ĐẠi hỌc thÁi nguyÊn cỘng hÒa xà hỘi chỦ nghĨa viỆt...

43
1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp - Tdo - Hạnh phúc BẢN MÔ TẢ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HC CNHÂN SƢ PHẠM TÂM LÝ - GIÁO DỤC (Kèm theo Quyết định s6124/QĐ-ĐHSP ngày 28/12/2018 ca Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên) I. Mô tả chƣơng trình đào tạo 1. Giới thiệu về chƣơng trình đào tạo Chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Tâm lý - Giáo dục được được xây dựng và thực hin năm 1999. Chương trình được điều chỉnh thường xuyên đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục. Năm 2018, chương trình được điều chnh nhm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học, thực hiện các chương trình về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, mở rộng cơ hội việc làm cho sinh viên sau tốt nghip. Chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Tâm lý - Giáo dục năm 2018 được xây dựng, điều chỉnh trên cơ sở kế thừa chương trình trước đó, căn cứ vào thông tin phản hi của các bên liên quan (nhà khoa học, cán bộ quản lý, nhà sử dụng lao động, ging viên, cựu sinh viên) và tham khảo chương trình đào tạo ca các trường: Đại học Sư phm Hà nội, Đại học Sư phạm TP. HChí Minh. 2. Thông tin chung về chƣơng trình đào tạo Tên chương trình (tiếng Việt) Sư phạm Tâm lý – Giáo dục Tên chương trình (tiếng Anh) Bachelor of Education in Psychology - Pedagogy Mã ngành đào tạo: 7140101 Trường cấp bằng: Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên Tên gọi văn bằng: Cử nhân Sư phạm Tâm lý - Giáo dục Trình độ đào tạo: Đại học Số tín chỉ yêu cầu: 123 Hình thức đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: 4 năm Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT Thang điểm đánh giá 10 Điều kiện tốt nghiệp: - Tích lũy đủ shc phần và khối lượng của chương

Upload: others

Post on 06-Jul-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN MÔ TẢ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

CỬ NHÂN SƢ PHẠM TÂM LÝ - GIÁO DỤC

(Kèm theo Quyết định số 6124/QĐ-ĐHSP ngày 28/12/2018 của Hiệu trưởng

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên)

I. Mô tả chƣơng trình đào tạo

1. Giới thiệu về chƣơng trình đào tạo

Chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Tâm lý - Giáo dục được được xây dựng

và thực hiện năm 1999. Chương trình được điều chỉnh thường xuyên đáp ứng yêu cầu

đổi mới và phát triển giáo dục. Năm 2018, chương trình được điều chỉnh nhằm đáp

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại

học, thực hiện các chương trình về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt

Nam, mở rộng cơ hội việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp.

Chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Tâm lý - Giáo dục năm 2018 được xây

dựng, điều chỉnh trên cơ sở kế thừa chương trình trước đó, căn cứ vào thông tin phản

hồi của các bên liên quan (nhà khoa học, cán bộ quản lý, nhà sử dụng lao động, giảng

viên, cựu sinh viên) và tham khảo chương trình đào tạo của các trường: Đại học Sư

phạm Hà nội, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

2. Thông tin chung về chƣơng trình đào tạo

Tên chương trình (tiếng Việt) Sư phạm Tâm lý – Giáo dục

Tên chương trình (tiếng Anh) Bachelor of Education in Psychology - Pedagogy

Mã ngành đào tạo: 7140101

Trường cấp bằng: Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Tên gọi văn bằng: Cử nhân Sư phạm Tâm lý - Giáo dục

Trình độ đào tạo: Đại học

Số tín chỉ yêu cầu: 123

Hình thức đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 4 năm

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT

Thang điểm đánh giá 10

Điều kiện tốt nghiệp: - Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương

Page 2: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

2

trình đào tạo, đạt 123 tín chỉ;

- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt

từ 2,0 trở lên;

- Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể

chất;

- Đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ;

- Đạt chuẩn đầu ra về công nghệ thông tin.

Vị trí việc làm:

- Giảng dạy Tâm lý học, Giáo dục học ở các trường sư

phạm và các trường chuyên nghiệp khác;

- Làm chuyên viên các phòng: Đào tạo, Quản lý Khoa

học, Thanh tra - Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo

dục, Công tác Học sinh - sinh viên, Viện nghiên cứu

Tâm lý học, Giáo dục học;

- Làm cán bộ tư vấn - tham vấn giáo dục trong nhà trường

và các cơ sở giáo dục khác;

- Làm việc trong các cơ quan chức năng, các tổ chức

chính trị - xã hội như: Ban Tuyên giáo, Hội Phụ nữ,

Đoàn Thanh niên, Sở Lao động - Thương binh – Xã

hội,…

Học tập nâng cao trình độ:

- Tiếp tục học sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) các chuyên

ngành trong lĩnh vực Tâm lý học, Giáo dục học, Quản

lý giáo dục;

- Học đại học văn bằng hai ở các ngành phù hợp: Tâm

lý học, Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non,…

Chương trình tham khảo khi

xây dựng:

- Chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Tâm lý - Giáo

dục - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Chương trình đào tạo cử nhân Tâm lý học giáo dục -

Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Thời gian cập nhật bản mô tả

CTĐT 12/2018

3. Mục tiêu đào tạo của chƣơng trình

3.1. Mục tiêu chung

Đào tạo chuyên gia giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn và tham vấn tâm lý, nhân

viên công tác xã hội, cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; kiến

thức cơ bản, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có năng lực tự học, tự nghiên cứu,

sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc để phục vụ

Page 3: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

3

sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phát triển KT-XH của cả nước, đặc biệt là khu vực trung

du miền núi phía Bắc, đáp ứng yêu cầu công việc và hội nhập quốc tế.

3.2. Mục tiêu cụ thể

Đào tạo cử nhân Sư phạm Tâm lý - Giáo dục với những phẩm chất và năng lực

sau:

1) Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm đối với người học, nhà

trường, xã hội; có lòng say mê khoa học và tình yêu nghề nghiệp;

2) Có kiến thức cơ bản, cơ sở và kiến thức cốt lõi, chuyên sâu của chuyên ngành Tâm

lý - Giáo dục học;

3) Phát triển chương trình, tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động dạy học

Tâm lý học, Giáo dục học ở các trường chuyên nghiệp;

4) Thiết kế, tổ chức thực hiện, đánh giá hiệu quả các hoạt động giáo dục trong nhà

trường và các cơ sở giáo dục khác;

5) Có năng lực nghiên cứu Tâm lý học, Giáo dục học; tư vấn, tham vấn tâm lý cho học

sinh; quản lý nhà trường và các cơ sở giáo dục khác;

6) Có tư duy phân tích, đánh giá, xây dựng được kế hoạch và triển khai hiệu quả hoạt

động dạy học và giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học;

7) Sử dụng được Tiếng Anh trong giao tiếp và chuyên môn;

8) Ứng dụng được công nghệ thông tin trong giảng dạy và nghiên cứu Tâm lý học,

Giáo dục học; tư vấn và tham vấn tâm lý cho học sinh; quản lý nhà trường và các cơ sở

giáo dục khác;

9) Có kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm hiệu quả;

10) Có năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển nghề nghiệp liên tục; sáng tạo trong

giải quyết các vấn đề thực tiễn nơi công tác.

4. Chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo

Chương trình được thiết kế để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp đạt được các chuẩn

đầu ra sau đây:

4.1. Kiến thức

* Kiến thức chung

1) Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; pháp luật Việt Nam,

quốc phòng - an ninh trong hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống;

2) Vận dụng được kiến thức cơ bản về quản lý hành chính nhà nước, quản lý ngành

Giáo dục và Đào tạo để giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác quản lý, hướng

dẫn, giáo dục học sinh chấp hành pháp luật của nhà nước và quy định của ngành.

* Kiến thức chuyên môn

Page 4: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

4

3) Vận dụng được những kiến thức cơ bản về Sinh lý học thần kinh cấp cao, lịch sử

tâm lý học, lịch sử giáo dục, tâm lý học phát triển, tâm lý học nhân cách vào việc phát

hiện, giải thích các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tâm lý, giáo dục, giáo dục

đặc biệt, dạy học, tham vấn - tư vấn tâm lý;

4) Vận dụng được những kiến thức cơ bản về Tâm lý học, Giáo dục học chuyên ngành

vào việc thiết kế, tổ chức quá trình dạy học Tâm lý học, Giáo dục học; hoạt động tư

vấn – tham vấn trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác;

5) Vận dụng được những kiến thức chuyên sâu về Tâm lý học, Giáo dục học vào phát

triển chương trình giáo dục; nghiên cứu khoa học và đánh giá trong giáo dục.

4.2. Kỹ năng

* Kỹ năng chung

6) Giao tiếp có hiệu quả với người học, đồng nghiệp và các bên liên quan khác;

7) Thực hiện được hoạt động tư vấn, h trợ người học trong hoạt động dạy học, giáo

dục, tư vấn - tham vấn giáo dục;

8) Đạt trình độ tin học IC3, ICDL, MOS hoặc tương đương và ứng dụng được trong

hoạt động chuyên môn, giáo dục;

9) Đạt trình độ tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam và

sử dụng được trong hoạt động chuyên môn, giáo dục;

10) Thực hiện được các hoạt động tự trải nghiệm nghề nghiệp để tìm kiếm cơ hội khởi

nghiệp và dẫn dắt người khác tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp.

* Kỹ năng chuyên môn

11) Thực hiện được hoạt động dạy học, giáo dục; phát triển chương trình giáo dục gắn

với chuyên ngành Tâm lý học, Giáo dục học, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn;

12) Vận dụng được các phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và

sự tiến bộ của người học trong dạy học Tâm lý học, Giáo dục học ở trường chuyên

nghiệp;

13) Tổ chức, hướng dẫn hoạt động nghiên cứu và ứng dụng Tâm lý học - Giáo dục học

vào thực tiễn; tư vấn, tham vấn tâm lý cho người học và các đối tượng khác.

4.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

14) Hiểu và thực hiện đúng các quy định về đạo đức nhà giáo, quy chế dân chủ ở nhà

trường, cơ sở giáo dục;

15) Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu

trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm, thể hiện được quan điểm cá nhân

trước các vấn đề cần giải quyết;

16) Nhận thức được nhu cầu và có khả năng lập kế hoạch học tập suốt đời.

5. Ma trận mục tiêu và chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo

Page 5: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

5

Mục

tiêu

Chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

1 x x x x x x x x x x x x x

2 x x x x x x x x

3 x x x x x

4 x

5 x x x x x

6 x x x x

7 x

8 x x

9 x x x

10 x x x x

6. Phƣơng pháp/chiến lƣợc dạy – học và phƣơng pháp kiểm tra đánh giá

6.1. Phƣơng pháp/chiến lƣợc dạy – học

6.1.1. Chuẩn bị của giảng viên

Giảng viên được chia sẻ tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu và triết lý giáo dục của

Nhà trường, được tham gia các khóa/buổi tập huấn về phương pháp giảng dạy, phương

thức xây dựng đề cương môn học, thiết kế giáo án, bài giảng, chuẩn bị hồ sơ lên lớp.

Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch và quy chế đào tạo của Trường, giảng viên xây

dựng kế hoạch năm học, dự kiến khối lượng công việc mình sẽ đảm nhiệm trong năm

học (môn dạy, số lớp, số tiết dạy, dự kiến số giờ quy chuẩn…). Từ kế hoạch năm học,

giảng viên lập kế hoạch giảng dạy cho từng môn học mình tham gia giảng dạy (bao

gồm mục tiêu môn học, nội dung kiến thức cơ bản, phương pháp giảng dạy và kiểm

tra, đánh giá…).

Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, trước khi lên lớp, giảng viên chuẩn bị đầy đủ

hồ sơ giảng dạy (bao gồm: kế hoạch giảng dạy năm học; kế hoạch lên lớp từng tuần;

đề cương môn học; giáo trình - sách bài tập; giáo án; kế hoạch phát triển chương trình

môn học).

Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, m i giảng viên còn phải thực hiện

nhiệm vụ nghiên cứu khoa học (thông qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

các cấp hoặc viết báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước), hướng dẫn

sinh viên nghiên cứu khoa học. Đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ, m i

giảng viên đồng thời là cố vấn học tập cho sinh viên nhằm tư vấn, tham vấn tâm lý cho

sinh viên về kế hoạch học tập, đăng ký khối lượng học tập, phương pháp học tập hiệu

quả…

Page 6: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

6

6.1.2. Các phương pháp/chiến lược dạy học

6.1.2.1. Phương pháp thuyết trình

Giảng viên dùng ngôn ngữ nói để trình bày tài liệu học tập mới cho sinh viên

một cách có hệ thống trong một khoảng thời gian xác định hoặc giới thiệu những vấn

đề thực tế hay hệ thống hóa những tri thức mà sinh viên đã lĩnh hội được. Trong thuyết

trình, ngôn ngữ được sử dụng như là một phương tiện giao tiếp chủ yếu.

Phương pháp thuyết trình cho phép giảng viên truyền đạt những nội dung lý

thuyết tương đối khó, phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin mà sinh viên không dễ dàng

tự mình tìm hiểu được một cách sâu sắc; tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên tác động

mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của sinh viên qua việc trình bày tài liệu với giọng nói,

cử chỉ, điệu bộ thích hợp và diễn cảm; tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý và kích

thích tính tích cực tư duy của sinh viên.

6.1.2.2. Phương pháp vấn đáp

Giảng viên tổ chức, thực hiện quá trình trao đổi bằng lời giữa giảng viên với

sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời để tích

cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập đề

ra. Giảng viên đặt câu hỏi và yêu cầu sinh viên trả lời nhằm huy động những tri thức

và kinh nghiệm đã có ở sinh viên vào việc lĩnh hội và vận dụng tri thức…

Giảng viên sử dụng câu hỏi vấn đáp kích thích sinh viên tích cực tư duy, tạo

không khí sôi nổi trong giờ học, giúp sinh viên rèn luyện và phát triển năng lực diễn

đạt bằng ngôn ngữ nói, giữ được mối liên hệ ngược với sinh viên, cá biệt hóa hoạt

động nhận thức của từng sinh viên. Ngoài ra, vấn đáp cũng có thể sử dụng như một

biện pháp giáo dục ý thức, thái độ của sinh viên trong dạy học nhằm định hướng và

nâng cao tính tích cực nhận thức, giảm sự phân tán chú ý của sinh viên.

6.1.2.3. Phương pháp thảo luận nhóm

Giảng viên chia sinh viên thành các nhóm nhỏ rồi tổ chức, điều khiển và hướng

dẫn các nhóm thảo luận, tranh luận để giải quyết các nhiệm vụ học tập (lĩnh hội tri

thức, vận dụng, củng cố tri thức đã học nhằm giải quyết các vấn đề khái quát trong nội

dung chương trình), qua đó góp phần rèn cho sinh viên năng lực tư duy, tính tích cực

nhận thức, năng lực vận dụng tri thức, hứng thú học tập...

Thảo luận nhóm tạo môi trường học tập hợp tác giúp sinh viên có điều kiện để

học tập lẫn nhau, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề; giúp sinh viên phát triển tư duy

lô gic; tạo cơ hội tốt cho sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp; giúp phát triển các

phẩm chất lãnh đạo; phát huy trí tuệ tập thể trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập,

hình thành ý thức trách nhiệm của từng cá nhân đối với tập thể; củng cố và phát triển

tính độc lập, tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập.

Page 7: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

7

6.1.2.4. Phương pháp seminar

Seminar là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học, trong đó sinh viên

thảo luận các vấn đề khoa học đã tự tìm hiểu được, dưới sự hướng dẫn của một giảng

viên rất am hiểu về lĩnh vực đó. Trong seminar, người học “vừa phải tự học, trình bày

những thu hoạch của mình qua tự học, lại vừa phải tranh luận với các bạn để bảo vệ

cái đúng, bác bỏ cái sai”. Phương pháp này được sử dụng ở một số học phần trong

chương trình đào tạo như: Tâm lý học học đường, Tâm lý học sáng tạo...

6.1.2.5. Phương pháp đóng vai xử lý tình huống

Giảng viên tổ chức cho sinh viên thực hành một số cách ứng xử nào đó trong

một tình huống giả định. Phương pháp này được sử dụng ở một số học phần trong

chương trình đào tạo như: Giao tiếp sư phạm, Tâm lý học đại cương, Tham vấn tâm lý

cá nhân và nhóm, Tâm lý học học đường...

Phương pháp đóng vai xử lý tình huống giúp sinh viên rèn luyện, thực hành kỹ

năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực

tiễn; tạo hứng thú và chú ý cho sinh viên; tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của

sinh viên; khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của sinh viên theo chuẩn mực hành vi

đạo đức và chính trị – xã hội.

6.1.2.6. Phương pháp dạy học E-learning

E-Learning là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin và

truyền thông (CNTT&TT). Với E-Learning, người học có thể học bất cứ lúc nào, bất

cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và

sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và

mạng Internet. Phương pháp này được sử dụng ở một số môn học trong chương trình

đào tạo: Tâm lý học quản lý, Tâm lý học đại cương, Giáo dục học đại cương...

Phương pháp dạy học E-learning giúp người học có thể chủ động học tập, thảo

luận bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, với sự h trợ của công nghệ multimedia, những

bài giảng tích hợp text, hình ảnh minh họa, âm thanh làm tăng thêm tính hấp dẫn của

bài học, có tính linh hoạt (người học có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách

học phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình); có tính cập nhật (nội dung bài học thường

xuyên được cập nhật và đổi mới nhằm đáp ứng tốt nhất và phù hợp nhất với người

học); học có sự hợp tác, người học dễ dàng trao đổi thông tin với nhau, với giảng viên

qua các diễn đàn (forum), hội thoại, trực tuyến (chat), thư từ (e – mail)…; hình thành

tâm lí thỏa mái, dễ chịu (mọi rào cản về tâm lí giao tiếp của cả người dạy và người học

dần dần được xóa bỏ, mọi người tự tin hơn trong việc trao đổi quan điểm); các kỹ năng

làm việc hợp tác, tự điều chỉnh để thích ứng của người học sẽ được hoàn thiện.

6.1.2.7. Phương pháp động não

Page 8: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

8

Giảng viên giúp sinh viên trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý

tưởng, nhiều giả định về một vấn đề thuộc nội dung tri thức, kỹ năng cần lĩnh hội.

Phương pháp này được sử dụng ở một số học phần trong chương trình đào tạo như:

Tâm lý học sáng tạo, Tổ chức hoạt động trải nghiệm, Tổ chức hoạt động giáo dục

hướng nghiệp,...

6.1.2.8. Phương pháp thực hành

Trong chương trình đào tạo có thiết kế một số học phần Thực hành sư phạm

như: Thực hành Sư phạm 1, Thực hành Sư phạm 2 và Thực hành Sư phạm 3.

Giảng viên tạo môi trường, thiết kế các tình huống giả định, tổ chức cho sinh

viên thực hành giải quyết các tình huống đó, sử dụng phối hợp các phương pháp tích

cực như thảo luận, đóng vai, trò chơi… tạo không khí sôi nổi trong giờ học, kích thích

tính tích cực của sinh viên trong học tập, rèn kỹ năng.

6.1.2.9. Phương pháp thực tế chuyên môn

Giảng viên thực hiện theo Quy chế thực tế chuyên môn được ban hành kèm

theo Quyết định số 586/QĐ-ĐHSP ngày14 tháng 3 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường

Đại học Sư phạm.

Trong chương trình đào tạo, ở các học phần như: Tâm lý học dân tộc, Tâm lý

học học đường, Tham vấn tâm lý cá nhân và nhóm, Giáo dục hòa nhập... sinh viên

được thực tế chuyên môn ở Bảo tàng, Trung tâm Bảo trợ xã hội, trường Cao đẳng Sư

phạm,...

Đầu năm học, căn cứ vào kế hoạch đào tạo của Trường, chương trình đào tạo

của Khoa, đề cương môn học, giảng viên xây dựng kế hoạch đưa sinh viên đi thực tế

môn học. Nhà trường (phòng Đào tạo) liên hệ với các trường phổ thông, các cơ sở

thực tế chuyên môn, lập kế hoạch cụ thể và thông báo cho giảng viên, sinh viên thực

hiện. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên chủ động xin giấy giới thiệu của

Trường, sắp xếp thời gian chủ động đến cơ sở thực tế để quan sát, dự giờ…và thực

hiện các hoạt động khác theo quy định của từng môn học. Kết thúc đợt thực tế chuyên

môn, sinh viên nộp báo báo, bài thu hoạch về những điều mình thu nhận được trong

quá trình đi thực tế kèm theo các sản phẩm thu được như ảnh, video clip,…

6.1.3. Cải tiến, nâng cao chất lượng dạy học

Nhằm xác định thực trạng chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt động đào tạo,

nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác, Nhà

trường, Khoa lập và triển khai các kế hoạch hành động cải tiến và nâng cao chất lượng

đào tạo như lấy ý kiến phản hồi của sinh viên, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, bồi

dưỡng chuyên đề, tổ chức hội nghị, hội thảo,…giúp giảng viên nâng cao chất lượng

giảng dạy.

Page 9: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

9

- Lấy ý kiến phản hồi của sinh viên

Hằng năm, kết thúc m i học kỳ, Phòng Khảo thí và ĐBCLGD của Trường phối

hợp với Khoa triển hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy

của giảng viên (về tư thế, tác phong, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá…). Dựa

trên kết quả lấy ý kiến phản hồi của sinh viên, m i giảng viên xây dựng kế hoạch và

biện pháp điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình để mang lại hiệu quả cao hơn.

Thực hiện nhiệm vụ năm học, nhà trường định kỳ m i năm tổ chức ít nhất một

lần Hội nghị Cán bộ lớp, Đoàn, Hội nhằm thu thập ý kiến phản hồi của sinh viên về tất

cả các hoạt động trong nhà trường (hoạt động đào tạo, công tác phục vụ, điều kiện cơ

sở vật chất của nhà trường…). Thông qua đối thoại trực tiếp, sinh viên được Ban Giám

hiệu Nhà trường, các Phòng Ban chức năng, Lãnh đạo Khoa giải đáp tất cả mọi thắc

mắc có liên quan đến nhiệm vụ học tập và rèn luyện của bản thân trên tinh thần lắng

nghe, tôn trọng, và dân chủ.

Kết thúc khóa học, Nhà trường, Khoa triển khai lấy ý kiến phản hồi của sinh

viên về chương trình đào tạo, các điều kiện thực hiện chương trình đào tạo (hoạt động

giảng dạy của giảng viên, hoạt động phục vụ…). Ý kiến đóng góp của sinh viên là cơ

sở xem xét đổi mới và phát triển chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục

và đào tạo.

- Dự giờ, sinh hoạt chuyên môn

Để đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của

giảng viên theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo; nhằm đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên theo hướng đảm

bảo chất lượng đào tạo, giúp giảng viên hoàn thiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và

nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy, Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chấp hành

Công đoàn Trường, Ban Chủ nhiệm Khoa, Trưởng Bộ môn, Công đoàn khoa xây dựng

kế hoạch dự giờ với hai hình thức: dự giờ qua đăng kí lịch hoặc dự giờ đột xuất theo

thời khóa biểu. Sau dự giờ, Bộ môn triển khai họp rút kinh nghiệm chuyên môn trên

tinh thần xây dựng và thiện chí. Tổ công tác dự giờ đánh giá khách quan chất lượng

giờ giảng theo hai lĩnh vực: chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm bằng mẫu phiếu thống

nhất; lấy ý kiến phản hồi sinh viên trực tiếp tại giảng đường theo phương pháp lấy mẫu

(nếu thấy cần thiết); tổ công tác góp ý trực tiếp cho giảng viên sau buổi dự giờ nhằm

mục tiêu cải tiến và nâng cao chất lượng giảng dạy.

Các bộ môn Tâm lý học và Khoa học giáo dục, thường xuyên tổ chức các buổi

sinh hoạt chuyên môn, trao đổi về chương trình môn học, phát triển chương trình môn

học, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá…từ đó góp phần nâng

cao chất lượng giảng dạy và giáo dục của giảng viên.

Page 10: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

10

- Bồi dưỡng chuyên đề: Nhà trường, Khoa liên tục tổ chức hoạt động bồi dưỡng

nhằm phát triển năng lực nghiên cứu khoa học và nâng cao trình độ cho giảng viên.

Định kỳ m i năm, Khoa, Bộ môn triển khai bồi dưỡng từ 2 đến 3 chuyên đề cho giảng

viên. M i giảng viên luôn tích cực tự học, tự nghiên cứu, theo nhu cầu, định hướng

chuyên môn cũng như khả năng và mục tiêu của bản thân và việc tích cực, thường

xuyên tham gia, theo học các chương trình đào tạo bắt buộc, các khóa bồi dưỡng về

chuyên môn, phương pháp để cập nhật những thay đổi, đổi mới của ngành, bậc và lĩnh

vực đào tạo và đạt được các bằng cấp, chứng chỉ theo quy định. Bên cạnh đó, nhà

trường cũng thường xuyên khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giảng viên để xây dựng nội

dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phù hợp. Đồng thời, Nhà trường,

Khoa cũng có kế hoạch cử giảng viên đi học sau đại học với các chuyên ngành đáp

ứng nhu cầu của nhà trường.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo: Nhà trường, Khoa liên tục tổ chức Hội nghị, Hội

thảo khoa học nhằm phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu

khoa học vào công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo

dục đào tạo hiện nay. Giảng viên tham gia vào công tác tổ chức và viết bài nhằm nâng

cao năng lực NCKH và chuyển giao KHCN của bản thân.

6.2. Phương pháp kiểm tra đánh giá

Xây dựng thang đánh giá Rubrics liên kết giữa đánh giá - dạy - học gồm: Tiêu

chí đánh giá về kiến thức, kỹ năng, năng lực; Mức độ thành tích đạt được; Mô tả việc

đạt được các mức độ.

6.2.1. Một số quy định chung về kiểm tra đánh giá

Căn cứ vào yêu cầu kiểm tra đánh giá trong quy định đào tạo hệ đại học chính

quy theo hệ thống tín chỉ, đặc điểm thực tiễn của Nhà trường, Trường đã ban hành

Quy định đánh giá kết quả học tập của sinh viên (ban hành kèm theo quyết định số

3533/QĐ-ĐHSP ngày 21 tháng 9 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư

phạm) áp dụng cho các ngành đào tạo của Trường, trong đó có chương trình sư phạm

Tâm lý - Giáo dục. Quy định này được phổ biến đến tất cả các cán bộ, giảng viên và

sinh viên trong Khoa. Chương trình đào tạo của Khoa Tâm lý – Giáo dục áp dụng cụ

thể như sau:

* Điểm học phần bao gồm:

- Điểm đánh giá quá trình (trọng số 50%)

Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng theo trọng số của điểm đánh

giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ (bài kiểm

tra).

- Điểm thi kết thúc học phần (trọng số 50%)

Page 11: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

11

Điểm học phần là trung bình cộng theo trọng số của điểm đánh quá trình và

điểm thi kết thúc học phần, làm tròn đến một chữ số thập phân (đối với những học

phần có thi kết thúc học phần). Những học phần thí nghiệm, thực hành không tổ

chức thi kết thúc học phần, thì điểm trung bình cộng của các bài thực hành trong

học kỳ được làm tròn đến một chữ số thập phân là điểm của học phần.

* Đánh giá quá trình: Bao gồm đánh giá chuyên cần, đánh giá thường xuyên và

đánh giá định kỳ.

- Đánh giá chuyên cần: đánh giá ý thức học tập chuyên cần và tính độc lập,

sáng tạo của người học (điểm danh sự có mặt của người học, ý thức, thái độ trong

việc chuẩn bị bài, tham gia thảo luận, xây dựng bài của người học ở trên lớp).

- Đánh giá thường xuyên: đánh giá trong quá trình học tập, đánh giá kết

quả chuẩn bị bài, làm báo cáo, bài thu hoạch, bài tập ở nhà, kết quả thảo luận,

seminar; kết quả làm thí nghiệm, thực hành. Tùy thuộc đặc điểm của môn học,

đánh giá thường xuyên có thể bao gồm một số hoặc tất cả các thành phần nêu trên

và phải được thể hiện trong đề cương môn học.

- Đánh giá định kỳ (bài kiểm tra): đánh giá kết quả học tập của sinh viên

sau khi hoàn thành một phần chương trình của môn học. Bài kiểm tra được thực

hiện theo một trong các hình thức: tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp, thực hành hoặc

viết tiểu luận; hình thức đánh giá được thể hiện trong đề cương môn học.

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

- Đối với học phần lý thuyết hoặc kết hợp lý thuyết và thực hành

+ Điểm học phần là điểm trung bình cộng theo trọng số của điểm đánh giá

quá trình và điểm thi kết thúc học phần, làm tròn đến 1 chữ số thập phân

+ Điểm đánh giá quá trình đối với học phần 2 tín chỉ có tối thiểu 3 điểm (1

điểm chuyên cần, 1 điểm thường xuyên, 1 điểm định kỳ); Học phần 3 - 4 tín chỉ có

tối thiểu 5 điểm (1 chuyên cần, 2 thường xuyên, 2 điểm định kỳ); Học phần từ 5

tín chỉ trở lên có tối thiểu 6 điểm (1 chuyên cần, 2 thường xuyên, 3 điểm định kỳ).

Những trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quyết định.

- Đối với phần thực hành của học phần vừa có lý thuyết, vừa có thực hành:

+ Đánh giá thực hành, thí nghiệm dựa trên kết quả thực hành, thí nghiệm

và ý thức học tập của sinh viên trong buổi thực hành, thí nghiệm đó.

+ Việc đánh giá được thực hiện vào cuối buổi thực hành, thí nghiệm và

thông báo công khai ngay kết quả đánh giá cho sinh viên, nếu đánh giá bằng hình

thức chấm báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm thì thời gian và cách thức nộp

báo cáo giảng viên thực hiện theo quy định trong đề cương chi tiết môn học đã

được Hiệu trưởng phê duyệt.

Page 12: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

12

- Đối với các học phần thực tế chuyên môn, thực hành (không tổ chức thi):

Điểm học phần là trung bình cộng theo trọng số của các điểm bộ phận: báo

cáo thu hoạch, ý thức của sinh viên trong đợt thực tế chuyên môn; các bài tập thực

hành. Căn cứ đặc điểm của học phần thực tế chuyên môn, thực hành, giảng viên

quy định về trọng số các điểm bộ phận trong đề cương chi tiết môn học được Hiệu

trưởng phê duyệt.

- Đối với các học phần Thực tập sư phạm, điểm đánh giá học phần được

quy định trong Quy chế Thực tập Sư phạm của Trường Đại học Sư phạm.

6.2.2. Hình thức, tiêu chí đánh giá và trọng số điểm

TT Hình

thức

Trọng

số

điểm

Tiêu chí đánh giá

CĐR

của

HP

Điểm

tối đa

Đánh giá quá trình (trọng số 50%)

1. Chuyên

cần …

- Tính chủ động, mức độ tích cực chuẩn bị

bài và tham gia các hoạt động trong giờ học

5

- Thời gian tham dự buổi học bắt buộc 5

2.

Bài tập

cá nhân,

tiểu luận

- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, đúng hạn 2

- Nội dung sản phẩm đáp ứng yêu cầu 5

- Sử dụng công nghệ đáp ứng yêu cầu 2

- Ý tưởng sáng tạo 1

3.

Bài tập

nhóm

- Thời gian tham gia họp nhóm 1

- Thái độ tham gia 1

- Ý kiến đóng góp 2

- Thời gian giao nộp sản phẩm 1

- Chất lượng sản phẩm giao nộp 5

4.

Thí

nghiệm/

thực

hành

- Tích cực nêu vấn đề thảo luận và chia sẻ 1

- Thực hiện đúng các thao tác, quy trình 2

- Kết quả đầy đủ và đáp ứng yêu cầu 3

- Kết quả được giải thích và chứng minh 3

- Báo cáo thực hành đúng yêu cầu 1

5.

Seminar

(*bài

làm theo

nhóm)

- Nội dung đầy đủ theo yêu cầu 4

- Lập luận có căn cứ khoa học và logic 1

- Trình bày báo cáo rõ ràng 2

- Tương tác bằng mắt và cử chỉ tốt 1

- Trả lời câu hỏi đầy đủ, thỏa đáng 1

Page 13: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

13

* Nhóm phối hợp tốt, chia sẻ và h trợ nhau

trong khi báo cáo và trả lời 1

6.

Bài

kiểm tra

định kì

25% Theo đáp án, thang điểm của giảng viên

10

Thi kết thúc học phần (trọng số 50%)

II. Mô tả chƣơng trình dạy học (Curriculum)

1. Cấu trúc chƣơng trình dạy học

TT Khối kiến thức, số tín chỉ Loại học

phần Số tín chỉ

1. Kiến thức giáo dục đại cương 26 tín chỉ Bắt buộc 24

Tự chọn 2

2. Kiến thức cơ sở ngành 15 tín chỉ Bắt buộc 13

Tự chọn 2

3. Kiến thức chuyên ngành 42 tín chỉ Bắt buộc 38

Tự chọn 4

4. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm 33 tín chỉ Bắt buộc 29

Tự chọn 4

5. Khoá luận, các học phần thay thế khoá luận tốt

nghiệp 7 tín chỉ

Bắt buộc 7

Tự chọn 0

Tổng số 123

- Khối kiến thức chung, gồm 17 học phần (12 bắt buộc, 5 tự chọn). Khối kiến

thức giáo dục đại cương gồm các học phần thuộc các lĩnh vực: Khoa học xã hội và

nhân văn, khoa học chính trị Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục quốc

phòng, giáo dục thể chất và các môn kỹ năng tiếng. Khối kiến thức chung giúp hình

thành ở sinh viên nền tảng về tư tưởng, chính trị, là cơ sở để học tập các môn học

thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

- Kiến thức cơ sở ngành, gồm 7 học phần (5 bắt buộc, 2 tự chọn). Khối kiến

thức này gồm các học phần cơ sở của chuyên ngành Giáo dục học, giúp hình thành cho

sinh viên các kiến thức cơ sở về sinh lý học, tâm lý học, giáo dục học, công tác xã hội.

- Kiến thức chuyên ngành, gồm 18 học phần (14 bắt buộc, 4 tự chọn). Khối kiến

thức này giúp sinh viên có kiến thức chuyên sâu về tâm lý học (tâm lý học học đường,

tâm lý học xã hội, tâm lý học phát triển, ...), giáo dục học (tổ chức hoạt động dạy học,

tổ chức hoạt động trải nghiệm, đánh giá trong giáo dục,...).

Page 14: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

14

- Kiến thức nghiệp vụ sư phạm, gồm 17 học phần (12 bắt buộc, 5 tự chọn).

Khối kiến thức này giúp sinh viên có kiến thức nghiệp vụ về dạy học và giáo dục bao

gồm các học phần về rèn luyện kỹ năng sư phạm, phương pháp dạy học tâm lý học,

phương pháp dạy học giáo dục học, ...

- Khoá luận, các học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp 7 tín chỉ. Sinh viên có

thể làm khóa luận tốt nghiệp, hoặc lựa chọn học 3 môn trong tổng số 6 môn tự chọn

với số tín chỉ là 7. Khối kiến thức này giúp sinh viên có những kiến thức chuyên sâu

và mở rộng về khoa học tâm lý và giáo dục.

2. Danh sách các học phần

TT Mã học phần Tên học phần Số TC

1. Kiến thức giáo dục đại cƣơng 26

Các học phần bắt buộc 24

1 MLP151N Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -

Lênin 5

2 HCM121N Tư tưởng Hồ Chí Minh 2

3 VCP131N Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt

Nam 3

4 EDL121N Pháp luật đại cương 2

5 GME121M Quản lý hành chính nhà nước và Quản lý ngành 2

6 ENG131N Tiếng Anh 1 3

7 ENG132N Tiếng Anh 2 3

8 ENG143N Tiếng Anh 3 4

9 PHE111N Giáo dục thể chất 1

10 PHE112N Giáo dục thể chất 2

11 PHE113N Giáo dục thể chất 3

12 MIE131N Giáo dục quốc phòng

Các học phần tự chọn 2

13 GIF121N Tin học đại cương 2

14 EDE121N Môi trường và phát triển 2

15 VIU121N Tiếng Việt thực hành 2

16 VCF121N Cơ sở văn hóa Việt Nam 2

17 CDE121N Văn hóa và phát triển 2

Page 15: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

15

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 57

2.1 Kiến thức cơ sở 15

Các học phần bắt buộc 13

18 NEP231M Sinh lý học thần kinh cấp cao 3

19 GEP231M Tâm lý học đại cương 3

20 GPE231M Giáo dục học đại cương 3

21 THE221M Lịch sử giáo dục 2

22 GSW221M Công tác xã hội đại cương 2

Các học phần tự chọn 2

23 SEP221M Tâm lý học giới tính 2

24 GMS221N Khoa học quản lý đại cương 2

2.2. Kiến thức chuyên ngành 42

Các học phần bắt buộc 38

25 DOP331M Tâm lý học phát triển 3

26 SPS321N Tâm lý học xã hội 2

27 LSE331M Giáo dục kỹ năng sống 3

28 HSP331M Giáo dục học phổ thông 3

29 OTE331N Tổ chức hoạt động dạy học 3

30 OCA331M Tổ chức hoạt động trải nghiệm 3

31 EAS321M Đánh giá trong giáo dục 2

32 RMS331M Phương pháp nghiên cứu Khoa học giáo dục và

Tâm lý học 3

33 ECA331M Giáo dục trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3

34 PPE321M Giáo dục học mầm non 2

35 TTE331M Ứng dụng các thuyết TLH vào dạy học và giáo

dục 3

36 COP331 Tham vấn tâm lý cá nhân và nhóm 3

37 SCP321M Tâm lý học học đường 2

38 DEC331M Phát triển chương trình giáo dục 3

Các học phần tự chọn 4

39 CRP321M Tâm lý học sáng tạo 2

40 FPS321M Tâm lý học gia đình 2

41 FED321M Giáo dục gia đình 2

42 ETP321N Tâm lý học dân tộc 2

3. Kiến thức nghiệp vụ 33

Page 16: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

16

Các học phần bắt buộc 29

43 COS421N Giao tiếp sư phạm 2

44 TPW431M Công tác Đoàn - Đội 3

45 PPU421N Tâm lý học sư phạm đại học 2

46 OVE421M Tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp 2

47 UPE421M Giáo dục học đại học 2

48 TMP431N Phương pháp dạy học Tâm lý học 3

49 PTM431N Phương pháp dạy học Giáo dục học 3

50 PPR421M Thực hành sư phạm 1 2

51 PPR432M Thực hành sư phạm 2 3

52 PPR423M Thực hành sư phạm 3 2

53 TRA421N Thực tập sư phạm 1 2

54 TRA432N Thực tập sư phạm 2 3

Các học phần tự chọn 4

55 EEN421N Môi trường giáo dục 2

56 MPS421N Tâm lý học quản lý 2

57 LAP421M Tâm lý học lao động 2

58 MTT421M Lý luận dạy học hiện đại 2

59 AIP421N Ứng dụng tin học trong dạy học Tâm lý học,

Giáo dục học 2

4. Khóa luận tốt nghiệp (KLTN ),

các học phần thay thế khoá luận 7

60 GTE971N Khoá luận tốt nghiệp 7

Các học phần thay thế khóa luận

(chọn 07 TC) 7

61 MSL921M Chuyên đề Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi

trường học 2

62 TSC931M Chuyên đề Văn hóa học đường 3

63 OSA921M Chuyên đề Kỹ năng tổ chức các hoạt động xã hội 2

64 PEA921M Chuyên đề Thích ứng sư phạm 2

65 IED921M Chuyên đề Giáo dục hoà nhập 2

66 PDT931M Chuyên đề Kỉ luật tích cực trong dạy học và giáo

dục 3

Tổng cộng 123

3. Trình tự nội dung chƣơng trình dạy học

Page 17: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

17

* Năm thứ nhất

- Học kỳ 1

TT Mã HP Tên học phần Số tín

chỉ

1 MLP151N Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 5

2 ENG131N Tiếng Anh 1 3

3 PHE111N Giáo dục thể chất 1

4 GIF121N Tin học đại cương * 2

5 EDE121N Môi trường và phát triển* 2

6 VIU121N Tiếng Việt thực hành * 2

7 VCF121N Cơ sở văn hóa Việt Nam* 2

8 CDE121N Văn hóa và phát triển * 2

9 NEP231M Sinh lý học thần kinh cấp cao 3

10 GEP231M Tâm lý học đại cương 3

Tổng cộng 16

- Học kỳ 2

TT Mã HP Tên học phần Số tín

chỉ

1 HCM121N Tư tưởng Hồ Chí Minh 2

2 ENG132N Tiếng Anh 2 3

3 PHE112N Giáo dục thể chất 2

4 GSW221M Công tác xã hội đại cương 2

5 SEP221M Tâm lý học giới tính * 2

6 GMS221N Khoa học quản lý đại cương* 2

7 DOP331M Tâm lý học phát triển 3

8 SPS321N Tâm lý học xã hội 2

9 PPR421M Thực hành SP 1 2

Tổng cộng 16

* Năm thứ 2

- Học kỳ 3

TT Mã HP Tên học phần Số tín

chỉ

1 EDL121N Pháp luật đại cương 2

Page 18: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

18

2 ENG143N Tiếng Anh 3 4

3 PHE113N Giáo dục thể chất 3

4 MIE131N Giáo dục quốc phòng

5 GPE231M Giáo dục học đại cương 3

6 CRP321M Tâm lý học sáng tạo * 2

7 FPS321M Tâm lý học gia đình * 2

8 TPW431M Công tác Đoàn – Đội 3

Tổng cộng 14

- Học kỳ 4

TT Mã HP Tên học phần Số tín

chỉ

1 VCP131N Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3

2 GME121M Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành GD và ĐT 2

3 PPE321M Giáo dục học mầm non 2

4 RMS331 Phương pháp nghiên cứu Khoa học giáo dục và Tâm lý

học 3

5 COP331 Tham vấn tâm lý cá nhân và nhóm 3

6 FED321M Giáo dục gia đình * 2

7 ETP321N Tâm lý học dân tộc * 2

8 PPR432M Thực hành SP 2 3

Tổng cộng 18

* Năm thứ 3

- Học kỳ 5

TT Mã HP Tên học phần Số tín

chỉ

1 OTE331N Tổ chức hoạt động dạy học 3

2 THE221M Lịch sử giáo dục 2

3 AIP421N Ứng dụng tin học trong dạy học Tâm lý học, Giáo dục

học* 2

4 COS421N Giao tiếp sư phạm 2

5 PPU421N Tâm lý học sư phạm đại học 2

6 TRA421N Thực tập sư phạm 1 2

7 EEN421N Môi trường giáo dục * 2

8 MPS421N Tâm lý học quản lý* 2

Page 19: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

19

9 SCP321M Tâm lý học học đường 2

10 ECA331M Giáo dục trẻ có rối loạn phổ tự kỷ 3

Tổng cộng 18

- Học kỳ 6

TT Mã HP Tên học phần Số tín

chỉ

1 HSP331M Giáo dục học phổ thông 3

2 LSE331M Giáo dục kỹ năng sống 3

3 OCA331M Tổ chức hoạt động trải nghiệm 3

4 OVE421M Tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp 2

5 TMP431N Phương pháp dạy học Tâm lý học 3

6 LAP421M Tâm lý học lao động* 2

7 MTT421M Lý luận dạy học hiện đại* 2

Tổng cộng 16

* Năm thứ 4

- Học kỳ 7

TT Mã HP Tên học phần Số tín

chỉ

1 EAS321M Đánh giá trong giáo dục 2

2 DEC331M Phát triển chương trình giáo dục 3

3 TTE331M Ứng dụng các thuyết TLH vào dạy học và giáo dục 3

4 UPE421M Giáo dục học đại học 2

5 PTM431N Phương pháp dạy học Giáo dục học 3

6 PPR423M Thực hành SP 3 2

Tổng cộng 15

- Học kỳ 8

TT Mã HP Tên học phần Số tín

chỉ

1 TRA432N Thực tập sư phạm 2 3

4. Khóa luận tốt nghiệp (KLTN ), các học phần thay thế khoá luận 7

2 GTE971N Khoá luận tốt nghiệp 7

Các môn thay thế khóa luận 7

3 MSL921M Chuyên đề lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường học* 2

Page 20: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

20

4 TSC931M Chuyên đề văn hóa học đường * 3

5 OSA921M Chuyên đề Kỹ năng tổ chức các hoạt động xã hội* 2

6 PEA921M Chuyên đề Thích ứng sư phạm* 2

7 IED921M Chuyên đề giáo dục hoà nhập* 2

8 PDT931M Chuyên đề Kỉ luật tích cực trong dạy học và giáo dục* 3

Tổng cộng 10

4. Ma trận đóng góp của các khối kiến thức vào mức độ đạt đƣợc chuẩn đầu ra

(Để trống = Không đóng góp; 1 = Mức thấp; 2= Mức trung bình; 3= Mức cao)

Khối

kiến

thức

Chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

Chung 3 1 1 1 1 1 1 1 2 2

Cơ sở

ngành 2 3 2 2 2 2 1 2 2 1 1 1 2 2 1 1

Chuyên

ngành 3 2 3 3 2 2 2 3 3 3 2 2 1 2 2 1

NVSP 1 2 3 3 3 3 3 2 3 3 2 1 1 2 2 1

TT

KLTN 1 2 2 3 2 2 1 2 2 2 1 1 1 1 1

5. Ma trận đóng góp của học phần vào mức độ đạt đƣợc chuẩn đầu ra

(Để trống = Không đóng góp; 1 = Mức thấp; 2= Mức trung bình; 3= Mức cao)

TT Mã HP Học phần

Chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo

1 2 3 4 5 6 7 8 9 1

0

1

1

1

2

1

3

1

4

1

5

1

6

1 MLP151N

Những nguyên lý

cơ bản của Chủ

nghĩa Mác - Lênin

3 2 1 2 2 2 2

2 HCM221N Tư tưởng Hồ Chí

Minh 3 2 1 2 2 2 2

3 VCP131N

Đường lối cách

mạng của Đảng

Cộng sản Việt

Nam

3 1 1 3 2 2

4 EDL121N Pháp luật đại 3 1 2 1 3 1 1

Page 21: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

21

TT Mã HP Học phần

Chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo

1 2 3 4 5 6 7 8 9 1

0

1

1

1

2

1

3

1

4

1

5

1

6

cương

5 GME121

M

Quản lý hành chính

nhà nước và Quản

lý ngành

2 3 1 1 2 2

6 ENG131N Tiếng Anh 1 1 1 1 1 1

7 ENG132N Tiếng Anh 2 2 2 2 2 2

8 ENG143N Tiếng Anh 3 2 2 3 3 3

9 PHE111N Giáo dục thể chất 1 2 2 2 2 3

10 PHE112N Giáo dục thể chất 2 2 2 2 2 2

11 PHE113N Giáo dục thể chất 3 2 2 2 2 2

12 MIE131N Giáo dục quốc

phòng

13 GIF121N Tin học đại cương 1 3 1 1 1

14 EDE121N Môi trường và phát

triển 1 2 2 2 1 1 2 1 3 2

15 VIU121N Tiếng Việt thực

hành 1 1 3 1 2 2 2

16 VCF121N Cơ sở văn hóa Việt

Nam 2 2 1 1 2 1 2 2

17 CDE121N Văn hóa và phát

triển 1 1 0 2 1 2 2 3 3

18 NEP231M Sinh lý học thần

kinh cấp cao 3 1 1 1 1 1 1 1 1 1

19 GEP231M Tâm lý học đại

cương 3 1 2 1 2 2 2 2 2 2 2 3

20 GPE231M Giáo dục học đại

cương 2 3 2 2 2 1 2 2 1 1 1

21 THE221M Lịch sử giáo dục 2 2 2 1 1 2 1 2 2 2 2

22 GSW221

M

Công tác xã hội đại

cương 2 1 2 3 2 1 2 2 2 2

23 SEP221M Tâm lý học giới

tính 2 2 2 1 2 2 2 3

Page 22: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

22

TT Mã HP Học phần

Chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo

1 2 3 4 5 6 7 8 9 1

0

1

1

1

2

1

3

1

4

1

5

1

6

24 GMS221N Khoa học quản lý

đại cương 3 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 1

25 DOP331M Tâm lý học phát

triển 3 2 1 2 1 3 1 1 2 1 2 1

26 SPS321N Tâm lý học xã hội 3 2 2 2 1 3 2 1 1 1 2 1

27 LSE331M Giáo dục kỹ năng

sống 3 2 3 1 2 3 2 3 2 2 2 3

28 HSP331M Giáo dục học phổ

thông 1 3 2 1 2 2 2 1

29 OTA331N Tổ chức hoạt động

dạy học 1 2 3 1 1 1 3 1 1 1 1

30 OCA331M Tổ chức hoạt động

trải nghiệm 1 3 3 1 1 1 3 1 0 1 1 1

31 EAS321M Đánh giá trong

giáo dục 1 1 2 3 1 1

32 RMS331M

Phương pháp

nghiên cứu Khoa

học giáo dục và

Tâm lý học

2 3 1 2 3 1 1 1

33 ECA331M Giáo dục trẻ có rối

loạn phổ tự kỷ 3 3 3 1 1 2 3 2 3 2 2 2

34 PPE321M Giáo dục học mầm

non 1 2 3 1 2 3 2 1 1 1 2 2

35 TTE331M

Ứng dụng các

thuyết TLH vào

dạy học và giáo

dục

3 2 1 2 1 2 1 1 1 1 2 1

36 COP331 Tham vấn tâm lý

cá nhân và nhóm 3 3 1 3 3 3 3 2 2 2 2

37 SCP321M Tâm lý học học

đường 2 3 2 2 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2

38 DEC331M Phát triển chương

trình giáo dục 1 2 3 1 1 3 2 2 2 2 2

Page 23: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

23

TT Mã HP Học phần

Chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo

1 2 3 4 5 6 7 8 9 1

0

1

1

1

2

1

3

1

4

1

5

1

6

39 CRP321M Tâm lý học sáng

tạo 2 3 2 2 1 1 1 2 1 2 2 1 2 2 2

40 FPS321M Tâm lý học gia

đình 2 2 2 2 2 2 1 1 2 1 2 1

41 FED321M Giáo dục gia đình 3 2 1 1 1 1 1 1 1

42 ETP321N Tâm lý học dân tộc 3 2 2 2 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2

43 COS421N Giao tiếp sư phạm 1 2 3 2 3 1 3 2 3

44 TPW431M Công tác Đoàn -

Đội 1 3 2 3 1 2 2 2 2 2

45 PPU421N Tâm lý học sư

phạm đại học 3 1 2 2 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2

46 OVE421M

Tổ chức hoạt động

giáo dục hướng

nghiệp

2 3 2 1 2 1 2 2 2 3 2 2 2

47 UPE421M Giáo dục học đại

học 1 2 1 3 2 3 3 1 1 2 2

48 TMP431N Phương pháp dạy

học Tâm lý học 2 3 3 2 2 1 3 3 3 2 1 2 1

49 PTM431N Phương pháp dạy

học Giáo dục học 3 3 3 1 2 2 3 2 3 2 2 2

50 PPR421M Thực hành sư

phạm 1 2 2 2 2 2 1 2 2 2 1

51 PPR432M Thực hành sư

phạm 2 3 1 3 2 2 2 2 1 3 1 3 2

52 PPR423M Thực hành sư

phạm 3 2 1 3 3 2 2 1 1 1 3 3 2 2 1 2

53 TRA421N Thực tập sư phạm

1 1 2 2 2 3 3 3 1 1 2 3 2 3

54 TRA432N Thực tập sư phạm

2 1 3 3 3 3 3 3 2 3 2 3 3 3

55 EEN421N Môi trường giáo

dục 3 2 1 1 1 1 1 1 1

Page 24: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

24

TT Mã HP Học phần

Chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo

1 2 3 4 5 6 7 8 9 1

0

1

1

1

2

1

3

1

4

1

5

1

6

56 MPS421N Tâm lý học quản lý 3 1 2 1 2 2 2 2 2 2 2 2

57 LAP421M Tâm lý học lao

động 2 2 2 1 2 2 1 1 3 2 2 1

58 MTT421M Lý luận dạy học

hiện đại 3 2 1 1 1 1 1 1 1

59 AIP421N

Ứng dụng tin học

trong dạy học Tâm

lý học, Giáo dục

học

1 3 1 1 1

60 GTE971N Khoá luận tốt

nghiệp 1 2 2 3 2 2 3 2 3 2 2 3

61 MSL921M

Chuyên đề Lãnh

đạo và quản lý sự

thay đổi trường học

2 3 3 2 1 2 2 1 2 2 2 1

62 TSC931M Chuyên đề Văn

hóa học đường 3 2 1 1 1 1 1 1 1

63 OSA921M

Chuyên đề Kỹ

năng tổ chức các

hoạt động xã hội

2 1 3 3 2 1 1 2 3 2

64 PEA921M Chuyên đề Thích

ứng sư phạm 3 2 2 2 2 2 1 1 1 2 3

65 IED921M Chuyên đề Giáo

dục hoà nhập 2 3 2 1 1 2 2 2 2 2 2 2

66 PDT931M

Chuyên đề Kỉ luật

tích cực trong dạy

học và giáo dục

1 3 2 3 1 2 2 2 2 2

6. Mô tả tóm tắt các học phần

6.1. MLP151N, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin (5 tín chỉ)

Học phần nằm trong khối kiến thức giáo dục đại cương, cung cấp những kiến

thức cơ sở, nền tảng về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin bao gồm:

Thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin; Học thuyết

của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; Lý luận của chủ

nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội. Thông qua đó, nhằm trang bị cho sinh viên thế

Page 25: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

25

giới quan, phương pháp luận khoa học. Học phần này có mối quan hệ trực tiếp với

môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, các

môn khoa học lý luận chính trị, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân văn.

6.2. HCM121N, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (2 tín chỉ)

Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học bắt buộc thuộc phần kiến thức giáo dục đại

cương, đối tượng nghiên cứu là hệ thống những quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh

về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về cơ sở, quá trình hình thành và phát

triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh còn tập

trung luận giải nội dung những chuyên đề cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề

dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường

quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; tư tưởng về Đảng cộng sản Việt Nam; tư

tưởng về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; tư tưởng về Nhà nước của dân, do

dân, vì dân; tư tưởng về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới.

Môn học này có mối quan hệ trực tiếp với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và các môn

học thuộc khoa học lý luận chính trị, khoa học xã hội - nhân văn.

6.3. VCP131N, Đƣờng lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam (3 tín chỉ)

Môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cơ bản nghiên cứu

đường lối do Đảng đề ra trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1930

đến nay.Không kể chương mở đầu, môn học gồm 8 chương. Chương 1,2,3 nghiên cứu

về đường lối cách mạng của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1930-

1975); Chương 4,5,6,7,8 nghiên cứu về đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi mới như:

Đường lối công nghiệp hoá, đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN, đường lối xây dựng hệ thống chính trị… Môn học này có mối quan hệ trực

tiếp với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, môn Tư tưởng Hồ

Chí Minh và các học phần thuộc khoa học chính trị.

6.4. EDL121N, Pháp luật đại cƣơng (2 tín chỉ)

Pháp luật đại cương là môn học bắt buộc thuộc sphần kiến thức giáo dục đại

cương của tất cả các chương trình đào tạo. Đối tượng nghiên cứu của môn học là

những vấn đề chung và cơ bản nhất của nhà nước và pháp luật nói chung, của Nhà

nước và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng. Môn học cung

cấp những kiến thức cơ bản về một số ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật

Việt Nam như: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Dân sự...

6.5. GME 121M, Quản lý hành chính nhà nƣớc và quản lý ngành giáo dục - đào

tạo (2 tín chỉ)

Page 26: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

26

Môn học Quản lý HCNN và quản lý ngành giáo dục-đào tạo có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Tâm lý - Giáo dục. Nghiên

cứu môn học này sinh viên có được những kiến thức cơ bản về quản lý hành chính nhà

nước (các tính chất chủ yếu của nền hành chính nhà nước, nội dung, quy trình, công

cụ, hình thức, phương pháp quản lý hành chính nhà nước; Luật cán bộ, công chức;

Luật viên chức), quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (tính chất, đặc điểm, nguyên

tắc, nội dung, bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; đường lối, quan điểm

của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo) và các văn bản quy phạm pháp luật về

giáo dục và đào tạo; từ đó, sinh viên nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong

việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và nghĩa vụ của công dân

đối với đất nước. Môn học có mối quan hệ mật thiết với môn pháp luật đại cương, môn

giáo dục học, môn tổ chức và quản lý trường học.

6.6. ENG131N, Tiếng Anh 1 (3 tín chỉ)

Môn học Tiếng Anh 1 cung cấp cho sinh viên những vốn ngữ pháp cơ bản như

thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, so sánh, động từ

khuyết thiếuvà vốn từ vựng cơ bản về các chủ đề như sức khỏe, thể thao, giao thông và

phiêu lưu để phát triển được kỹ năng ngôn ngữ ở cấp độ Bậc 2 “cấp cao”. Đồng thời,

môn học này cũng rèn luyện cho người học các kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao

tiếp hàng ngày thông qua hình thức giao tiếp như nghe và đọc hiểu thông tin trong các

cuộc phỏng vấn trên báo đài, các cuộc hội thoại, đọc các bài báo theo chủ đề quen

thuộc, bày tỏ ý kiến quan điểm và giải thích trong các tình huống giao tiếp hàng ngày;

viết được các câu đúng ngữ pháp theo các chủ đề như sức khỏe, thể thao, giao thông

và phiêu lưu.

Thông qua các bài học trên lớp và các bài tập trên phần mềm tự học MyELT,

sinh viên có thể củng cố được vốn kiến thức của mình đồng thời phát triển kỹ năng tự

học và tự rèn luyện bản thân.

6.7. ENG132N, Tiếng Anh 2 (3 tín chỉ)

Tiếng Anh 2 là học phần kế tiếp của Tiếng Anh 1, trang bị cho người học vốn

từ vựng về các chủ đề môi trường, các sự kiện trong cuộc sống, nghề nghiệp, và khoa

học - công nghệ. Bên cạnh đó, người học được củng cố các hiện tượng ngữ pháp cơ

bản như danh từ đếm và không đếm được, quán từ số lượng, mạo từ, động từ có to, các

dạng tương lai, giới từ, thì hiện tại hòan thành, mệnh đề quan hệ xác định, câu điều

kiện loại 1 và loại 0. Những kiến thức trong học phần không chỉ mang tính học thuật

mà còn bao gồm những thông tin và hiểu biết thực tế về các địa danh, con người và sự

kiên ở một vài quốc gia trên thế giới.

Page 27: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

27

Học phần này tiếp tục rèn luyện cho người học các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng

Anh ở cấp độ Bậc 3 mức trung bình, gồm nghe, nói, đọc và viết, đặt trong 4 chủ đề

chính như đã nêu ở trên. Kết thúc học phần này, trong phạm vi các chủ đề đã học,

người học có khả năng nói chuyện, nghe lấy ý chính và lấy thông tin, đọc hiểu ý chính

và đọc lấy thông tin, viết đoạn văn ngắn 35-45 từ.

6.8. ENG143N, Tiếng Anh 3 (4 tín chỉ)

Học phần tiếng Anh 3 tiếp tục bổ sung cho sinh viên lượng từ vựng về các chủ

đề Ngôn ngữ và học tập; du lịch và kì nghỉ; Lịch sử; Tự nhiên cùng với các chủ điểm

ngữ pháp về câu bị động ở hiện tại và quá khứ; quá khứ hoàn thành, câu hỏi cho chủ

ngữ và tân ngữ, tính từ đuôi –ing và đuôi –ed; cấu trúc used to, câu gián tiếp; câu điều

kiện loại 2, các đại từ bất định, will, might. Ngoài ra, thông qua học phần này, sinh

viên tiếp tục được rèn luyện các kỹ năng giao tiếp trong tiếng Anh như: nghe hiểu

được các cuộc hội thoại, các cuộc phỏng vấn và các bài viết; đọc hiểu các bài báovề

các chủ đề được học; trình bày quan điểm cá nhân, lập kế hoạch hay phỏng vấn và rèn

luyện kỹ năng viết thư thân mật, viết lý lịch cá nhân khoảng 100-120 từ.

Cùng với các học phần tiếng Anh 1,2, học phần này tiếp tục phá triển kỹ năng

sử dụng tiếng Anh cho sinh viên để sinh viên đạt trình độ tiếng Anh bậc 3 theo Khung

năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam và sử dụng được trong hoạt động giao tiếp.

6.9. PHE111N, Giáo dục thể chất 1 (1 tín chỉ)

GDTC 1 là môn học bắt buộc trong học phần GDTC dành cho sinh viên không

chuyên TDTT Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên. Trong học phần này, sinh viên sẽ

được trang bị những kiến thức về lịch sử TDTT, ý nghĩa, tác dụng của tập luyện TDTT

đối với con người; các nguyên tắc, phương pháp GDTC và vệ sinh trong tập luyện

TDTT, những kỹ thuật cơ bản của các nội dung gồm: chạy cự ly ngắn, nhảy xa, các bài

tập Đội hình đội ngũ và bài Thể dục tay không. Giúp sinh viên nâng cao sức khỏe, góp

phần rèn luyện các phẩm chất đạo đức, ý chí, tác phong nhanh nhẹn, tinh thần tập thể...

tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập luyện trong các môn thể thao khác cũng như rèn

luyện sức khỏe bản thân.

6.10. PHE112N, Giáo dục thể chất 2 (1 tín chỉ)

Học phần GDTC 2 sinh viên được lựa chọn học một trong năm môn Thể thao

sau: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Aerobic, Võ thuật. Học phần này trang bị cho

sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng của việc tập luyện môn thể thao mà mình

theo học, nguyên lý kỹ thuật cơ bản, chiến thuật, luật thi đấu, cách thức tổ chức và

trọng tài... Hình thành những kỹ năng, kỹ xảo về kỹ thuật cơ bản trong các môn thể

thao đó, giúp sinh viên nâng cao sức khỏe, góp phần rèn luyện các phẩm chất đạo đức,

Page 28: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

28

ý chí, tác phong nhanh nhẹn, tinh thần tập thể... tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập

luyện trong các môn thể thao khác.

6.11. PHE113N, Giáo dục thể chất 3 (1 tín chỉ)

Học phần GDTC 3 sinh viên được lựa chọn học một trong năm môn Thể thao

sau: Khiêu vũ Thể thao, Bóng ném, Đá cầu, Cầu lông, Cờ vua. Học phần này trang bị

cho sinh viên những hiểu biết về lợi ích, tác dụng của việc tập luyện môn thể thao mà

mình theo học, nguyên lý kỹ thuật cơ bản, chiến thuật, luật thi đấu, cách thức tổ chức

và trọng tài... Hình thành những kỹ năng, kỹ xảo về kỹ thuật cơ bản trong các môn thể

thao đó, giúp sinh viên nâng cao sức khỏe, góp phần rèn luyện các phẩm chất đạo đức,

ý chí, tác phong nhanh nhẹn, tinh thần tập

6.12. MIE131N, Giáo dục quốc phòng (3 tín chỉ)

6.13. GIF121N, Tin học đại cƣơng (2 tín chỉ)

Chương 1: Các bộ phận và nhận biết các loại máy tính; xử lý sự cố căn bản; hệ

điều hành, mạng máy tính; bảo mật thông tin.

Chương 2: Chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản; thao tác với hệ soạn thảo

Microsoft Word: định dạng văn bản, chèn đối tượng vào văn bản, bảng biểu, công cụ

trợ giúp soạn thảo.

Chương 3: Cấu trúc dữ liệu bảng tính; thao tác cơ sở với Microsoft Excel: định

dạng và xử lý dữ liệu, công thức, các hàm cơ bản, biểu đồ, tổng hợp dữ liệu từ nhiều

bảng.

Chương 4: Thao tác cơ bản với slide, chèn đối tượng vào slide, thiết lập hiệu ứng

cho đối tượng, tạo siêu liên kết trong Microsoft PowerPoint.

6.14. EDE121N, Môi trƣờng và phát triển (2 tín chỉ)

Nội dung môn học môi trường và phát triển gồm các nhóm kiến thức cơ bản về

môi trường, dân số, nhu cầu và hoạt động thoả mãn nhu cầu của con người, hiện trạng

tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và các chính sách bảo vệ môi trường - phát

triển bền vững. Các nội dung được đề cập ở mức độ bao quát trên thế giới và đi sâu

phân tích ở phạm vi Việt Nam. Ngoài ra môn học cung cấp kiến thức về mối quan hệ

giữa con người và môi trường; các hậu quả của bùng nổ dân số; ảnh hưởng của sự phát

triển dân số đến môi trường; ảnh hưởng của xã hội hiện đại đến môi trường tự nhiên;

hiện trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên; mối quan hệ dân số, phát triển kinh tế - xã hội

và tài nguyên thiên nhiên.

6.15. VIU121N, Tiếng việt thực hành (2 tín chỉ)

Học phần nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, trang bị cho sinh viên những

kiến thức cơ bản về cách chính âm, chính tả, dùng từ, đặt câu; cách tiếp nhận và tạo

lập một số loại văn bản thông dụng.

Page 29: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

29

Học phần có cấu trúc gồm 2 chương. Chương 1: Rèn luyện kỹ năng về chính

âm, chính tả, dùng từ, đặt câu. Chương 2: Rèn luyện kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn

bản.

Nhờ các kỹ năng này, người học có thể nâng cao năng lực giao tiếp của mình

trong các hoạt động đọc, viết, nghe, nói. Đồng thời người học có thể vận dụng các tri

thức kỹ năng có được từ môn học để làm các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên,

nâng cao hiệu quả giao tiếp hành chính, hiệu quả giảng dạy các bài tiếng Việt thực

hành ở trường PT, bồi dưỡng năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tin học.

6.16. VCF121N, Cơ sở văn hóa việt nam (2 tín chỉ)

Môn học trang bị cho SV những tri thức cơ bản, quan trọng, mang tính chất đặc

thù của văn hóa Việt Nam. Môn học gồm có 3 chương, ngoài những kiến thức đại

cương nhằm cung cấp cho người học cái nhìn khái quát về văn hóa và văn hóa học nói

chung, nội dung chủ yếu đi sâu vào hầu hết các vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam

như: định vị văn hóa Việt Nam; tiến trình văn hóa Việt Nam; một số thành tố văn hóa

cơ bản; các vùng văn hóa Việt Nam; văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.

6.17. CDE121N, Văn hóa và phát triển (2 tín chỉ)

Môn học nằm trong khối kiến thức cơ sở ngành, nhóm các học phần tự chọn.

Môn học trình bày những tri thức cơ bản của chuyên ngành liên quan tới văn hóa, phân

tích mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, chỉ ra vai trò, ảnh hưởng, tác động của

văn hóa tới sự phát triển kinh tế, xã hội và ngược lại. Môn học cũng liên hệ tới văn hóa

Việt Nam, nhận diện và phân tích những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam, vai

trò của nó đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội Việt Nam trong bối cảnh đương đại

và sự tác động của kinh tế tới sự phát triển văn hóa.

6.18. NEP231M, Sinh lý thần kinh cấp cao (3 tín chỉ)

Môn học cung cấp cho người học các nguyên tắc, các quy luật hoạt động thần

kinh cấp cao – là cơ sở sinh lý làm nảy sinh các hiện tượng tâm lý như: quy luật hình

thành phản xạ có điều kiện, hoạt động phân tích và tổng hợp kích thích từ môi trường

bên ngoài, sự nảy sinh các ức chế và vai trò của chúng trong hoạt động sống nói chung

và hoạt động tâm lý của con người nói riêng, các đặc điểm của hoạt động thần kinh

cấp cao ở người. Từ đó là cơ sở giúp người học giải thích nguồn gốc sinh học của các

hiện tượng tâm lý. Ngoài ra còn trang bị cho người học một số biểu hiện rối loạn hoạt

động thần kinh cấp cao mà con người thường mắc phải trong cuộc sống hiện đại.

6.19. GEP231M, Tâm lý học đại cƣơng (3 tín chỉ)

Môn học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhất về đời sống tâm

lý con người như: khái niệm tâm lý, tâm lý học, mối quan hệ giữa tâm lý học và các

môn học khác; cơ sở sinh lý của hoạt động tâm lý; bản chất xã hội của tâm lý người;

Page 30: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

30

hoạt động, giao tiếp, nhận thức, tình cảm, ý chí; cấu trúc của nhân cách…Trên cơ sở

đó người học có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cũng

như trong hoạt động nghề nghiệp sau này; Tìm hiểu, h trợ học sinh có khó khăn về

tâm lý.

6.20. GPE231M, Giáo dục học đại cƣơng (3 tín chỉ)

Giáo dục học đại cương là môn học bắt buộc trong khối kiến thức cơ sở ngành

của chương trình đào tạo cử nhân Giáo dục học. Môn học cung cấp kiến thức chung,

cốt lõi về khoa học giáo dục như: Giáo dục học là một khoa học về giáo dục con

người; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách; Mục đích và

nhiệm vụ giáo dục; Người giáo viên và GVCN. Môn học có mối quan hệ chặt chẽ với

các môn học khác trong chương trình đào tạo.

6.21. THE221M, Lịch sử giáo dục (2 tín chỉ)

Lịch sử giáo dục là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo hệ cử nhân sư

phạm ngành Tâm lý Giáo dục. Học môn Lịch sử giáo dục sinh viên sẽ nắm được các

mô hình giáo dục trong lịch sử phát triển của thé giới và Việt Nam; Hiểu được các tư

tưởng giáo dục tiến bộvà việc vận dụng những tư tưởng giáo dục này trong lịch sử

phát triển xã hội loài người. Lý giải được mối quan hệ giữa giáo dục và xã hội qua các

giai đoạn lịch sử. Môn học cung cấp cho sinh viên chuyên ngành Tâm lý Giáo dục

những kiến thức về lịch sử giáo dục để các em phát triển nền tảng kiến thức sâu rộng

góp phần hình thành năng lực giảng dạy của giảng viên dạy Tâm lý – Giáo dục tại các

trường Cao đẳng sư phạm. Môn Lịch sử giáo dục có mối quan hệ chặt chẽ với các môn

học khác trong chương trình đào tạo, nó cung cấp những diễn biến giáo dục cụ thể, sự

phát triển và thay thế của các nền giáo dục, mô hình giáo dục trong mối quan hệ với

Giáo dục học, Phương pháp nghiên cứu Khoa học giáo dục, Phương pháp giảng dạy

Giáo dục học.

6.22. GSW221M, Công tác xã hội đại cƣơng (2 tín chỉ)

Công tác xã hội đại cương là môn học bắt buộc trong khối kiến thức giáo dục

chuyên nghiệp của chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Tâm lý – Giáo dục. Môn

học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về: Quá trình hình thành và phát

triển của CTXH trên thế giới và ở Việt Nam; Cơ sở khoa học của CTXH; Chức năng

của CTXH; Mối quan hệ của CTXH với các khoa học khác; Đặc điểm của nhóm đối

tượng yếu thế và CTXH đối với nhóm đối tượng này; Các phương pháp trong CTXH;

Nguyên tắc nghề nghiệp trong CTXH; Tiến trình CTXH và một số kỹ năng phục vụ

cho công tác xã hội sau này. Công tác xã hội có mối quan hệ gắn bó mật thiết với các

khoa học chuyên ngành và liên ngành nhằm hình thành những kỹ năng cơ bản của lĩnh

vực hoạt động xã hội.

Page 31: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

31

6.23. SEP221M, Tâm lý học giới tính (2 tín chỉ)

Môn học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhất về đời sống tâm

lý con người như: khái niệm tâm lý, tâm lý học, mối quan hệ giữa tâm lý học và các

môn học khác; cơ sở sinh lý của hoạt động tâm lý; bản chất xã hội của tâm lý người;

hoạt động, giao tiếp, nhận thức, tình cảm, ý chí; cấu trúc của nhân cách…Trên cơ sở

đó người học có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cũng

như trong hoạt động nghề nghiệp sau này; Tìm hiểu, h trợ học sinh có khó khăn về

tâm lý.

6.24. GMS221N, Khoa học quản lý đại cƣơng (2 tín chỉ)

Khoa học quản lý đại cương là môn học tự chọn của chương trình cử nhân Tâm

lý-giáo dục. Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về khoa học quản lý đại cương

bao gồm: khái niệm về quản lý và các dạng quản lý cũng như là các lý thuyết quản lý;

các yếu tố, nguyên tắc và phương pháp quản lý; các chức năng quản lý cơ bản. Trên cơ

sở những kiến thức đã cung cấp, môn học cũng rèn luyện cho sinh viên những năng

lực cơ bản của một nhà quản lý tương lai như: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra

và những năng lực khác như: đánh giá, phân tích, làm việc nhóm, v.v. Qua đó, môn

học giúp sinh viên có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết trước khi học các

môn học tiếp theo như quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục – đào

tạo, tổ chức và quản lý trường học.

6.25. DOP331M, Tâm lý học phát triển (3 tín chỉ)

Môn học nhằm trang bị cho người học những kiến thức khoa học, cơ bản về sự

phát triển tâm lý người; các lý thuyết phát triển tâm lý người; các con đường phát triển

tâm lý cá nhân; các yếu tố tác động đến sự phát triển tâm lý của cá nhân; cơ sở phân

chia các thời kỳ phát triển tâm lý cá nhân; những đặc điểm sinh lý, tâm lý đặc trưng

của các thời kỳ lứa tuổi: Tuổi sơ sinh và hài nhi, tuổi vườn trẻ, tuổi mẫu giáo, tuổi nhi

đồng, tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên, tuổi trưởng thành và tuổi già. Từ đó, giúp người

học hiểu và lý giải được nguồn gốc, cơ chế, động lực của sự phát triển tâm lý cá nhân,

biết cách điều khiển quá trình phát triển tâm lý con người một cách khoa học.

6.26. SPS321N, Tâm lý học xã hội (2 tín chỉ)

Nội dung môn học đề cập đến vấn đề cơ bản của Tâm lý học xã hội bao gồm

đối tượng nghiên cứu của tâm lý học xã hội; ý nghĩa của tâm lý học xã hội với công

tác giáo dục; các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học xã hội; các hiện tượng tâm

lý xã hội trong cuộc sống xã hội như: bầu không khí tâm lý, tâm trạng xã hội, truyền

thống và dư luận xã hội; các quy luật hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội. Đồng

thời môn học cũng đề cập đến những nội dung cơ bản của quan hệ xã hội và quan hệ

liên nhân cách; các vấn đề chung về nhóm, tập thể và xây dựng tập thể. Từ những kiến

Page 32: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

32

thức đã cung cấp, nội dung môn học định hướng cho người học hình thành các

phương pháp nghiên cứu tâm lý học xã hội; vận dụng các kiến thức tâm lý học xã hội

đã học vào tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục và công tác xã hội.

6.27. LSE331M, Giáo dục kỹ năng sống (3 tín chỉ)

Môn học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhất về kỹ năng sống

và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho các đối tượng học sinh; Giúp học sinh vận

dụng những kiến thức đã học để nhận diện thuận lợi, khó khăn, dám đối mặt với mọi

thử thách và có khả năng ứng phó được một cách hiệu quả trong cuộc sống. Môn học

thuộc loại môn học bắt buộc của khối kiến thức ngành đối với ngành đào tạo Tâm lý

học giáo dục. Môn học có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác trong chương

trình đào tạo, đặc biệt là các môn như: Giao tiếp sư phạm, tham vấn tâm lý, tâm lý học

giới tính, tâm lý học bệnh lý.

6.28. HSP331M, Giáo dục học phổ thông (3 tín chỉ)

Giáo dục học phổ thông là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức ngành trong

chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Tâm lý giáo dục. Môn học trang bị cho sinh

viên những kiến thức cơ bản về: Những vấn đề chung của giáo dục học phổ thống như

đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của giáo dục học phổ thông trong giai đoạn hiện

nay; Những vấn đề về giáo dục và dạy học trong nhà trường tiểu học, trường trung học

cơ sở và trong nhà trường trung học phổ thông; Công tác chủ nhiệm lớp và đánh giá

học sinh trong nhà trường. Giáo dục phổ thông có mối quan hệ mật thiết với các môn

học khác trong chương trình đào tạo như: Tâm lý học đại cương, Giáo dục học đại

cương, Tâm lý học phát triển góp phần hình thành năng lực giảng dạy của giáo viên

giảng dạy tâm lý giáo dục, năng lực của cán bộ làm công tác tham vấn giáo dục trong

nhà trường phổ thông.

6.29. OTE331N, Tổ chức hoạt động dạy học (3 tín chỉ)

Môn học đề cập đến những nội dung sau:

Những tri thức chung nhất về lý luận dạy học với tư cách là một khoa học; những

tri thức về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức dạy học. Đó là cơ sở để hình

thành và phát triển những kỹ năng thiết kế và tổ chức có hiệu quả các loại bài lên lớp.

Môn học cũng cung cấp kiến thức và hình thành kỹ năng tổ chức hoạt động dạy

học cho sinh viên, góp phần hình thành năng lực dạy học cho sinh viên chuyên ngành

Tâm lý – Giáo dục học. Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn học

còn góp phần hình thành ở sinh viên năng lực đánh giá, năng lực hoạt động xã hội,

năng lực làm việc nhóm, …

6.30. OCA331M, Tổ chức hoạt động trải nghiệm (3 tín chỉ)

Page 33: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

33

Môn học bắt buộc nằm trong khối kiến thức chuyên ngành. Nội dung môn học

bao gồm: Cơ sở khoa học của tổ chức hoạt động trải nghiệm; Những vấn đề chung về

hoạt động trải nghiệm và Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.

Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức về tổ chức hoạt động giáo dục

trải nghiệm cho học sinh ở trường phổ thông, qua đó góp phần hình thành năng lực tổ

chức. Môn học cũng cung cấp kiến thức và hình thành kỹ năng tổ chức hoạt động trải

nghiệm cho sinh viên, góp phần phát triển năng lực giáo dục cho sinh viên chuyên

ngành Tâm lý – Giáo dục học.

6.31. EAS321M, Đánh giá trong giáo dục (2 tín chỉ)

Môn học đề cập đến những kiến thức cơ bản của việc kiểm tra, đánh giá trong

giáo dục như: Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu sư phạm của kiểm tra đánh giá. Những xu

thế hoàn thiện việc kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy học và giáo dục trong quá

trình giáo dục. Các phương pháp kiểm tra và kỹ thuật sử dụng các phương pháp kiểm

tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Những vấn đề cơ bản về đánh giá

giảng viên và đánh giá chương trình đào tạo, kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

Hình thành ở sinh viên một số kỹ năng cơ bản trong thiết kế công cụ đánh giá kết quả

học tập và rèn luyện của học sinh; kỹ năng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trong

quá trình học tập của sinh viên.

6.32. RMS331, Phƣơng pháp nghiên cứu Khoa học giáo dục và Tâm lý học (3 tín

chỉ)

Môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý học trang bị

cho sinh viên những kiến thức chung về phương pháp luận, hệ thống các phương pháp

nghiên cứu khoa học giáo dục, cấu trúc công trình nghiên cứu khoa học, các giai đoạn

tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục; rèn luyện cho sinh viên những kỹ

năng cần thiết để thực hiện một đề tài - một công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa

học tâm lý và khoa học giáo dục như kỹ năng phát hiện vấn đề nghiên cứu, kỹ năng

xây dựng đề cương nghiên cứu, kỹ năng thiết kế và sử dụng công cụ nghiên cứu, kỹ

năng phân tích số liệu cũng như viết báo cáo.... Môn học có quan hệ mật thiết với các

môn thuộc lĩnh vực khoa học tâm lý, khoa học giáo dục như tâm lý học đại cương, tâm

lý học phát triển, giáo dục đại cương, giáo dục phổ thông, tổ chức hoạt động dạy học,

tổ chức hoạt động giáo dục...

6.33. ECA331M, Giáo dục trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (3 tín chỉ)

Giáo dục trẻ rối loạn tự kỉ là môn học bắt buộc nằm trong khối kiến thức chuyên

ngành. Môn học cung cấp cho sinh viên: Những vấn đề chung về rối loạn tự kỉ: Sơ

lược về lịch sử rối loạn tự kỉ; Khái niệm rối loạn phổ tự kỉ; Đặc điểm của trẻ có rối

loạn tự kỉ; Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tự kỉ; Tỉ lệ trẻ mắc rối loạn tự kỉ. Giáo dục

Page 34: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

34

trẻ có rối loạn tự kỉ: Phát hiện sớm, chẩn đoán trẻ tự kỉ; Một số công cụ chẩn đoán và

đánh giá trẻ có rối loạn tự kỉ; Một số phương pháp can thiệp cho trẻ có rối loạn tự kỉ:

ABA, TEACCH, DIR. Môn học cũng cung cấp cho sinh viên ý nghĩa, tầm quan trọng

của việc phối hợp các lực lượng trong can thiệp, giáo dục cho trẻ có rối loạn tự kỉ; Vai

trò và trách nhiệm của các lực lượng trong can thiệp, giáo dục cho trẻ có rối loạn tự kỉ.

6.34. PPE321M, Giáo dục học mầm non (2 tín chỉ)

Môn Giáo dục học mầm non là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức chuyên

ngành trong chương trình đào tạo hệ cử nhân sư phạm Tâm lý – Giáo dục. Môn học

cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng cơ bản về giáo dục mầm non như:

những vấn đề chung về giáo dục mầm non, nguyên tắc chăm sóc – giáo dục trẻ mầm

non; những vấn đề cơ bản của công tác chăm sóc – giáo dục trẻ tuổi nhà trẻ, trẻ tuổi

mẫu giáo; Công tác chuẩn bị cho trẻ mầm non vào học trường tiểu học. Môn Giáo dục

học mầm non trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng giảng dạy Tâm lý, giảng

dạy Giáo dục tại các trường Cao đẳng sư phạm, các trường sư phạm có đào tạo giáo

viên mầm non.

Môn Giáo dục học mầm non có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác

trong chương trình đào tạo như: với Tâm lý học giáo dục, Những nguyên lý cơ bản của

chủ nghĩa Mác Lê nin, Phương pháp giảng dạy bộ môn, thực tập sư phạm, rèn luyện

nghiệp vụ sư phạm thường xuyên.

6.35. TTE331M, Ứng dụng các thuyết Tâm lý học vào dạy học và giáo dục (3 tín

chỉ)

Môn học nhằm trang bị cho người học các quan điểm và thành tựu lý luận của

các nhà Tâm lý học nổi tiếng thuộc các dòng phái tâm lý học khác nhau: Thuyết hành

vi, Tâm lý học cấu trúc, thuyết phát sinh nhận thức của Piaget, thuyết hoạt động... và

khả năng ứng dụng của các thuyết đó vào dạy học và giáo dục. Trên cơ sở đó, giúp

người học hiểu được cơ sở khoa học của việc tổ chức các hoạt động dạy học và giáo

dục trong nhà trường, biết vận dụng những luận điểm khoa học của các thuyết Tâm lý

học vào tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục một cách phù hợp và đạt hiệu quả.

6.36. CPO331, Tham vấn tâm lý cá nhân và nhóm (3 tín chỉ)

Môn học cung cấp cho người học một số khái niệm cơ bản: Trợ giúp tâm lí, tư

vấn, tham vấn, tham vấn tâm lý cá nhân, tham vấn tâm lý nhóm cũng như một số quan

điểm tiếp cận thân chủ trong thực hành thăm khám tâm lí con người. Giúp người học

có quan niệm đúng đắn về thân chủ, những khó khăn, vấn đề của thân chủ, từ đó có

cách nhìn chuyên nghiệp về nhà tham vấn với những phẩm chất và năng lực trong thực

hành nghề. Ngoài ra, môn học còn cung cấp cho người học những khía cạnh đạo đức

và pháp lí trong thực hành ca tham vấn tâm lý cá nhân, nhóm; người học được thực

Page 35: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

35

hành rèn một số kỹ năng tham vấn tâm lí cá nhân, nhóm cơ bản và qui trình tiến hành

một ca tham vấn tâm lý cá nhân, nhóm thông qua hệ thống các bài tập tình huống.

Môn học thuộc khối kiến thức ngành của ngành đào tạo cử nhân Tâm lý học giáo dục.

Môn học có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học trong chương trình đào tạo, đặc

biệt là một số môn như môn: Tâm lý học phát triển, tâm lý học xã hội, tâm lý học giới

tính, tâm lý học bệnh lý...

6.37. SCP321M, Tâm lý học học đƣờng (2 tín chỉ)

Môn học thuộc khối kiến thức nghiệp vụ bắt buộc trong chương trình đào tạo

Sư phạm Tâm lý-Giáo dục nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về đối

tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của TLH học đường, lịch sử hình thành và phát triển của

TLH học đường, các phương pháp nghiên cứu của TLH học đường; việc thiết kế bài

trí một phòng tâm lý; thiết lập và xây dựng các mối quan hệ trong trường học hay vấn

đề đạo đức của nhà tâm lý học học đường… Đồng thời, cung cấp cho sinh viên kiến

thức cơ bản về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường trong tháo gỡ các khó khăn học

đường cho học sinh. Môn học có quan hệ chặt chẽ với các môn học khác như Tâm lý

học đại cương, Tâm lý học phát triển, Tâm lý học giáo dục, Tâm lý học lâm sàng, Tâm

lý học trẻ khuyết tật, Can thiệp sớm với trẻ khuyết tật, Chẩn đoán đánh giá trẻ khuyết

tật trí tuệ…

6.38. DEC331M, Phát triển chƣơng trình giáo dục (3 tín chỉ)

Môn học thuộc khối kiến thức bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân sư

phạm Tâm lý - Giáo dục. Môn học nghiên cứu những lý thuyết cơ bản về phát triển

chương trình. Nội dung cơ bản về lý luận, thực tiễn của việc xây dựng và phát triển

các chương trình giáo dục: Các cách tiếp cận về xây dựng phát triển chương trình, các

vấn đề về phát triển chương trình giáo dục, chương trình giáo dục nhà trường. Quy

trình phát triển chương trình giáo dục bao gồm những bước cụ thể như: Khảo sát nhu

cầu, đánh giá tình hình; Rà soát lại chương trình hiện hành; Xác định mục đích, mục

tiêu; Thiết kế, xây dựng; Thực thi chương trình; Đánh giá và cải tiến chương trình.

Môn học có mối quan hệ mật thiết với các môn học khác trong chương trình như Giáo

dục học đại cương; Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.

6.39. CRP321M, Tâm lý học sáng tạo (2 tín chỉ)

Môn học tự chọn thuộc khối kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo

Sư phạm Tâm lý – Giáo dục. Nội dung môn học gồm: khái niệm sáng tạo, bản chất của

sáng tạo, cơ chế và mắt xích trung tâm của quá trình sáng tạo, các yếu tố tác động đến

sự phát triển sáng tạo: sinh học, môi trường xã hội, văn hóa; Một số phương pháp

nghiên cứu, đo đạc và phát triển sáng tạo trong khoa học và cuộc sống. Môn học còn

cung cấp kiến thức về khả năng ứng dụng tâm lý học sáng tạo, học tập và rèn luyện

Page 36: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

36

năng lực sáng tạo. Môn học có quan hệ chặt chẽ với các môn học khác như Tâm lý học

đại cương, Tâm lý học phát triển,…

6.40. FPS321M, Tâm lý học gia đình (2 tín chỉ)

Học phần tâm lý học gia đình nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ

bản về gia đình như: khái niệm gia đình, cơ cấu gia đình, chức năng của gia đình, bầu

không khí tâm lý gia đình và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển thể chất, tâm lý

của trẻ em trong gia đình; bản chất của quan hệ vợ - chồng, các yếu tố tâm lý gia đình

ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển thai nhi, các kiểu quan hệ vợ - chồng (dân

chủ, bình đẳng; gia trưởng, độc đoán) và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển

của trẻ em; cảm giác an toàn và điều kiên tạo ra cảm giác an toàn của trẻ em trong gia

đình; những vấn đề chung về nếp sống, truyền thống, thói quen gia đình và một số đặc

điểm phát triển tâm lý của trẻ em dưới ảnh hưởng của nếp sống, truyền thống, thói

quen gia đình. Đồng thời, môn học là cơ sở để nghiên cứu các môn học khác trong

chương trình đào tạo như: Giáo dục gia đình, Giáo dục học mầm non...

6.41. FED321M, Giáo dục gia đình ( 2 tín chỉ)

Môn học thuộc khối kiến thức tự chọn, đề cập đến những nội dung sau: Khái

niệm về gia đình, các loại gia đình phổ biến trong các thời kỳ lịch sử của xã hội, chức

năng của gia đình, vai trò của gia đình, các giai đoạn của đời sống trong gia đình, các

mối quan hệ trong gia đình. Nguyên tắc và phương pháp giáo dục trong giáo dục gia

đình. Vai trò của các lực lượng giáo dục trong tổ hợp các lực lượng giáo dục. Các

hình thức, nội dung kết hợp giữa giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường và giáo

dục xã hội. Nội dung thực hành của môn học đề cập đến các hoạt động của sinh viên

tìm hiểu về thực trạng nội dung, phương pháp trong giáo dục gia đình và hình thức kết

hợp giáo dục của gia đình với nhà trường hiện nay. Sinh viên đánh giá được những

mặt mạnh và những hạn chế có tính phổ biến trong giáo dục gia đình hiện nay.

6.42. EPS321N, Tâm lý học dân tộc (2 tín chỉ)

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành; đề cập những kiến thức cơ

bản về Tâm lý học dân tộc: Khái niệm dân tộc và Tâm lý học dân tộc; đối tượng, mục

đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học dân tộc và các phương pháp nghiên cứu

của Tâm lý học dân tộc. Đồng thời, môn học nghiên cứu các cách tiếp cận tâm lý học

dân tộc trong các khoa học khác nhau, phác thảo các hướng phát triển Tâm lý học dân

tộc. Nội dung trọng tâm của môn học sẽ đề cập tới khía cạnh Tâm lý xã hội của tính

đồng nhất dân tộc, nghiên cứu ý thức dân tộc, tri giác dân tộc và tính cách dân tộc;

nghiên cứu mối quan hệ giữa các dân tộc: định kiến dân tộc và xung đột dân tộc; tiếp

biến văn hóa và tiếp nhận các giá trị văn hóa mới của các dân tộc (các quan điểm về

Page 37: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

37

tiếp biến văn hóa trong bối cảnh hội nhập; tiếp biến văn hóa và tiếp nhận các giá trị

văn hóa ở Việt Nam).

6.43. COS421N, Giao tiếp sƣ phạm (2 tín chỉ)

Môn học nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về giao tiếp,

giao tiếp sư phạm: khái niệm, vị trí, vai trò và các giai đoạn của giao tiếp sư phạm; các

nguyên tắc, phong cách và kỹ năng giao tiếp sư phạm. Qua đó, giúp người học rèn

luyện một số kỹ năng giao tiếp sư phạm cơ bản trong dạy học và giáo dục, như: Kỹ

năng tìm hiểu môi trường giao tiếp; Kỹ năng tìm hiểu đối tượng giao tiếp; Kỹ năng tạo

ấn tượng ban đầu trong giao tiếp; Kỹ năng lắng nghe... Đồng thời, biết lựa chọn phong

cách giao tiếp sư phạm phù hợp với đối tượng và tình huống giao tiếp; tự tin, chủ động

trong giao tiếp.

6.44. TPW431M, Công tác Đoàn – Đội (3 tín chỉ)

Phương pháp công tác Đoàn – Đội là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức

giáo dục chuyên nghiệp trong chương trình đào tạo cử nhân Tâm lý - Giáo dục. Môn

học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Những vấn đề cơ bản về tổ

chức và hoạt động của Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP Hồ Chí Minh; Phương pháp và

kỹ năng công tác Đoàn – Đội; Quy trình thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục của

Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM. Môn công tác Đoàn – Đội có mối quan hệ mật

thiết với các môn học khác trong chương trình đào tạo góp phần hình thành năng lực

chung cho sinh viên chuyên ngành Tâm lý Giáo dục.

6.45. PPU421N, Tâm lí học sƣ phạm đại học (2 tín chỉ)

Tâm lý học Sư phạm Đại học là môn học thuộc khối kiến thức nghiệp vụ trong

chương trình đào tạo Sư phạm Tâm lý- Giáo dục, cung cấp cho người học những tri

thức cơ bản như: khái niệm về Tâm lý học Sư phạm Đại học; đối tượng, nhiệm vụ,

phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của Tâm lý học Sư phạm Đại học; cơ sở tâm lý

học của công tác giáo dục sinh viên; đặc điểm tâm lý của các hoạt động cơ bản của

sinh viên; cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học ở Đại học; những đặc điểm về nhân

cách của người giảng viên Đại học… trên cơ sở những tri thức lý thuyết, người học

được thực hành, vận dụng các tri thức vào thực tiễn thông qua việc thực hiện hệ thống

các bài tập thảo luận. Môn học này có mối quan hệ với nhiều môn học khác trong

chương trình đào tạo như: Tâm lý học phát triển, Giao tiếp sư phạm, Giáo dục học đại

học, Tham vấn tâm lý,…

6.46. OVE421M, Tổ chức hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp (2 tín chỉ)

Môn học thuộc khối kiến thức bắt buộc, môn học cung cấp cho người cơ sở lý

luận của giáo dục hướng nghiệp (GDHN), bao gồm các khái niệm cơ bản về GDHN,

mục đích, ý nghĩa của GDHN trong trường phổ thông. Trang bị cho người học một số

Page 38: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

38

nguyên tắc và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp (HĐGDHN)

trong nhà trường phổ thông, đồng thời giúp người học nắm được cấu trúc, nội dung

chương trình GDHN trong trường phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo

hiện nay. Trang bị một số kiến thức cơ bản về tư vấn nghề, yêu cầu về phẩm chất và

năng lực đối với cán bộ tư vấn, một số công cụ, trắc nghiệm sử dụng trong tư vấn

nghề. Giúp người học có thể tổ chức thực hiện hoạt động GDHN, tư vấn nghề cho học

sinh ở trường phổ thông sau này. Môn học có mối quan hệ mật thiết với các môn học

khác trong chương trình như Giáo dục học đại cương; Tổ chức hoạt động giáo dục.

6.47. UPE421M, Giáo dục học đại học (2 tín chỉ)

Giáo dục học đại học là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức chuyên ngành

cử nhân sư phạm Tâm lý – Giáo dục, môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản

về: Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học đại học, quá trình dạy học ở trường cao

đẳng, đại học; Mối quan hệ giữa giảng viên – sinh viên trong dạy học ở đại học,

nguyên tắc dạy học đại học; nội dung dạy học đại học; phương pháp và kỹ thuật dạy

học đại học hiện nay; Công nghệ dạy học và các hình thức dạy học đại học hiện nay.

Trên cơ sở đó, sinh viên được hình thành những kỹ năng cơ bản trong quá trình dạy

học đại học như: kỹ năng tổ chức giờ học, kỹ năng tổ chức và quản lý giờ tự học của

sinh viên,... Giáo dục học đại học có mối quan hệ mật thiết với các môn học khác

trong chương trình đào tạo như: góp phần hình thành năng lực giảng dạy của giáo viên

giảng dạy tâm lý giáo dục.

6.48. TMP431N, Phƣơng pháp dạy học tâm lý học (3 tín chỉ)

Học phần Phương pháp dạy học Tâm lý học cung cấp cho người học những

kiến thức cơ bản về đặc điểm của khoa học tâm lý, đặc điểm của môn Tâm lý học; giới

thiệu hệ thống các nguyên tắc dạy học Tâm lý học (nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ

thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục; nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ

thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ thống nhất giữa

vai trò chủ đạo của giảng viên và tính tích cực của sinh viên trong dạy học Tâm lý

học); các phương pháp dạy học Tâm lý học (phương pháp thuyết trình, phương pháp

dạy học nêu vấn đề, phương pháp trình bày trực quan…trong dạy học Tâm lý học); các

hình thức tổ chức dạy học Tâm lý học, kỹ năng thiết kế và tổ chức bài học Tâm lý học;

kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tâm lý học…

6.49. PTM431N, Phƣơng pháp dạy học giáo dục học (3 tín chỉ)

Môn học phương pháp giảng dạy giáo dục học có vai trò quan trọng trong việc

hình thành năng lực nghề nghiệp của người giảng viên giảng dạy giáo dục học trong

nhà trường sư phạm. Môn học trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức về phương pháp

luận khoa học và các phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục học; chương trình môn

Page 39: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

39

giáo dục học ở trường sư phạm; lập kế hoạch dạy học và soạn giáo án môn giáo dục

học. Đồng thời giúp sinh viên biết sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy

học, phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại và tăng cường rèn luyện các kỹ năng sư

phạm của người giảng viên dạy học môn giáo dục học. Môn học có mối quan hệ mật

thiết với môn GDH, tổ chức hoạt động dạy học.

6.50. PPR421M, Thực hành sƣ phạm 1 (2 tín chỉ)

Môn học Thực hành sư phạm 1 cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản

như hệ thống nguyên tắc, quy trình và những kỹ năng cần thiết cho việc rèn luyện các

kỹ năng cần thiết đối với nghề dạy học như: Kỹ năng diễn thuyết; Kỹ năng xử lý tình

huống sư phạm; Kỹ năng tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện.Những kỹ năng sinh viên

được rèn luyện thông qua môn học này là cơ sở để hình thành các kỹ năng và năng lực

khác mà các em được trang bị ở các học phần: Thực hành sư phạm 2, Thực hành sư

phạm 3, Thực tập sư phạm 1, Thực tập sư phạm 2.

6.51. PPR432M, Thực hành sƣ phạm 2 (3 tín chỉ)

Nội dung chính của học phần Thực hành sư phạm 2 là: Các nguyên tắc và kỹ

thuật viết bảng, trình bày bảng; cách thiết kế và sử dụng các phương tiện dạy học; thể

thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính; quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm

sáng tạo; nguyên tắc và quy trình trợ giúp, tham vấn cá nhân, nhóm; Tổ chức cho sinh

viên thực hành rèn luyện các kỹ năng trình bày bảng, viết vẽ trên giấy, kỹ năng soạn

thảo văn bản hành chính, kỹ năng thiết kế và sử dụng phương tiện dạy học, kỹ năng

thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo thuộc lĩnh vực môn học, kỹ năng trợ

giúp, tham vấn cá nhân, nhóm, kỹ năng thông tin, truyền thông…Những kiến thức và

kỹ năng được trang bị thông qua môn học sẽ là điều kiện quan trọng giúp sinh viên học

tập tốt môn Thực hành sư phạm 3, hoàn thành nhiệm vụ thực tập và công tác sau khi

tốt nghiệp.

6.52. PPR423M, Thực hành sƣ phạm 3 (2 tín chỉ)

Môn học Thực hành sư phạm 3 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chương

trình đào tạo cử nhân sư phạm Tâm lí - Giáo dục. Trên cơ sở kiến thức của các môn

học tiên quyết và môn học trước trong nội dung chương trình, sinh viên sẽ củng cố

được kiến thức chuyên môn, đồng thời rèn luyện để hình thành kỹ năng nghề nghiệp

của người giảng viên giảng dạy tâm lí học và giáo dục học như: kỹ năng soạn giáo án;

kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học; kỹ năng giảng bài; kỹ năng kiểm tra, đánh giá,

v.v…. Những kiến thức và kỹ năng được trang bị thông qua môn học sẽ là điều kiện

quan trọng giúp sinh viên hoàn thành nhiệm vụ thực tập sư phạm tại trường cao đẳng

sư phạm và giảng dạy tốt tại các cơ sở giáo dục sau khi tốt nghiệp.

6.53. TRA421N, Thực tập sƣ phạm 1 (2 tín chỉ)

Page 40: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

40

6.54. TRA432N, Thực tập sƣ phạm 2 (3 tín chỉ)

6.55. EEN421N, Môi trƣờng giáo dục (2 tín chỉ)

Môi trường giáo dục là một môn học thuộc khối kiến thức tự chọn trong

chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Tâm lý – Giáo dục. Môn học cung cấp cho

người học tri thức lý luận về môi trường giáo dục; trang bị cho người học những hiểu

biết về vai trò của môi trường giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

của người học. Những tri thức về văn hóa nhà trường như: Tầm quan trọng của việc

xây dựng văn hóa nhà trường, vai trò của các lực lượng trong xây dựng văn hóa nhà

trường, quy trình để xây dựng văn hóa nhà trường. Môn học có mối quan hệ chặt chẽ

với các môn học khác trong chương trình: Giáo dục học đại cương; Tổ chức hoạt động

giáo dục…

6.56. MPS421M, Tâm lí học quản lý (2 tín chỉ)

Môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo, cung

cấp cho người học những tri thức cơ bản như: khái niệm quản lý; những đặc điểm tâm

lý cơ bản của người lãnh đạo và tổ chức; những đặc điểm về phẩm chất, năng lực,

phong cách và uy tín của người lãnh đạo… Trên cơ sở những tri thức lý thuyết, người

học được thực hành tìm hiểu, phân tích, đánh giá về những hiện tượng tâm lý xã hội

thường gặp trong tổ chức; về uy tín, phong cách, phương pháp làm việc của người lãnh

đạo … thông qua hệ thống các bài tập thảo luận và thực hành.

6.57. LAP421M, Tâm lý học lao động (2 tín chỉ)

Môn Tâm lý học lao động có vai trò quan trọng trong việc trang bị cho sinh viên

những kiến thức cơ bản về vấn đề phân công lao động, xây dựng chế độ lao động và

nghỉ ngơi hợp lý cho người lao động; vấn đề sử dụng màu sắc, âm nhạc trong sản xuất

và trong giáo dục; việc chọn nghề, công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề nghiệp; các

mối quan hệ liên nhân cách trong nhóm và tập thể lao động; không khí tâm lý của

nhóm lao động; xung đột giữa các cá nhân trong nhóm lao động và việc ngăn ngừa,

khắc phục xung đột; các biện pháp quản lý tập thể lao động; các loại phong cách lãnh

đạo; uy tín của người lãnh đạo; những phẩm chất tâm lý cần có đối với người lãnh

đạo…từ đó giúp sinh viên có kỹ năng tổ chức tốt hoạt động lao động của bản thân

nhằm góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Môn học có liên quan mật

thiết với các môn học khác trong chương trình đào tạo như: Tâm lý học giáo dục, Tổ

chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp…

6.58. MTT421M, Lý luận dạy học hiện đại (2 tín chỉ)

Lý luận dạy học hiện đại là môn học tự chọn thuộc khối kiến thức thay thế khóa

luận tốt nghiệp trong chương trình cử nhân sư phạm Tâm lý – Giáo dục. Môn học gồm

những nội dung: Các lý thuyết học tập và chiến lược học tập; Các lý thuyết giáo dục;

Page 41: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

41

Các mô hình lý luận daỵ học; Phát triển năng lực cho người học theo mục tiêu dạy

học; Các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại; Biện pháp và kỹ thuật dạy học.

Phần bài tập đề cập đến một số kỹ năng phân tích, tổng hợp các lý thuyết dạy và học

đã học. Tiếp cận với việc ứng dụng một số phần mềm trong công nghệ vào một số bài

lên lớp cụ thể của các chuyên ngành giáo dục học. Môn học liên quan chặt chẽ với

môn tổ chức hoạt động dạy học; phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học.

6.59. AIP421N, Ứng dụng tin học trong dạy học Tâm lý học, Giáo dục học (2 tín

chỉ)

Nội dung học phần bao gồm:

Chương 1: Vai trò của CNTT trong h trợ dạy học; tổ chức dạy học trong môi

trường CNTT; cách sử dụng, khai thác một số phương tiện kỹ thuật trong dạy học.

Chương 2: Khai thác phần mềm Microsoft Excel trong dạy học và nghiên cứu

khoa học giáo dục..

Chương 3: Thiết kế bài giảng điện tử sử dụng phần mềm PowerPoint, Violet

Chương 4: Các kiến thức cơ bản về dạy học trực tuyến; cách xây dựng, thiết kế

bài giảng E-learning.

6.60. GTE971N, Khóa luận tốt nghiệp (7 tín chỉ)

6.61. MSL921M, Chuyên đề Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trƣờng học (2 tín

chỉ)

Môn học Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường học nhằm cung cấp cho người

học những kiến thức cơ bản về biểu hiện của sự thay đổi trường học, nguyên nhân dẫn

đến sự thay đổi trường học; sự cần thiết phải thay đổi trong lãnh đạo và quản lý trường

học; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường học; mục

tiêu, nội dung, biện pháp lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường học; vai trò của hiệu

trưởng trong lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường học. Những tri thức của môn học

sẽ là cơ sở để người học vận dụng có hiệu quả vào việc hoạch định sự thay đổi trường

học, tổ chức thực hiện sự thay đổi trường học, củng cố và duy trì sự thay đổi để đảm

bảo tiếp tục đổi mới, đồng thời cũng là cơ sở giúp người học nghiên cứu các môn học

khác trong nội dung chương trình như: Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành

giáo dục &đào tạo; Tổ chức và quản lý trường học…

6.62. TSC931M, Chuyên đề văn hóa học đƣờng (3 tín chỉ)

Chuyên đề Văn hóa học đường cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản

về văn hóa trường học (các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường; vai trò của các lực

lượng trong việc xây dựng văn hóa nhà trường; qui trình xây dựng văn hóa nhà

trường). Đó là cơ sở để người học hiểu rõ và định hướng được việc rèn luyện những

Page 42: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

42

kỹ năng đánh giá cũng như những kỹ năng phát triển văn hóa học đường – nơi người

học đang học tập và nghiên cứu.

6.63. OSA921M, Chuyên đề Kỹ năng tổ chức các hoạt động xã hội (2 tín chỉ)

Kỹ năng tổ chức hoạt động xã hội là chuyên đề tự chọn trong khối kiến thức

chuyên nghiệp đối với sinh viên chuyên ngành cử nhân Sư phạm Tâm lý – Giáo dục.

Chuyên đề cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Hoạt động xã hội; các

loại hình hoạt động xã hội; kỹ năng hoạt động xã hội; kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức

các hoạt động xã hội hiện nay; Quy trình thiết kế, tổ chức các hoạt động xã hội.

Chuyên đề kỹ năng tổ chức hoạt động xã hội có mối quan hệ mật thiết với các môn

học khác trong chương trình đào tạo góp phần hình thành năng lực chung cho sinh

viên sư phạm.

6.64. PAE921M, Thích ứng sƣ phạm (2 tín chỉ)

Chuyên đề thích ứng sư phạm nằm trong khối kiến thức tự chọn thay thế khóa

luận tốt nghiệp. Nội dung môn học cung cấp cho người học những yêu cầu cơ bản của

nghề dạy học đặt ra đối với người sinh viên sư phạm, đòi hỏi quá trình đào tạo có sự

định hướng và phải giúp họ thích ứng với những yêu cầu đó. Đồng thời môn học cũng

cung cấp cho người học thực trạng và giải pháp hình thành khả năng thích ứng về lối

sống cho sinh viên sư phạm; giải pháp hình thành các kỹ năng giảng dạy cho sinh viên

qua các hoạt động kiến tập và thực tập sư phạm; giải pháp hình thành khả năng thích

ứng của sinh viên với hoạt động thiết kế nội dung công tác của giáo viên chủ nhiệm;

giải pháp hình thành khả năng thích ứng sư phạm cho sinh viên.

6.65. IED921M, Chuyên đề Giáo dục hòa nhập (2 tín chỉ)

Giáo dục Hòa nhập là môn tự chọn nằm trong khối kiến thức chuyên ngành.

Môn học đề cập đến những vấn đề chung về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật như:

Khái niệm, bản chất, tính tất yếu của giáo dục hòa nhập; các quan điểm tiếp cận trong

giáo dục hòa nhập; thực trạng giáo dục hòa nhập hiện nay. Khái quát về khuyết tật;

Quy trình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật; Các vấn đề về dạy học hòa nhập: điều

chỉnh trong dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật, hợp tác nhóm trong giáo dục hòa nhập,

thiết kế và tiến hành bài học hòa nhập có hiệu quả; Sự phối hợp giữa các lực lượng

trong giáo dục hòa nhập.

6.66. PDT931M, Chuyên đề Kỉ luật tích cực trong dạy học và giáo dục (3 tín chỉ)

Môn học tự chọn nằm trong khối kiến thức nghiệp vụ (Tự chọn thay thế khóa

luận tốt nghiệp). Nội dung môn học bao gồm hai nội dung mang tính chất lý thuyết là:

Cơ sở khoa học của phương pháp kỷ luật tích cực và Phương pháp kỷ luật tích cực.

Một nội dung mang tính chất thực hành là rèn luyện kỹ năng vận dụng phương pháp

kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh.

Page 43: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …dhsptn.edu.vn/uploads/news/2019_05/ban-mo-ta-ctdt... · hồi của các bên liên quan (nhà khoa học,

43

Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức về sử dụng phương pháp kỷ

luật tích cực trong giáo dục học sinh, qua đó góp phần hình thành năng lực tổ chức,

góp phần phát triển năng lực giáo dục cho sinh viên chuyên ngành.

KT. HIỆU TRƢỞNG

PHÓ HIỆU TRƢỞNG

(Đã kí)

PGS.TS. Nguyễn Thị Tính

TRƢỞNG KHOA

(Đã kí)

PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền