hình 65. Số lượt sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú bình quân hằng năm

ở người cao tuổi theo tình trạng bảo hiểm y tế, 2014.......................................... 137Hình 66. Chi phí bình quân một lần sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú ở

người cao tuổi theo tình trạng bảo hiểm y tế, 2014 ............................................. 137Hình 67. Tam giác chăm sóc người cao tuổi của Kaiser ................................................... 153Hình 68. So sánh mô hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi tập trung và mô hình tại

cộng đồng ........................................................................................................... 157Hình 69. Cơ cấu mức độ khuyết tật của người cao tuổi Việt Nam, 2015........................... 160Hình 70. Dự báo số người rất khó khăn hoặc không thể thực hiện ít nhất 1 chức năng cơ

bản (nhìn, nghe, đi lại, tập trung/ghi nhớ), 2019~2049........................................ 161Hình 71. Dự báo số người cao tuổi gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày,

2019~2049.......................................................................................................... 161Hình 72. Các loại dịch vụ với hai mô hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi .............. 162

Page 9: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

ix

Hình 73. Quản lý nhà nước về các mô hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi tại cộngđồng.................................................................................................................... 165

Hình 74. Các mảng hoạt động của câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau............................. 166Hình 75. Bản đồ thực trạng phát triển câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau tại Việt Nam đến

cuối năm 2016 .................................................................................................... 168Hình 76. Cơ chế thành lập các loại hình cơ sở chăm sóc dài hạn tập trung cho người cao

tuổi ở Việt Nam ................................................................................................... 175Hình 77. Tình hình người cao tuổi có khuyết tật nặng và người cao tuổi được nhận chăm

sóc nội trú theo vùng, 2014 ................................................................................. 178Hình 78. Nhân lực chính chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam...................... 180Hình 79. Môi trường xã hội và sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam................................. 193

Page 10: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

x

Danh mục chữ viết tắtARV Thuốc kháng vi rútATTP An toàn thực phẩmBHXH Bảo hiểm xã hộiBHYT Bảo hiểm y tếBKLN Bệnh không lây nhiễmBPTT Biện pháp tránh thaiBSGĐ Bác sĩ gia đìnhBTXH Bảo trợ xã hộiBV Bệnh việnCBYT Cán bộ y tếCLB LTH TGN Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhauCSDH Chăm sóc dài hạnCNTT Công nghệ thông tinCSSK Chăm sóc sức khỏeCSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầuCSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sảnCTMTQG Chương trình mục tiêu quốc giaDALY Năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tậtDVYT Dịch vụ y tếGDP Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Production)HIV/AIDS Vi rút suy giảm miễn dịch ở người/hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phảiJAHR Báo cáo chung tổng quan ngành y tếKB,CB Khám bệnh, chữa bệnhKCB Khám chữa bệnhKHHGĐ Kế hoạch hóa gia đìnhLĐTBXH Lao động-Thương binh và Xã hộiNCT Người cao tuổiNSNN Ngân sách Nhà nướcNVYTTB Nhân viên y tế thôn bảnODA Hỗ trợ phát triển chính thứcPHCN Phục hồi chức năngPK Phòng khámPPP Hợp tác công tưPTTT Phương tiện tránh thaiTCMR Tiêm chủng mở rộngTNV Tình nguyện viênTTBYT Trang thiết bị y tếTT-GDSK Truyền thông giáo dục sức khoẻTTYT Trung tâm Y tếTYT Trạm Y tếUSD Đô la MỹVSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩmWHO Tổ chức Y tế thế giớiYHCT Y học cổ truyềnYTDP Y tế dự phòng

Page 11: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

11

Giới thiệuMục đích của Báo cáo JAHRTheo thống nhất với Nhóm đối tác y tế (HPG), từ năm 2007, Báo cáo tổng quanchung ngành y tế (JAHR) được xây dựng nhằm đánh giá thực trạng và xác định cácvấn đề ưu tiên trong lĩnh vực y tế nhằm hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch hằng năm củaBộ Y tế và làm cơ sở cho việc lựa chọn các trọng tâm đối thoại và hợp tác giữa ngànhy tế với các đối tác quốc tế.

Báo cáo JAHR hằng năm có các mục tiêu sau: (i) cập nhật thực trạng của hệ thống ytế, bao gồm tổng hợp các chính sách mới và đánh giá tiến độ thực hiện các nhiệm vụvà các kết quả thực hiện các mục tiêu được đề ra trong các kế hoạch y tế, tiến độ thựchiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ ở Việt Nam và (ii) phân tích và đánh giá chuyên sâuhơn về một khía cạnh của hệ thống y tế hoặc một số chủ đề quan trọng đang được cácnhà hoạch định chính sách y tế quan tâm.

Cấu trúc và nội dung của báo cáo JAHR 2016Báo cáo JAHR đã đi qua hai chu kỳ Kế hoạch 5 năm. Tuỳ thuộc vào tình hình thực tếmỗi năm, cấu trúc và nội dung của báo cáo JAHR có sự thay đổi để đáp ứng mục tiêuvà các yêu cầu cụ thể của hoạt động lập kế hoạch y tế và lựa chọn các lĩnh vực trọngtâm đối thoại và hợp tác giữa ngành y tế Việt Nam và các đối tác phát triển quốc tế.

Năm 2007, Báo cáo JAHR đầu tiên được xây dựng, đã cập nhật toàn diện các lĩnh vựcchủ yếu của hệ thống y tế Việt Nam, gồm: (i) Tình trạng sức khỏe và các yếu tố tácđộng; (ii) Tổ chức và quản lý hệ thống y tế; (iii) Nhân lực y tế; (iv) Tài chính y tế và(v) Cung ứng dịch vụ y tế. Báo cáo JAHR 2008 và 2009, ngoài phần cập nhật hệthống y tế, đã lần lượt phân tích sâu chủ đề Tài chính y tế và Nhân lực y tế ở ViệtNam. Báo cáo JAHR 2010 đã đặt trọng tâm vào việc cập nhật toàn diện các cấu phầncủa hệ thống y tế, nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm ngành y tế giaiđoạn 2011–2015.

Báo cáo JAHR 2011, được xây dựng vào năm đầu tiên của Kế hoạch 5 năm 2011–2015 đã cập nhật những định hướng mới được xác định tại Đại hội Đảng toàn quốclần thứ XI, và Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội, nhằm hỗ trợ cho việc xâydựng kế hoạch y tế năm 2012 và thúc đẩy việc triển khai thực hiện Kế hoạch 5 năm.Các báo cáo JAHR từ 2012-2015 có nhiệm vụ hỗ trợ xây dựng kế hoạch hoạt độnghằng năm của ngành y tế, thông qua việc cập nhật các chính sách mới, đánh giá tiếnđộ thực hiện các nhiệm vụ trong 6 cấu phần của hệ thống y tế. Các báo cáo này cũngđã phân tích sâu về các chủ đề khác nhau như Chất lượng dịch vụ y tế, Bao phủ chămsóc sức khoẻ (CSSK) toàn dân, Kiểm soát các bệnh không lây nhiễm và Tăng cườngchất lượng y tế cơ sở hướng tới bao phủ CSSK toàn dân.

Báo cáo JAHR 2016 được xây dựng trong năm đầu tiên của Kế hoạch 5 năm 2016-2020, đồng thời cũng là năm đầu tiên thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững doLiên hợp quốc đề ra. Bởi vậy, báo cáo JAHR năm nay cũng có các nhiệm vụ: (i)cung cấp thông tin hỗ trợ xây dựng các giải pháp triển khai Kế hoạch 5 năm 2016-2020 của ngành y tế; và (ii) hỗ trợ xây dựng các chính sách bảo đảm già hoá khoẻmạnh ở Việt Nam.Báo cáo JAHR năm nay được cấu trúc thành 2 phần với 8 chương như sau.

PHẦN MỘT: Cập nhật hệ thống y tế

Page 12: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

12

Sáu cấu phần của hệ thống y tế được cập nhật theo 3 chương với 3 nhóm: (1) Quản trịhệ thống y tế và hệ thống thông tin y tế; (2) Các nguồn lực đầu vào cho chăm sóc sứckhoẻ; và (3) Cung ứng dịch vụ y tế.

Chương I: Quản trị hệ thống y tế và hệ thống thông tin y tế. Cập nhật tình hình triểnkhai thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016-2020 và kết quả thực hiện các mục tiêu nhiệmvụ năm 2016 về quản trị hệ thống y tế và hệ thống thông tin y tế.

Chương II: Các nguồn lực đầu vào cho chăm sóc sức khoẻ. Cập nhật tình hình triểnkhai thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016-2020 và kết quả thực hiện các mục tiêu nhiệmvụ năm 2016 liên quan đến nguồn lực đầu vào cho chăm sóc sức khoẻ: nhân lực, tàichính, thuốc, trang thiết bị y tế.

Chương III: Cung ứng dịch vụ y tế. Cập nhật tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch5 năm 2016-2020 và kết quả thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ năm 2016 trong lĩnhvực cung ứng dịch vụ y tế: dự phòng, khám chữa bệnh, YHCT, DS-KHHGĐ,CSSKSS và BMTE.

PHẦN HAI: Phân tích sâu về chủ đề “Hướng tới già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam”với các nội dung sau:

Giới thiệu: Quan điểm quốc tế về già hóa và khung chiến lược can thiệp của Tổ chứcY tế thế giới; Chính sách về người cao tuổi (NCT) của Việt Nam; các tổ chức thamgia bảo vệ quyền lợi, cấp dịch vụ y tế, dịch vụ chăm sóc cá nhân và tổ chức hoạt độngđể tăng cường môi trường xã hội cho NCT.

Chương IV: Già hóa dân số, thực trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam.Chương này phân tích các đặc điểm của già hoá dân số Việt Nam; tình hình sức khoẻNCT Việt Nam.

Chương V: Chăm sóc y tế nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam. Chươngnày cập nhật các chính sách về CSSK cho NCT, thực trạng mạng lưới, nhân lực, tàichính và cung ứng dịch vụ CSSK cho NCT.

Chương VI: Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi. Chương này phân tích nhu cầuchăm sóc dài hạn của NCT Việt Nam, đánh giá thực trạng bảo đảm cung cấp dịch vụchăm sóc dài hạn cho NCT hiện nay, một số bài học kinh nghiệm quốc tế.

Chương VII: Môi trường xã hội đối với sức khỏe của người cao tuổi. Phân tích, đánhgiá môi trường xã hội bảo đảm các điều kiện về vật chất và tinh thần cho người caotuổi.

Chương VIII: Xác định các vấn đề ưu tiên và khuyến nghị giải pháp hướng tới mụctiêu già hóa khỏe mạnh. Chương này tóm tắt các vấn đề ưu tiên và những giải phápđược đề xuất nhằm bảo đảm cho già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam.

Phần Phụ lục bao gồm một bảng tóm tắt các chỉ số giám sát và đánh giá liên quan đếncác mục tiêu và nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm cuả ngành y tế và các SDG liên quan ytế cùng số liệu của giai đoạn 2011-2015 và mục tiêu năm 2020.

Phương pháp thực hiệnQuá trình xây dựng báo cáo JAHR 2016 được thực hiện dựa vào một số phương pháptiếp cận và yêu cầu chung, bao gồm:

Căn cứ vào bối cảnh kinh tế-xã hội và đặc điểm của hệ thống y tế Việt Nam đangtrong quá trình đổi mới và phát triển, dựa vào các tiêu chí công bằng, hiệu quả của hệthống y tế, để đánh giá đúng những kết quả, tiến bộ, những khó khăn, trở ngại trong

Page 13: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

13

việc thực hiện các mục tiêu cần hướng tới, đặc biệt là các nhiệm vụ đã đề ra, từ đó đềxuất các giải pháp tương ứng.

Tìm hiểu và vận dụng các khung lý thuyết phù hợp đối với từng cấu phần của hệthống y tế, cũng như đối với các chủ đề trọng tâm được đề cập trong báo cáo hằngnăm, để bảo đảm tính nhất quán, khoa học về quan niệm và cách tiếp cận, phù hợp vớixu thế hiện đại.

Chú trọng thảo luận với cán bộ, chuyên gia các Vụ, Cục liên quan của Bộ Y tế để làmrõ những vấn đề cần quan tâm để bảo đảm tiến độ thực hiện các nhiệm vụ đã đề ratrong kế hoạch 5 năm liên quan đến từng Vụ, Cục; kịp thời trao đổi thông tin và cungcấp các dự thảo báo cáo cho nhóm công tác của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tếchịu trách nhiệm điều phối xây dựng Báo cáo JAHR.

Các phương pháp cụ thể được sử dụng để xây dựng báo cáo, bao gồm: (i) Tổng hợpcác tài liệu có sẵn, gồm các văn bản chính sách, pháp luật và các tài liệu nghiên cứu,khảo sát, và (ii) Thu thập, xử lý ý kiến của các bên liên quan, nhất là của cán bộ quảnlý, chuyên gia ngành y tế và các bộ, ngành liên quan, các chuyên gia quốc tế.

Tổng hợp và xử lý các tài liệu sẵn có, gồm các văn bản của Đảng, Quốc hội, Chínhphủ, Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các bộ; các công trình nghiêncứu, khảo sát; các báo cáo của các bộ, ngành; báo cáo tổng kết chuyên ngành; tài liệucủa các tổ chức quốc tế và của nước ngoài. Nhóm điều phối tìm kiếm và cung cấp mộtsố tài liệu và số liệu thống kê chính; các chuyên gia chủ động tìm kiếm và chia sẻ cáctài liệu liên quan.

Việc thu thập và xử lý các ý kiến của các bên liên quan được thực hiện như sau:

Tổ chức 01 Hội thảo và 04 buổi thảo luận bàn tròn với các chuyên gia trongnước với sự tham gia của các đại biểu từ Nhóm đối tác y tế.

Đăng các dự thảo chương trên website của JAHR (www.JAHR.org.vn) để lấyý kiến của các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Gửi các dự thảo chương để lấy ý kiến của các Cục, Vụ và đơn vị của Bộ Y tếvà một số bộ, ngành liên quan.

Tổ chức thực hiệnCũng như các năm trước, JAHR 2016 được xây dựng với sự phối hợp chỉ đạo của BộY tế và Nhóm đối tác y tế với cơ cấu tổ chức điều hành việc xây dựng báo cáo gồm:

Nhóm điều phối, gồm đại diện Bộ Y tế, một điều phối viên quốc tế, một điều phốiviên trong nước và một số cán bộ hỗ trợ, có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề liênquan đến quản lý và hành chính, tổ chức hội thảo, tổng hợp các ý kiến đóng góp, bảođảm sự tham gia của nhiều bên trong quá trình xây dựng báo cáo; thực hiện biên tập,hoàn thiện báo cáo.

Chuyên gia tư vấn, gồm các chuyên gia trong nước từ Bộ Y tế, Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội và một số tổ chức phi chính phủ. Các chuyên gia này có kiếnthức, kinh nghiệm liên quan đến các cấu phần của hệ thống y tế, bảo trợ và chăm sócNCT, có nhiệm vụ dự thảo các chương của báo cáo, thu thập ý kiến của các bên liênquan và hoàn thiện các chương phù hợp với các góp ý và nhận xét chung.

Page 14: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

14

PHẦN MỘT: CẬP NHẬT HỆ THỐNG Y TẾPhần một của Báo cáo JAHR 2016 nhằm mục đích cập nhật các chính sách mới vàhoạt động mới, trong đó có việc đánh giá hoạt động thực hiện nhiệm vụ được Chínhphủ giao trong Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2016. Khung phân tích chung của hệthống y tế được thể hiện trong Hình 1.

Hình 1: Khung các thành phần của hệ thống y tế

Chương I. Quản trị hệ thống y tế và thông tin y tếNội dung của Chương này nhằm: (i) rà soát lại các nhiệm vụ trọng tâm về quản trị hệthống y tế và hệ thống thông tin y tế giai đoạn 2016 – 2020 và năm 2016; (ii) cập nhậtcác hoạt động chuẩn bị cho thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 – 2020; (iii) đánh giá kếtquả triển khai hoạt động quản trị hệ thống y tế và hệ thống thông tin y tế năm 2016;và (iv) trên cơ sở đó đề xuất một số nội dung ưu tiên cho năm 2017 cũng như cả giaiđoạn 2017 – 2020.

1. Các nhiệm vụ trọng tâm trong quản trị hệ thống y tế và hệthống thông tin y tế giai đoạn 2016 – 2020 và năm 2016Ngày 1/3/2016, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký văn bản số 139/KH-BYT ban hành Kếhoạch Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2016-2020, xácđịnh 9 nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế trong 5 năm tới, trong đó có các nhiệm vụliên quan đến quản trị hệ thống y tế và phát triển hệ thống thông tin y tế. Có 6 nhiệmvụ cụ thể trong lĩnh vực này, bao gồm:

Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế;

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về y tế;

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin;

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra;

Tăng cường hợp tác, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong lĩnh vực y tế;

Củng cố và tăng cường hệ thống thông tin y tế.

Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 7/1/ 2016, và Chương trình hành động thực hiện Nghịquyết (135 /CTr-BYT ngày 29/02/2016) đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tếtrong năm 2016. Liên quan quản trị hệ thống y tế với các nội dung sau:

Quản trị hệ thống y tế và Hệ thống thông tin y tế

Các đầu vào: Nhân lực y tế Tài chính y tế Dược phẩm,

sinh phẩm, vắcxin, trang thiếtbị, cơ sở hạtầng

Hoạt động cungứng dịch vụ: YTDP CSSKBĐ KCB, PHCN YHCT Dân số-KHHGĐ,

CSSKSS

Đầu ra, mục tiêu Phát triển kinh tế-

xã hội Tình trạng sức

khỏe Công bằng xã hội

Page 15: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

15

Hoàn chỉnh để trình Chính phủ ban hành Quy hoạch phát triển hệ thống y tếViệt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, phổ biến triển khai quyhoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Thực hiện đồng bộ mô hình trạmy tế (TYT) xã thuộc Trung tâm y tế (TTYT) huyện, không nhất thiết phải cóbác sĩ trong định biên mà luân phiên bác sĩ giữa TTYT và TYT xã.

Hoàn thành các dự án Luật trình Quốc hội (Luật Phòng, chống tác hại củarượu, bia; Luật về Máu và tế bào gốc; Luật dân số), các Đề án trình Chính phủ;Hoàn thành việc xây dựng các Thông tư trong kế hoạch xây dựng văn bản quyphạm pháp luật.

Xây dựng và hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách hànhchính của ngành y tế năm 2016 và giai đoạn 2016-2020; Nâng cao việc ứngdụng công nghệ thông tin, truyền thông trong hoạt động của các cơ quan đơnvị thuộc Bộ; Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và xác định chỉ số cải cáchhành chính của các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ Y tế.

Xây dựng và thực hiện tốt Kế hoạch Thanh tra năm 2016, tập trung vào: thanhtra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; hóa chất chế phẩm diệtcôn trùng và đồ gia dụng; kinh doanh, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùngcho trẻ nhỏ; thanh tra toàn diện một số đơn vị sự nghiệp công lập; việc thựchiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế; việc thực hiện chính sách, phápluật trong xã hội hóa công tác y tế; quản lý nhà nước về lĩnh vực dược; côngtác đấu thầu thuốc, giá thuốc và sử dụng thuốc; việc thực hiện chế độ thu, chitài chính và phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các dịch vụhành chính công mức độ 4, Dự án cơ chế một cửa ASEAN và cơ chế hải quanmột cửa quốc gia cơ quan Bộ Y tế.

Đối với phát triển hệ thống thông tin y tế, các ưu tiên trong năm 2016 gồm:

Thiết lập hệ thống quản lý thông tin đủ mạnh và hiệu lực giúp cho các nhàquản lý theo dõi và hoạch định chính sách có đủ thông tin có chất lượng mộtcách hệ thống, thường xuyên và kịp thời.

Tổng kết việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợpquốc trong lĩnh vực y tế. Xây dựng chương trình hành động và các chỉ tiêu cụthể để triển khai các Mục tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực y tế.

Trên cơ sở các nhóm mục tiêu, nhiệm vụ được đặt ra trên, phần còn lại của chương sẽtập trung đánh giá kết quả thực hiện và khó khăn, hạn chế. Từ đó sẽ xác định các vấnđề cần ưu tiên giải quyết trong năm 2017, và giai đoạn đến năm 2020.

2. Cập nhật kết quả triển khai hoạt động quản trị hệ thống y tếvà hệ thống thông tin y tế năm 2016Nhiệm vụ 1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tếTheo Kế hoạch Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016-2020, trong các nhiệm vụ liên quan quản trị hệ thống y tế có nhiệm vụ thứ nhất là Đổimới và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế từ trung ương đến địa phương theo Quyhoạch phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2025 theo hướng giảm đầu mối, phùhợp với hội nhập quốc tế nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực các tuyến. Trong đó có3 việc cụ thể: (i) sáp nhập bệnh viện (BV) huyện và TTYT huyện thành TTYT có 2chức năng là phòng bệnh, khám chữa bệnh (KCB) và quản lý các trạm y tế xã; (ii)

Page 16: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

16

từng bước sáp nhập các trung tâm, đơn vị làm nhiệm vụ dự phòng tuyến tỉnh thànhTrung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh (CDC), chuyển nhiệm vụ điều trị sang cácbệnh viện; (iii) sáp nhập các đơn vị kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, vắc xin, sinh phẩmy tế, ATTP, TTBYT ở trung ương thành đơn vị kiểm nghiệm, quản lý chất lượng thựcphẩm và dược phẩm. Thành lập một số trung tâm kiểm nghiệm vùng.

Kết quả đạt đượcVề tổ chức y tế trung ươngBộ Y tế tổ chức đánh giá thực hiện Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.Đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Bộ Y tế trong nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV (2016-2021), về cơ bảngiữ nguyên các nội dung trong Nghị định 63, theo đó Bộ Y tế là cơ quan của Chínhphủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: y tế dựphòng khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp ytâm thần; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; antoàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnhvực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Một số nội dung chi tiết có chỉnh sửa,cập nhật theo các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.

Về tổ chức y tế địa phươngBộ Y tế và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 51/2014/TTLT-BYT-BNVngày 11/12/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaSở Y tế và Phòng Y tế huyện. Bộ Y tế cũng đã xây dựng và ban hành Thông tư37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của TTYT huyện, Thông tư số 59/2015/TT-BYT ngày 31/12/2015 quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTYT tỉnh. Đây là cácvăn bản pháp lý quan trọng để tổ chức y tế địa phương tinh gọn, hiệu quả, đảm bảo sựphối hợp, tính liên tục trong cung ứng dịch vụ y tế (DVYT).

Tuyến tỉnh: Thông tư 51 quy định “…thực hiện mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnhtật ở tuyến tỉnh trên cơ sở sáp nhập các trung tâm có cùng chức năng; các trung tâmchuyên khoa, trung tâm có giường bệnh chuyển về bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc thànhlập bệnh viện chuyên khoa khi có nhu cầu và có đủ điều kiện về nguồn lực” (Hình 2).Đây là điểm mới có tính đột phá trong tổ chức hệ thống y tế dự phòng (YTDP). Tínhđến tháng 10/2016, đã có 23 tỉnh được UBND tỉnh ban hành quyết định quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, trong đó 17 tỉnh quy địnhthực hiện Trung tâm kiểm soát bệnh tật ở tuyến tỉnh. Mô hình y tế địa phương của cáctỉnh khác vẫn đang trong quy trình xem xét, phê duyệt của UBND các tỉnh.

Tuyến huyện: Thông tư 51 quy định “…TTYT huyện được tổ chức thống nhất trênđịa bàn cấp huyện, thực hiện chức năng về YTDP, KCB và PHCN; các phòng khámđa khoa khu vực (PKĐKKV), nhà hộ sinh khu vực (nếu có) và TYT xã, phường, thịtrấn trên địa bàn huyện là đơn vị y tế thuộc TTYT huyện…”; “…chỉ thành lập bệnhviện đa khoa ở tuyến huyện khi thực sự có nhu cầu, điều kiện và phải đáp ứng đủ tiêuchuẩn là bệnh viện hạng II trở lên…” (Hình 2). Đến tháng 10/2016, đã có 18 tỉnh quyđịnh thống nhất mô hình TTYT huyện thực hiện chức năng YTDP và KCB (14 tỉnhsáp nhập TTYT với bệnh viện huyện, 4 tỉnh đã có mô hình TTYT huyện thực hiện 2chức năng từ trước). Việc thực hiện tổ chức TTYT huyện có 2 chức năng phù hợp vớiđiều kiện thực tế, tránh đầu tư, dàn trải, tập hợp được về nhân lực, có thể điều động,

Page 17: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

17

luân chuyển, huy động cán bộ y tế giữa các tuyến, tăng kết nối giữa lĩnh vực YTDP vàKCB, đảm bảo được sự chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất giữa tuyến huyện và tuyến xã.

Tuyến xã: Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 33/2015/TT-BYT hướng dẫn chức năng,nhiệm vụ của TYT xã, phường, thị trấn. Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị địnhsố 117/2014/NĐ-CP về y tế xã. Đến nay đã có 62/63 tỉnh đã quy định TYT xã là đơnvị y tế thuộc TTYT huyện.Hình 2. Một số thay đổi về mô hình tổ chức y tế địa phương

Nguồn: Thông tư liên tịch số 51/2014/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015

Khó khăn, hạn chếMột loạt các Nghị định, Thông tư liên quan đến tổ chức y tế địa phương được banhành, trong khi Quy hoạch tổng thể về phát triển hệ thống y tế chưa được phê duyệt,đặt ra yêu cầu phải có kế hoạch hướng dẫn chi tiết về sắp xếp, tổ chức các khoa phòngtrong các đơn vị y tế tại địa phương. Chưa có văn bản về chức năng, nhiệm vụ và hoạtđộng của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh (CDC).

Đổi mới tổ chức y tế cần phải kèm theo các quy định chi tiết về tổ chức, sắp xếp lại vềcơ sở vật chất, nhân lực y tế (tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, hợpđồng), cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính. Tuy nhiên, chưa có các hướng dẫn cụ thểvề các nội dung này, ví dụ về nhân lực, các quy định về định mức biên chế quy địnhtại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sựnghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước đến nay không còn phù hợp với tổ chức và hoạtđộng của các cơ sở y tế (Hình 3).

Hình 3. Các quy định cần thiết để sắp xếp, tổ chức lại y tế địa phương

Đổi mới tổchức Nhân lực Cơ sở vật

chấtCơ chế

hoạt độngCơ chế chế

tài chính

Bệnh việnhuyện

Trung tâm Y tếhuyện

Trung tâm Y tế huyện2 chức năng

(bệnh viện hạng 2 cóthể hoạt động độc lập)

Trung tâm phòngchống Sốt rét, kýsinh trùng, côn

trùngTrung tâm Kiểm soátbệnh tật tuyến tỉnh

Trung tâm Ytế dự phòng

Trung tâmphòng chống

HIV/AIDS

Trung tâm kiểmdịch y tế quốc tế

Trung tâm phòng chốngbệnh xã hội

Trạm Y tế xã

Page 18: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

18

Nhiệm vụ 2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm phápluật về y tếNhiệm vụ thứ 2 trong Kế hoạch 5 năm của ngành y tế 2016-2020 là tiếp tục hoànthiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về y tế. Trong đó nhiệm vụ đòi hỏi cụthể là phải: (i) nâng cao năng lực hoạch định và vận động chính sách; (ii) tăng cườngxây dựng chính sách dựa trên bằng chứng; (iii) có sự tham gia rộng rãi của các tổ chứcchính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp và người dân.

Kết quả đạt đượcHệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực y tế tiếp tục được hoàn chỉnh. Quốc hội đãthông qua Luật Dược sửa đổi số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016, trong đó có một sốđiểm mới như chính sách phát triển công nghiệp dược (ưu tiên nghiên cứu, sản xuấtnguyên liệu làm thuốc từ nguồn dược liệu sẵn có tại Việt Nam, ưu tiên thuốc sản xuấttrong nước), chính sách quản lý giá thuốc, đăng ký thuốc, dược lâm sàng, chứng chỉhành nghề dược… Các văn bản luật khác cũng đã hoàn thành dự thảo chi tiết, dự kiếntrình Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia, Luật về máu và tế bào gốc,Luật Dân số và Luật Chuyển đổi giới tính (Bảng 1).Bảng 1. Tổng hợp quá trình phát triển các văn bản Luật trong lĩnh vực y tế vàcác lĩnh vực liên quan

Năm Tên Luật

1989 Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân

2005 Luật Dược2006 Luật PC nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

(HIV/AIDS)2006 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác2007 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm2007 Luật phòng chống bạo lực gia đình2008 Luật Bảo hiểm y tế2009 Luật khám bệnh chữa bệnh2009 Luật Người cao tuổi2010 Luật An toàn thực phẩm2012 Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá2016 Luật Dược (sửa đổi)2016 Luật Trẻ em2017 Luật phòng, chống tác hại rượu bia (dự kiến)2017 Luật Máu và tế bào gốc (dự kiến)2018 Luật Dân số (dự kiến)2018 Luật Chuyển đổi giới tính (dự kiến)

Bộ Y tế cũng đã tích cực hoàn thành để trình Chính phủ ban hành 11 Nghị định quyđịnh điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực y tế. Đặc biệt, Bộ Y tế đã xây dựng và trìnhChính phủ ban hành Nghị định 36/2016/NĐ-CP, trong đó lần đầu tiên áp dụng việcphân loại TTBYT theo quy định hội nhập, quản lý TTBYT theo chu trình vòng đờisản phẩm, thay đổi phương thức quản lý, áp dụng chung hình thức đăng ký lưu hànhsản phẩm TTBYT… Bộ Y tế ban hành 01 Thông tư liên tịch và 17 Thông tư của Bộ Ytế về các lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, y học cổ truyền, dược, đấu thầu mua thuốc,môi trường y tế [1].

Page 19: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

19

Nâng cao năng lực hoạch định và vận động chính sách, tăng cường xây dựng chínhsách dựa trên bằng chứng có sự tham gia rộng rãi của các tổ chức chính trị xã hội, xãhội nghề nghiệp và người dân cũng có sự tiến bộ nhất định. Các văn bản Luật, Nghịđịnh, Thông tư do Bộ Y tế xây dựng đều tuân thủ các quy định của Luật ban hành vănbản quy phạm pháp luật (Hộp 1).

Sử dụng thông tin cho xây dựng và hoạch định các chính sách dựa trên bằng chứngđược chú trọng thông qua các đề án xây dựng Luật, các nghiên cứu đánh giá, các hộithảo, vận động xây dựng chính sách…

Bộ Y tế tích cực thu thập từ thông tin từ phản hồi của người sử dụng dịch vụ để xâydựng các chương trình cải cách. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 4939/QĐ-BYT năm2016 phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án Đo lường sự hài lòng của người dân đốivới dịch vụ y tế công, giai đoạn 2016-2020; thành lập các đoàn công tác kiểm tra thựchiện Đề án đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng đến sự hàilòng của người bệnh tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Khó khăn, hạn chếQuá trình xây dựng các chính sách y tế mặc dù sử dụng các phương thức thu thậpthông tin, ý kiến khác nhau, tuy nhiên một số phương thức chưa đạt hiệu quả, ví dụxin ý kiến qua website nhận được rất ít góp ý. Sự tham gia của các bên liên quan đếnthực hiện chính sách (Sở Y tế, các cơ sở y tế) còn hạn chế nên một số chính sách đượcxây dựng chưa phản ánh đầy đủ thực tiễn;

Cơ chế phản hồi từ phía cơ quan soạn thảo văn bản, chính sách đối với các ý kiến gópý còn chưa phù hợp, chưa công bố rộng rãi các nội dung tiếp thu và không tiếp thu, lýdo không tiếp thu nên chưa thỏa mãn nhu cầu thông tin của các bên liên quan;

Hộp 1: Minh họa các bước thực hiện trong xây dựng Luật Dược (sửa đổi)

1. Tổ chức đánh giá 10 năm thi hành Luật dược 2005, tạo cơ sở khoa học và thựctiễn quan trọng cho việc xây dựng Dự án Luật dược (sửa đổi).

2. Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về dược; dịch và thamkhảo luật của một số nước về dược.

3. Tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm nước ngoài trong việc xây dựng và triểnkhai thực hiện văn bản pháp luật.

4. Tổ chức các hội thảo lấy ý kiến các nhà quản lý, các nhà khoa học và các chuyêngia về nội dung Dự án Luật.

5. Tổ chức các cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập để xin ý kiến về nội dung củaDự án Luật trong quá trình soạn thảo.

6. Tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản và thông qua các hội nghị giới thiệu Dự án Luậtđối với các Bộ, ngành, Sở Y tế, các cơ sở kiểm nghiệm thuốc, cơ sở KCB, cơ sởkinh doanh thuốc

7. Đăng trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Y tế để xin ý kiến rộngrãi các đối tượng chịu tác động của Dự án Luật và các đối tượng khác trong xãhội.

8. Xây dựng Báo cáo đánh giá tác động của Dự án Luật, Bản thuyết minh chi tiết Dựán Luật, đánh giá tác động thủ tục hành chính và Báo cáo về lồng ghép bình đẳnggiới trong Dự án Luật.

9. Xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về Dự án Luật.10. Trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội thông qua, ban hành Luật Dược (sửa

đổi).

Page 20: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

20

Đánh giá tác động thực hiện chính sách chưa thực hiện đầy đủ nên một số chính sách,quy định đã ban hành chưa khả thi với điều kiện thực tế. Ví dụ, quy định về thời gianthực hành tại cơ sở khám, chữa bệnh…

Việc tổng hợp tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về y tế còn hạn chế, một sốchính sách chậm được cập nhật, sửa đổi. Theo báo cáo của Chính phủ, từ tháng 1-10/2016, Bộ Y tế được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 105 nhiệm vụ, trong đóđã hoàn thành 19 nhiệm vụ (đúng hạn: 10, quá hạn: 9), chưa thực hiện trong hạn: 79nhiệm vụ, chưa thực hiện quá hạn 7 nhiệm vụ.1

Nhiệm vụ 3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng côngnghệ thông tinKế hoạch 5 năm của ngành y tế 2016-2020 cũng yêu cầu đẩy mạnh cải cách thủ tụchành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hệ thống y tế, trong KCB,thanh toán BHYT và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.

Kết quả đạt được100% các Vụ, Cục, Tổng cục của Bộ Y tế đã công bố phù hợp với tiêu chuẩn của Hệthống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2008. Tháng 5/2016, hoànthành kết nối liên thông gửi, nhận văn bản điện tử với Văn phòng Chính phủ. Đảmbảo kết nối, công khai tất cả văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hànhlên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế và công khai số liệu giải quyết văn bản đến và đitại trụ sở Bộ Y tế [2].

Bộ Y tế đã hoàn thành việc đơn giản hóa 221/225 thủ tục hành chính (98,2%); 100%các thủ tục hành chính công đã được cung cấp ở mức độ 2 trên Cổng thông tin điện tử.Bộ Y tế đã xây dựng được 37 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, liên tục cập nhật kếtquả trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, ứng dụng chữ ký số trong tất cả các phầnmềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 để trả kết quả trực tuyến cho doanh nghiệp.2

Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử và chỉđạo của Chính phủ về tin học hóa BHYT, Bộ Y tế phối hợp với BHXH Việt Nam đẩymạnh ứng dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT. Bộ Y tếđã ban hành Quyết định 5004/QĐ-BYT ngày 19/9/2016 phê duyệt mô hình kiến trúctổng thể hệ thống thông tin KCB BHYT; bắt đầu thực hiện kết nối liên thông toàn bộhệ thống KCB của các cơ sở y tế từ 30/6/2016 để nâng cao hiệu quả, minh bạch tronggiám định và thanh toán BHYT.

Về cải cách hành chính, chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) là công cụ quản lýmới trong triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn2011-2020. Bảng 2 cho thấy chỉ số PAR Index 2015 của Bộ Y tế có sự cải thiện rõ rệttừ 73,55 lên 86,58 điểm, tăng cao nhất trong số các Bộ. Xếp hạng của Bộ Y tế cũngtăng từ hạng 17 lên hạng 8. Điều này khẳng định những nỗ lực trong công tác chỉ đạo,điều hành của Bộ Y tế, đặc biệt là đánh giá của người dân về chất lượng ngành y tế,thái độ của viên chức ngành y tế cũng được cải thiện qua từng năm.

1 Thông báo kết luận của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra Bộ Y tế trong thựchiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, 6/11/20162 Theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ côngtrực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, có 4 mức độdịch vụ công trực tuyến, mức độ 4 là cao nhất cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) đượcthực hiện trực tuyến, trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưuđiện đến người sử dụng(http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?mode=detail&document_id=101050).

Page 21: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

21

Bảng 2. Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Y tế, 2012-2015

Năm PAR Index Xếp hạng Bộ, ngành

2012 64,78 19/192013 74,19 19/192014 73,55 17/192015 86,58 8/19

Nguồn: Báo cáo chỉ số cải cách hành chính-PAR Index 2015, Bộ Nội vụ[3]

Khó khăn, hạn chếỨng dụng CNTT trong KCB và thanh toán BHYT còn khó khăn, vướng mắc do mộtsố cơ sở KCB chưa sử dụng các công cụ CNTT hoặc sử dụng nhiều hệ thống do cácđối tác khác nhau cung cấp trên các nền tảng khác nhau. Chưa có hệ thống hạ tầng kếtnối mạng lưới y tế và trung tâm tích hợp dữ liệu lưu trữ và liên thông cơ sở dữ liệubệnh nhân, bệnh án điện tử giữa các cơ sở KCB trong toàn quốc. Danh mục dùngchung đã xây dựng, nhưng còn chưa ổn định, chưa đảm bảo tính khoa học, nhất quántrong quá trình cập nhật.

Nhiệm vụ 4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh traKế hoạch của ngành y tế 2016-2020 đồng thời yêu cầu phải tăng cường công tác kiểmtra, thanh tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ,chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân viphạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Kết quả đạt đượcBộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 25/KH-BYT ngày 14/1/2016 triển khai kế hoạchthực hiện Đề án nâng cao năng lực thanh tra y tế đến năm 2020 (Quyết định số2176/QĐ-TTg năm 2014). Các quy trình thanh tra về ATTP, thanh tra TTBYT vàthanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực y tếđược tích cực xây dựng, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4988/QĐ-BYT ngày16/9/2016 về việc ban hành 04 quy trình thanh tra ATTP.

Bộ Y tế đã tích cực đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thanh tra y tế nói chung và các lĩnhvực thanh tra chuyên ngành về y tế dự phòng và môi trường y tế, an toàn thực phẩmcho cán bộ thanh tra tại Bộ Y tế và các địa phương. Tổ chức 02 lớp đào tạo, phổ biếncác văn bản quy phạm pháp luật và 17 lớp tập huấn nghiệp vụ thanh tra và xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực y tế cho 2056 người ở các đơn vị, địa phương.

Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh tăng cường triển khai các đoàn thanh tra về YTDP, KCB,dược, mỹ phẩm và TTBYT, DS-KHHGĐ, hành chính và phòng, thống tham nhũng.Trong đó, Bộ Y tế đã tổ chức 51 đoàn thanh tra, ban hành 49 quyết định xử phạt; cácSở Y tế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 345 106 cơ sở, phát hiện 56 978 cơ sở(16,5%) vi phạm về ATTP. Qua thanh tra, đã kịp thời phát hiện và xử lý các tồn tại, vídụ về ATTP (sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn, viphạm quy định về lưu giữ hồ sơ về công bố hợp quy, chưa thực hiện đầy đủ xác nhậnkiến thức về ATTP…), về KCB (cơ sở sử dụng nhân viên không có chứng chỉ hànhnghề, quảng cáo không đúng chuyên môn trong giấy phép)….

Page 22: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

22

Khó khăn, hạn chếPhạm vi các lĩnh vực cần thanh tra rộng, số đơn vị cần kiểm tra, thanh tra lớn trongkhi số lượng cán bộ thanh tra chuyên ngành còn chưa đáp ứng nhu cầu. Tại địaphương, một số cán bộ thanh tra không ổn định, thường xuyên luân chuyển công tác;

Sự tham gia của chính quyền tại một số địa phương còn chưa kịp thời; Công tác phốihợp liên ngành trong hoạt động thanh tra tại một số nơi chưa được chặt chẽ.

Nhiệm vụ 5. Tăng cường hợp tác, chủ động và tích cực hội nhập quốc tếtrong lĩnh vực y tếNhiệm vụ tiếp theo trong lĩnh vực quản trị hệ thống y tế tập trung vào quan hệ quốctế, trong đó có 4 nhiệm vụ cụ thể. Thứ nhất yêu cầu tăng cường hợp tác, chủ động vàtích cực hội nhập quốc tế trong lĩnh vực y tế. Thứ hai, tiếp tục vận động sự hỗ trợ vềtài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế. Thứ ba là phốihợp các nước có chung đường biên giới trong phòng, chống các bệnh dịch nhưHIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi khác. Thứ tư, thực hiện cácgiải pháp để chủ động đối phó với tác động bất lợi của quá trình toàn cầu hóa và hộinhập quốc tế.

Kết quả đạt đượcBộ Y tế đang quản lý 34 chương trình, dự án ODA, trong đó có 17 dự án viện trợkhông hoàn lại, 17 dự án vốn vay, với tổng kinh phí tương đương 1,53 tỷ USD. Cácdự án viện trợ được triển khai tốt, góp phần quan trọng vào các hoạt động của ngành,như: xây mới, nâng cấp nhiều cơ sở đào tạo, khám chữa bệnh; mua sắm trang thiết bị,hỗ trợ đào tạo, phát triển nhân lực y tế, hỗ trợ xây dựng và thực hiện chính sách; hỗtrợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và nghiên cứu khoa học.

Bộ Y tế đã tham gia nhiều sự kiện, hội nghị, diễn đàn quốc tế quan trọng: Hội nghị Bộtrưởng Y tế các nước Châu Á về kháng kháng sinh (16/4/2016) tại Tokyo, Nhật Bản;Đại hội đồng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ 23-28/5/2016 và phiên họp 139 Hộiđồng chấp hành WHO (30-31/5/2016) …. Hội nhập tích cực trong các vấn đề y tếtoàn cầu, chủ động góp phần xây dựng các chính sách toàn cầu và khu vực trong lĩnhvực y tế tại các diễn đàn đa phương như WHO, APEC, ASEAN… và được bầu đảmnhiệm nhiều vai trò quốc tế quan trọng như thành viên Hội đồng chấp hành WHO(2016-2019), Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN (2016-2017).

Khó khăn, hạn chế Tiến độ thực hiện một số dự án ODA còn chậm, giải ngân thấp do chưa đồng

bộ về các thủ tục hành chính, hướng dẫn và quy định giữa Chính phủ với nhàtài trợ và giữa các nhà tài trợ.

Các nhóm công tác (Technical Working Group) trong khuôn khổ Nhóm cácđối tác hỗ trợ y tế (HPG) hoạt động chưa thường xuyên, liên tục nên mức độchia sẻ thông tin và điều phối nguồn lực còn hạn chế.

Nhiệm vụ 6. Củng cố và tăng cường hệ thống thông tin y tếKế hoạch 5 năm của ngành y tế đề ra hai nhiệm vụ cụ thể để phát triển hệ thống thôngtin y tế: (i) Củng cố và tăng cường hệ thống thông tin y tế thông qua việc đẩy mạnhtriển khai Kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống thông tin y tế giai đoạn 2016 - 2020và tầm nhìn 2030; (ii) thiết lập hệ thống quản lý thông tin đủ mạnh và hiệu lực giúpcho các nhà quản lý theo dõi và hoạch định chính sách có đủ thông tin có chất lượngmột cách hệ thống, thường xuyên và kịp thời.

Page 23: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

23

Kết quả đạt đượcQuốc hội đã ban hành Luật thống kê số 89/2015/QH13 ngày 23/11/2015, trong đó cómột số điểm mới như bổ sung hình thức thu thập thông tin thống kê sử dụng dữ liệuhành chính cho hoạt động thống kê nhà nước (ngoài điều tra thống kê và báo cáothống kê), ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến, công nghệ thông tin và truyềnthông vào hoạt động thống kê, quy định về phân tích và dự báo thống kê… Đây là cơsở pháp lý quan trọng để đẩy mạnh công tác thống kê trong lĩnh vực y tế.

Thông tin được phổ biến theo dạng xuất bản phẩm hằng năm như Niên giám thống kêy tế, Báo cáo chung tổng quan ngành y tế... Niên giám thống kê y tế hàng năm cònđược phổ biến dưới dạng file điện tử trên website của Bộ Y tế để tiện cho người sửdụng tiếp cận3. Một số địa phương, đơn vị đã có các website để phổ biến thông tin vềvăn bản pháp quy, thống kê y tế...

Bộ Y tế đã tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm được Chính phủ giao trong Nghịquyết 36a/2015/NQ-CP ngày 15/10/2015 về chính phủ điện tử, Quyết định số1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTTtrong cơ quan nhà nước; cụ thể đã ban hành Kế hoạch hành động số 1212/KH-BYTngày 31/12/2015, Quyết định số 445/QĐ-BYT ngày 5/2/2016 phê duyệt kế hoạch ứngdụng và phát triển CNTT trong ngành y tế giai đoạn 2016-2020.

Khó khăn, hạn chếHầu hết các chỉ tiêu thống kê đều thu thập qua báo cáo định kỳ, thời gian báo cáo cònchậm, không đầy đủ và thiếu chính xác, gây khó khăn cho việc tổng hợp, biên soạnniên giám thống kê hàng năm. Năm 2016, chỉ có 73% đơn vị báo cáo đầy đủ các biểuquy định trong Thông tư về thống kê và việc khai thác hồ sơ hành chính tuy đã ápdụng nhưng ở mức độ hạn hẹp.

Hầu hết các sản phẩm thông tin vẫn còn đơn giản, chủ yếu là các bảng biểu, đồ thị,biểu đồ dưới dạng ấn phẩm truyền thống như sách, tờ rơi, báo cáo. Chưa nhiều sảnphẩm phân tích và dự báo nguyên nhân tác động đến hoạt động y tế cũng như thựctrạng sức khỏe của người dân.

Ứng dụng CNTT trong công tác báo cáo, thống kê y tế được đẩy mạnh, tuy nhiênchưa có các quy định về việc thay thế báo cáo giấy bằng báo cáo điện tử. Các cơ sởvẫn thực hiện theo Quyết định số 4069/QĐ-BYT ngày 28/9/2001 của Bộ Y tế về việcban hành mẫu hồ sơ bệnh án. Một số cơ sở y tế đã triển khai hệ thống lưu trữ vàtruyền thông hình ảnh y tế (PACS)4 cho phép thay thế bản sao cứng của hình ảnh y tế(phim, ảnh truyền thống) bằng hình ảnh điện tử trên máy tính, nhưng chưa có hướngdẫn rõ ràng về việc không phải in phim.

Việc thu thập, xử lý, lưu trữ chuyển tải thông tin và công bố số liệu của vẫn còn mangtính thủ công. Dữ liệu thông tin ngành y tế vẫn bị phân mảnh, mỗi đơn vị triển khai hệthống phần mềm riêng, nhưng chưa kết nối được với nhau và chưa kết xuất được báocáo theo yêu cầu của Bộ Y tế nên nguy cơ gây trùng lặp, khó theo dõi, quản lý dữ liệu.

3. Các vấn đề ưu tiên3.1. Về hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế

3 Trang thông tin thống kê y tế của Bộ Y tế: http://moh.gov.vn/province/Pages/ThongKeYTe.aspx4 PACS (Picture Archiving and Comunication System): để tạo điều kiện cho công việc chẩn đoán hìnhảnh điện tử và cung cấp một phương pháp lưu trữ, cất giữ một cách kinh tế, phục hồi nhanh chóng cáchình ảnh đã chiếu chụp, truy cập vào hình ảnh đã được chụp với nhiều phương thức.

Page 24: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

24

Chưa có quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế làm cơ sở cho các địa phương xâydựng kế hoạch; chưa có chi tiết hướng dẫn về việc sắp xếp, đổi mới tổ chức và hoạtđộng của các cơ sở y tế, đặc biệt với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh.

3.2. Về xây dựng và hoàn thiện chính sáchVai trò tham gia của các bên liên quan trong xây dựng chính sách còn mờ nhạt; cơ chếphản hồi thông tin chưa kịp thời và minh bạch; chưa đánh giá đầy đủ các tác động củachính sách khi triển khai thực hiện.

3.3. Về cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tinChưa có một nền tảng CNTT thống nhất và một bộ danh mục dùng chung ổn định,khoa học làm cơ sở tích hợp đầy đủ các dữ liệu cần thiết phục vụ quản lý KCB, gópphần sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính BHYT cho KCB.

3.4. Về thanh tra, kiểm traPhạm vi thanh tra rộng, số lượng đơn vị cần thanh tra nhiều, trong khi số lượng vànăng lực cán bộ thanh tra chuyên ngành chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; việc phốihợp liên ngành trong hoạt động thanh tra chưa chặt chẽ và hiệu quả.

3.5. Về hợp tác quốc tếVướng mắc trong quy định, thủ tục hành chính làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện mộtsố dự án ODA. Hoạt động của các nhóm công tác chưa thường xuyên, liên tục làmảnh hưởng đến hiệu quả trong chia sẻ thông tin và điều phối nguồn lực.

3.6. Về hệ thống thông tin y tếThu thập và xử lý dữ liệu còn mang tính thủ công nên chậm cập nhật, thiếu chính xác;dữ liệu phân mảnh, thiếu kết nối, khó tổng hợp. Chưa có quy định về việc sử dụng báocáo điện tử thay thế báo cáo giấy.

4. Khuyến nghị giải pháp4.1. Đổi mới hệ thống tổ chức y tế Bộ Y tế sớm ban hành văn bản hướng dẫn về mô hình Trung tâm kiểm soát

bệnh tật; quy định về định mức biên chế trong các cơ sở y tế.

Xây dựng kế hoạch tổng thể để hướng dẫn các địa phương sắp xếp, tổ chức lạicác đơn vị y tế, đảm bảo tính thống nhất và nhất quán giữa các văn bản và quyhoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế.

4.2. Xây dựng và hoàn thiện chính sách Có quy định về cơ chế phản hồi về các góp ý chính sách, cần công khai minh

bạch cho tất cả các bên liên quan;

Thực hiện đánh giá tác động chính sách đầy đủ, độc lập và khách quan để nângcao chất lượng công tác xây dựng chính sách, pháp luật về y tế.

4.3. Cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin Tiếp tục cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế, tăng

số dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4, mức độ cao nhất.

Ban hành danh mục dùng chung (thuốc, vật tư, dịch vụ kỹ thuật…) đảm bảotính khoa học và có khả năng cập nhật mang tính hệ thống để thúc đẩy ứng

Page 25: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

25

dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT, nâng caohiệu quả sử dụng nguồn tài chính từ BHYT.

4.4. Thanh tra, kiểm tra Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức

của các đơn vị thuộc ngành y tế, cán bộ công chức, viên chức người lao độngthuộc ngành y tế về các lĩnh vực y tế liên quan đến thanh tra.

Tăng cường phối hợp với Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành và các cơ sở đàotạo trong và ngoài nước để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng thanh traviên, công chức thanh tra chuyên ngành về y tế và cộng tác viên thanh tra y tế.

Tổ chức thanh, kiểm tra định kỳ và đột xuất, phát hiện, xử lý nghiệm theo quyđịnh, công khai các cơ sở vi phạm.

4.5. Hợp tác quốc tế Tăng cường công tác theo dõi, giám sát các hoạt động của các dự án hợp tác

quốc tế. Phát hiện và xử lý kịp thời các vướng mắc nảy sinh trong quá trìnhthực hiện các chương trình, dự án ODA; kiến nghị với Bộ Y tế, nhà tài trợ vàcác tổ chức có liên quan để phối hợp tháo gỡ và xử lý.

Rà soát lại điều khoản tham chiếu của các nhóm công tác, thúc đẩy cơ chế hợptác, phối hợp giữa các Vụ, Cục của Bộ Y tế và các đối tác phát triển.

4.6. Hệ thống thông tin y tế Xây dựng và ban hành kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Luật thống kê

và các cuộc tổng điều tra thống kê trong năm 2017.

Sớm ban hành quy định về sử dụng báo cáo, dữ liệu điện tử thay thế cho cácbáo cáo giấy.

Xây dựng cổng thông tin tích hợp dữ liệu điện tử tập trung của Bộ Y tế để thuthập, tổng hợp, xử lý, kết xuất dữ liệu thông tin y tế đảm bảo tính chính xác,kịp thời và có độ tin cậy.

Xây dựng bộ chỉ số đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch 5 năm và các Mụctiêu phát triển bền vững liên quan đến lĩnh vực y tế.

5. Tổng quan về việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bềnvững liên quan đến y tếPhụ lục các chỉ số thống kê của báo cáo JAHR ở cuối bản báo cáo này sẽ tổng hợp cácchỉ số giám sát nhằm theo dõi việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)đến năm 2030 và Kế hoạch 5 năm của ngành y tế đến năm 2020. Có sự liên kết đángkể giữa hai nhóm chỉ số này. Trong bảng phụ lục, các chỉ số liên quan đến SDG đượchiển thị bằng màu xám.

Page 26: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

26

Chương II. Các nguồn lực đầu vào cho CSSKNội dung của Chương này nhằm: (i) rà soát lại các nhiệm vụ trọng tâm về các đầu vàođể cung cấp dịch vụ y tế giai đoạn 2016–2020 và năm 2016; (ii) cập nhật các hoạtđộng chuẩn bị thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016–2020; (iii) đánh giá kết quả triển khainhiệm vụ liên quan các đầu vào cho chăm sóc sức khỏe năm 2016; và (iv) trên cơ sởđó, đề xuất một số nội dung ưu tiên cho năm 2017 cũng như cả giai đoạn 2018-2020.

1. Các nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến nguồn lực đầu vàocho CSSK giai đoạn 2016–2020 và năm 2016Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân giai đoạn 2016–2020(Quyết định số 139/KH-BYT năm 2016) đã đưa ra một số mục tiêu liên quan đầu vàocho cung cấp DVYT. Nghị quyết Chính phủ số 01/NQ-CP (2016) và Chương trìnhcủa Bộ Y tế để thực hiện Nghị quyết số 01 (Công văn số 135/CTr-BYT) tập trung nỗlực vào một số nhiệm vụ trọng tâm cần được thực hiện trong năm 2016. Các nhiệm vụnày được trình bày trong phần dưới đây.

1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ liên quan nhân lực y tế Mục tiêu của Kế hoạch 5 năm: Bảo đảm sự cân bằng hợp lý trong phân bố

và sử dụng nhân lực y tế giữa các vùng, các cấp trong hệ thống y tế và giữađào tạo và sử dụng nhân lực y tế.

Nhiệm vụ trong Kế hoạch 5 năm: Phát triển nguồn nhân lực y tế. Thực hiệncó hiệu quả bộ quy tắc ứng xử và cải tiến đạo đức nghề nghiệp

Nghị quyết 01 của Chính phủ năm 2016: Cải cách đào tạo nguồn nhân lực ytế đáp ứng yêu cầu về chuẩn năng lực và nhu cầu của hệ thống y tế; Cải tiếnthái độ và phong cách phục vụ của nhân viên y tế nhà nước nhằm nâng cao sựhài lòng của bệnh nhân.

1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ liên quan tài chính y tế Mục tiêu kế hoạch 5 năm: Tăng nhanh tỷ trọng chi tiêu công cho y tế, thực

hiện bảo hiểm y tế toàn dân, tăng hiệu quả phân bổ và sử dụng NSNN. Hỗ trợngười nghèo và các đối tượng chính sách trong khám chữa bệnh.

Kế hoạch 5 năm: Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính y tế và thực hiện lộ trìnhbảo hiểm y tế toàn dân.

Nghị quyết 01 của Chính phủ năm 2016: Mở rộng phạm vi BHYT; Tìm giảipháp phù hợp để thực hiện BHYT hộ gia đình; Thúc đẩy việc thực hiện cơ chếtự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở y tế công lập; Từng bước thực hiệntheo lộ trình khung giá dịch vụ y tế mới trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ cácchi phí KCB, đồng thời hỗ trợ phù hợp cho đối tượng chính sách, người nghèo.

1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ liên quan đến thuốc, vắc xin và sinh phẩm Mục tiêu Kế hoạch 5 năm: Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm,

máu, chế phẩm máu có chất lượng với giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòngbệnh, chữa bệnh của nhân dân. Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

Nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm: Cải tiến mô hình tổ chức và quản lý thuốc, vắcxin, sinh phẩm và trang thiết bị y tế.

Page 27: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

27

Nghị quyết 01 của Chính phủ năm 2016: Tăng cường quản lý thuốc, vắcxin, sinh phẩm để bảo đảm an toàn, chất lượng, sẵn có với giá cả hợp lý; Ràsoát, ban hành các quy định về đấu thầu, đàm phán giá và mua thuốc tập trung.

1.4. Mục tiêu, nhiệm vụ liên quan đến cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế Mục tiêu Kế hoạch 5 năm: Bảo đảm cung ứng đủ TTBYT có chất lượng với

giá hợp lý. Sử dụng TTBYT an toàn, hợp lý và có hiệu quả. Phát triển cơ sở hạtầng y tế; phát triển y tế ở vùng nghèo, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm: Phát triển hệ thống y tế cơ sở.

Nghị quyết 01 của Chính phủ năm 2016: Tăng cường quản lý TTBYT;Củng cố và nawng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, đặc biệt ởkhu vực miền núi, biên giới và biển đảo.

2. Cập nhật kết quả triển khai hoạt động liên quan các đầu vàocho CSSK năm 2016Nhiệm vụ 1. Tăng cường chất lượng đào tạo và cải tiến phong cách, tháiđộ của nhân lực y tếCác văn bản pháp quy quan trọng mới ban hành

Quyết định 1568/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 27/04/2016 phê duyệt Kếhoạch nhân rộng và phát triển mô hình Phòng khám bác sĩ gia đình (BSGĐ) tại ViệtNam giai đoạn 2016-2020.

Quyết định số 2151/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 04/6/2015 phê duyệt Kếhoạch triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tếhướng tới sự hài lòng của người bệnh” với 7 nội dung chính: (i) Tập huấn kỹ nănggiao tiếp cho cán bộ y tế; (ii) Triển khai nhiệm vụ công tác xã hội trong bệnh viện(“chăm sóc khách hàng”); (iii) Quy định trang phục của CBYT; (iv) Tiếp tục thựchiện "đường dây nóng"; (v) Duy trì, củng cố hòm thư góp ý; (vi) Triển khai Đề án"Tiếp sức người bệnh trong Bệnh viện"; (vii) Xây dựng phong cách, thái độ phục vụvăn minh, thân thiện, không có tiêu cực.

Kết quả thực hiệnThực hiện đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế đápứng nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tếXây dựng mô hình đổi mới đào tạo nhân lực y tế theo hướng tiếp cận các mô hình đàotạo của các nước tiên tiến trên thế giới, đổi mới một số chương trình đào tạo chủ chốttheo hướng hình thành năng lực nhằm tạo ra nguồn nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu vàphù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, gắn đào tạo với sử dụng nhân lực y tế.Đào tạo y khoa tại Việt Nam được phân định rõ 2 hướng đào tạo là (1) hệ nghiên cứudo Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý và (2) hệ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do BộY tế quản lý. Bộ Y tế đã tiến hành tham vấn ý kiến sâu rộng để hoàn thiện mô hìnhđổi mới đào tạo nhân lực y tế thông qua việc tổ chức các phiên họp Hội đồng Hiệutrưởng các trường Đại học Y Dược, tổ chức hội thảo khoa học với sự tham gia của cácchuyên gia quốc tế về cải cách giáo dục y khoa.

Bộ Y tế đã nghiên cứu, đề xuất mô hình đổi mới đào tạo nhân lực y tế và đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung

Page 28: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

28

trình độ quốc gia Việt Nam5; theo đó, đào tạo y khoa gồm có bác sĩ y khoa và bác sĩchuyên khoa, trong đó bác sĩ y khoa tương đương trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoatương đương trình độ tiến sĩ.

Dự án Giáo dục đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET) củaNgân hàng Thế giới đã đóng góp về tài chính và kỹ thuật nhằm đổi mới đào tạo trướchành nghề đối với bác sĩ và điều dưỡng.

Triển khai xây dựng các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế,tăng cường quản lý chất lượng đào tạoNăm 2016, Bộ Y tế đã hoàn thành xây dựng và ban hành Chuẩn năng lực cơ bản củaBác sĩ Răng Hàm Mặt, tiếp tục triển khai xây dựng Chuẩn năng lực cơ bản các ngành:Y tế công cộng, Dược, Dinh dưỡng.

Đặc biệt, chất lượng đào tạo liên tục cho cán bộ y tế được đặc biệt chú trọng. Hiệnnay, mạng lưới đào tạo liên tục về y tế khá phát triển để thực hiện đào tạo liên tục cậpnhật, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế. Mạng lưới này tương đối đa dạngbao gồm các cơ sở đào tạo liên tục là các trường chuyên nghiệp y dược (105 cơ sở),bệnh viện, viện nghiên cứu thuộc trung ương, hội nghề nghiệp, các Sở Y tế và các đơnvị trực thuộc. Việc chuẩn hóa tài liệu và giảng viên là khâu then chốt để đảm bảo chấtlượng đào tạo liên tục. Bộ Y tế đã tiến hành thẩm định 25 chương trình và tài liệu đàotạo liên tục của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức khóa tập huấn, đào tạo cho giảng viêncho các Sở Y tế và đơn vị trực thuộc. Triển khai thử nghiệm kiểm định chất lượng đàotạo liên tục tại Sở Y tế Nam Định và Thành phố Hồ Chí Minh.

Để nâng cao chất lượng thực hành trong đào tạo nhân lực y tế, Bộ Y tế đã hoàn thànhdự thảo Nghị định quy định về tổ chức thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏetrình Chính phủ xem xét. Xây dựng cơ chế Viện - Trường để phối hợp giữa cơ sở giáodục và cơ sở thực hành trong đào tạo nhân lực y tế.

Hoạt động giám sát đào tạo nhân lực y tế được tăng cường, tập trung vào công tác đàotạo liên thông, liên kết, đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ sử dụng, công tác tuyểnsinh, đảm bảo bảo chất lượng đào tạo. Thực hiện các giải pháp đảm bảo chất lượngđào tạo sau đại học đặc thù ngành y tế, tổ chức thẩm định chương trình, tài liệu đàotạo chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2, bác sĩ nội trú.

Bộ Y tế đã tích cực phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác quản lý chấtlượng đào tạo nguồn nhân lực y tế. Hai Bộ phối hợp xây dựng tiêu chí đội ngũ giảngviên, tiêu chí cơ sở thực hành trong và ngoài trường. Một số quy định về đào tạo nhânlực y tế trình độ trung cấp được điều chỉnh để chuẩn hóa các chức danh nghề nghiệpđiều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật y, dược phải có trình độ từ cao đẳng trở lên.

Xây dựng đội ngũ nhân viên y tế có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ năng lựcthi hành nhiệm vụ, cụ thể hóa trong Đề án vị trí việc làm của từng đơn vịViệc triển khai Đề án vị trí việc làm, chuẩn hóa cán bộ theo các nhiệm vụ cụ thể diễnra tại các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sátchặt chẽ của Vụ Tổ chức – Cán bộ của Bộ Y tế. Bộ Y tế cũng xây dựng các quy địnhchuẩn hóa việc bổ nhiệm, thăng hạng cán bộ lãnh đạo, viên chức ngành y tế.

5Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định số 1981/QĐ-TTg phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dụcquốc dân và Quyết định số 1982/QĐ-TTg phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Page 29: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

29

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng củangười bệnh đã tạo sự chuyển biến ban đầu tại các cơ sở khám chữa bệnhBộ Y tế đã tổ chức các đoàn kiểm tra do Lãnh đạo Bộ dẫn đầu đến các bệnh viện trựcthuộc Bộ quản lý cũng như tại một số địa phương. Đồng thời, Bộ Y tế cũng chỉ đạoViện Chiến lược và Chính sách Y tế tiến hành đánh giá độc lập kết quả thực hiện Kếhoạch này tại các đơn vị được kiểm tra. Kết quả đánh giá độc lập6 cho thấy đã cónhững chuyển biến tích cực về nhiều mặt. Về nhận thức và cam kết thực hiện của lãnhđạo các cơ sở KCB; nhận thức, thái độ ứng xử và kỹ năng giao tiếp của nhân viên ytế: có 71% bệnh nhân nhận xét nhân viên y tế có thái độ cử chỉ thân thiện hơn.Chuyển biến về chất lượng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và ghi nhận của ngườibệnh: trên 61% bệnh nhân cho biết việc niêm yết thông tin về quy trình KCB tốt hơn,thời gian chờ đợi giảm hơn, cơ sở vật chất tại khu vực khám bệnh, điều kiện vệ sinhmôi trường, vệ sinh buồng bệnh được cải thiện hơn. Có 87,7% bệnh nhân đã biểu thịthái độ hài lòng đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại 10 bệnh viện được khảo sát. Nhưvậy, chỉ số hài lòng của các bệnh viện đã sớm đạt được theo yêu cầu về cải cách hànhchính của Chính phủ (>80% vào năm 2020). Năm 2016, trong tổng số 19 104 cuộcgọi đến đường dây nóng của Bộ Y tế, tỷ lệ cuộc gọi có nội dung phản ánh về thái độ,tinh thần trách nhiệm của y, bác sĩ chỉ chiếm 15,6%.

Khó khăn, hạn chế Chất lượng đào tạo nhân lực y tế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và tiến

trình hội nhập khu vực và quốc tế: Nội dung kiểm định chất lượng giáo dục ykhoa chưa được triển khai. Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo mớiđược ban hành, chưa được áp dụng để quản lý chất lượng đào tạo.

Chưa tăng cường, bổ sung chính sách đặc thù trong đào tạo nhân lực y tế: Chếđộ, chính sách đối với cán bộ y tế còn bất hợp lý, mức lương khởi điểm chưatương xứng với thời gian đào tạo. Thầy thuốc chưa được hưởng phụ cấp thâmniên nghề. Chưa có chính sách bền vững để thu hút những thầy thuốc có trìnhđộ chuyên môn cao, tay nghề giỏi làm việc lâu dài tại các vùng sâu, vùng xa,vùng khó khăn.

Phân bổ nhân lực y tế còn nhiều bất cập: không đồng đều về chất lượng giữacác vùng, các tuyến.

Chất lượng nhân lực y tế còn hạn chế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.

Khó có thể nâng cao năng lực đào tạo một số lượng lớn các y tá, nữ hộ sinh vàkỹ thuật viên y từ bậc trung học lên bậc cao đẳng trở lên đến năm 2025. Điềunày làm cho việc triển khai Thông tư 26/2015/TTLT-BYT-BNV trở nên khókhăn và tạo ra nguy cơ cao đến năm 2025, sẽ có sự thiếu hụt nguồn y tá, điềudưỡng và kỹ thuật viên đủ tiêu chuẩn, đặc biệt ở tuyến cơ sở.

Việc thực hiện quy định chuyển tất cả các cơ sở đào tạo Cao đẳng, trung cấp YDược sang Bộ LĐTBXH quản lý tạo sự biến động lớn, gây lúng túng, bất anđối với các cơ sở đào tạo cũng như học viên.

Việc phối kết hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác chỉ đạo, điềuhành đào tạo nhân lực y tế theo hướng đặc thù chưa hiệu quả.

6 Đánh giá độc lập nhanh theo phương pháp cắt ngang về ảnh hưởng của việc triển khai thực hiệnQuyết định số 2151/QĐ-BYT do Viện Chiến lược và Chính sách Y tế phối hợp với các địa phương, đơnvị tiến hành vào tháng 7 năm 2016 tại 10 cơ sở KCB công lập các tuyến trung ương, tỉnh, huyện.

Page 30: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

30

Nhiệm vụ 2. Đổi mới chính sách giá dịch vụ y tế, tự chủ tài chính, vàthực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dânCác văn bản pháp quy quan trọng mới xây dựng và ban hành

Bộ Y tế đã phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới xây dựng Chiến lược Tài chính y tếViệt Nam giai đoạn 2016-2025. Bản Chiến lược đã xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu cầnđạt của hệ thống tài chính y tế cũng như các giải pháp đồng bộ và hiệu quả. Trên cơsở đó, Bộ Y tế đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược Tài chính y tế. Bản Kếhoạch này giúp Bộ Y tế triển khai hiệu quả Chiến lược, đồng thời là cơ sở để Bộ huyđộng nguồn lực từ các đối tác quốc tế và trong nước hỗ trợ thực hiện các chính sáchtài chính y tế đã được đưa ra trong Chiến lược.

Kết quả thực hiệnThực hiện theo lộ trình khung giá dịch vụ y tế mớiTheo Thông tư 37/2015, lộ trình điều chỉnh giá viện phí được chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Mức giá gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù được thực hiệnkể từ ngày 01 tháng 3 năm 2016.

Giai đoạn 2: Mức giá gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lươngđược thực hiện kể từ ngày 01/07/2016. Thời điểm thực hiện cụ thể của các đơnvị, địa phương do Bộ Y tế xem xét, quyết định.

Các cơ sở KB, CB được cơ quan có thẩm quyền phân loại là đơn vị tự bảo đảm chithường xuyên, đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện mứcgiá gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương kể từ ngày 01/03/2016.

Tuy nhiên, việc thực hiện điều chỉnh giá viện phí phải được cân đối với mục tiêu kiểmsoát chỉ số giá tiêu dùng <5% theo Nghị quyết của Quốc hội, Quỹ BHYT vẫn cân đốiđược trong năm 2016, do đó theo chỉ đạo của Chính phủ, việc thực hiện lộ trình đãđược giãn ra, cụ thể như sau:

Đợt 1, từ ngày 01/03/2016, điều chỉnh mức giá bao gồm chi phí trực tiếp vàtính thêm chi phí phụ cấp đặc thù (phụ cấp ngày trực, phụ cấp phẫu thuật, thủthuật), áp dụng tại tất cả các đơn vị KCB BHYT, khoảng 1400 đơn vị. Mứcgiá tăng ước tính tăng thêm khoảng 30%.

Đợt 2, từ ngày 01/08/2016, mức giá điều chỉnh bao gồm tiền lương của cán bộy tế, áp dụng tại 16 tỉnh có tỷ lệ bao phủ BHYT trên 85%. Mức giá ước tínhtăng thêm khoảng 50%.

Đợt 3, từ ngày 12/10/2016, tiếp tục mở rộng thêm 16 tỉnh, nâng số tỉnh thựchiện mức giá bao gồm thêm tiền lương là 32 tỉnh.

Như vậy, sau 3 đợt điều chỉnh giá viện phí theo lộ trình, đã có 32 tỉnh, 36 bệnh viện tựchủ toàn phần và 441 cơ sở y tế tư nhân đã tính 5/7 yếu tố bao gồm cả tiền lương vàogiá viện phí. Theo dự kiến, năm 2017 sẽ tiếp tục mở rộng việc điều chỉnh giá viện phítại các địa phương và áp dụng điều chỉnh giá đối với bệnh nhân không có BHYT.Thông qua việc điều chỉnh giá bao gồm yếu tố tiền lương đã xóa bỏ bao cấp qua giá,chuyển phần ngân sách hỗ trợ cho bệnh viện sang hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụngthông qua BHYT, góp phần tăng tỷ lệ tham gia BHYT. Năm 2016 đã dành khoảng20 000 tỷ đồng để chi và hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách xã hội,bằng 27% tổng chi thường xuyên từ NSNN của ngành y tế. Việc điều chỉnh giá về cơ

Page 31: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

31

bản không làm ảnh hưởng đến người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, bảođảm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Đẩy mạnh việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp y tế công lậpBộ Y tế đã hoàn thành và trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định quy định cơchế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế thay thế Nghị định số85/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Một trong các nội dung quan trọng trong Dự thảoNghị định liên quan đến đề xuất mô hình Hội đồng quản lý bệnh viện. Bộ Y tế đãtham vấn chuyên gia quốc tế (Tổ chức Y tế thế giới, Ngân hàng Thế giới) hỗ trợ và tổchức các đoàn khảo sát, tìm hiểu mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước tại VNPT,mô hình quản lý bệnh viện tư nhân VINMEC, mô hình thí điểm cổ phần hóa bệnhviện Giao thông vận tải, mô hình quản lý bệnh viện của Xinh-ga-po.

Thực hiện lộ trình BHYT toàn dânTính đến tháng 12/2016, độ bao phủ của BHYT là 81,7%; vượt 5,7% so với mục tiêuQuốc hội giao (76%), vượt 2,7 điểm phần trăm so với mục tiêu Thủ tướng Chính phủgiao (79%) và đã đạt được mốc >80% dân số tham gia BHYT vào năm 2020. Số lượtKCB cả nước năm 2016 ước 148 triệu, tăng 14% so với năm 2015, số chi KCB ước69 410 tỷ tăng 41,6% so với số chi khám chữa bệnh BHYT năm 2015. Sau nhiều nămliên tục kết dư quỹ BHYT, năm 2016 đã chứng kiến mức bội chi khoảng 5 nghìn tỷđồng. Mức tăng chi phí này đã được dự báo trước là kết quả của việc thực hiện điềuchỉnh tăng giá dịch vụ y tế và thực hiện thông tuyến KCB BHYT tuyến xã, huyệntrong năm 2016.

Năm 2016, việc thực hiện một số nội dung được quy định trong Luật BHYT sửa đổi2014 đã có tác động tích cực trong đảm bảo, nâng cao quyền lợi người có BHYT. Cácnội dung này liên quan đến việc thực hiện thông tuyến trong khám chữa bệnh BHYTtại tuyến huyện, xã; quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh liên quan đếnbệnh lao; và xây dựng Gói Dịch vụ y tế cơ bản (DVYTCB).

Thực hiện Luật BHYT sửa đổi, bổ sung từ 01/01/2016, người có BHYT được khámchữa bệnh BHYT thông tuyến tại bệnh viện tuyến huyện, phòng khám đa khoa, trạm ytế xã trên địa bàn nội tỉnh và tại bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn toàn quốc. Qua 1năm thực hiện đã cho thấy những tác động nhất định đến người có thẻ BHYT, cơ sở ytế và quỹ khám chữa bệnh BHYT. Tác động tích cực rõ rệt nhất là đối với người cóthẻ BHYT được tự do lựa chọn cơ sở KCB tốt nhất, thuận tiện nhất từ tuyến huyện trởxuống trong phạm vi nội tỉnh và trong phạm vi toàn quốc đối với các bệnh viện tuyếnhuyện. Số liệu về KCB BHYT toàn quốc năm 2016 cho thấy xu hướng tăng lượt KCBtại huyện và giảm số lượt KCB tại xã. So với năm 2015, số lượt KCB bình quân/thẻtại tuyến huyện năm 2016 tăng 14,8% và số lượt khám bình quân tại trạm y tế xã giảm12,9%. Trong khi đó, chi phí bình quân một lượt KCB tại xã và huyện đều gia tăngvới tỷ lệ lần lượt là 51,4% và 34,2%; cao hơn so với tuyến tỉnh và trung ương (Hình4). Quy định thông tuyến cũng tạo động cơ cho các cơ sở KCB phải đổi mới phongcách phục vụ, nâng cao chất lượng KCB, thu hút bệnh nhân. Từ lợi ích của thôngtuyến đã tạo động lực để người dân tin tưởng, tích cực tham gia BHYT, góp phần đạtmục tiêu BHYT toàn dân.

Trong bối cảnh nước ta đã trở thành nước thu nhập trung bình thấp, các nguồn việntrợ cho y tế bị cắt giảm đã ảnh hưởng đặc biệt lớn đến một số lĩnh vực nhưHIV/AIDS, lao. Hơn 90% kinh phí đảm bảo nguồn thuốc kháng vi rút HIV (ARV)vốn được hỗ trợ từ các nguồn quốc tế. Giải pháp đưa ra để xử lý khoảng trống về tàichính này chính là nguồn từ BHYT. Bộ Y tế đã có Thông tư số 15/2015 quy định về

Page 32: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

32

khám chữa bệnh BHYT cho người nhiễm HIV và năm 2016 có Thông tư số04/2016/TT-BYT ngày 26/02/2016 quy định về khám bệnh, chữa bệnh và thanh toánchi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh lao. Ngoàira, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2188/QĐ-TTg (15/11/2016) quyđịnh việc thanh toán thuốc kháng vi rút HIV được mua sắm tập trung cấp quốc giabằng nguồn quỹ KCB BHYT và hỗ trợ người sử dụng thuốc kháng vi rút HIV. Quyếtđịnh này quy định việc thanh toán chi phí thuốc kháng virus HIV thực hiện theo quyđịnh về thanh toán, quyết toán chi phí KCB BHYT giữa cơ sở KCB với tổ chứcBHYT hiện hành đồng thời quy định trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố bố tríkinh phí mua thẻ BHYT cho 100% người nhiễm HIV. Trước đó, Bộ Y tế cũng đã banhành Công văn số 6741/BYT-AIDS về mở rộng BHYT cho người nhiễm HIV vàThông tư số 04/2016/TT-BYT quy định về KCB và thanh toán chi phí KCB BHYTliên quan đến KCB lao.Hình 4: Chi bình quân lượt khám bảo hiểm y tế, 2015-2016

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Năm 2016, Bộ Y tế đã rất tích cực xây dựng Gói Dịch vụ y tế cơ bản do BHYT thanhtoán theo quy định của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung. Việc xây dựng gói DVYTCBtheo hướng tập trung cho CSSK ban đầu, khám chữa bệnh tại tuyến xã là ở tuyến gầndân nhất, dễ tiếp cận nhất, đảm bảo chăm sóc liên tục đồng thời gây ít tốn kém nhấtcho người dân đều phù hợp với mục tiêu CSSK toàn dân. Gói DVYTCB này đượcxem như chuẩn năng lực cơ bản đối với các cơ sở y tế tuyến xã sẽ là cơ sở để xác địnhnhu cầu và thực hiện đầu tư nâng cao năng lực cho cơ sở y tế, đảm bảo tất cả các cơsở y tế phải có đủ khả năng để cung ứng các DVYTCB một cách có chất lượng. Dựthảo Thông tư về Gói DVYTCB sau nhiều lần xin ý kiến các bên liên quan trong cáccuộc Hội thảo đã được được Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo hoàn thiện để ký ban hànhsớm trong nửa đầu năm 2017.

Trong năm 2016, Bộ Y tế cũng đã tập trung xây dựng dự thảo Nghị định Quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, thay thế Nghị định105/2014. Dự kiến Nghị định này cũng sẽ sớm được ban hành trong năm 2017.

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính y tế

Page 33: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

33

Hiệu quả sử dụng nguồn tài chính hạn chế là một trong ba vấn đề ưu tiên về tài chínhy tế được xác định trong báo cáo JAHR 2015 [4]. Một loạt các giải pháp nhằm nângcao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính y tế, đặc biệt là tài chính công đã được đề xuấttrong báo cáo chung y tế 2015. Nhìn lại kết quả công tác tài chính y tế năm 2016 cóthể thấy một số giải pháp quan trọng đã được thực thi.

Trước hết phải kể đến việc xây dựng và ban hành Thông tư 35/2016/TT-BYT ngày28/9/2016 về danh mục, tỷ lệ và điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tếthuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT. Nội dung Thông tư quy định 3nhóm dịch vụ kỹ thuật y tế, bao gồm: (1) các dịch vụ có quy định cụ thể điều kiện, tỷlệ và mức giá thanh toán; (2) các dịch vụ có quy định cụ thể điều kiện thanh toán; (3)các dịch vụ tạm thời Quỹ BHYT chưa thanh toán. Việc quy định các điều kiện thanhtoán chặt chẽ chủ yếu liên quan đến các chỉ định lâm sàng cụ thể được xem là giảipháp để kiểm soát tình trạng chỉ định DVKT không cần thiết, gây lãng phí QuỹBHYT, tăng chi phí và có thể còn nguy hại đến sức khỏe bệnh nhân. Trong quá trìnhxây dựng Thông tư này, nhóm soạn thảo đã tổ chức nhiều buổi làm việc, tham vấn ýkiến các chuyên gia lâm sàng theo các chuyên khoa và bước đầu đã sử dụng kết quảđánh giá công nghệ y tế để làm cơ sở xác định các điều kiện thanh toán đối với một sốdịch vụ kỹ thuật.

Đổi mới phương thức chi trả là một nội dung quan trọng nhằm mục tiêu nâng cao hiệuquả sử dụng tài chính thông qua cơ chế khuyến khích phù hợp. Năm 2016, Bộ Y tế đãtích cực phối hợp với các đơn vị liên quan và chuyên gia quốc tế của Dự án EU hoànthiện Thông tư thanh toán theo định suất. Mô hình thanh toán theo định suất được đềxuất dựa trên tư vấn kỹ thuật của chuyên gia EU, bài học kinh nghiệm rút ra từ Đề án5380 thí điểm thanh toán định suất tại 4 tỉnh năm 2014 và điều chỉnh theo điều kiệnthực tế của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện thông tuyến khám chữa bệnhBHYT tuyến xã, huyện từ 1/1/2016. Theo Dự thảo mô hình đề xuất đưa vào Nghịđịnh sửa đổi Nghị định 105, bản chất phương thức thanh toán là khoán quỹ khámchữa bệnh ngoại trú BHYT theo số đầu thẻ sử dụng DVYT tại cơ sở bao gồm thẻđăng ký và thẻ sử đăng ký nơi khác nhưng có sử dụng dịch vụ tại cơ sở. Như vậy,trong điều kiện Việt Nam mô hình thanh toán theo định suất đã được điều chỉnh theohướng kết hợp khoán định suất và thanh toán theo phí dịch vụ có trần.

Năm 2016, Bộ Y tế tiếp tục triển khai Quyết định số 488/2015/QĐ-BYT về việc triểnkhai thí điểm phương thức chi trả chi phí KCB theo nhóm chẩn đoán (DRG) từ 2015-2020. Kế hoạch hoạt động năm 2016 đã được thông qua và triển khai, theo đó tậptrung vào công việc chuẩn bị cho triển khai thí điểm bao gồm thu thập, chuẩn hóa sốliệu tính toán thử tại Ninh Bình, tập huấn mã hóa, phân nhóm bệnh, xây dựng bộ côngcụ theo dõi, giám sát.

Thủ tướng đã ra Quyết định số 1387/QĐ-TTg ngày 13/7/2016 ban hành Danh mụcdịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Y tế - Dân số.Văn bản này làm rõ thêm khoảng chi cho y tế nào là trách nhiệm của nhà nước, cònkhoảng chi nào thuộc trách nhiệm BHYT hoặc nguồn tài chính khác.

Đẩy mạnh xã hội hóa y tế, khuyến khích phát triển hình thức hợp tác công tưNăm 2016 đánh dấu mốc 10 năm thực hiện chủ trương xã hội hóa dịch vụ y tế củaĐảng theo Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị năm 2005 và Nghị quyết Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ X năm 2006. Bộ Y tế đã dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm 2006-2016 việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng về xã hội hóa dịch vụ y tế. Tronglĩnh vực y tế, chủ trương xã hội hóa được cụ thể hóa dưới các hình thức sau: (1) Thumột phần viện phí; (2) Phát triển bảo hiểm y tế; (3) Thực hiện dịch vụ khám, chữa

Page 34: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

34

bệnh theo yêu cầu; (4) Phát triển y tế tư nhân; (5) Huy động nguồn lực tư nhân để pháttriển các cơ sở y tế công lập bao gồm: (i) liên doanh, liên kết để đầu tư trang thiết bị ytế; (ii) huy động vốn từ cán bộ nhân viên y tế; (iii) vay vốn từ các tổ chức tín dụng;(iv) đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Trong phần này sẽ chú trọng cập nhật nộidung liên quan đến khuyến khích phát triển hình thức hợp tác công tư theo Nghị quyết01 của Chính phủ.

Trong bối cảnh các đơn vị sự nghiệp công lập đang đẩy mạnh thực hiện tự chủ tàichính, nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước giảm thậm chí không còn nữa, việc huyđộng nguồn lực từ khu vực tư nhân để phát triển các cơ sở y tế công lập càng đượcquan tâm hơn. Thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động y tế của Đảng các đơnvị sự nghiệp công lập được huy động vốn của cán bộ công nhân viên, vay vốn của cáctổ chức tín dụng, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để đầu tư, lắp đặt trangthiết bị y tế cùng khai thác. Theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế sau khi tiến hành khảosát đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP tại các bệnh viện cônglập trong toàn quốc, khuyến khích hình thức vay vốn từ các tổ chức tín dụng đồngthời hạn chế huy động vốn của cán bộ, nhân viên bệnh viện. Bộ Y tế đã phê duyệt mộtsố dự án đầu tư, nguồn vốn NSNN (khoảng 30%) và vốn vay (khoảng 70%); các đơnvị chịu trách nhiệm trả gốc và lãi vay. Tính đến nay đã có 9 đơn vị đã ký hợp đồngvay khoảng 1944,8 tỷ đồng. Các đơn vị vay vốn tín dụng để đầu tư được thực hiện giádịch vụ tính đủ chi phí. Thực hiện quyết định và kê khai giá dịch vụ y tế theo quy địnhcủa pháp luật về giá. Đẩy mạnh triển khai Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014của Chính phủ về một số cơ chế chính sách phát triển y tế; ký kết hợp tác với Ngânhàng cổ phần thương mại đầu tư phát triển Việt Nam, Ngân hàng cổ phần thương mạicông thương Việt Nam về triển khai các gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ đầu tư phát triển ytế, tiếp tục nghiên cứu mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc lĩnh vực ytế. Đến nay, các bệnh viện công trong toàn quốc đã đăng ký vay hàng chục ngàn tỷđồng để đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu khám, chữabệnh cho nhân dân. Bộ Y tế đang chuẩn bị tổ chức hội nghị kêu gọi các nhà đầu tư đểthực hiện một số dự án theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực y tế.

Hoạt động liên doanh, liên kết đầu tư trang thiết bị, phát triển dịch vụ tại các cơ sở ytế công lập, đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân. Bộ Y tế đã ban hành Thôngtư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 hướng dẫn việc liên doanh, liên kết trangthiết bị y tế. Qua tổng hợp báo cáo của 22 Sở Y tế và 16 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế:đến nay trong ngành y tế triển khai khoảng 810 đề án liên doanh, liên kết với tổng sốvốn là 3.882 tỷ đồng. Theo số liệu báo cáo này, các đề án xã hội hóa chủ yếu tập trungvào ba lĩnh vực chủ yếu là thiết bị chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm và trang thiết bịphục vụ khám chữa bệnh (Hình 5).

Page 35: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

35

Hình 5. Lĩnh vực đầu tư của các đề án xã hội hóa y tế theo báo cáo đến năm2016

Nguồn: Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế

Xét về nguồn vốn huy động của các đề án xã hội hóa, chủ yếu nguồn tiền đầu tư từcác nhà đầu tư ngoài bệnh viện (83%), phần góp vốn từ cán bộ, nhân viên bệnh việnchiếm khoảng 15% (Hình 6). Các đề án xã hội hóa phần lớn được triển khai tại bệnhviện tuyến tỉnh và trung ương.

Hình 6. Nguồn vốn huy động cho các đề án xã hội hóa y tế theo báo cáo đếnnăm 2016

Nguồn: Số liệu của Vụ Kế hoạch, tài chính của Bộ Y tế

Việc liên doanh, liên kết để đầu tư trang thiết bị y tế và thực hiện dịch vụ khám, chữabệnh "theo yêu cầu" đã góp phần đổi mới trang thiết bị, đầu tư được các trang thiết bịcó giá trị lớn, thực hiện các kỹ thuật y tế cao trong hoàn cảnh ngân sách nhà nước đầutư cho y tế công lập còn hạn hẹp.

Năm 2016, Bộ Y tế đã xây dựng Dự thảo Thông tư hướng dẫn về tổ chức hoạt độngvà giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế công lập nhằm

Page 36: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

36

tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động này. Dự thảo Thông tưquy định điều kiện tổ chức, tiêu chuẩn hoạt động KCB theo yêu cầu, cấu thành giádịch vụ và mức giá tối đa.

Cải thiện hệ thống thông tin về tài chính y tếTrong năm 2016, việc xây dựng, củng cố hê thống thông tin KCB và thanh toánBHYT được sự quan tâm đặc biệt từ Chính phủ, Bộ Y tế và cơ quan BHXH ViệtNam. Mô hình kiến trúc tổng thể về hệ thống thông tin KCB và thanh toán BHYTtheo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ. Bộ Y tế đã Ban hànhchỉ tiêu đầu ra dữ liệu của phần mềm quản lý cơ sở KCB và Bộ mã danh mục dùngchung phiên bản số 04, gồm 8 danh mục: Danh mục dịch vụ kỹ thuật; thuốc tân dược;thuốc và vị thuốc y học cổ truyền; vật tư y tế; bệnh y học cổ truyền; máu và chế phẩmmáu; phân loại bệnh tật (ICD 10); Danh mục cơ sở KCB. Bộ mã danh mục dùngchung này đang được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện là tiền đề quan trọng cho việc kếtnối liên thông cơ sở dữ liệu giữa cơ sở KCB với cơ quan BHXH nhằm quản lý đầy đủ,chính xác thông tin về người bệnh và thuận lợi trong thanh toán chi phí khám, chữabệnh BHYT. Triển khai kết nối dữ liệu giữa các cơ sở KCB, thực hiện việc chuyển dữliệu yêu cầu thanh toán BHYT lên Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám địnhBHYT của BHXH Việt Nam từ 1/7/2016. Khi vận hành tốt, Cổng dữ liệu sẽ là công cụhiệu quả giúp quản lý dữ liệu khám chữa bệnh và thanh toán BHYT, đồng thời cóchức năng tổng hợp, phân tích, thống kê dữ liệu KCB trên toàn quốc.

Hệ thống Tài khoản y tế quốc gia là công cụ hữu ích trong theo dõi, phân tích, đánhgiá các nguồn tài chính liên quan đến sử dụng các hàng hóa và dịch vụ y tế trên phạmvi quốc gia thông qua việc phân tích hệ thống các chỉ tiêu tài chính y tế. Tại ViệtNam, Bộ Y tế đã tiến hành xây dựng Hệ thống Tài khoản y tế quốc gia cho các năm từ1998 đến 2012 với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Tổ chức Y tế thế giới. Năm2015, Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch tổng thể xây dựng Tài khoản y tế Việt Nam giaiđoạn 2015-2020, với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Dự án Quản trị và Tàichính y tế của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID/HFG). Năm 2016, Báo cáo“Tài khoản y tế Việt Nam và Tài khoản HIV/AIDS năm 2013” đã được công bố cungcấp bộ số liệu cập nhật về các dòng tài chính y tế theo bộ công cụ mới. Bên cạnh hệthống tài khoản y tế quốc gia, Bộ Y tế đã chỉ đạo xây dựng tài khoản y tế tuyến tỉnh.Hoàn thiện cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức thực hiện xây dựng hệ thống tài khoản ytế quốc gia và tuyến tỉnh, đào tạo về xây dựng tài khoản y tế tuyến tỉnh cho 5 tỉnhtham gia thí điểm.

Khó khăn, hạn chế Không đảm bảo duy trì được mức tăng Ngân sách nhà nước cho y tế: cắt giảm

ngân sách các chương trình mục tiêu y tế, không có kinh phí bố trí cho Đề án ytế cơ sở, tăng mức hỗ trợ cho các đối tượng tham gia BHYT.

Khó khăn trong việc tiếp tục mở rộng BHYT tới khu vực phi chính thức.

Việc thực hiện mua dịch vụ có tính chiến lược của BHYT xã hội còn hạn chếliên quan tới việc thực thi hiệu quả cơ chế hợp đồng, kiểm soát chất lượng, xácđịnh gói quyền lợi phù hợp, phương pháp chi trả phù hợp, thỏa thuận đạt mứcgiá tối ưu.

Khó khăn trong kiểm soát gia tăng chi phí: hành vi chỉ định dịch vụ không cầnthiết từ phía người cung ứng và hành vi sử dụng quá mức cần thiết từ phíangười có BHYT.

Page 37: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

37

Phương thức thanh toán chủ yếu vẫn theo theo phí dịch vụ; việc áp dụng cácphương thức chi trả mới còn rất hạn chế.

Chưa xác định được mô hình quản trị bệnh viện công phù hợp trong bối cảnhthực hiện tự chủ bệnh viện.

Tổng chi cho y tế so với GDP cao song mức chi tiền túi so với thu nhập quốcgia cũng tương đối ổn định ở mức cao (không giảm).

Nhiệm vụ 3. Hoàn thiện văn bản pháp luật thực hiện Luật Dược năm2016Các văn bản pháp quy quan trọng mới ban hành

Luật Dược 2016 đã được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 13 thông qua vào ngày06/04/2016 và có hiệu lực từ 01/01/2017, thay thế cho Luật Dược 2005. Một số nộidung mới trong Luật bao gồm các quy định về phát triển công nghiệp dược, thuốcYHCT, công tác dược lâm sàng và cơ chế quản lý giá thuốc. Sau khi ban hành Luật,Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành 04 Nghị định và 01 Quyết định của Thủ tướngChính phủ liên quan đến việc triển khai thi hành. Trong số đó, có Nghị định số54/2017/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Dược và Nghị định số 65/2017/NĐ-CP quyđịnh chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khaithác dược liệu. Các thông tư hướng dẫn vẫn đang được Bộ Y tế tích cực xây dựng.

Kết quả thực hiệnĐảm bảo cung ứng đủ thuốcNăng lực sản xuất thuốc trong nước được cải thiện: chiếm 36% về trị giá và 74% vềsố lượng (cao nhất trong các nước ASEAN), số lượng nhà máy GMP tăng mạnh, tăngcường hợp tác, chuyển giao công nghệ. Sản xuất thuốc generic phát triển mạnh, cácnhà máy trong nước đã sản xuất được hầu hết các dạng bào chế. Thuốc sản xuất trongnước đã đáp ứng gần 50% nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân. Riêng vắc xin đãcung ứng được 10/12 loại vắc xin trong chương trình TCMR và đã xuất khẩu đượccho một số thị trường như Châu Phi, Ấn Độ,….

Ngoài ra, thuốc nhập khẩu có số đăng ký xấp xỉ số đăng ký của thuốc sản xuất trongnước nhưng số lượng hoạt chất gấp đôi (1000); các dạng bào chế phức tạp, đặc biệtvẫn chủ yếu phải nhập khẩu.

Phát triển mạng lưới cung ứng thuốc với hơn 40 nghìn cơ sở bán lẻ thuốc và hơn 2nghìn cơ sở bán buôn thuốc trên toàn quốc; bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc đápứng nhu cầu dự phòng, KCB của nhân dân.

Quản lý giá thuốc: tăng cường công tác đấu thầu thuốc tại các bệnh việnThị trường thuốc cơ bản bình ổn, không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, bất hợp lýảnh hưởng tới công tác phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân.

Luật đấu thầu 2013 và Nghị định 63 ngày 26/6/2014: Đã có quy định cụ thể cho đấuthầu mua thuốc, bổ sung các phương thức đặc thù cho mua thuốc gồm đấu thầu tậptrung, đàm phán giá thuốc, bổ sung quy định ưu đãi thuốc sản xuất trong nước.

Bộ Y tế đã xây dựng hai thông tư hướng dẫn đấu thầu thuốc và tổ chức tập huấn, phổbiến cho các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện. Thứ nhất là Thông tư số09/2016/TT-BYT ngày 05/05/2016 ban hành danh mục thuốc đấu thầu, danh mụcthuốc đấu thầu tập trung và danh mục thuốc đàm phán giá. Thứ hai là Thông tư số

Page 38: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

38

10/2016/TT-BYT ngày 05/05/2016 ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đápứng yêu cầu điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp thuốc.

Trình và được Chính phủ ban hành Nghị quyết thành lập Trung tâm mua sắm tậptrung thuốc quốc gia trực thuộc Bộ Y tế (Nghị quyết số 112/NQ-CP), làm cơ sở để tổchức đấu thầu tập trung thuốc quốc gia và đàm phán giá thuốc.

Triển khai các giải pháp quản lý chất lượng thuốcKiểm tra và cấp giấy chứng nhận GP’s: Số lượng các nhà máy đạt GMP tăng mạnhvới 133 doanh nghiệp sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP. Ngoài ra, 175 cơ sở đạtGLP và 191 cơ sở đạt GSP, 08 nhà máy sản xuất thuốc tân dược đạt tiêu chuẩn GMP-PICs/EU/Nhật Bản.

Công nghệ sản xuất và kỹ thuật bào chế không ngừng cải tiến, tăng cường hợp tác,chuyển giao công nghệ. Việt Nam đã sản xuất được một số thuốc đòi hỏi trình độcông nghệ, yêu cầu kỹ thuật cao như thuốc đông khô, thuốc tiêm truyền, thuốc giảiphóng có kiểm soát, thuốc công nghệ sinh học, sản xuất được các thuốc generic tươngđương sinh học so với thuốc phát minh.

Tăng cường kiểm soát chất lượng thuốc: lấy mẫu giám sát chất lượng thuốc, lấy mẫukiểm tra chất lượng 100% lô thuốc nhập khẩu từ các cơ sở sản xuất thuốc nước ngoàicó thuốc vi phạm chất lượng và cập nhật công bố 03 đợt danh sách các cơ sở sản xuấtthuốc nước ngoài có thuốc vi phạm chất lượng.

Triển khai việc kiểm soát chất lượng dược liệu.

Sử dụng thuốc an toàn hợp lýTăng cường quản lý thuốc kê đơn: Xây dựng dự thảo Danh mục thuốc không kê đơnmới. Thực hiện theo dõi và báo cáo ADR.Tăng cường truyền thông mạnh mẽ về hiểmhọa từ việc sử dụng kháng sinh không hợp lý và nguy cơ kháng kháng sinh.

Đảm bảo an toàn vắc xinCục Quản lý Dược đã tiến hành kiểm tra cấp chứng nhận và giám sát hoạt động sảnxuất vắc xin của các cơ sở sản xuất vắc xin trong nước và có các công văn về việc xửlý, tạm ngừng sử dụng, thu hồi vắc xin vi phạm chất lượng.

Sản xuất thành công vắc xin phối hợp sởi – rubella và dự kiến đưa vào Chương trìnhTiêm chủng mở rộng từ năm 2017.

Khó khăn, hạn chế Chưa thiết lập cơ chế giám sát giá thuốc một cách thường xuyên và hiệu quả.

Chỉ số giá tiêu dùng về thuốc và dịch vụ y tế của Tổng cục Thống kê hiệnkhông đầy đủ để sử dụng cho mục đích giám sát giá thuốc.

Sử dụng thuốc chưa bảo đảm an toàn, hợp lý: bán thuốc không theo đơn còndiễn ra phổ biến, kê đơn kháng sinh quá mức. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh còncao, nguy cơ kháng kháng sinh đang gia tăng, thiếu năng lực và cơ chế để báocáo và quản lý phản ứng có hại của thuốc và sai sót trong dùng thuốc.

Quản lý chất lượng thuốc tân dược, thuốc YHCT, sinh phẩm và dịch vụ truyềnmáu chưa đồng bộ.

Tổ chức quản lý nhà nước về ATTP, dược phẩm, TTBYT đang được sắp xếplại nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc sáp nhập các đơn vị khác nhaucủa một hệ thống vốn bị phân mảnh. Vấn đề này được đề cập trong phần Quảntrị hệ thống y tế.

Page 39: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

39

Nhiệm vụ 4. Đổi mới quản lý trang thiết bị y tế, đầu tư cơ sở hạ tầng ởtuyến y tế cơ sởVăn bản pháp quy quan trọng mới ban hành

Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 về quản lý trang thiết bị y tế được banhành, là một nhiệm vụ quan trọng được liệt kê trong Kế hoạch 5 năm của ngành y tế.

Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về bảo đảm an toàn sinh họctrong phòng xét nghiệm.

Kết quả thực hiệnTiếp tục đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng: Tập trung vào các bệnh viện trungương và tuyến cuối, giảm quá tải bệnh viện (xây cơ sở mới ở khu vực ngoài nộithành, xây nhà cao tầng…)Tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng 05 bệnh viện trung ương và tuyến cuối theoQuyết định số 125/QĐ-TTg. Khánh thánh và đưa vào sử dụng nhiều bệnh viện có quymô hàng trăm giường bệnh như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng (700 giường),Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn (500 giường), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái (500giường).

Quyết định 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đềán Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới làm cơ sở quantrọng để củng cố, đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, pháttriển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của y tế cơsở, nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm y tế xã, thực hiện theo dõi, quản lý sức khỏeđến từng người dân. Hiện đang thực hiện việc huy động vốn từ Ngân hàng Thế giới vàNgân hàng Phát triển châu Á để đầu tư cơ sở hạ tầng và triển khai các sáng kiến để đạtđược mục tiêu của Đề án.

Đưa vào sử dụng hệ thống quản lý chất thải y tếKhoảng 54,4% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải. Hiện có trên 95% bệnhviện thực hiện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế nguy hại hằng ngày.

Quản lý trang thiết bị y tếNghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 về quản lý TTBYT, làm cơ sở để tăngcường quản lý nhà nước về TTBYT bảo đảm tính sẵn có, chất lượng, bảo trì và sửdụng TTB. Bộ Y tế đang xây dựng các Thông tư hướng dẫn các đơn vị, địa phươngthực hiện Nghị định.

Phát triển lĩnh vực Đánh giá công nghệ y tếNgành y tế, cùng với Hội Kinh tế Y tế Việt Nam, đang bắt đầu tiến hành đánh giákinh tế y tế đối với dược phẩm nhằm cung cấp bằng chứng để đưa các loại thuốc mớivào Danh mục thuốc BHYT. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế đã bắt đầu nỗ lựcđánh giá việc đầu tư và sử dụng MRI và các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh đắt tiền.

Tăng cường bảo quản, bảo dưỡng, kiểm chuẩn TTBYTTiếp tục tăng cường hoạt động của các trung tâm hiệu chuẩn và kiểm định chất lượngTTBYT khu vực. Các trung tâm này đóng một vai trò quan trọng trong việc huấnluyện về các lĩnh vực như an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm, quy trình vậnhành chuẩn trong phòng thí nghiệm, bảo đảm chất lượng TTBYT. Đây là nền tảng đểcải thiện kiểm định nội bộ chất lượng các phòng thí nghiệm y tế, cũng như kiểm địnhngoài về chất lượng.

Page 40: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

40

Khó khăn, hạn chế Thiếu kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho trạm y tế, phòng khám đa khoa khu

vực và TTYT tuyến huyện hai chức năng.

Quản lý chất thải y tế vẫn còn bất cập: còn các cơ sở y tế gây ô nhiễm nghiêmtrọng; ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng xử lý chất thải y tế, còn phải bảo đảmkinh phí hoạt động thường xuyên, và cho giám sát tuân thủ các tiêu chuẩn.

Vấn đề bảo đảm an toàn và chất lượng của các TTBYT chưa được kiểm soátchặt chẽ.

Quản lý TTB còn hạn chế: Một số danh mục TTB cần thiết, tiêu chuẩn kỹthuật xây dựng cho các loại cơ sở y tế khác nhau được xây dựng và ban hànhtừ trước năm 2010 chưa được cập nhật. Chưa có hệ thống thông tin dữ liệuphục vụ việc xây dựng kế hoạch. Việc xây dựng các danh sách hiện tại chưadựa trên cơ sở mô hình bệnh tật điều trị tại các cơ sở y tế và các thiết bị cầnthiết để thực hiện các dịch vụ theo quy trình điều trị cho những bệnh này.

Việc áp dụng đánh giá công nghệ y tế, tính toán chi phí hiệu quả trong đầu tưvà sử dụng TTBYT kỹ thuật cao, đắt tiền trong chẩn đoán và điều trị còn rấthạn chế.

3. Các vấn đề ưu tiên3.1. Nhân lực y tế Chất lượng đào tạo nhân lực y tế chưa đáp ứng được nhu cầu. Năng lực cán bộ

y tế còn hạn chế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.

Thông tư 26 yêu cầu điều dưỡng, nữ hộ sinh và kỹ thuật viên đạt trình độ caođẳng trở lên vào năm 2025 sẽ có tác động tiêu cực đến việc cung cấp nhân lựcy tế đang làm việc ở tuyến cơ sở, trừ khi có các giải pháp khẩn trương để nângcao năng lực của các cơ sở đào tạo hoặc giảm các mục tiêu yêu cầu.

Chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế còn bất hợp lý, chưa khuyến khích thầythuốc có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi làm việc lâu dài tại các khuvực khó khăn. Chính sách hiện nay vẫn khuyến khích việc cung ứng nhiềudịch vụ chứ chưa khuyến khích hiệu quả trong việc bảo đảm sức khoẻ củangười bệnh.

3.2. Tài chính y tế Việc gia tăng đầu tư NSNN cho y tế cũng như mở rộng BHYT tới khu vực phi

chính thức gặp khó khăn; chi tiêu từ tiền túi của người dân vẫn ở mức cao.

Hạn chế trong thực hiện mua sắm chiến lược của BHYT và kiểm soát gia tăngchi phí BHYT cũng như triển khai các phương thức thanh toán mới.

Chưa xác định được mô hình quản trị bệnh viện công phù hợp để kiểm soátviệc gia tăng chi phí y tế trong bối cảnh thực hiện tự chủ bệnh viện.

3.3. Dược, sinh phẩm Chưa thiết lập được cơ chế giảm sát giá thuốc thường xuyên và hiệu quả.

Sử dụng thuốc chưa bảo đảm an toàn, hợp lý; nhất là với thuốc kháng sinh.

3.4. Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng y tế Thiếu kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho y tế cơ sở.

Page 41: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

41

Quản lý chất thải y tế còn nhiều bất cập, cả trong đầu tư, vận hành và giám sátchất lượng.

Việc quản lý trong đầu tư, sử dụng, giám sát chất lượng và an toàn TTBYTcòn hạn chế.

4. Khuyến nghị4.1. Nhân lực y tế Đẩy mạnh đổi mới nội dung chương trình đào tạo kết hợp với áp dụng kiểm

định chất lượng giáo dục y khoa và chuẩn đầu ra trong quản lý chất lượng đàotạo nhân lực y tế.

Tăng cường công tác đào tạo liên tục, đào tạo tại chỗ cho các bộ y tế tuyến cơsở phù hợp với nhu cầu về mô hình bệnh tật và đặc thù công việc.

Thực hiện đổi mới đào tạo nhân lực y tế theo Khung cơ cấu hệ thống giáo dụcquốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam đi đôi với chế độ đãi ngộtương xứng cho cán bộ y tế. Nghiên cứu xây dựng các cơ chế tài chính để thuhút và tạo động lực làm việc đối với cán bộ y tế tuyến cơ sở.

4.2. Tài chính y tế Tăng cường công tác tuyên truyền, đơn giản các thủ tục hành chính trong việc

đăng ký tham gia BHYT, kết hợp với mở rộng quyền lợi của người có thẻBHYT trên cơ sở tăng giá viện phí theo lộ trình.

Xây dựng đề án về thực hiện mua sắm chiến lược của BHYT; tăng cường ứngdụng CNTT để bảo đảm minh bạch trong quản lý KCB và thanh toán KCBBHYT, kiểm soát việc lạm dụng chi phí KCB BHYT từ cả hai phía ngườicung ứng và người sử dụng. Mở rộng triển khai các phương thức thanh toántheo định suất, DRG.

Sớm ban hành Nghị định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập tronglĩnh vực y tế thay thế Nghị định số 85/2012/NĐ-CP; triển khai thí điểm và rútkinh nghiệm về mô hình Hội đồng quản lý bệnh viện ở các bệnh viện tự chủ.

4.3. Thuốc, vắc xin và sinh phẩm y tế Tiếp tục rà soát để ban hành các quy định về đấu thầu, đàm phán giá thuốc và

mua thuốc tập trung. Xây dựng các Trung tâm mua sắm và thực hiện đấu thầuthuốc tập trung ở trung ương và các địa phương để hạn chế tình trạng chênhlệch lớn về giá thuốc tại các cơ sở y tế.

Tăng cường công tác tuyên truyền, kết hợp với đẩy mạnh thanh tra, kiểm traviệc kê đơn, bán thuốc theo đơn và sử dụng kháng sinh tại các cơ sở y tế cũngnhư trong cộng đồng. Đẩy mạnh hoạt động báo cáo và quản lý phản ứng có hạicủa thuốc và sai sót trong dùng thuốc.

4.4. Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng y tế Tăng đầu tư từ nguồn NSNN cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở tuyến y tế cơ sở;

đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các bệnhviện tuyến tỉnh và trung ương.

Tiếp tục kiểm soát việc xử lý chất thải y tế; nhất là ở các cơ sở gây ô nhiễm;giám sát việc thiết kế và thực hiện phương án xử lý chất thải y tế ở các cơ sởmới được xây dựng.

Page 42: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

42

Tăng cường quản lý TTBYT theo Nghị định số 36/2016/NĐ-CP, thực hiệnđánh giá công nghệ y tế trong đầu tư TTBYT kỹ thuật cao đắt tiền, kiểm soátviệc sử dụng và giám sát chất lượng và an toàn trong quá trình sử dụng.

Page 43: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

43

Chương III. Cung ứng dịch vụ y tếNội dung của Chương này nhằm: (i) rà soát lại các nhiệm vụ trọng tâm về cung ứngdịch vụ y tế (DVYT) giai đoạn 2016-2020 và năm 2016; (ii) cập nhật các hoạt độngchuẩn bị cho thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 – 2020; (iii) đánh giá kết quả triển khaihoạt động cung ứng dịch vụ năm 2016; và (iv) trên cơ sở đó đề xuất một số nội dungưu tiên cho năm 2017 cũng như cả giai đoạn 2017-2020.

1. Các nhiệm vụ trọng tâm trong cung ứng dịch vụ y tế giaiđoạn 2016-2020 và năm 2016Ngày 1/3/2016, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký văn bản số 139/KH-BYT ban hành Kếhoạch Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2016-2020, xácđịnh 9 nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế trong 5 năm tới, trong đó có 5 nhiệm vụliên quan trực tiếp đến cung ứng DVYT, gồm:

Giảm quả tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ KCB và PHCN;

Phát triển mạng lưới y tế cơ sở, chú trọng dự phòng nâng cao sức khoẻ;

Đẩy mạnh CSSK BMTE, dân số KHHGĐ;

Đổi mới mô hình tổ chức, quản lý VSATTP, dược, vắc xin, sinh phẩm vàTTBYT;

Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe.

Ngày 7/1/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ,giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vàdự toán ngân sách nhà nước năm 2016. Nhiệm vụ chung liên quan đến cung ứng dịchvụ y tế được đề cập trong Nghị quyết 01 là đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế,với một số nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm dịch vụ như sau.

Về Y tế dự phòng: Chủ động, tích cực phòng, chống dịch bệnh, tăng cườngquản lý môi trường y tế; Đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về quản lýchất lượng, VSATTP theo Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009của Quốc hội và Luật ATTP năm 2010.

Về Chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ): Củng cố và nâng cao hiệu quảhoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, chú trọng phát triển y tế ở khu vực miềnnúi, biên giới, hải đảo.

Về Khám chữa bệnh, Phục hồi chức năng: Nâng cao chất lượng KCB; Tiếptục triển khai các giải pháp thực hiện đề án giảm quá tải bệnh viện. Từng bướcthiết lập lại hệ thống chuyển tuyến trong KCB, khuyến khích việc KCB đúngtuyến; Khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập và hình thức hợp tác công-tư; Phát triển các dịch vụ KCB phổ cập hướng tới bao phủ CSSK toàn dân kếthợp với phát triển các dịch vụ y tế chuyên sâu, dịch vụ y tế kỹ thuật cao.

Về Y dược học cổ truyền: Hiện đại hóa và phát triển y học cổ truyền, kết hợpy học cổ truyền với y học hiện đại.

Về Dân số Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ), Sức khoẻ bà mẹ trẻ em(SKBMTE): Trên cơ sở kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vềDS-KHHGĐ trong giai đoạn vừa qua và điều kiện hiện tại, xác định mục tiêu,giải pháp phát triển dân số bền vững, bảo đảm tỷ lệ sinh thay thế và nâng caochất lượng dân số.

Page 44: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

44

Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ được đặt ra trong Nghị quyết 01/NQ-CP, ngày29/2/2016, Bộ Y tế đã xây dựng chương trình hành động, cụ thể hoá 18 nhóm giảipháp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành y tế trong năm 2016 (Văn bản số135/CTr-BYT).

2. Cập nhật một số chính sách mới ban hành liên quan đếnlĩnh vực cung ứng dịch vụ y tếĐể triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm đạt các mục tiêu kế hoạch năm 2016 và 5năm 2016-20120, nhiều văn bản chính sách mới đã được ban hành cuối năm 2015 vàđầu năm 2016. Phần này chỉ tổng hợp một số văn bản, chính sách chung có liên quanđến toàn bộ hoạt động cung ứng DVYT; các văn bản, chính sách riêng cho lĩnh vực sẽđược đề cập trong phần cập nhật kết quả hoạt động.

Chính sách nổi bật nhất liên quan đến lĩnh vực cung ứng DVYT trong năm qua là cácquy định nhằm sắp xếp lại hệ thống tổ chức cung ứng dịch vụ theo hướng tinh gọn,hiệu quả, đảm bảo sự phối hợp và tính liên tục. Mạng lưới YTDP tuyến tỉnh được tổchức lại theo mô hình Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) trên cơ sở sáp nhập cáctrung tâm có cùng chức năng và chuyển các Trung tâm có giường bệnh về các bệnhviện tuyến tỉnh theo Thông tư liên tịch số 51/2014/TTLT-BYT-BNV và Thông tư số59/2015/TT-BYT (Xem Chương I).

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 hướng dẫn chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTYT huyện theo mô hình Trungtâm với hai chức năng YTDP và KCB, chịu trách nhiệm quản lý các TYT. Với tuyếnxã, Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 33/2015/TT-BYT hướng dẫn chức năng,nhiệm vụ của TYT xã, phường, thị trấn; trong đó, bổ sung thêm nhiệm vụ quản lý sứckhoẻ cộng đồng và tăng cường sự kết nối giữa YTDP và KCB. Đến cuối năm 2016 đãcó 62/63 tỉnh, thành phố áp dụng mô hình TTYT quản lý hoạt động của các TYT.

3. Cập nhật kết quả triển khai hoạt động cung ứng dịch vụ y tếnăm 2016Phần này chủ yếu cập nhật các biến động lớn và kết quả triển khai một số hoạt độngchính thực hiện các nhiệm vụ của Nghị quyết số 01/NQ-CP trong cung ứng dịch vụ ytế. Hoạt động cung ứng DVYT được cập nhật theo 5 lĩnh vực chính: (1) Y tế dựphòng; (2) Chăm sóc sức khoẻ ban đầu; (3) KCB và PHCN; (4) Y dược học cổ truyềnvà (5) Dân số, KHHGĐ, SKBMTE.

Nhiệm vụ 1. Cung ứng dịch vụ Y tế dự phòng1. Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễmVăn bản, chính sách mớiĐể thể chế hoá công tác giám sát dịch bệnh truyền nhiễm, ngày 28/1/2016, Thủ tướngChính phủ ban hành Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg quy định điều kiện công bố dịch,công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm. Bộ Y tế đã xây dựng Kế hoạch phòng chống dịchbệnh truyền nhiễm năm 2016 (Quyết định số 827/QĐ-BYT) cùng các Kế hoạch,chương trình hành động, hướng dẫn chuyên môn trong phòng chống dịch bệnh, cả vềhoạt động giám sát, chẩn đoán và điều trị, đặc biệt là với dịch bệnh do vi rút Zika, Hộichứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV) và sốtxuất huyết. Để tăng cường trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác phòngchống dịch bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế cũng đã có Công văn số 6606/BYT-DP đề

Page 45: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

45

nghị các tỉnh, thành phố thực hiện việc xử phạt hành chính các trường hợp cố tìnhkhông thực hiện các biện pháp phòng chống dịch của địa phương.

Kết quả triển khai hoạt độngNgành y tế đã tăng cường triển khai các hoạt động giám sát, chủ động phòng chốngcác dịch bệnh truyền nhiễm trên diện rộng, đặc biệt với dịch sốt xuất huyết và dịchbệnh do vi rút Zika. Đẩy mạnh các hoạt động giám sát, phòng chống dịch sốt xuấthuyết tại các điểm nóng ở Tây Nguyên, triển khai các hoạt động hưởng ứng ngàyASEAN phòng, chống sốt xuất huyết năm 2016; tổ chức Lễ phát động và ký cam kếtthực hiện chiến dịch "Người dân tự diệt lăng quăng, bọ gậy phòng chống dịch bệnh dovi rút Zika và Sốt xuất huyết” ở 55 tỉnh, thành phố có nguy cơ cao [2].

Các dịch bệnh được ngăn chặn, phát hiện và khống chế kịp thời, không có dịch bệnhlớn xảy ra. Tỷ lệ mắc và tử vong do các dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành hầu hết đềugiảm so với năm 2015 (giảm 27,8% số mắc thương hàn, 11,2% số mắc viêm não virút, 16,8% số mắc tay chân miệng; giảm 28% số tử vong do sốt xuất huyết và 80% sốtử vong do tay chân miệng). Cả nước ghi nhận được 152 trường hợp mắc bệnh do virút Zika tại 9 tỉnh, thành phố7 trong tổng số 4299 mẫu xét nghiệm vi rút Zika, trong đócó 01 trường hợp trẻ đầu nhỏ nhiều khả năng liên quan đến vi rút này [2].

Một số ổ dịch truyền nhiễm ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng như dịch Lỵ trực khuẩnvới 196 trường hợp mắc, 01 trường hợp tử vong, dịch Coxackie với 27 trường hợpmắc, 07 trường hợp tử vong,… đều được khống chế kịp thời.

Khó khăn, hạn chế Các dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành như SXH, tay-chân-miệng vẫn có tỷ lệ

mắc cao và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch do tác động của biến đổimôi trường, nhận thức của người dân còn hạn chế cộng với tâm lý chủ quandẫn đến thực hành các biện pháp phòng chống dịch chưa tốt trong khi chưa cócác biện pháp dự phòng đặc hiệu. Năm 2016, cả nước ghi nhận 106,3 nghìntrường hợp mắc sốt xuất huyết tại 56 tỉnh, thành phố, tăng 6,5% so với năm2015 [2]. Vắc xin phòng sốt xuất huyết Dangaxia có giá thành cao lên đến 150USD cho 3 liều, trong khi hiệu quả chưa cao, nhất là với týp D2 nên chưađược phép thử nghiệm để nhập khẩu sử dụng.

Các bệnh mới nổi có nguy cơ xâm nhập và xuất hiện dịch cao trong bối cảnhtoàn cầu hoá, mở rộng giao lưu đi lại. Trong khi đó, các biện pháp phòng ngừatừ xa như kiểm soát người nhập cảnh tại các cửa khẩu, giám sát các đối tượngcó nguy cơ và tuyên truyền cho du khách và người dân địa phương đều khôngđặc hiệu và việc triển khai vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt với bệnh dovi rút Zika đang lan ra ở các nước châu Á và vi rút đã được phát hiện ở ViệtNam và với bệnh do MERS-CoV đã được ghi nhận ở nhiều nước ngoài khuvực Trung Đông và có liên quan đến du lịch như ở Trung Quốc, Thái Lan,…

2. Tiêm chủng mở rộngVăn bản, chính sách mớiNăm 2016, Bộ Y tế đã phê duyệt Kế hoạch bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệtgiai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 1358/QĐ-BYT). Kế hoạch sử dụng vắc xin bạiliệt tiêm và vắc xin Sởi-Rubella trong chương trình TCMR cũng đã được phê duyệt từ

7 TP. Hồ Chí Minh (131), Bình Dương (7), Bà Rịa Vũng Tàu (2), Đắk Lắk (2), Khánh Hòa (6), Phú Yên(01), Long An (1), Tây Ninh (1), Đồng Nai (1)

Page 46: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

46

năm 2015 (Quyết định số 2144/QĐ-BYT và số 1637/QĐ-BYT). Về bảo đảm an toàntrong tiêm chủng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về antoàn tiêm chủng và bồi thường khi sử dụng vắc xin.

Kết quả triển khai hoạt độngTiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cao >90% cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ cóthai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bắt đầu chuyển qua sử dụng vắc xin bại liệt 2 týp(bOPV) theo khuyến cáo của WHO từ tháng 5/2016. Hoàn thành chiến dịch tiêm bổsung vắc xin sởi – rubella cho 1,8 triệu đối tượng 16-17 tuổi đạt tỷ lệ 94,9%; tổ chứcthành công chiến dịch uống vắc xin bại liệt (OPV) cho 95,3% trẻ dưới 5 tuổi ở 120huyện nguy cơ cao thuộc 19 tỉnh, thành phố. Thực hiện thẩm định, cấp giấy chứngnhận đủ điều kiện tiêm chủng cho hơn 96% cơ sở; tăng cường giám sát, ghi nhận vàbáo cáo các trường hợp tai biến sau tiêm chủng. Trong năm 2016, cả nước chỉ ghinhận 34 ca mắc sởi, giảm 442 lần so với năm 2014 và giảm 8 lần so với năm 2015 [5].Dịch bệnh bạch hầu ở Bình Phước và ho gà ở Cao Bằng được khống chế kịp thời [2].

Khó khăn, hạn chếViệc triển khai công tác TCMR còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ tạinhiều huyện, xã ở khu vực miền núi phía Bắc chỉ đạt dưới 50%, thậm chí có những xãdưới 30% [6]. Riêng với vắc xin phòng viêm gan B, theo báo cáo của Chương trìnhTCMR, có tới 13 tỉnh có tỷ lệ tiêm cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh chỉ đạt dưới 50%,cả nước chỉ đạt gần 70%. Điển hình như tại tỉnh Yên Bái, tỷ lệ tiêm vắc xin viêm ganB cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh chỉ đạt dưới 40% [7]. Bên cạnh đó, tâm lý chờ đợitiêm vắc-xin dịch vụ dẫn đến các bậc phụ huynh trì hoãn các mũi tiêm khác khiến chotrẻ tiêm chủng muộn, tiêm chủng không đủ mũi đã làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh,xảy ra dịch, đặc biệt là bệnh sởi, bệnh ho gà.

Trong bối cảnh đó, các bệnh truyền nhiễm trong chương trình TCMR (như sởi, bạchhầu, ho gà, viêm gan B) có nguy cơ quay trở lại do tích luỹ đối tượng cảm nhiễmkhông được tiêm chủng hoặc tiêm chậm, tiêm không đầy đủ. Trong năm vừa qua, dịchbệnh ho gà xảy ra tại xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng từ 22/7-11/8/2016, ghi nhận 49 lâm sàng ho gà trong đó có 4 trường hợp dương tính. Dịchbạch hầu xảy ra tại 4 xã của huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước trong tháng 6-7/2016với 65 trường hợp nghi ngờ được giám sát, 11 trường hợp được khẳng định, 5 trườnghợp dương tính và 3 trường hợp tử vong. Một ổ dịch bạch hầu khác cũng vừa đượcghi nhận ở huyện Giang, tỉnh Quảng Nam cuối năm 2016, đầu năm 2017 với 2 trườnghợp tử vong [5].

3. Phòng chống HIV, lao và sốt rétVăn bản, chính sách mớiVề công tác chỉ đạo, điều hành: Bộ Y tế đã ban hành các công văn hướng dẫn triểnkhai Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS (số 862/BYT-UB50) và triển khai tháng caođiểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2016 (số 2720/BYT-UBQG50).Kế hoạch cung ứng xét nghiệm tải lượng HIV theo dõi điều trị HIV/AIDS năm 2016-2017 (Quyết định số 3111/QĐ-BYT) và Kế hoạch giám sát trọng điểm HIV, STI, HIVlồng ghép hành vi của các tỉnh, thành phố năm 2016 cũng đã được Bộ Y tế phê duyệt(Quyết định số 1955/QĐ-BYT).

Về chuyên môn kỹ thuật, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số75/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về xét nghiệm HIV và Nghị định số90/2016/NĐ-CP quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốcthay thế. Bộ Y tế cũng đã ban hành Hướng dẫn đào tạo về điều trị nghiện các chất

Page 47: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

47

dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone (Quyết định số 159/QĐ-BYT), Hướng dẫnđiều trị methadone trong các cơ sở cai nghiện ma tuý (Quyết định 493/2016/QĐ-BYT), Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt rét (Quyết định số 741/QĐ-BYT); Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt rét (Quyết định số 4845/QĐ-BYT). Trướcđó, Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số 4263/QĐ-BYT năm 2015 về Hướng dẫnchẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao.

Về huy động nguồn lực và cơ chế tài chính, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danhmục dự án do Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét tài trợ theo Quyết địnhsố 227/QĐ-TTg. Đặc biệt, ngày 15/11/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyếtđịnh số 2188/QĐ-TTg quy định việc thanh toán thuốc kháng vi rút HIV được muasắm tập trung cấp quốc gia bằng nguồn quỹ KCB BHYT và hỗ trợ người sử dụngthuốc kháng vi rút HIV (Xem Chương II).

Kết quả triển khai hoạt độngMở rộng mạng lưới và địa bàn, nâng cao năng lực cung ứng và tăng tỷ lệ đối tượngtiếp cận với các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV, hoạt động giảm hại, điều trịmethadone, điều trị ARV và dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Về tư vấn xétnghiệm: 5 phòng xét nghiệm mới được cấp phép khẳng định HIV dương tính, nângtổng số cơ sở được cấp phép lên 110, bao phủ khắp 63 tỉnh, thành phố (2 tỉnh mới làBắc Cạn và Đắc Nông), trong đó có 9 phòng xét nghiệm tuyến huyện. Triển khai thíđiểm mô hình tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng tại 5 tỉnh gồm Thanh Hóa, TháiNguyên, Điện Biên, Nghệ An và Hồ Chí Minh, phát hiện được khoảng 10% số ngườiphát hiện nhiễm mới ở các địa phương. Trong 6 tháng đầu năm tư vấn xét nghiệmHIV cho 985 000 lượt người với hơn 9200 trường hợp HIV dương tính (chiếm 0,9%)[2]. Về điều trị methadone: Hiện đã có 275 cơ sở ở tất cả 63 tỉnh, thành phố quản lýđiều trị methadone cho 50 800 bệnh nhân (tăng thêm 8 tỉnh với 58 cơ sở và 15 600bệnh nhân so với cuối năm 2015). Về điều trị ARV: Mở thêm 58 cơ sở và tăng thêm15 600 bệnh nhân được điều trị ARV, nâng tổng số cơ sở điều trị lên 385 và số bệnhnhân lên gần 111 700 người ở toàn bộ 63 tỉnh, thành phố; rút ngắn thời gian bắt đầuđiều trị. Về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Tổ chức tháng cao điểm dựphòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con từ 1/6-30/6/2016. Trong 6 tháng đầu năm 2016,đã xét nghiệm HIV cho 618 500 PNCT (tương đương với cùng kỳ năm 2015), pháthiện 563 người dương tính; điều trị ARV cho 873 PNCT nhiễm HIV; điều trị dựphòng ARV cho 764 trẻ đẻ sống từ mẹ nhiễm HIV và dự phòng bằng Co-trimmoxazole trong vòng 2 tháng sau sinh cho 425 trẻ [2].

Triển khai hỗ trợ người nhiễm HIV thông qua BHYT. Tăng cường tuyên truyền vậnđộng người nhiễm HIV tham gia BHYT, bảo đảm quyền lợi cho người nhiễm HIV cóthẻ BHYT. Tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 2188/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ. Đẩy mạnh việc chuẩn bị triển khai thanh toán điều trị ARV qua BHYT;đến nay 35% các cơ sở thuộc BV/TTYT đã bổ sung phụ lục hợp đồng KCB BHYTcho người nhiễm HIV [2].

Hầu hết các chỉ tiêu hoạt động phòng chống HIV/AIDS đều đạt kế hoạch đề ra. Sốtrường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 231,6 nghìn người, trong đó có 87,8 nghìnbệnh nhân AIDS. Tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng (<0,3%), tỷ lệ người dântrong độ tuổi 15-49 hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS (80%) và tỷ lệ người nhiễm HIVđủ tiêu chuẩn được điều trị ARV (80%) đều đạt mục tiêu năm 2016 [2].

Về công tác phòng chống lao và sốt rét: Triển khai sàng lọc, chẩn đoán lao trên ngườibệnh HIV/AIDS tại hầu hết các cơ sở điều trị ARV; quản lý bệnh nhân đồng nhiễm

Page 48: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

48

HIV và lao, điều trị dự phòng bằng INH. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng "NgàyThế giới phòng chống sốt rét"; đẩy mạnh công tác giám sát, phòng chống sốt rét [2].

Khó khăn, hạn chế Mức độ giảm của dịch HIV/AIDS chưa sâu và chưa ổn định, mô hình dịch và

các hành vi nguy cơ thay đổi theo hướng phức tạp và khó can thiệp. Hiểu biếtvề HIV/AIDS và phòng chống HIV ở nhiều địa phương vẫn còn thấp, tỷ lệhành vi lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng can thiệp vẫn còn cao, dịch lâylan ở các nhóm đối tượng có nguy cơ thấp, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS vẫn gia tăngở một số địa bàn trọng điểm.

Tiếp cận với các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS vẫn còn gặp khó khăn cả vềsố lượng (tỷ lệ tiếp cận với điều trị methadone, điều trị ARV, can thiệp giảmhại trong nhóm quan hệ tính dục đồng giới nam còn thấp) và chất lượng (thờigian bắt đầu điều trị ARV vẫn còn khá muộn).

Tính bền vững trong cung ứng, sử dụng dịch vụ phòng chống HIV gặp nhiềuthách thức do kinh phí từ nguồn viện trợ và từ chương trình quốc gia đều bị cắtgiảm. Trong khi đó, tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ BHYT chỉ mới đạt 40% dođiều kiện kinh tế khó khăn, không có tiền mua thẻ BHYT; nhiều người nhiễmHIV sống lang thang, không có hộ khẩu, không có nơi cư trú ổn định nênkhông được hưởng các chính sách hỗ trợ BHYT của Nhà nước; lo sợ bị kỳ thị,phân biệt đối xử khi tham gia BHYT.

Việc lồng ghép, phối hợp giữa các hoạt động phòng chống HIV/AIDS vàphòng chống lao, CSSKSS còn hạn chế dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt độngtrong bối cảnh nguồn lực hạn chế.

Chỉ số về tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con là 2,96%, chưa đạt mục tiêudưới 2% đặt ra cho năm 2016. 8

Việc giám sát tuân thủ điều trị và kiểm soát vấn đề kháng thuốc ARV, điều trịlao, sốt rét vẫn còn khó khăn do vấn đề tuân thủ điều trị chưa tốt, thiếu hệthống giám sát có hiệu quả.

4. Phòng chống các bệnh không lây nhiễmVăn bản, chính sách mớiVề dự phòng kiểm soát yếu tố nguy cơ các BKLN: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vàcơ cấu tổ chức của Văn phòng, các phòng, đơn vị trực thuộc Cơ quan Điều hành Quỹphòng, chống tác hại của thuốc lá đã được quy định theo Quyết định số 1776/QĐ-BYT. Bộ Y tế cũng đã ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng,chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác (Quyết định số5431/QĐ-BYT) và Chỉ thị số 04/CT-BYT về việc đẩy mạnh thực hiện chính sáchquốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 trongngành y tế. Đã xây dựng được 02 dự án thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chốngBKLN; tiếp tục soạn thảo và xin ý kiến Luật phòng, chống tác hại rượu bia. Bên cạnhđó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1284/QĐ-TTg phê duyệtchủ trương đầu tư 03 dự án xây dựng công trình thể thao phục vụ giáo dục thể chất vàthể thao trường học.

8 This estimate is calculated based on the number of children monitored after birth and using PCRtesting to diagnose HIV. However, for international reporting on the national response to HIV/AIDS(VAAC), estimates of HIV infection are used instead of reported, and the transmission rate issubstantially higher, 18 in 2013 and 12.5 in 2014.

Page 49: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

49

Về phát hiện, chẩn đoán và quản lý điều trị các BKLN: Bộ Y tế đã phê duyệt các Dựán về truyền thông, vận động xã hội (Quyết định số 4299/QĐ-BYT), Dự án chủ độngdự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh ung thư, tim mạch, đáitháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lâynhiễm khác, giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 2866/QĐ-BYT). Nhiều loại thuốcđiều trị ung thư sản xuất trong và ngoài nước cũng đã được chấp thuận lưu hành và sửdụng tại Việt Nam.

Kết quả triển khai hoạt độngTổ chức chiến dịch truyền thông, tổ chức Hội thảo báo chí với chủ đề dự phòng vàkiểm soát bệnh đái tháo đường. Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ BKLN. Thực hiệnđiều tra, phân tích số liệu, hoàn thành báo cáo điều tra quốc gia yếu tố nguy cơBKLN; lần đầu tiên hình thành được cơ sở dữ liệu về các yếu tố nguy cơ BKLN. Xâydựng bộ tài liệu tập huấn tập huấn dự phòng, quản lý BKLN tại cộng đồng; hoàn thiệndự thảo biểu mẫu thống kê báo cáo BKLN. Cập nhật báo cáo kết quả thực hiện chínhsách quốc gia phòng, chống tác hại lạm dụng rượu bia; tiếp tục xây dựng và xin ý kiếndự thảo Luật phòng, chống tác hại rượu bia. Kết quả phát hiện, quản lý điều trị một sốBKLN đã được trình bày tương đối chi tiết trong Báo cáo JAHR năm 2014.

Khó khăn, hạn chế Đầu tư cho hoạt động phòng chống các BKLN chưa tương xứng với gánh nặng

bệnh tật và nhu cầu CSSK.

Năng lực của hệ thống y tế, nhất là ở tuyến y tế cơ sở trong sàng lọc phát hiệnsớm, xử trí và quản lý điều trị BKLN còn hạn chế.

Mô hình tổ chức và hoạt động còn thiếu sự gắn kết giữa dự phòng với điều trị,giữa các tuyến làm hạn chế khả năng chăm sóc liên tục, toàn diện các BKLN.

Việc kiểm soát các yếu tố hành vi nguy cơ sức khoẻ liên quan với các BKLNchưa hiệu quả do ý thức của người dân chưa cao, thiếu các hướng dẫn dựphòng còn khó thực hiện, ý thức tuân thủ các quy định pháp luật chưa caotrong khi việc thực thi các chế tài xử phạt chưa nghiêm, phối hợp liên ngànhchưa chặt chẽ.

5. Các hoạt động y tế dự phòng khác

Văn bản, chính sách mớiVề VSATTP, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về việc tăng cườngtrách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP. Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị địnhsố 67/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnhvực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế và Nghị định 09/2016/NĐ-CP về tăng cườngvi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Bộ Y tế cũng đã ban hành Hướng dẫn thực hiệnChương trình vận động và giám sát bảo đảm ATTP giai đoạn 2016-2020 theo Quyếtđịnh số 2358/QĐ-BYT.

Về vệ sinh môi trường, Bộ Y tế đã xây dựng Kế hoạch Hợp phần vệ sinh để lồng ghépvào CTMTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Bộ Y tế cũng đã cùngBộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế; ban hành Công văn số 7979/BYT-MT vềviệc tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác quản lý chất thải y tế.

Về vệ sinh an toàn lao động, Chính phủ đã ban hành các Nghị định 37, 39 và 44 quyđịnh các nội dung liên quan đến việc triển khai Luật An toàn, Vệ sinh lao động, kiểm

Page 50: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

50

định kỹ thuật và huấn luyện về an toàn lao động cũng như chi trả cho các trường hợptai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Về y tế học đường, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ GD & ĐT ban hành Thông tư liên tịchsố 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT về công tác y tế trường học.

Trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, Bộ Y tế đã ban hành Quyếtđịnh 3459/QĐ-BYT phê duyệt phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão của ngànhy tế theo và Chỉ thị 07/CT-BYT về việc triển khai công tác phòng, chống thiên tai vàtìm kiếm, cứu nạn giai đoạn năm 2016-2020.

Về phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyếtđịnh số 234/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻem giai đoạn 2016-2020 và Chỉ thị số 17/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, thực hiệnphòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em.

Kết quả triển khai hoạt độngVề Vệ sinh an toàn thực phẩmChú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo đảm ATTP cho các nhómđối tượng. Tổ chức đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ quản lý và kiểm soátATTP cho cán bộ địa phương. Duy trì Tháng hành động vì chất lượng VSATTP.Nâng cao năng lực và thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành về ATTP tại một sốđịa phương.

Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra về công tác VSATTP; đẩy mạnh hoạt độnggiám sát, phòng ngừa; kịp thời cảnh báo các nguy cơ mất an toàn thực phẩm; giảiquyết nhanh chóng, có hiệu quả các vấn đề bức xúc và các sự cố về an toàn thựcphẩm; kiểm soát ngộ độc thực phẩm. Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra ở tuyến trungương đã phát hiện và tiêu hủy hơn 11 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảmbảo an toàn, trị giá 223 triệu đồng. Ở các địa phương, đã tiến hành thanh tra, kiểm tratại 345 106 cơ sở, phát hiện 56 978 cơ sở (16,5%) vi phạm về ATTP, xử phạt 8920 cơsở với số tiền 26,3 tỷ đồng, ngoài ra còn áp dụng các hình thức xử phạt khác như đìnhchỉ hoạt động, đình chỉ lưu hành và tiêu huỷ sản phẩm. Năm 2016, cả nước xảy ra 129vụ ngộ độc thực phẩm với 4139 người mắc và 12 trường hợp tử vong, giảm 32,6% sốvụ, 20% số người mắc và 91,7% số người tử vong so với năm 2015 [2].

Đẩy mạnh phối hợp liên ngành về ATTP theo Chỉ thị số 13/CT-TTg. Duy trì và pháthuy hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP. Phối hợp với cácbộ, ngành tổ chức nhiều đoàn công tác làm việc với các địa phương về tình hình xử lýan toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng và triển khai Kế hoạch phối hợp giám sát, kiểmsoát, lấy mẫu và kiểm nghiệm theo dõi, đánh giá mức độ an toàn của thuỷ, hải sản trênđịa bàn các tỉnh miền Trung gặp sự cố môi trường biển. Tổ chức Hội nghị giao bantrực tuyến đánh giá công tác phối hợp liên ngành về VSATTP.Về vệ sinh môi trườngTăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát; thẩm định đề cương quan trắc môi trườngnăm 2016 của 4 Viện tuyến trung ương. Khảo sát ảnh hưởng, xây dựng kế hoạch,triển khai các hoạt động ứng phó với các vấn đề sức khỏe liên quan đến hạn hán vàxâm nhập mặn tại 8 tỉnh Tây nguyên và Tây Nam Bộ và 10 tỉnh trọng điểm năm2016-2017. Tham gia khảo sát, điều tra, giám sát môi trường ứng phó với hiện tượngcá và thuỷ, hải sản chết hàng loạt ở vùng biển tại 4 tỉnh miền Trung và ở một số sông,hồ ở Hòa Bình và Thanh Hóa [2].

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải y tế ở các cơ sở y tế,hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng dùng trong gia dụng và y tế. Tổ chức

Page 51: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

51

thành công chiến dịch truyền thông “Hành trình mười triệu bàn tay sạch”; Dự án “Rửatay với xà phòng vì một Việt Nam khỏe mạnh” hưởng ứng Phong trào vệ sinh yêunước nâng cao sức khỏe nhân dân. Đánh giá tác động môi trường y tế của các dự ánxây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện [2].

Về vệ sinh an toàn lao động và các chương trình YTDP khácXây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, truyền thông, tập huấn, kiểm tra, giám sát vềvệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Khó khăn, hạn chế Các vi phạm về VSATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vẫn

diễn ra phổ biến do ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật còn hạn chế,các nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn tiềm ẩn.

Năng lực của mạng lưới quản lý VSATTP còn hạn chế; chế tài xử phạt chưađủ sức răn đe việc phối hợp liên ngành trong quản lý VSATTP còn gặp khókhăn và chưa hiệu quả.

Tình hình ngộ độc thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, nhất làvới các vụ ngộ độc thực phẩm ở quy mô gia đình và ở các khu công nghiệp,khu chế xuất, các cơ sở thức ăn đường phố.

Nguy cơ ô nhiễm môi trường cao do tác động của quá trình công nghiệp hoá,đô thị hoá trong khi tổ chức hệ thống và nhân lực làm công tác quản lý môitrường y tế tại các địa phương còn thiếu và chưa bảo đảm đủ năng lực. Sự cốmôi trường biển ở các tỉnh Miền Trung vẫn để lại những gánh nặng và tháchthức trong việc phối hợp giám sát, quản lý và xử lý môi trường những nămtiếp theo.

Nhận thức và ý thức của cộng đồng và sự quan tâm đầu tư của địa phương vềvệ sinh môi trường, quản lý chất thải, phòng chống bệnh nghề nghiệp và tainạn thương tích còn hạn chế.

Tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là hạn hán, xâm nhập mặn và thiên tailũ lụt ngày càng nặng nề và diễn biến khó lường trong khi đầu tư còn hết sứckhó khăn.

Nhiệm vụ 2. Y tế cơ sở, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và các chươngtrình mục tiêu y tế1. Văn bản chính sách mớiVề y tế cơ sở và CSSKBĐBộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1568/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch nhân rộng vàphát triển mô hình phòng khám BSGĐ tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Đặc biệt,ngày 5/12/2016, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2348/QĐ-TTg phê duyệt Đềán xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới, trong đó đề ra cácmục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực y tế cơ sở trong giaiđoạn 2016-2025.

Về các chương trình mục tiêu quốc giaTrên cơ sở Nghị quyết số 100/2015/QH13 của Quốc hội khoá 13 và Quyết định số398/QĐ-TTg của Chính phủ, ngày 26/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hànhNghị quyết số 73/NQ-CP phê duyệt chủ trương đầu tư 21 Chương trình mục tiêu giaiđoạn 2016 - 2020. Theo đó, 4 Chương trình mục tiêu quốc gia y tế trước đây do Bộ Ytế chủ trì được hợp nhất thành 2 chương trình mục tiêu: (1) Chương trình mục tiêu Y

Page 52: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

52

tế - Dân số gồm 8 dự án thành phần với tổng kinh phí thực hiện là 20 413 tỷ đồng và(2) Chương trình mục tiêu đầu tư phát triển y tế địa phương gồm 3 dự án thành phầnvới tổng số vốn 22 500 tỷ đồng9. Về phối kết hợp quân dân y, Bộ Y tế đã ban hànhChỉ thị 03/CT-BYT về công tác quốc phòng, an ninh ngành y tế năm 2016.

2. Kết quả triển khai hoạt độngNâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở, CSSKBĐLồng ghép nguyên lý Y học gia đình (YHGĐ) trong CSSKBĐ tại các TYT, PKĐKKV.Đến tháng 6/2016 đã có 336 Phòng khám BSGĐ được thành lập tại 8 tỉnh, thành phố.Đến cuối tháng 12/2015 đã lập được 195 245 hồ sơ sức khỏe; khám sàng lọc cho 500919 lượt người, phát hiện được 246 049 ca bệnh và chuyển tuyến cho 3600 ca. Bướcđầu đã sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử và các phần mềm quản lý bệnh nhân, lập hồ sơquản lý sức khoẻ hộ gia đình.

Thực hiện luân phiên bác sĩ về công tác tại các TYT. Đẩy mạnh việc cử bác sĩ luânphiên từ BV, TTYT huyện về TYT xã làm việc 1-2 ngày/tuần theo định kỳ, phân côngbác sĩ TYT xã về làm việc và trực tại BV/TTYT huyện để góp phần nâng cao nănglực chuyên môn cho tuyến y tế cơ sở.

Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ. Ban hành Hướng dẫn vềtriển khai công tác truyền thông năm 2016. Tiếp tục triển khai Chương trình phối hợpgiữa Bộ Y tế và Hội Nông dân Việt Nam trong công tác tuyên truyền, vận động nôngdân bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cộng đồng giai đoạn 2015-2020 (Chươngtrình 479/CTr-BYT-HNDVN).

Phối hợp quân dân yBộ Y tế đã phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức thành công Hội nghị kết hợp quândân y toàn quốc lần thứ 5 (giai đoạn 2005 – 2015); chỉ đạo Ban Quân dân y các tỉnh tổchức củng cố y tế cơ sở, nâng cao năng lực KCB của các cơ sở quân dân y; tổ chứcKCB, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho đối tượng chính sách tại các tỉnh khu vựcmiền Trung, Tây Nguyên, khu vực vùng sâu vùng xa. Phối hợp với Bộ Quốc phòngtriển khai công tác dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng an ninh trong ngành y tế vàphối hợp với Bộ Công an chỉ đạo tổ chức tập huấn và diễn tập phòng chống khủng bốbệnh viện năm 2016 [2].

Phát triển y tế biển đảoTiếp tục tập trung củng cố mạng lưới y tế biển, đảo, sơ kết 4 năm triển khai Đề ánphát triển y tế biển, đảo đến năm 2020 theo Quyết định số 317/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ; hoàn thiện chủ trương đầu tư trung hạn (giai đoạn 2016-2020); chỉđạo triển khai và hoàn thành hệ thống Telemedicine kết nối giữa TTYT quân dân yhuyện đảo Bạch Long Vĩ và Viện Y học biển và Bệnh viện Việt - Tiệp Hải Phòng;Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về y tế biển đảo; chuẩn bị tổ chức Hội nghị Ban chỉđạo quốc gia tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu [2].

3. Khó khăn, hạn chế Việc đầu tư bố trí nguồn lực cho Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế

cơ sở, các chương trình mục tiêu y tế nói chung, công tác quân dân y và pháttriển y tế biển đảo nói riêng nhiều còn gặp khó khăn và chưa đáp ứng nhu cầu.

9 Nghị quyết số 73/NQ-CP năm 2016 phê duyệt chủ trương đầu tư 21 Chương trình mục tiêu giai đoạn2016 – 2020.

Page 53: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

53

Năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ y tế của tuyến cơ sở vẫn còn hạnchế, nhất là trong quản lý sức khoẻ, phát hiện và xử trí các bệnh và vấn đề sứckhoẻ thường gặp, đặc biệt ở miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo.

Thiếu các hướng dẫn kỹ thuật (về quản lý sức khoẻ hộ gia đình, khám chữabệnh tại nhà) và cơ chế chính sách hỗ trợ cho hoạt động của BSGĐ như góidịch vụ được cung cấp (đặc biệt gói được cung cấp tại nhà), thuốc và TTB, cơchế tài chính (những dịch vụ được BHYT thanh toán), áp dụng tại các loạihình cơ sở y tế khác nhau.

Nhiệm vụ 3. Cung ứng dịch vụ KCB, PHCN1. Văn bản, chính sách mớiVề các giải pháp giảm quá tải bệnh việnThủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về tăng cường các giải phápgiảm quá tải bệnh viện và mở rộng bệnh viện vệ tinh. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế phêduyệt bổ sung chuyên khoa ưu tiên, danh sách bệnh viện tham gia Đề án Bệnh viện vệtinh giai đoạn 2016-2020, đợt 2 (Quyết định số 1303/QĐ-BYT).

Về cải thiện chất lượng dịch vụ KCBMột số đề án, kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đã được phê duyệt nhưChương trình hành động quốc gia về nâng cao năng lực quản lý chất lượng KCB giaiđoạn từ nay đến năm 2025 (Quyết định 4276/QĐ-BYT), Kế hoạch hành động quốcgia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở KCB giai đoạn 2016-2020 (Quyết địnhsố 1426/QĐ-BYT), Đề án Tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xétnghiệm y học giai đoạn 2016 – 2025 (Quyết định số 316/QĐ-TTg).

Nhiều hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật đã được ban hành như Quy trình kỹ thuậtchuyên ngành gây mê hồi sức (Quyết định số 782/QĐ-BYT), Quy trình kỹ thuật ngoạikhoa, chuyên khoa phẫu thuật tim mạch - lồng ngực (Quyết định số 4423/QĐ-BYT),Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện (Quyết định số772/QĐ-BYT), Hướng dẫn bảo đảm an toàn truyền máu phòng chống lây nhiễm vi rútZika (Quyết định số 1414/QĐ-BYT), Quy định về tổ chức và hoạt động của Khoa Visinh (Thông tư số 33/TT-BYT), … Đặc biệt, ngày 29/7/2016, Bộ Y tế đã ban hànhQuyết định số 4068/QĐ-BYT hướng dẫn biên soạn quy trình chuyên môn kỹ thuậttrong KCB và phê duyệt quy trình chuyên môn của 26 bệnh thường gặp.

Bên cạnh đó, sau giai đoạn 3 năm triển khai thí điểm, ngày 18/11/2016, Bộ Y tế đãban hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam làm công cụ chính thức để đánhgiá chất lượng bệnh viện (Quyết định số 6858/QĐ-BYT).

Về quản lý hành nghề, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 922/QĐ-BYT về việc đínhchính Thông tư 41/2015/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư41/2011/TT-BYT về hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề vàcấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở KCB.

Về cơ chế chuyển tuyến và thanh toán BHYTNăm nay, Luật BHYT năm 2014 chính thức có hiệu lực. Bộ Y tế đã ban hành Côngvăn 978/BYT-BH hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 40/2015/TT-BYT vềđăng ký KCB BHYT ban đầu và chuyển tuyến KCB BHYT; Quyết định số 1122/QĐ-BYT quy định Bộ mã danh mục dùng chung áp dụng trong KCB và thanh toánBHYT. Danh mục các dịch vụ kỹ thuật KCB được xếp tương đương về kỹ thuật vàchi phí thực hiện (Đợt 1-5) cũng đã được ban hành trong năm 2016. Riêng trong lĩnh

Page 54: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

54

vực phục hồi chức năng, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 18/2016/TT-BYT quy địnhDanh mục kỹ thuật, danh mục vật tư y tế dùng trong phục hồi chức năng và việc chitrả chi phí phục hồi chức năng ban ngày thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT.

Một số văn bản chính sách khác có liên quanCũng trong năm 2016, Bộ Y tế cũng đã ban hành, cũng đã ban hành một số văn bảncó liên quan đến dịch vụ khám chữa bệnh, bao gồm: Thông tư liên tịch số16/2016/TTLT-BYT-BQP về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; Thôngtư số 19/2016/TT-BYT sửa đổi TT 07/2010/TT-BYT hướng dẫn việc giám định mứcsuy giảm khả năng lao động của người tham gia BHXH bắt buộc; Thông tư liên tịch20/2016/TT-BYT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đếnnhiễm chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.

2. Kết quả triển khai hoạt độngNâng cao năng lực cung ứng dịch vụ KCB, giảm quá tải cho các BV tuyến trênMở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh và tăng cường chuyển giao kỹ thuật trong cácĐề án giảm quá tải. Mạng lưới bệnh viện vệ tinh được triển khai đến tất cả 63 tỉnh,thành phố với 22 bệnh viện hạt nhân và 98 bệnh viện vệ tinh. Triển khai có hiệu quảcông tác chỉ đạo tuyến và thực hiện nghĩa vụ luân phiên; ứng dụng công nghệ thôngtin trong hỗ trợ đào tạo, tư vấn, chuyển giao kỹ thuật. Đã tổ chức được 386 lớp đàotạo, chuyển giao 791 kỹ thuật từ các bệnh viện hạt nhân cho 7051 cán bộ các bệnhviện vệ tinh. Nhờ đó, đã góp phần giảm tình trạng nằm ghép tại các bệnh viện, tăng tỷlệ thực hiện các kỹ thuật được chuyển giao và giảm tỷ lệ chuyển tuyến các chuyênkhoa được hỗ trợ ở 37,5% số bệnh viện vệ tinh; tỷ lệ chuyển tuyến giảm từ 73-99%tuỳ theo chuyên khoa [2].

Tiếp tục đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng để nâng cao năng lực cung ứng dịch vụKCB. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, mua sắm trang thiết bị y tế xây dựng 05 bệnh việntrung ương và tuyến cuối (theo Quyết định số 125/QĐ-TTg). Hoàn thành và đưa vàosử dụng nhiều bệnh viện các tuyến như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn quy mô 500giường bệnh, Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang với 600 giường bệnh, Bệnhviện Đa khoa tỉnh Yên Bái với 500 giường bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăngquy mô 700 giường bệnh,... Tính trong cả giai đoạn 2012-2016, đã có 119 bệnh việnđược xây mới; 1839 khoa, phòng được cải tạo hoặc xây mới với 5129 buồng, bànkhám được tăng thêm [8].

Số giường bệnh và số lượng các dịch vụ cung ứng đều được cải thiện. Số giườngbệnh/vạn dân theo kế hoạch đạt 25,0 so với chỉ tiêu là 24,5; trong đó, ngoài công lậpđạt 1,5 giường/10 000 dân. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tổng hợp về cung ứng dịchvụ KCB, PHCN như số lượt khám bệnh, số người bệnh điều trị nội trú, ngoại trú, sốngày điều trị nội, ngoại trú, số phẫu thuật, thủ thuật đều tăng hơn so với năm 2015 [2].

Tình trạng giảm quá tải đã được cải thiện ở cả khu vực ngoại trú và nội trú. Ở khuvực ngoại trú, quy trình khám bệnh giảm từ 12-14 bước xuống còn 4 – 8 bước tùytheo loại hình; giảm trung bình 48,5 phút trên 1 lượt khám bệnh, tiết kiệm được trungbình 27,2 triệu ngày công lao động/ năm cho xã hội. Trong khu vực nội trú, so vớinăm 2012, xu hướng giảm tỷ lệ số khoa nằm ghép đã được ghi nhận ở 58% số bệnhviện tuyến trung ương và 47% bệnh viên tỉnh trước đây có tình trạng nằm ghép [8].

Cải thiện chất lượng dịch vụ KCB

Page 55: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

55

Cải tiến quy trình cung ứng dịch vụ KCB. Các bệnh viện tiếp tục cải tiến quy trình vàcải tạo khu vực khám bệnh, kéo dài thời gian làm việc, cải tiến quy trình thu viện phívà thanh toán BHYT nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ KCB. Thực hiện kiểm tra,đánh giá bệnh viện theo bộ 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện theo Quyết định số6858/QĐ-BYT. Kết quả chấm điểm cuối năm 2015 và đầu năm 2016 cho thấy đã cósự cải thiện về chất lượng bệnh viện so với năm 2013 và 2014 với điểm trung bình là2,8/5 điểm (3,5 với bệnh viện tuyến trung ương, 2,8 với bệnh viện tuyến tỉnh, 2,6 vớibệnh viện tuyến huyện và 2,9 với bệnh viện ngoài công lập). Bên cạnh đó, có 1273các bệnh viện tất cả các tuyến (98,6%) đã thực hiện tự đánh giá, chấm điểm và báocáo kết quả trực tuyến với điểm trung bình là 3,1/5 điểm [8].

Đổi mới thái độ và phong cách phục vụ. Kết quả đánh giá của Viện Chiến lược vàchính sách y tế về việc thực hiện Quyết định 2151/QĐ-BYT cũng cho thấy đã cónhững chuyển biến tích cực trong phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế. Tại 10bệnh viện các tuyến được khảo sát, 71% bệnh nhân nhận xét nhân viên y tế có thái độcử chỉ thân thiện hơn; trên 61% bệnh nhân cho biết việc niêm yết thông tin về quytrình KCB tốt hơn, thời gian chờ đợi giảm hơn, cơ sở vật chất tại khu vực khám bệnh,điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh buồng bệnh được cải thiện hơn; 87,7% bệnhnhân biểu thị thái độ hài lòng đối với dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện.10

Nâng cao chất lượng dịch vụ xét nghiệm. Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫnvà bộ tiêu chí đánh giá chất lượng xét nghiệm y học, hướng dẫn nội kiểm và ngoạikiểm chất lượng xét nghiệm. Năng lực của 3 Trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm quốcgia cũng được tăng cường thông qua việc xây dựng và hoàn thiện các quy trình quảnlý và quy trình kỹ thuật đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế. Triển khaihỗ trợ kỹ thuật cho 05 bệnh viện tỉnh và trung ương đạt chuẩn ISO, hình thành mạnglưới phòng xét nghiệm tham chiếu trên toàn quốc tại các bệnh viện đầu ngành. Tổchức đào tạo, tập huấn cho hơn 2000 cán bộ y tế về quản lý chất lượng xét nghiệm từcơ bản đến nâng cao. Đẩy mạnh hoạt động ngoại kiểm với 3839 phòng xét nghiệmtham gia, tăng gấp đôi so với năm 2014 và tăng 10 lần so với năm 2010 [8].

Về hoạt động quản lý hành nghề, tính đến nay đã thực hiện cấp phép hành nghề cho45 975 (94,7%) cơ sở KCB và 309 768 chứng chỉ hành nghề cho người hành nghềKCB (96,17%). Công tác thanh tra, kiểm tra hành nghề KCB cũng được tăng cườngcả về số lượt (5707), số cơ sở (11 354); thực hiện nghiêm việc xử phạt hành chính(712 cơ sở), cảnh cáo (297 cơ sở), phạt tiền (gần 11,7 tỷ đồng), đình chỉ (42 cơ sở) vàthu hồi giấy phép hoạt động (359 cơ sở) [8].

Thiết lập và cải thiện cơ chế chuyển tuyến, thanh toán BHYTTriển khai Thông tư số 40/2015/TT-BYT về việc đăng ký, chuyển tuyến và thôngtuyến KCB BHYT giúp bệnh nhân có nhiều lựa chọn hơn trong việc tiếp cận dịch vụKCB. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KCB và thanh toán chi phí KCBBHYT, xây dựng mô hình kiến trúc tổng thể và ban hành chỉ tiêu đầu ra dữ liệu củaphần mềm quản lý cơ sở KCB với Bộ mã danh mục dùng chung nhằm quản lý đầy đủ,chính xác thông tin người bệnh và tạo thuận lợi trong thanh toán chi phí KCB BHYT.Hiện nay, đã có khoảng 99,5% cơ sở KCB trên toàn quốc được kết nối liên thông vớihệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành y tế cũngphối hợp với cơ quan BHXH, BHYT Việt Nam giám sát việc sử dụng và thanh toánBHYT, tránh lạm dụng quỹ BHYT.

Khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập

10 Đánh giá của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

Page 56: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

56

Những năm qua, Bộ Y tế đã có các chính sách tạo điều kiện phát triển y tế ngoài cônglập theo hình thức xã hội hoá, hợp tác công-tư (PPP). Bộ Y tế đã thành lập Tổ côngtác PPP và đang kiện toàn để thành lập Ban chỉ đạo PPP; dự thảo ban hành Thông tưhướng dẫn thực hiện PPP trong ngành y tế. Thông qua đó, các bệnh viện đã có thêmhạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, phát triển được các kỹ thuật mới;một số bệnh viện mới được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại; đội ngũ cán bộ y tếđược nâng cao trình độ chuyên môn. Nhiều dự án đã được đầu tư và hoạt động thànhcông theo hình thức này như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ (quy mô 1300 giườngbệnh với 500 giường xã hội hoá); Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai (1000 giường bệnhvới 500 giường xã hội hoá); Toà nhà kỹ thuật cao Bệnh viện Việt Đức,....[9]

Phát triển y học chuyên sâu, ứng dụng công nghệ cao trong KCBNhiều kỹ thuật công nghệ y học tiên tiến như ghép tạng, trị liệu tế bào gốc, phẫu thuậtnội soi nói chung và nội soi bằng rô bốt nói riêng, sinh học phân tử, y học hạt nhân, đãđược nghiên cứu ứng dụng thành công góp phần chẩn đoán chính xác và điều trị hiệuquả nhiều bệnh hiểm nghèo, bệnh khó. Đặc biệt, năm 2016 lần đầu tiên triển khaiphẫu thuật nội soi rô bốt ở người lớn. Tính đến tháng 9/2016, cả nước đã thực hiệnthành công 1281 ca ghép thận, 54 ca ghép gan và 16 ca ghép tim. Năm 2016, hệ thốngrobot phẫu thuật thứ hai đã được cấp phép và thực hiện thành công tại Bệnh viện Bìnhdân, cho phép tiến hành phẫu thuật nhiều bộ phận với mức xâm lấn tối thiểu, độ chínhxác và an toàn vượt trội, giảm nguy cơ tai biến và giúp bệnh nhân mau hồi phục.Cũng trong năm qua, việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong khám chữabệnh đã mang lại cho ngành y tế 3 giải thưởng Hồ Chí Minh, 1 giải thưởng Nhà nướcvề Khoa học và công nghệ cùng với 3 giải thưởng Nhân tài đất Việt.

3. Khó khăn, hạn chế Tổ chức mạng lưới và cơ chế hoạt động của các cơ sở y tế vẫn chưa bảo đảm

cung cấp dịch vụ toàn diện, liên tục, có chất lượng, lấy bệnh nhân làm trungtâm do thiếu sự kết nối hữu cơ giữa các tuyến, chưa đáp ứng được với nhu cầuCSSK trong bối cảnh thay đổi mô hình bệnh tật.

Tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, nhất là ở các bệnh viện chuyênkhoa tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnhviện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Nhi đồng I và II,… và cácchuyên khoa Tim mạch, Ung bướu, Chấn thương chỉnh hình, Sản, Nhi, Hôhấp, huyết học, nội tiết, … chưa được cải thiện một cách đột phá và triệt để.Nguyên nhân do chất lượng DVYT ở các cơ sở y tế tuyến dưới chưa được cảithiện căn bản, chưa lấy lại được niềm tin của người dân trong khi hành vi tìmkiếm DVYT của người dân chưa hợp lý, tâm lý vẫn muốn tập trung lên tuyếncao hơn. Bên cạnh đó các cơ chế quản lý, cơ chế tự chủ tài chính và mặt tráicủa thị trường cũng ảnh hưởng đến quyết tâm giảm quá tải của các bệnh viện.

Hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ đã được xây dựng và hình thành nhưngvẫn chưa đồng bộ, chưa có đủ các cơ chế, quy định, hướng dẫn hỗ trợ vàkhuyến khích cung ứng dịch vụ có chất lượng một cách toàn diện (đánh giáđộc lập, cấp chứng chỉ có thời hạn, các hướng dẫn chuẩn lâm sàng,...). Còntình trạng không công nhận, không thừa nhận kết quả khám bệnh, chữa bệnhgiữa các cơ sở y tế gây lãng phí nguồn lực của nhân dân và xã hội.

Chất lượng dịch vụ KCB vẫn còn nhiều vấn đề cần phải cải thiện cả về cáchthức tổ chức cung ứng dịch vụ, thủ tục hành chính, chất lượng chuyên môn,…

Page 57: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

57

Sự phát triển của mạng lưới y tế tư nhân chưa tương xứng với tiềm năng, việcquản lý chất lượng của các cơ sở y tế tư nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Tổ chức mạng lưới và năng lực của cán bộ y tế, nhất là ở tuyến cơ sở chưa đápứng được nhu cầu CSSK NCT trong bối cảnh già hoá dân số nhanh chóng.

Phục hồi chức năng chưa được triển khai áp dụng rộng rãi tương xứng vớitiềm năng và thế mạnh.

Nhiệm vụ 4. Cung ứng dịch vụ Y dược học cổ truyền1. Văn bản, chính sách mớiTrong thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành một số văn bản liên quan đến hoạt độngkinh doanh dược liệu (Thông tư số 03/2016/TT-BYT), kê đơn thuốc YHCT và YHCTkết hợp với thuốc tân dược trong các cơ sở KCB (Thông tư số 01/2016/TT-BYT) vàviệc thanh toán BHYT trong KCB YHCT (Quyết định số 122/QĐ-BYT).

2. Kết quả triển khai hoạt độngTriển khai Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền ViệtNam đến năm 2020, hiện đã có 57/63 UBND tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch pháttriển y dược cổ truyền tại địa phương. Thực hiện Đề án Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệthống bệnh viện YHCT toàn quốc giai đoạn 2014-2025 theo Quyết định số 362/QĐ-TTg với 41 Bệnh viện đăng ký dự án đầu tư giai đoạn trung hạn 2016-2020, trong đó8 Bệnh viện đã được Bộ Kế hoạch – Đầu tư xem xét thẩm định nguồn vốn.

Củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước; mở rộng mạng lưới các cơ sở y tếYDCT với 63 bệnh viện YHCT công lập (58 bệnh viện tuyến tỉnh) và 3 bệnh việnngoài công lập; 92,7% bệnh viện đa khoa có khoa/tổ YHCT (tăng 2,7% so với năm2015); 84,8% TYT có tổ chức KCB bằng YHCT (tăng 10,5% so với năm 2015) [2].

Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị bằng YHCT ở các tuyến tăng dần, đạt 4,1% ở tuyếntrung ương, 11,7% ở tuyến tỉnh, 13,4% ở tuyến huyện và 28,5% ở tuyến xã [2]. Chấtlượng KCB bằng YHCT, YHCT kết hợp với YHHĐ đã từng bước được nâng cao.Công tác quản lý hành nghề, quản lý quảng cáo KCB bằng YHCT chặt chẽ và có hiệuquả hơn. Chất lượng dược liệu cổ truyền được kiểm soát dần từng bước, nhất là trongcác cơ sở KCB bằng YHCT.

3. Khó khăn, hạn chế Nguồn guyên liệu YDCT vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhập ngoại. Năng lực

kiểm nghiệm còn hạn chế, chất lượng dược liệu và thuốc YHCT vẫn chưađược kiểm soát chặt chẽ.

Nhân lực hoạt động trong lĩnh vực YDCT trong các cơ sở y tế công lập vẫncòn hạn chế về số lượng và năng lực. Tỷ lệ KCB YHCT trong các cơ sở y tếvẫn còn thấp, trong khi việc nghiên cứu triển khai áp dụng các bài thuốcYHCT vào trong điều trị vẫn còn chậm.

Việc quản lý hành nghề YDCT tư nhân còn nhiều bất cập, chưa có quy định vềphạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề dẫn đến vẫn còn tìnhtrạng lợi dụng YHCT để khám chữa bệnh bất hợp pháp trong khi nhiều kinhnghiệm quý trong dân gian khó được triển khai áp dụng.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các hướng dẫn chuyên môn tronglĩnh vực YDCT chưa đồng bộ chậm được ban hành và chưa thực sự khuyếnkhích, hỗ trợ cho phát triển YDCT.

Page 58: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

58

Tiến độ triển khai Đề án Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống bệnh viện y họccổ truyền toàn quốc giai đoạn 2014-2025 (Quyết định số 362/QĐ-TTg) và Quyhoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm2030 (Quyết định số 1976/QĐ-TTg) còn chậm so với yêu cầu.

Nhiệm vụ 5. Dịch vụ Dân số - KHHGĐ, CSSK BMTE1. Văn bản, chính sách mớiVề Dân số-Kế hoạch hoá gia đìnhThủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 468/QĐ-TTg phê duyệt Đề án kiểmsoát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025. Bộ Y tế ban hành Chỉ thị04/CT-BYT, Quyết định số 1472/QĐ-BYT và Công văn 4111/BYT-TCDS phê duyệtđề án và hướng dẫn thực hiện Quyết định 468/QĐQĐ-TTg. Bộ Y tế đã phê duyệtDanh mục PTTT, hàng hóa SKSS trong Chương trình DS-KHHGĐ (Quyết định số1223/QĐ-BYT); phê duyệt các Dự án xây dựng và thử nghiệm mô hình xã hội hoácung cấp PTTT, dịch vụ KHHGĐ/SKSS giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 2350/QĐ-BYT và 2351/QĐ-BYT); phối hợp ban hành Thông tư số 2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2015/NĐ-CP về hỗ trợ phụ nữ hộnghèo người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số. Bên cạnh đó, Bộ Y tếcũng đã ban hành Quyết định số 18/QĐ-TCDS quy định tạm thời về mẫu sổ ghi chépban đầu, mẫu phiếu thông tin của cộng tác viên dân số.

Trong năm qua, Bộ Y tế cũng đã ban hành Công văn số 1728/BYT-KCB về việc thựchiện CSSK, khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi.

Về Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ emBộ Y tế đã ban hành Quyết định 1223/QĐ-BYT hướng dẫn tạm thời chăm sóc phụ nữmang thai trong bối cảnh dịch bệnh do virut Zika, Quyết định số 2295/QĐ-BYThướng dẫn liên kết các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống nhiễm trùngđường sinh sản, HIV và dự phòng lây truyền mẹ - con, và Quyết định 7538/QĐ-BYThướng dẫn tổ chức triển khai dịch vụ hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ theo Nghị địnhsố 10/2015/NĐ-CP và Nghị định số 98/2016/NĐ-CP. Về chuyên môn, Bộ Y tế cũngđã ban hành các hướng dẫn quốc gia về dịch vụ CSSKSS; hướng dẫn chẩn đoán, xửtrí cấp cứu sản khoa; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luật Dân số.

2. Kết quả triển khai hoạt độngDịch vụ Dân số-Kế hoạch hoá gia đìnhTiếp tục triển khai các đề án nâng cao chất lượng dân số như Đề án chẩn đoán, sànglọc trước sinh và sơ sinh tại 9547 xã của 634 huyện của 63 tỉnh, thành phố; Đề án canthiệp giảm tỷ lệ mắc bệnh Thalassemia tại 261 xã thuộc 29 huyện của 6 tỉnh, thànhphố; Mô hình khám sức khoẻ và tư vấn tiền hôn nhân tại 1461 xã của 63 tỉnh, thànhphố. Chuẩn bị các điều kiện để triển khai Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khisinh giai đoạn 2016-2025. Duy trì hoạt động tư vấn và chăm sóc sức khỏe người caotuổi dựa vào cộng đồng tại 390 xã thuộc 151 huyện của 32 tỉnh, thành phố; xây dựngchương trình hợp tác với WHO về chăm sóc người cao tuổi; triển khai xây dựng Đềán chăm sóc người cao tuổi giai đoạn 2017-2025 [2].

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ. Chú trọng truyền thông, tư vấn trực tiếp tại cộng đồng; tư vấn, vận động đốitượng của cộng tác viên; sản xuất, nhân bản và cung cấp sản phẩm truyền thông, sảnphẩm truyền thông mẫu. Bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo hướngđa dạng hóa các biện pháp tránh thai, đẩy mạnh tiếp thị xã hội PTTT và mở rộng các

Page 59: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

59

mô hình cung ứng PTTT, dịch vụ SKSS, KHHGĐ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra,giám sát nhằm phát hiện việc vi phạm về tuyên truyền phổ biến các phương pháp tạogiới tính thai nhi và siêu âm chọn giới tính. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu điện tửvề DS-KHHGĐ, duy trì, nâng cấp các phần mềm quản lý chuyên ngành, thực hiện cậpnhật biến động và hoàn thiện kho dữ liệu tại các cấp.

Các chỉ tiêu về DS-KHHGĐ hầu hết đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng tỷ suất sinh ướctính đạt 2,09 con/phụ nữ, tiếp tục duy trì mức sinh thay thế. Tỷ suất sinh thô là15,74‰; tỷ suất chết thô là 6,83‰. Tuổi thọ trung bình đạt 73,4 năm (nam 70,8 và nữ76,1). Tỷ số giới tính khi sinh là 112,2 bé trai/100 bé gái, thấp hơn so với cùng kỳnăm 2015 (112,6), vượt kế hoạch đề ra (113). Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi có chồng đangsử dụng biện pháp tránh thai là 77,6%, tăng 0,9% so với năm 2015 [2].

Dịch vụ CSSKSS, bảo vệ BMTETriển khai Kế hoạch hành động về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung; xâydựng đề cương Dự án sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp xét nghiệmADN tìm vi rút HPV. Chỉ đạo và phối hợp thực hiện các biện pháp phòng chống dịchZika cho phụ nữ có thai; triển khai giám sát, đào tạo, sàng lọc trước sinh, phát hiệnchứng đầu nhỏ.

Tiếp tục tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các giải phápnhằm hạn chế tai biến sản khoa tại các cơ sở KCB sản phụ khoa và nhi khoa (kể cả cơsở y tế tư nhân). Triển khai điều tra, rà soát và thẩm định, tìm nguyên nhân các trườnghợp tử vong mẹ năm 2014-2015.

Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế các tuyến trong việc thực hiện các nhiệmvụ chuyên môn về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em,chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các đối tượng như vị thành niên, phụ nữ độ tuổi sinhđẻ, phụ nữ mãn kinh và nam giới.

Hướng dẫn và giám sát việc tổ chức triển khai dịch vụ hỗ trợ sinh sản và mang thai hộvì mục đích nhân đạo bảo đảm đúng quy định. Hiện tại, có 3 đơn vị được thực hiện kỹthuật mang thai hộ là Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) vàBệnh viện Trung ương Huế. Cả nước đã có gần 200 hồ sơ mang thai hộ đã đượcduyệt, trong đó hơn 30 trường hợp đã sinh con.

Đạt được nhiều chỉ tiêu đề ra cho năm 2016 về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em: Tỷlệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm xuống 13,5%; Tỷ lệ phụnữ được khám thai ít nhất 3 lần đạt trên 90%; Tỷ lệ phụ nữ đẻ do cán bộ y tế đã quađào tạo đỡ đạt 98%; Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc tuần đầu sau sinh đạt81%; Tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi/1000 trẻ sinh ra sống là 14,52‰[2].

3. Khó khăn, hạn chế Đề án sàng lọc trước sinh, khi sinh và sau sinh để nâng cao chất lượng dân số

chỉ mới được triển khai trên phạm vi hẹp.

Nguy cơ mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn cao.

Đầu tư và năng lực của hệ thống y tế trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổichưa tương xứng với nhu cầu.

Dân số trung bình năm 2016 của cả nước ước tính 92,7 triệu người, tăng 987,8nghìn người, chưa đạt kế hoạch đề ra (92,4 triệu). Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinhcon thứ ba trở lên là 16,3%, tăng 0,5% so với năm 2015.

Page 60: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

60

Tỷ lệ tiếp cận với các dịch vụ còn thấp, nhu cầu chưa được đáp ứng với cácdịch vụ còn cao ở khu vực miền, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vịthành niên, thanh niên trẻ, người lao động ở các khu công nghiệp, người di cư.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực ở các bệnh viện tuyến huyện ở nhiềuđịa phương chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc điều trị, cấp cứu sản khoa vàsơ sinh.

Tử vong mẹ và tử vong trẻ em vẫn còn ở mức cao và giảm chậm, nhất là ở khuvực miền núi, vùng cao. Mô hình nguyên nhân tử vong mẹ bắt đầu có sự phânhoá giữa các khu vực, nguyên nhân gián tiếp (tim mạch, hô hấp, nội tiết) có xuhướng tăng ở khu vực đô thị đòi hỏi các chiến lược và giải pháp riêng cho từngkhu vực. Việc giảm tử vong trẻ dưới 5 tuổi gặp khó khăn vì còn phụ thuộc vàocác nguyên nhân khác đòi hỏi phối hợp liên ngành chặt chẽ như tai nạn thươngtích, đuối nước,…

Tỷ lệ SDD trẻ em thể thấp còi còn cao, nhất là ở vùng nông thôn khu vực TâyNguyên, Trung du và Miền núi phía Bắc trong khi tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻem đang gia tăng ở khu vực thành thị.

Hệ thống thống kê báo cáo số liệu về DS-KHHGĐ, CSSKBMTE chưa đảmbảo chính xác, kịp thời và đầy đủ nên chưa phục vụ có hiệu quả cho công táclập kế hoạch và xây dựng chính sách và thiết kế các giải pháp can thiệp.

4. Một số vấn đề ưu tiên4.1. Y tế dự phòng Gánh nặng bệnh tật do các bệnh truyền nhiễm vẫn ở mức cao, trong khi các

biện pháp phòng chống vẫn còn bị động, thiếu kinh phí. Các bệnh truyềnnhiễm lưu hành vẫn có tỷ lệ mắc cao và luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thànhdịch; các bệnh truyền nhiễm trong chương trình TCMR có nguy cơ xuất hiệntrở lại trong khi các bệnh dịch mới nổi vẫn có nguy cơ xâm nhập và xuất hiệndịch trong bối cảnh mở rộng giao lưu, toàn cầu hoá.

Giám sát, kiểm soát thúc đẩy thay đổi các hành vi nguy cơ BKLN chưa hiệuquả (do ý thức của người dân chưa cao, các hướng dẫn dự phòng còn khó thựchiện, các chế tài xử phạt chưa nghiêm, phối hợp liên ngành chưa chặt chẽ)trong khi năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở trong việc dự phòng,phát hiện và quản lý điều trị các BKLN còn hạn chế.

Tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng chống HIV/AIDS của các nhóm đối tượngnguy cơ cao vẫn còn hạn chế, chưa bảo đảm bền vững trong bối cảnh nguồnkinh phí bị cắt giảm, tỷ lệ bao phủ BHYT còn thấp, lồng ghép hoạt động củacác chương trình y tế chưa phát huy hiệu quả.

Các vi phạm về VSATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vẫndiễn ra phổ biến. Các vụ ngộ độc thực phẩm trong các bếp ăn tập thể ở các khucông nghiệp, khu chế xuất vẫn chưa được kiểm soát hiệu quả. Sự cố môitrường ở 4 tỉnh Miền Trung vừa qua tiếp tục đặt ra những thách thức trongviệc giám sát ATTP thủy hải sản, môi trường nước biển trong thời gian tới.

Tác động của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề,công tác quản lý môi trường, vệ sinh an toàn lao động,… đòi hỏi sự phối hợpliên ngành trong khi các Luật Bảo vệ môi trường, Luật An toàn, Vệ sinh laođộng mới được ban hành, còn thiếu các văn bản hướng dẫn; tổ chức hệ thống

Page 61: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

61

và nhân lực làm công tác này của ngành y tế còn thiếu và yếu và chưa có sựquan tâm đầu tư đúng mức của các bộ, ngành, địa phương.

4.2. Y tế cơ sở, CSSKBĐ và các chương trình mục tiêu y tế Kinh phí đầu tư cho y tế cơ sở, hoạt động CSSKBĐ, các chương trình mục tiêu

y tế còn rất hạn chế. Năng lực của y tế chưa đáp ứng được nhu cầu CSSK.

Thiếu các cơ chế chính sách đồng bộ cả về tài chính, chuyên môn kỹ thuật hỗtrợ cho hoạt động cung ứng dịch vụ của mô hình BSGĐ.

4.3. Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng Tình trạng quá tải ở một số chuyên khoa và ở các bệnh viện tuyến cuối chưa

được cải thiện một cách đột phá.

Năng lực cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến dưới vẫn còn hạn chế,nhất là trong việc đáp ứng với nhu cầu chăm sóc toàn diện, liên tục do già hoádân số và gánh nặng của các BKLN.

Việc quản lý, tổ chức cung ứng và kiểm soát chất lượng DVYT vẫn còn nhiềubất cập, chất lượng dịch vụ có cải thiện nhưng chưa đáp ứng được kỳ vọng.

Tổ chức và cơ chế hoạt động chưa khuyến khích và bảo đảm cung cấp dịch vụcó chất lượng và chăm sóc liên tục. Tình trạng không công nhận kết quả xétnghiệm giữa các cơ sở y tế diễn ra phổ biến.

Năng lực cung ứng dịch vụ của mạng lưới y tế tư nhân vẫn còn khiêm tốn vàviệc kiểm soát chất lượng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

4.4. Y dược học cổ truyền Nguồn cung nguyên liệu trong nước còn hạn chế trong khi việc quản lý chất

lượng dược liệu và quản lý hành nghề YHCT vẫn còn gặp nhiều khó khăn,việc triển khai quy hoạch phát triển dược liệu còn chậm.

Việc ứng dụng các bài thuốc, các phương pháp điều trị YHCT trong KCB cònchậm và chưa mang tính thực tiễn. Tỷ lệ KCB YHCT tại các cơ sở KCB vẫncòn thấp, nhất là ở tuyến dưới, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu.

4.5. DS-KHHGĐ, CSSKSS, SKBMTE Có sự khác biệt lớn về các chỉ số sức khoẻ, mô hình bệnh tật và tiếp cận dịch

vụ CSSK BMTE, CSSKSS giữa các vùng miền. Tiếp cận các dịch vụ CSSKBMTE ở các vùng sâu, vùng xa còn hạn chế dẫn đến tỷ số tử vong mẹ và tỷsuất tử vong trẻ em ở khu vực miền núi, vùng cao vẫn còn ở mức cao và giảmchậm. Nhu cầu chưa được đáp ứng về dịch vụ DS-KHHGĐ, CSSKSS,SKBMTE ở một số nhóm đối tượng như trẻ vị thành niên, thanh niên trẻ,người di cư, công nhân ở các khu công nghiệp vẫn còn cao.

Nguy cơ mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn cao; các đề án nâng cao chấtlượng dân số chỉ được triển khai ở quy mô nhỏ; tình trạng già hoá dân số diễnra nhanh chóng làm thay đổi cơ cấu dân số đòi hỏi có sự thay đổi trong địnhhướng tiếp cận chính sách dân số để bảo đảm phát triển ổn định và bền vững.

Đầu tư và năng lực của hệ thống y tế trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổichưa tương xứng với nhu cầu.

Page 62: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

62

5. Khuyến nghị các giải pháp5.1. Các giải pháp chung Hoàn thiện và thống nhất mô hình tổ chức hệ thống cung ứng DVYT các tuyến

theo hướng tăng cường khả năng kết nối giữa điều trị với dự phòng và giữacác tuyến y tế.

Xây dựng bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫnchuyên môn trong từng lĩnh vực cung ứng dịch vụ.

Tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở, CSSKBĐ; đổi mới cơ chế tài chính để bảođảm quyền lợi của người bệnh đồng thời khuyến khích và tạo động lực chocán bộ y tế.

Tăng cường công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật nâng cao năng lực và chấtlượng cung ứng dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở trong quản lý sức khoẻ, phát hiệnvà xử lý các vấn đề sức khoẻ thường gặp, tập trung vào các BKLN.

5.2. Y tế dự phòng Lập kế hoạch và chủ động giám sát, dự báo, phát hiện sớm để ngăn chặn,

khống chế kịp thời các dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành; tăng cường nắm bắtthông tin, giám sát chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm tại cáccửa khẩu quốc tế.

Tăng cường công tác quản lý về tiêm chủng, đẩy mạnh hoạt động tuyêntruyền, bảo đảm cung ứng đủ vắc xin, giám sát việc tổ chức tiêm chủng đểđảm bảo duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cao và không ngừng nâng cao chấtlượng và an toàn tiêm chủng.

Tăng cường TT-GDSK nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dântrong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, phòng tránh các yếu tố nguy cơBKLN, chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng và nâng cao sức khỏe.

Đào tạo, huấn luyện và hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực hoạt động dự phòng,kiểm soát, giám sát các yếu tố nguy cơ, phát hiện và quản lý điều trị cácBKLN ở tuyến cơ sở.

Tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá và dự báo tình hình dịch HIV/AIDS.Mở rộng các điểm dịch vụ tư vấn xét nghiệm, cấp phát thuốc ARV, điều trịARV, điều trị methadone theo hướng triển khai đến tận các xã phường; lồngghép dịch vụ tư vấn với điều trị ARV, điều trị methadone và điều trị lao cũngnhư các dịch vụ CSSKSS ở tuyến cơ sở.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá và các giải pháp thu hút ngườinhiễm HIV tham gia BHYT; bảo đảm quyền lợi của người nhiễm HIV/AIDStrong khám chữa bệnh BHYT và các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Xâydựng kế hoạch đảm bảo cung ứng thuốc ARV chất lượng, liên tục và giá thànhhợp lý; từng bước thực hiện cung ứng thuốc ARV qua BHYT.

Tăng cường giám sát hỗ trợ việc tuân thủ điều trị ARV, lao và sốt rét; xâydựng kế hoạch dự phòng và giám sát nguy cơ kháng thuốc.

Tiếp tục triển khai Đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho các cơsở y tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết hợp với tăng cường thanhtra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý và xử lý chất thải y tế trong vàngoài cơ sở y tế.

Page 63: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

63

Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môitrường, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống TNTT; tăng cường phối hợpliên ngành trong giám sát thực thi các quy định về bảo vệ môi trường.

Xây dựng chương trình kế hoạch, hướng dẫn chuyên môn và tổ chức triển khaithực hiện các hoạt động ứng phó các vấn đề liên quan đến sức khoẻ do tìnhtrạng hạn hán, xâm nhập mặn và sự cố môi trường biển ở Miền Trung.

Đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nước về ATTP, thanh tragiám sát, xử phạt nghiêm các vi phạm về VSATTP; xây dựng mô hình vàgiám sát hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch.

Tiếp tục thí điểm triển khai mô hình thanh tra chuyên ngành về VSATTP,nghiên cứu đánh giá khả năng nhân rộng; đào tạo, nâng cao năng lực hệ thốnggiám sát về VSATTP của ngành y tế trong chủ động giám sát, phòng ngừa,cảnh báo nguy cơ, thanh tra, kiểm tra ATTP.

5.3. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu Huy động nguồn lực tăng cường đầu tư cho công tác CSSKBĐ ở tuyến cơ sở

nói chung cũng như triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển mạnglưới y tế cơ sở trong tình hình mới nói riêng từ các nguồn ADA, BHYT,…

Xây dựng cơ chế, tăng cường đào tạo, thu hút nhân lực, đổi mới và nâng caohiệu quả hoạt động, lồng ghép triển khai các chương trình mục tiêu y tế ởtuyến cơ sở. Áp dụng các nguyên lý Y học gia đình trong CSSKBĐ tại cácTYT, PKĐKKV và hoàn thiện các cơ chế chính sách về tài chính, hướng dẫnchuyên môn kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động của mô hình BSGĐ.

Mở rộng mô hình phòng khám bác sĩ gia đình theo lộ trình, trên cơ sở xâydựng và đánh giá hiệu quả của các mô hình chuẩn cho các loại cơ sở y tế phùhợp với đặc thù các khu vực. Tập trung vào các hoạt động quản lý sức khoẻ hộgia đình, quản lý các BKLN, CSSK BMTE và người cao tuổi tại cộng đồng.

5.4. Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng Tiếp tục triển khai song song nhiều giải pháp chống quá tải bệnh viện: đẩy

nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm xây dựng các cơ sở y tế mới tậptrung cho các chuyên khoa như tim mạch, ung bướu, chấn thương, sản nhi, hôhấp, thần kinh; mở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh và bệnh viện hạt nhân;tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn, tăng cường đào tạo,chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới, triển khai telemedicine....

Ban hành các quy định, hướng dẫn quy trình chuyên môn và hoàn thiện hệthống quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh các cấp và hệ thống đánhgiá phản hồi của người dân. Xây dựng và triển khai mô hình đánh giá, chấmđiểm độc lập về chất lượng bệnh viện, nghiên cứu điều chỉnh, mở rộng các tiêuchí đánh giá chất lượng bệnh viện. Xây dựng các cơ chế về quản lý và tàichính để khuyến khích các cơ sở cung ứng dịch vụ có chất lượng. Tăng cườnghoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện kết hợp với giám sát việc thựchiện đổi mới phong cách và thái độ phục vụ của cán bộ y tế.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học đồngthời với việc hoàn thiện cơ chế bảo đảm việc công nhận kết quả xét nghiệmgiữa các cơ sở y tế.

Page 64: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

64

Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính trong KCB nhằm tạo điều kiệnthuận lợi cho người dân trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ, nhất là với ngườicó thẻ BHYT. Tiếp tục triển khai thực hiện các quy định về đăng ký và chuyểntuyến KCB BHYT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, nhất là ngườicó thẻ BHYT trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế.

Phát triển mô hình BSGĐ kết hợp với xây dựng cơ chế khuyến khích triểnkhai các dịch vụ, kỹ thuật y tế ở tuyến dưới tạo điều kiện cho người bệnh tiếpcận với DVYT có chất lượng ở nơi gần nhất, đặc biệt là các mô hình quản lýcác bệnh mạn tính như THA, ĐTĐ, HPQ… tại cộng đồng.

Tăng cường công tác quản lý, cấp phép hành nghề đồng thời với việc kiểm tra,thanh tra, giám sát bảo đảm chất lượng DVYT tư nhân. Xây dựng cơ chế và lộtrình triển khai thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện cấp phéphành nghề có thời hạn, gắn việc cấp phép hành nghề với việc đào tạo liên tục.

Khuyến khích thực hiện PPP trong đầu tư xây dựng các CSYT, đa dạng hoácác loại hình DVYT, phát triển y tế chuyên sâu chất lượng cao bên cạnh y tếphổ cập.

5.5. Y dược học cổ truyền Đẩy mạnh việc triển khai Đề án phát triển mạng lưới YHCT, hoàn thiện hệ

thống quản lý nhà nước về YDCT từ trung ương đến địa phương. Thực hiệnquy hoạch, tăng cường đầu tư, ưu đãi, hỗ trợ phát triển và bảo đảm đầu ra chocác khu nuôi trồng dược liệu tập trung để từng bước bảo đảm nguồn nguyênliệu cho YDCT.

Ban hành các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, phạm vi hành nghề về YHCT,đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu áp dụng các phương pháp điều trị YHCT trongKCB, mở rộng phạm vi KCB YHCT kết hợp với Y học hiện đại trong KCB,tăng tỷ lệ người bệnh được khám, chữa bệnh bằng YHCT.

Nâng cao năng lực và đẩy mạnh hoạt động kiểm nghiệm, thanh tra, giám sátchất lượng thuốc, dược liệu và hoạt động chuyên môn của các cơ sở sản xuất,kinh doanh dược liệu, thuốc đông y và KCB, điều trị theo YHCT.

5.6. Dân số, kế hoạch hóa gia đình, SKBMTE Nỗ lực duy trì vững chắc mức sinh thấp hợp lý, tiếp tục thực hiện các giải

pháp để giảm sinh ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa vàduy trì mức sinh thấp hợp lý ở các vùng miền có mức sinh thấp. Kiểm soát dânsố các vùng biển, đảo và ven biển.

Nghiên cứu đề xuất xây dựng chiến lược DS-KHHGĐ mới theo định hướngchuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số vàphát triển để giải quyết toàn diện các vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu, phânbổ và nâng cao chất lượng dân số.

Chủ động kiểm soát và giải quyết các nguyên nhân sâu xa làm mất cân bằnggiới tính khi sinh; đẩy mạnh tuyên truyền kết hợp tăng cường thanh tra, kiểmtra và xử lý nghiêm các hành vi lựa chọn giới tính khi sinh.

Bảo đảm hậu cần và cung cấp đầy đủ và có chất lượng các dịch vụ KHHGĐ,nhất là ở các địa bàn khó khăn; đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị xã hội cácPTTT nhằm tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.

Page 65: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

65

Xây dựng kế hoạch và triển khai lồng ghép các hoạt động DS-KHHGĐ vớicác hoạt động CSSKSS, CSSK BMTE, phòng chống HIV ở tuyến cơ sở; phốihợp liên ngành trong phòng chống TNTT, đuối nước ở trẻ em.

Triển khai có hiệu quả Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; mở rộng vàđa dạng hóa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Đào tạo người đỡ đẻ có kỹ năng, kíp hồi sức nội khoa trong sản khoa cho cácbệnh viện; kíp phẫu thuật sản khoa cho bệnh viện huyện, hỗ trợ để bệnh việnhuyện thuộc các vùng khó khăn thực hiện được cấp cứu sản khoa toàn diện(mổ lấy thai và truyền máu).

Hoàn thiện lại các biểu mẫu thống kê báo cáo trong chương trình, tổng kếtnguyên nhân tử vong mẹ để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp can thiệpphù hợp cho từng khu vực.

Page 66: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

66

PHẦN HAI: HƯỚNG TỚI GIÀ HÓA KHỎE MẠNH ỞVIỆT NAM

Giới thiệu

1. Quan điểm quốc tế về già hoá khoẻ mạnh1.1. Quan điểm chung Già hóa dân số đang là xu thế chính trong thế kỷ XXI và việc tăng tuổi thọ

đánh dấu một thành tựu quan trọng của quá trình phát triển của nhân loại. Dovậy, để bảo đảm cho mọi người có thể sống lâu và sống khỏe đòi hỏi phải cónhững thay đổi cơ bản về cách thức tổ chức và vận hành của toàn bộ hệ thốngcung cấp các dịch vụ chăm sóc nói chung và CSSK nói riêng.

Lồng ghép giải quyết vấn đề NCT với các vấn đề khác: Sự đối xử không côngbằng và định kiến đối với NCT là một trong những rào cản để đạt được xã hộigià hóa khỏe mạnh. Do vậy, các vấn đề già hóa khỏe mạnh cần phải được tiếpcận như là chiến lược đối với NCT.

Nâng cao địa vị, tiếng nói và sự đóng góp của NCT: Cần thiết phải huy độngsự tham gia của cộng đồng NCT vào xây dựng mục tiêu già khỏe mạnh, nângcao nhận thức và năng lực thực hiện thông qua các hoạt động về trao đổi, đốithoại ở cấp quốc gia.

Thay vì chỉ nhìn nhận, đánh giá NCT dưới góc độ gánh nặng chi phí cho xãhội, các nhà quản lý cần nhận thức rõ những lợi ích và tiềm năng lâu dài củaNCT, đặc biệt đối với thị trường lao động.

1.2. Khung chiến lược can thiệp của WHOTheo khung phân tích của Tổ chức Y tế thế giới, quá trình già hóa của mỗi vòng đờitrải qua ba giai đoạn như trong Error! Reference source not found.7, bao gồm: (i)Giai đoạn năng lực tốt và ổn định; (ii) Giai đoạn suy giảm năng lực; (iii) Giai đoạnsuy giảm năng lực nghiêm trọng [10]. Trên cơ sở đó, các can thiệp tác động vào quátrình già hóa, nâng cao năng lực nội tại và khả năng hoạt động11 nhằm mục tiêu giàhóa khỏe mạnh có thể chia thành 3 nhóm, trải suốt vòng đời như sau:

1. Can thiệp về dịch vụ y tế: bao gồm các can thiệp cung cấp dịch vụ y tế dựphòng, chẩn đoán sớm và kiểm soát bệnh mạn tính ở giai đoạn 1 của quá trìnhgià hóa nhằm đảo ngược, hoặc làm chậm sự suy giảm năng lực ở giai đoạn 2và quản lý các bệnh mạn tính đã tiến triển ở giai đoạn cuối.

2. Can thiệp chăm sóc dài hạn cho NCT từ giữa giai đoạn 2 (giai đoạn suy giảmnăng lực): hỗ trợ NCT nâng cao năng lực, hành vi và chăm sóc đảm bảo nhânphẩm cho NCT ở giai đoạn cuối đời, khi năng lực đã suy giảm nghiêm trọng.

3. Can thiệp vào môi trường văn hóa, xã hội: bao gồm các can thiệp nhằm nângcao năng lực, thúc đẩy lối sống, hành vi lành mạnh cho sức khỏe một cáchmạnh mẽ ngay từ giai đoạn đầu của vòng đời; hỗ trợ NCT loại bỏ những rào

11 Năng lực nội tại là tổng hợp tất cả các năng lực về thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân. Khả nănghoạt động bao gồm các thuộc tính liên quan đến sức khoẻ cho phép mọi người thể hiện được giá trị bảnthân và làm được những việc cần thiết. Khả năng hoạt động được tạo thành từ năng lực nội tại củatừng cá nhân, đặc điểm môi trường liên quan và các tương tác giữa cá nhân với những đặc điểm này(Nguồn: World Report on Ageing and Health 2015).

Page 67: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

67

cản trong việc tham gia hoạt động kinh tế, xã hội, bù đắp sự mất mát về nănglực sống ở giai đoạn cuối.

Hình 7. Khung phân tích về già hóa khỏe mạnh

Nguồn: World Report on Ageing and Health, WHO 2015.

Tham khảo khung phân tích trên, phần chuyên đề về Hướng tới già hoá khoẻ mạnh ởViệt Nam được bố cục thành 5 chương: Chương IV. Già hóa dân số, thực trạng sứckhỏe NCT Việt Nam; Chương V. Chăm sóc y tế nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnh ởViệt Nam; Thực trạng các can thiệp y tế - xã hội nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnh;Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi; Chương VII. Môi trường xã hội đốivới sức khỏe của người cao tuổi; và Chương VIII. Xác định các vấn đề ưu tiên vàkhuyến nghị giải pháp hướng tới già hóa khỏe mạnh.

2. Chính sách của Việt Nam về người cao tuổi2.1. Luật pháp và chính sách hiện hành về chăm sóc người cao tuổi2.1.1. Luật pháp về người cao tuổiHiến pháp nước CHXHCN Việt Nam qua các giai đoạn đã có một số thay đổi trongcác nội dung liên quan đến NCT (Error! Reference source not found.).12 Hiến phápnăm 1946 quy định rộng rãi, là toàn bộ NCT được giúp đỡ. Đến năm 1980, Hiến phápsửa đổi quy định trách nhiệm giúp đỡ là cả Nhà nước và xã hội, và hạn chế ngườiđược hưởng sự giúp đỡ là NCT không nơi nương tựa. Đến năm 1992, Hiến pháp sửa

12 Báo cáo này sử dụng từ “người cao tuổi” để nói đến người từ 60 tuổi trở lên, thay vào từ “người già”,trừ khi tên tổ chức hoặc từ sử dụng trong chính sách là “người già”.

Năng lực tốt và ổn định Suy giảm năng lực Suy giảm năng lựcnghiêm trọng

Khả nănghoạt động

Nănglực nội

tại

Chăm sóc dài hạn

Can thiệp môitrường xã hội

:

Chăm sóc y tế Quản lý cácbệnh mạn tínhđã tiến triển

Đảo ngược hoặc làmchậm quá trình suygiảm năng lực

Dự phòng hoặc bảo đảmphát hiện sớm và kiểmsoát các bệnh mạn tính

Hỗ trợ các hành vi giúpcải thiện năng lực

Bảo đảm nhân phẩm,chất lượng cuộc sống cuối đời

Thúc đẩy các hành vi giúp cải thiện năng lực

Loại bỏ các rào cản đối với sự tham giahoạt động xã hội; hỗ trợ, bù đáp sự mất mát năng lực

Page 68: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

68

đổi tiếp quy định người có trách nhiệm chính chăm sóc NCT là con cái, và nhắc lạitrong trường hợp không nơi nương tựa thì Nhà nước và xã hội giúp đỡ. Đến lần sửađổi gần đây nhất năm 2013, Hiến pháp quy định trách nhiệm Nhà nước là tạo bìnhđẳng trong thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chínhsách trợ giúp xã hội cho NCT. Như vậy, Hiến pháp hiện hành không hạn chế quyềnlợi cho NCT không nơi nương tựa, và tạo điều kiện để phát triển các hình thức khácnhau để giúp đỡ NCT.Bảng 3. Quy định của Hiến pháp về quyền lợi người cao tuổi

Năm Nội dung Hiến pháp1946 Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ

(Điều 14)1980 NCT và người tàn tật không nơi nương tựa được nhà nước và xã hội hỗ trợ

(Điều 74)1992 ... con cái có trách nhiệm kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ... (Điều 64)

…người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nướcvà xã hội giúp đỡ (Điều 87)

2013 Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, pháttriển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi,người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác (Điều 59)

Luật người cao tuổi (Luật 39/2009/QH12) có hiệu lực thi hành từ năm 2010. Theođó, gia đình có trách nhiệm chủ yếu trong việc phụng dưỡng NCT. Tuy nhiên, Nhànước có chính sách hỗ trợ NCT nghèo không có người phụng dưỡng và tất cả NCT từ80 tuổi trở lên chưa hưởng chế độ như lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội khác.Luật quy định những đối tượng này được hưởng BHYT, trợ cấp xã hội hằng tháng vàhỗ trợ chi phí mai táng khi chết. NCT nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyềnphụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, có nguyện vọng và được tiếpnhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thì được hưởng thêm một số quyền lợi như được cấp tưtrang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, thuốc chữa bệnh thông thường,dụng cụ, phương tiện hỗ trợ PHCN. Luật cũng quy định về uỷ nhiệm chăm sóc NCTvà Cơ sở chăm sóc NCT. Cơ sở chăm sóc người cao tuổi bao gồm cơ sở bảo trợ xãhội, cơ sở tư vấn, dịch vụ chăm sóc NCT và cơ sở chăm sóc NCT khác. Như vậy,phạm vi quản lý nhà dưỡng lão thuộc ngành lao động, không phải ngành y tế. Nghịđịnh 06/2011/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết thực hiệncác quy định của Luật, như chăm sóc y tế, chăm sóc xã hội13 cho NCT. Các văn bảnnày sẽ được giải thích trong Chương VI và VII dưới đây.

2.1.2. Chính sách về chăm sóc người cao tuổiChương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2012-2020 (Quyếtđịnh số 1781/QĐ-TTg năm 2012) có mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc NCT;đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò của NCT phù hợpvới tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chương trình hànhđộng đã được triển khai đi vào cuộc sống. Tại các tỉnh, thành phố xuất hiện các trungtâm, nhà văn hóa, khu vui chơi dành cho NCT. Ngược lại NCT cũng tham gia vào cáchoạt động xã hội, khẳng định vị trí, vai trò của NCT trong đời sống chính trị, văn hóa,

13 Chăm sóc xã hội bao gồm hỗ trợ sinh hoạt cá nhân hằng ngày (như tắm, vệ sinh, cho ăn); trợ giúphoạt động hỗ trợ cuộc sống (như đi chợ, nấu ăn, quản lý sử dụng thuốc, quản lý tài chính, v.v.); hỗ trợtâm lý xã hội (như tâm sự, tư vấn tâm lý, v.v.]; và hỗ trợ NCT tiếp cận với những dịch vụ/can thiệp theonhu cầu (phạm vi công việc của nhân viên công tác xã hội).

Page 69: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

69

kinh tế và xã hội. NCT đã thực sự khẳng định không phải “lão lai tài tận” (tuổi caothì năng lực hết) mà là “lão lai tài bất tận” (tuổi dù cao năng lực vẫn còn).

Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025 đã được Bộ trưởngBộ Y tế ban hành trong Quyết định 7618/QĐ-BYT năm 2017 có mục tiêu là “Đápứng nhu cầu CSSK NCT thích ứng với giai đoạn già hóa dân số góp phần thực hiệnChương trình hành động quốc gia về người cao tuổi, Chiến lược Dân số và Sức khỏesinh sản, Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.” Đềán được thực hiện trong phạm vi toàn quốc, thông qua 8 giải pháp gồm:

Tăng cường truyền thông thay đổi hành vi và nâng cao nhận thức, tạo môitrường xã hội đồng thuận tham gia CSSK NCT;

Xây dựng, phát triển phong trào CSSK NCT;

Củng cố, hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ CSSKBĐ, KCB cho NCT;

Xây dựng và phổ biến mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho NCT;

Phát triển nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe NCT;

Hoàn thiện chính sách pháp luật về CSSK NCT, khuyến khích hỗ trợ doanhnghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia CSSK NCT;

Nghiên cứu, hợp tác quốc tế; và

Củng cố, phát triển hệ thống chỉ báo thống kê về quản lý CSSK NCT.

2.2. Một số cơ quan, tổ chức xã hội chính có nhiệm vụ liên quan chămsóc người cao tuổi nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnhHội Người cao tuổi được thành lập từ năm 1994 theo quyết định của Thủ tướngChính phủ và tiến hành Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam vào năm1995. Luật Người cao tuổi ban hành năm 2009 dành chương IV để quy định về Hộingười cao tuổi, trong đó nêu rõ Hội người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội, đạidiện cho nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi Việt Nam. Hộingười cao tuổi Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, hoạt động theoHiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.

Hội Người cao tuổi hiện đã có mạng lưới rộng khắp các tỉnh, thành phố và có chi hộiđến 100% xã, phường trong cả nước và tham gia tích cực vào nhiều công tác xã hộinhư phối hợp xây dựng các văn bản chính sách, chế độ cho NCT, triển khai các chínhsách an sinh xã hội với NCT, xây dựng, phát triển các loại hình câu lạc bộ cho NCTgóp phần nâng cao sức khỏe và cuộc sống tinh thần. Tuy nhiên, chất lượng, nội dungsinh hoạt Hội ở một số cơ sở chưa cao, chưa hấp dẫn hội viên và NCT tham gia. Kinhphí dành cho hoạt động của Hội còn hạn chế [11].

Ủy ban quốc gia về NCT Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 141/2004/QĐ-TTg ngày 5/8/2004 là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướngChính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương trong việc giảiquyết những vấn đề liên quan về cơ chế, chính sách để thực hiện công tác người caotuổi. Tại tuyến tỉnh, thành phố và quận, huyện có Ban công tác Người cao tuổi ở cấptương đương làm nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất, chỉ đạo các tổ chức liên quan triển

Page 70: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

70

khai công tác chăm sóc NCT.14 Thành viên của Ủy ban quốc gia NCT và Ban côngtác NCT làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được quy định cụ thể bằng văn bản.

Bộ Y tế rõ ràng là một trong những bộ ngành có chức năng quan trọng trong chăm sócsức khỏe NCT. Các nhiệm vụ cụ thể sẽ được miêu tả trong Chương V.

Bộ Lao động, thương binh và xã hội là một trong những bộ ngành có nhiệm vụ liênquan NCT. Cục Bảo trợ xã hội là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tácngười cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèotrong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật. Ngành lao động cũng có nhiệm vụquản lý các cơ sở bảo trợ xã hội (nội trú), trung tâm cấp dịch vụ công tác xã hội, là hailoại trung tâm trợ giúp xã hội.

Bộ Văn hóa, Thể Thao, Du lịch có vai trò quan trọng trong việc giúp NCT tiếp cậnvới hoạt động thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ, và du lịch. Các hoạt động này sẽđược miêu tả trong Chương VII.

Trung tâm trợ giúp người cao tuổi và phát triển cộng đồng (CASCD) của Hội Chữthập đỏ là một tổ chức nhân đạo xã hội trực thuộc Trung ương Hội Chữ thập đỏ ViệtNam, có chức năng thúc đẩy văn hóa cộng đồng, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhânđối với cộng đồng, xã hội vì mục tiêu nhân đạo; Xây dựng và thực hiện các chươngtrình, dự án hỗ trợ cho NCT và cộng đồng nhằm góp phần xây dựng môi trường nhânđạo, tăng cường sức mạnh cho cộng đồng.

Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi quốc tế tại Việt Nam (HAIV) là văn phòng tại ViệtNam của Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế (HelpAge International) - một mạnglưới toàn cầu nhằm thúc đẩy quyền của người cao tuổi, giúp người cao tuổi có mộtcuộc sống có phẩm giá, khỏe mạnh và an toàn. HelpAge mong muốn xây dựng mộtthế giới mà ở đó, mỗi người cao tuổi, là nam giới hay phụ nữ, đều có thể tự tin nóirằng: “Tôi có thu nhập mà tôi mong muốn”; “Tôi có sức khỏe và chất lượng cuộcsống tốt nhất có thể”; “Tôi cảm thấy an toàn, được bảo vệ, không bị phân biệt đối xửvà lạm dụng” và “Tiếng nói của tôi được lắng nghe”. HAIV đã và đang hỗ trợ kỹthuật cho các cơ quan, tổ chức quan tâm về già hóa dân số và người cao tuổi ở ViệtNam trong xây dựng chính sách và mô hình, cũng như triển khai nhiều dự án, với môhình chính là Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau (CLB LTH TGN) nhằm giúp NCTnâng cao thu nhập, cải thiện sức khỏe, và tăng cường sự tham gia vào các hoạt độngxã hội. HAIV cũng đã thí điểm triển khai các mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồngthông qua CLB LTH TGN, như tình nguyện viên chăm sóc tại nhà và hỗ trợ viênchăm sóc tại cộng đồng.

Bảng 4 trình bày tóm tắt vai trò khác nhau của các tổ chức đóng góp vào mục tiêu giàhoá khoẻ mạnh ở Việt Nam. Các vai trò này được phân loại vào chăm sóc sức khoẻ,chăm sóc dài hạn và môi trường xã hội để tương ứng với các Chương của Phần Haicủa báo cáo này.

Bảng 4. Tóm tắt vai trò các tổ chức đóng góp vào sự nghiệp già hóa khỏe mạnhTổ chức Bảo vệ quyền

lợi NCTChăm sóc sức

khỏe/ PHCNChăm sóc dài hạn Môi trường xã

hộiỦy ban quốc giavề người cao tuổiViệt Nam

Chính sách,điều phối, giámsát

Chính sách,điều phối, giámsát

Chính sách, điềuphối, giám sát

Chính sách, điềuphối, giám sát

14Thông tư 08/2014/TT-BNV ngày 19/9/2014 của Bộ Nội vụ quy định về Ban công tác NCT tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương và Ban công tác NCT huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Page 71: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

71

Tổ chức Bảo vệ quyềnlợi NCT

Chăm sóc sứckhỏe/ PHCN

Chăm sóc dài hạn Môi trường xãhội

Hội Người caotuổi

Tư vấn chínhsách, thông tin,giám sát

Phối hợp với BộY tế trongCSSK NCT,luyện tập thânthể, nâng caoSK qua cácCLB Sức khỏengoài trời; CLBLTH-TGN; TTTư vấn và hỗtrợ CSSK NCT

CLB Liên thế hệ tựgiúp nhau (CLBLTH TGN)

70 000 CLB củaHội, CLB LTHTGN, CLB Sứckhỏe ngoài trờiNCT

Bộ Y tế (các cơsở y tế)

Các cơ sở y tế,TYT xã; CLBNCT giúp NCTTT-GDSK

Tình nguyện viêntrong mô hình tưvấn và chăm sócNCT dựa vào cộngđồng; CLB NCTgiúp NCT

CLB NCT giúpNCT hoạt độngvăn hóa, giải trí

Bộ Lao động,thương binh và xãhội

Cục Bảo trợ xã hộivà các cơ sở trợgiúp xã hội

Cục Bảo trợ xãhội và các cơ sởtrợ giúp xã hội;Cục quan hệ laođộng và tiềnlương

Bộ Văn hóa, ThểThao, Du lịch

Hoạt động thểdục, thể thaonâng cao sứckhỏe

Thông tin, giảmgiá đi lại, chúcthọ, mừng thọ

CASCD (Hội chữthập đỏ)

TNV chăm sóc tạinhà của CLB LTHTGN và ngườichăm sóc tại nhàcó trả công

CLB LTH TGN vàCLB khác

Hội Phụ nữ Luyện tập thânthể qua CLBLTH TGN

TNV chăm sóc tạinhà của CLB LTHTGN

HAIV Tư vấn chínhsách, CLB LTHTGN

Tư vấn chínhsách, CLB LTHTGN

Tư vấn chính sách,CLB LTH TGN

Tư vấn chínhsách, CLB LTHTGN

UNFPA Tư vấn chínhsách

Sức khỏe sinhsản NCT

TNV chăm sóc tạinhà của CLB LTHTGN

x

WHO Tư vấn chínhsách

Hướng dẫnchăm sóc sứckhỏe NCT

Tổ chức tôn giáo,từ thiện

Cơ sở bảo trợ xãhội

Tâm linh

Công ty chăm sócNCT tư nhân

CSSK cho NCT Cơ sở bảo trwoj xãhội

Page 72: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

72

Chương IV. Già hóa dân số và thực trạng sức khỏecủa người cao tuổi Việt Nam

1. Già hóa dân số ở Việt Nam1.1. Một số khái niệmNgười cao tuổi (older persons): Theo Liên hợp quốc, người cao tuổi là những ngườitừ 60 tuổi trở lên. Trong báo cáo này khái niệm NCT theo quy định tại Luật NgườiCao tuổi ở Việt Nam là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.15

Các giai đoạn già hoá dân số: được chia thành 4 giai đoạn bao gồm già hoá, già, rấtgià và siêu già tuỳ thuộc vào tỷ lệ NCT trong dân số. Tuỳ theo định nghĩa về NCT màcó các mốc phân chia khác nhau. Theo phân loại của Cowgill và Holmes (1970) [12],các giai đoạn dân số già hoá, già, rất già và siêu già tương ứng với tỷ lệ người từ 65tuổi trở lên chiếm lần lượt 7-9,9%; 10-19,9%; 20-29,9% và từ 30% dân số trở lên.Nếu áp dụng mốc 60 tuổi cho NCT, dân số được coi là “già hóa” khi tỷ lệ người từ 60tuổi trở lên chiếm 10% dân số; tương ứng cho “già”, “rất già” và “siêu già” là 20%,30% và 35% [13].

Quá trình già hoá: là số năm để số lượng người cao tuổi (từ 60 trở lên) tăng từ 10%lên 20% tổng dân số hoặc NCT (65+) tăng từ 7% lên 14% dân số [14].

Chỉ số già hóa (Ageing index) phản ánh cấu trúc của dân số phụ thuộc, tức mốitương quan giữa số người 60 tuổi trở lên so với số người dưới 15 tuổi của một dân sốvà được tính bằng tỷ số giữa số người từ 60 tuổi trở lên trên 100 người dưới 15 tuổi[15].

Tỷ số phụ thuộc: là tỷ số giữa dân số ngoài độ tuổi lao động (từ 0 đến 14 tuổi và từ60 tuổi trở lên) và những người nằm trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 59 tuổi);thường được tính bằng tỷ số giữa số người ngoài độ tuổi lao động trên 100 ngườitrong độ tuổi lao động. Chỉ số này bao gồm 2 cấu phần: tỷ số phụ thuộc trẻ em (số trẻem 0-14 tuổi trên 100 người trong độ tuổi 15-59) và tỷ số phụ thuộc già (số người từ60 tuổi trở lên trên 100 người trong độ tuổi 15-59) và thường được sử dụng để đo áplực của dân số lên lực lượng lao động.

1.2. Đặc điểm của già hóa dân số ở Việt NamTrong hơn 50 năm qua, nhờ tuổi thọ được nâng cao, từ 44,4 tuổi năm 1960 lên 73,2tuổi năm 2014, và mức sinh giảm rõ rệt tương ứng từ 7 con xuống 2,09 con [16] nênquy mô và cơ cấu tuổi của dân số của Việt Nam đã có những biến động mạnh mẽ.Trong giai đoạn 1979 - 2015, dân số tăng từ 53,7 triệu lên 91,5 triệu người; đồng thời,số người cao tuổi tăng tương ứng từ dưới 4 triệu (6,9% dân số) lên 10,35 triệu (11,3%dân số) (Hình 8). Từ năm 2012, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già khi số người từ60 tuổi trở lên chiếm đến 10,2% tổng dân số [17] và dự báo sẽ trở thành nước có dânsố rất già năm 2038 với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt 20,1% [18]. Dự báo đến năm2049, tỷ lệ NCT sẽ chiếm khoảng 25% dân số, tức là cứ 4 người dân có một người caotuổi. Khi đó, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động (15-59) sẽ giảm từ 65% năm 2015xuống còn 57% năm 2049.

15 Quốc hội nước CHXHCNVN Số: 39/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 Luật Người Cao tuổi.Điều 2 Chương 1.

Page 73: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

73

Hình 8. Cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam, 1979~2049

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và 2009; Điều tra dân số giữa kỳ1/4/2014; Điều tra biến động dân số 2015

Già hoà dân số ở Việt Nam có những đặc điểm chung như quá trình già hoà dân số ởcác nước khác trên thế giới đồng thời cũng có những điểm đặc thù riêng.

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hoá nhanh nhất thế giớiHình 9 cho thấy quá trình già hoá ở nước ta chỉ diễn ra trong vòng 26 năm (2011-2037), tương đương với Trung Quốc 27 năm (2000-2027), Nhật Bản 26 năm (1970-1996) và nhanh hơn nhiều so với các nước phát triển như Pháp 115 năm (1865-1980),Thụy Điển 85 năm (1890-1975), Úc 73 năm (1938-2012), và Mỹ 68 năm (1944-2012)[19]. Quá trình già hoá nhanh dẫn đến chúng ta không có nhiều thời gian chuẩn bị đểứng phó với các thách thức của già hoá dân số. Bởi vậy, cần phải có các giải pháp tíchcực và kịp thời để đảm bảo an sinh và đáp ứng nhu cầu CSSK đang gia tăng nhanhchóng của NCT.Hình 9. Quá trình già hóa dân số ở Việt Nam, 2006-2049

Nguồn: Năm 2006, 2007, 2008, 2010, 2011, 2012, 2013-Tổng cục Thống kê, Điều tra biến động dân sốvà KHHGĐ. Năm 2009-Tổng cục Thống kê Tổng điều tra Dân số và nhà ở 1/4/2009. Năm 2014-2049,Phương án trung bình trong Tổng cục Thống kê Dự báo dân số 2014-2049.

Page 74: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

74

Chỉ số già hoá tăng nhanh và tỷ lệ phụ thuộc già bắt đầu có xu hướng tăngChỉ số già hóa của dân số Việt Nam đã tăng mạnh lên gấp hơn 2,8 lần trong giai đoạn1979-2015, từ 17 lên đến 47. Từ nay đến năm 2049, chỉ số già hóa sẽ tăng lên tới 138,tức là cứ 100 trẻ em dưới 15 tuổi sẽ có 138 người 60 tuổi trở lên (Hình 10).

Hình 10. Chỉ số già hóa của dân số Việt Nam, 1979~2049

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và 2009; Điều tra dân số giữa kỳ1/4/2014. Điều tra Biến động dân số năm 2015. Dự báo dân số 2014-2049.

Trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN), chỉ số già hóa của Việt Nam (tính cho dân sốtừ 65 tuổi trở lên) chỉ thấp hơn 2 nước Xinh-ga-po và Thái Lan, cao hơn hẳn Lào,Cam-pu-chia và Phi-líp-pin (Error! Reference source not found.) [21]..

Hình 11. Chỉ số già hóa (65+) của các nước Đông Nam Á, 2015

Nguồn: United Nations, Department of Economic and Social Affairs, Population Division (2015). WorldPopulation Prospects: The 2015 Revision, DVD Edition.

Chỉ số già hoá gia tăng nhanh trong thời gian vừa qua chủ yếu do giảm số lượng và tỷsố phụ thuộc trẻ. Trong giai đoạn 1979-2009, tỷ số phụ thuộc già ít thay đổi, chưa tới1 người cao tuổi trên 10 người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, tỷ số phụ thuộc giàđã bắt đầu tăng trong những năm gần đây, lên 1 người cao tuổi cho 9 người lao động

Page 75: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

75

năm 2015 và sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, lên đến mức 1 người cao tuổi tươngứng với 6,2 người lao động năm 2029 và tương ứng với 3,5 người lao động vào năm2049 (Hình 12).

Hình 12. Tỷ số phụ thuộc của Việt Nam, 1979~2049

Nguồn: Tổng cục Thống kê, UNFPA (2016), Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 2014 - Cơ cấu tuổi, giớitính và một số vấn đề kinh tế xã hội ở Việt Nam. Năm 2015: Tổng cục Thống kê (2016). Kết quả chủyếu: Điều tra biến động dân số và KHHGĐ thời điểm 1/4/2015. 2019-2049: Tổng cục Thống kê vàUNFPA. Dự báo Dân số 2014-2049.

Già hóa diễn ra nhanh nhất trong nhóm cao tuổi nhấtXu hướng thay đổi cơ cấu tuổi của nhóm NCT ở Hình 13 cho thấy già hóa dân số tiếntriển ngay trong đối tượng người cao tuổi và diễn ra nhanh nhất trong nhóm giànhất. Số người 80 tuổi trở lên tăng từ 0,33 triệu (9% tổng số người cao tuổi) năm 1979lên 1,95 triệu năm 2015 (18.8%) và dự báo sẽ chiếm khoảng 4,3 triệu (gần 16%) dânsố cao tuổi vào năm 2049 [18].

Hình 13. Xu hướng cơ cấu tuổi của người cao tuổi Việt Nam, 1979~2049

Nguồn: Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và 2009 và Dự báo Dân số Việt Nam 2014 – 2049 củaGSO – UNFPA (2016)

Page 76: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

76

Xu hướng nữ hoá ở người cao tuổi với sự gia tăng tỷ lệ goá và tình trạng ngườicao tuổi sống một mình

Xuất hiện tình trạng nữ hoá ở NCT với tỷ số giới tính nghiêng về nữ giới khi độ tuổingày càng cao. Ước tính năm 2014, số nam trên 100 nữ giảm từ 79 người ở độ tuổi60-69 xuống 63 người ở nhóm 70-79 và chỉ còn 52 người ở nhóm 80 tuổi trở lên(Hình 14). Theo dự báo, đến năm 2049, số nam trên 100 nữ sẽ tăng lên đáng kể ở cácnhóm tuổi do số nam giới sống thọ tăng lên sau thời gian hòa bình kéo dài. Tuy nhiên,xu hướng “nữ hóa” ở người cao tuổi đòi hỏi các chính sách chăm sóc NCT phù hợp vìphụ nữ cao tuổi thường dễ tổn thương hơn trước các cú sốc kinh tế và xã hội [22].

Hình 14. Tỷ số giới tính theo độ tuổi của người cao tuổi Việt Nam, 1979~2049

Nguồn: Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và 2009 và Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợpquốc (2016), Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 2014 - Cơ cấu tuổi, giới tính và một số vấn đề kinh tế xãhội ở Việt Nam. Nhà xuất bản Thông tấn

Cùng với xu hướng nữ hoá là tỷ lệ goá vợ/chồng cao ở NCT, nhất là đối với nữ. Năm2011, tỷ lệ này là 36,1%; tăng dần theo độ tuổi và ở nữ cao gấp 3,6 lần so với nam(50,7% so với 14%) (Bảng 5). Nguyên nhân do tuổi thọ của nữ giới cao hơn nam giớinên các cụ bà có tỷ lệ góa cao hơn và tỷ lệ tái hôn thấp hơn. Điều này đòi hỏi cácchính sách đối với NCT cần đặc biệt chú ý đến phụ nữ cao tuổi cô đơn.Bảng 5. Tình trạng hôn nhân của người cao tuổi Việt Nam, 2011 (%)

Tình trạng hônnhân

Nhóm tuổi Giới

Tổng 60-69 70-79 80+ Nam NữĐộc thân 3,7 5,6 3,3 0,4 1,2 5,4Đã kết hôn 58,9 72,7 54,9 37,1 84,3 42,1Ly dị 0,8 1,5 0,2 0,1 0,2 1,1Ly thân 0,5 0,7 0,4 0,5 0,4 0,6Góa 36,1 19,4 41,2 62,0 14,0 50,7Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Báo cáo Điều tra NCT 2011: Các kết quả chủ yếu [23].

Trong bối cảnh đó, tỷ lệ NCT sống một mình hoặc chỉ sống với vợ/chồng ngày cànggia tăng. Việt Nam vốn có truyền thống trọng lão với mô hình gia đình đa thế hệ;trong đó, NCT sống cùng con, cháu nên được quan tâm, CSSK khi ốm đau. Tuynhiên, số liệu điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) từ năm 2002 đến 2012 cho thấyđã có sự thay đổi trong hình thức sắp xếp cuộc sống của NCT ở Việt Nam (Hình 15).

Page 77: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

77

Tỷ lệ NCT sống cùng con cái đang ngày càng giảm do hiện tượng di dân từ các vùngnông thôn ra thành thị để học tập, tìm kiếm việc làm và sự chuyển đổi từ gia đình đathế hệ sang mô hình gia đình hạt nhân [13]. Cùng với đó là sự gia tăng tỷ lệ NCT chỉsống với vợ/chồng cũng là NCT (từ 13,6% lên 21,6%) và NCT sống một mình (từ5,3% lên 7,4%). Điều này sẽ gây khó khăn trong việc chăm sóc NCT, đòi hỏi phải cóphương thức tổ chức CSSK NCT phù hợp.Hình 15. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam, 2002-2012

Nguồn: VHLSS 2002 đến 2012 do Nhóm JAHR tự tính.

Điều tra NCT năm 2011 cho thấy có sự khác biệt rõ rệt trong cách sắp xếp cuộc sốngcủa NCT theo tuổi, giới và địa bàn sinh sống (Bảng 6). Tỷ lệ NCT sống đơn thân tăngdần theo tuổi, cao hơn ở nữ và NCT ở thành thị [24]. Đây là nhóm NCT dễ bị tổnthương vì thiếu người chăm sóc thường xuyên. Do vậy cần có sự chú ý về an sinh xãhội và CSSK phù hợp với nhu cầu đặc biệt của NCT đơn thân cao tuổi nhất là nữ giớiở khu vực nông thôn.Bảng 6. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam theo tuổi, giới và khuvực, 2011 (%)

Đối tượng NCTsống cùng Tổng

Nhóm tuổi Giới Khu vực

60-69 70-79 80+ Nam Nữ Thành thị Nông thônCon cái 69,5 63,8 63,9 67,6 72,0 67,7 78,0 65,3Vợ/chồng 13,8 16,8 16,2 10,7 17,8 10,9 9,7 15,9Sống đơn thân 6,2 6,0 10,6 14,3 2,0 9,3 3,4 7,6Sống với cháu 5,9 8,5 6,6 6,5 4,4 7,0 5,1 6,3Với người khác* 4,6 4,9 2,8 0,8 3,8 5,2 3,9 4,9Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Chú thích: *Có thể là NCT sống với NCT khác như là anh, chị, em, thậm chí con NCT sống cùng bố/mẹlà NCT. Nguồn: Báo cáo Điều tra NCT 2011: Các kết quả chủ yếu [23].

NCT chủ yếu sống ở nông thôn với tỷ lệ ngày càng cao và tăng theo độ tuổiNăm 2015, khoảng hai phần ba số NCT sống tại nông thôn. Tháp dân số so sánh giữathành thị và nông thôn (Error! Reference source not found.) cho thấy nhóm 60-64tuổi chiếm khoảng 33% tổng số NCT, trong đó ở thành thị chiếm 11,6% và nông thônchiếm 21,4%. Đến nhóm 70-74 tuổi số NCT giảm một nửa, và đến nhóm 85 tuổi trởlên giảm chỉ còn khoảng ¼ (8,9% tổng số NCT). Tỷ lệ NCT sống ở thành thị là 35% ở

Page 78: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

78

nhóm 60-64 tuổi giảm xuống còn 28% ở nhóm 85 tuổi trở lên. Tỷ số nam/100 nữtrong nhóm 60-64 tuổi là 83 ở thành thị và 85 ở nông thôn, nhưng đến nhóm 85 tuổitrở lên, tỷ số này lần lượt là 53 và 48. Như vậy, tuổi càng cao, NCT càng tập trung ởnông thôn và chênh lệch giới càng lớn.Hình 16. Tháp dân số người cao tuổi Việt Nam theo khu vực, 2015

Nguồn: Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 2015

Hiện nay tỷ lệ NCT so với dân số ở thành thị và nông thôn tương đương nhau. Tuynhiên, theo dự báo phương án trung bình, đến năm 2049 tỷ lệ NCT ở nông thôn tănggấp ba và ở thành thị tăng gấp đôi so với hiện nay dẫn đến số lượng NCT sống ở nôngthôn lại càng tăng cao hơn. Thậm chí, nếu sử dụng định nghĩa NCT là từ 65 tuổi trởlên, thì đến gần năm 2049, dân số nông thôn sẽ trở thành dân số siêu già (Hình 17).

Hình 17. Dự báo tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam theo khu vực so với ngưỡngsiêu già, 2015-2049

Nguồn: Nguồn: GSO – UNFPA (2016), Dự báo Dân số Việt Nam 2014 – 2049.

Page 79: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

79

Người cao tuổi tập trung nhiều hơn ở khu vực đồng bằngHình 18 cho thấy có 3 vùng có tỷ lệ NCT từ 60 tuổi trở lên thấp dưới 10% là TâyNguyên, Đông Nam Bộ và Trung du và miền núi phía Bắc. Trong đó, Tây Nguyên vàTrung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ NCT thấp do đây là những vùng nghèo cómức sinh cao, tuổi thọ thấp. Vùng Đông Nam Bộ cũng có tỷ lệ NCT thấp do vùng nàythu hút nhiều lao động trẻ nên tỷ lệ nhập cư rất cao, và những người nhập cư là ngườituổi lao động. Còn lại có 3 vùng đồng bằng có tỷ lệ NCT lớn, gồm Đồng bằng sôngHồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long lànhững vùng có số người xuất cư lớn hơn hoặc bằng số người nhập cư, đặc biệt làĐông bằng sông Cửu Long có tỷ suất xuất cư cao, để lại người cao tuổi ở nhà. Tỷ lệNCT ở thành thị và nông thôn gần như nhau.Hình 18. Tỷ lệ dân số Việt Nam từ 60 tuổi trở lên, 65 tuổi trở lên theo vùng, 2015

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2015

Bản đồ về chỉ số già hóa cho thấy các tỉnh có chỉ số già hóa ở mức cao không phải làvùng đồ thị lớn, mà là vùng xuất cư gần đó (Hình 19). Như vậy, có thể thấy chỉ số giàhóa của Hà Nội nằm khoảng ở giữa trong phân bố chỉ số già hóa, trong khi các tìnhnông thôn của Đồng bằng Sông Hồng lại ở cực trên của phân bố chỉ số già hóa. Kếtquả này phản ánh di cư từ nông thôn ra thành thị của người trẻ, để NCT lại, với giađình khuyết thế hệ rất phổ biến, với các ông các bà chăm sóc các cháu nội/ngoại. Tìnhhình ở Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh tương tự ở giữa phân bố của chỉ số già hóa, trongkhi các tỉnh lân cận lại có chỉ số già hóa cao hơn. Chỉ số già hóa thấp nhất tại cácvùng núi của miền Bắc và Tây Nguyên, nơi mà mức sinh cao và tuổi thọ trung bìnhthấp hơn.

Page 80: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

80

Hình 19. Bản đồ chỉ số già hoá dân số Việt Nam, 2015

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 01/04/2015.

Quần đảo HoàngSa (Việt Nam)

Quần đảoTrường Sa(Việt Nam)

Page 81: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

81

2. Tình hình sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam2.1. Tuổi thọ và tuổi thọ khỏe mạnh của người cao tuổi Việt Nam2.1.1. Tuổi thọ trung bình và tuổi thọ khỏe mạnh trung bình

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tuổi thọ trung bình tính từ khi sinh của ViệtNam năm 2015 là 73,3 tuổi (70,7 ở nam và 76,1 ở nữ); tăng 0,1 tuổi so với năm 2014[25]. Tuổi thọ khỏe mạnh (HALE)16 theo ước tính của WHO là 63,2 tuổi ở nam và70,0 tuổi ở nữ; tăng khoảng 4 tuổi ở nam và 5 tuổi ở nữ so với năm 2000 [26]. Theosố liệu của Tổ chức Y tế thế giới, trong số 10 quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc giaĐông Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5 và tuổi thọ phụ nữ Việt Namđứng thứ hai sau Xinh-ga-po. Tuổi thọ khỏe mạnh ở nam giới Việt Nam chỉ thấp hơnXinh-ga-po và Bru-nây trong khi tuổi thọ khỏe mạnh của phụ nữ chỉ thấp hơn Xinh-ga-po [26] (Hình 20). Tuy nhiên, theo số liệu của WHO, chênh lệch giữa tuổi thọ vàtuổi thọ khỏe mạnh ở Việt Nam, tức là số năm trung bình sống có bệnh tật, tương đốicao so với các nước khác. Ở Việt Nam, nữ sống có bệnh tật trung bình khoảng 11 nămvà nam giới khoảng 8 năm.Hình 20. Tuổi thọ khỏe mạnh, số năm sống trung bình có bệnh tật và tuổi thọ từlúc sinh theo giới của các nước Đông Nam Á, 2015

Nguồn: WHO. Global Health Observatory data on Life expectancy and healthy life expectancy.http://apps.who.int/gho/athena/data/GHO/WHOSIS_000001,WHOSIS_000015?filter=COUNTRY:*&format=xml&profile=excel

2.1.2. Tuổi thọ và tuổi thọ khỏe mạnh từ lúc 60 tuổiTuổi thọ (và tuổi thọ khoẻ mạnh) từ lúc 60 tuổi thể hiện số năm có thể sống thêm (vàsống thêm khoẻ mạnh) của một người đã đạt 60 tuổi. Năm 2015, tuổi thọ và tuổi thọkhoẻ mạnh từ lúc 60 tuổi của người Việt Nam tương ứng là 19,5 năm và 14,7 năm ởnam; 24,9 năm và 18,4 năm ở nữ [26]. Ở Việt Nam, tuổi thọ trung bình từ lúc 60 tuổi

16 Tuổi thọ khỏe mạnh (HALE)=số năm sống khoẻ mạnh hoàn toàn + số năm sống cùng bệnh tật * hệsố bệnh tật. Như vậy một người mắc bệnh nhẹ, có hệ số bệnh tật thấp, nhưng mắc bệnh nhiều năm cóthể có số năm sống khỏe mạnh tương đương một người mắc bệnh rất nặng trong thời gian ngắn.

Page 82: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

82

của phụ nữ cao thứ hai sau Xinh-ga-po (Hình 21). Tuy nhiên, trong số đó trung bìnhcó 7 năm sống có bệnh tật, tương đương với Cam-pu-chia. Tuổi thọ và tuổi thọ khỏemạnh từ lúc 60 tuổi của nam giới Việt Nam gần tương đương với Bru-nây, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. Chênh lệch nam nữ ở Việt Nam tương đối cao, trong khi nữ giới kỳvọng sống 25 năm từ lúc 60 tuổi, nam giới chỉ có kỳ vọng sống 19 năm, trong đó cảnam và nữ có tương đối nhiều năm sống có bệnh tật.Hình 21. Tuổi thọ khoẻ mạnh, số năm sống trung bình có bệnh tật và tuổi thọ từlúc 60 tuổi theo giới của các nước Đông Nam Á, 2015

Nguồn: WHO. Global Health Observatory data on Life expectancy and healthy life expectancy.http://apps.who.int/gho/athena/data/GHO/WHOSIS_000001,WHOSIS_000015?filter=COUNTRY:*&format=xml&profile=excel

2.2. Tình trạng sức khỏe theo tự đánh giá của người cao tuổiTự khai tình trạng sức khỏe thể hiện sự đánh giá chủ quan của NCT về tình trạng sứckhỏe của họ. Mặc dù chỉ số này không khách quan, nhưng vẫn thể hiện được “well-being” của NCT. Kết quả điều tra về tình trạng sức khoẻ theo tự đánh giá của NCTtrong những năm qua không có nhiều thay đổi.

Điều tra NCT Việt Nam năm 2011 với cỡ mẫu 2789 NCT có tính đại diện quốc giacho thấy có 65,4% NCT tự đánh giá sức khỏe ở mức yếu và rất yếu; 29,8% đánh giá ởmức bình thường và 4,8% tự đánh giá ở mức tốt và rất tốt [23] (Hình 32). Kết quả nàytương đương với những nghiên cứu về NCT trước đó. Theo nghiên cứu năm 2000 tạiHà Nội, 65% NCT tự đánh giá không khỏe và 35% tự đánh giá sức khỏe bình thường[27]. Nghiên cứu trên 1132 NCT tại 3 tỉnh năm 2006 cho thấy 53,5% NCT tự đánhgiá sức khỏe kém và rất kém [28]. Nghiên cứu về NCT năm 2007 trên cỡ mẫu 2878NCT ở 72 xã thuộc 8 tỉnh, thành phố của 8 vùng kinh tế - xã hội trên cả nước cho thấy41,97% NCT tự đánh giá sức khỏe yếu; 52,71% tự đánh giá sức khỏe bình thường và5,32% tự đánh giá sức khỏe tốt [29].

Kết quả tự đánh giá sức khoẻ của NCT có sự khác biệt theo tuổi, giới tính và khu vựcthành thị nông thôn (Hình 22). Tỷ lệ tự đánh giá sức khoẻ không tốt (rất yếu và yếu)cao hơn đáng kể ở nhóm NCT có độ tuổi cao, ở NCT là phụ nữ và NCT sống ở nôngthôn [23].

Page 83: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

83

Hình 22. Tự đánh giá sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam theo đặc trưng cánhân, địa lý, 2011

Nguồn: Điều tra Người cao tuổi 2011: Các kết quả chủ yếu [23].

2.3. Tình hình suy giảm các chức năngQuá trình lão hoá gắn liền với sự suy giảm các chức năng của NCT. Trong quá trìnhgià hóa cá nhân, nhiều người bị mất dần những chức năng cơ bản như khả năng nhìn,nghe, vận động hoặc tập trung và ghi nhớ. Kết quả Tổng Điều tra dân số và Nhà ởnăm 2009 cho thấy khoảng 40% nam và 46% nữ NCT cho biết có gặp khó khăn với ítnhất một trong 4 chức năng này; trong đó 24% nam và 31% nữ có khó khăn với từ haichức năng trở lên (Error! Reference source not found.). Tỷ lệ nữ khuyết tật cao hơnnam chủ yếu vì phụ nữ có tuổi thọ trung bình cao hơn nam. Mục dưới đây sẽ phân tíchtình hình chi tiết hơn về khuyết tật ở NCT Việt Nam.Hình 23. Tỷ lệ mất chức năng ở người cao tuổi Việt Nam theo tự đánh giá, 2009

Nguồn: UNFPA. Người Khuyết tật ở Việt Nam-Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra Dân số và Nhàở Việt Nam 2009.

Page 84: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

84

Khi bị suy giảm những chức năng cơ bản, NCT rất cần có sự chăm sóc của gia đình vàxã hội. Tuy nhiên, kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 cho thấy vớiNCT có khó khăn trong những chức năng này vẫn có 10% ở một mình và khoảng20% chỉ sống với một người khác (Error! Reference source not found.). Đối vớiNCT có khuyết tật nặng, đến mức mà không thể nhìn, nghe, đi lại, v.v. thì không cóngười ở một mình và tỷ lệ rất nhỏ ở chỉ với một người khác.Hình 24. Tình trạng sống chung của người cao tuổi Việt Nam có khó khăn hoặckhông thể thực hiện những chức năng cơ bản, 2009

Nguồn: UNFPA.Người Khuyết tật ở Việt Nam-Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ởViệt Nam 2009.

2.3.1. Suy giảm chức năng nhìn

Năm 2009, khoảng 28% nam và 34% nữ cao tuổi khai là có gặp khó khăn về chứcnăng nhìn, trong đó có chưa đầy 1% nam và nữ NCT không có khả năng nhìn. Tỷ lệNCT gặp khó khăn về chức năng nhìn tăng dần theo tuổi, từ 19,45% ở nhóm 60-69tuổi lên 34,8% đối với nhóm 70-79 tuổi và 54,7% ở nhóm 80 trở lên [30]. Kết quảĐiều tra NCT năm 2011 cho thấy hơn 60% NCT tự khai là nhìn kém khi không códụng cụ hỗ trợ (kính thuốc). Kết quả khám và kiểm tra thị lực cho thấy có tới 76,7%NCT bị giảm thị lực. Tỷ lệ giảm thị lực tăng theo độ tuổi, từ 70,3% ở nhóm 60-74 tuổităng lên tới 93% ở nhóm từ 75 tuổi trở lên [23]. Theo nghiên cứu gánh nặng bệnh tật,rối loạn thị giác chiếm 1,8% tổng số DALY mất đi của NCT. Trong đó, rối loạn khúcxạ và điều tiết mắt chiếm 44%, đục thủy tinh thể 40% và các rối loạn khác 16%(Error! Reference source not found.). Người cao tuổi chiếm tỷ lệ lớn trong sốnhững người mắc chứng rối loạn thị giác: chiếm 80% những người bị đục thủy tinhthể; 77% người tăng nhãn áp và 82% người bị thoái hóa điểm [31].

Page 85: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

85

Hình 25. Cơ cấu gánh nặng bệnh tật (DALY) của người cao tuổi ở Việt Nam dorối loạn thị giác, 2015

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute forHealth Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool.

Đục thủy tinh thể là bệnh mắt thường gặp ở NCT Việt Nam. Theo thống kê của Bệnhviện Mắt trung ương, có tới 70% số người mù tại Việt Nam là do đục thủy tinh thể[22]. Bệnh viện Lão khoa trung ương ước tính có khoảng 57,9% bệnh nhân NCT bịđục thuỷ tinh thể (49,3% ở nhóm tuổi 60-74 và 79,6% ở nhóm từ 75 tuổi trở lên).17

Điều tra NCT trong cộng đồng năm 2011 cho thấy 10,30% NCT khai là được chẩnđoán mắc đục thủy tinh thể với tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi: từ 5,20% ở nhóm 60-69tuổi lên tới 17,90% ở những người từ 80 tuổi trở lên [23]. NCT vẫn còn thiếu hiểu biếtvề bệnh này khi có tới 35% người mù do đục thủy tinh thể không biết bản thân mìnhbị bệnh hoặc không biết đây là bệnh có thể chữa được [22].

2.3.2. Suy giảm chức năng ngheMột nghiên cứu năm 2009 ước tính có 40,1% NCT bị giảm thính lực [22]. Theo Kếtquả Tổng điều tra Dân số năm 2009, có khoảng 21% nam và 25% nữ cao tuổi gặp khókhăn trong chức năng nghe (Hình 25). Tỷ lệ này tăng theo nhóm tuổi, từ 10,40% ởnhóm 60-69 tuổi tăng lên 25,6% ở nhóm 70-79 tuổi và 54,5% đối với nhóm 80 tuổitrở lên [13]. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận trong Điều tra NCT 2011 với tỷ lệNCT nghe kém khi không có dụng cụ trợ thính tăng từ 19,5% cho nhóm 60-69 lên37,2% cho nhóm 70-79 và hơn 50% cho nhóm từ 80 tuổi trở lên. Xu hướng suy giảmthị giác và thính giác của cả nam giới cao tuổi và phụ nữ cao tuổi tương đối giốngnhau [23]. Theo nghiên cứu gánh nặng bệnh tật, khoảng 3,3% gánh nặng bệnh tật tínhbằng DALY là giảm thính giác do tuổi cao, tuổi càng cao tỷ lệ gánh nặng bệnh tật liênquan suy giảm thính giác càng cao [31]. Tuy nhiên, chính sách BHYT Việt Nam hiệnnay không chi trả cho mắt giả, kính mắt, máy trợ thính.

2.3.3. Suy giảm chức năng vận độngNghiên cứu về tình hình CSSK NCT tại 7 tỉnh của Việt Nam trong năm 2005-2006cho thấy khả năng đi lại của NCT tương đối tốt với 90% NCT có thể đi lại bìnhthường trong nhà và 79% có thể đi lại bình thường quanh thôn xóm. Những NCT gặpkhó khăn về đi lại chủ yếu thuộc nhóm đối tượng có tuổi rất cao hoặc sức khỏe kém

17 Nguồn: Số liệu tổng kết hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện Lão khoa trung ương.

Page 86: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

86

[28]. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy khó khăn vận độngảnh hưởng khoảng 22% nam giới cao tuổi và 29% nữ giới cao tuổi (Hình 23).

Điều tra về NCT năm 2011 định nghĩa khó khăn về chức năng vận động chặt chẽ hơn2 điều tra đã nêu trên. Kết quả điều tra cho thấy 71,6% NCT trả lời họ gặp ít nhất mộtkhó khăn về vận động. Nhưng chức năng vận động khó khăn nhất ở NCT là khó khănvới việc đứng dậy khi đang ngồi (54,2%), khó khăn khi bước lên hoặc bước xuốngcầu thang (52,1%) và khó khăn với việc ngồi hoặc ngồi xổm (50,9%) [23]. Mức độkhó khăn tăng theo nhóm tuổi (Hình 26). Nói chung, nữ gặp nhiều khó khăn vận độnghơn nam giới, nhưng có thể do tuổi trung bình của phụ nữ cao hơn nam giới. Khôngcó chênh lệch lớn trong mức độ khó khăn giữa thành thị, nông thôn.Hình 26. Các khó khăn về chức năng vận động của người cao tuổi Việt Namtheo nhóm tuổi, 2011

Nguồn: Điều tra Người cao tuổi 2011: Các kết quả chủ yếu [23].

2.3.4. Suy giảm chức năng ghi nhớTrí nhớ giảm sút là một triệu chứng thường gặp ở NCT. Theo Tổng Điều tra dân số vànhà ở năm 2009, có 19% nam cao tuổi và 26% nữ cao tuổi gặp khó khăn về khả năngtập trung và ghi nhớ. Kết quả Điều tra về NCT năm 2011 cho thấy 47,9% NCT chorằng họ có trí nhớ kém/rất kém; 36,6% cho rằng trí nhớ bình thường; chỉ có 15,5%cho rằng có trí nhớ tốt. Tỷ lệ tự đánh giá trí nhớ kém/rất kém ở nữ cao hơn so với namgiới cao tuổi (51,1% so với 42,9%) và ở NCT nông thôn (51,5%) cao hơn so với NCTthành thị (39,7%)[23].

2.3.5. Suy giảm khả năng sinh hoạt cá nhân hằng ngày

Kết quả Điều tra về NCT năm 2011 cũng chỉ ra rằng có 37,6% NCT trả lời họ gặp ítnhất một khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày. Tỷ lệ này ở nữ cao hơn nam(39% so với 35%) và tăng lên tới hơn 50% ở nhóm tuổi từ 80 trở lên [23]. Khó khănlớn nhất là ngồi dậy khi nằm (30,8%), và khó khăn ít phổ biến nhất là tắm/rửa và mặcquần áo và cởi quần áo (12,9%). Tuy nhiên, tỷ lệ gặp khó khăn trong sinh hoạt cánhân hằng ngày có tăng theo nhóm tuổi (Error! Reference source not found.). Ví dụtrong khi dưới 10% NCT 60-69 tuổi gặp khó khăn trong tắm rửa và đi đại tiện, tiểutiện, đến nhóm 80 tuổi thì gần 30% gặp khó khăn trong những sinh hoạt này [23].

Page 87: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

87

Hình 27. Tình trạng khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày của người caotuổi Việt Nam

Nguồn: Điều tra Người cao tuổi 2011: Các kết quả chủ yếu [23].

2.4. Gánh nặng bệnh tậtNgoài tỷ lệ mắc và tử vong, gánh nặng bệnh tật thường được đo lường bằng chỉ số làsố năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật và tử vong (DALY). Khái niệm, ýnghĩa và cách tính của DALY được minh hoạ trong Hình 28. Mỗi người có tiềm năngsống khỏe mạnh đến tuổi thọ trung bình của xã hội. Tuy nhiên, có người người tửvong sớm hơn tuổi thọ trung bình, cũng có người do mắc bệnh hoặc giảm chức năngdẫn đến mất một số năm sống khỏe mạnh. Tính cộng dồn các năm sống mất đi dokhuyết tật, bệnh tật và chết sớm được gọi là DALY, được tính cho từng loại bệnh.Trong phân tích dưới đây chủ yếu sẽ sử dụng khái niệm này để đo lường gánh nặngbệnh tật của NCT.Hình 28. Khái niệm năm sống điều chỉnh theo mức độ bệnh tật và tử vong

DALY = YLD + YLLCộng dồn tổng số năm sống mất đi do bệnh,

khuyết tật và tử vong sớmSố năm sống có khuyết

tậtSố năm mất do tử

vong sớm

Sốngkhỏe mạnh

Sống cókhuyết tật

Chết Tuổithọ TBsớm

Nguồn: Điều chỉnh từ bản gốc là “DALY disability affected life year infographic.png”; CC BY-SA 3.0,https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=20278903

Nguyên nhân gánh nặng bệnh tật có thể chia thành ba nhóm lớn: (i) bệnh truyềnnhiễm và rối loạn dinh dưỡng, (ii) bệnh không lây nhiễm (BKLN); và (iii) tai nạn,chấn thương. Hình 29 cho thấy gánh nặng bệnh tật ở NCT chủ yếu gây ra bởi cácBKLN; chiếm từ 87-89% số DALY mất đi và 86-88% số trường hợp tử vong tuỳ theotừng nhóm tuổi. Độ tuổi càng cao, mức độ tổn thương do bệnh tật càng lớn và số tửvong càng nhiều. Nhóm tuổi 60-69 có dân số cao hơn gấp đôi so với nhóm 70-79 tuổinhưng số DALY chỉ cao hơn gấp 1,35 lần. Trong khi đó, số dân từ 80 tuổi trở lên nhỏhơn nhóm 70-79 tuổi, nhưng lại có số DALY cao hơn và có số trường hợp tử vongcao gấp 2,5 lần.

Page 88: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

88

Hình 29. Các nhóm nguyên nhân chính gây DALYs và tử vong ở người cao tuổiViệt Nam, 2015

Nguồn: Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME) (2015), Global Burden of Disease Study Data-Việt Nam.

Số NCT năm 1989 là 4,6 triệu người, tăng 1,35 lần lên 6,2 triệu người năm 1999 vàđến năm 2015 tăng tiếp 1,67 lần lên 10,3 triệu người. Đồng thời, số DALY cũng tăng,nhưng chậm hơn; tăng 1,23 lần giai đoạn 1990-2000 và 1,19 lần giai đoạn 2000-2015.Tuy nhiên, Hình 24 cho thấy rõ hầu hết sự gia tăng gánh nặng DALY ở NCT donguyên nhân BKLN.

Hình 30. Xu hướng DALY theo nhóm bệnh ở người cao tuổi Việt Nam,1990~2015

Nguồn: Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME) (2015), Global Burden of Disease StudyData-Việt Nam, 1990, 2000 and 2015 data.

Khi tính theo DALY, những bệnh kéo dài, bệnh gây suy giảm chức năng nhiều vàbệnh phổ biến sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong gánh nặng bệnh tật, trong khi bệnh cấp tính(khỏi nhanh) và bệnh hiếm (dù có gây mất chức năng) chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Hình 31cho thấy trong số các BKLN, bệnh tim mạch (chủ yếu tai biến mạch máu não và bệnhtim thiếu máu cục bộ với yếu tố nguy cơ là THA) là gánh nặng bệnh tật lớn nhất ở

Page 89: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

89

NCT, với tỷ lệ gánh nặng tăng dần theo tuổi, khoảng 26% ở nhóm từ 60-69 tuổi, 33%ở nhóm 70-79 và 38% gánh nặng bệnh tật của nhóm 80 tuổi trở lên. Nhóm bệnh gâygánh nặng bệnh tật lớn thứ hai là bệnh ung thư (đặc biệt phổi/khí quản, gan, dạ dày,đại tràng với gánh nặng giảm dần khi tuổi tăng). Các nguyên nhân gây gánh nặngbệnh tật tiếp theo thuộc nhiều nhóm bệnh khác nhau, như bệnh phổi mạn tính, bệnhtâm thần kinh (trong đó có Alzheimer, trầm cảm), bệnh nội tiết, tiết niệu (đái tháođường, suy thận mạn tính), cơ xương khớp (đau lưng, cổ), giác quan (giảm thính lực,thị lực) và các BKLN khác (xơ gan, tiêu hóa, phụ khoa, nam khoa, da liễu, v.v.).Hình 31. Mô hình nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật theo DALY ở người caotuổi, 2015

Nguồn: IHME 2015.

Hình 32 cho thấy mô hình nguyên nhân tử vong của NCT với đôi chút khác biệt sovới mô hình được đo lường bằng DALY do nhiều bệnh gây gánh nặng bệnh tật lớn domất chức năng, nhưng ít gây tử vong như bệnh cơ xương khớp, bệnh tâm thần kinhtrong khi một số bệnh cấp tính có nguy cơ tử vong cao, nhưng không gây tật kéo dài.Nhóm bệnh gây tử vong lớn nhất ở cả 3 độ tuổi vẫn là bệnh tim mạch, với tỷ lệ tửvong tăng theo tuổi. Trong nhóm bệnh này, tử vong chủ yếu liên quan tai biến mạchmáu não do xuất huyết và bệnh tim thiếu máu cục bộ ở nhóm 60-69 tuổi, và thêm taibiến mạch máu não do cục máu ở nhóm 80 tuổi trở lên. Trong khi ở nhóm 60-69 tuổikhoảng một phần ba tử vong liên quan bệnh tim mạch, nhưng đến nhóm 80 tuổi trởlên tỷ lệ này lên 46%. Ung thư vẫn là nguyên nhân đứng thứ hai, chủ yếu là ung thưphổi/khí quản. Bệnh truyền nhiễm, chủ yếu là viêm phổi và bệnh lao, hô hấp mạn tính(chủ yếu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), bệnh tâm thần kinh (Alzheimer) và nội tiết,tiết niệu (đái tháo đường và suy thận mạn tính) là những nguyên nhân tử vong quantrọng ở những người từ 80 tuổi trở lên. Ở nhóm chấn thương, chiếm tỷ lệ lớn hơn ở độtuổi cao, chủ yếu liên quan tai nạn do ngã chứ không phải là tai nạn giao thông.

Page 90: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

90

Hình 32. Mô hình nguyên nhân gây tử vong ở người cao tuổi Việt Nam, 2015

Nguồn: IHME 2015.

2.5. Tình hình ốm đau, bệnh tật ở người cao tuổi2.5.1. Các triệu chứng/bệnh thường gặp của người cao tuổi tại cộng đồngNCT ở Việt Nam thường mắc bệnh không lây nhiễm và thường mắc đồng thời nhiềubệnh. Kết quả điều tra trên 1305 NCT tại 3 xã/phường thuộc 3 miền bắc, trung, namnăm 2007 cho thấy trung bình một NCT mắc 2,69 bệnh với các nhóm bệnh thườnggặp theo thứ tự giảm dần là: bệnh về giác quan, tim mạch, xương khớp, nội tiết-chuyển hoá, tiêu hoá, tâm thần kinh, hô hấp, thận tiết niệu [22]. Một nghiên cứu khácnăm 2015 cho thấy NCT từ 80 tuổi trở lên trung bình mắc 6,9 bệnh.18

Điều tra NCT năm 2011 cho thấy đau khớp, chóng mặt và đau đầu là các triệu chứngthường gặp nhất ở NCT, tiếp đến là ho, khó thở, đau ngực với tỷ lệ mắc cao hơn rõ rệtở nhóm từ 80 tuổi trở lên và ở nữ giới cao tuổi [23]. Kết quả điều tra cũng cho thấycác bệnh huyết áp, viêm khớp và phổi là những bệnh phổ biến ở NCT với gần 46%NCT được chẩn đoán mắc tăng huyết áp; 34% được chẩn đoán viêm khớp và tỷ lệmắc các bệnh này cũng tăng theo lứa tuổi. Một số các bệnh khác như tim mạch, răngmiệng, viêm phế quản hoặc bệnh phổi mạn tính cũng là những bệnh hay gặp ở NCT,với tỷ lệ khoảng 20%. Phụ nữ cao tuổi có tỷ lệ mắc tăng huyết áp, viêm khớp và bệnhtim cao hơn so với nam giới. Các bệnh viêm phế quản, bệnh phổi mạn tính hay gặphơn ở NCT khu vực nông thôn [23]. Kết quả điều tra y tế hộ gia đình năm 2015 với cỡmẫu đại diện toàn quốc cũng cho thấy các triệu chứng/bệnh do NCT tự báo cáo nhiềunhất là tăng huyết áp (30%); bệnh lý cơ xương khớp (10%) và bệnh đường hô hấp(7,6%)[32].

18 Theo khảo sát của Bệnh viện Lão khoa Trung ương và Bộ môn Y học gia đình, Trường Đại học Y HàNội năm 2016 tại Sóc Sơn, Hà Nội.

Page 91: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

91

2.5.2. Mô hình bệnh tật của bệnh nhân cao tuổi tại các cơ sở y tếHai nhóm bệnh thường gặp nhất ở NCT đến KCB tại các cơ sở y tế từ tuyến xã đếntuyến trung ương là tăng huyết áp và viêm phế quản cấp. Đây là hai bệnh phổ biến cónhu cầu quản lý (THA) hoặc khám và điều trị (viêm hô hấp cấp tính). Bệnh đái tháođường chỉ gặp trong nhóm 10 bệnh hay gặp ở bệnh nhân cao tuổi tại các bệnh việntuyến huyện trở lên. Một số bệnh khác cũng hay gặp ở NCT tại các cơ sở y tế gồmviêm dạ dày tá tràng, bệnh liên quan đến tim mạch, xương khớp [33], [34].

Ở Bệnh viện Lão khoa trung ương, cơ sở đầu ngành về chăm sóc y tế cho NCT, 10bệnh thường gặp nhất ở NCT chiếm 56,9% tổng số NCT đến KCB năm 2008 [33].Trong đó, chỉ có 2 bệnh truyền nhiễm (viêm phổi và viêm phế quản) chiếm gần 10%tổng số lượt KCB của NCT. Bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ lớn nhất gồm tai biến mạchmáu não (21,9%), tăng huyết áp (7,7%), và suy tim (2,4%). Các bệnh hay gặp còn lạilà đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Parkinson, hội chứng tiền đình,loãng xương (Error! Reference source not found.). Có sự khác biệt đáng kể về môhình bệnh tật theo giới ở bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão khoa trungương. Các bệnh liên quan tới nội tiết-chuyển hóa, cơ xương khớp và bệnh tai vàxương chũm phổ biến hơn ở nữ, trong khi bệnh hô hấp, ung thư, bệnh sinh dục tiếtniệu hay gặp hơn ở nam [33].

Hình 33. Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão khoatrung ương, 2008

Nguồn: Lê Văn Tuấn, Nguyễn Hải Hằng, Phạm Thắng (2009), Mô hình bệnh tật của NCT điều trị tạiBệnh viện Lão khoa Quốc gia năm 2008, Y học Thực hành (666) – Số 6/2009

Tại tuyến y tế cơ sở, số liệu điều tra tại 4 tỉnh đại diện năm 2014 cho thấy chỉ riêng 10bệnh thường gặp nhất đã chiếm tới 84% tổng số lượt KCB của NCT ở tuyến xã; 52%lượt khám ngoại trú và 45% lượt điều trị nội trú của NCT ở tuyến huyện (Error!Reference source not found.). Một số nhóm bệnh hay gặp ở cả 3 loại hình dịch vụnày. Trong đó, bệnh thường gặp nhất là THA, chiếm 49,5% tổng số lượt KCB choNCT tại tuyến xã, 15,4% lượt khám ngoại trú và 12,5% lượt điều trị nội trú tại BVhuyện. Bệnh truyền nhiễm cũng chiếm tỷ lệ đáng kể ở NCT, chiếm 22,1% bệnh nhân

Page 92: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

92

cao tuổi tại tuyến xã; 16,4% bệnh nhân ngoại trú và 15,4% bệnh nhân nội trú bệnhviện huyện, chủ yếu là bệnh hô hấp cấp tính, cúm và viêm dạ dày, tá tràng. Các bệnhcơ xương khớp cũng hay gặp ở cả 3 loại hình dịch vụ, chiếm 6,1% bệnh nhân cao tuổiở tuyến xã, 9,4% bệnh nhân ngoại trú và 5,0% nội trú tại bệnh viện huyện. Ngoài ra,trong số 10 bệnh hay gặp ở NCT, tại tuyến xã còn có thêm rối loạn chức năng tiềnđình và bệnh khác của mô mềm; tại tuyến huyện có thêm bệnh đái tháo đường và rốiloạn chức năng tiền đình ở bệnh nhân ngoại trú, và bệnh suy tim, bệnh phổi tắc nghẽnmạn tính và bệnh lý dạ dày thần kinh ở bệnh nhân nội trú [34].

Hình 34. Mô hình bệnh tật ở người cao tuổi khám chữa bệnh tại tuyến cơ sởtheo loại hình dịch vụ, 2014

Chú thích: Số liệu từ 4 tỉnh Hòa Bình, Bình Định, Gia Lai, Đồng Tháp (mỗi tỉnh 2 BV huyện và 4 trạm ytế xã); trong đó một số bệnh cùng nhóm đã được gộp lại. Nguồn: Điều tra khảo sát của Dự án quản trịvà tài chính y tế (HFG) về sử dụng quỹ BHYT tại 6 tỉnh năm 2014.

2.5.3. Một số bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổiTăng huyết áp và bệnh tim mạchTHA vừa được coi là bệnh nhưng đồng thời cũng là một yếu tố nguy cơ chuyển hoátrung gian của một số bệnh, đặc biệt bệnh tim mạch. THA là một vấn đề sức khoẻthường gặp và có xu hướng ngày càng tăng ở NCT. Đồng thời bệnh tim mạch là nhómbệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong gánh nặng bệnh tật ở NCT Việt Nam. Trên phạm vitoàn cầu, cả ở nước phát triển và đang phát triển, tỷ lệ mắc THA ở NCT thường trên50%, thậm chí có thể lên tới 80%. Chẳng hạn, tỷ lệ mắc THA ở những người từ 60tuổi trở lên tại Mỹ trong giai đoạn 1999-2004 là 67% [35]. Tỷ lệ THA của NCT ViệtNam (bảng 7) có thấp hơn các nước trong khu vực một chút nhưng không đáng kể, vídụ ở một khu vực nông thôn Ma-lai-xi-a là 54,5% [36]; ở Trung Quốc là 59,4% [37];ở Xinh-ga-po là 74,1% [38].

Bảng 7 tổng hợp kết quả một số nghiên cứu về tỷ lệ mắc THA ở NCT Việt Nam. Kếtquả cho thấy tỷ lệ mắc THA thường cao hơn tỷ lệ NCT đã được chẩn đoán trước và tựkhai bệnh, do nhiều người mắc THA chưa được chẩn đoán. Tuy nhiên, so sánh năm2001 với năm 2015, tỷ lệ NCT biết là mắc THA đã tăng đáng kể. Tỷ lệ mắc THA tăngtheo tuổi. Hầu hết các nghiên cứu về THA ở NCT ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ gần 50%,

Page 93: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

93

tức là khoảng một nửa số NCT mắc bệnh THA đang cần quản lý bệnh hằng ngày. Tỷlệ mắc THA trong đối tượng đang KCB tại bệnh viện rất thấp. Có nhiều lý do có thểgiải thích điều này, ví dụ bệnh nhân mắc bệnh tim mạch đến bệnh viện chuyên khoatim mạch không khám tại Bệnh viện Lão khoa, hoặc trong những người đến khám taiBệnh viện Lão khoa có nhiều bệnh nhân đang quản lý bệnh THA nên đo huyết áp thấyở mức bình thường do đã uống thuốc.Bảng 7. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người caotuổi Việt Nam, 2001-2015

Năm Tỷ lệ được chẩn đoán THA Tỷ lệ tự khai bị THA Nguồn

2001-2002

Nhóm tuổi Nam Nữ Nam NữĐiều tra Y tế quốc gia năm2001-2002 [39]

55-6465-7475+

36,6%50,0%55,8%

35,3%49,2%62,3%

14,8%22,2%27,0%

20,6%23,0%23,4%

2003 16-20% Phạm Thắng, Dương ĐứcHoàng (2003) [40]

2008 7,7% (Tại BV Lão Khoa)Lê Văn Tuấn, Nguyễn HảiHằng, Phạm Thắng (2009)[33]

2011 45,6% Điều tra NCT năm 2011 [23]2011-2012 52,8% Trần Văn Long (2015) [41]

2014

- KCB tại TYT xã: 49,46%- Ngoại trú BV huyện: 15,36%- Nội trú BV huyện: 12,52%

Dự án HFG (2015) [33]

2015 64,25% Viện Chiến lược và Chínhsách Y tế (2016) [32]

Bệnh tim do THA (hypertensive heart disease) là một loại bệnh theo ICD-10, theo kếtquả đánh giá gánh nặng bệnh tật, bệnh này chỉ chiếm từ 1% đến 2% tổng số DALY ởNCT Việt Nam. Tuy nhiên trong nghiên cứu gánh nặng bệnh tật, gánh nặng của THAchủ yếu được tính qua sự đóng góp của THA như là một yếu tố nguy cơ trung giancủa nhiều loại bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim thiếu máu cục bộ, tai biến mạchmáu não và suy thận. Theo kết quả nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ BKLN, khoảng23% DALY do BKLN ở NCT liên quan đến THA.19 Vấn đề này sẽ được phân tíchtrong mục tiếp theo về yếu tố nguy cơ BKLN.

Quản lý THA nhằm mục đích giảm gánh nặng bệnh tật do bệnh tim mạch. Xu hướnggánh nặng bệnh tật do nhóm các loại bệnh tim mạch (chủ yếu bệnh tim thiếu máu cụcbộ, tai biến mạch máu não) có gia tăng theo tuổi (Error! Reference source notfound.), từ khoảng 25% gánh nặng bệnh tật ở nhóm 60-64 tuổi, tăng đến khoảng 38%ở nhóm 80 tuổi trở lên. Từ năm 1990 đến năm 2015, không có sự biến động đáng kểtrong tỷ lệ gánh nặng bệnh tật do bệnh tim mạch trừ nhóm 80 tuổi trở lên, năm 1990tim mạch chiếm khoảng 35% tổng số DALYs nhưng đến năm 2015 tỷ lệ này lênkhoảng 38%. Ước tính tổng số tử vong do bệnh tim mạch ở NCT 60 tuổi trở lên là188 917 người, do vậy bệnh tim mạch chiếm 42,8% tổng số tử vong ở NCT [31].

19Ước tính 6,268,457 DALY do BKLN. Trong đó 1,438,776 DALY liên quan yếu tố nguy cơ là THA. TheoSố liệu cho Việt Nam của IHME-GBD Study 2015.

Page 94: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

94

Hình 35. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh tim mạch ở người cao tuổi ViệtNam theo nhóm tuổi, 1990~2015

Chú thích: Bệnh tim mạch bao gồm cả bệnh mạch não, mạch vành.

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute forHealth Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool.

Đái tháo đườngTỷ lệ mắc ĐTĐ ở NCT dao động rất nhiều giữa các nghiên cứu cho nên khó phát hiệnxu hướng theo thời gian. Theo các nghiên cứu ở Việt Nam, tỷ lệ NCT mắc ĐTĐ thấpnhất là 4,15% và cao nhất là 14,59% (Bảng 8). Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở NCT giảm khi tuổităng. Tỷ lệ ở nữ cao hơn nam, ở thành thị cao hơn ở nông thôn, ở đông bằng cao hơnở miền trung du và núi, và ở dân tộc Kinh cao hơn dân tộc thiểu số. Tỷ lệ mắc ĐTĐ ởViệt Nam thấp hơn kết quả nghiên cứu của đa số các tác giả khác trên thế giới [41].

Bảng 8. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người caotuổi Việt Nam, 2004-2015

Năm Tỷ lệ mắc ĐTĐ Nguồn2004 7,8% ở miền núi; 8,2% ở đồng bằng; 7,9% ở trung

du và 13,4% ở thành thịTạ Văn Bình (2005) [42]

2008 4,15% (55 tuổi trở lên) Hoàng Đăng Mịch (2008)[43]

2009 5,7% (60-74 tuổi)4,2% (75+ tuổi)

Phạm Thắng & Đỗ ThịKhánh Hỷ (2009) [22]

2011 Chung 6,1%; 5,0% ở nam và 6,8% ở nữ6,5% (60-69 tuổi); 6,0% (70-79 tuổi) và 5,3% (80+)10,1% ở thành thị và 4,2% ở nông thôn7,0% miền Bắc; 3,6% miền Trung; 6,5% miền Nam

Điều tra NCT năm 2011 [23]

2011-2012

4,15% - 8,2% (5,8%) Trần Văn Long (2015) [41]

2014 7,91% (ngoại trú tại BV huyện) Điều tra khảo sát của dự ánHFG về sử dụng quỹ BHYTtại 6 tỉnh năm 2014 [33]

2015 - Chung: 14,59%; 16% (60-79 tuổi) và 9,05% (80+)- 20,69% ở thành thị; 9,92% ở nông thôn-15.04% dân tộc Kinh; 7.03% dân tộc ít người

Viện Chiến lược và Chínhsách Y tế (2016) [32]

Page 95: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

95

Đái tháo đường chiếm khoảng từ 3% đến 7% tổng gánh nặng bệnh tật của NCT ở ViệtNam tính theo DALY. Gánh nặng bệnh tật do đái tháo đường có xu hướng tăng rõ rệttheo thời gian và ở nhóm tuổi 60-69 cao hơn so với nhóm tuổi từ 70 trở lên (Error!Reference source not found.). Năm 2015, ước tính có khoảng 22,4 nghìn NCT tửvong do đái tháo đường [31].

Hình 36. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do đái tháo đường ở người cao tuổiViệt Nam theo nhóm tuổi, 1990~2015

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute forHealth Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool.

Bệnh cơ xương khớpBệnh hoặc triệu chứng đau cơ xương khớp cũng hay gặp ở NCT (Bảng 9). Trong khitỷ lệ được chẩn đoán viêm khớp khoảng 34%, tỷ lệ khai có triệu chứng đau lưng, đaukhớp dao động từ khoảng 20% lên 69%. Tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp ở nữ cao hơn namgiới. Không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ mắc bệnh/triệu chứng cơ xương khớp theonhóm tuổi [23] [32].

Bảng 9. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp ởngười cao tuổi Việt Nam, 2000-2015

Năm Tỷ lệ NCT tự khai là bị bệnh cơ xươngkhớp

Nguồn

2000 53% có triệu chứng cơ xương khớp Bệnh viện Lão khoa (2000) [27]2010 40,62% NCT có triệu chứng xương khớp Đàm Hữu Đắc và cộng sự (2010) [44]2011 69% triệu chứng đau lưng; 68% triệu chứng

đau khớp (tự khai tình trạng trong 30 ngàyqua)34,1% (40,4% nữ và 24,7% nam) bị chẩnđoán viêm khớp (arthritis)

Điều tra NCT năm 2011. [23]

2015 19,41% triệu chứng/bệnh cơ xương khớptrong 4 tuần qua

Viện Chiến lược và Chính sách y tế(2016) [32]

Error! Reference source not found. cho thấy đau cột sống thắt lưng chiếm hơn mộtphần ba (36%) gánh nặng bệnh tật do nhóm bệnh cơ xương khớp ở NCT Việt Nam.Các bệnh gây gánh nặng bệnh tật quan trọng tiếp theo trong nhóm bệnh xương khớplà đau vùng cổ (22%), viêm/thoái hoá xương khớp (15%), bệnh thấp khớp (3%) vàbệnh gút (2%).

Page 96: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

96

Hình 37. Cơ cấu gánh nặng bệnh tật (DALY) do cơ xương khớp ở người caotuổi Việt Nam, 2015

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute forHealth Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool.

Bệnh cơ xương khớp chủ yếu do gây ra gánh nặng do khuyết tật. Tỷ trọng gánh nặngbệnh tật của nhóm bệnh cơ xương khớp giảm dần theo độ tuổi và đang có xu hướngngày càng, đặc biệt ở các nhóm trẻ hơn (Error! Reference source not found.). Trongcác năm 1990 và 2000, bệnh cơ xương khớp chiếm dưới 7% tổng số DALY của NCT60-64 tuổi, đến năm 2015 tỷ lệ này tăng lên 8%. Nhưng tỷ lệ tổng số DALY do bệnhcơ xương khớp ở nhóm lớn tuổi hơn, đặc biệt ở nhóm 80 tuổi trở lên, tăng nhẹ hơn.Bệnh cơ xương khớp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nguyên nhân tử vong ở NCT năm2015 (ước tính chỉ khoảng 354 người, chiếm <1% tổng số NCT tử vong) [31].

Hình 38. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh cơ xương khớp ở người caotuổi Việt Nam theo nhóm tuổi, 1990~2015

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute forHealth Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool.

Bệnh phổi mạn tínhCác bệnh phổi mạn tính phổ biến ở Việt Nam chủ yếu là bệnh phổi tắc nghẽn mạntính và hen phế quản. Tỷ lệ mắc những bệnh phổi mạn tính ở NCT tương đối cao,giữa 10% và 20% (Bảng 10). Không có xu hướng rõ ràng về tỷ lệ mắc bệnh phổi mạn

Page 97: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

97

tính theo tuổi, một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng trong khi nghiên cứu khác lại thấytỷ lệ giảm theo tuổi.Bảng 10. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh phổi mạn tính ởngười cao tuổi Việt Nam, 2000-2015

Năm Tỷ lệ mắc bệnh Nguồn2011 16,6% (60+);

13,2% (60-69); 19,9% (70-79);18,4% (80+) được chẩn đoán cóbệnh về hô hấp cả cấp và mãn tính.

Điều tra NCT 2011 [23]

2015 8,1% (40 tuổi trở lên) Nguyễn Viết Nhung và cộng sự (2015) [45]2015 14,53% (60+)

15,42% (60-69); 14,74% (70-79);11,2% (80+) (tự khai 4 tuần qua)

Viện Chiến lược và Chính sách y tế (2016)[32]

Bệnh phổi mạn tính gây gánh nặng bệnh tật lớn, chiếm khoảng 5,5% tổng số DALYđối với người 60-64 tuổi và tăng lên gần 9% ở nhóm 80 tuổi trở lên (Error!Reference source not found.). Trong số đó, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm68% tổng số DALY, hen phế quản chiếm 24% và các bệnh khác chiếm 8%. Năm2015, ước tính có khoảng 35,3 nghìn người tử vong liên quan bệnh phổi mạn tính[31].

Hình 39. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh phổi mạn tính ở người cao tuổiViệt Nam theo nhóm tuổi, 1990~2015

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute forHealth Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool.

Bệnh ung thưĐiều tra tại cộng đồng cho thấy khoảng 1,1% số NCT ở Việt Nam mắc các loại bệnhung thư. Tỷ lệ này ở người sau 70 tuổi cao hơn nhóm 60-69 tuổi, nam mắc nhiều hơnnữ; thành thị nhiều hơn nông thôn [23]. Tỷ lệ mắc các bệnh về khối u trong số bệnhnhân cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão khoa TW năm 2008 là 6,4%[33]. Dù bệnhung thư là một nhóm bệnh phổ biến ở NCT nhưng ở Việt Nam rất ít nghiên cứu đánhgiá tỷ lệ mắc các loại ung thư.

Page 98: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

98

Theo số liệu ước tính của Globocan, ở Việt Nam có khoảng 38,6 nghìn NCT mắc mớiung thư các loại vào năm 2012; trong đó nam gấp 1,5 lần nữ [46].20 Error! Referencesource not found. cho thấy ung thư phổi, ung thư gan và ung thư dạ dày là 3 loại ungthư mới mắc phổ biến nhất ở cả hai giới, chiếm một nửa số ung thư ở nữ và gần baphần tư ung thư ở nam giới. Ngoài ra, ung thư vú và ung thư cổ tử cung chiếm gầnmột phần năm các loại ung thư mới mắc ở nữ. Số NCT tử vong do ung thư năm 2012là khoảng 40 nghìn theo số liệu của Globocan và khoảng 73 nghìn theo ước tính củaIHME. Do bệnh nhân ung thư ở Việt Nam thường được phát hiện muộn nên mô hìnhtử vong do các loại ung thư tương đối giống mô hình mới mắc.Hình 40. Cơ cấu tỷ lệ mới mắc ung thư ở người cao tuổi Việt Nam, 2012

Nguồn: International Agency for Research on Cancer (WHO). GLOBOCAN 2012: Estimated CancerIncidence, Mortality and Prevalence Worldwide in 2012.

Bệnh ung thư đóng góp khoảng 20% DALY ở NCT 60-64 tuổi. Tỷ lệ này giảm dầntheo tuổi do nhiều bệnh khác tác động vào sức khỏe ở NCT hơn. Tuy nhiên, gánhnặng bệnh tật do ung thư gây ra cho NCT đang tăng dần lên qua thời gian (Error!Reference source not found.).

Hình 41. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh ung thư ở người cao tuổi ViệtNam theo nhóm tuổi, 1990~2015

20 Dựa trên số liệu đăng ký về bệnh ung thư của Hà Nội và thành phố HCM kết hợp với số liệu tử vongdo ung thư ở khu vực nông thôn và ước tính tỷ lệ mới mắc dựa vào mô hình phân tích sống còn.

Page 99: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

99

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute forHealth Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool.

Bệnh tâm thần – thần kinhBệnh thần kinh bao gồm những bệnh phổ biến như Alzheimer, Parkinson, động kinh,đau nửa đầu. Bệnh tâm thần bao gồm những bệnh như trầm cảm, lo âu, tâm thần phânliệt và rối loạn tâm thần do rượu. Các bệnh này cũng khá phổ biến ở NCT ở ViệtNam. Một số bệnh tật phát sinh liên quan với lối sống như sa sút tâm thần và trầmcảm có xu hướng tăng và tỷ lệ NCT mắc các bệnh này tăng lên theo lứa tuổi.

Error! Reference source not found. tổng hợp một số kết quả nghiên cứu về bệnhtâm thần – thần kinh ở NCT Việt Nam. Với bệnh trầm cảm, tỷ lệ mắc dao động từ0,5% lên 2,3% tùy nghiên cứu và tỷ lệ trầm cảm tăng theo nhóm tuổi. Về sa sút trí tuệ,tỷ lệ mắc dao động từ khoảng 3% lến 10% NCT, và tỷ lệ mắc có tăng rõ rệt theonhóm tuổi. Tỷ lệ ở nữ giới và người nông thôn cao hơn nam giới và người thành thị.Tỷ lệ mắc Parkinson được ước tính khoảng 1,3% và mất trí nhớ (mức nặng của sa súttrí tuệ) có tỷ lệ 0,78%.Bảng 11. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh tâm thần, thần kinh ởngười cao tuổi Việt Nam, 2000-2015

Năm Loại bệnh Tỷ lệ mắc ở NCT Nguồn2007 Trầm cảm 1,2% Phạm Thắng (2007) [47]2009 Trầm cảm 0,8% (60-74 tuổi) và 2,3% (75+) Phạm Thắng & Đỗ Thị Khánh Hỷ

(2009) [22]2011 Trầm cảm 0,5% Uỷ ban quốc gia về NCT Việt Nam

(2012) [23]2000 Sa sút trí

tuệ7,9% (Thái Nguyên) Trần Viết Nghị & cộng sự (2001) [48]

2005 Sa sút trítuệ

4,63%; tăng 1,78 lần giữa các lớp5 tuổi

Nguyễn Ngọc Hòa (2006) [49]

2007 Sa sút trítuệ

4,9% (60-74 tuổi) và 9,8% (75 +)3,9% (nam) và 5,7% (nữ)

Phạm Thắng (2007) [47]

2009 Sa sút tinhthần

2,9% (60-74 tuổi) và 9,8% (75+) Phạm Thắng & Đỗ Thị Khánh Hỷ(2009) [22]

2010 Sa sút trítuệ

5,1% (xã) và 3,2% (phường) Lê Văn Tuấn (2010) [50]

2005 Mất trí nhớ 0,78% Nguyễn Kim Việt (2005) [51]2007 Parkinson 1,3% Phạm Thắng (2007) [47]

Sa sút trí tuệ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó bệnh Alzheimerchiếm 60-80%, tổn thương tế bào não do tai biến mạch máu não là nguyên nhân quantrọng thứ hai.21 Bệnh cảnh lâm sàng của sa sút trí tuệ gồm nhiều triệu chứng khácnhau nhưng nổi bật nhất là giảm trí nhớ. Đặc điểm quan trọng của sa sút trí tuệ là tínhchất diễn tiến từ từ, nặng dần và không thể đảo ngược được. Bệnh Alzheimer’s là mộtbệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi ở mức nặng. Bệnh nhân mấtdần khả năng nhận thức và trí tuệ trong vòng hai đến mười năm. Cuối cùng, bệnhnhân mất hết mọi khả năng sinh hoạt độc lập, trở nên lệ thuộc hoàn toàn vào ngườikhác và thường có thể tử vong do nhiễm khuẩn [51].

21 Theo http://www.alz.org/asian/about/what_is_alzheimers.asp?nL=VI&dL=VI

Page 100: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

100

Gánh nặng bệnh tật do các bệnh thần kinh, tâm thần chủ yếu do mất năm sống khỏemạnh; trong đó Alzheimer đóng vai trò quan trọng nhất, chiếm hơn một nửa gánhnặng bệnh tật của nhóm (Error! Reference source not found.). Năm 2015, ước tínhkhoảng 23 nghìn người tử vong do bệnh Alzheimer, chủ yếu là người cao tuổi.Khoảng 98% người tử vong do Alzheimer’s là NCT từ 60 tuổi trở lên; 78% trongnhóm 80 tuổi trở lên. [31]. Các rối loạn trầm cảm đóng vai trò quan trọng thứ hai,chiếm 17% gánh nặng bệnh tật. Các loại bệnh còn lại đóng góp từ 5% gánh nặng bệnhtật trở xuống như bệnh đau nửa đầu, động kinh, Parkinson, bệnh tâm thần phân liệt vàrối loạn do sử dụng chất gây nghiện.Hình 42. Cơ cấu gánh nặng bệnh tật do bệnh thần kinh và tâm thần ở ngườicao tuổi Việt Nam, 2015

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute forHealth Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool.

Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật của các bệnh thần kinh, tâm thần trong tổng gánh nặng bệnhtật chung tương đối ổn định, chỉ tăng không đáng kể qua thời gian. Tuy nhiên, gánhnặng do bệnh thần kinh (chủ yếu Alzheimer) tăng mạnh theo tuổi trong khi gánh nặngdo bệnh tâm thần giảm dần theo nhóm tuổi (Error! Reference source not found.).

Page 101: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

101

Hình 43. Xu hướng gánh nặng bệnh tật do bệnh thần kinh và bệnh tâm thần ởngười cao tuổi Việt Nam theo nhóm tuổi, 1990~2015

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute forHealth Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool.

2.6. Gánh nặng các yếu tố nguy cơ sức khoẻ ở người cao tuổi Việt NamCác yếu tố nguy cơ sức khoẻ có thể được chia thành ba nhóm chính: (1) các yếu tốliên quan đến chuyển hóa; (2) các yếu tố liên quan đến vệ sinh, môi trường; và (3) cácyếu tố liên quan đến hành vi. Như đã đề cập ở phần trên, gánh nặng bệnh tật và tửvong ở người cao tuổi chủ yếu do các BKLN và tình trạng khuyết tật gây ra. Phần lớnnguy cơ đối với sức khoẻ NCT là do tác động tích lũy của nhiều yếu tố đã có từ khicòn trẻ như hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn và tập thể dục, môi trường làm việc. Cácyếu tố về chuyển hóa có thể tác động từ giai đoạn trung tuổi nếu không được pháthiện sớm và quản lý như THA tâm thu và tăng đường huyết. Mặc dù thay đổi hành vivà môi trường sống cũng như quản lý các yếu tố nguy cơ chuyển hóa ở độ tuổi từ 60tuổi trở lên có thể giúp cải thiện sức khỏe NCT, nhưng giảm các yếu tố nguy cơ nàytừ khi còn trẻ sẽ hiệu quả hơn trong việc giúp già hóa khỏe mạnh.

Tìm ra gánh nặng các yếu tố nguy cơ đối với sức khoẻ NCT giúp xây dựng các chiếnlược phòng bệnh phù hợp. Thông tin về các yếu tố nguy cơ cho gánh nặng bệnh tật vàtử vong ở nhóm NCT ở Việt Nam được trình bày dựa trên phân tích toàn cầu về gánhnặng bệnh tật và các bằng chứng sẵn có để gắn bệnh tật với các yếu tố nguy cơ. Tuynhiên, tác động của các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tật và tử vong rất phức tạp, mộtyếu tố nguy cơ có thể tác động lên nhiều bệnh trong khi một bệnh có thể chịu tác độngcủa nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau. Trong đó, các yếu tố nguy cơ đã biết chỉ mới giảithích được khoảng 58% gánh nặng bệnh tật tính theo DALY ở NCT; 42% gánh nặngbệnh tật còn lại hoặc chưa tìm thấy yếu tố nguy cơ hoặc chưa xác định được mối liênquan với các yếu tố nguy cơ đã biết.

2.6.1. Gánh nặng bệnh tật do các yếu tố nguy cơ sức khoẻTrong ba nhóm yếu tố nguy cơ chính đã biết gây nên 58% gánh nặng bệnh tật củaNCT tính theo DALY năm 2015, nhóm yếu tố liên quan đến hành vi có đóng góp lớnnhất (40%), tiếp đến là nhóm các yếu tố liên quan đến chuyển hóa (33%) và nhóm cácyếu tố liên quan đến vệ sinh, môi trường (14%) (Error! Reference source notfound.). Tỷ lệ đóng góp của 3 nhóm này vượt quá 58% do một yếu tố nguy cơ có thểđóng góp vào nhiều loại bệnh tật khác nhau. Gánh nặng do các yếu tố nguy cơ môi

Page 102: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

102

trường không khác biệt nhiều theo lứa tuổi trong khi gánh nặng của yếu tố chuyển hóatăng theo tuổi còn vai trò của yếu tố hành vi giảm theo tuổi.Hình 44. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật (DALY) liên quan đến 3 nhóm yếu tố nguy cơchính theo nhóm tuổi của người cao tuổi Việt Nam, 2015

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute forHealth Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool

Phân tích sâu hơn vai trò của từng yếu tố nguy cơ riêng rẽ cho thấy đóng góp nhiềunhất vào gánh nặng bệnh tật ở NCT Việt Nam là chế độ ăn chưa hợp lý (trong đó cóăn mặn, ăn nhiều chất béo, thịt đỏ, thức ăn chế biến; ăn ít rau quả, ăn ít hải sản), THAtâm thu, và phơi nhiễm thuốc lá (cả hút trực tiếp và thụ động) (Bảng 12). Gánh nặngcủa một số yếu tố tăng theo nhóm tuổi, như THA tâm thu, trong khi vai trò của cácyếu tố khác lại giảm theo độ tuổi (như chỉ số khối cơ thể, sử dụng rượu, bia, ma túy vàphơi nhiễm độc hại nghề nghiệp).Bảng 12. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật (DALY) liên quan đến các yếu tố nguy cơtheo nhóm tuổi của người cao tuổi Việt Nam, 2015

Nhóm tuổi 60-64 65-69 70-74 75-79 80+ NCT 60+

Môi trường 13,8% 14,0% 15,1% 13,4% 12,7% 13,6%Nguồn nước không an toàn 0,4% 0,5% 0,6% 0,7% 1,1% 0,7%Ô nhiễm không khí 8,6% 9,5% 10,0% 9,8% 10,1% 9,6%Phơi nhiễm độc hại nghề nghiệp 5,1% 4,3% 5,0% 2,8% 1,1% 3,4%Chuyển hóa 28,8% 30,9% 32,7% 35,4% 36,0% 32,9%Đường huyết lúc đói cao 11,0% 12,1% 12,2% 11,9% 9,9% 11,1%Cholesterol toàn phần tăng cao 5,1% 4,0% 3,7% 4,9% 6,8% 5,2%THA tâm thu 17,2% 18,7% 20,1% 22,6% 22,1% 20,2%Chỉ số khối cơ thể cao 4,4% 4,5% 3,4% 2,6% 1,5% 3,1%Hành vi 43,8% 44,3% 43,1% 39,6% 33,8% 40,1%Phơi nhiễm khói thuốc lá 21,9% 21,7% 20,4% 17,2% 14,6% 18,7%Sử dụng rượu, bia, ma túy 6,9% 5,4% 4,4% 3,3% 1,3% 4,0%Ít hoạt động thể chất 1,8% 2,1% 2,2% 2,3% 2,1% 2,1%Chế độ ăn chưa hợp lý 22,3% 23,3% 23,4% 22,4% 19,3% 21,7%Tổng cộng các yếu tố nguy cơ 56,6% 57,9% 59,1% 58,7% 57,0% 57,6%

Chú thích: Phơi nhiễm khói thuốc lá bao gồm hút trực tiếp và thụ động

Page 103: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

103

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute forHealth Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool

Với nhóm các yếu tố nguy cơ hành vi, ba yếu tố nguy cơ chính là phơi nhiễm khóithuốc lá (chủ yếu do trực tiếp hút thuốc), sử dụng rượu bia và chế độ ăn chưa hợp lýđều có sự khác biệt giữa nam và nữ. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật liên quan đến các yếu tốhành vi về thuốc lá và uống rượu, bia, ở nam luôn cao hơn rất nhiều so với nữ ở tất cảcác lứa tuổi (Error! Reference source not found.). Trong khi đó, chênh lệch về tỷ lệgánh nặng bệnh tật liên quan đến chế độ ăn chưa hợp lý giữa hai giới nhỏ hơn bằnghai hành vi trên. Điều này có thể giải thích do hành vi về ăn uống thường chung chocả hộ, trong khi hút thuốc và uống rượu là hành vi mang tính cá nhân nhiều hơn. Bêncạnh đó, đóng góp của cả ba yếu tố hành vi nguy cơ ở nữ và yếu tố về chế độ ăn ởnam tương đối ổn định theo nhóm tuổi trong khi vai trò của hành vi hút thuốc lá và sửdụng rượu, bia ở nam giới giảm dần theo độ tuổi.

Hình 45. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật (DALY) liên quan đến nhóm yếu tố nguy cơhành vi theo nhóm tuổi và giới ở người cao tuổi Việt Nam, 2015

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute forHealth Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool

Nhóm yếu tố chuyển hoá thực chất là các yếu tố nguy cơ trung gian và có liên quanchặt chẽ với các yếu tố nguy cơ hành vi. Error! Reference source not found. thểhiện đóng góp của các yếu tố nguy cơ chuyển hoá vào gánh nặng bệnh tật theo tuổi vàgiới của NCT. Theo đó, vai trò của THA tâm thu tăng theo nhóm tuổi trong khi vai tròcủa chỉ số khối cơ thể cao giảm dần theo nhóm tuổi ở cả hai giới. Đường máu cao vàchỉ số khối cơ thể cao ở nam đóng góp nhiều hơn vào gánh nặng bệnh tật so với nữ ởtất cả các nhóm tuổi. Trong khi đó, với yếu tố THA tâm thu, dưới 75 tuổi có đóng gópvào gánh nặng bệnh tật cao hơn nữ, nhưng đến tuổi từ 75 trở lên, chỉ đóng góp ở mứctương đương giữa hai giới. Tác động của yếu tố cholesterol tăng cao tới DALY gầnnhư nhau ở hai giới.

Page 104: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

104

Hình 46. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật (DALY) liên quan đến yếu tố nguy cơ chuyểnhóa theo nhóm tuổi và giới ở người cao tuổi Việt Nam, 2015

2.6.2. Nguyên nhân tử vong do các yếu tố nguy cơ sức khoẻMô hình tác động của các yếu tố nguy cơ vào nguyên nhân tử vong ở NCT khôngkhác biệt nhiều so với mô hình tác động tới gánh nặng bệnh tật. Chỉ có khoảng 67%trường hợp tử vong ở NCT có thể được giải thích bởi các yếu tố nguy cơ. Mặt khác,tổng tác động của các yếu tố nguy cơ không bằng 100% do một số yếu tố có tác độngtrùng lắp. Nhóm có tác động lớn nhất vào nguyên nhân tử vong là các yếu tố hành vi(45%), tiếp theo là các yếu tố chuyển hóa (41%) và cuối cùng là các yếu tố vệ sinh,môi trường (16%). Đóng góp vào nguyên nhân tử vong ít thay đổi theo nhóm tuổi đốivới các yếu tố nguy cơ về vệ sinh, môi trường; tăng theo tuổi đối với yếu tố chuyểnhóa và giảm theo tuổi ở nhóm yếu tố hành vi. Các yếu tố nguy cơ có đóng góp lớnnhất vào nguyên nhân tử vong của NCT Việt Nam là THA tâm thu, chế độ ăn khônghợp lý, và phơi nhiễm khói thuốc lá, tương tự như vai trò đối với gánh nặng bệnh tậtđo bằng DALY (Bảng 13).

Bảng 13. Tỷ lệ tử vong liên quan các yếu tố nguy cơ ở người cao tuổi Việt Nam,2015

60-64 65-69 70-74 75-79 80+ NCT 60+Môi trường 16.3% 17.4% 18.4% 16.0% 14.9% 15.5%Nguồn nước không an toàn 0.5% 0.6% 0.7% 0.8% 1.2% 0.9%Ô nhiễm không khí 11.9% 12.6% 12.8% 12.2% 12.0% 12.0%Phơi nhiễm độc hại nghề nghiệp 4.3% 4.8% 5.6% 2.9% 1.2% 2.5%Chuyển hóa 35.6% 37.5% 39.2% 42.3% 42.6% 40.6%Đường huyết lúc đói cao 12.0% 13.4% 13.5% 13.1% 11.2% 11.8%Cholesterol toàn phần tăng cao 7.0% 5.3% 4.7% 6.1% 8.3% 7.2%THA tâm thu 23.5% 24.5% 25.7% 28.4% 26.8% 26.0%Chỉ số khối cơ thể cao 5.3% 5.3% 4.0% 3.0% 1.6% 2.7%Hành vi 57.7% 56.7% 53.9% 48.6% 39.4% 44.7%Phơi nhiễm khói thuốc lá 29.6% 28.2% 25.7% 21.1% 16.5% 20.0%Sử dụng rượu, bia, ma túy 9.5% 7.2% 5.7% 4.2% 1.5% 3.5%Hoạt động thể chất thấp 2.2% 2.5% 2.6% 2.7% 2.5% 2.5%Chế độ ăn nguy cơ 29.6% 30.2% 29.7% 28.1% 23.3% 25.5%Tổng cộng các yếu tố nguy cơ 70.1% 71.2% 71.2% 70.0% 66.4% 67.3%

Page 105: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

105

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute forHealth Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool

Phân tích theo giới cho thấy trong khi các yếu tố hành vi và vệ sinh, môi trường đónggóp nhiều hơn vào tử vong ở nam giới, các yếu tố nguy cơ về chuyển hóa lại tác độngtới phụ nữ nhiều hơn, chủ yếu liên quan đến chỉ số khối cơ thể và đường huyết lúc đóicao (Error! Reference source not found.).

Hình 47. Tỷ lệ số ca tử vong liên quan các nhóm yếu tố nguy cơ theo giới ởngười cao tuổi Việt Nam, 2015

Nguồn: Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Results. Seattle, United States: Institute forHealth Metrics and Evaluation (IHME), 2016. Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool

Tóm lại, với tốc độ già hoá dân số nhanh, gánh nặng bệnh tật và tử vong của NCTcũng đang ngày càng tăng, tập trung chủ yếu vào các BKLN và tình trạng suy giảmcác chức năng, hạn chế sinh hoạt cá nhân hằng ngày và hoạt động hỗ trợ cuộc sốnghằng ngày. Gánh nặng của nhiều vấn đề sức khoẻ thường tăng dần theo độ tuổi và ởnữ cao hơn nam. Nhằm đạt mục tiêu già hóa khỏe mạnh, Việt Nam cần lựa chọn mộtsố vấn đề sức khoẻ ưu tiên ở NCT cần quan tâm giải quyết. Việc lựa chọn các vấn đềưu tiên dựa trên thực trạng về mô hình bệnh tật và suy giảm chức năng ở NCT, baogồm: (1) các vấn đề sức khỏe có thể dự phòng được; (2) các vấn đề sức khỏe có thểphát hiện sớm và quản lý có hiệu quả để giảm tác hại của bệnh; (3) các vấn đề sứckhỏe gây giảm năng lực lớn cần tác động đảo ngược hoặc làm chậm sự tiến triển; và(4) các bệnh mạn tính đã tiến triển làm giảm năng lực nghiêm trọng, cần chăm sócgiảm nhẹ, chăm sóc cuối đời. Chương VIII sẽ trình bày các vấn đề ưu tiên được xácđịnh và các khuyến nghị giải pháp.

Page 106: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

106

Chương V. Chăm sóc y tế nhằm đáp ứng nhu cầu củaNCT ở Việt NamGià hóa khỏe mạnh đòi hỏi những can thiệp trong suốt vòng đời của từng người(Error! Reference source not found.). Trong đó, có các can thiệp sớm (từ khi mộtngười sinh ra) để dự phòng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ, vốn là các can thiệp cótính chi phí hiệu quả cao nhất. Các can thiệp y tế tiếp theo là phát hiện, chẩn đoánsớm các BKLN, điều trị, quản lý có hiệu quả các bệnh này, cũng như các bệnh mạntính khác. Khi gặp khuyết tật, bệnh tật hoặc già yếu, thì xã hội vừa hỗ trợ NCT sốngvới điều kiện đó vừa phục hồi chức năng (PHCN) để giúp NCT giành lại những nănglực cần thiết để sống độc lập. Chăm sóc dài hạn tại cộng đồng hoặc tại các cơ sở chămsóc tập trung là các can thiệp lồng ghép có vai trò quan trọng đảm bảo NCT duy trìcuộc sống có chất lượng và được tôn trọng về nhân phẩm đến giai đoạn cuối của cuộcđời, tuy nhiên các dịch vụ chăm sóc đó chủ yếu liên quan hỗ trợ sinh hoạt nên được đềcập trong Chương VI. Đến cuối đời, hoặc khi gặp những bệnh hiểm nghèo, lúc đó cóthể cần sự giúp đỡ về chăm sóc giảm nhẹ. Như vậy, già hóa khỏe mạnh không chỉ đòihỏi can thiệp y tế, nhưng còn cần hỗ trợ sống với khuyết tật, chăm sóc dài hạn, và cầncó nền tảng là môi trường sống đảm bảo nâng cao và duy trì năng lực hoạt động củaNCT.

Hình 48. Nội dung các can thiệp nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnh

Chương này của báo cáo phân tích các chính sách, hoạt động và điều kiện để chămsóc sức khỏe cho NCT. Theo WHO, CSSK NCT là một trong những nội dung canthiệp để hướng tới già hóa khỏe mạnh, Để hướng tới mục tiêu đó, người dân cần đượchưởng các dịch vụ y tế dự phòng có hiệu quả ngay từ khi còn trẻ; được chẩn đoánsớm, chăm sóc điều trị các bệnh mạn tính và PHCN nhằm đảo ngược hoặc làm chậmsự suy giảm năng lực của quá trình già hóa. Cuối cùng, hệ thống y tế cần đáp ứngđược nhu cầu chăm sóc điều trị bệnh mạn tính đã tiến triển ở giai đoạn suy giảm nănglực nghiêm trọng đối với NCT (

).

Môi trường: xây dựng và duy trì khả năng hoạt động (nhu cầu cơ bản, học vàquyết định, đi lại, tham gia và đóng góp vào xã hội)

Dự phòng vàkiểm soát các

yếu tố nguy cơChăm sócgiảm nhẹ

Chăm sóc dàihạn

Điều trị, quảnlý hiệu quả

BKLN

Hỗ trợ sống vớikhuyết tật,

mất tríPhục hồi chức

năng

Chẩn đoánsớm BKLN

Page 107: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

107

Hình 49. Các can thiệp CSSK và chăm sóc dài hạn vì mục tiêu già hóa khỏemạnh theo các giai đoạn của vòng đời

Nguồn: JAHR 2016

Trong khi chương này tập trung về hoạt động CSSK, già hóa khỏe mạnh không thểthiếu chăm sóc dài hạn và can thiệp trong môi trường xã hội. Vì vậy, Chương VI sẽphân tích về chăm sóc dài hạn và Chương VII về các can thiệp môi trường xã hội.Trong quá trình phân tích sẽ nêu ra những chính sách hiện có liên quan và nhữngthành tích và khó khăn trong tổ chức thực hiện các chính sách, nhằm đưa ra nhữngkhuyến nghị để xây dựng và điều chỉnh chiến lược, chính sách và kế hoạch trong thờigian tới nhằm già hóa khỏe mạnh.

1. Một số chính sách lớn về CSSK cho người cao tuổi1.1. Một số chính sách toàn cầu về quyền CSSK của người cao tuổiTuyên bố toàn cầu về nhân quyền (năm 1948) của Liên hợp quốc, Điều 25 (1) nhấnmạnh “mọi người đều có quyền có cuộc sống đầy đủ về sức khỏe và hạnh phúc đốivới bản thân và gia đình”.

Năm 2002, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã công nhận bản Tuyên bố chính trị và Kếhoạch hành động quốc tế Madrid về NCT. Trong đó ba hành động ưu tiên là NCTvà sự phát triển, nâng cao sức khỏe và hạnh phúc cho tuổi già, và đảm bảo môi trườnghỗ trợ cho NCT. Nhiều điểm mấu chốt trong kế hoạch này đã bị mờ nhạt trong thờigian qua. Những điểm còn lại, năm 2015, đã được nhắc lại và nhấn mạnh, bao gồmnâng cao sức khỏe và hạnh phúc suốt cuộc đời; đảm bảo sự tiếp cận các dịch vụ y tếmột cách bình đẳng và toàn dân; đào tạo người cung cấp dịch vụ và nhân viên y tế;đáp ứng các nhu cầu sức khỏe tâm thần cho NCT; cung cấp các dịch vụ thích hợp choNCT bị tàn tật ; cung cấp sự chăm sóc và hỗ trợ cho người chăm sóc; phòng tránh sựthờ ơ, bỏ mặc và bạo hành đối với NCT.

1.2. Các chính sách của Việt Nam về CSSK NCTCác văn bản pháp luật đã quy định nhiệm vụ dự phòng bệnh, phòng chống các BKLN,KCB, CSSK, PHCN nói chung và cụ thể đối với NCT. Nhà nước và Bộ Y tế đã quantâm đến vấn đề già hóa dân số tại Việt Nam và đã đưa công tác CSSK NCT vào chiếnlược và kế hoạch hoạt động của ngành, có định hướng rõ ràng tập trung CSSKBĐ cho

NÂNG CAO SỨC KHỎE(Phòng, chống các yếu tố nguycơ)

CHĂM SÓC Y TẾ LIÊN TỤC CÓ SỰ PHỐIHỢP GIỮA CÁC DỊCH VỤ Y TẾ

(CSSKBĐ, PHCN và dịch vụ bệnh viện)

CHĂM SÓC GIẢMNHẸ TẠI NHÀ

HOẶC TẠI NHÀDƯỠNG LÃO

CHĂM SÓC ĐIỀUDƯỠNG TẠI NHÀHOẶC TẠI NHÀDƯỠNG LÃO

Page 108: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

108

NCT. Cục Quản lý KCB của Bộ Y tế đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và thihành chính sách, tiêu chuẩn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đối với các bệnh phổbiến ở NCT. Bệnh viện Lão khoa trung ương là đơn vị đầu ngành về lĩnh vực lão khoađã tham mưu, đề xuất với Bộ Y tế các chính sách về phát triển mạng lưới lão khoa,công tác CSSK NCT tại các tuyến, chú trọng CSSK NCT tại tuyến y tế cơ sở và tạicộng đồng. Mục này đề cập đến các chính sách lớn liên quan CSSK cho NCT, gồmYTDP, KCB, PHCN. Các vấn đề liên quan chăm sóc dài hạn sẽ được đề cập trongChương VI.

1.2.1. Quyền lợi chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổiLuật NCT quy định về quyền và nghĩa vụ của NCT, trong đó có quy định về CSSK.Nội dung tập trung vào hai mảng, là CSSK ban đầu tại nơi cư trú và khám bệnh, chữabệnh tại cơ sở y tế. Ngoài ra Luật có quy định về quyền NCT có BHYT và tráchnhiệm của Bộ Y tế. NCT chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm người khuyết tật nên các quyđịnh về quyền được PHCN trong Luật Người Khuyết tật (51/2010/QH12) cũng đượcđề cập trong mục này.

CSSK ban đầu là quyền của NCT được quy định cụ thể trong Điều 13 của Luật NCTvà được hướng dẫn chi tiết trong Thông tư số 35/2011/TT-BYT của Bộ Y tế. Trạm ytế xã là cơ sở y tế chính có trách nhiệm quản lý sức khỏe của NCT thông qua tuyêntruyền giáo dục sức khỏe, lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe NCT, KCB phù hợp vớiphân tuyến kỹ thuật và phối hợp với cơ sở KCB tuyến trên để tổ chức kiểm tra sứckhỏe định kỳ cho NCT. Đối với NCT cô đơn (tức là không có người nhà chăm sóc) cóbệnh nặng không đến cơ sở y tế thì trạm y tế xã có trách nhiệm gửi cán bộ đến KCBtại nơi cư trú và UBND xã có trách nhiệm đưa NCT cô đơn bệnh nặng tới cơ sở KCBtheo đề nghị của trạm y tế. Ngoài trạm y tế xã, nhà nước cũng khuyến khích tổ chức,cá nhân KCB cho NCT tại nơi cư trú. Mô hình bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩgia đình đang được phát triển để cải thiện các tổ chức và thực hiện CSSK ban đầu.Trong các văn bản liên quan xây dựng, thí điểm và nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình,trách nhiệm CSSK NCT được coi là một trong những nhiệm vụ chính.22

Việc ưu tiên KCB cho NCT được thực hiện qua một số hoạt động. Thứ nhất là ưutiên khám trước cho người từ 75 tuổi trở lên.23 Thứ hai là bố trí giường nằm phù hợpkhi điều trị nội trú, tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị ngườibệnh là NCT tại các bệnh viện. Thứ ba là sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện,phải phục hồi sức khỏe cho người bệnh là NCT, và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chămsóc tại gia đình. Thứ tư là phải kết hợp phương pháp điều trị YHCT với y học hiệnđại, và hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở.

1.2.2. Trách nhiệm của Bộ Y tế về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiTrách nhiệm của Bộ Y tế được nêu trong Luật NCT, Luật người khuyết tật, Chươngtrình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2012-2020 (Quyết định1781/QĐ-TTg năm 2012) và Đề án CSSK NCT giai đoạn 2017-2025 (Quyết định7618/QĐ-BYT năm 2016).

22 Bộ Y tế. Thông tư số 16/2014/TT-BYT (2014) Hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khámbác sĩ gia đình; Quyết định số 935/QĐ-BYT (2013) phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hìnhphòng khám bác sĩ giai đoạn 2013-2020; Quyết định số 1568/QĐ-BYT (2016) Phê duyệt kế hoạch nhânrộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam, giai đoạn 2016-202023 Theo Luật NCT là 80 tuổi trở lên, nhưng trong Công văn số 2413/BYT-KCB ngày 26/4/2013 của Bộ Ytế quy định từ 75 tuổi trở lên.

Page 109: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

109

Thứ nhất, Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện CSSK NCT tại cơsở KCB và cộng đồng và hướng dẫn việc quản lý bệnh mạn tính của NCT. Bộ Y tếthực hiện trách nhiệm này qua Thông tư 35/2011/TT-BYT, văn bản hướng dẫn cụ thểcác thực hiện Luật NCT, và Đề án CSSK NCT giai đoạn 2017-2025 (Quyết định7618/QĐ-BYT năm 2016).

Phương án chính để thực hiện nhiệm vụ này là qua việc thành lập khoa lão khoa tạinhiều cơ sở y tế tuyến tỉnh. Theo Thông tư 35/2011/TT-BYT các bệnh viện đa khoa,bệnh viện chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa Nhi), bệnh viện y học cổ truyền cóquy mô từ 50 giường bệnh kế hoạch trở lên phải bố trí giường bệnh điều trị nội trú vàtổ chức buồng khám bệnh riêng cho NCT tại khoa khám bệnh, nhưng theo Chươngtrình hành động quốc gia về NCT, chỉ tiêu năm 2020 là đạt 90%. Căn cứ vào nhu cầukhám bệnh, chữa bệnh của NCT, khuyến khích các bệnh viện thành lập khoa Lãokhoa khi có đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực. Theo Chươngtrình Hành động, đến năm 2020, 100% các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp tỉnhsẽ có khoa lão khoa. Hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế về chứcnăng, nhiệm vụ, tổ chức của khoa lão khoa.

Ngoài ra, Đề án CSSK NCT cũng có những chỉ tiêu cụ thể đối với một số mục tiêutrung gian để thực hiện mục tiêu “Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người caotuổi” được thể hiện trong Bảng 14. Đề án cũng đưa ra nhiều giải pháp nhằm thực hiệncác chỉ tiêu này. Để tăng hiểu biết của NCT có giải pháp tăng cường truyền thônggiáo dục thay đổi hành vi nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận thamgia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Để giúp NCT tiếp cận dịch vụ CSSK có cácgiải pháp tập trung vào gia đình, cộng đồng và y tế tuyến cơ sở: Xây dựng, phát triểnphong trào chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Củng cố, hoàn thiện hệ thống cung cấpdịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho NCT; Xây dựng và phổ biếnmô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho NCT; Xây dựng và phổ biến mô hình chămsóc sức khỏe dài hạn cho NCT.

Bảng 14. Các mục tiêu về sức khỏe người cao tuổi của Đề án chăm sóc sứckhoẻ người cao tuổi giai đoạn 2017-2025

Mục tiêu Chỉ tiêu đến năm 2025 Kết quả đạt2015-16

Nâng cao sức khỏe của NCTtrên cơ sở nâng cao kiếnthức, kỹ năng tự CSSK vàtăng khả năng tiếp cận dịchvụ CSSK ban đầu của NCT.

80% NCT có khả năng tự chăm sóc, đượccung cấp kiến thức, kỹ năng tự CSSK

9,6%

80% NCT được khám sức khỏe định kỳ ít nhấtmột lần/năm và được lập hồ sơ theo dõi, quảnlý sức khỏe.

7,7%

Đáp ứng đầy đủ nhu cầukhám, chữa bệnh của NCTvới chất lượng ngày càngcao, chi phí và hình thức phùhợp (tại các cơ sở y tế, tạinhà,...)

90% NCT khi bị bệnh được tiếp cận dịch vụCSSK.

100% bệnh viện Trung ương và tuyến tỉnh (trừbệnh viện chuyên khoa nhi) có tổ chức khoalão khoa hoặc dành một số giường để điều trịngười bệnh là NCT; khuyến khích thành lậpmới bệnh viện lão khoa tại các thành phố trựcthuộc trung ương.

100% NCT có thẻ BHYT. 75% (2014)

Nguồn: Quyết định 7618/QĐ-BYT năm 2016; Achievement on most indicators: Health insurance fromGiang Thanh Long. Ageing Population, Older People’s Health and Health Insurance: The case ofVietnam. Nossal Institute Global Health, University of Melbourne. 24-26 October 2016. Năm 2012 sốliệu VHLSS được tính toán bởi Nhóm JAHR using Living Standards Survey Data 2014.

Page 110: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

110

Thứ hai, theo Luật NCT và Chương trình hành động quốc gia về NCT, Bộ Y tế cũngcó trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình phòng bệnh, khám bệnh,chữa bệnh tim mạch, tiểu đường, an-dây-mơ (Alzheimer’s) và các bệnh mạn tínhkhác, bệnh về sức khỏe sinh sản của NCT. Nhàm thực hiện trách nhiệm này, Bộ Y tếđã xây dựng và Thủ tướng đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ungthư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và cácbệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025 (Quyết định 376/QĐ-TTg năm 2015,sau đây được gọi là Chiến lược quốc gia phòng chống BKLN). Bộ Y tế cũng ra quyếtđịnh phê duyệt Dự án chủ động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lýbệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phối tắc nghẽn mạn tính, hen phế quảnvà các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 4299/QĐ-BYTnăm 2016).

Thứ ba, Bộ Y tế cũng có trách nhiệm thực hiện chương trình phòng ngừa khuyết tậtvà hướng dẫn thực hiện PHCN dựa vào cộng đồng đối với người khuyết tật, trong đócó nhiều NCT. Năm 2014 Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch quốc gia về phát triển PHCNgiai đoạn 2014-2020 (4039/QD-BYT) nhằm củng cố, phát triển mạng lưới cơ sởPHCN và nâng cao chất lượng dịch vụ PHCN; tăng cường phòng ngừa khuyết tật,phát hiện sớm, can thiệp sớm và cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật.Thủ tướng cũng phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2020và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 2560/QĐ-TTg năm 2016), trong đó có cácmục tiêu liên quan NCT như giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên, tăng tỷ lệphẫu thuật đục thủy tinh thể và tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám vàtheo dõi bệnh lý về mắt.

1.2.3. Chính sách về nhân lực chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiKết quả đạt đượcBộ Y tế có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng thầy thuốc, nhân viên y tế chuyên ngànhlão khoa (theo Luật NCT) đào tạo về PHCN (theo Luật Người Khuyết tật) và nângcao năng lực nhân viên xã hội làm công việc tư vấn, chăm sóc NCT (Chương trìnhhành động quốc gia).

Bệnh viện Lão khoa trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện đào tạo liên tục, đàotạo nâng cao về chuyên ngành lão khoa; Phối hợp với các cơ sở giáo dục quốc dânchuyên ngành y tế trong việc biên soạn tài liệu và hướng dẫn thực hành lão khoa(Thông tư số 35/2011/TT-BYT). Theo Đề án CSSK NCT, Bệnh viện Lão khoa trungương còn có nhiệm vụ chỉ đạo, hỗ trợ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật về CSSKNCT cho tuyến dưới trong phạm vi cả nước và phối hợp với các cơ sở đào tạo nhânlực y tế trong việc biên soạn tài liệu và hướng dẫn thực hành lão khoa.

Chương trình hành động Quốc gia về NCT quy định việc lồng ghép việc CSSK NCTvào các chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên xãhội, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công việc tư vấn, chăm sóc người cao tuổi.

Khó khănHiện nay chưa có tiêu chuẩn ngành lão khoa để xác định phạm vi hành nghề của bácsĩ chuyên khoa lão khoa. Việt Nam chưa xây dựng chuẩn năng lực về lão khoa chobác sĩ đa khoa, bác sĩ gia đình, bác sĩ nội khoa và bác sĩ chuyên khoa lão. Mặc dù đãcó 3 trường đại học thực hiện đào tạo chuyên khoa lão khoa, nhưng hệ thống giáo dụcquốc dân chưa có mã chuyên khoa lão khoa trong danh mục đào tạo chuyên khoa sauđại học. Chưa có chương trình khung hoặc giáo trình chuẩn để đào tạo về lão khoa

Page 111: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

111

trong chương trình đạo tạo bác sĩ đa khoa, bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nội khoa,chương trình đào tạo liên tục và chương trình đào tạo chuyên khoa lão.

Chưa có quy định về đào tạo liên tục để nâng cao kiến thức chung của các loại cánbộ y tế về những nhu cầu đặc biệt của NCT, ví dụ tương tác thuốc, tâm lý NCTchung và NCT có bệnh, các nguy cơ ngã, tư vấn chế độ ăn, tư vấn về tự quản lý bệnh,v.v. Điều này rất quan trọng vì hầu hết người bệnh là NCT sẽ được điều trị chuyênkhoa tùy bệnh của họ, không phải trong khoa lão khoa.

1.2.4. Tài chính y tế cho chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiKết quả đạt đượcBảo vệ tài chính y tế cho NCT được thực hiện theo cơ chế BHYT và trợ cấp ngânsách nhà nước cho trạm y tế CSSK ban đầu, cũng như kinh phí của Chương trình mụctiêu y tế - dân số 2016-2025 đối với hoạt động phòng, chống và quản lý BKLN.

Luật BHYT và Luật NCT quy định về quyền lợi NCT có BHYT. Đối với nhóm từ 80tuổi trở lên, hoặc BHXH đóng hoặc NSNN đóng phí BHYT. Đối với nhóm NCT từ60 đến 79 tuổi, một số nhóm được BHXH hoặc NSNN đóng. Trong đó có ngườihưởng lương hưu, người nghèo không có người phụng dưỡng, người có công, ngườikhuyết tật đang hưởng bảo trợ xã hội hằng tháng. Có một số nhóm NCT từ 60-79 tuổiphải tự đóng phí BHYT nên có khả năng độ bao phủ sẽ thấp. Thứ nhất là NCT nghèonhưng có người phụng dưỡng, thì trách nhiệm đóng phí BHYT là của người phụngdưỡng. Thứ hai là NCT có hưởng chế độ tuất từ BHXH khi chưa đến 80 tuổi phảidùng tiền tuất để tham gia BHYT tự nguyện. Còn lại có các nhóm không nghèo,không có công, không phải hưu trí, không khuyết tật, thì phải tự đóng phí BHYT. Đócũng là nhóm có nguy cơ không tự đóng, hoặc chỉ đóng nếu có sẵn bệnh tật gây tìnhtrạng lựa chọn ngược.Bảng 15. Quyền lợi bảo hiểm y tế của người cao tuổi

Đối tượng 60-79 tuổi 80+ tuổi Mức cùngchi trả

Văn bản phápquy

Người hưởng lương hưu BHXH đóng BHXHđóng

5% Luật BHYT (2008)

Người nghèo, không cóngười phụng dưỡng

NSNN đóng(nhưng khó xácđịnh NCT đượchưởng)

NSNNđóng

0% Luật BHYT (2008),Luật NCT (2009)

Người nghèo có ngườiphụng dưỡng

Con, cháu phụngdưỡng tự nguyệnđóng BHYT

NSNNđóng

20%; 0% (từlúc 80 tuổi)

Luật NCT (2009);Luật Hôn nhân giađình (2014)

Người có công, và cha,mẹ, vợ, chồng; con hoặcngười nuôi dưỡng liệt sĩ(đối tượng chính sách)

NSNN đóng NSNNđóng

0% Luật BHYT (2008)

Người khuyết tật (Hưởngbảo trợ xã hội hằngtháng)

NSNN đóng NSNNđóng

0% Luật BHYT (2008)

Người có hưởng chế độtuất hằng tháng từ BHXH

Tự nguyện đóngBHYT

BHXHđóng

20%; 0% (từlúc 80 tuổi)

Luật BHYT (2014)

NCT khác không thuộccác nhóm trên

Tự nguyện đóngBHYT

NSNNđóng

20%, 0% (từlúc 80 tuổi)

Luật NCT (2009)

Gói quyền lợi của những người có BHYT bao gồm KCB và PHCN (Theo LuậtBHYT và Thông tư 18/2016/TT-BYT). Theo Luật, NCT tham gia BHYT theo hầu hết

Page 112: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

112

các nhóm trên có mức cùng chi trả là 20%, BHYT thanh toán 80%. Chỉ có NCT làngười nghèo hoặc đối tượng chính sách thì được BHYT thanh toán 100% chi phíKCB. Khi đến 80 tuổi, thì tỷ lệ cùng chi trả giảm còn 5%. Tuy nhiên mức đượcBHYT thanh toán sẽ thấp hơn nếu NCT có bệnh vượt tuyến. Theo Luật BHYT, mộtsố dịch vụ quan trọng đối với NCT không được BHYT thanh toán, ví dụ khám sànglọc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường; và khám sức khỏe định kỳ. NếuNCT có triệu chứng đến khám, thì BHYT sẽ thanh toán, nhưng khám khi khỏe mạnhđể phát hiện sớm các BKLN không được BHYT thanh toán. Tuy nhiên, theo nguyêntắc, trạm y tế có trách nhiệm cấp dịch vụ này hoặc tổ chức tuyến trên đến xã để cấp,và địa phương phải bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước địa phương đểthực hiện trách nhiệm này.

Chi phí để CSSK ban đầu tại trạm y tế và PHCN tại cộng đồng cho NCT là ngườikhuyết tật do ngân sách nhà nước bảo đảm (Luật NCT, Luật Người khuyết tật). Thôngtư 21/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định ngân sách địa phương bảo đảm kinhphí cho các khoản chi thường xuyên để TYT xã thực hiện các hoạt động CSSK NCT,trong đó, không có khoản chi trả công. Các hoạt động có định mức bao gồm tuyêntruyền giáo dục sức khỏe, chi in hồ sơ, mua sổ sách lập hồ sơ theo dõi, quản lý sứckhỏe NCT, chi cho cơ sở tuyến trên tới TYT xã kiểm tra sức khỏe định kỳ cho NCT.Đối với NCT cô đơn, còn có thêm kinh phí để hỗ trợ chi phí đi lại và lệ phí khám chocán bộ y tế xã đến KCB tại nơi cư trú, hoặc để đưa NCT cô đơn đến cơ sở KCB tuyếntrên theo đề nghị của TYT xã. Đối với NCT được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội,ngoài NSNN đóng phí BHYT, đối tượng này còn được cấp thuốc chữa bệnh thôngthường và cấp dụng cụ, phương tiện hỗ trợ PHCN nếu cần thiết và không được BHYTthanh toán.

Nhà nước cũng khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực CSSK và PHCN cho NCT.Theo Luật NCT, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân KCB miễn phí cho NCT.Trong Luật Người khuyết tật, Nhà nước khuyến khích đầu tư, tài trợ, trợ giúp về tàichính, kỹ thuật để thực hiện hoạt động PHCN và xây dựng cơ sở PHCN.

Khó khănThiếu cơ chế tài chính khuyến khích NCT sử dụng dịch vụ tại cộng đồng. Từ phíangười bệnh là NCT, muốn được BHYT thanh toán chi phí KCB, thuốc điều trị BKLNhoặc dịch vụ PHCN thì phải sử dụng dịch vụ tại bệnh viện. Từ phía người cung cấpdịch vụ, hiện nay cơ chế trả lương và phụ cấp theo Bộ Luật Lao động chỉ trả theothâm niên, vị trí và điều kiện làm việc, chưa trả theo nỗ lực, năng suất, hiệu quả trongcông việc CSSK NCT tại cộng đồng. Nhu cầu được CSSK liên tục, ban đầu tại TYT,chuyển lến bệnh viện đối với bệnh vượt khả năng của cơ sở CSSKBĐ để chẩn đoán,nhưng khi đã ổn định, trở về TYT để tiếp tục quản lý BKLN hoặc PHCN tại cộngđồng cũng không được tính đến trong cơ chế chi trả. Bệnh viện có lợi nếu giữ ngườibệnh, không phải khi chuyển người bệnh về trạm y tế để CSSK lâu dài.

1.2.5. Bất cập liên quan chính sách chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiMặc dù có Luật NCT, Chương trình hành động về NCT và có Đề án CSSK NCT,nhưng vẫn còn một số lĩnh vực chính sách chưa cụ thể, hoặc chưa phù hợp với nhucầu của NCT.

Các lĩnh vực CSSK NCT thiếu chiến lược, kế hoạch cụ thể CSSK tâm thần cho NCT: Các chính sách hiện nay về sức khỏe tâm thần tập

trung vào tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm tại cộng đồng. Mặc dùbệnh tâm thần thần kinh chiếm tỷ lệ lớn trong gánh nặng bệnh tật của NCT,

Page 113: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

113

đặc biệt sa sút trí tuệ trong đó có bệnh Alzheimer (An-dây-mơ), nhưng chưacó văn bản chính sách và hoạt động liên quan bệnh này.

CSSK sinh sản cho NCT: Chương trình hành động quốc gia về NCT quyđịnh trách nhiệm xây dựng chương trình CSSKSS cho NCT, nhưng đến nayvẫn chưa có chính sách. Chỉ có hướng dẫn quốc gia SKSS có nội dung liênquan như hướng dẫn chăm sóc trong tuổi mãn kinh và mãn dục nam.

Chương trình phòng ngừa khuyết tật: Hiện nay có chiến lược quốc giaphòng chống mù lòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tập trungkhuyết tật về nhìn. Bộ Y tế đang nỗ lực thành lập dịch vụ đột quỵ trong các cơsở KCB để xử trí kịp thời, nhằm giảm tổn thương vĩnh viễn và hỗ trợ PHCNsau đột quỵ (Thông tư số 47/2016/TT-BYT). Các loại khuyết tật khác đangthiếu chương trình phòng ngừa.

CSSK tại nhà đặc biệt quan trọng đối với NCT, vì họ hay gặp khó khănhoặc mất khả năng đi lại, khả năng nhìn hoặc trong giai đoạn cuối đời, đangcần chăm sóc giảm nhẹ. Tuy nhiên, hiện nay Luật Khám bệnh, chữa bệnh chưatạo cơ sở pháp lý để thành lập dịch vụ chuyên CSSK tại nhà. Những đơn vịmuốn cung cấp dịch vụ tại nhà cần đăng ký là phòng khám bác sĩ gia đình. Đểđăng ký phòng khám cần phải đầu tư cơ sở vật chất và TTB, mặc dù thực tếdịch vụ xét nghiệm có thể hợp đồng với trung tâm xét nghiệm thay vì thựchiện ở quy mô nhỏ của phòng khám. Do vậy chi phí hoạt động cao, phải thugiá cao mới hòa vốn đầu tư, cản trở khả năng cấp dịch vụ với giá hợp lý chongười thu nhập trung bình thấp có thể trả được.

Chăm sóc giảm nhẹ cho NCT cuối đời là lĩnh vực rất quan trọng nhưng chưađược đề cập trong các chính sách. Trong khi có hướng dẫn chuẩn chăm sócgiảm nhẹ đối với ung thư và HIV, chưa có chính sách hoặc hướng dẫn đối vớiNCT nói chung, dù toàn bộ đối tượng này và gia đình của họ sẽ đối mặt vớicác vấn đề liên quan lựa chọn tiếp tục điều trị hoặc cho ra đi khi gặp bệnh tật.

Lãnh đạo và phối hợp đơn vị trong lĩnh vực CSSK NCT Tổng cục DS-KHHGĐ được giao trách nhiệm chủ trì điều phối và chịu trách

nhiệm thực hiện Đề án CSSK NCT. Vụ Kế hoạch-Tài chính và Cục Quản lýkhám, chữa bệnh có trách nhiệm cùng chủ trì. Tuy nhiên, trong đề án thiếu vaitrò cụ thể cho Cục YTDP, là đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo phòng bệnh, đặcbiệt dự phòng BKLN. Đồng thời, từng đơn vị được giao trách nhiệm thực hiệncó quyền lực ngang nhau, nên Tổng cục DS-KHHGĐ khó điều phối các đơn vịkhác của Bộ Y tế thực hiện hoạt động được giao.

Ngành y tế chưa phối hợp chặt chẽ với những ngành khác liên quan CSSKNCT như Tổng cục TDTT (trong lĩnh vực hoạt động thể lực cho NCT), BộLĐTBXH (trong hoạt động chăm sóc dài hạn) và Bảo hiểm xã hội (quyền lợiBảo hiểm y tế cho NCT).

Chưa có đơn vị đầu mối có trách nhiệm tổ chức thu thập và báo cáo số liệuthống kê theo dõi và đánh giá thực hiện Đề án CSSK NCT hằng năm từ nguồnsố liệu hành chính, hoặc qua điều tra về CSSK NCT.

2. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe người cao tuổi2.1. Người cao tuổi đòi hỏi có dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đặc biệt

Page 114: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

114

Giống như mọi người dân trong xã hội, NCT cũng cần được CSSK, nhưng nhu cầuCSSK của NCT thường lớn hơn và có một số nhu cầu đặc biệt do những đặc điểm lãohóa của cơ thể theo thời gian (Xem chi tiết ở Chương IV).

BKLN phổ biến ở NCT gồm bệnh tim mạch (tăng huyết áp, suy tim, bệnhmạch vành), đột quỵ, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnhphổi tắc nghẽn mạn tính, và ung thư. Các bệnh này cần được quản lý cẩn thận,tiếp xúc thường xuyên với dịch vụ y tế trong thời gian kéo dài.

Tỷ lệ khuyết tật ở NCT cũng cao như tỷ lệ giảm thị lực, giảm thính lực, liệtdo đột quỵ, thoái hóa xương khớp, viêm xương khớp, thậm chí gãy xương(thường gặp gãy cổ xương đùi) dẫn đến nhiều hậu quả đối với sức khỏe nênNCT cũng hay gặp khó khăn đi lại, và có nhu cầu CSSK tại nhà.

Bệnh tâm thần kinh phổ biến ở NCT, gồm sa sút trí tuệ (trong đó có bệnhAlzheimer), bệnh Parkinson hoặc trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, lo âu. Bệnh tậtvà khuyết tật tác động tiêu cực tới tâm lý của NCT vì không tự lo được đờisống, tiểu đại tiện không tự chủ, đau không kiểm soát và nhiều lý do khác.

Quá trình điều trị đối với người dễ bị tổn thương hoặc khuyết tật có thểlàm tăng thêm những bệnh và khuyết tật khác do bị hạn chế đi lại teo cơ, bịchứng loét tỳ đè do nằm lâu một chỗ, do nguy cơ ngã hoặc do tác động khôngmong muốn của thuốc.

NCT thường mắc phối hợp nhiều bệnh mạn tính cùng lúc. Nếu NCT nằmđiều trị tại một khoa theo bệnh mắc thì dễ bị bỏ sót bệnh, hội chứng hoặc điềutrị không hiệu quả các bệnh đồng mắc hoặc sử dụng quá nhiều loại thuốc cùngmột lúc có nguy cơ tương tác thuốc hoặc gây suy giảm chức năng, đặc biệtchức năng gan, thận và tuần hoàn.

Tuổi cao là giai đoạn cuối đời. Đến lúc suy yếu, nhiều phương án điều trị cóthể không mang lại hiệu quả chữa bệnh, kéo dài cuộc sống. Thậm chí nếu cốgắng thực hiện, các phương án điều trị này có thể gây thêm khó chịu cho bệnhnhân do tác dụng phụ làm cho cơ thể suy yếu nặng hơn, giảm chất lượng sống.

Để đáp ứng phù hợp với những đặc điểm trên, các cơ sở và cán bộ y tế CSSK choNCT cần có những đặc tính như sau:

CSSK NCT chủ yếu do NCT tự chăm sóc và gia đình chăm sóc, nên cầntăng hiểu biết về nhiều lĩnh vực như phương pháp nâng cao sức khỏe, phòngbệnh, phòng khuyết tật, phát hiện triệu chứng sớm hoặc khám sàng lọc nhữngbệnh cần được quản lý hoặc điều trị sớm, phương pháp quản lý BKLN, PHCNtại cộng đồng và tăng hiểu biết về lựa chọn chăm sóc giảm nhẹ đối với nhữngNCT không có khả năng chữa khỏi bệnh cuối đời.

Cần chăm sóc người bệnh cao tuổi một các tổng thể, lấy NCT làm trungtâm chứ không giải quyết theo từng bệnh riêng lẻ. Do đó, tại các cơ sở KCBcần có cơ chế điều phối các dịch vụ can thiệp từ các chuyên khoa để chăm sócNCT hiệu quả nhất.

Điều dưỡng khi chăm sóc cho NCT cần chú ý đến những nguy cơ cao hơncủa NCT như nguy cơ ngã, phản ứng có hại của thuốc và tương tác thuốc,những rối loạn tiểu tiện và nguy cơ bị loét tỳ đè, teo cơ do nằm lâu một chỗ.

Thiết kế của khoa Lão cần phù hợp với NCT (bố trí tay vịn dọc hành lang,trong phòng vệ sinh, sàn chống trơn trượt, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, ...).

Page 115: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

115

Khi đánh giá cho việc chuẩn bị xuất viện của NCT còn phải tính đếnphương án điều trị tiếp tục, PHCN và chăm sóc tại nhà. Cần chú trọng PHCNtiếp sau giai đoạn điều trị nội trú, giúp cho NCT phục hồi khả năng tự chủtrong sinh hoạt cá nhân hằng ngày, tái hòa nhập cộng đồng.

Cần lồng ghép hoạt động phòng bệnh và chữa bệnh nhằm giảm nguy cơ táiphát bệnh và nâng cao sức khỏe NCT. Đồng thời phải dự phòng các biếnchứng, dự phòng để làm chậm quá trình suy giảm chức năng của NCT.

CSSK gần nhà rất quan trọng vì NCT gặp khó khăn đi lại, và việc quản lýBKLN đòi hỏi liên tục tiếp xúc với dịch vụ y tế, và người (và cơ sở) cung cấpdịch vụ lưu thông tin về tiền sử bệnh và quá trình điều trị.

Điều trị hoặc chăm sóc giảm nhẹ là lựa chọn phổ biến đối với NCT mắcbệnh khó chữa, hoặc do suy yếu, đau đớn nên cơ thể khó đáp ứng với phươngán điều trị. Do vậy, tư vấn khách quan cho người bệnh cao tuổi và gia đình vềcác lựa chọn này phải là một thành phần thiết yếu trong quá trình KCB.

Mạng lưới CSSK NCT ở Việt Nam được tổ chức lồng ghép trong hệ thống y tếhiện hành tại Việt Nam (Error! Reference source not found.). Ở tuyến trung ươngvà tỉnh, hai hệ thống chữa bệnh và phòng bệnh tương đối tách biệt và chuyên sâu cóchức năng chỉ đạo tuyến cho tuyến dưới. Tuyến y tế cơ sở gồm tuyến huyện và xã, cáchoạt động CSSK NCT ở tuyến này được lồng ghép hơn và có lợi thế là gần nơi ở củaNCT nên thuận tiện cho họ tiếp cận hơn. Bên cạnh hệ thống y tế công lập, các cơ sở ytế tư nhân cũng tham gia hoạt động CSSK NCT gồm cả bệnh viện và phòng khám,trong đó phòng khám gia đình được phát triển trong thời gian gần đây. Dịch vụ CSSKcho NCT tại nhà được thực hiện bởi phòng khám gia đình và trạm y tế xã, tuy nhiên,dịch vụ này chưa được phát triển đầy đủ để đáp ứng nhu cầu, đặc biệt đối với chămsóc giảm nhẹ và hiện nay cơ chế pháp lý chưa cho phép thành lập dịch vụ chuyênchăm sóc tại nhà.

Page 116: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

116

Hình 50. Sơ đồ mạng lưới y tế lồng ghép hoạt động CSSSK người cao tuổi

Ngoài các cơ sở y tế, việc CSSK NCT cũng được thực hiện trong một số mô hìnhchăm sóc khác phát huy vai trò của NCT. Tổng cục DS-KHHGĐ của Bộ Y tế đã xâydựng và hướng dẫn địa phương triển khai mô hình “Tư vấn và chăm sóc NCT dựa vàocộng đồng” nhằm tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ CSSK thể chất và tinh thầnphù hợp; phòng tránh các nguy cơ mắc các BKLN; biết tự chăm sóc thông thườngđúng cách. Các CLB LTH TGN có phạm vi hoạt động rộng hơn, bao gồm cả 3 hoạtđộng nhằm trực tiếp vào CSSK NCT là khám và theo dõi sức khỏe hằng tháng, thamgia hoạt động tập thể dục dưỡng sinh và học cách bảo vệ sức khỏe tuổi già. Một số cơsở CSDH cho NCT như nhà dưỡng lão, trung tâm bảo trợ xã hội và dịch vụ chăm sócNCT tại nhà cũng có hoạt động CSSK. Những hoạt động này sẽ được phân tích trongChương VI về CSDH, mặc dù một số mô hình vẫn có huy động cán bộ của ngành y tếcác tuyến tham gia CSSK NCT. Chương V sẽ tập trung chủ yếu vào dịch vụ do ngànhy tế cung cấp trực tiếp, không qua các mô hình này.

2.2. Mạng lưới cơ sở y tế chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiKhi phân tích về mạng lưới cơ sở CSSK NCT, cần nhớ rằng 91% lượt sử dụng dịchvụ của NCT là ngoại trú, chỉ có 9% là dịch vụ nội trú (Hình 51). Đồng thời phải hiểurằng hơn một nửa lượt sử dụng dịch vụ của NCT là ở tuyến y tế cơ sở (huyện và xã),16% ở y tế tư nhân (nội và ngoại trú) và 11% ở tuyến khác (ví dụ trung tâm y tế dựphòng, phòng khám của tổ chức từ thiện), tức là loại cơ sở không được quy định thànhlập Khoa Lão. Chỉ khoảng 20% lượt sử dụng dịch vụ y tế của NCT được tiến hành tạituyến trung ương và tỉnh, và trong đó, chủ yếu là dịch vụ ngoại trú.

Bộ Y tế

Cục Y tế dựphòng

Cục Quản lý KCB

Các Viện tronglĩnh vực YTDP

TT YTDP, TT Kiểmsoát dịch bệnh. TT-

GDSK tỉnh

TT Y tế huyện

BV Lão khoa TƯBV đa khoa,

chuyên khoa TƯ

Khoa Lão BV Tỉnh

BV huyện

Sở Y tế

BV tư nhân

Phòng khámBSGĐ của BV

huyện

Phòng khámBSGĐ tư

nhân

PKĐKKV/Trạm y tế xã

Nhân viên y tế thôn bản

Hệ điều trị Khám,

chẩn đoánbệnh

Chữa bệnh PHCN Chăm sóc

giảm nhẹ

Hệ dự phòng Giám sát

BKLN Phòng,

chống yếu tốnguy cơ

Quản lý vàdự phòngBKLN tạicộng đồng

Page 117: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

117

Hình 51. Cơ cấu lượt sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi Việt Nam, 2012

Nguồn: VHLSS 2012 do Nhóm JAHR tính toán

Chức năng, nhiệm vụ của Khoa lão tuyến trung ương và tỉnh ở Việt Nam chưarõ ràng, thiếu văn bản hướng dẫn. Ở một số nước, khoa Lão khoa là đơn vị có chứcnăng CSSKBĐ, truyền thông giáo dục sức khỏe, và có vai trò quan trọng là điều phốivà phối hợp các loại dịch vụ chuyên khoa cần thiết cho người bệnh cao tuổi, gồm cảdịch vụ do đơn vị khác cung cấp. Ở Việt Nam, NCT chiếm tỷ lệ lớn bệnh nhân tại hầuhết các loại cơ sở y tế, do vậy, ở tất cả các cơ sở y tế có hay không có khoa lão khoa,vẫn cần xác định cơ chế phù hợp để đáp ứng hiệu quả và phù hợp nhất với nhu cầuđặc biệt của NCT. Thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động CSSK NCT tạicác tuyến, về tổ chức, nhân lực, đối tượng phục vụ, trang thiết bị của khoa lão trongcác bệnh viện đa khoa cũng như ở tuyến cơ sở. Nên có sự chỉ đạo về việc gắn kết giữacông tác phòng chống các BKLN và hoạt động CSSK NCT.

Page 118: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

118

Hình 52. Bản đồ về sự phát triển của chuyên khoa lão khoa Việt Nam năm 2017

Nguồn: Điều tra của Viện Lão khoa Trung ương năm 2016.

2.2.1. Tuyến trung ươngBệnh viện Lão khoa trung ương là bệnh viện tuyến cuối duy nhất về KCB, PHCNvà nâng cao sức khỏe cho NCT, được thành lập từ năm 1983 (lúc đó là Viện bảo vệ

Quần đảo TrườngSa (Việt Nam)

Quần đảo HoàngSa (Việt Nam)

Page 119: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

119

sức khỏe người có tuổi). Bệnh viện có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ y tế, đào tạo và chỉđạo tuyến về lĩnh vực chuyên khoa lão khoa và nghiên cứu khoa học về lão khoa.

Bệnh viện Lão khoa trung ương đang phát triển về quy mô và phạm vi KCB.Theo quy hoạch được Bộ Y tế phê duyệt, Bệnh viện được cải tạo, nâng cấp tại cơ sở 1để có thể đáp ứng cho 350 giường bệnh đồng thời sẽ được đầu tư xây dựng mới cơ sở2 tại tỉnh Hà Nam với quy hoạch 500 giường bệnh cùng khu chăm sóc dài hạn choNCT. Hiên nay theo Quyết định 284/QĐ-BVLK (năm 2017) Bệnh viện có các khoalâm sàng là: thần kinh và bệnh Alzheimer, sức khỏe tâm thần, nội tiết và cơ xươngkhớp, tim mạch và hô hấp, nội chung, ung bướu và điều trị giảm nhẹ, tim mạch canthiệp-ngoại, cấp cứu và đột quỵ, hồi sức tích cực, PHCN, phù hợp với mô hình bệnhtật của NCT. Bệnh viện còn có các khoa cận lâm sàng và phòng chức năng như phòngđiều dưỡng. Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên) được chuyểnđến từ các bệnh viện khác cũng như phục vụ NCT đến khám, điều trị khi có nhu cầu.

Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến của Bệnh viện có tác động tăng chất lượngCSSK NCT toàn quốc thông qua thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và đào tạo. Bệnhviện tích cực chỉ đạo, hỗ trợ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật về CSSK NCT chotuyến dưới. Ngoài ra Bệnh viện đã tổ chức thực hiện đào tạo liên tục, đào tạo nâng caovề chuyên ngành lão khoa và phối hợp với các cơ sở giáo dục quốc dân chuyên ngànhy tế trong việc biên soạn tài liệu và hướng dẫn thực hành lão khoa.

Kết quả nghiên cứu khoa học về lão khoa cơ bản, lão khoa lâm sàng và lão khoa xãhội phục vụ cung cấp bằng chứng cho Bộ Y tế trong việc xây dựng, phát triển mạnglưới CSSK cho NCT trên phạm vi cả nước. Đồng thời, Bệnh viện đã thực hiện nhiềunghiên cứu ứng dụng để phát triển nhiều kỹ thuật mũi nhọn và chuyên sâu trong lĩnhvực lão khoa.

Đến năm 2016, khoa lão hoặc khoa lão ghép đã được thành lập tại một số bệnhviện đa khoa hoặc chuyên khoa tuyến trung ương24 theo quy định của Thông tư35/2011/TT-BYT. Ở miền Bắc có khoa NCT tại Bệnh viện Y học cổ truyền trungương và khoa lão-bảo vệ sức khỏe tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên. Ởmiền Trung có khoa lão tại Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, Bệnh viện Đakhoa trung ương Huế, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện đa khoa trung ương QuảngNam và Bệnh viện Phong - Da Liễu trung ương Quy Hòa. Ở Miền Nam có Đơn vịLão khoa của Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh và Khoa nội lãohọc tại Bệnh viện trung ương Cần Thơ.

2.2.2. Tuyến tỉnh, thành phốKhoa Lão tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyệnLuật NCT và Thông tư 35/2011/TT-BYT, yêu cầu các bệnh viện quy mô 50 giườngtrở lên phải bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho NCT. Đề án CSSK NCT quy định100% bệnh viện tuyến tỉnh (trừ bệnh viện chuyên khoa nhi) phải tổ chức khoa lãokhoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là NCT.

Đến đầu năm 2017, cả nước có trên 70 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, ngành hoặc tưnhân đã thành lập khoa lão khoa, khoa lão ghép (chủ yếu nội-tim mạch-lão khoa) hoặcđơn nguyên lão khoa.25 Số này tăng đáng kể so với 49 bệnh viện được báo cáo năm2015 [52] mặc dù vẫn còn 19 tỉnh chưa có bệnh viện có khoa lão khoa. Một số bệnh

24 Trong tổng số 41 bệnh viện trung ương không phải nhi khoa và không tính Bệnh viện Lão khoa cóthông tin về 8 bệnh viện có khoa lão, lão ghép.25 Điều tra các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh do Bệnh viện Lão khoa trung ương thực hiện năm 2016 vàthông tin thu thập tại mục cơ cấu tổ chức tại trang web của các bệnh viện.

Page 120: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

120

viện đa khoa tỉnh, thành phố thành lập khoa Lão có sự tư vấn của Bệnh viện Lão khoatrung ương đã bước đầu xác định đuợc nhiệm vụ phù hợp của khoa Lão. Tuy chưađảm bảo 100% nhưng hầu hết các đơn vị đều triển khai được phòng khám ngoại trú vàphòng điều trị nội trú dành riêng cho NCT và quy định ưu tiên khám bệnh cho NCT[53]. Điều tra của Bệnh viện Lão khoa trung ương năm 2016 cho thấy đã có 24/63bệnh viện đa khoa tỉnh bố trí phòng khám bệnh dành riêng cho NCT; 59/63 bệnh việnđa khoa tỉnh có ưu tiên khám bệnh cho NCT từ 75 trở lên. 26 Năm 2016 có 37 622giường điều trị nội trú ưu tiên cho NCT [54].

Tuy nhiên, Bộ Y tế chưa ra văn bản hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức khoa lãokhoa nên rất ít khoa lão hoạt động theo đúng nghĩa, yêu cầu của một khoa dành choNCT. Tình trạng phổ biến là bệnh viện cứ chọn khoa nào tập trung nhiều người bệnhcao tuổi (như khoa nội, khoa tim mạch) để bổ sung tên lão khoa. Thường trong tất cảbệnh viện, người bệnh NCT nằm điều trị tại các khoa lâm sàng theo loại bệnh mà họmắc. Khoa lão phải hoạt động liên khoa nhằm phục vụ nhu cầu toàn diện của ngườibệnh cao tuổi, tránh bỏ qua những bệnh đồng mắc, tương tác thuốc, tính đến khả năngdung nạp thuốc bị suy giảm, quan tâm kế hoạch chăm sóc sau khi xuất viện và thậmchí tư vấn trong những trường hợp điều trị tiếp không có lợi cho người bệnh cầnchuyển sang chăm sóc giảm nhẹ.

Các cơ sở cung cấp dịch vụ PHCN tại các bệnh viện và ở cộng đồngPHCN là quá trình trợ giúp cho người bệnh và người khuyết tật bằng phương pháp yhọc, kỹ thuật PHCN, biện pháp giáo dục và xã hội làm giảm tối đa ảnh hưởng củakhuyết tật, giúp người bệnh có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội và hòanhập cộng đồng. Đối với NCT, các đơn vị cung cấp dịch vụ PHCN phục vụ nhu cầuphục hồi sức khỏe sau đợt ốm (như đột quỵ), sau phẫu thuật, hoặc do mất chức năngtrong quá trình lão hóa. Hiện nay ở Việt Nam có 36 bệnh viện điều dưỡng-PHCNtuyến tỉnh và 15 trung tâm điều dưỡng của các ngành. Ngoài ra, nhiều bệnh viện cókhoa PHCN và có cả phòng PHCN hoạt động ngoại trú trong lĩnh vực này. Ở tuyến ytế xã có nhiều cán bộ được đào tạo về PHCN dựa vào cộng đồng trong Chương trìnhmục tiêu y tế quốc gia về PHCN dựa vào cộng đồng trong giai đoạn trước 2016.Chương trình mục tiêu y tế - dân số đến năm 2020 tiếp tục bảo đảm người khuyết tậtcó nhu cầu được tiếp cận với dịch vụ PHCN phù hợp.

Đối với lĩnh vực YTDP, ở tuyến tỉnh có Trung tâm y tế dư phòng tỉnh và ở một sốtỉnh có Trung tâm kiểm soát dịch bệnh thực hiện nghiệm vụ YTDP đối với NCT. Đếntháng 10 năm 2016, 17 tỉnh đã quy định thực hiện Trung tâm kiểm soát bệnh tật theoThông tư liên tịch số 51/2014/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015. Chức năng nhiệmvụ của trung tâm YTDP hoặc Trung tâm kiểm soát bệnh tật có hoạt động liên quanCSSK NCT bao gồm nâng cao sức khỏe, phòng chống các yếu tố nguy cơ tác độnglên sức khỏe; khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm và quản lý, điều trị dự phòng ngoạitrú các bệnh truyền nhiễm, BKLN. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khác với Trung tâmYTDP vì phối hợp chặt chẽ hơn các hoạt động TT-GDSK, sàng lọc, giám sát bệnh tật.Tuy nhiên, tổ chức lại YTDP tuyến tỉnh theo mô hình mới vẫn trong thời gian triểnkhai ban đầu, sẽ phải có một vài năm mới ổn định và phát huy tiềm năng.

26 Điều tra khoa lão tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh của Bệnh viện Lão khoa trung ương, tháng12/2016

Page 121: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

121

2.2.3. Tuyến y tế cơ sởTuyến y tế cơ sở, gồm tuyến y tế huyện, xã và thôn, bản, có vai trò quan trọng trongviệc kiểm soát các BKLN, quản lý sức khỏe người dân trong đó có NCT một cách liêntục và lâu dài. Luật NCT quy định các bệnh viện đa khoa có quy mô từ 50 giườngbệnh kế hoạch trở lên phải bố trí giường bệnh điều trị nội trú và tổ chức buồng khámbệnh riêng cho NCT tại khoa khám bệnh. Trạm y tế có trách nhiệm tổ chức khámbệnh, chữa bệnh cho NCT phù hợp với chuyên môn và chức năng, nhiệm vụ của trạmy tế và khám tại nhà cho những NCT cô đơn. Kế hoạch hành động CSSK NCT quyđịnh “Đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật của hệ thống dịch vụ y tế, thành lậpcác khoa lão khoa ở bệnh viện cấp huyện...”

Tuyến huyệnCả nước có 629 bệnh viện huyện với số giường nội trú chiếm 30,7% tổng số giườngbệnh viện cả nước, và có 544 phòng khám đa khoa khu vực [55]27. Ngoài ra, hầu hếtcác huyện có TTYT huyện có chức năng y tế dự phòng và quản lý trạm y tế xã. Tuynhiên, thông tư 37/2016/TT-BYT quy định TTYT huyện sẽ được sáp nhập với bệnhviện huyện và có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về cả y tế dựphòng, KCB, PHCN và các dịch vụ y tế khác. Đến tháng 10/2016, đã có 18 tỉnh thốngnhất mô hình TTYT huyện hai chức năng (KCB và YTDP). Điều này sẽ giúp phốihợp chặt chẽ phòng và chữa bệnh, phù hợp và hiệu quả hơn đối với việc phòng, kiểmsoát các BKLN, quản lý CSSK NCT; hỗ trợ TTYT thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, hướngdẫn chuyên môn cho tuyến xã; đồng thời cũng tạo thuận tiện hơn đối với người dân.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện và các phòng khám đakhoa khu vực đều tổ chức khu tiếp nhận, khám bệnh, triển khai các phòng khám ngoạitrú và nội trú dành riêng cho NCT, tăng cường về số lượng và chất lượng [52]. Một sốnơi như ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đã thành lập được khoa lão hoặc đơn nguyênđiều trị dành cho NCT tại bệnh viện quận, huyện. Nhưng hầu hết tuyến huyện của cáctỉnh đều có quy mô nhỏ nên chưa có phòng khám bệnh, chưa có đơn nguyên điều trịdành riêng cho NCT. Bệnh nhân NCT nằm điều trị chung trong các khoa phòng tùythuộc vào loại bệnh, nhiều cán bộ y tế chưa được đào tạo về lão khoa nên chưa tậptrung vào chủ thể là NCT để có sự xem xét toàn diện, điều trị các bệnh kèm theo, lưuý tương tác thuốc, nhu cầu PHCN và tâm lý của người bệnh cao tuổi [56]. Ở nhiều cơsở y tế tuyến huyện, bệnh nhân đa số là dân nghèo và trong đó có nhiều người lớn tuổimắc các bệnh mạn tính, việc tư vấn, giáo dục sức khỏe đóng vai trò quan trọng nhưnglại được triển khai rất hạn chế [57].

Tuyến xãTrên cả nước có 11 101 trạm y tế xã (đạt 99,5% số xã, phường thị trấn cả nước) [55].Trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực có khả năng cung cấp các dịch vụCSSKBĐ cho nhân dân trong địa bàn28, trong đó có các dịch vụ sơ cấp cứu, KCB,PHCN theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định củapháp luật, quản lý sức khỏe NCT, các BKLN, các bệnh mạn tính, TT-GDSK, phốihợp với tuyến trên lập kế hoạch và triển khai khám sức khỏe định kỳ cho NCT. Ngoàira tuyến y tế xã có có trách nhiệm thực hiện các nội dung về PHCN.29 Như vậy, tuyến

27Gồm cả cơ sở nhà nước và tư nhân; không tính phòng khám, trạm y tế xã, trung tâm điều dưỡng, nhàhộ sinh.28 Bộ Y tế (2015). Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ củatrạm y tế xã, phường, thị trấn.29 Bộ Y tế (2011). Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22 tháng 9 năm 2011 về việc ban hành Bộ tiêu chíquốc gia về y tế các xã giai đoạn 2011-2020.

Page 122: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

122

y tế xã có nhiệm vụ cung ứng những dịch vụ CSSK tối thiểu nhưng cần thiết đối vớiNCT và quản lý một số BKLN.

BKLN phổ biến ở nhóm NCT và nhiều TYT bắt đầu tham gia vào các hoạt độngphòng chống BKLN ở các mức độ khác nhau, chủ yếu liên quan đến phòng, chốngbệnh đái tháo đường và THA. Tuy nhiên, năng lực, khả năng thực hiện nhiệm vụ đượcgiao của cán bộ y tế xã, phường còn hạn chế. Công tác quản lý, tư vấn CSSK NCT ởvùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn[58]. Các TYT chưathực hiện được việc điều trị và chăm sóc NCT tại gia đình khi cần thiết.

2.2.4. Hệ thống y tế dự phòng

Hệ thống y tế dự phòng, thực hiện kiểm soát BKLN mà NCT hay mắc phải, có nhữngđiểm mạnh như độ bao phủ rộng tới tận thôn, ấp, bản; có phác đồ điều trị chi tiết vàcập nhật; một số chương trình phòng chống BKLN đã được triển khai có hiệu quả.Tuy nhiên, hệ thống này được đánh giá là năng lực chưa tốt về phòng, chống BKLN,chưa có đơn vị chuyên trách riêng biệt cũng như chưa có hệ thống giám sát BKLN,chưa tham gia nhiều vào công tác phòng chống BKLN. Cách tổ chức của hệ thống ytế, dẫn tới sự tách biệt hệ điều trị và hệ y tế dự phòng, dẫn tới sự thiếu hụt về số lượngtrong từng hệ [59]. Đến năm 2014, có 81% các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh,thành phố đã tham gia hoạt động phòng, chống BKLN nhưng ở các quy mô và mứcđộ khác nhau. Đa số các trung tâm đã tham gia vào hoạt động phòng, chống bệnh đáitháo đường (65,0%) và tăng huyết áp (55,6%), trong đó chủ yếu thực hiện nội dungsàng lọc, phát hiện sớm và tư vấn cho người bệnh. Các trung tâm y tế dự phòng chưatham gia hoạt động phòng chống ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ít trungtâm tham gia hoạt động phòng, chống yếu tố nguy cơ do còn hạn chế về nhân lực,kinh phí phụ thuộc vào chương trình, dự án từ trung ương và cũng như chưa hoànthiện về cơ cấu tổ chức [60].

2.2.5. Khu vực y tế tư nhânKhu vực y tế tư nhân bao gồm cả bệnh viện hạng tương đương bệnh viện tỉnh, huyện,phòng khám cung cấp dịch vụ KCB ngoại trú. Dịch vụ chuyên chăm sóc y tế tại nhàcho NCT chưa phát triển được vì thiếu cơ sở pháp lý. Tại các cơ sở y tế tư nhân, việckhám, chữa bệnh cho NCT được thực hiện như đối với các đối tượng khác. Một số cơsở y tế tư nhân làm cơ sở đăng ký KCB ban đầu để được BHYT thanh toán. Các cơ sởy tế tư nhân thường hoạt động vì lợi nhuận, có thu tiền của người sử dụng dịch vụ.Nhà nước đang khuyến khích cơ sở y tế cung cấp dịch vụ miễn phí cho NCT, nhưngchưa có thông tin để đánh giá việc này.

Các phòng khám tư nhân, các phòng khám BS gia đình: Về mặt mô hình tổ chức,mô hình Phòng khám bác sĩ gia đình ở Việt Nam có thể là trạm y tế xã hoạt động theonguyên lý Y học gia đình, có thể là phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân (bao gồm cảphòng khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính có nhu cầu hoạt động theo mô hìnhphòng khám bác sĩ gia đình), cũng có thể là phòng khám bác sĩ gia đình thuộc bệnhviện đa khoa tuyến huyện (bệnh viện nhà nước). Nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ giađình phù hợp với quy định về CSSK ban đầu tại nơi cư trú trong Luật NCT. Các hoạtđộng bao gồm tham gia phòng bệnh, CSSK ban đầu, sơ cứu, khám bệnh, chữa bệnhđối với các bệnh thường gặp; thực hiện việc CSSK, sàng lọc phát hiện sớm bệnh, tậtvà khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám và tại nhà người bệnh; có hồ sơ theo dõisức khỏe toàn diện liên tục cho cá nhân và gia đình theo quy định của Bộ Y tế,CSSKNCT; thực hiện chuyển tuyến Y học gia đình. Phòng khám BSGĐ là cơ sở đầutiên trong hệ thống chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, có trách nhiệm giới thiệu và

Page 123: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

123

chuyển người bệnh đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi có yêu cầu vềchuyên môn; tiếp nhận người bệnh từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác chuyểnđến để tiếp tục chăm sóc và điều trị 30. Theo báo cáo đến tháng 6 năm 2016, đã có 336phòng khám bác sĩ gia đình được thành lập tại 6 tỉnh, thành phố [2].

2.2.6. Các dịch vụ y tế khác có liên quan bệnh của NCTNgoài các cơ sở YTDP và KCB đã nêu trên, một số đơn vị đặc biệt được thành lậpphục vụ nhu cầu chuyên khoa phòng, chống BKLN. Sở Y tế các tỉnh có Ban chỉ đạohoạt động phòng chống BKLN. Số lượng các dự án phòng chống BKLN, bệnh mạntính khác được triển khai tùy theo từng tỉnh, có tỉnh triển khai được 4-5 dự án, có tỉnhtriển khai được 2-3 dự án.

Dự án chủ động phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý các BKLN (Quyết định số4299/QĐ-BYT năm 2016) đưa ra mục tiêu kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống y tếđể dự phòng, giám sát, phát hiện điều trị, quản lý BKLN, tập trung chủ yếu ở tuyến ytế cơ sở. Trong đó có các chỉ tiêu về mạng lưới như:

70% cán bộ y tế thực hiện công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm tuyếntỉnh, huyện và xã được đào tạo, tập huấn về dự phòng, giám sát, phát hiệnsớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý theo quy định.

80% trung tâm y tế dự phòng tỉnh, 80% trung tâm y tế huyện triển khai cáchoạt động dự phòng, phát hiện sớm và quản lý BKLN theo quy định.

95% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về BKLN các tuyến bảo đảm cung cấpcác dịch vụ chẩn đoán, quản lý điều trị BKLN theo quy định.

70% trạm y tế xã triển khai các hoạt động dự phòng, phát hiện sớm các nguycơ mắc BKLN; 40% trạm y tế xã tham gia điều trị, quản lý tăng huyết áp, đáitháo đường và một số bệnh không lây nhiễm khác.

2.3. Mô hình sử dụng dịch vụ y tế theo tuyến của người cao tuổi hiệnnayCSSK NCT là nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở y tế. Điều này được thể hiện rõ ở tỷlệ NCT chiếm 25% tổng số lượt dịch vụ KCB nội trú, ngoại trú và khám sức khỏeđược cung cấp (Error! Reference source not found.). Tỷ lệ này có sự dao động theotuyến y tế. Theo đó, NCT chiếm trên 30% lượt khám sức khỏe ở TYT; khoảng 35%lượt KCB ngoại trú, 33% lượt khám sức khỏe và 30% lượt KCB nội trú ở bệnh việntuyến huyện. Ở bệnh viện tuyến tỉnh trở lên, NCT chiếm khoảng 25%. Ở các cơ sở ytế tư nhân, có khoảng 33% lượt KCB nội trú là NCT. Kết quả này tương tự như kếtquả khảo sát của Bệnh viện Lão khoa trung ương cho thấy tỷ lệ NCT KCB chiếm tới20-30% tổng số bệnh nhân hằng năm tại nhiều bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, thànhphố [61]. Điều này chứng tỏ NCT là khách hàng quan trọng đối với hầu hết các loạicơ sở y tế và loại dịch vụ y tế.

30 Bộ Y tế (2016). Quyết định số 935/2013/QĐ-BYT phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mô hìnhphòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013-2020.

Page 124: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

124

Hình 53. Tỷ lệ người cao tuổi trong tổng số lượt sử dụng các loại dịch vụ y tế,2012

Nguồn: VHLSS 2012

Chính sách nhà nước định hướng CSSK cho NCT tập trung gần nơi cư trú của NCTvà có tính liên tục. Cụ thể điều này có nghĩa là khám sức khỏe, quản lý sức khỏe vàPHCN tại xã, và khi có nhu cầu, chuyển tuyến lên bệnh viện để KCB chuyên sâu,đồng thời khuyến khích sự phát triển của y tế tư nhân để cung cấp dịch vụ miễn phícho NCT. Tuy nhiên, cần biết thực trạng hiện nay như thế nào để xây dựng chiến lựcvà kế hoạch điều chỉnh theo định hướng mong muốn. Mục này phân tích về cơ cấuloại hình cơ sở y tế được NCT sử dụng khi khám sức khỏe, KCB ngoại trú và nội trú.Phân tích này dựa trên số liệu từ điều tra hộ gia đình, có thể cho thấy được sự khácnhau trong mô hình sử dụng dịch vụ của các nhóm có đặc trưng kinh tế-xã hội khácnhau, nhưng không đủ thông tin để khẳng định mô hình hiện nay có phù hợp với môhình bệnh tật của nhóm hay không.

2.3.1. Mô hình chung

Năm 2012, theo số liệu điều tra hộ gia đình, có khoảng 9 triệu NCT toàn quốc [17]với khoảng 29 triệu lượt tiếp cận dịch vụ y tế (Error! Reference source not found.),gồm cả KCB nội trú, ngoại trú và khám sức khỏe. Trong đó, NCT chủ yếu sử dụngdịch vụ KCB ngoại trú (77% lượt sử dụng dịch vụ), khám sức khỏe (14%) và nội trú(9%). Bệnh viện huyện là cơ sở y tế được sử dụng nhiều nhất, chiếm 33% tổng số lượtsử dụng dịch vụ của NCT. Trạm y tế đứng thứ hai, chiếm 22% và bệnh viện tuyếntrên chiếm 20%. Khám sức khỏe là dịch vụ được sử dụng chủ yếu ở cơ sở nhà nướcgồm cả TYT xã; dịch vụ nội trú chủ yếu ở bệnh viện nhà nước. Y tế tư nhân và khácchủ yếu phục vụ nhu cầu KCB ngoại trú. Theo báo cáo của Bộ Y tế (dựa trên thống kêcủa cơ sở cung cấp dịch vụ) tổng số lượt khám cho người bệnh cao tuổi tại tuyếnhuyện là 11,6 triệu; tổng số lượt điều trị nội trú cho người bệnh cao tuổi là 1,3 triệu[52]. Hai nguồn số liệu dù không khớp hoàn toàn, vẫn cho thấy quy mô rất lớn củanhu cầu CSSK NCT được đáp ứng bởi hệ thống y tế công lập. Sự khác nhau trong sốliệu có thể một phần do người được hỏi cung cấp số liệu thấp hơn thực tế trong điềutra, mẫu điều tra không bao gồm NCT sống tại các trung tâm bảo trợ xã hội.

Page 125: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

125

Hình 54. Cơ cấu lượt sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi theo loại dịch vụy tế, 2012

Nguồn: VHLSS 2012 do nhóm JAHR tự phân tích

Nguồn lực tài chính, nhân lực và công nghệ kỹ thuật được sử dụng rất khác nhau theotuyến y tế và loại dịch vụ được sử dụng. Error! Reference source not found. chothấy chi phí từ tiền túi của hộ gia đình cho CSSK NCT theo loại dịch vụ và tuyến y tế.Kết quả cho thấy việc sử dụng dịch vụ nội trú tuyến tỉnh và trung ương là tốn kémnhất, chiếm 40% tiền túi hộ gia đình chi cho CSSK NCT. Thứ hai là dịch vụ ngoại trútại tuyến trên, chiếm 16%. Chi phí tiền túi cao ở tuyến trên một phần là do dịch vụ ởtuyến trên chuyên sâu, nhiều công nghệ cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ cùng chi trả BHYT ởtuyến trên có thể cao hơn nếu NCT vượt tuyến. Trong khi đó, chi phí cho khám sứckhỏe rất thấp vì chủ yếu khám lâm sàng, sử dụng dịch vụ cơ bản, thực hiện ở tuyến ytế xã và chủ yếu do NSNN trợ cấp khám sức khỏe định kỳ cho NCT. Cơ cấu nguồnlực xã hội (gồm cả BHYT, NSNN, và tiền túi hộ gia đình) có thể cho thấy mô hìnhkhác so với Hình 55, nhưng hiện nay chưa có nguồn thông tin đầy đủ để minh họaviệc đó.Hình 55. Cơ cấu chi phí từ tiền túi theo dịch vụ y tế được người cao tuổi sửdụng, 2012

Page 126: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

126

Nguồn: VHLSS 2012 do nhóm JAHR tự phân tích

2.3.2. Mô hình tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi theo nhóm tuổiCơ cấu loại dịch vụ y tế được NCT sử dụng khác nhau theo nhóm tuổi. Nhóm NCT từ60-69 và 70-79 tuổi có mô hình sử dụng dịch vụ tương đối giống nhau nhưng nhóm80 tuổi trở lên phụ thuộc nhiều hơn vào cơ sở y tế tuyến cơ sở (Error! Referencesource not found.). Về dịch vụ khám sức khỏe, gần 60% lượt khám của người 80 tuổitrở lên xảy ra tại TYT xã, so với chỉ 35% ở 2 nhóm tuổi trẻ hơn, những người chủ yếukhám sức khỏe ở bệnh viện tuyến trên. Về dịch vụ KCB ngoại trú, không có sự khácnhau đáng kể giữa các nhóm tuổi. Về KCB nội trú, 60% lượt KCB ở người 80 tuổi trởlên tại tuyến y tế cơ sở, trong khi chỉ 50% ở hai nhóm trẻ hơn. Y tế tư nhân chỉ quantrọng đối với KCB ngoại trú và không khác nhiều giữa các nhóm tuổi. Việc NCT giàhơn sử dụng dịch vụ gần nhà hơn gợi ý rằng đi lại đối với nhóm tuổi đó có thể khókhăn hơn.

Hình 56. Cơ cấu lượt sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi theo cơ sở y tế,loại dịch vụ và nhóm tuổi, 2012

Nguồn: VHLSS 2012 do nhóm JAHR tự phân tích.

2.3.3. Mô hình sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi theo các đặc trưng cánhân

Đối với khám sức khỏe ở NCT, không có sự khác nhau đáng kể theo giới và điều kiệnkinh tế (Error! Reference source not found.). Tuy nhiên, nhóm NCT dân tộc ítngười và NCT nghèo chủ yếu khám sức khỏe tại TYT. NCT ở thành thị chủ yếukhám sức khỏe tại bệnh viện tuyến trên, trong khi đa số NCT ở nông thôn khám tạitrạm y tế xã và bệnh viện huyện.

Page 127: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

127

Hình 57. Cơ cấu lượt khám sức khỏe của người cao tuổi theo nhóm dân cư,2012

Nguồn: 2012-Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012,GSO

Bệnh viện nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong KCB ngoại trú cho NCT(Error! Reference source not found.). Tuy nhiên, ở hai nhóm thiệt thòi hơn (dân tộcít người và người nghèo), trạm y tế vẫn đóng vai trò quan trọng trong KCB ngoại trú.Ở thành thị, NCT hầu như không sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú tại trạm y tế xã. Khuvực y tế tư nhân và khác (lang y, dịch vụ y tế cá thể) cung cấp khoảng 30-40% củadịch vụ KCB ngoại trú cho NCT.Hình 58. Cơ cấu lượt khám chữa bệnh ngoại trú của người cao tuổi theo nhómdân cư, 2012

Nguồn: 2012 - Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012, GSO

Dịch vụ nội trú chủ yếu tập trung ở bệnh viện nhà nước (Error! Reference sourcenot found.). Tuy nhiên, đối với nhóm nghèo và dân tộc ít người, trạm y tế xã cũng làcơ sở quan trọng trong cung cấp dịch vụ nội trú. Số lượt KCB nội trú của NCT chia

Page 128: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

128

đều giữa bệnh viện tuyến huyện và bệnh viện tuyến trên, trừ ở thành thị mà NCT phụthuộc nhiều hơn vào bệnh viện tỉnh và trung ương.Hình 59. Cơ cấu lượt khám chữa bệnh nội trú được người cao tuổi sử dụngtheo nhóm dân cư, 2012

Nguồn: 2012 - Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012,GSO

Các mô hình trên cho thấy NCT vẫn phụ thuộc nhiều vào dịch vụ y tế tại bệnh việnnhà nước, kể cả trong việc khám sức khỏe (53%) và KCB ngoại trú (46%). Đối vớidịch vụ KCB nội trú cho NCT, bệnh viện nhà nước chiếm 86% số lượt dịch vụ đượccung cấp cho NCT, trong đó tuyến huyện chiếm một nửa và tuyến trên một nửa. Dịchvụ nội trú của NCT có tỷ lệ giống nhau ở bệnh viện tuyến trên và tuyến huyện; y tế tưnhân và cơ sở khác chỉ có vai trò đáng kể đối với cung cấp dịch vụ KCB ngoại trú choNCT (33%). Trạm y tế chỉ chiếm khoảng 38% lượt khám sức khỏe, 21% lượt KCBngoại trú của NCT.

Để thực hiện chính sách CSSK NCT thuận tiện gần nơi cư trú, có tính liên tục trongquản lý sức khỏe và với chi phí hợp lý sẽ cần tăng cường chất lượng của dịch vụkhám sức khỏe và KCB ngoại trú ở tuyến xã đối với những NCT khỏe và NCT mắcbệnh mạn tính đang điều trị ổn định. Như vậy, cần khám phát hiện bệnh sớm và quảnlý hiệu quả bệnh để tránh các tai biến đòi hỏi dịch vụ nội trú chuyên sâu và dịch vụ tạituyến tỉnh và trung ương. Đối với NCT có kinh tế khá giả, đặc biệt ở thành thị, thay vìtăng cường TYT xã để quản lý sức khỏe của NCT có thể khuyến khích cơ sở y tế tưnhân hợp đồng với BHYT và tạo ra gói dịch vụ quản lý bệnh cho NCT để tăng tínhliên tục của CSSK NCT theo mô hình bác sĩ gia đình. Bệnh viện khó có thể là cơ sở ytế quản lý sức khỏe toàn diện cho NCT, vì chủ yếu là cơ sở y tế điều trị bệnh cấp tínhhoặc chỉ quản lý một số BKLN cụ thể, không bảo đảm chăm sóc toàn diện về các nhucầu NCT.

3. Nhân lực và tài chính cho CSSK người cao tuổi3.1. Nhân lực cho chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Page 129: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

129

Theo Luật NCT, Bộ Y tế có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng thầy thuốc, nhân viên y tếchuyên ngành lão khoa và đào tạo về PHCN, đồng thời nâng cao năng lực nhân viênxã hội làm công việc tư vấn, chăm sóc.

Phát triển nhân lực y tế cần đáp ứng với nhu cầu đặc biệt của NCT liên quan mô hìnhbệnh tật, khuyết tật và các đặc trưng khác đã nêu trong mục 2.1 trên, và nhu cầu đangtăng lên do già hóa dân số. Cần phải có các nhóm chăm sóc đa ngành (multi-specialtyteam) để có thể quản lý hiệu quả các tình trạng mạn tính và các bệnh kết hợp [62].Cần phối hợp giữa chữa bệnh, phục hồi chức năng, dược lâm sàng, tư vấn về phòngbệnh và nâng cao sức khỏe và dịch vụ công tác xã hội và chăm sóc cá nhân. Với NCT,cần các loại hình chăm sóc trong phòng chống bệnh tật, khám, chữa bệnh và chăm sóclâu dài [63].

3.1.1. Nhân lực cho chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiNhân lực tại tất cả các tuyến đều cấp dịch vụ cho NCT, nhưng hiểu biết về lão khoavà những nhu cầu đặc biệt của NCT không đều giữa các địa phương và các tuyến.

Tuyến trung ươngBệnh viện Lão khoa trung ương là bệnh viện đầu ngành về CSSK NCT, có lực lượngchuyên khoa lão có vai trò quan trọng trong việc cấp dịch vụ, nghiên cứu khoa học vàđào tạo. Bệnh viện có 329 cán bộ viên chức, trong đó có 90 bác sĩ (24%), 131 điềudưỡng (40%), 18 kỹ thuật viên, 13 cán bộ dược và 87 nhân viên loại khác (26%).31

Hầu hết bác sĩ của bệnh viện đã được đào tạo sau đại học: 40 bác sĩ nội trú, 24 chuyênkhoa I, thạc sĩ, và 12 chuyên khoa II, tiến sĩ. Ngoài cấp dịch vụ cho NCT, Bệnh việnLão khoa trung ương có năng lực nghiên cứu khoa học, và chỉ đạo tuyến, đào tạo vàtư vấn cho Bộ Y tế về chính sách liên quan lão khoa. Các bệnh viện trung ương kháccó tổ chức khoa lão cũng có nhân viên y tế được đào tạo chuyên khoa tham gia tíchcực vào việc khám điều trị tại bệnh viện.

Tuyến tỉnh, thành phốMạng lưới khám chữa bệnh cho NCT ở tuyến tỉnh, thành phố đã khá phát triển, nhiềubệnh viện đã thành lập khoa lão, khoa lão ghép hoặc đơn vị lão khoa (Xem mục 2.2trên). Tuy nhiên, đội ngũ nhân lực chưa được đào tạo nhiều về chuyên ngành lão khoavà những kỹ năng cần thiết để CSSK NCT ở mức tối ưu. Các khoa lão độc lập và cáckhoa ghép nói trên vẫn còn thiếu bác sĩ và hầu hết các bác sĩ chưa được đào tạochuyên khoa ngành lão khoa.

Tuyến y tế cơ sởTuyến y tế cơ sở là tuyến được NCT sử dụng nhiều nhất, chủ yếu về việc quản lýbệnh mạn tính và bệnh nhẹ cũng như khám sức khỏe định kỳ. Năng lực CSSK NCTcủa đội ngũ nhân lực ở tuyến y tế cơ sở còn yếu, vì hầu hết các cán bộ y tế chưa đượcđào tạo về lão khoa. Đặc biệt tại tuyến xã, dù 78% các trạm y tế xã có bác sĩ làm việc[55], nhưng số lượng cán bộ y tế được tập huấn về các tình trạng bệnh mạn tính màNCT hay mắc như tăng huyết áp, đái tháo đường còn thấp, và rất ít người được đàotạo về phòng, chống ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [64].

Theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư 07/2013/TT-BYT, nhân viên y tế thôn bản(NVYTTB) có chức năng tham gia công tác CSSKBĐ cho người dân, bao gồm cảNCT tại thôn, bản. Một số nghiên cứu cho thấy NVYTTB có vai trò quan trọng trongtuyên truyền, quản lý, vận động các gia đình sử dụng dịch vụ tại tuyến y tế xã [65].

31 Số liệu do Bệnh viện Lão khoa Quốc gia cung cấp tháng 6 năm 2016.

Page 130: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

130

Tuy nhiên, chương trình đào tạo của NVYTTB chưa tập trung nhiều vào những nhucầu đặc biệt trong chăm sóc NCT.

Hệ thống y tế dự phòngTỷ lệ cán bộ y tế được đào tạo sau đại học chiếm tỷ lệ rất thấp 6,1%, trong đó chủ yếulà bác sĩ chuyên khoa cấp I, chiếm 5%. Cứ 4 bác sĩ của các trung tâm y tế dự phòngthì có 3 bác sĩ đa khoa chưa được đào tạo cơ bản về y tế dự phòng [66]. Hệ thống y tếdự phòng được xây dựng và nhân lực được đào tạo chủ yếu vẫn để phòng, chống bệnhtruyền nhiễm. Hiện nay, khi mô hình bệnh tật tập trung vào BKLN và NCT chiếm tỷlệ ngày càng tăng trong dân số, nhân lực chưa kịp đào tạo lại cho phù hợp với nhu cầumới, tức là kỹ năng dự phòng và quản lý BKLN.

3.1.2. Đào tạo trước hành nghềChương trình giáo dục bậc đại học, đào tạo nghề cao đẳng, trung cấpLão khoa chưa được lồng ghép đầy đủ trong nội dung của Chương trình đào tạo khốingành khoa học sức khỏe. Trong chương trình có học phần về chăm sóc sức khỏeNCT, nhưng nội dung chủ yếu phục vụ cho khám, điều trị, chăm sóc NCT, các kiếnthức, kỹ năng liên quan đến giao tiếp, tâm lý chưa được quan tâm. Chương trình đàotạo y khoa (bác sĩ đa khoa) chưa có môn học nào về lão khoa. Chương trình đào tạo yhọc cổ truyền (bác sĩ y học cổ truyền) có 3 đơn vị học trình về bệnh học lão khoa yhọc cổ truyền.32 Chương trình đào tạo điều dưỡng đại học có 2 đơn vị học trình vềCSSK NCT. 33 Chương trình đào tạo điều dưỡng cao đẳng có 2 học trình về chăm sócngười bệnh cao tuổi. 34 Chương trình đào tạo y sĩ và chương trình đào tạo điều dưỡngtrung cấp không có học phần nào về chăm sóc sức khỏe NCT.35 Hiện nay chưa cóchương trình khung thống nhất về môn lão khoa cho bác sĩ, điều dưỡng. Tuy nhiên,Bệnh viện Lão Khoa Trung ương đã biện tập bài giảng lão khoa cho bác sĩ, điềudưỡng và người chăm sóc đang chờ in.

Một số nghề liên quan nhiều đến CSSK NCT đã có chương trình đào tạo cử nhân đạihọc, cao đẳng và trung cấp kỹ thuật viên PHCN (vật lý trị liệu). Chương trình đào tạocử nhân hoạt động trị liệu (Occupational therapy), với hỗ trợ của HandicapInternational và MCNV, đang được xây dựng tại Trường ĐH Kỹ thuật Y tế HảiDương. Hiện chưa có chương trình đào tạo riêng hoặc trong chương trình PHCN vềngôn ngữ trị liệu.

Đào tạo bằng cấp sau đại họcHiện nay, đã có các chương trình đào tạo chuyên khoa sau đại học về lão khoa baogồm: chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có

32 Nội dung tập trung vào đặc điểm sinh lý và bệnh lý của NCT theo y học cổ truyền, mô tả triệu chứng,phương pháp điều trị, áp dụng thực tế điều trị một số bệnh NCT thường gặp bằng thuốc y học cổ truyềnvà phương pháp điều trị không dùng thuốc.33 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Thông tư 01/2012/TT-BGDĐT ngày 13/1/2012 ban hành bộ chươngtrình khung giáo dục đại học khối ngành khoa học sức khỏe, trình độ đại học. Những kiến thức cơ bảnvề những thay đổi về tâm sinh lý và các vấn đề sức khỏe của NCT; nhu cầu chăm sóc của NCT và vaitrò của người điều dưỡng, các kỹ thuật và quy trình chăm sóc điều dưỡng cho NCT.34 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010). Thông tư 11/2010/TT-BGDĐT ngày 23/3/2010 ban hành bộ chươngtrình khung giáo dục đại học khối ngành khoa học sức khỏe, trình độ cao đẳng. Trong đó cung cấp cáckiến thức cơ bản về đặc điểm cơ thể, bệnh tật của NCT, thay đổi cấu trúc, chức năng của các cơ quanhệ thống, lập kế hoạch chăm sóc một số bệnh thường gặp ở NCT.35 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010). Thông tư 19/2010/TT-BGDĐT ngày 29/6/2010 ban hành chươngtrình khung khối ngành khoa học sức khỏe trình độ trung cấp chuyên nghiệp.

Page 131: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

131

mã cấp IV về lão khoa trong danh mục giáo dục, đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (Văn bảnsố 16/VBHN-BGDĐT năm 2014). Số lượng các cơ sở đào tạo cung cấp các chươngtrình đào tạo này còn hạn chế. Bộ môn Lão khoa thuộc Trường Đại học Y Hà Nộiđược thành lập từ tháng 11 năm 2015 và bắt đầu tuyển sinh đào tạo bác sĩ định hướngchuyên khoa lão khoa từ tháng 9 năm 2016 và đào tạo sau đại học chuyên sâu về lãokhoa. Bộ môn Lão khoa thuộc Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minhthành lập từ năm 1986 (tiền thân là Bộ môn Tích tuổi học) hiện đang tổ chức các khóacho sinh viên y và đào tạo sau đại học, đào tạo liên tục chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh,nhưng chưa có lớp đào tạo cho điều dưỡng, nhân viên chăm sóc. Ngoài ra, còn cóPhân môn Lão khoa thuộc Bộ môn Nội của Trường Đại học Y Huế.36 Bệnh viện Lãokhoa Trung ương và Đơn vị lão khoa của Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố HồChí Minh cũng có tham gia đào tạo sau đại học về lão khoa.

Y học gia đình là một chuyên khoa phù hợp với việc CSSK NCT do mô hình tạo ramối quan hệ gần gũi, liên tục giữa thầy thuốc với người được chăm sóc, và cân đốiđược y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, quản lý bệnh mạn tính và chữa bệnh cấp tính.Y học gia đình được triển khai đào tạo cho các bác sĩ (chuyên khoa I, chuyên khoa II,thạc sĩ, nội trú). Còn lại đối với điều dưỡng, kỹ thuật viên, y sĩ có, và bác sĩ đa khoahiênh chỉ mới có chương trình đào tạo ngắn hạn.

3.1.3. Đào tạo liên tục nhân lực y tếĐào tạo liên tục là hoạt động quan trọng để bảo đảm cán bộ y tế thực hành theo bằngchứng y học toàn cầu cập nhật nhất. Đồng thời, đào tạo liên tục đóng góp vào việc bổsung vào kiến thức cơ bản đã được học trước khi hành nghề. Điều này đặc biệt quantrọng đối với lão khoa, vì hầu hết cán bộ y tế hiện nay chưa được đào tạo cơ bản vềlão khoa trong khi tỷ lệ người bệnh cao tuổi ngày càng tăng. Cán bộ y tế đã được cấpchứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham giađào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp theo Thông tư 22/2013/TT-BYT để duy trì chứng chỉ hành nghề.

Để xây dựng mạng lưới đào tạo liên tục, triển khai Thông tư 22, Bộ Y tế đã xem xétvà cấp mã số cho các cơ sở đào tạo liên tục cho cán bộ y tế. Đến 31/5/2016, 58 trên 63Sở Y tế tỉnh, thành phố, 69 đơn vị trực thuộc Bộ, Hội nghề nghiệp và 102 cơ sở giáodục chuyên nghiệp được cấp mã đào tạo liên tục và công nhận đủ điều kiện đào tạoliên tục. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2016, toàn bộ các Sở Y tế sẽ được cấp mã đàotạo liên tục và sẽ phủ kín toàn quốc. Các đơn vị được cấp mã đào tạo liên tục cónhiệm vụ tổ chức các khóa đào tạo liên tục và cấp chứng nhận cho người học theođúng quy định của Thông tư 22/2013/TT-BYT và theo các phạm vi lĩnh vực đượcphép đào tạo liên tục ngành y tế (Quyết định số 492/BYT-K2ĐT). Bộ Y tế cũng đưara quy định tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đơn vị đào tạo liên tục cán bộ y tế(493/QĐ-BYT năm 2012), Quy trình cấp mã cơ sở đào tạo liên tục cán bộ y tế và Quytrình thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo liên tục cán bộ y tế.

Bệnh viện Lão khoa trung ương có vai trò đặc biệt quan trọng trong đào tạo liên tụcvề lão khoa. Sau khi tách khỏi Bệnh viện Bạch Mai vào tháng 6/2006 để trở thànhViện Lão khoa quốc gia, nay là Bệnh viện Lão khoa trung ương, bệnh viện đã tổ chứcđược 48 lớp đào tạo liên tục cho 2441 bác sĩ và y sĩ thuộc các bệnh viện đa khoa trungương, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện tại 42 tỉnh, thành phố37 [67] để cung

36Thông báo tuyển sinh sau đại học 2016 của ĐH Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh và ĐH YDược thuộc Đại học Huế.37 Bắc Ninh, Bình Định, Bình Phước, Cần Thơ, Đà Nẵng, Cao Bằng, Đăk Lak, Điện Biên, Đồng Tháp,Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Tp Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa,

Page 132: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

132

cấp bổ sung kiến thức về một số bệnh mạn tính không lây nhiễm thường gặp ở NCT,đặc biệt trong mấy năm gần đây đã cập nhật cho học viên về các hội chứng thườnggặp trong lão khoa. Từ năm 2015, bệnh viện đã tổ chức được 3 lớp tập huấn cho gần100 điều dưỡng, nhân viên y tế về lão khoa và 3 lớp theo phương thức cầm tay chỉviệc tại chỗ nhằm tăng cường kỹ năng thực hành các kỹ thuật sử dụng trong lão khoanhư kỹ thuật ghi và đọc điện cơ, siêu âm Doppler tim, mạch, các test thần kinh tâmlý,… Mặc dù Bệnh viện Lão khoa trung ương đã tổ chức nhiều khóa đào tạo liên tụcvề các chủ đề khác nhau, nhưng trên bình diện cả nước, số khóa học như vậy chưa đủ.Cần mở rộng các đơn vị tham gia đào tạo liên tục cho nhân lực y tế chung về các chủđề liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho NCT. Hiện nay có một số bệnh viện trungương khác đã được thẩm định và được cấp mã đào tạo liên tục nhân lực y tế trong lĩnhvực lão khoa như Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, Bệnh viện Đa khoa trungƯơng Huế và Bệnh viện Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh). Đối với 49 bệnh việntuyến tỉnh, huyện có khoa lão hoặc khoa lão ghép với khoa khác, 14 bệnh viện đãđược cấp mã cơ sở đào tạo liên tục nhân lực y tế, nhưng chưa rõ nội dung đào tạo liêntục của các đơn vị này có nội dung về lão khoa chưa.

Trong năm 2014 và 2015, Bệnh viện Lão khoa trung ương đã tham gia xây dựngnhiều tài liệu đào tạo về lão khoa, bao gồm: (1) chương trình đào tạo lão khoa cơ bảnvà chương trình đào tạo lão khoa nâng cao dành cho bác sĩ; (2) tài liệu về CSSK NCTcho bác sĩ các tuyến tỉnh, huyện xã; và (3) phối hợp với WHO xây dựng tài liệuhướng dẫn CSSK NCT cho cán bộ y tế cơ sở và người chăm sóc NCT tại cộng đồng.

Hội Lão khoa Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 2010 có vai trò quantrọng trong phổ biến kiến thức về lão khoa cho người dân và cán bộ y tế qua hội thảo,lớp đào tạo và trang web. Hiện nay Hội có hơn 700 thành viên, chủ yếu từ các tỉnhmiền Nam. Một nhóm bác sĩ lão khoa đang thực hiện thủ tục mở Hội Lão khoa ViệtNam nhằm tăng cường chia sẻ kiến thức về lão khoa toàn quốc. Dù hiện nay chưađược chứng nhận là đơn vị có thể đào tạo liên tục, Hội cũng đã tham gia tích cựctrong đào tạo kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lão khoa.

Ngoài lão khoa nói chung, cũng có một số tổ chức đã xây dựng chương trình đào tạoliên tục về một số bệnh, vấn đề sức khỏe phổ biến ở NCT. Các trạm y tế xã, đơn vịcấp cứu 115 có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo về đột quỵ để tham gia tiếp nhận, đánhgiá, xử trí cấp cứu người bệnh đột quỵ và thông báo cho các cơ sở có đội đột quỵ,khoa đột quỵ, trung tâm đột quỵ, hoặc các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trên trước khichuyển tuyến (theo Thông tư số 47/2016/TT-BYT quy định việc tổ chức khám, chữabệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh). Về PHCN, Chương trình hợptác “Tăng cường năng lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng” giữa Bộ Y tếViệt Nam và Uỷ ban Y tế Hà Lan Việt Nam đã xây dựng nhiều tài liệu đào tạo vềPHCN, tuy nhiên, nội dung chưa nhằm vào nhu cầu đặc biệt PHCN ở NCT. Bệnhviện K trung ương đang tổ chức tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, chăm sócgiảm nhẹ và phát hiện sớm ung thư, thuộc Chương trình Phòng chống ung thư quốcgia năm 2012, là nội dung quan trọng với NCT chiếm tỷ lệ cao trong tổng số ngườimắc ung thư.

3.2. Bảo vệ tài chính y tế cho người cao tuổi

Kiên Giang, Kon Tum, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Phú Yên,Quảng Bình, Quảng Nam, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế.

Page 133: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

133

3.2.1. Công bằng trong khả năng tiếp cận dịch vụ y tếCơ cấu khách hàng trong các loại cơ sở y tế đáng lẽ thể hiện nhu cầu khác nhautheo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trong khi phân tuyến kỹ thuật của trạm y tế chủyếu các dịch vụ cơ bản, bệnh viện tỉnh và trung ương phục vụ được những người mắcbệnh phức tạp, cần dịch vụ chuyên sâu. Tuy nhiên, hiện nay mô hình sử dụng dịch vụcủa các tuyến khác nhau vẫn bị ảnh hưởng bởi khả năng chi trả và khả năng tiếp cậndịch vụ, không thuần túy mức độ nặng của bệnh tật. Error! Reference source notfound. minh họa rõ hiện tượng này. Cột cuối cho thấy tỷ lệ NCT phân bổ theo mứcsống của hộ gia đình. Đối với dịch vụ TYT xã, khoảng 60% lượt sử dụng là ngườinghèo và cận nghèo (chiếm 40% tổng số NCT). Mô hình sử dụng bệnh viện huyện vàcơ sở y tế tư nhân tương đối công bằng, nhưng hơi tập trung ở nhóm giữa (từ cậnnghèo đến khá). Tuy nhiên, ở bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, trên 70% lượt sửdụng dịch vụ của NCT là nhóm giàu và khá. Tình trạng này có thể coi là công bằngnếu người nghèo ít ốm hơn và người giàu ốm nặng hơn. Thực tế, có khả năng caonhững NCT khá và giàu đang sử dụng dịch vụ chuyên môn vượt nhu cầu về bệnh tậttrong khi NCT nghèo đang không tiếp cận với dịch vụ cần thiết. Cần nghiên cứu chitiết hơn mới đánh giá được chính xác.Hình 60. Cơ cấu mức sống người cao tuổi sử dụng dịch vụ theo loại cơ sở y tế,2012

Nguồn: VHLSS 2012

Khả năng chi trả là yếu tố quan trọng cản trở NCT sử dụng dịch vụ y tế. Mộtđiều tra của Bệnh viện Lão khoa trung ương tại ba địa bàn Hà Nội, Thừa Thiên Huếvà Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy trong nhiều lý do khiến NCT không được KCB, lý dochính là không đủ khả năng kinh tế (45,3%). Bên cạnh đó, còn nhiều lý do khác nhưđiều kiện đi lại khó khăn 17,3%, điều kiện y tế địa phương không đáp ứng được16,5%, còn các lý do khác 20,9%[47]. Mặc dù điều tra này được thực hiện từ năm2006 nhưng những vấn đề này vẫn khiến chúng ta phải suy nghĩ, lưu tâm khi thựchiện các điều tra tương tự và khi xây dựng các chính sách cho NCT. Trong khiCSSKBĐ có thể thực hiện ở tuyến xã nhưng để được chữa bệnh thì chủ thẻ BHYTphải lên tuyến huyện. Điều đó thực sự khó khăn đối với người dân nghèo, người sốngở các khu vực khó khăn như ở vùng Trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên vớikhoảng cách từ xã đến bệnh viện huyện gần nhất lên tới lần lượt là 13,3 km, 22,5 kmvà 15,6 km [68].

Page 134: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

134

Dưới đây sẽ phân tích về thực trạng bao phủ BHYT và hiệu quả bảo vệ tài chính củachính sách tài chính y tế hiện nay. Thiếu thông tin để phân tích sâu hơn về các yếu tốcản trở khác.

3.2.2. Bao phủ bảo hiểm y tế ở người cao tuổiBảo hiểm y tế là công cụ quan trọng ở Việt Nam nhằm giảm yếu tố cản trở NCT tiếpcận DVYT, đồng thời đóng góp vào bảo vệ tài chính của NCT khi sử dụng dịch vụ.

Tỷ lệ NCT có BHYT tăng lên theo từng năm (Error! Reference source not found.),tiến tới mục tiêu của Đề án CSSK NCT là năm 2025, 100% NCT có thẻ BHYT. Năm2014, 75% NCT có thẻ BHYT so với chỉ 43,5% năm 2006. Tỷ lệ bao phủ BHYT đạtcao nhất ở người 80 tuổi trở lên, thấp hơn một chút ở nhóm từ 70-79 tuổi và thấp nhất(72%) ở nhóm từ 60-69 tuổi [69]. Đến năm 2016, hơn 7,85 triệu NCT có thẻ BHYT[54]. Thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, tính đến năm 2015, cả nước đã thựchiện trợ cấp xã hội hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho 1,5 triệu NCT từđủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu [70]. Theo số liệu điều tra hộ gia đình, năm2012, chỉ 10% người từ 80 tuổi trở lên chưa có BHYT. Nhưng đến năm 2014 tỷ lệ nàylên 25%.

Hình 61. Tỷ lệ người cao tuổi có bảo hiểm y tế theo nhóm tuổi, 2006~2014

Nguồn: Giang Thanh Long. Ageing Population, Older People’s Health and Health Insurance: The caseof Vietnam. Nossal Institute Global Health, University of Melbourne. 24-26 October 2016. Năm 2012 sốliệu VHLSS được tính toán bởi Nhóm JAHR.

Các nhóm NCT từ 60-79 tuổi bao gồm cả một số nhóm không được BHXH và NSNNđóng BHYT, phải tự nguyện đóng. Trong cơ cấu loại BHYT, nhóm tự nguyện đóngphí BHYT khá cao, chiếm khoảng một phần ba số NCT có BHYT ở nhóm 60-79 tuổi(Error! Reference source not found.). Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ BHYT cao ở nhómtừ 80 tuổi trở lên có thể giải thích bởi việc NSNN trợ cấp BHYT cho họ.

Page 135: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

135

Hình 62. Cơ cấu loại hình bảo hiểm y tế ở người cao tuổi theo nhóm tuổi, 2012

Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư 2012,GSO

Tỷ lệ NCT có BHYT đối với cả nhóm thiệt thòi đã gia tăng trong giai đoạn từ năm2006 đến năm 2014 (Error! Reference source not found.). Hai nhóm tăng nhanhnhất và đạt tỷ lệ bao phủ cao nhất là nhóm NCT dân tộc thiểu số và NCT nghèo. Năm2014, tỷ lệ bao phủ BHYT của NCT nam, nhóm không nghèo, và người cư trú ở thànhthị có giảm xuống một chút so với năm 2012.Hình 63. Tỷ lệ người cao tuổi có bảo hiểm y tế theo đặc tính cá nhân,2006~2014

Nguồn: Giang Thanh Long. Ageing Population, Older People’s Health and Health Insurance: The caseof Vietnam. Nossal Institute Global Health, University of Melbourne. 24-26 October 2016. Năm 2012 sốliệu VHLSS được tính toán bởi Nhóm JAHR.

Cơ cấu loại BHYT khác nhau giữa các nhóm NCT khác nhau (Error! Referencesource not found.). Nhóm NCT nghèo và dân tộc ít người có tỷ lệ BHYT do NSNNtrợ cấp cao nhất, trong khi NCT ở thành thị tỷ lệ này thấp. Ngược lại ở thành thị, tỷ lệNCT có BHYT bắt buộc cao. Tỷ lệ có BHYT bắt buộc ở nam cao hơn ở nữ và rất thấpở người nông thôn và dân tộc ít người. BHYT tự nguyện cao hơn là tỷ lệ có BHYTbắt buộc ở tất cả các nhóm.

Page 136: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

136

Hình 64. Cơ cấu loại bảo hiểm y tế theo đặc tính cá nhân của người cao tuổi,2012

3.2.3. Tác động của bảo hiểm y tế tới khả năng tiếp cận và bảo vệ tài chính

BHYT nhằm mục đích giảm cản trở tài chính để sử dụng DVYT và đồng thờigiảm gánh nặng tài chính y tế. Các mục dưới đây sẽ phân tích tình trạng tiếp cận, sửdụng và gánh nặng tài chính của NCT dịch vụ nội trú và ngoại trú.

Về mặt lý tưởng, mức độ NCT sử dụng dịch vụ y tế nên chỉphụ thuộc vào nhucầu chứ không phải khả năng chi trả. Tuy nhiên, có những yếu tố cản trở khả năngtiếp cận khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ, đặc biệt chi phí điều trị có thể cao và ngườidân có thể thiếu điều kiện chi trả chi phí đó. BHYT nhằm mục đích giảm cản trở tàichính cho người sử dụng dịch vụ y tế. Tuy nhiên, khi lựa chọn mua hay không muaBHYT, sẽ có xu hướng người ốm mua BHYT và người khỏe hơn không mua BHYT.Hiện tượng này gọi là lựa chọn ngược. Nhóm NCT 80 tuổi trở lên đều có quyền cóBHYT mà họ không phải đóng phí. Như vậy, nhóm này nên bao phủ 100% BHYT vàkhông nên có cản trở tài chính tới khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của họ. Nhưng ởnhóm dưới 80 tuổi, vẫn có nhiều NCT phải tự bỏ tiền ra mua BHYT. Trong hoàn cảnhnhư vậy, có khả năng những người không có BHYT nói chung là khỏe hơn nhóm cóBHYT. Một vấn đề khác cũng có thể xảy ra đối với những người có BHYT, vì chi phíKCB của họ thấp (chỉ là khoản đồng chi trả), nên họ có thể sử dụng dịch vụ y tế nhiềuhơn cần thiết. Hiện tượng này được gọi là rủi ro đạo đức.

Đối với dịch vụ KCB ngoại trú, chi phí một lần sử dụng dịch vụ thường không caonên cản trở tài chính không lớn như đối với dịch vụ nội trú. Hình 65 cho thấy bìnhquân một NCT có sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú khoảng 3 lần một năm. Không cósự khác nhau đáng kể giữa các nhóm tuổi đối với những người có BHYT, nhưng đốivới những người không có BHYT, xu hướng là tăng số lần sử dụng dịch vụ KCBngoại trú một năm theo nhóm tuổi. Giải thích hiện tượng này ở nhóm 60-69 tuổi cóthể có cả rủi ro đạo đức (nếu người có BHYT sử dụng dịch vụ nhiều hơn cần thiết) vàlựa chọn ngược (là những người có BHYT là người hay ốm hơn những người khôngcó BHYT). Nhưng ở nhóm từ 70-79 tuổi và 80 tuổi trở lên, những người không cóBHYT có xu hướng sử dụng dịch vụ nhiều hơn khó giải thích.

Đối với dịch vụ nội trú, chi phí cao hơn tạo ra cản trở lớn tới khả năng sử dụngdịch vụ. Tuy nhiên, khi vấn đề sức khỏe đã đến mức nguy hiểm đến sinh mạng, hộ

Page 137: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

137

gia đình thường tìm cách tiếp cận dịch vụ để cứu sống người thân, kể cả NCT. Error!Reference source not found. cho thấy xu hướng đối với những NCT có BHYT, tuổicàng cao số lượt sử dụng dịch vụ càng cao. Tuy nhiên, đối với những người không cóBHYT, ở nhóm 80 tuổi trở lên mức sử dụng dịch vụ ngang với nhóm 70-79 tuổi, gợi ýrằng có cản trở tài chính ảnh hưởng khả năng sử dụng dịch vụ này.

Hình 65. Số lượt sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú bìnhquân hằng năm ở người cao tuổi theo tình trạng bảo hiểm y tế, 2014

Nguồn: Giang Thanh Long. Ageing Population, Older People’s Health and Health Insurance: The caseof Vietnam. Nossal Institute of Global Health, University of Melbourne, 26-27 Oct 2016.

Mục đích thứ hai của BHYT là bảo vệ tài chính, tức là khi người sử dụng dịch vụ y tếchi phí từ tiền túi sẽ không lên mức thảm họa dẫn đến nghèo hóa hộ gia đình.

cho thấy đối với dịch vụ y tế ngoại trú, những người có BHYT có chi phí thấp hơnmột chút so với những người không có BHYT ở nhóm NCT dưới 80 tuổi, nhưng ởnhóm 80 tuổi trở lên, mức chi trả của người có BHYT thấp hơn một nửa so với nhữngNCT không có BHYT. Tuy nhiên, mức chi từ tiền túi bình quân một lần sử dụng dịchvụ KCB ngoại trú khoảng 1 đến 2 triệu một năm nên mức gánh nặng tài chính chưalớn. Mức cùng chi trả đối với NCT sử dụng dịch vụ KCB nội trú ở nhóm có BHYTbình quân khoảng 4 triệu đồng/năm, không tăng theo tuổi dù số lượt bình quân mộtngười một năm có tăng. Đối với nhóm không có BHYT, nhóm 70-79 tuổi có chi phítừ tiền túi trung bình rất lớn, hơn gấp đôi nhóm không có BHYT. Nhưng ở nhóm 80tuổi trở lên, mức chi từ tiền túi của người không có BHYT thấp hơn, đây là do ít sửdụng dịch vụ hơn.Hình 66. Chi phí bình quân một lần sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trúvà nội trú ở người cao tuổi theo tình trạng bảo hiểm y tế, 2014

Page 138: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

138

Nguồn: Giang Thanh Long. Ageing Population, Older People’s Health and Health Insurance: The caseof Vietnam. Nossal Institute of Global Health, University of Melbourne, 26-27 Oct 2016.

Báo cáo của NCT về các vấn đề tài chính hộ gia đình cho thấy tác động đáng kể củanguy cơ về sức khỏe tới hành vi tài chính cá nhân. Khoảng 10% NCT khai là có tiếtkiệm, trong đó 68% khai lý do phải để dành là dự phòng, ví dụ để chi trả dịch vụ y tếCó nhiều lý do NCT có nợ, trong đó vấn đề sức khỏe chiếm 13,8% tổng số [23].

4. Thực trạng cung cấp dịch vụ CSSK người cao tuổi4.1. Công tác phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổiVề YTDP, chính sách CSSK NCT bao gồm cả dịch vụ dự phòng ở các cấp độ khácnhau. Dự phòng ban đầu cho NCT chủ yếu là hoạt động hướng dẫn NCT kỹ năngphòng bệnh, chữa bệnh và tự CSSK. Năm 2016, Bộ Y tế phê duyệt Dự án Truyềnthông, vận động xã hội phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnhphổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn2016-2020 (Quyết định 4298/QĐ-BYT năm 2016.) Dự phòng thứ cấp nhằm phát hiệnsớm và quản lý, điều trị có hiệu quả các bệnh mạn tính. Luật NCT giao trách nhiệmcho Bộ Y tế xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phòng bệnh tim mạch, tiểuđường, an-dây-mơ (Alzheimer) và các bệnh mạn tính khác của NCT. Dự phòngBKLN thứ cấp sẽ được bàn bậc trong mục 4.2.

4.1.1. Truyền thông nâng cao sức khỏe cho người cao tuổiKết quả thực hiệnLuật NCT và Thông tư 35/2011/TT-BYT hướng dẫn địa phương thực hiện tráchnhiệm nâng cao sức khỏe NCT bằng TT-GDSK. Cụ thể địa phương có nhiệm vụ“Tuyên truyền phổ biến kiến thức về rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe vàphòng bệnh, đặc biệt là các bệnh thường gặp ở NCT để NCT tự phòng bệnh. Tùy theođiều kiện của từng địa phương để lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp… Hướngdẫn NCT các kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe.”

Một số tỉnh thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) đãchú ý đến đối tượng NCT. TT-GDSK đã được thực hiện theo nhiều hình thức. Tạimột số tỉnh, TT-GDSK có thời lượng riêng, hoặc có nội dung dành cho NCT lồngghép trong các chương trình TT-GDSK chung. Ví dụ ở tỉnh Kiên Giang: Đài Phátthanh và Truyền hình tỉnh có 2 chương trình phát thanh dành cho NCT vào sáng thứHai, thứ Tư hàng tuần [71]. Hoạt động TT-GDSK cho NCT thông qua hình thức sinhhoạt các câu lạc bộ NCT (như CLB liên thế hệ tự giúp nhau, CLB người cao tuổi giúpngười cao tuổi) cũng là nguồn cung cấp kiến thức hữu hiệu cho NCT trong việc phòngbệnh, nâng cao sức khỏe. Ngoài ra có các hoạt động TT-GDSK của khu vực tư nhânnhư các trang web của công ty hoặc tổ chức quan tâm CSSK NCT.

Khó khăn, hạn chếHiện nay chưa có chiến lược hoặc kế hoạch xây dựng nội dung và hỗ trợ các địaphương thực hiện TT-GDSK nâng cao sức khỏe tập trung vào NCT. Rất ít địa phươngxây dựng chương trình truyền thông dành riêng hoặc có thời lượng riêng cho NCT.Chỉ có một số ít tỉnh thực hiện TT-GDSK có nội dung dành cho NCT lồng ghép trongcác chương trình TT-GDSK chung. Thường chỉ có một vài buổi truyền thông dànhriêng cho NCT trong những dịp như kỷ niệm Ngày quốc tế NCT (ngày 1/10) hoặcNgày truyền thống NCT Việt Nam (ngày 6/6). Chưa có sự phối hợp, lồng ghép giữacác nội dung phòng chống BKLN. Cán bộ tuyến y tế cơ sở (gồm cả nhân viên y tếthôn bản) thường chưa được tập huấn, cung cấp các kiến thức về phòng bệnh, chăm

Page 139: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

139

sóc NCT để làm công tác truyền thông cho người dân, NCT tại địa bàn. Cán bộ y tếtại các bệnh viện, chưa lồng ghép hoạt động tư vấn, giáo dục NCT về phòng bệnh vànâng cao sức khỏe vào quá trình điều trị, PHCN.

Nội dung TT-GDSK cho NCT còn chưa đầy đủ cả về mặt số lượng và nội dung.Tổ chức thực hiện và nội dung truyền thông chủ yếu do các chương trình, dự ánphòng chống BKLN cung cấp [71]. Tuy nhiên, còn nhiều nội dung quan trọng vềCSSK NCT chưa được đề cập đầy đủ như sự suy giảm các chức năng của các cơquan, suy giảm nhận thức, rối loạn dáng đi và ngã, hội chứng dễ tổn thương, tiểukhông kiểm soát, suy dinh dưỡng. TT-GDSK tâm thần chủ yếu tập trung vào tâm thầnphân liệt, động kinh và rối loạn trầm cảm chưa đề cập tới các vấn đề khác hay gặp ởNCT như sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, trầm cảm lão khoa, lo âu, loạn thần, rối loạngiấc ngủ. Ngoài ra, NCT còn gặp nhiều khó khăn không chỉ về mặt TT-GDSK mà còndo khó cải tạo môi trường xung quanh NCT như cải thiện chiếu sáng, đường sá đi lại,sàn nhà, cung cấp dụng cụ hỗ trợ (gậy chống, kính mắt, tai nghe …), thành lập các câulạc bộ sức khỏe hoặc việc khuyến khích NCT tham gia.

4.1.2. Dự phòng các bệnh mạn tính không lây nhiễmKết quả thực hiệnViệt Nam đã bắt đầu xây dựng và thực hiện các Chương trình phòng chống cácBKLN, đóng góp vào việc hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh. Chương trìnhphòng, chống BKLN giai đoạn 2012-2015, đã tập trung vào các BKLNchủ yếu và đạtđược những thành quả nhất định, trong đó có việc xây dựng hướng dẫn quốc gia, tàiliệu TT-GDSK cho người dân và đào tạo cán bộ y tế và TT-GDSK về phòng, chốngBKLN. Trong giai đoạn tiếp theo đang thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chốngbệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quảnvà các BKLN khác, giai đoạn 2015-2025 để phân cấp hoạt động phòng, chống BKLN.

Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã xây dựng nhiều chính sách kiểm soát cácyếu tố nguy cơ phòng chống BKLN theo khuyến cáo toàn cầu của WHO. TheoChiến lược quốc gia phòng chống BKLN, kiểm soát nguy cơ gây bệnh, như hút thuốclá, lạm dụng đồ uống có cồn, dinh dưỡng không hợp lý, thực phẩm không an toàn, vàthiếu hoạt động thể lực, là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả trong phòng,chống các BKLN. Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, Chính sách quốc gia phòng,chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 (Quyết định số 244/QĐ-TTg năm 2014), Luật An toàn thực phẩm và Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giaiđoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 226/QĐ-TTg năm 2012)là cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động liên quan.

Nhiều chính sách và hoạt động kiểm soát yếu tố nguy cơ BKLN đang được thực hiệncho toàn xã hội, có tác động dự phòng bệnh tật ở NCT trong tương lai. Phòng chốngcác yếu tố nguy cơ bao gồm hoạt động TT-GDSK và nhiều chính sách hỗ trợ khácnhư thuế tiêu thụ đặc biệt để nâng giá lên giảm mức tiêu dùng thuốc lá và rượu, khuvực cấm hút thuốc, và các quy định về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Có một số hoạtđộng kiểm soát yếu tố nguy cơ được quy định riêng cho NCT.

Quyết định số 189/QĐ-BYT ngày 17/1/2013 về “Mười lời khuyên dinh dưỡnghợp lý đến năm 2020” làm cơ sở cho công tác truyền thông, giáo dục dinhdưỡng nhằm nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý cho ngườidân. Nội dung các lời khuyên này tập trung vào việc khuyến khích người dânăn đa dạng nhiều loại thực phẩm, phối hợp thức ăn gồm cả đạm động vật vàthực vật, dầu thực vật và mỡ động vật; hạn chế ăn mặn, tăng cường ăn rau,

Page 140: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

140

quả, bảo đảm VSATTP, uống đủ nước sạch, tăng cường hoạt động thể lực, hạnchế ăn ngọt, đồ uống có ga, hạn chế tiêu thụ rượu, bia, thuốc lá.

Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng quy định các bệnh viện triển khai hoạtđộng tư vấn và thực hiện thực đơn chế độ dinh dưỡng hợp lý cho một số nhómbệnh và đối tượng đặc thù bao gồm NCT vào năm 2015 và tỷ lệ này đạt 100%ở tuyến trung ương, 95% ở tuyến tỉnh và 50% ở tuyến huyện và năm 2020.

Trong Luật phòng chống tác hại thuốc lá khuyến cáo “Không hút thuốc látrong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, NCT.”

Cai nghiện rươu, bia và thuốc lá có lợi cho NCT bị nghiện và dịch vụ này đangđược một số bệnh viện tâm thần trung ương và ở Thành phố Hồ Chí Minh pháttriển, cùng với các nội dung TT-GDSK về cai nghiện rượu trên mạng.

Hội Người cao tuổi, ngành thể dục thể thao, các cộng đồng và câu lạc bộ NCTđang phát triển phong trao thể dục thể thao, vừa nâng cao sức khỏe, vừa đápứng nhu cầu tinh thần của NCT.

Nâng cao nhận thức đúng của nhân dân về dự phòng và kiểm soát BKLN là một hoạtđộng chính trong các Chương trình mục tiêu y tế và trong Chiến lược quốc gia phòngchống các BKLN. Dự án truyền thông, vận động xã hội phòng, chống BKLN đưa ramục tiêu là nâng cao hiểu biết, thay đổi hành vi của người dân trong phòng, chống cácBKLN. Trong các đối tượng chính là người có nguy cơ mắc và người đã mắc BKLN,như vậy ẩn trong đối tượng chính là NCT. Kinh phí có phần quan trọng là nguồn ngânsách Nhà nước, bao gồm kinh phí của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn2016-2020 của Bộ Y tế, cùng với các nguồn huy động trong và ngoài nước. Các hoạtđộng tập trung vào xây dựng các thông điệp và nội dung tuyên truyền, thực hiện tuyêntruyền qua thông tin đại chúng và tại trạm y tế xã và tăng cường năng lực của nhữngngười thực hiện TT-GDSK tại các địa phương. Các chỉ tiêu của dự án bao gồm:

70% người trưởng thành có hiểu biết về nguyên nhân, tác hại, biện pháp phòngchống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạntính và hen phế quản;

Trên 80% học sinh phổ thông có hiểu biết về phòng chống tác hại của rượubia, dinh dưỡng không hợp lý và ít hoạt động thể lực.

Ít nhất 50% người trưởng thành có nguy cơ tim mạch và nguy cơ mắc bệnh đáitháo đường đến các cơ sở y tế để được khám, phát hiện bệnh.

Giảm 15% mức tiêu thụ muối trung bình của người trưởng thành so với năm2015.

TT-GDSK được thực hiện theo nhiều kênh và phương thức sáng tạo khác nhau.Tuyên truyền được thực hiện thông qua nhiều kênh thông tin đại chúng, tài liệu in, tổchức hội nghị, tổ chức sự kiện (như Ngày tim mạch thế giới hoặc Ngày Thế giớiphòng chống bệnh đái tháo đường hàng năm (14/11)). Khu vực tư nhân cũng tích cựctham xây dựng tài liệu và trang web, vừa tăng nhận thức, vừa quảng cáo. Các câu lạcbộ của những người mắc BKLN, như câu lạc bộ tăng huyết áp, được thành lập tạicộng đồng và tổ chức sinh hoạt định kỳ hằng tháng để các hội viên câu lạc bộ trao đổi,chia sẻ kinh nghiệm với nhau và được các chuyên gia tim mạch tư vấn về dự phòng vàđiều trị tăng huyết áp [72]. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù nhiều người đượctiếp nhận thông tin qua phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng họ thích nhậnthông tin qua hình thức truyền thông trực tiếp như qua tư vấn của cán bộ y tế, vì đượcnhận thông tin chính xác và có thể trao đổi khi có thắc mắc. Việc tiếp nhận thông tin

Page 141: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

141

trực tiếp từ cán bộ y tế hoặc qua bạn bè người thân giúp người dân nhớ được nhiều vàdễ nhớ thông tin hơn.

Kiến thức của người dân về phòng, chống BKLN có tăng trong thời gian gầnđây. Kiến thức của người dân về phòng chống ung thư đã được nâng cao đáng kể.Năm 2015, trên 90% người dân biết, nghe nói đến bệnh ung thư so với tỷ lệ <50%trong một nghiên cứu năm 2009. Thái độ của người dân khá tích cực đối với công tácphòng, chống ung thư, 69% cho rằng bệnh ung thư không lây truyền và 66% cho rằngbệnh ung thư có thể dự phòng được 85% biết rằng khi có dấu hiệu bất thường cần đếnkhám, điều trị sớm tại cơ sở y tế [73]. Hoạt động truyền thông của dự án Phòng,chống bệnh phổi mạn tính đã có những tác động tích cực đến việc thay đổi nhận thứccủa người dân về bệnh phổi mạn tính. Về tiếp cận thông tin, nghiên cứu tại 3 tỉnh,thành phố đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam cho thấy 59,1% người dân được nghevề bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và 72,65% người dân từng nghe về hen phế quản. Cókiến thức đạt về bệnh phổi mạn tính khá cao (71,3% và 82,3%)[74]. Không có thôngtin để đánh giá khả năng tiếp cận và hiệu quả TT-GDSK về BKLN cho NCT.

Khó khăn, hạn chếHoạt động dự phòng các BKLN thực hiện theo chiều dọc tách biệt, thiếu sự phối kếthợp chặt chẽ giữa các dự án, chương trình phòng chống BKLN. Khi tổ chức phòng,chống BKLN theo dự án trong chương trình mục tiêu y tế quốc gia, mỗi dự án/chươngtrình do một bệnh viện chuyên khoa đầu ngành điều phối, xây dựng kế hoạch, triểnkhai hoạt động, sử dụng kinh phí cũng như kiểm tra, giám sát, đánh giá riêng. Vì vậy,công tác dự phòng các bệnh mạn tính, BKLN với nội dung truyền thông, cách thức,đối tượng, thời gian tách biệt, chưa có sự lồng ghép trong khi một số BKLN lại cóchung các nhóm yếu tố nguy cơ. Ví dụ như các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ungthư đều có các yếu tố nguy cơ chung là hút thuốc lá, dinh dưỡng không hợp lý, ít vậnđộng, lạm dụng rượu, bia. Hút thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh phổi mạn tínhtắc nghẽn. Do đó không tránh khỏi sự chồng chéo, lãng phí, dẫn đến thực hiện truyềnthông không liên lục. Hơn nữa, việc đánh giá hiệu quả của các biện pháp dự phòngcũng khó khăn hơn. Chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả các hoạt động kiểmsoát các yếu tố nguy cơ đối với phòng, chống các BKLN.

Nguồn lực dành cho truyền thông thấp và chưa phát huy hiệu quả. Kinh phí dànhcho hoạt động truyền thông của các chương trình mục tiêu giai đoạn 2011-2015 bị cắtgiảm một cách đáng kể. Chương trình mục tiêu y tế-dân số (73/NQ-TTg năm 2016)bao gồm nhiều hoạt động, trong đó chỉ có một phần nhỏ là TT-GDSK nên giai đoạn2016-2020 chi phí cho TT-GDSK vẫn thiếu. Bảo hiểm y tế hiện tại không chi trả chocác dịch vụ tư vấn sức khỏe dự phòng bệnh tật và thiếu kinh phí từ NSNN cho thựchiện công tác tư vấn bệnh nhân BKLN và người có yếu tố nguy cơ. Thiếu sự phối hợpgiữa các đơn vị phòng, chống BKLN và Trung tâm TT-GDSK tỉnh (đơn vị thực hiệncông tác TT-GDSK). Chưa phát huy hiệu quả sự tham gia của các tổ chức xã hội.

Nhiều người chưa có kiến thức cơ bản về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chốngBKLN. Năm 2015, vẫn còn 50,27% người có tăng huyết áp và 47% người có bệnhđái tháo đường không biết về các yếu tố nguy cơ của bệnh 38. Năm 2016, tỷ lệ ngườibiết về bệnh phổi mạn tính còn tương đối thấp. Có tới 45,5% bệnh nhân có kiến thứcchưa đạt về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [74]. Kiến thức của người dân về các dấuhiệu cảnh báo nguy cơ ung thư còn khá hạn chế với chỉ 22,3% người dân biết được từ4 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư trở lên. Có tới 19,7% không kể được bất kỳ dấu

38 Viện Chiến lược và Chính sách y tế. Điều tra hộ gia đình năm 2015

Page 142: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

142

hiệu nào cảnh báo nguy cơ ung thư. Chỉ có 43% hài lòng với thông tin phòng, chốngung thư [73].

Một số dự án phòng yếu tố nguy cơ BKLN được đề cập trong các chính sáchphòng, chống BKLN vẫn chưa được ban hành. Dự án quản lý, giám sát hàm lượngmuối, đường, chất béo, phụ gia trong các thực phẩm chế biến sẵn và can thiệp giảm sửdụng muối tại cộng đồng, Dự án bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt độngthể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên và Dự án tăng cường hoạt động thể lực phòngchống BKLN giai đoạn 2015-2020 do Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo vàBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được Thủ tướng giao trách nhiệm chủ trì trongChiến lược phòng, chống BKLN (Quyết định số 376/QĐ-TTg năm 2015) vẫn chưađược ban hành.

Sức khỏe tâm thần là một lĩnh vực quan trọng đối với NCT, đặc biệt các bệnh sasút trí tuệ, Alzheimer’s và trầm cảm. Tuy nhiên rối loạn tâm thần thường khôngđược coi là BKLN ở Việt Nam, do vậy Chiến lược phòng, chống BKLN không cómục tiêu và giải pháp về bệnh tâm thần. Thay vào đó, các điểm đã triển khai dự ánphòng, chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm với cộng đồng (trong Chương trìnhmục tiêu y tế quốc gia 2012-2015) có tổ chức tuyên truyền cho người dân về sức khỏetâm thần nói chung, tâm thần phân liệt, động kinh và rối loạn trầm cảm nói riêng đểngười dân chủ động phòng tránh bệnh, khi phát hiện có bệnh thì đến đúng địa chỉkhám và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, TT-GDSK bảo vệ sức khỏe tâm thần tại các xãphường chỉ được thực hiện ở các nơi có triển khai dự án nên chưa bao phủ toàn quốc.Trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, chăm sóc sức khỏe tâm thần đã bị loại khỏiChương trình mục tiêu y tế.

4.2. Chẩn đoán sớm và quản lý và điều trị bệnh của người cao tuổiCSSK NCT tập trung vào việc phát hiện sớm điều trị kịp thời bệnh. Việc pháthiện sớm các bệnh, sơ cứu, cấp cứu kịp thời không chỉ giúp cho điều trị bệnh thuận lợihơn mà còn giúp làm giảm các biến chứng do bệnh gây ra. Trong nhiệm vụ này, nỗlực chính tập trung vào việc sàng lọc, kiểm soát, quản lý BKLN tại cộng đồng để đốiphó với sự gia tăng nhanh của BKLN, làm giảm nguy cơ xuất hiện các cơn cấp tính;ngăn ngừa, phát hiện biến chứng của bệnh. Ngoài ra, còn thực hiện việc tư vấn sứckhỏe và PHCN tại cộng đồng góp phần làm giảm gánh nặng bệnh tật, tăng chất lượngcuộc sống.

Trong Luật NCT và Chương trình hành động quốc gia về NCT, ngoài hoạt động dựphòng, ngành y tế còn có trách nhiệm thực hiện hoạt động phát hiện và điều trị sớmcác bệnh liên quan NCT. Thực hiện Chiến lược phòng, chống BKLN, Bộ Y tế đã xâydựng và phê duyệt Dự án chủ động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quảnlý bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phếquản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu của Dự án làhạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm tại cộngđồng do BKLN. Mặc dù hoạt động của dự án tập trung ở nhóm học sinh, sinh viên,người lao động, nhằm dự phòng cấp I, nhưng có những chỉ tiêu quan trọng về dựphòng cấp II, tức là phát hiện sớm và điều trị, đối với từng BKLN được nêu trongChiến lược, là nội dung cần thiết đối với CSSK NCT (Bảng 16).

Bảng 16. Các chỉ tiêu liên quan phòng chống bệnh không lây nhiễm năm 2020và 2025

Chỉ tiêu năm 2020của Dự án

Chỉ tiêu năm 2025của Chiến lược

Page 143: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

143

Chỉ tiêu năm 2020của Dự án

Chỉ tiêu năm 2025của Chiến lược

Tăng huyết ápTỷ lệ người bị THA được phát hiện 50% 50%Tỷ lệ người được phát hiện bệnh được quảnlý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn

30% 50%

Đái tháo đườngKhống chế tỷ lệ mắc bệnh ở người 30-69tuổi

< 16% (Tiền ĐTĐ)< 8% (ĐTĐ)

Tỷ lệ người phát hiện bệnh 50% (ĐTĐ)55% (Tiền ĐTĐ)

50% (ĐTĐ

Tỷ lệ người phát hiện bệnh được quản lý vàđiều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

50% (ĐTĐ)60% (Tiền ĐTĐ)

50% (ĐTĐ)

Ung thưTỷ lệ người mắc một số bệnh ung thư đượcphát hiện ở giai đoạn sớm

40%

Tỷ lệ người mắc ung thư khoang miệng, vú,cổ tử cung, buồng trứng, đại trực tràng đượcphát hiện ở giai đoạn sớm.

20%

Bệnh phổi mạn tínhTỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạntính được phát hiện ở giai đoạn sớm (trướckhi có biến chứng)

40% 50%

Tỷ lệ người phát hiện bệnh được điều trịtheo hướng dẫn chuyên môn

50% 50%

Tỷ lệ người bệnh hen phế quản được pháthiện và điều trị ở giai đoạn sớm, (trước khicó biến chứng)

40% 50%

Tỷ lệ người bệnh hen phế quản được điều trịđạt kiểm soát hen

40% 50%

Tỷ lệ người bệnh hen phế quản được điều trịđạt kiểm soát hen có kiểm soát hoàn toàn;

20% 20%

Nguồn: Quyết định 4299/QĐ-BYT năm 2016 (Dự án giai đoạn 2016-2020); Quyết định 376/QĐ-TTgnăm 2015 (Chiến lược giai đoạn 2015-2025)

Tuyến y tế cơ sở có vai trò phát hiện sớm bệnh và quản lý bệnh mạn tính cho NCT.Tuy nhiên, khả năng cung ứng dịch vụ khám sàng lọc và quản lý bệnh cho NCTkhông đồng đều giữa các địa phương. Đối với NCT có tai biến, cùng một lúc mắcnhiều bệnh, thì y tế tuyến cơ sở có trách nhiệm chuyển tuyến đến cơ sở y tế có chuyênsâu để đáp ứng nhu cầu của họ. Tuy nhiên, khi người bệnh đã điều trị ổn định, có kếhoạch quản lý bệnh, thì đưa về tuyến y tế cơ sở là phương án phù hợp cả về tính thuậntiện và về chi phí quản lý bệnh.

Kết quả thực hiệnTrong thời gian gần đây, đã có một số thành tựu trong công tác CSSK NCT tạituyến cơ sở. Một số địa phương đã triển khai khám sức khỏe định kỳ cho NCT tạitrạm y tế xã, thường tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày NCT. Trong năm 2016, đã có792 430 NCT được khám sức khỏe định kỳ tại trạm y tế xã, chiếm khoảng 7,7% tổngsố NCT [54]. Số NCT cô đơn, bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tạicơ sở y tế được khám tại nhà đang tăng lên: khoảng 29,6 nghìn người năm 2015 [52];lên 50 266 người trong 6 tháng đầu năm 2016 [75]. Một số trạm y tế xã đã quản lýdanh sách NCT tại địa bàn. Ở những nơi có dự án triển khai, trạm y tế xã có sổ theodõi sức khỏe NCT ở xã, ví dụ ở tỉnh Hòa Bình có sổ theo dõi một số bệnh mạn tính ở20 xã có dự án trong toàn tỉnh (chiếm 9,5%). Một vài tỉnh khác chỉ có quản lý danhsách NCT trong xã [61].

Page 144: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

144

Ngành y tế đã triển khai được một số hoạt động khám sàng lọc và quản lý BKLNtại tuyến y tế cơ sở hoặc tỉnh tùy nhóm bệnh. Dù các hoạt động này phục vụ chongười dân mọi lứa tuổi, nhưng do tỷ lệ người mắc BKLN tập trung ở NCT nên dịchvụ này có góp phần quan trọng vào CSSK NCT.

Phòng, chống tăng huyết áp: Bước đầu xây dựng được mô hình quản lý tănghuyết áp tại tuyến cơ sở bao gồm Đơn vị phòng chống THA (thuộc TTYTtuyến huyện) và Đơn vị Điều trị THA (thuộc bệnh viện đa khoa tuyến huyện).Khoảng 12% số xã cũng đã tham gia vào việc quản lý THA thông qua việc tưvấn, phối hợp cấp thuốc tại TYT xã [76]. Tính đến năm 2015, dự án đã gópphần phát hiện, điều trị, quản lý khoảng hơn 800 000 người THA [77].

Đái tháo đường: Y tế tuyến xã có khả năng phát hiện người có yếu tố nguy cơmắc bệnh đái tháo đường, sàng lọc để phát hiện người tiền đái tháo đường,người có khả năng mắc bệnh chuyển tuyến trên chẩn đoán và điều trị kịp thời,quản lý và theo dõi người bệnh đã điều trị ổn định ở tuyến trên [78]. Bước đầudự án phòng, chống bệnh đái tháo đường đã góp phần phát hiện, điều trị, quảnlý 250 000 người tiền đái tháo đường và mắc đái tháo đường [79].

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản: Hoạt động phòng chốngbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản chủ yếu tập trung tại tuyến tỉnh;bước đầu triển khai thí điểm quản lý bệnh nhân bệnh phổi mạn tính tại một sốhuyện (ở tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp)[78]. Năm 2015, đã khám sàng lọc cho 32 101 người, phát hiện mới 2506người mắc hen phế quản và 900 người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Có11 235 người mắc các bệnh phổi mạn tính được quản lý [80]. Tính tới năm2016, hoạt động phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn và hen phế quản đã bao phủhết 63 tỉnh, thành phố với 115 phòng quản lý bệnh phổi mạn tính đặt ở cácbệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh, trung tâm phòngchống bệnh xã hội tỉnh. Các phòng khám ngoại trú được trang bị máy đo chứcnăng hô hấp đạt chuẩn ERS/ATS, máy tính, ống nghe, máy đo huyết áp, v.v.

CSSK tâm thần: Công tác CSSK tâm thần cộng đồng và trẻ em tính đến năm2015 đã thực hiện ở 9594 xã, đạt tỷ lệ bao phủ 63,6% và đã triển khai được môhình can thiệp bảo vệ sức khỏe tâm thần NCT tại hai xã [81]. Mô hình nàyđược nhân rộng dần trong năm 2016 và sẽ tiếp tục mở rộng trong các năm tiếptheo. Chưa có số liệu báo cáo về kết quả thực hiện mô hình can thiệp bảo vệsức khỏe tâm thần NCT tại xã.

Ung thư: Dự án phòng, chống bệnh ung thư đang tập trung nâng cao năng lực.Mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020: Nâng cao năng lực của nhân viên y tế, phấnđấu đạt: 80% cán bộ y tế hoạt động trong dự án được đào tạo về dự phòng vàphát hiện sớm một số bệnh ung thư phổ biến; >70% tỉnh, thành phố có cơ sởphòng chống ung thư, ung bướu (Khoa/trung tâm/bệnh viện ung bướu) [73].

Ngoài các BKLN mạn tính, còn có một số vấn đề sức khỏe khác phổ biến ở NCT cóthể phát hiện và điều trị kịp thời nhằm giảm khuyết tật, hạn chế tổn thương như độtquỵ và mù mắt.

Đột quỵ: Đột quỵ là một trong những bệnh phổ biến ở NCT, có nguy cơ caotử vong và mất khả năng hoạt động của bệnh nhân, tuy nhiên có thể giảm táchại nếu phát hiện và điều trị trong thời gian cửa sổ 3 giờ đầu sau khi mắc. Việctổ chức khám, điều trị đột quỵ trong các cơ sở KCB đang được quan tâm theoThông tư 47/2016/TT-BYT. Thông tư cho phép thành lập 4 hình thức KCB

Page 145: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

145

đột quỵ có mức toàn diện khác nhau từ đội đột quy tập trung xử lý cấp cứu vàvận chuyển bệnh nhân, đến trung tâm đột quỵ có thực hiện KCB thiết yếu vàchuyên sâu gồm cả can thiệp mạch, phẫu thuật thần kinh và kỹ thuật vật lý trịliệu – PHCN. Chưa có mục tiêu cụ thể liên quan phát hiện và điều trị kịp thời.

NCT cũng được KCB về mắt tại cộng đồng thông qua chương trình Mắt sángcho NCT do Trung ương Hội NCT phát động. Sau 4 năm thực hiện, Chươngtrình đã khám, tư vấn về mắt cho 3,6 triệu NCT; chữa các bệnh về mắt và thaytinh thể cho 542 nghìn NCT và tặng kính nâng thị lực cho 258 nghìn NCT. Đãkhám mắt cho 598 135 NCT và chữa mắt miễn phí cho 104 840 NCT [54].

Khó khăn, hạn chếViệc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NCT tại xã hiện nay vẫn nặng tính hìnhthức, phong trào, thiếu sự hướng dẫn cụ thể về nội dung khám và sự giám sát thựchiện. Nhiều nơi chỉ tổ chức khám sức khỏe khi có đợt khám từ thiện như hỗ trợ khám,mổ mắt miễn phí hỗ trợ từ Hội NCT… Kinh phí dành cho hoạt động khám sức khỏecho NCT còn hạn hẹp, có tỉnh chỉ dành ra 15 000 đồng/NCT cho khám sức khỏe địnhkỳ, nên không thể khám toàn diện. Hiện nay những hoạt động khám sức khỏe định kỳcho NCT vẫn tập trung ở khu vực thành phố, thị trấn, chưa được triển khai rộng khắpvà chưa ưu tiên nhiều cho nhóm yếu thế là những NCT sống ở khu vực miền núi, hảiđảo, vùng sâu, vùng xa. Đối với những bệnh dễ phát hiện, vẫn còn tỷ lệ cao ngườimắc bệnh chưa biết là có bệnh. Ví dụ, theo kết quả điều tra mới nhất của Chương trìnhphòng chống tăng huyết áp quốc gia, tỷ lệ người trưởng thành có tăng huyết áp là47,3%, trong đó có tới 39,1% người tăng huyết áp chưa được phát hiện.

Ngành y tế chưa xây dựng gói và hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ phù hợp choNCT dựa trên bằng chứng về hiệu quả chi phí về phương pháp khám sàng lọc phù hợpnhất. Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 1727/BYT-KCB và 1728/BYT-KCB (ngày30/3/2016) về việc thực hiện CSSK và khám sức khỏe định kỳ cho NCT theo quytrình khám sức khỏe trong Thông tư 14/2013/TT-BYT. Tuy nhiên, nội dung quy địnhchủ yếu liên quan khám đến làm chứng nhận về sức khỏe, chứ không được thiết kếphù hợp với nhu cầu phát hiện bệnh sớm cho NCT và với điều kiện ngân sách hạnhẹp. Năm 2017, Bộ Y tế đã ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụCSSKBĐ theo Quyết định số 831/QĐ-BYT. Tuy nhiên, nội dung chưa tập trung vàocác chỉ số sức khỏe thiết yếu cần lưu ý cho NCT, và chưa đưa ra các quy trình khámsàng lọc nguy cơ bệnh tim mạch, ĐTĐ, tâm thần. Đồng thời, chưa đưa ra hướng dẫnnhững bước cần làm tiếp theo sau khám sức khỏe (tư vấn, chuyển tuyến, theo dõi điềutrị, PHCN). Chưa có tiêu chí rõ ràng để giúp chọn lọc nội dung phù hợp trong gói dịchvụ khám sức khỏe định kỳ cho NCT như khuyến cáo của WHO [82] (Hộp 2).

Hộp 2. Nguyên tắc khám sàng lọc bệnh tật theo khuyến cáo của WHO1. Bệnh tật là vấn đề sức khỏe quan trọng.2. Nên có phương án điều trị bệnh.3. Cơ sở chẩn đoán và điều trị phải có sẵn ở địa phương.4. Nên có giai đoạn tiềm ẩn của bệnh mà chưa có triệu chứng.5. Cần có cách xét nghiệm hoặc khám để phát hiện bệnh.6. Cách phát hiện bệnh phải được dân cư chấp nhận.7. Các giai đoạn của bệnh từ khởi phát bệnh lý đến khi hồi phục hoặc tử vong phải

được hiểu đầy đủ.8. Cần có nguyên tắc (tiêu chí) rõ rằng về đối tượng nào được điều trị.9. Chi phí bình quân một ca được phát hiện phải cân đối với tổng chi phí liên quan bệnh

đó.

Page 146: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

146

10. Phát hiện các ca bệnh là một quá trình liên tục, không phải là hoạt động thực hiệnmột lần.

Nguồn: Wilson, JMG; Jungner, G (1968). "Principles and practice of screening for disease" (PDF). WHOChronicle. Geneva: World Health Organization. 22 (11): 473 Public Health Papers, #34

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nội dung khám cho NCT không cần toàn diện, nhưngphải phù hợp với nhu cầu phát hiện sớm bệnh có thể quản lý hiệu quả để giảm gánhnặng bệnh tật ở NCT [83]. Ví dụ ở nước Anh, gói dịch vụ rất gọn, nhưng có hiệu quảtrong phát hiện các yếu tố nguy cơ đối với một số bệnh phổ biến ở NCT còn trong giaiđoạn tiềm ẩn chưa có triệu chứng [84] (Hộp 3).

Hộp 3. Mô hình khám sức khỏe định kỳ của nước AnhKhám sức khỏe tại dịch vụ y tế quốc gia Anh nhằm phát hiện nguy cơ mắc bệnh tim mạch,đái tháo đường, suy thận, tai biến mạch máu não và tư vấn về các triệu chứng sớm của bệnhsa sút trí tuệ. Thời gian khám sức khỏe kéo dài khoảng 20 đến 30 phút, chủ yếu do điềudưỡng thực hiện. Thông tin được thu thập qua phỏng vấn về tuổi, giới và dân tộc, cũng nhưvề tiền sử gia đình đối với 5 bệnh đã nêu trên, thực trạng và khối lượng hút thuốc, uống rượubia, chế độ ăn, và mức độ tập thể lực. Sau đó người đi khám sẽ được cân nặng và đo chiềucao để tính chỉ số khối cơ thể (BMI). Có thể cả vòng eo sẽ được đo. Cán bộ y tế sẽ đo huyếtáp, và chích máu ngón tay để xét nghiệm cholesterol và đường máu. Những người từ 65 tuổitrở lên sẽ được thông báo về các dấu hiệu và triệu chứng sa sút trí tuệ để tự đánh giá.Thường cán bộ y tế có thể thông báo kết quả bằng văn bản ngay sau khi khám xong. Kết quảlà điểm nguy cơ về 4 bệnh đã nêu trên, điểm nguy cơ càng cao, nguy cơ mắc những bệnh đócàng cao. Sau khi thông báo điểm nguy cơ, cán bộ y tế sẽ tư vấn về những bước tiếp theonhư thay đổi lối sống, uống thuốc hạ cholesterol máu nếu có điểm nguy cơ rất cao hoặc đềnghị đi khám chuyên khoa để xét nghiệm tiếp nhằm khẳng định bệnh và lập phác đồ điều trịphù hợp.

Nguồn: NHS Choices. NHS Health Checkup tại http://www.nhs.uk/Conditions/nhs-health-check/Pages/What-happens-at-an-NHS-Health-Check-new.aspx

Việt Nam chưa xây dựng các hướng dẫn chuẩn khám để phát hiện bệnh sớm ởtuyến y tế cơ sở. Nhiều hướng dẫn chuẩn của Bộ Y tế được xây dựng cho bác sĩchuyên khoa làm việc tại bệnh viện. Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn Khám, chữabệnh tại Trạm y tế xã, phường (2919/QĐ-BYT năm 2014), dù có đề cập đến tănghuyết áp, đái tháo đường, nhưng chưa chú trọng tới các nội dung phù hợp để khámsức khỏe cho NCT. Ví dụ, chưa có hướng dẫn khám sàng lọc sa sút trí tuệ, trầm cảmtại tuyến y tế cơ năng. Khả năng cung ứng dịch vụ sàng lọc, phát hiện sớm, quản lýBKLN tại tuyến y tế cơ sở còn hạn chế cả về mặt độ bao phủ và chất lượng dịch vụ.Hoạt động CSSK NCT tại tuyến y tế cơ sở chưa thực hiện đầy đủ các nội dung đượcquy định trong Luật NCT và Thông tư 35/2011/TT-BYT.

Sổ theo dõi sức khỏe NCT vẫn chưa được sử dụng rộng rãi và nội dung chưatoàn diện. Hầu hết các tỉnh chưa có sổ theo dõi sức khỏe NCT tại cộng đồng. Trạm ytế xã thường chỉ quản lý danh sách của NCT trong xã. Một số tỉnh Hà Nam, Nghệ An,Kiên Giang, Bình Phước, Hòa Bình đã lập sổ theo dõi sức khỏe NCT nhưng trừ tỉnhHà Nam đạt 100%, các tỉnh còn lại chỉ có sổ theo dõi sức khỏe NCT ở những xã đạtchuẩn hoặc các xã đang triển khai dự án có sự hỗ trợ kinh phí từ các tổ chức phi chínhphủ. Tuy nhiên, những mẫu sổ này chưa thể hiện hết nội dung quản lý, theo dõi sứckhỏe NCT. Bộ Y tế chưa ban hành mẫu sổ thống nhất cũng như chưa có hướng dẫn cụthể về việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe NCT tại cộng đồng.

Thiếu sự quản lý BKLN ở tuyến CSSK ban đầu: Các BKLN là bệnh mạn tính, khiđã mắc bệnh cần phải được quản lý, điều trị liên tục và lâu. Việc cung ứng dịch vụphòng chống BKLN còn hạn chế, đặc biệt là y tế xã chưa triển khai đồng bộ các dịchvụ quản lý và chăm sóc lâu dài - là yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với BKLN (quản

Page 147: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

147

lý, theo dõi, chăm sóc, PHCN tại cộng đồng). Phần lớn tuyến xã chưa cung cấp đượcdịch vụ quản lý tăng huyết áp, đái đường [76]. Các hoạt động phòng chống bệnh phổimạn tính chủ yếu tập trung ở tuyến tỉnh, còn hầu như không có ở tuyến huyện và xã[74]. Hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng mới chủ yếu tập trung vào tâmthần phân liệt, động kinh, rối loạn trầm cảm chứ chưa chú ý các rối loạn tâm thần ởNCT như sa sút trí tuệ và Alzheimer’s hoặc hoạt động để bảo vệ sức khỏe tâm thầncho NCT tại tuyến xã [81].

Kê đơn thuốc và tuân thủ điều trị đối với BKLN là một vấn đề quan trọng đối vớiNCT có kết hợp nhiều bệnh một lúc, có nguy cơ tương tác thuốc, hoặc bị sa sút trí tuệdễ quên thuốc. Đối với BKLN ổn định, thiếu cơ chế thuận tiện cho NCT lấy thuốcthường xuyên mà không phải trở lại khám chuyên khoa hằng tháng. Nhiều người mắcBKLN hiểu nhầm là thuốc ở tuyến trên hiệu quả hơn thuốc ở tuyến dưới nên hay vượttuyến, vừa đắt, vừa bất thiện, vừa gây quá tải tuyến trên. Tuân thủ điều trị còn yếu,giảm hiệu quả trong quản lý BKLN: Trong số 60,9% người được phát hiện THA đãcó 92,8% được điều trị nhưng có tới 69% trong số này chưa kiểm soát được huyết áp.Một phần có thể là quản lý người bệnh đến khi có liều thuốc điều trị ổn định còn yếu,nhưng cũng có một phần do bản thân người bệnh chưa hiểu đầy đủ để biết cần tuânthủ điều trị. Một số bệnh như đái tháo đường có dấu hiệu sớm như tiền đái đườngkhông được BHYT trả chi phí quản lý bệnh [85]. Do vậy, người bệnh đó sẽ khôngđược khuyến khích quản lý yếu tố nguy cơ để dự phòng bệnh đái tháo đường. Ngoàicác BKLN, NCT do suy giảm các chức năng của cơ thể, đặc biệt là hệ thống miễndịch nên cũng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác như cúm, viêm phế quản, viêm phổicộng đồng, nhiễm trùng tiết niệu. Tuy nhiên, nhiều lúc cán bộ y tế tuyến y tế cơ sởthiếu kiến thức để kê đơn thuốc phù hợp để tránh tác dụng phụ đối với gan, thận, hoặcđể tránh tương tác thuốc. Hiện nay danh mục thuốc được BHYT thanh toán chưa đượcđánh giá về tính phù hợp với cơ thể và mô hình bệnh tật của NCT.

Thăm khám tại nhà cho NCT được thực hiện rất ít. Quyền được cán bộ y tế xãkhám tại nhà được quy định là đối tượng cô đơn, không nơi nương tựa, trong khi cónhiều NCT có người phụng dưỡng, nhưng do bị khuyết tật, hoặc nằm giường nên khóđi đến trạm y tế xã cũng có nhu cầu được khám tại nhà. Hiện nay thiếu cơ chế quản lýdịch vụ y tế tại nhà người bệnh do khu vực tư nhân cung cấp do dịch vụ này khôngđược quy định trong Luật khám bệnh chữa bệnh. Chương VI sẽ đề cập đến nhữngdịch vụ chăm sóc dài hạn (như vệ sinh thân thể, thay quần áo, dọn dẹp, nấu ăn, v.v. doNCT không tự làm được) được thực hiện tại nhà bao gồm dịch vụ do CLB liên thế hệtự giúp nhau, CLB người cao tuổi giúp người cao tuổi hoặc do dịch vụ chăm sóc NCTtại nhà tư nhân cung cấp.

Mặc dù Luật NCT đã yêu cầu xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phòngbệnh, khám bệnh, chữa bệnh an-dây-mơ (Alzheimer) của NCT”39, nhưng hiện nay, ởViệt Nam có rất ít sự hỗ trợ cho bệnh nhân Alzheimer và người chăm sóc. Sa sút trítuệ trong đó có bệnh Alzheimer do những đặc điểm của bệnh, cũng có nhu cầu chămsóc kéo dài kết hợp với chăm sóc giảm nhẹ ngay từ khi phát hiện bệnh, trong suốt quátrình diễn biễn bệnh cũng như chăm sóc cuối đời. Ở giai đoạn mới phát hiện, cùng vớicác liệu pháp khác nhằm mục đích kéo dài cuộc sống cần có các can thiệp để giúpngười bệnh hiểu rõ hơn và quản lý các dấu hiệu căng thẳng. Chăm sóc giảm nhẹ nhằmgiúp cho người bệnh sống một cuộc sống an vui cho tới tận cuối cuộc đời. Chăm sóctốt cho người sa sút trí tuệ chính là cách tiếp cận chăm sóc giảm nhẹ. Người chăm sóccũng cần có sự hỗ trợ rất lớn từ những người trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

39 Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Dự án phòng chống Đái tháo đường.

Page 148: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

148

Bệnh Alzheimer hiện chưa có thuốc điều trị khỏi nhưng có thể dùng thuốc và các điềutrị không dùng thuốc (non-pharmaceutical therapy) giúp làm chậm tiến triển bệnh.Đối với những người mắc bệnh Alzheimer có những rối loạn tâm thần nặng (nhưhoang tưởng, kích động, trầm cảm, ....) cần được các bác sĩ tâm thần điều trị. Ngoàira, người mắc sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer thường có các bệnh phối hợp nên cũngcần chú ý để điều trị, quản lý các bệnh kèm theo này. Nên xây dựng các chương trìnhquản lý sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer cho NCT tại bệnh viện, tại cộng đồng.

Các nguồn lực đầu vàoNăng lực phòng, chống BKLN của nhân lực y tế ở tuyến huyện và xã còn yếu.Mặc dù đã có một số dự án tăng cường năng lực phòng, chống BKLN, nhưng còn lạicán bộ y tế ở đa số các cơ sở y tế tuyến huyện, xã chưa được cấp tài liệu hướng dẫn,chưa được đào tạo tập huấn về kiến thức chuyên môn trong phát hiện, tư vấn, dựphòng, quản lý BKLN. Nhân viên y tế tuyến huyện mới có số lượng rất ít được đàotạo về lão khoa, tuyến xã phường gần như chưa được đào tạo về CSSK NCT, thiếukinh phí, sự chỉ đạo, hỗ trợ, giám sát từ tuyến trên. Công tác CSSK NCT chưa đượcquan tâm đúng mức vì có quá nhiều công việc, dự án triển khai tại tuyến xã trong khinhân lực thiếu. Cán bộ kiêm nhiệm/chuyên trách còn thiếu và không ổn định.

Thiếu thuốc thiết yếu và trang thiết bị thông thường dẫn tới chất lượng CSSKBĐở tuyến cơ sở kém. Có tới 40% (n = 117) trạm y tế xã miền núi, hải đảo, 36,4% (n =45) thị trấn và 24,7 % (n = 111) vùng đồng bằng thiếu thuốc thiết yếu trong danh mụcthuốc thiết yếu tuyến xã do Bộ Y tế ban hành. Trong số thuốc được phát của bệnhnhân có bảo hiểm, 68% phải mua bằng tiền túi của bệnh nhân, 41,6% trạm y tế đượcđiều tra không có tủ thuốc cấp cứu [86]. Bệnh nhân BHYT chưa được nhận thuốc theochế độ điều trị bệnh mạn tính (tức là kê đơn thuốc đủ 30 ngày thay vì ngắn ngày) tạitất cả các tuyến đăng ký điều trị ban đầu.40 Đặc biệt thuốc thiết yếu cho bệnh phổimạn tính không có sẵn tại y tế cơ sở [74] dẫn đến không thể điều trị tại tuyến y tế cơsở. Vườn thuốc nam, chữa bệnh kết hợp y học cổ truyền: trạm y tế xã có vườn thuốcnam (trừ ở thành thị) trồng những cây thuốc nam thông thường như sài đất, hươngnhu, … nhưng việc kết hợp điều trị y học hiện đại và y học cổ truyền ít được áp dụng.

Trang thiết bị y tế: Việc CSSKNCT tại cộng đồng không đòi hỏi các trang thiết bị,phương tiện đắt tiền. Các TTB phục vụ chung cho trạm y tế41 (Quy định số 1020/QĐ-BYT năm 2004) đáp ứng hầu hết các nhu cầu KCB của NCT. Tuy nhiên thiếu một sốdụng cụ cơ bản để đánh giá sức khỏe NCT trong lão khoa (như lực kế bóp tay choGrip test, thước, đồng hồ bấm giây để đánh giá test Tính thời gian đứng dậy và đi -Get Up and Go, test đi bộ 4 mét,...), dụng cụ để PHCN, hoạt động trị liệu, … choNCT tại trạm y tế xã. Đưa nhiều TTBYT về tuyến y tế xã không hợp lý vì không thểsử dụng hết công suất. Tuy nhiên, thiếu cơ chế tài chính và pháp lý để trạm y tế xã vàcơ sở y tế tư nhân gửi bệnh phẩm lên huyện và nhận kết quả xét nghiệm về để giámsát BKLN ở NCT, tránh NCT phải đi xa để thực hiện việc quản lý BKLN của họ.

Cơ chế tài chính của BHYT có nhiều hạn chế đối với CSSK NCT tại tuyến xã: Cơchế BHYT chưa khuyến khích việc phát hiện, tư vấn, quản lý BKLN tại tuyến xã.BHYT chưa trả cho dịch vụ sàng lọc BKLN sớm đối với những người chưa có triệu

40 Bộ Y tế (2016). Thông tư 05/2016/TT-BYT quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.41 Bộ Y tế (2004). Quyết định số 1020/QĐ-BYT ngày 22 tháng 3 năm 2004 về việc ban hành sửa đổidanh mục trang thiết bị y tế trạm y tế xã có bác sĩ vào danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoatuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản ban hành theo quyếtđịnh số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Page 149: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

149

chứng, dù tuổi cao là yếu tố nguy cơ của nhiều BKLN. Chưa có hướng dẫn về khámsức khỏe định kỳ cho NCT để quy định nội dung khám bao gồm những chỉ số nào vàphần nào được BHYT thanh toán. Cơ chế BHYT chưa hỗ trợ việc quản lý bệnh liêntục và lâu dài. Mặc dù thông tư về chuyển tuyến quy định “Cơ sở khám bệnh, chữabệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp khi người bệnh đã đượcchẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyêngiảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới” và tài liệu chuyên môn hướng dẫn KCB tạitrạm y tế xã (Quyết định 2919/QĐ-BYT năm 2014) quy định vai trò của trạm y tế xãbao gồm “Quản lý, theo dõi người bệnh đã được điều trị ổn định ở tuyến trên” đối vớimột số BKLN, nhưng một số loại thuốc liên quan vẫn chưa được BHYT thanh toán ởtuyến y tế xã (Thông tư 40/2014/TT-BYT). Bệnh nhân điều trị nội trú khi xuất việnchỉ được cấp từ 2 đến 7 ngày thuốc. Muốn cấp thêm thì phải mở hồ sơ điều trị ngoạitrú tại bệnh viện, nhưng phương án lập kế hoạch tại bệnh viện để tuyến y tế xã tiếp tụcquản lý người bệnh vẫn chưa có. Còn hiện nay BHYT thanh toán thuốc ở tuyến y tếxã hạn chế số ngày điều trị nên không thuận tiện cho NCT cứ mấy ngày phải trở lạilấy thêm thuốc đối với bệnh mạn tính điều trị kéo dài hàng năm.

Kinh phí của NSNN cho hoạt động phòng, chống BKLN chưa bảo đảm: Chiếnlược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắcnghẽn mạn tính, hen phế quản và các BKLN khác cho giai đoạn 2015-2025 có dự ánphát hiện sớm BKLN sử dụng vốn NSNN từ Chương trình mục tiêu dân số-y tế.NSNN tập trung vào hoạt động kiểm soát yếu tố nguy cơ, dự phòng, giám sát và pháthiện sớm các BKLN, tuy nhiên kinh phí chưa đủ để thực hiện các hoạt động sàng lọccần thiết. Nhiều tỉnh chưa bố trí kinh phí thực hiện tại Trạm y tế xã theo Thông tư số21/2011/TT-BTC ngày 18/2/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụngkinh phí CSSKBĐ cho NCT tại nơi cư trú [54].

Quản lý nhà nướcSự phối hợp giữa trung tâm y tế và bệnh viện huyện trong việc chăm sóc liên tụcngười bệnh cao tuổi (phòng bệnh, điều trị, PHCN, quản lý bệnh mạn tính) ở nhiều nơicòn hạn chế. Điều này làm giảm hiệu quả của việc phòng bệnh, chữa bệnh cho ngườidân nói chung và NCT nói riêng. Nhiều tỉnh không hướng dẫn và chưa triển khai thựchiện CSSKBĐ cho NCT theo Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của BộY tế [54].

Phòng khám bác sĩ gia đình tham gia vào công tác CSSK NCT tại cộng đồng cóthể giúp tăng cung cấp dịch vụ, tăng đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóccủa NCT. Tuy nhiên cơ chế phối hợp, các thông tư, quy định, hướng dẫn về cơ chếcủa dịch vụ y tế do BSGĐ cung cấp, về thanh toán bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ ytế do BSGĐ cung cấp, về chuyển tuyến y học gia đình,về các danh mục dịch vụ kỹthuật, trang thiết bị, thuốc của phòng khám BSGĐ, về mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe củaphòng khám BSGĐ, …chưa được ban hành đầy đủ. Do đó, hoạt động của phòngkhám bác sĩ gia đình chưa phát huy được thế mạnh trong việc đáp ứng các nhu cầuCSSK của người dân đặc biệt là của NCT.

Hệ thống Báo cáo thống kê về CSSK NCT chưa được thành lập để theo dõi vàđánh giá việc thực hiện các chính sách CSSK NCT. Chưa có biểu mẫu ghi chép,thống kê, báo cáo thống nhất về CSSK NCT được hướng dẫn từ Bộ Y tế. NCT điKCB tại trạm y tế xã được ghi trong sổ khám bệnh chung gây khó khăn trong việc lấysố liệu NCT đi khám, chữa bệnh từ số liệu hoạt động chung. Thông tin trong việcchuyển tuyến, phản hồi tiếp nhận người bệnh cao tuổi cũng như việc tư vấn, theo dõi

Page 150: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

150

điều trị tiếp tục cho NCT sau giai đoạn cấp nghèo nàn (thường không có sự liên kếtgiữa các tuyến để đảm bảo NCT được điều trị, theo dõi liên tục).

4.3. Phục hồi chức năng để đảo ngược hoặc làm chậm quá trình suygiảm năng lựcPHCN là quá trình trợ giúp cho người bệnh và người khuyết tật giảm tối đa ảnhhưởng của khuyết tật, giúp người bệnh có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt độngxã hội và hòa nhập cộng đồng bằng phương pháp y học, kỹ thuật PHCN, biện phápgiáo dục và xã hội làm. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là quá trình PHCNđược thực hiện tại cộng đồng có sự tham gia, phối hợp chung của người khuyết tật,gia đình, chính quyền, y tế cơ sở và người khác có liên quan. Bộ Y tế có Kế hoạchquốc gia về phát triển PHCN giai đoạn 2014-2020, tập trung tăng năng lực cung cấpdịch vụ PHCN cho người khuyết tật, trong đó bao gồm PHCN sau điều trị và PHCNtại cộng đồng, nhưng văn bản pháp quy không nhấn mạnh vào NCT nên đối tượngnày có thể bị bỏ qua trong thực hiện.

Nhu cầu PHCN ở NCT cao vì tỷ lệ giảm năng lực cao (Xem Chương IV) và vì khảnăng hồi phục sức khỏe sau khi bị ốm đau hoặc được hưởng can thiệp y tế lại kémhơn người trẻ hơn. NCT cần được PHCN không chỉ do suy yếu vì bệnh tật mà còn vìsuy giảm chức năng do tuổi tác, PHCN để dự phòng bệnh tật. Vì vậy, cần có sự quantâm đặc biệt tới cung cấp dịch vụ PHCN cho NCT. Chiến lược của Việt Nam bao gồmcung cấp dịch vụ chuyên sâu về PHCN tại các cơ sở y tế và PHCN dựa vào cộngđồng. Tuy nhiên, chưa có định hướng, chỉ đạo phát triển CSSK NCT tại cộng đồng.

Nguồn lực tài chính để chi trả cho dịch vụ PHCN bao gồm BHYT, NSNN và tiềntúi của người dân. Dịch vụ kỹ thuật và nhiều vật tư PHCN do cơ sở y tế cấp đượcBHYT thanh toán gồm cả dịch vụ cung cấp ban ngày (Thông tư 18/2016/TT-BYT) vàvật tư PHCN (Thông tư số 27/2013/TT-BYT). Chính sách này không đòi hỏi ngườibệnh phải nhập viện nội trú mà có thể hưởng dịch vụ ban ngày. Nhưng dịch vụ PHCNdựa vào cộng đồng nhận kinh phí hoạt động từ Chương trình mục tiêu dân số-y tế giaiđoạn 2016-2020 và NSNN cấp cho hoạt động của trạm y tế xã và phòng khám đakhoa khu vực. Định mức tài chính đối với hoạt động của Chương trình mục tiêu dânsố-y tế chưa được ban hành. Trong Danh mục phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế(43/2013/TT-BYT) có nhiều kỹ thuật có thể sử dụng để PHCN cho NCT tại tuyếnxã42 như kỹ thuật ho có điều khiển, tập thở, vỗ rung dẫn lưu tư thế, liệu pháp lao động,điện châm, thủy châm, xoa bóp, tập dưỡng sinh, xoa bóp, tập vận động, PHCN chongười bị liệt, tổn thương thần kinh, sau chấn thương, phẫu thuật,…Tuy nhiên để đượcBHYT thanh toán dịch vụ PHCN tại tuyến y tế xã đòi hỏi ngành y tế địa phương phảiduyệt khả năng cung cấp dịch vụ. Chưa có thông tin để biết tỷ lệ xã được duyệt cungcấp dịch vụ PHCN được BHYT thanh toán.

Nhân lực PHCN bao gồm bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên ngành PHCN. Bác sĩ cónhiệm vụ khám và chẩn đoán bệnh, chỉ định điều trị và PHCN và kỹ thuật viên thựchiện các chỉ định của bác sĩ. Kỹ thuật viên hỗ trợ thực hiện PHCN gồm kỹ thuật vật lýtrị liệu, ngôn ngữ trị liệu và hoạt động trị liệu, có trình độ cử nhân, cao đẳng và trungcấp. Đối với NCT, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu rất quan trong vì luyện tập chongười bệnh các hoạt động tự chăm sóc bản thân trong đời sống và sinh hoạt hằng

42 Bộ Y tế (2013). Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 Quy định chi tiết phân tuyến chuyênmôn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Page 151: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

151

ngày. Hiện nay ở Việt Nam thiếu trường đào tạo về kỹ thuật viên hoạt động trị liệu vàkỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu.

Bộ Y tế có nhiều tài liệu hướng dẫn chuyên môn về PHCN được xây dựng với sựhỗ trợ của Medisch Comité Nederland-Vietnam (MCNV). Trong đó có một số nộidung phù hợp với nhu cầu PHCN cho NCT như Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Phụchồi chức năng dựa vào cộng đồng và Tài liệu kỹ thuật về PHCN sau tai biến mạchmáu não, đối với viêm khớp dạng thấp, cho người giảm chức năng nhìn, bệnh phổimãn tính [87]. Tài liệu hướng dẫn hoạt động trị liệu được xây dựng với sự giúp đỡ củaUSAID vào năm 2016. Ngoài ra Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn quy trình kỹ thuậtchuyên ngành PHCN theo Quyết định số 54/QĐ-BYT năm 2014 và Hướng dẫn chẩnđoán và điều trị chuyên ngành PHCN (Quyết định số 3109/QĐ-BYT năm 2014),trong đó có PHCN cho nhiều loại bệnh của NCT như Alzheimer’s, Parkinson, gút,loãng xương, bệnh nhân bị suy tim, sau nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnhcơ xương khớp và hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật, đặc biệt sau khi thay khớp.

Mặc dù tiềm năng cao, nhưng thực tế PHCN dựa vào cộng đồng cho NCT còn ít.Năm 2015, PHCN dựa vào cộng đồng cho NCT còn rất hạn chế, ước tính là chỉkhoảng 46 nghìn người. Trong 6 tháng đầu năm 2016, số NCT bị tàn tật, di chứngchấn thương, tai nạn, tai biến, bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp…. được PHCN dựavào cộng đồng là 114 918 [75]. Đây là hoạt động cần được ưu tiên phát triển và chỉđạo triển khai vì CSSK cho NCT tại cộng đồng sẽ hiệu quả, tăng khả năng tiếp cậncác dịch vụ y tế của NCT nhất là trong việc quản lý các BKLN, PHCN giúp tăng thêmkhả năng độc lập của NCT trong hoạt động sinh hoạt cá nhân hằng ngày (ADL) đồngthời giúp giảm gánh nặng cho gia đình, giảm quá tải bệnh viện, giảm chi phí cho xãhội, đảm bảo NCT được CSSK một cách toàn diện, liên tục.

4.4. Chăm sóc giảm nhẹ và chăm sóc cuối đời cho người cao tuổiĐến cuối đời, NCT và gia đình thường phải đối phó với quyết định rất khó là tiếp tụcđiều trị để chữa bệnh hoặc chăm sóc giảm nhẹ. Ở Việt Nam hay có quan niệm “cònnước còn tát” vì tình thương, vì cố gắng thể hiện tính hiếu thảo, hoặc sợ không điều trịđến cùng thì sợ mang tiếng với hàng xóm, làng xã. Tuy nhiên, trong nhiều trườnghợp, chữa bệnh giảm chất lượng sống ở NCT vì cơ thể suy yếu, không chịu đượcnhững ca phẫu thuật hoặc những thuốc đặc trị đối với bệnh ung thư. Kể cả bác sĩthường vẫn quan niệm có bệnh thì phải chữa tích cực đến cùng, nếu không thì sợngười nhà khiếu kiện hoặc cố điều trị để tăng hoạt động cho bệnh viện.

Những năng lực cơ bản của cán bộ y tế làm việc với người bệnh cao tuổi nên bao gồmcả tư vấn các phương án phù hợp nhất cuối đời. NCT và gia đình sẽ phải đánh đổigiữa tiếp tục điều trị tích cực hoặc kéo dài sự sống nhân tạo với lựa chọn chăm sóctích cực để giảm nhẹ triệu chứng và đau. Thường bác sĩ có nhiều kiến thức và kinhnghiệm hơn các gia đình nên vai trò này rất quan trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, bácsĩ, điều dưỡng và cán bộ y tế khác ít khi được đào tạo về kỹ năng này, và thườngkhông dành đủ thời gian cho việc tư vấn. Người nhà bệnh nhân thường chưa đượctruyền thông để hiểu về chăm sóc cuối đời, chăm sóc giảm nhẹ, và thiếu hiểu biết vềlợi ích của việc điều trị tiếp hoặc chăm sóc giảm nhẹ.

Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cuối đời đã được chú trọng ở Việt Nam đối với bệnhung thư, đặc biệt vì bệnh nhân rất đau. Tuy nhiên, toàn quốc hiện chỉ có 4 khoachăm sóc giảm nhẹ tại Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Ung thưĐà Nẵng và Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2006, Bộ Y tế đãban hành tài liệu hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư và AIDS.

Page 152: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

152

Đến nay 15 lớp tập huấn về chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đã được tổ chức. Bệnhviện Lão khoa trung ương cũng đã phối hợp với Tiến sĩ bác sĩ Eric L. Krakauer(trường Đại học Y Harvard) tổ chức được 2 khóa tập huấn chăm sóc giảm nhẹ cho cánbộ y tế lão khoa. Dự án phòng chống ung thư đã xây dựng mô hình chăm sóc bệnhnhân ung thư giai đoạn cuối tại cộng đồng [73].

Ngoài NCT mắc ung thư còn nhiều NCT khác cũng có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹcuối đời vì có nhiều BKLN hoặc khuyết tật gây ra cho NCT sự đau đớn, khó chịu rấtnhiều. Ngoài quản lý đau, dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ còn hỗ trợ được những nhu cầukhác của người bệnh và người thân của bệnh nhân. Ví dụ, NCT cuối đời có thể cầnviết di chúc, muốn có người thân bên cạnh 24/24 giờ, hoặc muốn được tư vấn vềnhững điều liên quan đến ma chay, chôn cất, cúng giỗ. Người thân có thể cần sự giúpđỡ tâm lý học để giúp chấp nhận việc người bệnh sắp ra đi. Gia đình người bệnh cầnđược tư vấn về tiến triển của bệnh và các lựa chọn như tiếp tục điều trị hoặc dừng điềutrị để nâng cao chất lượng sống trong những tuần và ngày cuối. Dịch vụ chăm sócgiảm nhẹ tại nhà chưa phát triển và cơ sở chuyên điều trị những tuần cuối đời(hospice) chưa được phép hoạt động ở Việt Nam. Gia đình NCT có thể lựa chọnnhà/trung tâm dưỡng lão nhưng những nơi này chưa được hỗ trợ về chính sách cũngnhư đào tạo về chăm sóc cuối đời cho NCT.

Chăm sóc giảm nhẹ có thể đòi hỏi sử dụng những thuốc giảm đau mạnh, nhưngđồng thời gây nghiện. Việt Nam đã xây dựng các văn bản quy định quản lý nhữngloại thuốc này để bảo đảm người có nhu cầu sử dụng trong chăm sóc giảm nhẹ có thểtiếp cận, nhưng hạn chế thất thoát ra thị trường ngoài, đến tay người sử dụng ma túy(Thông tư số 19/2014/TT-BYT).

Tóm lại, nhu cầu sử dụng các dịch vụ CSSK của NCT hiện nay là rất lớn, chủ yếu ởtuyến cơ sở, tập trung vào việc dự phòng, nâng cao sức khoẻ, sàng lọc, phát hiện,quản lý điều trị, PHCN với các BKLN và các tình trạng giảm chức năng. Tuy nhiên,hiện nay quy mô tổ chức của mạng lưới lão khoa còn hết sức khiêm tốn, nguồn nhânlực còn rất hạn chế. Trong khi đó, tổ chức và cơ chế hoạt động của hệ thống y tế cònthiếu sự kết nối ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc sức khoẻ toàn diện, liên tục choNCT. Y tế cơ sở và y tế dự phòng chưa được chuẩn bị đầy đủ để đáp ứng với nhu cầuchăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng của NCT; chưa được đào tạo kiến thức và kỹ năngvề CSSK cho NCT; năng lực trong việc cung cấp các dịch vụ dự phòng, khám sứckhoẻ định kỳ, khám sàng lọc phát hiện và quản lý điều trị nhằm kiểm soát các BKLNnói chung còn hạn chế. Một số dịch vụ CSSK đặc thù cho NCT như PHCN tại cộngđồng, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời, chăm sóc tại nhà chưa được quan tâmđúng mức. Mặc dù đã có nhiều chính sách để hỗ trợ cho CSSK người cao tuổi songgánh nặng tài chính đối với các hộ gia đình có NCT vẫn còn cao. Bởi vậy, bên cạnhviệc tổ chức cung ứng dịch vụ CSSK cho NCT thì các biện pháp bảo vệ về tài chínhnhằm nâng cao khả năng tiếp cận sử dụng các dịch vụ y tế và giảm nguy cơ chi phíthảm hoạ và nghèo hoá do chi tiêu y tế ở các hộ gia đình có NCT cũng cần phải đượcquan tâm.

Page 153: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

153

Chương VI. Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ởViệt NamChăm sóc dài hạn (CSDH) được công nhận là nhu cầu thiết yếu của nhiều NCT, tuynhiên, trên diễn đàn quốc tế, và ở Việt nam, vẫn chưa có sự thống nhất về định nghĩaCSDH. Một trong nguyên nhân là do chưa rõ nội hàm về “chăm sóc” (hỗ trợ sinhhoạt, chăm sóc y tế và các khía cạnh khác…), cũng như khái niệm "dài hạn".

Do vậy, trong chương này, chúng tôi sử dụng định nghĩa chăm sóc dài hạn của Tổchức Y tế thế giới trong Báo cáo toàn cầu năm 2015 về Già hóa và Sức khỏe.

Theo Tổ chức Y tế thế giới: CSDH là các hoạt động do người khác thực hiện để bảođảm NCT đang hoặc có nguy cơ mất năng lực nội tại đáng kể vẫn có thể duy trì khảnăng hoạt động ở mức phù hợp với nhân quyền và nhân phẩm. Nói cách khác, chămsóc dài hạn, đơn giản, là phương thức bảo đảm NCT bị suy giảm năng lực nội tại đángkể vẫn có thể hưởng sự già hóa khỏe mạnh. Giống như với các giai đoạn khác củavòng đời, việc này có thể được đạt bằng hai cơ chế khác nhau:

Tối ưu hóa quỹ đạo năng lực nội tại của NCT được hưởng chăm sóc dài hạn;

Bù đắp lại sự suy giảm năng lực bằng việc tạo ra môi trường hỗ trợ và chămsóc cần thiết để duy trì khả năng hoạt động ở mức bảo đảm được hạnh phúc(phúc lợi) [88].

Error! Reference source not found. dưới đây thể hiện mối tương quan giữa hìnhthức của các chuỗi dịch vụ chăm sóc và mức độ khó khăn trong sinh hoạt cá nhân vàhoạt động hỗ trợ cuộc sống hằng ngày của NCT. Lưu ý, đối tượng NCT còn khỏemạnh, chưa suy giảm khả năng hoạt động không thể hiện trong hình này. Ở đáy tháplà những người bắt đầu suy giảm khả năng hoạt động, còn tự chăm sóc được. Khibệnh hoặc khuyết tật nặng thêm, khả năng tự chăm sóc giảm, cần kết hợp tự chăm sócvới dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp. Ở đỉnh tháp là số ít NCT có bệnh tật và khuyếttật đặc biệt nặng, cần chăm sóc chuyên nghiệp là chính. Có NCT tương đối khỏemạnh cả đời, không bao giờ cần đến dịch vụ chuyên nghiệp. Có NCT bị đột quỵ,chuyển nhanh từ vùng xanh ở đáy tháp lên đỉnh. Nhưng cũng có NCT được PHCN,hưởng dịch vụ vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu thì có thể hồi phục phần nào khả nănghoạt động để trở lại tình trạng tự chăm sóc được.Hình 67. Tam giác chăm sóc người cao tuổi của Kaiser

Thấp

CaoTỷ lệ chăm sóc chuyên

nghiệp cao

Vừa tự chăm sóc vừachăm sóc chuyên

nghiệp

Tỷ lệ tự chămsóc cao

Các trường hợpnguy cơ cao

Các trường hợp tươngđối phức tạp

70-80 % người mắcbệnh mạn tính/

khuyết tật

Mứ

c độ

chă

m s

óc/ c

an th

iệp

cần

thiế

t

Phòng bệnh suốt vòng đời

Page 154: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

154

Nguồn: Điều chỉnh từ hình “Kaiser Triangle” của HelpAge International. “What is care: concepts andapproaches?” đã trình bày ngày 12-13 tháng 1 năm 2017 tại Băng Cốc, Thái Lan.

Những NCT bị suy giảm khả năng hoạt động ở mức nặng do bệnh tật phức tạp (nhưAlzheimer hoặc liệt sau đột quỵ), không tự chăm sóc được, có nhu cầu chăm sócchuyên nghiệp cao (đỉnh tháp màu xám đậm). Những NCT trong hoàn cảnh đó cóđiều kiện kinh tế có thể được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT, hoặcgia đình có thể thue ngườic ấp dịch vụ chuyên nghiệp tại nhà, hoặc theo hình thứcchăm sóc tập trung ban ngày, hoặc ngắn ngày. Tuy nhiên, trong nhó mnhững NCT cónhu cầu chăm sóc chuyên nghiệp cao, không phải ai cũng có nguồn tài chính để chitrả phí cao của dịch vụ này tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc tại nhà. Mặc dù nhu cầu thựcthế có thể đòi hỏi sự chăm sóc chuyên nghiệp và toàn diện, nhưng điều kiện kinh tếthường là yếu tố quyết định khả năng tiếp cận với dịch vụ chuyên nghiệp khi cầnthiết. Những gia đình không có điều kiện kinh tế phải tự chăm sóc NCT dù trongnhiều trường hợp, việc chăm sóc vượt khả năng chuyên môn của họ.

1. Chính sách chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi1.1. Cách tiếp cận của quốc tế về xây dựng chính sách chăm sóc dài hạncho người cao tuổiChiến lược toàn cầu về chương trình hành động về già hóa và sức khỏe (2016–2020)của Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra những chỉ tiêu làm căn cứ để xây dựng chính sáchCSDH cho NCT, gồm:

Xây dựng môi trường thân thiện với NCT;

Bảo đảm hệ thống CSSK đáp ứng nhu cầu của NCT;

Phát triển hệ thống bền vững và công bằng về cung cấp CSDH (cá nhân, cộngđồng và thể chế chính sách);

Tăng cường hệ thống đo lường, giám sát và nghiên cứu về già hóa khỏe mạnh;

Tăng cường vai trò của CSDH tại cộng đồng [89].

Rõ ràng các tiếp cận quốc tế đòi hỏi ứng phó đa dạng, toàn diện. Trong báo cáo nàydù có tách CSSK NCT, CSDH NCT và các hỗ trợ môi trường kinh tế-xã hội ra 3chương khác nhau, người đọc nên hiểu rằng cả 3 loại dịch vụ này đều cần thiết.Chương này tập trung vào nội dung 3 và 5 ở trên. Điểm 1 ở trên được đề cập trongChương VII, điểm 2 được đề cập trong Chương V. Điểm 4 liên quan cả 3 Chương.

1.2. Một số chính sách lớn về chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ởViệt NamMục này đề cập đến các định hướng lớn liên quan các dịch vụ cần thiết cho nhữngngười suy giảm chức năng hoạt động, trong một khoảng thời gian dài phụ thuộc vàosự giúp đỡ trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Những chính sách liên quan dịchvụ y tế đã được đề cập trong Chương V nên sẽ không được nhắc lại ở đây.

1.2.1. Quyền lợi chăm sóc dài hạn của người cao tuổiNCT có quyền được gia đình phụng dưỡng và gia đình có trách nhiệm phụngdưỡng NCT. Theo Luật NCT (2009) quy định về quyền và nghĩa vụ của NCT, tráchnhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và pháthuy vai trò NCT đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, tôn trọng ý kiến của NCT trongquá trình chăm sóc. Luật quy định rằng con, cháu của NCT có trách nhiệm chủ yếutrong việc phụng dưỡng NCT, tức là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất của NCT.

Page 155: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

155

Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng NCT tùy theo hoàn cảnh cụ thể phải sắpxếp nơi ở phù hợp với điều kiện sức khoẻ, tâm lý của NCT, chu cấp về kinh tế, thanhtoán chi phí điều trị và chăm sóc y tế và động viên khi NCT ốm đau. Trong hoàn cảnhgia đình không thể trực tiếp phụng dưỡng NCT, Luật cũng quy định về việc ủy nhiệmchăm sóc NCT, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức có thể ký kết hợp đồng dịch vụchăm sóc NCT tại nhà hoặc các cơ sở chăm sóc.

Một số đối tượng NCT yếu thế có quyền được Nhà nước CSDH hoặc hỗ trợCSDH. Theo Luật NCT, trong trường hợp NCT thuộc hộ gia đình nghèo không cóngười có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng43, không có điều kiện sống ở cộng đồng (vìkhuyết tật hoặc không tự lo được đời sống), có nguyện vọng thì được tiếp nhận vào cơsở bảo trợ xã hội hoặc nếu có người nhận chăm sóc tại cộng đồng thì họ được hưởngtrợ cấp xã hội hằng tháng bằng mức nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội44. Chươngtrình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2012-2020 (Quyết định1781/QĐ-TTg năm 2012) quy định rộng hơn, là đối tượng được chú trọng bao gồm cảNCT dân tộc thiểu số. Đối tượng được đề cập trong Đề án CSSK NCT 2017-2025 củaBộ Y tế (Quyết định 7618/QĐ-BYT năm 2016) đưa ra mục tiêu đến năm 2025, 100%NCT không có khả năng tự chăm sóc sẽ được gia đình và cộng đồng CSSK, và tăng ítnhất 2 lần số NCT cô đơn không nơi nương tựa không có người trợ giúp tại nhà và cóđiều kiện chi trả được chăm sóc trong các cơ sở CSSK tập trung so với năm 2016.Tuy nhiên, hiện nay khái niệm về cơ sở CSSK tập trung chưa rõ ràng, vì trung tâmbảo trợ xã hội hiện nay không phải là cơ sở có chức năng cấp dịch vụ y tế và bệnhviện không có chức năng chăm sóc dài hạn.

1.2.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chăm sóc dài hạn cho người cao tuổiBộ Lao động - Thương binh và Xã hội (BLĐTBXH) chịu trách nhiệm trước Chínhphủ để thực hiện quản lý nhà nước về công tác NCT, và cụ thể về chính sách CSDH(Theo Luật NCT). Bộ này có trách nhiệm chung về xây dựng và thực hiện chính sáchvề công tác NCT, trong đó quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ, bồi dưỡng nhân viên chămsóc NCT và quy hoạch các cơ sở chăm sóc NCT trong cả nước. Theo Nghị định136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xãhội, Bộ LĐTBXH có trách hiệm thực hiện và giám sát các quy định về trợ giúp xãhội, trong đó có việc hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng và chăm sóc,nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội và nhà xã hội. Ngoài xây dựng chuẩn nhân lực củacơ sở BTXH, Bộ LĐTBXH có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu tố vềhoạt động cơ sở bảo trợ xã hội và tổng hợp và báo cáo Chính phủ về hoạt động và hỗtrợ hoạt động của Hiệp hội Giám đốc cơ sở BTXH45 (Nghị định số 68/2008/NĐ-CP).Trong đề án Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025 (Quyết định số 524/QĐ-TTg năm 2015) Bộ LĐTBXH có trách nhiệm hoàn thiệnquy chuẩn, tiêu chuẩn cơ sở trợ giúp xã hội, bảo đảm cho đối tượng tiếp cận sử dụngthuận lợi.

43 Tùy theo văn bản pháp luật, đối tượng này cũng được gọi là NCT cô đơn, NCT không nơi nượngtựa, và NCT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.44 Cơ sở bảo trợ xã hội là thuật ngữ chung được sử dụng trong luật pháp Việt Nam để chỉ các cơ sởchăm sóc dài hạn dành cho người già, người tàn tật, trẻ mồ côi và các nhóm khác. Trong một số vănbản chính sách, đôi khi còn sử dụng khái niệm cơ sở trợ giúp xã hội, bao gồm cả các cơ sở bảo trợ xãhội (có nội trú) và cơ sở hoạt động xã hội (không có nội trú). Tên thường gọi đối với cơ sở bảo trợ xãhội chăm sóc NCT là nhà dưỡng lão hoặc viện dưỡng lão. Trong báo cáo này, cơ sở bảo trợ xã hộiđược dùng để chỉ các cơ sở chăm sóc dài hạn tại khu vực công, tư nhân và các doanh nghiệp tư nhân.45 Đến năm 2017 Hiệp hội Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội vẫn chưa ra đời.

Page 156: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

156

Sở Lao động, Thương bình và Xã hội tỉnh, thành phố có nhiệm vụ liên quan CSDHcho NCT tại địa phương bao gồm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình Hànhđộng quốc gia về NCT và các đề án, chương trình về bảo trợ xã hội khác có liên quan,tổng hợp, thống kê số lượng NCT để thực hiện trợ giúp xã hội cho họ, và tổ chức xâydựng mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT (Thông tư 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV). Thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội và cấp giấy phéphoạt động chăm sóc NCT của cơ sở chăm sóc NCT ngoài công lập cũng thuộc thẩmquyền của ngành lao động cấp tỉnh hoặc huyện tùy loại cơ sở được thành lập(06/2011/NĐ-CP). Ở tuyến quận, huyện có các phòng Lao động, Thương binh và Xãhội có chức năng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định liên quan đến côngtác bảo trợ xã hội.

Chủ tịch UBND địa phương (tuyến tỉnh và huyện) có thẩm quyền quyết định thànhlập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động trong phạm vi tỉnh và cơ sở bảo trợxã hội công lập tuyến huyện (Nghị định số 68/2008/NĐ-CP và số 81/2012/NĐ-CP).

Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền cấp giấyphép kinh doanh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc NCT (vídụ nhà dưỡng lão hoặc dịch vụ giới thiệu người giúp việc chăm sóc NCT tại nhà)(Luật doanh nghiệp và Nghị định số 78/2015/NĐ-CP). Tuy nhiên, trước khi đượcphép hoạt động, cơ sở phải có thêm giấy phép tùy ngành đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc NCT thì cần đáp ứng cácđiều kiện giống như cơ sở bảo trợ xã hội (Nghị định số 06/2011/NĐ-CP).

Dịch vụ cho thuê lại lao động (ví dụ cấp người giúp việc chăm sóc NCT tạinhà) cần đáp ứng điều kiện ký quỹ để giải quyết các rủi ro và các khoản phảiđền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động dịch vụ việc làm của doanhnghiệp (Nghị định số 52/2014/NĐ-CP).

Doanh nghiệp muốn cấp dịch vụ KCB tại nhà NCT thì phải có giấy phép củangành y tế để hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình và người đứng đầu cơ sởphải có bằng cấp chuyên môn là bác sĩ gia đình.

Doanh nghiệp chăm sóc NCT nội trú, có cả dịch vụ KCB trong gói dịch vụ,theo nguyên tắc phải có giấy phép hoạt động cơ sở y tế, tuy nhiên, Luật Khámbệnh Chữa bệnh hiện nay chỉ có loại hình dịch vụ nội trú là bệnh viện. Chưacó phương án cấp giấy phép hoạt động cơ sở chăm sóc súc khỏe NCT nội trúkhông phải là bệnh viện.

Trong lĩnh vực CSDH, ngoài cấp giấy phép hoạt động Bộ Y tế được giao trách nhiệmhướng dẫn việc phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh, PHCN cho đốitượng được chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội (Quyết định số 524/QĐ-TTg năm2015). Bộ Y tế cũng có trách nhiệm hướng dẫn về chăm sóc y tế, chỉnh hình - PHCNđối với các đối tượng bị tàn tật, tâm thần trong cơ sở bảo trợ xã hội (Nghị định số68/2008/NĐ-CP). Ngành y tế có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhânviên y tế trong các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực chăm sóc NCT.

Một số đoàn thể, tổ chức từ thiện đang tham gia xây dựng và triển khai các môhình chăm sóc dài hạn cho NCT. CASCD trực thuộc Hội Chữ Thập đỏ là đơn vị đãtích cực xây dựng mô hình chăm sóc NCT từ rất sớm, trong đó có mô hình chăm sócNCT tại nhà thông qua TNV và người chăm sóc được trả công. Mô hình các CLB liênthế hệ tự giúp nhau được thành lập tại thôn, bản dưới sự quản lý của UBND xã,thường do Hội NCT hoặc Hội Phụ nữ phụ trách. Hội của các tôn giáo cũng có vai tròtổ chức hoạt động từ thiện và thành lập cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT.

Page 157: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

157

1.2.3. Định hướng đa dạng về tổ chức chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở ViệtNam

Hiện nay Nhà nước khuyến khích sáng tạo, xã hội hóa để tạo ra các mô hình khácnhau về CSDH cho NCT gồm cả mô hình chăm sóc tập trung và mô hình hỗ trợ giađình chăm sóc NCT tại cộng đồng (Error! Reference source not found.). CSDH tậptrung là dịch vụ nội trú,46 được cung cấp bởi doanh nghiệp, tổ chức từ thiện hoặc cơsở bảo trợ xã hội công lập. Mô hình doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận, phục vụnhững NCT có điều kiện kinh tế có thể chi trả được. Mô hình cơ sở bảo trợ xã hộicông lập và từ thiện là mô hình phục vụ chủ yếu những người không có người phụngdưỡng và không thể sống tự lập trong cộng đồng nữa. Hiện nay mô hình chăm sócNCT tập trung chưa được phát triển nhiều và phục vụ tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số NCTtại Việt Nam do chi phí cao. Mô hình hỗ trợ gia đình chăm sóc NCT tại cộng đồngdựa trên nền tảng là người thân phụng dưỡng hoặc người nhận chăm sóc, nuôi dưỡngNCT tại cộng đồng. Khi nhu cầu chăm sóc của NCT tăng lên, gia đình có thể yêu cầuthêm các dịch vụ hỗ trợ để giúp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc NCT, gồm cả dịch vụchăm sóc y tế cũng như chăm sóc hoạt động hằng ngày, giải trí, v.v. Tuy nhiên, cũngcó thể đến một lúc nào đó, NCT có nhu cầu được chăm sóc theo mô hình tập trung, thìcó thể chuyển từ mô hình cộng đồng sang mô hình tập trung.

Hình 68. So sánh mô hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi tập trung vàmô hình tại cộng đồng

Luật NCT, Chương trình Hành động về NCT và Đề án củng cố phát triển mạng lướicác cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016–2020 thúc đẩy mô hình CSDH tại cộng đồngvà gia đình. Theo luật, gia đình NCT có trách nhiệm chủ yếu trong việc phụng dưỡngngười cao tuổi. Phụng dưỡng người cao tuổi là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chấtnhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầuvề vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập của người cao tuổi. Đối với nhữngNCT không có người phụng dưỡng, Luật tạo điều kiện cho người nhận chăm sóc NCTtại cộng đồng bằng cách cấp trợ cấp xã hội hằng tháng cho NCT bằng mức nuôidưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội. Đề án củng cố và phát triển mạng lưới các cơ sở trợgiúp xã hội (Quyết định 524/QĐ-TTg năm 2015) đưa ra nhiệm vụ và giải pháp “đổimới cơ chế và phương thức quản lý, vận hành các cơ sở trợ giúp xã hội theo phương

46 Có nhiều tên khác nhau như nhà/trung tâm/viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc NCT.

Dịch vụ công tác xã hội,chăm sóc y tế, tư vấn

Hộ gia đình chăm sóc

(hoặc người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng NCT tại cộng đồng)

TT chăm sóc NCT tư nhân (doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận)

Trung tâm chăm sóc NCT cônglập, ngoài công lập từ thiện

Nhu cầu chăm sóc tăng lên

TNV, người được trả công chăm sóc NCT tại nhà;TNV trong CLB Liên thế hệ tự giúp nhau;

dịch vụ chăm sóc ban ngày;bác sĩ gia đình.

Mô hìnhCSDH

tậptrung

Mô hìnhCSDH tạicộngđồng

Page 158: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

158

châm phòng ngừa, trợ giúp, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại gia đình, cộng đồnglà chính.” Chương trình Hành động về NCT đưa ra mục tiêu đến năm 2020: 80%NCT không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng được nhận nuôi dưỡng chămsóc tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng trong các cơ sở chăm sóc NCT, trong đó ít nhất20% NCT được chăm sóc thông qua các mô hình nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộngđồng và ít nhất 50% số xã, phường, thị trấn có Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhauhoặc các mô hình khác nhằm chăm sóc và phát huy vai trò NCT, trong đó trên 70%NCT trên địa bàn tham gia và hưởng lợi. Quyết định số1533/QĐ-TTg năm 2016 phêduyệt Đề án Nhân rộng mô hình CLB LTH TGN giai đoạn 2016-2020.

Mô hình CSDH tập trung cho NCT cũng được thúc đẩy, nhưng theo hướng huyđộng vốn đầu tư của xã hội. Luật NCT khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xâydựng cơ sở chăm sóc NCT bằng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật vềchính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Đề án Củng cố, phát triển mạng lưới cáccơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025 (Quyết định số 524/QĐ-TTg năm 2015) vàQuy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025 (Quyết định số1520/QĐ-LĐTBXH năm 2015) đề xuất đến năm 2025 sẽ có 64 cơ sở bảo trợ xã hộichăm sóc NCT toàn quốc, trong đó có 5 cơ sở công lập và 26 cơ sở ngoài công lập sẵncó năm 2015 sẽ được nâng cao, mở rộng, và toàn bộ 33 cơ sở có kế hoạch xây mới làcơ sở ngoài công lập. Chương trình hành động quốc gia về NCT (2012-2020) lại đềxuất quy hoạch hệ thống cơ sở chăm sóc NCT đến năm 2020 sẽ bảo đảm mỗi tỉnh,thành phố có ít nhất từ 2 cơ sở chăm sóc NCT trở lên. Theo thông tin thu thập trênmạng về các cơ sở bảo trợ xã hội và doanh nghiệp chăm sóc NCT ngoài công lập ởcác tỉnh, thành, đầu năm 2017 có ít nhất 66 cơ sở.47 Đa phần các cơ sở này là cơ sởchăm sóc NCT cô đơn, không nơi nượng tựa, hoàn toàn không tự chăm sóc được.

2. Nhu cầu chăm sóc dài hạn của người cao tuổiTrước khi miêu tả về các mô hình tổ chức CSDH cho NCT, người đọc cần hiểu nhucầu chăm sóc dài hạn, tức là nhu cầu chăm sóc y tế và phi y tế của những người mắcbệnh mạn tính hoặc khuyết tật dẫn đến tình trạng không tự chăm sóc được trong thờigian kéo dài. Trong 10,35 triệu NCT, còn nhiều người khỏe mạnh, tiếp tục đóng gópqua hoạt động kinh tế, chăm sóc các cháu nội, cháu ngoại, và các thành viên gia đìnhkhác hoặc làm tình nguyện viên chăm sóc NCT khác và các hoạt động xã hội khác ởcộng đồng. Trong nhóm NCT cũng có người tạm thời gặp khó khăn trong sinh hoạt cánhân hằng ngày do đang hồi phục sau bệnh tật, phẫu thuật hoặc tai nạn, nhưng nếuđược PHCN thì sẽ trở lại nhóm NCT khỏe mạnh. Chương này đề cập đến nhu cầu củaNCT không khỏe mạnh và khó có thể PHCN để trở lại trạng thái khỏe mạnh. Nhu cầuCSDH của NCT này bao gồm từ hỗ trợ việc nhà, nói chuyện, tâm sự đến mức chămsóc toàn diện, ví dụ đối với những người bị khuyết tật đặc biệt nặng. Mục này sẽ dựbáo cơ cấu NCT theo nhu cầu CSDH dựa trên một số chỉ số đánh giá mức độ khókhăn trong chức năng (nghe, nhìn, v.v.) hoặc trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày.

2.1. Nguyên nhân gia tăng nhu cầu chăm sóc dài hạn ở Việt NamHiện nay và trong thời gian tới, nhu cầu CSDH của NCT ở Việt nam, đặc biệt làchăm sóc tại cộng đồng sẽ ngày càng tăng do một số lý do sau đây:

47 Một số cơ sở dạng kinh doanh dịch vụ chăm sóc NCT được ngành kế hoạch đầu tư quản lý, và mộtsố cơ sở của tôn giáo vẫn chưa được ngành lao động quản lý nên thiếu danh mục đầy đủ về các loạicơ sở chăm sóc NCT ngoài công lập.

