dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠi hỌc thÁi...

257
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÙNG TÂY NGUYÊN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018

Upload: others

Post on 27-Dec-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HOÀNG MINH CƢƠNG

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÙNG TÂY NGUYÊN

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018

Page 2: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HOÀNG MINH CƢƠNG

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÙNG TÂY NGUYÊN

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 9 14 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN THỊ MỸ LỘC

THÁI NGUYÊN - 2018

Page 3: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

nghiên cứu trong Luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ

công trình nào của các tác giả khác.

Tác giả

Hoàng Minh Cƣơng

Page 4: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lời biết ơn sâu sắc tới giáo sư,

tiến sĩ - nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Mỹ Lộc, người hướng dẫn khoa học

đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận án này.

Xin chân thành cả m ơ n giáo sư , tiế n sĩ Phạ m Hồ ng

Quang - Hiệ u trư ở ng nhà trư ờ ng cùng toàn thể quí Thầ y,

Cô trong Ban Giám hiệ u, Khoa Tâm lý - Giáo dụ c, Phòng Đ ào

tạ o Trư ờ ng Đ ạ i họ c Sư phạ m - Đ ạ i họ c Thái Nguyên đ ã

luôn dành sự quan tâm hư ớ ng dẫ n và tạ o đ iề u kiệ n

thuậ n lợ i cho tôi trong quá trình họ c tậ p, nghiên cứ u đ ể

hoàn thành chư ơ ng tình đ ào tạ o tiế n sĩ .

Chân thành cảm ơn các quí Lãnh đạo Tỉnh ủy - Ủy ban Nhân dân tỉnh

Đắk Lắk, đơn vị trực thuộc quản lý đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi

trong quá trình tham gia học tập, nghiên cứu.

Xin gửi lời cảm ơn quí Thầy, Cô, đồng nghiệp các trường Cao đẳng

vùng Tây Nguyên trong quá trình triển khai khảo nghiệm, thu thập dữ liệu

cho nghiên cứu đề tài luận án.

Xin tri ân khích lệ, giúp đỡ của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk, của gia đình, người thân đã dành cho

tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và nghiên cứu khoa học.

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2018

Tác giả

Page 5: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

iii

Hoàng Minh Cương

Page 6: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii

MỤC LỤC .................................................................................................................. iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ .......................................................... vi

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học ............................................................ 3

6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3

7. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 4

8. Những luận điểm bảo vệ ......................................................................................... 5

9. Những đóng góp và điểm mới của luận án ............................................................. 6

10. Cấu trúc luận án .................................................................................................... 6

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC......................... 7

1.1. Tổng quan các nghiên cứu ............................................................................... 7

1.1.1. Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực (NNL) ............................................ 7

1.1.2. Nghiên cứu về năng lực của nhà giáo, của giảng viên (GV) ........................... 10

1.1.3. Nghiên cứu về đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên theo

tiếp cận năng lực ............................................................................................. 13

1.1.4. Những vấn đề đặt ra cho luận án cần giải quyết .............................................. 19

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về giảng viên, đội ngũ giảng viên các

trƣờng cao đẳng và chuẩn nghề nghiệp giảng viên cao đẳng (chuẩn

giảng viên cao đẳng) ...................................................................................... 19

1.2.1. Khái niệm giảng viên, đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng .................... 19

Page 7: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

v

1.2.2. Đặc trƣng hoạt động sƣ phạm của giảng viên cao đẳng và khung năng

lực của giảng viên cao đẳng ............................................................................ 21

1.2.3. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên trƣờng cao đẳng trong đổi mới giáo

dục nghề nghiệp hiện nay ................................................................................ 27

1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng

theo tiếp cận năng lực ..................................................................................... 29

1.3.1. Khái niệm phát triển, năng lực, tiếp cận năng lực, phát triển đội ngũ

giảng viên cao đẳng theo tiếp cận năng lực ...................................................... 29

1.3.2. Các thành tố của nội dung phát triển đội ngũ giảng viên các trƣờng cao

đẳng theo tiếp cận năng lực (TCNL) .............................................................. 34

1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ...... 44

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình phát triển đội ngũ giảng viên các

trƣờng cao đẳng .............................................................................................. 46

1.4.1. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ ......................... 46

1.4.2. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trƣờng định

hƣớng xã hội chủ nghĩa .................................................................................. 47

1.4.3. Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc .................................................... 48

1.4.4. Các yếu tố nội tại bên trong các trƣờng cao đẳng .......................................... 49

Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................... 51

Chƣơng 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG

VIÊN TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÙNG TÂY NGUYÊN

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC .................................................................. 52

2.1. Giới thiệu khái quát về hoạt động khảo sát .................................................... 52

2.1.1. Mục đích khảo sát .......................................................................................... 52

2.1.2. Nội dung khảo sát ........................................................................................... 52

2.1.3. Đối tƣợng khảo sát ......................................................................................... 52

2.1.4. Phƣơng pháp và công cụ khảo sát .................................................................. 53

2.1.5. Xử lý phiếu khảo sát theo phƣơng pháp thống kê toán học ........................... 53

2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục nghề nghiệp vùng

Tây Nguyên .................................................................................................... 54

Page 8: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

vi

2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa vùng Tây Nguyên .............. 54

2.2.2. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục đào tạo, giáo dục nghề

nghiệp vùng Tây Nguyên ............................................................................... 55

2.3. Đánh giá thực trạng đào tạo nghề nghiệp tại các trƣờng cao đẳng vùng

Tây Nguyên .................................................................................................... 56

2.3.1. Kết quả đạt đƣợc về đào tạo nghề nghiệp tại các trƣờng cao đẳng vùng

Tây Nguyên .................................................................................................... 57

2.3.2. Những hạn chế về đào tạo nghề nghiệp của các trƣờng cao đẳng vùng

Tây Nguyên .................................................................................................... 59

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế về đào tạo nghề nghiệp tại các trƣờng cao đẳng

vùng Tây Nguyên ........................................................................................... 61

2.4. Thực trạng về đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên ..... 62

2.4.1. Thực trạng số lƣợng đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên..... 62

2.4.2. Thực trạng cơ cấu đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên ...... 64

2.4.3. Thực trạng chất lƣợng đội ngũ giảng viên tại các trƣờng cao đẳng vùng

Tây Nguyên .................................................................................................... 71

2.5. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng vùng Tây Nguyên

theo tiếp cận năng lực ..................................................................................... 80

2.5.1. Thực trạng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng

theo tiếp cận năng lực ..................................................................................... 80

2.5.2. Thực trạng tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên cao đẳng theo

tiếp cận năng lực ............................................................................................ 82

2.5.3. Thực trạng kiểm tra và đánh giá đội ngũ giảng viên cao đẳng theo tiếp

cận năng lực.................................................................................................... 83

2.5.4. Thực trạng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên cao đẳng theo tiếp

cận năng lực.................................................................................................... 86

2.5.5. Thực trạng các điều kiện đảm bảo phát triển đội ngũ giảng viên tại các

trƣờng cao đẳng .............................................................................................. 89

Page 9: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

vii

2.6. Tổng hợp khung phân tích SWOT để đánh giá chung về thực trạng đội

ngũ giảng viên và hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên tại các

trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên ................................................................ 93

2.6.1. Những điểm mạnh (ƣu điểm) - Strengths (S) ................................................. 94

2.6.2. Những điểm yếu (hạn chế) - Weaknesses (W) ............................................... 94

2.6.3. Những cơ hội (thuận lợi) - Opportunities (O) ................................................ 96

2.6.4. Những thách thức (khó khăn) Threats (T) ..................................................... 97

2.6.5. Nhận định nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 97

2.7. Kinh nghiệm của một số nƣớc về phát triển đội ngũ giảng viên theo tiếp

cận năng lực.................................................................................................... 98

2.7.1. Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức ................................................... 98

2.7.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản ............................................................................ 98

2.7.3. Kinh nghiệm Singapore .................................................................................. 99

2.7.4. Kinh nghiệm Hàn Quốc................................................................................ 100

2.7.5. Kinh nghiệm trong phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng cao đẳng đối

với Việt Nam ................................................................................................ 100

Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 101

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC

TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÙNG TÂY NGUYÊN THEO TIẾP CẬN

NĂNG LỰC ................................................................................................ 103

3.1. Định hƣớng phát triển KT - XH và GDNN vùng Tây Nguyên đến 2030 .... 103

3.1.1. Định hƣớng phát triển KT - XH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ..... 103

3.1.2. Định hƣớng phát triển GDĐT, GDNN vùng Tây Nguyên đến năm 2030 ..... 103

3.2. Các nguyên tắc xây dựng giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng ..... 104

3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu ................................................................................. 104

3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển .............................................................. 104

3.2.3. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ .............................................................. 105

3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn, tính riêng biệt và tính phổ quát .............................. 105

3.2.5. Đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trƣờng cao đẳng .................. 106

Page 10: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

viii

3.3. Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên

theo tiếp cận năng lực ...................................................................................... 106

3.3.1. Tổ chức bổ sung, hoàn thiện Chuẩn nghề nghiệp giảng viên cao đẳng

theo tiếp cận năng lực phù hợp với điều kiện đặc thù vùng Tây Nguyên .... 106

3.3.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng

theo tiếp cận năng lực phù hợp với chiến lƣợc phát triển giáo dục nghề

nghiệp vùng Tây Nguyên ............................................................................. 110

3.3.3. Đổi mới tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra, đánh giá giảng viên cao đẳng theo

tiếp cận năng lực ............................................................................................ 114

3.3.4. Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng

theo tiếp cận năng lực .................................................................................... 120

3.3.5. Thiết lập mạng lƣới đội ngũ giảng viên giỏi của các trƣờng cao đẳng

vùng Tây Nguyên ......................................................................................... 125

3.3.6. Xây dựng môi trƣờng thuận lợi, tạo động lực phát triển năng lực của

đội ngũ giảng viên cao đẳng ......................................................................... 129

3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp .................................................................... 142

3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp và thử nghiệm ..... 143

3.5.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp ............................ 144

3.5.2. Thử nghiệm ................................................................................................... 146

Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................... 151

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 152

1. Kết luận ............................................................................................................... 152

2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 154

ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................... 155

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 156

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Page 11: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 BLĐTBXH Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội

2 CBQL Cán bộ quản lý

3 CĐN Cao đẳng nghề

4 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

5 CSVC&TBĐT Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo

6 DTTSTC Dân tộc thiểu số tại chổ

7 DN Doanh nghiệp

8 ĐTBD Đào tạo, bồi dƣỡng

9 ĐTNN Đào tạo nghề nghiệp

10 ĐNGVCĐ Đội ngũ giảng viên trƣờng cao đẳng

11 GDĐT Giáo dục và Đào tạo

12 GDĐH Giáo dục đại học

13 GDNN Giáo dục nghề nghiệp

14 GV Giảng viên

15 GVCĐ Giảng viên trƣờng cao đẳng

16 HSSV Học sinh sinh viên

17 HT Hiệu trƣởng

18 KNN Kỹ năng nghề

20 KT - XH Kinh tế - Xã hội

21 NCKH Nghiên cứu khoa học

22 NNL Nguồn nhân lực

23 NL Năng lực

24 NLTH Năng lực thực hiện

25 UBND Uỷ ban nhân dân

26 SPKT Sƣ phạm kỹ thuật

27 SV Sinh viên

28 XHCN Xã hội chủ nghĩa

Page 12: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả đào tạo học sinh sinh viên của 5 trƣờng cao

đẳng vùng Tây Nguyên ......................................................................... 59

Bảng 2.2: Kết quả cán bộ quản lý đánh giá phẩm chất của giảng viên tại 05

trƣờng khảo sát ........................................................................................ 72

Bảng 2.3: Tổng hợp đánh giá về năng lực sƣ phạm của đội ngũ giảng viên ........... 77

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, giảng viên đánh giá năng lực

phát triển nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng

viên các trƣờng cao đẳng nghề vùng Tây Nguyên ................................ 78

Bảng 2.5: Thực trạng qui hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng .... 81

Bảng 2.6: Kết quả đánh giá thực trạng tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên .... 82

Bảng 2.7: Thực trạng về kiểm tra đánh giá đội ngũ giảng viên cao đẳng theo

tiếp cận năng lực .................................................................................... 83

Bảng 2.8: Thực trạng đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên cao đẳng theo

tiếp cận năng lực .................................................................................... 86

Bảng 3.1: Danh mục các Quy chế cần cụ thể hóa liên quan phát triển đội ngũ

giảng viên cao đẳng .............................................................................. 134

Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả thử nghiệm (60 GV - đối tƣợng thử nghiệm) ........... 148

Page 13: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ

Biểu đồ:

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đội ngũ theo phân loại viên chức .......................................... 64

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đội ngũ theo hình thức đào tạo ............................................. 64

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu về giới tính, dân tộc của đội ngũ giảng viên ......................... 65

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo độ tuổi và thâm niên năm công tác ........ 66

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo hình thức dạy học và nhiệm vụ

đào tạo ............................................................................................... 67

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo cấp độ đào tạo và trình độ kỹ năng ...... 68

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo trình độ chuyên môn và nghiệp

vụ sƣ phạm ........................................................................................ 69

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu đội ngũ theo trình độ ngoại ngữ và tin học ........................... 70

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu ĐNGV theo trình độ lý luận chính trị và phân hạng

chức danh nghề nghiệp ...................................................................... 71

Biểu đồ 2.10: Tổng hợp kết quả cán bộ quản lý đánh giá về phẩm chất của đội

ngũ giảng viên ................................................................................... 73

Biểu đồ 2.11: Tổng hợp kết quả giảng viên tự đánh giá về phẩm chất của đội

ngũ giảng viên ................................................................................... 73

Biểu đồ 2.12: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý đánh giá về năng lực chuyên

môn của đội ngũ giảng viên .............................................................. 75

Biểu đồ 2.13: Kết quả khảo sát giảng viên tự đánh giá về năng lực chuyên

môn của đội ngũ giảng viên .............................................................. 75

Biểu đồ 2.14: Kết quả khảo sát CBQL đánh giá NL phát triển nghề nghiệp, nghiên

cứu khoa học của ĐNGV các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên .......... 79

Biểu đồ 2.15: Kết quả đội ngũ giảng viên tự đánh giá năng lực phát triển nghề

nghiệp và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trƣờng cao

đẳng vùng Tây Nguyên ..................................................................... 79

Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1: Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ - Chuẩn năng lực nhà giáo

giáo dục nghề nghiệp ........................................................................... 25

Sơ đồ 1.2: Mô hình phát triển nguồn nhân lực theo Leonand Nadlle (1980) ....... 33

Sơ đồ 1.3: Quy trình và nội dung phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng

theo tiếp cận năng lực .......................................................................... 34

Sơ đồ 1.4: Dự báo biên chế tƣơng lai .................................................................. 36

Sơ đồ 3.1: Quy trình tuyển dụng giảng viên theo tiếp cận năng lực .................. 116

Sơ đồ 3.2: Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng

vùng Tây Nguyên theo tiếp cận năng lực .......................................... 143

Page 14: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

(1) Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, với đặc trƣng

của kinh tế tri thức, nền kinh tế thị trƣờng, những tác động của cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ tƣ (CMCN 4.0) đang ảnh hƣởng tới mọi mặt của đời sống xã hội, tác

động trực tiếp đến hệ thống GDNN. Đòi hỏi GDNN phải đổi mới từ nội dung,

chƣơng trình, cơ cấu ngành nghề, hình thức, chất lƣợng đào tạo hƣớng đến phát triển

phẩm chất và NL ngƣời học. Trong bối cảnh đó, nhà giáo nói chung, GVCĐ nói riêng

luôn là nhân tố chủ đạo quyết định việc đảm bảo chất lƣợng GDNN, phù hợp với mục

tiêu phát triển GDĐT của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, kế thừa và phát

huy tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nƣớc ta đã luôn coi trọng xây

dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo trong từng thời kỳ. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng

ta có Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu

cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập

quốc tế đã tiếp tục xác định "Phát triển đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục là một

trong hai giải pháp then chốt" [8]. Điều đó thể hiện tƣ duy chiến lƣợc, quan điểm

toàn diện, khách quan, khoa học của Đảng, Nhà nƣớc ta đồng thời chỉ rõ nhiệm vụ

xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu và đáp ứng yêu cầu về

chất lƣợng là khâu then chốt, là tiền đề trong đổi mới GDĐT, GDNN hiện nay.

(2) Luật GDNN (2014) đƣợc ban hành với những thay đổi tích cực đã tạo nên

những thuận lợi, thời cơ để phát triển sự nghiệp GDNN nói chung, các trƣờng cao

đẳng nói riêng đồng thời cũng đặt ra những thách thức, yêu cầu cao về đào tạo NNL.

GDNN là một bậc học của hệ thống GD quốc dân, có chức năng đào tạo trình độ sơ

cấp, trung cấp, cao đẳng. Mục tiêu ĐTNN cụ thể của Trƣờng cao đẳng là: "Đào tạo

trình độ cao đẳng để người học có NLTH được các công việc của trình độ trung cấp

và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có

khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn

và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện được công việc” [10].

(3) Chất lƣợng đào tạo của trƣờng cao đẳng có nhiều yếu tố tác động, song NL của

ĐNGVCĐ đóng vai trò quyết định. Vì vậy, trƣớc hết ĐNGVCĐ phải đƣợc cập nhật bổ

Page 15: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

2

sung và nâng cao NL đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Phát triển ĐNGVCĐ là phát triển NNL

chất lƣợng cao, là phát triển lực lƣợng “nguồn” để đào tạo NNL trực tiếp lao động đáp

ứng yêu cầu phát triển KT - XH, là yếu tố then chốt để thực hiện thành công mục tiêu

đổi mới GDNN hiện nay; là chiến lƣợc đƣợc Đảng, Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm. Trong

Chiến lƣợc phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 đã nêu: “Xây dựng được đội

ngũ nhà giáo có chất lượng cao để đào tạo nhân lực có trình độ cho đất nước” [78].

(4) Tiếp cận NL là tiếp cận có tính tích hợp, vừa có tiếp cận quản lý phát triển

NNL, vừa có tiếp cận chuẩn nghề nghiệp, phù hợp với đổi mới giáo dục trên thế giới

Phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL là phƣơng pháp chuẩn hóa tích hợp các thành

tố kiến thức, kỹ năng, thái độ tạo thành một hệ thống chuẩn nghề nghiệp GVCĐ để

thực hiện chuẩn hóa các nội dung phát triển ĐNGVCĐ; là chú trọng phát triển NL

của GVCĐ dựa vào tiềm năng, NL nền tảng đã có nhằm phát triển GV đạt chuẩn.

(5) Tây Nguyên là vùng tiềm năng về kinh tế, nơi có vị trí chiến lƣợc đặc biệt

quan trọng trong phát triển KT-XH, quốc phòng - an ninh của cả nƣớc. Tuy đã đƣợc

Đảng, Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm bằng những chính sách đặc thù, GDNN nói

chung, ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên nói riêng có sự phát triển về quy mô và chất

lƣợng; song còn bất cập: Đa số ĐNGVCĐ đạt chuẩn về phẩm chất chính trị, nhƣng

còn thiếu số lƣợng, cơ cấu chƣa đồng bộ, chất lƣợng còn yếu; phát triển ĐNGVCĐ

còn hạn chế và những khó khăn đặc thù của tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số,...là

những thách thức không nhỏ đối với định hƣớng phát triển GDNN vùng Tây Nguyên.

(6) Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về phát triển đội ngũ

nhà giáo ở các bậc học. Tuy nhiên về phát triển ĐNGVCĐ cho vùng Tây Nguyên

theo tiếp cận NL thì chƣa đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện.

Vì vậy, vấn đề nghiên cứu có tính cấp thiết cần đƣợc giải quyết. Kế thừa những

công trình nghiên cứu và mong muốn góp phần khắc phục những bất cập trong phát

triển ĐNGVCĐ, tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển ĐNGV các trường cao đẳng vùng

Tây Nguyên theo tiếp cận năng lực” làm nội dung nghiên cứu Luận án của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng ĐNGVCĐ vùng Tây

Nguyên, luận án đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV các trƣờng cao đẳng vùng Tây

Nguyên theo tiếp cận NL đáp ứng của yêu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng.

Page 16: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

3

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng (ĐNGVCĐ) vùng Tây Nguyên.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động phát triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên theo tiếp cận năng lực (NL).

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL

4.2. Khảo sát thực trạng phát triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên theo tiếp cận NL

4.3. Đề xuất giải pháp phát triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên theo tiếp cận NL

4.4. Tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp; tổ chức

thử nghiệm một số giải pháp đề xuất

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

5.1. Câu hỏi nghiên cứu

Giải pháp quản lý nào để phát triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên đáp ứng đƣợc yêu

cầu đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng của Vùng và yêu cầu đổi mới GDNN hiện nay?

5.2. Giả thuyết khoa học: Hiện nay, ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên còn thiếu về số

lƣợng, cơ cấu chƣa đồng bộ, chất lƣợng chƣa đạt chuẩn. Nếu nghiên cứu đề xuất

đƣợc các giải pháp phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL, trên cơ sở phân tích đặc

trƣng hoạt động ĐTNN để xác định những NL cần có và hoàn thiện chuẩn GVCĐ,

để thực hiện chuẩn hóa: quy hoạch, kế hoạch, tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra, đánh

giá, ĐTBD, xây dựng các điều kiện và môi trƣờng phù hợp với chiến lƣợc phát triển

KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên; tác động đồng bộ đến

các yếu tố: chủ thể quản lý, đối tƣợng quản lý, cơ chế, chính sách thì sẽ phát triển

ĐNGVCĐ đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực và yêu cầu đổi mới GDNN hiện nay.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về nội dung: Trong Luận án này chỉ tập trung nghiên cứu ĐNGV các

trƣờng cao đẳng, loại hình công lập, đào tạo các ngành nghề kĩ thuật - công nghệ -

dịch vụ theo định hƣớng thực hành ở vùng Tây Nguyên (theo Luật GDNN, năm

2014 và Thông tƣ 46/TT-BLĐTBXH ngày 15/03/2016 của Bộ LĐTBXH).

6.2. Phạm vi về không gian

- Địa bàn nghiên cứu, gồm 05 trƣờng cao đẳng: (1) Trƣờng cao đẳng kỹ thuật

Đắk Lắk (CĐN Đắk Lắk); (2) Trƣờng cao đẳng công nghệ Tây Nguyên; (3) CĐN

Page 17: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

4

Gia Lai; (4) CĐN số 21, Bộ Quốc phòng và (5) Trƣờng CĐN Du lịch Đà Lạt; thuộc

5 tỉnh vùng Tây Nguyên là Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum.

- Thời gian: Tổng hợp số liệu thứ cấp từ năm học 2010 - 2011 đến 2014-2015;

tổ chức khảo sát, điều tra và thử nghiệm giải pháp trong 2 năm (2016, 2017).

7. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

- Tiếp cận phát triển NNL: Là kế thừa lý thuyết khoa học quản lý, phát triển

NNL áp dụng phát triển ĐNGVCĐ, gồm: quy hoạch, kế hoạch; tuyển dụng, sử dụng;

ĐTBD; kiểm tra và đánh giá; xây dựng môi trƣờng và điều kiện phát triển ĐNGVCĐ.

- Tiếp cận Chuẩn hóa: Căn cứ các quy định về Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ, cách

thức tổ chức thực hiện để phát triển ĐNGVCĐ đạt Chuẩn, đáp ứng đổi mới GDNN.

- Tiếp cận NL, là "phương pháp chuẩn hóa các NL và điều khiển hành vi hoạt

động'" [109]; là phƣơng thức quản lý hiện đại (khai thác tiềm năng con ngƣời), vừa

có tính tích hợp, vừa có tính kế thừa: tiếp cận phát triển NNL làm nội dung phát triển

ĐNGV và tiếp cận Chuẩn nghề nghiệp làm mục tiêu phát triển ĐNGV. Phát triển

ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL là chú trọng phát triển NL của GVCĐ dựa vào chính

tiềm năng, NL nền tảng đã có của GV để phát triển NL của họ đạt chuẩn GVCĐ.

- Tiếp cận hệ thống: NL là một thành tố trong hệ thống cấu trúc nhân cách, có

mối quan hệ mang tính ràng buộc, tác động lẫn nhau với thành tố phẩm chất. Vì

vậy, phát triển NL phải đồng thời phát triển phẩm chất. ĐNGVCĐ là một bộ phận

quan trọng của hệ thống nhân lực và quyết định đảm bảo chất lƣợng GDNN của

trƣờng cao đẳng. Vì vậy, phát triển ĐNGV phải nằm trong mối quan hệ tƣơng tác

phát triển đồng bộ các nhân tố khác. Phát triển ĐNGV phải nằm trong tổng thể phát

triển GDNN, phát triển đội ngũ nhà giáo Việt Nam và phát triển NNL Việt Nam.

- Tiếp cận lịch sử: Phát triển ĐNGVCĐ trong quá trình vận động phát triển

trƣờng cao đẳng trong giai đoạn đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT hiện nay.

- Tiếp cận thực tiễn: Đề tài nghiên cứu từ yêu cầu thực tiễn và đề ra các giải

pháp phát triển ĐNGV đƣợc xem xét, điều chỉnh dựa trên sự "cung - cầu" của thị

trƣờng lao động, đáp ứng nhu cầu cơ cấu NNL có trình độ cao đẳng kỹ thuật - công

nghệ - dịch vụ, phục vụ CNH, HĐH, phát triển KT-XH cho vùng Tây Nguyên.

Page 18: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

5

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu có liên

quan: lý thuyết phát triển NNL, phát triển ĐNGV theo tiếp cận NL để khái quát hóa

lý luận, xác định các khái niệm công cụ, xây dựng hệ thống cơ sở lý luận của đề tài.

- Tổng quan, phân tích, tổng hợp các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà

nƣớc; các quy định do Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH, Tổng cục GDNN, UBND các tỉnh

vùng Tây Nguyên ban hành; các tài liệu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến đề tài.

7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi: Tác giả đã lấy ý kiến 126

CBQL, 312 GV và 50 SV (năm 3) để đánh giá thực trạng về: ĐTNN, ĐNGVCĐ,

phát triển ĐNGVCĐ và về tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp đƣợc đề

xuất tại 5 trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên.

- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng kết kinh

nghiệm của đội ngũ CBQL các trƣờng cao đẳng về công tác quản lý ĐNGV.

- Phương pháp chuyên gia: Tác giả hỏi ý kiến trực tiếp một số nhà khoa học,

các CBQL của trƣờng Đại học Thái Nguyên, Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH, Tổng cục

GDNN, Sở LĐTBXH, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, UBND và HĐND các tỉnh Tây

Nguyên về sự cần thiết phát triển đội ngũ GVCĐ các tỉnh vùng Tây Nguyên.

- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Để khẳng định tính đúng đắn, tính

hiệu quả và tính khả thi của một số giải pháp đề ra.

- Phương pháp thống kê và thuật toán: Để xử lý các số liệu kết quả nghiên cứu.

8. Những luận điểm bảo vệ

8.1. Phát triển ĐNGV các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận NL đáp

ứng yêu cầu đào tạo nhân lực có trình độ cao đẳng; nâng cao NL cạnh tranh của

NNL là yếu tố quan trọng góp phần phát triển KT - XH của cả vùng Tây Nguyên.

8.2. Muốn phát triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên cần làm rõ: Những mặt mạnh, mặt

yếu, thời cơ, thách thức về thực tiễn ĐTNN, ĐNGVCĐ và hoạt động phát triển

ĐNGV tại các trƣờng cao đẳng trong vùng; về đặc trƣng phát triển KT -XH, văn hóa,

GDNN nói chung, ĐTNN ở các trƣờng cao đẳng nói chung; đặc trƣng của nhân lực

và những NL chung cũng nhƣ NL đặc thù của GVCĐ của vùng Tây Nguyên. Những

Page 19: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

6

đặc trƣng này đƣợc cụ thể hóa vào Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ xem nhƣ là công cụ

phát triển ĐNGV của các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận NL.

8.3. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng ĐNGVCĐ trong bối cảnh đổi mới

GDNN cần phát triển theo hƣớng bảo đảm đủ số lƣợng, chuẩn hóa về chất lƣợng, cơ

cấu đồng bộ, hợp lý và phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên.

8.4. Phát triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên theo tiếp cận NL đòi hỏi cần có hệ thống

các giải pháp đồng bộ từ: Tổ chức bổ sung hoàn thiện Chuẩn GVCĐ đến xây dựng quy

hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với chiến lƣợc đào tạo nhân lực và phát

triển KT-XH của vùng; đổi mới tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra, đánh giá GVCĐ theo

NL; chú trọng hoạt động ĐTBD, khuyến khích GV tự bồi dƣỡng nâng cao NL và xây

dựng môi trƣờng thuận lợi, tạo động lực cho ĐNGV phát huy NL, sở trƣờng của mình.

9. Những đóng góp và điểm mới của luận án

9.1. Về lý luận: Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu về NNL, NL của

nhà giáo, của GV và phát triển ĐNGV theo tiếp cận NL; hoàn thiện khung lý luận, hệ

thống các khái niệm công cụ: GVCĐ, ĐNGVCĐ, NL, phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp

cận NL; làm rõ đặc trƣng ĐTNN, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể quản lý và các

yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển ĐNGVCĐ; đề xuất Khung NL và Chuẩn GVCĐ.

9.2. Về thực tiễn: Luận án đã xây dựng đƣợc bộ công cụ khảo sát và xử lý số liệu của

quá trình nghiên cứu; đánh giá thực trạng ĐTNN, nhận diện mặt mạnh, mặt yếu, thời

cơ và thách thức đối với ĐNGV và phát triển ĐNGV các trƣờng cao đẳng Tây Nguyên

theo tiếp cận NL; đề xuất 06 giải pháp với 16 hoạt động quản lý tác động đồng bộ đến

các chủ thể quản lý, đối tƣợng quản lý - GVCĐ và các nội dung của phát triển ĐNGV.

10. Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và các phụ

lục, nội dung luận án đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:

- Chương1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng

theo tiếp cận năng lực.

- Chương 2: Cơ sở thực tiễn về phát triển đội ngũ giảng viên tại các trƣờng cao

đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận năng lực.

- Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng vùng

Tây Nguyên theo tiếp cận năng lực.

Page 20: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

7

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

1.1. Tổng quan các nghiên cứu

Trong thế kỷ XXI trƣớc bối cảnh của nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hoá,

các nƣớc trên thế giới đều nhận thức nhân lực là nhân tố quyết định sức cạnh tranh

của nền kinh tế và GD có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển KT-XH của

mỗi quốc gia. GD là chìa khóa của sự phát triển KT-XH, GD tạo ra NNL, sức lao

động cho xã hội. Vì vậy, Họ đã và đang tích cực nghiên cứu, thực hiện các chiến lƣợc

cải cách, đổi mới GD. Đồng thời chú trọng phát huy các nguồn lực để tập trung phát

triển NNL, phát triển NL của NNL để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.

Đã có nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nƣớc nghiên cứu về

phát triển NNL, phát triển đội ngũ nhà giáo (CBQL, giáo viên, GV) ở các bậc học

gắn với nghiên cứu đổi mới, phát triển GD đáp ứng nhiệm vụ phát triển KT-XH của

mỗi quốc gia, đƣợc tiếp cận theo những khía cạnh, góp độ khác nhau, tùy theo mục

đích nghiên cứu. Có thể tổng hợp thành các vấn đề liên quan đến đề tài nhƣ sau:

1.1.1. Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực (NNL)

Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về nội dung liên quan đến những vấn đề

lý luận về khoa học QLGD, quản lý và phát triển NNL tiêu biểu nhƣ:

- Công trình của các nhà khoa học Xô Viết: Xukhômlinxki, với tác phẩm “Tâm lý

học nghề nghiệp” (1972) đề cập đến một số vấn đề tâm lý trong dạy học nghề nghiệp.

Công trình nghiên cứu “Cơ sở giáo dục học nghề nghiệp” của Ia. Batuxep và X.A

Sapôrinxki (1982) đề cập một cách toàn diện, hệ thống các vấn đề của khoa học

GDNN; trong đó vấn đề phát triển ĐNGV đƣợc xem là nhiệm vụ cốt lõi [49].

- Công trình nghiên cứu "Phát triển nguồn nhân lực: Các mô hình, chính sách và

thực tiễn" của Noonan Richard (1977) đã đề cập đến quản lý đào tạo nghề, phát triển

NNL trong cơ chế thị trƣờng. Trong cuốn "Quản lý phát triển nguồn nhân lực",

Leonard Nadle và Galand D.Wiggs (1986) cho rằng, phát triển NNL và quản lý NNL

đều có chung nội hàm, là những tác động của nhà quản lý đến đối tƣợng quản lý

nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức và đã đƣa ra vấn đề quản lý NNL phải gồm 3

Page 21: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

8

nhiệm vụ chính là: (1) Phát triển NNL (giáo dục, ĐTBD, phát triển, nghiên cứu, phục

vụ NNL); (2) Sử dụng NNL (tuyển dụng, sàng lọc, bố trí, đánh giá, đãi ngộ, kế hoạch

hóa sức lao động); 3) Môi trƣờng NNL phát triển (mở rộng chủng loại việc làm, quy

mô làm việc, phát triển tổ chức) [47, tr.26]. Kết quả nghiên cứu của Leonard Nadle

đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới sử dụng vào việc phát triển nhân lực.

- Christian Batal (2002) trong bộ sách “Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực

nhà nước” cũng khai thác theo hƣớng này và đƣa ra lí thuyết tổng thể về Quản lý phát

triển NNL theo tiếp cận NL, bao gồm: phân tích công việc, xây dựng danh mục công

việc và NL để quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng, quản lý điều hành, tổ chức lao động,

giao tiếp nội bộ và cuối cùng là kiểm kê, đánh giá NL hiệu lực của NNL [22, tr.257].

- Năm 2004, nhóm tác giả David D. Dubois, William J.Rothwell nghiên cứu đƣa

hệ thống năng lực vào quản trị NNL với tác phẩm "Quản lý nguồn nhân lực dựa

trên năng lực" [101]; Michelle R.Ennis, đã công bố "các thành tố mô hình năng lực

của các ngành nghề khác nhau" nhằm xây dựng các mô hình năng lực trong đào tạo

các ngành công nghiệp để chuẩn bị NNL lao động có hiệu quả [105]. Năm 2010,

Noordeen T.Gangani, Gary N McLean, Richard A. Braden với nghiên cứu "Chiến

lược phát triển nguồn nhân lực dựa trên năng lực" (Competency - Based Human

Resource Development Strategy) [107, tr.7] khẳng định phát triển NNL dựa vào NL.

- Tại Việt Nam, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: "Phát triển nguồn

nhân lực giáo dục đại học Việt Nam" [25] của Đỗ Minh Cƣơng và Nguyễn Thị

Doan (2001); "Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI" [37] của Phạm Minh Hạc, Trần

Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ (2002); "Quản lý giáo dục một số vấn đề lý

luận và thực tiễn" [59] của Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009); "Quản lý nguồn nhân lực ở

Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" [63] của Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng

Ngân (2006); “Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế

thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế" [35] của Nguyễn Minh Đƣờng, Phan

Văn Kha (2006); “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI” (2010)

của Trần Khánh Đức [33]. Các công trình nghiên cứu trên đều tập trung các vấn đề:

(1) Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quản lý phát triển NNL, chỉ ra lý

thuyết tổng thể về phát triển NNL của Leonard Nadlle để làm cơ sở khoa học vận

dụng đề ra các giải pháp phát triển NNL thông qua: GDĐT NNL, sử dụng và tạo môi

Page 22: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

9

trƣờng thuận lợi cho NNL phát triển; trong đó, GDĐT đƣợc coi là hoạt động chủ yếu

quan trọng nhất để phát triển NNL. Phát triển NNL đảm bảo cả 3 phƣơng diện: Số

lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu; trong đó, số lƣợng là yếu tố quan trọng đầu tiên của NNL,

số lƣợng không đạt đến mức cần thiết thì không phát huy đƣợc sức mạnh NNL, số

lƣợng NNL đƣợc xác định theo quy mô dân số. Chất lƣợng NNL đƣợc thể hiện qua chỉ

tiêu về sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, NL, phẩm chất, văn hóa, lối

sống. Cơ cấu NNL đƣợc thể hiện về tuổi, giới tính, thành phần xã hội, dân tộc, tôn

giáo, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn ngành, nghề. Chất lƣợng NNL là yếu tố có

tính quyết định trực tiếp đến chất lƣợng và năng suất lao động, sức cạnh tranh của mỗi

quốc gia. Vì vậy, phát triển NNL là nhu cầu tất yếu của phát triển xã hội.

(2) Khẳng định vai trò trung tâm của yếu tố con ngƣời, con ngƣời là nguồn vốn

- vốn nhân lực to lớn, cơ bản và quý nhất; tiềm năng con ngƣời nhƣ là nội lực cơ bản

nhất trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Đồng thời cũng đã

chỉ ra rằng tiềm năng của con ngƣời là vô tận nếu đƣợc tự do phát triển, tự do sáng

tạo và cống hiến, đƣợc trả đúng giá trị lao động thì tiềm năng vô tận đó đƣợc khai

thác, phát huy trở thành nguồn vốn vô cùng to lớn. Muốn phát huy tiềm năng đó,

phải chuyển NNL sang trạng thái động, thành "vốn nhân lực", tức là nâng cao tính

năng động xã hội của con ngƣời thông qua chính sách, thể chế và giải pháp giải

phóng triệt để tiềm năng con ngƣời. Phát triển ngƣời, phát triển toàn diện con ngƣời

là tƣ tƣởng lớn của nhân loại, của thời đại, của Đảng và Nhà nƣớc ta.

(3) Tổng kết kinh nghiệm và xu thế phát triển GD của thế giới, khuyến cáo một

số bài học có thể vận dụng, sáng tạo, thích hợp trong quá trình đổi mới GD Việt Nam

nói chung, phát triển NNL nói riêng. Luận giải những khái niệm, đề xuất cơ chế, chính

sách, các giải pháp nhằm từng bƣớc phát triển GD theo hƣớng hiện đại hóa, chuẩn hóa

và xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động trong và ngoài nƣớc, góp phần

phát triển KT-XH, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc.

Nhƣ vậy, phát triển NNL luôn đƣợc chú trọng và gắn bó đồng thời với chiến lƣợc

phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Kết quả nghiên cứu của các tác giả góp phần hoàn

thiện cơ sở lý luận phát triển GDĐT/GDNN, phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, phát

triển ĐNGV các trƣờng cao đẳng nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Page 23: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

10

1.1.2. Nghiên cứu về năng lực của nhà giáo, của giảng viên (GV)

- Hội nghị Quốc tế về GD thế kỉ XXI "Tầm nhìn và hành động" (1998) đã nêu lên

11 NL cần có của một GV, bao gồm: (1) có kiến thức và sự thông hiểu về các cách học

khác nhau của SV; (2) có kiến thức, NL và thái độ về mặt theo dõi đánh giá SV nhằm

giúp họ tiến bộ; (3) tự nguyện hoàn thiện bản thân trong ngành nghề của mình; (4) biết

ứng dụng những tiêu chí nghề nghiệp và luôn luôn cập nhật những thành tựu mới nhất;

(5) biết ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin, về môn học, ngành học của

mình; (6) có khả năng nhận biết đƣợc tín hiệu của thị trƣờng bên ngoài về nhu cầu của

giới chủ đối với SV tốt nghiệp; (7) làm chủ đƣợc những thành tựu mới về dạy và học,

các cách dạy học; (8) chú ý đến quan điểm và mong ƣớc của khách hàng; (9) hiểu đƣợc

những tác động của nhân tố quốc tế và đa văn hóa đối với các chƣơng trình đào tạo;

(10) có khả năng dạy nhiều loại hình SV khác nhau; bảo đảm các giờ giảng chính khóa,

seminar hoặc tại các xƣởng sản xuất với số lƣợng SV đông; (11) có khả năng hiểu

đƣợc những "chiến lƣợc thích ứng" nghề nghiệp của các cá nhân [46, tr.162, 163].

- Một số nghiên cứu của các thành viên Tổ chức Hợp tác phát triển Châu Âu

(OECD) cũng chỉ ra 05 mặt của nhà giáo gồm: (1) Kiến thức phong phú về nội dung

chƣơng trình và bộ môn mình dạy; (2) Kỹ năng sƣ phạm, kiến thức về phƣơng pháp

dạy học và NL sử dụng những phƣơng pháp đó; (3) Có tƣ duy phê phán trƣớc mỗi

vấn đề và NL tự phê; (4) Biết tôn trọng và cam kết tôn trọng phẩm giá của ngƣời

khác; (5) Có NL quản lý, kể cả trách nhiệm quản lý trong và ngoài lớp học [47].

- Kết quả của Dự án Phát triển GDĐH định hƣớng nghề nghiệp ứng dụng ở

Việt Nam (gọi tắt là POHE) do Bộ GDĐT chủ trì thực hiện cùng với đối tác trƣờng

Đại học Saxion và tài trợ của chính phủ Hà Lan xây dựng Chuẩn năng lực GV

GDĐH định hướng nghề nghiệp ứng dụng (gọi tắt là Chuẩn NL GV POHE) bao gồm

5 NL: NL chuyên môn; NL dạy học; NL phát triển và hƣớng dẫn, sử dụng chƣơng

trình đào tạo; NL quan hệ với thế giới nghề nghiệp; NL phát triển nghề nghiệp và NL

NCKH ứng dụng nhằm nâng cao chất lƣợng cho GV [14]. Tuy cùng cách tiếp cận NL

(Khung NL của GV POHE đƣợc đề xuất theo hƣớng khung NL gồm các chuẩn về

kiến thức, kỹ năng, thái độ) và cùng đối tƣợng là GV. Nhƣng nghiên cứu chƣa có bộ

công cụ đánh giá tiêu chuẩn tƣơng ứng với khung NL của GV POHE và chƣa đề cập

đến đối tƣợng GV các trƣờng cao đẳng theo định hƣớng thực hành nghề nghiệp.

Page 24: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

11

- Các công trình nghiên cứu về NL của giáo viên, GV dạy nghề (GVDN) ở

nƣớc ngoài tiêu biểu có: (1) Viện Dạy nghề Cộng hòa Liên bang Đức trong đề tài

nghiên cứu về NL của GVDN, trong đó đề tài “Đào tạo giáo viên dạy nghề chuyên

sâu theo NL” đã khẳng định: NL của mỗi ngƣời không giống nhau, có ngƣời thiên về

NL trí tuệ, có ngƣời thiên về NL thực hành, số ít ngƣời có NL toàn diện; từ đó đề

xuất đào tạo giáo viên dạy nghề theo 3 loại: giáo viên chuyên dạy lý thuyết, giáo viên

chuyên dạy thực hành, giáo viên dạy cả lý thuyết và thực hành. (2) Trên cơ sở phân

loại giáo viên, tập trung ĐTBD chuyên sâu theo dạng chuyên môn hóa. Viện Nghiên

cứu Dạy nghề Vƣơng quốc Anh có đề tài: “NL sư phạm kỹ thuật - yếu tố quyết định

tạo nên nhân cách toàn diện của người giáo viên dạy nghề” [46]; kết quả nghiên

cứu đƣợc sử dụng để cải tiến nội dung giảng dạy tại các khoa SPKT ở các trƣờng

Đại học Tổng hợp, làm cơ sở xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng giáo viên dạy nghề.

- Các công trình nghiên cứu về NL của giáo viên, GVDN ở trong nƣớc đã đề

cập các khía cạnh khác nhau: (1) Theo Nguyễn Viết Sự [76] cho rằng chuẩn tối thiểu

có ba NL cốt lõi của ngƣời giáo viên, GVDN: NL nghề nghiệp chuyên môn, NL sƣ

phạm và NL hỗ trợ (công nghệ thông tin, Internet, ngoại ngữ, giao tiếp); (2) Năm

2000, Nguyễn Đức Trí chủ trì đề tài nghiên cứu “Mô hình đào tạo giáo viên kỹ thuật

trình độ đại học cho các trường trung học chuyên nghiệp (THCN) và dạy nghề”. Đề

tài đƣa ra mô hình nhân cách, mô hình hoạt động của ngƣời giáo viên làm cơ sở để

xác định mô hình đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên THCN và dạy nghề [90].

- Trên các Tạp chí khoa học GD nhiều bài viết về mô hình NL ngƣời GV có thể

kể đến nhƣ: Theo Nguyễn Hữu Lam, mô hình NL của ngƣời GV gồm ba thành tố

(NL chuyên môn, NL giảng dạy, NL nghiên cứu) và để phát triển ĐNGV cần xây

dựng một bộ NL tối thiểu cần thiết cho GV theo mô hình NL trên để phát triển NL

GV nhằm nâng cao chất lƣợng GDĐT trong các trƣờng đại học, cao đẳng trong điều

kiện toàn cầu hóa và bùng nổ tri thức hiện nay. Đặng Thành Hƣng (2016), cho rằng

cần bốn NL cơ bản: NL trí tuệ nghề nghiệp hay tri thức nghề nghiệp, NL hành nghề hay

kỹ năng nghề nghiệp, NL thực thi đạo đức nghề nghiệp, NL thực thi văn hóa nghề

nghiệp [48, tr.15]. Trần Thị Tuyết Oanh và các cộng sự đã chỉ ra bốn NL cơ bản của

ngƣời GV, đó là: NL chuyên môn, NL xã hội, NL phƣơng pháp và NL phát triển.

Page 25: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

12

Từ đó, phát triển ĐNGV, trƣớc tiên phải phát triển những NL này ở ngƣời GV [66].

(3) Tác giả Phạm Hồng Quang trong bài "Giải pháp đào tạo giáo viên theo định

hướng năng lực" đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 216 (6/2009) đã nhấn mạnh NL

giáo viên - yếu tố cơ bản quyết định chất lƣợng GD và nêu ra bốn giải pháp ĐTBD

giáo viên theo quan điểm mới của UNESCO. Theo tác giả 10 lĩnh vực NL của giáo

viên cần có gồm: NL xác định bối cảnh, NL về khái niệm, NL về chƣơng trình và nội

dung, NL giải quyết, NL trong các hoạt động GD, NL liên quan đến tài liệu học tập

và giảng dạy, NL đánh giá, NL quản lý, NL liên quan đến việc xúc tác và hợp tác với

phụ huynh HSSV và NL liên quan đến việc xúc tác, hợp tác với cộng đồng, xã hội [70].

Nhƣng đó chỉ là các NL thành phần của NL sƣ phạm (giảng dạy và quản lý hoạt động

giáo dục) của nhà giáo nói chung mà chƣa thể hiện đầy đủ các NL cần có để phù hợp với

đặc thù hoạt động ĐTNN của GVCĐ và đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN hiện nay.

- Trên Tạp chí Dạy nghề, NL của GVDN đƣợc đề cập trong các bài viết: (1)

“Phát triển kỹ năng nghề trong hội nhập” của Phan Chính Thức (2014) cho rằng, NL

của ngƣời GV bao gồm ba thành tố: NL chuyên môn, NLSP và NL xã hội; trong đó,

NL chuyên môn (thể hiện ở trình độ KNN) và NLSP là hai yếu tố quan trọng nhất để

đảm bảo đào tạo KNN cho SV thích ứng với nhu cầu nhân lực thị trƣờng lao động

[85, tr. 30]. (2) "Năng lực cơ bản của giáo viên dạy nghề" của Đặng Thành Hƣng

(2016) cho rằng mô hình NL nghề nghiệp của GVDN tối thiểu bao gồm: NL kỹ thuật

chung, NL đặc trƣng nghề mà mình dạy và NL sƣ phạm [48, tr.36, 37, 38]; trong đó,

nhấn mạnh NL kỹ thuật chung (gồm NL nhận thức kỹ thuật, NL thiết kế kỹ thuật, NL

quản lý kỹ thuật, NL chế tạo kỹ thuật) và đƣa ra hệ thống các kiến thức, kỹ năng tối

thiểu cụ thể tƣơng ứng với 3 nhóm NL theo tiếp cận NLTH đối với giáo viên dạy

nghề. Tuy nghiên cứu cùng cách tiếp cận NL (cách tiếp cận mà đề tài đang nghiên

cứu) nhƣng khung NL tác giả nêu trên là chung cho các đối tƣợng giáo viên, GVDN

nên còn tổng quát và thiếu cụ thể các NL bổ trợ cần thiết trong hoạt động GDNN hiện

nay nhƣ: NL quản lý, NL hội nhập, NL học tập và NL hoạt động chính trị - xã hội.

Nhƣ vậy, với cách tiếp cận khác nhau nên các tác giả mô tả khung NL, cách

chia số lƣợng, tên gọi các thành phần NL là khác nhau. Nhƣng đều có quan điểm

chung cho rằng: (i) Dựa vào chức năng hoạt động ĐTNN để xây dựng khung NL

của nhà giáo; (ii) Khung NL là hệ thống các NL cơ bản và mỗi NL cơ bản có các

Page 26: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

13

NL bộ phận; (iii) NL đƣợc xây dựng trên hệ thống các kiến thức, kỹ năng và thái

độ; (iv) Khung NL của GVCĐ bên cạnh những NL đặc trƣng chung của nhà giáo,

nhà sƣ phạm, nhà khoa học, nhƣ: NL chuyên môn, NL sƣ phạm, NL phát triển nghề

nghiệp và NCKH; NL quản lý và NL cá nhân thì họ còn có những NL đặc trƣng đặc

thù riêng của nhà SPKT nhƣ: NLTH nghề (thể hiện ở KNN), NL hợp tác với DN.

1.1.3. Nghiên cứu về đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên theo tiếp

cận năng lực

Phƣơng pháp tiếp cận theo NL là cơ sở lý luận của dạy học hiện đại đang đƣợc

áp dụng, trở thành xu thế phổ biến trên thế giới và trong đổi mới căn bản, toàn diện

GDĐT/GDNN Việt Nam hiện nay. Theo Đặng Thành Hƣng (2012), vấn đề cơ bản

của tiếp cận NL vận dụng trong phát triển ĐNGV là: (i) xác định khung NL và thành

phần của mỗi lĩnh vực đó dƣới dạng NL bộ phận; (ii) trong mỗi NL cụ thể chọn

những kỹ năng then chốt làm lõi; (iii) đánh giá và tuyển chọn qua những kỹ năng lõi

này; (iv) phát triển chuẩn đánh giá kết quả các lĩnh vực NL; (v) những lĩnh vực NL

(hay chuẩn học tập) cần ƣu tiên [48, tr.19]. Theo Nguyễn Minh Đƣờng trong nghiên

cứu “Đào tạo theo năng lực” [34] đã lấy tiếp cận đào tạo theo NLTH để xây dựng nội

dung chƣơng trình ĐTBD giáo viên, GVDN. Nguyễn Đức Trí, Báo cáo tổng kết Đề

tài cấp bộ B93-52-24 của Viện nghiên cứu và phát triển GD về "Tiếp cận đào tạo

nghề dựa trên NLTH và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề" [90]. Trên Tạp chí Khoa học

GD có các bài viết: (1) “Các giải pháp cải tiến quản lý dạy học thực hành cho SV

SPKT theo tiếp cận NLTH” [53] của Đặng Bá Lãm (2006); (2) "Dạy học hiện đại và

nâng cao NL dạy học cho giáo viên" [46] của Vũ xuân Hùng; (3) "Đổi mới quản lý

đào tạo từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận NLTH" [75] của Phạm Văn Sơn. Ngoài ra

còn có nghiên cứu của các tác giả: Phan Văn Nhân [65], Phan Chính Thức [85] và

Mạc Văn Tiến [86],... Các công trình nghiên cứu nêu trên đã làm rõ các nội dung:

(1) Khái niệm NL và tiếp cận theo NL; đề xuất giải pháp quản lý nâng cao

NL của giáo sinh các trƣờng Đại học SPKT (cơ sở đào tạo giáo viên kỹ thuật)

hay xây dựng nội dung, chƣơng trình để ĐTBD giáo viên, GV theo tiếp cận NL.

(2) Trong đào tạo nghề, NL đƣợc hiểu là NLTH hay gọi là NL thực hành, đó là

sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để hoàn thành

Page 27: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

14

đƣợc công việc cụ thể của nghề theo các tiêu chí và chuẩn đƣợc quy định. Vì vậy,

phát triển NL giáo viên, GVDN là phát triển NLTH, bao gồm phát triển: NL kỹ thuật,

NL phƣơng pháp NL xã hội và NL cá nhân. Phát triển năng lực GVCĐ là sự phát

triển toàn diện phẩm chất và NL của GVCĐ đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại.

Nghiên cứu về phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, GVCĐ nói riêng đã đƣợc

nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nƣớc nghiên cứu từ rất sớm, gắn với nghiên cứu

phát triển NNL, gắn với nghiên cứu tổng thể GD, cải cách GD của các quốc gia trên

thế giới. Theo Đặng Quốc Bảo [4] thì từ thế kỷ XVI ở Châu Âu, khi đề cập các biện

pháp chấn hƣng GD, ngƣời ta nhấn mạnh đến việc xây dựng và phát triển ĐNGV.

Các nội dung và biện pháp phát triển ĐNGV ngày càng đƣợc bổ sung phong phú

nhƣng yêu cầu về yếu tố chất lƣợng đội ngũ luôn đƣợc đề cao. Đến những năm cuối

thập niên 60 của thế kỷ XX, khi mà các khái niệm "Vốn con người" (Human capital)

và "Nguồn lực con người" (Human resources) xuất hiện ở Hoa Kỳ vào những năm

cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX do nhà kinh tế học ngƣời Mĩ - Theodor Schoults đƣa ra,

sau đó thịnh hành trên thế giới, thì vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên nói chung,

ĐNGV nói riêng đƣợc ông giải quyết với tƣ cách là phát triển NNL của một ngành,

một lĩnh vực [46, tr.14]. Tuy nhiên, nội dung và cách thức giải quyết vấn đề thì có sự

khác nhau ở mức độ và phụ thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia và mỗi giai đoạn

lịch sử. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến nhƣ:

- Năm 1987, UNESCO và ILO (Ủy ban Quốc gia về các Tiêu chuẩn chuyên

môn nhà giáo) với tác phẩm "Vị thế nhà giáo cho thế kỷ XXI" đã phát hành một bản

yêu cầu mang tính nguyên tắc định hƣớng nghề nghiệp đầu tiên: thầy giáo cần phải

biết và có thể làm gì? (What teachers Should Know and Be Able to do?) thầy giáo

cần có những NL cốt lõi đƣợc hòa trộn đó là kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, thái độ

và niềm tin [6].

- Năm 1994, cuốn sách "Những định hướng phát triển đội ngũ giảng viên cho

thế kỷ XXI" - Higher education staff development: directions for the twenty - first

century, xuất bản tại Pari của UNESCO và nghiên cứu "Phát triển đội ngũ giảng

viên" [103] của Marriss Dorothy (2010) đã nêu định hƣớng phát triển ĐNGV theo

tiếp cận NL gọi tắt: "devolopment progammes competency-based" [108, tr.78].

Page 28: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

15

- Trên các tạp chí nƣớc ngoài có nhiều bài viết nhƣ: Hai tác giả An Lieberman và

Phi Delta Kappan trong bài "Thực hành có hỗ trợ phát triển đội ngũ giảng viên" [98]

đã mô tả những việc đã làm tốt để hỗ trợ phát triển ĐNGV nhƣ: xây dựng nội dung

ĐNBD GV, đánh giá GV và có những việc các nhà trƣờng làm chƣa tốt (tạo điều kiện

để GV trao đổi CMNV với các đồng nghiệp nƣớc ngoài; sự hẫng hụt về thế hệ trong

ĐNGV). Từ đó, đã đề xuất giải pháp "Thực hành" (trao đổi, học hỏi giữa các đồng

nghiệp) để phát triển ĐNGV. Trong bài "Làm thế nào để trở thành người giảng viên"

của Catherine Armstrong (2010), cho rằng ngƣời GV ở các trƣờng cao đẳng, đại học có

hai nhiệm vụ cơ bản là giảng dạy và nghiên cứu [100]. Nhóm tác giả Maria Hendriks,

Hans Luyten, Jaap Scheerens, Peter Sleegers and Rien Steen (2010) trong bài "Phát

triển giảng viên chuyên nghiệp" thì cho rằng, phát triển ĐNGV về chuyên môn nghiệp

vụ cần quan tâm đến các yếu tố nhƣ: niềm tin và NL, chất lƣợng giảng dạy, sự liên tục

trau dồi và phát triển tri thức khoa học, KNN, tình cảm nghề nghiệp [102].

- Ở Việt Nam, đã có nhiều nhà khoa học, nhà quản lý nghiên cứu về phát triển

ĐNGV gắn với các nghiên cứu đổi mới, phát triển GD đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

trong từng thời kỳ. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu: Nguyễn Minh Đƣờng,

"Đào tạo theo năng lực thực hiện" [34] cho rằng: Những nghiên cứu phát triển NNL

hoàn toàn có thể vận dụng để nghiên cứu phát triển ĐNGV trong GDĐH Việt Nam;

tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến (2013) về "Đổi mới đào tạo giáo viên trước yêu cầu đổi

mới căn bản, toàn diện GD Việt Nam" trên cơ sở những nghiên cứu việc đào tạo GV

đầu tiên ở Pháp vào năm 1685, khuyến nghị về vị thế nhà giáo của ILO/UNESCO

(1966), Khung NL GV ở Liên minh châu Âu, một số nƣớc trong khu vực và kết quả

đánh giá hệ thống GDĐH nƣớc ta đã cho rằng: cần thiết phải ban hành chuẩn nghề

nghiệp GV [67, tr.160-169] và "Quản lý nguồn nhân lực chiến lược dựa vào NL" của

Nguyễn Tiến Hùng (2014) đã đƣa ra khuyến cáo vận dụng lý thuyết quản lý NNL

dựa vào NL để áp dụng trong quản lý nhân lực của cơ sở GD, đề xuất chính sách về

ĐTBD GV. Tuy vậy, kết quả các nghiên cứu là những định hƣớng mang tính vĩ mô.

- Trên Tạp chí GD Việt Nam có các bài viết: "Giải pháp đào tạo giáo viên theo

định hướng năng lực" [70] của tác giả Phạm Hồng Quang cho rằng: để phát triển

Page 29: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

16

ĐNGV ngoài các nhân tố khác ra, phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề tạo động lực

làm việc cho GV để nâng cao chất lƣợng đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng. Các

tác giả Bùi Văn Quân và Nguyễn Ngọc Cầu đã đƣa ra 3 cách tiếp cận khác nhau trong

phát triển ĐNGV: tiếp cận quản lý, phát triển NNL theo sơ đồ của Christian Batal;

theo phƣơng pháp quản lý (phƣơng pháp GD, phƣơng pháp hành chính, phƣơng pháp

kinh tế) và theo nội dung phát triển ĐNGV. Từ đó, theo tác giả tùy theo điều kiện của

từng trƣờng mà lựa chọn các cách tiếp cận trong phát triển ĐNGV [46].

Những điểm chung của các công trình nghiên cứu trên có thế rút ra là:

(1) Khẳng định vai trò của đội ngũ nhà giáo nói chung, ĐNGVCĐ nói riêng

trong chiến lƣợc phát triển KT- XH, yếu tố quyết định đảm bảo chất lƣợng GD của

mỗi quốc gia. Khẳng định phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, ĐNGVCĐ nói riêng

đủ về số lƣợng, hợp lý về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lƣợng để thực hiện tốt mục tiêu,

nội dung và kế hoạch đào tạo; đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất

lƣợng và hiệu quả GD là nhiệm vụ "then chốt" để thực hiện đổi mới GDNN hiện nay.

(2) Thống nhất cơ bản về nội dung phát triển ĐNGV và đề xuất một số giải

pháp, biện pháp chú trọng các hoạt động ĐTBD, đề cao hoạt động tự học của GV; sử

dụng đúng ngƣời, đúng công việc, phù hợp NL, sở trƣờng mỗi ngƣời GV; đánh giá

thi đua đúng, tạo môi trƣờng thuận lợi, có động lực cho GV để phát triển ĐNGV.

- Trong một số Luận án tiến sĩ QLGD có các nội dung liên quan đến đề tài:

+ Nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên theo quan điểm chuẩn hóa, có các

đề tài: "Phát triển đội ngũ giáo viên tin học trường trung học phổ thông (THPT) theo

quan điểm chuẩn hóa và xã hội hóa" [23] của Vũ Đình Chuẩn (2007) và "Phát triển

đội ngũ giáo viên THPT thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay, theo tiếp cận

chuẩn nghề nghiệp và lý thuyết phát triển NNL" của Lê Trung Chinh [23]. Các công

trình trên đã nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo tiếp

cận chuẩn hóa và xã hội hóa. Đó là cách làm, cách vận dụng những vấn đề về chuẩn

(số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu) đội ngũ giáo viên THPT do Nhà nƣớc ban hành vào

thực tiễn quản lý để đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT cho một bộ

môn hoặc một địa phƣơng nhất định.

+ Nghiên cứu về phát triển ĐNGV các trƣờng cao đẳng, đại học theo tiếp cận

phát triển NNL của ngành, của địa phƣơng đáp ứng yêu cầu đổi mới GD có: Đề tài

Page 30: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

17

"Phát triển ĐNGV trường cao đẳng giao thông vận tải thời kỳ CNH, HĐH đất nước

và hội nhập quốc tế" [52] của Nguyễn Văn Lâm (2015). Theo tiếp cận quản lý, phát

triển NNL tác giả đã đề ra các giải pháp phát triển ĐNGV trƣờng cao đẳng ngành

Giao thông vận tải theo Chuẩn hóa, với mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa phát triển

ĐNGV dạy nghề với nhu cầu đào tạo nhân lực kỹ thuật ngành giao thông vận tải.

Đề tài "Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ở vùng Đồng bằng sông

Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học" [31] của Nguyễn Văn Đệ

(2011) đã bƣớc đầu khẳng định vai trò của trƣờng đại học khu vực Đồng bằng sông

Cửu Long, đƣa ra một số giải pháp phát triển ĐNGV theo mô hình: liên kết đào tạo

GV các trƣờng đại học, khai thác mở rộng không gian, biên độ hoạt động cho GV,

hình thành mạng lƣới ĐNGV các chuyên ngành để hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển

GD của Vùng. Đề tài "Phát triển đội ngũ giảng viên bộ môn phương pháp dạy học

trong các Trường/Khoa Đại học sư phạm" [7] của Thái Huy Bảo. Đề tài "Phát triển

đội ngũ giảng viên quản lý giáo dục theo tiếp cận năng lực" [47] của Phạm Xuân

Hùng (2016) đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến nội dung luận án đang

nghiên cứu nhƣ: khái niệm về NL, tiếp cận NL, khung NL, một số giải pháp phát

triển ĐNGV. Song các nghiên cứu về một đối tƣợng GV cụ thể (bộ môn phƣơng

pháp dạy học hoặc GV QLGD ở bậc đại học) nên khung NL khác nhau, tƣơng ứng

hoạt động nghề nghiệp và chƣa có những kỹ năng lõi trong mỗi NL thành phần.

+ Nghiên cứu về phát triển ĐNGV trƣờng CĐN, có đề tài: "Quản lý phát triển

ĐNGV trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực vùng Đồng bằng

sông Cửu Long" [54] của Nguyễn Mỹ Loan. Với cách tiếp cận chức năng quản lý và

theo chuẩn hóa ĐNGV (Thông tƣ số 30/TT-LĐTBXH ngày 29/9/2010), tác giả đã

đƣa ra 7 giải pháp tác động đến chủ thể quản lý và các khâu, bƣớc của quá trình

quản lý theo hƣớng đáp ứng nhu cầu NNL, phát triển KT-XH của vùng Đồng bằng

sông Cửu Long đến 2015 để phát triển ĐNGV. Trong đó, xem giải pháp quy hoạch

phát triển ĐNGV là giải pháp then chốt. Song nghiên cứu chƣa đề cập đến vai trò

của các điều kiện đảm bảo chất lƣợng hơn nữa hiện nay nội dung của Chuẩn GVCĐ

cần đƣợc bổ sung và nâng cao yêu cầu cụ thể đối với GV dạy lý thuyết, GV dạy

thực hành, GV dạy tích hợp tƣơng thích với các cấp độ đào tạo khung trình độ quốc

Page 31: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

18

gia (GV dạy các nghề trọng điểm quốc gia, GV dạy các nghề khu vực và quốc tế,

GVDN). Đòi hỏi phải với cách tiếp cận mang tính toàn diện hơn trong phát triển

ĐNGVCĐ nhằm đáp ứng các yêu cầu đổi mới GDNN trong giai đoạn hiện nay.

+ Nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên các cấp ở vùng Tây Nguyên có

các đề tài: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các tỉnh Tây

Nguyên đáp ứng mục tiêu đặt ra về phổ cập GD trung học cơ sở” của Nguyễn Sĩ Thƣ

(2005) đã nghiên cứu thực trạng trên địa bàn 3 tỉnh (Đắk Lắk, Kon Tum và Gia Lai),

đề cập đến những đặc thù của GD vùng Tây Nguyên và đƣa ra 6 biện pháp nhằm

nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên trƣờng trung học cơ sở để thực hiện nhiệm vụ

phổ cập GD trung học cơ sở. Đề tài "Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng

yêu cầu phổ cập GD mầm non vùng Tây Nguyên" của Nguyễn Thị Bạch Mai [54],

đƣa ra một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo tiếp cận phát triển

KNN, nhƣng đó mới chỉ là một thành tố của NL.

Nhƣ vậy, vấn đề phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, GVCĐ nói riêng đã thu

hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của nhiều tổ chức quốc tế về GD, nhiều nhà QLGD,

nhà khoa học trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu, gắn với nghiên cứu phát

triển nhà trƣờng, gắn với nghiên cứu tổng thể GD, cải cách GD. Mỗi công trình đề

cập tới những khía cạnh, phƣơng diện, góc độ, ở từng loại hình và điều kiện khác

nhau về nội dung phát triển ĐNGV. Những công trình nghiên cứu nêu trên đã cung

cấp cho tác giả luận án nhiều kiến thức bổ ích để tham khảo hệ thống hóa cơ sở lý

luận trong Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Nhìn chung các đề tài, luận án đề cập nhiều

góc độ khác nhau về phát triển ĐNGV ở từng loại hình và điều kiện khác nhau.

Tuy nhiên, chƣa có một đề tài nào nghiên cứu về phát triển ĐNGV các trƣờng

cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận NL (đặc biệt với các trƣờng cao đẳng khối

kỹ thuật công nghệ, đào tạo NNL theo định hƣớng thực hành) đảm bảo xem xét một

cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống đến các yếu tố ảnh hƣởng phát triển ĐNGVCĐ

(bao gồm các chủ thể quản lý, các nội dung quá trình quản lý và các điều kiện, môi

trƣờng làm việc của ĐNGV); chƣa đề cập đến các yêu cầu Chuẩn GVCĐ theo hình

thức đào tạo (GV dạy lý thuyết, GV dạy thực hành, GV dạy tích hợp), có định lƣợng,

bộ minh chứng trong đánh giá GV theo Chuẩn GVCĐ (đƣợc bổ sung và nâng cao).

Page 32: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

19

Ngoài ra còn phải đảm bảo phát triển ĐNGV các trƣờng cao đẳng gắn với định

hƣớng phát triển vùng Tây Nguyên theo Quyết định số 276/QĐ-TTg về việc Kế

hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 12-KL/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị

và Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030 (QĐ số 1194/QĐ-TTg của

Thủ tƣớng Chính phủ). Hơn nữa thực hiện đổi mới GDNN đáp ứng CNH, HĐH, kinh

tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế sẽ có những yêu cầu mới. Đòi

hỏi cần hoàn thiện lý luận và có các giải pháp đồng bộ để phát triển ĐNGV các

trƣờng cao đẳng đáp ứng yêu cầu đào tạo NNL kỹ thuật có trình độ cao đẳng trở lên

cho vùng Tây Nguyên. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu có tính bức thiết cần đƣợc đáp ứng.

1.1.4. Những vấn đề đặt ra cho luận án cần giải quyết

(1) Làm sáng tỏ hơn lý luận về phát triển ĐNGVCĐ theo lý thuyết phát triển

NNL và theo tiếp cận NL: (i) Từ góc độ NNL, phát triển đội ngũ GVGDNN đảm bảo

3 yếu tố: đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo về chất lƣợng; thông qua

GDĐT đội ngũ; sử dụng và tạo môi trƣờng thuận lợi phát triển đội ngũ. (ii) Từ góc độ

năng lực nghề nghiệp, phát triển ĐNGVCĐ chú trọng hơn về phát huy tối đa hiệu

quả - yếu tố NL của mỗi GVCĐ và toàn thể ĐNGVCĐ (chú trọng chất lƣợng đội

ngũ); chú trọng phát huy các NL cá nhân hay chất lƣợng cá nhân là nền tảng cơ bản.

(2) Từ chức năng, nhiệm vụ của GV các trƣờng cao đẳng và yêu cầu đổi mới

GDNN để làm rõ các khái niệm: GVCĐ, ĐNGVCĐ, NL, tiếp cận năng lực (TCNL)

và phát triển ĐNGVCĐ theo TCNL; xây dựng hoàn thiện Khung NL - Chuẩn GVCĐ

và bộ minh chứng đánh giá ĐNGVCĐ phù hợp với Luật GDNN mới ban hành.

(3) Đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGVCĐ

vùng Tây Nguyên theo TCNL (vừa theo lý thuyết phát triển NNL và vừa theo Chuẩn

GVCĐ) đảm bảo tính tổng thể, toàn diện và gắn với yêu cầu phát triển GDNN với

các nhiệm vụ phát triển KT - XH, quốc phòng và an ninh của vùng Tây Nguyên.

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về giảng viên, đội ngũ giảng viên các trƣờng cao

đẳng và chuẩn nghề nghiệp giảng viên cao đẳng (chuẩn giảng viên cao đẳng)

1.2.1. Khái niệm giảng viên, đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng

1.2.1.1. Giảng viên (GV)

- Theo Khoản 3, Điều 70 của Luật GD (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định: "Nhà

giáo giảng dạy trong các trường cao đẳng, cơ sở GDĐH gọi là giảng viên" [71].

Page 33: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

20

- Theo Luật GDNN (2014) thì "Nhà giáo trong cơ sở GDNN bao gồm nhà giáo

dạy lý thuyết, nhà giáo dạy thực hành hoặc nhà giáo dạy tích hợp. Nhà giáo trong

trung tâm GDNN, trường trung cấp được gọi là giáo viên; nhà giáo trong trường cao

đẳng được gọi là giảng viên" [72]. Theo Điều 34, Thông tƣ 46/2016/TT-BLĐTBXH

ngày 28/12/2016 của Bộ LĐTBXH về Điều lệ trƣờng cao đẳng, thì giảng viên (GV) là:

"Nhà giáo trong trường cao đẳng được gọi là giảng viên" [10].

Nhƣ vậy, GV là nhà giáo giảng dạy ở các trƣờng cao đẳng và các cơ sở GDĐH.

GVCĐ là nhà giáo giảng dạy ở các trƣờng cao đẳng, giảng dạy trình độ cao đẳng,

bao gồm GV dạy lý thuyết, GV dạy thực hành và GV dạy tích hợp. Trình độ chuẩn

của chức danh GVCĐ là đại học trở lên. Tiêu chuẩn chung của GVCĐ quy định:

"có phẩm chất, đạo đức tốt; đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn,

nghiệp vụ; có đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp và có lý lịch rõ ràng" [72].

Khái niệm GV mà luận án đề cập là GV giảng dạy ở các trƣờng cao đẳng, là

viên chức giảng dạy trình độ cao đẳng các môn học/module/tín chỉ ĐTNN, đào tạo

nhân lực lao động trực tiếp theo định hƣớng thực hành thuộc các lĩnh vực, ngành/

nghề công nghiệp (kỹ thuật, công nghệ, xây dựng), các ngành/nghề nông nghiệp

(nông lâm, ngƣ nghiệp) và các ngành/nghề dịch vụ (kinh tế, du lịch, dịch vụ xã hội).

Chức danh nghề nghiệp của GVCĐ đƣợc quy định tại Điều 53 của Luật

GDNN và Thông tƣ số 08/2017/TTLT-BLĐTBXH ngày 10/03/2017 của Bộ

LĐTBXH thì GV đƣợc xếp ở ba ngạch: GV cao cấp (hạng I, mã số: V. 09.01.01);

GV chính (hạng II, mã số: V. 09.01.02); GV (hạng III, mã số: V. 09.01.03) [72].

1.2.1.2. Đội ngũ, đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng (ĐNGVCĐ)

Khái niệm đội ngũ đƣợc dùng khá rộng rãi với tên gọi khác nhau nhƣ: Đội ngũ

trí thức, đội ngũ công chức viên chức, đội ngũ công nhân,... Trong lĩnh vực GD,

thuật ngữ đội ngũ đƣợc sử dụng để chỉ những tập hợp ngƣời đƣợc phân biệt với

nhau về chức năng trong hệ thống nhƣ: đội ngũ giáo viên, ĐNGV, đội ngũ CBQL.

- Theo Từ điển tiếng Việt (2005), đội ngũ là tập hợp gồm số đông người cùng

chức năng hoặc nghề nghiệp tạo thành một lực lượng [95, tr.339].

Đội ngũ của một tổ chức cũng chính là NNL trong tổ chức đó. Đội ngũ trong

trƣờng cao đẳng bao gồm: CBQL, giáo viên, GV và nhân viên.

Page 34: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

21

- Theo Từ điển Giáo dục học, “ĐNGV là tập hợp những người đảm nhận công

tác GD và dạy học có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định”.

Nhƣ vậy, đội ngũ là tập hợp số đông ngƣời cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc

nghề nghiệp đƣợc tổ chức và tập hợp thành một lực lƣợng hoạt động trong một tổ

chức nhất định, cùng thực hiện một hay nhiều chức năng, cùng chung lý tƣởng, mục

đích nhất định, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất và tinh thần.

Khái niệm ĐNGV mà Luận án đề cập là tập hợp GV ở các trƣờng cao đẳng (khối

kỹ thuật - công nghệ - dịch vụ) cùng chức năng nhiệm vụ đào tạo nhân lực lao động

trực tiếp ở trình độ cao đẳng, thuộc các lĩnh vực, ngành nghề công nghiệp, nông nghiệp

và dịch vụ xã hội (định hƣớng thực hành); tham gia công tác NCKH, thực hiện mục

tiêu và Chiến lƣợc phát triển GDNN; cùng chịu sự ràng buộc, tuân thủ những quy định

chung, quy tắc hành chính của Bộ LĐTBXH, của nhà nƣớc đối với GV.

- ĐNGVCĐ là NNL có trình độ cao (có trình độ chuyên môn đại học trở lên),

là lực lƣợng nòng cốt, là nguồn vốn tri thức - "vốn nhân lực" (Human Capital) của

mỗi nhà trƣờng, có vai trò quyết định việc đảm bảo chất lƣợng GDNN, tạo uy tín,

thƣơng hiệu của nhà trƣờng đối với xã hội.

- Trong các trƣờng cao đẳng loại hình trƣờng công lập, ĐNGV bao gồm:

+ ĐNGV cơ hữu là ĐNGV đƣợc tuyển dụng giảng dạy chính thức tại trƣờng,

đƣợc bổ nhiệm ngạch, bậc theo Luật Viên chức.

+ ĐNGV thỉnh giảng là ĐNGV các cơ sở GDNN, GDĐH, các DN,... có đủ

tiêu chuẩn chức danh GV và đã hoàn thành nhiệm vụ nơi công tác, đƣợc mời tham

gia giảng dạy - ĐTNN theo thỏa thuận trong hợp đồng giảng dạy.

1.2.2. Đặc trưng hoạt động sư phạm của giảng viên cao đẳng và khung năng lực

của giảng viên cao đẳng

1.2.2.1. Đặc trưng hoạt động sư phạm của giảng viên cao đẳng

Nhà giáo nói chung, GVCĐ nói riêng “Là chiến sỹ cách mạng trên mặt trận tư

tưởng - văn hoá. Đó là những người truyền thụ cho thế hệ trẻ lý tưởng và đạo đức

cách mạng, bồi đắp cho các em nhân cách văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu

tinh hoa văn hoá nhân loại, dạy cho các em có tri thức và kỹ năng lao động nghề

nghiệp, tạo nên lớp người có ích cho đất nước” [5, tr.135]. Đội ngũ nhà giáo GDNN

nói chung, GVCĐ nói riêng có nhiệm vụ hết sức vinh dự là thực hiện mục tiêu

Page 35: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

22

GDNN của Đảng: “vừa dạy người, vừa dạy nghề”, góp phần “Nâng cao dân trí, đào

tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nƣớc. Chức năng, nhiệm vụ của GV đƣợc

quy định cụ thể tại Điều 72 của Luật Giáo dục (2005), Điều 55 của Luật GDNN.

Nghề dạy học nói chung, dạy nghề nói riêng là một lao động đặc biệt: đối

tƣợng lao động là con ngƣời, công cụ lao động chủ yếu là nhân cách nhà giáo, sản

phẩm của lao động là nhân cách - sức lao động. GV nói chung, GVCĐ nói riêng là

những nhà giáo, thực hiện nhiệm vụ đào tạo NNL cho đất nƣớc, theo nguyên lý,

mục tiêu GD của Đảng. Tuy vậy, giữa GD và GDNN có những điểm khác biệt:

- Nhà giáo dục học ngƣời Nga X.I. Batƣsep viết“Giáo dục học và giáo dục

nghề nghiệp có nét khác biệt. Dạy học thực hành trong các trường dạy nghề là một

đặc điểm, chính việc dạy thực hành là một bộ phận quan trọng nhất của giáo dục

học nghề nghiệp” [85]. Nhƣ vậy, về cơ bản giảng dạy ở các cơ sở GDNN nói

chung, trƣờng cao đẳng nói riêng chính là dạy thực hành, dạy tích hợp (lý thuyết và

thực hành), dạy tại xƣởng thực hành trong trƣờng và tại DN. Trƣờng cao đẳng là

nơi cụ thể, triệt để thể hiện nguyên lý "Giáo dục lí luận đi đôi với thực tiễn và học

đi đôi với hành", tạo nên những đặc trƣng riêng trong hoạt động ĐTNN của GVCĐ.

- GVCĐ là ngƣời trực tiếp thực hiện nhiệm vụ "dạy người, dạy nghề" nhằm đào

tạo nhân lực trực tiếp tham gia lao động theo nhu cầu thị trường lao động, đòi hỏi

ngƣời học phải có NLTH nghề nghiệp với trình độ KNN tƣơng ứng với cấp độ đào tạo.

- Hoạt động của GVCĐ mang tính đặc thù nghề nghiệp cao, đa dạng và phức

tạp, bao gồm: lao động trí óc (hoạt động tƣ duy) để giảng dạy lý thuyết, giảng dạy

thực hành, giảng dạy tích hợp và lao động thể lực "miệng nói, tay làm" các hoạt

động kỹ thuật trực tiếp: làm mẫu, làm thử các thao tác trực quan, thực hành tháo lắp

đặt mô hình, vận hành máy móc thiết bị thành thạo trong mỗi tiết dạy để SV làm

theo và tham gia hoạt động thực hành ứng dụng. Đòi hỏi GVCĐ phải nắm vững

kiến thức khoa học, có tay nghề (KNN) cao và có sức khỏe đảm bảo yêu cầu để

thực hiện đồng thời các hoạt động tƣ duy với các hoạt động thể lực trong ĐTNN.

- Môi trƣờng hoạt động ĐTNN diễn ra ở nhiều điều kiện khác nhau: Trong

nhà trƣờng, tại cơ sở sản xuất DN; tại giảng đƣờng, xƣởng trƣờng; phƣơng thức đào

tạo "kép" hay "song hành", linh hoạt đào tạo chính quy và đào tạo thƣờng xuyên.

Page 36: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

23

- Chƣơng trình đào tạo đa dạng, có tính mở và tính liên thông: Khoảng 400

nghề của 100 nhóm ngành nghề, đào tạo theo định hƣớng thực hành ứng dụng; đào

tạo có tính mở (học một khóa học hoặc tích lũy đủ tín chỉ để công nhận văn bằng)

và tính liên thông giữa các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng với giáo dục phổ

thông, GDĐH; cấp độ đào tạo khác nhau (quốc gia, khu vực và quốc tế).

+ Cơ cấu ĐNGVCĐ rất đa dạng: Nhà giáo, nhà khoa học, kỹ sƣ, nghệ nhân

quốc gia, nhà DN, nhà quản lý làm GV khi có đủ Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ.

Vì vậy, ĐTNN gắn liền với nhu cầu thị trƣờng lao động và việc làm; nhà trƣờng

có quan hệ chặt chẽ với DN và học tập tại DN là yêu cầu bắt buộc đối với GVCĐ.

1.2.2.2. Đặc trưng hoạt động đào tạo nghề nghiệp của giảng viên cao đẳng vùng

Tây Nguyên

Bên cạnh những đặc trƣng của GVCĐ, GVCĐ vùng Tây Nguyên còn có

những đặc trƣng riêng xuất phát từ đặc thù của đối tƣợng ngƣời học, điều kiện KT -

XH của vùng, những hạn chế về thực trạng ĐTNN và ĐNGVCĐ: (i) Môi trƣờng

chƣa thuận lợi, là vùng biên giới, nơi có nhiều thành phần DTTS, tôn giáo, địa bàn

trọng điểm các thế lực thù địch thƣờng xuyên tăng cƣờng chống phá Đảng, Nhà

nƣớc, lợi dụng "tự do, dân chủ, tôn giáo, dân tộc" để truyền bá "nhà nước Đề Ga",

tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự xã hội. (ii) Cơ sở hạ tầng KT-XH phát triển

chậm, các điều kiện đảm bảo chất lƣợng còn yếu. (iii) Đối tƣợng ngƣời học đa dạng,

đặc điểm tâm lý, văn hóa mang tính đặc thù, chất lƣợng đầu vào thấp (đặc biệt SV

là ngƣời DTTSTC), điều kiện ĐTBD nâng cao trình độ còn hạn chế. (iv) Hoạt động

xã hội đa dạng, đặc thù có ý thức chính trị nhƣ: công tác vận động quần chúng, kết

nghĩa thôn buôn, bảo đảm an ninh trật tự xã hội. (v) Ngoài đào tạo trình độ cao đẳng,

trung cấp họ còn có thể tham gia đào tạo sơ cấp và ngắn hạn (hơn 94% ĐTNN cho

lao động thôn theo định hƣớng dịch chuyển cơ cấu ngành, nghề và phát triển KT-

XH của Vùng) và hợp tác liên kết đào tạo liên thông ở trình độ đại học, sau đại học.

Đòi hỏi ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên phải:(i) Có kiến thức, hiểu biết nhất định

về văn hóa truyền thống của ngƣời DTTSTC; biết bảo tồn và phát triển văn hoá dân

tộc Tây Nguyên. (ii) NL hoạt động chính trị trong ĐTNN, trình độ lý luận chính trị,

khả năng giao tiếp đảm bảo định hƣớng tƣ tƣởng chính trị trong giáo dục, tuyên

truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đến ngƣời học; có tinh thần xây

Page 37: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

24

dựng đại đoàn kết dân tộc; có tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức bảo vệ chủ

quyền biên giới của Tổ quốc, sẵn sàng tham gia lực lƣợng tự vệ của trƣờng, tham

gia nghĩa vụ quân sự. (iii) Kiến thức chuyên môn đáp ứng đa dạng cơ cấu ngành

nghề và cấp độ đào tạo (từ yêu cầu KNN "cầm tay chỉ việc" của trình độ sơ cấp đến

yêu cầu KNN bậc cao ở trình độ cao đẳng, đại học); thực hiện đồng thời 2 nhiệm

vụ: duy trì phát triển số lƣợng để nâng cao chất lƣợng. (iv) Kỹ năng mềm làm gia

tăng hiệu quả ĐTNN, có tinh thần vƣợt khó và tâm huyết với nghề nghiệp cao. Vì

vậy, trong cơ cấu ĐNGVCĐ cần có tỷ lệ thích hợp GV là ngƣời DTTSTC, GV biết

tiếng DTTS và GV là đảng viên. Phát triển GV ngƣời DTTS là tăng thêm số lƣợng

đội ngũ cán bộ, tri thức ngƣời DTTS, những nhân tố tích cực để thực hiện công tác

tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đến ngƣời học. Phát triển

GV là đảng viên sẽ tạo thêm những hạt nhân nòng cốt trong các hoạt động chính trị

- xã hội, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị của tập thể ĐNGV, đủ sức đáp ứng các

yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc giao. Đồng thời Đảng và Nhà nƣớc cần tăng cƣờng các chính

sách đặc thù để hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho ĐNGVCĐ, giúp họ an tâm, gắn bó với

nhiệm vụ, phấn đấu nâng cao phẩm chất và NL để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN,

đủ bản lĩnh để phòng, chống trƣớc âm mƣu "diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ" của

các thế lực thù địch, trở thành lực lƣợng chính trị nòng cốt trong thực hiện bảo vệ

Đảng và Nhà nƣớc, góp phần phát triển bền vững KT-XH vùng Tây Nguyên.

1.2.2.3. Khung năng lực của giảng viên trường cao đẳng (GVCĐ)

Khung NL (Competency framework) phản ảnh toàn bộ những NL mà mỗi vị

trí, việc làm cần có để hoàn thành công việc cụ thể. Mỗi NL đƣợc thể hiện bằng

kiến thức (hiểu biết), kỹ năng (biết làm) và thái độ (hành vi, ứng xử phù hợp) đáp

ứng yêu cầu của tổ chức. Khung NL là công cụ hữu hiệu để quản lý phát triển NL

của nhân lực, phù hợp với yêu cầu của tổ chức trong từng giai đoạn nhất định.

Nhƣ vậy, Khung NL ngƣời GVCĐ là hệ thống những yêu cầu về NL (kiến thức,

kỹ năng và thái độ) mà GVCĐ cần có để đáp ứng với chức năng hoạt động đào tạo

nhân lực lao động trực tiếp theo chuẩn đầu ra của trình độ cao đẳng, đáp ứng các yêu

cầu đổi mới, phát triển GDNN trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

- Khung NL GVCĐ đƣợc Bộ LĐTBXH quy định tại Thông tƣ 08/2017/TT-

BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo

Page 38: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

25

GDNN (trong đó có GVCĐ), thay thế Thông tƣ số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày

29/9/2010 Quy định chuẩn giáo viên, GV dạy nghề (viết tắt là Thông tƣ 30). Tuy

đƣợc bổ sung các yêu cầu mới và mức độ cao hơn nhƣ: (i) Trình độ KNN bậc 3 quốc

gia (theo Thông tƣ 30 là KNN tƣơng đƣơng trình độ CĐN); (ii) Trình độ ngoại ngữ

bậc A2 theo Thông tƣ 01/2014/TT- Bộ GDĐT (Thông tƣ 30 là Trình độ B ngoại

ngữ); (iii) Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin căn bản theo Thông tƣ 03/2014/TT-

BTTTT (Thông tƣ 30 là Trình độ B Tin học) và cụ thể hóa yêu cầu theo nhà giáo dạy

lý thuyết, dạy thực hành, dạy tích hợp. Song Khung NL cơ bản là không đổi, gồm: 1)

NL chuyên môn; 2) NL sƣ phạm; 3) NL phát triển nghề nghiệp và NCKH. Ngƣời

nghiên cứu mô phỏng Chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ nhà giáo GDNN bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ - Chuẩn năng lực nhà giáo

giáo dục nghề nghiệp

(Nguồn: Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH)

Đây là văn bản có tính pháp lý quy định tiêu chuẩn về NL của nhà giáo GDNN

(trong đó có GVCĐ) làm căn cứ để thực hiện các nội dung phát triển ĐNGVCĐ.

TC1: Trình độ chuyên môn

Năn

g l

ực

sƣ p

hạm

Năn

g l

ực

chuyên

môn

Năn

g l

ực

phát

tri

ển

nghề

nghiệ

p v

à N

CK

H

Ch

uẩ

n v

ề ch

uy

ên

n,

ng

hiệ

p v

- K

hu

ng

ng

lự

c G

VG

DN

N

TC2: Trình độ ngoại ngữ

TC3: Trình độ tin học

TC1: Trình độ NVSP, thời gian tham gia giảng dạy

TC2: Chuẩn bị hoạt động dạy nghề

TC3: Thực hiện hoạt động giảng dạy

TC4: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV

TC3: Nghiên cứu khoa học

TC6: Xây dựng chƣơng trình, giáo trình, tài liệu

TC7: Xây dựng kế hoạch, thực hiện hoạt động GD

TC8: Quản lý ngƣời học, xây dựng môi trƣờng GD

TC9: Hoạt động xã hội

TC1: Học tập, bồi dƣỡng

TC2: Phát triển năng lực nghề nghiệp cho ngƣời học

TC5: Quản lý hồ sơ dạy học, hồ sơ công tác

Page 39: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

26

Ngƣời nghiên cứu sử dụng Thông tƣ 08 làm khung lý luận Chuẩn về NL để

khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV và phát triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên

theo NL. Từ đó phát hiện ra những ƣu điểm, khuyết điểm đề ra các giải pháp nhằm

phát triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên thông qua phát triển các NL của GVCĐ.

1.2.2.4. Yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giảng viên cao đẳng - chuẩn giảng viên

cao đẳng

- Theo Từ điển tiếng Việt "Chuẩn là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để

làm mẫu" [95]. Có thể hiểu Chuẩn là những quy định về yêu cầu, chỉ tiêu đƣợc đặt ra

tuân thủ những nguyên tắc nhất định, đƣợc dùng làm thƣớc đo đánh giá hoạt động,

trong một lĩnh vực nhất định. Chuẩn nghề nghiệp nhà giáo GDNN nói chung, GVCĐ

nói riêng là hệ thống các yêu cầu cơ bản bao hàm đầy đủ các tiêu chuẩn về hai mặt

của nhân cách (phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong và NL

chuyên môn, nghiệp vụ) ngƣời GVCĐ cần đạt đƣợc nhằm đáp ứng mục tiêu ĐTNN.

- Chuẩn GVCĐ là công cụ quản lý, cơ sở pháp lý để giải quyết đồng bộ các

vấn đề: (1) Các cấp quản lý vĩ mô và các cơ sở đào tạo GVCĐ xây dựng, phát triển

nội dung, chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng GV và chính sách liên quan đến GVCĐ;

(2) Các trƣờng cao đẳng tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra đánh giá, ĐTBD GV; (3)

ĐNGVCĐ có hiểu biết về vai trò, nhiệm vụ, các tiêu chuẩn cần có để tự đánh giá,

lập kế hoạch tự học tập, bồi dƣỡng hƣớng tới đạt chuẩn và trên chuẩn; đáp ứng các

yêu cầu đổi mới GDNN hiện nay. Chuẩn GVCĐ là điều kiện cần và có vai trò quan

trọng định hƣớng quá trình thực hiện các nội dung quản lý, phát triển ĐNGVCĐ.

- Song hiện nay cơ quan quản lý (Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH) chƣa ban hành

chuẩn GVĐH/GVCĐ (Thông tƣ số 08 quy định Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ là

các tiêu chuẩn, tiêu chí về NL, chƣa đề cập về phẩm chất của GVCĐ). Vì vậy, yêu

cầu cần thiết ban hành bộ Chuẩn GVCĐ đảm bảo có đủ hệ thống các tiêu chuẩn về

phẩm chất và NL; có bộ công cụ hệ thống và đồng bộ, bao gồm: các chỉ số đánh giá,

quy trình đánh giá GV, nội dung yêu cầu các mức độ NL cần đạt tƣơng ứng với mức

điểm và danh mục bộ minh chứng tối thiểu;... không chỉ là nhu cầu từ thực tiễn mà

còn là giải pháp tiền đề góp phần nâng cao NL ngƣời GVCĐ, đáp ứng các yêu cầu

đổi mới GDNN hiện nay. Đặt ra nhiệm vụ của luận án phải nghiên cứu để bổ sung

hoàn thiện Khung NL và Chuẩn GVCĐ phù hợp với điều kiện vùng Tây Nguyên.

Page 40: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

27

- Xây dựng Khung NL GVCĐ trong giai đoạn đổi mới GDNN, cần dựa trên tiếp

cận tổng thể có sự kết hợp: (1) Yêu cầu đổi mới của GDNN và mục tiêu của trƣờng

cao đẳng; (2) Yêu cầu về NL của GV nói chung; (3) Đặc trƣng của hoạt động ĐTNN

của GVCĐ để xác định Khung NL - Những NL cơ bản mà GVCĐ cần có để đáp ứng

với các chức năng hoạt động ĐTNN. Trong mỗi NL cơ bản có các thành phần NL bộ

phận, mỗi NL bộ phận có những kiến thức, kỹ năng then chốt tạo thành Khung NL.

- Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả về khung NL của GV, GVCĐ (ở

Tổng quan nghiên cứu từ trang 11÷14), ngƣời nghiên cứu thống nhất cách nhìn

nhận, đánh giá cho rằng: (i) Hoạt động ĐTNN của nhà giáo GDNN nói chung,

GVCĐ nói riêng mang tính đặc trƣng với nhiều chức năng khác nhau: vừa là nhà sƣ

phạm (có trình độ, khả năng tổ chức các hoạt động đào tạo và GDNN), vừa là nhà

kỹ thuật - công nghệ (có trình độ nhất định về chuyên môn và KNN của ngành nghề

đào tạo), vừa là nhà quản lý (có khả năng tổ chức, quản lý các hoạt động liên quan

ĐTNN), vừa là nhà khoa học (có khả năng tham gia các hoạt động NCKH, cải tiến

kỹ thuật, đổi mới phƣơng pháp, nội dung đào tạo), vừa là nhà hoạt động xã hội (có

hiểu biết và tham gia các hoạt động cộng đồng) [47, tr.175]; (ii) Hoạt động ĐTNN

của GVCĐ vùng Tây Nguyên ngoài những đặc trƣng chung còn có tính đặc thù

riêng; (iii) Khung NL - Chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ nhà giáo GDNN (Thông tƣ

08) là chƣa đầy đủ và hệ thống. Từ đó đề xuất: (1) Bổ sung, hoàn thiện Khung NL

ngƣời GVCĐ gồm 5 thành tố NL cơ bản (NL sư phạm, NL chuyên môn, NL quản lý,

NL phát triển nghề nghiệp và NCKH, NL hoạt động chính trị - xã hội); trong mỗi NL

cơ bản cần có các NL bộ phận, trong mỗi NL bộ phận có yêu cầu về kiến thức, kỹ

năng, thái độ cụ thể tạo nên khung NL. (2) Bổ sung, hoàn thiện Chuẩn GVCĐ các

yêu cầu về phẩm chất và NL. Khung NL (kiến thức, kỹ năng, thái độ) của GVCĐ và

Chuẩn GVCĐ đƣợc trình bày chi tiết ở chƣơng 3 của Luận án và tại Phụ lục số 3.5.

1.2.3. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên trường cao đẳng trong đổi mới giáo dục

nghề nghiệp hiện nay

Nghị quyết số 29 - NQ/TW, khóa XI của Đảng đã đánh giá một trong những

yếu, kém: "Đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD bất cập về chất lượng, số lượng và cơ

Page 41: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

28

cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển GD, thiếu tâm huyết,

thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp", đồng thời cũng đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ

phải: "Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐT" [29].

Tƣ tƣởng xuyên suốt từ quan điểm đến mục tiêu và các giải pháp trong đổi

mới căn bản, toàn diện GDĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29 - NQ/TW, khóa XI

của Đảng là chuyển từ "truyền thụ nội dung" sang "phát triển NL người học" là yêu

cầu trọng tâm, nội dung quan trọng chi phối, quyết định toàn bộ các yếu tố quá trình

đào tạo từ mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, kiểm tra đánh giá ngƣời

học đến đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng lao động và các yêu cầu về đội ngũ

nhà giáo. Đào tạo phát triển NL đòi hỏi nội dung đào tạo phải đƣợc cấu trúc theo

module tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Tổ chức đào tạo theo module đặt ra

yêu cầu cao về NL của ĐNGV cũng nhƣ CSVC&TBĐT, chuẩn đầu vào của HSSV

đồng thời yêu cầu các chƣơng trình ĐTBD nhà giáo phải chuyển từ chủ yếu trang bị

kiến thức, kỹ năng sang phát triển toàn diện phẩm chất và NL ngƣời học; chuyển từ

tiếp cận kiến thức và NVSP sang định hƣớng phát triển NL giáo dục; xây dựng

chuẩn đầu ra của các cơ sở ĐTBD đội ngũ GVCĐ theo Chuẩn GVCĐ, tạo sự đồng

bộ giữa các thành tố của quá trình đào tạo và GDNN. Trong đó, phát triển phẩm

chất và NL (hay phát triển NL theo nghĩa rộng) nhà giáo để nâng cao chất lƣợng đội

ngũ nhà giáo nói chung, đội ngũ GVCĐ nói riêng đáp ứng các yêu cầu mới là nhiệm

vụ và giải pháp then chốt trong công cuộc đổi mới GDĐT&GDNN hiện nay.

Trƣớc định hƣớng đổi mới GDNN trong bối cảnh tác động của CMCN 4.0 đang

ảnh hƣởng trực tiếp tới mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội. Đòi hỏi mỗi GVCĐ

phải tích cực thực hiện đổi mới về cả nhận thức và hành động. Luôn có nhu cầu tự

đổi mới, tự học hỏi để phát triển bản thân; có ý thức thƣờng xuyên trau dồi hoàn thiện

về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tích cực tự học nâng cao NL chuyên môn,

nghiệp vụ (đặc biệt là ngoại ngữ, tin học), năng lực NCKH, cập nhật kiến thức khoa

học công nghệ và những kỹ năng mềm; chủ động làm chủ đƣợc các công nghệ hiện

đại đáp ứng với yêu cầu đổi mới GDNN, thích ứng với sự thay đổi của xã hội trong

môi trƣờng GD toàn cầu hoá và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Page 42: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

29

1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo

tiếp cận năng lực

1.3.1. Khái niệm phát triển, năng lực, tiếp cận năng lực, phát triển đội ngũ giảng

viên cao đẳng theo tiếp cận năng lực

1.3.1.1. Phát triển

Phát triển là thuật ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhƣ: Phát

triển kinh tế - xã hội, phát triển NNL, phát triển ĐNGV, phát triển ĐNGVCĐ.

- Theo Từ điển tiếng Việt 2005, phát triển là "vận động, tiến triển theo hướng

tăng lên, biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến

cao, đơn giản đến phức tạp” [95, tr.769].

- Theo David C.Kotan, phát triển là "một tiến trình, qua đó các thành viên của

xã hội tăng được những khả năng của cá nhân và định chế của mình để huy động và

quản lí các nguồn lực, tạo ra những thành quả bền vững nhằm cải thiện chất lượng

cuộc sống phù hợp với nguyện vọng của họ” [47].

Nhƣ vậy, phát triển là sự thay đổi, sự tăng trƣởng tiến lên. Biểu hiện sự thay

đổi tăng tiến cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, cả về thời gian và không gian của sự

vật, hiện tƣợng và con ngƣời trong xã hội.

1.3.1.2. Năng lực

- Theo các nhà Tâm lý học, thì "NL là những thuộc tính tâm lý riêng lẻ của cá

nhân, nhờ những thuộc tính này mà con người hoàn thành tốt đẹp một hoạt động

nào đó. Điều đó có nghĩa là người đó có NL " [39].

- Theo Từ điển Giáo dục học đã đƣa ra khái niệm: “NL, khả năng được hình

thành hoặc phát triển cho phép một con người đạt thành công trong một hoạt động

thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp. NL được thể hiện vào khả năng thi hành một hoạt

động, thực hiện một nhiệm vụ” [21; tr.287].

- Theo cách hiểu NL là cách thể hiện khả năng "biết làm việc" một cách hiệu quả,

McLagan (1997) cho rằng "NL được hiểu là một tập hợp các kiến thức, thái độ, và kỹ

năng cần thiết hoặc các chiến lược tư duy mà tập hợp này là cốt lõi cho việc tạo ra

những sản phẩm đầu ra quan trọng"; nhà giáo dục Xavier - Roegiers thì cho rằng:

"NL là sự tích hợp các kĩ năng kĩ thuật tác động lên các nội dung trong một loạt tình

huống cho trước để giải quyết những vấn đề do tình huống này đặt ra" [45].

Page 43: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

30

- Theo cách hiểu NL là cách thể hiện khả năng "muốn làm việc" hiệu quả,

P.Weissberg và F.Maiple (2010) khẳng định “NL là tri thức hành động trong tình

huống, khả năng của cá nhân đạt kết quả trong các tình huống đã cho. NL cũng là tổ

hợp kiến thức, kỹ năng và ứng xử thích ứng với môi trường, là sự kết hợp đặc thù mang

tính cá nhân” [47]; Trần Thị Tuyết Oanh và các cộng sự cho rằng: "NL là hệ thống khả

năng của con người đã được phát triển và được hiện thực hóa thể hiện trong việc con

người thực hiện linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả một loại hoạt động nào đó" [66].

Trong đào tạo nghề, NL đƣợc hiểu theo nghĩa là NLTH (Competency) hay NL

hành nghề. Theo Nguyễn Đức Trí (1996), "NLTH là khả năng thực hiện được các

hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với nhiệm cụ,

công tác" [90]; Vũ Xuân Hùng (2012): "NLTH là kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết

được kết hợp nhuần nhuyễn không tách rời để thực hiện được các nhiệm vụ, công

việc cụ thể của nghề theo chuẩn đặt ra trong những điều kiện nhất định" [46, tr104].

Nhƣ vậy, theo ngƣời nghiên cứu: (i) NL là tổ hợp, hệ thống các kiến thức

(Knowledge), kỹ năng (Skill) và thái độ (Attitude) với những phẩm chất (giá trị)

riêng, khả năng của con người được hiện thực hóa trong các thao tác của hoạt

động, thể hiện một cách thành thục, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với những yêu cầu

của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả. (ii) Giữa các thành tố

kiến thức, kỹ năng và thái độ có mối quan hệ biện chứng, ràng buộc, bổ sung lẫn

nhau. Trong đó thể chất (sức khỏe), trí tuệ (tƣ duy, tri thức) và những yếu tố tình

cảm, thái độ, ý chí là nền tảng của NL, còn hệ thống kĩ năng nghề nghiệp (những

khả năng) là hạt nhân của NL. NL luôn gắn liền với hệ thống các kĩ năng, tạo nên

chất lƣợng - hiệu quả của hoạt động. Song kết quả hoạt động đƣợc quyết định bởi

phẩm chất, động cơ, ý thức trách nhiệm, hứng thú hành động, đạo đức, niềm tin,

thái độ của chủ thể. Vì vậy, nếu chỉ có kiến thức và kỹ năng mà chƣa có thái độ,

trách nhiệm bản thân, chƣa tạo nên sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa chúng để thành

kinh nghiệm và tạo nên kết quả thì chƣa thể xem là đã có NL. (iii) NL là một yếu tố

mang dấu ấn cá nhân, thể hiện tính chủ quan trong hành động và đƣợc hình thành

theo quy luật phát triển của nhân cách; trong đó, giáo dục, hoạt động và giao lƣu có

vai trò quyết định. Việc hình thành và phát triển NL đã có lại đƣợc sử dụng để kiến

tạo kiến thức mới, kỹ năng mới và lại đặt cơ sở để hình thành những NL mới.

Page 44: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

31

1.3.1.3. Tiếp cận năng lực

Tiếp cận (Approach) có nghĩa là tiến tới, hƣớng tới và cũng có nghĩa là

phƣơng pháp giải quyết một vấn đề nào đó. Tiếp cận cũng có nghĩa là từng bƣớc tới

gần đối tƣợng, bằng những phƣơng pháp nhất định tìm hiểu một đối tƣợng nghiên

cứu nào đó. Trong nhiều trƣờng hợp sử dụng “tiếp cận” với nghĩa phƣơng pháp giải

quyết vấn đề và trong một số trƣờng hợp còn là sự định hƣớng để giải quyết vấn đề.

Theo Bộ Giáo dục Québec, trong cuốn Công nghệ Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề

thì: "Tiếp cận theo NL là phương pháp tiếp cận chủ yếu nhằm xác định những NL cần

có khi thực hành nghề nghiệp, biến những NL đó thành mục tiêu của một chương trình

đào tạo" [46, tr.116]. Theo Đặng Thành Hƣng, tiếp cận NL là cách tiếp cận cùng lúc

đảm bảo 2 mặt: Dựa vào NL của GV đã có và làm phát triển NL của họ [48].

Nên trong Luận án này, "tiếp cận" đƣợc sử dụng với ngụ ý định hướng, nghiêng

về chú trọng phát triển NL, quan tâm phát triển các NL nghề nghiệp của GV dựa vào

chính tiềm năng và NL nền tảng đã có của GV, nhằm nâng cao chất lượng GV theo

Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN hiện nay.

1.3.1.4. Phát triển ĐNGV theo tiếp cận năng lực

Theo Menges J.R, phát triển ĐNGV là: “Nhằm mục đích tăng cường hơn nữa

đến sự phát triển toàn diện của người GV trong hoạt động nghề nghiệp” [47].

GV nói chung, GVCĐ nói riêng là một trong những nhân tố của NNL chất

lƣợng cao của quốc gia, là nhân tố quan trọng có ảnh hƣởng quyết định trực tiếp đến

chất lƣợng của GDNN. Chất lƣợng phẩm chất và năng lực của đội ngũ nhà giáo có

ảnh hƣởng tác động trực tiếp đến sản phẩm chất lƣợng NNL mà họ đào tạo ra.

GVCĐ là ngƣời trực tiếp thực hiện Chiến lƣợc phát triển Dạy nghề (GDNN), cung

cấp trình độ chuyên môn nghề nghiệp, kinh nghiệm xã hội về khoa học công nghệ,

hƣớng dẫn rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, định hƣớng khả năng sáng tạo cho ngƣời học.

Để nâng cao chất lƣợng đào tạo cần quan tâm đến nhiều yếu tố, trong đó đội

ngũ nhà giáo là yếu tố quyết định. Vì vậy, nhà giáo là nhân tố luôn đƣợc quan tâm ƣu

tiên phát triển. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo không chỉ là vấn đề mang

tính lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với sự phát triển GDNN. Phát

triển ĐNGV luôn là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt của các cấp quản lý và của

những ngƣời làm công tác quản lý. Phát triển ĐNGVCĐ chính là phát triển NNL chất

lƣợng cao của đất nƣớc, đáp ứng yêu cầu đào tạo NNL và nhu cầu phát triển KT-XH.

Page 45: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

32

a) Quan điểm phát triển ĐNGVCĐ theo TCNL. Có nhiều quan điểm về phát

triển ĐNGV nhƣng xét trên mục tiêu phát triển có thể quy lại thành 3 nhóm cơ bản:

- Phát triển ĐNGV lấy cá nhân GV làm trọng tâm, cho rằng cá nhân GV là

trọng tâm, nhân tố quan trọng nhất của phát triển ĐNGV. Quan tâm chú trọng đến

nguyện vọng, động cơ của GV để khuyến khích sự phát triển nâng cao NL chuyên

môn, nghiệp vụ và mở rộng sự hiểu biết, thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp của GV.

- Phát triển ĐNGV lấy nhà trường làm trọng tâm hay phát triển ĐNGV trên

cơ sở phát triển tổ chức nhà trường, cho rằng: NL của GV là yếu tố quyết định chất

lƣợng đào tạo và phát triển ĐNGV là nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức nhà trƣờng và

nhiệm vụ, nội dung phát triển ĐNGV nhằm thực hiện mục tiêu đó. Vì vậy, phát

triển ĐNGV là công cụ mạnh nhất để phát triển nhà trƣờng nên cần tập trung các

giải pháp chiến lƣợc nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát triển nhà trƣờng trong tƣơng lai.

- Phát triển ĐNGV trên cơ sở kết hợp hài hòa phát triển nhà trường và phát

triển GV và cả ĐNGV. Quan điểm này cho rằng phát triển ĐNGV đồng thời cả hai

cách tiếp cận: coi trọng sự phát triển của mỗi cá nhân GV, đồng thời đề cao khuyến

khích sự hợp tác, phối hợp giữa các thành viên tạo nên mối quan hệ bền chặt, tạo

động lực phát triển NL cá nhân GV vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu chung phát

triển nhà trƣờng. Đây chính là cơ sở cho sự phát triển ĐNGV một cách bền vững.

Ngƣời nghiên cứu lấy quan điểm phát triển ĐNGV trên cơ sở kết hợp hài hòa

phát triển nhà trƣờng với phát triển GV và cả ĐNGV đó làm mục tiêu của việc phát

triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên theo tiếp cận NL mà Luận án đề cập. Trong đó:

- Phát triển ĐNGV là phát triển một bộ phận NNL chất lƣợng cao nên có sự

vận dụng phƣơng pháp, phƣơng thức quản lý phát triển NNL dựa vào NL. Tức là

dựa trên cơ sở lý thuyết phát triển NNL của Leonard Nadler (1980) và quan điểm

phát triển NNL theo nghĩa rộng của Tổ chức Lao động thế giới để làm cơ sở lý luận

đề ra hệ thống các cách thức, giải pháp phát triển ĐNGV thông qua các hoạt động:

giáo dục, đào tạo GV, sử dụng GV và tạo môi trường thuận lợi cho GV phát triển.

Phát triển ĐNGV đồng thời đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng và đồng bộ về

cơ cấu theo Chuẩn GV. Phát triển ĐNGV gắn với chiến lƣợc phát triển GDNN, KT-

XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh của mỗi địa phƣơng, của vùng và của đất nƣớc.

Page 46: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

33

Sơ đồ 1.2: Mô hình phát triển nguồn nhân lực theo Leonand Nadlle (1980)

- Phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL, tức là chú trọng phát triển NL dựa vào

chính tiềm năng, NL cá nhân hay chất lƣợng cá nhân nền tảng đã có của GVCĐ để

phát triển NL (theo nghĩa rộng bao gồm phẩm chất và NL theo nghiã hẹp) của

GVCĐ đạt Chuẩn, trên Chuẩn GVCĐ. Phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL với

những điểm khác biệt: (i) Không chỉ đòi hỏi "làm đúng", đủ số lƣợng, đảm bảo cơ

cấu và chất lƣợng theo quy định mà còn phải biết "cách làm", cách phát hiện để phát

huy và phát triển những tiềm năng, khả năng (NL) của GVCĐ và của ĐNGV cao hơn

hiện có. (ii) Xuất phát từ phân tích đặc điểm chức năng, nhiệm vụ ĐTNN của GVCĐ

để hoàn thiện Khung NL (gồm: NL chuyên môn; NL sƣ phạm; NL quản lý; NL phát

triển nghề nghiệp và NCKH; NL hoạt động chính trị - xã hội) và Chuẩn GVCĐ làm

công cụ cho nội dung quản lý phát triển ĐNGV. (iii) Dùng Chuẩn GVCĐ để thực

hiện chuẩn hó các nội dung phát triển ĐNGV từ quy hoạch, kế hoạch, tuyển chọn, sử

dụng, ĐTBD, đánh giá GV đến tạo điều kiện, môi trƣờng thuận lợi phát triển NL của

GVCĐ và cả ĐNGVCĐ. (iv) Đảm bảo sự phối hợp giữa phát triển cá nhân với phát

triển cả ĐNGVCĐ, lấy phát triển cá nhân làm nền tảng cho việc phát triển ĐNGVCĐ

hƣớng tới đáp ứng các yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT&GDNN hiện nay.

b) Mục tiêu cơ bản của phát triển ĐNGV trường cao đẳng theo tiếp cận NL

- Không chỉ tạo ra một đội ngũ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng theo

Chuẩn GVCĐ (đạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ đào tạo; có phẩm chất chính trị,

đạo đức, trách nhiệm, thái độ nghề nghiệp tốt; đạt chuẩn NL của GVCĐ, tâm huyết,

tận tuỵ với nghề) và đồng bộ về cơ cấu mà còn sử dụng có hiệu quả ĐNGVCĐ.

- Phát triển ĐNGVCĐ không chỉ là nâng cao phẩm chất và NL chuyên môn,

nghiệp vụ của ĐNGV mà còn đáp ứng sự thỏa mãn nhu cầu phát triển NL của GV hòa

hợp với mục đích chung phát triển của nhà trƣờng và đáp ứng các yêu cầu của xã hội.

Giáo dục và đào tạo NNL Sử dụng NNL Tạo môi trƣờng thuận lợi

+ Đào tạo

+ Đào tạo lại

+ Bồi dƣỡng

+ Tự bồi dƣỡng

+ Tuyển chọn

+ Bố trí, sử dụng

+ Đánh giá

+ Đề bạt, thuyên chuyển

+ Môi trƣờng làm việc

+ Môi trƣờng pháp lý

+ Chính sách đãi ngộ

Phát triển nguồn nhân lực (NNL)

Page 47: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

34

- Phát triển ĐNGVCĐ bao gồm cả phát triển đội ngũ và phát triển chính sách

tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ để tạo động lực phát triển ĐNGV. Phát triển

ĐNGVCĐ thông qua tuyển mới đồng thời ĐTBD nâng cao NL của ĐNGVCĐ hiện

có. Phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận năng lực sẽ đáp ứng nhu cầu đào tạo NNL

trực tiếp tham gia lao động sản xuất, phục vụ yêu cầu phát triển KT-XH của vùng

và cả nƣớc, góp phần thực hiện thành công Đề án "đổi mới và phát triển GDNN giai

đoạn 2016 - 2020" và Chiến lƣợc phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020.

1.3.2. Các thành tố của nội dung phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao

đẳng theo tiếp cận năng lực (TCNL)

Ngƣời nghiên cứu mô hình hoá quy trình và các thành tố của nội dung phát

triển ĐNGV các trƣờng cao đẳng theo tiếp cận năng lực thông qua sơ đồ nhƣ sau:

Sơ đồ 1.3: Quy trình và nội dung phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng

theo tiếp cận năng lực

1.3.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo

tiếp cận năng lực

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV là một trong những khâu then

chốt nhằm đảm bảo phát triển về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng ĐNGV đáp ứng yêu

cầu của nhà trƣờng trong từng giai đoạn nhất định. Trên cơ sở chức năng, sứ mệnh, tầm

1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGVCĐ theo TCNL

2. Sử dụng, tuyển dụng ĐNGVCĐ theo TCNL

3. Đánh giá, sàng lọc ĐNGVCĐ theo TCNL

4. Đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV theo TCNL

5. Đãi ngộ tạo môi trƣờng thuận lợi phát triển ĐNGV

6. Rà soát, bổ sung hoàn thiện phát triển ĐNGVCĐ

Chiến lƣợc

phát triển

GVCĐ

theo NL

Chuẩn

GVCĐ

Nhu cầu

đào tạo

NNL

của Vùng

Page 48: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

35

nhìn của nhà trƣờng để dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực, cơ cấu ngành nghề, chất

lƣợng NNL; đánh giá thực trạng ĐNGV hiện có so với chuẩn về cơ cấu, tiêu chuẩn NL

(trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,...), nhu cầu biến động đội ngũ trong thời gian tới, xác

định yếu tố thiếu hụt để dự báo nhu cầu phát triển ĐNGV về số lƣợng, cơ cấu và chất

lƣợng phù hợp với chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng dài hạn (5 năm) và hằng năm.

a) Quy hoạch, kế hoạch phát triển về số lượng ĐNGV: Với mục tiêu là đảm

bảo duy trì ổn định đủ số lƣợng GVCĐ, phù hợp với nhu cầu đào tạo theo cơ cấu

ngành nghề tƣơng ứng với số lƣợng HSSV/GV; phù hợp nhu cầu ĐTNN và quy mô

ngành nghề đào tạo của cơ sở đồng thời đảm bảo cho GV hoàn thành nhiệm vụ, tạo

điều kiện cho GV có thời gian tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ; đảm bảo sử

dụng hợp lý, hiệu quả và phát huy tối đa năng lực của ĐNGV. Trên cơ sở quy định:

- Định mức tỷ lệ HSSV/GV: Theo Điều 10, Nghị định 48/2015/NĐ-CP của

Chính phủ thì "Đội ngũ nhà giáo, CBQL phải đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu

ngành, nghề và trình độ đào tạo". Trong đó, tỷ lệ tối đa 25 HSSV/nhà giáo đối với

các chuyên ngành hoặc nghề thuộc lĩnh vực nhân văn, kinh tế và dịch vụ; 20

HSSV/nhà giáo đối với các chuyên ngành nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ;

15 HSSV/nhà giáo đối với các chuyên ngành nghề yêu cầu năng khiếu của ngƣời

học [8, tr.11]. Nhƣ vậy, số lƣợng GV (đào tạo ngành nghề kỹ thuật, công nghệ) phải

có tỷ lệ tối thiểu là 22,5 HSSV/GV là một cơ sở để xác định số lƣợng GV. Số lƣợng

HSSV là tổng số HSSV các hệ (chính quy, không chính quy) trình độ trung cấp, cao

đẳng và số ngƣời học sơ cấp, ngắn hạn sau quy đổi. Căn cứ thời gian đào tạo (số giờ

học/khóa) để quy đổi số lƣợng ngƣời học ngắn hạn: 03 ngƣời học nghề trình độ sơ

cấp (thời gian đào tạo từ 3 ÷ 3,5 tháng, với 300 giờ đào tạo/khóa) hoặc 05 ngƣời học

nghề ngắn hạn (<3 tháng) quy đổi tƣơng đƣơng 01 định mức HSSV hệ trung cấp.

- Định mức giờ dạy: Đối với GV dạy trình độ cao đẳng là từ 380 đến 450 giờ

chuẩn/năm (Khoản 1, Điều 5, Thông tƣ số 07/2017/TT-BLĐTBXH) là cơ sở để xây

dựng quy hoạch về số lƣợng GV/ngành, nghề đào tạo. Dựa vào quy mô số lƣợng

HSSV, định mức giờ/ngành nghề đào tạo/lớp và tổng số lớp đào tạo/năm để nhà

quản lý xác định số giờ dạy/ngành nghề đào tạo/năm và nhu cầu số lƣợng

GV/ngành nghề cần có, đảm bảo các hoạt động chuyên môn khác theo quy định.

Page 49: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

36

Sơ đồ 1.4: Dự báo biên chế tƣơng lai [36, tr.183, tập 2]

- Xác định dự báo nhu cầu biên chế (tổng số GV/ngành nghề đào tạo): A = tổng

số HSSV đào tạo sau quy đổi/định mức tỷ lệ tối thiểu bình quân HSSV/nhà giáo.

- Xác định dự báo biên chế còn sau biến động/ngành nghề: B = số GV hiện có

cộng số biên chế chuyển đến trừ số biên chế nghỉ hƣu, bỏ việc, tinh giản, chuyển đi.

- Xác định dự báo biên chế GV cần tuyển (đƣợc điều động đến từ công việc

khác và tuyển mới từ ngoài vào) theo ngành nghề đào tạo: x = tổng nhu cầu biên

chế trừ số biên chế còn lại sau biến động (X= A - B).

b) Quy hoạch, kế hoạch phát triển về cơ cấu ĐNGVCĐ: Với mục tiêu là đảm

bảo sự đồng bộ, hợp lý và cân đối ĐNGV trong nhà trƣờng thể hiện ở trình độ

chuyên môn, ngành nghề, độ tuổi, giới tính, Đảng/Đoàn, dân tộc phù hợp với chức

năng, nhiệm vụ ĐTNN của mỗi nhà trƣờng trong mỗi giai đoạn nhất định.

Phát triển về cơ cấu ĐNGV là làm cho cơ cấu đó ngày càng trở nên hoàn thiện,

phù hợp và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trƣờng; tạo cơ cấu đồng

bộ, đáp ứng chức năng, nhiệm vụ của nhà trƣờng. Phát triển ĐNGVCĐ phải gắn với

nhu cầu cơ cấu ngành nghề đào tạo NNL, bám sát mục tiêu chiến lƣợc phát triển

của nhà trƣờng, góp phần thực hiện mục tiêu định hƣớng phát triển KT-XH của các

địa phƣơng, của vùng và của cả nƣớc trong từng giai đoạn cụ thể:

- Cơ cấu về trình độ chuyên môn đào tạo và ngành nghề đào tạo:

+ Cơ cấu về trình độ chuyên môn: Tỷ lệ GV có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại

học/ngành nghề đào tạo; tỷ lệ GV/HSSV; tỷ lệ GV theo cơ cấu ngành nghề: nông

nghiệp (nông, lâm, ngƣ nghiệp), công nghiệp (kỹ thuật, công nghệ), dịch vụ (dịch

vụ, xã hội); tỷ lệ GV đạt chuẩn về chuyên môn, NVSP, tin học, ngoại ngữ.

+ Cơ cấu GV theo hình thức đào tạo: Tỉ lệ GV dạy lý thuyết, GV dạy thực hành

và GV dạy tích hợp (dạy lý thuyết và thực hành trong một bài/modunle/môn học).

Biên chế hiện tại

Thôi việc

Công việc/ngành

nghề đào tạo

Biên chế tƣơng lai

Điều động đến

Điều động đi

Công việc/ngành

nghề đào tạo

Tuyển từ

ngoài vào

Về hƣu

Page 50: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

37

+ Cơ cấu GV theo cấp độ đào tạo: Tỉ lệ GV dạy các nghề trọng điểm quốc gia,

dạy các nghề trọng điểm khu vực và quốc tế.

- Cơ cấu về độ tuổi, giới tính, đảng viên, dân tộc của đội ngũ giảng viên

+ Tỷ lệ GV theo độ tuổi: < 30 tuổi, từ 30 - 40, từ 40 -< 50 tuổi, từ 50 - 60 tuổi.

+ Tỷ lệ GV theo giới tính của đội ngũ: Tỷ lệ GV nam, GV nữ;

+ Tỷ lệ GV là đảng viên, đoàn viên; tỷ lệ GV là ngƣời DTTS tại địa phƣơng;

+ Tỷ lệ GV/CCVC (CBQL, giáo viên, GV, nhân viên) tƣơng ứng nhiệm vụ;

+ Tỷ lệ GV cơ hữu (biên chế và hợp đồng một năm trở lên) và GV thỉnh giảng.

Nếu các tỉ lệ này phù hợp với định mức quy định thì có đƣợc cơ cấu chuyên

môn, nghiệp vụ hợp lý thì sẽ làm tăng hiệu quả; nếu thiếu hoặc thừa thì phải điều

chỉnh cho phù hợp để tạo động lực cho sự phát triển đồng bộ giữa các bộ phận.

c) Quy hoạch, kế hoạch phát triển về chất lượng ĐNGVCĐ: Với mục tiêu là

đảm bảo phát triển ĐNGV về phẩm chất và NL đạt Chuẩn GVCĐ theo quy định, đáp

ứng mục tiêu ĐTNN của nhà trƣờng; đảm bảo sự kế thừa giữa các thế hệ GV và không

bị hụt hẫng về chất lƣợng ĐNGV của các trƣờng cao đẳng với yêu cầu và nhiệm vụ.

Chất lƣợng là một khái niệm rộng, trong Luận án này chất lƣợng ĐNGVCĐ

đƣợc thể hiện "đức" và "tài" hay phẩm chất và năng lực của ĐNGVCĐ. Cụ thể:

- Phẩm chất hay "đức" của mỗi GV tạo nên phẩm chất của ĐNGV; "Đức là đạo

đức cách mạng, là cái gốc quan trọng" [5]. Phẩm chất của GV là hệ thống các giá trị

đạo đức truyền thống của dân tộc, kết hợp và phát huy những tinh hoa văn hóa của

nhân loại. Đạo đức của GV là một nền đạo đức tiến bộ, thể hiện bản lĩnh chính trị,

đạo đức của ngƣời cán bộ cách mạng, thấm nhuần tƣ tƣởng, quan điểm của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tƣ tƣởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh. Vì vậy, ngƣời GVCĐ phải

có phẩm chất đạo đức trong sáng: "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" để trở

thành tấm gƣơng giáo dục đạo đức, hình thành, phát triển nhân cách cho ngƣời học.

- NL của GV phải bao gồm các NL cơ bản: NL chuyên môn, NL sƣ phạm, NL

quản lý, NL phát triển nghề nghiệp và NCKH, NL hoạt động chính trị xã hội; trong

đó NL chuyên môn là NL cốt lõi. Đƣợc thể hiện qua trình độ/khả năng/kỹ năng tƣơng

ứng về chuyên môn, KNN, NVSP, ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng quản lý phát triển,

kỹ năng hoạt động xã hội, kỹ năng mềm, khả năng làm việc sáng tạo và hiệu quả.

Trong đó, phẩm chất đạo đức mẫu mực là tiêu chuẩn hàng đầu của nhà giáo, là

yếu tố tất yếu, nền tảng, quyết định năng lực, nhân cách của nhà giáo, của ĐNGVCĐ.

Page 51: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

38

Phát triển về chất lƣợng là những tác động của nhà quản lý, của bản thân GV nhằm

nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, thái độ, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, tác phong

và sức khỏe (nói cách khác là nâng cao phẩm chất và NL của GV để đạt chuẩn hoặc trên

chuẩn) để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngƣời GVCĐ đáp ứng yêu cầu ĐTNN.

d) Phát triển văn hóa chất lượng trong nhà trường: Trong nhà trƣờng số lƣợng,

chất lƣợng, cơ cấu mới là điều kiện cần, tính đồng thuận của ĐNGV mới tạo ra sự

phát triển bền vững. Bởi môi trƣờng thuận lợi thì GV mới có điều kiện tốt để an tâm

công tác. Ngƣợc lại, nếu môi trƣờng không thuận lợi sẽ làm cho ngƣời GV thiếu sự

năng động, thiếu tích cực dẫn đến đội ngũ thiếu tính ổn định, chất lƣợng GDNN sẽ bị

giảm sút. Vì vậy, môi trƣờng GD có tính đồng thuận cao là một yêu cầu rất cần thiết

để nâng cao chất lƣợng ĐNGV. Phát triển văn hóa tổ chức, văn hoá chất lƣợng trong

nhà trƣờng, xây dựng nhà trƣờng thành "tập thể biết học hỏi" và ĐNGV "biết học tập

suốt đời" xem là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của nhà trƣờng.

1.3.2.2. Tổ chức tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên theo tiếp cận năng lực

Tuyển dụng và sử dụng (lựa chọn, tuyển mộ, bố trí phân công nhiệm vụ) là

khâu thực hiện đầu tiên quan trọng trong quy trình quản lý phát triển ĐNGV.

- Việc tuyển dụng GV đƣợc quy định tại Luật Viên chức; Nghị định số

29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý

viên chức; Thông tƣ số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn

về tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc và Thông tƣ số 16/2012/TT-BNV ngày

28/12/2012 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức. HT

trƣờng cao đẳng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để xây dựng phƣơng án

tuyển dụng hằng năm trình UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt kết quả tuyển dụng hoặc

tự chủ tuyển dụng (theo Quy chế tổ chức và hoạt động trƣờng cao đẳng). Đòi hỏi nhà

trƣờng phải xây dựng tiêu chuẩn, định mức số lƣợng, cơ cấu cụ thể từng vị trí tuyển

dụng, các bƣớc của quy trình tuyển dụng; chịu sự giám sát, kiểm tra, báo cáo, giải

trình trƣớc các cấp quản lý (UBND tỉnh/Sở Nội vụ tỉnh) theo quy định pháp luật.

- Sử dụng ĐNGV, bao gồm: sắp xếp, bố trí, phân công nhiệm vụ, đề bạt,...

theo chuẩn phù hợp với chuyên môn ngành nghề đƣợc đào tạo hoặc đúng với thỏa

thuận của hợp đồng); phân công CBQL, GV có kinh nghiệm tƣ vấn, hỗ trợ ban đầu

cho GV nhằm phát huy tối đa thế mạnh, hạn chế khiếm khuyết của mỗi GV.

Page 52: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

39

Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh GV phải dựa trên cơ sở đánh giá

năng lực, đạo đức nghề nghiệp, hiệu quả công tác và các quy định của pháp luật.

Tuyển dụng, sử dụng GV phải gắn với việc đào tạo, bồi dƣỡng và tạo môi trƣờng

phát triển để ngƣời GV hƣớng tới nâng cao NL đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.

1.3.2.3. Kiểm tra, đánh giá, sàng lọc, phân loại đội ngũ giảng viên theo tiếp cận

năng lực

Kiểm tra, đánh giá ĐNGV theo tiếp cận NL có triết lý nhân văn là giúp cho

GV phát triển dựa trên cơ sở GV nhận diện đƣợc mức độ NL của bản thân từ đó có

kế hoạch phát triển. Đây là khâu quan trọng trong chu trình quản lý, vì kiểm tra

đánh giá là kết thúc việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo chỉ đạo, để khẳng

định tính đúng đắn của kế hoạch, hoặc rút kinh nghiệm điều chỉnh, bổ sung hoàn

thiện kế hoạch để thực hiện lập các kế hoạch mới tiếp theo. Kiểm tra, đánh giá phải

đồng bộ với tuyển dụng, sử dụng, ĐTBD hay kết quả phát triển ĐNGV theo định kỳ.

a) Kiểm tra, đánh giá ĐNGV theo tiếp cận năng lực

- Kiểm tra là một chức năng quan trọng của quản lý. Kiểm tra là quá trình thu

thập minh chứng về hồ sơ chuyên môn, hồ sơ công tác, xem xét kết quả thực hiện

các nhiệm vụ chuyên môn, các quy định của ngành, của Đảng, Nhà nƣớc của GV để

đánh giá, nhận xét GV hoặc điều chỉnh hành vi của GV với mục đích đạt đƣợc hiệu

quả công việc cao nhất. Kết quả kiểm tra là cơ sở để đánh giá, nhận xét, phân loại

ĐNGV và là một trong những nội dung kiểm định, đánh giá chất lƣợng nhà trƣờng.

- Đánh giá ĐNGV đƣợc thực hiện theo quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-

CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ và Thông tƣ 08/2017/TT- BLĐTBXH ngày

15/03/2017 của Bộ LĐTBXH (từ Điều 47 đến Điều 50). Đánh giá không chỉ để nhận

xét NL hiện tại mà còn xem xét sự tiến bộ về NL của GVCĐ sau kiểm tra hay một quá

trình ĐTBD nhằm sử dụng theo NL, khả năng của ĐNGVCĐ.

b) Sàng lọc, phân loại ĐNGVCĐ theo tiếp cận năng lực

Kết quả kiểm tra, đánh giá GV theo NL không chỉ để khen thƣởng mà còn là căn

cứ để phân loại GV, đồng thời có cơ chế sàng lọc, phân loại để miễn nhiệm, hạ bậc

lƣơng, thuyên chuyển công tác, thậm chí tinh giản biên chế đối với những GV không

đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ theo quy định hiện hành.

Page 53: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

40

1.3.2.4. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo tiếp cận năng lực

ĐTBD là nội dung quan trọng trong phát triển ĐNGV. Hoạt động ĐTBD bao

gồm: đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng nhằm nâng cao NL của GV đạt

chuẩn hoặc trên chuẩn theo quy định trong mỗi giai đoạn phát triển GDĐT/GDNN.

a) Đào tạo, đào tạo lại

- Đào tạo là quá trình dạy và học có mục đích xác định, có tổ chức theo một

chƣơng trình quy định nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các kiến thức, kỹ

năng, thái độ. Kết quả của quá trình đào tạo là ngƣời học đạt hoặc cao hơn trình độ

chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ hay NL hành nghề tƣơng ứng với mục tiêu đào tạo.

- Đào tạo lại là cá nhân sau khi đã đạt đƣợc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

nhất định, tiếp tục đƣợc đào tạo nghề nghiệp mới hoặc một phần kiến thức để đạt

trình độ cao hơn so với hiện tại nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của nghề nghiệp.

Đào tạo, đào tạo lại ngành nghề cho GVCĐ là đào tạo GV ở các trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ: tiến sĩ, thạc sĩ, đại học để phù hợp vị trí việc làm theo quy định.

b) Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của ĐNGV

- Bồi dưỡng là quá trình cập nhật bổ sung kiến thức, kỹ năng về chuyên môn

nghiệp vụ, kinh nghiệm nghề nghiệp hoặc bổ túc nghề nghiệp để làm tốt hơn công

việc trƣớc yêu cầu đổi mới và hội nhập, thƣờng xuyên nâng cao chất lƣợng GVCĐ.

- Tự bồi dưỡng là hoạt động của GV tự học, tự bồi dƣỡng để tự hoàn chỉnh hoặc

nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ.

- Nội dung, chƣơng trình ĐTBD phù hợp theo nhu cầu của GV, của nhóm GV:

+ ĐTBD để chuẩn hoá hoặc nâng cao trình độ chuyên môn, KNN, ngoại ngữ,

tin học theo Chuẩn nhà giáo hoặc tiêu chuẩn của chức danh, yêu cầu vị trí việc làm;

+ ĐTBD nâng cao về trình độ lí luận chính trị, nắm chủ trƣơng, chính sách của

Đảng, Nhà nƣớc, pháp luật: ĐTBD về kiến thức quốc phòng - an ninh;

+ ĐTBD thƣờng xuyên để tập huấn chuyên môn, phƣơng pháp đào tạo, cập

nhật tiến bộ khoa học, công nghệ mới, đáp ứng sự phát triển của nghề nghiệp.

- Hình thức ĐTBD là chính quy hoặc không chính quy, dài hạn hay ngắn hạn;

tổ chức tại các cơ sở ĐTBD hay tại nhà trƣờng, tại DN hoặc cơ quan chuyên môn;

do GV tự ĐTBD để cập nhật kiến thức, công nghệ, phƣơng pháp tổ chức quản lý

sản xuất và rèn luyện kỹ năng trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Page 54: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

41

Xây dựng kế hoạch ĐTBD nâng cao NL cho ĐNGVCĐ phải phù hợp nhu cầu

của GV và kế hoạch của nhà trƣờng; đảm bảo các quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi

GVCĐ và của nhà trƣờng. Để hoạt động có hiệu quả cần đảm bảo thực hiện đồng

bộ các bƣớc từ xây dựng kế hoạch, nội dung chƣơng trình và các điều kiện đến tổ

chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá kết quả sau ĐTBD dựa trên mức độ,

hiệu quả hoàn thành công việc của GVCĐ trong và sau mỗi quá trình ĐTBD.

1.3.2.5. Xây dự ng các đ iề u kiệ n và môi trư ờ ng thuậ n lợ i cho phát

triể n đ ộ i ngũ giả ng viên

a) Xây dựng các điều kiện thuận lợi cho ĐNGVCĐ phát triển

- Cơ cấu tổ chức bao gồm: Ban giám hiệu, hội đồng trƣờng, hội đồng tƣ vấn,

các phòng chức năng, khoa chuyên môn, bộ môn trực thuộc, các đơn vị phục vụ

đào tạo; tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, nữ công

đảm bảo đầy đủ, đồng bộ, hoạt động hiệu quả và đúng quy định pháp luật. Cơ cấu

đội ngũ đủ về số lƣợng, cơ cấu, trình độ đào tạo theo chuẩn và có tỷ lệ thích hợp

với chức năng nhiệm vụ, theo đề án vị trí việc làm, cơ cấu tinh gọn (theo định

hƣớng tinh giản biên chế), làm việc sáng tạo và hiệu quả.

- Nguồn vốn tài chính, CSVC&TBĐT đáp ứng yêu cầu đào tạo theo quy định

+ Nguồn vốn tài chính bao gồm: Nguồn vốn từ ngân sách TW, địa phƣơng cấp

hằng năm, các khoản thu từ học phí, lệ phí, các khoản thu từ công tác xã hội hóa,..

Ngân sách nhà nƣớc cấp cho các trƣờng công lập đảm bảo đủ kinh phí cho nội dung

chi thƣờng xuyên lƣơng, các khoản chi theo lƣơng và các hoạt động chuyên môn.

+ CSVC là nhân tố của quá trình GD, là một trong những điều kiện thiết yếu,

có tính quyết định đến hiệu quả của quá trình đào tạo của nhà trƣờng. CSVC là công

cụ, phƣơng tiện lao động giúp GV hiện thực hóa nội dung, mục đích đa dạng hóa

hình thức dạy học; là công cụ nhận thức của SV, giúp SV hứng thú học tập, rèn

luyện kỹ năng thực hành, phƣơng pháp học tập tích cực, sáng tạo. Vì vậy, cần chú

trọng đầu tƣ xây dựng đảm bảo đồng bộ về CSVC đáp ứng với yêu cầu đổi mới nội

dung, phƣơng pháp dạy học và yêu cầu của các hoạt động GD khác. CSVC bao

gồm: Đất đai, các công trình kiến trúc và thiết bị ĐTNN. CSVC phải đảm bảo các

quy định về diện tích tối thiểu so với quy mô đào tạo, thiết kế theo Tiêu chuẩn quốc

Page 55: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

42

gia (TCNV 92010: 2012); có các công trình khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học

thực hành, thực tập, khu phục vụ: thƣ viện, khu thể dục thể thao, ký túc xá, nhà ăn,

y tế trƣờng, đƣờng sá, sân vƣờn và thiết bị, dụng cụ, phƣơng tiện, vật tƣ đào tạo

theo danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu đối với mỗi ngành nghề đào tạo.

- Tổ chức hoạt động đào tạo và giáo dục nghề nghiệp đúng quy định:

+ Nội dung, chƣơng trình, giáo trình, tài liệu đào tạo phù hợp mục tiêu đổi mới

GDNN, theo định hƣớng phát triển NL ngƣời học; đƣợc cấu trúc yêu cầu mục tiêu tích

hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc chuyên nghiệp trong mỗi bài dạy để hình

thành NLTH nghề nghiệp cho ngƣời học và đạt chuẩn đầu ra của các trình độ đào tạo.

+ Quy mô đào tạo và tổ chức hoạt động đào tạo theo đúng Quy chế Tổ chức và

hoạt động của trƣờng cao đẳng và các quy định của ngành; thực hiện đổi mới

phƣơng pháp đào tạo phù hợp với đổi mới về nội dung, chƣơng trình đào tạo theo

định hƣớng chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực

ngƣời học, phát triển KKN đạt chuẩn theo cấp độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Hệ thố ng quả n lý (kiể m đ ị nh, đ ánh giá) chấ t lư ợ ng

trong và ngoài nhà trư ờ ng:

+ Đảm bảo công tác quản trị chất lƣợng trong nhà trƣờng (tự quản lý, kiểm

định, đánh giá) thông qua đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lƣợng: Chất lƣợng

đầu vào; chất lƣợng đội ngũ; CSVC&TBĐT, nội dung chƣơng trình đào tạo, việc

thực hiện chuyên môn của đội ngũ; chất lƣợng đầu ra. Đánh giá chất lƣợng nhà

trƣờng theo Chuẩn các trƣờng cao đẳng (theo Thông tƣ 15/2017/ TTBLĐTBXH).

+ Đảm bảo công tác kiểm định, đánh giá chất lƣợng ngoài trƣờng (do Tổng cục

GDNN - cơ quản quản lý hoạt động ĐTNN kiểm định độc lập theo định kỳ/năm).

Hoạt động quản lý nhà nƣớc và quản trị trƣờng học dựa trên hệ thống các tiêu

chuẩn kiểm định đánh giá nhà trƣờng, đảm bảo công khai, trung thực, khách quan.

b) Xây dựng về môi trường thuận lợi phát triển năng lực của ĐNGV

Môi trƣờng bao gồm môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng làm việc; có các yếu tố

vật chất và các yếu tố tinh thần. Môi trƣờng thuận lợi phải hội tụ nhiều yếu tố có tác

dụng tích cực: Đảm bảo về CSVC&TBĐT, thực hiện tốt cơ chế, chính sách đãi ngộ

đối với GV; nhà trƣờng là "tổ chức biết học hỏi", có văn hóa tổ chức, có văn hóa

Page 56: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

43

chất lƣợng; ĐNGV có tính đồng thuận cao và học tập suốt đời chính là đảm bảo tạo

ra môi trƣờng làm việc thuận lợi để tạo động lực phát triển NL của cả ĐNGV:

- Chính sách đãi ngộ GV: Ngoài việc đảm bảo đầy đủ chế độ, chính sách đãi ngộ

của Đảng - Nhà nƣớc đối với GV nhƣ: tiền lƣơng, thƣởng, phụ cấp nhà giáo, phụ

cấp thâm niên, phụ cấp đặc thù, giờ làm thêm, chế độ nghỉ lễ, tết, nghỉ phép, ốm

đau, thai sản; cơ chế, chính sách về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng (hỗ trợ

kinh phí học tập), luân chuyển, đề bạt bổ nhiệm, thăng chức, khen thƣởng,... còn có

cơ chế đãi ngộ riêng của trƣờng đối với GV theo NL: GV có trình độ chuyên môn,

tay nghề cao đƣợc chi trả tiền phù lao thanh toán thừa giờ và các lợi ích khác ở mức

cao hơn; đƣợc nâng lƣơng trƣớc thời hạn, đề nghị tặng các danh hiệu theo quy định.

Thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ là một biện pháp động viên, khuyến khích GV

một cách thiết thực nhất, tác động có hiệu quả đến tình cảm, ý thức, tinh thần trách

nhiệm, giúp GV yên tâm công tác, hăng say, gắn bó nghề nghiệp, tạo động lực cho

GV phấn đấu, cống hiến đƣa đến kết quả, chất lƣợng cao nhất. Đòi hỏi việc đãi ngộ

phải đảm bảo sự công bằng, khách quan, gắn với đánh giá ĐNGV theo NL.

- Có môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch và đúng quy định; môi trƣờng làm

việc đảm bảo việc thực hiện dân chủ, thông tin đƣợc chia sẻ công khai: GV đƣợc biết,

đƣợc bàn, đƣợc làm và đƣợc quản lý quá trình ĐTNN, quản lý nhà trƣờng.

- Văn hóa tổ chức là hệ thống giá trị, niềm tin, chuẩn mực, thói quen và truyền

thống hình thành trong quá trình phát triển nhà trƣờng, đƣợc tập thể thừa nhận và

thực hiện. Đó chính là cách ứng xử, giao tiếp có văn hóa, phong cách quản lý - làm

việc dân chủ, khoa học, tận tụy, say mê sáng tạo và có trách nhiệm cao; cách thức tổ

chức không gian cảnh quan trƣờng lớp, các tuyên bố về sứ mệnh, tầm nhìn, hệ giá trị

mong muốn; các quy chế, cách thức tổ chức nghi thức hoạt động tập thể có giá trị

giáo dục cao. Xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trƣờng là tạo đƣợc hành lang pháp

lý để ĐNGV yên tâm thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, để các thành viên tin cậy, giúp

đỡ lẫn nhau, tự giác, tự chủ, hợp tác để thực hiện mục tiêu chung của nhà trƣờng.

- Văn hóa chất lượng trong nhà trường, xây dựng nhà trƣờng trở thành môi

trƣờng có văn hoá chất lƣợng là xây dựng môi trƣờng mà mọi ngƣời trong tập thể

đều tự giác cùng nhau học tập, rèn luyện, hợp tác trong thực hiện công việc, hƣớng

đến hoàn thiện nhân cách mình, góp sức nâng cao chất lƣợng GD của nhà trƣờng,

đó là hiệu quả của chất lƣợng do ĐNGV mang lại chất lƣợng chung cho nhà trƣờng.

Page 57: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

44

Trong giai đoạn thực hiện đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, đặt

ra yêu cầu cần phải xây dựng văn hoá nhà trƣờng, tập thể sƣ phạm nhà trƣờng thành

"tổ chức biết học hỏi". Đó là tổ chức "mà mọi thành viên trong tổ chức, từng cá nhân

hay tập thể, sẵn sàng tham gia vào quá trình học tập” [6]. Mỗi cá nhân GV không chỉ

cần làm việc đúng chức năng, nhiệm vụ mà còn phải làm việc sáng tạo và hiệu quả,

phải biết kết hợp, chia sẻ với đồng nghiệp, cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ của tập

thể. Vì vậy, trong nhà trƣờng số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu của ĐNGV mới là điều kiện

cần, tính đồng thuận của ĐNGV mới tạo ra sự phát triển bền vững. Tính đồng thuận

của ĐNGV theo nghĩa hẹp là xây dựng đƣợc tình đoàn kết trong tập thể, song điều

rộng hơn và có ý nghĩa sâu sắc hơn là xây dựng nhà trƣờng thành tổ chức biết học hỏi

đây là yêu cầu, đòi hỏi mới trong thời đại hiện nay. Bởi chỉ có tập thể này mới có khả

năng phát triển và đồng thời làm phát triển từng GV trong tổ chức đó và tạo nên “hiệu

ứng tổ chức” trở thành động lực để hoàn thành mục tiêu GD của nhà trƣờng đảm bảo

hiệu quả nhất, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Sự đồng thuận của đội ngũ tạo

ra “vốn tổ chức” qua thiết chế “Tổ chức biết học hỏi” (learning organization) của đội

ngũ này [21, tr.277]. Nhƣ vậy, ĐNGV có tính đồng thuận, biết chia sẽ và luôn biết

học hỏi suốt đời chính là biểu hiện của văn hóa nhà trƣờng - văn hóa chất lƣợng.

1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể quản lý phát triển đội ngũ giảng viên

Điều 8, Luật GDNN (2014) và Nghị định 48/2005/NĐ-CP quy định các chủ thể

quản lý, gồm: Cơ quan quản lý cấp trung ƣơng (Bộ LĐTBXH và các Bộ liên quan); cơ

quan quản lý cấp địa phƣơng (UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng) và quản

lý trƣờng cao đẳng (HT). Trong đó, chủ thể quản lý trực tiếp phát triển ĐNGV trƣờng

cao đẳng có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền khác nhau, đƣợc cụ thể hóa nhƣ sau:

1.3.3.1. Cơ quan quản lý địa phương (UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương)

Theo Khoản 4, Điều 71 của Luật GDNN, cơ quan quản lý cấp địa phƣơng là

UBND tỉnh có nhiệm vụ: (i) Thực hiện quản lý nhà nƣớc về GDNN theo phân cấp

của Chính phủ; (ii) Xây dựng và tổ chức thực hiện qui hoạch, kế hoạch phát triển sự

nghiệp GDNN của tỉnh phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phƣơng; (iii) Thực

hiện xã hội hóa GDNN; xây dựng và triển khai các đề án, dự án phát triển

CSVC&TBĐT, tài chính nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả GDNN tại địa

phƣơng; (iv) Thẩm định, phê duyệt các đề án chiến lƣợc phát triển GDNN dài hạn

(5 năm, 10 năm) và hằng năm; (v) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về GDNN của

các cơ sở, các tổ chức có tham gia GDNN trên địa bàn theo thẩm quyền [72].

Page 58: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

45

1.3.3.2. Chủ thể quản lý cấp nhà trường (hiệu trưởng các trường cao đẳng)

Theo Điều 15, Điều lệ Tổ chức và hoạt động của trƣờng cao đẳng quy định thì

hiệu trƣởng (HT) có nhiệm vụ, quyền hạn trong phát triển ĐNGV: (i) Xây dựng

chiến lƣợc, kế hoạch phát triển ĐNGV; quy định về số lƣợng, cơ cấu lao động, vị trí

việc làm; (ii) Tổ chức tuyển dụng, quản lý và sử dụng, đánh giá, phân loại GV; (iii)

Thƣờng xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập cho GV;

tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh, đảm bảo an ninh chính

trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trƣờng; (iv) Thực hiện quy chế dân chủ trong

nhà trƣờng, các chính sách, chế độ của nhà nƣớc đối với GV; (v) Tổ chức các hoạt

động tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lƣợng GDNN; quyết định các biện pháp

để thực hiện chủ trƣơng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trƣờng; quyết định khen

thƣởng, kỷ luật đối với GV trong phạm vi thẩm quyền quản lý [10].

Nhƣ vậy, HT là chủ thể quản lý, là ngƣời đứng đầu điều hành tổ chức, bộ máy

của trƣờng cao đẳng, do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. HT

quản lý toàn diện các hoạt động của nhà trƣờng nhằm thực hiện mục tiêu GDNN

của trình độ đào tạo. Ngƣời HT có vai trò rất quan trọng, là nhân tố có tính quyết

định hiệu quả các quá trình quản lý đối với nhà trƣờng. Đƣợc thực hiện quyền tự

chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình với xã hội để điều hành các hoạt

động của nhà trƣờng theo quy định pháp luật, theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động

của Trƣờng cao đẳng. Trong đó, HT lãnh đạo, quản lý thực hiện các nội dung: xây

dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn (5 năm), ngắn hạn (hằng năm); tuyển

dụng, sử dụng, đánh giá, sàng lọc, ĐTBD và tạo môi trƣờng phát triển ĐNGV.

Để thực tốt phát triển ĐNGV trong nhà trƣờng cần đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện

của Đảng bộ, nâng cao trách nhiệm của tập thể Đảng ủy, Ban giám hiệu và đội ngũ

CBQL; phát huy vai trò của hội đồng trƣờng, hội đồng khoa, các tổ chức đoàn thể đồng

thời thể hiện vai trò, trách nhiệm của chủ thể quản lý nhà trƣờng (hiệu trƣởng), trƣởng

các phòng/khoa/bộ môn/đơn vị trực thuộc. Đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của chủ thể

quản lý (hiệu trƣởng) đồng thời thể hiện sự phân cấp quản lý, CBQL trong nhà trƣờng,

tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của nhà trƣờng với xã hội.

Trong giai đoạn đổi mới GDĐT và hội phập quốc tế, vai trò của CBQL nói

chung, HT trƣờng cao đẳng nói riêng có thay đổi, song vị trí không hề giảm mà có cơ

hội tăng lên. Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cao hơn với HT cần đáp ứng yêu cầu

Page 59: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

46

nâng cao chất lƣợng, trách nhiệm, đạo đức và NL “quản trị” nhà trƣờng. Yêu cầu

ngƣời HT cần: "Kết hợp sáng tạo quan điểm thực tiễn, lịch sử, toàn diện một cách hài

hòa để thực hiện hiệu quả các chức năng cơ bản của quản lý: kế hoạch hóa; tổ chức

thực hiện; lãnh đạo chỉ đạo; giám sát kiểm tra đối với tất cả các khâu, bước của nội

dung phát triển ĐNGV theo tiến trình: quy hoạch, kế hoạch hóa; tuyển dụng GV; sử

dụng GV; kiểm tra, đánh giá GV đến ĐTBD và xây dựng môi trường tạo thuận lợi

phát triển ĐNGV theo hướng chuẩn hóa nghề nghiệp GVCĐ, hiện đại hóa, dân chủ

hóa, xã hội hóa và quốc tế hóa" [3, tr.5]. Đòi hỏi HT cần giải quyết công việc một

cách chủ động, sáng tạo và hiệu quả các yêu cầu từ thực tiễn nhƣ: tăng cƣờng phân

quyền quản lý, tính tự chủ, trách nhiệm xã hội, việc huy động các nguồn lực, tin học

hóa quản lý, xã hội hóa GD, yêu cầu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

Mối quan hệ giữa các chủ thể: Cơ quan quản lý nhà nƣớc (Bộ LĐTBXH/Tổng

cục GDNN), cơ quan quản lý ở địa phƣơng (UBND/Sở Nội vụ tỉnh) và quản lý nhà

trƣờng (Hiệu trƣởng/Trƣởng khoa) đƣợc mô hình hóa bằng sơ đồ tại Phụ lục 1.8.

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình phát triển đội ngũ giảng viên các

trƣờng cao đẳng

1.4.1. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ

- Ngày nay khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, những tác động của cuộc

cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ (CMCN 4.0) thực chất là sự chuyển dịch tự động

hóa sang số hóa, cuộc cách mạng của sự sáng tạo, với công nghệ mới (công nghệ robot,

công nghệ nano, tin học lƣợng tử, mạng internet, in 3D,...) đƣa đến nhiều thời cơ, cơ

hội để phát triển thị trƣờng, điều kiện tiếp cận công nghệ hiện đại, hội nhập thế giới.

Song cũng không ít thách thức tạo sự cạnh tranh quyết liệt giữa phát triển lực lƣợng, cơ

cấu nhân lực trong thị trƣờng lao động, nguy cơ đào thải lao động có kỹ năng thấp thay

thế bằng kỹ năng tay nghề cao hoặc công nghệ,... Đòi hỏi NNL không chỉ có trình độ

chuyên môn ngành nghề cụ thể mà cần có NL mới để làm việc trong môi trƣờng sáng

tạo và cạnh tranh cao. Đòi hỏi GDNN phải đổi mới từ nội dung, phƣơng pháp đến quản

trị nhà trƣờng; GVCĐ phải có nhận thức và đồng hành với CMCN 4.0, sẵn sàng liên

tục bổ sung, thích nghi và đáp ứng những NL mới. Vì vậy, phát triển ĐNGVCĐ không

chỉ đủ số lƣợng, cơ cấu đồng bộ mà chú trọng chất lƣợng đội ngũ hay nói cách khác

phát triển NL đạt Chuẩn GVCĐ, mới có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN hiện nay.

Page 60: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

47

- Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tạo nên thị trƣờng mở, lao động qua

đào tạo đƣợc di chuyển tự do thông qua các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về

ngành nghề đào tạo; là cơ hội thuận lợi để đội ngũ nhà giáo đƣợc tiếp cận, học tập,

bồi dƣỡng những tri thức mới và phƣơng thức quản lý hiện đại, để tiếp thu có chọn

lọc cơ hội hợp tác phát triển, đảm bảo định hƣớng phát triển GDNN. Song cũng tạo

nên thách thức rất lớn: Sự cạnh tranh quyết liệt về chất lƣợng ĐTNN, tác động đến

quá trình hợp tác, phân công lao động và cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.

Để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi GVCĐ phải có tính

chuyên nghiệp hóa, khả năng sáng tạo cao, phƣơng pháp đào tạo linh hoạt,ứng dụng

sâu rộng công nghệ thông tin,…hay nói cách khác là GV cần có NL mới. Đặt ra yêu

cầu phải sắp xếp lại quy mô, cơ cấu và chất lƣợng ĐNGV đến các hoạt động ĐTBD

nâng cao NL chuyên môn, nghiệp vụ theo hƣớng chuẩn hóa đồng thời có cơ chế đánh

giá, sàng lọc để nâng cao chất lƣợng ĐNGV đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN hiện nay.

1.4.2. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa

- Yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc: CNH, HĐH đất nƣớc

là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch

vụ và quản lý KT - XH từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng sức lao

động cùng với công nghệ, phƣơng tiện và phƣơng pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên

sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra lao động năng

suất cao. Ngày nay, với ảnh hƣởng của cuộc CMCN 4.0, khoa học kỹ thuật - công

nghệ phát triển tăng vọt và biến đổi không ngừng, đòi hỏi NNL đƣợc đào tạo phải

có chất lƣợng cao, đặt ra yêu cầu đội ngũ GVGDNN phải nâng cao về phẩm chất và

NL để đáp ứng nhiệm vụ đào tạo NNL trong giai đoạn mới; đòi hỏi phát triển

ĐNGV phải đáp ứng cơ cấu đào tạo NNL, gắn với quá trình dịch chuyển cơ cấu lao

động, phù hợp chiến lƣợc phát triển KT-XH của mỗi địa phƣơng, cả vùng và cả

nƣớc, theo định hƣớng phát triển cơ cấu kinh tế một nƣớc công nghiệp hiện đại.

- Yêu cầu của kinh tế thị trƣờng đòi hỏi hệ thống GDNN nói chung, trƣờng cao

đẳng nói riêng phải thỏa mãn lợi ích tất cả các bên tham gia thị trƣờng lao động

đồng thời phải đảm bảo tính hiệu quả và công bằng xã hội trong GD. Đòi hỏi phát

triển nhà trƣờng cũng nhƣ phát triển ĐNGV phải tuân theo các quy luật của thị

Page 61: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

48

trƣờng: quy luật cung - cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh, cụ thể nhƣ sau:

+ Quy luật cung - cầu đòi hỏi phải gắn cung đào tạo với cầu lao động trên thị

trƣờng. Nếu "cung" bằng "cầu" thì thị trƣờng lao động đƣợc cân bằng, các nguyên

tắc, lợi ích ngƣời lao động đƣợc đảm bảo, xã hội phát triển bền vững. Nếu "cung"

lớn hơn "cầu" thì tạo khủng hoảng thừa và ngƣợc lại nếu "cung" bé hơn "cầu" thì

dẫn đến khủng hoảng thiếu nhân lực. Vì vậy, đòi hỏi các trƣờng cao đẳng - nơi

"cung" NNL lao động trực tiếp phải phù hợp với "cầu" số lƣợng, chất lƣợng và cơ

cấu trên thị trƣờng lao động; đòi hỏi các trƣờng cao đẳng phải thƣờng xuyên phân

tích, xem xét để có chiến lƣợc ĐTNN và chiến lƣợc phát triển ĐNGV thích ứng.

+ Quy luật cạnh tranh là quy luật tất yếu trong cơ chế thị trƣờng. Sức cạnh

tranh yếu sẽ bị xã hội dần dần đào thải, sức cạnh tranh mạnh sẽ tồn tại và phát triển.

Hoạt động đào tạo của các trƣờng đƣợc xem là các hoạt động dịch vụ công, song

phải có sự cạnh tranh về chất lƣợng sản phẩm đào tạo. Sự cạnh tranh lành mạnh

thông qua việc đào tạo có chất lƣợng, cạnh tranh chất lƣợng ĐNGV giữa các trƣờng

và giữa các GV sẽ là một động lực thi đua góp phần phát triển bền vững nhà trƣờng.

+ Quy luật giá trị coi chất lƣợng là sự sống còn của mọi tổ chức, nhà trƣờng

phải lấy chất lƣợng đào tạo là sự sống còn và coi đào tạo là sự gia tăng giá trị đích

thực của nhân lực đƣợc đào tạo ra để giành lợi thế trong thị trƣờng lao động. Chất

lƣợng của nhà trƣờng đƣợc thể hiện ở nhiều mặt: CSVC, đội ngũ nhà giáo, chất

lƣợng sản phẩm đƣợc đào tạo, sức cạnh tranh trong đào tạo,... Song chất lƣợng đội

ngũ nhà giáo vẫn là nhân tố quyết định tạo nên uy tín, thƣơng hiệu của nhà trƣờng.

1.4.3. Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước

Hiện nay Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành các cơ chế, chính sách khá đầy đủ

và cụ thể. Song công tác phát triển ĐNGV sẽ thực hiện không hiệu quả nếu không

giải quyết đƣợc các bất cập hiện nay về: Dự báo nhu cầu nhân lực; cơ chế nhà nƣớc

"đặt hàng" đào tạo nhân lực các ngành nghề mũi nhọn theo định hƣớng phát triển

KT - XH của vùng và cả nƣớc; cơ chế quản lý, kiểm soát sự phối hợp giữa nhà

trƣờng với DN trong ĐTNN; chính sách ƣu đãi đối với nhà giáo GDNN; chính sách

thu hút chuyên gia có tay nghề cao tham gia ĐTNN; hƣớng nghiệp, phân luồng học

Page 62: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

49

sinh chƣa theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị; CSVC&TBĐT chƣa đầu tƣ đồng bộ

theo chuẩn; ĐTBD ĐNGVCĐ chƣa đáp ứng nhu cầu; chƣa có các điều kiện và lộ

trình thích hợp để thực hiện trao quyền tự chủ cho các trƣờng một cách đúng nghĩa.

1.4.4. Các yếu tố nội tại bên trong các trường cao đẳng

Các yếu tố nội tại bên trong các trƣờng cao đẳng liên quan, tác động đến phát

triển ĐNGV là những yếu tố chủ quan bao gồm: đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và

ĐNGV; cơ cấu tổ chức của nhà trƣờng; các điều kiện về cơ sở vật chất và môi trƣờng

sƣ phạm; uy tín, thƣơng hiệu của nhà trƣờng cần phải đƣợc xem xét nhằm tạo sự

đồng bộ, đáp ứng các yêu cầu phát triển ĐNGV. Trong đó, NLTH của đội ngũ cán bộ

quản lý và ĐNGV là nhân tố quan trọng có tính quyết định, ảnh hƣởng trực tiếp đến

chất lƣợng ĐTNN, trách nhiệm xã hội của nhà trƣờng và của các khoa đào tạo.

- NLTH của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà trường: Trong xu thế đổi

mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý càng đƣợc

khẳng định rõ nét. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà trƣờng có trách nhiệm

chính trong công tác phát triển nhà trƣờng, phát triển ĐNGV. Họ là ngƣời trực tiếp

quyết định tầm nhìn, chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng; là trung tâm của sự đoàn

kết, thu hút ĐNGV, quản lý hƣớng dẫn, thúc đẩy, điều chỉnh hoạt động của ĐNGV,

tạo động lực cho từng cá nhân phấn đấu đạt các mục tiêu chung của nhà trƣờng.

- NLTH của ĐNGV đƣợc thể hiện qua mức độ, kết quả thực hiện đạt đƣợc so

với các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, ý thức, thái độ, trình độ

nhận thức, khả năng thực hiện và NLTH chuyên môn, nghiệp vụ (thể hiện qua NL

giảng dạy - ĐTNN, giáo dục, nghiên cứu khoa học, NL chuyên môn), NL quản lý

(quản lý nhà trƣờng, ngƣời học, lớp học, môi trƣờng học tập) và NL chính trị xã hội.

- Tổ chức bộ máy quản lý của nhà trường đƣợc cơ cấu tinh gọn, đồng bộ chức

năng nhiệm vụ, hoạt động hiệu quả, đúng pháp luật. Uy tín, thƣơng hiệu của nhà

trƣờng đƣợc xã hội công nhận, nhiều ngƣời biết đến sẽ tạo thêm thuận lợi trong

tuyển sinh, giới thiệu việc làm cho ĐNGV an tâm, gắn bó với sự nghiệp GDNN.

- Các điều kiện đảm bảo chất lượng khác nhƣ: CSVC&TBĐT, cơ chế, chính

sách, môi trƣờng sƣ phạm (môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng làm việc, môi trƣờng xã

hội) nếu đạt chuẩn và đồng bộ đáp ứng yêu cầu của ĐTNN. Không khí làm việc dân

chủ, kỷ cƣơng, năng động, sáng tạo và hiệu quả thì sẽ tác động đến tình cảm, lý trí

Page 63: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

50

và hành vi của ĐNGV, sự gắn kết các thành viên, tạo thêm động lực thúc đẩy mọi

hoạt động của các tổ chức và cá nhân hƣớng đến mục tiêu chung của nhà trƣờng.

Page 64: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

51

Kết luận chƣơng 1

(1) Luận án đã hệ thống hóa tổng quan các công trình nghiên cứu về: Phát triển

NNL, NL của nhà giáo và GV, phát triển ĐNGV và phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp

cận NL; bổ sung làm rõ các khái niệm cơ bản nhƣ: GVCĐ, ĐNGVCĐ, NL, tiếp cận

năng lực (TCNL) và phát triển ĐNGV theo TCNL; nhận diện các thành tố, nội dung

phát triển ĐNGVCĐ theo TCNL, nhiệm vụ, quyền hạn các chủ thể quản lý và các

yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển ĐNGVCĐ để làm khung lý luận khoa học của đề tài.

(2) Tiếp cận NL là phƣơng pháp tiếp cận tích hợp, gồm tiếp cận phát triển NNL

và tiếp cận theo chuẩn: (i) Theo tiếp cận phát triển NNL, phát triển ĐNGVCĐ đảm

bảo 3 yếu tố: đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo về chất lƣợng; bằng cách

giáo dục, ĐTBD, sử dụng, đánh giá, sàng lọc và tạo môi trƣờng thuận lợi phát triển

đội ngũ. (ii) Theo tiếp cận NL, phát triển ĐNGVCĐ chú trọng phát huy về chất lƣợng

đội ngũ; chú trọng các NL cá nhân hay chất lƣợng cá nhân làm nền tảng cơ bản để

phát triển NL của GV đạt chuẩn, trên chuẩn GVCĐ. Phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp

cận NL là trên cơ sở chuẩn GVCĐ để thực hiện chuẩn hóa các nội dung phát triển

ĐNGV; không chỉ đòi hỏi đủ số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng mà còn biết phát hiện

GV, ĐNGV có NL gì để phát huy, phát triển những NL của họ cao hơn hiện có. Phát

triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL đảm bảo sự phối hợp giữa phát triển cá nhân với

phát triển cả đội ngũ, lấy phát triển cá nhân làm nền tảng cho phát triển ĐNGVCĐ.

(3) Phát triển ĐNGVCĐ bao gồm cả phát triển về đội ngũ và chính sách phát

triển đội ngũ. Vì vậy, phát triển ĐNGVCĐ một mặt là tuyển chọn tạo nguồn mới

nhƣng mặt khác phải gắn với sử dụng, đánh giá, ĐTBD, tự bồi dƣỡng đồng thời tạo

đƣợc môi trƣờng làm việc thuận lợi, tạo động lực cho sự phát triển toàn diện NL của

GV và phát triển NL của ĐNGV hiện tại. Phát triển ĐNGVCĐ là một quá trình liên

tục nhằm hoàn thiện làm cho ĐNGVCĐ không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Đó là

quá trình kép, bao gồm sự tích cực, tự chủ vận động của GV và sự thúc đẩy, tác động

tích cực của môi trƣờng đối với GV; trong đó sự tích cực, tự chủ của GV giữ vai trò

quyết định việc phát triển hoàn thiện NL của GV trong mối quan hệ biện chứng với

phát triển ĐNGV nhà trƣờng. Phát triển ĐNGVCĐ gắn với yêu cầu của Nghị quyết

số 19 - NQ/TW của Hội nghị BCHTW 6, khóa XII tạo nên ĐNGVCĐ tinh gọn, làm

việc năng động, sáng tạo, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN hiện nay.

Page 65: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

52

Chƣơng 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÙNG TÂY NGUYÊN

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

2.1. Giới thiệu khái quát về hoạt động khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐTNN, ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV

các trƣờng Cao đẳng vùng Tây Nguyên làm căn cứ thực tiễn để phân tích thực trạng

phát triển ĐNGV trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV các trƣờng cao

đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận NL trong bối cảnh đổi mới GDĐT&GDNN.

2.1.2. Nội dung khảo sát

2.1.2.1. Thực trạng ĐNGV của các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên: Số lượng, cơ

cấu (ngành nghề, giới tính, tuổi, thâm niên nghề...), chất lượng (phẩm chất và NL)

2.1.2.2. Thực trạng phát triển ĐNGV của các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên:

Công tác quy hoạch, kế hoạch; tuyển dụng, sử dụng; kiểm tra, đánh giá; đào tạo, bồi

dƣỡng; xây dựng môi trƣờng tạo động lực phát triển ĐNGV và sự hợp tác giữa nhà

trƣờng, nhà doanh nghiệp, nhà giáo, nhà khoa học để phát triển ĐNGV.

2.1.3. Đối tượng khảo sát

- Đối tƣợng khảo sát là CBQL, GV của 5 trƣờng cao đẳng nghề (CĐN) vùng

Tây Nguyên, đƣợc mã hóa nhƣ sau: (1) Trƣờng cao đẳng kỹ thuật Đắk Lắk; (2)

Trƣờng cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên; (3) Trƣờng CĐN Gia Lai; (4) Trƣờng

CĐN số 21-Bộ Quốc phòng; (5) Trƣờng CĐN Du Lịch Đà Lạt để đánh giá thực trạng

về ĐTNN, ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV tại các trƣờng với số lƣợng cụ thể:

+ CBQL: 126 ngƣời (20 chuyên gia QLGD; 05 hiệu trƣởng; 14 phó hiệu trƣởng;

56 trƣởng/phó khoa, phòng; 31 trƣởng/phó bộ môn), với 03 phiếu hỏi (M1), (M

2), (M

3).

+ ĐNGV: 312 ngƣời, là nhà giáo các trƣờng CĐN vùng Tây Nguyên, giảng

dạy trình độ CĐN các ngành nghề kỹ thuật - công nghệ với 02 phiếu hỏi (M3), (M

4).

+ Đội ngũ CBQL doanh nghiệp: 12 ngƣời và 50 SV với 01 phiếu hỏi (M5).

Page 66: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

53

2.1.4. Phương pháp và công cụ khảo sát

- Số lƣợng 438 phiếu hỏi đạt trên 75% đội ngũ nhà giáo các Trƣờng. Nội dung hỏi:

+ Phiếu M1: Về thực trạng ĐNGV các trƣờng CĐN vùng Tây Nguyên;

+ Phiếu M2: Về thực trạng phát triển ĐNGV các trƣờng CĐN vùng Tây Nguyên;

+ Phiếu M3: Về thực trạng ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV các trƣờng cao

đẳng vùng Tây Nguyên;

+ Phiếu M4: Đánh giá về mức độ cần thiết/mức khả thi của bộ minh chứng tối

thiểu và các giải pháp phát triển ĐNGV trƣờng CĐN theo tiếp cận năng lực;

+ Phiếu M5: Đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa nhà trƣờng và DN.

- Khảo sát bằng phiếu hỏi, với 05 bƣớc xây dựng phiếu hỏi, tổ chức khảo sát:

+ Bƣớc 1: Trao đổi với các chuyên gia để hình thành phiếu khảo sát.

+ Bƣớc 2: Xây dựng phiếu khảo sát lần 1, lấy ý kiến chuyên gia lần 2.

+ Bƣớc 3: Điều tra thử (đối tƣợng là CBQL của một trƣờng) trên mẫu nhỏ.

+ Bƣớc 4: Điều chỉnh và hoàn thiện phiếu khảo sát.

+ Bƣớc 5: Tổ chức khảo sát diện rộng (đối với các đối tƣợng khảo sát).

- Khảo sát bằng trao đổi, phỏng vấn sâu trực tiếp với GV, CBQL và SV về

những vấn đề cần nghiên cứu nhƣng chƣa đƣợc đề cập trong phiếu khảo sát nhƣ

thuận lợi và khó khăn trong phát triển ĐNGV, mức độ hài lòng của SV về ĐNGV.

- Nghiên cứu các sản phẩm: Hồ sơ quản lý ĐTNN, báo cáo của các trƣờng; báo

cáo của Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH, Tổng cục Dạy nghề về kết

quả phát triển GDĐT/GDNN giai đoạn 2015 - 2020 và phƣơng hƣớng phát triển

GDĐT/GDNN vùng Tây Nguyên giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến 2025.

2.1.5. Xử lý phiếu khảo sát theo phương pháp thống kê toán học

- ĐTB về mức độ đánh giá của mỗi nội dung đƣợc tính theo công thức:

4

1

1i i

i

x x nN

- với xi là điểm đƣợc cho ứng với từng mức độ đánh giá, ix 1,2,3,4

- ni là số ngƣời (số lƣợt) cho điểm tƣơng ứng với từng mức độ ix

- N là tổng số ngƣời (số lƣợt) cho điểm của từng nội dung.

Page 67: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

54

2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục nghề nghiệp vùng Tây Nguyên

2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa vùng Tây Nguyên

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng;

với diện tích 54.641,0 km2; dân số (năm 2016) là hơn 5,6 triệu ngƣời (chiếm 6,5% dân

số cả nước), mật độ dân cƣ trung bình 100 ngƣời/km2; với 54 dân tộc, trong đó có 12

DTTSTC (chiếm 25,6%). Tây Nguyên nằm ở vị trí trung tâm của ngã ba Đông Dƣơng,

nơi hội tụ giao thoa giữa đồng bằng và miền núi, với hệ thống giao thông liên hoàn;

phía Bắc và Đông tiếp giáp với các tỉnh duyên hải Miền Trung; phía Tây có đƣờng

biên giới dài gần 400 km với nƣớc Lào và Campuchia; phía Nam giáp các tỉnh miền

Đông Nam bộ. Nơi có tiềm năng du dịch, tài nguyên khoáng sản khá phong phú với trữ

lƣợng lớn và hơn 1,5 triệu ha đất đỏ bazan có điều kiện thuận lợi để phát triển một nền

nông nghiệp đa dạng và các ngành nghề công nghiệp khai khoáng, du lịch [81].

Tây Nguyên là vùng văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, gắn kết chặt chẽ với

bản làng và tạo thành một số tập tục văn hóa độc đáo của các DTTSTC vùng Tây

Nguyên nhƣ: nhà rông, nhà mồ, đàn đá, các lễ hội và kho tàng văn học dân gian, văn

hóa dân tộc, đặc biệt là Không gian văn hóa công chiêng Tây Nguyên - di sản văn hóa

phi vật thể của nhân loại đã đƣợc UNESCO công nhận năm 2005. Tây Nguyên không

chỉ là tam giác phát triển KT-XH mà còn gắn liền với an ninh, quốc phòng, là nơi có vị

trí "địa chính trị" đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đất nƣớc hội nhập quốc tế.

Cùng với cơ chế, chính sách chung, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách

đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng. Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của

Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Tây Nguyên đã tạo nên sự phát triển vƣợt bậc về mọi

mặt. Từ một nên kinh tế mang tính tự cung tự cấp đến nay đã phát triển kinh tế thị

trƣờng theo định hƣớng XHCN, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hƣớng CNH, HĐH

phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và sự phát triển bền vững. Tăng trƣởng kinh tế có sự

ổn định (năm 2016 là 18,13%; tổng sản phẩm GDP bình quân đầu người đạt khoảng

1.004 USD và dự kiến năm 2020 đạt 1.200 USD). Cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ xây dựng,

phát triển mạnh về giao thông nông thôn, mạng lƣới điện, bƣu chính viễn thông, các

khu - cụm công nghiệp, đô thị mới, y tế và GD. Văn hoá, thể thao luôn đƣợc chú trọng,

góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc văn hoá của các dân tộc. Đời sống

Page 68: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

55

nhân dân đang từng bƣớc đƣợc cải thiện, quốc phòng - an ninh đƣợc tăng cƣờng củng

cố, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo tốt việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo

của Đảng và Nhà nƣớc, quyền tự do tín ngƣỡng của nhân dân. Đó là những nền tảng cơ

bản tạo thế và lực mới cho vùng Tây Nguyên trên chặng đƣờng phát triển tiếp theo.

Song với những hạn chế mang tính đặc thù của miền núi, vùng biên giới, xa

các trung tâm kinh tế lớn, xuất phát điểm đi lên thấp, thiếu các nguồn lực, cơ cấu hạ

tầng chƣa đồng bộ, chất lƣợng NNL còn thấp so với bình quân chung cả nƣớc: 89%

lao động từ 15 tuổi trở lên không có chuyên môn kỹ thuật (cả nƣớc là 84,4%); 3,8%

lao động từ 15 tuổi trở lên có trình độ đại học trở lên (cả nƣớc là 6,9%); 42,7% lao

động qua đào tạo, trong đó chỉ có 15% lao động có bằng cấp/chứng chỉ; tỷ lệ hộ

nghèo cao hơn nhiều so với mức trung bình cả nƣớc (27,9/17,2%); Tây Nguyên vẫn

là vùng nghèo, chậm phát triển so với nhiều vùng trong cả nƣớc [13, tr.73].

2.2.2. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp

vùng Tây Nguyên

Sự nghiệp GDĐT, GDNN luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm (đặc biệt

những năm gần đây), đã ban hành những chính sách nhƣ: Quyết định số 630/QĐ-

TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển Dạy

nghề thời kỳ 2011-2020; Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2013 của Thủ

tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển GDĐT thời kỳ 2011-2020; Quyết

định số 716/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án

phát triển trƣờng nghề chất lƣợng cao đến năm 2020; Chỉ thị số 37- CT/TW ngày

06/6/2014 của Ban Bí thƣ (khóa XI) về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với

công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao; Chính sách miễn, giảm học phí theo Nghị

định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ; Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi

mới căn bản, toàn diện GDĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị

trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế; Luật GDNN (2014) với những đổi

mới tích cực tạo thêm thời cơ, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất

lƣợng đào tạo NNL phải đáp ứng yêu cầu xã hội, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển cả

hệ thống GDNN nói chung, các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên nói riêng.

Đối với vùng Tây Nguyên, bên cạnh những chính sách chung, Đảng và Nhà nƣớc

còn có nhiều chính sách đặc thù nhƣ: Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 của

Page 69: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

56

Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH Vùng đến

năm 2020; Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 18/2/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về

Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 12-KL/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính

trị thực hiện Nghị quyết số 10-KL/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX) phát triển vùng

Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020; Quyết định số 1194/QĐ-TTg ngày 22/7/2014 phê

duyệt quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030. Các tỉnh vùng Tây

Nguyên đã xây dựng và tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh đến

năm 2020 dựa trên Quy hoạch nhân lực Việt Nam đến năm 2020 và ban hành những

chủ trƣơng, chính sách cụ thể phù hợp và có tác dụng tích cực.

Sự nghiệp GDĐT&GDNN của vùng Tây Nguyên đã có bƣớc phát triển. Mạng

lƣới các trƣờng đại học, cao đẳng đã tăng nhanh về quy mô (đến tháng 5/2017 toàn

vùng có 04 trƣờng đại học: Đại học Tây Nguyên, Đại học Buôn Ma Thuột, Đại học

Đà Lạt và Đại học Yersin Đà Lạt; 04 phân hiệu đại học: Đại học Kon Tum, Đại học

Đông Á, Đại học Nông lâm (tại Gia Lai), Phân viện Hành chính Quốc gia (tại Đắk

Lắk) và 15 trƣờng Cao đẳng, trong đó có 06 trƣờng CĐN. Cơ sở vật chất từng bƣớc

đƣợc đầu tƣ "khang trang - hiện đại", ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và

giải quyết việc làm cho ngƣời học, bƣớc đầu đáp ứng yêu cầu đào tạo NNL trực tiếp

sản xuất, phục vụ nhu cầu phát triển KT - XH của vùng theo hƣớng bền vững.

2.3. Đánh giá thực trạng đào tạo nghề nghiệp tại các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên

Các trƣờng cao đẳng là cơ sở GDNN thuộc hệ thống GD quốc dân, trực thuộc

Bộ LĐTBXH quản lý. Tính đến 01/5/2017 cả nƣớc hiện có 387 trƣờng cao đẳng,

trong đó có 190 trƣờng cao đẳng nghề (CĐN), 48 trƣờng ngoài công lập; có 60.784

giáo viên, GV các trƣờng CĐN, trong đó có 15.986 GV các trƣờng CĐN. Hằng năm

tuyển mới hơn 2,3 triệu HSSV, trong đó có hơn 241 nghìn SV hệ cao đẳng (hơn 91

nghìn SV học các trƣờng CĐN, 73,5% SV hệ CĐN tốt nghiệp ra trƣờng [12].

- Mạng lƣới cơ sở GDNN của Vùng đã phát triển rộng khắp. Đến 01/5/2017 cả

vùng Tây Nguyên đã có 145 cơ sở (12 trƣờng cao đẳng; trong đó có 06 trƣờng CĐN,

10 trƣờng trung cấp nghề, 70 trung tâm GDNN và 59 cơ sở khác có dạy nghề) [12].

- Các trƣờng cao đẳng (khối kỹ thuật - công nghệ - dịch vụ) là cơ sở GDNN

thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND

Page 70: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

57

các tỉnh và chịu sự quản lý nhà nƣớc của Bộ LĐTBXH; tổ chức hoạt động ĐTNN

theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ và Thông tƣ số

46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ LĐTBXH quy định về Điều lệ

trƣờng Cao đẳng). 06 Trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên (nguyên là các trƣờng

CĐN), gồm: (1) Trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk; (2) Cao đẳng Công nghệ Tây

Nguyên; (3) CĐN Giai Lai; (4) CĐN số 21 - Bộ quốc phòng; (5) CĐN Du Lịch Đà

Lạt và trƣờng CĐN Đà Lạt. Các trƣờng đƣợc tổ chức ĐTNN ba cấp trình độ: sơ cấp,

trung cấp, cao đẳng, vừa dạy học văn hóa phổ thông, vừa tham gia đào tạo nghề cho

lao động nông thôn, phục vụ nhu cầu chuyển dịch lao động theo cơ cấu ngành nghề

phát triển KT - XH của các địa phƣơng trong vùng; đa dạng hình thức đào tạo (chính

quy, đào tạo thƣờng xuyên), ĐTNN tại nhà trƣờng và tại DN. Trong đó có đặc thù:

+ 5 Trƣờng đƣợc hỗ trợ đầu tƣ trƣờng có nghề trọng điểm quốc gia theo Quyết

định số 854/QĐ-BLĐTBXH ngày 6/5/2013 của Bộ LĐTBXH, gồm: Trƣờng cao đẳng

kỹ thuật Đắk Lắk, Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk), CĐN Gia Lai (tỉnh

Gia Lai), CĐN Đà Lạt và trƣờng CĐN Du Lịch Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).

+ 2 Trƣờng đƣợc đầu tƣ theo Quyết định số 716/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của

Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển trƣờng nghề chất lƣợng cao đến

năm 2020 gồm: Trƣờng cao đẳng công nghệ Tây Nguyên và CĐN Đà Lạt.

Tuy với mức độ khác nhau, song nhìn chung các trƣờng đƣợc từng bƣớc đầu tƣ

CSVC&TBĐT, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ CBQL, ĐNGV theo hƣớng chuẩn hóa.

2.3.1. Kế t quả đ ạ t đ ư ợ c về đ ào tạ o nghề nghiệ p tạ i các

trư ờ ng cao đ ẳ ng vùng Tây Nguyên

Tổng hợp số liệu khảo sát tại 5 trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên cho thấy:

- Trong 5 năm gần đây, nhờ các chính sách ƣu tiên cho vùng trong đào tạo và

phát triển NNL đã tác động tích cực, làm gia tăng số lƣợng và chất lƣợng ĐTNN

toàn vùng. Cấp ủy Đảng, chính quyền các tỉnh đã quan tâm lãnh đạo phát triển sự

nghiệp GDNN bằng những chủ trƣơng, chính sách hỗ trợ nhƣ: xây dựng nguồn quỹ

quốc gia giải quyết việc làm, cho ngƣời học nghề vay vốn giải quyết việc làm, tham

gia xuất khẩu lao động; các Hiệp hội nghề nghiệp, DN trong và ngoài tỉnh bƣớc đầu

Page 71: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

58

có mối quan hệ khá hiệu quả với các trƣờng cao đẳng trong ĐTNN; sự nỗ lực tích

cực của đội ngũ nhà giáo và CBQL các cấp, GDNN nói chung, các trƣờng cao đẳng

vùng Tây Nguyên nói riêng đã có bƣớc phát triển về quy mô, số lƣợng và chất lƣợng

đào tạo NNL trực tiếp sản xuất và dịch vụ, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập

của ngƣời học, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện thắng lợi kế hoạch

phát triển KT -XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh của các tỉnh vùng Tây Nguyên.

- Về cơ cấu ngành nghề đào tạo, theo Phụ lục số 03: Tổng số 31 ngành nghề

đào tạo trình độ cao đẳng thuộc: 17 ngành nghề công nghiệp (chiếm 54,8% số nghề

đào tạo); 06 ngành nghề nông nghiệp (chiếm tỷ lệ 19,4% số nghề đào tạo); 08 ngành

nghề dịch vụ (chiếm 25,8% số nghề đào tạo); trong đó có 20/31 ngành nghề đào tạo

đƣợc đầu tƣ theo cấp độ nghề trọng điểm quốc gia (chiếm tỷ lệ 64,5%) gồm:

- Về quy mô đào tạo, tổng hợp báo cáo của Tổng cục Dạy nghề (năm 2016) và

của 5 trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên (thể hiện tại Phụ lục 2.4) cho thấy:

+ Tốc độ tăng quy mô đào tạo giai đoạn 2011 - 2015 là 4,96%, số SV tăng

27,9%/năm; dự báo đến năm 2020 số SV tăng 1,75 lần so với năm 2015.

+ Hằng năm vùng Tây Nguyên tuyển sinh 85 nghìn ngƣời, trong đó 5 trƣờng

CĐN với gần 20 ngàn ngƣời/năm: trung cấp, cao đẳng là 4.990 HSSV/năm (CĐN là

2.205 chỉ tiêu SV/năm) và hơn 15 ngàn ngƣời học nghề sơ cấp, ngắn hạn khác.

+ Về chƣơng trình ĐTNN: Các trƣờng đều thực hiện theo Khung chƣơng trình

ngành nghề đào tạo của Bộ LĐTBXH ban hành nên có sự thống nhất và thuận lợi cho

ngƣời học khi chuyển nguyện vọng học tập hoặc liên thông giữa các trình độ.

+ Trong quá trình ĐTNN các trƣờng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp

nâng cao chất lƣợng nhƣ: (i) Chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV; (ii) Tổ chức

thực hiện các phƣơng pháp dạy học tích cực, phát huy tích cực sáng tạo, phát triển

NL ngƣời học; thực hiện đồng thời đào tạo theo tuần tự và đào tạo song hành (kết

hợp đào tạo nghề tại cơ sở GDNN, đƣa HSSV đi thực tập lao động sản xuất tại DN

với đào tạo tại nhà trƣờng); (iii) Thƣờng xuyên tổ chức các Hội thi GV dạy giỏi; các

hoạt động NCKH, viết sáng kiến kinh nghiệm, sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh; (iv) Quan

hệ giữa nhà trƣờng và DN bƣớc đầu đƣợc xây dựng; DN đã tham gia quá trình

Page 72: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

59

ĐTNN: cung cấp thông tin, ký kết hợp đồng thực tập tại DN, ký kết "đào tạo theo

địa chỉ", phối hợp tổ chức ngày hội việc làm, ĐTBD nâng cao trình độ, cấp chứng

chỉ nghề cho ngƣời lao động; (v) Quan hệ hợp tác, liên kết với các trƣờng cao đẳng,

đại học đã từng bƣớc phát triển, tạo đƣợc điều kiện cho ngƣời học (SV) có thêm cơ

hội đƣợc học cao hơn (đại học, sau đại học). Nên đã đạt kết quả ĐTNN nhƣ sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả đào tạo học sinh sinh viên của 5 trƣờng cao đẳng

vùng Tây Nguyên

Đơn vị Năm học HSSV

sau qui đổi

Học tập (tỷ lệ HSSV) Rèn luyện (tỷ lệ HSSV)

giỏi, khá yếu, kém tốt, khá TB, yếu

Vùng

Tây

Nguyên

2011-2012 3.883 50,7% 4,80% 72,41% 7,24%

2012-2013 4.036 51,8% 4,37% 72,28% 6,49%

2013-2014 4.297 46,3% 3,26% 66,32% 5,80%

2014-2015 4.456 50,3% 3,00% 71,51% 6,02%

2015-2016 5.084 48,5% 4,35% 77,62% 4,54%

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của 5 trường cao đẳng vùng Tây Nguyên)

- Từ Bảng 2.1 cho thấy, quy mô đào tạo ngày một tăng. Tuy kết quả đánh giá,

xếp loại HSSV giữa các trƣờng không đều nhau nhƣng nhìn chung chất lƣợng ĐTNN

ngày một ổn định, đáp ứng nhu cầu của ngƣời học và nhu cầu tuyển dụng lao động.

Hằng năm loại khá, giỏi từ 46,3 - 51,8%; duy trì sĩ số gần 80%; HSSV tốt nghiệp 98%.

- Mặt khác, tổng hợp ý kiến từ Phiếu hỏi M5 khảo sát về mức độ thỏa mãn của

DN đối với chất lƣợng SV sau ra trƣờng cho thấy: (i) Hầu hết SV tốt nghiệp đƣợc

DN tuyển dụng, đặc biệt các nghề cơ khí, điện, điện lạnh, xây dựng; (ii) SV đƣợc bố

trí việc làm đúng bằng cấp đào tạo và trả lƣơng tƣơng xứng với vị trí nghề nghiệp;

(iii) Nhìn chung chất lƣợng SV đáp ứng đƣợc nhu cầu của DN; góp phần làm tăng tỷ

lệ lao động qua đào tạo của vùng tăng (từ 35,7 ÷ 42,7%), lao động qua đào tạo nghề

tăng (từ 27,2 ÷ 33,5%), lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ tăng (từ 11 ÷

13,1%); tốc độ tăng lao động qua đào tạo bình quân hàng năm: 5,5% [13, tr.40].

2.3.2. Nhữ ng hạ n chế về đ ào tạ o nghề nghiệ p củ a các trư ờ ng

cao đ ẳ ng vùng Tây Nguyên

Page 73: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

60

Tuy đã đạt đƣợc những kết quả khả quan, song thực trạng ĐTNN của 05 trƣờng

Cao đẳng vùng Tây Nguyên cho thấy vẫn còn một số bất cập, hạn chế nhất định:

- Số lượng trường cao đẳng còn ít: Hiện có 06 trƣờng cao đẳng công lập (chƣa

có trƣờng ngoài công lập), các tỉnh Đắk Nông và Kom Tum mới có trƣờng trung cấp

nghề. Chƣa có trƣờng đại học đào tạo ngành nghề kỹ thuật - công nghệ (Đại học nghề

nghiệp theo định hướng thực hành) trong khi tiềm năng, thế mạnh của vùng là rất lớn.

- Quy mô đào tạo còn nhỏ: (i) Tuy đạt hoặc vƣợt chỉ tiêu tuyển sinh nhƣng

quy mô hạn chế (3/6 trƣờng có số lƣợng tuyển sinh từ 1.000 ÷ 1.300 HSSV/năm,

3/6 trƣờng có số lƣợng tuyển sinh chỉ có từ 500 ÷ 550 HSSV/năm); (ii) Số ngành

nghề đào tạo trình độ cao đẳng chƣa nhiều (31/100 ngành nghề); (iii) Số SV/ngành

nghề đào tạo thấp (bình quân 162 SV/ngành nghề), 04 ngành nghề có hơn 200

SV/khóa học nhƣ: Kỹ thuật công nghệ ô tô; Điện - Điện tử, kế toán doanh nghiệp

(215 SV/năm, chiếm tỷ lệ 9,75%) và công nghệ thông tin (150 SV, chiếm tỷ lệ 6,8%);

27 ngành nghề còn lại đạt tối thiểu số lƣợng SV theo học nhƣ: Cơ khí chế tạo máy

(80 SV, chiếm tỷ lệ 3,63%), quản trị nhà hàng (75 SV, chiếm tỷ lệ 3,4%), quản trị

khách sạn, bảo vệ thực vật (50 SV, chiếm tỷ lệ 2,95%). Mỗi trƣờng chỉ đào tạo từ 1 ÷

2 lớp, với 15 HSSV/ngành nghề, mức độ đáp ứng với nhu cầu thị trƣờng còn thấp.

- Trình độ đào tạo còn thấp: Đào tạo sơ cấp, ngắn hạn chiếm 94,24%, trình độ

CĐN chỉ chiếm 1,76%. Cơ cấu ngành nghề chƣa hợp lý, chƣa đáp ứng yêu cầu

chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng: (i) Đào tạo chủ yếu các ngành nghề kỹ thuật

đơn giản nhƣ: Hàn, Điện - Điện tử dân dụng, Chăm sóc cà phê; (ii) Các ngành nghề

dịch vụ (quản trị nhà hàng, khách sạn, du lịch, y tế,...) mới đào tạo ở trình độ trung

cấp và chƣa đáp ứng yêu cầu số lƣợng, chất lƣợng, cấp độ đào tạo; (iii) Các ngành

nghề có hàm lƣợng kỹ thuật, công nghệ cao hay thuộc lĩnh vực tự động hóa: Cơ khí

chế tạo máy, Hàn công nghệ cao, Kỹ thuật ô tô, Điện tử công nghiệp, Cơ điện tử,

Điện công nghiệp, Công nghệ thông tin, chƣa đầu tƣ đạt chuẩn về CSVC&TBĐT để

đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô và chất lƣợng đào tạo trong khi đây là những

ngành nghề mà xã hội rất cần và định hƣớng chiến lƣợc phát triển vùng; (iv) Các

ngành nghề đào tạo công nghiệp khai khoáng, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ

xanh bền vững môi trƣờng chƣa đào tạo ở trình độ cao đẳng; ngành nghề chế biến sau

Page 74: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

61

thu hoạch chƣa tổ chức đào tạo trong khi Tây Nguyên là vùng có thế mạnh về tài

nguyên, sản xuất nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.

- Công tác quản lý nhà nước, quản trị nhà trường hiệu quả chưa cao: Sự phối

hợp giữa nhà trƣờng và chính quyền các cấp trong hoạt động ĐTNN chƣa thật sự

hiệu quả; mối quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng và DN; ĐTNN chƣa theo nhu cầu của

xã hội, chƣa gắn chặt chẽ với nhu cầu giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và

chiến lƣợc phát triển KT - XH của các địa phƣơng và của vùng Tây Nguyên.

- So với mặt bằng chung ĐTNN của các trƣờng cao đẳng cả nƣớc thì chất lƣợng

ĐTNN tại các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên còn những hạn chế, ĐTNN mới

đáp ứng một phần nhu cầu đào tạo nhân lực của thị trƣờng lao động. Tỷ lệ HSSV bỏ

học còn cao (chiếm 20-25% số HSSV nhập học); tỷ lệ yếu, kém về học lực còn lớn

(chiếm 3 ÷ 4,8%) và tỷ lệ rèn luyện yếu, kém còn nhiều (4,54 ÷ 7,24%); khả năng vận

dụng trình độ chuyên môn, KNN, kỹ năng sống, kỹ năng mềm nhƣ: giao tiếp, làm

việc nhóm, tính kỷ luật,... của HSSV vào thực tiễn lao động hiệu quả chƣa cao.

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế về đào tạo nghề nghiệp tại các trường cao đẳng vùng

Tây Nguyên

2.3.3.1. Yếu tố khách quan

- Những khó khăn về KT-XH, điều kiện tự nhiên địa hình miền núi, vùng biên

giới, mật độ dân số thấp, diện tích rộng, tỷ lệ gia tăng dân số nhanh (tốc độ tăng dân

số cao gấp 1,5 lần tốc độ tăng dân số của cả nƣớc). Là vùng có nhiều DTTS, tôn

giáo, với những đặc thù về truyền thống văn hóa, tín ngƣỡng, phong tục tập quán đa

dạng và phong phú; là địa bàn nhạy cảm và phức tạp về an ninh chính trị, nơi mà các

thế lực thù địch đang tăng cƣờng chống phá Đảng, Nhà nƣớc ta, lợi dụng tự do, dân

chủ, nhân quyền để thực hiện âm mƣu "diễn biến hòa bình", "bạo loạn lật đổ", "nhà

nước Đề Ga". Nơi tỷ trọng dân số có nhu cầu đào tạo lớn, lao động nông thôn chiếm

đại đa số, khả năng tiếp nhận tri thức, nhận thức còn hạn chế, chất lƣợng NNL nhìn

chung còn thấp; cơ sở hạ tầng còn yếu, thiếu các khu, cụm công nghiệp hoặc đã có

Page 75: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

62

nhƣng quy mô nhỏ, chất lƣợng, hiệu quả thấp, phát triển chƣa tƣơng xứng với nguồn

lực của vùng, khả năng thu hút các nguồn lực đầu tƣ, giải quyết việc làm còn thấp.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ, GDĐT&GDNN còn thấp; cơ chế chính

sách đãi ngộ còn chƣa đồng bộ đối với ngƣời học (đặc biệt các đối tƣợng chính sách,

HSSV DTTSTC), đối với nhà giáo và cơ sở GDNN bổ sung, điều chỉnh chƣa kịp thời.

2.3.3.2. Yếu tố chủ quan

- NL quản lý của CBQL, NL và kinh nghiệm đào tạo ĐNGVCĐ vùng Tây

Nguyên còn có hạn chế nhất định. Các trƣờng cao đẳng mới đƣợc nâng cấp từ các

trƣờng Trung cấp, thời gian đào tạo trình độ cao đẳng chƣa nhiều (3 năm ÷ 10 năm).

- Các yếu tố đảm bảo chất lƣợng còn những hạn chế: (i) CSVC&TBĐT còn

thiếu hoặc chƣa đồng bộ; (ii) Chất lƣợng đầu vào của HSSV còn thấp; (iii) Đội ngũ

nhà giáo chƣa đƣợc thƣờng xuyên ĐTBD nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, công

nghệ mới nên còn bất cập về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng; (iv) Môi trƣờng làm

việc, cơ chế chính sách còn một số mặt bất cập, ngân sách đầu tƣ theo bình quân, các

hoạt động NCKH, giao lƣu học tập rất hạn chế; (v) Hiệu quả công tác hƣớng nghiệp,

phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở chƣa tốt; một bộ phận xã hội nhận

thức chƣa đầy đủ về vai trò của GDNN trong đào tạo NNL phục vụ phát triển KT -

XH; nhà trƣờng chƣa làm tốt mối quan hệ hợp tác với DN và hiệu quả quản lý về

phát triển nhà trƣờng nói chung, phát triển ĐNGV nói riêng kết quả chƣa cao.

Những khó khăn mang tính đặc thù của Vùng và hạn chế trong ĐTNN của các

trƣờng cao đẳng là những thách thức không nhỏ trƣớc yêu cầu đổi mới căn bản, toàn

diện GDĐT&GDNN trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế tại

vùng Tây Nguyên. Đòi hỏi Đảng, Nhà nƣớc cần tiếp tục quan tâm đầu tƣ hơn nữa cho

vùng Tây Nguyên đồng thời cấp ủy Đảng, chính quyền các tỉnh và mỗi nhà trƣờng

cần có kế hoạch chiến lƣợc để đổi mới - phát triển các trƣờng cao đẳng nhằm đáp ứng

các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đào tạo NNL, góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy

phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên và cả nƣớc.

2.4. Thực trạng về đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên

2.4.1. Thực trạng số lượng đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên

Page 76: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

63

- Tổng hợp Báo cáo của 5 trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên cho thấy: Tổng

số công chức, viên chức (CCVC) của 5 trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên là 791

ngƣời; trong đó có 458 GV (chiếm 57,9% tổng số CCVC). Số lƣợng GV tăng

19,3% (so với năm 2011) theo qui mô đào tạo. Tỷ lệ GV/CCVC còn thấp, một mặt

do các trƣờng thực hiện đồng thời ĐTNN cả 3 cấp độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng,

vừa dạy văn hóa phổ thông và đào tạo sơ cấp, dạy nghề ngắn hạn phục vụ nhu cầu

xã hội. Nên ngoài CBQL, ĐNGVCĐ, nhân viên còn có đội ngũ giáo viên dạy các

môn văn hóa và dạy nghề trình độ trung cấp, sơ cấp theo chức năng, nhiệm vụ của

mỗi trƣờng. Mặt khác số lƣợng GV thiếu so với định mức HSSV/GV (hiện tại tỷ lệ

23,7 HSSV/GV cao hơn định mức quy định tối đa từ 18 ÷ 20HSSV/GV). Trƣờng

Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên có tỷ lệ nhân viên cao nhất (chiếm 52% tổng số

CCVC) một phần trƣờng tổ chức hoạt động nội trú cho HSSV là ngƣời DTTS vùng

Tây Nguyên, song cũng cần phải thực hiện sắp xếp tinh giản bộ máy nhân viên.

- Dựa trên kết quả Phụ lục số 2.2 - Dự báo nhu cầu nhân lực các tỉnh Tây

Nguyên trong giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy: Lao động qua đào tạo nghề tăng (268

nghìn ngƣời), số lƣợng tuyển mới học trình độ CĐN (năm 2015 đào tạo trình độ

CĐN đạt 1,76 % tổng số ngƣời học nghề của toàn vùng), là những cơ sở để dự báo

nhu cầu phát triển bổ sung số lƣợng ĐNGV trong giai đoạn 2016-2020 nhƣ sau:

+ Số lƣợng đào tạo trung cấp nghề và CĐN tăng là 12756 ngƣời (trong đó, đào

tạo CĐN tăng thêm 4716 ngƣời); dự báo số lƣợng giáo viên, GV cần tăng thêm 531

đến 637 ngƣời; trong đó, GV các trƣờng CĐN cần tăng thêm 196 đến 235 ngƣời (tính

cả số lƣợng giáo viên 2 trƣờng trung cấp của tỉnh Kon Tum và Đắk Nông).

+ Ngoài ra cần có một số GV để bổ sung thay thế cho GV nghỉ hƣu, tinh giản

biên chế, nghỉ thai sản, đi học và GV giảng dạy ngành nghề mới hay tăng quy mô đào

tạo tƣơng ứng với nhu cầu tăng số lƣợng lao động qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu đẩy

mạnh CNH, HĐH và phát triển KT - XH vùng Tây Nguyên trong thời gian tới,... Cho

thấy sự cần thiết phải có kế hoạch để phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, GV các

trƣờng cao đẳng nói riêng có đủ về số lƣợng là điều kiện trƣớc tiên cần đáp ứng.

- Kết quả nghiên cứu lý luận nêu trên phù hợp với kết quả tổng hợp từ các Phiếu

hỏi (Mẫu M1, câu 1 và 2) dành cho CBQL của 5 trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên

Page 77: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

64

cho thấy 100 % đánh giá còn thiếu GV giảng dạy các ngành nghề kỹ thuật-công nghệ

(đặc biệt là các ngành nghề mới đào tạo, ngành nghề kỹ thuật, công nghệ tự động hóa

cao) và dự báo ĐNGV tăng 30 % so với năm 2016 (hằng năm tăng 20 ÷ 27 GV/năm).

Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên khẳng định nhu cầu cần thiết phát triển

số lƣợng ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu phát triển

qui mô và nâng cao chất lƣợng ĐTNN trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

2.4.2. Thực trạng cơ cấu đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên

2.4.2.1. Cơ cấu theo phân loại viên chức và cơ cấu theo hình thức đào tạo

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đội ngũ theo phân loại viên chức

Tổng hợp báo cáo của 5 trƣờng thể hiện ở Biểu đồ 2.1, cho thấy cơ cấu ĐNGV là:

- 5 trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên có 148 CBQL (chiếm 17,7%); ĐNGV có

458 ngƣời (chiếm 54,8%), trong đó có 424 GV cơ hữu (GV biên chế và hợp đồng một

năm trở lên), 34 GV thỉnh giảng (chiếm 7,2 %) và 166 nhân viên (chiếm 21%).

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đội ngũ theo hình thức đào tạo

- Cơ cấu theo hình thức đào tạo chuyên môn: Số GV đƣợc đào tạo từ các

trƣờng đại học chính quy (chiếm 72,27%). Thực tế GV các trƣờng cao đẳng vùng

Tây Nguyên đƣợc đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau: (i) Tuyển dụng SV tốt nghiệp

loại giỏi, cử đi học đại học sƣ phạm kỹ thuật (SPKT); (ii) SV tốt nghiệp hệ chính

quy các trƣờng đại học chuyên ngành và học chứng chỉ sƣ phạm hoặc tƣơng đƣơng

Page 78: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

65

(SPDN); (iii) SV tốt nghiệp các trƣờng đại học SPKT. Vì vậy chất lƣợng đội ngũ

không đồng đều, khả năng đáp ứng các yêu cầu về NVSP, KNN, giảng dạy tích hợp

đạt đƣợc các mức độ khác nhau ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo NNL của vùng,...

Đó là những hạn chế cần đƣợc quan tâm để có biện pháp thích ứng về nội dung,

hình thức ĐTBD phù hợp với mỗi nhóm GV, nhằm nâng cao NL chuyên môn,

NVSP và KNN cho ĐNGV các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên.

2.4.2.2. Cơ cấu về giới tính, dân tộc (dân tộc thiểu số tại chỗ), đảng viên của đội

ngũ giảng viên

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu về giới tính, dân tộc của đội ngũ giảng viên

a) Cơ cấu ĐNGV theo giới tính: Số GV nam chiếm đa số, với 274 ngƣời (chiếm

tỷ lệ 60%/tổng số GV các trƣờng CĐN vùng Tây Nguyên). Tuy giữa các trƣờng có

sự chênh lệch nhƣng phù hợp với đặc thù ngành nghề đào tạo: Trƣờng CĐN Đắk

Lắk, CĐN số 21 Bộ quốc phòng đào tạo chủ yếu các nghề kỹ thuật - công nghệ nên

GV nam chiếm đại đa số (tỷ lệ 70% ĐNGV); trƣờng CĐN Du lịch Đà Lạt đào tạo

chủ yếu các ngành nghề dịch vụ, KT - XH nên GV nữ chiếm đa số (tỷ lệ 72,7.%).

b) Cơ cấu ĐNGV theo dân tộc: Số lƣợng GV ngƣời dân tộc thiểu số (DTTS)

chỉ có 28 GV, chiếm tỷ lệ rất thấp (6%) so với số CCVC các trƣờng CĐN vùng Tây

Nguyên, chƣa phù hợp với tỷ lệ cơ cấu dân số dân tộc vùng Tây Nguyên (25,6%

dân số là ngƣời DTTS, hơn 30% HSSV là ngƣời DTTS học nghề và hơn 15% số

CCVC là ngƣời DTTS). Theo Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, CCVC ngƣời DTTS

trong thời kỳ mới (Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/03/2016 của Thủ tƣớng

Chính phủ) thì cần phải phát triển số lƣợng GV ngƣời DTTS đạt tỉ lệ thích hợp (10-

15% tổng số biên chế), đáp ứng nhu cầu về phát triển đội ngũ CCVC ngƣời DTTS,

góp phần đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng nhanh đến hơn tới vùng Tây Nguyên.

Page 79: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

66

c) Cơ cấu GV là đảng viên: Tuy các trƣờng cao đẳng đã có tổ chức cơ sở Đảng

là Đảng bộ. Song tỷ lệ GV là đảng viên trong các trƣờng mới chỉ đạt gần 30% tổng

số CCVC là một tỷ lệ rất thấp so với khả năng và yêu cầu nhiệm vụ của ngƣời GV

(đặc biệt đối với GVCĐ vùng Tây Nguyên), cần phải đƣợc chú trọng để tăng cƣờng

phát triển đảng viên trong ĐNGVCĐ đảm bảo một tỷ lệ thích hợp, làm tăng thêm

sức mạnh của tổ chức, tạo thêm chất lƣợng - hiệu quả trong mỗi nhà trƣờng.

2.4.2.3. Cơ cấu về độ tuổi và thâm niên năm công tác

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo độ tuổi và thâm niên năm công tác

Kết quả tổng hợp các báo cáo ở Bảng phụ lục 2.7.1 và mô tả Hình 2.4, cho thấy:

a) Cơ cấu ĐNGV theo độ tuổi: GV các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên đa số

là lực lƣợng trẻ dƣới 40 tuổi (chiếm 79%), trong đó có 140 GV dƣới 30 tuổi (chiếm

30,6%), trên 40-50 tuổi (chiếm 13%), GV trên 50 tuổi chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ (8%).

b) Cơ cấu thâm niên công tác: Cơ cấu về thâm niên công tác gần tƣơng đồng

với cơ cấu về độ tuổi của ĐNGV các trƣờng CĐN vùng Tây Nguyên: ĐNGV dƣới

10 năm công tác chiếm tỉ lệ lớn (81,1%), số GV có thâm niên công tác từ 10 đến 20

năm chiếm 14,4% và số GV có thâm niên công tác hơn 20 năm là rất ít 4,5%.

Với thực trạng đa số ĐNGV trẻ tuổi, có những thuận lợi nhƣ: khả năng hoạt

động nhóm, ngoại ngữ, tin học. Song với kinh nghiệm thực tiễn còn ít, trình độ KNN

còn hạn chế; số GV lớn tuổi lại không theo kịp tiến bộ KH-KT, công nghệ mới nên

có phần lạc hậu, hụt hẫng về chuyên môn, tin học, ngoại ngữ sẽ là những bất cập cần

quan tâm trong công ĐTBD nâng cao những NL cho GV còn thiếu, còn yếu.

2.4.2.4. Cơ cấu GV theo hình thức ĐTNN (GV dạy lý thuyết, GV dạy thực hành, GV

dạy tích hợp) và cơ cấu GV theo lĩnh vực ngành nghề hoặc nhiệm vụ đào tạo.

Page 80: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

67

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo hình thức dạy học

và nhiệm vụ đào tạo

- Theo hình 2.5. cho thấy ĐNGV giảng dạy theo hình thức tích hợp chiếm đa số

(70%), ĐNGV dạy lý thuyết chiếm tỉ lệ 25% và GV dạy thực hành chiếm tỷ lệ 5%.

Với mục tiêu phát triển NLTH nghề nghiệp cho SV, đặt ra yêu cầu GV phải

ĐTNN theo định hƣớng thực hành ứng dụng nhằm phát triển NL (kiến thức, kỹ

năng, thái độ) cho ngƣời học trong mỗi modul/bài học cụ thể. Với thời lƣợng đào

tạo thực hành, tích hợp chiếm 70 ÷ 75% chƣơng trình. Dạy học (ĐTNN) theo hình

thức tích hợp và module/tín chỉ đòi hỏi yêu cầu cao về tính đồng bộ đạt chuẩn các

điều kiện về CSVC&TBĐT, kinh nghiệm (đặc biệt trình độ KNN) của ĐNGV. Vì

vậy, trong giai đoạn trƣớc mắt việc lựa chọn giảng dạy đào tạo linh hoạt kết hợp

giữa 3 hình thức trên là phù hợp với các điều kiện hiện có của các trƣờng. Song

hình thức dạy học tích hợp và đào tạo theo hình thức module/tín chỉ sẽ trở thành chủ

yếu, bắt buộc trong dạy nghề mà ĐNGV phải thích ứng. Điều đó đặt ra cho các cấp

quản lý cần có lộ trình trong việc tổ chức hình thức dạy học mới và kế hoạch xây

dựng đồng bộ CSVC&TBĐT, bồi dƣỡng KNN, phƣơng pháp dạy học tích hợp,

nâng cao năng lực ĐNGV đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp là tất yếu.

- Theo hình 2.5, cho thấy có 74 GV dạy môn văn hóa, môn chung (chiếm 16%)

và 384 GV dạy nghề; trong đó có 278 GV dạy ngành nghề công nghiệp (chiếm

60,9%), 33 GV dạy các ngành nghề nông nghiệp (chiếm 7,3 %) và 71 GV dạy các

ngành nghề dịch vụ (chiếm 15,8%). Cơ cấu GV dạy ngành nghề công nghiệp chiếm

đại đa số là tƣơng xứng số lƣợng HSSV và ngành nghề đào tạo. Song cần phát triển

GV dạy các ngành nghề mới, ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp

công nghệ cao dựa trên dự báo nhu cầu NNL phục vụ phát triển KT - XH của Vùng.

Page 81: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

68

2.4.2.5. Cơ cấu GV theo cấp độ đào tạo và cơ cấu đội ngũ theo trình độ KNN

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo cấp độ đào tạo và trình độ kỹ năng

Kết quả số liệu ở Phụ lục 2.7.2 đƣợc mô phỏng ở Hình 2.6 cho thấy:

+ Cơ cấu ĐNGV theo cấp độ đào tạo có: 384 GV dạy nghề (GVDN), trong đó 99

GVDN trọng điểm quốc gia (chiếm 25,3%), 39 GV dạy các nghề trọng điểm khu vực

và quốc tế (chiếm 10,2%) và 246 GVDN không thuộc nghề trọng điểm (chiếm 64%).

+ Cơ cấu ĐNGV về trình độ KNN: có 384 GVDN, trong đó 8 GV có chứng chỉ

kỹ năng nghề (CCKNN) quốc tế (chiếm 2,1%), 89 GV có CCKNN quốc gia bậc 3

hoặc bậc thợ 5/7, 4/6 hoặc CCKNN trình độ cao đẳng trở lên hoặc tƣơng đƣơng (chiếm

23,2%), 164 GV có CCKNN quốc gia bậc 2 hoặc tƣơng đƣơng (chiếm 42,7%), 11 GV

có CCKNN quốc gia bậc 1 hoặc bậc thợ 3/7, 2/6 hoặc tốt nghiệp trung cấp nghề

(chiếm 2,86%) và 112 GV chƣa có CCKNN (chiếm 29,2%).

- Kết quả tổng hợp thống kê các Báo cáo của 5 trƣờng CĐN trong vùng cho thấy:

+ Cơ cấu ĐNGV theo cấp độ đào tạo có tỷ lệ chênh lệch lớn đối với nhiệm vụ

đào tạo, toàn vùng có 21/31 ngành nghề đào tạo trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc

tế chiếm tỷ lệ 67,7% nhƣng số GV đáp ứng các điều kiện để giảng dạy tích hợp (có

CCKNN) đạt cấp độ trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế chỉ chiếm tỷ lệ 25,26%.

+ Số lƣợng GV đạt chuẩn KNN có sự chênh lệch giữa các trƣờng: Trƣờng công

nghệ Tây Nguyên đƣợc đầu tƣ trƣờng nghề chất lƣợng cao, có điều kiện cử GV đi bồi

dƣỡng KNN nên có tỷ lệ GV đạt chuẩn KNN cao nhất (31,7%). Nhìn chung đa số

ĐNGV các trƣờng đã có CCKNN, nhƣng khả năng thực hành trong thực tế còn thấp:

(i) Số GV có trình độ KNN cao (đạt KNN quốc gia bậc 4 trở lên và KNN quốc tế)

còn quá ít (2%), tỷ lệ GV đạt chuẩn KNN (từ KNN quốc gia bậc 3 trở lên) còn thấp

(25,26%); (ii) Còn một số lƣợng lớn 45,54% GV tuy đã có KNN (đạt KNN bậc 2, bậc

Page 82: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

69

1 hoặc đƣợc xem nhƣ đạt chuẩn KNN (theo Thông tƣ 30/2010/TT-BLĐTBXH có

thời gian giảng dạy thực hành đủ 5 năm so với thời điểm 31/12/2011) nay theo Thông

tƣ số 08/2017 là chƣa đạt chuẩn KNN, cần ĐTBD lại; (iii) Ngoài ra còn có số GV

dạy nghề dạy các môn kỹ thuật cơ sở và GV mới ra trƣờng chƣa có KNN còn quá

nhiều (29,2%) phần nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng ĐTNN (đặc biệt phát triển KNN

cho SV), đòi hỏi phải có kế hoạch để tổ chức ĐTBD và đánh giá, cấp chứng chỉ KNN

cho 287 GV chƣa đạt Chuẩn (theo Thông tƣ 08/2017) chiếm tỷ lệ lớn (75% ĐNGV).

2.4.2.6. Cơ cấu GV theo trình độ chuyên môn và trình độ nghiệp vụ sư phạm

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo trình độ chuyên môn

và nghiệp vụ sƣ phạm

Kết quả khảo sát 5 trƣờng CĐN vùng Tây Nguyên năm học 2015- 2016 cho thấy:

a) Cơ cấu đội ngũ theo trình độ chuyên môn: GV có trình độ tiến sĩ 01 ngƣời

(chiếm 0,2%), thạc sĩ 109 ngƣời (chiếm 24%), đại học là 334 (chiếm 72,9%). Trong

đó GV tốt nghiệp đại học SPKT chiếm đa số (67%), đại học chính quy chiếm 75,5%.

b) Cơ cấu đội ngũ theo trình độ nghiệp vụ sư phạm (NVSP): 05 GV có trình độ

NVSP quốc tế (chiếm 1%), 142 GV có chứng chỉ NVSP dạy nghề (NVSPDN) dạy

trình độ cao đẳng (chiếm 31%), 54 GV có chứng chỉ NVSPDN dạy trung cấp (chiếm

12%), 108 GV có chứng chỉ NVSP khác (bậc 1, bậc 2) chiếm 18,91% và 74 GV tốt

nghiệp đại học sƣ phạm dạy môn chung, môn văn hóa (chiếm 16% tổng số ĐNGV).

Nhƣ vậy, tuy đa số GV đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và NVSP, nhƣng

nhìn chung chất lƣợng đội ngũ còn bất cập. GV có trình độ thạc sĩ chuyên ngành

(24%), tiến sĩ (0,2%); GV tốt nghiệp đại học chuyên ngành và học NVSP tại các

trƣờng cao đẳng có khoa sƣ phạm với thời gian ngắn (3 đến 3,5 tháng) số lƣợng lớn

(35,4%) nên chƣa đáp ứng KNN và NVSP theo chuẩn tƣơng ứng với cấp độ đào tạo.

2.4.2.7. Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo trình độ ngoại ngữ và tin học

Page 83: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

70

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu đội ngũ theo trình độ ngoại ngữ và tin học

a) Cơ cấu ĐNGV theo trình độ ngoại ngữ

Từ Phụ lục 2.7.3 và Hình 2.8, cho thấy trình độ ngoại ngữ của ĐNGV các

trƣờng CĐN vùng Tây Nguyên ở mức thấp: 149 GV có trình độ cử nhân, chứng chỉ

Toefl, Ielts, B1 và trình độ C trở lên chiếm tỉ lệ rất hạn chế (32,53%, trong đó có

GV chuyên ngành ngoại ngữ). Số còn lại tuy đã có chứng chỉ A, B (66,5%) nhƣng

khả năng sử dụng ngoại ngữ trong đào tạo nghề rất thấp (chỉ có khoảng 10% ĐNGV

đọc, dịch đƣợc tài liệu, 5% ĐNGV sử dụng thông thạo ngoại ngữ trong ĐTNN và

học tập). Với quy định tại Thông tƣ số 01/2014/TT- BGDĐT của Bộ GDĐT với yêu

cầu trình độ ngoại ngữ Bậc 2 (A2) thì có đến 309 GV (chiếm 67%) chƣa đạt chuẩn.

b) Cơ cấu ĐNGV theo trình độ tin học

Kết quả khảo sát cho thấy: So với quy định Thông tƣ số 03/2016/TTLB -

GDĐT - TTTT thì 92,4% GV đạt chuẩn; trong đó 94 GV (20,5%) có bằng thạc sĩ, cử

nhân, chứng chỉ IC3, chứng chỉ C và chứng chỉ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ

thông tin (CNTT) cơ bản (quy định tại Thông tƣ số 03/2014/TT- BTTTT ngày

11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông); GV có chứng chỉ B (chiếm tỷ lệ

71,8%) và còn 35 GV (7,6% ĐNGV) có chứng chỉ A (chủ yếu GV dạy môn văn hóa).

Theo Báo cáo tự đánh giá của các trƣờng có 100% GV biết sử dụng máy tính để

khai thác CNTT phục vụ học tập, NCKH, giảng dạy nhƣ: soạn thảo văn bản, soạn

giáo án điện tử, sử dụng các phần mềm, internet. Tuy nhiên mức độ thành thạo về sử

dụng CNTT có sự khác biệt, đa số GV có khả năng sử dụng CNTT ở mức trung bình.

2.4.2.8. Cơ cấu ĐNGV theo trình độ lý luận chính trị và chức danh giảng viên

Page 84: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

71

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu ĐNGV theo trình độ lý luận chính trị

và phân hạng chức danh nghề nghiệp

+ Cơ cấu ĐNGV theo trình độ lý luận chính trị: Số GV đạt trình độ trung cấp lý

luận chính trị trở lên rất ít (chiếm 18,5 %), trong đó số GV có trình độ cao cấp và cử

nhân trở lên là 6 ngƣời (tỷ lệ 3,5%) và 69 GV có trình độ trung cấp (tỷ lệ 15,06%); số

còn lại là 373 GV (tốt nghiệp đại học) xem nhƣ có trình độ sơ cấp (chiếm 81,44%).

+ Cơ cấu ĐNGV theo phân hạng chức danh GV: 100% GV (458/458) xếp hạng

ngạch V.07.01.03. Vì vậy, khi thực hiện chuyển xếp hạng chức danh GV (theo

Thông tƣ 08/TTBLĐTBXH) thì cần phải ĐTBD lại cho ĐNGV đáp ứng Chuẩn

GVCĐ và các tiêu chuẩn chức danh GV quy định nhƣ: trình độ chuyên môn (tiến sỹ,

thạc sỹ), ngoại ngữ, tin học, KNN, số công trình NCKH, biên soạn nội dung, chƣơng

trình, giáo trình đào tạo, hƣớng dẫn SV trong các đề tài KH, khóa luận tốt nghiệp.

2.4.3. Thự c trạ ng chấ t lư ợ ng đ ộ i ngũ giả ng viên tạ i các trư ờ ng

cao đ ẳ ng vùng Tây Nguyên

Chất lƣợng ĐNGV các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên đƣợc thể hiện qua:

- Số liệu về cơ cấu chuyên môn (trình độ thạc sĩ, tiến sỹ), loại hình đào tạo (chính

quy, không chính quy), trình độ KNN, tin học, ngoại ngữ, cơ cấu hạng viên chức (GV,

GV chính, GV cao cấp), đƣợc tổng hợp từ kết quả khảo sát tại Phụ lục 2.7.3.

- Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá của 126 CBQL và tự đánh giá của 312 GV

về phẩm chất và năng lực của GV tại 5 trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên theo Chuẩn

(Thông tƣ 30 quy định về tiêu chí phẩm chất chính trị và Thông tƣ 08 quy định về

chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo hay Chuẩn NL của GV), gồm 4 tiêu chí:

+ Tiêu tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị, với 3 tiêu chuẩn, 10 chỉ số đánh giá.

Page 85: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

72

+ Tiêu tiêu chí 2: NL chuyên môn nghiệp vụ, với 3 tiêu chuẩn, 9 chỉ số đánh giá.

+ Tiêu tiêu chí 3: NL sƣ phạm, với 9 tiêu chuẩn, 14 ÷16 chỉ số đánh giá.

+ Tiêu chuẩn 4: NL phát triển nghề nghiệp và NCKH, với 3 tiêu chuẩn đánh giá, 9

chỉ số đánh giá. Với 42 đến 44 chỉ số đánh giá GV dạy lý thuyết GV dạy tích hợp.

Trong mỗi tiêu chuẩn đánh giá có một số chỉ số đánh giá; mỗi chỉ số đánh giá có

3 mức điểm: 2,0; 1,0 và 0 điểm (theo Hƣớng dẫn Thông tƣ 08/TT- Bộ LĐTBXH).

- Tác giả luận án đã xử lý số liệu các phiếu khảo sát bằng phƣơng pháp toán

thống kê, tổng hợp, tính điểm trung bình theo đối tƣợng (CBQL, GV) kết quả khảo

sát của các trƣờng (CĐN vùng Tây Nguyên) và mô tả qua các bảng, biểu đồ sau:

2.4.3.1. Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giảng viên

Bảng 2.2: Kết quả cán bộ quản lý đánh giá phẩm chất của giảng viên

tại 05 trƣờng khảo sát

STT Nội dung

Điểm trung bình đánh giá ( )

của từng trƣờng

(01) (02) (03) (04) (05)

1 Phẩm chất chính trị CBQL 1,772 1,611 1,704 1,719 1,725 1,706

GV 1,798 1,788 1,831 1,826 1,810 1,811

2 Đạo đức nghề nghiệp CBQL 1,774 1,726 1,741 1,757 1,739 1,747

GV 1,810 1,825 1,841 1,818 1,846 1,828

3 Lối sống, tác phong CBQL 1,755 1,709 1,741 1,773 1,791 1,754

GV 1,816 1,832 1,840 1,831 1,836 1,831

Điểm trung bình chung

( )

CBQL 1,767 1,682 1,729 1,750 1,752 1,736

GV 1,808 1,815 1,837 1,825 1,831 1,823

Theo Bảng 2.4 cho thấy: Tuy giữa các trƣờng có kết quả đánh giá khác nhau

nhƣng sự chênh lệch không đáng kể, đội ngũ CBQL đánh giá hầu hết các tiêu chí

đạt mức thấp hơn so với GV tự đánh giá. Ngƣời nghiên cứu cho rằng, sự chênh lệch

là hợp lý vì CBQL có cách nhìn tổng quát hơn với yêu cầu chất lƣợng ĐNGV.

- CBQL và GV các trƣờng đánh giá tiêu chí phẩm chất của ĐNGV đạt mức tốt

2 điểm, chiếm 79,4% (CBQL đánh giá 1,736; GV đánh giá 1,823/2 điểm); trong đó

tiêu chuẩn phẩm chất chính trị đạt mức điểm cao nhất so với các tiêu chuẩn khác.

Page 86: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

73

- Trƣờng CĐN số 21- Bộ Quốc phòng tự đánh giá đạt số điểm cao nhất 1,752

điểm, trƣờng cao đẳng công nghệ Tây Nguyên đánh giá mức thấp nhất 1,682 điểm.

Biểu đồ 2.10: Tổng hợp kết quả cán bộ quản lý đánh giá về phẩm chất

của đội ngũ giảng viên

Biểu đồ 2.11: Tổng hợp kết quả giảng viên tự đánh giá về phẩm chất

của đội ngũ giảng viên

(Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát đối với CBQL, GV các trường CĐN)

Kết quả tổng hợp Phụ lục 2.6 và các biểu đồ 2.10, 2.11 cho thấy rằng:

a)Về phẩm chất của ĐNGV: Đại đa số GV chấp hành theo chủ trƣơng, đƣờng lối

của Đảng, Nhà nƣớc; thƣờng xuyên học tập nâng cao nhận thức; có ý thức tổ chức kỷ

luật, phấn đấu vì lợi ích chung, đấu tranh ngăn chặn hành vi vi phạm và gƣơng mẫu

thực hiện nghĩa vụ công dân. CBQL đánh giá mức tốt 2 điểm (79,4%), mức trung bình

1 điểm (19,8%), GV đánh giá mức tốt (71,4%), mức trung bình (16,3%).

b) Về đạo đức nghề nghiệp của GV: Đại đa số GV yêu nghề, tâm huyết với

nghề; có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo; đoàn kết, hợp tác với

Page 87: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

74

đồng nghiệp; thƣơng yêu, tôn trọng ngƣời học; tận tụy với công việc; thực hiện

đúng quy định của ngành, của đơn vị; công bằng khách quan trong đánh giá NL

ngƣời học; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí; có ý thức tổ chức kỷ

luật; thực hiện phê bình và tự phê bình nghiêm túc;... Đây là những phẩm chất quan

trọng đối với nhà giáo đƣợc 99,2% CBQL và 99,4% GV đánh giá mức khá tốt.

c) Về lối sống, tác phong: Hầu hết GV sống có lý tƣởng, có mục đích, ý chí

vƣơn lên; lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc; có thái

độ ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn hóa, xây dựng gia đình

văn hóa; tác phong làm việc khoa học; trang phục giản dị, gọn gàng, lịch sự; thái độ

văn minh, lịch sự, đúng mực; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo; biết

quan tâm đến những ngƣời xung quanh; thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng.

Tổng hợp báo cáo của các trƣờng và kết quả khảo sát ở Phụ lục 2.7.5, cho thấy

có: 99,2% CBQL đánh giá mức tốt, khá và 99,4% GV tự đánh giá ở mức tốt, khá;

25 ÷ 29/126 ý kiến của CBQL (chiếm 19,8 ÷ 23,8%) và 49 ÷ 51/312 ý kiến của GV

(chiếm 16,3 ÷ 17,6%) đánh giá các tiêu chuẩn phẩm chất, đạo đức, lối sống đạt mức

trung bình (1 điểm). Song vẫn còn 2,4 ÷ 2,7% ý kiến CBQL và GV đánh giá ở mức

yếu (0 điểm). Thực tế trong các hoạt động ĐTNN và học tập, sinh hoạt hằng ngày

vẫn còn một số biểu hiện chƣa tốt về phẩm chất, đạo đức, tác phong của ĐNGV, bởi

một phần là do số GV còn hạn chế về kinh nghiệm, quản lý giáo dục HSSV chƣa

cao, nhất là khả năng giao tiếp, giáo dục pháp luật. Hơn nữa vẫn còn một bộ phận

nhỏ GV chƣa nhận thức và thực hiện hết vai trò, trách nhiệm của mình, làm việc

chƣa nỗ lực hết mình, chƣa tận tụy với HSSV và sự nghiệp GDNN, thiếu ý thức

phấn đấu vƣơn lên. Nên hiệu quả công tác chