hƯỚng dẪn sỬ dỤng cÁc hỆ thỐng t ch c l n

46
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HC CÔNG NGHTHÔNG TIN & TRUYN THÔNG VIT - HÀN HƯỚNG DN SDNG CÁC HTHNG TCHC LP HC TRC TUYN Thc hin: Phòng Đào tạo Đà Nẵng, tháng 08 năm 2020

Upload: others

Post on 19-Apr-2022

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG

VIỆT - HÀN

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG

TỔ CHỨC LỚP HỌC TRỰC TUYẾN

Thực hiện: Phòng Đào tạo

Đà Nẵng, tháng 08 năm 2020

Page 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

2

MỤC LỤC

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO ........................ 3

1. Hướng dẫn điểm danh lớp học phần ............................................................. 3

2. Hướng dẫn nhập điểm lớp học phần ............................................................. 4

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

ELEARNING ........................................................................................................ 7

1. Hướng dẫn tải đề cương chi tiết, bài giảng, tài liệu giảng dạy ..................... 7

2. Hướng dẫn tạo bài tập assignment .............................................................. 10

3. Tạo bài thi trắc nghiệm ............................................................................... 17

4. Hướng dẫn sao lưu – phục hồi khóa học .................................................... 24

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG CỤ TẠO PHÒNG HỌC TRỰC TUYẾN .. 28

1. Lưu ý khi sử dụng phòng học trực tuyến .................................................... 28

2. Hướng dẫn tạo một buổi học trực tuyến ..................................................... 28

3. Tham gia buổi học trực tuyến ..................................................................... 37

4. Cài đặt Google Meet trên điện thoại ........................................................... 38

5. Đăng tải lên Elearning ................................................................................ 40

6. Hướng dẫn dùng phầm mền ZoomIT hỗ trợ dạy ........................................ 42

7. Cách ghi hình buổi dạy ............................................................................... 43

8. Cách điểm danh qua Google Meet .............................................................. 44

Page 3: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

3

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

1. Hướng dẫn điểm danh lớp học phần

Bước 1. Giảng viên truy cập vào website: http://daotao.vku.udn.vn và tiến hành

đăng nhập với tài khoản đăng nhập là email @vku.udn.vn hoặc tài khoản giảng

viên thỉnh giảng mà phòng Đào tạo đã từng liên lạc.

Bước 2: Bên thanh menu trái, chọn Lớp học phần -> Điểm danh

Bước 3: Khai báo nội dung sẽ giảng dạy trong ngày hôm đó. Hệ thống sẽ gợi ý

các nội dung trong đề cương chi tiết các học phần, giảng viện có thể sử dụng gợi

ý hoặc miêu tả nội dung mình sẽ giảng dạy.

Page 4: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

4

Bước 4. Tiến hành điểm danh sinh viên

2. Hướng dẫn nhập điểm lớp học phần

Bước 1: Giảng viên truy cập vào website: http://daotao.vku.udn.vn và tiến hành đăng

nhập

Page 5: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

5

Tài khoản đăng nhập là email @vku.udn.vn

Bước 2: Bên thanh menu trái, chọn Lớp học phần -> Lớp học phần – Điểm

Bước 3: Danh sách cái lớp học phần hiển thị bên phải, Giảng viên chọn phần “Nhập

điểm” của mỗi môn học (như hình 1)

Bước 4: Giảng viên nhập cột điểm nào thì chọn check cho cột điểm đó (như hình 2)

Page 6: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

6

Bước 5: Giảng viên nhập điểm vào các cột điểm

Lưu ý:

- Giảng viên có thể dùng nút Tab trên bàn phím để chuyển ô nhập điểm

- Hệ thống sẽ tự lưu điểm sau khi giảng viên nhập điểm vào từng ô

- Đối với trường hợp cập nhật điểm, Giảng viên nhập điểm tương tự như nhập

mới.

Bước 6: Giảng viên thực hiện in các bảng điểm và nộp về bộ phận Đào tạo

Page 7: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

7

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC

TUYẾN ELEARNING

1. Hướng dẫn tải đề cương chi tiết, bài giảng, tài liệu giảng dạy

Sau khi quý thầy cô vào khóa học nhấp chọn biểu tượng hình bánh răng phía bên phải tên khóa học, chọn Bật chế độ chỉnh sửa để mở chế độ chỉnh sửa trên khóa học.

