ĐẠi hỌ khoa sau ĐẠi hỌc nguyỄn thỊ ngỌc...

92
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI KHOA SAU ĐẠI HC NGUYN THNGC MAI TC ỘNG CỦA BIẾ ỔI KHÍ HẬU ẾN HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP HUYỆN À BẮC, TỈ ÒA BÌ VÀ Ề XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HU HÀ NI 2017

Upload: others

Post on 28-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN THỊ NGỌC MAI

T C ỘNG CỦA BIẾ ỔI KHÍ HẬU

ẾN HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP HUYỆN

À BẮC, TỈ ÒA BÌ VÀ Ề XUẤT

CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2017

Page 2: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN THỊ NGỌC MAI

T C ỘNG CỦA BIẾ ỔI KHÍ HẬU

ẾN HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP HUYỆN

À BẮC, TỈ ÒA BÌ VÀ Ề XUẤT

CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu

Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Hương Mai

HÀ NỘI – 2017

Page 3: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện

dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Đoàn Hƣơng Mai, khoa Sinh, trƣờng Đại

học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội không sao chép các công trình nghiên cứu của

ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì một công

trình khoa học nào khác.

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích

dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

.

HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Ngọc Mai

Page 4: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS Đoàn

Hƣơng Mai, khoa Sinh, trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội đã nhiệt

tình hƣớng dẫn, chỉnh sửa cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm

ơn trung tâm tƣ liệu Khí tƣợng thủy văn, trung tâm Dự báo khí tƣợng thủy văn Hòa

Bình đã hỗ trợ giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và xử lý số liệu phục vụ việc thực

hiện luận văn.

Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Sau đại học, Đại học Quốc Gia

Hà Nội đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho tôi hoàn

thành chƣơng trình đào tạo thạc sĩ Biến đổi khí hậu.

Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ chi cục Môi trƣờng tỉnh Hòa Bình,

UBND huyện Đà Bắc, phòng Tài nguyên và môi trƣờng huyện Đà Bắc, phòng Nông

nghiệp huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi hoàn

thành luận văn này.

Luận văn này đƣợc tài trợ bởi ĐHQG Hà Nội trong đề tài mã số QG.16.13.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình và bạn bè và đồng

nghiệp trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Học viên cao học

Nguyễn Thị Ngọc Mai

Page 5: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................

LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................

MỤC LỤC ...............................................................................................................

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... i

DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... ii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH VẼ ................................................................... iii

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 6

1.1. Tổng quan về Biến đổi khí hậu ................................................................... 6

1.1.1. Tình hình nghiên cứu tác động của BĐKH đến nông nghiệp trên thế

giới và Việt Nam ......................................................................................... 10

1.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến ĐDSH và hệ sinh thái ................. 10

1.2. Tổng quan về Hệ sinh thái nông nghiệp ................................................... 10

1.2.1. Khái quát về HST nông nghiệp ......................................................... 10

1.2.2. Đặc điểm của HST nông nghiệp ........................................................ 11

1.2.3. Những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa HST nông nghiệp cổ truyền

và HST nông nghiệp tiên tiến ..................................................................... 11

1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ............................................................ 12

1.3.1.Điều kiện tự nhiên huyện Đà Bắc ....................................................... 12

1.3.2. Điều kiện kinh tế -xã hội huyện Đà Bắc ............................................ 14

CHƢƠNG II : NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU .................................................................................................................... 19

2.1.Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 19

2.2. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 19

2.2.1. Cách tiếp cận .................................................................................... 19

2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 20

Page 6: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 23

3.1. Xu thế biến đổi của một số yếu tố khí hậu và các hiện tƣợng thời tiết

cực đoan ở Đà Bắc trong những năm gần đây ............................................... 25

3.1.1. Xu thế biến đổi của nhiệt độ, lƣợng mƣa ........................................... 25

3.1.2. Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan ...................................................... 30

3.2. Đa dạng sinh học cây trồng/vật nuôi ở các kiểu HST Nông nghiệp Đà

Bắc ....................................................................................................................... 31

3.2.1. Đa dạng thực vật ................................................................................ 31

3.2.2. Đa dạng động vật ............................................................................... 32

3.3. Sinh kế ngƣời dân Đà Bắc và tác động của BĐKH(các hiện tƣợng thời

tiết cực đoan) đến HST nông nghiệp, sinh kế và các hoạt động khác .......... 36

3.3.1. Các nguồn sinh kế chính của cộng đồng dân cƣ huyện Đà Bắc ......... 36

3.3.2. Tác động của BĐKH đến HST nông ngiệp huyện Đà Bắc ..................... 37

3.3.3. Lịch mùa vụ và các hiện tƣợng thời tiết tại huyện Đà Bắc .................. 41

3.4. Phân tích tính dễ tổn thƣơng và khả năng thích ứng thích ứng của

ngƣời dân huyện Đà Bắc với BĐKH ............................................................. 47

3.4.1. Phân tích ma trận tổn thƣơng giữa các yếu tố tự nhiên và sinh kế..... 47

3.4.2. Xếp hạng ảnh hƣởng của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan lên các đối

tƣợng hộ gia đình ......................................................................................... 48

3.4.3. Khả năng thích ứng thích ứng của ngƣời dân huyện Đà Bắc với BĐKH

(kết quả thảo luận nhóm SWOT) .................................................................. 49

3.5. Đề xuất một số giải pháp ứng phó với BĐKH của huyện Đà Bắc ......... 54

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 59

PHỤ LỤC ........................................................................................................... 63

Page 7: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh

AAV Tổ chức quốc tế chống đói

nghèo

Actionaid

BĐKH Biến đổi khí hậu Climate Change

ĐDSH Đa dạng sinh học Biodiversity

HST Hệ sinh thái Ecosystem

IPCC Ủy ban Liên chính phủ về biến

đổi khí hậu

Intergovernmental Panel on Climate

Change

IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên

Quốc tế

International Union for Conservation

of Nature

KNK Khí nhà kính Greenhouse gas

KT-XH Kinh tế - xã hội Socio – Economic

MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Ministry of Natural Resources and

Environment

NBD Nƣớc biển dâng Sea level rise

PRA Bộ công cụ đánh giá nông thôn

có sự tham gia

Participatory Rural Appraisal

PTBV Phát triển bền vững Suitainable development

UNDP Chƣơng trình phát triển Liên

hợp quốc

United Nations Development

Programme

UNEP Chƣơng trình Môi trƣờng Liên

Hợp quốc

United Nations Environment

Programme

UNFCCC Công ƣớc khung của Liên hợp

quốc về biến đổi khí hậu

United Nations Framework

Convention on Climate Change

WB Ngân hàng Thế giới World Bank

WMO Tổ chức Khí tƣợng thế giới World Meteorological Organization

Page 8: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Bảng thống kê tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp huyện Đà Bắc...... 15

Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... ................................................................ 21

Bảng 2.2: Phƣơng pháp/các công cụ phân tích trong nghiên cứu ...................... 23

Bảng 3.1. Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra tại huyện Đà Bắc ........................ 30

Bảng 3.2. Thống kê tổng hợp các loài thực vật thuộc HST nông nghiệp huyện

Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ........................................................................................ 32

Bảng 3.3. Số lƣợng gia súc, gia cầm của huyện Đà Bắc giai đoạn 2010-2015 ............. 34

Bảng 3.6. Nguồn sinh kế chính của dân cƣ huyện Đà Bắc ................................. 36

Bảng 3.7. Lịch mùa vụ huyện Đà Bắc ......................................................... 41

Bảng 3.9. Bảng xếp hạng loại hộ bị ảnh hƣởng bởi các hiện tƣợng thời tiết cực

đoan ..................................................................................................................... 49

Bảng 3.10. Các loài/giống vật nuôi có mặt tại huyện Đà Bắc ............................ 33

Bảng 3.11. Bảng tổng hợp đánh giá nhận thức của cƣ dân huyện Đà

Bắc................... ................................................................................................ ....68

Page 9: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH VẼ

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ................................ 12

Hình 3.1. Nhiệt độ trung bình năm của trạm khí tƣợng Hòa Bình từ năm 1975

đến 2015 .............................................................................................................. 25

Hình 3.2. Nhiệt độ cực đại mùa hè của trạm khí tƣợng Hòa Bình từ năm 1975

đến 2015 .............................................................................................................. 26

Hình 3.3. Tổng lƣợng mƣa trung bình năm của trạm khí tƣợng Hòa Bình từ năm

1975 đến 2015 ..................................................................................................... 27

Hình 3.4. Tổng số ngày có mƣa trong năm của trạm khí tƣợng Hòa Bình từ năm

1975 đến 2015 ..................................................................................................... 27

Hình 3.6. Tổng lƣợng mƣa trung bình năm của trạm đo mƣa Tân Pheo từ năm

1975 đến 1991 ..................................................................................................... 28

Hình 3.7. Tổng số ngày mƣa trong năm của trạm đo mƣa Mƣờng Chiềng từ

năm 1975 đến 2005 ............................................................................................. 29

Hình 3.8. Tổng số ngày mƣa trong năm của trạm đo mƣa Tân Pheo từ năm 1975

đến 1991 .............................................................................................................. 29

Hình 3.9. Biến động số lƣợng gia súc, gia cầm từ năm 2010 -2015 ................... 35

Page 10: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21.

Biến đổi khí hậu làm cho các hiện tƣợng thời tiết biến chuyển theo chiều hƣớng cực

đoan, khắc nghiệt hơn trƣớc, khắp các châu lục trên thế giới đang phải đối mặt, chống

chọi với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khô hạn, nắng nóng, bão tuyết…Dự

báo của IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu) chỉ ra, thế giới sẽ còn phải

đón nhận những mùa mƣa dữ dội hơn vào mùa hè, bão tuyết khủng khiếp hơn vào mùa

đông, khô hạn sẽ khắc nghiệt hơn, nắng nóng cũng khốc liệt hơn.

Các báo cáo gần đây của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã

xác nhận rằng biến đổi khí hậu thực sự đang diễn ra và đã gây ra nhiều tác động

nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trƣờng tại nhiều nƣớc trên thế giới, Việt

Nam là một trong những nƣớc trên thế giới phải chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất do hậu

quả của BĐKH mà trực tiếp là các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, nƣớc biển dâng gây

ra (IPCC, 2007). Theo tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (MONRE, 2012), ở

Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 đến

0,7oC, mực nƣớc biển dâng khoảng 20cm. Hiện tƣợng El-Nino, La-Nina ngày càng tác

động mạnh mẽ đến Việt Nam, BĐKH thực sự đã làm cho thiên tai, đặc biệt là bão, lũ,

hạn hán, nắng nóng... ngày càng nghiêm trọng. Nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể

tăng lên đến 3oC và mực nƣớc biển có thể dâng lên 1 mét vào năm 2100.

Các nghiên cứu cho thấy Nông nghiệp là đối tƣợng chịu tác động trực tiếp của

khí hậu, đặc biệt là tác động của bức xạ mặt trời. Thông qua quá trình quang hợp, bức

xạ mặt trời quyết định quá trình phát triển và hình thành năng suất của cây trồng. Mặt

khác chế độ nhiệt, mƣa, ẩm có ảnh hƣởng quan trọng đến thời vụ, tốc độ sinh trƣởng,

phát triển của cây trồng... Bởi vậy BĐKH tuy không gây ra những thay đổi tức thì

nhƣng sự nóng lên toàn cầu dẫn đến những BĐKH, thời tiết làm thay đổi cấu trúc mùa

nhƣ rút ngắn, thậm chí mất mùa lạnh, kéo dài hay rút ngắn mùa mƣa tăng thêm tính

biến động, mức độ phân hóa. Phần lớn các thiên tai khí tƣợng có xu thế gia tăng cƣờng

độ hoặc xác suất xuất hiện. BĐKH có thể tác động không giống nhau đến các đối

tƣợng, những giai đoạn khác nhau trong nông nghiệp nhƣ thời vụ, quy hoạch vùng, kỹ

thuật tƣới tiêu, sâu bệnh, năng suất- sản lƣợng[11].

Page 11: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

2

Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam

còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khi nhiệt độ tăng, tính biến động và bất thƣờng

của thời tiết và khí hậu tăng ảnh hƣởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp. Sự bất thƣờng

về chu kì khí hậu không chỉ dẫn đến sự gia tăng dịch bệnh, dịch hại giảm sút năng

năng suất mùa màng, mà còn gây ra các rủi ro nghiêm trọng khác. Trong sản xuất

nông nghiệp thì HST nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, bởi HST nông nghiệp là

đối tƣợng hoạt động nông nghiệp nhằm sản xuất lƣơng thực, thực phẩm.

Đánh giá sự tổn thƣơng của các HST trƣớc tác động bởi BĐKH và đề xuất các

biện pháp giảm nhẹ đang là yêu cầu bức thiết đối với Việt Nam nhƣ trong Quyết định

số 2199/QĐ-TTG ngày 5/12/2011. Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam chỉ có các

nghiên cứu chung về mối quan hệ giữa BĐKH và HST, ĐDSH mà chƣa có nhiều các

nghiên cứu và phân tích mối quan hệ trong các trƣờng hợp cụ thể, đặc biệt là những

ảnh hƣởng của BĐKH lên các HST nông nghiệp, các nghiên cứu ở Việt Nam mới bắt

đầu thực hiện đối với các hệ sinh thái biển ven bờ (rạn san hô, rừng ngập mặn, cỏ

biển...) hoặc một vài HST cụ thể (HST hồ tự nhiên, HST cửa sông..)

Hệ sinh thái nông nghiệp là HST do con ngƣời tạo ra và duy trì dựa trên các

quy luật khách quan của tự nhiên, với mục đích thỏa mãn nhu cầu trên nhiều mặt và

ngày càng tăng của mình. HST nông nghiệp là một HST tƣơng đối đơn giản về thành

phần và đồng nhất về cấu trúc, cho nên nó kém bền vững , dễ bị phá vỡ hay nói cách

khác, HST nông nghiệp là những hệ sinh thái chƣa cân bằng. Bởi vậy trƣớc những

hiện tƣợng cực đoan xảy ra do BĐKH sẽ có tác động rất lớn tới HST nông nghiệp nó

không chỉ ảnh hƣởng đến ĐDSH của HST nông nghiệp mà còn ảnh hƣởng tới chức

năng quan trọng của HST nông nghiệp đó là chức năng sản xuất nhƣ: ảnh hƣởng đến

cơ cấu, năng suất, chất lƣợng của cây trồng, vật nuôi trong HST nông nghiệp.

Huyện Đà Bắc là nơi đƣợc lựa chọn để thực hiện luận văn bởi đây là một huyện

vùng cao của tỉnh Hòa Bình, nằm trọn trong lƣu vực sông Đà, có những điều kiện tự

nhiên tƣơng đối đặc thù: có địa hình đồi, núi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp

bị cắt phá mạnh mẽ nên đất có độ dốc lớn, mặc dù có diện tích đất tự nhiên lớn nhất so

với các huyện trong tỉnh nhƣng đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu là đất rừng.

Xuất phát điểm nền kinh tế của huyện vào loại thấp trong tỉnh, đời sống ở các khu vực

dân cƣ có nhƣng chênh lệch lớn. Khu vực thành thị có mức sống ổn định tƣơng đối

đồng đều nhƣng tỷ lệ không cao, không có các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn,

Page 12: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

3

khu vực nông thôn có mức sống thấp còn nhiều hộ nghèo, việc xoá đói giảm nghèo hết

sức khó khăn, các hộ nghèo chủ yếu ở nông thôn sản xuất theo dạng tự cung tự cấp,

chƣa có thói quen tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lƣợng để trao đổi theo nhu cầu thị

trƣờng. Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp.

Mặt khác, huyện Đà Bắc lại nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa, hầu hết các

xã trong huyện đều ít nhiều chịu ảnh hƣởng của gió Tây khô nóng, còn vào mùa mƣa ở

huyện thƣờng xảy ra những đợt lũ quét phá hoại đƣờng sá, hoa màu và diện tích ruộng

lúa nƣớc.

Gần đây nhất: việc thực hiện kế hoạch sản xuất vụ chiêm - xuân năm 2016,

hiện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nhiều địa phƣơng đã cơ bản cấy xong lúa. Tuy nhiên,

tại huyện Đà Bắc, toàn huyện mới cấy đƣợc gần 50% diện tích. Nguyên nhân chủ yếu

do các bãi, hồ, đập thiếu nƣớc. Vì vậy, khả năng hàng nghìn ha đất lúa và cây màu có

nguy cơ hạn hán. Đây chính là biểu hiện của hiện tƣợng biến đổi khí hậu đã và đang

gây ra cho Hòa Bình nói chung và Đà Bắc nói riêng nên rất cần thiết phải đánh giá tác

động của BĐKH lên HST nông nghiệp của huyện Đà Bắc để từ đó đề xuất các định

hƣớng ứng phó, giảm nhẹ tổn thƣơng thấp nhất có thể. Đồng thời có những đề xuất

mang tính chiến lƣợc hợp lý để cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình trƣớc những diễn

biến ngày càng phức tạp của BĐKH. Bởi vậy, đề tài luận văn: “Đánh giá tác động của

biến đổi khí hậu đến Hệ sinh thái nông nghiệp huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình và đề

xuất các giải pháp ứng phó ” đƣợc thực hiện.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp và đánh giá mức độ ĐDSH của cây trồng, vật

nuôi tại khu vực nghiên cứu (chủ yếu là các cây trồng đặc hữu có giá trị kinh tế của

HST nông nghiệp Đà Bắc).

- Xu thế biến đổi của một số yếu tố khí hậu và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan ở

huyện Đà Bắc thông qua hai yếu tố nhiệt độ và lƣợng mƣa từ 1975 đến 2015.

- Đánh giá động của BĐKH đến sinh kế của ngƣời dân huyện Đà Bắc

- Đề xuất một số giải pháp ứng phó với BĐKH của HST nông nghiệp huyện Đà Bắc

3. Dự kiến những đóng góp của đề tài

- Đánh giá đƣợc tác động của BĐKH đến HST nông nghiệp (đặc biệt quan tâm đến

tác động của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan tới ĐDSH của các loài cây trồng, vật

nuôi có giá trị kinh tế cao)

Page 13: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

4

- Đánh giá tác động của BĐKH đến sinh kế của ngƣời dân huyện Đà Bắc

- Các giải pháp ứng phó đƣợc đề xuất làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý,

hoạch định chính sách kinh tế và đảm bảo phát triển bền vững.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tƣợng nghiên cứu:

* Các yếu tố khí tƣợng của khu vực nghiên cứu (cụ thể là 02 yếu tố chính có tác

động lớn đến HST nông nghiệp: nhiệt độ và lƣợng mƣa).

* ĐDSH cây trồng, vật nuôi của các HST thuộc HST nông nghiệp có mặt ở khu vực

nghiên cứu: HST vƣờn cây lâu năm, HST ao cá, HST đồng ruộng, HST khu dân cƣ

* Tác động của BĐKH đến đa dạng sinh học của các HST thuộc HST nông nghiệp.

* Tác động của BĐKH đến sinh kế của khu vực nghiên cứu (chủ yếu là các cây

trồng, vật nuôi đặc hữu có giá trị kinh tế của HST nông nghiệp Đà Bắc)

b. Phạm vi nghiên cứu:

- Tổng quan đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực Đà

Bắc, tỉnh Hòa Bình.

- Các kịch bản biến đổi khí hậu của bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

- Chuỗi số liệu về lƣợng mƣa và nhiệt độ giai đoạn: 1975-2015.

- Đa dạng sinh học trong HST nông nghiệp của huyện Đà Bắc, Hòa Bình (đặc biệt

quan tâm đến sự có mặt và biến động về loài của các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh

tế cao).

- Mối quan hệ giữa tác động BĐKH đến sinh kế và HST nông nghiệp của huyện Đà

Bắc, Hòa Bình.

5. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

5.1. Vấn đề nghiên cứu

Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái nông nghiệp và sinh kế của ngƣời

dân huyện Đà Bắc.

5.2. Giả thuyết nghiên cứu

Do những hiện tƣợng thời tiết, khí hậu cực đoan do biến đổi khí hậu xảy ra có

ảnh hƣởng lớn đến ĐDSH, các cơ cấu năng suất, thành phần cây trồng/vật nuôi của

HST nông nghiệp và sinh kế của ngƣời dân.

6. Bố cục luận văn

Page 14: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

5

Nội dung chính của luận văn đƣợc chia làm ba chƣơng:

Chƣơng I: Tổng quan tài liệu

Chƣơng II: Nội dung, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu

Chƣơng III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Page 15: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

6

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về Biến đổi khí hậu

1.1.1. Tình hình nghiên cứu tác động của BĐKH đến nông nghiệp trên thế giới và

Việt Nam

1.1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới

Nông nghiệp là lĩnh vực đƣợc đánh giá là dễ bị tổn thƣơng nhất trƣớc tác động

của BĐKH, do vậy việc nghiên cứu vấn đề này là mối quan tâm hàng đầu của các

nhà nghiên cứu trên thế giới. Những nghiên cứu về tác động của BĐKH đã xuất hiện

từ rất sớm ví dụ nhƣ:

Trên tạp chí khoa học Nature có bài viết: “Biến đổi toàn cầu và nông nghiệp

của Mỹ„„ (Global climate change and US agriculture) của các tác giả : Adams, R.M.,

C.Rosenzweig, R.M.Peart, J.T. Ritchie, B.A.McCarl, J.D.Glyer, R.B.Curry,

J.W.Jones, K.J.Boote, and L.H.Allen. Họ sử dụng các mô hình nông nghiệp để

nghiên cứu mức độ nhạy cảm của các loại cây trồng đối với BĐKH toàn cầu. Kết quả

cho thấy sự phụ thuộc mạnh mẽ của năng suất vào mức độ của BĐKH và nồng độ

khí CO2 [34].

Theo báo cáo của Trung tâm xóa đói giảm nghèo và nông thôn bền

vững(Centre for Alleviation of Poverty through Sustainable Agriculture-CAPSA), dự

án có tên là “Dự báo an ninh lương thực dưới tác động của El Nino ở khu vực Châu

Á Thái Bình Dương”, trong báo cáo tập 105 có tập hợp các nghiên cứu về tác động

của BĐKH đến các loại cây trồng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng. Trong tập

báo cáo nghiên cứu này có các bài đánh giá tác động của BĐKH đến nông nghiệp cho

các nƣớc Indonesia, Malaysia và Việt Nam, phƣơng pháp nghiên cứu của các tác giả là

sử dụng mô hình DSSAT tính toán sự phụ thuộc của năng suất và mùa vụ vào sự biến

đổi của nhiệt độ. Kết quả cho thấy năng suất các loại cây trồng nhƣ lúa có thể giảm từ

1% đến 15% mỗi năm so với năm 2006 vào vụ xuân có thể tăng từ 1-5% vào vụ hè thu ở

hai khu vực đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam[35].

Nghiên cứu của James W.Jones thuộc Viện nghiên cứu kỹ thuật nông nghiệp

và sinh học- Đại học Frolia có nghiên cứu về độ nhạy cảm của các mô hình vụ mùa

với thời tiết( Weather sensitive Crop model). Kiểm nghiệm và tính toán mô hình cây

trồng đối với cây Đậu tƣơng trong điều kiện BĐKH trong tƣơng lai( CROPGRO-

Page 16: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

7

Soybean Model); và mô hình DSSAT tính toán cho các cây lúa, lúa mỳ và ngô. Kết

quả nếu nhiệt độ tăng lên 2 đến 4 0C thì năng suất sẽ giảm từ 2 đến 7,5%[38].

Những báo cáo về tác động của BĐKH đến nông nghiệp thế giới đƣợc công

bố rất nhiều trên các tạp chí khoa học. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở các

khía cạnh sau:

- Khi nhiệt độ tăng sẽ ảnh hƣởng đến khả năng phát sinh, phát triển của cây trồng, vật

nuôi làm thay đổi về năng suất và sản lƣợng.

- Khi nhiệt độ tăng làm cho suy giảm tài nguyên nƣớc, nhiều vùng không có nƣớc và

không thể tiếp tục canh tác làm cho diện tích canh tác bị suy giảm.

- Khi nhiệt độ tăng làm cho băng tan, dẫn đến nhiều vùng đất bị xâm lấn và ngập mặn

nên không tiếp tục canh tác các loại cây trồng hoặc làm giảm năng suất.

- Thay đổi về các điều kiện khí hậu sẽ làm suy giảm ĐDSH, làm mất cân bằng các hệ

sinh thái, đặc biệt là thiên địch và ảnh hƣởng đến sinh trƣởng phát triển cây trồng và

phát sinh dịch bệnh.

- Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, không theo quy luật nhƣ bão sớm, muộn, mƣa

không đúng mùa sẽ gây khó khăn cho bố trí cơ cấu mùa vụ và thiệt hại.v.v..

Ngoài những nghiên cứu cụ thể đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực

trồng trọt của nông nghiệp còn rất nhiều những báo cáo liên quan đến vấn đề kinh tế

nông nghiệp trong BĐKH, nổi tiếng nhƣ báo cáo “Những vấn đề kinh tế học của

BĐKH” của Stern năm 2009; “Biến đổi khí hậu và nông nghiệp. Phân tích tác động

kinh tế của toàn cầu, phân bố tác đông và thích ứng” của các tác giả Mendelsohn, R.,

W. Nordhasu, and D.Shaw năm 1994; “Báo cáo tác động của BĐKH đến nông

nghiệp” của Francesco Bosello, Jian Zhang và rất nhiều nghiên cứu khác[37].

Từ các kết quả nghiên cứu đƣợc tổng hợp ở trên cho thấy, tác động của BĐKH đến

nông nghiệp là tƣơng đối rõ ràng và đều xuất phát từ các thành phần khí hậu (nhiệt độ,

lƣợng mƣa, ánh sáng…). Việc giảm nhẹ tác động trên sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc

thích ứng và lựa chọn, cải tiến các công nghệ phù hợp nhằm thích ứng với BĐKH.

1.1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

Cũng giống nhƣ các nhà khoa học trên thế giới, các tổ chức và các nhà khoa

học ở Việt Nam cũng tiến hành rất nhiều những nghiên cứu liên quan đến tác động

của BĐKH đến nông nghiệp cụ thể nhƣ:

Page 17: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

8

Trong báo cáo“Tác động của BĐKH tới tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt

Nam ” của Nhóm nghiên cứu kinh tế phát triển- Khoa kinh tế, Đại học Copenhagen

kết hợp với Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng và Viện nghiên cứu kinh tế

phát triển thế giới- Đại học Liên hợp quốc. Trong phần đánh giá tác động của BĐKH

đến nông nghiệp Việt Nam dã dùng các mô hình trồng trọt “Clicrop” mô phỏng tác động

của BĐKH đến năng suất cây trồng dựa vào kịch bản BĐKH đến năm 2050. Kết quả cho

thấy BĐKH làm giảm sản lƣợng cây trồng nhƣng không nhiều. Đối với hầu hết các mùa

vụ, giảm sản lƣợng trung bình khoảng dƣới 5%. Sản lƣợng có thể tăng nhƣng không tăng

đối với tất cả các loại cây trồng. Việc giảm sản lƣợng hơn 10% cũng có thể xảy ra ở một

số loại cây nhƣng những kết quả nhƣ vậy chỉ có ở một vài kịch bản[12].

Báo cáo“ Tác động của BĐKH đến nông nghiệp Việt Nam” của Tổ chức nông

lƣơng quốc tế FAO trong dự án “Nâng cao Năng lực để tăng cƣờng phối hợp và tích

hợp hoạt động giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH trong Nông nghiệp

trong các khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam”. Kết quả báo cáo: Nhiệt độ tăng sẽ

làm tăng tốc độ tăng trƣởng cây trồng và do đó rút ngắn chu kỳ tăng trƣởng của thực

vật. Nhiệt độ tăng 10C sẽ tƣơng ứng với chu kỳ tăng trƣởng bị rút ngắn từ 5 đến 8

ngày đối với cây lúa gạo, hoặc từ 3 đến 5 ngày đối với khoai tây và đậu tƣơng; Nhu

cầu nƣớc cho nông nghiệp có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba lần vào năm 2100 so với

năm 2000. Đồng thời, rủi ro ngày càng tăng của hạn hán nghiêm trọng và tình trạng

thiếu nƣớc tƣới; Có khả năng gia tăng các loại sâu bệnh hại mùa màng khi lƣợng mƣa

tăng; Theo kịch bản trung bình trồng trọt ở đồng bằng Sông Hồng mùa vụ có thể bị

thay đổi từ 5 đến 20 ngày trên mức trung bình đối với cây trồng theo mùa, cây gieo

hạt có thể muộn từ 20 đến 25 ngày; Cây trồng nhiệt đới có xu thế phát triển lên vùng

cao hơn từ 10 đến 550m, dịch chuyển lên 100 đến 120 km về phía Bắc. Do mực nƣớc

biển dâng, đất canh tác trên toàn quốc sẽ đƣợc giảm đáng kể. Sản lƣợng lúa có thể

giảm một vài triệu tấn. Hàng triệu ngƣời sống ở các vùng thấp sẽ buộc phải nâng cao

hoặc phải di dời, gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế địa phƣơng và quốc gia[36].

Theo nghiên cứu “Dự báo tác động của BĐKH đến sản xuất lua ở huyện Thái

Thụy, tỉnh Thái Bình ”. Trong Tạp chí Khoa học và Phát triển 2010 tập 8-số 6- trang

975 đến 982, của tác giả Đoàn Văn Điếm, Trƣơng Đức Trí và Ngô Tiền Giang. Các

tác giả đã sử dụng phƣơng pháp mô hình hóa, cụ thể là dùng phần mềm mô phỏng

cây trồng DSSAT ver 4.0.2 của ICASA mô phỏng năng suất giống lúa IR60 theo ba

Page 18: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

9

kịch bản BĐKH là B1, B2 và A2, từ năm 2020 đến 2100. Kết quả cho thấy, năng

suất lúa chịu tác động mạnh mẽ với kịch bản phát thải cao A2 lúa vụ xuân có thể

giảm từ 41,8% vào năm 2020 đến 71% vào năm 2100. Trong vụ mùa, mức giảm thấp

hơn từ 7% vào năm 2020 đến 41 % vào những năm cuối của thế kỉ XXI[6].

Theo nghiên cứu “Ứng dụng mô hình Cropwat đánh giá năng suất lúa vùng đê

bao tỉnh An Giang trong điều kiện BĐKH của các yếu tố khí tƣợng thủy văn ” trong

tạp chí khoa học 2012-số 24a- trang 187 đến 197, của nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ

Hạnh, Trần Văn Tỷ, Huỳnh Vƣơng Thu Minh, Văn Phạm Đăng Trí và Nguyễn Hiếu

Trung thuộc Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu đã sử sụng mô hình Cropwat của FAO để

tính toán năng suất trong điều kiện BĐKH theo kịch bản. Kết quả cho thấy: Theo

kịch bản A2 và B2 nhiệt độ tăng lần lƣợt là 0,90C và 0,7

0C năng suất lúa vụ đông

giảm lần lƣợt là 1,35% và 1,5%; Đối với vụ hè thu nhiệt độ tăng 0,90C và 1

0C lần

lƣợt theo kịch bản B2 và A2 thì năng suất lúa lại cho kết quả tăng 0,16% và 0,22%.

Kết luận của tác giả cho rằng, năng suất lúa trong tƣơng lai sẽ giảm do lƣợng mƣa

giảm và nhiệt độ tăng theo kịch bản BĐKH và ảnh hƣởng của hai yếu tố nhiệt độ và

lƣợng mƣa là không đáng kể. Do các yếu tố khí tƣợng có quan hệ tƣơng hỗ lẫn nhau,

nên việc nghiên cứu sự phụ thuộc của năng suất với các yếu tố khác nhƣ độ ẩm, thời

gian nắng, tốc độ gió, CO2, N2 là cần thiết [7] .

Theo báo cáo“ Phân tích tác động của BĐKH đến nông nghiệp Việt Nam đề

xuất các biện pháp thích ứng và chính sách giảm thiểu ” trong dự án tăng cƣờng

năng lực BĐKH cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cũng đã đƣa ra những

kết quả nghiên cứu về thiệt hại của lĩnh vực nông nghiệp trƣớc thiên tai trong giai

đoạn thập niên 1990 và 2000; Đƣa ra cảnh báo về sự giảm năng suất cây trồng, mất

đất do nƣớc biển dâng[1].

Với rất nhiều những nghiên cứu về tác động của BĐKH đến lĩnh vực nông

nghiệp của các nhà khoa học và tổ chức, nhƣng nhìn chung có một số dặc điểm

chung của các nghiên cứu đó là:

- Thống kê thiệt hại trong nông nghiệp trƣớc tác động của thiên tai trong quá khứ.

- Nghiên cứu sự phụ thuộc của năng suất và quá trình sinh trƣởng của cây trồng

thông qua các mô hình trồng trọt, trong điều kiện thời tiết khí hậu tƣơng lai dựa trên

kịch bản BĐKH.

Page 19: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

10

- Đánh giá tác động do xâm nhập mặn và nƣớc biển dâng trong tƣơng lai dựa vào

kịch bản nƣớc biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

1.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái

Trên phạm vi thế giới, dƣới sự chủ trì của Ban thƣ ký công ƣớc Đa dạng sinh

học, nhiều thảo Hội thảo khoa học đã thảo luận, phân tích các tác động của BĐKH

đến ĐDSH và HST. Ở phạm vi trong nƣớc, dƣới sự chủ trì của Bộ Tài nguyên và môi

trƣờng, các viện, các Trung tâm nghiên cứu về Tài nguyên và môi trƣờng và đặc biệt

là có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, nhiều Hội thảo khoa học cũng đƣợc tổ chức

với chủ đề là mối quan hệ giữa BĐKH và HST. Có thể nêu các nhận định chính sau

đây:

- BĐKH sẽ gia tăng sức ép mạnh lên HST và ĐDSH nếu nhƣ các HST này bị các sức

ép khác nhƣ: chia cắt nơi ở, mất hoặc chuyển đổi nơi ở, khai thác quá mức, các loài

ngoại lai xâm hại, ô nhiễm môi trƣờng...

- BĐKH và nồng độ CO2 trong không khí đã đƣợc xác nhận rõ tác động của chúng lên

các HST tự nhiên và các loài. Một số loài và HST đã chứng tỏ có một số khả năng thích

nghi tự nhiên, nhƣng nhiều loài khác thì chứng tỏ chúng bị tác động âm tính.

- Tổ chức IPCC AR4 đã cho biết có khoảng 10% số các loài bị tuyệt chủng ở mức độ

rủi ro cao, mỗi khi nhiệt độ trung bình trên Trái đất tăng 10C. Hậu quả này chỉ có giá

trị khi mức tăng nhiệt độ ở dƣới mức 50C.

- BĐKH nhƣ hiện nay, nếu vẫn cứ tiếp tục thì tác động nguy hại sẽ gia tăng và không

đảo ngƣợc, đối với nhiều HST và các dịch vụ của chúng và do đó sẽ kéo theo tác

động âm tính lên các khía cạnh văn hóa, xã hội và kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn chƣa rõ

về mức độ biến đổi cũng nhƣ tốc độ biến đổi của BĐKH và ngƣỡng thích ứng của

các HST[32] .

1.2. Tổng quan về Hệ sinh thái nông nghiệp

1.2.1. Khái quát về HST nông nghiệp

- Hệ sinh thái nông nghiệp là HST do con ngƣời tạo ra và duy trì trên cơ sở các quy

luật khách quan của tự nhiên, vì mục đích thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt và ngày càng

tăng của con ngƣời.

- HST nông nghiệp là HST điển hình, chịu sự điều khiển trực tiếp của con ngƣời với

thành phần đơn giản, đồng nhất về cấu trúc, kém bền vững dễ bị phá vỡ.

Page 20: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

11

- Thành phần trong HST nông nghiệp cũng có các thành phần của một HST điển hình:

sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy và môi trƣờng vô sinh. Tuy nhiên

với mục đích hàng đầu là tạo ra năng suất kinh tế cao nên đối tƣợng chính của HST

nông nghiệp là các loài cây trồng và vật nuôi[14].

1.2.2. Đặc điểm của HST nông nghiệp

- Là HST do con ngƣời tạo ra và luôn chịu tác động của con ngƣời.

- Các HST tự nhiên là HST tự phục hồi và có một quá trình phát triển lịch sử, còn HST

nông nghiệp là các HST thứ cấp do lao động con ngƣời tạo ra[14].

- Thành phần loài đơn giản, không có khả năng tự phục hồi và bảo vệ.

- HST nông nghiệp là HST trẻ, có năng suất cao hơn nhƣng lại không bền vững bằng

HST tự nhiên, dễ bị thiên tai hay sâu bệnh phá hủy. Để tăng sự ổn định của các HST

nông nghiệp, con ngƣời phải đầu tƣ thêm lao động và năng lƣợng để bảo vệ chúng.

- Năng suất sinh vật trong HST nông nghiệp đƣợc khai thác và mang đi chỗ khác.

- Chu trình vật chất không khép kín

1.2.3. Những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa HST nông nghiệp cổ truyền và

HST nông nghiệp tiên tiến [30]

*HST nông nghiệp cổ truyền:

- Lợi dụng triệt để các điều kiện tự nhiên, hạn chế các tác động của thiên tai.

- Hệ thống cây trồng phức tạp, đa dạng về di truyền, năng suất không cao.

- Chuỗi thức ăn dài, sử dụng sự quay vòng chất hữu cơ là chính, kết hợp giữa trồng

trọt và chăn nuôi.

- Lao động trên một đơn vị diện tích cao, sử dụng chủ yếu năng lƣợng lao động thủ

công và gia súc.

- HST đa dạng, năng suất thấp nhƣng ổn định, đầu tƣ thấp và ít năng lƣợng hóa thạch.

*HST nông nghiệp tiên tiến:

- Khắc phục khó khăn của tự nhiên bằng cách cải tạo chúng.

- Hệ thống cây trồng đơn giản, ít giống, nghèo về di truyền, năng suất cao.

- Chuỗi thức ăn ngắn, lấy nhiều chất dinh dƣỡng của đất và bù lại bằng phân hóa học,

có khuynh hƣớng tách rời trồng trọt và chăn nuôi.

- Lao động trên một đơn vị diện tích thấp, thay năng lƣợng lao động thủ công và gia

súc bằng năng lƣợng hóa thạch.

Page 21: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

12

- Hệ sinh thái đơn giản, năng suất cao nhƣng ít ổn định, đầu tƣ nhiều năng lƣợng hóa

thạch.

1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

1.3.1.Điều kiện tự nhiên huyện Đà Bắc

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

- Diện tích: 77.796 ha

- Dân số: 53.106 ngƣời

- Điều kiện tự nhiên: Đà Bắc là một huyện vùng cao nên điều kiện tự nhiên

tƣơng đối đặc thù, có địa hình đồi, núi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp bị cắt

phá mạnh mẽ nên đất có độ dốc lớn (bình quân 350), mặc dù có diện tích đất tự nhiên

lớn nhất so với các huyện trong tỉnh nhƣng đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu

là đất rừng (Đất lâm nghiệp 50,662 ha chiếm 65,12%, đất nông nghiệp 3.537 ha chiếm

4,55%, đất phi nông nghiệp 8.556 ha chiếm 11%, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất NN

khác 100,6 ha chiếm 1,3%, đất chƣa sử dụng 14.94 ha chiếm 19,2%) [3].

Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình, có những điều kiện tự nhiên tƣơng

đối đặc thù. Huyện Đà Bắc phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía

đông tiếp giáp thị xã Hòa Bình và phía nam giáp các huyện Tân Lạc, Mai Châu. Huyện

Đà Bắc có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Hoà Bình nhƣng diện tích đất nông nghiệp lại

Page 22: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

13

chiếm tỷ lệ rất ít. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 820 km2 (chiếm 17,6% tổng diện

tích tự nhiên toàn tỉnh), dân số trung bình là 50.960 ngƣời (chiếm 6,4% dân số cả tỉnh),

mật độ dân số 62 ngƣời/km2(bằng 0,4 lần mật độ dân số toàn tỉnh) .

Nằm ở độ cao trung bình 560 m, có nhiều ngọn núi cao trên 1.000 m so với mực

nƣớc biển, Đà Bắc có địa hình núi, đồi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp, độ chia

cắt lớn, độ dốc bình quân 35 0C. Địa hình nơi đây mang đặc trƣng kiểu địa hình núi cao

trung bình, chủ yếu là núi đá vôi, trong đó có những núi cao trên 1.000 m nhƣ: Phu Canh

(1.373 m), Phu Xúc (1.373 m), Đức Nhân (1.320 m), Biều (1.162 m)...

Huyện Đà Bắc nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có hai

mùa rõ rệt: mùa khô lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau, mùa

nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình là 23,5oC, nhiệt độ cao nhất

khoảng 38 - 39oC, nhiệt độ thấp nhất là 12

oC. Lƣợng mƣa trung bình 1.570

mm/năm, nhƣng tập trung chủ yếu vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9

(chiếm 79% lƣợng mƣa cả năm).

- Khí hậu: Thời tiết đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt mùa mƣa và mùa khô, mùa mƣa

kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 5 hàng

năm. Hầu hết các xã trong huyện đều ít nhiều chịu ảnh hƣởng của gió tây khô

nóng, xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 9, có kỳ xảy ra 2-3 ngày, bình quân 5-10

ngày trong một năm. Vào mùa mƣa, ở huyện thƣờng xảy ra những đợt lũ quét phá

hoại đƣờng sá, hoa màu và diện tích ruộng lúa nƣớc.

+ Tài nguyên đất: Phần lớn đất đai của huyện đƣợc hình thành từ các đá mẹ có

nguồn gốc đá vôi, đất có tầng dày trung bình 50-80cm, riêng ở các thung lũng đất có

tầng dày hơn 1m, rải rác có các cao nguyên rộng khá bằng phẳng, đất dai phì nhiêu,

phù hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nhất là với các loại cây công nghiệp,

cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây dƣợc liệu…

+ Tài nguyên nƣớc: Tƣơng đối dồi dào có các suối lớn nhƣ Suối Tuổng, Suối

Chum, Suối Trầm, Suối Láo, Suối Nhạp… ngoài việc xây dựng các hồ giữ nƣớc phục

vụ nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân còn có thể xây dựng các trạm thuỷ điện nhƣ

nhà máy thuỷ điện Suối Nhạp (xã Đồng Ruộng) để tạo ra năng lƣợng điện thƣơng

phẩm. Đặc biệt có diện tích mặt hồ Sông Đà rộng khoảng 6000 ha có trữ lƣợng hàng tỷ

m3 nƣớc rất thuận lợi cho việc phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và dịch

vụ thƣơng mại, du lịch.

Page 23: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

14

+ Tài nguyên khoáng sản: có một số mỏ quặng sắt Suối Chuồng (Tu lý, Cao

Sơn), mỏ quặng sắt (Tân Pheo, Đoàn kết), mỏ đá phấn Tân Minh, ngoài ra huyện còn

có nguồn đá để sản xuất vật liệu xây dựng.

Những lợi thế về điều kiện tự nhiên trên là cơ sở cho phát triển kinh tế-xã hội của

huyện, tuy nhiên với địa hình đa dạng thì các tác động của BĐKH đến sản xuất và đời

sống của ngƣời dân Đà Bắc cũng đa dạng và phức tạp. Vùng núi cao thì chịu ảnh

hƣởng của giá rét, vùng thấp thì chịu tác động của mƣa lũ, hạn hán và ảnh hƣởng lớn

đến sinh hoạt và sản xuất của con ngƣời.

1.3.2. Điều kiện kinh tế -xã hội huyện Đà Bắc

Xuất phát điểm của nền kinh tế của huyện vào loại thấp trong tỉnh, đời sống ở các

khu vực dân cƣ có những chênh lệch lớn. Khu vực thành thị có mức sống ổn định tƣơng

đối đồng đều nhƣng tỷ lệ không cao, không có các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn,

khu vực nông thôn có mức sống thấp còn nhiều hộ nghèo, việc xoá đói giảm nghèo hết

sức khó khăn, các hộ nghèo chủ yếu ở nông thôn sản xuất theo dạng tự cung tự cấp, chƣa

có thói quen tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lƣợng để trao đổi theo nhu cầu thị trƣờng.

Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp.

Trong những năm qua, nền kinh tế của Đà Bắc có nhiều bƣớc phát triển đáng

kể, mức sống của nhân dân đƣợc cải thiện, đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh

thần của nhân dân đƣợc tăng lên không ngừng. Đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu

ngƣời trên địa bàn huyện là 19,4 triệu đồng/ ngƣời/ năm, tốc độ tăng trƣởng kinh tế

14,5%. Trong đó nông, lâm, ngƣ nghiệp đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế với mức

tỉ lệ là 43,7% (2015); tiếp đến là cơ cấu ngành dịch vụ, thƣơng mại và du lịch [23].

Ở Đà Bắc, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chính trong cơ cấu kinh tế

nông lâm, ngƣ nghiệp. Trong giai đoạn 2010-2016, tổng diện tích cũng nhƣ sản lƣợng

lƣơng thực quy thóc trên địa bàn toàn huyện liên tục tăng. Năm 2015, diện tích gieo

trồng là 13656,92 ha tăng 1951,52 ha so với năm 2010; sản lƣợng năm 2015 đạt 45926

tấn, tăng 8755 tấn so với năm 2010; Năm 2015, diện tích gieo trồng là 13856,4 ha tăng

2151 ha so với năm 2010 (bảng 1).

Page 24: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

15

Bảng 1. Bảng thống kê tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp huyện Đà Bắc

Sản xuất nông nghiệp Lâm nghiệp

Trồng trọt Chăn nuôi, thú ý Nuôi trồng thủy

sản

Trồng rừng Chăm sóc, bảo

vệ rừng

Năm

2010

Tổng diện tích

gieo trồng:

11705,4ha

Tổng sản lƣợng

lƣơng thực cả năm

đạt 36171 tấn

Đàn trâu: 9223

con, bò 8604

con,lợn 23573

con, gia cầm

207000 con

Diện tích 79,52

ha, với 403 lồng

của 215 hộ nuôi

Trồng

mới:1744,1 ha

Khoanh nuôi

tái sinh tự

nhiên 936 ha,

bảo vệ rừng

40039,9ha

Năm

2011

Tổng diện tích

gieo trồng:

12539,4 ha

Tổng sản lƣợng

lƣơng thực cả năm

đạt 39375,8 tấn

Trâu 10415 con;

bò: 6960 con; lợn

17480 con; gia

cầm 147450 con

Diện tích nuôi

trồng: 77,4 ha, với

406 lồng của 349

hộ nuôi

Trồng mới

1242,5ha

Khoang nuôi

tái sinh tự

nhiên 982,6 ha,

bảo vệ rừng

40464,3 ha

Năm

2012

Tổng diện tích

gieo trồng:

13196,99 ha. Tổng

sản lƣợng cả năm

đạt: 41173,59 tấn

Trâu 8423 con; bò

7165 con; lợn

18159 con; gia

cầm 173300 con

Diện tích ao nuôi

thả 79,54 ha. Số

lồng cá 400. Sản

lƣợng đạt khoảng

917,8 tấn.

Trồng mới

rừng 1120,1 ha

Khoang nuôi

tái sinh tự

nhiên 982,6 ha,

bảo vệ rừng

40850,6 ha

Năm

2013

Tổng diện tích

gieo trồng:

13303,6 ha. Tổng

sản lƣợng cả năm

đạt: 43068,88 tấn

Trâu 8140 con; bò

7249 con; lợn

18483 con; gia

cầm 199676 con

Diện tích ao nuôi

thả 79,54 ha. Số

lồng cá 400. Sản

lƣợng đạt khoảng

917,8 tấn.

Trồng mới

1017,6 ha.

Gieo ƣơm

giống cây bản

địa tại xã Tân

Pheo: 150000

cây giống các

loại

Chăm sóc rừng

trồng 4085,9

ha, bảo vệ rừng

41455 ha,

khoanh nuôi tái

sinh tự nhiên

982,6 ha

Năm

2014

Tổng diện tích

gieo trồng:

13483,3 ha. Tổng

sản lƣợng cả năm

đạt: 45698,5 tấn

Trâu 8660 con; bò

7861 con; lợn

19626 con; gia

cầm 210579 con

Diện tích ao nuôi

thả 81,3 ha. Số

lồng cá 683. Sản

lƣợng đạt khoảng

975 tấn.

Trồng mới

1068,1 ha.

Thực hiện ƣơm

giống cây lâm

nghiệp tại xóm

Sèo xã Cao

Sơn, xuất vƣờn

đƣợc 42550

Chăm sóc rừng

trồng 3380,2

ha, bảo vệ rừng

41460 ha,

khoanh nuôi tái

sinh tự nhiên

982,6 ha

Page 25: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

16

cây bồ đề

Năm

2015

Tổng diện tích

gieo trồng:

13656,92 ha. Tổng

sản lƣợng cả năm

đạt: 45926 tấn

Trâu 9126 con; bò

8447 con; lợn

20447 con; gia

cầm 221529 con

Diện tích ao nuôi

thả 82,2 ha. Số

lồng cá 825. Sản

lƣợng đạt khoảng

1020 tấn.

Trồng mới

rừng 1617,3

ha.

Chăm sóc rừng

trồng 3206 ha,

bảo vệ rừng

41902,5 ha,

khoanh nuôi tái

sinh tự nhiên

982,6 ha

Năm

2016

Tổng diện tích gieo

trồng: 13856,4 ha.

Tổng sản lƣợng cả

năm đạt: 47323,97

tấn

Trâu 8296 con; bò

8448 con; lợn

20623 con; gia cầm

224369 con

Diện tích ao nuôi

thả 82,75 ha. Số

lồng cá 1131. Sản

lƣợng đạt khoảng

1389,2 tấn.

Trồng mới rừng

1289,61 ha.

Chăm sóc rừng

trồng 2487 ha,

bảo vệ rừng

49939,58 ha,

khoanh nuôi tái

sinh tự nhiên

982,6 ha

(Nguồn: báo cáo tổng kết sản xuất nông, lâm nghiệp 2010, 2011, 2012, 2013, 2014,

2015 của UBND huyện Đà Bắc [20,21,22,23,24,25,27]

Về diện tích gieo trồng và năng suất các cây lương thực của huyện: Nhìn

chung, diện tích và năng suất các cây lƣơng thực tăng đều đặn qua các năm, năm sau

cao hơn năm trƣớc .Năng suất trung bình đạt khoảng 3,1 đến 3,4 tấn/ha/năm. Do áp

dụng tiến bộ kỹ thuật, đồng thời đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, sử dụng giống mới có

năng suất cao, chất lƣợng tốt nên trên địa bàn huyện đã dần hình thành các vùng sản

xuất lƣơng thực chuyên canh có diện tích lớn tại các xã Tu Lý, Hào Lý, các vùng sản

xuất ngô tập trung ở Tiền Phong, Cao Sơn, Yên Hòa, Mƣờng Tuổng, Hiền Lƣơng,

Suối Nánh. Duy trì mô hình sản xuất giống lúa nông hộ tại các xã Tu Lý và

Mƣờng Chiềng; phối hợp thực hiện mô hình trồng khoai sọ tại xã Toàn Sơn và mô hình

trồng giống dong riềng có triển vọng tại các xã Cao Sơn và Tân Minh. Đặc biệt, do ảnh

hƣởng của tình trạng biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán, thiếu nƣớc tƣới tiêu trong

mùa vụ đã xảy ra trên địa bàn nhiều xã nhƣ: xã Tiền Phong, xã Cao Sơn do đó, một số

diện tích lúa nƣớc đƣợc chuyển đổi sang trồng ngô, trồng sắn, nhằm đảm bảo nguồn

lƣơng thực và đồng thời hạn chế các rủi ro từ thiên nhiên.

Về nuôi trồng và khai thác thủy sản: Phát huy lợi thế mặt nƣớc hồ Hòa Bình,

ngành thủy sản huyện Đà Bắc đã đẩy mạnh nuôi thả cá lồng, sản xuất thâm canh giống

cá có chất lƣợng cao nhƣ chép lai, cá trắm, trê lai, rô phi đơn tính... Với các diện tích

Page 26: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

17

hồ, đầm tự nhiên, bà con tiến hành nuôi thả cá theo hƣớng tận dụng, quảng canh kết

hợp với khai thác tự nhiên... Mặc dù diện tích mặt nƣớc thì ổn định, không tăng thêm

nhƣng sản lƣợng nuôi trồng vẫn tăng đều hàng năm. Sản lƣợng trung bình năm trên

toàn địa bàn huyện đạt khoảng từ 900 - 1020 tấn/năm.

Về lâm nghiệp và trồng rừng: Tổng thu nhập từ lĩnh vực lâm nghiệp năm 2015 đạt

38,5 tỷ đồng, bằng 107% so với cùng kỳ, trong đó thu từ rừng trồng 10,5 tỷ đồng, thu từ

lâm sản ngoài gỗ 28 tỷ đồng.

Trƣớc đây, rừng của Đà Bắc tƣơng đối giàu có về thành phần loài, nhƣng do

quá trình khai thác bừa bãi nên đến nay diện tích rừng tự nhiên đã bị thu hẹp dần, chỉ

còn rừng thuộc vƣờn quốc gia Phu Canh đƣợc giữ ổn định. Hiện nay, công tác trồng

rừng và bảo vệ rừng đƣợc chú trọng, quá trình khai thác đã có quy mô hợp lý. Các sản

phẩm lâm nghiệp chủ yếu là: gỗ, củi và một số đặc sản của rừng. Tại một số xã, các

loại giống cây rừng thế mạnh của địa phƣơng đã đƣợc các hộ dân mang về ƣơm gieo

để bán cây con cho các nơi khác. Năm 2013, xã Tân Pheo đã sản xuất đƣợc 150000

cây giống các loại. Năm 2014, xóm Sèo xã Cao Sơn đã ƣơm và xuất vƣờn đƣợc 42550

cây bồ đề [20]. Việc ƣơm giống các loại cây rừng vừa để phục vụ nhu cầu phủ xanh

đất trống, đồi núi trọc ở địa phƣơng vừa góp phần tăng thêm thu nhập cho ngƣời dân,

đồng thời phát huy đƣợc thế mạnh của cây trồng bản địa trên địa bàn huyện.

Ngành công nghiệp - xây dựng đã có những bƣớc tiến đáng kể trong đổi mới cơ cấu sản

xuất, tận dụng các ƣu thế về nguyên liệu tại chỗ, năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp (TTCN) và xây dựng chiếm 17,9% cơ cấu kinh tế toàn huyện tăng gấp 3 lần so

với năm 2010. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của ngành này đạt 18%. Công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp: Sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đƣợc duy trì và phát triển ổn định. Toàn

huyện có 59 doanh nghiệp, 26 hợp tác xã và 926 hộ kinh doanh, thu nhập bình quân đầu ngƣời

3 triệu đồng/tháng, nộp ngân sách nhà nƣớc 10,269 tỷ đồng. Tổng giá trị sản lƣợng tiểu thủ

công nghiệp đạt 181,1 tỷ đồng, đạt 117% kế hoạch .

Công nghiệp chế biến chƣa phát triển, số cơ sở chƣa nhiều, chủ yếu là các cơ sở

xay xát thóc, ngô và nghề thủ công. Vì vậy, trong tƣơng lai, huyện sẽ phát triển ngành

công nghiệp chế biến các sản phẩm lúa, ngô, đậu tƣơng, lạc, sắn, chè, hoa quả, hạn chế

bán sản phẩm thô, tăng tính hàng hoá của nông sản. Quý 1 năm 2016, giá trị sản xuất

tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đạt 59,2 tỷ đồng bằng 28,9% kế hoạch, tổng

mức lƣu chuyển hàng hóa đạt 102,3 tỷ đồng. Về công tác tài chính ngân hàng đã quản

Page 27: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

18

lý tốt dự toán ngân sách, đảm bảo các nhiệm vụ chi thƣờng xuyên, đột xuất, hiệu

quả, tổng thu ngân sách huyện đạt 72,5 tỷ đồng .

Thương mại, dịch vụ: Năm 2015, cơ cấu ngành thƣơng mại, dịch vụ, thƣơng mại

chiếm 15,2% trong cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Đà Bắc. Tình hình cung cầu hàng

hóa thông suốt, không xảy ra tình trạng thiếu hàng và đột biến giá cả. Các mặt hàng thiết

yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống của Nhân dân đƣợc cung ứng đầy đủ, kịp thời. Tổng

mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 388 tỷ đồng, đạt 122% kế hoạch,

bằng 104% so với cùng kỳ. Công tác quản lý thị trƣờng đƣợc duy trì thƣờng xuyên, Ban

Chỉ đạo 389/ĐP huyện đã xử lý 65 trƣờng hợp, phạt tiền 48,16 triệu đồng, giá trị hàng hoá

tịch thu tiêu huỷ là 53,16 triệu đồng .

Tuy nhiên, cho đến nay, thị trƣờng sản xuất hàng hóa ở Đà Bắc chƣa lớn, chất

lƣợng nông sản còn nhiều hạn chế, nên sức cạnh tranh còn rất yếu. Ngành thƣơng mại

đã và đang đƣợc củng cố và phát triển, hệ thống thƣơng mại, dịch vụ chuyển động theo

hƣớng đa ngành, đa thành phần, phát triển mạng lƣới chợ nông thôn, tạo môi trƣờng

cho việc giao lƣu hàng hóa, kích thích hình thành những vùng chuyên canh phát triển

sản xuất hàng hoá.

Page 28: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

19

C ƯƠ : NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ P ƯƠ P P Ê CỨU

2.1.Thời gian nghiên cứu

- Từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2016.

- Điều tra thực địa đợt 1: Tháng 4/2016.

- Điều tra thực địa đợt 2: Tháng 10/2016

2.2. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Cách tiếp cận

2.2.1.1. Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái (Ecosystem based approach)

Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái - hệ thống và liên ngành là cách tiếp cận đặc

trƣng cho những nghiên cứu về BĐKH và phát triển bền vững hiện nay. Biến đổi khí

hậu mang tính hệ thống vùng, quốc gia, khu vực và toàn cầu, những nghiên cứu về

phát triển bền vững và BĐKH hiện nay. Mối quan hệ giữa các yếu tố BĐKH với các

lĩnh vực khác nhau, các thành phần môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội mà nó

tác động và khả năng thích ứng của hệ thống này trong một vùng địa lý cụ thể là một

thể thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong từng hệ thống: hệ thống tự

nhiên, hệ thống xã hội và tổng hòa là hệ thống sinh thái – xã hội.

Theo quan niệm hiện đại, con ngƣời đã trở thành trung tâm của HST (hệ sinh

thái - xã hội), với hai nghĩa: 1) Con ngƣời là nhân tố tác động vào HST một cách

mạnh mẽ nhất, và 2) Các hoạt động bảo tồn HST cuối cùng vẫn phải hƣớng tới và

đem lại phúc lợi cho con ngƣời (MEA, 2005). Vì vậy, cách tiếp cận HST (do Công

ƣớc Đa dạng sinh học đề xuất năm 1998) là một chiến lƣợc quản lý tổng hợp tài

nguyên thiên nhiên (đất, nƣớc và sinh vật); và gần đây, đã đƣợc áp dụng rộng rãi

trong phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu( WB 2010).

Cách tiếp cận dựa vào HST trong giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH nhằm mang đến

những giải pháp ứng phó có tính bền vững và thích hợp cho từng khu vực, từng quốc gia, từng

địa phƣơng cụ thể (Trƣơng Quang Học, 2012). Đồng thời, tính chống chịu của hệ xã hội cũng

đƣợc tăng cƣờng thông qua các hoạt động nhƣ hoàn thiện thể chế, xây dựng nguồn lực (con

ngƣời, cơ sở hạ tầng, tài chính), nâng cao nhận thức. Tất cả các hoạt động này nhằm chủ động

tăng cƣờng tính chống chịu (tăng cƣờng khả năng thích ứng, giảm tính dễ bị tổn thƣơng để

giảm rủi ro khi hậu, giảm thiệt hại do BĐKH gây ra cho cộng đồng/hệ sinh thái –xã hội[9].

2.2.1.2. Tiếp cận dựa vào cộng đồng(community based approach)

BĐKH vừa mang tính toàn cầu lại vừa mang tính đặc thù cho từng vùng,

miền, địa phƣơng mà cộng đồng dân cƣ là những ngƣời chịu ảnh hƣởng trực tiếp và

Page 29: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

20

gián tiếp của BĐKH tại đó. Theo các chuyên gia, cộng đồng có vai trò chủ chốt trong

thích ứng và ứng phó với BKH. Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng (CBA) là phƣơng

pháp bền vững. CBA dựa trên nguyên tắc “Thực hiện từ cộng đồng, dựa vào cộng

đồng và làm lợi cho cộng đồng” nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của ngƣời

dân vào các giải pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH. CBA tạo ra sự linh hoạt, nhạy

bén trong thích ứng với BĐKH, tận dụng lực lƣợng đông đảo cũng nhƣ huy động

phƣơng tiện sẵn có trong cộng đồng. Thích ứng với BĐKH là việc làm cấp bách và

có ý nghĩa, nhƣng không dễ dàng, đòi hỏi sự tham gia của cộng đồng để có thành

công nhanh và hiệu quả hơn. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng

và các biện pháp ứng phó với BĐKH cần đƣợc thực hiện rộng rãi hơn, thƣờng xuyên

hơn...Có nhƣ vậy, ngƣời dân mới hiểu và có những phản ứng chủ động, có khoa học

trƣớc BĐKH (tiếp cận từ dƣới lên kết hợp với tiếp cận từ trên xuống)[8].

2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa (thu thập số liệu sơ cấp)

Điều tra khảo sát thực địa nhằm cung cấp thông tin làm tăng độ chính xác của

tài liệu thu đƣợc và cung cấp những thông tin nhanh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã

hội cũng nhƣ các vấn đề liên quan tới nội dung luận văn . Phƣơng pháp này bổ sung

những số liệu thực tế chính xác giúp cho đề tài có độ tin cậy và tính khả thi cao hơn.

Thực hiện các chuyến đi thực địa xuống các xã của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa

Bình nhằm khảo sát khu vực nghiên cứu, thu thập thông tin và tƣ liệu ảnh, phỏng vấn

các hộ gia đình và một số cán bộ làm việc tại UBND huyện và xã, Phòng Tài nguyên

huyện và các xã, Ban Quản lý khu du lịch cũng nhƣ đối chiếu những số liệu sẵn có

với thực tế khu vực nghiên cứu[8].

2.2.2.2. Phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu (thu thập số liệu

thứ cấp)

Thu thập các số liệu thứ cấp: bao gồm các tài liệu đã công bố, các tài liệu, dữ liệu

cơ bản về khí hậu, các kịch bản về BĐKH, các chính sách và chƣơng trình của Nhà

nƣớc liên quan đến BĐKH nhƣ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH,

Chiến lƣợc quốc gia về Phòng tránh Thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đến năm

2020 và Kế hoạch thực hiện, Kịch bản về nƣớc biển dâng và BĐKH của Việt Nam,

sách, báo, các báo cáo Hội nghị khoa học v.v… Các báo cáo hàng năm về kinh tế - xã

hội của chính quyền các cấp, số liệu thủy văn, điều kiện tự nhiên của địa phƣơng.

Đây là phƣơng pháp khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá trình

nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, thông qua việc tiếp xúc, làm việc với các cơ quan

Page 30: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

21

chức năng để thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung của đề tài. Tất cả các

số liệu, tài liệu sau khi thu thập đƣợc thống kê và tổng hợp để đƣa ra bức tranh tổng

quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng nhƣ những tác động của BĐKH lên

khu vực nghiên cứu.

Số liệu khí tượng quan trắc cần thu thập: các chỉ số khí tƣợng cần thu thập

trong đề tài thể hiện ở bảng 2.1 nhƣ sau:

Bảng 2.1. Bảng chỉ số cần thu thập

Các chỉ số cần thu thập Mục đích Nơi cung cấp thông tin

Nhiệt độ trung bình hàng

năm từ 1975 đến 2015

Biết đƣợc diễn biến nhiệt độ trung

bình, từ 1975 -2015

Trung tâm tƣ liệu Khí

tƣợng thủy văn

Lƣợng mƣa trung bình

hàng năm từ 1975-2015

Biết đƣợc diễn biến lƣợng mƣa

trung bình, từ 1975 -2015

Trung tâm tƣ liệu Khí

tƣợng thủy văn

Nhiệt độ cực đại hàng năm Biết đƣợc diễn biến của những

ngày nóng Max từ 1975 -2015

Trung tâm tƣ liệu Khí

tƣợng thủy văn

Tổng số ngày có mƣa trong

năm từ 1975 đến 2015

(riêng các điểm đo mƣa xã

thì chỉ có số liệu từ năm

1995-2005)

Biết đƣợc diễn biến của số ngày có

mƣa trong năm từ 1975-2015

(riêng các điểm đo mƣa xã thì chỉ

có số liệu từ năm 1995-2005)

Trung tâm tƣ liệu Khí

tƣợng thủy văn

Các hiện tượng thời tiết cực đoan: Hạn hán, rét đậm, rét hại, lũ lụt, giông, lốc

xoáy, bão…Để có đƣợc các thông tin về các loại khí hậu cực đoan, chúng tôi thu thập

số liệu từ 2 nguồn chính:

*Nguồn thứ 1: Từ bác báo cáo Đặc điểm Khí tƣợng thủy văn hàng năm của tỉnh Hòa

Bình(năm 2014 và 2015) và báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng

năm của huyện Đà Bắc từ năm 2010-2015

*Nguồn thứ 2: Tổng hợp các kết quả điều tra thực địa(phụ lục 2) qua phỏng vấn các hộ

dân, các cán bộ trong huyện Đà Bắc

Số liệu về số hộ nghèo, thu nhập bình quân, các nguồn sinh kế của cộng

đồng: Chúng tôi thu thập từ các báo cáo” tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội

hàng năm và các báo cáo “Tổng kết sản xuất Nông,lâm nghiệp- Kế hoạch sản xuất vụ

chiêm hàng năm” của huyện Đà Bắc các năm 2011,2012,2013,2014, 2015, 2016 và

tổng hợp kết quả phỏng vấn hộ dân, các cán bộ huyện Đà Bắc.

Page 31: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

22

2.2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu hệ sinh thái

Sinh thái học là môn học của Khoa học sinh học nghiên cứu mối quan hệ của

sinh vật với môi trƣờng và các đặc trƣng thích nghi của chúng. Các sinh vật ở đây là

các sinh vật ở các cấp bậc khác nhau từ cá thể đến quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

Các sinh vật có thể thuộc các nhóm phân loại khác nhau từ vi sinh vật, thực vật, động

vật. Môi trƣờng bao gồm các yếu tố nhƣ yếu tố vật lý, hóa học, sinh học. Các thông

số của BĐKH đƣợc coi nhƣ là các yếu tố của môi trƣờng.

Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu sinh thái học (cụ thể là ĐDSH loài)

làm phƣơng pháp chính để đánh giá tác động của BĐKH. Dựa vào dẫn liệu về ĐDSH

loài của khu vực hiện nay, để phân tích các giới hạn sinh học của từng loài đối với

từng yếu tố của môi trƣờng, tìm hiểu vùng phân bố của các loài, danh sách loài đặc

hữu… Để điều tra ĐDSH các loài đề tài sử dụng phƣơng pháp khảo sát theo các lát

cắt ngang.

Phƣơng pháp khảo sát theo các lát cắt ngang: Phƣơng pháp này còn đƣợc

gọi là phƣơng pháp khảo sát theo giải, theo đai. Ngƣời khảo sát xác định các tuyến

song song, hoặc không song song và tính số lƣợng và sự có mặt của một loài thực

vật, động vật nào đó dọc đƣờng đi.

2.2.2.4. Phƣơng pháp chuyên gia

Phƣơng pháp này huy động đƣợc kinh nghiệm và hiểu biết của nhóm chuyên gia

liên ngành về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn và khoa học

cao, tránh đƣợc những trùng lặp với những nghiên cứu đã có, đồng thời kế thừa các thành

quả nghiên cứu đã đạt đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện thông qua việc tham vấn ý

kiến của giáo viên hƣớng dẫn và các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan.

2.2.2.5. Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

Nghiên cứu tại thực địa áp dụng phƣơng pháp Đánh giá Nông thôn có sự tham

gia (PRA) nhằm thu thập các thông tin định tính cũng nhƣ định lƣợng để qua đó có

thể hiểu rõ hơn những tổn thất và thiệt hại do BĐKH gây ra mà cộng đồng ngƣời dân

đã phải hứng chịu, cũng nhƣ hiểu đƣợc các hành động của dân địa phƣơng nhằm đối

phó với hoàn cảnh. Một loạt các công cụ của phƣơng pháp PRA đã đƣợc sử dụng nhƣ

phỏng vấn qua bảng hỏi, lịch mùa vụ, ma trận xếp thứ hạng, quan sát, thảo luận

nhóm... (Phụ lục 2).

Page 32: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

23

Phƣơng pháp phỏng vấn bán định hƣớng đƣợc sử dụng trong quá trình trao đổi

và thu thập thông tin. Các thành viên đề tài với cộng tác viên tiến hành điều tra, khảo

sát. Hộ gia đình đƣợc phỏng vấn sẽ kể những câu chuyện về việc thiên tai, các hiện

tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra nhƣ thế nào, các hiện tƣợng khí hậu cực đoan ảnh

hƣởng ra sao đến sản xuất và đời sống của họ cũng nhƣ họ đã làm thế nào để ứng phó

và phục hồi. Các hộ dân đƣợc chính quyền huyện và xã lựa chọn sao cho đảm bảo có

đại diện của các loại hộ dân với điều kiện kinh tế khác nhau. Đồng thời nhóm thảo

luận cũng sẽ đƣa ra những đánh giá về vai trò của chính quyền và các đơn vị địa

phƣơng trong quá trình phòng tránh, phục hồi và thích ứng với thiên tai, các hiện

tƣợng thời tiết cực đoan. Các cuộc họp cũng nhƣ phỏng vấn sâu cũng sẽ đƣợc tổ chức

tại xã và huyện, tỉnh với sự tham gia của các sở và phòng ban có liên quan nhằm có

đƣợc bức tranh tổng thể về tình hình BĐKH tại địa phƣơng. Quan sát hiện trƣờng để

phân tích, tìm hiểu và đánh giá vấn đề nghiên cứu.

Cách lựa chọn hộ dân phỏng vấn: Mỗi xã chúng tôi chọn ra 10 hộ để tiến

hành phỏng vấn , các hộ đƣợc chọn là các hộ nghèo và các hộ có hoàn cảnh neo đơn

(danh sách các hộ nghèo đƣợc UBND xã cung cấp) đây là các đối tƣợng dễ bị tổn

thƣơng.

Để tổng hợp và phân tích thông tin chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp và công

cụ theo bảng 2.2

Bảng 2.2. Phƣơng pháp/các công cụ phân tích trong nghiên cứu

Phƣơng pháp/công

cụ phân tích thông

tin

Mục đích sử dụng Cách làm Đối tƣợng tham gia

Phƣơng pháp thống

kê Đơn giản,số trung

bình

Để tổng hợp số liệu nhƣ

nhiệt độ , lƣợng mƣa

trung bình, tỷ lệ hộ

nghèo, thu nhập bình

quân đầu ngƣời /năm….

-Sau khi thu thập số

liệu sử dụng bảng

tính Excel và đồ thị

biểu diễn

Cán bộ phòng Tài

nguyên MT huyện

Đà Bắc, cán bộ trung

tâm tƣ liệu Khí tƣợng

thủy văn

Lịch mùa vụ

Để thu thập thời gian

gieo trồng của lúa, mía,

ngô, cây vụ đông

Tại các xã: Các hộ

dân đƣợc chia làm 3

nhóm ngẫu nhiên, các

hộ thảo luận và điền

Cán bộ phòng Tài

nguyên MT và Cán

bộ phòng Nông

nghiệp huyện Đà

Page 33: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

24

thông tin vào bảng có

sẵn

Bắc, các bộ UBND

các xã, các trƣởng

thôn.. các hộ dân

trong huyện đƣợc

phỏng vấn

(mỗi xã chọn 10 hộ

phỏng vấn)

Bảng xếp hạng, đánh

giá theo ma trận

Đánh giá mức độ ảnh

hƣởng của các hiện

tƣợng thời tiết cực đoan

tới sinh kế của hộ

Tại các xã: Các hộ

dân đƣợc chia làm 3

nhóm ngẫu nhiên, các

hộ thảo luận và điền

thông tin vào bảng có

sẵn

Cán bộ phòng Tài

nguyên MT và Cán

bộ phòng Nông

nghiệp huyện Đà

Bắc, các bộ UBND

các xã, các trƣởng

thôn.. các hộ dân

trong huyện đƣợc

phỏng vấn

(mỗi xã chọn 10 hộ

phỏng vấn)

Phân tích SWOT

Phân tích điểm mạnh,

điểm yếu của chính

quyền địa phƣơng, cộng

đồng, hộ nghèo trong

việc thích với các hiện

tƣợng thời tiết cực đoan

Sử dụng câu hỏi mở

để phỏng vấn các hộ

và cán bộ địa

phƣơng về điểm

mạnh, điểm yếu

trong kinh nghiệm

thích ứng với các

hiện tƣợng thời tiết

cực đoan

Cán bộ phòng Tài

nguyên MT và Cán

bộ phòng Nông

nghiệp huyện Đà

Bắc, các bộ UBND

các xã, các trƣởng

thôn.. các hộ dân

trong huyện đƣợc

phỏng vấn

(mỗi xã chọn 10 hộ

phỏng vấn)

2.2.2.1. Phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng và khả năng (VCA):

VCA là một phƣơng pháp làm việc với cộng đồng để họ hiểu rõ về tình trạng dễ

bị tổn thƣơng và năng lực của chính họ, các hiểm họa liên quan và mối quan hệ

giữa các yếu tố này [10].

Page 34: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

25

CHƢƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Xu thế biến đổi của một số yếu tố khí hậu và các hiện tƣợng thời tiết cực

đoan ở Đà Bắc trong những năm gần đây

3.1.1. Xu thế biến đổi của nhiệt độ, lƣợng mƣa

Hiện nay, tại địa điểm nghiên cứu không có trạm quan trắc khí tƣợng do đó

chúng tôi xem xét sử dụng số liệu trạm khí tƣợng gần với điểm điểm nghiên cứu nhất

và có đặc điểm khí hậu tƣơng đồng, trạm khí tƣợng thành phố Hòa Bình là phù hợp

vì trạm khí tƣợng này gần với huyện Đà Bắc nhất (khoảng 15 km về phía Tây Bắc),

đặc biệt là có sự tƣơng đồng về đặc điểm khí hậu. Chính vì vậy chúng tôi quyết định

sử dụng số liệu quan trắc tại trạm quan trắc khí tƣợng thành phố Hòa Bình từ năm

1975 đến nay(phụ lục 3).

*Nhiệt độ: Nghiên cứu về nhiệt độ, chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu nhiệt độ

trung bình hàng năm từ 1975 đến nay của thành phố Hòa Bình để biết đƣợc diễn biến

trong 40 năm qua, kết quả thể hiện bảng phụ lục 3 và đƣợc biểu diễn dƣới dạng đồ thị

(Hình 3.1)

Hình 3.1. Nhiệt độ trung bình năm của trạm khí tƣợng Hòa Bình từ năm 1975

đến 2015 (Nguồn: Trung tâm tư liệu Khí tượng thủy văn)

Qua Hình 3.1, cho thấy nhiệt độ trung bình năm trong 40 năm qua có những biến

động tăng dần qua từng năm giao động từ 22,2 0C đến 25,1

0C. Phƣơng trình biểu

diễn nhiệt độ trung bình hàng năm (từ 1975 đến nay) nhƣ sau: y=0,029x-

34,38(R2=0,3606)

Nhi

ệt đ

ộ (đ

ộ C

)

Page 35: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

26

Qua phƣơng trình và đồ thị cho thấy, sự biến động của nhiệt độ trung bình

năm tại thành phố Hòa Bình phù hợp với xu thế biến động nhiệt độ trung bình năm

của 90 năm (1990 -2001) tại vùng Tây Bắc của Nguyễn Đức Ngữ (2008), trung bình

nhiệt độ tăng 0,29 0C/1 thập kỷ.

Nghiên cứu nhiệt độ Max trong mùa hè (từ tháng IV- tháng IX) trong vòng 40

năm qua cho thấy xu hƣớng tăng dần dao động từ 31,9 0C đến 41,8

0C, điều này cho

thấy về mùa hè những ngày có nhiệt độ cao tăng thể hiện ở bảng phụ lục 3 và đƣợc

biểu diễn dƣới dạng đồ thị ( Hình 3.2)

Hình 3.2. Nhiệt độ cực đại mùa hè của trạm khí tƣợng Hòa Bình từ năm 1975

đến 2015 (Nguồn: Trung tâm tư liệu Khí tượng thủy văn)

Theo báo cáo về đặc điểm KTTV của trung tâm KTTV tỉnh Hòa Bình trong

năm 2015 cho thấy: Nhiệt độ không khí trung bình năm 2015 các nơi thuộc tỉnh Hòa

Bình từ: 24,3-25,10C đều cao hơn nhiệt độ trung bình nhiều năm là 1,2-1,6

0C và cao

hơn năm 2014 từ: 0,9-1,10C. Nhƣ vậy qua nghiên cứu về yếu tố nhiệt độ cho thấy:

nhiệt độ có xu hƣớng tăng trong vòng 40 năm, đồng nghĩa với sự xuất hiện nhiều hơn

của các đợt nắng nóng và hạn hán kéo dài.

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) , nhiệt độ có tác dụng đến tốc độ sinh trƣởng

của cây lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20-300C), nhiệt

độ càng tăng cây lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 400C hoặc dƣới 17 0C, cây

lúa tăng trƣởng chậm lại. Dƣới 130C cây lúa ngừng sinh trƣởng và nếu kéo dài 1 tuần

cây lúa sẽ chết, đặc biệt ở giai đoạn mạ, nhiệt độ thấp sẽ làm giảm hoặc ngƣng hẳn sự

nảy mầm của hạt, làm mạ chậm phát triển, cây mạ ốm yếu, bị lùn, lá bị mất màu.

Page 36: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

27

Đối với cây mía, nhiệt độ bình quân thích hợp cho sự sinh trƣởng của cây

mía là 15-26 0C. Giống mía nhiệt đới sinh trƣởng chậm khi nhiệt độ dƣới 21

0C và

ngừng sinh trƣởng khi nhiệt độ 130C và nếu dƣới 5

0C thì cây sẽ chết. Ở thời kì nảy

mầm, mía cần nhiệt độ trên 150C, tốt nhất là từ 26-33

0C, mía nảy mầm kém ở nhiệt

độ dƣới 150C và trên 40

0C.

*Lƣợng mƣa:Lƣợng mƣa là yếu tố khí hậu quan trọng, nó phản ánh các hiện

tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ hạn hán, mƣa lũ trong năm. Kết quả lƣợng mƣa từ năm

1975 đến nay đƣợc thể hiện phụ lục 2 và diễn biến lƣợng mƣa trung bình hàng năm

và số ngày mƣa trong năm đƣợc thể hiện qua đồ thị (Hình 3.3 và Hình 3.4)

Hình 3.3. Tổng lƣợng mƣa trung bình năm của trạm khí tƣợng Hòa Bình từ

năm 1975 đến 2015 (Nguồn: Trung tâm tư liệu Khí tượng thủy văn)

Hình 3.4. Tổng số ngày có mƣa trong năm của trạm khí tƣợng Hòa Bình từ năm

1975 đến 2015 (Nguồn: Trung tâm tư liệu Khí tượng thủy văn)

Page 37: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

28

Qua Hình 3.3 và Hình 3.4 ta thấy diễn biến lƣợng mƣa và số ngày mƣa trong

năm từ năm 1975 đến 2015 có xu hƣớng giảm, điều này cho thấy mối liên quan đến sự

hạn hán tăng lên tại huyện Đà Bắc (theo kết quả điều tra thực địa tháng 4/2016). Những

thay đổi trên làm thay đổi lịch thời vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng, ảnh hƣởng năng suất,

chất lƣợng, diện tích cây trồng nhƣ: lúa, ngô, mía… Nó tác động mạnh mẽ tới nguồn sinh

kế của cộng đồng đặc biệt là các hộ nghèo là hộ dễ bị tổn thƣơng.

Hình 3.5. Tổng lƣợng mƣa trung bình năm của trạm đo mƣa Mƣờng Chiềng từ

năm 1975 đến 2005 (Nguồn: Trung tâm tư liệu Khí tượng thủy văn)

Hình 3.6. Tổng lƣợng mƣa trung bình năm của trạm đo mƣa Tân Pheo từ năm

1975 đến 1991 (Nguồn: Trung tâm tư liệu Khí tượng thủy văn)

Page 38: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

29

Hình 3.7. Tổng số ngày mƣa trong năm của trạm đo mƣa Mƣờng Chiềng từ

năm 1975 đến 2005 (Nguồn: Trung tâm tư liệu Khí tượng thủy văn)

Hình 3.8. Tổng số ngày mƣa trong năm của trạm đo mƣa Tân Pheo từ năm 1975

đến 1991 (Nguồn: Trung tâm tư liệu Khí tượng thủy văn)

Tại huyện Đà Bắc chúng tôi đã thu thập số liệu và nghiên cứu diễn biến tổng

lƣợng mƣa và tổng số ngày mƣa trong năm tại 02 xã có điểm đo mƣa (thuộc hệ thống

quan trắc Khí tƣợng thủy văn) là: xã Tân Pheo từ năm 1975 đến 1991 và xã Mƣờng

Chiềng từ năm 1975 đến 2005. Kết quả nghiên cứu đƣợc biểu diễn bởi các đồ thị

(Hình 3.5, Hình 3.6, Hình 3.7, Hình 3.8) .

Qua đồ thị các hình Hình 3.5, Hình 3.6, Hình 3.7, Hình 3.8 ta thấy diễn biến

lƣợng mƣa và số ngày mƣa trong năm từ năm 1975 đến 2005 có xu hƣớng giảm, điều

này cho thấy sự phù hợp với kết quả số liệu nghiên cứu, xu hƣớng chung về diễn biến

Page 39: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

30

lƣợng mƣa tỉnh Hòa Bình và có mối liên quan đến sự hạn hán tăng lên tại huyện Đà

Bắc (theo kết quả điều tra thực địa tháng 4/2016). Những thay đổi trên làm thay đổi

lịch thời vụ , thay đổi cơ cấu cây trồng, ảnh hƣởng năng suất, chất lƣợng, diện tích

cây trồng nhƣ: lúa, ngô, mía… Nó tác động mạnh mẽ tới nguồn sinh kế của cộng

đồng đặc biệt là các hộ nghèo là hộ dễ bị tổn thƣơng.

3.1.2. Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan

Thông qua khảo sát tại cộng đồng kết hợp với thu thập số liệu từ các báo cáo

tình hình kinh tế xã hội và báo cáo phòng chống bão lũ của huyện Đà Bắc (từ năm

2005 đến nay) thấy rằng, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi

khí hậu ở đây chủ yếu là các hiện tƣợng: mƣa lũ, hạn hán, rét đậm, rét hại, bão và lốc

xoáy. Các hiện tƣợng này có những biến đổi bất thƣờng có nhiều thay đổi, chúng tác

động không nhỏ tới sinh kế của ngƣời dân đặc biệt là hộ nghèo.

Kết quả tổng hợp từ các phiếu điều tra hộ dân cho thấy rằng các hiện tƣợng

thời tiết cực đoan liên quan đến khí tƣợng, thủy văn đã và đang xuất hiện tại huyện

Đà Bắc với tần suất và cƣờng độ ngày càng tăng trong thời gian gần đây, cụ thể tại

Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra tại huyện Đà Bắc (Nguồn: số liệu do

các thành viên đề tài điều tra , 2016 ,[ 28, 29, 30, 31])

STT

Các hiện

tƣợng thời tiết

cực đoan

Biểu hiện Thời gian xuất

hiện

Tỷ lệ ngƣời

có cùng ý

kiến

1 Hạn hán Đến sớm, kéo dài hơn, cƣờng độ

mạnh hơn, phạm vi ảnh hƣởng rộng

Từ tháng 3 đến

tháng 4

184/190

2 Lũ lụt Đến sớm , diễn ra đột xuất, cấp độ

mạnh hơn

Từ tháng 5 đến

tháng 9

175/190

3 Bão - Xuất hiện bất thƣờng

- Số lƣợng cơn bão nhièu hơn

- Cƣờng độ mạnh và phạm vi ảnh

hƣởng rộng

Từ tháng 8 đến

tháng 10

186/190

4 Lốc xoáy Diễn ra đột xuất và cƣờng độ mạnh Từ tháng 5 đến

tháng 7

179/190

5 Rét đậm, rét

hại

- Rét đến muộn

- Các đợt không khí lạnh ít đi,

nhƣng số ngày lạnh dài hơn và lạnh

hơn

Tháng 1, 2, 3 và

tháng 12

186/190

Page 40: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

31

Từ bảng 3.1 cho thấy hàng năm huyện Đà Bắc thƣờng phải chịu tác động của các

hiện tƣợng thiên tai nhƣ bão và lũ lụt thƣờng diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 dƣơng lịch,

thời gian thƣờng từ 4-5 ngày, lũ bão xảy ra đột xuất, gió to, cƣờng độ mạnh mƣa lớn, gió to.

Địa điểm thiệt hại thƣờng các hộ, các xóm, diện tích đất canh tác ven suối.

Rét đậm, rét hại trong những năm gần đây thƣờng xảy ra từ tháng 12 năm trƣớc

đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ xuống thấp dƣới 10 0C, thời gian có đợt kéo dài thƣờng

là 30-40 ngày, có đợt dài nhất là hai tháng. Ảnh hƣởng tới sinh hoạt và đời sống của

các hộ gia đình có con nhỏ, ngƣời già hoặc những hộ gia đình thiếu kiến thức, chủ

quan. Hạn hán thƣờng xảy ra vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ cao nhất có

lúc lên đến 410 C gây ảnh hƣởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân.

Ngoài ra địa phƣơng còn bị ảnh hƣởng bởi gió lốc, lốc xoáy đây là loại hình

thiên tai thƣờng xảy ra vào tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, thƣờng xảy ra bất ngờ,

cƣờng độ mạnh, khó dự báo ngƣời dân chƣa có kinh nghiệm nên nguy cơ thiệt hại cao.

Nhƣ vậy các hiện tƣợng khí hậu cực đoan nhƣ: hạn hán, rét đậm rét hại và mƣa

lũ, lốc chúng xuất hiện nhiều hơn, khắc nghiệt hơn ảnh hƣởng tới cộng đồng đặc biệt

là hộ nghèo nhƣ: năng suất cây trồng giảm, gia súc chết rét, thiếu nƣớc cho trồng trọt và

sinh hoạt, dẫn tới số tháng thiếu ăn tăng lên…

3.2. Đa dạng sinh học cây trồng/vật nuôi ở các kiểu HST Nông nghiệp Đà Bắc

3.2.1. Đa dạng thực vật

Qua kết quả điều tra chúng tôi thấy rằng, thực vật tại các hệ sinh thái thuộc

HST nông nghiệp huyện Đà Bắc khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, do đặc thù các

HST khác nhau nên thành phần các loài thực vật cơ bản cũng khác nhau. Có 04 HST

phụ thuộc HST nông nghiệp: HST vƣờn cây lâu năm, HST ao hồ, HST đồng ruộng và

HST khu dân cƣ nông thôn, tổng hợp các kết quả cho thấy:

Hệ sinh thái vườn cây lâu năm: đƣợc xác định là các vƣờn gia đình, có nhiều

quy mô và mức độ phát triển khác nhau. Phần lớn các hộ gia đình ở Đà Bắc có vƣờn

không lớn, thƣờng sản phẩm chỉ phục vụ nhu cầu của gia đình là chính. Tuy nhiên bên

cạnh đấy có nhiều hộ gia đình coi sản xuất vƣờn là thu nhập chính, những hộ này

thƣờng có diện tích vƣờn khá lớn. Trƣớc kia trồng nhiều các loại nhƣ Hồng (hiện

không trồng vì giá rẻ), Nhãn,… Hiện nay trồng nhiều tập trung vào các giống cây nhƣ

Bƣởi diễn, Cam ở xã Toàn Sơn. Mô hình trồng đu đủ Thái Lan ở xã Hào Lý. Huyện

đang thử nghiệm giống chanh leo. Có 100 loài thực vật có mặt trong hệ sinh thái

Page 41: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

32

này(bảng 3.2), thƣờng tập trong là các loài cây ăm quả nhƣ nhãn, bƣởi, ổi, xoài,…

ngoài ra ngƣời dân còn trồng một số loài cây thuốc nhƣ Hoàn ngọc, các loài cây cảnh...

Hệ sinh thái ao, hồ: Huyện Đà Bắc có điều kiện tự nhiên tƣơng đối đặc thù, có

nhiều vùng trũng chứa nƣớc bị chia cách nhau tạo nên nhiều hồ đầm. Hồ có kích thƣớc

lớn nhất là hồ sông Đà với diện tích mặt hồ khoảng 6.000ha chịu ảnh hƣởng của chế

độ thủy văn sông Đà với chiều dài chảy qua huyện là 70km. Ngoài ra, các hồ còn lại là

những đoạn nhỏ của sông Đà chảy vào các vùng trũng bị chia cắt tạo nên các hồ có

diện tích nhỏ hơn hoặc các đầm và có nhiều ao quy mô gia đình trong huyện; có hồ

chứa nƣớc suối Nhạp. Có 11 loài thực vật có mặt trong hệ sinh thái này(bảng 3.2), chủ

yếu là các loài, Sen, Súng, rong, một số loại bèo nhƣ bèo hoa dâu, bèo vảy ốc, bèo

tấm, bèo cái,…

Hệ sinh thái đồng ruộng: Có 12 loài thực vật có mặt chủ yếu trong hệ sinh thái

này (bảng 3.2), chủ yếu là các cây ngắn ngày, đƣợc trồng theo vụ nhƣ lúa, ngô, khoai,

sắn,…Ngoài ra còn có mía, dong giềng là các loại cây có giá trị kinh tế cao.

Bảng 3.2. Thống kê tổng hợp các loài thực vật thuộc HST nông nghiệp

huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

(Nguồn: Đề tài QG.16.13)

3.2.2. Đa dạng động vật

* Các loài/ giống vật nuôi đang có mặt tại Đà Bắc:

Các điều tra, nghiên cứu về Đa dạng sinh học các loài giống vật nuôi ở Việt

Nam (Lê Thị Thúy và cộng tác viên, 2003, Đào Văn Tiến, 1977, Võ Văn Sự) cho thấy

cả nƣớc ta đang nuôi 11 loài/giống vật sau: lợn, bò, trâu, ngựa, gà, vịt, ngan, ngỗng,

dê, thỏ, cừu.

Các loài/ giống vật nuôi ở Đà Bắc hiện nay đều là các loài/giống nuôi phổ biến

của Việt Nam nhƣ trên. Theo điều tra, nghiên cứu trong quá trình đi thực địa chúng tôi

STT Tên các hệ sinh thái Số ngành Số họ Số loài

1 HST vƣờn cây lâu năm 1 52 100

2 HST ao, hồ 2 9 11

3 HST đồng ruộng 1 8 12

Page 42: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

33

đã gặp các loài/giống vật nuôi phổ biến gồm: Lợn, bò, trâu, dê, cừu, gà, vịt, ngan,

ngỗng, thỏ, bồ câu, cá và các loài thủy sản. Kết quả đƣợc thể hiện ở Bảng 3.10

Bảng 3.10. Các loài/giống vật nuôi có mặt tại huyện Đà Bắc (Nguồn: Số liệu

do các thành viên đề tài điều tra 2016 và Đề tài QG.16.13)

STT Nhóm vật nuôi Giống Ghi chú

1 Lợn Sus scrofa Lợn Móng Cái Giống nội, đƣợc nuôi với số lƣợng ít, chủ

yếu nuôi trong

Lợn Landrace Các giống lợn ngoại đƣợc nuôi nhiều và

đƣợc dùng để lai tạo ra các giống lợn kinh

tế có năng suất cao…

Lợn Yorkshire

Lợn Hampshire

Lợn Duroc

2 Bò Bos taurus Bò vàng Việt Nam Nuôi với số lƣợng ít, chủ yếu lấy sức kéo

3 Trâu

Bubalus bubalis

Trâu ré Nuôi với số lƣợng ít, chủ yếu lấy sức kéo

4 Gà

Gallus gallus

Gà ri Giống nội, chất lƣợng thịt thơm ngon, giá

thành cao nhƣng sinh trƣởng phát triển

chậm

Gà Hyline Các giống gà nhập nội đƣợc nuôi nhiều

do có năng suất cao, sinh trƣởng phát

triển nhanh

Gà Hubbard

Gà Tam Hoàng

Gà Lơgo

Gà gô

Gà siêu trứng

5 Vịt

Anas platyrhynchos

Vịt cỏ Giống nội, chất lƣợng thịt thơm, ngon,

xƣơng nhỏ nhƣng sinh trƣởng phát triển

chậm, có ít hộ nuôi

Vịt siêu trứng Giống nhập nội, đƣợc nuôi lấy trứng với

số lƣợng rất nhiều do năng suất cao

6 Ngan

Perching Duck

Ngan pháp Nuôi với số lƣợng ít, giá trị kinh kế chƣa

cao

7 Ngỗng

A.anser & A.cygnoides

Ngỗng cỏ

8 Thỏ

Leporidae

Thỏ trắng

9 Dê Dê cỏ Nuôi với số lƣợng ít, giá trị kinh kế chƣa

cao 10 Cừu

Page 43: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

34

9 Chim

Aves

Bồ câu Đƣợc nuôi với số lƣợng nhiều

Chim cút

10 Cá Cá chép Bên cạnh các giống cá phổ biến đƣợc

nuôi với diện tích rộng ở huyện Đà Bắc

theo mô hình kết hợp vƣờn-ao- chuồng,

thì các hộ dân ở đây đã nuôi thếm các

giống cá đặc sản có giá trị kinh tế cao

nhƣ: cá anh vũ, cá lăng, cá chiên..

Cá mè

Cá trôi

Cá chim

Cá trắm

Cá lăng

Cá chiên

Cá Anh Vũ

Trạch

11 Động vật thủy sinh Tôm Nuôi với số lƣợng không lớn

Cua Nuôi không rộng, số lƣợng không nhiều

Ốc

*Biến động số lƣợng vật nuôi : Trƣớc nhu cầu của thị trƣờng tiêu thụ, ngành chăn

nuôi Đà Bắc chú trọng phát triển theo hƣớng chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) cung cấp

sức kéo và tăng sản lƣợng thực phẩm cung cấp ra thị trƣờng. Số lƣợng trâu, bò, lợn và

gia cầm biến động nhẹ qua các năm liên quan và chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ các hiện

tƣợng thời tiết cực đoan, dịch bệnh.

Bảng 3.3. Số lƣợng gia súc, gia cầm của huyện Đà Bắc giai đoạn 2010-2015

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2014,[3]) (Đơn vị tính: Nghìn con)

STT Tên loài

động vật

Năm

2010

Năm 2011 Năm 2012 Năm

2013

Năm 2014 Năm

2015

1 Lợn 23,75 17,7 18,2 18,4 19,6 20,4

2 Bò 8,6 7,0 7,2 7,2 7,8 8,44

3 Ngựa - 0,192 0,195 0,224 0,245 -

4 Dê, Cừu - 0,167 0,167 0,403 0,410 -

5 Trâu 9,22 10,4 8,4 8,1 8,7 9,12

6 Gà - 182,1 173,0 135,0 139,0 -

7 Tổng gia cầm

(gà, ngan,

ngỗng)

207,0 147,4 173,3 199,7 210,5 221,5

“-”: thiếu thông tin

Page 44: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

35

Đối với đàn trâu mức dao động về số lƣợng từ 8140 con (năm 2013) đến 10415

con (2010), đàn bò số lƣợng biến động từ 6960 con (năm 2011) lên đến 8640 con (năm

2010) (bảng 3.3). Nhìn chung, số lƣợng trâu bò giảm trong giai đoạn từ năm 2012-2014

do lúc này thời tiết có những biến đổi bất thƣờng, nhiều dịch bệnh thƣờng xuyên xảy ra.

Năm 2011, thời tiết có những diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài trong nhiều

ngày, hạn hán, mƣa bão xảy ra đã gây ảnh hƣởng rất lớn đến các kết quả sản xuất nông

nghiệp nói chung trong đó ngành chăn nuôi cũng chịu thiệt hại không nhỏ. Thêm vào

đó, rét đậm, rét hại đã làm chết 2204 con trâu, bò trong đó có trâu bò đang trong độ tuổi

sinh sản, vì vậy đã ảnh hƣởng trực tiếp đến số lƣợng bổ sung cho đàn trong những năm

tiếp theo (từ 2012 đến 2014) (Bảng 3.3, Hình 3.9) .

Hình 3.9. Biến động số lƣợng gia súc, gia cầm từ năm 2010 -2015

(Nguồn: [3, 17,18,19, 20, 21, 22, 24 ]

Bên cạnh đàn trâu bò, thì đàn lợn và gia cầm là một thế mạnh trong chăn nuôi ở

tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện Đà Bắc nói riêng. Thịt lợn và thịt gà của Hòa Bình

đƣợc vận chuyển về thủ đô Hà Nội tiêu thụ với số lƣợng rất lớn. Chăn nuôi ở huyện

Đà Bắc chủ yếu vẫn là chăn nuôi theo hộ gia đình tận dụng nguồn thức ăn dƣ thừa là

chính, hình thức nuôi tập trung theo kiểu trang trại còn hạn chế. Tuy nhiên, cũng giống

nhƣ trâu bò, chăn nuôi lợn và gia cầm chịu ảnh hƣởng rất lớn từ thời tiết, thiên tai,

dịch bệnh. Số lƣợng trong cơ cấu đàn lợn cao nhất vào năm 2010 với gần 24.000 con

và thấp nhất năm 2011 với hơn 17.000 con, các năm gần đây (từ 2012-2015) đàn lợn

hồi phục và ổn định ở mức 18.000 đến 20.000 con. Đối với đàn gia cầm, số lƣợng liên

tục tăng lên từ năm 2011 cho đến nay từ hơn 147.000 con năm 2011 lên hơn 221.000

con năm 2015 (bảng 3.3, hình 3.9). Sở dĩ có sự suy giảm mạnh số lƣợng gia cầm và

lợn trong giai đoạn 2010-2011 là do ảnh hƣởng của thời tiết và thiên tai trên toàn khu

vực: rét đậm, rét hại kéo dài, thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán, mƣa bão xảy ra

nhiều hơn so với trƣớc đây. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, tình hình dịch bệnh trên

Page 45: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

36

đàn gia súc, gia cầm tƣơng đối ổn định. Năm 2015, đã tiêm phòng đƣợc 23.500 liều vắc xin

cho gia súc, 50.000 liều vắc xin cho gia cầm; kiểm dịch: 5.000 con gia súc, 70.000 con gia

cầm, 77.650 quả trứng; kiểm soát giết mổ 6.000 con gia súc, 55.000 con gia cầm; phun khử

trùng tiêu độc chuồng trại 04 đợt đƣợc 3.950.000 m2 nên dịch bệnh giảm và số lƣợng cũng

nhƣ sản lƣợng chăn nuôi tăng lên .

3.3. Sinh kế ngƣời dân Đà Bắc và tác động của BĐKH(các hiện tƣợng thời tiết

cực đoan) đến HST nông nghiệp, sinh kế và các hoạt động khác

3.3.1. Các nguồn sinh kế chính của cộng đồng dân cƣ huyện Đà Bắc

Thông qua phỏng vấn tại cộng đồng (190 hộ dân, 15 cán bộ thôn, 15 cán xã, 4

cán bộ huyện) và khảo sát thực địa chúng tôi thấy rằng nguồn sinh kế của cộng đồng

nói chung và hộ nghèo nói riêng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt là

chính. Kết quả đƣợc thể hiện ở Bảng 3.6 nhƣ sau:

Bảng 3.6. Nguồn sinh kế chính của dân cƣ huyện Đà Bắc (Nguồn: Tổng hợp kết

quả điều tra thực địa huyện Đà Bắc năm 2016,[24])

Nguồn sinh kế

Đơn vị tính Trung bình toàn huyện Hộ nghèo

Tổng thu nhập bình quân

trên đầu ngƣời

Đồng/ đầu

ngƣời/ năm

19.400.000 2.000.000-3.000.000

Nông lâm,ngƣ nghiệp % 43,7 75

Trồng trọt % 80

Lúa nƣớc ha 1. 962,5 -

Lúa cạn ha 82,7 -

Ngô ha 7. 912,3 -

Mía ha 298,7 -

Sắn ha 2 .444,8 -

Dong giềng ha 515,8 -

Các loại hoa màu khác ha 130 -

Chăn nuôi % 20

Chăn nuôi lợn Con 20 .447 -

Chăn nuôi gia cầm Con 221.529 -

Chăn nuôi trâu Con 9.126 -

Chăn nuôi bò Con 8.477 -

Page 46: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

37

Thủy sản (diện tích ao, hồ

nuôi thả cá)

Tấn 1.020 -

Công nghiệp, tiểu thủ

CN,xây dựng

% 17,9 20

Dịch vụ thƣơng mại, du

lịch

% 38,4 5

“-”: thiếu thông tin

Qua bảng bảng 3.6 cho thấy, nguồn sinh kế của cộng đồng đặc biệt là hộ

nghèo chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp chiếm 75%, trong đó trồng trọt chiếm 80%,

chăn nuôi chiếm 20%. Hộ nghèo có thu nhập thấp hơn với thu nhập chung toàn xã

chỉ đạt 2.000.000 –3.000.000 đồng/ngƣời/năm, qua điều tra cho thấy hộ nghèo cũng

có nguồn lực hạn chế nhƣ: thiếu đất canh tác, thiếu sức kéo, thiếu phƣơng tiện đi lại,

tiếp cận thông tin kém...

3.3.2. Tác động của BĐKH đến HST nông ngiệp huyện Đà Bắc

Qua quá trình khảo sát tại cộng đồng và kết hợp với việc thu thập số liệu từ các

báo cáo tình hình kinh tế xã hội và báo cáo phòng chống bão lũ của huyện Đà Bắc (từ

2010 đến 2015), chúng tôi bƣớc đầu có những đánh giá về tác động của BĐKH đến

HSTNN của huyện Đà Bắc ở hai nhóm: động vật và thực vật là khác nhau. Kết quả

tổng hợp đƣợc thể hiện ở Bảng 3.4 và Bảng 3.5

3.3.2.1. Tác động của BĐKH đến Thực vật

Bảng 3.4. Tổng hợp những thiệt hại trong lĩnh vực trồng trọt dƣới tác động của

thiên tai ở huyện Đà Bắc từ năm 2010 đến 2015

(Nguồn: Báo cáo tổng kết sản xuất Nông, lâm ngư nghiệp hàng năm của huyện Đà

Bắc,[18,19,20,21,22,23,25])

Năm Các yếu tố tác

động

Mức độ tác động Các thiệt hại đã xảy ra

2010

Hạn hán - Khô hạn kéo dài nhiều ngày

- Lƣợng mƣa trong vụ chiêm

xuân thấp hơn trung bình nhiều

năm

- Diện tích lúa chiêm xuân bị hạn là : 170 ha

- Vụ hè, thu diện tích lúa bị hạn là:378 ha

- Tổng diện tích màu bị hạn là: 1.700 ha

Nắng nóng - Vụ hè, vụ thu thời tiết nắng

nóng hơn trung bình các năm,

- Vụ hè, thu diện tích lúa bị hạn là:378 ha

Page 47: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

38

đầu vụ nhiều diện tích lúa bị khô

hạn

2011

Rét đậm, rét

hại

- Rét đậm, rét hại kéo dài trong

nhiều ngày

- Cây trồng: 60 ha lúa,18 ha ngô và 647 ha

rừng trồng bị chết

Hạn hán - Số ngày hạn kéo dài - Diện tích lúa vụ chiêm bị hạn: 80 ha

Lốc xoáy và

giông

- Lốc xoáy kèm theo mƣa giông

lớn

- Làm đổ và ảnh hƣởng đến năng suất cây

trồng của: hơn 400 ha ngô; 13,7 ha lúa; 38 ha

mía và 55 ha sắn

2012 Rét đậm, rét

hại

- Rét đậm,rét hại kéo dài trong

nhiều ngày

- Tổng lƣợng mạ bị chết khoảng: 1,5 tấn

- Diện tích lúa chiêm bị hạn khoảng: 20 ha

Mƣa và lốc - Trong tháng 4 xuất hiện những

cơn mƣa và giông lớn

- Khoảng 100 ha ngô bị đổ,gãy

Nắng nóng - Cuối tháng4, đầu tháng 5 có

những đợt nắng nóng cục bộ với

mức nhiệt tăng cao đột ngột

- Có : 30 ha lúa; 900 ha ngô và 100 ha sắn bị

héo lá ảnh hƣởng tới năng suất cây trồng

2012 Mƣa bão - Những đợt mƣa bão với cƣờng

độ mạnh hơn

- Có: 27,8 ha cây lâm nghiệp; 9,41 ha lúa;

29,9 ha ngô; 55 ha hoa màu bị đổ gãy và

ngập úng

2013

Hạn hán - Những đợt hạn dài ngày - Khoảng 150 ha lúa bị thiếu nƣớc

Mƣa lũ - Mƣa lớn kéo dài ,kèm theo các

đợt lũ bất ngờ

- Có khoảng: 1.400 gốc luồng và 90,4 ha cây

lâm nghiệp bị đổ gãy;

- Có: 205 ha lúa,ngô, sắn và hoa màu bị ngập

úng và đổ gãy

2014 Rét đậm, rét

hại

- Xảy ra và kéo dài trong nhiều

ngày

- Làm cho tiến độ gieo trồng bị chậm lại so

với khung thời vụ.

-Có: 8.478 kg mạ đã gieo bị chết; 163,1 ha

lúa đã gieo bị chêt

Hạn hán - Số ngày hạn kéo dài nhiều ngày - Có khoảng 50 ha lúa đầu vì bị thiếu nƣớc

Mƣa lũ - Xuất hiện đột ngột - Đổ gãy: 3.000 cây lâm nghiệp

- Cuốn trôi: 12 ha lúa và 203ha ngô

2015 Mƣa lũ - Mƣa và lũ lớn - Cuốn trôi, vùi lấp và đổ gẫy: 17 ha lúa và

108,3 ha ngô

-Giông, lốc - Giông, lốc xuất hiện với cƣờng

độ mạnh

- Đánh chìm: 17 lồng cá và hỏng 02 vó bè

Đổ gãy: 9.195 ha cây lâm nghiệp

Page 48: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

39

Tác động BĐKH trong một vài năm gần đây đã ảnh hƣởng không nhỏ đến nguồn

tài nguyên thực vật tại Đà Bắc, có thể kể đến một số khía cạnh sau:

*Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng.

Khí hậu thay đổi làm ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng cây trồng, thậm chí

nhiều vụ ngƣời dân hầu nhƣ mất trắng. Tổng hợp số liệu trong 4 năm gần đây cho thấy:

Trong năm 2010 tình hình thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp,vụ chiêm xuân bị

ảnh hƣởng của hiện tƣợng El-Nino đã gây ra tình trạng khô hạn kéo dài trong nhiều

ngày, lƣợng mƣa trung bình trong vụ thấp hơn nhiều năm trung bình trƣớc đây, gây ra

hạn hán cục bộ ở một số địa phƣơng làm cho 170 ha lúa chiêm xuân bị hạn. Vụ mùa,

vụ hè thu thời tiết nắng nóng cao hơn cùng kỳ dẫn đến 378 ha diện tích lúa vụ hè thu

và 1700 ha màu bị hạn; Hạn hán kèm theo với dịch hại là sâu cuốn lá gây hại ở hầu hết

các xã trong huyện. Tổng diện tích lúa nhiễm rầy là 80,03 ha, bệnh lùn sọc đen trên lúa

cũng phát triển mạnh.

Trong năm 2011, rét đậm rét hại trong nhiều ngày, hạn hán mƣa bão xảy ra làm

ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất nông nghiệp cụ thể: 60 ha lúa, 18 ha ngô, 647 ha bị chết

rét; 80 ha lúa đầu mùa bị thiếu nƣớc do hạn hán; Hơn 400 ha ngô, 13.7 ha lúa, 38 ha

mía, 55 ha sắn tại một số xã bị đổ và gãy làm giảm năng suất cây trồng.

Trong năm 2012 hạn hán làm 20 ha lúa vụ chiêm xuân của huyện Đà Bắc đã cấy

bị hạn đầu vụ; mƣa gió làm hơn 100 ha hoa màu bị đổ gẫy và ngập úng; Nắng nóng

cuối tháng 4, đầu tháng 5 năm 2012 đã làm cho hơn 30 ha lúa, 900 ha ngô, 100 ha sắn

tại ba xã (Đồng Nghê, Suối Nánh và Mƣờng Tuổng) bị héo lá, một số phai trồng lại

gây ảnh hƣởng đến năng suất; Mƣa lớn làm 9,41ha lúa, 29,29 ha ngô, 55 ha hoa màu

bị ngập úng và gãy đổ.

Trong năm 2013 hạn hán làm 150 ha lúa bị thiếu nƣớc, mƣa lũ làm 205 ha lúa và

hoa màu bị ngập úng, đỗ gẫy; năm 2014 giá rét làm chết 8478 kg mạ, lúa chết 163,1

ha, hạn hán làm khoảng 50 ha lúa đầu vụ thiếu nƣớc, mƣa lũ làm 12 ha lúa và 203 ha

ngô bị cuốn trôi;

Trong năm 2015 hạn đầu vụ khoảng 70 ha lúa, mƣa lũ làm 17 ha lúa bị cuốn trôi,

vùi lấp và 108,3 ha ngô bị gãy đổ.

*Biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ cấu cây trồng.

Trồng xen: Theo phỏng vấn ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu, trƣớc kia nơi đây

thƣờng trồng đƣợc nhiều diện tích lúa nƣơng, tuy nhiên những năm gần đây do thiếu nƣớc

kéo dài nên diện tích lúa nƣơng giảm đi nhiều. Đến nay, hầu nhƣ việc trồng lúa nƣơng ít

đƣợc ngƣời dân quan tâm. Thay vào đó, cộng đồng các dân tộc Đà Bắc thay thế vào việc

Page 49: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

40

trồng xen Ngô và Dong giềng. Bên cạnh đó nhiều diện tích trồng lúa nƣớc, do điều kiện khô

hạn, thiếu nƣớc đã chuyển đổi sang trồng ngô, sắn, đậu, lạc…

Sự xuất hiện nhiều loại sâu bệnh mới: Việc trồng Gừng tại xã Đồng Chum hai năm trở

lại đây cho thấy Gừng thƣờng bị thối củ, giảm năng xuất khá nhiều, nguyên nhân do xuất hiện

một loại vi rút gây thối củ mới. Hiện tại, diện tích trồng Gừng tại Đồng Chum giảm đi đáng

kể. Một số ví dụ đƣa ra nhƣ hiện tƣợng thối bông trên Bƣởi diễn ở Hào Lý.

Một số loại sâu bệnh phát triển nhiều trong những năm gần đây ảnh hƣởng đến

cây trồng nhƣ sâu cuốn lá hại lúa và ngô, rầy lúa, lùn sọc đen trên lúa,…

* Biến đổi khí hậu làm thu hẹp diện tích đất canh tác cây trồng.

Tác động rõ ràng đối với cây trồng tại Đà Bắc là hạn hán. Các tác động nhƣ sạt lở

đất, bão lũ chỉ mang lại hậu quả tạm thời hay thời điểm. Hạn hán làm giảm đi nhiều

diện tích đất canh tác của bà con, do vậy thu hẹp diện tích đất sản xuất. Nhiều diện tích

đất trƣớc kia có thể canh tác đƣợc lúa nƣơng, ngô cho đến nay đã bị bỏ hoang do hạn

hán nhƣ tại xã Đồng Nghê.

3.3.2.2. Tác động của BĐKH đến động vật

Những tác động của BĐKH ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất, sản lƣợng và cơ

cấu không chỉ cây trồng mà còn ảnh hƣởng lớn đến cả vật nuôi. Kết quả tổng hợp đƣợc

thể hiện ở bảng 3.5:

Bảng 3.5. Tổng hợp những thiệt hại trong lĩnh vực chăn nuôi dƣới tác động của

thiên tai ở huyện Đà Bắc từ năm 2010 đến 2015 (Nguồn: Báo cáo tổng kết sản xuất

Nông, lâm ngư nghiệp hàng năm của huyện Đà Bắc,[18,19,20,21,22,23,25])

Số lƣợng trâu, bò chết(con)

Do dịch bệnh Do rét đậm, rét hại

Năm 2010 27

Năm 2011 66 2204

Năm 2012 - 60

Năm 2013 - 11

Năm 2014 - 69

Năm 2015 - -

Quý 1/ 2016 - 36

(Ghi chú: “-” thiếu thông tin)

Đối với lĩnh vực chăn nuôi chịu tác động của BĐKH chủ yếu là về số lƣợng gia

súc, gia cầm. Yếu tố có ảnh hƣởng lớn đến chăn nuôi của huyện Đà Bắc là rét đậm và

Page 50: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

41

rét hại, làm giảm số lƣợng trâu bò do đói và rét. Điều này gây khó khăn cho sinh kế

của phần lớn ngƣời dân tại đây, theo số liệu điều tra của nhóm làm đề tài nhƣ sau

- Trong năm 2011, rét đậm rét hại lại kéo dài trong nhiều ngày, đã làm cho 2204 con

trâu, bò trên địa bàn toàn huyện bị chế đói, chết rét

- Năm 2012, rét đậm, rét hại đã làm chết 60 con trâu,bò

- Năm 2013, rét đậm làm chết 11 con trâu, bò

- Năm 2014, rét đậm làm chết 69 con trâu, bò

- Trong năm 2015 giông, lốc xuất hiện với cƣờng độ mạnh đã đánh chìm 17 lồng cá và

hỏng 02 vó bè của ngƣời dân. Đặc biệt đầu năm 2016, hiện tƣợng thời tiết xấu và bất

thƣờng lần đầu tiên xuất hiện ở Đà Bắc đó là hiện băng tuyết xảy ra tại xã Đồng Nghê -

xã cao nhất của tỉnh Hòa Bình. Sáng ngày 24/1, tại Đồng Nghê, băng tuyết rơi dày đến

gần 10 cm. Các rãnh nƣớc ven đƣờng, nƣớc để trong chậu ngoài trời đều đóng băng.

Cây cối, mái nhà đều phủ một lớp băng dày. Đến ngày 25/1, hiện tƣợng băng tuyết đã

giảm nhƣng vẫn còn xuất hiện. Băng tuyết đã làm ảnh hƣởng lớn đến cuộc sống và sản

xuất của ngƣời dân: Xã đã có 2 con trâu bị chết rét, cây cối, hoa màu bị ảnh hƣởng

nặng nề. Ngoài xã Đồng Nghê, một số xã vùng cao khác nhƣ Mƣờng Tuổng, suối

Nánh, Giáp Đắt… cũng xuất hiện hiện tƣợng băng tuyết. Toàn huyện đã có 36 con

trâu, bò, bê, nghé bị chết rét. Huyện đã có văn bản và khuyến cao ngƣời dân trong việc

chống đói, rét cho đàn gia súc. Tuy nhiên, do tập quán thả rông vẫn còn khá phổ biến

nên thiệt hại vẫn xảy ra.

3.3.3. Lịch mùa vụ và các hiện tƣợng thời tiết tại huyện Đà Bắc

Bảng 3.7. Lịch mùa vụ huyện Đà Bắc (Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực địa

huyện Đà Bắc, 2016 và [26,27,28,29]) ( Thời gian tính theo dương lịch)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tác động của các hiện tƣợng thời

tiết cực đoan đến hoạt động? Tại

sao? Kinh nghiệm

Mùa vụ/

Hoạt động

xã hội

Vụ chiêm

xuân

1. Rét hại, hạn hán, lốc xoáy

Lúa - Ảnh hƣởng:

Page 51: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

42

+ Mạ bị chết, ảnh hƣởng đến năng

suất trồng lúa.

+ Thời gian gió lào làm ảnh hƣởng

đến việc thụ phấn của lúa.

+ Lúa bị đổ

- Nguyên nhân:

+ Nhiệt độ xuống thấp do rét hại

+ Nhiệt độ nắng nóng của gió lào cao

+ Thiếu nƣớc nông nghiệp

+ Lốc xảy ra với cƣờng độ mạnh

- Kinh nghiệm:

+ Che chắn cho mạ (che phủ nilon);

đắp bờ giữ nƣớc để phòng cho lúa

khỏi rét, tung tro vào mạ cho khỏi

chết rét, thắp điện sƣởi ấm cho mạ.

+ Kinh nghiệm bản thân (nhìn trăng

rằm tháng Tám để biết về thời tiết)…

+Chọn giống lúa có thể chịu đƣợc

sự khắc nghiệt của thời tiết

Ngô - Ảnh hƣởng:

+ Cây ngô non phát triển kém do bị

rét hại

+ Hạn hán, gió lào làm ảnh hƣởng đến

sự phát triển của cây ngô (không thụ

đƣợc phấn, có bắp nhƣng không có

hạt)

+ Cây ngô bị gãy đổ

- Nguyên nhân:

+ Nhiệt độ quá thấp do rét hại và do

nhiệt độ nắng nóng của gió lào

+ Thiếu nƣớc tƣới

+ Lốc xảy ra cƣờng độ mạnh

- Kinh nghiệm:

+ Bơm nƣớc để tƣới

Sắn - Ảnh hƣởng:

+ Chết cây con do bị rét hại; giảm

năng suất do gió lào

+ Cây bị gãy, đổ

Page 52: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

43

- Nguyên nhân: Nhiệt độ quá thấp do

rét hại và do nhiệt độ nắng nóng của

gió lào

- Kinh nghiệm: chọn giống sắn có

khả năng chịu rét, chịu hạn

Lạc - Ảnh hƣởng: Cây non phát triển kém

- Nguyên nhân: Thiếu nƣớc do hạn

hán

- Kinh nghiệm: Tích cực tƣới nƣớc

(bơm nƣớc), vun gốc cho cây

Dong

riềng

- Ảnh hƣởng: chết cây con do bị rét

hại, giảm năng suất do gió lào, cây bị

gãy đổ

- Nguyên nhân:

+ Nhiệt độ quá thấp do rét hại và do

nhiệt độ nắng nóng của gió lào

+ Thiếu nƣớc tƣới

- Kinh nghiệm: che chắn cho cây

Chăn

nuôi

(trâu bò,

dê, gà,

vịt)

- Ảnh hƣởng: chết trâu, bò, lợn, gà

- Nguyên nhân: Do nhiệt độ quá thấp,

chuồng trại không che chắn, không đủ

thức ăn dự trữ.

-Kinh nghiệm: Làm chuồng trại ở

nơi tránh gió

Dịch

bệnh gia

súc

- Ảnh hƣởng: chết trâu bò, lợn gà

- Nguyên nhân: thời tiết quá lạnh hoặc

quá nóng làm phát sinh nhiều dịch

bệnh

- Kinh nghiệm: Tiêm phòng bệnh

Dịch

bệnh

ngƣời

- Ảnh hƣởng: xuất hiện bệnh ghẻ lở,

sốt rét, sốt xuất huyết và một số bệnh

đƣờng ruột

- Nguyên nhân: thời tiết khắc nghiệt,

tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh

phát triển

- Kinh nghiệm:

+ Vệ sinh môi trƣờng sống sạch sẽ

Page 53: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

44

+ Đảm bảo nguồn nƣớc sinh hoạt hợp

vệ sinh, dự trữ nƣớc đầy đủ

+ Tổ chức tiêm phòng bệnh

Vụ mùa 2. Bão, lụt

Lúa - Ảnh hƣởng: lúa bị ngập, lúa bị đổ do

bão làm giảm năng suất.

- Nguyên nhân:

+ Mƣa nhiều, liên tục và kéo dài

+ Chƣa có hệ thống tiêu nƣớc, trong

khi nƣớc ở suối đổ ra rất nhiều

- Kinh nghiệm:

+ Buộc lại từng túm để dựng lại lúa bị

đổ, thối

+ Thu hoạch sớm khi có thông tin dự

báo về bão

+ Một số ngƣời dân có kinh nghiệm

dự báo thời tiết ( nhìn giáng trời)

Ngô - Ảnh hƣởng:

+ Gẫy đổ ngô mất trắng...

- Nguyên nhân:

+ Do bão đến đúng thời điểm mùa cây

đang sinh trƣởng

- Kinh nghiệm: Chuyển đổi cây trồng

Page 54: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

45

Chăn

nuôi

(trâu,

bò, gà,

vịt)

- Ảnh hƣởng:

+ Trâu bò, lợn gà bị chết vì mƣa rét,

vì dịch bệnh, bị nƣớc cuốn trôi

- Nguyên nhân:

+ Mƣa to, nƣớc lớn

+ Chƣa có kinh nghiệm phòng và

chữa bệnh cúm cho gà

- Kinh nghiệm:

+ Làm chuồng trại chắc chăn và ở nơi

cao ráo

+ Dự trữ thức ăn cho gia súc, gia cầm

+ Thả gà muộn hơn vào mùa rét

+ Cho trâu, bò uống nƣớc ấm, pha

muối

+ Thực hiện đúng lịch nhỏ thuốc

phòng bệnh cho gà

Các hiện

tƣợng

thời tiết

cực đoan

Xu hƣớng của các yếu tố tác động

Rét

đậm,Rét

hại

- Rét hại: Rét đến muộn, nhiệt độ

xuống thấp hơn, thời gian rét kéo

dài trong một đợt.

Hạn hán Hạn hán: Thời gian kéo dài,

phạm vi ảnh hƣởng rộng, cấp độ

lớn hơn.

Bão Bão: Bất thƣờng do biến đổi khí

hậu, cấp độ lớn, phạm vi ảnh

hƣởng rộng.

Lũ quét,

sạt lở đất

Lũ quét, sạt lở đất: Diễn ra đột

xuất, cấp độ mạnh, nhanh chóng

đi qua

Lốc xoáy Lốc xoáy: Diễn ra đột xuất,

cƣờng độ mạnh

Page 55: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

46

Từ kết quả của công cụ Lịch mùa vụ (bảng 3.7) đƣợc thực hiện tại huyện Đà

Bắc cho thấy hoạt động động sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng đƣợc chia làm hai

mùa rõ rệt, đó là: vụ chiêm xuân và vụ hè. Trong đó:

- Lúa vụ chiêm xuân đƣợc gieo trồng bắt đầu từ tháng 2 và thu hoạch vào tháng 6

hàng năm.

- Lúa vụ mùa đƣợc gieo trồng bắt đầu từ tháng và thu hoạch vào tháng 10 hàng năm.

- Ngô vụ chiêm xuân đƣợc trồng từ tháng 3 và thu hoạch vào tháng 6 hàng năm.

- Ngô vụ chiêm xuân đƣợc trồng từ tháng 7 và thu hoạch vào tháng 12 hàng năm.

- Sắn bắt đầu trồng từ tháng 2 và đƣợc thu hoạch vào tháng 11 hàng năm.

- Lạc đƣợc trồng từ tháng 2 và thu hoạch vào tháng 7 hàng năm.

- Dong riềng bắt đầu trồng từ tháng 2 và đƣợc thu hoạch vào tháng 11 hàng năm.

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm( trâu, bò, dê, gà, vịt..) đƣợc ngƣời dân huyện Đà Bắc

nuôi quanh năm.

Theo kết quả điều tra thực địa về lịch mùa vụ của huyện Đà Bắc, thấy

đƣợc các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi tại huyện bị ảnh hƣởng rất lớn bởi các

điều kiện thời tiết và sự thay đổi khí hậu. Tác động của thiên tai và các hiện tƣợng

thời tiết cực đoan tới hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của ngƣời dân huyện Đà

Bắc đó là: giảm năng suất cây trồng; xuất hiện nhiều dịch bệnh cho vật nuôi, cây

trồng; mất diện tích đất canh tác( bảng 3.7). Tác động của các hiện tƣợng cực

đoan lên các hoạt động nhƣ sau:

Tác động của rét đậm, rét hại: Nhiệt độ xuống quá thấp( 6-100C) so với

những năm trƣớc, thƣờng kéo dài từ 1 đến 2 tháng, đã gây ảnh hƣởng đến sản

xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi và sức khỏe của ngƣời già và trẻ em. Năm

2015 thiệt hại: bị mất trắng 23,2 ha lúa và 164,4 ha ngô; chết 122 con trâu, bò;

Lợn, gà chết gần 1000 con[25].

Tác động của hạn hán: nắng nóng kéo dài từ hai đến ba tháng, nhiệt độ cao

nhất có lúc trên 410C, dẫn tới 60% hộ dân bị thiếu nƣớc sinh hoạt. Gây bệnh tật

cho ngƣời dân nhƣ: ghẻ lở, sốt xuất huyết. Thiếu nƣớc phục vụ sản xuất khiến

ngô không mọc đƣợc, ao cá bị khô cạn…

Tác động của bão, lũ, giông lốc: Trong năm 2015 mƣa lũ và giông lốc đã

cuốn trôi, vùi lấp và làm đổ gãy 17 ha lúa và 108,3 ha ngô; Đánh chìm 17 lồng cá

và hỏng 02 vó bè; Làm đổ gãy 9195 ha cây lâm nghiệp. Với tình hình BĐKH

Page 56: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

47

diễn ra khó lƣờng thì nguy cơ thiệt hại về ngƣời và tài sản do bão lũ ngày càng

cao ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân và phát triển kinh tế xã hội của địa

phƣơng. Cùng với đó nguy cơ sạt lở làm nhà cửa bị vùi lấp, mất đất ở, mất đất

sản xuất nhất là khi lũ xuất hiện vào ban đêm. Một số tuyến đƣờng giao thông

nông thôn, hệ thống kênh mƣơng bị hƣ hỏng nặng gây khó khăn về đƣờng giao

thông đi lại cho ngƣời dân và không bảo đảm việc tƣới tiêu cho sản xuất nông

nghiệp[25].

3.4. Phân tích tính dễ tổn thƣơng và khả năng thích ứng thích ứng của ngƣời

dân huyện Đà Bắc với BĐKH

3.4.1. Phân tích ma trận tổn thƣơng giữa các yếu tố tự nhiên và sinh kế

Để đánh giá mức độ tổn thƣơng của các sinh kế dƣới tác động của các yếu tố tự

nhiên, tác động của các yếu tố tự nhiên đƣợc đánh giá theo ba mức: thấp, trung bình,

cao với số điểm tƣơng ứng: - Thấp: 1 điểm

- Trung bình: 2 điểm

- Cao: 3 điểm

Kết quả điều tra đƣợc thể hiện ở Bảng 3.8 nhƣ sau:

Bảng 3.8. Ma trận tổn thƣơng giữa mức độ tiếp xúc của các yếu tố tự nhiên và

độ nhạy cảm của các sinh kế (Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực huyện Đà

Bắc, 2016)

Mức độ tiếp xúc với yếu tố tự nhiên

Mứ

c đ

ộ n

hạ

y c

ảm

sin

h k

ế

Ƣu tiên

Hạn hán và

nắng nóng

kéo dài

Rét

đậm,rét

hại

Bão Lốc

xoáy Lũ lụt

Tổng

cộng

Trồng trọt 3 2 2 1 2 10

Chăn nuôi 2 2 1 0 1 6

Nuôi trồng thủy hải

sản 2 2 1 1 2 8

Các công việc khác

(làm thuê, phụ hồ,

bán hàng..)

2 1 1 0 1 5

Trong các nguồn sinh kế chính của ngƣời dân gồm: trồng trọt, chăn nuôi,

nuôi trồng thủy hải sản và làm thuê là những ngành quan trọng nhất. Tuy nhiên,

Page 57: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

48

trƣớc các tác động của yếu tố thiên nhiên, đặc biệt là các hiện tƣợng thời tiết cực

đoan thì công việc trồng trọt bị ảnh hƣởng nặng nề nhất… Dƣới tác động của Biến

đổi khí hậu với xu thế nhiệt độ tăng dần, gây ra hiện tƣợng nắng nóng kéo dài hoặc

mƣa lớn nhiều ngày làm ảnh hƣởng rất lớn tới năng suất và thời vụ cây trồng. Bên

cạnh đó, các nhân tố bão, lốc xoáy .. cũng ảnh hƣởng lớn đến hoa màu vì bão, lốc

xoáy làm dập, gãy đổ và bật gốc cây trồng. Trong đó hạn hán tác động tới việc

trồng lúa ở mức độ cao làm giảm năng suất,giảm diện tích, góp phần gia tăng sâu

bệnh, đối với ngô và mía thì hạn hán tác động ở mức trung bình làm giảm năng

suất của cây ngô và làm chết cây mía ở giai đoạn trồng. Mƣa lũ tác động tới cây

trồng rất lớn đặc biệt tới lúa và cây mía đó là làm mất trắng diện tích gieo trồng và

giảm năng suất, giảm giá trị. Rét đậm rét hại cũng tác động đến việc trồng trọt đó

là làm tăng chi phí đầu vào nhƣ phải gieo mạ nhiều lần hay trồng lại mía….

Nguồn sinh kế nhạy cảm thứ hai là nghề nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi

cá lồng. Nghề này chịu ảnh hƣởng nặng bởi tác động lũ lụt và hạn hán bởi đa phần

các lồng các đƣợc đặt ven sông hoặc các hồ, khi mƣa lũ hoặc hạn hán xảy ra nó tác

động vào mực nƣớc của sông hồ( là môi trƣờng sinh sống của các loài cá). Ngoài

ra, nắng nóng kéo dài, hoặc nhiệt độ thay đổi quá đột ngột cũng làm xáo trộn môi

trƣờng sống của cá và làm cá dễ nhiễm bệnh, chết. Tƣơng tự nhƣ vậy, khi có mƣa bão

đến, môi trƣờng sống của cá cũng bị xáo trộn dẫn đến thiệt hại nặng nề.

Nguồn sinh kế từ chăn nuôi cũng chịu ảnh hƣởng bởi các tác động hạn hán,

nắng nóng kéo dài, mƣa lũ và bão, mƣa bão . Bởi hạn hán sẽ là nguyên nhân dẫn

đến thiếu nƣớc cho việc chăn nuôi gia súc gia cầm, mƣa lũ làm phát sinh nhiều

dịch bênh cho vật nuôi…

Nghề làm thuê ít bị ảnh hƣởng bởi các nhân tố thời tiết, tuy nhiên khi giông

bão đến cũng có thể ảnh hƣởng đến những ngƣời nghèo làm thuê.

3.4.2. Xếp hạng ảnh hƣởng của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan lên các đối

tƣợng hộ gia đình

Trong quá trình điều tra thực địa, chúng tôi đã tiến hành phát 190 phiếu

tƣơng ứng với 190 hộ gia đình trong huyện Đà Bắc, nhằm xếp hạng ảnh hƣởng

của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan lên các đối tƣợng hộ(hộ nghèo, hộ trung

bình, hộ khá và giàu), kết quả thu đƣợc 169/190 phiếu chọn hộ nghèo, 16/190

Page 58: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

49

phiếu chọn hộ trung bình và 5/190 phiếu chọn hộ Khá và giàu thể hiện ở Bảng 3.9

nhƣ sau:

Bảng 3.9. Bảng xếp hạng loại hộ bị ảnh hƣởng bởi các hiện tƣợng thời tiết

cực đoan

Loại hộ Khá và giàu Trung bình Nghèo

Số phiếu 5/190 16/190 169/190

Xếp hạng 3 2 1

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra thực huyện Đà Bắc, 2016)

Qua bảng 3.9 cho thấy, hộ nghèo bị ảnh hƣởng nhiều nhất bởi các hiện thời tiết

đoan tƣơng ứng với số 1, các hộ trung bình bị ảnh hƣởng ít hơn tƣơng ứng với số 2,

các hộ khá bị ảnh hƣởng ít nhất tƣơng ứng với số 3. Nguyên nhân là do các hộ nghèo

nền kinh tế phụ thuộc gần nhƣ hoàn toàn vào nông nghiệp, đây là ngành chịu tác động

lớn nhất của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Nên khi có BĐKH xảy ra thì đối tƣợng

này chịu tổn thƣơng nhiều nhất.

3.4.3. Khả năng thích ứng thích ứng của ngƣời dân huyện Đà Bắc với BĐKH

(kết quả thảo luận nhóm SWOT)

3.4.3.1. Điểm mạnh

Về giáo dục: 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ,

trên 90% các hộ đƣợc phỏng vấn đều cho con đến trƣờng. Tại trung tâm các xã đều có

các điểm trƣờng Trung học phổ thông, các trƣờng đều đƣợc chuẩn hóa, kiên cố hóa

đảm bảo cho sự nghiệp giáo dục. Các trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu

quả thiết thực, cơ sở vật chất , trang thiết bị trƣờng học tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ.

Việc ứng dụng các công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lí và dạy học đƣợc tăng

cƣờng. Các chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh đƣợc thực hiện tốt, đặc biệt là triển

khai thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh bán trú, tổng số gạo đã hỗ trợ là

214,2 tấn; Triển khai chƣơng trình tài trợ sữa TH True MILK- vì tầm vóc Việt cho học

sinh tiểu học và THCS trên toàn huyện với tổng số 2.200 hộp sữa. Công tác xây dựng

trƣờng đạt chuẩn quốc gia , thƣ viện, y tế học đƣờng tiếp tục đƣợc chú trọng. Toàn huyện

có 18 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 02 trƣờng đạt mức độ 2.

Về y tế: Vấn đề bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân đƣợc cán bộ lãnh đạo

huyện quan tâm. Đa phần các hộ dân đƣợc phỏng vấn đều đƣợc đến khám chữa bệnh

tại các trung tâm y tế xã hoặc bệnh viện huyện. Công tác y tế dự phòng đƣợc thực hiện

Page 59: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

50

tốt, trên địa bàn huyện không để các ổ dịch bệnh lớn , nguy hiểm xảy ra.Năm 2015 đã

có 55.925 lƣợt ngƣời đƣợc khám bệnh và 10.947 lƣợt ngƣời bệnh đƣợc điều trị nội trú,

thực hiện tốt việc tiêm phòng đầy đủ cho trẻ em dƣới 6 tuổi..

Về văn hóa thông tin, truyền thông: 100% số hộ nghèo đƣợc phỏng vấn đều

có tivi phục vụ cho đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân. Bên cạnh đó nguồn

cung cấp chủ yếu thông tin các hiện tƣợng thời tiết cực đoan là qua tivi và đài, báo.

Toàn huyện có 45 trạm thu phát sóng, 934 thuê bao điện thoại cố định và 20.200 thuê

bao di động đang hoạt động, 1.000 thuê bao Internet. Thƣ viện huyện mở cửa thƣờng

xuyên, có 7.132 đầu sách phục vụ bạn đọc. Hiện tại hệ thống thông tin liên lạc của

huyện hoạt động khá tốt, khi có sự cố xảy ra hoặc triển khai công tác phòng chống bão

lũ đều đƣợc thông báo cho các xã kịp thời, công tác phòng chống bão lũ và thực hiện

theo nguyên tắc 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lƣợng tại chỗ, vật tƣ-phƣơng tiện tại chỗ

và hậu cần tại chỗ)

Về giao thông: Đa phần các tuyến đƣờng trục huyện,xã, thôn đƣợc trải nhựa

hoặc bê tông, tổng chiều dài các tuyến đƣờng khoảng 972km đƣợc duy tu và bảo

dƣỡng thƣờng xuyên. Công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ

đƣợc tăng cƣờng, đặc biệt là tuyến tỉnh lộ 433 địa phận thị trấn đang tiếp tục trong giai

đoạn đầu tƣ và nâng cấp.

Về điện chiếu sáng: Hiện tại tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng điện là 99,5 %, hệ

thống mạng lƣới điện đảm bảo cung cấp điện an toàn và chất lƣợng điện cơ bản cho

các hộ dân.

Về công tác phòng, chống thiên tai: Năm 2015 huyện đã phê duyệt Kế hoạch

phòng, chống thiên tai đến năm 2020. Với tỷ lệ 95% số hộ dân đƣợc phỏng vấn đều đã

đƣợc tham gia tập huấn về phòng chống cháy rừng. Là một huyên hàng năm phải chịu

ảnh hƣởng của nhiều loại hình thiên tai nhƣ hạn hán kéo dài, rét đậm rét hại, sạt lở, lũ

quét, gió lốc… Do đó, Đảng ủy - HĐND - UBND huyện Đà Bắc đã xác định công tác

phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) là một trong những công

tác trọng tâm. Vì vậy, hàng năm huyện đã xây dựng kế hoạch và phƣơng án

PCLB&TKCN với phƣơng châm “chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục

nhanh chóng và hiệu quả” nhằm giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về ngƣời và tài sản

do thiên tai gây ra. Sau mỗi đợt thiên tai, Ban Chỉ huy thực hiện nghiêm túc việc

đánh giá thiệt hại, nhu cầu và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác

Page 60: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

51

PCLB&TKCN, đồng thời có biện pháp khắc phục, báo cáo tình hình với cấp trên một

cách kịp thời theo quy định. Đặc biệt năm 2014 với sự hỗ trợ của tổ chức AAV khi

phối hợp với hội chữ thập đỏ tỉnh Hòa Bình mở lớp tập huấn tại 5 xã (Tân Minh, Cao

Sơn, Hiền Lƣơng, Tu Lý và Hào Lý) về phòng chống rủi ro và biến đổi khí hậu với

175 ngƣời tham gia. Sau mỗi lớp tập huấn các học viên tha gia thực hành xây dựng kế

hoạch “Giảm thiểu rủi ro thiên tai” cho địa phƣơng mình. Qua đó giúp cộng đồng ứng phó

thảm họa một cách nhanh chóng kịp thời, có hiệu quả và huy động tốt đƣợc mọi tiềm năng

về nhân lực cũng nhƣ nguồn lực vật chất tại địa phƣơng. Đồng thời đảm bảo có sự phối hợp

chặt chẽ giữa cộng đồng và các tổ chức, đoàn thể tại địa phƣơng.

Về nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng: tỷ lệ số hộ dân trong huyện đƣợc sử dụng

nƣớc hợp vệ sinh khá cao 85%, số hộ đƣợc tham gia lớp tập huấn về vệ sinh môi

trƣờng lên đến 100%.

Ngoài ra, dãy rừng phòng hộ tại khu bảo tồn Phu Canh cũng là một nguồn

tài nguyên quý quá giúp bà con tránh gió bão, lốc xoáy.

Đƣợc sự quan tâm của Sở NN&PTNT, hàng năm ngƣời dân địa phƣơng

đƣợc tiếp cận với các chƣơng trình tập huấn kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh cho cây

trồng vật nuôi và hƣớng dẫn kĩ thuật nuôi trồng thủy sản.

Ngƣời dân địa phƣơng với lực lƣợng lao động dồi dào, với kinh nghiệm

sản xuất Nông nghiệp lâu năm đƣợc tiếp cận với các nguồn vốn vay từ Ngân hàng

Chính sách, ngân hàng NN&PTNT khá thuận lợi nên tạo điều kiện tốt cho bà con

trong việc đầu tƣ sản xuất và phát triển sinh kế. Có 98% số hộ dân phỏng vấn đƣợc

tiếp xúc với các nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách, phục vụ cho các hoạt động

chăn nuôi, trồng trọt hoặc nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh đó, bản thân huyện Đà Bắc cũng có nhiều

điểm yếu đƣợc trình bày sau đây ở phần 3.4.3.2.

3.4.3.2. Điểm yếu

Qua phỏng vấn 190 hộ dân và các cán bộ địa phƣơng tác giả đã thống kê sự hiểu

biết chung về BĐKH (các yếu tố thời tiết cực đoan), kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.11.

Page 61: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

52

Bảng 3.11. Bảng tổng hợp đánh giá nhận thức của cư dân huyện à Bắc về B K

Nhận thức của cƣ dân

huyện Đà Bắc

Số phiếu trả lời Tỷ lệ (%) Nguồn thông tin

Không biết 151/190 79,47 -

Biết một vài thông tin 30/190 15,78 Ti vi, báo đài

Biết rất rõ 9/190 4,75 Ti vi, báo đài, các lớp

tập huấn về BĐKH

(Nguồn: Tổng hợp kết quả thực địa năm 2016)

Nhìn chung, sự nhận thức rõ ràng của ngƣời dân về BĐKH còn hạn chế, họ chỉ

biết một số thông tin về BĐKH qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, hơn 79% hộ

dân đƣợc phỏng vấn chƣa đƣợc tham gia bất kỳ cuộc truyền thông, hội thảo hay tập

huấn về BĐKH. Đa phần ngƣời dân chƣa nhận thức đƣợc rằng, các hiện tƣợng khí

tƣợng nhƣ: hạn hán, rét đậm, rét hại, mƣa lũ… là các biểu hiện của BĐKH.

Ngƣời dân địa phƣơng hàng năm phải đối mặt với nhiều tác động do điều

kiện thời tiết, khí hậu thay đổi đến các hoạt động sản xuất cũng nhƣ sức khỏe của

họ. Thế nhƣng, ngƣời dân chƣa thật sự nhận đƣợc sự quan tâm đúng mực từ các

cấp chính quyền và các ban ngành chuyên môn trong công tác tuyên truyền và nâng

cao nhận thức về BĐKH. Điều ngƣời dân thật sự quan tâm ở đây chính là sự hỗ trợ

về mạng lƣới tuyên truyền và hệ thống cảnh báo sớm để họ có thể chủ động

chuyển đổi mùa màng và kịp thời ứng phó với các rủi ro do thiên tai. Bên cạnh đó,

các cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống và ứng phó với thiên tai nhƣ

nhà trú bão cộng đồng, áo phao hay các lớp tập huấn về ứng phó vẫn chƣa đƣợc phổ

biến. Đa phần các hộ dân đƣợc phỏng vấn đều đƣợc biết thông tin BĐKH là qua tivi

hoặc Rađio, hiện có rất ít các xã mà ngƣời dân đƣợc tham gia vào lớp tập huấn hay

tuyên truyền về BĐKH, đó là 05 xã tham gia vào dự án do tổ chức AAV thực hiện

(gồm các xã: Tân Minh, Cao Sơn, Hiền Lƣơng, Tu Lý và Hào Lý).

Công tác phòng chống bão lũ tại địa phƣơng còn mang tính sự vụ, chƣa có

kế hoạch chiến lƣợc cụ thể. Tập huấn về công tác phòng chống bão lũ còn ít, mới chỉ

có 5/19 xã trong huyện có mở lớp tập huấn nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.

Hiện nay huyện Đà Bắc chƣa có bộ phận phụ trách việc phòng chống hay ứng

phó với BĐKH mà các hoạt động đều dựa vào ban phòng chống lũ bão ở cấp huyện và

cấp xã.

Page 62: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

53

Mặc dù có 98% hộ nghèo đƣợc vay vốn của ngân hàng chính sách với lãi suất

ƣu đãi 6%/ năm, nhƣng số vốn vay đƣợc còn rất hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu

của hộ dân cho việc mở rộng chăn nuôi và trồng trọt.

Kinh tế có sự phát triển chƣa vững chắc và chƣa đồng đều giữa các vùng, thêm

vào đó năng suất, chất lƣợng hiệu quả sức cạnh tranh còn yếu, cơ cấu kinh tế chuyển

dịch còn chậm. Sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, bất lợi về thời tiết nhƣ rét đậm,

rét hại đầu năm, hạn hán nắng nóng kéo dài, mƣa lớn… Việc tiêu thụ một số mặt hàng

nông sản còn gặp khó khăn , việc tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn

mới chƣa đạt yêu cầu.

Sinh kế, thu nhập và đời sống của hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số còn

nhiều khó khăn , tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất

nông nghiệp còn chậm, việc nhân rộng các mô hình kinh tế trong sản xuất nông nghiệp

còn chậm, việc nhân rộng các mô hình kinh tế, mô hình sản xuất thâm canh đạt giá trị

cao còn hạn chế. Mức đầu tƣ thâm canh cho cây trồng đặc biệt là nguồn phân hữu cơ

còn thấp.

3.4.3.3. Cơ hội

Huyện Đà Bắc đƣợc sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phƣơng, các ngân

hàng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, trồng

trọt và nuôi trồng thủy sản, đầu tƣ vào hệ thống đƣờng bộ (thuận lợi cho việc đi lại và

buôn bán hàng hóa các sản phẩm nông sản của dân địa phƣơng).

Dự án của tổ chức AAV (Actionaid) đã bắt đầu hỗ trợ cho huyện từ năm 2007

thông qua Trung tâm nghiên cứu dân số , môi trƣờng Hà Nội. Ngày 14 tháng 4 năm

2011, tổ chức AAV ký cam kết với UBND tỉnh Hòa Bình về việc triển khai dự án hỗ

trợ cho huyện Đà Bắc. Các chƣơng trình AAV thực hiện tại Đà Bắc bao gồm: Thúc

đẩy các giải pháp sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững; Nâng cao trách nhiệm

giải trình và tình đoàn kết nhân dân nhằm thay đổi xã hội, tăng cƣờng lãnh đạo trẻ và

tín nhiệm xã hội dân sự; Thúc đẩy bình đẳng trong tiếp cận giáo dục chất lƣợng cho trẻ

em; Ứng phó với các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu bằng các phƣơng pháp

lấy con ngƣời làm trung tâm.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh rộng 5.647 ha là khu rừng nguyên sinh với hệ

sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng, thảm thực vật phong phú. Đây chính là lá phổi xanh

Page 63: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

54

của tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện Đà Bắc nói chung, nó vừa có giá trị bảo vệ môi

trƣờng vừa có giá trị phòng, chống lũ lụt và góp phần ứng phó BĐKH

Với địa hình bao quanh là sông Đà có trữ lƣợng nƣớc lớn rất thuận lợi cho việc

phát triển nghề đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản và dịch vụ thƣơng mại du lịch.

Nghề nuôi cá lồng của các xã ven hồ đang đƣợc mở rộng, tuy nhiên còn nhỏ lẻ chƣa

mang tính hàng hóa.

3.4.3.4. Thách thức

Dƣới tác động của các hiện tƣợng lũ quét,sạt lở đất, nắng nóng kéo dài, rét đậm,

rét hại, hạn hán, lốc xoáy,… ngày càng trở nên bất thƣờng và có cƣờng độ mạnh hơn

đã, đang và sẽ ảnh hƣởng trầm trọng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày và

sự an toàn của ngƣời dân huyện Đà Bắc.

Hiện tại công tác trồng rừng đang có chuyển biến tích cực, các dự án, hộ gia

đình đã quan tâm, chủ động mua cây giống để trồng rừng, phát triển kinh tế gia đình.

Tuy nhiên tại một số địa phƣơng công tác này còn trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tƣ của

nhà nƣớc, công tác quản lý rừng chƣa chặt chẽ nên việc buôn bán lâm sản trái phép

vẫn xảy ra.

Nghề nuôi trồng thủy sản của huyện có sẵn lợi thế về điều kiện tự nhiên, tuy

nhiên vẫn chƣa đƣợc quan tâm và đầu tƣ đúng mức, vẫn chỉ mang tính cá nhân. Chƣa

đảm bảo đầu ra ổn định cho các hộ nuôi trồng.

3.5. Đề xuất một số giải pháp ứng phó với BĐKH của huyện Đà Bắc

3.5.1. Các giải pháp giảm nhẹ

- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lƣợng (điện, xăng dầu, than củi,…) cùng

các tài nguyên (nƣớc ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…) trong sản xuất và

sinh hoạt.

- Nâng cao ý thức bảo vệ rừng đầu nguồn, chủ động tham gia vào các chƣơng

trình trồng rừng mới, phủ xanh đất trống, đồi trọc của ngƣời dân. Đặc biệt là bảo vệ sự

đa dạng của khu rừng nguyên sinh thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh.

3.5.2. Các giải pháp thích ứng

*Đối với chính quyền địa phƣơng

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, công tác thông tin cảnh báo sớm cho ngƣời dân

và vận động, nâng cao ý thức của ngƣời dân để họ thật sự chủ động phòng ngừa ứng

phó khi thiên tai theo phƣơng châm 4 tại chỗ (đặc biệt là các nhóm đối tƣợng dễ bị tổn

Page 64: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

55

thƣơng: Ngƣời già, trẻ em, ngƣời khuyết tật...) nhằm nâng cao nhận thức cho họ chủ

động chằng chống nhà cửa, di dời sơ tán và bảo vệ tài sản khi có thiên tai xảy ra. Để

ngƣời dân có thể chủ động phòng chống thiên tai nhƣ: chằng chống nhà cửa, trong

mùa mƣa lũ cần chuẩ bị các nhu yếu phẩm cần thiết, chuẩn bị thức ăn dự trữ cho gia

súc mùa rét, che chắn chuồng trại…

- Chính quyền địa phƣơng cần có kế hoạch đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi, đƣa vào

những giống cây trồng ngắn ngày phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng của địa phƣơng và

Tập huấn kiến thức mới về chăn nuôi, trồng trọt cho các hộ nông dân. Đẩy mạnh tái cơ

cấu nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng, đảm bảo an ninh lƣơng thực tại

chỗ. Tập trung chuyển dịch cơ cấu giống, mùa vụ theo hƣớng sản xuất hàng hóa, khuyến

khích, tuyên truyền nông dân đƣa giống có năng suất cao, kháng sâu bệnh phù hợp với

khí hậu, đất đai thổ nhƣỡng địa phƣơng vào sản xuất.

- Chính quyền địa phƣơng cần có kế hoạch phát triển các ngành nghề truyền thống, có

chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tƣ trên địa bàn để tạo thêm nhiều việc làm cho

ngƣời dân.

- Cải tạo, nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống kênh mƣơng, đồng thời cải tạo hệ thống sông

suối nội đồng nhằm tăng khả năng thoát lũ, tiêu úng…

- Lồng ghép chƣơng trình xây dựng nông thôn mới với kế hoạch phòng chống thiên tai

của địa phƣơng, kêu gọi sự hỗ trợ từ bên ngoài và vận động nhân dân đóng góp làm

đƣờng giao thông liên xã đảm bảo dân sinh và đƣờng lánh nạn khi có lũ lụt, lũ quét do

các sự cố xảy ra.

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến luật Luật phòng chống thiên tai, các văn

bản có liên quan và các biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai đến với ngƣời

dân.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, quản lý bảo vệ rừng, phòng chống khai thác buôn bán

lâm sản, phát nƣơng trái phép vào rừng cấm, rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ, đẩy

mạnh công tác trồng rừng mới.

- Thƣờng xuyên kiện toàn và nâng cao năng lực cho nhóm hỗ trợ kỹ thuật và nhóm cộng

đồng để tham mƣu cho cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác phòng chống thiên tai.

- Phát huy hơn nữa vai trò và trách nhiệm của các tổ chức quần chúng nhƣ: hội phụ nữ,

hội Cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, v.v trong công tác phòng chống thiên tai.

Page 65: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

56

*Đối với ngƣời dân

- Nâng cao nhận thức của bản thân về ứng phó với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan

trong bối cảnh BĐKH thông qua các hội thảo, các lớp tập huấn về phòng chống và

giảm nhẹ thiên tai, các phƣơng tiện truyền thông…

- Phát huy tinh thần tự lực trong việc ứng phó với BĐKH, tích cực sử dụng phân vi

sinh, hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng đúng kĩ thuật

bảo vệ đất, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tạo ra sinh kế bền vững.

- Xây dựng các nhà ở kiên cố, thƣờng xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững

chắc nhằm tránh hiện tƣợng tốc mái, nhà cửa bị đổ khi mƣa bão.

- Dự trữ thức ăn, nƣớc uống, thuốc chữa bệnh thông thƣờng để sử dụng khi có thiên tai.

Page 66: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

57

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ việc khảo sát thực tế kết hợp với thu thập và xử lý số liệu nhiệt độ và lƣợng mƣa

của các trạm đo mƣa tại huyện Đà Bắc và của trạm khí tƣợng tỉnh Hòa bình trong giai

đoạn 1975-2015, để đánh giá tác động của BĐKH lên HST nông nghiệp và sinh kế của

ngƣời dân huyện Đà Bắc . Kết quả nghiên cứu trong luận văn này đã đạt đƣợc đi đến

các kết luận sau:

1. Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra tại huyện Đà Bắc cũng tuân theo xu thế

chung là nhiệt độ tăng lên, trung bình nhiệt độ tăng lên khoảng 0,290C/thập kỷ.

Về lƣợng mƣa, có biểu hiện theo xu hƣớng giảm dần, khoảng 15,6mm/thập kỷ.

2. Huyện Đà Bắc có các hiện tƣợng khí hậu cực đoan : Hạn hán, rét đậm, rét hại,

mƣa lũ và lốc xoáy . Các hiện tƣợng này tác động mạnh mẽ lên sinh kế của

cộng đồng nhƣ: giảm năng suất lúa và hoa màu do hạn hán và mƣa bão, thay

đổi lịch thời vụ, phát sinh nhiều sâu bệnh nhƣ sâu cuốn lá, rầy đen, lùn sọc đen,

làm chết gia súc, gia cầm…

3. Huyện Đà Bắc có sự đa dạng sinh học về loài rất phong phú đặc biệt là Đa dạng

thực vật, trong phạm vi này tác giả chỉ nghiên cứu đa dạng sinh học của HST

nông nghiệp , chủ yếu là các loài có giá trị kinh tế nhƣ: lúa, ngô, trâu, bò, lợn..

Tuy nhiên dƣới tác động của BĐKH thì ĐDSH cây trồng, vật nuôi của HST

nông nghiệp cũng có sự thay đổi về thành phần, năng suất và chất lƣợng của

loài.

4. Các sinh kế của ngƣời dân huyện Đà Bắc cũng chịu tác động của BĐKH ở các

mức độ khác nhau. Trong đó Ngành trồng trọt là ngành chịu ảnh hƣởng lớn

nhất dƣới tác động của các yếu tố thời tiết cực đoan do BĐKH gây nên. Hạn

hán và rét đậm, rét hại là các hiện tƣợng thời tiết cực đoan có tác động trực tiếp

và mức độ mạnh đối với đời sống của ngƣời dân huyện Đà Bắc, đặc biệt là tác

động nhiều nhất đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện

5. Năng lực thích ứng của ngƣời dân huyện Đà Bắc ở mức thấp. Các hoạt động

sinh kế của các hộ gia đình dễ bị tác động bởi các hiện tƣợng thời tiết cực đoan,

do trình độ dân trí còn hạn chế, vốn tài chính đầu tƣ cho các hoạt động sản xuất

thấp, nhà cửa còn thô sơ…

Page 67: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

58

KHUYẾN NGHỊ

Cần tiếp tục nghiên cứu tác động của BĐKH đến huyện Đà Bắc ở phạm vi rộng hơn,

thời gian dài hơn, lĩnh vực nhiều hơn và chi tiết hơn.

Đối với chính quyền địa phƣơng:

- Hàng năm nên tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng chống

thiên tai, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống bão lũ kịp thời và cần có sự phân công

trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo.Qua đó có thể giúp cộng

đồng ứng phó với BĐKH và thiên tai một cách nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả, và

huy động tốt đƣợc mọi tiềm năng về nhân lực cũng nhƣ nguồn lực vật chất tại địa

phƣơng.

- Nên có thêm sự giúp đỡ của các dự án, tạo điều kiện mở thêm nhiều lớp tập huấn cho

cộng đồng về công tác Phòng chống thiên tai và có thêm nhiều thời gian đánh giá thực

tế rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

- Cố gắng đầu tƣ thêm các biển cảnh báo tại các khu vực có thể xảy ra nguy hiểm khi

đến mùa mƣa lũ.

Page 68: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

*Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn,Viện Môi trƣờng nông nghiệp (2009).

“Phân tích tác động của BĐKH dến nông nghiệp Việt Nam, đề xuất các biện pháp

thích ứng và chính sách giảm thiểu”, Báo cáo cuối cùng, 75 trang.

2. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008). Quyết định phê duyệt

chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Thủ tướng chính phủ.

3. Cục thống kê tỉnh Hòa Bình (2015).“Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2014”,

NXB Thống kê.

4. Đài khí tƣợng thủy văn tỉnh Hòa Bình (2016). “Báo cáo Đặc điểm khí tượng thủy

văn tỉnh Hòa Bình năm 2015”.

5. Đài khí tƣợng thủy văn tỉnh Hòa Bình (2015). “Báo cáo Đặc điểm khí tượng thủy

văn tỉnh Hòa Bình năm 2014”.

6. Đoàn Văn Điếm, Trƣơng Đức Trí, Ngô Tiền Giang (2010). “Dự báo tác động của

BĐKH đến sản xuất lúa ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Khoa học và

phát triển, tập 8,số 6, trang 975-982.

7. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh,Trần Văn Tỷ, Huỳnh Vƣơng Thu Minh, Văn Phạm Đăng Trí

và Nguyễn Hiếu Trung (2012). “Ứng dụng mô hình Cropwat đánh giá năng suất lúa

vùng đê bao tỉnh An Giang trong điều kiện BĐKH của các yếu tố khí tượng thủy văn ”,

tạp chí Khoa học 2012, số 24a trang 187 đến 197.

8. Trƣơng Quang Học (2011).“Tài liệu Đào tạo tập huấn viên về Biến đổi khí hậu”,

NXB Khoa học và kĩ thuật.

9. Trƣơng Quang Học (2008). “Hệ sinh thái trong phát triển bền vững. Trong sách

“20 năm Việt Nam học theo hướng liên ngành”, NXB Thế Giới, Hà Nội.

10. Hội chữ thập đỏ Việt Nam (2010), “Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả

năng(VCA)” .Sổ tay dành cho Hƣớng dẫn viên đánh giá VCA Hội chữ thập đỏ Việt

Nam.

11. Nguyễn Đức Ngữ (2008). “Biến đổi khí hậu”, NXB Khoa học và kĩ thuật.

12. Nhóm nghiên cứu kinh tế phát triển, Khoa kinh tế ĐH Copenhagen, Viện nghiên

cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng và Viện nghiên cứu kinh tế phát triển ĐH Liên hợp

quốc(2012). Tác động của BĐKH đến tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam,

NXB Thống kê.

Page 69: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

60

13. Lê Đình Phùng và Hoàng Mạnh Quân (2011). “Biến đổi khí hậu: Tác động, thích

ứng và chính sách nông nghiệp”, NXB Nông nghiệp.

14. Phạm Bình Quyền (2010). “Hệ sinh thái nông nghiệp và phát triển bền vững”,

NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

15. Tổng cục Môi trƣờng (2011). Báo cáo tóm tắt: “Điều tra, đánh giá và cảnh báo

biến động của các yếu tố khí tượng thủy văn và sự dâng cao mực nước biển do BĐKH

có nguy cơ gây tổn thương tài nguyên - thiên nhiên vùng biển và dải biển Việt Nam, đề

xuất các giải pháp phòng tránh và ứng phó”.

16. Nguyễn Hoàng Trí (2010). Tuyển tập Hội thảo Quốc gia “Phục hồi và quản lý

HST rừng ngập mặn trong bối cảnh BĐKH”, Cần Giờ - Tp. Hồ Chí Minh, 23-

25/11/2010.

17. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trƣờng (2013). “Phục hồi sinh thái và

phát triển bền vững trong bối cảnh Biến đổi khí hậu”, Tài liệu hội thảo chuyên đề,

NXB Nông nghiệp.

18. UBND huyện Đà Bắc (2011). “Báo cáo tổng kết sản xuất nông, lâm nghiệp năm

2010, kế hoạch sản xuất vụ chiêm- xuân năm 2010-2011” .

19. UBND huyện Đà Bắc (2012). “Báo cáo tổng kết sản xuất nông, lâm nghiệp năm

2011, kế hoạch sản xuất vụ chiêm- xuân năm 2011-2012”.

20. UBND huyện Đà Bắc (2013). “Báo cáo tổng kết sản xuất nông, lâm nghiệp năm

2012, kế hoạch sản xuất vụ chiêm- xuân năm 2012-2013”.

21. UBND huyện Đà Bắc (2014). “Báo cáo tổng kết sản xuất nông, lâm nghiệp năm

2013, kế hoạch sản xuất vụ chiêm- xuân năm 2013-2014”.

22. UBND huyện Đà Bắc (2015). “Báo cáo tổng kết sản xuất nông, lâm nghiệp năm

2014, kế hoạch sản xuất vụ chiêm- xuân năm 2014-2015” .

23.UBND huyện Đà Bắc (2015). “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã

hội năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ năm 2016”.

24. UBND huyện Đà Bắc (2015). Chƣơng trình hỗ trợ phát triển huyện Đà Bắc “Báo

cáo tình hình thực hiện hoạt động năm 2014 của Actionaid Việt Nam” .

25. UBND huyện Đà Bắc (2016). “Báo cáo tổng kết sản xuất nông, lâm nghiệp năm

2015, kế hoạch sản xuất vụ chiêm- xuân năm 2016”.

26. UBND xã Cao Sơn-huyện Đà Bắc-Hòa Bình (2015). Báo cáo “Đánh giá rủi ro

thiên tai dựa vào cộng đồng xã Cao Sơn” .

Page 70: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

61

27. UBND xã Hào Lý-huyện Đà Bắc-Hòa Bình (2015). Báo cáo “Đánh giá rủi ro

thiên tai dựa vào cộng đồng xã Hào Lý”.

28. UBND xã Tân Minh-huyện Đà Bắc-Hòa Bình (2015). Báo cáo “Đánh giá rủi ro

thiên tai dựa vào cộng đồng xã Tân Minh”.

29. UBND xã Tu Lý-huyện Đà Bắc-Hòa Bình (2015). Báo cáo “Đánh giá rủi ro

thiên tai dựa vào cộng đồng xã Tu Lý”.

30. Trần Đức Viên, Phạm Văn Phê và Ngô Thế An (2004). “Sinh thái học nông

nghiệp”, NXB Giáo Dục.

31. Viện Khoa học khí tƣợng thủy văn và môi trƣờng (2010). “Biến đổi khí hậu và

tác động ở Việt Nam”, NXB Khoa học và kĩ thuật.

32. Viện Khoa học khí tƣợng thủy văn và môi trƣờng (2011). “Tài liệu Hƣớng dẫn

đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng”, NXB Tài

nguyên môi trƣờng và bản đồ Việt Nam.

33. Mai Đình Yên (2011). “Sơ bộ phân tích BĐKH đến hệ sinh thái Hồ Tây”, Kỷ

yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: Đất ngập nước và BĐKH, Trung tâm nghiên cứu

tài nguyên và môi trƣờng, ĐHQG, tr. 301-306.

*Tài liệu tiếng Anh

34. Adams, R.M., C. Rosenzweig, R.M. Peart, J.T. Richie, B.A. McCarl, J.D.

Glyer, R.B. Curry, J.W.Jones, K.J.Boote and L.H. Allen. “Global Climate Change

and U.S.Agriculture” Nature. 345(1990): 219-224.

35. CAPSA, Forecasting Food Security under El Nino in Asia and the Pacific,

Ed.Basuno and Katinka Weinberger, Working Paper No.105(2006).

36.FAO(Food and Agriculture Organization),(1990,CropWat, a computer

program for irrigation planing and management, Irrigation and Drainage paper

46, Rome, Italy.

37. Francesco Bosello, Jian Zhang(2005), Assessing Climate Change

Impacts:Agriculture, CIP- Climate Impacts ands Policy Division WORKING

PAPER N.02.2007.

Page 71: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

62

38. Gerrit Hoogenboom, James W.Jones, Chaeryl H Porter, Paul W. Wilkens,

Kenneth J. Boote, William D.Batchelor, L.Anthony Hunt, Gordon Y.Tsuji,(2003).

A Decision Support System for Agrotechonology Transfer (DSSAT v4),

International Consortium for Agriultural Systems Applications University of

Hawaii.

Page 72: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

63

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: MỘT VÀI HÌNH ẢNH KHẢO SÁT THỰC ĐỊA

Phỏng vấn cán bộ phòng Tài nguyên và

môi trƣờng huyện Đà Bắc

Hệ sinh thái đồng ruộng (xã Đồng

Nghê, Đà Bắc)

Phỏng vấn một hộ gia đình ở xã Đồng Nghê

Suối Hoa, xã Tân Minh bị cạn

Sạt lở đất sau mƣa lũ tại xã Tân Minh

Một đoạn suối Láo, xã Cao Sơn bị cạn

Page 73: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

64

PHỤ LỤC 2: BẢNG PHỎNG VẤN CẤU TRÚC VÀ BÁN CẤU TRÚC

1. Bảng phỏng vấn cấu trúc

ĐÁNH GIÁ THIÊN TAI, CÁC HIỆN TƢỢNG THỜI TIẾT CỰC ĐOAN

TÌNH TRẠNG DỄ TỔN THƢƠNG VÀ KHẢ NĂNG

(Bảng hỏi/ bảng kiểm tra dành cho hộ gia đình)

• Mã:

• Tên ngƣời phỏng vấn:

• Ngày phỏng vấn:

A. Thông tin về hộ đƣợc phỏng vấn

1. Tên chủ hộ:

2. Giới tính của chủ hộ:

3. Tên của ngƣời đƣợc phỏng vấn:

4. Giới tính của ngƣời đƣợc phỏng vấn:

5. Thôn:

6. Xã/phƣờng:

7. Huyện/quận:

8. Tỉnh:

B. Nội dung phỏng vấn

I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG DỄ TỔN THƢƠNG

1. Thông tin về nhân khẩu

1.1. Số ngƣời trong gia đình:

1.1.1. Nam:

1.1.2. Nữ:

1.2. Số lao động trong gia đình:

1.2.1. Lao động nam:

1.2.2. Lao động nữ:

1.3. Số trẻ em trong gia đình:

1.4. Số ngƣời trong gia đình:

1.5. Số ngƣời tàn tật:

2. Giáo dục

2.1. Trình độ học vấn của chủ hộ:

□ Mù chữ □ Tiểu học □ THCS □ THPT □ Cao hơn

Page 74: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

65

2.2. Trình độ học vấn của vợ chủ hộ:

□ Mù chữ □ Tiểu học □ THCS □ THPT □ Cao hơn

2.3. Có bao nhiêu con đƣợc đi học:

Mầm non:…… Tiểu học:……... THCS :....... THPT :........ Cao hơn :......

2.4. Có bao nhiêu con không đƣợc đi học?

Vui lòng cho biết lý do con ông/bà không thể đi học :.............................................

3. Tình trạng nhà đang ở

3.1. Cấu trúc nhà ở : □ Tạm bợ □ Bán kiên cố □ Kiên cố

3.2. Chủ hộ là : □ Chủ của gia đình □ Thuê dài hạn □ Thuê tạm thời

4. Tình hình kinh tế gia đình

4.1. Hoạt động tạo thu nhập nào là quan trong nhất đối với gia đình?

Hoạt động Các cây trồng, vật nuôi

hiện có tại địa phƣơng

Số lao động (ngƣời)

Nam Nữ

Trồng trọt

Chăn nuôi

Nuôi trồng thủy sản

Đánh bắt thủy sản

Chế biến thủy hải sản

Làm công nhà nƣớc

Làm công tƣ nhân

Các hoạt động thƣờng ngày

Khác (nêu rõ)

4.2. Gia đình ông/bà thuộc loại hộ nào (Theo tiêu chuẩn mới của Bộ Lao động – Thƣơng binh

–Xã hội ?)

□ Nghèo □ Cận nghèo □ Khác (Trung bình, khá, giàu)

4.3. Gia đình ông/bà có vay các nguồn vốn có lãi suất hay không có lãi suất?

□ Có □ Không

Page 75: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

66

Nếu có, ông/bà vay vốn từ nguồn nào? Bao nhiêu? Tỷ lệ lãi suất là bao nhiêu?

Nguồn Số lƣợng

(VND)

Lãi suất

(% năm)

Thời gian

vay (tháng)

Mục

đích

vay?

Ai tiếp cận

nguồn vốn

(nam/nữ)

Quỹ tín dụng nhân dân

Ngân hàng nông nghiệp

Ngân hàng chính sách xã hội

Họ hàng

Ngƣời dân

Khác (nêu rõ)

5. Tài sản, thiết bị liên quan đến giảm nhẹ thiên tai

Gia đình ông/bà có các thiết bị nào sau đây?

Loại Số lƣợng (chiếc)

Radio

Tivi

Ghe, đò

Áo phao

Đèn pin

Tủ cứu thƣơng

Máy bơm nƣớc

Phao nổi

Khác (nếu có)

6. Y tế

Khi đau ôm gia đình khám chữa bệnh ở đâu?

Khoảng cách từ nhà (m)

Cơ sở y tế nhà nƣớc gần nhất □

Dịch vụ khám chữa bệnh tƣ nhân gần nhất □

Page 76: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

67

II. RỦI RO, NHẠY CẢM VÀ CHIẾN LƢỢC ỨNG PHÓ

7. Nơi ông bà sống có thƣờng xảy ra thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan hay không?

□ Có □ Không

8. Loại thiên tai, hiện tƣợng thời tiết cực đoan nào mà địa phƣơng ông/bà đang sống phải đối

mặt?

□ Bão □ Lốc xoáy □ Lũ, lụt □ Lũ quét □ Hạn hán □ Sạt lở đất □ Rét đậm,rét hại

9. Mức độ thƣờng xuyên của thiên tai,các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra trong địa

phƣơng ông/bà so với 10 năm trƣớc đây?

Bão Lốc xoáy Lũ lụt Hạn hán Lũ quét Sạt lở đất Rét đậm,rét hại

□ Tăng

□ Ổn định

□ Giảm

□ Tăng

□ Ổn định

□ Giảm

□ Tăng

□ Ổn định

□ Giảm

□ Tăng

□ Ổn định

□ Giảm

□ Tăng

□ Ổn định

□ Giảm

□ Tăng

□ Ổn định

□ Giảm

□ Tăng

□ Ổn định

□ Giảm

10. Cƣờng độ của thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra trong địa phƣơng ông/bà

so với 10 năm trƣớc đây?

Bão Lốc xoáy Lũ lụt Hạn hán Lũ quét Sạt lở đất Rét đậm,rét hại

□ Tăng

□ Ổn định

□ Giảm

□ Tăng

□ Ổn định

□ Giảm

□ Tăng

□ Ổn định

□ Giảm

□ Tăng

□ Ổn định

□ Giảm

□ Tăng

□ Ổn định

□ Giảm

□ Tăng

□ Ổn định

□ Giảm

□ Tăng

□ Ổn định

□ Giảm

11. Các loại thiên tai, hiện tƣợng thời tiết cực đoan thƣờng xảy ra vào các tháng nào trong

năm?

Bão Lốc xoáy Lũ lụt Hạn hán Lũ quét Sạt lở đất Rét đậm,rét hại

Tháng

Page 77: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

68

12. Vấn đề nào là nghiêm trọng nhất đối với gia đình ông/bà khi thiên tai, hiện tƣợng thời tiết

cực đoan xảy ra?

Bão Lốc xoáy Lũ lụt Hạn hán Lũ quét Sạt lở đất Rét đậm,rét

hại

Tính mạng con

ngƣời

Không đủ thức ăn

cho gia đình

Thiếu nƣớc uống

Hƣ hỏng nhà cửa

Thiếu việc làm

Vay tiền với lãi

xuất cao

Bệnh tật ở ngƣời

Bệnh tật ở vật

nuôi

Bệnh cây trồng

Giảm năng suất

Phải di tản

13. Trong khi thiên tai

13.1. Ông/bà có cho con đi học không? □ Có □ Không

13.2. Có tiếp cận đƣợc với chợ địa phƣơng? □ Có □ Không

13.3. Ông/bà có biết bơi không?

□ Cả hai biết □ Ông biết □ Bà biết □ Cả hai không biết

13.4. Con của ông/bà có biết bơi không ?

□ Tất cả biết □ Một số biết □ Tất cả không

14. Trong những năm gần đây, gia đình của ông/bà có phải di tản khỏi nơi ở của mình trong

mùa lụt, bão hay không ?

□ Có □ Không

15. Trong những năm gần đây, các hoạt động tạo thu nhập của ông/bà có bị ảnh hƣởng bởi

thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan hay không ?

□ Có □ Không

Nếu có, xin vui lòng nêu ra các hoạt động tạo thu nhập nào đã bị ảnh hƣởng bởi thiên tai và

gia đình đã phục hồi nhƣ thế nào?

Page 78: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

69

Hoạt động Hoạt động bị

ảnh hƣởng

Cách phục hồi

Trồng trọt □

Chăn nuôi □

Nuôi trồng thủy sản □

Đánh bắt thủy sản □

Chế biến thủy hải sản □

Công việc nhà nƣớc □

Công việc cho tƣ nhân □

Các hoạt động hằng ngày □

Khác □

16. Thôn của ông/bà có các thiết bị cứu trợ khẩn cấp hay không?

□ Có □ Không

Nếu có, xin vui lòng cho biết đó là loại thiết bị nào?

Thiết bị

Thuyền cứu hộ □

Vật dụng dự trữ nƣớc sạch □

Áo phao □

Máy bơm nƣớc □

Khác (nêu rõ) □

III. NHẬN THỨC CỦA HỘ GIA ĐÌNH VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ỨNG PHÓ

THIÊN TAI

17. Gia đình ông bà đã nghe nói về biến đổi khí hậu?

□ Có □ Không

Nếu có, xin vui lòng cho biết có bao nhiêu ngƣời trong gia đình đã nghe:

Nam Nữ

Trẻ em

Lao động ngƣời lớn

Ngƣời già

Page 79: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

70

18. Gia đình ông/bà đã nghe nói về biến đổi khí hậu từ đâu?

Nam Nữ

Tivi

Radio

Báo chí

Các tổ chức xã hội

Cán bộ nhà nƣớc

Bạn bè / họ hàng

Nguồn khác

19. Ông/bà hay các thành viên trong gia đình có tham gia lập kế hoạch phòng chống và giảm

nhẹ thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan tại địa phƣơng trong những năm gần đây?

□ Có □ Không

20. Trong những năm gần đây, ông/bà hay thành viên trong gia đình có nhận thông tin về

phòng chống và giảm nhẹ thiên tai hay không?

□ Có □ Không

Nếu có, thì đó là thiên tai nào?

Bão Lốc xoáy Lũ lụt Hạn hán Lũ quét Sạt lở đất Rét đậm,rét hại

□ □ □ □ □ □ □

21. Ông/bà đã từng tham gia vào lớp học hay hoạt động cộng đồng nào liên quan đến giảm

nhẹ thiên tai hay không?

□ Có □ Không

Nếu có, lớp học hoạt động nào?

□ Tập huấn quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng □ Tập huấn về cấp cứu

□ Tập huấn về di tản, sơ tán □ Diễn tập phòng cháy, chữa cháy

□ Tập huấn về kiểm soát bệnh dịch □ Tập huấn về vệ sinh môi trƣờng

Khác :................................

22. Nhóm ngƣời nào trong cộng đồng ông/bà đang sống bị ảnh hƣởng nhiều nhất do thiên tai

và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan:

22.1. Về giới

□ Đàn ông □ Đàn bà

22.2. Về mức sống

□ Nghèo □ Cận nghèo □ Loại khác (Trung bình, khá, giàu)

22.3. Về các hoạt động của các lao động chính

□ Nội trợ □ Trồng trọt □ Chăn nuôi □ Nuôi trồng thủy sản

Page 80: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

71

□ Đánh bắt thủy sản □ Chế biến thủy hải sản □ Làm công nhà nƣớc

□ Làm công tƣ nhân □ Các hoạt động hàng ngày

22.4. Về tuổi

□ Trẻ em □ Ngƣời lớn □ Ngƣời già

23. Nên làm gì để giảm thiểu sự tổn thƣơng do thiên tai và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan

cho gia đình ông/bà cũng nhƣ cộng đồng?

Xã hội/thể chế Tự nhiên/vật lý Môi trƣờng Kinh tế Con ngƣời

24. Ông/bà biết đƣợc những cảnh báo sớm về thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan qua

phƣơng tiện nào?

□ Loa phát thanh của xã □ Radio □ Tivi □ Hàng xóm

□ Trƣởng thôn □ Hệ thống cảnh báo sớm

Khác (nêu rõ ) :..............................................................

25. Ông/bà có biết các kinh nghiệm địa phƣơng về các tín hiệu cảnh báo khi thiên tai, các hiện

tƣợng thời tiết cực đoan sắp xảyra không?

Thiên tai □ Lũ lụt □ Lốc □ Bão □ Đổi gió

Có □ □ □ □

Không □ □ □ □

2. Bảng phỏng vấn bán cấu trúc

Page 81: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

72

ĐÁNH GIÁ THIÊN TAI,

TÌNH TRẠNG DỄ TỔN THƢƠNG VÀ KHẢ NĂNG

(Bảng hỏi/ bảng kiểm tra dành cho nhóm chủ chốt)

• Mã1:

• Tên ngƣời phỏng vấn:

• Ngày phỏng vấn:

A. Thông tin về ngƣời đƣợc phỏng vấn

1. Tên của ngƣời đƣợc phỏng vấn:

2. Giới tính của ngƣời đƣợc phỏng vấn:

3. Nơi công tác/làm việc:

4. Thôn:

5. Xã/phƣờng:

6. Huyện/quận:

7. Tỉnh:

B. Nội dung phỏng vấn

I.Hiểm họa tự nhiên ở vùng nghiên cứu

1. Nơi ông bà sống có thƣờng xảy ra thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan hay không?

2. Loại thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nào mà địa phƣơng ông/bà đang sống phải

đối mặt?

3. Mức độ thƣờng xuyên của thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra trong địa

phƣơng ông/bà so với 10 năm trƣớc đây?

4. Cƣờng độ của thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra ởđịa phƣơng ông/bà so với

10 năm trƣớc đây?

5. Các loại thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan thƣờng xảy ra vào các tháng nào trong

năm?

II. Tính dễ bị tổn thƣơng do tác động của thiên tai trong bối cảnh BĐKH

1. Đặc điểm địa hình liên quan đến thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan?

2. Sinh kế của ngƣời dân vùng nghiên cứu nhƣ thế nào?

3. Thôn của ông/bà có các thiết bị cứu trợ khẩn cấp hay không?

4. Cơ sở hạ tầng, nguồn nƣớc và vệ sinh môi trƣờng?

5. Trong những năm gần đây, ông/bà hay thành viên trong gia đình có nhận thông tin về

phòng chống và giảm nhẹ thiên tai hay không?

6. Trong những năm gần đây, ông/bà có nhận đƣợc hỗ trợ để ứng phó và giảm nhẹ hậu quả

của thiên tai và BĐKH hay không? Nếu có, đó là sự hỗ trợ nào?

Page 82: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

73

III. Năng lực thích ứng và ứng phó với BĐKH của chính quyền địa phƣơng

1. Ông/bà đã nghe nói về biến đổi khí hậu?

2. Ông/bà đã nghe nói về biến đổi khí hậu từ đâu?

3. Ông/bà hay thành viên gia đình có biết đến kế hoạch phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của

địa phƣơng của mình hay không?

4. Ông/bà hay các thành viên trong gia đình có tham gia lập kế hoạch phòng chống và giảm

nhẹ thiên tai tại đại phƣơng trong những năm gần đây?

5. Ông/bà hoặc các thành viên trong gia đình có tham gia vào một nhóm tình nguyện nào để

giúp đỡ lẫn nhau trong và sau thiên tai hay không?

6. Ông/bà đã từng tham gia vào lớp học hay hoạt động cộng đồng nào liên quan đến giảm nhẹ

thiên tai hay không?

7. Nhóm ngƣời nào trong cộng đồng ông/bà đang sống bị ảnh hƣởng nhiều nhất do thiên tai,

các hiện tƣợng thời tiết cực đoan ?

8. Nên làm gì để giảm thiểu sự tổn thƣơng do thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan cho

gia đình ông/bà cũng nhƣ cộng đồng?

9. Ông/bà và gia đình mình có kế hoạch làm những gì khi thiên tai và các hiện tƣợng thời tiết

cực đoan xảy ra hay không?

10. Ông/bà biết đƣợc những cảnh báo sớm về thiên tai qua phƣơng tiện nào?

11. Ông/bà có biết các kinh nghiệm địa phƣơng về các tín hiệu cảnh báo khi thiên tai sắp xảy

ra không?

Page 83: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

74

PHỤ LỤC 3: CÁC SỐ LIỆU KHÍ TƢỢNG

STT Năm Trạm KT Hòa Bình Trạm KT Hòa Bình

Lƣợng mƣa TB

năm

Tổng số ngày

mƣa trong năm

Nhiệt độ TB

năm

Nhiệt độ Max

mùa hè

1 1975 2154.9 177 23.2 37.9

2 1976 1249.5 167 22.2 38.5

3 1977 1409.9 155 23 39.4

4 1978 2206.8 166 23.1 38.4

5 1979 1460.1 149 23.5 38.7

6 1980 2203.7 154 23.6 38.1

7 1981 2029 145 23.7 38.1

8 1982 1860.5 160 23.5 40.2

9 1983 1878.7 152 23.1 39.9

10 1984 2081.8 158 22.9 38.4

11 1985 2193.7 175 22.9 38

12 1986 1665.2 150 23.5 39.4

13 1987 1668.1 145 24.3 39.5

14 1988 1576 145 23.3 39

15 1989 1728.6 139 23.3 37.3

16 1990 1856.3 163 23.8 31.9

17 1991 1085.2 128 24.1 38.7

18 1992 1491.6 144 23.3 38.2

19 1993 1738 152 23.6 38.7

20 1994 2323.6 176 23.8 41.2

21 1995 1434.5 142 23.6 39.2

22 1996 2380 161 23.3 39.1

23 1997 1951.6 159 24.2 39.7

24 1998 1535.3 142 24.7 39.7

25 1999 1980.9 173 24 37

26 2000 1898.6 159 23.9 37.9

Page 84: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

75

27 2001 2496.7 167 23.9 40

28 2002 1700.3 164 24.1 38.8

29 2003 1844.4 131 24.4 40.3

30 2004 2024 127 23.7 39.5

31 2005 2506.9 162 23.8 40

32 2006 1679.9 155 24.2 40.5

33 2007 2036.7 152 24 38.5

34 2008 1962.5 165 23.1 38.7

35 2009 1322.9 121 24.3 38.7

36 2010 1246.7 148 24.6 41.8

37 2011 1825.2 157 22.8 38.9

38 2012 2003.5 161 24.1 40.1

39 2013 1735.3 151 23.9 40

40 2014 1252.7 156 24.2 41

41 2015 1673 150 25.1 40.9

STT Năm Trạm đo mƣa Mƣờng Chiềng Trạm đo mƣa Tân Pheo

Lƣợng mƣa

TB năm

Tổng số ngày

mƣa trong

năm

Lƣợng mƣa TB

năm

Tổng số ngày

mƣa trong

năm

1 1975 1955.6 118 2249.9 155

2 1976 1559.4 164 1496.1 102

3 1977 1440.4 125 861 70

4 1978 2170.8 110 2098 78

5 1979 1262.1 77 1417.9 75

6 1980 2028.7 88 2201.9 95

7 1981 1185 53 1415.7 64

8 1982 1198 68 1739.5 83

9 1983 1164 65 1905.3 62

10 1984 671.7 39 1780.6 108

11 1985 1404.9 49 2081.5 93

Page 85: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

76

12 1986 741.2 34 1454.3 94

13 1987 1561.5 52 1210.8 40

14 1988 925.7 49 648.7 84

15 1989 3485.7 54 480 17

16 1990 1094.2 51 1722 70

17 1991 558 35 199.6 14

18 1992 1444.5 67

- -

19 1993 1471 54 - -

20 1994 1719.6 62 - -

21 1995 1525.6 65

- -

22 1996 2186.8 57 - -

23 1997 1396 75

- -

24 1998 891.6 62 - -

25 1999 1496.1 85 - -

26 2000 1229.9 72

- -

27 2001 1842.5 93 - -

28 2002 1307.9 90

- -

29 2003 1253.9 72 - -

30 2004 1355.2 75 - -

31 2005 2110.8 87

- -

(Nguồn: Trung tâm tƣ liệu Khí tƣợng thủy văn)

Page 86: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

77

PHỤ LỤC 4: DANH MỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT THUỘC HST NÔNG

NGHIỆP HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH

STT Tên khoa học Tên Việt Nam

HST

vƣờn cây

lâu năm

HST ao ,

hồ

HST

đồng

ruộng

I.POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƢƠNG XỈ

1.AZOLLACEAE HỌ BÈO HOA DÂU

1 Azolla pinnata R. Br. Bèo hoa dâu x

2.MARSILEACEAE HỌ RAU BỢ

2 Marsilea quadrifolia L. x

3.SALVINIACEAE HỌ BÈO ONG

3 Salvinia cucullata Roxb. ex Bory Bèo tai chuột x

4 Salvinia natans (L.) All. Bèo ong x

II.ANGIOSPERMAE NGÀNH HẠT KÍN

A. DICOTYLEDONEAE LỚP HAI LÁ MẦM

1. ACANTHACEAE HỌ Ô RÔ

5 Justicia gendarussa Burm.f. Thanh táo, thuốc trặc x

2.ANACARDIACEAE HỌ ĐIỀU

6 Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf Xoài x

3. ANNONACEAE HỌ NA

7 Annona squamosa L. Na x

4. APIACEAE HỌ HOA TÁN

8 Coriandrum sativum L Rau mùi x

9 Eryngium foetidum L. Mùi tàu x

5. APOCYNACEAE HỌ TRÚC ĐÀO

10 Catharanthus roseus G.Don Dừa cạn x

6. ARALIACEAE HỌ NHÂN SÂM

11 Polyscias fruticosa (L.) Harms Đinh lăng x

12 Schefflera arboricola Hayata Ngũ gia bì x

7. ASCLEPIADACEAE HỌ THIÊN LÝ

13 Telosma cordata Merr Dây thiên lý x

8. ASTERACEAE HỌ CÚC

Page 87: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

78

STT Tên khoa học Tên Việt Nam

HST vƣờn

cây lâu

năm

HST ao ,

hồ

HST đồng

ruộng

14 Blumea lanceolaria Druce Xƣơng xông x

15 Gerbera jamesonii Adlam Cúc đồng tiền x

16 Lactuca sativa L. Rau diếp x

9. BASELLACEAE HỌ MỒNG TƠI

17 Basella rubra L. Mồng tơi x

10. BRASSICACEAE HỌ CẢI

18 Brassica juncea (L.) Czern. Cải xanh, cải canh x

11. CAESALPINIACEAE HỌ VANG

19 Tamarindus indica L. Me nhà x

12. CARICACEAE HỌ ĐU ĐỦ

20 Carica papaya L. Đu đủ X

13. CLUSIACEAE HỌ MĂNG CỤT

21 Garcinia cowa Roxb. ex DC. Tai chua x

22 Garcinia multiflora Champ.

ex Benth.

Dọc

14. CONVOLVULACEAE HỌ KHOAI LANG

23 Ipomoea aquatica Forssk. Rau muống x x

24 Ipomoea batatas (L.) Lam. Khoai lang x x

15. CUCURBITACEAE HỌ BẦU BÍ

25 Cucurbita pepo L. Bí ngô x x

26 Gynostemma pentaphyllum (Thunb.)

Makino

Dần toòng, giảo cổ

lam

x

27 Luffa cylindrica M.Roem. Mƣớp hƣơng x

28 Momordica cochinchinensis

Spreng.

Gấc x

29 Sechium edule Sw. Su su x

16. EBENACEAE HỌ THỊ

Page 88: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

79

STT Tên khoa học Tên Việt Nam

HST vƣờn

cây lâu

năm

HST ao ,

hồ

HST đồng

ruộng

30 Diospyros kaki Thunb. Hồng x

17. ELAEAGNACEAE HỌ NHÓT

31 Elaeagnus latifolia L. Nhót x

18. EUPHORBIACEAE HỌ BA MẢNH VỎ

32 Baccaurea ramiflora Lour. Giâu da đất x

33 Codiaeum variegatum Blume Cô tòng lá đốm x

34 Euphorbia edulis Lour. Xƣơng rồng 5 cạnh x

35 Euphorbia milii Des Moul Xƣơng rắn x

36 Euphorbia pulcherrima Willd. ex

Klotzsch

Trạng nguyên x

37 Euphorbia trigona Mill. Xƣơng rồng cảnh x

38 Excoecaria cochinchinensis

Lour.

Đơn đỏ x

39 Manihot esculenta Crantz Sắn x

x

40 Sauropus androgynus Merr. Rau ngót

x

19. FABACEAE HỌ ĐẬU

41 Pueraria montana (Lour.) Merr. Sắn dây rừng x

42 Pueraria montana var. chinensis

(Ohwi) Maesen & S.M.Almeida

Sắn dây x

43 20. HALORAGACEAE R.

Br.

HỌ RONG ĐUÔI

CHÓ

44 Myriophyllum spicatum L. Rong đuôi chó gié x

45 Myriophyllum verticillatum L. Rong đuôi chó x

21.HYDROPHYLLACEAE

R. Br.

HỌ THỦY LỆ

46 Hydrolea zeylanica (L.) Vahl Thủy lệ x

22. LAMIACEAE HỌ HOA MÔI

47 Ocimum gratissimum L. Hƣơng nhu trắng x

48 Perilla frutescens Britton. Tía tô, tử tô x

23. MAGNOLIACEAE HỌ MỘC LAN

Page 89: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

80

STT Tên khoa học Tên Việt Nam

HST vƣờn

cây lâu

năm

HST ao ,

hồ

HST đồng

ruộng

49 Michelia alba DC. Ngọc lan trắng x

24.MALVACEAE HỌ BÔNG

50 Abutilon indicum Sweet Cối xay x

51 Hibiscus rosa-sinensis L. Râm bụt x

52 Hibiscus sabdariffa L. Ắc ti sô đỏ x x

25. MELIACEAE HỌ XOAN

53 Aglaia odorata Lour. Ngâu x

54 Melia azedarach L. Xoan ta x

26. MORACEAE HỌ DÂU TẰM

55 Artocarpus tonkinensis A.Chev. Chay bắc bộ X

56 Ficus auriculata Lour. Vả x

57 Ficus benjamina L. Sanh x

58 Morus alba L. Dâu tằm x

59 Streblus asper Lour. Duối x

60 Streblus ilicifolius (Vidal) Corn. Ô rô núi x

27. MYRTACEAE HỌ SIM

61 Psidium guajava L. Ổi x

62 Syzygium jambos (L.) Alston Roi x

28. NELUMBONACEAE HỌ SEN

63 Nelumbo nucifera Gaertn. Sen x

29. NYCTAGINACEAE HỌ HOA GIẤY

64 Bougainvillea brasiliensis Raeusch. Hoa giấy x

65 Mirabilis jalapa L. Hoa phấn x

30. OLEACEAE HỌ HOA NHÀI

67 Averrhoa carambola L. Khế x

31.PASSIFLORACEAE HỌ LẠC TIÊN

68 Passiflora india Chanh leo x

32.PIPERACEAE HỌ HỒ TIÊU

69 Piper betle L. Trầu không x

70 Piper lolot C.DC. Lá lốt x

Page 90: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

81

STT Tên khoa học Tên Việt Nam

HST vƣờn

cây lâu

năm

HST ao ,

hồ

HST đồng

ruộng

33.POLYGONACEAE HỌ RAU RĂM

71 Polygonum hydropiper L. Nghể răm, nghể

nƣớc

x

72 Polygonum odoratum Lour. Rau răm x

34. PORTULACACEAE HỌ RAU SAM

73 Portulaca grandiflora Hook. Hoa mƣời giờ x

74 Portulaca oleracea L. Rau sam x

35. RHAMNACEAE HỌ TÁO TA

75 Ziziphus oenoplia (L.) Mill. Táo rừng x

36.ROSACEAE HỌ HOA HỒNG

76 Prunus persica (L.) Batsch Đào x

77 Prunus salicina Lindl. Mận x

37.RUBIACEAE HỌ CÀ PHÊ

78 Ixora coccinea L. Mẫu đơn x

79 Randia spinosa (Thunb.) Poir. Găng gai x

38.RUTACEAE HỌ CAM

80 Citrus aurantium L. Cam x

81 Citrus grandis Osbeck Bƣởi x

82 Citrus limon (L.) Burm.f. Chanh x

83 Clausena lansium Skeels Hồng bì nhà x

39. SAPINDACEAE HỌ BỒ HÒN

84 Dimocarpus longan Lour. Nhãn x

85 Litchi chinensis L. Vải x

40. SAPOTACEAE HỌ SẾN

86 Manilkara zapota (L.) P.Royen Hồng xiêm x

87 Pouteria sapota (Jacq.) H.E.Moore &

Stearn

Trứng gà x

41. SOLANACEAE HỌ CÀ

88 Capsicum frutescens L. Ớt x

89 Nicotiana rustica L. Thuốc lào x

90 Solanum melongena L. Cà X

Page 91: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

82

STT Tên khoa học Tên Việt Nam

HST vƣờn

cây lâu

năm

HST ao ,

hồ

HST đồng

ruộng

91 Solanum tuberosum L. Khoai tây x

42. THEACEAE HỌ CHÈ

92 Camellia sinensis (L.) Kuntze Chè x

43.TILIACEAE HỌ ĐAY

93 Corchorus capsularis L. Đay quả tròn, Rau

đay

x

44.VERBENACEAE HỌ TẾCH

94 Duranta repens L. Thanh quan, Dâm

xanh

x

95 Lantana camara L. Ngũ sắc, trâm ổi x

45.ALLIACEAE HỌ HÀNH

96 Allium ascalonicum L. Hành ta X

x

97 Hippeastrum puniceum (Lam.) Voss Lan huệ, Loa kèn đỏ x

46. ARACEAE HỌ RÁY

98 Colocasia gigantea (Blume)

Hook.f.

Dọc mùng, Môn to x

99 Pistia stratiotes L. Bèo cái x

47. CANNACEAE HỌ DONG RIỀNG

100 Canna edulis Ker Gawl. Dong riềng x x

48.DRACAENACEAE HỌ HUYẾT GIÁC

101 Cordyline fruticosa Goepp. Huyết dụ x

46. ARACEAE HỌ RÁY

102 Dracaena angustifolia Roxb. Bồng bồng

49. LEMNACEAE HỌ BÈO TẤM

103 Lemna perpusilla Torr. Bèo Tấm x

50.MARANTACEAE HỌ HOÀNG TINH

104 Phrynium dispermum Gagnep. Lá dong, dong nếp x

51.ORCHIDACEAE HỌ LAN

105 Dendrobium lindleyi Steud. Vảy rồng x

106 Nervilia fordii Schltr. Thanh thiên quỳ x

Page 92: ĐẠI HỌ KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN THỊ NGỌC MAIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54385/1/01050003484.pdf · Bảng 2.1: Bảng chỉ số cần thu thập..... 21

83

(Nguồn: Đề tài QG.16.13)

STT Tên khoa học Tên Việt Nam

HST vƣờn

cây lâu

năm

HST ao ,

hồ

HST đồng

ruộng

107 Paphiopedilum concolor Pfitzer Lan hài đốm x

108 Paphiopedilum malipoense S.

C. Chen & Z. H. Tsi

Hài xanh x

52. POACEAE HỌ HOÀ THẢO

109 Gigantochloa levis (Blanco)

Merr.

Bƣơng x

110 Oryza sativa L. Lúa x x

111 Pennisetum sp. Cỏ voi x

112 Saccharum officinarum L. Mía x x

113 Zea mays L. Ngô x

53. PONTEDERIACEAE HỌ BÈO NHẬT

BẢN

114 Eichhornia crassipes (Mart.)

Solms.

Bèo nhật bản x

54. ZINGIBERACEAE HỌ GỪNG

115 Curcuma longa L. Nghệ nhà x

116 Zingiber officinale Roscoe Gừng x x