hồ chí minh về tình hữu nghị việt - Ấn

15
H CH MINH V TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT -N PGSTS.Trương S Hng (Viện nghiên cứu Đông Nam Á) Là người tri thức châu Á, ngay từ thời còn trẻ, sau khi xuất dương tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã để tâm tìm hiểu và nghiên cứu về hai nền văn minh Ấn Độ. Với xã hội Ấn Độ cổ truyền trên dưới 100 năm trước, khi Mác – Ăngghen nghiên cứu và đã chỉ ra rằng: “Tính chất đơn giản của hình thái kinh tế tự cung tự cấp của những cộng đồng, luôn luôn đẻ ra những cộng đồng cùng một hình thức; và nếu ngẫu nhiên mà bị phá hủy đi chăng nữa, thì cũng lại được khôi phục lại trên địa điểm cũ và lấy lại tên cũ. Tính chất đơn giản đó làm cho chúng ta hiểu rõ được tính chất bất di bất dịch của những xã hội châu Á.” (1) Chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập châu Á đã làm đảo lộn thực tiễn đó. Và theo Din đn Nu ưc hng ngy của Mác thì: “nước Anh có hai sứ mnh Ấn Độ, một là phá hoại, hai là phục hưng- nghĩa là tiêu dit xã hội châu Á cũ và đem lại châu Á những cơ s vật chất của xã hội phương Tây.” (2) . Đến lượt mình, Nguyễn Ái Quốc xem xét Ấn Độ như hoàn cảnh mất nước của người Vit Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp từ năm 1858, nên Người sớm quan tâm đến vic gieo mầm và vun đắp tình hữu nghị Vit - Ấn. Từ nửa sau thế kỷ XVIII, Anh và Pháp tranh nhau xâm lược Ấn Độ, rồi thực dân Anh đã chiếm được toàn bộ. Tháng 8 năm 1947 Anh buộc phải trao trả độc lập 1

Upload: longvanhien

Post on 19-Nov-2014

979 views

Category:

News & Politics


1 download

DESCRIPTION

Bài viết của PGS.TS. Trương Sĩ Hùng đăng trên vanhien.vn (Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam).

TRANSCRIPT

Page 1: Hồ Chí Minh về Tình hữu nghị Việt - Ấn

HÔ CHI MINH VÊ TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT -ÂN

PGSTS.Trương Sy Hung

(Viện nghiên cứu Đông Nam Á)

Là người tri thức châu Á, ngay từ thời còn trẻ, sau khi xuất dương tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã để tâm tìm hiểu và nghiên cứu về hai nền văn minh Ấn Độ. Với xã hội Ấn Độ cổ truyền trên dưới 100 năm trước, khi Mác – Ăngghen nghiên cứu và đã chỉ ra rằng: “Tính chất đơn giản của hình thái kinh tế tự cung tự cấp của những cộng đồng, luôn luôn đẻ ra những cộng đồng cùng một hình thức; và nếu ngẫu nhiên mà bị phá hủy đi chăng nữa, thì cũng lại được khôi phục lại trên địa điểm cũ và lấy lại tên cũ. Tính chất đơn giản đó làm cho chúng ta hiểu rõ được tính chất bất di bất dịch của những xã hội châu Á.” (1) Chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập châu Á đã làm đảo lộn thực tiễn đó. Và theo Diên đan Nưu ươc hang ngay của Mác thì: “nước Anh có hai sứ mênh ơ Ấn Độ, một là phá hoại, hai là phục hưng- nghĩa là tiêu diêt xã hội châu Á cũ và đem lại châu Á những cơ sơ vật chất của xã hội phương Tây.”(2). Đến lượt mình, Nguyễn Ái Quốc xem xét Ấn Độ như hoàn cảnh mất nước của người Viêt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp từ năm 1858, nên Người sớm quan tâm đến viêc gieo mầm và vun đắp tình hữu nghị Viêt - Ấn.

Từ nửa sau thế kỷ XVIII, Anh và Pháp tranh nhau xâm lược Ấn Độ, rồi thực dân Anh đã chiếm được toàn bộ. Tháng 8 năm 1947 Anh buộc phải trao trả độc lập cho Ấn Độ; khi họ đã chia Ấn Độ thành hai nước: 1- Ấn Độ bao gồm chủ yếu là người theo đạo Brahma (còn có tên gọi là đạo Hindu hay Balamôn theo cách phiên âm Hán tự). 2 - Pakixtan chủ yếu bao gồm những người theo đạo Hồi; đồng thời họ cũng tạo ra một vùng đất tranh chấp Casơmia giữa Ấn Độ và Pakixtan. Và lịch sử ngày một biến chuyển, ngày 26 tháng 1 năm 1950 nước Cộng hòa Ấn Độ tuyên bố thành lập.

Trong bài Phong trao cách mạng Ấn Độ, trên tạp chí La Revue Communiste, số tháng 8 & 9 năm 1921 ơ Pari, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Mahátma Găngdi đã đặt viên đá đầu tiên để dựng lên thuyết bất hợp tác và bất bạo động. Đường lối đó được theo đuổi một cách thắng lợi. Trẻ em rời bỏ trường học của người Anh. Các luật sư rời bỏ tòa án của người Anh. Các viên chức và thợ thuyền không làm viêc trong các công sơ và nhà máy mà chủ là người Anh. Không còn quan hê, không còn buôn bán giữa người Anh và người Ấn. Để giữ vững phong trào, cần phải có những quỹ cứu tế. Trong thời gian ba tháng, người

1

Page 2: Hồ Chí Minh về Tình hữu nghị Việt - Ấn

ta đã quyên được hơn 60 triêu phrăng. Những người Ấn Độ giầu có lấy nhà mình làm trường học. Những vụ kiên được đưa ra xử trước các tòa án bản xứ mới thành lập. Một số người Ấn Độ tự nguyên góp đến ba mươi triêu đồng một năm “cho đến khi độc lập hoàn toàn.” (3)

Viết được bài báo có nhiều chi tiết cập nhật, xác thực như thế chứng tỏ ngay bước đầu cầm bút, Nguyễn Ái Quốc đã tìm hiểu khá kỹ tình hình chính trị xã hội ơ Ấn Độ. Trước tình cảnh nhân dân lao động và các tầng lớp nhân dân lao động đang bừng dậy khí thế đòi độc lập dân tộc, đòi quyền sống tự do ngay tại đất nước của mình, hăn rằng các cấp lãnh đạo đất nước và các tầng lớp nhân dân Ấn Độ cũng mong được dư luận quốc tế ủng hộ. Với tiếng nói của nhà báo yêu nước Nguyễn Ái Quốc, hình ảnh đất nước và con người Ấn Độ hiển hiên trước mắt người đọc như một đoạn băng tư liêu hiếm gặp. Năm 1926 trên báo Ngươi cung khô (Le Paria ) do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, Người đã có bài viết về sự rên xiết của nhân dân Ấn Độ dưới ách đô hộ của thực dân Anh. Trong bài Lôi cai tri cua ngươi Anh, Nguyễn Ái Quốc viết: “Đầu năm nay, thủ đô chính thức của Ấn Độ thuộc Anh bông nhiên thấy buộc phải áp dụng Đạo luât phong thu Ấn Độ năm 1918, tức là đạo luật bất thường, tăng cường thiết lập trật tự giới nghiêm. Dưới chế độ ấy, tất cả những viên chức và cảnh sát người Anh, từ cấp thanh tra trơ lên, đều có quyền bắt bớ và giam giữ những người Ấn Độ bị tình nghi, không làm thủ tục cũng chăng cần xét xử gì cả. Chỉ trong một buổi sáng mà các trường trung học, các ky túc xá của sinh viên và khoảng 100 tòa nhà đã bị khám xét. Hàng trăm vụ bắt bớ đã xảy ra. Trong số những người bị bắt giam, có S. Sunde Rôdơ, lãnh tụ trong ban chấp hành đảng Quốc đạo Ấn Độ; Bảon Roy, bí thư tỉnh ủy của đảng náy. Mittơ, bí thư của đảng Svaragít; và nhiều người Svaragít khác có tiếng tăm và được tôn trọng. Văn phòng các công ty của người Ấn Độ đều bị quân đội và cảnh sát chiếm đóng. Các nhà cầm quyền Anh ơ Bănggan lại định giải quyết bằng vũ lực tất cả những khó khăn về chính trị.”(4) Môi cộng đồng dân tộc châu Á đều dã trải qua hàng vạn, hàng vạn năm sinh trương, tiến bước theo nhân loại đều có độc lập tự chủ, hà cớ gì các nước tư bản phương Tây áp đặt bất cứ một biên pháp cai trị nào bằng con đường xâm lược? Chắc chắn đây là câu hỏi lớn đã được Nguyễn Ái Quốc băn khoăn suy nghĩ ngay từ khi mới trương thành ơ đất nước Viêt Nam thuộc Pháp của mình khi người chưa xuất dương tìm đường cứu nước. Lúc này Người đã và đang sống tại Pari và chỉ bằng tư liêu thư tịch, báo chí anh Nguyễn đã theo dõi khá sát tình hình thời cuộc của hai nước rộng bao la về diên tích, cũng đa dạng về cộng đồng cư dân là Ấn Độ và Trung Quốc, để không chỉ lên tiếng ủng hộ nhân dân lao động của nước bạn, mà đó cũng chính là cơ sơ ly luận để chuân bị dần cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Viêt Nam. Vì thế, quan điểm:

2

Page 3: Hồ Chí Minh về Tình hữu nghị Việt - Ấn

Quan san muôn dăm một nha

Bôn phương vô san đêu la anh em.

của Nguyễn Ái Quốc đã trơ thành chân ly ngay từ khi Người mới lao thân vào cách mạng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Với y chí sắt đá ấy, tất cả mọi diễn biến thời sự trên thế giới đương đại phải được người có chủ y nắm bắt để vận dụng trong đấu tranh nghị trường, hay ít nhất cũng khơi dòng thông tin tư liêu cho dư luận được phổ biến rộng hơn.

Nằm trong bối cảnh chung ơ châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ đang trong vòng kiểm tỏa của thực dân Anh, cũng giống như Viêt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp; Người viết: “Những người bảo thủ trơ lại nắm quyền, viêc đó đã làm cho chủ nghĩa đế quốc Anh thêm sức mạnh. Chủ nghĩa đế quốc Anh muốn thi hành ơ Trung Quốc một chính sách tích cực và “mạnh me”. Để bắt đầu, người ta đề nghị với hội nghị Luân Đôn ngày 24 tháng 11 vừa qua rằng những đường sắt ơ Trung Quốc phải do các lực lượng quân sự Mỹ, Nhật, Bỉ, Pháp và Anh kiểm soát, giám sát. Nước Anh bỏ nhiều vốn nhất vào những đường sắt ấy và se đóng một vai trò quyết định trong viêc kiểm soát và chiếm giữ những hê thống đường sắt đó.”(5) Dẫu rằng cũng ngay tại bài báo này, tác giả biết rất rõ: “Dự án tốt đep ấy chưa được thông qua”,(6) nhưng qua những dòng tư liêu sốt dẻo ấy, người đọc thấy ngay sự mẫn cảm của anh Nguyễn. Bức tranh giành giật, chia phần thuộc địa nhằm thu lợi nhuận lâu dài của giới tư bản phương Tây diễn ra ơ châu Á, được bóc trần trước dư luận báo chí ngay ơ chính quốc. Cái vòi bạch tuộc ấy, dù muốn hay không cũng phải đón nhận tương lai không lấy gì làm mĩ mãn của nó. Điều này trong bài báo viết về Ấn Độ 5 năm trước, anh Nguyễn cũng đã chi rõ: “Trước làn sóng như vậy lá cờ không bao giờ thấy mặt trời lặn có nguy cơ rơi xuống mặt trăng. Đế quốc Anh không biết xoay xơ cách nào. (…)

Chúng dùng Côngxtăngtin làm cái chụp để dập tắt lò lửa của phong trào Liên Hồi giáo.Chúng nhặt Phayxan lên để chống đơ tòa nhà đế quốc đang sụp đổ ơ phương Đông. Và sau nữa thì sao? Ít ra, chúng có thể tự an ủi khi thời hạn rời khỏi Ấn Độ của chúng đã đến, bằng cách tự nhủ rằng chúng đã tàn nhẫn kéo theo sự sụp đổ của đế quốc Pháp, đang hoạt động ơ Đông Dương một cách xấu xa.” (7). Có thể thấy, Nguyễn Ái Quốc đã căn cứ vào thực tiễn cuộc xâm lược và đô hộ của Anh ơ Ấn Độ mà tiên đoán được sự thất bại của chúng, rồi ra bi kịch này cũng se diễn ra ơ khắp các nước thuộc địa; chăng khác gì ơ Viêt Nam!

Song cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc không phải là “món quà trời cho” mà muốn có thành tựu đó, môi cộng đồng dân tộc phải tự mình tìm cách đứng lên, cùng đóng góp trí tuê và xương máu, đoàn kết nhất trí, bền bỉ lâu dài

3

Page 4: Hồ Chí Minh về Tình hữu nghị Việt - Ấn

mới có được. Những bài báo của Anh Nguyễn viết về Ấn Độ vào đầu thế kỷ XX như tiếng chuông cảnh báo, làm thức tỉnh châu Á, đã như “một con sư tử ngủ đông quá giấc” phải “bừng tỉnh” đòi lại quyền sống tự do dân chủ. Đúng là cách mạng là sự nghiêp của quần chúng, nhưng quần chúng lao động cần có người thông tuê, mẫn tiêp, yêu thương nhân dân, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế trên những chặng đường tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh đã miêt mài tìm kiếm, học hỏi, tự giác dấn thân mình vào cuộc sống cần lao, khổ ải, mong gặp được và trao đổi, đàm đạo với các nhân vật nổi tiếng trên thế giới, đặng tìm ra định hướng đúng hơn.

Từ ngày 9 đến 12 tháng 12 năm 1927 đang hoạt động ơ Pháp, được sự phân công của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đi dự cuộc họp của Đại hội đồng liên đoàn chống đế quốc (Grand conseil général de La ligue anti impérialistes) tại Brúc xen, nước thủ đô Bỉ. Nội dung chính của cuộc họp là quyết định thành lập các bộ phận của liên đoàn ơ các nước, bàn về chống chiến tranh thế giới mới, thông qua nghị quyết về Trung Quốc, Ấn Độ, Nicaragoa, Inđônêxia, Đông Dương, Iran; về mối quan hê của liên đoàn Quốc tế II trong vấn đề thuộc địa. Trong thời gian họp mặt ơ đây, Nguyễn Ái Quốc đã gặp Jawaharlal Nêhru (1889 – 1964). Hồi ky của thủ tướng J.Nêhru cho biết: “Hội nghị này đa số không gồm những kẻ cực đoan và cũng không thuần túy ngả theo cộng sản. Nhưng có điều chắc chắn rằng, hội nghị này có nhiều thiên cảm với cộng sản và cho dù còn thiếu sự nhất trí ơ một số vấn đề, nhưng có vẻ như đã có được những cơ sơ chung để mà hành động.”(8) Và “Giữa lực lượng lao động của Đê nhị Quốc tế và Đê tam Quốc tế, tôi có cảm tình với Đê tam Quốc tế hơn. Tất cả những hoạt động của Đê nhị Quốc tế từ sau thế chiến đến nay đã khiến tôi chán gét, và những người Ấn Độ chúng tôi đã nếm trải quá đủ những viêc làm của một trong những kẻ đơ đầu mạnh nhất của họ: Công đảng Anh. Thế nên tôi săn sàng quay về chủ nghĩa Cộng sản, vì dù có khuyết điểm gì đi nữa, ít ra họ cũng không đạo đức giả và không thân đế quốc.”(9) Có le sau những lần gặp gơ J.Nêhru – khi còn là một trong những lãnh tụ quan trọng trong phong trào đấu tranh giành lại độc lập cho Ấn Độ – Nguyễn Ái Quốc đã có đồng cảm đặc biêt bơi cả hai người đều đang nuôi lớn dần trong tâm trí người yêu nước thương dân.

