hoa-10a_2013-2014

2
KÌ THI KIỂM TRA XẾP LỚP KHỐI 10A. NK 2013-2014 Môn : HÓA. Thời gian : 120 phút ---oOo--- Khối Chuyên & Ban A Câu I : (6 điểm) 1/ Viết phương trình phản ứng để biểu diễn các biến hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): Cu → CuCl 2 → Cu(OH) 2 → CuO → Cu → SO 2 → NaHSO 3 → Na 2 SO 3 → Na 2 SO 4 2/ Có các hỗn hợp rắn, mỗi hỗn hợp gồm hai chất: Na và Al; Ba và MgSO 4 ; NaHCO 3 và KHSO 4 . Cho lần lượt các hỗn hợp vào nước dư. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 3/ Cho A là oxit, B là muối, C và D là kim loại. Hãy chọn chất thích hợp với A, B, C, D và hoàn thành các phương trình phản ứng sau: A + HCl → 2 muối (E + F) + H 2 O B + NaOH → 2 muối (G + H) + H 2 O C + E → 1 muối D + E → 2 muối 4/ Từ KMnO 4 , FeS, Zn và dung dịch axit clohiđric, hãy viết các phương trình hóa học điều chế 6 chất khí. Giả sử các thiết bị thí nghiệm và điều kiện phản ứng coi như có đủ. Câu II : (5 điểm) 1/ Phân biệt 5 dung dịch chứa trong các lọ riêng biệt: H 2 SO 4 , Na 2 SO 4 , Na 2 CO 3 , CuSO 4 , BaCl 2 . Viết phương trình hóa học minh họa. 2/ Ở 20 0 C, độ hòa tan trong nước của Cu(NO 3 ) 2 là 80 gam. a) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Cu(NO 3 ) 2 bão hòa ở nhiệt độ đó. b) Tính khối lượng Cu(NO 3 ) 2 .6H 2 O cần lấy để pha chế 1000 gam dung dịch bão hòa ở 20 0 C. 3/ Nung nóng m gam một hỗn hợp gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí tạo thành hỗn hợp rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí B (ở đktc) và 4 gam chất không tan. Dẫn hỗn hợp khí B vào dung dịch Pb(NO 3 ) 2 dư thu được 11,95 gam kết tủa màu đen. Tính hiệu suất của phản ứng giữa Fe và S. Câu III : (5 điểm) Cho 33,1 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu tác dụng với 1 lít dung dịch HCl 1M (dư) (d = 1,12 g/ml) thu được dung dịch B, 7,84 lít khí C (ở đktc) và chất rắn D. Cho chất rắn D tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng, dư thu được 6,72 lít khí E (ở đktc). 1/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính phần trăm theo khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. 2/ Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch B. 3/ Dẫn lượng khí E thu được ở trên qua 500ml dung dịch NaOH 1M (d = 1,1 g/ml) thu được dung dịch F. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch F.

Upload: steve-nguyen

Post on 12-Dec-2015

214 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

Đề

TRANSCRIPT

Page 1: hoa-10A_2013-2014

KÌ THI KIỂM TRA XẾP LỚP KHỐI 10A. NK 2013-2014Môn : HÓA. Thời gian : 120 phút

---oOo---

Khối Chuyên& Ban A

Câu I: (6 điểm)1/ Viết phương trình phản ứng để biểu diễn các biến hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):

Cu → CuCl2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu → SO2 → NaHSO3 → Na2SO3 → Na2SO4

2/ Có các hỗn hợp rắn, mỗi hỗn hợp gồm hai chất: Na và Al; Ba và MgSO 4; NaHCO3 và KHSO4. Cho lần lượt các hỗn hợp vào nước dư. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

3/ Cho A là oxit, B là muối, C và D là kim loại. Hãy chọn chất thích hợp với A, B, C, D và hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

A + HCl → 2 muối (E + F) + H2OB + NaOH → 2 muối (G + H) + H2OC + E → 1 muốiD + E → 2 muối

4/ Từ KMnO4, FeS, Zn và dung dịch axit clohiđric, hãy viết các phương trình hóa học điều chế 6 chất khí. Giả sử các thiết bị thí nghiệm và điều kiện phản ứng coi như có đủ.Câu II: (5 điểm)

1/ Phân biệt 5 dung dịch chứa trong các lọ riêng biệt: H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, CuSO4, BaCl2. Viết phương trình hóa học minh họa.

2/ Ở 200C, độ hòa tan trong nước của Cu(NO3)2 là 80 gam.a) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Cu(NO3)2 bão hòa ở nhiệt độ đó.b) Tính khối lượng Cu(NO3)2.6H2O cần lấy để pha chế 1000 gam dung dịch bão hòa ở 200C.

3/ Nung nóng m gam một hỗn hợp gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí tạo thành hỗn hợp rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí B (ở đktc) và 4 gam chất không tan. Dẫn hỗn hợp khí B vào dung dịch Pb(NO3)2 dư thu được 11,95 gam kết tủa màu đen. Tính hiệu suất của phản ứng giữa Fe và S.Câu III: (5 điểm)

Cho 33,1 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu tác dụng với 1 lít dung dịch HCl 1M (dư) (d = 1,12 g/ml) thu được dung dịch B, 7,84 lít khí C (ở đktc) và chất rắn D. Cho chất rắn D tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 6,72 lít khí E (ở đktc).

1/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính phần trăm theo khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A.2/ Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch B.3/ Dẫn lượng khí E thu được ở trên qua 500ml dung dịch NaOH 1M (d = 1,1 g/ml) thu được dung dịch F.

Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch F.4/ Tính thể tích khí Cl2 cần dùng (ở đktc) để tác dụng hoàn toàn với 49,65 gam hỗn hợp A và khối lượng

muối thu được sau phản ứng.Câu IV: (4 điểm)

1/ Cho hỗn hợp A gồm Fe2(SO4)3; FeSO4; CuSO4, trong đó %mS = 21,875% theo khối lượng. Lấy 102,4 gam hỗn hợp A hòa tan trong nước dư, sau đó cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết tủa đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi. Lượng oxit sinh ra được khử hoàn toàn bằng CO dư, thu được m gam kim loại. Tính m.

2/ Cho 11,2 gam hỗn hợp gồm Cu và kim loại M tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 3,136 lít khí (ở đktc). Cũng lượng hỗn hợp này cho tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 5,88 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Xác định kim loại M.

3/ Cho từ từ dung dịch HCl vào 276 gam dung dịch M2CO3 10%. Sau phản ứng, thu được dung dịch A và khí CO2. Dẫn toàn bộ khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong dư thấy có 10 gam kết tủa. Mặt khác, thêm dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch A thì được 19,7 gam kết tủa. Xác định công thức muối cacbonat trên.

Cho: H=1, C=12, N=14, O=16, S=32, Cl=35,5, Li=7, Na=23, Mg=24, Al=27, K=39, Ca=40, Fe=56, Cu=64, Rb=85, Ag = 108, Cs=133, Ba=137, Pb=207.