Page 159: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

159

Thứ nhất, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tốc độ già hóa nhanh trong số các quốcgia đang phát triển trên thế giới (Xem Chương IV), với sự tăng nhanh cả về số lượngvà tỉ trọng NCT, đặc biệt ở nhóm NCT ở độ tuổi cao cần chăm sóc nhiều hơn.

Thứ hai, gánh nặng bệnh tật do các BKLN mạn tính và khuyết tật (nhìn, nghe, đi lại,ghi nhớ) ở NCT tăng nhanh (Xem Chương IV). Nhiều NCT sống cùng bệnh tật trongmột thời gian lâu dài, dẫn đến tăng những khó khăn về chức năng thể chất, trong sinhhoạt cá nhân hằng ngày (ADL) và trong các hoạt động hỗ trợ cuộc sống hằng ngày(IADL).48 Khoảng 54,6% người khuyết tật là người từ 60 tuổi trở lên [90], và hơn haiphần ba NCT gặp ít nhất một khó khăn về vận động (phổ biến là ngồi hoặc ngồi xổm,bước lên hoặc xuống cầu thang, đứng dậy khi đang ngồi), và gần 38% NCT gặp ítnhất một khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày, lên hơn 50% ở nhóm 80 tuổitrở lên [23]. (Xem Chương IV)

Thứ ba, sự chăm sóc truyền thống của gia đình đối với NCT đang giảm đi. Xu hướngquy mô gia đình nhỏ hơn, hoặc do con cái đi làm ăn xa hoặc bận rộn làm ăn nên thờigian chăm sóc NCT bị giảm đi; bên cạnh đó, phụ nữ, thường đóng vai trò chăm sócchính tại nhà cho NCT, lại tham gia lao động nhiều hơn; Tiếp theo, số NCT sống mộtmình, sống với vợ/chồng cũng là NCT, sống trong gia đình khuyết thế hệ cũng đangngày một tăng lên (năm 2014, có 304 000 người, chiếm 3,2% NCT, trong số đó,khoảng 16,4% NCT từ 80 tuổi trở lên sống một mình).49 Dự báo số NCT sống mộtmình sẽ tăng lên trong thời gian tới, đặc biệt ở những người ở độ tuổi cao từ 80 trởlên, phụ nữ chiếm tỷ lệ lớn. Bản thân NCT cũng mong muốn sống với cộng đồng vàgia đình. Xu thế NCT mong muốn được sống với gia đình và cộng đồng của mìnhtrong những năm tháng xế chiều đang tăng lên. Bên cạnh đó, chăm sóc NCT tại giađình và cộng đồng cũng phù hợp với văn hóa của người Việt Nam hiện nay.

Thứ tư, thu nhập của phần lớn NCT thấp, không đủ chi trả cho các dịch vụ chăm sócở các cơ sở chăm sóc tập trung dài hạn (phần lớn đang do tư nhân cung cấp). Phần lớn(66,8%) NCT sống ở nông thôn [25]. Năm 2014, 11,7% NCT sống trong hộ có mứcsống dưới chuẩn nghèo. Tuổi càng cao, tỷ lệ nghèo càng cao. Trong khi tỷ lệ nghèocủa nhóm 60-69 tuổi là 10,12%, đối với nhóm 80 tuổi trở lên, tỷ lệ này lên 14,58%.Nếu tính theo chuẩn cận nghèo, 21,15% NCT sống trong hộ có mức sống dưới chuẩncận nghèo, ở nhóm 80 tuổi trở lên, tỷ lệ lên 24,64%[91]. Số NCT có lương hưu và bảohiểm xã hội mới chỉ chiếm 27,9%.50 Khoảng 60% NCT cho biết thu nhập của họ hiệnnay không đủ cho nhu cầu cuộc sống và chưa đến 2% cho rằng họ dư dả [23]. Do vậy,khả năng chi trả các dịch vụ chăm sóc ở các cơ sở chăm sóc tập trung của tư nhân, vớigiá cả cao, khá hạn chế. Do vậy, nhu cầu cần có các dịch vụ chăm sóc tại nhà và cộngđồng, với giá cả hợp lý, sẽ nhiều hơn.

2.2. Dự báo nhu cầu chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi Việt Namtrong 10 năm tớiNhu cầu CSDH của NCT đang tăng lên một phần do số NCT tăng lên, do tuổi thọ lúcsinh tăng lên, và một phần do xã hội thay đổi và điều kiện CSDH tại nhà hạn chế khingười trong tuổi lao động đi làm, không thể ở nhà chăm sóc NCT. Phân tích thựctrạng dựa trên số liệu về khuyết tật và những người gặp khó khăn trong sinh hoạt cá

48 ADL=hoạt động sinh hoạt cá nhân hằng ngày là các hoạt động tự chăm sóc như tắm, vệ sinh cánhân. IADL=hoạt động hỗ trợ cuộc sống hằng ngày không cần thiết để hoạt động cơ bản, nhưng tạođiều kiện cho cá nhân sống tự lập trong cộng đồng, ví dụ như nội trợ, quản lý tiền, chế biến bữa cơm.49 TCTK (2015). Báo cáo gửi UBQG về NCT.50 BHXH VN (2015). Báo cáo gửi UBQG về NCT.

Page 160: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

160

nhân hằng ngày để dự báo số NCT có nhu cầu CSDH. Error! Reference source notfound. cho thấy, năm 2009 đa phần NCT không bị khuyết tật (về chức năng thính lực,thị lực, đi lại hoặc tập trung-ghi nhớ). Khoảng một phần ba NCT có gặp khó khăntrong ít nhất một trong những chức năng đã nêu trên, nhưng không phải ở mức nặng.Chỉ có 2% người cho biết họ hoàn toàn không thực hiện được ít nhất một trong 4 chứcnăng đó, và 7% cho biết họ rất khó khăn đối với ít nhất một chức năng.

Hình 69. Cơ cấu mức độ khuyết tật của người cao tuổi Việt Nam, 2015

Chú thích: Dựa trên số liệu hỏi về mức độ khó khăn trong khả năng nhìn, nghe, đi lại, tập trung và ghinhớ. Nếu ít nhất một trong 4 chức năng này khó đến mức nặng nhất, NCT được xếp vào nhóm đó.

Nguồn: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, tự tính toán của 15% mẫu.

Nếu cho rằng NCT rất khó khăn hoặc không thể thực hiện ít nhất một chức năng(nhìn, nghe, đi lại, tập trung/ghi nhớ) là NCT có nhu cầu CSDH, thì có thể định lượngnhu cầu tối thiểu. Số liệu về tỷ lệ khuyết tật theo nhóm tuổi trong Tổng điều tra dân sốvà nhà ở năm 2009, áp vào số liệu dự báo dân số đến năm 2049 ra kết quả được trìnhbày trong Error! Reference source not found.. Năm 2019, khoảng 1 triệu NCT cóthể coi là có nhu cầu CSDH vì rất khó khăn hoặc không thực hiện được ít nhất 1 chứcnăng. Đến năm 2049, nếu không có sự thay đổi trong tỷ lệ khuyết tật theo nhóm tuổi,thì số này sẽ lên 2,5 triệu người. Tuy nhiên, nhu cầu có thể còn lớn hơn nữa nếu tínhnhu cầu nhẹ hơn của một phần ba NCT cho biết họ có khó khăn, nhưng vẫn thực hiệnđược các chức năng.

Page 161: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

161

Hình 70. Dự báo số người rất khó khăn hoặc không thể thực hiện ít nhất 1 chứcnăng cơ bản (nhìn, nghe, đi lại, tập trung/ghi nhớ), 2019~2049

Nguồn: Dự báo dân số to 2049 và tỷ lệ khuyết tật từ Tổng điều tra dân số năm 2009.

Một cách khác có thể tính nhu cầu CSDH là dựa trên số liệu về những NCT cao tuổikhai là gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày. Các sinh hoạt được đánh giábao gồm ăn, mặc và cởi quần áo, tắm, ngồi lên từ tư thế nằm và tự đi vệ sinh. Lấy tỷlệ này từ Điều tra NCT năm 2011 và áp vào số liệu về số NCT theo nhóm tuổi có kếtquả được trình bày trong Error! Reference source not found.. Theo định nghĩa nhucầu này, năm 2019 khoảng 4 triệu NCT cần CSDH, tăng đến gần 10 triệu người năm2049.

Hình 71. Dự báo số người cao tuổi gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằngngày, 2019~2049

Nguồn: Dự báo dân số đến 2049 và tỷ lệ gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày từ MDRI.Điều tra Người cao tuổi năm 2011.Jan 2012.

Tâm lý của NCT là muốn được sống ở cộng đồng những năm tháng cuối đời. Tuyvậy, số NCT vào các cơ sở chăm sóc tập trung sẽ tăng lên do các vấn đề sức khỏe khituổi thọ tăng lên [92]. Đóng góp vào xu hướng này có những sự thay đổi trong sắpxếp hộ gia đình với những người con tuổi lao động di cư xa nhà, không còn khả năng

Page 162: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

162

chăm sóc cho NCT hằng ngày nữa. Tuy nhiên, mức trợ cấp xã hội và thu nhập củanhiều hộ gia đình khó mà bảo đảm được chi phí CSDH tập trung.

Một số NCT vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, nhưng có nguồn lực tài chính và nguyệnvọng sống trong cơ sở chăm sóc NCT cao cấp. Yêu cầu này đang được các công tycung cấp dịch vụ cho NCT tính đến khi ngày càng đề xuất nhiều dự án xây dựng cáctrung tâm dưỡng lão tư nhân. Tuy nhiên, số NCT có khả năng chi trả cho những dịchvụ này rất ít so với nhu cầu rất lớn CSDH cho NCT không tự chăm sóc được nữa,nhưng thiếu điều kiện kinh tế để sống tập trung trong các nhà dưỡng lão tư nhân.

3. Cung cấp dịch vụ chăm sóc dài hạn cho người cao tuổiViệt Nam đang hình thành hai mô hình CSDH cho NCT (Hình 72). Thứ nhất là môhình chăm sóc tại cộng đồng dựa vào gia đình với sự hỗ trợ thêm từ cộng đồng vàdịch vụ trả công. Thứ hai là mô hình CSDH tập trung. 51 Trong từng mô hình tập trungcó những loại hình khác nhau, và trong mô hình tại cộng đồng có nhiều thành phầnkhác cùng đóng góp vào CSDH cho NCT đang sống trong gia đình. Hiện nay độ baophủ của các mô hình chưa cao. Định hướng chính hiện nay là phát triển đội ngũ TNVchăm sóc NCT tại nhà của CLB liên thế hệ tự giúp nhau phù hợp với đại đa số NCTsống tại nông thôn và không có điều kiện kinh tế để hưởng các dịch vụ trả công.Hình 72. Các loại dịch vụ với hai mô hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi

3.1. Mô hình chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi tại cộng đồngĐối với mô hình CSDH tại cộng đồng, nền tảng là gia đình (hoặc người nhận nuôidưỡng NCT tại cộng đồng)52, và các mô hình liên quan nhằm hỗ trợ gia đình chămsóc NCT về một hoặc nhiều khía cạnh khác nhau. Mục đích của dịch vụ này là nângcao tính tự lập, tối đa hóa chất lượng sống và đáp ứng nhu cầu trong thời gian kéo dài.Chăm sóc dài hạn chủ yếu là chăm sóc cá nhân (personal care), tức là hỗ trợ NCTthực hiện những hoạt động hằng ngày như mặc quần áo, ăn, đi vệ sinh, nhớ uốngthuốc, v.v. Đối với một số NCT suy yếu, mắc bệnh nặng như tai biến mạch máu não,thì cần thêm chăm sóc điều dưỡng, như tiêm thuốc, cho ăn uống bằng ống xông, thaybăng các vết thương, cho thở ô xy, hút đờm bằng máy và chăm sóc PHCN, đòi hỏinhững người được đào tạo cơ bản về dịch vụ điều dưỡng (có thể là thân nhân hoặc

51 Tên chung của cơ sở chăm sóc NCT tập trung là cơ sở bảo trợ xã hội, nhưng có nhiều tên gọi khác,như viện dưỡng lão, nhà điều dưỡng, trung tâm chăm sóc NCT, nhà an dưỡng, mái ấm, thậm chí cóbáo ghi là trại dưỡng lão. Có nhiều nơi dùng từ người già thay vào từ NCT.52 NCT không có người phụng dưỡng, và có đủ điều kiện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội có thể đượcnhận nuôi dưỡng bởi một người trong cộng đồng theo quy định của Nghị định 136/2013/NĐ-CP vàhướng dẫn chi tiết trong 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.

Cơ sởbảo trợxã hộicônglập

Cơ sởbảo trợxã hộingoài

công lập(từ thiện)

TT Công tácxã hội; nhân

viên côngtác xã hội

CLB Liên thế hệ tự giúp nhau

Trạm y tếxã

NVYTTB

Cơ sở chăm sóc NCTtư nhân (kinh doanh)

TNVchămsócNCT

Dịch vụ chămsóc NCT tại giađình trả công

Bác sĩ gia đình tưnhân; dịch vụ KCB tạinhà

Chi phíthấp, đượctrợ cấp, hỗtrợ kinh phí

Chi phí cao

Mô hình tư vấnvà hỗ trợ chămsóc NCT

Mô hình CSDH tại cộng đồng Mô hình CSDH tập trung

Page 163: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

163

người ngoài gia đình). Còn đối với số rất ít NCT bị bệnh nặng, đang ở giai đoạn cậntử, không muốn nhập viện, thì cần cả chăm sóc y tế chuyên khoa, chăm sóc giảm nhẹ.Trong các mô hình chăm sóc tại cộng đồng ở Việt Nam, mô hình toàn diện nhất làCLB Liên thế hệ Tự giúp nhau, có 8 mảng hoạt động. Các mô hình còn lại đang đượcáp dụng ở Việt Nam thường chỉ giải quyết một phần nhu cầu CSDH cho NCT. Tuynhiên, do nhu cầu của NCT rất đa dạng, những dịch vụ đó cũng đóng góp vào nhiệmvụ chung là hỗ trợ các gia đình Việt Nam chăm sóc NCT.

Việc chăm sóc NCT của các thành viên gia đình có nhiều thuận lợi và cũng đanggặp nhiều thách thức. Với gần 60% NCT vẫn đang sống với vợ/chồng và gần 70%NCT vẫn đang sống cùng con [23] là điều kiện tốt để NCT được thành viên gia đìnhchăm sóc tại nhà, phù hợp với Luật pháp,53 điều kiện kinh tế và truyền thống văn hóaViệt Nam. Sự chăm sóc của họ hàng chiếm vị trí đáng kể. Điều tra về NCT năm 2011cho thấy người chăm sóc nhiều nhất cho NCT khi họ cần được hỗ trợ trong sinh hoạtcá nhân hằng ngày là người thân. Quan trọng nhất là vợ/chồng, (trong đó tỷ lệ chồngđược vợ chăm sóc là trên 80%, trong khi vợ được chồng chăm sóc là gần 30%, trongsố những người đang sống với vợ/chồng), con gái và con dâu. Rất ít NCT cho rằngngười chăm sóc nhiều nhất là tình nguyện viên (hàng xóm) hoặc người được trả côngđể cấp dịch vụ chăm sóc NCT [23].

Tuy nhiên, việc chăm sóc của các thành viên gia đình cũng đang gặp nhiều tháchthức. Người chăm sóc trong gia đình ít hơn trước kia, do gia đình ít người hơn, hoặccon cái bận rộn làm ăn hay đi làm ăn xa, phụ nữ - người chăm sóc chủ yếu, cũng thiếuthời gian chăm sóc hơn vì bản thân họ cũng phải làm việc. Người chăm sóc mệt mỏivì việc chăm sóc diễn ra trong một thời gian dài, với các yêu cầu phức tạp do tính chấtbệnh tật hiện nay của NCT (mạn tính, đa bệnh tật) trong khi các dịch vụ chăm sócthay thế và dụng cụ hỗ trợ hầu như chưa có hoặc rất hạn chế. Các thành viên gia đìnhthường thiếu các kiến thức, kỹ năng chăm sóc cần thiết, ảnh hưởng đến chất lượngchăm sóc. Bên cạnh đó, tỷ lệ NCT sống một mình, sống với vợ/chồng cũng là NCT,hoặc trong gia đình khuyết thế hệ đang tăng lên [23].

3.1.1. Quản lý nhà nước về chăm sóc dài hạn tại cộng đồngTheo Luật NCT, gia đình NCT có trách nhiệm chủ yếu trong việc phụng dưỡngNCT. Những người có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ theo Luật hôn nhân và gia đìnhbao gồm con đẻ, con nuôi và cháu nội. Con riêng cũng có nghĩa vụ phụng dưỡng chadượng, mẹ kế và con dâu, con rể có nghĩa vụ phụng dưỡng đối với cha mẹ vợ/chồngnếu ở chung nhà. Không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng NCT là hành vi cấm trongLuật NCT.

Đối với những NCT không có người phụng dưỡng theo pháp luật, Nghị định136/2013/NĐ-CP quy định về phương án hộ gia đình hoặc cá nhân trong cộng đồng tựnguyện nhận nuôi dưỡng NCT tại nhà thay vì tiếp nhận vào trung tâm bảo trợ xã hội.Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng NCT phải bảo đảm các điều kiện:

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước;

Có sức khoẻ và kinh nghiệm chăm sóc NCT;

Có nơi ở ổn định và nơi ở cho NCT;

53 Luật NCT quy định “gia đình người cao tuổi có trách nhiệm chủ yếu trong việc phụng dưỡng ngườicao tuổi” (khoản 3, điều 5, Luật NCT).

Page 164: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

164

Có điều kiện kinh tế;

Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quyđịnh về năng lực hành vi dân sự và sức khỏe giống như người nhận nuôidưỡng NCT.

Nghị định 136 cũng quy định những trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sócnuôi dưỡng NCT, đó là nếu có hành vi đối xử tệ bạc đối với NCT, lợi dụng việc chămsóc, nuôi dưỡng để trục lợi; có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không cònbảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng NCT; hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền củangười được nhận nuôi dưỡng, chăm sóc.

Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng không có điều kiện trực tiếp chăm sócNCT thì uỷ nhiệm cho cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc NCT. Việcuỷ nhiệm chăm sóc NCT được thực hiện dưới hình thức hợp đồng dịch vụ giữa ngườicó nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ. Hợpđồng dịch vụ chăm sóc NCT phải bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của NCT, phải có ý kiến đồng ý của NCT hoặc người giám hộ NCT.Hợp đồng dịch vụ chăm sóc NCT phải có các nội dung chủ yếu sau đây: (i) tình trạngsức khỏe, bệnh tật của NCT; (ii) thời gian chăm sóc, địa điểm chăm sóc, phương thứcthực hiện chăm sóc; (iii) chi phí dịch vụ, phương thức thanh toán; (iv) quyền và nghĩavụ của người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng; (v) quyền và nghĩa vụ của cá nhânhoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc; (vi) các nội dung khác (06/2011/NĐ-CP).Tuy nhiên, chưa có văn bản quy định trách nhiệm kiểm tra điều kiện của cá nhân cungứng dịch vụ chăm sóc NCT. Hợp đồng hiện nay chỉ áp dụng với dịch vụ trả công.

Một số mô hình hỗ trợ gia đình tự chăm sóc NCT đang được thí điểm hoặc áp dụngtại Việt Nam do những cơ quan khác nhau quản lý (Hình 73).

Page 165: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

165

Hình 73. Quản lý nhà nước về các mô hình chăm sóc dài hạn cho người caotuổi tại cộng đồng

Dưới đây sẽ miêu tả từng mô hình nhằm làm rõ loại đối tượng được được phục vụ,loại nhân viên phục vụ, loại dịch vụ được cung cấp, tình trạng phát triển của mô hìnhvà một số thách thức của mô hình.

3.1.2. Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhauCLB Liên thế hệ Tự giúp nhau, là mô hình tại cộng đồng, được thành lập ở cấpthôn/bản.54 CLB được UBND các xã ra quyết định thành lập, và giao cho một Hộiđoàn thể, trong đó chủ yếu là Hội NCT hoặc Hội Phụ nữ hỗ trợ, quản lý chung. CLBdo Ban chủ nhiệm (gồm 5 thành viên) trực tiếp quản lý và điều hành. CLB nhằm vừachăm sóc vừa phát huy vai trò của NCT tại cộng đồng, với 8 mảng hoạt động hỗ trợlẫn nhau, trong đó có chăm sóc tại nhà, chăm sóc sức khỏe và tự giúp nhau/hỗ trợcộng đồng cho những NCT không thể rời khỏi nhà hoặc bị liệt giường, là ba mảngliên quan trực tiếp nhất đến chăm sóc dài hạn cho NCT (Error! Reference sourcenot found.74). CLB sinh hoạt hằng tháng, với nhiều nội dung phong phú, đa dạng,đáp ứng nhu cầu của thành viên.

54 Ban đầu (năm 2006) mô hình CLB được thành lập trong khuôn khổ các dự án do tổ chức HelpAgeInternational hỗ trợ kỹ thuật và nhiều tổ chức quốc tế tài trợ (HelpAge, EU, KOICA, UNFPA, AtlanticPhilanthropies, Lottery UK, …).

BộLĐTBXH

SởLĐTBXH

PhòngLĐTBXH

quận/ huyệnTT Côngtác xã hội

tỉnh

UBND xã

CASCD/Hội chữ Thập đỏ/Hội khác

TNV chăm sóc NCT trongCLB LTH TGN

Bộ Y tế Sở Y tế TT Y tế huyện

Tổng cục Dân sốvà KHHGĐ TNV

Trạm y tếxã NVYTTB

TT Tư vấn và hỗ trợ chămsóc NCT

Phòng đăng kýkinh doanh củaSở Kế hoạch vàđầu tư

Hội NCTTNV chăm sóc NCT

Dịch vụchăm sócNCT tạinhà có trảcông

Bác sĩgia đìnhtư nhân;dịch vụ ytế tại nhà

TT Côngtác xã hộihuyện(chưa có)

Sở Y tế

Gia đình chăm sóc NCT

Người nhận nuôi dưỡngNCT tại cộng đồng

Cơ quan quản lý hoặc tổ chức Mô hình

Page 166: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

166

Hình 74. Các mảng hoạt động của câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau

Đối tượng được phục vụ: Mỗi CLB có từ 50 đến 70 thành viên, với phần lớn làNCT, phụ nữ, có hoàn cảnh khó khăn về vật chất và/hoặc xã hội, như người không cóngười phụng dưỡng, sống với vợ/chồng cũng là NCT, hoặc con cháu đi làm ăn xa. Cóhoạt động phù hợp với những NCT còn khỏe mạnh cũng như những người khuyết tật,ốm nặng.

Người thực hiện việc chăm sóc: Mỗi CLB có ít nhất 5 tình nguyện viên (TNV), đượctập huấn về kiến thức và các kỹ năng chăm sóc cơ bản cho NCT và mỗi TNV tiếnhành chăm sóc/giúp đỡ tại nhà ít nhất 2 lần/tuần cho người họ nhận chăm sóc, khôngcó thù lao. Để thực hiện một số hoạt động kỹ thuật vể chăm sóc y tế, mô hình nàyđang bước đầu thử nghiệm trợ lý chăm sóc có trả công. Đây là nhân viên y tế về hưuhoặc NVYTTB được Dự án HelpAge International tập huấn bổ sung kỹ năng về chămsóc cơ bản cho NCT.

Hoạt động chăm sóc sức khỏe: Tại các buổi sinh hoạt tháng, CLB thường xuyên mờingười có chuyên môn về truyền thông trong các buổi sinh hoạt CLB về các nội dungliên quan đến chăm sóc sức khỏe, đặc biệt các bệnh KLN. CLB còn tổ chức các hoạtđộng rèn luyện thân thể, tăng cường tiếp cận BHYT, chủ động phối hợp với các cơ sởy tế khám sức khỏe cho thành viên 2 lần/năm. Do nhu cầu của nhiều NCT bị khuyếttật hoặc mắc bệnh mạn tính vượt khả năng của TNV, một số CLB đang thử nghiệmcung cấp thêm dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà (như thực hiện bài tập PHCN, tập thể dụcdưỡng sinh, theo dõi huyết áp, đường huyết, theo dõi việc uống thuốc), do trợ lý chămsóc là nhân viên y tế về hưu hoặc NVYTTB, đảm nhiệm và được trả công.55

Hoạt động chăm sóc NCT tại nhà: Hoạt động này ưu tiên cho NCT khó khăn (bịkhuyết tật, ốm yếu) và cô đơn (không có người nhà có khả năng chăm sóc). Tùy vàotình trạng của người được chăm sóc mà CLB có thể cử một hoặc một nhóm TNV thayphiên nhau đến giúp. Công việc của TNV chủ yếu là trò chuyện, tâm sự, cung cấpthông tin, làm việc nhà (quét dọn nhà cửa, vườn tược, rửa bát, giặt giũ, nấu cơm), giúp

55 Thuộc Dự án ROK/ASEAN có hỗ trợ kỹ thuật của HelpAge International khu vực.

Nâng caonhận thức,kiến thức

Tăng thunhập

Vận độngnguồn lực

Quyền và lợiích

Tự giúpnhau/hỗ trợcộng đồng

Văn hóa,văn nghệ

CHĂM SÓCDÀI HẠNNCT

Chăm sócsức khỏe

Chăm sóctại nhà

Page 167: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

167

đi chợ, mặc quần áo, đưa đi đây đó. Nhiều TNV còn hỗ trợ thêm cho NCT tiền, vậtdụng, thức ăn của gia đình mình. Một số TNV còn giúp NCT trong vệ sinh cá nhân,hướng dẫn tập thể dục đơn giản, theo dõi cân nặng, huyết áp. Với các nhu cầu ngoàikhả năng, các TNV sẽ báo lại cho Ban chủ nhiệm CLB để giúp đỡ thêm.

Giúp NCT hưởng quyền lợi: Cùng Hội NCT, Hội Phụ nữ, CLB LTH TGN hỗ trợlàm thủ tục hoặc đề xuất với địa phương để NCT được hưởng đúng quyền lợi củamình, hoặc kết nối với các Ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương để giúp đỡthêm với những vấn đề ngoài khả năng của CLB.

Giải pháp tài chính: Nguồn tài chính giúp cho CLB bền vững chủ yếu là từ nguồn lãitừ Quỹ Tăng thu nhập Quay vòng của CLB (Quỹ được hình thành từ hỗ trợ bằng hiệnvật hoặc tiền của các nhà tài trợ/chính quyền địa phương hoặc tự vận động), ngoài racòn có phí thành viên, các nguồn do các CLB vận động từ cộng đồng và các hoạtđộng tăng thu nhập tập thể của CLB.

Thực trạng nhân rộng mô hình: Đóng góp vào thể chế hóa CSDH cho NCT tạicộng đồng, Chương trình Hành động Quốc gia về NCT, 2012-2020, có chỉ tiêu là đếnnăm 2020 ít nhất 50% số xã, phường, thị trấn sẽ có CLB LTH TGN hoặc các mô hìnhkhác nhằm chăm sóc và phát huy vai trò NCT (Quyết định số 1781/QĐ-TTg năm2012).56 Năm 2016, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án Nhân rộng mô hình CLB LTHTGN giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 1533/QĐ-TTg năm 2016) với chỉ tiêu từ2016 đến năm 2020 là nhân rộng và duy trì hoạt động khoảng 3200 CLB LTH TGN ởít nhất 45 tỉnh, thành phố (có ít nhất 160 000 thành viên, trong đó có 105 000 NCTtham gia). Ban điều hành Đề án nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ Tự giúp nhaugiai đoạn 2016-2020 đã được thành lập theo Quyết định số 78/2017/QĐ-HNCT. Đếnhết năm 2016 có 1064 CLB LTH TGN hoạt động tại 18 tỉnh có hơn 55 000 NCT thamgia [54] (Hình 75).

56 Chương trình quốc gia về NCT đề cập đến cả CLB LTH TGN và những CLB khác, tổng chỉ tiêu năm2020 là 5000 CLB chăm sóc và phát huy vai trò NCT dựa vào cộng đồng các loại.

Page 168: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

168

Hình 75. Bản đồ thực trạng phát triển câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau tại ViệtNam đến cuối năm 2016

Nguồn: Số liệu giám sát sự phát triển của CLB LTH TGN của Hội Người cao tuổi Việt Nam.

Khuyến nghị: Để có thể chăm sóc hiệu quả hơn cho NCT ốm yếu, khó khăn ở cộngđồng, cần có sự tham gia của ngành y tế, trước mắt là tập huấn chuyên môn thường

Quần đảo Hoàng Sa(Việt Nam)

Quần đảo TrườngSa (Việt Nam)

Page 169: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

169

xuyên hàng năm cho các TNV của CLB và trợ lý chăm sóc được trả công (ở nhữngCLB đang và sẽ thử nghiệm), cũng như hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ và truyền thôngcho thành viên CLB tự chăm sóc sức khỏe. Cần kết nối chặt chẽ hơn các CLB vàchính quyền địa phương (đặc biệt ngành bảo trợ xã hội và y tế), bảo đảm về chuyênmôn và hỗ trợ tài chính để trợ lý chăm sóc được trả công khi thực hiện trách nhiệmCSSK cho NCT.

3.1.3. Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại nhà

Dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà có thể có phạm vi rộng hay hẹp tùy nhu cầu. Ví dụ,phạm vi công việc chăm sóc NCT tại nhà ở mô hình chăm sóc NCT tại một huyện củaThái lan bao gồm: giúp người bệnh uống thuốc, sắp xếp vị trí phù hợp trên giường,ghi lại các dấu hiệu quan trọng, hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày như tắm, mặc quầnáo, hỗ trợ sức khỏe tâm thần, như đọc báo cho bệnh nhân nghe, trò chuyện, hỗ trợ táihòa nhập, làm việc nhà như lau nhà, dọn giường, khuyên bảo, điều phối với các bênliên quan phù hợp.

Theo quy định Việt Nam, nếu nội dung chăm sóc chủ yếu là chăm sóc cá nhân hoặcnội trợ, thì không cần giấy phép. Tuy nhiên, nếu nội dung chăm sóc bao gồm cả dịchvụ y tế thì phải có giấy phép hoạt động do ngành y tế cấp. Nếu là dịch vụ chăm sócsức khỏe tại nhà, thì theo Thông tư 41/2011/TT-BYT, phạm vi hoạt động chuyên mônchỉ là chăm sóc sức khỏe tại nhà theo đơn của bác sĩ, không được truyền dịch, khôngđược khám, chữa bệnh và kê đơn thuốc. Trường hợp muốn cấp dịch vụ y tế có phạmvi rộng hơn tại nhà NCT, thì phải đăng ký là phòng khám bác sĩ gia đình. Theo Thôngtư 16/2014/TT-BYT, bác sĩ gia đình được thực hiện một số hoạt động tại gia đìnhngười bệnh bao gồm: khám bệnh, kê đơn thuốc một số bệnh thông thường; thực hiệnmột số thủ thuật: thay băng, cắt chỉ, lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu để xét nghiệm, khídung; được tiêm, truyền dịch trong trường hợp cấp cứu. Đối với cả hai loại giấy phépnày, các nhân viên cung cấp dịch vụ y tế đều phải có chứng chỉ hành nghề y tế.

Mô hình dựa trên tình nguyện viên chăm sócMô hình chăm sóc NCT dựa vào TNV nhằm cung cấp các dịch vụ chăm sóc NCT tạigia đình miễn phí thông qua các TNV.57 Ở cấp cơ sở, có mô hình do Hội NCT hoặcHội Chữ Thập đỏ cơ sở tổ chức và quản lý, và có cả TNV trong mô hình tư vấn vàchăm sóc dựa vào cộng đồng của Tổng cục Dân số-KHHGĐ triển khai.

Mô hình của Hội NCT và Hội Chữ Thập đỏĐối tượng được phục vụ: Mô hình này nhằm giúp NCT ốm đau, bệnh tật, cô đơn,gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Người thực hiện việc chăm sóc: TNV chăm sóc, hỗ trợ tại nhà có thể là hội viên cácđoàn thể, bà con, người họ hàng hoặc hàng xóm tự nguyện đến tận nhà NCT để giúpđỡ từ 3-5 buổi/tuần, không hưởng lương nhưng phải có cam kết hoạt động trong mộttổ chức với thời hạn nhất định, có quy chế, có kế hoạch. Các TNV được các Dự án tậphuấn các kiến thức cần thiết và kỹ năng chăm sóc cơ bản.

Hoạt động chăm sóc NCT tại nhà: Công việc của TNV gồm trò chuyện, tâm sự,cung cấp thông tin, làm việc nhà (quét dọn nhà cửa, vườn tược, rửa bát, giặt giũ, nấu

57 Mô hình TNV chăm sóc NCT tại nhà, được triển khai từ năm 2003, thông qua một dự án khu vực “Dựán hợp tác Hàn Quốc-ASEAN về chăm sóc tại nhà cho NCT thiệt thòi dựa vào tình nguyện viên”, do Tổchức Hỗ trợ NCT Hàn Quốc (HelpAge Korea) quản lý, tổ chức HelpAge International hỗ trợ kỹ thuật vàTrung tâm Nghiên cứu và Trợ giúp NCT (RECAS) trực thuộc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai ở ViệtNam.

Page 170: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

170

cơm), giúp đi chợ, mặc quần áo, đưa đi đây đó và kết nối với các ban ngành đoàn thểvà chính quyền địa phương để giúp đỡ thêm khi cần thiết. Mỗi tháng các TNV họp 1lần để rà soát tình hình người được chăm sóc, trao đổi kinh nghiệm cũng như đưa racác giải pháp và kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

Thực trạng nhân rộng mô hình: Năm 2012, qua 9 năm thực hiện thí điểm và mởrộng, dự án đã có 1223 TNV chăm sóc cho 1094 NCT ở 93 xã, thuộc 24 huyện, ở 12tỉnh58. Đánh giá tác động của mô hình này cho thấy, mặc dù dễ thực hiện, ít tốn kémvà phù hợp với điều kiện Việt Nam và nguyện vọng của NCT được sống tại nhà chođến cuối đời, nhưng có thách thức lớn về tính bền vững. Khi hết dự án, Hội NCT hoặcHội Chữ thập đỏ các cấp thiếu kinh phí để có thể tiếp tục tập huấn, duy trì họp nhómTNV cũng như ghi nhận công lao TNV, dẫn đến số lượng TNV giảm dần và ở nhiềutỉnh đã không thể tiếp tục duy trì. Mô hình này được lồng ghép vào mô hình CLBLTH TGN để khắc phục những khó khăn đã phát sinh về tổ chức và tài chính.

Mô hình Tư vấn và chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng của Tổng cục Dân số-KHHGĐĐề án Chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2017-2025 (Quyết định số 7618/QĐ-BYTnăm 2016) do Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình chủ trì, điều phối và chịutrách nhiệm thực hiện các hoạt động xây dựng các câu lạc bộ CSSK NCT nằm CSSKdài hạn cho NCT. Sức khỏe thể chất và tinh thần của người cao tuổi được hỗ trợ chămsóc thông qua hoạt động của mạng lưới tình nguyện viên tại cộng đồng.

Đối tượng được phục vụ: NCT sống trong gia đình còn có khả năng tự chăm sóc sứckhỏe nhưng thiếu kiến thức để thực hiện. Có hoạt động tập huấn nhằm vào đối tượnglà người nhà NCT. Có ưu tiên cho NCT khó khăn và neo đơn.

Người cấp dịch vụ: NCT khỏe mạnh được tập huấn kiến thức về CSSK NCT.

Hoạt động y tế: Tư vấn và chăm sóc NCT định kỳ tại gia đình, thăm hỏi, động viênNCT; cập nhật thông tin về chăm sóc NCT qua việc thăm tại gia đình, vào sổ theo dõivà báo cáo trạm y tế; thực hiện chế độ hội họp, giao ban định kỳ. Mô hình này cũngphối hợp với các CLB NCT giúp NCT có những hoạt động liên quan truyền thông,nâng cao kiến thức CSSK NCT.

Thực trạng phát triển: Tính đến năm 2016 hầu hết các xã triển khai mô hình (370 xãtại 32 tỉnh, thành phố) đã thành lập đôi tình nguyện viên với 4492 TNV tham gia [93].

Mô hình chăm sóc NCT tại nhà trả côngMô hình chăm sóc NCT tại nhà trả công có thể là hoạt động từ thiện do các Hội/đoànthể tổ chức hoặc có thể tổ chức theo hình thức kinh doanh vì lợi nhuận hoặc kinhdoanh xã hội.

Đối tượng được phục vụ: Chủ yếu là gia đình NCT có khả năng trả công. Đối tượngNCT được phục vụ rất đa dạng về nhu cầu chăm sóc y tế từ những người nằm liệtgiường đến những người cần theo dõi bệnh mạn tính, hoặc PHCN, đến những ngườichỉ cần thăm hỏi hoặc chủ cần giúp đỡ về những việc nội trợ.

Mô hình của CASCD59 hoạt động như là doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận, gópphần quan trọng trong việc hỗ trợ các thành viên gia đình vừa làm tròn đạo lý “phụngdưỡng cha mẹ già” vừa giúp họ có thể yên tâm học tập, công tác. Nhân viên dịch vụchăm sóc tại nhà được coi là một nghề, hoạt động có tính chuyên nghiệp, được trảlương và được đào tạo dài ngày với nhiều nội dung phong phú. Từ năm 1995 đến

58 Báo cáo tổng kết dự án ROK-ASEAN, CASCD 201259 Trước đây là Trung tâm Nghiên cứu Trợ giúp NCT (RECAS)

Page 171: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

171

2009, với sự trợ giúp tài chính và kỹ thuật của Tổ chức HelpAge International và cácnguồn lực khác, CASCD (trước kia là RECAS) đã tuyển dụng và đào tạo được 1073nhân viên để chăm sóc cho 6176 lượt NCT.

Mô hình của Trung tâm chăm sóc NCT tại nhà trực thuộc Liên hiệp Các HộiKhoa học-Kỹ thuật Hải Phòng, là tổ chức xã hội mang tính chất nhân đạo, lấy thubù chi, phi lợi nhuận, hoạt động theo phương châm tự nguyện. Đối tượng được phụcvụ là các cụ già neo đơn, ốm liệt giường. Đội ngũ cán bộ, y bác sĩ của Trung tâm đềulà những người đã nghỉ hưu có chuyên môn cao. Đội ngũ điều dưỡng viên bắt buộcphải có sức khỏe tốt, không có bệnh mạn tính, thật thà, trung hậu, thương yêu ngườigià, phải có lý lịch rõ ràng, có xác nhận của chính quyền địa phương. Hoạt động củaTrung tâm gồm 5 dịch vụ: Chế biến thức ăn và phục vụ ăn uống (nếu cần có thể bóncơm, cháo); vệ sinh thân thể và vệ sinh nơi ở (tắm rửa, giặt giũ, quét dọn); chuyện trò,đọc sách báo, tâm sự; đưa đi chơi theo yêu cầu và hướng dẫn của thầy thuốc; xoa bópvà cho uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đầu tiên có bác sĩ đến thăm, khám sứckhỏe, lập y bạ và chỉ định những điều cần phục vụ cho NCT. Hằng tuần, bác sĩ theodõi trực tiếp đến kiểm tra sức khỏe, kiểm tra tinh thần, thái độ của nhân viên có thựchiện đúng yêu cầu hay không. Trung tâm còn nhận chăm sóc NCT ốm nằm tại bệnhviện. Qua 15 năm hoạt động, Trung tâm chăm sóc được 12 870 lượt người bệnh.

Doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc y tế cho NCT tại nhàbắt đầu phát triển ở thành phố lớn, nơi các gia đình có khả năng chi trả cho dịch vụnày. Ví dụ tại TPHCM có Trung tâm chăm sóc sức khỏe tại nhà Vina Healthcare vàCông ty cổ phần dịch vụ và chăm sóc sức khỏe Phước Thịnh, trong khi ở Hà Nội cóCông ty TNHH dịch vụ y tế, chăm sóc tại nhà Việt Úc, Trung tâm BSGĐ Medicviet,Công ty Cổ phần Chăm sóc Sức khỏe Việt (Trung tâm Chăm sóc NCT Orihome) vàdịch vụ bác sĩ gia đình của Công ty TNHH Công nghệ và Xét nghiêm Y học(Medlatec) cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho NCT tại nhà. Đội ngũ nhân viênphục vụ gồm cả bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên về PHCN và người được đàotạo về cách chăm sóc NCT. Phạm vi dịch vụ của cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏetại nhà ở Việt Nam cũng giống ở Mỹ [94]. Nội dung công việc chủ yếu là hỗ trợ sinhhoạt (cho ăn, vệ sinh cá nhân, tâm sự, đi dạo, trông nom người bị suy nhược về nhậnthức và tâm thần), nhưng cũng có một số công việc điều dưỡng như cho uống thuốc,tiêm thuốc, chống loét, theo dõi dấu hiệu sống, xoa bóp, và thực hiện vật lý trị liệu vày lệnh của bác sĩ. Có công ty cấp dịch vụ trọn gói theo những loại bệnh cụ thể nhưchăm sóc sau đột quỵ, hoặc chăm sóc bệnh nhân ung thư, cận tử.

Phạm vi hoạt động KCB của giấy phép hoạt động cấp dịch vụ y tế tại nhà của ngành ytế quá hẹp so với nhu cầu CSSK NCT, đặc biệt NCT nằm giường, khó đi lại, cận tử,cần được khám bệnh, cấp những can thiệp như giảm đau. Hiện nay các công ty muốnđăng ký kinh doanh trong ngành chăm sóc y tế tại nhà có hai phương án để xin giấyphép hoạt động cơ sở y tế. Thứ nhất là giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đốivới cơ sở chăm sóc sức khỏe tại nhà, nhưng phạm vi dịch vụ được cung cấp rất hạnchế, chỉ tập trung hỗ trợ sinh hoạt hằng ngày như vệ sinh cá nhân, cho ăn. Thứ hai làgiấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với phòng khám chuyên khoa y họcgia đình. Khó khăn ở đây là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòngkhám gia đình phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề y học gia đình và có thời giankhám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó. Đào tạo y học gia đìnhlà chuyên khoa tương đối mới ở Việt Nam nên ít cơ sở có thể đáp ứng yêu cầu này.Thứ hai, là nếu mục đích kinh doanh chính là chăm sóc y tế tại nhà, thành lập phòngkhám bác sĩ gia đình đòi hỏi đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất để đáp ứng điều kiện xin

Page 172: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

172

giấy phép hoạt động là phòng khám chuyên khoa y học gia đình, mặc dù dịch vụ chủyếu được cấp tại nhà NCT.

Các công ty giới thiệu người giúp việc chăm sóc NCT cũng đang phát triển ởthành phố lớn. Dịch vụ này do nhân viên dịch vụ chăm sóc gia đình60 đảm nhiệm,thường là nhân lực không có bằng cấp chuyên môn y tế, nhưng được tập huấn vềnhững kỹ năng cơ bản về chăm sóc NCT. Một số công ty hoạt động trong lĩnh vựcnày là Công ty TNHH Phát triển đầu tư Phương Nam, Công ty TNHH Nhân Ái. Mộtsố công ty kết hợp đào tạo nhân lực chăm sóc gia đình và dịch vụ giới thiệu ngườigiúp việc chăm sóc NCT cho các gia đình như Trung tâm dạy nghề Thanh niên xungphong Trường Sơn (TSS), Công ty TNHH Tâm Đức, Trung tâm Giúp việc HồngDoan. Gói dịch vụ bao gồm hỗ trợ sinh hoạt của NCT kết hợp với giúp việc nội trợ.

Duy trì đội ngũ nhân viên là thách thức lớn đối với mô hình chăm sóc NCT tạinhà ở Việt Nam. Sau khi đã được đào tạo thành nghề, nhiều người chăm sóc NCT tựý rời bỏ công ty hoặc trung tâm và trực tiếp làm việc với khách hàng, để không phảitrả một phần phí cho công ty hoặc trung tâm. Việc này đặc biệt khó khăn đối với trungtâm hoạt động kiểu phi lợi nhuận vì thu phí thấp nên trả thù lao thấp. Do vậy, tính bềnvững của mô hình này đối với đối tượng NCT có thu nhập thấp không trả được phícao là một câu hỏi. Thách thức này là vấn đề nan giải không chỉ của Việt Nam, màcủa nhiều nước, và trong cả khu vực tư nhân.

3.1.4. Cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hộiTrong mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập, các trung tâmcông tác xã hội (chủ yếu tuyến tỉnh) thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặchỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội (Quyết địnhsố 524/QĐ-TTg năm 2015). Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội cấpquận/huyện là mô hình mới bắt đầu triển khai để cấp dịch vụ trợ giúp xã hội gần dânhơn (Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg). Ngoài ra có công tác viên xã hội làm việc tạicơ sở y tế, tại xã, phường có tiềm năng cao đóng góp quan trọng trong việc cấp dịchvụ công tác xã hội cho NCT.Đối tượng được phục vụ: Hiện nay dịch vụ công tác xãhội chỉ được cấp cho NCT là đối tượng bảo trợ xã hội có nhu cầu dùng dịch vụ côngtác xã hội. Trong đó có những đối tượng không có người phụng dưỡng, cần được giúpđỡ để hưởng quyền được chăm sóc tại trung tâm bảo trợ xã hội hoặc một người trongcộng đồng nhận nuôi dưỡng.

Người cấp dịch vụ: Công tác viên xã hội được đào tạo chuyên môn làm việc ở cáccấp, gồm cả những công tác viên xã hội làm tại xã, phường, quận, huyện và cơ sở y tế.

Hoạt động chăm sóc NCT: Các dịch vụ công tác xã hội liên quan NCT bao gồmtham vấn, trị liệu khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất, tư vấn và trợ giúp NCTthụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội (ví dụ xác định đối được có điều kiện đượcnhận tại cơ sở bảo trợ xã hội công lập), phối hợp với các cơ quan chức năng, các cơ sởcung cấp dịch vụ công tác xã hội để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp cáchình thức chăm sóc (ví dụ các CLB LTH TGN). Ngoài ra, các trung tâm có nhiệm vụxây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp NCT, giám sát và rà soát lại các hoạt độngcan thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch, thực hiện các biện pháp phòng ngừa đốitượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi, quản lý đốitượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Hoạt động phát triển cộng đồng baogồm liên hệ với người dân, chính quyền các cấp trong việc xác định các vấn đề của

60 Có nhiều tên gọi như người giúp việc chăm sóc người già, trợ lý chăm sóc.

Page 173: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

173

cộng đồng để xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp cộng đồng, xây dựng mạnglưới nhân viên, tình nguyện viên công tác xã hội, tổ chức huy động nguồn lực để trợgiúp đối tượng và tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức (Thông tưsố 09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV). Lưu ý, dịch vụ công tác xã hội không phải làchăm sóc dài hạn như hỗ trợ vệ sinh cá nhân, ăn uống, v.v. Hiện nay chưa có cơ chếđể những NCT không thuộc diện bảo trợ xã hội được hưởng những dịch vụ này.

Thực trạng phát triển: Tính đến tháng 9/2015, có 37 tỉnh, thành phố xây dựng vàphê duyệt, triển khai Đề án thành lập Trung tâm công tác xã hội. Theo Đề án pháttriển có 10 mô hình thí điểm cung cấp dịch vụ công tác xã hội tuyến huyện nhưngchưa tìm được thông tin về các mô hình đó.

Thách thức: Nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội cao ở nhóm NCT, kể cả nhómNCT không thuộc diện bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơ chế và nguồnkinh phí để cấp dịch vụ công tác xã hội cho tất cả các đối tượng có nhu cầu. Hiện naymô hình trung tâm công tác xã hội chưa được thống nhất. Ở một số tỉnh trung tâmcông tác xã hội là tên mới của trung tâm bảo trợ xã hội, mặc dù chức năng chăm sócnội trú khác chức năng cấp dịch vụ công tác xã hội. Tại một số tỉnh chưa có trung tâmcông tác xã hội, chỉ có trung tâm bảo trợ xã hội. Chỉ có ít tỉnh có cả 2 đơn vị, mộttrung tâm bảo trợ xã hội và một trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Tại tuyếnhuyện phát triển trung tâm cấp dịch vụ công tác xã hội theo hướng xã hội hóa, chỉđược ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí nên khó phát triển.

3.1.5. Trạm y tế xã, phường và nhân viên y tế thôn bảnNhiều nước dựa vào nhân viên y tế sơ cấp, trung cấp để thực hiện CSDH cho NCT. Vídụ, ở Thái Lan mô hình CSDH ở huyện LamSonthi cung cấp cả CSYT và chăm sóccá nhân. Do tính phức tạp và số lượng các dịch vụ cần cung cấp lớn nên họ đã tổ chứccác nhóm chăm sóc với các thành viên là các trợ lý chăm sóc, phần lớn đã từng làcộng tác viên y tế thôn bản. Bệnh viện huyện và và các trung tâm y tế cộng đồng quảnlý công việc của trợ lý chăm sóc và hỗ trợ kỹ thuật. Hiện nay Đức và Nhật Bản nhậnđiều dưỡng viên trình độ trung cấp của Việt Nam để thực hiện dịch vụ chăm sóc NCT.

Vai trò của y tế xã và thôn bản trong chăm sóc NCT thể hiện rõ trong Đề án CSSKNCT giai đoạn 2017-2025 (7618/QĐ-BYT năm 2016). Đề án CSSK NCT có đề xuấtmột số hoạt động tăng cường khả năng của xã để thực hiện nhiệm vụ CSSK NCT nhưnâng cao năng lực cho trạm y tế xã trong CSSKBĐ cho NCT. Ngoài ra, bác sĩ tại trạmy tế xã họp giao ban hằng tháng, quản lý chuyên môn với tổ TNV tư vấn và chăm sócNCT trong mô hình của Tổng cục Dân số-KHHGĐ (Mục 3.1.3 trên). Tại thời điểmviết báo cáo chưa có đánh giá nào về thực trạng thực hiện các hoạt động này nên dướiđây chỉ đánh giá sơ qua về hoạt động của nhân viên y tế thôn bản và cán bộ của trạmy tế trong nhiệm vụ hỗ trợ CSSK dài hạn tại nhà NCT. Hoạt động CSSK tại cơ sở y tếđã được phân tích trong Chương V.

Nhân viên y tế thôn bảnNhân viên y tế thôn bản có tiềm năng lớn trong quản lý sức khỏe và nâng cao sứckhỏe cho NCT sống tại cộng đồng theo chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu đượcgiao trong Thông tư số 07/2013/TT-BYT.

Đối tượng được phục vụ: NCT sống tại gia đình, có khó khăn đi lại, thậm chí nằmgiường, và không có điều kiện thuê nhân viên y tế chăm sóc y tế tại nhà.

Người cung cấp dịch vụ: Nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khoẻban đầu có trình độ chuyên môn về y từ sơ cấp trở lên hoặc đã hoàn thành khóa đào

Page 174: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

174

tạo có thời gian từ 3 tháng trở lên theo khung chương trình đào tạo nhân viên y tếthôn, bản của Bộ Y tế.

Hoạt động chăm sóc NCT: Nhiệm vụ của NVYTTB liên quan chăm sóc NCT baogồm tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng, phát hiện, tham gia giám sát vàbáo cáo tình hình bệnh không lây nhiễm, tham gia triển khai thực hiện các phong tràonâng cao sức khỏe cộng đồng, chăm sóc một số bệnh thông thường tại cộng đồng,tham gia hướng dẫn CSSK NCT, người khuyết tật, người mắc bệnh xã hội, bệnhkhông lây nhiễm tại gia đình (Thông tư số 07/2013/TT-BYT).

Cán bộ y tế tại trạm y tế xãCán bộ y tế của TYT xã, phường cũng có tiềm năng đóng góp lớn vào CSSK choNCT khi vượt khả năng của NVYTTB và chưa đến nhu cầu chăm sóc nội trú hoặcchuyên khoa. Cán bộ y tế cũng có thể quản lý sức khỏe và BKLN theo y lệnh của bácsĩ tuyến trên, để NCT có thể hưởng dịch vụ CSSK gần nhà hoặc thậm chí tại nhà.

Đối tượng được phục vụ: NCT sống tại gia đình, trong đó có người có khả năng đếncơ sở trạm y tế và người không thể đị lại được cần được chăm sóc tại nhà.

Người cung cấp dịch vụ: Bác sĩ đa khoa, y sĩ đa khoa, điều dưỡng, cán bộ y học cổtruyền tại trạm y tế có bằng cấp chuyên môn.

Hoạt động chăm sóc NCT: Nhiệm vụ của TYT xã liên quan NCT bao gồm giám sátvà phòng BKLN, tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, PHCN theo phân tuyến kỹ thuật vàphạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật, kết hợp y học cổ truyềnvới y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn,hợp lý và hiệu quả, triển khai việc quản lý sức khỏe người cao tuổi, các trường hợpmắc bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính (Thông tư số 33/2015/TT-BYT).

Thách thức đối với cả YTTB và y tế xã: Hỗ trợ chăm sóc y tế trong CSDH choNCT của tuyến y tế xã và NVYTTB gặp thách thức lớn về năng lực do chương trìnhđào tạo chưa bao phủ đủ thông tin về chăm sóc NCT. Thách thức thứ hai là tài chính,do phụ cấp cho NVYTTB còn thấp, và trạm y tế xã không có cơ chế thu phí hoặc trảphụ cấp thêm cho cán bộ khi chăm sóc sức khỏe tại nhà cho NCT.

3.2. Các cơ sở chăm sóc dài hạn tập trung dành cho người cao tuổiMặc dù đa phần NCT sẽ được CSDH tại gia đình và cộng đồng, nhưng vẫn có một tỷlệ đang tăng lên NCT được chăm sóc tại cơ sở CSDH tập trung. Đặc tính chung củacác cơ sở là chăm sóc nội trú, dài hạn, bao gồm cả dịch vụ chăm sóc cá nhân và y tế,cũng như dịch vụ “khạch sạn” như nấu ăn, giặt giũ và dọn dẹp. Ở Việt Nam có cả cơsở chăm sóc nội trú NCT công lập và ngoài công lập, có nhiều tên khác nhau như cơsở bảo trợ xã hội/tình thương, nhà/trung tâm dưỡng lão, mái ấm tinh thương,nhà/trung tâm nuôi dưỡng người già. Có một số cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp chămsóc cả NCT và đối tượng khác (như người khuyết tật). Các quy định quản lý nhà nướcđối với cơ sở bảo trợ xã hội chỉ áp dụng ở cơ sở nào tiếp nhận từ 10 đối tượng trở lên(Nghị định số 68/2008/NĐ-CP).

3.2.1. Quản lý nhà nước về cơ sở chăm sóc dài hạn tập trung cho người cao tuổiNgành lao động có trách nhiệm chính trong việc quản lý nhà nước về các cơ sở bảotrợ xã hội, trong đó có các cơ sở chăm sóc NCT. Các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài cônglập (gồm cả từ thiện và doanh nghiệp), cần đáp ứng các điều kiện thành lập, trong đócó các tiêu chuẩn chăm sóc (sẽ được miêu tả dưới đây), để được ngành LĐTBXH cấpgiấy phép hoạt động chăm sóc NCT. UBND cấp tỉnh hoặc huyện sẽ ra quyết định

Page 175: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

175

thành lập các trung tâm bảo trợ xã hội công lập hoặc ngoài công lập hoạt động từthiện sau khi ngành lao động thẩm định đề án thành lập. Đối với cơ sở bảo trợ xã hộichăm sóc NCT hoạt động theo dạng kinh doanh, thì phòng đăng ký kinh doanh của SởKế hoạch đầu tư cấp giấy phép kinh doanh khi đáp ứng các yêu cầu của quy địnhthành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điềukiện đăng ký kinh doanh của Luật Đầu tư,61 hiện nay hoạt động của các cơ sở nuôidưỡng, điều dưỡng NCT, hoạt động chăm sóc sức khoẻ người già, chưa ghi rõ điềukiện về giấy phép của ngành LĐTBXH.

Hiện nay cơ sở chăm sóc NCT nội trú có thể cấp những dịch vụ hỗ trợ sinh hoạtcá nhân hằng ngày và điều dưỡng như vệ sinh cá nhân, cho ăn, xoa bóp, cho uốngthuốc hoặc tập bài PHCN theo chỉ định của bác sĩ nhưng không được thực hiện nhữngdịch vụ thuộc phạm vi khám chữa bệnh như khám bệnh của NCT, xét nghiệm máu, kêđơn thuốc, tiêm thuốc hoặc chuyển dịch. Cơ sở chăm sóc NCT nào muốn cấp dịch vụKCB thì phải ký hợp đồng với phòng khám bác sĩ gia đình để đến cơ sở cấp dịch vụđó theo hợp đồng. Luật khám bệnh, chữa bệnh chỉ cho phép một loại cơ sở KCB nộitrú, đó là bệnh viện. Phương án đầu tư thành lập bệnh viện để thực hiện dịch vụdưỡng lão có cả dịch vụ KCB phù hợp không khả thi vì chi phí rất cao để đầu tư cơ sởvật chất không cần thiết.Hình 76. Cơ chế thành lập các loại hình cơ sở chăm sóc dài hạn tập trung chongười cao tuổi ở Việt Nam

Nguồn: Các nghị định 06/2011/NĐ-CP (cơ sở chăm sóc NCT), 68/2008/NĐ-CP (cơ sở bảo trợ xã hội),81/2012/NĐ-CP (cơ sở bảo trợ xã hội sửa dổi), 109/2016/NĐ-CP (cơ sở KCB), Nghị định 96/2015/NĐ-CP (doanh nghiệp xã hội), Nghị 78/2015/NĐ-CP (đăng ký doanh nghiệp), Luật đầu tư (67/2014/QH13)

61 Luật đầu tư đã sửa đổi, bổ sung năm 2014, Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tưkinh doanh có điều kiện.

Bộ LĐTBXH

Sở LĐTBXH/Phòng LĐTBXH

quận/huyện

TT Bảo trợ xãhội công lập

TT Bảo trợ xãhội ngoài cônglập (từ thiện)

Bộ Y tế

Sở Y tế

TT chăm sócNCT tư nhân(kinh doanh)

Sở Kế hoạch vàđầu tư

Xây dựngtiêu

chuẩn

UBND tỉnh

Quyết địnhthành lập

Giấy phép kinh doanh

Xây dựngtiêu chuẩn,chính sách

Cấpchứng chỉ

hànhnghề

Nhânviên y tếlàm việctrong cơsở chămsóc NCT

Hội Chữ Thập đỏ;Các tổ chức tôngiáo

Xây dựng đề án

Quyết địnhthành lập

Cấp giấyphép hoạtđộng chocơ sởKCB

Giấy phép hoạtđộng chăm sóc

NCT

Thẩm định

Sở LĐTBXH/Phòng LĐTBXHquận/huyện

Sở LĐTBXH/Phòng LĐTBXHquận/huyện

Giấy phéphoạt độngchăm sócNCT

UBND tỉnh, huyệntùy phạm vi hoạtđộng

TT chăm sócNCT có dịchvụ KCB (kinhdoanh)

Nhà kinh doanh

Xây dựng đề án

Page 176: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

176

3.2.2. Đối tượng được phục vụCác cơ sở bảo trợ xã hội công lập và từ thiện ưu tiên tiếp nhận đối tượng bảo trợ xãhội, tức là NCT thuộc hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng,không có điều kiện sống ở cộng đồng, 62 hoặc NCT có khuyết tật đặc biệt nặng. Ngoàira, Nghị định 68/2008/NĐ-CP cho phép những người không thuộc đối tượng bảo trợxã hội nêu trên, nhưng không có điều kiện sống ở gia đình và có nhu cầu vào sống ởcơ sở bảo trợ xã hội, tự nguyện đóng góp kinh phí hoặc có người thân, người nhậnbảo trợ đóng góp kinh phí theo hợp đồng. Quy định này áp dụng kể cả ở cơ sở bảo trợxã hội công lập63 và ngoài công lập. Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hộiquy định trình tự, thủ tục, hồ sơ tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội(chưa rõ có áp dụng chính sách này với cơ sở tư nhân hoạt động theo dạng doanhnghiệp). Những đối tượng được tiếp nhận vào các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCTtư nhân, hoạt động theo dạng kinh doanh có chi phí cao, nên chủ yếu là đối tượng khágiả. Hầu hết NCT sống tập trung trong các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT lànhững người có bệnh tật và khuyết tật nặng, có nhu cầu chăm sóc y tế cũng như chămsóc cá nhân hằng ngày.

3.2.3. Người cung cấp dịch vụNhân viên phục vụ tại các cơ sở bảo trợ xã hội chủ yếu là người chăm sóc cá nhân,như hỗ trợ ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, v.v. Ngoài ra có thể có nhân viên ytế, PHCN, dinh dưỡng để phục vụ tùy gói dịch vụ của từng loại cơ sở chăm sóc NCT.

Nhà nước có quy định định mức lao động chung cho các cơ sở bảo trợ xã hội chămsóc NCT (Nghị định số 68/2008/NĐ-CP). Định mức đối với cán bộ, nhân viên chămsóc trực tiếp các đối tượng là 1 nhân viên chăm sóc 8 đến 10 NCT (còn tự phục vụđược) và 1 nhân viên chăm sóc 3 đến 4 NCT (không tự phục vụ được). Định mức đốivới cán bộ, nhân viên làm công tác dinh dưỡng, (cả tiếp phẩm và nấu ăn), là 1 nhânviên phục vụ 20 NCT. Một số cơ sở chăm sóc NCT có nhiệm vụ PHCN thì có địnhmức 1 kỹ thuật viên hướng dẫn PHCN cho 5 đối tượng.

Không có quy định trình độ chuyên môn của người chăm sóc, chỉ quy định về phẩmchất. Theo Nghị định số 06/2011/NĐ-CP, cá nhân trực tiếp chăm sóc NCT phải bảođảm các điều kiện: (i) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (ii) có phẩm chất đạo đứctốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hìnhsự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; (iii) có sức khỏe và kỹ năng để chămsóc NCT.

3.2.4. Điều kiện về cơ sở vật chất và tiêu chuẩn chăm sócBảng 17 tóm tắt quy định về điều kiện môi trường và cơ sở vật chất của cơ sở bảo trợxã hội để xin được giấy phép hoạt động chăm sóc NCT (Nghị định số 68/2008/NĐ-CP, Nghị định số 81/2012/NĐ-CP và Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH). Tuynhiên, có một số cơ sở bảo trợ xã hội từ thiện vẫn hoạt động dù không có giấy phéphoạt động chăm sóc NCT do chưa đáp ứng được đủ các điều kiện này.

62 Văn bản pháp quy chưa quy định rõ “không có khả năng sống tại cộng đồng” nhưng có thể hiểu lànhững người không thể tự chăm sóc được do bệnh tật, khuyết tật.63 Ví dụ: Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, TPHCM có dành một số giường cho NCT có điều kiện trả phí.http://baodansinh.vn/trung-tam-duong-lao-thi-nghenoi-tri-an-nguoi-co-cong-voi-nuoc-d36721.html

Page 177: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

177

Bảng 17. Điều kiện hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội

Điềukiện

Yêu cầu tối thiểu theo Nghị định 68/2008/NĐ-CP và Thông tư 04/2011/TT-BLĐTBXH

Môitrường vàvị trí

Thuận tiện về tiếp cận giao thông, bệnh viện;Không khí trong lành có lợi cho sức khỏe. Có một khu vườn, không gian phù hợpcho đối tượng tập thể dục, vui chơi và thể thao.Có điện, nước sạch, nơi đổ rác, chất thải thường xuyên và biện pháp xử lý rác,chất thải phù hợp. Có hệ thống thoát nước.Có tường rào, đèn chiếu sáng nhằm đảm bảo an toàn.

Diện tích Diện tích đất 30m2/đối tượng ở nông thôn; 10m2/đối tượng ở thành thịDiện tích phòng ở bình quân 6 m2/đối tượng bình thường; 8m2/đối tượng phảichăm sóc 24/24 giờ.

Cơ sở vậtchất

Cơ sở từ 10 đến 25 đối tượng phải đảm bảo điều kiện cơ bản về nhà ở, nhà bếpvà phòng ăn chung, nhà làm việc của nhân viên.Cơ sở có từ 25 đối tượng trở lên phải có khu nhà ở, khu nhà bếp và phòng ănchung, khu làm việc của nhân viên.Nhà vệ sinh, nhà tắm phù hợp với đối tượng. Có nhà vệ sinh, nhà tắm riêng chophụ nữ.Phòng ngủ của đối tượng có diện tích phù hợp, không quá 8 người một phòng.Sắp xếp việc ngủ, nghỉ cho đối tượng phù hợp với độ tuổi và giới tính.Có phòng y tế để thực hiện công tác CSSK ban đầu cho đối tượng.Có phòng tang lễ, nhà thắp hương cho đối tượng qua đời.Các công trình, TTB phải bảo đảm cho người tàn tật, NCT tiếp cận và sử dụngthuận tiện. Phải trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ sinh hoạt cá nhân hằng ngày

Tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội, được quy định chi tiết trong Thôngtư số 04/2011/TT/LĐTBXH. Tiêu chuẩn bao gồm quy trình tiếp nhận và chăm sóc đốitượng; tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo và dinh dưỡng; tiêu chuẩn về văn hoá, thểthao và giải trí; các quyền của đối tượng trong cơ sở bảo trợ xã hội; các hành vinghiêm cấm; tiêu chuẩn về quản lý hành chính.

Điều kiện hoạt động chăm sóc y tế, PHCN, dinh dưỡng: Về tiêu chuẩn y tế,Thông tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH quy định cơ sở bảo trợ xã hội phải có cán bộ ytế, TTB, dụng cụ y tế phù hợp, tủ thuốc bảo đảm CSSKBĐ, sơ cấp cứu khi cần thiết;đối với cơ sở bảo trợ xã hội có nhiệm vụ PHCN thì phải có cán bộ và trang thiết bịPHCN cho đối tượng. Chưa có danh mục cụ thể về những điều kiện này. Cơ sở phảithực hiện điều trị, mở sổ theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng và hằng nămcho từng đối tượng. Về dinh dưỡng, thông tư quy định phải cung cấp ít nhất ba bữa ănsáng, trưa và tối mỗi ngày; bảo đảm dinh dưỡng đủ calo, có chất đạm (thịt, cá, đậunành, chất bột đường, ngũ cốc, rau quả); và có chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho NCTvà những đối tượng có chế độ ăn kiêng theo bệnh tật, theo tôn giáo hay tín ngưỡng.

Hoạt động chăm sóc NCT khác: Ngoài dịch vụ y tế, dinh dưỡng, các cơ sở bảo trợxã hội chăm sóc NCT có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng NCT, trợgiúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hoá, thể thao và các hoạt độngkhác phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của từng nhóm đối tượng (Nghị định số68/2008/NĐ-CP). Mô hình nhà dưỡng lão cao cấp (dạng kinh doanh) có nhiều loạidịch vụ lựa chọn hơn cho NCT và người nhà như chăm sóc nội trú, ban ngày, chămsóc tại nhà. Ngoài chăm sóc cơ bản các trung tâm này thường có thêm các hoạt độngCSSK ban đầu, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí và thường xuyên được thămhỏi động viên tinh thần và các trợ giúp khác khi NCT có nhu cầu. Tuy nhiên mức phíthường rất cao, từ 6 triệu trở lên một tháng, với mức cao hơn đối với những người mấtkhả năng tự chăm sóc.

Page 178: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

178

3.2.5. Thực trạng phát triển các cơ sở bảo trợ xã hộiToàn quốc năm 2015 có khoảng 153 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT [70]. Trongtổng số cơ sở bảo trợ xã hội, 36% là cơ sở công lập, 36% là cơ sở ngoài công lập hoạtđộng từ thiện (tổ chức xã hội hoặc tổ chức tôn giáo nhưng quy mô nhỏ), và 27% làdoanh nghiệp tư nhân. Đến cuối năm 2015, theo số liệu của Cục Bảo trợ xã hội, 82%các cơ sở có giấy phép hoạt động chăm sóc NCT, còn 18% chưa có giấy phép nhưngvẫn hoạt động, chủ yếu là tổ chức từ thiện và một số doanh nghiệp.64 Quy mô hoạtđộng của các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT tương đối nhỏ, 18% có quy mô < 10NCT, 42% có quy mô từ 10-49 NCT và 9% có quy mô từ 50 NCT trở lên (còn 30%không có thông tin về quy mô) [70].

Hiện nay chưa có thông tin đầy đủ về tất cả các cơ sở bảo trợ xã hội. Nếu xét nhu cầuchăm sóc NCT gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày (gần 4 triệu người)hoặc NCT có khuyết tật nặng, thì gia đình và cộng đồng chăm sóc hơn 98%, các trungtâm bảo trợ xã hội đáp ứng tỷ lệ rất nhỏ nhu cầu nuôi dưỡng NCT (Error! Referencesource not found.). Phân bố các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT không đều, hơn70% các cơ sở ngoài công lập hoạt động ở miền nam. Ở Đồng bằng Sông Cửu Longvà Đông Nam Bộ, đa phần trung tâm chăm sóc NCT hoạt động từ thiện. Hiện naychưa có thông tin để biết nguyện vọng và nhu cầu của NCT và gia đình chăm sóc đốivới dịch vụ nội trú tại các cơ sở bảo trợ xã hội nên Đề án CSSK NCT đề xuất thựchiện Khảo sát về thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe NCT và nhu cầuCSSK của NCT tập trung. Các cơ sở chăm sóc NCT hoạt động theo dạng kinh doanhthường tập trung ở các thành phố lớn (toàn bộ các trung tâm chăm sóc NCT ngoàicông lập ở Hà Nội là dạng doanh nghiệp, và ở TPHCM khoảng một phần ba).Hình 77. Tình hình người cao tuổi có khuyết tật nặng và người cao tuổi đượcnhận chăm sóc nội trú theo vùng, 2014

Nguồn: Số người được nhận chăm sóc: Cục Bảo trợ xã hội, 2015 [70]. Số NCT theo vùng: Điều tra biếnđộng dân số năm 2015. Tỷ lệ NCT khuyết tật (rất khó khăn hoặc không thể thực hiện ít nhất một trongnhững chức năng nhìn, nghe, đi lại, tập trung/ghi nhớ: Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009.

64 Trong quy định đăng ký kinh doanh, cơ sở bảo trợ xã hội chưa được quy định là loại doanh nghiệp cóđiều kiện, tuy nhiên Thông tư 06 hướng dãn Luật NCT quy dịnh là hoạt động chăm sóc NCT phải cógiấy phép của ngành LĐTBXH. Do vậy, có khoảng 17 cơ sở chăm sóc NCT được nhóm JAHR tìm trênmạng mà không có trong danh mục của Cục Bảo trợ Xã hội. Trong đó có 1 cơ sở mới thành lập năm2016 nên chưa có trên danh mục, còn lại chủ yếu là cơ sở hoạt động doanh nghiệp.

Page 179: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

179

3.2.6. Thách thức của mô hình cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc nội trú dành chongười cao tuổiMô hình cơ sở BTXH công lập có nhiều bất cập, tồn tại.

Mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội nhận chăm sóc NCT nội trú còn thiếu nhiều sovới số NCT có nhu cầu do khuyết tật nặng hoặc những người cần hỗ trợ thựchiện sinh hoạt cá nhân hằng ngày.

Đa phần cơ sở ngoài công lập hoạt động tự phát, chưa có sự quản lý chặtchẽ theo quy hoạch. Hiện nay chưa có một đầu mối thu thập thông tin toàndiện về các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT, đặc biệt là cơ sở ngoài cônglập, nên khó đánh giá tiến độ thực hiện và mức độ tuân thủ quy hoạch.

Hiện nay thiếu thông tin về nhu cầu (từ khảo sát các hộ có NCT) để điều chỉnhquy hoạch phù hợp để đáp ứng nhu cầu. Các cơ sở bảo trợ xã hội hiện mới chỉtập trung vào việc nuôi dưỡng tại cơ sở (nội trú) chưa kết nối với việc cungcấp dịch vụ chăm sóc tại cộng đồng, hoặc hoạt động ban ngày, ngắn hạn.

Cơ sở vật chất của nhiều cơ sở chăm sóc NCT công lập và từ thiện bị xuốngcấp, thiếu các trang thiết bị PHCN; chưa đáp ứng các tiêu chuẩn về môitrường, cơ sở vật chất theo Nghị định số 68/2008/NĐ-CP, Nghị định số81/2012/NĐ-CP và Thông tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH.

Đề án chăm sóc sức khỏe NCT 2017-2025 (Quyết định số 7618/QĐ-BYT),trong lĩnh vực chăm sóc dài hạn, không đề cập đến vai trò của ngành lao độngvà các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT trong CSSK dài hạn cho NCT. Mặcdù Thông tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH có giao trách nhiệm chăm sóc y tế,trong đó có cả điều trị và PHCN, nhưng chưa có cơ chế để ngành y tế kiểmsoát được các dịch vụ y tế được cung cấp tại các cơ sở bảo trợ xã hội hoặc bởicác nhân viên xã hội chăm sóc tại nhà.

Cơ chế kiểm soát chất lượng hoạt động cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCTdựa trên báo cáo hằng năm của các cơ sở gửi đến ngành LĐTBXH, nhưng cơchế này không đủ mạnh để bảo vệ NCT đang được chăm sóc, đặc biệt NCTkhông có người phụng dưỡng.

4. Nguồn nhân lực chăm sóc dài hạn cho người cao tuổiỞ Việt Nam, nhận thức của nhiều người về nhân lực thực hiện công tác xã hội vàdịch vụ chăm sóc NCT còn khá mơ hồ. Có người nghĩ người chăm sóc NCT phải lànhân viên y tế, trong khi công việc chủ yếu là hỗ trợ ăn, mặc, vệ sinh cá nhân hằngngày, nhắc uống thuốc, chứ không đòi hỏi nhiều kỹ năng về y tế. Có người khác nghĩcông tác viên xã hội là người chăm sóc NCT hằng ngày, nhưng vai trò của họ khác,chủ yếu là đánh giá nhu cầu, hỗ trợ tiếp cận dịch vụ cần thiết, quản lý trường hợp đặcbiệt khó khăn,ít khi tham gia chăm sóc cá nhân hằng ngày.

Ở Việt Nam, chăm sóc dài hạn cho NCT không tự chăm sóc được hoặc cần sự giúp đỡđể sinh hoạt cá nhân hằng ngày hiện nay chủ yếu dựa vào người không chuyênnghiệp (Hình 78). Nhóm nhân lực lớn nhất là thành viên gia đình của NCT. Đối vớimột số người không có người phụng dưỡng, nếu may mắn thì có người tự nguyệnnhận nuôi dưỡng NCT tại cộng đồng, thay cho người phụng dưỡng. Các nhóm nhânlực này dù hầu như không được đào tạo, vừa phải hỗ trợ cuộc sống hằng ngày, vừachăm sóc cá nhân, vừa phải thực hiện một số mảng chăm sóc y tế hằng ngày như choăn qua xông hoặc cho thở ô xy. Tình nguyện viên chăm sóc NCT trong các mô hìnhchủ yếu có trách nhiệm chăm sóc tâm lý xã hội (ví dụ trò chuyện, cho đi dạo), hoặc hỗ

Page 180: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

180

trợ cuộc sống hằng ngày như hỗ trợ nội trợ, đi chợ, nấu ăn, nhưng do thiếu ngườichăm sóc, nhiều lúc cũng được huy động để hỗ trợ sinh hoạt cá nhân hằng ngày.

Trong những người chuyên nghiệp tham gia chăm sóc NCT lực lượng chính là nhânviên cung cấp dịch vụ chăm sóc cá nhân cho NCT,65 có nhiệm vụ hỗ trợ NCT ăn, mặcquần áo, vệ sinh cá nhân, an ủi, nhắc uống thuốc, v.v. Đối với NCT sống trong cộngđồng hoặc trong cơ sở bảo trợ xã hội có nhu cầu chăm sóc y tế hằng ngày, thì có điềudưỡng viên hoặc NVYTTB có thể thực hiện CSSK cơ bản theo y lệnh của bác sĩ. Mộtsố loại nhân viên không tham gia chăm sóc NCT hằng ngày, nhưng có vai trò quantrọng, đó là bác sĩ và nhân viên PHCN khám và đưa y lệnh cho người chăm sóc NCTthực hiện. Còn lại có công tác viên xã hội có vai trò đánh giá nhu cầu của NCT, quảnlý trường hợp và hỗ trợ cho họ tiếp cận với những dịch vụ cần thiết. Các loại cán bộchủ yếu tham gia chăm sóc dài hạn được thể hiện trong Error! Reference source notfound.. Trong mục này không đề cập đến cán bộ y tế, PHCN có chuyên môn sâu, vìnhóm này đã được đề cập trong chương V.Hình 78. Nhân lực chính chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam

4.1. Các chính sách về phát triển nhân lực chăm sóc dài hạn cho ngườicao tuổiQuy định tiêu chuẩn nghiệp vụ và bồi dưỡng nhân viên chăm sóc NCT là trách nhiệmcủa Bộ LĐTBXH, phối hợp với Bộ Y tế theo Luật NCT (2009). Đối với lực lượngchính, là thân nhân, người nhận nuôi dưỡng NCT và người chăm sóc cá nhân NCT(tình nguyện viên hoặc người được trả công), hiện nay chưa có kế hoạch hoặc chiếnlược phát triển đào tạo, xây dựng tiêu chuẩn, đạo đức nghề nghiệp hoặc những văn

65 Có nhiều tên gọi như là trợ lý chăm sóc (TLCS), nhân viên cấp dịch vụ chăm sóc gia đình, người giúpviệc chăm sóc NCT.

Bác sĩ, KTV vật lý trịliệu, hoạt động trị liệu

Tình nguyện viên tại cộng đồng

Nhân viên chăm sóc NCT được đào tạo ngắn hạn (2đến 12 tháng)

Sinh hoạt cá nhânhằng ngày

Chăm sóc y tế

Khô

ng c

huyê

n ng

hiệp

Chu

yên

nghi

ệp

Nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc NCT(trung cấp, cao đẳng)

Người nhận nuôi NCT tại cộng đồng

Người có nghĩa vụ phụng dưỡng (con, cháu) là nguồn nhân lựcchủ chốt chăm sóc dài hạn cho NCT

Hoạt động hỗ trợ cuộc sốnghằng ngày và

chăm sóc tâm lý-xã hội

Hỗ trợ NCT thực hiện:

Nhân viên y tế thônbản

Điều dưỡng (trungcấp trở lên)

Nhân viên côngtác xã hội

Page 181: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

181

bản quản lý nhà nước khác liên quan. Đối với nhân viên y tế, Bộ Y tế có các quy địnhvề đào tạo, chứng chỉ hành nghề, tiêu chuẩn nghiệm vụ theo Luật Khám bệnh, chữabệnh. Đối với nhân viên công tác xã hội, Bộ LĐTBXH đang thực hiện Đề án pháttriển nghề công tác xã hội gia đoạn 2010-2020 (Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg).Theo đề án, Bộ LĐTBXH đã ban hành tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chứcchuyên ngành công tác xã hội (Thông tư số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV), tiêuchuẩn nghiệp vụ công tác viên công tác xã hội xã, phường thị trấn, chương trìnhkhung giáo dục đại học ngành công tác xã hội trình độ đại học, cao đẳng (Thông tư số10/2010/TT-BGDĐT) và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm công tácxã hội (Thông tư số 01/2017/TT-BLĐTBXH). Ngoài ra, Bộ Y tế đã xây dựng Đề ánPhát triển Nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số2514/QĐ-BYT năm 2011). Đề án này nhằm tạo ra chức danh chuyên môn về CTXHtrong cơ cấu nhân sự trong bệnh viện để thực hiện một số mảng của chăm sóc xã hội(ví dụ tư vấn về phác đồ điều trị, tư vấn cách phòng ngừa, trấn an tinh thần cho ngườibệnh), và đào tạo về công tác xã hội cho những người trong cộng đồng (NVYTTB,các cán bộ đoàn thể) đang thực hiện nhiều chương trình y tế như PHCN dựa vào cộngđồng, quản lý sức khỏe hộ gia đình.

4.2. Người chăm sóc người cao tuổi không chuyên nghiệp4.2.1. Thân nhân chăm sóc người cao tuổiLực lượng chăm sóc NCT quan trọng nhất là gia đình, những người có nghĩa vụ vàquyền phụng dưỡng NCT, không được trả công và thường không được đào tạo hoặckiểm soát trong hoạt động chăm sóc dài hạn cho NCT. Kiến thức của người thân chămsóc NCT đang được nâng lên qua các chương trình truyền thông, giáo dục sức khỏetrên truyền hình, đài, báo chí, và hoạt động của một số CLB chăm sóc NCT. Tuynhiên, khả năng của thân nhân vẫn chưa bảo đảm chăm sóc theo nhu cầu NCT, đặcbiệt đối với NCT mắc bệnh mạn tính, hoặc bị khuyết tật. Chưa có nghiên cứu nào đểxác định nhu cầu học về nội dung này.

4.2.2. Người tự nguyện nhận nuôi dưỡng người cao tuổi tại cộng đồngNhững người nhận chăm sóc NCT được hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ chăm sóc,nuôi dưỡng NCT tại cộng đồng theo quy định của Thông tư liên tịch số29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC. Phòng LĐTBXH tuyến huyện có trách nhiệm tổchức thực hiện quy định này. Nội dung được đào tạo theo quy định bao gồm: (i) chếđộ dinh dưỡng hợp lý; (ii) sắp xếp nơi ở, trợ giúp sinh hoạt cá nhân; (iii) tư vấn, đánhgiá tâm, sinh lý; (iv) chính sách, pháp luật liên quạ; (v) các nghiệp vụ liên quan khác.Hiện nay không có thông tin để biết về mức độ thực hiện chính sách này.

4.2.3. Tình nguyện viên chăm sóc người cao tuổiMột số mô hình hỗ trợ NCT dựa vào cộng đồng do các tổ chức phi chính phủ triểnkhai thường dựa vào tình nguyện viên, như CLB LTH TGN, CLB NCT giúp NCT.Một nhiệm vụ chủ yếu của tình nguyện viên là hỗ trợ NCT sinh hoạt cá nhân hằngngày [95]. Một số tình nguyện viên là cán bộ y tế về hưu, một số tình nguyện viênkhác được đào tạo trong hoạt động của CLB. Tuy nhiên, nội dung đào tạo chưa đượcchuẩn hóa và hiện nay thiếu kinh phí để đào tạo chuyên nghiệp hơn.

4.3. Nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi chuyênnghiệp (trả công)Tại các trung tâm bảo trợ xã hội công lập, từ thiện, đội ngũ nhân lực còn hạn chếcả về số lượng và chuyên môn, cơ cấu tổ chức và năng lực chăm sóc NCT chưa đáp

Page 182: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

182

ứng được yêu cầu [95]. Hiện nay tại cơ sở tổng hợp (công lập) có 2789 cán bộ nhânviên và tại cơ sở chuyên chăm sóc NCT có 443 cán bộ, nhân viên. Đa số nhân viênchưa được đào tạo chính thức về các ngành liên quan chăm sóc NCT như ngành y,nghề cấp dịch vụ chăm sóc NCT, hoặc công tác xã hội [95].

Trong cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động theo dạng kinh doanh, đội ngũnhân lực được đánh giá là tốt, khả năng huy động nguồn lực tốt hơn [95]. Nhân viênlàm việc trong các trung tâm chăm sóc NCT tư nhân khá đa dạng và được tuyển lựatheo nhu cầu chăm sóc NCT, bao gồm các nhân viên y tế như điều dưỡng trung cấp,kỹ thuật viên, nhân viên chăm sóc NCT và nhân viên khác vì vậy đáp ứng tốt nhu cầuchăm sóc. Bác sĩ làm việc trong các cơ sở bảo trợ xã hội thường làm việc bán thờigian, phù hợp với nhu cầu chăm sóc y tế tại các trung tâm. Các nhân viên làm việc100% thời gian là các điều dưỡng, kỹ thuật viên, nhân viên xã hội khác. Các trungtâm thường tuyển các nhân viên trẻ và tự đào tạo thêm về kỹ năng chăm sóc NCT baogồm các kỹ thuật chăm sóc chuyên khoa và đặc biệt là kỹ năng ứng xử với NCT. Tuynhiên, còn thiếu các chuẩn thống nhất trong các cơ sở này trong khi hệ thống chuyểntuyến còn yếu.

Cung cấp dịch vụ chăm sóc NCT tại các trung tâm bảo trợ xã hội hoặc dịch vụchăm sóc tại nhà chưa được coi là nghề chính thức. Văn bản pháp quy đưa ra điềukiện đối với cá nhân cung ứng dịch vụ chăm sóc NCT (Điều 1 của Nghị định số06/2011/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật NCT). Cá nhân trực tiếp chăm sóc NCTphải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xãhội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án màchưa được xóa án tích; và có sức khỏe và kỹ năng để chăm sóc NCT. Ở Việt Nam,những người chăm sóc NCT thường không có bằng cấp về y tế hoặc ngành khác, đếntừ các vùng nông thôn, họ tự học các kỹ năng chăm sóc từ những người chăm sóc đãcó kỹ năng và là bạn bè, họ hàng. Nghề chăm sóc này chưa được coi là một nghề màthường bị coi là giúp việc.

Tại một số nước như Hàn Quốc, mô hình chăm sóc NCT chủ yếu dựa vào cộng đồngvà lực lượng nhân viên chăm sóc NCT được đào tạo có hệ thống và được Chính phủcấp chứng chỉ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chưa có tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định rõ trìnhđộ đào tạo hoặc việc có chứng chỉ hành nghề. Mặc dù thiếu tiêu chuẩn nghiệp vụ vàchưa có chuẩn năng lực, nhưng năm 2009 Bộ LĐTBXH đã ban hành chương trìnhkhung đào tạo nhân viên dịch vụ chăm sóc gia đình (23/2009/TT-BLĐTBXH), trongđó có kỹ năng chăm sóc NCT.

Chương trình khung đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng nghề dịch vụ gia đình tạihộ gia đình rất phù hợp với nhu cầu, nhưng hiện nay cơ sở đào tạo nghề theo chươngtrình này đang thiếu. Nội dung đào tạo bao gồm kiến thức về tâm lý học và sinh lýhọc theo lứa tuổi, dinh dưỡng và y tế thường thức trong việc CSSK cho các thành viêntrong gia đình và xử lý các tình huống cấp cứu, nguyên tắc và nhiệm vụ chủ yếu trongviệc chăm sóc người già và người ốm trong gia đình. Các kỹ năng được học bao gồmxây dựng được thực đơn phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng của lứa tuổi, bảo đảm vệsinh an toàn thực phẩm, chăm sóc người già và người ốm (kể cả người bệnh nằm tạichỗ) theo yêu cầu của gia chủ. Trình độ cao đẳng có bao gồm cả kỹ năng cho ăn uốngbằng ống xông; tắm rửa, thay quần áo, đi vệ sinh tại giường; thay băng các vétthương, cho thở ô xy, hút đờm bằng máy và chăm sóc PHCN cho người bệnh.Chương trình trung cấp nghề được học 1,5 năm, và cao đẳng nghề học 2,5 năm, trongđó chủ yếu là thời gian học thực hành. Năm 2017, danh mục mã ngành đào tạo(Thông tư số 04/2017/TT-BLĐTBXH) bao gồm các nghề chăm sóc và hỗ trợ gia đình

Page 183: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

183

trung cấp (mã 5760202) và dịch vụ chăm sóc gia đình trung cấp (mã 5760203) và caođẳng (mã 6760203). Tuy nhiên, chưa tìm được trường nào của hệ thống giáo dục, đàotạo quốc dân mở đào tạo những ngành này theo Chương trình khung.

Nhiều cơ sở đào tạo, cơ sở giới thiệu việc làm cho người giúp việc trong nước và tổchức xuất khẩu lao động đã tạo ra những chương trình tập huấn khác nhau về nghềchăm sóc NCT (Bảng 18). Trong đó, có khóa nhằm mục đích cung cấp các điềudưỡng viên, kỹ thuật viên làm việc trong các Trung tâm/Viện dưỡng lão cho các nướcphát triển như Đức, Nhật. Các khóa này được thiết kế nội dung theo yêu cầu của nướcsẽ tiếp nhận người lao động và đa số người học có mục đích đi làm ở nước ngoài. Bêncạnh đó, cũng đã có các khóa đào tạo ngắn ngày dành cho những người có nhu cầuchăm sóc người bệnh, NCT. Đối tượng tham gia học các lớp này rất đa dạng, có thể làngười nhà, người đi làm dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà, tại bệnh viện; có cả một sốnhân viên y tế đã có bằng cấp đại học, cao đẳng, trung cấp tham gia học để biết thêmcác kỹ năng chăm sóc NCT. Tuy nhiên, mỗi chương trình có thời gian học và nộidung đào tạo khác nhau, chưa áp dụng tiêu chuẩn đào tạo do Bộ LĐTBXH xây dựng.Bảng 18. Một số chương trình đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi ởViệt NamTên cơ sở đào

tạoVị trí Thời gian

đào tạoNội dung đào tạo

Công ty CP Quốctế Nhân Ái

Điều dưỡng viên vànhân viên chămsóc NCT

3tháng/khóahọc

Giao tiếp; dinh dưỡng, tâm sinh lý,kỹ thuật chăm ước và nuôi dưỡngNCT.

Công ty Cổ phầngiáo dục và côngnghệ Việt

Điều dưỡng chămsóc người bệnh

2 tháng cơbản và 2tháng nângcao

Chăm sóc sức khỏe NCT, giữ vệsinh cho ngôi nhà, môi trường sống,biết phát hiện một số bệnh thôngthường và xử lý cấp cứu ban đầu.

Trung tâm giúpviệc Hồng Doan

Nhân viên chămsóc NCT tại nhà

Không rõ kỹ năng chăm sóc người cao tuổi vàlàm việc nhà

ĐH Y khoa PhạmNgọc Thạch

Nhân viên chămsóc người bệnh,NCT

6 tuần Kiến thức và kỹ năng chăm sócngười bệnh và NCT. Thực hành làchính.

Trường ĐH Ydược Huế

Điều dưỡng chămsóc NCT (tiêuchuẩn Nhật Bản)

1 năm (3học kỳ)

Nâng cao kỹ năng chăm sóc NCTcủa những người có bằng trung cấptrở lên về điều dưỡng

Trường trung cấpy dược Mekong

Nghề chăm sócNCT (sơ cấp)

3 tháng Phòng chữa bệnh thông thường tạigia đình, kỹ năng CSSK NCT, thựchành thuần thục quy trình chăm sócNCT tại gia đình.

Viện đào tạo vànâng cao TPHCM(IFP)

Nhân viên chămsóc NCT và bệnhmạn tính

3 tháng Giao tiếp, đạo đức, theo dõi dấuhiệu sự sống, dinh dưỡng, vệ sinhngười bệnh, lấy máu thử testnhanh, phòng chống loét, v.v.

Trường Trungcấp Đông Dương

Kỹ thuật viên chămsóc người cao tuổi.(tiêu chuẩn củaCBLH Đức)

6 tháng đến1 năm

Thực hiện quy trình kỹ thuật và kếhoạch chăm sóc NCT cơ bản. Tưvấn, giáo dục sức khỏe cho NCT,sơ cứu, đảm bảo an toàn cho NCT.CSSK cho NCT tại nhà và các cơsở y tế.

4.4. Cán bộ y tế (điều dưỡng, NVYTTB)Nhân viên y tế cũng đóng góp vào chăm sóc dài hạn cho NCT, chủ yếu là điều dưỡngcấp dịch vụ tại nhà người bệnh hoặc tại cơ sở bảo trợ xã hội và NVYTTB. Bác sĩ, kỹthuật viên vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu có vai trò xây dựng kếhoạch điều trị cho NCT. Trong trường hợp NCT mắc bệnh khi đang được chăm sóc

Page 184: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

184

dài hạn, thì NCT sẽ phải đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ đến nhà/cơ sở dưỡng lão để chămsóc theo nhu cầu của bệnh tật, hoặc định kỳ để quản lý bệnh mạn tính hoặc khám sứckhỏe định kỳ. Việc thực hiện kế hoạch chăm sóc y tế, quản lý bệnh mạn tính hoặcPHCN hằng ngày theo y lệnh của bác sĩ hoặc theo kỹ thuật viên vật lý trị liệu lại làtrách nhiệm của cán bộ chăm sóc y tế như điều dưỡng viên, NVYTTB, hoặc thậm chíngười được thuê cấp dịch vụ chăm sóc NCT hoặc người thân. Công tác trong cáctrung tâm bảo trợ xã hội và các trung tâm chăm sóc tư nhân có một lực lượng khôngnhỏ những người có bằng cấp thuộc khối ngành khoa học sức khỏe như bác sĩ, điềudưỡng, kỹ thuật viên. Ở thời điểm hiện nay, số lượng điều dưỡng, kỹ thuật viên, bác sĩđược đào tạo ra trường hằng năm khá lớn, nên hoàn toàn đáp ứng đủ về số lượng nhucầu của các trung tâm chăm sóc NCT và dịch vụ chăm sóc tại nhà. Chương V đã đềcập quá trình đào tạo bác sĩ về CSSK NCT nên ở đây đề cập chủ yếu nội dung đào tạođiều dưỡng viên và NVYTTB.

Điều dưỡng viên có nhiệm vụ chăm sóc người bệnh và thực hiện y lệnh của bác sĩtại cơ sở y tế hoặc tại cộng đồng (Thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV). Cácnhiệm vụ bao gồm lập kế hoạch chăm sóc, theo dõi diễn biến hằng ngày, phát hiện,báo cáo kịp thời những bất thường, tham gia chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh cậntử, hỗ trợ tâm lý cho người nhà NCT, thực hiện y lệnh của bác sĩ, gồm cả chỉ địnhchăm sóc dinh dưỡng và ghi chép hồ sơ, tư vấn, giáo dục sức khỏe và thực hiện cácbiện pháp bảo đảm an toàn cho NCT. Tại cộng đồng, điều dưỡng viên thực hiện dịchvụ chăm sóc tại nhà bao gồm tiêm, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫnlưu và chăm sóc PHCN, tắm gội, thay băng theo chỉ định. Chăm sóc NCT tại cơ sởbảo trợ xã hội không được quy định trong Thông tư 26, tuy nhiên, có thể hiểu rằngnhiệm vụ chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế giống như chăm sóc NCT tại cơ sở bảotrợ xã hội.

Tùy trình độ đào tạo, điều dưỡng viên có những kỹ năng khác nhau. Công việcchăm sóc dài hạn cho NCT hằng ngày thường chỉ đòi hỏi cho ăn, hỗ trợ vệ sinh cánhân, an ủi, cho uống thuốc, theo dõi huyết áp, phù hợp với trình độ đào tạo điềudưỡng trung cấp. Điều dưỡng viên trình độ cao đẳng, đại học, trở lên có nhiều kỹnăng chuyên sâu về chăm sóc y tế, phù hợp trong những trường hợp NCT mắc bệnhhoặc khuyết tật nặng, có nhu cầu chăm sóc y tế đặc biệt hoặc tại cơ sở y tế.

Điều dưỡng thực hiện chăm sóc dài hạn cho NCT được đào tạo về nghề dinhdưỡng giống như các điều dưỡng khác ở bậc đại học, cao đẳng và trung học chuyênnghiệp. Đối với điều dưỡng bậc đại học và cao đẳng chương trình khung đào tạo cómôn Chăm sóc sức khoẻ người bệnh cao tuổi, trong khi ở bậc trung học chuyênnghiệp, có mộn chăm sóc người bệnh nội khoa 2 có một phần đào tạo về CSSK NCT.Về chất lượng, thì các chương trình đào tạo chung cho điều dưỡng, kỹ thuật viênkhông có các học phần chuyên sâu về chăm sóc NCT, đặc biệt là cách chăm sóc hằngngày. Bởi vậy, họ cần được đào tạo chuyên sâu thêm về chăm sóc sức khỏe NCT gồmcả y tế và chăm sóc hằng ngày, trước khi có thể tham gia làm việc trong lĩnh vực này.

NVYTTB làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, và phải đáp ứng một số điềukiện. Thứ nhất là NVYTTB phải là người đang sinh sống, làm việc ổn định tại thôn,bản; tự nguyện tham gia làm NVYTTB. Thứ hai là có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tìnhtham gia hoạt động xã hội, có khả năng vận động quần chúng và được cộng đồng tínnhiệm. Thứ ba là phải có đủ sức khoẻ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.Nhiệm vụ của NVYTTB đã được đề cập ở trên, chủ yếu là tuyên truyền, giáo dục sứckhỏe, tham gia giám sát tình hình bệnh, tham gia thực hiện phong trào nâng cao sứckhỏe cộng đồng và chăm sóc một số bệnh thông thường.

Page 185: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

185

Về trình độ chuyên môn, đào tạo, NVYTTB làm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu:Có trình độ chuyên môn về y từ sơ cấp trở lên hoặc đã hoàn thành khóa đào tạo cóthời gian từ 3 tháng trở lên. Chưa có văn bản ban hành Khung Chương trình đào tạonhân viên y tế thôn, bản của Bộ Y tế.

4.5. Công tác viên xã hộiCán bộ công tác xã hội có vai trò quan trọng trong điều phối chăm sóc, tuy nhiên họkhông có nhiệm vụ chăm sóc cá nhân hằng ngày. Tính đến tháng 9/2015, cả nước có37 tỉnh, thành phố xây dựng và phê duyệt, triển khai Đề án thành lập Trung tâm côngtác xã hội với tổng số cán bộ, nhân viên hiện đang làm việc là 778 người (21 người/1trung tâm); trong đó nữ là 546 người, chiếm tỷ lệ 70,18%. Theo báo cáo củaBLĐTBXH, đến hết năm 2015 đã có 21 tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch thành lậpmạng lưới cộng tác viên công tác xã hội với tổng số 8784 cộng tác viên. Một số tỉnhđã bước đầu hình thành mạng lưới cộng tác viên và nhân viên công tác xã hội trợ giúpcho các đối tượng bảo trợ xã hội [70].

4.5.1. Tiêu chuẩn nghiệp vụ và nơi làm việcTiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội được quy định trong thôngtư liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV, quy định 3 chức danh chính cán bộlàm việc trong lĩnh vực công tác xã hội: Công tác xã hội viên chính (Mã số:V.09.04.01), Công tác xã hội viên (Mã số: V.09.04.02), và Nhân viên công tác xã hội(Mã số: V.09.04.03). Công tác viên xã hội là loại cán bộ chuyên nghiệp có nhiệm vụsàng lọc, phân loại, tiếp nhận đối tượng xã hội, đánh giá tâm sinh lý và nhu cầu sửdụng dịch vụ, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp. Đồng thời công tácviên theo dõi, rà soát các hoạt động can thiệp, hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng.Nhưng công tác viên xã hội thường không phải là cán bộ chăm sóc hằng ngày, chỉ hỗtrợ cho NCT tiếp cận với dịch vụ và hỗ trợ cần thiết. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của cộngtác viên công tác xã hội ở xã, phường, thị trấn được quy định trong Thông tư số07/2013/TT-BLĐTBXH, trong đó quy định nhiệm vụ của cộng tác viên công tác xãhội liên quan đến cung cấp một số mảng của dịch vụ chăm sóc xã hội bao gồm tiếpnhận, thu thập thông tin, đánh giá, xây dựng kế hoạch trợ giúp, tư vấn, tham vấn, trịliệu, hòa giải, giáo dục thuyết phục, ngăn chặn, cách ly, thực hiện chính sách trợ giúp,theo dõi, lượng giá….

4.5.2. Đào tạo công tác viên xã hộiĐề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 có đưa ra mục tiêu xâydựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về sốlượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụcông tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.

Hiện nay ở Việt Nam đào tạo công tác xã hội ở các trình độ sơ cấp, trung cấp, caođẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Chương trình khung đào tạo công tác xã hội trình độđại học và cao đẳng được cập nhật trong Thông tư số 10/2010/TT-BGDĐT, thay thếchương trình được xây dựng từ năm 2005. Nội dung bao gồm kiến thức chung vềcông tác xã hội, tâm lý, hành vi con người, giới, phát triển cộng đồng, công tác xã hộivới các nhóm người đặc biệt, trong đó có môn học về công tác xã hội với NCT.

Tuy là ngành nghề tương đối mới, nhưng số lượng cơ sở đào tạo và người được đàotạo về công tác xã hội khá nhiều, đủ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Cho đến hết năm2015 đã có 55 trường đại học, cao đẳng và 21 cơ sở dạy nghề có đào tạo chuyênngành công tác xã hội, tuyển sinh hàng năm khoảng 3500 chỉ tiêu cử nhân. Có 3trường đào tạo thạc sĩ, 2 trường đào tạo tiến sĩ công tác xã hội. Bên cạnh đó, Cục Bảo

Page 186: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

186

trợ xã hội, Bộ LĐTBXH cũng đã phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chứclớp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý công tác xã hội cấp cao, cán bộ, giảng viên giảngdạy nghề công tác xã hội [70].

Bảng 19. Tóm tắt tình hình đào tạo nhân lực ngành công tác xã hộI ở Việt Nam,2015

Số cơ sở dạy nghề đào tạo chuyên ngành công tác xã hội 21Số trường đào tạo hệ đại học, cao đẳng 55Số trường đào tạo thạc sĩ 3Số trường đào tạo tiến sĩ 2Chỉ tiêu đào tạo cử nhân công tác xã hội/năm 3 500Số thạc sĩ công tác xã hội được đào tạo (cả nước) 205Số chỉ tiêu đào tạo hệ vừa làm, vừa học/năm chuyên ngànhcông tác xã hội

3 000

Số cán bộ được tập huấn ngắn hạn về công tác xã hội 10 000

Nguồn: Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Báo cáo tổng kết công tác bảo trợ xãhội năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016; ngày 28/12/2015 [70]

Từ năm 2017, Trường Đại học Y tế Công cộng trực thuộc Bộ Y tế quản lý bắt đầutham gia đào tạo cử nhân công tác xã hội với mục tiêu đào tạo ra những người làmcông tác xã hội có khả năng nghiên cứu, phát hiện và giúp cá nhân, nhóm và cộngđồng giải quyết vấn đề xã hội trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cảba cấp độ bệnh viện, cộng đồng và hoạch định chính sách. Đây là trường đầu tiêntrong các trường chuyên đào tạo các mã ngành thuộc khối ngành sức khỏe đào tạo đốitượng này, thể hiện sự quan tâm của ngành y tế đối với công tác xã hội.

4.6. Thách thức đối với nhân lực chăm sóc người cao tuổiỞ đa số các vùng miền ở Việt Nam, nơi mà các gia đình không có đủ điều kiện chi trảcho người chăm sóc, nhân lực chăm sóc NCT chủ yếu vẫn là các thành viên gia đìnhvà với nhiều gia đình, họ đang ở trong tình trạng quá tải về công việc, thiếu kiến thứcvà kỹ năng chăm sóc NCT và chưa được quan tâm giúp đỡ.66

Nhân lực chăm sóc NCT dài hạn trong cộng đồng và các tổ chức đoàn thể chưa đượccoi là một nghề (không có chứng chỉ nghề nghiệp) và nhiều người chưa được đào tạokiến thức, kỹ năng cơ bản về chăm sóc NCT; chưa có chương trình đào tạo sơ cấp chonhững người chăm sóc NCT tại nhà.

Cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội còn thiếu về số lượng, chưađược đào tạo chuyên nghiệp về công tác xã hội và chăm sóc cho NCT [96]; thiếu kỹnăng và phương pháp chăm sóc khoa học; chưa đáp ứng tiêu chuẩn về cán bộ.

5. Tài chính chăm sóc dài hạn cho người cao tuổiHiện nay, nguồn tài chính CSDH cho NCT chủ yếu là ngân sách của từng hộ gia đìnhvà tài sản tiết kiệm của NCT. Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc tổ chức từ thiện choviệc chăm sóc dài hạn NCT chủ yếu dành cho chăm sóc NCT nghèo, không tự chămsóc được, không có người phụng dưỡng hoặc NCT bị khuyết tật đặc biệt nặng. Cácdịch vụ chăm sóc NCT tại nhà và các cơ sở chăm sóc NCT nội trú dạng doanh nghiệpđang phát triển nhưng chi phí rất cao so với khả năng chi trả của nhiều gia đình, đặcbiệt hộ không nghèo có NCT không tự chăm sóc được, gồm cả NCT có người phụngdưỡng và NCT không có người phụng dưỡng. Hiện nay chưa có bảo hiểm CSDH ở

66 Ý kiến chuyên gia trong cuộc họp thảo luận bàn tròn ngày 12/12/2016 tại Vụ KHTC, Bộ Y tế.

Page 187: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

187

Việt Nam. Chính sách nghỉ ốm của BHXH chưa được áp dụng trong trường hợpngười lao động cần nghỉ chăm sóc sức khỏe NCT.

5.1. Trợ cấp xã hội và những chế độ tài chính khác đối với người cao tuổiKhi NCT không tự chăm sóc, cần hỗ trợ sinh hoạt cá nhân hằng ngày trong thời giankéo dài, các gia đình đối mặt với khó khăn lớn không chỉ về vấn đề thiếu kiến thức vàkỹ năng chăm sóc, mà còn cả gánh nặng tài chính. Rất ít gia đình có điều kiện kinh tếđể trả công cho người cấp dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà hoặc đưa vào trung tâm bảotrợ xã hội ngoài công lập. Trong nhiều trường hợp, thành viên trong hộ cần nghỉ việcđể chăm sóc NCT, ảnh hưởng thu nhập của gia đình. Những người thân nuôi dưỡngNCT tại cộng đồng không được hưởng chế độ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, có một số chếđộ trợ cấp hằng tháng được trả cho NCT hoặc người chăm sóc NCT trong một sốtrường hợp đặc biệt. Kinh phí thực hiện những chế độ đó được bố trí trong dự toán chiđảm bảo xã hội theo phân cấp ngân sách của địa phương (Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC).

Mức trợ cấp xã hội đối với NCT không có lương hưu hiện nay ở mức rất khiếmtốn và số đối tượng được hưởng còn rất hẹp. NCT từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộcdiện hộ nghèo không có người phụng dưỡng, mà hiện nay không có lương hưu, trợcấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng khác (ví dụ người khuyếttật), được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng là 270 000 đồng (hệ số 1,0 x mức chuẩntrợ giúp xã hội). Đối với NCT thuộc hộ nghèo và không có người phụng dưỡng, mứctrợ cấp cho NCT từ 60 đến 79 tuổi là 405 000 đồng (hệ số 1,5) và từ 80 tuổi trở lên là540 000 đồng (hệ số 2,0). Mức trợ cấp đối với một số loại đối tượng cao hơn nhưđược giải thích dưới đây.

Do cơ sở bảo trợ xã hội thiếu điều kiện để nhận đầy đủ những NCT có nhu cầu chămsóc, nhà nước có chế độ dành cho những người tự nguyện nhận nuôi dưỡng NCT tạicộng đồng. Theo chính sách này, NCT thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ vàquyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vàocơ sở bảo trợ xã hội (có thể hiểu là không tự chăm sóc được) có thể được người trongcộng đồng nhận chăm sóc tại nhà. NCT được nhận chăm sóc như vậy sẽ được trợ cấpxã hội hằng tháng là 810 000 (hệ số 3,0). Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân nhận chămsóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội là NCT tại cộng đồng (tức là không phải làngười có nhiệm vụ phụng dưỡng) được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hằngtháng là 405 000 đồng (hệ số 1,5).

NCT bị khuyết tật nặng và đặc biệt nặng là đối tượng cần hỗ trợ sinh hoạt cánhân hằng ngày, có những chế độ trợ giúp đặc biệt. 67 NCT có khuyết tật đặc biệtnặng được hưởng trợ cấp hằng tháng là 675 000 (hệ số 2,5 x mức chuẩn trợ giúp xãhội), còn NCT có khuyết tật nặng, mức trợ cấp hằng tháng là 540 000 (hệ số 2,0 xmức chuẩn trợ giúp xã hội) (Quyết định số 28/2012/NĐ-CP). Nếu NCT thuộc nhiềuđối tượng xã hội khác nhau, thì hưởng trợ cấp cao nhất. Người có nhiệm vụ phụngdưỡng NCT có khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc ở mức270 000 đồng (hệ số 1,0 x mức chuẩn trợ giúp xã hội). Người nhận nuôi dưỡng, chămsóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc là 405 000 đồng.

67 Theo Nghị định 28/2012/NĐ-CP, khuyết tật đặc biệt nặng là đối tượng không còn khả năng tự phụcvụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật nặng là đối tượng có khả năng tựphục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ61% đến 80%.

Page 188: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

188

Bảng 20. Trợ cấp xã hội hằng tháng cho các đối tượng người cao tuổi, 2017

Loại đối tượng Trợ cấp xãhội

Trợ cấp nuôi dưỡng/kinh phí chăm sóc

Tổng tiền hỗtrợ từ NSNN

NCT từ 80 tuổi trở lên không hưởnglương hưu, BHXH, trợ cấp xã hộikhác

270 000 270 000

NCT thuộc hộ nghèo, không cóngười phụng dưỡng (60-79 tuổi)

405 000 405 000

NCT thuộc hộ nghèo, không cóngười phụng dưỡng (80 tuổi trở lên)

540 000 540 000

NCT cô đơn, nghèo, không tự chămsóc được người tự nguyện nhậnnuôi tại cộng đồng

810 000 405 000 (người tựnguyện nhận nuôidưỡng)

1 215 000

NCT có khuyết tật đặc biệt nặngsống tại gia đình

675 000 270 000 (người phụngdưỡng);

945 000

NCT cô đơn có khuyết tật đặc biệtnặng được người tự nguyện nhậnnuôi tại cộng đồng

810 000 405 000 (người tựnguyện nhận nuôidưỡng)

1 215 000

NCT có khuyết tật nặng sống tại giađình

504 000 504 000

Nguồn: Nghị định 136/2013/NĐ-CP và Nghị định 28/2012/NĐ-CP

Những người đã tham gia bảo hiểm xã hội đủ năm theo quy định, khi đến tuổihưu, được hưởng lương hưu. Mức được hưởng phụ thuộc vào mức lương và thờigian đóng, tối đa là 75% và tối thiểu bằng mức lương tối thiểu (Luật Bảo hiểm xãhội). Có cả chế độ hưu đối với những người mất khả năng lao động. Những ngườihưởng chế độ hưu trí không được hưởng chế độ trợ cấp xã hội đối với NCT, nhưngnếu bị khuyết tật đặc biệt nặng thì có thể vừa hưởng lương hưu vừa hưởng trợ cấp xãhội cho người khuyết tật.

Đối với NCT có công, nhà nước có chế độ ưu đãi đặc biệt bổ sung vào các trợ cấpxã hội được giải thích trên. Tùy loại đối tượng, có chế độ trợ cấp và trợ cấp nuôidưỡng hằng tháng (Nghị định số 20/2015/NĐ-CP). Ví dụ, Bà mẹ anh hùng là NCTđược hưởng 1 318 000 đồng một tháng tiền tuất và 1 318 000 đồng một tháng chongười phục vụ tại gia đình.

Chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm thu nhập khi người lao độngốm đau, tai nạn mà phải nghỉ việc. Điều kiện áp dụng chế độ ốm đau gồm cả trườnghợp phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Tuy nhiên, chế độ nàychưa được áp dụng đối với người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc NCT ốm đau.

5.2. Tài chính tại cơ sở bảo trợ xã hộiNhà nước quy định danh mục dịch vụ CSDH cho đối tượng bảo trợ xã hội làNCT được ngân sách nhà nước bảo đảm. Theo Quyết định 1508/QĐ-TTg (2016)của Thủ tướng, ngân sách nhà nước sẽ bảo đảm kinh phí cho những dịch vụ xã hộitrong lĩnh vực chăm sóc dài hạn cho đối tượng bảo trợ xã hội. Như vậy, đối với NCTnghèo, không có người phụng dưỡng và không có điều kiện sống tại cộng đồng, nhànước sẽ bảo đảm chi phí sàng lọc và tiếp nhận đối tượng; đánh giá nhu cầu chăm sóctrung hạn hoặc dài hạn; kiểm tra và CSSK ban đầu; xây dựng kế hoạch chăm sóc; tổchức thực hiện kế hoạch chăm sóc; cung cấp chỗ ở, thức ăn, quần áo và các vật dụng

Page 189: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

189

thiết yếu phục vụ sinh hoạt; quản lý đối tượng; PHCN; tổ chức các hoạt động văn hóa,vui chơi, giải trí; chăm sóc y tế.

Ngân sách nhà nước chi chăm sóc, nuôi dưỡng NCT tại cơ sở bảo trợ xã hội theođầu người được tiếp nhận. Khi NCT sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội, nhànước trả chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng ở mức 1 080 000 đồng một tháng (hệ số 4,0)đối với NCT nghèo không có người phụng dưỡng không có điều kiện sống tại cộngđồng, hoặc đối với NCT bị khuyết tật đặc biệt nặng (Bảng 5). Ngoài chế độ nuôidưỡng trên, NCT còn được cấp thẻ BHYT miễn phí và vật dụng phục vụ cho sinh hoạtthường ngày, như chăn, màn, chiếu, quần áo giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữabệnh thông thường, và các chi phí khác theo quy định. NCT sống trong cơ sở bảo trợxã hội theo chế độ này không được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng.

Mức trợ cấp nuôi dưỡng áp dụng ở các cơ sở bảo trợ xã hội công lập quá thấp sovới nhu cầu. Mức trợ cấp chăm sóc NCT tương đương khoảng 36 000 đồng một ngày(Nghị định số136/2013/NĐ-CP). Những đối tượng NCT thuộc diện tiếp nhận tại cơ sởbảo trợ xã hội công lập là NCT thuộc hộ nghèo, không có người phụng dưỡng. Ngoàitrợ cấp xã hội, NCT này thường không có nguồn tài chính nào có thể đóng góp thêmcho dịch vụ chăm sóc. Tại cơ sở bảo trơ xã hội công lập, ngân sách địa phương vẫncấp kính phí đảm bảo xã hội để trả các khoản chi thường xuyên hoạt động cơ sở, ví dụnhư tiền lương, tiền điện, tiền nước. Hiện nay chi phí để thực hiện các dịch vụ CSDNcho NCT theo Quyết định số 1508/QĐ-TTg (năm 2016) chưa được hạch toán mộtcách có hệ thống và minh bạch để có thể đánh giá mức trợ cấp kinh phí chăm sóc hiệnnay có phù hợp hay không. Theo đánh giá cùa Cục Bảo trợ xã hội, đời sống vật chất,tinh thần của NCT được nhận nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội (hoặc có người nhậnnuôi dưỡng tại cộng đồng) vẫn còn rất nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu thựctiễn trong các trung tâm bảo trợ xã hội cũng như trong cộng đồng. Việc huy độngnguồn lực từ cộng đồng, xã hội cũng còn hạn chế, có khoảng 5,2% cơ sở chưanhận được sự giúp đỡ về vật chất và tài chính từ cộng đồng.68 Do vậy đời sốngvật chất, tinh thần của các đối tượng gặp nhiều khó khăn.Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập, cũng có thể nhận kinh phí từ cả ngân sách nhànước, đóng góp từ thiện hoặc phí do gia đình NCT trả theo hợp đồng. Đối với đốitượng NCT thuộc diện được tiếp nhận tại cơ sở bảo trợ xã hội, khi được nhận nuôidưỡng tại cơ sở ngoài công lập vẫn có thể hưởng kinh phí chăm sóc giống như trongcơ sở công lập. Chi phí hoạt động khác có thể do tổ chức từ thiện đóng góp (ví dụ từdoanh nghiệp như VinGroup hoặc tổ chức tôn giáo, Hội Chữ thập đỏ hoặc tổ chứckhác), hoặc do gia đình NCT được tiếp nhận chi trả (chủ yếu tại cơ sở chăm sóc NCTdạng kinh doanh). Tại cơ sở hoạt động từ thiện, kinh phí hoạt động thường rất thiếunên các tổ chức này gặp nhiều khó khăn trong hoạt động hằng ngày và bảo dưỡngnhà, thường không có kinh phí để tổ chức những dịch vụ PHCN cần thiết.Bảng 21. Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho người cao tuổitại cơ sở bảo trợ xã hội

Loại đối tượng Trợ cấp nuôi dưỡng/ kinhphí chăm sóc

NCT cô đơn, nghèo, không tự chăm sóc, sống tại cơ sởBTXH

1 080 000

NCT có khuyết tật đặc biệt nặng sống tại cơ sở BTXH 1 080 000

68 Nguồn: Kết quả khảo sát của Cục BTXH 2015

Page 190: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

190

Nguồn: Nghị định 136/2013/NĐ-CP và Nghị định 28/2012/NĐ-CP

Giá của dịch vụ chăm sóc tại trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc NCT dạngdoanh nghiệp thường rất cao. Giá chăm sóc NCT tại nhà dưỡng lão tư nhân daođộng theo mức độ minh mẫn, tự phục vụ được và yêu cầu có phòng riêng hoặc phòngchung. Có giá dao động từ khoảng 6 triệu đến 13 triệu một tháng cho dịch vụ cơ bản(phòng ở tiện nghi, phòng sinh hoạt chung, giặt giũ, chế độ ăn dinh dưỡng, xoa bópbấm huyệt hàng ngày, vệ sinh cá nhân cơ bản, chế độ theo dõi sức khỏe hằng ngày,chế độ luyện tập theo thể trạng). Ngoài ra những dịch vụ như ăn qua sonde, mở nộikhí quản, chăm sóc các ở loét, sonde bàng quang, PHCN có thêm giá phát sinh thêm,có thể thêm 5-8 triệu một tháng.

5.3. Tài chính dịch vụ công tác xã hộiNguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm cung cấp dịch vụ xã hội theo cơ chế xãhội hóa. Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, có các nguồn thu khác như thu từ hợpđồng cung cấp dịch vụ cho chương trình, dự án trong nước và quốc tế, đóng góp tựnguyện của đối tượng, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngân sáchtrung ương hỗ trợ xây dựng, trang bị ban đầu cho Trung tâm trong thời gian triển khaithí điểm (Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010–2020.

Dịch vụ công tác xã hội được ngân sách nhà nước trả dành cho NCT là đối tượngbảo trợ xã hội. Các dịch vụ công tác xã hội được NSNN chi trả cho các đối tượngđược hưởng có thể chia thành ba loại. Thứ nhất là dịch vụ công tác xã hội bao gồmnhững dịch vụ như tư vấn, truyền thông, tham vấn, PHCN dựa vào cộng đồng, phòngngừa, ngăn chặn đối tượng bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi hoặc có nguy cơ rơi vàohoàn cảnh khó khăn khác, quản lý trường hợp, và phát triển cộng đồng (như phát triểnCLB). Nhóm thứ hai là dịch vụ liên quan chăm sóc, nhận nuôi NCT, bao gồmnhững dịch vụ đánh giá nhu cầu chăm sóc, lập hồ sơ NCT cần tìm kiếm gia đình, cánhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng, lập hồ sơ đăng ký nhận chăm sóc nuôi dưỡng NCT,đánh giá, chứng nhận điều kiện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng của gia đình đăng ký, tậphuấn, nâng cao năng lực gia đình nhận chăm sóc nuôi dưỡng NCT đủ điều kiện, hỗ trợtâm lý cho NCT được nhận chăm sóc, đưa đối tượng về gia đình, cá nhân nhận chămsóc, nuôi dưỡng và kiểm tra, theo dõi việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng. Nhóm dịch vụthứ ba là chăm sóc bán trú tại trung tâm hoặc tại gia đình. Tại trung tâm các dịch vụchăm sóc bán trú bao gồm đánh giá tình trạng ban đầu và nhu cầu của đối tượng,chăm sóc sức khỏe, phục hồi thể chất, dạy kỹ năng sinh hoạt cá nhân hằng ngày, tổchức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, PHCN. Dịch vụ chăm sóc bán trú tạigia đình bao gồm việc thăm, khám sức khỏe và đánh giá nhu cầu của đối tượng theoyêu cầu, PHCN, tư vấn, tham vấn, chăm sóc.

Đối với NCT không thuộc diện là đối tượng bảo trợ xã hội, chưa có quy định vềcơ chế chi trả và giá dịch vụ. NCT từ 60 đến 79 tuổi không nghèo hoặc có ngườiphụng dưỡng và không bị khuyết tật đặc biệt nặng, không phải là đối tượng bảo trợ xãhội. Do vậy, hiện nay họ không được hưởng những dịch vụ công tác xã hội miễn phído nhà nước trợ cấp. Tuy nhiên, chưa thấy quy định của pháp luật về khung giá dịchvụ trợ giúp xã hội.

5.4. Tài chính dịch vụ chăm sóc tại nhà

Chăm sóc NCT tại nhà là dịch vụ đang phát triển nhanh ở các thành phố lớn cóchi phí tương đối cao. Chi phí cho dịch vụ này hoàn toàn do gia đình tự chi trả [96].So sánh giá dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà của một số công ty ở TPHCM cho thấy

Page 191: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

191

trung bình khoảng 7 triệu một tháng (làm việc 8 giờ/ngày 30 ngày/tháng).69 Còn nếudịch vụ đòi hỏi chuyên môn y tế, hoặc làm việc 24 giờ/ngày thì giá còn cao hơn. Mứcgiá chăm sóc NCT tại nhà như thế này vượt xa khả năng của đa phần các gia đình, vàmức trợ cấp nuôi dưỡng đóng góp không đáng kể để giảm gánh nặng tài chính củanhững dịch vụ này. Những gia đình có điều kiện kinh tế mới có thể sử dụng nhữngdịch vụ này như là phương án chăm sóc chính cho NCT trong gia đình. Còn các giađình không có điều kiện kinh tế chỉ có thể dựa vào những dịch vụ này trong thời gianngắn hoặc vài giờ một ngày.

Chăm sóc NCT do tình nguyện viên thực hiện có chi phí cơ hội là thu nhập mất đi củatình nguyện viên làm việc chăm sóc NCT không làm việc kiếm tiền. Mặc dù nhiều môhình dựa trên tình nguyện viên để chăm sóc NCT, khi công việc nặng nề (ví dụ đốivới NCT bị sa sút trí tuệ, nằm liệt giường), và tình nguyện viên chăm sóc cần hy sinhthu nhập để chăm sóc NCT, thì khó duy trì hoạt động ơ quy mô lớn và kéo dài. Đểkhắc phục vấn đề này, mô hình CLB LTH TGN đang thí điểm mô hình trợ lý chămsóc được trả công, với mức chi trả không cao bằng dịch vụ của các doanh nghiệp cấpngười giúp việc chăm sóc NCT tại nhà. Về mặt cung ứng dịch vụ sẽ dễ huy độngngười chăm sóc NCT, và với giá rẻ hơn những dịch vụ tư nhân, sẽ tạo điều kiện thuậnlợi hơn đối với các hộ thiếu điều kiện kinh tế để trả theo giá thị trường.

5.5. Bảo hiểm chăm sóc dài hạn cho người cao tuổiBảo hiểm chăm sóc dài hạn đang phát triển ở các nước thu nhập cao, trong khi cácgiải pháp tài chính tại cộng đồng vẫn được áp dụng ở nước thu nhập trung bình.Không phải NCT nào cũng cần chi để hưởng dịch vụ chăm sóc đặc biệt do suy giảmtrí nhớ, sức khỏe yếu và không ổn định, không tự phục vụ cá nhân. Tuy nhiên, khiNCT không may mà cần đến những dịch vụ này, khó mà có thể chi trả từ tiền trợ cấpxã hội, lương hưu, tiền tiết kiệm hoặc thu nhập của con, cháu. Giải pháp chính sáchtrong hoàn cảnh rủi ro cần được chăm sóc dài hạn là bảo hiểm chăm sóc lâu dài. Mộtsố nước châu Á đã giới thiệu loại bảo hiểm này, trong đó có ví dụ của Hàn Quốc. Tuynhiên, những nước khác vẫn chia sẻ rủi ro tại cộng đồng như ở Thái Lan.

Năm 2008, Hàn Quốc bắt đầu có Bảo hiểm chăm sóc lâu dài, được áp dụng khôngđiều kiện cho tất cả những NCT từ 65 tuổi trở lên và có điều kiện cho người dưới 65tuổi có các bệnh liên quan đến tuổi già như sa sút trí tuệ hoặc bị liệt. Bảo hiểm này cóthể chi trả cho: (i) các dịch vụ tại nhà như: chăm sóc tại nhà, điều dưỡng đến thămtại nhà, chăm sóc ban ngày, chăm sóc ngắn ngày, thuê các thiết bị phúc lợi, và (ii) cácdịch vụ tập trung như các cở sở bảo trợ xã hội chăm sóc NCT (nursing home). Đểđược hưởng các dịch vụ này, NCT cần phải được đánh giá phân loại thông qua mộtđánh giá chuẩn với một bảng hỏi gồm 52 nội dung để phân loại theo 5 cấp độ. Cókhoảng 6% NCT đủ điều kiện được hưởng các dịch vụ này. Các nguồn tài chính chochương trình này là từ tiền đóng bảo hiểm, tiền thuế Chính phủ và đồng chi trả củangười sử dụng. Vai trò của cơ quan Bảo hiểm Y tế Quốc gia (trung ương và các chinhánh địa phương) là định ra và thu các khoản đóng góp, quản lý tài chính, đánh giávà xếp loại cấp độ được hưởng, giám sát các dịch vụ. Kết quả là số lượng người thamgia bảo hiểm chăm sóc lâu dài đã tăng đáng kể, từ 1% NCT năm 2003 lên 6% NCT(320 000 NCT) năm 2014, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số NCT.

Tại Thái Lan, chia sẻ rủi ro chăm sóc dài hạn được thực hiện qua đóng góp từthiện và tình nguyện viên tại cộng đồng. Chi phí chăm sóc xã hội được chính quyền

69 Tính toán từ các bảng giá của danh mục dịch vụ tại http://toplist.vn/top-list/dich-vu-cham-soc-nguoi-gia-tai-nha-uy-tin-nhat-o-tphcm-13700.htm

Page 192: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

192

địa phương hoặc các quỹ từ thiện chi trả hoặc đóng góp của các tình nguyện viên nhưcác thợ làm mộc có thể ủng hộ các dụng cụ trợ giúp hoặc sửa nhà. Chính sách CSDHcủa Thái Lan tập trung vào hệ thống chăm sóc tại cộng đồng mà ở đó những ngườichăm sóc của gia đình và TNV được mong đợi sẽ chăm sóc cho những NCT phụthuộc. Chỉ có huyện Lamsonthi là cung cấp chăm sóc tại cộng đồng thông qua cácTLCS được trả công nhằm bù đắp sự thiếu hụt người chăm sóc là thành viên gia đình.

Tóm lại, hệ thống chăm sóc NCT của Việt nam mặc dù đạt được những thành tíchnhất định, chưa thích ứng kịp để đáp ứng nhu cầu của dân số già hóa càng ngày càngcao. Gia đình đang là nguồn CSDH chính cho phần lớn NCT ở Việt Nam, cũng giốngnhư hầu hết các nước khác. Tuy nhiên, khi số người tuổi lao động bình quân một NCTgiảm, khi NCT ngày càng sống lâu, số hộ gặp khó khăn trong chăm sóc NCT sẽ tănglên. Lúc đó, không thể chỉ dựa vào người có nhiệm vụ phụng dưỡng để CSDH choNCT gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, mà phải huy động cả cộng đồng và xãhội hỗ trợ các gia đình thực hiện nhiệm vụ đó.

Đáp ứng của xã hội Việt Nam nhằm hỗ trợ các gia đình CSDH NCT tương đối hạnchế. Các cơ sở chăm sóc tập trung công lập và từ thiện mới chỉ phục vụ được một sốrất ít NCT thuộc đối tượng bảo trợ xã hội. Còn nhà dưỡng lão tư nhân, dù đang pháttriển, vẫn có giá hơi cao, nhiều gia đình không trả được. Nhu cầu chăm sóc tại cộngđồng và gia đình vẫn là chủ yếu. Các dịch vụ đa dạng hỗ trợ gia đình chăm sóc NCT,như CLB LTH TGN, sẽ phải trở thành giải pháp chính, nhưng chưa được quan tâmđầy đủ. Khuyến nghị các gải pháp về CSDH cho NCT nhằm hướng tới mục tiêu giàhoá khoẻ mạnh ở Việt Nam được tổng hợp trong Chương VIII.

Page 193: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

193

Chương VII: Môi trường xã hội đối với sức khỏe củangười cao tuổi Việt Nam

1. Khung phân tích mối quan hệ môi trường xã hội và sứckhỏe người cao tuổiTheo WHO, môi trường sống thân thiện với NCT giúp cho sự già hóa khỏe mạnhthông qua việc hỗ trợ duy trì và phát triển “năng lực nội tại” (intrinsic capacity) suốtvòng đời mỗi người và phát huy “khả năng hoạt động” (functional ability) để mỗingười, với năng lực nội tại khác nhau, đều có thể đạt được những giá trị riêng củamình. Môi trường già hóa khỏe mạnh cần đòi hỏi 5 thành tố cơ bản về khả năng hoạtđộng sau đây:

1. Đáp ứng nhu cầu cơ bản của NCT, bao gồm ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế vàchăm sóc dài hạn.

2. Học tập nâng cao trình độ và ra quyết định.

3. Đi lại: Phân tích, đánh giá các điều kiện hỗ trợ cho người cao tuổi di chuyển đilại như thế nào.

4. Phát triển và duy trì các mối quan hệ và được tôn trọng.

5. Đóng góp cho xã hội.Ở Việt Nam, điều 10 Luật Người cao tuổi xác định: “Phụng dưỡng NCT là chăm sócđời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chămsóc sức khoẻ và các nhu cầu về vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập củaNCT”. Hơn nữa, trong thực tế hiện nay, du lịch, thể thao và đời sống tâm linh đangtrở thành những nhu cầu quan trọng của người dân và có tác động đến sức khỏe NCT.Do đó, so với nội dung “môi trường xã hội” để già hóa khỏe mạnh của WHO, chươngnày bổ sung thêm việc đáp ứng các nhu cầu du lịch, giải trí, thể thao, thông tin và tâmlinh. Chương này cũng không đề cập đến vấn đề chăm sóc y tế và chăm sóc dài hạn đãđược trình bày trong chương V và chương VI.

Như vậy, môi trường xã hội tác động đến sức khỏe NCT thông qua 10 thành tố chủyếu có thể được chia thành 2 nhóm: (i) vật chất (4 thành tố đầu) và (ii) tinh thần (6thành tố còn lại) như trong Hình 79. Theo đó, các thành tố này tác động đến sức khỏeNCT ở 4 cấp độ: (i) xã hội (văn hóa, pháp luật, chính sách,…), (ii) cộng đồng (phongtục, tập quán, hương ước,…,), (iii) gia đình (trách nhiệm, sự quan tâm), và (iv) cánhân (thói quen và sự nỗ lực).Hình 79. Môi trường xã hội và sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam

MÔI TRƯỜNGXÃ HỘI

Xã hội

Cộng đồng

Gia đình

Cá nhân

THÀNH TỐ CHỦ YẾUVật chất

Ăn Mặc Nhà ở Phương tiện đi lại

Tinh thần Học tập Thông tin Du lịch, thể thao, giải trí Quan hệ gia đình, xã hội Hoạt động đóng góp cho

gia đình, xã hội Tâm linh

SỨC KHỎENGƯỜI

CAO TUỔI

Page 194: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

194

Môi trường xã hội đối với sức khỏe NCT Việt Nam được phân tích trên cơ sở phongtục, tập quán, chính sách và các biện pháp được Nhà nước, cộng đồng, gia đình và bảnthân NCT thực hiện nhằm đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho họ.

2. Môi trường xã hội đảm bảo điều kiện vật chất cho ngườicao tuổi2.1. Bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng và an ninh lương thựcNgười Việt Nam luôn quan niệm ăn uống là vấn đề quan trọng: “Có thực mới vựcđược đạo”. Ngày 24/4/1956, trong Lời bế mạc Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Nếudân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dânốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”. [97]

Từ hàng chục năm nay, trên bình diện vĩ mô, Việt Nam đã giải quyết được vấn đềlương thực một cách vững chắc cho toàn bộ dân số trong đó có NCT. Sản lượng lươngthực có hạt bình quân đầu người hằng năm đã đạt trên 500 kg; chẳng hạn, năm 2015 là550,6 kg/người. Nhiều năm nay, Việt Nam luôn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ haitrên thế giới với sản lượng xuất khẩu lên đến trên 6 triệu tấn/năm, thậm chí năm 2012đạt tới 8,0 triệu tấn [98]. Kết quả điều tra ở Hà Tây cũ từ năm 2003 cho thấy chỉ có1,19% NCT ở thành thị và 6,34% ở nông thôn còn tình trạng thiếu ăn [99]. Với sựphát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong những năm qua, tình trạng này chắcchắn đã được cải thiện nhiều.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu lương thực vẫn có thể xảy ra cục bộ, chẳng hạn, đối vớinhóm NCT nghèo, đặc biệt là những NCT nghèo không nơi nương tựa hoặc khi thiêntai, hỏa hoạn, tai nạn,... Để hoàn thiện thêm một bước chính sách đối phó với nhữngtình trạng này, ngày 21/10/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định 136/2013/NĐ-CP,trong đó quy định 3 hướng giải quyết sau:

1. Trợ cấp thường xuyên: NCT thuộc hộ nghèo và tất cả những người đủ 80 tuổitrở lên mà hiện nay không được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp xã hội khác đềuđược trợ cấp thường xuyên với mức chuẩn trợ giúp xã hội là 270 000 đồng(tương đương hơn 27 kg gạo tẻ thường, đơn giá ngày 29/10/2016 tại thị trườngHà Nội). Một số đối tượng NCT được trợ cấp gấp rưỡi hoặc gấp đôi mức này.

2. Chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng hoặc tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xãhội: NCT thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡngcó thể sống ở cộng đồng nếu có người có người nhận chăm sóc (được hỗ trợbằng 3 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội) hoặc được nhận vào cơ sở bảo trợ xãhội, nhà xã hội (được hỗ trợ bằng 4 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội).

3. Hỗ trợ đột xuất: Chính sách hỗ trợ lương thực cho tất cả thành viên hộ gia đìnhthiếu đói trong và sau thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khảkháng khác. Cụ thể là, hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian không quá03 tháng cho mỗi đợt trợ giúp và hỗ trợ 15 kg gạo/người đối với tất cả thànhviên hộ gia đình thiếu đói trong dịp Tết Âm lịch. “Không được để dân đói”luôn luôn là mệnh lệnh từ cấp có thẩm quyền khi tai họa xảy ra.

Với những thành tựu phát triển nông nghiệp và chính sách như trên, Việt Nam đãthanh toán dứt điểm nạn thiếu lương thực cho người dân nói chung và NCT nói riêng.Mặt khác, việc chế biến lương thực ở Việt Nam cũng rất đa dạng và phần lớn dưới dạngmềm, như: Cơm, cháo, phở, mỳ sợi, bánh cuốn, bánh đúc, bột dinh dưỡng…. rất phù hợpvới tuổi già.

Page 195: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

195

Bên cạnh đó, vấn đề dinh dưỡng hợp lý cho người dân nói chung và NCT nói riêngcũng được quan tâm. Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo về “Mười lời khuyên dinh dưỡnghợp lý giai đoạn 2015-2020” trong đó tập trung vào các nội ăn chế độ ăn có lợi chosức khỏe, ít mặn, ít mỡ, ít đường, nhiều canxi, chất xơ thực phẩm. Tuy nhiên, bêncạnh các cơ chế chính sách hỗ trợ, thúc đẩy thực hiện chế độ ăn có lợi cho sức khỏecủa người dân nói chung cần có các lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cụ thể dễ thực hiệnđối với NCT.

Mô hình CLB LTH TGN được mô tả trong Chương VI bao gồm các hoạt động nhằmhỗ trợ những NCT gặp khó khăn đột ngột thông qua các hoạt động tự lực của cộngđồng. Trong các đợt sinh hoạt thường xuyên hằng tháng, CLB thường thảo luận nhằmgiúp đỡ ít nhất một trường hợp NCT phải đối mặt với hoàn cảnh đặc biệt khó khăntrong cộng đồng. Các hình thức hỗ trợ, ngoài đóng góp về thời gian, còn bao gồm cảtrợ giúp tiền mặt hoặc hỗ trợ bằng hiện vật như gạo. Ngoài việc vận động các thànhviên đóng góp, các câu lạc bộ cũng huy động thêm nguồn lực tại địa phương để hỗ trợthêm, giúp đảm bảo nhu cầu ăn uống cho người cao tuổi gặp khó khăn.

2.2. Các điều kiện đáp ứng nhu cầu mặcNhu cầu mặc của NCT không chỉ đơn thuần bảo đảm đầy đủ, ấm áp về mùa đông vàthoáng mát về mùa hè mà chất liệu và thiết kế còn phải phù hợp với lứa tuổi, bảo đảmthuận tiện cho NCT trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay, sản xuất vànhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho người dân, baogồm các mặt hàng cần thiết cho người cao tuổi, chẳng hạn như quần áo vải mềm vàbỉm tã dành cho người lớn. Một nghiên cứu từ năm 2004 cho thấy chỉ có 0,6% NCT ởkhu vực thành thị và 4,75% NCT ở nông thôn năm 2003 chưa được đáp ứng đủ nhucầu mặc [99]. Như vậy, có thể nói rằng nhu cầu mặc của người cao tuổi ở Việt Namđược đáp ứng đủ.

Trong những trường hợp khẩn cấp, thiên tai, hỏa hoạn, vùng nghèo, khó khăn… quầnáo luôn là một trong những sản phẩm thiết yếu được hỗ trợ đầu tiên; trong đó, NCTluôn là một trong những đối tượng được quan tâm ưu tiên. Chẳng hạn, năm 2009,Trung ương Hội NCT Việt Nam phối hợp với Uỷ ban Quốc gia về NCT và một sốban, ngành, đoàn thể tổ chức thành công cuộc vận động “Một triệu áo ấm tặng NCTnghèo” với mục tiêu mỗi NCT nghèo, trước hết ở 61 huyện nghèo nhất nước đượctặng 1 áo ấm [100]. Bên cạnh đó, hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán, Ngày quốc tếNgười cao tuổi (1 tháng 10), Chủ tịch nước và lãnh đạo các cấp thường tặng vải lụacho các cụ tròn 100 tuổi hoặc người cao tuổi có công.

2.3. Các điều kiện đáp ứng nhu cầu nhà ởNhu cầu về nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu và là quyền tối thiểu của conngười. Người Việt Nam coi trọng nhà ở, vì có “an cư” mới “lạc nghiệp”. Hiến pháp2013 có tới 3 điều liên quan đến nhà ở của công dân: “Công dân có quyền có nơi ởhợp pháp” (Điều 22); “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải đểdành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặctrong các tổ chức kinh tế khác” (Điều 32) và: “Nhà nước có chính sách phát triển nhàở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở” (Điều 59).

Luật Nhà ở (2014) quy định đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội,trong đó có hướng đến người cao tuổi, như: (i) Người có công với cách mạng theoquy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; (ii) Hộ gia đình nghèovà cận nghèo tại khu vực nông thôn; (iii) Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộcvùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; (iv) Người thu nhập

Page 196: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

196

thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị. Tuy không có quy định trực tiếp kiếntrúc nhà ở phù hợp với NCT nhưng điều 20 của bộ Luật này cũng quy định kiến trúcnhà ở phải phù hợp với “truyền thống lịch sử, văn hóa”. Với văn hóa trọng lão, chắcchắn NCT sẽ được dành không gian phù hợp nhất với mình.

Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2012–2020 đã đề ra chỉtiêu cho năm 2015 là “100% NCT không phải sống trong nhà tạm, dột nát”. Thực hiệnchỉ tiêu này ở các tỉnh, thành phố đã đề ra mục tiêu “Xóa nhà tạm, dột nát cho NCT”hoặc “Xóa nhà tạm cho hộ gia đình có người cao tuổi nghèo, cô đơn”. Theo Điều tragiữa kỳ Dân số và Nhà ở năm 2014, hơn 99,96% hộ gia đình Việt Nam đã có nhà ở.Ngoài ở nhà riêng, nhà thuê, NCT còn ở trong 427 Trung tâm bảo trợ xã hội của nhànước, hiện nuôi gần 40 000 cụ và các Trung tâm chăm sóc NCT ngoài công lập [101].

Như vậy, có thể thấy rằng, nhờ nỗ lực của các hộ gia đình, của NCT, nhà nước vàcộng đồng, NCT Việt Nam được đảm bảo về nhà ở. Tuy nhiên, việc thiết kế, sắp xếp,bố trí các tiện nghi sinh hoạt trong nhà phù hợp với NCT hầu như vẫn chưa được quantâm. Chúng ta vẫn chưa có quy định tiêu chuẩn thiết kế nhà ở phù hợp với gia đình cóngười cao tuổi. Hầu hết các gia đình chưa có các giải pháp phòng tránh ngã cho ngườicao tuổi trong nhà. Bên cạnh đó, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về khả năngđáp ứng nhu cầu nhà ở của NCT cũng như chất lượng và việc bố trí nhà ở có phù hợpvới NCT hay không.

2.4. Các điều kiện đáp ứng nhu cầu đi lạiViệt Nam đã có nhiều văn bản pháp luật quy định việc quan tâm ưu tiên hỗ trợ đápứng nhu cầu di chuyển, đi lại của NCT. Điều 15 Luật Người cao tuổi quy định “Khitham gia giao thông công cộng, NCT được giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện.” và“NCT được giảm giá vé, giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ theo quy định củaChính phủ.” Điều 4 Nghị định số 06/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định “Trên cácphương tiện giao thông công cộng phải có hướng dẫn, có chỗ ngồi ưu tiên cho NCTvà tùy từng loại phương tiện có công cụ hỗ trợ hoặc sự trợ giúp phù hợp với NCT.Người tham gia giao thông có trách nhiệm hỗ trợ NCT khi cần thiết”. Nghị định nàycũng quy định rõ: “NCT được giảm ít nhất mười lăm phần trăm (15%) giá vé, giá dịchvụ khi tham gia giao thông bằng tàu thủy chở khách, tàu hỏa chở khách, máy bay chởkhách”. Bên cạnh đó, Thông tư số 71/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tảicòn đề ra nhiều ưu đãi khác khi NCT tham gia các loại hình giao thông, như: mua vétại quầy ưu tiên, hỗ trợ lên, xuống xe và sắp xếp hành lý cho các đối tượng cần sựchăm sóc đặc biệt, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện,….

Mặc dù vậy, theo khảo sát, tỷ lệ NCT nhận được chế độ giảm giá vé mới chỉ là 30,9%khi đi xe buýt; 28% với xe khách; 21,5% với tàu hỏa; 13,9% với máy bay và 7,3% vớitàu thủy. Tương tự, hơn 38% NCT cho biết được ưu tiên sắp xếp chỗ ngồi thuận tiệnkhi sử dụng xe buýt; 35,9% đối với xe khách; 18,9% với tàu hỏa; 10,1% với máy bayvà 6,3% với tàu thủy [101]. Điều này cho thấy, đa số các doanh nghiệp chưa quan tâmtới việc thực hiện chính sách miễn giảm phí và việc kiểm tra, giám sát thực thi phápluật chưa chặt chẽ.

Bên cạnh đó, chúng ta chưa có các quy định chi tiết về tiêu chuẩn thiết kế cơ sở hạtầng, phương tiện giao thông, thiết bị di chuyển, điều kiện ánh sáng,... phù hợp vớinhu cầu của NCT, cũng như bảo đảm sự thuận tiện và an toàn khi NCT di chuyển trênđường, trong nhà, giữa các toà nhà cao tầng. Việc thực thi các quy định về tráchnhiệm của người lái xe, người qua đường trợ giúp NCT tham gia giao thông, lên,

Page 197: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

197

xuống xe thuận lợi. Tất cả những điều này làm tăng nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởngđến sức khoẻ của NCT trong hoạt động giao thông, đi lại.

3. Môi trường xã hội đảm bảo sức khỏe tinh thần cho ngườicao tuổi3.1. Các điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập suốt đờiMục tiêu 4 của Chiến lược toàn cầu và kế hoạch hành động về già hóa và sức khỏe

của WHO 2016 nêu rõ “Bảo đảm chất lượng giáo dục, thông tin đầy đủ và công bằngcũng như xúc tiến cơ hội học tập suốt cuộc đời cho mọi người”. Ở Việt Nam, Điều 39Hiến pháp 2013 đã ghi rõ: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”; Điều 10 LuậtGiáo dục (2005) quy định: “Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạođiều kiện để ai cũng được học hàn”. Điều 3, khoản 1 Luật Người cao tuổi (2009) nêurõ NCT “được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao,giải trí, du lịch và nghỉ ngơi”.

Hiện nay, khoảng 2 triệu người từ 60 đến 64 tuổi có trình độ học vấn và chuyên mônkỹ thuật, với 16,2% có trình độ sơ cấp trở lên, trong đó 4,4% có trình độ đại học;tương đối cao so với mặt bằng chung (tỷ lệ của toàn quốc lần lượt là 13,8% và 4,5%).Tuy nhiên, do trình độ phát triển thấp và chiến tranh kéo dài nhiều thập kỷ, trình độhọc vấn của hầu hết NCT chưa cao. Năm 2009, vẫn còn khoảng 1/3 số người trongnhóm từ 60 đến 64 tuổi và gần 2/3 số người 65 tuổi trở lên chưa tốt nghiệp tiểu học.Tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong số NCT từ 65 tuổi trở lên giảm hẳn, chỉcòn 7,3%, gần bằng nửa nhóm 60-64 tuổi và bằng 1/3 so với nhóm 25–29 tuổi [30].

Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của NCT thấp, đương nhiên ảnh hưởng đếnchất lượng cuộc sống nói chung và khả năng nhận thức, phân tích, ra quyết định nóiriêng của họ, kể cả trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Vì vậy, cần xóa nạn mù chữ vànâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho NCT, thông qua việc dạy chữ, mở cáckhóa đào tạo ở các câu lạc bộ, Trung tâm học tập cộng đồng; đồng thời cần tạo mọiđiều kiện phát huy lực lượng lao động trong nhóm 60-64 tuổi vốn có số lượng lớn vàtrình độ chuyên môn kỹ thuật khá.

3.2. Đáp ứng nhu cầu thông tin cho người cao tuổiBên cạnh nhu cầu về học tập suốt đời, NCT còn có nhu cầu cao về tiếp cận thông tin.Một trong những nội dung Điều 25 Hiến pháp 2013 của Việt Nam là công dân cóquyền “tiếp cận thông tin”. Điều 29 Luật NCT quy định “Bộ Thông tin và Truyềnthông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền kịp thời, chính xác chínhsách, pháp luật về người cao tuổi”. Chương trình hành động quốc gia về NCT ViệtNam giai đoạn 2012-2020 cũng đề ra chỉ tiêu: “80% cơ quan phát thanh, truyền hìnhcấp trung ương và địa phương có chuyên mục về người cao tuổi tối thiểu 01 lần/01tuần” vào năm 2015 và tỷ lệ này đạt 100% vào năm 2020.

Các kênh truyền thông đại chúng hiện nay ở Việt Nam khá đa dạng: báo, đài, TV,điện thoại di động, Internet và hệ thống truyền thanh ở các xã/phường. NCT Việt Namđa số sống với gia đình, do vậy các đặc trưng về tiếp cận thông tin của NCT gắn liềnvới hộ gia đình. Kết quả Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ năm 2014 cho thấy cảnước có 93,9% hộ có sử dụng truyền hình (93,5% ở nông thôn và 94,7% ở thành thị);85% hộ có sử dụng điện thoại cố định và di động; 25,1% số hộ sử dụng máy vi tính.Các tỷ lệ này tăng khoảng gấp đôi năm 2009, thời điểm có gần 5,1 triệu hộ, chiếm22,5% tổng số hộ gia đình, có đài radio [102].

Page 198: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

198

Tính đến ngày 25/12/2014, Việt Nam có 838 cơ quan báo chí in với 1111 ấn phẩmbáo chí, trong đó có báo và tạp chí “Người cao tuổi” [103]. Các chương trình “Câycao bóng cả”, game show “Vui, khỏe, có ích” của Đài truyền hình Việt Nam, chươngtrình “Câu lạc bộ NCT” của Đài tiếng nói Việt Nam, chuyên mục “tuổi cao gươngsáng” của Báo NCT là những chuyên mục, chương trình được đầu tư, có chất lượng,phong phú về nội dung được NCT đón nhận như những “món ăn tinh thần”. Đã có 9đài phát thanh - truyền hình địa phương (Thái Nguyên, Long An, Vĩnh Phúc, Hà Nội,Cao Bằng, Đăk Lăk, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Gia Lai) đầu tư, duy trì nhiềuchuyên mục, chương trình về NCT với trung bình khoảng 50 tin bài, phóng sự/năm; 1chuyên mục/tháng. Một số Đài PTTH, như: Sơn La, Gia Lai,… đã thực hiện tuyêntruyền bằng tiếng dân tộc.

Kết quả khảo sát cho thấy trên 80% NCT thường xuyên đọc báo, xem ti - vi, ngheđài” [23]. Các chương trình PTTH, báo chí vừa là một món ăn tinh thần, tạo niềm tincho NCT sống vui, sống khỏe, sống có ích vừa là diễn đàn để các cụ trò chuyện, bàytỏ quan điểm của mình. Các ý kiến của NCT trong chương trình là kinh nghiệm sống,bài học quý đối với lớp người trẻ, đồng thời qua đó, đóng góp, đề xuất, kiến nghị vớiĐảng, Nhà nước sửa đổi, bổ sung chính sách chăm lo cho NCT.

Bên cạnh truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp thông qua nhiều hình thức,được lồng ghép với sinh hoạt của thôn, ấp, bản, tổ dân phố và các nhóm dân cư giúpNCT tiếp cận được với nhiều nguồn thông tin đa dạng. Sự tham gia tích cực, có hiệuquả của Mặt trận Tổ quốc, Hội NCT, các đoàn thể, các tổ chức xã hội thông qua cáccuộc vận động, các dự án, xây dựng mô hình chăm sóc và phát huy vai trò NCT đãgóp phần thúc đẩy công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về NCT đếncác tầng lớp nhân dân. Đây là kênh phổ biến nhất cung cấp thông tin về quyền củaNCT với 45,22% NCT tìm hiểu về quyền qua kênh này, trong khi đó phương tiệntruyền thông đại chúng (truyền hình, đài, báo) chỉ chiếm 28,77% [23]. Nhờ vậy, hơn78% người cao tuổi và 72% đại diện các hộ gia đình có NCT biết Luật Người caotuổi, các quyền của NCT cũng như các biện pháp bảo đảm quyền của NCT. Trong đó,khoảng 80-90% NCT biết về quyền cá nhân và trên 60% NCT đã biết đến các quyềnkinh tế - xã hội của mình [101].

Tuy vậy, chính sách và việc thực hiện truyền thông chưa quan tâm đến đặc thù củaNCT, chưa có sự phân biệt giữa NCT và những người khác. Trong nền kinh tế thịtrường, người cao tuổi trở nên yếu thế, do đó có thể ít được chú ý. Vì vậy, cần tăngcường hiệu quả hoạt động của các cơ quan đoàn thể ở địa phương trong việc cung cấpthông tin và thực hiện chính sách cho NCT. Các thành viên trong gia đình và cộngđồng cần được cung cấp thông tin để tích cực hỗ trợ cho NCT; đây cũng là cách phùhợp nhằm nâng cao hiểu biết, kiến thức của NCT với các chính sách của Nhà nướccũng như đời sống xã hội. Thông tin cho NCT cần được cung cấp với hình thức chữto, dễ đọc với nhiều hình ảnh để phù hợp khả năng tiếp nhận của NCT.

NCT không chỉ có nhu cầu thông tin liên quan đến Luật và quyền của NCT mà còn cónhu cầu cung cấp kiến thức về dự phòng và nâng cao sức khoẻ. Trong thực tế, cáckênh thông tin đại chúng hiện nay có nhiều chương trình cung cấp kiến thức về chămsóc sức khoẻ cho người cao tuổi như chương trình “Sống vui, sống khoẻ” trên sóngĐài truyền hình Việt Nam. Nguồn thông tin về chăm sóc sức khoẻ cho NCT chủ yếuvẫn đến từ các cán bộ y tế và hoạt động của Hội NCT, Hội Chữ Thập đỏ, hoạt độngcủa mô hình tư vấn và chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng của Tổng cục Dân số-KHHGĐ và hoạt động của CLB LTH TGN. Các thông tin tư vấn về sức khoẻ cho

Page 199: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

199

NCT rất quan trọng để họ có thể tự CSSK cho bản thân và hướng dẫn cho các thànhviên trong gia đình kiến thức và kỹ năng hỗ trợ CSSK NCT.

Mô hình NCT giúp NCT của Tổng cục Dân số-KHHGĐ được triển khai từ năm 2011.Đến năm 2016 được duy trì tại 370 xã/phường thuộc 32 tỉnh, với 1155 CLB có 66 015thành viên tham gia. Cán bộ Dân số xã kết hợp với các ban ngành liên quan (nòng cốtlà Hội NCT). Các CLB sinh hoạt mỗi quý một lần dưới các hình thức hoạt động vănhóa, cung cấp các thông tin, kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho NCT [93].

3.3. Đáp ứng nhu cầu du lịch, thể thao, giải trí cho người cao tuổiNgười cao tuổi thường đã hoàn thành nhiệm vụ với xã hội và gia đình. Được nghỉngơi, họ có thời gian, có tích lũy và có nhu cầu tham quan những nơi mong ước màtrước đây chưa thực hiện được. NCT cũng thường hướng đến nhu cầu du lịch hồitưởng kỷ niệm, tâm linh.

Điều 3, khoản 1 Luật Người cao tuổi (2009) nêu rõ NCT “Được tạo điều kiện thamgia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi”. NghịĐịnh số 06/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Người cao tuổi được giảm ít nhấthai mươi phần trăm (20%) giá vé, giá dịch vụ khi thăm quan di tích văn hóa, lịch sử,bảo tàng, danh lam thắng cảnh; tập luyện thể dục, thể thao tại các cơ sở thể dục thểthao có bán vé hoặc thu phí dịch vụ”. Thông tư số 127/2011/TT-BTC năm 2011 củaBộ Tài Chính quy định mức giảm này lên đến 50%. Nhà nước cũng đã có nhiều quyđịnh chi tiết nhằm thực hiện công khai, hiệu quả chính sách này. Tuy nhiên, tỷ lệ NCTđi du lịch khá thấp. Theo “Kết quả Điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2009”, tỷlệ những người từ 55 tuổi trở lên đi du lịch chỉ chiếm 7,4% tổng số khách du lịch nộiđịa [104]. Trong khi đó, tỷ lệ nhóm này trong tổng dân số là 16,7%[25]. Tỷ lệ NCTđược hưởng thụ chính sách “giảm giá vé khi thăm quan, du lịch” rất thấp, mới đạt32,4% [101].

Hội NCT các cấp đã phối hợp với ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức cáchoạt động văn hóa thể thao, vui chơi giải trí cho NCT. Trung ương Hội NCT phối hợpvới Tổng Cục Thể dục, Thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức các giảithi đấu thể thao (toàn quốc từ 1 đến 2 năm/lần); cấp tỉnh 2 năm/lần; cấp huyện, cơ sở1 năm/lần). Theo thống kê, đã có trên 900 cuộc hội thao, giải thể dục thể thao được tổchức với số lượng hơn 1 triệu vận động viên NCT. Phong trào thể dục dưỡng sinhphát triển mạnh tại cơ sở; đã có 55 tỉnh phổ biến bài tập thái cực quyền. Ước tính 15%- 20% NCT ở khu vực nông thôn và 60% NCT ở khu vực đô thị tham gia thườngxuyên các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ [105].

Hội NCT các cấp chú trọng phát triển câu lạc bộ NCT. Đến nay, cả nước có trên58 099 câu lạc bộ với nhiều thể loại phong phú, đa dạng về văn hóa, nghệ thuật, thểdục, thể thao, khiêu vũ, cờ tướng... thu hút gần 2,6 triệu NCT (chiếm gần 30% sốNCT trong toàn quốc) tham gia, vừa góp phần nâng cao sức khỏe, thuyên giảm bệnhtật, vừa góp phần bảo tồn, giữ gìn, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dântộc. Rèn luyện thân thể cũng là một hoạt động thường xuyên của CLB LTH TGN, vớichỉ tiêu ít nhất 80% thành viên luyện tập thể dục, thể thao, dưỡng sinh thường xuyên(ít nhất 3 lần/tuần) phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Ở nhiều địa phương,CLB đã trở thành lực lượng nòng cốt phát triển phong trào rèn luyện thân thể, thu hútmột lượng lớn NCT tham gia. Một mảng hoạt động khác của CLB LTH TGN cũngcần kể đến là hoạt động văn hóa, văn nghệ (mỗi CLB có một đội văn nghệ làm nòngcốt), giải trí, thăm hỏi, giao lưu. Cùng với hoạt động tự chăm sóc và chăm sóc sứckhỏe, các hoạt động này đã giúp cho các thành viên cải thiện đáng kể đời sống thể

Page 200: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

200

chất và tinh thần. Đánh giá của UNFPA về mô hình cho thấy, 84,58% thành viên CLBđược khảo sát cho biết sức khỏe của họ được cải thiện, và 12,5% cho biết vẫn duy trìđược sức khỏe như trước.

Tuy nhiên, tỷ lệ hưởng thụ chính sách “giảm giá vé khi luyện tập thể thao” mới đạt12,5%, trong đó ở nông thôn chưa đến 10% [101]. Nguyên nhân từ phía NCT là dothiếu kinh phí, thiếu sức khỏe để tham gia và thiếu hiểu biết về các chính sách dànhcho NCT. Đối với xã hội là do cơ sở vật chất kỹ thuật cho thể dục, thể thao chưa pháttriển; ít di tích văn hoá, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh. Một số cơ quan quảnlý các cơ sở này chưa thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước; cơ quan chức năngchưa thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm. Mặt khác, quy định giảmtrừ còn “cào bằng” cho mọi đối tượng, vùng miền.

Hiện nay, việc thu thập thông tin, số liệu phân tích đánh giá về thể thao, du lịch củaNCT còn rất hạn chế. Vì vậy, cần đẩy mạnh tuyên truyền chính sách đối với NCT nóichung và tại các cơ sở văn hóa, thể thao nói riêng. Đồng thời, tăng cường chức nănggiám sát của Hội NCT, Ủy ban quốc gia về NCT và các cơ quan chức năng Nhà nước.Cần thực hiện miễn phí, hoặc giảm phí với tỷ lệ cao hơn mức chung cho NCT thuộchộ nghèo hoặc ở khu vực khó khăn khi họ tham gia các hoạt động văn hoá, giáo dục,thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi. Mặt khác, bên cạnh việc tạo điều kiệncho NCT tham gia các phong trào thể dục thể thao, du lịch, giải trí mang ý nghĩa vềtinh thần, cần tư vấn, tuyên truyền vận động, khuyến khích và hỗ trợ cho NCT xâydựng lối sống lành mạnh, chế độ nghỉ ngơi hợp lý và tham gia hoạt động thể chấtthường xuyên phù hợp với lứa tuổi để rèn luyện nâng cao sức khoẻ.

Các CLB tích cực trong hoạt động này, như CLB LHT TGN, cần được đầu tư nhânrộng và ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch hỗ trợ. Hội NCT Việt Nam cần sớm thựchiện nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao trong Đề án Nhân rộng CLB: “HộiNCT Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe,tuyên truyền, thể dục thể thao, dưỡng sinh, văn nghệ…của các CLB LTH TGN”.

3.4. Quan hệ gia đình của người cao tuổiYếu tố gia đình có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ cũng như phát sinhbệnh tật của mỗi cá nhân nói chung và mỗi NCT nói riêng. Ngoài các yếu tố về kiểugen, thói quen sinh hoạt, hành vi lối sống, mối quan hệ giữa các thành viên trong giađình cũng có liên quan đến nhiều loại bệnh tật khác nhau ở NCT. Các thành viêntrong gia đình cũng chính là những người đóng vai trò quan trọng nhất trong việcchăm sóc, nuôi dưỡng và hỗ trợ cho NCT kể cả lúc khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau,bệnh tật.

Trong gia đình truyền thống của người Việt, con cháu luôn ghi nhớ công ơn và giữgìn chữ hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Luật pháp Việt Nam cũng góp phần củng cốmối quan hệ này. Luật Người cao tuổi (2009) quy định nghĩa vụ của con cháu trongviệc phụng dưỡng người cao tuổi (Điều 10) đồng thời quy định NCT được quyền“Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn” (Điều 3). Nghĩavụ phụng dưỡng NCT cũng được quy định rõ trong Điều 70 và Điều 104 của LuậtHôn nhân và gia đình (2014).

Theo Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, có 51,5% NCT cho rằng họ nên sốngchung với con, cháu. Tuy nhiên, chỉ có 32,6% số hộ gia đình có NCT (35,7% ở khuvực thành thị và 31,4% ở khu vực nông thôn). Tỷ lệ NCT sống riêng có xu hướngngày càng tăng. Trong số những NCT sống riêng, có 95% được con về thăm trong

Page 201: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

201

vòng 12 tháng qua. Có 39,3% NCT cho biết nguồn sống chính của họ là do con cháuchu cấp. Ngược lại, 90% NCT hỗ trợ con, cháu trong cuộc sống (nội trợ, chăm sóctrẻ,…). Đa số NCT (87%) nói rằng gia đình, con cháu đối với mình là tốt. Như vậy,nếp sống “Trẻ cậy cha, già cậy con” trong xã hội Việt Nam hiện đại vẫn còn giá trị[106]. Trong cuộc sống, NCT luôn gương mẫu đi đầu và làm nòng cốt trong phongtrào xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa, dòng họ hiếu học. Tuy nhiên,dường như đời sống tinh thần của NCT không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào vật chất.Hà Nội có đời sống vật chất cao hơn Thanh Hoá nhưng tỷ lệ NCT cảm thấy khôngthoải mái cao gấp 5 lần Thanh Hoá, ngược lại tỷ lệ NCT cảm thấy có cuộc sống thoảimái ở Thanh Hoá cao gấp hơn 3 lần ở Hà Nội [107].

Cũng cần nhấn mạnh rằng, NCT và các thế hệ con cháu trong gia đình ngày nay đượcsinh ra và lớn lên trong các khung cảnh kinh tế, xã hội hết sức khác nhau nên có sựkhác biệt rất lớn về nhận thức, thái độ, hành vi giữa các thế hệ. Nếu không có kiếnthức, kỹ năng giải quyết tốt những khác biệt sẽ nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí là xungđột thế hệ với các mức độ khác nhau. Bạo lực gia đình đối với NCT có xu hướnggiảm rõ rệt nhưng vẫn còn tồn tại với 4042 vụ năm 2011; 2232 vụ năm 2012; 2367 vụnăm 2013 và 1432 vụ năm 2014. Phần lớn các vụ bạo lực gia đình đối với NCT đãđược giải quyết kịp thời [108]. Bên cạnh đó, con, cháu còn hạn chế trong việc tâm sự,trao đổi thông tin với ông, bà, cha, mẹ làm ảnh hưởng đến tâm lý tình cảm của NCT.

Nguy cơ xung đột giữa NCT với con cháu trong gia đình hiện nay càng đáng quanngại hơn do sự xuống cấp của văn hóa gia đình; Nhà nước thiếu các kế hoạch, phươngpháp giáo dục văn hóa gia đình, đặc biệt là giáo dục đạo đức làm người; chưa tạo nênsức ép dư luận đủ lớn và các chế tài xử lý đủ mạnh với các hành vi bạo lực ông, bà,cha, mẹ trong gia đình. Bên cạnh đó, còn do đời sống của con cháu gặp khó khăn, bịquẫn bách, do thiếu tu dưỡng đạo đức, bị tiêm nhiễm thói hư, tật xấu tệ nạn ngoài xãhội. Bởi vậy, cần tạo môi trường hòa thuận trong gia đình và cộng đồng nơi cư trú đểNCT được bình an, được chia sẻ tình cảm và tâm tư với người thân và bè bạn đồngthời tăng cường giáo dục, cưỡng bức thực hiện đạo hiếu thảo với ông bà cha mẹ vàNCT. Trên phương diện y tế, cần đẩy mạnh việc tư vấn cho các thành viên trong giađình cách dung hoà các mối quan hệ với NCT; hướng dẫn người nhà các kiến thức vàkỹ năng cơ bản trong hỗ trợ CSSK NCT.

3.5. Quan hệ xã hội của người cao tuổiNgười Việt vốn có truyền thống kính trọng NCT, thể hiện qua quan niệm “Kính lãođắc thọ”; truyền thống này được tiếp nối qua chính sách và pháp luật. Điều 37, khoản3 của Hiến pháp năm 2013 quy định “NCT được Nhà nước, gia đình và xã hội tôntrọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.Chính phủ cũng đã có các chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộcthiểu số: Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg và Quyết định số 56/2013/QQĐ-TTg.

Nhờ truyền thống và chính sách trọng lão, NCT đã tích cực hội nhập, tham gia cáchoạt động của cộng đồng. Đến hết năm 2014, toàn quốc có hơn 8 469 000 hội viênHội NCT, chiếm khoảng 84% tổng số NCT ở Việt Nam. Trong giai đoạn 2009 - 2014,các cơ quan trung ương và Chính phủ đã tiếp 60 đoàn gồm 5000 già làng trưởng bảnlà NCT để động viên và tham vấn [109]. Ở các địa phương, NCT đã tích cực tham giaphong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng”, tham gia xây dựng hệ thốngchính trị, văn hóa cơ sở, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, biển đảo; làm kinh tế,xóa đói giảm nghèo; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảovệ môi trường và xây dựng nông thôn mới. Hiện cả nước có 1,24 triệu NCT (13,2%NCT) tham gia công tác Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể; Hội NCT của

Page 202: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

202

1000 xã thuộc 44 tỉnh, thành phố có biên giới, biển đảo đã ký chương trình phối hợphành động với các đồn biên phòng. Đã có hơn 2 triệu lượt NCT tham dự 4013 hộinghị góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp với trên 165 nghìn ý kiến [105].

CLB LTH TGN có một số hoạt động nhằm thúc đẩy sự tham gia của NCT tại cộngđồng. Nhiều NCT đã trở thành các Tình nguyện viên chăm sóc tại nhà, Tình nguyệnviên phát triển kinh tế, hoặc đã giúp đỡ các trường hợp khó khăn tại cộng đồng quahoạt động Tự giúp nhau/hỗ trợ cộng đồng thường xuyên hàng tháng. Được tham giavà trở thành người có ích, nhiều NCT cho biết đã vui hơn, khỏe hơn. Tại cộng đồng,từ năm 2010 đến nay trung bình mỗi năm có hơn một triệu NCT được các cấp ủy,chính quyền chúc thọ, mừng thọ; hơn 900 ngàn NCT được thăm hỏi khi ốm đau, bệnhtật, tặng quà nhân các ngày lễ, tết cổ truyền của dân tộc [110]. Riêng năm 2015 đã có22 659 NCT từ 100 tuổi trở lên được Chủ tịch nước gửi thiếp, quà mừng thọ70. Một sốđịa phương tổ chức chúc thọ, mừng thọ đối với NCT có độ tuổi ngoài các độ tuổiđược quy định [109]. Khi từ trần NCT được gia đình, chính quyền và các tổ chứcđoàn thể, tổ dân phố, thôn, bản tổ chức tang lễ trang trọng, tiết kiệm, phù hợp nếpsống văn hóa; NCT cô đơn được UBND cấp xã/phường/thị trấn nơi cư trú phối hợpvới Hội NCT và các tổ chức đoàn thể địa phương tổ chức tang lễ và mai táng theo quyđịnh [30].

Tuy nhiên, do nhiều NCT không có giấy tờ chứng sinh, hoặc bị mất mát do chiếntranh… nên không rõ năm sinh, khó xác định chính xác tuổi để tổ chức lễ và tặng quàmừng thọ. Vì vậy, cần tiếp tục quan tâm thực hiện tốt hơn nữa các quy định chínhsách đối với việc mừng thọ và tổ chức tang lễ đối với NCT, đặc biệt đối với NCT ởcác vùng khó khăn, dân tộc thiểu số ít người. Bên cạnh đó, cần có các giải pháp cụthể, thiết thực để hỗ trợ NCT hoà nhập với cộng đồng, nâng cao vai trò của NCTtrong cộng đồng, tạo điều kiện cho NCT được đóng góp sức mình cho xã hội.

3.6. Đời sống tâm linh của người cao tuổiTất cả các bản Hiến pháp các năm 1946 (Điều 10); năm 1959 (Điều 26), năm 1980(Điều 68), năm 1992 (Điều 70) đều quy định quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng củacông dân. Điều 24 Hiến pháp năm 2013, quy định “Mọi người có quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳngtrước pháp luật”, “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”.

Phần lớn các gia đình Việt Nam đều thờ cúng tổ tiên, thờ thổ thần hoặc thổ công, thờở nhà mồ… Các tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, HòaHảo,… đã tồn tại ở Việt Nam từ lâu với sự tham gia của dòng họ, gia đình qua nhiềuthế hệ. Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, toàn quốc có 15 651467 người xác nhận mình theo một tôn giáo nào đó. Ở các Trung tâm chăm sóc NCTthường có không gian cho NCT tiến hành nghi lễ tôn giáo.

Một khảo sát tại Hà Nội cho biết có 12% NCT từ 60 tuổi trở lên đi lễ chùa [111].Ngoài việc đi lễ chùa, tụng kinh trên chùa hàng tuần, NCT còn tham gia vào các khóalễ, các ngày lễ chính của chùa, tổ chức hành hương tới các chùa khác,…Tự do tôngiáo đã góp phần thỏa mãn đời sống tinh thần nói chung và đời sống tâm linh nóiriêng của NCT. Một khi đời sống tinh thần và tâm linh được ổn định sẽ góp phần cảithiện sức khoẻ của NCT. Bởi vậy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội địaphương và gia đình, các cơ sở nuôi dưỡng NCT tạo điều kiện để NCT được thực hiện

70 Số liệu thống kê của Vụ Thi đua-Khen thưởng, Văn phòng Chủ tịch nước.

Page 203: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

203

tín ngưỡng tâm linh đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng chính sách tựdo tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

3.8. Hoạt động kinh tế đóng góp cho xã hội và gia đình của NCTTheo Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 2014, người 60 tuổi có thể sống thêm 18,2năm với nam và 20,6 năm với nữ. Trong số này, nhiều người còn khỏe mạnh, có trìnhđộ chuyên môn kỹ thuật, nhất là nhóm 60-64 tuổi, có nhu cầu và vẫn còn khả nănglàm việc.

Việt Nam cũng đã có các chính sách tạo điều kiện cho NCT làm việc đóng góp côngsức của mình cho gia đình và xã hội. Luật Người cao tuổi quy định NCT “được tạođiều kiện làm việc phù hợp với sức khỏe, nghề nghiệp và các điều kiện khác để pháthuy vai trò của người cao tuổi”. Bộ luật Lao động (2012) quy định NCT “được tạođiều kiện làm việc phù hợp với sức khỏe, nghề nghiệp và các điều kiện khác để pháthuy vai trò người cao tuổi”. Theo đó, NCT được ưu đãi rút ngắn thời gian làm việchoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian (Điều 166); không sử dụngNCT làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Điều 167) và nâng tuổinghỉ hưu cho người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao độnglàm công tác quản lý (Điều 187).

Trên cơ sở đó, Điều 9, mục 2 Nghị định số 141/2013/NĐ-CP quy định kéo dài thờigian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu không quá 5 năm đối với giảng viêncó trình độ tiến sĩ; không quá 7 năm đối với giảng viên có chức danh phó giáo sư vàkhông quá 10 năm đối với giảng viên có chức danh giáo sư. Điều 2 Nghị định số53/2015/NĐ-CP quy định chi tiết 10 đối tượng được kéo dài thời gian làm việc; trongđó, với các nhóm đối tượng ở cấp thứ trưởng và tương đương, thời gian công tác khinghỉ hưu ở tuổi cao nhưng không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.Những văn bản này, tuy mới tập trung cho một số nhóm nhỏ đối tượng nhưng cũng làtiền đề cho việc xây dựng những chính sách phát huy lao động của NCT, đặc biệt làNCT có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Với sự tạo điều kiện của Nhà nước, sự đồng thuận của gia đình và nỗ lực của bản thânNCT, tỷ lệ và số lượng NCT trong lực lượng lao động của cả nước tăng dần qua cácnăm. Năm 2015, hơn 4,49 triệu NCT có việc làm, chiếm 8,4% trong tổng số nhữngngười có việc [112]. Bên cạnh đó, có hơn 95 000 NCT làm chủ trang trại, cơ sở sảnxuất kinh doanh dịch vụ; hơn 300 000 NCT làm kinh tế giỏi. NCT cả nước đã vậnđộng gia đình, họ tộc đóng góp 3480 tỷ đồng, hiến tặng hơn 12,4 triệu m2 đất, hơn 5,3triệu ngày công làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình phúc lợi ởđịa phương [105].

Bên cạnh những NCT làm việc theo sở nguyện, như một niềm vui hoạt động, cũngphải thừa nhận rằng, còn nhiều người phải làm việc vì lý do kinh tế. Theo Điều traquốc gia về người cao tuổi, năm 2011 chỉ có 16,1% NCT có lương hưu; 9,4% có trợcấp xã hội; những nguồn thu khác không thực sự vững chắc. Có tới hơn 62% NCTthu không đủ chi tiêu trong gia đình. Đây có thể là sức ép khiến NCT phải tích cựchoạt động kinh tế [23]. Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát tại Hà Tây năm2003 cho thấy: 25,6% NCT ở khu vực thành thị và 28,3% NCT khu vực nông thôn cónhu cầu lao động; trong đó, lao động với mục đích kiếm sống chiếm tỷ lệ lần lượt là15,5% ở thành thị và 16,5% ở nông thôn [99]. Mặt khác, việc làm của NCT thườngphản ảnh đặc trưng công việc của nhóm yếu thế: tự làm, tập trung trong lĩnh vực nôngnghiệp năng suất thấp, không có hợp đồng…. Với thu nhập thấp và không ổn định,những gia đình có NCT thường gặp khó khăn hơn khi mắc các BKLN, nhất là các

Page 204: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

204

bệnh nan y, với tỷ lệ chi tiêu cho y tế ở mức thảm hoạ cao hơn và có nguy cơ cao hơnbị nghèo hoá do chi tiêu y tế [113].

Ngoài những hoạt động đóng góp trực tiếp cho xã hội và gia đình về mặt kinh tế, NCTcũng tích cực đóng góp cho gia đình qua các công việc thường ngày như chăm sóccháu, chắt, làm các công việc nhà,... Không trực tiếp làm việc có thu nhập song 27,2%NCT trông cháu giúp đỡ con đi làm; 17,4% NCT hỗ trợ con, cháu làm kinh tế hộ giađình; 27,5% NCT đảm nhiệm các công việc nội trợ và 7,6% NCT vẫn tích cực thamgia các công tác từ thiện, các hoạt động xã hội và cộng đồng [101].

CLB LTH TGN có một mảng hoạt động lớn nhất là hoạt động tăng thu nhập. MỗiCLB đều có một Quỹ Tăng thu nhập để cho thành viên vay (bằng tiền, hoặc hiện vật)nhằm tạo công ăn việc làm cho NCT, giúp NCT tiếp tục tham gia các hoạt động kinhtế. Bên cạnh việc được vay vốn của CLB, các thành viên còn được CLB truyền thôngvề các hoạt động tăng thu nhập phù hợp với NCT, chuyển giao khoa học kỹ thuật,thăm quan, học hỏi, chia sẻ các mô hình kinh tế; CLB cũng khích lệ, động viên cácthành viên tích cực tham gia phát triển kinh tế, qua việc ghi nhận, biểu dương cácgương làm ăn giỏi cũng như qua hoạt động của đội ngũ tình nguyện viên phát triểnkinh tế (người biết làm ăn được khuyến khích đỡ đầu/hỗ trợ cho người muốn làmtheo). Một đánh giá năm 2015 của UNFPA về mô hình cho thấy, thu nhập bình quânhàng năm của thành viên CLB tăng 30,3%. Tuy vậy, Quỹ Tăng thu nhập của các CLBdo địa phương tự nhân rộng còn hạn chế, do chưa có đầu tư của nhà nước, mà chủ yếulà nguồn lực vận động.

Như vậy, việc đáp ứng nhu cầu mong muốn có việc làm và tham gia hoạt động kinhtế-xã hội của NCT ở Việt Nam là một yêu cầu tất yếu của xã hội. Việc này sẽ giảiquyết được nhiều vấn đề cho xã hội như phát huy, lôi cuốn NCT tiếp tục tham gia cáchoạt động kinh tế- xã hội, giảm gánh nặng cho an sinh xã hội, đồng thời cũng cải thiệnsức khỏe cho bản thân NCT, góp phần giải quyết các chính sách an sinh xã hội choNCT, giảm bớt chi phí cho xã hội. Các mô hình giúp NCT tham gia phát triển kinh tếngay tại cộng đồng như Mô hình CLB LTH TGN cần được nhà nước đầu tư QuỹTăng thu nhập. Hội Người cao tuổi cần sớm thực hiện nhiệm vụ đã được giao trongĐề án Nhân rộng CLB LH TGN: Hội Người cao tuổi Việt Nam, phối hợp với BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dânViệt Nam để truyền thông, hướng dẫn câu lạc bộ kiến thức sản xuất và lồng ghépnguồn lực từ chương trình nông nghiệp, nông thôn mới.

Cần có những chính sách cụ thể khuyến khích các cơ quan chính quyền, tổ chức kinhtế, doanh nghiệp sử dụng lao động là người cao tuổi có sức khỏe, mong muốn đượctiếp tục làm việc, đặc biệt là NCT có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có tay nghềbậc cao, thợ lành nghề. Điều này vừa tận dụng được lực lượng lao động có trình độ,chuyên môn tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đồng thời cũng giảm bớt sức ép tăngtuổi nghỉ hưu. Mặt khác, cũng cần hoàn thiện chính sách an sinh xã hội cho NCT đểgiảm bớt lao động do sức ép kinh tế.

Tóm lại, môi trường xã hội thân thiện với NCT cần bảo đảm các nhu cầu toàn diện cảvề thể chất và tinh thần của NCT, an toàn cho NCT, thúc đẩy NCT, gia đình và cộngđồng tham gia giữ gìn, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ đồng thời tạo điều kiện tối đa choNCT được tham gia đóng góp cho xã hội trong khả năng cho phép. Về mặt vĩ mô,chúng ta đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy môi trường xã hội hỗ trợ cho sức khoẻngười cao tuổi theo hướng già hoá khoẻ mạnh. Tuy nhiên, chúng ta còn thiếu mộtchiến lược và chương trình hành động mang tính lồng ghép cũng như các giải pháp cụthể để các chính sách này đi vào đời sống. Nhiều chính sách và giải pháp hiện vẫn chỉ

Page 205: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

205

mới hướng đến người nghèo, các nhóm đối tượng yếu thế, trong đó có NCT chứ chưathực sự tập trung và mang tính đặc thù cho NCT. Mô hình CLB LTH TGN – một môhình cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, sức khỏe và tinh thần cho NCT, đãđược đưa vào Chương trình Hành động Quốc gia về NCT, 2012-2020 và đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt Đề án nhân rộng, nhưng ngân sách đầu tư từ nhà nước cònrất hạn chế, nguồn lực nhân rộng vẫn chủ yếu là nguồn vận động, dẫn đến tiến độnhân rộng còn chậm. Các khuyến nghị về việc xây dựng môi trường xã hội thân thiệnvới NCT hướng đến mục tiêu già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam được trình bày trongChương VIII.

Page 206: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

206

Chương VIII. Các vấn đề ưu tiên và khuyến nghị giảipháp hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở ViệtNam

1. Các vấn đề ưu tiên cho già hóa khỏe mạnh1.1. Các vấn đề ưu tiên về sức khoẻ liên quan đến già hoá dân sốThách thức do vấn đề già hoá dân số Tốc độ già hoá nhanh, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động giảm mạnh, thời gian

chuẩn bị ngắn nhưng nhận thức về các vấn đề của già hoá dân số vẫn còn hạnchế trong xây dựng chính sách và lập kế hoạch.

Xu hướng nữ hoá NCT, tình trạng goá bụa, sống đơn thân, dự báo dân số siêugià ở nông thôn năm 2049 (65 tuổi trở lên) chưa được quan tâm xem xét đầyđủ trong các chính sách về y tế và an sinh xã hội.

Các vấn đề sức khoẻ ưu tiên ở người cao tuổi Nhiều NCT còn khỏe mạnh, đang tham gia tích cực vào gia đình xã hội. Nhóm

này cần được phòng chấn thương, phòng bệnh truyền nhiễm và BKLN, nângcao sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

Đối với NCT bị bệnh, gánh nặng bệnh tật chủ yếu do các BKLN, đặc biệt làcác bệnh tim mạch, tăng huyết áp, ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi mạntính. NCT mắc những bệnh này cần được khám sàng lọc để phát hiện sớm, xửtrí kịp thời và quản lý hiệu quả. Thời gian quản lý bệnh kéo dài nên cần có khảnăng tiếp cận ở cơ sở y tế gần nhà với giá có thể trả được.

Gánh nặng bệnh tật do thoái hoá, mất chức năng của NCT tăng theo tuổi. Khảnăng hồi phục sau bệnh tật và chấn thương cũng suy giảm ở NCT. NCT cầnđược cung cấp dịch vụ PHCN kịp thời để giảm tốc độ thoái hóa hoặc đảongược những hạn chế trong khả năng sinh hoạt cá nhân hằng ngày. Đồng thờinhững NCT gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày cần sự giúp đỡđể sống hòa nhập trong cộng đồng và gia đình.

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thần kinh ở NCT tác động rất lớn tới chấtlượng sống và khả năng tự chăm sóc. Đồng thời các bệnh tật khác, suy giảmkhả năng tự lập và hoàn cảnh cô đơn tăng nguy cơ bệnh tâm thần. Nhóm bệnhnày ít được quan tâm so với những BKLN khác.

Các yếu tố nguy cơ về hành vi (và chuyển hoá) đóng góp quan trọng vào gánhnặng bệnh tật và tử vong ở NCT nhưng giải pháp kiểm soát ngay từ độ tuổi trẻhơn vẫn chưa phát huy đủ tiềm năng để giúp thế hệ sau già hóa khỏe mạnh.

1.2. Các vấn đề ưu tiên về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiQuản lý nhà nước về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi Cơ chế trách nhiệm giải trình của các đơn vị có nhiệm vụ trong Đề án CSSK

NCT chưa được thành lập. Chưa có cơ chế báo cáo số liệu hằng năm về cácchỉ số liên quan CSSK NCT để theo dõi, đánh giá.

Vai trò và trách nhiệm của Cục YTDP chưa được làm rõ trong Đề án CSSKngười cao tuổi.

Page 207: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

207

Thiếu sự phối hợp liên ngành trong những lĩnh vực như phòng trào NCT tậpthể lực, chăm sóc y tế trong chăm sóc dài hạn cho NCT.

Hoạt động cụ thể chưa được đề xuất để thực hiện một số nhiệm vụ về CSSKNCT như: CSSK tâm thần, phòng ngừa khuyết tật, phòng té ngã, chăm sócgiảm nhẹ.

Phân cấp trách nhiệm CSSK NCT cho các địa phương cần thiết để bảo đảmtrách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương, tuy nhiên việc này gây khókhăn trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về CSSK NCT.

Tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiTruyền thông giáo dục sức khỏe Thiếu sự phối kết hợp giữa các chương trình phòng chống BKLN khác nhau

trong truyền thông, giáo dục sức khỏe, đào tạo nâng cao năng lực khám chữabệnh toàn diện.

Nhiều NCT và gia đình của họ thiếu kiến thức cơ bản về phát hiện sớm dấuhiệu bệnh, nguyên nhân gây bệnh, chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường thể lựcphù hợp với NCT, những nhu cầu cơ bản khác về CSSK NCT và thông tin vềcác loại cơ sở y tế có đủ năng lực chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh phổ biếnở NCT.

Khám sức khỏe định kỳ, quản lý sức khỏe của người cao tuổi Chưa xác định gói khám sức khỏe định kỳ cho NCT phù hợp với nhu cầu phát

hiện bệnh sớm của những người chưa có triệu chứng (khám sàng lọc), kinh phíhẹp, và bằng chứng quốc tế về các hoạt động khám có hiệu quả chi phí.

Thiếu hướng dẫn chuyên môn về khám sàng lọc bệnh cho NCT và quản lýbệnh, PHCN ở tuyến y tế xã phù hợp với mô hình bệnh tật của NCT.

Khám chữa bệnh cho người cao tuổi Thiếu văn bản về chức năng nhiệm vụ của khoa lão khoa ở các bệnh viện, nên

các cơ sở y tế đang gặp khó khăn trong việc tổ chức và hoạt động phù hợp vớinhu cầu NCT. Cụ thể, người bệnh cao tuổi thường nằm ở nhiều khoa khácnhau tùy theo loại bệnh, cần có cán bộ của khoa lão khoa được phân côngquản lý từng người bệnh cao tuổi toàn bệnh viện, tránh tương tác thuốc, bảođảm có kế hoạch xuất viện bao gồm cả hoạt động PHCN và/hoặc chăm sóc tạinhà, tại cộng đồng.

Thiếu quy chế chuyển tuyến từ bệnh viện về xã để tiếp tục điều trị những bệnhmạn tính đã điều trị ổn định, ở tuyến xã có khả năng tiếp tục theo dõi và cấpthuốc theo đơn của tuyến trên.

Các dịch vụ y tế khác cho người cao tuổi Chăm sóc y tế tại nhà là nhu cầu thiết yếu đối với những NCT bị bệnh nặng,

khuyết tật, khó khăn đi lại hoặc thậm chí nằm một chỗ, nhưng hiện nay LuậtKhám bệnh, chữa bệnh chưa quy định về loại hình dịch vụ y tế này, trừ hoạtđộng chăm sóc tại nhà của bác sĩ gia đình.

Hoạt động PHCN tại cộng đồng hiện nay chưa chú trọng tới đối tượng khuyếttật do tuổi tác, hoặc nhu cầu PHCN sau phẫu thuật, điều trị nội trú, hoặc độtquỵ, sa sút trí tuệ và tiềm năng hồi phục đủ để giảm khó khăn trong sinh hoạtcá nhân hằng ngày.

Page 208: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

208

Vấn đề chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời đối với các bệnh mạn tính ởNCT còn rất hạn chế, hầu như mới tập trung cho chăm sóc giảm nhẹ đối vớibệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Hiện nay vẫn còn nhiều người chịu đau vìcơ sở cung cấp dịch vụ y tế hoặc thầy thuốc chưa hiểu hết các quy định phápluật về quản lý thuốc giảm đau.

Các nguồn lực đầu vào cho chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiNhân lực y tế chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi Thiếu văn bản miêu tả chuẩn năng lực của cán bộ y tế làm việc với NCT (gồm

cả bác sĩ đa khoa, bác sĩ gia đình, các chuyên khoa có tỷ lệ cao người bệnh làNCT như khoa nội, tim mạch, cơ xương khớp, nội tiết, tâm thần) để phục vụnhu cầu sửa lại chương trình đào tạo trước hành nghề, sau đại học và liên tục.

Chương trình đạo tạo bác sĩ đa khoa, bác sĩ gia đình, điều dưỡng chưa lồngghép đầy đủ các năng lực chăm sóc y tế cho NCT vào nội dung của chươngtrình đào tạo.

Mã ngành lão khoa chưa được đưa vào danh mục mã ngành cấp IV cấp sau đạihọc của hệ thống giáo dục quốc dân dù 3 trường đang đào tạo CK II và mộttrường đào tạo cả CKI, thạc sĩ và tiến sĩ về lão khoa.

Chưa có Hội Lão khoa hoạt động toàn quốc để giúp những người có nhiệm vụCSSK NCT có thể chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và đóng góp tích cực hơnvào hướng dẫn điều trị, đào tạo chuyên môn và xây dựng chính sách, tiêuchuẩn, kế hoạch và chiến lược.

Chưa có cơ chế động viên nhân lực y tế dành thời gian tư vấn đầy đủ về phòngbệnh, chăm sóc sức khỏe, tránh yếu tố nguy cơ, tác dụng phụ cần lưu ý trongquá trình điều trị, v.v. trong quá trình CSSK, KCB cho NCT.

Hướng dẫn PHCN, năng lực và kỹ năng PHCN tại cộng đồng chưa phù hợpvới nhu cầu PHCN cho NCT, đặc biệt PHCN sau điều trị và PHCN hồi phụcsuy giảm khả năng hoạt động hằng ngày.

Nhân lực y tế chưa có năng lực tư vấn những lựa chọn tiếp tục điều trị hoặcchuyển hướng chăm sóc giảm nhẹ khi NCT mắc bệnh nan y, hoặc suy yếukhông chịu được điều trị tiếp. Tỷ lệ cán bộ y tế được đào tạo đầy đủ về giảmđau còn rất thấp.

Tài chính y tế cho chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi Giải pháp tài chính bền vững cho việc khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ dân

số cao tuổi chưa được đề xuất. BHYT vướng do Luật BHYT không đưa khámsàng lọc vào gói dịch vụ và khám sức khỏe là dịch vụ không được hưởngBHYT. Bộ Tài chính chưa được cấp đủ bằng chứng về tính hiệu quả chi phícủa từng nội dung trong gói đó để xem xét cấp NSNN cho hoạt động này.

BHYT chưa thanh toán cho dịch vụ máy trợ thính, kính thuốc nên những NCTnghèo khó tiếp cận với những dịch vụ này để tăng khả năng sinh hoạt cá nhânhằng ngày.

Nhiều NCT chưa hiểu quyền lợi hưởng được từ BHYT. Hiện nay vẫn còn tỷ lệlớn những NCT 80 tuổi trở lên chưa có BHYT dù được trợ cấp 100%.

Trạm y tế xã có ngân sách rất hạn chế và chế độ lương và phụ cấp khôngkhuyến khích quản lý sức khỏe cho NCT một cách hiệu quả và chủ động.

Page 209: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

209

Quản lý dược Quản lý dược (mua sắm, bảo đảm sẵn có, kê đơn, thông tin thuốc cho NCT,

v.v.) chưa lưu ý đến nhu cầu đặc biệt của NCT – thường mắc nhiều bệnh mộtlúc nên có nguy cơ nhầm lẫn thuốc, tương tác thuốc, hoặc tác động khôngmong muốn của thuốc do sử dụng kéo dài, hoặc do suy yếu cơ thể (như gan,thận).

Quy chế kê đơn thuốc hạn chế thời gian điều trị tối đa 30 ngày. Quy định giámđịnh BHYT ở một số địa phương chỉ cho phép người bệnh lĩnh thuốc 2 tuầnmột lần. Đối với NCT gặp khó khăn đi lại, hậu quả là gián đoạn thời gian quảnlý bệnh, giảm hiệu quả điều trị.

1.3. Các vấn đề ưu tiên về chăm sóc dài hạn cho người cao tuổiQuản lý nhà nước về chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi Một số văn bản liên quan trợ giúp xã hội vẫn chưa tính đến nhu cầu của

NCT là đối tượng yếu thế cần sự quan tâm đặc biệt. Chương trình mục tiêuphát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020 có mục tiêu phát triểnvà nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tượng yếu thế theohướng hội nhập quốc tế nhưng hoạt động không đề cập đến đối tượng là NCT(565/QĐ-TTg năm 2017). Văn bản về giám định khuyết tật vẫn chưa quy địnhcụ thể những đặc trưng khuyết tật do già hóa, Hội đồng giám định khuyết tậtchưa có đại diện của Hội NCT, mặc dù tỷ lệ khuyết tật ở NCT cao. Bảo hiểm ytế vẫn chưa tính đến nhu cầu NCT khám tại nhà do khuyết tật, khó đi lại.

Sự kết nối liên ngành trong xây dựng và thực hiện chính sách về chăm sócdài hạn cho NCT chưa mang tính hệ thống. Ngành LĐTBXH có tráchnhiệm quản lý nhà nước về các cơ sở bảo trợ xã hội và nhân lực chăm sócNCT trong khi ngành y tế có trách nhiệm cấp giấy phép cho cơ sở KCB vàchứng chỉ hành nghề y tế. Chăm sóc dài hạn cho NCT đòi hỏi vừa hỗ trợ sinhhoạt cá nhân hằng ngày vừa chăm sóc y tế tại nhà NCT hoặc tại cơ sở tậptrung như nhà dưỡng lão. Hiện nay thiếu văn bản liên bộ để thống nhất tiêuchuẩn, phạm vi hoạt động, cách phối hợp giữa nhân lực chăm sóc cá nhân vànhân lực chăm sóc y tế, cơ chế giám sát đối với dịch vụ chăm sóc tại nhà(trong cộng đồng). Theo Chương trình hành động về NCT có hoạt động“chuẩn hóa cơ sở chăm sóc NCT”, tuy nhiên trách nhiệm thực hiện chưa đượcgiao cụ thể cho cơ quan nhà nước nào.

Quy định về đăng ký kinh doanh có điều kiện của ngành kế hoạch đầu tư chưatính đến yêu cầu xin giấy phép hoạt động chăm sóc NCT được quy định trongvăn bản dưới Luật NCT. Có nhiều cơ sở chăm sóc NCT nội trú đăng ký kinhdoanh và đưa vào hoạt động nhưng chưa có giấy phép hoạt động chăm sócNCT.

Số đối tượng NCT được hưởng trợ giúp xã hội, dịch vụ công tác xã hộicòn rất ít so với nhu cầu thực tế của xã hội. Dịch vụ công tác xã hội như canthiệp trong trường hợp bạo lực, hoặc tư vấn giúp tìm những dịch vụ cần thiếtkhi NCT suy giảm khả năng hoạt động đang được chăm sóc tại nhà, hiện naychỉ được cung cấp cho NCT là đối tượng bảo trợ xã hội (nghèo, không cóngười phụng dưỡng). Nhiều NCT suy giảm năng lực nội tại đến mức khôngthể tự phục vụ, nhưng các quy định về giám định mức độ khuyết tật được xâydựng chủ yếu để phục vụ người lao động mất sức, chưa tính đến nhu cầu củaNCT để xác định mức độ khuyết tật để được hưởng những trợ giúp xã hội cần

Page 210: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

210

thiết. NCT bị khuyết tật nặng, cần người khác hỗ trợ mới thực hiện sinh hoạtcá nhân hằng ngày vẫn chưa được xác định là đối tượng được hưởng mức trợgiúp cao hơn để có nguồn kinh phí trả công hoặc bù thu nhập mất đi của ngườithân phải nghỉ việc chăm sóc.

Quy định về nghĩa vụ phụng dưỡng NCT chưa tính đến những khó khăn thựctế của những gia đình thu nhập trung bình và thấp, hoặc làm việc theo giờhành chính. Không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổitheo quy định của pháp luật là vi phạm hành chính có chịu phạt. Tuy nhiên,nguyên nhân của hành vi vi phạm có thể do thiếu điều kiện kinh tế, thiếu thânnhân có thời gian chăm sóc, hoặc do nhu cầu của NCT khuyết tật nặng hoặcđặc biệt nặng vượt khả năng của người nhà. Trợ giúp thực hiện nghĩa vụphụng dưỡng hiện nay chỉ có tại địa phương có tổ chức TNV hỗ trợ chăm sócNCT.

Mô hình chăm sócChăm sóc tại nhà (tại cộng đồng) Các gia đình có nghĩa vụ phụng dưỡng NCT, nhưng có trường hợp nhu

cầu chăm sóc NCT vượt khả năng của gia đình. Công tác viên xã hội chỉ cóchức năng đánh giá nhu cầu và lập kế hoạch hỗ trợ đối với NCT là đối tượngbảo trợ xã hội, không phải đối với các đối tượng khác như NCT nghèo cóngười phụng dưỡng không nghèo nhưng khó khăn kinh tế và NCT khôngnghèo nhưng không có người có nghĩa vụ phụng dưỡng. CLB LTH TGN cóvai trò hỗ trợ trong các hoàn cảnh này (như hỗ trợ nấu ăn, đi chợ, v.v.), nhưngmô hình chưa được nhân rộng toàn quốc do thiếu kinh phí, nhân lực hỗ trợnhân rộng mô hình.

NCT bị khuyết tật hoặc bệnh nặng, ngoài hỗ trợ sinh hoạt cá nhân hằng ngàycòn có những yêu cầu chăm sóc sức khỏe hằng ngày đòi hỏi chuyên môn y tế.Hiện nay dịch vụ CSSK tại nhà có phạm vi được phép hoạt động rất hẹp, chỉthực hiện y lệnh của bác sĩ, không được tiêm, kê đơn thuốc. Muốn được KCB,lấy mẫu máu, thay băng, kê đơn thuốc, thì phải sử dụng dịch vụ của phòngkhám BSGĐ. Hiện nay, ở Việt Nam nhiều nơi chưa có phòng khám BSGĐ.Chưa có phương án cung cấp dịch vụ BSGĐ tại nhà đầy đủ mà không đòi hỏiđầu tư cả cơ sở vật chất, bộ máy của cơ sở phòng khám.

Hiện nay thiếu văn bản pháp quy về mô hình chăm sóc xã hội ban ngàycho NCT. Nhiều NCT vẫn tự chăm sóc được một phần, chỉ cần hỗ trợ một sốlĩnh vực, hoặc đang sa sút trí tuệ nhẹ, không thể để ở nhà một mình (như đốivới bệnh Alzheimer). Tuy nhiên, mô hình chăm sóc tập trung ban ngày tạicộng đồng vẫn chưa được phát triển để hỗ trợ gia đình vừa thực hiện nghĩa vụphụng dưỡng vừa tham gia hoạt động kinh tế để tạo ra thu nhập cho gia đình.

Hợp đồng hoặc cam kết chăm sóc NCT bằng văn bản chưa chuẩn hóa nênkhó bảo vệ quyền lợi NCT được chăm sóc. Văn bản pháp quy quy địnhchung về hợp đồng, nhưng chưa quy định cụ thể nội dung chăm sóc trong hợpđồng đối với người nhận chăm sóc nuôi dưỡng NCT tại cộng đồng, tìnhnguyện viên hoặc người cấp dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà trả công.

Chăm sóc tập trung Mặc dù có quy định mới để cơ sở bảo trợ xã hội tư nhân đăng ký là dạng

kinh doanh xã hội, có ưu đãi về đất, thuế, vốn, nhưng chính sách chưa đượcđưa vào thực tiễn, nhiều chủ cơ sở bảo trợ xã hội chưa biết phương án đăng ký

Page 211: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

211

là doanh nghiệp xã hội. Chưa có cơ chế giám sát thực hiện cam kết thực hiệnmục tiêu xã hội chăm sóc NCT.

Chuẩn chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội hiện nay chủ yếu liên quan cơ sởhạ tầng, chưa đề cập nhiều đến các quá trình chăm sóc, bảo đảm an toàn, tôntrọng, đáp ứng hiệu quả các nhu cầu của NCT có thể áp dụng tại nhà và cơ sởbảo trợ xã hội. Vẫn chưa có các quy định về gói chăm sóc y tế cho NCT tại cơsở bảo trợ xã hội, nơi tập trung những người suy giảm khả năng hoạt độngnặng, có nhu cầu chăm sóc y tế cao.

Chưa có cơ sở pháp lý liên quan “cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung” được đềcập trong Đề án CSSK NCT. Bệnh viện không có chức năng chăm sóc dài hạnvà cơ sở bảo trợ xã hội không có chức năng cấp dịch vụ KCB.

Nhân lực chăm sóc dài hạn Người thân có nghĩa vụ chăm sóc NCT thường thiếu kiến thức và kỹ năng

cần thiết. Nhân lực chính chăm sóc NCT là người thân, cần hỗ trợ sinh hoạtcá nhân hằng ngày và nhiều lúc cũng cần thực hiện cả việc chăm sóc y tế hằngngày. Tuy nhiên, người thân thường không được đào tạo nên thiếu kiến thức,kỹ năng chăm sóc NCT. Thiếu cơ chế kiểm định chất lượng và tập hợp thưviện điện tử các loại video, lớp học, và tài liệu hướng dẫn các kỹ năng cơ bảnđể giúp người thân học chăm sóc NCT.

Chuẩn năng lực chăm sóc NCT vẫn chưa được quy định rõ ràng để xâydựng tài liệu đào tạo. Quy định người chăm sóc NCT yêu cầu kinh nghiệm(Nghị định số 136/2013/NĐ-CP) hoặc kỹ năng (Nghị định số 06/2011/NĐ-CP)chăm sóc NCT, nhưng thiếu danh mục năng lực cụ thể gây khó khăn trong xâydựng chương trình đào tạo cho những nhân lực khác nhau tham gia chăm sócNCT. Thiếu tiêu chuẩn đạo đức của người chăm sóc cá nhân NCT.

Thiếu cơ sở pháp lý về tình nguyện viên hoặc người được trả công chămsóc NCT. Mặc dù một số mô hình chăm sóc tại cộng đồng dựa vào TNV hoặcngười được trả công chăm sóc NCT, nhưng chưa có chương trình đào tạochuẩn hỗ trợ TNV hoặc nhân viên chăm sóc có đủ kiến thức và kỹ năng cầnthiết để thực hiện nhiệm vụ được giao. Chưa quy định phạm vi công việc TNVvà nhân viên chăm sóc được thực hiện và hình thức hợp đồng/cam kết để bảovệ quyền lợi NCT được chăm sóc cũng như quyền lợi của người chăm sóc.Chưa xác định trách nhiệm và cơ chế giám sát chất lượng chăm sóc (an toàn,vệ sinh, quản lý sức khỏe...) công việc chăm sóc NCT tại nhà.

Tài chính cho chăm sóc dài hạn Chính sách quy định nhóm NCT là đối tượng bảo trợ xã hội chưa dựa vào

nhu cầu thực sự. Tất cả những người NCT từ 80 tuổi trở lên chưa hưởnglương hưu hoặc chế độ trợ cấp xã hội khác đều được hưởng trợ cấp xã hội,nhưng ở mức rất thấp, bất kể là gia đình giàu hay nghèo. Còn có những nhómdễ bị tổn thương lại chưa được nhận hỗ trợ tài chính, ví dụ như NCT bị khuyếttật nặng (tức có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợgiúp một phần), NCT không thuộc hộ nghèo nhưng không có người có nhiệmvụ phụng dưỡng và thu nhập không đủ để thuê người chăm sóc.

Trong trường hợp NCT bị khuyết tật nặng (ví dụ nằm liệt giường) hoặc bịnhững bệnh cần chăm sóc liên tục (ví dụ bệnh Alzheimer), nhu cầu chăm sócthường vượt khả năng của gia đình để đáp ứng. Thực hiện nghĩa vụ phụng

Page 212: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

212

dưỡng đòi hỏi hoặc trả công cho người được thuê chăm sóc, hoặc nghỉ việc hysinh thu nhập đều có thể gây gánh nặng tài chính, thậm chí dẫn hộ gia đình rơivào cảnh nghèo khổ. Chưa có chính sách bảo hiểm chăm sóc dài hạn tại nhàhoặc tại cơ sở trợ giúp xã hội.

BHYT chưa thanh toán những loại dịch vụ cần thiết cho NCT như CSYT vàPHCN tại nhà hoặc tại nhà dưỡng lão do chưa có cơ chế kiểm soát lạm dụng.

Chính sách đãi ngộ cho lực lượng chăm sóc NCT trình độ sơ cấp, nhưTNV hoặc NVYTTB, chưa bảo đảm thu nhập để họ dành đủ thời gian thựchiện nhiệm vụ chăm sóc cá nhân hằng ngày cho NCT bị khuyết tật nặng hoặccần hưởng DVYT để quản lý bệnh mạn tính hằng ngày tại cộng đồng.

Thiếu kinh phí mở rộng mô hình CLB LTH TGN toàn quốc dù mô hình nàyđáp ứng nhiều nhu cầu chăm sóc dài hạn cho NCT với chi phí rẻ.

Cơ chế nghỉ ốm của BHXH chưa cho phép hưởng chế độ nghỉ ốm trongtrường hợp phải nghỉ việc để chăm sóc NCT bị ốm, chủ yếu vì thiếu kinh phítrong quỹ và khó kiểm soát lạm dụng.

1.4. Các vấn đề ưu tiên trong xây dựng môi trường xã hội thân thiện vớingười cao tuổi Chế độ ăn của người cao tuổi về cơ bản có đủ năng lượng nhưng kiến thức, ý

thức và thực hành của NCT về chế độ dinh dưỡng với mục đích dự phòng vàkiểm soát bệnh tật vẫn còn hạn chế. Chưa có nội dung và phương thức tuyêntruyền cụ thể, dễ thực hiện về chế độ ăn lành mạnh phù hợp với từng độ tuổi,sức khoẻ, bệnh tật của NCT.

Hầu hết người cao tuổi có nhà ở và được quan tâm ưu tiên trong sử dụng cácphương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, điều kiện vật chất và việc thiếtkế, sắp xếp, bố trí tiện nghi trong nhà, thiết kế cơ sở hạ tầng, phương tiện giaothông, thiết bị di chuyển chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của NCT, bảo đảmsự thuận tiện và an toàn cho NCT trong sinh hoạt hằng ngày và khi tham giagiao thông, đi lại.

NCT hay gặp khó khăn trong đi lại để KCB khi nhu cầu chăm sóc các BKLNthường đòi hỏi sử dụng dịch vụ ở bệnh viện huyện trở lên, nhưng dịch vụ vậnchuyển người bệnh từ trạm y tế lên bệnh viện chủ yếu đối với trường hợp ốmnặng.

Độ phủ an sinh thu nhập chưa cao dẫn đến đời sống thấp và sức ép tiếp tụchoạt động kinh tế trong khi vẫn mang đặc trưng việc làm của nhóm yếu thế.Sức khỏe tinh thần của người cao tuổi hay bị ảnh hưởng bởi những lo lắng vềtiền, đặc biệt về chi phí KCB, và việc thành gánh nặng tài chính cho con cái.Các hộ gia đình có NCT có nguy cơ gặp phải chi phí thảm hoạ và nghèo hoádo chi tiêu y tế cao hơn, đặc biệt khi mắc các bệnh nặng như ung thư, tai biếnmạch máu não, hoặc có nhu cầu mổ tim, chạy thận nhân tạo.

Nguồn thông tin và việc tiếp cận với thông tin về CSSK của NCT và gia đìnhcó NCT vẫn còn hạn chế. Bản thân NCT và các thành viên trong gia đình cónhu cầu được cung cấp các thông tin về dự phòng các BKLN, tự chăm sóc vàhỗ trợ chăm sóc NCT. Chưa có các chương trình hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi,tập luyện thể dục thể thao gắn với mục tiêu dự phòng và nâng cao sức khoẻ,phù hợp với từng độ tuổi và tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của NCT.

Page 213: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

213

Tình trạng sống cô lập, những căng thẳng giữa các thế hệ trong nội bộ hộ giađình như mâu thuẫn với con cái, con dâu, con rể, hoặc tình trạng mất phươnghướng cũng tác động tiêu cực tới sức khỏe tinh thần của NCT. Trong khi đó,mô hình gửi NCT ở nhà dưỡng lão để chăm sóc chưa được xã hội chấp nhậnvà triển khai một cách rộng rãi.

Đã có chính sách khuyến khích NCT tham gia làm việc, đóng góp cho gia đìnhvà xã hội. Tuy nhiên, vẫn thiếu các cơ chế và giải pháp cụ thể tạo điều kiệncho NCT được tham gia làm việc, hoạt động hoà nhập xã hội phù hợp với khảnăng và hoàn cảnh của từng nhóm đối tượng NCT.

2. Khuyến nghị các giải pháp y tế và liên ngành hướng tớimục tiêu già hóa khỏe mạnh2.1. Định hướng các giải pháp chung đối phó với các vấn đề sức khoẻliên quan với già hoá dân sốCác giải pháp chính sách đối với vấn đề già hoá dân số nhanh

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt của nhóm cán bộlãnh đạo, quản lý của các bộ, ngành, địa phương về nhu cầu và quyền củaNCT và người chăm sóc NCT để thực hiện thành công già hóa khỏe mạnh ởViệt Nam. Tính đến vấn đề già hoá dân số vào trong xây dựng chiến lược, kếhoạch, chính sách kinh tế xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm của quốc giavà các địa phương.

Đối với NCT có khả năng và nhu cầu làm việc: Tìm giải pháp phù hợp đểNCT tiếp tục tham gia lao động có việc làm phù hợp với sức khỏe, năng lực,vừa tạo thu nhập, vừa tránh cô đơn.

Mặc dù có nhiều NCT vẫn đóng góp vào nền kinh tế quốc gia, kiếm tiền,hưởng lương hưu, hoặc có gia đình phụng dưỡng, nhưng có NCT có nhu cầuchăm sóc y tế, chăm sóc dài hạn vượt khả năng của gia đình, và có nhữngngười không có người phụng dưỡng cần được quan tâm đặc biệt, không chỉtiền trợ cấp hằng tháng, mà cả dịch vụ công tác xã hội, v.v.

Các giải pháp bảo đảm lối sống lành mạnh

Xây dựng các mô hình quản lý bệnh mạn tính của NCT tại cộng đồng; bảođảm chăm sóc liên tục theo các mô hình phù hợp với các điều kiện, bối cảnhkhác nhau.

Nâng cao kiến thức và nhận thức của NCT và các hộ gia đình có NCT về cácbiện pháp để duy trì và nâng cao sức khoẻ NCT. Thúc đẩy nâng cao sức khoẻthông qua tập luyện thể dục, chế độ ăn hợp lý, bỏ thuốc lá và các can thiệp y tếcông cộng khác dành cho NCT.

Tăng cường các hoạt động vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu hoặc các can thiệpkhác (ví dụ phẫu thuật đục thủy tinh thể) để tăng cường chức năng thể chất vàduy trì sự độc lập của NCT khi sức khoẻ xấu đi hoặc sau khi phải đối mặt vớicác vấn đề về sức khoẻ như nằm viện hoặc bị thương tích do ngã.

Đảm bảo rằng người chăm sóc, nhân viên xã hội và nhân viên y tế được đàotạo, phối hợp và giám sát đầy đủ để giải quyết các nhu cầu cụ thể của ngườicao tuổi, cả nam và nữ.

Page 214: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

214

2.2. Các giải pháp giải quyết các vấn đề ưu tiên trong lĩnh vực CSSK,cung ứng dịch vụ y tế nhằm mục tiêu già hóa khỏe mạnhGiải pháp về quản lý nhà nước Bộ Y tế: Tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Thông tư số 35/2011/TT-

BYT về CSSK cho NCT và ưu tiên khám, chữa bệnh cho NCT tại các cơ sởkhám chữa bệnh; Triển khai thực hiện Đề án CSSK NCT giai đoạn 2017 -2025, Đề án mạng lưới y tế cơ sở.

Bộ Y tế cần tăng cường khả năng điều phối các đơn vị có nhiệm vụ CSSKNCT ở trung ương, trong và ngoài ngành y tế. Xem xét việc thành lập ban chỉđạo điều hành công tác CSSK NCT tại địa phương có sự hỗ trợ giám sát củaBộ Y tế, của các đơn vị có năng lực chuyên môn về lão khoa và của Hội NCT.

Thiết lập hệ thống ghi nhận, báo cáo về CSSK NCT. Tăng cường hệ thốngkiểm tra, giám sát, lượng giá (trong, ngoài hệ thống) định kỳ và đột xuất đốivới hoạt động CSSK NCT các cấp. Thực hiện điều tra về NCT định kỳ để theodõi, giám sát việc thực hiện các hoạt động và chỉ tiêu đầu ra trong lĩnh vựcCSSK và những lĩnh vực khác.

Giải pháp về tổ chức cung ứng dịch vụTruyền thông-Giáo dục sức khỏe Tăng cường vai trò của Cục YTDP trong việc điều phối hoạt động TT-GDSK

phòng các BKLN và xây dựng hướng dẫn lồng ghép để khám sàng lọc BKLNhiệu quả chi phí.

Tăng cường hoạt động TT-GDSK về CSSK NCT qua các kênh khác phù hợp(ví dụ cán bộ y tế tư vấn trực tiếp hoặc các sinh hoạt CLB) với nội dung phùhợp với nhu cầu phòng bệnh, nâng cao sức khỏe NCT, phát hiện bệnh sớm,chăm sóc giảm nhẹ và thông tin để NCT biết cơ sở y tế có năng lực khám, điềutrị hoặc quản lý bệnh tật của họ. Phối hợp giữa ngành y tế với Bộ Lao động,Tổng cục Thể dục Thể thao, Hội NCT và những đơn vị khác có quan tâm vàcó vai trò nâng cao sức khỏe NCT.

Khám sức khỏe định kỳ, quản lý sức khỏe người cao tuổi Thống nhất hướng dẫn lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe NCT tại cơ sở.

Xây dựng gói dịch vụ khám sức khỏe thiết yếu cho NCT phù hợp với nhucầu khám hàng triệu NCT tại tuyến y tế xã hằng năm với kinh phí hạn hẹpnhằm phát hiện những yếu tố nguy cơ bệnh tật phổ biến ở NCT có khả năngquản lý, điều trị, PHCN để tăng chất lượng sống của NCT. Cân đối giữa nhucầu chuyên môn lão khoa với nhu cầu kiểm soát chi phí của Cơ quan BHYThoặc Bộ Tài chính. Thí điểm để đánh giá tác động tới việc phát hiện nhữngbệnh chưa được chẩn đoán mà có thể quản lý hiệu quả tại tuyến y tế cơ sở. Cóthể lấy mô hình là gói khám sức khỏe của nước Anh đã nêu trong Hộp 3 ở trênđể tạo ra nền của gói khám sức khỏe phục vụ thí điểm.

Sau khi đã xây dựng gói khám sức khỏe thiết yếu cho NCT phục vụ thí điểm,có thể xem xét bổ sung, bỏ bớt dựa trên tiêu chí được WHO khuyến cáo khilựa chọn nội dung khám sàng lọc (Hộp 2). Nội dung có thể thay đổi qua thờigian khi kinh phí được bổ sung, hoặc nguy cơ đã tăng lên. Thậm chí có thể xâydựng những gói khám toàn diện hơn cho NCT có điều kiện kinh tế muốn trảthêm cho những nội dung ít hiệu quả hơn so với chi phí.

Page 215: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

215

Cán bộ y tế tuyến huyện cần phối hợp với tuyến xã chỉ đạo tuyến, cùng thamgia khám sức khỏe định kỳ, theo dõi tiếp những người bệnh cao tuổi đã pháthiện bệnh cần chẩn đoán tiếp hoặc chỉ định phác đồ điều trị.

Cần thông báo đến tận NCT và gia đình thông qua nhiều kênh để NCT biếtquyền được khám sức khỏe định kỳ và được thông báo kịp thời khi địa phươngcó tổ chức đợt kiểm tra sức khỏe.

Xây dựng Sổ quản lý sức khỏe NCT phù hợp với mô hình bệnh tật của NCTtại Việt Nam, bao gồm cả nội dung TT-GDSK, nơi ghi thông tin khám sứckhỏe định kỳ theo gói được xây dựng trên. Sổ này có thể giúp tăng tính liêntục của chia sẻ và lưu thông tin khi NCT sử dụng dịch vụ y tế ở nhiều nơi khácnhau. Xem xét khả năng điều chỉnh Sổ quản lý, theo dõi sức khỏe NCT trongmẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ CSSKBĐ đã được Bộ Y tế banhành ngày theo quyết định 831/QĐ-BYT năm 2017 cho phù hợp. Sổ theo dõisức khỏe Bà mẹ trẻ em do Vụ CSSK Bà mẹ trẻ em xây dựng với sự hỗ trợ củaJICA là môt mô hình khác kết hợp ghi thông tin khám với thông tin TT-GDSKphù hợp với đối tượng.

Khám chữa bệnh cho người cao tuổi Tăng cường chức năng của trạm y tế xã trong khám bệnh, quản lý các bệnh

mạn tính, nâng cao năng lực KCB cho NCT, TT-GDSK, quản lý sức khỏeNCT, triển khai sổ theo dõi sức khỏe.

Cục Quản lý KCB xây dựng văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của khoalão khoa hoặc của cán bộ lão khoa tại các loại cơ sở y tế phù hợp với nhu cầu,năng lực và mô hình CSSK NCT ở Việt Nam để làm rõ vai trò của khoa lãokhoa trong CSSK toàn diện cho NCT. Khoa Lão là một đơn vị trong bệnhviện, có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị khác trong việc thực hiện chứcnăng của mình. Bác sĩ khoa Lão khoa hợp tác với các khoa khác để tư vấn,nhận bệnh nhân NCT sau giai đoạn cấp tính về điều trị tiếp tại khoa Lão vàtrong việc hội chẩn với các chuyên khoa về bệnh nhân đang điều trị tại khoaLão. Tiếp tục hướng dẫn việc thành lập khoa lão tại các bệnh viện có 50giường trở lên (trừ bệnh viện nhi khoa).

Xây dựng quy chế và tiêu chí chuyển tuyến từ bệnh viện về tuyến y tế xã đểquản lý bệnh mạn tính hoặc khuyết tật sau đợt điều trị nội trú, hoặc sau khituyến trên đã xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với nhu cầu người bệnh caotuổi cần quản lý BKLN, PHCN những khuyết tật tại cộng đồng.

Đối với NCT mắc bệnh, khuyết tật cụ thể, được phát hiện qua khám sàng lọchoặc do có triệu chứng, cần thực hiện khám phù hợp với nhu cầu cụ thể củabệnh đó. Khám hàng loạt các bệnh khác đối với người không có triệu chứng dễdẫn đến kết quả dương tính giả, can thiệp y tế không cần thiết.

Phát triển Bệnh viện Lão khoa TW theo đề án đã được Bộ Y tế phê duyệt.Đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu về Lão khoa, bao gồm cả lão khoa lâmsàng, lão khoa xã hội,… Xem xét việc thành lập, phát triển bệnh viện lão khoađại diện cho khu vực Miền Trung, khu vực miền Nam. Nhu cầu có thêm bệnhviện lão khoa vừa phục vụ người bệnh, vừa chỉ đạo tuyến, đào tạo liên tục vàtham gia nghiên cứu.

Các dịch vụ y tế khác đặc thù cho NCT

Page 216: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

216

Bộ Y tế xây dựng văn bản pháp quy để hỗ trợ, tạo điều kiện cho dịch vụ CSSKNCT tại nhà có cơ sở pháp lý để phát triển.

Bổ sung hướng dẫn PHCN tại cộng đồng và tạo điều kiện (trang thiết bị) phùhợp với nhu cầu PHCN cho NCT tại tuyến xã hoặc tại nhà.

Xây dựng những hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ phù hợp với đối tượng NCTtại cộng đồng với nội dung phục vụ cả NCT, người chăm sóc và người thân.

Bảo đảm NCT bị đau có thể tiếp cận với những thuốc giảm đau cần thiết, kể cảkhi chăm sóc giảm nhẹ tại nhà.

Giải pháp về các nguồn lực đầu vào

Tài chính y tế Khắc phục những cản trở đối với mục tiêu 100% NCT từ 80 tuổi trở lên có

BHYT. Xem xét chính sách hỗ trợ BHYT, khuyến khích người nhà, các tổchức xã hội hỗ trợ BHYT đối với những người từ 60-79 chưa có BHYT.

Tìm giải pháp tài chính để BHYT, ngân sách nhà nước hoặc nguồn khác đượcbố trí kinh phí thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho NCT. Để xác định góikhám cần tính đến hiệu quả chi phí vì nguồn lực có hạn như đã giải thích trên.

Xem xét phương án cấp tài chính để khắc phục một số khuyết tật ở NCT nhưmổ mắt, cấp kính thuốc hoặc cấp máy trợ thính để tăng khả năng tiếp cận củangười nghèo trong bối cảnh BHYT chưa thanh toán cho các dịch vụ này.

Cần xem xét cơ chế khuyến khích và trách nhiệm giải trình trong cung ứngdịch vụ CSSK cho NCT tại tuyến y tế xã nhằm tạo động lực cho cán bộ TYTvà NVYTTB tích cực, chủ động trong quản lý, CSSK NCT.

Nhân lực y tế Xây dựng chuẩn năng lực lão khoa làm cơ sở điều chỉnh chương trình đào tạo

bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa liên quan NCT và điều dưỡng chăm sócngười bệnh cao tuổi. Có thể tham khảo các chuẩn năng lực tạihttps://www.pogoe.org/geriatrics-competencies.

Rà soát, cập nhật, chỉnh sửa và bổ sung các chương trình giáo dục bậc đại học,cao đẳng, trung cấp khối ngành khoa học sức khỏe theo hướng đáp ứng nhucầu sức khỏe của NCT theo chuẩn năng lực lão khoa, cả khía cạnh chuyênmôn và giao tiếp, tâm lý, cho các loại hình cán bộ y tế có CSSK NCT.

Tăng cường đội ngũ chuyên khoa lão khoa ở các địa phương qua đào tạo sauđại học về lão khoa và bổ sung nội dung về lão khoa trong chương trình đạotạo bác sĩ gia đình, bác sĩ nội khoa, bác sĩ tim mạch và những chuyên khoakhác có tỷ lệ lớn người bệnh cao tuổi. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp mãngành lão khoa cho bậc sau đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Tiếp tục mở rộng đào tạo liên tục về năng lực và chuyên môn lão khoa cho cácCBYT đương chức có CSSK cho NCT. Chú trọng nội dung về tư vấn sức khỏecho NCT tự chăm sóc, nâng cao sức khỏe và tư vấn chăm sóc giảm nhẹ cuốiđời. Tăng cường năng lực của Bệnh viện Lão khoa trung ương, các bệnh việntuyến trung ương, tuyến tỉnh, các trường đại học y và các đơn vị liên quan đểtriển khai kế hoạch đào tạo liên tục cho đội ngũ nhân lực y tế về CSSK NCT,phòng và điều trị BKLN.

Page 217: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

217

Thực hiện thủ tục để thành lập Hội Lão khoa Việt Nam và Chi hội Miền Bắc.Tăng cường vai trò của Hội Lão khoa trong xây dựng hướng dẫn chuyên mônvề y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, chẩn đoán và điều trị, chăm sóc sứckhỏe, PHCN, điều trị giảm nhẹ trong lĩnh vực lão khoa. Xem xét cấp chứngnhận đào tạo liên tục về lĩnh vực lão khoa cho Hội Lão khoa Thành phố HồChí Minh.

Tại bệnh viện xây dựng đội ngũ cán bộ CSSK NCT kết hợp bác sĩ, điềudưỡng, PHCN, công tác xã hội y tế và người chăm sóc (vệ sinh cá nhân, thayquần áo, cho ăn, v.v.). Tạo ra quy chế làm việc theo đội, và phối hợp với cáckhoa có người bệnh cao tuổi toàn bệnh viện.

Quản lý dược Rà soát lại danh mục thuốc được BHYT thanh toán so với nhu cầu đặc biệt của

NCT. Bổ sung những chỉ định đặc biệt đối với nhu cầu sử dụng thuốc đặc biệtcủa NCT.

TT-GDSK để NCT và gia đình của họ hiểu được thuốc được chỉ định và cấptại tuyến y tế cơ sở có tác dụng tương tự như thuốc được chỉ định tại tuyến trênđể người dân tin tưởng, tuân thủ điều trị, không vượt tuyến, giảm tải cho tuyếntrên.

Xem xét sửa đổi quy chế kê đơn thuốc (05/2016/TT-BYT) và quy định vềgiám định thuốc BHYT đối với thuốc điều trị bệnh mạn tính, kéo dài nhiềunăm. Cân đối giữa nhu cầu giám sát bệnh tật, kinh phí và nhu cầu cho NCTtiếp cận với thuốc cần thiết để quản lý bệnh tật của họ.

2.3. Các giải pháp đối với các vấn đề ưu tiên trong chăm sóc dài hạnGiải pháp về quản lý nhà nước Tăng cường vai trò của Ủy ban Quốc gia về NCT, Hội NCT, và Cục Bảo trợ

xã hội của Bộ LĐTBXH trong xây dựng, đánh giá và sửa đổi các chính sáchliên quan NCT như chính sách chăm sóc y tế, BHYT, công tác xã hội, chămsóc người khuyết tật, trợ giúp xã hội, nhân lực và cơ sở chăm sóc NCT, bảođảm nhu cầu đặc biệt của NCT được tính đến.

Xây dựng chương trình nghiên cứu để tích lũy cơ sở bằng chứng ủng hộxây dựng chính sách phù hợp về CSDH cho NCT. Nội dung nghiên cứu baogồm những nhu cầu chăm sóc (y tế và xã hội), khả năng đáp ứng của gia đìnhvà cộng đồng, những hỗ trợ hiện đang nhận của nhà nước, địa phương, tổ chứctừ thiện. Đánh giá nhu cầu CSSK cho NCT tại nhà và tại cơ sở bảo trợ xã hộiđể điều chỉnh phạm vi hoạt động của dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, dịchvụ phòng khám gia đình thực hiện tại nhà và những dịch vụ chăm sóc sứckhỏe tại cơ sở bảo trợ xã hội (gồm cả cơ sở công lập, từ thiện và tư nhân).

Dựa vào kết quả nghiên cứu về nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu của giađình, xem xét lại nhóm NCT là đối tượng bảo trợ xã hội theo hướng mởrộng thêm đối tượng được quyền hưởng trợ cấp xã hội, kinh phí chăm sócdo có nhu cầu chăm sóc vượt khả năng chăm sóc của người có nghĩa vụ phụngdưỡng, đặc biệt là đối tượng NCT bị khuyết tật nặng. Bổ sung trưởng hoặc phóHội NCT vào hội đồng giám định khuyết tật ở xã và sửa đổi quy trình giámđịnh mức độ khuyết tật ở NCT, bảo đảm quyền lợi của những NCT có nhu cầuchăm sóc xã hội và y tế cao.

Page 218: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

218

Xây dựng cơ chế phối hợp trong xây dựng và thực hiện các chính sách liênquan chăm sóc NCT, bảo đảm ngành LĐTBXH với ngành y tế thống nhấtquan điểm và phân công rõ ràng trách nhiệm thực hiện, đặc biệt trong việcquản lý nhân lực và cơ sở chăm sóc NCT, bảo đảm đáp ứng cả nhu cầu hỗ trợsinh hoạt cá nhân hằng ngày và nhu cầu CSSK, quản lý bệnh, PHCN.

Sửa đổi quy định về đăng ký kinh doanh có điều kiện, bảo đảm nhất quán vớiquy định của Luật NCT và các văn bản dưới luật, đặc biệt liên quan cấp giấyphép hoạt động chăm sóc NCT.

Giải pháp về cung cấp dịch vụDịch vụ chăm sóc dài hạn tại cộng đồng Mở rộng phạm vi đối tượng NCT được hưởng dịch vụ công tác xã hội do

NSNN chi trả. Ngoài NCT là đối tượng bảo trợ xã hội, có một số nhóm NCTcần được hỗ trợ tư vấn, tiếp cận những dịch vụ hỗ trợ hoặc can thiệp trongtrường hợp chịu bạo lực, không chăm sóc. Xem xét mở rộng thêm các nhóm:(i) NCT có nhu cầu chăm sóc xã hội, y tế nhưng hiện nay nhu cầu đó khôngđược đáp ứng bởi người có nghĩa vụ phụng dưỡng; (ii) NCT không nghèo vàkhông có người phụng dưỡng nhưng có nhu cầu chăm sóc vượt khả năng tựchăm sóc và thiếu kinh phí để thuê người chăm sóc cá nhân; (iii) NCT khôngphải là đối tượng bảo trợ xã hội nhưng đang chịu bạo lực.

Xây dựng các quy định về chuẩn chăm sóc ở cấp quốc gia và hệ thống giámsát rõ ràng, nhằm tăng cường giám sát chất lượng chăm sóc, chất lượng cuộcsống và quyền của NCT trong các dịch vụ chăm sóc tại cộng đồng, phù hợpvới Việt nam và được các bên liên quan chấp nhận.

Huy động kinh phí của xã hội để nhanh mở rộng mô hình CLB LTH TGNsang những địa phương chưa có hoạt động hỗ trợ CSDN cho NCT. Huy độngsự tham gia của các tổ chức tôn giáo, hội, tổ chức từ thiện trong việc xây dựngmô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng, hỗ trợ gia đình phụng dưỡng NCT cónhu cầu chăm sóc y tế và xã hội lớn. Mở rộng phạm vi hoạt động của cơ sởbảo trợ xã hội để vừa phục vụ NCT nội trú vừa hỗ trợ những NCT sống với giađình cần được chăm sóc ban ngày, ngắn ngày, hoặc sự giúp đỡ trong một sốhoạt động hỗ trợ cuộc sống hằng ngày (như nấu ăn, đi lại đến bác sĩ) và chămsóc tâm lý xã hội. Tăng cường truyền thông để toàn xã hội hiểu rõ hơn về nhucầu chăm sóc của NCT, và khuyến khích sáng tạo trong xây dựng những hoạtđộng hỗ trợ CSDH tại cộng đồng.

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực quản lý nhà nước về dịch vụchăm sóc y tế tại nhà nhằm sửa đổi chính sách, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chămsóc sức khỏe NCT khuyết tật, bệnh nặng khó đi lại tới cơ sở y tế. Sửa đổichính sách hiện nay về phạm vi giấy phép hoạt động KCB, thanh toán BHYTdịch vụ tại nhà, và quản lý chất lượng dịch vụ KCB được cung cấp tại nhà.

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước về dịch vụ chăm sóc NCT banngày. Dựa trên kết quả đó, xây dựng và thí điểm mô hình phù hợp với hoàncảnh ở Việt Nam, cả ở thành thị và nông thôn. Xây dựng văn bản pháp quy vềtiêu chuẩn phục vụ, cơ chế tài chính, kiểm soát chất lượng, v.v. để mô hìnhchăm sóc NCT ban ngày có thể phát triển ở Việt Nam.

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và Luật Việt Nam liên quan để xây dựng hợpđồng chuẩn, cam kết chuẩn đối với dịch vụ chăm sóc NCT, nhằm bảo đảm

Page 219: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

219

quyền lợi của NCT trong mối quan hệ với TNV, người chăm sóc NCT đượctrả công.

Nghiên cứu chính sách hỗ trợ gia đình NCT khi việc chăm sóc NCT ảnhhưởng tới khả năng bảo đảm công việc và kiếm thu nhập đối với những giađình nghèo, cận nghèo.

Dịch vụ chăm sóc dài hạn tập trung Phổ biến chính sách đăng ký doanh nghiệp xã hội cho những nhà đầu tư muốn

thành lập cơ sở bảo trợ xã hội tư nhân và hưởng chính sách ưu đãi về thuế, đất,vốn vay. Tạo cơ chế giám sát hoạt động xã hội của các doanh nghiệp xã hộilàm việc trong lĩnh vực chăm sóc NCT để tránh lạm dụng chính sách và bảo vệquyền lợi của NCT được chăm sóc tại cơ sở đó. Nghiên cứu phương án bổsung dịch vụ chăm sóc NCT bị suy giảm khả năng hoạt động vào danh mụcdịch vụ công ích theo Nghị định 130/ 2013/NĐ-CP vì dịch vụ này có thể coi làthiết yếu đối với đời sống kinh tế-xã hội, việc cung ứng dịch vụ này theo cơchế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí và có thể cung ứng theo hìnhthức cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch, tổ chức đấu thầutheo giá hoặc phí do Nhà nước quy định. Lợi thế của phương án này là có thểtạo ra chế độ nhà nước trợ giá dịch vụ đối với những đối tượng có nhu cầunhưng thiếu kinh phí để trả.

Làm rõ khái niệm “Trung tâm dịch vụ CSSK NCT dài hạn” trong Đề án CSSKNCT. Trước khi tiến hành xây dựng mô hình mới, xem xét các phương án bổsung hoạt động CSSK NCT phù hợp với các loại hình cơ sở bảo trợ xã hộicông lập, từ thiện, doanh nghiệp tư nhân có đối tượng chăm sóc là NCT, đểcác cơ sở này có thể vừa thực hiện chăm sóc xã hội, vừa thực hiện chăm sóc ytế theo nhu cầu thực tế của NCT suy giảm khả năng hoạt động nghiêm trọngsống tại cơ sở bảo trợ xã hội.

Sửa đổi chuẩn chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội để bổ sung những tiêu chuẩnliên quan quá trình chăm sóc, an toàn, tôn trọng nhân phẩm, v.v. Bổ sung thêmcác tiêu chuẩn về dịch vụ CSSK NCT khi cư trú tại cơ sở bảo trợ xã hội. Đốivới cơ sở bảo trợ xã hội không có điều kiện cấp dịch vụ KCB trực tiếp, quyđịnh nội dung hợp đồng thuê dịch vụ CSSK cho NCT tại cơ sở bảo trợ xã hộiđể đạt tiêu chuẩn CSSK. Đối với cơ sở bảo trợ xã hội có điều kiện cấp dịch vụKCB trực tiếp, thì quy định rõ về phạm vi dịch vụ, điều kiện cung cấp dịch vụKCB và cơ chế cấp giấy phép hoạt động KCB đối với loại hình cơ sở bảo trợxã hội chăm sóc NCT.

Giải pháp về nhân lực Xây dựng chuẩn năng lực cho những người chăm sóc xã hội cho NCT gồm

người thân, tình nguyện viên và những người chăm sóc cá nhân NCT chuyênnghiệp. Nội dung chuẩn năng lực phải bao gồm cả chăm sóc xã hội và chămsóc y tế. Xây dựng chuẩn tương đương sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

Hội NCT phối hợp với ngành y tế thu thập hoặc xây dựng mới những tài liệuin ấn, dạng video hướng dẫn người không chuyên nghiệp cách thực hiện từngthao thác chuẩn để tích lũy đủ kỹ năng chăm sóc NCT theo nhu cầu. Kiểm soátchất lượng nội dung và phổ biến các tài liệu này trên trang web của Hội, trongcác hoạt động của đoàn thể, CLB LTH TGN, CLB NCT giúp NCT, và bằngphương tiện thông tin đại chúng.

Page 220: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

220

Xây dựng chương trình khung đào tạo người chăm sóc NCT chuyên nghiệptrình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng phù hợp với nhu cầu của các trung tâmbảo trợ xã hội và công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà có trả công.Đối với người muốn trở thành nhân viên chuyên nghiệp chăm sóc NCT thì tổchức thi năng lực và cấp chứng chỉ phù hợp với nhu cầu xin việc làm. Đối vớiTNV và gia đình, xem xét nhu cầu cấp chứng nhận hoàn thành lớp đào tạochăm sóc NCT.

Thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của ngành y tế (trạm y tế, NVYTTB) trongviệc nâng cao năng lực chăm sóc NCT của người thân, TNV, trong hoạt độngtư vấn sức khỏe của mô hình tư vấn và chăm sóc NCT của Tổng cục Dân số-KHHGĐ và trong CLB LTH TGN. Kết nối hoạt động của các CLB với môhình bác sĩ gia đình ở những địa phương phù hợp.

Bổ sung vào chức năng nhiệm vụ của y tế thôn bản việc chăm sóc NCT tạicộng đồng. Tập huấn về kiến thức và kỹ năng chăm sóc NCT cho đội ngũ này

Giải pháp về tài chính

Nghiên cứu xem xét phương án sửa đổi chính sách về trợ cấp xã hội dựa trênnhu cầu do khuyết tật. Đề xuất cấp trợ cấp xã hội đối với NCT từ 60 tuổi trởlên có khuyết tật nặng, bảo đảm NCT có khuyết tật đặc biệt nặng đều hưởngđược trợ cấp xã hội theo quy định hiện hành. Để thực hiện chính sách như vậycũng phải sửa đổi chính sách giám định khuyết tật ở NCT như đã nêu tronggiải pháp liên quan quản lý nhà nước.

Nghiên cứu phương án triển khai bảo hiểm CSDH trong hoàn cảnh của ViệtNam dựa vào kinh nghiệm của các nước khác như Hàn Quốc. Bảo hiểm huyđộng quỹ từ những người chưa đến tuổi cao và chi trả một khoản theo ngàyphục vụ đối với những người có bảo hiểm CSDH bị ốm nặng (có xác nhận củabác sĩ), khuyết tật nặng và đặc biệt nặng (được giám định theo quy định hiệnhành). Tiền được bảo hiểm trả do gia đình NCT sử dụng đóng góp vào khoảnchi cho chăm sóc tập trung, chăm sóc tại nhà.

Nghiên cứu sửa đổi gói dịch vụ KCB được BHYT chi trả đối với đối tượng làNCT khó đi lại để KCB, PHCN tại cơ sở y tế. Nội dung sửa đổi là mở rộngphạm vi dịch vụ được BHYT thanh toán tại nhà hoặc tại cơ sở bảo trợ xã hộigồm cả những biện pháp kiểm soát lạm dụng.

Nhằm động viên TNV và NVYTTB nâng cao kỹ năng chăm sóc NCT, xâydựng danh mục dịch vụ chăm sóc NCT phù hợp với những trình độ khác nhau,hỗ trợ đào tạo/tập huấn TNV và NVYTTB để tăng cường năng lực đáp ứngđầy đủ danh mục dịch vụ đó, và xây dựng cơ chế tài chính phù hợp để vừa đãingộ, động viên nhân lực chăm sóc NCT, nhưng phù hợp với khả năng chi trảcủa cộng đồng do gia đình có điều kiện tự chi trả và gia đình không có điềukiện được hỗ trợ tại cộng đồng.

Huy động kinh phí để mở rộng CLB LTH TGN ra toàn quốc từ các nguồn tàichính khác nhau theo Quyết định 1533/QĐ-TTg năm 2016. Kinh phí nhânrộng bao gồm đầu tư ban đầu thành lập và ổn định hoạt động của CLB LTHTGN bao gồm: kinh phí để tập huấn ban đầu (ít nhất 3 ngày/lần), cũng nhưđầu tư ban đầu cho các trang thiết bị, vật dụng ban đầu của CLB. Ngân sáchchi thường xuyên cần thiết để tập huấn nhắc lại, sơ tổng kết cho Ban Chủnhiệm CLB và TNV chăm sóc tại nhà, hỗ trợ kỹ thuật/giám sát thường xuyêncủa Hội NCT, hiện nay được Bộ Tài chính cấp cho Hội NCT 700 triệu

Page 221: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

221

đồng/năm cho tập huấn (khoảng 70 nghìn đồng/năm/NCT). Bền vững củaCLB dựa trên Quỹ Tăng thu nhập của CLB nhưng chưa có nguồn vốn ban đầu.Đề nghị huy động nguồn tài chính từ các nguồn: NSNN (cả trung ương và địaphương); Cơ chế cho Hội NCT được huy động nguồn lực nhằm nhân rộng môhình (ví dụ Quỹ Chăm sóc và Phát huy NCT); ưu tiên vận động từ các nguồnđóng góp, hỗ trợ khác (tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cá nhân)

Xem xét sửa đổi chế độ nghỉ ốm của BHXH để bao phủ cả việc người laođộng phải nghỉ việc chăm sóc NCT nếu số ngày cần nghỉ vượt số ngày đượcnghỉ phép trong năm.

Xây dựng cơ chế tài chính cho công tác CSDH: Lồng ghép vào chương trìnhchăm sóc sức khỏe toàn dân, tạo điều kiện để trạm y tế xã không chỉ chữa trị ytế mà còn có thể đưa cán bộ y tế đến nhà chăm sóc cho NCT tại nhà (cần làmrõ tiêu chí NCT nào được hưởng, dịch vụ chăm sóc, đảm bảo thực thi chínhsách; sử dụng BHYT thanh toán cho các dịch vụ về điều dưỡng, điều trị tại cácTT chăm sóc có đăng ký dịch vụ; đưa thêm một số kỹ thuật phục hồi chứcnăng vào danh mục thanh toán BHYT; tạo gói bảo hiểm có chi trả cho cácdịch vụ CSDH, trong đó có chăm sóc tại nhà ...

2.4. Các giải pháp đối với các vấn đề ưu tiên trong phát triển môi trườngthân thiện với người cao tuổi Bên cạnh việc giáo dục, đào tạo nâng cao kiến thức chung, cần tăng cường

công tác tư vấn, truyền thông giáo dục sức khoẻ cho NCT. Các thông điệptruyền thông cần được thiết kế đặc thù cho NCT, tập trung vào chế độ dinhdưỡng lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý và rèn luyện thân thể phù hợp với từng độtuổi, tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của NCT.

Một mặt, có giải pháp cụ thể tạo điều kiện cho NCT còn khả năng và có nhucầu tiếp tục làm việc và tham gia các hoạt động xã hội, nhất là những người cótrình độ chuyên môn cao. Mặt khác, cần xem xét việc mở rộng đối tượng đượctrợ cấp xã hội và BHYT cho những NCT từ 75 tuổi trở lên không có thu nhậpổn định; vận động NCT có điều kiện tham gia BHYT; nghiên cứu các hìnhthức hỗ trợ thêm cho CSSK người cao tuổi như hỗ trợ về vận chuyển, đi lại khiKCB.

Ban hành các yêu cầu và hướng dẫn quy chuẩn thiết kế, bố trí các tiện nghitrong nhà ở cho NCT bảo đảm giữ ấm và an toàn, đặc biệt quan tâm phòngchống ngã. Quan tâm đến nhu cầu của NCT trong thiết kế và xây dựng cơ sởhạ tầng, công trình phúc lợi, xây dựng và vận hành các toà nhà cao tầng, cácphương tiện giao thông công cộng.

Kết hợp giữa tuyên truyền vận động với các biện pháp hành chính để bảo đảmxây dựng và duy trì môi trường hòa thuận trong gia đình và cộng đồng nơi cưtrú. Đẩy mạnh việc tư vấn cho các thành viên trong gia đình cách dung hoà cácmối quan hệ với NCT; hướng dẫn người nhà các kiến thức và kỹ năng cơ bảntrong CSSK NCT và khuyến khích, hỗ trợ họ tham gia chăm sóc sức khoẻNCT tại gia đình và cộng đồng.

Page 222: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

222

Tài liệu tham khảo1. Vụ Pháp chế - Bộ Y tế, Báo cáo sơ kết công tác y tế 6 tháng đầu năm 2016.

2016, MoH: Hà Nội.2. Bộ Y tế, Báo cáo Tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ,

giải pháp chủ yếu năm 2017. 2017, MoH: Hà Nội.3. Bộ Nội vụ, Báo cáo chỉ số cải cách hành chính - PAR Index 2015 của các bộ,

cơ quan ngang bộ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương. 2016: Hà Nội.

4. Bộ Y tế and Nhóm Đối tác Y tế, Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR)2015: Tăng cường y tế cơ sở hướng tới chăm sóc sức khoẻ toàn dân. 2016:Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Dự án Tiêm chủng mở rộng. Nhiều dịch bệnh được kiểm soát nhờ tiêm chủngđầy đủ. 2016 Tiếp cận ngày 27/02/2017].

6. Bộ Y tế. Bộ Y tế tăng cường công tác phòng chống dịch và tiêm chủng cáctỉnh miền núi phía Bắc. Thông tin về Hội nghị Tăng cường công tác phòngchống dịch và tiêm chủng các tỉnh miền núi phía Bắc tổ chức tại Tuyên Quangngày 5/10/2016.http://moh.gov.vn/news/pages/tinhoatdongv2.aspx?ItemID=1852 2016 Tiếpcận ngày 28/12/2016].

7. Kim Xuân and Chu Thái. Tỷ lệ tiêm chủng thấp tại khu vực miền núi.http://vtv.vn/trong-nuoc/ty-le-tiem-chung-thap-tai-khu-vuc-mien-nui-20160807103420464.htm. 2016.

8. Bộ Y tế, Tài liệu báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi làm việc vớiBộ Y tế ngày 01/12/2016. 2016, MOH: Hà Nội.

9. Lê Xuân, Ngành y tế ấp ủ một số dự án PPP, in Báo Đấu thầu. 2016, Bộ Kếhoạch đầu tư: Hà Nội.

10. WHO, World Report on Ageing and Health. 2015, WHO: Geneva.11. Ban Thường vụ trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam. Dự thảo báo cáo

“Tiếp tục xây dựng tổ chức hội vững mạnh làm nòng cốt chăm sóc, phát huyvai trò người cao tuổi, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa“. Truy cập ngày 10/7/2016 tại trang web của HộiNgười cao tuổi http://hoinguoicaotuoi.vn/c/du-thao-bao-cao-tong-ket-nhiem-ky-iv-2011-2016-phuong-huong-nhiem-vu-nhiem-ky-v-2016-2021-hoi-nguoi-cao-tuoi-viet-nam-3643.htm. 2016.

12. Gavin J. Andrews and David R. Phillips, Ageing and Place: Perspectives,Policy, Practice. 2005, London: Routledge.

13. UNFPA Vietnam, Già hóa Dân số ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một sốkhuyến nghị chính sách. 2011, UNFPA: Hanoi.

14. Barry Mirkin and Mary Beth Weinberger, The demography of populationageing. Population Bulletin of the United Nations, 2001. 42/43(XIII.16): p.41-47.

15. United Nations, World Population Ageing 2015. 2015, UN: New York.16. Tổng cục Thống kê, Báo cáo kết quả chủ yếu điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ

thời điểm 1/4/2014. 2014: Hà Nội.17. Tổng cục Thống kê, Điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hoá gia đình thời

điểm 1/4/2012. Các kết quả chủ yếu. 2013, GSO: Hà Nội.18. Tổng cục Thống kê and Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Dự báo Dân số Việt Nam

2014 – 2049. 2016, GSO: Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội.

Page 223: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

223

19. Kevin Kinsella and Yvonne J. Gist, Older Workers, Retirement and Pensions:A Comparative International Chartbook. 1995, U.S. Department ofCommerce: Washington.

20. Nations, U., World Population Prospects: The 2015 Revision. 2015, UN.21. United Nations, World Population Prospects: The 2015 Revision, D. Edition,

Editor. 2015, UN.22. Phạm Thắng and Đỗ Thị Khánh Hỷ, Báo cáo tổng quan về chích sách người

già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam. 2009, Bệnh viện Lão khoatrung ương: Hà Nội.

23. Uỷ ban quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, Điều tra về người cao tuổi ViệtNam năm 2011. Kết quả chủ yếu. 2012, VNCA: Hà Nội.

24. Tổng cục Thống kê and Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Điều tra Dân số và Nhà ởgiữa kỳ 2014 - Cơ cấu tuổi, giới tính và một số vấn đề kinh tế xã hội ở ViệtNam. 2016, GSO: Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội.

25. Tổng cục Thống kê, Báo cáo kết quả chủ yếu Điều tra biến động Dân số vàKHHGĐ thời điểm 1/4/2015. 2016, GSO: Hà Nội.

26. World Health Organization, Global Health Observatory database.http://apps.who.int/gho/athena/data/GHO/WHOSIS_000002,WHOSIS_000007?filter=COUNTRY:*&format=xml&profile=excel. 2016: Geneva.

27. Bệnh viện Lão khoa trung ương, Điều tra dịch tễ học về tình hình bệnh tật,nhu cầu chăm sóc y tế và xã hội của người già Việt Nam. 2000: Hà Nội.

28. Đàm Viết Cương, et al., Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người caotuổi Việt Nam. 2007, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (HSPI): Hà Nội.

29. Uỷ ban quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, Điều tra về người cao tuổi năm2007. 2007: Hà Nội.

30. Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, các kết quả chủyếu. 2010: Hà Nội, Việt Nam.

31. Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME), Global Burden of DiseaseStudy 2015 (GBD 2015) Results. Available fromhttp://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool. 2016, IHME: Seattle, UnitedStates.

32. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tốảnh hưởng tới sự khác biệt về thực trạng sức khỏe, khả năng tiếp cận và sửdụng dịch vụ y tế tại 6 tỉnh thuộc 6 vùng kinh tế xã hội của Việt Nam năm2014-2015. 2016, HSPI: Hà Nội.

33. Lê Văn Tuấn, Nguyễn Hải Hằng, and Phạm Thắng, Mô hình bệnh tật củangười cao tuổi điều trị tại Viện Lão khoa quốc gia năm 2008. Tạp chí Y họcthực hành, 2009. 6(666).

34. Dự án quản trị và tài chính y tế (HFG), Điều tra khảo sát về sử dụng quỹBHYT tại 6 tỉnh năm 2014. 2015, HFG: Hà Nội.

35. Ostchega, Y., et al., Trends in hypertension prevalence, awareness, treatment,and control in older U.S. adults: data from the National Health and NutritionExamination Survey 1988 to 2004. J Am Geriatr Soc, 2007. 55(7): p. 1056-65.

36. Rashid, A. and A. Azizah, Prevalence of hypertension among the elderlyMalays living in rural Malaysia. Australas Med J, 2011. 4(6): p. 283-90.

37. Sheng, C.S., et al., Prevalence, awareness, treatment and control ofhypertension in elderly Chinese. Hypertens Res, 2013. 36(9): p. 824-8.

38. Lee Seng Esmond Seow, et al., Hypertension and its associated risks amongSingapore elderly residential population. Journal of Clinical Gerontology &Geriatrics, 2015. 6(4): p. 125-132.

Page 224: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

224

39. Bộ Y tế, Điều tra Y tế quốc gia. 2002, MOH: Hà Nội.40. Phạm Thắng and Dương Đức Hoàng, Tỷ lệ tăng huyết áp ở người già tại một

số vùng thành thị và nông thôn Việt Nam. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoahọc Bệnh viện Lão khoa trung ương năm 2003. 2003, Hà Nội.

41. Trần Văn Long, Tình hình sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm can thiệpnâng cao kiến thức thực hành phòng chống bệnh tăng huyết áp tại 2 xã huyệnVụ Bản, tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2012. 2015, Trường Đại học Y tế côngcộng: Hà Nội.

42. Tạ Văn Bình, Dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và các vấnđề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường trong phạm vi toàn quốc, inBáo cáo tổng kết đề tài nhánh cấp Nhà nước. 2005: Hà Nội.

43. Hoàng Đăng Mịch, Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Hải Phòng.Tạp chí Y học Việt Nam, 2008. 1(11): p. 1-4.

44. Đàm Hữu Đắc và cộng sự, Chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xãhội: Chăm sóc người cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCNvà hội nhập. 2010: Hà Nội.

45. Nguyen Viet, N., et al., The prevalence and patient characteristics of chronicobstructive pulmonary disease in non-smokers in Vietnam and Indonesia: Anobservational survey. Respirology, 2015. 20(4): p. 602-11.

46. International Agency for Research on Cancer (WHO), GLOBOCAN 2012:Estimated Cancer Incidence, Mortality and Prevalence Worldwide in 2012.2012.

47. Phạm Thắng, Điều tra dịch tễ học về tình hình bệnh tật, nhu cầu chăm sóc y tếvà xã hội của người cao tuổi Việt Nam. Tạp chí Dân số và Phát triển, 2007. 4.

48. Trần Viết Nghị và cộng sự, Bước đầu đánh giá sa sút trí tuệ ở người già tạimột quần thể dân cư TP. Thái Nguyên với sự áp dụng test sàng lọc MMSE.Nội san Hội Tâm thần học, 2001. 5pp: p. 40-45.

49. Nguyễn Ngọc Hòa, Nghiên cứu tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến SSTTở người cao tuổi huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây 2005-2006. 2006, Trường Đại họcY Hà Nội: Hà Nội.

50. Lê Văn Tuấn, Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ và suygiảm nhận thức nhẹ (MCI) ở người cao tuổi Hà Nội, in Đề tài nghiên cứu cấpthành phố, Hà Nội. 2010.

51. Nguyễn Kim Việt, Nghiên cứu chẩn đoán bệnh Alzheimer. 2005, Trường Đạihọc Y Hà Nội: Hà Nội.

52. Bộ Y tế, Báo cáo công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi năm 2015 và kếhoạch nhiệm vụ năm 2016. 2016: Hà Nội.

53. Phạm Thắng. Bài trình bày tại Hội thảo bàn tròn “Xây dựng hệ thống chămsóc sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam" tổ chức ngày 28/3/2016 tổ chức tạiBệnh viện Lão khoa Trung ương. 2016. Hà Nội.

54. Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam, Báo cáo số 17/BC-UBQGNCTvề Tình hình và kết quả thực hiện công tác người cao tuổi năm 2016 vàphương hướng, nhiệm vụ năm 2017. 2016, VCNA: Hà Nội.

55. Bộ Y tế, Niên giám Thống kê Y tế 2014. 2016: Hà Nội.56. Phạm Thắng, Định hướng phát triển công tác chăm sóc sức khỏe người cao

tuổi. 2015: Hà Nội.57. Nguyễn Thị Xuân, Đỗ Viết Tuyến, and Trần Quang Trịnh. Đánh giá thực

trạng và một số yếu tố liên quan đến công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe củađiều dưỡng cho người bệnh điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng bệnh viện đa

Page 225: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

225

khoa huyện Mê Linh năm 2014. in Hội nghị khoa học điều dưỡng Bệnh việnHữu nghị Việt Đức lần thứ VII. 2015. Hà Nội.

58. Nguyễn Thế Anh. Thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tỉnh ĐiệnBiên. Tiếp cận ngày 1/6/2016 tại http://hoinguoicaotuoi.vn/c/thuc-trang-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-tinh-dien-bien-3690.htm. 2016.

59. Nguyễn Trần Hiển, Bài trình bày tại Hội nghị Khoa học Y học dự phòng“Chung tay vì sức khỏe cộng đồng” ngày 02/10/2015 tại Hà Nội. 2015: HàNội.

60. Nguyễn Thị Thi Thơ, et al., Thực trạng triển khai hoạt động phòng, chốngbệnh không lây nhiễm tại các Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh/ thành phốtại Việt Nam năm 2014. Tạp chí Y học dự phòng, 2015. 8(168)(XXV): p. 475.

61. Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Khảo sát tình hình thực hiện thông tư35/2011/TT-BYT tại các tỉnh. 2014: Hà Nội.

62. World Health Organization Western Pacific Region, Regional framework foraction on ageing and health in the Western Pacific (2014-2019). 2014:Manila.

63. World Health Organization, Active Ageing: a policy framework. 2002:Geneva.

64. Nguyễn Thị Thi Thơ, et al., Thực trạng triển khai hoạt động phòng, chốngbệnh không lây nhiễm của các trạm y tế xã năm 2014. Tạp chí Y học dựphòng, 2015. 12(172)(XXV, Số 12+13 (172+173)).

65. Nguyễn Thị Bạch Ngọc and Vũ Văn Hoàn và cộng sự, Đánh giá thực trạngnhân lực y tế hoạt động trong chương trình tiêm chủng mở rộng.http://www.hspi.org.vn/vcl/danh-gia-thuc-trang-nhan-luc-y-te-hoat--dong-trong-chuong-trinh-tiem-chung--mo-rong-t60-8146.html. 2017, Viện Chiếnlược và Chính sách Y tế.

66. Trịnh Yên Bình and Ngô Văn Toàn, Phân bố và nhu cầu đào tạo lại cho cánbộ y tế dự phòng tại các Trung tâm y tế dự phòng 13 tỉnh Đồng bằng sôngCửu Long năm 2007. Tạp chí Y học dự phòng, 2009. 5: p. 30-34.

67. Bệnh viện Lão khoa trung ương, Báo cáo tổng kết năm 2015 và kế hoạch2016. 2015.

68. Nicola Jones, Nguyen Ngoc Anh, and Elizabeth Presler-Marshall, Mappingthe reform process in the public delivery of social protection services in VietNam, in A background paper for Viet Nam Human Development Report 2010.2010.

69. Giang Thanh Long, Ageing Population, Older People’s Health and HealthInsurance: The case of Vietnam. 2016: Nossal Institute Global Health,University of Melbourne. 24-26 October 2016.

70. Cục Bảo trợ xã hội - Bộ Lao động và thương binh xã hội, Báo cáo tổng kếtcông tác bảo trợ xã hội năm 2015 và phương hướng năm 2016. 2015: Hà Nội.

71. Phạm Thắng. Bài trình bày tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sứckhỏe người cao tuổi tại Việt Nam, tháng 12/2015. 2015. Hà Nội.

72. Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai, Báo cáo Thực trạng công tác phòng,chống Tăng huyết áp ở Việt Nam. 2015: Hà Nội.

73. Bệnh viện K, Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn2011-2015 và định hướng và định hướng Chương trình MTQG giai đoạn2016-2020. 2015: Hà Nội.

74. Bệnh viện Bạch Mai, Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án phòng chống bệnhphổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2016-2020. 2016: Hà Nội.

Page 226: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

226

75. Bộ Y tế, Báo cáo công tác người cao tuổi 6 tháng đầu năm 2016. 2016: HàNội.

76. Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế. Overview Non-communication diseases (NCD)prevention and control in Vietnam. in Hội thảo khoa học và dịch vụ y tế ViệtNam – Australia. 2016. Hà Nội, 19-20/7/2016.

77. Phạm Thái Sơn. Quản lý Tăng huyết áp tại cộng đồng. Bài trình bày tại Hộinghị về công tác phòng chống tăng huyết áp năm 2016.http://vnha.org.vn/upload/hoinghi/hntha2016/pham-thai-son-quan-ly-THA.pdf, truy cập ngày 17/3/2017. 2016.

78. Bệnh viện Bạch Mai, Hướng dẫn triển khai dự án phòng chống bệnh phổi tắcnghẽn và hen phế quản giai đoạn 2016-2020. 2016: Hà Nội.

79. Cục quản lý khám, c.b.B.Y.t. Tăng cường y tế cơ sở trong công tác phòng,chống bệnh không lây nhiễm, http://vncdc.gov.vn/vi/tin-tuc-trong-nuoc/437/tang-cuong-y-te-co-so-trong-cong-tac-phong-chong-benh-khong-lay-nhiem, truy cập ngày 17/3/2017. 2015.

80. Nguyễn Hải Anh. Báo cáo tổng kết hoạt động dự án phòng chống bệnh phổitắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2011-2015. 2016.

81. Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em, Báo cáo kết quả thựchiện năm 2015 và giai đoạn 2011-2015, kế hoạch thực hiện 2016. Hà Nội: HàNội.

82. Wilson JMG and Jungner G, Principles and practice of screening for diseasein Public Health Papers, W. Chronicle., Editor. 1968, World HealthOrganization: Geneva.

83. U.S. Preventive Services Task Force. Published Recommendations.https://www.uspreventiveservicestaskforce.org/BrowseRec/Index. 2017 Truycập ngày 5/5/2017].

84. UK National Health Service. What happens at an NHS Health Check.http://www.nhs.uk/Conditions/nhs-health-check/Pages/What-happens-at-an-NHS-Health-Check-new.aspx. 2016; Truy cập ngày 05/05/2017].

85. Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Dự án phòng chống Đái tháo đường. 2015: HàNội.

86. Trần Thị Mai Oanh, Đánh giá việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của một sốtrạm y tế xã ở các vùng miền. http://www.hspi.org.vn/vcl/danh-gia-viec-thuc-hien-chuc-nang-nhiem-vu-cua-mot-so-tram-y-te-xa-o-cac-vung-mien-t16004-8350.html. 2014, Viện Chiến lược và Chính sách y tế: Hà Nội.

87. Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, BYT), Bộ Tài liệu Phục hồi chứcnăng dựa vào cộng đồng. http://kcb.vn/vanban/tai-lieu-phuc-hoi-chuc-nang-dua-vao-cong-dong. 2015: Hà Nội.

88. Viện chiến lược và chính sách y tế. Báo cáo tại Hội thảo khoa học chăm sócdài hạn và mô hình trên thế giới tổ chức tại Hà Nội ngày 28/02/2017. 2017.Hà Nội.

89. World Health Organization, The Global strategy and action plan on ageingand health. 2016: Geneva.

90. UNFPA, Người khuyết tật ở Việt Nam, một số kết quả chủ yếu từ tổng điều traDân số và nhà ở Việt Nam 2009, in 2012. Hà Nội.

91. Giang Thanh Long and Phí Mạnh Phong, Thực trạng và các yếu tố tác độngtới nghèo của người cao tuổi ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 2016.233: p. 70-78.

92. Zeng Yi, et al., Chinese Longitudinal Healthy Longevity Survey (CLHLS),1998-2012, National Archive of Computerized Data on Aging (NACDA),

Page 227: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

227

Editor. 2015, Inter-university Consortium for Political and Social Research:Peking.

93. Tổng cục Dân số-KHHGĐ, Báo cáo Kết quả triển khai Mô hình tư vấn vàchăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng. 2017: Hà Nội.

94. Bernadette Wright, Direct care workers in long-term care. 2005, AARP,Public Policy Institute.

95. Lê Vũ Anh, Bài trình bày Chăm sóc người cao tuổi – khía cạnh xã hội vànhững kiến nghị về chính sách, in Kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đại học Ytế Công cộng. 2015, Hội Y tế công cộng Việt Nam: Hà Nội.

96. Hội Y tế công cộng Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu tổng quan về sa sút trí tuệở người cao tuổi tại Việt Nam. 2015: Hà Nội.

97. Võ Hoàng Khải. Bồi dưỡng sức dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 2015 Truycập ngày 03/02/2017].

98. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê năm 2015. 2016, GSO: Hà Nội, ViệtNam.

99. Nguyễn Xuân Cường and Lê Trung Sơn, Thực trạng người cao tuổi và cácgiải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi ở Hà Tây. Tạp chíDân số và phát triển, 2004. 3: p. 30-36.

100. Hội Người cao tuổi Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 của Trungương Hội người cao tuổi Việt Nam.http://trungtambtxh.btxh.gov.vn/NguoiDung/Dangnhap/tabid/58/Default.aspx?returnurl=%2f. 2009: Hà Nội.

101. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội and Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Báocáo đánh giá 5 năm thực hiện Luật người cao tuổi. 2015: Hà Nội.

102. Tổng cục Thống kê and Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Điều tra dân sốvà nhà ở thời điểm 1-4-2014, Một số kết quả chủ yếu. 2014: Hà Nội.

103. Anh Kiên, Cả nước có 1.111 ấn phẩm báo in, in Báo Điện tử Chính phủ.2014, Công Thông tin điện tử Chính phủ: Hà Nội.

104. Tổng cục Thống kê. Kết quả Điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2009. Từtrang: https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=10813.2009.

105. Tổng cục Thể dục thể thao - Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Báo cáo về việctriển khai thực hiện Luật Người cao tuổi trong 5 năm qua (2011-2015). 2015:Hà Nội.

106. Hoàng Mộc Lan. Đời sống tinh thần của Người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay.http://www.socialwork.vn/. 2016 Truy cập ngày 28/9/2016].

107. Vụ các vấn đề xã hội - Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Một số vấn đềhôn nhân và gia đình Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi. 1999: Hà Nội.

108. Đặng Cảnh Khanh, Báo cáo tổng kết đề tài “Xây dựng mô hình truyền thôngvề phòng chống bạo lực trong gia đình ở cộng đồng”. 2015, Bộ Văn hóa vàDu lịch: Hà Nội.

109. Uỷ ban Dân tộc, Đánh giá 5 năm thực hiện Luật người cao tuổi và thực hiệnChương trình quốc gia về người cao tuổi 2012-2020 của Uỷ ban Dân tộc.2015: Hà Nội.

110. Đàm Hữu Đắc, Những kết quả nổi bật của Hội Người cao tuổi Việt Nam trongnhiệm kỳ IV (2011 – 2015). 2015, Hội Người cao tuổi Việt Nam: Hà Nội.

111. Hoàng Thu Hương, Cơ cấu nhân khẩu xã hội của những người đi lễ chùa ởnội thành Hà Nội hiện nay, in Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.2007, Đại học Quốc gia Hà Nội: Hà Nội.

Page 228: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

228

112. Tổng cục Thống kê, Báo cáo Điều tra Lao động và Việc làm năm 2015 2016:Hà Nội.

113. Hoàng Văn Minh. Gánh nặng chi phí cho y tế từ tiền túi và bảo vệ tài chính tạiViệt Nam 1992-2014. in Hội nghị Khoa học y tế công cộng toàn quốc: “Y tếcông cộng Việt Nam: Thực trạng và định hướng tương lai” do Hội Y tế côngcộng Việt Nam và Trường ĐH Y tế công cộng tổ chức tại Hà Nội ngày25/5/2016. 2016.

114. Van Minh, H., et al., Prevalence of tobacco smoking in Vietnam: findings fromthe Global Adult Tobacco Survey 2015. Int J Public Health, 2017. 62(Suppl 1):p. 121-129.

Page 229: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

229

Phụ lục: Các chỉ số giám sát và đánh giá, 2011–2015, chỉ tiêu năm 2020

Các chỉ số giám sát Đơn vị Phân tổNăm Loại chỉ

tiêu Nguồn thông tin2011 2012 2013 2014 2015 2020

(KH)Quản trị hệ thống y tế, hệ thống thông tin y tếChỉ số cải cách hànhchính trong ngành y tế Trên 100 Toàn quốc 64,78 74,19 73,55 86,58 KH5N Bộ Nội vụ

Số tỉnh thực hiện môhình CDC Trên 63 Toàn quốc 17 KH5N BYT-TCCB

Số tỉnh sáp nhập bệnhviện huyện vào TTYThuyện

Trên 63 Toàn quốc 18 KH5N MOH-TCCB

Tỷ lệ đạt các năng lựccơ bản theo Điều lệkiểm dịch y tế quốc tế(%)

% Toàn quốc 69,2 65,1 77,3 95,5 98,9 100 SDG 3d.1 LHQ-Giám sát SDG

Các chỉ số đầu vàoTài chính y tếTổng chi y tế so vớiGDP % Toàn quốc 6,20 6,22 6,53 6,58 BYT-TKYTQG

Tỷ lệ chi tiêu công choy tế trong tổng chi y tế % Toàn quốc 45,23 48,97 50,15 54,12 >=60% KH5N BYT-TKYTQG

Tổng chi y tế từNSNN/Tổng chi NSNN % 6,95 6,55 5,68 7,46 7,36 SDG 1a BYT-Báo cáo KHTC

ODA ròng cho nghiêncứu y tế và CSSK cơbản bình quân đầungười

USDbình

quân đầungười

Toàn quốc 1,18 1,58 1,51 1,07 SDG 3b LHQ-Giám sát SDGvà TCTK

Tổng chi y tế bìnhquân đầu người hằngnăm (giá hiện hành)

1000VND

Toàn quốc-Tổng 1963 2175 2610 2856 BYT-TKYTQG

Toàn quốc-Hộgia đình 936 1152 TCTK-KSMSDC

ĐBSH 1164 1416TDMNPB 684 864BTBDHMT 804 1104TN 792 960ĐNB 984 1128ĐBSCL 1008 1152

Tỷ lệ chi trực tiếp từ % Toàn quốc 45,58 41,14 40,03 39,47 40 KH5N BYT-TKYTQG

Page 230: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

230

Các chỉ số giám sát Đơn vị Phân tổNăm Loại chỉ

tiêu Nguồn thông tin2011 2012 2013 2014 2015 2020

(KH)tiền túi của hộ gia đìnhcho chăm sóc y tếtrong tổng chi tiêu y tếTỷ lệ bao phủ BHYT % Toàn quốc 65,0 66,4 70,0 71,6 76,5 84,3 KH5N BYT-KHTCNhân lực

Số bác sĩ trên 10 000dân

Trên10 000

dânToàn quốc 7,3 7,3 7,6 7,8 8,0 9,0 SDG 3.c BYT-NGTKYT

Số dược sĩ đại họctrên 10 000 dân

Trên10 000

dânToàn quốc 1,9 2,0 2,1 2,4 2,4 2,5 KH5N

SDG 3.cBYT-NGTKYT

Tỷ lệ TYT xã/phườngcó bác sĩ làm việc %

Toàn quốc 71,9 73,5 75,0 78,5 86,9 90 KH5N BYT-NGTKYTĐBSH 77,5 78,7 82,5 87,4 93,5TDMNPB 63,5 66,4 67,3 67,4 74,6BTBDHMT 66,0 68,8 69,0 71,6 86,0TN 66,5 69,7 75,7 82,4 84,3ĐNB 85,0 83,4 69,0 94,1 96,9ĐBSCL 82,2 87,2 75,7 85,0 93,6

Tỷ lệ TYT xã/phườngcó hộ sinh hoặc y sĩsản nhi

%

Toàn quốc 95,3 96,4 96,0 98,2 96,1 95 KH5N BYT-NGTKYTĐBSH 95,3 92,2 93,3 99,6 98,2TDMNPB 89,7 95,1 91,3 96,5 94,4BTBDHMT 90,5 94,5 96,1 96,9 96,6TN 99,2 97,0 99,6 98,8 87,1ĐNB 100,0 99,1 99,2 100,0 100,0ĐBSCL 99,1 96,7 100,0 99,8 99,5

Tỷ lệ thôn, bản cónhân viên y tế thônbản hoạt động (nôngthôn=xã và thị trấn)

%

Toàn quốc 96,9 96,6 95,9 97,5 96,1 90 KH5N BYT-NGTKYTĐBSH 97,9 98,8 99,8 99,6TDMNPB 96,2 95,8 97,6 97,6BTBDHMT 98,0 98,2 98,6 99,2TN 98,0 98,9 98,8 99,3ĐNB 99,9 96,4 65,5 85,4ĐBSCL 92,5 91,6 93,1 94,4

Cơ sở hạ tầngSố giường bệnh nội trútrên 10 000 dân (khôngbao gồm TYT xã)

Trên10 000

dân

Chung 22,5 23,4 24,7 25,6 26,5 26,5 KH5N BYT-NGTKYTCông lập 21,8 22,3 23,6 24,3 25,2 24,5 KH5N BYT-NGTKYTNgoài công lập 0,7 1,1 1,1 1,3 1,3 2,0 KH5N BYT-NGTKYT

Tỷ lệ xã đạt Tiêu chí Toàn quốc 50,7 60,0 66,1 80 KH5N BYT-NGTKYT

Page 231: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

231

Các chỉ số giám sát Đơn vị Phân tổNăm Loại chỉ

tiêu Nguồn thông tin2011 2012 2013 2014 2015 2020

(KH)quốc gia về y tế(4667/QĐ-BYT năm2014)

% ĐBSH 37,1 56,9 74,1TDMNPB 31,2 36,2 44,6BTBDHMT 37,3 52,0 70,5TN 37,9 41,0 62,6ĐNB 58,9 75,2 82,7ĐBSCL 53,7 53,1 72,4

Cộng dồn số trạm y tếxã được xây dựng mới CHS Toàn quốc 1192 KH5N MOH

Cộng dồn số trạm y tếđã hoàn thành sửachữa

CHS Toàn quốc 1239 KH5N MOH

Tỷ lệ TTB y tế thôngdụng được sản xuấttrong nước

% Toàn quốc 60 KH5N MOH-??

Pharmaceuticals, vaccines, blood products

Số cơ sở bán lẻ thuốctrên 10 000 dân

Trên10 000

dânToàn quốc 4,5 4,4 4,7 4,5 BYT-NGTKYT

Tỷ lệ trị giá thuốc chữabệnh được sản xuấttrong nước

% Toàn quốc 36 80 KH5N BYT-QLD

Cung ứng dịch vụThực hiện chăm sóc sức khỏe toàn dân

Tỷ lệ trẻ em dưới 1tuổi được tiêm chủngđầy đủ (8 loại vắc xin)

%

Toàn quốc 96,0 95,9 91,4 97,1 97,2 >90 KH5N,SDG 3.b BYT-NGTKYT

ĐBSH 98,2 97,7 94,0 97,1 98,8TDMNPB 94,5 95,5 90,6 96,8 97,8BTBDHMT 95,0 97,1 90,9 97,0 98,6TN 95,4 96,5 81,8 95,0 94,7ĐNB 96,8 93,3 93,0 97,7 93,8ĐBSCL 94,8 95,0 91,6 97,6 97,2

Tỷ lệ người nhiễm HIVđược điều trị ARV trêntổng số người nhiễmHIV đủ tiêu chuẩn điềutrị

% Toàn quốc 57,7 59,9 67,6 66,5 70 80 GARPR

Sơ lượt khám bệnh Trên Toàn quốc 22360 23428 23971 22231 23254 BYT-NGTKYT

Page 232: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

232

Các chỉ số giám sát Đơn vị Phân tổNăm Loại chỉ

tiêu Nguồn thông tin2011 2012 2013 2014 2015 2020

(KH)trên 10 000 dân 10 000

dânSố lượt người điều trịngoại trú trên 10 000dân

Trên10 000

dânToàn quốc 3988 4415 4553 3719 2323 BYT-NGTKYT

Số lượt người bệnhđiều trị nội trú trên10 000 dân

Trên10 000

dânToàn quốc 1374 1485 1488 1623 1590 BYT-NGTKYT

Tỷ lệ dân số KCB trong12 tháng qua %

Toàn quốc 39,2 37,2 TCTK-KSMSDCNghèo nhất 35,5 35,4Cận nghèo 38,3 37,9Trung bình 39,5 36,2Trên trung bình 39,6 37,2Giàu nhất 42,9 39,2

Tỷ lệ bệnh nhân nội vàngoại trú có thẻ BHYThoặc được miễn phí

%

Toàn quốc 72,1 77,3

TCTK-KSMSDC

Nghèo nhất 81,5 83,5Cận nghèo 67,7 72,2Trung bình 66,6 72,2Trên trung bình 69,4 77,2Giàu nhất 75,3 81,4

Tỷ lệ người bị bệnh đáitháo đường được pháthiện

% Toàn quốc, 18-69 tuổi 31,1 50 KH5N YTDP-STEPS

Tỷ lệ người bị tănghuyết áp được pháthiện

% Toàn quốc, 18-69 years of age 43,1 50 KH5N

YTDP-STEPS

Phòng dịch, bệnh truyền nhiễm

Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDStrong cộng đồng

Trên100 000

dânToàn quốc 225 239 248 253 250 <300 KH5N MOH-VAAC

Tỷ lệ người lớn (15-49tuổi) nhiễm HIV mới

Trên1000 dânchưa bịnhiễm

0,28 SDG 3.3 LHQ-Giám sát SDG

Tỷ lệ mắc lao (các thể) Trên100 000 Toàn quốc 114 117 113,9 113,8 112,0 131 KH5N BYT-NGTKYT

Page 233: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

233

Các chỉ số giám sát Đơn vị Phân tổNăm Loại chỉ

tiêu Nguồn thông tin2011 2012 2013 2014 2015 2020

(KH)dân

Tỷ lệ mới mắc lao (cácthể)

Trên100 000

dânToàn quốc 151

[114-193]147

[116-183]144

[113-179]140

[111-173]137

[110-166] 85 SDG 3.3WHO-GHO

Hoặc BV Phổi quốcgia

Tỷ lệ mắc sốt rét trongnăm

Trên100 000

dânToàn quốc 51,90 49,25 39,47 30,72 20,9 15 KH5N BYT-NGTKYT

Tỷ lệ mới mắc sốt rét

Trên100 000có nguy

Toàn quốc 0,3 SDG 3.3 LHQ-Giám sát SDG

Tỷ lệ lây truyền HIV từmẹ sang con % < 3 2,96 2 GARPRTỷ lệ người dân 15-49tuổi có hiểu biết đầy đủvề HIV/AIDS

% Nữ 45,1 43,4 80 KH5N TCTK-MICS

Số người cần canthiệp chống bệnh nhiệtđới bị lãng quên(nhiễm giun truyền quađất)

1000 dân Toàn quốc 8608 8608 8608 8856 4469 SDG 3.3 LHQ-Giám sát SDG

Kiểm soát yếu tố nguy cơTỷ lệ hộ gia đình sửdụng nhà tiêu hợp vệsinh 71 %

Toàn quốc 77,4 83,4 78* SDG 6.2 *LHQ-Giám sátSDG

TCTK-KSMSDCNông thôn 70,0 77,8 75 KH5NThành thị 93,7 95,1 100 KH5N

Tỷ lệ dân số sử dụngnước uống sạch % Toàn quốc 98 SDG 6.1 LHQ-Giám sát SDGTỷ suất tử vong liênquan phơi nhiễmnước, nhà tiêu khôngan toàn

Trên100 000

dânToàn quốc 2,0 SDG LHQ-Giám sát SDG

Tỷ lệ các cơ sở y tế xửlý chất thải rắn y tếtheo quy định

% Toàn quốc 100 KH5N BYT

Tỷ lệ dân số phụ thuộcnhiên liệu sạch để nấuăn, sưởi ấm

% Toàn quốc 51 SDG 7.1 LHQ-Giám sát SDG

Mật độ số hạt PM2.5có trong 1 mét khốikhông khí một năm

μg/m3 Thành thị 27,6 SDG 11.6 LHQ-Giám sát SDG

71 Nhà tiêu hợp vệ sinh bao gồm loại tự hoại, bán tự hoại, thấm dội nước, 2 ngăn, loại trừ hố xí cầu cá và khác,

Page 234: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

234

Các chỉ số giám sát Đơn vị Phân tổNăm Loại chỉ

tiêu Nguồn thông tin2011 2012 2013 2014 2015 2020

(KH)Tỷ suất tử vong liênquan ô nhiễm khôngkhí

Trên100 000

dânToàn quốc 83,2 SDG 3,9 LHQ-Giám sát SDG

Tỷ lệ người bị ngộ độcthực phẩm cấp tính

Trên100 000

dânToàn quốc 5,3 6,2 6,2 5,7 5,6 7 KH5N BYT-NGTKYT

Tỷ lệ người hút thuốclá

%Thanh thiếuniên (15-24tuổi)

12,6 18 KH5N BYT-GATS

% Nam (15+) 45,3 39 KH5N BYT-GATS[119]% Nữ (15+) 1,1 1,4 KH5N MOH-GATS

Tỷ lệ người hút thuốclá chuẩn hóa theo tuổi % Nam (15+) 47,1 SDG 3.a LHQ-Giám sát SDGNữ (15+) 1,3 SDG 3.aLượng đồ uống có cồnđược tiêu dùng bìnhquân đầu người

(lít cồnnguyênchất)

Toàn quốc 15tuổi trở lên

8,6(2016) SDG 3.5 LHQ-Giám sát SDG

Tỷ lệ mắc bệnh đáitháo đường ở người30-69 tuổi 72 %

30-49 tuổi 3,6<8,0 KH5N YTDP -STEPS50-69 tuổi 7,7

Tỷ lệ bị tăng huyết ápở người trưởngthành73 % 18-69 tuổi 18,9 30 KH5N YTDP-STEPS

Tỷ lệ thừa cân/béo phì(Z-score cân nặng theochiều cao vượt 2)

% Trẻ em < 5 tuổi 4,9 4,8 5,3 10 KH5N,SDG 2.2 Viện Dinh dưỡng

Tỷ lệ thừa cân/ béo phì(BMI25) % Người lớn (18-

69 tuổi) 15,6 15 KH5N YTDP -STEPS

Tăng cường chất lượng hiệu quả của mạng lưới dịch vụ chăm sóc sức khỏeTỷ lệ người phát hiệnbệnh đái tháo đườngđược điều trị theohướng dẫn chuyênmôn

% Toàn quốc, 18-69 tuổi 28,9 50 KH5N YTDP -STEPS

Tỷ lệ người phát hiệnbị tăng huyết áp đượcquản lý, điều trị theohướng dẫn chuyênmôn

% Toàn quốc, 18-69 tuổi 13,6 30 KH5N

YTDP -STEPS

72 Glucose máu tăng hoặc đang được điều trị Đái tháo đường73 Huyết áp tâm thu ≥140 và hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg, không kể những người đang được điều trị tăng huyết áp

Page 235: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

235

Các chỉ số giám sát Đơn vị Phân tổNăm Loại chỉ

tiêu Nguồn thông tin2011 2012 2013 2014 2015 2020

(KH)Xác suất tử vong dobệnh tim mạch, ungthư, đái tháo đường,bệnh phổi mạn tính ởnhóm từ 30 đến tròn70 tuổi

% Toàn quốc 17,3 SDG 3.4 LHQ-Giám sát SDG

Tỷ lệ tử vong do lao(AFB+)

Trên100 000

dânToàn quốc 2,8 2,6 2,8 2,7 2,5 10 KH5N BYT-NGTKYT

Tỷ lệ tử vong do sốt rétPer

100 000people

Toàn quốc 0,02 0,01 0,01 0,01 0,003 0,02 KH5N BYT-NGTKYT

Tỷ lệ chết/mắc SXHhằng năm % Toàn quốc 0,09 0,09 0,07 0,06 0,06 0,09 KH5N BYT-NGTKYTGiảm quá tải bệnh viện

Số ngày điều trị trungbình của 1 đợt điều trịnội trú

Số ngày

Toàn quốc 6,83 6,89

BYT-NGTKYTTW 9,41 9,51Ngành 6,55 8,53Địa phương 6,61 6,57 6,60 6,44 6,39

Công suất sử dụnggiường bệnh %

TW 119,10 105,5BYT-NGTKYTNgành 104,30 83,0

Địa phương 111,35 115,99 112,91 111,97 113,5Tỷ lệ nhập viện trongtổng số người sử dụngdịch vụ KCB trong 12months

% Toàn quốc 18,6 20,2 Giảm TCTK-KSMSDC

Hiện đại hóa và phát triển YHCT, kết hợp y học hiện đại với YHCT

Tỷ lệ KCB bằng YHCT %

Toàn quốc 14,9 13,6 25 KH5N

BYT-NGTKYTTỉnh 8,8 8,8 11,7Huyện 9,1 9,0 13,4Xã 24,6 22,9 25,5

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, bà mẹ trẻ em

Tỷ số giới tính khi sinhSố trẻ

trai/100trẻ gái

Toàn quốc 111,9 112,3 113,8 112,2 112,8 <115

KH5N TCTK-NGTK

ĐBSH 122,4 120,9 124,6 118,0 120,7TDMNPB 110,4 108,2 112,4 116,1 114,3BTBDHMT 103,3 112,1 112,3 105,5 112,2TN 104,3 98,4 114,1 108,0 104,2ĐNB 108,8 111,9 114,2 108,9 114,2

Page 236: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

236

Các chỉ số giám sát Đơn vị Phân tổNăm Loại chỉ

tiêu Nguồn thông tin2011 2012 2013 2014 2015 2020

(KH)ĐBSCL 114,9 111,5 103,8 114,1 103,7

Giảm dị tật bẩm sinh để tăng chất lượng dân sốTỷ lệ bà mẹ mang thaiđược sàng lọc trướcsinh

% Toàn quốc 1,5 15 50 KH5N Văn bản KH5N

Tỷ lệ trẻ em mới sinhđược sàng lọc sơ sinh % Toàn quốc 15,6 80 KH5N BYT-BMTE

Tỷ lệ uống viên sắt, vichất dinh dưỡng tổnghợp khi mang thai

%Dân tộc Kinh 94,7

TCTK-MICSDân tộc ítngười 74,2

Tỷ lệ trẻ được tiêmVitamin K1 sau khisinh

%

Toàn quốc 93,2 92,0 92,5 75,3

BYT-NGTKYT

ĐBSH 93,4 92,7 92,3 66,9TDMNPB 76,2 75,0 77,9 56,5BTBDHMT 95,9 94,3 95,1 71,8TN 91,0 88,6 92,5 91,1ĐNB 99,8 99,8 94,9 98,2ĐBSCL 97,1 99,7 99,8 74,4

Đáp ứng nhu cầu dịch vụ KHHGĐTỷ lệ phụ nữ trongnhóm tuổi 15-49 ápdụng biện pháp tránhthai hiện đại

% Toàn quốc 68,6 66,6 67,0 ,, 65,0 71,9 KH5N TCTK-ĐTBĐDS

Tỷ lệ phụ nữ được đápứng nhu cầu dịch vụKHHGĐ bằng biệnpháp hiện đại

%

Toàn quốcPhụ nữ cóchồng, sốngnhư vợ chồngtrong tuổi sinhđẻ (15-49 tuổi)

69,7 SDG 3.7 LHQ-Giám sát SDG

Tỷ số phá thai (Số caphá thai/100 trẻ sinh rasống)

% Toàn quốc 25,44 17,94 17,45 18,20 25 KH5N BYT-NGTKYT

Tỷ lệ mang thai ở tuổivị thành niên

Trên1000 nữ

15-19tuổi

Toàn quốc 46 45 40 SDG 3.7KH5N TCTK-MICS

Duy trì mức sinh ở mức thấp hợp lýTỷ lệ tăng dân số % Toàn quốc 1,05 1,08 1,07 1,08 1,08 1,0 KH5N TCTK-NGTKTổng tỷ suất sinh Số con Toàn quốc 1,99 2,05 2,10 2,09 2,10 TCTK, TĐTDS và

Page 237: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

237

Các chỉ số giám sát Đơn vị Phân tổNăm Loại chỉ

tiêu Nguồn thông tin2011 2012 2013 2014 2015 2020

(KH)(TFR) ĐBSH 2,06 2,11 2,11 2,30 2,23 Giảm KH5N ĐTBĐDS

TDMNPB 2,21 2,31 2,18 2,56 2,69 Giảm KH5NBTBDHMT 2,21 2,32 2,37 2,31 2,34 Giảm KH5NTN 2,58 2,43 2,49 2,30 2,26 Giảm KH5NĐNB 1,59 1,57 1,83 1,56 1,63 Duy trì KH5NĐBSCL 1,80 1,92 1,92 1,84 1,76 Duy trì KH5N

Dân số trung bình Triệungười

Toàn quốc 87,86 88,81 89,76 90,73 91,71 <97 KH5N andSDG 3,1

TCTK-NGTK

ĐBSH 20,1 20,3 20,5 20,7 20,9TDMNPB 11,3 11,4 11,5 11,7 11,8BTBDHMT 19,1 19,2 19,4 19,5 19,7TN 5,3 5,4 5,4 5,5 5,6ĐNB 14,8 15,1 15,5 15,8 16,1ĐBSCL 17,3 17,4 17,4 17,5 17,6Urban 27,8 28,6 28,9 30,0 31,1

Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK sinh sản có chất lượngTỷ lệ phụ nữ đẻ đượckhám thai >=4 lầntrong 3 thời kỳ

% Toàn quốc 48,3 85 KH5N BYT-BMTE

Tỷ lệ phụ nữ đẻ đượccán bộ y tế đỡ % Toàn quốc 97,2 97,9 97,9 98,1 98,3 98 SDG 3.1,

KH5N BYT-NGTKYT

Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơsinh được chăm sócsau sinh

% Toàn quốc 87,2 87,3 86,6 91,3 94,3 95 KH5NBYT-NGTKYT và số

liệu BMTE (2014-15)

Tỷ lệ phụ nữ đượcsàng lọc ung thư cổ tửcung

% Toàn quốc, 30-49 tuổi 31,5 50 KH5N YTDP-STEPS

Các chỉ số đầu ra, tác động tới sức khỏe

Tuổi thọ trung bình TuổiToàn quốc 73,0 73,0 73,1 73,2 73,3 73,8 KH5N và

SDG 3.1 TCTK-NGTK vàĐTBĐDSNam 70,4 70,4 70,5 70,6 70,7

Nữ 75,8 75,8 75,9 76,0 76,1Tuổi thọ khỏe mạnh Tuổi Toàn quốc 66,6 SDG 3.1 WHO-GHO

Tỷ số tử vong mẹ(MMR)

Trên100 000trẻ đẻ

Toàn quốc 56[45-70]

56[45-72]

55[44-73]

54[42-73]

54[41-74] 52,0 SDG 3.1

KH5N

Ước tính và UI80%. LHQ MaternalMortality Estimation

Page 238: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

238

Các chỉ số giám sát Đơn vị Phân tổNăm Loại chỉ

tiêu Nguồn thông tin2011 2012 2013 2014 2015 2020

(KH)sống Inter-Agency Group

Tỷ suất tử vong sơsinh

Trên1000 trẻđẻ sống

Toàn quốc 12,7[11,2-14,1]

12,4[10,7-14,0]

12,1[10,2-13,8]

11,7 [9,8-13,6]

11,4 [9,4-13,4] SDG 3.2

UN Inter-agencyGroup for Child

Mortality Estimation(IGME)

Tỷ suất tử vong trẻ emdưới 1 tuổi (IMR)

Trên1000 đẻ

sống

Toàn quốc 15,5 15,4 15,3 14,9 14,7 14,0 KH5N

TCTK-NGTK

ĐBSH 12,5 12,3 12,2 11,8 11,7TDMNPB 23 23,5 23,2 22,4 22,0BTBDHMT 17,1 17,1 17,0 16,6 16,3TN 24,3 26,4 26,1 25,9 24,8ĐNB 9,3 9,2 9,1 8,8 8,6ĐBSCL 12,2 12 12,0 11,6 11,4

Tỷ suất tử vong trẻ emdưới 5 tuổi (U5MR)

Trên1000 trẻđẻ sống

Toàn quốc 23,3 23,2 23,1 22,4 22,1 20,4

SDG 3.2KH5N TCTK-NGTK

ĐBSH 18,4 18,3 17,7 17,5TDMNPB 35,7 35,2 33,9 33,4BTBDHMT 25,8 25,5 24,9 24,5TN 40,2 39,8 39,5 37,7ĐNB 13,7 13,5 13,1 12,9ĐBSCL 18,0 17,9 17,4 17,0

Tỷ lệ suy dinh dưỡngthể nhẹ cân ở trẻ dưới5 tuổi

%

Toàn quốc 16,8 16,2 15,3 14,5 14,1 12,0 KH5N Viện Dinh dưỡngĐBSH 14,2 11,8 10,9 10,2 10,8TDMNPB 21,2 20,9 19,5 19,8 19,5BTBDHMT 17,8 19,5 16,5 17,0 16,1TN 23,8 25 21,8 22,6 21,6ĐNB 11,3 11,3 8,0 8,4 9,1ĐBSCL 15,4 14,8 13,8 13,0 12,2

Tỷ lệ suy dinh dưỡngthể thấp còi ở trẻ dưới5 tuổi

%

Toàn quốc 27,5 26,7 25,9 24,9 24,6 21,8 KH5N,SDG 2.2 Viện Dinh dưỡng

ĐBSH 24,8 21,9 20,8 20,3 21,8TDMNPB 32,4 31,9 30,6 30,7 30,3BTBDHMT 29,7 31,2 27,7 28,1 27,3TN 35 36,8 32,9 34,9 34,2ĐNB 21,5 20,7 16,5 18,3 19,3ĐBSCL 26,8 26 24,5 24,0 23,5

Tỷ lệ suy dinh dưỡngthể gầy còm ở trẻ dưới5 tuổi (cân nặng theo

% Toàn quốc 6,6 6,7 6,6 6,8 6,4 SDG 2.2 Viện Dinh dưỡng

Page 239: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

239

Các chỉ số giám sát Đơn vị Phân tổNăm Loại chỉ

tiêu Nguồn thông tin2011 2012 2013 2014 2015 2020

(KH)chiều cao)

Tỷ lệ hộ gia đình chịuchi phí thảm hoạ (chitiêu tiền túi vượt quá40% khả năng chi trả)

% Toàn quốc 2,5 2,3

Trường Đại học YHà Nội và Tổ chứcY tế thế giới, phân

tích số liệuKSMSDC

Chú thích:

Vùng: ĐBSH (Đông bằng Sông Hồng); TDMNPB (Trung du Miền núi Phía Bắc); BTBDHMT (Bắc Trung Bộ Duy hải Miền Trung); TN (Tây Nguyên); ĐNB (Đông Nam Bộ); ĐBSCL(Đông bằng Sông Cửu Long)

BMTE-Vụ CSSK Bà mẹ và trẻ em

ĐTBĐDS-Điều tra biến động dân số (2011, 2012, 2013, 2015)

GARPR-Global Aids Response Progress Report

GATS-Global Adult Tobacco Survey (2015)

GHO-Global health observatory database (WHO)

KH5N-Kế hoạch 5 năm của ngành y tế 2016-2020

MICS-Multi-indicator Cluster Survey (2011, 2013/14)

NGTK-Niên giám thống kê (TCTK)

NGTKYT-Niên giam thống kê y tế

QLD-Cục Quản lý Dược

SDG-Sustainable development goal

STEPS-Stepwise Approach to Surveillance Survey (2015)

TCCB-Vụ Tổ chức Cán bộ

TCTK-Tổng cục Thống kê

TKYTQG-Tài khoản Y tế quốc gia

VHLSS-Vietnam Household Living Standards Survey (2012, 2014)

YTDP-Cục Y tế Dự phòng

Nguồn:

MMR- Global, regional, and Toàn quốc levels and trends in maternal mortality between 1990 and 2015, with scenario-based projections to 2030: a systematic analysis by the United

Page 240: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIÀ HOÁ KHOẺ MẠNH Ở VIỆT NAM · Danh sách các chuyên gia tham gia đóng góp cho báo cáo JAHR 2016 Ban Biên tập, nhóm điều phối

240

Nations Maternal Mortality Estimation Inter-Agency Group, The Lancet Published Online November 12, 2015 http://dx,doi,org/10,1016/ S0140-6736(15)00838-,http://www,who,int/reproductivehealth/publications/monitoring/maternal-mortality-2015/en/STEPS-MOH, General Department of Preventive medicine, Toàn quốc Survey on the Risk Factors of Non-communicable Diseases (STEPS), Viet Nam 2015

MICS 2013/14-General Statistics Office and UNICEF, 2015, Viet Nam Multiple Indicator Cluster Survey 2014, Final Report, Ha Noi, Viet Nam

MICS 2011-General Statistical Office (GSO), Viet Nam Multiple Indicator Cluster Survey 2011, Final Report, 2011, Ha Noi, Viet Nam,

GATS-MOH, Global Adult Tobacco Survey Vietnam in 2015 and Hoang Van Minh, et al, "Prevalence of tobacco smoking in Vietnam: findings from the Global Adult Tobacco Survey2015," InterToàn quốc journal of public health 62,1 (2017): 121-129,

Một số chỉ số của NGTKYT có cả trong NGTK của TCTK, nhưng TCTK công bố sớm hơn nên lấy số của TCTK, TCTK tổng hợp số liệu của các cục thống kê tỉnh, mà các cục thốngkê tỉnh lấy số liệu của Sở Y tế,

World health statistics 2017: monitoring health for the SDGs, Sustainable Development Goals, Geneva: World Health Organization; 2017, Licence: CC BY-NC-SA 3,0 IGO,United Nations Statistical Division, SDG Indicators, Global Database, https://unstats,un,org/sdgs/indicators/database/