hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng hai tuần ... · lược, nhờ...

20
Đặc San Trà Vinh Năm KSu 2009 161 – Hình bên kia là ông nhà tui, ba sp nh, đi rung đạp phi lôi gài trên bmu, đi bnh xá, băng sơ sài, bôi thuc đỏ, hai tun lsau bphong đòn gánh git chết, ng mt gn năm năm ri. Còn hình bên ny là thng con trai út ca tui tên Thiên, hc Sư phm Vĩnh Long năm cui. Nói đến đây bà ly khăn rn trùm đầu, hai tay bm ly mt khóc rm rt vi đôi vai rung rung. Tôi ngi ái ngi lng thinh. Mt hi lâu, nén xúc động, sau khi dùng khăn chm nước mt, bà tiếp: – Tui có hai gái mt trai, đứa gái ln tui gvTân An, đứa kế đi rung sp v, còn nó - bà chlên hình- là con trai út, tui và hai chnó làm rung, đi xúc tép xúc cá trên kinh, tn to mm mui qua ngày để tin lo cho nó lên Vĩnh Long hc, nếu không chết, năm nay nó ra trường. Con gái là con ca người ta, ghai chxong thng Thin đâu tui đó, vài năm na cưới vcho nó, tui có cháu ni bng. Tri ơi! Đâu dè hai mươi tám tháng chp năm ri, trường nghnó vnhà ăn Tết. Thy con vtui vui quá đỗi nhưng e ngi: “Con văn Tết má mng quá, Tết ny không biết có êm không?”. Thng Thin ôm vai tui nói: Đài phát thanh thông báo hưu chiến ba ngày ăn Tết, cnăm đi hc xa nhà con nhmá và hai chquá tri. Thng Thin quà cho tui mt cái khăn, mt áo bà ba bng la, hai chnó hai áo mi mc Tết. Cui năm nó mượn chiếc xe lôi chnhà tr, chy ban đêm để tin mua quà Tết cho mvà hai ch. Nói đến đâu thương tm lòng hiếu tho ca con đứt rut đến đó. Bác li va lau nước mt va khóc st sùi. – Nó bưng blư hương xung chùi láng bóng. Tui gi vào ăn cơm, nó đang xách nước tưới my chu vn thđã hth, đặt dc trước hiên nhà. My chú du kích, chy lom khom dưới rng trâm bu trin rung bên kia đường. Hbn my phát vào đồn Nghĩa Quân. Bng tui nghe tiếng xè xè trên đầu. Mt trái pháo rt cnh bao. Thng Thin chy vào gia sân bming trái pháo phang vào đầu, óc và máu văng tung tóe. Ttrong nhà tui chy ra, như mt mđiên ôm xác con và hai tay ht vi óc hòa ln máu, đất cát... đưa vào ming nut và tui ngt xu đè lên xác con mình. Mùng mt Tết chôn ct thng Thin xong, có người hi ti sao tui li ht óc thng Thin ăn. Lúc đó tui nghĩ rng nut óc vào bng, tôi sgiđược con tôi cùng sng vi mình. Ti sao pháo binh Quc Gia không bn tui chết, thế mng cho thng Thin sng, tui svô cùng sung sướng chết thế cho con. Bác khóc to thành tiếng, m c nghèn nghn tng hi. Tôi lng lri nhà, tri đang đứng bóng và thì thm vi chính mình: “Con khquá chánh phơi!”. Hai tun lsau tôi và mười tám người lính vào trn giđồn Lo Co gn hCá Chép trên vuông nn p Chiến Lược cũ, vphía bTây cách trc lAn Trường trên mt cây s. Kinh do người Pháp tên Lacor qui hoch, tháo nước phèn và làm thy ltXo Mn ra rch Cu Sui, lâu ngày nông dân đọc tri thành kinh Lo Co. Con kinh đầy p cá tôm nuôi dân cp Chiến Lược thi chánh phNgô Đình Dim, sau cuc đảo chánh năm 1963, Dương văn Minh gii tán p Chiến Lược, nhvy con cá Cng Sn có sông nước tha hvy vùng để ri sau đó chiếm trn cmin Nam. Mi ra trường, kinh nghim trn mc chng là bao nhưng tôi vn biết, địch thường tn công đêm đầu tiên khi đơn vmi đến, đường xa mt mi chưa nm địa hình địa thế. Tôi ra lnh cho Thượng sĩ Song mt kiếng, tháo vtt cmười thùng lu đạn phát cho lính, mt sgài my đim, đường tiến sát chung quanh đồn, gili tt chp tròn bng giy bi có tm du rt nhy la. Thượng sĩ Song, trình tôi my ln xin phát hp giy lu đạn cho lính nu cơm chiu, mi vào, chưa tìm được ci đốt, đun bng rơm khói ta mt mù, cơm khó chín. Con nước va ròng, mt nước thong thrút đi mang theo tng dlc bình hoa tím ngt cùng mhp giy lu đạn ni ln bnh trên mt nước, trôi vphía rng da nước trra con rch cu sui. Tôi đi mt vòng kim soát hchiến đấu cá nhân va đắp xong np che đầu, đạn và lu đạn sn sàng. Phân na quân sgiđồn, phân na làm hai đim kích, báo động. Trước khi tn hàng, thượng sĩ Song xin có ý kiến: – Nói tht Chun úy đừng bun! Thi gian vào quân đội ca ông không bng thi gian đau lu ca tôi nm nhà thương. Thượng sĩ Song ny đi lính mười lăm năm ri. Ông chhuy kiu gì đem hp giy lu đạn quăng xung kinh, trong khi lính cn để nu cơm ông không cho. Quân trường nào dy ông cách chhuy như thế?

Upload: others

Post on 17-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 161

– Hình bên kia là ông nhà tui, ba sắp nhỏ, đi ruộng đạp phải lôi gài trên bờ mẫu, đi bệnh xá, băng sơ sài, bôi thuốc đỏ, hai tuần lễ sau bị phong đòn gánh giựt chết, ổng mất gần năm năm rồi. Còn hình bên nầy là thằng con trai út của tui tên Thiên, học Sư phạm Vĩnh Long năm cuối. Nói đến đây bà lấy khăn rằn trùm đầu, hai tay bụm lấy mặt khóc rấm rứt với đôi vai rung rung.

Tôi ngồi ái ngại lặng thinh. Một hồi lâu, nén xúc động, sau khi dùng khăn chặm nước mắt, bà tiếp: – Tui có hai gái một trai, đứa gái lớn tui gả về xã Tân An, đứa kế đi ruộng sắp về, còn nó - bà chỉ lên hình- là con trai út, tui và hai chị nó làm ruộng, đi xúc tép xúc cá trên kinh, tần tảo mắm muối qua ngày để tiền lo cho nó lên Vĩnh Long học, nếu không chết, năm nay nó ra trường.

Con gái là con của người ta, gả hai chị nó xong thằng Thiện đâu tui đó, vài năm nữa cưới vợ cho nó, tui có cháu nội bồng. Trời ơi! Đâu dè hai mươi tám tháng chạp năm rồi, trường nghỉ nó về nhà ăn Tết. Thấy con về tui vui quá đỗi nhưng e ngại: “Con về ăn Tết má mừng quá, Tết nầy không biết có êm không?”. Thằng Thiện ôm vai tui nói: – Đài phát thanh thông báo hưu chiến ba ngày ăn Tết, cả năm đi học xa nhà con nhớ má và hai chị quá trời. Thằng Thiện quà cho tui một cái khăn, một áo bà ba bằng lụa, hai chị nó hai áo mới mặc Tết. Cuối năm nó mượn chiếc xe lôi chủ nhà trọ, chạy ban đêm để có tiền mua quà Tết cho mẹ và hai chị. Nói đến đâu thương tấm lòng hiếu thảo của con đứt ruột đến đó.

Bác lại vừa lau nước mắt vừa khóc sụt sùi. – Nó bưng bộ lư hương xuống chùi láng bóng. Tui gọi vào ăn cơm, nó đang xách nước tưới mấy chậu vạn thọ đã hạ thổ, đặt dọc trước hiên nhà. Mấy chú du kích, chạy lom khom dưới rặng trâm bầu triền ruộng bên kia đường. Họ bắn mấy phát vào đồn Nghĩa Quân. Bỗng tui nghe tiếng xè xè trên đầu. Một trái pháo rớt cạnh bờ ao. Thằng Thiện chạy vào giữa sân bị miểng trái pháo phang vào đầu, óc và máu văng tung tóe.

Từ trong nhà tui chạy ra, như một mụ điên ôm xác con và hai tay hốt vội óc hòa lẫn máu, đất cát... đưa vào miệng nuốt và tui ngất xỉu đè lên xác con mình.

Mùng một Tết chôn cất thằng Thiện xong, có người hỏi tại sao tui lại hốt óc thằng Thiện ăn. Lúc đó tui nghĩ rằng nuốt óc vào bụng, tôi sẽ giữ được con tôi cùng sống với mình. Tại sao pháo binh Quốc Gia không bắn tui chết, thế mạng cho thằng Thiện sống, tui sẽ vô cùng sung sướng chết thế cho con. Bác khóc to thành tiếng, ấm ức nghèn nghẹn từng hồi. Tôi lặng lẽ rời nhà, trời đang đứng bóng và thì thầm với chính mình: “Con khổ quá chánh phủ ơi!”.

Hai tuần lễ sau tôi và mười tám người lính vào trấn giữ đồn Lo Co gần hồ Cá Chép trên vuông nền Ấp Chiến Lược cũ, về phía bờ Tây cách trục lộ xã An Trường trên một cây số. Kinh do người Pháp tên Lacor qui hoạch, tháo nước phèn và làm thủy lộ từ Xẻo Mẫn ra rạch Cầu Suối, lâu ngày nông dân đọc trại thành kinh Lo Co.

Con kinh đầy ắp cá tôm nuôi dân cả Ấp Chiến

Lược thời chánh phủ Ngô Đình Diệm, sau cuộc đảo chánh năm 1963, Dương văn Minh giải tán Ấp Chiến Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó chiếm trọn cả miền Nam.

Mới ra trường, kinh nghiệm trận mạc chẳng là bao nhưng tôi vẫn biết, địch thường tấn công đêm đầu tiên khi đơn vị mới đến, đường xa mệt mỏi chưa nắm rõ địa hình địa thế. Tôi ra lệnh cho Thượng sĩ Song mắt kiếng, tháo vỏ tất cả mười thùng lựu đạn phát cho lính, một số gài mấy điểm, đường tiến sát chung quanh đồn, giữ lại tất cả hộp tròn bằng giấy bồi có tẩm dầu rất nhạy lửa. Thượng sĩ Song, trình tôi mấy lần xin phát hộp giấy lựu đạn cho lính nấu cơm chiều, mới vào, chưa tìm được củi đốt, đun bằng rơm khói tỏa mịt mù, cơm khó chín.

Con nước vừa ròng, mặt nước thong thả rút đi mang theo từng dề lục bình hoa tím ngắt cùng mớ hộp giấy lựu đạn nổi lền bềnh trên mặt nước, trôi về phía rừng dừa nước trổ ra con rạch cầu suối.

Tôi đi một vòng kiểm soát hố chiến đấu cá nhân vừa đắp xong nắp che đầu, đạn và lựu đạn sẵn sàng. Phân nửa quân số giữ đồn, phân nửa làm hai điểm kích, báo động. Trước khi tản hàng, thượng sĩ Song xin có ý kiến: – Nói thật Chuẩn úy đừng buồn! Thời gian vào quân đội của ông không bằng thời gian đau lậu của tôi nằm nhà thương. Thượng sĩ Song nầy đi lính mười lăm năm rồi. Ông chỉ huy kiểu gì đem hộp giấy lựu đạn quăng xuống kinh, trong khi lính cần để nấu cơm ông không cho. Quân trường nào dạy ông cách chỉ huy như thế?

Page 2: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 162

Tôi nóng mặt: – Ông đi lính mười lăm năm mà chỉ mang lon thượng sĩ, tôi mới đi lính sáu tháng đã mang lon chuẩn úy, ông nên giấu đi, có gì tự hào đâu! Một người mắc bệnh lậu vào nằm nhà thương nhiều ngày là một điều xấu hổ. Tôi chỉ huy ở đây, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi lệnh lạc của mình. Mọi người thi hành trước khiếu nại sau... Một tuần sau mấy cậu bé chăn trâu cho biết, một đại đội Việt Cộng bám sát, định tấn công đêm đầu tiên đơn vị tôi đến. Nhưng đặc công báo cáo có nhiều lựu đạn gài và phòng thủ kỹ quá! Sợ tổn thất khi tấn công. Từ đó Thượng sĩ Song răm rắp nhận lệnh và thi hành mọi sự điều động lệnh lạc tôi ra, thường tâm sự với lính lúc vắng tôi: – Cha Chuẩn úy nầy mới ra trường mà cứng quá! Đêm đó, bung ra hai điểm kích, tôi đi một cánh, nằm phục bên ngã ba đê, cách nhà dân độ hai trăm thước là xóm nhà đa phần là thân nhân Cộng Sản. Trăng vừa lặn, đàn vịt chạy ùa xuống ao, con chó mực kêu ăng ẳng mừng rỡ, một bóng đen lách mình rất nhanh vào cửa sau nhà chị Sáu Khỏe. Tôi mang cây M79, lệnh trước khi đi, nghe tiếng M79 “đề-pa” là lệnh khai hỏa. Chúng tôi nằm yên, trời gần sáng, bóng đen lách mình bước nhanh về phía bờ sông, trên đường đi có ho khù khụ vài tiếng.

Phục kích đêm

Về đồn, anh em đi kích chung, hỏi tôi tại sao không cho lệnh bắn, bóng đen đó là Sáu Khỏe, Đại đội trưởng Trinh Sát của Tiểu đoàn Cơ Động Miền 306, tôi phân trần: – Tôi định lúc Sáu Khỏe trở ra khỏi nhà mới bắn. Khi y ra tôi nghĩ về thăm vợ con mà bị bắn chết làm sao tôi chịu nổi tiếng gào khóc của chị Sáu và mấy đứa nhỏ, mất chồng mất cha. Tôi thấy mình thua. Cộng Sản chủ trương thà giết lầm hơn bỏ sót. Trong trò chơi lương tâm, trước mắt kẻ gian ác thường chiến thắng. Sáng hôm sau tôi và mấy chú lính ra nhà Sáu Khỏe, gặp chị tôi cười:

– Hồi hôm chị vui vẻ phải không? Có anh Sáu về thăm quá đã. Chị tái mặt chống chế: – Ảnh chết hình trên bàn thờ đó! Còn ai đâu mà về thăm. Tôi dắt chị ra chỉ đám lát nằm rạp xuống, chỗ chúng tôi ngồi kích hồi hôm: – Tôi nói cho chị biết chúng tôi không đành lòng nào giết người về thăm vợ con. Chị Sáu Khỏe khóc quì xuống đất, chắp tay lạy tôi. Sau nầy khoảng tháng mười, năm 1975, tôi và một số anh em Sĩ quan Tiểu Khu Vĩnh Bình, và ở xa về trình diện cũng có bị nhốt chung ở khám lớn của tỉnh. Buổi trưa tôi được Ban Quản Đốc gọi lên văn phòng với lý do một thượng tá Cộng Sản muốn gặp tôi. Ông ta cho biết tên là Sáu Khỏe, hiện là Tham Mưu Trưởng Tỉnh Đội Long Châu Hà. Trao tôi một túi đệm trong đó có một bịch khô cá lóc, hai kí đường cát và cây thuốc hút Vàm Cỏ, quà của chị Sáu nhờ gởi cho tôi. Sau khi mời tôi ly trà nóng, Thượng tá Sáu Khỏe hỏi: – Tại sao hồi đó phục kích anh không bắn khi trong đêm tôi mò về thăm nhà? Tôi từ tốn trả lời một cách rõ ràng: – Nếu trong trận đánh hay một địa điểm nào khác, tôi không ngần ngại nổ súng. Ngặt một nỗi nhà vợ con anh cách đồn không xa! Làm sao tôi chịu nổi tiếng khóc của họ khi sáng ra thấy xác chồng, cha nằm chết ngoài sân? Tôi không đành lòng giết người, nửa đêm lẻn về thăm vợ con. Sáu Khỏe thở ra, đứng dậy bắt tay tôi thật chặt và nói: – Tôi và nhà tôi cùng các cháu xin cám ơn anh! Mong anh học tập tốt để sớm về sum hợp với gia đình. Năm 1970 đồn Lo Co bị thất thủ, đa số lực lượng đồn trú cấp đại đội bị tử thương. Thiếu úy Năng quê Cai Lậy, Đại đội trưởng xác còn nằm trong đồn, sau gần ba ngày lực lượng quận không giải tỏa được. Từ tỉnh, đại đội tôi tùng thiết, cùng một Chi đoàn thiết giáp làm nỗ lực chính, đụng nặng mãi gần xế chiều mới giải tỏa được. Xác Thiếu úy Năng sình bốc mùi, người mẹ theo đoàn quân giải tỏa khóc như điên dại bên xác con. Thu dẹp chiến trường xong, cọc sắt kẽm gai chở vào, đại đội tôi được lệnh đóng lại đồn Lo Co. Tuần sau, một lão ông đi chài cá - người đã được y tá đại đội chích gần năm ống Penicillin hỏa tiễn chữa lành vết thương đã nhiễm trùng, do đạp phải chông sắt du kích gài- báo cho biết đêm nay quân chủ lực Việt Cộng có mấy cây súng như ống trúm, nhổ chốt đồn Lo Co. Đơn vị vẫn bung ra phát hoang bình thường, tôi

Page 3: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 163

và tiểu đội thám báo ở lại đồn, gài tối đa lựu đạn và mìn Claymore tự động, đào gần một chục hố cá nhân, đắp đất che đầu dầy, chắc chắn mỗi hố một thùng lựu đạn và mấy con cóc kích hỏa mìn Claymore, trong rào tuyến phòng thủ sau cùng.

Chiều hành quân

Trời vừa khuất mình, tôi cho đơn vị với súng ống đạn dược gọn gàng, bò xuống bờ kinh, long ra đụng sông Cầu Suối, lội về hướng đông, cách ngã ba hai trăm thước, lên bờ bố trí, yên lặng vô tuyến tuyệt đối. Tôi để lại đồn tiểu đội mười người gồm hai hạ sĩ quan và tám binh sĩ cứng cựa, chịu chơi nhứt. Cái radio Ấp Chiến Lược, đang phát chương trình Dạ Lan vẫn để volume bình thường trong lô cốt đại liên. Đúng mười giờ, trời tối đen như mực, đạn pháo 82 ly hướng từ hồ Cá Chép rót vào đồn liên tục. Sau ba đợt pháo cường tập, địch thổi kèn xung phong. Khẩu đại liên giòn giã, cả tiểu đội cùng khai hỏa, đồn đang trong lưới lửa bạn thù, át mất tiếng radio đang vào giờ nhạc yêu cầu, Claymore, lựu đạn gài nổ đinh tai nhức óc, tung lên cao xác người cuồng tín, trái sáng gài soi rõ xác Việt Cộng vắt ngang dọc hàng rào thứ ba. Địch ngưng điệu kèn xung phong, trận mưa pháo bắt đầu. Liên lạc vô tuyến thật tốt, lúc tôi ra lệnh. Địch ngưng pháo, chốt trong đồn bấm tất cả con "cóc" mìn Claymore, quăng hết tầm xa số lựu đạn có trong mỗi hố cá nhân, cây đại liên siết cò đỏ nòng và năm phút sau cả tiểu đội bò ra cửa đồn xuống con kinh, long ra ngã ba gặp sông Cầu Suối, chốt lại chờ lệnh.

Tiếng kèn xung phong đợt hai dồn dập, kèm theo rừng tiếng la xung phong. "Đầu sống... chống chết" điên cuồng, ma quái. Buổi chiều tôi đã trình kế hoạch lên Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch đóng trong công sở xã An Trường. Pháo từ Càng Long, từ Trung đoàn 12 Sư đoàn 7 đóng ở Dừa Đỏ, gần cả chục khẩu rót vào một tọa độ duy nhứt: đồn Lo Co. Sau gần nửa giờ bắn tập trung, pháo binh ngưng tác xạ bằng một tràng pháo sáng. Liền sau đó một chiếc phi cơ C-47 lên vùng soi sáng, đạn lửa

đại liên từ trên phi cơ nối đuôi nhau như một chiếc roi lửa khổng lồ, ghim tròn chung quanh đồn, phát lên như bò rống, như tiếng hú ghê rợn của loài hoang thú khi đánh mùi được thịt, máu, xương người. Sáng hôm sau, một tiểu đoàn được trực thăng vận xuống bờ bắc sông Cầu Suối để truy kích. Đại đội tôi thì được lệnh cẩn trọng lục soát, trở về đồn. Đặt chân lên nền đồn, tất cả đều sụp đổ, kể cả cái lô cốt bằng xi măng, như một mảnh ruộng hình tam giác vừa mới bừa xong bởi súng cối 82 ly, pháo binh 105ly và 155ly. Đây đó đầy thịt xương, cánh tay, bàn chân rơi rớt lại, vung vãi. Mùi hôi tanh muốn nôn mửa. Xác người kéo đi thành đường, về phía trời xa, trên cánh đồng còn trơ gốc rạ. Đại đội tôi được rút ra trở về làm lực lượng cơ động cho tỉnh. Sau đó tin tình báo cho biết đơn vị tấn công đồn Lo Co đêm đó là tiểu đoàn 501, tăng cường một đại đội pháo, họ mất đứt một phần ba quân số, trong đó có tiểu đoàn trưởng. Sau đó đơn vị cấp tiểu đoàn bình định Lo Co, cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới, ngày đêm giữ an ninh chỉ một trung đội Nghĩa Quân cùng Nhân Dân Tự Vệ.Đại úy Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Công Dân cũng đã nằm lại bên bờ rạch canh đồn. Trên bước đường hành quân đơn vị tôi đụng hoặc tao ngộ chiến với Tiểu đoàn 501 Cộng Sản nhiều lần ở Cây Gáo, Te Te, Hùng Hòa thuộc quận Tiểu Cần, Trà Điêu, An Phú Tân, Cây Xanh quận Cầu Kè, Vàm Bắc trong quận Trà Cú... đôi bên đều có tổn thất. Để rửa hờn trận đồn Lo Co, lập chiến công dâng Đảng nhân ngày 2 tháng 9 năm 1971, Tiểu đoàn 501 tấn công đại đội tôi ở hậu cứ Mười Liễu, một ngôi nhà xưa tường dầy, nóc bằng, có thể đặt súng cối bắn đi, nằm trên Giồng Cây He. Kết quả trận đánh: Tiểu đoàn phó và mười mấy xác bỏ lại chung quanh rào cùng với vũ khí K54, B40, AK47 mười mấy khẩu. Sau lần thất bại nầy, họ in truyền đơn, rải trên những đường mòn dẫn vào quận Tiểu Cần rằng: Không xóa tên được Đại đội 4/139, cứt đồng bào ị bao nhiêu họ ăn hết. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 danh hiệu 4/139 vẫn tồn tại. Quân đội Bắc Việt vào chiếm lĩnh miền Nam, không riêng gì Tiểu đoàn 501, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng bị giải tán, chanh hết nước rồi vỏ phải bị quăng đi thôi. Họ nằm gác tay lên trán tự hỏi: "Không biết mình ăn cái gì mà ngu thế?" Nói đến xã An Trường, Khu Trù Mật đồn Lo Co mà không nói đến ông Hải Vân, Xã trưởng, được mệnh danh là "Con Hùm Xám" là một điều thiếu sót lớn. Tên ông trùng với tên một cái đèo ở miền Trung quanh năm lẫn vào đám mây mù, có thể nói rằng mây trong nước hẹn hò nhau bay về chốn ấy. Hải Vân -Biển Mây- cái tên nghe rất nhạc và thơ. Nhưng Hải Vân tên của Xã trưởng An Trường, sắt máu, hùm xám

Page 4: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 164

một đời ngang dọc lẫy lừng, gây tổn thất cho Cộng Sản quận Càng Long nhiều vô kể.

Tay cày tay súng

Làm Xã trưởng ông nắm rõ lý lịch từng gia đình. Hành quân, phục kích, đi đứng, nhứt cử nhứt động ông đều áp dụng chiến thuật vu hồi, huyền biến, hư hư thực thực, đi đại lộ về tiểu lộ... Hải Vân đã thoát chết không biết bao lần và phía bên kia phải trả giá bằng nhiều mạng người, xác không lôi đi được. Tình báo nhân dân của ông tuyệt hảo, những lần đột kích thần sầu, chỉ mình ông và đôi ba đệ tử, đã bắn hạ biết bao cán bộ cấp ủy gục trên bàn họp giữa đêm khuya. Tịch thu nguồn tài liệu mật vô giá, những bao bố đầy tiền thu thuế về chưa kịp đếm... ông chia cho em út để thưởng công và mua lòng trung thành. Vừa thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, chiều đến ông biết rõ ai chỉ huy cuộc phục kích, và đêm về thân nhân gia đình cán bộ đó lãnh hậu quả, mà trên bằng chứng là do Việt Cộng tổ chức với bản án dán trên ngực đầy đủ. Ông là con hùm xám đối với Cộng Sản, và phía bên kia tìm mọi cách giết ông bất kể đêm ngày. Đầu năm 1975, lực lượng Cộng Sản tấn công khắp lãnh thổ miền Nam như nước vỡ bờ. Nguyên một trung đoàn chủ lực Miền tấn công nhổ chốt An Trường. Xã trưởng Hải Vân cùng toàn thể nghĩa quân trung thành tử thủ. Xác quân Cộng Sản nằm chất chồng lên nhau bên bờ rào công sở xã An Trường. Việc gì đến phải đến, quân Cộng Sản tràn ngập hầm truyền tin chỉ huy, tự tay ông Hải Vân rút chốt lựu đạn. Một cái chết anh dũng mang theo nhiều xác thù. Quân Cộng Sản bêu đầu ông trên bờ thành, nơi chôn thật nhiều mìn chống chiến xa cùng mìn Claymore tự động dày đặc khắp khuôn viên công sở.

Tường Lam Missouri 2008

Qua Caàu Gioù Xuaân (Thân tặng Lâm Thanh & Xuân Muộn)

nằm em đùa lá cợt hoa ngồi ta trêu gốc thông già quặp râu!

Xuân mưa áo nắng qua cầu cười em răng khểnh giăng câu cá kình

tha hương kỳ ngộ tam sinh nhớ tê chân tóc thương mình đói tay

mò nghêu bắt hến đầu thai ăn cam lột bưởi trồng khoai tưới bầu

ta chuối chát em bí đao cũng hương cũng lửa cũng cau cũng trầu!

trăng quen nũng nịu thì thào… như tiên như mộng như trao như đòi

tắm chung cổ tích học bơi cắn chung hạt muối đổi đời tình nhân!

vòng vo lưng trắng vai trần thơm thơm ngọt ngọt gần gần xa xa… Đinh Hùng giàu mộng dưới hoa (1) ta nghèo trải thịt căng da em nằm!

sợ gì tai vách mạch rừng đầu rồng lưỡi rắn hang hùm thịnh suy

cùng về cùng đến cùng đi tình dâng núi lửa ơn qùy chân kinh

vòng cưng ru điệu xiêu đình hoa cười cỏ hát cây tình dỗ mưa

thu bồng tối hè cõng trưa ao nhà gốc mít cày bừa gọi nhau tham lam hôn khắp chiêm bao

chợt nghe hoa bướm xôn xao cùng mình… lại giông bão lại lặng thinh

hứng hoa nâng trứng diễm tình thiên thu….

MD 03/01/07 LuânTâm

Page 5: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 165

Moùn Nôï Vaên Hoùa Bình Daân vaø Söù Maïng Vaên Hoùa Daân Toäc

Huỳnh Văn Lang

Món nợ văn hóa bình dân

(Câu chuyện đã qua)

Cuối tháng tám năm 1954, trong số các sinh viên du học nước ngoài được Thủ tướng Ngô đình Diệm gọi về giúp nước có ba người rất tầm thường là Lê thành Cường, kỷ sư canh nông trường Pháp, Đỗ trong Chu, sinh viên cao học ban giao quốc tế đại học Georgetown, Wasingtong D.C.và Huỳnh văn Lang, sinh vien cao học Econometrics đại học Chicago. Sau khi trình diện Thủ tướng, ngẫu nhiên Sở nội dịch phủ Thủ tướng gửi họ vào ở tạm trong Nhà ngủ Kinh hoa, Chợ lớn, để chở ngày được bổ nhiệm vào một chức vụ nhỏ lớn nào đó tùy theo khả năng chuyên môn của mỗi người. Không dè chính trong 20 ngày chờ đợi đó, vì cùng một nhân sinh quan như nhau họ đã gặp nhau ở một điểm: y thức mình được xã hội đãi ngộ quá nhiều, được đi ăn học xa, được tôi luyện thành người có kiến thức, hiểu biết hơn nguời…tức nhiên là mang nợ lớn với đồng bào mình, cần phải lo trả, càng sớm càng tốt, càng sòng phẳng càng tốt. Là nguời lương thiện, minh không có quyền quịt nợ dù nhiều dù ít.

Ý thức mắc nợ và phải trả nợ đã thúc đẩy bộ ba nói trên phải tìm cho ra một phuơng thức nào để được sòng phẳng với xã hội, với đồng bào. Sau nhiều đêm suy tư,

nhìn gương người xưa như một Nguyễn trường Tộ, một Nguyễn phú Thứ, một Phan chu Trinh, một Truơng vĩnh Ký…để lại, sau nhiều ngày thảo luận sâu rộng họ đi đến kết luận là chỉ có trường học dạy chữ dạy nghề cho những thành phần hiếu học mà không phuơng tiện như mình, cũng có nghĩa là không được xã hội ưu đãi như chúng mình. Đó là phuơng thức linh nghiệm nhứt để trả nợ mình mắc một cách sòng phẳng nhứt, cùng một lúc giải quyết được sự liên đới xã hội chiều ngang cũng như chiều dọc. Trường Bách khoa Bình dân được cưu mang từ ý thức mắc nợ và phải trả nợ. Suy luận và quan niệm thì dễ nhưng từ đó đi đến chỗ thực hiện một mưu đồ còn là một con đường dài, nhiều trở ngại, vì cả ba con người có tấm lòng nói trên chưa có chút quyền hành cũng như chưa có chút tiền tài trong tay. Tuy nhiên bộ ba chúng tôi, một người Phật giáo, hai Công giáo, một người Nam và hai người Bắc, tâm tánh rất khác nhau, nhưng lại rất bổ túc cho nhau, luôn luôn rất phục thiện, cởi mở và trung thành hợp tác nhau. Trong buổi thuyết trình về hội Văn hóa bình dân (1955-1975) ở Viện Việt học ngày 12 tháng 07-08 chúng tôi có nói đến động lực nào đã thúc đẩy chúng tôi vội vã thành lập các trường Bách khoa bình dân (tháng11,1954) và sau đó hội Văn hóa bình dân khi vừa mới về nước (tháng 08, 1954). Chính ý thức mắc nợ văn hóa và phải trả nợ, chớ không gì khác và cái ý thức nầy đã nảy sinh ra rất sớm từ 9, 10 tuổi (1931-32), tại một trường tiểu học nghèo nàn là trường tiểu học Láng thé, làng Bình phú, quận Càng long, tỉnh Trà vinh.

Người viết là con cháu đại điền chủ, gia đình có cha mẹ và ông nội là hội đồng Huỳnh kim Thinh (1860-1945) ở làng Long thuận kế cận, sau là ấp Long thuận, làng Nhị long. Vốn người viết có thầy giáo dạy tại gia từ năm lên sáu. Anh Lê văn Tân, cũng là người bà con cô cậu, là một thầy dòng Frère des Écoles Chrétiennes có bằng Thành chung Pháp, vì yếu phổi phải nghỉ dài hạn sau hai năm kinh nghiêm sư phạm trường Taberd Saigon. Anh là người cao ráo trắng trẽo, thầy trò đi dạo chơi trong làng nhiều người lầm tưởng cho là hai anh em ruột. Sau hơn ba năm chăm chỉ ngừơi dạy kẻ học, nhận thấy dư sức thi bằng tiểu học nên cha mẹ đã xin ghi tên học lớp nhứt trường công Láng thé. Thời đó ngày học chia làm hai buổi, sáng từ 8 giờ đến 12 giờ, học trò về nhà ăn cơm và nghỉ trưa, để rồi 2 giớ trở lại học tiếp đến 5 giờ, tôi có xe đến ruớc. Vì thế mà cha mẹ đã gửi tôi cho một gia đình người Hoa có vợ Việt, để về đó ăn cơm trưa và ngủ nghỉ. Nhà chú Dình nầy có tiệm chạp phô và một thớt thịt heo ở nhà lồng chợ. Nhà có hai cô con gái, con chị 14 tuổi tên Phụng ở nhà giúp mẹ coi cửa hàng, con em tên Loan 10 tuổi đi học cùng lớp vớI tôi, ở trường thì bảo vệ như một thiên thần hộ mạng, trưa về nhà lo cơm nước như một người chị cả. Một ngày nắng ráo của tháng tám 1931 sáng sớm cha mẹ cho xe hơi nhà, một chiếc xe Fiat nhỏ có tài xế là anh ba Mau đưa tôi đến trình diện với thầy giáo Chữ, trước mặt 37 đứa học trò cả trai lẫn gái, có đứa cao hơn tôi cả cái đầu, ăn mặc rất nghèo nàn lam lũ. Không dè chính phuơng tiện chuyên chở và ăn diện quần kaki ngắn, áo sơ mi cụt tay, san-dan da là 2 điều làm cho

Page 6: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 166

người viết sựơng sùng hết sức, vì cho như là mình đi lạc lối. Đã vậy rồi mà vào lớp còn bị mấy đứa con gái ăn hiếp một cách tàn nhẩn, bắt ngồi bên nây, dời qua bên kia bất kể lời dạy của thầy giáo Chữ. Đến giờ nghỉ ra sân chơi, tôi muốn gia nhập bọn con trai để đá banh cao-su hay chơi bi thì bị cho ra lề ngồi chơi, cho là sẽ bị đá gảy giò hay trặc tay báo hại người anh em, còn lớ xớ xem bọn con gái đánh đũa hay nhảy ô thì bị xua đuổi như đuổi tà: ‘’đi ra chỗ khác chơi mầy, đi cho mau!’’ Trong đời, chưa bao giờ tôi bất hạnh đến thế. Cũng may là tình trạng khốn khổ đó chỉ kèo dài khoảng một tháng thôi. Vốn nhỏ tuổi và ốm yếu, nhưng chẳng bao lâu cả lớp con trai con gái đều nhìn nhận là thằng con nhà giàu nầy lại giỏi toán và tiếng Pháp hơn bọn chúng quá xa. Thật vậy, riêng hai môn nầy, tôi học ba năm rưởi bằng chúng học trong 10 năm. Không chắc gì tôi thông minh tài ba hơn chúng, nhưng chăc chắn là tôi hoc được quá nhiều giờ hơn, mà còn có thầy giỏi dạy, ít ra là 3 giờ mỗi ngày và 6 ngày một tuần. Đang khi đó thì thầy giáo Chữ làm sao mà lo cho xuể 37 đứa học trò, chỉ nói hai môn dó thôi, còn ba bốn môn khác như chánh tả, luận, cách trí dù là thường thức. Có phải vì lu bù trách nhiệm quá sức mình, mà thầy luôn luôn có tật véo đít con trai cũng như con gái, những khi gọi lên bàn từng đứa một để sửa bài trước mặt cả lớp. Một cái sơ sót một cái lỗi là một cái véo đít và có những cái nhăn nhó, đau đớn, nhiều khi nuớc mắt rơi mà không dám khóc thành tiếng. Tất nhiên tôi luôn luôn thoát khỏi dễ dàng cái tai nạn khủng khiếp đó, nhưng lại không khỏi thông cảm và chia sẻ cái bất hạnh của các nạn nhân. Vì thế mà như tự nhiên hay là vì bản tánh hay bất bình tôi đã khởi sự chỉ bài cho con Loan trước, kế tiếp là cho cả bọn, không một chút có ý trả thù trẻ con

mà lại rất vui sướng như là bắt gặp được một cơ hội để trả nợ, vì thấy mình may mắn hơn chúng, được gia đình và xã hội đãi ngộ quá nhiều. Thật ra lúc đó tôi hảnh diện thì có, nhưng hoàn toàn không kiêu căng, không ‘’làm tàng’’. Nhờ thế mà từ đó tất cả bọn con trai, con gái không còn ruồng bỏ tôi nữa, con trai sẳn sàng cho tôi tham gia các trò chơi của chúng, có những đứa con gái còn muốn dạy tôi đánh đũa là khác, tất cả đều muốn làm bạn với tôi. Con Xuân là con nhỏ ăn hiếp tôi nhứt đã bắt đầu thương tôi nhứt. (1) (1)Trời dong rủi thế nào mà 25 năm sau, anh ba Đước, con cô ba tôi cũng là dượng hai của nó đã dẫn nó vào Viện Hối đoái xin việc làm với tôi.. Nó ngại ngùng bao nhiêu, tôi thuơng và giúp đở nó bấy nhiêu. Nói như trên để thấy rằng từ thưở 9, 10 tuổi tại một cái trường tiểu học nghèo nàn ở Láng thé đã có một sự phát triển ý thức, một sự biến chuyển tâm linh ẩn tàng trong tiềm thức chờ ngày bộc phát ra hành động cụ thể. Đó là những xu hướng có từ thiếu thời để thành hình khi trưởng thành. Vì thế mà tôi đã chọn con đường giáo dục, đúng hơn là đi dạy học, dạy ở đây không có nghĩa là chỉ bảo mà là chia sẻ với nhau giữa bạn bè, ‘’ mầy chia sẻ cho tao những trò chơi banh cao-su, đánh bi hay thảy lỗ, tao chia lại cho mầy mấy câu tiếng Pháp, mấy cái mẹo làm toán đố’’, thật là thân tình như là bạn bè, cũng là cái gương của anh hai Tân để lại cho tôi. Năm 19 tuổi, tôi đã đi dạy một lớp chót của trường Nguyễn trường Tộ, Vĩnh long. Năm 24 tuổi đi dạy trường Philippe Minh của Đ.C. Ngô đình Thục, Vĩnh long và năm 35 tuồi dạy Đại học sư phạm, Saigon, cùng một lúc dạy hai lớp tối trường Bách khoa bình dân, Saigon từ 1954-1963.

* * * * * Phân công với nhau thì Huỳnh văn Lang sẽ là Giám đốc, Lê thành Cường sẽ là thư ký kiêm thủ quỹ,

Đỗ trong Chu trách nhiệm chuơng trình giảng dạy. Là Giám đốc, tôi liên lạc ngay với bộ Giáo dục và mượn trường nữ Tôn thọ Tuờng, đầu đường Trần hưng Đạo, bà Huỳnh ngọc Nữ đuơng là hiệu trưởng. Lúc đầu chúng tôi chỉ dám nghĩ đến một trường học dạy chữ dạy nghề vài ba trăm sinh viên là tối đa. Nhưng không dè trong tình thế chánh trị hồn quân hổn quan, hoàn cảnh xã hội dao động lúc bấy giờ do Hiệp định Genève (20-07-54) chia đôi đất nước gây ra…nhu cầu giáo dục bình dân bộc phát quá sự tưởng tượng. Theo tài liệu của ban quản trị hội Văn hóa bình dân khóa 1964-65, con số đồng bào già trẻ ghi tên theo học những ngày đầu tháng 11,1954 lên đến 7, 719 người, đủ mọi thành phần xã hội, nhưng vì số lớp có giới hạn, chúng tôi cố gắng hết sức chỉ thu nhận được 1,275 học sinh. Và trường Bách khoa bình dân đã chánh thức khai giàng ngày 15 tháng 11, 1954, gồm các lớp sau đây: Ban Văn hóa. các lớp dạy ngoại ngữ: tiếng Pháp, Anh, Nhựt, Đức, Quan thoại, Quảng đông, lớp dạy sử Việt. Có đến 4 lớp tiếng anh, 2 lớp Quảng đông) Ban thực nghiệp: Diện kỹ nghệ, Vô tuyền Diện, Họa kỹ nghệ và Công chánh, Giám thị công trường, Quảng cáo, Y học, Máy nổ 2 thì, Kế toán, Kinh tế nhập môn, Nhiếp ảnh, Nữ công, Ước lượng viên, Trữ duợc, Tốc ký, Đánh Máy Chữ, Trợ tá, Cắt may. Khóa học là 4 tháng rưởi, hoàn toàn miển phí và trường còn giúp giấy bút mực cho học sinh nghèo nào cần. Trách nhiệm ưu tiên của Giám đốc là chạy tiền và tụ tập giàng viên thiện nguyện cần thiết và đầy đủ cho các môn đã có và sẽ mở thêm. Chính đây mới thấy được thế nào là phép lạ đã đến để giải quyết cho chúng tôi hai vấn đề thiết yếu nhứt để một mưu đồ văn hóa đuợc thành tựu mỹ mãn, là tiền và tấm lòng

Page 7: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 167

thiện nguyện hi sinh của giới trí thức miền Nam trong một giai đoạn lịch sử đầy bất trắc khó khăn cho xã hội, cho đất nước. Cũng không quên được cái ơn của chế độ, vì chỉ có trong một chế độ dân chủ tự do, một sáng kiến cá nhân, một ý thức sáng tạo và những tấm lòng thiện nguyện mới có cơ nẩy nở đơm hoa kết quả và mưu cầu lợi ích cho toàn dân, không riêng gì cho một giai cấp hay một đảng phái nào. Và khi nói đến chế độ, chúng tôi không thể quên ơn Thủ tướng, sau là Tổng thống Ngô đình Diệm, không có hậu thuẩn vật chất và nhứt là tinh thần của Người thì chắc chắn mưu đồ văn hóa của chúng tôi không thể nào được thành tựu mau chóng để rồi thu lượm được nhiều kết quả tốt đẹp liên tiếp trong 2 thập niên kế tiếp như chúng ta thấy như sau. Vốn sau khóa I, nhận thấy cần phải củng cố và phát triển mưu đồ văn hóa của mình, qua năm sau (tháng tư 1955) chúng tôi thành lập hội Văn hóa bình dân.(1)

Sáng lập viên: Phan thị Minh Châu, Đỗ trọng Chu, Trần thị Quý, Vũ ngọc Tân, Nguyễn Được, Nguyễn Minh Đẫu, Bùi kiến Thành, Mai thị Dung, Lê phát Đạt, Lý trung Dung, Tôn thất Thiết, Trần văn Bửu, Hoàng đình Qúy, Nguyễn phố Lu, Vũ ngọc Hoàn, Bùi huy Giám, Nguyễn bửu Loan, Nguyễn tấn Chức, Trần tế Dương, Nguyễn Thái, Lê Lữ, Huỳnh văn Lang, Hồ hản Hồng, Phan văn Trí, Nguyễn ngọc Phòng, Lê đình Liêm, Vũ thị Tin, Nguyễn văn Trương, Đặng phúc Yên, Võ văn Hải, Trương thị Bảo Khánh, Trương thị Bảo Thư, Đỗ vạng Lý, Lê thành Cường, Nguyễn Xuân Diểm, Vũ văn Thái, Nghiêm xuân Đức, Trần ngọc Ninh, Bùi văn Thịnh, Bùi bá Lư, Lê văn Duyên, Đoàn Thêm và Nguyễn văn Lưu. Ban trị sự niên khóa 1955-56: Chủ tịch: Huỳnh văn Lang, Phó chủ tịch: Nguyễn Thái, Tổng thư ký: Đỗ trọng Chu, Phụ tá TTK: Trần thị Quý. Thủ quỹ kiêm thư ký văn

phòng: Lê thành Cường. Kiểm soát viên: Bùi kiến Thành Dưới bóng hội nầy, chúng tôi đã sáng lập hội Nghiên cứu kinh tế và tài chánh, tạp chí Bách khoa, nhà in Văn hóa, thư viện và diển đường Phan kế bính, sau hết là Ban tráng niên, chống nạn mù chữ.Vài con số sau đây để chứng minh thành quả của mưu đồ văn hóa bình dân của chúng tôi trong vòng 10 năm đầu (1954-1964). Chỉ mỗi một trường Bách khoa bình dân Saigon/Chơlơn với 21 khóa hai ban văn hóa và thực nghiệp của nó đã giúp cho 34,753 sinh viên tiến triển trong sự nghiệp của mình khả quan hơn, tức nhiên là góp công không ít vào việc xây dựng và phát triển miền Nam Việt nam. Nếu nhìn vào thành phần sinh viên tốt nghiệp thì càng thấy khích lệ hơn nữa: 40% công tư chức, 35% thợ thuyền, 15% quân nhân và 10% nội trợ và linh tinh. Nói đến ban Tráng niên chống nạn mù chữ, thì con số còn lớn hơn nữa: trong 10 năm đầu đã có 81,174 người theo học và được cấp chứng chỉ, chia ra như sau: 23,472 đậu vở lòng, đậu bổ túc 37, 902, luyện thi tiểu học 17,555 nguời, cắt may 2,245 người. (Tất cà những con số trên đây đều lấy ra rừ tập tài liệu của Ban Quan trị niên khóa 1964-1965 để lại.. Một điều khác cũng quan trọng cần nhắc lại ra đây. Hội văn hóa bình dân không tập trung tất cả hoạt động của mình ở vùng Saigon/Gia định mà còn mở nhiều chi nhánh ở nhiều tỉnh khác nữa là Đalat, Bảo lộc, Ban-mê-thuột, Phan rang, Huế, Mỹ tho, Vinh long và Sóc trăng. Trong 10 năm đầu với sự tài trợ cùa Trung ương chúng tôi, các chi nhánh hoạt động rất mạnh như chi nhánh Biên hòa dưới sự điều hành của Giám đốc Trần xuân Roanh, chi nhánh Ban- mê-thuột dưới sự điều hành của anh Trương đình Huân, chi nhánh Bến tre với chị nghị sĩ Phan nguyệt Minh, chi nhánh Dalat với anh Bùi viết Văn…

Kết luận: Ý thức mắc nợ xã hội và lo trả nợ là động lực xây dựng và phát triển một mưu đồ văn hóa bình dân không phải riêng gì của một cá nhân mà là của một nhóm trí thức miền Nam thiện chí và thiện nguyện. Họ đã hi sinh một ít thì giờ của mình mà đã làm được một việc bất thường nếu không nói là phi thuờng, đã góp công xây dựng và phát triển miến Nam tự do và phú cường. Dù trong một thời gian ngắn ngủi 20 năm, nhưng lịch sử văn hóa văn học không thể nào không ghi tên của họ. Tuy nhiên người viết cũng không quên, ngoài những người đã ít nhiều trả nợ xã hội như nói trên, còn bao nhiêu người khác có khi còn mắc nợ hơn chúng tôi nhiều, như khi ra hải ngoại đã viết hồi ký khoe mình nào là học giỏi, đỗ đạt cao ở các trường lớn như HEC, Polytechnique, Centrale, Harvard, Yale, Columbia…và đã giữ nhiều chức vụ cao lớn trong hai chế độ miền Nam, nhưng thật ra họ chỉ là những người quịt nợ, vì họ chỉ là những phuờng giá áo túi cơm, không hơn không kém.

Sứ mạng văn hóa dân tộc. (Trong bài nói chuyện ở Viện Việt học ngày 12 tháng 7, 2008, theo đề nghị của Viện chúng tôi có mạo muội thử dùng kinh nghiệm hội Văn hóa bình dân (1955-1975) ở V.N. trước kia làm một bài học để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc cho người Việt hải ngoại.) Trước hết xin sơ lược định nghĩa văn hóa là gì, vì thật ra có quá nhiều định nghĩa khác nhau. Văn hóa là cách sống, cách suy nghĩ, cách giao tiếp giữa người với người, hay nhân sinh quan, cách nhin về vũ trụ hay vũ trụ quan, cách nhìn về sự vật hữu hình và vô hình hay là tín ngưỡng, ngôn ngữ, văn chuơng văn học, nghệ thuật, kỹ thuật, khoa học, trò chơi, giải trí, múa hát, cách xây cất nhà xửa, cách ăn uống, nấu nướng, ăn mặc v.v.…Như thế văn hóa có thể chia ra hai loại chánh:

Page 8: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 168

tinh thần và vật chất. Mỗi dân tộc đều có một nền văn hoa khác với dân tộc khác hoặc ít hoặc nhiều, có lắm điểm giống nhau vì cùng một chủng tộc với nhau, cũng như có lắm điễm giông giống nhau như đỏ với hồng và có khi nhiều diểm đối chọi nhau như trắng với đen, duy vật với duy tâm. Bản chất văn hóa lá động hay biến đổi theo thời gian, theo không gian, sinh ra và phát triển không ngừng nghỉ, biết gìn giữ cũng như biết thu nhận và bỏ đi, tuy nhiên cũng có những điểm luôn luôn tồn tại và phải tồn tại cũng như có những điều không thay đổi được, hoàn toàn bất di bất dịch và bất biến như lịch sử của mình. Sau 10 năm (1920-1930) tôi luyện vừa lý thuyết vừa thực hành ở Nga và ở Tàu, Hồ chi Minh (HCM) đã trở thành một cán bộ trung kiên của Đệ tam Quôc tế (Commintern) và với chức vụ một ‘’tông đồ’’Mac-lêninit, cuối năm 1930 ông về Hong-kong thành lập Đảng Công sản Đông dương, mưu đồ nhuộm đỏ Đông Nam Á, đầu tiên là Việt nam. Tức là chủ trương đem văn hóa Mac-leninit đi chinh phuc và chi phối các văn hóa khác, dưới danh nghĩa giải phóng các dân tộc khỏi chế độ thuộc địa của người Âu Tây, cùng một lúc đặt để các nước vào biên thùy của Đế quốc CS quốc tế. Tại sao không gọi Đế quôc là Đế quôc? Từ đó cái quá trình ‘’nhuộm đỏ’’ mà từ dây tôi gọi là thuộc dịa hóa văn hóa đã đuợc HCM và Đảng CS Đông duơng (sau đổi tên là Đảng CS V.N.) năng nổ và trì chí xúc tiến trong vòng 15 năm, đưa đến kết quả cụ thể là HCM lập được căn cứ ở Pac-bo năm 1945, tức là trên đất nước của mình, để rồi từ đó thành lập mặt trận Việt minh cướp lấy chánh quyền trên tay chánh phủ Quốc gia, loại bỏ các đàng phái Quôc gia, giành lấy độc quyền yêu nước, triệt để khai thác lòng yêu nước của toàn dân để độc quyền chống Pháp, đánh đổ thực dân Pháp

ở Điện biên phủ. độc quyền vinh quang chiến thắng, cướp công của toan dân, cùng một lúc vay của dàn anh Trung cộng một món nợ khổng lồ, phải cầm cố vận mạng và tuơng lai của dân tộc với hiệp định Genève 20-07-54 chia đôi đất nước, cũng là thành công đem văn hóa Mac-lêninit chinh phục và chi phối ít ra là phân nửa dân tộc V.N.. Thật sự HCM và Đảng CSVN là người bất TRI và bất TRÍ bị đàn anh Nga Tàu ép buộc hay xỏ mũi. bắt thi hành một việc mà mình không muốn, biết rằng về lâu về dài quá tai hại cho dân tộc. Chiến tranh chống Mỹ cũng là theo lời đàn anh ‘’xuối ăn cứt gà’’ càng chứng minh HCM và Đảng CSVN hoàn toàn bất tri và bất trí hơn nữa, nếu không nói là ngu xuẩn như bà Duơng thu Hương đã nhiều lần khẳng định. Đảng CSVN luôn luôn tự cho mình là đĩnh cao trí tuệ loài người, nhưng luôn luôn sai lầm để rồi sửa sai, lại sai lầm nữa để rồi sửa sai nữa, chính họ nhìn nhận điều đó, chớ không phải là do ai bịa chuyện, danh từ sửa sai là của người CS, không phải là của người quốc gia tạo ra, nhiều khi họ còn hảnh diện về hai từ đó, nhưng chính hai từ đó lại chứng minh họ sai lầm liên miên, nhiều lần sửa sai là nhiều lần sai lầm. Thế thì đĩnh cao trí tuệ loài người ở chỗ nào, thử hỏi? Và sai lầm là vì bất trí bất tri hay là ngu xuẩn cũng vậy thôi. Đúng như một thường tọa ở Nha trang đã nêu đại tự trước cửa chùa: Ngu mà biết mình ngu là trí, Ngu mà cho mình trí thì chính đó mới thật là ngu. Người viết lại nghĩ rằng nguời CS đã lẫn lộn cái đít thành ra cái đầu, chỉ có vậy thôi! Cái bất tri bất trí của HCM và Đảng CSVN được lịch sử chứng minh hùng hồn qua hai sự kiện đánh Thực dân Pháp để giành độc lập và đánh Mỹ để thống nhứt đất nước. Bao nhiêu thuộc địa Pháp cũng như thuộc địa Anh đã giành được chủ quyền mà không cần phải hi sinh

xuơng máu của cả một hai thế hệ thanh thiếu niên thiếu nữ như V.N. đó là chưa nói đến chuyện mất mát bao nhiêu là giá trị tinh thần, giá trị văn hóa nữa. Đánh Mỹ để thống nhứt bất chấp con đường hòa bình theo Hiệp định Paris (1972-73), chẳng những đã bất tri bất trí mà còn bất tín, để rồi lại phải “qui mã và mã qui’’. Đâu phải là những con đường đầy vinh quang chiến thắng. Ngừơi Pháp có câu ngạn: Rira bien, qui rit le dernier! (Người cười sau cùng là người cười đúng lý, cũng có nghĩa là khoái trá) Vậy trong hai trường hợp nói trên ai là người cuời sau hết? Tất nhiên không phải là HCM và Đảng CSVN, mà là Nga Tàu và Mỹ, nguời cười lớn tiếng và khoái trá nhứt lại là Tàu. Nguời nầy sau mấy ván bài đều thắng, còn thành ra chủ nợ lớn, thêm đất thêm biển, thêm cả con trai lực lưởng khỏe mạnh, thêm cả đàn bà con gái xinh xắng mắn con, muốn bao nhiêu cũng có! Việc đánh chiếm miền Nam đã tạo ra một cơ hội ngàn năm một thuở để thống nhứt dân tộc vừa đất nước vừa lòng người, nhưng nguời CS miền Bắc đã đánh mất đi, thật là một điều ngu xuẫn tột cùng mà chắc chắn lịch sử muôn đời không thể tha thứ được: thay vì hòa giải hòa hợp để đoàn kết một dân tộc thành ra một khối duy nhứt, chẳng những để phát triển vừa nhanh vừa mạng mà còn thành một lực lượng chống xâm lăng vô song như thời nhà Trần chống quân nhà Nguyên. Rất tiếc là họ lại chia xẻ sâu xa và dứt khoát hơn trước. Vốn ngoài miệng họ gọi là giải phóng, nhưng giái phóng ai, giải phóng cái gì? Sự thật là để ‘’bọn ngụy, nhà cửa, tiền tài, ruộng vườn của chúng nó, ta tịch thu, vợ của chúng nó ta xài, con của chúng nó ta sai, chồng của chúng nó ta đày đi tù rục xuơng nơi rừng thiêng nước độc…( trich bài diển văn trong buổi Đaị hội chiến thắng của chính ủy Nguyễn Hộ ngày 17 tháng 5, 1975).Đúng là một thứ thực dân

Page 9: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 169

mác-xít, nhà báo Lacouture gọi là autocolonisation (tự đô hộ hóa) mà người viết cho là nửa dân tộc nầy đô hộ nửa dân tộc kia mới đúng hơn. Chính sách đô hộ hay thực dân mác-xít nầy đã được Đảng CSVN thực hiện và xúc tiến một cách triệt để với (a)chế độ tù cải tạo cho toàn thể cán bộ quân dân chính của miền Nam mà con số lên đến trên 500,000 người, bao nhiêu người đã chết trong tù và bao nhiêu nguời sống sót với bệnh hoạn thể xác và tinh thần kinh niên. Chánh sách (b)đi kinh tế mới đã phá hoại cả triệu gia đình nguời miền Nam, đàn bà con gái trẻ con ông già bà cả… bao nhiêu con người tất cả đều vô tội, phải bị một đời thương tích bệnh tật thể xác cũng như nội tâm. Chủ trương (c)cuớp giựt đại qui mô con người và tài sản của miến Nam, bao nhiêu đàn bà con gái miền Nam phải lấy cán bộ miền Bắc để đổi lấy sự an toàn cho mình, cho cha mẹ hay anh em con cái của mình, bao nhiêu của cải từ chiếc xe đạp, xe gắn máy, máy may, nhà cửa, máy móc trang bị…được tải về miến Bắc, để rối sau đó còn muốn (d)tiêu diệt luôn văn hóa văn học miền Nam, đốt sách báo, cassettes, dĩa hat, CD của miền Nam. Thế kỷ 12 CN quân Mông cổ của Thành cát tư hản đánh chiếm miền Đông Âu cũng như Trung đông không bao giờ giết hại một người có chút nghề canh nông, nghề thợ mộc thợ rèn, nói chi là thầy giáo, nghệ sĩ…và luôn luôn tôn trọng văn hóa Kitô giáo và Hồi giáo, chính Hốt tất liệt (Koubilai Khan) sau khi chinh phục Trung hoa cững vẫn tôn trọng văn hóa Hán mà còn phát huy thêm bằng cách cho nhập cảng Phật giáo chánh thống Tây tạng và kỹ thuật khoa học của Âu Tây (đọc Marco-Polo). Nhiều lần người viết tự hỏi, không lẽ người CS miền Bắc cũng là người Việt nam lại kém văn minh hơn người Mông cổ 700 năm trước? Không lẽ nguời CS miền Bắc cũng là người anh em đồng bào lại mất

tình người, mất luôn tính người đối với người miền Nam như thế? Không cần suy nghĩ người viết đã tìm ra câu trả lời ngay như sau: Bao nhiêu cái sai lầm, bao nhiêu cái khốn nạn, bao nhiêu cái tiêu cực do HCM và Đảng CSVN gây ra cho dân tộc V,N, tất cả đều bắt nguồn từ cái văn hóa duy vật Mác-lêninit HCM nhập cảng từ Moscowa và từ năm 1930 Đàng CSVN đã đem truyền bá vào xã hội V.N. qua những giai đoạn lịch sử cũng là những mốc thời gian 1930 (thành lập đảng CS),1945 (Viêt minh cướp chánh quyền), 1954 (hiệp định Genève chia đôi đất nước) và 1975 (đánh chiếm miền Nam) đã chi phối văn hóa dân tộc V.N. gần như hoàn toàn, nếu không nói là đào thải hay thay thế. Không cần phải chứng minh, vì hiện tượng dồi đời văn hóa đó đã và đang là một hiện tượng hiển nhiên gần như toàn diện và mặc định, đến đổi nguời ta trong nước không còn ý thức được nữa, tất nhiên cũng còn có một số người luôn luôn thức tỉnh. Tuy nhiên cái quốc nạn nói trên đã gây nên một hiện tượng khác hoàn toàn bi hùng tráng, đó là hiện tượng thuyền nhân, vượt biên…chạy giặc CS của mấy triệu con người, thách đố con người CS, thách đó cả thiên nhiên để đi tìm một môi trường mới, mà ở đó họ hy vọng bảo tồn văn hóa dân tộc của họ, một thứ văn hóa duy tâm mà ông cha của họ đã dày công xây đấp từ hơn 2,500 năm nay, một thứ văn hóa nhân bản mà họ được tự do phát triển theo chiều huớng văn minh tiến bộ của nhân loại, ờ đó đầy tình người, đầy nhân nghĩa, cẳng những cơm no áo ấm và nhứt là đầy hiểu biết không còn ngu xuẫn tuyệt đối, ở đó cái dạ dày và bộ óc cũng như trái tim không còn bị chi phối bởi người CS vừa ngu xuẫn vừa dã man như những ai bị kẹt ở lại nhà đã kinh nghiệm! (2) (2)Dân Do thái bỏ Ai cập ra đi thế kỷ 11 truớc CN chỉ vào khoảng

15,000 người, thế kỷ 11 CN bà con nhà Lý chạy nhà Trần chưa tới 3,000 nguời, thế kỷ 17 quần thần nhà Minh chạy quân nhà Thanh chưa tới 5,000 người, Người Tô-cát và Anh-cát bỏ xứ ra đi để đựơc tự do giữ đạo của mình trong cả 2 thế kỷ16-17 chỉ tính đuợc hằng trăm hằng ngàn là cùng.Năm 1954 Băc kỳ di cư chạy giặc CS với tàu bè quốc tế chỉ tính được chưa tới 900 ngàn người. Chạy giặc CS năm 1975 và mấy năm sau đã chiếm giải quán quân trong lịch sử nhân loại, chỉ tính bằng những con số thôi, còn nói về phuơng tiện chuyển vận thì đúng là chuyện siêu phàm. Từ rày (tháng tư 1975) con số mấy triệu người bỏ nước ra đi dù muốn dù không dù ý thức hay không, truớc mặt lịch sử cũng như trước mắt nhân loại họ đã mang trên người một cái lai lịch mới, một ID mới để cho thế giới nhận diện và thế giới đã nhận diện họ từ hơn 30 năm nay, đó là ID nguời chạy giặc CS. Như là một bản chất thứ hai, dính liền theo ID chạy giặc CS nầy là cái sứ mạng phải bảo tồn cho kỳ cùng cái văn hóa dân tộc mà mình mang theo, vì mình đã mất tất cả ngoại trừ ra cái văn hóa dân tôc của mình. Mất tất cả mà còn lại được cái gì thì phải trìu mến nâng niu, đó là lẽ tất nhiên. Cho nên cái sứ mạng bảo tồn hay gìn giữ cũng là cái lẽ tất nhiên. Còn ý thức cùng chăng lại là một lẽ khác nữa. Nhưng dù không ý thức di nữa, việc làm hằng ngày của họ đã nói lên rõ ràng họ đã dứt khoát chọn lựa giữa hai thứ văn hóa hoan toàn mâu thuẫn nhau là văn hóa ngoại lai Mác-lêninit và văn hóa truyền thống dân tộc V.N.. Đây là một bằng chứng cụ thể và điển hình, mà những người ‘’có mắt như mờ’’ không thấy được. Vốn sau khi chiếm đóng miền Nam, nguời CS miền Bắc đã đổi tên Saigon ra Hồ chí Minh, để nói lên cái gì nếu không phải là để xác nhận rằng từ rày văn hóa duy vật Mác-lêninit mà HCM là biểu tượng vĩ đại và rõ

Page 10: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 170

ràng nhứt sẽ ngự trị nếu không nói là thay thế cái văn hóa duy tâm của miền Nam. Nhưng người Việt hải ngoại đã và đang, nghĩa là luôn luôn phủ nhận cái tên HCM một cách mảnh liệt dù không to tiếng, nhưng luôn luôn ầm ỷ, dù không ý thức nhưng luôn luôn sống động. Người viết không nói đến những biểu diển văn hóa văn nghệ tiếng tâm và nhiều màu sắc như Paris by Night, Asia..mà là nhửng cái tên Saigon lộ liễu hay kín đáo, to nhỏ khác nhau ở khắp nơi nào có cộng đồng người Việt sinh sống và sinh hoạt hằng ngày. Người viết đã thử đếm thì thấy trong quận Cam nầy có hơn 50 cơ sở thuơng mại hàng hóa hay dịch vụ, cả truyền thông phát thanh truyền hinh báo chí… nào là Saigon City, Saigon Bistro, Saigon Deli, Saigon Cafe, Saigon Cuisine, Saigon nhỏ, Saigon BTN, Little Saigon, Saigon Realty, Saigon Barber, Bánh mì Saigon, Saigon phở, Saigon Pagoda , Saigon Fashion…Chợ lớn cũng có hai ba cái. Houston Texas cũng có gần 20 cơ sở lấy tên Saigon, San José, Washington D.C., Florida v.v.đều có ít nhiều. Như thế còn có nghĩa là người Việt hải ngoại còn tha thiết với cái văn hóa, phóng khoán tự do dân chủ hơn là cái văn hóa đầy xảo trá gian dối như HCM, đầy sắt máu hận thù chia rẻ như Đảng CSVN. Thật ra chính ở trong nước người miền Nam vẫn còn tha thiết với văn hóa nhân bản của dân tộc mà Saigon là biểu tượng thân thuơng của họ, nên họ đã từ chối tên HCM, quá lắm thì họ gọi tắt Thanh phố hơn là Thánh phố HCM. Thành ra HCM chỉ là một cái tên chết, chờ ngày bị gạch sổ trên bản đồ thế giới, như Lenigrad, Staligrad ở Nga, HCM làm sao hơn cha thầy của mình được? Nhưng cũng như nguời miền Nam kẹt ở lại nhà, người Việt hải ngoại không có hay là chưa có ý thức chống đối hay phủ nhận cái

văn hóa hai lần ngoại lai của người CS miền Bắc đem vào hảm hiếp và ngự trị văn hóa miền Nam. Hoặc giả chỉ có ý thức một cách mù mờ thôi. Biết rằng hoàn cảnh người chạy giặc hay tỵ nạn CS không phải ai ai cũng đuợc dễ dàng. Tuy nhiên có hai lý do bắt buộc con người VN hải ngoại phải có ý thức bao lâu mà còn mang theo mình cái ID vừa bất hạnh vừa vinh hạnh: bất hạnh vì hơn người vô gia cư (homeless) đã mất tất cả, vinh hạnh vì có sứ mạng gin giữ một cái gì quí báu còn có thể giữ được và phải giữ cho kỳ được, vì chinh tại quê nhà nó đang bị đánh mất đi một cách thảm hại, như trên mặt báo chí trong nước, cả báo Công an của Nhà nước XHCN, hằng ngày đều có nêu ra những mất mát quá lớn và quá nhiều, HCM và đảng CSVN đã xua đẩy xã hội VN vào một quá trình tiêu cực như là một vòng xoáy một chiều không sao quay ngược lại được. Nều chưa có ý thức thì phải làm cho có ý thức và ai là người phải đứng ra nhận lãnh trách nhiệm làm cho sanh ra và nẩy nở cái ý thức sứ mạng đó? Nguời viết nghĩ đến mọi người, ai là người VN có cái ID chạy giặc CS là người có trách nhiệm phải gây ra cái ý thức đó. Người viết nghĩ đến mọi nguời và mỗi nguời, người làm cha, nguời làm mẹ, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, thuơng gia cũng như kỹ nghệ gia, bác sĩ kỹ sư kiến trúc sư duợc sư, chị làm đầu làm nails cũng như cô bán hàng hay anh làm bếp…và nhứt là những hội đòan, những hiệp hội, nhửng hội ái hữu cựu sinh viên, những hội đồng huơng, hội chuyên nghiệp, học viện, hội nhà văn v.v cũng không nên bỏ qua những tổ hợp dòng họ đại gia đình như họ Bùi, họ Huỳnh, họ Đỗ…(người CS không có gia đình, chỉ có Đảng; không có đồng bào, chỉ có đồng chí).Tất cả đó là những hậu cứ nếu không phải là tiền đồn để bảo tồn

văn hóa dân tộc khi phải lưu vong ở xứ người. Người viết kêu gọi mọi cá nhân, mọi đoàn thể phải đứng ra mở một chiến dịch gây ý thức sứ mạng văn hóa dân tộc của mình. Biết rằng từ lâu bao nhiêu cá nhân bao nhiệu hiệp hội đã thiết tha hoạt động để bào tồn cũng như phát huy văn hóa dân tộc mình, nhưng có ý thức hay không là một chuyên có khi quên đi. Đây là một chiến dịch, chưa phải là một mặt trận văn hóa dân tộc. Nếu nguời nào còn mang ID chạy giặc CS mà còn một chút, tôi xin nói lại một chút ưu tư cho vận mạng và tương lai văn hóa dân tộc V.N. mình, còn biết một chút bất bình về những cái trái ngược hay phản lại văn hóa dân tộc mình đang xảy ra trên đất nuớc của mình thì tât nhiên nên đứng vào mặt trận văn hóa dân tộc nầy. Để làm cái gì? Trước kia vì ý thức mắc nợ văn hóa bình dân với xã hội và ý thức phải lo trả nợ mà người viết đã quy tụ được một số anh em trí thức để làm được một việc bất thường, nếu không nói là phi thường, thì ngày nay ở hải ngoại nầy cái sứ mạng văn hóa dân tộc nầy, thiết nghĩ còn quan trọng hơn cái nợ văn hóa bình dân vạn bội. Ý thức là bắt đầu thì nên bắt đầu bằng sự bắt đầu (Begin by and with the begining). Ý thức sẽ đưa đến hành động. Hành động thế nào, thì đó là nội dung cho một bài khác cũng là nổi ưu tư của mỗi người chúng ta.

Huỳnh văn Lang Westminster, ngày 06/12/2008.

Page 11: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 171

Moùn Quaø Cho Coâ Beù Cuûa Ngaøy Xöa Trần hữu Sơn.

Hai chiếc xe buyt lầy quầy gần một tiếng đồng hồ mà vẫn chưa ra khỏi thành phố Utrecht. Xe chết cứng tại chốt Ouderijn. “chốt” Ouderijn, vừa là cửa ngỏ phía Tây vào thành phố , vừa là trục giao lưu của các xa lộ A 2 – Amsterdam – Den Bosch và A 12- Den Haag-Arnhem, hằng ngày cứ vào giờ làm việc là xe kẹt từng hàng, nhúc nhích từng ly từng thước đường.

Xe nằm lì ở một chỗ làm cho nhóm học trò kêu la nhao nháo.Đứa đứng, đứa nằm, thằng thì chồm ra trước quấy phá, con thì quay ngược đầu phía sau chọc ghẹo. Như một cái chợ!!!

Bình thường ở trong “domein”, – một khoảng không gian như một giàng đường, - giờ này chúng nó chưa chắc đã mở nỗi cặp mắt khi chàng dò danh sách đọc tên điểm danh .. Thế mà hôm nay thì khác hẳn. Cấp lớp hai của chàng đang thực hiện chuyến du ngọan, đi thăm chợ Giáng Sinh ở thành phố Arken, thuộc miền nam nước Đức. Hành trình du ngọan này nằm trong chương trình giáo dục mới mà trường của chàng cùng chung với vài ba trường khác trên toàn quốc đang dò dẫm hướng đi.

Áp dụng chương trình học mới, thầy giáo không còn là ông thầy gắn liền với học trò trong gian phòng với bảng đen phấn trắng, với bàn ghế sắp tùng dãy ngăn nắp đứa trước, đứa sau. Gian phòng không còn bị giới hạn bởi 4 bức tường trong đó một thầy cô và một lũ học trò chừng 20 – 25 trai gái, đóng cửa làm công việc riêng tư của phần chuyên môn suốt 45 hay 50 phút, đợi tiếng chuống tan giờ học. Cái thuở mỗi phòng học, mỗi lớp học và mỗi thầy giao là một thế giới riêng tư trong nhà trường không còn. Sách vở bây giờ gần như biến mất. Trong cái “ domein ” hiện diện độ chừng 3, 4 chuyên viên hướng dẫn trên dưới 100 học trò. Mỗi đứa một cái laptop, một tập giấy nhỏ, một cây bút chì, tụ họp nhau 3,4 đứa cùng nhóm chọn một cái bàn…ở một nơi nào mà chúng thích, rồi bắt đầu xô bồ với nhau. Gian phòng mất đi cái yên tĩnh để học trò theo dõi thấy giảng bài. Mà thật ra thầy không còn là thầy nữa, cho nên cái chức năng giảng bài cũng biến mất luôn. Nhiệm vụ của “ thầy ” là chức năng hướng dẫn của một “coach”. Thầy giáo không còn là người có nhiệm vụ truyền đạt sự hiểu biết chuyên môn của mình cho học trò, mà là nhiệm vụ khai thác khả năng sẳn có của học trò và hướng dẫn chúng áp dụng sự hiểu biết đó, để tự giải quyết các vấn đề chuyên môn. Học tủ, học nhồi nhét những gì thấy nói, vào cái khối óc có đường kính không đầy một gang tay,

không còn chỗ đứng trong hệ thống giáo dục mới, không còn thích ứng với nếp sinh hoạt đa dạng trong xã hội toàn cầu ngày nay. Tan trường, chúng đem Laptop vào kho giữ an toàn; tập giấy nhỏ và cây viết cất vào tủ riêng, đặt dọc theo hành lang, rồi đi tay không về nhà. Tối hay cuối tuần, không phải làm bài tập cũng không phải học bài ôn. Dễ thật, cho học trò ngày nay.

Tuyết đã rơi và ngập trắng cả khu rừng khi chiếc xe buýt vừa qua biên giới, tiến vào nước Đức. Tuyệt vời! Người nào đó đã ví von, sống ở các quốc gia cận kề miền hàn đới Bắc Âu như Hòa Lan, Đức, Thụy sĩ,…mùa đông mà không có tuyết,…thì cũng như người uống bia mà không có nồng độ “rượu”. Lạt nhách, và trẽn trơ !

Từ chiếc ghế ngồi ở hàng giữa, chàng nhìn ra phía trước, rồi nhìn chung quanh, chàng mĩm cười thích thú khi nghĩ đến lời so sánh đơn thuần nhưng không thiếu tính triết lý này..

Sống, vì thế, theo người nào đó, không phải chỉ lo hưởng thụ với tùi tiền hằng ngày mình thu vào mà còn hơn thế nữa.! Mùa đông, tuyết rơi, nụ cười và hơi ấm của người yêu. Vâng đó là những phần tử bất biến và không thể thiếu vắng của cái tập họp, gọi là “ sống “.

Arken là một thành phố nhỏ, nằm ép mình nhún nhường một góc ở phía nam.. Hai chiếc xe buýt tấp vào bãi đậu xe ở phía đông của thành phố, gần khu chợ Giáng Sinh. Bụi tuyết rơi nhẹ trên vĩa hè. Hơi ấm của khu phố đã làm cho các bông tuyết tan thành các vết nước nhầy nhội trên đường phố. Trời đã vào xế trưa, trễ hơn chương trình dự tính sinh hoạt trong ngày. Nhóm hướng dẫn gồm 6 thầy giáo và hai phụ huynh quyết định thay đổi kế hoạch. Không còn thời giờ để cho học trò làm quen vói khu phố, tập nói và nghe tiếng Đức. Sau phần ăn trưa, mỗi hứơng dẫn viên phụ trách chừng 10 học trò vào khu chợ Giáng Sinh. Đó là đề tài chính mà tụi học trò phải quan sát

Page 12: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 172

khung cảnh Giáng Sinh, thu nhận hình ảnh, làm cuộc phỏng vấn…để rồi khi về lại trường chúng làm bài thuyết trình riêng cho từng nhóm. Đó là cái đinh của triết lý giáo dục mới. Thảo luận đề tài trong nhóm, thiết lập chương trình làm việc, phân công nhân sự phục trách, trực tiếp với sinh hoạt chung quanh, trình bày công viêc đã làm…Tất cả học trò phải tự giải quyết, thấy giáo chỉ hướng dẫn mà thôi.

Sau khi nghe chàng nhắc lại một vài điểm chính về vấn đề an ninh, giờ giấc tập hợp trở về, điện thoại liên lạc, đám học trò 10 đứa của chàng phụ trách biến mất thật nhanh vào đám đông của khu chợ Giáng Sinh. Trong lòng vì trách nhiệm hướng dẫn, chàng có hơi lo thật, nhưng chắc chắn chàng không thể nào theo chân tụi nhỏ được. Thôi thì tụi nó đi đâu thì đi, chàng tìm xuống phố chờ đến chiều.

Dọc theo con dốc đổ xuống khu phố chính chàng đảo mắt nhìn vào các cửa hàng. Mới có đầu tháng 12 mà phố ở đây đã chưng bày hoa đèn đón Chúa Giáng Sinh. Không khí ở đây khác hẳn nơi chàng và cô vợ dễ thương mang cái bụng 7 tháng cưu mang đứa con gái cùng thằng con trai hơn 3 tuổi, rời bỏ trường trung học Trà Vinh, theo chồng, đến xin tỵ nạn gần 30 năm qua.

Nếu có dịp ghé thăm Hòa Lan vào những ngày cuối tháng 11 đầu tháng 12, du khách sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy các cửa hàng trưng bày hình ông già, râu dài trắng bạc phơ, tay cầm cây gậy vàng, đội đậu chiếc mũ thánh màu đỏ lung linh. Ông già Noel? Không không phải ông già Noel đâu. Đó là ông Nicolaas, còn gọi là Thánh Sinterklaas.Vâng ông Thánh Sinterklaas, người Hòa Lan đặt tên ông ta như vậy đó.

Tục truyền rằng ông Nicolaas chào đời tại làng Myra thuộc quận Patara của Thổ Nhỉ Kỳ. Trước khi được phong thánh ông Nicolass là người giầu có, nhân từ. Ông rất thương người nghèo, nhất là trẻ em. Vào đêm mùng 5 tháng 12 của một năm nào đó, ông đem hết của cải riêng mình ban phát cho những người nghèo khổ và nhất là trẻ con. Qua ngay hôm sau, ngày 6 tháng 12 ông qua đời. Ông đã mua quà bánh cho những kẻ nghèo khổ, mang lại cho họ những sung sướng bất ngờ.

Đi phát quà cho trẻ em tối hôm đó, còn có hai ba đệ tử đi theo để mang các bao bố đựng quà giúp ông. Tiếng Hòa Lan gọi là Zwartepiet, người da đen. Người ta kể rằng sở dĩ những người đệ tử có da màu đen vì họ phải mang các túi đựng quà chun qua ống khói để vào nhà cho quà các em. Ngang qua ống khói, bị dính lọ than, nên họ trở thành đen…

Vào thế kỷ thứ 16 dân Hòa Lan còn nghèo, thực phẩm thiếu hụt, nhiều tàu thương mại từ Tây Ban Nha chuyên chở hàng hóa, thực phẩm đến Hòa Lan.

Nhờ vậy người Hòa Lan có cuộc sống khá hơn. Kể từ đó, giới thương mại cũng như dân chúng Hòa Lan chọn ngày 5 tháng 12 là ngày sinh nhật của ông Sinterklaas và cho rằng ông Sinterklaas ở Tây Ban Nha chứ không phải ở Thổ Nhĩ Kỳ nữa.

Hằng năm, Ông dùng tàu thủy chạy bằng hơi nước, từ Tây Ban Nha chở quà đến Hòa Lan phân phát cho các cháu nhỏ, đúng vào ngày 5 tháng 12. Chiều tối hôm trước, phụ huynh mua quà đem về, tối đến bỏ vào đôi giày của các em. Sáng sớm thức dậy các em chạy đến đầu giường thấy có quà và tưởng rằng ông Sinterklaas đã đem quà đến tặng. Các em vui thích… Măc dù chính quyền không chọn một ngày lễ chính thức cho Sinterklaas, nhưng hầu hết tại các công sở , trường học…đều cho nhân viên, học sinh… nghỉ trước 1 hay 2 giờ, về nhà sớm để tổ chức lễ phát quà cho các con em. Ngay sau ngày 5 tháng 12, các cửa hàng bắt đầu dẹp bỏ tất cả các hình ảnh, dấu vết của sinh hoạt lễ Sinterklaas để thay vào đó các cây Noel, hang đá nơi Chúa sinh, các vòng hoa Mùa Vòng…để đón Chúa Giáng Sinh.

Chàng nhớ lại, thì ra người Đức không có cái truyền thuyết Sinterklaas này cho nên họ chuẩn bị cho ngày chúa Giáng Sinh sớm hơn ở Hòa Lan. Bên ngoài nhiệt độ xuống thấp. Dường như một hay hai độ âm. Hai bàn tay lạnh buốt. Đôi lỗ tai của chàng bắt đầu cứng lại. Ngang qua cửa hàng bán văn phòng phẩm, chàng ghé vào, vừa để sưởi ấm, vừa để tìm mua tấm thiệp của thành phố, dự tính viết vài dòng gởi về cho cô bé thương yêu của chàng.

Chàng Thích thú nhớ lại cái “tính viết thư bất ngờ“ của chàng lúc còn…rong chơi của 30, 40 năm về trước. Thuở ấy, mỗi lần đi xa, chàng luôn luôn đem theo một vài phong bì, con tem, giấy plure và cây viết

Page 13: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 173

nguyên tử. Chàng nghĩ rằng, đến một nơi nào đó, chàng sẽ viết thư gởi về bạn bè quen thuộc, hay cho người cô bé chưa quen. Biết đâu...

Rồi một ngày kia đã đến trong đời chàng. Không những chỉ đến không thôi, mà thích thú hơn nữa, nó còn ở lại luôn với chàng cho đến…

Hôm đó là một ngày của dầu mùa Xuân năm 1974.Trong chương trình giành dân chiếm đất sau ngày ký hiệp định ngưng chiến Paris 27 tháng giêng 1973, Chính quyền Miền Nam đã chấp thuận cho Hội Hồng Thập Tự phân khu Miền Tây tổ chức đại hội Hồng Thập Tự tại đảo Sơn Rái, Rạch Giá.

Có tất cả 6 tỉnh Miền Tây gởi phái đoàn tham dự. Nhờ vào hoạt tính, và nhất là còn…độc thân, so với mấy ông già có vợ con đùm đề trong trường, chàng được trường đề cử làm trưởng phái đoàn Hồng Thập Tự, gồm một số học sinh lớp 9 và lớp 10 tham dự đại hội toàn Miền.

Dĩ nhiên ngày lên xe về Rạch Giá, và đêm xuống thuyền máy hướng ra đảo Lai Sơn, còn gọi là Hòn Sơn Rái, chàng không quên đem theo mấy cái “ thủ tục hành chánh” kia.

Bãi Bắc, một trong số 5 bãi biển đẹp của Sơn Rái.

Mới đó mà 4 ngày đại hội trôi qua. Đâu mà

nhanh quá vậy? Mấy tờ giấy vẫn còn nằm co queo, buồn thiu trong cái tuổi vải đầy cát biển. Tối hôm nay là buổi sinh hoạt văn nghệ thi đua cuối cùng. Ngày mai sẽ làm lễ hạ trại, chia tay.

Ban văn nghệ Trại Muỗi Rừng của Chương Thiện vừa diễn xuất xong. Không khí tranh giải càng lúc càng căn thẳng. Chàng ngỏ lời ban chấm thi, bỏ ra ngoài một chút. Trăng đã lặn từ lâu. Ngoài ánh đèn của chiếc máy phát điện thiếu công suất, đổ các tia sáng vàng nhạt yếu ớt quanh bãi cát làm sân khấu lộ thiên cho buổi trình diễn, phía bên ngoài trời tối hẳn. Tiếng sóng vỗ từng đợt chạy dài theo bãi cát bao quanh khu đảo, hòa vào tiếng gầm ghì của chiếc máy

phát điện có lẽ quá tuổi, đã tạo thêm cái ma quái của khu đảo hoang.

Rồi đến lượt ban văn nghệ Con Cá Lóc của Vĩnh Bình trình diễn. À Vĩnh Bình, Trà Vinh đó mà. Phải rồi, chàng chợt nhớ đến dấu vết của Vĩnh Bình. Đúng ra một ấn tượng đã khắc sâu vào trong tiềm thức của chàng. Bây giờ nó quay trở về. Con Cá Lóc Vĩnh Bình!

Chàng không còn quan tâm đến nội dung của phần trình diễn. Chàng đang nghĩ đến một vóc dáng quen thuộc mà chàng đã gặp. Phải rồi, một buổi tối nào đó trên thư viện của trường Đại Học Cần Thơ năm đầu tiên vừa mới khánh thành, năm 1966. Cô bé ngồi bên người chị, dáng vóc nhỏ tí teo, nhưng thật dễ thương. Cứ tưởng cô ta theo chị tham dự hội Người Nói Tiếng Anh ” English Speaking Club ” do Tổng Hội Sinh Viên tổ chức.. Chàng còn nhớ, ngay khi vào phòng họp, chàng kéo ghế ngồi cạnh cô bé. Và dường như chàng đã hỏi cô bé một câu gì đó. Chàng không nhớ nổi đã hỏi cô bé cái gì? Chắc là…tên gì? Ở đâu vậy? Học ban nào... chăng ?

Không cần thiết, chỉ cần biết rằng chàng có hỏi và chàng đã nhận được nụ cười thân thiện trên mội của cô bé. Thích thú.

Rồi năm sau, về Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, chàng ngạc nhiên khi thấy cô bé đang chuyện trò với các bạn cùng lớp dưới hàng cây còng bên nhóm Văn Khoa. Đôi ba lần trong suốt ba năm ở trường Đại Học Sư Phạm, chàng có thừa “dũng cảm” mời các cô bạn cùng lớp ra quán cà phê dưới gầm cầu thang của giảng đường Khoa Học để chuyện trò cho vui; nhưng chàng thiếu can đảm để ngỏ lời mời cô bé. Nhiều lắm, khi phải đối đầu, chàng chỉ có thể lãi nhải một hai ba câu lí nhí trong miệng, chẳng trúng trật vào đâu, rồi bỏ đi nuối tiếc.

Buổi thi đua văn nghệ vừa kết thúc. Chàng trở vào góp ý cùng ban giám khảo. Đội Cua Đồng Cần Thơ về hạng nhất….Đội Cá Lóc hạng năm và đội Muỗi Rừng nắm cờ chót. Không sao- tôi đến an ủi các em trong lớp.

Mọi người tản ra ngoài. Mặc dù đã khuya nhưng dường như không ai chịu đi ngủ để mai xuống thuyền trở vê đất liền. Chia tay dù ở trường hợp nào cũng xao xuyến. Chia tay của lớp tuổi học trò, sau gần tròn một tuần lễ sinh hoạt với nhau trong tình huynh đệ Hồng Thập Tự, càng quyến luyến hơn. Từ trại này, các em qua trại kia, trao nhau địa chỉ, trao nhau quà kỷ niệm. Lưu luyến và thân thương. Có ai biết được rằng trong tuần lễ sinh hoạt vừa qua, lại không nảy sinh mối tình nào đó, ghi lại kỷ niệm một đời của những ngày trên đảo Lại Sơn?

Chàng cũng đi tìm, nếu không cùng cung cách của tuổi học trò, thì ít ra cũng cùng mơ ước của con

Page 14: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 174

người. Đi tìm bóng dang của một người. Chàng tìm đến trại Con Cá Lóc Vĩnh Bình, với lá thư trên tay. Gởi cô Mỹ Phụng. Tôi nhìn cô học trò trưởng toán, tin tưởng. Cô học trò cười tỏ vẻ chọc ghẹo. Cô giáo của em đó! Thầy quen cô Phụng hả? Em sẽ trao cho cô. Thấy đừng lo! Đừng quên nhé.

Đó là món quà đầu tiên của chàng gởi cho cô bé, khi chàng dẫn đám học trò tham dự đại hội của 34 năm về trước.

