i. Ăn chƠi phẢi sƯỚng - trang 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình...

80
I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1 Dạo này JD chả chụp choẹt gì mấy, có đôi chút thì giờ làm thử 1 bài tư vấn để giúp đỡ anh em những lúc khó khăn về tinh thần khi chọn mua đồ chơi và cũng để chúng ta tổng kết sơ qua quá trình và kinh nghiệm chơi đồ hàng. Thực tế thì kinh nghiệm của JD cũng không có bao nhiêu nhưng JD nghĩ cũng đu đủ để có thể chia sẻ với anh em, giúp đỡ cho dân tinh ăn chơi cho đúng cách. Phần lớn chúng ta, nếu không muốn nói là tất cả, ban đầu khi đến với nhiếp ảnh đều xuất phát từ thú vui, nói cách khác là chơi ảnh. Như anh Hairy Tĩnh trong box phim nói 1 câu mà JD rất tâm đắc, 'ăn chơi thì cách chơi là rất quan trọng'. JD xin sửa 1 chút cho thật chính xác, "Ăn chơi thì phải sướng". Chơi cái gì cũng phải biết cách, nếu không sẽ trở thành 1 dạng đú bẩn, tốn tiền và tốn thời gian, tưởng là sướng nhưng đéo sướng, hoặc cũng sướng nhưng không thể cực khoái, kiểu nửa mùa. Cho nên, "Ăn chơi phải sướng" sẽ đi theo tiêu chí giá tiền hiệu năng, hiệu quả cao nhất so với đồng tiền bỏ ra. Cái này không những áp dụng cho anh em chơi bời mà còn ít nhiều có thể tham khảo cho các cụ thợ ảnh hay các em mới vào nghề kiếm tiền. Trước khi đi vào bài vở thì JD muốn chúng ta cùng chung 1 quan điểm với nhau: "chơi ảnh không chơi máy". Bức ảnh sau cùng phải có giá trị sung sướng cao nhất. Bức ảnh là thước đo chính xác nhất của độ sướng. Tất nhiên, cảm giác chụp ảnh, cảm giác lang thang, cảm giác nọ, cảm giác kia cũng là cái sướng nhưng chúng không thể vượt qua được bức ảnh sau cùng. Nhiều ông nhan nhản kêu "ảnh đẹp xấu quan trọng chó gì, được cầm máy lang thang là sướng rồi." Ờ, đến lúc về nhà cắm thẻ vào máy, ảnh như cục cứt xem có sướng được nữa không. Tất nhiên, mỗi người một suy nghĩ, nhưng JD thấy cái suy nghĩ đấy rất dởm đời, thậm chí là bốc phét. Thể loại đấy không nên đọc tiếp. Đối với JD và nhiều bác, bức ảnh sau cùng chính là giai đoạn cực khoái, là giây phút thăng hoa. Nói thật với các bác, có nhiều assignment JD phải chụp, lúc chụp chán bỏ mẹ, chả thấy sướng chỗ nào, nhưng khi về nhà, có được bức ảnh đẹp và đúng ý mình thì niềm vui cứ dạt dào. Chụp ảnh làm gì khi chúng ta không quan tâm đến ảnh. Muốn sướng, muốn ảnh đẹp thì phải trau dồi kiến thức. Thiết bị xét cho cùng cũng chỉ để hỗ trợ thôi. Cái này biết rồi khổ lắm nói mãi, nhưng có mấy ai thực hiện được ?!?!!? Thay vì mỗi ngày bỏ ra 1 tiếng để thẩm du thiết bị thì chỉ cần bỏ ra 15 phút lang thang dpreview, nikonrumor, còn 45 phút nên mò vào five prime flickr, flickriver, và google những giáo trình dạy chụp ảnh, đặc biệt về ánh sáng. Đồng ý chơi thiết bị cũng có cái sướng, nhưng cái sướng đấy so với cái sướng chụp được ảnh đẹp thì không so nổi. Sướng vì ảnh đẹp là cái sướng vĩnh cửu, sướng riêng của bản thân. Ai cũng có thể mua thiết bị để sướng, nhưng không phải ai cũng có thể chụp ra ảnh đẹp để sướng đâu. Nói dông dài để thống nhất tinh thần là thế, bố nào thấy không vừa ý thì thoát ra ngoài luôn, ông nào nhất trí thì chơi tiếp. JD sẽ không bao giờ khuyên các bác đi theo lộ trình nào cả. Bản thân JD cũng đã từng đi theo lộ trình, rất ngu và phí tiền, chỉ béo mấy thằng bán máy. Có bao nhiêu thì chơi bấy nhiêu, đừng bao giờ "cố thêm tí, thêm tí nữa, sau này sẽ đổi lên ...". Không sướng được đâu !!! Theo kinh nghiệm của JD cùng những bài học ngu nhưng đầy thấm thía, JD hy vọng các anh em sẽ tránh những bãi cứt mà JD đã dẫm phải để có thể đi thênh thang trên đại lộ ảnh sướng. Trước khi mua sắm, chúng ta phải xác định chúng ta là đối tượng nào, từ đó có thể suy ra nhu

Upload: trannguyet

Post on 01-Apr-2018

222 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1

Dạo này JD chả chụp choẹt gì mấy, có đôi chút thì giờ làm thử 1 bài tư vấn để giúp đỡ anh em những lúc khó khăn về tinh thần khi chọn mua đồ chơi và cũng để chúng ta tổng kết sơ qua quá trình và kinh nghiệm chơi đồ hàng.

Thực tế thì kinh nghiệm của JD cũng không có bao nhiêu nhưng JD nghĩ cũng đu đủ để có thể chia sẻ với anh em, giúp đỡ cho dân tinh ăn chơi cho đúng cách. Phần lớn chúng ta, nếu không muốn nói là tất cả, ban đầu khi đến với nhiếp ảnh đều xuất phát từ thú vui, nói cách khác là chơi ảnh. Như anh Hairy Tĩnh trong box phim nói 1 câu mà JD rất tâm đắc, 'ăn chơi thì cách chơi là rất quan trọng'. JD xin sửa 1 chút cho thật chính xác, "Ăn chơi thì phải sướng". Chơi cái gì cũng phải biết cách, nếu không sẽ trở thành 1 dạng đú bẩn, tốn tiền và tốn thời gian, tưởng là sướng nhưng đéo sướng, hoặc cũng sướng nhưng không thể cực khoái, kiểu nửa mùa.

Cho nên, "Ăn chơi phải sướng" sẽ đi theo tiêu chí giá tiền hiệu năng, hiệu quả cao nhất so với đồng tiền bỏ ra. Cái này không những áp dụng cho anh em chơi bời mà còn ít nhiều có thể tham khảo cho các cụ thợ ảnh hay các em mới vào nghề kiếm tiền.

Trước khi đi vào bài vở thì JD muốn chúng ta cùng chung 1 quan điểm với nhau: "chơi ảnh không chơi máy". Bức ảnh sau cùng phải có giá trị sung sướng cao nhất. Bức ảnh là thước đo chính xác nhất của độ sướng. Tất nhiên, cảm giác chụp ảnh, cảm giác lang thang, cảm giác nọ, cảm giác kia cũng là cái sướng nhưng chúng không thể vượt qua được bức ảnh sau cùng. Nhiều ông nhan nhản kêu "ảnh đẹp xấu quan trọng chó gì, được cầm máy lang thang là sướng rồi." Ờ, đến lúc về nhà cắm thẻ vào máy, ảnh như cục cứt xem có sướng được nữa không. Tất nhiên, mỗi người một suy nghĩ, nhưng JD thấy cái suy nghĩ đấy rất dởm đời, thậm chí là bốc phét. Thể loại đấy không nên đọc tiếp. Đối với JD và nhiều bác, bức ảnh sau cùng chính là giai đoạn cực khoái, là giây phút thăng hoa. Nói thật với các bác, có nhiều assignment JD phải chụp, lúc chụp chán bỏ mẹ, chả thấy sướng chỗ nào, nhưng khi về nhà, có được bức ảnh đẹp và đúng ý mình thì niềm vui cứ dạt dào. Chụp ảnh làm gì khi chúng ta không quan tâm đến ảnh.

Muốn sướng, muốn ảnh đẹp thì phải trau dồi kiến thức. Thiết bị xét cho cùng cũng chỉ để hỗ trợ thôi. Cái này biết rồi khổ lắm nói mãi, nhưng có mấy ai thực hiện được ?!?!!? Thay vì mỗi ngày bỏ ra 1 tiếng để thẩm du thiết bị thì chỉ cần bỏ ra 15 phút lang thang dpreview, nikonrumor, còn 45 phút nên mò vào five prime flickr, flickriver, và google những giáo trình dạy chụp ảnh, đặc biệt về ánh sáng. Đồng ý chơi thiết bị cũng có cái sướng, nhưng cái sướng đấy so với cái sướng chụp được ảnh đẹp thì không so nổi. Sướng vì ảnh đẹp là cái sướng vĩnh cửu, sướng riêng của bản thân. Ai cũng có thể mua thiết bị để sướng, nhưng không phải ai cũng có thể chụp ra ảnh đẹp để sướng đâu.

Nói dông dài để thống nhất tinh thần là thế, bố nào thấy không vừa ý thì thoát ra ngoài luôn, ông nào nhất trí thì chơi tiếp. JD sẽ không bao giờ khuyên các bác đi theo lộ trình nào cả. Bản thân JD cũng đã từng đi theo lộ trình, rất ngu và phí tiền, chỉ béo mấy thằng bán máy. Có bao nhiêu thì chơi bấy nhiêu, đừng bao giờ "cố thêm tí, thêm tí nữa, sau này sẽ đổi lên ...". Không sướng được đâu !!!

Theo kinh nghiệm của JD cùng những bài học ngu nhưng đầy thấm thía, JD hy vọng các anh em sẽ tránh những bãi cứt mà JD đã dẫm phải để có thể đi thênh thang trên đại lộ ảnh sướng. Trước khi mua sắm, chúng ta phải xác định chúng ta là đối tượng nào, từ đó có thể suy ra nhu

Page 2: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

cầu. Mỗi đối tượng sẽ có nhu cầu khác nhau, thậm chí cùng 1 đối tượng sẽ có nhiều nhu cầu. Nhìn trước nhìn sau, nhìn trái nhìn phải, JD thấy xung quanh mình có những đối tượng này:

1. Những ông bố trẻ.2. Các cháu dậy thì.3. Tuổi già ham chơi.4. Niềm vui chợt đến.5. Làm nghề tay trái.

Tất nhiên sẽ có những đối tượng khác nữa nhưng 5 đối tượng này là chủ đạo. Với 5 đối tượng này thì sẽ có những nhu cầu chụp ảnh sau:

1. Gia đình vợ con bạn bè.2. Phong cảnh thiên nhiên thơ thẩn.3. Đời thường lang thang.4. Gái teen xóa phông. 5. Có tiền bấm mạnh.

Khi đã xác định được mình thuộc đối tượng nào và có nhu cầu gì thì chúng ta sẽ bàn đến vấn đề tiền nong, có bao nhiêu để đầu tư, quan trọng hơn là máu đến đâu.

Mời các bạn đón đọc tiếp ở phần sau. Về vấn đề chia theo nhu cầu hay đối tượng để tư vấn thì hơi chung chung. Với tiêu chí hiệu quả giá tiền thì JD sẽ chia theo phân khúc đồng tiền để tư vấn cho dễ.

II. BUDGET $1,000

Với khoản tiền này thì phần đông đối tượng sẽ là các ông bố trẻ mới có con và các cháu dậy thì mới mọc lông chim. Có những người chả biết ảnh ọt gì nhưng đến khi có con thì máu chụp ảnh nổi lên như động giật, nhất là để chụp đứa con bé bỏng mới ra đời của mình. Đối tượng các bố trẻ thực sự rất đông. Ngay như trong gia đình của JD cũng đã xuất hiện vài thành phần bố trẻ có nhu cầu chụp ảnh con yêu. Mặc dù ông bà nội ngoại cũng có nói: "có chú JD chụp ảnh kia kìa, bảo chú chụp cho, mua máy làm gì." Nhưng thực tế là chú JD không phải lúc nào cũng rảnh, quan trọng hơn là cái cảm giác được chụp ảnh trực tiếp cho đứa con yêu của mình mỗi tối, mỗi tuần đi chơi, xem nó lớn lên hàng ngày theo những bức ảnh là một cảm giác vô giá. Ông bố trẻ nào chưa mua máy thì nên khẩn trương đi nhé, kể cả trong nhà có ông chú hay ông cậu biết chụp ảnh đi chăng nữa. Vì chỉ chụp con cái và gia đình chủ yếu, các bố không cần đầu tư nhiều, kể cả có nhiều tiền. Đơn giản, ngoài các bố ra, còn có các mẹ cũng muốn chụp ảnh cho con yêu của mình, đầu tư nhiều tiền máy D700 hay D3 thì các mẹ sức đâu mà cầm. Cuối tuần đi biển cầm máy nhẹ nhàng mới khả thi, ôm bom tấn đi chơi lang thang thì sức đâu ??? Cho nên $1000 là đủ.

Bên cạnh các ông bố bà mẹ, đối tượng chỉ nên bỏ ra $1000 là các cháu dậy thì lún phún lông chim. Tuổi của các cháu là cả thèm chóng chán, chắc chắn cũng sẽ có cháu chơi ảnh lâu dài, thậm chí kiếm tiền bằng ảnh, nhưng khả năng đó quả thật không rõ ràng. Nhiều cháu mua máy chỉ để đú với bạn bè, hoặc chỉ để sĩ với cô bạn xinh xinh cùng lớp. Các cháu cũng chưa

Page 3: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

kiếm ra tiền. Chú nghĩ, bỏ ra $1000 để mua máy là quá đủ cho các cháu rồi, kể cả bố mẹ các cháu có là đại gia hay cốp cáp gì đi nữa. Đề phòng trường hợp các cháu chán ảnh, không chơi nữa thì gia đình cũng không mất quá nhiều tiền. Hồi chú bằng tuổi các cháu còn không dám mua máy DSLR, bố cho máy gì thì dùng máy đấy thôi. Sau này thời sinh viên mới dám bỏ ra $800usd để đầu tư.

Chốt lại, với 2 đối tượng này thì $1000 là quá đủ, thậm chí có thể ít hơn nữa cũng được. Với chi phí này thì các bố với các cháu chỉ có thể chơi dòng entry level. Nhưng đừng nghĩ nó thấp kém nhé, D40 chú vẫn có thể kiếm tiền phè phè. Hơn nữa, nó rất lợi hại cho các bố mang đi du lịch với gia đình, các mẹ cũng dùng đựoc dễ dàng và các cháu dậy thì cũng tiết kiệm tiền cho gia đình.

Với dòng entry level thì chúng ta nên mua sắm như thế nào ? Tốt nhất cứ bám vào Ni-Ca cho nó lành, dễ mua và dễ bán, kể cả 2nd hand. JD dùng Nikon nhưng phải thừa nhận dòng entry level của Canon hay hơn bội phần. Dòng entry của Nikon có những hạn chế đau đớn:

1. Không có motor lấy nét, không sử dụng được với lens AF thường giá rẻ, cụ thể như 50mm f1.8, 24mm f2.8.

2. Không đo sáng với lens AI cực rẻ.

Trong khi đó, entry level của Canon có đầy đủ những tính năng đó, tiết kiệm được rất nhiều tiền khi chơi ống AF thường và đặc biệt là M42. Sẽ có đồng chí kêu là chơi Nikon entry chỉ cần lens kit nên body ko cần motor, nhưng như vậy không sướng. Với $1000, JD nghĩ chúng ta nên dính với Canon.450D, 500D, 550D: chất ảnh không khác gì nhau, 2 máy sau còn có quay phim. JD khuyên nên lấy 2 máy sau để còn quay phim cho con cái, giữ lại để sau này xem cho vuiLens kit: ít ai thoát khỏi lens này vì độ tiện dụng và dễ dàng khi sử dụng.Mua thêm: - Canon 50mm f1.8, hiệu quả so với giá tiền thực sự rất cao, chụp xóa phông cho con, chụp trong nhà khi thiếu sáng.- Speedlight 430EX: chụp gia đình những lúc tụ tập ăn uống, chụp cho cháu bé cần dùng đèn này để đánh bounce, ko nên dùng flash cóc đánh thẳng vào mắt bé, rất nguy hiểm.

Như vậy với giá thành loanh quanh $1000, nếu mua used, chắc chắn dưới $1000, các ông bố có thể phục vụ nhu cầu của mình 1 cách hoàn hảo, ăn uống họ hàng trong nhà, đi chơi gia đình gọn nhẹ, chụp bé xóa phống. Các cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh nhật, có thể xóa phông cho các bạn gái xinh xinh băng 50mm f1.8.

Đón đọc tiếp phần sau. Nhà ai có thắc mắc thì cứ mạnh dạn giơ tay.

III. BUDGET $1,500 - $2,000 – TRANG 3

Page 4: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

1. Niềm vui chợt đến

Đối tượng có $1,500 để đầu tư thường rơi vào các Nghệ sĩ tự phát. Một buổi sáng ngủ dậy, vẫn còn đang mặc sịp, chợt thấy chất nghệ trong người trỗi dậy, máu me cầm máy đi sáng tác. Thành phần này thuộc mọi tầng lớp già trẻ lớn bé, lún phún lông chim cho đến lông chim sắp bạc. Nhưng có lẽ rơi vào nhiều nhất các ông tuổi lỡ cỡ đi làm được lâu năm thuộc diện U30, U40 hoặc U50. Chụp ảnh để thư giãn, sáng tác cho bản thân.

Nhu cầu của đối tượng này khá rộng rãi, có thể nói là tất tần tật, từ phong cảnh cho đến gia đình, từ đời thường lang thang cho đến gái teen xóa phông, thậm chí cả macro bậy bạ nữa. Do có nhiều nhu cầu, tiền nong cũng thường dư dả hơn (đi làm lâu rồi mà, có ông làm sếp lớn) nên đầu tư cũng phải mạnh tay hơn bọn dậy thì và các bố trẻ.

Với khoản tiền này chúng ta có thể đi 2 hướng: Nikon hoặc Canon. Nếu đã dùng entry Canon thì có thể đi tiếp semi Canon hoặc muốn thẩm du thì mời qua Nikon chơi thử cho biết.

1.2 Máy gì:

- Canon: 40D, 50D. Đặc biệt body 40D hiện nay giá xuống rất thấp, em mang máng khoàng $700, used chỉ $500, hồi mới ra thì tận $1,300 lận. Còn 50D new đã xuống dưới $1,000usd.

- Nikon: D90, D300

1.2 Lens gì?

Dân tình khu này chắc sẽ không thích chơi kit nữa mà thay vào đó thì muốn đủ range, chúng ta bắt đầu đi theo tiêu cự (áp dụng cho cả Ni-Ca):

Wide: thực ra mà nói 18-55mm kit đủ wide cho phần lớn thời gian, nhưng nhiều người thích super wide trên crop frame thì ở số tiền này có lẽ tokina 12-24mm f4 là rất hợp lý. JD đã sử dụng em này trên canon và thấy rất hài lòng, mua mới bây giờ chỉ $400. Lens này nét, nhẹ, độ méo hoàn toàn chấp nhận được. Có nên bỏ thêm $200 nữa để mua 11-16mm f2.8 không thì tùy nhưng JD thấy không nên, ống kính super wide thì khả năng bị rung tay outnet thấp hơn normal và tele nhiều. Thiệt 1 khẩu cũng ko sao. Có vẻ như tốc độ của f4 chậm hơn f2.8 1 stop khiên cho người đi lại bị mờ thì độ mờ đó không rõ rệt do hiệu ứng của wide angle. Và liệu thêm 1 khẩu cho wide angle có đáng để bỏ thêm $200 và hy sinh khoảng tiêu cự từ 12-14 xuống chỉ còn 11-16 không? JD cho là không, đặc biệt khi budget của chúng ta chỉ trong khoảng này.

Normal: nếu thích lang thang đời thường thì nên lấy 35mm f2.

Tele: JD ko thể hiểu nổi tại sao rất nhiều người phải mua 70-200 bằng được. Ai cũng biết sở thích chụp chân dung gái xinh chiếm số 1 ở vnphoto, nhưng đâu cần phải mua 70-200mm làm gì, thậm chì 70-200 f4. Muốn kheo hàng hay thể hiện ta đây pro thì cầm máy chả giải quyết được gì. Rất ngu. Chụp chân dung thì ống 70-200 là 1 sự lựa chọn rất dở nếu so với các lựa chọn khác. Ngày xưa JD phải mua ống này vì không biết còn có 85mm f1.8. Nếu muốn chụp chân dung thì với giá tiền này, 85mm f1.8 là số 1, chụp tối còn được, 70-200 chịu chết, khẩu bé, nặng, chụp 1 lúc thì tay run run, ảnh out nét.

Page 5: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Macro: sẽ có các bác trội lên nhu cầu này, JD chỉ khuyên duy nhất 1 điều nếu muốn phát huy tối đa hiệu quả: mua ống manual focus, chụp macro thì không thể auto focus trong hầu hết các trường hợp dí bén. Nikon thì nguyên 1 mớ 105mm macro manual focus, tha hồ mà chơi.

Với giá tiền này và nhu cầu chơi đa dạng thì Photoshop là tối quan trọng, nó quyết định rất nhiều đến vẻ đẹp bức ảnh. Nếu không biết gì về raw và photoshop thì bắt buộc phải nghiên cứu thì ảnh mới lên chất được.

Vẫn ở khoảng $2000 thì còn rất nhiều thứ để nói vì với số tiền này chúng ta sẽ có nhiều lựa chọn nhất, thậm chí nhiều hơn khoảng tiền $5000 vì ở khoảng $5000 thì dân tình sẽ múc ngay FF và L và N, suy ra không nhiều sự lựa chọn lắm.

Tripod: Đương nhiên, với nhu cầu phong cảnh thì không thể không có tripod, filter và dây bấm. Có câu, tripod là vợ bé của nhiếp ảnh gia phong cảnh. JD rất thích phong cảnh phơi sàng và chắc chắn rằng rất nhiều các bác khác cũng thích phong cảnh phơi sáng, không thể không có tripod. Ngoài ra, ND filter là thứ rất cần vì trời không phải lúc nào cũng tối để ta phơi sáng, có loại ND giảm 3 stops, có loại giảm hẳn 10 stops, giúp các bác có thể phơi sáng sông hồ, mây bay dữ dội vào lúc giữa trưa. Thiết bị rất cần tiếp theo là dây bấm. Đa số các body chỉ cố định 30 giây, nhiều ảnh JD phải phơi tận 3 phút mới thấy hiệu ứng, ko có dây thì ko làm được. Những thứ này không hề đắt, cả filter lấn dây bấm xịn lắm cũng chỉ hơn $100. Rất đáng để đầu tư.

Đối với tầm tiền $1,500 - $2,000, ngoài đối tượng Nghệ sĩ tự phát niềm vui chợt đến ra thì còn 2 đối tượng

. Tuổi già ham chơi

. Làm nghề tay trái

2. Tuổi già ham chơi

Nhắc đến thành phần này cháu ước gì ông ngoại cháu còn sống, cụ cũng máu chụp lắm. Đối với các cụ ở tuổi lông chim đã rụng thì tìm được 1 thú vui tuổi già thật là đáng quý. Chụp ảnh rất tốt cho tinh thần vì bắt não vẫn phải hoạt động suy nghĩ, tim mạch cũng được bảo dưỡng khi các cụ có thêm cảm hứng đi bộ hàng ngày. Cháu nghĩ ở tuổi các cụ mà bỏ ra số tiền này để hưởng thụ cũng rất đáng cho dù nhiều cụ vẫn có suy nghĩ dành dụm tiền bạc cho con cháu. Hưởng 1 tí đi các cụ ạ.

2.1 Máy gì?

Về máy móc thiết bị thì cháu sẽ không đặc nặng về yếu tố kĩ thuật với các cụ mà sẽ quan trọng về tính thực tiễn. Bây giờ, xuơng cốt không còn được như trước nữa, chưa kể nhiều cụ bị gút, bị khớp, đứng lên ngồi xuống rất khổ. Cháu biết nhiều cụ mua D3s, D700, 5D II ngon lành nhưng chúng nặng quá các cụ ạ. Không quá quan trọng chất lượng file ảnh mà lại máy móc nhẹ nhàng, mang vác dễ dàng thì cháu khuyên các cụ lấy ngay D90. D90 với chế độ quay phim giúp các cụ ghi lại những thước phim lúc họp mặt gia đình con đàn cháu đống hay mang đi quay hội họp các CLB hưu trí, thú vị nhất là vừa quay vừa chụp các cán bộ phường, hội chữ thập đỏ, Ủy ban nhân dân, thậm chí cả công an phường, công an quận, không ai sẽ gây khó dễ cho các cụ vì 2 lý do, 1 là máy nhỏ bé, 2 là họ kính trọng các cụ. Ngay cả như sinh hoạt tổ dân phố, cụ cầm máy đi chụp các cụ khác, in ảnh ra rồi đưa cho họ, người ta quý lắm

Page 6: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

các cụ ạ. Ngồi nói chuyện với nhau, lôi thêm đề tài máy ảnh ra cũng tăng phần hấp dẫn sôi nổi, phải không các cụ ?

2.2 Lens gì?

Zoom lens là nhất, đỡ phải chạy đi chạy lại, đứng lên ngồi xuống, ngó ngó nghiêng nghiêng cho dùng fix lens, các cụ chơi kit lens cũng được, không thì bán đi, làm hẳn cái 18-200 cho tiện. Ngồi ở dưới vẫn chụp được Bí thư, các lãnh đạo thành ủy phát biểu. Các cụ lại như phóng viên !

Nếu muốn các cụ có thể add thêm 1 lens như 35mm f2 hoặc 50mm f1.4 để chụp trong nhà, cháu nghiêng về 35mm f2 hơn. Rất phù hợp cho ông công ông táo, cúng lễ tổ tiên, chân dung cháu chắt trong nhà.

Ngoài ra, cháu khuyên các cụ nên làm thêm 1 tripod nhỏ gọn. Thi thoảng, cuối tuần ra bờ hồ, sông Hương, sông Hàn phơi sáng rất nhã.

3. Làm nghề tay trái

Muốn chơi hiệu quả thì cách chơi rất quan trọng. Để làm nghề tay trái thì cách mua sắm còn phải hiệu quả hơn nhiều. Như em đã nói ở topic khác, chơi thì body chiếm 50% tổng kinh phí đã là nhiều, còn làm kiếm tiền thì kinh phí body không thể vượt quá 30% tổng chi phí. Với kinh phí là $2000 thì sẽ có những lựa chọn về body như sau:

3.1 Máy gì?

Nikon:

D90 và D200 (tất nhiên các bác mua body cấp thấp hơn cũng được). 2 body này là sự lựa chọn không hề tệ chút nào. So sánh 2 chú này cũng là 1 vấn đề lớn.

D90 công nghệ mới hơn, khử noise tốt hơn.

D200 body pro hơn, bền bỉ hơn, đặc biệt đo sáng được với các manual lenses.

Nếu để chơi thì JD sẽ khuyên các bác múc ngay D90, nhưng để làm thì nó là chuyện khác. D200 phù hợp với công việc hơn với kết cấu có sẵn của body, tiết kiệm được tiền vào manual lens. JD sẽ mua D200 thay vì D90 để làm việc. Đối với công việc chụp ảnh thì độ bền là yếu tố tối quan trọng, quan trọng hơn khử noise nhiều. Bắt buộc phải có ảnh, đây là kim chỉ nam 1 khi chụp kiếm tiền. D200 cũ hiện nay giá chỉ loanh quanh $500. Chưa thể nghĩ tới D300 trong tầm tiền này được vì D300 cũ vẫn hơn $1000.

Canon:

Tương đương như Nikon, JD sẽ chọn ngay 40D không cần suy nghĩ. Các bác phải hiểu 1 điều rằng 1 khi chụp kiếm tiền thì chúng ta sẽ không quan tâm nhiều đến những chi tiết kĩ thuật tiểu tiết như D200 với 40D cái nào khử noise tốt hơn. Chụp tiền thì chỉ quan tâm đến 2 thứ:

Page 7: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

ánh sáng và chiều khách. Trong thâm tâm JD, Canon 40D vẫn là 1 chiếc máy đẳng cấp, xuất sắc. Hồi mới ra năm 2008, 40D tạo ra cơn lốc mạnh hơn 50D nhiều, rất nhiều Pro sử dụng 40D. Hiện nay, JD nghĩ 40D là 1 chiếc máy có hiệu quả rất cao so với giá tiền, mua cũ cũng chỉ $500.

3.2 Ống kính

Đoạn này tư vấn rất khó, nó phụ thuộc vào đối tượng khách hàng và phong cách của nhiếp ảnh gia. Chúng ta thống nhất với nhau loại khách hàng phổ biến cho dễ thảo luận: chân dung và đám cưới. Những ống kính sau sẽ là những ống kính ra tiền:

Tamron 17-50mm f2.8: JD đã dùng ống này chụp đám và rất hài lòng về độ zoom, khẩu f2.8 và giá thành rẻ. Rất tốt cho góc rộng ngoại cảnh, đám cưới tiệc tùng ăn uống, thậm chí studio cũng rất tiện. $400

85mm f1.8 (canon và nikon): rẻ mà chất lượng quá tốt, chân dung ngoại cảnh tuyệt vời, nhất là có thể chụp cho khách vào buổi tối cần bokeh, kết hợp với speedlite thì tuyệt hảo. $400

Speed light: 2 đèn SB 600 cho Nikon và 2 đèn 430EX cho Canon để có thể chụp studio, strobist, tiệc tùng. $450

Chân đèn, dù, soft box, Yongnuo kích hoạt, phản sáng, phông màn, chân dựng phông: $250

3.3 Tổng kết

Canon 40D hoặc Nikon D200: $500Lens: Tamron 17-50mm f2.8: $400 và Nikon 85mm f1.8: : $400 ($800)2 speed lights $450Phụ kiện đèn $250Tổng chi phí: $2,000

Với đối tượng Làm nghề tay trái thì tư duy phải phát triển hơn hẳn rồi, phải nhận thức được cái gì là chính. Muốn chiến đấu được với hội amateur chụp free thì chỉ có thể dựa vào ánh sáng. Những năm gần đây, máy ảnh phát triển quá tốt, ai mua máy DSLR cũng có thể chụp ra những bức ảnh rất đẹp. Pro khác Ama ở chỗ thằng kiếm tiền bằng ảnh, thằng không kiếm. Tuy nhiên, chụp thương mại kiểu này thì muốn xác định TRÌNH ĐỘ PRO bằng cách nào, câu trả lời là ÁNH SÁNG.

Thằng nào cân được ánh sáng nhân tạo kết hợp với ánh sáng tự nhiên thì thằng đó trình pro. Để làm được điều đó thì thiết bị không thể làm hộ được, bắt buộc phải có quá trình nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn rất nhiều. JD khuyên các bác nếu muốn biến thú vui thành nghề tay trái thì phải học ánh sáng nhân tạo. Chỉ cần các balance được giữa ánh sáng tự nhiên cho background và ánh sáng nhân tạo cho chủ thể, chênh 2 stops là các bác có thể hoàn toàn tự tin về kĩ thuật rồi. JD đã viết 1 topic dài về ÁNH SÁNG ở đây với hy vọng VN mình càng ngày càng nhiều bác chơi ảnh mà trình PRO, khỏi sợ thằng nào khinh. Người VN mình bị bệnh rất bỉ là : "ông nào hơi biết 1 tí là đã vênh mặt khinh thường anh em newbie ngay." Ngu như chó ! Các bác kể cả có muốn kiếm xèng hay không, JD ko cần biết, cứ tập ánh sáng cho thạo là chất ảnh sẽ lên cao ngay.

Page 8: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Em công nhận với dòng entry, Canon có lợi thế mà nikon không có như bác đã nêu. Nhưng với đối tượng là những người mới chơi ảnh và tầm tiền 1000$ thì không hẳn Canon đã có lợi thế:1. Do đối tượng thường là người mới chơi ảnh, nên ít người dùng len M42 mà thường dùng len kit. Ở phân khúc này chất lượng len của nikon chiếm ưu thế.2. Những người dùng dòng này thường là người mới chuyển từ P&S sang DSLR, nên ít khi dùng photoshop, thường là chụp xong chỉ crop rồi xuất ảnh luôn, nên thường chụp với định dạng JPG. Ở phân khúc này, ảnh JPG của nikon có chất lượng tốt hơn, do vậy đỡ phải dùng photoshop.Với nhận định trên, thì khi so sánh giữa 2 bộ1. Cannon entry + (kit+50f1.8+430EX); 2 Nikon entry + (kit+35f1.8+sb600) em vẫn nghĩ là nikon lợi thế hơn. (Ở đây em không tính các bác chơi lâu năm, thích các loại ống M42, vì số lượng người dùng không nhiều).

@ Nikon 5700: như JD đã nói, nếu chỉ entry level + kit thì có lẽ chất ảnh JPEG của Nikon nịnh mắt hơn với đối tượng bố trẻ và dậy thì nhưng chỉ chơi như vậy thì khônng sướng, không tận dụng được hết cái sướng của DSLR. Tuy nhiên, nếu xét về tính hiệu quả lâu dài, Canon sẽ vẫn trội hơn ở phân khúc này với sự lựa chọn ống kính đa dạng. Khó có thể bỏ qua các MF lens khi muốn phát huy hiệu quả trên giá tiền. Tuy nhiên, JD cũng đồng tình với bác Nikon5700 nếu chỉ dùng entry + kit chụp Jpeg thì Nikon có phần cuốn hút hơn.

IV. BUDGET $500

Đối tượng chỉ có $500 hoặc chỉ muốn bỏ ra $500 sẽ rơi vào 2 thành phần:

1. Tài chính eo hẹp: các em sinh viên nghèo vượt khó, gia đình thuộc diện chính sách, gia đình có công với cách mạng, con em thương binh, và trẻ em lang thang cơ nhỡ.

2. Cục tiền rơi vào đầu: những ông đã có hết máy móc thiết bị rồi, tự dưng ăn được con lô, trúng được con đề, đớp được quả thầu mua thiết bị văn phòng cho cơ quan, hoặc cai bia bỏ bồ được vợ mừng tuổi lì xì cho $500, hoặc có ông cậu Việt kiều về nước quẳng cho tí xèng đi chơi gái.

1. Học hỏi đam mê nhiếp ảnh:

Cháu nào muốn nghiêm túc luyện tập chụp choẹt thì tránh xa Point and Shoot. Bắt buộc phải DSLR. PnS học cũng được nhưng nó có những hạn chế không thể khắc phục được, nhất là về ống kính. Sự đa dạng của ống kính DSLR cũng là 1 đề tài lớn để chúng ta rèn luyện. Nhất là đối với chim non mới tập chụp ảnh thì rất thích chụp xóa phông, PnS không xóa phông gái teen nổi đâu.

Với vấn đề "đầu tiên" quá hạn chế, các cháu không thể mua mới được, cứ hàng cũ mà phang.

Bộ 450D + kit used cũng phải gần $500 rồi, chắc không chơi được. Chú nghĩ các cháu chỉ nên chọn lựa giữa các option sau:

Page 9: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Canon 350D hoặc 400D kèm kit khoảng hơn $300. Làm thêm thẻ nhớ, tripod nữa cũng gần $400. Các cháu này nếu muốn mua Nikon D40 cũng nên xem lại, bộ kit used D40 cũng chỉ hơn $300 1 tí. Tuy nhiên, tài chính rất eo hẹp, khi các cháu muốn chơi thêm các ống kính khác hay hơn thì chỉ có các Manual Focus lens thì các cháu mới đủ tiền, mà đã chơi MF thì entry Nikon không có cửa so với entry Canon, nhất là đoạn không đo sáng được. Điều này khiến cho nhiều cháu mới chơi sinh nản và bỏ cuộc.

Lời khuyên chân thành: Những dòng máy cấp thấp như thế này thì chất ảnh không hề khác nhau nhiều, nói chung là như nhau hết, cho nên các cháu không cần phải đắn đo 300D hay 350D hay 400D, bản thân chú dùng 350D rồi. Không cần lo lắng mặc cảm với những thằng lố thừa tiền đâu. Các cháu cứ làm như sau:

Sắm 1 em tripod, lên hàm cá mập phơi sáng hồ Gươm hoặc ra cầu Thủ Thiêm ở Saigon mà phơi. Các cháu sẽ vô cùng thích thú với hiệu ứng đèn xe chạy thành 1 vệt hoặc mặt nước con sông mượt như nhung.

Sắm em 50mm f1.8 AF (auto focus trước đã, MF để sau): chụp ông già, bà già, con hàng xóm, con mèo, con chó, con em họ, con người yêu (nếu có), nói chung ở giai đoạn này thì chụp thật mạnh, không cần phải suy nghĩ gì đến ý tưởng hay ý niệm gì cả. Phải điều khiển được thiết bị đã. Quan trọng nhất là chọn chế độ đo sáng, phong cảnh thì cứ chọn evaluate metering, chân dung thì spot metering, chú ý chụp chân dung thì chọn auto focus point rồi chọn điểm focus để focus vào mắt nhé.

Photoshop, photoshop và photoshop: nghe nhiều cụ kể chuyện dùng máy bèo ở vn dễ bị khinh, thế thì ảnh phải đẹp để đéo thằng nào khinh được. Tốt nhất là chụp Raw cho dễ chỉnh, nếu không JPEG ban đầu cũng được, vào PS thì cứ nghịch 3 cái level, constrast trước đã rồi mò tiếp.

2. Thừa tiền đéo biết mua gì

Nhiều đối tượng súng ống đã đủ, tự nhiên 1 cục tiền rơi vào đầu mà chả biết sắm cái gì. Nhu cầu đi phượt, lang thang và karaoke tay vịn vẫn chất ngất thì nên làm 1 em PnS. Tưởng tượng đi karaoke cứ ôm cái DSLR to đùng đi thì cũng phát chán, khác chó gì rước theo cục nợ. Nhiều khi muốn có 1 máy đút túi quân, bỏ túi áo mà thèm. Vậy thì chơi ngay 1 quả PnS là đoàn chuẩn.

PnS trên đời này nhiều hơn lá mùa thu. Các em gái phồng mang trợn má, tay chữ V, mắt chữ A, mồm chữ O tự sướng trong toa-lét chọn PnS rất đơn giản, cứ nhắm cái nào trông đẹp nhất là mua, màu nào yểu điệu nhất là múc. Đối với những ông súng ống DSLR đã đủ thì lựa chọn PnS khó hơn nhiều, chọn không chuẩn thì sẽ hối hận. Đây là những tiêu chí mà JD đặt ra khi mua PnS cho đối tượng này:

- Chụp Raw được- Có hot shoe còn cắm flash và trigger- Có tripod socket còn cắm lên tripod được- Ít chấm thôi, nhiều quá lại noise

Đến đây thì sự lựa chọn sẽ chốt lại loanh quanh ở G9, G10, G10, LX3, LX5, S90. JD khuyên chân thành các bác lấy G11. Trong dòng Canon G thì G11 mới nhất, công nghệ cải tiến nhất,

Page 10: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

ít chấm hơn hẳn G10 nên noise ít hơn nhiều, máy này chụp tối rất xuất sắc khi so với dòng PnS. S90 thì lại không có hot shoe. LX thì vướng cái nắp đậy ống kính. G11 tắt máy thì ống kính sẽ tự đóng, không bị vướng cái nắp rời như LX.

Ngoài ra, JD thích G11 vì cái thiết kế của nó tiện ích hơn LX, dáng dấp trông cũng đàn ông, ko đĩ đĩ như mấy cái PnS khác.

Cháu nó đây:

Đầu tiên, JD rất sướng vì G11 có hot shoe để có thể chụp strobe nếu muốn. Hơn nữa, ISO lại xuống được tận ISO 80 nên có thể làm tối background rất tốt, ảnh ở ISO 80 không thua gì các DSLR dòng entry level. Mịn, mượt, và dày. Hơn nữa, G11 có chế độ macro nên rất tiện cho việc chụp sản phẩm nho nhỏ, đặc biệt lấy nét buổi tối cực tốt, 1 phần cũng vì ống kính góc siêu rộng 6mm (tương đương 24mm FX). Trong điều kiện mù mờ như sau thì đến như D40 hay D5000 còn khó lấy nét nhưng G11 lấy nét ăn ngay:

G11 + strobe:

Page 11: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh
Page 12: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Tuy nhiên, khi chụp với flash thì chú ý đến WB của G11, hơi quái 1 tí. WB cao hơn bình thường so với DSLR, ví dụ như bức dưới đây JD để 5000K là chuẩn cho speed light nhưng lại khá đỏ so với G11. Các bác nên chụp Raw với máy này.

Page 13: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

G11 cái tiến so với G10 ở màn hình xoay lật, rất tiện lợi cho chúng ta khi chụp macro ở tư thế khó hoặc chụp đời thường. Các bác có thể xoay màn hình ngửa lên, nhìn từ trên xuống dưới như kiểu waist finder của Medium Format, đối tượng sẽ khó biết mình đang bị chụp mặc dù đứng rất gần.

Page 14: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Macro xoay màn hình

Đặc biệt, JD rất hài lòng với file Raw của G11, chúng ta có thể chỉnh sửa rất nhiều mà không sợ bị noise hay hỏng màu. Cứu sáng hay cứu tối đều chuẩn hết. So với dòng PnS thì đây quả là 1 điều bất ngờ, trước đây JD ko hề nghĩ với PnS lại có thể nghịch ở Photoshop nhiều như

Page 15: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

vậy:

Page 16: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Tuy nhiên, G11 vẫn có những hạn chế cố hữu:

Noise: đến ISO 400 vẫn OK, chấp nhận được, ISO 800 tương đối nhiều noise lắm rồi, chuyển sang BW thì vẫn ok, ISO 1600 thì không thể sử dụng được vì noise quá nhiều, chắc cũng chỉ in được cỡ 4*6 in là cùng.

Viewfinder: đây vừa là điểm mạnh, vừa là điểm kém. Dùng VF rất tiết kiệm pin, phù hợp cho chụp đời thường. Khi zoom thì VF cũng zoom theo. Tuy nhiên, VF không hiển thị thông số gì, laij chỉ cover mỗi 70% frame nên bố cục hơi khó khăn.

Kể cả G11 có hay thế nào đi chăng nữa, PnS có hay đến đâu đi chăng nữa thì nó không thể thay thế DSLR. Đừng bác nào bán DSLR chỉ để dùng PnS nếu muốn chất lượng ảnh tốt nhất. PnS vẫn luôn có những hạn chế so với DSLR, đặc biệt về ống kính và noise khi sensor quá bé. Ống kính không thay được. G11 sẽ là bổ trợ tốt nhất cho bộ DSLR của chúng ta. Nhất là khi cần đi chơi nhẹ nhàng, ko muốn mang máy móc lỉnh kỉnh. Các bác sẽ ngạc nhiên với chất lượng file Raw của G11. Bảo đảm !

Mà sướng nhất là nó bé, đút túi quần, túi áo, chụp lúc nào cũng tiện. Cho nên, với đối tượng có thừa 500usd mà có nhu cầu nhỏ gọn đút túi PnS thì nên xúc G11.

Page 17: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

IV. TIÊU CỰ 50mm và 85mm

Tư vấn tiêu cự 50mm và 85mm Trong quá trình chụp ảnh và mua sắm thiết bị thì không ai có thể bỏ qua 2 tiêu cự phổ biến nhất này. Mặc dù sự lựa chọn là không nhiều nhưng quá trình tìm hiểu để chọn mua 1 ống kính phù hợp nhất với nhu cầu và giá thành có lẽ phức tạp hơn chúng ta nghĩ.

Topic này JD sẽ chia sẻ với các bác về việc chọn lựa giữa các ống kình 50mm và 85mm một cách hiệu quả nhất. Mỗi người mỗi khác, vì vậy, cách thức mua sắm cũng khác nhau. Nếu có thật nhiều tiền và muốn chơi đồ xịn nhất thì mọi việc trở nên rất đơn giản. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện như vậy. Do đó, JD sẽ tư vấn dựa trên tiêu chí hiệu quả phù hợp với nhu cầu sử dụng.

1. Với người dùng FX

JD luôn có 1 quan niệm từ ngày xưa, nghĩ lại thấy càng đúng: tiền mua body không thể vượt quá 50% tổng số tiền đầu tư ban đầu. Cách tiếp cận này hoàn toàn đúng với người chơi ảnh, vì chơi đâu chỉ chơi mỗi cái body đâu, còn phải biết chơi các tiêu cự ống kính, chơi đèn, chơi phơi sáng, vân vân và vân vân. Đồi với người kiếm tiền bằng nhiếp ảnh thì còn đúng hơn nữa, thậm chí tiền máy bằng 50% tổng kinh phí vẫn còn quá nhiều, khoảng 30% là đủ vì người chụp ảnh kiếm tiền tốn rất nhiều chi phí, cụ thể như phông, đèn, các loại chân, các loại light modifier, tiền quảng cáo, chi phí đi lại.

Vì vậy, nếu chỉ có $3,000 thì rất không nên đầu tư full-frame. Tất nhiên, nếu chỉ chơi ảnh cho vui, chúng ta vẫn có thể đầu tư bộ D700 + 50mm f1.4 với kinh phí đó rồi sau này đầu tư thêm. Tuy nhiên, cách chơi như vậy rất tốn tiền mà độ sướng không hề cao. Các bác nên nhớ rằng: "Đã chơi là phải sướng." Cũng với $3,000 để chơi ảnh thì chỉ cần đầu tư D90 hay cùng lắm là D300s thì chắc chắn 100% rằng các bác sẽ "sướng" hơn thằng Full-frame nhiều lần vì các bác có thể chơi ngay các thể loại ống kính, chơi strobist, và có chi phí để đi phượt sáng tác.

Chốt lại, trong bài này cho FX users, JD chỉ nhắm đến các đối tượng còn thừa $2,000usd.

Trước khi đi tiếp thì JD xin trả lời ngắn gọn, kể cả ông có kiếm tiền hay chụp chơi chân dung, đời thường, gia đình thì đây là cà 2 tiêu cự mà FX bắt buộc phải có, phải khám phá.

2. Tiêu cự 50mm

Đây là tiêu cự cổ điển từ thời xa xưa, ống kính 50mm chính là kit lens của các máy phim cổ. Dễ chế tạo, giá thành rẻ, khẩu lớn, đặc biệt hơn cả, độ phóng đại ở tiêu cự 50mm bằng đúng với độ phóng đại của mắt người. Do vậy, sử dụng ống 50mm trên FX body là việc rất dễ dàng, ngoài ra JD thấy ống 50mm nào cũng rất nét, kể cả ông cụ non-AI 50mm f1.4 từ thời ơ kìa. Ngoài ra, nó còn giúp cho chúng ta tập luyện về góc nhìn rất dễ dàng. Vậy chúng ta nên chọn ống 50mm nào khi có rất nhiều ống 50mm ngoài thị trường:

50mm f1.8: rất rẻ, tuy nhiên, nhiều người phàn nàn bokeh không mượt. Có $2000 thì nên mua hẳn 50mm f1.4 để tăng vẻ đẹp cho bokeh.

50mm f1.4 non và D: ống non D thì JD mới chỉ sử dụng trong 1 tuần còn ống D thì dùng lâu hơn 1 chút, không rõ cấu tạo của 1 ống có giống hệt nhau không. JD thấy ống 50mm f1.4D bị

Page 18: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

viền tím rất nặng, nặng hơn các ống prime khác.

50mm f1.4G: ống này hiện nay đang sử dụng, focus cực êm, có manual override, nhỏ gọn và nhẹ, rất phù hợp cho việc lang thang thơ thẩn sáng tác, tuy có AF-S nhưng tốc độ auto focus không hề nhanh hơn 50mm f1.4D.

Sigma 50mm f1.4: JD sử dụng ống này 2 năm thì bán vì nó to và nặng so với nhu cầu của mình. Để nói về chất lượng thấu kính thì con Sigma này hơn hẳn Nikon, bokeh mượt hơn 1 chút. Mở khẩu f1.4 trên FX cũng không hề bị tối góc trong khi Nikon G bị tối góc trông thấy. Sigma 50mm f1.4 lấy nét cực nhanh nhưng không êm bằng G. Tuy nhiên, ảnh không tương phản được như G.

Đối với các bác FX thì việc lựa chọn ống 50mm khá đơn giản. JD nghĩ chỉ nên tập trung vào Nikon G hoặc Sigma. Nếu muốn nhỏ gọn, lang thang đời thường thì nên lấy Nikon G. Nếu suốt ngày chụp ở f1.4, ko sợ to nặng thì nên lấy Sigma.

3. Tiêu cự 85mm

Đây là tiêu cự đặc biệt xuất sắc cho việc chụp chân dung cổ điển bán thân. Kinh nghiệm chụp gái của JD cho thấy, muốn ảnh nổi khôir thì chỉ cần làm 1 trong 2 việc sau:

1. Ánh sáng ngang2. Lắp 85mm lên FX

Trên FX với 85mm chụp chân dung bán thân, chúng ta sẽ thấy bức ảnh có hiệu ứng 3D, cảm giác như chủ thể lồi ra khỏi tấm ảnh mà vẫn đẹp mịn màng. Cc ống kính tele như 135mm,180mm, 200mm khi chụp người sẽ có hiệu ứng 'compression', người sẽ bị bẹt lại, background sẽ được phóng to ra, không hề còn cảm giác 3D như tiêu cự 85mm. Hiệu ứng 'compression' kia phù hợp với việc chụp thời trang hơn. Ngoài ra, ở tiêu cự 85mm trên FX, chúng ta đứng đủ gần để điều khiển mẫu và cũng đủ xa để đối tượng không bị cóng, không bị rét.

Hiện tại, Nikon có 3 ống tiêu cự 85mm. Hầu hết người dùng FX đều quan niệm phải chơi 85mm f1.4 vì ống này xóa phông cực đỉnh, trên FX mới thật sự phát huy giá trị đó khi chúng ta phải đứng gần với chủ thể hơn so với dùng trên DX, bokeh lại càng được mịn màng.

85mm f1.4G: mới ra, chưa ai dùng, giá ở trên trời $1,700usd, đắt lòi dư lày thì đéo ai thèm chơi (các bác đừng bắt chước em nói bậy nhé không em lại bị đệ tử anh Lô sờ gáy vì tội 'ảnh hưởng xấu đến cộng đồng'). Do vậy, dựa trên tiêu chí hiệu quả với đồng vốn thì không ai lại mua ống này, trừ các ông thừa tiền chơi máy.

85mm f1.4D: so với giá tiền hồi JD mua mới là $900 thì đây quả là 1 ống tuyệt vời, là ống kính mà JD thu hồi vồn nhanh nhất. 75% ảnh gái, thời trang, chân dung ngoại cảnh của JD đều chụp từ ống kính này. Nét ngay ở f1.4, ngoài rìa kém nét hơn nhưng ko bị tối góc nặng như 50mm f1.4G. Đặc biệt, do coating của ống này để chuyện chụp chân dung, JD tiết kiệm được rất nhiều thời gian vào việc post-processing. Không hiểu tại sao, nhưng ảnh cũng chụp từ D700 mà các ống kính khác không có được skin-tone dễ chịu như ống này. Các FX users nếu chụp chân dung thì ống này không thể không có.

Page 19: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Đối tượng sử dụng DX:

Với đối tượng này thì việc lựa chọn sẽ phức tạp hơn FX nhiều vì góc nhìn trên ống kính sẽ bi thay đổi do sensor nhỏ hơn FX. Vấn đề lựa chọn góc nhìn theo ống kính xét cho cùng cũng chỉ là ý kiến chủ quan. Ví dụ, nhiều người nói rằng 50mm trên DX rất dở, quá hẹp cho đời thường lang thang và quá ngắn cho chân dung cổ điển. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người hài lòng với 50mm trên DX và cho ra nhiều tác phẩm cực hoành tráng. Cho nên, xét cho cùng, tất cả cũng do thói quen và sở thích của từng người. Cá nhân JD thì thấy thế này (suy nghĩ này cũng 1 phần do thói quen chụp): mặc dù ống 50mm rất rẻ (50mm f1.8) nhưng JD không bao giờ thích dùng 50mm trên DX, cảm giác nó quá hẹp cho nhu cầu thường ngày và chưa đủ xa cho chân dung xóa phông, đúng như những gì mọi người thường nói.

Bản thân JD cũng là người sử dụng DX thì thấy rằng: dùng DX thì nên lấy ngay tiêu cự 35mm. JD rất thích và rất tin tưởng vào góc nhìn 50mm (normal perspective) trên FX. Muốn đạt được góc nhìn 50mm bình thường trên DX thì chúng ta phải sử dụng lens 35mm. Việc lựa chọn lens 35mm nào thì JD đã trình bày ở đây.

Nếu cho JD bắt đầu lại từ đầu với DX thì JD cũng không mua lens 50mm mà sẽ chơi cặp 35mm và 85mm. Đối với việc chụp chân dung cổ điển (sáng mặt, xóa phông dịu dàng) trên DX thì đến thời điểm hiện tại, xét trên giá tiền hiệu năng thì CHƯA có 1 lens nào có thể qua mặt được 85mm f1.8. Hồi JD mua lens này brand new cũng mới chỉ có $350usd nhưng những gì nó làm được thì vượt qua cái giá tiền đó rất nhiều.

Đến đây, sẽ có nhiều người hỏi: tại sao trên FX thì JD khuyên 85mm f1.4 trong khi với DX thì lại 85mm f1.8 ???

Câu trả lời rất đơn giản. Quay lại vấn đề về cách đầu tư body (50% trên tổng số kinh phí), người dùng FX vẫn còn dư kha khá tiền. Tuy nhiên, cái quan trọng hơn chính lại thuộc về vấn đế "giá trị và khả năng sử dụng". Một khi anh đã muốn mua 85mm f1.4, có nghĩa là anh rất thích chụp xóa phông, thích bokeh mịn màng (85mm f1.8 bokeh cũng mịn thôi). Để phát huy được tối đa sức mạnh của 85mm f1.4 với vấn đề xóa phông thì chỉ có body FX mới tận dụng được. Sensor lớn hơn, góc nhìn rộng hơn DX, ta phải đứng gần với chủ thể hơn DX, phông xóa sẽ mạnh hơn, bokeh sẽ đẹp hơn. 85mm f1.4 cắm vào DX chụp cũng rất đẹp nhưng không thể phát huy toàn bộ sức mạnh của nó như cắm trên FX. Vì vậy, với DX, chúng ta nên mua 85mm f1.8

85mm f1.8: nếu nói về giá tiền hiệu năng, thực sự ít lens nào qua mặt được lens này, kể cả 50mm f1.8. JD đã sử dụng cả 85mm f1.8 lẫn 1.4 và có chung cảm nhận với những người khác sử dụng cả 2 lens rằng: 85mm f1.8 nét hơn 1.4 ở mọi khẩu độ. Về chất ảnh thì bác nào đã dùng 85mm f1.8 chắc chắn không có điều gì để chê. Tuy nhiên, không có cái gì là hoàn hảo, lens nào cũng có 1 số hạn chế (mặc dù những hạn chế này không đáng kể hoặc không ảnh hưởng):

Viền tím: kì lạ 1 điều là con 85mm f1.8 của JD không hề bị viền tím 1 chút nào. Những bức ảnh mọi người post trên mạng kêu viền tím thì JD thấy nhẹ nhàng hơn 50mm f1.4D nhiều. Hơn nữa, viền tím ít như của 85mm f1.8 bây giờ không còn là vấn đề, Lightroom hay Camera raw đều có công cụ để chữa rất nhanh, chưa đến 3 giây.

Ồn: phải công nhận đây là lens lấy nét ồn nhất mà JD từng dùng, rẹt, rẹt, ẹc ẹc ... Tuy nhiên, JD chưa bao giờ coi đây là 1 vấn đề lớn. Các bác cứ thử nghĩ xem, lấy nét ồn có ảnh hưởng

Page 20: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

đến chất lượng ảnh không? Lấy nét ồn có ảnh hưởng đến việc chụp ảnh của mình không? Chắc chắn là không. Một số bác nói chuyện rất nhố, "con này lấy nét ồn nên chụp chỗ hội nghị rất ngại". Mẹ, thế lúc chụp thì máy ảnh của các bố có màn chập gương lật không ? Hố hố hố !!! Nhã quá đê !

Nói thực, em bán 85mm f1.8 để mua 85mm f1.4 chỉ ì 1 lý do duy nhất: thích xóa phông mạnh với FX. Nếu nói về độ nét, giá tiền hiệu năng cho việc chụp chân dung thì 85mm f1.8 là nhất.

Bác nào có thắc mắc gì cứ tự nhiên nhé :D Hy vọng sau topic này thì forum mình đỡ nặng mấy quả topic 85mm f1.8 vs 50mm f1.4.

Chào anh JD :)Em nhờ a tư vấn dùm về vấn đề máy móc, em từ chụp Pns bj muốn chuyển qua DSLR ,em thích dòng Ca nhưgn đang phân vân ko biết chọn loại nào,mục đích của em là chụp phong cảnh,phố phường và ảnh gia đình a tư vấn cho em về máy và len với,( càng tìm hiểu càng thấy phân vân về các loại máy ) :( về tài chính thì khoảng từ 20t đến 25t, nhờ a JD tư vấn dùm :D

JD làm tròn sang đô cho dễ tính, bạn có kinh phí khoảng hơn $1000. Bạn thích dòng Ca thì cứ tiếp tục với Ca, đặc biệt với kinh phi của bạn thì càng nên dính với Ca vì body sẽ nằm ở khúc entry level, đo sáng được với các MF lens nếu bạn cần chơi và lấy nét được với mọi auto focus lens.

Body: entry level, bạn tự quyết định mua used hay new. Nếu new thì sự lựa chọn không nhiều lắm, ko biết bạn có tìm được 450D new không, mình rất thích body này, bán đi giờ vẫn tiếc. Nếu used thì lựa chọn sẽ khác, bạn không cần phải băn khoăn giữa 300D hay 350D hay 400D gì cả mà phải phụ thuộc quyết định vào chính cái máy định mua. Có cũ quá không, bao nhiêu shots rồi, có bị xước hay trông như bị quăng quật không.

Lenses: cứ phải có lens kit đã, chụp được phong cảnh, đời thường, macro hoa lá xóa phông. Thêm 1 lens fix để chụp chân dung gia đình, 35mm f2 hoặc 50mm f1.8 đều được. 50mm f1.8 thì rẻ hơn, chụp chân dung cận mặt dễ hơn 35mm f2. Tuy nhiên 35mm f2 sẽ đa dụng hơn cho việc lang thang sáng tác. Cái này tự bạn phải thử cắm cả 2 lens lên máy. Đừng có nghe mấy thằng bán hàng kêu bokeh của 50mm f1.8 xấu rồi build lởm. Bây giờ chưa phải lúc nghĩ đến chuyện đấy. Quan trọng là phải làm chủ thiết bị trước đã.

Phụ kiện: tripod là không thể thiếu để tập chụp phong cảnh phơi sáng hay tự chụp cho cả mình và gia đình, thẻ nhớ, balo

Flash: nếu muốn mua flash ko rõ bạn có đủ xèng để mua 35mm f2 hay không, giá cả biến động mình ko nắm được. Không thì mua cái flash for cũng tốt chán, mình biết vivitar đã làm đc flash TTL cho Canon rồi, giá thành chưa đến $100 đâu. Như vậy bạn vẫn có thể có cả flash và 35mm f2. Chúc bạn chụp sướng !

Page 21: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

III. BUDGET $3000

1. Niềm vui chợt đến

Đối với những ông có niềm vui chợt đến, con nghệ thức giấc thì với $3000 quả là 1 sự khó khăn trong việc lựa chọn đồ chơi vì có nhiều thứ để chơi quá. Điều này áp dụng cho cả những ông đã ăn chơi rồi, bán máy, bán lens để có đủ $3000 cho giấc mơ "full-frame", 1 giấc mơ rất bại não.

"Bố mày máu full-frame lắm rồi đấy, chỉ cần nhìn qua cái lỗ là thấy 1 chân trời mới rồi, duỵt con phẹ, éo chịu được nữa rồi, 5D mark II thôi, còn chần chừ gì nữa, còn suy nghĩ gì nữa, ôi, giấc mơ full-frame sắp thành hiện thực."

Rồi, tiền của các bố thiểu năng, các bố thích chơi gì chả được nhưng tầm nhìn của các bố quả thật là quá xa, xa từ nhà bếp xuống đến nhà xí. Hố hố hố !!! Ừ thì cũng mơ màng cái sensor nó to bằng miếng phim 35mm, to hơn cái sensor của mình đang dùng, dải màu nó kinh lắm, noise nó oách lắm, cầm ra đường là oai lắm. Dưng ở ngoài đường chả mấy ai biết full-frame với crop frame nó là cái gì.