Nếu chỉ tính trong năm 1928, Nguyễn Ái Quốc đã có ba bài viết về phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ơ Ấn Độ đều đăng trên tạp san Inprekorr: 1 - Thư từ Ấn Độ, Phong trao công nhân ở Ấn Độ số 28 ra ngày 17 tháng 3; 2 - Nông dân Ấn Độ số 37, ra ngày 14 tháng 4 và 3 - Phong trao công nhân va nông dân miên Đông Ấn Độ số 43, tháng 5. Như vậy là liên tục trong ba tháng, ba bài báo của Nguyễn Ái Quốc viết về Ấn Độ, ky bút danh là Wang chứng tỏ sự quan tâm cụ thể của tác giả, khiến tình cảm giữa Người và không chỉ với J. Nêhru nói

4

Page 5: Hồ Chí Minh về Tình hữu nghị Việt - Ấn

riêng mà cứ liêu lịch sử đó nói lên sự quan tâm của Người đối với toàn thể nhân dân lao động Ấn Độ nói chung. Biết rằng thế giới luôn có nhiều biến động; một vài tập đoàn phản động quốc tế toan tính xâm lược, nhằm bóc lột sức nhân công rẻ mạt và cướp đi nguồn tài nguyên quy giá của từng nước nhỏ, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi hai dân tộc Viêt – Ấn mơ rộng mối bang giao hữu nghị chặt che, đồng cảnh đồng sàng, giúp cho hai dân tộc hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết cùng nhau đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Thấm thoát thời gian qua đi khoảng 10 năm sau – tháng 8 năm 1942 – 1943 - khi Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Quốc dân đảng Trung Quốc bắt giam giữ, bị chúng giải đi khắp các nhà tù ơ Nam Trung Hoa, thì cùng lúc đó J. Nêhru cũng chưa thoát cảnh nhà ngục của chính quyền đô hộ thực dân Anh ơ Ấn Độ. Lúc ấy Người đã bước sang tuổi “ngoại tứ tuần”, nhưng “Thân thể ơ trong lao/ Tinh thần ơ ngoài lao” Người vẫn lạc quan tin tương mai ngày cách mạng se thành công, và nhất định Người cũng là người chiến thắng. Ngay trong những ngày phải chịu cảnh tù đày:

“Ngoại cảm” trời Hoa cơn nóng lạnh

“Nội thương” đất Viêt cảnh lầm than

Ơ tù mắc bênh càng cay đắng

Đáng khóc mà ta cứ hát tràn.

Trong gian nan hoạn nạn, Nguyễn Ái Quốc vẫn hằng nhớ người bạn Ấn Độ, Người làm thơ gửi Jawaharlal Nehru:

我奮鬥時君活動 Ngã phấn đấu thì quân hoạt động

君入獄時我住籠 Quân nhập ngục thì ngã trú lung

萬浬遙遙未見面 Vạn ly dao dao vị kiến điên

神交自在不言中 Thần giao tự tại bất ngôn trung.

我們遭逢本是同 Ngã môn tao phùng bản thị đồng

5

Page 6: Hồ Chí Minh về Tình hữu nghị Việt - Ấn

不同的是所遭逢 Bất đồng đích thị sơ tao phùng

我居友者圏囹里 Ngã cư hữu giả quyển linh ly

君在仇人梏桎中 Quân tại cừu nhân tất trất trung.

