hoµn thiÖn hÖ thèng chØ tiªu gi¸m s¸t ho¹t ®éng tµi chÝnh ... · bảng 3.5: chỉ...

192
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BTÀI CHÍNH HC VIN TÀI CHÍNH -------------------- NGUYỄN ĐĂNG THUẬN hoμn thiÖn hÖ thèng chØ tiªu gi¸m s¸t ho¹t ®éng tμi chÝnh cña c¸c c«ng ty x©y dùng thuéc bé quèc phßng LUN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NI 2016

Upload: others

Post on 21-Feb-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

--------------------

NGUYỄN ĐĂNG THUẬN

hoµn thiÖn hÖ thèng chØ tiªu gi¸m s¸t

ho¹t ®éng tµi chÝnh cña c¸c c«ng ty x©y dùng

thuéc bé quèc phßng

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

--------------------

NGUYỄN ĐĂNG THUẬN

hoµn thiÖn hÖ thèng chØ tiªu gi¸m s¸t

ho¹t ®éng tµi chÝnh cña c¸c c«ng ty x©y dùng

thuéc bé quèc phßng

Chuyên ngành : Kế toán

Mã số : 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN TUẤN PHƢƠNG

2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ ĐÔNG

HÀ NỘI - 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi; các số liệu và kết quả trong Luận án là trung thực,

có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố trong bất kỳ

công trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Đăng Thuận

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT

HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG ......................... 16

1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ ............... 16

1.1.1. Khái niệm và vai trò công ty xây dựng......................................................... 16

1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty xây dựng trong mối

quan hệ với giám sát hoạt động tài chính..................................................... 18

1.2. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA

CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG ................................................................................ 21

1.2.1. Bản chất và vai trò của giám sát hoạt động tài chính trong các công

ty xây dựng. ................................................................................................... 21

1.2.2. Mục tiêu, nội dung và chủ thể giám sát hoạt động tài chính trong

các công ty xây dựng ..................................................................................... 27

1.2.3. Chỉ tiêu và phân loại hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính

trong các công ty xây dựng ........................................................................... 32

1.2.4. Nội dung các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính công ty xây

dựng ................................................................................................................ 39

1.3. KINH NGHIỆM VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG

TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY CỦA MỸ VÀ BÀI HỌC KINH

NGHIỆP CHO VIỆT NAM ..................................................................................... 57

1.3.1. Kinh nghiệm về hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính

trong các công ty của Mỹ .............................................................................. 57

1.3.2. Bài học cho các công ty xây dựng Việt Nam từ kinh nghiệm về hệ

thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính trong các công ty của

Mỹ .................................................................................................................. 65

Kết luận chương 1 .................................................................................................... 65

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT

ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ

QUỐC PHÒNG ............................................................................................................... 67

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ QUỐC

PHÒNG ...................................................................................................................... 67

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các công ty xây dựng thuộc

Bộ Quốc phòng .............................................................................................. 67

2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các công ty xây dựng thuộc

Bộ Quốc phòng .............................................................................................. 68

2.1.3. Cơ chế tài chính của các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng ............ 70

2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÀI

CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ QUỐC

PHÒNG ...................................................................................................................... 92

2.2.1. Thực trạng về chỉ tiêu giám sát hoàn thành kế hoạch .................................. 93

2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu giám sát huy động và sử dụng vốn .................................. 93

2.2.3. Thực trạng về chỉ tiêu giám sát hiệu quả sử dụng vốn ................................ 95

2.2.4. Chỉ tiêu giám sát hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế .......................... 96

2.2.5. Chỉ tiêu giám sát khả năng trả nợ .................................................................. 97

2.2.6. Thực trạng về chỉ tiêu giám sát sử dụng chi phí .......................................... 98

2.3. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÀI

CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ QUỐC

PHÒNG ...................................................................................................................... 98

2.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................................ 98

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân .................................................................... 100

Kết luận chương 2 .................................................................................................. 107

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM

SÁT HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG

THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG ..................................................................................... 109

3.1. ĐỊNH HƯỚNG, NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN HỆ

THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TRONG

CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG ........................... 109

3.1.1. Định hướng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài

chính của các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng ............................ 109

3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài

chính trong các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng ......................... 110

3.1.3. Yêu cầu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính

trong các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng ................................... 110

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT

ĐỘNG TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC

BỘ QUỐC PHÒNG ................................................................................................ 112

3.2.1. Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu tài chính bên trong của doanh nghiệp .............. 113

3.2.2. Xây dựng nhóm chỉ tiêu cảnh báo rủi ro .................................................... 134

3.2.3. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính ......................................................................... 140

3.2.4. Giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách ..................................................... 144

3.2.5. Giải pháp hoàn thiện quy trình giám sát hoạt động tài chính tại các

công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng ................................................... 148

3.2.6. Hoàn thiện chế độ kế toán và quản lý các công ty xây dựng thuộc

Bộ Quốc phòng ............................................................................................ 152

3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ....................................................... 153

3.3.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng (BQP) ................................ 153

3.3.2. Đối với Doanh nghiệp xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng ........................... 154

Kết luận chương 3 .................................................................................................. 157

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 158

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................ 160

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 161

PHỤ LỤC........................................................................................................................ 168

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCH : Bộ chỉ huy

BĐ : Binh đoàn

BQP : Bộ Quốc phòng

BTTM : Bộ Tổng tham mưu

CP : Cổ phần

DN : Doanh nghiệp

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước

GSTC : Giám sát thi công

HĐTC : Hoạt động tài chính

HT : Hệ thống

KTNN : Kinh tế nhà nước

NSNN : Ngân sách nhà nước

QC PKKQ : Quân chủng phòng không không quân

QK : Quân khu

TCDN : Tài chính doanh nghiệp

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

VN : Việt Nam

XD BQP : Xây dựng Bộ Quốc phòng

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu Nội dung Trang

Bảng 1.1: Rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh .............................................................. 63

Bảng 1.2: Các chỉ số phản ánh rủi ro tài chính ................................................................ 64

Bảng 2.1a: Vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2011, 2012, 2013 ...................................... 72

Bảng 2.1b: Vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2012, 2013, 2014 ..................................... 72

Bảng 2.2: Tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn ............................. 73

Bảng 2.3: Vốn huy động từ các nguồn tự bổ sung .......................................................... 73

Bảng 2.4a: Vốn huy động từ nợ phải trả 2011, 2012, 2013 ............................................ 74

Bảng 2.4b: Vốn huy động từ nợ phải trả 2012, 2013, 2014 ........................................... 75

Bảng 2.5: Tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn ............................. 76

Bảng 2.6a: Tình hình đầu tư vào vốn hàng tồn kho và các khoản phải thu ................... 78

Bảng 2.6b: Tình hình đầu tư vào vốn hàng tồn kho và các khoản phải thu................... 79

Bảng 2.7a: Kết quả hoạt động sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh của các

công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng. .................................................... 80

Bảng 2.7b. Kết quả hoạt động sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh của các

công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng. .................................................... 81

Bảng 2.8: Giá trị đầu tư vào các công ty con, liên doanh liên kết và đầu tư dài

hạn khác ......................................................................................................... 82

Bảng 2.9: Giá trị đầu tư tài chính ngắn hạn của các công ty xây dựng thuộc Bộ

Quốc phòng .................................................................................................... 83

Bảng 2.10a: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty ........................... 84

Bảng 2.10b: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty ........................... 85

Bảng 2.11a: Tổng tài sản của các công ty trong thời gian 2011, 2012, 2013 ................ 85

Bảng 2.11b: Tổng tài sản của các công ty trong thời gian 2012, 2013, 2014 ................ 85

Bảng 2.12: ROE của các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng ............................... 96

Bảng 2.13: Tình hình khả năng thanh toán nợ đến hạn của 5 công ty ........................... 97

Bảng 3.1: Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính giám sát hoạt động huy động vốn

của doanh nghiệp ......................................................................................... 117

Bảng 3.2: Bộ chỉ tiêu phản ánh tình hình phân bổ vốn ................................................. 118

Bảng 3.3: Cơ cấu tài sản dài hạn trong doanh nghiệp xây dựng .................................. 118

Bảng 3.4: Bộ chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn:.............................................. 121

Bảng 3.5: Chỉ tiêu tài chính trung bình của doanh nghiệp ngành xây dựng ................ 134

Bảng 3.6: Cách xác định các chỉ tiêu phi tài chính ....................................................... 141

1

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất

công nghiệp tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Ngành xây dựng cơ

bản so với các ngành sản xuất khác có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng biệt

thể hiện ở sản phẩm và quá trình tạo ra sản phẩm. Đặc điểm này chi phối tới

công tác quản lý và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

Xây dựng trong các công ty xây dựng nói chung và các công ty xây dựng

thuộc BQP nói riêng đã có từ lâu, nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh trong thời

gian gần đây, khi cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam đổi mới và có nhiều biến

chuyển về mọi mặt. Hiện nay nhu cầu đầu tư xây dựng là rất lớn, nhưng trên

thực tế, quá trình quản lý, giám sát chất lượng và hiệu quả quản lý các dự án đầu

tư xây dựng còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Tình trạng đó có thể xuất

phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do cơ cấu tổ chức quản

lý chưa được hoàn thiện, quy trình quản lý chưa chặt chẽ, tính chuyên nghiệp

hóa chưa cao và chất lượng đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý các dự án xây

dựng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Tất cả những vấn đề đó được lý giải từ

nguyên nhân hệ thống giám sát hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng

nói chung và các công ty xây dựng thuộc BQP nói riêng cần phải hoàn thiện.

Trong thực tế hiện nay, cơ chế quản lý tài chính trong quân đội: công tác

quản lý, sử dụng tài sản, nguồn kinh phí... có nhiều đặc thù. Đối với BQP, công

tác quản lý, sử dụng tài sản và kinh phí diễn ra trực tiếp từ các đơn vị trực thuộc

BQP trở xuống như các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, học viện nhà

trường, tổng cục và các đơn vị cấp dưới. Mặt khác hoạt động quân sự lại mang

tính đặc thù riêng, do đó hoạt động tài chính và giám sát hoạt động tài chính

cũng mang tính đặc thù riêng. Sự phức tạp trong quản lý, cấp phát ngân sách dẫn

tới lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ nghiệp vụ trong các đơn vị xây dựng thuộc BQP

2

2

thường dựa trên các quy định của pháp luật, kinh nghiệm cá nhân để giải quyết

công việc cũng như kiểm tra, giám sát hơn là một cái nhìn tổng quát về hệ thống

các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính. Rất ít các đơn vị có được chính sách

công cụ và thủ tục giám sát hoạt động tài chính riêng, phù hợp với thực tiễn và

thực sự hiệu lực, hiệu quả để thực hiện công tác quản lý tài chính một cách hữu

hiệu. Việc thiếu một kỹ năng phân tích, kỹ năng giám sát và nhất là một hệ thống

đồng bộ các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính, từ mục tiêu, cảnh báo rủi ro

đến các hoạt động về kiểm soát, giám sát, dẫn đến lãng phí nguồn lực vào những

thủ tục kiểm soát, thủ tục giám sát không cần thiết, hoặc không hiệu quả do thời

điểm giám sát sau khi thực hiện, trong khi lại bỏ sót những thủ tục quan trọng.

Chính vì vậy, hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính ở các

đơn vị xây dựng thuộc BQP là hết sức cần thiết và là một trong những yêu cầu

cấp bách hiện nay.

Bên cạnh những phức tạp, khó khăn, quản lý tài chính ở các đơn vị xây

dựng thuộc BQP cũng có những điểm tương đồng, vì vậy tổ chức và xây dựng

một hệ thống các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính hoàn chỉnh sẽ là công cụ,

là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại tất cả

các đơn vị.

Các công ty xây dựng thuộc BQP cũng là các đơn vị thụ hưởng NSNN

nhưng mang tính đặc thù, mang tính mệnh lệnh Quốc phòng. Hoạt động xây

dựng vừa mang mục tiêu chính trị vừa có hoạt động xây dựng mang tính kinh

doanh. Tính đặc thù của các hoạt động vì mục tiêu chính trị là tính mệnh lệnh,

tính chất cơ mật, quyết liệt, cơ động cao, tính đặc trưng của cơ cấu tổ chức, môi

trường hoạt động đặc biệt. Đặc điểm này ảnh hưởng và chi phối một cách trực

tiếp và toàn diện đối với mọi hoạt động tài chính Quân đội. Nghị quyết của Quân

ủy Trung ương và BQP đã chỉ rõ: hoạt động tài chính Quân đội phải lấy việc

phục vụ nhiệm vụ Quân sự quốc phòng là mục tiêu hàng đầu song phải gắn liền

với yếu tố tiết kiệm, hiệu quả. Tổ chức giám sát hoạt động tài chính trong các

công ty xây dựng thuộc BQP phải phù hợp với yêu cầu hoạt động Quân sự, đạt

3

3

được hiệu quả toàn diện và thích ứng với các tình huống, các trạng thái sẵn sàng

chiến đấu và chiến đấu cao, đồng thời cũng phải đáp ứng yêu cầu quản lý tài

chính của Nhà nước, BQP, đảm bảo chặt chẽ, tuân thủ đúng pháp luật.

Có thể nói, trong những năm gần đây, công việc xây dựng cơ sở hạ tầng

phát triển rất nhanh và trở thành ngành mũi nhọn, đóng góp phần lớn GDP của

đất nước. Nhưng thể chế nói chung và thể chế kế toán tài chính nói riêng chưa

thực sự hoàn thiện để tạo lập một nền tài chính hiệu quả trên cơ sở thông tin xác

thực, kịp thời và minh bạch. Số lượng các công ty xây dựng nói chung và các

công ty xây dựng thuộc BQP nói riêng ngày càng nhiều và phát triển quy mô cả

về chất và về đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư xây dựng. Thông tin công bố, đặc biệt

là các thông tin tài chính còn tương đối nghèo nàn và chưa kịp thời, chính xác.

Việc hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính trước, trong và sau quá

trình đầu tư, xây dựng sẽ giúp cho nhà quản lý nắm bắt kịp thời các nhu cầu,

điều chỉnh phù hợp các sai sót và tiến tới hoạch định được chiến lược đầu tư

tương lai, tránh rủi ro cho các đối tượng có liên quan và nền kinh tế. Qua đó góp

phần xây dựng nền tài chính quốc gia hiện đại, hội nhập vào nền tài chính thế

giới. Xuất phát từ vai trò, nhu cầu khách quan và chủ quan liên quan đến hệ

thống các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính, đồng thời sau một thời gian

nghiên cứu, tác giả lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát

hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng" làm đề

tài nghiên cứu luận án tiến sỹ của mình.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới luận án

Quản lý hoạt động tài chính, giám sát hoạt động tài chính, đầu tư vốn nhà

nước tại doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của quá trình đổi mới, nâng cao

hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp có vốn nhà nước và các doanh nghiệp xây

dựng thuộc BQP ở nước ta. Đặc biệt trong bối cảnh Đảng, Chính phủ đang đẩy

mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, công tác quản lý, giám sát hoạt động tài

chính, duy trì, bảo tồn và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh

nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết…

4

4

Những kết quả ban đầu:

Trước hết phải khẳng định, hệ thống cơ chế, chính sách quản lý, giám sát

hoạt động tài chính nói chung và hoạt động tài chính các công ty xây dựng thuộc

BQP nói riêng (DN BQP) trong thời gian qua đã được Chính phủ, Bộ Tài chính,

BQP ban hành đồng bộ, liên tục sửa đổi hoàn chỉnh cho phù hợp với tình hình

thực tiễn. Vì vậy, đã góp phần ngày càng hoàn thiện hơn các cơ chế, chính sách

tài chính, hạn chế rủi ro, thất thoát trong quản lý, xây dựng tại các DN BQP.

Trong những năm qua, hệ thống cơ chế, chính sách tài chính DN đã được

hình thành và đang dần được hoàn thiện, thống nhất với mọi thành phần kinh tế,

góp phần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các DN. Các chính sách

hỗ trợ DN được điều chỉnh theo hướng giảm dần việc hỗ trợ trực tiếp từ NSNN

cho các DN BQP sang hỗ trợ gián tiếp bằng các quy định thông thoáng hơn, tạo

lập quyền tự chủ cho các đơn vị. Qua đó góp phần tạo động lực thúc đẩy phát

triển kinh tế, an ninh quốc phòng.

Sự đổi mới hệ thống cơ chế, chính sách tài chính DN trong thời gian qua

đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm thiểu can thiệp hành chính của

cơ quan quản lý nhà nước gắn với nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

của DN trong hoạt động kinh doanh và tài chính. Khuyến khích DN nâng cao

chất lượng quản trị, năng lực cạnh tranh, công khai, minh bạch thông tin, thích

ứng với điều kiện hội nhập. Với hệ thống cơ chế quản lý, giám sát hoạt động tài

chính trong các DN BQP ngày càng được hoàn thiện đã tạo cơ sở pháp lý cho

việc thực hiện tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng điều hành sản

xuất kinh doanh của các đơn vị này. Đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước

từ quản lý hành chính sang quan hệ đầu tư, kinh doanh vốn, xác định rõ mối

quan hệ giữa chủ sở hữu vốn, người quản lý điều hành DN, tăng cường tính tự

chủ cho DN BQP. Vì vậy, bước đầu đã xác lập rõ được quyền và nghĩa vụ của

người đại diện phần vốn nhà nước tại DN. Bên cạnh đó, tạo sự phân công, phân

cấp giữa các cơ quan thuộc Chính phủ, BQP; thay đổi phương thức quản lý,

giám sát từ “hậu kiểm” sang “tiền kiểm”, gắn với việc phân loại, đánh giá hiệu

quả sản xuất kinh doanh và các mục tiêu chính trị của các DN BQP.

5

5

Công tác quản lý, giám sát hoạt động tài chính DN đã được triển khai

thông qua các hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính, phân tích, đánh giá, xếp

loại DN, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách tài chính

DN, công bố công khai thông tin về kết quả kinh doanh và tình hình tài chính

DN… Riêng đối với các công ty xây dựng thuộc BQP, định kỳ hàng năm BQP

phối hợp với các cơ quan chuyên trách như KTNN, Cục TCDN kiểm tra việc

thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài chính của chủ sở hữu, đánh giá tình hình

hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Cùng với đó, tổng hợp, phân tích đánh giá

về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh báo cáo Quân ủy trung ương và

BQP, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Thông qua giám sát hoạt

động tài chính, phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của DN, đưa ra kiến nghị

và cảnh báo về rủi ro trong hoạt động của các công ty xây dựng thuộc BQP để cơ

quan chủ sở hữu có giải pháp khắc phục.

Hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính là vấn đề có ý nghĩa cả về

thực tiễn và lý luận. Do vậy, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu đề cập

đến. Mỗi một công trình nghiên cứu hay mỗi một tác giả có cách nhìn nhận về hệ

thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính khác nhau. Sau đây luận án tiến hành

khái quát một số nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến giám sát, giám

sát hoạt động tài chính, các đơn vị thuộc BQP, các chỉ tiêu giám sát.

2.1. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài

2.1.1. Các luận án tiến sĩ liên quan đến hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt

động tài chính của các doanh nghiệp xây dựng thuộc BQP

Phạm Bính Ngọ (2011): “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các

đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng”, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn

về kiểm soát nội bộ (sự cần thiết phải kiểm soát nội bộ, các yếu tố của quá trình

kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng tới kiểm soát nội bộ, nội dung và phương pháp tổ

chức kiểm soát nội bộ...). Đề tài chủ yếu đề cập đến cơ sở lý luận về chất lượng

kiểm soát nội bộ dựa vào các văn bản dưới luật, các quy định hiện có chưa hoàn

6

6

thiện, sửa đổi; nội dung và phương pháp kiểm soát, quy trình kiểm soát của các

nước trên thế giới. Đây là một đề tài nghiên cứu khá thành công về cơ sở lý luận

và cách thức, nội dung kiểm soát nội bộ dự toán các đơn vị trực thuộc BQP của

Việt Nam và có tham khảo các nước trên thế giới, có giá trị tham khảo tốt, gợi

mở hướng nghiên cứu cho luận án. Tuy nhiên, do chỉ nghiên cứu về cơ sở lý luận

kiểm soát nội bộ của các đơn vị dự toán trực thuộc BQP nên đề tài chưa thực sự

đầy đủ, chỉ đáp ứng được khâu dự toán và là một phần trong hệ thống các chỉ

tiêu giám sát hoạt động tài chính các công ty xây dựng thuộc BQP.

Nguyễn Tiến Hùng (2013): “Giám sát an toàn tài chính đối với các doanh

nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam”, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về điều kiện thành lập, hoạt

động của các DNBH trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, luận án này không đề

cập gì đến giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc BQP.

Phan Hồng Mai (2012): “Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành

xây dựng niêm yết ở Việt Nam”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Luận án lựa chọn các công ty cổ phần xây dựng niêm yết ở Việt Nam để

nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu của luận án là các nội dung quản lý tài sản tại

doanh nghiệp ngành xây dựng gồm: quản lý dòng tiền, các khoản phải thu, hàng

tồn kho, tài sản cố định. Luận án đã đánh giá thực trạng công tác quản lý tài sản

tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam. Dựa trên thực

trạng đánh giá và lý luận nghiên cứu, luận án đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng

cao công tác quản lý tài sản tại các công ty này, như: đánh giá tác động của quản

lý tài sản đến ROA, ROE; ứng dụng mô hình Miller-Orr vào quản lý ngân quỹ;

các giải pháp về huy động vốn…Tuy nhiên luận án chưa đề cập đến các chỉ tiêu

giám sát hoạt động tài chính đối với các công ty xây dựng.

Nguyễn Trọng Cơ (1999): “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

trong doanh nghiệp cổ phần phi tài chính ở Việt Nam”, Học viện Tài chính.

Luận án lựa chọn các công ty cổ phần phi tài chính để nghiên cứu. Nội

dung của luận án đã đề cập đến các hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong

7

7

các công ty cổ phần phi tài chính. Dựa trên những tồn tại trong hệ thống chỉ tiêu

phân tích tài chính của trong các công ty cổ phần phi tài chính ở Việt Nam, luận

án đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu này. Tuy nhiên luận

án chưa đề cập đến hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công

ty xây dựng thuộc BQP.

Nguyễn Ngọc Quang (2002): “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính trong các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam”, Đại học Kinh tế quốc dân.

Luận án đã lựa chọn các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam. Nội dung

của luận án là nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong

các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam. Luận án chưa đề cập đến các chỉ tiêu

giám sát hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng thuộc BQP.

2.1.2. Các đề tài khoa học liên quan đến nội dung hoàn thiện các chỉ tiêu

giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính: “Nâng cao hiệu quả giám

sát hoạt động tài chính của các công ty cổ phần sau cổ phần hóa doanh nghiệp

nhà nước” (2010) của TS. Nguyễn Tuấn Phương và các cộng sự. Đề tài đề cập

đến các vấn đề giám sát hoạt động tài chính đối với công ty cổ phần sau cổ phần

hóa DNNN, chưa đề cập đến các công ty xây dựng thuộc BQP. Đề tài đã đánh

giá thực trạng giám sát hoạt động tài chính của các công ty cổ phần sau cổ phần

hóa DNNN để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động

tài chính. Đối tượng nghiên cứu là các công ty cổ phần sau cổ phần hóa DNNN.

Đề tài chưa đề cập đến các công ty xây dựng thuộc BQP.

Đề tài nghiên cứu cấp Học viện Tài chính của nhóm tác giả do PGS.TS

Vũ Công Ty chủ nhiệm đề tài: “Tái cấu trúc các tổng công ty xây dựng ở Việt

Nam, bài học kinh nghiệm và giải pháp” (2011), Học viện Tài chính. Nội dung

nghiên cứu của đề tài:

+ Nguyên nhân dẫn đến nhu cầu thực thi các giải pháp tái cấu trúc các

tổng công ty xây dựng Việt Nam.

8

8

+ Khảo sát thực nghiệm về kinh nghiệm quá trình tái cấu trúc tại Châu Âu từ

đó rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình tái cấu trúc các tổng công ty xây dựng.

+ Giải pháp để tái cấu trúc các tổng công ty xây dựng là tái cấu trúc thông

qua công ty mua bán nợ, thực hiện định giá doanh nghiệp bằng phương pháp tài

sản, được thực hiện bởi công ty kiểm toán độc lập hoặc công ty định giá độc lập.

Các đề tài nghiên cứu ở trên sử dụng bộ số liệu nghiên cứu đến hết năm

2011, mà giai đoạn này thì bối cảnh kinh doanh của các công ty xây dựng chưa

bộc lộ hết các khó khăn. Ngoài ra đối tượng nghiên cứu của các nghiên cứu trên

là các công ty xây dựng nói chung, chưa có nghiên cứu nào về các công ty xây

dựng thuộc BQP. Nội dung nghiên cứu chưa đề cập đến các chỉ tiêu giám sát

hoạt động tài chính.

2.2. Các nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài

Có một số tài liệu của một số cơ quan giám sát khác trên thế giới đề cập

đến hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính.

Kinh nghiệm giám sát hoạt động tài chính tại Mỹ:

Để có thể dự báo và kiểm soát được rủi ro tài chính, các tập đoàn kinh tế

của Mỹ thường áp dụng nhiều phương pháp. Có nhiều phương pháp dự báo nguy

cơ vỡ nợ của doanh nghiệp đó được xây dựng và công bố. Tuy nhiên nếu chỉ sử

dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính riêng biệt để chấm điểm xếp hạng thì không

thể dự báo chính xác xu hướng khả năng xảy ra khó khăn về tài chính của doanh

nghiệp, vỡ nợ cũng phụ thuộc vào nhận thức riêng của từng chủ thể quản lý.

Nhiều biến số đó được sử dụng trong các mô hình kiểm soát rủi ro tài chính để

tăng cường tính dự báo nguy cơ vỡ nợ. Một phương pháp đó được kiểm tra kỹ

lưỡng và được nhiều doanh nghiệp chấp nhận rộng rãi ở Mỹ hiện nay là hàm

thống kê Z-score của I.Altman. Chỉ số này giúp các doanh nghiệp dự đoán được

nguy cơ phá sản trong tương lai gần để từ đó biết được mức độ rủi ro của mình.

Hệ số nguy cơ phá sản, hay cũng gọi là Z-score do nhà kinh tế học Hoa Kỳ

Edward I.Altman, giảng viên trường đại học New York thiết lập. Hệ số này chỉ

áp dụng cho các doanh nghiệp chứ không áp dụng cho các định chế tài chính như

9

9

ngân hàng hay là các công ty đầu tư tài chính. Ở Mỹ, chỉ số Z-score đó dự đoán

tương đối chính xác tình hình phá sản cũng như mức độ rủi ro của các doanh

nghiệp trong tương lai gần. Có khoảng 95% doanh nghiệp phá sản được dự báo

nhờ Z-score trước ngày sập tiệm một năm, nhưng tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn

74% cho những dự báo trong vòng 02 năm.

Trên đây là các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên

quan đến luận án. Các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp đáng kể

trong việc giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống chỉ tiêu giám sát

hoạt động tài chính trong giai đoạn lịch sử nhất định, có thể tham khảo, kế thừa

có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu luận án. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có

một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh, toàn diện và có hệ thống cả về lý luận và

thực tiễn về hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính ở các công ty xây

dựng thuộc BQP. Chính vì vậy, qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả đã

quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám hoạt

động tài chính của các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng”.

3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về hệ thống chỉ tiêu giám sát

hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc BQP, luận án hướng tới các

mục tiêu sau:

- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt

động tài chính cho các công ty xây dựng.

- Đánh giá thực trạng về hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của

các công ty xây dựng thuộc BQP.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài

chính của các công ty xây dựng thuộc BQP.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ

thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc BQP

cùng với quan điểm và giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động

10

10

tài chính của công ty xây dựng và các công ty xây dựng thuộc BQP nhằm nâng

cao hiệu quả quản lý và giám sát hoạt động tài chính của các công ty này.

Phạm vi nghiên của luận án được giới hạn ở các công ty xây dựng thuộc

BQP. Số liệu minh họa thực tế được lấy từ một số công ty xây dựng điển hình.

Thời kỳ nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt

động tài chính của các công ty thuộc BQP là giai đoạn 2011-2014.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Luận án được thực hiện dựa trên nền tảng cở sở

phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các

nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, định hướng của Đảng, Nhà nước và Bộ

Quốc phòng về phát triển các công ty xây dựng thuộc BQP.

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp,

trong đó các phương pháp chủ yếu được sử dụng như sau:

- Phương pháp tổng hợp, phân tích hệ thống hóa những vấn đề lý luận và

thực tiễn.

- Phương pháp khảo sát, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên

cứu, tổng kết, phân tích làm nổi bật thực trạng các vấn đề nghiên cứu, xác định

rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn

thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng

thuộc BQP.

- Phương pháp thống kê, so sánh: sử dụng các số liệu thống kê để phân

tích, so sánh, tổng kết và rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất những định hướng

và giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các

công ty xây dựng thuộc BQP.

Cụ thể:

- Tác giả luận án sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, khảo

sát, áp dụng các công cụ tin học… Các phương pháp này giúp tác giả có luận cứ

khoa học để cập nhật số liệu tài chính nhằm đánh giá công tác giám sát hoạt

động tài chính và các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây

dựng thuộc BQP trong thời gian qua, từ đó đề xuất phải pháp.

11

11

- Luận án chọn mẫu nghiên cứu của 05 DNXD BQP, là những DNXD

điển hình của BQP, có doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước chiếm tỷ

trọng lớn. Luận án sử dụng bộ số liệu trên báo cáo tài chính từ năm 2011 đến

2014. Tác giả đã sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so

sánh để tính toán các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hoạt động tài chính của các công

ty xây dựng thuộc BQP trong thời gian qua, đó là: hoạt động huy động vốn, hoạt

động đầu tư và sử dụng vốn, hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế. Tiếp theo

luận án nghiên cứu những chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty

này trong thời gian qua.

- Luận án sử dụng phương pháp điều tra. Phương pháp điều tra được sử

dụng để thu thập các thông tin về thực trạng giám sát của các công ty xây dựng

thuộc BQP. Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp xây dựng, các cán bộ quản lý

doanh nghiệp xây dựng (chủ sở hữu), các cán bộ làm công tác giám sát hoạt

động tài chính tại các công ty xây dựng thuộc BQP.

Cùng với việc nghiên cứu các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của

các công ty xây dựng thuộc BQP, luận án cũng đã sử dụng kết quả điều tra các

công ty xây dựng thuộc BQP để đánh giá công tác giám sát hoạt động tài chính

nói chung và các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính nói riêng trong các công ty

xây dựng thuộc BQP.

Để có căn cứ tin cậy cho việc thực hiện đề tài, luận án đã tiến hành thu

thập các nguồn thông tin sau:

+ Nguồn dữ liệu sơ cấp: Luận án tiến hành thu thập các thông tin và dữ

liệu tài chính trực tiếp từ các công ty xây dựng thuộc BQP.

Số liệu sơ cấp của luận án có được từ phiếu điều tra các doanh nghiệp xây

dựng thuộc BQP, các cán bộ quản lý doanh nghiệp XDQP (chủ sở hữu vốn), các

cán bộ làm công tác giám sát hoạt động tài chính tại DNXD BQP và các chuyên

gia độc lập. Cụ thể, tác giả luận án đã phát ra 200 phiếu điều tra, thu về 156

phiếu điều tra. Phiếu điều tra gồm 38 câu hỏi đóng và 21 câu hỏi mở. 38 câu hỏi

đóng được chia thành 7 nhóm:

12

12

- Nhóm 1: Các câu hỏi về đặc thù quản lý của công ty (5 câu hỏi);

- Nhóm 2: Các câu hỏi về cơ cấu tổ chức của công ty (10 câu hỏi);

- Nhóm 3: Các câu hỏi về chính sách nhân sự của công ty (4 câu hỏi);

- Nhóm 4: Các câu hỏi về công tác kế hoạch của công ty (3 câu hỏi);

- Nhóm 5: Các câu hỏi về HT CTGS HĐTC của công ty (8 câu hỏi);

- Nhóm 6: Các câu hỏi về tổ chức bộ máy GS HĐTC (5 câu hỏi);

- Nhóm 7: Các câu hỏi về tác động môi trường GS HĐTC từ bên ngoài

công ty (3 câu hỏi).

+ Nguồn dữ liệu thứ cấp: Luận án sử dụng các thông tin tài chính và các

thông tin khác của các chuyên gia, số liệu thống kê, báo cáo của BQP, Bộ Tài

chính và các bộ khác.

6. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở tổng kết, kế thừa các nghiên cứu trước đó, luận án tập trung

nghiên cứu các nội dung mới đáp ứng nhu cầu thực tiễn và lý luận về hoàn thiện

các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng thuộc BQP

nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Lý luận cơ bản về giám sát hoạt động tài chính và các chỉ tiêu giám sát

hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng?

- Thực trạng chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính trong các công ty xây

dựng thuộc BQP hiện nay như thế nào?

- Giải pháp hoàn thiện các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính trong các

công ty xây dựng thuộc BQP?

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

7.1. Ý nghĩa khoa học của luận án

Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó, luận án củng cố và

hoàn thiện, tổng hợp cơ sở lý luận về giám sát hoạt động tài chính, các chỉ tiêu

giám sát hoạt động tài chính trên các góc độ: khái niệm, nội dung, các nhân tố

ảnh hưởng đến xây dựng các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính, kinh nghiệm

quốc tế về các chỉ tiêu cảnh báo rủi ro để làm cơ sở cho việc hoàn thiện chỉ tiêu

13

13

giám sát hoạt động tài chính cho các công ty xây dựng thuộc BQP. Từ số liệu sơ

cấp và thứ cấp, luận án đã đánh giá thực trạng hoạt động tài chính, công tác giám

sát hoạt động tài chính và các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công

ty xây dựng thuộc BQP; từ đó đưa ra định hướng, mục tiêu, quan điểm và giải

pháp, kiến nghị hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các

công ty xây dựng thuộc BQP.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Đối với chủ sở hữu

Việc phân tích đánh giá hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của

các công ty xây dựng thuộc BQP giúp chủ sở hữu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện

các văn bản pháp lý về giám sát hoạt động tài chính và các chỉ tiêu giám sát hoạt

động tài chính tại các công ty xây dựng thuộc BQP.

Giúp chủ sở hữu nâng cao năng lực giám sát hoạt động tài chính của các

công ty xây dựng để giám sát đồng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp hiệu

quả hơn.

Điều chỉnh chính sách quản lý, đánh giá giám sát các doanh nghiệp trực

thuộc mình quản lý đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

Đối với công ty xây dựng thuộc BQP

Trên cơ sở nghiên cứu đặc trưng, nội dung giám sát hoạt động tài chính,

giúp nhà quản trị doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch giám sát hoạt động tài

chính cho doanh nghiệp.

Thông qua các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính, nhà quản trị doanh

nghiệp có thể xây dựng được hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính phù

hợp với công ty mình.

Giúp nhà quản trị có được hệ thống chỉ tiêu cảnh báo được rủi ro, từ đó

giúp nhà quản trị có được biện pháp ứng phó kịp thời.

Giúp nhà quản trị doanh nghiệp qua việc đánh giá các chỉ tiêu giám sát

hoạt động tài chính còn nắm được tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp

để từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp.

14

14

8. Dự kiến các đóng góp mới của luận án

Về lý luận: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về giám sát hoạt

động tài chính và hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính trong các công

ty xây dựng nói chung và các công ty xây dựng thuộc BQP nói riêng. Những

đánh giá này sẽ giúp các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học tài chính, các cơ

quan quản lý, giảng viên, sinh viên kinh tế… có nguồn tài liệu tham khảo hữu

ích cho công việc của mình.

Về thực tiễn: Làm rõ, đưa ra các đặc điểm của công tác giám sát hoạt tài

chính trong các công ty xây dựng và các công ty xây dựng thuộc BQP, những

nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát hoạt động tài chính và hệ thống giám

sát hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng và các công ty xây dựng

thuộc BQP thông qua việc phân tích từng khâu, từng chỉ tiêu, từng giai đoạn

quản lý. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính, cảnh báo

những rủi ro trong quá trình giám sát hoạt động tài chính đối với những nhân tố

do ảnh hưởng của công tác quản lý, điều hành thực hiện những mục tiêu kinh tế,

chính trị, từ đó làm rõ sự cần thiết phải thiết kế quy trình, hoàn thiện hệ thống

chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc BQP.

Phân tích sâu sắc và đánh giá đúng thực trạng hệ thống chỉ tiêu giám sát

hoạt động tài chính hiện nay của công ty xây dựng thuộc BQP. Từ đó, đề xuất các

giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty

xây dựng thuộc BQP trong thời gian tới phù hợp với điều kiện và đặc điểm của

các công ty xây dựng thuộc BQP. Những giải pháp này không những giúp cho các

nhà quản lý, cơ quan quản lý Nhà nước có thể giám sát một cách có hiệu quả hơn

hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc BQP mà còn có thể giúp cho

các nhà quản trị của chính các công ty này thông qua các chỉ tiêu giám sát để có

được sự cảnh báo cần thiết trong hoạt động kinh doanh của công ty mình.

9. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố

liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia

thành 3 chương:

15

15

Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính

của các công ty xây dựng.

Chương 2: Thực trạng hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của

các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài

chính trong các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng.

16

16

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT

HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG

1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ

1.1.1. Khái niệm và vai trò công ty xây dựng

1.1.1.1. Khái niệm công ty xây dựng

Ngành xây dựng bao gồm các hoạt động:

- Xây dựng và lắp đặt các thiết bị trong các công trình phục vụ sản xuất,

đời sống xã hội và dân cư;

- Sửa chữa lớn các công trình xây lắp;

- Hoạt động thi công cơ giới phục vụ cho việc xây dựng các công trình;

- Hoạt động xây dựng, lắp đặt và sửa chữa lớn tự làm của các thành phần

kinh tế và các hộ dân cư.

Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư

xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công

xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư

xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt

động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

Hoạt động xây dựng là quá trình lao động để tạo ra các sản phẩm xây

dựng cho nền kinh tế quốc dân gồm những công việc sau:

- Thăm dò, khảo sát thiết kế;

- Xây dựng mới, xây dựng lại các công trình;

- Cải tạo mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa các công trình;

- Cho thuê phương tiện, máy móc thi công có người điều khiển đi kèm.

Các công ty thực hiện chức năng cung cấp các sản phẩm dịch vụ xây dựng

trong một khoảng thời gian nhất định gọi là các công ty xây dựng. Vậy công ty

xây dựng có thể được hiểu là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, chuyên

sản xuất xây dựng trên thị trường để đạt được mục đích tối đa hóa lợi nhuận.

17

17

Trong những năm qua, thị trường xây dựng Việt Nam đã phát triển không

ngừng và các doanh nghiệp xây dựng gia tăng không ngừng về số lượng và quy

mô hoạt động. Có thể phân loại các công ty xây dựng theo các tiêu thức sau:

- Căn cứ vào hình thức sở hữu vốn thì có thể phân chia công ty xây dựng

thành công ty xây dựng Nhà nước, công ty xây dựng thuộc thành phần kinh tế

ngoài nhà nước.

- Căn cứ theo hình thức pháp lý thì có thể phân chia công ty xây dựng

thành công ty cổ phần xây dựng, công ty TNHH một thành viên xây dựng; công

ty TNHH hai thành viên trở lên xây dựng; doanh nghiệp tư nhân xây dựng

- Căn vào quy mô sản xuất kinh doanh thì có thể chia thành công ty xây

dựng có quy mô lớn, công ty xây dựng có quy mô vừa và nhỏ.

- Căn cứ vào sản phẩm kinh doanh của công ty xây dựng thì có thể chia

thành công ty xây dựng công trình dân dụng; công ty xây dựng công trình công

nghiệp; công ty xây dựng công trình giao thông; công ty xây dựng công trình

nông nghiệp và phát triển nông thôn; công ty xây dựng công trình hạ tầng kỹ

thuật; công ty xây dựng công trình quốc phòng, an ninh.

Việc phân loại trên chỉ mang tính chất tương đối, trong thực tế công ty

xây dựng có thể hoạt động kinh doanh mang tính chất tổng hợp, kinh doanh

đồng thời nhiều sản phẩm xây dựng.

1.1.1.2. Vai trò của công ty xây dựng trong nền kinh tế

Xây dựng là ngành sản xuất vật chất quan trọng thuộc hệ thống các ngành

kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, là ngành sản xuất đặc thù có chức năng tái

sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân bằng các hình thức xây mới,

xây dựng lại, khôi phục và cải tạo các công trình, hạng mục công trình, tạo cơ sở

vật chất cho xã hội, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Ngành xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn của nền kinh tế

quốc dân, đóng vai trò chủ chốt ở khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo nên cơ

sở vật chất kỹ thuật và tài sản cố định phục vụ cho quá trình sản xuất và đời sống

con người.

18

18

Các công ty xây dựng đã tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập

quốc dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho một số lượng lớn

lao động.

Sự phát triển của các công ty xây dựng cũng như ngành xây dựng đã góp

phần thúc đẩy các ngành kinh tế có liên quan khác phát triển như ngành công

nghiệp, du lịch, giao thông vận tải…

1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty xây dựng trong

mối quan hệ với giám sát hoạt động tài chính

1.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm xây dựng

Sản phẩm xây dựng là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành

toàn bộ có thể bàn giao đưa vào sử dụng hoặc khối lượng xây dựng lắp đặt đạt

điểm dừng kinh tế kỹ thuật, được nghiệm thu và thanh toán. Sản phẩm xây dựng

có một số đặc điểm riêng như sau:

Thứ nhất, sản phẩm xây dựng là cố định gắn chặt với đất đai, với điểm

xây dựng. Đặc điểm này tạo tiền đề nảy sinh những đặc điểm khác. Nó đòi hỏi

sản phẩm xây dựng khi sản xuất cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng việc chọn địa

điểm xây dựng của sản phẩm đó. Vị trí xây dựng ảnh hưởng đến hiệu quả sử

dụng công trình sau này, hiệu quả hay không hiệu quả.

Thứ hai, về nguyên tắc sản phẩm xây dựng bao giờ cũng được sản xuất

theo yêu cầu trước, chứ không phải tự sản xuất ra như các loại hàng hóa thông

thường khác sau đó mới đem đi trao đổi. Đặc điểm này quyết định đến trình tự

xây dựng cơ bản và đòi hỏi cơ chế quản lý cũng như giám sát riêng.

Thứ ba, mỗi công trình được xây dựng theo một thiết kế kỹ thuật riêng, có

giá trị dự toán riêng tại một thời điểm nhất định. Đặc điểm sản phẩm xây dựng

mang nhiều ý nghĩa tổng hợp về mọi mặt kinh tế, kỹ thuật, chính trị, mỹ thuật.

Thứ tư, sản phẩm xây dựng rất đa dạng, tính cá biệt cao và chi phí xây

dựng lớn. So với các ngành sản xuất khác, sản phẩm được sản xuất hàng loạt để

bán thì ngành xây dựng lại khác. Mỗi một công trình xây dựng đều có đặc điểm

riêng do điều kiện địa chất và địa hình mang lại. Đặc điểm này yêu cầu phải xác

định giá cả của sản phẩm xây dựng trước khi sản phẩm được làm ra.

19

19

1.1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây dựng

Doanh nghiệp xây dựng là doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất vật chất

mang tính công nghiệp nhưng khác ngành sản xuất vật chất khác. Hoạt động kinh

doanh của công ty xây dựng có những đặc điểm riêng biệt và các đặc điểm này có

ảnh hưởng đến việc giám sát các hoạt động tài chính của công ty xây dựng.

Thứ nhất, tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn

định, luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng. Trong xây dựng, con người và

công cụ lao động luôn phải di chuyển từ công trình này đến công trình khác

còn sản phẩm xây dựng thì hình thành và đứng yên một chỗ. Các phương án

xây dựng về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn thay đổi theo từng địa

điểm và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này làm khó khăn cho việc sản xuất,

khó cải thiện điều kiện cho người lao động, làm phát sinh nhiều chi phí. Đặc

điểm này cũng đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải tăng cường tính cơ

động, linh hoạt và gọn nhẹ. Về mặt trang bị tài sản cố định sản xuất, lựa chọn

hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, tăng cường điều hành tác nghiệp, phấn

đấu giảm chi phí vận chuyển. Trong công tác giám sát hoạt động tài chính phải

chú ý đến giám sát việc sử dụng chi phí.

Thứ hai, vốn lớn và chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng công trình)

thường dài. Để có thể xây dựng các công trình, các công ty xây dựng cần phải

ứng trước một lượng vốn lớn, đồng thời thời gian xây dựng lại kéo dài. Đặc điểm

này làm cho vốn đầu tư xây dựng các công trình và vốn sản xuất của công ty xây

dựng thường bị ứ đọng lâu tại các công trình đang được xây dựng. Các công ty

xây dựng dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian, các công trình xây

dựng xong dễ bị hao mòn vô hình do tiến bộ của khoa học và công nghệ. Đặc

điểm này đòi hỏi các công ty xây dựng phải chú ý đến lựa chọn phương án thời

gian xây dựng phù hợp, phải có chế độ thanh toán và kiểm tra chất lượng trung

gian thích hợp, dự trữ nguyên vật liệu hợp lý. Đặc điểm này cũng đòi hỏi các

công ty xây dựng phải có các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính cho phù hợp,

nhất là giám sát việc sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn.

20

20

Thứ ba, sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cho từng

trường hợp cụ thể thông qua hình thức ký kết hợp đồng sau khi thắng thầu.

Trong nền kinh tế thị trường, việc nhận thầu xây dựng được tiến hành theo

phương thức đấu thầu giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, để trúng thầu, được nhận

thi công công trình thì doanh nghiệp xây dựng phải xây dựng được giá đấu thầu

hợp lý trên cơ sở các định mức, đơn giá xây dựng cơ bản Nhà nước ban hành

trên cơ sở giá cả thị trường và khả năng của doanh nghiệp về tiến độ thi công, tổ

chức quản lý và việc phấn đấu hạ thấp chi phí, đảm bảo hoạt động kinh doanh có

lãi. Hoạt động xây lắp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã ký kết với chủ đầu

tư sau khi trúng thầu hoặc được chỉ định thầu. Trong hợp đồng, hai bên thống

nhất với nhau về giá trị thanh toán của công trình cùng với các điều kiện khác.

Đặc điểm này đòi hỏi các công ty xây dựng phải có bộ chỉ tiêu giám sát việc

hoàn thành kế hoạch.

Thứ tư, quá trình sản xuất rất phức tạp. Các đơn vị tham gia xây dựng các

công trình phải đến công trường thi công với diện tích có hạn để thực hiện phần

việc của mình theo trật tự về không gian và thời gian. Đặc điểm này đòi hỏi các

đơn vị thi công phải có phối hợp tổ chức cao trong sản xuất, phải coi trọng công

việc chuẩn bị, thiết kế và tổ chức thi công.

Thứ năm, sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời, phụ thuộc vào điều

kiện thời tiết, điều kiện lao động nặng nhọc. Ảnh hưởng của thời tiết thường làm

gián đoạn quá trình thi công, quá trình sản xuất không được liên tục, phải dự trữ

nhiều vật liệu… Đặc điểm này đòi hỏi các công ty xây dựng phải lập tiến độ thi

công hợp lý để tránh thời tiết xấu, áp dụng kết cấu lắp ghép làm sản phẩm trong

phân xưởng để tránh làm việc ngoài trời, áp dụng cơ giới hóa hợp lý, cải thiện

điều kiện làm việc cho người lao động.

Thứ sáu, điều kiện địa điểm xây dựng ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được

của công ty xây dựng. Cùng một công trình nhưng nếu nó được đặt tại nơi có sẵn

nguồn nguyên vật liệu, máy móc thi công và nguồn lao động, địa hình thuận lợi

thì công ty xây dựng có điều kiện để giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

21

21

Ngành xây dựng là ngành kinh tế thâm dụng vốn, những nguyên liệu ban

đầu chiếm nhiều vốn, chi phí cố định cao. Đặc điểm của ngành là nhạy cảm với

chu kỳ kinh doanh với nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số

và lợi nhuận của ngành sẽ tăng cao do nhu cầu xây dựng được mở rộng. Ngược

lại khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị đình trệ do người dân

không bỏ nhiều tiền vào xây dựng nhà cửa, Chính phủ không mở rộng đầu tư

vào các cơ sở hạ tầng như cầu cống, bến bãi, trường học, bệnh viện… Điều này

làm cho doanh thu và lợi nhuận của ngành sụt giảm.

Một đặc tính nữa là ngành xây dựng có mối quan hệ với thị trường bất

động sản. Khi thị trường bất động sản “đóng băng” thì ngành xây dựng sẽ gặp

khó khăn và ngược lại.

Tất cả những đặc điểm trên ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng của công

ty xây dựng, từ đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính và giám sát hoạt động tài

chính của công ty xây dựng.

1.2. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA

CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG

1.2.1. Bản chất và vai trò của giám sát hoạt động tài chính trong các

công ty xây dựng

1.2.1.1. Hoạt động tài chính của các công ty xây dựng

Hoạt động của công ty xây dựng cũng giống như các doanh nghiệp khác

trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng và phong phú, trong đó có hoạt động tài

chính. Để có thể tìm hiểu và có cách nhìn nhận chính xác về giám sát hoạt động

tài chính của công ty xây dựng thì cần tiếp cận từ khái niệm tài chính và hoạt

động tài chính.

Theo khái niệm tổng quát về tài chính thì: “Tài chính thể hiện ra là sự vận

động của vốn, tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp

các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua

việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau

của các chủ thể trong xã hội” (PGS.TS Dương Đăng Chinh, Giáo trình Lý thuyết

22

22

tài chính, NXB Tài chính, 2005). Trong đó các quỹ tiền là một lượng nhất định

các nguồn tài chính đã huy động để sử dụng cho một mục đích nhất định và

nguồn tài chính thể hiện là những tiềm năng tài chính và các chủ thể trong xã hội

có thể khai thác, sử dụng nhằm thực hiện các mục đích của mình.

Do đó, tài chính có thể hiểu một cách khái quát là sự vận động của vốn giữa

các chủ thể trong xã hội và các mối quan hệ kinh tế nảy sinh giữa các chủ thể

trong quá trình vận động đó. Các hoạt động gắn liền với sự vận động của vốn giữa

các chủ thể được gọi là hoạt động tài chính. Như vậy hoạt động tài chính của các

công ty xây dựng là các hoạt động gắn liền với sự dịch chuyển, vận động của vốn

trong đó vốn có thể tồn tại dưới dạng tiền hoặc tài sản vật chất, phi vật chất.

Nội dung các hoạt động tài chính của các công ty xây dựng

Các hoạt động tài chính trong xây dựng bao gồm hoạt động tạo lập nguồn

vốn, hoạt động sử dụng vốn và hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế.

Hoạt động tạo lập nguồn vốn của công ty xây dựng

Hoạt động tạo lập nguồn vốn chính là quyết định về nguồn tài trợ. Quyết

định về nguồn tài trợ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình đảm bảo nguồn vốn

cho hoạt động kinh doanh của công ty xây dựng. Lựa chọn nguồn vốn hợp lý sẽ

giúp nâng cao tính ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho duy trì và phát triển hoạt

động kinh doanh.

Trong các công ty xây dựng, hoạt động tạo lập nguồn vốn bao gồm các

hoạt động khai thác và huy động từ các kênh huy động vốn khác nhau để hình

thành nguồn vốn kinh doanh của công ty. Quyết định về nguồn tài trợ bao gồm

quyết định huy động vốn ngắn hạn và quyết định huy động vốn dài hạn. Quyết

định huy động vốn ngắn hạn bao gồm quyết định vay ngắn hạn hay sử dụng tín

dụng thương mại… Quyết định huy động vốn dài hạn bao gồm quyết định sử

dụng vốn cổ phần bằng phát hành cổ phiếu hay sử dụng lợi nhuận để lại để tái

đầu tư; sử dụng nợ bằng phát hành trái phiếu, vay ngân hàng hay thuê tài

chính… Mỗi một kênh huy động vốn có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Các công ty xây dựng cần phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của công ty mình để

lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp.

23

23

Một vấn đề rất quan trọng trước khi huy động vốn mà các công ty xây

dựng cần phải xem xét đó là phải xây dựng được cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Khi

xem xét cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp, người ta chú trọng đến mối

quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp.

Nguồn tài trợ có ảnh hưởng đáng kể đến tính tự chủ về tài chính và rủi ro

tài chính của công ty. Do vậy, nhiệm vụ của người quản lý là phải lựa chọn được

cơ cấu nguồn vốn phù hợp với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, xác định và duy trì

một tỷ lệ nợ hợp lý để giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhưng không làm gia

tăng rủi ro tài chính; cân đối giữa nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn để

đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp không gặp khó khăn về vốn.

Hoạt động sử dụng vốn của công ty xây dựng

Hoạt động sử dụng vốn của công ty xây dựng bao gồm: hoạt động sử dụng

vốn tại doanh nghiệp và hoạt động đầu tư vốn ra bên ngoài. Thực chất đây là

quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Quyết định đầu tư có liên quan đến giá trị

và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Trong công ty xây dựng, quyết định đầu tư

được xếp vào là một trong những hoạt động tài chính quan trọng bậc nhất vì nếu

quyết định đầu tư đúng đắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động; ngược lại

quyết định đầu tư sai lầm sẽ làm lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả kinh doanh

và gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp. Quyết định về đầu tư bao gồm: đầu tư xây

dựng, mua sắm tài sản cố định, tài sản lưu động và các yếu tố khác để phục vụ

hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; quyết định về cơ cấu đầu tư vào tài

sản. Trong đó quyết định về đầu tư tài sản cố định của công ty xây dựng chủ yếu

là quyết định mua sắm máy móc thi công. Đối với công ty xây dựng, tùy theo

quy mô và điều kiện sản xuất kinh doanh của mình, công ty sẽ có kế hoạch đầu

tư vào tài sản cố định phù hợp. Ví dụ: Đối với những công ty xây dựng lớn, để

tạo dựng được năng lực xây dựng lớn giúp doanh nghiệp có thể thắng thầu thì

cần phải đầu tư nhiều máy móc thi công, công nghệ hiện đại. Quyết định về đầu

tư tài sản lưu động: quyết định về tồn quỹ, quyết định chính sách nợ phải thu…

Quyết định về cơ cấu đầu tư giữa tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn bao gồm các

quyết định về điểm hòa vốn, quyết định về độ lớn đòn bẩy kinh doanh…

24

24

Hoạt động sử dụng vốn đầu tư ra bên ngoài của công ty xây dựng gồm:

đầu tư vốn vào các công ty khác, góp vốn liên doanh liên kết với các công ty

khác, mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác, đầu tư thành lập một doanh

nghiệp mới, mua bán lại các doanh nghiệp; kinh doanh vốn trên thị trường tiền tệ,

thị trường chứng khoán… Khi dư thừa vốn, công ty có thể đầu tư vốn ra bên

ngoài để gia tăng lợi nhuận.

Hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế của các công ty xây dựng

Nếu hoạt động kinh doanh của công ty có lợi nhuận, công ty sẽ tiến hành

phân phối lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế có thể được phân chia thành

hai bộ phận, một bộ phận lợi nhuận giữ lại để tiếp tục tái đầu tư, một bộ phận

phân chia cho các cổ đông, chủ sở hữu. Hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế

chính là quyết định phân phối lợi nhuận liên quan đến xác định tỷ lệ lợi nhuận

giữ lại để tái đầu tư và lợi nhuận phân chia cho các cổ đông, chủ sở hữu.

Quyết định phân phối lợi nhuận sau thuế có ý nghĩa quan trọng đối với sự

phát triển của công ty xây dựng vì lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư là nguồn vốn

nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững của công ty xây dựng. Việc phân

chia lợi nhuận sau thuế cần đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động, chủ sở

hữu và bản thân doanh nghiệp.

1.2.1.2. Bản chất giám sát hoạt động tài chính đối với các công ty xây dựng

Theo từ điển Bách khoa toàn thư của Nga cho rằng giám sát là một hoạt

động theo dõi của một chủ thể quản lý đối với một khách thể quản lý. Theo đó

có thể hiểu giám sát hoạt động tài chính là theo dõi tình hình tài chính của khách

thể quản lý và như vậy giám sát hoạt động tài chính là một bộ phận cấu thành

trong hoạt động quản lý.

Với nghĩa chung nhất giám sát là hoạt động theo dõi, kiểm tra của chủ thể

quản lý đối với khách thể quản lý đảm bảo các hoạt động của khách thể quản lý

vận hành theo đúng mục tiêu mà chủ thể quản lý đã lựa chọn, phù hợp với pháp

luật hiện hành. Giám sát, kiểm tra là một chức năng quan trọng của hoạt động

quản lý nhằm phát hiện, ngăn ngừa, điều chỉnh hoặc xử lý các hoạt động thực tế

25

25

của khách thể quản lý, đảm bảo cho các mục tiêu của hoạt động quản lý được

thực hiện đúng đắn và hiệu quả.

Giám sát là một hoạt động được thực hiện một cách liên tục nhằm thu

thập và phân tích các thông tin, từ đó giúp cho nhà quản lý biết chắc các hoạt

động của doanh nghiệp có được thực hiện đúng tiến độ, kết quả theo kế hoạch

đề ra không và kịp thời có các biện pháp can thiệp cần thiết để khắc phục

những khó khăn, vướng mắc nếu có. Quá trình giám sát còn giúp các doanh

nghiệp kịp thời hỗ trợ việc ra quyết định tạo nền tảng cho việc đánh giá và bài

học kinh nghiệm.

Theo Đại từ điển kinh tế thị trường: “Giám sát tài chính là sự kiểm tra và

đôn đốc thi hành đối với các hoạt động kinh tế và các hạng mục sự nghiệp có

liên quan thông qua thu - chi tài chính” [61].

Hiện nay ở Việt Nam chưa có một định nghĩa chính thức nào về giám sát

hoạt động tài chính đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên với cách hiểu chung nhất

thì giám sát hoạt động tài chính là sự theo dõi việc thực thi những quy định về

tài chính và quản lý tài chính của người được ủy quyền đối với hoạt động tài

chính của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm năng có thể xảy ra

trong hoạt động của doanh nghiệp.

Hoạt động tài chính của doanh nghiệp xây dựng là các hoạt động gắn liền

với sự chuyển dịch vốn giữa các chủ thể trong doanh nghiệp. Như vậy giám sát

hoạt động tài chính đối với doanh nghiệp xây dựng là hoạt động theo dõi, kiểm

tra, đánh giá định tính và định lượng đối với hoạt động tài chính của doanh

nghiệp nhằm mục đích ngăn ngừa nguy cơ mất an ninh tài chính, giảm thiểu rủi

ro về tài chính.

Tuy chưa có định nghĩa thống nhất về giám sát hoạt động tài chính đối với

doanh nghiệp xây dựng, nội hàm của giám sát hoạt động tài chính có thể được

nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, song có thể thấy một cách khái quát như sau:

- Giám sát là một công cụ có hiệu lực để chủ thể quản lý thực hiện chức

năng quản lý đối khách thể quản lý.

26

26

- Giám sát là một biện pháp quản lý để đảm bảo an toàn, đồng thời thúc

đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Giám sát là một công cụ, đồng thời là phương thức quản lý để bảo vệ lợi

ích và quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu.

Thực chất giám sát hoạt động tài chính là nhằm:

- Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng vốn, tổ chức luân chuyển

các dòng vốn, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời

gian qua.

- Kiểm tra, giám sát tình hình và hiệu quả sử dụng tiền vốn, ngăn chặn

những biểu hiện tiêu cực trong sử dụng vốn. Giám sát về khả năng thanh toán,

kết cấu tài chính, việc phân phối và sử dụng các quỹ trong doanh nghiệp để đánh

giá hiệu quả hoạt động và dự báo về xu hướng phát triển của doanh nghiệp.

- Đánh giá phát hiện những sai lệch giữa tình hình hoạt động, kết quả hoạt

động thực tế của doanh nghiệp so với quy định, yêu cầu của chủ sở hữu đối với

doanh nghiệp gồm mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch, chính sách, định mức,

các quy định pháp lý có liên quan…

Đặc thù của giám sát hoạt động tài chính doanh nghiệp xây dựng là luôn

gắn chặt với phạm trù giá trị. Đối tượng của giám sát hoạt động tài chính là toàn

bộ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các hoạt động tài chính

của doanh nghiệp xây dựng rất nhiều, rất đa dạng và phức tạp nên không thể

giám sát được mọi hoạt động tài chính phát sinh. Mặt khác, các hoạt động tài

chính của doanh nghiệp xây dựng có mối liên hệ hữu cơ với nhau, với các mối

tác động qua lại có tính chất chi phối lẫn nhau, vừa có quan hệ điều kiện - hệ quả

nên không nhất thiết phải kiểm soát hết các hoạt động tài chính mà có thể lựa

chọn những hoạt động then chốt, có tác động bao trùm hoặc chọn mẫu bất kỳ.

Thêm vào đó, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, nhất là công

nghệ thông tin, chúng ta có phương tiện hữu hiệu để mở rộng các đối tượng giám

sát hoạt động tài chính, tăng cường hiệu quả của giám sát hoạt động tài chính.

27

27

1.2.1.3. Vai trò giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng

Giám sát là một công cụ quản lý. Việc thực hiện giám sát hoạt động tài

chính của các công ty xây dựng là một tất yếu khách quan. Mỗi một công ty xây

dựng hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều chịu sự tác động của nhiều yếu

tố: từ bên ngoài như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và từ bản thân hoạt động

của chính doanh nghiệp. Giám sát hoạt động tài chính có chức năng đánh giá

những tác động đó và cảnh báo kịp thời những nguy cơ có thể gây ra bất ổn định,

đổ vỡ tài chính, từ đó đề xuất giải pháp loại bỏ những nguy cơ trước khi nó tác

động xấu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Vai trò quan trọng của giám sát hoạt động tài chính thể hiện ở chỗ nó là

một công cụ hỗ trợ để đảm bảo cho quá trình huy động, sử dụng vốn của doanh

nghiệp một cách có hiệu quả.

Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng hoạt

động trong nền kinh tế thị trường đều muốn hoạt động kinh doanh của mình phát

triển, thu được nhiều lợi nhuận. Song vì mục tiêu lợi nhuận mà các doanh nghiệp

này có thể không tuân thủ theo các quy định, quy tắc tài chính. Điều đó rất dễ

gây ra những biến cố mà hậu quả của nó khó mà lường hết được. Do vậy, việc

giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp là quan trọng và cần thiết.

Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng cần có sự thanh tra, kiểm tra, đặc

biệt là đối với hoạt động tài chính. Vì hoạt động tài chính gắn liền với việc sử

dụng tiền bạc, tài sản của doanh nghiệp, của nhà đầu tư, môi trường dễ nảy sinh

sai sót, vi phạm do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nếu không có sự

thanh tra, giám sát để ngăn ngừa kịp thời những sai phạm thì tất yếu sẽ gây tổn

hại đến doanh nghiệp.

1.2.2. Mục tiêu, nội dung và chủ thể giám sát hoạt động tài chính

trong các công ty xây dựng

Mục tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng

Đứng trên góc độ chủ sở hữu, chủ thể giám sát hoạt động tài chính thường

hướng tới các mục tiêu bảo vệ và gia tăng lợi ích của chủ sở hữu. Cụ thể, mục

28

28

tiêu chính là bảo toàn và phát triển số vốn đầu tư tại công ty. Ngoài ra còn có

thêm một số mục tiêu là tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu, nâng cao vị thế của

công ty trên thị trường trong nước cũng như trong khu vực và thế giới.

Đứng trên vai trò quản lý công ty, giám đốc (tổng giám đốc) thực hiện

giám sát đối với công ty nhằm kiểm tra việc tuân thủ chính sách pháp luật, pháp

luật kinh doanh, tài chính và các quy định của công ty.

Nội dung giám sát hoạt động tài chính của công ty xây dựng

Hoạt động tài chính của doanh nghiệp là những hoạt động liên quan đến

sự vận động của tiền. Do đó, tiền luân chuyển đến đâu thì doanh nghiệp phải

giám sát đến đó. Giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng bao gồm

các nội dung sau:

- Giám sát việc xây dựng và triển khai thực hiện các mục tiêu, chiến lược

kinh doanh của công ty. Giám sát việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ được giao,

kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và dài hạn, tình hình tài chính, hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp.

- Giám sát việc tạo lập, huy động vốn của công ty. Trong nền kinh tế mở,

công ty xây dựng có thể tạo lập, huy động vốn từ rất nhiều nguồn: nguồn vốn

bên trong doanh nghiệp (lợi nhuận sau thuế để lại để tái đầu tư, khấu hao tài sản

cố định) và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp (phát hành cổ phiếu, phát hành

trái phiếu, vay ngân hàng, sử dụng thuê tài chính…). Việc tạo lập, huy động hợp

lý vốn từ bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp phục vụ cho nhu cầu phát triển

của doanh nghiệp cần gắn với việc đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cao nhất, phù

hợp với khả năng trả nợ, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Giám sát việc sử dụng vốn, đầu tư vốn của công ty. Đầu tư, sử dụng tài

sản phải hợp lý và có hiệu quả, tránh để thất thoát tài sản, bảo toàn và làm tăng

giá trị tài sản, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Giám sát việc phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công

ty. Việc phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan

trọng đối với doanh nghiệp. Giám sát việc phân phối kết quả sản xuất kinh doanh

29

29

nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, chủ sở hữu và người lao động

trong doanh nghiệp.

- Giám sát về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua giám sát chi

phí, doanh thu, lợi nhuận, chính sách giá cả. Đây là những vấn đề có tác động rất

lớn đến sự tồn tại, phát triển và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh

nghiệp xây dựng cần hướng tới kiểm soát và tiết kiệm chi phí, chính sách giá...

- Giám sát việc trả lương, thưởng, kỷ luật cho cán bộ quản lý cấp cao và

người lao động của công ty.

Chủ thể giám sát các hoạt động tài chính của công ty xây dựng.

Chủ thể giám sát là chủ thể sở hữu vốn. Giám sát hoạt động tài chính của

các công ty xây dựng là giám sát của chủ thể sở hữu vốn đối với hoạt động tài

chính thông qua các chủ thể quản lý (chủ thể sử dụng vốn) trong công ty xây

dựng. Giám sát tồn tại như một tất yếu trong hoạt động quản lý của chủ sở hữu

đối với vốn đầu tư của mình tại doanh nghiệp. Các chủ sở hữu vốn không tham

gia vào việc điều hành các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp mà để quản lý

các khoản đầu tư cũng như thực hiện quyền sở hữu đối với các khoản vốn đã đầu

tư của mình, các chủ thể sở hữu vốn thực hiện giám sát hoạt động tài chính thông

qua các chủ thể quản lý (giám đốc, tổng giám đốc).

Giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp là quá trình theo dõi, kiểm

tra của chủ thể quản lý đối với khách thể thông qua các chỉ tiêu tài chính hay các

nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán, kế toán… Mục tiêu của nó là đảm bảo sự an toàn

và hiệu quả của các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp, đảm bảo sự chấp

hành đúng các quy định, chính sách pháp luật về tài chính, bảo toàn và phát triển

số vốn đầu tư tại doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Phương thức giám sát hoạt động tài chính

Tùy theo mục đích, chủ thể và đối tượng giám sát mà giám sát hoạt động

tài chính được sử dụng các hình thức và phương pháp khác nhau nhằm đạt được

hiệu quả cao nhất mà chủ thể quản lý đặt ra.

30

30

Tùy theo cấp độ quản lý hay chủ thể giám sát, giám sát hoạt động tài

chính doanh nghiệp có thể chia thành: (1) Giám sát hoạt động tài chính của các

cơ quan quyền lực, quản lý nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành;

(2) Giám sát hoạt động tài chính của bản thân doanh nghiệp (tự giám sát); (3)

Giám sát hoạt động tài chính của các tổ chức độc lập: công ty kiểm toán, công ty

xếp hạng tín nhiệm, cổ đông, nhà đầu tư…; (4) Giám sát hoạt động tài chính của

các cơ quan ngôn luận và toàn thể xã hội.

Ngoại trừ nhóm thứ hai là giám sát hoạt động tài chính từ bên trong, ba

nhóm còn lại là giám sát hoạt động tài chính từ bên ngoài.

Giám sát hoạt động tài chính của cơ quan quản lý nhà nước đứng trên hai

góc độ: một là với tư cách chủ sở hữu doanh nghiệp, hai là với tư cách cơ quan

quản lý nhà nước.

Giám sát hoạt động tài chính của bản thân doanh nghiệp là hình thức tự

giám sát. Với tư cách là chủ thể hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải tự

mình thực hiện hoạt động giám sát nhằm thực hiện có hiệu quả các quyết định tài

chính, kinh doanh của mình.

Hoạt động tự giám sát hoạt động tài chính được thực hiện trước hết ở

công việc công khai hóa các hoạt động tài chính doanh nghiệp và được thực hiện

thông qua hoạt động kiểm toán nội bộ. Việc công khai hóa các hoạt động tài

chính để người lao động, chủ sở hữu doanh nghiệp nắm bắt được thông tin và

kiểm tra. Kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá chất lượng và độ tin cậy của các

thông tin tài chính, sự tuân thủ các quy định tài chính.

Theo mục đích của giám sát hoạt động tài chính có thể có hình thức giám

sát sau: (1) giám sát tuân thủ; (2) giám sát cảnh báo, ngăn ngừa; (3) giám sát

hiệu quả tài chính.

Giám sát tuân thủ với mục đích chủ yếu là đảm bảo cho các hoạt động tài

chính được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, ngăn ngừa các vi phạm.

Giám sát cảnh báo, ngăn ngừa dựa trên thu thập, phân tích và đánh giá các

thông tin tài chính để dự báo rủi ro tài chính của doanh nghiệp, những hoạt động

31

31

vượt quá sự an toàn tài chính của doanh nghiệp, nhằm mục đích kịp thời cảnh

báo những nguy cơ mất khả năng thanh toán, mất an ninh tài chính doanh nghiệp,

dẫn đến nguy cơ phá sản.

Giám sát hiệu quả tài chính là hình thức khó khăn và phức tạp. Nâng cao

hiệu quả tài chính là nhiệm vụ của chính các doanh nghiệp, là điều kiện sống còn

để các doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế thị trường.

Để giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp một cách có hiệu quả

cần phải có các phương pháp giám sát từ xa và giám sát thanh tra tại chỗ.

Việc giám sát từ xa được thực hiện thông qua thu thập, phân tích và đánh

giá các thông tin từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng của

phương pháp này là việc cung cấp thông tin phải đầy đủ và chất lượng. Bên cạnh

đó, việc xử lý, phân tích thông tin cũng như dự báo tài chính cũng rất quan trọng.

Giám sát từ xa phải được phối hợp với giám sát thanh tra tại chỗ. Giám sát

tại chỗ giúp cho việc giám sát từ xa kiểm tra lại thông tin giám sát, đồng thời

điều chỉnh quy trình, hình thức và biểu mẫu giám sát cho thích hợp.

Nếu theo thời điểm thực hiện giám sát có thể gồm: giám sát trước, giám

sát trong và giám sát sau khi các hoạt động tài chính được thực hiện.

Giám sát trước và trong là một loại hình kiểm tra được thực hiện trước

hay trong khi một hoạt động tài chính phát sinh, với mục đích định hướng các

hoạt động tài chính được thực hiện theo đúng quy định, nhằm ngăn ngừa kịp thời

các sai sót vô tình hay cố ý có thể gây thất thoát tài sản và vốn của doanh nghiệp,

gây thiệt hại trong kinh doanh.

Giám sát sau hoạt động có nghĩa là các hoạt động tài chính đã được thực

hiện. Trong trường hợp này, giám sát chỉ nhằm xem doanh nghiệp làm ăn có

trung thực không, đồng thời phát hiện các vi phạm, gian lận nếu có.

Để thực hiện việc giám sát có hiệu quả cần phải có một hệ thống quản lý

và sự phân nhiệm rõ rệt giữa những người có trách nhiệm thực hiện các hoạt

động liên quan đến tài chính.

32

32

1.2.3. Chỉ tiêu và phân loại hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài

chính trong các công ty xây dựng

1.2.3.1. Khái niệm, mục tiêu và vai trò của chỉ tiêu giám sát hoạt động

tài chính trong các công ty xây dựng

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp

luôn biến động và diễn ra liên tục theo chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp. Diễn biến và kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp được phản ánh thông qua công tác hạch toán theo chuẩn mực, thông lệ và

quy tắc nhất định. Những số liệu phản ánh tình hình và hoạt động kinh tế của

doanh nghiệp gọi là chỉ tiêu kinh tế. Các nhà quản lý dựa vào hệ thống chỉ tiêu

kinh tế do bộ phận hạch toán cung cấp để quản lý, giám sát và điều hành doanh

nghiệp. Như vậy, chỉ tiêu kinh tế là một phạm trù kinh tế có nội dung tương đối

ổn định, phản ánh quá trình và kết quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp theo

thời gian, không gian và đơn vị đo lường xác định. Tuy nhiên một chỉ tiêu kinh

tế thì không thể phản ánh tổng thể cả bức tranh về hoạt động kinh tế của doanh

nghiệp, do vậy phải sử dụng nhiều chỉ tiêu kinh tế. Tập hợp các chỉ tiêu kinh tế

gọi là hệ thống chỉ tiêu kinh tế.

Hệ thống chỉ tiêu kinh tế giúp các nhà quản lý có cơ sở cần thiết để ra

quyết định quản lý. Hệ thống chỉ tiêu kinh tế có thể được phân nhánh theo các

tiêu thức khác nhau. Một trong các nhánh của hệ thống chỉ tiêu kinh tế doanh

nghiệp là các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu tài chính doanh

nghiệp là một bộ phận cấu thành của hệ thống chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp,

phản ánh toàn bộ tình hình, kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong

khoảng thời gian xác định.

Để có thể ngăn ngừa được những rủi ro có thể nảy sinh thì một trong

những biện pháp quan trọng, cần thiết và không thể thiếu được là phải thường

xuyên giám sát hoạt động tài chính. Để hình thành việc giám sát, đánh giá, quan

trọng là phải hình thành hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá.

33

33

Các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính có thể được hiểu là bộ các chỉ tiêu

kinh tế - tài chính phản ánh mức độ ổn định về tài chính của doanh nghiệp. Thông

qua các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính, doanh nghiệp có thể đánh giá được

mức độ ổn định tài chính, dự báo những rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp.

Trong các công ty xây dựng, để có thể trở thành một công cụ trong việc

giám sát hoạt động tài chính thì các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính phải đạt

được các mục tiêu cơ bản sau:

- Tạo lập một hệ thống chỉ số các dữ liệu và tiêu chí riêng cần thiết và phù

hợp phục vụ công tác giám sát hoạt động tài chính doanh nghiệp trên các nội

dung cơ bản như: cơ cấu vốn, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn, khả

năng sinh lãi, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính…

- Đóng vai trò một trung tâm dữ liệu doanh nghiệp nhằm quản lý và phát

hiện các vấn đề bất thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Để đạt được mục đích trên, các chỉ số phải được tính toán qua nhiều năm

sao cho thể hiện rõ khuynh hướng hoạt động của doanh nghiệp và được so sánh

với các tiêu chuẩn ngành, kế hoạch chiến lược kinh doanh nhằm hạn chế tốt nhất

tình hình tài chính không lành mạnh của doanh nghiệp. Việc xác định các tiêu

chuẩn để so sánh, đánh giá là tương đối khó khăn. Muốn làm được điều này cần

phải có số liệu tổng hợp của ngành để tính toán số liệu trung bình của ngành.

Tùy theo từng ngành nghề kinh doanh mà tiêu chuẩn so sánh sẽ khác nhau. Việc

so sánh đánh giá để phát hiện những rủi ro của doanh nghiệp còn phải căn cứ

vào đặc điểm ngành nghề xây dựng của công ty, môi trường kinh doanh, điều

kiện của nền kinh tế…

Vai trò của các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính trong các doanh

nghiệp xây dựng:

Để có thể có được các thông tin tài chính phục vụ cho quản trị tài chính

thì các doanh nghiệp xây dựng cần phải tiến hành giám sát hoạt động tài chính

một cách thường xuyên nhằm phát hiện những rủi ro, những vấn đề bất thường

trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giám sát hiệu quả tài chính. Vai

34

34

trò cụ thể của các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính trong công tác giám sát

hoạt động tài chính công ty xây dựng được thể hiện như sau:

Một là, các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính được ứng dụng để nhận

diện các rủi ro của doanh nghiệp xây dựng.

Tình hình rủi ro của doanh nghiệp không được thể hiện đầy đủ trên các

thông tin tài chính. Vì vậy, để nhận diện các rủi ro trong hoạt động tài chính của

doanh nghiệp thì cần phải tính toán các chỉ tiêu giám sát nhằm nhận diện những

rủi ro tài chính của doanh nghiệp, làm cơ sở cho công tác quản trị tài chính

doanh nghiệp doanh nghiệp xây dựng.

Hai là, các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính được ứng dụng để góp

phần đưa ra các quyết định tài chính của doanh nghiệp.

Để đưa ra quyết định tài chính (quyết định đầu tư, quyết định huy động

vốn, quyết định phân phối lợi nhuận) của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải

dựa trên thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: tình hình tài chính của doanh

nghiệp hiện tại, chiến lược phát triển của doanh nghiệp, tình hình thị trường

trong nước, ngoài nước... và một thông tin quan trọng nữa là rủi ro hiện tại của

doanh nghiệp.

Ngoài ra các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính còn giúp người quản lý

đánh giá được mức độ hoàn thành công việc của công ty, đánh giá hiệu quả tài

chính của công ty.

1.2.3.2. Phân loại hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính

Để sử dụng hệ thống chỉ tiêu giám sát một cách hiệu quả cần nhận diện

đặc điểm của hệ thống chỉ tiêu này theo những tiêu thức phân loại nhất định.

Căn cứ vào phương pháp tính toán và hình thức biểu hiện của chỉ tiêu, hệ

thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính gồm 3 loại: chỉ tiêu tuyệt đối, chỉ tiêu

tương đối và chỉ tiêu bình quân.

Chỉ tiêu tuyệt đối là những chỉ tiêu xác định bằng cách tổng hợp các phần

tử hợp thành tổng thể nhằm phản ánh số lượng, quy mô nguồn lực, quá trình, kết

quả tài chính của doanh nghiệp trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể. Chỉ

35

35

tiêu tuyệt đối là cơ sở tiền đề của phân tích, giám sát, là căn cứ không thể thiếu

trong việc xây dựng và giám sát các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Mỗi

một chỉ tiêu tuyệt đối đều bao hàm một nội dung kinh tế tài chính cụ thể trong

điều kiện thời gian, không gian nhất định, nên con số được phản ánh từ thực tế

và được tổng hợp một cách khoa học. Tùy theo đặc tính của đối tượng nghiên

cứu và mục đích nghiên cứu để lựa chọn chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ hoặc chỉ tiêu

tuyệt đối thời điểm. Ví dụ: chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, chỉ tiêu tổng tài sản,

tổng nguồn vốn…

Chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh mối quan hệ so sánh giữa hai hiện tượng, quá

trình hay kết quả tài chính. Ví dụ: chỉ tiêu hệ số nợ được xác định dựa trên so

sánh giữa nợ phải trả với tổng nguồn vốn… Trong giám sát hoạt động tài chính,

chỉ tiêu tương đối được sử dụng nhiều khi giám sát về cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu

tài sản, giám sát về khả năng sinh lời, tốc độ phát triển…

Chỉ tiêu tài chính bình quân là những chỉ tiêu được xác định theo phương

pháp bình quân cộng, bình quân trượt, bình quân nhân… Khi tính toán chỉ tiêu

này cần phải căn cứ vào nguồn tài liệu thực tế đã được tổng hợp và căn cứ vào

mối quan hệ giữa các lượng biến để lựa chọn tiêu thức bình quân. Chỉ tiêu bình

quân phản ánh mức độ đại diện theo một tiêu thức số lượng nào đó trong một

tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Chỉ tiêu này có tính chất tổng hợp và

khái quát cao, chỉ dùng một trị số để nêu lên mức độ chung nhất, phổ biến nhất,

có tính chất đại diện nhất của tiêu thức nghiên cứu.

Phân loại theo quy trình hoạt động tài chính doanh nghiệp, hệ thống chỉ

tiêu giám sát hoạt động tài chính bao gồm:

Các chỉ tiêu giám sát quá trình và kết quả huy động vốn. Huy động vốn là

hoạt động đầu tiên trong quy trình tài chính của doanh nghiệp. Kết quả của huy

động vốn là tiền đề để doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu

này phản ánh năng lực tài chính của chủ sở hữu, khả năng huy động vốn của

doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phản ánh quá trình huy động vốn là tổng nguồn vốn,

tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, hệ số nợ, hệ số vốn chủ sở hữu…

36

36

Các chỉ tiêu giám sát quá trình đầu tư, sử dụng vốn. Quá trình đầu tư, sử

dụng vốn là quá trình tiếp theo trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đầu

tư, sử dụng vốn có hiệu quả, hợp lý không sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát

triển của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu giám sát quá trình này tùy theo đặc điểm

ngành nghề kinh doanh, quy mô, lĩnh vực của doanh nghiệp. Những chỉ tiêu cơ

bản như quy mô vốn, cơ cấu vốn, hệ số đầu tư ngắn hạn, vòng quay vốn…

Các chỉ tiêu giám sát tình hình phân phối kết quả kinh doanh. Phân phối

kết quả kinh doanh là giai đoạn cuối trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu phản ánh quá trình này vừa đo lường kết quả của huy động vốn, đầu

tư sử dụng vốn; vừa phản ánh năng lực, trình độ tổ chức quản trị kinh doanh; vừa

phản ánh những tác động của môi trường kinh doanh và đồng thời phản ánh

chiến lược tài chính của doanh nghiệp đã được hoạch định. Các chỉ tiêu phản ánh

quá trình này là hệ số tạo tiền, hệ số phân phối lợi nhuận giữ lại…

Phân loại theo nội dung kinh tế, hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài

chính bao gồm: chỉ tiêu giám sát quy mô tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu giám

sát cấu trúc tài chính doanh nghiệp và chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh.

1.2.3.3. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong tính toán các chỉ tiêu giám sát hoạt

động tài chính

Để có thể có đầy đủ thông tin phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu giám

hoạt động tài chính, công ty xây dựng cần phải thu thập từ nhiều nguồn tài liệu

khác nhau, bao gồm thông tin từ hệ thống kế toán và các nguồn thông tin khác có

tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty xây dựng.

Nguồn thông tin sử dụng trong giám sát hoạt động tài chính tại doanh

nghiệp bao gồm:

- Hệ thống báo cáo tài chính: Hệ thống báo cáo tài chính là nguồn thông

tin chủ yếu sử dụng trong giám sát hoạt động tài chính tại doanh nghiệp. Báo cáo

tài chính phản ánh một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản và nguồn hình

thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình lưu chuyển

tiền của doanh nghiệp.

37

37

Thông tin từ hệ thống kế toán bao gồm thông tin từ hệ thống báo cáo tài

chính và thông tin từ các sổ kế toán. Hệ thống báo cáo tài chính là nguồn thông

tin quan trọng đối với việc xác định các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính.

Mỗi báo cáo tài chính cung cấp thông tin phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu

giám sát khác nhau. Cụ thể, bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về toàn bộ

giá trị tài sản và nguồn vốn hiện có, đây là căn cứ để xác định các chỉ tiêu giám

sát về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán… Báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một

thời kỳ, là căn cứ để giám sát việc hoàn thành kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi

nhuận, giám sát hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lời… Báo cáo lưu

chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về lưu chuyển tiền của doanh nghiệp theo từng

hoạt động, là căn cứ để giám sát khả năng thanh toán, thu chi tiền… Thuyết

minh báo cáo tài chính cung cấp các thông tin bổ sung, chi tiết với mục đích làm

rõ hơn các thông tin đã được trình bày trên các báo cáo tài chính khác. Do đó,

các thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ cho việc đưa ra các

nhận xét, đánh giá về thực trạng tình hình tài chính của công ty. Bên cạnh hệ

thống báo cáo tài chính, để phục vụ cho việc xác định các chỉ tiêu giám sát hoạt

động tài chính còn cần phải có thêm thông tin từ các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết

của công ty.

Các thông tin khác:

Thông tin bên trong doanh nghiệp: Đó là những thông tin thuộc về tổ

chức của doanh nghiệp, chiến lược, sách lược kinh doanh của doanh nghiệp,

ngành sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh, quy trình công nghệ, năng

lực của lao động, năng lực và trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp…

Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp: như chế độ chính trị xã hội, tăng

trưởng kinh tế của nền kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách tài chính

tiền tệ, chính sách thuế...

+ Các thông tin chung: đó là những thông tin chung về tình hình kinh tế

chính trị, môi trường pháp lý, kinh tế có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu

tư, cơ hội về kỹ thuật công nghệ...

38

38

+ Các thông tin theo ngành kinh tế: như đặc điểm của ngành kinh tế liên

quan đến thực thể của sản phẩm tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất,

thông tin của đối thủ cạnh tranh có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay

vốn, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế, độ lớn của thị trường và triển

vọng phát triển...

Do vậy, để có những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình giám sát

hoạt động tài chính, người làm công tác phân tích phải sưu tầm đầy đủ và thích

hợp những thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Tính đầy đủ

thể hiện thước đo số lượng của thông tin. Sự thích hợp phản ánh chất lượng

thông tin.

* Tổ chức công tác giám sát hoạt động tài chính trong doanh nghiệp

Tổ chức giám sát hoạt động tài chính trong doanh nghiệp là việc thiết

lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình giám sát hoạt

động tài chính.

Tổ chức công tác giám sát hoạt động tài chính trong doanh nghiệp bao

gồm các giai đoạn sau:

- Lập kế hoạch giám sát: Đây là giai đoạn đầu tiên, là một khâu quan

trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của hoạt động giám sát hoạt động tài

chính. Lập kế hoạch giám sát bao gồm việc xác định mục tiêu, xây dựng nội

dung giám sát, phạm vi giám sát, thời gian giám sát, những thông tin cần thu

thập, tìm hiểu.

- Giai đoạn tiến hành giám sát: Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các

công việc đã ghi trong kế hoạch. Giai đoạn này bao gồm các công việc cụ thể sau:

+ Thu thập số liệu, tài liệu, xử lý số liệu;

+ Tính toán các chỉ tiêu giám sát;

+ Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp;

+ Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính của

doanh nghiệp.

39

39

- Giai đoạn kết thúc giám sát: Đây là giai đoạn cuối cùng của việc giám

sát. Trong giai đoạn này cần tiến hành những công việc cụ thể sau:

+ Viết báo cáo;

+ Hoàn chỉnh hồ sơ.

Phương thức giám sát

Công ty xây dựng có thể thực hiện giám sát đối với các hoạt động tài

chính thông qua phương thức giám sát thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột

xuất của doanh nghiệp. Căn cứ đầu tiên và quan trọng của quản lý, giám sát đối

với doanh nghiệp là hệ thống báo cáo và cung cấp thông tin về doanh nghiệp.

Việc minh bạch hóa thông tin và chế độ báo cáo là những yếu tố quan trọng để

thực hiện giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Một trong những nội

dung quan trọng của báo cáo đó là các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính. Chủ

sở hữu và người quản lý công ty sẽ giám sát hoạt động tài chính thông qua các

chỉ tiêu giám sát.

1.2.4. Nội dung các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính công ty

xây dựng

Để có thể giám sát toàn diện hoạt động tài chính của công ty, nhà quản trị

phải nắm được một cách đầy đủ thông tin về tính ổn định trong hoạt động của

doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động, những rủi ro hiện tại và tiềm năng của doanh

nghiệp. Vì vậy, dựa trên nội dung giám sát hoạt động tài chính, bộ chỉ tiêu giám

sát hoạt động tài chính của công ty xây dựng bao gồm các nội dung sau:

- Giám sát việc hoàn thành kế hoạch thông qua các chỉ tiêu về doanh thu,

chi phí, lợi nhuận, các chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu sinh lời;

- Giám sát hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn thông qua bộ chỉ tiêu

giám sát về cơ cấu tài sản, nguồn vốn, phân tích tính tự chủ về tài chính, tính ổn

định của nguồn tài trợ, khả năng thanh toán… để xem xét có sự bất ổn trong bố

trí cơ cấu tài sản, nguồn vốn và rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính của công ty;

- Giám sát việc phân phối lợi nhuận sau thuế, kết quả điều hành và chi trả

lương thưởng cho cán bộ quản lý;

- Giám sát việc sử dụng chi phí trong công ty xây dựng.

40

40

Các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính có thể xây dựng cho các công ty

xây dựng và tập trung vào các nội dung sau:

1.2.4.1. Các chỉ tiêu giám sát việc hoàn thành kế hoạch

Đứng trên góc độ chủ sở hữu, hàng năm chủ sở hữu sẽ giao chỉ tiêu hoạt

động cho doanh nghiệp xây dựng. Chủ sở hữu sẽ phải giám sát việc thực hiện kế

hoạch của doanh nghiệp như thế nào. Việc giám sát hoàn thành kế hoạch cần căn

cứ vào kế hoạch đặt ra, căn cứ vào điều kiện nền kinh tế, môi trường kinh doanh

thì mới có thể đưa ra được kết luận cụ thể.

Thực tế cho thấy ít có doanh nghiệp xây dựng kinh doanh có hiệu quả mà

dẫn đến tình trạng phá sản, mất khả năng thanh toán, chỉ có những doanh nghiệp

thường xuyên thua lỗ, vốn chủ sở hữu ngày càng mất đi, nguồn vốn hoạt động

chủ yếu là nợ vay và các khoản chiếm dụng mới dễ dàng bị phá sản, mất khả

năng thanh toán. Hơn nữa, chỉ có những doanh nghiệp thường xuyên có lợi

nhuận mới có thể ngày càng tích tụ thêm vốn, bổ sung thêm cho nguồn vốn chủ

sở hữu của mình từ nguồn lợi nhuận làm ra. Do vậy, cần phải đánh giá việc hoàn

thành kế hoạch thông qua các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh như: doanh

thu - chi phí - lợi nhuận.

Quản lý doanh thu chi phí là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quản trị tài

chính doanh nghiệp. Giám sát doanh thu chi phí sẽ giúp nhà quản trị phát hiện

được những điểm chưa hợp lý nhằm giảm rủi ro cho công ty xây dựng đồng thời

nâng cao kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh.

- Chỉ tiêu doanh thu: sử dụng chỉ tiêu doanh thu để đánh giá về quy mô

của kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh. Doanh thu thể hiện kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Nó phản ánh thực trạng

hoạt động, kết quả của các hoạt động có thu nhập diễn ra trong một thời kỳ nhất

định của nghiệp. Doanh thu là nguồn tài chính tiềm năng, là cơ sở để doanh

nghiệp trang trải chi phí trong quá trình kinh doanh và tạo ra lợi nhuận.

- Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế: là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt

41

41

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển

của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bị thua lỗ liên tục, kéo dài thì doanh nghiệp

sẽ sớm lâm vào tình trạng phá sản.

Chỉ tiêu lỗ

Lỗ là chỉ tiêu ngược lại với chỉ tiêu lợi nhuận, phản ánh tình trạng không

hiệu quả của doanh nghiệp. Lỗ không những ảnh hưởng đến việc bảo toàn và

phát triển vốn, mà còn ảnh hưởng đến việc trích lập các quỹ, đời sống của người

lao động và các hoạt động xã hội của doanh nghiệp. Sử dụng chỉ tiêu lỗ nhằm

đánh giá tình trạng kém hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời

đánh giá trình độ tổ chức và quản lý của cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp.

1.2.4.2. Các chỉ tiêu giám sát hoạt động huy động và sử dụng vốn

Giám sát hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn hay chính sách tài trợ của doanh nghiệp trong

mỗi thời kỳ phải xác định số vốn cần huy động, nguồn vốn huy động, thời gian

huy động, chi phí huy động... bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh, tiết

kiệm chi phí sử dụng vốn và đảm bảo an ninh tài chính cho doanh nghiệp. Doanh

nghiệp xây dựng có thể huy động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ hai nguồn

chính là: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu là số

vốn của các chủ sở hữu đầu tư ban đầu (vốn điều lệ) và bổ sung thêm trong quá

trình kinh doanh (vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận để lại để tái đầu tư). Nợ

phải trả phản ánh số vốn doanh nghiệp huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức

tài chính và các bên có liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh, cam kết

thanh toán và có trách nhiệm thanh toán khi đến hạn trả. Để có thể giám sát

chính sách huy động vốn của doanh nghiệp, ta có thể giám sát thông qua các chỉ

tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn vừa phản ánh trách nhiệm

của doanh nghiệp với người cho vay, nhà cung cấp, người lao động, ngân sách...

về số tài sản tài trợ bằng nguồn vốn của họ, vừa phản ánh khả năng độc lập về tài

chính cũng như xu hướng biến động nguồn vốn huy động.

Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu thông qua hệ số nợ và hệ

số vốn chủ sở hữu.

42

42

Hệ số nợ:

Hệ số nợ thể hiện việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tổ chức

nguồn vốn của doanh nghiệp và cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của

doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì

có bao nhiêu phần là nguồn vốn huy động từ các chủ nợ. Chỉ tiêu này càng gần 1

thì chính sách huy động vốn của doanh nghiệp càng có mức độ rủi ro tài chính

càng cao.

Hệ số vốn chủ sở hữu:

Hệ số vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh

nghiệp trong tổng nguồn vốn, thể hiện sự độc lập tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số cơ cấu nguồn vốn là một hệ số tài chính hết sức quan trọng đối với

nhà quản lý doanh nghiệp, với các chủ nợ cũng như nhà đầu tư. Đối với các nhà

quản lý doanh nghiệp, thông qua hệ số nợ cho thấy sự độc lập về tài chính, mức

độ sử dụng đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp phải để từ đó có chính

sách tài chính phù hợp. Đối với chủ nợ, xem xét hệ số nợ của doanh nghiệp cho

thấy sự an toàn của khoản vay để đưa ra các quyết định cho vay và thu hồi nợ.

Nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp thông qua

hệ số nợ để từ đó cân nhắc việc đầu tư.

Bên cạnh việc xem xét các hệ số về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn,

cũng cần phải xem xét mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản để thấy rõ được

tính cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Để đảm bảo cân bằng về tài chính, tài

sản dài hạn phải được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn, tài sản ngắn hạn được đầu

tư bằng nguồn vốn ngắn hạn. Nguyên tắc cân bằng về tài chính bị phá vỡ thì có

thể sẽ dẫn tới rủi ro về mặt tài chính.

Hệ số nợ = Tổng số nợ

Tổng nguồn vốn

Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

43

43

Nội dung giám sát này cho phép đánh giá tình hình tài trợ của doanh

nghiệp đang ở trong tình trạng ổn định hay mạo hiểm? Cơ sở để đánh giá sự ổn

định, hợp lý của nguồn tài trợ là nguyên tắc cân bằng tài chính và nhu cầu tài trợ

cụ thể của từng loại tài sản trong doanh nghiệp.

Nguyên tắc cân bằng tài chính được xét trên 2 góc độ:

Về mặt giá trị: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Về mặt thời gian: Nguyên tắc cân bằng tài chính được phát biểu như sau:

“Tài sản được tài trợ trong một thời gian không thấp hơn thời gian chuyển hoá

tài sản đó” hoặc “Thời gian của nguồn vốn tài trợ phải không thấp hơn tuổi thọ

của tài sản được tài trợ”.

Nguyên tắc cân bằng tài chính được hiểu là bất cứ doanh nghiệp nào đều

không nên huy động nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, tình hình tài trợ của doanh nghiệp

được đánh giá là ổn định khi một phần tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được

tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn hay doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn

vốn dài hạn còn lại sau khi đã tài trợ đủ cho tài sản dài hạn để tài trợ cho tài sản

ngắn hạn và phần nguồn vốn đó được gọi là vốn lưu chuyển (VLC).

VLC = Tài sản ngắn hạn - Nguồn vốn ngắn hạn

VLC = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn

Tuỳ theo tình hình tài trợ của doanh nghiệp mà VLC có thể > 0; có thể < 0

và có thể bằng 0.

Nhu cầu cần tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn của tài sản ngắn hạn được gọi

là nhu cầu vốn lưu chuyển (NCVLC). NCVLC được xác định dựa trên cơ sở nhu

cầu vốn cần tài trợ của chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Nhu cầu vốn của chu kỳ sản xuất kinh doanh bao gồm nhu cầu vốn cho dự

trữ, sản xuất và vốn trong thanh toán, song nhu cầu vốn của chu kỳ kinh doanh

đã được bù đắp một phần bằng nguồn vốn chiếm dụng trong thanh toán.

Như vậy, NCVLC được xác định bằng công thức sau:

44

44

NCVLC = Hàng tồn

kho +

Các khoản phải

thu ngắn hạn -

Các khoản phải

trả ngắn hạn

Vốn lưu chuyển của đơn vị tăng, giảm phụ thuộc vào quy mô sản xuất

kinh doanh của đơn vị, chính sách đầu tư, chính sách huy động vốn...

Nhu cầu vốn lưu chuyển tăng, giảm phụ thuộc vào quy mô sản xuất kinh

doanh của đơn vị, trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý vốn,

chiến lược kinh doanh của đơn vị....

Hệ số tự tài trợ: Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm

về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của đơn vị. Chỉ tiêu này phản

ánh khả năng trang trải toàn bộ tài sản bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu

càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao và ngược lại.

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (hay hệ số

vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn) là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài

sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu.

Liên quan đến giám sát chính sách tài trợ của doanh nghiệp, chủ sở hữu

cũng cần phải giám sát khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh

toán phản ánh năng lực chuyển đổi các tài sản của doanh nghiệp thành tiền để

thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo thời gian phù hợp. Thông qua

giám sát khả năng thanh toán có thể giám sát được việc chấp hành kỷ luật tín dụng

của doanh nghiệp, thấy được các tiềm năng cũng như các nguy cơ trong hoạt động

huy động và hoàn trả nợ của doanh nghiệp để có biện pháp quản lý kịp thời.

Giám sát hoạt động sử dụng vốn

Thực chất đây là các chỉ số giám sát việc đầu tư vốn của doanh nghiệp

vào các hoạt động kinh doanh và việc sử dụng vốn của doanh nghiệp trong hoạt

động kinh doanh thể hiện ở mức độ đầu tư của doanh nghiệp vào các loại tài sản

trong doanh nghiệp.

Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn = Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản dài hạn

45

45

Đầu tư trong doanh nghiệp là quá trình sử dụng các nguồn lực vào hoạt

động xây dựng, mua sắm, nghiên cứu, nâng cấp tài sản nhằm mục tiêu lợi nhuận

trong thời gian dài trong tương lai. Chính sách đầu tư của doanh nghiệp là tập

hợp các chiến lược quản lý về hoạt động đầu tư có liên quan với nhau, được kế

hoạch hóa phù hợp với chiến lược kinh doanh trong một thời gian xác định.

Thông qua việc đầu tư, doanh nghiệp tăng thêm được năng lực hoạt động của

mình. Khi giám sát việc đầu tư, sử dụng vốn cần nhận thức rõ các đặc trưng của

hoạt động đầu tư là:

- Đầu tư là hoạt động phải chi ra một nguồn lực thực tế ở hiện tại với kỳ

vọng sinh lời trong tương lai nên nó luôn tồn tại những rủi ro nhất định.

- Hiệu quả của hoạt động đầu tư thường được đánh giá theo các tiêu thức

khác nhau, phụ thuộc vào quan điểm, vị trí hay mối quan tâm của từng chủ thể

có liên quan do tỷ suất sinh lời đòi hỏi của các nhà đầu tư để bù đắp rủi ro giữa

họ là không đồng nhất.

- Hoạt động đầu tư phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về quản lý

đầu tư. Dự án đầu tư được phân loại theo các tiêu thức khác nhau tùy theo yêu

cầu và trình độ quản lý của chủ đầu tư.

Đứng trên góc độ doanh nghiệp xây dựng, hoạt động đầu tư phản ánh cách

thức kết quả sử dụng số vốn huy động vào hoạt động kinh doanh. Cụ thể, hoạt

động đầu tư của doanh nghiệp xây dựng chủ yếu đầu tư vào hoạt động sản xuất

kinh doanh hay đầu tư vào hoạt động tài chính, đầu tư dài hạn hay ngắn hạn, đầu

tư vào ngành nghề kinh doanh chính hay đầu tư ngoài ngành...

Giám sát việc đầu tư vốn thông qua các chỉ tiêu về tài sản. Các chỉ tiêu kết

cấu tài sản phản ánh rõ nét tính chất kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp xây dựng.

Chỉ tiêu phản ánh kết cấu tài sản bao gồm:

Hệ số đầu tư ngắn hạn

Hệ số này phản ánh trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp thì số vốn

đầu tư vào tài sản ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần. Phần còn lại của tổng tài sản

Hệ số đầu tư ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn

Tổng tài sản

46

46

chính là hệ số đầu tư dài hạn. Nếu hệ số này lớn thể hiện doanh nghiệp dành

phần lớn vốn để đầu tư ngắn hạn thông qua hình thành các tài sản lưu động. Hệ

số này cao thích hợp với lĩnh vực kinh doanh chính là thương mại, dịch vụ. Năng

lực hoạt động lâu dài của doanh nghiệp phải thông qua hệ thống cơ sở hạ tầng,

máy móc, nhà xưởng...

Hệ số đầu tư dài hạn: Hệ số đầu tư dài hạn là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu

tư của tài sản dài hạn trong tổng số tài sản, nó phản ánh cấu trúc tài sản của đơn vị.

Trị số này phụ thuộc rất lớn vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ số đầu tư dài hạn có thể tính chung cho toàn bộ tài sản dài hạn (hệ số

đầu tư tổng quát) hay tính riêng cho từng bộ phận của tài sản dài hạn (hệ số đầu

tư tài sản cố định, hệ số đầu tư tài chính dài hạn...).

Các hệ số này phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh

nghiệp. Khi đánh giá hệ số này cần phải căn cứ vào ngành nghề kinh doanh và

tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để đánh giá mức độ hợp lý trong

việc đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp.

Hệ số đầu tư tài chính

Hệ số đầu tư tài chính phản ánh trong tổng số vốn hiện có của doanh

nghiệp thì số vốn đầu tư cho hoạt động tài chính chiếm bao nhiêu phần. Để đánh

giá chi tiết hơn hoạt động đầu tư tài chính ta cần xem thêm các chỉ tiêu: hệ số

đầu tư tài chính ngắn hạn, hệ số đầu tư tài chính dài hạn...

Hệ số đầu tư bất động sản

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tham gia thị trường bất động sản của doanh

nghiệp ở từng thời kỳ.

Hệ số đầu tư dài hạn = Tài sản dài hạn

Tổng tài sản

Hệ số đầu tư tài chính = Các khoản đầu tư tài chính

Tổng tài sản

Hệ số đầu tư bất động sản = Bất động sản đầu tư

Tổng tài sản

47

47

Đầu tư vào hoạt động tài chính và bất động sản là những lĩnh vực kinh

doanh có khả năng sinh lời cao nhưng cần vốn lớn và rủi ro cao. Do đó cũng cần

phải giám sát hoạt động đầu tư này để tránh việc thất thoát vốn trong đầu tư.

Hệ số đầu tư ngoài ngành:

Hệ số này phản ánh tỷ lệ đầu tư ra ngoài ngành kinh doanh chính của

doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước, để đảm bảo an

toàn và để tập trung vốn thực hiện nhiệm vụ kinh doanh chính thì tỷ lệ đầu tư ra

ngoài ngành sẽ bị khống chế.

1.2.4.3. Chỉ tiêu giám sát hiệu quả sử dụng vốn

Giám sát hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả

và hiệu suất sử dụng vốn. Các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động đo lường năng lực

quản lý và khai thác mức độ hoạt động của các tài sản hiện có của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu hiệu quả phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nó là kết

quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp.

Giám sát hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu sau:

Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất LN sau thuế trên

DT (ROS)

=

LN sau thuế

x 100% Tổng Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết: Trong 100 đồng tổng doanh thu sinh ra bao nhiêu

đồng lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh.

Trong đó: Tổng doanh thu thuần = DT thuần từ hoạt động bán hàng +

Doanh thu tài chính

Khả năng sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)

Khả năng sinh lời kinh tế

của tài sản (BEP)

= Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

x 100% Tổng tài sản bình quân

Hệ số đầu tư ngoài ngành = Vốn đầu tư ra ngoài ngành

Vốn điều lệ

48

48

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản chưa tính đến

ảnh hưởng của nguồn hình thành nên tài sản và thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ

tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi suất vay vốn

để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác dụng tích cực hay tiêu cực đối với khả

năng sinh lời của vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (Return on assets - ROA):

Khả năng sinh lời của tài sản phản ánh hiệu qủa sử dụng tài sản ở đơn vị,

thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một

đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi

nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn

và ngược lại.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

trên vốn kinh doanh

(ROA)

=

Lợi nhuận sau thuế

x 100%

Vốn kinh doanh bình quân

ROA = Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu x Vòng quay VKD

Khả năng sinh lời của tài sản phụ thuộc vào số vòng quay vốn kinh doanh

và hệ số lãi ròng. Nếu một doanh nghiệp nào có số vòng quay vốn kinh doanh

thấp thì thường có hệ số lãi ròng cao và ngược lại.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (Return on equity - ROE):

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu

quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi xem xét ROE, các nhà quản lý biết được

một đơn vị vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận

sau thuế. Trị số của ROE càng cao, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

(ROE)

=

Lợi nhuận sau thuế x 100%

Vốn chủ sở hữu BQ

Chỉ tiêu lợi nhuận mới chỉ phản ánh quy mô hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp, chưa thể hiện được hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Tỷ suất lợi nhuận

vốn chủ sở hữu đo lường mức sinh lời của vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này phản

ánh bản chất của hiệu quả kinh doanh, trong đó lợi nhuận phản ánh kết quả của

49

49

các quyết định quản lý trong việc gia tăng doanh thu và giảm chi phí. Khi đánh

giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu này thì

cần xem xét đến các yếu tố biến đổi của cả hai đại lượng là vốn chủ sở hữu và

mức lợi nhuận sau thuế được tạo ra ở mỗi thời kỳ. Mức tăng hay giảm của tỷ

suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào việc tăng hay giảm quy mô vốn chủ

sở hữu và tăng hay giảm của lợi nhuận sau thuế.

Dùng phương pháp Dupont, ta có thể biến đổi như sau:

ROE = ROS x vòng quay của vốn x 1/(1- Hệ số nợ)

Công thức trên cho thấy ROE của doanh nghiệp phụ thuộc vào 3 nhân tố:

hệ số lãi ròng, vòng quay của vốn và hệ số nợ. Do đó khi giám sát chỉ tiêu này,

ta có thể giám sát cả chính sách huy động vốn, chính sách đầu tư, sử dụng vốn và

giám sát cả công tác quản lý chi phí.

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn nhà nước:

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

trên vốn nhà nước

= Lợi nhuận trước thuế

x 100% Vốn nhà nước

Nhà nước là một trong các đồng chủ sở hữu trong doanh nghiệp, nên nhà

nước với tư cách là chủ đầu tư cũng cần phải quan tâm đến khả năng sinh lời của

đồng vốn. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốn nhà nước.

Chỉ tiêu bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước

Bảo toàn vốn là đảm bảo cho toàn bộ vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh

doanh không bị giảm đi, dù vốn đó nằm ở tiền hay hiện vật, dưới dạng tài sản

hữu hình hay vô hình. Theo nghĩa đó, trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, bảo

toàn vốn là bảo đảm giá trị tài sản không giảm đi theo giá trị sổ sách mà còn phải

bù đắp theo mức trượt giá trên thị trường.

Phát triển vốn là việc gia tăng giá trị vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động

kinh doanh thể hiện ở quy mô vốn chủ sở hữu được mở rộng thông qua hoạt

động kinh doanh có lãi, sử dụng lợi nhuận để lại để tái đầu tư, bổ sung vào

nguồn vốn chủ sở hữu. Phát triển vốn còn có nghĩa là phát triển thương hiệu,

hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp.

50

50

Như vậy, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh lợi ích

kinh tế của Nhà nước, vốn nhà nước không những được bảo toàn mà còn được

mở rộng tăng quy mô.

Các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động (luân chuyển vốn): Luân chuyển vốn

phản ánh mặt chất của hoạt động tài chính doanh nghiệp, đo lường năng lực

quản lý và sử dụng số vốn hiện có. Nếu quá trình luân chuyển vốn diễn ra trôi

chảy thì chắc chắn hoạt động của doanh nghiệp là bình thường và ngược lại. Tốc

độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp được phản ánh thông qua 02 chỉ tiêu: số

vòng luân chuyển vốn và kỳ luân chuyển vốn. Các chỉ số về luân chuyển vốn

bao gồm:

Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho

=

Giá vốn hàng bán

Trị giá hàng tồn kho bình quân

Giá trị hàng tồn kho bình quân có thể tính bằng lấy số dư đầu kỳ cộng với

số dư cuối kỳ và chia đôi. Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất

lớn vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh và chính sách tồn kho của doanh

nghiệp. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng, với đặc thù là

thời gian thi công dài nên thường là số vòng quay hàng tồn kho thấp.

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

=

Số ngày trong kỳ

Số vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này cho biết số ngày vốn hàng tồn kho luân chuyển được một

vòng. Tốc độ luân chuyển vốn hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng đến chi phí bảo quản,

chi phí vốn tài trợ và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Khi giám sát chỉ tiêu

này cần phải xác định rõ nguyên nhân khiến cho tốc độ luân chuyển vốn chậm

hay nhanh. Nếu trong trường hợp doanh nghiệp tăng dự trữ hàng tồn kho do dự

đoán trước giá nguyên vật liệu trong tương lai sẽ tăng hoặc gián đoạn trong việc

cung cấp nguyên vật liệu thì tốc độ luân chuyên hàng tồn kho giảm vẫn được

đánh giá là hợp lý trong trường hợp này.

51

51

Số vòng quay nợ phải thu:

Số vòng quay nợ phải thu

=

Doanh thu thuần bán hàng

Số nợ phải thu bình quân

Đây là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao

nhiêu vòng. Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp. Vòng quay

nợ phải thu phụ thuộc vào chính sách tín dụng của doanh nghiệp và việc tổ chức

thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện chính sách tín dụng

của doanh nghiệp nới lỏng. Để tránh mất vốn, doanh nghiệp cần tổ chức tốt công

tác đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng. Khi xem xét vòng quay khoản

phải thu cần xem xét với sự tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp.

Kỳ thu hồi tiền trung bình

=

Số ngày trong kỳ

Số vòng quay nợ phải thu

Vòng quay vốn lưu động:

Vòng quay vốn lưu động

=

Doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất

định, thường là một năm. Số vòng quay càng lớn, thời gian của một vòng luân

chuyển càng nhỏ, tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng cao, hiệu suất sử dụng

tài sản lưu động càng cao và ngược lại.

Số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn:

Thông qua chỉ tiêu này cho thấy được tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn

của đơn vị nhanh hay chậm từ đó đánh giá việc quản lý, sử dụng vốn của đơn vị

hợp lý hay không hợp lý. Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ nghiên cứu tài

sản ngắn hạn quay được bao nhiêu vòng. Nếu trị số của chỉ tiêu càng cao thì tốc

độ luân chuyển tài sản ngắn hạn càng nhanh và ngược lại.

Số vòng luân chuyển

tài sản ngắn hạn

=

Doanh thu

Tài sản ngắn hạn bình quân

Trong đó: Doanh thu = Doanh thu thuần từ BH và CCDV + doanh thu tài chính

52

52

Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

vốn dài hạn khác =

Doanh thu trong kỳ

Vốn cố định và vốn dài hạn khác BQ

Trong đó: Doanh thu trong kỳ = Doanh thu thuần từ BH và CCDV +

doanh thu tài chính

Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ sử dụng vốn cố định và vốn dài

hạn khác của doanh nghiệp.

Vòng quay tài sản

Vòng quay tài sản

= Doanh thu trong kỳ

Tổng tài sản bình quân

Trong đó: Doanh thu = Doanh thu thuần từ BH và CCDV + doanh thu tài chính.

Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ số

vốn hiện có của doanh nghiệp. Hệ số này chịu ảnh hưởng của đặc điểm ngành

nghề kinh doanh, chiến lược kinh doanh, trình độ quản lý sử dụng tài sản của

doanh nghiệp. Nếu hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp đang phát huy công

suất hiệu quả và có khả năng cần phải đầu tư mới muốn mở rộng công suất. Nếu

chỉ tiêu này thấp cho thấy vốn được sử dụng chưa hiệu quả và là dấu hiệu cho

thấy doanh nghiệp có những tài sản bị ứ đọng hoặc hiệu suất hoạt động thấp.

Tuy nhiên, khi đánh giá chỉ tiêu này cũng cần phải xem xét thêm nhiều yếu tố

khác nữa.

Khi xem xét các chỉ số về luân chuyên vốn cần phải xem xét sự tác động

của đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Đây là các chỉ số rất khác

biệt giữa các doanh nghiệp vì nó phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật

của mỗi doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi tính toán

cần phải được xem xét loại trừ những yếu tố làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như:

do nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh...); do đầu tư mở rộng phát

triển sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt làm ảnh

hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp; do Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản

phẩm do nhà nước định giá) làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.

53

53

1.2.4.4. Chỉ tiêu giám sát khả năng trả nợ

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp

ứng các khoản nợ ngắn hạn của đơn vị là cao hay thấp.

Hệ số khả năng thanh

toán nợ ngắn hạn

= Tài sản ngắn hạn

Tổng số nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần

nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Thông thường nếu hệ số này thấp

(<1) thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp yếu và cũng là

dấu hiệu cho thấy những bất ổn và mất cân bằng tài chính của doanh nghiệp, đó

là doanh nghiệp đã dùng một phần nguồn ngắn hạn để đầu tư dài hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng

thanh toán nhanh

=

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

Tổng số nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Ở đây hàng tồn kho bị loại ra bởi lẽ trong tài sản ngắn hạn hàng tồn kho là tài

sản có tính thanh khoản thấp. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn của doanh nghiệp mà không cần thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh

toán tức thời

=

Tiền + Các khoản tương đương tiền

Tổng số nợ ngắn hạn

Ở đây tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương

đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn

hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời gian 03 tháng và không

gặp rủi ro lớn. Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của

một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng khi hàng tồn kho

không tiêu thụ được và nhiều khoản phải thu gặp khó khăn khó thu hồi.

Hệ số khả năng chi trả bằng tiền

Hệ số khả

năng chi trả

= Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

Nợ ngắn hạn BQ hoặc nợ ngắn hạn cuối kỳ

54

54

Chỉ tiêu này cho biết, với dòng tiền thuần tạo ra từ các hoạt động của doanh

nghiệp trong kỳ, đơn vị có đủ khả năng bảo đảm được khả năng thanh toán các

khoản nợ ngắn hạn hay không. Lưu chuyển tiền thuần là chênh lệch giữa dòng tiền

thu về và dòng tiền chi ra trong kỳ của doanh nghiệp, phản ánh dòng tiền biến

động trong mỗi kỳ của doanh nghiệp. Nếu lưu chuyển tiền thuần dương thì sẽ giúp

doanh nghiệp gia tăng thêm dự trữ tiền cho kỳ sau. Lượng tiền gia tăng này đủ để

hoàn trả tổng dư nợ ngắn hạn bình quân tức là khả năng thanh toán thực của doanh

nghiệp rất cao. Ngược lại nếu lưu chuyển tiền thuần âm thì sẽ gây khó khăn lớn

cho doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:

Hệ số khả năng thanh toán

lãi vay

= Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Lãi vay phải trả

Chỉ tiêu này cho biết bằng toàn bộ lợi nhuận trước thuế và lãi vay sinh ra

trong mỗi kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần

lãi vay phải trả do huy động nguồn vốn từ các khoản nợ. Lãi vay là khoản chi

phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ trả đúng hạn cho các

chủ nợ. Nếu chỉ tiêu này lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng

sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh toán của doanh nghiệp

lành mạnh. Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 cho thấy hoạt động kinh doanh đang bị lỗ,

thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí, nếu kéo dài sẽ khiến doanh nghiệp

phá sản. Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức

sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo khả năng

thanh toán tiền mặt đúng hạn. Chỉ tiêu này ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng tín

nhiệm của doanh nghiệp.

1.2.4.5. Các chỉ tiêu giám sát việc phân phối lợi nhuận sau thuế

Phân phối lợi nhuận sẽ làm giảm lượng tiền của doanh nghiệp mà đáng lẽ

được đưa vào các công việc có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn. Chính sách

phân phối lợi nhuận cao có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của

doanh nghiệp và sự gia tăng giá trị của doanh nghiệp.

55

55

Để giám sát chính sách phân phối lợi nhuận, trước tiên cần tìm hiểu xem

doanh nghiệp phân phối lợi nhuận để lại theo tỷ lệ cố định, mức chia ổn định hay

có ưu tiên cho chính sách đầu tư, đánh giá chính sách phân phối lợi nhuận có

đảm bảo các ràng buộc cần thiết hay không (tức là đánh giá chủ trương của

doanh nghiệp trong việc phân phối lợi nhuận). Cần xác định rõ chính sách phân

phối lợi nhuận là chính sách lợi nhuận giữ lại, chính sách ổn định tiền mặt. Vì

vậy, khi phân tích chính sách phân phối lợi nhuận các chủ thể quản lý sử dụng

chỉ tiêu “Hệ số lợi nhuận giữ lại”.

Hệ số lợi nhuận giữ lại

=

Lợi nhuận giữ lại

Lợi nhuận sau thuế

Đồng thời tiến hành phân tích đánh giá các ràng buộc, hạn chế cơ chế

phân phối như ràng buộc luật pháp, ràng buộc hợp đồng, ràng buộc bởi chính

sách thuế... Ngoài ra cần tiến hành so sánh các tỷ lệ phân phối thu nhập kế hoạch

dự kiến với công bố chính thức về tỷ lệ phân phối thu nhập. Đồng thời, xem xét

những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phân phối lợi nhuận trong doanh

nghiệp và sự tuân thủ các quy định về luật pháp.

1.2.4.6. Các chỉ tiêu giám sát sử dụng chi phí

Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trên doanh thu:

Tỷ suất giá vốn hàng bán

trên doanh thu thuần

=

Trị giá vốn hàng bán

x 100% Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thuần thì doanh

nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng trị giá vốn hàng bán. Tỷ suất này càng nhỏ

chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và

ngược lại.

Tỷ suất chi phí bán hàng

trên doanh thu thuần

=

Chi phí bán hàng

x 100% Doanh thu thuần

56

56

Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong 100 đồng DTT thu được đơn vị

phải bỏ bao nhiêu đồng chi phí cho công tác bán hàng. Tỷ suất này càng nhỏ

chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí bán hàng và như vậy hiệu quả kinh

doanh càng cao.

Tỷ suất chi phí quản lý

doanh nghiệp trên DTT

= Chi phí quản lý DN

x 100% Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng DTT thu được thì đơn vị phải bỏ ra

bao nhiêu đồng chi phí cho quản lý doanh nghiệp. Tỷ suất này càng nhỏ chứng

tỏ việc quản lý có hiệu quả các khoản chi phí này càng cao và ngược lại.

Tỷ suất chi phí tài chính trên

doanh thu tài chính

= Chi phí tài chính

x 100% Doanh thu tài chính

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu tài chính thu được thì

đơn vị phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí cho hoạt động tài chính. Tỷ suất này

càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý có hiệu quả các khoản chi phí này càng cao và

ngược lại.

Việc xây dựng các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp

là cần thiết để doanh nghiệp tự giám sát và quản lý tài chính của mình, đồng thời

cung cấp cho chủ sở hữu thông tin nhằm mục đích ngăn ngừa những hiện tượng

tiêu cực có thể xảy ra. Song nếu chỉ để những chỉ tiêu trên một cách rời rạc,

không có tính hệ thống thì trở thành vô nghĩa. Do đó cần phải lập bảng thống kê

và đánh giá theo trật tự thời gian mới nói lên được tính chất tự giám sát và quản

lý của nó.

Bên cạnh việc xây dựng các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính, dịch vụ

xếp hạng tín nhiệm cũng nên được phát triển. Việc xây dựng các chỉ tiêu giám

sát hoạt động tài chính và dịch vụ xếp hạng tín nhiệm có quan hệ chặt chẽ với

nhau. Quá trình xếp hạng tín nhiệm thực hiện qua 03 bước: thu thập thông tin,

phân tích, đánh giá, ấn định xếp hạng tín nhiệm tạm thời và công bố ra công

chúng. Xếp hạng tín nhiệm giúp các cơ quan quản lý có cơ sở giám sát, kiểm tra

tài chính các doanh nghiệp.

57

57

1.3. KINH NGHIỆM VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG

TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY CỦA MỸ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

CHO VIỆT NAM

1.3.1. Kinh nghiệm về hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính

trong các công ty của Mỹ

Hệ số nguy cơ phá sản Z

Để có thể dự báo và giám sát được rủi ro tài chính, các tập đoàn kinh tế

của Mỹ thường áp dụng nhiều phương pháp. Có nhiều phương pháp dự báo nguy

cơ vỡ nợ của doanh nghiệp đã được xây dựng và công bố. Tuy nhiên nếu chỉ sử

dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính riêng biệt để chấm điểm xếp hạng thì không

thể dự báo chính xác xu hướng khả năng xảy ra khó khăn về tài chính của doanh

nghiệp, vì nó còn phụ thuộc vào nhận thức riêng của từng chủ thể quản lý. Nhiều

biến số đã được sử dụng trong các mô hình kiểm soát rủi ro tài chính để tăng

cường tính dự báo nguy cơ vỡ nợ. Một phương pháp đã được kiểm tra kỹ lưỡng

và được nhiều doanh nghiệp chấp nhận rộng rãi ở Mỹ hiện nay là hàm thống kê

Z-score của I.Altman. Chỉ số này giúp các doanh nghiệp dự đoán được nguy

cơ phá sản trong tương lai gần để từ đó biết được mức độ rủi ro của mình. Hệ số

nguy cơ phá sản, hay còn gọi là Z-score do nhà kinh tế học Hoa Kỳ Edward

I.Altman, giảng viên trường đại học New York thiết lập. Hệ số này chỉ áp dụng

cho các doanh nghiệp chứ không áp dụng cho các định chế tài chính như ngân

hàng hay là các công ty đầu tư tài chính. Ở Mỹ, chỉ số Z-score đã dự đoán tương

đối chính xác tình hình phá sản cũng như mức độ rủi ro của các doanh nghiệp

trong tương lai gần. Có khoảng 95% doanh nghiệp phá sản được dự báo nhờ Z-

score trước ngày sập tiệm một năm, nhưng tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 74%

cho những dự báo trong vòng 02 năm.

Công thức tính hệ số nguy cơ phá sản Zscore như sau:

* Đối với công ty đại chúng thuộc ngành sản suất:

Z = 1.2.X1 + 1.4.X2 + 3.3.X3 + 0.64.X4 + 0.999.X5

Trong đó:

X1 = Vốn lưu động thuần (= Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản

X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản

58

58

X3 = EBIT (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế)/Tổng tài sản

X4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/Tổng nợ

X5 = Hiệu quả sử dụng tài sản =Doanh thu/Tổng tài sản

Sau khi tính toán hệ số Z score, doanh nghiệp sẽ so sánh hệ số Z với các

mức tiêu chuẩn để biết doanh nghiệp có rủi ro hay không, cụ thể như sau:

- Nếu Z > 2.99 thì doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ

phá sản;

- Nếu 1.8 < Z < 2.99 thì doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có

nguy cơ phá sản;

- Nếu Z < 1.8 thì doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá

sản cao.

Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sư Edward I.Altman đã phát triển ra Z’

và Z’’ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp như sau:

* Đối với công ty chưa niêm yết thuộc ngành sản suất:

Z’ = 0.717.X1 + 0.847.X2 + 3.107.X3 + 0.42.X4 + 0.998.X5

Trong đó:

X4 = Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu/Giá trị sổ sách của tổng nợ

Vì công ty chưa niêm yết nên chỉ tiêu X4 phải dùng giá trị sổ sách vốn

chủ sở hữu.

- Nếu Z’ > 2.9 thì doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ

phá sản;

- Nếu 1.23 < Z’ < 2.9 thì doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể

có nguy cơ phá sản;

- Nếu Z’ <1.23 thì doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá

sản cao.

* Đối với các doanh nghiệp khác

Chỉ số Z’’ đã được xây dựng cho các loại hình doanh nghiệp khác và được

áp dụng cho hầu hết các ngành. Vì sự khác nhau khá lớn của chỉ tiêu X5 giữa các

ngành, nên chỉ tiêu X5 đã được đưa ra. Công thức tính chỉ số Z’’ được điều

chỉnh như sau:

59

59

Z’’ = 6.56.X1 + 3.26.X2 + 6.72.X3 + 1.05.X4

- Nếu Z’’ > 2.6 thì doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy

cơ phá sản;

- Nếu 1.2 < Z’’ < 2.6 thì doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể

có nguy cơ phá sản;

- Nếu Z <1.1 thì doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá

sản cao.

Trong đó: X4 = Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu/Giá trị sổ sách của

tổng nợ.

Ngoài tác dụng giúp doanh nghiệp kiểm soát được rủi ro, Giáo Sư Esward

I.Altman, tác giả của chỉ số này đã phát minh tiếp hệ số Z’’ điều chỉnh. Chỉ số này

bằng với chỉ số Z’’+3.25 (các vùng cảnh báo phá sản vì thế cũng được tăng lên 3.25).

Ông đã nghiên cứu trên 700 công ty và tìm ra sự tương đồng giữa chỉ số Z’’ điều

chỉnh này với hệ số tín nhiệm S&P. Công thức Z’’ điều chỉnh được xác định như sau:

Z’’ = 3,25 + 6,56.X1 + 3,26.X2 + 6,72.X3 + 1,05.X4

Sự tương đồng giữ chỉ số Z’’ điều chỉnh và xếp hạng S&P của công ty,

được giáo sư I.Altman viết rõ trong bài “The use of Credit scoring Models and

The Important of a Credit Culture” và được trình bày trong bảng sau. Trong đó

cột 3, định mức tín nhiệm Moody’s là được đưa vào thêm theo sự tương đồng

với định mức tín nhiệm S&P.

Mức độ an toàn

của doanh nghiệp Z’’ điều chỉnh

Định Mức

Tín Nhiệm

S&P

Định Mức

Tín Nhiệm

Moody’s

Doanh nghiệp nằm trong vùng

an toàn, chưa có nguy cơ phá

sản

> 8,15 AAA Aaa

7,60 - 8,15 AA+ Aa1

7,30 - 7,60 AA Aa2

7,00 - 7,30 AA- Aa3

6,85 - 7,00 A+ A1

6,65 - 6,85 A A2

6,40 - 6,65 A- A3

6,25 - 6,40 BBB+ Baa1

5,85 - 6,25 BBB Baa2

60

60

Doanh nghiệp nằm trong vùng

cảnh báo, có thể có nguy cơ phá

sản

5,65 - 5,85 BBB- Baa3

5,25 - 5,65 BB+ Ba1

4,95 - 5,25 BB Ba2

4,75 - 4,95 BB- Ba3

4,50 - 4,75 B+ B1

4,15 - 4,50 B B2

Doanh nghiệp nằm trong vùng

nguy hiểm, nguy cơ phá sản

cao.

3,75 - 4,15 B- B3

3,20 - 3,75 CCC+ Caa1

2,50 - 3,20 CCC Caa2

1,75 - 2,50 CCC- Caa3

0 - 1,75 D

Sự tương đồng giữa chỉ số Z’’ điều chỉnh và hệ số tín nhiệm S&P là khá

cao, nhưng không có nghĩa là tuyệt đối. Trong bài viết của mình, giáo

sư I.Altman cũng trình bày một sự lệch chuẩn nằm trong khoảng cho phép của

hai chỉ số trên.

Giải thích các hệ số

Các hệ số trong công thức Z-score đều phản ánh mức độ rủi ro

của doanh nghiệp.

- Hệ số X1 = Vốn lưu động/ Tổng tài sản.

Hệ số này có thể kiểm tra sự khó khăn về tài chính của doanh nghiệp. Một

doanh nghiệp có vốn lưu động âm thì sẽ gặp khó khăn về việc thanh toán các

khoản nợ ngắn hạn vì đơn giản là không đủ vốn lưu động để thanh toán các

khoản nợ ngắn hạn. Ngược lại doanh nghiệp nào có vốn lưu động dương thì khó

có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

- Hệ số X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản

Hệ số này phản ánh doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận hay thua lỗ và

đồng thời phản ánh mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Doanh

nghiệp nào có hệ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp đó hiện tại đang sử dụng

nhiều nợ để tài trợ cho nhu cầu vốn của mình hơn là dùng lợi nhuận giữ lại, một

bộ phận của vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp nào có hệ số này cao phản ánh doanh

nghiệp đó kinh doanh có lợi nhuận và dùng nợ ở mức độ thấp.

61

61

- Hệ số X3 = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản

Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản không tính đến ảnh

hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh.

- Hệ số X4: cho biết khả năng chịu đựng của doanh nghiệp đối với sự sụt

giảm giá trị của tài sản.

- Hệ số X5 phản ánh khả năng quản lý của doanh nghiệp trong môi trường

cạnh tranh và hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp gặp khó

khăn trong việc gia tăng thị phần đồng nghĩa với việc giảm hệ số X5.

Doanh nghiệp tính toán hệ số Z-score để biết được mức độ rủi ro của

mình để từ đó có biện pháp giảm rủi ro. Vì hệ số Z-score bao gồm nhiều hệ số

riêng lẻ, do đó doanh nghiệp có thể thay đổi hệ số Z-score bằng cách tác động

lên từng hệ số. Cụ thể như sau:

Để tăng chỉ số Z cần tăng từng tử số và giảm mẫu số của từng chỉ số X.

Quan sát 5 chỉ số X, chúng ta có thể nhận thấy Tổng tài sản là mẫu số của 4 chỉ

số X1, X2, X3, X5. Do đó nếu doanh nghiệp có thể giảm được tổng tài sản mà

vẫn giữ vững quy mô, hiệu quả hoạt động thì chắc chắn chỉ số Z sẽ tăng lên rõ

rệt. Vì thế doanh nghiệp cần phải rà soát thật kỹ để tìm ra những tài sản không

hoạt động, tức là những tài sản không góp phần trực tiếp hay gián tiếp tạo ra

doanh số. Bán chúng đi, doanh nghiệp sẽ giảm được các mẫu số của 4 chỉ số X

nói trên và đồng thời tăng được tử số của một số chỉ số. Đối với những tài sản

không có nợ hay nợ ít, khi bán đi doanh nghiệp sẽ nhận được thêm tiền mặt, khi

đó vốn luân chuyển - tử số của X1 sẽ tăng lên. Bên cạnh đó chi phí khấu hao

cũng sẽ giảm xuống, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng, tức là tử số của X2 và X3 sẽ

tăng theo.

Trong trường hợp tài sản đang bị nợ, khi bán chúng đi, vốn lưu động có

thể sẽ không tăng lên liền lúc đó, nhưng tổng nợ - mẫu số X4 - sẽ giảm xuống,

chi phí cũng giảm theo. Tỷ lệ lợi nhuận vì thế sẽ tăng lên, tử số của X2, X3 sẽ

tăng lên. Và nếu quản lý tốt, vốn luân chuyển sẽ tăng lên theo. Tử số X1 cũng sẽ

tăng lên theo sau đó.

62

62

Rõ ràng việc bán đi những tài sản không hoạt động sẽ tạo ra ảnh hưởng rất

tốt đến sự tăng trưởng của các chỉ số X. Dĩ nhiên, không phải tài sản nào bán đi

cũng có thể đưa chỉ số Z lên. Có những tài sản khi bán đi, sẽ làm ảnh hưởng lớn

đến doanh số - tử số của chỉ số X5 và ảnh hưởng gián tiếp đến đến các tử số của

X2, X3. Khi đó lợi bất cập hại. Do đó doanh nghiệp phải rất cẩn thận trong việc

phân loại tài sản. Không phải cứ bị nguy hiểm là lo bán tài sản.

Để tăng tử số X2, X3 công ty cần phải tạo nhiều lợi nhuận hơn qua hoạt

động kinh doanh chính của mình, hay đôi khi là từ những “phi vụ” kinh doanh

không thường xuyên. Làm sao bán được nhiều hàng/dịch vụ, với giá chấp nhận

được, quay vòng vốn nhanh… đó là những việc làm có tính sống còn mà công ty

phải thực hiện.

Để tăng X3 - lợi nhuận giữ lại, doanh nghiệp cần phải để ý đến mức chia

cổ tức cho nhà đầu tư. Cổ tức chia ít đi thì lợi nhuận giữ lại sẽ tăng lên. Tuy vậy,

doanh nghiệp không thể giảm cổ tức đến mức quá thấp vì khi đó nhà đầu tư sẽ

phản ứng, dẫn đến giá cổ phiếu thấp, sẽ làm giảm tử số của X4.

Để làm tăng doanh thu - tử số của X5, doanh nghiệp cần phải có tăng

cường năng lực hoạt động kinh doanh của mình. Một điều cần phải quan tâm là

doanh nghiệp phải cân bằng giữa việc tăng thêm chi phí để tăng doanh thu và tốc

độ tăng của doanh thu. Nếu chi phí tăng quá cao thì tử số X1, X2, X3 sẽ giảm,

khi đó việc tăng tử số X5 sẽ là vô nghĩa vì không đủ sức bù đắp cho sự giảm của

các chỉ số X1, X2, X3.

Cuối cùng, để tăng X4, chúng ta phải tăng giá trị thị trường của vốn chủ

sở hữu. Doanh nghiệp có thể dùng tiền mặt để trả nợ, nhưng cần thận trọng nếu

lựa chọn giải pháp này, vì khi đó vốn luân chuyển sẽ bị giảm, có thể ảnh hưởng

gián tiếp đến doanh thu.

Tóm lại, để tăng chỉ số Z lên, tùy theo tình huống, doanh nghiệp sẽ quyết

định thực hiện một hay nhiều giải pháp trên. Tuy vậy, bất cứ giải pháp nào cũng

sẽ dẫn đến tình trạng khó khăn, doanh nghiệp phải “thắt lưng buộc bụng” trong

một thời gian. Vì thế phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Doanh nghiệp

63

63

phải luôn để mắt đến chỉ số Z và hành động ngay để tăng chỉ số này khi nó bắt

đầu “mấp mé” khu vực cảnh báo.

Khoảng cảnh báo rủi ro của Moody’s và S&P

Công ty Moody’s - tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm đầu tiên trên thế giới

được thành lập năm 1914 bởi ông John Moody. Năm 1941 tổ chức Standard and

Poors được thành lập trên sự sáp nhập của Poor’s Publishing va Standard

Statistics. Hiện tại trên thế giới có một số tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm được

quốc tế công nhận, cũng như một số tổ chức được quốc gia của họ công nhận.

Tuy vậy 03 tổ chức Moody’s, Standard and Poor’s và Pitch Ratings là 03 tổ chức

được công nhận, có uy tín và cao nhất trên thế giới.

Moody’s và S&P đánh giá hệ số tín nhiệm của các doanh nghiệp dựa trên

nhiều tiêu thức. Tùy theo từng tổ chức mà phương pháp đánh giá hệ số tín nhiệm

có khác nhau đôi chút. Tuy vậy về cơ bản chúng khá giống nhau. Moody’s và

S&P sẽ đánh giá các chỉ tiêu định tính bao gồm: mức độ rủi ro của quốc gia, môi

trường kinh doanh, đến ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt

động; chất lượng, kỹ năng của ban quản lý, chiến lược marketing, chính sách

quản lý của doanh nghiệp và các chỉ số định tính gồm các chỉ số chính phản ánh

tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Bảng 1 thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính của

công ty được xếp hạng. Bảng 2 thể hiện các tỷ số phản ánh rủi ro tài chính của

công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp.

Bảng 1.1: Rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh

Rủi ro tài chính

Rủi ro kinh doanh Nhỏ Khiêm tốn Trung bình Cao Quá cao

Thấp AAA AA A BBB BB

Vừa phải AA AA A- BBB- BB-

Trung bình A BBB+ BBB BB+ B+

Cao BBB BBB- BB+ BB- B

Quá cao BBB B+ B+ B B-

64

64

Bảng 1.2: Các chỉ số phản ánh rủi ro tài chính

Dòng tiền hoạt động kinh doanh/Nợ (%) Tổng nợ/Tổng nguồn vốn (%)

Nhỏ >60 <25

Khiêm tốn 45-60 25-35

Vừa phải 30-45 35-45

Cao 15-30 45-55

Quá cao <15 >55

Tổng hợp lại những yếu tố trên, tổ chức đánh giá tín nhiệm sẽ xếp hạng tín

nhiệm doanh nghiệp theo các mức khác nhau đã định sẵn và ký hiệu bằng các chữ

cái đầu tiên; theo bảng sau:

Chỉ số Tín Nhiệm

theo S&P

Chỉ số Tín Nhiệm

theo Moody’s Diễn giải

AAA Aaa Chất lượng cao nhất, ổn định, độ rủi ro thấp

nhất

AA Aa Chất lượng cao, rủi ro thấp, Độ rủi ro chỉ cao

hơn hạng AAA một bậc.

A A Chất lượng khá, tuy vậy có thể bị ảnh hưởng

bởi tình hình kinh tế.

BBB Baa

Chất lượng trung bình, an toàn trong thời

gian hiện tại, tuy vậy có ẩn chứa một số yếu

tố rủi ro.

BB Ba

Chất lượng trung bình thấp, có thể gặp khó

khăn trong việc trả nợ, bị ảnh hưởng đối với

sự thay đổi của tình hình kinh tế.

B B Chất lượng thấp, rủi ro cao, có nguy cơ

không thanh toán đúng hạn

CCC Caa Rủi ro cao, chỉ có khả năng trả nợ nếu tình

hình kinh tế khả quan.

CC Ca Rủi ro rất cao, rất gần phá sản,

C C Rủi ro rất cao, khó có khả năng thực hiện

thanh toán các nghĩa vụ nợ

D Xếp hạng thấp nhất, đã phá sản hay hầu như

sẽ phá sản

NR NR Không đánh giá

Đối với chỉ số Moody’s, ngoài những xếp hạng cơ bản trên, hệ số 1, 2, 3

còn dùng để chia nhỏ một xếp hạng cơ bản ra làm 3 loại, trong đó 1 là cao nhất

trong hạng đó, 2 là trung bình, 3 là thấp nhất, ví dụ: Aa1, Aa2, Aa3.

Còn đối với chỉ số S&P, + hay - được dùng để chia nhỏ xếp hạng; trong

đó + là cao nhất trong hạng đó, không dấu là trung bình, - là thấp nhất; ví dụ:

AA+, AA, AA-.

65

65

1.3.2. Bài học cho các công ty xây dựng Việt Nam từ kinh nghiệm về

hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính trong các công ty của Mỹ

Thứ nhất, hệ thống chỉ tiêu đều dựa trên chỉ tiêu giám sát hoạt động tài

chính bao gồm: hệ số nợ, khả năng thanh toán, mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy

tài chính hoạt động của doanh nghiệp…

Thứ hai, cần thiết phải xây dựng được khoảng phân chia cấp độ rủi ro, từ

an toàn cho đến rủi ro và có thể sử dụng chữ cái (ví dụ AAA cho mức độ an

toàn) hoặc đánh số (ví dụ hệ số Z-score).

Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng chỉ số Z’’ để kiểm

soát rủi ro tài chính của mình. Tuy nhiên cần phải chú ý là chỉ số Z’’ điều chỉnh

mặc dù được áp dụng khá tốt ở các nước, cũng nên được nghiên cứu để điều

chỉnh theo môi trường Việt Nam.

Như vậy có thể thấy các chỉ tiêu cảnh báo rủi ro cũng gần giống như hệ

thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính. Chúng đều có mục đích chỉ rõ những

rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải để phòng tránh và ngăn ngừa. Các doanh

nghiệp có thể dựa vào đó để xây dựng được cho mình các chỉ tiêu giám sát hoạt

động tài chính phù hợp.

Kết luận chƣơng 1

Chương 1 đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống

chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng. Thứ nhất luận án

đã trình bày tổng quan về công ty xây dựng, nêu rõ được đặc điểm hoạt động

kinh doanh của công ty xây dựng. Thứ hai chương 1 của luận án cũng đã trình

bày được hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây

dựng trên các nội dung: bản chất và vai trò giám sát hoạt động tài chính; mục

tiêu, nội dung và chủ thể giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng;

chỉ tiêu và phân loại hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính trong các

công ty xây dựng, nội dung các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính các công ty

66

66

xây dựng. Thứ ba chương 1 của luận án cũng đã trình bày kinh nghiệm về hệ

thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính trong các công ty của các nước phát

triển, từ đó đã rút ra được bài học cho các công ty xây dựng Việt Nam.

Những vấn đề lý luận được trình bày ở chương 1 là cơ sở lý luận để luận

án phân tích thực trạng hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các

công ty xây dựng thuộc BQP ở chương 2 và đề ra giải pháp hoàn thiện hệ thống

chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính cho các công ty này ở chương 3.

67

67

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT

HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG

THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các công ty xây dựng

thuộc Bộ Quốc phòng

Sau khi đất nước thống nhất, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước,

BQP đã chuyển một bộ phận thường trực chiến đấu sang làm kinh tế kết hợp với

thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Thời kỳ này, một lực lượng lớn quân

đội (gần 28 vạn) chuyển sang thực hiện nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế.

Các đơn vị kinh tế quân đội có mặt trên khắp mọi miền đất nước, chủ yếu là làm

những việc khó, ở những nơi khó (vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải

đảo), tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng các công trình trọng

điểm về kết hợp kinh tế với quốc phòng như: đường sắt thống nhất Bắc Nam,

đường Trường Sơn, đường 279, thủy điện Hòa Bình, Trị An, sản xuất nông

nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ… Với những tiền

đề như vậy, đến giữa những năm 1990, BQP đã hình thành và trực tiếp quản lý

trên 300 nhà máy, xí nghiệp, nông lâm trường quốc doanh.

Năm 1991, thực hiện Nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, BQP

đã tiến hành tổ chức lại hệ thống các nhà máy, xí nghiệp, nông lâm trường của

Quân đội thành các doanh nghiệp nhà nước do BQP quản lý giai đoạn này, BQP

đã tổ chức lại thành 305 doanh nghiệp nhà nước.

Kể từ năm 2002 đến nay, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết chuyên đề của

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát

triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, BQP đã nghiêm túc tổ chức

thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp quân đội.

Với 03 đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp quân đội được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 80/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003,

68

68

Quyết định số 98/2005/QĐ-TTg ngày 9/5/2005, Quyết định số 339/QĐ-TTg

ngày 31/3/2008, BQP đã thực hiện đa dạng các hình thức sắp xếp, tổ chức lại các

doanh nghiệp quân đội (như: tổ chức lại một số doanh nghiệp sang hoạt động

theo mô hình tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - công ty con; chuyển doanh

nghiệp nhà nước trong BQP sang loại hình công ty TNHH một thành viên hoạt

động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, cổ phần hóa các doanh nghiệp độc

lập và đơn vị phụ thuộc; tiếp nhận một số doanh nghiệp từ ngoài quân đội về

BQP quản lý, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và chấm dứt hoạt động đối với một số

doanh nghiệp) phù hợp với yêu cầu đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước

theo định hướng nghị quyết của Đảng qua từng thời kỳ, phục vụ tốt nhiệm vụ

quân sự quốc phòng, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.

Tính đến hết năm 2012, số doanh nghiệp trực thuộc BQP là 93 doanh

nghiệp. Các doanh nghiệp này đã được điều chỉnh về cơ cấu, loại hình và quy

mô doanh nghiệp để tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt phục vụ

nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Cụ thể trong tổng số 93 doanh nghiệp: có 43

doanh nghiệp thuộc khối sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị, vật tư kỹ thuật quân

sự; 06 doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn chiến lược; 44 doanh nghiệp sản

xuất cung ứng sản phẩm, dịch vụ lưỡng dụng (in báo, xây dựng, viễn thông, ứng

dụng và chuyển giao công nghệ, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, dịch vụ cảng biển,

bay dịch vụ, khai thác khoáng sản, kinh doanh thương mại, dệt may).

2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các công ty xây dựng thuộc

Bộ Quốc phòng

Doanh nghiệp quân đội là một bộ phận không tách rời của doanh nghiệp

nhà nước

Về địa vị pháp lý, doanh nghiệp quân đội có địa vị pháp lý theo quy định

của pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước. Việc hình thành các doanh nghiệp

quân đội được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật như

đối với doanh nghiệp nhà nước khác.

69

69

Về loại hình doanh nghiệp, cũng như các doanh nghiệp nhà nước, doanh

nghiệp quân đội cũng được tổ chức dưới các hình thức như: nhà máy, xí nghiệp,

nông lâm trường quốc doanh. Sau đó được tổ chức thành các doanh nghiệp theo

quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước và hiện nay được tổ chức chủ yếu

dưới hình thức công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn

điều lệ.

Về tổ chức doanh nghiệp: Doanh nghiệp quân đội cũng được tổ chức theo

cách thức như đối với các doanh nghiệp nhà nước, cụ thể cũng được tổ chức

dưới các dạng Tập đoàn nhà nước, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp

nhà nước độc lập.

Doanh nghiệp quân đội vừa là thực thể sản xuất kinh doanh theo quy định

của pháp luật, vừa là đơn vị gắn với tổ chức lực lượng đảm bảo sẵn sàng chuyển

trạng thái khi có tình huống.

Trong thời bình, các doanh nghiệp quân đội được tổ chức quản lý, tổ chức

hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật, đảm bảo hoạt động

sản xuất kinh doanh nhằm bảo toàn, phát triển vốn nhà nước, đảm bảo công việc

cho người lao động, nhưng đồng thời vẫn phải gìn giữ và phát triển năng lực

quốc phòng.

Doanh nghiệp quân đội chịu sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt

của Quân ủy Trung ương và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, có sự phân công, phân

cấp quản lý phù hợp với tổ chức lực lượng và nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

được giao. Người lao động trong doanh nghiệp quân đội chủ yếu là quân nhân tại

ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Các doanh nghiệp quân đội có quy mô lớn, hoạt động trên phạm vi rộng.

Việc tổ chức các doanh nghiệp quân đội trực thuộc BQP có quy mô lớn như vậy

là nhằm thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ: trong hoạt động sản xuất kinh doanh,

doanh nghiệp quân đội có quy mô và tiềm lực lớn để tăng cường vị thế và khả

năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và đứng

vững trên thương trường; trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, với

70

70

tính chất của nhiệm vụ được giao, doanh nghiệp quân đội phải có quy mô đủ lớn

để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ khi chuyển sang trạng thái.

Các công ty xây dựng thuộc BQP bên cạnh các hoạt động xây dựng các

công trình phục vụ nền kinh tế quốc dân thì còn có các nhiệm vụ như xây dựng

các công trình phục vụ quân sự, quốc phòng, phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa,

vùng đặc biệt khó khăn. Đặc điểm này chi phối đến hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty xây dựng thuộc BQP. Đối với hoạt động xây dựng các công

trình phục vụ nền kinh tế quốc dân, các công ty xây dựng thuộc BQP cũng tham

gia đấu thầu với các công ty xây dựng khác, đảm bảo hoạt động kinh doanh có

lợi nhuận. Đối với các hoạt động xây dựng phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng,

an ninh, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, các công ty

xây dựng thuộc BQP được chỉ định thầu…

2.1.3. Cơ chế tài chính của các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng

2.1.3.1. Khái quát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc

Bộ Quốc phòng

Nhìn chung ngành xây dựng Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển

gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giai đoạn 2000 -

2014, với sự ban hành Luật doanh nghiệp 1999 và sau này là Luật doanh nghiệp

2014, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng tăng mạnh. Quá

trình công nghiệp hóa, xu hướng đô thị hoá và dòng vốn FDI chảy mạnh vào

Việt Nam có ảnh hưởng tích cực tới lĩnh vực xây dựng theo hướng tạo ra nhu

cầu đầu tư lớn vào kết cấu hạ tầng và các dự án bất động sản. Ngoài ra, sự

chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp mang lại nguồn nhân lực lớn cho

lĩnh vực công nghiệp nói chung và xây dựng nói riêng.

Nhu cầu cao về dịch vụ xây dựng đã và đang tạo tiền đề cho sự phát triển

mạnh của các doanh nghiệp xây dựng, là cơ sở cho sự tăng trưởng cả về số

lượng và quy mô các doanh nghiệp xây dựng. Hiện nay, trong BQP có nhiều

tổng công ty, công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Có thể phân loại các

doanh nghiệp thuộc BQP thành các nhóm như sau:

71

71

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, đơn vị xây dựng gồm:

- Công ty Tư vấn thiết kế xây dựng;

- Công ty Đầu tư xây dựng;

- Công ty Xây lắp;

- Công ty Xây dựng công trình giao thông.

Đối tƣợng khảo sát: Dựa vào bảng phân loại các đơn vị xây dựng thuộc

BQP theo chức năng, nhiệm vụ, quy mô. Tác giả lựa chọn 5 trên tổng số 22 đơn

vị xây dựng thuộc BQP để khảo sát. Tiêu chí để lựa chọn 5 công ty này là: đây là

các công ty xây dựng lớn có thể làm đại diện các công ty xây dựng thuộc BQP,

có đặc thù vừa làm tham gia các hoạt động xây dựng của BQP vừa tham gia các

hoạt động xây dựng bên ngoài. 05 công ty gồm:

- Công ty TNHH MTV Hàng không ACC - Quân chủng PKKQ;

- Tổng công ty 36;

- Tổng công ty 319;

- Tổng công ty 789 – BTTM;

- Tổng công ty Lũng Lô.

Tác giả lựa chọn những đơn vị này làm mẫu chọn để đánh giá tình hình tài

chính của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của BQP. Sau

đây luận án đánh giá các hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc

BQP trong thời gian qua.

Hoạt động huy động vốn

Trong các công ty xây dựng thuộc BQP, hoạt động tạo lập nguồn vốn bao

gồm các hoạt động khai thác và huy động từ các kênh huy động vốn khác nhau

để hình thành vốn kinh doanh của công ty: phát hành cổ phiếu, phát hành trái

phiếu, vay ngân hàng, thuê tài chính, sử dụng lợi nhuận để lại để tái đầu tư…

Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là một ngành cũng đòi hỏi máy móc

công nghệ hiện đại cần đầu tư tài sản cố định khá lớn và một lượng tài sản lưu

động lớn, nên nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư phát triển

hàng năm của các công ty xây dựng thuộc BQP cũng khá lớn. Các công ty xây

72

72

dựng thực hiện huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Hiện nay các công ty

xây dựng chủ yếu huy động vốn từ hai kênh: nguồn vốn nội sinh (huy động từ

chủ sở hữu và tích lũy nội bộ của các công ty) và nguồn vốn ngoại sinh (từ bên

ngoài công ty).

Huy động vốn từ chủ sở hữu

Nhìn vào bảng 2.1a và 2.1b, có thể thấy vốn đầu tư của chủ sở hữu vào

các công ty tăng mạnh vào năm 2012, đến năm 2013 tốc độ đầu tư giảm xuống.

Nếu so với tổng nguồn vốn của các công ty thì vốn đầu tư của chủ sở hữu chỉ

chiếm một tỷ trọng nhỏ.

Bảng 2.1a: Vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2011, 2012, 2013

Tên công ty 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

Chênh lệch

2012/2011

Chênh lệch

2013/2012

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

TCT Lũng Lô 160.187 245.632 246.780 85.445 53,34% 1.148 0,47%

TCT 36 154.842 242.264 245.264 87.422 56,46% 3.000 1,24%

TCT 789 137.831 219.478 238.140 81.647 59,24% 18.662 8,50%

TCT 319 195.728 364.895 531.086 169.167 86,43% 166.191 45,54%

CT TNHH MTV

Hàng không ACC 215.875 308.948 353.649 93.073 43,11% 44.701 14,47%

Nguồn: Báo cáo tài chính 2011-2013 của các công ty [1], [2], [3]

Bảng 2.1b: Vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2012, 2013, 2014

Tên công ty 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

Chênh lệch

2013/2012

Chênh lệch

2014/2013

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

TCT Lũng Lô 245.632 246.780 360.911 1.148 0,47% 114.131 46,25%

TCT 36 242.264 245.264 311.938 3.000 1,24% 66.674 27,18%

TCT 789 219.478 238.140 248.260 18.662 8,50% 10.120 4,25%

TCT 319 364.895 531.086 756.905 166.191 45,54% 225.819 42,52%

CT TNHH MTV

Hàng không ACC 308.948 353.649 371.766 44.701 14,47% 18.117 5,12%

Nguồn: Báo cáo tài chính 2012-2014 của các công ty [2], [3], [4]

73

73

Bảng 2.2: Tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn

Tên công ty 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

TCT Lũng Lô 10,96% 14,73% 12,60% 12,79%

TCT 36 6,78% 8,27% 6,95% 7,18%

TCT 789 18,85% 21,53% 21,02% 18,80%

TCT 319 7,63% 10,42% 11,58% 10,71%

CT TNHH MTV Hàng không ACC 5,72% 9,07% 10,03% 12,76%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính [1], [2], [3], [4]

Như vậy có thể thấy chủ sở hữu cũng đã tạo điều kiện để các công ty tích

lũy bổ sung vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu khá nhỏ. Điều

này thể hiện các công ty xây dựng đã chủ động khai thác các kênh huy động vốn

khác để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, đáp ứng

nhu cầu vốn của công ty, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Đồng thời

chứng tỏ hoạt động khai thác, huy động, tạo lập của các công ty đã được đa dạng,

không trông chờ, ỷ lại vào nhà nước.

Huy động vốn từ nguồn tự bổ sung

Bảng 2.3: Vốn huy động từ các nguồn tự bổ sung

Tên công ty 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

TCT Lũng Lô 0,68% 0,84% 1,13%

TCT 36 1,02% 0,72% 0,58%

TCT 789 1,07% 1,00% 0,00%

TCT 319 0,80% 0,89% 1,00%

CT TNHH MTV Hàng không ACC 0,52% 0,74% 1,40%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bên cạnh nguồn vốn được Nhà nước đầu tư, các công ty xây dựng thuộc

BQP cũng đã tự bổ sung vốn từ lợi nhuận để lại để tái đầu tư sau mỗi kỳ sản xuất

kinh doanh. Nguồn vốn để lại để tái đầu tư là một trong những nguồn lực quan

trọng của các công ty để phát triển, tái đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất

kinh doanh. Nguồn vốn có tính an toàn cao. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn này

vẫn còn khá nhỏ.

74

74

Huy động vốn từ chiếm dụng, vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng

Bảng 2.4a: Vốn huy động từ nợ phải trả 2011, 2012, 2013

Đơn vị: triệu đồng

Tên

công ty Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

So sánh

2012/2011

So sánh

2013/2012

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

TCT Lũng

Nợ ngắn hạn 1.230.204 1.294.099 1.520.620 63.895 5,19% 226.521 17,50%

Nợ dài hạn 61.101 46.470 118.770 -14.631 -23,95% 72.300 155,58%

Tổng nguồn

vốn 1.462.004 1.649.551 1.958.707 187.547 12,83% 309.156 18,74%

TCT 36

Nợ ngắn hạn 1.273.331 1.954.342 2.399.244 681.011 53,48% 444.902 22,76%

Nợ dài hạn 818.535 692.181 847.272 -126.354 -15,44% 155.091 22,41%

Tổng nguồn

vốn 2.285.245 2.928.707 3.531.277 643.462 28,16% 602.570 20,57%

TCT 789

Nợ ngắn hạn 613.742 786.135 744.072 172.393 28,09% -42.063 -5,35%

Nợ dài hạn 781 3.724 150.822 2.943 376,82% 147.098 3950,00%

Tổng nguồn

vốn 760.446 1.019.451 1.132.799 259.005 34,06% 113.348 11,12%

TCT 319

Nợ ngắn hạn 2.265.701 2.792.557 3.512.687 526.856 23,25% 720.130 25,79%

Nợ dài hạn 84.627 336.434 530.690 251.807 297,55% 194.256 57,74%

Tổng nguồn

vốn 2.566.682 3.501.752 4.584.358 935.070 36,43% 1.082.606 30,92%

CT TNHH

MTV Hàng

không ACC

Nợ ngắn hạn 3.480.147 2.961.687 3.081.117 -518.460 -14,90% 119.430 4,03%

Nợ dài hạn 13.664 6.858 6.820 -6.806 -49,81% -38 -0,55%

Tổng nguồn

vốn 3.775.761 3.405.913 3.525.833 -369.848 -9,80% 119.920 3,52%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của các công ty 2011-2013

[1], [2], [3]

75

75

Bảng 2.4b: Vốn huy động từ nợ phải trả 2012, 2013, 2014

Đơn vị: triệu đồng

Tên

công ty Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

So sánh

2013/2012

So sánh

2014/2013

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

TCT Lũng

Nợ ngắn hạn 1.294.099 1.520.620 2.349.170 226.521 17,50% 828.550 54,49%

Nợ dài hạn 46.470 118.770 74.853 72.300 155,58% -43.917 -36,98%

Tổng nguồn

vốn 1.649.551 1.958.707 2.820.195 309.156 18,74% 861.488 43,98%

TCT 36

Nợ ngắn hạn 1.954.342 2.399.244 3.119.675 444.902 22,76% 720.431 30,03%

Nợ dài hạn 692.181 847.272 858.138 155.091 22,41% 10.866 1,28%

Tổng nguồn

vốn 2.928.707 3.531.277 4.341.547 602.570 20,57% 810.270 22,95%

TCT 789

Nợ ngắn hạn 786.135 744.072 986.583 -42.063 -5,35% 242.511 32,59%

Nợ dài hạn 3.724 150.822 203.614 147.098 3950,00% 52.792 35,00%

Tổng nguồn

vốn 1.019.451 1.132.799 1.441.572 113.348 11,12% 308.773 27,26%

TCT 319

Nợ ngắn hạn 2.792.557 3.512.687 4.507.801 720.130 25,79% 995.114 28,33%

Nợ dài hạn 336.434 530.690 1.733.083 194.256 57,74% 1.202.393 226,57%

Tổng nguồn

vốn 3.501.752 4.584.358 7.064.470 1.082.606 30,92% 2.480.112 54,10%

CT TNHH

MTV Hàng

không ACC

Nợ ngắn hạn 2.961.687 3.081.117 2.493.075 119.430 4,03% -588.042 -19,09%

Nợ dài hạn 6.858 6.820 5.200 -38 -0,55% -1.620 -23,75%

Tổng nguồn

vốn 3.405.913 3.525.833 2.912.724 119.920 3,52% -613.109 -17,39%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của các công ty 2012-2014

[1], [2], [3], [4]

76

76

Bảng 2.5: Tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn

Tên công ty Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

TCT Lũng Lô

Nợ ngắn hạn 84,15% 78,45% 77,63% 83,30%

Nợ dài hạn 4,18% 2,82% 6,06% 2,65%

Tổng nguồn vốn 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%

TCT 36

Nợ ngắn hạn 55,72% 66,73% 67,94% 71,86%

Nợ dài hạn 35,82% 23,63% 23,99% 19,77%

Tổng nguồn vốn 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%

TCT 789

Nợ ngắn hạn 80,71% 77,11% 65,68% 68,44%

Nợ dài hạn 0,10% 0,37% 13,31% 14,12%

Tổng nguồn vốn 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%

TCT 319

Nợ ngắn hạn 88,27% 79,75% 76,62% 63,81%

Nợ dài hạn 3,30% 9,61% 11,58% 24,53%

Tổng nguồn vốn 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%

CT TNHH MTV

Hàng không ACC

Nợ ngắn hạn 92,17% 86,96% 87,39% 85,59%

Nợ dài hạn 0,36% 0,20% 0,19% 0,18%

Tổng nguồn vốn 100,00% 100,00% 100,00% 100%

Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu trên báo cáo tài chính 2011, 2012, 2013,

2014 [1], [2], [3], [4]

Nguồn vốn huy động từ bên ngoài (chiếm dụng, vay ngân hàng) luôn là

nguồn vốn bổ sung có vai trò quan trọng đối với các công ty xây dựng thuộc

BQP. Trong những giai đoạn hiện nay, khi chưa tích lũy được tiềm lực tài chính

mạnh thì nguồn vốn vay ngân hàng chiếm tỷ trọng khá lớn là điều dễ hiểu.

Nhìn vào số liệu vốn huy động từ nợ ngắn hạn và vay dài hạn chiếm tỷ

trọng lớn và có giảm dần qua các năm. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất.

Điều này thể hiện vốn huy động từ nguồn ngắn hạn chủ yếu phục vụ cho nhu cầu

ngắn hạn.

Việc sử dụng vốn vay bên ngoài giống như việc sử dụng con dao hai lưỡi.

Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao thì

việc sử dụng vay nợ sẽ khiến cho ROE của các doanh nghiệp tăng lên. Nhưng

ngược lại nếu sử dụng vốn không hiệu quả, tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

(BEP) nhỏ hơn lãi suất vay thì doanh nghiệp càng sử dụng nợ càng làm cho ROE

của doanh nghiệp giảm sút. Trong những năm qua, có thể thấy tình hình biến

77

77

động lãi suất trên thị trường khá mạnh. Biến động lãi suất tác động lớn đến hoạt

động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng. Việc dựa quá nhiều vào nguồn

vốn vay bên ngoài của các công ty xây dựng thuộc BQP đã khiến cho hoạt động

kinh doanh của các doanh nghiệp này gặp khó khăn. Do vậy cần thiết phải có sự

giám sát chặt chẽ hoạt động này.

Hoạt động sử dụng và đầu tư vốn

Hoạt động sử dụng vốn của các công ty xây dựng thuộc BQP bao gồm:

hoạt động sử dụng vốn tại doanh nghiệp và hoạt động đầu tư vốn ra bên ngoài.

Hoạt động sử dụng vốn tại các công ty xây dựng là hoạt động đầu tư xây

dựng, mua sắm tài sản cố định, tài sản lưu động và các yếu tố khác để phục vụ

hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Hoạt động sử dụng vốn đầu tư ra bên ngoài của các công ty xây dựng

thuộc BQP gồm: đầu tư vốn vào các công ty khác, góp vốn liên doanh liên kết

với các công ty khác, mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác, đầu tư thành lập

một doanh nghiệp mới, mua bán lại các doanh nghiệp; kinh doanh vốn trên thị

trường tiền tệ, thị trường chứng khoán…

Trước hết ta đi đánh giá hoạt động sử dụng vốn tại các công ty xây dựng

thuộc BQP. Trong những năm qua, với mục tiêu phát triển mạnh về công nghệ

xây dựng và mở rộng thị trường, các công ty xây dựng thuộc BQP đã sử dụng

vốn để đầu tư mới vào tài sản cố định. Trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự tiến

bộ và phát triển của KHCN thì máy móc thiết bị thường bị lạc hậu một cách

nhanh chóng. Với đặc điểm ngành xây dựng, máy móc thiết bị hiện đại sẽ giúp

cho các công ty xây dựng thi công được nhiều công trình đòi hỏi sự phức tạp cao

và đạt được chất lượng cao hơn, giá thành rẻ hơn. Hàng năm các công ty xây

dựng thuộc BQP cũng dành một phần vốn đáng kể để sửa chữa, đầu tư mới máy

móc thiết bị phục vụ cho thi công các công trình.

Cùng với việc sử dụng vốn để tái đầu tư TSCĐ, các công ty xây dựng còn

đầu tư một lượng vốn đáng kể để đầu tư bổ sung vốn lưu động phục vụ cho các

hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty: tư vấn, khảo sát, thiết kế, thi

78

78

công các công trình cho BQP và các công trình khác. Phần lớn nguồn vốn của

các công ty là đầu tư hình thành và bổ sung cho nhu cầu vốn lưu động. Điều này

phản ánh đúng đặc điểm của ngành xây dựng, là ngành thâm dụng vốn. Vốn của

các công ty xây dựng nằm phần lớn ở hàng tồn kho và các khoản phải thu. Trong

những năm qua, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, bất động sản bị đóng băng,

các công ty xây dựng thuộc BQP cũng không tránh khỏi những khó khăn đáng

kể: hàng tồn kho và nợ phải thu lớn khiến cho vốn bị ứ đọng một chỗ, giảm tốc

độ luân chuyển của vốn.

(Xem bảng 2.6a,b: Tình hình vốn đầu tư ở hàng tồn kho và nợ phải thu)

78

Bảng 2.6a: Tình hình đầu tư vào vốn hàng tồn kho và các khoản phải thu

Đơn vị: triệu đồng

Tên công ty Chỉ tiêu

31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền

Tỷ

trọng Số tiền

Tỷ

trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

TCT Lũng Lô

Hàng tồn kho 454.938 31,12% 345.168 20,92% 419.400 21,41% -109.770 -24,13% 74.232 21,51%

Nợ phải thu 629.707 43,07% 974.528 59,08% 1.041.336 53,16% 344.821 54,76% 66.808 6,86%

Tổng tài sản 1.462.004 100,00% 1.649.551 100,00% 1.958.707 100,00% 187.547 12,83% 309.156 18,74%

TCT 36

Hàng tồn kho 687.974 30,11% 760.211 25,96% 707.381 20,03% 72.237 10,50% -52.830 -6,95%

Nợ phải thu 677.402 29,64% 1.227.018 41,90% 1.804.753 51,11% 549.616 81,14% 577.735 47,08%

Tổng tài sản 2.285.245 100,00% 2.928.707 100,00% 3.531.277 100,00% 643.462 28,16% 602.570 20,57%

TCT 789

Hàng tồn kho 297.501 39,12% 277.752 27,25% 308.918 27,27% -19.749 -6,64% 31.166 11,22%

Nợ phải thu 281.473 37,01% 435.200 42,69% 497.410 43,91% 153.727 54,62% 62.210 14,29%

Tổng tài sản 760.466 100,00% 1.019.451 100,00% 1.132.799 100,00% 258.985 34,06% 113.348 11,12%

TCT 319

Hàng tồn kho 805.043 31,37% 1.099.535 31,40% 1.403.903 30,62% 294.492 36,58% 304.368 27,68%

Nợ phải thu 1.246.063 48,55% 1.239.079 35,38% 1.647.326 35,93% -6.984 -0,56% 408.247 32,95%

Tổng tài sản 2.566.682 100,00% 3.501.752 100,00% 4.584.358 100,00% 935.070 36,43% 1.082.606 30,92%

CT TNHH MTV

Hàng không ACC

Hàng tồn kho 2.723.492 72,13% 1.998.250 58,67% 2.294.062 65,06% -725.242 -26,63% 295.812 14,80%

Nợ phải thu 287.902 7,63% 557.400 16,37% 530.927 15,06% 269.498 93,61% -26.473 -4,75%

Tổng tài sản 3.775.761 100,00% 3.405.913 100,00% 3.525.833 100,00% -369.848 -9,80% 119.920 3,52%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của các công ty 2011, 2012, 2013 [1], [2], [3]

79

Bảng 2.6b: Tình hình đầu tư vào vốn hàng tồn kho và các khoản phải thu

Đơn vị: triệu đồng

Tên công ty Chỉ tiêu

31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền

Tỷ

trọng Số tiền

Tỷ

trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

TCT Lũng Lô

Hàng tồn kho 345.168 20,92% 419.400 21,41% 569.892 20,21% 74.232 21,51% 150.492 35,88%

Nợ phải thu 974.528 59,08% 1.041.336 53,16% 1.518.721 53,85% 66.808 6,86% 477.385 45,84%

Tổng tài sản 1.649.551 100,00% 1.958.707 100,00% 2.820.195 100,00% 309.156 18,74% 861.488 43,98%

TCT 36

Hàng tồn kho 760.211 25,96% 707.381 20,03% 825.816 19,02% -52.830 -6,95% 118.435 16,74%

Nợ phải thu 1.227.018 41,90% 1.804.753 51,11% 1.950.225 44,92% 577.735 47,08% 145.472 8,06%

Tổng tài sản 2.928.707 100,00% 3.531.277 100,00% 4.341.547 100,00% 602.570 20,57% 810.270 22,95%

TCT 789

Hàng tồn kho 277.752 27,25% 308.918 27,27% 375.789 26,07% 31.166 11,22% 66.871 21,65%

Nợ phải thu 435.200 42,69% 497.410 43,91% 433.907 30,10% 62.210 14,29% -63.503 -12,77%

Tổng tài sản 1.019.451 100,00% 1.132.799 100,00% 1.441.572 100,00% 113.348 11,12% 308.773 27,26%

TCT 319

Hàng tồn kho 1.099.535 31,40% 1.403.903 30,62% 2.222.113 31,45% 304.368 27,68% 818.210 58,28%

Nợ phải thu 1.239.079 35,38% 1.647.326 35,93% 1.207.165 17,09% 408.247 32,95% -440.161 -26,72%

Tổng tài sản 3.501.752 100,00% 4.584.358 100,00% 7.064.470 100,00% 1.082.606 30,92% 2.480.112 54,10%

CT TNHH MTV

Hàng không ACC

Hàng tồn kho 1.998.250 58,67% 2.294.062 65,06% 1.829.620 62,81% 295.812 14,80% -464.442 -20,25%

Nợ phải thu 557.400 16,37% 530.927 15,06% 475.891 16,34% -26.473 -4,75% -55.036 -10,37%

Tổng tài sản 3.405.913 100,00% 3.525.833 100,00% 2.912.724 100,00% 119.920 3,52% -613.109 -17,39%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của các công ty 2012, 2013, 2014 [2], [3], [4]

80

Tuy nhiên, có thể đây cũng là một đặc điểm lớn của ngành xây dựng. Do

thời gian thi công dài, việc thanh quyết toán được thực hiện theo từng hạng mục

công trình. Do đó hàng tồn kho và nợ phải thu luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài

sản lưu động của các công ty xây dựng.

Trong thời gian vừa qua, nguồn vốn mà các công ty xây dựng thuộc BQP

sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh luôn được phát huy hiệu quả. Đặc

biệt trong điều kiện khó khăn của thị trường hiện nay và sự cạnh tranh gay gắt

của các đối thủ cạnh tranh, các công ty xây dựng thuộc BQP vẫn có kết quả kinh

doanh tốt. Vốn kinh doanh được sử dụng khá hiệu quả, điều này được thể hiện

trên bảng dưới đây:

Bảng 2.7a: Kết quả hoạt động sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh

của các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng

Đơn vị: triệu đồng Tên công

ty Chỉ tiêu

NĂM

2011

NĂM

2012

NĂM

2013

So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

TCT Lũng

DTT 587.599 1.271.148 1.505.689 683.549 116,33% 234.541 18,45%

LN từ hoạt động sản

xuất kinh doanh 60.134 98.050 103.097 37.916 63,05% 5.047 5,15%

Tỷ suất LN/DTT 10,23% 7,71% 6,85%

TCT 36

DTT 1.784.093 2.729.839 3.083.160 945.746 53,01% 353.321 12,94%

LN từ hoạt động sản

xuất kinh doanh 121.775 106.537 93.759 -15.238 -12,51% -12.778 -11,99%

Tỷ suất LN/DTT 6,83% 3,90% 3,04%

TCT 789

DTT 996.609 1.072.458 1.149.236 75.849 7,61% 76.778 7,16%

LN từ hoạt động sản

xuất kinh doanh 31.540 33.433 34.271 1.893 6,00% 838 2,51%

Tỷ suất LN/DTT 3,16% 3,12% 2,98%

TCT 319

DTT 2.451.950 2.933.183 3.830.043 481.233 19,63% 896.860 30,58%

LN từ hoạt động sản

xuất kinh doanh 82.959 91.462 159.936 8.503 10,25% 68.474 74,87%

Tỷ suất LN/DTT 3,38% 3,12% 4,18%

CT TNHH

MTV Hàng

không

ACC

DTT 1.558.576 3.356.021 2.614.635 1.797.445 115,33% -741.386 -22,09%

LN từ hoạt động sản

xuất kinh doanh 41.078 123.484 49.180 82.406 200,61% -74.304 -60,17%

Tỷ suất LN/DTT 2,64% 3,68% 1,88%

Nguồn: Tác giả tự tính toán theo báo cáo tài chính 2011, 2012, 2013 [1], [2], [3]

81

Bảng 2.7b. Kết quả hoạt động sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh

của các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng

Đơn vị: triệu đồng

Tên

công ty Chỉ tiêu

NĂM

2012

NĂM

2013

NĂM

2014

So sánh

2013/2012

So sánh

2014/2013

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

TCT Lũng

DTT 1.271.148 1.505.689 1.874.794 234.541 18,45% 369.105 24,51%

LN từ hoạt động sản

xuất kinh doanh 98.050 103.097 122.168 5.047 5,15% 19.071 18,50%

Tỷ suất LN/DTT 7,71% 6,85% 6,52%

TCT 36

DTT 2.729.839 3.083.160 3.568.492 353.321 12,94% 485.332 15,74%

LN từ hoạt động sản

xuất kinh doanh 106.537 93.759 130.824 -12.778 -11,99% 37.065 39,53%

Tỷ suất LN/DTT 3,90% 3,04% 1,68%

TCT 789

DTT 1.072.458 1.149.236 1.456.003 76.778 7,16% 306.767 26,69%

LN từ hoạt động sản

xuất kinh doanh 33.433 34.271 42.481 838 2,51% 8.210 23,96%

Tỷ suất LN/DTT 3,12% 2,98% 3,02%

TCT 319

DTT 2.933.183 3.830.043 6.400.747 896.860 30,58% 2.570.704 67,12%

LN từ hoạt động sản

xuất kinh doanh 91.462 159.936 208.810 68.474 74,87% 48.874 30,56%

Tỷ suất LN/DTT 3,12% 4,18% 2,60%

CT TNHH

MTV Hàng

không

ACC

DTT 3.356.021 2.614.635 2.091.577 -741.386 -22,09% -523.058 -20,01%

LN từ hoạt động sản

xuất kinh doanh 123.484 49.180 49.539 -74.304 -60,17% 359 0,73%

Tỷ suất LN/DTT 3,68% 1,88% 2,37%

Nguồn: Tác giả tự tính toán theo báo cáo tài chính 2012, 2013, 2014 [2], [3], [4]

Hoạt động đầu tư vốn của các công ty xây dựng thuộc BQP

Hoạt động đầu tư tài chính hiện nay của các công ty xây dựng chủ yếu là

đầu vốn vào các công ty con, đầu tư góp vốn vào các liên doanh, liên kết. Các

công ty con, liên doanh liên kết chủ yếu cũng hoạt động trong ngành xây dựng.

Nếu như trước đây, ở trong mô hình tổng công ty, các công ty xây dựng thuộc

BQP mà tác giả nghiên cứu đóng vai trò là tổng công ty, thực hiện giao vốn cho

các đơn vị thành viên. Mối quan hệ giữa tổng công ty và các thành viên mang

82

tính hành chính cấp trên - cấp dưới, với cơ chế bao cấp xin cho, chưa tuân theo

các quy định, quy luật của cơ chế thị trường. Thực tế này cũng làm hạn chế sự

năng động, sáng tạo của các công ty thành viên. Khi chuyển đổi sang mô hình

mới, các tổng công ty xây dựng này trở thành công ty mẹ, từng bước đầu tư vốn

cho các công ty con, công ty liên kết. Quan hệ giữa các tổng công ty xây dựng

thuộc BQP mà tác giả đang nghiên cứu với các công ty con được chuyển từ quan

hệ hành chính sang quan hệ đầu tư vốn. Ngoài việc đầu tư vào các công ty con,

các tổng công ty này còn đầu tư liên doanh liên kết và đầu tư dài hạn khác nhằm

mục đích sinh lời.

Bảng 2.8: Giá trị đầu tư vào các công ty con, liên doanh liên kết

và đầu tư dài hạn khác

Đơn vị: đồng

Tên công ty Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

TCT Lũng

Các khoản đầu tƣ tài

chính dài hạn 24.763.821.172 26.799.811.172 30.451.781.172 27.516.361.172

Đầu tư vào công ty con - - 3.030.350.000 -

Đầu tư vào công ty liên

kết, liên doanh 16.736.796.172 16.736.796.172 16.432.796.172 16.432.796.172

Đầu tư dài hạn khác 8.027.025.000 10.063.015.000 10.988.635.000 11.083.565.000

TCT 789

Các khoản đầu tƣ tài

chính dài hạn - - - -

Đầu tư vào công ty con - - - -

TCT 319

Các khoản đầu tƣ tài

chính dài hạn 17.035.662.800 149.937.770.583 75.102.171.450 228.758.409.373

Đầu tư vào công ty con - 104.437.699.133 - -

Đầu tư vào công ty liên

kết, liên doanh 10.515.412.800 10.202.685.450 37.263.185.450 186.999.882.400

Đầu tư dài hạn khác 6.520.250.000 35.297.386.000 37.838.986.000 41.758.526.973

CT TNHH

MTV Hàng

không ACC

Các khoản đầu tƣ tài

chính dài hạn 10.210.169.158 10.896.440.284 12.163.507.103 55.539.757.103

Đầu tư vào công ty con - - - 43.346.250.000

Đầu tư vào công ty liên

kết, liên doanh 10.210.169.158 10.896.440.284 12.163.507.103 12.193.507.103

Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty từ 2011-2014 [1], [2], [3], [4]

83

Cùng với sự ra đời và hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam,

nhiều doanh nghiệp đã tham gia đầu tư và kinh doanh trên thị trường chứng

khoán. Đây là hoạt động đầu tư tài chính giúp doanh nghiệp sử dụng vốn trong

trường hợp dư thừa vốn. Các công ty xây dựng thuộc BQP cũng tham gia hoạt

động đầu tư tài chính trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên giá trị cũng không

lớn, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.9: Giá trị đầu tư tài chính ngắn hạn của các công ty xây dựng

thuộc Bộ Quốc phòng

Đơn vị: đồng

Tên công ty Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

TCT

Lũng Lô

Các khoản đầu tƣ

tài chính ngắn hạn 6.000.000.000 5.050.000.000 1.000.000.000 20.500.000.000

Đầu tư ngắn hạn 6.000.000.000 5.050.000.000 1.000.000.000 20.500.000.000

TCT 789

Các khoản đầu tƣ

tài chính ngắn hạn - 88.700.000.000 38.700.000.000 43.800.000.000

Đầu tư ngắn hạn - 88.700.000.000 38.700.000.000 43.800.000.000

CT TNHH

MTV Hàng

không ACC

Các khoản đầu tƣ

tài chính ngắn hạn 2.500.000.000 70.500.000.000 31.000.000.000 5.500.000.000

Đầu tư ngắn hạn 2.500.000.000 70.500.000.000 31.000.000.000 5.500.000.000

Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty 2011-2014 [1], [2], [3], [4]

Hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế

Hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế là một trong những hoạt động tài

chính quan trọng trong các công ty xây dựng. Nếu hoạt động kinh doanh của

công ty có hiệu quả, công ty sẽ tiến hành phân phối lợi nhuận sau thuế. Lợi

nhuận sau thuế có thể được phân chia thành hai bộ phận, một bộ phận lợi nhuận

giữ lại để tiếp tục tái đầu tư, một bộ phận phân chia cho chủ sở hữu, gọi là cổ tức.

Việc phân chia lợi nhuận sau thuế cần đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao

động, chủ sở hữu và bản thân doanh nghiệp.

Hiện nay các công ty xây dựng thuộc BQP thực hiện việc phân phối lợi

nhuận sau thuế theo Thông tư số 138/2010/TT-BTC hướng dẫn chế độ phân phối

lợi nhuận đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm

chủ sở hữu. Theo đó nội dung cơ bản trong phân phối lợi nhuận sau thuế của các

công ty xây dựng thuộc BQP là:

84

Lợi nhuận trước thuế thu nhập.

- Chuyển lỗ các năm trước để đảm bảo bù đắp vốn cho hoạt động sản xuất

kinh doanh. Thời hạn được chuyển lỗ do Nhà nước quy định tại Luật thuế thu

nhập doanh nghiệp.

- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế.

- Lập quỹ dự phòng để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra trong tương lai.

- Lập quỹ đầu tư phát triển để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư mở rộng

trong tương lai.

- Đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng khác nhau của chủ sở hữu như trích quỹ

khen thưởng, phúc lợi, quỹ khen thưởng ban điều hành, chia lãi…

Trong những năm qua, các công ty xây dựng thuộc BQP kinh doanh đều

có lãi. Lợi nhuận sau thuế đều được các công ty phân chia vào các quỹ: quỹ dự

phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi. Vì lợi nhuận

sau thuế làm ra không được nhiều do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên việc

phân phối lợi nhuận sau thuế cũng chưa thực sự được quan tâm đúng mức, tương

xứng với tầm quan trọng của việc phân phối lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh đó, vì

các công ty này thuộc BQP nên hầu như lợi nhuận sau thuế làm ra đều được để

lại cho doanh nghiệp, chưa phải phân phối lại cho chủ sở hữu.

2.1.3.2. Khái quát kết quả hoạt động của các công ty xây dựng thuộc Bộ

Quốc phòng trong những năm qua

Bảng 2.10a: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty

Đơn vị: triệu đồng

Tên công ty Chỉ

tiêu

NĂM

2011

NĂM

2012

NĂM

2013

So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

TCT

Lũng Lô

DTT 587.599 1.271.148 1.505.689 683.549 116,33% 234.541 18,45%

LNST 39.172 71.324 55.069 32.152 82,08% -16.255 -22,79%

TCT 36 DTT 1.784.093 2.729.839 3.083.160 945.746 53,01% 353.321 12,94%

LNST 34.882 26.355 34.836 -8.527 -24,45% 8.481 32,18%

TCT 789 DTT 996.609 1.072.458 1.149.236 75.849 7,61% 76.778 7,16%

LNST 26.198 27.850 28.159 1.652 6,31% 309 1,11%

TCT 319 DTT 2.451.950 2.933.183 3.830.043 481.233 19,63% 896.860 30,58%

LNST 38.348 28.573 83.304 -9.775 -25,49% 54.731 191,55%

CT TNHH

MTV Hàng

không ACC

DTT 1.558.576 3.356.021 2.614.635 1.797.445 115,33% -741.386 -22,09%

LNST 29.057 92.482 40.965 63.425 218,28% -51.517 -55,70%

Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty 2011-2013 [1], [2], [3]

85

Bảng 2.10b: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty

Đơn vị: triệu đồng

Tên công ty Chỉ

tiêu

NĂM

2012

NĂM

2013

NĂM

2014

So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

TCT Lũng Lô DTT 1.271.148 1.505.689 1.874.794 234.541 18,45% 369.105 24,51%

LNST 71.324 55.069 79.995 -16.255 -22,79% 24.926 45,26%

TCT 36 DTT 2.729.839 3.083.160 3.568.492 353.321 12,94% 485.332 15,74%

LNST 26.355 34.836 45.594 8.481 32,18% 10.758 30,88%

TCT 789 DTT 1.072.458 1.149.236 1.456.003 76.778 7,16% 306.767 26,69%

LNST 27.850 28.159 35.364 309 1,11% 7.205 25,59%

TCT 319 DTT 2.933.183 3.830.043 6.400.747 896.860 30,58% 2.570.704 67,12%

LNST 28.573 83.304 139.689 54.731 191,55% 56.385 67,69%

CT TNHH

MTV Hàng

không ACC

DTT 3.356.021 2.614.635 2.091.577 -741.386 -22,09% -523.058 -20,01%

LNST 92.482 40.965 44.459 -51.517 -55,70% 3.494 8,53%

Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty 2012-2014 [2], [3], [4]

Bảng 2.11a: Tổng tài sản của các công ty trong thời gian 2011, 2012, 2013

Đơn vị: triệu đồng

Tên công ty 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

TCT Lũng Lô 1.462.004 1.649.551 1.958.707 187.547 12,83% 309.156 18,74%

TCT 36 2.285.245 2.928.707 3.531.277 643.462 28,16% 602.570 20,57%

TCT 789 760.446 1.019.451 1.132.799 259.005 34,06% 113.348 11,12%

TCT 319 2.566.682 3.501.752 4.584.358 935.070 36,43% 1.082.606 30,92%

CT TNHH MTV

Hàng không ACC 3.775.761 3.405.913 3.525.833 -369.848 -9,80% 119.920 3,52%

Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty 2011-2013 [1], [2], [3]

Bảng 2.11b: Tổng tài sản của các công ty trong thời gian 2012, 2013, 2014

Đơn vị: triệu đồng

Tên công ty 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

TCT Lũng Lô 1.649.551 1.958.707 2.820.195 309.156 18,74% 861.488 43,98%

TCT 36 2.928.707 3.531.277 4.341.547 602.570 20,57% 810.270 22,95%

TCT 789 1.019.451 1.132.799 1.441.572 113.348 11,12% 308.773 27,26%

TCT 319 3.501.752 4.584.358 7.064.470 1.082.606 30,92% 2.480.112 54,10%

CT TNHH MTV

Hàng không ACC 3.405.913 3.525.833 2.912.724 119.920 3,52% -613.109 -17,39%

Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty 2012-2014 [2], [3], [4]

Ngành xây dựng chịu nhiều ảnh hưởng từ các chính sách vĩ mô; trong đó,

86

việc lãi suất tăng cao trong bối cảnh các doanh nghiệp xây dựng còn phụ thuộc

nhiều vào vốn vay đã khiến cho lợi nhuận của ngành này bị ảnh hưởng tiêu cực.

Nhìn vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty xây dựng thuộc

BQP trong thời gian qua có thể quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh đều được

mở rộng. Tuy nhiên mức độ phát triển chưa thật vững chắc, hiệu quả kinh doanh

chưa cao. Mặc dù các công ty đã có sự nỗ lực, cố gắng và thay đổi rất lớn để có

thể đứng vững được trong môi trường cạnh tranh và khó khăn hiện nay nhưng

nhiều nguyên nhân (khách quan và chủ quan) khiến cho hoạt động kinh doanh

của các công ty vẫn còn nhiều hạn chế.

2.1.3.3. Cơ chế giám sát hoạt động tài chính của Bộ Quốc phòng đối với

các công ty xây dựng

Các công ty xây dựng thuộc BQP cũng như các công ty Nhà nước khác,

Chính phủ là chủ sở hữu, là chủ thể giám sát hoạt động tài chính đối với các

công ty này. Thủ tướng Chính phủ trực tiếp ủy quyền cho BQP, giao cho Hội

đồng quản trị, Hội đồng thành viên các công ty thực hiện một số nội dung giám

sát hoạt động tài chính của chủ sở hữu đối với các công ty xây dựng thuộc BQP

theo quy định của pháp luật.

Như vậy, giám sát hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng thuộc

BQP bao gồm giám sát hoạt động tài chính của Nhà nước - Chính phủ, BQP đối

với các công ty xây dựng và giám sát hoạt động tài chính của chính bản thân các

công ty xây dựng thuộc BQP đối với các hoạt động tài chính.

Trên thực tế, hiện nay trong các công ty xây dựng thuộc BQP cũng chưa

hình thành một cơ chế giám sát hoạt động tài chính riêng, mà nội dung giám sát

hoạt động tài chính chỉ được lồng ghép trong các nội dung khác của cơ chế quản

lý tài chính. Do đó, cũng chưa có một hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài

chính. Đồng thời, nhận thức về hoạt động giám sát hoạt động tài chính cũng như

vai trò của giám sát hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng thuộc BQP

đôi khi được ngộ nhận như hoạt động quản lý tài chính trong doanh nghiệp, chưa

nhìn nhận đúng theo bản chất và vai trò quan trọng của giám sát hoạt động tài

chính trong doanh nghiệp.

Chủ thể giám sát

87

Chủ thể giám sát doanh nghiệp chính là chủ sở hữu vốn nhà nước. Hiện

nay Nhà nước đã giao vốn cho đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh

nghiệp này cho BQP.

Có thể hình dung khái quát về tổ chức và hoạt động của hệ thống giám sát

hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng thuộc BQP cũng bám sát tổ chức

hoạt động của các công ty xây dựng thuộc BQP. Hiện nay, các công ty, tổng

công ty xây dựng thuộc BQP được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một

thành viên, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước. Các đơn vị này trực

thuộc các binh đoàn, tổng công ty hay BQP. Cục Tài chính BQP được giao

nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính của các đơn vị này. Hàng năm, có sự kiểm

tra giám sát của Cục Tài chính BQP, Quân ủy trung ương…

Chính phủ ủy quyền cho BQP giám sát hoạt động tài chính của các công

ty xây dựng thuộc BQP trên hai góc độ: góc độ quản lý nhà nước và góc độ chủ

sở hữu.

Một là, trên góc độ quản lý nhà nước, BQP chỉ giám sát hoạt động của

các công ty này trên chức năng quản lý nhà nước.

Mục đích giám sát

Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện giám sát doanh nghiệp nhằm phát

hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc và sai phạm trong việc chấp hành các

chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại doanh nghiệp; đồng thời sửa

đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung

các chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nội dung giám sát

Giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước

tại doanh nghiệp và đánh giá về tình hình, hiệu quả hoạt động của các doanh

nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của mình.

Việc giám sát hoạt động của các công ty xây dựng thuộc BQP trên góc độ

quản lý nhà nước là công việc chung của Nhà nước với tư cách là người quản lý

nhà nước. Đề tài sẽ không đi sâu vào việc giám sát của Nhà nước đối với các

88

công ty xây dựng thuộc BQP trên góc độ quản lý nhà nước, mà sẽ đi sâu vào

khía cạnh giám sát với tư cách là chủ sở hữu.

Hai là, trên góc độ chủ sở hữu, Nhà nước giám sát hoạt động tài chính

của doanh nghiệp với tư cách là một chủ sở hữu theo Luật Doanh nghiệp, Điều lệ

của doanh nghiệp. Đối với các các công ty xây dựng thuộc BQP có vốn góp chi

phối của Nhà nước, Nhà nước còn thực hiện giám sát hoạt động tài chính các

công ty đó theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 về việc ban hành

quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin

tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có

vốn Nhà nước; và Thông tư số 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 hướng dẫn

một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với

doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Mục đích giám sát

Theo quy định hiện hành, việc giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động

của doanh nghiệp theo các mục tiêu: (i) đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp, kịp thời giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, hoàn

thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản

xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh; (ii) nâng cao trách nhiệm của doanh

nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng

vốn, tài sản nhà nước; giúp nhà nước, chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp

khác, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp kịp thời phát hiện các

yếu kém trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để có cảnh báo

và đề ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời; (iii) thực hiện việc công khai minh bạch

hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh

nghiệp có vốn nhà nước.

Nội dung giám sát hoạt động tài chính đối với các công ty xây dựng

thuộc BQP

Giám sát của Nhà nước hiện nay đối với công ty xây dựng thuộc BQP chủ

yếu là tập trung vào hoạt động tài chính. Nhiệm vụ giám sát của chủ sở hữu Nhà

nước đối với các công ty này là theo dõi, nắm bắt thông tin, kiểm tra đánh giá

89

doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

- Việc quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh, bảo toàn và phát triển

vốn nhà nước, kết quả kinh doanh của DN; nghĩa vụ đối với chủ sở hữu và các

nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

- Việc chấp hành đầy đủ chế độ quản lý vốn, tài sản, các quỹ, chế độ hạch

toán kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật; báo cáo tài chính, báo cáo

thống kê theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của chủ sở hữu nhà nước.

- Công khai tài chính hàng năm, cung cấp các thông tin cần thiết để đánh

giá trung thực về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp đối với các hoạt động

tài chính của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tính đến năm 2015 việc giám sát của chủ sở hữu Nhà nước đối

với các công ty này mới tập trung vào các nội dung quy định tại Quy chế giám

sát và đánh giá hiệu quả của DNNN (theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày

25/6/2013 về việc ban hành quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt

động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ

sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước; và Thông tư số 158/2013/TT-BTC

ngày 13/11/2013 hướng dẫn một số nội dung về giám sát hoạt động tài chính và

đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu

và doanh nghiệp có vốn nhà nước [27], gồm các nội dung sau:

Một là, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước theo các

nội dung sau: (i) Hoạt động đầu tư tài sản tại doanh nghiệp (bao gồm danh mục

đầu tư, nguồn vốn huy động gắn với dự án đầu tư); (ii) Việc huy động vốn và sử

dụng vốn huy động, tình hình phát hành trái phiếu, cổ phiếu (nếu có); (iii) Hoạt

động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp bao gồm đầu tư trong nước, đầu tư ra

nước ngoài, đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng

khoán (nếu có), hiệu quả việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; (iv) Việc quản

lý tài sản, công nợ phải thu, công nợ phải thanh toán.

Hai là, giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.

90

Ba là, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo các nội dung

sau: (i) Hoạt động sản xuất, tiêu thụ, tồn kho sản phẩm, doanh thu hoạt động

kinh doanh, cung cấp dịch vụ; (ii) Kết quả hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi

nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản; (iii) Phân tích về

lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp; (iv) Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách

nhà nước; (v) Phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.

Bốn là, giám sát các chính sách đối với người lao động trong đó có nội

dung về chi phí tiền lương, thu nhập của người lao động, người quản lý và điều

hành doanh nghiệp.

Chủ sở hữu tiến hành đánh giá tình hình hoạt động và tài chính của doanh

nghiệp trong mối tương quan với kế hoạch, với các doanh nghiệp tương tự trong

ngành, với các diễn biến trong nội tại và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong

và ngoài nước. Trên cơ sở đó, chủ sở hữu đưa ra các đánh giá về thực trạng tài

chính doanh nghiệp theo các mức độ: đảm bảo an toàn, có dấu hiệu mất an toàn

và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ hay không hoàn thành

nhiệm vụ. Đối với doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính, chủ sở hữu

thực hiện chế độ giám sát đặc biệt, đồng thời có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp

thời các vấn đề liên quan.

Như vậy có thể thấy, hiện nay BQP giám sát các công ty xây dựng chủ

yếu dựa theo các chỉ tiêu giám sát trong Nghị định số 61/2013/NĐ-CP và từ năm

2016 thì giám sát theo Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 về giám

sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát hoạt động tài chính, đánh

giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DNNN và doanh

nghiệp có vốn nhà nước. Những chỉ tiêu này là cần thiết, tuy nhiên nó vẫn chưa

thực sự phản ánh được đầy đủ thực trạng tình hình tài chính và những rủi ro về

tài chính của doanh nghiệp.

2.1.3.4. Khái quát về tình hình tổ chức và hoạt động của hệ thống giám

sát hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng

Có thể hình dung khái quát về tổ chức và hoạt động của hệ thống giám sát

hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng thuộc BQP cũng bám sát tổ chức

hoạt động của các công ty xây dựng thuộc BQP. Hiện nay, các công ty, tổng

91

công ty xây dựng thuộc BQP được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một

thành viên, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước. Các đơn vị này trực

thuộc các binh đoàn, tổng công ty hay BQP. Cục Tài chính BQP được giao

nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính hàng năm.

Hàng năm, có sự kiểm tra giám sát của Cục Tài chính BQP, Quân ủy

Trung ương.

Những quy định pháp lý về hệ thống giám sát hoạt động tài chính trong

các công ty xây dựng thuộc BQP

Vào giai đoạn đầu khi triển khai công tác giám sát hoạt động tài chính,

hình thái kiểm soát nội bộ (KSNB) được sử dụng và được coi như một công cụ

giám sát hiệu quả. Năm 2004, BTC có Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13

tháng 8 năm 2004 về việc ban hành “Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại

các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí, Ngân sách nhà nước” đây là văn bản

duy nhất có tính chất bắt buộc về việc tự kiểm tra tài chính, kế toán đối với các

cơ quan đơn vị có sử dụng kinh phí, ngân sách nhà nước. Có thể coi Quyết định

này là cơ sở pháp lý đầu tiên quy định về KSNB - hình thức giám sát hoạt động

tài chính trong các đơn vị thụ hưởng NSNN. Tuy nhiên, quyết định mới chỉ đề

cập đến quy định có tính chất bắt buộc chung, chưa mang tính hướng dẫn cụ thể,

đầy đủ về tổ chức hệ thống KSNB, giám sát hoạt động tài chính. Tiếp sau đó,

Chính phủ cũng đã ban hành một số các nghị định liên quan đến công tác giám

sát hoạt động xây dựng cũng như hoạt động tài chính.

Về công tác đầu tư xây dựng, đã ban hành Nghị định số 113/2009/NĐ-CP

ngày 15/12/2009 để quản lý, giám sát đánh giá đầu tư các công trình xây dựng.

Về Quy chế giám sát, đã ban hành Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày

25/6/2013 về việc ban hành quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt

động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ

sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Năm 2015 Chính phủ ban hành Nghị

định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào

doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai

92

thông tin tài chính của DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Các đơn vị xây dựng trực thuộc BQP vừa có hoạt động xây dựng mang

tính chính trị thụ hưởng ngân sách, vừa có hoạt động xây dựng vì mục tiêu tối đa

hóa lợi nhuận nhưng mang tính đặc thù trong lĩnh vực Quốc phòng. Đặc thù của

các hoạt động này là tính chất mệnh lệnh, tính chất cơ mật, quyết liệt, cơ động

cao, tính đặc trưng của cơ cấu tổ chức, môi trường hoạt động đặc biệt (có lúc

trong thời bình, có lúc trong thời chiến…) ảnh hưởng và chi phối một cách trực

tiếp, toàn diện mọi hoạt động tài chính quân đội. Hoạt động tài chính quân đội

phải lấy việc phục vụ nhiệm vụ quân sự là mục tiêu hàng đầu song không phải

chi tiêu với bất giá nào. Tổ chức kiểm soát, giám sát hoạt động này phải phù hợp

với yêu cầu hoạt động quân sự, đạt được hiệu quả toàn diện và thích ứng với các

tình huống, các trạng thái sẵn sang chiến đấu, đồng thời cũng phải đáp ứng yêu

cầu quản lý tài chính của nhà nước, đảm bảo chặt chẽ, tuân thủ đúng pháp luật và

đạt hiệu quả cao.

2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÀI

CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG

Có thể nói thuật ngữ giám sát hoạt động tài chính ở Việt Nam là rất mới

và cũng chỉ bắt đầu ở hai khu vực: tài chính vĩ mô (ngân hàng, bảo hiểm, chứng

khoán) và chủ yếu là giám sát hoạt động tài chính dựa trên việc phân tích các chỉ

tiêu tài chính.

Trước tình hình đổi mới, Đảng và Chính phủ đã giao cho BQP triển khai

công tác xây dựng một số công trình trọng điểm an ninh quốc phòng. Bên cạnh

những công việc mang tính chính trị, công ích, Quân ủy trung ương và BQP

cũng đã xây dựng được những mô hình công ty, tổng công ty xây dựng vừa thực

hiện mục tiêu chính trị, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu cao, vừa thực hiện mục tiêu

kinh tế.

Các mục tiêu giám sát hoạt động tài chính đối với những công ty xây dựng

thuộc BQP chủ yếu là giám sát vốn của nhà nước dựa vào các quy định hiện có

và kinh nghiệm của lãnh đạo, kết hợp với các quy định của nhà nước.

Giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc BQP thực

93

chất là giám sát của chủ sở hữu Nhà nước ở đây là BQP đối với các hoạt động tài

chính của công ty. Giám sát hoạt động tài chính của công ty là giám sát đầu vào

và đầu ra của các hoạt động tài chính cũng như mức độ rủi ro đối với hoạt động

tài chính của công ty. Đầu vào của hoạt động tài chính là hoạt động tạo lập vốn

và huy động vốn. Đầu ra của hoạt động tài chính là hoạt động sử dụng, đầu tư

vốn và phân phối lợi nhuận sau thuế.

Hiện nay cũng giống như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước khác,

giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc BQP nhằm nắm bắt

kịp thời tình hình và hiệu quả hoạt động, sự tuân thủ các quy định của Nhà nước

và của chính các công ty để: (i) kịp thời đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục

tồn tại, vi phạm, rủi ro trong hoạt động kinh doanh; (ii) đưa ra các quyết định

quản lý, điều hành, các biện pháp xử lý hoặc kiến nghị với chủ sở hữu; (iii) đánh

giá hiệu quả sử dụng vốn của các công ty xây dựng nhằm sử dụng vốn có hiệu

quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại các công ty xây dựng thuộc

BQP; (iv) có các hình thức khen thưởng hoặc xử lý kịp thời đối với người được

cử quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các công ty này.

2.2.1. Thực trạng về chỉ tiêu giám sát hoàn thành kế hoạch

Hàng năm, các công ty xây dựng thuộc BQP có lập kế hoạch:

- Doanh thu và thu nhập khác: chỉ tiêu này dùng để phản ánh tình hình sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của hiệu quả kinh doanh là tỷ số

giữa kết quả thu về như doanh thu, lợi nhuận… so với các yếu tố bỏ ra như tài

sản, vốn chủ sở hữu…, thay vì chỉ đơn thuần so sánh giữa thực hiện với kế

hoạch đặt ra. Tuy nhiên, hiện nay để đánh giá hoạt động sử dụng vốn thì các

công ty xây dựng chỉ đơn thuần so sánh giữa doanh thu thực hiện với kế hoạch

đặt ra và với kỳ báo cáo.

- Chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện: cũng giống như chỉ tiêu doanh thu và thu

nhập khác, các công ty xây dựng thuộc BQP hiện nay cũng chỉ đơn thuần so

sánh giữa lợi nhuận thực hiện với kế hoạch đặt ra và với các năm trước.

2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu giám sát huy động và sử dụng vốn

94

Hiện nay Nhà nước cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước

nói chung và các doanh nghiệp xây dựng thuộc BQP nói riêng được tự chủ động,

linh hoạt trong quá trình huy động vốn nhưng không được phép làm thay đổi

hình thức sở hữu. Các công ty xây dựng thuộc BQP có thể huy động vốn để kinh

doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu công ty; vay vốn

các tổ chức ngân hàng, tín dụng và các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ

chức ngoài công ty; vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn

khác theo quy định của pháp luật. Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện

theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn huy

động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu công ty. Ngoài ra, các doanh

nghiệp xây dựng thuộc BQP còn được khuyến khích nâng cao khả năng tích tụ

vốn, đầu tư từ chính kết quả hoạt động của mình.

Mục tiêu của công tác huy động vốn là không ngừng mở rộng quy mô vốn

và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty - một tiền đề cơ bản để tồn tại và

phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Về công tác giám sát hoạt động huy động vốn. Mặc dù hoạt động huy

động vốn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo vốn đầy đủ cho công ty

hoạt động, nhưng việc giám sát hoạt động huy động vốn của các công ty xây

dựng thuộc BQP vẫn đang bị buông lỏng.

Chỉ tiêu giám sát hoạt động này hiện nay gồm: nợ phải trả quá hạn.

Nợ phải trả quá hạn là các khoản nợ đã quá thời hạn cam kết thanh toán

cho các chủ nợ. Việc xác định nợ phải trả quá hạn căn cứ vào thời hạn thanh toán

ghi trên khế ước vay nợ, hợp đồng kinh tế hoặc các chứng từ cam kết khác so với

số ngày thực tế chậm trả.

Bên cạnh đó, chủ thể sở hữu vốn cũng chưa thực hiện việc kiểm soát cơ

cấu nguồn vốn và cơ cấu đầu tư vốn của các công ty xây dựng trong quá trình

hoạt động để đánh giá hiệu quả đầu tư vốn của các công ty xây dựng.

Giám sát hoạt động sử dụng vốn, đầu tư vốn

95

Hoạt động sử dụng vốn, đầu vốn của các công ty xây dựng chủ yếu là đầu

tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của các công ty. Hiện nay, để đánh

giá tình hình sử dụng vốn, các công ty xây dựng thuộc BQP sử dụng hai chỉ tiêu

phi tài chính còn lại theo yêu cầu của Nghị định số 61/2013/NĐ-CP bao gồm:

- Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành ;

- Tình hình thực hiện sản phẩm công ích.

Đây là những chỉ tiêu phi tài chính, được thiết lập với mục đích đảm bảo

doanh nghiệp cân bằng giữa các mục tiêu lợi nhuận và nghĩa vụ xã hội. Chỉ tiêu

này giúp đánh giá doanh nghiệp toàn diện hơn, trên cả các khía cạnh về lợi

nhuận, hiệu quả tài chính, tuân thủ pháp luật, quy định nhà nước và các nghĩa vụ

công ích, phúc lợi xã hội.

Tuy nhiên, để giám sát hoạt động sử dụng vốn, đầu vốn của doanh nghiệp,

thì các chỉ tiêu trên chưa phản ánh được hết hoạt động sử dụng vốn của công ty

trong thời gian qua như thế nào, có cần phải cảnh báo gì không.

2.2.3. Thực trạng về chỉ tiêu giám sát hiệu quả sử dụng vốn

Để thực hiện giám sát hoạt động sử dụng vốn, các công ty xây dựng thực

hiện đánh giá theo các chỉ tiêu như Thông tư số 158/2013/TT-BTC của BTC,

bao gồm các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu, trong đó tỷ

suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu (ROE) được tính bằng: Lợi nhuận

sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân.

Tuy nhiên trên thực tế, để phân tích chỉ số này người ta có thể phát triển

thành rất nhiều các chỉ số tài chính khác nhau để tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ

của việc ROE tăng hoặc giảm trong kỳ.

Ta có thể xem xét các chỉ tiêu ROE của các công ty xây dựng thuộc BQP

thông qua bảng sau:

96

Bảng 2.12: ROE của các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng

Tên công ty NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014

Tổng công ty Lũng Lô 29,75% 20,42% 24,04%

Tổng công ty 36 11,10% 12,23% 14,06%

Tổng công ty 789 14,83% 11,84% 14,46%

Tổng công ty 319 9,70% 15,40% 20,47%

CT TNHH MTV Hàng không ACC 28,17% 10,11% 10,43%

Nguồn: Tác giả tự tính toán [2], [3], [4]

Nhìn vào chỉ tiêu ROE, ta thấy tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của các

công ty xây dựng thuộc BQP đạt được khá cao, nhất là trong điều kiện nền kinh

tế đang gặp khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào chỉ tiêu ROE để

giám sát hiệu quả sử dụng vốn của công ty xây dựng thì chưa thật đầy đủ, chưa

đưa lại điều gì cho chủ sở hữu. Vì chỉ tiêu ROE chịu ảnh hưởng tổng hợp của

nhiều yếu tố, không chỉ đơn giản là phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế và vốn chủ

sở hữu bình quân.

2.2.4. Chỉ tiêu giám sát hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế

Hoạt động phân phối lợi nhuận được giao toàn quyền lại cho doanh

nghiệp. Hàng năm, doanh nghiệp báo cáo tình hình phân phối lợi nhuận sau thuế

lên Cục Tài chính BQP. Về nguyên tắc, lợi nhuận thực hiện của DNNN sau khi

hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước, được phân phối và trích lập các quỹ

theo quy định và theo quy định hiện hành của Nhà nước về phân phối kết quả

sản xuất kinh doanh của các DNNN thì không có quy định về việc phải trích nộp

các khoản thu điều tiết, nhưng thực tế DN XDQP đang thực hiện trích nộp một

số khoản thu điều tiết về cơ quan chủ quản và hạch toán ghi giảm số lợi nhuận

sau thuế sau đó mới thực hiện phân phối kết quả lợi nhuận. Như vậy, việc phải

trích nộp các khoản thu điều tiết đã trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ phân phối lợi

nhuận để trích lập các quỹ của DN XDQP. Vấn đề này cũng trực tiếp ảnh hưởng

đến sự tăng trưởng các Quỹ của doanh nghiệp và gián tiếp ảnh hưởng đến lợi thế

cạnh tranh của các DN XDQP.

97

Mặc dù hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế hiện nay rất quan trọng

nhưng vẫn chưa có bộ chỉ tiêu nào để thực hiện giám sát việc phân phối lợi

nhuận sau thuế.

2.2.5. Chỉ tiêu giám sát khả năng trả nợ

Khả năng thanh toán nợ đến hạn: khả năng thanh toán nợ đến hạn của

doanh nghiệp là khả năng thanh toán hiện thời được xác định bằng tỷ lệ giữa tài

sản ngắn hạn hiện có so với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này cho biết giá trị tổng tài sản

ngắn hạn bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tiền gửi tiết kiệm

và tài sản ngắn hạn khác có đủ để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh

nghiệp không.

Bảng 2.13: Tình hình khả năng thanh toán nợ đến hạn của 5 công ty

Tên công ty 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

Tổng công ty Lũng Lô 0,99 1,09 1,04 1,04

Tổng công ty 36 1,20 1,14 1,18 1,13

Tổng công ty 789 1,01 1,07 1,17 1,04

Tổng công ty 319 1,07 1,01 1,06 1,05

CT TNHH MTV Hàng không ACC 1,04 1,1 1,1 1,1

Nguồn: Tác giả tự tính toán theo báo cáo tài chính của các công ty [1], [2], [3], [4]

Nếu chỉ nhìn vào chỉ tiêu này ta thấy, các chỉ tiêu đều lớn hơn 1, thể hiện

các công ty đều có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên

với đặc thù là công ty xây dựng, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm một

tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn nên nếu chỉ nhìn vào chỉ tiêu này để

đánh giá khả năng thanh toán của công ty thì sẽ sai lầm.

Thực tế các công ty xây dựng thuộc BQP hiện nay cũng có đánh giá ảnh

hưởng của các nhân tố bên ngoài tác động đến tình hình tài chính của công ty,

như: rủi ro kinh tế, rủi ro luật pháp, rủi ro biến động giá, rủi ro lãi suất, rủi ro đặc

thù ngành… Tuy nhiên khi giám sát rủi ro tài chính, chủ sở hữu cũng như các

công ty không sử dụng các chỉ tiêu tài chính nào nên không có căn cứ cụ thể để

đánh giá tình hình rủi ro tài chính cũng như giám sát rủi ro tài chính để cảnh báo

cho các doanh nghiệp.

98

2.2.6. Thực trạng về chỉ tiêu giám sát sử dụng chi phí

Với đặc thù của doanh nghiệp xây dựng, chi phí chiếm phần lớn trong

tổng doanh thu của doanh nghiệp. Việc giám sát sử dụng chi phí trong doanh

nghiệp là rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty. Nếu việc

sử dụng chi phí lãng phí thì sẽ làm giảm lợi nhuận, còn ngược lại giám sát sử

dụng chi phí hợp lý sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, hiện

nay ở các công ty xây dựng thuộc BQP, việc giám sát sử dụng chi phí vẫn chưa

được quan tâm nhiều. Các chỉ tiêu giám sát mới chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa

thực hiện với báo cáo. Đặc trưng của các công ty xây dựng là các công trình thi

công có sự khác biệt nhau rất lớn (về quy mô, địa điểm, địa hình…) nên chi phí

của từng công trình sẽ có sự khác biệt. Do vậy cần phải có hệ thống chỉ tiêu giám

sát phù hợp.

2.3. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÀI

CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG

2.3.1. Kết quả đạt đƣợc

Để có thể đánh giá được một cách chính xác về hệ thống chỉ tiêu giám sát

hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc BQP, bên cạnh việc đánh giá

thực trạng ở trên, luận án còn tiến hành khảo sát về công tác giám sát hoạt động

tài chính và hệ thống giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng

thuộc BQP trong thời gian qua.

Đối tƣợng khảo sát: Dựa vào bảng phân loại các đơn vị xây dựng thuộc

BQP theo chức năng, nhiệm vụ, quy mô. Tác giả lựa chọn 22 đơn vị xây dựng

thuộc BQP để khảo sát.

Các mẫu lựa chọn điều tra, khảo sát mang tính đại diện cho các nhóm

doanh nghiệp.

Nội dung khảo sát được giới hạn trên các tiêu chí chủ yếu về sự tồn tại và

hiệu lực, hiệu quả của hệ thống GS HĐTC.

Bảng khảo sát được gửi trực tiếp đến những người giữ chức vụ quan trọng

trong các đơn vị như: Thủ trưởng đơn vị, trưởng phòng tài chính, trợ lý kế toán,

99

trợ lý thanh tra, những người làm công tác tài chính có thâm niên lâu năm trong

nghề. Bảng khảo sát có thể lấy thêm ý kiến của đơn vị kiểm toán độc lập đã từng

tham gia kiểm toán báo cáo tài chính cho các đơn vị xây dựng thuộc BQP.

Mục đích khảo sát

Nhằm thu thập những thông tin về hệ thống các chỉ tiêu GS HĐTC của

các đơn vị xây dựng thuộc BQP như: các chỉ tiêu giám sát đang sử dụng, nội

dung giám sát, chủ thể giám sát, phối hợp giữa các bộ phận trong giám sát, quy

trình giám sát, phương pháp và hình thức giám sát.

Phƣơng pháp khảo sát

Trên cơ sở câu hỏi được thiết kế theo bản gốc báo cáo của COSO năm

1992. Tác giả chỉ sử dụng những câu hỏi phù hợp với đơn vị xây dựng thuộc

BQP và thiết kế thêm một số câu hỏi phù hợp với tình hình đổi mới trong công

tác giám sát hoạt động tài chính các đơn vị xây dựng thuộc BQP để phục vụ cho

việc đánh giá thực trạng hệ thống các chỉ tiêu GS HĐTC của các đơn vị xây

dựng thuộc BQP.

Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 200, thu về 156. Các phiếu khảo sát thu

về đều được trả lời đầy đủ.

Kết quả đạt đƣợc

Thông qua đánh giá thực trạng chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của

các công ty xây dựng thuộc BQP và khảo sát thực trạng công tác giám sát và hệ

thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc BQP

ta có thể nhận thấy công tác này đã đạt được những kết quả sau:

- Về cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu phục vụ cho giám sát hoạt động tài chính

trong các các công ty khá phong phú. Nguồn thông tin bao gồm thông tin từ hệ

thống kế toán và thông tin bên ngoài hệ thống kế toán. Thông tin từ hệ thống kế

toán được cung cấp khá đầy đủ. Hệ thống các báo cáo tài chính gồm báo cáo tài

chính hợp nhất, báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính của các

công ty con được cung cấp đầy đủ theo quý và theo năm. Nguồn thông tin bên

ngoài hệ thống kế toán được cung cấp để phân tích như thông tin liên quan đến

100

tình hình tăng trưởng kinh tế, biến động tỷ giá, thông tin liên quan đến ngành

nghề kinh doanh… Những thông tin này được sử dụng để phản ánh ảnh hưởng

của các yếu tố bên ngoài đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh

của các công ty xây dựng. Với nguồn tài liệu phong phú như vậy sẽ giúp cho

việc giám sát chính xác và hiệu quả hơn.

- Về công tác giám sát: BQP, Cục Tài chính BQP và các đơn vị liên quan

đã thường xuyên thực hiện công tác giám sát hoạt động tài chính các công ty xây

dựng thuộc BQP. Nhìn chung công tác giám sát đã hoàn thành một phần nào

mục tiêu giám sát đã đặt ra. Các công ty xây dựng thuộc BQP có đặc thù riêng

về công tác quản lý, quản lý tài chính. Vì ngoài các công trình thi công bên ngoài,

các công ty xây dựng thuộc BQP còn phải thi công các công trình xây dựng do

BQP chỉ định vì mục tiêu an ninh quốc phòng.

- Về nội dung giám sát hoạt động tài chính. Hiện nay nội dung giám sát

hoạt động tài chính về cơ bản thực hiện trên ba nội dung: hoạt động huy động vốn,

hoạt động sử dụng vốn, đầu tư vốn và hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế.

- Về hệ thống chỉ tiêu giám sát: Hiện nay, các công ty xây dựng thuộc

BQP cũng đã thực hiện công tác giám sát hàng năm thông qua các chỉ tiêu giám

sát hoạt động tài chính. Những chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính chủ yếu là

lấy theo các chỉ tiêu như trong Nghị định số 61/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Nhìn chung các công ty đã tuân thủ theo đúng luật định.

Trong thực tế tổ chức và hoạt động của công tác giám sát, hệ thống các

chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính được thực hiện theo hình thức giám sát

trước, trong quá trình và sau khi thực hiện, kết hợp giữa hình thức giám sát từ

bên ngoài (Cục Tài chính, BQP, Quân ủy trung ương) và giám sát từ bên trong

các công ty xây dựng thuộc BQP.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

* Những tồn tại

- Về cơ sở dữ liệu: Mặc dù nguồn thông tin cung cấp cho giám sát hoạt

động tài chính trong các công ty xây dựng là thông tin từ hệ thống kế toán và

101

thông tin ngoài hệ thống kế toán. Nhưng bản thân thông tin từ hệ thống kế toán

cũng chưa phản ánh một cách chi tiết thực trạng tài chính trong các công ty này.

Hiện nay trong báo cáo kết quả kinh doanh của một số đơn vị chưa phản ánh rõ

nét phần lợi nhuận của công ty mẹ thu được khi đầu tư vào công ty con, công ty

liên kết hoặc trên BCTC không phản ánh những khoản vay đã quá hạn, đến hạn.

Vì vậy, chất lượng giám sát hoạt động tài chính sẽ bị ảnh hưởng.

- Về phương pháp giám sát:

+ Đối với các phương pháp đã sử dụng: Mặc dù sử dụng phương pháp so

sánh nhưng tại các công ty xây dựng thuộc BQP chỉ so sánh số liệu của đơn vị

năm nay với năm trước hoặc kỳ này với kỳ trước mà không so sánh số liệu của

đơn vị trong nhiều năm liên tục (khoảng từ 3 đến 5 năm) qua đó thấy rõ được xu

hướng biến động của chỉ tiêu, chưa sử dụng giá trị trung bình của ngành để so

sánh tình hình hoạt động của đơn vị so với ngành.

+ Hiện nay các công ty xây dựng thuộc BQP chưa đề cập đến các phương

pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cũng như phương pháp phân

tích tính chất ảnh hưởng của nhân tố nhằm phân tích thực chất ảnh hưởng của

từng nhân tố đến chỉ tiêu giám sát, đồng thời chưa sử dụng phương pháp phân

tích Dupont để phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính để thấy được

nhân tố ảnh hưởng chi phối.

- Về tổ chức giám sát hoạt động tài chính ở cấp chủ sở hữu: Hiện nay, đơn

vị đầu mối mà cụ thể là Cục Tài chính BQP đang chủ yếu tập trung vào việc tổng

hợp và thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Nghị định số 61/2013/NĐ-CP thay vì

là đơn vị có khả năng giám sát doanh nghiệp một cách toàn diện và tổng thể từ

việc chủ động trong việc thực hiện phân tích, đánh giá, theo dõi, lập kế hoạch

giám sát, tham mưu cho chủ sở hữu về kế hoạch chiến lược, kế hoạch sản xuất

kinh doanh, kết quả giám sát và kế hoạch hành động đối với từng doanh nghiệp.

- Về nội dung giám sát: Nội dung giám sát chưa thực sự bám sát theo nội

dung hoạt động tài chính: hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng và đầu tư

vốn, hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh đó từng nội dung giám

102

sát cũng chỉ dựa vào một số chỉ tiêu nhất định nên chỉ đáp ứng được một phần

nhu cầu thông tin cho các chủ thể quản lý, chủ sở hữu chứ chưa phản ánh được

bức tranh tổng thể về hoạt động tài chính của công ty.

- Về chỉ tiêu giám sát:

Thứ nhất: Các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính còn quá ít

Mặc dù Nghị định số 61/2013/NĐ-CP khuyến khích các chủ sở hữu chủ

động xây dựng một hệ thống chỉ tiêu giám sát phù hợp với từng đối tượng,

nhưng ngoại trừ 5 chỉ tiêu được quy định tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP, chủ

sở hữu chưa áp dụng thêm các chỉ tiêu đặc thù nào cho mục đích giám sát hoạt

động tài chính của các doanh nghiệp trực thuộc.

Tại các công ty xây dựng, ngoài các chỉ tiêu được quy định tại Nghị định

số 61/2013/NĐ-CP, các công ty xây dựng này cũng chưa tự xây dựng cho mình

hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính.

Các chỉ tiêu này mới chỉ tập trung vào một số chỉ tiêu tài chính và tuân thủ,

chưa có các chỉ tiêu về quản trị doanh nghiệp…

Thứ hai, các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính chưa bao quát hết các

nội dung hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Cụ thể hoạt động huy động vốn, chưa có bộ chỉ tiêu phản ánh tình hình

huy động vốn của công ty, từ đó chủ sở hữu không thể giám sát được chính sách

huy động vốn hiện nay của công ty như thế nào để từ đó đưa ra cảnh báo phù

hợp. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn gắn liền với cơ cấu nguồn vốn của

doanh nghiệp. Chưa có chỉ tiêu nào phản ánh mức độ sử dụng nợ, đây là chỉ tiêu

thể hiện sự phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp, mức độ rủi ro tài chính

của doanh nghiệp.

Về hoạt động sử dụng vốn, chưa có bộ chỉ tiêu phản ánh được tình hình sử

dụng vốn của công ty vào các hoạt động kinh doanh, từ đó chủ sở hữu chưa có

được cái nhìn cụ thể về hoạt động sử dụng vốn trong ngành và ngoài ngành của

công ty trong thời gian qua.

103

Về hiệu quả sử dụng vốn, ngoài chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

chưa có chỉ tiêu nào về tỷ suất sinh lời của vốn nói chung và chỉ tiêu phản ánh

tốc độ luân chuyển của vốn

Về khả năng trả nợ, chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán chưa thể phản

ánh được hết hoạt động này. Ngoài ra chỉ tiêu này mới chỉ đơn giản ở việc giám

sát khả năng thanh toán hiện thời. Với đặc thù là công ty xây dựng, tỷ trọng hàng

tồn kho, các khoản nợ phải thu cao thì hệ số khả năng thanh toán hiện thời không

thể phản ánh hết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Về rủi ro tài chính,

thực tế các công ty xây dựng thuộc BQP chưa có các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài

chính nên thiếu thông tin về tình hình rủi ro tài chính của các công ty này. Do

vậy, chủ sở hữu thiếu căn cứ giám sát để từ đó đưa ra cảnh báo kịp thời. Đồng

thời, nhà quản trị doanh nghiệp không phát hiện kịp thời nguy cơ rủi ro để có

biện pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro thích hợp.

Về hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế: hiện nay chưa có bộ chỉ tiêu

nào giám sát hoạt động này, mặc dù đây là một hoạt động tài chính quan trọng

của doanh nghiệp.

Việc tính toán các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính và giám sát hoạt

động tài chính chỉ dừng lại cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước mà

chưa thực sự cung cấp thông tin để quản trị tài chính cho doanh nghiệp. Mặt

khác việc tính toán các chỉ tiêu giám sát chỉ dừng ở mức độ giản đơn, chưa có sự

liên kết giữa các chỉ tiêu giám sát này với chỉ tiêu giám sát khác để đưa ra những

tư vấn cho nhà quản lý để có được những quyết định đúng đắn trong tương lai.

Hệ thống chỉ tiêu chưa đảm bảo cung cấp được thông tin về tài chính một cách

toàn diện, có hệ thống, chi tiết.

Thứ ba, các chỉ tiêu giám sát chưa phản ánh được đặc điểm ngành nghề và

đặc thù hoạt động của công ty xây dựng thuộc BQP.

Với đặc trưng là hoạt động trong ngành xây dựng, các công ty xây dựng

thuộc BQP có đặc điểm riêng biệt với các công ty hoạt động trong các ngành

nghề khác. Tuy nhiên, hiện nay các công ty xây dựng thuộc BQP vẫn chỉ áp

104

dụng bộ chỉ tiêu mang tính chung chung mà Nhà nước đã gợi ý cho tất cả các

doanh nghiệp, chưa có tính đến đặc điểm ngành nghề xây dựng.

Ngoài ra các chỉ tiêu này chưa tính đến và tính hết các điều kiện kinh

doanh khác biệt, giai đoạn phát triển, quy mô, sự khác biệt về ngành…

Các chỉ tiêu đánh giá cần phải xuất phát từ mục tiêu chiến lược và kế hoạch

hoạt động của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp hoạt động trong các điều kiện

thị trường và môi trường cạnh tranh khác nhau chỉ tiêu cũng sẽ khác nhau.

Do đó mà các chỉ tiêu giám sát hiện nay chưa phản ánh rõ nét được tình

hình tài chính của các công ty. Chính vì vậy khi giám sát hoạt động tài chính của

các công ty cần bổ sung thêm các chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động của công

ty và phải phù hợp với ngành nghề xây dựng.

Ngoài ra cũng có thể thấy các sản phẩm của các công ty xây dựng thuộc

BQP có đặc thù riêng với các công ty xây dựng khác. Ngoài các công trình dân

dụng, các công ty xây dựng thuộc BQP còn thi công các công trình xây dựng

mang tính an ninh quốc phòng (hầm ngầm, hầm chứa vũ khí, khí tài...). Các công

trình liên quan đến biển đảo, chủ quyền, nhà giàn, các công trình ngầm hải quân...

Các công trình này có đặc điểm sau:

Một là, các công trình này thường ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó

khăn, địa hình hiểm trở, nguy hiểm và có liên quan đến an ninh quốc phòng.

Hai là, các công trình mang tính bảo mật về an ninh quốc gia và quân đội.

Do đó các công trình này đòi hỏi phải được thiết kế và thi công theo tiêu

chí kỹ thuật đặc biệt về an ninh, quốc phòng. Khi đánh giá các công trình này thì

cần phải sử dụng các thông số kỹ thuật và thực hiện theo định mức chứ không

thể đánh giá theo tiêu chí hiệu quả kinh tế.

Ba là, chưa có bộ chỉ tiêu chuẩn để so sánh đánh giá.

Việc tính toán các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính đòi hỏi phải có

một bộ khung để so sánh đánh giá, từ đó đưa ra cảnh báo cho doanh nghiệp. Tuy

nhiên, hiện nay chưa có bộ tiêu chuẩn chung để giúp cho doanh nghiệp dựa vào

đó đánh giá tình hình tài chính của đơn vị mình. Việc đánh giá vẫn chủ yếu dựa

vào chủ quan của từng người đánh giá.

105

- Hệ thống pháp luật về các chỉ tiêu giám sát còn thiếu và chưa đồng bộ,

chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Việc phối hợp triển khai, hướng

dẫn thực hiện các văn bản còn rất tản mạn, rời rạc. Nhiều văn bản pháp lý còn

nhiều bất cập nhưng không được sửa đổi, hoàn thiện kịp thời. Những “lỗ hổng”

trong hệ thống quy phạm pháp luật về giám sát hoạt động tài chính được nhận

thấy ở việc xử lý quan hệ tài chính giữa các DN cùng trong BQP, giữa DN xây

dựng thuộc BQP với các DN xây dựng khác (tài chính hoặc phi tài chính). Lỗ

hổng này tạo ra những rủi ro tiềm tàng trong việc kiểm soát luồng vốn, thu nhập.

- Việc giám sát an toàn tài chính hiện nay chủ yếu dựa vào khả năng thanh

toán của DN mà chưa tính đến các rủi ro trong quá trình hoạt động của chính

doanh nghiệp đó (rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro kinh doanh...). Việc

đồng hạng về mức vốn áp dụng chung cho tất cả các DN trong cùng lĩnh vực

không tính đến đầy đủ các loại rủi ro cũng là sự tiềm ẩn rủi ro khi các DN ngày

càng hoạt động đa dạng và quy mô tăng lên.

- Quy định sở hữu vốn của các DN xây dựng thuộc BQP hiện nay còn

thiếu nhất quán giữa văn bản pháp quy với thực tiễn. Phần vốn cấp của NSQP là

quá nhỏ so với các vật tư nguồn lực bỏ ra của DN.

- Hệ thống chính sách về giám sát hoạt động tài chính còn thiếu những

quy định chi tiết, nhất là các hướng dẫn giám sát, hệ thống chỉ tiêu giám sát để

làm cơ sở cho việc tự giám sát, cũng như giám sát của các cơ quan cấp trên. Chất

lượng giám sát tại các công ty còn hạn chế, đặc biệt là giám sát cảnh báo rủi ro

tại nhiều đơn vị còn chưa đạt hiệu quả cao, mang tính hình thức, lách luật, chất

lượng chuyên môn thấp; nhiều báo cáo giám sát đưa ra ý kiến chung chung hoặc

sau khi đã xảy ra rủi ro. Sự phối kết hợp giữa giám sát từ cấp quản lý và tự giám

sát hiệu quả chưa cao, trách nhiệm giữa các cấp độ, bộ phận nghiệp vụ giám sát

chưa rõ ràng, cụ thể. Công tác giám sát chất lượng các hoạt động khác, như: lập

kế hoạch giám sát năm, báo cáo giám sát năm, giải quyết các kiến nghị giám sát

chưa được chú trọng; sự tham gia của các cấp giám sát còn hạn chế.

106

* Nguyên nhân của những tồn tại

Nguyên nhân khách quan (Về nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước)

+ Do sự thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế: Trong bối cảnh cơ chế quản

lý cũ chưa được xóa bỏ hoàn toàn, cơ chế quản lý mới đang dần được hình thành

nhưng chưa đồng bộ. Đồng thời hiện nay Luật, chuẩn mực, chế độ, chính sách

tài chính vẫn đang được tiếp tục xây dựng, cải cách một cách căn bản theo quan

điểm là hội nhập với khu vực và quốc tế, nhưng cũng không tránh khỏi có những

điểm chưa phù hợp với cơ chế quản lý ở Việt Nam. Chưa tách bạch được chức

năng quản lý của nhà nước và thực hiện quyền, trách nhiệm chủ sở hữu của

chính phủ đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước.

+ Do nhận thức chưa đầy đủ về công cụ - giám sát hoạt động tài chính

trong các cơ quan quản lý nhà nước: Giám sát hoạt động tài chính là một trong

những công cụ quản lý kinh tế quan trọng giúp cho chủ sở hữu cũng như các cơ

quan quản lý chức năng ra quyết định về đánh giá hiệu quả hoạt động của các

công ty có vốn đầu tư nhà nước, cũng như kiểm soát hoạt động tài chính trong

các công ty này, từ đó đưa ra những cảnh báo, kế hoạch phù hợp với từng công

ty. Nhưng hiện nay vị trí và vai trò của giám sát hoạt động tài chính trong các

doanh nghiệp chưa được nhìn nhận một cách rõ nét.

Nguyên nhân chủ quan: từ phía các công ty xây dựng thuộc BQP

+ Do nhận thức của các nhà quản lý ở các công ty: Hiện nay việc thực

hiện giám sát hoạt động tài chính là một hoạt động cần thiết của các doanh

nghiệp, để giúp doanh nghiệp biết được tình trạng tài chính của doanh nghiệp

mình hiện nay như thế nào, đã thuộc diện cảnh báo hay chưa và để đưa ra được

các quyết định đầu tư phù hợp. Tuy nhiên năng lực khai thác, sử dụng thông tin

giám sát hoạt động tài chính của các công ty còn hạn chế. Có những nhà quản lý

trong doanh nghiệp chưa thể đọc được báo cáo tài chính của đơn vị mình. Đồng

thời một số doanh nghiệp chưa có cơ chế quản lý tài chính hợp lý và hoàn chỉnh

nên hiệu quả giám sát không cao. Đồng thời các công ty xây dựng thuộc BQP

vẫn chưa xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính đặc thù của

107

doanh nghiệp mình, các nhà quản lý chưa hình thành thói quen sử dụng thông tin

phân tích tài chính để ra quyết định kinh tế tài chính cho đơn vị mình.

+ Do trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên làm công tác phân tích

và giám sát hoạt động tài chính tại các doanh nghiệp: Hiện nay ở một số công ty

chưa có đội ngũ nhân viên làm công tác phân tích và giám sát hoạt động tài

chính thực thụ, nên chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn chỉ tiêu phân tích

và giám sát.

Có thể nói thị trường xây dựng ở lĩnh vực Quốc phòng đang hội nhập sâu

vào thị trường xây dựng nói riêng và thị trường tài chính nói chung thì một hệ

thống giám sát hoạt động tài chính cũng cần phải thay đổi để thích ứng với bối

cảnh đó. Còn nhiều vấn đề đang đặt ra trước yêu cầu hoàn thiện: hệ thống quy

định quản lý tài chính, chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính, chế độ kế toán, hệ

thống báo cáo tài chính DNQP sao cho có sự tương thích với các chuẩn mực

quốc tế, tiêu chuẩn của BQP và phù hợp với những điều kiện đặc thù của nền

kinh tế và thị trường ở Việt Nam. Việc giải quyết những vấn đề trên là không thể

tách rời với giải pháp nâng cao năng lực của hệ thống quản lý, giám sát của cơ

quan quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng thuộc BQP. Bên cạnh đó là

việc hình thành và củng cố chức năng kiểm soát nội bộ trong từng công ty xây

dựng thuộc BQP nhằm nâng cao năng lực tự kiểm soát của từng công ty. Việc

hoàn thiện và nâng cao hiệu lực cho hệ thống giám sát hoạt động tài chính cần

nghiên cứu áp dụng mô hình đã được các các công ty xây dựng thuộc BQP của

các nước trên thế giới và khu vực áp dụng.

Kết luận chƣơng 2

Trong chương 2, luận án đã nghiên cứu tổng quan về các công ty xây

dựng thuộc BQP trên các nội dung: quá trình hình thành, phát triển, đặc trưng và

đặc thù các công ty xây dựng thuộc BQP và khái quát cơ chế tài chính của các

công ty được nghiên cứu. Luận án đã khảo sát và nghiên cứu thực trạng hoạt

động tài chính, thực trạng công tác giám sát hoạt động tài chính, thực trạng hệ

108

thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính trên góc độ chủ sở hữu, chỉ rõ những

kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

Hoạt động giám sát nói chung và giám sát hoạt động tài chính thông qua

các chỉ tiêu hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc BQP ngày càng

có tiến bộ cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của

thực tiễn quản lý của BQP và cả xã hội. Tuy nhiên, hoạt động giám sát, các chỉ

tiêu giám sát hoạt động tài chính cũng còn những tồn tại, bất cập, nhất là chất

lượng giám sát, phương pháp giám sát và nội dung các chỉ tiêu so với yêu cầu

quy định pháp luật về giám sát chưa cao.

Nguyên nhân của những tồn tại là: các quy định về chuyên môn nghiệp vụ

giám sát chưa đầy đủ và đồng bộ, nhất là các quy định về kết quả giám sát, hệ

thống chỉ tiêu giám sát; cách thức tổ chức giám sát và giám sát hoạt động tài

chính chưa hợp lý; tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động giám sát hoạt động tài

chính, các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính còn thiếu, chồng chéo và thiếu

toàn diện; năng lực giám sát của các cán bộ đơn vị chuyên trách còn hạn chế;

chất lượng tự giám sát của các công ty chưa đáp ứng được yêu cầu; các quy định

về thời hạn lập, xét duyệt, phát hành báo cáo giám sát chưa phù hợp, làm ảnh

hưởng đến việc thực hiện và chất lượng thực hiện các thủ tục giám sát; hiệu quả

của công tác phổ biến, quán triệt quy định về giám sát chất lượng, hiệu quả, cảnh

báo rủi ro hoạt động sau giám sát còn thấp. Đây là những vấn đề cơ bản cần phải

giải quyết trong thời gian tới.

109

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT

HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC

BỘ QUỐC PHÒNG

3.1. ĐỊNH HƢỚNG, NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN HỆ

THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG

TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG

3.1.1. Định hƣớng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài

chính của các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng

Thứ nhất, tăng cường năng lực cho hệ thống giám sát hoạt động tài

chính đối với các công ty xây dựng thuộc BQP trong thời gian tới

Hiện nay Chính phủ đã ủy quyền cho BQP làm đại diện chủ sở hữu vốn

nhà nước đầu tư tại các công ty xây dựng thuộc BQP. Giúp việc cho BQP trong

việc quản lý các công ty này là Cục Tài chính BQP. Do đó, để có thể nâng cao

hiệu quả giám sát hoạt động tài chính đối với các công ty xây dựng thuộc BQP

thì trong thời gian tới cần phải tăng cường năng lực giám sát hoạt động tài chính

của các đơn vị được ủy quyền đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nước tại các công ty

này. Tăng cường năng lực giám sát ở đây còn được hiểu là nâng cao trình độ,

năng lực giám sát của các cán bộ được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ này

Thứ hai, phát triển đồng bộ hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính

Hiện nay, việc giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng

thuộc BQP vẫn đang tuân thủ theo các chỉ tiêu trong Nghị định số 61/2013/NĐ-

CP, chưa hình thành một bộ chỉ tiêu riêng đặc thù cho công ty xây dựng thuộc

BQP. Do đó, trong thời gian tới cần phải xây dựng và phát triển đồng bộ hệ

thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính phù hợp với đặc điểm của các công ty

xây dựng thuộc BQP.

Thứ ba, nghiên cứu mô hình giám sát mức vốn theo yêu cầu rủi ro của

từng doanh nghiệp

Hiện nay, công tác giám sát hoạt động tài chính chủ yếu là giám sát tuân

thủ mà chưa chú trọng tới công tác giám sát cảnh báo rủi ro. Công ty xây dựng

110

thuộc BQP mang những đặc điểm chung của các công ty thuộc ngành xây dựng,

đồng thời có đặc điểm riêng biệt của quân đội. Hoạt động kinh doanh trong nền

kinh tế thị trường, doanh nghiệp nào cũng phải gánh chịu những rủi ro không

thể lường trước. Giám sát hoạt động tài chính còn có một mục tiêu quan trọng

là cảnh báo rủi ro, dựa vào đó doanh nghiệp đưa ra được những hành động phù

hợp. Do đó trong thời gian tới, hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính

không những vì mục đích tuân thủ, mà còn phải giúp cảnh báo được rủi ro cho

doanh nghiệp.

3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài

chính trong các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng

- Hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính phải dựa trên nội dung

giám sát hoạt động tài chính nhằm đáp ứng theo yêu cầu quản lý tài chính.

- Hệ thống chỉ tiêu giám sát là cơ sở để giám sát và đánh giá hoạt động tài

chính của các công ty. Khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu này, cần phải dựa vào đặc

điểm ngành nghề xây dựng của các công ty, có như vậy mới giúp cho các công

ty rút ra được kết luận chuẩn xác về hoạt động tài chính của mình.

- Hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính khi xây dựng cần căn cứ

vào phương pháp, kỹ thuật tính toán đối với từng chỉ tiêu. Có như vậy, bộ chỉ

tiêu được xây dựng mới đảm bảo tính khoa học, chính xác nhằm cung cấp các

thông tin đáng tin cậy cho chủ sở hữu.

3.1.3. Yêu cầu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài

chính trong các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng

Thứ nhất, hệ thống chỉ tiêu GS HĐTC phải đảm bảo giám sát toàn diện

hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu của HT giám sát HĐTC cần phải bao hàm đầy đủ các yêu

cầu: (i) Phản ánh toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị từ khâu lập kế hoạch,

thực hiện, kết thúc; (ii) Thỏa mãn đồng thời các mục tiêu: giám sát tuân thủ pháp

luật, giám sát hoạt động (hiệu quả), giám sát cảnh báo rủi ro; (iii) Phản ánh toàn

diện quá trình tạo lập, sử dụng, thu hồi vốn;

111

Thứ hai, đảm bảo tuân thủ các văn bản pháp lý của BQP và những quy

định nội bộ tại các công ty

Như đã trình bày trên, hiện nay các văn bản, quy định về các chỉ tiêu giám

sát HĐTC của riêng BQP là chưa có. Các đơn vị xây dựng trực thuộc BQP vừa

có hoạt động xây dựng mang tính chính trị thụ hưởng ngân sách, vừa có hoạt

động xây dựng vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nhưng mang tính đặc thù trong

lĩnh vực Quốc phòng. Đặc thù của các hoạt động này là tính chất mệnh lệnh, tính

chất cơ mật, quyết liệt, cơ động cao, tính đặc trưng của cơ cấu tổ chức, môi

trường hoạt động đặc biệt (có lúc trong thời bình, có lúc trong thời chiến…) ảnh

hưởng và chi phối một cách trực tiếp, toàn diện mọi hoạt động tài chính quân

đội. Hoạt động tài chính quân đội phải lấy việc phục vụ nhiệm vụ quân sự là mục

tiêu hàng đầu song không phải chi tiêu với bất giá nào. Tổ chức kiểm soát, giám

sát hoạt động này phải phù hợp với yêu cầu hoạt động quân sự, đạt được hiệu

quả toàn diện và thích ứng với các tình huống, các trạng thái sẵn sàng chiến đấu,

đồng thời cũng phải đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính của nhà nước, đảm bảo

chặt chẽ, tuân thủ đúng pháp luật và đạt hiệu quả cao.

Có thể kể đến một số văn bản vận dụng như năm 2004, BTC có Quyết

định số 67/2004/QĐ- BTC ngày 13 tháng 8 năm 2004 về việc ban hành “Quy

chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí,

Ngân sách nhà nước” đây là văn bản duy nhất có tính chất bắt buộc về việc tự

kiểm tra tài chính, kế toán đối với các cơ quan đơn vị có sử dụng kinh phí, ngân

sách nhà nước. Có thể coi Quyết định này là cơ sở pháp lý đầu tiên quy định về

KSNB - hình thức giám sát hoạt động tài chính trong các đơn vị thụ hưởng

NSNN. Tuy nhiên, quyết định mới chỉ đề cập đến quy định có tính chất bắt buộc

chung, chưa mang tính hướng dẫn cụ thể, đầy đủ về tổ chức hệ thống KSNB,

giám sát hoạt động tài chính. Tiếp sau đó, Chính phủ cũng đã ban hành một số

các nghị định liên quan đến công tác giám sát hoạt động xây dựng cũng như hoạt

động tài chính.

112

Về công tác đầu tư xây dựng, đã ban hành Nghị định số 113/2009/NĐ-CP

ngày 15/12/2009 để quản lý, giám sát đánh giá đầu tư các công trình xây dựng.

Về Quy chế giám sát, đã ban hành Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày

25/6/2013 về việc ban hành quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt

động, công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở

hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Do đó hoàn thiện hệ thống pháp lý về giám sát hoạt động tài chính tại các

công ty xây dựng thuộc BQP là điều kiện để có thể triển khai tốt và có hiệu quả

hoạt động giám sát hoạt động tài chính tại các công ty này.

Thứ ba, yêu cầu về đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin

vào công tác giám sát

Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác giám sát HĐTC hiện

nay còn quá lạc hậu, chưa đáp ứng, chưa theo kịp tình hình đổi mới về ứng dụng

công nghệ thông tin, trình độ khoa học tiên tiến. Đặc biệt là hệ thống phân tích

rủi ro, tổng hợp số liệu một cách nhanh, chính xác với khối lượng lớn, cùng một

lúc của nhiều đơn vị. Các kênh thông tin mang tính chất liên kết, trao đổi, bổ

sung cho nhau còn thiếu và yếu. Đòi hỏi của thực tiễn phát triển xã hội trong bối

cảnh hội nhập sâu và rộng, cần phải đổi mới trang thiết bị về việc ứng dụng công

nghệ mới tiên tiến hiện đại vào công tác giám sát HĐTC.

Thứ tư, yêu cầu về nâng cao trình độ, năng lực cán bộ giám sát

Với yêu cầu đổi mới về trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin hiện

đại, đòi hỏi phải nâng cao trình độ, năng lực cán bộ làm công tác giám sát HĐTC

để phù hợp với yêu cầu đổi mới.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT

ĐỘNG TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG

Giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp xây dựng thuộc BQP cần

thiết phải được giám sát ở nhiều góc độ khác nhau, do vậy sẽ phải sử dụng nhiều

chỉ tiêu khác nhau để giám sát. Để thuận tiện trong giám sát hoạt động tài chính,

tác giả chia bộ chỉ tiêu thành hai nhóm chỉ tiêu sau:

113

Nhóm 1: Các chỉ tiêu tài chính bên trong của doanh nghiệp;

Nhóm 2: Các chỉ tiêu phi tài chính có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp.

Cơ sở của đề xuất này là:

- Xuất phát từ thực trạng hiện nay của các công ty xây dựng thuộc BQP,

bộ chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính mới đang chỉ tuân thủ theo Nghị định số

61/2013/NĐ-CP, chưa thực sự đầy đủ để phản ánh hết tình trạng tài chính và

cũng chưa giúp các công ty cảnh báo rủi ro.

- Các chỉ tiêu tài chính chưa thể phản ánh hết được thực trạng tài chính

của các công ty mà còn cần phải có các chỉ tiêu phi tài chính có tác động trực

tiếp đến công ty.

3.2.1. Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu tài chính bên trong của doanh nghiệp

Giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp được thực hiện trên ba nội

dung của hoạt động tài chính: giám sát hoạt động huy động vốn, giám sát hoạt

động đầu tư, sử dụng vốn và giám sát hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế.

Ngoài ra, giám sát hoạt động tài chính còn phải đánh giá được cả việc hoàn

thành định mức kế hoạch hay không. Do vậy, dựa trên các nội dung hoạt động

tài chính và các yêu cầu, luận án chia hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài

chính thành các nhóm sau:

3.2.1.1. Hoàn thiện về chỉ tiêu giám sát hoàn thành kế hoạch

Chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác: chỉ tiêu này phản ánh tình hình sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Tuy nhiên, khi xem xét chỉ tiêu này

cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau:

- Phân chia nguồn gốc doanh thu và thu nhập, tìm hiểu nguồn gốc doanh

thu và thu nhập khác xuất phát từ hoạt động nào: sản xuất kinh doanh chính (từ

công trình nào…), đầu tư tài chính hày từ thu nhập bất thường, từ sản phẩm dịch

vụ chính hay phụ của doanh nghiệp.

- Đánh giá doanh thu thực và doanh thu ảo, nghĩa là đi sâu vào xem xét tỷ

lệ giữa doanh thu và các khoản phải thu, khả năng thu hồi, cũng như chất lượng

tín dụng của doanh nghiệp.

114

- Tính toán mức độ tăng trưởng của từng loại doanh thu, thu nhập khác

qua các thời kỳ giai đoạn tương ứng (năm này so với năm trước…) để đánh giá

tính phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- Đánh giá doanh thu trong mối tương quan với chi phí bỏ ra thông qua

tính toán các chỉ tiêu như: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay, lợi nhuận trước thuế,

lãi vay và khấu hao, lợi nhuận sau thuế…

Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận là mục tiêu của doanh nghiệp và

đồng thời là kết quả của quản lý, thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi đánh giá chỉ tiêu này, cán bộ giám sát cần phải xem xét cơ chế quản

lý để đảm bảo lợi nhuận của DNXD, tức là xem xét doanh nghiệp bị áp dụng giá

trọn gói, đơn giá cố định không được điều chỉnh giá hay được điều chỉnh giá.

Đối với các công trình thi công trong thời gian dài, sử dụng nhiều vật liệu đặc

chủng, thi công trong điều kiện chịu ảnh hưởng lớn của biến động kinh tế, hay

chính sách quản lý của Nhà nước thì cần phải được áp dụng phương án điều

chỉnh giá.

Cán bộ giám sát cũng cần phải xem xét các DNXD BQP có biện pháp

quản lý chi phí chặt chẽ không, như: kiểm soát chặt chẽ chi đầu tư xây dựng cơ

bản, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, hạ giá thành sản phẩm, quản lý

giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp; doanh nghiệp có

xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, định

mức khai thác và sử dụng máy móc, thiết bị, đơn giá tiền lương…

Để đánh giá lợi nhuận của DNXD BQP, cán bộ giám sát cần phân tích

dựa trên mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí (khả năng sinh lời so với chi phí)

thông qua hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận ròng; đồng thời

xem xét đến hiệu quả quản lý đối với đồng vốn đầu tư bỏ ra bằng cách phân tích

mối quan hệ giữa vốn và lợi nhuận (khả năng sinh lời của đồng vốn) thông qua

các chỉ tiêu: BEP, ROA, ROE.

3.2.1.2. Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu giám sát huy động vốn và sử dụng vốn

Đối với doanh nghiệp, hoạt động huy động vốn sẽ tạo lập nên cơ cấu

nguồn vốn cho doanh nghiệp. Điểm mấu chốt trong cơ cấu nguồn vốn của công

115

ty là hệ số nợ. Nhà quản trị tài chính phải quyết định mức vay nợ tối ưu cho hoạt

động của một doanh nghiệp, từ đó hình thành nên chính sách vay nợ của doanh

nghiệp. Việc sử dụng nợ vay sẽ tạo ra rủi ro tài chính cho công ty. Công ty càng

gia tăng vay nợ thì càng làm tăng rủi ro tài chính cho công ty.

Hiện nay, việc giám sát hoạt động huy động vốn của các công ty mới chỉ

dừng lại ở các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn.

Do vậy, để giám sát hoạt động huy động vốn của các công ty xây dựng

thuộc BQP, các chỉ tiêu cần sử dụng đó là:

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng vốn vay nợ

* Chỉ tiêu hệ số nợ:

Hệ nố nợ

= Tổng số nợ

Tổng nguồn vốn

Trong đó: tổng số nợ của doanh nghiệp bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài

hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Hệ số nợ thể hiện việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong tổng số vốn của

doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết trong một đồng vốn hiện có của doanh

nghiệp có bao nhiêu đồng hình thành từ vốn vay nợ.

Hệ số này cho thấy sự độc lập, tự chủ về mặt tài chính, mức độ sử dụng đòn

bẩy tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp phải của công ty từ đó giúp các nhà quản

lý doanh nghiệp có sự điều chỉnh về chính sách tài chính phù hợp, các nhà chủ nợ

và các nhà đầu tư đưa ra các quyết định cho vay và các quyết định đầu tư. Thông

thường, hệ số nợ quá cao sẽ đưa đến khả năng vỡ nợ càng lớn, bởi doanh nghiệp

càng có nhiều áp lực trong việc phải tìm nguồn tiền để thanh toán các khoản nợ.

Nếu doanh nghiệp bị thay đổi dòng tiền vào trong hoạt động của mình thì sẽ có

nguy cơ cao bị mất khả năng thanh toán và điều đó sẽ đưa DN đến rủi ro tín dụng.

Để thấy rõ hơn số nợ đó có đưa lại rủi ro tín dụng ngay hay không cần

phải giám sát thông qua tính thêm chỉ tiêu:

Tỷ lệ nợ vay dài hạn so với

tổng tài sản

= Nợ vay dài hạn

Tổng tài sản

116

* Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên nợ phải trả:

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên nợ

phải trả

= Vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn vay được đảm bảo bởi bao nhiêu

đồng vốn chủ sở hữu.Thông qua hệ số này cho phép chủ sở hữu đánh giá được

mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp từ đó định hướng chính sách tài chính

cho kỳ tiếp theo.

* Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn so với tài sản dài hạn

Nguồn vốn dài hạn ở đây bao gồm vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn, đó

là những nguồn vốn có thời gian sử dụng dài (trên 1 năm). Về nguyên tắc trong

sử dụng vốn, để đảm bảo cho sự an toàn tài chính, giảm thiểu rủi ro tín dụng thì

DN nên sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, tài sản được sử

dụng có tính chất thường xuyên ổn định (trên 1 năm). Do đó, một chỉ tiêu phản

ánh mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn sẽ giúp cho việc đánh giá nguy cơ rủi

ro tín dụng của doanh nghiệp. Đó là chỉ tiêu:

Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn so

với tài sản dài hạn

= Nguồn vốn dài hạn

Tổng tài sản

Nguồn vốn dài hạn = Nguồn vốn chủ sở hữu + Vốn vay nợ dài hạn

Chỉ tiêu này nếu như nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp đã lấy nguồn

vốn ngắn hạn để đầu tư sử dụng cho tài sản dài hạn. Khi đó, nguy cơ rủi ro tín

dụng là rất cao.

Bên cạnh việc xem xét mối quan hệ về cơ cấu nguồn vốn, quan hệ giữa

nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn, chủ sở hữu cũng cần giám sát thêm thông

qua đánh giá mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn, vì

khoản vay nợ ngắn hạn là cơ sở trực tiếp đưa đến nguy cơ bị rủi ro tín dụng. Để

giám sát hoạt động này, chủ sở hữu có thể giám sát thông qua nhóm chỉ tiêu

phản ánh khả năng thanh toán.

Đến đây chúng ta có thể tổng hợp được các chỉ tiêu tài chính để giám sát

hoạt động huy động vốn của các công ty xây dựng thuộc BQP như sau:

117

Bảng 3.1: Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính giám sát hoạt động huy động vốn

của doanh nghiệp

TT Tên chỉ tiêu Cách xác định Loại chỉ tiêu

đánh giá

1 Hệ số nợ Tổng số nợ

Tổng nguồn vốn

Đòn bẩy

tài chính

2 Tỷ lệ nợ vay dài hạn

so với tổng tài sản

Nợ vay dài hạn

Tổng tài sản

Đòn bẩy

tài chính

3 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

trên nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả

Đòn bẩy

tài chính

4 Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn

so với tài sản dài hạn

Nguồn vốn dài hạn

Tài sản dài hạn

Đòn bẩy

tài chính

Nhóm chỉ tiêu giám sát hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động đầu tư, sử dụng vốn là một trong những hoạt động tài chính

của các công ty xây dựng. Mặt khác hiện nay có nhiều công ty xây dựng thuộc

BQP đã đầu tư ra ngoài công ty (đầu tư vào nhiều lĩnh vực rủi ro như chứng

khoán, Bất động sản, đầu tư vào các công ty con, liên doanh liên kết...). Giám sát

hoạt động đầu tư, sử dụng vốn của các công ty xây dựng là một nội dung quan

trọng trong giám sát hoạt động tài chính của các công ty này, bao gồm: giám sát

tình hình sử dụng vốn và giám sát tình hình đầu tư vốn của doanh nghiệp. Tuy

nhiên hiện nay chỉ tiêu giám sát hoạt động này chưa đầy đủ. Do đó cần phải hoàn

thiện các chỉ tiêu này theo cách sau.

Đánh giá tình hình sử dụng vốn

Về mặt lý thuyết: Giám sát tình hình sử dụng vốn trong các doanh nghiệp

được thể hiện thông qua giám sát sự biến động và tình hình phân bổ vốn, phân tích

tốc độ luân chuyển vốn (như tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh, tốc độ luân

chuyển tài sản ngắn hạn, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tốc độ luân chuyển các

khoản phải thu, tốc độ luân chuyển vốn bằng tiền), phân tích khả năng sinh lời.

Căn cứ vào thực trạng khảo sát hoạt động giám sát tình hình sử dụng vốn

trong các công ty xây dựng thuộc BQP thì các công ty chỉ tính toán sự biến động và

118

tình hình phân bổ vốn. Vì vậy, khi giám sát tình hình sử dụng vốn trong các công ty

xây dựng thuộc BQP ngoài việc tính toán sự biến động và tình hình phân bổ vốn

trong công ty thì các công ty nên tính toán thêm tốc độ luân chuyển vốn qua đó thấy

được tốc độ luân chuyển vốn tại đơn vị mình là nhanh hay chậm, từ đó có những

giải pháp quản lý nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ở đơn vị mình.

Bảng 3.2: Bộ chỉ tiêu phản ánh tình hình phân bổ vốn

Hệ số đầu tư

ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn

Tổng tài sản

Phản ánh tỷ lệ vốn đầu tư cho tài sản

ngắn hạn trong tổng tài sản

Hệ số đầu tư

TSCD

Tài sản cố định

Tổng tài sản

Phản ánh tỷ lệ vốn đầu tư cho tài sản cố

định trong tổng tài sản

Hệ số đầu tư

tài chính

Các khoản đầu tư TC

Tổng tài sản

Phản ánh tỷ lệ vốn đầu tư cho lĩnh vực

tài chính trong tổng tài sản

Hệ số đầu tư

bất động sản

Bất động sản đầu tư

Tổng tài sản

Phản ánh tỷ lệ vốn đầu tư cho bất động

sản trong tổng tài sản

Hệ số đầu tư

ngoài ngành

Vốn đầu tư ra ngoài ngành

Vốn điều lệ

Phản ánh tỷ lệ vốn đầu tư ra ngoài ngành

kinh doanh chính so với vốn điều lệ

Khi tính toán bộ chỉ tiêu này, đối với công ty xây dựng, đặc trưng ngành

nghề là tài sản ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty.

Các chỉ tiêu này phản ánh sự phân bổ vốn của công ty vào các loại tài sản, từ đó

xem xét sự phân bổ có hợp lý, phù hợp với ngành nghề hay không.

Bảng 3.3: Cơ cấu tài sản dài hạn trong doanh nghiệp xây dựng

Khoản mục Mức cần thiết

Các khoản phải thu

dài hạn

Các khoản phải thu của

khách hàng

Càng nhỏ càng tốt để tránh bị chiếm dụng

vốn (0-1%)

Phải thu nội bộ dài hạn Càng nhỏ càng tốt để tránh bị chiếm dụng

vốn (0-1%)

Phải thu dài hạn khác Càng nhỏ càng tốt để tránh bị chiếm dụng

vốn (0-1%)

Tài sản cố định TSCĐ hữu hình

Duy trì ở mức độ cần thiết(30-40%) đủ đáp

ứng nhu cầu và đảm bảo vị thế của doanh

nghiệp khi tham gia đấu thầu, đảm bảo năng

lực sản xuất phù hợp với đặc điểm hoạt động.

Cân đối giữa phương án thuê và đầu tư

119

TSCĐ thuê tài chính

Trong điều kiện tiền vốn hạn hẹp và khả

năng vay không cho phép, các công ty xây

dựng có thể tăng tỷ trọng khoản này (10-

20%)

TSCĐ vô hình Cần có một mức nhất định (5%)

Bất động sản đầu tư

Đây là hoạt động đòi hỏi vốn đầu tư lớn, khi

giám sát chỉ tiêu này, cần xem xét khả năng

tài chính của doanh nghiệp với mức lợi

nhuận dự kiến đạt được

Các khoản đầu tư

tài chính dài hạn

Đầu tư vào công ty con.

Đầu tư vào công ty liên

doanh, liên kết.

Đầu tư dài hạn khác

Đây là hoạt động đầu tư cần vốn lớn, khi

giám sát hoạt động này cần phải căn cứ vào

nguồn lực đầu tư và khả năng lợi tức lâu dài.

Các doanh nghiệp xây dựng thuộc BQP nên

giữ ở mức đảm bảo an toàn vốn và sinh lợi

(5%)

Tài sản dài hạn

khác

Chi phí trả trước dài hạn. Càng nhỏ càng tốt đế tránh ứ đọng vốn

Tài sản dài hạn khác Chỉ có khi tình hình tài chính của doanh

nghiệp dồi dào

Về trình độ kỹ thuật, công nghệ, thiết bị của các DNXD BQP hiện nay có

thể thấy là đã đủ khả năng thi công những công trình kỹ thuật phức tạp, những

công trình chất lượng cao. Tuy nhiên quy mô và năng lực còn nhỏ, cơ cấu còn

nhiều bất cập, chưa cạnh tranh được với các nước phát triển. TSCĐ còn thiếu

nhiều những thiết bị đặc chủng làm thay đổi căn bản biện pháp tổ chức thi công

hiện đại. Nguồn hình thành TSCĐ chủ yếu đi vay ngân hàng, chiếm dụng vốn

của khách hàng. Do không có vốn nên chỉ đủ đầu tư những máy móc thiết bị đã

cũ, chất lượng không phù hợp với kết quả kiểm định nên không phát huy được

hết công suất. Hiệu suất sử dụng TSCĐ còn thấp, một số thiết bị chưa phát huy

được hiệu quả do việc lựa chọn chủng loại thiết bị, điều kiện hoạt động, giá cả

chưa phù hợp hoặc chưa cân đối với khả năng tài chính, quy mô hoạt động của

doanh nghiệp.

Tăng cường năng lực và áp dụng công nghệ mới trong thi công đối với các

công ty xây dựng thuộc BQP trong giai đoạn hiện nay là cần thiết. Khi giám sát

hoạt động đầu tư vào tài sản, nhất là đầu tư đổi mới công nghệ, chủ sở hữu cần

phải giám sát các phương án đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp có

120

nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm không, có đáp ứng tiêu chuẩn môi trường

không? Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị để nâng cao năng lực thi

công, đấu thầu là cần thiết. Nhưng chủ sở hữu cũng cần phải giám sát từ khâu

lập dự án đầu tư, trước khi đầu tư phải khảo sát, thăm dò thị trường, tránh đầu tư

xong không có việc làm. Chủ sở hữu phải tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh

giá phân tích hiệu quả đầu tư trong từng dự án. Tránh tình trạng đầu tư xong mới

biết. Trước mắt, không xét duyệt đầu tư vốn vào lĩnh vực ngoài ngành như

chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng… mà tập trung vào hoạt động sản xuất kinh

doanh chính của doanh nghiệp.

Đánh giá tình hình đầu tư:

- Đối với các dự án đầu tư thông thường, khi đánh giá chính sách đầu tư

cho từng lĩnh vực các công ty xây dựng sử dụng các chỉ tiêu như hệ số đầu tư

ngắn hạn, hệ số đầu tư tài sản cố định, hệ số đầu tư tài chính, hệ số đầu tư bất

động sản, hệ số đầu tư ngoài ngành để xem xét việc đầu tư ngoài ngành như thế

nào. Theo quy định thì các doanh nghiệp bị khống chế tổng mức vốn đầu tư

ngoài ngành kinh doanh chính không vượt quá tổng mức vốn điều lệ của doanh

nghiệp và hệ số đầu tư vào công ty con, hệ số đầu tư vào công ty liên kết và để

đánh giá hiệu quả đầu tư trong trường hợp này, các đơn vị nên sử dụng chỉ tiêu:

hiệu quả đầu tư tổng quát, hiệu quả đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh,

hiệu quả đầu tư cho tài chính, hiệu quả đầu tư vào công ty con, hiệu quả đầu tư

vào công ty liên kết.

- Đối với các dự án đầu tư riêng biệt có vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư

lâu dài, để đánh giá hiệu quả đầu tư cần phải sử dụng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn

đầu tư, giá trị hiện tại thuần (NPV), tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)… Các chỉ tiêu

này được bộ phận kế toán của ban quản lý dự án tính toán. Chẳng hạn khi thẩm

định dự án đầu tư ban quản lý dự án của công ty đã tính NPV, tức là tất cả các

khoản thu nhập đạt được trong tương lai và vốn đầu tư của dự án đều phải quy về

hiện tại theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định và dựa vào các chỉ tiêu để lựa chọn

dự án đầu tư. Theo tác giả, sau khi quyết toán công trình để đánh giá hiệu quả

121

đầu tư thì các chủ thể quản lý cần phải tính NPV và IRR tại thời điểm quyết toán

công trình và so sánh NPV, IRR tại thời điểm quyết toán công trình với NPV,

IRR tại thời điểm thẩm định dự án đầu tư (nhưng quy từ thời điểm thẩm định dự

án đầu tư về thời điểm quyết toán công trình). Có như vậy mới đánh giá được

hiệu quả của từng dự án đầu tư và đánh giá được hiệu quả của công tác quản lý

trong doanh nghiệp.

3.2.1.3. Hoàn thiện về chỉ tiêu giám sát hiệu quả sử dụng vốn

Hệ thống chỉ tiêu giám sát hiệu quả sử dụng vốn của các công ty xây dựng

hiện nay mới chỉ có mỗi chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE). Để

hoàn thiện nhóm chỉ tiêu này, cần phải bổ sung thêm những chỉ tiêu sau:

Thứ nhất, hoàn thiện nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn.

Bảng 3.4: Bộ chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn

Vòng quay hàng

tồn kho

Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân

Phản ánh tốc độ quay hàng tồn kho

trong kỳ

Vòng quay các

khoản phải thu

DT bán chịu

Các khoản phải thu bình quân

Phản ánh tốc độ thu hồi các khoản phải

thu trong kỳ

Vòng quay vốn

lưu động

Doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quân

Phản ánh tốc độ quay vòng vốn lưu

động trong kỳ

Vòng quay vốn cố

định

Doanh thu thuần

Vốn cố định bình quân Phản ánh tốc độ quay vòng vốn cố định

Vòng quay vốn

kinh doanh

Doanh thu thuần

Vốn kinh doanh bình quân

Phản ánh tốc độ quay vốn kinh doanh

trong kỳ

Đối với các công ty hoạt động trong ngành xây dựng, hàng tồn kho và các

khoản phải thu thường chiếm tỷ trọng lớn, vốn chủ yếu đọng lại ở các loại tài sản

này, do đó tốc độ quay vòng vốn khá chậm. Để có thể đánh giá được công tác sử

dụng vốn của DNXD BQP có tốt hay không chủ sở hữu cũng cần phải xem xét

các biện pháp mà các công ty xây dựng đã sử dụng.

- Đối với công tác thu hồi công nợ

+ Cần phải xem xét việc tiến hành phân loại từng loại nợ, đối tượng nợ, số

tiền nợ, thời gian nợ. Xem xét các khoản nợ thuộc công trình nào, công trình đó

có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hay ngân sách địa phương… Đối với khách

122

nợ là Nhà nước, những khoản nợ phải thu của DNXP BQP mà khách nợ là Nhà

nước thường là giá trị công trình xây lắp đã hoàn thành (là các công trình dùng

cho mục đích quốc phòng) mà chưa được thanh toán; trách nhiệm thuộc về cơ

quan quản lý nhà nước. Do đó khi giám sát hoạt động này, chủ sở hữu cần phải

xem xét liệu giữa các DNXD BQP và cơ quan quản lý nhà nước đã có cơ chế

quản lý vốn đầu tư chưa? Làm rõ nguyên nhân khách hàng chưa trả tiền là do

nguyên nhân khách quan hay chủ quan của doanh nghiệp.

+ Cần xem xét các điều khoản thanh toán trong các hợp đồng nhận thầu

với các chủ đầu tư, từ đó xác định khoản nợ của từng chủ đầu tư.

- Đối với công tác quản lý hàng tồn kho

Hiệu suất sử dụng vốn của DNXP BQP phụ thuộc vào tình hình quản lý

nợ phải thu trong XDCB và tiến độ thi công các công trình, thời gian quyết toán

công trình. Khi giám sát vấn đề này, chủ sở hữu cần phải căn cứ vào đặc điểm

của các công ty xây dựng thuộc BQP là các DNXD thường gặp khó khăn trong

giải phóng mặt bằng, các công trình thi công thuộc nhiệm vụ giao của BQP

thường là vùng sâu vùng xa, địa hình di chuyển khó khăn. Những nguyên nhân

này khiến cho thời gian thi công các công trình luôn kéo dài. Đây là những

nguyên nhân khách quan, do vậy khi đánh giá chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho

cần phải lưu ý vấn đề này.

Bên cạnh đó, thời gian quyết toán công trình thường kéo dài trong nhiều

năm làm cho các nhà thầu ứ đọng vốn, vốn chậm luân chuyển, tính thanh khoản

thấp. Do vậy khi đánh giá chủ sở hữu cũng cần phải căn cứ vào khối lượng phát

sinh, các vấn đề vướng mắc trong thi công và quyết toán công trình.

+ Đối với công tác quản lý TSCĐ

Trong việc giám sát vấn đề này, chủ sở hữu cũng cần phải xem xét doanh

nghiệp có chế độ bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ không? Khi TSCĐ hết thời hạn sử

dụng hoặc lạc hậu, doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư thay thế, đổi mới để nâng

cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và vốn cố định không. Đồng thời cũng cần phải xem

xét việc tính và phân bổ khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh có phù hợp

với quá trình sử dụng TSCĐ không.

123

Với đặc điểm ngành xây dựng có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, thời

gian hoàn thành công trình không trùng khớp với năm tài chính, giai đoạn đầu tư

ban đầu mất thời gian và cần nhiều vốn nên việc hình thành và sử dụng tài sản

ngắn hạn, tài sản dài hạn đòi hỏi phải khoa học, phù hợp với tốc độ phát triển

doanh thu, lợi nhuận.

Khi giám sát hoạt động sử dụng vốn, cần thiết phải đánh giá kết quả hoạt

động trong kỳ và hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời của các công ty thông

qua các chỉ tiêu sau.

Bộ chỉ tiêu về khả năng sinh lời:

Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch

vụ/Doanh thu thuần.

Trong đó lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ được tính bằng

Doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán.

Đây là chỉ tiêu thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng yếu tố đầu vào (vật

tư, lao động…) trong quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số này

càng cao càng tốt. Cần phải so sánh chỉ số này với các đối thủ cạnh tranh trong

ngành, nếu thấp hơn đối thủ cạnh tranh thì cần phải có giải pháp tốt hơn trong

việc kiểm soát chi phí đầu vào.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần.

Hệ số này càng cao càng tốt. Sự biến động của hệ số này phản ánh sự biến

động về hiệu quả tăng giảm giá thành hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ,

nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với các công ty

xây dựng, chi phí đầu vào thường khá lớn, nên chỉ tiêu này thường không cao.

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) = Lợi nhuận trước lãi vay và

thuế/Vốn kinh doanh bình quân.

Sử dụng chỉ tiêu này giúp cho ta có thể đánh giá được suất sinh lời kinh tế

của tài sản mà chưa tính đến ảnh hưởng của thuế và nguồn gốc hình thành tài sản.

Chỉ tiêu này còn giúp cho doanh nghiệp đánh giá được khi nào doanh nghiệp nên

vay nợ.

124

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn kinh doanh (ROA) = Lợi nhuận sau

thuế/Vốn kinh doanh bình quân.

Hệ số này cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng vốn để tạo ra thu nhập của

doanh nghiệp. Hệ số này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng tổng tài sản của

doanh nghiệp cao. Hệ số này phụ thuộc vào số vòng quay vốn kinh doanh và hệ

số lãi ròng. Khi đánh giá chỉ số này có thể so sánh chỉ số này với năm trước hoặc

với các công ty có cùng quy mô trên thị trường. Đối với ngành xây dựng, với đặc

điểm là vòng quay vốn chậm nên chỉ số này thường không cao.

Chỉ số tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = Lợi nhuận sau thuế/VCSH bình quân

Chỉ số này đo lường mức lợi nhuận trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu. Hệ

số này cho biết cứ một đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân đầu tư vào sản xuất kinh

doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Hệ số này rất có ý

nghĩa với các chủ sở hữu hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp, vì nó cho biết

khả năng thu nhập có thể nhận được nếu họ quyết định đầu tư vốn vào công ty.

Thông thường với các doanh nghiệp xây dựng hiện nay, doanh nghiệp chỉ

quan tâm đến lợi nhuận định mức (khoảng 5,5%) chứ chưa chú trọng đến các tỷ

suất sinh lời. Tỷ suất sinh lời của các công ty xây dựng thuộc BQP hiện nay vẫn

còn thấp. Do vậy, khi xem xét đánh giá khả năng sinh lời của các DNXD BQP

chủ sở hữu cần phải xem xét doanh nghiệp có tổ chức quản lý chặt chẽ ở ba

khâu: tổ chức sản xuất, giám sát thi công, quản lý và điều hành hay không. Vì

việc quản lý, điều hành kém có thể sẽ dẫn đến công trình chậm quyết toán, vốn ứ

đọng, hàng tồn kho lớn, đầu tư mua sắm TSCĐ chưa có chiến lược lâu dài…

Ngoài ra sử dụng phương pháp Dupont để phân tích khả năng sinh lời của

vốn chủ với các chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ tài chính của đơn vị như:

ROE = C

ST

C

ST

V

TSx

TS

DTx

DT

L

V

L

ST

C

L DT TSNH TSROE x

DT TSNH TS V

125

Từ công thức xác định cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu phụ

thuộc vào 4 nhân tố là: Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu, hệ số đầu tư ngắn hạn

(Hđ), số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn (VNH) và tỷ suất lợi nhuận sau thuế

trên doanh thu. Như vậy, ta thấy khả năng sinh lời của vốn chủ phụ thuộc vào

chính sách huy động vốn của đơn vị thông qua hệ số tài sản trên vốn chủ, phụ

thuộc vào chính sách đầu tư thông qua hệ số đầu tư ngắn hạn trên tài sản, phụ

thuộc vào trình độ quản lý, sử dụng vốn ở đơn vị thông qua số vòng luân chuyển

tài sản ngắn hạn và phụ thuộc vào khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh

thông qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

Trên cơ sở nhận biết các nhân tố ảnh hưởng đến ROE, cán bộ giám sát có

thể phân tích một số biện pháp khiến ROE tăng giảm như:

- Tác động của cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh nợ

vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động và đặc thù

ngành xây dựng.

- Tăng giảm hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản,

thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và

hợp lý về cơ cấu tài sản.

- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng các công trình.

Áp dụng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn, giúp đánh giá đầy đủ và khách

quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công

tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp phù hợp. Trong quá trình phân tích

hệ số này cần lưu ý:

- Phân tích ROE không thể không phân tích, đánh giá đòn bẩy tài chính.

Khi doanh nghiệp đang kinh doanh thuận lợi, doanh thu tăng và doanh nghiệp

đang có lãi (BEP>lãi vay vốn) thì tăng vay nợ (tăng đòn bẩy tài chính) sẽ làm

cho ROE tăng cao. Ngược lại, khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng kinh doanh

khó khăn, đòn bẩy tài chính cao sẽ đẩy nhanh doanh nghiệp tình trạng xấu.

- Trường hợp doanh nghiệp thi công các công trình của BQP ở vùng sâu

vùng xa, địa hình di chuyển khó khăn, có chi phí ban đầu lớn làm cho ROE thấp

126

thì chưa thể khẳng định doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, mà ở đây là do

nguyên nhân khách quan khiến chi phí đầu vào quá cao. Ngoài ra, nếu như

doanh nghiệp mới đầu tư mua sắm tài sản cố định mới có vốn lớn nhằm nâng cao

năng lực thi công và khả năng trúng thầu các công trình lớn, thời gian đầu ROA

và ROE thấp, thì cũng không thể đánh giá doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả,

mà ở đây doanh nghiệp đang trong chiến lược mở rộng sản xuất, mở rộng thị

trường nhằm đạt được một lợi nhuận ổn định trong tương lai.

- Đánh giá ROE thế nào là tốt còn phải cân nhắc phân tích cách mà doanh

nghiệp sử dụng để đạt được nó. Nếu để nâng cao ROE mà doanh nghiệp sử dụng

đòn bẩy tài chính cao (vay nợ lớn) thì mức độ rủi ro lớn.

3.2.1.4. Nhóm chỉ tiêu giám sát hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế

Các công ty xây dựng thuộc BQP hiện nay chưa giám sát nội dung này. Vì

vậy, cần phải bổ sung nội dung này trong nội dung giám sát hoạt động tài chính

tại các công ty xây dựng thuộc BQP. Chỉ tiêu phân tích được sử dụng là hệ số lợi

nhuận giữ lại.

Hệ số lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận để lại để tái đầu tư/Lợi nhuận sau thuế.

Vì các công ty xây dựng thuộc BQP vẫn là công ty 100% vốn nhà nước

nên các chỉ tiêu cổ tức một cổ phần thường, tỷ suất cổ tức… chưa phù hợp. Hệ

số lợi nhuận giữ lại phản ánh công ty dành bao nhiêu lợi nhuận sau thuế làm ra

để tiếp tục tái đầu tư. Hệ số này là một trong những nhân tố tác động đến tốc độ

tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.

Bằng việc so sánh hệ số lợi nhuận giữ lại kỳ này so với kỳ trước mà có thể

thấy được chính sách phân phối lợi nhuận của công ty kỳ này so với kỳ trước như

thế nào. Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng và đề ra các giải pháp cần thiết. Chính

sách phân phối lợi nhuận làm sao phải thỏa mãn được yêu cầu của chủ sở hữu đồng

thời tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển trong tương lai.

Để đảm bảo việc phân chia lợi nhuận có thể hài hòa lợi ích giữa các bên,

cũng như sự phát triển lâu dài, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ một số nguyên

tắc sau:

127

- Nguyên tắc lợi nhuận thực hiện: Nguyên tắc này hàm ý rằng khi thực

hiện phân phối lợi nhuận thì cần phải dựa vào lợi nhuận đã làm ra, chứ không

dựa vào lợi nhuận kế hoạch hay lợi nhuận dự tính. Điều này tránh cho việc nhiều

công ty khi chủ sở hữu đòi hỏi tạm ứng cổ tức của cả năm, trong khi lợi nhuận

chưa được thực hiện, mới chỉ là dự kiến kế hoạch lợi nhuận. Khi đó có thể xảy ra

trường hợp gặp rủi ro trong kinh doanh dẫn đến không đạt được lợi nhuận như

kế hoạch dự kiến thì lúc đó bản chất là lấy vốn ra để chia lợi nhuận.

- Nguyên tắc lợi nhuận ròng: nghĩa là công ty chỉ được phân chia lợi

nhuận sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế thu nhập đối với Nhà nước.

- Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán: theo nguyên tắc này, việc

phân chia lợi nhuận phải đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn,

cũng như đảm bảo khả năng thanh toán cho chủ sở hữu. Nguyên tắc này ra đời

do sự khác biệt giữa lợi nhuận và dòng tiền của doanh nghiệp. Đôi khi chủ sở

hữu có thể nhầm lẫn rằng có lợi nhuận là có tiền, nhưng thực tế không phải vậy.

Do đó khi phân chia lợi nhuận sau thuế công ty phải cân đối được dòng tiền vào

và dòng tiền ra để đảm bảo thanh toán đủ nợ đến hạn và đủ tiền để phân chia lợi

nhuận cho chủ sở hữu.

- Phân phối lợi nhuận phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể như:

chủ nợ, chủ sở hữu, Nhà nước, người lao động. Thực tế cho thấy, việc phân chia

lợi nhuận là phân chia lợi ích kinh tế mà mọi sự xung đột trong xã hội chủ yếu là

xung đột xuất phát từ lợi ích và rủi ro. Do đó, mỗi chủ thể tham gia vào hoạt

động tạo ra lợi nhuận thì đều có phần lợi ích trong đó, nên cần thiết phải đảm

bảo nguyên tắc hài hòa lợi ích để hạn chế sự xung đột, góp phần tạo động lực

cho sự phát triển ổn định và lâu dài của doanh nghiệp.

Mặt khác phân phối lợi nhuận phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích trước mắt

và lợi ích lâu dài cho sự phát triển của doanh nghiệp, thực chất đó là xử lý mối

quan hệ giữa thu nhập chắc chắn ở hiện tại nhưng tăng trưởng thấp với sự tăng

trưởng nhanh trong tương lai nhưng đầy rủi ro.

128

3.2.1.5. Hoàn thiện về chỉ tiêu giám sát khả năng trả nợ

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng chi trả các

khoản cần phải thanh toán. Để có thể giám sát được khả năng chi trả của công ty,

chủ sở hữu luôn phải đối mặt với câu hỏi: liệu doanh nghiệp có khả năng thanh

toán các khoản nợ tới hạn hay không? Mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh với

khả năng chi trả như thế nào? Tình hình thanh toán của doanh nghiệp ra sao?

Một cách tổng quát khả năng thanh toán được xác định bằng mối quan hệ giữa

tài sản có thể dùng để trả nợ với các khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm

phải thanh toán.

Tuy nhiên, nếu một doanh nghiệp mà phải sử dụng đến tài sản dài hạn mà

nhất là TSCĐ để đáp ứng nhu cầu trả nợ thì có thể coi doanh nghiệp đó khó có

khả năng tiếp tục hoạt động được nữa. Mặt khác, sẽ là không thật cần thiết nếu

như chúng ta lại xem xét khả năng thanh toán khoản nợ mà còn lâu nữa mới đến

hạn thanh toán như các khoản nợ dài hạn trên 1 năm. Vì lẽ đó mà người ta

thường đi xem xét khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn có thể đảm bảo thanh toán

các khoản nợ hay không? Các chỉ tiêu thường được sử dụng để giám sát khả

năng thanh toán của doanh nghiệp là:

* Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Hệ sộ khả năng thanh toán

hiện thời

= Tổng tài sản ngắn hạn

Tổng nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn bao gồm toàn bộ phần tài sản ngắn hạn trên bảng cân đối

kế toán. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong khoảng thời gian ngắn

(thường là dưới 1 năm). Nó được trang trải bằng những tài sản lưu động có thể

chuyển thành tiền trong thời kỳ phù hợp với hạn nợ phải trả bao gồm các khoản

vay ngắn hạn của ngân hàng hay các tổ chức khác, các khoản nợ dài hạn sắp đến

hạn trả, các khoản phải trả nhà cung cấp, thuế chưa nộp cho ngân sách Nhà nước,

các khoản phải trả cán bộ công nhân viên….

129

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để

trang trải thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, chỉ tiêu này thể hiện mức độ đảm bảo

thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết một đồng nợ

ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn

Đối với các công ty xây dựng, đặc điểm ngành nghề xây dựng khiến cho

tỷ trọng tài sản ngắn hạn thường cao hơn tỷ trọng tài sản dài hạn, nên hệ số này

thường phải cao. Để đánh giá cần dựa vào hệ số trung bình của ngành.

Nếu hệ số khả năng thanh toán hiện thời thấp, chứng tỏ khả năng trả nợ

của doanh nghiệp yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về

tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc thanh toán các khoản nợ.

Nếu hệ số này cao thể hiện doanh nghiệp có năng lực tốt để thanh toán các

khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao cũng chưa chắc đã tốt vì có

thể doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn gây ứ đọng vốn hoặc vốn bị chiếm

dụng nhiều nằm trong khoản phải thu. Do vậy, để đánh giá một cách sát thực

hơn nữa khả năng đảm bảo thanh toán của doanh nghiệp, người ta tính sẽ sử

dụng những tài sản nhanh chuyển đổi thành tiền để đảm bảo trả nợ ngắn hạn. Khi

đó, ta xác định được chỉ tiêu gọi là hệ số khả năng thanh toán nhanh.

* Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ sộ khả năng thanh toán nhanh

= Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Tổng nợ ngắn hạn

Trong cách tính hệ số khả năng thanh toán nhanh hàng tồn kho bị trừ ra

khỏi tài sản ngắn hạn, do trong tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho có khả năng

thanh khoản kém nhất. Do vậy, hệ số này phản ánh khả năng trả ngay các khoản

nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ mà không cần dựa vào việc bán các loại

vật tư, sản phẩm và hàng hóa.

Đối với các công ty xây dựng, hàng tồn kho thường lớn, chủ yếu nằm ở

sản phẩm kinh doanh dở dang. Do đó, để có thể giám sát được khả năng thanh

toán của các công ty này, nhất thiết phải loại bỏ hàng tồn kho ra khỏi tài sản

ngắn hạn.

130

Hệ số này càng cao là khả năng thanh toán càng tốt, nhưng hệ số này cao

thì cũng chưa hẳn là đã đảm bảo tốt mọi nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn

hạn. Bởi nếu như trong nợ phải thu có một bộ phận là nợ xấu, nợ khó đòi, hoặc

có sự không đồng nhất giữa thời gian thu hồi nợ với thời gian trả nợ. Do đó, cần

thiết phải tính tiếp chỉ tiêu phản ánh ở cấp độ nhanh hơn nữa khả năng trả nợ

ngay lập tức của doanh nghiệp. Do đó, người ta đi xác định chỉ tiêu hệ số khả

năng thanh toán tức thời.

* Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ sộ khả năng thanh toán tức thời

= Vốn bằng tiền

Tổng nợ ngắn hạn

Tiền ở đây bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Các

khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng

chuyển đổi thành tiền như chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá.

Chỉ tiêu này giúp chủ sở hữu đánh giá tại thời điểm giám sát doanh nghiệp

có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tuy nhiên cần lưu

ý rằng nếu hệ số này quá cao cho thấy doanh nghiệp đang có một lượng lớn bằng

tiền nhàn rỗi, gây lãng phí, ứ đọng vốn, giảm vòng quay của vốn và cũng không

phải khoản nợ ngắn hạn nào cũng cần thanh toán ngay tại thời điểm phân tích.

* Hệ số nợ phải thu so với nợ phải trả

Đây là hệ số cho biết quan hệ giữa nợ phải thu với nợ phải trả ngắn hạn.

Qua hệ số này cho biết nếu mối tương quan giữa số vốn mà doanh nghiệp bị

chiếm dụng so với số vốn đang đi chiếm dụng.

* Hệ số thanh toán lãi vay

Hệ số thanh toan lãi vay cho biết lợi nhuận mà doanh nghiệp làm ra trong

kỳ có đủ để trả lãi vay hay không.

Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Lãi vay phải trả trong kỳ

Hệ số này cho thấy doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt hay không,

lợi nhuận đem lại có đủ để bù đắp lãi vay phải trả hay không? Lãi vay là khoản

chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho các

chủ nợ. Hệ số thanh toán lãi vay lớn chứng tỏ việc sử dụng vốn vay là có hiệu

131

quả và khả năng đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn cao. Như vậy, hệ số

này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh cân đối dòng tiền

Thực tế cho thấy, khi doanh nghiệp có dòng tiền vào ra ổn định thì sẽ có

khả năng đảm bảo thanh toán được các khoản nợ, hạn chế rủi ro tín dụng. Do đó

cần thiết phải đo lường được chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa dòng tiền vào

và dòng tiền ra. Các chỉ tiêu nên sử dụng là:

* Tỷ lệ giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra

Tỷ lệ dòng tiền vào

với dòng tiền ra

= Dòng tiền vào trong kỳ

Dòng tiền ra trong kỳ

Dòng tiền vào và dòng tiền ra là tổng cộng dòng tiền vào hay dòng tiền ra

trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

* Tỷ lệ dòng tiền thuần so với nhu cầu trả nợ:

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp có thể dùng để trả nợ được xác định như sau:

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp = (Khấu hao TSCĐ + Lợi nhuận trước

lãi vay và thuế) - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Chi tiêu vốn đầu tư tài sản dài

hạn - Đầu tư vào tài sản ngắn hạn thuần tăng thêm.

Sau khi tính được dòng tiền thuần của doanh nghiệp, chúng ta coi như

dòng tiền này sẽ ưu tiên dành cho việc trả nợ gốc và trả lãi vay. Do đó, chúng ta

cần tính toán chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa dòng tiền có thể dành cho việc

trả nợ so với nhu cầu trả nợ.

Tỷ lệ dòng tiền so với

nhu cầu trả nợ

= Dòng tiền thuần trong kỳ

Nhu cầu trả nợ

Trong đó:

Nhu cầu trả nợ = Tổng số nợ phải trả ngắn hạn + Lãi vay trong kỳ.

Như vậy, chỉ tiêu này sẽ là cơ sở để biết dòng tiền của doanh nghiệp tạo ra

trong kỳ có đủ để thanh toán các khoản nợ phải trả ngắn hạn hay không.

* Chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro tài chính

Một trong những khía cạnh rủi ro tài chính là sự dao động của tỷ suất sinh

lời do tác động của việc sử dụng vốn vay nợ. Để đo lường sự dao động đó, người

ta có thể sử dụng chỉ tiêu mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính.

132

DFL = Tỷ lệ thay đổi của tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Khi giám sát các chỉ tiêu phản ánh chính sách tài trợ của các DNXD BQP

cũng cần phải căn cứ vào việc hiện nay các doanh nghiệp có xây dựng cho mình

chiến lược tăng vốn điều lệ, nguồn huy động vốn kinh doanh hay không. Việc huy

động vốn chỉ thực hiện khi đảm bảo có phương án trả nợ khả thi và tuân thủ đúng

quy định của pháp luật. Khi giám sát chủ sở hữu cần phải căn cứ vào phương án

huy động vốn, thời hạn vay, lãi suất vay, thời gian hoàn trả, nguồn hoàn trả.

Tùy thuộc vào khả năng tài chính của từng doanh nghiệp, các DNXD

BQP khi huy động vốn có thể lựa chọn các hình thức sau: sử dụng lợi nhuận giữ

lại để tái đầu tư, sử dụng nợ vay, thuê tài sản.

Qua phân tích thực trạng của các DNXD BQP cho thấy hầu hết các doanh

nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn vay. Vấn đề đặt ra ở đây là để biết được hiệu quả

của việc sử dụng các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp có tốt hay không.

Để có thể giám sát được việc này, chủ sở hữu cần phải căn cứ vào kế hoạch tài

chính của doanh nghiệp để xác định chi phí sử dụng vốn. Cần phải xác định chi

phí sử dụng vốn của từng nguồn. Muốn làm được điều này thì ngay từ bản thân

các DNXD BQP cần phải có cán bộ chuyên trách để theo dõi việc sử dụng vốn,

giám sát, tổng hợp tình hình hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước.

1 Hệ số khả năng thanh

toán hiện thời

Tổng tài sản ngắn hạn

Tổng nợ ngắn hạn

Rủi ro

thanh toán

2 Hệ số khả năng thanh

toán nhanh

Tổng TSNH - Hàng tồn kho

Tổng nợ ngắn hạn

Rủi ro

thanh toán

3 Hệ số khả năng thanh

toán tức thời

Vốn bằng tiền

Tổng nợ ngắn hạn

Rủi ro

thanh toán

4 Hệ số thanh toán lãi

vay

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Lãi vay phải trả trong kỳ

Rủi ro

thanh toán

5 Tỷ lệ dòng tiền vào

với dòng tiền ra

Dòng tiền vào trong kỳ

Dòng tiền ra trong kỳ

Rủi ro

thanh toán

7 Mức độ ảnh hưởng

của đòn bẩy tài chính

Tỷ lệ thay đổi của ROE

Tỷ lệ thay đổi của EBIT

Rủi ro

thanh toán

133

3.2.1.6. Hoàn thiện về chỉ tiêu giám sát sử dụng chi phí

Việc giám sát sử dụng chi phí trong các công ty xây dựng nói chung và

các công ty xây dựng thuộc BQP nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Như đã

phân tích ở chương 2, việc giám sát sử dụng chi phí ở các công ty xây dựng

thuộc BQP hiện nay mới chỉ đơn giản ở so sánh chi phí thực hiện với các năm

trước. Điều này chưa phản ánh được mức độ sử dụng chi phí của công ty. Do đó

cần phải bổ sung và hoàn thiện các chỉ tiêu này như sau:

Thứ nhất, bổ sung các chỉ tiêu:

Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trên doanh thu:

Tỷ suất giá vốn hàng bán

trên doanh thu thuần

= Trị giá vốn hàng bán

x 100% Doanh thu thuần

Tỷ suất chi phí quản lý

doanh nghiệp trên DTT

= Chi phí quản lý DN

x 100% Doanh thu thuần

Tỷ suất chi phí tài chính trên

doanh thu tài chính

= Chi phí tài chính

x 100% Doanh thu tài chính

Bổ sung thêm các chỉ tiêu về định mức chi phí: định mức chi phí nguyên

vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao.

Thứ hai, giám sát việc sử dụng chi phí thông qua các chỉ tiêu. Các công ty

xây dựng thuộc BQP nên tính toán các chỉ tiêu giám sát sử dụng chi phí và so

sánh các chỉ tiêu giữa thực hiện với kế hoạch và với định mức. Tùy theo từng

công trình với các đặc điểm về quy mô, kết cấu, địa hình… mà xây dựng các

định mức và đánh giá mức độ sử dụng chi phí cho phù hợp.

Sau khi đã tính toán hết tất cả các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính

trên các hoạt động huy động vốn, đầu tư và sử dụng vốn, phân phối lợi nhuận

sau thuế của các DNXD BQP, cần thiết phải có mốc so sánh đánh giá. Việc đánh

giá có thể được thực hiện bằng cách: (i) so sánh các chỉ số đó theo thời gian, tức

là lập một bảng theo dõi các chỉ số đó theo từng năm. Sau đó đánh giá xem xét

dựa vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh xây dựng của công ty và điều kiện của

134

nền kinh tế để xem xét các hoạt động tài chính của công ty trong thời gian qua.

Việc so sánh này giúp cán bộ giám sát biết được xu hướng biến động và nguyên

nhân biến động của các doanh nghiệp bị giám sát. (ii) Có thể so sánh các chỉ số

đó với các doanh nghiệp trong cùng ngành xây dựng hoặc chỉ số trung bình của

ngành. Việc so sánh này giúp cho cán bộ giám sát biết được doanh nghiệp bị

giám sát đang ở vị trí nào trong ngành.

Bảng 3.5: Chỉ tiêu tài chính trung bình của doanh nghiệp ngành xây dựng

Chỉ tiêu

Tiêu chuẩn về các chỉ tiêu tài chính đối với các doanh nghiệp

Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ

A B C D A B C D A B C D

1. Nợ phải trả so với tổng

tài sản (%) 50 55 60 65 48 53 58 63 45 50 55 60

2. Nợ phải trả dài hạn so

với vốn chủ sở hữu(%) 95 80 56 45 85 62 52 41 76 56 49 35

3. Nợ vay dài hạn so với

tổng tài sản (%) 43 40 38 30 40 37 33 25 40 36 30 24

4. Nguồn vốn dài hạn so

với tài sản dài hạn(%) 110 105 95 70 105 100 85 65 104 100 80 60

5. Hệ số khả năng thanh

toán hiện thời 1,9 1,2 0,8 0,5 2,1 1,1 0,9 0,6 2,3 1,5 1,0 0,8

6. Hệ số khả năng thanh

toán nhanh 1,0 0,9 0.6 0.4 1,0 0.8 0.5 0.4 1.2 1,0 0.8 0.6

7. Hệ số khả năng thanh

toán tức thời 0,8 0,7 0,6 0,4 0,9 0,8 0,5 0,3 0,9 0,7 0,5 0,2

8. Hệ số thanh toán lãi vay

(lần) 3,3 3,0 1,9 0,9 3,2 2,4 1,8 0,8 3,1 2,4 1,6 0,8

9. Dòng tiền vào so với

dòng tiền ra (%) 2,2 1,8 1,4 0,8 1,8 1,6 1,1 0,7 1,6 1,2 1,1 0,6

10. Mức độ ảnh hưởng của

đòn bẩy tài chính 2,0 2,4 3,5 4,4 1,8 2,3 3,4 4,2 1,6 2,2 3,2 4,1

Nguồn: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2011 xây dựng chỉ tiêu cảnh báo

rủi ro tài chính đối với các tập đoàn kinh tế.

3.2.2. Xây dựng nhóm chỉ tiêu cảnh báo rủi ro

Giám sát là một quá trình liên tục và mục tiêu của giám sát còn để cảnh

báo rủi ro. Do đó cần thiết phải xây dựng các chỉ tiêu cảnh báo rủi ro. Để có thể

xây dựng nhóm chỉ tiêu cảnh báo rủi ro, ta có thể dựa vào các nội dung sau:

- Áp dụng mô hình “Áp lực quả lắc” để nhận biết dấu hiệu rủi ro đổ vỡ

của doanh nghiệp

135

Hiện nay nhiều chuyên gia tài chính sử dụng mô hình “Áp lực quả lắc” để

giám sát và đánh giá mức độ “an toàn tài chính” của một doanh nghiệp. Mô hình

này tập trung vào vấn đề quản lý dòng tiền hiệu quả của doanh nghiệp. Tuy

nhiên việc tạo ra tiền không phải là yếu tố duy nhất trong công tác quản trị của

doanh nghiệp, nhưng có thể giúp doanh nghiệp nhận biết được tình trạng tài

chính của mình. Theo mô hình này, mỗi vị trí của quả lắc sẽ đưa lại những dấu

hiệu mang ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:

- Nếu doanh nghiệp gặp phải các dấu hiệu như có tiềm năng vi phạm hợp

đồng, hệ số tín nhiệm sụt giảm, lợi nhuận ở mức cảnh báo hoặc lợi nhuận giảm.

Tuy nhiên ở các doanh nghiệp này, hội đồng thành viên, ban điều hành vẫn có

khả năng kiểm soát chiến lược hoạt động của doanh nghiệp, các dấu hiệu này có

thể cảnh báo doanh nghiệp bắt đầu rơi vào tình trạng tài chính khó khăn, có khả

năng mất an toàn tài chính.

- Nếu doanh nghiệp gặp phải các vấn đề như vi phạm hợp đồng, áp lực tín

dụng (áp lực trả nợ), chi phí tái đầu tư cao, giá trị vốn chủ sở hữu không đáng kể,

hoặc chủ nợ kiểm soát chiến lược hoạt động của doanh nghiệp, các dấu hiệu này

có thể cảnh báo doanh nghiệp có thể đang rơi vào trạng thái mất kiểm soát và

khả năng sắp phá sản.

Một doanh nghiệp mà có quả lắc di chuyển sang bên phải (sang vị trí dòng

tiền âm) càng nhiều càng cho thấy doanh nghiệp đó đang ở tình trạng thất thoát

một lượng tiền khá lớn, bắt đầu mất dần khả năng kiểm soát dòng tiền cũng như

các hoạt động quản trị của mình. Lúc đó, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, cơ

hội cải thiện ít.

Mỗi ngành nghề kinh doanh có những dấu hiệu mất an toàn khác nhau. Ở

cùng một điều kiện các doanh nghiệp đó có thể sẽ ở các vị trí khác nhau trong

quả lắc. Do đó các phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp cần được

thực hiện trên cơ sở hoạt động đặc thù của doanh nghiệp đó. Với các doanh

nghiệp xây dựng thuộc BQP, vừa hoạt động trong ngành xây dựng vừa trực

thuộc BQP nên sẽ mang những đặc điểm riêng. Ngoài các hoạt động xây dựng

136

bên ngoài, các công ty này còn phải thi công các công trình mang những đặc thù

riêng cho BQP. Do vậy khi áp dụng mô hình này vào các DNXD BQP cần phải

chú ý đến đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp này. Nếu các doanh nghiệp

chỉ thi công các công trình xây dựng bên ngoài thì việc áp dụng mô hình này phù

hợp. Nhưng nếu các công ty còn phải thi công các công trình xây dựng theo chỉ

định thầu của BQP, những công trình liên quan đến an ninh, quốc phòng thì cần

phải bóc tách ra để áp dụng cho phù hợp.

Mô hình này cũng không phải luôn luôn phù hợp với tất cả các trường hợp

mà doanh nghiệp gặp phải. Chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp cần thực hiện

công tác giám sát liên tục và thường xuyên để có thể nhận biết được những dấu

hiệu cảnh báo mất an toàn tài chính của doanh nghiệp.

Một số dấu hiệu mất an toàn tài chính

Tên dấu hiệu Diễn giải và các vấn đề cần lƣu ý

Dự báo lợi nhuận thấp hơn

so với kỳ vọng

Dấu hiệu này cho thấy doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả

hơn so với dự báo.

Khi nhận thấy dấu hiệu này, chủ sở hữu cần trao đổi với

doanh nghiệp và đưa ra các chỉ đạo xử lý kịp thời

Doanh thu thuần/Lợi nhuận

gộp giảm

Doanh thu thuần/lợi nhuận gộp giảm liên tiếp qua các kỳ là

dấu hiệu cho thấy các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

không có hiệu quả. Doanh nghiệp đang không sử dụng hiệu

quả các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động…) trong quy trình

sản xuất kinh doanh.

Khi nhận thấy dấu hiệu này, chủ sở hữu cần trao đổi với

doanh nghiệp nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn tới việc doanh

nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Các biện pháp có thể gồm

việc rà soát và quản lý chi phí, cắt giảm hoạt động kinh doanh

kém hiệu quả, điều chỉnh chiến lược, ngành nghề trọng tâm,

tìm cách thức tiếp cận khách hàng, phương hướng phát triển

sản phẩm khác…

Đây là một trong những dấu hiệu lãnh đạo doanh nghiệp cũng

như chủ sở hữu cần tính đến trước khi phê duyệt cho DN thực

hiện đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh kém lợi thế

137

Cạnh tranh trên thị

trường/cạnh tranh về giá

khốc liệt

Khi DN hoạt động trong một môi trường có sức ép cạnh tranh

cao, giá cả và lợi nhuận gộp sẽ bị thắt chặt, nhất là thị trường

xây dựng hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh

nghiệp trong nước và nước ngoài. DNXD BQP buộc phải đưa

ra mức giá phù hợp hoặc giảm theo thị trường để tăng tính

cạnh tranh. Do đó làm giảm lợi nhuận kỳ vọng, và gây áp lực

dòng tiền, khó khăn trong trả nợ, gây mất an toàn tài chính.

Để ngăn ngừa các phát sinh có thể xảy ra, chủ sở hữu cần yêu

cầu DN thường xuyên đánh giá tình hình thị trường, giải trình

và đề xuất phương hướng phát triển, tăng lợi thế cạnh tranh.

Khả năng thanh toán lãi

vay thấp

Dấu hiệu này cho thấy DN có thể gặp khó khăn để thu xếp các

khoản trả nợ gốc và lãi vay từ các nguồn tiền thu được trong

kỳ.

Khi nhận thấy dấu hiệu này, chủ sở hữu cần trao đổi với DN

để có biện pháp xử lý như cân đối lại cơ cấu nguồn vốn, xem

xét việc xử lý nợ còn tồn đọng ở công trình nào nhằm tăng

cường vòng quay phải thu, đẩy nhanh tiến độ thi công các

công trình nhằm tăng vòng quay hàng tồn kho… để nâng cao

khả năng trả lãi.

Dòng tiền hoạt động âm/

Thanh khoản hạn chế

Dòng tiền hoạt động âm khi sử dụng tiền nhiều hơn lượng tiền

tạo ra. Thanh khoản hạn chế xảy ra khi DN không có khả

năng chuyển đổi các tài sản hiện có sang tiền mặt khi cần.

Theo đó DN ở trạng thái có thể trả nợ nhưng không thể trả nợ

đúng hạn.

Vốn lưu động giảm Vốn lưu động là thước đo tài chính đại diện cho thanh khoản

vận hành có sẵn cho một doanh nghiệp. Nếu tài sản ngắn hạn

ít hơn nợ ngắn hạn, có thể coi đó là thâm hụt vốn lưu động.

Mở rộng hoạt động kinh

doanh nhanh chóng

Mở rộng hoạt động kinh doanh nhanh chóng có thể khiến

doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trang trải kinh phí đầu

tư, do tiền mặt đổ vào việc mua sắm các tài sản mới, và không

thể tạo ra lợi nhuận ngay để có thể trả nợ huy động cho hoạt

động đầu tư.

Một vấn đề khác của doanh nghiệp là tình trạng đầu tư dàn

trải, kém hiệu quả, đầu tư vào ngành nghề kinh doanh không

có lợi thế cạnh tranh, đầu tư không vì mục tiêu tối đa hóa giá

trị doanh nghiệp, hậu quả tất yếu là DN nhanh chóng rơi vào

tình trạng khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ nợ.

138

- Áp dụng hàm thống kê Z-score của I.Atman để có thể tính toán được chỉ

số cảnh báo rủi ro.

Theo hàm thống kê Z-score của I.Atman, ta có chỉ số Z của công ty chưa

niêm yết thuộc ngành sản xuất là:

Z’ = 0.717.X1 + 0.847.X2 + 3.107.X3 + 0.42.X4 + 0.998.X5

Trong đó:

X1 = Vốn lưu động thuần = (Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản

X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản

X3 = EBIT (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế)/Tổng tài sản

X4 = Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu/Giá trị sổ sách của tổng nợ

X5 = Hiệu quả sử dụng tài sản =Doanh thu/Tổng tài sản

- Nếu Z’ > 2.9 thì doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ

phá sản;

- Nếu 1.23 < Z’ < 2.9 thì doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể

có nguy cơ phá sản;

- Nếu Z’ <1.23 thì doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá

sản cao.

Chỉ số này được I.Atman thống kê từ rất nhiều các công ty sản xuất của

Mỹ. Ta có thể áp dụng chỉ số này đối với việc giám sát cảnh báo rủi ro đối với

các công ty xây dựng thuộc BQP. Chỉ số này là một trong những chỉ số tham

khảo giúp cho các công ty xây dựng thuộc BQP biết được công ty của mình đang

trong diện cảnh báo nào. Tuy nhiên vì đặc điểm thị trường của Mỹ khác với Việt

Nam nên đây cũng chỉ là chỉ số tham khảo giúp cho doanh nghiệp biết mình

đang trong diện nào.

- Áp dụng mô hình kinh tế lượng để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến

mức độ rủi ro của công ty xây dựng thuộc BQP

Ngoài ra ta có thể dựa vào mô hình kinh tế lượng để ước lượng các nhân

tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro của công ty. Để ước lượng các tham số của mô

hình kinh tế lượng, kiểm định chất lượng của mô hình kinh tế lượng hay tiến

139

hành các bài toán dự báo (dự báo thông qua mô hình, dự báo nội tại của biến…),

trước đây khi tin học chưa phát triển để giải quyết các bài toán này ta hay tiến

hành tính toán một cách thủ công khi có số liệu thông qua các mô hình, phương

trình toán học ta sẽ tính toán và tìm được. Nhưng phương pháp này có khá nhiều

nhược điểm: tính toán thủ công, mất công sức, độ chính xác chưa cao (chứa

nhiều sai sót), nhiều loại bài toán phức tạp rất khó thực hiện (một số bài toán

không thực hiện được). Nhưng ngày nay, để giải quyết bài toán này và các

nhược điểm này chúng ta đã có các phần mềm chuyên dụng để hỗ trợ, khi đó các

bài toán này trở nên khá đơn giản, vấn đề của chúng ta là chọn được những mô

hình phản ánh các mối quan hệ kinh tế làm sao cho phù hợp với cả lý thuyết và

thực tế, có khả năng phân tích và ứng dụng cao, và cách thức phân tích kết quả

qua mô hình như thế nào. Nhắc đến phần mềm ứng dụng cho kinh tế lượng thì có

rất nhiều, một trong những phần mềm kinh tế lượng được dùng phổ biến, rộng

rãi nhất trên thế giới hiện nay đó là phần mềm EVIEWS, đây là phần mềm trên

đó tích hợp rất nhiều ứng dụng như xây dựng, kiểm định chất lượng mô hình

kinh tế lượng, phân tích và dự báo, phân tích số thống kê, xử lý số liệu, phân tích

phương sai… Nhưng ưu điểm và thế mạnh lớn nhất của phần mềm này chính là

ước lượng, kiểm định và dự báo cho mô hình kinh tế.

Trước khi bàn đến việc sử dụng mô hình tính toán nào để ước lượng rủi ro,

các DNXD BQP cần phải khai thác triệt để sự kết hợp giữa quản trị rủi ro và

kiểm toán nội bộ để đảm bảo tính liên tục trong các đánh giá và báo cáo rủi ro.

Khi có được một tổng hợp số liệu về thị trường, về các nguồn tín dụng, các phân

tích tình huống cụ thể, việc áp dụng các công thức định lượng tạo ra cơ sở khoa

học cho việc quản trị mới có thể thực sự phát huy hiệu quả. Hiện nay, để xử lý

dữ liệu bằng định lượng nhằm tính toán và đo lường rủi ro tài chính gồm có phân

tích GAP, phân tích Duration, phân tích triển vọng, phương pháp VaR hoặc sử

dụng độ lệch chuẩn, lý thuyết cận biên, mô hình lấy ARCH làm gốc. Với mặt

bằng chung trình độ quản lý của các DNXD BQP hiện nay, nếu không thuê

ngoài, việc sử dụng độ lệch chuẩn sẽ là một phương pháp phù hợp nhưng chỉ

140

mang tính tạm thời. Việc sử dụng độ lệch chuẩn yêu cầu phải có một khối lượng

dữ liệu rất lớn trong quá khứ và phải thu thập trong thời gian đủ dài thì tính

chính xác mới được đảm bảo. Hơn nữa, rủi ro tài chính đến từ nhiều nguồn khác

nhau và có những sự năng động nhất định trong các trào lưu biến đổi, việc chỉ

thuần túy dựa vào các số liệu trong quá khứ để ước lượng rủi ro tương lai, rất

nhiều yếu tố mới gây tác động sẽ bị bỏ qua. Hơn nữa, độ lệch chuẩn là một biến

số thay đổi theo thời gian, điều này khiến việc xác định độ lệch chuẩn xác cho

các tài sản tài chính trở thành một thách thức lớn đối với các nhà quản lý.

3.2.3. Xây dựng nhóm chỉ tiêu phi tài chính

Các chỉ tiêu phi tài chính có tác động trực tiếp đến DNXD BQP như tình

hình trả nợ và lãi vay, khả năng ứng phó với các thay đổi, đa dạng hoá ngành

nghề, lĩnh vực kinh doanh, khả năng mở rộng quy mô kinh doanh. Các nhân tố

này có khả năng tác động làm gia tăng rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp. Do

đó, việc phân tích và đánh giá tác động của các chỉ tiêu này đến khả năng thanh

toán và mức độ rủi ro tài chính là rất cần thiết.

Mục đích, cơ sở xác định và nội dung ý nghĩa của các chỉ tiêu phi tài

chính được thể hiện trong bảng sau:

141

Bảng 3.6: Cách xác định các chỉ tiêu phi tài chính

TT Chỉ tiêu Mục đích

của chỉ tiêu Cơ sở xác định và đánh giá

Mức độ đánh giá

Mức độ Giải thích

1 Khả năng ứng phó

với thay đổi

Đánh giá khả năng

tận dụng những cơ

hội và ứng phó với

những thách thức của

doanh nghiệp trong

tiến trình phát triển

Đánh giá dựa trên một số tiêu thức sau:

Khả năng dự đoán và nắm bắt xu hướng

của thị trường;

Khả năng thích ứng với những biến động

thay đổi của thị trường;

Có thể tận dụng những cơ hội do thay đổi

thị trường mang lại và tạo điều kiện cho sự

phát triển của doanh nghiệp.

Một số dẫn chứng thể hiện tính năng động

nhạy bén:

Trình độ kỹ thuật công nghệ áp dụng trong

thi công các công trình

Công dụng và chất lượng của các công

trình thi công

Chính sách dịch vụ bảo hành sau khi hoàn

thành công trình

Công tác tiếp thị và quảng cáo

Công nghệ tiên

tiến, khả năng

quản trị cao, có

kinh nghiệm

Tiên phong trong việc thử nghiệm

và sử dụng các công nghệ tiên tiến

nhất trong từng thời kỳ, thường

xuyên cập nhập và đổi mới, có

nhiều kinh nghiệm trong việc ứng

phó các thay đổi

Công nghệ khá

tiên tiến, khả năng

quản trị cao, có

kinh nghiệm.

Thử nghiệm và sử dụng các công

nghệ tiên tiến, thường xuyên cập

nhập và đổi mới, có nhiều kinh

nghiệm trong việc ứng phó các

thay đổi

Công nghệ trung

bình, khả năng

quản trị cao.

Có khả năng quản trị cao, tuy

nhiên việc áp dụng công nghệ

quản lý, công nghệ hoạt động ở

mức trung bình

Công nghệ trung

bình, khả năng

quản trị bị hạn chế

Áp dụng công nghệ quản lý, công

nghệ hoạt động ở mức trung bình;

tuy nhiên khả năng quản trị bị hạn

chế

Công nghệ lạc

hậu, khả năng

quản trị kém

Hiện tại vẫn còn sử dụng công

nghệ lạc hậu, khả năng quản trị và

ứng phó với những thay đổi kém

142

TT Chỉ tiêu Mục đích

của chỉ tiêu Cơ sở xác định và đánh giá

Mức độ đánh giá

Mức độ Giải thích

2

Đa dạng hoá ngành

nghề và lĩnh vực

kinh doanh

Đánh giá về sản

phẩm dịch vụ, ngành

nghề và lĩnh vực kinh

doanh. Đồng thời

đánh giá về tiềm

năng phát triển của

ngành nghề và lĩnh

vực kinh doanh của

doanh nghiệp

Được đánh giá thông qua các tiêu chí:

Danh mục sản phẩm dịch vụ;

Khu vực địa lý của doanh nghiệp;

Mạng lưới các chi nhánh;

Đối tượng khách hàng.

Xác định dựa trên nguồn thông tin sau:

Các phương tiện thông tin đại chúng;

Thông tin từ người lao động hiện tại;

Đa dạng hoá tốt

quanh năng lực

cốt lõi

Việc đa dạng hóa ngành nghề và

lĩnh vực kinh doanh được thực

hiện rất tốt dựa trên năng lực cốt

lõi

Đa dạng hoá

quanh năng lực

cốt lõi

Việc đa dạng hóa ngành nghề và

lĩnh vực kinh doanh dựa trên năng

lực cốt lõi

Ít đa dạng hoá

quanh năng lực

cốt lõi

Hạn chế việc mở rộng lĩnh vực

kinh doanh và đa dạng hóa ngành

nghề dựa trên năng lực cốt lõi

Không đa dạng

hoá

Dựa trên năng lực cốt lõi, doanh

nghiệp không thực hiện việc đa

dạng hóa ngành nghề và lĩnh vực

kinh doanh

Đa dạng hoá

ngoài năng lực cốt

lõi

Thực hiện việc đa dạng hóa ngành

nghề và lĩnh vực kinh doanh ngoài

năng lực cốt lõi

143

TT Chỉ tiêu Mục đích

của chỉ tiêu Cơ sở xác định và đánh giá

Mức độ đánh giá

Mức độ Giải thích

3 Khả năng mở rộng

qui mô kinh doanh

Đánh giá về khả

năng phát triển của

doanh nghiệp thông

qua việc doanh

nghiệp có mở rộng

quy mô hoạt động

kinh doanh hay

không, những thuận

lợi và khó khăn gặp

phải

Đánh giá dựa trên các yếu tố sau:

Triển vọng phát triển của ngành xây dựng;

Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 3

năm gần đây của doanh nghiệp;

Khả năng mở rộng phạm vi hoạt động của

doanh nghiệp;

Các thuận lợi và khó khăn của doanh

nghiệp;

Năng lực điều hành của người trực tiếp

quản lý cũng như ban lãnh đạo…

Triển khai và thực

hiện nhiều dự án

phù hợp với khả

năng

Thực hiện mở rộng quy mô bằng

việc triển khai và thực hiện nhiều

dự án phù hợp với khả năng hiện

Mở rộng trong

phạm vi phù hợp

với khả năng

Thực hiện mở rộng quy mô bằng

việc mở rộng trong phạm vi phù

hợp với khả năng hiện có

Không mở rộng

nhiều qui mô

Không mở rộng nhiều quy mô

trong hoạt động sản xuất kinh

doanh

Không mở rộng

qui mô

Không thực hiện mở rộng quy mô

trong hoạt động sản xuất kinh

doanh

Mở rộng quá

nhiều và quá

nhanh

Mở rộng quá nhiều và quá nhanh

vượt quá khả năng hiện có

144

3.2.4. Hoàn thiện cơ chế chính sách

Một trong những giải pháp quan trọng của quá trình tái cơ cấu DNNN

trong giai đoạn tới đó là tăng cường quản lý, giám sát việc đầu tư vốn nhà nước

vào DN nhằm đạt được 02 mục tiêu chính là: (i) DNNN có cơ cấu hợp lý hơn,

tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích

thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước

thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước

định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; (ii) Nâng cao sức

cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với DN kinh doanh; hoàn

thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho

xã hội, quốc phòng, an ninh đối với DN hoạt động công ích.

Song song với việc tiếp tục thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nhà nước thì việc giám sát hoạt động tài chính các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nhà nước nói chung và các công ty xây dựng thuộc BQP nói riêng là việc

cần thiết. Theo đó cần phải hoàn thiện các cơ chế chính sách:

Một là, sớm ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản

xuất kinh doanh theo hướng: (i) Xác định rõ phạm vi, đối tượng, mục tiêu, hình

thức và thẩm quyền đầu tư vốn nhà nước vào DN. Trong đó, khái niệm vốn nhà

nước đầu tư vào DN cũng cần phải làm rõ để đảm bảo yêu cầu quản lý, giám sát

của nhà nước, cũng như đảm bảo hoạt động kinh doanh của DN. Theo Luật

DNNN, Nhà nước thực hiện giao vốn, bổ sung vốn cho DN khi DN 100% vốn

nhà nước đầu tư thành lập công ty con do công ty mẹ nắm 100% vốn điều lệ.

Điều này đồng nghĩa công ty con là do Nhà nước đầu tư vốn, trên thực tế, công

ty mẹ có thể sử dụng nguồn huy động, nguồn vốn khác (không phải vốn đầu tư

của Nhà nước) để đầu tư thành lập công ty con. Do đó, phải xác định rõ khái

niệm và phạm vi vốn nhà nước đầu tư vào DN là số vốn nhà nước đầu tư trực

tiếp vào công ty mẹ là tập đoàn, tổng công ty hoặc các DN nhà nước độc lập,

Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn (thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng). (ii) Xác

định rõ tổ chức, hình thức, tiêu chí và chế tài cụ thể để thực hiện việc quản lý,

145

giám sát vốn nhà nước đầu tư vào DN và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu

vốn nhà nước tại DN; (iii) Hướng dẫn việc quản lý vốn, tài sản nhà nước tại DN

do Nhà nước làm chủ sở hữu, trong đó làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của các

chủ thể tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn nhà nước và

quyền, nghĩa vụ của các chủ thể điều hành sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

Trong khi chưa ban hành Luật thì cần sớm ban hành hệ thống các văn bản

hướng dẫn việc quản lý, giám sát vốn nhà nước đầu tư tại DN cho phù hợp với

tình hình thực tiễn và quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 như:

- Hoàn thiện phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa

vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào DN.

Trong đó, tập trung làm rõ quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Chính phủ, Thủ

tướng Chính phủ, BQP - cấp trên trực tiếp chủ sở hữu tại công ty xây dựng thuộc

BQP. Các bộ như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Lao

động - Thương binh và Xã hội và Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị - là

chủ sở hữu tại các công ty xây dựng thuộc BQP trong việc tổ chức, hoạt động,

giám sát, kiểm tra, thanh tra thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh,

đầu tư phát triển; quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn, đánh giá cán bộ

quản lý và hiệu quả hoạt động của các công ty xây dựng thuộc BQP. Đồng thời,

có cơ chế, chế tài để các tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả các quyền, trách

nhiệm, nghĩa vụ được phân công, phân cấp.

- Hoàn thiện cơ chế đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước vào DN và quản lý

tài chính đối với DN và cơ chế phân phối lợi nhuận trong DN theo cơ chế thị

trường, công bố, minh bạch báo cáo tài chính, thông tin tài chính, kinh doanh,

điều hành tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; tăng cường trách nhiệm giải

trình của Hội đồng thành viên và Ban điều hành.

- Hoàn thiện khung pháp lý về tập đoàn kinh tế nhà nước theo hướng có

Nghị định riêng về tổ chức và hoạt động của từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty

nhà nước đặc biệt quan trọng để nâng cao tính pháp lý, tăng cường công tác

giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu nhà nước và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty

nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn.

146

- Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với DN sản xuất, cung ứng sản phẩm,

dịch vụ công ích, quốc phòng, an ninh bảo đảm người lao động có mức thu nhập

hợp lý, DN có lãi, thu hút được nguồn lực của xã hội tham gia. Mở rộng chế độ

đặt hàng, đấu thầu sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tiền lương, tiền thưởng để DN thực sự

chủ động trong trả lương, trả thưởng gắn với năng suất lao động, hiệu quả sản

xuất, kinh doanh; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, DN, người lao động;

thu hút lao động có trình độ cao vào làm việc.

- Ban hành cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của các

tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo hướng

xác định rõ tiêu chí giám sát đối với DN kinh doanh là bảo toàn vốn dựa trên tỷ

suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng

các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh đối với

DN hoạt động công ích.

- Ở cấp độ một tổ chức, rủi ro đầu tư sẽ trực tiếp liên quan đến việc quản

lý đầu tư. Các quyết định phân bổ vốn cho các danh mục đầu tư, việc quản lý

hoạt động đầu tư của tổ chức có thể sai sót, lệch lạc khiến cơ cấu danh mục đầu

tư không thích hợp, đánh giá quá cao tài sản, tập trung quá mức vào loại khoản

mục đầu tư nào đó. Nghị định số 33/2007/NĐ-CP mới chỉ quy định những hạn

chế về tỷ lệ vốn đầu tư tối đa đối với từng danh mục mà chưa có các quy định

khống chế tỷ lệ đầu tư cụ thể đối với từng loại tài sản đầu tư như: tỷ lệ hay mức

đầu tư cổ phiếu không bảo lãnh tại một doanh nghiệp, đối với mỗi lần phát hành,

đối với mỗi loại, hoặc tỷ lệ hay mức cho vay tối đa đối với một khách hàng... Do

vậy trong thời gian tới cần phải hoàn thiện vấn đề này.

Hai là, tổ chức chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước xây dựng Đề

án tái cơ cấu DNNN theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số

929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là

tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011- 2015”. Trong đó, cần

xác định rõ nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính; xây dựng chiến lược phát

147

triển đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 phù hợp chiến lược phát triển

ngành, nhu cầu của thị trường, khả năng về vốn và năng lực trình độ quản lý; xây

dựng phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, triển khai tái cơ cấu các DN

thành viên để thực hiện chuyên môn hóa, phân công, hợp tác, không dàn trải,

phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ theo hướng sáp nhập, hợp nhất các

DN thành viên kinh doanh cùng ngành nghề.

Về phương án tài chính, cần xác định rõ cơ cấu lại vốn, tài sản theo

hướng: đánh giá thực trạng; xác định nhu cầu vốn đầu tư, vốn điều lệ, nguồn bổ

sung vốn; rà soát và có giải pháp xử lý triệt để các khoản nợ tồn đọng không có

khả năng thu hồi; tính toán đề xuất phương án xử lý nợ không có khả năng thu

hồi và nguồn bù đắp; tính toán xác định chi phí xử lý lao động dôi dư theo chế

độ; xây dựng phương án cơ cấu lại tài sản bằng cách chuyển nhượng, sáp nhập

các dự án, các khoản đầu tư không hiệu quả hoặc chưa cấp thiết để tập trung

nguồn lực cho hoạt động kinh doanh chính.

Về phương án thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh

doanh chính trước năm 2015 đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm công

khai, minh bạch, bảo toàn ở mức cao nhất phần vốn và tài sản của Nhà nước; đối

với lĩnh vực đầu tư có khả năng mất vốn thì khẩn trương lập phương án thoái

vốn phù hợp để trình cấp có thẩm quyền xem xét từng trường hợp cụ thể sau khi

có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính; thực hiện bán phần vốn của công ty mẹ -

tập đoàn/tổng công ty nhà nước cho tổ chức, cá nhân ngoài tập đoàn kinh tế,

tổng công ty nhà nước, không bán hoặc chuyển giao lại cho các đơn vị thành

viên trong nội bộ; có lộ trình, phương thức và hình thức chuyển vốn về những

tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DN có ngành nghề kinh doanh chính

phù hợp với quy định của pháp luật; chuyển nhượng DN hoặc chuyển giao

nguyên trạng toàn bộ DN do tập đoàn, tổng công ty giữ 100% vốn sang tập đoàn,

tổng công ty có ngành nghề kinh doanh cùng với ngành nghề kinh doanh của DN

chuyển giao.

148

Ba là, sớm thành lập Tổng cục Quản lý, giám sát hoạt động tài chính DN

thuộc Bộ Tài chính để tăng cường công tác quản lý giám sát hoạt động tài chính

DN, đảm bảo chỉ đạo tập trung thống nhất của nhà nước về tài chính DN. Đồng

thời, nâng cao hiệu quả quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DN chứ không phải

là gia tăng sự can thiệp hành chính, gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh

doanh và hạn chế quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của DN.

Bốn là, Nhà nước tiếp tục có chính sách hỗ trợ DN phát triển bền vững,

hiệu quả, để hỗ trợ giúp các DN phát triển phù hợp với cam kết hội nhập, Nhà

nước cần xây dựng và đưa ra các định hướng chiến lược phát triển ngành, vùng

dài hạn làm cơ sở cho DN hoạt động; Nhà nước tập trung hỗ trợ các DN về tài

chính, khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin để giúp các DN xây dựng một hệ

thống thông tin đồng nhất phục vụ công tác kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu,

của xã hội đảm bảo công khai, minh bạch theo đúng thông lệ quốc tế. Đồng thời,

tập trung đào tạo xây dựng đội ngũ lãnh đạo DN nhằm đáp ứng được yêu cầu

phát triển và thực hiện các quyền của đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong

các DN.

3.2.5. Hoàn thiện quy trình giám sát hoạt động tài chính tại các công

ty xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng

Hiện nay, Chính phủ đã ủy quyền cho BQP làm đại diện vốn chủ sở

hữu nhà nước tại các công ty xây dựng thuộc BQP. Để có thể triển khai hoạt

động giám sát hoạt động tài chính tại các công ty này cần phải có sự phối hợp

giữa chủ sở hữu với Bộ Tài chính và các bên liên quan để thực hiện các công

việc sau:

Thứ nhất, chuẩn bị và phê duyệt kế hoạch giám sát hàng năm

Công việc Mô tả

Chủ động xây dựng kế

hoạch giám sát của Chủ

sở hữu

Định kỳ hàng năm (hoặc 6 tháng) chủ sở hữu (ở đây thực chất

là Cục Tài chính BQP) xây dựng kế hoạch giám sát hoạt động

tài chính các công ty xây dựng thuộc BQP, trong đó nêu cụ

thể: nội dung giám sát (đầu tư, huy động vốn, phân phối lợi

nhuận, tài sản, sản lượng…), hình thức giám sát (trực tiếp,

149

gián tiếp), thời gian giám sát (hàng tháng, hàng quý, 2

tuần/lần…), đơn vị thực hiện giám sát (DN A, DN B…),

nguồn lực và ngân sách dự kiến…

Kế hoạch này cần tích hợp yêu cầu giám sát của tất cả các bên

liên quan, nêu rõ mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi giám

sát, kiểm tra, thanh tra đối với mỗi doanh nghiệp và được gửi

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ và

các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến và sau khi phê duyệt để

phối hợp thực hiện. Điều này giúp tránh chồng chéo trong

công tác giám sát.

Trong quá trình này chủ sở hữu có thể trao đổi với các bên liên

quan đến kế hoạch giám sát, điều chỉnh kế hoạch, thống nhất

và thông báo kế hoạch giám sát.

Nguyên tắc chung là tránh chồng chéo, mâu thuẫn, can thiệp

và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động và tính tự chủ của doanh

nghiệp nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả giám sát.

Thứ hai, triển khai kế hoạch giám sát

Công việc Mô tả

Xây dựng quy trình giám

sát liên tục

Chủ sở hữu xây dựng quy trình giám sát liên tục, quy định rõ

các công việc cần thực hiện, cơ chế phối hợp và báo cáo trong

nội bộ Chủ sở hữu, giữa chủ sở hữu với doanh nghiệp và các

bên liên quan

Xây dựng hệ thống thông

tin trực tiếp từ doanh

nghiệp và thu thập thông

tin

Để thực hiện việc giám sát liên tục, chủ sở hữu cần thu thập

thông tin từ phía doanh nghiệp định kỳ và có yêu cầu. Để đảm

bảo hiệu quả kịp thời trong công tác giám sát, chủ sở hữu có thể

cân nhắc xây dựng hệ thống CNTT giúp thu thập thông tin trực

tiếp từ doanh nghiệp. Hệ thống thông tin này có thể hỗ trợ chủ

sở hữu tiến hành các phân tích cơ bản dựa trên thông tin thu

thập được về hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của

doanh nghiệp cũng như tổng hợp được kết quả giám sát doanh

nghiệp của chủ sở hữu..

Tùy theo từng doanh nghiệp, chủ sở hữu thu thập các báo cáo

hàng năm, 6 tháng, 3 tháng… Chủ sở hữu cũng cần yêu cầu

doanh nghiệp duy trì một hệ thống báo cáo thông tin quản trị và

giám sát hoạt động tài chính nội bộ hiệu quả, được kiểm chứng.

150

Công việc Mô tả

Các thông tin cần thu thập:

- Thông tin chung: bao gồm các thông tin về ngành nghề hoạt

động, cơ cấu sở hữu, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý…

- Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: bao gồm các

thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sản

lượng sản phẩm và dịch vụ công ích tiêu thụ trong kỳ, tình hình

tài chính của doanh nghiệp

- Tình hình quản lý và sử dụng vốn và tài sản: bao gồm các

thông tin tổng quan về tình hình huy động vốn, đầu tư và thực

hiện dự án của doanh nghiệp…

- Tình hình dư nợ của doanh nghiệp: bao gồm thông tin về dư

nợ phải trả, phải thu, tuổi nợ và tỷ lệ nợ xấu/tổng vốn chủ sở

hữu.

- Tình hình chấp hành chế độ chính sách và pháp luật

- Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Rà soát và liên tục giám

sát hiệu quả kinh doanh

và tình hình tài chính

của doanh nghiệp

Dựa trên thông tin thu thập được, chủ sở hữu tiến hành đánh

giá tình hình doanh nghiệp trên các nội dung sau:

- Quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp:

hoạt động đầu tư tài sản tại doanh nghiệp, hoạt động đầu tư

vốn ra bên ngoài doanh nghiệp, hoạt động huy động vốn và sử

dụng vốn huy động, việc quản lý tài sản, công nợ phải thu,

công nợ phải thanh toán

- Giám sát bảo toàn và phát triển vốn

- Giám sát hoạt động kinh doanh

- Giám sát thực hiện các chính sách đối với người lao động

- Các nội dung giám sát khác.

Chủ sở hữu tiến hành đánh giá tình hình hoạt động và tài chính

của doanh nghiệp tương quan với kế hoạch, với doanh nghiệp

tương tự trong ngành, với các diễn biến trong nội tại, và tình

hình kinh tế, chính trị xã hội trong và ngoài nước. Trên cơ sở

đó, chủ sở hữu đưa ra đánh giá về thực trạng tài chính của

doanh nghiệp trên các mức độ: đảm bảo an toàn, có dấu hiệu

mất an toàn; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm

vụ hay không hoàn thành nhiệm vụ.

Lập báo cáo giám sát Chủ sở hữu thực hiện báo cáo về kết quả giám sát doanh

nghiệp một cách định kỳ và khi có yêu cầu. Để thực hiện

công tác giám sát và lập báo cáo giám sát, chủ sở hữu cần

lưu ý các vấn đề sau:

- Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp cần dựa

151

Công việc Mô tả

trên bối cảnh cụ thể của doanh nghiệp đó. Cho cùng một chỉ

số tài chính, mức độ trọng yếu đối với mỗi doanh nghiệp là

khác nhau, và thậm chí cho cùng một doanh nghiệp với mục

tiêu hoạt động, chiến lược phát triển và đầu tư, giai đoạn

phát triển khác nhau, mức độ trọng yếu cũng sẽ khác nhau.

- Giám sát hoạt động tài chính cần được thực hiện song

song với các nội dung giám sát khác của chủ sở hữu nhằm

đảm bảo có một cái nhìn tổng quan về hoạt động của doanh

nghiệp.

- Phân tích tài chính có những hạn chế nhất định, đặc biệt

trong bối cảnh Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp có

vốn đầu tư nhà nước nói riêng: hạn chế về mức độ tin cậy

của các số liệu trong báo cáo tài chính, hạn chế do không

đầy đủ thông tin về các tỷ số bình quân của ngành để làm cơ

sở so sánh.

Việc đánh giá và kết luận một doanh nghiệp có tình hình tài

chính đảm bảo an toàn hay có dấu hiệu mất an toàn là cả

một thách thức lớn, đòi hỏi chủ sở hữu phải trang bị đầy đủ

về nguồn lực, hệ thống CNTT hỗ trợ… Chủ sở hữu cần lưu

ý những vấn đề trên để giảm tối đa những tác động có thể

làm sai lệch đến kết quả đánh giá thực trạng tài chính của

doanh nghiệp.

Công bố thông tin báo

cáo giám sát định kỳ

Chủ sở hữu xem xét công bố thông tin kết quả giám sát định

kỳ trên các phương tiện phù hợp.

Trên đây là các bước công việc và những lưu ý đối với chủ sở hữu khi

thực hiện giám sát hoạt động tài chính DN. Để thực hiện công việc này, chủ sở

hữu cần được trang bị các yếu tố về nguồn lực, hệ thống CNTT để hỗ trợ quản

lý… Việc giám sát sẽ hiệu quả hơn và chỉ có thể hiệu quả khi chủ sở hữu có thể

đảm bảo bản thân mỗi doanh nghiệp xây dựng và duy trì một mô hình quản lý và

quy trình hoạt động nội bộ hiệu quả, trong đó có quy trình lập kế hoạch chiến

lược, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập ngân sách và dự báo. Quy

trình này cần được chuẩn hóa, văn bản hóa, được phê duyệt bởi cấp có thẩm

quyền và được phổ biến tới toàn doanh nghiệp. Chỉ khi doanh nghiệp tự trang bị

cho mình những công cụ và nguồn lực cần thiết để thực hiện hiệu quả các quy

trình nội bộ của mình, chủ sở hữu mới có cơ sở để phát huy và hoàn thành tốt vai

trò giám sát doanh nghiệp được Nhà nước và Chính phủ giao phó.

152

3.2.6. Hoàn thiện chế độ kế toán và quản lý các công ty xây dựng

thuộc Bộ Quốc phòng

Hiệu quả giám sát phụ thuộc vào tính hợp lý của các chỉ tiêu sử dụng, tiêu

chuẩn so sánh, đối chiếu và chất lượng thông tin (dữ liệu đầu vào của việc tính

toán, phân tích các chỉ tiêu đánh giá tài chính doanh nghiệp). Vấn đề này liên

quan tới độ chuẩn mực và thống nhất trong lập, trình bày hệ thống báo cáo tài

chính và tài liệu kế toán - tài chính khác của các công ty xây dựng thuộc BQP.

Hiệu quả giám sát hoạt động tài chính sẽ là không như mong muốn nếu chỉ tiêu

không phù hợp hoặc sự không tương thích giữa cách tính chuẩn so sánh và chỉ

tiêu sử dụng do sự không tương thích về chế độ kế toán, cấu trúc hệ thống báo

cáo tài chính… và cả các yếu tố chủ quan như trình độ, kinh nghiệm của nhân

viên tài chính/ kế toán của các công ty xây dựng thuộc BQP, kiểm toán viên

khiến chất lượng thông tin không đủ độ tin cậy.

Điều đáng chú ý là trong thông lệ kế toán Việt Nam, có một số vấn đề

chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế như thời điểm lập báo cáo tài chính

năm trùng với thời điểm quyết toán ngân sách….

Hoàn thiện chế độ báo cáo tài chính (BCTC)

- Việc lập, kiểm toán BCTC của các công ty xây dựng thuộc BQP còn

thiếu tính thống nhất. Mỗi công ty trình bày BCTC theo cách khác nhau. Các

công ty trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định. Việc

trình bày các khoản mục khác nhau khiến cho việc tính toán, so sánh các chỉ tiêu

trên báo cáo rất khó khăn, thậm chí không thực hiện được.

- Để phục vụ cho việc phân tích tài chính, cần phải có những quy định cải

tiến việc lập BCTC của các công ty xây dựng thuộc BQP. Cụ thể, công ty thuộc

BQP phải lập BCTC theo tinh thần: Không được thêm bớt các chỉ tiêu trên báo

cáo, chỉ tiêu nào không có số liệu thì bỏ trống và phải nộp cả bản điện tử cùng

với báo cáo; Các thông tin trong Báo cáo nghiệp vụ được đưa vào Thuyết minh

BCTC; công ty xây dựng thuộc BQP phải tự tính toán các tỷ số tài chính mà Cục

Tài chính BQP sử dụng để phân tích tài chính và trình bày trong Thuyết minh

153

báo cáo tài chính các tỷ số này của 3 năm gần nhất (phần “Một số chỉ tiêu đánh

giá thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp”).

- Các thông tin kế toán của các công ty xây dựng thuộc BQP mới chỉ dùng

chủ yếu để phục vụ cho các đối tượng bên ngoài và mới chỉ dùng ở việc cung

cấp các thông tin tổng thể về hoạt động kinh doanh trong quá khứ. Do vậy cần

phải hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán, hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán

và sổ sách kế toán chi tiết. Theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày

22/12/2014, các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc),

các công ty xây dựng thuộc BQP có thể tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt

động, yêu cầu quản lý của công ty nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông

tin theo quy định của luật kế toán. Đối với chi phí trực tiếp thì phải lập chứng từ

riêng cho từng công trình, hạng mục công trình, từng giai đoạn thi công. Đối với

chi phí phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất thì tổ chức chứng từ để tập hợp

được chi phí theo từng yếu tố chi phí, theo địa điểm phát sinh chi phí là công

trình hoặc đội thi công sau đó lựa chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ. Hệ thống

tài khoản kế toán cần phải mở chi tiết theo công trình xây dựng. Hệ thống sổ kế

toán nên thiết kế cho phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, trình

bày được thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.

- Kiểm toán viên của công ty kiểm toán phụ trách kiểm toán công ty xây

dựng thuộc BQP phải có kinh nghiệm và kiến thức về công tác xây dựng trong

BQP và được Bộ Tài chính phê chuẩn.

- Các tiêu chuẩn so sánh quốc tế cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và nên

được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện xây dựng ở BQP VN cũng như

khuôn khổ kế toán VN.

3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3.3.1. Đối với Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng (BQP)

- Nhà nước và BQP cần tăng cường quan tâm tới chính sách cấp vốn cho

các công ty xây dựng thuộc BQP nhằm đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh

doanh ngày càng tăng trưởng, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước

154

và trong khu vực. Điều này được thể hiện ở quy mô về vốn điều lệ, chính sách về

phân phối lợi nhuận để lại bổ sung nguồn vốn kinh doanh hàng năm, thời gian và

phương thức cấp vốn, thanh toán…

Giám sát hoạt động tài chính đối với các công ty xây dựng thuộc BQP

(XDBQP) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình tái cấu trúc, đổi

mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Công tác này được triển khai tích

cực từ nhiều năm qua và đã mang lại những kết quả khả quan. Tuy nhiên, trước

tình hình mới hiện nay, đòi hỏi đặt ra là cần tiếp tục tăng cường giám sát hoạt

động tài chính với doanh nghiệp XDBQP và hoàn thiện cơ chế chính sách cho

hoạt động này…

- Bộ Quốc phòng cần tăng cường công tác giám sát hoạt động tài chính vĩ

mô trên cơ sở đổi mới các chính sách mang tầm chiến lược cho phù hợp với tình

hình đổi mới.

- Cục TCDN cần xây dựng và ban hành đầy đủ quy chế giám sát HĐTC,

phổ biến cho các công ty xây dựng thuộc BQP;

- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy chế giám sát và công tác giám sát

HĐTC tại các công ty xây dựng thuộc BQP.

3.3.2. Đối với doanh nghiệp xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng

- Thứ nhất, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các đồng

chí lãnh đạo trong đơn vị theo hướng gắn lợi ích với trách nhiệm, gắn liền mệnh

lệnh chiến đấu với hiệu quả kinh doanh… có như thế mới phát huy được tính

độc lập tự chủ, sáng tạo và kỹ luật chiến đấu, kỷ luật lao động.

- Thứ hai, tổ chức nghiên cứu, xây dựng để ban hành mới và hoàn thiện

các quy định làm cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát.

- Thứ ba, xây dựng và áp dụng cẩm nang giám sát HĐTC.

- Thứ tư, đổi mới cách thức tổ chức công tác giám sát HĐTC theo hướng

thường xuyên liên tục và chuyên sâu theo từng lĩnh vực hoạt động tài chính, từng

công đoạn tài chính (huy động vốn, tiếp nhận và sử dụng vốn, thu hồi hoàn trả

vốn, đầu tư mới…).

155

- Thứ năm, xây dựng cơ chế giám sát và đánh giá chất lượng giám sát HĐTC.

- Thứ sáu, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng giám sát

GSTC cho chủ thể giám sát, gồm: các đơn vị chuyên trách về giám sát HĐTC.

- Thứ bảy, tăng cường phổ biến, nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công

tác giám sát cũng như các cán bộ làm công tác tài chính của các đơn vị thuộc Bộ

Quốc phòng.

- Thứ tám, tăng cường trang bị, ứng dụng công nghệ thông tin vào công

tác giám sát cũng như công tác hoạt động tài chính của các đơn vị.

- Đối với các cán bộ quản lý lãnh đạo: Cần phân công giám sát theo các

tiêu chí cụ thể cho từng công trình, dự án để đảm bảo các khâu giám sát được

thường xuyên liên tục và đạt hiệu quả cao.

- Đối với các Quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan, hạ sỹ quan: Mỗi người

phải là một giám sát viên đối với công việc của mình, bảo vệ lợi ích, tài sản của

đơn vị, của BQP, của Nhà nước.

- Để thực hiện công tác giám sát, cán bộ giám sát thuộc Chủ sở hữu cần

được trang bị các kiến thức cần thiết về các khái niệm, nguyên tắc, quy trình,

phương thức phân tích tài chính doanh nghiệp cơ bản và các kỹ thuật phân tích

các chỉ số tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo

lưu chuyển tiền tệ.

- Cập nhật kiến thức thường xuyên, liên tục. Việc cập nhật kiến thức cũng

chính là một phần của đạo đức nghề nghiệp, bởi lẽ: khi cập nhật kiến thức sẽ có

kiến thức phù hợp để tư vấn, đưa ra ý kiến giám sát hợp lý nhất.

Giải pháp hoàn thiện HT các chỉ tiêu giám sát HĐTC của các công ty xây

dựng thuộc BQP nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả

công tác giám sát hoạt động tài chính. Do vậy, các giải pháp hoàn thiện HT các

chỉ tiêu giám sát HĐTC của các công ty xây dựng thuộc BQP cần tác động đến

các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giám sát để đạt được mục đích cuối cùng là

nâng cao chất lượng hoạt động giám sát.

156

Muốn kiểm soát được chất lượng giám sát, công ty phải xây dựng cơ cấu

tổ chức thích hợp. Trong đó, chất lượng giám sát không chỉ phụ thuộc vào năng

lực của giám sát viên mà còn phụ thuộc vào Ban lãnh đạo công ty, hệ thống các

chỉ tiêu giám sát HĐTC, người giám sát, công tác tài chính. Nếu công ty tổ chức

giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn một cách hữu hiệu, sẽ thúc đẩy việc tuân

thủ của giám sát viên trong quá trình giám sát. Nói cách khác, chất lượng giám

sát phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu tổ chức, phân cấp phân nhiệm, kiểm tra, giám

sát nhằm đảm bảo hoạt động giám sát được tiến hành tuân theo đúng chuẩn mực

nghề nghiệp, các yêu cầu kỹ thuật của công ty cũng như các quy định của pháp

luật, của BQP.

Nếu công ty xây dựng thuộc BQP xây dựng được quy trình giám sát

chuẩn từ khâu lập kế hoạch, đến thực hiện và hoàn thành kế hoạch một cách đầy

đủ, sẽ buộc các giám sát viên phải tuân thủ, từ đó giúp nâng cao chất lượng giám

sát; Để làm được điều đó, trước hết phải xây dựng và hoàn thiện được hệ thống

các chỉ tiêu giám sát HĐTC đầy đủ, khoa học và vận hành một cách nhuần

nhuyễn.

Dù tất cả giai đoạn đều quan trọng, tuy nhiên do yêu cầu cuối cùng của

công tác giám sát HĐTC là làm cho hoạt động tài chính của đơn vị lành mạnh,

minh bạch theo đúng các quy định của BQP, pháp luật nhà nước, vì vậy việc định

lượng và xây dựng một hệ thống chỉ tiêu giám sát chuẩn có ảnh hưởng rất quan

trọng trong việc ra quyết định của người lãnh đạo. Lịch sử phát triển hoạt động

giám sát hoạt động tài chính vi mô, vĩ mô cho thấy đã không ít các rủi ro đã xảy ra

trong đó, nguyên nhân chính là do thiếu một số chỉ tiêu giám sát phù hợp.

Song song đó, để nâng cao chất lượng giám sát hoạt động tài chính, cần

thực hiện các giải pháp như: (i) Điều chỉnh quy mô giám sát thích hợp; (ii) Tăng

cường quản lý về nghiệp vụ giám sát.

Tóm lại, để nâng cao và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu giám sát HĐTC

phù hợp và hữu hiệu, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ các công ty xây

dựng thuộc BQP, Cục Tài chính BQP, các cơ quan Đảng, đoàn thuộc BQP và

hoàn thiện môi trường pháp lý.

157

Kết luận chƣơng 3

Chương 3 của luận án đã đưa ra định hướng, nguyên tắc và yêu cầu hoàn

thiện về hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính. Dựa trên lý luận và thực

tiễn, luận án đã trình bày một hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ

tiêu giám sát hoạt động tài chính đối với các công ty xây dựng thuộc BQP. Cụ

thể đối với các chỉ tiêu tài chính bên trong, luận án đã kiến nghị hoàn thiện các

nhóm chỉ tiêu giám sát hoàn thành kế hoạch, nhóm chỉ tiêu giám sát huy động

vốn và sử dụng vốn, nhóm chỉ tiêu giám sát hiệu quả sử dụng vốn, nhóm chỉ

tiêu giám sát hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế, nhóm chỉ tiêu giám sát

khả năng trả nợ, nhóm chỉ tiêu giám sát sử dụng chi phí. Bên cạnh đó luận án

cũng đã kiến nghị ra các chỉ tiêu phi tài chính, các chỉ tiêu cảnh báo rủi ro, giải

pháp hoàn thiện cơ chế chính sách, giải pháp hoàn thiện quy trình giám sát hoạt

động tài chính. Đồng thời luận án cũng đã đề xuất những kiến nghị thực hiện

các giải pháp.

158

KẾT LUẬN

Các công ty xây dựng thuộc BQP đóng vai trò quan trọng trong việc cung

cấp các sản phẩm xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của BQP, của các đơn vị

ngoài BQP góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội,

an ninh quốc phòng của đất nước; tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy

nhiên trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các công ty xây dựng thuộc BQP

với các công ty xây dựng trong và ngoài nước khác thì các công ty xây dựng

thuộc BQP đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Công tác giám sát hoạt

động tài chính trong thời gian qua chưa được chú trọng nhiều. Hệ thống chỉ tiêu

giám sát hoạt động tài chính chưa được xây dựng cho phù hợp với đặc điểm

ngành nghề, với đặc thù của công ty xây dựng thuộc BQP. Do vậy, luận án đã

tập trung nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính

đối với các công ty xây dựng thuộc BQP nhằm tăng cường hiệu quả giám sát

hoạt động tài chính đối với các công ty này.

Trên cơ sở luận giải, phân tích chi tiết và tổng hợp, luận án đã đạt được

các kết quả sau:

1. Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về giám

sát hoạt động tài chính và các chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính. Luận án

cũng đã tổng hợp kinh nghiệm xây dựng các chỉ tiêu cảnh báo rủi ro của nước

ngoài từ đó rút ra bài học làm căn cứ bổ sung lý luận và thực tiễn hoàn thiện chỉ

tiêu giám sát hoạt động tài chính.

2. Luận án đã trình bày khái quát các công ty xây dựng thuộc BQP trên

các nội dung quá trình hình thành, đặc trưng của các công ty xây dựng thuộc

BQP và khái quát kết quả kinh doanh của một số các công ty xây dựng thuộc

BQP được chọn để nghiên cứu. Luận án đã tìm hiểu, khảo sát thực trạng hoạt

động tài chính, giám sát hoạt động tài chính và các chỉ tiêu giám sát hoạt động

tài chính của các công ty xây dựng thuộc BQP được chọn mẫu. Từ đó luận án

đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của kết quả và

tồn tại trong hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây

dựng thuộc BQP.

159

3. Nhằm định hướng cho các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám

sát hoạt động tài chính, luận án đã đưa ra những định hướng, quan điểm, mục

tiêu và yêu cầu của việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính.

Đây là tiền đề cơ bản để đạt được mục tiêu trong quá trình nghiên cứu.

4. Luận án đã đạt được mục tiêu cơ bản nhất là hoàn thiện hệ thống chỉ

tiêu giám sát hoạt động tài chính đối với các công ty xây dựng thuộc BQP. Các

giải pháp đề xuất dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn: lý luận về các chỉ tiêu

giám sát hoạt động tài chính, bài học kinh nghiệm về giám sát hoạt động tài

chính và thực tiễn đặt ra hiện nay đối với các công ty xây dựng thuộc BQP. Luận

án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài

chính có tính mới, kế thừa, đồng bộ, thiết thực và dễ thực hiện, phù hợp với đặc

trưng và đặc thù của các công ty xây dựng thuộc BQP.

5. Luận án cũng đã đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan

chức năng BQP là điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện, góp phần nâng

cao năng lực giám sát hoạt động tài chính trong các công ty xây dựng thuộc BQP.

Mục tiêu và giải pháp hoàn thiện HT các chỉ tiêu giám sát HĐTC của các

công ty xây dựng thuộc BQP phải dựa trên cơ sở kế thừa nghiên cứu cơ sở lý

thuyết và nghiên cứu cơ chế của các quốc gia trên thế giới, cơ chế giám sát hoạt

động tài chính vi mô, vĩ mô của Việt Nam cùng với kết quả khảo sát và thực

nghiệm tại các DN BQP ở Việt Nam. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá

thực trạng để định hướng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện HT các chỉ tiêu giám

sát HĐTC của các công ty xây dựng thuộc BQP ở VN cần phải tuân thủ các

thông lệ chung trên thế giới và phải thích ứng và phù hợp với thực trạng các

công ty xây dựng thuộc BQP ở VN.

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần không nhỏ trong thực tiễn

quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng đối với các công ty xây dựng thuộc

BQP giúp công tác giám sát hoạt động tài chính đạt được hiệu quả cao hơn. Tuy

nhiên, trong quá trình nghiên cứu, luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót

nhất định. Tác giả luận án rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, bạn

bè, đồng nghiệp, các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn, có giá trị về

lý luận và thực tiễn cao hơn.

160

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Đăng Thuận (2012), “Vốn cho thị trường bất động sản hiện nay”, Tạp

chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới và Việt Nam Economic

Review, (193).

2. Nguyễn Đăng Thuận (2014), “Hiệu quả giám sát tài chính trong xây dựng cơ bản”,

Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 5(565).

3. Nguyễn Đăng Thuận, Nghiêm Thị Thà (Chủ nhiệm) (2014), Xây dựng hệ

thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu,

Đề tài nghiên cứu cấp Học viện.

4. Nguyễn Đăng Thuận (2015), “Giám sát hệ thống tài chính doanh nghiệp và

yêu cầu đổi mới hệ thống tài chính của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên

cứu khoa học kiểm toán, (152).

5. Nguyễn Đăng Thuận (2015), “Thực trạng và giải pháp giám sát hệ thống

tài chính doanh nghiệp xây dựng thuộc Bộ Quốc phòng hiện nay”,

Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, (87+88).

161

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo tài chính các công ty (Tổng công ty Lũng Lô; Tổng công ty 36;

Tổng công ty 789; Tổng công ty 319; Công ty TNHH MTV Hàng

không ACC) năm 2011.

2. Báo cáo tài chính các công ty (Tổng công ty Lũng Lô; Tổng công ty 36;

Tổng công ty 789; Tổng công ty 319; Công ty TNHH MTV Hàng

không ACC) năm 2012.

3. Báo cáo tài chính các công ty (Tổng công ty Lũng Lô; Tổng công ty 36;

Tổng công ty 789; Tổng công ty 319; Công ty TNHH MTV Hàng

không ACC) năm 2013.

4. Báo cáo tài chính các công ty (Tổng công ty Lũng Lô; Tổng công ty 36;

Tổng công ty 789; Tổng công ty 319; Công ty TNHH MTV Hàng

không ACC) năm 2014.

5. Bộ Quốc phòng (2001), Điều lệ công tác khoa học và công nghệ QĐND Việt

Nam ban hành kèm theo Quyết định số 728/2001/QĐ-BQP ngày

25/04/2001.

6. Bộ Quốc phòng (2001), Quyết định số 3365/2001/QĐ-BQP ngày 17/12/2011

Quy định quản lý tài chính các hoạt động có thu tại các đơn vị dự

toán Quân đội.

7. Bộ Quốc phòng (2002), Điều lệnh quản lý Bộ đội, NXB Quân đội nhân dân,

Hà Nội.

8. Bộ Quốc phòng (2003), Quy chế tổ chức và hoạt động thanh tra Quốc phòng,

ban hành kèm theo Quyết định số 3450/2003/QĐ-BQP ngày

21/12/2003.

9. Bộ Quốc phòng (2004), Điều lệ công tác kỹ thuật QĐND Việt Nam ban hành

kèm theo Quyết định số 58/2004/QĐ- BQP ngày 10/5/2004.

10. Bộ Quốc phòng (2004), Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, NXB Quân đội

nhân dân.

162

11. Bộ Quốc phòng (2005), Quyết định 156/2005/QĐ-BQP ngày 11/10/2005

Hướng dẫn thực hiện Quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị

dự toán ngân sách trong Quân đội.

12. Bộ Quốc phòng (2005), Quyết định 157/2005/QĐ-BQP ngày 12/10/2005

Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ,

quản lý, sử dựng vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn Nhà nước.

13. Bộ Quốc phòng (2005), Quyết định 33/2005/QĐ-BQP ngày 28/03/2005 của

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Quy chế công tác vật tư

kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam.

14. Bộ Quốc phòng (2005), Quyết định số 140/2005/QĐ-BQP ngày 26/09/2005

ban hành Quy chế nghiệm thu sản phẩm quốc phòng chế thử, sản xuất

lợi “0” sửa chữa lớn lần đầu.

15. Bộ Quốc phòng (2007), Điều lệ công tác tài chính Quân đội nhân dân Việt

Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2007/QĐ-BQP ngày

14/2/2007.

16. Bộ Quốc phòng (2007), Quyết định 118/2008/QĐ-BQP ngày 01/08/2007 của

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc phân cấp, ủy quyền quyết định dự

án đầu tư và xây dựng trong Bộ Quốc phòng.

17. Bộ Quốc phòng (2007), Quyết định 178/2007/QĐ-BQP ngày 29/11/2007 sửa

đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 3365/2001/QĐ-BQP ngày

17/12/2001.

18. Bộ Quốc phòng (2007), Quyết định số 84/2007/QĐ-BQP ngày 18/05/2007

Ban hành Quy chế xuất khẩu, nhập khẩu, mua sắm hàng quốc phòng.

19. Bộ Quốc phòng (2008), Quyết định số 94/2008/QĐ-BQP ngày 24/01/2008

của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc Quy định phân cấp quản lý tài

sản nhà nước tại các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

20. Bộ Quốc phòng (2009), Thông tư 35/2009/TT-BQP ngày 20/07/2009 ban

hành Quy chế quản lý, sử dụng đất quy hoạch cho mục đích Quốc

phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ Quốc phòng vào mục đích

kinh tế.

163

21. Bộ Quốc phòng (2009), Thông tư 55/2009/TT-BQP ngày 17/08/2009 ban

hành Quy chế quản lý, sử dụng nguồn thu từ việc khai thác sử dụng

đất Quốc phòng vào mục đích kinh tế, nguồn thu từ đấu giá quyền sử

dụng đất.

22. Bộ Quốc phòng (2009), Thông tư số 20/2009/TT-BQP ngày 14/05/2009 của

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn lập, trình, thẩm định phương án

giá và quyết định giá các loại hàng hóa dịch vụ Quốc phòng.

23. Bộ Quốc phòng(2007), Quyết định số 126/2007/QĐ-BQP ngày 15/08/2007

của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Quy chế quản lý, sử

dụng tài sản công trong Bộ Quốc phòng.

24. Bộ Tài chính (2001), Quyết định 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 về việc

ban hành chuẩn mực kiểm toán 400 “đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”.

25. Bộ Tài chính (2004), Quyết định 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 về việc

ban hành “Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan,

đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước”.

26. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2004 hướng

dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động

thường xuyên của cơ quan Nhà nước bằng vốn Nhà nước.

27. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2003 hướng

dẫn một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt

động đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và daonh

nghiệp có vốn Nhà nước.

28. Bộ Tài chính- Bộ Quốc phòng (2003), Thông tư số 23/2004/TTLT-BTC-BQP

ngày 26/03/2004 hướng dẫn lập và chấp hành quyết toán NSNN và

quản lý tài sản đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực Quốc phòng-

an ninh.

29. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính

doanh nghiệp, NXB Tài chính.

164

30. Dương Đăng Chinh (2005), Giáo trình Lý thuyết Tài chính, NXB Tài chính.

31. Chính phủ (2003), Nghị định 123/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 Tiêu chuẩn

vật chất Hậu cần đối với quân nhân tại ngũ.

32. Chính phủ (2004), Nghị định 10/2004/NĐ-CP ngày 7/1/2004 về quản lý, sử

dụng ngân sách và tài sản Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc

lĩnh vực Quốc phòng- an ninh.

33. Chính phủ (2009), Nghị định 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 ban hành

quy định về Giám sát và Đánh giá đầu tư xây dựng cơ bản.

34. Chính phủ (2009), Nghị định 65/2009/NĐ-CP ngày 31/7/2009 sửa đổi, bổ

sung một số điều của nghị định 123/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003

Tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ.

35. Chính phủ (2013), Nghị định 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 về việc ban

hành qui chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và

công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm

chủ sở hữa và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

36. Nguyễn Trọng Cơ (1999), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

tỏng các doanh nghiệp cổ phần phi tài chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ,

Trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội.

37. Nguyễn Trọng Cơ, Nguyễn Trọng Thản (2009), Giáo trình Lý thuyết Phân

tích, NXB Tài chính.

38. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2010), Giáo trình Phân tích tài chính

doanh nghiệp (dùng cho các lớp không chuyên ngành), NXB Tài chính.

39. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2013), Quản trị rủi ro tài chính trong

các tập đoàn kinh tế nhà nước, lý luận-thực tiễn (sách chuyên khảo),

NXB Tài chính.

40. Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng (2001), Hướng dẫn 1773/TC4 ngày

24/12/2001 hướng dẫn thực hiện Quyết định 3365/2001/QĐ-BQP

ngày 17/12/2001.

41. Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng (2002), Tài chính dự toán Quân đội, NXB

Quân đội nhân dân, Hà Nội.

165

42. Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng (2006), Chế độ kế toán đơn vị dự toán, NXB

Quân đội nhân dân, Hà Nội.

43. Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng (2007), Công tác Tài chính đối với người

chỉ huy, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

44. Cục Tài chính (2008) Báo cáo đánh giá công tác chấp hành ngân sách

năm 2007.

45. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2006), Quy chế 402/QC-ĐU ngày 3/11/2006

về Lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tài chính Quân đội

nhiệm kỳ 2006-2010.

46. Nguyễn Đình Hạc (1998), Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp xây dựng, NXB Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng.

47. Vương Đình Huệ (1996), Kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội.

48. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,

NXB Tài chính.

49. Vũ Văn Ninh (2011), Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo rủi ro tài chính đối với các

tập đoàn kinh tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính.

50. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

51. Nguyễn Năng Phúc (2006), Phân tích tài chính công ty cổ phần, NXB Tài chính.

52. Nguyễn Tuấn Phương (1998), Hoàn thiện nội dung phân tích hoạt động tài

chính của các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài, Luận

án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội.

53. Nguyễn Tuấn Phương (2010), Nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động tài

chính của các công ty cổ phần hóa sau cổ phần hóa DNNN, Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính.

54. Nguyễn Ngọc Quang (2002), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính trong các doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam, Luận án tiến sĩ

kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

55. Quân chủng Hải Quân (2004), Quyết định 316/QĐ-PKKQ ngày 24/5/2004

của Tư lệnh Quân chủng về phân công công tác trong Bộ Tư Lệnh.

166

56. Quân đoàn 3 (2003), Quyết địh 890/QĐ-QĐ ngày 14/10/2003 của Tư lệnh Quân

đoàn về ủy quyền ký hợp đồng kinh tế và chi ngân sách Quốc phòng.

57. Quân khu 1 (2004), Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, ban hành kèm theo

Quyết định 671/QĐ-QK ngày 26/8/2004.

58. Quân khu 3 (2004), Quyết định 418/QĐ-QK ngày 22/5/2004 ban hành Quy

chế làm việc của Bộ Tư Lệnh

59. Nguyễn Thị Quyên (2014), Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong

các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt

Nam, Luận án tiễn sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.

60. Nguyễn Hữu Quỳnh (1992), Đại từ điển kinh tế thị trường, NXB Từ điển

bách khoa.

61. Nguyễn Thị Thanh (2012), Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích

tài chính trong các Tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty

mẹ - con ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.

62. Phùng Quang Thanh (2009), “Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước góp phần

nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách, tiền, tài sản

của Nhà nước trong quân đội”, Tạp chí Kiểm toán, (6/2009), tr.12-15.

63. Tổng cục Kỹ thuật (2000), Quy chế quản lý ngân sách kỹ thuật, ban hành

kèm theo Quyết định 46/QĐ-TCKT ngày 15/2/2000.

64. Tổng cục Kỹ thuật (2004), Quy chế công tác vật tư, ban hành kèm theo

Quyết định 126/QĐ-TCKT ngày 14/3/2004.

65. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,

NXB Tài chính.

Tài liệu tiếng Anh

66. Basel Committee on Banking Supervision, Core principles for Effective

Banking Supervision, October 2006.

67. CROATIAN NATIONAL BANK: “Developments in the Organizational

Structures of Banking and Financial Market Supervision”, 2007.

167

68. Document jointly released by the Basel Committee on Banking Supervision,

the International Organisation of Secutities Commissions and the

Internationa Associasion of Insuriance Supervision, February 1999.

69. Elizabeth F. Brown, Edward F. Buckley: “A preliminary look at regulatory

structure for financial services”, University of St. Thomas, 2007.

70. http://www.bis.org/; http://www.iosco.org/; http://www.iaisweb.org/;

http://www.imf.org/ngày 27/10/2009.

71. Jane D’Arista and Stephany Griffith-Jones, Agenda and Criteria for

Financial Regulatory Reform, Financial Times, 2008.

72. Reza Y. Siregar and James E.Williams, October 2004, Designing and

intergrated financial supervision agency: Selected lessons and

challenges for Indonesia, University of Adelaide, Adelaide 2005

Astralia.

168

PHỤ LỤC

BẢNG HỎI ĐIỀU TRA HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BẢNG CÂU HỎI

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU

GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Xin chào các anh (chị), tôi là Nguyễn Đăng Thuận, nghiên cứu sinh của

Học viện Tài chính.

Hiện nay, tôi đang thực hiện luận án với đề tài: “Hoàn thiện hệ thống chỉ

tiêu giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc

phòng”. Anh (chị) là những chuyên gia đã và đang trực tiếp làm công tác quản

lý tài chính trong doanh nghiệp hay giám sát hoạt động tài chính doanh nghiệp

nên tôi rất mong nhận được ý kiến của anh (chị) về vấn đề tôi đang nghiên cứu.

Rất mong các anh (chị) vui lòng dành khoảng 15 phút để giúp tôi hoàn thành các

nội dung trong bảng câu hỏi dưới đây. Tôi rất cảm ơn sự giúp đỡ của anh (chị),

tôi xin cam đoan các nội dung trong bảng hỏi và những câu trả lời của các anh

(chị) chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và được giữ bí mật tuyệt đối.

1. PHẦN THÔNG TIN CHUNG

Hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo

Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 về ban hành quy chế giám sát tài

chính và đánh giá hiệu quả hoạt động công khai thông tin tài chính đối với doanh

nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước.

Hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động tài chính nhằm để nhận diện rủi ro

của doanh nghiệp, đưa ra những cảnh báo cho doanh nghiệp và đồng thời góp

phần đưa ra các quyết định tài chính của doanh nghiệp.

Hoạt động tài chính trong doanh nghiệp gồm hoạt động huy động vốn,

hoạt động đầu tư và sử dụng vốn, hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế. Để

giám sát hoạt động tài chính cần có một hệ thống chỉ tiêu đồng bộ, cụ thể bao

quát hết các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

169

2. PHẦN NỘI DUNG PHỎNG VẤN

1. Các anh (chị) có thực hiện giám sát hoạt động tài chính doanh nghiệp không?

□ Có

□ Không

2. Kỳ giám sát hoạt động tài chính của công ty là:

□ Hàng nằm

□ 6 tháng một lần

□ Hàng quý

□ Câu trả lời khác….

3. Việc giám sát hoạt động tài chính của công ty được thực hiện xuất phát từ:

□ Yêu cầu quản lý tài chính của bản thân công ty

□ Yêu cầu của cơ quan quản lý

□ Lý do khác….

4. Kết quả giám sát hoạt động tài chính của công ty nhằm cung cấp thông tin cho:

□ Cơ quan quản lý Nhà nước

□ Người quản lý công ty

□ Người cho vay

□ Khách hàng

□ Người lao động

5. Giám sát hoạt động tài chính của công ty được thực hiện theo quy trình:

□ Xây dựng kế hoạch giám sát, xây dựng quy trình và nội dung giám sát

liên tục, lập báo cáo giám sát.

□ Xây dựng kế hoạch giám sát, lập báo cáo giám sát

□ Ý kiến khác….

6. Giám sát hoạt động tài chính của công ty được tiến hành trên cơ sở thu thập

đầy đủ những thông tin có liên quan, cụ thể:

□ Thông tin chung: về tình hình kinh tế xã hội, chính sách của nhà nước…

□ Thông tin theo ngành kinh tế: đặc điểm ngành nghề kinh doanh, quy mô

thị trường, tính chất cạnh tranh…

□ Thông tin của bản thân công ty

170

7. Hệ thống báo cáo tài chính hiện hành của công ty có đáp ứng đầy đủ những

thông tin cần thiết phục vụ cho giám sát hoạt động tài chính không?

□ Có

□ Không

8. Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính của công ty có tuân thủ theo đúng quy

định của Bộ Tài chính không?

□ Có

□ Không

9. Hiện nay, việc giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp dựa theo những

chỉ tiêu:

□ Những chỉ tiêu ở Nghị định số 61/2013/NĐ-CP

□ Tự xây dựng thêm các chỉ tiêu ngoài chỉ tiêu ở Nghị định số

61/2013/NĐ-CP

□ Ý kiến khác…

10. Khi giám sát hoạt động hoạt động tài chính, các anh (chị) có giám sát hoạt

động huy động vốn của công ty không?

□ Có

□ Không

Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 11

11. Các chỉ tiêu giám sát hoạt động huy động vốn của công ty:

□ Hệ số nợ

□ Tỷ lệ nợ vay dài hạn so với tổng tài sản

□ Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên nợ phải trả

□ Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn so với tài sản dài hạn

□ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

12. Khi giám sát hoạt động tài chính các anh (chị) có giám sát hoạt động đầu tư

và sử dụng vốn không?

□ Có

□ Không

Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 13

13. Các chỉ tiêu giám sát hoạt động đầu tư và sử dụng vốn:

□ Hệ số đầu tư ngắn hạn

□ Hệ số đầu tư TSCĐ

□ Hệ số đầu tư tài chính

□ Hệ số đầu tư bất động sản

□ Hệ số đầu tư ngoài ngành

171

14. Khi giám sát hoạt động tài chính, các anh (chị) có giám sát hiệu quả sử dụng

vốn không?

□ Có

□ Không

Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 15

15. Các chỉ tiêu giám sát hiệu quả sử dụng vốn:

□ Vòng quay hàng tồn kho

□ Vòng quay các khoản phải thu

□ Vòng quay vốn lưu động

□ Vòng quay vốn cố định

□ Vòng quay vốn kinh doanh

□ Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)

□ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

□ Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

16. Khi giám sát hoạt động tài chính, các anh (chị) có giám sát hoạt động phân

phối lợi nhuận sau thuế không?

□ Có

□ Không

Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 17

17. Các chỉ tiêu giám sát hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế

□ Hệ số lợi nhuận giữ lại

□ Chỉ tiêu khác….

18. Khi giám sát hoạt động tài chính, các anh (chị) có giám sát khả năng trả nợ

của doanh nghiệp không?

□ Có

□ Không

Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 19

19. Các chỉ tiêu giám sát khả năng trả nợ

□ Hệ số khả năng thanh toán nhanh

□ Hệ số khả năng thanh toán tức thời

□ Hệ số thanh toán lãi vay

□ Tỷ lệ dòng tiền vào so với dòng tiền ra

□ Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính

172

20. Các anh chị xây dựng mức cảnh báo rủi ro cho doanh nghiệp không?

□ Có

□ Không

21. Khi giám sát hoạt động tài chính, các anh (chị) có sử dụng các chỉ tiêu trung

bình của ngành không?

□ Có

□ Không

22. Theo các anh (chị) có cần cán bộ chuyên trách thực hiện giám sát hoạt động

tài chính của doanh nghiệp không?

□ Có

□ Không

23. Theo các anh (chị) cán bộ làm công tác giám sát hoạt động tài chính có cần

thiết phải được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về giám sát hoạt động

tài chính không?

□ Có

□ Không

24. Những ý kiến khác (nếu có)

Các anh chị hãy tích câu trả lời vào các ô sau:

Điều tra về đặc thù quản lý

TT Nội dung câu hỏi Có Không Không

biết

Không

trả lời

1

Đảng ủy, chỉ huy đơn vị có thường xuyên

quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tài chính

không?

2

Chỉ huy đơn vị có yêu cầu xây dựng quy chế

quản lý tài chính nội bộ, quy chế giám sát hoạt

động tài chính không?

3 Trong đơn vị có thường xảy ra biến động ở vị

trí chỉ huy không?

4

Định kỳ người chỉ huy đơn vị có yêu cầu cơ

quan tài chínhphải báo cáo tình hình tài chính

không?

5

Các quyết định quản lý tài chính chủ yếu có

được thông qua tập thể trước khi quyết định

không?

173

Điều tra về cơ cấu tổ chức

TT Nội dung câu hỏi Có Không Không

biết

Không

trả lời

1 Cơ cấu tổ chức của đơn vị đồng chí có phù

hợp với việc triển khai các nhiệm vụ

không?

2

Có đáp ứng được tất cả các nhiệm vụ về

huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu,

làm kinh tế không?

3 Công việc giữa các bộ phận có bị chồng

chéo không?

4 Có bộ phận nào phải kiêm nhiệm không

đúng với chức năng không?

5 Cơ quan giám sát hoạt động tài chỉnh của

đơn vị có đảm bảo: độc lập, khách quan,

thường xuyên, liên tục, không?

6 Tổ chức phòng tài chính hiện nay có đáp

ứng yêu cầu quản lý tài chính không?

7 Tổ chức bộ máy giám sát như đơn vị đang

áp dụng đã phù hợp chưa?

8 Các hình thức giám sát (KSNB, KTNB, GS

HĐTC) có thường xuyên trao đổi, không?

9 Báo cáo GSHĐTC có được lãnh đạo đơn vị

đọc và có ý kiến không?

10 Người chỉ huy có thường xuyên trao đổi với

Chính ủy về biện pháp giám sát hoạt động

tài chính không?

Điều tra về chính sách nhân sự

TT Nội dung câu hỏi Có Không Không

biết

Không

trả lời

1 Đơn vị có quy chế khen thưởng và kỷ luật

không?

2

Đơn vị có chính sách bồi dưỡng, xây dựng

cán bộ làm tài chính không?

3 Đơn vị có nhận thấy cần phải tăng cường

cán bộ làm công tác tài chính không?

4 Đơn vị có cần phải tăng cường chất lượng

công tác tài chính không?

174

Điều tra về công tác kế hoạch của các công ty xây dựng thuộc BQP

TT Nội dung câu hỏi Có Không Không

biết

Không

trả lời

1

Đơn vị có cho rằng trong hệ thống kế hoạch

thì kế hoạch tài chính là quan trọng nhất

không?

2

Đơn vị có ban hành về mẫu biểu, trình tự,

thời gian, trách nhiệm của các cơ quan lập

kế hoạch không?

3 Đơn vị có thực hiện đúng quy định lập báo

cáo tài chính theo quy định không?

Hệ thống chỉ tiêu giám sát HĐTC của các công ty xây dựng thuộc BQP TT

Nội dung câu hỏi Có Không

Áp dụng

một phần

Áp dụng

toàn bộ

1 Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát việc hoàn

thành kế hoạch

2

Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát hiệu quả

kinh doanh

3 Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát về luân

chuyển vốn

4 Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát huy động

vốn và sử dụng vốn

5 Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát về phân

phối lợi nhuận sau thuế, không?

6

Đơn vị có áp dụng chỉ tiêu giám sát kết quả

hoạt động của Ban điều hành doanh nghiệp

và trả lương thưởng cho Ban điều hành

doanh nghiệp, không?

7 Đơn vị có áp dụng việc giám sát các chỉ tiêu

trên vào hoạt động đầu tư xây dựng, không?

8 Đơn vị có đánh giá về hệ thống các chỉ tiêu

giám sát HĐTC hiện nay?

175

Điều tra về tổ chức bộ máy giám sát hoạt động tài chính của các công ty xây

dựng thuộc BQP

TT Nội dung câu hỏi Có Không Không

biết

Không

trả lời

1

Ủy ban kiểm tra đảng ủy đơn vị có chương

trình giám sát về quản lý, sử dụng tài sản

thuộc vốn NS không?

2

Cục Tài chính BQP hàng năm có thực hiện

kiểm tra, giám sát các hoạt động, trong đó

có hoạt động về tài chính của đơn vị không?

3

Đơn vị có tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt

động kinh doanh, trong đó có hoạt động tài

chính của các đơn vị trực thuộc không?

4 Đơn vị có tổ chức bộ máy kiểm soát nội bộ

không?

5 Đơn vị có tổ chức kiểm tra tài chính nội bộ

không?

Điều tra về tác động môi trƣờng giám sát sát hoạt động tài chính từ bên ngoài

TT Nội dung câu hỏi Có Không Không

biết

Không

trả lời

1

Các chính sách quản lý về tài chính hiện

nay của BQP có đủ điều chỉnh các quan hệ

tài chính trong đơn vị không?

2 Các quy định về tài chính có rõ ràng không?

3 Các quy định về quản lý tài chính, giám sát

có bị chồng chéo không?

THÔNG TIN NGƢỜI ĐƢỢC PHỎNG VẤN

Các anh (chị) vui lòng cho biết thêm thông tin cá nhân:

a. Giới tính

□ Nam

□ Nữ

b. Độ tuổi của các anh (chị) thuộc nhóm tuổi nào:

□ 25-35

□ 36- 50

□ Trên 50

c. Vị trí công tác: ….

d. Trình độ văn hóa

□ Cao đẳng

□ Đại học

□ Trên đại học

e. Nếu anh chị quan tâm đến kết quả nghiên cứu, chúng tôi sẽ gửi bảng tóm tắt đến

anh chị qua email, vui lòng cho biết địa chỉ email:........................................................

Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của các anh (chị)!

176

KẾT QUẢ KHẢO SÁT

1. Các anh (chị) có thực hiện giám sát hoạt động tài chính doanh nghiệp không?

□ Có 156/156

□ Không

2. Kỳ giám sát hoạt động tài chính của công ty là:

□ Hàng nằm 156/156

□ 6 tháng một lần

□ Hàng quý

□ Câu trả lời khác….

3. Việc giám sát hoạt động tài chính của công ty được thực hiện xuất phát từ:

□ Yêu cầu quản lý tài chính của bản thân công ty 143/156

□ Yêu cầu của cơ quan quản lý 156/156

□ Lý do khác….

4. Kết quả giám sát hoạt động tài chính của công ty nhằm cung cấp thông tin cho:

□ Cơ quan quản lý Nhà nước 156/156

□ Người quản lý công ty 143/156

□ Người cho vay

□ Khách hàng

□ Người lao động

5. Giám sát hoạt động tài chính của công ty được thực hiện theo quy trình:

□ Xây dựng kế hoạch giám sát, xây dựng quy trình và nội dung giám sát

liên tục, lập báo cáo giám sát.

□ Xây dựng kế hoạch giám sát, lập báo cáo giám sát

□ Ý kiến khác….

Chưa làm theo quy trình ở trên 156/156

6. Giám sát hoạt động tài chính của công ty được tiến hành trên cơ sở thu thập

đầy đủ những thông tin có liên quan, cụ thể:

□ Thông tin chung: về tình hình kinh tế xã hội, chính sách của nhà nước…

□ Thông tin theo ngành kinh tế: đặc điểm ngành nghề kinh doanh, quy mô

thị trường, tính chất cạnh tranh… 90/156

□ Thông tin của bản thân công ty 156/156

177

7. Hệ thống báo cáo tài chính hiện hành của công ty có đáp ứng đầy đủ những

thông tin cần thiết phục vụ cho giám sát hoạt động tài chính không?

□ Có 106/156

□ Không 50/156

8. Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính của công ty có tuân thủ theo đúng quy

định của Bộ Tài chính không?

□ Có 156/156

□ Không

9. Hiện nay, việc giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp dựa theo những

chỉ tiêu:

□ Những chỉ tiêu ở Nghị định 61 134/156

□ Tự xây dựng thêm các chỉ tiêu ngoài chỉ tiêu ở Nghị định 61 32/156

□ Ý kiến khác…

10. Khi giám sát hoạt động hoạt động tài chính, các anh (chị) có giám sát hoạt

động huy động vốn của công ty không?

□ Có 156/156

□ Không

Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 11

11. Các chỉ tiêu giám sát hoạt động huy động vốn của công ty:

□ Hệ số nợ 120/156

□ Tỷ lệ nợ vay dài hạn so với tổng tài sản 0/22

□ Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên nợ phải trả 0/22

□ Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn so với tài sản dài hạn 0/22

□ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 156/156

12. Khi giám sát hoạt động tài chính các anh (chị) có giám sát hoạt động đầu tư

và sử dụng vốn không?

□ Có 54/156

□ Không 102/156

Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 13

13. Các chỉ tiêu giám sát hoạt động đầu tư và sử dụng vốn:

□ Hệ số đầu tư ngắn hạn 54/156

□ Hệ số đầu tư TSCĐ 54/156

□ Hệ số đầu tư tài chính 0/156

□ Hệ số đầu tư bất động sản 0/156

□ Hệ số đầu tư ngoài ngành 0/156

178

14. Khi giám sát hoạt động tài chính, các anh (chị) có giám sát hiệu quả sử dụng

vốn không?

□ Có 156/156

□ Không

Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 15

15. Các chỉ tiêu giám sát hiệu quả sử dụng vốn:

□ Vòng quay hàng tồn kho 0/156

□ Vòng quay các khoản phải thu 0/156

□ Vòng quay vốn lưu động 0/156

□ Vòng quay vốn cố định 0/156

□ Vòng quay vốn kinh doanh 0/156

□ Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) 0/156

□ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) 123/156

□ Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) 156/156

16. Khi giám sát hoạt động tài chính, các anh (chị) có giám sát hoạt động phân

phối lợi nhuận sau thuế không?

□ Có 0/156

□ Không 156/156

Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 17

17. Các chỉ tiêu giám sát hoạt động phân phối lợi nhuận sau thuế

□ Hệ số lợi nhuận giữ lại

□ Chỉ tiêu khác….

18. Khi giám sát hoạt động tài chính, các anh (chị) có giám sát khả năng trả nợ

của doanh nghiệp không?

□ Có 156/156

□ Không

Nếu lựa chọn phương án có, xin anh (chị) trả lời tiếp câu 19

19. Các chỉ tiêu giám sát khả năng trả nợ

□ Hệ số khả năng thanh toán nhanh

□ Hệ số khả năng thanh toán tức thời

□ Hệ số thanh toán lãi vay 156/156

□ Tỷ lệ dòng tiền vào so với dòng tiền ra

□ Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính

179

20. Các anh chị xây dựng mức cảnh báo rủi ro cho doanh nghiệp không?

□ Có

□ Không 156/156

21. Khi giám sát hoạt động tài chính, các anh (chị) có sử dụng các chỉ tiêu trung

bình của ngành không?

□ Có 20/156

□ Không 136/156

22. Theo các anh (chị) có cần cán bộ chuyên trách thực hiện giám sát hoạt động

tài chính của doanh nghiệp không?

□ Có 98/156

□ Không 58/156

23. Theo các anh (chị) cán bộ làm công tác giám sát hoạt động tài chính có cần

thiết phải được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về giám sát hoạt động

tài chính không?

□ Có 156/156

□ Không

24. Những ý kiến khác (nếu có)

Các anh chị hãy tích câu trả lời vào các ô sau:

Tổng hợp kết quả điều tra về đặc thù quản lý

TT Nội dung câu hỏi về cơ cấu tổ chức Có Không Không

biết

Không

trả lời

1

Đảng ủy, chỉ huy đơn vị có thường xuyên

quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tài chính

không?

156 0 0 0

2

Chỉ huy đơn vị có yêu cầu xây dựng quy chế

quản lý tài chính nội bộ, quy chế giám sát hoạt

động tài chính không?

150 6 0 0

3 Trong đơn vị có thường xảy ra biến động ở vị

trí chỉ huy không? 150 2 2 2

4

Định kỳ người chỉ huy đơn vị có yêu cầu cơ

quan tài chínhphải báo cáo tình hình tài chính

không?

150 1 3 2

5

Các quyết định quản lý tài chính chủ yếu có

được thông qua tập thể trước khi quyết định

không?

149 3 4 0

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra do Tác giả thực hiện (Phụ lục I)

180

Kết quả điều tra về cơ cấu tổ chức

TT Nội dung câu hỏi về cơ cấu tổ chức Có Không Không

biết

Không

trả lời

1

Cơ cấu tổ chức của đơn vị đồng chí có phù

hợp với việc triển khai các nhiệm vụ

không?

150 0 3 3

2

Có đáp ứng được tất cả các nhiệm vụ về

huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu,

làm kinh tế không?

156 0 0 0

3 Công việc giữa các bộ phận có bị chồng

chéo không? 156 0 0 0

4 Có bộ phận nào phải kiêm nhiệm không

đúng với chức năng không? 5 151 0 0

5

Cơ quan giám sát hoạt động tài chỉnh của

đơn vị có đảm bảo: độc lập, khách quan,

thường xuyên, liên tục, không?

6 150 0 0

6 Tổ chức phòng tài chính hiện nay có đáp

ứng yêu cầu quản lý tài chính không? 100 56 0 0

7 Tổ chức bộ máy giám sát như đơn vị đang

áp dụng đã phù hợp chưa? 130 5 1 20

8 Các hình thức giám sát (KSNB, KTNB,

GSTC) có thường xuyên trao đổi, không? 17 139 0 0

9 Báo cáo GS HĐTC có được lãnh đạo đơn vị

đọc và có ý kiến không? 149 5 2 0

10

Người chỉ huy có thường xuyên trao đổi với

Chính ủy về biện pháp giám sát hoạt động

tài chính không?

149 3 2 2

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra do Tác giả thực hiện (Phụ lục I)

Kết quả điều tra về chính sách nhân sự

TT Nội dung câu hỏi về cơ cấu tổ chức Có Không Không

biết

Không

trả lời

1 Đơn vị có quy chế khen thưởng và kỷ luật

không? 156/156 0 0 0

2

Đơn vị có chính sách bồi dưỡng, xây dựng

cán bộ làm tài chính không? 151/156 2 3 0

3 Đơn vị có nhận thấy cần phải tăng cường

cán bộ làm công tác tài chính không? 156/156 0 0 0

4 Đơn vị có cần phải tăng cường chất lượng

công tác tài chính không? 155/156 1 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra do Tác giả thực hiện (Phụ lục I)

181

Kết quả điều tra về công tác kế hoạch của các công ty xây dựng thuộc BQP

TT Nội dung câu hỏi về cơ cấu tổ chức Có Không Không

biết

Không

trả lời

1

Đơn vị có cho rằng trong hệ thống kế hoạch

thì kế hoạch tài chính là quan trọng nhất

không?

155/156 1 0 0

2

Đơn vị có ban hành về mẫu biểu, trình tự,

thời gian, trách nhiệm của các cơ quan lập

kế hoạch không?

98/156 56 2 0

3 Đơn vị có thực hiện đúng quy định lập báo

cáo tài chính theo quy định không? 156/156 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra do Tác giả thực hiện (Phụ lục I)

Hệ thống chỉ tiêu giám sát

Hệ thống chỉ tiêu giám sát HĐTC của các công ty xây dựng thuộc BQP

TT Nội dung câu hỏi về cơ cấu tổ chức Có Không Áp dụng

một phần

Áp dụng

toàn bộ

1 Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát việc hoàn

thành kế hoạch 0 10 146 0

2

Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát hiệu quả

kinh doanh 0 0 155 1

3 Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát về luân

chuyển vốn 0 1 155 0

4 Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát huy động

vốn và sử dụng vốn 0 1 155 0

5 Đơn vị có áp dụng chỉ số giám sát về phân

phối lợi nhuận sau thuế, không? 0 156 156 0

6

Đơn vị có áp dụng chỉ tiêu giám sát kết quả

hoạt động của Ban điều hành doanh nghiệp

và trả lương thưởng cho Ban điều hành

doanh nghiệp, không?

0 0 155 1

7 Đơn vị có áp dụng việc giám sát các chỉ tiêu

trên vào hoạt động đầu tư xây dựng, không? 0 0 156 0

8 Đơn vị có đánh giá về hệ thống các chỉ tiêu

giám sát HĐTC hiện nay? 0 0 132 24

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra do Tác giả thực hiện (Phụ lục I)

182

Kết quả điều tra về tổ chức bộ máy giám sát hoạt động tài chính của các công

ty xây dựng thuộc BQP

TT Nội dung câu hỏi về cơ cấu tổ chức Có Không Không

biết

Không

trả lời

1

Ủy ban kiểm tra đảng ủy đơn vị có chương

trình giám sát về quản lý, sử dụng tài sản

thuộc vốn NS không?

154 0 2 0

2

Cục Tài chính BQP hàng năm có thực hiện

kiểm tra, giám sát các hoạt động, trong đó

có hoạt động về tài chính của đơn vị không?

156 0 0 0

3

Đơn vị có tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt

động kinh doanh, trong đó có hoạt động tài

chính của các đơn vị trực thuộc không?

156 0 0 0

4 Đơn vị có tổ chức bộ máy kiểm soát nội bộ

không? 155 0 1 0

5 Đơn vị có tổ chức kiểm tra tài chính nội bộ

không? 156 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra do Tác giả thực hiện (Phụ lục I)

Kết quả điều tra về tác động môi trƣờng giám sát sát tài chính từ bên ngoài

TT Nội dung câu hỏi về cơ cấu tổ chức Có Không Không

biết

Không

trả lời

1

Các chính sách quản lý về tài chính hiện

nay của BQP có đủ điều chỉnh các quan hệ

tài chính trong đơn vị không?

138 10 8 0

2 Các quy định về tài chính có rõ ràng không? 120 36 0 0

3 Các quy định về quản lý tài chính, giám sát

có bị chồng chéo không? 100 12 44 0

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra do Tác giả thực hiện (Phụ lục I)

183

DANH SÁCH CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG

1. Tổng công ty 319;

2. Tổng công ty 36;

3. Tổng công ty 789;

4. Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị;

5. Tổng công ty Lũng Lô;

6. Tổng công ty Thái Sơn;

7. Tổng công ty Thành An (Binh đoàn 11);

8. Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn;

9. Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Tây Hồ;

10. Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Trường An;

11. Công ty TNHH một thành viên 207;

12. Công ty TNHH một thành viên 59;

13. Công ty TNHH một thành viên ACC;

14. Công ty TNHH một thành viên Đồng Tâm – BCH Quân sự tỉnh Đồng Nai;

15. Công ty TNHH một thành viên Duyên Hải QK3;

16. Công ty TNHH một thành viên Hà Thành – QK Thủ Đô;

17. Công ty TNHH một thành viên Hùng Vương – QK IV;

18. Công ty TNHH một thành viên Trường Thành;

19. Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Vạn Tường – QK V;

20. Công ty TNHH Xây dựng và Khai khoáng Việt Bắc – QK1;

21. Công ty ADCC;

22. Công ty TNHH một thành viên Tư vấn Thiết kế và Đầu tư Xây dựng.