hoav - sacombank.com.vn tin kinh te... · các cửa hàng lắp đặt máy chấp nhận thẻ...

11
1 hoav Tổ chức thẻ quốc tế Visa vừa công bố các số liệu nghiên cứu cho thấy số lượng giao dịch không tiếp xúc tại Việt Nam đang tăng cao với tốc độ 44%/tháng trong giai đoạn từ tháng 07/2017 đến cuối tháng 05/2018. Tổng giá trị giao dịch qua thẻ Visa không tiếp xúc (loại thẻ khi thanh toán không cần cà mà chỉ cần đặt gần máy POS là có thể thanh toán) cũng tăng đều 43%/tháng. Theo khảo sát về thái độ thanh toán của người tiêu dùng, hơn 1/2 người Việt đã biết đến công nghệ thanh toán không tiếp xúc, 30% trong số họ từng sử dụng và hơn 2/3 sẵn sàng thử hình thức này thay thế tiền mặt trong tương lai. Visa cho rằng, công nghệ không tiếp xúc đang không ngừng chuyển dịch bối cảnh thanh toán tại các cửa hàng hiện nay, tạo điều kiện cho những phát triển mới, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tin nổi bật Cửa hàng tạp hóa có thể là đại lý thanh toán ngân hàng Lãi suất USD liên ngân hàng gấp đôi lãi suất VND, vì sao? Nhiều người tiêu dùng có xu hướng 'quay lưng' với tiền mặt? Báo động mất cân đối thu - chi ngân sách nhà nước Kinh tế toàn cầu phải trả giá đắt nếu xảy ra chiến tranh thương mại BẢNG CHỈ SỐ Chng khoán (ngày 06/07) VN - Index 917,51 2,01% HNX - Index 100,70 4,47% D.JONES CK Mỹ 24.456,48 0,41% STOXX CK C.Âu 3.448,49 0,22% CSI 300 CK TQ 3.365,12 0,68% Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 09/07) SJC Ng.đ/L 36.980 0,24% Quốc tế USD/Oz 1.254,30 0,22% Tgiá USD/VND BQ LNH 22.632 0,03% EUR/USD 1.1755 0,55% Du WTI USD/th 73,79 1,25% 6 ThHai, ngày 09/07/2018 BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

hoav

Tổ chức thẻ quốc tế Visa vừa công bố các

số liệu nghiên cứu cho thấy số lượng giao dịch

không tiếp xúc tại Việt Nam đang tăng cao với

tốc độ 44%/tháng trong giai đoạn từ tháng

07/2017 đến cuối tháng 05/2018. Tổng giá trị

giao dịch qua thẻ Visa không tiếp xúc (loại thẻ

khi thanh toán không cần cà mà chỉ cần đặt gần

máy POS là có thể thanh toán) cũng tăng đều

43%/tháng. Theo khảo sát về thái độ thanh

toán của người tiêu dùng, hơn 1/2 người Việt

đã biết đến công nghệ thanh toán không tiếp

xúc, 30% trong số họ từng sử dụng và hơn 2/3

sẵn sàng thử hình thức này thay thế tiền mặt

trong tương lai. Visa cho rằng, công nghệ

không tiếp xúc đang không ngừng chuyển dịch

bối cảnh thanh toán tại các cửa hàng hiện nay,

tạo điều kiện cho những phát triển mới, đáp

ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tin nổi bật

Cửa hàng tạp hóa có thể là đại lý thanh toán

ngân hàng

Lãi suất USD liên ngân hàng gấp đôi lãi

suất VND, vì sao?

Nhiều người tiêu dùng có xu hướng 'quay

lưng' với tiền mặt?

Báo động mất cân đối thu - chi ngân sách

nhà nước

Kinh tế toàn cầu phải trả giá đắt nếu xảy ra

chiến tranh thương mại

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 06/07)

VN - Index 917,51 2,01%

HNX - Index 100,70 4,47%

D.JONES CK Mỹ 24.456,48 0,41%

STOXX CK C.Âu 3.448,49 0,22%

CSI 300 CK TQ 3.365,12 0,68%

Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 09/07)

SJC Ng.đ/L 36.980 0,24%

Quốc tế USD/Oz 1.254,30 0,22%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 22.632 0,03%

EUR/USD 1.1755 0,55%

Dầu

WTI USD/th 73,79 1,25%

6

Thứ Hai, ngày 09/07/2018

BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

2

Cửa hàng tạp hóa có thể là đại lý

thanh toán ngân hàng

Tại bộ hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 101/2012

của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt vừa được NHNN đưa

ra lấy ý kiến các đơn vị, cá nhân đề cập đến bổ sung quy định về hoạt

động đại lý thanh toán. Theo giải trình, mô hình NH đại lý (agent-

banking) hoạt động chủ yếu tại các KV chưa có điểm giao dịch tài chính

của NH để người dân có thể thực hiện các DV cơ bản như nhận tiền

mặt, hỗ trợ khách hàng rút, chuyển khoản; nhận các khoản thanh toán

nợ, thanh toán hóa đơn, tham gia vào một phần thu thập thông tin

khách hàng để làm thủ tục xác thực khách hàng... Với mô hình đại lý,

NH được cung ứng những DV tài chính cơ bản cho khách hàng tại vùng

sâu, vùng xa với chi phí thấp, giúp giảm thời gian đi lại của khách hàng,

còn bên đại lý được hưởng hoa hồng cho những giao dịch tài chính mà

họ thay mặt NH cung ứng cho khách hàng. Đây cũng là một giải pháp

đã áp dụng thành công ở một số nước như Malaysia, Kenya, Ấn Độ...

Trong khi đó, theo chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển, việc phát sinh

thêm mô hình đại lý NH là điều không cần thiết. Hệ thống NH hoạt động

với những quy định theo tiêu chuẩn, ứng dụng công nghệ để lưu trữ,

quản lý, hạn chế những gian lận... vậy mà vẫn còn xảy ra tình trạng mất

tiền, gian lận thì làm sao đại lý có thể tránh được nếu xảy ra rủi ro. Tuy

nhiên, TS.Bùi Quang Tín, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, lại ủng hộ

cho mô hình này và cho rằng đây là xu hướng phù hợp để các NH phát

triển “chân rết” đến các điểm vùng sâu, vùng xa, giảm được chi phí đầu

tư. Lợi ích thì thấy rõ nhưng ông Bùi Quang Tín cho rằng mục tiêu

hướng đến của mô hình này là thanh toán không dùng tiền mặt có thể

bị hạn chế khi cho rút tiền mặt. Do đó quy định chi tiết cần đặt hạn mức

rút tiền ở mức cực thấp, nếu không sẽ không đạt được mục tiêu đề ra.

Đồng thời ở những vùng xa xôi, hẻo lánh phải phát triển các hình thức

thanh toán không dùng tiền mặt khác chứ không đại lý sẽ trở thành nơi

rút tiền rồi ra mua rau, mua thịt... Minh chứng là số lượng thẻ ATM ngày

càng gia tăng nhưng người dùng vẫn chủ yếu sử dụng rút tiền là chính.

Các cửa hàng lắp đặt máy chấp nhận thẻ POS từ chối khách thanh

toán bằng thẻ khi đơn vị này phải tốn phí 1,2 - 1,8% cho NH. Với mô

Tài chính – Ngân hàng

3

hình trên, ông Bùi Quang Tín cho rằng các NH sẽ rất thận trọng trong

việc chọn lựa đại lý vì độ rủi ro cao, đại lý phải có kết nối với NH, biết sử

dụng công nghệ, có uy tín, trình độ... NH khi được phép mở rộng đại lý,

phải chịu trách nhiệm quản lý rủi ro mất mát có thể xảy ra.

Lãi suất USD liên ngân hàng gấp

đôi lãi suất VND, vì sao?

LS cho vay USD trên thị trường LNH đang cao gấp đôi so với LS VND.

Diễn biến này trái ngược với LS huy động và cho vay VND và USD trên

thị trường dân cư. Theo công bố gần nhất, LS cho vay USD qua đêm là

1,94%/năm, trong khi LS cho vay qua đêm với VND chỉ 0,81%/năm. Ở

kỳ hạn 1 tuần, LS cho vay USD là 2,01%/năm, VND chỉ 1,03%/năm.

Tương tự, ở kỳ hạn 2 tuần LS cho vay đối với USD là 2,07%/năm, còn

VND là 1,12%/năm… Theo PTGĐ một NHTMCP lớn, LS USD trên thị

trường LNH cao gấp đôi LS VND là do ảnh hưởng từ tình hình TG và

trong nước. Trên TG, LS USD trên thị trường quốc tế đi lên, nhất là sau

khi FED liên tục tăng LS đồng USD. Trong nước, nhu cầu vay USD của

các DN XK tăng mạnh trong 2 năm qua do tỷ giá ổn định, và LS vay

USD thấp hơn VND. Do vậy vay USD có lợi hơn so với vay VND. Đến

21/06, tín dụng ngoại tệ 8,5% so với cuối 2017, trong khi huy động

bằng ngoại tệ >3%. Tốc độ tăng của tín dụng ngoại tệ cao hơn hẳn so

với tín dụng bằng VND do LS cho vay USD với DN XK khoảng 3-

4%/năm, nếu cộng với biến động tỷỉ giá từ 1-2% thì tính ra LS khoảng

5-6%/năm, vẫn thấp hơn LS cho vay bằng VND. Nhu cầu vay ngoại tệ

cao trong khi huy động ngoại tệ lại giảm vì LS huy động ngoại tệ duy trì

ở mức 0% khiến người dân ít gửi USD nên NH có nhu cầu phải vay

USD với LS cao hoặc vay từ nước ngoài. Về diễn biến LS VND trên thị

trường LNH, chuyên gia Ngô Xuân Hải cho biết hiện nay tín dụng VND

tăng chậm, trong khi nguồn huy động khá dồi dào. Thanh khoản dư

thừa nên các NH không có nhu cầu vay mượn nhiều. Do vậy LS VND

trên thị trường giảm xuống rất thấp.

Nhiều người tiêu dùng có xu

hướng 'quay lưng' với tiền mặt?

Tổ chức thẻ quốc tế Visa vừa công bố các số liệu nghiên cứu cho thấy

số lượng giao dịch không tiếp xúc tại VN đang tăng cao với tốc độ

44%/tháng trong giai đoạn từ tháng 07/2017 đến cuối tháng 05/2018.

Tổng giá trị giao dịch qua thẻ Visa không tiếp xúc (loại thẻ khi thanh toán

không cần cà mà chỉ cần đặt gần máy POS là có thể thanh toán) cũng

43%/tháng. Theo ông Sean Preston - GĐ Visa tại VN, Campuchia và

Lào - điều này thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc của công nghệ thanh

4

toán không tiếp xúc tại thị trường VN. Trong đó, ngày càng nhiều người

tiêu dùng (NTD) có xu hướng "quay lưng" với tiền mặt và lựa chọn thanh

toán không tiếp xúc với mục đích tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Theo

khảo sát về thái độ thanh toán của NTD do Visa thực hiện, hơn ½ người

Việt đã biết đến công nghệ thanh toán không tiếp xúc, 30% trong số họ

từng sử dụng và hơn 2/3 sẵn sàng thử hình thức này thay thế tiền mặt

trong tương lai. Trong đó, sản phẩm thời trang và làm đẹp là nhóm mặt

hàng chính được thanh toán bằng phương thức không tiếp xúc. "NTD,

các đơn vị bán lẻ và cả các tổ chức tài chính tại VN đang nắm bắt rất tốt

các khái niệm phi tiền mặt. Hiện nay, chúng tôi đang ghi nhận những tín

hiệu tích cực trong việc đón nhận công nghệ thanh toán không tiếp xúc

tại VN. Người Việt cũng đang dần hiểu rõ hơn về những lợi ích, tính bảo

mật và sự tiện lợi mà công nghệ này mang lại trong các giao dịch hàng

ngày", ông Sean Preston nhận định. Visa hiện có 3 NH đối tác phát

hành thẻ không tiếp xúc. Người dùng VN hiện có thể áp dụng một

phương thức thanh toán này tại các nhà hàng, siêu thị và các đơn vị

bán lẻ như KFC, Saigon Coop, BigC và Nguyễn Kim. Là một công cụ

thay thế cho tiền mặt, Visa cho rằng, công nghệ không tiếp xúc đang

không ngừng chuyển dịch bối cảnh thanh toán tại các cửa hàng hiện

nay, tạo điều kiện cho những phát triển mới, đáp ứng nhu cầu của NTD.

Ngoài ra, công nghệ này cũng hỗ trợ đơn vị phát hành thẻ giải pháp cải

thiện doanh số và chất lượng DV cũng như phát huy năng suất quầy

thanh toán cho các đơn vị bán hàng.

5

Lạm phát cuối năm 2018 sẽ chịu

áp lực của những yếu tố nào?

Bộ Tài chính cho rằng, áp lực tăng giá chủ yếu đến từ các yếu tố thị

trường như giá xăng dầu, lương thực và tỷ giá... Theo Tổng cục Thống

kê, CPI tháng 6/2018 đã 0,61% so với tháng trước đó và là tháng 6 có

CPI tăng cao nhất trong 7 năm qua. Nếu so sánh với tháng 12/2017, thì

CPI tháng 6/2018 đã 2,22% và 4,67% so với cùng kỳ 2017. Cùng

với đó, lạm phát cơ bản tháng 6/2018 0,1% so với tháng 5 và 1,37%

so với cùng kỳ 2017. Lạm phát cơ bản BQ 6th/2018 1,35% so với BQ

cùng kỳ 2017. Thông tin này đã khiến không ít người lo ngại về CPI

cũng như lạm phát trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục tăng phi mã.

Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Anh Tuấn nhận định, sẽ có một số

yếu tố có thể gây áp lực tăng giá trong những tháng còn lại của năm

2018. Cụ thể là biến động tăng giá một số nguyên nhiên vật liệu trên thị

trường TG như giá xăng dầu, LPG. Bên cạnh đó, biến động tăng của

giá lương thực, thực phẩm trong nước; rủi ro từ thiên tai, bão lũ làm

tăng giá cục bộ các mặt hàng thiết yếu tại các địa phương bị ảnh

hưởng; hay việc điều chỉnh giá một số mặt hàng do Nhà nước định giá,

cũng là những yếu tố khiến lạm phát tăng. "Ngoài ra, CPI còn chịu áp

lực từ việc nâng LS đồng USD của Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ ảnh

hưởng nhất định đến LS và tỷ giá trong nước", theo ông Tuấn. Đồng

quan điểm, chuyên gia KT Ngô Trí Long cũng cho rằng, có 2 ẩn số đối

với lạm phát cần tính tới trong những tháng cuối năm 2018 là giá xăng

dầu và giá thịt lợn. Theo đó, ông Long đưa ra 2 kịch bản khi bàn về lạm

phát những tháng cuối năm. Kịch bản (i), nhiều khả năng giá xăng dầu

và giá thịt lợn không tiếp tục tăng mà chỉ neo ở mức cao như hiện nay

và lạm phát tổng thể trung bình 0,14%/tháng - # mức tăng trung bình

của lạm phát cơ bản trong 6th/2018, kéo theo lạm phát so với cùng kỳ

sẽ giảm xuống mức 3,1% vào cuối 2018. Đồng thời, lạm phát trung bình

của cả năm sẽ ở mức 3,4-3,5%. Kịch bản (ii), giả định giá xăng dầu và

giá thịt lợn vẫn tiếp tục tăng mạnh và lạm phát tổng thể trung bình

0,37%/tháng, # với mức tăng trong 6th/2018, khi đó lạm phát trung

bình cả năm sẽ ở mức 3,8-3,9%. Trong khi đó, lãnh đạo Cục Quản lý

giá cũng cho rằng, vẫn có những yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng

Kinh tế Việt Nam

6

giá, như các nhân tố thị trường. "Trong một vài tháng tới, nhu cầu tiêu

thụ trong nước đối với thực phẩm tươi sống dự báo ổn định và thường

giảm vào mùa hè. Giá thuốc chữa bệnh phấn đấu tiếp tục giảm theo kế

hoạch đấu thầu thuốc tập trung, giá một số DV khám chữa bệnh BHYT

giảm từ ngày 15/07/2018 dự kiến tác động làm CPI 0,35%; hay giá

cước kết nối thoại giữa các mạng di động 20%, cũng sẽ góp phần làm

lạm phát cơ bản ở mức thấp", ông Tuấn phân tích. Để kiểm soát lạm

phát trong những tháng cuối năm 2018, nhằm đạt được mục tiêu CPI

BQ <4% như Quốc hội đã giao, Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết,

sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng thiết

yếu để kịp thời đề xuất các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu nhằm

bình ổn giá cả thị trường nhất là đối với các mặt hàng giá thị trường có

xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây như xăng dầu, lương thực,

thịt lợn... Song song với đó, kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá

đối với mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá; các

hàng hóa, DV do Nhà nước định giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm

theo quy định, không cho điều chỉnh tăng giá bất hợp lý.

Giữa năm 2018, Tổng cục Thuế

‘lo’ ngân sách 2019

Tổng cục Thuế vừa có văn bản y/c các cục thuế chấn chỉnh, rút kinh

nghiệm trong công tác xây dựng dự toán thu ngân sách cho năm 2019.

Trong đó nhấn mạnh không được xây dựng dự toán năm sau thấp hơn

dự toán đã thực hiện năm trước. Ngoài ra, khi xây dựng dự toán thu

ngân sách, các cục thuế cũng được y/c phải nắm chắc, không được bỏ

sót nguồn thu, hoặc xây dựng dự toán thấp dẫn đến tình trạng hoàn

thành dự toán thu sớm, vượt thu cao hay dành dư địa để địa phương

giao thu ở mức cao hơn… Tổng cục Thuế đề nghị các cục thuế bám sát

mục tiêu, định hướng về phát triển KT-XH năm 2019, nhiệm vụ cụ thể

của từng địa phương để lập dự toán thu sát và khả thi. Bên cạnh đó

phải tính toán tác động của những cơ chế chính sách hiện hành hoặc

có hiệu lực vào năm 2019 sẽ ảnh hưởng ra sao đến thu ngân sách. Cụ

thể như các khoản thu liên quan đến nhà đất, thu cổ tức và lợi nhuận

được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại DN, thu từ thuế bảo vệ môi

trường, thu thuế tiêu thụ đặc biệt… Các cục thuế cũng phải đánh giá số

tiền thuế sẽ thu được từ việc triển khai các giải pháp thanh kiểm tra,

chống thất thu, đôn đốc thu hồi nợ thuế và chống thất thu từ việc quản

lý thuế với hộ khoán. Năm 2017, đến tuần cuối cùng nhưng Cục Thuế

TP.HCM vẫn phải thu thêm 17.678 tỷ đồng, # phải thu hơn 2.525 tỷ

7

đồng/ngày mới có thể về đích. Cục Thuế TP.HCM hoàn thành dự toán

trong tình cảnh hết sức khó khăn, với số thu 238.888,7 tỷ đồng, chỉ vượt

6,7 tỷ đồng so với dự toán. Đến 2018, Cục Thuế TP lại tiếp tục nhận

nhiệm vụ với chỉ tiêu cao hơn khoảng 12,5% so với năm trước, với số

thu được giao là 268.780 tỷ đồng. Với chỉ tiêu như trên, BQ/ngày làm

việc trong năm 2018, Cục Thuế TP phải thu khoảng 1.000 tỷ đồng.

Báo động mất cân đối thu - chi

ngân sách nhà nước

Theo Tổng cục Thống kê, tổng thu NSNN từ đầu năm đến thời điểm

15/06/2018 ước tính đạt 582.100 tỷ đồng, #44,1% dự toán năm, trong

đó thu nội địa 462.700 tỷ đồng, #42,1%; thu từ dầu thô 27.000 tỷ đồng,

#75,1%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động XNK 92.000 tỷ đồng,

#51,4% dự toán năm. Tổng chi NSNN từ đầu năm đến thời điểm

15/06/2018 ước tính đạt 586.000 tỷ đồng, #38,5% dự toán năm. Trong

đó, chi thường xuyên đạt 416.000 tỷ đồng, #71% tổng chi; chi trả nợ lãi

55.900 tỷ đồng, #9,5% tổng chi; riêng chi đầu tư phát triển mới chỉ bằng

27,8% dự toán năm #111.100 tỷ đồng (18,9% tổng chi). Như vậy, trong

6th/2018, chi thường xuyên và chi trả nợ chiếm tới 80,5% tổng chi ngân

sách. Các chuyên gia KT cho rằng, bức tranh ngân sách 6th/2018 khá

“tối” khi tổng thu ngân sách thấp hơn tổng chi. Mặt khác, chi thường

xuyên và trả nợ lãi tăng trong khi chi đầu tư lại giảm đáng kể so với

cùng kỳ. Nếu so chi thường xuyên tức là chi cho lương, cho hoạt động

của bộ máy nhà nước với tổng số thu thì chi thường xuyên chiếm 71%

tổng thu. Hay nói cách khác là thu được 3 đồng thì tiêu 2 đồng, số còn

lại để chi trả nợ vay và chi đầu tư. Trong khi đó, theo dự toán chi NSNN

năm 2018, cơ cấu chi đầu tư phát triển chiếm 26,2%, chi trả nợ lãi

chiếm 7,39%, chi thường xuyên chiếm 61,76%. Theo TS.Bùi Trinh,

chuyên gia KT, VN vẫn điều hành KTVM vẫn cơ bản theo quản lý cầu,

tức là kiểm soát tổng mức cầu trong nền KT bằng cách sử dụng chính

sách tài khóa và CSTT hoặc các chính sách khác để giảm bớt những

dao động trong hoạt động KT. Tuy nhiên, đã đến lúc nền KT phải

chuyển sang thực hiện các chính sách trọng cung, bao gồm việc cắt

giảm chi tiêu công, giảm các loại thuế phí, giảm tỷ trọng của DNNN

trong cơ cấu nền KT… Những chính sách này sẽ mang lại lợi ích lớn

hơn so với quản lý cầu, vì giúp nền KT tăng trưởng trở lại mà không đi

kèm với lạm phát. “Nếu tiếp tục chi thường xuyên cao thế này thì quá

nguy hiểm, chưa kể trả nợ gốc nằm ngoài bảng cân đối thu chi ngân

sách. Nếu tính cả trả nợ gốc thì sẽ là con số rất lớn”.

8

Kinh tế toàn cầu phải trả giá đắt

nếu xảy ra chiến tranh thương

mại

J.P.Morgan vừa đưa ra 3 kịch bản cho những căng thẳng mậu dịch toàn

cầu. Cụ thể: (i) Kịch bản 1, Mỹ sẽ áp thuế 10% lên tất cả hàng NK và

không nước nào trả đũa; (ii) Kịch bản thứ 2, động thái của Mỹ bị đáp trả

tương đương, nghĩa là các nước khác cũng áp thuế 10% lên hàng hóa

NK từ Mỹ; (iii) Kịch bản thứ 3, chiến tranh thương mại bùng nổ khi các

mức thuế NK trên toàn thế giới 10%... Kịch bản tồi tệ thứ 3 sẽ khiến

tăng trưởng toàn cầu giảm ít nhất 1,4% trong 2 năm tới. “Các chuyên

gia KT của chúng tôi hiểu rằng những kịch bản này vẫn chưa tính đủ

thiệt hại gây ra bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng, cộng thêm vòng lặp

phản hồi từ chính sách thắt chặt tiền tệ… Sự bất ổn chính sách bào

mòn niềm tin của người tiêu dùng và DN, khiến chi tiêu gia đình và DN

giảm mạnh. Thước đo tổng hợp về tâm lý các thị trường đã phát triển

cho thấy một sự sụt giảm nhưng vẫn trên mức trung bình do chính sách

cải cách thuế của Mỹ”. Mặc dù các kịch bản tồi tệ này vẫn chưa được

hiện thực hóa, các nhà nghiên cứu của J.P. Morgan cho biết tăng

trưởng toàn cầu có thể 0,4% nếu kịch bản thứ 2 xảy ra. Kịch bản 2

giống tình huống 3 đồng minh thân cận của Mỹ đưa ra hàng rào thuế

quan đáp trả sau khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh đánh thuế lên

nhôm và thép NK từ Canada, Mexico và EU.

FED: Để lạm phát tăng trưởng

quá nóng có thể dẫn tới suy thoái

kinh tế nghiêm trọng

Theo biên bản họp mới nhất của FED, một số thành viên bày tỏ “Lo

ngại rằng việc để nền KT tăng trưởng vượt mức tiềm năng trong thời

gian dài có thể gây ra áp lực lạm phát lớn hoặc tình trạng mất cân bằng

tài chính và sau đó là có khả năng dẫn tới suy thoái KT nghiêm trọng”.

Biên bản họp của FED được đưa ra trong bối cảnh thị trường lo sợ rằng,

xung đột thương mại hiện tại giữa Mỹ và các đối tác thương mại có thể

làm tăng trưởng KT Mỹ chững lại. Biên bản họp chỉ ra, tăng trưởng KT

đang “tiến triển suôn sẻ”, với “hoạt động KT tăng trưởng mạnh” và “các

điều kiện của thị trường lao động tiếp tục được cải thiện”. Lạm phát

đang dao động quanh ngưỡng mục tiêu 2%. Gần như tất cả thành viên

đều nghĩ đợt nâng LS tháng 6/2018 là hợp lý. Trên thực tế, các quan

chức cho biết nếu lộ trình hiện tại tiếp tục thì lãi suất quỹ liên bang có

Kinh tế Quốc tế

9

thể sẽ vượt mức “trung lập” vào 2019. Việc duy trì dự đoán tương lai “là

không còn hợp lý với tình trạng khỏe mạnh của nền KT và lộ trình chính

sách dự kiến hiện tại”. Dù vậy, vẫn còn đó nhiều mối lo ngại tại cuộc

họp tháng 6. “Hầu hết các thành viên lưu ý rằng sự bất ổn và rủi ro liên

quan tới chính sách thương mại đã gia tăng và tỏ ra lo ngại rằng những

bất ổn và rủi ro đó rồi cũng sẽ tác động tiêu cực tới tâm lý kinh doanh

và chi tiêu đầu tư”. Các thành viên nhìn nhận chính sách tài khóa là yếu

tố hỗ trợ cho tăng trưởng KT, mặc dù một vài người lo ngại đà tăng

trưởng này là không bền vững. “Nhiều thành viên nhận thấy rủi ro suy

giảm tiềm ẩn tới tăng trưởng KT và lạm phát liên quan tới các diễn biến

chính trị và KT ở châu Âu và một số nền KT thị trường mới nổi”.

Nga nâng tỷ lệ dự trữ vàng và

đồng CNY

Theo báo cáo của NHTW Nga, tỷ trọng dự trữ CNY tăng lên 2,8% trong

Q.IV/2017 sv 1% trong quý trước đó. CNY và vàng hiện chiếm 1/5 tài

sản dự trữ của Nga. NHTW Nga hiện mua vào CNY nhiều hơn bất kỳ

NHTW nào khác. Với lượng CNY mua vào #12 tỷ USD trong nửa cuối

năm nay, tỷ trọng CNY trong dự trữ của Nga sẽ cao hơn nhiều sv mức

trung bình toàn cầu 1,4%. Được biết, đồng tiền TQ bắt đầu trở thành tài

sản được Nga ưu ái hơn kể từ khi Mỹ, EU và các đồng minh phương

Tây áp lệnh trừng phạt nước này vào 2014. Nga và TQ đã ký kết thỏa

thuận chuyển đổi giữa RUB và CNY nhằm thúc đẩy tỷ trọng của 2 đồng

tiền này trong thanh toán giữa 2 nước. Phần lớn tài sản dự trữ của

NHTW Nga vẫn là USD, song vị thế của đồng tiền đang dần suy giảm.

Lào: Trái phiếu Chính phủ sẽ

sớm có mặt trên thị trường

Chính phủ Lào hiện đang trong quá trình chuẩn bị các tài liệu, giải

pháp, quy định cũng như khung pháp lý cần thiết để đăng ký TPCP trên

TTCK Lào. Tất cả các bước chuẩn bị đang được thực hiện và công tác

pháp lý cũng như các giải pháp khác dự kiến sẽ hoàn tất trong 2018. “

Theo kế hoạch đã đề ra, chúng tôi dự kiến sẽ đăng ký TPCP trên LSX

càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn là cơ quan chính đưa

ra quyết định này”. TPCP sẽ là sản phẩm mới nhất được giới thiệu trên

thị trường vốn của Lào. “Chưa thể nói rõ lịch trình cụ thể khi nào trái

phiếu sẵn sàng để đăng ký hoặc giao dịch trên LSX nhưng chúng tôi

đang cố gắng hết mình để tiến gần hơn đến quá trình đăng ký chúng

trên sàn CK”. TTCK Lào hiện đã có 7 DNNY. “Theo kế hoạch, 2 hoặc 3

công ty dự kiến sẽ niêm yết trên LSX trong năm nay và một số công ty

khác hiện cũng đang chuẩn bị để đáp ứng các y/c của LSX”.

10

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số https://www.hsx.vn/Modules/Cms/Web/ViewArticle/b6d10da6-7c26-40d8-b720-20e298a4ed06

https://hnx.vn/

https://www.bloomberg.com/markets/stocks

http://www.sjc.com.vn/

https://goldprice.org/vi/index.html

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/tg?_afrLoop=515501331129000

Tin Tài chính - NH https://vietstock.vn/2018/07/nhieu-nguoi-tieu-dung-co-xu-huong-quay-lung-voi-tien-mat-757-

614883.htm

http://ndh.vn/lai-suat-usd-lien-ngan-hang-gap-doi-lai-suat-vnd-vi-sao--

2018070907393211p4c149.news

https://vietstock.vn/2018/07/cua-hang-tap-hoa-co-the-la-dai-ly-thanh-toan-ngan-hang-757-

614853.htm

Tin KT vĩ mô https://vietstock.vn/2018/07/lam-phat-cuoi-nam-2018-se-chiu-ap-luc-cua-nhung-yeu-to-nao-761-

614886.htm

https://vietnambiz.vn/giua-nam-2018-tong-cuc-thue-lo-ngan-sach-2019-58890.html

http://cafef.vn/bao-dong-mat-can-doi-thu-chi-ngan-sach-nha-nuoc-20180708075124543.chn

Tin KT Quốc tế https://vietstock.vn/2018/07/fed-de-lam-phat-tang-truong-qua-nong-co-the-dan-toi-suy-thoai-kinh-

te-nghiem-trong-775-614615.htm

https://vietstock.vn/2018/07/chung-khoan-lao-trai-phieu-chinh-phu-se-som-co-mat-tren-thi-truong-

1328-614499.htm

http://cafef.vn/kinh-te-toan-cau-phai-tra-gia-dat-neu-xay-ra-chien-tranh-thuong-mai-

20180707085952392.chn

https://vietnambiz.vn/nga-nang-ty-le-du-tru-vang-va-dong-nhan-dan-te-58508.html

11

Danh mục viết tắt

Bảo hiểm tiền gửi BHTG LS LS

Bảo hiểm y tế BHYT Liên ngân hàng LNH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Lợi nhuận trước thuế LNTT

Bảo hiểm xã hội BHXH Lợi nhuận sau thuế LNST

Bất động sản BĐS Mua bán, sáp nhập M&A

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD Ngân hàng NH

Chỉ số giá tiêu dùng CPI Ngân hàng bán lẻ NHBL

Chính sách tiền tệ CSTT Ngân hàng Nhà nước NHNN

Cơ sở hạ tầng CSHT Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCP

DNNN DNNN Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTMNN

DN tư nhân DNTN Ngân hàng nước ngoài NHNNg

DN vừa và nhỏ DNVVN Ngân sách Nhà nước NSNN

DN có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI Ngân sách trung ương NSTW

Dự án DA Nhập khẩu NK

Dự trữ bắt buộc DTBB Sản xuất KD SXKD

Đăng ký KD ĐKKD Tài sản bảo đảm TSBĐ

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tổ chức tín dụng TCTD

Giấy chứng nhận GCN Tổng tài sản TTS

Giá trị gia tăng GTGT Tổng SP quốc nội GDP

Hợp đồng tín dụng HĐTD Trung Quốc TQ

Khách hàng DN KHDN Trái phiếu Chính phủ TPCP

Khách hàng cá nhân KHCN Trái phiếu DN TPDN

KT vĩ mô KTVM Thị trường chứng khoán TTCK

Kho bạc Nhà nước KBNN VN VN

Khu vực KV Vốn điều lệ VĐL

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT Vốn tự có VTC

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Xã hội XH

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Xuất khẩu XK

Ngân hàng TG World Bank Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN VASEP

Ngân hàng Phát triển châu Á ADB Hiệp hội Lương thực VN VFA

Ngân hàng trung ương châu Âu ECB Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN VICOFA

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Hiệp hội Thép VN VSA

Khu vực sử dụng đồng Euro EUROZONE Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX

Liên minh châu Âu EU Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM HOSE

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc FAO

Tổng cục thống kê GSO