hoi ky mot chuyen di - chuyen ke sausieu baohaiyan (day4)

9
Trên đường vkhi băng qua khu phđổ nát nc mùi tkhí, chúng tôi thy có xut hin 2 cái túi màu đen trong đựng xác người để bên lngã tư, có lhmi tìm thy tđống ngn ngang đó. Trên bu tri tiếng trc thăng liên tc vang lên, chúng tôi biết đó là nhng chuyến trc thăng chthc phm và nước ung ttàu sân bay USS ca quân đội Mđậu ngoài khơi cách đó không xa mang vào cu tr. Tôi nói vi Albert rng người Mxng đáng là anh cca thế gii vì nhng hành động rt ý nghĩa mi khi đâu đó thm ha xy ra, Albert xác nhn rng người dân Tacloban rt biết ơn hành động ca người Mvà nói rng Trung Quc chlà thng to xác nhưng li có cái đầu ca mt đứa tr, dân Phil hcùng cười vào mt China khi nhn được tin China tuyên btài tr100 ngàn đô la trong khi mt snước khác chng xưng là cường quc mà hcòn ti trhàng chc triu đô (sau này nghe nói China bcthế gii hcười vào mt nên gượng go nâng gói tài trlên trên triu đô). Bui ti chúng tôi li quây qun bên nhau, chia nhau nhng đĩa cơm trng ăn trn mchút đồ hp, cùng cng ly bng nhng ly nước lc, cphòng li đầy p tiếng cười. Ăn ti xong Oly chnhà lôi trong cp ra mt vc sô cô la do mt cô bn anh gi tng, anh nói rng mi chiếc ko cha mt message (thông đip) in trong mt bc ko khi ta mnó ra, mi người bc mt cái và đọc xem mình nhn được thông đip gì. Cchín người đều có thông đip khác nhau nhưng tôi chnhlà tôi nhn được thông đip là ch“Thank you” - cm ơn, Albert nhn được ch“You are happy” - bn đang rt vui, Oly nói rng thông đip anh y nhn được khá dài và đọc rõ to: Why are you still alive ? nghĩa là: Sao mày vn còn sng vy? Cti chúng tôi cười ngt ngã, tôi va cười va tiến vphía Oly nói: So fun, May I see it? - Bun cười thế, tôi xem được không ? Thế là chi li cùng xé lên cười, tôi đã bla, làm gì có thông đip lkthế.... Hahaha. Thêm mt bui ti nm đui mui cho ti tn khong 5h sáng ri chp được mt ti 6h. Khi tnh dy phòng đã đầy p tiếng cười và nng đã xuyên vào nhà. DAY 4: NGÀY TH3 TACLOBAN (25/11) Albert thông báo lch bui sáng smang go và ít thuc men cho mt gia đình khu gn sân bay và ti giúp dn dp nhà ca cho mt gia đình mà chchnhà là người anh y đã gp trên đường sau bão, chbthương và được Albert dìu ti bnh vin, trên giường bnh chgi li chìa khóa nhà cho Albert để nhanh trli xem xét dùm ngôi nhà. Sáng nay ra đường tôi cm thy lượng người xut hin trong thành phdường như đông hơn, lc lượng cnh sát đã thay thế hu hết cho quân đội trong vn đề đảm bo an ninh. Chúng tôi đi bng tuktuk tìm ti gia đình nơi cn chút go và thuc men, mi thđồ đạc trong nhà bướt sũng và ly bùn. Trong nhà có mt phnlà chnhà cùng hai đứa tr,

Upload: tran-thanh-song

Post on 20-Jun-2015

69 views

Category:

Education


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sausieu baohaiyan (DAY4)

Trên đường về khi băng qua khu phố đổ nát nặc mùi tử khí, chúng tôi thấy có xuất hiện 2

cái túi màu đen trong đựng xác người để bên lề ngã tư, có lẽ họ mới tìm thấy từ đống ngổn

ngang đó.

Trên bầu trời tiếng trực thăng liên tục vang lên, chúng tôi biết đó là những chuyến trực

thăng chở thực phẩm và nước uống từ tàu sân bay USS của quân đội Mỹ đậu ngoài khơi

cách đó không xa mang vào cứu trợ. Tôi nói với Albert rằng người Mỹ xứng đáng là anh cả

của thế giới vì những hành động rất ý nghĩa mỗi khi ở đâu đó thảm họa xảy ra, Albert xác

nhận rằng người dân Tacloban rất biết ơn hành động của người Mỹ và nói rằng Trung

Quốc chỉ là thằng to xác nhưng lại có cái đầu của một đứa trẻ, dân Phil họ cùng cười vào

mặt China khi nhận được tin China tuyên bố tài trợ 100 ngàn đô la trong khi một số nước

khác chẳng xưng là cường quốc mà họ còn tại trợ hàng chục triệu đô (sau này nghe nói

China bị cả thế giới họ cười vào mặt nên gượng gạo nâng gói tài trợ lên trên triệu đô).

Buổi tối chúng tôi lại quây quần bên nhau, chia nhau những đĩa cơm trắng ăn trộn mỳ và

chút đồ hộp, cùng cụng ly bằng những ly nước lọc, cả phòng lại đầy ắp tiếng cười. Ăn tối

xong Oly chủ nhà lôi trong cặp ra một vốc sô cô la do một cô bạn anh gửi tặng, anh nói

rằng mỗi chiếc kẹo chứa một message (thông điệp) in trong mặt bọc kẹo khi ta mở nó ra,

mỗi người bốc một cái và đọc xem mình nhận được thông điệp gì. Cả chín người đều có

thông điệp khác nhau nhưng tôi chỉ nhớ là tôi nhận được thông điệp là chữ “Thank you” -

cảm ơn, Albert nhận được chữ “You are happy” - bạn đang rất vui, Oly nói rằng thông điệp

anh ấy nhận được khá dài và đọc rõ to: Why are you still alive ? nghĩa là: Sao mày vẫn còn

sống vậy? Cả tụi chúng tôi cười ngật ngã, tôi vừa cười vừa tiến về phía Oly nói: So fun,

May I see it? - Buồn cười thế, tôi xem được không ? Thế là cả hội lại cùng xé lên cười, tôi

đã bị lừa, làm gì có thông điệp lạ kỳ thế.... Hahaha.

Thêm một buổi tối nằm đuổi muỗi cho tới tận khoảng 5h sáng rồi chợp được mắt tới 6h. Khi

tỉnh dậy phòng đã đầy ắp tiếng cười và nắng đã xuyên vào nhà.

DAY 4: NGÀY THỨ 3 Ỏ TACLOBAN (25/11)

Albert thông báo lịch buổi sáng sẽ mang gạo và ít thuốc men cho một gia đình ở khu gần

sân bay và tới giúp dọn dẹp nhà cửa cho một gia đình mà chị chủ nhà là người anh ấy đã

gặp trên đường sau bão, chị bị thương và được Albert dìu tới bệnh viện, trên giường bệnh

chị gửi lại chìa khóa nhà cho Albert để nhờ anh trở lại xem xét dùm ngôi nhà.

Sáng nay ra đường tôi cảm thấy lượng người xuất hiện trong thành phố dường như đông

hơn, lực lượng cảnh sát đã thay thế hầu hết cho quân đội trong vấn đề đảm bảo an ninh.

Chúng tôi đi bằng tuktuk tìm tới gia đình nơi cần chút gạo và thuốc men, mọi thứ đồ đạc

trong nhà bị ướt sũng và lầy bùn. Trong nhà có một phụ nữ là chủ nhà cùng hai đứa trẻ,

Page 2: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sausieu baohaiyan (DAY4)

ngoài sân có hai người phụ nữa đang giúp dọn dẹp và cào bùn. Tôi không dám hỏi về

người chồng bởi biết rằng có những khu giờ người ta gọi là làng góa chồng bởi cà làng

người già, phụ nữ và trẻ em đi tránh bão, đàn ông ở lại trông nom nhà cửa và khi sóng thần

ập vào đã giết chết toàn bộ những người đàn ông ở lại.

Trên đường đi tôi lại một lần nữa chứng kiến thảm cảnh và hình dung siêu bão Haiyan

khủng khiếp tới mức độ nào, suốt quãng đường đi tới gần chục cây số mọi thứ đều tan

hoang đổ nát, thỉnh thoảng người ta lại kéo ra bên lề đường những xác chết vô thừa nhận

đóng trong túi đựng xác màu đen nặc mùi.

Những cảnh đổ nát trền đường ra sân bay Tacloban

Page 3: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sausieu baohaiyan (DAY4)

Tiện đường tôi bảo Albert ghé luôn vào khu sân bay, ở đây tôi nghĩ nó là khu nhà ga tàu

hỏa hơn là sân bay bởi cơn bão đã làm biến đổi mọi thứ. Giờ người ta biến nó thành nơi

cứu hộ tập trung và là điểm tập kết lương thực, nước uống từ tàu sân bay USS chuyển vào.

Xung quanh khu vực sân bay lều trại của các đơn vị cứu hộ thuộc quân đội các nước như

Mỹ, Nhật, Malay. Nhìn những người lính khỏe mạnh sắn chắc tôi thấy thật yên tâm và tự

hào về họ - những tình nguyện viên.

Trước cửa sân bay Tacloban

Những người lính tham gia cứu hộ tại sân bay Taclban

Page 4: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sausieu baohaiyan (DAY4)

Khu nán trại của lực lượng cứu hộ quân đội quốc tế cạnh sân bay Tacloban

Người dân bắt đầu quay trở lại thành phố

Buổi chiều chúng tôi tới thăm trường Đại học sư phạm Leyte Normal University nơi Albert

từng học trước đây, nhà trường phải tạm đóng cửa khoảng 2 tháng, cạnh phòng thường

trực cổng trường dán danh sách 92 giảng viên, 77 nhân viên hành chính của trường trong

danh sách mất tích. Thật quá xót xa ! Có một điều tôi cảm nhận được là dường như đa

phần người dân Phil theo đạo Thiên Chúa, họ coi người đã mất đi là được trở về bên Chúa

vì thế họ đau khóc xót thương lúc đầu rồi có thể ngay chiều hôm đó hoặc ngày hôm sau là

họ có thể trở về trạng thái cân bằng và cười nói bình thường, tôi thấy sự náo nhộn ở hầu

hết các bạn Phil. Có lẽ do vậy mà đi trong một thành phố có tới hơn 10 ngàn người chết,

Page 5: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sausieu baohaiyan (DAY4)

hơn 10 ngàn người mất tích (con số này do những người bạn Phil xác nhận) tôi không thấy

sự tang tóc, ủ rũ xuất hiện ở đây, họ sẵn sàng đối mặt để tiếp tục sống.

Trường đại học sư phạm Leyte Normal University và danh sách 92 giảng viên, 77 nhân viên

hành chính của trường bị mất tích trong siêu bão Haiyan

Page 6: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sausieu baohaiyan (DAY4)

Tôi nhờ Albert dẫn đến thăm công ty viễn thông để tìm hiểu về tình trạng thiệt hại, những

nhân viên đón tiếp chúng tôi trong đó có một trưởng phòng nói rằng sếp của họ hiện đang

đi vắng, tôi nói không nhất thiết phải gặp sếp, nếu các bạn có thể chia sẻ tôi chỉ muốn có

thông tin về tình trạng thiệt hại của các công ty viễn thông ở đây. Mọi người rất vui vẻ và nói

rằng: cũng may mắn là hầu hết thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn đặt ở trên cao nên không

bị nước tràn vào, còn mạng ngoại vi bao gồm cột và cáp thông tin thì như anh đã thấy ở

ngoài đường, hầu hết bị đứt và đốn gục. Chúng tôi sẽ nỗ lực để khôi phục hệ thống thông

tin di động trước còn hệ thống điện thoại cố định chắc cần vài tháng để sửa chữa.

Tôi cảm ơn mọi người và quay ra, như vậy về lý thuyết nếu được cấp đủ nhiên liệu để chạy

máy phát điện dự phòng thì mạng di động sẽ nhanh chóng được khôi phục, tất nhiên sẽ

hoạt động ở trạng thái chập chờn nhưng dù có còn hơn không vì khi nào mạng điện lưới

hoạt động trở lại thì mọi thứ mới đi vào ổn định. Ngoài phố công nhân cáp tải điện và cáp

viễn thông đã bắt đầu tiền hành thay thế và nối cáp cho các trục chính, những tuyến mà hệ

thống cột điện còn đủ an toàn để treo cáp. Tôi nói với Albert rằng rất ấn tượng vì không ngờ

những nhân viên thuộc khối doanh nghiệp nhà nước (government company) lại có thái độ

vui vẻ, tận tình như thế đối với một người khách lạ qua đường như tôi. Albert nói rằng ở

đây hầu hết mọi người đều như vậy kể với các nhân viên công quyền của thành phố (city

government officers) rất dễ chịu và vui vẻ bởi họ làm việc ở vị trí phục vụ, anh nói rằng hiện

nay ở Philippines đã không còn khái niệm government company (doanh nghiệp nhà nước)

mà toàn bộ nền kinh tế đã giao hết cho tư nhân (private company), trước đây họ đã từng có

mô hình DN nhà nước nhưng thấy rằng mô hình này dễ bị tư lợi, tham nhũng (corruption) vì

thế không hiệu quả nên chính phủ đã quyết định xóa bỏ giao hết cho tư nhân quản lý. Tôi

ngạc nhiên hỏi lại vậy với các lĩnh vực nhạy cảm như truyền thông phát thanh truyền hình,

giao thông, điện, nước cũng giao hết cho tư nhân quản lý sao ??? Albert nói đúng vậy, giờ

không còn lĩnh vực kinh tế nào là của nhà nước nữa, tất cả đã giao hết cho tư nhân. Oh,

giờ thì tôi chợt hiểu tại sao nền kinh tế ở ta nó cứ lẹt đẹt mãi như vậy, nạn tham nhũng cứ

triền miên hết vụ nọ tới vụ kia, dây rút kinh nghiệm cứ rút hoài chẳng bao giờ hết, cắt mụn

này cái ung khác lại mọc lên bởi cách giải quyết ở ta là chỉ xử lý phần ngọn và tiếc rằng vấn

đề nó lại nằm ở phần gốc.

Trên đường trở về tôi thấy xuất hiện rất nhiều các tổ chức tình nguyện quốc tế mang cờ

Pháp, Hàn Quốc hiện diện trong thành phố, tôi ngưỡng mộ sự chuyên nghiệp và hành trang

hiện đại của họ. Trên đường phố người dân trở lại càng nhiều hơn, xuất hiện rất nhiều tốp

những người trẻ đi thành từng nhóm tay cầm gậy, xẻng, và bó có tua túa như kiểu cái dễ

cùn để quét. Họ đi phăm phăm và nhìn thái độ vui vẻ của họ tôi cho rằng họ là những người

lao động tìm việc làm. Tôi hỏi Albert họ đi làm gì vậy, anh nói rằng không biết. Tôi bảo có

Page 7: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sausieu baohaiyan (DAY4)

thể họ là những người đi tìm việc làm, ai cần quét dọn thì họ nhận làm. Tôi đã đoán đúng.

Trên đường đi chúng tôi gặp một chị bày bán trên vỉa hè mấy chai rượu trông rất đẹp,

Albert dừng lại ngắm nghía và mua một chai, bạn nói rằng muốn cho tôi thưởng thức thử vị

rượu do Phil sản xuất, giá thông thường là 1$ nhưng hôm nay họ bán với giá 5$. Về đến

gần nhà tôi thấy rất nhiều người tham gia dọn dẹp những thứ ngổn ngang đổ nát trên các

ngõ nhỏ đưa ra khu tập kết gần đường cái, họ chính là những nhóm người lao động hợp lại

rất đông, như một đàn kiến họ kiên trì và nhanh nhẹn chuyển “hàng” bằng bất cứ thứ gì có

thể: ôm bằng tay, cho vào một tấm tôn rồi kéo... Albert hỏi chuyện thì biết rằng những tổ

chức thiện nguyện và những người nước ngoài gồm Hàn Quốc, Đài Loan họ sống ở khu

vực này tự góp tiền và trả cho những người lao động với giá 12$/ngày/người để dọn sạch

các khu ngõ còn bị ngập rác bởi những người ngoại quốc khá giả này họ không kiên trì đợi

được việc dọn dẹp do chính phủ thực hiện.