Đồng ý FX có những lợi hại so với crop frame ở 3 điều:

1. Dải màu và dải cảm quang: sensor lớn hơn nên thu nhận được nhiều thông tin ánh sáng hơn, phù hợp cho việc chúng ta chỉnh sửa nhiều trong PS, cứu tối, cứu sáng thoải mái, kéo thanh Hue, thanh Saturation "vô tư" hơn mà không sợ bị "nát" ảnh, ko sị bị nhiễu (noise). Nếu các bố không có nhu cầu làm hậu kì nhiều, nhất là chỉ chụp JPEG thì cái lợi thế này của FX hoàn toàn bị phí phạm văn đồng.

2. Noise: D3s với 1D IV thì mình chưa dùng bao giờ nhưng phải công nhận D3/D700 thì noise vô cùng ấn tượng. ISO 3200 vẫn in 5*7 inch thoải mái. Còn chơi trên mạng thì 12800 vẫn sử dụng được. Bây giờ các bố cũng nên tính toán xem mình có hay chụp ở ISO cao như thế không ? Nếu có thì có đáng giá tiền mà mình phải bỏ thêm ra không ? Tự các bố có câu trả lời.

3. Xóa phông: dùng ống kính đạt chuẩn tiêu cự luôn, 50mm là 50mm, 35mm là 35mm, khỏi phải lo nghĩ về góc nhìn. Xóa phông ác hơn DX do góc nhìn rộng hơn nên phải đứng gần chủ thể hơn để có cùng 1 góc nhìn -> xóa phông ác hơn, bokeh cũng có thể đẹp hơn, mượt hơn. Nhiều bố cho rằng FX sẽ tốt hơn cho những người chơi ống góc rộng nhưng sự thực không hẳn như vậy. Các hãng đã cho ra đời những ống siêu rộng cho DX để người dùng DX vẫn có được góc nhìn rộng rãi như FX như các ống 12-24, 11-16, 10.5mm.

Tuy nhiên, FX có những bất lợi:

Tele: JD không hiểu sao vẫn có người cho rằng DX cũng thiệt về tele. DX chả thiệt về tele chút nào khi các máy DX cũng có tương đương số điểm ảnh với FX (12mpx, 16mpx). Thậm chí DX lợi hơn về tele khi cho ra độ phóng đại lớn hơn FX. DX có thể thiệt về việc xóa phông, nhưng cái đó khác với việc lợi hại về tele.

Giá cả: vô cùng đau đớn, chơi FX tốn nhiều tiền hơn hẳn DX. Đặc biệt về lens: đơn cử như những ai thích chơi góc rộng, với DX, chỉ cần mua 11-16 hay 12-24 Tokina, giá cả chỉnh

Page 22: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

loanh quanh, $500. Với FX, muốn có góc nhìn tương đương như vậy, các bố cứ chuẩn bị $1,700 cho em 17-35mm f2.8 nhé. Đồng ý là em 17-35m build hoành tráng hơn, cái lọ cái chai, dưng mà vẫn đắt vãi lờ khi so với lens DX. Lens góc rộng cho FX đắt là như vậy, lens tele cho FX cũng đắt hơn nhiều so với DX. Con 300mm f2.8 VR giá khoảng $4,800, VRII thì khoảng $5,800, cắm trên DX thì có góc nhìn tương đương 450mm trên FX. Chơi FX muốn có góc nhìn đó thì phải sắm em 400mm f2.8 VRI, giá ít nhất cũng $8,500.

TRANG 17

... do đó, với $3000 thì JD vẫn khuyên các bác chưa nên vội chơi FX, kể cả các bác có đau đớn quằn quại và thèm khát Full-frame đến mức chảy cả nước dãi hay vắt chim lên trán tương tư cả tháng trời. Sự thực thì Full-frame chả có cái vẹo gì mà nhiều người cứ thần thánh hóa, nhìn ảnh cũng chả biết được nó chụp từ full frame hay crop frame. Thậm chí kể cả nghiến răng mua FX rồi nghĩ rằng sau này có tiền đầu tư thêm đồ chơi. Không chạy theo nổi đâu. Cứ xác định được đúng nhu cầu và chơi cho thoải mái nhẹ nhàng là sướng nhất rồi. Em thấy các bác ở vietnam mình chuộng full-frame quá. Hy vọng sau bài viết này, JD có thể ít nhiều giải tỏa được cơn khát full-frame cho 1 số bác.

Với số tiền này để ăn chơi thì rất vui, tha hồ lựa chọn đồ hàng:

Body: đến đây em nghiêng về Nikon nhiều hơn với 2 quả bom tấn D300 hoặc D300s. Bác nào thoải mái thích quay phim nữa thì xúc D300s đi. Hơn nữa, cái bàn xoay của D300s y hệt D3/D700, sử dụng sướng hơn D300 nhiều. Bên Canon có thằng 50D và 7D hàng khủng dưng bên Nikon có dàn manual focus lens giá rẻ và chất lượng cực tốt, đo sáng và báo nét được với Nikon Dxxx. Bên Canon thì các bác lại phải đi mua ngàm đổi mount. Nikon thì chả cần, mãi mãi vẫn là mount F.

Lenses: đến đây thì khó có ai có thể tư vấn được cho các bác nếu không rõ nhu cầu thực tế. Nhiều người sau 1 thời gian sẽ không còn dùng lens kit hoặc các normal zoom như 18-55, 18-70, vân vân. Hay thậm chí những hàng khủng như 17-55mm f2.8 cũng cần suy xét có nên mua không khi nhu cầu chụp tiệc tùng, đám cưới nhiều đến đâu. Nếu để chụp phong cảnh, đời thường hay chân dung thì có rất nhiều sự lựa chọn khác tốt hơn và rẻ hơn nhiều. ... do đó, với $3000 thì JD vẫn khuyên các bác chưa nên vội chơi FX, kể cả các bác có đau đớn quằn quại và thèm khát Full-frame đến mức chảy cả nước dãi hay vắt chim lên trán tương tư cả tháng trời. Sự thực thì Full-frame chả có cái vẹo gì mà nhiều người cứ thần thánh hóa, nhìn ảnh cũng chả biết được nó chụp từ full frame hay crop frame. Thậm chí kể cả nghiến răng mua FX rồi nghĩ rằng sau này có tiền đầu tư thêm đồ chơi. Không chạy theo nổi đâu. Cứ xác định được đúng nhu cầu và chơi cho thoải mái nhẹ nhàng là sướng nhất rồi. Em thấy các bác ở vietnam mình chuộng full-frame quá. Hy vọng sau bài viết này, JD có thể ít nhiều giải tỏa được cơn khát full-frame cho 1 số bác.

Cho cháu hỏi thêm câu nữa ạ: Cụ thấy dùng D5000 có hay hơn nhiều so với D40(x) không ạ?

Ờ ờ, cụ không để ý, khổ, mắt mờ, tay run hết cả rồi. Cháu có bộ đấy là đủ hết cả tiêu cự rồi nhỉ, wide, normal, tele, nhất nhà cháu nhá. - Giữa D5000 với D40 thì cụ thấy thế này. D5000 high-tech hơn, quay phim, màn hình xoay lật, chế độ Quiet để chụp ko ra tiếng, auto ISO rất hưu ích để chụp đời thường. Nhiều khi cụ mường tượng D5000 là best camera of all times cho đến khi dùng lens MF thì hơi mệt đoạn đo sáng ngoài đường. Giá như D5000 mà đo sáng đc với các MF thì đúng là the best camera

Page 23: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

of all time. So với D40 thì D5000 còn hơn về 2 thứ rất quan trọng:- Màu sắc: D5000 cho ra màu chính xác hơn D40 nhiều. D40 có hiện tượng sai WB và đặc biệt phần shadow thường bị saturated, khiến cho ảnh luôn có cảm giác ấm ấm, có người thích co người không. Cụ cũng không hề chê cái đó nhưng vẫn thích màu chính xác, muốn chỉnh gì thì chỉnh sau.- Noise: D5000 cải tiến về noise rõ rệt, hơn D40 ít nhất phải 1 stop, cụ dùng D5000 ở ISO 800 mà vẫn vô tư đời là thế cháu ạ. Tuy nhiên, nếu cháu hay thằng hàng xóm nhà cháu mà có D40 rồi thì đừng có đú với đời mà đổi lên D5000 làm gì, không đáng đâu. Hơn nữa, nếu cháu thấy hài lòng với những gì mình có rồi thì cứ án binh bất động vũ khí mà tập trung vào văn tu võ luyện cho mau lớn để bố mẹ còn được nhờ, cháu nhé !

TRANG 18

Nikon:

Sau khi đầu tư D300(s) thì các bác còn khoảng $1,600 nếu mua mới, sẽ còn dư ra nhiều hơn nếu mua đồ cũ, tùy thuộc vào giá của hàng 2nd hand. Số tiền còn lại nghe có vẻ nhiều nhưng sẽ thành ra rất ít nếu mua sắm không hiệu quả, không phù hợp với nhu cầu thực sự của bản thân.

JD tóm lược sơ qua những nhu cầu cơ bản của đối tượng "Niềm vui chợt đến": phong cảnh, chân dung, hoa lá, đời thường.

Super wide: JD vẫn không thể nào khuyên các bác mua hàng Nikon-Canon cho phân khúc này vì hiệu quả giá tiền của nó không thể nào địch được với Tokina. Hàng Nikon-Canon thiệt khẩu mà giá lại gấp đôi ở giải tiêu cự 11-16 hay 12-24mm so với Tokina. Hoặc cũng có thể JD dùng Tokina 12-24mm f4 ngày trước nhiều quá đâm ra thiên vị nhưng xét đi xét lại, JD thấy không đáng để bỏ ra gấp đôi số tiền để lấy super wide zoom của Nikon-Canon ở khúc này.

Với super wide thì các bác đương nhiên giải quyết được nhu cầu phong cảnh phổ thông, nhớ là phổ thông thôi nhé vì nhiều nhiếp ảnh gia vẫn dùng tele để chụp phong cảnh. Giải quyết được luôn nhu cầu phóng sự, JD thích chụp phóng sự và thích xem ảnh phóng sự bằng lens super wide, cảm giác được sức mạnh của bức ảnh hơn, cảm giác được sự hiện diện của mình ở đó. Ngoài ra, khi chụp phóng sự thì không gian rất chật hẹp, phải dùng super wide thì mới lấy thông tin được.

Tư tưởng ấu trí về lens wide-angle: Méo không ? Méo ít hay nhiều ? Ôi đm, lens này méo vcl, dùng làm đéo gì, như cặc. JD cũng đã có cái suy nghĩ đó khi mới chơi ảnh, rất ngu. Sự thực thì lens super wide nào cũng méo, hình như có lens Leica 18mm thì không. Còn lại, đã muốn chơi super wide thì phải chấp nhận méo vì cấu tạo của chúng là như vậy. Hơn nữa, nếu sự méo thì tự tập luyện cách sử dụng sao cho phù hợp. Ví dụ:

Page 24: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

- chụp 1 đám người thì đừng có đứng gần dưới 3m, tập trung sao cho càng nhiều người vào gần trung tâm ảnh nhất thì càng ít méo, nếu zoom được thì zoom ra xa nhất (16mm hoặc 24mm).- chụp phong cảnh có đường chân trời: đừng có phá cách để đường chân trời tít lên cao hoặc tít xuống dưới, cong veo ...- chụp phong cảnh khác: các bác sẽ rất thích với super wide angle,

cả thế giới ở trong mắt anh em đẹp xinh chưa đầy một góc

Các bác sẽ chú ý 2 điều sau:

- Góc rất rộng nên tiền cảnh phải vững vàng, nếu tiền cảnh không có gì thì chủ thể (phong cảnh) và hậu cảnh (mây trời chẳng hạn) làm cho bức ảnh trở nên rất nông. Nên chụp Raw vì khung cảnh quá rộng, nhiều lúc cần dodge + burn, cứu sáng cứu tối cho bức ảnh.

- Chụp tòa nhà: không thể không méo, muốn cứu triệt để chỉ có dựa vào photoshop thoai.

Canon Wide ange zoom: cũng giống như đã tư vấn cho Nikon nhé.

Lại thêm $500 ra đi cho em wide angle zoom rồi, như vậy chúng ta còn loanh quanh $1000. Ăn chơi tiếp nhé ...

Chân dung: không ông nào thoát được cái đoạn này vì ông nào cũng mê gái. Đéo mê gái thì cũng phải chụp cho vợ, cho con, cho gia đình. Bây giờ có nghĩ đi nghĩ lại thì JD vẫn ưng con 85mm f1.8 nhất. Canon có thằng 135mm f2 quá đỉnh nhưng góc nhìn quá hẹp khi lắp trên crop frame. Nói về dòng 70-200mm như bác Bebright đặt câu hỏi trên kia thì JD thấy nó không tối ưu cho chân dung, phù hợp cho đám cưới, thời trang và phóng sự hơn. Với giá tiền mua 70-200mm thì có rát nhiều sự lựa chọn hay hơn cho chân dung. Nikon thì có 85mm f1.4, nhưng cũng chỉ phát huy tối đa khả năng với full-frame thôi.

Nhiều người băn khoăn giữa 50mm f1.4 và 85mm f1.8 thì JD trả lời ngắn gọn luôn: với cùng 1 góc nhìn thì 85mm f1.8 cho ra ảnh chân dung đẹp hơn 50mm f1.4 vì ống dài hơn, hiệu ứng distortion ít hơn hẳn 50mm f1.4, mẫu chắc chắn sẽ thích ảnh chụp từ 85mm f1.8 hơn, bokeh cũng lung linh hơn 50mm f1.4.

Nói về chụp chân dung thì JD vẫn muốn khuyên các bạn nên chọn lens tele khẩu to như 85mm f1.8 để nếu muốn thì chúng ta có thể chụp với strobe, chụp ban đêm ... Có nhiều lens MF chụp chân dung cũng rất hay nhưng khi chụp ban đêm thì hơi mệt khi ta mất nhiều thời gian để focus. Hơn nữa, khi đi chơi chụp vợ con thì auto focus vẫn thắng thế, nhất là khi bọn trẻ con hay chạy đi chạy lại, vợ thì cũng không muốn phải pose quá lâu cho ta manual focus.

Lens MF để chụp chân dung thì JD thấy rất nhiều: Jupiter, M42 hay Nikon MF. Các bác nên tránh lens Nikon Pre AI 105mm f2.5 P.C, bokeh không hề đẹp, lens lại rất dễ bị flare nếu

Page 25: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

không lắp hút, màu sắc nhợt nhạt, nói chung không đáng để chơi. JD đang nghiên cứu mò con Serie E 100mm f2.8 rẻ tiền, bác nào dùng rồi cho biết ý kiến với. Nhưng nếu quay về ăn chơi nhẹ nhàng, đơn giản hiệu quả thì 85mm f1.8 vẫn là nhất cho chân dung xóa phông.

Sau khi đã có bộ super wide zoom, chân dung xóa phông thì JD nghĩ các bác nên làm thêm 1 cháu normal (từ 35mm - 50mm trên FX):

Muốn có góc nhìn 35mm trên crop-frame thì phải chơi lens 24mm hoặc 28mm cũng ok. Với Nikon thì JD khuyên các bác nên lấy Manual focus AIS 24mm f2.8 hàng 2nd hand. JD tưởng 35mm f2d đã nét nhưng chưa là gì so với 24mm AIS này. Mua mới thì phải hơn $500, quá phí phạm, mua cũ thì chưa đến $200. Tại sao lại không mua 24mm f2.8 AF ? Vì nó không đáng tiền so với 24mm AIS, nhất là khi so về build và độ nét, kể cả độ méo. Với lens tiêu cự 24mm thì DOF rất dày nên việc manual focus trở nên cực kỳ dễ dàng. Lens này rất phù hợp cho việc chụp đời thường trên crop frame, chúng ta sẽ được thừa hưởng 2 thứ kết hợp: góc nhìn 35mm và quan trọng hơn, DOF của lens 24mm, khép khâu f4 thì DOF đã dày lắm rồi, ko cần lo lắng nhiều.

Canon thì JD ko rành về các lens 24mm và 28mm nên ko tư vấn được.

còn tiếp ... Góc nhìn 50mm

Được gửi bởi phuongdaquynh kính bác JD, em thì bị ép phải chụp hình, chả là ông anh bảo mày nhìn đời nó hồng quá, chẳng lo chẳng nghĩ cả, chụp hình đi sẽ thấy mọi thứ sẽ khác đi, rồi dúi vào tay cái D90 và vài cái lense. Nhưng sau một thời gian thì em muốn cơ cấu lại danh mục bác ợ, hiện nay em có 35mm, 50mm, 105mm, kit, và 1 cái ống 70-200 dài thượt chẳng làm gì. Do không phải em đầu tư nên không biết NAV nó bi nhiêu, em tính thanh lý hết, mua một cái gì đó nó thích hợp với em hơn.- Máy nhỏ gọn, đẹp (fm mà :)) digital (no film, em thử rồi rắc rối quá)- Thói quen chụp : từ 30cm - 5m 70%, phong cảnh, kiến trúc, món ăn, quần áo, :)) - Budget +1000Nhờ bác tư vấn cho em với, thanks bác nhiều, em cũng nghĩ đến RF rồi nhưng quả thật là chưa có cái gì khác M8 (hix -chảnh nữa rùi), bác thấy Fuji X100 thế nào ?

Minh nghĩ chụp ảnh thì nhìn đời sẽ càng hồng thêm. Bạn sẽ yêu từ những thứ tưởng như đơn giản nhất và tầm thường nhất mà nếu không chụp ảnh, chúng ta chẳng bao giờ để ý đến nó. Chụp ảnh sẽ dạy cho bạn cách quan sát nhiều hơn, bạn sẽ nhìn xung quanh kĩ lưỡng hơn, cảm giác tinh thần vì thế cũng nhẹ nhàng và dịu dàng hơn. Thậm chí tư duy về mọi việc cũng được phát triển do chụp ảnh sẽ khiến não phát triển toàn diện hơn.

Nhìn đời thấy toàn màu hồng là sự may mắn của bạn. Mình đến bây giờ nhìn xung quanh vẫn thấy nhiều cứt chó, tuy nhiên thi thoảng cũng có chút 'hồng hào'. Quay trở lại với bộ lens của bạn thì mình không rõ chúng là lens gì vì bạn chỉ liệt kê tiêu cự. Dựa trên nhu cầu thì mình

Page 26: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

nghĩ bạn nên hài lòng với D90, 1 body cực tốt.

Kit để chụp phong cảnh kiến trúc105 (ko biết có phải macro ko) dùng để chụp hoa lá, chân dung.35mm giữ lại chụp quần áo và đồ ăn rất hay. Với lens 35mm trên D90 thì bạn dễ dàng chụp nguyên 1 đĩa bánh xèo hay 1 bát bún bò. Có thể bán 50mm và 70-200mm đi, lấy tiền sắm 1 em LV hoặc 1 em Burberry cho nó tăng thêm màu hồng cho cuộc sống. Chúc bạn vui !

Cảm ơn bài viết của bác JD. Em cũng biết đến góc nhìn 35mm theo bác phân tích trong bài 35mm tuyệt vời và thầm lặng. Bác nói nếu chơi góc 35mm thì phải mua 24mm AIS, nhưng em chỉ có cái body D90, không đo sáng được với lens AIS, vậy có phải em vẫn nên chọn 24mm AFD?

Chắc là phải làm 24mm AFD vậy bác ạ. Nếu bác chưa chắc chắn có thích góc nhìn 35mm FX không thi mua hàng used được thì tốt, nếu không thích thì đẩy đi cũng không phí.

Góc nhìn 50mm FX:

Với các body crop frame thì đương nhiên phải tìm lens 28mm, 30mm, 35mm để phục vụ cho góc nhìn này. Canon có 28mm f1.8, 35mm f2, Sigma có 30mm f1.4 được đánh giá khá cao, Nikon thì có cả 35mm f2 lẫn 35mm f1.8. 1 kinh nghiệm nữa JD muốn chia sẻ cho các nghệ sĩ tự phát đồng thời là bố trẻ: chụp trẻ không nên dùng tele, nhất là khi chỉ có 2 bố con. JD chụp cho trẻ con mấy nhà thì thấy: nếu đứng xa em bé quá, nó sẽ không chịu đứng yên hay ngồi yên mà sẽ chạy lại về phía người lớn. Loanh quanh ống 35mm trên crop frame là vừa đủ, chúng ta đứng đủ gần để bé cảm thấy yên tâm và an toàn. Ngoài ra, chúng ta có thể khai thác góc chụp từ trên xuống dưới với tiêu cự này: đứng thẳng, chụp từ trên xuống. Với tele thì ko làm thế được, với góc rộng hơn thì xóa phông không đẹp hoặc mặt của bé sẽ bị distort.

D5000 + 35mm f1.8

Page 27: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Chọn lựa giữa 35mm f2 hay f1.8 thì em đã có 1 bài chia sẻ, hy vọng các bác có thể tham khảo được:

Gần đây nhiều bác thắc mắc lựa chọn giữa 2 lens này, JD có điều kiện sử dụng cả 2 lens này nên mở topic để hy vọng giải đáp mọi ưu phiền cho bạn nào còn lăn tăn nhấm nhẳng.

Tất nhiên, đây là thắc mắc cho những DX shooter. Những ông nào dùng FX mà còn đi thắc mắc giữa 2 lens này chỉ là những thằng bại não.

Ngắn ngọn cho nó vuông:

Đối tượng sử dụng D40(x), D3000, D5000 (body ko có auto focus motor): mua 35mm f1.8 luôn, khỏi cần suy nghĩ. 35mm f2 có hơn gì đi chăng nữa thì cũng không đáng để hy sinh auto focus cho dòng tiêu cự này. Đối với JD thì body D5000 + 35mm f1.8 là combo đẹp nhất và hoàn hảo nhất cho nhu cầu: gọn nhẹ, thiếu sáng, chất ảnh, vân vân. Nói chung là không thể hài lòng hơn, nhất là khi ta xét trên phương diện kích thước và giá thành. Nói chung cứ ở trong studio hay indoor, thậm chí đi chơi thì combo này là sự lựa chọn số 1 của JD. Ảnh chụp từ combo này gần 1 năm qua rất nhiều. Ảnh up lên flickr thì rất ít, nên chỉ đưa ra 2 cái ví dụ tượng trưng:

Page 28: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Trong những điều kiện ntn thì FX với Nano, chả thèm đến 35m f2 cũng chỉ đến thế này thôi.

...........................

Tóm tắt:

Đối tượng sử dụng D80, D90, D200, D300 (body có auto focus)

1.3 Lens 35mm f1.8 DX:

Ưu điểm: gọn nhẹ, đẹp, đặc biệt có manual override, AF-S, focus rất êm (mặc dù vẫn hơi có tiếng ồn 1 chút xíu), vòng focus ring không xoay khi focus.

Nhược điểm: đau đớn nhất đối với em là không có cái focus scale cho nên không thể pre-focus cho chụp đời thường được, tất nhiên các bác vẫn có thể chụp đời thường thoải mái. Nhiều bác chê build lởm nhưng em hoàn toàn hài lòng về build. Có lẽ ở vnphoto thì ít ai có thể dùng lens 35mm f1.8 này nhiều hơn em được. Em tha nó khắp nơi, quăng quật đủ kiểu, không bị làm sao hết. Mua lens để chụp ảnh chứ có phải để đóng đinh đâu.

2. Lens 35mm f2

Em đã có 1 bài review về lens này, các bác có thể tham khảo: http://www.vnphoto.net/forums/showth...033&highlight=

Ưu điểm: có vòng chỉnh khẩu, tốt cho bác nào thích nghịch máy phim Nikon cổ, nét, có scale focus, ưu điểm lớn nhất là có CRC (close range correction) giúp chúng ta focus được rất rất gần, chụp kiểu dí bén hoa lá cành với ống này cực sướng.

Nhược điểm: Vòng focus bị xoay khi focus, các bác không cầm vào cái ring này được.

Page 29: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Những yếu tố JD thấy chúng ta KHÔNG nên quan tâm:

Độ nét: Thực sự thì kĩ thuật chế tạo ống kính đã đi xa lắm rồi, chả có ống kính nào là không nét cả. Ngay cả cái ống kính bằng tuổi ông già nhà em nét chả kém gì Nano với L. Hơn nữa, kinh nghiệm thẩm du của em cho thấy, cùng 1 loại ống kính, ví dụ 35mm f2, có cái này nét hơn cái kia. Em nghĩ là do sản xuất, chỉ có thể chính xác đến 99,99% là cùng, ko thể làm 1000 lens mà cái nào cũng nét như cái nào. Nói 35mm f1.8 nét hơn 35mm f2 hoặc ngược lại là hoàn toàn không có cơ sở. Có thể chỉ đúng với cái lens cụ thể mà các bạn cầm thôi.

Hơn nữa, quan trọng hơn, ở thời đại ảnh số này thì Photoshop gần như bắt buộc. Chụp số mà không biết PS thì mất đi 50% niềm vui rồi. Vào filter - Unsharp mask, lúc đó thì lens nào cũng nét nhất thế giới. Khỏi lo độ nét nhé.

Độ cong (Distortion): Nhiều bạn nói 35mm f1.8 DX cong hơn 35mm F2. Điều đó đúng nhưng không quan trọng và cũng không thực tế khi chúng ta đi chinh chiến. Thứ nhất, nói về distortion, distortion chả có gì là đáng sợ. Nhiều khi còn phải dùng hiệu ứng này để tạo cảm giác cho bức ảnh. Thứ 2, nếu sử dụng không khéo léo thì 35mm f2 cũng méo như thường, các bác cứ thử chụp chân dung đặc tả, mặt mẫu giữa khung hình mà xem. Nếu cứ áp dụng quy tắc 1/3 cho chân dung gái teen xóa phông thì bảo đảm không bao giờ sợ bị méo với tiêu cự 35mm này (nhất là ở trên DX body). Còn nếu như không thể chịu được méo, không thể làm chủ được thì đừng có dây vào tiêu cự 35mm, mua mẹ tele cho nó lành, trông cho nó pro, lấy le với các em xì tin. Nhá !

Chốt hạ:

Sử dụng D40, D3000, D5000 nói chung: 35mm f1.8G, khỏi cần nghĩ ngợi. JD chụp nhiều với combo này rồi, không khuyên bậy ai bao giờ hết.

Sử dụng D80, D90, D200, D300 nói chung: thích giá tiền hiệu năng thì chơi 35mm f1.8G, cần scale focus và dí bén thì chơi 35mm f2. 2 con này nét như nhau, màu đẹp như nhau. Học PS đi, tiết kiệm được ối tiền đấy.

Sử dụng FX: chỉ có những thằng đao mới phải suy nghĩ.

TRANG 19

Cháu hỏi cụ Zêm Zương chút . Cháu thì thuộc loại a ma tơ lòi ra rồi nhưng cứ đú đởn thay đổi máy sử dụng trọn vẹn 1 cái máy còn chưa làm dc, giờ muốn hỏi cụ tư vấn tình d.. tí : cháu có tầm 6 7t gì đó để làm 1 con dslr cũ cả lens lởm luôn- ko muốn hơn nữa vì thấy rất phí tiền cho cái món này :D . Phan vân giữa D40 và 20D , 2 con này cả body và kit lởm chắc chỉ tầm 6 7 đồng thôi . Theo cụ loại nào dùng ổn hơn , nhất là chụp thiếu sáng cho ảnh tốt và ít noise ( cái này chaú quan tâm nhất ), nhu cầu chụp thì cái gì cháu cũng chụp , suýt bị đánh vì tội chụp ngu hehee :D .Cháu thì vẫn thik màu ảnh và kiểu dáng của nikon hơn canon. Thanks cụ 1 cái nhé !

Bố cháu này chơi khó cụ quá. D40 cụ dùng khá lâu, 30D thì cụ dùng gần 2 tháng, 20D thì mới dùng được 2 ngày do có thằng em đến chơi mang theo cho cụ dùng thử. Cụ không thể tư vấn cho cháu dùng máy nào được, cụ chỉ có thể hướng dẫn cho cháu rồi cháu tự quyết định nhé:

Page 30: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

20D body pro hơn, chắc chắn cháu cầm sẽ thích hơn D4020D có màn hình phụ ở phía trên, tiện lợi hơn cho nhà cháu và nhà cụ20D cho cháu nhiều lựa chọn về ống kính hơn vì nó co auto focus motor ở trong và đo sáng đc với các lens MF20D có 9 điểm focus trong D40 chỉ có 3 điểm, cái này thì cụ cũng ko quan trọng lắm

Ngược lại, ...

D40 màn hình lớn hơnD40 nhỏ gọn hơnD40 có đo sáng điểm, còn 20D hình như đéo có

Bây giờ cháu phải tự xác định nhu cầu ăn chơi của mình. Độ noise thì 2 thằng này như nhau thôi. Quan trọng là cháu có chơi lens không? Nếu chỉ dùng đúng 1 lens kit thì D40 là đoàn chuẩn rồi. Nếu cháu lại hay mang máy đi du hí thác loạn thì D40 cũng lại càng đoàn chuẩn hơn vì nhỏ gọn.

Các cụ khác chắc sẽ chọn 20D vì chơi đc nhiều lens hơn. Chúc cháu ăn chơi trác táng mà tiết kiệm.

@ Bebright: bỏ 1 đống tiền mua 24-70 với 70-200mm chỉ để phục vụ nhu cầu chân dung thì đúng là đại ngu. 2 zoom lens đó có thể phục vụ rất nhiều mục đích khác nhau. Ăn chơi vui vẻ thì không cần phải tốn kém như vậy. Với nhu cầu chân dung phổ thông thì bác có 2 lựa chọn đẹp:

Full frame: 135L quá đẹp hoặc 85mm f1.8 cũng vẫn đẹp

Crop frame: 135L sẽ cho góp nhìn rất hẹp, bác phải đứng rất xa, hơi bất tiện, em nghiêng về 85mm f1.8 hơn.

@ Lúc tắm xong thì em thường mặc quần trước ạ !

TRANG 21

D tiếp tục với $3000 cho đối tượng "Niềm vui chợt đến" rồi tư vấn cho các bác sau nhé:

Với $3000, các bác chưa nên chơi FX nếu muốn chơi nhiều thể loại và đa dạng:

Loanh quanh $1400: D300, D300s, 50D, 7D

Loanh quanh $500 : Wide ange zoom Tokina 11-16mm f2.8 hoặc 12-24mm f4

Page 31: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Loanh quanh $300: 35mm f2 hoặc 35mm f1.8 ($200)

Loanh quanh $400: 85mm f1.8

Còn lại khoảng hơn $400: tripod, thẻ nhớ, túi xách + đèn flash SB 600 hoặc 430EX + chân đèn + CTR 301p + dù nếu muốn chơi strobist

Tất nhiên, set up trên sẽ thay đổi theo từng đối tượng, nếu bác nào thích chụp macro hoa lá thì phải hy sinh 1 trong những thứ ở trên để đập tiền vào macro lens. Hy sinh cái gì thì tùy vào nhu cầu của các bác, không có nhu cầu góc rộng thì hy sinh góc rộng, không có nhu cầu chân dung thì hy sinh 85mm, ko có nhu cầu chân dung trong nhà hay đời thường lang thang thì hy sinh 35mm f2 và 24mm AIS.

Nikon có bộ R1C1 cực hay cho việc chụp macro, đèn có thể đánh wireless TTL, cân chỉnh được tỷ lệ cường độ sáng giữa 2 đèn.

Còn về macro lens thì JD không thạo, nhưng JD nghĩ nên mua MF lens cho đỡ phí tiền, chụp macro đâu có cần auto focus ?!?! Ống MF macro cực rẻ, ví dụ như bác nào thích chụp hoa thì có thể xem xét ống Nikon 55mm f3.5 macro, giá thành chỉ hơn $100. hay như nếu thích tiêu cự dài hơn để tiện cho côn trùng thì có thể xem xét Nikon AIS 105mm f2.5 macro, giá cũng chỉ hơn $200.

Nhiều bác có cả nhu cầu chân dung + macro nên thường nghĩ mua 1 ống macro dùng chung cho cả chân dung. Tất nhiên là dùng được, đừng có nghe ông nào nói là không được, "macro nét quá chụp chân dung ko đẹp". Ngu vãi đái, không thích nét thì làm nó soft quá dễ, out nét mà chỉnh cho nét thì hơi mệt đấy. Tuy nhiên JD thấy ống macro tiêu cự 55mm f3.5 hay 60mm f2.8 chụp chân dung hơn khoai vì tiêu cự hơi ngắn và khẩu cũng không to. Ống macro 105mm thì lại hơi quá dài trên crop frame cho chân dung, tất nhiên hoàn toàn có thể chụp tốt, nhưng sợ các bác mới chơi sẽ thấy khó dùng.

Cá nhân JD thấy chúng ta không nên mua ống Macro 105mm f2.8 VR Nano để kết hợp cả macro lẫn chân dung. Đây là 1 ống rất tốt, không có gì phải bàn. Tuy nhiên, với giá thành của ống này ($900) thì JD hoàn toàn có thể mua 85mm f1.8 chuyên trị chân dung + 1 ống MF macro (55 hoặc 60 hoặc 105) mà vẫn thừa tiền đi karaoke, hay mát-xa phòng Vip.

Chúc các "nghệ sĩ tự phát" có được lựa chọn hợp lý với từng này tiền.

2. $3000 để làm nghề tay trái.

son_volam002 Mình có vài ý kiến sau, nêu ra để anh em cùng tham khảo. Về vụ mang macro ra chụp chân dung so với ống chân dung thì:1. Ống chân dung thường chụp mở khẩu lớn nên nhà sản xuất đã cố tình chế tạo dải cho chất lượng ảnh đẹp nhật thường là f < 8, thường là 2.8 - 5.6Trong khi đó ống macro khi chụp phải khép khẩu nên thường chế tạo dải đẹp > 8, thường là 11 - 22. Nếu bác nào bảo macro nên mở khẩu rộng để xóa phông khi chụp chứng tỏ chưa bao giờ thử chụp macro.

Page 32: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

2. Ống chân dung cần bắt nét nhanh nên tầm hoạt động của vòng lấy nét rất ngắn, điển hình như Nikon 85 / 1.8 thì vòng này chỉ quay được tầm 90 độ.Còn ống macro thì ống nào vòng này cũng dài, đặc biệt là đoạn focus gần, có thể lên tới vài vòng 360 độ, do đó nhỡ ống nào k có khóa limit thì khi bắt trượt nét 1 cái mà lười không vặn tay lại thì mẫu có mà đứng ngáp xong mình vẫn chưa quay lại được đoạn cần lấy nét.

3. Cũng vì đặc điểm của macro là chụp rất gần nên thường không chú trọng lắm đoạn bokeh, vì dí sát như vậy thì chả background gì để mà đẹp luôn, chỉ có 1 màu duy nhất ở background thôi, do đó vác ống marco chụp chân dung thường bokef sẽ k đẹp bằng.

Vì thế nên việc sở hữu 1 ống macro 105 và 1 ống chân dung 105 là chuyện hoàn toàn rất bình thường với những ai kĩ tính. Còn trường hợp bắt buộc phải dùng macro để chụp chân dung thì cũng cần lưu ý những điểm trên để khắc phục.

con hàng Keira này vẫn thích phán những câu sáo rỗng. Chả nhẽ cụ lại chửi bậy nữa à ? Chụp đám tiệc, hội nghị cầm lens fix gọn nhẹ xem có chạy đua nổi không nhé.

@ Son-volam: cám ơn nhà cụ đã khai sáng về lens macro cho bà con làng xóm :D

$3000 - Làm nghề tay trái:Đây là hạng mục mà JD rất quan tâm và rất muốn biết các đại gia sẽ đầu tư như thế nào để phục vụ được cho cả thú vui lẫn thú tiền của mình. Vẫn biết 1 điều rằng mỗi chủ đề chụp cho khách thì chúng ta có nhu cầu cho các thiết bị khác nhau nhưng sự lựa chọn quả thực rất khác nhau giữa ông thợ này với ông thợ kia. Chính vì vậy, ở phân khúc này thì JD không dám dùng từ 'tư vấn' mà chỉ dám chia sẻ cách lựa chọn của mình và mong các bác khác cùng cho ý kiến. Vấn đề này không có đúng sai, phải trái nên chúng ta cứ thoải mái và tự nhiên.

Bình dân phổ biến nhất vẫn là chụp ảnh cưới, đám cưới, tiệc tùng và chân dung. Vì vậy, chúng ta cứ bám lấy chủ đề này cho dễ nói chuyện nhé.

Nỗi khiếp sợ khủng khiếp nhất của chúng ta là gì ? Chắc chắn là equipment failure, thiết bị trục trặc khi đang làm việc. Ai cũng biết là máy ảnh bây giờ rất bền, rất yên tâm, nhưng hỏng hóc chỉ cần xảy ra 1 lần duy nhất khi đang làm việc, nhất là đang tiệc tùng đám cưới thì ôi thôi, sự nghiệp có thể tiêu tan, nặng thì nó kiện cho vỡ mồm, nhẹ nhàng hơn thì nó chửi cho vỡ mặt, và đương nhiên, chúng ta sẽ trở nên nổi tiếng vô cùng vào ngày hôm sao khi tên mình sẽ được truyền đi khắp nơi.

Nhẹ nhàng hơn là 1 buổi chụp thời trang vì chúng có thể thực hiện lại được hoặc nói mọi người ngồi chờ, mình chạy đi thuê máy khác. Cực chẳng đã, làm như vậy thì cũng mất rất nhiều uy tín vì khách phải đợi, lỡ việc của họ, mẫu phải chờ, trang điểm phải đợi. Thậm chí, hỏng luôn cả vấn đề chuyên môn khi chúng ta đang đợi hoàng hôn để chụp. Chạy đi lấy máy mới về thì trời tối mẹ nó rồi, hoặc đơn giản như ánh sáng mình mong chờ cũng đã thay đổi.

Nói tóm lại, công cụ hiện giờ rất bền, rất khó có khả năng máy bị chết nhưng đã làm ăn rồi thì không thể bỏ qua vấn đề rủi ro trong kinh doanh, biết là tốn tiền nhưng chúng ta vẫn phải bỏ tiền để làm giảm tối đa những rủi ro này. Cách làm:

Luôn luôn có ít nhất 2 máy. Thứ nhất là đỡ phải thay lens nhiều, nhưng quan trọng hơn, máy chính chết thì đã có ngay máy phụ.

Page 33: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Mua nhiều thẻ nhớ, mỗi thẻ chỉ 2GB thôi, đừng tiết kiệm tiền mà mua 1 thẻ 8GB thay vì mua 4 thẻ 2GB. Chuyện thẻ nhớ bị hỏng đã từng xảy ra với JD 2 lần. Các bác muốn mất 2 GB ảnh hay muốn mất hết 8 GB ảnh ? Có cần phải động não không ?

Với ngân sách $3000 thì giải ngân thế nào đây ??? D80 kết hợp D200, hay 20D kết hợp 30D, 40D là những sự lựa chọn không hề tồi 1 chút nào.

Đám cưới có 2 thể loại phải chụp: album riêng cho cô dâu chú rể và buổi tiệc (lễ ăn hỏi và lễ cưới). Chụp album riêng thì cũng hơi na ná chân dung, có thể đá sang thời trang 1 tí, nhưng các bác có thể sáng tác tự do hơn, gần gũi với "chơi" hơn là "làm", mặc dù nó cũng vẫn là làm. Chụp album riêng thì có thể ở studio, có thể ngoại cảnh, thậm chí kết hợp cả 2, tùy vào túi tiền của khách.

Chụp buổi tiệc do đặc thù phải nhanh nhẹn, chớp khoảnh khắc thời gian nên các ống zoom sẽ có chỗ đứng vô cùng vững vàng, các bác sẽ không có thời gian thay lens đâu, cuống quá có khi rơi mẹ lens xuống đất thì nhục như chó. JD sẽ chọn ngay ống zoom Ni-Ca 17-55mm f2.8 hoặc Tamron 17-50mm f2.8 để còn kinh phí đầu tư vào ống macro chụp chi tiết như hoa cưới, nhẫn cưới, rượu, vân vân cùng với ống 85mm f1.8 đặc trị cho chân dung ngoài trời, đương nhiên cả flash nữa.

Chú ý: không nên dùng những normal zoom khẩu nhỏ như 16-85mm, 18-55 kit, hay 18-70mm vân vân. Tiêu cự của chúng phù hợp cho công việc nhưng khẩu độ thì không hề. Chụp trong nhà thiếu sáng rất mệt, nhất là khi không thể lúc nào cũng dùng flash được. Tưởng tượng 1 bô lão đang trịnh trọng comple caravat cắm thùng chắp tay trước chim đĩnh đạc : "kính thưa quan viên hai họ, kính thưa cụ ông cụ bà, kính thưa họ hàng nội ngoại, hôm nay được ngày lành tháng tốt, sau 1 thời gian tìm hiểu ... " Bụp 1 phát cả quả flash 430EX đốp thẳng vào mặt bô lão, JD bảo đảm bô lão đấy sẽ dừng hình và nhìn về phía JD ngay lập tức, xong quên mẹ hết cả lời văn rồi luống cuống xoay tay xoay chim, đéo biết nói gì nữa. Do đó, ống normal zoom f2.8 rất quan trọng trong những trường hợp này.

Mà các bác dùng Nikon crop frame đừng có đú bẩn mà đi mua cái thằng Phở đặc biệt 24-85mm f2.8-4 nhá. Đừng có cái kiểu : "à, bác JD review con này thấy tốt lắm nên em muốn mua dùng thử." Bác JD là cái đéo gì mà phải nghe theo, đọc cho vui thôi, tự mình quyết định lấy, ở đời không ai quyết hộ mình cái gì được đâu. Lens đấy chỉ phù hợp khi dùng trên full-frame thôi, dùng trên crop frame là mất góc rộng rồi. Chụp tiệc thì nhiều khi góc rộng rất quan trọng, đã crop frame thì cứ mua lens có đầu là 17 hay 18mm mà dùng. Mà em đọc lại cái bài Phở đặc biệt thì đúng là viết trong lúc phê phê nên cũng hơi bố láo. Đêm hôm trước JD nhậu đến 3h sáng, rồi 4h đi chụp đến 7h ngoài bờ sông, vật và vật vờ như thằng sái nghiện tìm con ca-ve. 8h về đến nhà đéo ngủ được, cộng thêm đói, thèm phở rồi viết 1 bài Phở đặc biệt xong mới ngủ được.

Chốt lại: với $3000 thì JD nhất định sẽ chơi như sau để mua gạo về thổi cơm

Giá cả tương đối nhé:

D300 used + D200 used + thẻ nhớ: $1500 (hoặc Canon 50D+40D)Tamron 17-50mm f2.8: $400Nikon-Canon 85mm f1.8 $400 (bắn trộm cô dâu chú rể những khoảnh khắc phi thường) 2 cái flash $400Phông + chân đèn + trigger $300

Page 34: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Loanh quanh $3000, đoàn chuẩn mà hiệu quả quá cao cho nhu cầu này. JD biết VNphoto rất nhiều ông tay trái tay phải, chân trái chân phải chân giữa kiếm cơm bằng ảnh. Mong các ông chia sẻ chút suy nghĩ cho anh em mở mang đầu óc.

TRANG 23

Thái độ thằng chụp moi tiền

Cái này đéo ai dạy ai được. Tốt nhất là tự rút kinh nghiệm, nhìn xung quanh những ông nhiếp ảnh gia khác, nhất là khi đi ăn cưới trên tinh thần "cơm bình dân cao cấp". Thấy người ta có gì hay thì mình học, thấy cái gì không hay thì ta nên tránh.

Bán hàng:

- Alo, cho gặp anh ABC cái.- Ờ, bố đây.- Anh chụp ảnh cưới đúng không ạ ? Em sắp cưới nên cần hình cưới.- A, dạ vâng, em là ABC đây ạ. Chúc mừng ông anh sắp lên xe hoa ............. bla....blah ..........blah .........

Nhiều thằng cứ tưởng ảnh mình xuất sắc thì sẽ đông khách, mình cũng đã từng thuộc dạng đấy. Thực tế, khách đéo phân biệt được 1 bức ảnh đẹp với 1 bức ảnh xuất sắc. Chúng nó chỉ có thể phân biệt được giữa ảnh tốt và ảnh không tốt. Phần lớn mọi trường hợp, nhìn vấn đề sâu xa thì sẽ thấy 1 điều: Con cô dâu nó không mua ảnh của mình mà nó mua con người của mình. Các cụ chụp chuyên nghiệp có công nhận điều đó không ?

JD nhận thấy con cô dâu lựa chọn theo tiêu chí sau:

1. Con người anh nhiếp ảnh2. Giá tiền...3. Sau đó mới đến chất lượng hình ảnh

Do đó, lúc đi gặp khách thương thảo thì các bố ăn mặc bảnh bao 1 tí, đừng có chơi áo 3 lỗ, quần đùi rách, chân đi tổ ong nghìn lỗ. Thái độ chuyên nghiệp và tinh thần lịch sự phải xuyên suốt. Đừng có khiêm tốn giả tạo, "ôi, trình em gà con, em trình còi lắm, lùn lắm." Nói thế đéo thuê nữa ? Có thành tích gì, bằng cấp gì, giải thưởng gì, chụp những ai nổi tiếng, chụp cho những công ty người mẫu nào, lôi hết ra nhưng đừng có bốc phét. Đoạn này thì phải khoe khéo thôi, đừng nổ. Hồi bé JD hay đi theo mấy anh chị họ tìm thợ cưới, thấy nhiều ông nổ to như con bò, ngu vãi đái. Nổ to quá xong đến lúc đi về, thằng chú rể với con cô dâu nó bảo nhau : "đời làm thằng cu-li chụp ảnh chứ có cái chó gì mà cứ như ông thánh." Nhục chưa ?

Cái này thuộc về kĩ năng ngoại giao và khả năng bán hàng, không liên quan gì đến chụp ảnh. Làm thế nào để người ta thấy thoải mái với mình trước đã, thấy dễ chịu rồi sau đó mọi việc mới tiến triển được.

Trước khi chụp thì phải nắm chính xác lịch trình và kịch bản để chụp được hết những khoảnh khắc quan trọng. Thống nhất hết sức cụ thể với nhau (giấy trắng mực đen) về tiền nong, số lượng ảnh, thời gian, vân vân ... để tránh gây hiểu nhầm và tranh cãi sau này.

Page 35: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Trong lúc chụp, phải xác định rằng: mình như người nhà của cô dâu chú rể. Hết sức lịch sự với các quan khách vì chắc chắn người nhà cô dâu chú rể sẽ nhìn mình. JD thấy nhiều ông rất vô văn hóa, đẩy khách để lấy chỗ chụp, đứng lên ghế của khách, không 1 lời xin lỗi. Hạ đẳng vãi đái. Kể cả lúc mệt mỏi thì ta phải luôn vui vẻ với nụ cười thường trực trên môi (mặc dù sẽ có thằng tưởng mình bị điên). Các bác tin hay không thì tùy, nhưng thái độ của mình sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ của người được chụp, kể cả đó là khách đám cưới, cô dâu chú rể hay khách chân dung, người mẫu. Tạo cho họ có một cảm giác vui vẻ thoải mái, chắc chắn bức ảnh chụp xong sẽ thành công hơn vì ai trong ảnh cũng vui vẻ và họ sẽ nhớ đến mình.

Sau khi chụp, thông thường mọi việc sẽ tốt đẹp nhưng chắc chắn không ông nào thoát được bọn khách mất dạy, quỵt tiền, đòi hỏi những thứ vô lý không có trong hợp đồng hoặc đòi giảm giá, dạy đời, nói chung là vân vân. Cách giải quyết mỗi tình huống đều khác nhau, tùy vào sự việc và tùy vào đối tượng. Các bác phải nắm vững 1 điều, ghi lòng tạc dạ, "giải quyết sao cho êm đẹp và vui vẻ." JD cũng vì nóng nảy và tự cao nên đã vài lần chửi khách không còn mặt mũi (đương nhiên là do chúng nó chơi đểu). Bây giờ nghĩ lại thì rất ân hận vì 1 khách có thể giới thiệu cho chúng ta nhiều khách nữa. Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa. Đã xác định chụp ra xèng thì phải nhún nhường mới ra xèng được. Tuy nhiên, nói đi thì cũng nói lại, có những khách đéo thể thương được, không chấp nhận được thì cứ chửi chết mẹ nó đi. Triết gia đã dạy: "đừng đốt đi cây cầu nào." Nhưng thực tế JD thấy, trên đời này vô số các cây cầu, giữ được cái nào thì giữ, mất dạy quá thì chặt rồi đốt mẹ nó đi, tung tăng trên cây cầu khác.

TRANG 26

Được gửi bởi nkabuto Bác Dương cho em hỏi 1 chút, tình hình là đọc bài của bác em rất thích và định là sẽ theo nghề tay trái, hiện tại thì kiến thức ảnh, cách xài máy với bố cục, tí ánh sáng em cũng biết sơ sơ. :DĐồ nghề của em thì rất đơn giản thôi ạh: body 450D + kits, 50mm f1.8.Em có 2 câu hỏi là :

1/Em đang định đầu tư thêm 1 cái flashh 430EX nhưng mà ko biết nên mua MkI hay MkII ? Và cái nào thì sẽ thuận tiện về lâu dài ? Chứ nếu mua flash rẻ mà về sau phải đầu tư thêm để chuyển đổi thì cũng hơi tốn. 2/ Tripod thì cần tính năng nào là đầy đủ ? Tại tripod thì em định giá cả chắc khoảng 1tr. Sau khi lên 2 cái này xong thì chắc em sẽ lên lens sau, thanks bác nhiều. ^^

Chào bác Bú To: con flash đầu tiên mình dùng là 430EX MKI, mặc dù thời gian không lâu, chỉ hơn 2 tháng nhưng mình rất hài lòng. Đối với việc chọn lựa đèn flash, JD đặt ra 3 tiêu chí:

1. Có khả năng TTL: quan trọng khi cắm trên máy ảnh, đèn tự đo sáng để cho ra cường độ ánh sáng chuẩn. Phù hợp cho việc chụp phóng sự, nhất là khi khoảng cách từ máy đến chủ thể thướng xuyên thay đổi.

2. Chỉnh được Manual: quan trọng khi chơi strobist, đánh đèn off-camera. Thậm chí quan trọng cả khi chụp đám cưới. Ví dụ cụ thể nhất khi chúng ta chụp từng gia đình vào đứng với cô dâu chú rể. Em để sang chế độ M rồi chụp thử 2 phát đầu để thiết lập đúng cường độ ánh

Page 36: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

sáng, sau đó từng người vào cùng cô dâu chú rể thì ta cứ chụp chế độ M trên flash, ánh sáng sẽ hoàn toàn ổn đinh. Những tình huống như vậy thì nhiều khi dùng TTL lại không ổn định do quần áo mỗi người mặc khác nhau khiến cho TTL có thể bị nhầm. Cái này thì MK II hơn MI ở chỗ có thể chỉnh theo từng 1/3 nấc.

3. Cường độ sáng tối đa: càng mạnh càng tốt nhưng các speedlight thì cường độ gần như nhau hết, trừ khi bác chơi quantum $800usd.Theo những tiêu chí đó, em sẽ chọn 430EX MKI, tiền còn lại làm việc khác.

Trả lời chung về vấn đề Flash: các bác cứ theo 3 tiêu chí mà JD đã nêu ra ở phía trên mà chọn lựa. Flash độc đáo ở chỗ: flash nào cũng cho ra được ánh sáng, đừng nghĩ rằng phải mua flash xịn thì ảnh mới đẹp. Ánh sáng là ánh sáng, người điều khiển ánh sáng là chính chúng ta, chấm hết. JD chưa dùng Younou 465 bao giờ vì hồi JD bắt đầu dùng flash thì chưa có Youngnou flash. Tuy nhiên, nếu phải mua lại thì có lẽ JD sẽ mua YN 465 với đầy đủ mọi tính năng mà chúng ta cần trong khi giá thành thì quá thấp $85. Với nhu cầu của chính JD thì JD hoàn toàn không thấy được tính hiệu quả của những flash khủng như Sb900 hay 580EX, đặc biệt khi có quá nhiều flash giá thành thấp hơn nhiều và hoàn toàn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Được gửi bởi tieu co nuong Chào chú James, chú ơi cháu (con gái) rất thích chụp choẹt, cháu mới đc bố cháu tặng cho cháu 1 cái Canon 7D. Từ bé tới giờ cháu mới biết đến mặt mũi cái G11 thui, cháu khoái lắm, giờ tự nhiên đc em 7D rơi vào đầu cháu sướng quá, nhưng để sướng hơn thì cháu cần phải mua lens + accessories, budget của cháu là khoảng 2k$, mong chú tư vấn cho cháu với. Cháu hay chụp thức ăn (vì cháu hay nấu ăn), abstract, street/still life, chụp khi đi du lịch, hoa hoét chim cỏ chó mèo. Cháu đặc biệt dị ứng chụp người vì cháu kô thích và cũng kô có ý định chụp. Cháu đang phân vân những em lens sau:- 50mm f1.4: cái này cháu sợ lắp lên crop của cháu thì hơi bị xa để chụp thức ăn. Nhưng cháu thích cái f1.4, cháu đang phân vân sang 30 f2 nhưng cái lens này lại slower.- 17-40mm f4: cháu thấy em lens này bị chê khi lên FF thì sẽ bị đen 4 góc nên cháu hơi fân vân, vì tương lai...rất xa cháu cũng muốn lên FF (tính cháu lo xa chú ạ!)- 24-70mm f2.8: em này có vẻ tuyệt vời kô có gì để chê, dễ dàng thích hợp chụp nhiều thể loại, tuy nhiên hình như em nó hơi bị nặng (so với cháu hx hx)- 60mm macro hoặc 100mm macro: cháu chưa biết nên lấy em nào, vì còn tùy thuộc budget. Cháu thấy em 60mm cũng đc khen khi dùng để chụp thức ăn nên cháu cũng ham ham. Cháu sẽ bỏ ra khoảng 400USD để mua đèn, túi, tủ, mấy thứ linh tinh nên tiền mua lens của cháu giờ chỉ còn 1k6$ thôi ạ. Cháu kô có nhu cầu với ống tele, mong chú cho cháu lời khuyên ạ.

Trước hết chú chúc mừng cháu đã được 7D rơi thẳng vào đầu. Với nhu cầu chụp đồ ăn, tĩnh vật hoa lá cành thì chú ưng 60mm macro hơn. 100mm macro trên 7D sẽ rất hẹp. Nếu cháu để đồ ăn trên bàn và cắm 60mm macro lên 7D, nhiều khi cháu phải đứng lên ghế nếu muốn lấy toàn bộ dĩa thức ăn. Nếu cháu cắm 100mm macro thì chắc cháu phải sắm thêm cái thang :D. Nếu cháu thấy 60mm vẫn hơi xa cho nhu cầu thì có thể mua 35mm f1.4, vừa có f1.4 mà tiêu cự lại gần hơn. Tuy nhiên, nếu chú là cháu ở trong thời điểm này thì chú sẽ lấy 35mm f2 và

Page 37: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

60mm macro. Còn lại bao nhiêu tiền thì mua 1 cái Burberry đi tung tăng với 7D cho nó máu. :D Tết này có khi chú cũng phải vòi tiền bố để mua 7D thôi :D. Chúc cháu ăn chơi vui vẻ.

TRANG 28

Được gửi bởi nguyenthetam Cụ James ơi em đang dùng con D5000 (suýt ăn cái giải best of all times :-D) với đám lens mạt hạng ở chữ ký. Nhu cầu em thì thuộc loại bố trẻ con. Nhưng đôi khi muốn chụp vợ trong khi đó tiêu cự 85mm thì con AF-S 1.4 đắt lòi mắt. Vậy cụ bảo em phải làm gì ? Ko cho nó cái ảnh nào ra hồn thì sự sướng của em khó thành lắm. Thanks cụ

Đấy, bác cũng đồng cảm rồi. Khó chịu nhất là Nikon entry không có af và đo sáng với ống kính thường. Bác có 2 cách giải quyết:1. Bán D5000, mua D90 để dùng được nhiều ống, trong đó có 85mm f1.8D. Cách này phù hợp nếu trong tương lai bác chơi nhiều ống kính thường kiểu 85mm f1.8, 50mm f1/8, 35mm f2, vân vân, nhưng cũng không phù hợp lắm nếu bác chơi các ống MF vì D90 không đo sáng được.2. Như bác gì ở trên đã nói, mua luôn 50mm f1.4 AF-S là xong, khỏi phải lăn tăn gì. Lens này không đến $500 đâu, hàng mới chắc hơn $400 1 chút, hàng cũ thì rẻ hơn nhiều. Chắc chắn vợ bác sẽ rất thích. * Nếu sau này nhu cầu chơi ống kính của bác nhiều thì nên lên thẳng dòng D300 để dùng được với các ống MF. JD vẫn dùng D5000 với các ống MF như 24mm AIS hay 105mm f2.5 Pre-Ai, đo sáng được, nhưng đo sáng bằng LCD. Sau 1 thời gian sẽ quen với việc đo sáng ngoài, đối với ảnh đời thường thì cũng ko quá quan trọng phải đo sáng chính xác tuyệt đối. Chúc bác và chị nhà vui vẻ.

Chào bác LateHunter: Mỹ có 1 lợi thế lớn về thiết bị khi hàng hóa tràn ngập. Nói về mua bán đồ cũ thì có những cách sau:1. Ebay: cái này ai cũng biết rồi. JD không thích dùng ebay, cả bán lẫn mua. Bán thì phải mất fee, mua thì nhiều "âm binh" quá, ngoài ra, hàng họ cũng không tận mắt xem được, đồ đạc cũng mua của cá nhân. Nay mua về, mai hỏng hóc thì cũng đành chịu.2. Fredmiranda: nổi lên như 1 dạng ebay của các nhiếp ảnh gia. Người bán được người mua đánh giá, JD chưa mua bán ở đây bao giờ nhưng giá khá tốt.3. KEH: một khi phải mua online shipping thì đây là địa chỉ tin cậy nhất. Mua mới thì BH, mua cũ thì KEH. Đồ cũ cực nhiều, KEH chuyên về đồ cũ, cái gì cũng có. Đặc điểm rất yên tâm là KEH không phải "chợ" như Ebay hay Fred mà nó là 1 công ty. Bác mua đồ cũ, nó vẫn bảo hành cho bác. Mua về, dùng 1 tháng, chán, vẫn trả lại và lấy lại toàn bộ tiền. Đồ đạc bảo hành 6 tháng, thích thì bảo nó sửa, ko thích thì bảo nó gửi cho con khác. Nikon 17-35mm f2.8 JD mua từ KEH, có vấn đề về AF, nó bảo gửi lại cho nó rồi sẽ sửa chữa, JD không đồng ý, bắt nó gửi cái mới đến, nó gửi 1 cái mới toanh đến. Quá hên. Bác muốn bán đồ thì bán cho KEH cũng được nhưng không thu được nhiều như bán cho các cá nhân, nhưng chắc chắn là

Page 38: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

thu được nhiều hơn bán cho các cửa hàng máy ảnh khác.4. Craigslist: JD vẫn thích sờ tận tay hàng muốn mua. CL hay ở chỗ là hàng luôn luôn rẻ nhất. Kiểm tra được hàng trước khi mua. Đề phòng: scam quá nhiều, đã chơi trên CL thì chỉ có gặp nhau, trao tiền mặt thì mới yên tâm được.5. Các studio: dạo này quanh Boston, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chết đói như ngả rạ, tháng nào cũng thấy thông báo studio này closes, studio kia đóng cửa, hoặc studio nọ down-sized. JD thi thoảng lượn qua mấy chỗ đấy chơi, có gì hay nhặt về, nhiều phụ kiện người ta cũng chả lấy tiền, mình đưa bao nhiêu thì đưa. Hôm trước, 1 studio ngay trong downtown sắp phá sản, mình ghé qua, ôm luôn Nikon 180mm f2.8 mới cứng, giá chỉ có $375, trong khi hàng mới phải gần $1000. Mấy lão già còn rao bán cả D3s + 70-200mm f2.8 VRII mới mua giá quá rẻ mà mình lại không có nhu cầu.

Được gửi bởi cu2empire Em xin lỗi bác vì nói không rõ ràng. Nhu cầu chủ yếu của em là chụp chân dung (trong nhà,ngoài trời )và lang thang chụp phong cảnh ạ, thỉnh thoảng mới chụp sản phẩm (mỹ phẩm, quần áo)để tự quảng cáo online. Trình độ chụp ảnh chỉ mới qua beginner 1 chút vì chỉ mới học chụp được gần 1 năm (chụp được khoảng 5000 tấm). Còn ba em là phóng viên ảnh nhưng lại dùng máy film, ba hiện tại đã về hưu không biết tiếng Anh nên về vấn đề digital thì không biết tí gì.Ba em chỉ truyền kinh nghiệm chụp ảnh còn về thiết bị mới thì em phải tự tìm và học cách xử dụng rồi lại chỉ cho ba.

Tóm lại mục tiêu chính của em là chân dung và phong cảnh. Với body D90, D700 ; ống : Dx18-105, Fx 24-85 f2.8-4 ; và VR I 70-200mm. ===> Nên đầu tư ống kính như thế nào cho Advance amateur.

Chào bạn, theo mình thấy, đồ nghề của bạn rất hoành tráng dành cho 1 người chơi ảnh. Các nhu cầu phong cảnh, chân dung ngoài trời, thậm chí chim cò hoa lá hoàn toàn có thể thực hiện tốt với những gì bạn đang có. Nếu bạn muốn chụp chân dung trong nhà thì theo mình, chỉ cần mua thêm 50mm f1.4 là xong. Lens này ở trên D700 là 1 combo rất hay. Trong nhà thì thiếu sáng, bạn nhiều khi sẽ cần ISO 3200 f1.4, góc 50mm trên FX lại có thể cho ra những bức ảnh nhìn rất sâu vì DOF mỏng và góc tương đối rộng, hoàn toàn phù hợp trong nhà.

Bạn có nói thi thoảng chụp mỹ phẩm hay quần áo để quảng cáo thì mình cũng không khuyên bạn phải mua flash làm gì. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên để thực hiện. Đặc biệt, sử dụng ánh sáng cửa sổ hướng Bắc Nam là tuyệt đỉnh. Nếu cửa sổ có cửa kính thì càng tốt. Tại sao lại dùng cửa sổ hướng Bắc Nam? Vì mặt trời đi theo hướng Đông Tây, khi chiều tà hoặc bình minh, cửa sổ Đông Tây sẽ bị ánh sáng chiếu thẳng vào, ánh sáng sẽ gắt, tạo ra nhiều shadow, khiến cho sản phẩm không được nịnh mắt cho lắm. Ngoài ra, ở Việt Nam, các cửa sổ thường có song sắt, ánh sáng mặt trời chiếu thẳng qua sẽ tạo ra bóng đổ của song sắt lên sản phẩm. Sử dụng khéo léo sẽ cho ra hiệu ứng rất hay nhưng không phải lúc nào cũng sử dụng.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng 1 tờ giấy trắng lớn để làm reflector cho việc chụp sản phẩm những lúc muốn làm nhẹ đi phần shadow. Chúc bạn vui !

Page 39: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Trời ơi, ở NYC mà các bác còn chê ít đồ chơi thì ở đâu mới nhiều đồ chơi ?!?!?! Năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế bắt đầu thì họ lấy tổng chiều dài các con đường của NYC chia cho số nhiếp ảnh gia thương mại thì cho ra kết quả: ở NYC, cứ 50m đường thì có 1 ông commercial photographer. Vì vậy, cũng không quá ngạc nhiên khi ở mỗi phố chính của NYC, thường có vài cửa hàng ảnh, cộng lại thì chắc nhiều chỉ thua mỗi taxi vàng. JD ko biết bọn nào close ở đấy, các bác chịu khó đi lượn thì mới tìm được, hoặc hỏi mấy bạn trong nghề ở đấy là biết.

@ MUFAN: em mà là bác thì em mua xong từ lâu rồi. Mỗi cái lens thôi mà lăn tăn cả tháng trời ??? Bác mua về để chụp hay để ngắm ??? Để ngắm thì cái nào trông đẹp hơn thì mua. Để chụp thì cái nào chả được !!! Nghe cách bác hỏi là em biết bác muốn xúc Sigma 50mm f1.4 lắm rồi, chỉ cần JD khen em này mấy câu là bác yên tâm khăn gói quả mướt lên đường đi mua ngay. Em làm cho bác yên cái tâm nhé:

Chưa bao giờ, 1 hãng thứ 3 lại cho ra 1 sản phẩm tương đồng nhưng giá cao hơn sản phẩm của chính hãng. Nếu chúng ta nhìn vào các ống kính như Sigma 24-70mm f2.8 hay Tamron/Sigma 70-200mm f2.8 thì những sản phẩm này luôn rẻ hơn 1 nửa so với hàng của Canon và Nikon. Sigma rõ ràng muốn tạo 1 cú đột phá khi cho ra đời sản phẩm 50mm f1.4. Tiêu cự 50mm là tiêu cự dễ sản xuất nhất, có lẽ đó là lý do tại sao Sigma lại chọn tiêu cự này để ra đòn bom tấn.

Mỗi khi Sigma, Tamron, Tokina hay 1 hãng thứ 3 nào đó cho ra đời 1 sản phẩm thì người tiêu dùng cũng chi nghe loáng thoáng qua và chưa bao giờ có 1 sản phẩm nào lại gây tiếng vang như Sigma 50mm f1.4. Cuối năm 2008, mọi chỗ mọi nơi liên quan đến nhiếp ảnh từ cửa hàng cho đến các websites, thậm chí cả đài phát thanh về công nghệ đều nhắc đến ống kính mới ra đời này. Cũng không có gì là ngạc nhiên bởi vì chưa có 1 ống kính for nào lại được đánh giá cao hơn hẳn hàng chính hãng. Và sự thật đã được khẳng định, sau 2 năm xuất hiện trên thị trường, Sigma 50mm f1.4 thực sự đã chứng minh được rằng Sigma đã có thể cho ra được sản phẩm tốt hơn Nikon và Canon. (JD nghĩ, thực ra Ni-Ca nó muốn tiết kiệm giá thành thôi, chứ nếu Ni-Ca mà dồn công lực làm 1 em 50mm f1.4 thật hoành tráng thì Sigma cũng mất điện, có điều lúc đó giá thành của Ni-Ca 50mm f1.4 cũng phải $600 hay $700 hoặc hơn nữa, lúc đấy tất cả lại chạy đi mua 50mm f1.8 cho rẻ, hố hố).

Trong 2 năm qua, có lẽ nằm trên D700 của JD nhiều nhất chính là Sigma 50mm f1.4 vì sự đa năng của nó. Chắc chắn Sigma đã nghiên cứu rất kĩ sản phẩm của 2 hãng Ni-Ca và khắc phục những nhược điểm của Ni-Ca, cụ thể nhất là tối góc khi mởi khâu f1.4. Tốc độ focus của Sigma giờ này vẫn là nhanh nhất, nhanh hơn hẳn Nikon f1.4 AF-S nhưng không êm bằng. JD rất tin tưởng lens này và thậm chí dùng nhiều hơn cả Nikon 85mm f1.4 vì độ an toàn của nó. 85mm f1.4 bokeh kinh điển hơn nhưng DOF quá mỏng, chỉ 1 chút xíu thôi là out nét. Sigma 50mm bokeh cũng tuyệt, mặc dù không bằng Nikon 85mm f1.4 nhưng dof dày hơn 1 chút xíu và quan trọng hơn, đó là tiêu cự ngắn hơn, khả năng out nét sẽ thấp hơn.

So với Ni-Ca thì quả thực Sigma nặng và to hơn hẳn, hình thức trông cũng xấu xí hơn. Như đã nói từ trước, nếu mua 50mm f1.4 cho Nikon thì chúng ta nên tập trung vào Nikon AF-S

Page 40: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

hoặc Sigma thôi, bỏ qua AF-D hoặc non-D vì chúng chỉ có 7 lá khẩu, không có manual overide. Cần gọn nhẹ thì Nikon AF-S, cần chụp ở 1.4 liên tục thì chọn Sigma. 2 lens nét như nhau, AF-S bị tối góc, Sigma có bokeh đẹp hơn 1 chút xíu ở f1.4. JD vẫn thích Nikon AF-S hơn vì nhu cầu đi lại quá nhiều, gọn nhẹ phải ưu tiên số 1.

1 số bức ảnh JD chụp với Sigma 50mm f1.4 trong 2 năm qua:

Page 41: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh
Page 42: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh
Page 43: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

TRANG 30

@ Canon_kiss2: bác làm em rất vui. Em đến với nhiếp ảnh cũng chỉ vì 1 bức ảnh chụp khóm hoa của ông bạn. Nực cười là về sau em không bao giờ chụp hoa lá cành. :D

@ Cô gái dậy thì: cụ kính cẩn nghiêng mình đội ơn dòng họ nhà con đã cho ra đời được 1 kiệt tác nghệ thuật như con.

Hôm nay JD muốn chia sẻ với các bác 1 số nhiếp ảnh gia JD quen và không quen cũng như cách sử dụng và lựa chọn thiết bị của họ. Mục đích để cho những ai còn lăn tăn về thiết bị vượt qua được cơn bĩ cực. Chụp ảnh nó không chỉ là cái máy ảnh và ống kính, lại "biết rồi khổ lắm nói mãi" ... nhưng vẫn cứ phải nói. Nói thật, JD cũng thích D3s, cũng thích 1D IV, cũng thích L, cũng thích N như ai nhưng thấy chúng cũng không cần thiết cho chơi hay làm. Sau 2 năm dùng Nikon, JD mới có cái lens viền vàng đầu tiên là 17-35mm f2.8 vì nhu cầu. Tất nhiên nếu chụp thể thao tốc độ cao thì phải có máy ảnh cấu hình tốt, các ống siêu tele. Nhưng còn lại, các bác đừng có nghe cái luận điệu: "Canon phải L, Nikon phải viền vàng, đã full-frame là phải L phải N." Ngu !

Bạn gái này tên là Sunni, không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nhưng rất mê chụp thời trang quần áo sản phẩm. Dùng duy nhất body D40 + lens kit + tripod nhưng tác phẩm cực kỳ dễ chịu và đáng yêu, đúng chất ảnh do con gái chụp. Bạn này còn thừa nhận D40 là quá thừa cho nhu cầu của bạn. http://www.thecupcakegoddess.com/the...tographer.html

Page 44: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Nhiếp ảnh gia thời trang khá nổi tiếng Jason Christopher sử dụng lens Canon 85mm f1.8 là chính, khi nào cần chụp beauty thì rút ra con 100mm f2.8 Macro. Chả con nào là L cả. Ảnh thì tuyệt vời luôn. http://jasonchristopher.com/blog/201...n-photography/

Nữ Nhiếp ảnh gia Mellisa Rodwell vẫn dùng Nikon D2x + AIS 24mm f.8 + 85mm f1.4 bao nhiêu năm nay. Ánh sáng rất đơn giản, thông thường chỉ 2 đèn là cùng nhưng sản phẩm sau cùng thì rất ấn tượng:http://www.fashionphotographyblog.com/

Nhiếp ảnh gia thương mại Michael Indresano là 1 trong số rất ít các high-end photographers thành công tại Boston, MA. JD có may mắn được làm cho Mike khá nhiều. Trình độ ánh sáng của ông này phải nói là đụng nóc nhà rồi. Hơn 2 chục năm qua, ông này vẫn dùng duy nhất bộ Hassy, JD nhớ không nhầm là 500CM, giá rẻ bằng con D40 bây giờ + ống CZ 80mm f2.8 và kiếm hàng triệu đô la mỗi năm.http://www.indresano.com/

1 cô bạn học với JD tên là Paris Visone, dùng duy nhất canon rebel đời đầu (hình như gọi là canon 300D) suốt 6,7 năm nay, duy nhất 1 ống góc rộng chụp phóng sự. Xem ảnh của cô này xem đi xem lại không bao giờ nhàm chán. Mỹ khác với châu Á ỡ chỗ số lượng người trong gia đình. Ở VN mình thì tam đại đồng đường, có khi tứ đại, ngũ đại đồng đường cũng có, nhà nào cũng ít nhất 4 người ở, có khi hơn 10 người. Ở Mỹ thì nhiều cũng chỉ loanh quanh 4 người, bố mẹ và 2 đứa con nhỏ. Con lớn rồi thì cũng chỉ còn mỗi 2 ông bà già ở với nhau. Riêng nhà của Paris thì đi ngược lại với sự bình thường của xã hội. Cảm giác như lúc nào nhà này cũng phải có ít nhất 30 hay 40 người ở với nhau (toàn là họ hàng ruột thịt đấy nhá). Những bộ ảnh cho thấy gia đình này tuy đông nhưng cực kỳ gắn bó, yêu thương và tương trợ lẫn nhau.http://www.parisvisone.com/index/portfolio.html

Ted Dillard: ông này thì cực đoan với thiết bị đến mức quái đản. Không hề có trong tay 1 máy hay 1 lens nào cho việc kiếm tiền, có show thì lại đi mượn máy hay mượn lens. Đặc thù ông này rất nhiều đệ tử và hữu hảo nên chỉ 1 cần cú điện thoại thì thiết bị nào cũng có mà dùng chùa. Ngoài ra, ông này có dùng D5000 + 50mm f1.4D để sáng tác nghệ thuật cho triễn lãm. Trong mắt JD thì đây mới là nhiếp ảnh gia tài năng nhất, chỉ vì quá nghệ sĩ và bố đời nên không trở thành nhiếp ảnh gia triệu phú được nhưng trình độ và kiến thức về nhiếp ảnh thì khó có ai bằng, bộ sách Raw Pipeline của ông này được bày bán khá rộng rãi. Ted hay chụp nội thất, set up cả 1 căn phòng để chụp quảng cáo và chụp các sản phẩm khác như trang sức, công nghiệp, vân vân. Portfolio của ông này cũng hơi quái đản: http://www.teddillard.com/

Page 45: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

TRANG 34

Em có con D90 với 1 ống nikon 50 f1.8D với 1 ống nikon 17-35 F2.8 . em thuộc thành phần chỉ chụp linh tinh bạn bè, vợ con thôi. phong cảnh linh tinh khi đi du lịch thôi. các bác nghĩ em nên bán 50 1.8 để lên đời 50 1.4D hoặc 85 1.8 không hay đổi 17-35 sang ống nào đó dải tiêu cự rộng hơn? dư ra một ít mua flash với phụ kiện linh tinh? nhiều lúc chụp cứ thấy thiếu thiếu tele. xiền thì em chỉ có khoảng 5-6tr là kịch kim. mong tư vấn của Bác James Dương và các bác. Thanks

Em nghĩ người dùng crop frame DX rất không nên mua 17-35mm f2.8 vì lens này là lens full-frame và cực kỳ đắt tiền $1700. Nếu bác thích zoom 1 khẩu và cần tiêu cự rộng 17mm thì 17-55mm DX f2.8 là sự lựa chọn hay hơn nhiều, nhẹ hơn về mọi mặt và lại lợi về tiêu cự. Nếu em là bác thì em sẽ bán lens này đi, thậm chí nếu bác đã thích 85mm f1.8 thì cũng nên bán nốt 50mm f1.8.

Với D90 của bác thì em sẽ dùng 85mm cho vợ con bạn bè như bác nói và 1 zoom lens góc rộng DX nữa là đủ, lens nào thì tùy bác, vì em thấy lens nào cũng ok cho nhu cầu phong cảnh du lịch.

Được gửi bởi thanhquan911 bác James, em đọc lại thấy sao bác không tư vấn Fujifilm S5 Pro nhỉ. Em thấy giá bây giờ của nó khoảng 500-600$ (2and), đó là một sự lựa chọn hợp lí cho cái khu vực 1000$-1200$ đó chứ. Thậm chí chụp ảnh cưới cũng ngon lành lắm.

bác nói rất đúng, đúng là ngoài D200 thì còn có Fuji S5, hình thức y hệt D200 nhưng cấu hình thì khác. JD không dám tư vấn body này vì chưa dùng bao giờ, thậm chí còn chưa bao giờ sờ vào. Tuy nhiên, theo như những thông tin thu thập hồi thẩm du thì Fuji nổi tiếng với dải màu rộng, skin tone rất đẹp, đổi lại là tốc độ chụp rất chậm và ISO cao không tốt. Nếu bác nào tìm được S5 giá tốt thì cũng nên thử xem sao, S5 cách đây 2 năm hàng 2nd vẫn hơn $1000, ko ngờ bây giờ chỉ còn 5, 600us.

V. BUDGET $5000

1. Niềm vui chợt đến:

Để đầu tư với số tiền lớn như vậy thì niềm vui không đến vào sáng nay mà niềm vui đã đến từ lâu rồi, các ông nghệ sĩ tự phát đã có 1 thời gian sáng tác và mong muốn được nâng cấp rồi. Giai đoạn này, các ông đang máu lắm đây, như kiểu bước vào thời kỳ đỉnh cao phong độ của cái sự "máu". Các ông này không phải dạng nghèo, kể cả ở VN hay nước ngoài, có thể chi ra $5000 để phục vụ nhu cầu tinh thần thì cũng vào dạng kiếm được tiền. Còn ông nào thuộc thành phần gia đình kinh tế tiểu thương kiểu chồng chạy xe ôm, vợ bán thịt lợn hay chồng làm cửu vạn, vợ bán hàng rong, nợ nần chồng chất, con cái nheo nhóc thì cút, đừng đú bẩn chơi

Page 46: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

ảnh hay vào vnphoto làm gì, lo cho cái bụng trước đã.

Với số tiền này, giấc mơ full-frame bại não đã thành hiện thực rồi, có thể tự sướng kiểu bệnh hoạn rồi, được khoe với làng nước về chiếc máy full-frame đắt tiền rồi (mặc dù đéo ai quan tâm và cũng đéo ai biết full-frame nó là cái gì). Đối tượng này thì chắc chắn đã có flash, thẻ nhớ, tripod, ba-lô rồi nên JD chỉ tập trung vào body và lens thôi nhé.

1.1 Canon:

Body: yeah ... 5D mark II ... yeah yeah, ýe ýe .... Niềm mơ ước đã thành hiện thực rồi. Mình nhớ hồi 5D II sắp ra và mới ra, bọn cuồng canon fan xôn xao ầm ĩ về cái máy này cứ như sắp bắt được ngọc tỷ truyền quốc, ngu éo tả được. Mà trước khi mua thì nhớ ngó lại cái máy tình nhà mình đi nhé, mua xong cẩn thận chụp được 3 hôm thì treo máy PC. 5D II tận 21 MPX đấy, mở file raw mà chồng layer lên thì còn bát ngát nữa.

Lens:

Wide:

Hôm trước mình mới làm review con 16-35mm f2.8 II, chả hơn mẹ gì 17-40mm cả, ngoài cái lợi khẩu, nhưng ông nào thích chụp wide angle lúc thiếu sáng thì cứ mua nhé.

Ngoài ra, có thể đú bẩn mua 24mm f1.4, mình chưa sờ vào mark II bao giờ nhưng nhìn chung lens này có hiệu ứng rất hay, góc rộng xóa phông mờ mịt.

35mm 1.4: mình có ông bạn thân từ hồi cấp 2 chỉ dùng duy nhất lens này trên 5D I để chụp đời thường và phóng sự suốt 5 năm nay. Ông này thề sống thề chết là lens 35mmL này là lens sung sướng nhất sau khi đã thử dùng nhiều lens, "ảnh yêu lắm, nhìn thích lắm, chụp thiếu sáng cũng chuẩn, chả cần dùng flash". Ông này nghiện tiêu cự 35mm trên FF.

Chân dung gái teen xóa phông: còn chờ gì nữa mà không xúc 135L đi ??? Bên Ni có 85mm f1.4, Ca có 135L hay hơn 85L mặc dù bị thiệt khẩu nhưng focus nhanh hơn nhiều...

TRANG 38

Normal zoom: Nếu muốn biết thằng nào thuộc dạng đú bẩn thì rất dễ, chỉ cần tìm thằng nào cầm Full-frame 5D mark II + 24-70mm f2.8 mà không phải thợ ảnh, còn những thằng cắm 24-70mmL trên crop frame thì không thuộc dạng đú bẩn, mà thuộc loại thiểu năng bại não. Lens này là 1 lens tốt nhưng ở 24mm trên FF thì khá méo, các bác chụp tiệc tùng chú ý nhá. Với người sáng tác nghệ thuật thì không nhất thiết phải mua lens này vì rất to nặng, khó khăn cho việc lang thang. Ngoài ra, với normal zoom thì cực kỳ khó khăn để lựa chọn góc nhìn độc đáo.

Tele OAI: Còn gì hoành tá tràng bằng 1 ống tele trắng tuốt, dài ngoằng cắm trên fullframe 5D mark II (nhớ phải mua cả grip cho nó oai nhé). Bỏ qua 70-200mm f4 đê, chơi hẳn f2.8 thì thằng hàng xóm mới nể bố.

Page 47: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

JD đã nêu ra những lens phổ biến nhất mà các bố Canon lúc nào cũng thèm Lờ. Các nghệ sĩ tự phát chọn ống kính dựa trên nhu cầu của mình nhé. Nhiều ông rất thích oai và khoe mẽ thì cũng phải đầu tư sao cho dân tình nhìn vào phải choáng.

Hoành tá tràng: 5D mark II + 24-70mm L f2.8 + 70-200mm f2.8mm L IS. À, bắt buộc phải mua grip nhé, không có grip trông không oai đâu. Nhớ phải cắm 70-200mm thường trực nhé, thi thoảng mới cắm 24-70mm thôi vì tele bao giờ trông cũng oai hơn. Ảnh ọt không quan trọng, oai là được rồi. Sẽ có nhiều thằng ngu trên vnphoto bám đít lải nhải: "ước gì em có bộ gear như bác, ôi niềm mơ ước của em đấy bác ạ, nhìn chữ ký của bác em phát thèm ..." Hố hố hố !!!

Phong cảnh - Phóng sự: 17-40mm phù hợp với phong cảnh hơn, 16-35mm phù hợp cho phóng sự vì lợi khẩu, dễ dàng chụp trong điều kiện thiếu sáng khi chúng ta muốn bức ảnh chân thực, ko dùng flash. Chân dung thì cứ mức 135L là khỏi suy nghĩ. 17mm hay 16mm trên FF sẽ rất rộng, cũng là 1 thử thách cho việc tiếp cận đối tượng và bố cục hình ảnh.

Chân dung: 135L thì gái xinh tha hồ mà xóa phông nhé, nhưng mà công nhận lens này quá đẹp.

Đời thường: 35mm L hoặc 50mm f1.4. Các bác tự quyết định lấy nên mua lens nào. 35L đắt hơn hẳn nhưng to và nặng hơn.

Đối với JD thì mình sẽ chọn bộ này:

5D mark II + 16-35mm f2.8 + 50mm f1.4 + 135L

Hoàn toàn phục tốt các nhu cầu phong cảnh, phóng sự, đời thường, chân dung và thời trang. Quên mất, mình cũng phải mua thêm cái grip cho nó oai :D

TRANG 48

Những cái này không cần phải học ở đâu xa, người bình thường chụp đàng hoàng thì chỉ cần đi chụp vài lần là nắm được:

Ngực nó teo, mông nó lép thì không được chụp nghiêng.Vai nó thô, mặt nó ngắn thì không được chụp thẳng.Mắt nó híp, mắt nó lác thì bảo nó đeo kính mát.Hàm nó ngang, cằm nó to thì phải chụp từ trên xuống. Răng nó vàng, răng nó vẩu thì đừng bắt nó cười.Chân nó ngắn thì hạn chế tele, ngồi thấp xuống mà chụp. Đít nó teo thì nói nó mang guốc cao.

Page 48: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Chân nó cong bảo nó đứng xoay hông.Mũi tẹt, mặt gãy lưỡi cày thì không được chụp nghiêng.

TRANG 49

Bắt đầu với chủ đề $5000 cho Nikon thì JD muốn đá 1 tí về trước. Về việc đầu tư $5000 cho việc chơi ảnh. Như anh Toại đã nói từ trước với JD, những người có khả năng kiếm nhiều tiền thì hoàn toàn xứng đáng đầu tư hàng khủng. Rất đúng, nhưng ở đây JD không đề cập đến đối tượng kiếm hàng triệu đô la hay hàng chục, hàng trăm tỉ đồng vì đối tượng đó quá ít ỏi khi nói về tính cộng đồng. Ngoài ra, những ông nào kiếm từng đấy tiền liệu có thời gian và tâm trí để đi chụp ảnh không ??? Nếu không phải suốt ngày đi nhậu để ký hợp đồng thì cũng đau đầu mà lo giữ ghế.

1.2 Nikon

Những thằng Canon fan boys nghe cho rõ đây. Thời đại ảnh số hiện giờ đã thuộc về Nikon từ hơn 2 năm nay rồi. Cách đây 5 năm, có khi chả ai biết Nikon là gì. 1Ds mark II, 5D và Rebel serie làm mưa làm gió những năm 2005 - 2008. Tuy nhiên, sự ra đời của chiếc máy phóng viên kinh điển D3 đã đánh dấu cho sự trở lại hoàng kim của Nikon như thời máy phim. Sau đó, D300(s), D90, D700, D3s, D7000 liên tục tạo ra những cơn chấn động trong giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp lẫn chơi ảnh nghiệp dư hay thẩm du bệnh hoạn.

Bọn Canon bựa hồi trước vẫn còn lải nhải chơi fix là phải Canon với 24L, 35L, 50L, lờ lờ và lờ ... Bây giờ thì chả thấy thằng nào tung tăng với cái luận điệu đó nữa. Hiện nay Nikon vẫn thiếu 50mm f1.2 AF và 85mm f1.2 AF như Canon nhưng các lens prime f1.4 còn lại đều xuất sắc và được đánh giá cao hơn đối thủ bên Canon.

Tuy nhiên, JD cũng rất khó chịu với Nikon về việc giá cả, đắt đỏ một cách quá đáng, như kiểu Bố máy đang hoành tá tràng nhất nên bố đẩy giá thật cao cho sướng. Trên thực tế, JD đánh giá Nikon đang dẫn đầu không phải chỉ vì body hay lens mà là HỆ THỐNG., đặc biệt là hệ thống ánh sáng khi các đèn speed light đều connect với nhau và có thể điều khiển từ body. Ngoài ra, SU800 cùng R1C1 là giải pháp xuất sắc nhất cho các đối tượng chụp macro như hoa lá, côn trùng và các bác sĩ nha khoa. Tính hệ thống còn nằm ở chế độ lấy nét (vô cùng quan trọng cho các phóng viên) và khả năng khử noise của sensor.

Điểm hơn của Canon hiện nay là video và nhiều body FF hơn. Bên cạnh đó, các body entry level của Canon đều lấy nét được với các lens AF thường và đo sáng được với mọi lens. Canon giá rẻ hơn Nikon nữa.

Topic này không phải đại chiến Ni-Ca nên JD chỉ muốn phân tích qua loa giúp các bác tham khảo chọn lựa hệ thống Ni vs Ca với $5000.

Các Nikon fan có lẽ không có nhiều sự lựa chọn về Full-frame như các Canon fans. JD sẽ không gọi là Full-frame mà sẽ gọi là FX cho nó đúng chất sành điệu. Với $5000us thì D700 gần như là sự lựa chọn tối ưu nhất. D3 hàng cũ cũng là FX nhưng giá của nó vẫn loanh quanh ở mức $4000, gần gấp đôi D700. Các bác nhớ lại tiêu chí phân bổ giá tiền cho body, chỉ 50% cho tổng kinh phí là cùng. Do vậy, D700 là sự lựa chọn vô cùng hợp lý cho FX. D3 và D700

Page 49: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

cùng chung 1 sensor, D3 chụp tốc độ cao hơn, phù hợp cho thể thao và chim cò. Nếu các bác thực sự có nhu cầu chụp tốc độ cao thì có thể nhắm tới dòng D300s.

Lens:

Phải thừa nhận rằng lens FX Nano đắt một cách ghê gớm và không thể phủ nhận chất lượng của chúng. Tuy nhiên, ăn chơi phải sướng thì không thể đâm đầu mua 1 dàn Nano được. Trên Flickr phần lớn ảnh chụp từ D700 là những bức ảnh phong cảnh góc rộng. Dân tình muốn tận dụng tối đa sự ưu việt của sensor FX.

Khác với Canon, các fan Nikon có 1 ống kính rất đặc biệt, đó là 14-24mm f2.8. Đặc biệt vì nó quá tốt nhưng lại rất kén người dùng. Góc quá rộng nên sử dụng rất khó. Các bác nên chú ý: khi mới sử dụng ống góc rộng, chúng ta rất sung sướng vì đột nhiên, dường như cả thế giới được thu lại trước mắt chúng ta. Tuy nhiên, thử thách cũng từ đó mà ra. Vì có quá nhiều thứ như vậy, làm thế nào để lọc ra những thứ cần thiết, bỏ đi những thứ không cần thiết. Cũng giống như để 1 nhà thiết kế nội thất thiết kế lại 1 căn phòng. Thiết kế 1 căn phòng với diện tích vừa phải sẽ luôn dễ dàng hơn phải thiết kế cả một căn phòng khổng lồ với vô số đồ đạc.

Vì vậy, việc bố cục với ống góc rộng là một việc phức tạp. Tốt nhất là chúng ta phải có tiền cảnh, chủ thể và hậu cảnh để làm cho bức ảnh không bị rỗng về bố cục và sắc thái.

Nếu bác nào thực sự nghiện phong cảnh, rất thích chụp phong cảnh thì nênn lấy 14-24mm f2.8. Hết sức chú ý vì lens này không lắp filter được. Va đập vào kính thì khổ. Ngoài ra, dành cho các nhiếp ảnh gia phong cảnh còn có 1 sự lựa chọn Nano khác, đó là 16-40mm f4 VR. Đến bây giờ, JD vẫn chưa thấy được sự cần thiết của VR cho tiêu cự này. Đúng là có VR thì tốt hơn là không có. Tuy nhiên, bản thân chúng ta cũng phải tập luyện để cầm máy cho vững nữa chứ, nếu là tele thì khó và cần tele nhưng wide angle thì ko cần VR, Nikon có thể bỏ đi VR và giảm giá thành cho ống kính này.

JD hiện đang có 17-35mm f2.8. Ống kính này thực sự là 1 ống kính Photojournalism. Biết bao các phóng viên thời sự, chiến trường và báo chí nói chung đều sử dụng ống kính này vì dải tiêu cư chuyên dụng của nó. Ngoài ra, khẩu f2.8 cũng là 1 điểm cộng trong điều kiện ánh sáng không ưu đãi.

50mm và 85mm f1.4 JD đã nói ở 1 bài khác và sẽ không nói ở đây nữa.

180mm f2.8: bác nào thích chụp chân dung sát mặt thì đây quả là 1 sự lựa chọn cực kỳ hoàn hảo. Lens này nhỏ, gọn, nhẹ và lại có built-in hood. Quan trọng hơn, chất lượng thấu kính vượt trội 70-200mm f2.8 về độ nét, tối góc và nước ảnh. Ở f2.8 thì 70-200mm f2.8 VR I bị tối góc rất nặng, ảnh chưa nét lắm nhưng với lens 180mm f2.8 thì nét căng ở ngay f2.8, độ tương phản rất tốt. Nếu chụp thể thao thì 70-200mm VR I hay hơn vì tốc độ lấy nét rất nhanh trong khi 180mm f2.8 lấy nét rất chậm. Nếu để chụp chân dung thì 180mm f2.8 là sự lựa chọn hợp lý hơn nhiều. Tỷ lệ ảnh nét sẽ cao hơn mặc dù nó không có VR, vì nó rất nét ngay ở f2.8 và nó rất rất nhẹ. Các bác chắc chắn sẽ bị run tay sau vài tiếng cầm 70-200mm, cho nên VR cũng không giúp gì được nhiều đâu. Bên cạnh đó, lens 180mm f2.8 sẽ cho các bác hiệu ứng khác với 85mm f1.4. Chúng ta sẽ có hiệu ứng compression khi dùng 180mm chụp mẫu. Trông ảnh sẽ nịnh mắt hơn, cảm giác mẫu sẽ gầy hơn, "model" hơn. Background sẽ được kéo lại gần mẫu hơn mặc dù phông cũng bị xóa mờ mịt.

Tóm tắt lại, với FX D700, JD đã dùng qua ít nhất hơn 10 cái lens. Nếu để phục vụ thú chơi

Page 50: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

nhiếp ảnh tao nhã và tạo ra những bức ảnh thú vị (ko phải kiếm tiến nhá) thì JD sẽ nhìn vào danh mục sau:

Phong cảnh: nghiện năng góc rộng thì 14-24mm, nếu không thì 16-40mm f4 VR (cảm giác ảnh từ lens này nét ở góc hơn 17-35mm, phù hợp cho phong cảnh hơn). Nếu JD chỉ chuyên chơi phong cảnh thì sẽ chẳng mua em nào trong 2 em này mà sẽ sắm 24mm PC để chụp cityscape với các tòa nhà.

Phóng sự: 17-35mm f2.8 đê. JD thấy rất ít các phóng viên thời sự dùng normal zoom cho công việc của mình. Set up của họ thường là: Body FX + 17-35mm f2.8 + 50mm f1.4 + 70-200mm f2.8. Họ không dùng 24-70mm f2.8 N vì 24mm chưa đủ rộng trong nhiều trường hợp. Các bác chú ý là chụp sự kiện thì nhiều khi ống thằng nào góc rộng hơn thì thằng đó có lợi thế đứng gần với chủ thể hơn. Ngoài ra, tiêu cự 70mm của 24-70mm chưa đủ dài cho công việc. Chính vì vậy mà rất nhiều phóng viên không dùng 24-70mm. Nhưng không nghĩa là không dùng được. Nếu để chơi thì đừng mua 24-70mm. JD đã đú bẩn mua lens này cho FX, có thể trình lúc đấy của JD quá còi nên góc nhìn không hay, nhưng thực sự normal zoom khó cho chúng ta "tự đi tìm" góc nhìn lạ do hay phụ thuộc vào zoom.

Chân dung: JD sẽ viết 1 bài về ống kính chân dung gái xinh xóa phông vào phần sau.

Thời trang: 180mm f2.8, 50mm f1.4 + 24mm f2.8 AIS (JD chưa dùng lens nào nét hơn lens này).

Đời thường: 35mm f2 hoặc 50mm f1.4. Bác nào làm thử 35mm f1.4 đi chụp đời thường với D700 đê cho anh em thưởng lãm. JD bác nào phải thực sự nghiện tiêu cự 35mm trên FX và rất hay chụp đêm thì nên mua 35mm f1.4 cho D700.

Các bác tham khảo theo cái list trên và dựa vào nhu cầu thực sự của mình để chọn lựa nhé.

Tiếp theo:

Gái gú với Nikon - Short Tele và Medium TeleLàm việc với Nikon $5000 - Phóng viên và Nhiếp ảnh gia

2. Gái gú với Nikon FX - Short Tele và Medium Tele

Hồi mới biết chơi gái, à quên, chụp gái, em cũng mua 70-200mm f2.8 rồi 85mm f1.8 như ai. Mua về chỉ để chụp mỗi bài xóa phông. Chụp mãi mà cũng không hề để ý tại sao tiêu cự tele tầm ngắn và tầm trung lại được ưa chuộng để chụp chân dung và thời trang, nôm na là chụp gái nói chung. Các anh già nhiếp ảnh gia giải thích về tiêu cự khá hợp lý: ko xa quá, đủ gần để điều khiển mẫu, ko gần quá, đủ xa để xóa phông, để mẫu thoải mái, vân vân. Tuy nhiên, có 1 hiệu ứng mà các nhiếp ảnh gia chân dung thường không để ý nhưng những nhiếp ảnh gia thời trang lại rất điêu luyện. Đó là hiệu ứng "compression" (ép hình), đại khái nó là hiệu ứng kéo phông lại gần với mẫu. JD xin giải thích như sau: tiêu cự càng xa thì hiệu ứng ép hình càng mạnh. Trăm nghe không bằng một thấy. Đây là ví dụ cụ thể:

Page 51: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Như các bác thấy, bức ảnh bên trái chụp bằng lens 85mm, so với ảnh bên phải chụp bằng lens 180mm. Background của ảnh chụp từ lens 180mm được phóng to hơn nhiều so với ảnh bên trái, cảm giác như chúng ta kéo được background lại gần với mẫu nhưng vẫn xóa phông mờ mịt. Cụ thể trong 2 bức ảnh này thì em sẽ chọn bức chụp từ 180mm. Vì sao? Vì bức ảnh bên trái chụp từ lens 85mm phóng đại background chưa đủ mạnh, khiến cho bầu trời cũng lọt vào khung hình, bầu trời thì trắng xóa, khiến cho bức ảnh bị rối. Ngoài ra, nếu các bác để ý kĩ thì sẽ thấy 2 người mẫu ở ảnh bên phải nhìn nịnh mắt hơn, đặc biệt là con chó con. Trong bức ảnh bên trái, chúng ta thấy rõ con chó con bị chụp từ trên xuống còn bức ảnh bên phải thì không, mặc dù em đứng cùng 1 độ cao và 2 bức ảnh có cùng góc nhìn.

Chính vì hiện tượng này mà các nhiếp ảnh gia thời trang rất thích dùng tele. Lens tele là lens không thể thiếu trong bộ đồ nghề của họ, nó chính là lens kiếm cơm.

TRANG 50

Nói đến đây thì một số bác sẽ thắc mắc ko biết dùng lens gì cho việc chân dung. Câu trả lời là " tùy các bố ". Tùy vào điều kiện sử dụng, tùy vào cách chụp, tùy vào thói quen dựng khung hình. Lens 85mm dễ chụp hơn, chụp bán thân trên FX sẽ có cảm giác 3D, chủ thể liên kết được với người xem hơn trên tiêu chí hình tượng. Lens 180mm cho cảm giác high-end hơn, phù hợp cho việc chụp thời trang hơn và tất nhiên, phù hợp cho việc chụp chân dung khuôn mặt hơn.

Lens 85mm f1.4 chúng ta đã nói rất nhiều về nó nhưng JD vẫn muốn nhấn mạnh về chất lượng hình ảnh của lens này. Chắc chắn lens Nikon 85mm f1.4 phải nằm trong top 3 lens xuất sắc nhất mà Nikon từng sản xuất. Lens này ra đời vào đầu thập kỷ 90 mà chất lượng hình ảnh không thua kém gì Nano thế kỷ 21. Có nhiều cách đánh giá 1 ống kính. 1 trong những cách

Page 52: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

đánh giá mà JD hay làm là chụp ngược sáng. Khác với những lens prime khẩu to như Nikon 50mm f1.4, Sigma 50mm f1.4, 105mm f2.5 MF hay kể cả zoom lens như 70-200mm f2.8, 24-85mm hay Nano 24-70mm f2.8, lens 85mm f1.4 này chụp ngược sáng cực đỉnh, nhất là ở khâu chống lóa, nó cũng bị flare nhưng không bị flare kiểu tung tóe các vòng tròn hay vòng bầu dục như các lens khác. Bức ảnh này JD chụp thẳng vào mặt trời và để ở f1.4:

Về lens 180mm f2.8, JD đã nói qua ở những bài trước. Chất lượng quá tốt nhưng quá lu mờ bởi các tele zoom như 80-200mm AF-D AF-S hay 70-200m VR. Thực sự đây là 1 lens quá tuyệt, chất lượng ảnh hơn hẳn 70-200mm, đặc biệt ở f2.8. Nếu các bác không chụp đám cưới hay phóng sự mà muốn chụp chân dung, thời trang thì nên lấy lens này thay vì telezoom. Mang vác rất dễ chịu, rất nhỏ gọn. Tốc độ AF ko nhanh như tele 70-200m VR nhưng đừng quên chúng ta không chụp phóng sự. Nếu các bác muốn có hiệu ứng "ép hình" thì càng nên nghiên cứu lens này:

Page 53: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Do đó, chúng ta thấy, những ống kính đắt tiền bây giờ không phải đơn thuần vì chất lượng thấu kính, phần nhiều bởi vì AF-S, motor lấy nét nhanh, VR, IS chống rung, manual override, toàn là những tính năng không liên quan đến chất lượng thấu kính. Tất nhiên những tính năng đó cũng quan trọng. JD hy vọng chúng ta không bị giá tiền làm mờ mắt, ko phải cứ lens đắt tiền hơn là chất ảnh sẽ ngon hơn mặc dù chúng có những tính năng mới.

2 lens 85mm f1.4 và 180mm f2.8 AF này quá già khi so với những lens hiện đại bây giờ.

TRANG 52

Mấu chốt vấn đề nằm ở đây : Hiệu ứng xóa phông phụ thuộc vào tiêu cự, khoảng cách và độ mở của ống kính.Cần phân biệt rõ : Chụp hình luôn có chủ thể chụp và phông nền (backgound)- Cùng một tiêu cự ống kính : để chụp được hình 1 chủ thể có cùng khuôn hình thì trên FF ta phải tiến lại gần hơn chủ thể, lúc này khoảng cách gần hơn nên DOF mỏng hơn(background sẽ mờ hơn). Đồng thời khoảng cách đến backgound cũng ngắn lại (không đáng kể về tỷ lệ so với mẫu), tuy nhiên khuôn hình background thu hẹp lại nên hiệu ứng "compression" (ép hình), đại khái nó là hiệu ứng kéo phông lại gần với mẫu (như bác JD đã nói)- Cùng một khoảng cách chụp so với chủ thể : để chụp được chủ thể có cùng khuôn hình thì trên FF ta phải thay ống kính có độ dài tiêu cự lớn hơn “x lần” (x là tỷ lệ crop của cảm biến

Page 54: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

DX so với FX). Lúc này, tiêu cự dài hơn, DOF sẽ mỏng hơn (background sẽ mờ hơn). Đồng thời, góc mở ống kính cũng khác nhau (góc hẹp hơn), khuôn hình background thu hẹp lại nên hiệu ứng "compression" (ép hình), đại khái nó là hiệu ứng kéo phông lại gần với mẫu (như bác JD đã nói)

Em phân tích theo lý thuyết quang học thôi ạh

TRANG 54

Trước khi đi sâu vào từng chuyên môn của nhiếp ảnh thương mại thì JD muốn nói qua về những loại hình nhiếp ảnh kiếm tiền. Cũng giống như nhiều ngành nghề khác, nhiếp ảnh cũng được chia vào 2 loại: bán sỉ và bán lẻ, nghe hơi chợ 1 tí, thực chất là nó B2B và B2C. Ông nào học hay làm về quản trị kinh doanh thì biết ngay.

B2B: Business to Business - Commercial Photographers. Đối tượng khách hàng chính của nhiếp ảnh gia sẽ là những công ty, những tổ chức chứ không phải khách hàng cá nhân. Những nhiếp ảnh gia này được gọi là Commercial Photographers. JD có may mắn làm việc cho Indresano Photography và hiểu cách làm việc cũng như đối tượng khách hàng của Commercial Photographers. Như đã đề cập ở trên, đối tượng khách hàng là những công ty, những tâp đoàn ở mọi lĩnh vực, từ y tế cho đến đồ điện tử, vân vân. Chủ đề chụp có thể nặng về sản phẩm. Tuy nhiên, cũng có chụp chân dung, thời trang, ca sĩ, VĐV thể thao. Điểm khác biệt là khách hàng vẫn là các công ty. Nghĩa là sao ? Nghĩa là sẽ luôn luôn có 1 công ty quảng cáo đứng ra đại diện cho cô ca sĩ hay anh cầu thủ. Vì vậy, tuy là chụp cho cá nhân, nhưng khách hàng vẫn là các công ty hay các tổ chức.

Nói về trình độ thì các Commercial Photographers này là bậc thầy của ánh sáng khi ánh sáng chính là nguồn sống của họ. Những chiêu thức tạo hình dáng highlight, kiểm soát shadow, cân đối tỷ lệ cùng các võ công về việc dùng ánh sáng tạo cảm giác của họ quả là vô tận, có viết ra chắc cũng phải mất cả năm. Nói chung về kĩ thuật nhiếp ảnh thì JD cho rằng các ông này là những người giỏi nhất.

Ngoài ra, quy mô làm việc cũng lớn nhất khi so với các nhiếp ảnh gia khác. Studio to nhất, đồ đạc nhiều nhất, thiết bị khủng nhất, workflow process cũng hoành tá tràng nhất luôn, các loại đồ chơi như máy tạo khói, tether shooting (bắn thẳng vào máy tính màn hình to để khách hàng xem trực tiếp luôn, cái này các bác muốn thì em chỉ sơ qua thì cũng làm ngon), nhiều loại đồ nghề ánh sáng. Đội ngũ cũng hùng hậu, luôn có những nhân vật sau:

Production Manager: người ký hợp đồng cho buổi chụp và lên kế hoạch như địa điểm, thời gian, nhân sự, đồ nghề, vân vân

Art Director: chính là khách hàng của chúng ta, ông này thường là người đại diện cho công ty khách hàng

Lighting Assistant: nhiệm vụ bàn bạc với Photographer về cách dàn dựng ánh sáng và là người điều khiển toàn bộ về ánh sáng.

Workflow Assistant: quản lý dữ liệu, back up đề phòng mất file, chọn file và lưu trữ theo ý kiến của Photographer, phụ trách toàn bộ về máy tính và file ảnh.

Page 55: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Stylist: ko thể thiếu cho các buổi chụp thời trang, chân dung, nói chung là những gì có người mẫu. Họ đều là những make-up artist hoặc có bằng cấp về thiết kế thời trang, thậm chí có những người là nhà thiết kế thời trang hay vẽ kiểu mẫu luôn, tức là có chuyên môn. Đéo phải như cái em vú to ở Việt Nam sang Mỹ du học cũng tự nhân: "em làm stylist ở VN". Vãi hàng.

Make-up Artist & Hair Designer: dưới sự chỉ đạo của stylist để trang điểm và làm tóc cho người mẫu theo đúng ý tưởng.

Chú ý: những ông này không bao giờ chụp đám cưới trừ khi chết đói. Công việc của Commercial Photographers cực kỳ nặng nhọc do tính chuyên nghiệp phải đặt lên cao nhất. Thiết bị quá nhiều, rất khổ sở khi phải chụp ngoài studio, nhiều hôm em phải đi thuê xe tải để chất đồ. Có những hôm làm việc từ 5h sáng đến 11h đêm. Cái đau khổ nhất là: sau khi làm 1 thời gian, họ sẽ ít nhiều bị mất đi tính sáng tạo phá cách do đặc thù của công việc: ảnh quảng cáo phải đánh vào số đông, hơn nữa, nhiều khi chụp cũng phải theo ý tưởng của Art Director. Đã qua rồi cái thời Richard Avedon hay Irving Penn một mình sáng tác từ ý tưởng đến thực hiện.

Tiếp theo:

B2C Photographers và Photojournalists.

TRANG 55

B2C Photographers: Business to Consumer

Wedding Photographers, Portraiture Photographers, vân vân, nói chung là những người chụp cho khách hàng cá nhân. Đối tượng này đông nhất và khoảng cách trình độ cũng chênh nhau nhất. Những commercial photographers có người này giỏi hơn người kia nhưng độ chênh trình độ không cao. Trong khi đó, các những ông chụp cưới cực đẹp, $30,000 mỗi show và có những ông chụp cực xấu nhưng vẫn sống khỏe vì trình bán cao hoặc có thể làm lâu năm, lấy giá rẻ. Cạnh tranh vì thế cũng lên rất cao, phần đông các ông này nghề chính không phải chụp ảnh mà chụp ảnh chỉ là tay trái do thu nhập khá bấp bênh. Hơn nữa, địa vị xã hội gần như không có, mối quan hệ làm ăn đến từ nhiếp ảnh cũng không nhiều. JD lấy ví dụ rất cụ thể thế này, commercial photographer chụp cho các công ty lớn, các tập đoàn danh tiếng và những mối quan hệ tốt đẹp đó sẽ giúp ích cho họ ít nhiều về sau, xin việc cho con chẳng hạn. Trong khi đó, phải rất hiếm để 1 wedding photographer mới có thể nhờ vả khách hàng của mình về sau. Mà ĐM, mình thấy rất ức chế là cứ mỗi lần chụp xong, chúng nó xem ảnh thì thích lắm, khen ảnh đẹp lắm, đến khi rút ví ra trả tiền thì đéo thấy đẹp nữa. Giữ được các mối quan hệ kiểu này rất là mệt. JD cũng hiểu vì sao các Commercial Photographers hay "coi thường" bọn wedding vì cò con, làm ăn lắt nhắt, sống nay chết mai, chụp như ăn cướp và trình độ thường là kém hơn các ông Commercial nhiều.

TRANG 59

Page 56: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Nhìn chung, chúng ta có 3 thể loại nhiếp ảnh chuyên nghiệp

1. Business to Business: Commercial Photographers2. Business to Consumer: Wedding, Portrait Photographers, ...

3. Editorial Photographer: Photojournalists, Documentary Photographers

Có 1 loại thứ 4 nhưng JD ko muốn xếp vào đây, đó là những Fine Art Photographers. Lý do: mặc dù có rất nhiều người chụp ảnh chuyên nghiệp Full-time, mở triển lãm, in sách, vân vân nhưng phần lớn trong số họ đều có nghề nghiệp khác, nhiếp ảnh chỉ là thú vui hoặc nghề tay trái. Các ông nước ngoài thì cũng không định nghĩa được hết 2 chữ Fine Art, nếu đặt tôn chỉ "vị nghệ thuật", ko tiền bạc thì chả mấy ông nào thực sự là Fine Art cả, cũng bán sách, cũng bán ảnh đấy thôi. Vì vậy, các ông này tự chia bản thân theo chủ đề chụp: landscape photographers hay contemporary art photographers, vân vân. Hơn nữa, lý do JD ko thích nói về họ vì JD không thích những thằng đấy. Nhất là những thằng Việt Nam tự nhận mình là nghệ sĩ nhiếp ảnh, coi thường anh em studio và khinh rẻ "bọn chụp amatuer" trong khi chính những thằng tự vỗ ngực ta đây nhiếp ảnh gia NGHỆ THUẬT cũng chả sống nổi bằng nhiếp ảnh, cũng chỉ là chụp tay trái thôi. Hơn nữa, nhiều ông dạng này ếch chụp nổi thương mại nhưng lại thích ra vẻ ta đây, suốt ngày lên báo viết 3 cái bài ngu xuẩn: "thoát khỏi lối mòn trong nhiếp ảnh, nghệ thuật nhiếp ảnh dậm chân tại chỗ, vân vân và vân vân." Đứng đã đếu vững còn đòi nhảy múa phá cách. Mình đã viết 1 bài ngắn gọn vì quá bức xúc với những thể loại này cách đây không lâu, copy lại cho các bạn cùng sướng.

Chuyên nghiệp và Nghiệp dư: đơn giản và vô cùng đơn giản, thằng chuyên nghiệp là thằng có trên 50% thu nhập đến từ nhiếp ảnh (chụp ảnh, quảng cáo, in ấn, giảng dạy). Chiếu theo khoản này, những thằng Nhiếp ảnh Nghệ thuật mà thu nhập từ ảnh dười 50% thì cũng éo phải chuyên nghiệp.

Trình độ chuyên nghiệp: cái này đúng như nhà cháu K đã nói, rất nhiều người nhầm tưởng Người chụp chuyên nghiệp (sống bắng nghề ảnh) thì trình độ CHUYÊN NGHIỆP hơn nhà các cháu Không sống bằng ảnh. Trình độ và nghề nghiệp là 2 thứ hoàn toàn khác nhau, không liên quan gì. Đơn cử, vô số thằng sống 100% bằng nhiếp ảnh nhưng trình độ chụp ảnh kém hơn 1 ông doanh nhân hay 1 thằng sinh viên hay 1 ông bác sĩ nhiều.

Nghệ thuật và Thương mại: đoạn này hay nhất, mình rất khoái. Nhiều ông tự vỗ ngực "bố máy là dân nhiếp ảnh nghệ thuật chính cống, éo phải bọn chụp thương mại kiếm xèng." Hô Hô. Mấy bố này chắc chắn éo thể cắt nghĩa được 2 chữ 'Nghệ thuật' nó là thế nào. Định nghĩa: Ảnh thương mại là những tác phẩm nghệ thuật chuyển hóa được thành đồng tiền. Các anh nhiếp ảnh thương mại chụp cưới, đắt sô ầm ầm thì những tác phẩm của họ cũng chính là các tác phẩm nghệ thuật và nó bán được, chuyển hóa được thành giá tiền tiền bạc. Các bố tự vỗ ngực mình là Nhiếp ảnh gia Nghệ thuật, éo phải thương mại cũng viết sách cho ảnh mình vào, bán sách, bán ảnh thì cũng là thương mại con mẹ nó rồi.

Bây giờ 2 khái niệm Nhiếp ảnh Nghệ thuật và Nhiếp ảnh Thương mại không tách rời được đâu.

Ơ mà mình để ý mấy ông Nghệ thuật hay nhan nhản cái câu này với nhau : "tôi ko bao giờ thích chụp kiếm tiền, bọn ảnh viện thấp kém quá." Xin lỗi nhé, chả qua trình các bố đéo chụp kiếm tiền nổi thì có. Tôi hỏi các ông câu này, buổi sáng các ông chụp kiếm tiền, buổi chiều buổi tối thì các ông không sáng tác nghệ thuật chân chính tự sướng được à ? Trình còi cứ

Page 57: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

thích nâng bi. Lang thang trên mạng mò ảnh của các ông Nghệ sĩ nhiếp ảnh thích tự vỗ ngực thì thấy ngay.

Ông nào đủ trình để chụp kiếm xèng mà nói được câu này thì tôi thử quẳng $5,000 vào mặt các ông rồi bảo các ông chụp hộ mấy cái đám cưới với mấy sô thời trang, các ông có chụp không? Có khi xồ ra liếm lấy liểm để. Ha ha ha ... mình thật là nhã.

Vì vậy, JD xin miễn bàn về việc lựa chọn thiết bị cho thể loại này. Bố khinh !

Tiếp theo:

Editorial Photographers

Trước khi đi tiếp thì mình muốn nói sơ qua về $5000 cho các bạn thích chụp studio hay sự kiện đám cưới tiệc tùng. Như đã trình bày ở trên, 1 khi đã đụng chạm tiền nong thì bắt buộc phải có 2 body. Máy bây giờ bền lắm, va đập, nước lửa vẫn vô tư. Nhưng, ở đởi mấy ai học được chữ "ngờ". Đặc biệt khi chúng ta sử dụng đồ điện tử. Mà cho em xin lỗi phát, ông nào có $5000 mà định đầu tư kiếm sống bằng ảnh thì nên tự đứng trước gương, rồi vả 2 phát thật mạnh vào mặt. Nếu chưa tỉnh thì hút thêm 1 cây ba số với 10 bi thuốc lào Tiên lãng đi. Thực sự thích chụp ảnh mà thích kiếm tiền thì nên bỏ ra $1000 mua đồ, còn lại $4000 bỏ vào ngân hàng ăn lãi suất. Bây giờ lãi suất đang thấp thì mời các cụ mở quán cà phê, bảo đảm đủ sống hơn làm thợ ảnh.

Tuy nhiên, đối với những ông thích chơi và thích tiền thì cứ việc làm 2 body với $5000. Bây giờ biết mua 2 body nào bây giờ, đương nhiên là không thể Full-frame rồi. Khó nghĩ quá thì chúng ta nói chuyện ống kính trước.

Cứ nói chuyện chụp đám cứoi và chụp album ngoại cảnh cho dễ nhé:

Với Crop frame thì ống 17-55mm f2.8 là vô địch cho việc chụp tiệc cưới. Biết rằng mỗi người một phong cách chụp nhưng dải tiêu cự này trên CF cực dễ sử dụng, tiện, nhanh, khẩu lớn, phù hợp, khoảng tiêu cự thông dụng.

70-200mm f2.8: vào tiệc cưới thì ống này thực sự phát huy tác dụng ...

@ thằng ngu nào chửi bố mày trên kia: nói chung là con người thì không nên quá hèn hạ, đã là diễn đàn online mà còn không dám dùng nick thật để chửi thì ... hố hố hố ... thôi, ko nói nữa, ko các cụ lại trách mình sa đà chửi nhau. Còn lại, Ngoài đời thì chưa biết được nhau đâu, đừng vội đánh giá con người, đến khi có dịp gặp mặt thì lại ân hận không kịp. :D

Trở về với 70-200mm f2.8: ống này cũng là 1 trong những ống mà các ông ảnh cưới sử dụng nhiều nhất. Chụp album cô dâu chú rể ngoại cảnh tốt, hiệu ứng xóa phông mơ màng, đặc biệt việc chụp tiệc cưới sẽ thấy sự tiện lợi của ống này khi các bác cắm trên 1 body thứ 2. Nó giúp ích cho việc chụp những pha candid moments (khoảnh khắc tự nhiên)

Như JD đã trình bày từ trước, sự đa dụng của ống zoom luôn luôn được thể hiện rõ ràng trong các tình huống chụp sự kiện không sắp đặt, cụ thể như phóng sự. Tiệc cưới cũng là 1 phóng sự vì chúng ta không sắp đặt lại được như chân dung hay thời trang hoặc sản phẩm. Nói chung, chụp những gì có liên quan đến tính khoảnh khắc thời gian thì ống zoom có những lợi thế rõ

Page 58: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

rệt. Nếu có thể thì chúng ta nên lấy IS hoặc VR vì chụp tiệc cưới sẽ thường xuyên gặp những tình huống ánh sáng yếu, ISO 1600 hoặc ISO 3200, tốc 1/60s là chuyện thường. Thậm chí, có những lúc tối đến mức phải rút ống f1.4 ra với thông số sau ISO 3200, f1.4, 1/30. Ống này lấy nét cực nhanh, giúp cho chúng ta không bỏ lỡ những khoảnh khắc trên khuôn mặt cô dâu hay người thân. Nhược điểm duy nhất là nặng và to. Nếu các bác không chụp tiệc cưới mà cần ống chân dung thì có rất nhiều sự lựa chọn khác mà JD đã nói từ đầu.

Do đó, với 2 ống kính chủ đạo 17-55mm f2.8 và 70-200mm f2.8 VR/IS, việc chụp cưới sẽ dễ dàng hoàn thành, chỉ còn phụ thuộc vào tay nghề của mình thôi. Nếu có thể, các bác ném vào 1 ống 50mm f1.4 nữa thì quá tuyệt. 2 ống zoom trên thì các bác có thể mua hàng for nhưng JD khuyên nên tập trung vào Ni-Ca cho công việc kiếm tiền vì độ bền của Ni-Ca thực sự vượt trội so với tamron 17-50mm và sigma 70-200. Chịu khó tiêu nhiều tiền hơn 1 chút nhưng có được cảm giác yên tâm khi làm việc cũng tốt, hơn nữa, chúng ta mua để dùng trong 1 thời gian lâu dài, nên mua đồ Ni-Ca.

17-55mm: $1350 new hoặc $1000 used70-200mm f2.8 VR/IS: $1500 used (chắc ko còn hàng mới đâu)50mm f1.4: $300

Như vậy tổng chi phí cho ống kính vào khoảng $2800 cho tới $3100. Các bác sẽ còn khoảng $1900 cho tới $2200 cho flash và body.

Thợ chụp cưới dùng đèn khá nhiều, thậm chí là rất nhiều. Em khuyên nên chơi 2 flash. Em chưa dùng flash YoungNou bao giờ nhưng thấy giá cả và cấu hình hấp dẫn quá, có cả TTL. Chắc em sẽ thử 1 em, em còn lại sẽ là em Ni-Ca SB 600 hoặc 430EX.

Flash sẽ vào khoảng $300 - $450 nếu các bác muốn chơi 2 flash chính hãng. Số tiền còn lại cho 2 bodies là $1400 cho đến $1800. Em không biết sao chứ em vẫn thích Canon 40D mặc dù nhiều người chê màn hình xấu. Thằng bạn cùng lớp em vẫn dùng Canon 40D. 3 tuần trước em phải dùng máy của nó và vẫn thích chất lượng ảnh. Các bác nên nhớ, năm 2008 khi Canon 40D mới ra đời, giá khoảng $1500 nếu em nhớ ko nhầm. Bây giờ hàng used chỉ còn $600, quá tuyệt. Các bác đừng lo về số shutter khi mua máy cũ nhé. Nó cũng là 1 cách để chúng ta lựa chọn. Tuy nhiên, em thích quan tâm đến ai là người đã sử dụng, biết được thói quen sử dụng thì các tốt. Có hay chụp ngoài mưa ngoài đường nhiều không, em để ý đến các vết trầy xước. Cái shutter thì chúng ta có thể thay dễ dàng, nhưng bụi bẩn chui vào trong vi mạch thì em ko biết có sao ko, em ko phải kĩ sư. Cho nên, 1 máy có số shutter 20,000 nhưng trầy xước nát bét so với 1 máy shutter 100,000 nhưng bề ngoài tinh tươm (có thể chỉ dùng chụp trong studio) thì em vẫn mua máy 100,000.