Cô bán hàng đến hỏi một câu tiếng Đức khi

thấy tôi soi mắt vào khối hình…trái tim màu đỏ nằm phía bên trong tấm cửa kinh. “Xin lỗi, tôi không phải người Đức, tôi từ Hòa Lan đến”. Lối phát âm tiếng Hòa Lan của những người quá tuổi như chàng, với sợi dây thanh quản trong cuống họng cứng đơ, trở nên trật

điệu. Nhưng rất may, cô bán hàng cũng hiểu ý, tôi nghĩ vậy. Bởi vì ngay sau đó cô ta mở cửa kính, lấy … trái tim trao cho tôi.

Ngôn ngữ Hòa Lan là một tập hợp của tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh. Đó là hậu quả của các cuộc chiến tranh, tranh giành đất đai kéo dài hàng trăm năm của thời trung nguyên. Tính tự ái của dân tộc như chúng ta đã từng thấy của dân tộc Việt khi bị Tàu đô hộ hay dưới sự bão hộ của Pháp, đã nhai nhái lại, hay thay đổi vài âm điệu cho có tính đặc thù. Tiếng Hòa Lan cũng vậy. Vì thế người Đức và người Hoa Lan chính gốc dễ hiểu nhau mặc dù không cùng cách phát âm.

Với nụ cưới đắc ý khi nghĩ đến tối nay trao trái tim màu đỏ làm quà cho cô bé của ngày xưa, chàng tiến đến quay hàng.

Tuyết đã ngưng rơi từ lúc nào chàng không hay biết. Bầu trời trong xanh và tạnh khô. Ra khỏi cửa, sửa lại cái áo choàng, chiếc khăn quàng cổ, chàng vội chen vào đám người không cùng ngôn ngữ. Vừa nâng niu món quà trong tay, vừa huýt sáo theo âm điệu Boston trong nhạc phẩm mà chàng ưa thích nhất của Nhạc sĩ Từ Cộng Phụng, “Bây giờ tháng mấy rồi hởi em”, chàng tiến về điểm hẹn.

Trần hữu Sơn.

Hòa Lan mùa Đông 2008

Tàu Cửu-Long 199 của tiệm Hiệp Hưng, rời bến Bạch Đằng, cầu Tiệm Tương ( Nhà máy Đông Thăng) Trà-Vinh đêm 16/5/1979. Tàu bị đục cho chìm sau khi ủi vào bải biển hẻo lánh, bến bờ tự do tại Teluk Dalam –

Indonesia June 1979 (Ành của Lương Tuấn Anh tăng Hội Ái Hữu Trà-Vinh)

Page 15: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 175

Con Boà Xuï Lucky Nguyễn

Mỗi khi nhớ đến quê nhà Trà Vinh thì không sao quên được hình ảnh những người bà con chòm xóm láng giềng thân yêu, và nhất là những bạn trang lứa thuở nào của xứ Dừa Đỏ nghèo nàn, một nơi còn bị cô lập với thị thành và thế giới bên ngoài kể từ khi quân đội Nhật Đầu hàng Đồng Minh... Rồi đến khi quân đội viển chinh Pháp theo chân phái đoàn gìn giữ hòa bình của Anh Quốc giải giới quân đội Nhật tại Đông Dương, Pháp lập lại chế độ thuộc địa với danh nghỉa “Việt Nam độc lập trong Liên Hiệp Pháp”... Thế là cả nước Việt Nam lại bị cái trồng đô hộ lần thứ hai của thực dân Pháp kéo dài cho đến 20 tháng7 năm 1954...ngày mà đất nước bị chia đôi.

Sau khi Tây tái chiếm tòa tỉnh Trà Vinh, chính quyền cách mạng Việt Minh phải rút về nông thôn tổ chức du kích chống Pháp. Dừa Đỏ là một trong chốn thôn quê đó bị cô lập với thành thị bởi chính sách tiêu thổ kháng chiến của Việt Minh... Với cái tuổi vừa lên năm lên sáu chưa hề đủ nhận thức được chiến tranh là cái gì của đám trẻ trong vùng: thằng “Thầy Chùa Lửa”, thằng Cà Lâm và con Bồ Xụ, nhưng cũng có những sự việc chúng nó không thế nào dễ dàng quên được. Cái thằng tên là Thầy Chùa Lửa do bạn bè gọi nó bởi vì trên đầu nó luôn luôn bị hớt trọc, bởi tóc nó mọc ra quá nhanh nên cha mẹ nó muốn cạo trọc đầu để đở tốn tiền hớt tóc, vã lại đầu nó luôn bị ghẻ nhọt nổi liên tiếp như một núi lửa sẵn sàng phun mủ và máu trên đầu của nó. Thàng bạn Cà Lâm cùng xóm rất thân nhưng nó có bệnh nói cái gì cũng phải lập đi lập lại “cái mà... cà mà...” nhiều lần rất cực khổ mà nói không thành câu. Chúng nó lại có thêm con bạn cùng học chung lớp tên là con Bồ Xụ cùng tróng gần trường học.

Từ khi quê nhà Dừa Đỏ có những người lính của tiểu đoàn 307 về ở trong xóm, chúng thường được mấy ông lính nầy dạy ca hát bài Tiểu đoàn 307, Đời Sống Mới, Bài Tự Túc v.v... Những người bộ đội nầy thường ở luôn trong nhà dân chúng, những nhà cửa khang trang rộng rải trong vùng đều có họ trú ngụ và làm việc.... Rồi sau khi cây cầu đúc Dừa Đỏ bị phá sập, và cũng là thời gian chợ Dừa Đỏ bị cấm nhóm làm cho vùng Dừa Đỏ rơi vào bầu không khí yên lặng rợn người. Mỗi khi có việc đi ngang qua khu chợ nầy đã gieo vào mọi người một cảm giác ớn lạnh sợ sệt lo âu trong lòng, nhất là những lúc trời tối có gió thổi mạnh ù ù ngang tai, rồi nhìn lên khu đất là chợ khi xưa rộng lớn trong cảnh hoang tàn, cỏ lau sậy mộc um tùm và thường hay có xảy ra phe nhóm “anh chị Dừa Đỏ”, thành phần bất hảo, giả dạng du kích lên tiếng kêu “ghe ghé” xét hỏi giấy tờ rồi thừa cơ cướp của người đi đường khi trời tối lở đường... Rồi khu Dừa Đỏ thường bị quân Pháp bắn cà nông “Ô Bi” hay “Ô Bít”, “Mọt Chê” nên nhà nào cũng có đào hầm chung quanh nhà tránh pháo kích và máy bay đến oanh kích, và nhà nào cũng làm cái “trảng-xê” rất lớn trong nhà và có khi cả nhà giăng mùng ngủ luôn trong ấy khi đêm về... để khỏi chay trốn “ô bít”giữa đêm khuya... Rồi cảnh khổ chạy giặc, trốn Tây ruồng bố, ôi cuộc sống của người dân sao mà cực khổ biết bao! Có khi Tây đi ruồng mà ở lại đêm ở chợ Dừa Đỏ, Long Thuận, Rạch Cát hay Rạch Rô... là dân Dùa Đỏ phải trốn chui trốn nhủi liên tiếp mấy ngày trong rừng, mặc cho đói khát, muổi mồng đỉa vắt....Giặc Tây đi đến đâu chúng bắn giết, đốt nhà và hảm hiếp đàn bà con gái, trai tráng thanh niên bị chúng bắt đi, hay giết chết tại chổ... Khi chạy giặc về thì nhà cửa chỉ còn đống tro tàn... Sau một thời gian khá lâu, chợ Dừa Đỏ được dời về nơi Cầu Ống ở Rạch Đập, nhưng chỉ được phép nhóm vào ban đêm và cũng tùy theo con nước mà nhóm từ năm giờ chiều đến chín giờ tối... Có khi chợ đang nhóm mà có tiếng báo động “máy bay địch đến” thì mọi người ai nấy lập tức tắt đèn cho đến khi hết còn nghe tiếng máy bay mới đốt đèn buôn bán lại, Đó cũng là dịp cho lủ bất lương được dịp trổ tài làm việc...cướp giựt. Rồi có một ngày nọ, trẻ con trong vùng nầy có được cái hân hạnh tiếp tục cấp sách đến trường. Trường học thuở ấy chỉ là một căn nhà nhỏ cạnh bên nhà ông Sáu Bân, một nhà hảo tâm trong xóm, lợp bằng lá dừa nước trên khoảnh đất khá rộng bên cạnh nền nhà của ông. Trường có bóng mát của cây xoài,

Page 16: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 176

cây lê-ky-ma, mấy cây dừa sát bờ ao, khu đất được bao bọc xung quanh toàn là lá dừa nước, ao vủng, và xẻo nhỏ cho ghe xuồng ghé bến. Nhờ vậy mà có chổ cho trẻ con trong xóm Rạch Mát và những vùng lân cận như Rạch Đập, Đập Ranh, Đập Sơn, Rạch Rô, Long Thuận v.v... kéo đến xin theo học khá đông. Trường chỉ có hai lớp –Lớp năm, và lớp Tư- do thầy Mười Lợi phụ trách. Thầy là người trong xóm đứng ra dạy vì yêu mến tiếng Việt, vừa yêu nghề gỏ đầu trẻ. Dạy học không được trả tiền công, học trò của thầy là những trẻ mù chữ trong xóm rất hiếu học; có đứa phải băng đồng lội ruộng từ xa xôi hẻo lánh, bất kể mưa nắng hay phải lội qua mương, xẻo, cầu khỉ cheo leo, hay phải cởi hết quần áo lội qua sông rồi mặc đồ lại, mới tiếp tục đi đến được trường và tình trạng học trò đi sớm hay trể là chuyện bình thường... Học trò vùng quê nên cũng có những miển trừ ngoại lệ trong vùng tùy theo vụ mùa trong vùng, tùy theo con nước lên xuống mà đi học đều đặn. Đặc biệt có học trò lứa tuổi 15 hay 17 tuổi ngồi học lớp Năm (tức lớp vở lòng vào thời ấy). Vào lớp học chưa lâu đủ cho thầy nhớ tên trò thì học trò đã nghỉ học để ở nhà cưới vợ, gả chồng... Lớp Năm chỉ kéo dài hơn hai giờ là xong, rồi thầy sang qua dạy lớp Tư, lớp nầy hầu hết học trò từ 9, 10 tuổi trở lên, vì ở thôn quê người ta thường cho con đến trường học rất trể vì lý do an toàn phải đi qua cầu, qua sông rạch... Lớp nầy cũng có những học trò đặc biệt...lớn tuổi 18, 19 tuổi vẫn còn theo học-vì theo lệnh của cha mẹ mà phải cấp sách đến trường để học cho biết chữ trước khi được làm phận sự làm con “cha mẹ đặt đâu thì phận làm con phải ngồi đó”... Phần đông các học sinh lớn tuổi nầy là con cái của người đủ ăn, hay những gia đình không muốn con cái dốt, ở nhà làm ruộng hay cưới gả sớm...Tội nghiệp cho ông thầy Mười Lợi, vì yêu trẻ, yêu nghề dạy học mà đứng cả mấy lớp một ngày mà chả có ai trả lương cho thầy, ngoài những túi xách rau cải , trái cây của phụ huynh gởi các học sinh đem đến để đền ơn thầy, lâu lâu có được túi gạo, vài con cá, hay vào dịp tết có bánh mức và miếng thịt luộc hay một con vịt, gà là quí lắm đối với thầy...

Con Bồ Xụ có mặt trong lớp nầy với thằng Cà Lâm và thằng Thầy Chùa Lửa đến hơn hai năm rồi cùng đồng cảnh ngộ với rất nhiều đứa khác, phải học lại lớp Tư, vì không còn lớp lào cao trong vùng để cho chúng nó lên lớp! Nó là con của Dì Tư Thạch làm nghề bán bánh bò nuôi sống gia đình, trong một căn nhà khá tươm tất, nhưng không có bóng dáng người đàn ông nào. Chúng nó thường đi qua lại với nhau bởi những cái cầu khỉ lót bằng thân cây cau già qua cái xẻo nhỏ trong xóm. Ba đứa chúng nó thường gặp nhau chơi rất thân ở trường cũng như sau khi tan học vào những giờ

giấc rảnh rổi, Cả ba đứa nó thuộc thành phần học lại lớp Tư nên chỉ học với làm toán và thuộc cửu chương, đọc lại bài trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư nên chúng tôi rất thường lo ra, lười biếng, và không chăm chỉ lo cho việc học cho tốt mà chỉ mong sao mau đến giờ chơi để đánh trổng, đá gà, hay vớt cá lia thia, hái cỏ non cho dế ăn... làm chòi chơi, hoặc đi thả diều, và thường khi đánh trận giả Tây đi ruồng trang bị với ống thục, với tiếng nổ lốp bốp do lấy bập dừa nước đập trên nền gạch...hay sóng tàu chuối làm súng liên thanh... Con Bồ Xụ tuy nó đã hơn chín tuổi rồi mà mỗi khi đi đâu về đến nhà là nó ôm má nó đòi “bú một miếng” rồi mới đi chơi tiếp tục...Nó vạch áo má nó, ngả vào lòng má nó, nó bú liền khi...bú ngon lành trước mặt bạn bè, ngay cả khi nhà nó đang có khách...Nó không hề e thẹn hay mắc cở gì cả, nó rất tự nhiên, bú từ vú bên trái rồi vú bên phải,,, mà tay thì mân mê ôm thắt lưng má nó... Thường khi đang chơi với bạn bè, dù dang vui vẻ say sưa hứng thú đến đâú, hay bất cứ ở dâu, đột nhiên con Bồ Xụ nói “Tao phải về bú một miếng. Tao nhớ má tao” Thế là nó bỏ chơi, đi về một mạch...Măc kệ cho bạn bè trách móc nó hay mắn nhiếc nó sau lưng.

Một lần nọ trên đường đi học về, có thằng Thầy Chùa Lửa, với thằng Cà Lâm cùng ghé vào nhà Con Bò Xụ. Má nó đang bận rộn làm bánh bò nhiều màu: đổ bột trong mấy cái muổng bẳng thiếc ăn canh, sắp sửa để vào hấp bằng cái trả bằng đất to tướng, với nhiều lớp chồng lên nhau, khói và hơi nóng bay nghi ngút với mùi bánh rất thơm... Má nó bận rộn liền tay mong sao cho xong cử bánh đi bán trưa ở lối xóm và cũng để sửa soạn cho phiên chợ tối... Thế mà khi mới bước vào nhà thì nó kêu ầm lên như có vẻ bệnh hoạn hay đói khát đâu cả tháng lâu lắm không bằng... -Má! Má cho con bú miếng, con thèm vú má quá!... hụ.. hu.ï..ẹ..ẹ...!(với giọng điệu nhỏng nhẻo muốn nằm vạ của nó).. Rồi nó chạy lại ôm lưng má nó

Page 17: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 177

đang ngồi khom khom trên cái ghế bên cạnh cái bộ ván đang bày la liệt dụng cụ là bánh. Má nó quát lên “ Đi chổ khác. Tao bận lắm mầy thấy không? Đồ con quỉ. Đồ con ăn hại. Tao làm không kịp mầy thấy không?”

Miệng nói tay bà đẩy Con Bồ Xụ ra. Nhưng nó cố bám vào lòng bà. Nó vẫn tự nhiên vạch áo má nó đút đầu vào ngực má nó mà bú tự nhiên như trẻ nít không hề có chút gìn giữ ý tứ hay e thẹn mắc cở là gì cả... Không đầy mười tiếng đếm từ một đến một trăm thì nó buông má nó ra và kêu lớn lên: - Thôi đủ cho bửa nay rồi! Tui đi chơi với tụi nó à nghe má.

Má nó chỉ lầm bầm mắn nó cho qua việc: “Đồ con ăn hại... Đồ con phá đám...”

Liền khi đó thằng Cà Lâm cố nói cho thành câu với nó: “ Mầy.. Mầy ... mầy đã lớn ... lớn rồi... lớn rồi mà mầy còn bú vú má mầy nữa. Mầy là đồ con gái hư...hư... hư đó mầy. Mầy có biết mắc cở không?..” Con Bò Xụ cải lại: “Tao thương má tao, tao nhớ má tao nên tao bú chớ động gì đến ai mà mầy nói tao là đồ con gái hư. Tao nói cho mầy biết, khi nào tao đi lấy chồng thì tao mới hết bú vú má tao. Chỉ có thứ đồ ngu như mầy nên không làm điều gì chứng tỏ cho mầy thương má mầy... “

Mặc kệ cho bạn bè nghỉ gì về nó, nó vẫn thản nhiên chạy ù ra sân hối thúc tụi bạn nó về nhà cất sách vở rồi ra làm chòi chơi với nó dưới gốc cây dong đồng cạnh đường đi của nhà thằng Cà Lâm. Thằng Thầy Chùa Lửa với thằng Cà Lâm không muốn tranh cải nên bỏ đi ra về luôn. Sau đó nhiều lần Con Bồ Xụ có kể cho chúng bạn nó biết.: Con Bồ Xụ mất cha sớm, nên má nó rất cưng và chìu chuộng nó. Bà cho nó bú vì bà muốn coi nó còn nhỏ như em bé đề bà bồng bế nó nên không muốn dứt sửa. Bà để nó bú đến cạn bầu sửa thành thói quen để mẹ con đồng tỏ tình thương yêu với bầu sửa mẹ...

Sau đó rất lâu, có một lần Tây đi ruồng ở lại Dừa Đỏ rất nhiều ngày, dân chúng trong vùng chạy tản cư tứ tán khắp nơi... Đến khi thằng Thầy Chùa Lửa về thì không còn nhà của nó nữa, nhà nó và nhiều nhà bà con trong xóm của nó cũng bị cháy, mấy ông lính tiểu đoàn 307 không còn ở lại trong xóm nửa, ngay cả nhà của Con Bồ Xụ và thằng Cà Lâm cũng không còn trở lại, mặc dầu nhà của chúng nó không bị cháy. Thằng Thầy Chùa Lửa về cùng gia đình cất lại căn lểu nhỏ trên nền nhà xưa để ở tạm tránh nắng trốn mưa, với cái đầu óc quê mùa khờ dại của nó, nó nhớ bạn thường chơi chung với nhau ngày nào. Có khi nó ngồi chẻ tre chuốt đủa và cạo mẻ dừa khô làm chén cho cả nhà ăn cơm mà nó rất nhớ tới Con Bồ Xụ và thằng Cà Lâm. Dừa Đỏ của chúng nó sau đó bị biến thành “Xả Chiến Đấu” với đường xá bị rào cản gai góc với nhiều

hầm hố chông bẩy, đến nổi người trong xóm chỉ có cách chuyền trên đầu bập dừa mà đi lại với nhau... Rồi thằng Thầy Chùa Lửa cũng phải rời Dừa Đỏ ra tỉnh Trà Vinh lánh cư và tiếp tục đi học. Đến bây giờ nó nhớ quê hương và nhớ bà con cùng bạn bè của nó lắm!

Lucky Nguyễn

Ta Ñôïi Em Töø 30 Naêm Tructhanhan

Từ đồi núi, áo xanh về phố thị Em mang theo quyền phép tuổi hai mươi Xin thân ái nối vòng tay qũy đạo Cho đam mê hoài niệm giữa làn môi! Nụ hôn đó anh xin dành trọn kiếp Xác thân gầy tẩm liệm thịt da say Mỗi hơi thở mỗi một nhịp đồng thiếp, Mỗi thở dài lay động một vì sao. Từ đồi núi cô liêu chừ thức giấc Đưa em từ mây trắng xuống bình nguyên Dang tay ấm thở dài qua lục địa Đỉnh đam mê ân ái nói sao vừa. Em huyền hoặc một nửa đời phiêu bạt Tuổi đá buồn hư thực hỡi dung nhan Hãy cảm tạ những chiêm bao huyền hoặc, Là hành trang những lần lên xứ thượng. Nhân dáng đó như vần thơ trinh bạch Từng ngón tay thu hẹp những âm giai Đưa vũ khúc núi đồi về hoang đảo Đỉnh đam mê, ân ái nói sao vừa! “Anh thầm nhủ niềm tin nầy mạc-khải Cho man di xâm chiếm khắp hình hài Cơn bão táp giữa khoang thuyền ân-ái Nghe dập-dồn êm-nhẹ vết tâm-thương”.

Tructhunhan

Page 18: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 178

Nguyeãn Vaên Nhöït

ói đến thời gian người ta nghỉ ngay đến sự thay đổi. Với thời gian, một người thù sẽ trở thành một người bạn, họăc trái lại. Một đứa bé trở thành một cụ già, và còn nhiều thay đổi nữa. Trong giới hạn của bài nầy, người viết không luận bàn về sự thay đổi của chính trị, lịch sử, nhân văn . . . mà chỉ chú ý đến địa lý, đïia hình mà thôi . ước chảy đá mòn hay bể hóa cồn dâu. Theo thời gian thì không gian sẽ thay đổi. Gần đây với hiện

tượng hâm nóng toàn cầu, những tảng băng vùng nam cực và bắc cực đã tan từ từ. Mực nước biển đã cao hơn trước làm cho những vùng đồng bằng có độ cao bằng mực nước biển phải lo ngại sẽ bị chìm từ từ. Trà Vinh và những tỉnh ven biển sẽ có thể lại chìm sâu trong nước biển. Những trận động đất, bão lụt xảy ra liên miên. Nhưng những thiên tai nầy chỉ được gọi là nhỏ nhoi chưa đủ làm thay đổi bộ mặt trái đất. Thay đổi hình dạng lục địa chính là do các trận đại hồng thủy.

BAÛN ÑOÀ LUÏC ÑÒA CAÙCH NAY KHOAÛN 1 TRIEÄU NAÊM= TRÖÔÙC ÑAÏI HOÀNG THUÛY 200.000 NAÊM + 800.000 NAÊM TÖØ ÑAÏI HOÀNG THUÛY THÖÙ NHÖÙT TÔÙI NAY

Các khoa hoc gia đã dí dõm so sánh vỏ trái

đất và vỏ một hột gà thì có nhiều nơi vỏ trái đất còn mỏng hơn vỏ hột gà?! Vì phải vận hành liên tục với một tốc độ kinh khủng xung quanh mặt trời, cộng với sức ly tâm và sức hút của mặt trời, nên trong lòng quả

địa cầu không thể nào yên được. Là một chất lỏng quá nóng lúc nào cũng rung chuyển và có khuynh hướng bung ra ngoài. Đó là các yếu tố cơ học tự nhiên phát sinh ra các trận đại hồng thủy. Một yếu tố khác quan trọng hơn đó là sự biến dịch siêu nhiên của vũ trụ mới

Page 19: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 179

chính là nguyên nhân của đại hồng thủy.(Xin miễn đề cập trong bài nầy) . Theo thời cận đại của trái đất thì

đã có 4 trận đại hồng thủy. (Trước đó thì chưa có tài liệu chính thức về trái đất)

BẢN ĐỒ THẾ GIỚI SAU TRẬN ĐẠI HỒNG THỦY CHÓT POSEYDONIS (CÁCH NAY KHOẢNG 12,000 NĂM)

Nhà bác học Enstein, cha đẻ của thuyết tương

đối sau nhiều năm nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng: “Không có gì tuyệt đối cả”, nhưng lại cho rằng: “vạn vật trong vũ trụ theo thời gian đều biến đổi.” Câu nầy có phải là tuyệt đối hay không?

Là đồng hương Trà Vinh nói riêng, người Việt Nam nói chung, chúng ta đang lưu vong ở Mỹ, ta thử tìm hiểu theo dòng thời gian tỉnh Trà Vinh cũng như nước Mỹ mà ta đang tạm trú có gì thay đổi không, nếu có thì đã thay đổi như thế nào?

Theo các nhà nghiên cứu địa chất và khảo cổ đã dùng chất carbon 14 để định tuổi tại mỗi địa phương và các nơi có thể nghiên cứu được đã đồng ý và đưa ra kết luận rằng: Trái đất mà chúng ta đang ở cách nay khoảng 1.000.000 năm (một triệu năm) thì hoàn toàn khác với bản đồ trái đất hiện giờ.

Lúc bấy giờ thì nước Việt Nam của chúng ta dính liền với Úc Châu. Phillippines và Indonesia là một. Trung Hoa và Nhựt Bổn cũng là một. Châu Mỹ chưa thành hình. Dỉ nhiên nước Mỹ và Canada chưa cóù. Về nhân chủng học, thì các giống dân thứ nhứt đến thứ ba thì không còn nửa sau trận hồng thủy

chót.(Xin xem các giống dân) Có thuyết cho rằng giống dân nguyên thủy của Việt Nam, Phi. và indo. là cùng chung một chủng tộc!? Vào thời điểm nhiều người Việt vượt biên để tìm tự do đã đến Phi, đã đến Indo. đã nhận thực rằng mình khó có thể phân biệt được người nào là Việt, người nào là Phi và Indonesia nếu chưa nói lên ngôn ngữ tiếng nói riêng của nước mình. Về hằng hải, các nhà nghiên cứu độ sâu của lòng biển thì có giả thuyết cho rằng, nếu mực nước biển rút xuống thấp hơn hiện giờ 12 thước (met) thì người Việt Nam có thể đi bộ đến Phi và Indo dể dàng? Theo các nhà nghiên cứu về bản đồ địa cầu thì trước Thiên chúa Giáng Sinh 10.000 năm có trận Đại Hồng Thủy- Được gọi là Đại Hồng Thủy Chót có tên là “Poseydonis”. Từ đó đến nay chưa có trận Đại Hồng Thủy nào cả. Nhân loại tiên đoán rằng sẽ xảy ra trận Đại Hồng Thủy Thứ Năm. Nhưng ai biết được sẽ xảy ra vào năm Nào? Đó sẽ là ngày tận thế? Đó sẽ là ngày sàng loc, mười phần chết bảy còn ba. Chết hai còn một ? Một còn nầy là những chính nhân ăn hiền ở lành , tu nhân tích đức mới được hưởng cái đại phúc nầy

Page 20: Hình bên kia là ông nhà tui, ba s ắp nhỏ đi ruộng Hai tuần ... · Lược, nhờ vậy con cá Cộng Sản có sông nước tha hồ vẫy vùng để rồi sau đó

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 180

Sau trận Đại Hồng Thủy chót đến nay thì

diện mạo của trái đất không thay đổi là bao. Chỉ có vùng Sahara và vùng Mongolia còn là vùng biển mênh mông. Nay đã trở thành vùng sa mạc mênh mông. Đúng như câu “bể hóa cồn dâu”. Việt Nam đã tách hẳn ra với philippines và Úc Châu. Ta thấy chỉ những vùng ven biển thì có thay đổi chút ít. Thí dụ như các tỉnh thuộc Nam Phần Việt Nam là do phù sa của sông Cửu Long và Đồng Nai từ từ bồi đấp mà thành. Dỉ nhiên tỉnh Trà Vinh thân yêu của chúng ta cũng chưa được hình thành một cách tròn trịa như bây giờ!. (Người ta đo được mỗi năm tại Bãi Bùn thuộc Cà Mau mỗi năm đất phù sa bồi thêm được 20 met. Huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh là 15 met/năm)

Thay đổi nhiều nhứt là Mỹ và Canada. Từ dưới lòng biển sâu mà biến thành lục địa! Ta hãy tìm hiểu một phần nào sự thay đổi đó ra làm sao.

Từ tiểu bang California theo quốc lộ 15 xuyên qua Las vegas tiểu bang Nevada qua vùng biên giới South Utah và North Arizona. Chúng ta sẽ qua từ vùng thấp của sa mạc. Nơi đây đang ở độ sâu thấp hơn mực nước biển, xung quanh là những sa mạc, đồi núi trùng trùng ngăn không cho nước biển vào. Là sa mạc

có độ mặt bằng thấp nhứt thế giới. Vì ở mực độ quá thấp nên chịu một khí hậu thật khắc nghiệt. Mùa hè thì quá nóng, mùa đông lại quá lạnh. Nơi được xem là nóng nhứt thế giới và cũng là lạnh nhứt thế giới. Nơi đây có một cây cột nhiệt kế thật to.và cũng được thêm một kỷ lục nửa là to nhứt thế giới.

Chúng ta sẽ thích thú khi nhìn tận mắt những khối đá kết thành hình vòng cung ở công viên quốc gia (Arches National Park), Nơi đây được tổng thống Johnson ban hành đạo luật ngày 12 tháng 9 năm 1964 chánh thức thành công viên thứ 32 của quốc gia.Với diện tích rộng hơn 73.000 mẫu Anh, Nơi được xem là vùng cao nguyên đồi núi có hình dạng lạ, nhiều và rộng nhứt thế giới. Có cả hằng ngàn khối đá với nhiều hình dạng khác nhau, nhứt là hình vòm cung thật lạ mắt. Đó là do kết quả của thời gian với yếu tố xâm thực cửa nước biển, cộng với sức mạnh của gió và nước đá mà thành.

Chúng tôi đã đến viện bảo tàng nơi đây. Họ đã khéo léo chưng bày những mẫu khối đá nhỏ, đã lấùy ra từ các độ cao khác nhau, các mẫu thành phần cấu tạo khác nhau. Có những viên đá được chú thích rõ ràng là hình thành hơn triệu năm.