i. ĐiỀu kiỆn tỰ nhiên, tài nguyên và cẢnh quan ... · web...

260
ĐẶT VẤN ĐỀ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (Điều 18, Chương II); Luật Đất đai 2003 quy định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Thực hiện Luật Đất đai năm 2003; Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện Dự án Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2006 - 2010) của Thành phố. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong các điều kiện tiên quyết để Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. 1. Vai trò, vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất của cả nước, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng. Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt và ảnh hưởng trực tiếp đến Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, những năm qua nền kinh tế của Thành phố đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, thu hút mạnh mẽ đầu tư trong nước và nước ngoài. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố đã và đang phù hợp với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kết hợp tốt giữa xây dựng phát triển với bảo đảm an ninh quốc phòng, giữa cải tạo và xây dựng mới. Sự phát triển của Thành phố phù hợp với mục tiêu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt, trung tâm cấp quốc gia vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc; là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao thương và hợp tác quốc tế, môi trường đầu tư có vị trí chính trị quan trọng đối với cả nước và các tỉnh phía Nam, xứng đáng tầm cỡ với 1

Upload: trinhtruc

Post on 16-Mar-2018

225 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

ĐẶT VẤN ĐỀHiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy

định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (Điều 18, Chương II); Luật Đất đai 2003 quy định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003; Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện Dự án Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2006 - 2010) của Thành phố. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong các điều kiện tiên quyết để Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

1. Vai trò, vị trí của Thành phố Hồ Chí MinhThành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất của cả nước, một trung tâm lớn

về kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng.Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt và ảnh hưởng trực tiếp đến Vùng

kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, những năm qua nền kinh tế của Thành phố đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, thu hút mạnh mẽ đầu tư trong nước và nước ngoài. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố đã và đang phù hợp với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kết hợp tốt giữa xây dựng phát triển với bảo đảm an ninh quốc phòng, giữa cải tạo và xây dựng mới. Sự phát triển của Thành phố phù hợp với mục tiêu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt, trung tâm cấp quốc gia vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc; là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao thương và hợp tác quốc tế, môi trường đầu tư có vị trí chính trị quan trọng đối với cả nước và các tỉnh phía Nam, xứng đáng tầm cỡ với các đô thị lớn văn minh, hiện đại trong khu vực và trên thế giới.

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, Đại hội X của Đảng xác định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 2010 với mục tiêu chung là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động làm chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, trong đó tăng mạnh tỷ trọng diện tích đất phi nông nghiệp.

Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 19 quận và 5 huyện, là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước đang đổi mới mạnh mẽ. Nhu cầu sử dụng đất đai của Thành phố Hồ Chí Minh cho việc phát triển các khu, cụm công nghiệp, hệ thống đường giao thông, mạng lưới các khu dân cư, các công trình phúc lợi công cộng

1

Page 2: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

và cơ sở hạ tầng khác sẽ tăng lên không ngừng, đất đai trở thành vấn đề sôi động và phức tạp ở tất cả các quận, huyện trên toàn Thành phố. Yêu cầu đặt ra là phải tính toán cân đối và phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành và các lĩnh vực.

2. Lý do điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 2.1. Có sự xác định lại các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu kinh tế

của Thành phố đến năm 2010

Quy hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1060/2004/QĐ-TTg được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung toàn Thành phố giai đoạn 2006 – 2010 là 13%/năm, trong đó:

+ Khu vực Dịch vụ - thương mại: tốc độ tăng trưởng 13,5%;

+ Khu vực Công nghiệp-xây dựng: tốc độ tăng trưởng 12,7%;

+ Khu vực Nông nghiệp: tốc độ tăng trưởng 1,7%.

- Cơ cấu kinh tế được xác định như sau:

+ Khu vực Dịch vụ - thương mại: tỷ trọng chiếm 51,7%;

+ Khu vực Công nghiệp - xây dựng: tỷ trọng chiếm 47,5%;

+ Khu vực Nông nghiệp: tỷ trọng chiếm 0,8%.

Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố 5 năm 2006 – 2010 là:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung toàn Thành phố giai đoạn 2006 – 2010 là 12%/năm trở lên, trong đó:

+ Khu vực Dịch vụ - thương mại: tốc độ tăng trưởng 12%/năm trở lên;

+ Khu vực Công nghiệp-xây dựng: tốc độ tăng trưởng 12% - 13%/năm;

+ Khu vực Nông nghiệp: tốc độ tăng trưởng 5%/năm trở lên.

- Cơ cấu kinh tế được xác định như sau:

+ Khu vực Dịch vụ - thương mại: tỷ trọng chiếm 50,6 %;

+ Khu vực Công nghiệp - xây dựng: tỷ trọng chiếm 48,5%;

+ Khu vực Nông nghiệp: tỷ trọng chiếm 0,9%.

- Bên cạnh đó, đối với từng khu vực kinh tế, Thành phố đã xác định và định hướng các ngành mũi nhọn ưu tiên phát triển là:

+ Đối với khu vực thương mại – dịch vụ: Các dịch vụ sẽ phát triển rất nhanh bao gồm: Tài chính – tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm; Thương mại (tập trung vào các loại dịch vụ phục vụ xuất khẩu); Vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; Bưu chính -

2

Page 3: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

viễn thông và công nghệ thông tin truyền thông; Kinh doanh tài sản – bất động sản; Dịch vụ tư vấn khoa học – công nghệ; Du lịch; y tế và giáo dục – đào tạo chất lượng cao.

+ Đối với khu vực Công nghiệp – xây dựng: Chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp công nghệ kỹ thuật cao, giá trị sản phẩm lớn, có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao như các ngành cơ khí chế tạo máy, công nghệ điện tử tin học, phần mềm, hóa chất, vật liệu mới.

Chú trọng giải quyết mục tiêu tăng trưởng bền vững song song với bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng nhiều năng lượng và tạo ra các chất thải độc hại đồng thời với nâng cao đời sống xã hội, giữ vừng an ning quốc phòng.

Quy hoạch lại, điều chỉnh các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa; Phân công hợp lý, thống nhất với toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

+ Đối với khu vực Nông nghiệp: Xây dựng nền nông nghiệp đô thị năng suất cao. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phát triển mạnh các loại cây con và nông sản chủ lực theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất tập trung. Hỗ trợ việc nuôi trồng các sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, xuất khẩu được lâu dài như rau sạch, cây kiểng, hoa, cá kiểng....

Sản xuất giống cây, giống con chất lượng cao, thực hiện có kết quả các pháp lệnh về công tác giống cây trồng, vật nuôi.

Phát triển theo chiều sâu các mô hình sản xuất kết hợp với kinh doanh, dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nội thành và du khách; Các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả như kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác ...

Tăng năng suất lao động và thu nhập lao động nông nghiệp và nông thôn ngoại thành; nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên mỗi đơn vị diện tích.

Với sự xác định lại các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như trên, Quy hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1060/2004/QĐ-TTg không còn phù hợp và căn cứ khoản 1 điều 27 Luật Đất đai điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2010 là cần thiết.

2.2. Có sự thay đổi trong định hướng phát triển của Thành phố

Theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, đến năm 2005 đất phi nông nghiệp phải tăng 15.963 ha và đến năm 2010 tăng 36.683 ha. Tuy nhiên kết quả thực hiện đến năm 2005 chỉ tăng 9.479 ha, như vậy theo quyết định số

3

Page 4: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

1060/2004/QĐ-TTg từ nay đến năm 2010 đất phi nông nghiệp phải tăng thêm là 27.203,93 ha, trung bình mỗi năm tăng 5.500 ha là rất cao và không khả thi.

Trong thời gian qua, nhằm cụ thể hóa các chương trình, mục tiêu của Chính phủ và Thành phố, một số ngành, lĩnh vực có sự điều chỉnh quy hoạch cụ thể là:

- Định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp TP.Hồ Chí Minh đến năm 2010 có tính đến năm 2020 theo QĐ 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ có sự thay đổi so với quy hoạch sử dụng đất: chuyển một số khu công nghiệp sang các mục đích khác như Khu công nghiệp Cát Lái cụm 3,4 (sang đất thương mại, dịch vụ và đất ở); điều chỉnh quy mô một số Khu công nghiệp như khu công nghiệp Phú Mỹ (từ 150 ha giảm còn 70 ha), Khu công nghiệp Tân Tạo (từ 460 ha giảm còn 380 ha), Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (từ 300 ha tăng lên 800 ha) .

- Điều chỉnh, bổ sung một số công trình giao thông quan trọng như: đường Cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, các tuyến đường sắt đô thị và 3 deport Metro, các tuyến đường vành đai và các tuyến hướng tâm;

- Điều chỉnh, bổ sung một số công trình công viên cây xanh như: Thảo cầm viên tại Củ Chi 580 ha (trước đây là 300 ha), bổ sung công viên hồ sinh thái quận Bình Tân, khu công viên Gia Định huyện Củ Chi khoảng 100 ha.

- Bố trí thêm một số khu làng Đại học lớn tại quận 9 (100 ha), huyện Hóc Môn 500 ha (trong khu đô thị Tây bắc), huyện Bình Chánh (50 ha).

- Bổ sung các Trung tâm Viện trường và các cơ sở y tế tại 4 cửa ngõ của thành phố khoảng 220 ha.

- Phát triển thêm một số khu đô thị như Khu đô thị Cảng Hiệp Phước (2.000 ha), Khu Đô thị lấn biển Cần Giờ (quy mô khoảng 2.000 ha, giai đoạn từ nay đến năm 2010 dự kiến 800 ha).

2.3. Luật Đất đai thay đổiĐồng thời với những thay đổi về các chỉ tiêu kinh tế xã hội, hệ thống chỉ

tiêu về đất đai cũng có sự thay đổi cơ bản. Do Quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 của Thành phố Hồ Chí Minh

đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 có hiệu lực nên hệ thống chỉ tiêu trong phương án quy hoạch cơ bản theo hệ thống chỉ tiêu của Luật Đất đai 1993. Mặt khác, năm 2005 thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm kê đất đai với hệ thống chỉ tiêu theo Luật Đất đai năm 2003 (trong khi đó, hệ thống chỉ tiêu đất đai giữa Luật Đất đai 1993 và Luật Đất đai 2003 không đồng nhất) nên sự khác biệt số liệu giữa phương án quy hoạch với hiện trạng kiểm kê là không tránh khỏi, do đó nếu không có sự điều chỉnh sẽ gặp khó

4

Page 5: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

khăn trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.

Như vậy, để đảm bảo tính đồng nhất của hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất và đồng thời phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, cần thiết phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của Thành phố.

3. Căn cứ để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 3.1. Các căn cứ pháp lý- Luật đất đai 2003;- Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ

về thi hành Luật Đất đai;- Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước đã được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 5 (Nghị quyết số 29/2004/QH11);

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 – 2010) của cả nước.- Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 – 2010) của cả nước.- Quy hoạch sử dụng đất TP.Hồ Chí Minh đến năm 2010 đã được Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1060/2004/QĐ-TTg, và Kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm (2001 – 2005) TP.Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 844/2004/QĐ-TTg;

- Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 18/11/2002 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010;

- Quyết định 146/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Nghị quyết 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo và quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo và quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Nghị quyết và văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII;

- Quyết định 123/1998/QĐ-TTg ngày 10/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến

5

Page 6: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

năm 2020. 3.2. Quy hoạch và định hướng của các ngành- Quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới Chợ – Siêu thị, trung tâm

thương mại của 22 quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 (Sở Thương mại);

- Định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp TP.Hồ Chí Minh đến năm 2010 có tính đến năm 2020 theo QĐ 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở vật chất ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Sở Y tế);

- Phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh (Sở Giáo dục và đào tạo);

- Quy hoạch phát triển mạng lưới ngành thể dục thể thao đến năm 2020 (Sở Thể dục - Thể thao);

- Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở vật chất ngành văn hóa thông tin đến năm 2010 (Sở Văn hóa và thông tin);

- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;

- Điều chỉnh quy hoạch đến năm 2010 và Quy hoạch cây xanh đô thị dài hạn đến năm 2020 (Công ty công viên cây xanh);

- Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn);

- Các quyết định phê duyệt quy hoạch: Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh;

- Nhiệm vụ quy hoạch chung Khu đô thị Tây bắc và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) trên địa bàn Khu đô thị Tây bắc (Ban Quản lý Khu đô thị Tây bắc);

- Tài liệu kiểm kê đất đai năm 2000, năm 2005 của toàn thành phố Hồ Chí Minh và của các quận huyện;

- Tài liệu đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn các quận huyện. 4. Cơ sở khoa học và phương pháp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đấtĐiều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất

5 năm 2006 – 2010 của thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng theo trình tự từ trên xuống và kết hợp từ dưới lên; vừa dựa trên nhu cầu chung của Thành phố về sử dụng đất (bao gồm cả nhu cầu về sử dụng đất của các Bộ, ngành Trung ương), vừa dựa trên đề xuất về sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực và các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đến năm 2010, đặt Thành phố trong bối

6

Page 7: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

cảnh chung của cả nước, của vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để dự báo biến động về quỹ đất gắn liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế, dân số và nhu cầu bảo vệ môi trường cho thời kỳ đến năm 2010. Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất được kiểm tra bằng số liệu quy hoạch sử dụng đất của các quận, huyện của Thành phố, kết hợp với điều tra bổ sung theo các tuyến. Phương pháp cụ thể như sau:

- Phân tích hiện trạng sử dụng đất của Thành phố tại thời điểm năm 2005, quá trình sử dụng đất trong thời kỳ 2000 - 2005, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2005, điều tra, phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất của Thành phố, từ đó xác định xu hướng biến động sử dụng đất và khả năng thực hiện chuyển đổi quỹ đất đối với một số loại đất cần quan tâm như đất nông nghiệp, đất ở và đất chuyên dùng.

- Phân tích nhu cầu sử dụng đất theo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010 theo quy hoạch phát triển các ngành, các khu vực đã được Chính phủ và Uỷ ban nhân dân Thành phố xét duyệt trong thời gian qua. Từ đó đưa ra chỉ tiêu phát triển của từng ngành tại thời điểm 2010 cần phải bố trí và điều chỉnh quỹ đất.

- Điều chỉnh bố trí quỹ đất đối với từng loại đất để thực hiện các chỉ tiêu phát triển của từng ngành phù hợp với hiện trạng sử dụng đất năm 2005, khả năng thực hiện chuyển đổi quỹ đất, định mức sử dụng đất, tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

- Kiểm tra phương án điều chỉnh bố trí quỹ đất bằng việc so sánh với phương án quy hoạch sử dụng đất của các quận, huyện, thị xã của Thành phố.

5. Mục đích, yêu cầu Điều chỉnh quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất Thành phố:

- Đánh giá thực trạng và tiềm năng đất đai để có kế hoạch và phương án đầu tư, sử dụng hợp lý các loại đất phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với tiến độ đầu tư giai đoạn 2006 – 2010;

- Định hướng và xây dựng bộ số liệu gốc, làm cơ sở để lập quy hoạch sử dụng đất cho các quận, huyện; làm cơ sở cho cấp xã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, đồng thời là tiền đề để các ngành xây dựng dự án, lập quy hoạch chi tiết các công trình, dự án đầu tư.

- Làm cơ sở để quản lý thống nhất đất đai theo quy định của pháp luật, bảo vệ tài nguyên đất, môi trường sinh thái và nâng cao đời sống xã hội, phát triển kinh tế phù hợp với việc sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững.

7

Page 8: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Phần IĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG

1. Điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực Nam Bộ, trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi hội lưu của các con sông như sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có tọa độ địa lý từ 10022’13” đến 11022’17” vĩ độ Bắc và 106001’25” đến 107001’10” kinh độ Đông, giáp ranh với các tỉnh:

- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai; phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An, Tiền Giang; phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.

- Phía Nam giáp biển Đông.

- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương.

Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 209.554,47 ha, gồm 19 quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận, Thủ Đức, Bình Tân, Tân Phú và 5 huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất cả nước, một trong những đầu mối kinh tế lớn hội đủ các điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, nối liền với các địa phương trong nước và quốc tế.

Hệ thống thương cảng quốc tế Sài Gòn nối liền với các cảng trong nước và thế giới (như khu cảng Sài Gòn, khu cảng Nhà Bè, khu cảng Cát Lái...).

Hệ thống đường bộ có Quốc lộ 1A nối liền Thành phố với các tỉnh phía Bắc và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; Quốc lộ 22 đi Tây Ninh nối liền với Campuchia; Quốc lộ 13 qua Bình Dương, Bình Phước nối liền với Quốc lộ 14 kéo dài suốt Tây nguyên; Quốc lộ 51 nối liền với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu; Quốc lộ 50 đi Long An, Tiền Giang và nhiều tỉnh lộ nối trực tiếp với các tỉnh xung quanh.

Thành phố cũng là đầu mối cuối cùng của đường sắt thống nhất Bắc - Nam. Sân bay Tân Sơn Nhất là một sân bay quốc tế lớn của nước ta.Nhìn chung, vị trí của Thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để phát

triển thành một đô thị hiện đại, một trung tâm kinh tế lớn và năng động ngang tầm các nước trong khu vực. Song đó cũng là nhân tố gây sức ép mạnh mẽ đến môi trường và đất đai của Thành phố.

8

Page 9: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình Thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, thấp, có một phần diện tích dạng đất gò ở phía Bắc và Đông Bắc với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. Địa hình Thành phố có thể chia thành bốn dạng chính:

- Dạng đất gò cao:

Có độ cao biến thiên từ 4 đến 32 m. Trong đó phần diện tích có độ cao từ 4 – 10 m chiếm khoảng 19% tổng diện tích tự nhiên; phần diện tích có độ cao trên 10 m chiếm khoảng 11% tổng diện tích tự nhiên. Dạng địa hình này phân bố chủ yếu ở huyện Củ Chi và một phần ở Quận 9, Thủ Đức.

- Dạng đất bằng thấp:

Chiếm khoảng 15% tổng diện tích tự nhiên. Độ cao 2 - 4 m, điều kiện tiêu thoát nước tương đối thuận lợi. Phân bố chủ yếu ở các quận nội thành, một phần ở Thủ Đức, Hóc Môn nằm dọc theo sông Sài Gòn và phía Nam huyện Bình Chánh.

- Dạng trũng thấp, lầy ở phía Tây Nam:

Chiếm khoảng 34% diện tích tự nhiên, độ cao phổ biến từ 1 - 2 m. Phân bố dọc theo kênh An Hạ, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Tam Tân, Thái Mỹ kéo dài từ các huyện Bình Chánh đến Củ Chi, khu vực trung tâm huyện Nhà Bè, Bưng Sáu Xã của Thủ Đức (cũ) và phía Bắc huyện Cần Giờ.

- Dạng trũng thấp mới hình thành ven biển:

Chiếm khoảng 21% tổng diện tích tự nhiên. Dạng địa hình này có độ cao phổ biến khoảng 0 - 1 m, nhiều nơi có độ cao thấp hơn mực nước biển, nhìn chung đa số chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày.

1.3. Khí hậu

Thành phố nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo với hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ:

Nhiệt độ cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình cả năm khoảng 280C (dao động trong khoảng 26,6 - 30,10C). Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 40C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4, thấp nhất là tháng 12.

Lượng bức xạ dồi dào (trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm) nhưng có sự khác biệt về cấu trúc mùa. Mùa khô có bức xạ mặt trời cao, thời kỳ có bức xạ cao vào tháng 4 và 5 (đạt 400 - 500 cal/cm2/ngày). Mùa mưa có bức xạ mặt trời thấp hơn, cường độ bức xạ cao nhất đạt 300 - 400 cal/cm2/ngày.

9

Page 10: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Độ ẩm:

Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 75%. Có sự chênh lệch rõ rệt theo mùa.

- Lượng mưa:

Lượng mưa thay đổi theo từng khu vực và phân bố không đều, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 11, lớn nhất vào tháng 7 hoặc tháng 10

- Chế độ gió:

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu: Từ ngoài biển Đông thổi về theo hướng Đông Nam - Tây Bắc (thịnh hành trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4); Từ Ấn Độ Dương thổi về theo hướng Tây Nam - Đông Bắc (thịnh hành trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10).

Ngoài ra còn có hướng gió từ phương Bắc thổi về, đây là hướng gió thịnh hành trong tháng 11, 12 và tháng 1. Hướng gió hoạt động trong năm có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí các khu công nghiệp, dân cư, nhất là các ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí.

1.4. Thuỷ văn

Thành phố nằm giữa hai sông lớn là sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và chịu ảnh hưởng lớn của sông Đồng Nai.

- Sông Đồng Nai:

Là sông lớn nhất trong hệ thống Đồng Nai - Sài Gòn. (Sông Đồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn bằng hệ thống kênh Rạch Chiếc). Tại địa phận Quận 9, sông rộng 400 - 600 m. Lòng sông không sâu so với các sông khác, độ sâu trung bình 12 - 15 m, dòng chảy trung bình 500 m3/s.

- Sông Sài Gòn:

Là sông có độ dốc nhỏ, lòng dẫn hẹp nhưng sâu, ít khu chứa do vậy thuỷ triều truyền vào rất sâu và mạnh. Chế độ thuỷ văn, dòng chảy của các kênh rạch trong Thành phố chịu ảnh hưởng chủ yếu của sông Sài Gòn.

- Sông Vàm Cỏ Đông:

Sông Vàm Cỏ Đông có rất nhiều sông nhánh nối với hệ thống kênh rạch khu vực Tây Nam Thành phố.

- Hệ thống kênh rạch của Thành phố có thể khái quát làm hai hệ thống chính:

Hệ thống các kênh rạch đổ vào sông Sài Gòn với hai nhánh chính là rạch Bến Cát và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

10

Page 11: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Hệ thống kênh rạch đổ vào sông Bến Lức và kênh Đôi, kênh Tẻ như rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom, rạch Tân Hoá - Lò Gốm... Đặc điểm của các kênh rạch này là chúng tương đối độc lập và bắt nguồn từ vùng đất cao.

Nét nổi bật chi phối tất cả các chế độ dòng chảy trong khu vực Thành phố là sự xâm nhập của thuỷ triều. Phân tích biên độ dao động của thuỷ triều tại các trạm Bến Lức, Gò Dầu Hạ (trên sông Vàm Cỏ Đông), các trạm Nhà Bè, Phú An, Thủ Dầu Một (trên sông Sài Gòn) cho thấy biên độ dao động thuỷ triều dọc sông Sài Gòn thay đổi và giảm dần từ cửa sông đến Dầu Tiếng và biên độ dao động của thuỷ triều trên sông Vàm Cỏ Đông nhỏ hơn trên sông Sài Gòn rất nhiều. Với chế độ dòng triều như vậy cho nên hầu như các ảnh hưởng và sự trao đổi dòng chảy giữa hai sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông rất yếu và đó cũng là nguyên nhân tạo ra các giáp nước (nơi dòng chảy đổi chiều, tốc độ dòng chảy bằng 0 hoặc gần bằng 0) trên sông Bến Lức và kênh Thầy Cai.

2. Các nguồn tài nguyên

2.1. Tài nguyên đất

Theo tài liệu khảo sát thổ nhưỡng, trên địa bàn các huyện và quận ven Thành phố Hồ Chí Minh, có 6 loại đất chính sau đây:

2.1.1. Đất cát:

Đất cát có diện tích 6.704 ha, chiếm 3,2% diện tích tự nhiên. Phân bố ở huyện Cần Giờ.

Đất có tỷ lệ cấp hạt cát cao (76 - 85%), trong đó cấp hạt cát mịn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các cấp hạt (47 - 53%), tỷ lệ cấp hạt sét và limon rất thấp (15 - 17%). Đất cát nghèo mùn, đạm, lân và kali.

2.1.2. Đất mặn:

Với diện tích 25.559 ha, chiếm khoảng 12,2% diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung ở huyện Cần Giờ.

Loại đất này hình thành trên trầm tích sông, biển và đầm lầy biển bị xâm nhập mặn hơi chua ở tầng mặt (pH < 5), các tầng ở dưới ít chua đến trung tính, đạt trị số pH 6,5 - 7 ở độ sâu trên 100 cm.

Đất có thành phần cơ giới nặng; Các chỉ tiêu độ phì ở mức trung bình khá, hàm lượng chất hữu cơ giàu (2,5 - 3,5%), hàm lượng đạm tổng số tương đối cao (0,2%). Đất mặn thích hợp cho việc trồng rừng, đặc biệt đối với cây đước, sú, vẹt,...

2.1.3. Đất phèn:

Chủ yếu là đất phèn tiềm tàng, diện tích khoảng 57.613 ha, chiếm 27,5%

11

Page 12: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

diện tích tự nhiên. Phân bố ở các vùng thấp, trũng, tiêu thoát nước kém như: phía Nam huyện Bình Chánh, Nhà Bè, ven sông Đồng Nai, Sài Gòn và phía Bắc huyện Cần Giờ.

Đất phèn được hình thành trên trầm tích đầm lầy biển (đầm mặn). Trong điều kiện yếm khí phèn ở dạng tiềm tàng, trong phẫu diện chỉ có tầng Pyrite. Khi có quá trình thoát thuỷ, tạo ra môi trường oxy hoá, tầng Pyrite chuyển thành tầng Jarosite làm cho đất chua đồng thời giải phóng nhôm gây độc hại cho cây trồng.

Tầng sinh phèn và tầng phèn thường rất nông, nhiều nơi phát hiện ngay ở tầng đất mặt, hàm lượng lưu huỳnh và các độc tố Fe2+, Fe3+, Al3+ rất cao. Nhìn chung đất có độ pH thấp, hàm lượng Cl- và các muối tan rất cao vì đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của nước biển làm cho đất phèn trở nên phức tạp và diễn biến nhanh chóng theo chiều hướng bất lợi cho sản xuất cũng như môi trường. Mg2+ và Na2+ chiếm vai trò chính trong thành phần các cation trao đổi.

Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, cùng với sự tích luỹ muối phá vỡ các keo đất làm cho đất dính dẻo khi ướt, nứt nẻ và cứng khi khô. Do đất phèn được hình thành trên trầm tích Holocen, cùng với quá trình trầm tích là quá trình vùi lấp các thân xác thực vật biển trong điều kiện yếm khí nên đất phèn thường rất giầu các hợp chất hữu cơ (5 - 12%).

Các loại đất phèn có tầng sinh phèn sâu, không còn chịu ảnh hưởng của nước biển và thường có nguồn nước tưới. Hiện nay, đất phèn đã được khai thác trồng lúa 2 - 3 vụ, rau màu và các loại cây ăn quả. Còn lại một diện tích lớn các đất phèn có tầng sinh phèn nông, còn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều được sử dụng cho việc trồng và bảo vệ rừng ngập mặn.

2.1.4. Đất phù sa:

Có diện tích khoảng 26.397 ha, chiếm 12,6% diện tích tự nhiên, trong đó loại đất phù sa ngọt chỉ chiếm khoảng 2,5%. Phân bố chủ yếu ở vùng Nam Bình Chánh và một số nơi ở Củ Chi, Hóc Môn, độ cao khoảng 1,5 m. Các chất dinh dưỡng về mùn, đạm, lân và kali rất giàu. Đây là loại đất tốt, cần thiết phải được cung cấp nước tưới, ưu tiên sản xuất lúa nước 2 - 3 vụ và sử dụng một phần diện tích cho việc trồng cây ăn trái.

2.1.5. Đất xám:

Có diện tích khoảng 40.434 ha, chiếm khoảng 19,3% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu trên vùng đất cao, gò ở huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, quận Thủ Đức, quận 9 và phía Bắc huyện Bình Chánh.

Đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu hình thành trên mẫu chất phù sa cổ. Tầng đất thường rất dầy, thành phần cơ giới nhẹ. Đất có phản ứng

12

Page 13: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

chua; hàm lượng mùn, đạm tầng đất mặt khá nhưng rất nghèo kali do vậy trong sản xuất nông nghiệp phải đầu tư nhiều phân bón.

Loại đất này dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hoá và thích hợp với loại cây hàng năm và cây công nghiệp ngắn ngày. Trong sử dụng phải chú ý biện pháp chống xói mòn và rửa trôi, tăng cường bón phân bổ sung dinh dưỡng nhất là phân hữu cơ.

2.1.6. Đất đỏ vàng:

Có diện tích khoảng 3.143 ha, chiếm 1,5% diện tích tự nhiên. Phân bố trên vùng gò ở huyện Củ Chi và quận Thủ Đức, quận 9.

Đất hình thành trên các sản phẩm phong hoá của các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau. Đặc điểm chung của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp, khả năng hấp phụ không cao, khoáng sét phổ biến là Kaolinit, axit mùn chủ yếu là fuvic, chất hoà tan dễ bị rửa trôi. Nên ưu tiên sử dụng cho việc trồng các cây như cao su, điều vì có khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt.

2.2. Các loại tài nguyên khác

2.2.1 Tài nguyên nước

2.2.1.1 Nước mặt

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng hạ lưu của hệ sông Đồng Nai - Sài Gòn, giáp với biển Đông, nên nguồn nước ngọt của sông Đồng Nai là nguồn nước ngọt chính với diện tích lưu vực khoảng 45.000 km2, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước. Trong thời gian qua, một số các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện được xây dựng chỉ làm thay đổi lượng nước theo mùa nhưng không thay đổi về tổng lượng nói chung.

Nước mặt trên địa bàn Thành phố hiện nay chủ yếu sử dụng cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ với lưu lượng khoảng 100 triệu m3/năm.

2.2.1.2. Nước dưới đấtNguồn nước dưới đất phân bố khá rộng, nước dưới đất ngọt phân bố chủ yếu

ở các tầng chứa nước Pliocen ở độ sâu 100 - 300 m, cá biệt có nơi 20 - 50 m. Tập trung tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, phía Bắc huyện Bình Chánh, các quận Tân Bình, Gò Vấp... trữ lượng khai thác ước tính 300 - 400 m3/ngày.

Nước dưới đất đã được khai thác và sử dụng từ những năm đầu thế kỷ XX và bùng nổ việc khai thác từ sau năm 1991. Tổng lưu lượng nước hiện đang khai thác khoảng 600.000 m3/ngày, chiếm trên 30% nhu cầu nước sinh hoạt của Thành phố. Hiện nay, Thành phố đang mở rộng mạng lưới cấp nước, tăng khai thác nước mặt để dần dần giảm khai thác lượng nước dưới đất.

13

Page 14: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

2.2.2. Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 33.857,86 ha đất lâm nghiệp; chiếm 16,16% diện tích đất tự nhiên.

Rừng phân bố tập trung ở Cần Giờ, Bình Chánh và Củ Chi, trong đó chủ yếu là diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ (chiếm khoảng 94% diện tích rừng). Số diện tích còn lại phân bố ở Bình Chánh và Củ Chi dưới dạng rừng thứ sinh tự nhiên và rừng trồng, với các loại thực vật chủ yếu là bạch đàn và keo lá tràm.

Rừng Cần Giờ không những là rừng phòng hộ mà còn là khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận. Động thực vật chủ yếu là các chủng loại chịu mặn (đước, sú, vẹt,...; khỉ, chim, cá,...).

2.2.3. Tài nguyên biển

Thành phố Hồ Chí Minh duy nhất ở huyện Cần Giờ là có biển với chiều dài bờ biển khoảng 15 km kéo dài từ tỉnh Tiền Giang đến giáp ranh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (ngược) với hai vịnh lớn nhất là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái.

Nguồn lợi từ biển chủ yếu là nuôi trồng thủy hải sản, đánh bắt gần bờ và khai thác muối. Việc khai thác, đánh bắt xa bờ còn hạn chế do đầu tư chưa đúng mức.

Hiện nay Thành phố đang có chủ trương tận dụng các bãi biển và chuyển đổi cơ cấu từ lúa năng suất thấp đất làm muối năng suất không ổn định sang nuôi trồng thuỷ hải sản, đồng thời đầu tư tàu công suất lớn phục vụ khai thác, đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải được xem xét nghiêm túc tránh tình trạng xảy ra hiện tượng xâm mặn.

2.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Theo các tài liệu hiện có về tiềm năng khoáng sản và hiện trạng khai thác mỏ, Thành phố Hồ Chí Minh có các loại khoáng sản sau:

- Than bùn: Là một dạng nhiên liệu hóa thạch gồm mùn hữu cơ và bùn sét. Phân bố rải rác ở Láng Le (Bình Chánh), Nhị Bình (Hóc Môn), Tam Tân (Củ Chi), Long Phước, Tăng Nhơn Phú (Quận 9) và các điểm than bùn ở huyện Cần Giờ. Tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 3.390.000 tấn.

- Kaolin: Loại đất sét mịn, trắng, là nguyên liệu chính để sản xuất gốm, sứ, gạch men, sản xuất sơn, giấy, chất độn cho một số dược phẩm, thuốc trừ sâu,… và có thể chế biến tạo thành zeolit. Phân bố ở khu vực huyện Củ Chi, Thủ Đức với chất lượng không đồng đều, độ thu hồi từ 20 - 80%, tinh quặng kaolin có chất lượng chủ yếu thuộc hạng IV. Trữ lượng thăm dò cho các mỏ Rạch Sơn, Bàu Chứa, Linh Xuân (cấp B + C1): 4.223.168 tấn. Tổng trữ lượng tài nguyên dự báo (cấp P): 12.734.340 tấn.

14

Page 15: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Đá xây dựng: Phân bố rải rác ở một số nơi như ấp Hàm Luông, bến đò Long Bình và ấp Giồng Chùa. Tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 25 triệu m3. Mỏ đá Long Bình đã khai thác được khoảng 1 triệu m3.

- Cát xây dựng: Chủ yếu từ các thành tạo trầm tích Pleistocen muộn và Pleistocen giữa - muộn ở các khu vực Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn và trên các tuyến sông. Cát xây dựng chưa được đánh giá trữ lượng. Riêng đoạn sông từ cầu Đồng Nai đến ngã ba sông Sài Gòn (ngã ba Đèn đỏ) với chiều dài khoảng 40 km, tổng trữ lượng tài nguyên cấp C là 37.500.000 m3.

- Sét gạch ngói: Phân bố nhiều nơi trên địa bàn tThành phố với 2 kiểu nguồn gốc trầm tích và phong hóa. Mỏ sét phong hóa Long Bình đã được khai thác hết với trữ lượng 11.000.000 m3. Tổng trữ lượng tài nguyên dự báo trên 50.000.000 m3, trong đó điển hình mỏ Tân Quy (17.000.000 m3), Vĩnh Lộc (13.365.000 m3), Tân Túc (7.764.000 m3), Nhị Bình (7.200.000 m3),…

- Sét Keramzit: Là loại vật liệu làm từ sét có tính trương phồng khi nung nhanh ở nhiệt độ thích hợp, có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất bê tông nhẹ xây dựng nhà cao tầng, vật liệu cách nhiệt, cách âm, chất độn xà phòng, dung dịch khoan, ngoài ra còn có rất nhiều ứng dụng khác. Chỉ ghi nhận được được một điểm Keramzit ở Cần Giờ với trữ lượng cấp C2 = 3.200.000 m3, tổng trữ lượng tài nguyên dự báo cấp P là 23.190.000 m3.

- Đất Laterit: Phân bố rộng rãi ở phía Bắc và Tây Bắc thành phố (Quận 9, Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn). Theo thống kê hiện nay, trên địa bàn thành phố có 17 điểm Laterit, trong đó có 7 mỏ đã được điều tra đánh giá trữ lượng tài nguyên cấp P là 14.200.000 m3.

2.2.5. Tài nguyên nhân văn

Thành phố Hồ Chí Minh có lịch sử hơn 300 năm với nhiều công trình kiến trúc cổ như đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát Lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên,...), hệ thống các Nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...), hệ thống chợ Sài Gòn, Bà chiểu, Bình Tây…

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc, ở đây Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911). Gắn liền với sự kiện đó là các di tích quan trọng như cảng Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ngoài ra, một trong những đặc trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn - Gia Định là sự hội tụ nhiều dòng văn hoá giữa truyền thống dân tộc của người Việt với những nét đặc sắc của văn hoá Đông Tây.

Thành phố có nhiều dân tộc Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Chăm,... với nền văn hoá phong phú, đa dạng. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm Văn hoá của Miền

15

Page 16: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Nam. Đây là nơi ra đời báo Quốc ngữ đầu tiên, là trung tâm hoạt động và giao lưu văn hoá, văn học, nghệ thuật nên có ảnh hưởng lớn về văn hoá đối với cả nước.

3. Thực trạng môi trường

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Mối liên quan giữa việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường đôi khi lại bị bỏ qua hoặc không được chú ý đúng mức do không có công cụ hoặc giải pháp thích hợp. Do vậy, khi lập quy hoạch sử dụng đất của Thành phố Hồ Chí Minh cần phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề chính về môi trường dưới đây.

3.1. Môi trường không khí

Từ năm 1995, Thành phố đã thiết lập hệ thống quan trắc chất lượng môi trường không khí bán tự động; năm 1996 bổ sung thêm 01 trạm. Các thông số đo đạc bao gồm: NO2, CO, bụi, chì và tiếng ồn. Đến tháng 8 năm 2000 với sự tài trợ của UNDP, hệ thống quan trắc chất lượng môi trường không khí tự động được thiết lập; tiếp đó đến tháng 8 năm 2002 với sự tài trợ của NORAD – Na Uy bổ sung thêm 5 trạm. Các thông số đo đạc: PM10, SO2, NOx, CO, O3. Ngoài ra còn có 6 trạm quan trắc không khí bán tự động để quan trắc chất lượng không khí ven đường.

Kết quả quan trắc chất lượng không khí cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm không khí đo được trong khu dân cư đạt tiêu chuẩn cho phép (nồng NO2

và SO2 dao động trong khoảng từ 2,3 – 40,49 g/m3 và 2,52 – 86,65 g/m3, đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937: NO2 = 100 g/m3 và SO2 = 300 g/m3; nồng độ bụi trung bình tháng dao động trong khoảng 32,78 – 148,56 g/m3 đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937: bụi = 160 g/m3).

Về chất lượng không khí ven đường, nồng độ bụi tổng từ năm 2000 đến nay có xu hướng giảm (nhưng vẫn còn ở mức cao); nồng độ CO vào một số thời điểm vượt tiêu chuẩn cho phép (tại 2 trạm vòng xoay Hàng Xanh và ngã tư Điện Biên Phủ – Đinh Tiên Hoàng, nồng độ CO đôi khi vượt tiêu chuẩn trung bình 1,05 – 1,21 lần).

3.2. Môi trường nước

3.2.1 Môi trường nước mặt

Phần lớn nước mặt nằm trong ranh giới hành chính của Thành phố có chất lượng nước không đạt yêu cầu khai thác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt .

Hiện nay, nguồn nước mặt có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu lấy từ sông Đồng Nai với khả năng khai thác khoảng 600.000m3/ngày, từ hệ thông kênh Đông Củ Chi với khả năng khai thác khoảng 250.000m3/ngày. Tuy nhiên lưu lượng khai thác từ 2 nguồn này phụ thuộc vào việc tích - xả cuả hồ

16

Page 17: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Dầu Tiếng và xâm nhập mặn, hiện nay đang có dự án mở rộng việc khai thác nước kênh Ðông để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho Thành phố.

Do Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở phần hạ lưu của lưu vực sông Ðồng Nai, chất lượng nguồn nước mặt bị ảnh rất lớn của hoạt động kinh tế ở thượng nguồn, do khu vực khai thác nằm ngoài địa phận nên khó kiểm soát chất lượng nước và phụ thuộc vào địa phương bạn về bảo vệ nguồn nước.

Bảng 1.1. Thống kê lưu lượng nước khai thác phục vụ sinh hoạt (Đvt: m3)

Thời gian Trước 1950 1960 1996 1998 1999 Hiện nayQ khai thác 80.000 130.000 357.628 475.492 524.456 600.000

Hệ thống quan trắc:

Từ năm 1993, hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước mặt và thủy văn được thiết lập bao gồm 8 trạm Phú Cường, Bình Phước, Phú An (sông Sài Gòn), Hoá An (Đồng Nai), Nhà Bè, Bình Điền, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn. Đến năm 2001, hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước của TP. Hồ Chí Minh bổ sung 10 trạm quan trắc chất lượng của các kênh rạch chính trong nội thành gồm: Nhiêu Lộc - Thị Nghè (tại cầu Lê Văn Sỹ, cầu Điện Biên Phủ), Bến Nghé - Tàu Hủ – Đôi - Tẻ (cầu Chà Và, cầu Nhị Thiên Đường, bến Phú Định, rạch Ruột Ngựa), Tân Hoá - Lò Gốm (cầu Ông Buông, Hoà Bình) và Tham Lương - Bến Cát (cầu Tham Lương, cầu An Lộc) với tần suất 02 lần trong năm vào mùa khô (tháng 4) và mùa mưa (tháng 9).

Hệ thống quan trắc chất lượng nước dưới đất bắt đầu hoạt động từ năm 2001 gồm 11 trạm. Các thông số đo đạc gồm pH, T0C, EC, TDS, Cl-, NO3

-, NH4

+, TOC, kim loại nặng (Pb, Cu, Zn, Ni, Cr, Cd, Hg, Al, Fe, As), tổng Phospho và tổng Coliform.

Kết quả phân tích chất lượng nước năm 2004 cho thấy chất lượng nước tại trạm Hoá An (sông Đồng Nai) bị ô nhiễm hữu cơ, dầu và vi sinh; chất lượng nước tại trạm Phú Cường (sông Sài Gòn) bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh; chất lượng nước tại các trạm khu vực Nhà Bè và Cần Giờ đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước loại B, tuy nhiên đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, dầu và vi sinh. Chất lượng nước khu vực Cần Giờ đang bị ảnh hưởng bởi dòng nước bẩn từ sông Thị Vải.

Kênh rạch tại Thành phố bị ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh, mùa khô ô nhiễm nặng hơn mùa mưa do khả năng tự làm sạch của thủy vực trong mùa mưa tốt hơn (nồng độ BOD5 ở kênh rạch nội thành TP. Hồ Chí Minh vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại B TCVN 5942 – 1995 từ 6,2 – 12,1 lần; nồng độ Coliform tại các trạm quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại B khoảng từ 50 – 1.000 lần).

17

Page 18: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

3.2.2 Nước dưới đất:

Thành phố Hồ Chí Minh có 3 tầng chứa nước chính là tầng Pleistocen Q I-II, Pliocentrei N22 và Pliocen dưới N21. Khoảng phân nửa diện tích thành phố nước dưới đất lại mặn, ranh mặn hình vòng cung nằm ở phía Nam đi qua các huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, 2, 9. Tổng trữ lượng của tầng chứa nước khoảng 600.000 m3/ngày

Nguồn nước dưới đất chưa được bảo vệ và khai thác một cách hợp lý. Thể hiện ở chỗ việc khai thác nước dưới đất một cách bừa bãi, các giếng khai thác lại quá tập trung một khu vực, nhiều giếng kết cấu không đảm bảo việc cách ly chống ô nhiễm do thông tầng. Công tác quản lý nguồn nước dưới đất đã được quan tâm từ lâu, song việc đầu tư cho công tác quản lý vừa thiếu lại vừa yếu.

Do còn một số những bất cập trên, nguồn nước dưới đất đang bị ô nhiễm cả về quy mô và độ ô nhiễm, nhất là đối với tầng chứa nước gần mặt đất. Mực nước đang cạn kiệt, nhiều nơi mực nước đã hạ thấp đến trên 30 m so với mặt đất và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn với tốc độ từ 2 – 3 m/năm. Chính sự hạ thấp mực nước lớn như vậy, hiện tượng xâm nhập mặn đã và đang xảy ra khu vực phía Tây, Tây Nam thành phố đối với các tầng chứa nước Pliocen trên và dưới. Trong vùng phễu hạ thấp mực nước hiện tượng trồi ống chống các giếng khoan đã và đang xảy ra.

- Chất lượng nước dưới đất tầng nông đang ở mức báo động, bị ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh và nhiễm mặn ở một số khu vực. Kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất trong 6 tháng đầu năm cho thấy giá trị pH tại các trạm dao động từ 4,4 – 6,8; đa số các mẫu đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước dưới đất (TCVN 5994-1995: pH: 6,5 – 8,5); tổng cacbon hữu cơ dao động từ 0,6 – 89,8 mg/l, thấp hơn so với khuyến cáo (nồng độ cacbon hữu cơ phải nhỏ hơn 2 mg/l).

3.3. Môi trường đất

3.3.1. Thoái hoá đất

Nhìn chung tình trạng thoái hoá đất ở Thành phố diễn ra khá phổ biến. Đất bị thoái hoá dưới các hình thức: Nhiễm mặn (Cần Giờ); nhiễm phèn (phía Nam huyện Bình Chánh, Nhà Bè, ven sông Đồng Nai, Sài Gòn và Bắc Cần Giờ); xói mòn rửa trôi bề mặt ở các vùng có địa hình cao và dốc (Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn); sụt lún đất (Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Tân Bình, Quận 3, Quận 10); lầy hoá (Nhà Bè, Thủ Đức, Quận 8, Bình Chánh), xói lở bờ sông (ở một phần kênh rạch Nhà Bè).

3.3.2. Ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật

Các quan trắc trong đề án phân tích môi trường đất cho thấy các vùng trồng rau là một trong những trọng điểm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều.

18

Page 19: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Riêng tại Hóc Môn, ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh, bình quân một vụ rau được phun thuốc bảo vệ thực vật từ 10 đến 25 lần. Lượng thuốc sử dụng cho 1 ha trong một năm có thể đạt tới 100 thậm chí 150 lít.

Kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại một số điểm trong đợt quan trắc tháng 7 năm 1996 đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong tầng đất mặt tại 5 trong số 8 điểm quan trắc với hàm lượng từ 0,4 - 0,9 mg/kg, vượt quá Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN-1995).

Trong các đợt phân tích hoàn toàn không phát hiện được dư lượng các nhóm thuốc khác mặc dù lượng sử dụng có thể đạt tới 50 - 100 lít thuốc thương phẩm trên một ha. Kết quả trên đây cho thấy hiện tượng ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật mang tính tạm thời.

3.3.3. Ô nhiễm đất do chất thải đô thị

Song song với quá trình đô thị hoá, lượng rác thải hữu cơ đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Theo số liệu thống kê tThành phố Hồ Chí Minh bình quân hàng năm có khoảng 6 triệu tấn rác thải, trong đó có khoảng hơn 4,5 triệu tấn rác thải sinh hoạt gồm phần lớn rác từ thực phẩm. Nếu có quy trình công nghệ chọn lọc và xử lý tốt thì lượng phế thải này có thể trở thành một nguồn phân hữu cơ quý góp phần cải tạo đất.

Theo số liệu điều tra tại địa bàn quan trắc thuộc xã Xuân Thới Thượng - Hóc Môn cho thấy bình quân mỗi vụ rau một ha đất gieo trồng có thể được bón từ 25 đến 80 tấn rác tươi. Dưới góc độ nông hoá học, không thể phủ nhận vai trò tích cực của hữu cơ trong việc cải tạo đất. Tuy nhiên, dưới góc độ môi trường, bên cạnh những ưu điểm, việc dùng phế thải đô thị thay thế phân hữu cơ không qua xử lý chọn lọc có thể gây ảnh hưởng đến môi trường đất.

Tại các điểm quan trắc đã được xác lập từ năm 1996, kết quả quan trắc đến nay cho thấy vấn đề ô nhiễm một số kim loại nặng gây độc và vi sinh vật gây bệnh thật sự đã và đang còn tồn tại trong đất mặc dù từ năm 2000 đất tại vùng quan trắc không còn được bón phân rác do chính quyền đã nghiêm cấm. Kết quả quan trắc năm 2002 cho thấy hàm lượng Cu, Cr, Cd ở tầng đất mặt cao gần hoặc vượt mức báo động; mật độ Coliform dao động trong khoảng 132 - 170 MPN/g đất khô.

3.3.4. Ô nhiễm kim loại nặng tại vùng chịu ảnh hưởng của nước thải công nghiệp và đô thị

Nước thải công nghiệp và đô thị cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường đất. Môi trường đất tại một số khu vực sản xuất nông nghiệp bị ô nhiễm bởi nước thải sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và bùn thải của các cống rãnh đô thị. Kết quả phân tích các mẫu bùn lắng trong hệ thống sông, kênh rạch và các mẫu đất tại các vùng ven, khu vực sản xuất nông nghiệp cho thấy môi trường đất bị ô nhiễm dầu và ô nhiễm kim lọai nặng.

19

Page 20: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Thành phố Hồ Chí Minh, hàng ngày các khu công nghiệp đã thải ra hơn 600 ngàn m3 nước thải với mức độ ô nhiễm khác nhau. Nước thải có thể xâm nhập vào đất trực tiếp do các cống thải bị vỡ thông qua hệ thống kênh rạch. Kết quả quan trắc ở vùng đất trong khu vực thuộc 2 huyện Nhà Bè và Bình Chánh là vùng đất chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải do các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt từ các quận nội thành (Quận 5, 6, 7, 11, Tân Bình) qua hệ thống kênh Tân Hoá - Lò Gốm tiếp nối với kênh Tàu Hủ, kênh Đôi, kênh Tẻ, kênh Bến Nghé và các hệ thống rạch nhỏ chằng chịt trong toàn bộ khu vực quan trắc (rạch Ông Lớn, Xóm Củi, Bà Lào...).

Kết quả điều tra, quan trắc cho thấy do bị ảnh hưởng của nước thải, việc ô nhiễm môi trường đất ở vùng quan trắc đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng nông sản, vì vậy đến năm 2002 hầu hết diện tích đất trong vùng quan trắc đều bị bỏ hoang. Kết quả phân tích mẫu đất, nước tại 4 điểm quan trắc cho thấy có sự tích luỹ một số kim loại nặng như Pb, Cd, Co, Cr gần bằng hoặc vượt ngưỡng cho phép. Độ dẫn điện trong đất (EC) trong tầng đất mặt khá cao đến mức có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng.

3.3.5 Xử lý chất thải rắn:

Thành phố hiện có 01 Công ty Môi trường Đô thị Thành phố, 22 Công ty Dịch vụ công ích quận, huyện và 01 Hợp tác xã Công nông tham gia công tác thu gom, vận chuyển rác thải. Trong năm 2005, lượng rác sinh hoạt được thu gom là 1.733.351 tấn (bình quân 4.749 tấn/ngày); lượng rác xà bần là 305.328 tấn (bình quân 836,5 tấn/ngày). Chất thải rắn đô thị chỉ mới thu gom được khoảng 70-80%, còn một lượng rác xả trực tiếp xuống kênh rạch. Chất lượng vệ sinh môi trường trên đường phố và nơi công cộng chưa đáp ứng được yêu cầu của một thành phố văn minh, sạch đẹp. Chất thải rắn sinh hoạt và xà bần được chôn lấp tại 3 bãi rác: Phước Hiệp, Gò Cát và Đông Thạnh. Chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại chưa được thu gom triệt để và chưa được xử lý thích hợp.

3.3.6 Tình hình khai thác cát

Trong những năm trước đây, việc quản lý các hoạt động khai thác cát còn nhiều hạn chế đã dẫn đến tình trạng các công ty khai thác hoạt động không theo đúng thiết kế, khai thác quá độ sâu, quá gần bờ gây những hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Theo quyết định số 2611/UB-CNN ngày 01 tháng 8 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố, hoạt động khai thác cát đã bị đình chỉ trên các tuyến sông rạch thuộc địa bàn thành phố. Hiện chỉ có hoạt động nạo vét khơi thông luồng hàng hải trên một số đoạn sông có kết hợp tận thu cát. Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại hiện tượng khai thác cát trái phép diễn ra hết sức phức tạp: các xáng cạp nạo vét không đúng vị trí khu vực được phép nạo vét, nạo vét quá độ sâu; một số đơn vị tổ chức thi công xây dựng duy tu cảng không có thông báo và đăng ký; hoạt động bơm hút cát trái phép trên các sông rạch

20

Page 21: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

3.3.7 Tình hình lún và động đất

a. Lún đất

Công tác nghiên cứu lún mặt đất chưa được tiến hành có hệ thống. Mặc dù vậy, đã có một số báo cáo khoa học đề cập đến tình trạng lún đất do xây dựng các công trình dân dụng và do khai thác nước. Hiện nay trên địa bàn thành phố (vùng nội thành) đã xuất hiện một phễu hạ thấp mực nước với diện phân bố gần 400km2. Ngoài ra, cũng đã phát hiện thấy một số giếng khoan thuộc quận 6, 8, Bình Tân, Bình Chánh có hiện tượng lún. Vấn đề lún đất do khai thác nước dưới đất cần phải được tiếp tục nghiên cứu thêm. Xuất phát từ thực tế trên, từ năm 2005 Ủy ban nhân dân thành phố đã triển khai Đề án “Xây dựng trạm quan trắc lún đất do khai thác nước dưới đất vùng phía Nam TP. Hồ Chí Minh”.

b. Động đất

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, động đất cực đại khu vực thành phố Hồ Chí Minh có thể xảy ra từ 5-6 độ Ritchter với độ sâu tâm chấn từ 10-15km; kết hợp với đặc điểm địa chất công trình thì chấn động có thể đạt cấp VII-VIII. Các nhà khoa học cho rằng các đới đứt gãy phương Tây Bắc-Đông Nam, Sài Gòn-Vàm Cỏ Đông và đới đứt gãy phương kinh tuyến Lộc Ninh-Thủ Dầu Một-thành phố Hồ Chí Minh là các đứt gãy có khả năng sinh chấn.

4. Nhận xét chung:

4.1. Những thuận lợi, lợi thế

- Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao và năng động hàng đầu thế giới. Với vị trí địa lý của mình và lợi thế phát triển so với cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển thành một đô thị hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực.

- Là trung tâm khu vực Nam bộ, trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực kinh tế phát triển nhất và hiệu quả nhất cả nước, với hệ thống giao thông huyết mạch, Thành phố Hồ Chí Minh có đủ điều kiện để phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ khoa học, viễn thông, cảng, vận tải, hậu cần... cho toàn vùng và khu vực.

- Hệ thống sông rạch tự nhiên phong phú góp phần làm giàu cảnh quan và tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí hệ thống tiêu thoát nước đô thị.

- Địa hình, địa mạo tương đối bằng phẳng, quỹ đất đai còn có khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển đô thị trong tương lai.

- Đặc điểm khí hậu ôn hòa, ít chịu của thiên tai bão lụt của Thành phố Hồ Chí Minh thuận lợi cho môi trường sống dân cư.

21

Page 22: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

4.2. Những khó khăn, hạn chế:

- Lượng mưa phân bố không đều trong các mùa đã ảnh hưởng lớn đến lưu lượng dòng chảy, xâm mặn... gây khó khăn trong công tác cấp thoát nước và ảnh hưởng tới nông nghiệp.

- Phần diện tích thấp, trũng có độ cao dưới 2 m và diện tích mặt nước chiếm đến 61% diện tích tự nhiên Thành phố lại nằm trong vùng có nền địa chất yếu đòi hỏi chi phí cao trong việc đầu tư xây dựng công trình.

- Nhìn chung, đất cho sản xuất nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh thuộc loại trung bình và xấu so với Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Để tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp lớn, cần phải có sự đầu tư, cải tạo đất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với quá trình đô thị hóa.

- Tuy Thành phố rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường với nhiều chương trình, dự án nghiên cứu, đánh giá tác động và đề xuất giải pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhưng nhìn chung mức độ ô nhiễm môi trường vẫn còn ở mức khá cao.

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Tăng trưởng kinh tế

1.1. Kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng ngày càng cao

Thành phố đặt mục tiêu cho giai đoạn 2001 - 2005 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) cao hơn giai đoạn 5 năm trước, với mức tăng bình quân là 11%/năm.

Kết quả tăng trưởng kinh tế 5 năm 2001- 2005 cho thấy Thành phố đã đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra, đạt mức bình quân 11%/năm, cao hơn tốc độ tăng 10,3%/năm của giai đoạn 1996 - 2000.

Nét nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm qua ngày càng cao, năm sau cao hơn năm trước (năm 2005 ước đạt 12,2%, năm 2004 đạt 11,6%; năm 2003 đạt 11,4%; năm 2002 đạt 10,2%; năm 2001 đạt 9,5% và năm 2000 đạt 9,0%). Về giá trị tuyệt đối, trong năm 2005, GDP của thành phố theo giá hiện hành ước đạt 164 nghìn tỷ đồng (tương ứng với 10,4 tỷ USD).

1.2. Cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng hiệu quả hơn

Kinh tế trên địa bàn Thành phố chủ yếu dựa vào 2 khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ - thương mại:

- Khu vực công nghiệp - xây dựng luôn có tốc độ tăng giá trị gia tăng nhanh nhất, bình quân giai đoạn 2001-2005 là 12,6%/năm (kế hoạch đề ra là 13%);

- Khu vực dịch vụ - thương mại với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân là 9,8%/năm (kế hoạch đề ra là 9,5%);

22

Page 23: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Khu vực nông nghiệp (bao gồm nông lâm nghiệp và thủy sản) có tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân 3,5%/năm (kế hoạch đề ra là 2%).

Với tốc độ tăng trưởng như vậy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiếp tục diễn ra theo xu hướng như giai đoạn 1996-2000, tức là khu vực công nghiệp có tỷ trọng tăng dần trong cơ cấu GDP của Thành phố.

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nếu cơ cấu kinh tế Thành phố năm 2000 là: nông nghiệp (khu vực I) 2,0%, công nghiệp (khu vực II) 45,4%, dịch vụ (khu vực III) là 52,6%. So với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố đến 2005 là: Nông nghiệp 1,4%; công nghiệp 48,8%; dịch vụ 49,8%. Nghĩa là cơ cấu kinh tế Thành phố xét về tỷ trọng thứ tự vẫn là dịch vụ- công nghiệp - nông nghiệp; trong đó khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Thực tế tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh trong 10 năm qua, tỷ trọng khu vực công nghiệp ngày càng tăng do có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 khu vực và diễn biến này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tiễn phát triển của Thành phố đang trong giai đoạn công nghiệp hóa nhanh.

Đến cuối năm 2005, trong cơ cấu GDP của Thành phố tỷ trọng khu vực I: 1,7%; khu vực II (công nghiệp - xây dựng): 47,5% và khu vực III (dịch vụ): 50,8%. Những kết quả đạt được phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố; đặc biệt, khu vực dịch vụ đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn kế hoạch đề ra.

2.1. Khu vực dịch vụ

Nét nổi bật trong cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2005 là các ngành của khu vực dịch vụ đã bắt đầu phát triển khởi sắc. Tuy vậy các ngành dịch vụ cao cấp vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và hầu như không có sự thay đổi trong suốt thời qua. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,8%/năm so với 8,4%/năm của giai đoạn 1996-2000. Một điểm đáng lưu ý là tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, từ 7,0% năm 2000 tăng lên 7,4% năm 2001, 9,3% năm 2002, 9,4% năm 2003, 11,1% năm 2004 và 12% năm 2005.

Xét về cơ cấu nội bộ các ngành dịch vụ, nhận thấy:

Các loại hình dịch vụ cao cấp: tài chính - ngân hàng, tín dụng bảo hiểm, viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông có tốc độ phát triển rất cao (12,2 % năm 2001, 28,6 % năm 2002, 20,0% năm 2003, 18,7% năm 2004, và trên 20% năm 2005) nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khá thấp. Thành phố Hồ Chí Minh khó có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ khi mà các dịch vụ cao cấp này chưa có sự phát triển mang tính đột phá.

Dịch vụ vận tải, kho bãi, cảng... chưa thực sự phát huy hết tác dụng và

23

Page 24: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

thực đạt đến trình độ tương xứng của một trung tâm lớn hiện nay. Tốc độ tăng trưởng các năm qua: 10,6% năm 2001, 12,8% năm 2002, 10,9% năm 2003, 9,4% năm 2004 và năm 2005 - 8%.

Dịch vụ thương mại nay đang trên đà phục hồi sau ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực, (tăng 7,0% năm 2002, 9,4% năm 2003, 10,3% năm 2004 và năm 2005 - 11,6%); thị trường nội địa phát triển ổn định, hàng hóa phong phú, đa dạng, nhiều sản phẩm của Thành phố đã chiếm lĩnh được thị trường, giành được thị phần vững chắc; cơ sở vật chất, hạ tầng ngành thương mại đã được quan tâm đầu tư xây dựng, bước đầu phát huy tác dụng, góp phần tăng cường vai trò, vị trí trung tâm, đầu mối của Thành phố trong điều phối, cung ứng hàng hóa trong khu vực và ra nước ngoài qua nhiều kênh phân phối đa dạng và ngày càng lớn mạnh.

Xuất khẩu đã bước đầu cho thấy việc chuyển hướng chú trọng vào tinh chế, tăng giá trị, hàm lượng công nghệ, chuyển dần sản xuất gia công, chế biến thô về vùng nguyên liệu (khảo sát hai ngành dệt may và giày dép cho thấy tỷ trọng gia công trong xuất khẩu liên tục giảm qua các năm 2001-2005: dệt may giảm từ 78,8% xuống còn 73,4%; giày dép giảm từ 52,6% xuống còn 35,8%).

Các loại dịch vụ khác như du lịch, giáo dục, y tế... cũng tăng trưởng cao, với tốc độ tăng bình quân hơn 10%/năm trong 5 năm qua. Đây là những loại hình mà Thành phố thật sự có thế mạnh để phát triển phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các loại hình dịch vụ hiện đại.

2.2. Khu vực công nghiệp - xây dựng

Trong 5 năm 2001-2005, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng bình quân trên 15%/năm, chiếm tỉ trọng gần 30% so với công nghiệp cả nước. Tỷ trọng của công nghiệp chế biến trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2005 có tăng lên nhưng không đáng kể (96,2% năm 2001 lên khoảng 97,2% năm 2005). Điều này cho thấy công nghiệp thành phố mới đạt được sự thay đổi về số lượng và còn chậm thay đổi về chất lượng. Những ngành có tỉ trọng lớn vẫn là những ngành thâm dụng lao động và hàm lượng giá trị gia tăng thấp; 4 lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao mà Thành phố chọn làm “mũi nhọn” (điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí chế tạo) chưa có sự phát triển vượt trội so với các ngành khác.

Ngành cơ khí chế tạo rất yếu kém, không làm được vai trò chủ đạo trong đổi mới thiết bị, do vậy hầu hết thiết bị mới đều phải nhập khẩu.

Đầu tư thiếu tầm nhìn dài hạn đã làm cho nhiều doanh nghiệp đầu tư không đúng nhu cầu. Trong công nghiệp thiếu các “nhạc trưởng” của từng lĩnh vực; mạnh ai nấy làm, nên xảy ra tình trạng nhập trùng lắp, cạnh tranh dìm lẫn nhau không cần thiết. Trong khi đó thị trường còn bỏ ngỏ để hàng ngoại nhập chiếm lĩnh.

Trong lĩnh vực xây dựng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt bình quân

24

Page 25: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

11,86% trong giai đoạn 2001 – 2005. Tuy tốc độ có chậm hơn các ngành công nghiệp, nhưng vẫn cao hơn tốc độ của giai đoạn 1996 – 2000, chỉ đạt dưới 10%.

2.3. Khu vực nông nghiệp

Trong cơ cấu GDP, khu vực nông nghiệp cũng chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng ngành thủy sản và chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp như sau: chăn nuôi 32,3%, thủy sản 29,5%, trồng trọt 27,9%, dịch vụ nông nghiệp 8%, lâm nghiệp 2,3%. Điểm nổi bật trong 5 năm qua là sự chuyển dịch mạnh sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hiệu quả hơn đối với quỹ đất nông nghiệp với sự phát triển của các ngành chăn nuôi, thủy sản, cây kiểng, cá kiểng ...

3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

3.1. Khu vực kinh tế công nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Năm 2004 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 101.962 tỷ đồng, tăng 15,07% so với năm 2003 (giá cố định 1994), chiếm 28,8% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước và chiếm 59,32% giá trị sản xuất công nghiệp vùng Đông Nam bộ.

Năm 2004, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 35.096 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó: 217 cơ sở sản xuất công nghiệp Nhà nước; 75 cơ sở sản xuất công nghiệp tập thể; 3.335 cơ sở sản xuất công nghiệp tư nhân; 30.891 cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể và 578 cơ sở kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong giai đoạn vừa qua, công nghiệp Thành phố mới đạt được sự thay đổi về lượng và còn chậm thay đổi về chất. Những ngành có tỷ trọng lớn vẫn là những ngành thâm dụng lao động, còn những ngành có hàm lượng chất xám cao (điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí chế tạo) tuy có tăng nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn.

Cụ thể là, công nghiệp trên địa bàn Thành phố tập trung chủ yếu là các ngành: chế biến thực phẩm và đồ uống (19,4%), nhựa-cao su (8,8%), hoá chất (8,3%), may mặc (7,5%), giày da (7,1%), dệt (5,0%), máy móc-thiết bị điện (5,0%). Trong nhóm công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm và đồ uống có tỷ trọng cao (chiếm 13,9%). Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế, công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn.

Tổng cộng có 15 khu công nghiệp tập trung đã hoạt động (gồm 12 khu công nghiệp, 03 khu chế xuất), đến nay đã triển khai đạt 2.752 ha.

Ngoài các khu công nghiệp - khu chế xuất, trên địa bàn Thành phố đã hình thành nhiều cụm công nghiệp – làng nghề được quy hoạch và xây dựng theo Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân Thành phố nằm trong quy hoạch chung các quận huyện, với diện tích khoảng 940 ha (48 cụm, trong đó 36

25

Page 26: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

cụm công nghiệp - làng nghề đã đi vào hoạt động ). Theo thống kê, diện tích lấp đầy khoảng 224,3 ha đạt 23,8% so với quy hoạch đợt đầu.

Ngành nghề phát triển chủ yếu ở các khu cụm công nghiệp do các quận huyện quản lý là cơ khí (chiếm khoảng 23,7% số doanh nghiệp đăng ký hoạt động), dệt, da, may (khoảng 26,9%), hoá chất, nhựa, cao su (khoảng 13,3%), giấy, gỗ (khoảng 14%), chế biến thực phẩm (khoảng 6,5%)…

Một số cụm công nghiệp bố trí xen cài trong các khu dân cư, đầu tư cơ sở hạ tầng không đồng bộ. Giữa khu sản xuất và khu dân cư không có khoảng cách ly để đảm bảo về vệ sinh, môi trường, an ninh, trật tự xã hội. Việc phát triển, xây dựng nhà ở sát các khu vực tập trung các xí nghiệp sản xuất công nghiệp là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến đời sống dân cư.

Các khu công nghiệp – chế xuất tập trung trên địa bàn Thành phố phần lớn là các khu công nghiệp tổng hợp, chưa phân định rõ ngành nghề chủ đạo khó kiểm soát chất lượng môi trường.

Định hướng quy hoạch xây dựng công nghiệp trong quy hoạch chung của Thành phố đến năm 2020 theo quyết định 123/1998/TTg chưa quan tâm đến việc bố trí các khu công nghiệp gắn với các khu dân cư, đặc biệt dân cư nông thôn nhằm thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Chính sách giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp chưa đồng bộ. Đặc biệt chương trình di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm trong nội thành vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung đã làm phát sinh thêm nhu cầu sử dụng đất tại các nơi này.

Ngành xây dựngGiá trị sản xuất và GDP của ngành xây dựng liên tục tăng trong giai đoạn

2001 - 2004, năm năm 2001 đạt 12.497 tỷ đồng, năm 2002 đạt 17.866,4 tỷ đồng, năm 2003 đạt 21.282 tỷ đồng và đến năm 2004 đạt 23.436,2 tỷ đồng (giá thực tế); GDP của ngành xây dựng tương ứng với các năm trên là: 4.682 tỷ đồng; 5.118 tỷ đồng; 6.185 tỷ đồng và năm 2004 đạt 7.186 tỷ đồng (giá thực tế).

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2004 đạt 34.986,4 tỷ đồng, phân theo ngành kinh tế: Ngành công nghiệp 11.009,5 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng cao nhất) 31,46%; ngành vận tải kho bãi và thông tin liên lạc 5.664,3 tỷ đồng, chiếm 16,19%; ngành giáo dục đào tạo 1.115,5 tỷ đồng, chiếm 3,3%; khoa học công nghệ 928,5 tỷ đồng; ngành y tế và cứu trợ xã hội 664 tỷ đồng… Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xây dựng cơ bản liên tục tăng trong giai đoạn 2001 - 2004, năm 2001 là 13,35%; năm 2002 là 13,51%; năm 2003 là 14,78% và năm 2004 là 15,8%.

3.2. Khu vực kinh tế dịch vụ

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại - dịch vụ quan trọng của cả nước. Với nguồn lực về tài chính và mạng lưới kinh doanh trải rộng khắp các vùng sản xuất nguyên liệu, các thành phố lớn, ngành thương nghiệp Thành phố

26

Page 27: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Hồ Chí Minh góp phần quan trọng trong việc kích thích sản xuất phát triển thông qua việc tiêu thụ sản phẩm. Mức độ ảnh hưởng của ngành thương nghiệp vượt ra khỏi phạm vi địa lý của một Thành phố với trên 6 triệu dân, ngành thương nghiệp trên địa bàn không chỉ phục vụ cho nhu cầu của Thành phố mà còn phục vụ cho nhu cầu của cả nước, nhất là các tỉnh Nam bộ.

Giá trị GDP của các ngành dịch vụ Thành phố năm 2004 đạt 68.349 tỷ đồng, chiếm 50,07% GDP của Thành phố. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2004 đạt 14,47%. Số cơ sở thương mại, khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ là 258.428 cơ sở, trong đó: Có 136.844 cơ sở thương nghiệp; 36.676 cơ sở khách sạn, nhà hàng; 306 cơ sở du lịch và 84.602 cơ sở dịch vụ tiêu dùng (Niên giám Thống kê TP năm 2004).

GDP của ngành thương nghiệp năm 2004 đạt 17.443 tỷ đồng (chiếm 12,78%), chỉ đứng vị trí thứ hai sau ngành công nghiệp chế biến (chiếm 41,40%). Giai đoạn 1994 - 1996 có mức tăng trưởng nhanh nhất, tăng bình quân từ 12% - 23%/năm. Giai đoạn 1997 - 1999, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới và khu vực, sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng làm tăng trưởng chậm lại.

Ngành thương mại, khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ của Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm. Năm 2004 ngành này đã thu hút được gần 637.362 lao động, chiếm 24,89% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

3.3. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Theo số liệu thống kê, tổng giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản năm 2001 là 2.109,4 tỷ đồng, năm 2002 là 2.208,7 tỷ đồng; năm 2003 là 2.478,5 tỷ đồng và năm 2004 là 2.512,6 tỷ đồng (giá cố định 1994). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2004 đạt 7,6%.

Về lâm nghiệp: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2001 đạt 40.536 triệu đồng; 2002 đạt 48.195 triệu đồng; 2003 đạt 33.442 triệu đồng và năm 2004 đạt 35.819 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2004 giảm 2,2%.

Trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất năm 2004 của ngành nông lâm thuỷ sản, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 63,24%, ngành thuỷ sản 35,33%, ngành lâm nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ 1,43%.

4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

4.1. Dân số và tỷ lệ tăng dân số

Năm 2004, dân số Thành phố Hồ Chí Minh là 6.062.993 người, chiếm 7,39% dân số cả nước. Trong đó dân số nội thành là 5.087.513 người, chiếm 84%; dân số ngoại thành 975.480 người, chiếm 16%. Mật độ là 2.920 người/km2.

27

Page 28: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Dân số nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ 4,13%; dân số phi nông nghiệp chiếm 95,87% (Niên giám thống kê Thành phố năm 2004).

Bảng 1.2. Biến động dân số TP Hồ Chí Minh 2000 - 2004Đơn vị

hành chính2000 2001 2002 2003 2004

Quận 1 227.578 227.805 230.544 201.117 199.247Quận 2 (a) 101.545 108.497 108.141 117.633 123.968Quận 3 221.068 223.897 224.579 206.550 201.425Quận 4 196.662 197.583 199.925 187.486 182.493Quận 5 211.108 210.989 212.410 176.706 171.966Quận 6 258.014 262.379 265.806 248.605 241.902Quận 7 (b) 114.490 117.149 132.319 148.166 156.895Quận 8 336.201 341.913 347.262 351.868 359.194Quận 9 (a) 152.268 156.647 160.012 186.836 199.150Quận 10 244.028 245.904 247.465 236.312 235.442Quận 11 241.138 244.189 246.217 235.260 229.837Quận 12 (c) 178.200 193.224 215.476 265.284 282.864Quận Tân Phú (d) 361.747Quận Bình Tân (e) 384.889Quận Gò Vấp 331.266 345.420 370.814 412.802 443.419Quận Tân Bình 611.045 634.995 664.149 728.329 392.521Quận Bình Thạnh 409.332 407.758 410.305 420.854 422.875Quận Phú Nhuận 183.596 184.482 185.081 176.695 175.668Quận Thủ Đức 214.924 223.866 234.190 305.367 329.231Huyện Củ Chi 257.805 255.844 260.702 284.376 287.807Huyện Hóc Môn 207.591 210.358 214.952 239.658 243.462Huyện Bình Chánh 352.589 365.580 430.766 604.553 298.623Huyện Nhà Bè 64.857 66.586 67.688 68.856 72.271Huyện Cần Giờ 59.480 60.389 52.271 64.183 66.097

Tổng 5.174.785 5.285.454 5.481.074 5.867.496 6.062.993

Ghi chú: - Nguồn: Niên giám Thống kê TP Hồ Chí Minh 2004(a) thuộc Thủ Đức cũ; (b) thuộc Nhà Bè cũ; (c) thuộc Hóc Môn cũ; (d) thuộc Tân Bình cũ; (e) thuộc Bình Chánh cũ

Theo báo cáo “Tình hình biến động dân số TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 1999-2004” của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh tháng 02/2006, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm là 3,57%, trong đó, tỷ lệ tăng tự nhiên 1,27%, tỷ lệ tăng cơ học 2,30%.

Qua số liệu thống kê, dân số của Thành phố có xu hướng giảm ở các quận trung tâm, nội thành; tăng nhiều ở các quận mới; tăng chậm ở các quận ven và các huyện. Năm 1999, dân số tại khu vực nội thành cũ (13 quận cũ kể cả quận Tân Phú tách ra từ quận Tân Bình) chiếm 67,18% tổng dân số thành phố, đến tháng 10/2004 tỷ lệ này giảm còn 59,3%; dân số 06 quận mới chiếm 14,69% tổng dân số

28

Page 29: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

thành phố, đến tháng 10/2004 tỷ lệ này tăng lên 22,13%. Đây là kết quả bước đầu trong việc thực hiện chủ trương giãn dân của Thành phố trong những năm qua.

Cũng theo báo cáo trên, dân nhập cư tính tới ngày 01/10/2004 là 1.767.290 người chiếm 28,9% dân số Thành phố (diện KT3, KT4).

4.2. Lao động, việc làm và mức sống dân cư

Năm 2004 dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố Hồ Chí Minh là 4.168.308 người, chiếm 68,75% tổng dân số toàn Thành phố. Dân số trong độ tuổi lao động tập trung chủ yếu ở thành thị với số lượng 3.550.981 người, chiếm 85,19% dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố.

Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch khá nhanh sang các ngành công nghiệp (34.9%) và dịch vụ (58,8%). Năng suất lao động chung các ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố tăng bình quân 8,5%/năm.

Cơ cấu lao động nông nghiệp có sự dịch chuyển khá nhanh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Lao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp hiện chỉ còn chiếm 6,3% tổng lao động đang làm việc trên địa bàn Thành phố và 25% số lao động đang sinh sống ở nông thôn.

Số lao động được giới thiệu việc làm bình quân đạt 215.000 người/năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 190.000 người/năm. Số lượng việc làm mới tạo ra hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước; giai đoạn 2001-2005 đã tạo ra được khoảng 350.000 việc làm mới cho người lao động. Bình quân hàng năm có trên 50.000 người có việc làm mới thông qua hoạt động kinh doanh, dịch vụ cá thể, kinh tế hộ gia đình. Trong khu vực nông thôn ngoại thành, nhiều ngành nghề được khôi phục và phát triển đã tạo việc làm ổn định cho lao động, đưa nhanh tỷ lệ sử dụng lao động trong nông nghiệp tăng đều qua các năm. Những nỗ lực tích cực tạo việc làm mới trong thời gian qua đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn Thành phố có xu hướng giảm xuống, từ mức 6,8% trong năm 2001 xuống còn 6,1% trong năm 2004.

Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Nếu tính theo tỉ giá cố định năm 1994 là 1 USD = 7.500 VNĐ thì GDP bình quân đầu người của Thành phố năm 2000: 1.365 USD/người/năm; năm 2001: 1.460 USD; năm 2002: 1.558 USD; năm 2003: 1.675 USD; năm 2004: 1.800 USD (năm 2005 dự ước 1920USD(1)). Thu nhập ngày càng cao khiến cho cơ cấu chi tiêu của người dân chuyển dịch theo hướng tích cực: chi cho ăn uống ngày càng giảm và tương ứng là sự gia tăng tỷ phần chi tiêu cho các hoạt động mua sắm, giải trí khác.

1 Nếu tính theo tỷ giá hiện hành thì GDP đầu người của Thành phố năm 2000 là 990 USD và tăng lên đến mức khoảng 1430 USD năm 2004 và năm 2005 khoảng 1650 USD.

29

Page 30: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả hết sức tích cực khả quan. Về cơ bản, đến cuối năm 2003, Thành phố đã không còn hộ nghèo theo chuẩn cũ. Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 145/2004/QĐ-UB ngày 25/5/2004 phê duyệt chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo Thành phố giai đoạn 2 (2004-2010). Trên cơ sở đó, các cấp các ngành đã có kế hoạch triển khai thực hiện, trước mắt đề ra mục tiêu tập trung hỗ trợ cho hộ nghèo nâng mức thu nhập đầu người trên 4 triệu đồng/năm và giảm hộ nghèo trong 2 năm 2004-2005. Kết quả thực hiện đến cuối năm 2005 cho thấy Thành phố cơ bản không còn hộ nghèo ở mức thu nhập này. Hiện Thành phố đang phấn đấu giảm nghèo theo tiêu chuẩn mới (6 triệu đồng/người/năm) xuống còn 6,6%.

5. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Với bình quân diện tích đất tự nhiên gần 3500 m2/người, do dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở 13 quận nội thành với mật độ 25.911 người/km2, trong khi đó mật độ dân số của 6 quận ven chỉ khoảng 4.992 người/km2 và mật độ dân số của 5 huyện ngoại thành khoảng 610 người/km2; Căn cứ vào lịch sử hình thành và phân bố dân cư, có thể phân làm 03 khu vực phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn như sau:

Khu vực trung tâm: Có quá trình định hình và phát triển hàng trăm năm, do vậy hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị hình thành từ lâu với quy mô nhỏ, không còn đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. Toàn bộ diện tích đất đều đã được sử dụng với mật độ xây dựng rất cao.

Dân số tăng thấp hơn dự báo là 186.150 người (4,8%). Theo số liệu thống kê năm 2005 đất dân dụng bình quân 25,5m2/ người, tăng so với chỉ tiêu dự báo là 22,7m2/người. Đất công trình công cộng và cây xanh đạt rất thấp 3,5m2/người so với chỉ tiêu là 4,7m2/người. Đất giao thông và bãi đậu xe đạt 2,97m2/người so với chỉ tiêu là 3,0m2/người.

Khu vực 6 quận ven: tuy mật độ dân số thấp hơn so với 13 quận nội thành, nhưng còn bất cập về phát triển không gian đô thị, hạ tầng kỹ thuật không theo kịp với tốc độ đô thị hóa và phát triển còn mang tính tự phát.

Dân số tăng hơn so với dự báo là 73.023 người. Năm 2005, đất dân dụng bình quân 89,2m2/người so với chỉ tiêu dự báo là 92,0m2/người.

Khu vực 5 huyện ngoại thành: Mật độ dân số khá thấp, các khu vực dân cư phân tán, thuận lợi cho việc phát triển các khu đô thị mới. Dân số tăng so với dự báo là 153.065 người. Năm 2005, đất dân dụng bình quân 95,7m2/người tăng so với chỉ tiêu dự báo là 85,6m2/người.

Thành phố đã và đang triển khai nhiều khu đô thị mới hiện đại trên địa bàn các quận ven và huyện ngoại thành như: Khu đô thị mới Thủ Thiêm tổng

30

Page 31: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

diện tích khoảng 772 ha; Khu Nam Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô khoảng 3.000 ha; Khu đô thị mới Tây Bắc Thành phố với quy mô khoảng 6.000 ha....

6. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

6.1. Giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, hàng không)

Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống giao thông tương đối hoàn thiện và đa dạng so với các tỉnh trong khu vực.

- Thành phố hiện có một sân bay Tân Sơn Nhất, thuận tiện cho việc giao lưu giữa TP. Hồ Chí Minh với các vùng trong nước và quốc tế. Qua nhiều thời kỳ phát triển, diện tích sân bay đã bị thu nhỏ lại từ 1500 ha xuống còn 886,3 ha.

- Đường sắt khu vực Thành phố và vùng phụ cận nếu tính từ ga Trảng Bom về ga Hòa Hưng dài 56 km. Tổng diện tích chiếm đất của các nhà ga trên địa bàn Thành phố là 238,4 ha. Mạng lưới đường sắt và hệ thống ga chưa đáp ứng yêu cầu chuyên chở của khu vực phía Nam.

- Mạng lưới đường bộ của Thành phố bao gồm các trục quốc lộ do Trung ương quản lý và các đường tỉnh, đường liên tỉnh, đường nội đô do Thành phố quản lý có tổng chiều dài khoảng 3.038 km; tổng diện tích chiếm đất là 2.373,2 ha.

Trong những năm qua Thành phố đã từng bước nâng cấp mở rộng và xây dựng các đoạn của các tuyến đường vành đai như: đường Nguyễn Văn Linh (thuộc Vành đai 1 và 2), Xa lộ Đại hàn (Vành đai 2)....

Thành phố hiện có 1.350 nút giao thông; các nút giao thông đều giao cắt đồng mức nên dễ ùn tắc. Để điều hòa giao thông, tại các giao lộ có đèn tín hiệu giao thông, nhưng chưa đủ theo yêu cầu.

- Trên địa bàn Thành phố hiện có khoảng 190 cầu các loại với tổng chiều dài hơn 16.215 m. Khoảng 14% là các loại cầu sắt, xi măng, gạch xây, gỗ, phần lớn tập trung nhiều ở các quận ven và các huyện ngoại thành, bị hư hỏng nhiều, có nguy cơ sụp đổ. Đây là một nhu cầu cấp bách và rất nặng đòi hỏi Thành phố phải giải quyết trong 5 - 10 năm tới.

- Hệ thống bến-bãi đỗ xe ở Thành phố Hồ Chí Minh gồm có :+ Các bến xe liên tỉnh: 5 bến (bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây, bến xe

Chợ Lớn, bến xe Cần Giuộc và bến xe Hóc Môn), tổng diện tích khoảng 18,18 ha.;+ 1 bến xe buýt chính bố trí ở khu vực chợ Bến Thành;+ 3 bãi đỗ xe tải bố trí ở vành đai 2 tại khu vực quận 12, An Lạc (Bình

Tân) và Hóc Môn, với tổng diện tích 3,8 ha;+ 7 bãi đỗ xe taxi, với tổng diện tích khoảng 3,2 ha;+ 6 bến kỹ thuật dành cho xe búyt, với tổng diện tích khoảng 8 ha.

31

Page 32: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Nhìn chung, số lượng và diện tích bến-bãi còn ít. Đa số các bến xe liên tỉnh do tập trung ở trong nội đô, có vị trí không phù hợp, bị hạn chế về mặt bằng nên làm phức tạp thêm cho giao thông đô thị. Hệ thống bến ô tô tải còn thiếu nhiều so với nhu cầu, nhưng chưa có dự án đầu tư cụ thể.

- Về giao thông vận tải đường thuỷ:

+ Tổng chiều dài các tuyến sông, kênh trên địa bàn Thành phố khoảng 867,5 km. Hầu hết các sông và kênh đào được khai thác sử dụng từ lâu, nhưng chưa được nạo vét, mở rộng, cải tạo.

+ Hệ thống cảng sông, biển khu vực Thành phố gồm 10 cảng biển và 3 cảng sông; với 29 cầu cảng biển có chiều dài 5.968 m, và 7 cầu cảng sông với chiều dài 486 m. Các cảng chính là Sài Gòn, Bến nghé, Tân Thuận đều nằm sâu trong nội thành nên lượng xe tải ra vào rất lớn, gây ùn tắc gaio thông và ô nhiễm môi trường. Trong tương lai hệ thống cảng này phải được di dời.

Diện tích đất dành cho giao thông trên địa bàn Thành phố chiếm 10.816,93 ha, bằng 5,16% diện tích tự nhiên, chiếm 37,62% diện tích đất chuyên dùng, chiếm 66,6% so với đất có mục đích công cộng.

6.2. Thuỷ lợi (đê điều, hồ chứa nước, kênh mương, công trình đầu mối)

Chức năng của hệ thống thủy lợi và mặt nước chuyên dùng của Thành phố Hồ Chí Minh là tưới tiêu cho nông nghiệp và điều hoà tiêu thoát nước thải cho Thành phố. Diện tích đất thủy lợi theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005 là 2.516,52 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 33.250,02 ha .

Trên địa bàn Thành phố có khoảng trên 1.200 km kênh rạch, trong đó có 234 km do Công ty thoát nước đô thị quản lý dùng cho chức năng thoát nước. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chịu tác động của chế độ bán nhật triều không đồng đều của biển Đông, nên gây khó khăn cho việc thoát nước của cả hệ thống cống - kênh rạch - sông lớn. Lòng lạch bị bồi lắng, làm khả năng tiêu thoát nước tự nhiên của hệ thống này bị giảm đi khoảng 50 - 60%.

Hệ thống cống ngầm được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 19, sau đó được phát triển thêm vào cuối những năm 1960, vừa thu nước thải, vừa thu nước mưa, đến nay phát triển mang tính chắp vá và phân bố tập trung ở các quận trung tâm. Các quận mới như quận 2, quận 9, quận 12, quận Bình Tân, hệ thống thoát nước còn ít. Nhiều khu tập trung dân cư ở các quận ven, trong nội thành chưa có cống thoát nước. Nước thải được thải trực tiếp xuống mặt đất, chảy tràn lan và tự thấm gây ô nhiễm môi trường.

Về cống thoát nước có khoảng 931 km, gần 200 cửa xả trên diện tích lãnh thổ khoảng 650 km2, phục vụ thoát nước cho 140km2 nội thành và 510 km2 khu

32

Page 33: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

vực xung quanh. Mật độ mạng lưới bình quân là 0,143 m/ha. Chất lượng cống rất kém do xây dựng từ lâu, hay bị tắc nghẽn, riêng các cống tròn và cống hộp đa số mới xây dựng nên chất lượng còn tốt.

Các công trình, hệ thống thủy lợi chính của Thành phố gồm:

- Công trình thủy lợi đầu tư chủ yếu phục vụ cải tạo đất phèn, mặn, đất hoang hóa để đưa vào xản xuất, xây dựng các nông trường quốc doanh vùng ven kênh Thày Cai, An Hạ, kênh Xáng, kênh Ngang, kênh A, B, C (khu Tây Băc thành phố, diện tích 20.000ha với tổng chiều dài kênh chính 100km, kênh cấp 1, 2: trên 300km)

- Các công trình ngăn mặn, tạo nguồn nước ngọt cho vùng đất thấp, nhiễm mặn theo mùa ven sông Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè, Cần Giuộc.... như các hệ thống: đê bao ven Rạch Tra - kênh Xáng, Thầy Cai, An Hạ, sông Chợ Đệm, ven sông Sài Gòn - Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Cần Giuộc – Cây Khô.... với tổng chiều dài 190km

- Hệ thống tưới tiêu các vùng triền, gò thiếu nước tưới với các giếng tưới công nghiệp, bán công nghiệp.... phục vụ phát triển rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày: Bến Mương - Láng The, Cây Xanh - Bà Bếp (Củ Chi), Rạch Chiếc – Trau Trảu (Quận 2, 9), Rạch Gò Dưa - Rạch Đĩa (Quận Thủ Đức)....tổng chiều dài 65km

- Các công trình khai thác nguồn nước của hồ Dầu Tiếng Tây Ninh (hệ thống kêng Đông Củ Chi), lượng nước xả các hồ Trị An, Thác Mơ (giảm mặn mùa khô, tăng lượng tưới, các công trình ngăn triều cường gây úng ngập mùa mưa)

Từng bước nâng cấp, bê tông hóa, hiện đại hóa và đồng bộ hóa các công trình thủy lợi như kiên cố hóa kênh Đông Củ Chi, xây dựng hệ thống thủy lợi Hóc Môn-Bắc bình Chánh, công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển Cần Giờ, các công trình tiêu thoát nước, phòng chống úng ngập.

6.3. Giáo dục - đào tạo

Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố hiện có 1.425 trường học với khoảng 1,2 triệu học sinh, sinh viên các ngành học, bậc học. Số cán bộ và giáo viên là 52.534 người (Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ VIII).

Để tăng cường nguồn nhân lực có chất lượng cao, Thành phố đã thực hiện thành công và tiếp tục triển khai chương trình đào tạo 300 thạc sỹ và tiến sỹ, chương trình đào tạo 1.000 giám đốc các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tính đến tháng 9 năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 556 trường giáo dục mầm non, 443 trường tiểu học, 228 trường trung học cơ sở, 115 trường

33

Page 34: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

trung học phổ thông và 29 trường trung học chuyên nghiệp, trong đó có 17 trường trung học chuyên nghiệp do Thành phố quản lý và 54 trường đại học – cao đẳng (Báo cáo tình hình phát triển sự nghiệp giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh tháng 9/2005).

Phần lớn các trường tiểu học của Thành phố, nhất là ở khu vực nội thành không đạt chuẩn quốc gia theo Quyết định số 1366/GD-ĐT ngày 26/4/1996 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về cơ sở vật chất trường lớp nhìn chung tuy đã cải thiện nhiều, nhất là vài năm gần đây, nhưng so với mục tiêu đào tạo mới được Luật Giáo dục quy định thì vẫn còn bất cập; chất lượng kiến trúc trường khá cách biệt giữa nội thành - ngoại thành.

- Bình quân 1,4 xã/ phường có 1 trường THCS ; tương ứng khoảng 26.776 dân và đạt khoảng 53 học sinh cấp 2/1.000 dân ; tỷ lệ lớp bình quân/1 trường là 31,40; cơ sở vật chất của các trường tương đối tốt.

- Bình quân 2,7 xã/phường có 1 trường THPT, tương ứng khoảng 51.640 dân và đạt 27 học sinh THPT/1.000 dân (tỷ lệ này giảm dần từ nội thành ra ngoại thành). Kiến trúc các trường khá tốt, đảm bảo tiêu chuẩn cho việc dạy và học.

Thành phố đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2002. Hiện đang tiến hành phổ cập giáo dục bậc trung học, đã có 129/317 phường xã đạt chuẩn phổ cập bậc trung học (đạt 40,7%). Dự kiến đến hết năm 2005 sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông trung học các quận nội thành. Năm 2005, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi cấp trung học cơ sở ước đạt 86,4% và phổ thông trung học ước đạt 53,6% (Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ VIII).

Đầu tư cho giáo dục tăng dần (24% trong ngân sách chi thường xuyên của Thành phố được đầu tư cho giáo dục và khoảng 20% tổng ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản giành để xây dưng trường lớp), công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng đạt hiệu quả tốt và được sự hưởng ứng, đồng tình của xã hội (Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ VIII).

Hiện nay, tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp: trường tiểu học có 20/443 trường (chiếm 4,51%); trường trung học cơ sở có 7/228 trường (3,07%); trường trung học phổ thông có 1/115 (0,86%) đạt chuẩn quốc gia. Chủ yếu là do các trường ở thành phố không bảo đảm chuẩn tối thiểu về diện tích/mỗi học sinh. Tổng số diện tích trường học thuộc hệ thống giáo dục phổ thông (Mầm non, Tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) trên địa bàn Thành phố hiện nay mới có 515,24 ha. Trong đó diện tích bình quân một trường, đối với tiểu học là 0,4 ha; đối với trung học cơ sở là 0,55 ha và đối với trung học phổ thông là 0,87 ha; diện tích bình quân trên một học sinh tương ứng với các cấp là 4,27 m2; 3,99 m2; 6,30 m2 (Báo cáo tình hình phát triển sự nghiệp giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh tháng 9/2005).

34

Page 35: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Về Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), học tập cộng đồng (HTCĐ). Hiện nay Thành phố có 26 trường GDTX, 24 HTCĐ. Trong đó có một số trung tâm lớn như: Trung tâm GDTX Chu Văn An - Trung tâm cấp Thành phố với khoảng trên 3.000 học viên, cơ sở vật chất đang cần tu sửa nâng cấp để có thể đáp ứng yêu cầu học tập của khoảng trên 5.000 học viên; Trường Bổ túc dân chính Lê Quí Đôn (lớp đêm): khoảng 800 học viên, chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức, nhưng không có cơ sở riêng, phải mượn địa điểm của trường THPT Lê Quý Đôn - Quận 3; Ngoài ra mỗi quận, huyện còn có 1 Trung tâm GDTX với qui mô từ 600 - 2.000 học viên. Một số quận, huyện như Nhà Bè, Quận 4 chưa có Trung tâm GDTX

- Về giáo dục trung học chuyên nghiệp (THCN): Trên địa bàn thành phố hiện nay có 29 trường Trung học Chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật, 12 trường đại học, cao đẳng có hệ THCN trực thuộc nhiều Sở, Bộ ngành quản lý. Hầu hết các trường này được thành lập từ sau ngày giải phóng 1975. Từ năm 1990 trở lại đây có 10 trường THCN (8 trường thuộc thành phố và 2 trường thuộc Trung ương) được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại hoặc nâng cấp từ các trường nghiệp vụ, trường trung học nghề. Tất cả các trường THCN đều là loại trường đào tạo theo hệ trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật cùng các loại bồi dưỡng, dạy nghề ngắn hạn.

- Về cơ sở dạy nghề: Thành phố thành lập và đăng ký mới trên 100 cơ sở, nâng tổng số cơ sở dạy nghề đến cuối năm 2005 đóng trên địa bàn là 290 cơ sở. Mạng lưới này phân bố ở khắp 24 quận, huyện, có quy mô đào tạo trên 30 nghìn học sinh công nhân kỹ thuật và 300 nghìn học viên ngắn hạn (Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ VIII).

- Về giáo dục đại học, sau đại học: Công tác giáo dục đại học và sau đại học không chỉ phục vụ cho nhu cầu Thành phố mà còn cho các tỉnh phía Nam. Số trường đại học-cao đẳng (ĐH-CĐ) trên địa bàn Thành phố tăng nhanh từ năm 1994-1998 (năm 1990 có 21 trường, năm 1994 tăng lên 25 trường, năm 1995 tăng lên 29 trường, năm 1997 tăng lên 37 trường và năm 1998 là 38 trường).Tính đến nay trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã có 54 trường ĐH-CĐ, trong đó TP quản lý 2 trường ĐH và 8 trường CĐ. (Báo cáo tình hình phát triển sự nghiệp giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh tháng 9/2005).

- Trong những năm qua thành phố thực hiện chủ trương xã hội hóa bằng nhiều hình thức đa dạng như huy động các thành phần kinh tế trong và ngòai nước đầu tư xây dựng các trường dân lập, tư thục và bán công. Hiện thành phố có 85 trường bán công (chiếm 6,3%), 244 trường dân lập (chiếm 18,1%) và một số trường đại học tư thục mới vừa được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập.

6.4. Y tế

Hoạt động y tế Thành phố trong thời gian qua đã đạt được những thành

35

Page 36: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

tựu đáng kể, ngày càng thể hiện vai trò trung tâm y tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Nam bộ. Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày càng phát triển, mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và phát triển, công tác xã hội hóa y tế đã đạt được những kết quả khả quan.

Loại hình y tế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 8 loại với tổng số 398 cơ sở trong đó trạm y tế phường xã là 317 cơ sở, chiếm 79,65%; bệnh viện 38 cơ sở, chiếm 9,54; phòng khám khu vực 29 cơ sở, chiếm 7,28%; còn lại là các loại cơ sở khác như nhà điều dưỡng, trại phong, nhà hộ sinh….

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh còn có 10.849 cơ sở Y tế tư nhân hoạt động và một số bệnh viện tư nhân (24 bệnh viện tư nhân) trong và ngòai nước. Tuy nhiên chỉ có 03 bệnh viện (Việt Pháp, Tâm Đức, Triều An) là đầu tư mới với quy mô lớn, các bệnh viện còn lại đều sử dụng mặt bằng nhà ở hoặc cơ sở kinh doanh trong khu vực nội thành nên quy mô rất nhỏ .

Trên địa bàn Thành phố còn có cơ sở đào tạo đại học y dược do Bộ Y Tế quản lý và trường trung học y tế, trường nữ hộ sinh trung cấp là nguồn cung cấp cán bộ hỗ trợ, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên môn ngành y.

Số giường bệnh trên 10.000 dân ở các bệnh viện công lập đã tăng từ 30 giường năm 2000 lên 32,5 giường năm 2004 (Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ VIII).

Cơ sở vật chất ngành y tế không ngừng được nâng cấp và mở rộng trong thời gian qua, đã khánh thành và đưa vào hoạt động nhiều cơ sở y tế như Trung tâm y tế chuyên sâu của bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cơ sở mới của bệnh viện Hùng Vương, Khoa thận của bệnh viện Nhân dân 115, Trung tâm y tế quận 12.

6.5. Văn hoá

Trong những năm gần đây, Thành phố đã thực hiện tốt các chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về “ Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” được thực hiện rộng khắp; các chương trình “Năm trật tự đô thị”, “Năm kỷ cương, văn minh đô thị” được khiển khai đã có kết quả bước đầu, góp phần xây dựng môi trường văn hóa đô thị và diện mạo văn hóa mới cho Thành phố.

Năm 2004, Thành phố có 21 rạp chiếu bóng - video, 25 thư viện (trong đó cấp quận, huyện là 24), 9 bảo tàng, 10 nhà truyền thống, 12 di tích lịch sử và khá nhiều đình, chùa, miếu, nhà thờ, có 4 nhà văn hoá gắn với hoạt động đối

36

Page 37: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

ngoại nhằm mở rộng giao lưu văn hoá thế giới. Ngành văn hóa thông tin có nhiều cố gắng phục vụ nhu cầu của xã hội nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với tầm cỡ của một thành phố lớn. Mạng lưới văn hóa thông tin phân bổ không đều, nhiều cơ sở có từ trước giải phóng, các quận huyện mới thì thiếu, các quận nội thành sử dụng không hết công suất. Cơ sở xuất bản, in ấn báo chí trên địa bàn Thành phố khá nhiều, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo.

Chủ trương xã hội hóa trong các hoạt động văn hóa xã hội được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả cao, huy động được tiềm lực vật chất và tinh thần của nhân dân, có ý nghĩa sâu rộng trên các mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

6.6. Thể dục thể thao

Hoạt động thể dục thể thao, đặc biệt là phong trào thể thao nhân dân tiếp tục sôi động, lan rộng theo hướng xã hội hóa ngày càng tốt hơn.

Trong những năm gần đây, ngành thể dục thể thao của Thành phố rất được các cấp, các ngành quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần. Năm 2005, số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 20% số dân. Hình thức nội dung tập luyện thể dục thể thao của quần chúng ngày càng đa dạng phong phú và rộng khắp, các hoạt động thể dục thể thao quần chúng gắn với các ngày lễ lớn của đất nước đã trở thành truyền thống.

Công tác đào tạo vận động viên (VĐV) trong giai đoạn 2001 - 2005 được tổ chức đào tạo ở 38 môn và được phân thành 4 tuyến: dự tuyển, năng khiếu tập trung, dự bị tập trung và trọng điểm. Hệ thống đào tạo ngày càng hoàn thiện và có tính khoa học cao đã đáp ứng được chất lượng đào tạo trong giai đoạn phát triển của xã hội nói chung và ngành thể dục thể thao nói riêng. Công tác đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao cũng được chú trọng thông qua việc tổ chức tập huấn nước ngoài, mời chuyên gia cho các đội thể thao. Sự đầu tư chuyên môn tăng đều hàng năm ở cả số lượng môn và số lượng nhân sự tập huấn.

Sự đầu tư tài năng thể thao Thành phố trong giai đoạn 2001 - 2005 mang lại kết quả rất khả quan thông qua thành tích thi đấu tại các giải trong nước và quốc tế. Cụ thể: đạt hạng nhất toàn đoàn tại hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần thứ VI năm 2004 tại Huế; đoạt 15 HCV, 20 HCB; 20 HCĐ trong các giải thi đấu quốc tế năm 2001; 42 HCV, 29 HCB; 28 HCĐ trong các giải thi đấu quốc tế năm 2004. Đặc biệt, trong giai đoạn này thể thao Thành phố đã đóng góp nhiều cán bộ, HLV, VĐV tham dự các kỳ SEA Games (năm 2001 & 2003), Olympic 2000 và Asiad 2002 hơn 22 môn thể thao và đã đạt được kết quả rất cao, đặc biệt hơn là năm 2003 nước ta là nước chủ nhà của SEAGames 22, các VĐV

37

Page 38: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Thành phố đóng góp vào đội tuyển quốc gia tham gia thi đấu 24/32 môn và đã đạt được 25 HCV - 19HCB - 22HCĐ.

Cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành thể thao Thành phố cũng được cải thiện đáng kể, một số cơ sở sân bóng chuyền, bóng rổ, sân quần vợt, sân cầu lông, sân bóng bàn, bóng ném được làm mới và nâng cấp cải tạo thường xuyên, các cơ sở lớn như: SVĐ Thống Nhất, SVĐ Quân khu 7, Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, Nhà thi đấu Phú Thọ, Trung tâm TDTT Thành long, Hồ bơi Yết Kiêu - Lam Sơn - Tân Sơn Nhất có khả năng phục vụ thi đấu trong nước và quốc tế.

Lợi thế của Thành phố là có 3 cơ sở lớn về đào tạo chuyên ngành thể dục thể thao là: Trường Đại học Thể dục Thể thao II - Thủ Đức; Trường Cao đẳng sư phạm thể dục thể thao II - Nguyễn Trãi; Trường Nghiệp vụ thể dục thể thao thuộc Sở Thể dục Thể thao Thành phố, là nơi đào tạo cung ứng lực lượng vận động viên thi đấu chủ yếu cho Thành phố và quốc gia (Những năm qua 1/3 số vận động viên cấp quốc gia được đào tạo từ đây).

Thực hiện chủ trương xã hội hóa, hiện nay nhiều cơ sở ngòai công lập đã phát triển như đầu tư sân bóng đá, bóng bàn, cầu lông, quần vợt, thể dục thẩm mỹ và hồ bơi … Tuy nhiên do chi phối bởi Luật Doanh nghiệp nên việc quản lý về chuyên môn nhằm đảm bảo an tòan, sức khỏe cho người đến tập luyện chưa được chặt chẽ.

6.7. Năng lượng

Nhu cầu tiêu thụ điện của Thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, trong đó bên cjcạnh nhu cầu điện sử dụng cho sản xuất kinh doanh, điện phục vụ cho tiêu dùng dân cư cũng rất cao. Tính chung tốc đọ tăng trưởng tiêu dùng điện năng toàn Thành phố cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP.

Nguồn cấp điện tại chỗ của Thành phố là nhiệt điện với các nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, Chợ Quán, Hiệp Phước. Tuy nhiên nguồn điện trên chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của Thành phố, vì vậy trong cơ cấu điện năng phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp từ các tỉnh lân cận, như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình phước....

Hệ thống cung cấp điện của Thành phố khá phát triển với trạm nguồn 500 kV tại Phú Lâm, các trạm nguồn 220 kV Phú Lâm, Hóc Môn, Nhà Bè, Sài Gòn, Cát Lái, Tao Đàn và hệ thống trạm nguồn 110kV, 66kV bố trí đều khắp địa bàn (30 trạm). Hiện Thành phố có kế hoạch cải tạo các trạm 66 kV lên 110 kV đẻ thuận tiện trong việc quản lý, vận hành và sửa chữa.

6.8. Bưu chính viễn thông

38

Page 39: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Xác định bưu chính viễn thông là chìa khóa trong hội nhập quốc tế và là một tiền đề tăng khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư, thời gian qua Thành phố rất quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng và hiện đại hóa công nghệ. Tốc độ tăng trưởng bưu chính, viễn thông luôn đạt mức 20-21%/ năm, đáp ứng phần lớn nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.

Hiện nay, Thành phố có 03 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định phục vụ khoảng 880.000 thuê bao và 05 đơn vị cung cấp điện thoại di động sử dụng công nghệ khác nhau (GSM, CDMA, iPASS) với dung lượng thuê bao khoảng 1.900.000. Mật độ thuê bao điện thoại đạt 45 máy/100 dân.

Tốc tăng trưởng cung cấp và thuê bao Internet rất cao: 100-200%/ năm, với quy mô khoảng 800.000 thuê bao quy đổi và khoảng 10.000 thuê bao ADSL.

Hệ thống bưu điện trung tâm, các bưu cục và các điểm bưu điện văn hóa quan tâm đầu tư và phân bổ rộng khắp địa bàn dân cư.

Tổng diện tích đất dành cho chuyển dẫn năng lượng và truyền thông đạt 63,56 ha.

6.9. Khoa học và công nghệ

Thành phố Hồ Chí Minh, với vai trò trung tâm khoa học và công nghệ phía Nam đã và đang tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu các đề tài ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế và mọi mặt đời sống. Hiện nay Thành phố đang tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao như: thông tin, sinh học, cơ khí – tự động, vật liệu mới nhằm mục đích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Công viên Phần mềm Quang trung, với quy mô sử dụng đất 44 ha, đã thu hút 68 doanh nghiệp hoạt động (có 31 doanh nghiệp nước ngoài), tổng vốn đăng ký 1.000 tỷ đồng với trên 3.300 người đang làm việc và học tập.

Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai đầu tư xây dựng trên quy mô diện tích 913 ha, hiện đã có 17 dự án đầu tư, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài có 10 dự án với số vốn 712,5 triệu USD và 7 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn 933,6 tỷ đồng.

Sự gắn kết giữa khoa học và công nghệ với quá trình phát triển kinh tế - xã hội có bước tiến bộ mới, tỷ lệ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học khoảng 60-80%. Sự liên kết giữa doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nước được hình thành, thị trường khoa học công nghệ được tạo lập góp phần tăng năng lực cạnh tranh và lợi nhuận cho các doanh nghiệp.

7. Quốc phòng, an ninh

Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò then chốt trong việc bảo vệ chủ quyền

39

Page 40: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, do đó tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh, tiếp tục giữ vững và ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo môi trường ổn định cho đầu tư, sản xuất - kinh doanh; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố và khu vực Nam bộ luôn được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu.

Hiện Thành phố đã giành 490 khu vực với diện tích khoảng 2.047 ha để bố trí các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh

8. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai

Những phân tích trên về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong 5 năm qua đã phản ánh những áp lực đối với qui mô đất đai của thành phố. Đó là tác động của các yếu tố sau:

- Sự đề cao các mục tiêu về số lượng, chưa chú trọng đầy đủ các yếu tố về chất lượng trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trước đây đã làm cho các ngành, các cấp, các địa phương của thành phố chưa quan tâm đúng mức về chất lượng phát triển nói chung và môi trường sống của cư dân nói riêng.

- Một số các công trình, chương trình trọng điểm về phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị triển khai chậm, làm hạn chế khả năng phát triển kinh tế của thành phố và cải thiện chất lượng đô thị. Tính đồng bộ các công trình chưa được đề cao. Chất lượng một số công trình đầu tư chưa đạt yêu cầu, nhanh xuống cấp.

- Công tác quy hoạch đô thị, quản lý thực hiện quy hoạch của bộ máy Chính quyền các cấp còn yếu kém làm phát sinh tình trạng xây dựng tự phát trong dân cư, thiếu kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội chung của thành phố, làm phát sinh những vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường, giao thông, tiện ích công cộng và các vấn đề xã hội khác. Các quy hoạch dài hạn liên quan đến phát triển đô thị bền vững còn thiếu.

- Sự gia tăng dân số nhanh, chủ yếu là tăng cơ học đang gây áp lực rất lớn về nhu cầu sử dụng đất xây dựng đô thị, đặc biệt ở các quận nội thành. Trong đó đáng kể là nhu cầu đất cho các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tăng cao. Sự phối hợp phát triển với các tỉnh xung quanh còn chậm, chưa phát huy đầy đủ vai trò của thành phố như là hạt nhân của Vùng, vừa hợp tác vừa hỗ trợ các tỉnh phát triển, kết nối hạ tầng đồng bộ trong Vùng còn nhiều bất cập.

- Việc nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang đô thị phục vụ cho mục tiêu hiện đại hoá, công nghiệp hoá cũng yêu cầu diện tích đất không nhỏ, đi kèm với giải quyết hàng loạt vấn đề về như bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dời các cơ sở ô nhiễm, xây dựng các khu tái định cư...

40

Page 41: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm biến đổi cơ cấu sử dụng đối với đất đai. Với chiến lược phát triển kinh tế lấy công nghiệp làm then chốt, chủ đạo, dịch vụ làm mũi nhọn thì hàng loạt các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ đang và sẽ được xây dựng là tiền đề cho việc chuyển một khối lượng đất đai tương đối từ mục đích sử dụng vào nông nghiệp sang đất đô thị, có đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Từ sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất hiện có dẫn đến đòi hỏi phải có giải pháp chiến lược cho vấn đề này.

- Chính sách thị trường bất động sản luôn thay đổi tác động đến quan hệ cung cầu, chất lượng hàng hóa bất động sản trên thị trường, gây áp lực lên quỹ đất, về cả phương diện qui mô diện tích cũng như cơ cấu sử dụng.

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở hạ lưu và lưu vực sông Đồng Nai nên vừa chịu tác động của sản xuất và sinh hoạt tại địa bàn, vừa bị tác động đến môi trường sống từ các hoạt động trên của toàn lưu vực.

- Với vị trí, vai trò của một Thành phố lớn, đối với vùng ngoại thành, yêu cầu tăng cường diện tích đất cho phát triển thủy lợi, giao thông, cải tạo lại các khu dân cư nông thôn theo hướng đô thị hoá tại chỗ là tất yếu khách quan. Tuy nhiên, một khi lao động nông nghiệp chưa chuyển kịp theo yêu cầu tại chỗ thì việc mất đất canh tác sẽ là một áp lực lớn phải tính đến trong việc cơ cấu lại việc sử dụng quỹ đất đai.

41

Page 42: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Phần IITÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ

TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản

Thực hiện Luật Ðất đai năm 2003, UBND Thành phố tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền, như:

- Quyết định số 138/2004/QÐ-UB ngày 18/05/2004 về thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.

- Quyết định số 139/2004/QÐ-UB ngày 18/05/2004 về Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác giải quyết hồ sơ giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo cơ chế một cửa liên thông.

- Chỉ thị số 26/2004/CT-UB ngày 15/09/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức triển khai thực hiện Luật Ðất đai năm 2003 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Chỉ thị số 29/2004/CT-UB ngày 16/11/2004 về tổ chức kiểm kê đất đai năm 2005 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Công văn số 6983/UB-ÐT ngày 16/11/2004 về thực hiện một số việc cấp bách triển khai Nghị định số 181/2004/NÐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Ðất đai năm 2003.

- Quyết định 317/2004/QĐ-UB ngày 24/12/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Luật Đất đai 2003, Nghị định 181, Quyết định 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ TNMT.

- Kế hoạch số 4595/UB-ÐT ngày 06/08/2004 và số 4668/UBND-ĐT ngày 03/8/2005 về triển khai thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 316/2004/QÐ-UB ngày 24/12/2004 và Quyết định số 227/2005/QĐ-UBND ngày 27/12/2005 về ban hành Quy định về giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 225/2005/QĐ-UBND ngày 23/12/2005 của Ủy ban nhân dân Thành phố về quy định hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở theo Luật Đất đai năm 2003.

42

Page 43: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Chỉ thị 02/2006/CT-UBND ngày 16/01/2006 về một số biện pháp tăng cường triển khai thi hành Luật Đất đai.

Ngoài ra Ủy ban nhân dân Thành phố còn ban hành hoặc đề xuất với Thủ tướng Chính phủ một số chính sách nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.

2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

- Thành phố đã cho thực hiện Chỉ thị 364-CT ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về giải quyết những tranh chấp đất liên quan đến địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã. Về cơ bản đã hoàn chỉnh bộ hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Riêng khu vực Gò Da nằm giữa các sông Gò Da và sông Thị Vải thuộc xã Thạnh An, huyện Cần Giờ chưa thống nhất ranh giới hành chính với Tỉnh Đồng Nai.

- Năm 2000, Thành phố tiến hành tổng kiểm kê đất đai theo Chỉ thị 24/TTg ngày 18/08/1999 của Chính phủ, diện tích đất đai được chỉnh lý, bổ sung trên cơ sở địa giới hành chính được hoạch định theo Chỉ thị 364-CT. Thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 209.501,83 ha. Trước năm 1997, gồm 18 quận, huyện (12 quận và 6 huyện), sau năm 1997 gồm 17 quận nội thành (12 quận cũ và 5 quận mới) và 5 huyện ngoại thành. Ðến năm 2005 diện tích là 209.554 ha, gồm 19 quận (12 quận cũ và 7 quận mới) và 5 huyện. Trong đó có 2 quận mới tách là quận Bình Tân và quận Tân Phú (quận Bình Tân tách từ huyện Bình Chánh, quận Tân Phú tách từ quận Tân Bình). Tiến hành thành lập bộ hồ sơ địa giới hành chính các quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, huyện Bình Chánh và điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính quận, huyện có liên quan theo Nghị định số 130/NÐ-CP.

Bản đồ hành chính toàn thành phố, các quận, huyện và các phường, xã, thị trấn đã được xây dựng lưu trữ, quản lý sử dụng theo đúng quy định pháp luật. Bản đồ hành chính toàn Thành phố được xây dựng ở tỷ lệ 1/50.000, bản đồ hành chính quận, huyện tỷ lệ 1/10.000, 1/25.000 và cấp phường, xã, thị trấn tỷ lệ 1/5.000, 1/2.000, 1/1.000.

3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình

3.1. Về khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất

Trong những năm gần đây, Thành phố đã thực hiện nhiều hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá đất đai làm cơ sở đề ra và thực thi nhiều chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố như:

43

Page 44: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất từ năm 1995 đến nay.

- Ðiều tra đất đang sử dụng của các tổ chức theo Chỉ thị 245/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Kiểm tra việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ...

- Ðánh giá đất đai theo hướng địa chất công trình.

3.2. Công tác lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ địa hình

- Công tác lập bản đồ địa chính được triển khai thực hiện bằng phương pháp và phương tiện kỹ thuật tiên tiến. Hầu hết các phường, xã, thị trấn đã hoàn chỉnh đo đạc và lập bản đồ địa chính. Ðến nay đã có 310/317 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn đưa bản đồ địa chính chính quy từ tỷ lệ 1/200 đến 1/2.000 vào sử dụng.

- Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng với công tác tổng kiểm kê đất đai (định kỳ 5 năm) đã được thực hiện xong trên phạm vi toàn Thành phố. Thành phố cũng đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho 24 quận, huyện và 317 xã, phường, thị trấn. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của phường, xã, thị trấn được lập trên cơ sở bản đồ địa chính số.

- Công tác lập bản đồ địa hình Thành phố dưới dạng số do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện, Thành phố đã tiếp nhận file bản đồ địa hình số tỷ lệ 1/2000, 1/5000 của toàn Thành phố Hồ Chí Minh (tổng số gồm 936 mảnh: 1/2000 là 821 mảnh; 1/5000 là 115 mảnh); đã chuyển giao cho các Sở, ngành, quận, huyện để sử dụng cho công tác quản lý Nhà nước về đô thị và quy hoạch xây dựng.

4. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

4.1.Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thành phốTừ năm 1995 đến 2003, hàng năm căn cứ vào quy hoạch xây dựng Thành

phố đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Riêng về quy hoạch sử dụng đất, đến năm 2003 Thành phố mới tiến hành thực hiện và quy hoạch sử dụng đất Thành phố đến năm 2010 cùng với kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2003-2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 844/QÐ-TTg ngày 31/07/2003 và quyết định số 1060/QÐ-TTg ngày 04/10/2004. Thành phố đang tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 2010 cùng với lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010.

4.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quận- huyện, phường- xã- thị trấn- Về kế hoạch sử dụng đất năm 2005: Ủy ban nhân dân Thành phố đã phê

44

Page 45: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

duyệt kế hoạch sử dụng đất 24/24 quận, huyện.- Về việc lập và triển khai thực hiện quy hoạch đến năm 2010 và kế hoạch

sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 của quận, huyện và phường, xã, thị trấn, Ủy ban nhân dân Thành phố đã có kế hoạch số 4595/UB-ÐT ngày 06/08/2004 và số 4668/UBND-ĐT ngày 03/8/2005. Hiện đã có một số quận, huyện thực hiện hoàn tất đang trình thẩm định, dự kiến trong quý III năm 2006 tất cả các quận huyện sẽ hoàn tất công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.

- Mặt khác, tại các quận, huyện cũng đã và đang lập quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch xây dựng chi tiết ở một số phường, xã, một số khu vực phát triển.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, mức độ nhận thức về vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý, điều phối và sử dụng đất chưa cao trong đại bộ phận lực lượng tham gia công tác quản lý và các đối tượng sử dụng đất. Do vậy ảnh hưởng đến tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất5.1. Kết quả giao đất và cho thuê đất từ năm 2001 đến 2005 Số dự án đã được giao đất, cho thuê đất (cấp thành phố) trong 05 năm

từ năm 2001 đến 2005: (Tổng cộng 1.925 dự án với tổng diện tích 14.419 ha), bao gồm:

Bảng 2.1. Kết quả giao đất, cho thuê đất dự án từ 2001-2005 (do UBND Thành phố ký QĐ)

Năm

Tổng số Nhà ở Sản xuất kinh doanhPhúc lợi – Công cộng

DA DT(Ha)

Tái định cư - Thu nhập thấp Kinh Doanh Thương mại –

Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp

DT(Ha)Cơ cấu (%)

DT (Ha)

Cơ cấu (%)

DT (Ha)

Cơ cấu (%)

DT (Ha)

Cơ cấu (%)

DT (Ha)

Cơ cấu (%)

DT (Ha)

Cơ cấu (%)

2001 439 2.473 96 3,88 1.154 46,66 201 8,13 106 4,29 480 19,41 436 17,63

2002 414 2.794 211 7,55 576 20,62 73 2,61 1.295 46,35 18 0,64 621 22,23

2003 371 2.794 197 7,05 586 20,97 1 0,04 832 29,78 3 0,11 1175 42,05

2004 496 5.671 420 7,41 1.255 22,13 60 1,06 2.139 37,72 256 4,51 1541 27,17

2005 205 687 211 30,71 305 44,40 1 0,15 82 11,94 3 0,44 85 12,37

4 Th/06 50 911 172 18,88 62 6,8 0,9 0,1 676 74,2 0 0 5 0,5

Tổng 1975 15330 1307 8,52 3938 25,68 337 2,19 5130 33,46 760 4,95 3863 25,19

* Chưa kể các trường hợp do UBND quận, huyện giao cho hộ gia đình và cá nhân*Trong các dự án nhà ở diện đất ở chiếm khoảng 45%, còn lại là đất thương mại dịch vụ và công trình công cộng như: giao thông, cây xanh, trường học, bệnh viện...

Biểu đồ kết quả giao đất, cho thuê đất dự án từ 2001-2005

45

Page 46: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

1250

787

436

787

1386

621783

836

1175

1675

2455

1541

516

86 85

0

500

1000

1500

2000

2500

2001 2002 2003 2004 2005Năm

Ha

Nhà ở SXKD PLCC

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh)

- Ở thị trường sơ cấp, ngoài việc nhà nước trực tiếp giao đất hoặc cho nhà đầu tư thuê đất để đầu tư kinh doanh bất động sản, từ năm 2003 đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng thêm phương thức phát triển quỹ đất cho Thành phố bằng cách thu hồi đất và bồi thường cho người sử dụng sau đó chuyển giao quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, kết quả thực hiện như sau:

+ Năm 2003 đã phát triển và đưa ra đấu giá 03 khu đất với tổng diện tích 13,4238 ha, thu ngân sách 1.146 tỷ đồng;

+ Năm 2004 đã phát triển và đưa ra đấu giá 03 khu đất với tổng diện tích 48,1457 ha, thu ngân sách 1.020 tỷ đồng;

+ Năm 2005 đã phát triển 10 khu đất với diện tích 58 ha nhưng do thị trường bất động sản bị đóng băng nên chỉ đấu giá thành và bán chỉ định 03 khu với diện tích 15 ha, thu ngân sách 339 tỷ đồng;

Với phương thức Thành phố chủ động phát triển quỹ đất, sau đó chuyển giao cho các nhà đầu tư theo phương thức đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian qua chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia do các khu đất đưa ra đấu giá có giá trị rất lớn và các nhà đầu tư nước ngoài lại chưa được tham gia.

5.2. Kết quả kiểm tra các dự án đã có quyết định giao, cho thuê đất và

46

Page 47: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

chuyển mục đích sử dụng đất:

- Đợt kiểm tra năm 2004: Kiểm tra tiến độ đầu tư 566 dự án nhà ở với tổng diện tích 3.580 ha, đã được Thành phố giao đất từ năm 1997 đến cuối năm 2003, kết quả như sau:

+ 395 dự án, diện tích 1252 ha: Ðã đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng (xây dựng nhà ở khoảng 30%);

+ 56 dự án, diện tích 748 ha: Ðã bồi thường, san lắp mặt bằng và đầu tư cơ sở hạ tầng (khoảng 60%)

+ 83 dự án, diện tích 1.320 ha: Ðã bồi thường, san lấp mặt bằng (khoảng 60%);

+16 dự án, diện tích 63 ha: Ðã bồi thường 100%, chưa đầu tư

+16 dự án, diện tích 197 ha: Chưa bồi thường.

- Đợt kiểm tra năm 2005: Kiểm tra tiến độ đầu tư 337 dự án nhà ở, cơ sở hạ tầng khu nhà ở (gồm 171 dự án triển khai chậm qua đợt kiểm tra năm 2004 và 166 dự án giao đất trong năm 2004) và 1.200 dự án sản xuất kinh doanh (đã giao đất trước năm 2005), kết quả như sau:

+ Đối với dự án sản xuất kinh doanh: do các doanh nghiệp có nhu cầu thực sự về mặt bằng sản xuất nên hầu hết đã đầu tư xây dựng xong, một số dự án mới giao đất trong năm 2004 cũng đang triển khai đầu tư xây dựng.

+ Đối với các dự án nhà ở, cơ sở hạ tầng khu nhà ở: có 53 dự án chậm triển khai, nguyên nhân chủ yếu là do không bồi thường giải phóng mặt bằng được (trong đó có 23 dự án đã bồi thường được 80% diện tích đất nhưng cũng không triển khai xây dựng được)

6. Ðăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

6.1. Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức:

Năm 1997 Thành phố đã triển khai công tác kê khai đăng ký quyền sử dụng đất cho tổ chức theo Chỉ thị 245/TTg. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, chưa triển khai cấp theo kế hoạch. Đến nay đã cấp được 3.085 khu đất/ 12.702 khu đất đạt 24% trên tổng số khu đất do các doanh nghiệp đã kê khai đăng ký. Dự kiến trong năm 2006 sẽ lập xong hệ thống sổ bộ để phục vụ cho việc quản lý và cấp giấy CNQSD đất cho các khu đất còn lại.

6.2. Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân:

- Cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp (giấy đỏ): 178.914 giấy, đạt 97%; diện tích 92.224 ha đạt 98%. Phần chưa cấp giấy là do các nguyên nhân: còn có

47

Page 48: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

tranh chấp hoặc nguồn gốc đất công.

- Cấp giấy chứng nhận cho đất ở: Năm 2.000 Thành phố đã tổ chức đợt kê khai đăng ký quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, đến nay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt được kết quả như sau:

+ Ðã xét duyệt 638.816 trường hợp (đạt 75% so với tổng số trường hợp đã kê khai năm 1999 (kê khai năm 1999 là 854.950 trường hợp)).

+ Cấp giấy chứng nhận đất ở: 528.983 giấy, đạt 61,80%; trong đó cấp theo Luật Đất đai 2003 (tính đến ngày 30/10/2005): 104.776 giấy.

+ Có 173.000 trường hợp đã qua xét duyệt theo Nghị định 60/CP, nhưng chưa đủ điều kiện để xét cấp giấy chứng nhận.

7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê đất đai được tiến hành thường xuyên hàng năm đúng theo quy định pháp luật. Công tác kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm một lần.

- Về công tác kiểm kê đất đai năm 2005 đã được thực hiện xong, Ủy ban nhân dân Thành phố đã phê duyệt số liệu và báo cáo gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Số liệu và bản đồ được xây dựng hoàn toàn trên cơ sở bản đồ địa chính số nên độ chính xác cao và xử lý được các hạn chế của các đợt kiểm kê trước đây.

- Hiện nay sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố đang khẩn trương hoàn chỉnh số thống kê đất đai năm 2006 đúng thời hạn quy định.

8. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

- Vào khoảng thời gian năm 2001, thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh phát triển bất ổn đã dẫn đến cơn sốt nhà đất vào cuối năm 2001 và đầu năm 2002, giá nhà đất tăng cao gấp nhiều lần trong một thời gian ngắn. Tình hình mua bán, chuyển nhượng và xây dựng nhà trái phép diễn ra phổ biến, phá vỡ quy hoạch làm cho đô thị phát triển manh mún không đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành nhiều chỉ thị để chấn chỉnh thị trường bất động sản như Chỉ thị 08, Chỉ thị 18, Chỉ thị 20, bên cạnh đó Ủy ban nhân dân Thành phố còn áp dụng nhiều biện pháp xử lý nghiêm các vi phạm nhằm răn đe và hạn chế các vi phạm như thu hồi đất, tháo dỡ các công trình vi phạm, không xác nhận và không cấp giấy chứng nhận các trường hợp mua bán chuyển nhượng và chuyển mục đích sử dụng đất trái phép. Tổ chức nhiều đoàn thanh tra kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm.

- Trong năm 2004 và 2005, do giá vàng tăng cao và khung giá đất mới được áp dụng nên khoản tiền sử dụng đất nộp tăng làm cho giá thành sản phẩm

48

Page 49: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

nhà đất tăng dẫn đến số lượng giao dịch trên thị trường giảm và có chiều hướng đóng băng do vậy trong năm 2005 Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành một số giải pháp đồng thời trình Chính phủ ban hành một số chính sách nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Các đề xuất của Ủy ban nhân dân Thành phố đã được Chính phủ chấp thuận và đưa vào Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

Thực chất nguyên nhân chính làm thị trường bất động sản ”đóng băng” là do mất cân đối quan hệ cung cầu và chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa thị trường tài chính và thị trường bất động sản. Hệ thống ngân hàng, công ty tài chính và thị trường chứng khoán chưa cung cấp tín dụng trung và dài hạn cho nhà đầu tư lẫn người mua bất động sản, trong khi vốn nhà đầu tư trong nước và thị phần người mua bất động sản thanh toán đủ một lần thì hữu hạn.

Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo Quản lý Thị trường bất động sản, và thành lập Hiệp hội bất động sản Thành phố với trên 500 thành viên, hiệp hội đã góp phần phản ảnh và đề xuất những chính sách đến cơ quan chính quyền và các bộ ngành; Tổ chức lớp tập huấn quốc tế về nâng cao năng lực quản lý thị trường bất động sản cho các cán bộ công chức của các sở ngành có liên quan; Đã phê duyệt và đang triển khai lộ trình quản lý và phát triển thị trường bất động sản.

9. Quản lý tài chính về đất đai

- Các khoản thu từ đất bao gồm: thu từ đấu giá quyền sử dụng đất (mục 5.1 phần này); thu ngân sách từ đất đai (mục IV. 5 phần này);

- Chi bồi thường giải phóng mặt bằng (mục IV.3 phần này).

- Hàng năm, Thành phố bố trí một nguồn ngân sách lớn cho công tác quản lý đất đai như đo đạc bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Cụ thể nguồn kinh phí dành cho sở Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn 2000 – 2005 là 374,4 tỷ đồng, chia ra các năm như sau:

+ Năm 2000: 35,8 tỷ đồng;

+ Năm 2001: 51,0 tỷ đồng;

+ Năm 2002: 75,6 tỷ đồng;

+ Năm 2003: 61,7 tỷ đồng;

+ Năm 2004: 82,6 tỷ đồng;

+ Năm 2005: 67,6 tỷ đồng;

Nguồn kinh phí trên chưa tính đến ngân sách của các quận - huyện,

49

Page 50: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

phường - xã dành cho công tác này.

10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Thi hành các quy định pháp luật về đất đai hiện nay, Thành phố luôn quan tâm, bảo đảm thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất như: các thủ tục hành chính liên quan đất đai được hướng dẫn cụ thể và công khai hóa nơi công sở, kết hợp với tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ chuyên môn, nên đã góp phần giải quyết hành chính theo yêu cầu của nhân dân kịp thời, hạn chế phiền hà cho nhân dân.

Tất cả các công sở trên địa bàn Thành phố đã áp dụng mô hình hành chính “một cửa”, góp phần giảm bớt phiền hà cho người, hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu của đội ngũ công chức. Tuy nhiên so với các quy định còn có bất cấp, cần cải cách triệt để hơn.

Còn nhiều trường hợp người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng sử dụng không theo quy hoạch có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất từ năm 2003 đến 2005:

Bảng 2.2. Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất

NămHồ sơ đăng bộ chuyển quyền sở

hữu nhà ở và QSDĐỞHồ sơ đăng ký thế

chấp bảo lãnh Tổng cộng2003 23.257 252 23.5092004 17.345 21.606 38.9512005 12.790 17.898 30.688

04 tháng 2006 2.963 9.537 12.500Tổng cộng 56.355 49.293 105.648

Ngoài ra, còn giải quyết các hồ sơ xóa đăng ký, cung cấp thông tin, thay đổi đăng ký thế chấp, bảo lãnh:

Năm 2004: 3.001 hồ sơNăm 2005: 11.069 hồ sơ

11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Từ sau Luật Ðất đai 1993 và đặc biệt từ khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực, cơ quan Ðịa chính - Nhà đất Thành phố (nay là Tài nguyên và Môi trường Thành phố) và cấp huyện đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra định kỳ, đột xuất cũng như theo sự chỉ đạo cụ thể của Ủy ban nhân dân thành phố. Thanh tra việc quản lý sử dụng đất tại một số khu vực, cụm công nghiệp; thanh tra việc quản lý sử dụng

50

Page 51: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

kho bãi, việc quản lý sử dụng đất của một số tổ chức; thanh tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất ở; kiểm tra công tác thu hồi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Ngoài ra còn phối hợp với một số ban, ngành thành phố, trung ương như Ðoàn công tác liên ngành của Chính phủ, Thanh tra Nhà nước, Thanh tra Thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố giải quyết các vụ khiếu kiện đông người, kiểm tra việc sử dụng vốn, sang nhượng đất đai.

Thực hiện Kế hoạch số 05-KH/TW ngày 10 tháng 9 năm 2003 của Bộ Chính trị; Quyết định số 273/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ; sự chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố. Việc kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch được tiến hành thường xuyên và nằm trong chương trình công tác hàng năm của Ủy ban nhân dân Thành phố.

Triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, Thành phố đã thành lập 50 đoàn thanh tra, kiểm tra việc đầu tư xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bao gồm:

- 15 đoàn thanh tra của thành phố;

- 18 đoàn thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- 17 đoàn thanh tra của quận, huyện.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã tiến hành thu hồi đất đối với một số đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng trái pháp luật và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai góp phần ổn định trật tự an ninh, xã hội, tạo niềm tin của nhân dân vào pháp luật.

Kết quả thanh tra kiểm tra, Ủy ban nhân dân Thành phố xử lý theo hình thức thu hồi đất, hủy bỏ việc giao đất tổng cộng 28 dự án chậm hoặc không triển khai thực hiện, với tổng diện tích đất 504 ha.Trong đó, riêng năm 2005 Ủy ban nhân dân Thành phố xử lý theo hình thức thu hồi đất, hủy bỏ việc giao đất tổng cộng 05 dự án chậm hoặc không triển khai thực hiện, với tổng diện tích đất khoảng 100 ha; thu hồi 03 khu đất không sử dụng, để hoang hóa hoặc bị lấn chiếm, với tổng diện tích khoảng 12,2 ha. Hiện Thành phố đang tiếp tục thanh tra, kiểm tra làm rõ để có cơ sở xử lý 10 dự án với tổng diện tích khoảng 35ha.

Việc thường xuyên thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đất đai góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án.

12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các

51

Page 52: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

Với chủ trương giải quyết đơn thư đúng chức năng thẩm quyền, khắc phục việc để đơn thư tồn đọng kéo dài và vận động, giải thích, hướng dẫn nhân dân hiểu pháp luật, sống và làm theo pháp luật, Thành phố đã ban hành quy trình tiếp dân, trong đó quy định đối với công dân khi thực hiện quyền tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và việc tiếp nhận đơn thư của tổ chức và công dân.

Trong năm 2005, tại Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 1.130 đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, hồ sơ tồn năm 2004 là 291hồ sơ. Ðến nay đã giải quyết được 1.212 hồ sơ (đạt 85%) và đang tiến hành giải quyết tiếp 209 hồ sơ.

13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên triển khai mô hình dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai. Năm 1998, thành lập Trung tâm Kiểm định bản đồ và Tư vấn Nhà đất. Năm 2002, Thành phố thành lập Trung tâm Đăng ký nhà đất với chức năng là thực hiện việc đăng ký các hợp đồng giao dịch nhà đất như Văn phòng đăng Ký quyền sử dụng đất hiện nay. Đầu năm 2003, thành lập Trung tâm Thu hồi Khai thác quỹ đất phục vụ đầu tư với chức năng như Tổ chức Phát triển Quỹ đất quy định trong Luật Đất đia 2003. Các Trung tâm này đều trực thuộc Sở Địa chính – Nhà đất (nay thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường). Từ kết quả thực hiện mô hình dịch vụ công tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quốc hội đã quyết định đưa mô hình này vào Luật đất đai năm 2003 để thực hiện nhân rộng trên toàn quốc.

Đến nay đã có 10/24 quận huyện thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất.

Theo kết quả Kiểm kê đất đai năm 2005, tổng diện tích tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh là 209.554,47 ha, chiếm 8,90% diện tích tự nhiên vùng Ðông Nam Bộ và 0,64% diện tích tự nhiên toàn quốc. Trong số 24 quận, huyện của Thành phố thì huyện Cần Giờ có diện tích tự nhiên lớn nhất 70.421,58 ha, chiếm 33,61%; quận 4 có diện tích tự nhiên nhỏ nhất 417,08 ha, chiếm 0,20%.

Bình quân diện tích tự nhiên năm 2005 trên đầu người Thành phố Hồ Chí Minh là 0,036 ha/người, trong khi bình quân chung cả nước là 0,40 ha/người.

1.1. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2005 TP. Hồ Chí Minh

52

Page 53: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Diện tích đất đang khai thác, sử dụng là 207.290,80 ha, bằng 98,92% diện tích tự nhiên diện tích tự nhiên, gồm:

+ Ðất nông nghiệp: 123.517,01 ha, bằng 58,94% tổng diện tích đất tự nhiên.

+ Ðất phi nông nghiệp: 83.773,79 ha, bằng 39,98% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Ðất chưa sử dụng: 2.263,67 ha, bằng 1,08% tổng diện tích đất tự nhiên.Bảng 2.3 Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2005

Thứ tự Chỉ tiêu MãDiện tích

Cơ cấu theo từng nhóm

đất

Cơ cấu theo Tổng

DT tự nhiên

(ha) (%) %  Tổng diện tích đất tự nhiên   209.554,47 100 100

1 Ðất nông nghiệp NNP 123.517,01 100,00 58,94

1.1 Ðất sản xuất nông nghiệp SXN 77.954,87 63,11 37,20

1.2 Ðất lâm nghiệp LNP 33.857,88 27,41 16,16

1.3 Ðất nuôi trồng thuỷ sản NTS 9.765,19 7,91 4,66

1.4 Ðất làm muối LMU 1.471,32 1,19 0,70

1.5 Ðất nông nghiệp khác NKH 467,76 0,38 0,22

2 Ðất phi nông nghiệp PNN 83.773,79 100,00 39,98

2.1 Ðất ở OTC 20.520,69 24,5 9,79

2.1.1 Ðất ở tại nông thôn ONT 5.262,73 25,65 2,51

2.1.2 Ðất ở tại đô thị ODT 15.257,96 74,35 7,28

§Êt n«ng

nghiÖp59%

§Êt phi n«ng

nghiÖp 40%

§Êt ch a SD1%

53

Page 54: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

2.2 Ðất chuyên dùng CDG 28.534,93 34,06 13,62

2.3 Ðất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 400,29 0,48

0,19

2.4 Ðất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 924,57 1,1 0,44

2.5 Ðất sông suối và mặt nước CD SMN 33.250,02 39,69 15,87

2.6 Ðất phi nông nghiệp khác PNK 143,29 0,17 0,07

3 Ðất chưa sử dụng CSD 2.263,67 100,00 1,08

3.1 Ðất bằng chưa sử dụng BCS 2.258,27 99,76 1,08

3.2 Ðất đồi núi chưa sử dụng DCS 5,4 0,24 0,00

1.2. Quỹ đất của Thành phố được phân theo tính chất của đơn vị hành chính như sau

- Các quận có diện tích 49.382,07 ha, bằng 23,56% diện tích tự nhiên toàn Thành phố.

- Các huyện có diện tích 160.172,40 ha, bằng 76,44% diện tích tự nhiên toàn Thành phố.

Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 phân theo quận, huyện

Thành phốquận, huyện

Tổng diện tích tự nhiên Ðất đang sử dụng Ðất chưa sử dụng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%) so với TP

Diện tích (ha)

% so với DT TN của quận, huyện

Diện tích (ha)

% so với DT TN

của quận, huyện

Toàn Thành phố 209.554,47 100,00 207.290,80 98,92 2.263,67 1,08

1. Quận 1 772,61 0,37 772,61 100,00

2. Quận 2 5.017,56 2,39 5.017,56 100,00

3. Quận 3 492,88 0,24 492,88 100,00

4. Quận 4 417,08 0,20 417,08 100,00

5. Quận 5 426,79 0,20 426,79 100,00

6. Quận 6 714,46 0,34 714,46 100,00

7. Quận 7 3.546,79 1,69 3.546,79 100,00

8. Quận 8 1.917,47 0,92 1.917,47 100,00

9. Quận 9 11.389,62 5,44 11.327,37 99,45 62,25 0,55

10. Quận 10 571,81 0,27 571,81 100,00

11. Quận 11 513,94 0,25 513,94 100,00

54

Page 55: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

12. Quận 12 5.274,90 2,52 5.274,90 100,00

13. Q. Phú Nhuận 486,34 0,23 486,34 100,00

14. Q. Bình Thạnh 2.070,67 0,99 2.070,67 100,00

15. Quận Gò Vấp 1.975,85 0,94 1.975,85 100,00

16. Quận Tân Bình 2.239,01 1,07 2.239,01 100,00

17. Quận Tân Phú 1.600,97 0,76 1.600,97 100,00

18. Quận Bình Tân 5.188,42 2,48 5.181.71 99,87 6,71 0,13

19. Quận Thủ Ðức 4.764,90 2,27 4.764,24 99,99 0,66 0,01

20. H. Bình Chánh 25.255,28 12,05 24.960,80 98,83 294,48 1,17

21. Huyện Cần Giờ 70.421,58 33,61 69.267,64 98,36 1.153,94 1,64

22. Huyện Củ Chi 43.496,58 20,76 42.852,12 98,52 644,46 1,48

23. H. Hóc Môn 10.943,37 5,22 10.884,38 99,46 58,99 0,54

24. Huyện Nhà Bè 10.055,57 4,80 10.013,39 99,58 42,18 0,42

Qua bảng trên nhận thấy trong tổng số 19 quận có 16 quận tỷ lệ đất đã đưa vào khai thác sử dụng cho các mục đích kinh tế - xã hội đạt 100% diện tích tự nhiên của quận. Kết quả trên phản ánh mức độ sử dụng đất hợp lý và hiệu quả trong điều kiện đất đai ngày càng có giá trị, quỹ đất có hạn mà nhu cầu của con người ngày càng lớn đặc biệt là đất ở và đất sản xuất kinh doanh.

Riêng Quận 9 đất chưa sử dụng còn 62,25 ha, thực chất là đất bỏ hoang. Các huyện đều còn đất chưa đưa vào sử dụng, tuy nhiên diện tích này nhỏ, chỉ chiếm 1,08% và tập trung ở các huyện Cần Giờ (chiếm 1,64% diện tích tự nhiên); huyện Củ Chi (1,48%); huyện Bình Chánh (1,17%).

2. Hiện trạng sử dụng các loại đất

2.1. Ðất nông nghiệp

Ðất nông nghiệp năm 2005 có 123.517,01 ha, chiếm 58,94% tổng diện tích tự nhiên. Tập trung ở huyện Cần Giờ (44.075 ha), Củ Chi (33.320 ha) và Bình Chánh (19.356 ha):

Ðất nông nghiệp phân theo đối tượng sử dụng và quản lý là 123.517,01 ha:

- Hộ gia đình, cá nhân: 81.802,16 ha, chiếm 66,23% diện tích đất nông nghiệp.

- Các tổ chức trong nước: 40.277,19 ha, chiếm 32,61% diện tích đất nông nghiệp.

- Nhà đầu tư nước ngoài 171,69 ha, chiếm 0,05% diện tích đất nông nghiệp.

- UBND cấp xã quản lý: 1.265,97 ha, chiếm 1,02% diện tích đất nông nghiệp.Bảng 2.5. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2005

55

Page 56: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Thứ tự Chỉ tiêu Mã Diện tích Cơ cấu loại đất

Cơ cấu so với nhóm đất nông nghiệp

(ha) (%) (%)1 Ðất nông nghiệp NNP 123.517,01  

1.1 Ðất sản xuất nông nghiệp SXN 77.954,87 63,11 63,111.1.1 Ðất trồng cây hàng năm CHN 47.198,86 60,55 38,211.1.1.1 Ðất trồng lúa LUA 36.738,21 77,84 29,741.1.1.2 Ðất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.533,82 3,25 1,241.1.1.3 Ðất trồng cây hàng năm khác HNK 8.926,83 18,91 7,231.1.2 Ðất trồng cây lâu năm CLN 30.756,01 39,45 24,901.1.2.1 Ðất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 3.752,42 12,2 3,041.1.2.2 Ðất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ 2.841,55 9,24 2,301.1.2.3 Ðất trồng cây lâu năm khác LNK 24.162,04 78,56 19,561.2 Ðất lâm nghiệp LNP 33.857,88 27,41 27,411.2.1 Ðất rừng sản xuất RSX 2.168,21 6,4 1,761.2.1.1 Ðất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 139,17 6,42 0,111.2.1.2 Ðất có rừng trồng sản xuất RST 2.029,04 93,58 1,641.2.2 Ðất rừng phong hộ RPH 31.689,67 93,6 25,661.2.2.1 Ðất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 11.347,50 35,81 9,191.2.2.2 Ðất có rừng trồng phòng hộ RPT 20.342,16 64,19 16,471.3 Ðất nuôi trồng thủy sản NTS 9.765,19 7,91 7,911.3.1 Ðất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn TSL 6.465,45 66,21 5,231.3.2 Ðất nuôi trồng thủy sản nước ngọt TSN 3.299,74 33,79 2,671.4 Ðất làm muối LMU 1.471,32 1,19 1,191.5 Ðất nông nghiệp khác NKH 467,76 0,38 0,38

2.1.1. Ðất sản xuất nông nghiệp

Ðất sản xuất nông nghiệp toàn Thành phố hiện có 77.954,87 ha, chiếm 63,11% diện tích đất nông nghiệp và bằng 37,20% tổng diện tích tự nhiên. Ðất sản xuất nông nghiệp được sử dụng như sau:

- Ðất trồng cây hàng năm: Toàn Thành phố có 47.198,86 ha, trong đó đất trồng lúa 36.738,21 ha, chiếm 77,84% diện tích trồng cây hàng năm (đất chuyên trồng lúa nước 24.395,57 ha).

Diện tích đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.533,82 ha, chiếm 3,25% diện tích

56

Page 57: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

trồng cây hàng năm. Diện tích trồng cỏ của Nông trường Bò Sữa xã An Phú huyện Củ Chi 450 ha, huyện Hóc Môn 211 ha...

Diện tích đất trồng cây hàng năm khác 8.926,83 ha (tập chung chủ yếu ở các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Quận 12), chiếm 18,91% diện tích đất trồng cây hàng năm.

- Ðất trồng cây lâu năm: Có 30.756,01 ha, chiếm 39,45% diện tích đất sản xuât nông nghiệp, trong đó: chủ yếu là diện tích đất trồng cây lâu năm khác phân tán ở rải rác các huyện ngoại thành với diện tích 24.162,05 ha; đất trồng cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là cao su tập trung ở Củ Chi (2900 ha) và rải rác các nơi khác diện tích 3.752,41 ha; diện tích cây ăn quả tập trung như: dừa, nhãn, mãng cầu, chuối, xoài ...chiếm diện tích nhỏ 2.841,55 ha.

Do quá trình đô thị hóa, đất sản xuất nông nghiệp của Thành phố càng ngày càng bị thu hẹp, phần lớn diện tích đất bị nhiễm phèn, mặn, bạc màu hoặc úng ngập theo nước triều do mặt đất thấp. Công trình thủy lợi Kênh Ðông giúp việc cải tạo đất, tăng vụ cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Củ Chi. Một số diện tích thuộc huyện Nhà Bè, Cần Giờ lại bị nhiễm mặn cao đã chuyển sang nuôi tôm sú có hiệu quả cao. Trong những năm trước mắt cũng như lâu dài cần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện biện pháp thâm canh,... để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; chuyển diện tích đất trồng lúa có năng suất thấp để trồng rau sạch, hoa, cây cảnh, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

2.1.2. Ðất lâm nghiệp

Toàn Thành phố hiện có 33.857,88 ha đất lâm nghiệp có rừng (không kể diện tích đất rừng trên phần đất do quân đội quản lý khoảng 480 ha đựoc thống ke vào đất quốc phòng), chiếm 27,41% diện tích đất nông nghiệp. Bình quân đất lâm nghiệp 55,84 m2/ người thấp hơn nhiều so với các tỉnh trong vùng và cả nước.

Đất rừng sản xuất chiếm 6,40% diện tích đất lâm nghiệp có rừng, phân bố chủ yếu ở các huyện Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và một phần nhỏ ở quận 9; Diện tích rừng sản xuất chủ yếu là rừng trồng sản xuất với diện tích 2.029,04 ha và trồng các loại cây keo, tràm và bạch đàn.

Ðất có rừng phòng hộ có diện tích 31.689,65 ha, chiếm 93,60% diện tích đất lâm nghiệp có rừng, phân bố chủ yếu ở huyện Cần Giờ và một phần nhỏ ở Bình Chánh, Củ Chi; phần lớn là rừng trồng phòng hộ với diện tích 20.342,16 ha, các loại cây chủ yếu tràm, đước.

57

Page 58: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Đất lâm nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí và vai trò quan trọng, nhằm mục tiêu bảo tồn nguồn gien, cải tạo môi trường sinh thái ngày một tốt hơn, trong những năm qua Thành phố đã duy trì kế hoạch khôi phục rừng Cần Giờ - đây là nơi có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn, dự trữ sinh quyển của thế giới; cải tạo các khu rừng di tích lịch sử văn hóa ở phía Bắc huyện Củ Chi, xây dựng các khu rừng nghiên cứu thực nghiệm ở Lê Minh Xuân thuộc huyện Bình Chánh. Ðồng thời đẩy mạnh phong trào trồng cây lâm nghiệp phân tán trong khu dân cư và khu vực công cộng.

2.1.3. Ðất nuôi trồng thủy sản

Toàn Thành phố hiện có 9.765,19 ha đất nuôi trồng thủy sản, chiếm 7,91% diện tích đất nông nghiệp. Chủ yếu là do nuôi tôm ở huyện Cần Giờ, Nhà Bè; nuôi cá, ba ba, cá sấu ở huyện Củ Chi, Bình Chánh, Quận 12 và các khu vực ven sông Sài Gòn; nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ với diện tích 6.465,45 ha (diện tích này không tính những phần diện tích ven biển, ven sông nuôi nghêu, sò tại huyện Cần Giờ). Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tập trung lớn ở huyện Cần Giờ (6.400 ha), Bình Chánh (1.161 ha), Nhà Bè (846 ha). Bên cạnh đó tận dụng các ao, hồ nhỏ trong các khu dân cư nuôi thả cá, ếch, ba ba kết hợp tích trữ nước và tạo cảnh quan môi trường phân bố chủ yếu ở các huyện ngoại thành.

2.1.4. Ðất làm muối

Toàn Thành phố hiện có 1.471,32 ha đất làm muối, chiếm 1,19% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích phân bố ở huyện Cần Giờ chủ yếu theo mô hình nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình. Diện tích này có xu hướng ngày càng giảm do hiệu quả kinh tế thấp nên có xu hướng chuyển sang nuôi tôm.

2.1.5. Ðất nông nghiệp khác

Ðất nông nghiệp khác có diện tích 467,76 ha, chiếm 0,38% diện tích đất nông nghiệp, tập trung ở 5 huyện và chủ yếu là diện tích vườn ươm, cơ sở sản xuất cây giống, con giống.

2.2. Ðất phi nông nghiệp

Năm 2005 diện tích đất phi nông nghiệp có 83.773,79 ha, chiếm 39,98% tổng diện tích tự nhiên và bao gồm các loại đất chính:

Bảng 2.6. Diện tích và cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2005

Thứ tự Chỉ tiêu Mã Diện tích Cơ cấu Cơ cấu theo tổng

58

Page 59: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

diện tích đất PNN

(ha) (%) (%)2 Ðất phi nông nghiệp PNN 83.773,79  2.1 Ðất ở OTC 20.520,69 24,5 24,50 2.1.1 Ðất ở tại nông thôn ONT 5.262,73 30,04 6,28 2.1.2 Ðất ở tại đô thị ODT 15.257,96 69,96 18,21 2.2 Ðất chuyên dùng CDG 28.534,93 34,06 34,06 2.2.1 Ðất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 856,77 2,98 1,02 2.2.2 Ðất quốc phòng, an ninh CQA 2.046,92 7,12 2,44 2.2.3 Ðất sản xuất, kinh doanh PNN CSK 9.603,59 33,4 11,46 2.2.3.1 Ðất khu công nghiệp SKK 3.794,21 40,27 4,53 2.2.3.2 Ðất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 5.636,58 58,69 6,73 2.2.3.3 Ðất cho hoạt động khoáng sản SKS 0,13 0 0,00 2.2.3.4 Ðất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 172,66 1,8 0,21 2.2.4 Ðất có mục đích công cộng CCC 16.027,65 56,5 19,13 2.2.4.1 Ðất giao thông DGT 10.817,03 66,6 12,91 2.2.4.2 Ðất thuỷ lợi DTL 2.516,02 16,81 3,00 2.2.4.3 Ðất để chuyển dẫn năng lượng, TT DNT 63,56 0,39 0,08 2.2.4.4 Ðất cơ sở văn hóa DVH 413,41 2,55 0,49 2.2.4.5 Ðất cơ sở y tế DYT 205,56 1,27 0,25 2.2.4.6 Ðất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 942,18 5,8 1,12 2.2.4.7 Ðất cơ sở thể dục - thể thao DTT 472,37 2,91 0,56 2.2.4.8 Ðất chợ DCH 126,79 0,78 0,15 2.2.4.9 Ðất có di tích, danh thắng LDT 129,65 0,8 0,15 2.2.4.10 Ðất bãi thải, xử lý chất thải RAC 340,58 2,1 0,41 2.3 Ðất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 400,29 0,48 0,48 2.4 Ðất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 924,57 1,1 1,10 2.5 Ðất sông suối và mặt nước CD SMN 33.250,02 39,69 39,69 2.6 Ðất phi nông nghiệp khác PNK 143,29 0,17 0,17

2.2.1. Ðất ởNăm 2005 toàn Thành phố có 20.520,69 ha đất ở, chiếm 24,50% diện tích

đất phi nông nghiệp và chiếm 9,79% tổng diện tích tự nhiên. Các quận, huyện có diện tích đất ở lớn trên 1.000 ha là: quận 2 (1.402 ha); quận 7 (1.267 ha); quận 9 (1.495 ha); quận 12 (1.592 ha); quận Bình Tân (1.219 ha); quận Thủ Ðức (1.321 ha); huyện Củ Chi (1.773 ha); huyện Hóc Môn (1.169 ha); huyện Bình Chánh (1.761 ha).

- Ðất ở tại nông thôn: Có diện tích 5.262,73 ha, chiếm 30,04% diện tích

59

Page 60: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

đất ở. Bình quân đất ở nông thôn đạt 58,94 m2/người (do trong năm đã chuyển một số xã vùng nông thôn thành phường và thị trấn).

Tỷ lệ đất ở nông thôn so với diện tích tự nhiên toàn Thành phố là 2,51%. Huyện có tỷ lệ cao nhất là Hóc Môn (8,11%) và huyện có tỷ lệ thấp nhất là Cần Giờ (1,01%).

- Ðất ở đô thị: Có 15.257,96 ha, chiếm 69,96% diện tích đất ở. Bình quân diện tích đất ở đô thị là 29,51 m2/người. Các quân có diện tích đất ở đô thị lớn là: quận 12 (1.592 ha), quận 9 (1.495 ha), quận 2 (1.402 ha), quận Thủ Ðức (1.321 ha), quận Bình Tân (1.219 ha). Các đơn vị có chỉ tiêu bình quân cao là các huyện và các quận mới.

2.2.2. Ðất chuyên dùng

Năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 28.534,93 ha đất chuyên dùng, chiếm 34,06% diện tích đất phi nông nghiệp. Ðất chuyên dùng được sử dụng vào các mục đích như sau:

- Ðất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Có 856,77 ha, bằng 2,98% diện tích đất chuyên dùng.

- Ðất quốc phòng, an ninh: Có 2.046,92 ha, bằng 7,12% diện tích đất chuyên dùng, trong đó tập trung ở Củ Chi (677,82 ha) và Tân Bình (256,67 ha).

- Ðất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: Có 9.603,59 ha, chiếm 33,40% diện tích đất chuyên dùng và được sử dụng vào các mục đích như sau:

+ Ðất khu công nghiệp: gồm 15 khu công nghiệp tập trung, 01 khu công nghệ cao và các cụm công nghiệp với tổng diện tích 3.794,21 ha, trong đó có một số khu công nghiệp lớn như Tân Thuận (Quận 7), Tân Tạo (Q.Bình Tân), Hiệp Phước (H. Nhà Bè), Tân Phú Trung (H.Củ Chi) và khu công nghệ cao (Q.9 với diện tích 913ha).

+ Ðất cơ sở sản xuất, kinh doanh: 5.636,59 ha, phân bố hầu hết các quận, huyện của Thành phố, tập trung lớn ở các Quận 2 (249 ha), Quận 9 (343 ha), Quận 7 (347 ha), Quận 12 (318 ha), Thủ Ðức (518 ha), Củ Chi (758 ha), Bình Chánh (608 ha). Hiện tại toàn Thành phố có 35.096 cơ sở sản xuất công nghiệp.

+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản và vật liệu xây dựng , gốm sứ: 172,79ha.

- Ðất có mục đích công cộng: Có 16.027,65 ha, chiếm 56,50% diện tích đất chuyên dùng. Tình hình sử dụng đất cho các mục đích công cộng năm 2005 như sau:

+ Ðất giao thông: Có 10.816,03 ha, chiếm 66,60% diện tích đất có mục

60

Page 61: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

đích công cộng, tỷ lệ đất giao thông so với diện tích tự nhiên toàn Thành phố đạt 5,16%. Diện tích tập trung lớn ở các công trình trọng điểm như đại lộ Đông Tây, đường Xuyên Á, Quốc lộ 1A, cảng Sài Gòn, cảng Nhà Bè, cảng Cát Lái và sân bay Tân Sơn Nhất…

+ Ðất thuỷ lợi: Có 2.516,02 ha, chiếm 16,81% diện tích đất có mục đích công cộng. Diện tích đất thủy lợi phân bố phần lớn diện tích ở hai huyện Củ Chi và Bình Chánh. Chức năng của hệ thống thủy lợi của Thành phố Hồ Chí Minh là tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp do được hưởng lợi từ hệ thống kênh Ðông của thủy lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh) và điều hòa tiêu thoát nước thải cho Thành phố đặc biệt trong mùa mưa.

+ Ðất để truyển dẫn năng lượng, truyền thông: Có 63,56 ha, chiếm 0,39% diện tích đất có mục đích công cộng. Diện tích tập trung lớn ở các quận 7 (4,63 ha); quận 9 (4,13 ha); quận Bình Tân (11,03 ha); huyện Nhà Bè (28,04 ha).

+ Ðất cơ sở văn hóa: Có 413,41 ha, chiếm 2,55% diện tích đất công cộng, phân bố chủ yếu ở Quận 1 (45,39 ha), Quận 9 (69,64 ha), Quận Gò Vấp (54,66 ha), huyện Củ Chi (57,04 ha).

+ Ðất cơ sở y tế: Có 205,56 ha, chiếm 1,27% diện tích đất công cộng, phần diện tích đất này chủ yếu thuộc các Bệnh viện lớn, Trung tâm y tế kỹ thuật cao, trạm y tế của các phường. Diện tích đất cơ sở y tế tập trung phần lớn ở hai quận 5 (25,98 ha) và Bình Tân (45,70 ha).

+ Ðất cơ sở giáo dục - đào tạo: Có 942,18 ha, chiếm 5,80% diện tích đất có mục đích công cộng. Chỉ tiêu diện tích đất bình quân cho một học sinh (ở các cấp lớp) là còn thấp. Ðặc biệt các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn Thành phố quy mô còn hạn chế, nhiều trường không có ký túc xá cho sinh viên nội trú. Diện tích tập trung ở Quận 9 (130,84 ha), quận Thủ Ðức (149,18 ha), huyện Củ Chi (153,22 ha).

+ Ðất cơ sở thể dục - thể thao: Có 472,37 ha, chiếm 2,91% diện tích đất công cộng, gồm đất xây dựng các sân vận động, khu thể dục thể thao, các nhà thi đấu đa năng, bãi tập, sân bóng, sân tennis. Ðặc biệt để phục vụ cho đợt SEA Games cuối năm 2003 nhiều công trình thể thao lớn được duy tu sửa chữa và xây dựng mới như sân Thống Nhất, nhà thi đấu Lan Anh, nhà thi đấu thể dục, thể thao Phú Thọ...

+ Ðất chợ: Có 126,79 ha, chiếm 0,78% diện tích đất công cộng, gồm đất xây chợ trung tâm (chợ Bến Thành, chợ Lớn, chợ đầu mối nông sản Tam Bình - quận Thủ Đức; chợ đầu mối Bình Điền - huyện Bình Chánh, chợ đầu mối Tân Xuân – huyên Hóc Môn...) và các chợ nhỏ phục vụ nhu cầu lưu thông hàng hóa, trao đổi mua bán của người dân.

61

Page 62: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

+ Ðất có di tích, danh thắng: Có 129,65 ha, chiếm 0,80% diện tích đất công cộng tập trung nhiều nhất ở huyện Củ Chi (91,83 ha), quận 1 (13,04 ha) là diện tích các di tích, danh thắng quốc gia như: Ðịa đạo Củ Chi, đền Bến Dược, dinh Thống Nhất, bến Nhà Rồng...

+ Ðất bãi thải, xử lý chất thải: Có 340,58 ha, chiếm 2,10% diện tích đất công cộng, tập trung chủ yếu ở các quận, huyện: Bình Tân (Gò Cát), Củ Chi (Phước Hiệp), Hóc Môn (Đông Thạnh) và các bô rác trung chuyển được phân bố rải rác trên địa bàn các quận huyện...

Trong các bãi xử lý rác tập trung nêu trên bãi Đông Thạnh đã đóng cửa chỉ tiếp nhận xà bần, bãi Gò Cát đã đạt công suất và nằm tại quận mới đang phát triển nên cần thiết sớm đóng cửa, bãi Phước Hiệp phải phát triển tiếp giai đoạn 2 và mới ở bước khởi công.

2.2.3. Ðất tôn giáo, tín ngưỡng

Diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng toàn Thành phố năm 2005 có 400,29 ha, chiếm 0,48% diện tích đất phi nông nghiệp. Diện tích này nằm rải rác ở các quận, huyện. Ðây là phần diện tích thuộc các đền, chùa, miếu, nhà thờ, nơi thực hiện các nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân.

2.2.4. Ðất nghĩa trang, nghĩa địa

Diện tích loại đất này có 924,57 ha, chiếm 1,10% diện tích đất phi nông nghiệp và chủ yếu phân bố ở quận Bình Tân, quận 9 (66,38 ha – trong đó có đất nghĩa trang Thành phố, đất nghĩa trang liệt sĩ...), huyện Củ Chi (290,39 ha), huyện Hóc Môn (157,77 ha), huyện Bình Chánh (92,09 ha),...

2.2.5. Ðất sông suối và mặt nước chuyên dùng

Năm 2005 loại đất này có 33.250,02 ha, chiếm 39,69% diện tích đất phi nông nghiệp, phần lớn là diện tích sông Sài Gòn.

2.2.6. Ðất phi nông nghiệp khác

Ðất phi nông nghiệp khác chủ yếu là đất trồng hoa lan, cây cảnh có 143,29 ha, chiếm 0,17% diện tích đất phi nông nghiệp phân bố rải rác ở các quận.

2.3. Ðất chưa sử dụng

Năm 2005 toàn Thành phố còn 2.263,67 ha đất chưa sử dụng, chiếm 1,08% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là diện tích đất bằng chưa sử dụng (2.258,27 ha, chiếm 99,76% diện tích đất chưa sử dụng). Phần lớn tập trung ở huyện Cần Giờ (1.148,54 ha), huyện Củ Chi (644,46 ha), Quận 9 (62,25 ha).

3. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng đất:3.1. Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội:

62

Page 63: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục (từ năm 2001 đến năm 2005 tăng trung bình 11% /năm), nhiều khu đô thị mới đang hình thành với điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hiện đại, xanh, sạch đẹp, nhiều công trình dự án lớn đã được đầu tư đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, hiệu quả của việc sử dụng đất được chú trọng hơn, nhiều chung cư cao tầng đã được xây dựng phù hợp với điều kiện sống của một đô thị hiện đại.

Quỹ đất đai sử dụng cho đầu tư phát triển ngày càng hẹp dần nhưng Thành phố lại chưa có kế hoạch lâu dài để khai thác hiệu quả quỹ đất. Trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2002, do tốc độ phát triển đô thị quá nhanh vượt ra tầm kiểm soát của nhà nước dẫn đến một số nơi đô thị phát triển tự phát tràn lan, tác động tiêu cực đến quá trình đô thị hóa, thiếu các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật tối thiểu ảnh hưởng đến cuộc sống và ô nhiễm môi trường.

Việc quản lý xây dựng theo quy hoạch còn yếu, cảnh quan đô thị tuy có cải thiện nhưng còn tồn tại lớn về không gian kiến trúc. Quỹ đất dành cho các công trình công cộng theo quy hoạch bị lấn chiếm nên khi triển khai đầu tư theo quy hoạch, chi phí bồi thường rất lớn.

Tốc độ đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị không đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế, bất cập so với tốc độ phát triển đô thị và dân số dẫn đến quá tải hạ tầng đô thị ngày càng nghiêm trọng. Các công trình trọng điểm về phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị triển khai chậm và thiếu đồng bộ đã ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh.

Các công trình hạ tầng xã hội có quy mô nhỏ và chất lượng chưa cao, thiếu những trường học và bệnh viện đạt chuẩn quốc gia, thiếu mảng cây xanh tập trung lớn. Thành phố đã thực hiện chủ trương cải tạo khu nhà thấp tầng lụp xụp tại khu vực trung tâm Thành phố thành khu chung cư cao tầng tiện nghi khang trang hơn nhằm tăng diện tích đất công trình công cộng phục vụ chung cho khu vực, tuy nhiên phần diện tích dành cho cây xanh vẫn còn rất thấp so với mật độ dân số tăng cao do diện tích sàn xây dựng của nhà cao tầng tăng hơn nhiều so với trước.

Các dự án phát triển nhà ở chủ yếu là nhà liên kế, nhà vườn và biệt thự, rất ít chung cư cao tầng, chủ yếu phục vụ cho đối tượng có thu nhập khá trở lên. Gần đây Thành phố mới triển khai chương trình xây dựng 30.000 căn hộ phục vụ chương trình tái định cư các dự án của nhà nước và 60.000 căn hộ phục vụ cho đối tượng thu nhập thấp, tuy nhiên các chương trình này cũng chỉ ở giai đoạn bắt đầu nên sản phẩm hoàn thành còn ít, dự kiến đến năm 2007 và 2008 mới có thể phục vụ phần nào cho các đối tượng thu nhập thấp.

Việc phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố không đồng bộ với việc quy hoạch phát triển các khu dân cư và bảo vệ môi trường. Nhiều cơ sở sản xuất đang đầu tư xây dựng rải rác khắp nơi, một số cơ sở sản xuất nằm xen trong khu dân cư ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực.

63

Page 64: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Kinh tế xã hội nông thôn ngoại thành đã có nhiều biến đổi tích cực, tiềm năng các thành phần kinh tế được phát huy hơn, kinh tế phát triển tương đối ổn định với tốc độ chung khá cao; cơ cấu sản xuất, kinh tế nông nghiệp và lao động nông thôn ngày càng chuyển dịch phù hợp với cơ cấu kinh tế của một Thành phố lớn đang phát triển.

Đất nông nghiệp đang chịu sự tác động của quá trình đô thị hóa nhanh trong khi đó Thành phố chưa có chiến lược và giải pháp đồng bộ, toàn diện về phát triển kinh tế nông thôn và nông nghiệp ngoại thành (nhất là ở các quận mới thành lập). Khu vực đất nông nghiệp báo động về tác động tiêu cực như bỏ hoang hóa đất sản xuất; mua bán sang nhượng đất nông nghiệp, xây dựng trái phép; vấn đề ô nhiễm và sinh thái môi trường; vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp; dân số, việc làm nông thôn; vấn đề tệ nạn, phân tầng xã hội phát sinh ở ngoại thành.

3.2 Những tác động đến môi trường trong qúa trình sử dụng đất

3.2.1. Phát triển sản xuất công nghiệp và bảo vệ môi trường không đồng bộ

+ Hình thành mới nhiều KCN-KCX cùng với các xí nghiệp công nghiệp, nhà máy, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp hiện hữu xen lẫn trong các khu dân cư; Số lượng doanh nghiệp tăng cao trong thời gian qua nhưng tỉ lệ đơn vị xây dựng công trình xử lý ô nhiễm không cao, không vận hành thường xuyên.

+ Tình hình phát triển nhanh các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp (nhất là nuôi trồng thủy sản) tại các tỉnh lân cận, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai nhưng chưa xây dựng hệ thống xử lý chất thải góp phần rất lớn vào việc gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất.

3.2.2. Quá trình đô thị hóa tăng nhanh, gia tăng áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng cũ kỹ, xuống cấp

+ Sự gia tăng dân số (bình quân mỗi năm có thêm gần 196.000 người, tương đương với số dân một quận trong thành phố) cùng với lượng lao động nhập cư từ các nơi chuyển về thành phố, làm gia tăng áp lực cho hệ thống dịch vụ công cộng, y tế, vệ sinh đô thị…Trong khi đó tình hình thoát nước kém tại một số kênh rạch trong nội thành gây nên tình trạng ngập úng, ô nhiễm nước cục bộ tại nhiều khu vực. Hiện đã phát sinh thêm một số điểm ngập úng mới ở các khu dân cư phát triển do quá trình đô thị hoá nhanh, việc san lấp mương, rạch để xây dựng các công trình, bên cạnh đó cơ sở hạ tầng kỹ thuật lại chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ.

+ Chất thải rắn sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý triệt để và xả thẳng ra kênh rạch, ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường.

3.2.3. Khai thác nước ngầm và khai thác cát bất hợp lý dẫn đến tình trạng lún sụt đất và sạt lở đất:

64

Page 65: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bùng nổ việc khai thác nước dưới đất từ sau năm 1991. Tổng lưu lượng nước hiện đang khai thác khoảng 600.000 m3/ngày. Nguồn nước dưới đất chưa được bảo vệ và khai thác một cách hợp lý, các giếng khai thác lại quá tập trung một khu vực, nhiều giếng kết cấu không đảm bảo việc cách ly chống ô nhiễm do thông tầng. Do còn một số những bất cập trên, nguồn nước dưới đất đang bị ô nhiễm cả về quy mô và độ ô nhiễm, nhất là đối với tầng chứa nước gần mặt đất. Mực nước đang cạn kiệt, hiện tượng xâm nhập mặn đã và đang xảy ra khu vực phía Tây, Tây Nam Thành phố. Đã phát hiện thấy một số giếng khoan thuộc quận 6, 8, Bình Tân, Bình Chánh có hiện tượng lún.

+ Trong những năm trước đây, việc quản lý các hoạt động khai thác cát còn nhiều hạn chế đã dẫn đến tình trạng các công ty khai thác hoạt động không theo đúng thiết kế, khai thác quá độ sâu, quá gần bờ gây những hậu quả nghiêm trọng về về dòng chảy và sạt lở đất.

III. BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Biến động tổng quỹ đất đai

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005 của Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích đất tự nhiên là 209.554,47 ha, cao hơn so với số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2000 là 52,62 ha. Nguyên nhân của sự chênh lệch trên là do trước đây diện tích đất tự nhiên được xác định dựa vào tài liệu 364/CP và được tính toán trên nền bản đồ địa hình nên độ chính xác không cao. Bên cạnh đó do không trùng khớp nhau về xác định ranh giới sông và biển giữa Chỉ thị 364/CP và đo đạc bản đồ địa chính. Phương pháp thực hiện được tiến hành cụ thể đến từng thửa và tổng hợp ở cấp xã, phường, thị trấn trên cơ sở hầu hết là bản đồ địa chính có hệ thống lưới tọa độ quốc gia và đã được chỉnh lý cho phù hợp với hiện trạng, do đó kết quả kiểm kê có chất lượng cao hơn.

Bảng 2.7 Tình hình sử dụng và biến động một số loại đất chính giai đoạn 2000 – 2005

Thứtự

Chỉ tiêu MãNăm 2000

Hiện trạng năm 2005

Tăng (+),Giảm (-)

Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu Diện tích Tỷ lệ(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)=(6)-(4) (9)=(8)/(4)

  Tổng diện tích đất tự nhiên   209.501,83 100 209.554,47 100 52,64  1 Đất nông nghiệp NNP 130.719,92 62,4 123.517,01 58,94 -7202,91 (5,51)1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 91.139,25 69,72 77.954,87 63,11 -13184,38 (14,47)1.2 Đất lâm nghiệp LNP 33.472,15 25,61 33.857,87 27,41 385,72 1,15 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 4.149,29 3,17 9.765,19 7,91 5615,9 135,35 1.4 Đất làm muối LMU 1.959,23 1,5 1.471,32 1,19 -487,91 (24,90)

65

Page 66: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH     467,76 0,38 467,76  2 Đất phi nông nghiệp PNN 74.294,22 35,46 83.773,79 39,98 9479,57 12,76 2.1 Đất ở đô thị OTC 16.685,53 22,44 20.520,69 24,5 3835,16 22,98 2.2 Đất chuyên dùng CDG 19.601,81 26,36 28.534,93 34,06 4509,87 23,01 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN     400,29 0,48 400,29  2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 997,87 1,34 924,57 1,1 -73,3 (7,35)2.5 Đất sông suối và MN CD SMN 36.163,18 48,63 33.250,02 39,69 664,26 1,84 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 919 1,24 143,29 0,17 143,29 15,59 3 Đất chưa sử dụng CSD 4.414,49 2,11 2.263,67 1,08 -2224,02 (50,38)3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 4.409,09 99,88 2.258,27 99,76 -2224,02 (50,44)3.2 Núi đá không có rừng cây NCS 5,4 0,12 5,4 0,24     

BIỂU ÐỒ BIẾN ÐỘNG CÁC LOẠI ÐẤT CHÍNH GIAI ÐOẠN 2000 - 2005

2. Biến động các loại đất

2.1. Ðất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp năm 2005 giảm so với năm 2000 là 7.202,91 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp giảm 13.184,38 ha; đất làm muối giảm 487,91 ha. Tuy nhiên bên cạnh đó đất lâm nghiệp tăng 385,72 ha; đất nông nghiệp khác tăng 467,76 ha; tăng nhiều nhất là đất nuôi trồng thủy sản 5.615,90 ha là do chuyển từ đất lúa ở huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ để nuôi tôm; huyện Bình Chánh nuôi thủy sản dạng kinh tế VAC.

2.1.1. Ðất sản xuất nông nghiệp

0

50000

100000

150000

200000

250000

DiÖn tÝch tùnhiªn

§ Êt n«ngnghiÖp

§ Êt phi n«ngnghiÖp

§ Êt ch a södông

N¨m 2000N¨m 2005

66

Page 67: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Trong giai đoạn 2000 – 2005, diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 8.605,78 ha do chuyển từ đất trồng cây hàng năm sang và tách một phần diện tích đất vườn tạp trong diện tích đất thổ cư nông thôn trước đây đo bao. Các loại đất còn lại đều có xu hướng giảm, điều này phù hợp với quá trình phát triển của các ngành, nhất là các ngành có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp. Đất sản xuất nông nghiệp giảm nhiều trong giai đoạn quy hoạch này chủ yếu giảm diện tích đất trồng lúa 18.334,30 ha, tiếp đến là đất trồng cây hàng năm còn lại giảm 3.455,86 ha. Nguyên nhân giảm là do các hộ dân ở các huyện và các quận ven Thành phố có nhu cầu lập vườn, đào ao nuôi trồng thủy sản, phát triển các khu dân cư, các khu đô thị mới.

Diện tích đất trồng cây hàng năm khác giảm 3.455,86 ha là do giảm diện tích rau màu ở các quận ven; diện tích đất trồng cỏ tăng 1.256,14 ha, nguyên nhân là do ở các quận Gò Vấp, 12 và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh người dân đã chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

Bảng 2.8. Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2005

Thứtự Chỉ tiêu Mã

Năm 2000 Hiện trạng năm 2005

Tăng (+),Giảm (-)

Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ

cấu Diện tích Tỷ lệ

(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%)(1) (2) (3) -4 (5) (6) (7) (8)=(6)-(4) (9)=(8)/(4)

1 Đất nông nghiệp NNP 130.719,94 100 123.517,01 100 -7.202,93 (5,51)

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 91.139,27 69,72 77.954,87 63,11 -13.184,40 (14,47)

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 68.989,04 75,7 47.198,86 60,55 -21.790,18 (31,58)

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 55.072,53 79,83 36.738,21 77,84 -18.334,32 (33,29)

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC 13.916,51 20,17 10.460,65 22,16 -3.455,86 (24,83)

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 22.150,23 24,3 30.756,01 39,45 8.605,78 38,85

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 33.472,16 25,61 33.857,88 27,41 385,72 1,15

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.483,81 4,43 2.168,21 6,4 684,4 46,12

1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 214,22 14,44 139,17 6,42 -75,05 (35,03)

1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 1.269,59 85,56 2.029,04 93,58 759,45 59,82

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 31.935,24 95,41 31.689,67 93,6 -245,57 (0,77)

1.2.2.1 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 9.935,41 31,11 11.347,50 35,81 1.412,09 14,21

1.2.2.2 Đất có rừng trồng phòng hộ RPT 21.999,82 68,89 20.342,16 64,19 -1.657,66 (7,53)

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 53,11 0,16     -53,11 (100,00)

1.2.3.1 Đất có rừng tự nhiên đặc dụng RDN 0,51 0,96   -0,51 (100,00)

1.2.3.2 Đất có rừng trồng đặc dụng RDT 52,6 99,04   -52,6 (100,00)

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 4.149,29 3,17 9.765,19 7,91 5.615,90 135,35

1.4 Đất làm muối LMU 1.959,23 1,5 1.471,32 1,19 -487,91 (24,90)

67

Page 68: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH     467,76 0,38 467,76  

2.1.2. Ðất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp trong giai đoạn 2000 – 2005 tăng 385,72 ha và tăng chủ yếu ở đất rừng sản xuất 684,40 ha. Tuy nhiên theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, diện tích đất rừng phòng hộ chênh lệch giảm so với năm 2000 là 245,57 ha; rừng đặc dụng chênh lệch giảm 53,11 ha. Nguyên nhân chênh lệch giảm:

Đất rừng phòng hộ giảm 245,57 ha là do:

- Do số liệu sai biệt giữa 02 đợt kiểm kê đất đai, năm 2000 kiểm kê theo số liệu khoanh bao, năm 2005 đã đo chi tiết theo từng thửa đất và đã tách diện tích mặt nước, sông rạch và các đất khác ra khỏi đất lâm nghiệp.

- Thực hiện dự án đường Rừng Sác tại huyện Cần Giờ.

Đất rừng đặc dụng giảm 53,11 ha là do:

- Thực chất diện tích đất rừng đặc dụng không thay đổi nhưng do năm 2005 thống kê vào đất rừng sản xuất.

Vừa qua Thành phố đã trích ngân sách để mua lại 426 ha rừng trồng tự túc của các hộ dân để bổ sung vào quỹ rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới tại huyện Cần Giờ.

2.1.3. Đất làm muối

Trong giai đoạn 2000 – 2005 đất làm muối giảm 487,91 ha là do người dân ở huyện Cần Giờ chuyển mục đích sử dụng sang đào ao nuôi tôm, cá,…

2.1.4. Đất nông nghiệp khác

Đất nông nghiệp khác tăng 467,76 ha chủ yếu là đất trồng cây hàng năm chuyển sang.

2.2. Ðất phi nông nghiệpSo sánh diện tích đất phi nông nghiệp năm 2005 và năm 2000, tăng

9.406,39 ha. Trong đó đất ở tăng 3.835,16 ha; đất chuyên dùng tăng 4.509,87 ha; đất tôn giáo, tín ngưỡng theo thống kê năm 2005 là 400,29 ha, thực tế diện tích này thời gian qua ít biến động, năm 2000 diện tích này thống kê vào diện tích đất chuyên dùng khác, nay tách thành chỉ tiêu riêng để theo dõi; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng 644,26 ha là do năm 2000 diện tích này thống kê chung với diện tích đất thủy lợi và một phần diện tích đất thủy lợi trước đây nay chuyển sang; đất phi nông nghiệp khác tăng 143,29 ha.

2.2.1. Ðất ởTrong 5 năm qua, diện tích đất ở tăng 3.835,16 ha là do Thành phố đã

giao 578 dự án với diện tích khỏang 5.011 ha làm nhà ở . Mặt khác, diện tích đất

68

Page 69: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

ở cũng giảm do chuyển sang đất giao thông, đất sản xuất kinh doanh, đất khu công nghiệp và xây dựng khu đô thị mới….

Đất ở đô thị tăng 4.084,99 ha; đất ở nông thôn giảm 249,83 ha ngòai các nguyên nhân nêu trên còn do chuyển một phần đất ở nông thôn sang đất ở đô thị trong quá trình đô thị hóa (chuyển một số huyện thành quận).

2.2.2. Ðất chuyên dùngTổng diện tích đất chuyên dùng năm 2005 tăng 4.509,87 ha so năm 2000,

hầu hết các loại đất trong đất chuyên dùng đều có biến động tăng ngọai trừ đất quốc phòng, an ninh và đất thủy lợi. Nguyên nhân là do:

- Diện tích đất quốc phòng, an ninh giảm 523,38 ha là do chuyển phần diện tích làm nhà ở, đất sản xuất kinh doanh sang cho địa phương quản lý , phần diện tích trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất gộp chung vào đất giao thông khi thống kê năm 2005;

- Diện tích đất thủy lợi giảm 1.962,19 ha là do quá trình đô thị hóa đã chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp (trong đó có đất thủy lợi) sang mục đích phi nông nghiệp; do tách nhóm đất thủy lợi - mặt nước chuyên dùng riêng theo từng lọai khi thực hiện kiểm kê năm 2005;

- Đất khu công nghiệp giảm 34,58 ha, nguyên nhân chính là do thay đổi chỉ tiêu thống kê, năm 2000 đất khu công nghiệp được thống kê gộp chung với đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Năm 2005 diện tích đất khu công nghiệp được tách ra thành lọai đất riêng trong đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Nếu tính gộp thì đất công nghiệp và đất cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng 3.526,94 ha;

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 468,83 ha.- Đất giao thông tăng 1.815,65 ha phần lớn là do mở các tuyến đường lớn:

Đại lộ Đông Tây, đường Nguyễn Văn Thọ, đường Rừng Sác, đường Xuyên Á và các đường nội bộ ở huyện, xã, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu dân cư.

- Đất cơ sở văn hóa tăng 54,57 ha.- Đất cở sở y tế tăng 68,00 ha.- Đất cơ sở giáo dục, đào tạo tăng 241,00 ha.- Đất cơ sở thể dục, thể thao tăng 190,00 ha là do chủ trương của Nhà

nước mở rộng nhiều cơ sở thể dục thể thao phục vụ SEA Games và nhiều cơ sở thể dục thể thao tư nhân hình thành như: trung tâm bóng đá Thành Long, Thành Nam, Phước Long A, Cây Trâm.

2.2.3. Ðất tôn giáo, tín ngưỡngTrong giai đoạn 2000 – 2005 đất tôn giáo, tín ngưỡng theo thống kê là

400,29 ha. Thực tế diện tích này thời gian qua ít biến động, năm 2000 diện tích này thống kê vào diện tích đất chuyên dùng khác, nay tách thành chỉ tiêu riêng

69

Page 70: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

để theo dõi.

70

Page 71: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Bảng 2.9 Tình hình sử dụng và biến động đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2005

Thứ tự CHỈ TIÊU Mã

Năm 2000 Hiện trạng năm 2005 Tăng (+), Giảm (-)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)=(6)-(4) (9)=(8)/(4)

  TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN   209501,83 100 209554,47 100 52,64  

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 74294,22 35,46 83773,79 39,98 9479,57 12,76

2.1 Đất ở OTC 16685,53 22,46 20520,69 24,50 3835,16 22,98

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 5512,56 33,04 5262,73 25,65 -249,83 (4,53)

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 11172,97 66,96 15257,96 74,35 4084,99 36,56

2.2 Đất chuyên dùng CDG 24025,06 32,34 28534,93 34,06 4509,87 18,77

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp CTS 387,94 1,61 856,77 3,00 468,83 120,85

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 2570,30 10,70 2046,92 7,17 -523,38 (20,36)

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 6076,65 25,29 9603,59 33,66 3526,94 58,04

2.2.3.1 Đất khu công nghiệp SKK 3828,80 63,01 3794,22 39,51 -34,58 (0,90)

2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 2150,58 35,39 5636,58 58,69 3486,00 162,10

2.2.3.3 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 8,61 0,14 0,13 0,00 -8,48 (98,49)

2.2.3.4 Đất sản xuất vật liệu XD, gốm sứ SKX 88,66 1,46 172,66 1,80 84,00 94,74

2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 14990,17 62,39 16027,65 56,17 1037,48 6,92

2.2.4.1 Đất giao thông DGT 9001,38 60,05 10817,03 67,49 1815,65 20,17

2.2.4.2 Đất thuỷ lợi DTL 4478,71 29,88 2516,52 15,70 -1962,19 (43,81)

2.2.4.3 Đất để chuyển dẫn NL, TT DNT     63,56 0,40 63,56

2.2.4.4 Đất cơ sở văn hóa DVH 358,84 2,39 413,41 2,58 54,57 15,21

2.2.4.5 Đất cơ sở y tế DYT 137,56 0,92 205,56 1,28 68,00 49,43

2.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 701,18 4,68 942,18 5,88 241,00 34,37

2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 282,37 1,88 472,37 2,95 190,00 67,29

2.2.4.8 Đất chợ DCH     126,79 0,79 126,79

2.2.4.9 Đất có di tích, danh thắng LDT 30,13 0,20 129,65 0,81 99,52 330,30

2.2.4.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC     340,58 2,12 340,58

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN     400,29 0,48 400,29

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 997,87 1,34 924,57 1,10 -73,30 (7,35)

2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 32585,76 43,86 33250,02 39,69 664,26 2,04

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK     143,29 0,17 143,29

3. Ðất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng năm 2005 so với năm 2000 giảm 2.150,82 ha, do chuyển sang sử dụng vào các mục đích trồng cỏ, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng.

71

Page 72: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

IV. ÐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ÐẤT GIAI

ĐOẠN 2001-2005

1. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất

1.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất

Kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2001-2005) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 31/7/2003 và tại quyết định số 1060/QĐ-TTg ngày 04/10/2004 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất năm 2004 của Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2005 theo các chỉ tiêu có thể so sánh được đạt khoảng 60% so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên kết quả này chỉ dựa trên các số liệu kiểm kê theo hiện trạng sử dụng, trên thực tế còn khoảng 3.500 ha đất dự án các loại, Thành phố đã lập thủ tục giao đất và các chủ đầu tư đang triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Nếu tính cả phần diện tích kể trên thì ước tính kế hoach đạt khoảng 80%.

Bảng 2.10. Kết quả thực hiện KHSD đất 5 năm 2001 - 2005Đơn vị tính: ha

Thứ tự CHỈ TIÊU Mã Hiện trạng năm 2000

Kế hoạch 2005 Thực hiện đến năm 2005

So sánh thực hiệnvà kế hoạch

Kế hoạch 2005

Tăng (+)giảm(-) so với

hiện trạng 2000

Diện tích hiện trạng năm 2005

Tăng (+)giảm(-)

so với hiện trạng 2000

Diện tích(ha)

Tỷ lệ(%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)= (5)-(4) (7) (8)=(7) - (4) (9)=(7)-(5)  (8)/(6)%

  TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN   209.501,83 209.523,91 22,08 209.554,47 52,64 30,56  

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 130.719,92 116.453,51 -14.266,41 123.517,07 -7.202,85 7.063,56 50,49

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 91.139,25 72.832,97 -18.306,28 77.954,92 -13.184,33 5.121,95 72,02

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 68.989,02 53.131,59 -15.857,43 47.198,90 -21.790,12 -5.932,69 137,41

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 55.072,51 40.564,00 -14.508,51 36.738,26 -18.334,25 -3.825,74 126,37

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC 13.916,51 12.567,59 -1.348,92 10.460,64 -3.455,87 -2.106,95 256,20

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 22.150,23 19.701,38 -2.448,85 30.756,02 8.605,79 11.054,64

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 33.472,15 35.816,73 2.344,58 33.857,86 385,71 -1.958,87

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.483,81 975,29 -508,52 2.168,21 684,40 1.192,92

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 31.935,23 34.043,55 2.108,32 31.689,65 -245,58 -2.353,90

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 53,11 ! -53,11

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 4.149,29 6.350,24 2.200,95 9.765,21 5.615,92 3.414,97 255,16

1.4 Đất làm muối LMU 1.959,23 1.453,57 -505,66 1.471,32 -487,91 17,75 96,49

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH   - 0,00 467,76 467,76 467,76  

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 74.294,22 90.257,46 15.963,24 83.773,73 9.479,51 -6.483,73 59,38

2.1 Đất ở OTC 16.685,53 23.495,23 6.809,70 20.520,67 3.835,14 -2.974,56 56,32

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 5.512,56 9.409,75 3.897,19 5.262,73 -249,83 -4.147,02

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 11.172,97 14.085,48 2.912,51 15.257,94 4.084,97 1.172,46

2.2 Đất chuyên dùng CDG 24.025,06 27.330,53 3.305,47 28.534,87 4.509,81 1.204,34 136,43

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 387,94 445,83 57,89 856,77 468,83 410,94

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 2.570,30 2.857,63 287,33 2.046,91 -523,39 -810,72

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 6.076,65 10.358,05 4.281,40 9.603,61 3.526,96 -754,44

2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 14.990,17 13.669,02 -1.321,15 16.027,58 1.037,41 2.358,56

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN   - 0,00 400,32 400,32 400,32  

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 997,87 1.147,56 149,69 924,57 -73,30 -222,99 -48,97

2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 32.585,76 35.359,99 2.774,23 33.250,02 664,26 -2.109,97 23,94

72

Page 73: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK   2.924,15 2.924,15 143,29 143,29 -2.780,86 4,90

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 4.487,69 2.812,94 -1.674,75 2.263,67 -2.224,02 -549,27 132,80

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 4.482,29 2.807,54 -1.674,75 2.258,27 -2.224,02 -549,27 132,80

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 5,40 5,40 - 5,40 0,00 0,00  

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS       -      

1.1.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trong giai doạn 2001 – 2005 đạt 50,49 %, với tổng diện tích đất nông nghiệp giảm -7.202,85 ha so với kế hoạch là 14.266,41 ha.

Thứ tự CHỈ TIÊU MãHiện trạngnăm 2000

Kế hoạch 2005 Thực hiệnđến năm 2005

So sánh thực hiệnvà kế hoạch

Kế hoạch2005

Tăng (+)giảm(-)

so với hiện trạng 2000

Diện tích hiện trạng năm 2005

Tăng (+)giảm(-)

so với hiện trạng 2000

Diện tích(ha)

Tỷ lệ(%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)= (5)-(4) (7) (8)=(7) - (4) (9)=(7)-(5)  (8)/(6)%

  TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN   209.501,83 209.523,91 22,08 209.554,47 52,64 30,56  

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 130.719,92 116.453,51 -14.266,41 123.517,07 -7.202,85 7.063,56 50,49

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 91.139,25 72.832,97 -18.306,28 77.954,92 -13.184,33 5.121,95 72,02

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 68.989,02 53.131,59 -15.857,43 47.198,90 -21.790,12 -5.932,69 137,41

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 55.072,51 40.564,00 -14.508,51 36.738,26 -18.334,25 -3.825,74 126,37

1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 36.838,30 26.836,19 -10.002,11 24.395,60 -12.442,70 -2.440,59 124,4

1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 18.234,21 13.727,81 -4.506,40 12.342,66 -5.891,55 -1.385,15 130,74

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC 13.916,51 12.567,59 -1.348,92 10.460,64 -3.455,87 -2.106,95 256,2

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 22.150,23 19.701,38 -2.448,85 30.756,02 8.605,79 11.054,64 -

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 33.472,15 35.816,73 2.344,58 33.857,86 385,71 -1.958,87

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.483,81 975,29 -508,52 2.168,21 684,4 1.192,92

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 31.935,23 34.043,55 2.108,32 31.689,65 -245,58 -2.353,90

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 53,11 -53,11

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 4.149,29 6.350,24 2.200,95 9.765,21 5.615,92 3.414,97 255,16

1.4 Đất làm muối LMU 1.959,23 1.453,57 -505,66 1.471,32 -487,91 17,75 96,49

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH   - 0 467,76 467,76 467,76  

Trong nhóm đất nông nghiệp có 5 loại đất chính, trong đó loại đất nông nghiệp khác không có trong phân loại đất đai trước kia nên không thể đánh giá kết quả thực hiện. Các loại đất còn lại có thể đánh giá như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp giảm 13.184,33 ha (theo kế hoạch phải giảm 18.306,28) đạt 72,02 % so với kế hoạch, trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm giảm nhiều so với kế hoạch 21.790,12 ha /15.857,43 ha (137,41 %);

+ Đất trồng cây lâu năm không thể so sánh vì diện tích đất vườn xen cài trong khu dân cư đã được đo tách trong quá trình lập bản đồ địa chính chính quy (từ năm 2001 tới nay) nên diện tích đất trồng cây lâu năm theo Kiểm kê 2005

73

Page 74: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

tăng 8.605,79 ha, trong khi kế hoạch đề ra diện tích loại đất này phải giảm 2.448,85 ha.

- Đất lâm nghiệp không thể so sánh vì: đất rừng trong các khu vực đất do quân đội quản lý Kiểm kê 2005 tính vào đất quốc phòng; đo tách chi tiết các loại đất trong khu vực rừng Cần Giờ (như đất sông rạch, đất làm muối, nghĩa trang Thanh niên xung phong v.v.). Nên trong giai đoạn 2000 – 2005 diện tích đất lâm nghiệp chỉ tăng 385,71 ha, trong khi kế hoạch đề ra tăng 2.344,58 ha. Thực tế trong kỳ đất rừng phòng hộ tăng 575 ha do Thành phố mua lại đất của dân để bổ sung vào đất rừng phòng hộ.

- Đất nuôi trồng thủy sản vượt rất cao so với kế hoạch (255,16%), phản ánh thực tế quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp ở khu vực ngoại thành Thành phố: chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại hình sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao;

- Đất làm muối đạt kế hoạch đề ra (96,49%).

1.1.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp tăng phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành Phố, đạt 59,38% so với kế hoạch. Cụ thể như sau:

Thứ tự CHỈ TIÊU Mã

Hiện trạngnăm 2000

Kế hoạch 2005 Thực hiệnđến năm 2005

So sánh thực hiệnvà kế hoạch

Kế hoạch2005

Tăng (+)giảm(-)

so với hiện trạng 2000

Diện tích hiện trạng năm 2005

Tăng (+)giảm(-)

so với hiện trạng 2000

Diện tích(ha)

Tỷ lệ(%)

-1 -2 -3 -4 -5 (6)= (5)-(4) -7 (8)=(7) - (4) (9)=(7)-(5)  (8)/(6)%

  TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN   209.501,83 209.523,91 22,08 209.554,47 52,64 30,56  

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 74.294,22 90.257,46 15.963,24 83.773,73 9.479,51 -6.483,73 59,38

2.1 Đất ở OTC 16.685,53 23.495,23 6.809,70 20.520,67 3.835,14 -2.974,56 56,32

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 5.512,56 9.409,75 3.897,19 5.262,73 -249,83 -4.147,02

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 11.172,97 14.085,48 2.912,51 15.257,94 4.084,97 1.172,46

2.2 Đất chuyên dùng CDG 24.025,06 27.330,53 3.305,47 28.534,87 4.509,81 1.204,34 136,43

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình SN CTS 387,94 445,83 57,89 856,77 468,83 410,94

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 2.570,30 2.857,63 287,33 2.046,91 -523,39 -810,72

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 6.076,65 10.358,05 4.281,40 9.603,61 3.526,96 -754,44

2.2.3.1 Đất khu công nghiệp SKK 3.828,80 7.396,31 3.567,51 3.867,66 38,86 -3.528,65

2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 2.150,58 2.821,20 670,62 5.563,16 3.412,58 2.741,96

2.2.3.3 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 8,61 51,88 43,27 0,13 -8,48 -51,75

2.2.3.4 Đất sản xuất vật liệu XD, gốm sứ SKX 88,66 88,66 0 172,66 84 84

2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 14.990,17 13.669,02 -1.321,15 16.027,58 1.037,41 2.358,56 78,52

2.2.4.1 Đất giao thông DGT 9.001,38 7.961,57 -1.039,81 10.816,93 1.815,55 2.855,36

2.2.4.2 Đất thuỷ lợi DTL 4.478,71 2.914,25 -1.564,46 2.516,52 -1.962,19 -397,73

74

Page 75: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

2.2.4.3 Đất để chuyển dẫn NL, truyền thông DNT   - 0 63,56 63,56 63,56

2.2.4.4 Đất cơ sở văn hóa DVH 358,84 402,84 44 413,41 54,57 10,57

2.2.4.5 Đất cơ sở y tế DYT 137,56 266,28 128,72 205,55 67,99 -60,73

2.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 701,18 1.353,29 652,11 942,18 241 -411,11

2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 282,37 636,36 353,99 472,38 190,01 -163,98

2.2.4.8 Đất chợ DCH   - 0 126,81 126,81 126,81

2.2.4.9 Đất có di tích, danh thắng LDT 30,13 134,43 104,3 129,65 99,52 -4,78

2.2.4.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC   - 0 340,59 340,59 340,59  

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN   - 0 400,32 400,32 400,32  

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 997,87 1.147,56 149,69 924,57 -73,3 -222,99

2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 32.585,76 35.359,99 2.774,23 33.250,02 664,26 -2.109,97

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK   2.924,15 2.924,15 143,29 143,29 -2.780,86

- Đối với đất ở đạt 56,32 %, kế hoạch đến năm 2005 diện tích đất ở của Thành phố phải đạt 23.495,23 ha, tuy nhiên theo số liệu kiểm kê 2005 diện tích đất ở là 20.520,67 ha. Tuy nhiên các chỉ tiêu về đất ở đô thị và đất ở nông thông không thể so sánh vì trong kỳ thành lập quận mới trên cơ sở chuyển một phần diện tích đất từ huyện ngoại thành, do đó:

+ Đất ở đô thị tăng với tổng diện tích là 15.257,94 ha so với 14.085,48 ha dự kiến;

+ Đất ở nông thôn giảm 249,83 ha so kế hoạch phải tăng 3.897,19 ha. Ngoài nguyên nhân nêu trên, trong phần đất ở nông thôn đã đo tách phần đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư.

- Ðối với đất chuyên dùng trong giai đoạn này kết quả thực hiện đạt 136,43% so với kế hoạch, thực tăng 1.204,34 ha. Cụ thể là:

+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp tăng 468,83 ha so với 57,87 ha kế hoạch, do nhẫm lẫn trong kiểm kê, đất Thảo cầm viên ở Củ Chi (398ha) là đất cơ sở văn hóa nhưng lại thống kê vào đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp;

+ Đất quốc phòng an ninh giảm 523,39 ha so với hiện trạng trong khi kế hoạch dự kiến tăng 287,33 ha, nguyên nhân chủ yếu là diện tích đất sân bay Tân Sơn Nhất trước đây do Quân đội quản lý nay chuyển sang đất giao thông và giảm quy mô khi chuyển trường bắn Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố từ quận 9 lên huyện Củ Chi;

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đạt tỷ lệ chung là 82,38 %;

+ Đất có mục đích công cộng đạt 78,52% kế hoạch;

1.1.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch khai thác đất chưa sử dụng

- Khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp và các mục đích sử dụng khác đạt 132,80 % kế hoạch với

75

Page 76: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

2.224,02 ha.

1.2. Đánh giá kết quả thực hiện kế họach sử dụng đất:

1.2.1. Những thành quả đạt được từ việc thực hiện kế họach sử dụng đất

- Đưa dần các biến động đất đai vào tầm kiểm soát của Nhà nước.

- Làm cơ sở cho công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Góp phần phát triển kinh tế và tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các khu đô thị mới hình thành với điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã và đang được đầu tư góp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển như tuyến đường Xuyên Á, đại lộ Đông Tây, xây dựng cầu và đường hầm Thủ Thiêm, đường Nguyễn Văn Linh, Xây dựng khu y tế kỹ thuật cao, đại học RMIT ....

- Giải quyết từng bước vấn đề ô nhiễm môi trường. Di dời các cơ sở ô nhiễm ra khu vực ngọai thành.

- Chuyển động các chương trình an sinh, xã hội. Hòan thành chương trình di đời và tái định cư 10.000 hộ dân sống trên và ven kênh rạch. Phân bố lại dân cư, giảm dân số tại khu vực các quận trung tâm.

- Kế hoạch sử dụng đất đã giảm một phần áp lực nhu cầu đất đai cũng như sự quan hệ phát triển thông qua các chương trình hợp tác với 23 tỉnh, thành khác trong cả nước. Riêng từ năm 2000 đến tháng 9/2005, thành phố và các tỉnh đã tổ chức ký kết cho 152 doanh nghiệp với 177 dự án đầu tư đang triển khai với các lĩnh vực: thương mại dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp.

- Thành phố khang trang và trật tự hơn. Việc chuyển nhượng đất đai và xây dựng trái phép đã giảm đáng kể, tiến độ đầu tư các dự án đã được thúc đẩy nhanh hơn.

- Chấm dứt tình trạng phân lô bán nền tại các dự án nhà ở. Đầu cơ đất đai đã giảm.

- Các lọai dịch vụ đô thị được quan tâm đầu tư phát triển.

1.2.2. Những tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất

Bên cạnh các mặt tích cực, việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất 2001 – 2005 vẫn còn nhiều tồn tại:

Trong thời gian qua Thành phố chưa có kế hoạch đầu tư tập trung cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nên không tạo được động lực phát triển khu vực dẫn đến các dự án đầu tư không hấp dẫn thị trường. Chính vì vậy các dự án đầu tư phần lớn nhỏ lẻ, triển khai rất chậm, nhất là tại các khu vực xa trung tâm thành phố.

76

Page 77: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Trước năm 2002, các dự án nhà ở hầu hết chỉ dừng lại ở mức đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật rồi bán nền nhà để người mua tự xây dựng, đối tượng mua thường là những người mua đi bán lại để kiếm lời hoặc những người có dư tiền mua để dành nên một số dự án đã được giao đất nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa xây nhà ở.

Chỉ thị 08/2002/CT-UB ngày 22/4/2002 của Ủy ban nhân dân Thành phố và Nghị Ðịnh 181/2004/NÐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ nghiêm cấm phân lô bán nền cùng với một số quy định mới về chính sách bồi thường, về giá đất, về các khoản tiền phải nộp cho nhà nước đã dẫn đến chi phí đầu vào của dự án tăng quá cao, yêu cầu vốn đầu tư cho dự án là rất lớn, nhất là các dự án nhà ở, trong khi đó thị trường bất động sản lại giảm sút nên việc giao đất, cho thuê đất để đầu tư các dự án giảm mạnh.

Năm 2003 Thành phố đã thành lập Trung tâm Khai thác quỹ đất, có nhiệm vụ tiến hành bồi thường trước cho người đang sử dụng đất để tạo quỹ đất trống cho Thành phố nhằm chủ động trong việc kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên do trung tâm mới thành lập nên việc tạo quỹ đất cũng chưa được nhiều. Trong thời gian qua, đối với các dự án sản xuất kinh doanh, khi có nhu cầu sử dụng đất để đầu tư, nhà đầu tư phải tự tìm đất và thỏa thuận với người đang sử dụng đất, thỏa thuận được đến đâu thì nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện dự án đến đó, ranh giới khu đất thường không theo ranh quy hoạch phân khu chức năng mà theo ranh hiện trạng nhà đầu tư thỏa thuận được với người sử dụng đất nên rất khó cho việc đưa ra phương án quy hoạch chi tiết đảm bảo tính kết nối và hài hoà đồng bộ cho toàn khu vực.

Các dự án chậm triển khai thực hiện theo kế họach sử dụng đất trong thời gian qua chủ yếu là vướng ở khâu bồi thường giải phóng mặt bằng chủ yếu do khung giá đất quy định đối với lọai đất nông nghiệp tại khu vực đô thị thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Mặt khác công tác lập quy hoạch chi tiết 1/2.000 triển khai chậm nên việc xây dựng tại một số khu vực còn mang tính tự phát.

2. Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bố dân cư

2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.1.1- Tình hình và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kinh tế trên địa bàn Thành phố chủ yếu dựa vào 2 khu vực công nghiệp và dịch vụ. Khu vực công nghiệp - xây dựng luôn có tốc độ tăng giá trị gia tăng nhanh nhất, bình quân giai đoạn 2001-2005 là 12,6%/năm (kế hoạch đề ra là 13%); khu vực dịch vụ với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân là 9,9%/năm (kế hoạch đề ra là 9,5%); giá trị gia tăng khu vực nông nghiệp (bao gồm nông lâm nghiệp và thủy sản) tăng bình quân 3,5%/năm (kế hoạch

77

Page 78: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

đề ra là 2%). Thực tế tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2005 trên địa bàn Thành phố không sai biệt nhiều so với mục tiêu đề ra và những kết quả đạt được là phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố.

Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố tập trung chuyển dịch sang các ngành công nghiệp hiện đại, kỹ thuật cao, những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ hiện đại, dịch vụ hỗ trợ sản xuất. Cơ cấu kinh tế sẽ tiếp tục chuyển theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Nguyên tắc là tập trung phát triển các ngành, các sản phẩm Thành phố có lợi thế cạnh tranh so với các địa phương khác của cả nước.

2.1.2- Kết quả thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Kết quả thực hiện công tác giao đất cho thuê đất được thể hiện tại biểu 2.1 trang 46.

2.1.3. Tác động giữa quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tình hình giao đất để thực hiện các dự án đầu tư nêu trên cho thấy trong giai đọan này diện tích đất ở có tỷ trọng khá cao chiếm 34.7% trong tổng diện tích đất giao, đất công nghiệp là 30,9%, đất thương mại dịch vụ chiếm 2,3%, đất công trình phúc lợi công cộng chiếm 26,8%, đất nông nghiệp là 5,3% trong tổng diện tích đất được giao.

Bảng 2.11.So sánh cơ cấu đất giao, cho thuê và cơ cấu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005

Cơ cấuNgành Cơ cấu diện tích đất

giao, cho thuê (%)Cơ cấu tăng trưởng

kinh tế (%)

Dịch vụ Thương mại

Công nghiệp

Nông nghiệp

2,3

30,9

5,3

9,8

12,7

3,6

Cơ cấu diện tích đất giao, cho thuê là yếu tố quan trọng tác động đến cơ cấu tăng trưởng kinh tế, hay nói cách khác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất có quan hệ với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, trong các chỉ số giao, thuê đất nêu trên chưa phản ảnh đầy đủ thực trạng các dự án đầu tư.

Diện tích đất dành cho dịch vụ thương mại chỉ chiếm 2,3% vì chưa thống kê phần đầu tư theo chiều sâu và phần các công trình thương mại dịch vụ trong các dự án nhà ở.

78

Page 79: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Diện tích đất cho phúc lợi công cộng chưa tách phần đầu tư cho dịch vụ xã hội.

- Diện tích đất dành cho xây dựng nhà ở chưa tính vào chung nhóm công nghiệp xây dựng như kế hoạch kinh tế xã hội.

- Diện tích đất dành cho công nghiệp được tập trung rất lớn cho công nghệ cao, hàm lượng chất xám chiếm tỷ trọng lớn như khu công nghệ cao ở quận 9 (diện tích 913 ha), khu công nghiệp phần mềm Quang Trung quận 12 (diện tích 44 ha).

- Đất dành cho phát triển nông nghiệp, chủ yếu là khu Nông nghiệp Kỹ thuật cao ở Củ Chi khoảng 300 ha.

2.2. Chuyển dịch cơ cấu dân cư theo quy họach, kế họach sử dụng đất2.2.1- Hiện trạng phân bố dân cưNăm 2004, dân số Thành phố Hồ Chí Minh là 6.062.993 người, chiếm

7,39% dân số cả nước. Trong đó dân số thành thị là 5.170.070 người, chiếm 85,27%; dân số nông thôn 892.923 người, chiếm 14,73%. Dân số nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ 4,13%; dân số phi nông nghiệp chiếm 95,87% (Niên giám thống kê Thành phố năm 2004).

Năm 1999, dân số tại khu vực nội thành cũ (13 quận cũ kể cả quận Tân Phú tách ra từ quận Tân Bình) chiếm 67,18% tổng dân số thành phố, đến tháng 10/2004 tỷ lệ này giảm còn 59,3%; dân số 06 quận mới chiếm 14,69% tổng dân số thành phố, đến tháng 10/2004 tỷ lệ này tăng lên 22,13%. Đây là kết quả bước đầu trong việc thực hiện chủ trương giãn dân của Thành phố trong những năm qua.

2.2.2. Phát triển các dự án khu dân cưKể từ năm 2001 đến năm 2005, có tổng số 578 dự án khu dân cư với tổng

diện tích 5.011 ha. - Các quận trung tâm: 180 dự án, với tổng diện tích 442 ha.- Các quận mới: 285 dự án, với tổng diện tích là 3.056 ha.- Các huyện : 113 dự án, với tổng diện tích là 1.513 ha.2.2.3- Phát triển hệ thống giao thông Nhằm thúc đẩy quá trình phân bố tái dân cư, sử dụng đất đai theo định

hướng quy họach, kế họach sử dụng đất, việc quy họach và triển khai cải tạo lại hệ thống giao thông là động lực vô cùng quan trọng.

Bảng 2.12. Các dự án giao đất phát triển hệ thống giao thông

Stt Năm Số dự án Diện tích (ha)1 2001 34 1692 2002 50 4603 2003 33 187,54 2004 46 1.069

79

Page 80: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

5 2005 06 6,7Tổng cộng 169 1.892,2

Các dự án giao thông lớn đã được giao đất

- Dự án cầu Phú Mỹ, đường vành đai phía Đông;

- Dự án cầu Thủ Thiêm;

- Dự án cải tạo Kênh Đôi, Kênh Tẻ, kênh Tân Hóa – Lò Gốm;

- Dự án Đại lộ Đông Tây;

- Dự án tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương;

- Dự án tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành (Đồng Nai);

- Dự án đường Xuyên Á;

2.2.4. Phát triển hệ thống công trình phúc lợi công cộng:

- Khu y tế kỹ thuật cao: 41 ha tại quận Bình Tân

- Khu Đại học Quốc gia: 300 ha tại quận Thủ Đức

- Khu Công viên văn hóa lịch sử dân tộc: 381,00 ha tại quận 9

- Khu quy họach các trường đại học 200 ha.

2.2.5. Phát triển các cụm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung và hệ thống công trình thương mại - dịch vụ:

- Trên địa bàn Thành phố hiện có 15 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích 2.752 ha, nằm trên địa bàn các quận ven và huyện ngọai thành.

- Hệ thống công trình thương mại – dịch vụ phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Thành phố đã triển khai xây dựng 03 chợ đầu mối: Tam bình - Thủ Đức, Tân xuân- Hóc Môn, Bình Điền – Nam Sài Gòn để di chuyển các chợ đầu mối tại khu vực trung tâm thành phố. Đã di chuyển ra khu vực ngọai thành 1042 cơ sở sản xuất ô nhiễm, các mặt bằng này được chuyển sang sử dụng vào mục đích thương mại dịch vụ và xây dựng các các công trình phúc lợi công cộng.

3. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

3.1. Giai đoạn từ năm 2000 đến 2004.

Theo số liệu tổng hợp của Hội đồng Thẩm định Bồi thường Giải phóng mặt bằng thành phố, từ năm 2000 đến năm 2004 tình hình bồi thường giải phóng

80

Page 81: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

mặt bằng (không bao gồm các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận/huyện phê duyệt) như sau:

Bảng 2.13. Số liệu tổng hợp về tình hình bồi thường giải phóng mặt bằng (2000-2004)

Năm

Số phương án thẩm

định

Số diện tích thu hồi và bồi thường (m2)

Số hộ bị ảnh hưởngTổng dự toán chi phí

bồi thường (đồng)Tổng số hộ

Trong đó giải toả toàn bộ

2000 15 347.244 1.759 96 112.759.694.079

2001 95 9.126.661 13.642 2.452 3.655.261.539.720

2002 96 16.914.975 13.369 5.128 4.136.618.433.279

2003 89 10.717.582 9.569 5.211 1.868.600.851.781

2004 117 23.096.612 15.514 7.127 2.527.267.749.070

Tổng cộng 412 60.203.074 53.853 20.014 12.300.508.267.929

Trong giai đoạn này, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ và Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 04 tháng 11 năm 1998 của Bộ Tài chính :

- Theo đó, Thành phố sử dụng Bảng giá các loại đất ban hành năm 1995 và nhân với hệ số K theo quy định của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP để tính bồi thường được xác định tương đối phù hợp với giá thực tế chuyển nhượng trung bình, phổ biến của từng vị trí khu vực đất tại thời điểm thu hồi đất, có cân đối với mặt bằng giá bồi thường đang áp dụng ở các dự án đầu tư của Nhà nước trên cùng địa bàn, trong cùng thời điểm.

- Mức giá đất ở để tính bồi thường cao nhất ở thành phố, tại khu vực trung tâm quận 1 là 43.200.000 đ/m2 (dự án đầu tư cải tạo và mở rộng khách sạn Bến Thành – Rex), trung bình là 3.000.000 đ – 5.000.000 đ/m2 và thấp nhất là 300.000đ – 500.000 đ/m2 (vùng xa thuộc huyện ngoại thành).

- Mức giá đất nông nghiệp tính bồi thường cao nhất ở Thành phố là 250.000đ – 300.000 đ/m2, trung bình 100.000đ – 200.000 đ/m2 và thấp nhất là 30.000đ - 50.000 đ/m2 (vùng xa thuộc huyện ngoại thành). Đất nông nghiệp xen kẽ khu dân cư tập trung có giá bồi thường cao hơn, từ 150.000đ đến 1.300.000 đ/m2 tuỳ vị trí khu vực đất.

- Mức giá bán nhà ở, đất ở tái định cư được xác định theo nguyên tắc không cao hơn đơn giá đất ở để tính bồi thường nơi cũ, để đảm bảo cho người bị ảnh hưởng có được chỗ ở mới và ổn định cuộc sống. Các trường hợp khó khăn (do nhà nơi cũ thuộc hẻm nhỏ, sâu, thuộc trường hợp phải trừ nghĩa vụ tài chính khi tính bồi thường, hỗ trợ, hoặc diện tích sử dụng ít) sẽ được cho thuê nhà, mua nhà trả góp.

81

Page 82: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Cũng trong giai đoạn này, từ tháng 3 năm 2003 Ủy ban nhân dân Thành phố đã ký quyết định số 31/2003/QĐ-UB phân cấp cho Ủy ban nhân dân quận, huyện thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường của một số loại dự án, đồng thời chủ trương thành lập Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện để tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án trên địa bàn quận, huyện (đến tháng 2/2005 đã có đủ 24 Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận, huyện).

3.2. Giai đoạn từ năm 2005

- Năm 2005 là năm triển khai thực hiện các Nghị định mới của Chính phủ và Thông tư các Bộ, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003. Tuy nhiên, trong năm này ở Thành phố vẫn tiếp tục thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn dở dang ở các dự án trọng điểm có quy mô lớn đã triển khai trước đây (như Dự án Khu Công nghệ cao Thành phố tại quận 9 với 913 ha đất thu hồi/ 3.212 hộ bị ảnh hưởng; Dự án Khu Công viên lịch sử - Văn hoá Dân tộc tại quận 9 với 381 ha/ gần 400 hộ; Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại quận 2 với 607 ha/ hơn 12.000 hộ; Dự án nâng cấp mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi tại quận 3, Phú Nhuận và Tân Bình với 582 hộ; Dự án cầu Thủ Thiêm tại quận 2 và quận Bình Thạnh với hơn 400 hộ; Dự án cầu Phú Mỹ tại quận 2 và quận 7 với 115 hộ; Dự án Nạo vét, cải tạo kênh Tham Lương-Bến Cát-rạch Nước Lên (giai đoạn 1) qua địa bàn 8 quận, huyện với hơn 3.100 hộ; Dự án Thủy lợi Bờ hữu ven sông Sài Gòn; các Dự án nâng cấp đô thị trên địa bàn nhiều quận, huyện; Dự án xây dựng đường Xuyên Á và các nút giao thông; kể cả Dự án xây dựng Đại lộ Đông – Tây Thành phố trên địa bàn 8 quận, huyện vẫn còn tồn tại một số trường hợp ở một số địa bàn quận, huyện cụ thể còn 244/6.795 trường hợp)…

3.3. Đánh giá việc thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng.

3.3.1. Những thuận lợi và kết quả đạt được

- Cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ngày càng hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu quản lý của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển.

- Ủy ban nhân dân Thành phố đã mạnh dạn, ban hành cơ chế chính sách để áp dụng phù hợp với tình hình thực tế tại thành phố, căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành bảng giá đất số 316/2004/QĐ-UB ngày 24 tháng 12 năm 2004 và số 227/2005/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2005, tuy nhiên bảng giá đất này thấp hơn nhiều so với giá thị trường nên khi tiến hành bồi thường, Thành phố đã tính thêm phần hỗ trợ để phù hợp với giá thị trường (dự án mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa giá bồi thường là 30.000.000 đồng/m2 trong

82

Page 83: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

khi bảng giá đất Thành phố quy định là 12.500.000 đồng/m2, dự án xây dựng cầu Phú Mỹ giá bồi thường là 6.500.000 đồng/m2 trong khi bảng giá đất Thành phố quy định là 3.500.000 đồng/m2).

Ngoài ra, tại khu vực đô thị hóa, Thành phố đã cho áp dụng phương thức hoán đổi đất đất nông nghiệp lấy đất ở đã đầu tư cơ sở hạ tầng tại các dự án kinh doanh nhà ở với tỷ lệ hoán đổi từ 10% đến 15% (tại Quận 2 tỷ lệ hoán đổi đất trồng cây hàng năm là 10%, đất trồng cây lâu năm là 13,5%, tại huyện Bình Chánh tỷ lệ hoán đổi đất trồng cây hàng năm là 8%, đất trồng cây lâu năm là 12%). Phương thức hoán đổi đất nông nghiệp lấy đất ở chưa được quy định trong các Nghị định của Chính phủ nhưng trong thực tế áp dụng đã nhận được sự đồng tình của người dân và nhà đầu tư.

- Có sự quan tâm của Đảng, Thành ủy có Nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo.

- Chính quyền các cấp cùng với Mặt trận và các Đoàn thể cùng phối hợp, hình thành bộ máy tổ chức thực hiện, có sự tham dự của đại diện những người bị ảnh hưởng và nhà đầu tư.

- Đội ngũ những người làm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ngày càng được tăng cường, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Trình tự tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ngày càng chặt chẽ, hợp lý hơn.

- Việc tổ chức tái định cư ngày càng được quan tâm với mục tiêu tạo chỗ ở mới, cuộc sống nơi mới bằng và tốt hơn nơi cũ đối với những người bị ảnh hưởng.

3.3.2. Những mặt tồn tại

- Do tính chất phức tạp của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất nên việc xử lý hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người bị thu hồi đất và hài hòa lợi ích trước mắt và lâu dài là rất khó khăn.

- Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai tại một số nơi trong Thành phố còn lỏng lẻo cùng với tình hình dân nhập cư tự do vào Thành phố mua bán, chuyển nhượng nhà đất không hợp pháp, lấn chiếm, xây dựng không phép cũng làm cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thêm phức tạp.

- Việc công khai chủ trương, chính sách có nơi, có lúc, có dự án chưa được thực hiện, gây thắc mắc, khiếu nại của người dân.

- Thủ tục pháp lý chưa hoàn chỉnh, tổ chức thực hiện chưa đảm bảo theo trình tự cũng gây vướng mắc khi thực hiện.

- Sự phối hợp giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận và Đoàn thể với các Chủ đầu tư nếu không thường xuyên, gắn bó, đồng bộ và công tác phổ biến tuyên

83

Page 84: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

truyền, vận động, giải thích chủ trương, chính sách chưa được quan tâm đúng mức, triển khai ngay từ đầu (không ít trường hợp chỉ triển khai khi có vướng mắc, phát sinh khiếu nại, tố cáo) sẽ làm chậm tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Công tác hướng dẫn tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, mẫu hoá tài liệu, biểu mẫu, hồ sơ bồi thường, kể cả việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa được quan tâm đào luyện, chuẩn hóa đối với quận, huyện và chủ đầu tư.

- Về công tác tái định cư khi thu hồi đất, Thành phố đã triển khai chương trình xây dựng 30.000 căn hộ tái định cư từ năm 2004 (Chỉ thị 24/2004/CT-UB ngày 31 tháng 8 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố), hiện Thành phố đang triển khai 61 dự án với tổng số khỏang 27.350 căn hộ phục vụ tái định cư, tuy nhiên do phải có thời gian xây dựng nên dự kiến đến năm 2007 mới hoàn thành, do đó hiện nay quỹ nhà phục vụ cho tái định cư còn gặp khó khăn nên vừa qua Thành phố đã thực hiện chủ trương mua lại nhà và nền nhà tại các dự án kinh doanh nhà ở để bố trí tái định cư cho các dự án trọng điểm của nhà nước, một số dự án Thành phố đã tổ chức xây dựng khu tạm cư trong thời gian xây dựng hoàn chỉnh nhà tái định cư.

- Công tác giải quyết khiếu nại bồi thường còn chậm, đồng thời cũng chưa kiên quyết, xử lý dứt điểm những trường hợp cố tình không chấp hành quyết định có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Việc quy định chủ đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh tự thỏa thuận giá bồi thường với người đang sử dụng đất có thuận lợi hơn là nhà nước không can thiệp vào giá bồi thường, nhà đầu tư sẽ chủ động thỏa thuận giá bồi thường với người đang sử dụng đất, dự án thường không gặp khiếu nại của dân. Tuy nhiên có một số dự án nhà đầu tư chỉ thỏa thuận được một phần, phần còn lại không thỏa thuận được, nên thường trong các dự án này phần diện tích thỏa thuận còn lại sau cùng có giá rất cao so với thị trường, một số trường hợp không thỏa thuận được dẫn đến dự án bị treo. Đây cũng là nguyên nhân đẩy giá đất tăng cao trong thời gian qua làm ảnh hưởng đến việc bồi thường các dự án của nhà nước.

4. Về vốn đầu tư hàng năm cho các dự án có sử dụng đất

Số dự án đã được giao đất, cho thuê đất trong 05 năm từ năm 2001 đến 2005 tổng cộng 1.925 dự án với tổng diện tích 14.419 ha, bao gồm 5.011ha đất ở, 5.550 ha đất sản xuất kinh doanh và 3.858 ha đất công trình công cộng. Trong năm 2005 số dự án đã được Thành phố ký quyết định giao thuê đất là 205 dự án, với diện tích 687 ha, so với cùng kỳ năm trước bằng 41% về số dự án và bằng 12% về diện tích.

Qua số liệu về tổng vốn đầu tư của một số dự án đã đầu tư trong thời gian qua, chi phí đầu tư về đất và xây dựng công trình cho mỗi loại dự án được ước

84

Page 85: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

tính như sau:

Suất đầu tư cho các dự án nhà ở ước tính trung bình là 25 tỷ/ha, như vậy vốn đầu tư cho 5.011 ha là 125.275 tỷ đồng. Theo số liệu điều tra thì đến năm 2005 có khoảng 50% diện tích đất đã giao được triển khai đầu tư xây dựng tương ứng vốn đầu tư là 62.638 tỷ đồng.

Suất đầu tư cho dự án xây dựng công trình SXKD ước tính trung bình là 15 tỷ/ha, như vậy vốn đầu tư cho 5550 ha là 83.250 tỷ đồng. Theo số liệu điều tra thì đến năm 2005 có khoảng 80% diện tích đất đã giao được triển khai đầu tư xây dựng tương ứng vốn đầu tư là 66.600 tỷ đồng.

Suất đầu tư cho dự án xây dựng công trình công cộng ước tính trung bình là 12 tỷ/ha như vậy vốn đầu tư cho 3858ha là 46.296 tỷ đồng.

Ước tính tổng vốn đã đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất trong 05 năm qua khoảng 175.534 tỷ đồng và trong 1 năm trung bình sử dụng 35.107 tỷ đồng.

Trong đó một phần là vốn ngân sách nhà nước, phần còn lại là vốn ngoài ngân sách và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư thì vốn ngân sách thành phố đầu tư cho đất đai và xây dựng cơ bản để thực hiện các dự án chủ yếu là hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong những năm qua như sau:

Năm 2001: 3.728 tỷ đồng

Năm 2002: 5.527 tỷ đồng

Năm 2003: 6.583 tỷ đồng

Năm 2004: 7.478 tỷ đồng

Năm 2005: 11.500 tỷ đồng

5. Số thu ngân sách nhà nước liên quan đến đất đai

Các khoản thu ngân sách liên quan đến đất đai gồm lệ phí trước bạ, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất. Kết quả thực hiện các khoản thu liên quan đến đất đai trong 05 năm từ năm 2001 đến năm 2005, tổng số thu là 12.290.171 triệu đồng, chia ra các năm:

Bảng 2.14. Tổng hợp các khoản thu liên quan đến đất đai từ năm 2001 đến nayĐVT: Triệu đồng

Khoản thu

Năm

Lệ phí trước bạ % Tiền thuê đất % Tiền sử dụng

đất %Thuế chuyển

quyền sử dụng đất

% Tổng %

2001 353.796 11,35 146.433 19,26 643.905 7,40 122.255 16,81 1.266.427 9,52

2002 412.107 13,22 132.163 17,39 1.088.899 12,52 119.603 16,45 1.752.815 13,18

2003 546.592 17,53 129.782 17,07 1.841.439 21,17 98.350 13,53 2.616.219 19,67

2004 757.412 24,29 146.471 19,27 2.394.886 27,54 96.578 13,28 3.395.418 25,52

85

Page 86: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

2005 781.500 25,07 157.000 20,65 2.100.000 24,15 221.000 30,40 3.259.570 24,50

4 tháng 2006 266.260 8,54 48.285 6,35 628.123 7,22 69.306 9,53 1.011.996 7,61

Tổng 3.117.667 100 760.134 100 8.697.252 100 727.092 100 13.302.445 100

Từ năm 2001 đến 2004, số thu tăng đều hàng năm. Riêng năm 2005 số thu giảm so với năm 2004 là do thị trường bất động sản bị đóng băng, số diện tích đất giao, cho thuê và cho phép chuyẻn mục đích sử dụng giảm hẳn nên khoản tiền sử dụng đất thu được ít mặc dù khung giá đất Thành phố có tăng cao gấp nhiều lần so với giá cũ. Các trường hợp nộp tiền chủ yếu là các dự án đã giao đất trong các năm trước nên được nộp theo giá cũ. Các trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất theo giá mới hầu như chưa nộp.

V. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI1. Xác định và lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đaiViệc đánh giá đúng tiềm năng đất đai là tiền đề phân bổ chỉ tiêu sử dụng

cho từng loại đất đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Vì vậy, theo quy mô diện tích và cơ cấu sử dụng hiện trạng nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất nông nghiệp là 2 đối tượng chính để đánh giá tiềm năng đất đai.

1.1. Chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất phi nông nghiệp

Đánh giá tiềm năng đất đai cho những mục đích phi nông nghiệp không phụ thuộc nhiều vào tính chất tự nhiên và chất lượng đất. Quỹ đất dành cho phát triển đô thị cần đánh giá tổng quan các yếu tố như: tình hình phát triển kinh tế - xã hội và mối quan hệ giao lưu trong vùng, dân cư, nguồn nhân lực, chính sách đầu tư phát triển, điều kiện cơ sở hạ tầng đô thị, vị trí và đặc điểm địa hình, địa chất.

Yếu tố cảnh quan, môi trường sẽ quyết định đến mặt kiến trúc xây dựng và môi sinh của các khu đô thị và khu công nghiệp.

1.2. Chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp

Bên cạnh các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất phục vụ phát triển kinh tế ngành nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên như: thổ nhưỡng. Có 6 loại đất chính (đất cát, đất mặn, đất xám, đất phù sa, đất phèn và đất đỏ vàng).

- Tầng dầy lớp đất mặt: 50 - 100 cm và < 50 cm.

- Nhiệt độ: Tổng tích ôn từ 7.000 - 9.0000C.

- Lượng mưa: Lượng mưa năm từ 1.200 - 2.300 mm.

Khi xây dựng chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp của Thành phố cần quan tâm tính đến những đặc điểm:

86

Page 87: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Sinh phần và mảng xanh vùng ngoại vi một thành phố lớn

- Nhu cầu tiêu thu các sản phẩm nông nghiệp sạch, tươi sống;

- Nhu cầu thụ hưởng các sản phẩm nông nghiệp cao cấp như cây cảnh, cá cảnh, các loại hoa cao cấp... không cần nhiều đất nhưng đòi hỏi trình độ sản xuất cao.

- Các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị gia tăng cao hướng tới thị trường cao cấp trong nước và phục vụ xuất khẩu.

2. Ðánh giá tiềm năng đất đai theo từng loại đất, mục đích sử dụng

Toàn bộ đất đai Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông và miền Tây Nam Bộ, có đồi núi cao mang tính chất của miền Ðông; mang tính chất miền Tây và Ðồng bằng sông Cửu Long về các yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn, sông rạch, thảm thực vật. Tuy nhiên so với 2 vùng trên thì chất lượng đất nông nghiệp của Thành phố kém độ phì, cần đầu tư các biện pháp và chương trình cải tạo đất nhằm khai thác có hiệu quả đất phèn, mặn, bạc màu và lầy úng.

Trên địa bàn Thành phố có 6 nhóm đất chính: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám và đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất chiếm tỷ lệ cao trong quỹ đất tự nhiên là đất phèn (27,5%), tiếp đến đất xám (19,3%), đất phù sa (12,6%) và đất mặn (12,2%). Ðây là những loại đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến nặng; có các tính chất về mùn, đạm, lân, ka li từ khá đến giàu; dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích nghi với các loại cây hàng năm, cây lâu năm và rừng ngập mặn. Cần nghiên cứu, đầu tư các biện pháp thâm canh để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, có hiệu quả.

2.1. Tiềm năng đất phi nông nghiệp

Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 83.774 ha đất phi nông nghiệp đang sử dụng vào các mục đích khác nhau, chiếm 39,99% diện tích đất tự nhiên. Với diện tích trên, phần nào đã đáp ứng nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, cần sắp xếp, sử dụng đất hiệu quả hơn và khai thác tối đa khả năng phát triển đất phi nông nghiệp, đối với các lĩnh vực quan trọng cụ thể là:

2.1.1. Tiềm năng đất đai cho phát triển công nghiệp

Với vị trí địa lý nằm trong vùng có mối liên hệ mật thiết về giao thông với các khu công nghiệp Biên Hoà - Bình Dương - công nghiệp dầu khí Vũng Tàu, có hệ thống cảng biển, cảng sông (Bến Nghé, Sài Gòn, Tân Cảng,...), đường sắt Sài Gòn - Hà Nội, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, hệ thống các tuyến giao thông đa dạng; nguồn điện và mạng lưới phân phối khá hoàn chỉnh, nguồn nhân lực, lao động dồi dào, có tay nghề cao... là những điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất cũng như vận chuyển, xuất khẩu hàng hoá của cả miền Nam.

87

Page 88: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 15 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất với diện tích 2752 ha và khu công nghệ cao đang triển khai với diện tích 913 ha. Tuy nhiên theo nội dung Quyết định 188/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2010, có tính đến năm 2020, trong đó diện tích đất dành cho khu công nghiệp tập trung là 7.000 ha (có bao gồm Khu công nghệ cao và Khu đô thị cảng Hiệp Phước 2000 ha); Cụm công nghiệp là 1.900 ha; Kho tàng bến bãi 4.000 ha và diện tích đất dành cho các công trình kỹ thuật điện, nước là 2.000 ha.

Như vậy trong giai đoạn 2006 - 2010 Thành phố cần mở rộng, xây dựng thêm khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp, đồng thời hoàn thành việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Tiềm năng đất đai để đáp ứng nhu cầu này là rất lớn và chủ yếu tập trung ở các quận, huyện ngoại thành, ở những vùng này đất đai tương đối bằng và thuận tiện cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp, nhưng hiện nay hầu hết diện tích đang được sử dụng cho nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở. Ðể xây dựng các khu công nghiệp tập trung cần phải sử dụng vào các loại đất này, vì vậy cần cân nhắc, tính toán chặt chẽ việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả kinh tế phù hợp với từng loại hình công nghiệp. Ðồng thời phải xem xét đến cả yêu cầu kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái.

2.1.2. Tiềm năng đất đai phát triển thương mại, dịch vụ du lịch

Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ đầy đủ những yếu tố cơ bản từ vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, cảng biển, sân bay đến hệ thống tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông cùng đội ngũ doanh nhân năng động và có tiềm năng lớn về thị trường tiêu thụ sản phẩm là những điều kiện thuận lợi về tiềm năng phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ thương mại và du lịch.

Quỹ đất để phát triển ngành thương mại dịch vụ chủ yếu dựa vào việc giữ nguyên diện tích quỹ đất dành cho ngành hiện có; chuyển mục đích sử dụng đối với đất kho bãi, cơ sở sản xuất kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường trên các trục đường chính sang xây dựng mạng lưới trung tâm thương mại dịch vụ, siêu thị và các chợ.

Đối với các loại hình dịch vụ cao cấp như: tại chính, tiền tệ, ngân hàng, bảo hiểm; thương mại quốc tế; dịch vụ vận tải và kho bãi; dịch vụ viễn thông; dịch vụ bất động sản; khoa học, công nghệ nghiên cứu và triển khai ... điều kiện hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò quyết định để hình thành và phát triển. Với mục tiêu trên, Thành phố có chủ trương hình thành và phát triển những khu đô thị mới hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của từng loại hình, như: Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị Nam Thành phố, Khu đô thị cảng Phước Hiệp, Khu đô thị Tây bắc, ...

Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và danh thắng nổi tiếng như: các di tích lịch sử - văn hoá: địa đạo Củ Chi, hội trường

88

Page 89: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Thống Nhất, toà nhà UBND Thành phố, bưu điện Thành phố, lăng Lê Văn Duyệt, Mười tám thôn vườn trầu - Hóc Môn, đình Minh Hương Gia Thạnh, đình Thông Tây Hội,...; bảo tàng: bảo tàng Cách mạng, nhà trưng bày Chứng tích chiến tranh, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Mỹ thuật,... công trình tôn giáo: chùa Giác Lâm, Giác Viên, Vĩnh Nghiêm, chùa Ông, chùa Bà, nhà thờ Ðức Bà, Tân Ðịnh, Cha Tam, Huyện Sĩ, đền Hồi Giáo trung tâm,...

Thiên nhiên đã ưu đãi cho Thành phố một diện tích rừng nhiệt đới ngập mặn rộng lớn, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới với thảm thực vật độc đáo, khí hậu và cảnh quan thiên nhiên phù hợp với phát triển khu du lịch sinh thái. Ðiều đặc biệt là vùng này chỉ cách trung tâm Thành phố khoảng 30 - 40 km, là tiềm năng phát triển, thu hút khách tham quan khai thác về du lịch sinh thái, dã ngoại, nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học. Trong tương lai, với khí hậu trong lành, rừng Cần Giờ cần được đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch cao cấp, du lịch sinh thái kết hợp khám chữa bệnh và nghỉ dưỡng...

Mặt khác, với hệ thống sông rạch hiện có của Thành phố, trong tương lai có thể hình thành những chuyến du lịch đường thủy, tham quan các làng vườn du lịch sinh thái ven sông khu vực ven nội thành cũng như tới các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận, có thể khai thác tiềm năng này cho các loại hình du lịch nông thôn, ruộng vườn, du lịch dã ngoại.

2.1.3. Tiềm năng đất đai cho xây dựng, mở rộng đô thị và khu dân cư

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng phát triển đô thị của Thành Phố, được phân thành 2 khu vực chính:

- Khu vực nội thành (gồm quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú), là nơi tập trung các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, trung tâm thương mại, dịch vụ, các đầu mối giao thông và một phần dành cho sản xuất công nghiệp; có mức độ đô thị hóa, mật độ dân cư cao, cơ sở hạ tầng khá phát triển nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu.

- Khu vực quận ven (gồm Bình Tân, Thủ Ðức, quận 2, 7, 9, 12) và các huyện ngoại thành, hầu hết vẫn còn một phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Những công trình tiêu biểu, các trung tâm cấp Thành phố xuất hiện chưa nhiều. Tuy nhiên trong những năm gần đây do tốc độ đô thị hóa đang có chiều hướng gia tăng, nhiều khu dân cư tập trung mới được hình thành, cơ sở hạ tầng đang dần hoàn thiện, một số trung tâm thương mại - dịch vụ đã xuất hiện, làm đầu mối tiếp nhận và trao đổi với bên ngoài, đã góp phần tạo điều kiện di chuyển dân cư tại các quận nội thành trung tâm ra bên ngoài.

Trong 10 - 15 năm tới, ở các tỉnh xung quanh Thành phố sẽ hình thành và phát triển mạnh mẽ các đô thị đối trọng và đô thị vệ tinh có quy mô khá lớn như Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Nhơn Trạch, Phú Mỹ, Vũng Tàu, nhiều thị xã, thị trấn khác và nhiều khu công nghiệp, chế xuất tập trung.

89

Page 90: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Như vậy xuất phát từ việc phân vùng trên, tiềm năng đất đai để xây dựng, mở rộng đô thị và khu dân cư chỉ thể hiện rõ đối với các quận ven nội thành trung tâm và các huyện ngoại thành. Ðối với khu vực nội thành trung tâm tiềm năng đất để phát triển chỉ còn mang tính chỉnh trang đô thị ở những khu vực có nhà ở chen chúc, thiếu tiện nghi tối thiểu, các khu vực sản xuất công nghiệp xen trong khu dân cư gây ảnh hưởng tới môi trường.

Từ những nghiên cứu, đánh giá điều kiện đất đai thích nghi và thuận lợi đối với công tác xây dựng đô thị cho thấy, nếu chưa kể diện tích sông rạch thì vẫn có tới 129.477 ha, chiếm 61,80% diện tích tự nhiên của Thành phố là nằm trong vùng ngập lũ (mực nước ngập từ 20 - 60 cm trong khoảng 6,5 giờ). Diện tích bị ảnh hưởng phân bố trên tất cả các địa bàn quận huyện, nhưng tập trung chủ yếu tại khu vực phía Nam và Tây Nam Thành phố, tại các huyện Cần Giờ 49.682 ha, Bình Chánh 25.493 ha, Củ Chi 18.600 ha, Hóc Môn 8.527 ha, Nhà Bè 7.056 ha,... với 9/24 đơn vị hành chính quận huyện có tỷ lệ ngập so với diện tích tự nhiên lớn hơn 50% là các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ, Nhà Bè và các quận 9, 6, 2, 12, Gò Vấp. Tổng diện tích khu vực không ngập lũ của Thành phố còn lại là 47.598 ha (chiếm 22,72% diện tích tự nhiên), điển hình tại các quận Phú Nhuận, 1, 10, 3, 11, 4, Tân Bình (có diện tích không ngập lũ chiếm tới trên 70% diện tích tự nhiên của quận), nhưng có diện tích tập trung lớn (>2000 ha) lại là các huyện Củ Chi (23.447 ha), Bình Chánh (3.843 ha), Hóc Môn và các quận Thủ Ðức (2.864 ha), Tân Bình (2.714 ha), quận 12 (2.208 ha), quận 9 (2.133 ha).

Trên cơ sở phân vùng ngập lũ, kết hợp với việc xem xét, đánh giá tổng hợp các yếu tố điều kiện địa hình, địa mạo, quá trình hình thành, cấu trúc địa chất, mực nước ngầm,... cũng như khả năng có thể cải tạo và gia cố nền móng cho thấy tiềm năng đất đai thuận lợi cho xây dựng trên địa bàn Thành phố không nhiều, có diện tích khoảng 44.921 ha (chiếm 21,44% diện tích tự nhiên), phân bố tập trung (>2000 ha) tại các huyện Củ Chi (23.012 ha), Hóc Môn (4.189 ha), Bình Chánh (3.221 ha), quận Tân Bình (3.307 ha), quận 9 (2.246 ha); đồng thời phân bố chiếm trên 70% diện tích tự nhiên trên địa bàn các quận 1, 3, 5, 10, 11, Gò Vấp, Tân Bình và Phú Nhuận.

Tập trung xây dựng các khu đô thị ngoại vi như khu dân cư thị trấn Củ Chi gắn với khu công nghiệp Tây Bắc huyện Củ Chi, khu dân cư Phú Xuân - Mương Chuối gắn với khu công nghiệp Hiệp Phước huyện Nhà Bè. Những năm tiếp theo sẽ xây dựng các khu dân cư đô thị Nhị Xuân và dọc quốc lộ 22, gắn với khu công nghiệp Tân Phú Trung (Củ Chi), khu dân cư đô thị Tân Quy, gắn với khu công nghiệp Tân Quy (Củ Chi); khu dân cư Bình Ðiền (huyện Bình Chánh), gắn với khu thương mại đầu mối trao đổi hàng hóa, nông sản giữa Thành phố với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; khu dân cư đô thị An Hạ (huyện Bình Chánh); đô thị sinh thái Cần Giờ...

2.2. Tiềm năng đất nông - lâm nghiệp

90

Page 91: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Đất nông nghiệp của Thành phố chịu áp lực cao của quá trình đô thị hóa, cũng như ảnh hưởng chất thải công nghiệp và sinh hoạt, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm trong những năm quy hoạch. Quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như: khí hậu, tính chất hóa học và lý học của đất. Ngoài ra còn phụ thuộc vào những điều kiện về chế độ thủy triều, khả năng tưới tiêu, địa hình; hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp (giống, giao thông nông thôn, thủy lợi...), vốn, lao động cũng như các yếu tố thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó việc bố trí hợp lý cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo mùa vụ tác động không nhỏ đến năng cao giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp.

Trong tổng số diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất nhiễm phèn chiếm tỷ lệ cao 38% và phần lớn đất đai có tính màu mỡ, phì nhiêu thấp, kén chọn cây trồng. Đã có nhiều mô hình ứng dụng phương thức sản xuất tiên tiến với giống mới đạt hiệu quả kinh tế cao trên các vùng đất phèn (dứa cayen, nuôi cá sấu), vùng đất mặn (nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh), trồng hoa, cây cảnh...

2.2.1. Tiềm năng đất trồng cây hàng năm

Ðây là loại hình sử dụng đất đa dạng, có thể thích nghi trên diện rộng, tập trung chủ yếu ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và các quận 2, 9 và quận Bình Tân. Tổng diện tích tiềm năng khoảng 48.000 ha, trong đó diện tích đất thích nghi đối với loại hình trồng lúa, màu là 37.500 ha; diện tích đất thích nghi trồng cây hàng năm còn lại khoảng 10.500 ha.

Tuy vậy năng xuất lúa của Thành phố rất thấp so với các tỉnh (bình quân chỉ đạt 3,3 – 3,5 tấn/ha/vụ). Cần thiết nên đầu tư để xây dựng một số vùng chuyên xản xuất lúa giống chất lượng cao, hình thành vùng sản xuất giống của khu vực (theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VII, lần thứ VIII); chuyển đổi cây lúa để trồng các loại cây khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất gấp nhiều lần so với trồng lúa như rau, cây cảnh, nuôi thủy sản...; nhân rộng mô hình sản xuất công nghệ cao đã có

2.2.2. Tiềm năng đất trồng cây lâu nămTổng diện tích tiềm năng thích nghi trên địa bàn Thành phố khoảng

30.800 ha. Trong đó diện tích thích nghi đối với đất trồng cây ăn trái 9.000 ha, tập trung ven sông Sài Gòn (Hóc Môn, Củ Chi, Quận 12, Thủ Ðức), ven sông Ðồng Nai (Quận 9), ven Kênh Thầy Cai - An Hạ (Hóc Môn, Bình Chánh), đất ven biển Long Hòa, Cần Thạnh (Cần Giờ) và phân tán trong khu dân cư nông thôn. Diện tích thích nghi đối với cây công nghiệp lâu năm (cao su) khoảng 3.000 ha phân bố chủ yếu ở huyện Củ Chi.

2.2.3. Tiềm năng đất lâm nghiệpTừ nay đến năm 2010, tiềm năng đất đai để phát triển lâm nghiệp rất lớn

đói với cây rừng vùng trũng thấp, phèn mặn (khu vực huyện Cần Giờ, Nhà Bè), vùng đất phèn (ven kênh Thầy Cai, An Hạ thuộc huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình

91

Page 92: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Chánh), thực vật đặc trưng của vùng Đông Nam bộ (vùng cao huyện Củ Chi, quận 9).

2.2.4. Ðất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

Toàn Thành phố có khoảng 9.500 - 10.000 ha đất có mặt nước đang nuôi thủy sản đạt năng xuất cao. Một số diện tích đất đang trồng lúa có năng suất thấp, thuộc các chân ruộng phèn, mặn, sản xuất kém hiệu quả có thể chuyển đổi và cải tạo thích nghi cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó vùng nước ngọt khoảng 1.000 - 2.000 ha và vùng nước lợ mặn 9.000 - 10.000 ha. Diện tích loại đất này phân bố chủ yếu các huyện Cần Giờ, Nhà Bè (thích nghi thủy sản nước lợ, mặn), huyện Củ Chi, Bình Chánh và các quận huyện khác, chưa kể vùng bãi bồi ven biển (nuôi nghêu, sò), mặt nước các sông rạch lớn (nuôi bè, lồng).

Ðây là tiềm năng to lớn có thể khai thác để nuôi trồng các loại thuỷ hải sản có giá trị kinh tế cao như các loại tôm, cua, nhuyễn thể nước mặn và nước ngọt.

VI. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ CÔNG TÁC LẬP, TRIỂN KHAI VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Xác định vấn đề

Trong thời gian qua, công tác lập, triển khai và quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất chưa được các cấp, các ngành chú trọng. Về công tác quy hoạch sử dụng đất chỉ mới được triển khai thực hiện từ năm 2004, về kế hoạch sử dụng đất thường tiến hành chậm trễ và không có chất lượng dẫn đến tính khả thi không cao khi triển khai thực hiện.

- Khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thu thập và đánh giá đầy đủ các số liệu về thực trạng, về tình hình biến động của thị trường bất động sản, về khả năng tài chính để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

- Kế hoạch sử dụng đất mặc dù đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng hầu như không được sử dụng để làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Khi giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thường chỉ xem xét sự phù hợp về địa điểm so với quy hoạch xây dựng.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa điều hướng phát triển đô thị một cách toàn diện theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố, kế hoạch sử dụng đất chưa phân bổ phù hợp các loại đất trong kỳ kế hoạch dẫn đến các dự án đầu tư tràn lan, phát triển mất cân đối về mặt không gian sử dụng và cả về mục đích sử dụng nên không tạo động lực phát triển, ảnh hưởng đến điều kiện sống và môi trường sống của người dân trong vùng mới đô thị hoá.

- Để thực hiện kế hoạch sử dụng đất, trong thời gian qua Thành phố đã áp dụng các phương thức như:

92

Page 93: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

+ Thu hồi đất của người đang sử dụng, giao đất chỉ định cho các nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư: phương thức này thường chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài, các dự án đầu tư lớn như các khu đô thị mới, các khu nhà ở có quy mô lớn (trên 10ha), các khu công nghiệp tập trung. Việc triển khai thực hiện theo phương thức này sẽ rất thuận lợi trong việc chủ động điều phối sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, do khi giải quyết hồ sơ giao đất chưa xem xét đến năng lực thực hiện dự án của nhà đầu tư nên việc giao đất chỉ định nhà đầu tư cũng sẽ hạn chế trong việc đảm bảo tiến độ thực hiện theo kế hoạch và yêu cầu chất lượng dự án ngày càng phải nâng cao. Bên cạnh đó, khâu bồi thường giải phóng mặt bằng thường gặp khó khăn do giá bồi thường chưa phù hợp với giá thị trường nhất là giá đất nông nghiệp tại khu vực phát triển đô thị thấp hơn giá thị trường nhiều lần nên dẫn đến khiếu kiện của dân, dự án thường triển khai chậm so với kế hoạch.

+ Nhà đầu tư tự thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng, sau đó lập thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất: phương thức này áp dụng phổ biến đối với các dự án sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ. Việc triển khai thực hiện theo cách này thường không có khiếu nại của dân, dự án triển khai nhanh nhưng do số lượng dự án loại này phát triển quá nhiều nên việc đầu tư tràn lan, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phát triển không tập trung, đồng bộ (hạ tầng kỹ thuật không kết nối, hạ tầng xã hội không đạt chuẩn ...), quỹ đất khai thác không hiệu quả, không làm tăng giá trị sử dụng đất.

+ Thành phố chủ động tiến hành bồi thường trước cho người đang sử dụng đất để tạo quỹ đất sẵn có của nhà nước sau đó chuyển giao lại cho các nhà đầu tư theo phương thức đấu giá quyền sử dụng đất: Trong thời gian qua do nguồn tài chính hạn hẹp nên chủ yếu việc tạo quỹ đất cho Thành phố là để phục vụ cho việc đấu giá quyền sử dụng đất nhằm điều tiết địa tô chênh lệch do việc đầu tư các công trình phúc lợi công cộng của nhà nước để bù đắp một phần chi phí Thành phố đã bỏ ra xây dựng các công trình công cộng.

- Việc thực hiện công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trong thời gian qua chưa thực hiện tốt, một phần là do lãnh đạo một số ngành và quận huyện chưa thực sự nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác này nên chưa quan tâm chỉ đạo điều hành và phối hợp để thực hiện tốt công tác.

- Công tác quản lý việc thực hiện theo quy hoạch kế hoạch trong thời gian gần đây đã được tăng cường, Thành phố đã chỉ đạo các cấp, các ngành kiểm tra giám sát thường xuyên nên số vụ vi phạm đã giảm, tuy nhiên mức xử lý vi phạm chưa đủ sức để răn đe nên hiện nay vẫn còn xảy ra trường hợp chuyển mục đích

93

Page 94: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

sử dụng đất không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là tại các khu vực đô thị hóa.

2. Phân tích đánh giá về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Sử dụng phương pháp phân tích theo sơ đồ cây vấn đề - Problem tree để xác định nguyên nhân và hậu quả và từ đó xác định mục tiêu và các giải pháp cụ thể. (Sơ đồ cây vấn đề theo phụ lục đính kèm).

2.1. Các nguyên nhân

2.1.1 Về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Lãnh đạo các cấp các ngành chưa quan tâm và nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

+ Khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thiếu sự phối hợp khoa học và toàn diện giữa các ngành (hợp nhất theo chiều ngang) và quận huyện (hợp nhất theo chiều dọc).

+ Chưa tuyên truyền phổ biến rộng rãi pháp luật đất đai để người dân hiểu và tham gia góp ý kiến về quy hoạch sử dụng đất.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thành phố chưa thật sự đảm bảo khả thi để làm cơ sở cho việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của quận huyện và quy hoạch sử dụng đất các ngành.

+ Quy hoạch một số ngành chưa định hướng hoặc không gắn kết, phù hợp quy họach các quận, huyện.

+ Quy họach sử dụng đất và quy họach xây dựng cũng như quy họach các ngành khác không ổn định. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng chưa rõ ràng.

+ Chưa có định mức sử dụng đất để làm cơ sở cho việc đưa ra phương án quy họach sử dụng đất.

+ Quy họach chưa đánh giá đầy đủ về hiện trạng nên khi triển khai một số khu vực không thể thay đổi mục đích sử dụng đất

- Kế họach sử dụng đất không được sử dụng để làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

+ Khi nghiên cứu lập quy họach kế họach chưa tính đến khả năng về tài chính để thực hiện và sự biến động của thị trường.

+ Chưa có cơ chế, chính sách và các biện pháp tổ chức thực hiện đi kèm với quy hoạch kế hoạch được duyệt nhằm đảm bảo kế họach sử dụng đất khả thi.

2.1.2. Về kết quả triển khai quy họach kế họach sử dụng đất

94

Page 95: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Các dự án đầu tư nhỏ, lẻ tràn lan, không tập trung. Kế họach sử dụng đất chỉ đạt số lượng về diện tích mà không đúng về vị trí, ranh giới đất đầu tư.

+ Nhà nước chưa chủ động điều phối việc sử dụng đất theo kế họach: Cơ chế chưa khuyến khích nhiều nhà đầu tư tham gia các công trình, các dự án lớn và các chương trình trọng điểm của thành phố, chưa chuẩn bị quỹ đất trống để cung ứng đầu tư, chưa có phân kỳ đầu tư để tạo động lực phát triển khu vực.

+ Nhà nước rất khó điều phối việc sử dụng đất theo kế họach sử dụng đất vì quy định của các dự án kinh doanh phải thỏa thụân chuyển nhượng đất với người đang sử dụng đất.

+ Việc triển khai thực hiện kế họach sử dụng đất thường giải quyết theo phương thức hợp thức hóa theo yêu cầu, nhà đầu tư thỏa thuận bồi thường đến đâu thì giải quyết giao đất hoặc cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư đến đó.

- Tiến độ đầu tư xây dựng các dự án chậm.

+ Giá bồi thường chưa sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường nên dẫn đến việc triển khai thực hiện theo kế họach bị chậm, thiệt thòi cho người có đất bị thu hồi.

+ Khi giải quyết giao đất, cho thuê đất không xác định được năng lực của nhà đầu tư. Một số dự án đầu tư thiếu vốn dẫn đến dự án chậm triển khai không thực hiện theo đúng kế họach đề ra.

+ Chưa có chính sách hỗ trợ vốn cho nhà đầu tư.

+ Các dự án nhà ở chủ yếu phân lô bán nền.

- Hệ thống công trình công cộng phát triển không đồng bộ, chưa đi trước một bước (hạ tầng xã hội không đạt chuẩn – hạ tầng kỹ thuật không kết nối ).

+ Chưa đa dạng phương thức huy động vốn đầu tư công trình công cộng.

+ Ngân sách không đủ tiền để đầu tư công trình công cộng.

+ Chưa có biện pháp giữ quỹ đất quy hoạch công trình công cộng.

2.1.3 Về quản lý quy họach kế họach sử dụng đất

- Thiếu sự giám sát của cộng đồng.

+ Chưa có cơ chế công khai, minh bạch.

+ Phương thức công bố quy họach, kế họach chưa rộng rãi đến người dân.

- Lãnh đạo các ngành, các cấp không quan tâm chỉ đạo việc kiểm tra quản lý quy họach kế họach sử dụng đất.

+ Cơ chế phân trách nhiệm kiểm tra không rõ ràng.

95

Page 96: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

+ Buông lỏng quản lý tại cấp cơ sở.

- Thị trường bất động sản không chính quy tuy có giảm nhưng tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép không theo quy họach vẫn còn diễn ra.

+ Chưa có biện pháp kiểm tra giám sát chặt chẽ để phát hiện kịp thời các vi phạm.

+ Các biện pháp xử lý vi phạm chưa hiệu quả, chưa đủ sức ngăn chặn vi phạm.

2.2. Các hậu quả

- Chưa đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thành phố

- Đô thị phát triển tràn lan không theo định hướng quy hoạch

- Khai thác quỹ đất chưa hiệu quả, không làm tăng hiệu quả và giá trị sử dụng đất

- Cuộc sống người dân chưa ổn định, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.

(Về phần mục tiêu và giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được trình bày tại phần IV).

96

Page 97: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Phần IIIĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Các định hướng và mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội

Từ thực tiễn phát triển sinh động của Thành phố trong nhiều năm qua, kinh nghiệm quản lý của các ngành, các cấp đã được nâng lên đáng kể. Thành phố là nơi khởi xướng và thực hiện thành công nhiều cơ chế, chính sách, chương trình mới về kinh tế và xã hội (như các chương trình về xã hội hóa, chỉnh trang đô thị, xóa đói giảm nghèo, chương trình 3 giảm, v.v…). Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định các mục tiêu chủ yếu kinh tế - xã hội như sau:

1.1. Các mục tiêu tổng quát.

- Chủ động hội nhập và tăng tốc phát triển với mục tiêu tổng quát là: Đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa;

- Phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, động viên mọi nguồn lực, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế;

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị-xã hội;

- Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại, từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học-công nghệ của khu vực Đông Nam Á; góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

1.2. Nhiệm vụ chủ yếu 1.2.1. Về kinh tếThành phố phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Mục tiêu tăng

trưởng kinh tế không chỉ chú trọng đến số lượng, mà đặt trọng tâm vào chất lượng của tăng trưởng và phát triển. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với công bằng và tiến bộ xã hội, cải thiện môi trường sống, bố trí lại dân cư theo quy hoạch và xây dựng đô thị văn minh.

Thành phố lấy dịch vụ và công nghiệp giá trị gia tăng cao làm nền tảng phát triển của mình. Xây dựng Thành phố thành nơi thu hút các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đặt trụ sở kinh doanh của mình để tiến hành các hoạt động kinh doanh trên phạm vi cả nước và các nước trong khu vực; tạo điều kiện để từng bước trở thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á.

1.2.2. Về đô thị

Xây dựng Thành phố văn minh, hiện đại, là một Thành phố xanh và sạch. Phát triển Thành phố thành một đô thị mở, nhiều trung tâm và đô thị vệ tinh.

97

Page 98: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Giới hạn quy mô dân số Thành phố ở mức vừa phải (ổn định ở mức 10 triệu dân vào năm 2020, không kể khách vãng lai).

1.2.3. Về khoa học - công nghệ

Phát huy vị trí vai trò của một trung tâm khoa học - công nghệ lớn của cả nước; tập trung chủ yếu vào nghiên cứu ứng dụng, thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ; khi tiềm lực khoa học Thành phố đủ lớn, sẽ đi vào nghiên cứu chọn lọc một số lĩnh vực khoa học cơ bản.

1.2.4. Về giáo dục - đào tạo, y tế

Thành phố sẽ là một trung tâm lớn về giáo dục - đào tạo và y tế của cả nước, trực tiếp phục vụ cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nâng chất lượng giáo dục của Thành phố lên bằng với các nước trong khu vực. Thành phố là nơi tập trung thu hút đầu tư các cơ sở đào tạo có uy tín của nước ngoài ở Việt Nam.

1.2.5.Về xã hội

Thành phố sẽ thực hiện sớm hơn so với cả nước các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc; tập trung vào giải quyết các vấn đề xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục bậc trung học, bình đẳng giới và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

1.2.6. Về văn hóa

Xây dựng Thành phố thành một trung tâm văn hóa lớn của cả nước, phát triển các lĩnh vực văn hóa đỉnh cao. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Phát triển mạnh các ngành văn hóa giải trí.

1.2.7. Về an ninh - chính trị và trật tự - an toàn xã hội

Phải luôn luôn giữ vững ổn định an ninh - chính trị, trật tự - an toàn xã hội và phải được xem như là tiền đề quyết định của sự phát triển.

1.3. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế

1.3.1.Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Thông qua các chính sách, giải pháp và các công cụ quản lý Nhà nước khác nhằm định hướng và dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tếtập trung đầu tư phát triển nhanh các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được xác định là thế mạnh của Thành phố, có tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân cao hơn ít nhất là 1,2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của mỗi khu vực kinh tế.

- Đảm bảo có sự biến đổi căn bản chất lượng tăng trưởng của từng khu

98

Page 99: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

vực kinh tế, thể hiện qua sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế; tăng tỷ trọng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học – kỹ thuật cao trong cơ cấu GDP; tạo tiền đề cần thiết để tăng trưởng bền vững trong các giai đoạn tiếp theo.

Dưới đây là các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ chủ yếu Thành phố tập trung chuyển dịch cơ cấu :

1.3.2. Các ngành dịch vụ.

Chín lĩnh vực phù hợp với vị trí, vai trò và tiềm năng của Thành phố, gồm:

a. Tài chính, tiền tệ, ngân hàng, bảo hiểm

Tập trung phát triển sản phẩm tài chính, định chế tài chính và thị trường tài chính.

b. Thương mại, nhất là thương mại quốc tế

Thành phố là đầu mối về xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất nước, nơi đặt trụ sở giao dịch của các công ty lớn trong nước và quốc tế. Xây dựng các trung tâm hội chợ, triển lãm tầm cỡ khu vực và trung tâm thương mại quốc tế, hình thành sở giao dịch hàng hóa. Phát triển Thành phố thành một trung tâm mua sắm của khu vực.

c. Dịch vụ vận tải và kho vận quốc tế

Xây dựng hệ thống kho, bãi hiện đại, đáp ứng nhu cầu là trung tâm về vận tải đường bộ, đường thủy, đường sông. Di dời hệ thống cảng biển ra khỏi nội thành. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cảng mới, đường bộ, đường sắt. Khai thác tối đa sân bay Tân Sơn Nhất, chuẩn bị nối kết hạ tầng với sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai.

d. Dịch vụ viễn thông và giá trị gia tăng

Ngành này sẽ gắn với sự phát triển của công nghệ tin học và phần mềm. Phát triển dịch vụ gia công, xử lý, quản lý dữ liệu từ xa cho các khách hàng trong nước và quốc tế; hội nhập giữa dịch vụ viễn thông - tin học - truyền thông; phát triển dịch vụ đa chức năng.

e. Dịch vụ bất động sản

Phát triển mạnh dịch vụ cho thuê nhà ở, cao ốc văn phòng cho thuê, dịch vụ giao dịch nhà, đất. Xây dựng phát triển đô thị mới; thực hiện các chính sách đất đai, xây dựng để tăng khối lượng cung về nhà ở và các giải pháp về tài chánh để kích thích khối cầu.

f. Dịch vụ tư vấn, khoa học, công nghệ, nghiên cứu và triển khai

Thành phố tạo mọi điều kiện để thúc đẩy các dịch vụ khoa học, công nghệ và tư vấn để tạo bước phát triển đột phá trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập quốc tế ở các lĩnh vực như: chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, năng suất và

99

Page 100: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

chất lượng sản phẩm, kiểm toán, chiến lược kinh doanh, luật pháp,... Hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng vào sản xuất. Chú trọng phát triển lĩnh vực thiết kế, tạo mẫu và lĩnh vực quảng cáo; phát triển thị trường công nghệ.

g. Du lịch quốc tế

Thành phố là trung tâm tiếp nhận khách du lịch quốc tế và tổ chức các chương trình du lịch đến các địa phương. Liên kết với các tỉnh xây dựng và phát triển các khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tập trung vào 5 nhiệm vụ sau: đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống khách sạn đạt chuẩn quốc tế, xây dựng sản phẩm du lịch có lợi thế cạnh tranh, tăng cường công tác quảng bá xúc tiến vào các thị trường trọng điểm, gắn với mở rộng hợp tác liên kết và kêu gọi đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch của Thành phố.

h. Y tế

Tập trung nâng cao chất lượng của dịch vụ y tế. Xây dựng một số trung tâm y tế có chất lượng ngang bằng so với các nước trong khu vực nhưng với chi phí phục vụ rẻ hơn. Nghiên cứu xây dựng một số trung tâm y tế - sinh thái, kết hợp khám chữa bệnh và nghỉ dưỡng. Tiếp tục xã hội hóa lĩnh vực y tế; nghiên cứu áp dụng mô hình bệnh viện cổ phần.

i. Giáo dục - đào tạo

Thành phố tiếp tục là trung tâm giáo dục - đào tạo hàng đầu của phía Nam, đặt quyết tâm cao về đào tạo ở hai lĩnh vực là: kỹ thuật và quản lý. Tập trung đào tạo nghề, các ngành khoa học kỹ thuật theo nhu cầu đòi hỏi của thị trường để đáp ứng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đào tạo về quản lý kinh tế để thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sang các ngành dịch vụ. Tiếp tục xã hội hóa giáo dục - đào tạo hơn nữa. Khuyến khích các trường, cơ sở giáo dục quốc tế thành lập chi nhánh tại Thành phố.

Hình thành Thành phố khoa học Đông bắc Thành phố Hồ Chí Minh gắn kết không gian phát triển của Đại học quốc gia và Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

1.3.3. Các ngành công nghiệpCông nghiệp trên địa bàn phải chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh

các ngành công nghiệp công nghệ kỹ thuật cao, giá trị sản phẩm lớn, có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao như các ngành cơ khí chế tạo máy, công nghệ điện tử tin học, phần mềm, hóa chất, vật liệu mới. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp đang là thế mạnh, có khả năng cạnh tranh, có thị trường trong nước và xuất khẩu của thành phố; nâng cao năng lực quản lý, ưu tiên phát triển các ngành áp dụng công nghệ cao để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

100

Page 101: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Chú trọng giải quyết mục tiêu tăng trưởng bền vững song song với bảo vệ môi trường, và môi trường bị tác động tiêu cực do việc sử sụng nhiều năng lượng và tạo ra các chất thải độc hại.

Quy hoạch lại, sắp xếp, điều chỉnh các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa. Phân bổ hợp lý công nghiệp trong một không gian kinh tế thống nhất với toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên cơ sở lợi thế vị trí, lợi thế của từng địa phương, bảo vệ môi trường, giữ vững quốc phòng - an ninh. Không lập mới các khu công nghiệp đa ngành mà chỉ tiến hành mở rộng một số khu công nghiệp hiện có.

Các ngành công nghiệp trọng yếu sẽ được ưu tiên phát triển trên địa bàn là:a. Cơ khí Tập trung ưu tiên cao các ngành sản xuất và nội địa hóa lắp ráp ô tô; sản

xuất các phương tiện vận tải thủy và các nhà máy vệ tinh; máy móc phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến; sản xuất máy công cụ thế hệ mới để trang bị cho nền kinh tế quốc dân; sản xuất trang thiết bị điện.

b. Điện tử - công nghệ thông tin Tập trung ưu tiên sản xuất linh kiện, phụ tùng, các sản phẩm điện tử công

nghiệp, điện tử viễn thông, máy tính thương hiệu Việt, các phầm mềm xuất khẩu, các dịch vụ điện tử - tin học, dịch vụ trực tuyến và đa truyền thông, nghiên cứu và phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

c. Hóa chất

Tập trung ưu tiên sản xuất các sản phẩm hóa dược, thảo dược và thuốc y tế, các sản phẩm hóa chất công nghiệp nhựa, cao su kỹ thuật cao cấp gắn với các ngành hóa dầu; hóa chất công nghiệp và nông nghiệp.

d. Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống

Tập trung đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thực hiện tốt chương trình di dời và phát triển ra vùng quy hoạch ở ngoại thành.

Ngoài các ngành nêu trên, đối với một số ngành công nghiệp như: dệt may - da giầy, sản xuất đồ gỗ, thủ công – mỹ nghệ sẽ xây dựng trung tâm xuất nhập khẩu và cung cấp nguyên phụ liệu cũng như các dịch vụ phát triển ngành ở khu vực phía Nam. Tăng cường đầu tư chiều sâu để sản xuất các sản phẩm dệt may - da giầy cao cấp có hàm lượng sáng tạo và giá trị tăng cao. Phát triển công nghệ thiết kế, tạo mẫu mốt và thương hiệu cho các sản phẩm của thành phố. Di dời phần lớn cơ sở sản xuất ra vùng quy hoạch ở ngoại thành để giải tỏa sức ép về lao động và môi trường.

1.4.4. Ngành nông nghiệp

101

Page 102: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Xây dựng nền nông nghiệp gắn liền với đặc trưng của một đô thị lớn. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phát triển mạnh các loại cây con và nông sản chủ lực theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất tập trung.

Sản xuất giống cây, giống con chất lượng cao, thực hiện có kết quả các pháp lệnh về công tác giống cây trồng, vật nuôi.

Phát triển theo chiều sâu các mô hình sản xuất kết hợp với kinh doanh, dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nội thành và du khách; Các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả như kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác...

Tăng năng suất lao động và thu nhập lao động nông nghiệp và nông thôn ngoại thành; nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên mỗi đơn vị diện tích.

2. Mục tiêu Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch 2006 - 2010

- Quy hoạch hợp nhất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ để điều hướng việc phát triển theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố

- Sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm và gắn kết với bảo vệ môi trường cải thiện điều kiện sống của người dân.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mang tính khả thi cao phù hợp với tiến trình đô thị hóa và và đi đôi với chiến lược phát triển thị trường bất động sản.

3. Quan điểm và các nguyên tắc khai thác sử dụng đất đai. Để đảm bảo thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra, quan

điểm tổng thể trong khai thác sử dụng quỹ đất của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010 và xa hơn là:

- Phối hợp, liên kết với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để thực hiện nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố và thúc đẩy vai trò trung tâm của Thành phố trong phát triển toàn Vùng;

- Đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của Thành phố theo hướng: thúc đẩy sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ ngang bằng với tốc độ của khu vực công nghiệp - xây dựng; giữ tỷ trọng của khu vực dịch vụ cao nhất trong cơ cấu GDP; tạo điều kiện để khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn khu vực công nghiệp - xây dựng trong giai đoạn sau 2010. Trong nội bộ ngành cần có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ hiện đại, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp thâm dụng kỹ thuật cao, chất xám và giá trị gia tăng cao;

- Trong việc bố trí các công trình phải chú ý đến việc cải thiện môi trường sống và tổ chức tốt môi trường sinh thái đô thị. Các khu công nghiệp tập trung được bố trí tại các vùng ven và ngoại thành, với công nghệ xử lý hiện đại nhằm bảo vệ môi trường giảm thiểu ô nhiễm.

102

Page 103: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Hệ thống các nguyên tắc khai thác sử dụng đất đai của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010 cụ thể hóa một số vấn đề nhằm đáp ứng kịp thời đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian trước mắt:

3.1. Khai thác khoa học, hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả quỹ đất đai

Quỹ đất đai của Thành phố có hạn, nhất là quỹ đất có khả năng thích nghi đối với từng mục đích sử dụng, nên việc khai thác quỹ đất tự nhiên và sử dụng đất tiết kiệm trên cơ sở đúng mục đích, đủ nhu cầu, có hiệu quả và bền vững mang ý nghĩa thiết thực quan trọng trong quá trình sử dụng đất.

Là một đô thị có mật độ dân số cao, áp lực đối với đất đai của Thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn, nhiều chỉ tiêu sử dụng đất còn thấp so với quy chuẩn định mức và nhu cầu thực tế. Điều kiện về diện tích tuy đã chật nhưng việc sử dụng đất trong thực tế chưa theo quy hoạch còn mang tính tự phát, đặc biệt là đất ở của người dân.

Với diện tích có hạn mà dân số và nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng cao, việc mở rộng, phát triển quy mô diện tích, tăng thêm sức tải cho Thành phố là bức xúc và cần thiết, nhưng không phải có thể tăng vô hạn. Để tạo điều kiện cải thiện đời sống sinh hoạt ăn ở và làm việc của người dân, việc giải tỏa các khu nhà lụp xụp, tận dụng triệt để và phát triển chiều cao không gian, hạn chế mở rộng thêm diện tích, góp phần tiết kiệm sử dụng đất là cách duy nhất để giải quyết và thực hiện vấn đề này.

Với đất khu dân cư và đất ở vùng nông thôn các huyện ngoại thành, vấn đề quan trọng là bố trí thật hợp lý, kết hợp hài hoà phong tục tập quán định cư, thuận tiện cho sản xuất nhưng phải đạt được mục đích tạo điều kiện đầu tư tập trung và phát huy hiệu quả, thuận lợi cho các vấn đề xã hội. Một mặt cần sớm xác định và ổn định địa bàn dân cư, mặt khác phải đẩy mạnh phát triển các khu dân cư tập trung mang tính chất là trung tâm khu vực để có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các công trình văn hoá phúc lợi, thúc đẩy các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụvà du lịch. Xây dựng các nhà chung cư cao tầng ra các vùng phát triển mở rộng để giảm tải cho khu vực trung tâm, kết hợp đồng bộ với việc hình thành và phát triển các trung tâm hành chính mới.

Đối với đất sản xuất nông nghiệp, quan trọng nhất là hoàn thiện hệ thống công trình thuỷ lợi, đảm bảo được yêu cầu tưới tiêu chủ động, góp phần thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Như vậy việc sử dụng tiết kiệm và hợp lý quỹ đất đai của Thành phố rất có ý nghĩa vừa để tăng diện tích sử dụng, hệ số sử dụng và làm đẹp cảnh quan cho Thành phố.

3.2. Chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử

103

Page 104: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

dụng đất

Trong những năm qua, nền kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước tiến nhất định. Vấn đề này liên quan trực tiếp đến việc chuyển đổi giữa các mục đích sử dụng đất nói riêng, cũng như ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng đất của Thành phố nói chung.

Để trở thành một đô thị hiện đại, Thành phố Hồ Chí Minh cần tiến hành cải tạo, mở rộng và xây dựng nhiều công trình mới trên lĩnh vực nhà ở, giao thông, các công trình công cộng, khu công nghiệp, khu du lịch, vui chơi, giải trí,... Việc chuyển đổi đất đai giữa các mục đích sử dụng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao là tất yếu và giành đất cho những nhu cầu này không thể không đáp ứng. Trong những năm sắp tới Thành phố sẽ tiếp tục chuyển đổi mục đích sử dụng của một số loại đất, kể cả đất nông nghiệp để đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Song trên từng địa bàn cụ thể khi có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng từ nông nghiệp sang các mục đích khác cần phải cân nhắc thận trọng. Đối với những vùng đất mà việc sử dụng không còn phù hợp cần phải được điều chỉnh như giảm diện tích canh tác cho năng suất thấp, chuyển thành cây lâu năm hoặc nuôi trồng thủy sản. Đất vườn tạp ở khu vực ngoại thành cần được sử dụng hiệu quả cao hơn, thâm canh thành các vườn quả và dãn dân làm đất ở để hạn chế lấy vào các loại đất khác.

Phân bố sắp xếp và tổ chức lại các khu dân cư. Xây dựng các khu ở mới và di dời một bộ phận khá lớn dân cư ở các quận quá tập trung trong khu vực nội thành ra bên ngoài. Mở rộng diện tích đô thị hóa ra vùng ven trên cơ sở có chuẩn bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng, được kiểm soát chặt chẽ theo quy hoạch về tổ chức lãnh thổ hợp lý. Bên cạnh đó, tập trung chỉnh trang khu trung tâm theo yêu cầu một Thành phố hiện đại, có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện cùng các hoạt động kinh tế - xã hội và dịch vụ đô thị văn minh.

Trong quá trình sử dụng đất luôn nảy sinh những bất hợp lý do chưa có quy hoạch, đây là một trong những nguyên nhân chính gây kìm hãm đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, việc điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất đai khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là hết sức cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi đưa nền kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển.

3.3. Bảo vệ và duy trì một quỹ đất nông - lâm nghiệp cần thiết

Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng Đông Nam Bộ và cận kề Tây Nguyên, vùng trồng cây công nghiệp lớn nhất cả nước, tiếp giáp với khu vực đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa, trái cây và nhiều loại nông sản khác nên có thể “yên tâm” về vấn đề cung cấp đủ lương thực, thực phẩm. Đất nông nghiệp của Thành phố những năm qua trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang có xu hướng giảm dần diện tích. Hàng năm để đáp ứng cho yêu cầu xây dựng và phát triển đô thị, phải chuyển một số diện tích đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác. Tuy nhiên trên địa bàn Thành phố vẫn còn một bộ

104

Page 105: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

phận đáng kể dân cư, chủ yếu ở khu vực ngoại thành, sinh sống và thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, trong khi quỹ đất sản xuất nông nghiệp của Thành phố lại không nhiều và ngày càng giảm. Vì vậy cần thiết phải tiếp tục duy trì và ổn định một quỹ đất nông nghiệp nhằm đảm bảo mục tiêu cung cấp một phần thực phẩm sạch, tươi sống và những sản phẩm nông nghiệp phục vụ đô thị cho Thành phố cũng như giải quyết việc làm cho người lao động.

Việc chuyển mục đích sử dụng đối với đất nông nghiệp cho các nhu cầu phát triển đô thị, hạ tầng cơ sở, khu dân cư, công trình công cộng, khu cụm công nghiệp... là một thực tế trong quá trình phát triển đô thị của Thành phố. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi này phải có các giải pháp để ổn định sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở xem xét điều kiện đất đai, hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường và lợi ích lâu dài, trong một số trường hợp đặc biệt, đối với những công trình mang tính chất bắt buộc mới cần thiết phải chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp... Việc chuyển đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp nên chọn những vùng đất có năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao; hạn chế tối đa quy hoạch, giao cấp các loại đất nông nghiệp có giá trị đã được quy hoạch đầu tư phát triển các loại cây con, nông sản chủ lực.

Thực hiện những biện pháp cụ thể, đồng bộ để sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp, tạo điều kiện ổn định về tâm lý cho người sản xuất nông nghiệp thông qua việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hỗ trợ đầu tư ban đầu khoa học công nghệ, giống mới, hỗ trợ xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó cần có những biện pháp để cải tạo, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, đầu tư chiều sâu thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất ở những địa bàn trọng điểm sản xuất, từng bước nâng cao hệ số sử dụng đất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khai thác bền vững đất đai, chú trọng xây dựng các vùng sản xuất cây, con chủ lực (rau an toàn, hoa cảnh, dứa cayen, vùng nuôi bò sữa, nuôi tôm, cá sấu, cá cảnh...) tập trung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá chất lượng cao nhằm tăng hiệu quả kinh tế và lợi ích của người lao động. Đối với những khu vực đất nông nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chuyển mục đích sử dụng nhưng chưa có dự án đầu tư chính thức, phải tiếp tục sử dụng và chuyển đổi sang cây ngắn ngày (trồng cỏ, rau...), tránh tình trạng bỏ hoang hoá, lãng phí đất đai.

Là đô thị lớn, đông dân, tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và các công trình công cộng lớn, diện tích cây xanh và rừng phòng hộ trên địa bàn Thành phố có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, cải thiện môi sinh và tạo cảnh quan, cân bằng sinh thái... Do đó ngoài việc duy trì bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng, diện tích cây xanh hiện có, sẽ tiếp tục đầu tư, đẩy mạnh công tác bảo vệ chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh làm giàu và trồng rừng mới các ly các khu dân cư tập trung, khu công nghiệp và các vùng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả (Nhà Bè). Hình thành các khu rừng phòng hộ

105

Page 106: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

kết hợp du lịch sinh thái, lâm công viên văn hóa lịch sử và khai thác tổng hợp mà hướng chủ đạo là chức năng phòng hộ môi trường. Hình thành những vành đai cây xanh đủ lớn bao quanh thành phố, kết hợp với các mảng cây xanh đô thị được phân bố đều khắp trong các khu dân cư, khu vui chơi giải trí, khu công nghiệp, công viên, hồ nước, tuyến giao thông và ven các sông rạch lớn của Thành phố.

3.4. Dành một quỹ đất xây dựng hợp lý cho sự phát triển

Trong những năm gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, với những thành tựu đáng khích lệ trong mọi mặt phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh kéo theo sự gia tăng dân số và các nhu cầu của đời sống và sản xuất gây sức ép mạnh mẽ lên hệ thống kết cấu hạ tầng của Thành phố. Yêu cầu cần phải dành một diện tích đất xây dựng thỏa đáng và hợp lý cho bố trí và phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng và phúc lợi xã hội,đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt đời sống nhân dân. Giải quyết các vấn đề này triệt để trong tương lai là một bài toán khó và phức tạp đòi hỏi phải có một chiến lược đúng đắn và tầm nhìn dài hạn. Việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông đô thị cần tiến hành đồng bộ trước khi mở rộng Thành phố, thị trấn, hình thành khu công nghiệp và khu dân cư.

Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị của Thành phố trong tương lai được phát triển dựa trên quan điểm cải tạo, nâng cấp, tận dụng cơ sở đã có; mở rộng và xây dựng mới, phát triển từng bước theo hướng hiện đại, ngang tầm trình độ về công nghệ và tổ chức quản lý của các đô thị tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, với tầm nhìn lâu dài, đặc biệt gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Tập trung đầu tư phát triển giao thông công cộng, nâng cấp sân bay, bến cảng,... phát triển các cơ sở dịch vụ vận tải biển. Phối hợp với các tỉnh lân cận, với Bộ Giao thông vận tải nâng cấp các quốc lộ trên địa bàn Thành phố và mở các trục đường giao thông mới nối liền Thành phố với các vùng đô thị phát triển, các khu công nghiệp tập trung đang và sẽ hình thành. Nâng cấp và bổ sung hệ thống giao thông đối ngoại của Thành phố cả về tuyến, công trình đầu mối và phương tiện vận tải thủy bộ, đảm bảo giao thông thuận lợi giữa Thành phố và khu vực phía Nam, với cả nước và giao lưu quốc tế.

Nghiên cứu, tổ chức thực hiện quy hoạch và kiến trúc đô thị nhằm mục tiêu đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị hiện đại, mang bản sắc dân tộc; gìn giữ và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc tiêu biểu, các cảnh quan thiên nhiên.

Song song với việc cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp, hiện đại hóa khu vực nội thành cũ và đầu tư phát triển nhanh cơ sở hạ tầng khu vực nội thành phát triển là việc quy hoạch cải tạo, đô thị hóa vùng nông thôn, kết hợp với việc hình

106

Page 107: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

thành các đô thị ngoại vi, các huyện lỵ mở rộng, huyện lỵ mới và các khu dân cư đô thị gắn với các khu công nghiệp tập trung nhằm tiếp nhận một bộ phận dân cư các quận nội thành chuyển ra, hạn chế mật độ dân cư tập trung quá mức ở các khu vực trung tâm; gia tăng mật độ cây xanh, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh thái, tiến tới xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại. Trước mắt là việc quy hoạch sử dụng đất cho cải tạo, nâng cấp và xây mới hệ thống cơ sở hạ tầng như cầu, đường, mạng lưới cấp điện, nước, thoát nước,... giai đoạn tiếp theo là chuẩn bị đất đai xây dựng mới các công trình sản xuất và dân dụng trên cơ sở phân bố hợp lý và khai thác có hiệu quả nhất.

3.5. Quy hoạch sử dụng đất phục vụ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chỉ tiêu kinh tế đề ra là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố giai đoạn 2006 - 2010 là 12%; cơ cấu kinh tế đến năm 2010 là dịch vụ 50,6%, công nghiệp - xây dựng 48,5% và nông nghiệp 0,9%. Do đó quan điểm sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 là phải bố trí đầy đủ phù hợp quỹ đất cho các ngành.

- Giành quỹ đất hợp lý và đầu tư thoả đáng cho việc xây dựng và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại.

- Tạo điều kiện bố trí đủ diện tích cần thiết và vị trí thích hợp để hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung, các khu chế xuất, khu công nghệ cao. Phát triển chiều cao, tăng hệ số sử dụng đất nhằm tránh sự phân tán, lãng phí trong sử dụng đất và sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng; đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường.

- Bố trí đất đai cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhất là những ngành công nghiệp có khả năng khai thác các tiềm năng sẵn có như: công nghiệp cơ khí chế tạo máy, công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin và công nghiệp hóa chất.

- Về đất ở: Sử dụng đất phải đáp ứng được nhu cầu đất ở của nhân dân, đảm bảo quỹ nhà ở, đất ở, không gian ở, chất lượng môi trường sống. Đất ở cần được bố trí tập trung dựa trên cơ sở khu dân cư cũ cải tạo, chỉnh trang lại cho phù hợp hoặc hình thành khu mới với quy mô đủ lớn để tiết kiệm đất xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

3.6. Quy hoạch sử dụng đất phục vụ quá trình phân bố lại lực lượng sản xuất và tái bố trí dân cư

Quy hoạch sử dụng đất đảm bảo bố trí đất cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Quan điểm sử dụng đất đối với Tp Hồ Chí Minh là phải đảm bảo được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm ưu thế. Việc phân bố lực lượng sản xuất theo hướng thay đổi cơ cấu lao động, giảm lực lượng lao động phổ thông, lao động nông nghiệp, tăng lực lượng lao động phi nông nghiệp và lao động cótrình độ chuyên môn nghiệp

107

Page 108: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

vụ được đào tạo.

Dân cư được bố trí hợp lý để phát triển sản xuất cũng như sử dụng các công trình phúc lợi sao cho có hiệu quả nhất.Sản xuất phi nông nghiệp phát triển đòi hỏi có một lực lượng lao động phi nông nghiệp, kéo theo sự tăng dân số cơ học và nhu cầu về nhà ở, đất ở xuất hiện. Chính vì vậy quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo được bố trí sắp xếp dân cư thông qua việc quy hoạch các điểm dân cư tập trung. Từ đó cần phải dành một quỹ đất hợp lý để phát triển các khu dân cư.

3.7. Làm giàu và bảo vệ môi trường đất đai để sử dụng ổn định lâu dài, phát triển bền vững

Quá trình khai thác sử dụng đất của Thành phố cần được kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng và cải tạo nhằm không ngừng nâng cao sức sản xuất và tính kinh tế của đất.

Đối với đất nông nghiệp chính là nâng cao độ phì, thau chua rửa mặn, tránh sự thoái hoá sản xuất nông sản sạch,an toàn cho người tiêu dùng, tăng giá trị và hiệu quả cho người sản xuất;

Đối với đất xây dựng đô thị là việc gia cố, san lấp, tôn nền, cống sụt lún, đảm bảo thoát nước tốt, phòng chống ngập. Bên cạnh đó việc khai thác sử dụng đất đai phải được kết hợp gắn liền với công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ các di tích, danh lam, thắng cảnh và diện tích thảm xanh hiện có, tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Các chất thải trong sản xuất công nghiệp, trong sinh hoạt tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu dân cư... nước thải, chất thải rắn, chất thải độc hại, khói bụi, tiếng ồn và vệ sinh thực phẩm là những vấn đề cụ thể cần có biện pháp thích hợp để xử lý kịp thời, tránh huỷ hoại đất đai, gây ô nhiễm môi trường nguồn nước, không khí...Đối với nguồn nước thải, trước hết là tích cực phòng ngừa tại đầu nguồn, sau đó là sử dụng các biện pháp xử lý chất thải cuối đường ống, cuối cùng là xử lý tập trung trong tổng thể chung của Thành phố. Đối với chất thải rắn cần bố trí dành đất để xây dựng các bãi chôn lấp và xử lý rác thải ở các khu vực xa dân cư, nguồn nước. Tăng cường phương tiện kỹ thuật để xử lý và chế biến rác thải. Chất thải nguy hại cần quy hoạch riêng đưa vào các khu vực cách ly, ngoài phạm vi ảnh hưởng đến khu dân cư. Hoạch định mục tiêu, đề ra giải pháp, quy chế để hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp hiện có và quản lý giám sát ngay từ đầu các khu công nghiệp mới. Đối với các cơ sở công nghiệp ổn định tại khu vực nội thành cần hạn chế mở rộng diện tích, chủ yếu là cải tạo và đổi mới thiết bị công nghệ. Những cơ sở sản xuất độc hại, gây ô nhiễm cao có thể giải thể, sát nhập hoặc di chuyển ra các khu vực quy hoạch tập trung tại khu vực ngoại thành Thành phố.

Trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ,

108

Page 109: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

phân bón hóa học cần có sự kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ các khuyến cáo khi dùng. Nguồn phân hữu cơ từ hoạt động chăn nuôi được sử dụng trong mô hình VAC, hầm Biogas, không xả thải trực tiếp xuống sông rạch. Đối với việc an táng, cần khuyến khích hình thức hỏa táng, điện táng, hạn chế địa táng và xây cất nghĩa địa, nhà mồ riêng lẻ, quy tập vào các nghĩa trang, nghĩa địa hiện có tại những vị trí thích hợp, không chôn cất rải rác trên đất vườn hay ruộng của gia đình.

Đảm bảo khoảng không gian xanh của Thành phố với tỷ lệ che phủ 33 - 35%, khuôn viên dân cư và công sở 15 - 20%, khu công nghiệp 20 - 25%. Việc quy hoạch thảm xanh phải quán triệt yêu cầu cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái - cảnh quan đô thị, phát triển theo hướng bền vững, quan tâm trồng cây phân tán ở khu vực ngoại thành, ven các lộ giới và dọc sông ngòi, kênh mương. Đặc biệt với các quận nội thành, cần bố trí các loại hình thảm xanh vành đai đủ lớn kết hợp phòng hộ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm do các khu, cụm công nghiệp gây ra.

3.8. Đảm bảo quốc phòng an ninh

Việc khai thác sử dụng đất đai theo quy hoạch, kế hoạch để phát triển kinh tế - xã hội cần phải gắn với vấn đề quốc phòng an ninh, quán triệt phương châm kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế.

Kết hợp xây dựng kinh tế, xã hội với an ninh quốc phòng ở một đô thị lớn hiện đại với tầm nhìn xa về phát triển là vấn đề hết sức phức tạp và tốn kém, nhất là để đối phó với những tình huống xấu nhất: có chiến tranh, biến loạn và thiên tai lớn,... Để bảo vệ có hiệu quả Thành phố và cả đất nước, ngay từ bây giờ phải có quy hoạch tổng thể mặt bằng dài hạn, chia ra từng bước, từng công trình để triển khai thực hiện tùy theo diễn biến tình hình cụ thể và khả năng kinh tế cho phép. Quy hoạch và sắp xếp lại các khu quân sự theo yêu cầu xây dựng an ninh quốc phòng, đề phòng trường hợp cấp đất manh mún hoặc bị lấn chiếm tự phát sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về sau. Trong bối cảnh các áp lực đối với đất xây dựng của Thành phố ngày càng gia tăng, công trình quốc phòng nào nhất thiết phải có mà chưa có khả năng thực thi thì nên có quy hoạch định vị, dành quỹ đất dự trữ để khi có điều kiện và yêu cầu cấp thiết sẽ thực hiện. Đồng thời cũng sớm đề ra sơ đồ thế trận phòng thủ chiến lược, chiến thuật cụ thể đến từng quận huyện, các cụm dân cư lớn, tạo nên các khu vực phòng thủ, hình thành thế trận liên hoàn trên địa bàn Thành phố.

4. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020

4.1. Đất phi nông nghiệp

4.1.1.. Đất khu dân cư nông thôn và đất ở nông thôn

Dự kiến đến năm 2020 sẽ có khoảng 500.000 người sống trong các khu dân cư nông thôn trên địa bàn 5 huyện ngoại thành Thành phố. Định hướng diện tích đất ở nông thôn đến năm 2020 sẽ có từ 2.500 - 3.000 ha.

4.1.2. Đất đô thị và đất ở đô thị

109

Page 110: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Theo quy hoạch chung đến năm 2020 dân số Thành phố Hồ Chí Minh là 10 triệu người (không kể vãng lai, tạm trú), trong đó khu vực nội thành khoảng trên 6 triệu người.

Hoàn thành việc xây dựng Khu đô thị Nam Thành phố với quy mô diện tích vào khoảng 3.000 ha (trên địa bàn các quận, huyện: quận 7, quận 8 và huyện Bình Chánh) và Khu đô thị mới Thủ Thiêm, với quy mô diện tích 737 ha, trong đó khu đô thị phát triển mới 657 ha, khu đô thị chỉnh trang 80 ha. Đây là các khu đô thị mới hiện đại của Thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ bản hoàn thành phát triển các khu đô thị Tây Bắc Thành phố với quy mô 6.000 ha, khu đô thị cảng Hiệp Phước 2.000 ha, Dự án lấn biển tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ với quy mô dự kiến khoảng 2.000 ha.

Đến năm 2020 cùng với việc đô thị hóa các khu dân cư nông thôn, quỹ đất đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh khoảng trên 90.000 ha (không tính diện tích đất mặt nước chuyên dùng khoảng 35.000 ha), trong đó, đất ở đô thị khoảng 28.000 ha - 31.000 ha).

4.1.3. Định hướng sử dụng đất chuyên dùng Trên cơ sở thực trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng

sử dụng đất và tiềm năng đất đai của Thành phố Hồ Chí Minh, định hướng sử dụng đất chuyên dùng của Thành phố như sau:

Đất chuyên dùng đến năm 2020 vào khoảng 63.000 - 64.000 ha, gồm:- Đất trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp: 900 - 1000 ha;- Đất quốc phòng an ninh: 2.400 - 2.500 ha;- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 19.000 - 20.000 ha, trong đó:+ Đất khu - cụm công nghiệp: 8.500 - 9.000 ha.+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 8.000 - 8.500 ha (bao gồm đất

dành cho kho tàng bến bãi, đất cho phát triển siêu thị, trung tâm thương mại...).+ Đất cho hoạt động khoáng sản: 50 - 100 ha.+ Đất cho sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: 172,7 ha.- Đất có mục đích công cộng: 40.000 - 41.000 ha, trong đó:+ Đất giao thông: 16.000 - 17.000 ha.+ Đất thuỷ lợi: 3.500 - 4.000 ha (bao gồm cả hệ thống

kênh thoát nước đô thị và hệ thống đê ngăn lũ).+ Đất cơ sở văn hoá: 4.500 - 5.000 ha.+ Đất cơ sở y tế: 800 – 1.000 ha.+ Đất cơ sở giáo dục và đào tạo: 2.100 - 2.500 ha.+ Đất cơ sở thể dục thể thao: 2.500 - 3.000 ha.

110

Page 111: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

+ Đất bãi thải, xử lý chất thải: 1.400 - 1.500 ha.- Đất tôn giáo tín ngưỡng: 400 ha;- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 1.250 - 1.300 ha;- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 34.500 - 35.000 ha;- Đất phi nông nghiệp khác: 400 - 500 ha.4.2. Đất nông nghiệpĐịnh hướng đến năm 2020, đất nông nghiệp khoảng 70.000 - 75.000 ha,

được sử dụng như sau:- Đất sản xuất nông nghiệp: 25.000 - 30.000 ha, trong đó:+ Đất trồng cây hàng năm khoảng 15.000 - 20.000 ha (trong đó đất trồng

lúa 4.000 - 5.000 ha).+ Đất trồng cây lâu năm khoảng 12.000 - 15.000 ha- Đất lâm nghiệp:38.000 - 40.000 ha- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 5.000 - 7.000 ha- Đất làm muối: 1.000 - 1.100 ha4.3. Định hướng khai thác đất chưa sử dụng Đất chưa sử dụng định hướng đến năm 2020 còn lại khoảng 5,4 ha đất núi

đá tại Cần giờ.Cơ cấu sử dụng đất định hướng đến năm 2020 của Thành phố Hồ Chí Minh

như sau:

Bảng 3.1. Cơ cấu sử dụng đất định hướng đến năm 2020 (Đơn vị tính: ha)

Thứ tự CHỈ TIÊU MãHiện trạngnăm 2005

(ha)

Định hướng đến năm 2020

(ha)  TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN   209.554,47 209.554,471 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 123.517,07 74.980,741.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 77.954,92 29.500,001.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 47.198,90 15.000,001.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 30.756,02 14.500,001.2 Đất lâm nghiệp LNP 33.857,86 38.000,001.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 9.765,21 6.200,001.4 Đất làm muối LMU 1.471,32 1.000,001.5 Đất nông nghiệp khác NKH 467,76 280,742 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 83.773,73 134.568,342.1 Đất ở OTC 20.520,67 34.000,002.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 5.262,73 3.000,002.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 15.257,94 31.000,002.2 Đất chuyên dùng CDG 28.534,87 63.468,492.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 856,77 917,14

111

Page 112: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 2.046,91 2.400,002.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 9.603,61 19.549,652.2.3.1 Đất khu công nghiệp SKK 3.867,66 9.000,002.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 5.563,16 8.300,002.2.3.3 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0,13 76,992.2.3.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 172,66 172,662.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 16.027,58 40.801,702.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 400,32 399,852.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 924,57 1.250,002.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 33.250,02 35.000,002.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 143,29 4503 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 2.263,67 5,43.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 2.258,27 03.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 5,4 5,4

II. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm

2006 – 2010 là (xem phần phụ lục biểu các chỉ tiêu kinh tế - xã hội): 1.1. Về kinh tế 1.1.1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) trên địa bàn

Thành phố bình quân 12%/nămTốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng các ngành kinh tế như sau:

- Công nghiệp – xây dựng : 12,2%; trong đó giá trị gia tăng công nghiệp tăng bình quân 12,5%/năm

- Dịch vụ : 12%- Nông nghiệp : từ 5% trở lên

Công nghiệp sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm hơn giai đoạn 2001 – 2005 và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giai đoạn 2001 – 2005.

Đối với ngành nông nghiệp, tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân là 5%/năm, tốc độ này cao hơn tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2005. Ngành nông nghiệp có tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế của Thành phố nên tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố.

1.1.2. Cơ cấu kinh tế năm 2010

112

Page 113: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Ghi chú: Cơ cấu trên được tính theo giá hiện hành 2005, với giả định là tốc độ trượt giá bằng nhau ở cả 3 khu vực trong giai đoạn 2006 - 2010.

Cơ cấu năm 2010 gần như ổn định so với năm 2005; chấm dứt tình trạng 10 năm giảm sút tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP (năm 1995 khu vực dịch vụ chiếm 57,8%; năm 2000: 53,2%; năm 2005: 50,6%). Tuy nhiên cơ cấu nội bộ của khu vực dịch vụ sẽ phát triển tích cực hơn với những ngành dịch vụ cao cấp mà Thành phố có lợi thế.

- Khu vực I - Nông nghiệp: 0,9%;- Khu vực II - Công nghiệp - xây dựng: 48,5%;- Khu vực III - Dịch vụ: 50,6%.1.1.3. Xuất khẩu Dự báo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 khoảng

15%/năm (không tính dầu thô). Tốc độ tăng trưởng này cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2005. Tổng kim ngạch xuất khẩu Thành phố (không tính dầu thô) năm 2010 ước đạt là khoảng 10 tỉ USD.

1.1.4. Vốn đầu tư Để đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, trong giai đoạn 2006 - 2010 kinh tế

Thành phố cần phải đầu tư nhiều hơn. Với hệ số ICOR 3,1, để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế là 12% thì tỷ lệ đầu tư trên GDP là 37,2%. Dự kiến tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2006 - 2010 là 27,2 tỷ USD, trung bình năm là 5,45 tỷ USD.

Bảng 3.2. - Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư phát triển Thành phố giai đoạn 2006 - 2010

Tỷ lệ đầu tư/GDP Tỷ đồng (giá 2005) Tỷ USDDự kiến chỉ tiêu 37,2% 434.500 27,2

Tỷ lệ đầu tư từ ngân sách chiếm khoảng 15% trên tổng đầu tư xã hội. Dự kiến tỷ lệ đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước sẽ giảm còn khoảng 15% trên tổng đầu tư. Tỷ lệ đầu tư từ khu vực kinh tế dân doanh và đầu tư của dân cư sẽ tăng lên, ước khoảng 47%. Sau cùng, tỷ lệ đầu tư của khu vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và vốn viện trợ phát triển (ODA) sẽ cao hơn giai đoạn trước, dự kiến là 23% do tình hình đầu tư nước ngoài sẽ được cải thiện, các dự án đầu tư quy mô lớn được triển khai thực hiện trong giai đoạn này. Dự kiến tốc độ tăng đầu tư hàng năm là hơn 15% (đã loại trừ yếu tố trượt giá).

Khu vùc I0.9%

Khu vùc II48.5%Khu vùc III

50.6%

113

Page 114: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Bảng 3.3.Dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư

 Cơ cấu

Tổng số Bình quân

Tỷ USD, 2006-2010 tỉ USD/năm

Vốn ngân sách 15% 4.1 0.8DNNN(*) 15% 4.1 0.8Tư nhân 47% 12.8 2.6FDI và ODA 23% 6.3 1.3

Ghi chú: Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm cả công ty TNHH một thành viên và Công ty cổ phần có 50% vốn Nhà nước trở lên.

1.1.5. Thu - chi ngân sách

Trên cơ sở dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 12%/năm, với các chính sách thuế không thay đổi, dự kiến thu - chi ngân sách giai đoạn 2006 - 2010 như sau:

- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng 62,89% so giai đoạn 2001 - 2005; trong đó thu nội địa tăng 88,34% (220.341 tỷ đồng/116.989 tỷ đồng) so giai đoạn 2001-2005; thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu tăng 48,52% (128.032 tỷ đồng/86.205 tỷ đồng) so giai đoạn 2001 - 2005.

Tổng thu ngân sách địa phương tăng 35,76% (92.246 tỷ đồng/67.947 tỷ đồng) so giai đoạn 2001 - 2005; trong đó, thu điều tiết từ thu nội địa chiếm tỷ trọng 89% tổng thu ngân sách địa phương.

- Tổng chi ngân sách địa phương tăng 44,29%(92.246 tỷ đồng/63.928 tỷ đồng) so giai đoạn 2001 - 2005; trong đó:

+ Chi đầu tư phát triển tăng 35,85%(46.613 tỷ đồng/34.310 tỷ đồng) so giai đoạn 2001 - 2005, chiếm tỷ trọng 50,53% trong tổng chi ngân sách (cả nước từ 29-30%). Để đạt được mức chi theo dự kiến, hàng năm, Thành phố phải tiếp tục thực hiện các biện pháp để tăng nguồn thu, thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, huy động nguồn thu khác bổ sung cho ngân sách.

+ Chi thường xuyên tăng 74,31%(35.500 tỷ đồng/20.366 tỷ đồng) so giai đoạn 2001 - 2005, chiếm tỷ trọng 38,48% trong tổng chi ngân sách; trong đó, chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo chiếm tỷ trọng khỏang 24% trong tổng chi thường xuyên, sự nghiệp khoa học - công nghệ chiếm tỷ trọng 2% trong tổng chi.

+ Ngoài ra, Thành phố bố trí dự phòng ngân sách, bổ sung quỹ dự trữ tài chính thành phố, dành nguồn chi trả vốn gốc và lãi vay do huy động vốn để chi đầu tư phát triển theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.

1. 2. Các chỉ tiêu về phát triển đô thị

1.2.1. Qui hoạch đô thị và phát triển nhà ở

114

Page 115: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Đẩy mạnh việc chỉnh trang khu đô thị hiện hữu và xây dựng các khu đô thị mới (như khu đô thị Thủ Thiêm;khu đô thị Nam Thành phố, bao gồm cả đô thị Cảng Hiệp Phước; khu đô thị Tây Bắc Thành phố) nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng Thành phố với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội văn minh hiện đại bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh với quy mô dân số khoảng 7,2 triệu người vào năm 2010 và khoảng 10 triệu người vào năm 2020, theo tinh thần Nghị quyết 20/TW/BCT.

Phấn đấu đến năm 2010, diện tích sàn xây dựng bình quân đạt 14,0 m2/người, tăng 3,7m2/người so với mức hiện nay. Như vậy, trong giai đoạn 2006-2010, bình quân mỗi năm Thành phố phải xây mới khoảng hơn 5 triệu m2

nhà ở. Đến năm 2010, tổng diện tích nhà ở Thành phố đạt hơn 100 triệu m2.

- Về chương trình phát triển nhà ở của Thành phố:

+ Xây dựng 80.000 căn hộ chung cư; trong đó có 70.000 căn hộ để bán và cho thuê đối với người có thu nhập thấp; 10.000 căn hộ tương đương 80.000 chỗ lưu trú cho công nhân tại các khu công nghiệp - khu chế xuất.

+ Đầu tư xây dựng 10.000 căn hộ tương đương 100.000 chỗ ký túc xá cho sinh viên.

+ Tiếp tục thực hiện chương trình đầu tư xây dựng 30.000 căn hộ chung cư, phục vụ tái định cư các dự án trọng điểm của Thành phố theo Chỉ thị số 24/CT-UB ngày 31/8/2004 của Uỷ ban nhân dân Thành phố.

- Di dời và tái định cư các hộ dân sống ven và trên kênh rạch nội thành: Tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của chương trình này với các kênh còn lại: chi lưu của Nhiêu Lộc - Thị Nghè, rạch xuyên tâm, kênh Tân Hoá-Lò Gốm, rạch Tham Lương -Bến Cát -Vàm Thuật, kênh Đôi - kênh Tẻ,....

- Nâng cấp và chỉnh trang các khu nhà lụp xụp, phấn đấu đến 2010 về cơ bản giải quyết xong hạ tầng tại các khu nhà lụp xụp và 50% số nhà được nâng cấp.

- Tháo dỡ các chung cư hư hỏng nặng để xây dựng mới.

1.2.2. Phát triển hạ tầng đô thị

Xác định mục tiêu lâu dài là phát triển và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Trọng tâm của giai đoạn 2006-2010 tập trung vào mục tiêu giải quyết giao thông đô thị (cầu, đường, vận tải hàng hóa và hành khách công cộng) và chống ngập (mùa mưa và triều cường) nhằm cải thiện cơ bản tình hình ùn tắc giao thông và ngập nước trên diện rộng của Thành phố hiện nay.

1.3. Về khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ tập trung các chương trình trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí - tự động, vật liệu mới.

115

Page 116: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

1.4. Về giáo dục - đào tạo, y tế

1.4.1. Giáo dục

Hoàn thiện qui hoạch phát triển hệ thống các loại hình giáo dục - đào tạo, cân đối phù hợp giữa trường công và trường tư, dự kiến tỉ lệ trường tư như sau: Mầm non: đại bộ phận; Tiểu học: 10%-15%; THCS: 25%; THPT: 50%. Phát triển đồng bộ hệ phổ thông, giáo dục thường xuyên và dạy nghề giữa các cấp học.

Hoàn thành phổ cập bậc trung học vào năm 2008; đẩy mạnh phổ cập tin học và ngoại ngữ. Quy hoạch và xây dựng các trường đại học ở phía Tây Bắc và Đông Thành phố, gắn với các khu nghiên cứu triển khai, khu công nghiệp.

1.4.2. Y tế

Tiếp tục thực hiện xã hội hóa các hoạt động y tế. Chuyển một số bệnh viện công sang bệnh viện cổ phần để huy động thêm nguồn lực xã hội chăm lo cho sức khỏe người dân. Nâng tiêu chuẩn dịch vụ y tế trên 10.000 dân, tối thiểu là 10 bác sĩ, và 40 giường bệnh vào năm 2010. Thực hiện chương trình sức khỏe và chương trình mục tiêu quốc gia theo chỉ tiêu chung của cả nước.

Xây dựng các bệnh viện đa khoa ở các cửa ngõ Thành phố, ở các đô thị vệ tinh. Phát triển y tế kỹ thuật cao, xây dựng các chuyên khoa sâu, đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu, công tác y tế dự phòng và công tác phòng chống dịch bệnh. Tăng cường mạng lưới y tế cơ sở (phường-xã, cơ quan, xí nghiệp, trường học).

Sắp xếp lại và phát triển ngành dược; đầu tư nghiên cứu chế tạo, sản xuất và nâng cao chất lượng hàng thiết bị y tế, đáp ứng phần lớn thị trường trong nước, thay thế hàng nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu; bảo đảm cung ứng thuốc thiết yếu đầy đủ cho công tác phòng bệnh và điều trị. Chủ động phòng trừ và ngăn chặn những bệnh nguy hiểm.

1.5. Về xã hội

- Dân số Thành phố tiếp tục tăng, tuy nhiên dự báo chung tốc độ tăng dân số Thành phố giai đoạn 2006-2010 thấp hơn giai đoạn 2001-2005 trung bình khoảng 3,4%/ năm (trong đó tăng tự nhiên: 1,1% và tăng cơ học: 2,3%). Đến năm 2010, dân số Thành phố dự kiến là 7,2 triệu người.

- Tăng số chỗ làm việc mới trung bình là 100.000 chỗ/năm. Giảm tỉ lệ thất nghiệp trung bình còn dưới 5% vào năm 2010. Chuyển dịch cơ cấu lao động, theo đó tỉ lệ lao động kỹ thuật (đã qua đào tạo nghề) đạt 55% vào năm 2010 trên tổng số lao động làm việc trên địa bàn.

- Xây dựng mới 5 triệu m2 nhà ở mỗi năm, đạt mức bình quân nhà ở

116

Page 117: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

14m2/người vào năm 2010.

- Vận tải hành khách công cộng đạt mức 1,8 triệu khách/ngày, đáp ứng 10% nhu cầu đi lại vào năm 2010.

- Mức chuẩn nghèo là 6.000.000 đồng/người/năm. Đến năm 2010, về cơ bản, không còn hộ nghèo theo tiêu chí này.

1.6. Văn hóa - xã hội, thể dục thể thao

Tập trung xây dựng môi trường văn hóa đô thị lành mạnh, văn minh, nếp sống thị dân, tôn trọng pháp luật, kỷ cương, tác phong công nghiệp. Phát triển đồng bộ về chất lượng văn hóa của xã hội đô thị theo hướng tiên tiến, văn minh hiện đại, gìn giữ và phát huy cao độ bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị truyền thống của Thành phố. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân; xây dựng diện mạo văn hóa Thành phố với những đặc trưng, biểu tượng đặc sắc, xứng đáng tầm văn hóa của một đô thị lớn của đất nước.

Hoàn thiện quy hoạch, huy động các nguồn đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa; chú trọng văn hóa ngoại thành, tập trung đầu tư cho những cơ sở văn hóa then chốt, mang tính biểu trưng và có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của Thành phố. Đầu tư có trọng điểm và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa - nghệ thuật.

Tập trung đầu tư và nâng cao trình độ tổ chức, quản lý để phát triển thể dục - thể thao đúng tầm của Thành phố. Đẩy mạnh “xã hội hóa” các hoạt động thể dục - thể thao, mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào thể thao quần chúng; đầu tư thích đáng với tầm nhìn chiến lược về một số môn trọng điểm và ưu thế, hiện đại của Thành phố về thể thao thành tích cao. Vận động mọi tầng lớp nhân dân thường xuyên tham gia các hoạt động TDTT, đến năm 2010 có trên 20% số dân tập luyện thường xuyên.

1.7. Về an ninh - chính trị và trật tự - an toàn xã hội

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 - Khóa IX các Nghị quyết của Thành ủy về quốc phòng và an ninh. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh đủ sức lãnh đạo công tác xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng lực lượng, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân. Phát triển kinh tế kết hợp với giữ vững quốc phòng - an ninh.

Xây dựng Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân kiên định về tư tưởng, vững vàng về tổ chức, trung thành tuyệt đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất, đạo đức, lối sống lành mạnh, có trình độ, năng lực cao; sẵn sàng nhận và hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì ở bất cứ nơi đâu, chủ động đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch...

Triển khai thực hiện có hiệu quả các chuyên đề, các đề tài khoa học về quốc

117

Page 118: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

phòng và an ninh đã được Thành ủy ban hành. Nghiên cứu và thực hiện hợp tác quốc tế với các địa phương của một số nước trong khu vực về chống khủng bố.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và Thành ủy về cải cách tư pháp, mà trọng tâm là nâng cao trình độ, vai trò của công tác điều tra, vai trò của công tố viên, thẩm phán trong công tác xét xử, bảo đảm công khai, bình đẳng trước tòa; giải quyết tốt án tồn đọng và công tác thi hành án, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, hạn chế tối đa án oan sai và trách nhiệm bồi thường; tăng cường kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, đầu tư trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và chăm lo đời sống cho cán bộ công chức các cơ quan tư pháp.

1.8. Định hướng phát triển cụ thể của một số lĩnh vực 1.8.1. Ngành giao thông vận tảiPhát triển cơ bản mạng lưới cầu, đường bộ gồm đường đối ngoại, đường

vành đai, các trục đường xuyên tâm và hệ thống đường chính nội đô. Định hướng phát triển mạng lưới giao thông đến năm 2010 với 1 số tuyến chính như sau:

- Hoàn thành 1 phần đường vành đai 1, đoạn Công viên Chiến thắng - Bình lợi – nút giao Kha Vạn Cân.

- Xây dựng khép kín đường vành đai 2 cùng tất cả các nút giao thông trên tuyến. Khởi công một số tuyến vành đai 3.

- Hoàn chỉnh xây dựng trục xuyên tâm Đông - Tây (bao gồm cả đường hầm Thủ Thiêm) và một phần trục xuyên tâm Bắc - Nam

- Xây dựng đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè. - Cải tạo, nâng cấp các đường phố chính. - Khởi công xây dựng một số tuyến tàu điện ngầm (metro) ưu tiên và

đường sắt nội đô. Hoàn thành các cầu, hầm trên các tuyến đường chính như: hầm Thủ

Thiêm, cầu Phú Mỹ, cầu Bình Lợi II, cầu Thủ Thiêm...để phát triển hạ tầng giao thông làm nền tảng vững chắc cho Thành phố trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1.8.2. Cấp và thoát nướcPhấn đấu đến năm 2010, 95% dân số nội thành cũ, 80% dân số nội thành

mới và 60% dân số ngoại thành được cấp nước sinh hoạt với số lượng tương đương 180 lít - 120 lít - 80 lít/người/ngày. Tổng công suất cấp nước khoảng 1.800.000 m3/ngày-đêm. Giảm tỉ lệ thất thoát nước còn khoảng 26%.

Định hướng chung về tiêu thoát nước – phòng chống úng ngập:- Thoát nước mưa: tận dụng địa hình và các kênh rạch tự nhiên, thoát

nước theo triền. Vùng trũng thấp: khai thác khả năng trữ nước để điều hòa dòng chảy, hỗ trợ bơm động lực khi mưa lớn, triều cường.

118

Page 119: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Thoát nước thải: hệ thống cống ngầm thoát nước, xử lý cụ bộ trước khi thải ra kênh rạch

Xóa hoàn toàn tình trạng ngập nước trong nội thành và ngăn chặn có hiệu quả ngập nước ở ngoại thành. Hoàn thành các dự án thoát nước lớn, phát triển mạng lưới hệ thống thoát nước, cải tạo nâng cấp các tuyến thoát nước chính, nạo vét các kênh rạch tiêu thoát. Phát triển mạng lưới thoát nước với mật độ 400 mét dài /ha lãnh thổ. Kiểm soát chặt chẽ việc xử lý nước thải công nghiệp.

1.8.3. Vệ sinh môi trường

Hạn chế khai thác nước ngầm, giảm thiểu tối đa ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn, chất thải công nghiệp độc hại. Bảo đảm 100% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

Ngăn chặn tình trạng xả rác bừa bãi. Phấn đấu đến năm 2010, 100% khối lượng rác thải được thu gom, các mặt trong lĩnh vực hoạt động vệ sinh môi trường theo kịp các đô thị trong khu vực về thiết bị và công nghệ hiện đại. Trong đó ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa khối lượng rác chôn lấp; trên 70% chất thải rắn công nghiệp nguy hại được xử lý bằng công nghệ tiên tiến.

Tăng diện tích cây xanh, cải thiện một cách căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố. Phấn đấu đạt mật độ mảng xanh công viên theo đầu người: 6-7m2/người.

1.8.4. Chiếu sáng công cộng

Phát triển mạng lưới chiếu sáng công cộng tạo nên diện mạo mới cho Thành phố đến năm 2010. Ngành chiếu sáng công cộng sẽ đẩy mạnh công tác duy tu bảo dưỡng, nâng cao sản lượng, tăng cường chất lượng hoạt động, đảm bảo sự ổn định, làm việc chính xác của hai hệ thống đèn chiếu sáng công cộng và tín hiệu giao thông. Phấn đấu nâng tỷ lệ chiếu sáng cho các tuyến đường của Thành phố lên 100% số tuyến.

1.8.5. Ngành điện

Đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 12-13%/năm. Dự kiến lượng điện thương phẩm tiêu thụ vào năm 2010 là 18,5-19 tỉ kwh, với mức tiêu dùng bình quân đầu người là 2.600 kwh/năm. Giảm tổn thất điện năng xuống 7,5% vào năm 2010.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh ngầm hóa lưới điện từ cao thế đến trung hạ thế, hệ thống điều chỉnh phụ tải.

Hoàn chỉnh sơ đồ kết cấu lưới điện theo từng cấp: cao, trung và hạ thế. Trong đó chú trọng xây dựng và cải tạo các đường dây hỗn hợp nhiều mạch, nhiều

119

Page 120: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

cấp điện áp để giảm thiểu hành lang an toàn lưới điện. Phấn đấu đến năm 2010 hoàn tất kết mạch vòng và đảm bảo dự phòng cho các tuyến dây truyền tải điện.

Từng bước chuyển dần cấp điện áp phân phối từ 15KV sang 22KV khi có điều kiện cho khu vực ngoại thành.

1.8.6. Bưu chính - Viễn thông

Các chỉ tiêu phát triển ngành đến 2010:

- Về bưu chính: số bưu cục phát triển đạt 3% hàng năm, bán kính phục vụ đạt 1,68km/bưu cục. Đồng thời phát triển thêm các đại lý bưu điện với tốc độ bình quân hàng năm là 10%. Phấn đấu đến 2010, tăng gấp đôi số bưu điện văn hoá xã để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở ngoại thành.

- Về viễn thông: phấn đấu đến năm 2010 đạt mật độ thuê bao Internet là khoảng 20 - 25/100 dân, mật độ điện thoại là 55 - 60 máy/100 dân, gấp đôi so với chỉ tiêu chung của cả nước.

2. Phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch

2.1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2010

Đến năm 2010 dự báo dân số Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 7,2 triệu người, tăng so với năm 2005 khoảng 1,1 triệu người. Bên cạnh đó nhu cầu sử dụng đất cho phát triển phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố cũng rất lớn. Dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2010 như sau:

2.1.1. Đất phi nông nghiệp

a. Đất khu dân cư nông thôn

Các khu dân cư nông thôn của Thành phố Hồ Chí Minh phát triển theo hai hướng sau:

Các khu dân cư nông thôn trong vùng quy hoạch phát triển đô thị của Thành phố phát triển theo hướng hiện đại hóa hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, từng bước cải tạo làm thay đổi bộ mặt kiến trúc xây dựng theo định hướng quy hoạch phát triển không gian đô thị gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp thay đổi về cơ bản cơ cấu lao động;

Đối với các khu dân cư nông thôn còn lại: tập trung phát triển hạ tầng nông thôn như nước sạch, giao thông, nhà ở, phúc lợi công cộng, giữ gìn những làng nghề truyền thống. Khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động nông nghiệp, phát triển các loại hình sản xuất như tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhỏ, dịch vụ, thương nghiệp, vận tải, văn hóa, giáo dục,... Hình thành các trung tâm xã, hạn chế các điểm dân cư phân tán.

Dự kiến đến năm 2010 sẽ có khoảng 800.000 người sống trong các khu dân

120

Page 121: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

cư nông thôn trên địa bàn 5 huyện ngoại thành Thành phố với diện tích khu dân cư nông thôn đến năm 2010 từ 38.500 - 40.000 ha.

b. Đất đô thị

- Quy mô dân số và phân bố dân cư đô thị

Dự báo quy mô dân số của Thành phố đến năm 2010 là 7,2 triệu người, trong đó có 6.325.000 người sống trong khu vực nội thành và 75.000 người sống tại các thị trấn. Như vậy dân số đô thị là 6.400.000 người, ngoài ra còn một lượng lớn dân số nhập cư (chiếm khoảng 20 - 25% dân số) đăng ký tạm trú dài hạn và khách vãng lai, đây là số dân cần để tính nhu cầu đất xây dựng đô thị và đất ở đô thị.

- Chỉ tiêu sử dụng đất đô thị

Theo quy hoạch chung đến năm 2020 (đã điều chỉnh) chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng đô thị bình quân toàn Thành phố trên 100 m2/người, trong đó đảm bảo chỉ tiêu đất giao thông 17 - 20 m2/người, đất cây xanh 10 - 15 m2/người và đất xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng 5 - 7 m2/người

Chỉnh trang cải tạo đô thị khu vực nội thành (13 quận cũ với diện tích 14.216 ha), chỉ tiêu đất đô thị hiện nay là 40 m2/người, năm 2010 còn 32 m2/người, tầng cao xây dựng trung bình 2,7 tầng, hệ số sử dụng đất 1 - 1,25 lần.

Đối với vùng phát triển khu đô thị mới (khu vực nội thành phát triển 33.000 - 35.000 ha và các khu vực đô thị ngoại vi 8.000 - 10.000 ha ), chỉ tiêu đất đô thị đất năm 2010 từ 100 - 110 m2/người, đất dân dụng 70 m2/người (bình quân đất khu ở 25 - 28 m2, đất giao thông 17 - 20 m2, công trình công cộng 6 - 6,5 m2 và cây xanh 8 - 12 m2), mật độ xây dựng 25 - 35%, tầng cao xây dựng trung bình 3 - 3,5 tầng, hệ số sử dụng đất 0,6 - 0,9 lần.

- Dự báo sử dụng đất đô thị

Bên cạnh việc chỉnh trang, cải tạo đô thị hiện có trong giai đoạn tới Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển đô thị như sau:

- Tiếp tục đền bù, thu hồi đất để xây dựng Khu đô thị Nam Thành phố với quy mô diện tích vào khoảng 3.000 ha (trên địa bàn các quận, huyện: quận 7, quận 8 và huyện Bình Chánh).

- Quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, với quy mô diện tích 737 ha, trong đó khu đô thị phát triển mới 657 ha, khu đô thị chỉnh trang 80 ha.

Đô thị mới Thủ Thiêm là trung tâm mới hiện đại của Thành phố Hồ Chí Minh, với chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp; là trung tâm văn hoá, nghỉ ngơi, giải trí; đảm nhiệm một số chức năng mà trung tâm hiện hữu còn thiếu và hạn chế phát triển.

121

Page 122: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Quy hoạch phát triển khu đô thị Tây Bắc Thành phố có chiều dài khoảng 18km, chiều rộng từ 3 – 5 km, cách trung tâm thành phố 30 km, quy mô diện tích khoảng 6.000 ha.

Khu đô thị Tây Bắc là một trung tâm khu vực cấp vùng bao gồm: trung tâm dịch vụ, thương mại, y tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, nghỉ ngơi giải trí…đáp ứng các nhu cầu phát triển của Thành phố các tỉnh: Tây Ninh, Long An, Bình Dương; bên cạnh đó đóng vai trò trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các nước trong khu vực.

- Triển khai Dự án lấn biển tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ với quy mô dự kiến khoảng 2000 ha, giai đoạn từ nay đến năm 2010 khoảng 600 ha.

Như vậy đến năm 2010, tổng diện tích đất đô thị đến năm 2010 toàn Thành phố đạt khoảng 70.000 - 72.000 ha (với 18.500 ha đất ở đô thị).

c. Đất chuyên dùng

Trên cơ sở thực trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất đai của Thành phố Hồ Chí Minh, dự báo sử dụng đất chuyên dùng của Thành phố như sau:

Đất chuyên dùng đến năm 2010 vào khoảng 45.000 - 46.000 ha, gồm:

- Đất trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp: 600 - 650 ha;

- Đất quốc phòng an ninh: 2.200 - 2.300 ha;

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 15.000 - 16.000 ha, trong đó:

+ Đất khu – cụm công nghiệp: 7.700 – 7.800 ha.

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 7.700 – 8.000 ha (bao gồm đất dành cho kho tàng bến bãi, đất cho phát triển siêu thị, trung tâm thương mại...).

+ Đất cho hoạt động khoáng sản: 50 – 100 ha.

+ Đất cho sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: giữ nguyên quy mô 172,7 ha.

- Đất có mục đích công cộng: 26.500 - 27.500 ha, trong đó:

+ Đất giao thông: 14.000 - 15.000 ha.

+ Đất thuỷ lợi: 2.900 - 3.000 ha (bao gồm cả hệ thống kênh thoát nước đô thị và hệ thống đê ngăn lũ).

+ Đất cơ sở văn hoá: 3.500 – 4.000 ha.

+ Đất cơ sở y tế: 700 - 800 ha.

+ Đất cơ sở giáo dục và đào tạo: 2.500 - 3.000 ha.

+ Đất cơ sở thể dục thể thao: 1.500 - 2.000 ha.

122

Page 123: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

+ Đất chợ: 150 - 200 ha.

+ Đất bãi thải, xử lý chất thải: 1.100 - 1.500 ha.

- Đất tôn giáo tín ngưỡng: 350 - 400 ha;

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 1.100 - 1.200 ha;

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 32.000 - 33.000 ha;

- Đất phi nông nghiệp khác: 700 - 800 ha.

2.1.2. Đất nông nghiệp

Định hướng phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 là:

- Phát triển nền nông nghiệp sinh thái đô thị theo hướng tạo ra nhiều nông sản thực phẩm hàng hóa có giá trị và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho Thành phố và xuất khẩu; bảo vệ môi trường xanh sạch, tạo cảnh quan tươi đẹp kết hợp với khai thác phục vụ du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng theo chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội chung của Thành phố.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản và các hoạt động dịch vụ nông lâm ngư. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh hoa, cây ăn trái và cây công nghiệp tập trung với những sản phẩm chất lượng, có giá trị kinh tế và thị trường tiêu thụ ổn định. Phát triển nhanh công nghiệp chế biến cùng với hệ thống thương mại, dịch vụ nông nghiệp đa dạng hình thành chuỗi sản xuất tiêu thụ khép kín và trong mối quan hệ liên kết chặt chẽ với các tỉnh vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, với nông nghiệp của các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long.

- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn qua các khâu cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, sử dụng giống mới, đồng thời thực hiện đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây trồng, vật nuôi, nâng cao hệ số sử dụng đất và hiệu quả kinh tế. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm nhanh diện tích năng suất lúa thấp, tăng nhanh diện tích, sản kượng rau an toàn, hoa cảnh, cây thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn trái.

- Phát triển và định hình các vùng sản xuất giống cây, giống con chất lượng cao. Nâng cao trình độ và năng suất lao động nông nghiệp, từng bước đào tạo nghề, nâng cao trình độ văn hóa để chuyển dần lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.

- Trên cơ sở bảo vệ nghiêm ngặt vốn rừng hiện có (33.857 ha), sẽ tiếp tục đầu tư trồng mới theo quy hoạch phát triển 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc

123

Page 124: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

dụng và rừng kinh tế), chăm sóc, phục hồi rừng, hình thành các khu du lịch sinh thái, lâm công viên văn hóa, lịch sử và khai thác tổng hợp, phát triển các mảng xanh với hệ sinh thái đa dạng của cây rừng miền Đông Nam bộ, vùng Đồng băng sông Cửu Long mà chức năng chủ yếu là phòng hộ môi trường, tăng tỷ lệ che phủ cây xanh làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế đô thị bền vững, đảm bảo mật độ cây xanh cho Thành phố.

Dự báo đến năm 2010, đất nông nghiệp khoảng 104.000 - 105.000 ha, được sử dụng như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 57.000 - 58.000 ha, trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm khoảng 27.500 - 28.500 ha (đất trồng lúa 8.000 - 9.000 ha).

+ Đất trồng cây lâu năm khoảng 29.500 - 30.000 ha

- Đất lâm nghiệp: 36.000 - 36.500 ha

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 9.000 - 10.000 ha

- Đất làm muối: 1.000 - 1.100 ha

2.1.3. Khai thác đất chưa sử dụng

Năm 2005 toàn Thành phố còn 2.264 ha đất chưa sử dụng. Giai đoạn 2006 - 2010 đầu tư khai thác đưa vào sử dụng các mục đích khoảng 2.000 ha, trong đó: sản xuất nông nghiệp khoảng 320 ha, nuôi trồng thuỷ sản khoảng 140 ha, lâm nghiệp khoảng 1.540 ha, các mục đích phi nông nghiệp khoảng 5 ha. Đất chưa sử dụng định hướng đến năm 2010 còn lại khoảng 250 -300 ha.

2.2. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất

2.2.1. Nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích đến năm 2010

Căn cứ các quyết định phê duyệt quy hoạch của các ngành, nhu cầu sử dụng các loại đất cụ thể như sau:

a. Đất giáo dục – đào tạo

Theo quyết định số 02/2003/QĐ-UB ngày 03/01/2003 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành giáo dục và đào tạo Thành phố đến năm 2020 định mức đất dành cho giáo dục - đào tạo được tính như sau:

+ Khu vực 1 gồm: Các quận 1, 3, 4 , 5, 10, 11, Phú Nhuận Tân Bình và Tân Phú; định mức khoảng từ 4m2 đến 5m2/chỗ học;

+ Khu vực 2 gồm: Các quận 6, 8, Gò Vấp và Bình Thạnh; định mức

124

Page 125: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

khoảng từ 6 m2đến 8 m2/chỗ học;

+ Khu vực 3 gồm: Các quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân và Thủ Đức; định mức khoảng từ 8 m2đến 10 m2/chỗ học;

+ Khu vực 4 gồm: Các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ; định mức khoảng từ 10 m2 đến 15 m2/chỗ học;

Định mức này được áp dụng cho tất cả các cấp học, ngành học.

Các ngành học khác: Mỗi quận, huyện có 1 trường giáo dục thường xuyên, 1 trường khuyết tật, 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề; Quy mô từ 1 ha đến 3 ha/cơ sở.

Xây dựng mới 4 trường trung học chuyên nghiệp tại: Quận 9, Quận Tân Bình, Huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi (theo tiêu chuẩn 10m2/chỗ học). Theo hiện trạng diện tích đất tại Tân Bình khó bố trí, đề xuất nghiên cứu tìm đất bố trí tại quận 12.

Nâng cấp các trường trung học hiện có thành trường cao đẳng (Trung học kinh tế, trung học sư phạm Mầm non, trung học kỹ thuật nghiệp vụ Lý Tự Trọng).

Nâng cấp trường cao đẳng sư phạm Thành phố thành trường Đại học Sài Gòn với diện tích 29,5 ha tại Quận 7 (đã có quyết định của UBND Thành phố).

* Ngoài ra trên địa bàn các quận huyện còn dự kiến bố trí đất cho giáo dục đại học, với diện tích khoảng 800 – 900 ha.

Như vậy đến năm 2010 diện tích đất giáo dục khoảng 2.080 ha, tăng 1.050 ha so với hiện trạng.

b. Đất công viên cây xanh

Diện tích công viên cây xanh công cộng đô thị đến năm 2010 theo Quyết định số 661/QĐ-UB-ĐT ngày 26/01/2001 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt quy hoạch công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh đạt bình quân 6-7m2/người (không kể cây xanh đường phố, cây xanh cách ly khu công nghiệp, cây xanh khuôn viên nhà ở) trong đó:

+ Khu vực nội thành cũ (13 quận): 3 - 4m2/người.

+ Khu vực 6 quận mới và đô thị ngoại vi: 8 – 10 m2/người

Diện tích dự kiến khoảng từ 2.600 – 3.000 ha (không kể diện tích rừng Cần Giờ).

c. Đất y tế

Theo quyết định số 165/2004/QĐ-UB ngày 02/07/2004 của UBND Thành phố về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở vật chất ngành Y tế

125

Page 126: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 chỉ tiêu diện tích đất trung bình dành cho hoạt động khám và điều trị của ngành Y tế thành phố là 0,5 – 0,7m2/người.

- Khu vực nội thành (13 quận cũ): việc tổ chức mạng lưới y tế trên cơ sở kế thừa tận dụng những công trình hiện hữu, chấp nhận chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở y tế thấp so với quy chuẩn hiện hành.

- Khu vực 6 quận mới và các huyện ngoại thành: do có quỹ đất nên việc quy hoạch tổ chức mạng lưới y tế phải theo đúng quy mô, quy chuẩn hiện hành.

- Lĩnh vực y tế dự phòng: Diện tích đất cần bố trí là 34,5 ha, đảm bảo tất cả các quận huyện đều có Trung tâm y tế dự phòng vào năm 2010.

- Lĩnh vực khám chữa bệnh: Đảm bảo tất cả các xã, phường, thị trấn đều có trạm y tế, quy mô diện tích bố trí tối đa trong điều kiện của từng địa phương.

- Các Trung tâm Viện trường và các cơ sở y tế tại 4 cửa ngõ của thành phố: dự kiến 332 ha, diện tích phân bố như sau (phấn đấu đến năm 2010 bố trí đạt 50% diện tích dự kiến):

* Khu vực phía Đông: 65 ha (gồm quận 2, 9 và Thủ Đức)

* Khu vực phía Tây: 92 ha (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh)

* Khu vực phía Nam: 75 ha (quận 7, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ)

* Khu vực phía Bắc: 100 ha (xã Tân An Hội huyện Củ Chi)

- Bố trí đất xây dựng Viện điều dưỡng 50 ha tại Cần Giờ

Dự kiến diện tích đất Y tế đến năm 2010 đạt khoảng 540 ha

d. Chỉ tiêu đất TDTD

Căn cứ vào Quy hoạch phát triển mạng lưới ngành thể dục thể thao Thành phố đến năm 2020 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh phân thành 4 khu vực với các chỉ tiêu đất TDTT khác nhau như sau:

+ Khu vực 1: 8 quận gồm: quận 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11 và Phú Nhuận: Chỉ tiêu đất TDTT bình quân trên đầu người dân dự kiến là 0,6 m2/người (trong đó đối với cấp phường, quận là 0,3 m2/người).

+ Khu vực 2: 5 quận ven gồm: quận 8, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú và Bình Thạnh: Chỉ tiêu đất TDTT bình quân trên người dân dự kiến là 1,0 m2/người (trong đó đối với cấp phường, quận là 0,6 m2/người)

+ Khu vực 3: 6 quận mới gồm: quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân và Thủ Đức: Chỉ tiêu đất TDTT bình quân trên đầu người dân dự kiến là 3,0 m2/người (trong đó cấp phường, quận là 0,8 – 1 m2/người).

+ Khu vực 4 – ngoại thành: 5 huyện như huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình

126

Page 127: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ, chỉ tiêu đất TDTT bình quân trên người dân dự kiến là 2,7 m2/người (trong đó đối với cấp xã, huyện là 0,8-1 m2/người).

Dự kiến nhu cầu đất dành cho hoạt động TDTT năm 2010 bình quân khoảng 1,4 m2/người (không tính diện tích bố trí các sân Golf và khu liên hợp TDTT Rạch Chiếc).

Đến năm 2010 diện tích đất TDTT khoảng 900 ha (không kể 03 sân golf tổng diện tích khoảng 700 ha).

e. Đất ở

Căn cứ quyết định 123 của Chính phủ, định mức đất đô thị đối với Thành phố Hồ Chí Minh là 100 m2/người, trong đó diện tích đất ở từ 17 – 20 m2/người.

Theo định mức trên với dân số dự kiến vào năm 2010 khoảng 7,2 triệu người (tăng so với năm 2005 khoảng 1,1 triệu người), diện tích đất ở tăng khoảng 2.800 – 3.000 ha.

f. Đất Khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Theo Điều chỉnh quy hoạch các khu – cụm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 diện tích là 8.996 ha (không kể diện tích các cụm công nghiệp và làng nghề xen cài hoạt động có thời hạn).

Đến năm 2010 diện tích khoảng 7.650 ha, tăng so với hiện trạng khoảng 3.720 ha.

g. Đất sản xuất kinh doanh: tăng 2.270 ha đạt khoảng 7.800 ha vào năm 2010.

h. Đất an ninh quốc phòng:

+ Đất an ninh tăng khoảng 21 ha chủ yếu để bố trí trụ sở công an các phường và các nhu cầu khác.

+ Đất quốc phòng tăng 200 ha (chuyển trường bắn của Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố từ Đa Phước lên Củ Chi). Ngoài ra kiến nghị Thành phố thống nhất với Bộ Quốc phòng phương án sử dụng đất khu vực nhà máy Z751 và Z755 tại phường 10 Gò Vấp (khoảng 30 ha)

i. Các loại đất phi nông nghiệp khác

- Đất giao thông

+ Diện tích đất dành cho các công trình trọng điểm: Đường vành đai 1, 2, 3 các tuyến đường hướng tâm, các trục giao thông quan trọng khoảng 750 ha

+ Diện tích đất mở rộng hẻm theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”: 650 ha

127

Page 128: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

+ Diện tích đất giao thông đối nội trong các dự án khu dân cư: khoảng 1.400 ha

Dự kiến đất giao thông tăng thêm là: 3.000 ha đạt 14.600 ha vào năm 2010.

-. Đất nghĩa trang, nghĩa địa: tăng 240 ha, đồng thời giảm 40 ha (Bình Hưng Hòa), đạt 1.180 ha vào năm 2010.

- Đất chợ: tăng 68 ha, đạt khoảng 200 ha vào năm 2010.

- Đất di tích lịch sử: tăng 25 ha, đạt 155 ha vào năm 2010.

- Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: tới năm 2010 là 637 ha, thực tăng 165 ha và chuyển 398 ha sang đất công viên (Thảo cầm viên – Củ Chi).

- Đất xử lý bãi thải:

Tăng khoảng 900 ha, nhiều nhất tại Củ Chi 565 ha và giảm khoảng 100 ha tại Bình Tân (đóng cửa bãi rác Gò Cát và cải tạo hồ xử lý nước thải thành hồ sinh thái).

- Đất thủy lợi (bao gồm cả hệ thống thoát nước đô thị và hệ thống đê bao): tăng khoảng 150 ha, tập trung chủ yếu vào các công trình cải tạo hệ thống thoát nước khu vực phía nam Thành phố (Tham Lương – Bến Cát) và hệ thống đê bao sông Sài Gòn. Đến năm 2010 diện tích đất thủy lợi khoảng 2.570 ha.

- Đất chuyển dẫn năng lượng và truyền thông: tăng khoảng 45 ha, đạt 107 ha vào năm 2010.

- Đất mặt nước chuyên dùng: tăng 312 ha, bố trí các hồ điều hòa tại Củ Chi (Khu đô thị Tây bắc) và Bình Chánh, đạt 33.560 ha vào năm 2010.

2.2.2. Khả năng đáp ứng cho nhu cầu sử dụng đất

Như đã nêu ở phần trước, quỹ đất dự trữ cho phát triển của Thành phố, bên cạnh đất chưa sử dụng, là diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả. Với diện tích 123.517,07 ha đất nông nghiệp, khả năng đáp ứng khoảng 20.000 ha cho phát triển kinh tế - xã hội và đô thị của Thành phố trong giai đoạn 2006 – 2010 là hoàn toàn có thể. Vấn đề đặt ra là xác định được mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn trước mắt và lâu dài phù hợp với quá trình phát triển của Thành phố.

Theo số liệu của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phần lớn diện tích trong số 47.198,90 ha đất trồng cây hàng năm, đặc biệt là đất trồng lúa, cho năng xuất thấp và kém hiệu quả. Vì vậy, việc chuyển mục đích một phần diện tích đất trên sang các mục đích sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp là cần thiết góp phần ổn định đời sống nông dân ngoại thành.

Bên cạnh đó, phần diện tích đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư

128

Page 129: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

cũng là quỹ đất dự trữ quan trọng cho phát triển đất ở nông thôn và đất ở đô thị.

3. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

3.1. Phương án 1: Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất căn cứ nhu cầu của quận, huyện

Căn cứ nhu cầu sử dụng đất do các quận huyện đề nghị với Sở Tài nguyên và Môi trường (theo văn bản gửi về sở từ 13/01 đến 20/1/2006), sau khi tiến hành tổng hợp và phân tích kết quả nhu cầu tăng thêm các loại đất của các quận huyện như sau:

Bảng 3.4. Tổng hợp các dự án sử dụng đất theo nhu cầu các quận huyện đến năm 2010 (đơn vị tính ha)

STTĐơn vị hành

chính

Đất trụ sở

cơ quan

Đất An

ninh quốc

phòng

Đất công

nghiệp

Đất cơ sở

sản xuất KD

Đất giao

thông

Đất thuỷ

lợi

Đất năng

lượng TTĐất văn hoá Đất Ytế

1 Quận 1 0,11 12,00 17,97 4,74 0,54 0,02

2 Quận 2 14,73 5,04 106,00 148,50 592,83 2,00 189,63 9,61

3 Quận 3 1,43 0,02 0,30 2,53 0,92 0,17

4 Quận 4 0,75 4,24 21,32 7,00

5 Quận 5 0,12 8,43 2,46 2,78 0,61

6 Quận 6 1,24 0,29 17,01 26,02 2,99 0,23

7 Quận 7 8,08 23,90 177,25 7,46 81,31 6,54

8 Quận 8 8,27 1,18 11,46 33,82 3,40

9 Quận 9 18,59 5,21 506,52 1.292,95 4,50 3,48 766,68 24,81

10 Quận 10 0,10 0,05 11,60 14,03 3,42 1,16

11 Quận 11 0,41 0,52 11,59 4,41 1,15

12 Quận 12 8,04 5,94 484,72 275,26 11,64 0,43 39,07 23,66

13 Phú Nhuận 0,62 0,06 3,38 14,08 0,19 0,07

14 Tân Bình 1,74 54,08 0,25 0,20 0,20

15 Bình Thạnh 1,03 0,62 69,83 12,37 54,81 2,87

16 Thủ Đức 0,37 22,33 211,45 30,00 0,10

17 Gò Vấp 1,26 9,70 140,88 0,12 21,75 0,30

18 Tân Phú 0,63 1,27 96,34 32,62 6,55

19 Bình Tân 10,76 131,49 5,02 283,82 19,28 144,59 1,68

20 Củ Chi 20,57 100,00 1.018,17 997,77 413,17 27,51 5,35 418,21 108,07

21 Bình Chánh 5,51 4,73 1.378,60 92,00 977,46 229,47 2,97 44,61 49,32

22 Hóc Môn 7,74 1.086,00 32,34 3,36 1,55 6,92 4,80

23 Nhà Bè 37,33 318,05 129,78 8,60 2,80

24 Cần Giờ 4,70 18,00 7,93 68,45 120,00 1.063,80 5,50

STT Đơn vị hành chính

Đất GD ĐT

Đất TDTT

Đất Chợ

Đất Di tích

lịch sử

Đất bãi rác

Đất tôn giáo tín

ngưỡng

Đất nghĩa trang nghĩa

địa

Đất mặt nước

chuyên dùng

Đất phi nông

nghiệp khác

Đất ở

1 Quận 1 0,37 0,23 - - - - - - - 29,92

129

Page 130: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

2 Quận 2 72,11 88,09 7,05 - 32,50 0,75 - - - 555,10

3 Quận 3 2,05 0,49 0,43 0,14 - - - - - 13,42

4 Quận 4 4,40 - 0,10 - - - - - - 101,98

5 Quận 5 0,77 - - - - - - - - 6,90

6 Quận 6 9,81 - - - - - - - - 11,81

7 Quận 7 29,29 4,47 2,60 0,16 5,00 - - - - 271,01

8 Quận 8 203,99 5,90 1,30 - - - - - - 119,77

9 Quận 9 247,82 32,11 - - 5,47 - 19,04 - 8,37 884,51

10 Quận 10 2,03 0,09 - - - - - - - 8,31

11 Quận 11 10,67 31,00 0,74 - - - - - - 2,27

12 Quận 12 128,17 31,55 9,74 - 8,07 - - - - 704,72

13 Phú Nhuận 3,67 2,02 - - - - - - - 1,04

14 Tân Bình 3,78 - - - - - - - - 35,65

15 Bình Thạnh 20,37 - - - - - - - - 246,14

16 Thủ Đức 0,04 9,29 15,31 - - - - - - 120

17 Gò Vấp - 4,30 - - - - - - - 58,71

18 Tân Phú 0,55 61,17 79,52 - 1,00 - - - - 46,89

19 Bình Tân 0,13 15,69 2,34 - - - - - 90,78 739,78

20 Củ Chi -276,1

9 9,68 - 565,21 - 175,35 300,00 - 537,81

21 Bình Chánh -148,0

0 11,50 22,70 77,00 20,00 10,75 12,00 - .287,39

22 Hóc Môn 0,60 1,50 - - - - - - - -

23 Nhà Bè 1,10 1,50 - - 0,75 - - - 26,41 953,58

24 Cần Giờ 1,50 1,50 0,30 - - - - - 505,00 .359,53

Từ số liệu hiện trạng (số liệu Kiểm kê đất đai 2005) và nhu cầu sử dụng đất để đầu tư vào các dự án theo các tiêu chí phân loại đất đai phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất có các chỉ tiêu chính như sau (PA1):

Bảng 3.5. Chỉ tiêu sử dụng đất theo PA1 (đơn vị tính ha)

Thứ tự Chỉ tiêu Mã

Hiện trạng năm 2005

Quy hoạch đến năm 2010

Tăng (+), giảm (-)so với hiện trạng

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ(%)

  TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN   209.554,47 100,00 209.554,47 100,00    

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 123.517,07 58,94 98.668,44 47,08 -24848,63 -20,12

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 77.954,92 63,11 51.884,22 52,58 -26070,70 -33,44

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 47.198,90 60,55 30.878,45 59,51 -16320,45 -34,58

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 36.738,26 77,84 21.405,00 69,32 -15333,26 -41,74

1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 24.395,60 66,40 14.309,41 66,85 -10086,19 -41,34

1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 12.342,66 33,60 7.095,59 33,15 -5247,07 -42,51

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC 10.460,64 22,16 9.473,45 44,26 -987,19 -9,44

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 30.756,02 39,45 21.005,76 40,49 -9750,26 -31,70

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 33.857,86 27,41 35.355,56 35,83 1497,70 4,42

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2.168,21 6,40 3.665,91 10,37 1497,70 69,08

130

Page 131: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 139,18 6,42 139,18 3,80    

1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 2.029,03 93,58 1.984,58 54,14 -44,45 -2,19

1.2.1.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất RSK -   -      

1.2.1.4 Đất trồng rừng sản xuất RSM -   1.542,15   1542,15  

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 31.689,65 93,60 31.689,65 89,63    

1.2.2.1 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 11.347,50 35,81 11.347,50 35,81    

1.2.2.2 Đất có rừng trồng phòng hộ RPT 20.342,15 64,19 20.342,15 64,19    

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - - - -    

1.3 Đất nuôitrồng thuỷ sản NTS 9.765,21 7,91 9.510,00 9,64 -255,21 -2,61

1.4 Đất làm muốiLM

U 1.471,32 1,19 1.470,90 1,49 -0,42 -0,03

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 467,76 0,38 447,76 0,45 -20,00 -4,28

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 83.773,73 39,98 110.622,26 52,79 26848,52 32,05

2.1 Đất ở OTC 20.520,67 24,50 27.641,15 24,99 7120,48 34,70

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 5.262,73 25,65 6.103,77 22,08 841,04 15,98

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 15.257,94 74,35 21.537,38 77,92 6279,44 41,16

2.2 Đất chuyên dùng CDG 28.534,87 34,06 47.842,60 43,25 19307,73 67,66

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 856,77 3,00 1.009,46 2,11 152,69 17,82

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 2.046,91 7,17 2.194,90 4,59 147,99 7,23

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 9.603,61 33,66 15.774,53 32,97 6170,93 64,26

2.2.3.1 Đất khu công nghiệp SKK 3.867,66 40,27 7.560,38 47,93 3692,72 95,48

2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 5.563,16 57,93 7.964,50 50,49 2401,35 43,17

2.2.3.3 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS0,13 0,00 76,99 0,49 76,86

59123,0

8

2.2.3.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 172,66 1,80 172,66 1,09    

2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 16.027,58 56,17 28.863,71 60,33 12836,13 80,09

2.2.4.1 Đất giao thông DGT 10.816,93 67,49 16.163,69 56,00 5346,76 49,43

2.2.4.2 Đất thuỷ lợi DTL 2.516,52 15,70 2.945,83 10,21 429,31 17,06

2.2.4.3 Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông DNT 63,56 0,40 85,59 0,30 22,03 34,66

2.2.4.4 Đất cơ sở văn hóa DVH 413,41 2,58 3.365,40 11,66 2951,99 714,06

2.2.4.5 Đất cơ sở y tế DYT 205,55 1,28 458,94 1,59 253,39 123,27

2.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 942,18 5,88 2.111,78 7,32 1169,60 124,14

2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 472,38 2,95 1.600,49 5,54 1128,11 238,81

2.2.4.8 Đất chợ DCH 126,81 0,79 273,65 0,95 146,84 115,79

2.2.4.9 Đất có di tích, danh thắng LDT 129,65 0,81 154,60 0,54 24,95 19,24

2.2.4.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC 340,59 2,13 1.703,75 5,90 1363,16 400,24

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 400,32 0,48 401,15 0,36 0,83 0,21

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 924,57 1,10 1.151,67 1,04 227,10 24,56

2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 33.250,02 39,69 32.811,84 29,66 -438,18 -1,32

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 143,29 0,17 773,85 0,70 630,56 440,06

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 2.263,67 1,08 263,78 0,13 -1999,89 -88,35

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 2.258,27 2,70 258,38 0,23 -1999,89 -88,56

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 5,40 0,01 5,40 0,00    

Theo phương án trên đất phi nông nghiệp tăng trong kỳ rất lớn khoảng 32,05 % với 26.848,52 ha, đất nông nghiệp giảm 20,12 % tương ứng 24.848,63 ha và diện tích đất chưa sử dụng được đưa vào khai thác là 1.999,89 ha

Đến năm 2010 các loại đất chính của Thành phố là:

131

Page 132: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Đất nông nghiệp: Có tổng diện tích là 98.668,44 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 51.884,22 ha (diện tích đất trồng lúa còn khoảng 21.405,00 ha tập trung chủ yếu ở các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè...); đất lâm nghiệp đạt 35.355,56 ha tăng 1497,70 (diện tích tăng thêm chủ yếu là rừng sản xuất tập trung tại Bình Chánh, Củ Chi); đất nuôi trồng thủy sản giảm 255,21 ha còn 9510,00 ha; đất làm muối hầu như không thay đổi với diện tích là 1.490,90 ha; đất nông nghiệp khác đạt 447,76 ha.

Diện tích đất nông nghiệp giảm chủ yếu để chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp. Các địa phương giảm nhiều là các huyện: Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ, Nhà Bè và các quận: 2, 7, 9, Thủ Đức, quận 12, Bình Tân. Trong các địa phương trên, các quận huyện sau có diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất ở nhiều là: Cần Giờ, Bình Chánh, Nhà Bè, quận 2, Bình Tân, quận 7, quận 9, quận 12, Hóc Môn.

- Đất phi nông nghiệp: Có diện tích là 110.622,26 ha, chia ra các loại đất chính như sau: đất ở tăng thêm 7120,48 ha đạt diện tích 27.641,15 ha (trong đó đất ở tại đô thị là 21.537,38 ha); đất chuyên dùng tăng 19.307,73 ha đạt 47.842,60 ha vào năm 2010; các loại đất phi nông nghiệp còn lại thay đổi không đáng kể.

- Đất chưa sử dụng: Giảm đáng kể (1999,89 ha) chủ yếu là cải tạo để trồng rừng sản xuất, nuôi trồng thủy sản, đến năm 2010 chỉ còn 263,78 ha.

3.2. Phương án 2: Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất dựa trên định mức sử dụng đất (PA2)

- Căn cứ các quyết định phê duyệt quy hoạch của các ngành, định mức và nhu cầu sử dụng các loại đất đã được nêu tại mục 2.2.1.

- Theo số liệu kiểm kê 2005, các quận sau không có đất nông nghiệp: 1, 3, 4, 5, 6, 10, Phú Nhuận và các quận hầu như còn không đáng kể là quận 11 (0,9 ha), Tân Bình (8,92 ha). Đối với những quận này định hướng sẽ không phát triển thêm đất ở mà chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ chỉnh trang đô thị, phấn đấu nâng cao chỉ tiêu đất công cộng đặc biệt là đất dành cho các lĩnh vực: giáo dục, y tế, thể dục – thể thao và mở rộng, phát triển công viên cây xanh.

- Đối với một số quận tuy còn đất nông nghiệp, nhưng diện tích không nhiều (từ 120 – 300 ha) như: các quận 7, 8, Bình Thạnh, Gò Vấp và Tân Phú từ nay đến năm 2010 sẽ chuyển toàn bộ diện tích đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, trong đó ưu tiên phát triển quỹ đất công cộng đạt chuẩn theo các quyết định phê duyệt của UBND Thành phố.

- Các quận còn lại là: quận 2, 9, 12, Thủ Đức và Bình Tân quỹ đất nông nghiệp còn nhiều sẽ đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Chuyển tối đa diện tích đất

132

Page 133: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

nông nghiệp sang phi nông nghiệp, quỹ đất công cộng đạt mức cao so với định mức, đặc biệt cố gắng bố trí công viên cây xanh với diện tích lớn, để góp phần cải thiện môi trường sống. Các dự án dân cư trên địa bàn các quận này có tỷ lệ diện tích đất ở từ 30 – 35%, diện tích đất công cộng dự kiến bố trí những công trình phúc lợi có quy mô đạt chuẩn quốc gia.

- Đối với 5 huyện, quỹ đất được bố trí lại trên cơ sở kết hợp với chương trình “Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp”, nâng cao một cách hợp lý tỷ lệ đất đô thị.

Thống nhất phương án quy mô dân số với báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung, dự kiến dân số của Thành phố đến năm 2010 khoảng 7,2 triệu người, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất như sau:

Bảng 3.6. Chỉ tiêu sử dụng đất theo PA2 (đơn vị tính ha)

Thứ tự CHỈ TIÊU Mã

Hiện trạng năm 2005

Quy hoạch đến năm 2010

Tăng (+), giảm (-)so với hiện trạng

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu

(%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ(%)

  TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN   209.554,47 100,00 209.554,47 100,00    

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 123.517,07 58,94 108.876,47 51,96 -14640,60 -11,85

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 77.954,92 63,11 59.851,36 54,97 -18103,56 -23,22

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 47.198,90 60,55 29.539,17 49,35 -17659,73 -37,42

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 36.738,26 77,84 20.075,17 67,96 -16663,09 -45,36

1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 24.395,60 66,40 13.663,21 68,06 -10732,39 -43,99

1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 12.342,66 33,60 6.411,96 31,94 -5930,70 -48,05

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC 10.460,64 22,16 9.464,00 47,14 -996,64 -9,53

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 30.756,02 39,45 30.312,18 50,65 -443,84 -1,44

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 33.857,86 27,41 37.555,56 34,49 3697,70 10,92

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2.168,21 6,40 5.910,36 15,74 3742,15 172,59

1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 139,18 6,42 139,18 2,35    

1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 2.029,03 93,58 4.229,03 71,55 2200,00 108,43

1.2.1.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất RSK -   -      

1.2.1.4 Đất trồng rừng sản xuất RSM -   1.542,15   1542,15  

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 31.689,65 93,60 31.645,20 84,26 -44,45 -0,14

1.2.2.1 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 11.347,50 35,81 11.303,05 35,72 -44,45 -0,39

1.2.2.2 Đất có rừng trồng phòng hộ RPT 20.342,15 64,19 20.342,15 64,28    

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - - - -    

1.3 Đất nuôitrồng thuỷ sản NTS 9.765,21 7,91 9.600,25 8,82 -164,96 -1,69

1.4 Đất làm muốiLM

U1.471,32 1,19 1.470,90 1,35 -0,42 -0,03

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 467,76 0,38 398,40 0,37 -69,36 -14,83

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 83.773,73 39,98 100.414,23 47,92 16640,49 19,86

2.1 Đất ở OTC 20.520,67 24,50 22.447,63 22,36 1926,96 9,39

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 5.262,73 25,65 5.524,52 24,61 261,79 4,97

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 15.257,94 74,35 16.923,11 75,39 1665,17 10,91

133

Page 134: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

2.2 Đất chuyên dùng CDG 28.534,87 34,06 42.479,70 42,30 13944,83 48,87

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 856,77 3,00 611,42 1,44 -245,35 -28,64

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 2.046,91 7,17 2.194,90 5,17 147,99 7,23

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 9.603,61 33,66 14.484,26 34,10 4880,66 50,82

2.2.3.1 Đất khu công nghiệp SKK 3.867,66 40,27 7.560,38 52,20 3692,72 95,48

2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 5.563,16 57,93 6.674,23 46,08 1111,08 19,97

2.2.3.3 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0,13 0,00 76,99 0,53 76,86 59123,08

2.2.3.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 172,66 1,80 172,66 1,19    

2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 16.027,58 56,17 25.189,11 59,30 9161,53 57,16

2.2.4.1 Đất giao thông DGT 10.816,93 67,49 14.006,12 55,60 3189,19 29,48

2.2.4.2 Đất thuỷ lợi DTL 2.516,52 15,70 2.945,83 11,69 429,31 17,06

2.2.4.3 Đất để chuyển dẫn NLTT DNT 63,56 0,40 85,59 0,34 22,03 34,66

2.2.4.4 Đất cơ sở văn hóa DVH 413,41 2,58 3.292,65 13,07 2879,24 696,46

2.2.4.5 Đất cơ sở y tế DYT 205,55 1,28 375,42 1,49 169,87 82,64

2.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 942,18 5,88 1.635,81 6,49 693,63 73,62

2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 472,38 2,95 835,70 3,32 363,32 76,91

2.2.4.8 Đất chợ DCH 126,81 0,79 193,65 0,77 66,84 52,71

2.2.4.9 Đất có di tích, danh thắng LDT 129,65 0,81 154,60 0,61 24,95 19,24

2.2.4.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC 340,59 2,13 1.663,75 6,61 1323,16 388,49

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 400,32 0,48 399,55 0,40 -0,77 -0,19

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 924,57 1,10 1.214,67 1,21 290,10 31,38

2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 33.250,02 39,69 33.099,93 32,96 -150,09 -0,45

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 143,29 0,17 772,75 0,77 629,46 439,29

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 2.263,67 1,08 263,78 0,13 -1999,89 -88,35

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 2.258,27 2,70 258,38 0,26 -1999,89 -88,56

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 5,40 0,01 5,40 0,01    

Tới năm 2010 theo phương án này các loại đất chính của Thành phố là:

- Đất nông nghiệp: Có tổng diện tích là 108.876,47 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 59.851,36ha; đất lâm nghiệp đạt 37.555,56 ha tăng 3.697,7 (diện tích tăng thêm chủ yếu là rừng sản xuất tập trung tại Bình Chánh, Củ Chi); đất nuôi trồng thủy sản còn 9600,25 ha; đất làm muối hầu như không thay đổi với diện tích là 1.490,90 ha; đất nông nghiệp khác đạt 398,40 ha.

Diện tích đất nông nghiệp giảm chủ yếu để chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp. Các địa phương giảm nhiều là các huyện: Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ, Nhà Bè và các quận: 2, 7, 9, Thủ Đức, quận 12, Bình Tân.

- Đất phi nông nghiệp: Có diện tích là 100.414,23 ha, chia ra các loại đất chính như sau: đất ở tăng thêm 1.926,96 ha đạt diện tích 22.447,63 ha (trong đó đất ở đô thị là 16.923,11 ha); đất chuyên dùng tăng 13.944,83 ha đạt 42.479,70 ha vào năm 2010; các loại đất phi nông nghiệp còn lại thay đổi không đáng kể.

- Đất chưa sử dụng: Giảm đáng kể (1999,89 ha), chỉ còn 263,78 ha.

Theo đó, bình quân diện tích đất đô thị toàn Thành phố đạt khoảng 90

134

Page 135: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

m2/người vào năm 2010 (không tính phần diện tích đất sông suối, mặt nước chuyên dùng và đất an ninh quốc phòng), trong đó đất ở: 31 m2/người; đất công cộng: 34,4 m2/người (trong đó đất giao thông đạt 19,5 m2/người); đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (bao gồm đất khu – cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh...): 20,1 m2/người; các loại đất khác khoảng 4,5 m2/người.

3.3. Phương án 3: Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tổng hợp nhu cầu chung của Thành phố (theo định mức sử dụng đất) và nhu cầu phát triển (PA3)

Phương án Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tổng hợp nhu cầu chung của Thành phố (theo định mức sử dụng đất) và nhu cầu của các quận huyện (PA3) được xây dựng trên cơ sở các định mức sử dụng đất, tuy nhiên phương án này còn tính đến khả năng dữ trữ phát triển của Thành phố, đặc biệt là chú trọng tới các chương trình lớn của Thành phố về phát triển đô thị, nhà ở và tạo nguồn cung cho thị trường bất động sản.

Các chỉ tiêu sử dụng đất chính của phương án này như sau:

Bảng 3.7. Chỉ tiêu sử dụng đất theo PA3 (đơn vị tính ha)Thứ tự CHỈ TIÊU Mã Hiện trạng

năm 2005Quy hoạch đến

năm 2010Diện tích

(ha)Cơ cấu

(%)Diện tích

(ha)Cơ cấu

(%)(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 209.554,47 100,00 209.554,47 100,00

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 123.517,07 58,94 104.284,79 49,77

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 77.954,92 63,11 57.047,01 54,70

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 47.198,90 60,55 27.979,19 49,05

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 36.738,26 77,84 9.059,45 32,38

1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 24.395,60 66,40 7.431,64 82,03

1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 12.342,66 33,60 1.627,81 17,97

1.1.1.1.3 Đất trồng lúa nương LUN - - - -

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC 10.460,64 22,16 18.919,74 208,84

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 30.756,02 39,45 29.067,82 50,95

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 33.857,86 27,41 36.275,99 34,79

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2.168,21 6,40 3.941,27 10,86

1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 139,18 6,42 139,18 3,53

1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 2.029,03 93,58 2.377,88 60,33

1.2.1.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất RSK - -

1.2.1.4 Đất trồng rừng sản xuất RSM - 1.424,21

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 31.689,65 93,60 32.334,72 89,14

1.2.2.1 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 11.347,50 35,81 11.347,50 35,09

1.2.2.2 Đất có rừng trồng phòng hộ RPT 20.342,15 64,19 20.987,22 64,91

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - - - -

1.3 Đất nuôitrồng thuỷ sản NTS 9.765,21 7,91 9.472,72 9,08

1.4 Đất làm muối LMU 1.471,32 1,19 1.000,00 0,96

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 467,76 0,38 489,07 0,47

135

Page 136: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 83.773,73 39,98 105.005,90 50,11

2.1 Đất ở OTC 20.520,67 24,50 23.621,22 22,50

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 5.262,73 25,65 5.573,84 23,60

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 15.257,94 74,35 18.047,38 76,40

2.2 Đất chuyên dùng CDG 28.534,87 34,06 46.091,62 43,89

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 856,77 3,00 635,22 1,38

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 2.046,91 7,17 2.228,28 4,83

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp

CSK 9.603,61 33,66 15.746,30 34,16

2.2.3.1 Đất khu công nghiệp SKK 3.867,66 40,27 7.724,57 49,06

2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 5.563,16 57,93 7.772,08 49,36

2.2.3.3 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0,13 0,00 76,99 0,49

2.2.3.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 172,66 1,80 172,66 1,10

2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 16.027,58 56,17 27.481,82 59,62

2.2.4.1 Đất giao thông DGT 10.816,93 67,49 14.281,63 51,97

2.2.4.2 Đất thuỷ lợi DTL 2.516,52 15,70 2.952,89 10,74

2.2.4.3 Đất để chuyển dẫn năng lượng, TT DNT 63,56 0,40 106,77 0,39

2.2.4.4 Đất cơ sở văn hóa DVH 413,41 2,58 3.704,79 13,48

2.2.4.5 Đất cơ sở y tế DYT 205,55 1,28 727,81 2,65

2.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 942,18 5,88 2.574,84 9,37

2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 472,38 2,95 1.589,40 5,78

2.2.4.8 Đất chợ DCH 126,81 0,79 194,45 0,71

2.2.4.9 Đất có di tích, danh thắng LDT 129,65 0,81 154,32 0,56

2.2.4.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC 340,59 2,13 1.194,92 4,35

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 400,32 0,48 397,77 0,38

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 924,57 1,10 1.135,99 1,08

2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 33.250,02 39,69 32.985,97 31,41

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 143,29 0,17 773,34 0,74

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 2.263,67 1,08 263,78 0,13

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 2.258,27 2,70 258,38 0,25

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 5,40 0,01 5,40 0,01

Tới năm 2010 theo PA3, các loại đất chính của Thành phố là:

- Đất nông nghiệp: Có tổng diện tích là 104.284,79 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 57.047,01 ha; đất lâm nghiệp đạt 36.275,99 ha tăng 2.418,13 ha (diện tích tăng thêm chủ yếu là rừng sản xuất tập trung tại Bình Chánh, Củ Chi); đất nuôi trồng thủy sản còn 9.472,72 ha; đất làm muối giảm còn 1.000,00 ha; đất nông nghiệp khác 489,07ha.

Diện tích đất nông nghiệp giảm chủ yếu để chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp. Các địa phương giảm nhiều là các huyện: Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ, Nhà Bè và các quận: 2, 7, 9, Thủ Đức, quận 12, Bình Tân.

136

Page 137: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Đất phi nông nghiệp: Có diện tích là 105.005,90 ha, chia ra các loại đất chính như sau: đất ở tăng thêm 3.100,55 ha đạt diện tích 23.621,22 ha (trong đó đất ở đô thị là 18.047,38 ha); đất chuyên dùng tăng 17556,75 ha đạt46.091,62ha vào năm 2010; các loại đất phi nông nghiệp còn lại thay đổi không đáng kể.

- Đất chưa sử dụng: Giảm đáng kể (1999,89), chỉ còn263,78 ha.

III. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Phân tích, lựa chọn phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

1.1. So sánh các phương án

Các chỉ tiêu sử dụng đất của ba phương án được so sánh tại bảng dưới đây:

Thứ tự CHỈ TIÊU MãDiện tích hiện

trạng năm 2005PA 1 PA 2 PA 3

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 123.517,07 98.668,44 108.876,47 104284,79

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 77.954,92 51.884,22 59.851,36 57047,008

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 47.198,90 30.878,45 29.539,17 27979,188

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 36.738,26 21.405,00 20.075,17 9059,4458

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC(a) 10.460,64 9.473,45 9.464,00 18919,743

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 30.756,02 21.005,76 30.312,18 29067,82

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 33.857,86 35.355,56 37.555,56 36275,99

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2.168,21 3.665,91 5.910,36 3941,27

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 31.689,65 31.689,65 31.645,20 0

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 9.765,21 9.510,00 9.600,25 9472,72

1.4 Đất làm muối LMU 1.471,32 1.470,90 1.470,90 1000

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 467,76 447,76 398,4 489,07

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 83.773,73 110.622,26 100.414,23 105005,9

2.1 Đất ở OTC 20.520,67 27.641,15 22.447,63 23621,221

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 5.262,73 6.103,77 5.524,52 5573,839

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 15.257,94 21.537,38 16.923,11 18047,382

2.2 Đất chuyên dùng CDG 28.534,87 47.842,60 42.479,70 46091,616

2.2.1 Đất trụ sở CQ, công trình SN CTS 856,77 1.009,46 611,42 635,215

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 2.046,91 2.194,90 2.194,90 2228,28

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh PNN CSK 9.603,61 15.774,53 14.484,26 15746,301

2.2.3.1 Đất khu công nghiệp SKK 3.867,66 7.560,38 7.560,38 7724,57

2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 5.563,16 7.964,50 6.674,23 7772,081

2.2.3.3 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0,13 76,99 76,99 76,99

2.2.3.4 Đất sản xuất vật liệu XD, gốm sứ SKX 172,66 172,66 172,66 172,66

2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 16.027,58 28.863,71 25.189,11 27481,82

137

Page 138: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

2.2.4.1 Đất giao thông DGT 10.816,93 16.163,69 14.006,12 14281,632

2.2.4.2 Đất thuỷ lợi DTL 2.516,52 2.945,83 2.945,83 2952,89

2.2.4.3 Đất truyền dẫn NL, truyền thông DNT 63,56 85,59 85,59 106,77

2.2.4.4 Đất cơ sở văn hóa DVH 413,41 3.365,40 3.292,65 3704,79

2.2.4.5 Đất cơ sở y tế DYT 205,55 458,94 375,42 727,81

2.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 942,18 2.111,78 1.635,81 2574,84

2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 472,38 1.600,49 835,7 1589,4

2.2.4.8 Đất chợ DCH 126,81 273,65 193,65 194,446

2.2.4.9 Đất có di tích, danh thắng LDT 129,65 154,6 154,6 154,32

2.2.4.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC 340,59 1.703,75 1.663,75 1194,9222

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 400,32 401,15 399,55 397,77

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 924,57 1.151,67 1.214,67 1135,99

2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 33.250,02 32.811,84 33.099,93 32985,968

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 143,29 773,85 772,75 773,34

1.2. Đối với phương án 1

Theo báo cáo kết quả Kiểm kê đất đai 2005, trong kỳ 2000 – 2005 diện tích đất nông nghiệp toàn Thành phố giảm 7.202,85 ha, đất chưa sử dụng giảm 2.224,04 ha, tương ứng đất phi nông nghiệp tăng thêm 9.479,51 ha.

Bên cạnh đó trong giai đoạn 2001 - 2004 Thành phố lập thủ tục giao, cho thuê 1.720 dự án với diện tích 13.723 ha. Phần lớn diện tích đất được giao kể trên là đất nông nghiệp. Trên thực tế, qua kiểm tra, hiện còn khoảng 2.400 ha đất dự án nhà ở và hơn 1.000 ha đất giao cho các mục đích vì nhiều nguyên nhân chậm triển khai nên vẫn thống kê vào đất nông nghiệp

Như vậy, trên thực tế trong giai đoạn 2000 – 2005 đất phi nông nghiệp tăng khoảng 13.000 ha, tương ứng đất nông nghiệp giảm khoảng 11.000 ha.

Theo phương án 1, đất nông nghiệp phải chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp từ nay tới năm 2010 là 26.842,99 ha. Do đó đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn. Trong số diện tích đất phi nông nghiệp tăng thêm bên cạnh diện tích dự kiến bố trí cho các công trình trọng điểm của Thành phố các Quận, huyện đăng ký rất nhiều dự án phát triển nhà ở (như Quận 12 với hơn 100 dự án với tổng diện tích 704,72 ha).

Các quận huyện căn cứ vào quy hoạch chi tiết xây dựng đã được duyệt đăng ký toàn bộ chỉ tiêu sử dụng đất vào kế hoạch đến năm 2010 nhưng không đánh giá được khả năng thực hiện dẫn đến chỉ tiêu quá cao nhất là trong giai đoạn thị trường bất động sản đang ”đóng băng” (Quận 7, Quận 9 đưa tất cả các quy hoạch chi tiết vào kế hoạch sử dụng đất tới năm 2010 với diện tích đất ở tăng tương ứng là 271,01 ha và 884,51 ha).

138

Page 139: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Tính chung theo phương án này tổng diện tích đất dự án phát triển nhà ở tại các quận huyện là 5449,32 ha, tăng rất nhiều so với dự báo nhu cầu chung của toàn Thành phố.

Ngoài ra, đối với các quận nội thành do không thể xác định rõ kế hoạch mở rộng hẻm theo nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nên đưa diện tích cần thu hồi mở rộng quá nhiều (như quận Tân Bình với diện tích 54,08 ha).

Bên cạnh đó, nhiều quận huyện đăng ký diện tích đất phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công không ô nhiễm xen cài trong các khu dân cư dẫn đến số lượng dự án và diện tích đất tăng nhiều.

Từ những phân tích trên, có thể kết luận phương án quy hoạch thỏa mãn nhu cầu sử dụng đất của các quận huyện có tính khả thi không cao.

1.3. Đối với phương án 2

Phương án này được tính toán khá chặt chẽ trên cơ sở dự báo dân số. Các chỉ tiêu sử dụng đất đều được xây dựng trên nguyên tắc tận dụng, chỉnh trang quỹ đất đô thị hiện có, chỉ phát triển mở rộng đất đô thị một cách hạn chế tối đa nhằm mục đích tiết kiệm đất.

Tuy nhiên theo phương án này tính chủ động của các quận huyện trong phát triển kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội sẽ bị hạn chế nhiều.

Nhiều dự án đã được Thành phố phê duyệt tại các quy hoạch ngành khó thực hiện như Công viên phía bắc Ga Sài Gòn hoặc khó đáp nhu cầu bố trí đất do kinh phí đền bù quá cao hoặc không đủ diện tích bố trí đặc biệt là quỹ đất dành cho giáo dục, y tế tại khu vực trung tâm Thành phố.

Do đặc thù diện tích đất quy định bắt buộc dành cho thiết chế văn hóa tại cơ sở phân bố đều cho tất cả các phường, xã, thị trấn. Điều này không phù hợp với đặc thù của một đô thị lớn đặc biệt đối với các quận trung tâm vì người dân có điều kiện lựa chọn các cơ sở sinh hoạt văn hóa khác tập trung nhiều ở trung tâm Thành phố.

Các dự án phát triển nhà ở theo phương án này không được khuyến khích nhằm ưu tiên mở rộng diện tích đất công cộng.

Mặt khác, do tính toán chặt chẽ nên diện tích đất phục vụ các chương trình mục tiêu phát triển quỹ nhà của Thành phố rất hạn chế và dự trữ để đáp ứng thị trường bất động sản gần như không có.

Như vậy, phương án 2 không phù hợp với định hướng phát triển mang tính đột phá của Thành phố trong giai đoạn từ nay đến năm 2010.

1.4. Đối với phương án 3

139

Page 140: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Phương án 3 được xây dựng trên cơ sở các định mức sử dụng đất, tuy nhiên phương án này còn tính đến khả năng dữ trữ phát triển của Thành phố, đặc biệt là chú trọng tới các chương trình lớn của Thành phố về phát triển đô thị, nhà ở và tạo nguồn cung cho thị trường bất động sản.

Như đã nêu, bên cạnh những mục tiêu phát triển kinh tế, về mặt xã hội các chương trình phát triển sau yêu cầu phải bố trí một quỹ đất hợp lý:

+ Xây dựng 80.000 căn hộ chung cư; trong đó có 70.000 căn hộ để bán và cho thuê đối với người có thu nhập thấp; 10.000 căn hộ tương đương 80.000 chỗ lưu trú cho công nhân tại các khu công nghiệp - khu chế xuất.

+ Đầu tư xây dựng 10.000 căn hộ tương đương 100.000 chỗ ký túc xá cho sinh viên.

+ Tiếp tục thực hiện chương trình đầu tư xây dựng 30.000 căn hộ chung cư, phục vụ tái định cư các dự án trọng điểm của Thành phố theo Chỉ thị số

24/CT-UB ngày 31/8/2004 của Uỷ ban nhân dân Thành phố.

Bên cạnh đó, trong phương án có tính đến phần diện tích đất các dự án đã giao, nhưng chậm triển khai.

Diện tích đất nông nghiệp phải chuyển mục đích sang các mục đích phi nông nghiệp đến năm 2010 khoảng 21.227 ha phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội và dự báo vốn đầu tư của Thành phố.

Vì những lý do trên, phương án được lựa chọn là phương án 3.

2. Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 (phương án chọn)

Bảng 3.12. Ph¬ng ¸n ®iÒu chØnh quy ho¹ch sö dông ®Êt ®Õn n¨m 2010

Thứ tự Chỉ tiêu Diện tích hiện trạng 2005 ha)

Diện tích đến năm 2010 (ha)

Theo QH cũĐiều chỉnh QH

Diện tích SS với QH cũ SS với 2005

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 209.554,47 209.523,91 209.554,47 30,56 0,00

1 Đất nông nghiệp 123.517,07 96.223,58 104.284,79 8.061,21 -19.232,28

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 77.954,92 47.501,22 57.047,01 9.545,79 -20.907,91

1.2 Đất lâm nghiệp 33.857,86 39.037,25 36.275,99 -2.761,26 2.418,13

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 9.765,21 8.836,56 9.472,72 636,16 -292,49

1.4 Đất làm muối 1.471,32 848,55 1.000,00 151,45 -471,32

1.5 Đất nông nghiệp khác 467,76 489,07 489,07 21,31

2 Đất phi nông nghiệp 83.773,73 110.977,66 105.005,90 -5.971,76 21.232,17

2.1 Đất ở 20.520,67 36.980,50 23.621,22 -13.359,28 3.100,55

140

Page 141: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

2.2 Đất chuyên dùng 28.534,87 39.016,27 46.091,62 7.075,35 17.556,75

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 400,32 397,77 397,77 -2,55

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 924,57 1.381,29 1.135,99 -245,30 211,42

2.5 Đất sông suối và mặt nước CD 33.250,02 32.406,55 32.985,97 579,42 -264,05

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 143,29 1.193,05 773,34 -419,71 630,05

3 Đất chưa sử dụng 2.263,67 2.322,67 263,78 -2.058,89 -1.999,89

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 2.258,27 2.317,27 258,38 -2.058,89 -1.999,89

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 5,4 5,4 5,40 0,00 0,00

Quy hoạch cũ Quy hoạch mới

- Sử dụng đất chưa hiệu quả (mang tính dàn

trải và tiến độ đầu tư chậm)

- Chi tiêu quá cao không còn phù hợp với

khả năng đầu tư và nhu cầu thị trường

- Đất nông nghiệp giảm nhiều, chưa tính đến

đất dự trữ cho phát triển giai đoạn sau.

- Đất công trình công cộng chưa chú trọng

phát triển

- Đất ở phát triển quá nhiều so với yêu cầu

- Đất công nghiệp chưa tăng trưởng tương

xứng với quy hoạch kinh tế xã hội.

- Chưa khai thác triệt để đất hoang hóa

- Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, tận dụng

chiều cao.

- Đã có tính đến diễn biến của thị trường và

khả năng đầu tư

- Đất công nghiệp phát triển theo hướng sử

dụng ít đất nhưng giá trị tăng cao.

- Đất công trình công cộng phát triển mạnh để

tạo động lực phát triển, đặc biệt là đất phát

triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng XH

- Đất để phát triển dự án nhà ở giảm để tập

trung đầu tư các dự án đã được giao đất và

các khu đô thị đã phê duyệt quy hoạch

- Đất công nghiệp phát triển nhiều đặc biệt là

hình thành các cụm công nghiệp chuyên

ngành và các kho tàng, bến bãi.

- Khai thác triệt để đất hoang hóa vào các

mục đích khác

Qua bảng trên rút ra một số nhận xét sau:

- Tổng diện tích tự nhiên của toàn thành phố: 209.554,47 ha, so với Quy hoạch đã được phê duyệt tăng lên khoảng 31 ha, diện tích tăng lên này là do diện tích đất đai toàn thành phố sau khi có kiểm kê 2005 được chỉnh lý, cập nhật

141

Page 142: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

chính xác hơn.

- So với quy hoạch cũ, phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của Thành phố thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

+ Đất nông nghiệp tăng so với quy hoạch cũ khoảng 8.061 ha, trong đó:

. Đất sản xuất nông nghiệp tăng khoảng 9.546 ha

. Đất lâm nghiệp giảm khoảng 2.761 ha

. Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng khoảng 636 ha

. Đất làm muối tăng khoảng 152 ha

. Đất nông nghiệp khác tăng khoảng 489 ha

+ Đất phi nông nghiệp giảm khoảng 5.972 ha, trong đó:

. Đất ở giảm khoảng 13.359 ha

. Đất chuyên dùng tăng khoảng 7.075 ha

. Đất tôn giáo tín ngưỡng tăng khoảng 398 ha.

. Đất nghĩa trang nghĩa địa giảm khoảng 245 ha

. Đất sông suối mặt nước chuyên dùng tăng khoảng 579 ha

. Đất phi nông nghiệp khác giảm khoảng 420 ha

+ Đất chưa sử dụng giảm khoảng 2.059 ha

§Êt NN §Êt phi NN §Êt CSD0.00

20,000.00

40,000.00

60,000.00

80,000.00

100,000.00

120,000.00

96,223.58

110,977.66

2,322.67

104,284.79 105,005.90

263.78

BiÓu ®å ss c¬ cÊu SD ®Êt n¨m 2010 gi÷a QH cò víi P.¸n §CQH

Quy ho¹ch cò §C Quy ho¹ch

142

Page 143: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

2.1. Đất nông nghiệp

Bảng 3.13. Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2010

Thứ tự Chỉ tiêu

Diện tíchhiệntrạng

2005 (ha)

Diện tích đến năm 2010 (ha)

Theo QH cũĐiều chỉnh QH

Diện tích SS với QH cũ SS với 2005

1 Đất nông nghiệp 123.517,07 96.223,58 104.284,79 8.061,21 -19.232,28

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 77.954,92 47.501,22 57.047,01 9.545,79 -20.907,91

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 47.198,90 36.873,11 27.979,19 -8.893,92 -19.219,71

1.1.1.1 Đất trồng lúa 36.738,26 25.718,69 9.059,45 -16.659,24 -27.678,81

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 10.460,64 11.154,42 18.919,74 7.765,32 8.459,10

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 30.756,02 10.628,11 29.067,82 18.439,71 -1.688,20

1.2 Đất lâm nghiệp 33.857,86 39.037,25 36.275,99 -2.761,26 2.418,13

1.2.1 Đất rừng sản xuất 2.168,21 1.232,14 3.941,27 2.709,13 1.773,06

1.2.2 Đất rừng phòng hộ 31.689,65 35.922,33 32.334,72 -3.587,61 645,07

1.2.3 Đất rừng đặc dụng 1.882,78

1.3 Đất nuôitrồng thuỷ sản 9.765,21 8.836,56 9.472,72 636,16 -292,49

1.4 Đất làm muối 1.471,32 848,55 1000 151,45 -471,32

1.5 Đất nông nghiệp khác 467,76 489,07 489,07 21,31

Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010 như sau:

*Chu chuyển giảm:Giai đoạn 2006 - 2010 theo phương án điều chỉnh đất nông nghiệp giảm

khoảng 21.227 ha, do chuyển sang sử dụng vào các mục đích đất phi nông nghiệp, gồm:

- Đất ở khoảng : 3.792 ha đất nông nghiệp sang đất ở, trong đó:

+ Đất ở nông thôn khoảng: 460 ha;

+ Đất ở đô thị khoảng: 3.332 ha;

- Đất chuyên dùng khoảng: 16.309 ha, trong đó:

+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp khoảng: 154 ha;

+ Đất an ninh, quốc phòng khoảng: 221 ha;

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khoảng: 6.203 ha;

+ Đất công cộng khoảng: 9.731 ha.

- Đất tôn giáo tín ngưỡng khoảng: 1 ha

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa khoảng: 220 ha

- Mặt nước chuyên dùng khoảng: 300 ha

- Đất phi nông nghiệp khác khoảng: 604 ha

143

Page 144: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

* Chu chuyển tăng:

Đất nông nghiệp tăng trong giai đoạn 2006 -2010 khoảng 1.994 ha do khai hoang đất chưa sử dụng (toàn bộ là đất bằng chưa sử dụng ).

* Chu chuyển nội bộ (Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp):

- Chuyển khoảng 779 ha đất sản xuất nông nghiệp sang đất lâm nghiệp.

- Chuyển khoảng 116 ha đất sản xuất nông nghiệp sang đất NTTS.

- Chuyển khoảng 23 ha đất sản xuất nông nghiệp sang đất nông nghiệp khác.

- Chuyển khoảng 2.734 ha đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm.

- Chuyển khoảng 142 ha đất lâm nghiệp sang đất trồng cây lâu năm.

- Chuyển khoảng 211ha đất NTTS sang đất trồng cây hàng năm.

- Chuyển khoảng 389 ha đất làm muối sang đất lâm nghiệp.

- Chuyển khoảng 13 ha đất nông nghiệp khác sang đất lâm nghiệp.

Như vậy theo phương án điều chỉnh quy hoạch, đến năm 2010 quỹ đất nông nghiệp của TP. Hồ Chí Minh khoảng 104.285 ha, tăng 8.061 ha so với quy hoạch cũ do bố trí sử dụng có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp và khai thác hợp lý quỹ đất chưa sử dụng. Nhằm đảm bảo phù hợp với phương án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và quy hoạch điều chỉnh sản xuất nông nghiệp.

Diện tích đất nông nghiệp của Thành phố được bố trí sử dụng đến từng quận, huyện như sau:

Bảng 3.14. Diện tích đất nông nghiệp của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010 phân theo quận, huyện

QUẬN - HUYỆN Đất nông nghiệpĐất sản xuất

nông nghiệpĐất lâm nghiệp

Đất nuôi

trồng thuỷ

sản

Đất làm

muối

Đất nông nghiệp

khác

Quận 2 179,47 100,00 - 79,47 - -

Quận 7 43,42 43,42 - - - -

Quận 8 86,88 56,63 - 30,25 - -

Quận 9 3.070,65 2.798,67 24,59 247,39 - -

Quận 12 895,62 856,51 - 39,11 - -

Quận Bình Thạnh 95,77 95,77 - - - -

Quận Gò Vấp 205,71 205,71 - - - -

Quận Tân Phú 29,37 - - - - 29,37

Quận Bình Tân 1.016,12 895,26 - 98,00 - 22,86

Quận Thủ Đức 1.074,09 1.022,33 - 51,76 - -

Huyện Củ Chi 28.811,63 27.289,13 800,25 406,75 - 315,50

Huyện Hóc Môn 6.215,34 5.988,72 146,99 72,07 - 7,56

144

Page 145: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Huyện Bình Chánh 14.828,25 12.295,87 1.500,00 1.000,60 - 31,78

Huyện Nhà Bè 4.627,62 3.326,47 300,62 1.000,53 - -

Huyện Cần Giờ 43.104,85 2.072,52 33.503,54 6.446,79 1.000,00 82,00

Biểu đồ cơ cấu đất nông nghiệp

Phương án điều chỉnh quy hoạch từng loại đất nông nghiệp như sau:

2.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp

Theo phương án điều chỉnh quy hoạch, đất sản xuất nông nghiệp sẽ tăng so với quy hoạch cũ khoảng 9.546 ha, tuy nhiên từng loại cụ thể có sự điều chỉnh lớn:

- Đất trồng cây hàng năm giảm khoảng 8.894 ha (gồm đất trồng lúa giảm khoảng -16.659 ha, đất trồng cây hàng năm còn lại tăng khoảng 7.765 ha ) so với QH cũ.

- Đất trồng cây lâu năm tăng khoảng 18.439 ha.

Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của Thành phố đến năm 2010 như sau:

* Chu chuyển giảm:Giai đoạn 2006 - 2010, đất sản xuất nông nghiệp giảm do chuyển sang

các mục đích khác, gồm:- Chuyển sang đất lâm nghiệp khoảng: 779 ha ;- Chuyến sang đất NTTS khoảng: 116 ha ;- Chuyển sang đất ở khoảng: 3.607 ha, trong đó+ Đất ở nông thôn khoảng: 460 ha;

§Êt SXNN54.70%

§Êt LN34.79%

§Êt NTTS9.08%

§Êt lµm muèi0.96%

§Êt NN kh¸c0.47%§Êt SXNN §Êt LN §Êt NTTS §Êt lµm muèi §Êt NN kh¸c

145

Page 146: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

+ Đất ở đô thị khoảng: 3.147 ha. - Chuyển sang đất chuyên dùng khoảng:16.042 ha, trong đó+ Chuyển sang đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp khoảng:137 ha;+ Chuyển sang đất an ninh, quốc phòng: 175,60ha;+ Chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khoảng: 6.158 ha;

gồm:* Chuyển sang đất khu công nghiệp khoảng: 3.873 ha;* Chuyển sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh khoảng: 2.209 ha;* Chuyển sang đất cho hoạt động khoáng sản khoảng: 77 ha;

+ Chuyển sang đất có mục đích công cộng khoảng: 9.571 ha, gồm:* Chuyển sang đất giao thông khoảng: 2.780 ha;* Chuyển sang đất thuỷ lợi khoảng: 420 ha;* Chuyển sang đất truyền dẫn năng lượng truyền thông khoảng: 42 ha;* Chuyển sang đất cơ sở văn hoá khoảng: 2.537 ha;* Chuyển sang đất cơ sở y tế khoảng: 479 ha;* Chuyển sang đất cơ sở giáo dục đào tạo khoảng: 1.367 ha;* Chuyển sang đất cơ sở thể dục thể thao khoảng: 1.010 ha;* Chuyển sang đất đất chợ khoảng: 56 ha;* Chuyển sang đất có di tích thắng cảnh khoảng: 24 ha;* Chuyển sang đất bãi thải xử lý chất thải khoảng: 856 ha

+ Chuyển sang đất tôn giáo tín ngưỡng khoảng: 1 ha;

+ Chuyển sang đất nghĩa trang nghĩa địa khoảng: 220 ha;

+ Chuyển sang đất sông suối và mặt nước chuyên dùng khoảng: 300 ha;

+ Chuyển sang đất phi nông nghiệp khác khoảng: 600 ha.

* Chu chuyển tăng:

Giai đoạn 2006 - 2010 đất sản xuất nông nghiệp tăng khoảng 780 ha, gồm:

- Chuyển từ đất lâm nghiêp sang khoảng 142 ha ;

- Chuyển từ đất NTTS sang khoảng 211 ha ;

- Khai hoang đất bằng chưa sử dụng khoảng 427 ha;

* Chu chuyển nội bộ:

Giai đoạn 2006 - 2010, đất sản xuất nông nghiệp chu chuyển nội bộ, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất như sau:

146

Page 147: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Đất lúa chuyển sang đất trồng cây hàng năm còn lại khoảng: 10.882 ha.

- Đất lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm khoảng: 2.360 ha

- Đất trồng cây hàng năm còn lại chuyển sang đất trồng cây lâu năm khoảng: 374 ha

Như vậy giai đoạn 2006 - 2010 đất sản xuất nông nghiệp thực giảm khoảng 20.908 ha, đến năm 2010 đất sản xuất nông nghiệp của TP. Hồ Chí Minh là 57.047,01 ha, được phân bố đến từng quận, huyện theo bảng sau:

Bảng 3.15. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 phân theo quận, huyện

STT Quận, huyệnTổng DT đất

sản xuất nông nghiệp

Đất trồng cây hàng nămĐất trồng cây

lâu nămTổng sốT.đó đất lúa

Tổng 57047,01 27979,19 9059,45 29067,82

1 Quận 2 100,00 30,00 - 70,00

2 Quận 7 43,42 43,42 - -

3 Quận 8 56,63 - - 56,63

4 Quận 9 2.798,67 435,40 2.363,27

5 Quận 12 856,51 163,32 693,19

6 Quận Bình Thạnh 95,77 - - 95,77

7 Quận Gò Vấp 205,71 110,63 - 95,08

8 Quận Tân Phú - - - -

9 Quận Bình Tân 895,26 345,41 549,85

10 Quận Thủ Đức 1.022,33 271,47 750,86

11 Huyện Củ Chi 27.289,13 13.766,38 5.837,00 13.522,75

12 Huyện Hóc Môn 5.988,72 2.716,20 182,63 3.272,52

13 Huyện Bình Chánh 12.295,87 8.387,83 2.647,31 3.908,04

14 Huyện Nhà Bè 3.326,47 1.257,11 392,51 2.069,36

15 Huyện Cần Giờ 2.072,52 452,02 - 1.620,50

2.1.1.1. Đất trồng cây hàng năm:

* Chu chuyển giảm:

Giai đoạn 2006 - 2010 đất trồng cây hàng năm giảm để chuyển sang các mục đích khác, cụ thể như sau:

- Chuyển sang đất trồng cây lâu năm khoảng 2.734 ha.

147

Page 148: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Chuyển sang đất lâm nghiệp khoảng 779 ha .

- Chuyển sang đất NTTS khoảng 117 ha.

- Chuyển sang đất nông nghiệp khác khoảng 23 ha.

- Chuyển sang sử dụng vào đất ở khoảng 2.297 ha,

- Chuyển sang đất chuyên dùng khoảng 12.740 ha, gồm:

+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp khoảng: 109 ha;

+ Đất an ninh, quốc phòng khoảng: 171 ha;

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khoảng: 5.397 ha; gồm:

o Đất khu công nghiệp khoảng: 3.313 ha;

o Đất cơ sở sản xuất kinh doanh khoảng: 2.006 ha;

o Đất cho hoạt động khoáng sản khoảng: 77 ha;

+ Chuyển sang đất có mục đích công cộng khoảng: 7.064 ha, gồm:

o Đất giao thông khoảng: 2.009 ha;

o Đất thuỷ lợi khoảng: 408 ha;

o Đất để truyền dẫn năng lượng truyền thông khoảng: 32 ha;

o Đất cơ sở văn hoá khoảng: 1.698 ha;

o Đất cơ sở y tế khoảng: 399 ha;

o Đất cơ sở giáo dục đào tạo khoảng: 1.234 ha;

o Đất cơ sở thể dục thể thao khoảng: 944 ha;

o Đất đất chợ khoảng: 35 ha;

o Đất có di tích, danh thắng khoảng:22 ha ;

o Đất bãi thải xử lý chất thải khoảng: 282 ha ;

- Chuyển sang sử dụng vào đất tôn giáo tín ngưỡng khoảng 1 ha,

- Chuyển sang sử dụng vào đất nghĩa trang nghĩa địa khoảng 220 ha,

- Chuyển sang sử dụng vào mặt nước chuyên dùng khoảng 300 ha,

- Chuyển sang sử dụng vào đất phi nông nghiệp khác khoảng 588 ha.

* Chu chuyển tăng:

148

Page 149: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Giai đoạn 2006 - 2010 đất trồng cây hàng năm tăng khoảng 579 ha (do chuyển từ đất NTTS sang khoảng 211 ha, do khai hoang đất bằng chưa sử dụng 368 ha).

Như vậy theo điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2006 - 2010 đất trồng cây hàng năm thực giảm khoảng -19.220 ha, đến năm 2010 diện tích đất trồng cây hàng năm của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 27.979 ha.

2.1.1.2 Đất trồng cây lâu năm

* Chu chuyển giảm:

Giai đoạn 2006 - 2010 đất trồng cây lâu năm giảm để chuyển sang sử dụng vào các mục địch khác, cụ thể như sau:

- Đất ở khoảng: 1.309 ha

- Đất chuyên dùng khoảng: 3.302 ha, gồm:

+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp khoảng: 28 ha;

+ Đất an ninh, quốc phòng khoảng: 5 ha;

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khoảng: 762 ha;

+ Đất có mục đích công cộng khoảng: 2.507 ha:

- Đất phi nông nghiệp khác khoảng:12 ha.

* Chu chuyển tăng:

Giai đoạn 2006 - 2010 đất trồng cây lâu năm tăng khoảng 2.935 ha, do:

- Chuyển đổi từ đất trồng cây hàng năm khoảng 2.734 ha

- Chuyển từ đất lâm nghiệp khoảng 142 ha;

- Khai hoang đất bằng chưa sử dụng khoảng 59 ha.

Như vậy đến năm 2010 diện tích đất trông cây lâu năm của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 29.068 ha, thực giảm khoảng 1.688 ha so với hiện trạng.

2.1.2. Đất lâm nghiệp

Theo phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, diện tích đất lâm nghiệp của thành phố đến năm 2010 khoảng 36.276 ha (giảm -2.761 ha so với quy hoạch cũ).

Đất lâm nghiệp năm 2010 tăng khoảng 2.418 ha so với năm 2005.

149

Page 150: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

* Chu chuyển giảm:

Giai đoạn 2006 - 2010 đất lâm nghiệp giảm để chuyển sang sử dụng vào mục đích :

- Chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp khoảng: 142 ha.

- Chuyển sang đất an ninh, quốc phòng khoảng: 44 ha

* Chu chuyển tăng:

Diện tích đất lâm nghiệp tăng trong giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 2.605 ha do:

- Chuyển đổi từ đất sản xuất nông nghiệp khoảng: 1.180 ha;

- Khai hoang đất bằng chưa sử dụng khoảng: 1.424 ha

Như vậy theo phương án điều chỉnh quy hoạch, giai đoạn 2006 - 2010 diện tích đất lâm nghiệp thực tăng khoảng 2.418 ha và đến năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp của toàn thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng 36.276 ha, được quy hoạch sử dụng như sau:

Bảng 3.16. Diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2010 phân theo quận, huyện

STTCác đơn vị hành chính

Tổng DT đất lâm nghiệp

Đất rừng sản xuất(ha)

Đất rừng phòng hộ (ha)

1 QuËn 9 24,59 24,59 -

2 HuyÖn Cñ Chi 800,25 789,15 11,10

3 HuyÖn Hãc M«n 146,99 146,99 -

4 HuyÖn B×nh Ch¸nh 1.500,00 1.161,13 338,87

5 HuyÖn Nhµ BÌ 300,62 - 300,62

6 HuyÖn CÇn Giê 33.503,54 1.819,41 31.684,13

2.1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản

* Chu chuyển giảm:

Giai đoạn 2006 - 2010 đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản giảm khoảng 552 ha, do chuyển sang sử dụng vào các loại đất:

- Đất cây hàng năm còn lại khoảng: 211 ha.

- Đất phi nông nghiệp, gồm:

+ Đất ở đô thị khoảng: 185 ha

150

Page 151: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

+ Đất chuyên dùng khoảng: 152 ha

+ Đất phi nông nghiệp khác khoảng: 5 ha.

* Chu chuyển tăng:

Giai đoạn 2006 - 2010 đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng khoảng 260 ha, do:

- Chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp khoảng: 116 ha

- Khai hoang từ đất bằng chưa sử dụng khoảng 144 ha

Đến năm 2010 diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 9.473 ha, thực giảm khoảng 292 ha so với hiện trạng.

2.1.4. Đất làm muối

Giai đoạn 2006 - 2010 đất làm muối giảm khoảng 471 ha, do chuyển sang sử dụng vào đất nông nghiệp khác khoảng: 82 ha; đất lâm nghiệp khoảng: 389 ha.

Đến năm 2010 diện tích đất làm muối của Thành phố Hồ Chí Minh là 1.000 ha.

2.1.5. Đất nông nghiệp khác

Giai đoạn 2006 - 2010 đất nông nghiệp khác giảm khoảng 84 ha (Chuyển sang đất lâm nghiệp khoảng 13 ha, đất cơ sở SXKD khoảng 31ha, đất giáo dục khoảng 25 ha, đất thể dục thể thao khoảng 15 ha).

Ngoài ra đến năm 2010 đất nông nghiệp khác tăng khoảng 105 ha (do chuyển từ đất làm muối sang 82 ha; đất sản xuất nông nghiệp 23 ha)

Đến năm 2010 đất nông nghiệp khác của Thành phố khoảng 489 ha, thực tăng 21 ha so với hiện trạng.

2.2. Đất phi nông nghiệpBảng 3.17. Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2010

Thứ tự Chỉ tiêu Diện tích hiện trạng 2005 ha)

Diện tích đến năm 2010 (ha) Theo QH

cũĐiều chỉnh QHSDĐDiện tích SS với SS với

2 Đất phi nông nghiệp 83.773,73 110.977,66 105.005,90 -5.971,76 21.232,17 2.1 Đất ở 20.520,67 36.980,50 23.621,22 -13.359,28 3.100,55 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 5.262,73 17.664,77 5.573,84 -12.090,93 311,11 2.1.2 Đất ở tại đô thị 15.257,94 19.315,73 18.047,38 -1.268,35 2.789,44 2.2 Đất chuyên dùng 28.534,87 39.016,27 46.091,62 7.075,35 17.556,75 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình SN 856,77 538,71 635,215 96,505 -221,555 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 2.046,91 3.267,85 2.228,28 -1.039,57 181,37

151

Page 152: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

2.2.3 Đất SX, kinh doanh phi nông 9.603,61 13.503,38 15.746,30 2.242,92 6.142,692.2.3.1 Đất khu công nghiệp 3.867,66 10.698,71 7.724,57 -2.974,14 3.856,912.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 5.563,16 2.618,01 7.772,08 5.154,07 2.208,922.2.3.3 Đất cho hoạt động khoáng sản 0,13 98 76,99 -21,01 76,862.2.3.4 Đất sản xuất vật liệu XD, gốm sứ 172,66 88,66 172,66 84 02.2.4 Đất có mục đích công cộng 16.027,58 21.706,33 27.481,82 5.775,49 11.454,242.2.4.1 Đất giao thông 10.816,93 9.732,51 14.281,63 4.549,12 3.464,702.2.4.2 Đất thuỷ lợi 2.516,52 3.362,82 2.952,89 -409,93 436,372.2.4.3 Đất để chuyển dẫn NL, TT 63,56 106,77 106,77 43,212.2.4.4 Đất cơ sở văn hóa 413,41 3.577,38 3.704,79 127,41 3.291,382.2.4.5 Đất cơ sở y tế 205,55 503,08 727,81 224,73 522,262.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 942,18 2.529,74 2.574,84 45,10 1632,662.2.4.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao 472,38 1.539,32 1.589,40 50,08 1117,022.2.4.8 Đất chợ 126,81 194,45 194,45 67,642.2.4.9 Đất có di tích, danh thắng 129,65 149,33 154,32 4,99 24,672.2.4.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải 340,59 1.194,92 1194,92 854,33 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 400,32 397,77 397,77 -2,55 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 924,57 1.381,29 1.135,99 -245,30 211,42 2.5 Đất sông suối và mặt nưước CD 33.250,02 32.406,55 32.985,97 579,42 -264,05 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 143,29 1.193,05 773,34 -419,71 630,05

Theo phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, diện tích đất phi nông nghiệp của thành phố đến năm 2010 khoảng 105.006 ha (giảm 5.972 ha so với quy hoạch cũ).

Đất phi nông nghiệp năm 2010 tăng khoảng 21.232 ha so với năm 2005, trong đó đất ở tăng khoảng 3.101 ha, đất chuyên dùng tăng khoảng 17.557 ha, đất tôn giáo tín ngưỡng giảm khoảng 3 ha, đất nghĩa trang nghĩa địa tăng khoảng 211 ha, đất mặt nước chuyên dùng giảm 264 ha, đất phi nông nghiệp tăng 630 ha.

2.2.1. Đất ở

2.2.1.1. Đất ở đô thị

* Chu chuyển giảm:

Giai đoạn 2006 - 2010 đất ở đô thị giảm khoảng 663 ha, do chuyển sang sử dụng vào các mục đích:

- Đất chuyên dùng khoảng: 654 ha; trong đó:

+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp khoảng: 19 ha;

+ Đất quốc phòng an ninh khoảng: 24 ha;

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khoảng: 124 ha;

+ Đất công cộng khoảng: 487 ha;

* Chu chuyển tăng:

Giai đoạn 2006 - 2010 đất ở đô thị tăng khoảng 3.453 ha, sử dụng từ các loại đất:

- Từ đất nông nghiệp khoảng: 3.332 ha, gồm:

152

Page 153: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

+ Đất sản xuất nông nghiệp khoảng: 3.147 ha (đất trồng cây hàng năm khoảng 1.987 ha; đất trồng lâu năm khoảng: 1.159 ha).

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng: 185 ha

- Từ đất chuyên dùng khoảng: 116 ha

- Từ đất sông suối và mặt nước chuyên dùng khoảng: 5 ha.Như vậy, theo chỉnh quy hoạch, đến năm 2010 đất ở đô thị của thành phố

Hồ Chí Minh khoảng 18.047 ha, thực tăng khoảng 2.789 ha so với hiện trạng. Để đáp ứng nhu cầu về đất ở đô thị, trong giai đoạn Quy hoạch diện tích đất ở

đô thị tăng thêm chủ yếu được quy hoạch thành các khu đô thị mới, trong đó 3 hướng phát triển đô thị chủ yếu với 3 khu đô thị mới có quy mô lớn gồm:

- Tiếp tục đền bù, thu hồi đất để xây dựng khu đô thị Nam Sài Gòn với quy mô diện tích vào khoảng 3.000 ha (trên địa bàn các quận, huyện: huyện Bình Chánh, quận 7, quận 8).

- Quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, với quy mô diện tích 737 ha, trong đó khu đô thị phát triển mới 657 ha, khu đô thị chỉnh trang 80 ha.

- Quy hoạch phát triển khu đô thị Tây Bắc Thành phố có chiều dài khoảng 18 km, chiều rộng từ 3 – 5 km, cách trung tâm thành phố 30 km, quy mô diện tích là 6.000 ha.

Ngoài ra còn có các dự án phát triển nhà ở quan trọng như: Khu Cát Lái 3, Khu Sinco, khu SinViet... Các khu dân cư tái định cư, các khu đất dự kiến thu hồi giao cho trung tâm phát triển quỹ đất thành phố....

Một số khu đô thị mới, khu dân cư trọng điểm của Thành phố.- Khu Nam Thành phố khoảng 3.000 ha (tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh trong

đó có khoảng 580 là dự án khu dân cư); - Khu đô thị mới Thủ Thiêm 657 ha (đến năm 2010 đầu tư 1 số công

trình phúc lợi công cộng và khoảng 110 đất dự án khu dân cư);- Khu Bình Quới – Thanh Đa khoảng 410 ha (dự kiến đến năm 2010 sử

dụng khoảng 180 ha);- Khu đô thị Tây Bắc Thành phố khoảng 6.000 ha (dự kiến đến năm 2010

sử dụng khoảng 2.200 ha trong đó dự án khu dân cư 220 ha);- Khu đô thị cảng Hiệp Phước khoảng 1600 ha (dự kiến đến năm 2010 sử

dụng khoảng 100 ha);- Khu đô thị sinh thái Cần Giờ khoảng 826 ha (dự kiến đến năm 2010 sử

dụng khoảng 300 ha);

153

Page 154: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Khu đô thị Sin Việt khoảng 300 ha (dự kiến đến năm 2010 sử dụng khoảng 150 ha);

2.2.1.2. Đất ở nông thôn

* Chu chuyển giảm:

Giai đoạn 2006 - 2010 đất ở nông thôn giảm khoảng 149 ha, do chuyển sang đất chuyên dùng, gồm:

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khoảng: 26 ha;

- Đất công cộng khoảng: 123 ha, trong đó:

+ Chuyển sang đất giao thông khoảng: 92 ha;

+ Chuyển sang đất văn hoá khoảng: 29 ha;

+ Chuyển sang đất chợ khoảng 2 ha.

* Chu chuyển tăng:

Cũng trong giai đoạn quy hoạch đất ở nông thôn tăng khoảng 460 ha, sử dụng từ đất sản xuất nông nghiệp.

Như vậy, giai đoạn 2006 - 2010 đất ở nông thôn thực tăng 311 ha và đến năm 2010 diện tích đất ở nông thôn của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 5.574 ha.

2.2.2. Đất chuyên dùng

Trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên; thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội; hiện trạng và tiềm năng đất đai cũng như nghiên cứu quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn Thành phố quy hoạch đất chuyên dùng đến năm 2010 khoảng 46.092 ha và được bố trí sử dụng đến từng quận huyện, theo từng mục đích như bảng sau:

Bảng 3.18. Quy hoạch đất chuyên dùng đến năm 2010 theo từng quận huyện

Quận huyện Đất chuyên dùng

Đất trụ sở cơ quan, công trình

sự nghiệp

Đất quốc phòng, an

ninhĐất sản xuất, kinh

doanh phi NNĐất có mục đích

công cộng

Quận 1 547,89 44,85 48,80 104,00 350,24

Quận 2 2.441,41 38,24 96,85 597,74 1.708,58

Quận 3 251,65 27,53 3,53 48,23 172,36

Quận 4 189,28 2,01 6,40 65,56 115,31

Quận 5 262,82 5,03 5,91 39,50 212,38

Quận 6 339,91 4,38 10,93 82,26 242,34

Quận 7 1.311,05 17,15 43,11 662,35 588,44

Quận 8 774,68 22,62 8,44 222,12 521,50

Quận 9 4.166,26 69,10 181,67 1.865,34 2.050,15

Quận 10 337,13 13,54 50,33 81,33 191,93

Quận 11 280,82 5,55 2,82 16,87 255,58

154

Page 155: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Quận 12 1.896,34 61,71 123,29 692,59 1.018,75

Quận Phú Nhuận 237,85 5,44 63,71 29,70 139,00

Quận Bình Thạnh 608,22 22,79 57,55 65,17 462,71

Quận Gò Vấp 847,59 10,21 122,55 144,67 570,16

Quận Tân Bình 1.545,79 13,89 256,97 124,01 1.150,92

Quận Tân Phú 809,18 8,40 4,32 372,41 424,05

Quận Bình Tân 2.332,18 19,98 13,23 974,56 1.324,41

Quận Thủ Đức 1.723,53 29,59 65,47 664,34 964,13

Huyện Củ Chi 10.776,70 79,05 778,56 3.705,11 6.213,98

Huyện Hóc Môn 2.957,42 27,57 68,16 1.343,72 1.517,97

Huyện Bình Chánh 6.861,31 17,26 11,40 2.322,87 4.509,78

Huyện Nhà Bè 2.312,89 12,09 165,41 1.483,33 652,06

Huyện Cần Giờ 2.279,72 77,23 38,87 38,53 2.125,09

2.2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

* Chu chuyển giảm:

Giai đoạn 2006 - 2010, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp giảm khoảng 401 ha. Trong đó:

- Chuyển sang đất công cộng khoảng: 400 ha (trong đó chuyển khoảng 399 ha sang đất văn hoá, diện tích chuyển này do nhầm lẫn khi kiểm kê đất đai, cụ thể tính Thảo cầm viên tại Củ Chi vào đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp). Còn lại là chuyển sang đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.

* Chu chuyển tăng:

Giai đoạn 2006 – 2010 đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng khoảng 180 ha, sử dụng từ các loại đất:

- Đất nông nghiệp khoảng: 154 ha, gồm:

+ Đất sản xuất nông nghiệp khoảng: 137 ha

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng: 18 ha.

- Đất phi nông nghiệp khoảng: 22 ha, gồm:

+ Đất ở khoảng: 19 ha;

+ Đất chuyên dùng khoảng: 2,24ha;

- Đất chưa sử dụng (đất bằng chưa sử dụng): 3,30 ha.

+ Diện tích còn lại lấy từ đất tôn giáo tín ngưỡng và đất nghĩa trang nghĩa địa.

155

Page 156: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Như vậy, diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 635 ha, thực giảm khoảng 222 ha so với hiện trạng.

Trong giai đoạn 2006 - 2010 dự kiến bố trí đất xây mới trụ sở trung tâm hành chính của các quận như: Quận 2, Quận 3 (trụ sở UBND và Quận Ủy), quận 4, Quận 6, Quận 7, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Tân; Mở rộng trụ sở UBND các cấp; ngoài ra bố trí đất cho trụ sở UBND các phường chuẩn bị chia tách và trụ sở của các đơn vị khác.

2.2.2.2. Đất quốc phòng, an ninh

* Chu chuyển giảm:

Giai đoạn 2006 - 2010, đất quốc phòng an ninh giảm khoảng 64 ha để sử dụng vào các mục đích:

- Đất ở khoảng : 5 ha

- Đất cơ sở SXKD khoảng 51 ha;

- Đất giao thông khoảng: 5 ha;

- Đất giáo dục, đào tạo khoảng: 3 ha;

* Chu chuyển tăng:

Giai đoạn 2006 - 2010 đất quốc phòng an ninh tăng khoảng 246 ha, sử dụng từ các loại đất:

- Đất nông nghiệp khoảng: 221 ha, gồm:

+ Đất trồng sản xuất nông nghiệp khoảng: 176 ha

+ Đất lâm nghiệp khoảng: 44 ha;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng: 1 ha.

- Đất phi nông nghiệp khoảng: 25 ha, gồm:

+ Đất ở tại đô thị khoảng: 24 ha;

+ Đất chuyên dùng khoảng: 1ha;

Như vậy, đến năm 2010 diện tích đất quốc phòng an ninh của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 2.228 ha, thực tăng 181 ha.

Bố trí đất xây dựng mới trụ sở công an các phường và các công trình an ninh quốc phòng khác. Ngoài ra bố trí đất chuyển vị trí trường bắn thuộc Bộ chỉ huy quân sự TP lên Củ Chi.

2.2.2.3. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

a. Đất khu công nghiệp

156

Page 157: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Định hướng đến năm 2010, Thành phố sẽ di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp… ra ngòai thành phố. Đây là một chương trình lớn, đảm bảo về môi trường, tính bền vững trong phát triển đô thị. Với hơn 1 triệu m2 đất nhà xưởng, 2 năm qua Thànhphố đã di dời được phần lớn, tuy nhiên vẫn còn lại 1 phần diện tích chưa di dời được do nhiều yếu tố. Tiếp tục khắc phục những tồn tại, đồng thời đẩy mạnh những mục tiêu mũi nhọn, ngành công nghiệp Thành phố phấn đấu sẽ là ngành đứng đầu trong cơ cấu kinh tế, hòan thành phương hướng nhiệm vụ Đảng bộ Thành phố đặt ra. Như vậy đất công nghiệp trong thời kỳ 2006 - 2010, sẽ được điều chỉnh lớn thông qua những mục tiêu cụ thể sau:

- Tiếp tục di dời những cơ sở sản xuất, nhà xưởng…

- Bố trí xắp xếp, quy họach những khu công nghiệp trọng điểm

- Điều chỉnh những khu, cụm công nghiệp quy hoạch cũ không còn phù hợp, tính khả thi thấp.

Phương án điều chỉnh quy hoạch đất công nghiệp của Thành phố như sau:

* Chu chuyển tăng:

Giai đoạn 2006 - 2010 đất công nghiệp tăng khoảng 3.899 ha, sử dụng từ các loại đất:

- Đất nông nghiệp (Đất sản xuất nông nghiệp) khoảng: 3.873 ha, gồm:

+ Đất trồng cây hàng năm khoảng: 3.313 ha;

+ Đất cây lâu năm khoảng: 560 ha.

- Đất ở nông thôn khoảng: 26 ha.

* Chu chuyển giảm:

Giai đoạn 2006 - 2010 đất công nghiệp giảm khoảng 42 ha, do:

- Chuyển sang đất ở khoảng: 14 ha ;

- Chuyển sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh khoảng 23 ha;

- Chuyển sang đất công trình công cộng khoảng 5 ha.

Như vậy, đến năm 2010 diện tích đất khu công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 7.725 ha, tăng 3.857 ha so với hiện trạng.

- Khu công nghiệp Cát Lái (cụm 2) khoảng 19 ha - quận 2.- Khu công nghệ cao giai đoạn 2 khoảng 613 ha - quận 9 (giai đoạn 1đã

đưa vào KH SDĐ kỳ trước 300 ha).- Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 khoảng 300 ha - huyện Bình Chánh.- Khu công nghiệp hóa dược khoảng 200 ha - huyện Củ Chi.

157

Page 158: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Cụm công nghiệp Bàu Trăn khoảng 100 ha - huyện Củ Chi.- Cụm công nghiệp Phạm Văn Cội khoảng 65 ha - huyện Củ Chi.- Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp kết hợp làng nghề Lê Minh

Xuân khoảng 150 ha - huyện Bình Chánh.- Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khoảng 120 ha - huyện Hóc Môn

(xã Tân Hiệp, Tân Thới Nhì).

b. Đất cơ sở sản xuất kinh doanh:

* Chu chuyển giảm:

Giai đoạn 2006 - 2010 đất cơ sở sản xuất kinh doanh giảm khoảng: 254 ha, để chuyển sang các loại đất:

- Chuyển sang đất ở khoảng: 96 ha;

- Đất chuyên dùng khoảng:156 ha, gồm:

+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp khoảng: 2 ha.

+ Đất giao thông khoảng: 8 ha;

+ Đất thuỷ lợi khoảng: 2ha;

+ Đất văn hoá khoảng: 14 ha;

+ Đất y tế khoảng: 5 ha;

+ Đất giáo dục khoảng: 80 ha;

+ Đất thể dục thể thao khoảng: 39 ha;

+ Đất chợ khoảng: 7 ha.

- Đất phi nông nghiệp khác khoảng: 2 ha.

* Chu chuyển tăng:

Giai đoạn 2006 - 2010 đất cơ sở sản xuất kinh doanh tăng khoảng: 2.463 ha, từ các loại đất sau:

- Đất nông nghiệp khoảng: 2.253 ha (trong đó đất nuôi trồng thuỷ sản 14 ha);

- Đất phi nông nghiệp khoảng: 210 ha, gồm:

+ Đất ở đô thị khoảng: 124 ha;

+ Đất quốc phòng, an ninh khoảng: 51 ha;

+ Đất khu công nghiệp khoảng: 23 ha;

+ Đất giao thông khoảng: 7 ha;

+ Đất giáo dục đào tạo khoảng : 1ha ;

+ Đất chợ khoảng: 2 ha ;

158

Page 159: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng khoảng: 2 ha.

Diện tích còn lại là đất tín ngưỡng, đất y tế, Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp;

Như vậy đến năm 2010 đất cơ sở sản xuất kinh doanh của Thành phố khoảng 7.772 ha, thực tăng2.209ha.

Một số công trình chính là : Khu thương mại dịch vụ Mả Lạng (quận1), dịch vụ cảng và kho bãi (quận 2), trung tâm thương mại TP (quận 3 - Tứ giác Nguyễn Thị Minh Khai - Võ Văn Tần...),khu thương mại dịch vụ (quận Gò Vấp - dự kiến trên phần đất nhà máy Z751 và Z755) và các cao ốc - văn phòng, căn hộ cao cấp (dự kiến bố trí trên địa bàn các quận trung tâm TP)....

Công trình kinh doanh dịch vụ thương mại trọng điểm:- Xây dựng Khu dịch vụ cảng, kho bãi khoảng 44 ha - quận 2.- Dịch vụ Cảng Cát Lái khoảng 69 ha - quận 2.- Khu thương mại – dịch vụ khoảng 40 ha - quận Gò Vấp.- Trung tâm giao dịch và triển lãm SPNN khoảng 46 ha - huyện Củ Chi.

c. Đất cho hoạt động khoáng sản:

Giai đoạn 2006 - 2010 đất cho hoạt động khoáng sản tăng 77 ha để bố trí cụm khai khoáng Rạch Sơn – huyện Củ Chi. Diện tích tăng thêm lấy từ đất nông nghiệp.

Đến năm 2010 đất cho hoạt động khoáng sản của Thành phố khoảng 77 ha.

2.2.2.4. Đất công cộng

a. Đất giao thông:

* Chu chuyển giảm:

Giai đoạn 2006 - 2010, đất giao thông giảm khoảng 12 ha, gồm:

-Chuyển sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh khoảng: 7 ha;

-Chuyển sang đất văn hoá khoảng: 3ha;

-Chuyển sang đất thể dục thể thao, Đất an ninh quốc phòng, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất giáo dục phần diện tích còn lại.

- Chuyển sang đất phi nông nghiệp khác khoảng: 1 ha.

* Chu chuyển tăng:

Để đáp ứng nhu cầu quy hoạch mở rộng và xây dựng phát triển các công trình giao thông trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn 2006 - 2010 đất giao thông tăng khoảng 3.476 ha, sử dụng vào các loại đất:

- Đất nông nghiệp khoảng: 2.808 ha; gồm:

+ Đất sản xuất nông nghiệp khoảng: 2.780 ha;

159

Page 160: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

+ Đất nuôi trồng thủy sản khoảng: 28 ha;

- Đất phi nông nghiệp khoảng: 669 ha, gồm:

+ Đất ở khoảng: 378 ha;

+ Đất chuyên dùng khoảng: 19 ha;

+ Đất tôn giáo tín ngưỡng khoảng: 1 ha ;

+ Đất nghĩa trang nghĩa địa khoảng: 1 ha ;

+ Đất mặt nước chuyên dùng khoảng: 270 ha.

Như vậy đến năm 2010 diện tích đất giao thông của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 14.282 ha, thực tăng 3.465 ha so với hiện trạng.

Các công trình giao thông quan trọng dự kiến triển khai trong giai đoạn 2006 - 2010 là : Nhà ga xe lửa và kho bãi Thủ Thiêm, Đường cao tốc Sài Gòn - Dầu Dây, đường vành đai số 1, 2 ; đường Bình lợi - Tân Sơn Nhất ; tuyến đường sắt đô thị và 3 deport Metro ... Bố trí đất xây dựng các bãi đỗ xe ngầm tại trung tâm thành phố.

Ngoài ra mở rộng và nâng cấp các tuyến đường nội ô quan trọng như : Phạm Văn Chí, Phan Văn Khỏe, Dương Quảng Hàm....

Bên cạnh đó dự kiến cải tạo mở rộng các tuyến hẻm theo phương châm « Nhà nước và Nhân dân cùng làm » tại tất cả các quận huyện.

Các công trình giao thông trọng điểm:- Đường cao tốc Sài Gòn Dầu Giây, khoảng 180 ha (47ha - quận 2, 135 ha

- quận 9) dài 12,5km.- Deport Metro khoảng 30 ha - quận 9.- Đường xa lộ Đông Tây, thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành, tỉnh

Đồng Nai khoảng 162 ha.- Đường Vành đai 2 Nguyễn Văn Linh - Kha Vạn Cân, khoảng 123 ha -

quận Thủ Đức.- Đường Vành đai 1 khoảng 63 ha - quận Gò Vấp, Thủ Đức.- Đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương 150 ha - quận Bình Tân, huyện

Bình Chánh- Deport Tân Kiên, khoảng 27 ha - huyện Bình Chánh.- Trung tâm chuyển tiếp hàng hóa Nam Sài Gòn, khoảng 20 ha - huyện

Nhà Bè.

- Bến bãi xe Long Hòa, khoảng 20 ha - huyện Nhà Bè.

b. Đất thuỷ lợi:

160

Page 161: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Diện tích đất nông nghiệp của Thành phố đến năm 2010 chiếm gần 50% tổng diện tích tự nhiên của Thành phố, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ còn gần 60 ngàn ha do đó đất sản xuất nông nghiệp cần được quy hoạch sử dụng theo hướng sản xuất hàng hoá với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh việc đầu tư và ứng dụng tiến bộ khoa học tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp thì việc hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi là một trong các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Ngoài ra hệ thống thủy lợi còn phục vụ cho việc thoát nước đô thị và hệ thống đê bao chống lũ ngăn xâm nhập của thủy triều. Với ý nghĩa đó, phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thuỷ lợi của Thành phố đến năm 2010 như sau:

Giai đoạn 2006 - 2010 đất thuỷ lợi tăng khoảng 436 ha, sử dụng vào các loại đất:

- Đất nông nghiệp khoảng: 421 ha, gồm:

+ Đất sản xuất nông nghiệp khoảng: 420 ha;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng: 1 ha.

- Đấtphi nông nghiệp khoảng: 16 ha, gồm:

+ Đất ở khoảng: 8ha;

+ Đất chuyên dùng khoảng 3 ha;

+ Đất nghĩa trang nghĩa địa khoảng: 1 ha ;

+ Đất mặt nước chuyên dùng : 4,49ha.

Như vậy đến năm 2010 diện tích đất thuỷ lợi của thành phố Hồ Chí Minh được điều chỉnh là 2.953 ha.

Các công trình thuỷ lợi trọng điểm:- Dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống tham Lương, Bến Cát, Rạch Nước Lên

, khoảng 39 ha - quận Bình Tân.- Đê bao dọc sông Sài Gòn khoảng 82 ha.- Cải tạo mở rộng suối Nhum khoảng 4,5 ha - quận 9.- Công trình TLNTTS 7 khu khoảng 120 ha - huyện Cần Giờ.

c. Đất để truyền dẫn năng lượng truyền thông:Thời kỳ 2005 - 2010, đất năng lượng truyền thông tăng khoảng 43 ha,

được lấy vào các loại đất :- Đất nông nghiệp khoảng:42 ha (toàn bộ là đất sản xuất nông nghiệp).- Đất phi nông nghiệp:1 ha

161

Page 162: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Như vậy đến năm 2010 đất truyền dẫn năng lượng truyền thông có khoảng 107 ha, thực tăng khoảng 43 ha.

d. Đất cơ sở văn hoá :

* Chu chuyển giảm:

Đến năm 2010, đất cơ sở văn hoá giảm khoảng 8 ha do chuyển sang :

- Chuyển sang đất công cộng khoảng: 8 ha , gồm :

+ Đất giao thông khoảng:5 ha

+ Đất Y tế khoảng :3ha

* Chu chuyển tăng:

Đến năm 2010, đất cơ sở văn hoá tăng khoảng 3.299 ha, sử dụng vào:

- Đất nông nghiệp khoảng: 2.581ha, trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp khoảng: 2.537 ha;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng: 44 ha ;

- Đất phi nông nghiệp khoảng: 718 ha, trong đó:

+ Đất ở khoảng: 91 ha;

+ Đất chuyên dùng khoảng: 417 ha;

+ Đất tôn giáo tín ngưỡng khoảng: 2 ha;

+ Đất nghĩa trang nghĩa địa khoảng: 3 ha ;

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng khoảng: 206 ha.

- Đất chưa sử dụng (đất bằng chưa sử dụng) khoảng: 1 ha.Như vậy giai đoạn 2006 - 2010 diện tích đất cơ sở văn hoá thực tăng

khoảng 3.291ha và đến năm 2010 diện tích đất cơ sở văn hoá của thành phố Hồ Chí Minh được điều chỉnh khoảng 3.705 ha .

Một số công trình trọng điểm trong thời kỳ này là : mở rộng công viên Tao Đàn, công viên cây xanh khu trung tâm hành chính quận 2, công viên hồ Khánh Hội quận 4, mở rộng công viên Đầm Sen quận 11, công viên hồ sinh thái quận Bình Tân, khu công viên Gia Định huyện Củ Chi, công viên văn hóa quận Gò Vấp....

Ngoài ra bố trí đất xây dựng các nhà văn hóa phường, xã, thị trấn theo quy định thiết chế văn hóa.

Các công trình xây dựng cơ sở văn hoá trọng điểm:

162

Page 163: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Mở rộng công viên Tao Đàn khoảng 9 ha - quận 1.- Công viên cây xanh dọc Đại lộ Đông Tây và rạch Bến Nghé khoảng 24

ha - quận 1, quận 4, quận 8.- Công viên hồ Khánh Hội khoảng 18 ha - quận 4.- Mở rộng khu du lịch Suối Tiên khoảng 35 ha - quận 9.- Công viên cây xanh hồ sinh thái khoảng 35 ha - quận Bình Tân.- Công viên Gia Định khoảng 100 ha - huyện Củ Chi.- Khu công viên cây xanh cách ly khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa

Phước khoảng 300 ha - huyện Bình Chánh.- Khu giải trí Long Hòa – Cần Thạnh khoảng 400 ha - huyện Cần Giờ

e. Đất cơ sở y tế:

Đến năm 2010, đất cơ sở y tế tăng khoảng 523 ha, sử dụng vào:

- Đất nông nghiệp khoảng: 480 ha, trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp khoảng: 399 ha;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng: 1 ha ;

- Đất phi nông nghiệp khoảng: 43 ha, trong đó:

+ Đất ỏ đô thị khoảng: 34 ha;

+ Đất chuyên dùng khoảng: 8 ha;

+ Đất tôn giáo tín ngưỡng khoảng: 1 ha;

Bên cạnh đó trong giai đoạn 2006 –2010 đất y tế giảm khoảng 1 ha chuyển sang đất trụ sở;đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất giao thông Như vậy giai đoạn 2006 - 2010 diện tích đất cơ sở y tế thực tăng khoảng 522 ha và đến năm 2010 diện tích đất cơ sở y tế của thành phố Hồ Chí Minh được điều chỉnh khoảng 728 ha.

Các công trình y tế quan trọng trong giai đoạn tới là : Các Trung tâm Viện trường và các cơ sở y tế tại 4 cửa ngõ của thành phố:

* Khu vực phía Đông: 65 ha (tại Thủ Đức - đến năm 2010 bố trí 30 ha)

* Khu vực phía Tây: 92 ha (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh - đến năm 2010 bố trí 47 ha)

* Khu vực phía Nam: 75 ha (quận 7- đến năm 2010 bố trí 37,5 ha)

* Khu vực phía Bắc: 100 ha (xã Tân An Hội huyện Củ Chi)

Bố trí đất xây dựng Viện điều dưỡng 50 ha tại Cần Giờ

163

Page 164: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Các công trình y tế trọng điểm:- Khu Viện trường y tế khoảng 30 ha - quận 9, Thủ Đức.- Khu Viện trường y tế khoảng 100 ha - huyện Củ Chi.- Khu Viện trường y tế khoảng 38 ha - huyện Nhà Bè.- Khu Y tế kỹ thuật cao của thành phố khoảng 49 ha - huyện Bình Chánh.- Viện điều dưỡng khoảng 50 ha - huyện Cần Giờ.

f. Đất cơ sở giáo dục đào tạo:

* Đến năm 2010, đất cơ sở giáo dục đào tạo tăng khoảng 1.635 ha, sử dụng vào:

- Đất nông nghiệp khoảng: 1.430 ha, trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp khoảng: 1.234 ha;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng: 39 ha;

+ Đất phi nông nghiệp khác khoảng: 25 ha;

- Đất phi nông nghiệp khoảng: 205 ha, trong đó:

+ Đất ỏ khoảng: 52 ha

+ Đất chuyên dùng khoảng: 89 ha;

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa khoảng: 4 ha ;

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng khoảng: 60 ha.

* Đất giáo dục giảm :

Trong thời kỳ 2006 – 2010, đất giáo dục giảm 3ha, do chuyển sang: đất ở đô thị, đất chuyên dùng .

Như vậy giai đoạn 2006 - 2010 diện tích đất cơ sở giáo dục đào tạo thực tăng khoảng 1.633 ha và đến năm 2010 diện tích đất cơ sở giáo dục đào tạo của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 2.575 ha.

Một số công trình điển hình là : Xây dựng mới 4 trường trung học chuyên nghiệp tại: Quận 9, Quận 12, Huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi (theo tiêu chuẩn 10m2/chỗ học).

Nâng cấp các trường trung học hiện có thành trường cao đẳng (Trung học kinh tế, trung học sư phạm Mầm non, trung học kỹ thuật nghiệp vụ Lý Tự Trọng).

Nâng cấp trường cao đẳng sư phạm Thành phố thành trường Đại học Sài Gòn với diện tích 29,5 ha tại Quận 7 (theo quyết định của UBND Thành phố).

Bố trí các làng đại học tại: quận 9, Bình Chánh, Hóc Môn (thuộc khu đô thị Tây Bắc) và các trường đại học....

164

Page 165: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Các công trình xây dựng trường học trọng điểm:- Làng đại học khoảng 200 ha - quận 9.- Trường cao đẳng dạy nghề Lý Tự Trọng, khoảng 30 ha - huyện Củ Chi.- Trường đại học dân lập Hồng Bàng, khoảng 40 ha - huyện Củ Chi.- Trường đại học Y dược Thành phố khoảng 100 ha - huyện Củ Chi.- Làng đại học khoảng 50 ha - huyện Bình Chánh.- Trường đại học dân lập Hùng Vương khoảng 20 ha - huyện Bình Chánh.- Làng đại học IPU khoảng 350 ha - huyện Hóc Môn.g. Đất cơ sở thể dục thể thao:* Chu chuyển tăng:Đến năm 2010, đất cơ sở thể dục thể thao tăng khoảng 1.117 ha, sử dụng vào:- Đất nông nghiệp khoảng: 1.033 ha, trong đó:+ Đất sản xuất nông nghiệp khoảng: 1.010 ha;+ Đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng: 8 ha;+ Đất nông nghiệp khác khoảng: 15 ha;- Đất phi nông nghiệp khoảng:84 ha, trong đó:+ Đất ỏ: 40 ha ( đất ở đô thị)+ Đất chuyên dùng khoảng: 40 ha;+ Đất sông suối mặt nước chuyên dùng khoảng: 5 ha;Đến năm 2010 diện tích đất cơ sở thể dục thể thao khoảng 1.589 ha.Thời kỳ 2006 - 2010 xây dựng một số công trình TDTT như: Khu liên

hợp TDTT Rạch Chiếc, các sân Golf (quận 9, Bình Chánh, Củ Chi)....Các công trình thể dục thể thao trọng điểm:

- Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc khoảng 157 ha - quận 2- MR khu Du lịch Suối Tiên khoảng 52 ha - quận 9.- Sân golf Sing Việt khoảng 120 ha - huyện Bình Chánh.- Sân golf khoảng 250 ha - huyện Nhà Bè.h. Đất chợ:* Chu chuyển giảm:Đến năm 2010, đất chợ giảm khoảng 2ha do chuyển sang đất chuyên

dùng, gồm:- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (đất cơ sở sản xuất, kinh

doanh): 1,82 ha;- Còn lại chuyển sang Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, Đất trụ

165

Page 166: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

quốc phòng an ninh, Đất giao thông;* Chu chuyển tăng:Đến năm 2010, đất chợ tăng khoảng70 ha, sử dụng vào đất nông nghiệp: + Đất sản xuất nông nghiệp khoảng: 56 ha;- Đất phi nông nghiệp khoảng: 14 ha.+ Đất ở khoảng: 7 ha ( đất ở đô thị)+ Đất chuyên dùng: 7 ha;Như vậy đến năm 2010 diện tích đất chợ thực tăng khoảng 68 ha và

đến năm 2010 diện tích đất chợ của thành phố Hồ Chí Minh được điều chỉnh khoảng 195 ha.

i. Đất có di tích, thắng cảnh:* Chu chuyển tăng:Đến năm 2010, đất có di tích, thắng cảnh tăng khoảng 25 ha, sử dụng

toàn bộ từ các loại đất :+ Đất sản xuất nông nghiệp khoảng: 24 ha;+ Diện tích còn lại lấy từ đất làm muối, Đất ở đô thị; đất cơ sở SXKD

phi nông nghiệp;Diện tích đất di tích thắng cảnh được điều chỉnh đến năm 2010 dùng để

xây dựng khu di tích Giồng Cá Vồ của huyện Cần Giờ.Như vậy đến năm 2010 diện tích đất di tích, thắng cảnh tăng khoảng 25 ha

và đến năm 2010 diện tích đất di tích, thắng cảnh của thành phố Hồ Chí Minh được điều chỉnh khoảng 154 ha.

Các công trình xây dựng di tích,danh thắng trọng điểm:- Khu tưởng niệm liệt sỹ Tết Mậu Thân, khoảng 11ha - huyện Bình Chánhj. Đất bãi thải, xử lý chất thải:* Chu chuyển giảm:Đến năm 2010, đất bãi thải, xử lý chất thải giảm khoảng 2ha do chuyển

sang:- Đất công cộng khoảng: 1 ha, gồm:+ Đất thuỷ lợi khoảng: 1 ha.- Đất phi nông nghiệp khác khoảng 1 ha.* Chu chuyển tăng:Đến năm 2010, đất bãi thải, xử lý chất thải tăng khoảng 856 ha ( toàn bộ

là đất nông nghiệp).Như vậy đến năm 2010 diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải thực tăng

166

Page 167: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

khoảng 854 ha và đến năm 2010 diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải của thành phố Hồ Chí Minh được điều chỉnh khoảng 1.195 ha.

Các công trình bãi thải sử lý chất thải như: mở rộng khu xử lý chất thải rắn thuộc Củ Chi, bãi rác Đa Phước.... và các khu xử lý nước thải.

Các công trình xây dựng bãi thải xử lý chất thải trọng điểm:- Khu xử lý chất thải rắn (giai đoạn 2) khoảng 565 ha - huyện Củ Chi.- Khu xử lý chất thải rắn 55 ha (giai đoạn 2) - huyện Bình Chánh (GĐ 1

đã có Quyết định thu hồi đất của UBND Thành phố là 258 ha).2.2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡngĐất tôn giáo tín ngưỡng được điều chỉnh đến năm 2010 khoảng 398 ha, so

với hiện trang sử dụng đất 2005 giảm khoảng 4 ha.* Chu chuyển giảm : chuyển sang đất cở sở sản xuất kinh doanh khoảng 1

ha, đất giao thông khoảng 1 ha, đất văn hóa khoảng 2 ha, đất y tế khoảng 1 ha.* Chu chuyển tăng : Đất tôn giáo tín ngưỡng tăng khoảng 1ha được sử

dụng từ đất trồng lúa; đất ở đô thị.2.2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa* Giai đoạn 2006 - 2010 đất nghĩa trang, nghĩa địa theo phương án điều

chỉnh tăng khoảng 222 ha, * Chu chuyển giảm: Đất nghĩa trang nghĩa địa giảm khoảng 10 ha để

chuyển sang sử dụng vào các mục đích:- Đất chuyên dùng khoảng: 8ha, gồm:+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp khoảng: 1ha;+ Đất công cộng khoảng: 7 ha;-Đất phi nông nghiệp khác: 2 ha.* Chu chuyển tăng : Đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng trong giai đoạn quy

hoạch khoảng 222 ha, sử dụng từ các loại đất:- Đất nông nghiệp khoảng: 220 ha, (toàn bộ là đất sản xuất nông

nghiệp). - Đất chưa sử dụng (bằng chưa sử dụng) khoảng: 2 haNhư vậy, đất nghĩa trang, nghĩa địa của thành phố Hồ Chí Minh đến năm

2010 khoảng 1.136 ha.Trong kỳ điều chỉnh quy hoạch bố trí nghĩa trang chính sách thành phố

tại huyện Củ Chi với quy mô 100 ha và mở rộng các nghĩa trang nhân dân tại các huyện ngoại thành.

167

Page 168: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Các công trình xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa trọng điểm:- Nghĩa trang nhân dân khoảng 19 ha - quận 9.- Nghĩa trang chính sách thành phố khoảng 100 ha - huyện Củ Chi.

2.2.5. Mặt nước chuyên dùng

Giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn Thành phố sẽ quy hoạch một số công trình hồ thuỷ lợi, hồ điều hoà nhằm phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và cải thiện môi trường với tổng diện tích 300,00 ha.

Như vậy đất có mặt nước chuyên dùng trong giai đoạn quy hoạch tăng khoảng 313 ha, sử dụng từ đất nông nghiệp:

* Giai đoạn 2006 - 2010 mặt nước chuyên dùng giảm khoảng 564 ha, do chuyển sang:

- Đất ở khoảng 5 ha.

- Đất chuyên dùng khoảng 547 ha.

Như vậy, đến năm 2010 diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 32.986 ha, thực giảm 264 ha so với hiện trạng.

2.2.6. Đất phi nông nghiệp khác

Trong giai đoạn 2006 - 2010 đất phi nông nghiệp khác tăng khoảng 630 ha, sử dụng từ các loại đất:

- Đất nông nghiệp khoảng khoảng: 604 ha, gồm:

+ Đất sản xuất nông nghiệp khoảng: 600 ha;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng: 4 ha;

- Đất phi nông nghiệp khoảng: 26 ha, gồm:

+ Đất ở khoảng: 9 ha;

+ Đất chuyên dùng khoảng: 3 ha;

+ Đất nghĩa trang nghĩa địa khoảng: 2 ha.

Như vậy, đến năm 2010 diện tích đất phi nông nghiệp khác của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 773 ha, thực tăng khoảng 630 ha.

2.3. Đất chưa sử dụng

Trong thời kỳ điều chỉnh quy hoạch, diện tích đất chưa sử dụng giảm khoảng – 2.000 ha, do khai thác sử dụng vào các mục đích:

168

Page 169: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Đất nông nghiệp khoảng 1.994 ha.

- Đất phi nông nghiệp khoảng 6 ha.

Đến năm 2010, thành phố Hồ Chí Minh còn khoảng 264 ha đất chưa sử dụng, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên

Bảng 3.19. Cơ cấu, diện tích đất đai trước và sau khi điều chỉnh quy hoạch

Thứ tự CHỈ TIÊU Mã

Hiện trạngnăm 2005

Quy hoạch đếnnăm 2010

Diện tích(ha)

Cơ cấu(%)

Diện tích(ha)

Cơ cấu(%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 209.554,47 100,00 209.554,47 100,00

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 123.517,07 58,94 104.284,79 49,77 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 77.954,92 63,11 57.047,01 54,70 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 47.198,90 60,55 27.979,19 49,05

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 36.738,26 77,84 9.059,45 32,38

1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 24.395,60 66,40 7.431,64 82,03

1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 12.342,66 33,60 1.627,81 17,97

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC 10.460,64 22,16 18.919,74 208,84

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 30.756,02 39,45 29.067,82 50,95

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 33.857,86 27,41 36.275,99 34,79 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2.168,21 6,40 3.941,27 10,86

1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 139,18 6,42 139,18 3,53

§Êt NN49.77%

§Êt phi NN50.11%

§Êt CSD0.13%

BiÓu ®å C¬ cÊu ®Êt ®ai n¨m 2010

§Êt NN §Êt phi NN §Êt CSD

169

Page 170: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 2.029,03 93,58 2.377,88 60,33

1.2.1.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất RSK - -

1.2.1.4 Đất trồng rừng sản xuất RSM - 1.424,21

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 31.689,65 93,60 32.334,72 89,14

1.2.2.1 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 11.347,50 35,81 11.347,50 35,09

1.2.2.2 Đất có rừng trồng phòng hộ RPT 20.342,15 64,19 20.987,22 64,91

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - - - -

1.3 Đất nuôitrồng thuỷ sản NTS 9.765,21 7,91 9.472,72 9,08 1.4 Đất làm muối LMU 1.471,32 1,19 1.000,00 0,96 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 467,76 0,38 489,07 0,47 2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 83.773,73 39,98 105.005,90 50,11 2.1 Đất ở OTC 20.520,67 24,50 23.621,22 22,50 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 5.262,73 25,65 5.573,84 23,60

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 15.257,94 74,35 18.047,38 76,40

2.2 Đất chuyên dùng CDG 28.534,87 34,06 46.091,62 43,89 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 856,77 3,00 635,22 1,38

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 2.046,91 7,17 2.228,28 4,83

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 9.603,61 33,66 15.746,30 34,16

2.2.3.1 Đất khu công nghiệp SKK 3.867,66 40,27 7.724,57 49,06

2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 5.563,16 57,93 7.772,08 49,36

2.2.3.3 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0,13 0,00 76,99 0,49

2.2.3.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 172,66 1,80 172,66 1,10

2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 16.027,58 56,17 27.481,82 59,62

2.2.4.1 Đất giao thông DGT 10.816,93 67,49 14.281,63 51,97

2.2.4.2 Đất thuỷ lợi DTL 2.516,52 15,70 2.952,89 10,74

2.2.4.3 Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông DNT 63,56 0,40 106,77 0,39

2.2.4.4 Đất cơ sở văn hóa DVH 413,41 2,58 3.704,79 13,48

2.2.4.5 Đất cơ sở y tế DYT 205,55 1,28 727,81 2,65

2.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 942,18 5,88 2.574,84 9,37

2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 472,38 2,95 1.589,40 5,78 2.2.4.8 Đất chợ DCH 126,81 0,79 194,45 0,71

2.2.4.9 Đất có di tích, danh thắng LDT 129,65 0,81 154,32 0,56

2.2.4.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC 340,59 2,13 1.194,92 4,35

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 400,32 0,48 397,77 0,38 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 924,57 1,10 1.135,99 1,08 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 33.250,02 39,69 32.985,97 31,41 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 143,29 0,17 773,34 0,74 3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 2.263,67 1,08 263,78 0,13 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 2.258,27 2,70 258,38 0,25

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 5,40 0,01 5,40 0,01

170

Page 171: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

3. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trong điều chỉnh quy hoạch

3.1. Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khoảng 21.227 ha, gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 20.770 ha, trong đó: Đất trồng cây hàng năm 16.147 ha (đất chuyên trồng lúa nước 8.140 ha); đất trồng cây lâu năm 4.623ha.

- Đất lâm nghiệp khoảng 44 ha.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng 341 ha.

- Đất nông nhiệp khác khoảng 71 ha.

3.2. Đất nông nghiệp chuyển đổi nội bộ, gồm:

- Chuyển khoảng 848 ha đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm

- Chuyển khoảng 440 ha đất trồng lúa sang đất lâm nghiệp

4. Diện tích đất phải thu hồi trong điều chỉnh quy hoạch

Trong thời kỳ điều chỉnh quy hoạch, để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi, y tế, giáo dục… diện tích đất cần phải thu hồi khoảng 23.694 ha, trong đó:

4.1. Đất nông nghiệp khoảng 21.515 ha, gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 21.058 ha, trong đó: Đất trồng cây hàng năm khoảng 16.435 ha (đất chuyên trồng lúa nước 8.140 ha); đất trồng

§Êt NN §Êt phi NN §Êt CSD0

20,000

40,000

60,000

80,000

100,000

120,000

140,000

123,517

83,773

2,263

104,285 105,006

264

BiÓu ®å so s¸nh c¬ cÊu SD ®Êt 2005 vµ 2010

HiÖn tr¹ng 2005 Quy ho¹ch 2010

171

Page 172: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

cây lâu năm khoảng 4.623 ha.

- Đất lâm nghiệp khoảng 44 ha

- Đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng 341 ha.

- Đất nông nhiệp khác khoảng 71ha.4.2. Đất phi nông nghiệp khoảng 2.179 ha, gồm:- Đất ở khoảng 812 ha (đất ở tại nông thôn khoảng 149 ha và đất ở tại

đô thị khoảng 663 ha)

- Đất chuyên dùng khoảng 789 ha (đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp khoảng 401 ha; đất quốc phòng, an ninh khoảng 64 ha; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khoảng 297 ha; đất có mục đích công cộng khoảng 27 ha)

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng khoảng 4 ha

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa khoảng 10 ha

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng khoảng 564 ha

5. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích

5.1. Đất nông nghiệp khoảng 1.994 ha, trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 427 ha.

- Đất lâm nghiệp khoảng 1.424 ha.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng 143 ha.

5.2. Đất phi nông nghiệp khoảng 5 ha, trong đó:

- Đất chuyên dùng khoảng 4ha (đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 3 ha, đất có mục đích công cộng khoảng 1 ha).

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,30 ha.IV. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất và phân kỳ kế hoach đến từng năm dựa trên các căn cứ:

- Tình hình đầu tư và nhu cầu sử dụng đất của các ngành trong từng giai đoạn phát triển;

- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách dựa vào kế hoạch phân bổ vốn đầu tư;

- Những năm đầu kế hoạch (2006 - 2008), trong phương án tập trung thúc đẩy tiến độ đầu tư các dự án đã được giao đất nhưng chưa triển khai.

172

Page 173: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

1. CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT CHO TỪNG NĂM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

Bảng 3.20. Chỉ tiêu sử dụng đất đến từng nămThứ tự CHỈ TIÊU Mã Diện tích (ha)

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 209.554,47 209.554,47 209.554,47 209.554,47 209.554,47 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 120.483,77 116.930,03 113.741,44 110.018,86 104.284,79 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 74.650,58 69.944,45 66.408,50 62.485,50 57.047,01 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 48.507,96 42.508,73 38.185,12 33.052,85 27.979,19 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 31.227,52 23.565,99 18.320,61 13.126,21 9.059,45 1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 20.736,26 16.589,01 12.929,67 9.758,24 7.431,64 1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 10.491,26 8.393,01 6.541,61 4.937,06 1.627,81 1.1.1.1.3 Đất trồng lúa nương LUN - - - - - 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC(a) 17.280,44 18.942,74 19.864,52 19.926,63 18.919,74

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 26.142,62 27.435,72 28.223,37 29.432,65 29.067,82 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 34.162,21 35.397,26 35.773,61 36.078,74 36.275,99 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2.472,56 3.062,54 3.438,89 3.744,02 3.941,27 1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 139,18 139,18 139,18 139,18 139,18 1.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 2.333,38 2.353,67 2.373,97 2.394,26 2.377,88 1.2.1.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất RSK - - - - - 1.2.1.4 Đất trồng rừng sản xuất RSM - 569,69 925,74 1.210,58 1.424,21 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 31.689,65 32.334,72 32.334,72 32.334,72 32.334,72 1.2.2.1 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 11.347,50 11.347,50 11.347,50 11.347,50 11.347,50 1.2.2.2 Đất có rừng trồng phòng hộ RPT 20.987,22 20.987,22 20.987,22 20.987,22 20.987,22 1.2.2.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ RPK - - - - - 1.2.2.4 Đất trồng rừng phòng hộ RPM - - - - - 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - - - - - 1.2.3.1 Đất có rừng tự nhiên đặc dụng RDN - - - - - 1.2.3.2 Đất có rừng trồng đặc dụng RDT - - - - - 1.2.3.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng RDK - - - - - 1.2.3.4 Đất trồng rừng đặc dụng RDM - - - - - 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 9.663,29 9.663,29 9.634,32 9.579,61 9.472,72 1.4 Đất làm muối LMU 1.469,76 1.469,76 1.469,76 1.469,76 1.000,00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 537,92 455,26 455,26 405,26 489,07 2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 87.241,25 91.150,26 94.832,27 98.949,58 105.005,90 2.1 Đất ở OTC 21.261,17 21.846,02 22.500,62 23.199,82 23.621,22 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 5.315,84 5.390,36 5.478,76 5.514,95 5.573,84 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 15.945,33 16.455,66 17.021,87 17.684,87 18.047,38 2.2 Đất chuyên dùng CDG 31.083,99 34.312,38 37.280,87 40.604,50 46.091,62 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 883,79 889,19 892,79 894,59 635,22 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 2.083,76 2.091,13 2.096,04 2.098,49 2.228,28 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 10.557,37 11.800,81 12.434,83 13.714,20 15.746,30 2.2.3.1 Đất khu công nghiệp SKK 4.452,49 5.622,14 6.206,97 6.986,74 7.724,57 2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 5.920,56 5.992,04 6.039,70 6.516,24 7.772,08 2.2.3.3 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 11,66 13,96 15,50 38,56 76,99 2.2.3.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 172,66 172,66 172,66 172,66 172,66 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 17.559,08 19.531,25 21.857,21 23.897,21 27.481,82 2.2.4.1 Đất giao thông DGT 11.259,72 11.997,71 12.794,74 13.621,28 14.281,63 2.2.4.2 Đất thuỷ lợi DTL 2.582,02 2.595,12 2.603,85 2.608,22 2.952,89 2.2.4.3 Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền

thôngDNT 70,05 71,34 72,21 72,64 106,77

2.2.4.4 Đất cơ sở văn hóa DVH 803,52 1.453,70 2.233,91 2.884,09 3.704,79 2.2.4.5 Đất cơ sở y tế DYT 282,13 297,45 358,71 465,92 727,81 2.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 1.186,41 1.512,04 1.756,27 1.772,55 2.574,84

173

Page 174: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 635,43 689,79 907,19 1.135,47 1.589,40 2.2.4.8 Đất chợ DCH 137,27 139,36 140,75 141,45 194,45 2.2.4.9 Đất có di tích, danh thắng LDT 133,35 134,09 134,58 134,83 154,32 2.2.4.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC 469,19 640,66 855,00 1.060,76 1.194,92 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 404,24 405,02 405,55 405,81 397,77 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 957,82 979,99 1.013,24 1.059,79 1.135,99 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 33.295,02 33.304,02 33.310,02 33.313,02 32.985,97 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 239,01 302,83 321,97 366,64 773,34 3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 1.829,45 1.474,19 980,77 586,04 263,78 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 1.824,05 1.468,79 975,37 580,64 258,38 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 5,40 5,40 5,40 5,40 5,40 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS - - - - -

2. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHO TỪNG NĂM TRONG KỲ KẾ HOẠCH

2.1. Kế hoạch sử dụng đất năm 2006Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2006 dựa trên các căn cứ:- Tập trung rà soát và có biện pháp thúc đẩy tiến độ đầu tư các dự án đã

được giao đất nhưng chưa triển khai.- Các công trình trọng điểm của Thành phố có kế hoạch triển khai đặc biệt

tập trung giao đất các khu tái định cư .- Tình hình đầu tư và nhu cầu sử dụng đất của các ngành trong năm;2.1.1. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất:* Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khoảng 5.286 ha, gồm:- Đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khoảng 5.192 ha.+ Đất trồng cây hàng năm khoảng: 4.037 ha, trong đó đất chuyên trồng

lúa nước khoảng 2.035 ha.+ Đất trồng cây lâu năm khoảng 1.156 ha.- Đất lâm nghiệp khoảng11 ha (toàn bộ là đất rừng phòng hộ)- Đất nuôi trồng thủy sản khoảng 68 ha.- Đất nông nghiệp khác khoảng 14 ha.* Chu chuyển nội bộ đất nông nghiệp:- Đất trồng lúa nước sang trồng cây lâu năm khoảng 212 ha.- Đất trồng cây lúa nước chuyển sang trồng cây lâm nghiệp khoảng 110 ha.* Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở:- Đất chuyên dùng chuyển sang đất ở khoảng 28 ha.- Đất sông suối có mặt nước chuyên dùng chuyển sang đất ở khoảng 1 ha.2.1.2. Kế hoạch thu hồi:* Đất nông nghiệp khoảng 5.290 ha, gồm:- Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 5.192 ha.

174

Page 175: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

+ Đất trồng cây hàng năm: 4.037 ha, trong đó đất chuyên trồng lúa nước khoảng 2.035 ha.

+ Đất trồng cây lâu năm khoảng 1.156 ha.- Đất lâm nghiệp khoảng 11 ha (toàn bộ là đất rừng phòng hộ),- Đất nuôi trồng thủy sản khoảng 68 ha.- Đất nông nghiệp khác khoảng 18 ha.* Đất phi nông nghiệp khoảng 545 ha, trong đó:- Đất ở khoảng 203 ha, gồm: Đất ở tại đô thị khoảng 166 ha, đất ở tại

nông thôn khoảng 37 ha.- Đất chuyên dùng khoảng 197 ha, gồm: + Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp khoảng 100 ha;+ Đất quốc phòng, an ninh khoảng 16 ha;+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khoảng 74 ha;+ Đất có mục đích công cộng khoảng 7 ha;- Đất tôn giáo tín ngưỡng khoảng 1 ha.- Đấtnghĩa trang, nghĩa địa khoảng 3 ha.- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng khoảng 141 ha.2.1.3. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng:Sử dụng cho các mục đích, cụ thể:- Đất nông nghiệp khoảng 433 ha, gồm:+ Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 87 ha; + Đất lâm nghiệp khoảng 313 ha;+ Đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng 32 ha.- Đất phi nông nghiệp khoảng 1 ha (toàn bộ là đất trụ sở cơ quan).2.2. Kế hoạch sử dụng đất năm 2007

Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2007dựa trên các căn cứ:- Tập trung rà soát và có biện pháp thúc đẩy tiến độ đầu tư các dự án đã

được giao đất nhưng chưa triển khai.- Các công trình trọng điểm của Thành phố có kế hoạch triển khai đặc biệt

tập trung giao đất các khu tái định cư .- Tình hình đầu tư và nhu cầu sử dụng đất của các ngành trong năm;- Phát triển các khu đô thị mới như Khu đô thị Thủ Thiêm, Tây Bắc

Thành phố.

175

Page 176: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

2.2.1. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất:* Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khoảng 4.670 ha, gồm:- Đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khoảng 4.569 ha.+ Đất trồng cây hàng năm khoảng: 3.552 ha, trong đó đất chuyên trồng

lúa nước khoảng 1.791 ha.+ Đất trồng cây lâu năm khoảng 1.017 ha.- Đất lâm nghiệp khoảng 10 ha.- Đất nuôi trồng thủy sản khoảng 75 ha.- Đất nông nghiệp khác khoảng 16 ha.* Chu chuyển nội bộ đất nông nghiệp:- Đất trồng lúa nước sang trồng cây lâu năm khoảng 186 ha.- Đất trồng cây lúa nước chuyển sang trồng cây lâm nghiệp khoảng 97 ha.* Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở:- Đất chuyên dùng chuyển sang đất ở khoảng 14 ha.- Đất sông suối có mặt nước chuyên dùng chuyển sang đất ở khoảng 1 ha.2.2.2. Kế hoạch thu hồi:* Đất nông nghiệp khoảng 4.636 ha, gồm:- Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 4.569 ha.+ Đất trồng cây hàng năm khoảng: 3.552 ha, trong đó đất chuyên trồng

lúa nước khoảng 1.791 ha.+ Đất trồng cây lâu năm khoảng 1.017 ha.- Đất lâm nghiệp khoảng 10 ha.- Đất nuôi trồng thủy sản khoảng 41 ha.- Đất nông nghiệp khác khoảng 16 ha.* Đất phi nông nghiệp khoảng 471 ha, trong đó:- Đất ở khoảng 179 ha, gồm: Đất ở tại đô thị khoảng 146 ha, đất ở tại

nông thôn khoảng 33 ha.- Đất chuyên dùng khoảng 167 ha, gồm: + Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp khoảng 88 ha;+ Đất quốc phòng, an ninh khoảng 8 ha;+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khoảng 65 ha;+ Đất có mục đích công cộng khoảng 6 ha;- Đất tôn giáo tín ngưỡng khoảng 1 ha.

176

Page 177: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Đấtnghĩa trang, nghĩa địa khoảng 1 ha.- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng khoảng 124 ha.

2.2.3. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng:

Sử dụng cho các mục đích, cụ thể:

- Đất nông nghiệp khoảng 355 ha, gồm:

+ Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 73 ha;

+ Đất lâm nghiệp khoảng 256 ha;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng 26 ha.

- Đất phi nông nghiệp khoảng 1ha .

2.3. Kế hoạch sử dụng đất năm 2008Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2008 dựa trên các căn cứ:- Tập trung rà soát và có biện pháp thúc đẩy tiến độ đầu tư các dự án đã

được giao đất nhưng chưa triển khai.- Các công trình trọng điểm của Thành phố có kế hoạch triển khai.- Tình hình đầu tư và nhu cầu sử dụng đất của các ngành trong năm;- Phát triển các khu đô thị mới như Khu Nam Sài Gòn, dự án lấn Biển.- Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách

Nhà nước.

2.3.1. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất:* Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khoảng 4.232 ha, gồm:- Đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khoảng 4.154

ha.+ Đất trồng cây hàng năm khoảng: 3.229 ha, trong đó đất chuyên trồng

lúa nước khoảng 1.628 ha.+ Đất trồng cây lâu năm khoảng 925 ha.- Đất lâm nghiệp khoảng 8 ha.- Đất nuôi trồng thủy sản khoảng 58 ha.- Đất nông nghiệp khác khoảng 12 ha.* Chu chuyển nội bộ đất nông nghiệp:- Đất trồng lúa nước sang trồng cây lâu năm khoảng 153 ha.- Đất trồng cây lúa nước chuyển sang trồng cây lâm nghiệp khoảng 79 ha.* Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở:- Đất chuyên dùng chuyển sang đất ở khoảng 17 ha.

177

Page 178: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Đất sông suối có mặt nước chuyên dùng chuyển sang đất ở khoảng 1 ha.2.3.2. Kế hoạch thu hồi:* Đất nông nghiệp khoảng 4.232 ha, gồm:- Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 4.154 ha.+ Đất trồng cây hàng năm khoảng: 3.229 ha, trong đó đất chuyên trồng

lúa nước khoảng 1.628 ha.+ Đất trồng cây lâu năm khoảng 925 ha.- Đất lâm nghiệp khoảng 8 ha.- Đất nuôi trồng thủy sản khoảng 58 ha.- Đất nông nghiệp khác khoảng 12 ha.* Đất phi nông nghiệp khoảng 370 ha, trong đó:- Đất ở khoảng 138 ha, gồm: Đất ở tại đô thị khoảng 113 ha, đất ở tại

nông thôn khoảng 25 ha.- Đất chuyên dùng khoảng 134 ha, gồm: + Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp khoảng 68 ha;+ Đất quốc phòng, an ninh khoảng 11 ha;+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khoảng 50 ha;+ Đất có mục đích công cộng khoảng 5 ha;- Đất tôn giáo tín ngưỡng khoảng 1 ha.- Đất nghĩa trang, nghĩa địa khoảng 2 ha.- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng khoảng 96 ha.

2.3.3. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng:

Sử dụng cho các mục đích, cụ thể:

- Đất nông nghiệp khoảng 493 ha, gồm:

+ Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 101 ha;

+ Đất lâm nghiệp khoảng 356 ha;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng 36 ha.

- Đất phi nông nghiệp khoảng 1 ha.

2.4. Kế hoạch sử dụng đất năm 2009Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2009 dựa trên các căn cứ:- Tình hình đầu tư và nhu cầu sử dụng đất của các ngành trong năm;- Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách

Nhà nước.

178

Page 179: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển các công trình trọng điểm và các khu đô thị mới.

2.4.1. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất:* Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khoảng 3.839 ha, gồm:- Đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khoảng 3.739

ha.+ Đất trồng cây hàng năm khoảng: 2.906 ha, trong đó đất chuyên trồng

lúa nước khoảng 1.465 ha.+ Đất trồng cây lâu năm khoảng 832 ha.- Đất lâm nghiệp khoảng 10 ha (toàn bộ là đất rừng phòng hộ).- Đất nuôi trồng thủy sản khoảng 75 ha.- Đất nông nghiệp khác khoảng 16 ha.* Chu chuyển nội bộ đất nông nghiệp:- Đất trồng lúa nước sang trồng cây lâu năm khoảng 153 ha.- Đất trồng cây lúa nước chuyển sang trồng cây lâm nghiệp khoảng 88 ha.* Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở:- Đất chuyên dùng chuyển sang đất ở khoảng 25 ha, - Đất sông suối có mặt nước chuyên dùng chuyển sang đất ở khoảng 1 ha.

2.4.2. Kế hoạch thu hồi:

* Đất nông nghiệp khoảng 3.788 ha, gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 3.692 ha.+ Đất trồng cây hàng năm khoảng : 2.906 ha, trong đó đất chuyên trồng

lúa nước khoảng 1.465 ha.

+ Đất trồng cây lâu năm khoảng 786 ha.

- Đất lâm nghiệp khoảng 9 ha.

- Đất nuôi trồng thủy sản khoảng 72 ha.

- Đất nông nghiệp khác khoảng 15 ha.

* Đất phi nông nghiệp khoảng 458 ha, trong đó:

- Đất ở khoảng 171 ha, gồm: Đất ở tại đô thị khoảng 139 ha, đất ở tại nông thôn khoảng 31ha.

- Đất chuyên dùng khoảng 166 ha, gồm:

+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp khoảng 84 ha;

+ Đất quốc phòng, an ninh khoảng 14 ha;

179

Page 180: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khoảng 62 ha;

+ Đất có mục đích công cộng khoảng 6 ha;

- Đất tôn giáo tín ngưỡng khoảng 1 ha.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa khoảng 2 ha.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng khoảng 118 ha.

2.4.3. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng:

Sử dụng cho các mục đích, cụ thể:

- Đất nông nghiệp khoảng 394 ha, gồm:

+ Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 81 ha;

+ Đất lâm nghiệp khoảng 285 ha;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng 29 ha.

2.5. Kế hoạch sử dụng đất năm 2010Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2010 dựa trên các căn cứ:- Tình hình đầu tư và nhu cầu sử dụng đất của các ngành trong năm;- Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách

Nhà nước.- Các công trình trọng điểm của Thành phố có kế hoạch triển khai.- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển các công trình trọng điểm và các khu

đô thị mới.

2.5.1. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất:

* Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khoảng 3.200 ha, gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khoảng 3.115 ha.

+ Đất trồng cây hàng năm khoảng: 2.422 ha, trong đó đất chuyên trồng lúa nước khoảng 1.221 ha.

+ Đất trồng cây lâu năm khoảng 693 ha.

- Đất lâm nghiệp khoảng 6 ha.

- Đất nuôi trồng thủy sản khoảng 65 ha.

- Đất nông nghiệp khác khoảng 14 ha.

* Chu chuyển nội bộ đất nông nghiệp:

- Đất trồng lúa nước sang trồng cây lâu năm khoảng 144 ha.

- Đất trồng cây lúa nước chuyển sang trồng cây lâm nghiệp khoảng 66 ha.

180

Page 181: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải rừng khoảng 142 ha.

* Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở:

- Đất chuyên dùng chuyển sang đất ở khoảng 31 ha, trong đó:

- Đất sông suối có mặt nước chuyên dùng chuyển sang đất ở khoảng 2 ha.

2.5.2. Kế hoạch thu hồi:

* Đất nông nghiệp khoảng 3.282 ha, gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 3.162 ha.+ Đất trồng cây hàng năm khoảng: 2.422 ha, trong đó đất chuyên trồng

lúa nước khoảng 1.221 ha.

+ Đất trồng cây lâu năm khoảng 740 ha.

- Đất lâm nghiệp khoảng 7 ha.

- Đất nuôi trồng thủy sản khoảng 102 ha.

- Đất nông nghiệp khác khoảng 11 ha.

* Đất phi nông nghiệp khoảng 335 ha, trong đó:

- Đất ở khoảng 122 ha, gồm: Đất ở tại đô thị khoảng 99 ha, đất ở tại nông thôn 23 ha.

- Đất chuyên dùng khoảng 125 ha, gồm:

+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp khoảng 60 ha;

+ Đất quốc phòng, an ninh khoảng 16 ha;

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khoảng 44 ha;

+ Đất có mục đích công cộng khoảng 4 ha;

- Đất tôn giáo tín ngưỡng khoảng 1 ha.

- Đấtnghĩa trang, nghĩa địa khoảng 3 ha.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng khoảng 85 ha.

2.5.3. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng:

Sử dụng cho các mục đích, cụ thể:

- Đất nông nghiệp khoảng 320 ha, gồm:

+ Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 84 ha;

+ Đất lâm nghiệp khoảng 214 ha;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng 21 ha.

- Đất phi nông nghiệp khoảng 3 ha, trong đó:

181

Page 182: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

+ Đất chuyên dùng khoảng 2 ha;

+ Đất có nghĩa trang, nghĩa địa khoảng 1 ha.V. DỰ KIẾN CÁC KHOẢN THU CHI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI TRONG

KỲ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT. 1. Cơ sở tính toán các nguồn thu, chi từ đấtCăn cứ vào quy định hiện hành của Trung ương và của TP. Hồ Chí

Minh, các nguồn thu từ đất được tính dựa trên các cơ sở sau đây:- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính

Phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính

phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.- Nghị định 198/2004/ NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính

phủ về thu tiền sử dụng đất.- Nghị định 142/2005/ NĐ-CP của Chính phủ về thu tiền cho thuê đất.- Thông tư 117/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài

Chính về hướng dẫn thực hiện nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất.

- Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ về bồi thường và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thông tư 114/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính Phủ về Phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Thông tư 120/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện nghị định 142/2005/NĐ-CP của Chính Phủ về thu tiền cho thuê đất.

- Quyết định số 316/2004/QĐ-UB ngày 28 tháng 12 năm 2004 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành bảng quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố.

2. Dự toán thu2.1. Thu từ giao đất ở nông thôn: 1.179,43 tỷ đồng2.2. Thu từ giao đất ở đô thị: 32.709,98 tỷ đồng2.3. Thu từ cho thuê đất: 54.987,12 tỷ đồngTổng thu = 88.876,53 tỷđồng3. Dự toán chi3.1. Chi do đền bù đất nông nghiệp- Đất sản xuất nông nghiệp: 32.945,76 tỷ đồng- Đất lâm nghiệp: 28,26 tỷ đồng

182

Page 183: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Đất nuôi trồng thủy sản: 124,05 tỷ đồng- Đất làm muối: 0,12 tỷ đồng3.2. Chi đền bù đất ở- Đất ở nông thôn: 1.869,85 tỷ đồng- Đất ở đô thị: 17.546,31 tỷ đồngTổng chi đền bù từ các loại đất = 52.514,35tỷ đồng4. Cân đối thu chi

Sau khi cân đối giữa thu và chi từ đất kinh phí còn dư ra 36.362,18 tỷ đồng.

Các số liệu tính toán trên được xây dựng trên cơ sở bảng giá đất do Nhà nước quy định cho năm 2006, bảng giá sẽ có sự điều chỉnh hàng năm. Bên cạnh đó, trong thực tế triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng số chi còn phải tính thêm phần hỗ trợ nên số liệu trên mang tính chất tham khảo.

183

Page 184: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

Phần IVGIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH,

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Để đảm bảo quy họach, kế họach sử dụng đất khả thi cần phải có các giải pháp tổ chức thực hiện tốt và các cơ chế chính sách phù hợp như sau:

I. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Dựa trên những đánh giá phân tích về tình hình lập, triển khai thực hiện và quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, bằng phương pháp phân tích ma trận SWOT, các giải pháp đưa ra dựa trên nguyên tắc:

- Tận dụng cơ hội để phát huy thế mạnh.

- Nắm bắt cơ hội để khắc phục mặt yếu.

- Phát huy mặt mạnh để giảm thiểu nguy cơ.

- Giảm các mặt yếu để ngăn chặn nguy cơ.

(Bảng phân tích ma trận SWOT theo phụ lục đính kèm)

1. Nhóm giải pháp về triển khai thực hiện quy họach, kế họach sử dụng đất:

- Để đảm bảo quy họach, kế họach sử dụng đất của Thành phố phù hợp với quy họach ngành, quy họach quận huyện và mang tính hiện thực, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và bảo vệ môi trường, trong quá trình tổ chức thực hiện cần phối hợp chặt chẽ với các ngành và quận, huyện trong việc phân bổ cụ thể quỹ đất về quy mô diện tích, địa điểm và thời gian thực hiện.

- Thành phố sớm ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong quy hoạch xây dựng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy họach xây dựng, khi lập các loại quy hoạch phải thống nhất sử dụng các loại bản đồ, số liệu hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở cho việc quản lý sử dụng đất thống nhất, xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách đồng bộ.

- Ưu tiên lập quy hoạch chi tiết xây dựng các khu đất theo tiến độ kế hoạch sử dụng đất đề ra và quy hoạch chi tiết xây dựng phải thể hiện trên nền bản đồ địa chính để làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất.

- Phải có kế họach sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện dự án để tạo động lực phát triển khu vực theo dự án lớn. Các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã

184

Page 185: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

hội phải đầu tư trước một bước. Kế họach phát triển giao thông phải đầu tư tập trung và gắn với kế họach đô thị hóa.

- Xây dựng kế hoạch tạo nguồn tài chính khả thi và có cơ chế tài chính hỗ trợ nhà đầu tư trong nước thực hiện các dự án lớn.

- Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng với quy hoạch xây dựng chi tiết và các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư của từng khu vực hoặc dự án.

- Thành phố chủ động triển khai thực hiện quy họach, kế họach sử dụng đất theo mục tiêu phát triển đô thị và phát triển kinh tế xã hội bằng cách tăng cường việc phát triển quỹ đất, cung ứng cho nhà đầu tư theo kế họach sử dụng đất đã đề ra với nhiều phương thức (đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án, đổi đất, BOT,BT...), từng bước giảm bớt phương thức giao đất, cho thuê đất theo ranh giới đất nhà đầu tư đã thỏa thuận chuyển nhượng với người sử dụng đất để tránh trình trạng phát triển tự phát.

- Kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất các trường hợp không có trong kế họach sử dụng đất.

- Khi xem xét giải quyết giao đất, cho thuê đất cần phải tính đến năng lực thực hiện dự án của chủ đầu tư, nhằm đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ và khả thi.

2. Nhóm giải pháp về kiện toàn bộ máy và tổ chức quản lý quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất.

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để người dân sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả cao.

- Xây dựng cơ chế thống nhất giữa quản lý đất đai và bảo vệ môi trường, như giữa sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường đất, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho của tổ chức và cá nhân trong quá trình quản lý sử dụng đất.

- Vấn đề bảo vệ môi trường đất phải được thực hiện trên lưu vực sông Sài Gòn Đồng Nai, vì đất đai thành phố chịu sự tác động mức của dòng chảy và nguồn nước từ 11 khu vực thượng nguồn.

- Mở lớp tập huấn bồi dưỡng về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo phương thức hợp nhất liên ngành cho cán bộ công chức làm công tác quy hoạch, kế hoạch và mời các đơn vị tư vấn có nhu cầu đào tạo tham dự.

- Bổ sung nhân sự đủ, có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm cho các cấp để thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhất là trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm ngăn chặn kịp thời các vi phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không thực hiện đúng quy hoạch, kế

185

Page 186: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

hoạch sử dụng đất. Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai.

- Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) để theo dõi, cập nhật, quản lý các biến động đất đai, đồng thời phát hiện và kiến nghị điều chỉnh những bất hợp lý trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm sử dụng đất đai hợp lý có hiệu quả kinh tế cao.

- Hầu hết các dự án triển khai chậm hiện nay là do khâu bồi thường giải phóng mặt bằng do vậy các quận huyện phải có biện pháp tích cực hơn để hỗ trợ nhà đầu tư trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng. Tùy theo hiện trạng sử dụng đất, quy định thời hạn tối đa để các quận huyện tổ chức việc bồi thường giải phóng mặt bằng.

3. Nhóm giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

- Ưu tiên phân bổ quỹ đất cho các ngành mũi nhọn:

+ Ngành công nghiệp hiện đại, kỹ thuật cao, những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao: Cơ khí chế tạo (bố trí 343 ha tại huyện Củ Chi); điện tử - viễn thông – tin học (đầu tư mở rộng khu công nghệ cao 913 ha); công nghiệp hóa chất và dược phẩm (200 ha tại xã Tân An Hội huyện Củ Chi); chế biến lương thực thực phẩm giá trị tăng cao (bố trí trong khu công nghiệp Tây Bắc và các cụm công nghiệp).

+ Ngành dịch vụ cao cấp, dịch vụ hỗ trợ sản xuầt: Tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm (tập trung trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm); thương mại (đầu tư các trung tâm thương mại lớn như Khu Mã Lạng quận 1 khoảng 10 ha, quận 3 khoảng 6 ha, Gò Vấp khoảng 30 ha, các cao ốc văn phòng đầu tư tại các mặt bằng nhà xưởng di dời và tại các trục giao thông lớn); vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng (khu cảng Hiệp Phước 900 ha); bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin – truyền thông; kinh doanh tài sản – bất động sản (các khu đô thị mới và các khu vực nội thành chỉnh trang); dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ; du lịch (Khu đô thị sinh thái Cần Giờ, triển khai các chương trình hợp tác với các tỉnh); y tế (bố trí 4 viện trường tại các cửa ngõ của thành phố khoảng 210 ha và 50 ha viện điều dưỡng Cần Giờ); giáo dục – đào tạo chất lượng cao (bố trí làng đại học tại khu đô thị Tây Bắc khoảng 500 ha, làng đại học 150 ha tại quận 9, làng đại học phía Nam thuộc huyện Bình Chánh giai đoạn 1 khoảng 50 ha và nhiều trường đại học tư thục khác nằm trên địa bàn các quận 7, Gò Vấp, Huyện Bình Chánh, Củ Chi ….)

+ Tập trung đầu tư mạng lưới giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật xã hội khác nhau theo quy hoạch đến năm 2010, tạo động lực phát triển các khu kinh tế, công nghệip và đô thị mới.

- Thúc đẩy chương trình hợp tác kinh tế mới các tỉnh nhằm giảm áp lực

186

Page 187: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

đất đai của thành phố, nhưng quan trọng hơn là mở rộng phạm vi đầu tư, phối hợp các lực lượng sản xuất và lợi thế kinh tế xã hội của từng địa phương, phát triển thị trường đầu ra và sản phẩm công nghiệp lẫn thương mại dịch vụ.

+ Trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Tây Ninh, Đồng Nai, LonAn đang triển khai 58 dự án.

+ Các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long: Tiền Giang, Cần Thơ đang triển khai 15 dự án.

+ Các tỉnh miền Trung: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quãng Ngãi, Thừa Thiên Huế, PHú Yên , Bình Định, Khánh Hòa, Ninh thuận và Bình Thuận đang triển khai 60 dự án.

+ Các tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông đang triển khai 44 dự án.

- Tiếp tục ký kết chương trình hợp tác với các các tỉnh trọng điểm như Bình Dương, Bình Phước, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Hậu Giang.

4. Nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ:

- Thực hiện cơ chế công khai các dự án đầu tư, từ lúc giao dự án đến quá trình triển khai thực hiện dự án để cộng đồng cùng kiểm tra giám sát.

- Đề ra cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ để thu hút và tập hợp các nhà đầu tư tham gia phát triển các dự án lớn.

- Điều chỉnh các chính sách liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng nhằm thúc đẩy tiến độ bồi thường, đảm bảo dự án ít khiếu nại của người dân. Điều chỉnh giá bồi thường sát với giá thị trường, trước mắt điều chỉnh ngay giá đất nông nghiệp tại khu vực đô thị hóa, chuẩn bị trước quỹ nhà tái định cư.

- Thay đổi các khỏan thu liên quan đến đất đai chưa phù hợp như khỏan thu về tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất …

- Sớm soạn thảo và ban hành chiến lược phát triển thị trường bất động sản nhằm ổ định lại các thị phần đang giảm xúc và chuẩn bị thị trường cho giai đọan tăng cường hội nhập. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất vừa là nội dung xuyên suốt phát triển thị trường bất động sản.

- Quy định cơ chế chính sách cho từng loại dự án và điều kiện tham gia đầu tư. Điều chỉnh cơ chế quản lý khu đô thị mới, có phương thức quản lý các dự án, khu dân cư, khu đô thị có quy mô nhỏ

187

Page 188: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

II. CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIÊN CÁC LOẠI ĐẤT:

1. Phát triển đất sử dụng vào mục đích công cộng:

Để đảm bảo giữ được quỹ đất cho việc phát triển các công trình công cộng trong tương lai. Thành phố sẽ chọn một số khu đất từ quỹ “đất công” dự trữ để hóan đổi khi những người có đất trong khu quy họach có nhu cầu chuyển mục đích sang xây dựng nhà ở hoặc nhà nước sẽ nhận chuyển nhượng lại khi người sử dụng muốn chuyển nơi khác để ổn định cuộc sống.

1.1 Đất giao thông:

- Cùng lúc với việc nghiên cứu lập dự án đầu tư tuyến đường, nhà ga … cần phải lập kế họach khai thác quỹ đất xung quanh vào các mục đích kinh doanh như thương mại, dịch vụ, nhà ở. Nhà nước sẽ tiến hành bồi thường trước phần diện tích đất kinh doanh và giao cho các nhà đầu tư theo các phương thức đấu giá, đấu thầu hoặc đổi đất lấy cơ sở hạ tầng.

- Áp dụng phương thức điều chỉnh đất, để mở rộng hoặc quy họach lại các tuyến đường.

1.2 Đất giáo dục, y tế, văn hóa, đất thể dục thể thao

- Xác định các công trình bắt buộc phải do nhà quản lý. Nếu nhà nước chưa có vốn đầu tư ngay thì có thể kêu gọi các nhà đầu tư bỏ khai thác một thời gian sau đó chuyển giao lại cho nhà nước theo phương thức đầu tư BOT.

- Xã hội hóa tất cả các công trình không bắt buộc phải do nhà nước quản lý.- Để đảm bảo các công trình đạt chuẩn quốc gia ngòai việc phải giữ quỹ đất

như đã nêu trên thì tại các dự án nhà ở cần phải quy định một tỷ lệ đất nhà đầu tư được kinh doanh, nếu dự án được phê duyệt với tỷ lệ đất kinh doanh cao hơn quy định thì nhà nước sẽ thu thêm một khỏan tiền (ngòai tiền sử dụng đất phải nộp) để đầu tư các công trình hạ tầng xã hội tập trung tại địa điểm khác, ngược lại nếu thấp hơn thì nhà đầu tư sẽ được trừ vào số tiền sử dụng đất phải nộp.

1.3 Đất công viên cây xanh:- Đối với khu vực trung tâm thành phố, cải tạo các khu nhà lụp xụp để xây

dựng các khu chung cư cao tầng, cần dành một phần diện tích đất cho cây xanh công cộng và các công trình công cộng khác.

- Đối với khu dân cư ở các quận ven và ngọai thành, áp dụng phương thức điều chỉnh đất để tạo thêm các mảng xanh công cộng trong khu dân cư.

- Tiến hành trồng cây xanh tại các vĩa hè, lề đường ….- Tại một số khu quy họach công viên cây xanh tập trung, kêu gọi nhà đầu

tư bỏ vốn đầu tư công viên có kết hợp với thương mại, dịch vụ để nhà đầu tư khai thác kinh doanh một thời gian, sau đó bàn giao lại cho nhà nước để sử dụng vào mục đích công cộng.

188

Page 189: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

2. Phát triển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:

- Cần xác định ngay ranh giới và tính chất về ngành nghề của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và thời hạn tồn tại của từng cụm công trình. Nhà nước tiến hành đầu tư hạ tầng đến ranh giới các khu công nghiệp và cụm công nghiệp.

- Giảm tiền thuê đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp giảm ở mức thấp nhất. Khống chế mức giá cho thuê lại đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, bên cạnh đó cần có biện pháp ngăn chặn xử lý việc đầu cơ đất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Thúc đẩy việc di dời chuyển dần các cơ sở sản xuất vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Chỉ giữ lại các cơ sở sản xuất nhỏ không ô nhiễm.

- Các mặt bằng di chuyển ưu tiên bố trí các công trình công cộng hoặc thương mại dịch vụ, hạn chế chuyển sang xây dựng khu nhà ở nhất là ở nội thành.

- Không giải quyết giao đất hoặc cho thuê đất để xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu dân cư. Trong thời gian các cụm công nghiệp chưa hình thành đầy đủ, chỉ giải quyết cho thuê đất để xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngòai khu công nghiệp, cụm công nghiệp với các điều kiện sau:

+ Quy mô nhỏ dưới 5.000 m2

+ Sản xuất sạch, kỹ thuật cao.

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu vưc đảm bảo.

+ Thời gian sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp là 05 năm. Sau đó phải chuyển sang mục đích sử dụng khác phù hợp quy họach.

3. Quy hoạch lại quỹ đất nghĩa trang, nghĩa địa:

- Giải tỏa đất nghĩa trang, nghĩa địa nằm trong khu vực các quận để sử dụng vào mục đích công cộng khác.

- Các khu vực nghĩa trang được quy hoạch tập trung và đầu tư theo mô hình công viên nghĩa trang. Không cho chôn cất tại đất tại đất vườn và ngưng chôn cất tại các nghĩa trang nhỏ lẻ.

4. Phát triển đất ở

- Tập trung đầu tư các khu đô thị mới, hạn chế việc giao đất phát triển tràn lan các dự án nhà ở kinh doanh nằm ngòai khu đô thị thuộc các quận ven và huyện ngọai thành. Khuyến khích các nhà đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội và các dự án chỉnh trang đô thị nhất là tại các khu trung tâm.

- Cơ chế chính sách cho các khu đô thị mới:

189

Page 190: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

1. Khu đô thị Thủ Thiêm: Mô hình quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm áp dụng giống như khu công nghệ cao, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm có trách nhiệm quản lý và điều phối việc đầu tư khai thác toàn bộ khu đô thị, không giao tòan bộ khu đô thị mới Thủ Thiêm cho một doanh nghiệp để đầu tư kinh doanh; Tiến hành đầu tư trước cơ sở hạ tầng kỹ thuật và một số hạng mục công trình tại khu vực trung tâm, sau đó tiến hành giao đất cho các nhà đầu tư thành phần theo phương thức đấu thầu dự án.

2. Khu đô thị Nam thành phố: Lập kế hoạch triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho toàn khu vực, các nhà đầu tư đã được giao đất có nghĩa vụ nộp khoản chi phí cho việc đầu tư này vì giá trị đất sẽ được tăng lên. Riêng đối với các khu vực, dự án chưa giao đất sẽ tiến hành giao đất theo phương thức đấu thầu hoặc đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, không giao đất chỉ định chủ đầu tư như hiện nay.

3. Khu đô thị Tây bắc thành phố, khu đô thị Hiệp Phước : do quy mô các khu đô thị này rất lớn, nên vốn đầu tư của thành phố không thể đáp ứng. Phải tập trung đẩy nhanh công tác phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000, sau đó mới gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia bồi thường giải phóng mặt bằng, thành phố sẽ giao lại một phần diện tích đất tương ứng trong khu vực đã bồi thường để nhà đầu tư khai thác kinh doanh.

4. Khu bán đảo Thanh Đa: Theo hiện trạng sử dụng đất của khu vực này cho thấy công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là hết sức phức tạp (không thể giải tỏa trắng như khu đô thị mới Thủ Thiêm). Do vậy cần phải quy hoạch dành một khu vực diện tích để hoán đổi theo tỉ lệ tương ứng với giá trị đất tăng thêm sau đầu tư cho người dân có đất trong khu vực bán đảo Thanh Đa.

- Cần sớm quy họach các điểm dân cư nông thôn, theo quy mô dân số, vùng chuyên canh và hệ thống giao thông trong tương lai.

5. Sử dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp:- Hỗ trợ vốn cho các hộ trồng lúa chuyển đổi trồng các loại cây khác có

hiệu quả kinh tế cao (nhất là hoa kiểng, rau an toàn), các hộ chăn nuôi gia cầm, thủy cầm chuyển đổi ngành nghề khác.

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp: Tập trung và đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu Nông nghiệp công nghệ cao; Trung tâm Thủy sản thành phố ở Nhà Bè; Trung tâm Công nghệ sinh học, các trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn; Trung tâm Quản lý - Kiểm định giống và các dự án, chương trình đầu tư khác trong chương trình giống cây giống con chất lượng cao, đặc biệt xây dựng Trung tâm Giao dịch, triển lãm sản phẩm nông nghiệp ở huyện Củ Chi.

190

Page 191: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

- Đầu tư xây dựng các công trình và hệ thống thủy lợi phục vụ chương trình chuyển đổi đất trồng lúa, năm 2006 tập trung đầu tư các xã điểm chuyển đổi.

6. Phát triển quỹ đất phục vụ đầu tư nước ngoài:

- Thành phố chuẩn bị quỹ đất trống (đã bồi thường giải phóng mặt bằng) để kêu gọi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngòai (FDI) đầu tư các công trình: Y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ, kho tàng bến bãi, khách sạn, cao ốc văn phòng nhất là ở các khu đô thị mới.

- Áp dụng cơ chế đổi đất lấy hạ tầng để kêu gọi nhà đầu tư nước ngòai tham gia đầu tư hệ thống giao thông của thành phố.

- Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh nhà ở, nhà đầu tư nước ngòai sẽ tham gia đầu tư các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, kỹ thuật xây dựng hiện đại, quản lý tiên tiến. Các khu vực cần thu hút vốn đầu tư nước ngòai là khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu bán đảo Thanh Đa, khu Nam thành phố, khu đô thị mới Hiệp Phước và khu Tây Bắc thành phố. Việc giao đất cho nhà đầu tư theo hình thức đấu giá hoặc đấu thầu để giao dự án.

- Mở rộng đối tượng được mua nhà ở cho người Việt Nam định cư ở nứơc ngoài, người nước ngoài nhằm nâng cao thị phần nhà ở tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.

-----------------------------------------

191

Page 192: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

KẾT LUẬN1. Tính khả thi và hiệu quả

Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của Thành phố Hồ Chí Minh là công cụ quan trọng hàng đầu để UBND Thành phố thực hiện thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, có ý nghĩa quan trọng để Thành phố thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định chính trị, xã hội cả trước mắt và lâu dài, đặc biệt là thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 của thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong thời gian qua, đặc biệt là kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010; Tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm; Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số1060/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2004; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh 5 năm 2006 - 2010 nên các nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, các mục đích phù hợp, đảm bảo tính khả thi cao.

Các chỉ tiêu sử dụng đất trong phương án điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hồ Chí Minh có xem xét, nghiên cứu đến định hướng chung của cả nước, của vùng Đông Nam Bộ, và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên xét về mặt vĩ mô nó không bị chồng chéo trong việc sử dụng đất đai của các ngành, các lĩnh vực.

2. Kiến nghị

Đề nghị Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, thông qua phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 với các chỉ tiêu chính như sau:

-Đất nông nghiệp: Có tổng diện tích là 104.284,79 ha, trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp 57.047,01 ha, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo định hướng phát triển nền nông nghiệp đô thị;

+ Đất lâm nghiệp đạt 36.275,99 ha tăng 2.418,13 ha (diện tích tăng thêm

192

Page 193: I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN ... · Web viewtỷ trọng chiếm 0,8%. Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác

chủ yếu là rừng sản xuất tập trung tại Bình Chánh, Củ Chi);

+ Đất nuôi trồng thủy sản còn 9.472,72 ha;

+ Đất làm muối giảm còn 1.000,00 ha;

+ Đất nông nghiệp khác 489,07 ha.

- Đất phi nông nghiệp: Có diện tích là 105.005,90 ha, chia ra các loại đất chính như sau:

+ Đất ở tăng thêm 3.100,55 ha đạt diện tích 23.621,22 ha (trong đó đất ở đô thị là 18.047,38 ha), không chỉ đáp ứng được nhu cầu đất ở cho các hộ phát sinh mới mà còn thỏa mãn được nhu cầu tái định cư để phục vụ phát triển và đáp ứng thị trường bất động sản;

+ Đất chuyên dùng tăng 17.556,75 ha đạt 46.091,62 ha vào năm 2010, được tính toán quy hoạch cho mọi loại đất: xây dựng, công nghiệp, thương mại dịch vụ, giao thông, giáo dục, y tế, thể dục thể thao... trên cơ sở đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố;

+ Các loại đất phi nông nghiệp còn lại thay đổi không đáng kể.

- Đất chưa sử dụng: cơ bản được quy hoạch khai thác hết (giảm đáng kể 1999,89), chỉ còn 263,78 ha chủ yếu là đất biền ven sông rạch và núi đá tại Cần Giờ.

Để phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 có hiệu lực, đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao cho các Bộ, Ngành có trách nhiệm phối hợp với UBND Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng các chính sách, giải pháp phù hợp với địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh./.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

193