Nikon thì em sẽ xúc ngay 2 thằng D300 used. Với số tiền còn lại, hoàn toàn đủ cho các bác mua dù, softbox, chân đèn và trigger.

Set up của JD như sau:

Body 1D300/40D + Ni/Ca 17-55mm f2.8 + SB600/430EX

Body 2D300/40D + Ni/Ca 70-200mm f2.8 IS/VR

Page 59: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Trong túi: flash backup, thẻ nhớ, pin, 50mm f1.4. Như vậy, JD sẽ cover được toàn bộ nội dung, theo sát được diễn biến và cố gắng không bỏ lở khoảnh khắc nào.

TRANG 60

Nhân việc nói về Editorial Photography, em chợt nhớ đến vụ việc nổi tiếng về bản quyền: Molotov Man

Tóm tắt sự việc như sau: năm 2004, một nữ họa sĩ tên là Joy mở 1 cuộc triễn lãm tranh. Nữ họa sĩ này chuyên vẽ lại những bức ảnh gây ấn tượng mà cô ta thấy trên internet. Trước đó, cô ta thấy 1 bức ảnh 1 người đàn ông chuẩn bị ném bom chai. Cô ta đã vẽ lại nội dung bức ảnh đó, vẽ rất to, bức vẽ cao gần 2m. Sau khi buổi triễn lãm được trưng bày, vài ngày sau, luật sư của phóng viên ảnh đã chụp bức ảnh đó lên hệ với cô họa sĩ, yêu cầu gỡ bõ bức vẽ và kí vào hợp đồng bản quyền hình ảnh người chiến sĩ ném bom. Cô họa sĩ chấp nhận gỡ bỏ bức vẽ nhưng từ chối kí hợp đồng bản quyền vì cô ta cho rằng nghệ thuật không có áp đặt. Vụ việc sau đó rùm beng lên, cô họa sĩ lên các forum hỏi ý kiến mọi người, việc bé xé ra to, lớn dần lên như quả bong bóng. Thậm chí, nó còn lan tỏa sang các diễn đàn nghệ thuật ở Ý, Đức, TBN, Nhật, Trung Quốc, vân vân.

Vô hình chung, hình ảnh anh chiến sĩ đó được lan tỏa đi khắp nơi. Các công ty quảng cáo đã lấy hình ảnh này để quảng bá các sản phẩm, thậm chí 1 tập đoàn lớn như pepsi cũng sử dụng hình ảnh này. Do đó, từ 1 bức ảnh báo chí được chụp ở cuộc nội chiến Nicarague, bức ảnh đó đã trở thành 1 sản phẩm thương mại ăn khách. Câu hỏi được người phóng viên ảnh đó đặt ra: "chúng ta cứ mải nói về quyền sở hữu, nhưng ai đang sở hữu những khó khăn của người đàn ông trong bức ảnh này ???" Không ai cả, chính anh ta.

Tóm lại, các công ty đã sử dụng hình ảnh người đàn ông này để phục vụ mục đích thương mại. Người chiến sĩ đó trở thành 1 người mẫu đắc dĩ mà không được hưởng 1 xu nào. Nhiều năm sau, nữ phóng viên đó trở lại Nicaragua để tìm người chiến sĩ mà bà đã chụp. Thật bất ngờ, hình ảnh người chiến sĩ ném bom mà bà chụp xuất hiện khắp nơi ở Nicaragua vì lý do chính trị. Người chiến sĩ đó đã có 1 công việc ổn định, anh lái xe tải và sở hữu chiếc xe tải đó.

Thiết bị của phóng viên ảnh:

Cái này thì vô cùng lắm, không thể nói chung chung được. Em nghĩ ở đây cũng có nhiều bác làm phóng viên ảnh, có gì các bác cùng tâm sự cho anh em nghe. Ở đây em không bàn đến phóng viên thể thao vì đồ nghề đắt tiền quá. Tính trung bình, tổng giá trị thiết bị của nhiếp ảnh gia thương mại là cao nhất nhưng giá trị body và lens của các phóng viên thể thao mới là cao nhất. Sở dĩ, tổng giá trị thiết bị của các nhiếp ảnh gia thương mại cao hơn vì những thứ khác ngoài body + lens, cụ thể như các loại đèn, các loại light modifier, nhiều iMac, studio, vân vân. Nói thế để thấy rắng, muốn chụp thể thao chuyên nghiệp thì phải có thật nhiều tiền. "Thiết bị không quan trọng" chỉ áp dụng cho thú vui hoặc chụp set up.

Page 60: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Nói đến chụp thể thao chuyên nghiệp thì chúng ta nói dòng 1D, dòng D3. Lý do rất đơn giản, họ cần FPS cao, 8 fps, 9 fps thậm chị 11 fps để không bỏ lỡ khoảnh khắc. Họ cần body có khả năng khử noise với high ISO thật tốt vì họ sẽ phải sử dụng tốc độ cao trong điều kiện ánh sáng yếu để ảnh không bị out nét. Họ cần body built thật tốt để chịu đựng mọi thời tiết, nắng mưa, gió cát, biển muối, rừng ẩm, những thứ này áp dụng cho những ông wild life photographers nữa.

Ngoài body ra, họ cần ống kính super tele. Những ông này không nói chuyện 24-70mm f2.8 hay 85mm f1.4 xóa phông ra sao. Họ nói chuyện 300mm f2.8 VR-IS trở lên. Ngoài ra, có 1 quy luật dành cho họ: "thay máy, không thay ống kính". Làm gì có thời gian mà thay ống kính, thay xong thì Messi ghi bàn con mẹ nó rồi. Vì vậy rất tôn kém. Nhiều ông may mắn được hãng thông tấn tài trợ cho, nhưng cũng khối ông phải bỏ tiền túi ra. Đứng bác nào bắt em tư vấn dòng này nhé vì em chả biết gì về super tele cả và em cũng ko có nhu cầu để biết. Tất nhiên, các bác cũng có thể vô tư dùng Canon 30D + 70-300mm chụp mấy trận bóng đá do công đoàn tổ chức, nhưng nói thế thì nói làm gì nữa.

Em xin nói về thể loại Photojournalism khác mà em có kinh nghiệm hơn, đó là Documentary (Phóng sự) hoặc News (Tin tức):

Anh chàng phóng viên Zoriah nói 1 câu mà JD rất kết: "bất cứ máy gì chúng mày có, đều chụp phóng sự được". Chính xác, kể cả Point and Shoot. Tuy nhiên, để cải thiện chất lượng hình ảnh, cũng như tạo điều kiện cho công việc dễ dàng hơn, chúng ta nên chú ý những chi tiết sau khi đề cập đến thiết bị cho Phóng viên ảnh:

1. Shutter lag: là khoảng thời gian từ khi ta bấm máy cho đến khi máy ảnh thực sự chụp. Các DSLR đều có shuttter lag time rất ngắn nhưng các máy PnS lại rất chậm, nhiều máy phải mất 1 giây sau mới chịu chụp, rất khó khăn cho việc tóm khoảnh khắc thời gian.

2. Build: độ bền. Những ông phóng viên ảnh không chụp trong studio như các ông thời trang, không chụp trong nhà nhiều như các ông đám cưới. Phóng viên ảnh lang thang rong ruổi khắp nơi. Phóng viên ảnh nước nào cũng vậy, nghề phóng viên nói chung là như vậy. Đồ nghề sẽ cùng ta lên rừng, xuống biển, vào khu trời nóng, ra khu trời lạnh, mưa gió bão bùng, nói chung là tất cả. Chiếc máy phải thật sự trâu bò và bền bỉ. Chính vì vậy, dòng Canon 1x và dòng Nikon Dx vẫn có chỗ đứng vững chắc trong làng báo.

Các phóng viên sẵn sàng hy sinh những tính năng tiên tiến để chọn 1 body cũ hơn như bền hơn vì họ CẦN chiếc máy ảnh phải hoạt động bất cứ lúc nào. Đơn cử như cuộc chiến giữa D2x và D300. Rõ ràng D300 xử lý noise tốt hơn D2x nhiều, chất ảnh khá hơn, nhiều tính năng hay hơn nhưng vẫn có 1 số người chọn D2x thay vì D300 do nhu cầu công việc của họ.

Y hệt như hiện nay, các bố cứ thích cãi nhau giữa D300s với D7000. Tôi trả lời ngắn gọn cho nó vuông nhé. D300s vẫn thừa hường nhiều tính năng chuyên nghiệp hơn, các nút bấm thuận tiện hơn, body chắc chắn là trâu bò hơn (mặc dù D7000 cũng hợp kim), D300s phù hợp cho

Page 61: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

những ông kiếm sống bằng ảnh hơn. Những thiết kế của nó phù hợp cho việc chụp ảnh hơn, nhất là hệ thống lấy nét 51 points. D7000 vẫn là dòng cấp dưới, ko cần biết cấu hình mạnh đến đâu, đối tượng nhắm đến D7000 sẽ là những người chơi ảnh cho vui, sẽ là những thằng thẩm du công nghệ (quay phim HD, auto focus video, vân vân). Những tính năng đó chưa chắc đã cần cho người chụp ảnh kiếm tiền. Ông nào chụp thể thao thì không cần suy nghĩ, cần body trâu bò, thao tác dễ dàng cũng không cần suy nghĩ ---> D300/s mà phang. Ông nào chơi ảnh cho vui, thú vui nhẹ nhàng, ham mê công nghệ cũng không cần suy nghĩ, mời lấy ngay D7000, công nghệ mới nhất.

vì vậy, nhiều ông phóng viên chỉ nhắm đến pro body cho công việc như 1DIVhay D3/s. BIết rắng đắt tiền hơn 5D II hay D700 nhưng họ cần độ bền và họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua sự thanh thản cho đầu óc khi đi làm việc.

Trước khi nói tiếp thì JD muốn nhấn mạnh rằng, đồ nghề của các phóng viên (ko thể thao) cũng ko hề thuộc loại rẻ. Những người phóng viên ảnh chuyên nghiệp vẫn lựa chọn 2 body PRO và các ống kính zoom f2.8. Qua rồi cái thời prime nét hơn zoom, mà kết cả zoom có nét kém hơn 1 chút thì đã có unsharp mask rồi. Tuy nhiên, mấu chốt vấn đề là ở chỗ: họ không đặt vấn đề nét ít hay nét nhiều, noise ít hay noise nhiều, họ đặt vấn đề "phải có ảnh" lên hàng đầu. Chính vì vậy mà các ống zoom luôn có chỗ đứng cho các phóng viên ảnh. Sức đâu mà chạy đi chạy lại, thời gian đâu mà ngắm nghía đi lại lên khung bố cục ?!?! Đầu tiên phải ghi lại thông tin bằng hình ảnh đã, nghệ thuật tính sau, sáng tạo tính sau, bay bướm để từ từ.

Set up như thế nào? Như đã trình bày ở những bài trước, vô số cách set up. Theo như JD biết, 1 số người làm báo địa phương (local newspaper) có sử dụng kiểu 5D + 24-120mm hay 30D + 17-85mm, vân vân. Tuy nhiên, cách cực kỳ phổ biến vẫn là:

Pro Body + 16/17-35mm f2.8Pro Body + 70-200mm f2.8 VR IS

Lí do vì sao họ thích 16/17-35mm hơn 24-70mm thì JD đã giải thích rồi. Set up của JD cho việc chụp phóng sự hay thời sự như sau:

D700 + 17-35mm f2.8D300s + 70-200mm f2.8 VR + micro phone50mm f1.4G, SB 600 (rất ít dùng flash cho phóng sự vì bị cấm hoặc không muốn ảnh bị mất tính tự nhiên)

Càng chụp thì mình càng thấy tại sao người ta gọi ống 17-35mm là photojournalism lens.

Việc chụp phóng sự cũng phải hết sức chú ý thái độ. Tốt nhất là thực sự nhẹ nhàng, đừng có huỳnh huỵch, đi nhẹ nói khẽ cười duyên. Đừng để họ chú ý đến mình, làm sao để đối tượng quên đi sự có mặt của mình. Chắc chắn khi ấy, các bức ảnh sẽ có hồn hơn nhiều.

Page 62: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

TRANG 61

Lại phải kéo áo bác JD 1 tý: về cấu trúc của 2 len Ni/Ca 17-55 f2.8 có khác nhau nhiều. Mình đã từng cầm cả 2 len này và có chút nhận xét như sau để ai muốn mua để kiếm tiền thì thêm chút cân nhắc. Len Nikon 17-55 f2.8: focus nhanh, built pro do cấu trúc kim loại, thực sự cực hợp với body dòng D200, D300 và những ai đòi hỏi cấu hình body-len bền bỉ. Len Canon 17-55 f2.8 tuy chất lượng thấu kính rất cao nhưng built lại dở, do vẫn sử dụng kết cấu plastic của dòng len EF-s, nói chung chả hơn gì so với những len tầm thấp như len 17-85 hay 18-135, thêm được cái IS có chức năng chống rung hữu hiệu nhưng do kết cấu kém nên dễ bị bụi và không chịu được va đập lì như len Nikon. Em Ca 17-55 của mình cũng đã từng bị lỗi IS, thậm chí vòng zoom trong cũng có lần phải thay do nứt vì va đập, mà mình luôn dùng khá cẩn thận. Vậy anh em sử dụng body Canon nên cân nhắc khi dùng len này, gợi ý là có thể sử dụng len Tokina 16-50 f2.8 có cấu trúc kim loại và chất lượng kính cũng rất tốt, dù AF ko nhanh được như len Canon. Hoặc 1 len đời cũ là EF 17-35L f2.8, cũng là 1 len rất hay cho cả FF và crop của Canon mà mức giá rất vừa phải (tầm 700$ cho len đẹp).

TRANG 62

Cảm nhận của bác hay như thế này thì chả có ai chửi được bác cả. Em hoàn toàn ủng hộ bác cả 2 tay 2 chân 2 cà 1 chim. Em không bao giờ phủ nhận 1 điều: "ống kính mới tốt hơn ống kính cổ". Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết chúng TỐT hơn ở điểm nào và những cái TỐT hơn đó có phục vụ cho chúng ta được hay không.

Thực tế thì em chưa sử dụng nhiều ống kính cổ, vẫn loanh quanh Nikon AIS, cũ hơn nữa là AI và non-AI. Những ống đó nếu tính ra thời gian thì cũng lên hàng cụ rồi. So với những ống kính bây giờ thì chúng thua hoàn toàn về CÔNG NGHÊ, các bác nhớ nhé, CÔNG NGHỆ. Chúng không có auto focus, không có coating, xịn lắm chắc single coating, không hề có Nano, không hề có IS hay VR chống rung, càng không có AF-S hay HSM hay USM lung tung linh tinh gì cả. Cho nên, chúng ta không thể nói rằng ống kinh bây giờ chả hơn gì ống kính cổ. Đương nhiên là phải hơn chứ. Thời gian đi qua thì công nghệ cũng phải phát triển.

Tuy nhiên, chúng ta phải xác định có cần những cái đó không. Nếu chúng ta không quan trọng những cái đó mà chỉ quan trọng đến độ nét thì chưa biết được mèo nào cắn mỉu nào đâu. Cụ thể, em trực tiếp test ống Sigma 50mm f1.4 và ống Nikon 50mm f1.4 non-AI (hình như sản xuất cách đây 50 năm) thì ống Nikon lại nét hơn (đừng có ông nào nói for vs chính hãng nhé, tôi vả vào mồm đấy). Mặc dù vậy, em không thể nói ống Nikon cụ kia tốt hơn ống Sigma được. Test là 1 chuyện, sử dụng thực tế là chuyện hoàn toàn khác. Chụp đám cưới, sự kiện cần tốc độ thì em chưa dám dùng 50mm manual focus.

Qua những điều đó, em thấy chất lượng thấu kính có cải thiện theo năm tháng nhưng sự cải thiện về CÔNG NGHỆ mới đáng kể. Ngoài ra, các bác chú ý hộ: chúng ta đang sống trong thời đại kĩ thuật số. Chụp ảnh số mà không biết Photoshop thì vứt, cũng như ông chụp phim mà ếch biết làm phòng tối. Với PS thì sự đòi hỏi chất lượng thấu kính không còn khắt khe như

Page 63: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

hồi chụp phim. Vì sao? làm phòng tối thì hơi khó chỉnh màu, chỉnh tương phản, tăng độ nét, vân vân (thậm chí không thể làm nổi). Trong khi với PS thì những yếu tố kĩ thuật đó trở nên quá đơn giản.

Chính vì vậy mà em cứ hay nói: "Các ông học PS đi, tiết kiệm được nhiều tiền lắm". Đứng trước một rừng ống kính để lựa chọn, các bác đừng bao giờ nghĩ "đắt hơn là tốt hơn , mới hơn là hay hơn". Cái tốt và cái hay đó có thực sự đáp ứng nhu cầu của chúng ta không ??? Đó là câu hỏi các bác phải tự trả lời. Cần công nghệ hiện đại thì mua, cần lang thang sáng tác nhẹ nhàng, đủng đỉnh chụp gái thì L với N cũng chả khác gì non-AI hay M42 cả.

Cuối cùng, đừng ai bị bọn giàu xổi đú bẩn ru ngủ "holy trinity". Cái từ đó 1 là do bọn Canon Nikon bày ra để mơi khách, 2 là do mấy thằng đú bẩn mua được ống đắt tiền tự nâng bi tự sướng kiểu bệnh hoạn. Tâm lý của những con người tầm thường luôn cho rằng họ cần đồ xịn nhất thì ảnh sẽ khá hơn. Chuyện đó không bao giờ xảy ra. Hồi trước em hay lang thang mấy forum ảnh nước ngoài, thằng điên nào cũng thần thánh cái Canon 35L. Làm em cũng phải tò mò với 35mm. Thử nghịch cái Nikon 35mm f2 ghẻ xem sao, nó cũng ra ảnh ngon được vậy thôi, cần gì phải L hay N như mấy thằng đơ suốt ngày ngồi mơ ước.

Cái hay, cái đẹp của nhiếp ảnh chính là sự khám phá, tìm tòi và cảm nhẩn để có thể vươn lên. Bỏ 1 đống tiền ra mua hàng xịn cũng không thể sướng hay khá lên được. Có gì dùng nấy, tự nghiên cứu, tìm tòi góc chụp, mày mò ánh sáng, nghịch ngợm PS. Sướng lắm, sướng lắm thay !!! Nhiếp ảnh chính là một con đường, (bất kể chơi hay làm), có được niềm vui với sự cảm thụ trên đường đi thì chắc chắn sẽ đắc đạo được.

mà hồi mới chơi, em cũng tưởng L với N là ghê gớm lắm. Đến bây giờ, ngoài super tele ra thì cái loại holy trinity cũng cầm hết rồi. Quá thường, chả có cái vẹo gì, ngoài công nghệ điện tử thì chả hơn gì mấy ống phò, nhất là về chất lượng thấu kính.

70-200mm f2.8 VR thua xa Nikon 180mm f2.8 về chất lượng thấu kính. 85mm f1.4 còn lâu mới nét hơn 85mm f1.814-24mm Nano gọi 24mm AIS f2.8 bằng cụ về độ nét nhé.35mm f2D đo ván 17-35mm f2.8 về nét, tối góc.

Vài thứ nho nhỏ thế thôi đã.

TRANG 64

Để tiếp tục phần Phóng viên ảnh và thiết bị thì JD sẽ chia sẻ với các bạn 1 số các phóng viên ảnh và cách lựa chọn thiết bị:

Các bác nhớ cho rằng: ai dùng gì thì mặc kệ họ, lựa chọn thiết bị để phục vụ mình, nhu cầu của mình. Đừng có đú bẩn kiểu: vì ông này dùng máy này lens này nên tôi mua máy này và lens này.

Page 64: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Như phóng viên Zoriah đã nói: "nếu các bạn muốn bắt đầu chụp phóng sự, với bất kỳ máy nào, bạn cũng đều chụp được." Câu này đúng, với những người mới bắt đầu tìm hiểu và bước chân vào lĩnh vực này thì máy nào, lens nào cũng OK hết vì các bạn sẽ không phải chụp thể thao tốc độ cao.

Nếu các bác thực sự quan tâm đến chụp Phóng sự và Tin tức (PJ) thì nên khởi đầu bằng việc chụp đời thường. Đời thường và phóng sự tuy khác nhau nhưng có rất nhiều điểm tương đồng:

1. Không sắp đặt.2. Không làm lại được.3. Đối tượng có thể bị ức chế.

Do đó, sẽ tốt hơn nếu chúng ta bắt đầu với máy nhỏ, Nikon Dxxxx, Dxx hoặc Canon xxxD. Đối tượng sẽ không bị "sợ" khi chúng ta giơ máy vào mặt họ. Ngoài ra, việc chụp đời thường nhiều sẽ giúp chúng ta tập luyện khả năng di chuyển nhẹ nhàng và linh hoạt. Những điều này sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc chụp phóng sự sau này khi các phóng viên ảnh phải làm cho đối tượng quên đi sự có mặt của mình. Khi đó, việc tóm những khoảnh khắc chân thực nhất sẽ dễ dàng hơn. Trái ngược với việc chụp gái khi chúng ta oang oang điều khiển mẫu, động viên mẫu, ra lệnh cho các trợ lý điều khiển ánh sáng thì việc chụp phóng sự phải hết sức nhẹ nhàng, tránh cho đối tượng cảm giác khó chịu với "thằng thợ ảnh."

TRANG 69

Được gửi bởi Giàng A Tống Chào bác JD.Trước đây tôi có dùng Canon 50D + 85 1.8 trong một khoảng thời gian ngắn. Hiện nay tôi muốn chuyển sang Nikon. Ngân sách khoảng 4.000$. Nhu cầu chủ yếu là đi du lịch và chụp chân dung gia đình. Tôi định chọn như sau:1. D700 + 24-70N + flash SB6002. D700 + 35 F2D + 85 1.4D + SB600.Tôi đang thiên về p.a 1 vì sự tiện lợi, không phải thay đổi lens.Mong bác JD tư vấn giúp.Chân thành cám ơn!.

Đi du lịch mà bác chơi D700 + 24-70 thì chả còn du lịch gì được nữa đâu. Bộ đấy phù hợp nhất cho studio và có lẽ tiệc cưới thôi. Thực sự mà nói, nếu để đi du lịch thì phải càng nhẹ càng tốt, có lẽ JD phải viết 1 bài về nhiếp ảnh du lịch. Để trả lời cho câu hỏi của bác thì như sau:

Nếu bác chỉ muốn 1 trong 2 combo đó thì mình sẽ chọn lựa chọn 2 dựa trên nhu cầu mà bác đã nói. Trả lời rộng hơn, nếu cho nhu cầu của bác thì JD sẽ ko chọn D700

Page 65: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Được gửi bởi WhoAmI? Chào các bác,Mình đang sử dụng len zoom 24-70 cho nhiều mục đích (tiệc, ngoài trời, du lịch, chân dung..), nhưng mình vẫn chưa hài lòng với chân dung lắm. Đang dành tiền mua 1 fix len chuyên cho chân dung (chủ yếu)và macro, tầm $300-$400 thôi. Mình đọc nhiều nhưng vẫn rối, nhờ các bác tư vấn 1 trong mấy em sau:1) Canon 100mm 2.8 (xài rồi)2) Canon 85mm 1.83) Tamron 60mm 2.04) Tamron 90mm 2.8Cám ơn các bác trước nhe.

Cái Tamron 90mm f2.9 giá tốt nhưng bị thò ra thụt vào, rất bất tiện khi chụp ruồi muỗi, chúng sẽ biến ngay. JD thực sự ko thạo về lens macro lắm nhưng JD tin chắc chắn rằng lens macro hoàn toàn sử dụng để chụp chân dung thoải mái. Bác đừng nghe những lý luận ngu đần kiểu:- lens macro nét quá, chụp chân dung lộ hết mụn -> ngu đéo tả, nét còn làm mịn được, mờ làm nét hơi bị khoai.- lens macro chế tạo để chụp nét ở khoảng cách gần, xa thì éo nét .> đần vô đối, chả lẽ post mẹ 2 ảnh, 1 từ lens "chân dung", 2 từ lens "macro", xem chúng nó có phân biệt đc không.

Prime vs. Zoom

Hôm nay JD muốn chia sẻ với các bác đôi chút cảm nhận về lens prime và lens zoom và phân tích về cách sử dụng cùng với những nhận định ngớ ngẩn về chúng. Chúng ta vẫn thường gọi là lens fix, nhưng thực tế, từ vựng chính xác là "prime". JD ko biết tại sao lại gọi là prime, mặc dù từ fix (fixed focal length lens) nghe hợp lý hơn.

Ai cũng biết prime là thế nào và zoom là thế nào nhưng JD vẫn xin lướt qua: lens zoom cho người dùng nhiều tiêu cự còn lens prime chỉ 1 tiêu cự duy nhất.

TRANG 70

Lợi thế của Zoom lens

Tiện lợi: điều này thì chúng ta ít phải bàn, cụ thể nhất là chụp dạng thời sự, đòi hỏi tính cơ động cao thì zoom luôn có chỗ đứng cụ thể. Không hề vô lý khi bộ đồ nghề phổ biến nhất của giới nhà báo phóng sự chính là 17-35mm và 70-200mm. Đối với các phóng viên thể thao, tuy công việc cũng đòi hỏi tính cơ động nhưng họ buộc phải dùng 400mm f2.8 hay 300mm f2.8 vì độ mở lớn. Ngoài ra, cũng chưa có nhiều ống zoom super tele, nếu có thì kích thước quá khổng lồ, không phù hợp với công việc phải di chuyển nhiều. Ngoài ra, cho nhu cầu phóng sự hay tiệc cưới thì ống zoom đặc biệt phát huy thế mạnh. Ống 24-70mm f2.8 thực sự là cần câu cơm của các ông thợ cưới.

Page 66: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Hoành tráng: những ông nào thích hình thức đẹp thì cũng nên mua ống zoom để làm hàng, các ông trông rất pro, rất oách, trông như phóng viên với nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, mặc dù chả ai biết ảnh của các ông chụp xong rồi xóa. Ống zoom to dài, hood bự, cứ gọi là hoành tá tráng phải biết.

Nỗi nhục của ống zoom

Thể dục thể thao đẩy lùi tệ nạn: cầm các ống zoom 1 khẩu nhiều sẽ khiến cho cơ thể cường tráng, bắp tay to, đẹp; vai u thịt bắp. Nói chung là sớm muộn sẽ sánh vai cùng những Lý Đức hay Phạm Văn Mách.

. Nợ nần chồng chất, vợ con nheo nhóc: đã sử dụng zoom lens, ai ai cũng muốn sở hữu cho mình 1 ống zoom 1 khẩu kiểu 24-70mm f2.8. Nhiều thằng ngu cứ tưởng tiền cao thì chất ổn. Cứ nhắm mắt mua cái nào thật đắt, trong khi không hề biết sử dụng cái "đắt" của ống kính. Giống như ông gì trên kia mua 24-70mm f2.8 để chụp chân dung và đi du lịch. Thật là vô đối. Vì phải tốn thật nhiều tiền mua zoom 1 khẩu, chất lượng cuộc sống của các ông sẽ bị hạ thấp 1 cách chóng mặt. Ông nghèo thì phải dành dụm, thắt lưng buộc bụng, thương thay thương thay. Ông giàu thì tự nhiên thấy lõm 1 cục trong két sắt nhà mình, cuối tuần chả dám đi "karaoke tay vịn" hay "ăn bánh trả tiền" với chiến hữu, cuối tháng chưa chắc đã dám đưa vợ con đi resort. Các ông giàu sẽ tự thấm thía cái câu "thuyền to sóng lớn, thuyền lên nước lên."

. Mở rộng mối quan hệ với bên công an: mấy thằng nghiện hút nó thích giật máy to hàng khủng nên nó sẽ nhằm những ông nào cầm súng to mà bóp. Ông nghèo thì chạy ra đồn công an mà mách mẹ, sẽ được các anh trực ban hất hàm nhổ vào mặt. Ông giàu thì lại phải rút phone gọi ông nọ ông kia xem có quen biết chố não mà bắt hay không. Nói chung, ông nghèo thì éo có chuyện lấy lại được zoom 1 khẩu, ông giàu thì thêm cơ hội đưa phong bì cho các anh cảnh. Kiểu gì thì kiểu, các ông sẽ mở rộng thêm mối quan hệ với ngành hành pháp của nước nhà.

... còn tiếp ...

Lợi thế của ống Prime:

Phong cách xóa phông: với những người đi lên từ PnS thì xóa phông là lẽ sống, xóa càng mạnh càng thích, phông càng mờ càng đẹp. Chưa có 1 ống zoom nào có thể mở ở khẩu f2, chứ đừng nói f1.4. Đối với thể loại này, ảnh mà ko xóa phông thì chưa đẹp. Nhất là những thằng cu đam mê "gái teen xóa phông". Thực sự, đối với bọn này, ảnh mà ko xóa phông thì có lẽ chả có cái vẹo gì để xem. Nhục nhã ở chỗ, vì máu xóa phông quá, nên chúng nó hay xóa nhầm, cái tay thì rõ, cái mặt thì mờ, thậm chí, cái váy thì nét, mặt mũi thì mờ ảo một cách vô tình. Thậm tệ hơn, nhiều thằng xóa mạnh quá, xóa hết cả ảnh, ko 1 chỗ nào nét cả, tự dưng lại sáng tác kiểu nghệ thuật trừu tượng. Hay phết. Cách sửa chữa dễ dàng nhất là chọn điểm focus point và focus vào mắt là xong.

Nhẹ nhàng tình cảm nhỏ bé xinh xắn: những ông cần lang thang nhiều thì yếu tố quá cước vô cùng quan trọng. Vấn đề này ko cần phải phân tích nhiều. Ngoài ra, những ông có sở thích quái dị lang thang đời thường chắc chắn sẽ trân trọng yếu tố nhỏ nhắn của lens prime.

Tài chính kế toán: các ngân hàng thương mại sẽ yên tâm hơn khi biết chúng ta sử dụng lens prime. Trong khi đó các quỹ tín dụng sẽ rất đau buồn khi gặp phải các khách hàng chơi lens

Page 67: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

prime. Tóm lại, nếu muốn duy trì sự cân đối về tài chính, cụ thể giữa tiền gửi tiết kiệm và hạn mức tín dụng.

Mây mù âm u: cũng vì khẩu to nên chúng ta có thể chụp trong những điều kiện thiếu sáng. Đặc biệt khi chúng ta chụp strobist vào buổi tối và muốn lấy được background lung linh ánh đèn thì những f1.4 thực sự phát huy tác dụng. Với zoom lens xịn như 24-70mm f2.8 thì chúng ta sẽ thường xuyên rơi vào tính thế:

ISO 1600 - f2.8 - 1/15s để có thể lấy background lung linh. Với prime lens f1.4, ISO 1600 - f1.4 - 1/60s sẽ hạn chế hiệu ứng ghosting trên chủ thể khi chúng ta chụp với tốc độ chậm 1/15s.

Nối nhục của lens prime:

Lẽ đời, nhiều khi vinh quang của kẻ này lại là nỗi nhục của kẻ khác. Ống zoom tiện lợi bao nhiêu thì ống prime sẽ bất tiện bấy nhiêu. Làng nước chú ý dùm, 2 chữ "tiện lợi" ở đây chỉ đề cập đến chuyện "zoom". Vì nếu chúng ta nói về lang thang đời thường hay du hý bốn bể thì ống prime lại tiện lợi hơn về kích thước và trọng lượng.

Thực tế, những nỗi nhục lớn nhất của lens prime lại không phải do chính nó, mà chủ yếu do những nhận định thiểu năng bại não của đám ma dại:

- Len fix nét hơn, lên màu đẹp hơn lens zoom: nói câu này trước thời Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập thì còn có thể đúng. Bây giờ mà còn lải nhải được câu này thì chỉ có đấng phi thường bất bình thường mới thốt lên được. Nhục nhã đau đớn nhất là những thằng nằm mơ tưởng tượng "lens prime chất ảnh đẹp hơn lens zoom" nên phải nhọc nhằn sưu tầm đủ bộ fix, lúc chụp thì phải chạy đi chạy lại, thay hết lens nọ đến lens kia vì đếch zoom được, mở khẩu to cũng không cần, nhẹ nhàng cũng không thèm, cứ phải lens fix thì ảnh mởi đẹp. Nhã quá đê.

Thi thoảng lại có 1 số thằng đần lải nhải : "lens zoom làm sao đọ được với lens fix về độ nét !" Hố hố hố.

- Chơi lens fix mới là nghệ sĩ: "Pro là có 1 dàn fix." Quả là những nhiếp ảnh gia vô đối với trí tưởng tượng siêu phàm. Chày bửa để mua 1 dàn lens prime chỉ để thỏa trí tưởng tượng cũng thật đau thương. Thậm chí nhiều thằng còn thề sống chết không dùng lens zoom, chỉ độc lens prime, những thằng này cũng thật đáng thương.

- Lùi vài bước là có góc rộng" Nghe quả thì có lý nhưng thực tế thì sai bét. Khi lùi lại, chúng ta sẽ thay đổi toàn bộ hiệu ứng của bức ảnh. Ống 35mm lùi lại để lấy đủ được "câu chuyện" sẽ khác hẳn ống 24mm đứng yên tại chỗ. Khi lùi lại, ít nhiều chúng ta sẽ giảm đi hiệu ứng distortion và cảm giác bức ảnh "ta ở trong đó, ta đang ở đấy". Nếu không tin, các bác cứ việc thử nghiệm

Chốt hạ:

Lens zoom và lens prime ra đời không phải để so sánh, cũng không phải để dùng cái này bỏ cái kia. Zoom hay Prime ra đời để phục vụ chúng ta, giúp chúng ta thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn. Chỉ có những đần độn mới phịt ra mớ luận điệu : "zoom làm sao đọ được fix, mơ ước của em là 1 dàn fix."

Page 68: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Nói một cách khác, zoom và prime luôn luôn bổ trợ cho nhau. Người thông minh là người biết tận dụng hiệu quả những gì mình có trong tay. Người thợ ảnh giỏi phải biết cách sử dụng đồng thời zoom và prime vì chúng không thể thay thế cho nhau. Sẽ rất ngớ ngẩn nếu chúng ta mua 3 lens prime để thay thế cho 1 zoom lens. Sự thực, không thể thay thế được, nếu thực sự thay thế được thì chỉ là chúng ta không biết được nhu cầu của chính bản thân. Ví dụ cụ thể: 3 lens prime 24mm f2.8, 50mm f1.4 và 85mm f1.8 không thể thay thế 24-70mm f2.8 trong việc chụp tiệc tùng hay hội nghị khi mọi thứ diễn ra rất nhanh. Ngược lại, cũng rất ngớ ngẩn nếu mua 24-70mm thay cho 3 lens prime kia để chụp chân dung và phong cảnh.

Tóm lại, hãy cứ dùng zoom trong những điều kiện "thời sự nóng hổi", ánh sáng đầy đủ hoặc ko thể di chuyển và thêm cho ta lens prime cho những lúc tối trời, cần thiết xóa phông.

Mong các bạn có được cái nhìn cân đối giữa lens zoom và lens prime.

TRANG 73

Chào bác Kim Loại:

JD rất thích các dòng máy Pro mặc dù chưa có điều kiện để sử dụng chúng thật nhiều. Nói về D2x và D2h thì chung chung như thế này. JD có điều kiện dùng D2x một thời gian ngắn. Thằng học cùng khoa dùng D2h và cả D2hs. Đây là cảm nhận của JD về 3 thằng pro này:

D2x: low ISO màu sắc rất mượt mà, độ chuyển màu dễ chịu, đặc biệt là độ saturation rất chính xác. Cảm nhận cá nhân thì JD thấy D2x cho màu ở ISO thấp còn dễ chịu hơn cả D3/D700. Màu của D2x nói chung là dịu dàng nhưng không kém phần tươi tắn, và nhất là rất chân thật, ko bị "giả tạo" như D700. Độ nét cũng thấp hơn D700, ko nét đanh như D700, nhiều người nói D2x cho cảm giác rất film và rất nghệ.

Tuy nhiên, noise của D2x rất khó chịu. Đồng ý rằng noise ko phải là tất cả nhưng noise của D2x thực sự là bát ngát. JD ko sợ noise vì chúng ta có cách để trị noise: resize trước khi tung lên mạng sẽ giảm noise, in ấn thì càng không lo vì noise sẽ bị triệt tiêu đáng kể khi in ấn với đúng tiêu chuẩn size và 180 ppi. Tuy nhiên, noise của D2x phải nói là nhiều bất tận. Tệ hơn, ở ISO trên 400 thì D2x sẽ cho ra ảnh rất nát, màu bị giảm saturation ghê gớm, dynamic range bị thu hẹp nặng, khiến cho việc editing rất khó khăn.

Chốt lại, em ko thích D2x vì nó quá hạn chế, cố lắm thì chơi ISO 800, nhưng trên ISO 800 thì coi như đồ bỏ, chỉ còn cách chuyển sang đen trắng thì mới hy vọng cứu vãn.

D2h và D2hs: Nếu có thể thì em khuyên bác nên lấy ngay D2hs mà chơi theo nhu cầu của bác. D2hs hơn D2h khá nhiều:

. Hệ thống đo sáng và đo White Balance chính xác hơn

. Buffer của D2hs to gấp đôi D2h, giúp cho bác chụp liên tục được gấp đôi

Quan trọng hơn, những gì nhục nhã nhất của D2h thì đã được sửa chữa ở D2hs, đó là 2 vấn đề:

Page 69: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

1. Noise ở vùng tối: với D2h thì kể cả bác để ở ISO thấp nhất, ảnh sẽ vẫn bị noise ở vùng tối, D2hs đã sửa chữa được vấn đề này rõ rệt.2. Chi tiết vùng sáng: D2h bị mất chi tiết ở vùng sáng và màu bị lệch rõ ràng ở các vùng sáng, khổ nhất là chụp lúc chiều tà, mặt trời đang xuống. D2hs đã trị được vấn đề này.

Ngoài ra, JD rất ấn tượng với noise của D2hs. Mặc dù được sản xuất cách đây 5 năm, lại là máy crop nhưng noise của D2hs rất xuất sắc, một phần cũng vì D2hs chỉ có 4mp. Nói thực với các bác, D2hs noise phải một 9 một 10 với D300s của em.

Điều thứ 2 JD thích D2hs vì nó chỉ có 4mp, 1 thẻ nhớ 2GB thì tha hồ chụp, load vào máy cũng nhanh, chỉnh sửa ảnh cũng nhanh, đỡ tốn cả bộ nhớ. Nếu là phóng viên thể thao thì em không nghĩ D2hs là sự lựa chọn thích hợp vì lý do công việc sẽ đòi hỏi crop khá nhiều, 4mp thì ko thể crop nhiều được. Nếu là phóng viên thời sự thì D2hs quá hợp lý, chụp liên tục, không cần phải lo nhiều về media storage, tha hồ bắn phá. Thằng bạn em dùng máy này với combo 17-55mm, 50mm f1.4 và 80-200mm cũng mấy năm nay rồi và hoàn toàn không hề có nhu cầu upgrade.

Chốt lại, nếu để chơi và tìm hiểu về dòng Pro Nikon thì với 1 trong 4 máy D2x, D2xs, D2h và D2hs, chắc chắn bác sẽ có được cảm giác Pro. Tuy nhiên, như đã trình bày ở bài đầu tiên, "chơi ảnh không chơi máy", JD vẫn khuyên bác mua 1 chiếc máy vừa có thể tận hưởng tính Pro và lại sử dụng hợp lý với đồng tiền bỏ ra. D2xs chắc chắn sẽ đắt nhất hội, kế đến là D2x. Dòng D2h/s thực sự bị "under-rated", giống hệt thằng Makelele, tiền vệ trụ của Real Madrid và tuyển Pháp ngày xưa, đá cực hay nhưng đéo nổi tiếng, không có Makelele thì Zidane làm chó có đất mà diễn hay như thế. Tóm lại, em nghĩ nếu mua thì bác chỉ nên mua D2hs, còn lại, bác mua những máy kia sẽ rất phí tiền và chóng chán khi có quá nhiều sự lựa chọn trên thị trường máy ảnh hiện nay.

TRANG 75

NHIẾP ẢNH DU LỊCH:

Gần đây có rất nhiều bạn thắc mắc về thiết bị khi mang đi du lịch, không biết nên mang cái gì đi và để cái gì ở nhà. JD xin chia đôi chút kinh nghiệm bản thân và ý kiến chủ quan cho vấn đề này. Hy vọng, bài viết sau sẽ giải đáp được ít nhiều thắc mắc của các bạn.

Nhiếp ảnh du lịch là gì ? Rất đơn giản, chụp ảnh khi đi xa Tuy nhiên, cái khó khăn ở chỗ: du lịch có nhiều kiểu du lịch. Do đó, trước hết, chúng ta phải xác định được chuyến đi xa sắp tới là đi đâu và đi để làm gì.

I. Sáng tác săn ảnh: Mục đích chính của nhu cầu này là mang về nhà những bức ảnh hay, những bức ảnh đẹp hoặc cả hay lẫn đẹp. Tóm tắt, đi chỉ để chụp ảnh. Mục đích chụp là chính, thưởng ngoạn là phụ. Vì vậy, nhiều khả năng, những chuyến đi này sẽ rơi vào 2 thể loại nhiếp ảnh: Phong cảnh và Đời thường. JD đưa ra 1 ví dụ trực quan sinh động để những thằng chim non em chã cũng có thể hiểu được.

Sáng sớm bình minh khi mặt trời đang lấp ló sau rặng núi, khi những cánh buồm thấp thoáng loạng choạng ra khơi, khi tiếng chim ca mới bắt đầu líu lo trên những cánh sương sớm, đôi ta

Page 70: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

cùng nhau ôm tripod, cắm filter để bắt đầu phơi sáng cầu cổng vàng (Golden Gate, San Francisco) đang ẩn mình trong màn sương quyến rũ. Chạy đi chạy lại, chụp hết góc này đến góc khác cũng là lúc mặt trời bừng sáng, sương mai cũng tan hết, đéo còn cái gì để mà phơi. Ăn sáng cà phê thuốc lá xong, lại chạy vào trung tâm để chụp tiếp quang cảnh con người, cùng những danh lam thằng cảnh và di tích lịch sử. Chiều ta ập đến tựa lúc nào, chúng ta lại hối hả lên đồi cùng tripod để phơi sáng thành phố buổi hoàng hôn. Phơi được nửa tiếng thì trời tối hẳn, lại cất máy và gập tripod (vì có phơi nữa thì trời cũng đen xì, không còn lên màu xanh phơi phới nữa). Lại cùng nhau kéo vào quán cà phê, chụp đời thường đêm. Cảnh sắc thật lung linh và sống động ...

Như các bác đã thấy, việc đi xa săn ảnh như ví dụ ở trên sẽ đưa chúng ta vào nhiếp ảnh Phong cảnh và nhiếp ảnh Đời thường. Vì vậy, việc lựa chọn thiết bị cũng nên cân nhắc theo 2 chủ đề này. Chúng ta nên mang theo 2 body, đề phòng 1 cái chết thì còn có cái kia. Mất công đi xa săn ảnh mà về tay trắng thì nhục lắm. Lý tưởng nhất là 1 body hoành tráng cho phong cảnh và 1 body nhỏ nhắn xinh xắn cho đời thường.

1. Phong cảnh:

Luôn luôn phải có tripod vì chắc chắn sẽ phải có những pha phơi sáng. Chúng ta nên mang theo đủ tiêu cự vì nhiều khi không thể di chuyển được. Ví dụ: đằn trước là thung lũng, ngay sau lưng là vách đá, làm sao mà lùi được. Việc mang theo 1 lens 18-200mm hay mang theo 3 lens siêu hạng 14-24-70-200mm thì JD không khuyên được. Do mục đích chính là phải săn ảnh nên tùy vào nghệ sĩ. Chỉ khuyên các bác nên mang đầy đủ filter, nhất là ND filter để trời sáng vẫn phơi sáng được, dây bấm và luôn phải có 1 ống zoom. Nhiều người cho rằng, mang ống kit đi còn hay hơn zoom f2.8 vì chúng ta phần lớn thời gian se khêos khẩu. Điều này hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, tripod bị cấm sử dụng thì ống zoom f2.8 sẽ phát huy tác dụng hoặc đơn giản như khi chúng ta ở trên tàu, trong taxi, ko thể set up tripod được thì zoom f2.8 vẫn phát huy đc chút thế mạnh.

Zoom hay Fix: đương nhiên là ống fix chụp phong cảnh ngon nhưng JD hoàn toàn nghiêng về zoom cho những chuyến đi này. Thay vì chỉ mang 1 ống zoom mà chúng ta lại mang 3 thằng fix thì rất lỉnh kỉnh. Các bác nhớ rằng chụp ta chụp ngoài trời là chính, nên hạn chế việc thay ống kính để giảm thiểu khả năng bụi vào sensor. Hơn nữa, suốt ngày phải thay ra thay vào sẽ rất khó chịu, mất hết cảm hứng sáng tác.

2. Đời thường:

Nhiều ông nghệ sĩ nửa mùa ngớ ngẩn suốt ngày lải nhải mớ luận điệu rẻ tiền: "Đời thường là phải rangefinder, ít nhất cũng phải máy phim, phải cắm lens fix, chơi tele là bọn gà, blah, blah ..." ---> Rất ngu ! Chụp đời thường phần lớn là chụp cảm nhận, chụp lại cảm xúc của người cầm máy, nó không phụ thuộc vào wide hay tele, phim hay số, fixed hay zoom. Trong trường hợp cụ thể này, mục đích săn ảnh được đặt lên trên mục đích "cảm thụ". Thiết bị nào giúp chúng ta ghi lại mọi khoảnh khắc sẽ là thiết bị tốt nhất. Một lần nữa, JD cũng không khuyên đc máy gì và lens gì. Chỉ khuyên các bác một điều: trong hoàn cảnh này chúng ta đang chụp đời thường, chụp nơi công cộng, nên chú ý điều đó, FX + zoom f2.8 hay máy nhỏ lens bé , các bác nên cân nhắc.

II. Nghỉ hè nghỉ mát:

Page 71: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Sau 1 năm ròng rã làm việc mệt nhọc, ta cũng nên dành cho bản thân chút thời gian nghỉ ngơi, kết hợp với việc đi du lịch cùng gia đình, bạn bè hoặc người yêu. Chắc chắn chúng ta phải mang theo máy ảnh để ghi lại khoảnh khắc và kỉ niệm của những chuyến đi du lịch này. Có người mang theo Point and Shoot, có người mang theo D40 + kit, có người lại mang theo fullframe cùng với những ống kính đắt tiền như 70-200mm hay 85mm f1.4, đó là những thằng đại ngu bại não kinh niên.

Những chuyến du lịch này để làm gì ??? Đồng ý rằng ai cũng muốn ghi lại thật nhiều hình ảnh đẹp của những chuyến đi nhưng chúng ta đi du lịch cùng người thân, không phải đi sáng tác săn ảnh. JD đến bây giờ vẫn không thể hiểu tại sao có những thằng ngu mang theo 70-200mm và 85mm f1.4 đi du lich ??? Mang theo 17-55mm hoặc 24-70mm đã là ngu lắm rồi. Thích chụp xóa phông quá phỏng? Chụp mẹ ở vườn nhà cho xong, sang Paris chỉ để xóa phông thì đúng là loại thiểu năng.

- Mày xem, anh chụp cho người yêu đứng ở trước tháp Effen này.- Ờ, ảnh nét và trong quá, nhưng tháp Effen đâu anh?

Nhiều thằng lý luận: phải mang 70-200mm đi, ko mang đi là 1 sai lầm lớn, mang đi để chụp tòa thánh nọ, tòa thánh kia, chụp kiến trúc này, kiến trúc nọ. Thế sao không mang 18-200mm cho nó tiện, chụp 3 cái đấy thì cần chó gì phải f2.8. Mà cũng chả cần đến 18-200mm, dùng kit 18-55mm rồi về crop lại cũng được, máy nào bây giờ chả trên 6mp. Trình ảnh kém cỏi cùng với tư duy nông cạn là cốt lõi của việc phụ thuộc vào thiết bị. Ảnh chụp xong, mang về cũng để đấy, không bán cho ai, cũng chả in ấn để treo đi đâu, ngồi tự sướng ngắm ảnh được 10 phút là hết, liệu có đáng bỏ ra bao công sức để mang vác những quả tạ nghìn đô đó không ??? Chưa kể, những địa điểm du lịch là nơi xảy ra ăn cắp cướp giật nhiều nhất. Chúng ta sẽ cảm nhận được nhiều hơn nếu chụp ảnh chỉ để lưu lại kỉ niệm.

Trả lại niềm vui của du lịch cho chính mình. Tận hưởng từng nơi ta đến, ngắm nhìn cho thỏa chí, dành cho người thân những phút giây vui vẻ của từng chuyến đi. Đừng biến cái máy ảnh thành sự cản trở với người thân. Đừng khiến cho việc chụp ảnh ngăn cách ta với những vùng đất mới khi ta đang ở ngay trên nó.

III. Công tác công tác

Nếu chuyến đi sắp tới là đi công tác thì con xin mời các bố nên bỏ hết máy ảnh ở nhà, chụp bằng di động hoặc PnS. Tránh xa DSLR vì sẽ vướng vào những lý do hết sức tế nhị, đặc biệt là với những người đi cùng.

1. Đi với các sếp: Nhiệm vụ chính khi ta đi công tác nước ngoài với sếp là chăm lo cho sếp, chuẩn bị mọi thứ chu đáo, gọn gàng, sếp cần gì là phải có. Tập trung vào sếp nếu muốn tiếp tục được đi công tác nước ngoài trong tương lai, không thể để tâm đến ảnh ọt được. Khi được sếp gọi đi công tác cùng, đó chính là dấu hiệu đáng mừng, phải tranh thủ lấy lòng, nhân cơ hội này mà tạo đà và gây ấn tượng. Ngược lại, nó cũng là con dao hai lưỡi, nếu không chu đáo thì chắc chắn sẽ không có lần thứ hai đâu. Lỉnh cà lỉnh kỉnh đống máy ảnh nhiều khả năng sẽ khiến các sếp không hài lòng đâu.

2. Đi với đồng nghiệp:Khi sếp cử 2 người trở lên đi với nhau thì thông thường họ có mối quan hệ rất tốt với nhau. Vì vậy, nhiều khả năng, đồng nghiệp đi cùng chính là "cạ cứng" của mình. Không khí vì vậy

Page 72: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

cũng dễ thở hơn. Tuy nhiên, 99% khả năng chúng ta sẽ làm việc với đối tác. Đối tác có thể là người cùng cơ quan hoặc có thể là công ty nước ngoài. Sẽ rất dở nếu chúng ta mang FX cộng zoom f2.8 đi. Thứ nhất, đề phòng địch bắn tỉa sau lưng, "thằng JD sang đấy toàn chụp ảnh thôi sếp ạ, nó mang mấy cái máy ảnh với ống kính to đùng theo." Thứ hai, sự thật đau lòng, hiện nay, không có một xã hội nào trân trọng nhiếp ảnh gia. Đừng vô tình để đối tác hiểu lầm về hình ảnh của mình, "thằng này có vẻ nghệ sĩ, làm ăn với nó phải cẩn thận; thằng này có thời gian đi chụp ảnh, chắc công ty này cũng rỗi việc, thôi, mình đéo dây."

Tóm lại, nhiếp ảnh là thú vui cá nhân, tuyệt đối không nên đưa nó vào công việc.

JD vẫn nghĩ, cái gì ra đời cũng có lý do, PnS ra đời có lý do rất chính đáng, điện thoại di động được lắp các phần mềm chụp ảnh rất hay. Tại sao chúng ta không dùng ??? ĐÚ BẨN !!!

TRANG 89

đã lâu ko vào đây viết bài vì thực sự là quá bận, hết việc này đến việc khác. Hôm nay trời cao trong xanh, sương sớm long lanh, mình xin nói về 1 chủ đề nhiếp ảnh quan trọng nhất nhưng dường như đang bị lãng quên: Nhiếp ảnh gia đình.

Ai ai có máy ảnh cũng chụp gia đình mình nhưng một khi đã biết chụp thì nhiều người lại bỏ quên cái chủ đề này, đặc biệt là đối tượng "Niềm vui chợt đến." Nhiều thằng đú bẩn cứ ôm cái tư duy rẻ tiền chụp gái mới sướng. Nhiều thằng khác lại tưởng mình nghệ hơn, "chụp gái thường quá, bố chụp đời thường mới nghệ, đời thường mới có khoảnh khắc, mới ra chất lang thang." Ngu vật. Đã là chụp ảnh thì không thể phân biệt chủ đề theo kiểu trên cao dưới thấp vì xét cho cùng, khi chúng ta chụp những con người xa lạ đó, hôm nay trông có vẻ hay, có vẻ đẹp nhưng ngày mai cũng chỉ là những bức ảnh tầm thường thôi.

Chỉ có một chủ đề duy nhất có thể mang ý nghĩa thời gian, mang lại cho chúng ta những cung bậc tình cảm, đó chính là bức ảnh của người thân. Hai chữ người thân ở đây không giới hạn ở chính gia đình mình, hiểu nghĩa rộng ra, chính là bạn bè, hàng xóm và những con người có ý nghĩa trong cuộc sống của chúng ta.

Nhiếp ảnh gia đình rơi vào phạm trù nhiếp ảnh con người. Với cách hiểu nôm na, nhiều người sẽ cho rằng: nhiếp ảnh con người rơi vào 2 thể loại: chân dung sắp đặt và khoảnh khắc tự nhiên.

1. Chân dung sắp đặt:

Chụp gái chụp mẫu nói chung. Những người mới bắt đầu chụp thường rất máu chụp mấy con ôn trông có vẻ ngon ngon, kiểu: hàng càng ngon thì bố mày càng bấn. Mê gái chứ đéo phải mê ảnh. Tele nét căng, phông xóa mơ màng, con hàng ưỡn ẹo, up lên facebook, cả nhà vỗ tay. Nội dung chính của tác phẩm là Phò, càng căng càng chuẩn. Ngoài ra không có gì khác.

2. Khoảnh khắc tự nhiên:

Chụp khoảnh khắc đời sống, có thể là nụ cười em trẻ, bà gánh hàng rong, cũng có thể chả thấy mặt người đâu cả, đơn giản là khoảnh khắc ánh sáng hay một bố cục lạ lùng.

Page 73: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Từ đó chúng ta sẽ thấy một điều: tư duy của chúng ta đang bị hạn hẹp bởi số đông. Cứ chân dung sắp đặt là phải gái xinh (mà thực ra toàn mấy con hàng trông như bị bệnh). Cứ khoảnh khắc tự nhiên là phải chạy ra phố cổ đón lõng dân tình vỉa hè. Tại sao chúng ta không thể áp dụng 2 phong cách này vào chính gia đình và người thân của mình ???

Theo JD nghĩ, có 3 lý do đang tồn tại khiến cho dân tình éo thích chụp gia đình:

1. Chụp cẩu thả, cứ lấy máy ra bầm thằng cu con trong nhà kiểu ko cần suy nghĩ, khiến cho bức ảnh chụp ra không ra gì cả. Để trong nhà xem thì còn được, mang ra ngoài thì người ta chửi cho.

2. Kín đáo: gia đình mình ko thích mang ra cho bàn dân thiên hạ ngắm nhìn và bình phẩm. Cái này do suy nghĩ của mỗi người thôi, JD tôn trọng và ko có quyền đánh giá.

3. Lý do này hơi cá biệt một tý: gia đình nhiều ông chả ra cái Lờ gì, nhìn nhau đã thấy ngứa mắt, chụp làm chó giề.

Với 3 lý do khiến chúng ta quên đi việc chụp ảnh gia đình thì lý do thứ 2 thuộc về tư duy tư tưởng, lý do thứ 3 thuộc về hoàn cảnh khác quan. Những thứ đó khó có thể khác phục được. Chỉ có lý do 1 thì còn thuốc chữa. Thay vì chụp ào ào, bắn ầm ầm, "ờ, thằng cu con nhà mình mà, chụp lúc đéo nào chả được, lo giề", chúng ta nên coi mẫu nhà như mẫu đường, cho nó ăn mặc tử tế, set up mọi thứ đàng hoàng như mẫu xịn. Chắc chắn bức ảnh sẽ chất lượng hơn theo phong cách chân dung sắp đặt.

3 bức dưới đây JD chụp mấy đứa cháu trong phòng khách, bảo mẹ nó cho ăn mặc đẹp, ngồi vào vị trí rồi bấm. Set up cũng rất đơn giản, 1 đèn SB-600 với soft box, nhờ ông bố cầm hộ, cứ thế mà bấm, vừa vui, vừa đơn giản, chất lượng mà lại ý nghĩa. Ông bà họ hàng ai xem cũng vui. Mang ảnh mấy con chân dài ra, chó nó thèm để ý.

Page 74: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh
Page 75: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh
Page 76: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Do đó, với phong cách chân dung sắp đặt, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các kĩ thuật nhiếp ảnh để chụp cho gia đình mình, ví dụ cụ thể ở những bức ảnh trên là strobist.

Với phong cách khoảnh khắc tự nhiên, chúng ta cũng hoàn toàn vô tư thoải mái bóp cò. Đặc biệt ở VN, họ hàng cô bác suốt ngày tụ tập, tha hồ mà bắn phá trong nhà. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, do đó, tùy vào từng gia đình mà ta tìm khoảnh khắc khác nhau.

Ví dụ, thằng bạn mình mới có con thì mình tìm những pha vui vẻ ngộ nghĩnh

Còn bức dưới đây thì cô bạn này độc thân nuôi con đã mấy năm nay nên mình chọn góc hơi buồn 1 chút, 1 bên là khu bếp trống trơn, 1 bên là đứa con nhỏ.

Page 77: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Với phong cách chụp tự nhiên phóng sự, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để sáng tạo hơn. Ví dụ như kiểu bố cục xa xa gần gần như sau:

Như đã trình bày ở trên, mỗi người trong chúng ta có một hoàn cảnh khác nhau, từ đó dẫn đến những lối sống và thói quen khác nhau. Chính vì vậy, ảnh gia đình của mỗi người sẽ có cá tính riêng rất rõ ràng. Khác hẳn với việc 10 ông chụp gái, ảnh nào cũng như nhau. JD không bảo các bác phải đi chụp chó nhưng JD rất thích chó và đi dã ngoại cho nên JD rất nhiều ảnh chó và ảnh đi rừng. Cái thú của việc chụp những bức ảnh này chính là ở khía cạnh nhật ký, tự mình nhìn những bức ảnh của những việc thân quen cùng những vật thân thuộc làm cho lại thấy nhiếp ảnh có ý nghĩa nhiều hơn, gần gũi hơn, và sâu sắc hơn.

Page 78: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh
Page 79: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh

Lời nói dông dài nhưng không thể kễ xiết. Khi chúng ta sinh ra, ai ở bên cạnh chúng ta, khi chúng ta nhắm mắt lìa đời, ai sẽ ở bên cạnh chúng ta, chắc chắn sẽ không phải các con mẫu chân dài hay ông bà hàng rong. Chúng ta sống và làm việc để cho bản thân ta và quan trọng hơn, cho cả những ai nữa ? Gia đình và bạn bè vẫn luôn luôn là điều thiêng liêng và quan trọng nhất. Thời gian càng trôi qua, bức ảnh về gia đình và bạn bè càng ý nghĩa hơn. Nếu có thể ghi lại những khoảnh khắc đẹp của đời, chúng ta hãy ghi lại những khoảnh khắc của người thân yêu nhất.

"Ăn chơi phải sướng" tồn tại được đã lâu, luôn luôn được sự ủng hộ của anh em nhiếp ảnh. Mục đích của topic này như JD đã nói từ trang đầu: chia sẻ kinh nghiệm và cảm nhận để chúng ta ăn chơi cho đúng cách. JD học được rất nhiều từ vnphoto nên cũng mong muốn chia sẻ những gì mình biết cho diễn đàn. Những gì phổ biến nhất liên quan tới nhiếp ảnh phổ thông thường nhật, có lẽ JD đã trình bày và hy vọng các anh em thấy nó có ích. JD xin dừng ở đây mặc dù biết rằng nhiếp ảnh là bất tận. Chúc cho tất cả chúng ta ăn chơi phải sướng.

Page 80: I. ĂN CHƠI PHẢI SƯỚNG - TRANG 1¡c cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh