ĐẠi hỌc quỐc gia thÀnh phỐ hỒ chÍ minh

72

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Page 2: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHUẨN ĐẦU RA

TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8/2015

Page 3: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 2

I. GIỚI THIỆU

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh văn hiện

đào tạo 7 Lĩnh vực, 14 Nhóm ngành, 28 Ngành và 56 chương trình đào tạo (xếp theo thứ tự mã

ngành) như sau:

Stt Tên Chƣơng trình đào tạo Tên Ngành

Mã Ngành

theo TT

14/2010/TT-

BGDĐT

1 Quản lý giáo dục Giáo dục học 52.14.01.01

2 Tâm lý giáo dục Giáo dục học 52.14.01.01

3 Hán-Nôm Hán-Nôm 52.22.01.04

4 Việt Nam học Việt Nam học 52.22.01.13

5 Biên phiên dịch Ngôn ngữ An 52.22.02.01

6 Ngữ học – Giảng dạy tiếng

Anh Ngôn ngữ Anh 52.22.02.01

7 Văn hoá-Văn học Ngôn ngữ Anh 52.22.02.01

8 Ngữ văn Nga Ngôn ngữ Nga 52.22.02.02

9 Song ngữ Nga - Anh

Ngôn ngữ Nga (ngành phụ của

ngành Ngữ văn Nga, SV học thêm

2 học kỳ để được cấp bằng thứ hai:

cao đẳng tiếng Anh)

52.22.02.02

10 Ngữ văn Pháp Ngôn ngữ Pháp 52.22.02.03

11 Ngữ văn Trung Quốc Ngôn ngữ Trung Quốc 52.22.02.04

12 Ngữ văn Đức Ngôn ngữ Đức 52.22.02.05

13 Ngữ văn Tây Ban Nha Ngôn ngữ TBN 52.22.02.06

14 Ngữ văn Ý Ngôn ngữ Italia 52.22.02.08

15 Ả rập học Đông phương học 52.22.02.13

16 Ấn Độ học Đông phương học 52.22.02.13

17 Indonesia học Đông phương học 52.22.02.13

18 Thái Lan học Đông phương học 52.22.02.13

19 Trung Quốc học Đông phương học 52.22.02.13

20 Úc học Đông phương học 52.22.02.13

21 Nhật Bản học Nhật Bản học 52.22.02.16

22 Hàn Quốc học Hàn Quốc học 52.22.02.17

23 Chủ nghĩa xã hội khoa học

Triết học 52.22.03.01

24 Khoa học chính trị Triết học 52.22.03.01

25 Tôn giáo Triết học 52.22.03.01

26 Triết học Triết học 52.22.03.01

27 Khảo cổ học Lịch sử 52.22.03.10

28 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt

Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Lịch sử 52.22.03.10

29 Lịch sử thế giới

Lịch sử 52.22.03.10

30 Lịch sử Việt Nam

Lịch sử 52.22.03.10

31 Tư tưởng Hồ Chí Minh Lịch sử 52.22.03.10

32 Ngôn ngữ học Ngôn ngữ học 52.22.03.20

Page 4: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 3

33 Văn học Văn học 52.22.03.30

34 Văn hoá học Văn hoá học 52.22.03.40

35 Quan hệ quốc tế Quan hệ quốc tế 52.31.02.06

36 Xã hội học Xã hội học 52.31.03.01

37 Nhân học phát triển Nhân học 52.31.03.02

38 Nhân học Xã hội - văn hóa Nhân học 52.31.03.02

39 Tâm lý tổ chức – Nhân sự Tâm lý học 52.31.04.01

40 Tham vấn – Trị liệu Tâm lý học 52.31.04.01

41 Bản đồ, viễn thám, GIS Địa lý học 52.31.05.01

42 Địa lý dân số - Xã hội Địa lý học 52.31.05.01

43 Địa lý kinh tế - phát triển vùng Địa lý học 52.31.05.01

44 Địa lý môi trường Địa lý học 52.31.05.01

45 Báo in và Xuất bản Báo chí 52.32.01.01

46 Các phương tiện truyền thông

điện tử Báo chí 52.32.01.01

47 Quản trị thông tin Thông tin học 52.32.02.01

48 Thư viện – Thông tin học Thông tin học 52.32.02.01

49 Lưu trữ học và Quản trị văn

phòng

Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

(Lưu trữ học) 52.32.03.03

50 Hướng dẫn du lịch Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 52.34.01.03

51 Quản trị khách sạn - nhà hàng,

resort Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 52.34.01.03

52 Quản trị lữ hành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 52.34.01.03

53 Đô thị học Quy hoạch vùng và Đô thị (Đô thị

học) 52.58.01.05

54 Công tác xã hội Công tác xã hội 52.76.01.01

55 Phát triển cộng đồng Công tác xã hội 52.76.01.01

56 Tham vấn Công tác xã hội 52.76.01.01

Page 5: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 4

Chuẩn đầu ra (learning outcome) trình độ đại học các ngành và chương trình đào tạo

(chuyên ngành) của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành

phố Hồ Chí Minh được xây dựng căn cứ vào mục tiêu và nội dung đào tạo của ngành/chuyên

ngành đó; đồng thời chú trọng đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chuẩn đầu ra bao gồm các nội dung sau:

1. Yêu cầu về kiến thức: Kiến thức chuyên môn, năng lực nghề nghiệp (kiến thức chung, kiến

thức cơ bản, cơ sở của nhóm ngành, ngành và chuyên ngành, kiến thức cập nhật của ngành),

kiến thức xã hội;

2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Kỹ năng nghề nghiệp;

- Kỹ năng mềm

3. Yêu cầu Về thái độ:

- Phẩm chất đạo đức, trách nhiệm công dân;

- Trách nhiệm nghề nghiệp, thái độ phục vụ.

4. Cơ hội nghề nghiệp

5. Khả năng nâng cao trình độ

Chuẩn đầu ra các ngành/chuyên ngành đào tạo trình độ đại học được ban hành theo Quyết định

số 492/QĐ-XHNV-ĐT ngày 10 tháng 8 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 6: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 5

II. THÔNG TIN VỀ CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

CHUẨN ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

1. NGÀNH BÁO CHÍ

1.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức đại cương về triết học, chính trị, lịch sử, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ…

- Có kiến thức cơ sở ngành như lý luận báo chí truyền thông, lý thuyết về tác phẩm và

thể loại báo chí, các nguyên tắc hoạt động báo chí, pháp luật và đạo đức của nghề báo,

tổ chức của cơ quan báo chí, ngôn ngữ báo chí…

- Có kiến thức chuyên sâu về các loại hình báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, báo

trực tuyến), các thể tài báo chí và các loại hình hoạt động truyền thông khác như xuất

bản, quan hệ công chúng, quảng cáo, nghiên cứu truyền thông.

- Được trang bị những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho nghề nghiệp và hoạt động báo chí

(phỏng vấn, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, thu thập và xử lý thông tin, viết bài, dựng

phim, biên tập …) để làm nên các sản phẩm báo chí dưới các dạng thể loại như tin, bài,

phóng sự, ký, nghị luận, phân tích…phù hơp với các phương tiện truyền thông khác

nhau. Với các môn học thuộc chuyên ngành Quan hệ công chúng, cử nhân Báo chí còn

đựơc trang bị kỹ năng lập kế hoạch truyền thông (chiến lựơc, chiến dịch truyền thông)

để xây dựng thương hiệu cho tổ chức, quản lý khủng hoảng, tổ chức sự kiện, viết thông

cáo báo chí…

- Có kiến thức bổ trợ trong quá trình học, ngoài các môn bắt buộc, sinh viên được tự

chọn một số môn để bổ sung kiến thức cho lĩnh vực hay chuyên ngành mình quan tâm.

1.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Kỹ năng chuyên môn: viết bài, biên tập (tin, bài, phỏng vấn, phóng sự, tường thuật,

nghị luận, thông cáo báo chí,...), sản xuất chương trình (phát thanh, truyền hình), làm

báo mạng, tổ chức sự kiện, lập kế hoạch truyền thông …

- Kỹ năng tác nghiệp: phỏng vấn, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, thu thập thông tin, phân

tích, tổng hợp, xử lý thông tin, dựng phim, giao tiếp, đàm phán, thuyết trình…

- Kỹ năng làm việc nhóm: tổ chức, phân công, triển khai, phối hợp các hoạt động

chuyên môn với các đồng nghiệp trong qui trình làm báo, sản xuất chương trình, trong

các chiến dịch truyền thông…

- Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề.

- Kỹ năng hợp tác với các cơ quan báo chí, truyền thông và các cơ quan, đoàn thể thuộc

các lĩnh vực khác trong xã hội.

Page 7: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 6

- Ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B1.2

1.3. Yêu cầu về thái độ:

- Trung thành với quan điểm của Đảng và Nhà nước về các vấn đề chính trị-xã hội, luật

pháp và báo chí.

- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc: trung thực, nghiêm túc, kỷ luật, cẩn

trọng, năng động, sáng tạo, nhạy bén, dũng cảm, cầu tiến.

- Giữ vững đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

- Có ý thức phục vụ cộng đồng.

1.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân Báo chí có cơ hội làm việc ở nhiều cơ quan, tổ chức báo

chí, truyền thông và các cơ quan thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội, có thể đảm nhiệm các

vị trí khác nhau:

- Các cơ quan báo chí-truyền thông: phóng viên, biên tập viên (sau một thời gian làm

phóng viên và tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm báo), thông tín viên, bình luận

viên, phát thanh viên, người sản xuất chương trình, người dẫn chương trình, chuyên

viên quan hệ công chúng, chuyên viên quảng cáo, cộng tác viên…

- Các công ty, tổ chức: phát ngôn viên, chuyên viên đối ngoại, chuyên viên quan hệ

công chúng, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên truyền thông…

- Các trường đại học và viện nghiên cứu: cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu.

1.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân Báo chí có cơ hội được tiếp tục đào tạo ở trình độ

cao hơn để lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ thuộc lĩnh vực Báo chí- Truyền thông hoặc các ngành đào

tạo phù hợp khác (như Văn hóa học, Văn học, Ngôn ngữ học…).

2. NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÔNG TÁC XÃ HỘI)

2.1. Yêu cầu về kiến thức:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, kiến thức Công tác xã hội đại cương,

công tác xã hội với cá nhân và nhóm, An sinh xã hội, Phát triển cộng đồng, Tham vấn tâm lý

và các lĩnh vực của công tác xã hội.

2.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng tham vấn, kỹ năng ra

quyết định, kỹ năng xây dựng và quản lý dự án, kỹ năng tổ chức sinh hoạt nhóm, kỹ

năng làm việc với cá nhân,…

- Về ngoại ngữ: tương đương trình độ B1.2, có khả năng giao tiếp thông thường và có

vốn từ vựng chuyên ngành công tác xã hội căn bản.

2.3. Yêu cầu về thái độ:

Page 8: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 7

- Trang bị cho sinh viên thế giới quan khoa học, có bản lĩnh chính trị vững vàng.

- Chấp nhận thân chủ; có ý thức phục vụ cộng đồng.

- Trung thực, năng động, tự tin.

- Thực hiện tốt các quy điều đạo đức của ngành.

2.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân ngành Công tác xã hội có thể trở thành:

- Nhân viên xã hội tại các cơ sở xã hội.

- Điều phối viên chương trình, dự án.

- Giám đốc, quản lý các trung tâm, nhà mở, các dịch vụ xã hội.

- Làm việc tại các công ty, xí nghiệp, bệnh viện, các cơ quan đoàn thể xã hội, các NGOs

trong và ngoài nước.

- Giảng dạy, nghiên cứu tại các Trường đại học, Viện, Trung tâm nghiên cứu.

2.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành Công tác xã hội có thể học lên bậc sau đại

học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) trong nước và ngoài nước thuộc ngành Công tác xã hội, Xã hội học hoặc

các chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi.

3. NGÀNH ĐỊA LÝ (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐỊA LÝ MÔI TRƢỜNG)

3.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức nền tảng về Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế - xã hội.

- Có kiến thức đại cương về các phương pháp nghiên cứu.

- Có kiến thức đại cương về công cụ nghiên cứu của ngành Địa Lý.

- Có kiến thức nền tảng trong lĩnh vực khoa học môi trường (quản lý môi trường, đánh

giá tác động môi trường, bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên & môi trường).

- Có kiến thức về hiện trạng chất lượng môi trường và xu hướng quản lý môi trường.

- Có kiến thức đại cương về biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí

hậu.

3.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Có tư duy không gian và tư duy hệ thống; tư duy hội nhập và phát triển bền vững;

phương pháp tư duy độc lập và phản biện.

- Nắm vững các khái niệm về môi trường như: môi trường và các môi trường thành phần,

hệ sinh thái, đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, các dạng tài

nguyên, biến đổi khí hậu,....

- Nhận biết các nguyên nhân/nguồn gốc các dạng chất thải gây ra ô nhiễm môi trường.

- Biết cách xác định đề tài nghiên cứu và lập kế hoạch nghiên cứu khoa học phù hợp với

chuyên ngành.

Page 9: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 8

- Vận dụng các công cụ quản lý (kỹ thuật, kinh tế, luật pháp) vào việc quản lý chất lượng

môi trường.

- Viết được báo cáo đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường.

- Thu thập và xử lý thông tin để giải thích các vấn đề môi trường trong nước

- Phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng quy trình quản lý tài nguyên và môi

trường trong điều kiện thực tế.

- Biết sử dụng kỹ thuật viễn thám, GIS và các phần mềm tin học chuyên dụng để giải

quyết các vấn đề về môi trường và quản lý môi trường.

- Ngoại ngữ Tiếng Anh trình độ B1.2.

3.3. Yêu cầu về phẩm chất:

- Không ngừng trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ.

- Trung thực và có trách nhiệm trong công việc.

- Có tinh thần hợp tác.

3.4. Cơ hội nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành Địa Lý Môi trường có thể

làm việc tại một số cơ quan, đơn vị sau:

- Các cơ quan quản lý tài nguyên - môi trường (Bộ Tài nguyên – Môi trường, Sở Tài

nguyên – Môi trường của các tỉnh thành phố, Phòng Tài nguyên – Môi trường các quận

huyện, Phòng Quản lý Môi trường của các Khu công nghiệp – Khu chế xuất) và các dự

án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế hoặc phi

chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội về các lãnh vực: đánh giá chất

lượng môi trường, quản lý môi trường hay giáo dục môi trường, sử dụng hợp lý và bảo

vệ môi trường.

- Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng,

trường phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp.

3.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Địa Lý Môi trường có thể tiếp tục

học sau đại học (bậc thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành phù hợp như: Địa lý, Sử dụng và bảo vệ tài

nguyên môi trường, Quản Lý Tài Nguyên Môi Trường và Phát Triển Bền Vững và các ngành

gần khác ở trong và ngoài nước.

4. NGÀNH ĐỊA LÝ (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐỊA LÝ KINH TẾ - PHÁT TRIỂN

VÙNG)

4.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức nền tảng về Địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội.

Page 10: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 9

- Có kiến thức đại cương về các phương pháp nghiên cứu, qui trình thực hiện một công

trình nghiên cứu khoa học.

- Có kiến thức đại cương về các công cụ nghiên cứu của ngành Địa Lý như bản đồ, viễn

thám, GIS và phần mềm thống kê ứng dụng.

- Có kiến thức cơ bản về kinh tế vi mô, vĩ mô, toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển bền

vững; cơ sở lý luận về tổ chức không gian kinh tế xã hội, qui họach, quản lý và chính

sách phát triển vùng.

- Có kiến thức nền tảng trong phân tích, đánh gía hiện trạng, nghiên cứu thị trường tiềm

năng, định hướng phát triển và hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã

hội cho từng cơ sở, ngành sản xuất và vùng miền; xây dựng và tham gia quản lý các dự

án đầu tư.

4.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Có tư duy không gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát và đánh giá các vấn

đề trong qui hoạch vùng và phát triển các vùng kinh tế.

- Có tư duy hội nhập và phát triển bền vững trong quá trình xây dựng chiến lược phát

triển một vùng, địa phương, lãnh thổ.

- Có phương pháp tư duy độc lập và phản biện trong đánh giá và nhìn nhận vấn đề.

- Kỹ năng làm việc độc lập, theo nhóm và hợp tác giải quyết vấn đề

- Kỹ năng sử dụng một số công cụ tính toán kinh tế và phân tích không gian để giải quyết

các bài toán về kinh tế.

- Kỹ năng sử dụng các công cụ nghiên cứu địa lý: bản đồ, GIS và phần mềm phân tích

thống kê.

- Ngoại ngữ Tiếng Anh trình độ B1.2.

4.3. Yêu cầu về phẩm chất:

- Không ngừng trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ.

- Trung thực và có trách nhiệm trong công việc.

- Có tinh thần hợp tác.

4.4. Cơ hội nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành Địa Lý Kinh Tế và Phát

Triển Vùng có thể làm việc tại một số cơ quan, đơn vị sau:

- Các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ, công ty nước ngoài -

nội địa và các doanh nghiệp trong các lĩnh vực: Quản lý, đánh giá và hoạch định các

chính sách phát triển kinh tế xã hội, các chính sách quản lý kinh tế hành chánh các cấp;

Qui hoạch, tổ chức không gian kinh tế xã hội, kinh tế ngành và liên ngành; Nghiên cứu,

Page 11: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 10

phân tích thị trường và xây dựng các thị trường tiềm năng; Xây dựng và tham gia quản

lý các dự án đầu tư và các dự án mang tính liên ngành.

- Các viện, cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và phổ thông trong nghiên

cứu và giảng dạy.

4.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Địa Lý Kinh Tế Phát Triển Vùng

có thể tiếp tục theo học chuyên sâu ở bậc Cao học và Tiến sĩ trong các lĩnh vực phù hợp như

Địa Lý học, Kinh Tế Phát Triển, Viễn Thám và GIS, Sử dụng Hợp lý Tài nguyên và Bảo vệ

Môi trường…

5. NGÀNH ĐỊA LÝ (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐỊA LÝ DÂN SỐ - XÃ HỘI)

5.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Hiểu rõ và biết phân tích các dữ liệu về dân số, nguồn nhân lực.

- Hiểu rõ về phương pháp lựa chọn các công cụ thích hợp để làm việc với các cộng đồng

và thực hiện dự án nghiên cứu về kinh tế - xã hội.

- Có kiến thức về việc xây dựng và quản lý dự án xã hội có sự tham gia của cộng đồng

địa phương.

- Có kiến thức nên tảng về địa lý để vận dụng kết hợp các kiến thức chuyên ngành trong

việc phân tích các vấn đề về kinh tế- xã hội và phát triển nguồn nhân lực.

5.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Có tư duy độc lập và phản biện.

- Có tư duy không gian và tư duy hệ thống trong quá trình quan sát và đánh giá vấn đề.

- Có tư duy sáng tạo, biết thích ứng với những thay đổi.

- Có kỹ năng làm việc cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm.

- Có kỹ năng trình bày, diễn đạt và bảo vệ quan điểm.

- Có khả năng soạn thảo một đề cương nghiên cứu khoa học về vấn đề dân số - kinh tế-

xã hội.

- Có kỹ năng xây dựng, quản lý và tham gia các dự án phát triển.

- Có kỹ năng phân tích, đánh giá các chính phát triển xã hội và các dự án phát triển cộng

đồng.

- Có khả năng sử dụng phần mềm phân tích thống kê.

- Ngoại ngữ Tiếng Anh trình độ B1.2.

5.3. Yêu cầu về phẩm chất:

- Nhiệt tình, có tinh thần hợp tác và có trách nhiệm trong công việc.

- Có ý thức bảo vệ môi trường, ý thức đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng.

Page 12: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 11

- Có ý thức học tập, trao dồi và nâng cao trình độ chuyên môn.

5.4. Cơ hội nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành Dân số - Xã hội có thể:

- Làm việc trong các cơ quan chức năng nhà nước (Sở Lao động – Thương binh xã hội,

Sở Tài nguyên môi trường, Sở Khoa học-công nghệ …), Ủy ban nhân dân các cấp, các

Viện và Trung tâm nghiên cứu, các dự án phát triển, các tổ chức quốc tế hoặc phi chính

phủ và các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội về các vấn đề sau đây:

+ Thu thập xử lý và phân tích các thông tin dân số, kinh tế và xã hội phục vụ cho quá

trình hoạch định chính sách xã hội và phát triển và cho việc ra quyết định quy hoạch,

quản lý và tổ chức không gian lãnh thổ.

+ Thiết kế, quản lý thực hiện và đánh giá các dự án nghiên cứu và phát triển

- Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và

phổ thông.

5.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Dân số - Xã hội có thể tiếp tục theo

học chuyên sâu ở bậc cao học và Tiến sĩ trong lĩnh vực phù hợp như Địa lý, sử dụng và bảo vệ

tài nguyên, Nghiên cứu về phát triển.

6. NGÀNH ĐỊA LÝ (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẢN ĐỒ - VIỄN THÁM – GIS)

6.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức nền tảng về Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế - xã hội.

- Có kiến thức đại cương về các phương pháp nghiên cứu.

- Khai thác được thông tin, dữ liệu địa lý.

- Hiểu rõ và biên tập bản đồ theo yêu cầu.

- Lựa chọn và giải đoán ảnh viễn thám, ứng dụng vào các nghiên cứu về tài nguyên môi

trường và đô thị.

- Có kiến thức về CSDL GIS, có khả năng phân tích, thiết kế, thu thập và xử lý dữ liệu để

xây dựng CSDL.

- Phân tích lựa chọn các dữ liệu đầu vào và thực hiện các phân tích GIS để giải quyết các

bài toán cụ thể, các công tác hỗ trợ ra quyết định có liên quan đến không gian lãnh thổ.

- Có kiến thức để tham gia xây dựng và quản lý các dự án GIS.

6.2. Yêu cầu về kỹ năng

- Có tư duy không gian và tư duy hệ thống trong đánh giá, phân tích giải quyết các bài

toán ứng dụng, các vấn đề trong nghiên cứu tài nguyên, môi trường tự nhiên và xã hội.

- Có tư duy hội nhập và phát triển bền vững.

- Có tư duy độc lập và phản biện.

Page 13: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 12

- Có khả năng tự học.

- Có khả năng giải quyết sáng tạo các vấn đề theo tình huống.

- Có thể đọc, hiểu tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh.

- Sử dụng được máy tính với các phần mềm chuyên ngành.

- Có kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp về chuyên môn, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng

trình bày, diễn đạt vấn đề.

- Có khả năng tổ chức công việc, quản lý thời gian.

- Ngoại ngữ Tiếng Anh trình độ B1.2.

6.3. Yêu cầu về phẩm chất:

- Không ngừng trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ.

- Trung thực và có trách nhiệm trong công việc, tôn trọng tiêu chuẩn đạo đức chuyên

môn.

- Có tinh thần hợp tác, biết làm việc độc lập và làm việc nhóm.

6.4. Cơ hội nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành Bản đồ, Viễn thám và

GIS có thể: nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng

và phổ thông ; làm việc trong các dự án phát triển, dự án liên ngành của các cơ quan nhà nước,

các tổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp kinh tế, xã hội về vấn đề:

- Thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định trong quy

hoạch, quản lý và tổ chức không gian lãnh thổ.

- Thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng GIS.

6.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Bản đồ, Viễn thám và GIS có thể

tiếp tục theo học chuyên sâu ở bậc Cao học và Tiến sĩ trong lãnh vực phù hợp như Bản đồ,

Viễn thám, GIS, Địa lý, Môi trường.

7. NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO

TẠO HƢỚNG DẪN DU LỊCH)

7.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của thể chế chính trị hiện hành ở Việt Nam, các

đặc điểm chính về lịch sử, địa lý, xã hội, văn hóa, pháp luật, kinh tế Việt Nam.

- Nhận biết được các đặc trưng của hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch; tổng hợp,

trình bày và diễn giải được những đặc trưng của hoạt động hướng dẫn du lịch.

- Áp dụng được những kiến thức cơ bản và chuyên ngành vào việc tổ chức, quản lý và

thực hiện hoạt động hướng dẫn du lịch.

7.2. Yêu cầu về kỹ năng:

Page 14: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 13

- Nhận biết, phân tích, phân loại được các vấn đề gặp phải trong công việc hướng dẫn du

lịch, giải thích được nguyên nhân, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của vấn đề, chọn

lựa được cách giải quyết phù hợp và khái quát hóa được những bài học kinh nghiệm từ

các tình huống thực tế.

- Thể hiện được tư duy hệ thống, tư duy phản biện và tư duy sáng tạo trong các hoạt

động nghề nghiệp.

- Nhận biết, giải thích và dịch đúng các thuật ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ (tiếng

Anh); sử dụng đúng các mẫu câu thông dụng (tiếng Anh) trong xứ lý công việc chuyên

môn và giao tiếp với khách hàng.

- Vận dụng được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng làm

việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian trong các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp.

- Thao tác thuần thục kỹ năng thuyết trình, thuyết minh, xử lý tình huống và kỹ năng

thương lượng và thuyết phục khách hàng.

- Sử dụng tốt các phần mềm soạn thảo văn bản, thực hiện bảng tính, trình chiếu, quản lý

lịch biểu, quản lý thông tin trên môi trường máy tính và môi trường mạng internet.

- Hòa nhập tốt môi trường làm việc chuyên nghiệp; có đủ năng lực để thực thi được các

công việc thuộc nghiệp vụ chuyên môn.

7.3. Yêu cầu về phẩm chất

- Thể hiện được quan điểm và lập trường chính trị, trung thành với tổ quốc, thể hiện được

lý tưởng và tinh thần làm việc vì cộng đồng, vì sự phát triển của đất nước.

- Thể hiện được những nguyên tắc cơ bản và yêu cầu của đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh

vực lữ hành nói chung và hướng dẫn du lịch nói riêng, thực hành đúng các chuẩn mực

đạo đức nghề nghiệp.

- Lựa chọn được ít nhất một môn thể thao phù hợp với tố chất bản thân để thực hành rèn

luyện sức khỏe thường xuyên.

7.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân chuyên ngành Hướng dẫn du lịch có thể làm việc trong các

lĩnh vực sau:

- Hướng dẫn viên quốc tế; hướng dẫn viên nội địa; thuyết minh viên tại các khu du lịch,

điểm du lịch; trưởng đoàn du lịch.

- Nghiên cứu thị trường, quảng bá và xúc tiến du lịch; nghiên cứu phát triển và quản lý

du lịch (thuộc các cơ quan nghiên cứu và quản lý du lịch).

- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đào tạo về du

lịch.

Page 15: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 14

7.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Hướng dẫn du lịch có thể tiếp tục

theo học chuyên sâu ở những bậc đào tạo sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) chuyên ngành Địa lý

học, Văn hoá học và một số ngành gần khác ở trong nước và nước ngoài.

8. NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO

TẠO QUẢN TRỊ LỮ HÀNH)

- 8.Yêu cầu vềTrình bày được những đặc điểm cơ bản của thể chế chính trị hiện hành ở

Việt Nam, các đặc điểm chính về lịch sử, địa lý, xã hội, văn hóa, pháp luật, kinh tế Việt

Nam.

- Nhận biết được các đặc trưng của hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch; tổng hợp,

trình bày và diễn giải được những kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh doanh du lịch – lữ

hành, về quản trị doanh nghiệp lữ hành, quản trị đại lý lữ hành.

- Áp dụng được những kiến thức cơ bản và chuyên ngành vào việc (1) thực hiện các thao

tác chuyên môn nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh lữ hành và kinh doanh đại lý lữ

hành; (2) lập kế hoạch, vận hành và quản lý doanh nghiệp kinh doanh lữ hành hay kinh

doanh đại lý lữ hành.

8.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Nhận biết, phân tích, phân loại được các vấn đề gặp phải trong công việc quản lý kinh

doanh lữ hành, đại lý lữ hành; giải thích được nguyên nhân, đánh giá được mức độ ảnh

hưởng của vấn đề, chọn lựa được cách giải quyết phù hợp và khái quát hóa được những

bài học kinh nghiệm từ các tình huống thực tế.

- Thể hiện được tư duy hệ thống, tư duy phản biện và tư duy sáng tạo trong các hoạt

động nghề nghiệp.

- Nhận biết, giải thích và dịch đúng các thuật ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ (tiếng

Anh); sử dụng đúng các mẫu câu thông dụng (tiếng Anh) trong xứ lý công việc chuyên

môn và giao tiếp với khách hàng.

- Vận dụng được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng làm

việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian trong các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp.

- Thao tác thuần thục kỹ năng thuyết trình, thuyết minh, xử lý tình huống và kỹ năng

thương lượng và thuyết phục khách hàng.

- Sử dụng tốt các phần mềm soạn thảo văn bản, thực hiện bảng tính, trình chiếu, quản lý

lịch biểu, quản lý thông tin trên môi trường máy tính và môi trường mạng internet.

- Hòa nhập tốt môi trường làm việc chuyên nghiệp; có đủ năng lực để thực thi được các

công việc thuộc nghiệp vụ chuyên môn.

Page 16: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 15

8.3. Yêu cầu về phẩm chất:

- Thể hiện được quan điểm và lập trường chính trị, trung thành với tổ quốc, thể hiện được

lý tưởng và tinh thần làm việc vì cộng đồng, vì sự phát triển của đất nước.

- Thể hiện được những nguyên tắc cơ bản và yêu cầu của đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh

vực du lịch – lữ hành, thực hành đúng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

- Lựa chọn được ít nhất một môn thể thao phù hợp với tố chất bản thân để thực hành rèn

luyện sức khỏe thường xuyên.

8.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân chuyên ngành Quản trị lữ hành có thể làm việc trong các

lĩnh vực sau

- Thiết kế và phát triển sản phẩm lữ hành, tiếp thị và bán sản phẩm lữ hành, điều hành

thực hiện chương trình du lịch, hướng dẫn du lịch, chăm sóc khách hàng, huấn luyện

nhân viên mới (thuộc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành); tư vấn và cung cấp thông tin

du lịch, bán chương trình du lịch, chăm sóc khách hàng, huấn luyện nhân viên mới

(thuộc doanh nghiệp kinh doanh đại lý lữ hành).

- Nghiên cứu thị trường, quảng bá và xúc tiến du lịch; nghiên cứu phát triển và quản lý

du lịch (thuộc các cơ quan nghiên cứu và quản lý du lịch).

- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đào tạo về du

lịch.

8.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Quản trị lữ hành có thể tiếp tục học

sau đại học (bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ) chuyên ngành Du lịch hoặc các ngành gần ở trong nước và

nước ngoài.

9. NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO

TẠO QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN-NHÀ HÀNG-RESORT)

9.Yêu cầu về

- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của thể chế chính trị hiện hành ở Việt Nam, các

đặc điểm chính về lịch sử, địa lý, xã hội, văn hóa, pháp luật, kinh tế Việt Nam.

- Nhận biết được các đặc trưng của hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch; tổng hợp,

trình bày và diễn giải được những kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh doanh du lịch, về

quản trị nhà hàng, cơ sở lưu trú trong du lịch, về tiếp thị du lịch.

- Áp dụng được những kiến thức cơ bản và chuyên ngành vào việc (1) thực hiện các thao

tác chuyên môn nghề nghiệp thuộc lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, resort; (2) lập kế

hoạch kinh doanh, tiếp thị; thiết kế và vận hành một dây chuyền công việc cụ thể để

quản lý nhà hàng, khách sạn, resort.

Page 17: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 16

9.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Nhận biết, phân tích, phân loại được các vấn đề gặp phải trong công việc quản lý kinh

doanh nhà hàng, khách sạn, resort; giải thích được nguyên nhân, đánh giá được mức độ

ảnh hưởng của vấn đề, chọn lựa được cách giải quyết phù hợp và khái quát hóa được

những bài học kinh nghiệm từ các tình huống thực tế.

- Thể hiện được tư duy hệ thống, tư duy phản biện và tư duy sáng tạo trong các hoạt

động nghề nghiệp.

- Nhận biết, giải thích và dịch đúng các thuật ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ (tiếng

Anh); sử dụng đúng các mẫu câu thông dụng (tiếng Anh) trong xứ lý công việc chuyên

môn và giao tiếp với khách hàng.

- Vận dụng được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng làm

việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian trong các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp.

- Thao tác thuần thục kỹ năng thuyết trình, thuyết minh, xử lý tình huống và kỹ năng

thương lượng và thuyết phục khách hàng.

- Sử dụng tốt các phần mềm soạn thảo văn bản, thực hiện bảng tính, trình chiếu, quản lý

lịch biểu, quản lý thông tin trên môi trường máy tính và môi trường mạng internet.

- Hòa nhập tốt môi trường làm việc chuyên nghiệp; có đủ năng lực để thực thi được các

công việc thuộc nghiệp vụ chuyên môn.

9.3. Yêu cầu về phẩm chất:

- Thể hiện được quan điểm và lập trường chính trị, trung thành với tổ quốc, thể hiện được

lý tưởng và tinh thần làm việc vì cộng đồng, vì sự phát triển của đất nước.

- Thể hiện được những nguyên tắc cơ bản và yêu cầu của đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh

vực du lịch, nhà hàng – khách sạn; thực hành đúng các chuẩn mực đạo đức nghề

nghiệp.

- Lựa chọn được ít nhất một môn thể thao phù hợp với tố chất bản thân để thực hành rèn

luyện sức khỏe thường xuyên.

9.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân chuyên ngành Quản trị nhà hàng-khách sạn-resort có thể

làm việc trong các lĩnh vực sau:

- Lễ tân nhà hàng, khách sạn và các công việc liên quan đến quản lý khu vực tiền sảnh

khách sạn; quản lý phục vụ ở khu vực phục vụ bàn trong nhà hàng và phục vụ buồng

trong khách sạn, resort; quản lý kho hàng thực phẩm và quản lý pha chế; tổ chức huấn

luyện nhân viên các nghiệp vụ lễ tân, bàn, buồng, bếp và bar.

Page 18: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 17

- Nghiên cứu thị trường, quảng bá và xúc tiến du lịch; nghiên cứu phát triển và quản lý

du lịch (thuộc các cơ quan nghiên cứu và quản lý du lịch).

- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đào tạo về du

lịch.

9.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Quản trị khách sạn – nhà hàng -

resort có thể tiếp tục học sau đại học (bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ) chuyên ngành Địa lý học, văn hoá

học và các ngành gần khác ở trong và ngoài nước.

10. NGÀNH QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÔ THỊ

HỌC)

10.1. Yêu cầu về kiến thức:

Có khả năng hiểu biết, trình bày, đánh giá và phát triển các kiến thức đại cương, cơ sở ngành

và chuyên ngành bao gồm:

- Lý luận chính trị, khoa học xã hội, nhân văn nghệ thuật.

- Toán, tin học, khoa học tự nhiên, công nghệ và môi trường.

- Kiến thức cơ sở của ngành kiến trúc và xây dựng.

- Kiến thức chuyên ngành về kinh tế, lịch sử, văn hóa, xã hội, môi trường, kiến trúc trong

phạm vi đô thị.

- Kiến thức chuyên ngành về quản lý đô thị, quản lý quy hoạch đô thị và quản lý dự án

phát triển đô thị.

10.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Đọc hiểu, trình bày và áp dụng các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến các lĩnh

vực trong phạm vi đô thị.

- Nghiên cứu và khám phá kiến thức trong lĩnh vực quản lý, quy hoạch vùng và đô thị.

- Tư duy độc lập, hệ thống và phản biện về các vấn đề liên quan đến sự hình thành, hoạt

động và định hướng phát triển của đô thị.

- Áp dụng các kiến thức của ngành học trong bối cảnh xã hội hiện tại để hình thành –

thực hiện – đánh giá các ý tưởng, các dự án/phương án phục vụ quản lý và phát triển đô

thị.

- Thể hiện, trình bày các ý tưởng hoặc kết quả nghiên cứu bằng bản vẽ kỹ thuật, mô hình

kiến trúc và bản đồ chuyên đề.

- Có kỹ năng làm việc nhóm: hình thành nhóm làm việc hiệu quả, vận hành nhóm, lãnh

đạo nhóm, liên kết các nhóm làm việc khác nhau…

Page 19: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 18

- Có kỹ năng làm việc độc lập: hành vi chuyên nghiệp, kỹ năng lập kế hoạch cho nghề

nghiệp tương lai, kỹ năng lập và quản lý thời gian…

- Có kỹ năng giao tiếp: cấu trúc giao tiếp, kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, kỹ năng giao

tiếp bằng thư điện tử hoặc các phương tiện truyền thông, kỹ năng thuyết trình,…

- Sử dụng ngoại ngữ (Tiếng Anh) trong giao tiếp và tra cứu tài liệu với trình độ B1.2.

- Sử dụng công cụ tin học trong học tập, nghiên cứu và làm việc: vi tính văn phòng

(Word, Excel, Power Point), phần mềm xử lý số liệu SPSS for Windows, phần mềm xử

lý dữ liệu địa lý MapInfo…

10.3. Yêu cầu về thái độ:

- Có ý thức chấp hành mọi quy định pháp luật của nhà nước, mọi quy tắc của cơ quan/tổ

chức.

- Trung thực, nghiêm túc, kỷ luật và có trách nhiệm trong học tập – nghiên cứu và trong

công việc.

- Tự tin, linh hoạt, chấp nhận thử thách và thích ứng với sự thay đổi trong công việc.

10.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân Đô thị học có thể làm việc ở các vị trí sau:

- Trong các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức nhân dân, các doanh

nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài; các tổ chức phát triển quốc tế; các tổ chức phi

chính phủ quốc tế và địa phương với các công việc cụ thể sau: Tư vấn; Điều phối; Quy

hoạch về kinh tế - xã hội; Thiết kế và xây dựng chính sách liên quan đến đô thị; Xây

dựng, thẩm định và đánh giá dự án.

- Giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, trung tâm

nghiên cứu có liên quan đến đô thị, quản lý đô thị, quy hoạch vùng và đô thị.

10.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân Đô thị học có thể tìm học bổng nước ngoài liên

quan đến các ngành: Quy hoạch vùng và đô thị, Quy hoạch và phát triển đô thị, Phát triển cộng

đồng, Xã hội học… Trong nước, Cử nhân Đô thị học có thể theo học cao học các ngành: Đô

thị học, Khoa học quản lý, Nhân học, Xã hội học, Địa lý, Quản lý tài nguyên và môi trường…

11. NGÀNH NHẬT BẢN HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHẬT BẢN HỌC)

11.1. Yêu cầu về kiến thức

- Có kiến thức tổng quát về khoa học xã hội – nhân văn.

- Có kiến thức về phương Đông, tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề

chuyên môn sâu về Nhật Bản học.

- Có kiến thức đa dạng về khu vực Châu Á.

- Có kiến thức chuyên môn về Nhật Bản học và tiếng Nhật giỏi.

Page 20: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 19

- Có năng lực sáng tạo cao, có thêm trình độ ngoại ngữ nhất định để nghiên cứu và làm

việc sau này.

11.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Có khả năng vận dụng, ứng dụng kiến thức một cách linh động sáng tạo trong công

việc, hiểu biết và áp dụng văn hóa quản lý Nhật Bản.

- Có các kỹ năng thực hành hiệu quả, áp dụng vào trong công việc như cách ứng xử, làm

việc.

- Có bản lĩnh, năng động, sáng tạo và tự tin, có khả năng hội nhập và thích ghi một cách

nhanh chóng.

- Có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Nhật trong ở môi trường làm việc quốc tế.

- Có khả năng sử dụng thành thạo công cụ tin học phục vụ công tác chuyên môn.

- Có bản lĩnh, tự tin, độc lập, có khả năng hội nhập, có ý thức tiên phong.

- Có khả năng làm việc độc lập (lập kế hoạch phát triển bản thân, lập kế hoạch làm việc,

độc lập giải quyết vấn đề, biết thiết lập nhóm).

- Có khả năng làm việc nhóm tốt (liên kết nhóm, nhận biết giá trị bản thân, chia sẻ lợi

ích, phân công công việc), và khả năng ứng biến thích hợp với mọi tình huống.

11.3. Yêu cầu về thái độ:

- Có ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức chia sẻ, ý thức phục vụ cộng đồng.

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt.

- Có tinh thần trách nhệm cao đối với nghề nghiệp, bản thân và cộng đồng xã hội.

11.4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp: Sinh viên khi tốt nghiệp sẽ có việc làm ngay các cơ

quan nhà nước của Việt Nam, cơ quan ngoại giao của Nhật Bản, các tổ chức chính trị - xã hội,

tổ chức nghề nghiệp có liên quan đến Nhật Bản các doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản, các

công ty liên doanh, văn phòng đại diện và các công ty Nhật Bản tại Việt Nam, tổ chức phát

triển quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức phi lợi nhuận (NPO). Nếu có điều

kiện, sinh viên cũng có khả năng lập nghiệp được ngay.

11.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành Nhật Bản học có khả năng học tiếp tục

ngay lên bậc sau Đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) thuộc các chuyên ngành Châu Á học, Lịch sử thế

giới, Văn học Nhật Bản, Giáo dục tiếng Nhật… tại các trường Đại học của Nhật Bản, của khu

vực và trên thế giới.

12. NGÀNH HÀN QUỐC HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HÀN QUỐC HỌC)

12.1. Yêu cầu về kiến thức:

Page 21: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 20

Cử nhân Hàn Quốc học có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, về kinh tế, văn hoá, xã hội

của khu vực, về ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá, xã hội, chính trị, quan hệ quốc tế của Hàn Quốc để

người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc và học tập ở cấp cao hơn theo các lĩnh vực văn

hoá, xã hội.

12.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Có kỹ năng nghiệp vụ công tác đối ngoại.

- Có khả năng làm việc độc lập.

- Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy về Hàn Quốc học, về Khu vực học

12.3. Yêu cầu về thái độ:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ và bản lĩnh.

- Có ý thức phục vụ cộng đồng cao, sự kiên định, luôn trung thành và sẵn sàng đi tiên

phong trong công việc.

- Có khả năng tốt trong hội nhập.

12.4. Về Cơ hội nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên Hàn Quốc học có nhiều

Cơ hội nghề nghiệp:

- Làm các công việc đối ngoại trong các cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện, các tổ

chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ.

- Làm các công việc kinh doanh, dịch vụ trong các công ty đa quốc gia, nhà nước, tư

nhân, du lịch, báo chí, truyền hình.

- Nghiên cứu và giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các viện và trung tâm

nghiên cứu.

12.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành Hàn Quốc học có thể tiếp tục học Thạc sĩ,

Tiến sĩ ở các ngành Châu Á học, Quan hệ quốc tế, Lịch sử thế giới, Văn hóa học,… tại các

trường trong nước và ngoài nước.

13. NGÀNH ĐÔNG PHƢƠNG HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRUNG QUỐC

HỌC)

13.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức tổng quát về phương Đông, về Trung Quốc và về khoa học xã hội tạo cơ

sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn.

- Có tri thức đa dạng về một khu vực.

- Có hiểu biết sâu sắc về văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại

của một quốc gia.

Page 22: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 21

- Có trình độ ngoại ngữ nhất định để làm nền tảng cho nghiên cứu sâu. (ít nhất là 2 ngoại

ngữ: ngoại ngữ chính và ngoại ngữ phụ). Có những kiến thức cơ bản về ngoại ngữ mà

sinh viên nghiên cứu (Hoa, Anh văn). Từ đó, có đủ khả năng hoàn thiện 4 kỹ năng:

Nghe – Nói – Đọc – Viết các ngôn ngữ trên.

13.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Vận dụng, ứng dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo.

- Quản lý chặt chẽ, đúng phong cách văn hóa quản lý của từng quốc gia.

- Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hóa từng quốc gia.

- Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo.

- Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng.

- Sử dụng thông thạo một ngoại ngữ để giao tiếp và làm nền tảng cho việc nghiên cứu.

- Áp dụng những kiến thức đã học vào trong công việc: trong cách ứng xử, cách làm

việc,…

13.3. Yêu cầu về thái độ:

- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp, bản thân và cộng đồng xã hội.

- Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước.

- Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.

13.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân chuyên ngành Trung Quốc học có thể làm việc ở các vị trí

sau:

- Hướng dẫn viên du lịch

- Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn

phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của các nước Trung Quốc,

Đài Loan ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư

ký,….), và các công ty, các báo đài.

- Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học hoặc trở thành các nhà nghiên cứu về đất

nước học.

13.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Trung Quốc học có thể học tiếp

các chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hóa học, Lịch sử thế

giới,… Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước ngoài với các học bổng rất đa dạng và

phong phú.

14. NGÀNH ĐÔNG PHƢƠNG HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ÚC HỌC)

14.1. Yêu cầu về kiến thức:

Page 23: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 22

- Nắm vững các kiến thức tổng quát về phương Tây -Úc học như văn hóa, văn học, lịch

sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại…. của đất nước và khu vực.

- Biết vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong học tập, nghiên cứu và ứng

dụng trong thực tiễn.

- Có trình độ ngoại ngữ nhất định để làm nền tảng cho nghiên cứu sâu, ít nhất là 2 ngoại

ngữ: ngoại ngữ chính (tiếng Anh) và ngoại ngữ phụ (tiếng Hoa, sinh viên tự tích lũy).

Có những kiến thức cơ bản về ngoại ngữ mà sinh viên nghiên cứu. Từ đó, có đủ khả

năng hoàn thiện 4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết các ngôn ngữ trên.

14.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Phân tích, tổng hợp các nguồn dữ liệu đa lĩnh vực bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.

- Nhận biết, phân loại các dữ liệu, thông tin về khu vực học và Úc học, làm nền tảng cho

việc không ngừng tự hoàn thiện tư duy sáng tạo.

- Tiếp cận sự tương đồng và khác biệt về đặc trưng văn hóa - xã hội của Úc với các quốc

gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

- Trình bày, phân tích, thảo luận và đưa ra cách giải quyết vấn đề.

- Vận dụng thành thạo kiến thức khu vực học và Úc học trong thực tiễn nghiên cứu,

giảng dạy và giao lưu quốc tế.

- Sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo trong học tập và nghiên cứu.

- Giao tiếp có hiệu quả, có khả năng hội nhập và thích nghi trong môi trường giao lưu

quốc tế.

- Tổ chức, làm việc độc lập, làm việc nhóm.

- Có khả năng trình bày, thuyết trình, tranh luận các vấn đề xuyên quốc gia, đa văn hóa.

14.3. Yêu cầu về thái độ:

- Yêu nước, tuân thủ luật pháp.

- Xây dựng tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp, bản thân, cộng đồng và xã

hội.

- Biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến.

- Tôn trọng sự dị biệt trong văn hóa giữa các vùng miền và các quốc gia, dân tộc khác

nhau; ứng xử phù hợp trong môi trường giao tiếp quốc tế.

14.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân chuyên ngành Úc học có thể làm việc ở các vị trí sau:

- Hướng dẫn viên du lịch

- Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn

phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Úc ở Việt Nam hoặc ở

Page 24: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 23

nước sở tại (với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), các báo đài và làm

việc tại các công ty có sử dụng tiếng Anh (kể cả các công ty Âu Mỹ).

- Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học hoặc trở thành các nhà nghiên cứu về đất

nước học.

14.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Úc học có thể học tiếp các

chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hóa học, Lịch sử thế

giới,… Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước ngoài với các học bổng rất đa dạng và

phong phú.

15. NGÀNH ĐÔNG PHƢƠNG HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI LAN HỌC)

15.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn và kiến thức tổng quát về

phương Đông để người học có thể học tập và nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu

hơn.

- Hiểu biết sâu sắc về văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại của

Thái Lan

- Có trình độ tiếng Thái nhất định theo các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết để có thể sử

dụng cho việc học tập, nghiên cứu và làm việc. Ngoài ra người học còn được trang bị

thêm ngoại ngữ 2 (tiếng Anh) để giúp người học có cơ hội giao tiếp và tiếp tục học cao

hơn.

15.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Vận dụng, ứng dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo.

- Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hóa từng quốc gia.

- Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo.

- Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng.

- Sử dụng thông thạo một ngoại ngữ để giao tiếp và làm nền tảng cho việc nghiên cứu.

- Áp dụng những kiến thức đã học vào trong công việc: trong cách ứng xử, cách làm

việc,..

15.3. Yêu cầu về thái độ

- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp, bản thân và cộng đồng xã hội.

- Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước.

- Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.

15.4. Vị trí, việc làm sau kh tốt nghiệp: Cử nhân ngành Thái Lan học có thể làm việc ở các

vị trí sau:

Page 25: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 24

- Làm việc (với các vị trí: lễ tân, tổ chức - quản lý nhân sự, biên phiên dịch ngoại ngữ,

thư ký văn phòng, hướng dẫn viên du lịch…..) trong các cơ quan ngoại giao, các tổ

chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi

chính phủ của Thái Lan, ở Việt Nam, ở các nước sở tại, ở các miền, vùng lãnh thổ sử

dụng tiếng Thái, trong các tổ chức đơn vị kinh doanh

- Giảng dạy và làm việc trong các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu

15.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành Thái Lan học có thể học tiếp các chương

trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hóa học, Lịch sử thế giới, Quan

hệ quốc tế, Quốc tế học,…. Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước ngoài với các học

bổng rất đa dạng và phong phú.

16. NGÀNH ĐÔNG PHƢƠNG HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO INDONESIA

HỌC)

16.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức tổng quát về phương Đông, về Indonesia và về khoa học xã hội tạo cơ sở

để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn..

- Có tri thức đa dạng về một khu vực.

- Có hiểu biết sâu sắc về văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại

của một quốc gia.

- Có trình độ ngoại ngữ nhất định để làm nền tảng cho nghiên cứu sâu. (ít nhất là 2 ngoại

ngữ: ngoại ngữ chính và ngoại ngữ phụ). Có những kiến thức cơ bản về ngoại ngữ mà

sinh viên nghiên cứu (Indonesia, Anh văn). Từ đó, có đủ khả năng hoàn thiện 4 kỹ

năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết các ngôn ngữ trên.

16.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Vận dụng, ứng dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo.

- Quản lý chặt chẽ, đúng phong cách văn hóa quản lý của từng quốc gia.

- Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hóa từng quốc gia.

- Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo.

- Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng.

- Sử dụng thông thạo một ngoại ngữ để giao tiếp và làm nền tảng cho việc nghiên cứu.

- Áp dụng những kiến thức đã học vào trong công việc: trong cách ứng xử, cách làm

việc,...

16.3. Yêu cầu về thái độ:

- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp, bản thân và cộng đồng xã hội.

Page 26: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 25

- Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước.

- Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.

16.4. Vị trí, việc làm sau kh tốt nghiệp: Cử nhân chuyên ngành Indonesea có thể làm việc ở

cách vị trí sau:

- Hướng dẫn viên du lịch

- Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn

phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của các nước Indonesia ở

Việt Nam hoặc ở nước sở tại (với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và

các báo đài, các công ty Indonesia, Malaysia và Singapore.

- Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học hoặc trở thành các nhà nghiên cứu về đất

nước học.

16.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Indonesea có thể học tiếp các

chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hóa học, Lịch sử thế

giới,... Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước ngoài với các học bổng rất đa dạng và

phong phú.

17. NGÀNH ĐÔNG PHƢƠNG HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ẤN ĐỘ HỌC)

17.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Sinh viên tốt nghiệp có những hiểu biết cơ bản về tình hình chính trị xã hội, có ý thức

tốt rèn luyện sức khỏe và Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp, bản thân và

cộng đồng xã hội. .

- Sinh viên tốt nghiệp có những hiểu biết sâu sắc về văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị,

địa lý, chính sách đối ngoại của Ấn Độ

- Có trình độ tiếng Anh nhất định theo các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết để có thể sử

dụng cho việc học tập, nghiên cứu và làm việc. Ngoài ra người học còn được trang bị

thêm ngoại ngữ 2 (tiếng Hindi) để giúp người học có cơ hội giao tiếp và tiếp tục học

cao hơn.

- Sinh viên tốt nghiệp có khả năng vận dụng tốt các kỹ năng nghiệp vụ để phục vụ tốt

cho công việc của mình

- Sinh viên tốt nghiệp có đủ khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và

ngoài nước, áp dụng những kiến thức đã học vào trong công việc: trong cách ứng xử,

cách làm việc,…

17.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Vận dụng, ứng dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo.

Page 27: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 26

- Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hóa từng quốc gia.

- Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo.

- Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng.

- Sử dụng thông thạo một ngoại ngữ để giao tiếp và làm nền tảng cho việc nghiên cứu.

- Áp dụng những kiến thức đã học vào trong công việc: trong cách ứng xử, cách làm

việc,..

17.3. Yêu cầu về thái độ:

- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp, bản thân và cộng đồng xã hội.

- Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước.

- Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.

17.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân chuyên ngành Ấn Độ học có thể làm việc ở các vị trí sau:

- Làm việc ( với các vị trí: lễ tân, tổ chức-quản lý nhân sự, biên phiên dịch ngoại ngữ, thư

ký văn phòng, hướng dẫn viên du lịch…) trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức

quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính

phủ của Ấn Độ, ở Việt Nam, ở các nước sở tại, ở các miền, vùng lãnh thổ sử dụng tiếng

Anh, ở trong các tổ chức đơn vị kinh doanh.

- Giảng dạy và làm việc trong các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu

17.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Ấn Độ học có thể học tiếp các

chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hóa học, Lịch sử thế

giới, Quan hệ quốc tế, Quốc tế học,…. Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước ngoài

với các học bổng rất đa dạng và phong phú.

18. NGÀNH ĐÔNG PHƢƠNG HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ả RẬP HỌC)

18.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Sinh viên tốt nghiệp có những hiểu biết cơ bản về tình hình chính trị xã hội, có ý thức

tốt rèn luyện sức khỏe và Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp, bản thân và

cộng đồng xã hội. .

- Sinh viên tốt nghiệp có những hiểu biết sâu sắc về văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị,

địa lý, chính sách đối ngoại của Ảrập

- Có trình độ tiếng Ảrập nhất định theo các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết để có thể

sử dụng cho việc học tập, nghiên cứu và làm việc. Ngoài ra người học còn được trang

bị thêm ngoại ngữ 2 (tiếng Anh) để giúp người học có cơ hội giao tiếp và tiếp tục học

cao hơn.

Page 28: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 27

- Sinh viên tốt nghiệp có khả năng vận dụng tốt các kỹ năng nghiệp vụ để phục vụ tốt

cho công việc của mình

- Sinh viên tốt nghiệp có đủ khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và

ngoài nước, áp dụng những kiến thức đã học vào trong công việc: trong cách ứng xử,

cách làm việc,….

18.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Vận dụng, ứng dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo.

- Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hóa từng quốc gia.

- Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo.

- Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng.

- Sử dụng thông thạo một ngoại ngữ để giao tiếp và làm nền tảng cho việc nghiên cứu.

- Áp dụng những kiến thức đã học vào trong công việc: trong cách ứng xử, cách làm

việc,…

18.3. Yêu cầu về thái độ:

- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp, bản thân và cộng đồng xã hội.

- Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước.

- Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.

18.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân chuyên ngành Ả Rập học có thể làm việc ở các vị trí sau:

- Làm việc (với các vị trí: lễ tân, tổ chức-quản lý nhân sự, biên phiên dịch ngoại ngữ, thư

ký văn phòng, hướng dẫn viên du lịch…) trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức

quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính

phủ của Ảrập, ở Việt Nam, ở các nước sở tại, ở các miền, vùng lãnh thổ sử dụng tiếng

Ảrập và tiếng Anh, ở trong các tổ chức đơn vị kinh doanh.

- Giảng dạy và làm việc trong các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu

18.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Ả Rập học có thể học tiếp các

chương trình sau đại học phù hợp tại Việt Nam như Châu Á học, Văn hóa học, Lịch sử thế

giới, Quan hệ quốc tế, Quốc tế học,…. Ngoài ra, sinh viên có thể học cao học ở nước ngoài

với các học bổng rất đa dạng và phong phú.

19. NGÀNH GIÁO DỤC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TÂM LÝ GIÁO DỤC)

19.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Hiểu biết cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng vào

nghiên cứu lĩnh vực Tâm lý học giáo dục.

- Hiểu được kiến thức chung về các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, văn hóa, kinh tế, lịch sử,…

Page 29: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 28

để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý con người.

- Hiểu được thống tri thức nền tảng về những vấn đề chung của giáo dục và Giáo dục

học, làm cơ sở khoa học chung nghiên cứu chuyên ngành Tâm lý học giáo dục.

- Hiểu được kiến thức về cơ sở sinh học, cơ sở xã hội của tâm lý người; bản chất và quy

luật của các hiện tượng tâm lý cá nhân và xã hội; sự phát triển tâm lý, nhân cách con

người.

19.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Kỹ năng tự học, tự hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp, có khả năng ảnh hưởng đến nhân

cách người khác.

- Kỹ năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.

- Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, kỹ năng quản lý thời gian, có khả năng

vạch ra trước tương lai cho sự phát triển của cá nhân và tập thể và kỹ năng làm việc

nhóm.

- Kỹ năng giao tiệp, thuyết trình và nói chuyện trước công chúng.

- Có kỹ năng nghiên cứu: thiết kế đề cương, xây dựng bộ công cụ nghiên cứu; sử dụng

các phương pháp thu thập thông tin; lập kế hoạch thực hiện; đặt vấn đề, xây dựng giả

thuyết; thu thập số liệu, xử lý thông tin; viết báo cáo kết quả nghiên cứu;…

- Có kỹ năng sử dụng, phối hợp hệ thống các phương pháp và hình thức giảng dạy, giáo

dục; kỹ năng sử dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy; kỹ năng giải quyết tình

huống sư phạm;…

- Có kỹ năng chẩn đoán, đánh giá tâm lý người; kỹ năng tham vấn tâm lý cho cá nhân,

nhóm, tham vấn trực tuyến; kỹ năng tiếp cận con người và nhận dạng các cách tiếp

cận;…

- Có kỹ năng xây dựng kế hoạch đào tạo trong nhà trường; kỹ năng thực hiện những nội

dung quản lý trong tổ chức; kỹ năng tư vấn tuyển dụng nhân sự; kỹ năng tâm lý trong tổ

chức lao động và quản lý nhân sự;…

- Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường và đọc hiểu tài liệu chuyên

ngành (tiếng Anh trình độ B1.2).

19.3. Yêu cầu về thái độ:

- Có tinh thần vì cộng đồng, trách nhiệm đối với lợi ích của xã hội.

- Có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn về chuyên ngành Tâm lý học

giáo dục cũng như rèn luyện tinh thần tự học, làm chủ bản thân; có lòng yêu thích, coi

trọng, gìn giữ và phát huy các giá trị nghề nghiệp.

Page 30: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 29

- Say mê nghiên cứu, chủ động, tích cực đối với việc rèn luyện các phẩm chất của người

nghiên cứu Tâm lý học giáo dục, cán bộ giảng dạy.

Tôn trọng và yêu thương con người, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp tham

vấn tâm lý.

19.5. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân Giáo dục ngành Tâm lý học giáo dục có thể tham gia vào

nhiều lĩnh vực như sau:

- Chuyên viên, cán bộ nghiên cứu khoa học tâm lý trong các cơ sở nghiên cứu tại các

viện; trung tâm nghiên cứu; các cơ quan hoạch định chính sách - chiến lược; cơ quan

điều tra tâm lý tội phạm; bộ phận nghiên cứu tâm lý khách hàng cho các công ty; các tổ

chức phi Chính phủ trong lĩnh vực phát triển cộng đồng;...

- Giáo viên, giảng viên giảng dạy hoặc trợ giảng cho công tác giảng dạy tại các trường

học; cơ sở giáo dục nghề nghiệp; giáo dục đại học; cao đẳng; trung cấp chuyên nghiệp;

viện nghiên cứu; các trường dạy nghề;...

19.5. Khả năng nâng cao trình độ: Có khả năng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ hoặc có thể học sau đại học trong nước và ngoài nước.

20. NGÀNH GIÁO DỤC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC)

20.1.Yêu cầu về kiến thức:

- Hiểu biết cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng vào

nghiên cứu lĩnh vực Quản lý giáo dục.

- Hiểu được kiến thức chung về các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, văn hóa, kinh tế, lịch sử,…

- Hiểu và nắm rõ các kiến thức nền tảng, cơ bản về dạy học và giáo dục, tâm lý học.

- Có kiến thức cơ bản về quản lý hành chính- nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.

- Nắm được các kiến thức then chốt về quản lý chất lượng giáo dục.

- Hiểu rõ các kiến thức về quản lý giáo dục theo hệ thống.

- Nhận biết đầy đủ kiến thức về quản lý giáo dục theo chức năng.

20.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Có kỹ năng tư duy

- Có kỹ năng tự học và thích ứng

- Có kỹ năng giải quyết vấn đề

- Có kỹ năng giao tiếp tốt

- Kỹ năng làm việc nhóm

- Có kỹ năng nghiên cứu và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

- Có kỹ năng sư phạm, tư vấn giáo dục

Page 31: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 30

- Kỹ năng sử dụng công nghệ.

- Ngoại ngữ: tiếng Anh B1.2.

20.3. Yêu cầu về thái độ:

- Có phẩm chất trung thực, chân thành

- Có tinh thần tự tin, lạc quan, cầu tiến, ham học

- Có đạo đức nghề nghiệp

- Có tinh thần tự giác, chủ động, linh hoạt, trách nhiệm đối với công việc và người khác

20.5. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân chuyên ngành Quản lý giáo dục có thể tham gia vào nhiều

lĩnh vực như sau:

- Chuyên viên, cán bộ nghiên cứu khoa học tâm lý trong các cơ sở nghiên cứu tại các

viện; trung tâm nghiên cứu; các cơ quan hoạch định chính sách - chiến lượccác tổ chức

phi Chính phủ;...

- Giáo viên, giảng viên giảng dạy hoặc trợ giảng cho công tác giảng dạy tại các trường

học; cơ sở giáo dục nghề nghiệp; giáo dục đại học; cao đẳng; trung cấp chuyên nghiệp;

viện nghiên cứu; các trường dạy nghề;...

20.5. Khả năng nâng cao trình độ: Có khả năng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ hoặc có thể học sau đại học trong nước và ngoài nước.

21. NGÀNH VĂN HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HÁN NÔM)

21.1. Yêu cầu vê kiến thức:

- Cử nhân ngành Hán Nôm được trang bị có hệ thống các khối kiến thức sau:

- Nắm được kiến thức cơ bản về khoa học nhân văn

- Nắm vững và hiểu biết cơ bản về Hán Nôm

- Hiểu biết cơ bản về ngữ văn Việt Nam

- Hiểu biết cơ bản về ngữ văn Trung Quốc

- Hiểu biết cơ bản về văn hóa Việt Nam và Trung Quốc

21.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Có các kỹ năng: nhớ, hiểu, trình bày; vận dụng và phân tích, đánh giá, tổng hợp

- Kỹ năng viết, đọc dịch cơ bản chữ Hán cổ, hiện đại và chữ Nôm

- Thu thập, phân tích và đánh giá cơ bản các tài liệu văn bản Hán Nôm

- Giao tiếp cơ bản bằng Hán ngữ

- Kỹ năng làm việc nhóm

- Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề

- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội

Page 32: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 31

- Ngoại ngữ: tiếng Anh B1.2.

21.3. Yêu cầu về thái độ:

- Trung thành với Tổ quốc, tự hào về dân tộc, trân quý giữ gìn và phát huy di sản văn hoá

dân tộc

- Chu đáo cẩn thận, có trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc

- Tích cực phục vụ cộng đồng

- Tự học suốt đời và giữ gìn phẩm chất đạo đức của người trí thức

21.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân chuyên ngành Hán Nôm có thể làm việc trong những lĩnh

vực và vị trí sau: làm việc ở các cơ quan nghiên cứu Hán Nôm; cơ quan bảo tồn, bảo tàng, các

cơ quan văn hoá; các cơ quan, công ty nước ngoài có sử dụng tiếng Hoa; báo tiếng Hoa; dịch

thuật tiếng Hán cổ, tiếng Hoa; cơ quan báo đài, nhà xuất bản; giảng dạy ở trường cao đẳng, đại

học; giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

21.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Hán Nôm có thể học lên bậc sau

đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) các ngành phù hợp và ngành gần như: Hán Nôm, Ngôn ngữ học, Văn

học Việt Nam, Lý luận văn học, Văn hoá học, Việt Nam học, Châu Á học,… ở trong và ngoài

nước.

22. NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÔN NGỮ HỌC)

22.1. Yêu cầu về kiến thức:

Cử nhân ngành Ngôn ngữ học được trang bị có hệ thống các khối kiến thức sau:

- Kiến thức giáo dục đại cương thuộc khối ngành khoa học nhân văn và kiến thức bổ trợ.

- Kiến thức cơ bản về ngôn ngữ đại cương, văn học và Hán Nôm.

- Kiến thức chuyên ngành về ngôn ngữ học. Trong đó đặc biệt chú ý đến các phương

pháp nghiên cứu và các trường phái ngôn ngữ học hiện đại.

- Kiến thức chuyên ngành về Việt ngữ học.

- Hiểu biết về ngôn ngữ học ứng dụng và sự vận dụng ngôn ngữ trong các lĩnh vực của

đời sống xã hội.

22.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Cử nhân ngành Ngôn ngữ học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hóa với các kỹ

năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao

gồm:

- Có các kỹ năng: nhớ, hiểu, trình bày; vận dụng và phân tích, đánh giá, tổng hợp.

- Kỹ năng nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học, tiếng Việt và Ngữ Văn.

Page 33: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 32

- Kỹ năng quản lý trong lĩnh vực Ngôn ngữ học hoặc các lĩnh vực có liên quan đến khoa

học xã hội.

- Kỹ năng vận dụng, ứng dụng kiến thức Ngôn ngữ và Việt ngữ học vào các công việc cụ

thể (kỹ năng viết báo, biên tập báo chí, xuất bản; kỹ năng soạn thảo văn bản hành

chính, lưu trữ văn bản; kỹ năng thu thập thông tin và xử lý văn bản...).

- Kỹ năng làm việc nhóm, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, ứng xử xã hội, tổ chức các

cuộc họp, sự kiện.

- Kỹ năng giao tiếp xã hội mềm dẻo, hòa đồng; kỹ năng hợp tác, thuyết phục.

- Ngoại ngữ: tiếng Anh B1.2.

22.3. Yêu cầu về thái độ:

- Cử nhân ngành Ngôn ngữ học được đào tạo theo mục tiêu vừa hồng vừa chuyên, có tri

thức vững vàng và những phẩm chất tốt đẹp.

- Trung thành với Tổ quốc, tự hào về dân tộc.

- Năng động, tự tin, có trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc, hòa đồng, cầu tiến.

- Tích cực phục vụ cộng đồng.

- Tự học suốt đời và giữ gìn phẩm chất đạo đức của người trí thức.

22.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân ngành Ngôn ngữ học có thể làm việc trong các lĩnh vực

và vị trí sau:

- Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học, Việt ngữ học, Ngữ Văn ở trường

đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông, trung học cơ sở, các

viện và các trung tâm nghiên cứu.

- Làm phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí, nhà xuất bản.

- Làm công việc văn phòng ở các cơ quan văn hóa và kinh tế.

- Làm các công việc liên quan đến truyền thông, tổ chức sự kiện.

22.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành Ngôn ngữ học có thể học lên bậc sau đại

học (thạc sĩ, tiến sĩ) các ngành phù hợp và ngành gần như: Ngôn ngữ học, Văn học Việt Nam,

Lý luận văn học, Hán Nôm, Văn hóa học, Việt Nam học, Châu Á học, Báo chí – Truyền

thông, …trong và ngoài nước.

23. NGÀNH VĂN HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VĂN HỌC)

23.1. Yêu cầu về kiến thức:

Cử nhân ngành Văn học được trang bị có hệ thống các khối kiến thức sau:

- Kiến thức cơ bản về khoa học nhân văn và kiến thức bổ trợ

- Kiến thức cơ bản về Hán Nôm, ngôn ngữ tiếng Việt.

Page 34: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 33

- Hiểu biết cơ bản về văn học Việt Nam cổ điển và hiện đại.

- Hiểu biết cơ bản về các khuynh hướng, trào lưu của một số nền văn học nghệ thuật lớn

trên thế giới.

- Hiểu biết cơ bản về phương pháp nghiên cứu, lý luận và phê bình văn học và nghệ

thuật.

23.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Có các kỹ năng: nhớ, hiểu, trình bày; vận dụng và phân tích, đánh giá, tổng hợp

- Khả năng nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam.

- Kỹ năng phê bình văn học, nghệ thuật.

- Kỹ năng viết báo, biên tập báo chí, xuất bản.

- Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính, lưu trữ văn bản.

- Kỹ năng làm việc nhóm, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, ứng xử xã hội, tổ chức các

cuộc họp, sự kiện.

- Ngoại ngữ: tiếng Anh B1.2.

23.3. Yêu cầu về thái độ:

- Trung thành với Tổ quốc, tự hào về dân tộc.

- Năng động, tự tin, có trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc, hòa đồng, cầu tiến.

- Tích cực phục vụ cộng đồng.

- Tự học suốt đời và giữ gìn phẩm chất đạo đức của người trí thức.

23.4. Cơ hội nghề nghiệp: nhân ngành Văn học có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí

sau:

- Làm công tác giảng dạy và nghiên cứu văn học ở các trường đại học, cao đẳng, trung

học chuyên nghiệp, các viện và các trung tâm nghiên cứu.

- Làm phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí, nhà xuất bản.

- Làm công việc văn phòng ở các cơ quan văn hóa và kinh tế.

23.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành Văn học, có thể học lên bậc sau đại học

(thạc sĩ, tiến sĩ) các ngành phù hợp và ngành gần như: Hán Nôm, Ngôn ngữ học, Văn học Việt

Nam, Lý luận văn học, Văn hoá học, Việt Nam học, Châu Á học,… ở trong và ngoài nước.

24. NGÀNH LỊCH SỬ (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LỊCH SỬ VIỆT NAM)

24.1. Yêu cầu về kiến thức:

Cử nhân ngành Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam được trang bị có hệ thống các khối

kiến thức phải nắm vững như sau:

Page 35: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 34

- Nắm vững lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững kiến thức cơ bản về

các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, ngoại giao,…

- Nắm vững lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử.

- Nắm vững kiến thức chuyên sâu về lịch sử Việt Nam.

- Hiểu biết hệ thống về lịch sử thế giới, khu vực, về toàn cầu hóa và hội nhập.

24.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Nắm vững quy trình nghiên cứu những vấn đề lịch sử (sưu tầm, xử lý tư liệu, biên soạn

lịch sử, đánh giá sự kiện,…).

- Hình thành, phát triển kỹ năng phản biện những vấn đề lịch sử xã hội; kỹ năng phân

tích, tổng hợp, lý giải những vấn đề khoa học và thực tiễn.

- Rèn luyện kỹ năng tổ chức, làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình; kỹ năng tự

học, làm việc độc lập.

- Sử dụng được ngoại ngữ (tiếng Anh B1.2), tin học văn phòng.

24. 3. Yêu cầu về thái độ:

- Bồi đắp tinh thần tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân; Ứng xử trung thực, dũng

cảm vì lương tri, lẽ phải và sự công bằng.

- Xây dựng tác phong làm việc khoa học; ý thức học hỏi cầu tiến.

- Quan tâm sâu sắc đến trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

- Hình thành ý thức học để chung sống và hòa hợp những nền văn hóa khác nhau.

24.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân chuyên ngành Lịch sử Việt Nam có thể làm việc trong

các lĩnh vực sau:

- Nghiên cứu ở các cơ quan, viện, trung tâm nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn

ở Trung ương hay địa phương;

- Giảng dạy lịch sử ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trung

học phổ thông, trường Nghiệp vụ;

- Nghiên cứu tổng hợp, biên tập chuyên đề, chuyên viên chuyên trách trong các cơ quan

khoa giáo, của lực lượng vũ trang, công an, biên tập hay phóng viên báo chí, đài phát

thanh, truyền hình, xuất bản ở Trung ương và địa phương.

24.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Lịch sử Việt Nam có thể theo học

trình độ Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam, Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại, Tiến sĩ Lịch

sử Việt Nam cận đại và hiện đại; đồng thời có thể theo học sau đại học các chuyên ngành phù

hợp và chuyên ngành gần: Lịch sử, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Khảo cổ học, Lịch sử

Page 36: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 35

thế giới, Lưu trữ học, Lịch sử - chính trị, Văn hóa học, Quan hệ quốc tế, Nhân học, Đông

phương học, Du lịch, Giáo dục chính trị, Chính trị học, Lịch sử tư tưởng, …

25. NGÀNH LỊCH SỬ (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LỊCH SỬ THẾ GIỚI)

25.1. Yêu cầu về kiến thức:

Cử nhân chuyên ngành Lịch sử thế giới được trang bị có hệ thống các khối phải nắm vững các

kiến thức sau:

- Kiến thức khoa học Mác – Lênin.

- Kiến thức chung về tiến trình lịch sử nhân loại gồm các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá,

xã hội, quan hệ Quốc tế.

- Lịch sử các nước lớn, các khu vực có mối quan hệ chặt chẽ với lợi ích của Việt Nam;

- Kiến thức cơ bản về quan hệ quốc tế.

- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Lịch sử thế giới và Quan hệ quốc tế;

- Kiến thức bổ trợ: tiếng Anh trình độ B1.2, tin học văn phòng,…

25.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Kỹ năng nghiên cứu phát hiện vấn đề.

- Kỹ năng truyền đạt và trình bày vấn đề.

- Kỹ năng phối hợp nghiên cứu trong và ngoài nước.

- Kỹ năng đối ngoại công chúng.

- Sử dụng được ngoại ngữ (tiếng Anh B1.2), tin học văn phòng

25.3. Yêu cầu về thái độ:

- Trung thành với lợi ích Tổ quốc.

- Có thái độ đúng đắn, cầu tiến trong khoa học.

- Yêu nghề nghiệp.

- Khả năng thích ứng, sáng tạo.

- Bản lĩnh, tự tin, độc lập.

25.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân chuyên ngành Lịch sử thế giới, có thể làm việc trong các

lĩnh vực sau:

- Nghiên cứu giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu, trường

trung học phổ thông…

- Công tác đối ngoại: Cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế…

- Các cơ hội khác: công tác trong các bộ phận đối ngoại của các cơ quan, cơ quan truyền

thông, công ty du lịch.

Page 37: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 36

25.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Lịch sử thế giới có thể có thể tiếp

tục học các chương trình đào tạo sau đại học ở các chuyên ngành thuộc khoa học Lịch sử và

các chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Văn hoá học, Châu Á học…

26. NGÀNH LỊCH SỬ (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN

VIỆT NAM)

26.1. Yêu cầu về kiến thức:

Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam được

trang bị có hệ thống các khối kiến thức phải nắm vững như sau:

- Nắm vững lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững kiến thức cơ bản về

các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, ngoại giao,…

- Nắm vững lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử.

- Nắm vững kiến thức về lịch sử Việt Nam, kiến thức chuyên sâu về lịch sử Đảng Cộng

sản Việt Nam.

- Hiểu biết hệ thống về lịch sử thế giới, khu vực, về toàn cầu hóa và hội nhập.

26.2. Yêu cầu về Kỹ năng:

- Nắm vững quy trình nghiên cứu những vấn đề lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc (sưu tầm,

xử lý tư liệu, biên soạn công trình nghiên cứu lịch sử, đánh giá sự kiện,…).

- Hình thành, phát triển kỹ năng phản biện những vấn đề lịch sử; kỹ năng phân tích, tổng

hợp, lý giải những vấn đề khoa học và thực tiễn.

- Rèn luyện kỹ năng tổ chức, làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình; kỹ năng tự

học, làm việc độc lập,…

- Sử dụng được ngoại ngữ (tiếng Anh B1.2), tin học văn phòng.

26.3. Yêu cầu về thái độ:

- Bồi đắp tinh thần tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân; bản lĩnh chính trị vững

vàng, trung thực, dũng cảm vì lương tri, lẽ phải và sự công bằng.

- Xây dựng tác phong làm việc khoa học; ý thức học hỏi cầu tiến.

- Quan tâm sâu sắc đến trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

- Hình thành ý thức học để chung sống và hòa hợp những nền văn hóa khác nhau.

26.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân ngành Lịch sử, chương trình giáo dục Lịch sử Đảng Cộng

sản Việt Nam có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:

- Nghiên cứu và giảng dạy môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại

các trường Đại học, Cao đẳng.

Page 38: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 37

- Nghiên cứu ở các cơ quan, viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan khoa học chuyên ngành

thuộc khoa học lịch sử nói riêng, khoa học xã hội và nhân văn nói chung.

- Làm việc trong các ban nghiên cứu Lịch sử Đảng, ban tuyên huấn, tuyên giáo ở Trung

ương và địa phương.

- Làm việc trong các cơ quan Trung ương và địa phương có hoạt động liên quan đến các

chuyên ngành lịch sử Đảng (nghiên cứu, tổng hợp; tuyên giáo,…).

26.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

có thể theo học trình độ thạc sỹ, tiến sỹ ở các chuyên ngành thuộc khoa học lịch sử như: Lịch

sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Khảo cổ học, Lịch sử thế giới, Lưu trữ

học,… hoặc các chuyên ngành gần như: Văn hóa học, Quan hệ quốc tế, Nhân học, Đông

phương học, Du lịch, Chính trị học, Lịch sử tư tưởng,…

26. NGÀNH LỊCH SỬ (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KHẢO CỔ HỌC)

26.1. Yêu cầu về kiến thức:

Cử nhân chuyên ngành Khảo cổ học được trang bị có hệ thống các khối kiến thức phải nắm

vững như sau:

- Nắm vững lý luận Mác-Lênin, kiến thức cơ bản - nền tảng về khoa học xã hội và nhân

văn, khoa học lịch sử (các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá,…).

- Nắm vững những kiến thức cơ bản về lịch sử văn minh thế giới, lịch sử văn hoá - văn

minh Việt Nam.

- Có thể nhận biết và trình bày kiến thức chuyên ngành/chuyên sâu về các thời đại khảo

cổ; kiến thức về các nền văn hoá khảo cổ của thế giới, châu Á, Đông Nam Á và Việt

Nam.

- Biết vận dụng các phương pháp và phương tiện nghiên cứu hiện đại trong khảo cổ học;

kết hợp các kiến thức chuyên ngành, liên ngành và kiến thức bổ trợ phù hợp với khảo

cổ học.

- -Biết tổ chức, thu thập và đánh giá tư liệu khảo cổ học; viết báo cáo khoa học và bảo vệ

ý kiến liên quan đến các vấn đề khoa học được đặt ra.

26.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Biết thu thập tài liệu, nắm vững quy trình nghiên cứu những vấn đề của khoa học xã hội

và nhân văn. Có thể sử dụng được ngoại ngữ, tin học căn bản.

- Hình thành, phát triển kỹ năng phản biện, phân tích, đánh giá những vấn đề lịch sử xã

hội.

Page 39: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 38

- Rèn luyện kỹ năng tổ chức, làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình; kỹ năng tự

học, làm việc độc lập; cải thiện trình độ ngoại ngữ (chuyên ngành),…

- Mô phỏng và thử nghiệm kỹ năng làm việc thực tế để giải quyết, xử lý độc lập các tình

huống cần nghiên cứu, giám định, đề xuất hướng xử lý những vấn đề thuộc lĩnh vực di

sản văn hoá; có khả năng thu thập, phân tích và xử lý tư liệu khảo cổ.

- Vận dụng kiến thức vào công việc nghiên cứu, giảng dạy khảo cổ học; quản lý ở các cơ

quan, tổ chức nghiên cứu, đào tạo thuộc lĩnh vực khảo cổ học, văn hoá, du lịch; quản lý

các dự án nghiên cứu, khai quật, bảo tồn, trùng tu các di sản; hoàn thiện kỹ năng giao

tiếp xã hội về những vấn đề liên quan đến khảo cổ học và văn hoá, du lịch,…

- Sử dụng được ngoại ngữ (tiếng Anh B1.2), tin học văn phòng.

26.3. Yêu cầu về thái độ:

- Bồi đắp tinh thần tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân; trung thực, dũng cảm vì

lương tri, lẽ phải và sự công bằng.

- Xây dựng tác phong làm việc khoa học; ý thức học hỏi cầu tiến.

- Quan tâm sâu sắc đến trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Có thể lựa chọn hướng phát

triển nghề nghiệp.

- Ứng xử phù hợp với di sản khảo cổ; có ý thức trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn

hoá dân tộc.

- Sẵn sàng theo đuổi đam mê nghề nghiệp; hình thành ý thức học để chung sống và hòa

hợp những nền văn hóa khác nhau.

26.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân chuyên ngành Khảo cổ học có thể làm việc trong các lĩnh

vực sau đây:

- Công tác tại các viện nghiên cứu khảo cổ học, viện bảo tàng, trung tâm di sản, ban quản

lý di tích, trung tâm văn hóa, ...

- Công tác tại các cơ quan thông tấn báo chí, quản lý văn hóa, cơ quan công an, hải

quan,…

- Giảng dạy về khảo cổ học ở các trường đại học, cao đẳng, viện bảo tàng,…

26.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành khảo cổ học có thể theo học trình

độ thạc sĩ, tiến sĩ ở các chuyên ngành thuộc khoa học lịch sử như: Khảo cổ học, Lịch sử Việt

Nam, Lịch sử Đảng CSVN, Lịch sử thế giới, Lưu trữ học,… hoặc các chuyên ngành gần như:

Văn hóa học, Nhân học, Đông phương học, Du lịch, Lịch sử tư tưởng,…

27. NGÀNH LỊCH SỬ (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH)

27.1. Yêu cầu về kiến thức

Page 40: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 39

Cử nhân chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh được trang bị có hệ thống các khối kiến

thức phải nắm vững như sau:

- Nắm vững lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững kiến thức cơ bản về

các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, ngoại giao,…

- Nắm vững lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử, phương pháp

chuyên ngành tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Nắm vững kiến thức về lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng CSVN, kiến thức chuyên sâu về hệ

thống quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Hiểu biết hệ thống về lịch sử thế giới, khu vực, về toàn cầu hóa và hội nhập.

27.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Nắm vững quy trình nghiên cứu những vấn đề lịch sử tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Hình thành, phát triển kỹ năng phản biện những vấn đề lịch sử xã hội; kỹ năng phân

tích, tổng hợp, lý giải những vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Rèn luyện kỹ năng tổ chức, làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình; kỹ năng tự

học, làm việc độc lập…

- Sử dụng được ngoại ngữ (tiếng Anh B1.2), tin học văn phòng.

27.3. Yêu cầu về thái độ:

- Bồi đắp tinh thần tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân; bản lĩnh chính trị vững

vàng, trung thực, dũng cảm vì lương tri, lẽ phải và sự công bằng.

- Xây dựng tác phong làm việc khoa học; ý thức học hỏi cầu tiến.

- Quan tâm sâu sắc đến trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

- Hình thành ý thức học để chung sống và hòa hợp những nền văn hóa khác nhau.

27.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh có thể làm việc

trong các lĩnh vực và vị trí sau:

- Giảng dạy về Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, trường

Chính trị, Viện nghiên cứu, Bảo tàng, các trung tâm đào tạo,…

- Nghiên cứu chuyên ngành tại Viện Bảo tàng Hồ Chi Minh, Chi nhánh Viện bảo tàng

Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách mạng,,.

- Nghiên cứu tổng hợp tại các ban Tuyên giáo, các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể.

27.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh có thể

học cao học ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt

Nam, Chính trị học và một số chuyên ngành gần như Văn hóa học, Triết học và học nghiên

cứu sinh.

Page 41: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 40

28. NGÀNH LƢU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO

TẠO LỮU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG)

28.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Khối kiến thức giáo dục đại cương thuộc khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn:

Hiểu biết, nắm vững kiến thức cơ bản về: những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam; kinh tế-

xã hội, nhà nước và pháp luật; môi trường tự nhiên và xã hội; ngoại ngữ và tin học.

- Nắm được những kiến thức cơ sở ngành về lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam, lịch sử tổ

chức các cơ quan nhà nước ở Việt Nam, hành chính công và những vấn đề về cải cách

thủ tục hành chính tại Việt Nam; về quản trị học, quản trị nguồn nhân sự trong văn

phòng, kỹ năng giao tiếp trong quản lý và thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý.

- Nắm vững kiến thức cơ bản về quản trị văn phòng, công tác văn thư, công tác lưu trữ

trong các cơ quan, tổ chức và biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn.

28.2. Yêu cầu về kỹ năng

- Có các kỹ năng tổ chức các hoạt động văn phòng như: tổ chức và sử dụng các nguồn

thông tin phục vụ các hoạt động quản lý; tổ chức xây dựng kế hoạch nhằm đạt mục tiêu

đề ra; tổ chức thực hiện kế hoạch; vận dụng thành thạo các biện pháp tham mưu cho

lãnh đạo; vận dụng thành thạo các cách thức giao tiếp, ứng xử trong lĩnh vực hành

chính.

- Soạn thảo thành thạo một số loại văn bản thông dụng hình thành trong hoạt động quản

lý của các cơ quan, tổ chức; tổ chức và thực hiện việc quản lý hệ thống văn bản hình

thành trong hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức; lập hồ sơ và quản lý hồ sơ công

việc, biết cách hướng dẫn việc lập hồ sơ và quản lý hồ sơ công việc đối với các cán bộ

trong toàn cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan.

- Có các kỹ năng thực hiện các hoạt động trong nghiệp vụ lưu trữ như: thu thập bổ sung

tài liệu; xác định giá trị tài liệu lưu trữ và thu thập hồ sơ lưu trữ; chỉnh lý khoa học tài

liệu lưu trữ; tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của cơ quan; tổ chức bảo quản và tu bổ,

phục chế tài liệu lưu trữ; tổ chức khai thác và phục vụ nhu cầu sử dụng tài liệu lưu trữ;

sử dụng thành thạo một số chương trình ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác

lưu trữ.

- Sử dụng thành thạo các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị

văn phòng.

Page 42: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 41

- Có các kỹ năng khác như: học tập suốt đời; phân tích, tổng hợp tài liệu; nghiên cứu; tư

duy theo hệ thống/lôgic; khả năng xem xét, đánh giá và giải quyết vấn đề.

- Ngoại ngữ: tiếng Anh B1.2.

28.3. Yêu cầu về thái độ:

- Nghiêm túc, Chăm chỉ, nhiệt tình, tận tâm.

- Chủ động, độc lập và sáng tạo trong công việc.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm cao trong công việc.

- Trung thực, trung thành, kiên định, giữ bí mật của cơ quan, tổ chức.

- Có ý thức phục vụ cộng đồng.

- Tuân thủ pháp luật.

28.4. Cơ hội nghề nghiệp:

- Lãnh đạo văn phòng, phòng hành chính hoặc phụ trách bộ phận văn phòng tại các cơ

quan.

- Thư ký văn phòng hoặc trợ lý hành chính tại các văn phòng của các cơ quan; các

chương trình, dự án.

- Chuyên viên văn thư, lưu trữ tại các văn phòng hoặc phòng hành chính của cơ quan,

Lưu trữ viên các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và các lưu trữ lịch sử khác.

- Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng bậc trung

cấp, cao đẳng và một số trường đại học.

- Nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu về công tác văn thư, lưu trữ và quản trị văn

phòng…

28.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân lưu trữ-Quản trị văn phòng có thể tiếp tục học

sau Đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) và trở thành các nhà khoa học làm việc tại các trung tâm/viện/các

cơ sở nghiên cứu về hành chính văn phòng

29. NGÀNH NGÔN NGỮ ANH (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VĂN HOÁ - VĂN HỌC)

29.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Nắm vững và đánh giá kiến thức về lịch sử phát triển, trào lưu văn học lớn, và các tác

giả quan trọng của nền văn học Anh qua các giai đoạn từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20 cũng

như văn học Hoa kỳ qua các giai đoạn, các thể loại văn học như thơ, truyện ngắn, tiểu

thuyết, kịch…

- Nắm vững và đánh giá kiến thức về văn hóa Anh, Mỹ bao gồm các vấn đề xã hội tại

Anh và Hoa kỳ, lịch sử, hệ thống giáo dục, hệ thống chính trị, lối sống và bản sắc dân

tộc của Anh- Mỹ; đồng thời so sánh chúng với Việt Nam.

Page 43: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 42

- Nắm vững kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học Anh, áp dụng chúng vào việc phân tích

văn hóa văn học Anh-Mỹ.

- Sử dụng ngoại ngữ 2 tương đương trình độ B trở lên.

29.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Sử dụng 4 kỹ năng tiếng Anh (nghe-nói-đọc-viết) ở trình độ nâng cao tương đương C1

– CEFR, 6.5-8.0 – IELTS, 110-120 – TOEFL.

- Phát triển kỹ năng tìm và tổng hợp tài liệu (qua thư viện, internet…) hỗ trợ học tập,

nghiên cứu; phát triển kỹ năng vận dụng công nghệ thông tin trong học tập và nghề

nghiệp tương lai

- Kỹ năng viết luận hoặc thuyết giảng nhằm thuyết phục công chúng để bảo vệ quan

điểm của mình hoặc trình bày một vấn đề.

- Kỹ năng làm việc theo nhóm; làm việc độc lập.

- Tuân thủ các quy tắc đạo đức trong khoa học và tôn trọng sự khác biệt.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng tư duy phê phán.

29.3. Yêu cầu về thái độ:

- Năng động trong công việc; cẩn thận và kiên nhẫn trong học tập và nghiên cứu.

- Thể hiện tinh thần ham học hỏi, tìm hiểu những cái mới, nhẫn nại trong công tác giảng

dạy, nhạy bén với các mới để áp dụng vào thực tế giảng dạy để từ đó có thể tự tin, yêu

nghề hơn.

- Có bản lĩnh nhận thức được những điều phù hợp và không phù hợp với văn hóa Việt

Nam vận dụng vào thực tế giảng dạy Tiếng Anh tại Việt Nam.

- Khả năng hội nhập với thế giới và môi trường làm việc đa văn hóa, đa quốc gia, nhằm

góp phần tốt hơn cho quá trình hội nhập của đất nước.

29.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Văn hoá – Văn học có thể học sau

đại học bậc thạc sĩ, tiến sĩ ở các chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh,

Ngôn ngữ học, Văn hoá học, Quan hệ quốc tế, Ngoại thương…

30. NGÀNH NGÔN NGỮ ANH (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BIÊN PHIÊN DỊCH)

30.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Nắm vững kiến thức về lý thuyết dịch bao gồm các phương pháp dịch và kỹ thuật dịch

cơ bản.

- Nắm vững kiến thức cơ bản về văn hóa, văn học Anh-Mỹ đồng thời bổ sung kiến thức

từ vựng, thuật ngữ tiếng Anh của các ngành văn hóa, xã hội, chính trị, thương mại …

- So sánh đối chiếu kiến thức ngôn ngữ học tiếng Anh và tiếng Việt nhằm ứng dụng vào

trong dịch thuật các loại văn bản khác nhau (như các loại văn chương, văn bản hành

Page 44: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 43

chính và kinh doanh) cũng như biên dịch trong các cuộc nói chuyện trao đổi, tranh

luận, hội thảo, hội họp, …

30.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Sử dụng 4 kỹ năng tiếng Anh (nghe-nói-đọc-viết) ở trình độ nâng cao tương đương C1

– CEFR, 6.5-8.0 – IELTS, 110-120 – TOEFL.

- Phát triển kỹ năng tìm và tổng hợp tài liệu (qua thư viện, internet…) hỗ trợ học tập,

nghiên cứu; phát triển kỹ năng vận dụng công nghệ thông tin trong học tập và nghề

nghiệp tương lai.

- Kỹ năng viết luận hoặc thuyết giảng nhằm thuyết phục công chúng để bảo vệ quan

điểm của mình hoặc trình bày một vấn đề.

- Kỹ năng làm việc theo nhóm; làm việc độc lập.

- Tuân thủ các quy tắc đạo đức trong khoa học và tôn trọng sự khác biệt.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng tư duy phê phán.

- Sử dụng ngoại ngữ 2 tương đương trình độ B trở lên

30.3. Yêu cầu về thái độ:

- Năng động trong công việc; cẩn thận và kiên nhẫn trong học tập và nghiên cứu.

- Thể hiện tinh thần ham học hỏi, tìm hiểu những cái mới, nhẫn nại trong công tác giảng

dạy, nhạy bén với các mới để áp dụng vào thực tế giảng dạy để từ đó có thể tự tin, yêu

nghề hơn.

- Có bản lĩnh nhận thức được những điều phù hợp và không phù hợp với văn hóa Việt

Nam vận dụng vào thực tế giảng dạy Tiếng Anh tại Việt Nam.

- Khả năng hội nhập với thế giới và môi trường làm việc đa văn hóa, đa quốc gia, nhằm

góp phần tốt hơn cho quá trình hội nhập của đất nước.

30.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Biên phiên dịch có thể tiếp tục

học sau đại học bậc thạc sĩ, tiến sĩ ở các chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy

tiếng Anh, Ngôn ngữ học, Văn hoá học, Văn học nước ngòai…

31. NGÀNH NGÔN NGỮ ANH (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGỮ HỌC-GIẢNG

DẠY TIẾNG ANH)

31.1. Yêu cầu về kiến thức

- Nắm vững kiến thức chuyên ngành ngữ học tiếng Anh (ngữ âm, âm vị, cú pháp, ngữ

nghĩa, ngữ kết, phong cách học, phân tích diễn ngôn, ngữ học xã hội, v.v….), đồng

thời có thể phân tích, tổng hợp và so sánh chúng với tiếng Việt.

- (Nắm vững và phân tích kiến thức về các phương pháp dạy và học tiếng Anh, phát triển

tài liệu học tập, và đánh giá đo lường trong dạy và học tiếng Anh; đồng thời có thể vận

Page 45: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 44

dụng kiến thức đó vào việc giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ bao gồm nghe, nói, đọc và

viết từ trình độ sơ cấp đến cao cấp.

- Nắm vững kiến thức chung về văn học và văn hóa Anh-Mỹ để sử dụng trong nghiên

cứu và giảng dạy tiếng Anh.

31.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Sử dụng 4 kỹ năng tiếng Anh (nghe-nói-đọc-viết) ở trình độ nâng cao tương đương C1

– CEFR, 6.5-8.0 – IELTS, 110-120 – TOEFL.

- Phát triển kỹ năng tìm và tổng hợp tài liệu (qua thư viện, internet…) hỗ trợ học tập,

nghiên cứu; phát triển kỹ năng vận dụng công nghệ thông tin trong học tập và nghề

nghiệp tương lai.

- Kỹ năng viết luận hoặc thuyết giảng nhằm thuyết phục công chúng để bảo vệ quan

điểm của mình hoặc trình bày một vấn đề.

- Kỹ năng làm việc theo nhóm; làm việc độc lập.

- Tuân thủ các quy tắc đạo đức trong khoa học và tôn trọng sự khác biệt.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng tư duy phê phán.

- Sử dụng ngoại ngữ 2 tương đương trình độ B trở lên.

31.3. Yêu cầu về thái độ:

- Năng động trong công việc; cẩn thận và kiên nhẫn trong học tập và nghiên cứu.

- Thể hiện tinh thần ham học hỏi, tìm hiểu những cái mới, nhẫn nại trong công tác giảng

dạy, nhạy bén với các mới để áp dụng vào thực tế giảng dạy để từ đó có thể tự tin, yêu

nghề hơn.

- Có bản lĩnh nhận thức được những điều phù hợp và không phù hợp với văn hóa Việt

Nam vận dụng vào thực tế giảng dạy Tiếng Anh tại Việt Nam.

- Khả năng hội nhập với thế giới và môi trường làm việc đa văn hóa, đa quốc gia, nhằm

góp phần tốt hơn cho quá trình hội nhập của đất nước.

31.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Ngữ học-Giảng dạy tiếng Anh có

thể tiếp tục học sau đại học bậc thạc sĩ, tiến sĩ ở các chuyên ngành Lý luận và phương pháp

giảng dạy tiếng Anh, Ngôn ngữ học, Giáo dục học, Văn hoá học, Văn học nước ngoài…

32. NGÀNH NGÔN NGỮ ĐỨC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGỮ VĂN ĐỨC)

32.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức về ngôn ngữ học Đức, về đất nước, văn hóa, con người các nước nói tiếng

Đức (Đức, Áo, Thụy Sỹ)

- Có kiến thức về văn học các nước nói tiếng Đức, về ngành khoa học biên, phiên dịch.

Page 46: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 45

- Có kiến thức về phương pháp sư phạm và tổ chức giảng dạy tiếng Đức, chuyên ngữ

kinh tế, chuyên ngữ du lịch.

- Có kiến thức về ngôn ngữ học các ngôn ngữ German

32.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Nghiên cứu và khám phá kiến thức

- Kỹ năng lập luận tư duy

- Kỹ năng tạo sản phẩm ứng dụng bằng ngoại ngữ

- Kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc

- Kỹ năng làm việc độc lập

- Kỹ năng chăm sóc khách hàng và đối tác

- Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp

- Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng làm việc theo nhóm

- Sử dụng ngoại ngữ 2 tương đương trình độ B trở lên (Tiếng Anh B1.2).

32.3. Yêu cầu về thái độ:

- Có Đạo đức nghề nghiệp (trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy)

- Có hành vi chuyên nghiệp

- Có khả năng chăm sóc khách hàng và đối tác

- Có khả phát triển cá nhân và sự nghiệp, biết áp dụng kiến thức của ngành Ngữ văn Đức

và tạo dựng sự nghiệp

32.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân ngành ngôn ngữ Đức có thể làm việc trong các lĩnh vực

và vị trí công tác sau:

- Lĩnh vực kinh tế thương mại: thư ký; trợ lý ngôn ngữ; nhân viên văn phòng, phụ trách

giao dịch thư tín, lễ tân; ... cho các công ty, nhà máy, xí nghiệp của Đức, Áo, Thụy sĩ

hoặc các công ty đa quốc gia, nhà nước, tư nhân có đối tác, khách hàng từ Đức, Áo,

Thụy sĩ.

- Lĩnh vực du lịch: hướng dẫn viên du lịch; nhân viên văn phòng du lịch phụ trách về tổ

chức, lên kế hoạch chương trình du lịch; nhân viên phụ trách lễ tân, bộ phận chăm sóc

khách hàng của khách sạn, nhà hàng; ... có đối tượng khách hàng là người Đức, Áo,

Thụy sĩ.

- Lĩnh vực giáo dục: giảng dạy và nghiên cứu tiếng Đức tại các trường đại học, phổ

thông, các trung tâm ngoại ngữ, các viện nghiên cứu ...

Page 47: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 46

- Các lĩnh vực, vị trí công tác khác: biên phiên dịch tự do; công tác tại các cơ quan ngoại

giao, văn phòng đại diện, tổ chức quốc tế cần nhân lực biết tiếng Đức; ...

32.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành ngôn ngữ Đức có cơ hội học tiếp các sau

đại học của các ngành Ngữ văn Đức hoặc Giảng dạy tiếng Đức như một ngoại ngữ ở các

trường đại học ở Đức, Áo, Thụy sĩ, hoặc các nước trong khu vực (Thái lan, ...). Cũng có thể

theo học các chương trình sau đại học ngành gần như Văn học nước ngoài, Ngôn ngữ học, Lý

luận ngôn ngữ, Ngôn ngữ học so sánh-đối chiếu, Giáo dục học, Việt nam học, ...

33. NGÀNH NGÔN NGỮ NGA (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGỮ VĂN NGA)

33.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Sinh viên được trang bị kiến thức tổng quát về các nhóm ngành khoa học nhân văn và

xã hội; có khả năng vận dụng kiến thức khoa học cơ bản trong các lĩnh vực hoạt động

của đời sống; có hiểu biết về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và môi trường của

Việt Nam và thế giới.

- Sinh viên có kiến thức nền tảng cơ bản và chuyên sâu về tiếng Nga, kiến thức nền tảng

về văn hóa, văn học, xã hội, lịch sử - địa lý của nước Nga, kiến thức chuyên ngành về

dịch thuật tiếng Nga, tiếng Nga thương mại và du lịch...

- Sinh viên nắm vững kiến thức thực hành, có khả năng vận dụng các kiến thức về ngữ

âm, từ vựng, ngữ pháp ở mức độ tương đối thành thạo và sử dụng linh hoạt, hiệu quả kỹ

năng giao tiếp bằng tiếng Nga cho các mục đích xã hội, học thuật và nghề nghiệp tương

ứng với trình độ C1 theo Khung tham chiếu châu Âu.

- Sử dụng thông thạo tiếng Nga trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

- Giao tiếp và sở hữu chứng chỉ ngoại ngữ thứ hai (tiếng Anh) tương đương trình độ B1.2

trở lên

33.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Sử dụng hiệu quả các kiến thức có được, đặc biệt là kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa

Nga - Việt...

- Có kỹ năng giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói (trao đổi, thuyết trình).

- Có kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin liên quan đến công việc và sử dụng hiệu

quả các thông tin thu được.

- Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả.

- Có kỹ năng giải quyết và xử lý vấn đề, kỹ năng nhận xét và phản biện.

- Có năng lực phát triển nghề nghiệp, có khả năng tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện

nhằm nâng cao năng lực bản thân, chất lượng, hiệu quả công việc.

Page 48: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 47

- Sử dụng thành thạo các công cụ tin học, thư viện, Internet để tìm tòi và tổng hợp thông

tin hiệu quả, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, dịch thuật.

33.3. Yêu cầu về thái độ:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có lòng tự tôn dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa

Việt Nam.

- Có tinh thần trách nhiệm, trung thực trong học tập, nghiên cứu và làm việc.

- Thể hiện trình độ văn hóa, tiếp thu có lựa chọn các kiến thức và kinh nghiệm trong

công việc.

- Có khả năng thích ứng với hoàn cảnh, điều kiện và môi trường làm việc.

- Năng động, nhạy bén, chăm chỉ, nhiệt tình và say mê trong công việc.

- Có ý thức tự học, cầu tiến, không ngừng trau dồi kiến thức, năng lực.

33.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân ngành Ngôn ngữ Nga có thể đảm nhận những vị trí công

tác sau:

- Biên dịch viên/Phiên dịch viên/Biên tập viên: có khả năng biên dịch các văn bản viết

hoặc phiên dịch các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương; biên tập các xuất bản phẩm

tiếng Nga.

- Thư ký văn phòng/Trợ lý đối ngoại/Hướng dẫn viên du lịch: có khả năng phụ trách các

mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tham gia

đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng kinh doanh, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế

hoạch, tổ chức tour du lịch...

- Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có thể theo học và lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để

tham gia giảng dạy tiếng Nga như một noại ngữ, hoặc có khả năng nghiên cứu và học

tiếp các chương trình sau đại học phù hợp.

34.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành Ngữ văn Nga có thể học tiếp chương

trình sau đại học Ngôn ngữ Nga, Lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Nga để đi sâu

nghiên cứu và giảng dạy tiếng Nga hoặc các chuyên ngành gần như Ngôn ngữ học,…

34. NGÀNH NGÔN NGỮ NGA (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SONG NGỮ NGA –

ANH)

34.1. Yêu cầu về kiến thức:

Sinh viên Song ngữ Nga - Anh được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức

sau:

- Kiến thức tổng quát: Những kiến thức thuộc nhóm ngành khoa học nhân văn và khoa

học xã hội và hành vi.

Page 49: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 48

- Kiến thức cơ bản, nền tảng: kiến thức về ngôn ngữ học, văn hoá học, văn học,… Anh,

Mỹ.

- Kiến thức chuyên ngành bao gồm: Kiến thức cơ bản về tiếng Anh (ngữ âm, từ vựng,

ngữ pháp); kiến thức cơ bản về các kỹ năng lời nói tiếng Anh (nghe - nói - đọc - viết -

dịch).

34.2. Yêu cầu về kỹ năng:

Sinh viên Song ngữ Nga - Anh được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng

thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:

- Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong mọi tình huống giao tiếp;

- Áp dụng những kiến thức cơ bản về tiếng Anh trong các công việc cụ thể.

- Tác phong làm việc khoa học, chặt chẽ.

34.3. Yêu cầu về thái độ:

- Trung thành, trung thực;

- Cần cù, cẩn thận, chính xác;

- Năng động, nhạy bén, thích ứng;

- Sáng tạo, cầu tiến, tiến bộ;

- Hoà đồng, kỷ luật, tính tổ chức.

34.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân ngành Song ngữ Nga - Anh có thể làm việc trong các

lĩnh vực sau đây:

- Giảng dạy tại các trường tiểu học, trung học, trung tâm ngoại ngữ;

- Cơ quan, tổ chức đối ngọai, kinh tế, văn hoá, các cơ quan truyền thông có sử dụng tiếng

Anh và tiếng Nga;

- Du lịch: Hướng dẫn viên du lịch, tổ chức, điều hành hoạt động du lịch, tiếp tân khách

sạn, khu nghỉ mát, khu du lịch,...

34.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành Song ngữ Nga - Anh có thể học tiếp các

chương trình liên thông để đạt trình độ đại học.

35. NGÀNH NGÔN NGỮ PHÁP (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGỮ VĂN PHÁP)

35.1. Yêu cầu về kiến thức

- Có khả năng giao tiếp thuần thục và chuẩn xác tiếng Pháp (nghe, nói, đọc, viết); nắm

vững kiến thức ngôn ngữ và văn hóa để xử lý các tài liệu biên dịch và các diễn ngôn

phiên dịch.

Page 50: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 49

- Hiểu và vận dụng các khái niệm, lý thuyết, phương pháp về ngữ âm học, cú pháp học,

ngữ nghĩa học, hình thái học và ngữ dụng học, để phân tích văn bản và đánh giá mối

tương quan giữa ngôn ngữ và đời sống xã hội.

- Trình bày được các thể loại văn học, các trào lưu văn học, phương pháp phê bình văn

học; phân tích tác phẩm theo một lý thuyết tiếp cận cụ thể, phân tích đánh gía giá trị tư

tưởng của các tác giả tiêu biểu của từng trào lưu văn học.

- Hiểu khái quát lý thuyết biên phiên dịch và ứng dụng vào các tình huống nghề nghiệp

cụ thể kể cả dịch các tác phẩm văn học đơn giản.

- Khái quát được lịch sử văn minh Pháp, phân tích và đánh giá được các khía cạnh của

đời sống văn hóa xã hội, đời sống kinh tế-chính trị Pháp; xác định được vị trí của nước

Pháp trên thế giới và các vấn đề giao thoa văn hóa Pháp-Việt.

35.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Biết phát triển các kỹ năng tư duy và lý luận về các giá trị bản sắc văn hóa và những

đặc trưng của các hệ giá trị Việt Nam.

- Vận dụng kỹ năng biên-phiên dịch Pháp-Việt, Việt-Pháp trong môi trường nghề nghiệp

và nghiên cứu.

- Tổng hợp và vận dụng kiến thức trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn học Pháp từ cổ điển

đến thời kỳ đương đại.

- Tri nhận các tác phẩm thuộc di sản văn hóa, tổng hợp tài liệu lý thuyết các trào lưu

quan trọng của văn học và nghệ thuật Pháp, biết kết hợp giữa ngôn ngữ, tác phẩm, nghệ

thuật, thực tế văn hóa và xã hội.

- Phân tích, soạn thảo văn bản nói và viết bằng tiếng Pháp để trình bày một cách rõ ràng

một vấn đề, một tài liệu hay cứ liệu.

- Biết sưu tầm và tổng hợp các nguồn tài liệu và công cụ tư liệu – thư viện, nguồn tài liệu

điện tử, vv. Xác định và chứng minh các văn bản, trào lưu, học thuyết và thể loại văn

học và nghệ thuật.

- Làm việc độc lập và làm việc nhóm.

- Diễn đạt trước công chúng.

- Hoạch định công việc với thời gian phù hợp và hiệu quả; biết quản lý tốt thời gian.

- Tư duy độc lập, tiên đoán tình huống, xử lý các vấn đề nghề nghiệp và các vấn đề phát

sinh.

- Sử dụng ngoại ngữ 2 tương đương trình độ B trở lên (tiếng Anh B1.2).

35.3. Yêu cầu về thái độ:

Page 51: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 50

- Phát huy và bảo vệ các di sản văn hóa chung.

- Tôn trọng các giá trị truyền thống và tìm kiếm những giá trị tri thức và đạo đức mới.

- Tự chủ, suy nghĩ độc lập và có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng.

- Có trách nhiệm hình thành cho mình các giá trị chân, thiện, mỹ.

35.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân ngành Ngôn ngữ Pháp có thể làm việc ở những vị trí sau:

- Tham gia giảng dạy tiếng Pháp tại các trường trung học, các trung tâm ngoại ngữ hoặc

các cơ sở đào tạo ngoại ngữ.

- Tham gia xuất bản-dịch văn trong hệ thống xuất bản, gồm nhà xuất bản, nhà sách, các

cơ quan văn hóa sách, đặc biệt liên quan đến các xuất bản phẩm Pháp ngữ.

- Làm đại diện, nhân viên giới thiệu hay hướng dẫn viên di sản văn hóa, trong các viện

bảo tàng hoặc các trung tâm văn hóa, nhân viên thư viện, nhân viên thu thập tài liệu.

- Tham gia vào các lĩnh vực báo chí và truyền thông với tư cách là biên tập viên các

mảng văn hóa thế giới.

- Biên/phiên dịch.

- Hhướng dẫn viên du lịch hoặc làm việc như một nhân viên trong một công ty du lịch,

tham gia tổ chức các tour du lịch.

- Làm việc trong các văn phòng của các công ty nước ngoài hoặc liên doanh, đặc biệt có

sử dụng tiếng Pháp, liên quan đến các công việc đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất

nhập khẩu, giao dịch, kí kết theo dõi hợp đồng, vv.

35.5. Khả năng học tạp, nâng cao trình độ: Cử nhân ngành ngôn ngữ Pháp có thể đăng ký

học sau đại học trong hoặc ngoài nước, chương trình thạc sĩ chuyên ngành ngữ văn Pháp, ngữ

văn, ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ học so sánh hoặc liên quan đến các lĩnh vực giảng dạy tiếng

Pháp, nghề nghiên cứu, biên tập, văn hóa và di sản văn hóa, truyền thông, kịch nghệ.

36. NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGỮ VĂN

TRUNG QUỐC)

36.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn như: các nguyên lí cơ bản của

chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng

sản Việt Nam, về hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; có hiểu biết chung về các vấn đề

kinh tế, chính trị, văn hóa và môi trường của Việt Nam và thế giới.

- Nắm vững và sử dụng những kiến thức cơ bản, hiện đại về đất nước, con người Trung

Quốc (triết học, lịch sử, văn hoá, xã hội, văn học, kinh tế, chính trị,…); nắm được

những kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, để giúp người học

Page 52: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 51

có thể giao tiếp, vận dụng, ứng dụng thành công trong môi trường thực tế, môi trường

giao tiếp liên văn hoá.

- Nắm vững những kiến thức về tiếng Trung Quốc (văn tự, ngữ âm, từ vựng, ngữ

pháp,…); nắm được bản chất, chức năng, nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ để

phục vụ việc học ngoại ngữ và các công việc chuyên môn, nghề nghiệp.

- Có kiến thức sâu về phiên dịch và biên dịch để thực hiện công việc phiên dịch, biên

dịch từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Trung Quốc.

36.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Giao tiếp thành thạo tiếng Trung ở năm kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, biên phiên dịch.

- Có được nền tảng giáo dục vững chắc để hiểu được trách nhiệm của cá nhân đối với

nghề nghiệp, với bản thân và cộng đồng xã hội. Có khả năng quản lý thời gian, kĩ năng

thích ứng, kĩ năng học và tự học, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải

pháp, kiến nghị, kĩ năng phân tích và tổng hợp.

- Có năng lực phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện nhằm nâng

cao năng lực bản thân, chất lượng, hiệu quả bằng tiếng Trung Quốc. Biết phát hiện và

giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng

những yêu cầu mới.

- Áp dụng được những kiến thức cơ bản, hiện đại về ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc

vào thực tiễn nghề nghiệp. Vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng để thực

hiện công việc, phân tích, xử lý các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực công việc.

- Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả. Sáng tạo, dẫn dắt và phát triển nghề nghiệp

thông qua khả năng tự học, học tập suốt đời, phát triển các kiến thức và kỹ năng cần

thiết và khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của thực tế.

- Có khả năng làm việc hợp tác, làm việc nhóm và làm việc trong một tổ chức, đặc biệt là

với nhóm/tổ chức có người sử dụng tiếng Trung Quốc.

- Sử dụng ngoại ngữ 2 tương đương trình độ B trở lên (tiếng Anh B1.2).

36.3. Yêu cầu về thái độ:

- Trung thực trong nghề nghiệp, trung thực khi tiến hành các hoạt động biên phiên dịch,

không chỉnh sửa, bóp méo nội dung chuyển ngữ so với nguyên bản.

- Tôn trọng quyền riêng tư và đảm bảo bí mật những thông tin của tổ chức, đối tác hoặc

khách hàng khi tiến hành các hoạt động biên phiên dịch.

- Có thái độ nhiệt tình, hợp tác, tương trợ và thân thiện với đồng nghiệp; có ý thức học

hỏi, cầu tiến.

Page 53: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 52

36.4. Cơ hội nghề nghiệp:

Cử nhân ngành ngôn ngữ Trung Quốc có đủ năng lực để:

- Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn

phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước Việt

Nam; làm hướng dẫn viên cho ngành du lịch.

- Làm công tác biên – phiên dịch tiếng Trung trong các cơ quan kinh tế, ngoại giao, giáo

dục, du lịch…

- Giảng dạy tiếng Trung cho người Việt Nam.

36.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có thể theo học

tiếp các chương trình sau đại học phù hợp, đặc biệt là các chuyên ngành như văn học, ngôn

ngữ học, văn hóa học, lý luận và phương pháp dạy tiếng Trung Quốc… với các bậc học thạc sĩ

hoặc tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Đồng thời, cũng có thể giảng dạy và đi

sâu nghiên cứu Ngữ văn Trung Quốc ở các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu.

37. NGÀNH NHÂN HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN HỌC)

37.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Đạt được chuẩn kiến thức cơ bản trình độ lý luận về cơ bản về triết học, lịch sử tư

tưởng và đường lối cách mạng Việt Nam. Kiến thức đại cương làm nền tảng lý luận cho

việc tiếp thu các khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành nâng cao ở các giai đoạn

sau.

- Đạt được chuẩn kiến thức cơ sở thuộc khối ngành với các môn khoa học cơ bản thuộc

lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Kiến thức cơ sở khối ngành làm nền tảng kiến

thức cho việc tiếp thu tri thức, khoa học cho các khối kiến thức cơ cở ngành nhân học.

- Đạt được chuẩn kiến thức về lý luận và phương pháp nghiên cứu cơ sở ngành với hai

nhóm khối kiến thức: Kinh tế - Văn hóa – xã hội của các dân tộc ở Việt Nam và khu

vực ; Kiến thức về lịch sử, lý thuyết và phương pháp của ngành nhân học. Kiến thức cơ

sở ngành làm nền tảng cho việc phát triển chuyên sâu vào các bộ môn chuyên ngành

nhân học văn hóa xã hội và nhân học phát triển.

- Đạt chuẩn kiến thức chuyên sâu về ngành nhân học theo sự phân nhánh bộ môn: Nhân

học văn hóa- xã hội và Nhân học phát triển. Sinh viên hoàn tất khối kiến thức này được

trang bị đầy đủ khả năng lý luận và kiến thức chuyên môn cho các lĩnh vực nghề nghiệp

liên quan đến nhân học, văn hóa, xã hội với các khả năng tư duy: tổng hợp và khái

quát; phân tích, so sánh và phản biện.

37.2. Yêu cầu về kỹ năng:

Page 54: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 53

- Vận dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu trong nhân học như định tính, định

lượng, xử lý thông tin hình ảnh… vào trong nghiên cứu khoa học.

- Đạt chuẩn các kỹ năng để có thể làm việc độc lập và làm việc nhóm trên cơ sở thuần

thực các kỹ năng như: hoạch định kế hoạch, hợp tác làm việc trong mội trường tập thể

và có khả năng lãnh đạo trong công việc. Với các khả năng làm việc chuyên nghiệp

trong các khung cảnh làm việc trong lĩnh cực nghiên cứu, giảng dạy và các lĩnh vực

kinh tế, xã hội thực tiễn.

- Ngoại ngữ: tiếng Anh trình độ B1.2.

37.3. Yêu cầu về thái độ:

- Biết tôn trong sự đa dạng và chấp nhận sự khác biệt về nền tảng văn hóa và kỳ vọng

của người đó.

- Có văn hóa trong ứng xử, không chỉ với đồng nghiệp hay khách hàng, mà cả với hàng

xóm và cộng đồng. Biết sống và làm việc trong một thế giới ngày càng tăng cường tính

đa văn hóa và đa dạng toàn cầu (increasingly multicultural and global)

- Với các phảm chất thấu hiểu đời sống các cộng đồng xã hội từ đó hình thành trách

nhiệm phục vụ cộng đồng, tuân giữ pháp luật và các nguyên tắc đạo đức xã hội (vị nhân

sinh), đạo đức nghề nghiệp (trung thực và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ).

37.4. Cơ hội nghề nghiệp:

- Nghiên cứu, giảng dạy: Sinh viên có nhiều cơ hội làm việc tại các trường đại học, cao

đẳng chuyên nghiệp, trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu, các tổ chức NGOs và các

cơ quan hoạch định và triển khai chính sách liên quan đến các vấn đề: dân tộc, tôn giáo

và đời sống xã hội.

- Truyền thông và tổ chức sự kiện: Nhiều doanh nghiệp thương mại và các tổ chức xã hội

cần những chuyên viên làm việc về truyền thông phù hợp với kiến thức, khả năng

chuyên môn đối với cử nhân ngành nhân học.

- Quản lý nhân sự: Bộ phân nhân sự các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội là điểm đến

làm việc của những cử nhân nhân học khi có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất

được đào tạo trong ngành nhân học.

- Ngoài ra còn nhiều lĩnh vực khác phù hợp với chuẩn đầu ra của khung chương trình đào

tạo này

37.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành Nhân học có cơ hội được tiếp tục đào tạo

ở các bậc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) tại ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước thuộc chuyên

ngành Nhân học, Lịch sử,… và các ngành gần khác

Page 55: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 54

38. NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUAN HỆ QUỐC

TẾ)

38.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Nắm được bản chất và tầm quan trọng của quan hệ quốc tế như là một hoạt động toàn

cầu

- Vận dụng được các khái niệm, lý thuyết và phương pháp trong nghiên cứu quan hệ

quốc tế để phân tích những tư tưởng, thực tiễn và vấn đề chính trị-kinh tế trên trường

quốc tế.

- Trình bày được kiến thức và hiểu biết của mình về nguồn gốc và sự tiến hóa của hệ

thống chính trị toàn cầu, bao gồm cả những thay đổi đang diễn ra.

- Đánh giá được các cách giải thích khác nhau về sự kiện và vấn đề chính trị thế giới.

38.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Tập hợp, hệ thống và vận dụng các chứng cứ, dữ liệu, và thông tin từ nhiều nguồn

thông tin thứ cấp và sơ cấp.

- Nhận dạng, điều tra, phân tích, hình thành và đưa ra giải pháp cho các vấn đề.

- Xây dựng các lập luận hợp lý, tổng hợp các thông tin có liên quan và đưa ra các nhận

xét mang tính phản biện đa chiều.

- Thể hiện khả năng tự học, tìm kiếm, đồng thời vận dụng những thông tin phản hồi

mang tính xây dựng

- Có khả năng tự học tốt

- Nhận thức được tầm quan trọng của việc trích dẫn nguồn chính xác và những yêu cầu

về mặt đạo đức trong nghiên cứu. Điều này đòi hỏi việc vận dụng thông tin và các

phương tiện công nghệ thông tin một cách tích cực và hiệu quả.

- Sử dụng tiếng Anh thuần thục (TOEFL iBT 80,IELTS 6.0, TOEIC: 650(R&L)-

160(Speaking)-170(Writing), VNU-EPT 10 (B2.2)

- Khả năng viết và thuyết trình một cách hiệu quả và thành thạo

- Sử dụng thuần thục các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông cho công việc

- Làm việc độc lập, có khả năng lãnh đạo, lên kế hoạch và quản lý thời gian hiệu quả

nhằm trở thành một người chủ động và độc lập.

- Giao tiếp một cách hiệu quả, hợp tác tốt với mọi người để đạt được mục đích chung

thông qua làm việc nhóm.

38.3. Yêu cầu về thái độ:

- Thái độ phục vụ cộng đồng,

Page 56: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 55

- Thái độ tuân thủ pháp luật

- Phẩm chất tiên phong

- Phẩm chất hội nhập.

38.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân ngành Quan hệ quốc tế có thể làm việc tại các vị trí sau:

- Cơ quan ngoại giao; văn phòng đại diện; các tổ chức quốc tế; các công ty tài chính; các

Quỹ đầu tư; công ty đa quốc gia, Nhà nước, tư nhân; văn phòng luật sư, công ty luật;

ngân hàng; báo chí; các cơ quan bảo vệ pháp luật, an ninh, quốc phòng; PR; báo chí.

- Nghiên cứu – giảng dạy: tại các trường đại học, cao đẳng; các viện, trung tâm nghiên

cứu.

38.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành Quan hệ quốc tế thể tiếp tục học sau đại

học (bậc thạc sĩ, tiến sĩ) thuộc các chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Quốc tế học, Kinh tế quốc

tế, Luật quốc tế, Chính trị quốc tế, Châu Á học, Châu Âu học, Hoa Kỳ học, Lịch sử thế giới,

Báo chí truyền thông, Quản trị cộng đồng, Hoà bình học, Xung đột học

39. NGÀNH TÂM LÝ HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THAM VẤN –TRỊ LIỆU)

39.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức về lịch sử ra đời và phát triển, ứng dụng, các tiếp cận nền tảng của Tâm lý

học lâm sàng, các cơ chế tâm lý hiện hữu trong mối quan hệ nhà tâm lý lâm sàng và

thân chủ.

- Có kiến thức về tham vấn: mô tả được bản chất và các cơ chế cơ bản của quá trình; các

nguyên tắc cụ thể và các học thuyết nền tảng của công việc tham vấn; những đặc điểm

đặc trưng của loại hình tham vấn (cá nhân, gia đình, nhóm, học đường…).

- Có kiến thức về trị liệu: xác định và phân biệt một số rối nhiễu tâm lý cơ bản ở các lĩnh

vực gia đình, học đường, thuộc các giai đoạn tuổi khác nhau; biết được mục tiêu và

nguy cơ cũng như bước đầu ứng dụng các bảng phân loại tâm bệnh trong công việc lâm

sang; bước đầu thực hành được một số công cụ, đánh giá và một số kỹ thuật cơ bản

trong các liệu pháp điều trị rối nhiễu tâm lí; cách tiếp cận trị liệu/lâm sàng khác nhau và

biết khái niệm hóa ca theo tiếp cận trị liệu mà SV chọn; có những kiến thức chuyên

môn về việc lập hồ sơ tâm lý.

39.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Có kỹ năng quan sát, lắng nghe, phản hồi, đặt câu hỏi, thấu cảm.

- Có kỹ năng dánh giá những tình huống liên quan đến đạo đức trong tham vấn.

- Có kỹ năng thiết lập mối quan hệ tham vấn, khung tham vấn an toàn giữa nhà tham vấn

và thân chủ và bước đầu thực hành tham vấn cá nhân.

Page 57: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 56

- Biết nhận diện và bước đầu phân tích những rối nhiễu tâm lí của thân chủ ở mức độ cơ

bản; biết xác định mục tiêu và kế hoạch can thiệp cho những ca cơ bản.

- Lập hồ sơ tâm lý cá nhân bằng việc sử dụng một số công cụ lâm sàng cơ bản và trình

bày dưới dạng báo cáo và biết sử dụng, phân tích dữ liệu của một số công cụ lượng giá

cơ bản.

- Có kiến thức về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, thiết kế và

triển khai nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý

- Kết nối các cơ sở dịch vụ, các nguồn lực phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe tinh thần

của thân chủ một cách toàn diện.

- Kỹ năng khác như giao tiếp, Ngoại ngữ (tiếng Anh trình độ B1.2), tin học, kỹ năng làm

việc nhóm …

39.3. Yêu cầu về thái độ:

- Xây dựng một tâm thế nhân văn trong tiếp cận khoa học và con người. Tôn trọng và

nhìn nhận con người một cách toàn vẹn nhất.

- Xác định được nhu cầu tìm hiểu bản thân và thế giới.

- Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề tâm lí (giữ bí mật, vì lợi ích của thân chủ, trung

thực, chân thành).

- Xây dựng tâm thế sẵn sàng với nghề nghiệp để tham gia vào nghề nghiệp tương lai

hoặc bồi dưỡng chuyên môn nâng cao

39.4. Cơ hội nghề nghiệp:

- Nghiên cứu khoa học tâm lý tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan hoạch

định chính sách – chiến lược, cơ quan điều tra tâm lý tội phạm, bộ phận nghiên cứu tâm

lý khách hàng cho các công ty;

- Ứng dụng thực hành tâm lý như tư vấn tâm lý trên các phương tiện truyền thông, tại

các trung tâm tư vấn, tổng đài điện thoại, trường học, các tổ chức lao động; trợ lý

chuyên môn trị liệu tâm lý, tâm lý lâm sàng tại các bệnh viện, bệnh viện tâm thần, bệnh

viện nhi đồng, các trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần, trung tâm dưỡng lão, trung

tâm điều trị bệnh nhân nhiễm HIV, trung tâm cai nghiện , trung tâm nuôi dưỡng giáo

dục trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và các trường giáo dưỡng của Bộ Công an; tư vấn cho

lãnh đạo về các vấn đề nhân sự, tổ chức lao động và nghiên cứu tâm lý, tư vấn tâm lý

khách hàng tại các tổ chức lao động và các công ty;

- Giảng dạy Tâm lý học tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, các trường

dạy nghề.

Page 58: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 57

39.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành Tâm lý học có thể học tiếp bậc sau đại

học các chuyên ngành như Tâm lý học, Tâm lý Giáo dục, và các ngành gần

40. NGÀNH TÂM LÝ HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TÂM LÝ TỔ CHỨC -

NHÂN SỰ)

40.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức cơ bản liên quan đến tâm lý tổ chức-nhân sự (bao gồm hệ thống các môn

học trong chương trình đào tạo chuyên ngành tổ chức -nhân sự).

- Có kiến thức về sự phát sinh, phát triển và biến đổi của các hiện tượng tâm lý con người

trong lao động; các quy luật vận hành, tổ chức và sử dụng lao động hợp lý.

- Có kiến thức về phân tích công việc, tuyển dụng các ứng viên, lựa chọn nhân viên, xác

định mức tiền lương, đào tạo nhân viên, đánh giá hiệu suất lao động của nhân viên. Lựa

chọn sử dụng và xây dựng test; xây dựng các công cụ thẩm định hiệu suất công việc;

đào tạo và phát triển nhân sự; xác định nhu cầu đào tạo của tổ chức, phát triển chương

trình đào tạo và đánh giá thành công đào tạo;

40.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Nhận biết và phân tích các đặc điểm, hoạt động của nhóm; có những biện pháp quản lý,

vận hành nhóm một cách tốt nhất để phát triển nhóm và sử dụng tối đa giá trị nhóm

đem lại.

- Nhận biết cơ chế vận hành tâm lý của khách hàng trong hoạt động tiếp thị, từ đó đề ra

những cách thức hợp lý vận dụng tâm lý vào hoạt động tiếp thị để phát triển sản phẩm

và thương hiệu kinh doanh.

- Có khả năng thực hiện, xây dựng và chỉnh sửa bộ công cụ đo lường đơn giản nhằm

lượng giá và đánh giá các quá trình tâm lý, có thái độ đối với các vấn đề xã hội để có

thể giáo dục, tư vấn - tham vấn tâm lý, tổ chức - nhân sự.

- Có khả năng xây dựng môi trường làm việc hài hòa, khuyến khích nhân viên, tổ chức

thông tin liên lạc, quản lý xung đột, thay đổi tổ chức, các giai đoạn phát triển nhóm

trong tổ chức, khảo sát về có thái độ của nhân viên.

- Có kỹ năng trình bày các bước trong quy trình tổ chức họat động đào tạo có hệ thống.

Viết được các mục tiêu và đánh giá tính hiệu quả của một họat động đào tạo. Xây dựng

và thực hiện một chương trình đào tạo hiệu quả.

- Kỹ năng khác như giao tiếp, Ngoại ngữ (tiếng Anh trình độ B1.2), tin học, kỹ năng làm

việc nhóm …

40.3. Yêu cầu về thái độ:

Page 59: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 58

- Trung thành;

- Tận tâm phục vụ cộng đồng;

- Đam mê nghề nghiệp;

- Ham học hỏi;

- Năng động, sáng tạo;

- Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong tổ chức nhân sự;

- Trung thực trong nghiên cứu khoa học;

- Có những phẩm chất liên quan đến giá trị sống

40.4. Cơ hội nghề nghiệp:

- Nghiên cứu khoa học tâm lý tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan hoạch định

chính sách – chiến lược, cơ quan điều tra tâm lý tội phạm, bộ phận nghiên cứu tâm lý

khách hàng cho các công ty;

- Ứng dụng thực hành tâm lý như tư vấn tâm lý trên các phương tiện truyền thông, tại các

trung tâm tư vấn, tổng đài điện thoại, trường học, các tổ chức lao động; trợ lý chuyên

môn trị liệu tâm lý, tâm lý lâm sàng tại các bệnh viện, bệnh viện tâm thần, bệnh viện

nhi đồng, các trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần, trung tâm dưỡng lão, trung tâm

điều trị bệnh nhân nhiễm HIV, trung tâm cai nghiện , trung tâm nuôi dưỡng giáo dục trẻ

có hoàn cảnh đặc biệt và các trường giáo dưỡng của Bộ Công an; tư vấn cho lãnh đạo

về các vấn đề nhân sự, tổ chức lao động và nghiên cứu tâm lý, tư vấn tâm lý khách hàng

tại các tổ chức lao động và các công ty;

- Giảng dạy Tâm lý học tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, các trường

dạy nghề.

40.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành Tâm lý học có thể học tiếp bậc sau đại

học các chuyên ngành như Tâm lý học, Tâm lý Giáo dục, và các ngành gần.

41. NGÀNH THÔNG TIN HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THƢ VIỆN – THÔNG

TIN HỌC)

41.1. Yêu cầu về kiến thức: Cử nhân ngành Thông tin học, chuyên ngành Thư viện-Thông tin

được trang bị có hệ thống các khối kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành để đạt chuẩn

như sau:

- Vận dụng được kiến thức đại cương về các ngành khoa học xã hội và nhân văn vào hoạt

động thông tin – thư viện;

- Trình bày được kiến thức đại cương về thông tin học, thư viện học và thư mục học;

Page 60: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 59

- Thực hiện được các hoạt động thu thập, xử lý, tổ chức, khai thác và cung cấp thông tin

trong mọi cơ quan, tổ chức;

- Áp dụng được công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động thông tin – thư

viện.

41.2. Yêu cầu về Kỹ năng:

- Tư duy và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin – thư viện một cách hệ

thống;

- Thực hành các kỹ năng nghề nghiệp như thu thập, phân tích, xử lý, tổ chức, khai thác

và cung cấp thông tin;

- Vận dụng các kỹ năng cá nhân như quản lý thời gian, nguồn lực và tự học;

- Vận dụng các kỹ năng xã hội như giao tiếp và làm việc nhóm;

- Sử dụng được một ngoại ngữ (tiếng Anh B1.2) để phục vụ công tác chuyên môn.

41.3. Yêu cầu về thái độ:

- Có kỷ luật và có trách nhiệm trong công việc;

- Tích cực phục vụ cộng đồng và nâng cao giá trị nghề nghiệp;

- Thể hiện tinh thần cầu tiến và học tập suốt đời;

- Có khả năng thích ứng cao với môi trường làm việc đa dạng và luôn thay đổi.

41.4. Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thư viện-Thông tin có đủ trình

độ chuyên môn và năng lực để đảm nhiệm những vị trí sau:

- Chuyên viên thư viện- thông tin tại các cơ quan thông tin tư liệu và thư viện

- Chuyên viên quản lý thông tin, hồ sơ tài liệu tại các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp

trong và ngoài nước;

- Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về Thư viện – Thông tin học.

41. 5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành Thông tin học, chuyên ngành Thư viện-

Thông tin có khả năng tự học, nghiên cứu và học tiếp các bậc cao hơn theo ngành Khoa học

Thư viện-thông tin và các ngành liên quan như Quản trị thông tin, Quản lý tri thức, Quản trị

Văn phòng , Văn thư và Lưu trữ ở trong và ngoài nước.

42. NGÀNH THÔNG TIN HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ THÔNG

TIN)

42.1. Yêu cầu về kiến thức: Cử nhân ngành Thông tin học, chuyên ngành Quản trị thông tin

được trang bị có hệ thống các khối kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành để đạt chuẩn

như sau:

Page 61: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 60

- Vận dụng được kiến thức đại cương về các ngành khoa học xã hội và nhân văn vào hoạt

động quản trị thông tin;

- Trình bày được kiến thức đại cương về thông tin học, thư viện học và thư mục học;

- Sử dụng được kiến thức cơ bản của khoa học máy tính và truyền thông trong hoạt động

quản trị thông tin;

- Thực hiện được các hoạt động nghiệp vụ trong quản trị thông tin của mọi cơ quan, tổ

chức.

42.2. Yêu cầu về kỹ năng: Cử nhân ngành Thông tin học, chuyên ngành Quản trị thông tin có

khả năng:

- Tư duy và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị thông tin một cách hệ thống;

- Thực hành các kỹ năng nghề nghiệp như: thu thập, xử lý, tố chức và cung cấp thông tin;

tạo lập và quản lý các sản phẩm, dịch vụ thông tin điện tử; vận hành các công nghệ

trong quản trị thông tin; quản lý website và mạng nội bộ;

- Vận dụng các kỹ năng cá nhân như quản lý thời gian, nguồn lực và tự học;

- Vận dụng các kỹ năng xã hội như giao tiếp và làm việc nhóm;

- Sử dụng được một ngoại ngữ (tiếng Anh B1.2) để phục vụ công tác chuyên môn.

42.3. Yêu cầu về thái độ:

- Có kỷ luật và có trách nhiệm trong công việc;

- Tích cực phục vụ cộng đồng và nâng cao giá trị nghề nghiệp;

- Thể hiện tinh thần cầu tiến và học tập suốt đời;

- Có khả năng thích ứng cao với môi trường làm việc đa dạng và luôn thay đổi.

42.4. Vị trí, việc sau khi tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Thông tin học, chuyên ngành

Quản trị thông tin có đủ trình độ chuyên môn và năng lực để đảm nhiệm những vị trí sau:

- Chuyên viên quản trị thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở giáo dục,

đào tạo…

- Nhân viên quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị website… ở các cơ quan, tổ

chức;

- Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về Thông tin học.

42.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành Thông tin học, chuyên ngành Quản trị

thông tin có khả năng tự học, nghiên cứu và học tiếp các bậc cao hơn theo ngành Khoa học

Thư viện-Thông tin và các ngành liên quan như Quản lý tri thức, Quản trị Văn phòng, Văn thư

và Lưu trữ ở trong và ngoài nước.

43. NGÀNH TRIẾT HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRIẾT HỌC)

Page 62: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 61

43.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức tổng quát thuộc khối ngành khoa học nhân văn

- Nắm được các tư tưởng, các học thuyết triết học của Việt Nam và thế giới trong từng giai

đoạn phát triển; vai trò của triết học đối với đời sống xã hội, đặc biệt là vai trò của chủ

nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; mối quan hệ giữa triết học với các ngành

khoa học khác…

- Tiếng Anh trình độ B1.2 và tin học văn phòng,…

43.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc nghiên cứu, giải quyết những vấn

đề của nhận thức và hoạt động thực tiễn;

- Khả năng tự học, tự nghiên cứu; biết phát hiện và giải quyết những vấn đề thông

thường thuộc chuyên ngành đào tạo;

- Có kỹ năng làm công tác nghiên cứu thồng kê, tổng hợp và đánh giá tình hình phát triển

kinh tế, xã hội của các ban ngành, địa phương…;

- Soạn thảo các văn kiện, văn bản thuộc các lĩnh vực chính trị - xã hội, hành chính, tổng

hợp. v.v.

43.3. Yêu cầu về thái độ”:

- Phẩm chất đạo đức tốt;

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng;

- Có ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc.

43.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân chuyên ngành Triết học có thể làm tốt các công việc trong

các lĩnh vực sau đây:

- Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân

văn;

- Giảng dạy các môn lý luận chính trị tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các

trường chính trị…; làm giáo viên bậc trung học các môn giáo dục chính trị và giáo dục

công dân;

- Làm việc tại các cơ quan Đảng và Nhà nước như: Ban tuyên huấn, Ban dân vận; Ban

Dân tộc; Ban tôn giáo; công tác Đảng tại các cơ quan; công tác thanh niên v.v.

- Các cơ quan truyền thông, nhà xuất bản (phụ trách công tác văn hoá - tư tưởng và biên

tập).

43.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Triết học có thể tiếp tục học cao

học và nghiên cứu sinh để nhận học vị cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc các chuyên ngành

Page 63: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 62

Triết học, Lịch sử Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ

nghĩa duy vật lịch sử,...

44. NGÀNH TRIẾT HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA

HỌC)

44.1. Yêu cầu cề kiến thức:

- Có kiến thức tổng quát thuộc khối ngành khoa học nhân văn;

- Có kiến thức cơ bản, chuyên sâu thuộc lĩnh vực được đào tạo như: Các tư tưởng, học

thuyết về chủ nghĩa xã hội; Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học; Tư

tưởng của Hồ Chí Minh và Quan điểm của Đảng CSVN về CNXH; Về triển vọng

CNXH hiện thực; các quan điểm sai trái chống phá CNXH; Các vấn đề văn hóa,

chính trị xã hội trong quá trình xây dựng CNXH như: Văn hóa, dân tộc, tôn giáo, gia

đình, hệ thống chính trị, v.v…

- Tiếng Anh trình độ B1.2 và tin học văn phòng,…

44.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Có khả năng vận dụng lý thuyết liên quan vào thực tiễn nghề nghiệp, phương pháp tiếp

cận, tìm hiểu và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành.

- Có năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo như: Vận dụng

những kiến thức được học để phát hiện, giải quyết những vấn đề chính trị - xã hội, văn

hóa - tư tưởng trong quá trình xây dựng đất nước hiện nay;

- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực được đào tạo;

- Có kỹ năng làm công tác nghiên cứu thống kê, tổng hợp và đánh giá tình hình phát triển

kinh tế, xã hội của các ban ngành, địa phương…;

- Soạn thảo các văn kiện, văn bản thuộc các lĩnh vực chính trị - xã hội, hành chính, tổng

hợp v.v..

44.3. Yêu cầu về thái độ: Sinh viên tốt nghiệp có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị

vững vàng, có ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc.

44.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân ngành chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học có đủ

năng lực để đảm nhận làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ngành lý luận tại các trường đại học,

cao đẳng, trung cấp, các trường chính trị… trong cả nước; Có đủ năng lực để đảm nhận làm

cán bộ tại các cơ quan Đảng và Nhà nước như: Ban tuyên huấn, Ban dân vận; Ban Dân tộc;

Ban tôn giáo; Làm công tác Đảng tại các cơ quan; công tác thanh niên v.v…

Page 64: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 63

44.5. Khả năng nâng cao trình độ: với trình độ cử nhân chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội

khoa học, sẽ có cơ hội học tiếp lên trình độ thạc sỹ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học

và chuyên ngành Triết học

45. NGÀNH TRIẾT HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KHOA HỌC CHÍNH TRỊ)

45.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức tổng quát thuộc khối ngành khoa học nhân văn;

- Khối kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực khoa học chính trị như: Các tư tưởng,

học thuyết chính trị trong lịch sử; Những nguyên lý cơ bản của học thuyết chính trị Mác

- Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh và tư duy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam; Các

vấn đề cơ bản của chính trị học và khoa học chính trị.

- Kiến thức bổ trợ: tiếng Anh trình độ B1.2 và tin học văn phòng,…

45.2. Yêu cầu về kỹ năng

- Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải quyết những vấn đề văn hoá

chính trị và quản lý trong hệ thống chính trị, dân vận v.v…;

- Khả năng tự học, tự nghiên cứu; biết phát hiện và giải quyết những vấn đề thông

thường thuộc chuyên ngành đào tạo;

- Có kỹ năng làm công tác nghiên cứu thồng kê, tổng hợp và đánh giá tình hình phát triển

kinh tế, xã hội của các ban ngành, địa phương…;

- Soạn thảo các văn kiện, văn bản thuộc các lĩnh vực chính trị - xã hội, hành chính, tổng

hợp v.v…

45. 3. Yêu cầu về thái độ:

- Phẩm chất đạo đức tốt;

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng;

- Có ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc.

45.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân chuyên ngành Khoa học chính trị có thể làm tốt các công

việc trong các lĩnh vực sau đây:

- Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân

văn;

- Giảng dạy các môn lý luận chính trị tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các

trường chính trị… làm giáo viên các trường trung học giảng dạy giáo dục chính trị và

giáo dục công dân;

- Làm việc tại các cơ quan Đảng và Nhà nước như: Ban tuyên huấn, Ban dân vận; Ban

Dân tộc; Ban tôn giáo; công tác Đảng tại các cơ quan; cô ng tác thanh niên v.v.;

Page 65: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 64

- Tham gia quản lý trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị các cấp;

- Làm việc tại các cơ quan truyền thông, nhà xuất bản (phụ trách công tác văn hoá - tư

tưởng và biên tập).

45.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Khoa học chính trị có thể tiếp

tục học cao học và nghiên cứu sinh để nhận học vị cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc các

chuyên ngành Triết học, Lịch sử Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Chủ nghĩa duy vật biện

chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử,...

46. NGÀNH TRIẾT HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TÔN GIÁO HỌC)

46.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức tổng quát thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn.

- Có kiến thức về những vấn đề tạo thành nền tảng của Tôn giáo học, những vấn đề lịch

sử và mối liên hệ xã hội của tôn giáo, các học thuyết tiêu biểu về tôn giáo, đặc biệt là

quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và tôn giáo

đương đại.

- Có kiến thức về những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu tôn giáo học, có kiến

thức hệ thống về lịch sử, giáo lý các tôn giáo lớn trên thế giới và Việt Nam. Hiểu đúng

chính sách tôn giáo của Nhà nước và một số vấn đề về công tác tôn giáo ở Việt Nam

hiện nay.

- Tiếng Anh trình độ B1.2 và tin học văn phòng, …

46.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc nghiên cứu, giải quyết những vấn

đề của nhận thức và hoạt động thực tiễn;

- Khả năng tự học, tự nghiên cứu; biết phát hiện và giải quyết những vấn đề thông

thường thuộc chuyên ngành đào tạo;

- Có kỹ năng làm công tác nghiên cứu thống kê, tổng hợp và đánh giá tình hình phát triển

kinh tế, xã hội của các ban ngành, địa phương…;

- Soạn thảo các văn kiện, văn bản thuộc các lĩnh vực chính trị - xã hội, hành chính, tổng

hợp v.v.

46.3. Yêu cầu về thái độ:

- Phẩm chất đạo đức tốt;

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng;

- Có ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc.

Page 66: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 65

46.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân chuyên ngành Tôn giáo học, ngành Triết học có thể làm

tốt các công việc trong các lĩnh vực sau đây:

- Nghiên cứu, giảng dạy tôn giáo tại các trường, viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học

xã hội và nhân văn;

- Giảng dạy tôn giáo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường chính trị…;

làm giáo viên bậc trung học các môn giáo dục chính trị và giáo dục công dân;

- Làm việc tại các cơ quan Đảng và Nhà nước như: Ban tuyên huấn, Ban dân vận; Ban

Dân tộc; Ban tôn giáo; công tác Đảng tại các cơ quan; công tác thanh niên v.v.;

- Các cơ quan truyền thông, nhà xuất bản (phụ trách công tác văn hoá - tư tưởng và biên

tập).

46.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân chuyên ngành Tôn giáo học có thể tiếp tục học

cao học và nghiên cứu sinh để nhận học vị cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc các chuyên

ngành Triết học, Lịch sử Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng

và Chủ nghĩa duy vật lịch sử,..

47. NGÀNH VĂN HOÁ HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VĂN HOÁ HỌC)

47.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Có tri thức cơ bản, hệ thống thuộc khối kiến thức chung của nhóm ngành và có tri thức

chuyên sâu của ngành học trên cả hai lĩnh vực: văn hoá học lý luận và văn hoá học ứng

dụng;

- Có năng lực nghề nghiệp và có khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức để nâng cao trình

độ chuyên môn và kiến thức xã hội.

47.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Có kỹ năng nghề nghiệp trong việc vận dụng kiến thức chuyên môn trong hoạt động

thực tiễn;

- Có kỹ năng phát hiện, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề và có kỹ năng lập kế hoạch

- Có kỹ năng mềm trong các hoạt động giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh B1.2),

khai thác và sử dụng các phương tiện truyền thông; có kỹ năng làm việc nhóm, thuyết

trình và các kỹ năng khác.

47.3. Yêu cầu về thái độ:

- Có phẩm chất nhân văn và có trách nhiệm công dân;

- Có ý thức và tác phong nghề nghiệp cao;

- Có thái độ phục vụ cộng đồng theo đúng chức năng, nghiệp vụ.

47.4. Cơ hội nghề nghiệp:

Page 67: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 66

- Có thể nghiên cứu, giảng dạy tại các trường, viện hoặc công tác tại các cơ quan, tổ chức

thuộc các ngành văn hoá – thông tin, du lịch…;

- Có thể hoạt động và làm việc trong những ngành nghề đòi hỏi các tri thức về văn hóa

học như truyền thông, ngoại giao, kinh doanh trong môi trường đa văn hoá,…

47.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành Văn hóa học có thể học lên trình độ cao

hơn như thạc sĩ, tiến sĩ đúng chuyên ngành Văn hoá học hoặc các ngành gần, ngành phù hợp

trong hệ thống các ngành khoa học xã hội và nhân văn

48. NGÀNH VIỆT NAM HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC)

48.1. Yêu cầu vê kiến thức

- Những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và hành vi, tạo cơ sở để sinh viên học tập,

nghiên cứu Việt Nam học;

- Những kiến thức cơ bản, hiện đại về đất nước, con người Việt Nam (lịch sử, văn hoá,

xã hội, ngôn ngữ, văn học, kinh tế, chính trị);

- Những kiến thức cơ bản về cơ cấu tiếng Việt (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp); một số

lượng có chọn lọc về từ vựng và quy tắc ngữ pháp đủ để sinh viên hoàn thiện 4 kỹ năng

nghe – nói – đọc – viết tiếng Việt.

- Tin học văn phòng, viết, biên tập văn bản,…

48.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Biết vận dụng những kiến thức cơ bản, hiện đại về Việt Nam học vào các công việc cụ

thể.

Sử dụng thông thạo tiếng Việt (nói và viết) trong các tình huống giao tiếp khác nhau (trang

trọng, thân mật...), trong công tác phiên dịch, biên dịch; có khả năng giao tiếp hiệu quả.

- Có khả năng làm việc nhóm và làm việc trong tổ chức, đặc biệt là với nhóm/tổ chức có

người Việt Nam.

- Sinh viên nước ngoài và Việt kiều khi tốt nghiệp có khả năng sử dụng thông thạo tiếng

Việt trong công tác và cuộc sống hàng ngày trong các tình huống giao tiếp khác nhau

(trang trọng, thân mật,...).

48.3. Yêu cầu về thái độ:

- Cử nhân ngành Việt Nam học được đào tạo vừa hồng vừa chuyên, có tri thức vững

vàng và những phẩm chất tốt đẹp.

- Có được nền tảng giáo dục vững chắc để hiểu được trách nhiệm của một công dân,

trách nhiệm đối với nghề nghiệp, trách nhiệm với cộng đồng xã hội và bản thân.

Page 68: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 67

48.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân ngành Việt Nam học có thể làm công tác giảng dạy,

nghiên cứu tiếng Việt tại các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông tại chính quốc

hoặc tại các cơ sở giáo dục có trường sở tại Việt Nam; làm công tác biên – phiên dịch tiếng

Việt trong các cơ quan kinh tế, ngoại giao, giáo dục, truyền thông của nước ngoài; làm hướng

dẫn viên du lịch,…

48.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành Việt Nam học có thể tiếp tục học bậc

sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành Việt Nam học hoặc các chuyên ngành gần như

Ngôn ngữ học, Văn hoá học, Lịch sử Việt Nam, Nhân học,…

49. NGÀNH XÃ HỘI HỌC (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO XÃ HỘI HỌC)

49.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Được trang bị kiến thức tổng quát về các nhóm ngành khoa học nhân văn và xã hội; có

khả năng vận dụng kiến thức khoa học cơ bản trong các lĩnh vực hoạt động của đời

sống xã hội; có hiểu biết về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và môi trường của

Việt Nam và thế giới.

- Nắm vững các phương pháp nghiên cứu cơ bản của các khoa học thuộc khối ngành,

nhóm ngành, ứng dụng vào việc thu thập và xử lí các thông tin thu thập được (định

lượng và định tính) bằng các phần mềm máy tính thông dụng.

- Nắm vững kiến thức về Xã hội học đại cương như lược sử hình thành, cách phân chia

các chuyên ngành cơ bản trong Xã hội học, những phương pháp cơ bản, khái niệm và

thuật ngữ quan trọng.

- Nắm vững lịch sử hình thành các lý thuyết Xã hội học hiện đại: lý thuyết cấu trúc -

chức năng, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết tương tác biểu tượng, lý thuyết xung

đột, lý thuyết mạng lưới, lý thuyết về giới…

- Hiểu được cách phân chia cơ bản và ứng dụng kiến thức Xã hội học trong các lĩnh vực:

Đô thị, Nông thôn, Quản lí, Tổ chức, Kinh tế, Giới, Gia đình, Văn hoá, Giáo dục, …).

49.2.Yêu cầu về kỹ năng:

- Nắm vững các phương pháp phân tích cơ bản theo các lý thuyết xã hội học

- Vận dụng kiến thức và kĩ năng xã hội học để đề xuất các biện pháp góp phần giải quyết

một số mâu thuẫn xã hội, những vấn đề quản lí con người, quản lí xã hội trong tổ chức

nói riêng và trong xã hội nói chung.

- Vận dụng kiến thức và kĩ năng xã hội học trong việc tư vấn và phản biện các chính sách

xã hội.

- Biết xây dựng và thực hiện tinh thần làm việc theo nhóm, truyền thông trong nhóm,

Page 69: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 68

giữa nhóm thuộc tính và tổ chức; xử lí một xung đột nhóm.

- Biết xây dựng chiến lược cho một tổ chức; biết điều phối quyền lợi, phân công trách

nhiệm và tổ chức công việc cho một tổ chức; biết tổ chức và điều hành một cuộc họp

của nhóm, tổ chức.

- Biết diễn thuyết trước đám đông, biết đọc nhanh và tổng hợp được các loại hình văn

bản, viết báo cáo tổng hợp cho một tổ chức.

- Thành thạo các hình thức giao tiếp (lời nói, văn bản, mạng internet…) với các đối

tượng xã hội khác nhau.

- Biết sử dụng các phần mềm máy tính cơ bản: word, exel, spss; biết cách để hoàn thành

nhiệm vụ được giao; biết học tập từ đồng nghiệp và tự học thêm để hoàn thiện bản thân.

49.3. Yêu cầu về thái độ:

- Có trách nhiệm, đoàn kết, trung thành, tận tụy, có ý thức tổ chức kỉ luật, tự giác trong

công việc, trung thực, thẳng thắn, tôn trọng mọi người, phê bình và tự phê bình đúng

lúc, đúng chỗ, không bè phái, không xu nịnh…

- Tuân thủ các quy điều đạo đức nghề nghiệp của một nhà nghiên cứu khoa học xã hội và

nhân văn nói chung, và nhà nghiên cứu xã hội học nói riêng.

- Tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và Pháp luật của Nhà

nước.

- Tôn trọng và phát huy hệ giá trị của xã hội Việt Nam cũng như các tinh hoa văn hoá của

nhân loại.

- Có ý thức phục vụ cộng đồng; trung thực, giản dị; năng động; say mê nghề nghiệp.

49.4. Cơ hội nghề nghiệp: Cử nhân ngành Xã hội học có thể làm việc trong các lĩnh vực sau

đây:

- Hoạt động nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các ban ngành

của trung ương, tỉnh, thành phố, các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội.

- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường đoàn

thể (công đoàn, phụ nữ, thanh niên...).

- Công tác quản lý, tư vấn cho các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà máy, xí nghiệp thuộc

nhiều thành phần kinh tế khác nhau của xã hội.

- Cán bộ công tác xã hội trong các cơ quan hoặc các tổ chức, đoàn thể khác nhau.

- Đồng thời những kiến thức xã hội học sẽ hỗ trợ một cách hữu ích và đắc lực trong các

lĩnh vực nghề nghiệp khác.

Page 70: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 69

49.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân Xã hội học nếu có nhu cầu học sẽ được đào tạo

tiếp ở bậc cao hơn Thạc sỹ, Tiến sỹ thuộc các chuyên ngành Xã hội học, Công tác xã hội, và

các ngành gần.

50. NGÀNH NGÔN NGỮ ITALIA (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH NGỮ VĂN

Ý)

50.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức tổng quát về các nhóm ngành khoa học nhân văn và xã hội; có khả năng

vận dụng kiến thức khoa học cơ bản trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội;

có hiểu biết về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và môi trường của Việt Nam và

thế giới.

- Có kiến thức nền tảng cơ bản và chuyên sâu về tiếng Ý, kiến thức nền tảng về đất

nước, con người, văn hóa, văn học, xã hội, lịch sử-địa lý và cuộc sống nước Ý, kiến

thức chuyên ngành về dịch thuật tiếng Ý, tiếng Ý báo chí, thương mại và du lịch...

- Có kiến thức thực hành, có khả năng vận dụng các kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ

pháp ở mức độ (tương đối) thành thạo và sử dụng linh hoạt, hiệu quả kỹ năng giao tiếp

bằng tiếng Ý cho các mục đích xã hội, học thuật và nghề nghiệp.

- Có ngoại ngữ thứ hai tương đương trình độ B trở lên (tiếng Anh B1.2).

50.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Sử dụng hiệu quả các kiến thức có được, đặc biệt là kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa Ý

- Việt, biết vận dụng kiến thức về nước Ý trong những công việc thích hợp.

- Có kỹ năng giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói như trao đổi, thuyết trình, hùng biện,

công văn, thư từ, giao dịch...

- Có kỹ năng tìm kiếm, thu thập thông tin, phân tích, xử lý thông tin liên quan đến công

việc và sử dụng hiệu quả các thông tin thu được.

- Có kỹ năng làm việc độc lập và tập thể, làm việc nhóm hiệu quả, có khả năng tổ chức

công việc liên quan.

- Có kỹ năng giải quyết và xử lý vấn đề, kỹ năng nhận xét và phản biện, có khả năng

phân tích, đánh giá các sự kiện gắn với chuyên môn.

- Có năng lực phát triển nghề nghiệp, có khả năng tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện

nhằm nâng cao năng lực bản thân, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

- Sử dụng thành thạo các công cụ tin học-điện tử, các phương tiện nghe nhìn, thư viện,

Internet để tìm tòi và tổng hợp thông tin hiệu quả, phục vụ cho việc học tập, nghiên

cứu, dịch thuật.

Page 71: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 70

50.3. Yêu cầu về thái độ:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có lòng tự hào, tự tôn dân tộc, giữ gìn bản sắc văn

hóa Việt Nam.

- Có tinh thần trách nhiệm cao và ý thức phục vụ cộng đồng, trung thực trong học tập,

nghiên cứu và làm việc.

- Thể hiện trình độ hiểu biết và văn hóa, tiếp thu có lựa chọn các kiến thức và kinh

nghiệm trong công việc.

- Có khả năng thích ứng với hoàn cảnh, điều kiện và môi trường làm việc, mở rộng khả

năng làm việc trong nhiều vị trí, lĩnh vực khác nhau.

- Năng động, nhạy bén, chăm chỉ, nhiệt tình và say mê, tăng cường cải tiến, phát huy

sáng kiến trong công việc.

- Có ý thức tự học, cầu tiến, không ngừng trau dồi kiến thức, năng lực, nâng cao trình độ

chuyên môn.

50.4. Cơ hội nghề nghiệp:

- Biên dịch viên/ Phiên dịch viên/ Biên tập viên, Thư ký văn phòng/ Trợ lý đối ngoại/

Hướng dẫn viên du lịch trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, hữu nghị hay

phi chính phủ; làm việc ở các công ty dịch thuật, các cơ quan thông tấn, báo chí, phát

hành sách, các nhà xuất bản; làm việc tại các công ty du lịch, các cơ sở thương mại,

dịch vụ, kinh doanh, khách sạn, nhà hàng liên quan, các văn phòng luật sư, công

chứng… liên quan.

- Giáo viên/ giảng viên/ nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông,

trung tâm ngoại ngữ, trung tâm du học, các viện và các trung tâm nghiên cứu khoa

học….

50.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành Ngôn ngữ Italia có khả năng nghiên cứu

và học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp.

51. NGÀNH NGÔN NGỮ TÂY BAN NHA (CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH

NGỮ VĂN TÂY BAN NHA)

51.1. Yêu cầu về kiến thức:

- Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngữ Văn Tây Ban Nha có kiến thức nền tảng về khối

ngành khoa học nhân văn bao gồm Lý luận Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh,

ngoại ngữ không chuyên, kiến thức khoa học tự nhiên, tin học, giáo dục thể chất, giáo

dục quốc phòng và các kiến thức cơ sở khối ngành khác.

Page 72: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuẩn đầu ra trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM Trang 71

- Nắm vững các đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Tây Ban Nha; phát âm tiếng Tây Ban Nha

chuẩn;

- Có kỹ năng biên phiên dịch Việt – Tây Ban Nha, Tây Ban Nha – Việt; biết ứng xử

trong mọi tình huống bằng tiếng Tây Ban Nha.

- Nắm vững những đặc trưng cơ bản về văn học Tây Ban Nha và văn học của các nước

nói tiếng Tây Ban Nha từ cổ đại đến hiện đại, văn học dân gian, các tác giả, các trào

lưu văn học lớn, những thành tựu nổi bật của văn học Tây Ban Nha và văn học của các

nước nói tiếng Tây Ban Nha, vị trí của văn học tiếng Tây Ban Nha trên thế giới.

- Nắm những đặc trưng cơ bản của văn hoá, kinh tế, xã hội,… của các nước nói tiếng

Tây Ban Nha; biết vận dụng kiến thức chuyên ngành tích luỹ được trong những công

việc thích hợp.

51.2. Yêu cầu về kỹ năng:

- Có kỹ năng mềm.

- Có kiến thức khoa học xã hội, nhân văn,… giúp sinh viên mở rộng khả năng làm việc

trong những lĩnh vực có sử dụng tiếng Tây Ban Nha như báo chí, văn thư − lưu trữ,

giáo dục, tổ chức sự kiện, giao lưu văn hoá…

- Có ngoại ngữ thứ hai tương đương trình độ B trở lên (tiếng Anh B1.2).

51.3. Yêu cầu về thái độ:

- Có các phẩm chất: yêu nước, có quan điểm chính trị vững vàng; đạo đức tốt; biết giữ

gìn bản sắc văn hoá dân tộc; có ý thức phục vụ cộng đồng;

- Có khả phân tích, đánh giá một sự kiện gắn với chuyên môn; kỹ năng giao tiếp và kỹ

năng trình bày/thuyết trình trước đám đông; có khả năng làm việc theo nhóm; khả

năng tổ chức công việc

51.4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp: có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau: biên

phiên dịch hoặc công tác tại các cơ quan ngoại giao; các tổ chức quốc tế hay phi chính phủ,

các tổ chức hữu nghị có sử dụng tiếng Tây Ban Nha; các công ty dịch thuật, các cơ quan thông

tấn, báo chí, truyền thông; công tác kinh doanh tại các khách sạn, cơ sở du lịch; nghiên cứu,

giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, viện/ trung tâm nghiên cứu, trung tâm ngoại ngữ,

trung tâm tư vấn du học.

51.5. Khả năng nâng cao trình độ: Cử nhân ngành Ngữ văn Tây Ban Nha có thể học lên

trình độ cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) các chuyên ngành phù hợp hoặc ngành gần như Lý luận và

phương pháp giảng dạy tiếng Tây Ban Nha, Ngôn ngữ học, Văn học… ở các cơ sở đào tạo

trong và ngoài nước.