Sau khi bật chế độ chỉnh sửa ở khóa học mà mình muốn soạn thảo, quý thầy cô

nhấp chuột vào phần “Thêm một hoạt động hoặc tài nguyên”. Tại mục tài

nguyên, có thể upload 1 file hoặc tạo folder cho các file bài giảng khác nhau.

Page 8: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

8

Quý thầy cô tạo dựng tên file và mô tả sơ lược về file vừa tạo ra. Trong phần

thông tin chung, quý thầy cô xác định tên của file cũng như mô tả sơ lược về file

này.

Quý thầy cô tạo dựng tên file và mô tả sơ lược về file vừa tạo ra. Trong phần

thông tin chung, quý thầy cô xác định tên của file cũng như mô tả sơ lược về file

này. Phần chọn tập tin, quý thầy có thể thêm bằng cách kéo thả tập tin vào ô có

hình mũi tên đi xuống. Kích thước tối đa cho các tập tin là không giới hạn.

Một cách khác, quý thầy cô có thể nhấn chọn vào ô có mũi tên đi xuống, web sẽ

hiện 1 trang mới cho phép chúng ta chọn file từ máy tính, đặt tên tác giả và đặt

tên file.

Page 9: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

9

Sau khi tải file lên hoàn tất, quý thầy cô có thể tùy chọn định dạng cho file như,

hiển thị size, thêm giới hạn truy cập.

Sau khi các bước định dạng hoàn tất, quý thầy cô nhấp vào mục Lưu và trở về

khóa học.

Page 10: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

10

2. Hướng dẫn tạo bài tập assignment

Mỗi giảng viên hoặc trợ giảng sẽ được cấp một account có phân quyền tương

ứng. Sau khi đăng nhập vào, giao diện sẽ bao gồm hai phần chính là: Trang cá

nhân và các môn học đang dạy.

Giảng viên đăng nhập bằng địa chỉ email mà trường đã cung cấp, sau khi đăng

nhập thành công trang sẽ hiển thị Nhà của tôi. Tại đây có các khóa học của giảng

viên đang dạy

Page 11: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

11

Sau khi quý thầy cô vào khóa học nhấp chọn biểu tượng hình bánh răng phía bên

phải tên khóa học, chọn Bật chế độ chỉnh sửa để mở chế độ chỉnh sửa trên khóa

học.

Sau khi bật chế độ chỉnh sửa ở khóa học mà mình muốn soạn thảo, quý thầy cô

nhấp chuột vào phần “Thêm một hoạt động hoặc tài nguyên”. Quý thầy cô “click”

vào mục “Assignment” để tạo bài tập lớn và hoàn tất việc này qua nút “Thêm”

Page 12: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

12

Page 13: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

13

Quý thầy cô tạo dựng tên bài tập và mô tả sơ lược về bài tập vừa tạo ra. Trong

phần thông tin chung, quý thầy cô xác định tên của bài tập cũng như mô tả sơ

lược về bài tập này. Quý thầy cô có thể thiết lập các nội dung liên quan đến bài

tập như thời hạn nộp bài, có cho phép nộp bài trễ hay không, hoặc có cho phép

nộp file hay không…Một tiện ích đối với E-learning là quý thầy cô sẽ nhận được

thông báo một khi sinh viên nộp bài bằng cách chọn chức năng này khi soạn thảo

bài tập và kết thúc với “Lưu và trở về khóa học” hoặc “Lưu và cho xem” ở phần

cuối của trang.

Page 14: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

14

Page 15: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

15

Sau khi hoàn tất, nhấp vào mục bài tập vừa tạo để kiểm tra lại các thông tin. Bên

cạnh đó giảng viên có thể xem danh sách các sinh viên đã nộp bài và thời hạn nộp

Page 16: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

16

Nhấp vào VIEW ALL SUBMISSIONS để xem danh sách các sinh viên đã nộp

bài.

Dựa trên cơ sở bài đã nộp, giảng viên có thể chấm điểm trực tiếp trên hệ thống

bằng cách nhấp chuột vào Điểm. Tại đậy giảng viên có thể đánh giá bài làm của

sinh viên thông qua mục Feeback comments và cho điểm số tùy vào thang điểm

ban đầu giảng viên đã đặt ra tại phần tạo bài tập.

Page 17: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

17

3. Tạo bài thi trắc nghiệm

Việc đánh giá Đánh giá kết quả học tập được khuyến khích để chuyển đổi hình

thức đánh giá học phần phù hợp với tình hình dạy học trực tuyến như: thực hiện

dự án, bài tập lớn, trắc nghiệm.

Đối với bài thi trắc nghiệm, đề thi dùng để đánh giá trình độ của học viên thường

thông qua các dạng đánh giá quen thuộc bao gồm đúng/sai, nhiều lựa chọn, câu

trả lời ngắn, câu hỏi phù hợp, câu hỏi ngẫu nhiên, câu hỏi số, các câu trả lời nhúng

với đồ hoạ và văn bản mô tả. Sau khi quý thầy cô vào khóa học nhấp chọn biểu

tượng hình bánh răng phía bên phải tên khóa học, chọn Bật chế độ chỉnh sửa để

mở chế độ chỉnh sửa trên khóa học.

Sau khi bật chế độ chỉnh sửa ở khóa học, quý thầy cô nhấp chuột vào phần “Thêm

một hoạt động hoặc tài nguyên”. Quý thầy cô “click” vào mục “Đề thi” để tạo đề

thi và hoàn tất việc này qua nút “Thêm”

Page 18: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

18

Trước hết thầy cô cấu hình chung cho môđun đề thi, chức năng này được thực

hiện bởi người quản trị và giáo viên của môn học. Thầy cô thiết lập các thông số

liên quan đến đề thi, các quy định khi thi và các hình thức thông báo, quản lý kết

quả. Các thông số cấu hình gồm có:

Thời gian làm bài: Thời gian cho phép sinh viên làm đề thi. Thầy cô có thể

thiết lập thời gian bằng cách nhập thời lượng vào mục “Thời gian làm bài”

để quy định về thời gian làm bài.

Page 19: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

19

Số lần làm bài thi: Cho phép học viên làm bài một số lần nhất định sau đó

có thể tính điểm dựa vào các bài làm này. Cách này rất có ích cho học viên

khi đề thi cho phép xem lại lần làm bài trước và có các thông tin phản hồi

cho sinh viên.

Số câu hỏi mỗi trang: Quy định cách thức trình bày trang câu hỏi. Thầy cô

có thể quy định bài thi trong 1 trang hoặc trong nhiều trang. Ưu điểm của

tất cả các câu hỏi trong một trang là sinh viên có thể thấy tất cả các câu hỏi,

tuy nhiên số lượng trên trang sẽ nhiều. Nếu quy định nhiều trang thì sinh

viên sẽ nộp từng trang câu hỏi.

Thay đổi vị trí các câu hỏi: Cho phép thay đổi thứ tự câu hỏi trong đề thi,

để tránh trùng lặp hoàn toàn giữa các lần làm đề thi của sinh viên.

Page 20: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

20

Tráo đổi vị trí câu trả lời: Cũng với mục đích tránh trùng lặp, thay đổi

thứ tự câu trả lời trong mỗi câu hỏi.

Thử nghiệm dựa trên bài trước đó (có, không): Nếu đề thi cho phép thử

nhiều lần, Học viên có thể xem kết quả các lần thử trước đó và các thông

tin phản hồi tùy thuộc vào thuộc tính này để chọn các phương án trả lời.

Cách tính điểm: Cách thức tính điểm cuối cùng của học viên dựa vào các

lần làm thử đề thi. Bạn có thể quy định lấy điểm cao nhất, điểm trung bình,

điểm lần thử nghiệm đầu tiên, điểm lần thử nghiệm cuối cùng.

Trừ điểm nếu làm sai (kiểu loại trừ): Áp dụng với đề thi làm nhiều lần, đối

với mỗi câu hỏi nếu mỗi lần chọn một đáp án sai thì sẽ bị trừ một số điểm

bằng tích hệ số trừ và điểm của câu hỏi.

Điểm lấy sau dấu phẩy: Quy định độ chính xác của kết quả thi.

Sau khi học viên trả lời, học viên có thể xem các thông tin (đáp án, điểm, thông

tin phản hồi, câu trả lời) theo các hình thức: “Ngay sau khi làm bài”; “Sau này,

khi đề thi chưa đóng” và “Sau khi đề thi đóng”.

Các thiết lập khác:

Học viên có thể xem đề thi trong một cửa sổ an toàn: Cho phép xem đề

thi trong một cửa sổ khác.

Yêu cầu mật khẩu: Chỉ các học viên có mật khẩu được quyền tham gia

thi.

Yêu cầu địa chỉ mạng: Địa chỉ mạng máy đang kết nối, cho phép là một

nhóm địa chỉ.

Soạn thảo câu hỏi Sau khi thiết lập các tùy chọn cho bài thi trắc nghiệm, giảng viên tắt chế độ

chỉnh sửa, và phần bài thi vừa tạo để chỉnh sửa đề thi.

Page 21: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

21

Chọn Add để thêm câu hỏi

Câu hỏi nhiều lựa chọn

Câu hỏi nhiều lựa chọn là loại câu hỏi rất phổ biến trong các kỳ thi được biết đến

với tên gọi thi trắc nghiệm. Đây là dạng câu hỏi mà sinh viên phải chọn một hay

nhiều đáp án trong số các đáp án đã cho. Nếu câu hỏi có một đáp án đúng thì điểm

của đáp án đó là điểm tối đa, nếu có nhiều đáp ứng cho câu hỏi đó thì điểm tối đa

sẽ được chia đều cho các đáp án đúng. Đối với câu hỏi loại này ta cần cung cấp

các thông tin sau:

Có một hay nhiều đáp án: Số lượng đáp án học viên phải lựa chọn. Cùng

với số lượng đáp án ta cũng phải thiết lập trong các phương án trả lời

của mình với trọng số điểm tương ứng.

Page 22: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

22

Các lựa chọn có sẵn: Cung cấp các lựa chọn cho học viên khi trả lời câu

hỏi, và điểm tương ứng khi trả lời câu hỏi với đáp án này và các thông

tin phản hồi tương ứng. Thầy cô phải cung cấp ít nhất 2 lựa chọn.

Các thông tin phản hồi thường là các giải thích cho các lựa chọn tương

ứng thường chỉ cung cấp với các phương án trả lời đúng.

Page 23: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

23

Tại đây giảng viên có thể đặt số điểm tùy vào câu hỏi và hình thức câu trả lời như

a, b, c, d.

Giảng viên đặt câu trả lời và số điểm cho câu trả lời đó. Ví dụ câu 1 là sai tương

ứng với điểm là không, câu 2 đúng tương ứng với số điểm là 1.

Page 24: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

24

Sau khi thiết lập các câu hỏi xong nhấp chuột vào LƯU NHỮNG THAY ĐỔI,

và làm tương tự cho các câu hỏi tiếp theo.

4. Hướng dẫn sao lưu – phục hồi khóa học

Việc sao lưu và phục hồi dữ liệu là khâu cực kỳ quan trọng đối với người thiết kế

chương trình. Công đoạn này tiết kiệm cho giảng viên lượng thời gian đáng kể

trong việc phục hồi nguyên trạng những phần như tài liệu giảng dạy, bài giảng,

bài tập. Khâu sao lưu và phục hồi dữ liệu cũng giúp bạn bê từng phần hay nguyên

xi các bài tập bạn kỳ công xây dựng từ khóa học cũ của học kỳ cũ sang khóa học

mới của học kỳ mới.

Tại trang khóa học, nhấp chuột chọn biểu tượng hình bánh răng

Page 25: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

25

Chọn Sao lưu để bắt đầu

Quá trình sao lưu bao gồm:

Cài đặt ban đầu: chọn một số thông tin cần thiết của khóa học như: người dùng,

hoạt động, ngân hàng câu hỏi…

Page 26: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

26

Thiết lập giản đồ: Chứa thông tin về các bài tập, giáo trình tài liệu đã đưa lên khóa

học

Xác nhận và kiểm duyệt: Đặt tên tệp sao lưu, xem lại các thiết lập sao lưu và các

mục đã chọn

Page 27: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

27

Nhấn chọn THỰC THI VIỆC SAO LƯU để sao lưu khóa học

Tiến trình sao lưu khóa học

Ngoài ra nếu thầy cô giảng dạy nhiều lớp học phần giống nhau có thể sử dụng

tính năng Nhập Dữ liệu để bê nguyên 1 lớp học phần đã thiết kế chuẩn trước đó

cho những lớp tương tự

Page 28: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

28

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG CỤ TẠO PHÒNG HỌC TRỰC TUYẾN

Google meet là hệ thống học trực tuyến qua mạng trên nền Web được tích hợp

trong bộ G-suite của Google (hiện Khoa Công nghệ thông tin & Truyền thông –

Đại học Đà Nẵng được Google hỗ trợ sử dụng miễn phí), do đó cán bộ và sinh

viên Khoa có thể sử dụng Google meet để tổ chức các buổi học trực tuyến qua

mạng với số lượng người tham gia đồng thời lên đến 250 người (chính sách

google vừa áp dụng miễn phí tới ngày 30/9/2020).

- Tất cả người dùng thuộc miền @SICT.UDN.VN và @VKU.UDN.VN đều có

quyền khởi tạo và chủ trì một cuộc họp hay một buổi học trực tuyến

- Thành viên tham gia phải dùng email thuộc miền @SICT.UDN.VN và

@VKU.UDN.VN

- Nếu sử dụng máy tính thì Google Meet hoạt động tốt nhất trên trình duyệt web

Google Chrome.

- Hỗ trợ điện thoại thông minh trên nền IOS và Android (Thông qua ứng dụng

trên mobile Google Meet)

1. Lưu ý khi sử dụng phòng học trực tuyến

- Nếu hai thành viên trong cùng một phòng (phòng làm việc) cùng kết nối vào

một buổi học trực tuyến sẽ gây ra hiện tượng vọng âm, do đó nếu nhiều hơn 02

thành viên tham học trong cùng một phòng thì sử dụng chung một máy tính để

kết nối vào buổi học trực tuyến.

- Trong quá trình học trực tuyến nếu một thành viên phát biểu thì các thành viên

khác nên tắt micro của mình để tránh gây tiếng ồn.

- Đối với học trực tuyến băng thông mạng là yếu tố quyết định, do đó khi tổ chức

họp trực tuyến chúng ta nên giảm thiểu việc sử dụng mạng cho các hoạt động

khác.

2. Hướng dẫn tạo một buổi học trực tuyến

Có hai cách để tạo một buổi học trực tuyến với Google Meet:

Tạo trực tiếp trên website hoặc ứng dụng Google Meet trên điện thoại di động.

Page 29: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

29

Bước 1: Trên Google Chrome Đăng nhập vao hê thống email cua Trường

Bước 2: Click vao biêu tượng Google Apps chọn Meet

Page 30: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

30

Bước 3: Click vào Join or Start a meeting

Bước 4: Đăt tên cho buổi hoc va chon Continue

Bước 5: Chọn More Option va Setting đê câu hinh Camera và Micro nêu cân thiêt

(thường không cần điều chinh vi hê thông tư nhân biêt). Sau khi thiêt lâp song

(nêu co) chon Join now.

Page 31: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

31

Bước 6: Mời các thành viên tham gia họp bằng cách chép và chuyển cho họ liên

kết (URL) của cuộc họp.

HOĂC chọn Add people đê mơi, vơi cach mơi nay chung ta co thê thêm tưng

ngươi hoăc Copy va Paste danh sach email cua nhiêu ngươi.

Lưu ý: Đường link liên kết sẽ mất hiệu lực khi cuộc họp kết thúc sau 2 phút.

Bước 7: Thuyết trình trong cuộc họp, chon Present now, chon “Your entire screen

va mơ tâp tin đê trinh chiêu.

Page 32: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

32

Tạo buổi học trực tuyến thông qua Calendar, với nhiều chức năng tạo buổi học

trực tuyến như: hẹn giờ, tạo buổi học cho cả khóa học, thông báo cho sinh viên

thông qua email, và đường link liên kết sẽ tồn tại khi khóa học kết thúc.

Bước 1: Trên Google Chrome Đăng nhập vao hê thống email cua Trường

Bước 2: Click vào biểu tượng App bên phải màng hình, chọn Calender

Page 33: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

33

Bước 3: Click vào Create để tạo lịch học

Bước 4: Chỉnh sửa Tile buổi học và thiết lập các mốc thời gian cho buổi học

Page 34: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

34

Để xem nhiều chức năng tùy chỉnh click vào More options

Page 35: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

35

Thiết lập các mốc thời gian cho khóa học, click vào Does not repeat để tùy chỉnh

cho buổi học diễn ra vào các buổi trong tuần hoặc các ngày trong một tháng

Chọn Add Google Meet video conferencing để tạo phòng học. Tại Notification

có thể lựa chọn thông báo trực tiếp trên ứng dụng Calendar hoặc email đến các

sinh viên trước buổi học với các mốc thời gian trước khi diễn ra lớp học.

Tại ô Guests có thể thêm vào danh sách sinh viên tham gia khóa học bằng cách

dán danh sách email của sinh viên.

Page 36: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

36

Lưu ý: hệ thống sẽ gửi mail đến từng sinh viên có trong khóa học, sinh viên phải

chấp nhận thì mới vào được khóa học. Đồng thời trên Calendar của sinh viên

cũng cập nhật các thông báo của khóa học

Page 37: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

37

3. Tham gia buổi học trực tuyến

Thành viên được mời sẽ nhận được thông báo qua email và nhấp chuột vào Join

meeting hoăc URL nhận đươc.

Page 38: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

38

4. Cài đặt Google Meet trên điện thoại

Bước 1: Cài đặt Google Meet trên điện thoại:

Download Google Meet for android:

https://play.google.com/store/apps/details?id=com.google.android.apps.meeting

s&hl=en

Download Google Meet for IOS: https:/apps.apple.com/us/app/hangouts-meet-

by-google/id1013231476

Page 39: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

39

Bước 2: Click chọn biểu tượng Google Meet trên màn hình điện thoại

Bước 3: Tại giao diện chính, chọn Cuộc họp mới để tạo cuộc họp.

Page 40: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

40

5. Đăng tải lên Elearning

Quý thầy cô khi đã tạo được phòng học online, thì vào elearning lớp học của mình

để thêm đường dẫn phòng học URL

Page 41: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

41

Lưu ý: tích chọn ô Hiển thị mô tả ở trang khóa học.

Sinh viên của lớp học phần tương ứng vào thấy link phòng học vào theo đúng

thời gian học quy định. Đối với các bạn sử dụng điện thoại di động, cần tải ứng

dụng Google Meet trên điện thoại. Đăng nhập vào trang elearning trên các trình

duyệt di động như Google Chrome, vào khóa học để lấy link liên kết đến phòng

họp. Nhấp vào liên kết để mở Google Meet trên di động.

Page 42: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

42

6. Hướng dẫn dùng phầm mềm ZoomIT hỗ trợ dạy

ZoomIT là một tiện ích nhỏ gọn chạy trên khay hệ thống cho phép bạn phóng to

màn hình để xem rõ những chi tiết nhỏ, vẽ quanh hay tô sáng các chi tiết trên màn

hình như dùng viết mực nổi để diễn giải và qui định thời gian nghỉ giải lao.

Page 43: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

43

Chương trình có đặc điểm nổi bật là cho phép bạn di chuyển quanh màn hình

được phóng to và vẽ trên màn hình trong lúc nó được phóng to. Tính năng chính

của ZoomIt:

– Hỗ trợ phóng to/thu nhỏ màn hình máy tính.

– Tạo chú thích, các điểm quan trọng trong các bài thuyết trình.

– Tùy chỉnh mức độ thu phóng của chương trình.

– Hỗ trợ các tổ hợp phím tắt.

– Tùy chỉnh kích thước, kiểu font, định dạng chữ.

– Thiết lập thời gian trong bộ đếm trong quá trình đánh dấu văn bản.

– Tùy chỉnh thiết lập công cụ hoạt động ngay khi máy tính khởi động.

Tải phần mềm về tại đây: http://elearning.vku.udn.vn/ZoomIt.zip

7. Cách ghi hình buổi dạy

Sau khi đã tạo được phòng họp, để record lại cuộc họp nhấp chọn dấu 3 chấm

phía dưới màn hình bên phải, nhấp chọn Record meeting để bắt đầu quay màn

hình. Khi màn hình đã có chữ REC nền màu đỏ khi đó cuộc hội thoại đã được ghi

lại.

Khi màn hình đã có chữ REC nền màu đỏ khi đó cuộc hội thoại đã được ghi lại.

Page 44: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

44

Để kết thúc record, chọn dấu 3 chấm phía dưới màn hình bên phải, chọn Stop

recording, file sau khi record sẽ được lưu vào Google Drive của email đã dùng

tạo phòng.

Trong quá trình giảng dạy, khuyến khích giảng viên lưu lại bài giảng dưới dạng

video hoặc ghi âm trước và đưa link bài giảng đã giảng dạy trên hệ thống

elearning sau mỗi buổi học (Chỉ đưa link, không tải lên hệ thống video để tránh

quá tải máy chủ)

8. Cách điểm danh qua Google Meet

Dựa vào số lượng sinh viên tham gia khóa học và số lượng sinh viên tham gia

phòng học, giảng viên có thể điểm danh bằng cách giảng viên đọc tên và sinh

viên trả lời, và đến số lượng tương ứng trên hệ thống đào tạo.

Page 45: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

45

Google Meet Grid View

Để tiện cho vấn đề điểm danh thầy cô có thể cài thêm 1 extension của Google để

hiện thị toàn thể camera của sinh viên (nhiều hơn mặc định là 16 khung hình).

Công cụ có thể là: Google Meet Grid View có thể tải tại:

https://chrome.google.com/webstore/detail/google-meet-grid-

view/kklailfgofogmmdlhgmjgenehkjoioip

Page 46: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG T CH C L N

46