hoÀn thiỆn phÂn tÍch bÁo cÁo tÀi chÍnh tẠi cÔng ty …

109
TRƢỜNG ẠI HỌC CÔNG OÀN TRN THTHU HNG HOÀN THIN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TI CÔNG TY CPHN TECOTEC GROUP LUẬN VN THẠC S KTOÁN HÀ NỘI, NM 2021

Upload: others

Post on 21-Nov-2021

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

TRẦN THỊ THU HẰNG

HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO

TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

TECOTEC GROUP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

HÀ NỘI, NĂM 2021

Page 2: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

TRẦN THỊ THU HẰNG

HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO

TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

TECOTEC GROUP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

MÃ SỐ: 834 03 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐINH THỊ MAI

HÀ NỘI, NĂM 2021

Page 3: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài

chính tại Công ty Cổ phần Tecotec Group” là công trình nghiên cứu độc lập

do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đinh Thị Mai. Luận

văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu,

nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,

hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.

TÁC GIẢ

Trần Thị Thu Hằng

Page 4: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành

nhất tới PGS.TS. Đinh Thị Mai - người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp

đỡ và động viên cá nhân tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giảng dạy chương trình

Cao học chuyên ngành Kế toán tại trường Đại học Công Đoàn đã truyền dạy

những kiến thức quý báu trong suốt quá trình tôi được học tập và nghiên cứu

ở trường. Những kiến thức này không chỉ hữu ích đối với việc trình bày luận

văn mà còn giúp tôi rất nhiều trong công việc và nghiên cứu khoa học.

Tôi xin cảm ơn các thầy, cô trong hội đồng khoa học đã đóng góp

những ý kiến góp ý có ý nghĩa rất quan trọng để tôi có thể hoàn thiện luận

văn này.

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, tôi xin chân thành cảm

ơn Ban Giám đốc, các phòng ban cùng các anh chị đang công tác tại Công ty

Cổ phần Tecotec Group đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập

số liệu để tôi hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các thầy, cô của khoa Sau Đại học và

Trường Đại học Công Đoàn đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi

tham gia học tập và nghiên cứu tại trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Page 5: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, sơ đồ

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1

2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4

5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ......................................... 4

7. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 4

Chƣơng 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

DOAH NGHIỆP .................................................................................................. 6

1.1. Khái quát chung về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp ...................................................................................................... 6

1.1.1. Báo cáo tài chính và vai trò của báo cáo tài chính doanh nghiệp ............. 6

1.1.2. Phân tích báo cáo tài chính và mục tiêu phân tích báo cáo tài chính

doanh nghiệp ....................................................................................................... 7

1.2. Cơ sở dữ liệu và phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp ................................................................................................................. 9

1.2.1. Cơ sở dữ liệu phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp .......................... 9

1.2.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp......................... 11

1.3. Quy trình phân tích báo cáo tài chính ................................................... 17

1.3.1. Lập kế hoạch phân tích ........................................................................... 17

1.3.2. Thực hiện công tác phân tích .................................................................. 17

1.3.3. Kết thúc phân tích ................................................................................... 18

Page 6: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

1.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp ............................ 18

1.4.1. Phân tích tình hình tài sản và tình hình nguồn vốn ................................. 19

1.4.2. Phân tích hoạt động tài trợ của doanh nghiệp ......................................... 21

1.4.3. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn, khả năng sinh lời và kết quả kinh

doanh trong doanh nghiệp ................................................................................. 23

1.4.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán .............................. 32

1.4.5. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ ..................................................... 36

1.4.6. Phân tích rủi ro tài chính ......................................................................... 37

Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 38

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN TECOTEC GROUP .................................................................. 39

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tecotec Group .................................... 39

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tecotec Group39

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Tecotec Group40

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và các chính sách kế toán áp dụng ... 44

2.2. Cơ sở dữ liệu, phƣơng pháp phân tích và quy trình phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Tecotec Group .............................................. 45

2.2.1. Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích báo cáo tài chính tại Công ty .............. 45

2.2.2. Phương pháp phân tích và quy trình phân tích báo cáo tài chính tại

Công ty .............................................................................................................. 46

2.3. Thực trạng nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Tecotec Group ................................................................................................. 47

2.3.1. Thực trạng phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty ......... 47

2.3.2. Thực trạng phân tích hoạt động tài trợ của Công ty ............................... 55

2.3.3. Thực trạng phân tích hiệu suất sử dụng vốn, khả năng sinh lời và kết

quả kinh doanh của Công ty .............................................................................. 55

2.3.4. Thực trạng phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của

Công ty .............................................................................................................. 59

2.3.5. Thực trạng phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ .................................. 60

Page 7: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

2.3.6. Thực trạng phân tích rủi ro tài chính Công ty ......................................... 60

2.4. Đánh giá thực trạng về phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Tecotec Group ........................................................................................ 60

2.4.1. Kết quả đạt được ..................................................................................... 60

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .......................................... 62

Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 66

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOTEC GROUP .............................................. 67

3.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển Công ty Cổ phần Tecotec Group 67

3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển Công ty ............................................. 67

3.1.2. Mục tiêu phát triển Công ty Cổ phần Tecotec Group ............................. 68

3.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Tecotec Group ................................................................... 69

3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính...................................... 69

3.2.2. Nguyên tắc cơ bản hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty

Cổ phần Tecotec Group .................................................................................... 70

3.3. Các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Tecotec Group ........................................................................................ 73

3.3.1. Hoàn thiện về quy trình, cơ sở dữ liệu và phương pháp phân tích báo

cáo tài chính ...................................................................................................... 73

3.3.2. Hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính .................................... 76

3.4. Điều kiện để thực hiện các giải pháp ...................................................... 92

3.4.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng ......................................... 92

3.4.2. Về phía Công ty Cổ phần Tecotec Group ............................................... 92

Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 94

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 97

PHỤ LỤC

Page 8: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đủ

BCTC Báo cáo tài chính

BTC Bộ tài chính

BEP Hệ số sinh lời kinh tế của tài sản

BH Bán hàng

CCDV Cung cấp dịch vụ

CCDV Cung cấp dịch vụ

CĐKT Cân đối kế toán

CSH Chủ sở hữu

CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp

CPBH Chi phí bán hàng

DT Doanh thu

DTT Doanh thu thuần

DTTC Doanh thu tài chính

DTTBH Doanh thu thuần bán hàng

D/E Cổ tức trên thu nhập của mỗi cổ phần thường

D/P Hệ số cổ tức trên thị giá của mỗi cổ phiếu thường

DN Doanh nghiệp

EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

EPS Hệ số sinh lời vốn cổ phần thường

GVHB Giá vốn hàng bán

HSkd Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

HTK Hàng tồn kho

HĐKD Hoạt động kinh doanh

HDĐT Hoạt động đầu tư

HĐTC Hoạt động tài chính

HSKD Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

HĐ Hệ số đầu tư từ tài sản ngắn hạn

HT Hệ số tự tài trợ

KTK Kỳ tồn kho bình quân

Page 9: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

KLĐ Kỳ luân chuyển vốn lưu động

LP Lợi nhuận

LN Lợi nhuận

LNST Lợi nhuận sau thuế LSTT Lợi nhuận trước thuế LNKD Lợi nhuận kinh doanh

LNBH Lợi nhuận bán hàng

LCT Lưu chuyển thuần

NV Nguồn vốn

P/E Hệ số giá trên thu nhập của mỗi sổ phần thường

SKD Vốn kinh doanh bình quân

SVlđ Số vòng luân chuyển vốn lưu động

SLĐ Số dư bình quân về vốn lưu động

SVlđ Số vòng quay hàng tồn kho

STK Trị giá hàng tồn kho bình quân

SVPT Số vòng thu hồi nợ

SXKD Sản xuất kinh doanh

ROS Hệ số sinh lời ròng

ROA Hệ số sinh lời ròng của tài sản

ROE Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu

TT Thông tư

TS Tài sản

TSDH Tài sản dài hạn

TSNH Tài sản ngắn hạn

TSCĐ Tài sản cố định

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

TRĐ Triệu đồng

TNK Thu nhập khác

VLC Vốn lưu chuyển

Page 10: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

Bảng

Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Công ty ..................................... 47

Bảng 2.2.Tình hình cơ cấu và sự biến động tài sản của Công ty ...................... 49

Bảng 2.3. Tình hình cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của Công ty .............. 53

Bảng 2.4. Hiệu suất sử dụng vốn của Công ty .................................................. 56

Bảng 2.5. Khả năng sinh lời của Công ty ......................................................... 57

Bảng 2.6. Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của Công ty ................... 58

Bảng 2.7. Khả năng thanh toán của Công ty ..................................................... 60

Bảng 2.8. Nội dung phân tích tài chính tại Công ty .......................................... 64

Bảng 3.1. Phân tích tình hình tài trợ vốn của Công ty ...................................... 77

Bảng 3.2. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của Công ty ............................... 80

Bảng 3.3. Phân tích tình hình quy mô nợ .......................................................... 83

Bảng 3.4. Phân tích tình hình mức độ và trình độ quản trị nợ .......................... 85

Bảng 3.5. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty ..................................... 87

Bảng 3.6. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền thuần của Công ty.................... 89

Bảng 3.7. Bảng phân tích rủi ro tài chính của Công ty ..................................... 91

Sơ đồ

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty ................................................ 41

Page 11: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong môi trường kinh tế cạnh tranh như hiện nay, đối với mỗi doanh

nghiệp (DN) để tồn tại và phát triển bền vững hoạt động tài chính cần phải

được coi trọng. Để nâng cao tính cạnh tranh và có chiến lược phát tiển tốt, nhà

quản trị cần nắm rõ thực trạng tình hình tài chính của đơn vị mình. Trong đó,

việc phân tích đánh giá năng lực tài chính là một công cụ hết sức hữu ích.

Chính vì thế, các nhà quản trị DN thường sử dụng các thông tin được chắt lọc

từ việc phân tích báo cáo tài chính để đánh giá thực trạng hoạt động tài chính,

kết quả sản xuất kinh doanh cũng như những rủi ro và triển vọng trong tương

lai của DN. Qua đó, các nhà quản trị DN sẽ vạch ra chiến lược phù hợp để cải

thiện tình hình tài chính, tạo động lực phát triển các hoạt động sản xuất kinh

doanh. Mặt khác, trong điều kiện tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và khu

vực, việc phân tích báo cáo tài chính thực sự rất cần thiết không chỉ đối với chủ

sở hữu DN mà còn cần thiết đối với tất cả các đối tượng bên ngoài có quan hệ

về kinh tế, pháp lý với DN như: nhà đầu tư, cổ đông, ngân hàng, nhà cung cấp,

các cơ quan quản lý Nhà nước...

Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu phản ánh tình hình tài chính của

đơn vị, bao gồm: tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình công nợ, dòng tiền và

kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Phân tích báo cáo tài chính là hoạt

động quan trọng, cần được quan tâm nhằm cung cấp thông tin cho những

người quan tâm biết rõ về thực trạng hoạt động tài chính, những rủi ro, triển

vọng và xu hướng phát triển của DN.

Trong những năm qua, Công ty Cổ phần Tecotec Group đã luôn quan

tâm đến tình hình và năng lực tài chính thông qua phân tích báo cáo tài chính

để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, Công ty đã đạt

được những kết quả nhất định trong quá trình cạnh tranh và phát triển. Tuy

nhiên, trên thực tế cho thấy công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty

chưa được chú trọng đúng mức: nhân sự làm công tác phân tích còn kiêm

Page 12: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

2

nhiệm nhiều việc, phương pháp phân tích còn đơn giản, nội dung phân tích

chưa sâu, chưa đầy đủ…điều đó làm giảm hiệu quả thông tin phân tích cung

cấp cho các cấp quản lý và làm ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định điều

hành, phát triển công ty.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó, bằng những kiến thức quý báu về

phân tích báo cáo tài chính tích lũy được trong thời gian học tập và nghiên

cứu tại trường, sau một thời gian tìm hiểu về Công ty Cổ phần Tecotec Group

cao học viên đã chọn đề tài “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại

Công ty Cổ phần Tecotec Group” để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.

2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài

Phân tích báo cáo tài chính là đề tài có tính truyền thống, đã được nhiều

công trình nghiên cứu trước đây đề cập. Các đề tài trước đây của nhiều tác giả

cũng đã khái quát cơ sở lý luận về phương pháp và nội dung phân tích tài

chính, cùng với đó là áp dụng cơ sở lý luận vào tình hình của từng đơn vị cụ

thể. Để học hỏi và rút kinh nghiệm từ công trình nghiên cứu trước tác giả đã

tham khảo một số luận văn thạc sỹ về hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính

DN như sau:

- Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý của Tô Thị Hồng (2015) về đề

tài “Hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Viglacera

Tiên Sơn”. Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản về phân tích báo cáo tài

chính DN và khảo sát thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ

phần Viglacera Tiên Sơn, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác

phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Viglarera Tiên Sơn.

- Luận văn thạc sỹ “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần

Dược phẩm Hà Tây” (2017) của tác giả Chu Thị Hồng Lan, đã tập trung hệ

thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính thông

qua báo cáo tài chính, đề cập sâu đến các Phương pháp cũng như nội dung

phân tích báo cáo tài chính DN

- Luận văn thạc sĩ kinh tế của Đỗ Thị Bích Thủy (2019) về đề tài “Hoàn

Page 13: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

3

thiện Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần 319.5”. Luận văn đã

nghiên cứu lý luận về Phân tích báo cáo tài chính DN, vận dụng vào thực tiễn

phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần 319.5, luận văn đưa ra nhận

xét, đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty và đề xuất một

số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện.

Các đề tài trên đều đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, phương pháp, chỉ

tiêu để phục vụ công tác phân tích báo cáo tài chính trong DN. Mỗi công trình

nghiên cứu đều mang những nét riêng của từng đơn vị, từng ngành nghề kinh

doanh, lĩnh vực hoạt động, quy mô hoạt động, tổ chức nhân sự… Tuy nhiên,

những công trình nghiên cứu đó đều có đặc trưng chung là các tác giả đã mô

tả lại thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại một DN cụ thể, từ đó đề xuất

các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại đơn vị

mà mình nghiên cứu.

Tại Công ty cổ phần Tecotec Group cho đến nay chưa có đề tài nghiên

cứu khoa học nào đề cập đến thực trạng hoàn thiện phân tích báo cáo tài

chính. Vì vậy cao học viên đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện phân tích báo cáo

tài chính tại Công ty cổ phần Tecotec Group” cho luận văn thạc sỹ.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập trung làm rõ thực trạng và đánh giá thực trạng phân tích báo

cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Tecotec Group, đề xuất một số giải pháp,

kiến nghị nhằm hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của Công ty.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính

doanh nghiệp.

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng phân tích Báo cáo tài chính của Công

ty Cổ phần Tecotec Group.

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện phân tích báo cáo

tài chính tại Công ty Cổ phần Tecotec Group, phục vụ tốt cho công tác quản trị tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của DN.

Page 14: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

4

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phân tích báo cáo tài chính của

doanh nghiệp.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Tecotec Group

+ Thời gian: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tecotec

Group trong giai đoạn từ năm 2018-2019, đề xuất các giải pháp hoàn thiện

phân tích báo cáo tài chính của Công ty trong các năm tiếp theo.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng, duy vật

lịch sử, luận văn sử dụng kết hợp hệ thống các phương pháp khoa học như:

thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích, quy nạp, diễn giải…nhằm nghiên cứu,

luận giải và đánh giá về nội dung đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp thu thập tài liệu và xử lý dữ liệu: luận văn tập hợp chủ

yếu các dữ liệu thứ cấp tại Công ty: hệ thống sổ kế toán, báo cáo tài chính và

thu thập các tài liệu có liên quan và các báo cáo phân tích của Công ty.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

- Về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý

luận về phân tích báo cáo tài chính trong DN từ phương pháp phân tích, quy

trình phân tích, nội dung phân tích báo cáo tài chính.

- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phân tích Báo

cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Tecotec Group đưa ra các phương hướng

và giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ

phần Tecotec Group nhằm thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin cho

hoạt động quản trị của DN trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng

phát triển.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,

danh mục chữ viết tắt, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Page 15: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

5

Chương 1. Lý luận cơ bản về phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Chương 2. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần

Tecotec Group

Chương 3. Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty

Cổ phần Tecotec Group

Page 16: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

6

Chƣơng 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

DOAH NGHIỆP

1.1. Khái quát chung về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài

chính doanh nghiệp

1.1.1. Báo cáo tài chính và vai trò của báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính DN

Trong luật kế toán số 88/2015/QH13 có giải thích về Báo cáo tài chính,

tại điều 3 của Luật có nội dung “Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh

tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại

chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán” [9, Điều 3].

Báo cáo tài chính DN là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các

sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình tài

sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một DN trong

một thời kỳ nhất định theo những biểu mẫu báo cáo quy định.

Trong hệ thống kế toán Việt Nam, báo cáo tài chính là loại báo cáo

tổng hợp, phản ánh một cách khái quát, toàn diện bằng các chỉ tiêu giá trị về

tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản theo kết cấu, kết quả hoạt động

kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của DN tại một thời điểm, thời kỳ nhất định.

Như vậy báo cáo tài chính không chỉ cung cấp thông tin chủ yếu cho các đối

tượng bên ngoài DN như: các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các cơ quan cấp

trên, các cơ quan thuế… mà còn cung cấp thông tin cho các nhà quản trị DN,

giúp họ phân tích, đánh giá tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động

kinh doanh của DN.

Vai trò của Báo cáo tài chính DN

Vai trò của báo cáo tài chính được xem xét thông qua nhu cầu sử dụng

thông tin trên báo cáo tài chính của từng đối tượng liên quan, cụ thể như sau:

- Đối với Nhà nước: Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cần thiết giúp

cho việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế,

Page 17: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

7

giúp cho việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan tài chính Nhà nước

đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cũng như làm cơ sở cho

việc tính thuế và các khoản nộp khác của DN đối với ngân sách Nhà nước.

- Đối với chủ DN: các nhà quản lý cần công bố thông tin trên BCTC

định kỳ về hoạt động của DN nhằm thuyết phục các nhà đầu tư cũng như các

chủ nợ rằng DN đang có mức lợi nhuận cao nhất với độ rủi ro thấp nhất. Hơn

nữa thông tin trên Báo cáo tài chính cũng phục vụ cho công tác điều hành

quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà quản lý.

- Đối với nhà đầu tư hiện tại và tương lai, các chủ nợ, người cho vay, cho

thuê: Báo cáo tài chính giúp cho họ nhận biết khả năng tài chính, tình hình khả

năng thanh toán nợ cũng như việc sử dụng nguồn vốn được đầu tư và khả năng

thu lợi nhuận để từ đó họ quyết định đầu tư hay cho vay như thế nào.

- Đối với các cổ đông, những người góp vốn, người lao động: Báo cáo

tài chính giúp họ biết khả năng sinh lời, tỷ lệ lợi nhuận được chia hoặc phúc

lợi được hưởng.

Như vậy, báo cáo tài chính là một công cụ quan trọng trong quản lý

DN, là tài liệu không thể thiếu trong việc cung cấp thông tin tài chính phục vụ

cho việc ra quyết định hợp lý của các đối tượng quan tâm.

1.1.2. Phân tích báo cáo tài chính và mục tiêu phân tích báo cáo tài

chính doanh nghiệp

1.1.2.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và

so sánh số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua.

Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng

thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi

ro về tài chính trong tương lai của doang nghiệp [4].

Phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin hữu ích không chỉ cho quản trị DN mà còn cung cấp thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho các

đối tượng sử dụng thông tin ngoài DN. Bởi vậy phân tích báo cáo tài chính

Page 18: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

8

ngoài phản ánh tình hình tài chính của DN tại một thời điểm mà còn cung cấp

các thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh của DN trong một thời gian.

1.1.2.2. Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, có

nhiều chủ thể quan tâm đến tình hình tài chính của DN như các nhà quản trị DN, các cổ đông hiện tại hoặc người đang muốn trở thành cổ đông của DN,

các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp, nhà cung cấp tín dụng, các DN

tham gia đầu tư để đa dạng hóa rủi ro, cơ quan thuế, các cơ quan quản lý Nhà

nước, người lao động... Các chủ thể này quan tâm đến tình hình tài chính của

DN dưới góc độ khác nhau. Phân tích báo cáo tài chính giúp cho mỗi chủ thể có thông tin phù hợp với mục đích của mình, trên cơ sở đó họ có thể đưa ra các quyết định để bảo toàn và gia tăng lợi ích của họ gắn với hoạt động của

DN. Chẳng hạn mục tiêu phân tích cụ thể với 3 nhóm chủ thể quản lý là các

nhà quản trị DN, nhà đầu tư, nhà cho vay như sau: - Phân tích báo cáo tài chính đối với các nhà quản trị DN

+ Đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua: cơ cấu vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, đặc biệt là các dấu hiệu rủi

ro tài chính trong DN... từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời và cơ sở

cần thiết để hoạch định chính sách tài chính cho tương lai của DN.

+ Định hướng cho ban lãnh đạo ra các quyết định đầu tư, quyết định tài

trợ, quyết định phân chia lợi nhuận theo cách phù hợp với tình hình thực tế của DN.

+ Phân tích báo cáo tài chính DN là cơ sở lập ngân sách tài chính cho

kỳ sau, từ đó có những kế hoạch chuẩn bị về tài chính, máy móc trang thiết bị,

nhà xưởng, nguyên vật liệu...

+ Phân tích báo cáo tài chính DN là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát

hoạt động, quản lý trong DN.

- Phân tích báo cáo tài chính đối với các nhà đầu tư: Phân tích báo

cáo tài chính đối với nhà đầu tư là để đánh giá khả năng sinh lời, đánh giá các

cổ phiếu trên thị trường cũng như triển vọng trong tương lai của DN.

Page 19: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

9

- Phân tích báo cáo tài chính đối với người cho vay: Phân tích báo cáo

tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách

hàng. Tuy nhiên, phân tích với những khoản cho vay dài hạn và những khoản

cho vay ngắn hạn có những nét khác nhau.

+ Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan

tâm đến khả năng thanh toán ngay của DN. Nói cách khác là khả năng ứng

phó của DN khi nợ vay đến hạn trả.

+ Đối với các khoản cho vay dài hạn: người cho vay đặc biệt quan tâm

đến khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của DN cũng như các yếu tố

gây ra rủi ro về thanh toán, rủi ro tài chính của DN trong dài hạn là những

thông tin họ phải nắm được khi quyết định cho vay.

1.2. Cơ sở dữ liệu và phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

1.2.1. Cơ sở dữ liệu phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Hệ thống báo cáo tài chính của DN

* Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN) là báo cáo tài chính tổng

hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài

sản đó của DN tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán được chia

thành hai phần là phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn”. Theo Thông tư 200/2014/TT – BTC, Bảng cân đối kế toán có kết cấu tổng thể như sau:

+ Phần tài sản bao gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện

có của DN tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu được sắp xếp theo nội dung

kinh tế của các loại tài sản và được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần

và được chia thành hai loại. Loại A: Tài sản ngắn hạn bao gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản của

DN là: tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,

các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác.

Loại B: Tài sản dài hạn bao gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản của DN

là: các khoản thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, tài sản dở dang

dài hạn, đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác.

Page 20: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

10

+ Phần nguồn vốn: bao gồm các chỉ tiêu phản ánh các nguồn hình

thành lên các loại tài sản của DN tại thời điểm lập báo cáo và được chia thành

hai loại

Loại C: Nợ phải trả bao gồm các chỉ tiêu phản ánh các loại nợ ngắn

hạn, nợ dài hạn mà DN có trách nhiệm phải thanh toán.

Loại D: Vốn chủ sở hữu phản ánh các nguồn vốn chủ sở hữu. Các quỹ

của DN và nguồn kinh phí (nếu có) thể hiện mức độ độc lập tự chủ về việc sử

dụng các loại nguồn vốn của DN [3].

* Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN) là báo cáo

tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh

doanh của DN chi tiết theo từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DN trình bày các nội dung

cơ bản về chi phí, doanh thu và kết quả từng loại giao dịch, sự kiện:

+ Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ;

+ Hoạt động tài chính;

+ Hoạt động khác.

* Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DN) là báo cáo tài chính

tổng hợp phản ánh việc tạo tiền, sử dụng tiền và dự trữ tiền trong kỳ báo cáo

của DN.

Nội dung của báo cáo tài chính tiền tệ gồm 3 phần:

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Với nội dung trên báo cáo tài chính tiền tệ được kết cấu tương ứng

thành ba phần theo từng hoạt động, trong từng phần chi tiết thành các dòng để

phản ánh các chỉ tiêu liên quan đến việc tạo ra và sử dụng các khoản tiền theo

từng loại hoạt động và các chỉ tiêu được báo cáo chi tiết thành các cột theo số

kỳ này và kỳ trước để có thể đánh giá, so sánh giữa các kỳ với nhau. Phần lưu

chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đều lập theo phương

Page 21: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

11

pháp trực tiếp, phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh lựa chọn một

trong hai phương pháp trực tiếp hay gián tiếp.

* Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN) là bộ phận hợp

thành không thể tách rời của báo cáo tài chính dùng để mô tả mang tính tường

thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin, số liệu đã được trình bày trong các

báo cáo tài chính cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các

chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh cũng có thể trình bày những

thông tin khác nếu DN xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý

báo cáo tài chính.

1.2.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Để phân tích báo cáo tài chính trong DN, người ta có thể sử dụng một

hay nhiều phương pháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích.

Những phương pháp phân tích báo cáo tài chính được sử dụng phổ biến là

phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp phân tích

nhân tố, phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháp toán tài

chính... kể cả phân tích các tình huống giả định.

Phương pháp so sánh

So sánh là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong phân

tích báo cáo tài chính, được dùng để nghiên cứu sự biến động và xác định

mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.

Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích BCTC của DN, trước

hết xác định kỳ gốc để so sánh. Xác định kỳ gốc để so sánh phụ thuộc vào

mục đích cụ thể của phân tích. Kỳ gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt

thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc kỳ kế

hoạch hoặc kỳ kinh doanh trước. Giá trị so sánh là số tuyệt đối, số tương đối

hoặc số bình quân.

Để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm

bảo các điều kiện so sánh sau:

- Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu.

Page 22: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

12

- Phải đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.

- Phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu (kể cả hiện vật,

giá trị và thời gian).

Khi so sánh mức đạt được trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau,

ngoài các điều kiện đã nêu, cần đảm bảo điều kiện khác, như: cùng phương

hướng kinh doanh, điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

Mức độ biến động tuyệt đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu giữa

hai kỳ. Kỳ thực tế với kỳ kế hoạch hoặc kỳ thực tế với kỳ kinh doanh trước…

Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu ở kỳ

này với trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số

của chỉ tiêu có liên quan, mà chỉ tiêu liên quan này quyết định quy mô của chỉ

tiêu phân tích.

Quá trình thực hiện phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực

hiện bằng ba hình thức: So sánh theo chiều ngang, so sánh theo chiều dọc, so

sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu.

So sánh ngang ở trên các BCTC của DN chính là việc so sánh, đối

chiếu tình hình biến động cả về tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu,

trên từng BCTC. Thực chất của sự phân tích này là phân tích sự biến động về

quy mô của từng khoản mục, trên từng BCTC của DN. Qua đó xác định được

mức biến động (tăng hay giảm) về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ

ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

So sánh dọc trên các BCTC của DN chính là việc sử dụng các tỷ lệ, các

hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng BCTC, giữa các

BCTC của DN. Thực chất của việc phân tích theo chiều dọc trên BCTC là

phân tích sự biến động về cơ cấu TS và NV trên bảng CĐKT của DN, hoặc

phân tích các mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận và doanh thu với tổng giá vốn

hàng bán, với tổng TS…trên các BCTC của DN.

So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. Điều

đó được thể hiện: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên

Page 23: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

13

BCTC được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô

chung và chúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu

hướng phát triển của các hiện tượng kinh tế - tài chính DN.

Nội dung so sánh gồm:

- So sánh số thực tế kỳ phân tích với số thực tế kỳ kinh doanh trước

nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của DN.

Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính của DN.

- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế kỳ kế hoạch nhằm

xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt hoạt

động tài chính của DN.

- So sánh giữa số liệu của DN với số liệu trung bình tiên tiến của ngành

của DN khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN

tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp rất quan trọng.

Nó được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kì một hoạt động phân

tích nào của DN. Trong phân tích tình hình hoạt động tài chính của DN, nó

được sử dụng rất đa dạng và linh hoạt.

Phương pháp phân chia (chi tiết) được sử dụng để chia nhỏ quá trình

và kết quả thành những bộ phận khác nhau phục vụ cho mục tiêu nhận thức

quá trình và kết quả đó dưới những khía cạnh khác nhau. Thông thường trong

phân tích thường chi tiết thành:

- Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu: chia nhỏ chỉ

tiêu nghiên cứu thành các bộ phận cấu thành nên bản thân chỉ tiêu đó.

- Chi tiết theo thời gian phát sinh và kết quả kinh tế: chia nhỏ quá trình

và kết quả theo trình tự thời gian phát sinh và phát triển.

- Chi tiết theo không gian phát sinh của hiện tượng và kết quả kinh tế:

chia nhỏ quá trình và kết quả theo địa điểm phát sinh và phát triển của chỉ tiêu

nghiên cứu.

Page 24: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

14

Phương pháp liên hệ, đối chiếu: là phương pháp phân tích sử dụng để

nghiên cứu xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế,

đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình thực hiện

các hoạt động. Sử dụng phương pháp này cần chú ý đến các mối liên hệ mang

tính nội tại, ổn định, chung nhất và được lặp đi lặp lại, các liên hệ ngược, liên

hệ xuôi, tính cân đối tổng thể, cân đối từng phần... Vì vậy, cần thu thập được

thông tin đầy đủ và thích hợp về các khía cạnh liên quan đến các luồng chuyển

dịch giá trị và sự vận động của các nguồn lực trong DN.

Phương pháp phân tích nhân tố

+ Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

- Phương pháp thay thế liên hoàn xác định ảnh hưởng của các nhân tố

đến các chỉ tiêu phân tích, xuất phát từ công thức xác định trị số của chỉ tiêu

phân tích kỳ gốc, lần lượt thay thế giá trị của các nhân tố kỳ gốc bằng giá trị

kỳ phân tích theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng. Ở mỗi

bước thay thế phải xác định trị số của chỉ tiêu phân tích khi mỗi nhân tố thay

đổi. Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với chỉ số của chỉ tiêu khi

chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ được mức độ ảnh hưởng của

nhân tố đó.

- Phương pháp số chênh lệch được dùng để xác định ảnh hưởng của các

nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Điều

kiện, nội dung và trình tự vận dụng của phương pháp số chênh lệch cũng

giống như phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ để xác định

mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị

kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó (thực chất là thay thế liên hoàn rút

gọn áp dụng trong trường hợp chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có quan

hệ tích số với các nhân tố ảnh hưởng).

- Phương pháp cân đối được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng

của các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu nếu chỉ tiêu phản

ánh đối tượng nghiên có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng ở dạng tổng hoặc

Page 25: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

15

hiệu. Xác định mức độ ảnh hưởng nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích, bằng

phương pháp cân đối người ta xác định chênh lệch giữa thực tế với kỳ gốc của

nhân tố ấy. Tuy nhiên cần chú ý đến quan hệ thuận, nghịch giữa nhân tố ảnh

hưởng với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.

+Phương pháp phân tích tính chất của các nhân tố

Sau khi xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, để có đánh giá và

dự toán hợp lý, trên cơ sở đưa ra các quyết định và cách thức thực hiện các

quyết định cần phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố. Việc phân tích

được thực hiện thông qua chỉ rõ và giải quyết các vấn đề như: chỉ rõ mức độ

ảnh hưởng, xác định tính chất chủ quan, khách quan của từng nhân tố ảnh

hưởng, phương pháp đánh giá và dự đoán cụ thể, đồng thời xác định ý nghĩa

của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu đang nghiên cứu, xem xét.

Phương pháp Dupont: phân tích dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa

các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số

của một loạt các biến. Chẳng hạn tách khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu

(ROE) hay khả năng sinh lời của tài sản (ROA)... thành tích số của chuỗi các

hệ số có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để từ đó đi sâu phân tích mối quan

hệ giữa các chỉ tiêu đó với khả năng sinh lời của vốn chủ.

Mô hình Dupont thường được vận dụng trong phân tích tài chính, có dạng:

Tỷ suất lợi

nhuận theo

tài sản

=

Lợi nhuận

thuần =

Lợi nhuận

thuần x

DTT

[18] Tổng TS DTT

Tổng

TS

Từ mô hình phân tích tài chính Dupont ở trên cho thấy, số vòng quay

của TS càng cao, điều đó chứng tỏ rằng sức sản xuất TS của DN càng lớn. Do

vậy, làm cho tỷ lệ sinh lời của TS càng lớn. Để nâng cao số vòng quay của

TS, một mặt phải tăng quy mô về doanh thu thuần, mặt khác phải sử dụng tiết

kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng TS. Như vậy tổng doanh thu thuần và tổng

Page 26: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

16

TS bình quân có quan hệ mật thiết với nhau, thông thường chúng có quan hệ

cùng chiều. Nghĩa là tổng TS tăng thì tổng doanh thu thuần cũng tăng.

Từ mô hình phân tích trên cho thấy, tỷ lệ lãi theo doanh thu thuần lại

phụ thuộc vào hai nhân tố cơ bản: Tổng lợi nhuận thuần và doanh thu thuần.

Hai nhân tố này lại có quan hệ cùng chiều, nghĩa là nếu doanh thu thuần tăng

thì làm cho lợi nhuận thuần cũng tăng. Để tăng quy mô về doanh thu thuần

ngoài việc phải giảm các khoản giảm trừ doanh thu, còn phải giảm chi phí sản

xuất, hạ giá thành sản phẩm, bao gồm cả chi phí ngoài sản xuất và chi phí sản

xuất sản phẩm. Đồng thời cũng phải thường xuyên nâng cao chất lượng sản

phẩm để tăng giá bán, góp phần nâng cao tổng mức lợi nhuận.

Phân tích báo cáo tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn

đối với quản trị DN. Điều đó không chỉ được biểu hiện ở chỗ có thể đánh giá

hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện. Đồng thời, đánh giá đầy

đủ và khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của

DN. Từ đó, đề ra được các biện pháp tỷ mỉ và xác thực nhằm tăng cường

công tác cải tiến tổ chức quản lý DN, góp phần không ngừng nâng cao hiệu

quả kinh doanh của DN ở các kỳ kinh doanh tiếp theo.

Phương pháp dự báo: phân tích báo cáo tài chính DN sử dụng để dự

báo tài chính DN. Có nhiều phương pháp khác nhau để dự báo các chỉ tiêu

kinh tế tài chính. Song, thường sử dụng các phương pháp sau đây:

- Phương pháp toán xác suất cho phép dự báo nguy cơ rủi ro hay tiềm

năng tài chính cần được khai thác trong những phạm vi và điều kiện nhất

định. Khi đã xác lập được thông tin cần dự báo trong mối quan hệ với các yếu

tố có liên quan thông qua một hay nhiều phương pháp kinh tế, ta có thể tính

toán các chỉ tiêu cơ bản như kỳ vọng toán, độ chênh lệch chuẩn, hệ số biến

thiên để đưa ra kết luận về dự báo nguy cơ rủi ro hay tiềm năng tài chính của

một dự án hay một cơ hội đầu tư...

- Phân tích độ nhạy: nếu như phương pháp phân tích nhân tố đòi hỏi khi

xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ta phải giả định các nhân tố

Page 27: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

17

khác không đổi nhằm loại trừ tác động đa chiều của các nhân tố tới đối tượng

phân tích, tức là đặt hiện tượng nghiên cứu trong trạng thái tĩnh, không thực

tế. Phương pháp phân tích độ nhạy ra đời còn gọi là phân tích động nhằm mục

tiêu đánh giá triển vọng và cảnh báo rủi ro cho công ty trong tương lai với sự

trợ giúp của công nghệ thông tin.

- Ngoài ra, các công ty còn có thể sử dụng một số phương pháp khác

như phương pháp hồi quy, phương pháp quy hoạch tuyến tính, sử dụng mô

hình kinh tế lượng...

Các phương pháp phân tích khác

Ngoài các phương pháp được sử dụng nêu trên. Để thực hiện chức năng

của mình thì Phân tích báo cáo tài chính còn có thể sử dụng kết hợp với các

phương pháp khác như phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp thang

điểm, phương pháp kinh nghiệm, phương pháp quy hoạch tuyến tính, phương

pháp dựa vào các ý kiến của các chuyên gia... Mỗi phương pháp được sử dụng

tùy thuộc vào mục đích phân tích và dữ liệu phân tích.

1.3. Quy trình phân tích báo cáo tài chính

1.3.1. Lập kế hoạch phân tích

Đây là giai đoạn đầu tiên, là khâu quan trọng, ảnh hưởng đến chất

lượng, hiệu quả của phân tích báo cáo tài chính. Giai đoạn lập kế hoạch phân

tích được tiến hành khoa học, chuẩn xác sẽ giúp cho các giai đoạn sau thực

hiện tốt. Lập kế hoạch phân tích bao gồm:

- Xác định mục tiêu, phạm vi phân tích, thời gian tiến hành phân tích.

- Xác định rõ nội dung phân tích, chỉ tiêu và phương pháp phân tích sử dụng.

- Lựa chọn tài liệu, thông tin cần thu thập.

- Lựa chọn nhân sự và phương tiện phân tích

1.3.2. Thực hiện công tác phân tích

Đây là giai đoạn triển khai thực hiện các công việc đã định trong kế

hoạch và được thực hiện theo trình tự sau:

- Đánh giá khái quát tình hình

Page 28: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

18

Dự vào chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu đã xác định theo từng

nội dung phân tích, các nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh để đánh

giá chung tình hình. Có thể so sánh tổng thể kết hợp với việc so sánh trên

từng bộ phận cấu thành của chỉ tiêu ở kỳ phân tích với kỳ gốc. Từ đó, xác

định chính xác kết quả, xu hướng phát triển và mối quan hệ biện chứng giữa

các hoạt động kinh doanh với nhau.

- Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

đến đối tượng phân tích.

Xác định rõ nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích để các nhà

phân tích sẽ vận dụng những phương pháp thích hợp như phương pháp so

sánh, phương pháp đánh giá, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ cân

đối… để xác định mức độ ảnh hưởng và phân tích thực chất ảnh hưởng của

từng nhân tố đến sự thay đổi của đối tượng nghiên cứu.

- Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận về chất lượng

hoạt động tài chính của DN

1.3.3. Kết thúc phân tích

Trên cơ sở kết quả tính toán được, các nhà phân tích lập báo cáo phân

tích xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của

đối tượng nghiên cứu. Từ đó rút ra nhận xét, chỉ rõ những tồn tại, nguyên

nhân dẫn đến thiếu sót, đồng thời tìm ra những tiềm năng chưa được khai

thác, sử dụng cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin

ra quyết định phù hợp với mục tiêu đề ra.

1.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Nội dung Phân tích báo cáo tài chính cần phải cung cấp được những

thông tin về tình hình tài chính nói chung và tình hình tài chính có tính đặc

thù cũng như kết quả kinh doanh của DN.

Tiếp cận về nội dung Phân tích báo cáo tài chính, có những quan điểm

khác nhau như: Phân tích khái quát tình hình tài chính, Phân tích chính sách tài

chính, Phân tích tiềm lực tài chính (tình hình và kết quả kinh doanh, tình hình

Page 29: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

19

lưu chuyển tiền, công nợ và khả năng thanh toán, hiệu suất sử dụng vốn và khả

năng sinh lời từ vốn), Phân tích tình hình tăng trưởng và dự báo tài chính.

Từ các quan điểm trên, theo quan điểm của Cao học viên thì nội dung

Phân tích báo cáo tài chính DN phục vụ quản trị DN bao gồm các nội dung

như Phân tích tình hình tài sản và tình hình nguồn vốn, Phân tích hoạt động

tài trợ, Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh, Phân tích tình hình công nợ

và khả năng thanh toán, Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển

tiền, Phân tích hiệu suất sử dụng vốn, Phân tích khả năng sinh lời và Phân tích

rủi ro tài chính của DN.

1.4.1. Phân tích tình hình tài sản và tình hình nguồn vốn

1.4.1.1. Phân tích tình hình tài sản

Phân tích tình hình tài sản cần xem xét đến cơ cấu và sự biến động của

tài sản giúp cho việc đánh giá quy mô tài sản của DN, mức độ đầu tư cho từng

loại tài sản, từng lĩnh vực hoạt động. Qua đó thấy được sự biến động về chính

sách đầu tư, quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh và năng lực hoạt động

của DN. Việc phân tích tình hình tài sản của DN thông qua việc so sánh giữa

số cuối kỳ và số đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối, sử dụng 2 nhóm

chỉ tiêu sau:

- Các chỉ tiêu tài sản trên Bảng cân đối kế toán

- Tỷ trọng của từng loại tài sản (TS)

Tỷ trọng từng

loại tài sản =

Giá trị từng loại tài sản x 100%

[12] Tổng giá trị tài sản

Phân tích sự biến động tài sản ngoài việc so sánh sự biến động trên

tổng số và từng loại tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, các khoản phải

thu ngắn hạn, hàng tồn kho…) giữa kỳ phân tích với kỳ gốc để xác định

chênh lệch tuyệt đối và tương đối của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản,

còn tính ra và so sánh tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số. Qua

đó thấy được quy mô sản xuất kinh doanh, năng lực sản xuất kinh doanh, tình

Page 30: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

20

hình sử dụng vốn của DN trong kỳ cũng như thấy được xu hướng biến động

và mức độ hợp lý của việc phân bổ.

Cơ cấu tài sản của DN phụ thuộc:

- Đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm quy trình công nghệ, chu

kỳ sản xuất kinh doanh, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thị trường đầu vào, thị

trường đầu ra...

- Trình độ quản lý của DN, chiến lược kinh doanh của DN và chính

sách đầu tư của Nhà nước.

Sự biến động của tài sản trong DN phụ thuộc vào:

- Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh, thị trường đầu vào, thị

trường đầu ra...

- Trình độ quản lý, chiến lược kinh doanh của DN và chính sách đầu tư

của Nhà nước.

1.4.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn

Phân tích tình hình nguồn vốn cần xem xét đến cơ cấu và sự biến động

nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tổ chức huy động vốn, khả năng tự chủ

hay phụ thuộc về tài chính của DN. Để phân tích cơ cấu và sự biến động của

nguồn vốn, sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu sau:

- Các chỉ tiêu nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán

- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn

Tỷ trọng từng

loại nguồn vốn =

Giá trị của từng loại nguồn vốn x 100% [12]

Tổng giá trị nguồn vốn

Phân tích sự biến động của nguồn vốn là xem xét tình hình tăng giảm

của tổng nguồn vốn, từng loại nguồn vốn thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ

với đầu kỳ của từng chỉ tiêu nguồn vốn cả số tuyệt đối. Qua đó đánh giá được

quy mô nguồn vốn huy động và DN huy động vốn từ những nguồn vốn nào,

việc huy động vốn đó có đáp ứng nhu cầu về vốn cho qua trình sản xuất kinh

doanh hay không?

Page 31: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

21

Phân tích cơ cấu nguồn vốn được tiến hành bằng cách xác định tỷ trọng

từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn và so sánh tỷ trọng từng loại, từng chỉ tiêu

nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ, căn cứ vào kết quả so sánh được để đánh

giá cơ cấu nguồn vốn và sự thay đổi cơ cấu và đánh giá được chính sách huy

động vốn của DN trong kỳ.

Cơ cấu và sự biến động của các chỉ tiêu nguồn vốn phụ thuộc vào:

- Chính sách huy động vốn của DN mục tiêu cấu trúc tài chính, chi phí

sử dụng vốn, nhu cầu tài trợ, khả năng thanh toán, khả năng huy động đối với

từng nguồn...

- Kết quả hoạt động kinh doanh, chính sách phân phối lợi nhuận.

1.4.2. Phân tích hoạt động tài trợ của doanh nghiệp

Phân tích hoạt động tài trợ của DN nhằm đánh giá chính sách tài trợ

của DN có tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn hay không? Cách thức tài trợ

đó có mang lại sự ổn định và an toàn về mặt tài chính cho DN hay không?

Đồng thời đánh giá tình hình huy động và sử dụng nguồn tài trợ của DN.

Hoạt động tài trợ của DN được đánh giá thông qua các chỉ tiêu vốn lưu

chuyển, hệ số tự tài trợ, hệ số tự tài trợ Tài sản dài hạn (TSDH), hệ số tự tài

trợ tài sản cố định (TSCĐ), hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ cho tài

sản bằng vốn cổ phần, hệ số tài trợ cho TSDH bằng vốn cổ phần, hệ số tài trợ

cho TSCĐ bằng vốn cổ phần.

- Vốn lưu chuyển (VLC)

VLC = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Hoặc VLC = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu - Tài sản dài hạn

Vốn lưu chuyển có thể >0, <0 và có thể bằng 0. Khi vốn lưu chuyển < 0

và bằng 0 thì tình hình tài trợ của DN có dấu hiệu mạo hiểm. Khi vốn lưu

chuyển >0 thì tình hình tài trợ của DN được đánh giá là ổn định. Mức độ ổn

định cao hay thấp còn tùy thuộc vào nhu cầu cần tài trợ bằng nguồn vốn dài

hạn của tài sản ngắn hạn của mỗi DN trong mỗi thời kỳ cụ thể.

Page 32: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

22

Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh vốn lưu chuyển giữa cuối kỳ

và đầu kỳ để xác định chênh lệch từng chỉ tiêu.

Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố: Phương pháp cân đối để xác

định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến vốn lưu chuyển, nhu

cầu vốn lưu chuyển.

Vốn lưu chuyển của DN tăng, giảm phụ thuộc vào quy mô sản xuất

kinh doanh, chính sách huy động vốn, chính sách đầu tư và sử dụng vốn và do

kết quả hoạt động kinh doanh...

- Hệ số tự tài trợ: Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng tài sản hiện của DN

có bao nhiêu phần tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn các chủ sở hữu.

Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu

[12] Tổng tài sản

- Hệ số tự tài trợ dài hạn: Chỉ tiêu này phản ánh vốn chủ sở hữu tài trợ

được bao nhiêu phần TSDH hiện có của DN

Hệ số tài trợ TSDH = Vốn chủ sở hữu

[12] Tài sản dài hạn

- Hệ số tự tài trợ tài sản cố định: Chỉ tiêu này phản ánh vốn chủ sở hữu

tài trợ được bao nhiêu phần TSCĐ hiện có của DN.

Hệ số tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu

[12] Tài sản cố định

- Hệ số tài trợ thường xuyên: Nguồn vốn dài hạn (NV thường xuyên)

Hệ số tài trợ

thường xuyên =

Nguồn vốn dài hạn (NV thường xuyên)

[12] Tài sản cố định

Nguồn vốn thường xuyên chính là nguồn vốn huy động dài hạn của DN,

bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Nếu hệ số này >1 chứng tỏ chính

sách tài trợ của DN khá an toàn, phần dư thừa của nguồn vốn dài hạn được sử

dụng để đầu tư ngắn hạn, lúc này DN cũng phải chấp nhận chi phí vốn cao. Nếu

hệ số này = 1 thì chính sách tài trợ đạt điểm cân bằng hợp lý, nếu < 1 thì chứng

tỏ chính sách tài trợ của DN đang khá mạo hiểm do đang dùng 1 phần nguồn

Page 33: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

23

vốn huy động ngắn hạn - nguồn vốn tạm thời để đầu tư dài hạn sẽ gây ra rủi ro

về thanh khoản.

1.4.3. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn, khả năng sinh lời và kết quả

kinh doanh trong doanh nghiệp

1.4.3.1. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn

Phân tích hiệu suất sử dụng vốn nhằm mục tiêu giúp các nhà phân tích

có cái nhìn tổng quát về tình hình luân chuyển vốn của DN là nhanh hay

chậm, việc sử dụng vốn đã hiệu quả hay chưa. Để đánh giá đầy đủ về hiệu

suất sử dụng vốn của DN cần phân tích khái quát đến chi tiết tốc độ luân

chuyển của các loại vốn, tùy mục tiêu quan tâm của từng chủ thể quản lý để

lựa chọn phạm vi phân tích thích hợp.

* Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của DN cho thấy hiệu suất

sử dụng vốn kinh doanh là cao hay thấp, tăng hay giảm. Hiệu suất sử dụng

vốn kinh doanh được xác định như sau:

Hiệu suất sử dụng vốn

kinh doanh (HSkd) =

Tổng luân chuyển thuần

[12] Số dư bình quân vốn kinh

doanh (Skd)

Trong đó: Tổng luân chuyển thuần là chỉ tiêu phản ánh tổng doanh thu

thuần, Doanh thu tài chính và thu nhập khác của DN thực hiện được trong

mỗi kỳ sản xuất kinh doanh mà chưa trừ bất kỳ loại chi phí nào. Chỉ tiêu này

được tính theo công thức:

Tổng luân

chuyển thuần =

Doanh thu thuần về

bán hàng và cung

cấp dịch vụ

+

Doanh thu

hoạt

động tài chính

+ Thu nhập

khác [12]

Số liệu dùng để tính chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu trên Báo cáo

kết quả hoạt động kinh doanh (các mã số 10, 21 và 31 mẫu B03 - DN) [4].

Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của tổng tài sản sử dụng trong

kỳ. Vốn kinh doanh bình quân phản ánh lượng vốn kinh doanh bình quân của

DN tham gia luân chuyển. Để đơn giản hóa trong tính toán, chỉ tiêu này được

ước tính như sau:

Page 34: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

24

Tổng tài sản bình quân (St) = TS đầu kỳ + TS cuối kỳ

[12] 2

Tổng tài sản được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán. Phần “Tài sản” loại A+B “Tổng tài sản” (Mã số 270).

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh cho biết vốn đầu tư đầu vào hoạt động kinh doanh (tài sản) của DN sau mỗi kỳ hay bình quân mỗi kỳ, vốn kinh

doanh quay được mấy vòng. Chỉ tiêu này càng lớn thì thời gian của một vòng

luân chuyển càng nhỏ, tốc độ luân chuyển của tài sản càng nhanh, hiệu quả sử

dụng tài sản càng cao và ngược lại.

Khi phân tích tình hình luân chuyển vốn kinh doanh ta sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước hoặc phương pháp phân tích nhân tố, từ đó đánh giá về tình hình luân chuyển vốn kinh doanh của DN.

* Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động (tài sản ngắn hạn)

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn. Trong quá

trình sản xuất, vốn lưu động của DN liên tục vận động qua các giai đoạn khác

nhau của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay

chậm phản ánh tình hình luân chuyển vốn lưu động. Có hai chỉ tiêu phân tích

tốc độ luân chuyển vốn lưu động là:

- Số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ) Số vòng quay vốn lưu động

trong kỳ (SV1đ) =

DTT

[12] Vốn lưu động bình quân (S1đ)

Trong đó:

S1đ = TSNH đầu kỳ + TSNH cuối kỳ

[12] 2

Số vòng vốn luân chuyển lưu động cho biết trong kỳ kinh doanh vốn

lưu động quay được mấy vòng. Số vòng quay càng lớn, thời gian của một

vòng luân chuyển càng nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

Khi phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động sử dụng phương pháp

so sánh chỉ tiêu kỳ này so với kỳ trước, đồng thời căn cứ vào giá trị của từng

chỉ tiêu, vào kết quả so sánh để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu động của

Page 35: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

25

DN. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để phân tích ảnh hưởng của từng

nhân tố đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

*Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua hai chỉ tiêu: Số

vòng quay hàng tồn kho và kỳ tồn kho bình quân.

Số vòng quay

hàng tồn kho (SVtk) =

Giá vốn hàng bán (GVHB)

[12] Trị giá hàng tồn kho bình quân (Stk)

Kỳ tồn kho

bình quân (Ktk) =

Số ngày trong kỳ =

Stk

x

Số ngày

trong

kỳ [12] SVtk GVHB

Chỉ tiêu này cho biết số ngày hàng tồn kho chuyển thành hàng xuất bán

trong kỳ. Nếu số vòng quay của HTK giảm, thời hạn HTK bình quân tăng, tốc

độ luân chuyển HTK chậm sẽ tăng chi phí bảo quản, chi phí vốn tài trợ làm

giảm khả năng sinh lời, gây tổn thất tài chính cho DN và ngược lại.

Khi phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho sử dụng phương pháp

so sánh chỉ tiêu kỳ này với kỳ trước, đồng thời căn cứ vào giá trị của từng chỉ

tiêu, vào kết quả so sánh để đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của

DN. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để phân tích ảnh hưởng của từng

nhân tố đến tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.

* Phân tích tốc độ luân chuyển vốn thanh toán

Các khoản phải thu là phần vốn của DN đang tạm thời bị các bên liên

quan chiếm dụng trong khâu thanh toán. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn

thanh toán giúp cung cấp thông tin cho các nhà quản lý của công ty về tốc độ

luân chuyển vốn thanh toán, giúp nhà quản lý có chính sách tín dụng và giải

pháp thu hồi nợ hợp lý với từng đối tượng nợ.

Tốc độ luân chuyển vốn thanh toán được thể hiện ở hai chỉ tiêu: Số

vòng thu hồi nợ và kỳ hạn thu hồi nợ bình quân.

Số vòng thu hồi nợ

(SVpt Hệ số thu hồi

nợ)

= Doanh thu thuần (bán chịu)

[12] Nợ phải thu ngắn hạn bình quân

Page 36: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

26

Trong đó:

NPT ngắn

hạn bình quân =

NPT ngắn hạn đầu kỳ + NPT ngắn hạn cuối kỳ

[12] 2

Nợ phải thu có thể chỉ lấy số liệu về khoản phải thu ngắn hạn hoặc lấy

tổng các khoản phải thu của DN tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh

doanh, chính sách tín dụng và yêu cầu quản trị của DN, thường lấy số dư các khoản phải thu ngắn hạn bình quân.

Kỳ hạn thu hồi

nợ bình quân

=

Số ngày trong

kỳ

=

Nợ phải thu ngắn

hạn bình quân

x

Số ngày

trong

kỳ [12] SVpt DTT

Hệ số thu hồi nợ giảm, thời gian bị chiếm dụng vốn tăng sẽ dẫn tới chi

phí tài chính tăng, phát sinh chi phí quản trị nợ, hiệu quả sử dụng vốn giảm và

ngược lại. Khi DN chấp nhận thời gian bán chịu dài hơn cho khách hàng thì

cần phải xem xét tác động của nó đến việc bán hàng, có tăng được lượng hàng

bán ra hay không, có tăng được lợi nhuận hay không. Nếu tăng được lợi

nhuận thì sẽ bù đắp được rủi ro tài chính và ngược lại.

Khi phân tích tốc độ luân chuyển các khoản phải thu sử dụng phương

pháp so sánh chỉ tiêu kỳ này với kỳ trước, đồng thời căn cứ vào giá trị của

từng chỉ tiêu, vào kết quả so sánh để đánh giá tốc độ luân chuyển các khoản

phải thu của DN. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để phân tích ảnh

hưởng của từng nhân tố đến tốc độ luân chuyển các khoản phải thu.

1.4.3.2. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Khả năng sinh lời có thể nói vừa là động cơ kinh doanh vừa là cơ sở để

mỗi DN có thể tồn tại và phát triển. Tạo ra và duy trì khả năng sinh lời là

mong muốn của tất cả các chủ thể có lợi ích gắn với DN. Thông tin về khả

năng sinh lời của DN là mối quan tâm chủ yếu của hầu hết chủ thể quản lý có

liên quan tới DN vì nó là thông tin quan trọng nhất cung cấp cơ sở cho các

quyết định quản lý của họ. Khả năng sinh lời từ vốn của DN được phân tích

theo 3 nội dung: Khả năng sinh lời hoạt động, khả năng sinh lời của vốn kinh

doanh (khả năng sinh lời tài sản), khả năng sinh lời tài chính.

Page 37: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

27

- Khả năng sinh lời hoạt động của DN: là khả năng sinh lời từ hoạt

động kinh doanh của DN trong kỳ. Thông tin về khả năng sinh lời hoạt động

cho biết năng lực hoạch định chiến lược, quản lý và điều hành sách lược kinh

doanh của nhà quản lý DN như thế nào. Các chỉ tiêu thường sử dụng:

Hệ số sinh lời ròng (Hệ số sinh lời hoạt động sau thuế)

Hệ số sinh lời ròng (ROS) = Lợi nhuận sau thuế (NP)

Tổng luân chuyển thuần (LCT)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động của DN dành cho các

chủ sở hữu sau khi bù đắp hết các khoản chi phí hoạt động trong kỳ.

+ Hệ số sinh lời trước thuế và lãi vay

Hệ số sinh lời trước

thuế và lãi vay =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

Tổng luân chuyển thuần

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của DN khi không tính đến

nguồn gốc kinh doanh và thuế TNDN, bình quân mỗi đồng luân chuyển thuần

tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

+ Hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh

Hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh

= Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

DTT + DT hoạt động tài chính

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của

DN, bình quân cứ một đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của DN

tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ HĐKD.

- Khả năng sinh lời của tài sản: phản ánh hiệu quả kinh tế của dòng vốn

đầu tư vào DN, hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài sản hình thành sau

đầu tư. Khả năng sinh lời của tài sản được phản ánh thông qua 2 chỉ tiêu: Hệ

số sinh lời ròng của tài sản (ROA) và hệ số sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)

+ Hệ số sinh lời ròng của tài sản (Return on Asets - ROA)

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân mỗi đồng tài sản sau mỗi kỳ nhất định

sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Việc quản lý, sử dụng lượng tài sản

hiện có thuộc nhiệm vụ của bộ máy quản lý DN. Nếu chỉ tiêu này càng lớn

Page 38: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

28

chứng tỏ hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản vào hoạt động kinh doanh của bộ

máy quản lý DN càng cao và ngược lại.

Hệ số sinh lời ròng

của tài sản (ROA) =

Lợi nhuận ròng (NP)

Tổng tài sản bình quân

ROA = Lợi nhuận sau thuế

x Tổng luân chuyển thuần

Tổng luân chuyển thuần Tổng tài sản bình quân

ROA = Hệ số sinh lời

hoạt động (ROS) +

Hiệu suất sử dụng vốn

kinh doanh (HSkd)

+ Hệ số sinh lời kinh tế của tài sản (Basic Earning Power Ratio - BEP)

BEP = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân mỗi đồng vốn tham gia vào quá trình

sản xuất kinh doanh trong mỗi thời kỳ nhất định sẽ sinh ra được bao nhiêu

đồng lợi nhuận không tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc vốn kinh doanh và

thuế TNDN.

- Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu phản ánh một cách tổng hợp

năng lực hoạch định thực thi chính sách tài chính và chiến lược kinh doanh

của DN trong mỗi thời kỳ. Đây là chỉ tiêu được các chủ sở hữu và các nhà đầu

tư quan tâm, kỳ vọng khi đầu tư vốn vào DN...

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu được đánh giá thông qua các chỉ

tiêu hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) và đối với các DN thì xác định

các chỉ tiêu sinh lời vốn cổ phần như: hệ số sinh lời vốn cổ phần thường

(EPS)... các chỉ tiêu xác định như sau:

+ Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (Return on equity - ROE)

Hệ số sinh lời vốn

chủ sở hữu (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

ROE = 1/Ht *HSkd* ROS

ROE = 1/Ht *Hđ* SVlđ * ROS

Trong đó: ROS là hệ số sinh lời hoạt động ròng

Page 39: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

29

Hđ: Hệ số đầu tư tài sản ngắn hạn

SVlđ: Số vòng luân chuyển vốn lưu động

HSkd: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

Ht: Hệ số tự tài trợ

ROE cho biết bình quân mỗi đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ tạo

ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Nếu hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu càng

lớn thì DN càng có khả năng huy động thêm vốn ở thị trường tài chính để tài

trợ cho hoạt động kinh doanh hoặc ngược lại. Tuy nhiên, không phải lúc nào

khả năng sinh lời trên vốn chủ cao cũng thuận lợi, bởi vì có thể do tỷ trọng vốn

chủ sở hữu nhỏ trong tổng quy mô huy động nên DN đang tận dụng ưu thế của

đòn bẩy tài chính để khuếch đại hệ số sinh lời của vốn chủ và khi đó mạo hiểm

tài chính cũng cao, nếu công ty bị lỗ trong kinh doanh thì sự suy giảm của quy

mô vốn chủ sở hữu sẽ xảy ra với tốc độ lớn.

Từ công thức xác định cho thấy khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu phụ

thuộc vào 4 nhân tố: Hệ số tự tài trợ, hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ), số vòng luân

chuyển vốn lưu động (SVlđ) và hệ số sinh lời hoạt động (ROS). Vì vậy, để tăng

khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cần sử dụng các biện pháp chủ yếu là:

+ Xác định chính sách huy động vốn để tài trợ hợp lý.

+ Xác định chính sách đầu tư hợp lý: Hệ số đầu tư ngắn hạn, hệ số đầu

tư tài sản dài hạn trong tổng tài sản đảm bảo phù hợp với lĩnh vực ngành nghề

kinh doanh và các điều kiện cụ thể khác của công ty cũng như của môi trường

kinh doanh.

+ Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trên cơ sở phân bổ, quản trị

từng loại vốn, nhất là vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho hợp lý

và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ.

+ Tăng hệ số sinh lời hoạt động ròng bằng cách giám sát hệ số chi phí

hoạt động trong tổng luân chuyển thuần, đảm bảo DN đã quản lý từng loại chi

phí hoạt động một cách tốt nhất.

Page 40: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

30

Khả năng sinh lời của cổ phiếu của DN có thể xác định thông qua các

chỉ tiêu sau:

Hệ số sinh lời cổ phiếu thường (Thu nhập từ cổ phiếu thường - Earning

per - EPS)

Hệ số sinh lời cổ

phiếu thường (EPS) =

LNST - LN trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Trong đó:

Lợi nhuận trả cổ tức

cho cổ phiếu ưu đãi = Số lượng cổ phiếu ưu đãi đang ban hành

x Cổ tức đã công bố

trên cổ phiếu ưu đãi Chỉ tiêu này đo lường năng lực trả lãi của DN cho các cổ đông thường là

cơ sở để xác định giá trị tăng thêm của cổ phần thường. Các nhà đầu tư so sánh

hệ số sinh lãi của cổ phần thường với các lĩnh vực đầu tư khác để có quyết định

đầu tư tăng thêm hay rút vốn đầu tư vào DN. Chỉ số này càng cao thì càng được

đánh giá tốt vì khi đó khoản thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cao hơn.

Hệ số giá trên thu nhập của mỗi cổ phiếu thường (P/E)

P/E = Giá thị trường mỗi cổ phiếu (Market Price)

Thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS)

Trong đó: Giá trị trường của cổ phiếu là giá mua tại đó các cổ đông

đang được mua bán tại thời điểm hiện tại. EPS thường được lấy trong năm tài

chính gần nhất.

Cổ tức trên thu nhập của mỗi cổ phiếu thường (D/E)

D/E = Cổ tức trả mỗi cổ phiếu thường

Thu nhập mỗi cổ phiếu thường

Hệ số này đo lường quan hệ của cổ tức công bố chi trả cho cổ phiếu

thường của công ty so với khả năng sinh lãi của nó. Hệ số này cao thì tỷ lệ lợi

nhuận giữ lại tái đầu tư thấp và ngược lại.

Hệ số cổ tức trên thị giá của mỗi cổ phiếu thường (D/P)

D/P = Cổ tức trả mỗi cổ phiếu thường

Giá trị thường mỗi cổ phiếu thường

Hệ số này phản ánh lợi tức mong đợi của nhà đầu tư vào chính sách chi

trả cổ tức của DN khi mua một loại cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. Hệ số này

Page 41: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

31

càng cao và tăng thì những cổ đông hiện tại sẽ hài lòng, ngược lại các nhà đầu

tư tiềm năng sẽ e ngại đầu tư vào cổ phiếu.

1.4.3.3. Phân tích kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Để phân tích đánh giá chung kết quả kinh doanh của DN, người ta

thường đánh giá tình hình tăng giảm của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh thông qua so sánh các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (kỳ này với kỳ trước) cả số tuyệt đối

và tương đối. Qua đó đánh giá một cách khái quát kết quả hoạt động kinh

doanh của toàn DN cũng như của từng lĩnh vực hoạt động.

* Phân tích tình hình quản lý chi phí

- Hệ số chi phí: phản ánh mối quan hệ giữa tổng chi phí của DN với

doanh thu, thu nhập mà nó tạo ra trong mỗi thời kỳ hoạt động kinh doanh

thông qua công thức:

Hệ số chi phí = Tổng chi phí

Tổng luân chuyển thuần

Trong đó: Tổng luân chuyển thuần = Doanh thu thuần từ bán hàng và

cung cấp dịch vụ + Doanh thu từ hoạt động tài chính + Thu nhập khác.

Tổng chi phí trong kỳ = Giá vốn hàng bán + Chi phí tài chính + Chi phí

bán hàng + Chi phí quản lý DN + Chi phí khác + Chi phí thuế TNDN

Hệ số này < 1 chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả.

- Hệ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần

Hệ số giá vốn hàng

bán trên DTT =

Trị giá vốn hàng bán

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng doanh thu thuần thu được, DN phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ việc

quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.

- Hệ số chi phí bán hàng trên doanh thu thuần

Hệ số chi phí

hàng bán trên DTT =

Chi phí hàng bán

Doanh thu thuần

- Hệ số chi phí quản lý DN trên doanh thu thuần

Page 42: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

32

Hệ số chi phí

quản lý DN trên DTT =

Chi phí quản lý DN

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để thu được 1 đồng doanh thu thuần cần chi ra

bao nhiêu đồng chi phí quản lý DN. Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả

quản lý càng cao và ngược lại.

* Phân tích hiệu quả kinh doanh của DN

Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh

= LN thuần từ HĐKD

DTT từ BH và CCDV + DT tài chính

Chỉ tiêu này cho biết: Trong 1 đồng doanh thu thuần và doanh thu tài

chính thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Hệ số sinh lời từ hoạt động trước thuế =

LN kế toán trước thuế

Tổng luân chuyển thuần

Chỉ tiêu này cho biết: trong 1 đồng tổng luân chuyển thuần sinh ra bao

nhiêu đồng lợi nhuận kế toán.

Hệ số sinh lời

ròng (ROS) =

LN sau thuế Tổng luân chuyển thuần

Chỉ tiêu này cho biết: Trong 1 đồng tổng luân chuyển thuần sinh ra bao

nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Với các chỉ tiêu trên thì người phân tích sẽ phải sử dụng phương pháp so

sánh kỳ hiện tại với kỳ trước và nhiều kỳ trước của chỉ tiêu phân tích bằng cả

số tuyệt đối và số tương đối để đánh giá sự biến động và xu hướng biến động.

1.4.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

1.4.4.1. Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp

Trong kinh doanh việc bị chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn là đương nhiên giữa DN này với DN khác, giữa DN với nhà nước, khách hàng, công

nhân viên của DN... Các khoản công nợ chưa đến hạn thanh toán là hoàn toàn

bình thường. Điều mà các nhà quản lý quan tâm đó là những khoản nợ dây

dưa, khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải

trả không có khả năng hoàn trả đúng hạn. Nếu các khoản nợ phải thu lớn hơn các khoản nợ phải trả thì DN đã bị chiếm dụng vốn nhiều hơn làm tăng nhu cầu cần tài trợ. Các nhà quản lý phải luôn luôn quan tâm đến tổng mức nợ

Page 43: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

33

phải thu, phải trả, thời hạn thanh toán của từng món để chủ động thu hồi, hoàn

trả đúng lúc tạo được niềm tin và uy tín lâu dài trong quan hệ tín dụng. Nội

dung phân tích tình hình công nợ của DN được thể hiện theo 3 nội dung:

- Phân tích quy mô công nợ: Việc phân tích được thực hiện thông qua

xác định các chỉ tiêu phải thu, phải trả (tổng số và chi tiết) trên bảng CĐKT và so sánh các chỉ tiêu phải thu, phải trả (tổng số, chi tiết) giữa kỳ phân tích

với kỳ gốc (cuối kỳ và đầu kỳ) cả số tuyệt đối và số tương đối. Qua đó đánh giá được quy mô công nợ phải thu và công nợ phải trả của DN.

- Phân tích cơ cấu nợ được thực hiện qua chỉ tiêu:

+ Hệ số các khoản phải thu

Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của DN. Chỉ tiêu này

cho biết trong tổng tài sản của DN có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng, hệ

số này càng lớn chứng tỏ chính sách tín dụng của DN nới lỏng, để tránh mất

vốn DNcần tổ chức tốt công tác đánh giá tín nhiệm tín dụng của các khách

hàng và thu hồi nợ.

+ Hệ số các khoản phải trả

Hệ số các khoản phải trả = Các khoản phải trả

Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của DN. Chỉ tiêu này

cho biết trong tổng số tài sản của DN có bao nhiêu phần được tài trợ bằng vốn

đi chiếm dụng. Để quản lý tốt chỉ tiêu này các khoản phải trả cần phân biệt

phải trả do đi vay có tài sản thế chấp và bảo lãnh với phải trả từ tín dụng

thương mại, từ tín chấp.

+ Hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả

Hệ số các khoản phải thu

so với các khoản phải trả = Các khoản phải thu

Các khoản phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tín dụng vốn lẫn nhau của DN với các

bên có liên quan. Các khoản phải thu và các khoản phải trả được xác định trên

cơ sở số liệu tổng hợp từ bản cân đối kế toán theo các tiêu thức có thể so sánh

Page 44: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

34

được: về thời gian nợ, hình thức nợ, đối tượng nợ... để đảm bảo lợi ích bên

trong quan hệ kinh tế.

- Phân tích tình hình quản lý nợ thực hiện thông qua các chỉ tiêu:

+ Hệ số thu hồi nợ

Hệ số thu hồi nợ

(số vòng thu hồi nợ) =

Các khoản phải thu

Các khoản phải trả Hệ số thu hồi nợ phản ánh tốc độ thu hồi nợ của DN trong kỳ. Nếu chỉ

tiêu này càng lớn thì vốn ở khâu thanh toán luân chuyển càng nhanh và ngược

lại. Tử số có thể lấy LCT hoặc doanh thu thuần khi không thu được tài liệu về

doanh thu bán chịu.

Tương ứng với hệ số thu hồi nợ còn có chỉ tiêu kỳ thu hồi nợ bình quân.

Kỳ thu hồi nợ bình quân = Thời gian kỳ báo cáo

Hệ số thu hồi nợ

Thời gian kỳ báo cáo có thể là 30, 90, 360 ngày. Chỉ tiêu này phản ánh

mỗi vòng quay các khoản phải thu khách hàng là bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này

càng lớn càng chứng tỏ thời gian DN bị chiếm dụng vốn càng lâu việc thu hồi

nợ chậm và ngược lại.

+ Hệ số hoàn trả nợ

Hệ số hoàn trả nợ

=

Tổng số tiền hàng mua chịu

(giá vốn hàng bán)

Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân

Kỳ trả nợ bình quân = Thời gian kỳ báo cáo

Hệ số hoàn trả nợ

Để phân tích tình hình công nợ của DN ta phải tiến hành so sánh các

chỉ tiêu trên giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, giữa các kỳ với nhau hoặc so sánh

với số trung bình ngành.

1.4.4.2. Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của DN cho biết năng lực tài chính trước mắt và

lâu dài của DN. Khả năng thanh toán của DN càng cao, năng lực tài chính

càng lớn, an ninh tài chính càng vững chắc và ngược lại, khả năng thanh toán

Page 45: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

35

của DN càng thấp, năng lực tài chính càng nhỏ và an ninh tài chính sẽ kém

bền vững. Khi phân tích khả năng thanh toán, cần sử dụng các chỉ tiêu sau:

+ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

= Tổng tài sản

Nợ phải trả Chỉ tiêu này cho biết DN có khả năng thanh toán tổng quát được bao

nhiêu lần nợ phải trả bằng tổng tài sản.

+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toánnợ ngắn hạn

= Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết DN có khả năng thanh toán được bao nhiêu lần nợ

ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn.

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

= Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết DN có khả năng thanh toán nhanh được bao nhiêu

lần nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền.

+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

= Tiền và tương đương tiền

Nợ quá hạn, đến hạn

Chỉ tiêu này cho biết DN có khả năng thanh toán ngay tức thì được bao

nhiêu lần nợ quá hạn, đến hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền.

+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng

thanh toán lãi vay

=

LN kế toán trước thuế

và lãi vay

Lãi vay phải trả Chỉ tiêu này cho biết DN có khả năng thanh toán được bao lần lãi vay

phải trả bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu khả năng thanh toán giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, đồng thời căn cứ vào giá trị của từng chỉ tiêu, vào kết quả so sánh, đặc thù ngành nghề kinh doanh của DN để đánh giá khả năng thanh toán của DN trong kỳ.

Page 46: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

36

1.4.5. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ

Dòng lưu chuyển tiền của DN phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa DN

với các bên có liên quan thông qua phương tiện giao dịch trao đổi thực tế

bằng tiền và được phản ánh qua chỉ tiêu: Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ.

Lưu chuyển

tiền thuần

trong kỳ

Lưu chuyển

tiền thuần từ

HĐKD

Lưu chuyển

tiền thuần từ

HĐĐT

Lưu chuyển

tiền thuần từ

HĐTC

= + +

Chỉ tiêu này bị tác động bởi ba nhân tố là:

+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Chỉ tiêu này xảy ra một trong ba khả năng: dương, âm và bằng 0.

Lưu chuyển tiền từ HĐKD âm (thu < chi): thể hiện số tiền chi ra mua

nguyên vật liệu dự trữ, hàng hóa, chi thường xuyên... lớn hơn số tiền thu về từ

hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nếu lưu chuyển tiền từ HĐKD

dương thì ngược lại. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh là hoạt động chính

trong DN nên trong một thời gian dài cần thiết phải tạo ra dòng tiền dương thì

DN mới có khả năng tồn tại. Tức là tiền thu từ bán hàng phải lớn hơn bỏ ra

trong kỳ, DN làm ăn có hiệu quả.

Lưu chuyển tiền từ HĐĐT âm (thu < chi): thể hiện quy mô đầu tư của

DN mở rộng. Vì đây là kết quả của số tiền chi ra từ đầu tư mua sắm tài sản,

góp vốn liên doanh... Ngược lại, lưu chuyển tiền từ HĐĐT dương có nghĩa là

quy mô đầu tư của DN đang thu hẹp vì đây là kết quả của việc bán tài sản cố

định, thu hồi vốn đầu tư nhiều hơn số tiền chi ra để mở rộng đầu tư.

Lưu chuyển tiền từ HĐTC âm (thu < chi): thể hiện quy mô đầu tư ra bên

ngoài của DN mở rộng (chi để mua cổ phiếu, chi trả nợ gốc vay...). Ngược lại,

lưu chuyển tiền từ HĐTC dương thể hiện lượng vốn cung ứng từ bên ngoài

tăng, vậy DN có thể chịu sự phụ thuộc về nguồn tài chính.

Page 47: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

37

Khi lưu chuyển tiền thuần từ mỗi hoạt động bằng 0 tức là DN đã cân

đối thu chi của hoạt động đó trong kỳ. Nhà phân tích sử dụng phương pháp so

sánh kỳ này với các kỳ trước để đánh giá xu hướng biến động của dòng lưu

chuyển tiền.

1.4.6. Phân tích rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính là sự bất trắc, sự không ổn định có thể đo lường được, có

thể đưa đến những tổn thất, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời,

nhưng cũng có thể đưa đến những lợi ích, những cơ hội trong hoạt động tài

chính của DN. Rủi ro tài chính gắn liền với cơ cấu nguồn vốn và tình hình quản

lý, sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của DN.

Để phân tích rủi ro tài chính của DN, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau đây:

Hệ số nợ: Chỉ tiêu này phản ánh cấu trúc tài chính của DN

Hệ số nợ = Nợ phải trả

Tài sản

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của DN có bao nhiêu phần được

tài trợ bằng vốn vay và vốn đi chiếm dụng. Hệ số này càng lớn thì nguy cơ rủi

ro tài chính càng cao, tuy nhiên khi các DN sử dụng nợ có hiệu quả khả năng

sinh lời kinh tế lớn hơn lãi suất tiền vay thì việc sử dụng nợ sẽ mang lợi ích

cho chủ sở hữu và ngược lại.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu này phản ánh khả

năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn (Chỉ tiêu này đã trình bày

trong mục các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán).

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (Vòng quay tài sản) (trình bày ở hệ

thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh).

Vòng quay vốn lưu động. Vòng quay HTK (trình bày ở hệ thống chỉ tiêu

phản ánh hiệu suất sử dụng vốn).

Hệ số thu hồi nợ (trình bày ở phần các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ)

Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA), Hệ số sinh lời vốn chủ (ROE)

(trình bày ở phần hệ thống các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời).

Page 48: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

38

Tiểu kết chƣơng 1

Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài

chính trong các DN: Khái niệm, mục tiêu, phương pháp phân tích, tổ chức

phân tích và nội dung phân tích báo cáo tài chính trong DN. Việc trình bày và

phân tích những vấn đề lý luận cơ bản trong chương 1 là cần thiết và có ý

nghĩa quan trọng làm cơ sở để đánh giá thực trạng công tác phân tích báo cáo

tài chính tại Công ty cổ phần Tecotec Group ở chương sau.

Page 49: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

39

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOTEC GROUP

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tecotec Group

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần

Tecotec Group

Tên công ty: Công ty Cổ phần Tecotec Group

Tên giao dịch quốc tế: Tecotec Group Joint Stock Company

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà CT3A, Khu đô thị Mễ Trì Thượng, Phường

Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (024) 3576 3500

Fax: (024) 3576 3498

Website: www.tecotec.com.vn

Giấy phép kinh doanh: 0101038659 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở

Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 24/05/2000, cấp thay

đổi đăng ký lần thứ 1 ngày 3 6 2 19.

Vốn điều lệ: 40.000.000.000 đồng (Bốn mươi tỷ đồng)

Công ty Cổ phần Tecotec Group được biết đến là nhà cung cấp chuyên

nghiệp hàng đầu về thiết bị công nghệ cao, thiết bị đo lường và kiểm nghiệm

trên cả nước, tiền thân là Công ty TNHH được thành lập vào tháng 09/1996,

ban đầu Công ty định hướng hoàn toàn vào thị trường công nghệ thông tin,

một ngành kinh doanh mới mẻ và nhiều cạnh tranh.

Năm 2 0 Công ty TNHH được chuyển đổi thành Công ty cổ phần. Thời

gian đầu hoạt động, Công ty gặp rất nhiều khó khăn cả về tài chính cũng như sự

mới mẻ về ngành nghề kinh doanh, song Công ty vẫn ngày một phát triển mạnh

mẽ, chuyển mình theo từng giai đoạn và đạt được những thành tựu đáng kể.

Năm 2001, ba liên doanh sản xuất ô tô xe máy lớn nhất Việt Nam, Tập

đoàn Toyota, Honda và Yamaha đã chính thức chỉ định Tecotec Group là nhà

Page 50: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

40

cung cấp thiết bị kiểm tra cho phòng QC của họ, và trong năm này Phòng Cơ

lý của Công ty đã thiết lập kỷ lục về doanh thu thiết bị đo.

Năm 2 3, Tecotec Group liên tiếp được lựa chọn là nhà cung cấp các

sản phẩm kiểm định cho Cục đăng kiểm Việt Nam trong mảng ô tô, xe máy

và đóng tàu. Hàng loạt các chỉ tiêu kiểm định kỹ thuật ngành giao thông được

xây dựng trên kết quả thiết bị đo kiểm do Tecotec Group cung cấp.

Năm 2 5, tự tin vào nội lực của mình Tecotec Group tham gia các gói

thầu quốc tế do các tổ chức tín dụng lớn như ADB, WB, AFD tổ chức… và

liên tiếp gặt hái thành công. Thương hiệu Tecotec Group được nhận diện

trong thị trường dạy nghề như một nhà cung cấp thiết bị đào tạo nghề uy tín

bậc nhất.

Năm 2 7, Tecotec Group với năng lực cạnh tranh đã chiến thắng các

nhà thầu lớn như Pháp, Ý và Đức trong cuộc đấu thầu quốc tế, dành được hợp

đồng giá trị 4,2 triệu EUR ký kết với Tổng cục dạy nghề.

Năm 2 14, Công ty cổ phần Tecotec Group vinh dự được ban tổ

chức giải thưởng “Thương mại dịch vụ Việt Nam – Vietnam Top Trade

Services Awards 2 13” bình xét Tecotec Group là một trong những “DN

thương mại dịch vụ tiêu biểu 2 13” lần thứ VI do Bộ Công thương tổ chức.

Nằm trong top 90 DN thương mại dịch vụ tiêu biểu 2 13. Công ty đã

khẳng định hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, chất lượng sản phẩm dịch

vụ, khẳng định thương hiệu uy tín trên thị trường trong những năm qua.

Theo kế hoạch phát triển giai đoạn 2016-2020, Tecotec Group tiếp tục

củng cố vị trí dẫn đầu tại thị trường Việt Nam, liên tục tăng trưởng và phát

triển bền vững các hoạt động kinh doanh chính. Thêm nữa, Công ty sẽ tận

dụng cơ hội mở rộng hợp tác đầu tư, để khai thác thế mạnh và năng lực cốt lõi

sẵn có.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Tecotec

Group

Tổ chức bộ máy quản lý của công ty được khái quát hóa qua sơ đồ 2.1

Page 51: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

41

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty

Nguồn: Công ty cổ phần Tecotec Group

- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công

ty, có quyền quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được

Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đại hội cổ đông họp ít nhất 1 năm 1

lần và phải họp trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền

nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền

lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ

đông. Hội đồng quản trị thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt

động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của Công ty.

- Ban kiểm soát: Là cơ quan kiểm tra, giám sát toàn diện mọi hoạt động

của Công ty. Ban kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra

từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết

hoặc theo quyết định của đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông

Page 52: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

42

lớn. Ban kiểm soát báo báo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung

thực và hợp pháp của chứng từ. Sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và hoạt

động của hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Tổng Giám đốc là người quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh

doanh hàng ngày của Công ty, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc ký hợp

đồng thuê.

- Giúp việc cho Tổng Giám đốc có 1 Phó Tổng Giám đốc…

Các phòng ban chức năng

+ Phòng Tổ chức Hành chính

Là phòng chức năng thuộc bộ máy quản lý, điều hành của Công ty, do

Trưởng phòng phụ trách và quản lý, có các Phó phòng giúp việc, đội ngũ

chuyên viên thực hiện công tác và tùy theo tình hình thực tế sẽ có các tổ

chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tham mưu, giúp việc cho Ban lãnh đạo Công ty trong quản lý và điều

hành hoạt động thuộc lĩnh vực hành chính, quản trị tài sản, nhân sự và lao

động tiền lương.

- Thực hiện các công tác văn phòng và thư ký; hành chính; nhân sự; lao

động - tiền lương; quản lý tài sản, công cụ dụng cụ, phương tiện đi lại; công

nghệ thông tin; thi đua khen thưởng của toàn hệ thống Công ty; quản lý an

ninh, an toàn; đối ngoại với các cơn quan chính quyền.

- Chủ trì tổ chức hoạt động nhằm kết nối các phòng, ban có chung chức

năng, nhiệm vụ của các DN trong hệ thống nhằm nâng cao và phát triển kỹ

năng và nghiệp vụ chuyên môn.

+ Phòng Tài chính - Kế toán

- Xây dựng hệ thống kế toán của Công ty

- Cập nhật và nắm bắt các luật thuế, chính sách thuế mới ban hành

nhắm đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật.

- Quản lý các chi phí đầu vào, đầu ra của công ty.

Page 53: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

43

- Có trách nhiệm báo cáo về tình hình tài chính của công ty cho lãnh

đạo khi có yêu cầu.

- Nắm bắt tình hình tài chính và có tham mưu kịp thời cho ban lãnh đạo

trong việc đưa ra các quyết định.

- Giải quyết các chế độ tiền lương, thưởng, thai sản...

- Quản lý doanh thu, công nợ, hàng tồn kho, tài sản cố định...

- Thanh toán hợp đồng, tham gia đàm phán các hợp đồng kinh tế.

+ Ph ng Hợp đồng – uất nhập kh u

- Tham gia đàm phán với Khách hàng để soạn thảo và trình Ban Tổng

Giám đốc ký các hợp đồng mua, hợp đồng bán…

- Thực hiện và quản lý các hoạt động Xuất – Nhập khẩu hàng hóa,

- Tham mưu cho lãnh đạo về các chiến lược kinh doanh.

- Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh theo tháng, quý, năm.

- Giám sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm của các bộ phận

khác nhằm mang đến khách hàng chất lượng dịch vụ cao.

- Có quyền nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các chiến lược kinh doanh

- Có quyền nghiên cứu, đề xuất lựa chọn đối tác đầu tư liên doanh, liên kết.

- Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản

xuất kinh doanh (SXKD).

- Báo cáo thường xuyên về tình hình chiến lược, những phương án thay

thế và cách hợp tác với các khách hàng.

- Nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh.

- Xây dựng các chiến lược PR, marketing cho sản phẩm theo từng giai

đoạn và đối tượng khách hàng;

- Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu.

+ Ph ng Cơ điện tử và Điều khiển (EMC): Hệ thống sản phẩm của

phòng EMC trải rộng trên các lĩnh vực: Hiệu chuẩn, đo lường không điện,

khối lượng, chiều dài, Cơ khí, tự động hóa, Kiểm định không phá hủy… Phụ

trách phát triển và cung cấp các thiết bị tự động hóa các dây chuyền công

Page 54: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

44

nghiệp, Cắt gọt – gia công kim loại, hàn… bao gồm các thiết bị: Máy tiện

CNC, Máy cắt plasma, Hệ thống hàn kết cấu lớn… Phòng EMC làm đại diện

cho các Hãng lớn như: Sagem, Inframet, Angelantoni, Nagman, Chienwei,

Huron, Kovosvit MAS, Osaka Seimitsui Kikai…

+ Ph ng vô tuyến điện vàTích hợp hệ thống RSI : Phụ trách hệ

thống các sản phẩm: Hệ thống đo kiểm các trường vật lý; Hệ thống thiết bị

phục vụ giám sát và phản giảm sát; Các hệ rô bốt phục vụ đào tạo; Máy phân

tích tần số cao và siêu âm… Phòng RSI là đại diện của các hãng lớn như:

Keysight Technologies, TDK Rf Solitions. Boonton, Micran, Emscan…

+ Ph ng đo và Hiệu chu n điện (TMC): Phụ trách phát triển và cung

cấp giải pháp đo lường trong lĩnh vực Điện – Điện tử - Viễn thông, Điện công

nghiệp, điển hình là các hệ thống: Hệ thống hiệu chuẩn cảm biến đo công

suất, Thiết bị đo phân tích Hiệu chuẩn tần số, Thiết bị đo kiểm cao áp…

Phòng TMC đại diện cho các hãng sản xuất: Time Electronics, Tegam,

Spectracom, Qmax, Meatest…

+ Ph ng Phân tích và Môi trƣờng ETA : Phụ trách hệ thống các sản

phẩm phân tích và môi trường: Máy quang phổ, Máy phân tích thành phần

nguyên tố, Máy soi khuyết tật bằng X-Pay, Thiết bị thí nghiệm, Máy phân

tích độc tố, Thiết bị đo rung, đo ồn, Thiết bị đo gió, đo bụi… Phòng ETA là

đại diện của các hãng lớn như Shimadzu, RION, Kanomax, Chino…

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và các chính sách kế toán áp dụng

* Về tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Công ty cổ phần Tecotec Group là đơn vị có quy mô khá lớn, Bộ máy

kế toán tại công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, Hình thức tổ

chức này phù hợp với tình hình hiện tại của công ty

Công ty có 5 nhân viên kế toán, mỗi người thực hiện các chức năng

nhiệm vụ khác nhau.

- Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kế

toán của công ty, là người tổ chức, điều hành bộ máy kế toán, tham mưu cho

Page 55: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

45

lãnh đạo công ty để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh

doanh của công ty. Công tác phân tích báo cáo tài chính của công ty do Kế

toán trưởng kiêm nhiệm.

- Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng có nhiệm vụ tổng hợp, lập báo cáo

tài chính hàng tháng, quý, năm, theo dõi, kiểm tra đối chiếu công nợ đối với

công trình, theo dõi mảng doanh thu xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu.

- Một kế toán ngân hàng – thủ quỹ cơ quan: có nhiệm vụ theo dõi các

tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, kiểm tra làm thủ tục theo chế độ tài chính và

quy định của các ngân hàng, kiểm tra chứng từ thu chi tiền mặt để thực hiện

thu chi đúng theo quy định của công ty. Cập nhật sổ quỹ, lập báo cáo quỹ

hàng ngày.

- Kế toán thuế - Bảo hiểm xã hội: Có nhiệm vụ theo dõi các loại thuế

của Công ty và cán bộ, hàng tháng lập báo cáo thuế và nộp lên các cơ quan

chức năng theo đúng quy định của pháp luật. Theo dõi và thực hiện các chế

độ về bảo hiểm cho cán bộ trong công ty.

- Kế toán vật tư, hàng hóa: có nhiệm vụ theo dõi quá trình nhập hàng

hóa, phụ kiện, vật tư, theo dõi kho.

Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12

Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung

2.2. Cơ sở dữ liệu, phƣơng pháp phân tích và quy trình phân tích

báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Tecotec Group

2.2.1. Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích báo cáo tài chính tại Công ty

Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích báo cáo tài chính của Công ty chủ yếu

là báo cáo tài chính, gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh,

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. (Phụ lục 1A, 1B,

1C; 2A, 2B, 2C; 3A, 3B, 3C)

Ngoài ra công ty còn sử dụng các thông tin từ các báo cáo quản trị và

thông tin ngoài hệ thống kế toán bao gồm các thông tin liên quan đến tăng

trưởng kinh tế, tỷ giá, biến động giá...

Page 56: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

46

2.2.2. Phương pháp phân tích và quy trình phân tích báo cáo tài

chính tại Công ty

* Phương phân phân tích:

Trong hoạt động phân tích báo cáo tài chính có rất nhiều phương pháp,

mô hình cũng như công cụ để xử lý các thông tin thu thập được. Tại Công ty

cổ phần Tecotec Group, bộ phận phân tích báo cáo tài chính đã sử dụng

những phương pháp cơ bản chủ yếu để phân tích là: phương pháp so sánh,

phương pháp chỉ số.

* Quy trình phân tích:

+ Thu thập thông tin

Thông tin bên ngoài

Thông tin bên ngoài mà công ty quan tâm phục vụ cho công tác phân

tích báo cáo tài chính là các thông tin liên quan đến sự tăng trưởng hay suy

thoái của nền kinh tế, các thông tin về chính sách tài chính, luật, các chế độ kế

toán, các quy định về thị trường chứng khoán…

Ngoài ra công ty còn quan tâm đến đối thủ cạnh tranh, sự phát triển của

khoa học công nghệ, giá cả trên thị trường đầu vào và đầu ra…

Thông tin nội bộ

Công ty sử dụng thông tin chủ yếu là các báo cáo tài chính của công ty lập

vào cuối mỗi năm theo mẫu của Bộ Tài chính quy định gồm Bảng Cân đối kế

toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo

cáo tài chính. Qua đó có thể nhận biết và đánh giá khả năng, tiềm lực của DN,

tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,

khả năng thanh toán của công ty trong kỳ hoạch toán…

+ Xử lý thông tin

Xử lý thông tin là quá trình xắp xếp các thông tin theo những mục tiêu

nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân

của các kết quả đã đạt đượcphục vụ cho quá trình dự doán và ra quyết định.

Page 57: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

47

+ Thực hiện phân tích

Hiện nay công tác phân tích của công ty thực hiện phân tích các nhóm

chỉ tiêu tài chính cơ bản phản ánh thực trạng tài chính của công ty thông qua

các báo cáo tài chính của công ty hai năm 2 18, 2 19. Các báo cáo phân tích

của Công ty được lưu trong hồ sơ phân tích (Phụ lục số 4,5,6,7,8,9,10,11).

2.3. Thực trạng nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ

phần Tecotec Group

2.3.1. Thực trạng phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty

Theo Khảo sát trên báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Tecotec

Group cho thấy công ty đã tiến hành phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn.

Việc phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn được thể hiện thông qua đánh giá từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.

Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán của Công ty vào ngày

31/12/2019, công ty lập bảng phân tích (Bảng 2.1) quy mô về tổng vốn của

công ty năm 2 19 so với 2018 giảm 26,25% tương ứng với mức giảm là 57.167 triệu đồng.

- Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao,

năm 2 18 là 186.345 triệu đồng chiếm 85,56% trên tổng tài sản, và năm 2 19

là 129.067 triệu đồng chiếm 80,35% trên tổng tài sản.

Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Công ty

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019

Biến động 2019 so với 2018

Số tiền (tr.đ

Tỷ lệ (%)

Số tiền tr.đ

Tỷ lệ (%)

Mức tăng, giảm tr.đ

Tỷ lệ (%)

1.Tài sản 217.797 100,00 160.630 100,00 (57.167) (26,25)

- Tài sản ngắn hạn 186.345 85,56 129.067 80,35 (57.278) (30,74)

- Tài sản dài hạn 31.452 14,44 31.563 19,65 111 0,35

2. Nguồn vốn 217.797 100,00 160.630 100,00 (57.167) (26,25)

- Nợ phải trả 175.885 80,76 117.409 73,09 (58.476) (33,25)

- Vốn chủ sở hữu 41.912 19,24 43.221 26,91 1.309 3,12

(Nguồn: Báo cáo phân tích của Công ty cổ phần Tecotec Group)

Page 58: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

48

- Tài sản giảm chủ yếu vào tài sản ngắn hạn giảm 57.278 triệu đồng,

tương ứng giảm 3 ,74%. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn và hàng tồn

kho giảm.

- Tài sản dài hạn có tăng, mức độ tăng cụ thể, năm 2 18 là 31.452 triệu

đồng, năm 2 19 là 31.563 triệu đồng, mức tăng này làm tăng tỷ trọng tài sản

dài hạn từ 14,44% lên 19,65% trên tổng tài sản.

Điều này cho thấy công ty đang tăng dần các khoản đầu tư tài sản dài

hạn và giảm đầu tư tài sản ngắn hạn, thúc đẩy bán hàng, giảm lượng hàng

tồn kho đây cũng là do đặc thù lĩnh vực hoạt động kinh doanh của đơn vị

thương mại.

Về cơ cấu nguồn vốn của Công ty, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn, năm

2018 là 80,76% trên tổng nguồn vốn, năm 2 19 là 73,09% trên tổng nguồn vốn.

Nợ phải trả năm 2 19 giảm 58.476 triệu đồng so với năm 2018,

tương ứng giảm 33,25%, Vốn chủ sở hữu tăng 1.309 triệu đồng, tương ứng

tăng 3,12%.

Khi phân tích tình hình tài sản, ngoài phân tích về quy mô cơ cấu tài

sản qua chỉ tiêu tổng hợp, Công ty cũng đã phân tích quy mô, cơ cấu tài sản từ

tổng hợp đến chi tiết dựa trên chỉ tiêu được phản ánh tại bảng cân đối kế toán.

Công ty Cổ phần Tecotec Group đã phân tích các chỉ tiêu liên quan đến cấu

trúc tài chính của Công ty tại bảng 2.2

Qua bảng phân tích số liệu 2.2 ta thấy năm 2 18 tổng tài sản của Công

ty Cổ phần Tecotec Group là 217.797 triệu đồng, tuy nhiên năm 2 19, tổng

tài sản của Công ty cổ phần Tecotec Group là 160.630 triệu đồng, giảm so với

cuối năm 2 18 là 57.167 triệu đồng với tỷ lệ giảm 26,25% , quy mô tài sản

của DN không mở rộng. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài

sản năm 2 18 chiếm 85,56%, năm 2 19 chiếm 8 ,35%, điều này cho thấy DN

chú trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn.

Page 59: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

49

Bảng 2.2.Tình hình cơ cấu và sự biến động tài sản của Công ty

Chỉ tiêu

31.12.2018 31.12.2019 Tăng giảm 2019 so 2018

Số tiền tr.đ

Tỷ trọng/

tổng TS (%)

Số tiền tr.đ

Tỷ trọng/

tổng TS (%)

Số tiền tr.đ

Tỷ lệ (%)

A. Tài sản ngắn hạn 186.345 85,56 129.067 80,35 (57.278) (30,74)

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 11.336 5,20 10.328 6,43 (1.008) (8,89)

1. Tiền 11.336 5,20 10.328 6,43 (1.008) (8,89)

2. Các khoản tương đương tiền

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn

1. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 77.142 35,42 95.678 59,56 18.536 24,03

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 39.714 18,23 93.807 58,40 54.093 136,21

2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 36.390 1,67 1.857 1,16 (1,782) (48,97)

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 47 0,02 11 0,01 (36) (76,60)

6. Các khoản phải thu khác 992 0,46 3 0,00 (989) (99,70)

IV. Hàng tồn kho 93.369 42,87 22.974 14,30 (70.395) (75,39)

1. Hàng tồn kho 93.369 42,87 22.974 14,30 (70.395) (75,39)

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

V. Tài sản ngắn hạn khác 4.497 2,06 87 0,05 (4.410) (98,07)

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 632 0,29 87 0,05 (545) (86,23)

3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 3.865 1,77

B. Tài sản dài hạn 31.452 14,44 31.563 19,65 111 0,35

I. Các khoản phải thu dài hạn 50 0,02 15 0,01 (35) (70)

6. Phải thu dài hạn khác 50 0,02 15 0,01 (35) (70)

II. Tài sản cố định 10.178 4,67 11.216 6,98 1.038 10,20

1. Tài sản cố định hữu hình 10.178 4,67 11.216 6,98 1.038 10,20

2. Tài sản cố định vô hình

V. Tài sản dài hạn khác 21.224 9,74 20.322 12,65 (902) (4,25)

1. Chi phí trả trước dài hạn 16.061 7,37 15.159 9,44 (902) (5,62)

4. Tài sản dài hạn khác 5.163 2,37 5.163 3,21

Tổng tài sản 217.797 160.630 (57.167) (26,25)

(Nguồn: Báo cáo phân tích của Công ty cổ phần Tecotec Group)

Page 60: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

50

* Tài sản ngắn hạn: Cuối năm 2 18, tài sản ngắn hạn của Công ty là

186.345 triệu đồng, cuối năm 2 19 là 129. 67 triệu đồng, giảm so với 2018

57.278 triệu đồng với tỷ lệ giảm 3 ,74%. Trong đó:

- Tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty cuối năm 2 18 là

11.336 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,2 % , năm 2 19 là 1 .328 triệu đồng, với

tỷ trọng 6,43%, giảm so với năm 2 18 là 1. 8 triệu đồng, tỷ lệ giảm 8,89%,

giảm chủ yếu do chỉ tiêu tiền giảm.

- Các khoản thu ngắn hạn năm 2 18 là 77,142 triệu đồng, chiếm tỷ

trọng 35,42%, năm 2 19 các khoản phải thu ngắn hạn 95.678 triệu đồng,

chiếm tỷ trọng 59,62% tăng so năm 2 18 là 18.536 triệu đồng, tỷ lệ tăng

24,03%. Các khoản thu ngắn hạn của Công ty tăng lên, cho thấy Công ty đang

bị chiếm dụng vốn.

+ Khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng năm 2018 là 39.714 triệu

đồng, chiếm tỷ trọng 18,23% , năm 2 19 là 93.8 7 triệu đồng, chiếm tỷ trọng

58,4 % tăng so năm 2 18 là 54. 93 triệu đồng, tương ứng 136,21%. Khoản

phải thu ngắn hạn khách hàng tăng cao trong năm 2 19, cho thấy Công ty

đang bị khách hàng chiếm dụng vốn. Công ty cần theo dõi nợ và có kế hoạch

thu hồi nợ hợp lý.

+ Các khoản trả trước cho người bán ngắn hạn năm 2 19 giảm so

với năm 2 18 là 1.782 triệu đồng, tương ứng giảm 48,97%. Xu hướng

giảm này cho thấy công ty có động thái điều chỉnh được khoản tiền đặt

cọc, ứng trước cho nhà cung cấp nên hạn chế việc bị chiếm dụng vốn bởi

nhà cung cấp.

+ Các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn năm 2 18 là 47 triệu đồng chiếm

tỷ trọng , 2%. Năm 2 19 là 11 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,01%. Đơn vị

cũng đang bị các đơn vị nội bộ Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, TP HCM

chiếm dụng vốn. Đơn vị cần có kế hoạch thu hồi nợ sớm.

Page 61: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

51

+ Các khoản phải thu khác năm 2 18 là 992 triệu đồng, năm 2 19 là 3

triệu đồng, năm 2 19 giảm so với năm 2 18 là 989 triệu đồng, tương ứng với

tỷ lệ giảm 99,7 %. Như vậy mức giảm này cho thấy Công ty kiểm soát

khoản phải thu này khá tốt.

+ Hàng tồn kho năm 2 18 là 93.369 triệu đồng chiếm tỷ trọng

42,87%, năm 2 19 là 22.974 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14,30%, năm 2 19

giảm so năm 2 18 là 7 .395 triệu đồng tương ứng giảm 75,39%, qua đây ta

thấy rằng Công ty chuẩn bị số lượng hàng khá lớn sẵn sàng cung ứng cho

thị trường khi có nhu cầu. Tại thời điểm năm 2 19 Liên doanh Công ty CP

Tecotec Goup – Công ty Cổ phần Thiết bị Tân Phát đã cùng nhau hoàn

thành gói thầu mua sắm thiết bị cho các phòng thí nghiệm hiện hữu thuộc

dự án Nâng cấp trường Đại học Cần Thơ. Năm 2019 Công ty thực hiện kế

hoạch quản lý hàng tồn kho đảm bảo luân chuyển vốn hiệu quả, tránh được

việc đọng vốn.

+ Tài sản ngắn hạn khác: Số tiền 4.497 triệu đồng là số thuế GTGT

hàng nhập khẩu trong năm 2 18. Năm 2 19 là 87 triệu giảm so với năm

2 18 là 4.41 triệu đồng, tương ứng 98,07%, chủ yếu là các khoản chi phí

chi phí trả trước như thuế GTGT hàng nhập khẩu và chi phí trả trước khác

của đơn vị.

* Tài sản dài hạn

Năm 2 18 là 31.452 triệu đồng, năm 2 19 tài sản dài hạn đạt 31.563

triệu đồng, tăng so với năm 2 18 là 111 triệu tỷ lệ tăng ,35% là do đơn vị

đầu tư thêm TSCĐ cho năm 2 19.

- Tài sản cố định năm 2 18 là 1 .178 triệu đồng, là do trong năm

2 18 công ty đã tiến hành thanh lý một số tài sản đã cũ. Đến năm 2 19 tài

sản cố định đạt là 11.216 triệu đồng tăng so với năm 2 18 là 1. 83 triệu

đồng, với tỷ lệ tăng 1 ,2 % sự gia tăng này là do Công ty đã mua thêm

phương tiện vận tải và thiết bị dụng cụ quản lý, đồng thời ứng dụng thêm

Page 62: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

52

một số máy móc thiết bị hiện đại vào việc nghiên cứu sản phẩm nhập khẩu

của đơn vị. Đây là cơ sở quan trọng giúp Công ty bán thêm nhiều sản phẩm

với chất lượng cao đưa ra thị trường, tăng sức cạnh tranh, gia tăng lợi

nhuận cho đơn vị.

- Tài sản dài hạn khác năm 2 18 là 21.224 triệu đồng, năm 2 19 là

2 .322 triệu đồng giảm so với năm 2 18 là 9 2 triệu đồng, tương ứng giảm

4,25% do phân bổ số vốn dùng cho chi phí trả trước dài hạn.

Qua số liệu phân tích ta thấy công ty đang thu hẹp quy mô về tài sản

dài hạn, tăng mạnh tài sản ngắn hạn để phát triển kinh doanh trong bối

cảnh thị trường ngày càng khó tính. Chính sách đầu tư của Công ty theo xu

hướng tăng cường hàng hóa để đáp ứng các gói thầu lớn, giữ vững thương

hiệu là công ty cung ứng hàng đầu.

Nội dung phân tích tình hình nguồn vốn

Qua khảo sát thực trạng phân tích tình hình nguồn vốn tại công ty ta

thấy, ngoài phân tích về quy mô nguồn vốn qua chỉ tiêu tổng hợp, Công ty đã

phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn từ tổng hợp đến chi tiết qua chỉ tiêu được

phản ánh trên bảng cân đối kế toán.

Phân tích khái quát

Theo bảng phân tích số liệu 2.3 ta thấy năm 2 18 là 217.797 triệu đồng,

Năm 2 19 tổng nguồn vốn của Công ty là 160.630 triệu đồng, giảm so với

cuối năm 2 18 là 57.167 triệu đồng với tỷ lệ giảm 26,25% chứng tỏ quy mô

tài sản của DN đang được định hướng có sự thay đổi.

Cơ cấu nguồn vốn: Nợ phải trả trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng

lớn trong tổng nguồn vốn năm 2 18 là 8 ,76%, năm 2 19 là 73, 9%. Như

vậy chính sách huy động vốn của công ty đang chú trọng huy động vốn từ

nợ phải trả.

Page 63: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

53

Bảng 2.3. Tình hình cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của Công ty

Chỉ tiêu

31.12.2018 31.12.2019 Tăng giảm 2019 so 2018

Số tiền tr.đ

Tỷ trọng/ tổng NV

(%)

Số tiền tr.đ

Tỷ trọng/ tổng NV

(%)

Số tiền tr.đ

Tỷ lệ (%)

C. Nợ phải trả 175.885 80,76 117.409 73,09 (58.476) (33,25)

I. Nợ ngắn hạn 170.765 78,41 117.290 73,02 (53.475) (31,31)

1. Phải trả người bán ngắn hạn 69.390 31,86 45.524 28,34 (23.866) (34,39)

2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn

22.418 10,29 2.629 1,64 (19.789) (88,27)

3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

1.178 0,54 1.616 1,01 438 37,18

4. Phải trả người lao động 1.069 0,49 1.039 0,65 (30) (2,81)

5. Chi phi phải trả ngắn hạn 910 0,42 897 0,56 (13) (1,43)

9. Các khoản phải trả phải nộp khác

8.844 4,06 11.600 7,22 2756 31,16

1 . Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

66.958 30,74 53.984 33,61 (12.974) (19,38)

II. Nợ dài hạn 5.120 2,35 120 0,07 (5.000) (97,66)

7. Phải trả dài hạn khác 120 0,06 120 0,07 0

8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn

5.000 2,20 (5.000) (100)

D. Vốn chủ sở hữu 41.912 19,24 43.221 26,91 1.309 3,12

I. Vốn chủ sở hữu 41.912 19,24 43.221 26,91 1.309 3,12

1. Vốn góp chủ sở hữu 40.000 18,37 40.000 24,90 0 0

11. LN sau thuế chưa phân phối 1.912 0,88 3.221 2,01 1.309 68,46

Tổng cộng nguồn vốn 217.797 160.630 (57.167) (26,25)

(Nguồn: Báo cáo phân tích của Công ty cổ phần Tecotec Group)

Nợ phải trả

- Nợ ngắn hạn: Năm 2 18 là 17 .765 triệu đồng, Năm 2 19 nợ ngắn

hạn là 117.290 triệu, giảm hơn so năm 2 18 là 53.475 triệu đồng, tương ứng

tỷ lệ giảm 31,31%. Cụ thể:

Page 64: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

54

+ Phải trả người bán ngắn hạn năm 2 18 là 69.39 triệu đồng, Năm

2019 phải trả người bán ngắn hạn là 45.524 triệu đồng, giảm so với năm 2 18

23.866 triệu đồng, tỷ lệ giảm 34,39%.

+ Người mua trả tiền trước ngắn hạn năm 2 18 là 22.418 triệu đồng,

Năm 2 19 người mua trả tiền trước ngắn hạn là 2.629 triệu đồng, chiếm tỷ

trọng 1,64 %, giảm so với năm 2 18 là 19.789 triệu đồng, tỷ lệ giảm 88,27%.

Đây là khoản tiền người mua ứng tiền cho các đơn hàng theo tiến độ.

+ Phải trả người lao động năm 2 18 đơn vị nợ 1. 69 triệu đồng, năm

2 19 đơn vị nợ 1. 39 triệu đồng, như vậy cho thấy quỹ tiền lương của đơn vị

là rất ổn định, Tiền lương ổn định giúp cho cán bộ yên tâm công tác và hoàn

thành tốt công việc của mình.

+ Các khoản phải trả phải nộp khác, năm 2 18 là 8.844 triệu đồng,

Năm 2 19 là 11.6 triệu động tăng so với năm 2 18 là 2.756 triệu đồng, tỷ

lệ tăng 31,16%.

+ Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn năm 2 18 Công ty đã vay và nợ

thuê tài chính ngắn hạn đạt mức 66.957 triệu đồng, năm 2 19 số vay và nợ

thuê tài chính ngắn hạn là 53.984 triệu đồng, giảm so với năm 2 18 là 12.974

triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 19,38%. Sự biến động này cho thấy Công ty đã

tăng cường vay vốn ngắn hạn từ ngân hàng để đầu tư vào hoạt động kinh

doanh, qua đó tận dụng sự tác động của đòn bẩy tài chính nhằm khuếch đại

ROE (Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu), gia tăng thêm lợi nhuận cho Công ty.

- Nợ dài hạn

Nợ dài hạn của Công ty giữa các năm 2 18 đến 2 19 đều có sự thay

đổi, nguyên nhân hoàn toàn từ sự biến động của Vay và nợ thuê tài chính dài

hạn do khoản mục này chiếm tỷ trọng 1 % trong nợ dài hạn, cụ thể:

+ Vay và nợ thuê tài chính dài hạn năm 2 18 là 5. triệu đồng, đến

năm 2 19 không phát sinh số vay và nợ thuê tài chính dài hạn, Công ty đã

thanh toán hết khoản vay này của năm trước, lúc này công ty tập trung giải

ngân vốn vay ngắn hạn cho các dự án trong năm 2 19, bởi thời điểm này

Page 65: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

55

Công ty đẩy mạnh các dự án trước mắt như tham gia các triển lãm công nghệ

giới thiệu sản phẩm thời đại công nghệ 4. , các hội thảo nâng cao chất lượng

tay nghề cho nhân viên trong đó có kỹ thuật bảo dưỡng máy móc thiết bị cho

khách hàng, dự án nghiên cứu một số loại máy móc mới đáp ứng nhu cầu của

thị trường trong tình hình mới.

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu năm 2 18 là 41.912 triệu đồng, năm 2 19 vốn chủ sở

hữu của đơn vị là 43.221 triệu đồng, tăng so với năm 2 18 là 1.3 9 triệu

tương ứng tỷ lệ tăng 3,12%. Năm 2 18 và năm 2 19 vốn chủ sở hữu chiếm tỷ

trọng nhỏ trên tổng nguồn vốn cho thấy khả năng tự chủ tài chính của công ty

không cao.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2 18 đạt 1.912 triệu đồng,

năm 2 19 đạt 3.221 triệu đồng. Năm 2 19 lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

tăng 1.3 9 triệu đồng so với năm 2 18, tương ứng tỷ lệ tăng 68,46%. Như vậy

năm 2 19 đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn năm 2 18 mặc dù quy mô kinh

doanh năm 2 19 giảm 26,25% so với năm 2 18.

Kết luận: Quy mô nguồn vốn của công ty tăng lên chủ yếu là do Thuế

và các khoản phải nộp Nhà nước, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và lợi

nhuận chưa phân phối tăng. Hệ số nợ cao, chứng tỏ công ty sử dụng tốt đòn

bẩy tài chính để gia tăng nguồn vốn cho công ty.

2.3.2. Thực trạng phân tích hoạt động tài trợ của Công ty

Công ty chưa thực hiện phân tích nội dung này.

2.3.3. Thực trạng phân tích hiệu suất sử dụng vốn, khả năng sinh lời và kết quả kinh doanh của Công ty

2.3.3.1. Thực trạng phân tích hiệu suất sử dụng vốn

Qua khảo sát công ty cho thấy công ty đã phân tích hiệu suất sử

dụng vốn thông qua chỉ tiêu vòng quay tài sản. Chỉ tiêu này được xác

định như sau:

Page 66: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

56

Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần

Tổng tài sản

Khảo sát nội dung phân tích hiệu suất sử dụng vốn tại công ty cổ phần

Tecotec Groip trong năm 2 18, 2019 qua bảng 2.4

Bảng 2.4. Hiệu suất sử dụng vốn của Công ty

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch

Chênh

lệch

Tỷ lệ

(%)

Doanh thu thuần (tr.đ) 259.117 431.138 172.021 66,39

Tổng tài sản (tr.đ) 217.797 160.630 (57.167) (26,25)

Hiệu suất sử dụng vốn – Số

vòng quay tổng tài sản (lần) 1,19 2,68 1,49 125,6

(Nguồn: Báo cáo phân tích của Công ty cổ phần Tecotec Group)

Qua số liệu phân tích bảng 2.4 công ty nhận thấy vòng quay tổng tài

sản của công ty năm 2 18 là 1,19 lần, năm 2 19 là 2,68 lần, tăng 1,49 lần.

Vòng quay tổng tài sản cho biết trong năm 2 19 là 1 đồng vốn kinh

doanh tạo ra 2,68 đồng doanh thu thuần. Vòng quay tổng tài sản của công ty

năm 2 19 tăng so với năm 2 18 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty

hiệu quả cao hơn hẳn năm 2 18.

2.3.3.2. Thực trạng phân tích khả năng sinh lời

Công ty đã thực hiện phân tích khả năng sinh lời, việc phân tích khả

năng sinh lời tại Công ty được thực hiện thông qua các chỉ tiêu tổng quát:

Hệ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS), hệ số lợi nhuận

sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), hệ số lợi nhuận sau thuế trên tài sản

(ROA), hệ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần từ hoạt động kinh

doanh. Tuy nhiên, công ty cũng chưa đi sâu phân tích ảnh hưởng của từng

nhân tố đến các hệ số. Công ty cổ phần Tecotec Group thực hiện phân tích

khả năng sinh lời qua bảng 2.5

Page 67: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

57

Bảng 2.5. Khả năng sinh lời của Công ty

Chỉ tiêu Năm 2018

Năm 2019

Chênh lệch Chênh

lệch

Tỷ lệ

(%)

Doanh thu thuần (tr.đ) 259.117 431.138 172.021 66,39

Doanh thu từ hoạt động tài chính (tr.đ) 725 177 (548) (75,59)

Tổng tài sản bình quân (tr.đ) 150.888 189.213 38.325 25,40

Vốn chủ sở hữu bình quân (tr.đ) 41.611 42.566 955 2,30

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (tr.đ) 2965 6049 3084 103,96

Lợi nhuận sau thuế (tr.đ) 1105 1854 749 67,74

Chỉ tiêu về khả năng sinh lời (lần)

- Hệ số sinh lời hoạt động (ROS) 0,004 0,004 0 0,84

- Hệ số sinh lời vốn CSH (ROE) 0,026 0,043 0,017 64,01

- Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA) 0,007 0,009 0,002 33,80

- Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh 0,019 0,031 0,012 62,69

(Nguồn: Báo cáo phân tích của Công ty cổ phần Tecotec Group)

Theo số liệu bảng 2.5 có thể thấy khả năng sinh lời hoạt động (ROS)

của công ty trong năm 2 18 là 0,004 lần, nghĩa là cứ trong 1 đồng luân

chuyển thuần thì có 0,004 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này của năm 2019

tăng hơn so với 2018 (tăng 0,84%) chứng tỏ trong năm 2 19 công ty đã có

những biện pháp để tiết kiệm chi phí và tăng luân chuyển thuần.

Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty trong năm 2 18 là

0,026 lần, nghĩa là cứ trong 1 đồng vốn chủ sở hữu của công ty sẽ tạo ra 0,026

đồng lợi nhuận. Hệ số này năm 2 19 tăng 64,01% so với năm 2 18 chứng tỏ

việc huy động vốn của cổ đông đã làm gia tăng lợi nhuận cho DN.

Khả năng sinh lời tài sản (ROA) của công ty năm 2 19 là 0,009 lần tăng

cao hơn 33,80% so với năm 2 18. Điều này chỉ ra rằng năm 2 19 công ty đã có

nhiều tiến bộ trong quản lý và sử dụng tài sản hiệu quả hơn so với năm trước.

Khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh năm 2 19 của công ty cao

hơn so với năm 2 18 (tăng 62,69%) cũng cho thấy công ty đã có nhiều cố

Page 68: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

58

gắng trong việc tiết kiệm chi phí và tăng luân chuyển thuần cho hoạt động

kinh doanh.

Khảo sát thực tế tại công ty cho thấy công ty có thực hiện phân tích kết

quả kinh doanh nhưng việc phân tích được thực hiện thông qua xem xét một

số chỉ tiêu cơ bản trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện

qua bảng 2.6

Bảng 2.6. Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của Công ty

Chỉ tiêu Năm 2018

Năm 2019

Chênh lệch

Tỷ lệ (%)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ (tr.đ) 259.117 431.138 172.021 66,39

3. Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ (tr.đ) 259.117 431.138 172.021 66,39

4. Giá vốn hàng bán (tr.đ) 240.068 404.511 164.442 68,50

5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp

dịch vụ (tr.đ) 19.049 26.626 7.577 39,78

6. Doanh thu hoạt động tài chính (tr.đ) 725 177 (548.072) (75,57)

7. Chi phí tài chính (tr.đ) 2.307 4.864 2.556 110,79

Trong đó: Chi phí lãi vay (tr.đ) 1583 3.731 2.147 135,58

8. Chi phí bán hàng (tr.đ)

9. Chi phí quản lý DN (tr.đ) 16.223 19.750 3.526 21,74

10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (tr.đ) 1.243 2.189 946 76,08

11. Thu nhập khác (tr.đ) 1.636 289 (1.346) (82,30)

12. Chi phí khác (tr.đ) 1.497 160 (1.336) (89,27)

13. Lợi nhuận (lỗ) từ hoạt động khác (tr.đ) 138 128 (9) (7,04)

14. Tổng lợi nhuận (lỗ) thuần trước

thuế (tr.đ) 1.382 2.318 936 67,74

15. Lợi nhuận (lỗ) thuần sau thuế

TNDN (tr.đ) 1.105 1.854 748 67,74

(Nguồn: Báo cáo phân tích của Công ty cổ phần Tecotec Group)

Theo số liệu trên bảng 2.6 công ty nhận định tổng lợi nhuận sau thuế

của công ty năm 2 18 là 3.1 9 triệu đồng, tăng cao hơn so với năm 2 17 tăng

Page 69: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

59

1.592 triệu đồng, tương ứng tăng 1 4,94%. Điều này cho thấy năm 2 18 công

ty làm ăn có lãi, luân chuyển thuần cao hơn Tổng chi phí. Việc tăng lợi nhuận

sau thuế trong năm 2018 so với 2017 nói trên mặc dù doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ giảm, nhưng do Công ty quản lý chi phí tốt nên giá vốn

hàng bán giảm, chi phí quản lý giảm.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2 19 đạt 431.189 triệu

đồng, tăng 172. 21 triệu đồng so với năm 2 18 (tương ứng tăng 66,39%).

Điều này cho thấy hoạt động cung ứng hàng hóa dịch vụ năm 2 19 hiệu quả

hơn so với năm 2 18.

Giá vốn hàng bán năm 2 19 là 404.511 triệu đồng, và năm 2 18 là

240.068 triệu đồng (tăng 164.442 triệu đồng, tương ứng với 68,50%). Điều

này cho thấy công ty cần xem xét để có những biện pháp cắt giảm chi phí,

tăng lợi nhuận của Công ty.

2.3.4. Thực trạng phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh

toán của Công ty

Phân tích tình hình công nợ tại Công ty: Công ty chưa thực hiện

phân tích nội dung này.

Phân tích khả năng thanh toán

Khảo sát nội dung phân tích khả năng thanh toán tại Công ty cổ phần

Tecotec Group cho thấy công ty đã phân tích khả năng thanh toán và việc

thực hiện thông qua 2 chỉ tiêu là hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh

toán nhanh. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:

Hệ số thanh toán

ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán

nhanh =

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Thực trạng phân tích khả năng thanh toán trên BCTC của công ty năm

2018, 2019 thể hiện qua bảng 2.7

Page 70: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

60

Bảng 2.7. Khả năng thanh toán của Công ty

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch

1. Tài sản ngắn hạn (tr.đ) 186.345 129.067 (57.278)

2. Nợ ngắn hạn (tr.đ) 170.765 117.289 (53.476)

3. Hàng tồn kho (tr.đ) 93369 22973 (70.396)

4. Hệ số thanh toán ngắn hạn (lần) 1.09 1.10 0.01

5. Hệ số thanh toán nhanh (lần) 0.54 0.90 0.36

(Nguồn: Báo cáo phân tích của Công ty cổ phần Tecotec Group)

Theo phân tích số liệu trên bảng 2.7 công ty đã nhận định rằng:

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm 2 19 đạt 1,10 lần. Tức là 1

đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,10 lần đồng tài sản ngắn hạn, hệ số

này cao hơn so với năm 2 18 là 0,01 lần nên công ty vẫn đảm bảo được khă

năng thanh toán ngắn hạn của công ty. Tại các thời điểm khác nhau hệ số này

đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty luôn đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn tình

hình tài chính ổn định.

Hệ số thanh toán nhanh cuối năm 2 19 đạt 0,90 lần, tức là 1 đồng nợ

ngắn hạn có thể được đảm bảo thanh toán ngay 0,90 đồng bằng các tài sản lưu

động (không bao gồm hàng tồn kho), hệ số này cao hơn so với năm 2 18 0,36

lần. Điều này chứng tỏ Công ty sẽ không có đủ khả năng thanh toán ngay lập

tức toàn bộ khoản nợ ngắn hay nói một cách khác DN sẽ vướng phải những

khó khăn nếu phải thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

2.3.5. Thực trạng phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ

Công ty chưa thực hiện phân tích nội dung này.

2.3.6. Thực trạng phân tích rủi ro tài chính Công ty

Công ty chưa thực hiện nội dung phân tích này.

2.4. Đánh giá thực trạng về phân tích báo cáo tài chính tại Công ty

cổ phần Tecotec Group

2.4.1. Kết quả đạt được

- Về nguồn số liệu dùng để phân tích

Page 71: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

61

Công ty đã có sự kết hợp giữa các thông tin bên trong và bên ngoài

công ty. Công ty đã sử dụng nguồn số liệu cập nhật, đáng tin cậy từ các báo

cáo tài chính qua các năm, các chính sách kế toán, các số liệu thống kê trong

từng thời kỳ.

- Về quy trình phân tích

Công ty đã thực hiện quy trình phân tích như thu thập thông tin, xử lý

thông tin, thực hiện phân tích để đưa ra kết quả phân tích đúng với tình hình

thực trạng của Công ty.

- Về phương pháp phân tích

Tuy việc sử dụng các phương pháp phân tích báo cáo tài chính của

công ty thực hiện chưa triệt để và khoa học nhưng nhìn chung đã mang lại

những hiệu quả nhất định là việc phân tích trở nên đơn giản và dễ hiểu, phù

hợp với mọi đối tượng sử dụng thông tin.

Các số liệu được so sánh giữa năm trước và năm sau giúp người sử

dụng thông tin có cái nhìn khái quát về tình hình tài chính những năm gần

nhất để từ đó có thể ra các quyết định chính sách hiệu quả hơn cho năm tới.

- Về nội dung phân tích

Công ty đã sử dụng một số nội dung phân tích báo cáo tài chính để

phục vụ cho việc ra quyết định quản lý như:

+ Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn: Công ty đã phân tích cơ bản

cơ cấu tài sản và nguồn vốn, phân tích được sự biến động của cơ cấu tài sản

và nguồn vốn.

+ Phân tích khả năng thanh toán: Công ty sử dụng phân tích qua các chỉ

tiêu thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán ngắn hạn.

+ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh: Công ty đã tiến hành phân

tích kết quả hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá tình hình biến động của các

chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

+ Phân tích hiệu suất sử dụng vốn: Công ty sử dụng 3 chỉ tiêu tổng quát:

Vòng quay tổng tài sản, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu.

Page 72: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

62

+ Phân tích khả năng sinh lời; Các chỉ tiêu công ty sử dụng gồm 3 chỉ

tiêu tổng quát: Hệ số sinh lời hoạt động, hệ số sinh lời ròng của tài sản và hệ

số sinh lời vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này là kết quả tổng hợp của năng lực tổ

chức, trình độ quản lý, kết quả điều hành và hiệu quả kinh doanh cuối cùng

của DN trong mỗi thời kỳ.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.4.2.1. Những hạn chế

- Về nguồn số liệu dùng để phân tích

Chất lượng phân tích báo cáo tài chính của công ty bị ảnh hưởng là do

công ty không sử dụng số liệu trung bình ngành. Vì vậy, kết quả phân tích của

công ty chưa được so sánh với các DN khác cùng ngành. Từ đó ảnh hưởng

đến tính cạnh tranh của công ty so với các DN khác.

Bên cạnh đó tình hình thị trường thay đổi liên tục thì việc thu thập

thông tin bên ngoài là rất quan trọng như các thông tin về tỷ giá, giá cả, thị

trường tiêu thụ, thông tin về các công ty cùng ngành…

- Về quy trình phân tích

Hiện tại, công tác phân tích báo cáo tài chính của DN mới chỉ thực hiện

theo ba bước: Thu thập số liệu, xử lý số liệu, thực hiện phân tích và viết báo cáo

phân tích sau khi kết thúc phân tích. Bộ phận phân tích đã bỏ qua một bước quan

trọng đó là lập kế hoạch phân tích.

- Về phương pháp phân tích

Công ty chỉ dừng lại ở các phương pháp phân tích truyền thống là

phương pháp so sánh và phương pháp chỉ số, chưa áp dụng các phương pháp

mang lại hiệu quả phân tích cao hơn, tránh được tính đơn lẻ, rời rạc như

phương pháp loại trừ, phương pháp phân tích xu hướng, phương pháp

dupont… do đó tình hình tài chính của công ty qua phân tích báo cáo tài chính

chưa được xem xét một cách toàn diện, đầy đủ. Từ đó dẫn đến hạn chế việc

cung cấp thông tin toàn diện cho các nhà quản trị DN, làm ảnh hưởng đến

Page 73: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

63

việc ra quyết định tài chính của các nhà quản trị không được sát với tình hình

thực tế.

- Về nội dung phân tích

Mặc dù công ty đã sử dụng một số nội dung Phân tích để ra quyết định

quản lý, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong nội dung phân tích báo cáo

tài chính tại Công ty cổ phần Tecotec Group

Thứ nhất: Nội dung phân tích chỉ dừng lại ở việc phân tích tổng thể,

chưa đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu

phân tích đó.

Mặt khác nội dung phân tích chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản, chưa có sự

liên kết giữa các chỉ tiêu phân tích này với chỉ tiêu phân tích khác để đưa ra

những tư vấn cho nhà quản lý để có được những quyết định đúng đắn trong

tương lai, công tác phân tích tài chính tại công ty chưa thực sự được chú trọng.

Cụ thể, với việc phân tích khả năng sinh lời tại công ty chỉ phân tích

dưới dạng xác định các chỉ tiêu khả năng sinh lời tại từng thời kỳ và so sánh

chúng với nhau để ra kết luận khả năng sinh lời hoạt động, khả năng sinh lời

của tài sản, khả năng sinh lời của vốn chủ tăng hay giảm.

Nhưng để giúp các chủ thể quản lý xác định trọng điểm của công ty

quản lý thì cần phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của

công ty. Sự liên hệ, tác động tương hỗ giữa các luồng thông tin quá khứ và

tương lai phục vụ cho quá trình quản trị tài chính công ty chưa thiết lập một

cách khoa học, chất lượng thông tin phân tích góp phần vào công tác quản lý,

hoạch định chiến lược tài chính của công ty rất thấp.

Thứ hai: Công ty mới phân tích báo cáo tài chính qua 2 năm gần đây.

Do vậy Công ty cũng chưa có cái nhìn tổng quát về xu hướng tăng trưởng của

Công ty.

Thứ ba: Công ty chưa sử dụng một số nội dung phân tích báo cáo tài

chính trong việc ra quyết định quản lý như: Công ty chưa sử dụng nội dung

phân tích hoạt động tài trợ, phân tích tình hình công nợ, nội dung phân tích

Page 74: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

64

mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền, phân tích tình hình tăng trưởng,

rủi ro tài chính.

Công ty chưa phân tích qua chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay khi

phân tích khả năng thanh toán.

Mặc dù công ty đã phân tích tình hình và kết quả kinh doanh nhưng

việc phân tích chỉ dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản.

Công ty đã phân tích khả năng sinh lời nhưng việc phân tích chỉ dừng

lại ở phân tích khái quát khả năng sinh lời mà không đi sâu tìm hiểu nguyên

nhân ảnh hưởng mà cụ thể là phân tích các nhân tố ảnh hưởng cũng như xem

xét mối quan hệ giữa các chính sách tài chính, chính sách đầu tư, tình hình sử

dụng vốn và trình độ quản lý chi phí đến khả năng sinh lời của công ty.

Công ty cũng chưa phân tích các chỉ tiêu mang tính đặc thù đối với

DN. Khái quát nội dung Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Tecotec

Group như bảng 2.8

Bảng 2.8. Nội dung phân tích tài chính tại Công ty

Nội dung Đã làm Chƣa làm

- Phân tích tình hình TS&NV x

- Phân tích hoạt động tài trợ x

- Phân tích tình hình và kết quả HĐKD x

- Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

+ Công nợ

+ Thanh toán

x

x

- Phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển

tiền tệ x

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn x

- Phân tích khả năng sinh lời x

- Phân tích tình hình tăng trưởng x

- Phân tích rủi ro tài chính x

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Page 75: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

65

2.4.2.2. Những nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống văn bản pháp lý thường hay có sự thay đổi, chưa có quy

định bắt buộc về công tác phân tích tài chính tại DN.

- Chưa có quy định thống nhất về nội dung phân tích, chỉ tiêu phân tích,

cách xác định chỉ tiêu phân tích dựa trên các quan điểm khác nhau nên Công

ty còn gặp khó khăn trong việc lựa chọn chỉ tiêu phân tích cũng như công

thức xác định chỉ tiêu.

Nguyên nhân chủ quan

- Công ty chưa sử dụng toàn bộ nguồn tài liệu trên báo cáo tài chính và

các thông tin tài chính của nội bộ để phân tích tài chính tại đơn vị mình. Nguồn

thông tin cung cấp cho phân tích tài chính trong công ty chủ yếu là Báo cáo kế

toán, thông tin từ hệ thống kế toán của công ty cũng chưa thật đầy đủ.

Mặc dù công ty đã sử dụng Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh

doanh nhưng công ty chưa sử dụng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá mức

độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ của công ty.

Bên cạnh đó công ty chưa sử dụng số liệu trung bình ngành hoặc số

liệu của một công ty cùng ngành nghề kinh doanh để đánh giá năng lực tài

chính của mình.

- Chưa kết hợp linh hoạt giữa kế toán, kiểm toán và phân tích đánh giá.

Page 76: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

66

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2 luận văn đã phản ánh được thực trạng phân tích báo

cáo tài chính tại Công ty cổ phần Tecotec Group. Cụ thể như sau:

- Thứ nhất: Nêu được tổng quan về Công ty Cổ phần Tecotec Group

- Thứ hai: Phản ánh được thực trạng quy trình phân tích, phương pháp

phân tích báo cáo tài chính của công ty.

- Thứ ba: Nêu được thực trạng nội dung phân tích báo cáo tài chính tại

Công ty Cổ phần Tecotec Group về thực trạng phân tích tình hình tài sản và

nguồn vốn, thực trạng phân tích tình hình và kết quả kinh doanh, phân tích

khả năng thanh toán, thực trạng phân tích hiệu quả sử dụng vốn, thực trạng

phân tích khả năng sinh lời. Tuy nhiên còn một số nội dung phân tích DN

chưa đề cập tới.

- Thứ tư: nêu được những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên

nhân của những hạn chế trong phân tích báo cáo tài chính tại công ty. Đây là

những căn cứ thực tiễn để đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích Báo cáo tài

chính cho Công ty Cổ phần Tecotec Group ở chương 3.

Page 77: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

67

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOTEC GROUP

3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển Công ty Cổ phần Tecotec Group

3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển Công ty

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động,

sự ra đời, phát triển mạnh mẽ của những công ty hoạt động trong lĩnh vực

kinh doanh thương mại nói chung và lĩnh vực thương mại dịch vụ nói riêng,

đặc biệt vào cuối năm 2 19 đã bùng phát dịch viêm phổi cấp SARS – CoV-2

(Covid 19) do chủng mới của virus corona gây đại dịch mang tính toàn cầu.

Trung Quốc, Việt Nam, Mỹ, Singapore và nhiều quốc gia thắt chặt biên giới,

sản xuất đình trệ, thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Điều này ảnh hưởng vô cùng

nghiêm trọng tới hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động kinh doanh của

Công ty nói riêng. Dự báo một năm 2 2 đầy khó khăn và thách thức. Tuy

nhiên, bằng định hướng và kế hoạch phù hợp, Công ty vẫn tin tưởng vào sự

phát triển trong tương lai, tập trung xây dựng Công ty phát triển toàn diện trên

cơ sở lĩnh vực kinh doanh chủ yếu trong ba mảng thị trường chính như: An

ninh và quốc phòng, Giáo dục và đào tạo, công nghiệp.

Thị trường quốc phòng là thị trường lớn nhất của Công ty Cổ phần

Tecotec Group, với doanh thu hàng năm chiếm khoảng 5 % tổng doanh thu.

Công ty được rất nhiều khách hàng quốc phòng tín nhiệm nhờ thương hiệu uy

tín, chất lượng, hệ thống giải pháp công nghệ cao và đội ngũ tư vấn ký thuật,

dịch vụ trình độ cao.

Thị trường giáo dục – đào tạo chiếm khoảng 3 % doanh thu hàng năm

của Công ty cổ phần Tecotec Group, nhà thầu Việt Nam đầu tiên trúng gói

thầu quốc tế có giá trị kỷ lục trong lĩnh vực Hàn – Cắt gọt cho các trường dạy

nghề. Tiếp tục phát huy truyền thống đó, Tecotec không ngừng bổ sung

những hãng sản xuất thiết bị dạy nghề uy tín và nâng cao chất lượng đội ngũ

kỹ thuật, chuyên môn.

Page 78: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

68

Thị trường Công nghiệp là một thị trường mũi nhọn của Công ty, với

doanh thu hàng năm từ thị trường này mang lại khoảng 2 % tổng doanh thu,

với đội ngũ kỹ sư Service được đào tạo bài bản tại nước ngoài và hệ thống sản

phẩm nòng cốt, Tecotec Group luôn được khách hàng công nghiệp uy tín về

chất lượng hàng đầu và dịch vụ chuyên nghiệp, đặc biệt là nhóm khách hàng

Nhật và Hàn Quốc.

Ban giám đốc Công ty Cổ phần Tecotec Group cùng cán bộ, Công

nhân viên, người lao động nguyện luôn sát cánh, đoàn kết một lòng, khắc

phục mọi khó khăn, HĐQT, Ban Giám đốc công ty; thực hiện thật tốt chiến

lược phát triển của Công ty: SXKD theo thế mạnh, chuyên sâu; có hiệu quả;

đúng pháp luật, phát triển bền vững, tạo sự khác biệt, góp phần xây dựng

Công ty vươn tới tầm cao mới.

3.1.2. Mục tiêu phát triển Công ty Cổ phần Tecotec Group

Mục tiêu phát triển Công ty Cổ phần Tecotec Group được thể hiện

thông qua các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Thứ nhất: Đối với mục tiêu ngắn hạn

Đẩy nhanh công tác sản xuất kinh doanh đảm bảo hiệu quả cao nhất,

phù hợp với định hướng phát triển chung của Công ty.

Công ty tiếp tục nâng cao năng lực để thu hút thêm nhiều hợp đồng

kinh tế, đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư và tốc độ tăng trưởng.

Nắm bắt tốt thị trường, tiến tới mở rộng thêm quy mô ở thị trường miền

Trung và miền Nam. Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá hình ảnh công ty để

nâng cao vị thế trên thị trường cung ứng thiết bị, dụng cụ kiểm định đo lường

do tính cần thiết của sản phẩm đối với mọi lĩnh vực hoạt động của ngành kinh

tế, quản lý tốt các khoản đầu tư tài chính. Kiện toàn bộ máy quản lý, tuyển

dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu sản

xuất kinh doanh của Công ty.

Page 79: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

69

Nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực kinh doanh và khả năng cạnh

tranh, mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động cũng như đẩy nhanh tốc độ phát

triển của Công ty Cổ phần Tecotec Group.

Thứ hai: Đối với mục tiêu dài hạn

Mở rộng hợp tác đầu tư và góp vốn vào các DN, dự án có tiềm năng,

hiệu quả trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ

Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng các phương án huy động vốn tối ưu

để phục vụ các dự án đang triển khai của Công ty.

3.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại

Công ty Cổ phần Tecotec Group

3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính

Hoàn thiện Phân tích báo cáo tài chính trong Công ty cổ phần Tecotec

Group phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính phải nhằm đáp ứng theo yêu

cầu quản lý tài chính của Công ty Cổ phần Tecotec Group

- Phân tích báo cáo tài chính là cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động

tài chính của công ty. Bởi vậy, khi phân tích báo cáo tài chính phải dựa vào

mô hình tổ chức hoạt động, lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của

công ty. Có như vậy mới giúp cho các đối tượng sử dụng rút ra được những

kết luận chính xác về kết quả hoạt động tài chính trong Công ty.

- Phân tích báo cáo tài chính phải căn cứ vào nhu cầu thông tin của

từng chủ thể, ở mỗi đối tượng sử dụng thông tin có những nhu cầu về số

lượng, chủng loại thông tin khác nhau. Bởi vậy, nội dung phân tích báo cáo

tài chính vừa phải phán ánh được khái quát tình hình tài chính, vừa phải phản

ánh chi tiết phù hợp với nhu cầu thông tin của từng chủ thể quản lý.

- Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính phải phù hợp với cơ chế quản

lý, kiểm soát hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần Tecotec Group, đồng

thời phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Có như vậy, kết quả của công tác phân

Page 80: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

70

tích báo cáo tài chính mới cung cấp những thông tin hữu ích, đáng tin cậy cho

các chủ thể sử dụng thông tin.

3.2.2. Nguyên tắc cơ bản hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại

Công ty Cổ phần Tecotec Group

Việc hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính trong Công ty Cổ

phần Tecotec Group cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:

3.2.2.1. Nguyên tắc phù hợp

- Đảm bảo phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế hiện nay và định hướng

phát triển của Công ty

Phân tích báo cáo tài chính trong Công ty Cổ phần Tecotec Group phù

hợp với định hướng phát triển của Công ty. Thực hiện được nguyên tắc này

không những đảm bảo chức năng quản lý, giám sát thống nhất về thực hiện

công tác kế toán đối với toàn bộ Công ty để đáp ứng được yêu cầu của các đối

tượng sử dụng thông tin kế toán tạo sự tin tưởng, quan hệ hợp tác lâu dài của

các nhà đầu tư với Công ty.

Việc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính trong Công ty phải phù hợp

với luật pháp và chính sách quản lý tài chính của Nhà nước ban hành đang có

hiệu lực và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế và yêu cầu quản lý trong

giai đoạn tới. Mỗi quốc gia có chính sách quản lý và yêu cầu quản lý khác

nhau phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và phong tục truyền

thống của quốc gia đó. Công ty Cổ phần Tecotec Group hoạt động trên lãnh

thổ Việt Nam phải tuân thủ luật pháp của Việt Nam, phải chấp hành đầy đủ

chế độ, chính sách và quy định của Nhà nước Việt Nam ban hành, phải chịu

sự kiểm tra kiểm soát của các cơ quan quản lý chức năng có thẩm quyền của

Nhà nước Việt Nam.

Vì vậy, hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính trong Công ty

Cổ phần Tecotec Group phải phù lợp với luật pháp và chính sách quản lý tài

chính của Nhà nước Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế tài chính, điều đó đòi hỏi việc hoàn thiện hệ

Page 81: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

71

thống các chỉ tiêu phân tích tài chính phải phù hợp với xu hướng phát triển và

yêu cầu quản lý trong giai đoạn tới.

Đảm bảo phù hợp với đặc điểm, yêu cầu và trình độ quản lý của Công

ty Cổ phần Tecotec Group, công tác phân tích báo cáo tài chính trong Công ty

phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ cán bộ

quản lý, cán bộ phân tích tài chính, phù hợp với quy mô, năng lực tài chính

của Công ty.

Chính vì vậy, hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính phải đảm

bảo phù hợp với chế độ kế toán DN hiện hành, đồng thời chú ý phù hợp với

đặc điểm riêng của Công ty như cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh, trình độ

quản lý, trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán... của Công ty.

3.2.2.2. Nguyên tắc trung thực và trách nhiệm

- Trung thực là nguyên tắc tạo lập môi trường quan hệ kinh tế lành

mạnh đảm bảo sự bình đẳng và hợp tác bền vững giữa các bên có liên quan.

Các thông tin phân tích về tình hình tài chính của Công ty cần phải trình bày

một cách trung thực. Để đảm bảo được nguyên tắc này đòi hỏi các chủ thể

phân tích phải đứng ở vị trí trung lập khi phân tích tài chính của Công ty. Mặt

khác, nguyên tắc trung thực cũng đòi hỏi thông tin phân tích phải được trình

bày một cách dễ hiểu đảm bảo cho mỗi chủ thể quản lý hiểu đúng nội dung cơ

bản của những thông tin này.

- Trách nhiệm là nguyên tắc rèn luyện tinh thần, thái độ và kỷ luật cơ

bản đối với chủ thể phân tích tài chính trong Công ty. Thực thi công tác phân

tích có trách nhiệm sẽ mang lại hiệu quả cao đồng thời cũng cam kết tinh

thần trách nhiệm của nhà phân tích đối với các chủ thể quản lý về nguồn gốc,

chất lượng thông tin cung cấp.

Việc đảm bảo nguyên tắc trung thực và trách nhiệm trong phân tích báo

cáo tài chính DN sẽ có thể trợ giúp chủ thể quản lý trong việc ra quyết định

cũng như trong quản lý và kiểm soát rủi ro, dự đoán và đánh giá được các sai

lầm của DN...

Page 82: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

72

3.2.2.3. Nguyên tắc cung cấp thông tin thích hợp

Cung cấp thông tin thích hợp là mệnh lệnh của mỗi chủ thể quản lý nên

được coi là nguyên tắc cơ bản hay mục tiêu của phân tích tài chính trong DN.

Thông tin thích hợp nếu nó giúp cho các quyết định của chủ thể quản lý đảm

bảo chất lượng, giúp cho họ giải thích được những hoạt động đã đang và sẽ

xảy ra. Để thực hiện được nguyên tắc này thì các thông tin được cung cấp trên

các báo cáo tài chính của công ty phải thực hiện được các yêu cầu cơ bản sau:

- Đảm bảo tính nhất quán về phương pháp và ghi nhận các chỉ tiêu

doanh thu, chi phí trong các báo cáo tài chính khi phân tích.

- Đảm bảo tính nhất quán của các phương pháp tính khấu hao tài sản

cố định, phương pháp kế toán hàng tồn kho trong các báo cáo tài chính khi

phân tích.

- Phải phân biệt được hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. Nhà

phân tích phải bóc tách hoạt động bất thường, những ảnh hưởng của việc thay

đổi các ước tính kế toán.

3.2.2.4. Nguyên tắc khả thi và hiệu quả

Công tác phân tích báo cáo tài chính trong Công ty Cổ phần Tecotec

Group phải đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả, mỗi một cơ chế quản lý, mỗi

một loại hình DN có một hệ thống thông tin mang tính đặc thù phân tích báo cáo

tài chính phải dựa vào các thông tin thu thập được liên quan đến cuộc sống kinh

tế của Công ty. Do đó, công tác phân tích báo cáo tài chính phải đảm bảo thực

hiện được trên cơ sở hệ thống thông tin có thể thu thập.

Mặt khác, phân tích báo cáo tài chính là hoạt động có ý thức của con

người nên cần cân nhắc, tính toán so sánh giữa công sức và chi phí bỏ ra với

kết quả mang lại. Tính hiệu quả trong phân tích báo cáo tài chính cần được

đánh giá theo nguyên tắc tối thiểu, tức là với mục tiêu đã được xác định, chi

phí để thực hiện mục tiêu đó thấp nhất. Điều đó đòi hỏi việc hoàn thiện nội

dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phải đảm bảo tính khả thi và tính

hiệu quả.

Page 83: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

73

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác phân tích báo cáo tài

chính trong Công ty Cổ phần Tecotec Group cần phải hoàn thiện cả về môi

trường pháp lý kế toán và tổ chức thực hiện tại Công ty.

Đảm bảo nguyên tắc khả thi, hiệu quả khi hoàn thiện công tác phân

tích tài chính trong Công ty sẽ phát huy tối đa tác dụng của một công cụ quản

lý hiện có trong Công ty, đồng thời đáp ứng với yêu cầu quản lý thống nhất

của Nhà nước.

3.2.2.5. Nguyên tắc khách quan

Khi phân tích tài chính trong Công ty Cổ phần Tecotec Group, phải đảm bảo tính khách quan khi nhìn nhận, đánh giá các chỉ tiêu tài chính trong

công ty để giúp cho các chủ thể quản lý dựa vào công cụ phân tích tài chính

có những quyết định hợp lý liên quan đến việc giám sát, quản lý hoạt động tài

chính trong Công ty.

Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trình bày trên đây đảm bảo cho việc

hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong Công ty vừa có ý nghĩa về mặt

lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn.

3.3. Các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty

Cổ phần Tecotec Group

3.3.1. Hoàn thiện về quy trình, cơ sở dữ liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính

3.3.1.1. Hoàn thiện quy trình phân tích

Công ty cần xây dựng cụ thể kế hoạch phân tích gồm các bước:

- Xác định mục tiêu, phạm vi phân tích rõ ràng để từ đó tập hợp số liệu

* Lập kế hoạch phân tích

Đây là giai đoạn đầu tiên, là khâu quan trọng, ảnh hưởng đến chất

lượng, hiệu quả của phân tích báo cáo tài chính. Giai đoạn lập kế hoạch phân

tích được tiến hành khoa học, chuẩn xác sẽ giúp cho các giai đoạn sau thực

hiện tốt. Lập kế hoạch phân tích bao gồm:

- Xác định mục tiêu, phạm vi phân tích, thời gian tiến hành phân tích.

- Xác định rõ nội dung phân tích, chỉ tiêu và phương pháp phân tích sử dụng.

Page 84: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

74

- Lựa chọn tài liệu, thông tin cần thu thập.

- Lựa chọn nhân sự và phương tiện phân tích

Do vậy, công ty cần quan tâm hơn nữa về khâu lập kế hoạch phân tích

của mình để từ đó việc phân tích được đi đúng hướng và rõ ràng hơn.

* Thu thập tài liệu liên quan một cách đầy đủ và có hệ thống, đảm bảo

thông tin chính xác và kịp thời. Lập kế hoạch phân tích và phân tích có trọng

tâm hơn thông qua hệ thống các chỉ tiêu phân tích.

3.3.1.2. Hoàn thiện nguồn cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích

Tài liệu và thông tin sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính có ảnh

hưởng quan trong đến kết quả phân tích. Để đảm bảo thông tin và tài liệu

cung cấp cho công việc phân tích được đầy đủ, chính xác, trung thực, đảm

bảo chất lượng phân tích và đem lại thông tin thiết thực cho đối tượng sử

dụng thông tin, Công ty cần đưa vào số liệu phân tích báo cáo tài chính ít nhất

3 năm liền kề: 2017, 2018, 2019 đồng thời đa dạng hóa và nâng cao chất

lượng thông tin, tài liệu cho công tác phân tích báo cáo tài chính.

Thông tin bên trong công ty

Để thông tin kế toán có độ chính xác cao thì Công ty cần phát huy vai

trò của bộ phận kiểm soát nội bộ để kiểm tra các thông tin, báo cáo kế toán

định kỳ và đột xuất.

Để tránh tình trạng Báo cáo tài chính thực tế của Công ty sai khác với

Báo cáo tài chính cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước và công khai ngoài

DN, Công ty cần cung cấp báo cáo thực tế của đơn vị cho nhà phân tích tài

chính để đảm bảo số liệu phân tích được chính xác, kết quả phân tích phản

ánh đúng thực trạng của Công ty. Từ đó đề ra giải pháp chính xác để nâng cao

hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty.

Thông tin bên ngoài công ty

Các tài liệu, thông tin bên ngoài công ty cũng có vai trò quan trọng

trong công tác phân tích. Để đưa ra kết quả phân tích báo cáo tài chính chính

xác, người phân tích cần hiểu rõ về đặc điểm ngành nghề kinh doanh của

Page 85: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

75

Công ty, xu hướng phát triển của thị trường, tình hình kinh tế xã hội trong

năm có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của Công ty,...

Các nguồn thông tin bên ngoài rất nhiều nhưng độ chính xác không

cao, vậy nên người phân tích cần thu thập, xử lý, chọn lọc thông tin để nâng

cao chất lượng kết quả phân tích.

3.3.1.3. Hoàn thiện phương pháp phân tích báo cáo tài chính

Ngoài hai phương pháp công ty đang sử dụng để phân tích là phương

pháp so sánh và phương pháp tỷ số thì công ty có thể bố sung thêm phương

pháp phân tích Dupont đối với các chỉ số hoạt động.

Phân tích Dupont đối với ROA

Xem xét mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh

doanh với hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và tỷ suất lãi ròng của Công ty

như sau:

Tỷ suất lợi nhuận

sau thuế trên vốn

kinh doanh (ROA)

= Tỷ số lợi nhuận sau thuế

trên doanh thu (ROS) x

Hiệu suất sử dụng

VKD

ROA 2017 = 0.31% x ,8015 = 0,86%

ROA 2018 = 0,43% x 1,7173 = 0,73%

ROA 2019 = 0,43% x 2,2786 = 0,98%

Có thể thấy, sự gia tăng của ROA trong năm 2 19, lợi nhuận sau thuế tăng

gần 70%, trong chi vốn kinh doanh bình quân cũng tăng gần 26%, điều này

càng làm cho hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tăng mạnh (32,69%) từ đó

giúp cho ROA tăng lên. Công ty cần phát huy để nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh, gia tăng lợi nhuận sau thuế.

Phân tích Dupont đối với ROE

ROE =

Tỷ suất lợi nhuận

sau thuế trên

doanh thu (ROS)

x

Hiệu suất

sử dụng

VKD

x

1

1- Hệ số nợ

ROE 2017 = 0,31% x 2,8015 x 1/(1-50,81%) = ,35%

Page 86: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

76

ROE 2018 = 0,43% x 1,7173 x 1/(1-80,76%) = 2,66%

ROE 2019 = 0,43% x 2.2786 x 1/(1-73,09%) = 4,36%

Dễ nhận thấy sự gia tăng của ROE của Công ty trong cả 2 năm 2 18, năm 2 19 đều tăng, năm 2 18 tăng 13,17% so với năm 2 17 và sang năm 2019 chỉ số này tăng 69,97%.

Đến năm 2 19, mặc dù chỉ số tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

(ROS) gần như không thay đổi song hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh lại có

sự tăng trưởng mạnh mẽ đạt 2,27 lần, tăng 32,69% so với năm 2 18 nên việc

tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROE tăng là điều dễ hiểu. Điều đó cho thấy

Công ty đã nỗ lực giảm chi phí quản lý DN, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

vay và nâng cao chất lượng sản phẩm để làm gia tăng doanh thu và lợi nhuận.

3.3.2. Hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính

3.3.2.1. Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài trợ

Xuất phát từ khảo sát thực tế tại Công ty Cổ phần Tecotec Group, luận

văn đề xuất giải pháp Công ty cần bổ sung nội dung phân tích tình hình tài trợ

của Công ty.

Để phân tích hoạt động tài trợ tại công ty cần sử dụng các chỉ tiêu như: Vốn lưu chuyển, hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tự tài trợ; hệ số tài trợ tài

sản dài hạn, hệ số tự tài trợ tài sản cố định.

Tình hình tài trợ vốn của Công ty Cổ phần Tecotec Group được thể

hiện qua bảng phân tích 3.1.

Nhìn vào bảng 3.1 có thể thấy khả năng tự tài trợ của công ty có xu

hướng giảm. Cụ thể: tại điểm năm 2 17 công ty có khả năng tự tài trợ bằng

vốn chủ sở hữu được 0,49 lần tổng tài sản, đến cuối năm 2 18 khả năng tự tài

trợ bằng vốn chủ sở hữu của công ty chỉ được ,19 lần tổng tài sản. Khả năng

tự tài trợ của công ty giảm ,3 lần do năm 2 18 Công ty đã tăng cường vốn

vay tận dụng nguồn vốn có chi phí thấp để thực hiện các dự án cần nguồn vốn

lớn trong điều kiện vốn nội sinh có hạn.

Page 87: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

77

Bảng 3.1. Phân tích tình hình tài trợ vốn của Công ty

Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019

Tăng giảm 2018 so 2017

Tăng giảm 2019 so 2018

Chênh

lệch

Tỷ lệ (%)

Chênh

lệch

Tỷ lệ (%)

1. Vốn lưu chuyển (tr.đ) 9.723 10.460 11.658 737 107,8 1.198 111,45

Nguồn vốn dài hạn (tr.đ) 41.310 41.912 43.221 602 101,46 1.309 103,12

Tài sản dài hạn (tr.đ) 31.587 31.452 31.563 (135) 99,57 111 100,35

Tài sản cố định (tr.đ) 11.087 10.178 11.216 (909) 91,80 1.038 110,20

2. Hệ số tài trợ thường xuyên (HTX) (lần) 3,73 4,12 3,85 0,39 110,52 (0,26) 93,58

Vốn chủ sở hữu (tr.đ) 41.310 41.912 43.221 602 101,46 1.309 103,12

Tổng tài sản (tr.đ) 83.980 217.797 160.630 133.817 259,34 (57.167) 73,75

3. Hệ số tự tài trợ (lần) 0,49 0,19 0,27 (0,3) 39,12 0,08 139,82

4. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (lần) 1,31 1,33 1,37 0,02 101,89 0,04 102,76

5. Hệ số tự tài trợ TSCĐ (lần) 3,73 4,12 3,85 0,39 110,52 (0,26) 93,58

(Nguồn: Tác giả đề xuất thông qua phân tích từ BCTC năm 2017, 2018, 2019 của Công ty)

Page 88: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

78

Năm 2 19 hệ số tự tài trợ bằng vốn chủ sở hữu là ,27 lần tổng tài sản,

hệ số này so với năm 2 18 đã tăng lên , 8 lần do Công ty thực hiện việc bổ

sung lợi nhuận sau thuế chưa phân phối làm gia tăng thêm nguồn vốn chủ sở

hữu của mình.

Hệ số tài trợ tài sản dài hạn của Công ty năm 2 17 là 1,31 lần, năm

2 18 là 1,33 lần tăng so với năm 2 17 là , 2 lần, năm 2 19 là 1,37 lần tăng

so với năm 2 18 với , 4 lần. Như vậy tại cả ba thời điểm năm 2 17, 2 18 và

2019 Công ty đều có khả năng tự tài trợ được toàn bộ tài sản dài hạn bằng vốn

chủ sở hữu.

Hệ số tự tài trợ tài sản cố định của Công ty năm 2 17 là 3,73 lần, năm

2018 là 4,12 lần tăng so năm 2 17 với ,39 lần. Năm 2 19 hệ số tự tài trợ tài

sản cố định là 3,85 lần giảm so với năm 2 18 là ,26 lần, cho thấy Công ty

hoàn toàn có khả năng tự tài trợ tài sản cố định bằng vốn chủ sở hữu.

Vốn lưu chuyển của Công ty năm 2 17 là 9.723 triệu đồng, năm 2 18

là 10.460 triệu đồng, năm 2 19 là 11.658 triệu đồng. Hệ số tài trợ thường

xuyên của công ty cuối năm 2 17 là 3,73 lần, năm 2 18 là 4,12 lần, năm 2 19

là 3,85 lần. Như vậy cả ba thời điểm năm 2017, năm 2 18 và năm 2 19 Công

ty đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn (sau khi tài trợ cho tài sản dài hạn)

để tài trợ cho tài sản ngắn hạn và xu hướng này tăng dần về năm 2018. Cách

thức tài trợ này xét về lâu dài sẽ mang lại sự ổn định và an toàn về tài chính

cho công ty và hoạt động tài trợ của Công ty xét về lâu dài là hợp lý.

Như vậy Công ty có khả năng tự tài trợ được toàn bộ tài sản dài hạn và

tài sản cố định, hoạt động tài trợ của công ty là tương đối hợp lý.

3.3.2.2. Hoàn thiện nội dung phân tích hiệu suất sử dụng vốn

Theo báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tecotec Group cho thấy

Công ty đã phân tích hiệu suất sử dụng vốn. Tuy nhiên các chỉ tiêu mà công

ty sử dụng chưa nhiều, đồng thời việc xác định các chỉ tiêu còn chưa chuẩn

xác. Chính vì vậy, cao học viên đề xuất giải pháp hoàn thiện với việc sử dụng

các chỉ tiêu: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, vòng quay vốn lưu động, kỳ

Page 89: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

79

luân chuyển vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, kỳ luân chuyển hàng tồn

kho, Hệ số thu hồi nợ và kỳ thu hồi nợ bình quân.

Vận dụng phân tích hiệu suất sử dụng vốn của Công ty Cổ phần

Tecotec Group trong năm 2017, 2018 và 2019 như bảng 3.2:

Qua bảng số liệu 3.2 ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của Công ty Cổ

phần Tecotec Group được thể hiện thông qua hiệu suất sử dụng vốn kinh

doanh, tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tốc

độ luân chuyển các khoản phải thu. Cụ thể hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

của Công ty năm 2 17 là 2,8 lần, năm 2 18 là 1,72 lần giảm so với năm 2 17

là 1,08 lần. Năm 2 19 hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh là 2,28 lần, tăng so

với năm 2 18 ,56 lần. Như vậy hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của Công

ty năm 2 17 cho thấy bình quân mỗi đồng vốn kinh doanh tạo ra được 2,8

đồng doanh thu. Năm 2 19 mỗi đồng vốn bình quân tạo ra 2,28 đồng doanh

thu. Việc này cho thấy hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của Công ty khá

cao, hiệu quả sử dụng tài sản khá tốt.

Số vòng luân chuyển vốn lưu động của Công ty năm 2 17 là 3,98 vòng,

năm 2 18 là 2,17 vòng, năm 2 19 là 2,73 vòng, kỳ luân chuyển vốn lưu động

của Công ty năm 2 17 là 128,5 ngày và kỳ luân chuyển vốn lưu động trong

năm 2 18 là 2 9,63 ngày, năm 2 19 là 157,99 ngày. Số vòng quay vốn lưu

động cao, kỳ lưu chuyển dài, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu

động của đơn vị chưa tốt.

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2 17 là 8,8 vòng, năm 2 18 là

3,9 vòng, năm 2 19 là 6,95 vòng. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho năm 2 17 là

4 ,9 ngày, năm 2 18 là 92,29 ngày, năm 2 19 là 51,77 ngày. Đối với một đơn

vị cung cấp dịch vụ thương mại với tốc độ luân chuyển và kỳ luân chuyển

hàng tồn kho như vậy là chưa tốt.

Page 90: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

80

Bảng 3.2. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của Công ty

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tăng giảm 2018 so 2017

Tăng giảm 2019 so 2018

1. Doanh thu thuần (trđ) 313.106 259.117 431.138 (53.989) 172,021

2. Vốn lưu động (Trđ) 52.393 186.345 129.067 133.952 (57.278)

3. Vốn lưu động bình quân (Trđ) 78.622 119.369 157.706 40.747 38.337

4. Tổng tài sản (Trđ) 83.980 217.797 160.630 133.817 (57.167)

5. Tổng tài sản bình quân (Trđ) 111.762 150.889 189.213 39.127 38.325

6. Giá vốn hàng bán (Trđ) 292.579 240.068 404.511 (52.511) 164.443

7. Hàng tồn kho (Trđ) 29.715 93.369 22.974 63.654 (70.395)

8. Hàng tồn kho bình quân (Trđ) 33.238 61.542 58.171 28.304 (3.371)

9. Các khoản phải thu (Trđ) 19.240 77.142 95.678 57.902 18.536

10. Các khoản phải thu bình quân (Trđ) 38.468 48.191 86.410 9.723 38.219

11. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (lần) = (1) (5) 2,80 1,72 2,28 (1,08) 0,56

12. Vòng quay vốn lưu động (vòng) =(1) (3) 3,98 2,17 2,73 (1,81) 0,56

13. Kỳ luân chuyển vốn lưu động (kỳ) =360/(11) 128,50 209,63 157,99 81,13 (51,64)

14. Vòng quay hàng tồn kho (vòng) = (6) (8) 8,8 3,9 6,95 (4,9) 3,05

15. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (kỳ) = 36 (14) 40.9 92,29 51,77 51,39 40,52

16. Vòng quay các khoản phải thu (vòng) = (1)/(10) 8,14 5,38 4,99 (2,76) (0,39)

17. Kỳ thu hồi nợ bình quân (ngày) = 36 (16) 44,23 66,95 72,15 22,72 5,2

(Nguồn: Tác giả đề xuất thông qua phân tích từ BCTC đã kiểm toán năm 2017, 2018, 2019 của Công ty)

Page 91: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

81

Vòng quay các khoản phải thu năm 2 17 là 8,14 lần, năm 2 18 là 5,38

lần, năm 2 19 là 4,99 lần. Kỳ thu hồi nợ năm 2 17 là 44,23 ngày, năm 2 18

là 66,95 ngày, năm 2 19 là 72,15 ngày. Năm 2 18 hệ số thu hồi nợ giảm 2,76

lần, thời gian bị chiếm dụng vốn tăng lên gấp đôi so với năm 2 17, năm 2 19

hệ số thu hồi nợ giảm ,39 lần điều này cho thấy Công ty đang chấp nhận thời

gian bán chịu khá dài, việc tăng thời gian bán chịu có thể có rủi ro về thu hồi

nợ tuy nhiên nguy cơ rủi ro này được bù đắp lại bằng khoản lợi nhuận năm

2019 tăng hơn so năm trước.

Nhìn chung các chỉ số về hiệu suất sử dụng vốn năm 2 18 giảm hơn so

với năm 2 17, năm 2019 cũng suy giảm. Do vậy đơn vị cần kiểm soát, theo dõi

các biến động về tài chính chặt chẽ hơn để có các biện pháp xử lý kịp thời.

3.3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình công nợ và khả năng

thanh toán của Công ty

Bổ sung nội dung phân tích tình hình công nợ

Căn cứ vào thực trạng nội dung Phân tích tình hình công nợ tại Công ty

Cổ phần Tecotec Group, tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện bổ sung nội

dung phân tích tình hình công nợ. Cụ thể là sử dụng chỉ tiêu các khoản phải

thu và các khoản phải trả trên Bảng cân đối kế toán, hệ số các khoản phải thu,

phải trả, hệ số thu hồi nợ, hệ số hoàn trả nợ, kỳ trả nợ... để đánh giá quy mô,

tình hình công nợ. Vận dụng phân tích tình hình công nợ của Công ty Cổ

phần Tecotec Group trong 03 năm 2 17, 2018, 2019. Dựa vào bảng 3.3 và

bảng 3.4, tình hình công nợ của Công ty Cổ phần Tecotec Group được đáng

giá như sau:

Phân tích khái quát

Năm 2 18, các khoản nợ phải thu tăng mạnh và các khoản nợ phải trả

cũng tăng nhiều so với năm 2 17. Năm 2 19 các khoản nợ phải thu vẫn tăng

khá nhanh và các khoản nợ phải trả giảm nhiều so với năm 2 18. Tại thời

điểm năm 2 17, trong mỗi đồng tài sản Công ty bị chiếm dụng 0,23 đồng và

đi chiếm dụng 0,39 đồng. Năm 2 18 mỗi đồng tài sản Công ty bị chiếm dụng

Page 92: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

82

0,35 đồng thì Công ty cũng đi chiếm dụng được 0,78 đồng, cho thấy quan hệ

tín dụng thương mại của Công ty nghiêng về chiếm dụng vốn của các bên liên

quan, sự chênh lệch này khá lớn. Nhận thấy hệ số hoàn trả nợ tăng 1 1,55%,

cho thấy uy tín của Công ty tăng lên, khách hàng tin tưởng nhưng Công ty

cũng cần có kế hoạch trả nợ sớm tránh tồn đọng quá lâu nợ dẫn đến mất khả

năng thanh toán. Năm 2 19, hệ số hoàn trả nợ của công ty giảm nhẹ 6,87%

cho thấy công ty đã tiến hành trả bớt nợ, đảm bảo uy tín của mình cũng như

giảm bớt gánh nặng nợ, tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Đồng thời năm 2 19 xu hướng công ty đang bị chiếm dụng vốn nhiều hơn

việc đi chiếm dụng, do vậy Công ty cần có chính sách để thu hồi nợ nhằm

tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng hiệu quả kinh doanh và tránh lãng phí vốn.

Phân tích chi tiết

- Các khoản nợ phải thu cuối năm 2 18 đạt 77.142 triệu đồng, tăng

57.902 triệu đồng, tương ứng tăng 3 ,95% so với năm 2 17, hệ số các khoản

phải thu tăng (từ 0,23 lần lên 0,35 lần). Cuối năm 2 19 đạt 95.678 triệu đồng,

tăng 18.536 triệu đồng, tương ứng tăng 24, 3% so với năm 2 18, hệ số các

khoản phải thu tăng (từ 0,35 lần lên 0,6 lần) chứng tỏ Công ty bị giảm hiệu

quả sử dụng vốn.

Công nợ phải thu của Công ty tăng là do các khoản phải thu ngắn hạn.

Trong các khoản phải thu ngắn hạn thì các khoản phải thu ngắn hạn của khách

hàng tăng mạnh.

Phải thu ngắn hạn của khách hàng năm 2 19 tăng 136,21%, mức tăng

54. 93 so với năm 2 18. Tuy nhiên trả trước cho khách hàng năm 2 19 giảm

nhiều so với năm 2 18 (giảm 94,9 %) như vậy khá hợp lý, vì trong năm 2 18

việc ký kết các hợp đồng mới giảm, hàng hóa nhập về giảm thì việc trả trước

cho nhà cung cấp giảm sẽ tránh gây ra tình trạng lãng phí nguồn lực tài chính.

Phải thu dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng tài sản, cuối năm 2 19

còn 15 triệu đồng giảm 35 triệu đồng so với năm 2 18.

Page 93: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

83

Bảng 3.3. Phân tích tình hình quy mô nợ

Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019

Tăng giảm

2018 so 2017

Tăng giảm

2019 so 2018

Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%)

A. Các khoản phải thu

I. Các khoản phải thu ngắn hạn 19.240 77.142 95.678 57.902 300,95 18.536 24,03

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 17.770 39.714 93.807 21.944 123,49 54.093 136,21

2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 1.248 36.390 1.857 35.142 2815,87 (34.533) (94,90)

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 32 47 11 15 46,88 (36) (67,60)

4. Phải thu ngắn hạn khác 191 992 3 801 419,37 (989) (99,70)

II. Các khoản phải thu dài hạn

1. Phải thu dài hạn khác 65 50 15 (15) (23,08) (35) (70)

B. Các khoản phải trả

I. Phải trả ngắn hạn

1. Phải trả người bán ngắn hạn 11.414 69.390 45.524 57.976 509,94 (23.866) (34,39)

2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 5.736 22.418 2.629 16.682 290,83 (19.789) (88,27)

3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.620 1.178 1.616 (442) (27,28) 438 37.18

4. Phải trả người lao động 900 1.069 1.039 169 18,78 (30) (2,81)

5. Chi phi phải trả ngắn hạn 1.092 910 897 (182) (16,67) (13) (1,43)

Page 94: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

84

Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019

Tăng giảm

2018 so 2017

Tăng giảm

2019 so 2018

Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%)

6. Phải trả ngắn hạn khác 2.210 8.844 11.600 6.634 300,18 2.756 31,16

7. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 9.697 66.958 53.984 57.261 590,5 (12.974) 19,36

8. Dự phòng phải trả ngắn hạn

9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

II. Phải trả dài hạn

7. Phải trả dài hạn khác 120 120 120 120 0

8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 10.000 5.000 (5.000) (50) 5.000 (100)

Nguồn: Tác giả đề xuất thông qua phân tích từ BCTC đã kiểm toán năm 2017, 2018, 2019 của Công ty

Page 95: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

85

Bảng 3.4. Phân tích tình hình mức độ và trình độ quản trị nợ

Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019

Tăng giảm 2018 so 2017

Tăng giảm 2019 so 2018

Chênh lệch

Tỷ lệ (%)

Chênh lệch

Tỷ lệ (%)

1. Tổng các khoản phải thu (trđ) 19240 77142 95678 57920 300,95 18.536 24,03

2. Tổng tài sản (Trđ) 83980 217797 160630 133817 159,34 (57.167) (26,25)

3. Hệ số các khoản thu = (1) (2) 0,23 0,35 0,60 0,13 54,60 0,24 68,17

4. Tổng các khoản phải trả (trđ) 32670 170765 117290 138095 422,70 (53.475) (31,31)

5. Hệ số các khoản phải trả = (4) (2) 0,39 0,78 0,73 0,40 101,55 (0,05) (6,87)

6. Hệ số thu hồi nợ=a b 8,14 5,38 4,99 (2,76) (33,94) (0,39) (7,21)

a. Doanh thu thuần (trđ) 313106 259117 431138 (53.989) (17,24) 172.021 66,39

b. Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân 38468 48191 86410 9.723 25,28 38.219 79,31

7. Kỳ thu hồi nợ bình quân =360/(6) 44,23 66,95 72,15 22,72 51,38 5,20 7,76

8. Hệ số hoàn nợ = c d 4,82 2,36 2,81 (2,46) (51,02) 0,45 19,00

c. Giá vốn hàng bán (trđ) 292579 240068 404511 (52.511) (17,95) 164.443 68,50

d. Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân 60716 101718 144028 41.002 67,53 42.310 41,60

9. Kỳ trả nợ bình quân = 36 (8) 74,71 152,53 128,18 77,83 104,18 (24,35) (15,97)

Nguồn: Tác giả đề xuất thông qua phân tích từ BCTC đã kiểm toán năm 2017, 2018, 2019 của Công ty

Page 96: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

86

Các khoản phải trả năm 2 18 đạt 175.887 triệu đồng tăng 133.218 triệu

đồng tương ứng tăng 312,21% so với thời điểm năm 2 17. Năm 2 19 đạt

117.409 triệu đồng giảm 58.478 triệu (33%) so với năm 2 18. Hệ số các

khoản phải trả năm 2017 là 0,39 lần, năm 2018 là 0,78 lần, tăng 0,40 lần (tỷ lệ

tăng 101,55%) so với năm 2 17. Năm 2 19 hệ số này vẫn giữ 0.73 lần. Sự

giảm này cho thấy năm 2 18 Công ty đã tăng chiếm dụng nguồn vốn của nhà

cung cấp.

Hệ số hoàn trả nợ của công ty năm 2 17 là 4,82, số ngày bình quân trả nợ

74,71 ngày, 2018 là 2,36 vòng, số ngày bình quân trả nợ là 152,53 ngày, năm

2 19 là 2,81, số ngày bình quân trả nợ tăng 128,18 ngày. Điều này cho thấy

công ty khá tích cực trong việc thanh toán các khoản nợ cho nhà cung cấp.

Hệ số thu hồi trả nợ của công ty năm 2 17 là 8,14 vòng, số ngày bình

quân thu hồi nợ 44,23 ngày, năm 2 18 là 5,38 vòng, số ngày bình quân thu hồi

nợ 66,95 ngày, năm 2 19 là 4,99 vòng, số ngày bình quân thu hồi nợ 72,15

ngày. Cho thấy năm 2 17, 2018 Công ty quản lý trong việc thu hồi các khoản

nợ của khách hàng có hiệu quả, tuy nhiên năm 2 19 việc quản lý này chưa

được tốt, làm tăng số vốn bị chiếm dụng gây lên hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Kết luận:Trong sự thay đổi của tổng tài sản và tổng nguồn vốn thì công

nợ phải thu và công nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng lớn. Chính sách tín dụng

thương mại của công ty đang vận hành năm 2 18 đạt hiệu quả cao hơn năm

2017 nhưng năm 2 19 lại kém hiệu quả hơn năm 2 18 mặc dù các chỉ số vẫn

đảm bảo tính an toàn trong kinh doanh nhưng cần phải có biện pháp điều

chỉnh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như uy tín của DN.

Hoàn thiện nội dung phân tích khả năng thanh toán của Công ty

Theo thực trạng phân tích khả năng thanh toán của Công ty cho thấy

Công ty đã phân tích khả năng thanh toán nhưng chỉ phân tích thông qua

các chỉ tiêu Hệ số thanh toán ngắn hạn và Hệ số thanh toán nhanh. Chính vì

vậy cao học viên đề xuất giải pháp hoàn thiện là tiếp tục sử dụng các chỉ

Page 97: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

87

tiêu hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và Hệ số thanh toán nhanh như

Công ty đã sử dụng, bên cạnh đó sử dụng thêm chỉ tiêu hệ số khả năng

thanh toán tổng quát.

Vận dụng phân tích khả năng thanh toán Công ty Cổ phần Tecotec Group.

Bảng 3.5. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty

Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019

Tăng giảm 2018 so 2017

Tăng giảm 2019 so 2018

Chênh

lệch

Tỷ lệ (%)

Chênh

lệch

Tỷ lệ (%)

1. Hệ số khả năng thanh toán

tổng quát

1,97 1,24 1,37 (0,73) (37,08) 0,13 10,48

2. Hệ số khả năng thanh toán

nợ ngắn hạn

1,60 1,09 1,10 (0,51) (31,96) 0,01 0,57

3. Hệ số khả năng thanh toán

nhanh

0,69 0,54 0,90 (0,15) (21,56) 0,36 66,13

Nguồn: Tác giả đề xuất thông qua phân tích từ BCTC đã kiểm toán

năm 2017, 2018, 2019 của Công ty

Qua số liệu bảng 3.5 thấy: Công ty có khả năng thanh toán tổng quát rất

tốt và thanh toán nợ ngắn hạn đảm bảo nhưng chưa tốt, khả năng thanh toán

nhanh của Công ty kém. Hệ số thanh toán tổng quát năm 2 17 đạt 1,97 lần,

năm 2 18 đạt 1,24 lần, năm 2 19 đạt 1,37 lần. Như vậy mức độ chủ động

trong thanh toán của Công ty chưa cao. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn năm

2 17 đạt 1,60 lần, năm 2 18 đạt 1,09 lần, năm 2 19 đạt 1,10 lần. Hệ số này

cũng có tăng lên trong năm 2 17 và 2 18, 2 19 hệ số này thấp hơn. Mức

tăng thấp nhưng tại các thời điểm khác nhau hệ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ

Page 98: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

88

công ty luôn đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn, tình hình tài chính ổn định,

công ty quản lý vốn cần hiệu quả hơn.

Hệ số thanh toán nhanh năm 2 17 đạt 0,69 lần, tức là 1 đồng nợ ngắn

hạn có thể được đảm bảo thanh toán ngay ,69 đồng bằng các tài sản lưu động

(không bao gồm hàng tồn kho), năm 2 18 đạt 0,54 lần, năm 2 19 đạt 0,90

lần. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của

Công ty có xu hướng bị động hơn trong các năm 2 18 và năm 2 19. Điều này

dẫn đến tình trạng luôn phải quay vòng để trả nợ ngắn hạn. Dẫn đến Công ty

giảm tự chủ về tài chính ngắn hạn.

Nhìn chung hệ số khả năng toán của công ty năm 2 17 đảm bảo ổn

định, đảm bảo có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả, nợ ngắn hạn,

nhưng Công ty phải chú trọng hơn đến khả năng thanh toán nhanh do phải thu

ngắn hạn của khách hàng và phải thu nội bộ ngắn hạn chiếm quá nhiều làm

cho vốn lưu động bị đọng, gây giảm khả năng thanh toanh toán nhanh của

Công ty. Công ty cũng cần chú ý theo dõi các khoản nợ và có kế hoạch trả nợ

hợp lý, có chính sách thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng,

tránh để ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngắn hạn, gây ra tình trạng nợ quá

hạn mất uy tín của Công ty.

3.3.2.4. Bổ sung nội dung Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ

Theo khảo sát thực tế tại Công ty cho thấy Công ty không phân tích

tình hình lưu chuyển tiền tệ. Chính vì vậy, tác giả đề xuất giải pháp đó là

Công ty cần bổ sung nội dung Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ. Việc

phân tích được thực hiện thông qua sử dụng các chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần

trong kỳ, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền

thuần từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính.

Vận dụng phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty năm 2 17, năm

2018 và năm 2 19.

Page 99: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

89

Bảng 3.6. Phân tích tình hình lƣu chuyển tiền thuần của Công ty

Chỉ tiêu Năm 2017

tr.đ Năm 2018

tr.đ Năm 2019

tr.đ

Tăng giảm 2018 so 2017

Tăng giảm 2019 so 2018

Chênh

lệch tr.đ Tỷ lệ (%)

Chênh

lệch tr.đ Tỷ lệ (%)

1. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt

động kinh doanh 11.591 (43.656)

19.704

(55.247) (476,64) 63.360 (145,13)

2. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt

động đầu tư 949 (576) (2.738) (1.525) (160,69) (2.162) 375,35

3. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt

động tài chính (18.569) 52.261 (17.974) 70.830 (381,44) (70.235) (134,39)

4. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (6.028) 8.029 (1.008) 14.057 (233,19) (9.037) (112,55)

Nguồn: Tác giả đề xuất thông qua phân tích từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty

Page 100: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

90

Qua bảng 3.6 có thể thấy lưu chuyển tiền thuần trong kỳ năm 2 17 và

năm 2 19 âm, thể hiện Công ty có sự sụt giảm dòng tiền. Lưu chuyển tiền

thuần trong năm 2 18 dương. Năm 2 17 và năm 2 19 âm là do lưu chuyển

tiền thuần từ hoạt động tài chính giảm mạnh, năm 2 19 lưu chuyển tiền thuần

từ hoạt động đầu tư của công ty âm. Công ty cần xem xét lại năng lực tài

chính của công ty do dòng tiền thuần của công ty âm.

3.3.2.5. Bổ sung nội dung phân tích rủi ro tài chính tại Công ty

Theo khảo sát tại Công ty Cổ phần Tecotec Group cho thấy, Công ty

chưa phân tích rủi ro tài chính để ra quyết định quản lý. Chính vì vậy, cao học

viên đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung Phân tích rủi ro tài chính khi ra

quyết định quản lý. Giải pháp hoàn thiện như sau: Sử dụng các chỉ tiêu hệ số

nợ, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh,

vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, hệ số thu hồi nợ, khả năng

sinh lời tài sản và khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu để phân tích rủi ro tài

chính tại Công ty (các chỉ tiêu được xác định như ở trong chương 1).

Vận dụng phân tích rủi ro tài chính của Công ty cổ phần Tecotec

Group trong năm 2017, 2018 và 2019. Qua bảng 3.7 có thể thấy Công ty

Cổ phần Tecotec Group phụ thuộc về mặt tài chính đối với bên ngoài nhất

là năm 2 18, hệ số nợ khá cao và sự phụ thuộc này có xu hướng giảm trong

năm 2 19 nhưng số giảm không đáng kể, số giảm thấp, mặc dù vậy Công

ty vẫn có khả năng thanh toán được toàn bộ số nợ ngắn hạn bằng tài sản

ngắn hạn. Hiệu suất sử dụng vốn của Công ty năm 2 17 là 0,17, năm 2 18

là 0,68, năm 2 19 là 0,12, khả năng sinh lời ròng của tài sản và khả năng

sinh lời vốn chủ sở hữu của Công ty tăng dần qua các. Như vậy so nguy cơ

rủi ro tài chính của Công ty đã được giảm dần trong các năm từ năm 2 17,

2018 đến năm 2 19.

Page 101: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

91

Bảng 3.7. Bảng phân tích rủi ro tài chính của Công ty

Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 Tăng giảm 2018 so 2017

Tăng giảm 2019 so 2018

1. Hệ số nợ (lần) 0,51 0,81 0,73 0,30 (0,08)

2. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (lần) 1,60 1,09 1,10 (0,51) 0,01

3. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (lần) 0,17 0,68 0,12 0,51 (0,57)

4. Vòng quay vốn lưu động (vòng) 17,48 14,68 31,52 (2,81) 16,84

5. Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 8,80 3,90 6,95 (4,90) 3,05

6. Hệ số thu hồi nợ (lần) 8,14 5,38 4,99 (2,76) (0,39)

7. ROA (lần) 0,05 0,06 0,14 0,01 0,07

8.ROE (lần) 0,02 0,03 0,04 0,01 0,02

Nguồn: Tác giả đề xuất thông qua phân tích từ BCTC đã kiểm toán năm 2017, 2018, 2019 của Công ty

Page 102: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

92

3.4. Điều kiện để thực hiện các giải pháp

3.4.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng

Để hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần

Tecotec Group không chỉ cần có sự cố gắng của riêng Công ty mà còn cần sự

phối hợp, hỗ trợ của Nhà nước và các cơ quan chức năng về những thay đổi

trong cơ chế, chính sách… như sau:

- Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, nền kinh tế vĩ

mô ổn định, tránh tình trạng thay đổi liên tục gây khó khăn cho các Công

ty, DN.

- Nhà nước cần có hệ thống dự báo chuẩn về tình hình thị trường, tỷ giá

hối đoái... để các công ty có thể căn cứ vào đó kịp thời đề ra các phương án

kinh doanh hay dự trữ nguyên, nhiên liệu hợp lý.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ DN như xây dựng các quy định

làm định hướng cho công tác phân tích báo cáo tài chính để công tác này trở

thành công việc thường xuyên của Công ty, cần cụ thể hóa trong các văn bản

hướng dẫn với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể nhằm minh bạch thông tin tài

chính và có thể so sánh tình hình tài chính giữa các công ty.

- Nhà nước cần chú trọng về chất lượng của các số liệu thống kê, cần

công khai minh bạch các chỉ tiêu thống kê của ngành, nhóm ngành làm cơ sở

tham chiếu khi phân tích.

- Đẩy nhanh quá trình đổi mới DN nhằm tăng cường hiệu quả quản lý

tài chính, đồng thời nâng cao vai trò phân tích báo cáo tài chính trong các DN

hiện nay.

3.4.2. Về phía Công ty Cổ phần Tecotec Group

Nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch tài chính, lập nhu cầu vốn hay xây

dựng chính sách huy động vốn, dự báo nhu cầu và khả năng thị trường được

chính xác hơn, gắn với thực tiễn hơn nếu như công tác nghiên cứu, công tác

phân tích tài chính đạt hiệu quả tốt, Công ty Cổ phần Tecotec Group cần:

Page 103: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

93

3.4.2.1. Nâng cao mức quan tâm của ban lãnh đạo Công ty

- Công ty cần xây dựng bộ phận chuyên trách về phân tích tình hình tài

chính Công ty, không kiêm nhiệm giữa bộ phận kế toán với bộ phận phân tích

nhằm phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Công ty đạt kết quả trung

thực, khách quan và thường xuyên hơn.

- Công ty cần có biện pháp điều chỉnh, bổ sung nhân sự, tham mưu cho

Giám đốc trong quá trình tìm kiếm, ký kết hợp đồng, để công ty có thêm

doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo phát triển bền vững, để có thể nâng cao

hiệu quả kinh doanh của công ty thì toàn thể cán bộ công nhân viên chức của

công ty phải nỗ lực và quyết tâm hết mình.

3.4.2.2. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phân

tích tài chính

- Nhân viên phân tích tài chính trong Công ty không chỉ nắm vững

chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải nắm vững quy chế, chính sách quản lý tài

chính, chính sách thuế Nhà nước cũng như tình hình kinh tế trong và ngoài

nước, có khả năng đưa ra định hướng trong thời gian tới. Ngoài ra, nhân viên

phân tích cần hiểu rõ thực trạng, định hướng phát triển của Công ty để tìm ra

nguyên nhân cũng như giải pháp cho các vấn đề kinh tế - tài chính trong Công

ty. Công ty cần thường xuyên cho cán bộ phân tích đi đào tạo, bổ sung kiến

thức, cập nhật các văn bản mới nhất.

- Ngoài ra, Công ty có thể thuê các chuyên gia phân tích độc lập để

nâng cao tính khách quan của kết quả phân tích đồng thời có được sự tư vấn

hợp lý, chất lượng, phù hợp với tình hình tài chính của Công ty. Các báo cáo

phân tích của chuyên gia tài chính cũng là tài liệu giúp cán bộ phân tích trong

Công ty có thể học hỏi và tích lũy thêm kinh nghiệm.

Page 104: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

94

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3 luận văn đã hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài

chính tại Công ty Cổ phần Tecotec Group, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, nêu lên được định hướng phát triển Công ty Cổ phần

Tecotec Group.

- Thứ hai, nêu ra được yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện nội dung phân

tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Tecotec Group.

- Thứ ba, hoàn thiện quy trình, phương pháp phân tích

- Thứ tư, hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Công ty

Cổ phần Tecotec Group.

- Thứ năm, nêu ra được những điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn

thiện nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Tecotec Group.

Page 105: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

95

KẾT LUẬN

Với những lý luận và thực tiễn đã được trình bày trên đây, có thể thấy

rằng, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu thế

hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, DN muốn tồn tại và phát triển phải có

hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có năng lực tài chính vững mạnh. Điều

đó đòi hỏi mỗi DN trong quá trình hoạt động của mình đều phải tiến hành

phân tích báo cáo tài chính. Bởi phân tích báo cáo tài chình có một ý nghĩa

và vai trò quan trong và là công cụ quản lý đắc lực đối với các nhà quan lý

DN. Ở các nước phát triển thị trường tài chính đóng vai trò là kênh dẫn vốn

cho DN, việc phân tích báo cáo tài chính là cơ sở để xác định giá trị DN,

phát hành cố phiếu, trái phiếu và là công việc mang tính thường xuyên, công

khai không những đối với nội bộ DN mà còn được tiền hành phân tích, đánh

giá bởi các công ty thẩm định chuyên nghiệp. Chính vì vậy, làm tốt công tác

phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp nhà quản lý, nhà đầu tư và những người

quan tâm có thông tin đáng tin cậy trong việc lựa chọn và đưa ra quyết định

kinh doanh, đầu tư hiệu quả nhất.

Qua thời gian nghiên cứu lý luận về phân tích báo cáo tài chính, cùng

với việc tìm hiểu thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần

Tecotec Group, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ kinh tế với đề tài

“Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Tecotec Group”.

Với sự nỗ lực của mình trong nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như đi

sâu tìm hiểu tình hình thực tế những nội dung và yêu cầu nghiên cứu đã được

thể hiện đầy đủ trong luận văn. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã thực

hiện được một số nội dung sau:

- Khái quát hóa những lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính

trong DN.

- Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Tecotec

Group đã được xem xét đánh giá xác thực.

Page 106: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

96

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tế, tác giả đã đưa ra

phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chình

tại Công ty Cổ phần Tecotec Group.

Hy vọng rằng đây sẽ là cơ sở giúp cho Công ty Cổ phần Tecotec Group

thấy rõ được ý nghĩa và vai trò của việc hoàn thiện phân tích báo cáo tài

chính. Từ đó có thể thực hiện tốt hơn công tác phân tích tài chính nhằm nâng

cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt chức năng cung cấp thông

tin, từ đó giúp công ty phát triển bền vững.

Tuy nhiên, do những hạn chế trong quá trình thực hiện nên kết quả

nghiên cứu đạt được mới chỉ là bước đầu. Tác giả rất mong nhận được ý kiến

đóng góp của thầy cô giáo để luận văn hoàn thiện hơn nữa.

Page 107: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Bình (2004), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản

Thống kê, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài

chính Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm

2014 hướng dẫn chế độ kế toán DN.

4. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2015), Giáo trình Phân tích tài chính

DN, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

5. Công ty Cổ phần Tecotec Group (2017, 2018, 2018), Báo cáo tài chính và

các tài liệu kế toán có liên quan, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Hà (2012), “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công

ty cổ phần sản xuất kinh doanh Dược và thiết bị y tế Việt Mỹ”, Luận văn

thạch sỹ kinh tế và quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7. Tô Thị Hồng (2015), “Hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty

cổ phần Viglacera Tiên Sơn”, Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý,

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

8. Vũ Thị Phương Lan (2 12), “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại

Công ty cổ phần CMC”, Luận văn thạch sỹ kinh tế và quản lý, Trường Đại

học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

9. Quốc hội (2015), Luật Kế toán 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015.

10. Quốc hội (2014), Luật DN số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về việc quy

định việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có

liên quan của DN.

11. Quốc hội (2015), Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 về việc

quy định nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế

toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán

và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.

Page 108: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

98

12. Đoàn Hương Quỳnh (2015), Hệ thống chỉ tiêu tài chính để quản trị vốn

kinh doanh của công ty cổ phần, Nxb Tài chính, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Thanh, Trần Hương Giang (2 15), “Hoàn thiện công tác phân

tích tài chính trong các Công ty cổ phần Thủy sản ở Việt Nam”, Đề tài

nghiên cứu khoa học, Học viện Tài chính, Hà Nội.

14. Ngô Thị Thủy (2016), “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty

cổ phần xuất nhập khẩu STDD Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh doanh

và quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

15. Đỗ Thị Bích Thủy (2019), “Hoàn thiện Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty

cổ phần 319.5”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

16. Phạm Thị Thủy, Nguyễn Thị Lan Anh (2013), Báo cáo tài chính, phân tích,

dự báo, đánh giá, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Trinh (2 16), “Hoàn thiện nội dung Phân tích tình hình tài

chính tại Công ty cổ phần Vật tư và thiết bị toàn bộ”, Luận văn thạc sĩ kinh

tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

18. Trần Thị Thanh Tú (2018), Phân tích tài chính DN, NXB Đại học Quốc

gia, Hà Nội.

Page 109: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY …

PHỤ LỤC