Người dân đã bắt đầu quay trở lại thành phố ngày càng nhiều

Page 8: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sausieu baohaiyan (DAY4)

Mẹt hàng bên vỉa hè - tín hiệu giao thương trở lại

Người dân trở lại thành phố tham gia dọn dẹp tại các ngõ hẻm

Buổi tối chúng tôi mở chai rượi Albert mua lúc chiều, nó là một trong những loại rượu

truyền thống của Phil, tôi thấy bất ngờ vì vị thơm đậm đà có chút hơi ngọt, có vẻ hơi giống

dòng vang MONTEVERDI (thường gọi là vang Hoàng Đế của Ý, tôi rất khoái loại vang này)

nhưng nặng độ hơn, chúng tôi truyền tay nhau ly rượu. Sau 4 ly tôi thấy hơi phê phê, Albert

đùa rằng đừng say vì ở đây có cảnh sát (ý nói anh cảnh sát bảo vệ ngồi ăn cùng). Tối nay

Page 9: Hoi ky mot chuyen di - Chuyen ke sausieu baohaiyan (DAY4)

thêm một bác chừng hơn 60 tuổi, bác là người trong khu phố và cũng là nhân chứng thứ ba

kể cho tôi nghe về thảm họa. Bác kể rằng khoảng 7h sáng hôm đó (8/11) ở trên tầng nhà

bác nhìn thấy đột nhiên xuất hiện cột sóng khổng lồ cao khoảng 1 tầng rưỡi nhà dâng lên

từ phía biền hồ rồi tràn vào thành phố, có ba đợt sóng như vậy nối tiếp nhau, vài chục giây

sau đó xung quanh mênh mông toàn là nước, những căn nhà cấp bốn biến mất dưới làn

nước, tới hơn nửa thành phố gần như bị nhấn chìm và khoảng gần tiếng đồng hồ sau nó

rút đi để lại đống đổ nát ngổn ngang hỗ độn kèm với hàng ngàn xác người.

Bữa trưa liên hoan với những người bạn Phil, bên phải cạnh tôi là Oly chủ nhà cũng là

trưởng nhóm tình nguyện viên, đội của anh có khoảng hơn hai chục người đóng rải rác

trong Tacloban, cạnh trái là anh cảnh sát bảo vệ. Do thời tiết quá nóng và mọi người bảo tôi

cứ mặc áo may ô cho thoải mái. Mọi người hỏi tôi rằng tôi có lai dòng máu không, tôi nói

rằng tôi mang dòng máu Việt 100%, các bạn lại hỏi tiếp người Việt ai cũng dễ gần giống tôi

không, tôi nói người Việt chúng tôi hầu hết đều cởi mở và thân thiện, bạn lại hỏi thế ở VN có

được phát ngôn thoải mái (free of speech) và tự do đi lại không, tôi nói đất nước tôi chế độ

cộng sản, chính phủ tôi còn nhiều hạn chế nhưng họ luôn mở cửa đón chào thế giới, mọi

người tự do đi lại và khá thoải mái trong ngôn luận. Các bạn lấy làm ngạc nhiên nói rằng họ

cứ nghĩ người Việt Nam khép kín và rất khó gần, đất nước VN cộng sản còn nghèo và lạc

hậu với chế độ độc trị như Bắc Hàn. Tôi thoáng buồn vì thấy rất nhiều người nước ngoài

chưa đến VN mà tôi tiếp xúc hầu hết đều có suy nghĩ vậy.