ĐẠi hỌ Ố Ội - crescres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh...

30
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HOÀNG HNG HNH NGHIÊN CU PHÁT TRIN DOANH NGHIP SN XUẤT BIA THEO HƢỚNG TĂNG TRƢỞNG XANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHHÀ NI CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIN BN VNG MÃ S: CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM TÓM TT LUN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG HÀ NI Năm 2017

Upload: others

Post on 09-Aug-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

HOÀNG HỒNG HẠNH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

SẢN XUẤT BIA THEO HƢỚNG TĂNG TRƢỞNG XANH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

MÃ SỐ: CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI – Năm 2017

Page 2: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

Công trình được hoàn thành tại

Viện Tài nguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TSKH. Trƣơng Quang Học

2. PGS. TS. Nguyễn Danh Sơn

Phản biện 1: ............................................................................

Phản biện 2: ............................................................................

Phản biện 3: ............................................................................

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm

luận án tiến sĩ

Họp tại: .................................................................

Vào hồi: ...... giờ......... ngày......... tháng........ năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN

- Viện Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN

Page 3: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của nghiên cứu ............................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 1

3. Câu hỏi nghiên cứu và luận điểm bảo vệ .............................................. 2

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu ..................................... 3

5. Kết cấu của luận án ............................................................................... 3

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ

NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 4

1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 4

1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ..................................................... 7

Chƣơng 2. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 10

2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 10

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 11

2.3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu .......................................... 12

Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................... 12

3.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành

phố Hà Nội và những vấn đề sử dụng tài nguyên, môi trường ............... 12

3.2. Cơ hội, thách thức của các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn

thành phố Hà Nội theo hướng tăng trưởng xanh .................................... 13

3.3. Giải pháp phát triển theo hướng tăng trưởng xanh của các doanh

nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................ 15

3.4. Thảo luận kết quả ............................................................................ 21

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 22

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Page 4: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của nghiên cứu

Trong những năm qua, việc các doanh nghiệp Việt Nam phát triển

mạnh mẽ là kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, dưới áp lực của tăng

trưởng, các doanh nghiệp ngày càng sử dụng nhiều tài nguyên, xả thải

nhiều hơn và độc hại hơn ra môi trường. Với những định hướng tăng

trưởng xanh (TTX) hiện nay của Đảng và Chính phủ cũng đặt ra trách

nhiệm cho các doanh nghiệp từng bước cần phải xây dựng và thực hiện

chiến lược xanh hóa sản xuất kinh doanh.

Sản xuất bia ở nước ta luôn có mức tăng trưởng doanh thu và lợi

nhuận kinh tế cao. Riêng Hà Nội đã có trên 20 nhà máy bia với năng lực

sản xuất chiếm 12,46% trên quy mô cả nước [Bộ Công Thương, 2015a].

Với tốc độ phát triển nhanh về số lượng và quy mô doanh nghiệp như

hiện nay đã kéo theo nhiều vấn đề về tiêu tốn tài nguyên và ô nhiễm môi

trường. Bên cạnh đó, ngành sản xuất bia vốn là ngành tiêu thụ nước,

năng lượng khá lớn, phát sinh nhiều chất thải. Do đó, hoạt động sản xuất,

kinh doanh gắn liền với hiệu quả sử dụng tài nguyên và trách nhiệm bảo

vệ môi trường (BVMT) đang là giải pháp tốt nhất để các doanh nghiệp

tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc

liệt.

Với lý do đó, đề tài “Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp sản xuất

bia theo hƣớng tăng trƣởng xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội”

được lựa chọn. Theo đó, phạm vi nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sử

dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

(gồm giảm phát thải khí nhà kính) trong quá trình phát triển doanh

nghiệp sản xuất bia.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh

nghiệp theo hướng TTX;

Page 5: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

2

- Đánh giá được thực trạng và đề xuất được một số giải pháp phát

triển doanh nghiệp theo hướng TTX phù hợp với bối cảnh phát triển Việt

Nam;

- Xây dựng được bộ chỉ thị, quy trình giám sát và đánh giá doanh

nghiệp theo hướng TTX và thử nghiệm cho doanh nghiệp sản xuất bia ở

Hà Nội.

3. Câu hỏi nghiên cứu và luận điểm bảo vệ

3.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Nền tảng cơ sở lý luận của doanh nghiệp và TTX là gì (khái niệm,

nội hàm TTX, mối quan hệ giữa phát triển doanh nghiệp và TTX…)?

- Các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn Hà Nội đang được triển

khai thực hiện như thế nào trong bối cảnh Chiến lược quốc gia về TTX

đã được phê duyệt và được xác định là một chiến lược nhằm hướng đến

PTBV?

- Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn

thành phố Hà Nội theo quan điểm TTX là gì?

- Những giải pháp, công cụ nào có thể thực hiện nhằm phát triển

doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn Hà Nội theo hướng TTX?

3.2. Luận điểm bảo vệ

- Hướng TTX là tất yếu đối với doanh nghiệp trong bối cảnh mới của

PTBV. Xanh hóa sản xuất là cách thức tốt hơn cả mà mọi doanh nghiệp

cần lựa chọn thực hiện càng sớm càng tốt trong nền kinh tế thị trường

mở cửa, hội nhập.

- Sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường (bao

gồm giảm phát thải khí nhà kính) là các yếu tố quan trọng nhất của

doanh nghiệp trong tiến trình chuyển đổi mô hình sản xuất “nâu” sang

“xanh”. Đối với doanh nghiệp sản xuất bia, nước, năng lượng và chất

thải là những yếu tố quan trọng hàng đầu mà càng xanh hóa thì lợi ích

kép đem lại càng lớn.

Page 6: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

3

- Hiện nay vẫn thiếu giải pháp, công cụ hiệu quả cho các nhà lãnh đạo

doanh nghiệp, các nhà quản lý trong việc theo dõi và đánh giá thực hiện

TTX. Việc xây dựng được bộ chỉ thị, quy trình giám sát và đánh giá

TTX cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất bia

nói riêng là một trong những giải pháp thiết thực, hữu hiệu trong giai

đoạn hiện nay.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu

4.1. Ý nghĩa khoa học

- Cung cấp luận cứ khoa học về phát triển doanh nghiệp theo hướng

TTX, trong đó, làm rõ nội hàm “hướng tăng trưởng xanh“ đối với doanh

nghiệp phù hợp với điều kiện một nền kinh tế đang chuyển đổi sang cơ

chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu PTBV.

- Các bài học kinh nghiệm (quốc tế, trong nước) được khái quát, tổng

kết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo

hữu ích cho nghiên cứu và hoạch định chính sách PTBV và BVMT.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Cung cấp những nhận xét, đánh giá cùng các chứng cứ thực tiễn về

thực trạng các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành phố Hà Nội

theo quan điểm TTX.

- Đề xuất một số hàm ý chính sách, giải pháp phát triển doanh nghiệp

sản xuất bia Hà Nội theo hướng TTX, đặc biệt là bộ chỉ thị, quy trình

giám sát và đánh giá doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng TTX được

kiểm nghiệm ở một doanh nghiệp sản xuất bia ở Hà Nội có thể vận dụng

cho các doanh nghiệp sản xuất khác và địa phương khác ở nước ta.

5. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Luận án được kết cấu

thành 3 chương:

- Chương I. Cơ sở lý luận và Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.

- Chương II. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.

Page 7: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

4

- Chương III. Kết quả và thảo luận.

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ

NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.1. Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Năm 1987, Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển lần đầu tiên

đưa ra định nghĩa tương đối đầy đủ về PTBV. Sau đó, nội hàm PTBV

được tái khẳng định ở Hội nghị Rio-92 và được hoàn chỉnh tại Hội nghị

Johannesburg- 2002: “PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt

chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển gồm phát triển kinh

tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường“ [Chính phủ, 2004].

Thuật ngữ TTX đã được nhiều tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia trên

thế giới đề cập và được hiểu ở những khía cạnh khác nhau. Nhưng có

quan điểm chung, TTX là sự tăng trưởng hiệu quả trong sử dụng tài

nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm và tác động môi trường, giảm

phát thải khí nhà kính, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Trong đó, nhân tố môi

trường thực sự đóng vai trò như là nền tảng cho tăng trưởng và các hoạt

động kinh tế [Rogall, 2009; Nguyễn Danh Sơn, 2011].

1.1.1.2. Sản xuất xanh

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thuật ngữ SSX của UNEP

[2011b]. Theo đó, “SXX với mục đích chính là giảm lượng tài nguyên

thiên nhiên để tạo ra sản phẩm thông qua việc sử dụng các quy trình sản

xuất tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, đồng thời giảm tác động tiêu

cực đến môi trường. Theo nghĩa rộng, SSX liên quan đến tái thiết kế sản

phẩm, hệ thống sản xuất và mô hình kinh doanh, cũng như trách nhiệm

Page 8: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

5

mở rộng của nhà sản xuất trong việc thu hồi, sử dụng hiệu quả tài

nguyên và sản xuất sạch và tái chế một cách tối đa”.

1.1.1.3. Chỉ thị giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh ở cấp độ doanh

nghiệp

Giám sát và đánh giá (M&E) là một quá trình cải tiến việc thực hiện

và đạt được kết quả. M&E có chức năng khác nhau nhưng bổ sung cho

nhau, cái nọ củng cố cho cái kia và là công cụ quản lý quan trọng để theo

dõi tiến độ thực hiện, hỗ trợ quá trình ra quyết định [UNDP Evaluation

Office, 2002; WB, 2003; Sera and Beaudry, 2007]. Còn tiêu chí được

hiểu là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật,

hiện tượng nào đó [Nguyễn Bá Dương, 2013]. Mặt khác, theo Chế Đình

Lý [2006], chỉ thị dùng để cung cấp thông tin, chỉ về sự mô tả tình trạng

của một hiện tượng/ môi trường/khu vực, nó là thông tin khoa học về

tình trạng và chiều hướng của các thông số liên quan.

Trong nghiên cứu này, tiêu chí giám sát và đánh giá TTX cho doanh

nghiệp được hiểu là sự cụ thể hóa những đặc tính, phẩm chất yêu cầu

đưa ra cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện TTX và được cụ thể

hóa thông qua các chỉ thị. Còn chỉ thị giám sát và đánh giá TTX cho

doanh nghiệp được hiểu là sự mô tả của tình trạng hoặc dự báo xu thế

diễn biến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

1.1.2. Hệ thống các yếu tố tác động tới doanh nghiệp tăng trưởng xanh

1.1.2.1. Tăng trưởng xanh, con đường hướng đến phát triển bền vững

Tăng trưởng xanh là một khái niệm hẹp hơn, chủ yếu tập trung vào

mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường. TTX gắn chặt với khái niệm sử

dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, gắn với nền

kinh tế ít phát thải khí nhà kính, gắn với một xã hội có lối sống lành

mạnh, và thân thiện với môi trường. Với những ý nghĩa đó, TTX không

thay thế khái niệm PTBV nhưng có nội hàm của PTBV và là con đường

hướng tới PTBV trong bối cảnh BĐKH [UNEP, 2011b; WB, 2012; Võ

Page 9: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

6

Thanh Sơn, 2015; Trương Quang Học và Hoàng Văn Thắng, 2015],

trong đó, tính bền vững là mục tiêu dài hạn quan trọng, nhưng xanh hóa

nền kinh tế là phương tiện đưa chúng ta tới đích [UNEP, 2011b;

ISPONRE, 2011].

1.1.2.2. Sản xuất xanh, yếu tố cốt lõi của tăng trưởng xanh

Khoa học môi trường và kinh tế môi trường đã phân tích rõ mối quan

hệ giữa hoạt động sản xuất của con người và môi trường tự nhiên, đó là

mối quan hệ tương quan hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau, có thể cùng

thúc đẩy hoặc kìm hãm lẫn nhau trong quá trình phát triển. Để hài hòa

mối quan hệ với môi trường tự nhiên, hoạt động sản xuất cần duy trì lâu

dài, cải thiện và tăng cường các chức năng của môi trường. Vì vậy, việc

sử dụng tiết kiệm, thông minh, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và

năng lượng, trong đó chất thải được coi là nguồn tài nguyên quý giá, đã

trở thành nguyên tắc của sản xuất, kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp

nào. Đó là cốt lõi của SSX. Mặt khác, nhiều nghiên cứu [UNESCAP,

2006; UNIDO, 2012; Chính phủ, 2012b; UNEP, 2013] đã khẳng định

một trong những nội dung quan trọng của TTX là xanh hóa sản xuất.

Theo đó, xanh hóa sản xuất hay SSX là tập con của sản xuất bền vững,

nó được coi là một bước để hướng tới TTX và PTBV [Dornfeld et al.,

2013].

1.1.2.3. Doanh nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh

Trên cơ sở lý luận về TTX và nội hàm liên quan, doanh nghiệp theo

hướng TTX trong nghiên cứu này được hiểu là một tổ chức có những

định hướng, cam kết và hành động thực hiện các nguyên tắc bền vững

môi trường, hướng tới việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên

thiên nhiên, giảm thiểu dần các tác động tiêu cực đến môi trường (giảm

dần việc phát sinh chất thải, khí thải nhà kính và ô nhiễm môi trường)

trong quá trình quản lý và vận hành sản xuất, trong khi vẫn duy trì được

lợi nhuận (Hình 1.6).

Page 10: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

7

Hình 1.6. Doanh nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh

1.1.3. Khung phân tích nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu có thể mô tả trên khung phân tích theo Hình 1.8

ở trang sau.

1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Trên thế giới

Trên thế giới, TTX được xác định là trọng tâm trong chính sách phát

triển quốc gia của nhiều nước trên thế giới. Điển hình các quốc gia như

Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Hà Lan... đã đi đầu trong việc

thúc đẩy TTX, trong đó nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp trong

tiến trình hướng tới TTX [Kim, 2012; Văn phòng Quản lý Trung ương,

2012; Nguyễn Trung Thắng, 2013; Bộ Ngoại giao, 2014; EU, 2014; Vũ

Tuấn Anh và cs., 2015; Võ Văn Lợi, 2016...].

Page 11: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

7

Hình 1.8. Khung phân tích nghiên cứu

Page 12: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

8

Thực tế, SSX trong doanh nghiệp đã được nhiều nhà nghiên cứu

quan tâm và bàn luận như Seidel et al. [2007]; Cortellini [2011];

UNEP [2011b]; Dornfeld et al. [2013]; Tsai et al. [2014]; Singh et al

[2014]... Theo đó, SSX là việc thực hiện bất kỳ một thay thế nào

trong quá trình sản xuất mà dẫn đến việc giảm tiêu thụ năng lượng,

tài nguyên, giảm thải các sản phẩm phụ ra môi trường. Trong khi đó,

nhiều công trình cũng phân tích cơ hội và thách thức của doanh

nghiệp trong tiến trình chuyển đổi sang mô hình SSX như Seidel et

al. [2007], Deif [2011], UNIDO [2011], UNEP [2011b, 2013],

Dornfeld el al. [2013]...

Nhằm giám sát và đánh giá TTX ở cấp độ doanh nghiệp, OECD

[2011a] đã khẳng định, việc xây dựng bộ chỉ thị giám sát và đánh giá

hoạt động xanh hóa sản xuất được coi là một bước đầu tiên quan

trọng để doanh nghiệp hướng đến TTX. Hiện có khá nhiều nghiên

cứu như nghiên cứu của WBCSD [2000]; UNIDO and UNEP

[2010]; OECD [2011a]; Tsai et al. [2014]; Singh et al. [2014]... Qua

tổng hợp, rà soát cho thấy, các bộ chỉ thị hiện nay đều có mục tiêu

chung là hướng tới việc giám sát, thiết lập mục tiêu, theo dõi quá

trình thực hiện xanh hoá sản xuất của một doanh nghiệp qua thời

gian. Mỗi bộ chỉ thị giám sát và đánh giá đều có những ưu thế và khó

khăn trong việc áp dụng. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của nhiều bộ

chỉ thị hiện tại là tập trung vào việc báo cáo bên ngoài với mục đích

cải thiện hình ảnh doanh nghiệp mà chưa mang lại nhiều giá trị trong

nội bộ của một doanh nghiệp. Do đó, thách thức cơ bản là việc xây

dựng và lựa chọn các chỉ thị giám sát và đánh giá phù hợp.

Trong lĩnh vực sản xuất bia, nhiều nghiên cứu cũng đã được triển

khai nhằm hướng tới TTX. Điển hình, tại Anh, Hiệp hội Bia hàng

năm đã công bố báo cáo ngành bia xanh của nước này với mục đích

Page 13: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

9

so sánh những nỗ lực của ngành qua các năm trong việc cam kết

hướng tới một tương lai bền vững. Những cam kết tập trung vào hiệu

quả năng lượng và phát thải cacbon; hiệu quả sử dụng nước; giảm tác

động môi trường từ quá trình bao gói; giảm lượng chất thải; quản lý

môi trường và chuỗi cung ứng [British Beer and Bub Association,

2014].

1.2.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trong nước

Xét về chủ trương, chính sách, trong những năm qua, Việt Nam

đã ban hành nhiều định hướng lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình

tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng TTX và

PTBV, trong đó nhấn mạnh nội dung xanh hóa sản xuất.

Ở góc độ nghiên cứu, mặc dù TTX vẫn là một khái niệm tương

đối mới ở Việt Nam và cũng chưa có nhiều nghiên cứu toàn diện.

Tuy nhiên đã có một số nghiên cứu phân tích về chủ đề này, điển

hình là nghiên cứu của UNIDO [2012]; Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

UNDP [2014]; Vũ Tuấn Anh và cs. [2015]; Vũ Anh Dũng [2015].

Trong đó, các nghiên cứu đều khẳng định doanh nghiệp là nhân tố

quan trọng trong quá trình xanh hóa sản xuất, hướng đến TTX. Một

số nghiên cứu khác đề cập đến việc xây dựng bộ chỉ thị giám sát và

đánh giá TTX như Lê Anh Tuấn [2014]; Nguyễn Trung Thắng

[2016]; Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam,

2016; Hồ Công Hòa [2016]. Tuy nhiên cho đến nay cho đến nay qua

rà soát cho thấy có ít công trình nghiên cứu về chủ đề này và nhiều

nghiên cứu chưa có thử nghiệm nên khó đánh giá được tính khả thi

trong thực tế.

Trong lĩnh vực sản xuất bia, thực tế đã có những nghiên cứu về

sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải, tiết kiệm năng lượng...Điển

hình là nghiên cứu của Bộ Công Thương [2008, 2014]; Nguyễn Thị

Page 14: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

10

Đoan Trang và Lê Thanh Hải [2010]; ISPONRE [2013]. Tuy nhiên,

cũng chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề phát triển doanh

nghiệp sản xuất bia hướng đến TTX nói chung và trên địa bàn Hà

Nội nói riêng.

1.2.3. Đánh giá chung

Tổng quan nghiên cứu đến nay cho thấy đã có một số công trình

liên quan đến việc thúc đẩy doanh nghiệp theo hướng TTX nhưng

còn hạn chế về số lượng. Các nghiên cứu cả thế giới và trong nước

mới tập trung vào hướng bền vững, đậm nét hơn với những nghiên

cứu hướng đến TTX. Xây dựng bộ tiêu chí, chỉ thị còn rất hạn chế,

mới có các doanh nghiệp bền vững mà chưa có doanh nghiệp xanh.

Số công trình nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp hướng tới TTX

ở trong nước vẫn thực sự khiêm tốn, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất

bia. Hầu như chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận

về xanh hóa sản xuất đối với doanh nghiệp, giải pháp toàn diện và lộ

trình để giúp các doanh nghiệp Việt nói chung và các doanh nghiệp

sản xuất bia nói riêng hướng đến TTX. Có thể nói, sự mới mẻ của

vấn đề nghiên cứu đồng thời cũng là thách thức đối với nghiên cứu

này. Với nhận thức như vậy, luận án tập trung nghiên cứu và qua đó

góp phần lấp đầy các khoảng trống của các nghiên cứu nói trên.

Chƣơng 2. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Địa điểm điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng các

doanh nghiệp sản xuất bia theo tiếp cận tăng trưởng xanh

Luận án đã lựa chọn Hà Nội là khu vực nghiên cứu phát triển các

doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng TTX. Ngành sản xuất bia ở Hà

Page 15: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

11

Nội được xác định là một trong những nhóm ngành sản xuất quan

trọng, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của toàn ngành công

nghiệp... Hiện nay, tổng năng lực sản xuất bia Hà Nội (mở rộng) ước

khoảng 700 triệu lít/năm chiếm 12,46% năng lực sản xuất bia trên

toàn quốc với trên 20 doanh nghiệp có quy mô khác nhau [Bộ Công

Thương, 2015].

2.1.2. Địa điểm áp dụng thử nghiệp bộ chỉ thị, quy trình giám sát

và đánh giá tăng trưởng xanh

Nghiên cứu đã lựa chọn Công ty Cổ phần bia Hà Nội- Kim Bài

(HKBECO) là doanh nghiệp thử nghiệm áp dụng bộ chỉ thị, quy

trình giám sát và đánh giá TTX. Hiện nay, năng lực sản xuất của

HKBECO là 30 triệu lít/năm với tổng số cán bộ công nhân viên là

220 người và các sản phẩm bia chai, bia hơi mang thương hiệu: bia

chai Hà Nội, bia chai Hanover, bia hơi Hà Nội, bia hơi Kim Bài, phù

hợp với thị trường vùng ven đô, nông thôn, miền núi.

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Phát triển doanh nghiệp sản xuất bia được xem xét từ góc độ

TTX, trong đó các vấn đề về sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu

tác động tiêu cực đến môi trường (bao gồm giảm phát thải khí nhà

kính).

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn

thành phố Hà Nội.

- Phạm vi thời gian: Các số liệu được sử dụng cho thời gian từ

năm 2001 cho đến 2016.

Page 16: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

12

2.3. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

- Tiếp cận hệ thống và liên ngành và

- Tiếp cận kết hợp từ trên xuống và từ dưới lên.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

(i) Phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp; (ii)

Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế; (iii) Phương pháp chuẩn đối

sánh; (iv) Phương pháp phân tích dòng luân chuyển vật chất

(Material Flow Analysis-MFA); (vi) Công cụ phân tích SWOT.

Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn

thành phố Hà Nội và những vấn đề sử dụng tài nguyên, môi

trƣờng

Cũng như các doanh nghiệp sản xuất bia nói chung ở Việt Nam,

bia tại các doanh nghiệp sản xuất bia Hà Nội được sản xuất từ các

nguyên liệu chính là Malt đại mạch, nước, hublon và nấm men… Tỷ

lệ các thành phần trong nguyên liệu phụ thuộc vào chủng loại bia

được sản xuất. Các công nghệ sản xuất bia của các nhà sản xuất khác

biệt bởi quy mô và các kỹ thuật sản xuất. Các kỹ thuật sản xuất trong

mỗi nhà máy ở mỗi công đoạn sản xuất của các hãng rất khác nhau

do các quan điểm về công nghệ, tạo sản phẩm khác biệt và cũng có

nhiều giải pháp công nghệ được lựa chọn có xuất phát điểm là lý do

môi trường và PTBV.

Tuy nhiên, cùng với nhịp độ phát triển ngày càng mạnh mẽ của

ngành sản xuất bia, cũng như mức độ tiêu hao tài nguyên và các vấn

đề về môi trường như hiện nay, nếu chúng ta không sớm có các biện

pháp tiết kiệm nguyên, nhiên liệu và xử lý chất thải hiệu quả thì

Page 17: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

13

ngành bia cũng là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường

đáng kể. Trong đó, những vấn đề sử dụng tài nguyên và môi trường

cần được quan tâm trong quá trình sản xuất bia gồm: (i) Sử dụng

hiệu quả nguyên liệu; (ii) Sử dụng hiệu quả năng lượng; (iii) Sử dụng

hiệu quả nước; (iv) Quản lý chất thải rắn và (v) Quản lý nước thải.

3.2. Cơ hội, thách thức của các doanh nghiệp sản xuất bia trên

địa bàn thành phố Hà Nội theo hƣớng tăng trƣởng xanh

3.2.1.Các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành phố Hà

Nội

- Về điểm mạnh, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất bia ở Hà Nội

đều nhận thức được các cơ hội của quá trình chuyển đổi phương thức

sản xuất “ nâu” sang “ xanh”, đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn.

Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng rất chủ động, sẵn sàng trong quá

trình chuyển đổi xanh. Đặc biệt, hầu hết các doanh nghiệp đều có

những chính sách ưu tiên trong đầu tư công nghệ mới.

- Về điểm yếu: Thiếu nguồn lực (tài chính, công nghệ, con

người...) là một trong những điểm yếu chính, cản trở cơ bản của các

doanh nghiệp trong quá trình xanh hóa sản xuất. Phần lớn các doanh

nghiệp nhất trí với ý kiến này. Bên cạnh đó, hạn chế tiếp cận thông

tin tri thức về chính sách, công nghệ và cơ hội xanh cũng là điểm yếu

của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ.

- Về cơ hội, hiện Chính phủ đã ban hành một loạt văn bản quan

trọng mang tính chất chiến lược. Điều này đã thể hiện sự quyết tâm

của Đảng và Nhà nước trong tiến trình thực hiện TTX và là tiền đề,

cơ sở để các doanh nghiệp phát triển theo hướng xanh ở Việt Nam.

Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, xu hướng hội nhập quốc tế cũng

là cơ hội để các doanh nghiệp có điều kiện học hỏi, tiếp thu kinh

nghiệm của các nước trên thế giới đã thành công trong mô hình phát

Page 18: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

14

triển các doanh nghiệp xanh.

- Về thách thức: Thiếu thể chế, cơ chế và các công cụ giám sát và

đánh giá việc chuyển đổi theo hướng xanh là một trong những thách

thức. Hầu hết các văn bản hiện nay mới chỉ dừng ở khâu định hướng

hoặc đưa ra những quy định chưa rõ ràng, cụ thể cũng như chưa có

một công cụ đo lường, giám sát nào cho việc thực hiện TTX của các

doanh nghiệp; Ngoài ra, cơ chế kiểm tra, giám sát hiện nay còn quá

lỏng cũng góp phần khiến việc chuyển đổi từ mô hình sản xuất “nâu”

sang “”xanh” bị hạn chế.Trong khi đó, chúng ta vẫn còn thiếu động

lực của việc chuyển đổi sang mô hình TTX.

3.2.2. Công ty Cổ phần Bia Hà Nội Kim Bài

Ngoài một số điểm mạnh, điểm yếu như các doanh nghiệp sản

xuất bia khác trên địa bàn thành phố, nghiên cứu cũng chỉ ra một số

điểm mạnh, tồn tại của HKBECO trong tiến trình thực hiện TXX:

- Về điểm mạnh: Lãnh đạo HKBECO luôn có những cam kết và

đưa ra chính sách ưu tiên về tiết kiệm, hiệu quả sử dụng nguyên

nhiên vật liệu và giảm thiểu chất thải ra môi trường. Đặc biệt, trong

những năm qua, HKBECO đã không ngừng đầu tư công nghệ mới,

áp dụng các giải pháp xanh và đã thu được một số kết quả nhất định.

- Về điểm yếu: Thực tế, HKBECO chưa xây dựng một Chiến

lược/kế hoạch xanh hóa dài hạn cũng như chưa có một hệ thống

giám sát và đánh giá toàn diện về việc thực hiện quá trình xanh hóa

sản xuất. So với các cơ sở khác trong nước, mức tiêu hao nước,

nguyên liệu và năng lượng hiện tại của HKBECO vẫn là rất cao. Hơn

nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều khu vực sản xuất cần cải tiến về

mặt quản lý và công nghệ nhằm hướng tới mô hình sản xuất xanh

hơn.

Page 19: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

15

3.3. Giải pháp phát triển theo hƣớng tăng trƣởng xanh của các

doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.3.1. Quan điểm và định hướng phát triển

Đối với ngành sản xuất bia nói chung, quan điểm đề xuất là: (i)

Phát triển ngành theo hướng bền vững, chú trọng bảo đảm an toàn

thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái; gắn kết với việc di dời các

cơ sở sản xuất không phù hợp với quy hoạch và gây ô nhiễm môi

trường tại các khu dân cư; (ii) Tập trung đổi mới thiết bị, công nghệ

hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên,

nhiên, vật liệu; liên kết hoặc sát nhập vào các doanh nghiệp lớn; tiếp

tục mở rộng quy mô sản xuất những sản phẩm có thương hiệu;

Không khuyến khích đầu tư mới các nhà máy quy mô dưới 50 triệu

lít/năm, trừ các cơ sở sản xuất bia bán tiêu dùng tại chỗ.

Định hướng phát triển trung và dài hạn của doanh nghiệp thí điểm

(Công ty Cổ phần Bia Hà Nội Kim Bài): (i) Lấy sự phát triển bền

vững, ổn định làm nền tảng; (ii) Tăng cường công tác giám sát, quản

lý chất lượng sản phẩm, từ nguyên vật liệu đầu vào, quá trình sản

xuất cho đến thành phẩm đến tận tay người tiêu dùng; (iii) Tăng

cường công tác quản lý, thực hiện tốt công tác tiết kiệm chống lãng

phí tại tất cả các khâu sản xuất.

3.3.2. Các giải pháp phát triển theo hướng tăng trưởng xanh

3.3.3.2. Giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất bia

a. Doanh nghiệp bia trên địa bàn Hà Nội

- Đối với các cơ quan quản lý: (i) Tiếp tục hoàn thiện chính sách

từ Trung ương đến địa phương về thúc đẩy và phát triển các doanh

nghiệp theo hướng TTX. Trong đó, cần thiết phải xây dựng và ban

hành các hướng dẫn, quy định cụ thể, rõ ràng; các công cụ theo dõi

và đánh giá; các chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt đối

Page 20: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

16

với các doanh nghiệp nhỏ còn hạn chế về nguồn lực; (ii) Thúc đẩy

phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và

triển khai (R&D). Đây là yếu tố quan trọng cho sự phát triển doanh

nghiệp hướng tới xanh; (iii) Tăng cường nâng cao hiểu biết cho

người dân trong việc chuyển đổi thói quen tiêu dùng cũng như nâng

cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi mô hình

xanh hơn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ khi thực tế họ rất

hạn chế trong việc tiếp cận thông tin trong quá trình chuyển đổi

xanh; (iv) Đẩy mạnh hợp tác liên kết, phát huy được vai trò hợp tác

quốc tế trong việc nâng cao nhận thức, phổ biến thông tin, chuyển

giao công nghệ và nâng cao năng lực công nghệ của quốc gia và của

doanh nghiệp để cải thiện năng lực cũng như nhằm đạt được mục

tiêu đặt ra trong chiến lược tăng trưởng xanh, trong đó có nội dung

xanh hóa sản xuất.

- Đối với các doanh nghiệp: Cùng với các doanh nghiệp khác trên

cả nước, các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn Hà Nội cũng cần

có trách nhiệm và chủ động hơn nữa nhằm chuyển đổi mô hình sản

xuất truyền thống sang mô hình sản xuất xanh hơn. Đặc biệt đối với

các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để tồn tại và phát triển trong môi

trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, những doanh nghiệp này cần

thay đổi tư duy phát triển, nắm bắt cơ hội để vận dụng chính sách

hiệu quả, tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp… Trong đó, cần đẩy

mạnh liên kết, hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh cả về vốn,

công nghệ, nguồn nhân lực, quản trị… Đây là một trong những giải

pháp sống còn của các doanh nghiệp Việt nói chung và các doanh

nghiệp sản xuất bia trên địa bàn Hà Nội nói riêng.

Page 21: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

17

b. Công ty Cổ phần Bia Hà Nội Kim Bài

- Nhóm giải pháp quản lý: HKBECO cần xây dựng một Chiến

lược/kế hoạch toàn diện theo hướng TTX. Trong đó, trước mắt cần

tập trung vào quản lý nội vi như quản lý 5S và đào tạo. Tăng cường

quản lý, xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá cũng là một giải

pháp hữu hiệu.

- Nhóm giải pháp công nghệ: HKBECO cần rà soát, đánh giá tổng

thể hệ thống trang thiết bị, máy móc cũng như quá trình vận hành

nhằm phân tích nguyên nhân tổn thất, sử dụng không hiệu quả tài

nguyên, phát sinh nhiều chất thải. Qua khảo sát, đánh giá sơ bộ,

nghiên cứu bước đầu đề xuất một số giải pháp cải tiến công nghệ về:

(i) sử dụng hiệu quả nước; (ii) sử dụng hiệu quả năng lượng; (iii)

giảm thiểu chất thải ra môi trường.

3.3.3.3. Xây dựng bộ chỉ thị, quy trình giám sát và đánh giá doanh

nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh

Trên cơ sở nội hàm doanh nghiệp và TTX, nghiên cứu xác định

nhóm tiêu chí, các tiêu chí cụ thể được đo lường bởi các chỉ thị.

Trong đó, nhóm tiêu chí gồm: (i) Hiệu quả hoạt động quản lý; (ii)

Hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và (iii) Giảm tác động tiêu

cực đến môi trường (gồm giảm việc phát sinh chất thải, khí nhà kính

và ô nhiễm môi trường). Mặt khác, dựa trên nghiên cứu của Staniškis

and Arbačiauskas 2009; Nguyễn Trung Thắng 2016, 6 tiêu chí

được xác định : (i) Tính phù hợp và có ý nghĩa; (ii) Tính đại diện;

(iii) Bảo đảm khả năng so sánh/đo lường; (iv) Tính liên tục; (v) Tính

rõ ràng; (vi) Tính hiệu quả, kết hợp tham vấn chuyên gia, doanh

nghiệp và dựa trên các vấn đề sử dụng tài nguyên, môi trường của

ngành sản xuất bia, bộ chỉ thị giám sát và đánh giá TTX cho doanh

nghiệp sản xuất bia đã được đề xuất gồm 19 chỉ thị theo 3 nhóm tiêu

Page 22: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

18

chí và 9 tiêu chí:

Bảng 3.18. Đề xuất các chỉ thị giám sát và đánh giá thực hiện tăng

trưởng xanh cho doanh nghiệp sản xuất bia

Nhóm

tiêu

chí

Các tiêu chí Các chỉ thị đề xuất

Hiệu

quả

hoạt

động

quản lý

Hiệu quả áp

dụng các

chính sách

xanh

1. Tỷ lệ mục tiêu, chỉ tiêu về sử dụng

hiệu quả tài nguyên và môi trường đạt

được (%)

2. Tỷ lệ nhà cung cấp có hệ thống quản lý

môi trường được áp dụng (%)

3. Số sáng kiến về nâng cao hiệu quả sử

dụng tài nguyên và BVMT được áp dụng

(%)

4. Số lượng nhân viên được đào tạo về

nâng cao hiệu quả tài nguyên, BVMT (số

người/năm)

Tuân thủ

pháp luật bảo

vệ môi trường

5. Tỷ lệ quan trắc môi trường (nước thải

& khí thải), thu gom & xử lý chất thải rắn

đạt quy chuẩn kỹ thuật/ quy định (%)

6. Số vụ bị phạt do không tuân thủ luật

pháp/ các quy định môi trường (số

vụ/năm)

Thúc đẩy đầu

tư xanh

7. Lợi nhuận trên vốn đầu tư cho các dự

án xanh (%)

Trách nhiệm

cộng đồng

8. Số chương trình/ hoạt động tham gia

cộng đồng (số chương trình/hoạt động)

Sử

dụng

hiệu

Sử dụng hiệu

quả nguyên

vật liệu

9. Cường độ sử dụng nguyên vật liệu

(tấn/1000l)

10. Tỷ lệ nguyên vật liệu tái chế/ tái sử

Page 23: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

19

Nhóm

tiêu

chí

Các tiêu chí Các chỉ thị đề xuất

quả tài

nguyên

dụng (%)

11. Cường độ sử dụng nước (m3/1000l)

Sử dụng hiệu

quả và tiết

kiệm năng

lượng

12.Cường độ sử dụng năng lượng

(MJ/1000l)

13. Tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch/tái tạo

(%)

Giảm

phát

sinh ô

nhiễm

môi

trường

Giảm phát

sinh nước thải

14. Cường độ nước thải (m3/ 1000l)

15. Tỷ lệ nước được tái sử dụng/tuần

hoàn (%)

Giảm phát

sinh khí thải

16. Cường độ phát thải khí nhà kính (tấn

CO2 tương đương/1000l)

Giảm phát

sinh chất thải

rắn

17. Cường độ chất thải rắn (tấn/ 1000l)

18. Tỷ lệ chất thải được tái chế/ tái sử

dụng (tấn/1000l)

19. Tỷ lệ sử dụng vật liệu đóng gói được

tái chế (%)

c. Đề xuất quy trình

Trên quan điểm hệ thống quản lý và nghiên cứu của OECD

[2011], BSI [2013], quy trình giám sát và đánh giá TTX cho doanh

nghiệp được đề xuất gồm các bước:

Page 24: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

20

Hình 3.19. Quy trình giám sát và đánh giá TTX cho doanh nghiệp

3.3.4. Thử nghiệm áp dụng bộ chỉ thị, quy trình giám sát và đánh

giá doanh nghiệp sản xuất bia theo hướng tăng trưởng xanh

Dựa trên việc xác định các vấn đề môi trường, các chính sách ưu

tiên và nguồn lực của HKBECO hiện có, các vấn đề trọng yếu của

HKBECO trong giai đoạn hiện, 2 vấn đề được HKBECO lựa chọn là

vấn đề ưu tiên là: (i) Sử dụng nước; (ii) Sử dụng năng lượng gồm

điện và nhiệt. Từ đó, nghiên cứu đã lựa chọn các chỉ thị nhằm giám

sát và đánh giá quá trình thực hiện tăng trưởng xanh.

Sau một năm thực hiện một số giải pháp xanh (năm 2016), nghiên

cứu đã đánh giá được hiệu quả của các giải pháp xanh thông qua các

chỉ thị và quy trình đề xuất. Kết quả thử nghiệm cho thấy mức tiêu

hao nước và năng lượng của HKBECO đều có bước chuyển biến tích

KIỂM TRA VÀ HÀNH ĐỘNG

Xem xét, cải tiến đánh giá kết quả thực hiện TTX;

Xác định các cơ hội cải tiến và kế hoạch hành động

THỰC HIỆN

Thu thập dữ liệu

Phân tích dữ liệu (qua chỉ thị)

Đánh giá thông tin

Báo cáo

Dữ liệu

Thông tin

Kết quả

LẬP KẾ HOẠCH

Xác định các vấn đề ưu tiên trong thực hiện TTX

Lựa chọn các chỉ thị giám sát và đánh giá TTX

Page 25: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

21

cực. Qua tính toán ban đầu cho thấy, HKBECO đã tiết kiệm một

khoản chi phí khi sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nước và năng lượng.

Điều này cũng cho thấy giải pháp xanh mà HKBECO đã và đang

thực hiện là bước đi đúng, vừa đem lại lợi nhuận cho HKBECO, vừa

đảm bảo cho HKBECO tuân thủ pháp luật về BVMT. Tuy nhiên, qua

thử nghiệm cũng cho thấy một số kết quả của HKBECO cũng chưa

thực sự đạt được mục tiêu đề ra. Mặc dù vậy, thử nghiệm bước đầu

cũng cho thấy việc áp dụng các chỉ thị và quy trình giám sát và đánh

giá TTX đề xuất là hoàn toàn khả thi và có ý nghĩa thiết thực cho sự

phát triển của HKBECO hướng đến mô hình sản xuất xanh hơn.

3.4. Thảo luận kết quả

Trước hết, kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đã cho

thấy việc sử dụng hiệu quả nguyên nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm

môi trường trong quá trình sản xuất là hai yếu tố cốt lõi để phát triển

doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp sản xuất bia nói

riêng theo hướng TTX. Điều này cũng góp phần khẳng định các

nghiên cứu của OECD [2010, 2011]; Phạm Văn Đức [2011]; UNIDO

[2012]; Dornfeld et al. [2013]; Lê Anh Tuấn [2014]; Vũ Anh Dũng

[2015].

Kết quả đánh giá thực trạng các doanh nghiệp sản xuất bia trên

địa bàn Hà Nội theo cách tiếp cận TTX đã chỉ ra những khác biệt về

sự chủ động, sẵn sàng giữa các doanh nghiệp sản xuất bia có quy mô

sản xuất khác nhau trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình thực hiện

TTX mà hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới. Thực

tế, các doanh nghiệp lớn thường nhận thức hơn về giá trị thương hiệu

khi chuyển đổi mô hình sản xuất xanh hơn. Những doanh nghiệp này

cũng thường có nguồn lực hơn nên họ có thể chủ động hơn trong vấn

đề này.

Page 26: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

22

Qua áp dụng thử nghiệm cho thấy bộ chỉ thị, quy trình giám sát

và đánh giá TTX đề xuất là hoàn toàn khả thi và thật sự là một công

cụ hữu ích cho các doanh nghiệp sản xuất bia. Mặt khác, trong hầu

hết các nghiên cứu như WBCSD [2000]; OECD [2011]; UNIDO and

UNEP [2010]; Singh el al. [2014], bộ chỉ thị tập trung vào quá trình

vận hành sản xuất mà không đề cập đến các chỉ thị về hoạt động

quản lý. Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra hoạt động quản lý

của doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình

chuyển đổi xanh. Vì vậy, bộ chỉ thị không thể thiếu khía cạnh quản

lý. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất được bộ chỉ thị với 19 chỉ

thị, trong đó có 8 chỉ thị liên quan đến hiệu quả hoạt động quản lý

theo hướng TTX.

Bộ chỉ thị giám sát và đánh giá TTX cho doanh nghiệp trong các

nghiên cứu của WBCSD [2000]; OECD [2011] được xây dựng và

tính toán dựa trên cách tiếp cận vòng đời sản phẩm... Tuy nhiên, ở

Việt Nam, những số liệu liên quan đến sử dụng hiệu quả tài nguyên

và tác động tiêu cực đến môi trường tại từng khâu của vòng đời sản

phẩm là không có hoặc rất khó thu thập. Vì vậy, nghiên cứu cho rằng

trước mắt, chỉ nên tập trung vào các chỉ thị liên quan trong phạm vi

sản xuất của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

1. Luận án đã làm rõ nội hàm “hướng tăng trưởng xanh“ đối với

doanh nghiệp phù hợp với điều kiện một nền kinh tế đang chuyển đổi

sang cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu

PTBV. Trong đó, nhấn mạnh sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm

thiểu ô nhiễm môi trường (bao gồm giảm phát thải khí nhà kính) là

Page 27: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

23

hai yếu tố quan trọng nhất của các doanh nghiệp trong tiến trình

chuyển đổi mô hình sản xuất “nâu” sang “xanh”. Ngoài ra, các bài

học kinh nghiệm (quốc tế, trong nước) được khái quát, tổng kết về

phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo

hữu ích cho nghiên cứu và hoạch định chính sách PTBV và BVMT.

2. Nghiên cứu đã đưa ra những nhận xét, đánh giá cùng các chứng

cứ thực tiễn về thực trạng các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn

thành phố Hà Nội theo cách tiếp cận sử dụng hiệu quả sử dụng

nguyên nhiên liệu và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, nghiên cứu

xác định được cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp bia ở Hà

Nội trong tiến trình chuyển đổi mô hình sản xuất xanh hơn.

3. Đã đề xuất được một số hàm ý chính sách và các giải pháp thúc

đẩy và phát triển doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn thành phố

Hà Nội theo hướng TTX bao gồm: (i) Hoàn thiện chính sách phát

triển doanh nghiệp theo hướng TTX; (ii) Tăng cường cơ hội tiếp cận

thông tin và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về tăng trưởng xanh; (iii)

Thiết lập bộ chỉ thị và quy trình giám sát và đánh giá TTX cho doanh

nghiệp là một trong những ưu tiên trước mắt hiện nay; (iii) Một số

giải pháp quản lý và công nghệ trong việc sử dụng hiệu quả tài

nguyên và giảm thiểu tác động môi trường cho các doanh nghiệp.

4. Bước đầu đề xuất được một bộ chỉ thị gồm 19 chỉ thị theo 3

nhóm tiêu chí và 9 tiêu chí cụ thể; một quy trình giám sát và đánh giá

việc thực hiện TTX gồm 3 bước chính gồm lập kế hoạch-thực hiện

đánh giá-kiểm tra và hành động cho các doanh nghiệp sản xuất bia ở

Việt Nam. Trong đó, bộ chỉ thị này trước mắt tập trung vào các chỉ

thị môi trường và quá trình sản xuất nội tại của doanh nghiệp. Hơn

nữa, bộ chỉ thị chỉ nên mang tính chất khung để các doanh nghiệp có

thể lựa chọn các chỉ thị cho phù hợp với đặc thù, nguồn lực và mức

Page 28: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

24

độ ưu tiên của doanh nghiệp mình.

5. Kết quả thử nghiệm tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội Kim Bài

đã chỉ ra xu hướng tích cực và hiệu quả các giải pháp xanh của

doanh nghiệp khi áp dụng, triển khai. Qua đó cũng cho thấy sự cần

thiết và tính khả thi của bộ chỉ thị, quy trình giám sát và đánh giá

thực hiện TTX cho các doanh nghiệp, cụ thể là cho các doanh nghiệp

sản xuất bia. Ngoài ra, phương pháp tiếp cận và các kết quả thử

nghiệm của luận án này có thể vận dụng cho các doanh nghiệp sản

xuất khác và địa phương khác ở nước ta, góp phần phát triển doanh

nghiệp theo hướng TTX ở Việt Nam.

Khuyến nghị

1. Trong phạm vi của nghiên cứu, luận án chưa có điều kiện thử

nghiệm nhân rộng bộ chỉ thị, quy trình giám sát và đánh giá TTX đối

với các doanh nghiệp có trình độ công nghệ khác nhau cũng như tại

các địa phương khác nhau. Đây chính là định hướng cho các nghiên

cứu tiếp theo trong thời gian tới để tiếp tục hoàn thiện bộ chỉ thị và

quy trình.

2. Việc nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị giám sát và đánh giá TTX

cho doanh nghiệp là rất ý nghĩa và cần thiết, góp phần khuyến khích,

thúc đẩy phát triển doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh

nghiệp sản xuất bia nói riêng theo hướng TTX. Tuy nhiên, nghiên

cứu mới bước đầu đề xuất bộ chỉ thị, quy trình với mục đích giám sát

và đánh giá kế hoạch hành động TTX trong phạm vi nội bộ của

doanh nghiệp. Vì vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu sâu hơn để

mở rộng quy mô áp dụng của bộ chỉ thị cho các nhà quản lý nhằm

đánh giá, phân loại doanh nghiệp và có những điều chỉnh chính sách

phát triển phù hợp.

Page 29: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

25

3. Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh của Thủ

tướng Chính phủ theo Quyết định 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 đã

xác định việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn các sản phẩm dán

nhãn sinh thái là một trong những nhiệm vụ cần thiết. Kế hoạch hành

động tăng trưởng xanh ngành công thương của Bộ trưởng Bộ Công

Thương theo Quyết định số 13443, ngày 08/12/2015 cũng xác định

các loại hình sản phẩm, dịch vụ phải được xem xét dán nhãn sinh

thái trong giai đoạn 2015-2020 gồm có thực phẩm. Tuy nhiên, cho

đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn dán nhãn sinh thái cho thực phẩm

nói chung và cho sản phẩm bia nói riêng. Vì vậy, vấn đề này cần

được nghiên cứu nhằm tạo cơ sở khoa học và thực tiễn để kiến nghị

Chính phủ ban hành các quy định, tiêu chuẩn cho phù hợp với bối

cảnh Việt Nam và hội nhập.

Page 30: ĐẠI HỌ Ố ỘI - CREScres.edu.vn/filedaylen/tomtathanh.pdfkết về phát triển doanh nghiệp theo hướng TTX như là những tham khảo hữu ích cho nghiên cứu

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Hoàng Hồng Hạnh (2015), “Phân tích một số hệ thống đánh giá

và giám sát doanh nghiệp hướng đến sản xuất xanh”, Tạp chí Tài

nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kỳ 1 -

tháng 11/2015, Số 21-(227), tr. 21-23.

2. Hoàng Hồng Hạnh (2016), “Sản xuất xanh: Cơ hội và lợi ích cho

Việt Nam”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên

và Môi trường, Kỳ 2 - tháng 5/2016, Số 10 (240), tr. 15- 17.

3. Hoàng Hồng Hạnh (2017), “Nghiên cứu bộ chỉ thị giám sát và

đánh giá doanh nghiệp hướng đến tăng trưởng xanh”, Tạp chí

Môi trường, Tổng cục Môi trường, tháng 4/2017, Số chuyên đề I,

tr. 53-56.

4. Hoang Hong Hanh (2016), “Developing Indicators on Evaluation

and Proposing a Model towards Green Manufacturing for

Vietnam Brewery Enterprises”, The 3rd International Scientific

Conference on Material Cycles and Waste Management, Institute

of Strategy and Policy on Natural Resources and Environment,

Vietnam Environment Administration, Department of Science

and Technology under Ministry of Natural Resources and

Environment, Hanoi, Vietnam, pp. 580-584.