Chúng tôi tạm dịch:

Hai ta cung theo một phong trao

Ngươi thì vao ngục, kẻ trong lao

Xa xăm ngan dăm, sao găp măt

Đanh mượn thần giao gửi lơi trao

Canh ngộ đôi ta vôn giông nhau

Nhưng khi vao ngục lại đôi đầu

Tôi bi nhôt trong tu cua bạn

Anh bi giam lao bởi kẻ thu.(10)

Năm 1947, khi Ấn Độ giành được độc lập, J. Nêhru làm thủ tướng chính phủ. Ơ Viêt Nam, sau ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lâp (2 tháng 9 năm 1945) chưa đầy một tháng (23 tháng 9 năm 1945),thì tiếng súng Nam Bộ kháng chiến lại bắt đầu. Chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ Viêt Nam dân chủ cộng hòa do Hồ Chí Minh đứng đầu, đã chèo lái vững con đường cách mạng trên mọi phương diên: chính trị, quân sự và ngoại giao. Trải 9 năm kháng chiến kiến quốc thắng lợi, chỉ sau một tuần lễ thủ đô Hà Nội giải phóng (10 tháng 10 năm 1954); thì vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên của nước ngoài đến với Viêt Nam chính là thủ tướng J. Nêhru, kể từ khi Viêt Nam giành được độc lập. Chuyến thăm diễn ra trong hai ngày 17 và 18 tháng 10 năm 1954.

Trong bữa tiêc đón mừng thủ tướng J. Nêru, chủ tịch Hồ Chí Ming phát biểu: “Nhân dịp này, tôi thay mặt nhân dân và chính phủ Viêt Nam dân chủ cộng hòa cảm ơn thủ tướng Nêru; nhân dân và chính phủ Ấn Độ đã góp phần to lớn vào viêc đưa lại hòa bình cho Viêt Nam và cho Miên, Lào(…) Tôi mời các vị cùng

6

Page 7: Hồ Chí Minh về Tình hữu nghị Việt - Ấn

nâng cốc, chúc thủ tướng Nêru sống lâu, mạnh khỏe, để làm cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc anh em Viêt - Ấn ngày càng tăng cường và làm cho hòa bình châu Á và thế giới thêm vững chắc.”(14)Bốn ngày sau khi tiễn thủ tướng J. Nêhru về nước, ky bút danh C.B chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài giới thiêu Thu tương Nêru trên báo Nhân dân số ra ngày 22 tháng 10: “Là một chiến sĩ dũng cảm của mật trận hòa bình, một chiến sĩ dám làm dám nói. Một thí dụ: Hôm 16 tháng 10, trả lời cho một tờ tạp san rất to của Mỹ, thủ tướng Nêru nói: - Nhân dân châu Á nghi ngờ Mỹ, vì Mỹ ủng hộ những người xấu (…) Về “Khối phòng thủ Đông Nam Á” do Mỹ cầm đầu, Thủ tướng Nêru nói: “- Chính sách của Ấn Độ là không tham gia chiến tranh lạnh, chiến tranh lạnh không thể xây dựng hòa bình ơ châu Á, vì vậy tôi không tán thành “Khối phòng thủ Đông Nam Á.” (11) Bài báo viết về thủ tướng J. Nêru, nhưng thực chất là Hồ Chí Minh tỏ rõ quan điểm đồng tình với năm nguyên tắc hòa bình mà thủ tướng J. Nêru đã ky chung với thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc. “Trong cuộc nói chuyên thân mật với thủ tướng Nêru, Hồ chủ tịch đã hoàn toàn tán thành áp dụng năm nguyên tắc ấy với các nước anh em Cao Miên, Lào và tất cả các nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Viêt Nam trong gia đình châu Á.” (12) Ngày 8 tháng 5 năm 1956, bài Tình hưu nghi Việt - Ấn của viết nhân dịp đón đoàn đại biểu văn hóa Ấn Độ sang thăm Viêt Nam Người khăng định: “Châu Á chúng ta có hai nước đất rộng nhất và người đông nhất trên thế giới: phía Đông là Trung Hoa, phía Nam là Ấn Độ.

Trung và Ấn là hai nước có nền văn hóa lâu đời nhất và phong phú nhất trên thế giới.

Nước Viêt Nam ta ơ vào giữa hai nước ấy, cho nên đã được ảnh hương của cả Ấn Độ và Trung Hoa.

Văn hóa Ấn Độ đã cùng đạo Phật truyền bá đến nước ta vào khoảng thế kỷ II, tức là gần 1.800 năm nay.

Đến thế kỷ XVIII, bọn thực dân phương Tây xâm lược dần dần các nước châu Á. Chúng chia re các dân tộc và ngăn cản sự quan hê giữa các nước anh em chúng ta.

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc vùn vụt lên cao, chủ nghĩa thực dân sụp đổ từng mảng, nhiều nưiowsc châu Á giành lại độc lập, tự do, các nước chúng ta khôi phục lại các nước láng giềng từ nghìn xưa khăng khít.

Đó la một thắng lợi to lơn cua nhân dân châu Á chúng ta.”(13)

7

Page 8: Hồ Chí Minh về Tình hữu nghị Việt - Ấn

Với hình thức là một nhật ky hành trình, và bút danh L.T, bài Tình nghĩa anh em Việt - Ấn – Miến được đăng tải nhiều kỳ trên báo Nhân dân từ số 1447 ngày 26 tháng 2 đến số 1474 ngày 25 tháng 3 năm 1958, cho biết toàn bộ sự kiên chuyến thăm nước Cộng hòa Ấn Độ và Liên bang Miến Điên (nay có tên là Myanma) của đoàn đại biểu chính phủ nước Viêt Nam dân chủ cộng hòa, do chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu, theo lời mời của chính phủ hai nước. Sau khi nghỉ đêm ơ Cancutta, sáng ngày 5 tháng 2 năm 1958; bài báo ghi lại“Cancutta cách Đêli 1.316 cây số. Để đón Bác, tổng thống Praxat đã phái đến Cancutta một tổ liên lạc để đi với Bác, suốt những ngày Bác ơ thăm Ấn Độ. Trong tổ gồm có ba viên trung tá và thiếu tá, đại biểu cho hải, lục, không quân; một người phụ trách báo chí; một người chụp ảnh; một người quay phim; ông Sênavati phụ trách bảo vê; và đại tá Đetpăngdi bí thư quân sự của phủ tổng thống làm trương tổ liên lạc kiêm lễ tân. Đại tá Đetpăngdi và ông Sênavati phục vụ rất tận tụy và rất kín đáo. Hai người luôn luôn ơ cạnh Bác, nhưng trong mấy trăm bức ảnh đăng ơ các báo không hề có hình ảnh của hai người.

Máy bay của Bác và đoàn đến cách Đêli độ 100 cây số, thì có tám chiếc máy bay quân sự ra đón.

Đến Đêli vừa đúng 12 giờ trưa.

Khi Bác và đoàn từ máy bay bước xuống, có 21 phát đạn đại bác bắn chào, nhưng tiếng hoan hô của quần chúng hầu như đã che lấp tiếng súng.

Sân bay bố trí rất long trọng và xinh đep, quốc kỳ hai nước Viêt - Ấn tung bay rợp trời (…)

Bên tay phải có một rạp khác, dành cho các quan khách đến đón. Tổng thống Praxat, thủ tướng Nêru và con gái là bà Inđira Găngđi đến tận cầu thang máy bay đón Bác và đoàn một cách rất thân mật. Các em nhi đồng ríu rít chạy lại tặng hoa.”

3. Những liên hê ngoại giao giữa Chính phủ Viêt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Ấn Độ trong những năm 1948-1954 chưa được công bố đầy đủ nên chúng ta chưa thể kết luận từ những đường dẫn nào mà quan hê Viêt Nam - Ấn Độ đã đạt đến mức phi thường, đặc biêt, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng Hồ Chủ tịch đóng vai trò quyết định. Trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang bề bộn thử thách, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn kịp thời gửi điên thăm hỏi nhân dân Ấn Độ sau vụ động đất ơ Asam – tháng 8.1950(3).

8

Page 9: Hồ Chí Minh về Tình hữu nghị Việt - Ấn

Tháng 10.1954 là một trong những tháng 10 đep nhất của lịch sử nước ta: Ngày 10.10, Hà Nội rợp trời cờ hoa mừng đoàn quân chiến thắng trơ về. Chỉ một tuần sau khi thủ đô Hà Nội được giải phóng, Đoàn đại biểu cấp cao của Nước Cộng hòa Ấn Độ, do Thủ tướng J. Nehru dẫn đầu, đã sang thăm chính thức Viêt Nam. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Nước Viêt Nam Dân chủ Cộng hòa đón ngoại giao đoàn cao cấp quốc tế. Hơn thế nữa, đoàn ngoại giao đó đến từ nước đông dân thứ hai và là một trong những đại diên rực rơ nhất của văn minh nhân loại thời cổ trung đại. Mặt khác, đoàn ngoại giao đầu tiên đó không thuộc về các nước XHCN như truyền thống của nhiều thập niên sau này. Khó có thể nói hết y nghĩa của sự kiên nhanh, dứt khoát, mạnh me của tính đột phá ấy...

Do yêu cầu cách mạng dân tộc ơ châu Á và đòi hỏi cấp thiết của nền chính trị thế giới, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trơ thành nhân vật lịch sử vĩ đại, người gieo mầm, vun đắp tình hữu nghị Viêt Nam - Ấn Độ phát triển ngày càng có chiều sâu và chiều rộng hơn. Dù cho lịch sử đã trải qua hơn 50 năm, 29 tác phâm báo chí, bao gồm đủ các thể loại: phóng sự, nhật ky hành trình, tin ngắn, thơ ca…và 29 những bức điên, thư mang tính văn kiên nhà nước của Hồ chủ tịch chúc mừng sinh nhật của thủ tướng J. Nêru và các vị tổng thống, phó tổng thống, và nhân dân nước Cộng hòa Ấn Độ liên tiếp từ sau năm 1954 đến Thư tra lơi ba Inddira Găngddi thu tương Ấn Độ tháng 9 năm 1968, mãi mãi là di sản văn hóa quy giá.

--------------------------

(1) Các Mác – Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 49 , Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000.

(2) Các Mác – Ph. Ăngghen, Diễn đàn Nữu ước, ngày 8 tháng 8 năm 1853. Dẫn thẻo. Pan mơ - Đớt, Ấn Độ hôm nay và ngày mai, Nxb Sự thật, H, 1960.

(3) Hồ Chí Minh, Toan tâp, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000

(4) Hồ Chí Minh, Toan tâp, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000.

(5)(6) Hồ Chí Minh, Toan tâp, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000.

(7) Hồ Chí Minh, Toan tâp, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000.

(8)(9) Jawaharlal Nêhru, Hôi ky cua thu tương Nêhru Nxb Từ điển bách khoa, H, 2006.Ông làm thủ tướng Ấn Độ từ năm 1947 đến năm 1964.

(10) Thực tế trong nguyên cảo Ngục trung nhât ky, tác giả sử dụng từ đầu câu của câu 1 và 5 là từ mô (ta); nhưng các dịch giả đã thống nhất đổi là ngã (tôi).

9

Page 10: Hồ Chí Minh về Tình hữu nghị Việt - Ấn

Song các bản dịch thơ theo chúng tôi là chưa thỏa đáng. Bài thơ có ghi ky hiêu phần 2, nhưng không ghi rõ phần 1; vì vậy đây là một bài thống nhất.

(11) (12) Báo Nhân dân , ngày 22 – 10 1954.

(13) Báo Nhân dân , ngày 8 – 5 - 1956. Bút danh C.B.

(14) Hồ Chí Minh, Toan tâp, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000.

 

10