hướng dẫn trình bày Đề tài nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp của...

4

Upload: sach-tinh-ha

Post on 15-Jul-2016

29 views

Category:

Documents


8 download

DESCRIPTION

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRANSCRIPT

Page 1: Hướng Dẫn Trình Bày Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Và Luận Văn Tốt Nghiệp Của Sinh Viên-Khoa Toán - Trường ĐH Sư Phạm - Đại Học Thái Nguyên

26/12/2013 Hướng dẫn trình bày đề tài nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp của sinh viên-Khoa Toán - Trường ĐH Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

khoatoan.dhsptn.edu.vn/239_Huong-dan-trinh-bay-de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-va-luan-van-tot-nghiep-cua-sinh-vien.html 1/4

Trang chủ Kỷ niệm 45 năm Giới thiệu Lịch - thông báo Hoạt động Tin tức Tài nguyên Góc văn - thơ Liên hệ

Search...

Tin mới

Video

LỊCH CÔNG TÁC Tuần từ 23/12/2013 đến

29/12/2013

LỊCH CÔNG TÁC Tuần từ 16/12/2013 đến

22/12/2013

LỊCH CÔNG TÁC Tuần từ 9/12/2013 đến

15/12/2013

Thông báo về buổi nói chuyện của GS

Marcel Morales với chủ đề "LỊCH SỬ

TOÁN HỌC"

LỊCH CÔNG TÁC Tuần từ 2/12/2013 đến

8/12/2013

Song tấu sáo Đi học - Khoa Toán - Hội

diễn văn nghệ năm 2013

Hợp ca Nơi đảo xa - Khoa Toán - Hội diễn

văn nghệ năm 2013

Tiết mục múa - Khoa Toán - Hội diễn văn

nghệ 2013

Đêm giao lưu các thế hệ thày trò khoa

Toán video 3

Đêm giao lưu các thế hệ thày trò khoa

Toán video 2

Đêm giao lưu các thế hệ thày trò khoa

Toán video 1

Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập khoa Toán -

Video 2

Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập khoa Toán -

Video 1

Khai mạc buổi nói chuyện của GS Frank

Morgan

Buổi nói chuyện của GS Frank Morgan

(trích đoạn)

Hướng dẫn trình bày đề tài nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp của sinhviên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Số: 781 /QĐ - QLKH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thái Nguyên, ngày 4 tháng 5 năm 2011

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

Kính gửi : Các đơn vị trong Trường

Để thống nhất hoạt động quản lí, nâng cao chất lượng công trình nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp, giúp

sinh viên nắm được những yêu cầu cơ bản khi trình bày một luận văn khoa học, từ năm học 2010 -2011, Trường yêucầu các đơn vị triển khai hướng dẫn sinh viên trình bày kết quả nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp cứu theohướng dẫn dưới đây.

1.Cấu trúc của đề tài

1.1 Phần mở đầu

Cần làm rõ những nội dung chính: Lí do chọn đề tài; lịch sử vấn đề nghiên cứu; mục tiêu, đối tượng và phạm vi

nghiên cứu; nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu; đóng góp của đề tài; giải thuyết khoa học, bố cục đề tài.

1. 2. Phần nội dung

Nội dung nghiên cứu được trình bày theo từng chương. Số chương của đề tài tuỳ thuộc vào các nội dung cụ thểmà nhiệm vụ đề tài đặt ra. Việc trình bày bố cục cần sự sáng tạo, tôn trọng tính đặc thù của bộ môn, không dập khuôn

máy móc, song vẫn phải tuân thủ theo cấu trúc khoa học.

- Đối với các đề tài nghiên cứu cơ bản

+ Chương tổng quan: Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liênquan mật thiết đến đề tài; nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài cần tập trung nghiên cứu, giảiquyết. (Nội dung này có thể trình bày trong phần lịch sử vấn đề ở một số môn khoa học xã hội).

+ Các chương kế tiếp tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu của đề tài.

i. Những nghiên cứu thực nghiệm hoặc lí thuyết (trình bày các cơ sở lý thuyết, lý luận, mô tả phương pháp nghiên cứuđã được sử dụng trong đề tài).

ii. Trình bày, đánh giá, bàn luận các kết quả (Mô tả ngắn gọn công việc nghiên cứu khoa học đã tiến hành và kết quả

đạt được. Phần bàn luận phải căn cứ vào các dữ liệu khoa học thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài hoặc đối

chiếu với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thông qua các tài liệu tham khảo).

+ Kết luận: Trình bày những kết quả mới của đề tài một cách ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng. Các kiến nghị tiếp theo từ kếtquả nghiên cứu.

+ Danh mục tài liệu tham khảo: Chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng trực tiếp trong thực hiện đề tài.

- Đối với các đề tài nghiên cứu ứng dụng: Tuân thủ những yêu cầu chung cơ bản của cấu trúc nêu trên, nhưng có thể

điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với đặc điểm của loại hình nghiên cứu.

+ Chương đầu: Trình bày các cơ sở lí lụân và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

+ Các chương tiếp theo: Tập trung trình bày các đề xuất, định hướng giải quyết nhiệm vụ của đề tài, các giải pháp khả

thi, các biện pháp sư phạm cụ thể, quy trình thực nghiệm sư phạm và xử lí kết quả, các kết luận sư phạm rút ra từ thựcnghiệm.

2. Soạn thảo văn bản

2.1 Hình thức trình bày

- Đề tài trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, chú thích chính xác, đánh số trang, số

bảng biểu, hình vẽ, đồ thị cụ thể.

- Sử dụng phông chữ Times New Roman; cỡ chữ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ

chữ bình thường, không nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trái: 3,5 cm;lề trên: 2,5 cm; lề dưới: 3cm và lề phải: 2cm. Số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy. Không chèn các tít,

tiêu đề, tên đề tài ở đầu hoặc cuối mỗi trang văn bản. Không gạch chân các cụm từ cần nhấn mạnh hoặc các tiểu mục

Page 2: Hướng Dẫn Trình Bày Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Và Luận Văn Tốt Nghiệp Của Sinh Viên-Khoa Toán - Trường ĐH Sư Phạm - Đại Học Thái Nguyên

26/12/2013 Hướng dẫn trình bày đề tài nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp của sinh viên-Khoa Toán - Trường ĐH Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

khoatoan.dhsptn.edu.vn/239_Huong-dan-trinh-bay-de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-va-luan-van-tot-nghiep-cua-sinh-vien.html 2/4

--------------------Liên kết hữu ích------------------của đề tài. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên

hạn chế trình bày theo cách này.

- Đề tài hoàn thiện, được đóng thành quyển, bìa giấy mầu. Toàn văn nội dung đề tài và trang bìa phụ được in trên mộtmặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm).

- Tóm tắt đề tài phải trung thực với nội dung đề tài, trình bày từ 10 -14 trang in trên giấy 2 mặt, kích thức bằng ½ tờ giấykhổ A4. Phông chữ Times New Roman; cỡ chữ 11 dãn dòng Exactly 17; lề trái,lề trên,lề dưới và lề phải đều là 2cm.

2.2.Chương, mục, tiểu mục

Các chương được ghi bằng chữ số Arập, dưới chương là các mục gồm hai chữ số, dưới mục là nhóm tiểu mục gồm

3 chữ số, dưới nhóm tiểu mục là các tiểu mục gồm 4 chữ số. Các tiểu mục được trình bày và đánh số thành nhómchữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1

chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu

mục 2.1.2 tiếp theo. Tên các mục, tiểu mục cần ngắn gọn, rõ ràng, tường minh, không hiểu theo nhiều nghĩa. Không

để tên tiểu mục ở dòng cuối cùng của trang văn bản. Cuối mỗi mục, tiểu mục không có dấu chấm.

Quy định kích thước (theo font chữ unicode) của các chương, mục, tiểu mục được thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1. Quy định kích thước của các chương, mục, tiểu mục

Đề mục Kiểu chữCỡchữ

Định dạng Ví dụ (mẫu chữ)

Phần (A,B,C,D)TimeNewRoman ( viết

hoa)15 Đậm, đứng

PHẦN A

KHẢO SÁT...

Chương (đánh theo

số 1,2,3...)

TimeNewRoman (viết

thường) 13

Đậm

đứngChương 1

Tên chươngTimeNewRoman (viết

hoa)14

Đậm,

đứng

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰCTIỄN ...

Mục (đánh số 1.1,

1.2,...)

TimeNewRoman (viết

thường)13 Đậm, 1.1.Thực trạng

Tiểu mục 1.1.1,1.1.2...)

TimeNewRoman (viếtthường)

13 Đậm 1.1.1. Vai trò ...

Tiểu mục tiếp theoTimeNewRoman (viết

thường)13 Thường 1.1.1.1. Nhà trường

Nội dungTimeNewRoman (viết

thường)13 Thường

Chất lượng dạy học môn

...

Tên hình, bảngTimeNewRoman (viết

thường)13 Đậm,

Bảng 2.1. Kết quả thựcnghiệm biện pháp ...

Chú thích hình,

bảng

TimeNewRoman (viết

thường)10 Thường

Landrace:

Yorshire

Phụ lục, tài liệutham khảo

TimeNewRoman (viếtthường)

13 Thường,Nguyễn Việt Hùng

(2003)...

2.3.Bảng biểu, hình vẽ, phương trình

Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương: ví dụ Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trongchương 3. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ Tài chính 2000”.

Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phíatrên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần

nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này. Các bảng dài hoặc hình vẽ lớn có thể để ở những trang riêng nhưng cũngphải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng hoặc hình vẽ.

Các bảng rộng vẫn nên trình bày theo chiều đứng dài 297mm của trang giấy, chiều rộng của trang giấy có thể hơn

210mm. Chú ý gấp trang giấy này sao cho số và đầu đề của hình vẽ hoặc bảng vẫn có thể nhìn thấy ngay mà khôngcần mở rộng tờ giấy (Hình 1) . Cách làm này cũng giúp để tránh bị đóng vào gáy của đề tài phần mép gấp bên tronghoặc xén rời mất phần mép gấp bên ngoài. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng các bảng quá rộng này. Trong mọi trường

hợp, 4 lề bao quanh phần văn bản và bảng biểu vẫn như quy định ở trên. (Hình 1. Cách gấp giấy rộng hơn 210 mm)

Page 3: Hướng Dẫn Trình Bày Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Và Luận Văn Tốt Nghiệp Của Sinh Viên-Khoa Toán - Trường ĐH Sư Phạm - Đại Học Thái Nguyên

26/12/2013 Hướng dẫn trình bày đề tài nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp của sinh viên-Khoa Toán - Trường ĐH Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

khoatoan.dhsptn.edu.vn/239_Huong-dan-trinh-bay-de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-va-luan-van-tot-nghiep-cua-sinh-vien.html 3/4

Trong đề tài các hình vẽ phải được trình bày sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao chụp lại, có đánh số và ghi đầy đủ

đầu đề; cỡ chữ phải bằng cỡ chữ trong văn bản quy định. Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số củahình và bảng biểu đó, ví dụ “…được nêu trong Bảng 4.1” hoặc “(xem Hình 3.2)” mà không được viết “ được nêu trong

bảng dưới đây” hoặc “trong đồ thị của X và Y sau”.

Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tuỳ ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn đềtài. Khi ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên thì phải giải thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu

đó. Nếu cần thiết, danh mục của tất các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và để ở phần đầu củađề tài. Tất cả các phương trình cần được đánh số và để trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải. Nếu một nhóm phươngtrình mang cùng một số thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương trình trong nhóm phương

trình (5.1) có thể được đánh số là (5.1.1), (5.1.2), (5.1.3).

2.4.Viết tắt

Không lạm dụng việc viết tắt trong đề tài. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trongđề tài. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong đề tài. Nếu cần

viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức… thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắttrong ngoặc đơn. Nếu đề tài có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo ABC) ở phần

đầu đề tài.

3. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn

3.1. Quy định chung

Các tài liệu tham khảo dùng để viết đề tài mà không phải của riêng tác giả phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trongdanh mục tài liệu tham khảo của đề tài.

Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết cũng như không làm đề tài nặng nề với những thamkhảo trích dẫn.

Nếu không có điều kiện tiếp cận tài liệu gốc mà phải thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ các trích dẫn này,đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.

Khi cần trích một đoạn ít hơn 2 câu hoặc 4 dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúcphần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trìnhbày, với lề trái lùi vào hơn 2 cm. Khi mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép.

3.2. Cách trình bày tài liệu tham khảo, chú thích

Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung...), theo thứ tự ABC họ têntác giả theo thông lệ của từng nước:

- Tác giả là người nước ngoài, xếp thứ tự ABC theo họ.

- Tác giả là người Việt Nam, xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người ViệtNam, không đảo tên lên trước họ.

- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành, báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ:Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, …

- Tài liệu tham khảo là sách, giáo trình, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau: Tên các tác giả hoặc cơquan ban hành (không có dấu ngăn cách) Năm xuất bản, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn),Tên sách,luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên), Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản), Nơi xuất bản.(Dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo) Ví dụ :

Triều Ân (2006), Văn học chữ Hán dân tộc Tày, Nxb Văn học, Hà Nội.

- Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách phải ghi đầy đủ các thông tin: Tên tác giả (năm

công bố),“Tên bài báo’’, (đặt trong ngoặc kép, in đứng, dấu phẩy cuối tên, nếu bài viết trong sách, tạp chí thì tên sách,

Page 4: Hướng Dẫn Trình Bày Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Và Luận Văn Tốt Nghiệp Của Sinh Viên-Khoa Toán - Trường ĐH Sư Phạm - Đại Học Thái Nguyên

26/12/2013 Hướng dẫn trình bày đề tài nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp của sinh viên-Khoa Toán - Trường ĐH Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

khoatoan.dhsptn.edu.vn/239_Huong-dan-trinh-bay-de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-va-luan-van-tot-nghiep-cua-sinh-vien.html 4/4

Khoa Toán - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái NguyênĐịa chỉ: Số 20, Đường Lương Ngọc Quyến - TP. Thái Nguyên

Số người đã truy cập: 217012

Tel: 02803 856894 - Fax: 84.4.36893054 - Email: [email protected] Đang truy cập: 26

Hướng dẫn trình bày đề tài nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp của sinh viên

Mẫu báo cáo tiến độ đề tài NCKH

Cách chuyển mã phông chữ với Unikey

Cách chèn công thức toán vào Word và Powerpoint

Học liệu mở MIT

Tin cùng chuyên mục

tạp chí in nghiêng), (Số), Các số trang. (gạch ngang giữa hai chữ số, chấm kết thúc).Ví dụ:

Đỗ Huy(1990), “ Về bản sắc dân tộc của văn hoá ”, Tạp chí Triết học, (Số 1), tr8.

Nếu là tài liệu trên Internet: Tên tác giả (thời gian công bố), tên tài liệu, địa chỉ Website, đường dẫn tới nội dungtrích dẫn, thời gian trích dẫn.

Vídụ: Mai Loan (2008), “Phát triển nhiên liệu sinh học không tổn hại nông nghiệp Việt Nam”,http://vietnamnet.vn/khoahoc, trích dẫn 15/10/2010.

Cần chú ý những chi tiết về trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì nên trình bày sao cho từ dòng thứ hailùi vào so với dòng thứ nhất 1cm để phần tài liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi.

- Các chú thích tài liệu trong đề tài không để cuối mỗi trang mà trình bày ngay sau nội dung cần chú thích, trongngoặc móc. Ví dụ: [2, tr33] (2 là số thứ tự tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo, 33 là trang của tài liệu được tríchdẫn).

4. Phụ lục của đề tài

Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh hoạ cho nội dung đề tài như: Mẫu phiếu điều tra, khảo sát,số liệu, biểu bảng thống kê, tranh ảnh...

Nơi nhận HIỆU TRƯỞNG

Như kính gửi, Website

Lưu QLKH; HC-TV (đã ký)

PGS.TS. Phạm Hồng Quang

Đính kèm: Mẫu trình bày