ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trung tÂm nghiÊn c ng nguy n...

27
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Nguyn ThDim Hng NGHIÊN CU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIP TÁI CHCHT THI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHHÀ NI PHC VPHÁT TRIN BN VNG THĐÔ Chuyên ngành: Môi trường trong phát trin bn vng Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm TÓM TT LUN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Ni, 2016

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Nguyễn Thị Diễm Hằng

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HÀ NỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦ ĐÔ

Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững

Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội, 2016

Công trình được hoàn thành tại: Trung tâm Nghiên cứu Tài

nguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Hoàng Văn Thắng

2. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia

chấm luận án tiến sĩ,

Họp tại:

vào hồi giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

- Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học

Quốc gia Hà Nội

1

MỞ ĐẦU

Lý do lựa chọn đề tài

Chất thải rắn là chất thải dạng rắn phát sinh ra từ các

hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội. Quản lý chất thải rắn

(CTR) là một nhiệm vụ quan trọng tại mỗi quốc gia. Mỗi quốc

gia đều có những lựa chọn phương án xử lý CTR phù hợp với

điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm văn hóa của quốc gia

mình. Tại nhiều nước, ngành công nghiệp tái chế CTR góp phần

đạt được mục tiêu phát triển bền vững (PTBV), bao gồm: tiết

kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm khối lượng CTR chôn lấp,

giảm phát thải khí nhà kính, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm…

Thủ đô Hà Nội hiện nay có diện tích tự nhiên là 3.344

km2, dân số trên 7,2 triệu người (tính đến hết năm 2014) [Cục

thống kê Hà Nội, 2015]. Những năm qua, thành phố Hà Nội đã

đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, tăng

trưởng GDP luôn ở mức cao hơn so với bình quân cả nước

khoảng 1,4-1,6 lần. Tuy nhiên, cùng với việc tăng trưởng kinh

tế cao là sức ép về suy giảm chất lượng môi trường Thành phố

ngày một gia tăng, trong đó đặc biệt là vấn đề CTR. Khối lượng

phát sinh CTR trên địa bàn Thành phố đã tăng rất nhanh trong

những năm gần đây. Phương pháp chủ yếu xử lý CTR của

Thành phố hiện nay vẫn là chôn lấp (chiếm hơn 80% tổng

lượng CTR sinh hoạt toàn Thành phố) và Hà Nội đang đứng

trước khó khăn trong việc xây dựng các bãi chôn lấp CTR mới,

trong khi các bãi cũ đã sắp lấp đầy. Việc nghiên cứu phát triển

các phương pháp xử lý CTR mang lại hiệu quả cả về môi

trường và kinh tế như hoạt động tái chế là một hướng đi cần

được quan tâm trong thời gian tới.

2

Trước thực tế trên, tác giả thực hiện đề tài: “Nghiên cứu

tiềm năng phát triển công nghiệp tái chế chất thải rắn trên địa

bàn Thành phố Hà Nội phục vụ phát triển bền vững Thủ đô”

nhằm đánh giá khả năng phát triển một ngành công nghiệp mới

- công nghiệp tái chế CTR - trên địa bàn Hà Nội, góp phần giải

quyết vấn đề xử lý CTR theo hướng PTBV, đồng thời đạt được

các lợi ích về kinh tế và xã hội, phục vụ tốt mục tiêu PTBV.

Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận phát triển ngành công nghiệp tái

chế CTR phục vụ PTBV

- Đánh giá thực trạng công nghiệp tái chế CTR trên địa

bàn Thành phố Hà Nội.

- Đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển

ngành công nghiệp tái chế CTR phục vụ PTBV trên địa bàn Hà

Nội.

Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về học thuật: luận án tập trung nghiên cứu về

công nghiệp tái chế đối với các CTR thông thường. Phạm vi tái

chế được giới hạn ở hoạt động sản xuất phân compost và tái chế

các loại vật liệu vô cơ.

+ Không gian lãnh thổ: trên toàn địa bàn Thành phố Hà

Nội, có tính đến mối liên kết vùng Thủ đô.

+ Thời gian nghiên cứu: trong khoảng từ 2008 trở lại đây

và dự báo đến năm 2030.

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án là công nghiệp tái chế

CTR thông thường.

3

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu của luận án là: Thành phố Hà Nội có

tiềm năng phát triển công nghiệp tái chế CTR phục vụ PTBV

không và làm thế nào để phát triển?

Để trả lời câu hỏi này, luận án sẽ nghiên cứu, tìm hiểu các

câu hỏi phụ sau:

- Cơ sở lý luận về công nghiệp tái chế CTR phục vụ mục

tiêu phát triển bền vững?

- Thực trạng và tiềm năng phát triển công nghiệp tái chế

CTR phục vụ PTBV tại Hà Nội như thế nào?

- Để phát triển công nghiệp tái chế CTR phục vụ PTBV

Thành phố Hà Nội, cần có những giải pháp gì?

Giả thuyết nghiên cứu

- Công nghiệp tái chế CTR là một ngành công nghiệp phục

vụ tốt mục tiêu PTBV. Thị trường tái chế CTR là thị trường

không hoàn hảo và để phục vụ được mục tiêu PTBV, vai trò của

Nhà nước nhằm đáp ứng được các điều kiện phát triển ngành

công nghiệp tái chế CTR là rất quan trọng.

- Hiện nay, hoạt động tái chế trên địa bàn Thành phố Hà

Nội đã có nhưng chưa phát triển và chưa đáp ứng yêu cầu của

công nghiệp tái chế phục vụ PTBV. Thành phố Hà Nội có tiềm

năng phát triển công nghiệp tái chế CTR phục vụ PTBV.

- Để phát triển công nghiệp tái chế CTR phục vụ PTBV

Thành phố Hà Nội, cần hoàn thiện, đưa vào thực hiện hệ thống

chính sách vĩ mô và các chính sách riêng của Thành phố; tăng

cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tái chế;

tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và tăng cường hợp

tác với các tỉnh trong Vùng Thủ đô.

4

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần cung cấp các vấn đề

lý luận về ngành công nghiệp tái chế CTR, điều kiện để phát

triển công nghiệp tái chế CTR phục vụ mục tiêu PTBV.

Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp các căn cứ cơ sở khoa học,

thực tiễn để giúp Thành phố Hà Nội phát triển ngành công

nghiệp tái chế CTR phục vụ tốt mục tiêu PTBV của Thủ đô.

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP TÁI CHẾ

CHẤT THẢI RẮN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Các nghiên cứu về tái chế CTR và công nghiệp tái chế

CTR

1.1.1.1. Nghiên cứu chung về quản lý CTR

Có nhiều nghiên cứu chung về quản lý CTR và đa số đi

đến thống nhất về hệ thống phân cấp trong quản lý CTR theo

thứ tự ưu tiên là: giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, đốt thu hồi

năng lượng, chôn lấp [UNEP, 2005; Jibril, 2012;

Tchobanoglous, 2002; Cù Huy Đấu và Trần Thị Hường, 2009;

Trần Hiếu Nhuệ, 2005; Nguyễn Văn Phước, 2008].

1.1.1.2. Nghiên cứu về tái chế CTR

- Khái niệm tái chế: Có nhiều khái niệm về tái chế được đề

xuất trên thế giới [Tchobanoglous, 2002; EPA, 2014; UNEP,

2005] và tại Việt Nam [Cù Huy Đấu và Trần Thị Hường, 2009;

Trần Hiếu Nhuệ, 2005; Chính phủ, 2015].

- Nghiên cứu về các loại hình tái chế: Theo Nguyễn Đức

Khiển [2003], Cù Huy Đấu và Trần Thị Hường [2009], các loại

hình tái chế có thể chia thành: Tái chế vật liệu, tái chế nhiệt.

5

Củng có thể coi hoạt động tái chế như hoạt động tái sinh lại chất

thải.

- Một số vật liệu có thể tái chế trong chất thải rắn: Về lý

thuyết, trong thành phần chất thải rắn có rất nhiều vật liệu có

thể tái chế [Khalid và cộng sự, 2011; Tietenberg và Lewis,

2011; Nguyễn Văn Phước, 2008; Cù Huy Đấu và Trần Thị

Hường, 2009].

1.1.1.3. Nghiên cứu về công nghiệp tái chế CTR.

Không đưa ra khái niệm cụ thể ngành công nghiệp tái chế

CTR, nhưng nhiều nghiên cứu [OECD, 1996; UNEP, 2005;

Nguyễn Văn Phước, 2008] đã đề cập khá rõ về các hoạt động

liên quan đến ngành này, bao gồm: Hoạt động phân loại, thu

gom, vận chuyển CTR; hoạt động sơ chế, làm sạch CTR; hoạt

động sản xuất vật liệu dùng cho các ngành công nghiệp khác;

hoạt động sản xuất sản phẩm tiêu dùng cho xã hội.

Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu chỉ rõ về sự hình thành và

phát triển của công nghiệp tái chế CTR với vai trò quan trọng

của Nhà nước [OECD, 1996; UNEP, 2005; Tietenberg và Lewis,

2011; Nguyễn Thế Chinh, 2005].

1.1.2. Vai trò của công nghiệp tái chế CTR đối với phát triển

bền vững

1.1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về phát triển bền vững

Nghiên cứu về PTBV đã được thực hiện rất nhiều trên thế

giới và ở Việt Nam. Tại Việt Nam, để thực hiện mục tiêu

PTBV, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Định hướng Chiến

lược Phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự

21 của Việt Nam) [Thủ tướng Chính phủ, 2004].

6

1.1.2.2. Lợi ích của công nghiệp tái chế với PTBV

Theo EPA [2009, 2015], UNEP [2011], BIR [2008], Singer

[1995], lợi ích của công nghiệp tái chế với PTBV bao gồm:

Giảm thiểu diện tích đất chôn lấp CTR và gia tăng được lượng

tài nguyên giữ gìn cho thế hệ tương lai, giảm nguy cơ cạn kiệt

tài nguyên, Giúp tạo nhiều việc làm, phát triển kinh tế và gia

tăng thu thuế; Tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà

kính.

1.1.2.3. Những bất cập trong phát triển công nghiệp tái chế ảnh

hưởng đến PTBV

Những nghiên cứu của OECD [2007], Ashok [2009],

Chang [2012], Đặng Kim Chi [2005], Trần Đắc Phu và Đặng

Anh Ngọc [2011], Đào Thị Thúy Nguyệt và cộng sự [2012]...

cho thấy, bên cạnh những lợi ích đối với PTBV, hoạt động tái

chế nếu không được tổ chức quản lý và kiểm soát chặt chẽ cũng

gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến môi

trường và sức khỏe cho những người hoạt động trong mạng lưới

thu hồi, tái chế chất thải.

1.1.3. Những khó khăn, thách thức trong phát triển công

nghiệp tái chế

Các khó khăn, thách thức được các nghiên cứu chỉ rõ:

trong việc duy trì số lượng, chất lượng nguồn vật liệu và giá vật

liệu một cách ổn định; Khó khăn trong tiếp cận thông tin có thể

nhận thấy ở hầu khắp các công đoạn của công nghiệp tái chế;

Sự đa dạng hóa thành phần và chất lượng hàng hóa; Thị trường

tái chế, tự thân nó, không thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu

tư chính thức; Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, không kiểm

soát được chất lượng sản phẩm và việc sử dụng lao động

7

[Ashok, 2009; UNEP, 2007; Đặng Kim Chi, 2005; OECD,

2007; Singer, 1995; Tietenberg và Lewis, 2011; Ichinose, 2013;

Kojima, 2009; Tanskanen, 2013; Richad, 2005; John, 1997;

Yunchang, 2004; UNEP, 2011; Yiing, 2014].

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp tái chế phục vụ

PTBV

1.2.1. Các khái niệm liên quan

Luận án đưa ra các khái niệm về: Tái chế, ngành công

nghiệp, công nghiệp tái chế CTR, tiềm năng, phát triển và phát

triển bền vững.

1.2.2. Các yêu cầu của công nghiệp tái chế phục vụ PTBV

- Về công nghệ sản xuất: Khuyến khích phát triển các công

nghệ hiện đại, song song với các công nghệ phù hợp với quy

mô của các làng nghề tái chế nhưng phải đảm bảo tuân thủ các

yêu cầu về bảo vệ môi trường, các chất thải cần được xử lý đạt

tiêu chuẩn quy định về môi trường trước khi xả thải ra môi

trường xung quanh.

- Về chất lượng sản phẩm: Sản phẩm tái chế phải đáp ứng

được các quy định về chất lượng sản phẩm.

- Về xã hội: phải đáp ứng các yêu cầu của luật pháp trong

sử dụng lao động.

1.2.3. Điều kiện phát triển công nghiệp tái chế CTR phục vụ

PTBV

1.2.3.1. Đặc điểm của công nghiệp tái chế CTR

- Sự không hoàn hảo của thị trường tái chế

- Đặc điểm về cung – cầu của thị trường tái chế

- Về lựa chọn phương án sản xuất đối với công nghiệp tái

chế.

8

1.3.2.2. Tổng hợp các điều kiện để phát triển công nghiệp tái

chế CTR phục vụ PTBV

- Phát triển tốt thị trường yếu tố sản xuất, trong đó nổi bật

là thị trường về nguyên liệu; công nghệ sản xuất.

- Có các giải pháp khắc phục tính không hoàn hảo của thị

trường tái chế.

- Thúc đẩy sản xuất – tiêu dùng các sản phẩm tái chế: có

những giải pháp kích thích cung – cầu hàng hóa tái chế.

1.3.3. Vai trò của Nhà nước đối với phát triển công nghiệp tái

chế

Xây dựng hệ thống chính sách của Nhà nước nhằm đạt

được các điều kiện nêu trên, bao gồm từ hoạt động: Thúc đẩy

thị trường các yếu tố sản xuất đầu vào, các giải pháp khắc phục

tính không hoàn hảo của thị trường tái chế, các giải pháp thúc

đẩy sản xuất – tiêu dùng sản phẩm tái chế

1.3. Kinh nghiệm thế giới và trong nước đối với phát triển

công nghiệp tái chế CTR

1.3.1. Kinh nghiệm thế giới.

1.3.2. Kinh nghiệm trong nước.

CHƯƠNG II. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Cách tiếp cận

Bao gồm: Tiếp cận hệ thống, tiếp cận thực tiễn đến từng

nhóm đối tượng, tiếp cận liên ngành, liên vùng.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Bao gồm: Phương pháp khảo cứu, tổng hợp tài liệu, số

liệu; Phương pháp điều tra, khảo sát; Phương pháp phân tích

9

chính sách; Phương pháp tính toán dự báo; Phương pháp

chuyên gia.

Tổng hợp mối liên quan giữa cách tiếp cận, phương pháp

nghiên cứu và các nội dung của luận án theo Hình 2.2.

Hình 2.2. Sơ đồ tổng hợp các tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

của luận án

Tiếp cận hệ

thống

Tiếp cận

thực tiễn

đến từng nhóm đối

tượng

Tiếp cận liên

ngành, liên

vùng Phương pháp

chuyên gia

Phương pháp

dự báo

Phương pháp điều tra,

khảo sát

Phương pháp

khảo cứu, tổng hợp tài

liệu, số liệu

Đề xuất giải

pháp

Đánh giá tiềm

năng

Đánh giá thực trạng

Tổng quan tài

liệu

10

CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG

NGHIỆP TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN PHỤC VỤ PHÁT

TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

3.1. Chính sách phát triển công nghiệp tái chế CTR

3.1.1. Khái quát hệ thống các chính sách liên quan đến phát

triển công nghiệp tái chế

Có thể phân làm 2 loại: Các chính sách mang tính định

hướng, giải pháp phát triển và Các chính sách được ban hành

dưới dạng công cụ điều hành

3.1.2. Những kết quả đạt được của hệ thống chính sách thúc

đẩy tái chế CTR

Việc xây dựng các chỉ tiêu, nội dung của hoạt động tái

chế: được thực hiện đầy đủ nhưng khó khả thi.

Về tạo nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động tái chế:

được thể hiện ở 2 nội dung: Quy định phân loại CTR tại nguồn

và Quy định thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. Các quy định này

chưa được triển khai trên thực tế

Về hỗ trợ hoạt động tái chế: các chính sách hỗ trợ hoạt

động tái chế bao gồm: chính sách đất đai, chính sách thuế, vay

vốn... được quy định khá cụ thể trong các văn bản nhưng chưa

được thực hiện đầy đủ

Về hỗ trợ sản phẩm tái chế: Trợ giá và hỗ trợ tiêu thụ sản

phẩm tái chế là 2 nội dung được đề cập đến trong Nghị định

19/2015/NĐ-CP nhưng chưa được triển khai

3.1.3. Những vấn đề bất cập trong xây dựng hệ thống chính

sách thúc đẩy tái chế CTR

Đó là: Tính khả thi của một số chính sách chưa cao; Thiếu

một số chính sách quan trọng hỗ trợ toàn diện cho các khâu tổ

11

chức sản xuất của hoạt động tái chế; Hệ thống văn bản hướng

dẫn thực hiện chính sách khung chưa được xây dựng đầy đủ,

kịp thời; Chưa có những chính sách riêng cho các loại nguyên

liệu tái chế đặc thù, thị trường không tự phát triển được như

hoạt động sản xuất phân compost.

3.2. Thực trạng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp tái chế

CTR

3.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát sinh, xử

lý CTR Thành phố Hà Nội.

3.2.2. Thực trạng phát sinh, thành phần CTR trên địa bàn

Thành phố Hà Nội

Trong năm 2014, tổng lượng CTR tại Hà Nội là 10.159 tấn,

trong đó CTR sinh hoạt: 6.400 tấn, CTR xây dựng: 3.000 tấn,

CTR công nghiệp: 750 tấn, CTR y tế: 9,8 tấn. Thành phần CTR:

đa dạng, trong đó CTR hữu cơ chiếm 38,03% tại nội thành và

56% tại ngoại thành [Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,

2015].

3.2.3. Đánh giá thực trạng phân loại CTR tạo nguồn nguyên

liệu cho công nghiệp tái chế

Khả năng cung ứng nguyên liệu từ nguồn CTR công

nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội khá thuận lợi do hầu hết

các doanh nghiệp đều phân loại CTR để bán lại các chất thải có

thể tái chế.

3.2.3.1. Đánh giá một số dự án phân loại CTR tại nguồn đã và

đang thực hiện

Dự án triển khai phân loại CTR tại nguồn tại 4 phường khu

vực nội thành trong khuôn khổ dự án hợp tác giữa Jica, Nhật

Bản và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội về triển

12

khai mô hình 3R trên địa bàn Thành phố từ năm 2006, kết thúc

năm 2009. Mặc dù tỷ lệ phân loại CTR tại nguồn khá cao (trên

80%) nhưng dự án đến nay không được triển khai tiếp và cũng

không được nhân rộng ra toàn địa bàn. Nguyên nhân chính là

chưa có sự quan tâm nghiêm túc của chính quyền Thành phố;

sự không đồng bộ trong hệ thống tái chế..

- Dự án phân loại rác tại nguồn tại 6 xã và thị trấn nhằm

tạo nguồn chế biến phân hữu cơ trên địa bàn Huyên Gia Lâm từ

năm 2009 đến nay. Cho đến nay dự án này vẫn tiếp tục được

triển khai, tỷ lệ thu gom CTR khá cao (hơn 90%). Sản phẩm

mùn hữu cơ được xí nghiệp Gia Lâm phát miễn phí cho người

dân sử dụng. Kết quả trên đạt được là do có sự thống nhất cao

trong chủ trương, chỉ đạo thực hiện trực tiếp của bộ máy chính

quyền cấp cơ sở (cấp phường, xã); Có sự tham gia của tất cả các

hội, đoàn thể trên địa bàn xã, phường trong các hoạt động tuyên

truyền, hướng dẫn, giám sát việc phân loại CTR của người dân

và công tác tuyên truyền, hướng dẫn trong phân loại CTR được

thực hiện với nội dung phong phú, phù hợp với từng đối tượng

3.2.3.2. Đánh giá hoạt động phân loại CTR chung toàn Thành

phố

Kết quả khảo sát cho thấy trên thực tế vẫn có hoạt động

phân loại CTR sinh hoạt trên toàn địa bàn Thành phố Hà Nội.

Hiện nay hoạt động phân loại này hoàn toàn tự phát của người

dân nhằm mục tiêu thu lợi ích kinh tế từ việc bán các phế liệu

chứ chưa phải vì các mục tiêu bảo vệ môi trường.

13

3.2.4. Thực trạng hoạt động thu gom nguyên liệu cho công

nghiệp tái chế tại Hà Nội

- Người thu mua phế liệu và người nhặt rác: Trên địa bàn

thành phố Hà Nội hiện nay có hàng nghìn người tham gia vào

đội ngũ thu gom phế liệu, xuất thân từ khu vực nông thôn và có

mức thu nhập, cuộc sống không ổn định. Đây chính là đội ngũ

góp phần rất lớn cho công tác giảm thiểu chôn lấp CTR của

Thành phố.

- Các chủ vựa phế liệu hoặc những công ty chuyên thu mua

tái chế phế liệu

Theo khảo sát chưa đầy đủ của luận án, trên địa bàn Thành

phố Hà Nội có khá nhiều vựa thu mua phế thải, chỉ tính riêng

khu vực nội thành đã lên đến hơn 300 vựa, quy mô vựa rất nhỏ

với diện tích trung bình khoảng 200-300 m2/cơ sở. Điểm thu

mua phế liệu hiện nay thường nằm ngay trong các khu dân cư,

hàng phế liệu được mang từ khắp nơi về chưa trong kho mà

không qua xử lý nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, mất an

toàn khu vực dân cư và mất mỹ quan đô thị. Chất lượng hàng

thu mua lại không đồng đều, không được xử lý sơ bộ trước khi

xuất hàng. Hoạt động mua bán của các chủ cơ sở thu mua phế

liệu hoàn toàn không có hóa đơn, chứng từ.

Ngoài các chủ vựa thu mua phế liệu, hiện nay trên địa bàn

Thành phố đã xuất hiện một số doanh nghiệp chuyên thu mua

phế liệu. Nguồn hàng của các doanh nghiệp này chính là những

kiện hàng khối lượng lớn từ phía các doanh nghiệp công nghiệp,

các hàng phế liệu chất lượng tốt từ chính các chủ vựa thu mua

phế liệu.

14

3.3. Đánh giá hoạt động công nghiệp tái chế CTR trên địa

bàn Thành phố Hà Nội

3.3.1. Mô hình nhà máy chế biến phân hữu cơ

Trên địa bàn Hà Nội hiện có nhà máy xử lý rác thải sinh

hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn thuộc Công ty Môi trường

Đô thị Hà Nội với công nghệ tiên tiến của Tây Ban Nha. Tuy

nhiên hiện nay dây chuyền công nghệ này thường xuyên gặp sự

cố và thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Chất lượng

mùn hữu cơ hiện nay không đạt tiêu chuẩn mùn hữu cơ để bón

cho các cây lương thực của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông

thôn. Nguyên nhân chính là do chất lượng nguồn chất thải hữu

cơ của Thành phố Hà Nội rất kém (lẫn nhiều tạp chất do không

được phân loại tại nguồn).

3.3.2. Mô hình các doanh nghiệp có một phần hoạt động tái

chế

3.3.2.1. Mô hình công ty xử lý và tái chế chất thải công nghiệp

Trên địa bàn Hà Nội có không ít doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực xử lý và tái chế chất thải công nghiệp. Các dây

chuyền tái chế và xử lý chất thải cũng rất đa dạng, có nguồn do

nhập khẩu từ các nước tiên tiến như Đức, Nhật, Bỉ, Tây Ban

Nha, từ Trung Quốc, Đài Loan và có cả sản xuất trong nước và

nhìn chung tuân thủ các quy định của nhà nước về BVMT.

3.3.2.2. Mô hình các doanh nghiệp chuyên ngành có sử dụng

nguyên liệu là CTR có thể tái chế

Các doanh nghiệp trên địa bàn bao gồm các doanh nghiệp

về nhựa, giấy, thủy tinh, kim loại… Các doanh nghiệp này vừa

sản xuất nguyên liệu, đồng thời sản xuất các sản phẩm thành

phẩm. Dây chuyền công nghệ tái chế của các doanh nghiệp có

15

quy mô sản xuất lớn thường được nhập khẩu từ nước ngoài, nói

chung đảm bảo vệ chỉ tiêu an toàn kỹ thuật và môi trường. Tuy

nhiên các công ty này chủ yếu nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài,

hầu như không sử dụng nguồn phế liệu trong nước.

Đối tượng sử dụng các phế liệu trong nước làm nguyên

liệu sản xuất chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn Hà

Nội và các tỉnh lân cận. Các doanh nghiệp này thường nằm

trong cụm công nghiệp vừa và nhỏ như Cụm công nghiệp Hai

Bà Trưng, cụm công nghiệp Đông Anh… Dây chuyền công

nghệ của các doanh nghiệp này phục vụ cho hoạt động tái chế

thường được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc tự chế trong nước.

Một số doanh nghiệp lựa chọn dây chuyền công nghệ từ các

nước phát triển nhưng là các dây chuyền đã rất cũ, được sản

xuất từ 30-40 năm về trước.

3.3.3. Mô hình các làng nghề tái chế

3.3.3.1. Làng nghề tái chế nhựa, nilon

Trên địa bàn Hà Nội có một số làng nghề tái chế nhựa,

nilon như Trung Văn, Nam Từ Liêm; Triều Khúc, Thanh Trì,

Phụng Thượng, Phúc Thọ có các đặc điểm sau: công nghệ lạc

hậu, sử dụng lao động không theo quy định, gây ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng.

3.3.3.2. Hoạt động tái chế sắt, thép phế liệu

Hoạt động sử dụng sắt phế liệu để kéo thành sắt thành

phẩm hiện đang khá phát triển trên địa bàn Hà Nội. Một số cơ

sở sản xuất đã đầu tư máy móc tương đối hiện đại (làng Phùng

Xá, Thạch Thất). Tuy nhiên, đa số máy móc hiện nay vẫn được

nhập chủ yếu từ Trung Quốc hoặc tự sản xuất trong nước và rất

nhiều máy móc tại các làng nghề có các thông số kỹ thuật

16

không đạt tiêu chuẩn. Hiện nay các chất thải làng nghề đều

được thải ra môi trường xung quanh mà không hề qua xử lý,

gây ô nhiễm môi trường nặng nề [Sở Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội, 2012].

3.4. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tái chế trên địa

bàn

3.4.1. Tiêu thụ sản phẩm của nhà máy phân Cầu Diễn

Hiện nay sản phẩm phân hữu cơ của nhà máy Cầu Diễn

không bán được cho khu vực sản xuất nông nghiệp, mà phải

đưa vào tiêu thụ tại các nông trường trồng cây công nghiệp

trong Tây Nguyên.

3.4.2. Đối với các sản phẩm từ các làng nghề

Hầu hết các sản phẩm của các làng nghề này đều có chất

lượng ở mức trung bình, không được đăng ký đạt tiêu chuẩn

theo quy định. Thị trường sản phẩm tái chế thường là các vùng

nông thôn. Các sản phẩm từ làng nghề được tiêu thụ khá mạnh

và mang lại lợi nhuận không nhỏ cho các hộ sản xuất. Riêng đối

với các sản phẩm từ kim loại tái chế có thị trường rộng khắp cả

nước và được tiêu thụ khá mạnh do nhu cầu xây dựng cao.

3.4.3. Sản phẩm tái chế từ các doanh nghiệp

- Đối với các doanh nghiệp vừa và lớn: Sản phẩm từ

nguyên liệu tái chế có chất lượng khá tốt, được khách hàng tin

dùng và có thị trường tiêu thụ mạnh (nhà máy giấy Cầu Đuống,

Trúc Bạch, nhà máy Nhựa Hà Nội...)

- Đối với các doanh nghiệp nhỏ: sản phẩm chủ yếu đạt chất

lượng trung bình nhưng cũng có thị trường tiêu thụ tốt. Khách

hàng của họ thường là các doanh nghiệp nhỏ, những khách hàng

có mức thu nhập trung bình.

17

CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TÁI CHẾ

CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

4.1. Đánh giá tiềm năng phát triển công nghiệp tái chế phục

vụ PTBV trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới

4.1.1. Dự báo nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp tái chế

CTR

4.1.1.1. Dự báo lượng CTR sinh hoạt

Hình 4.1. Dự báo diễn biến chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội

đến năm 2020

4.1.1.2. Dự báo lượng CTR công nghiệp

Hình 4.2. Dự báo diễn biến chất thải rắn công nghiệp

tại Hà Nội đến năm 202

18

Hình 4.3. Dự báo lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh

theo ngành của thành phố Hà Nội đến năm 2020

Kết quả dự báo trên cho thấy, lượng CTR nói chung và

CTR có thể tái chế nói riêng sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.

Đây là một nguồn nguyên liệu dồi dào cho hoạt động tái chế

trong tương lai.

4.1.2. Đánh giá tác động từ chính sách của Nhà nước

Từ những nghiên cứu trên cho thấy, hệ thống chính sách

thúc đẩy tái chế đang ngày được hoàn thiện, thể hiện tại Luật

Môi trường và những văn bản thi hành luật.

4.1.3. Đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm CTR trong

những năm tới

4.1.3.1. Nguồn tiêu thụ từ ngành công nghiệp

Hiện tại và trong tương lai, nhu cầu nguyên liệu từ vật liệu

tái chế phục vụ các ngành công nghiệp khác vẫn luôn ở mức

cao.

19

4.1.3.2. Nguồn tiêu thụ từ chi tiêu công

Việc sử dụng các sản phẩm tái chế đối với mua sắm công

đã được quy định ngày càng chặt chẽ hơn trong các văn bản

pháp luật.

Với nghị định mới ra trong năm 2015 này, trong thời gian

tới, việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tái chế đối với khu vực

nhà nước là hoàn toàn khả thi.

4.1.3.3. Khả năng tiêu dùng từ phía người dân

Kết quả khảo sát của luận án cho thấy, có 49,1% người dân

được hỏi cho rằng sẵn sàng mua sản phẩm tái chế nếu đáp ứng

được yêu cầu về chất lượng và giá thành hợp lý. Từ đó có thể

thấy trong tương lai nếu các sản phẩm tái chế được kiểm soát

tốt về chất lượng, số lượng người tiêu dùng sản phẩm sẽ tăng

lên.

Bên cạnh đó, với sự tuyên truyền, giáo dục thường xuyên

về ưu tiên sử dụng sản phẩm tái chế, với xu hướng tiêu dùng

thân thiện với môi trường, chắc chắn số lượng người tiêu dùng

sản phẩm tái chế thân thiện với môi trường sẽ tăng cao.

Tóm lại, việc phát triển công nghiệp tái chế CTR phục vụ

mục tiêu PTBV hoàn toàn có tính khả thi trên địa bàn Thành

phố Hà Nội trong thời gian tới.

4.2. Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp tái chế CTR

trên địa bàn Hà Nội

4.2.1. Xác định mô hình dòng chất thải và tái chế trên địa bàn

Hà Nội

Luận án đã đề xuất sơ đồ dòng vật chất và dòng tài chính

của công nghiệp tái chế CTR.

20

4.2.2. Các giải pháp chính sách thúc đẩy công nghiệp tái chế

trên địa bàn Hà Nội

4.2.2.1. Đề xuất các chính sách vĩ mô

Hệ thống chính sách cần xây dựng bao gồm: Chính sách

đặc thù đối với một số loại chất thải; Quy định trách nhiệm của

nhà sản xuất, nhà nhập khẩu đối với việc tái chế các bao bì đã

qua sử dụng của họ; Chính sách để kiểm soát chất lượng của

hoạt động tái chế chưa được xây dựng cụ thể; Quy chế về mua

sắm công đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường của

hoạt động tái chế.

4.2.2.2. Đề xuất các chính sách đối với thành phố Hà Nội.

Bảng 4.5. Đề xuất chính sách đối với Thành phố Hà Nội

Các nội dung

cần xây dựng

chính sách

Chính

sách hiện

Chính sách đề xuất bổ sung

Phân loại CTR

tại nguồn, thu

gom, vận

chuyển CTR

Quy định

bảo vệ môi

trường;

Quy hoạch

xử lý chất

thải rắn

- Ban hành chương trình phân loại

CTR tại nguồn

- Hoàn thiện quy trình thu gom,

vận chuyển CTR;

- Xây dựng chính sách khuyến

khích thu gom tư nhân

Hoạt động tái

chế

Chỉ có các

chính sách

cấp vĩ mô,

Hà Nội

chưa có

các chính

sách cụ

thể.

- Chính sách hỗ trợ về mặt bằng

đối với các hoạt động phục vụ tái

chế, bao gồm cả các hoạt động phục

vụ thu gom, sơ chế chất thải.

- Chính sách liên quan đến quản lý

hoạt động tái chế, xây dựng nhãn

tái chế xanh đối với sản phẩm.

- Chính sách khuyến khích nghiên

cứu khoa học-công nghệ phục vụ

tái chế

Hỗ trợ sản

phẩm tái chế

Chưa có

chính sách

Xây dựng các chính sách trợ giá

đối với các sản phẩm tái chế; chính

sách thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm

tái chế trên địa bàn Hà Nội

21

4.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đối với công

nghiệp tái chế

Chủ động trong việc ban hành các quy chuẩn công nghệ

đối với các hoạt động tái chế, xử lý CTR để doanh nghiệp dựa

vào chuẩn đó thực hiện; Xây dựng cơ chế kiểm tra, thẩm định

công nghệ xử lý, tái chế và các sản phẩm tái chế. Thành lập hội

đồng thẩm định cấp Thành phố bao gồm các nhà quản lý, các

chuyên gia có chuyên môn, uy tín trong lĩnh vực này.

Kiểm tra, phân loại các cơ sở tái chế, phân loại ra từng loại

hình tái chế, công nghệ tái chế để từ đó có các biện pháp hỗ trợ,

kiểm soát hoạt động sản xuất để đảm bảo không gây ô nhiễm

môi trường

4.2.4. Giải pháp về thông tin – tuyên truyền

4.2.4.1. Đối với các cấp, các ngành của Thành phố Hà Nội.

4.2.4.2. Thông tin, tuyên truyền đối với người dân

Quán triệt, triển khai hoạt động tuyên truyền về phân loại

CTR trên toàn địa bàn Thành phố:

Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền trên địa bàn qua

nhiều hình thức và chú trọng về chất lượng các nội dung tuyên

truyền, phù hợp với từng đối tượng được tiến hành.

4.2.4.3. Thông tin, tuyên truyền phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu

- Xây dựng trang web của Thành phố Hà Nội về tái chế

- Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, hoạt động liên quan

đến hoạt động tái chế

4.2.5.1. Hợp tác với các địa phương trong nước

Khuyến nghị Hà Nội có thể phối hợp với các tỉnh trong

Vùng Thủ đô để xây dựng tại các làng nghề này các khu tái chế

22

với công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường. Hà Nội

và các tỉnh có trách nhiệm đầu tư vốn, công nghệ, cung cấp

nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm để các làng nghề này hoạt

động.

4.2.5.2. Hợp tác với các tổ chức nghiên cứu khoa học.

4.2.5.3. Hợp tác quốc tế.

4.2.6. Đề xuất một số mô hình công nghiệp tái chế ưu tiên

trong giai đoạn tới của Thành phố Hà Nội

- Sản xuất phân compost quy mô cấp xã và liên xã từ chất

thải thực phẩm và phụ phẩm nông nghiệp.

- Nghiên cứu xây dựng công nghệ sản xuất gạch không

nung và ưu tiên sử dụng sản phẩm này cho các công trình hạ

tầng kỹ thuật của Hà Nội.

- Đầu tư nghiên cứu công nghệ tái chế nhựa, nilon áp dụng

cho quy mô làng nghề để vừa góp phần phát triển làng nghề,

đồng thời gia tăng bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN

Phát triển công nghiệp tái chế CTR là một tất yếu khách

quan đối với mỗi quốc gia trên thế giới nhằm phục vụ mục tiêu

phát triển bền vững. Những lợi ích của ngành công nghiệp tái

chế CTR bao gồm: tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm phát

thải khí nhà kính, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tạo ra

nhiều doanh nghiệp mới. Thị trường tái chế CTR là một thị

trường không hoàn hảo.

Tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, hệ thống

chính sách hỗ trợ tái chế CTR chưa được xây dựng riêng mà

được kết hợp với các chính sách quản lý CTR. Một số chính

sách đã được triển khai trên thực tế và bước đầu hỗ trợ được

23

cho các doanh nghiệp xây dựng cơ sở tái chế, đó là các chính

sách ưu đãi về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ vay vốn, giảm thuế...

Bên cạnh đó, một số vấn đề còn bất cập trong hệ thống chính

sách, chưa thúc đẩy tái chế CTR phục vụ mục tiêu PTBV là: sự

thiếu tính khả thi của một số chính sách (đặc biệt là chính sách

mang tính định hướng, xây dựng chỉ tiêu tái chế CTR); Thiếu

một số chính sách quan trọng hỗ trợ toàn diện cho các khâu tổ

chức sản xuất của hoạt động tái chế (bao gồm chính sách tạo

nguyên liệu, kiểm soát chất lượng sản xuất và sản phẩm, hỗ trợ

tiêu thụ sản phẩm); Hệ thống văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm

thực hiện chính sách khung được xây dựng chưa đầy đủ, chưa

kịp thời và chưa có những chính sách riêng cho các loại nguyên

liệu tái chế đặc thù.

Hoạt động tái chế đã xuất hiện từ lâu trên địa bàn Hà Nội,

chiếm khoảng 15% tổng số lượng CTR cần xử lý. Tuy nhiên,

chủ yếu là những hoạt động phi chính thức, quy mô nhỏ, gây ô

nhiễm môi trường và sử dụng lao động không an toàn. Nguồn

nguyên liệu cho hoạt động tái chế của Thành phố được thu gom

và cung ứng không chuyên nghiệp; công nghệ tái chế sử dụng

vật liệu từ CTR của Thành phố Hà Nội vẫn còn khá lạc hậu, thô

sơ, chủ yếu là các hộ sản xuất trong làng nghề, các doanh

nghiệp nhỏ trong các cụm công nghiệp. Tuy nhiên, đa số các

sản phẩm tái chế (ngoại trừ phân hữu cơ) vẫn được tiêu thụ

tương đối tốt.

Với sự gia tăng nhanh chóng của khối lượng CTR Thành

phố trong những năm tới, cùng với xu hướng ngày càng cải

cách của hệ thống chính sách, thái độ tích cực của người tiêu

dùng trong sử dụng sản phẩm tái chế, Thành phố Hà Nội có khả

24

năng phát triển công nghiệp tái chế phục vụ mục tiêu PTBV.

Trước mắt, Thành phố Hà Nội cần ưu tiên trong hoàn thiện hệ

thống chính sách, tăng cường quản lý nhà nước, cải thiện hệ

thống thôn tin, tuyên truyền, hợp tác với các tỉnh trong Vùng.

Trong thời gian tới, ưu tiên cho các dự án về phân loại CTR tại

nguồn, đầu tư sản xuất phân compost từ chất thải thực phẩm,

phụ phẩm nông nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng từ chất

thải xây dựng.

25

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyen Thi Diem Hang, Nguyen The Chinh and Hoang

Van Thang (2013), “Behaviours of the Community Regarding

Classification of Domestic Solid Waste at Source in Hanoi

City”, VNU Journal of Earth and Environmental Sciences, Vol.

29 ( 3), pp. 46-55.

2. Nguyễn Thị Diễm Hằng và Hoàng Văn Thắng (2015),

“Phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải rắn phục vụ phát

triển bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường,

5 (211), tr 13-16.

3. Nguyễn Thị Diễm Hằng và Hoàng Văn Thắng (2015),

“Đánh giá hệ thống chính sách thúc đẩy tái chế chất thải rắn

phục vụ mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam”, Hội thảo

khoa học “Môi trường và phát triển bền vững trong bối cảnh

biến đổi khí hậu”, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi

trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 502-515.

4. Nguyễn Đức Khiển, Hồ Sỹ Nhiếp, Nguyễn Kim Hoàng

và Nguyễn Thị Diễm Hằng (2012), Công nghệ xử lý, tái chế, tái

sử dụng chất thải rắn, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.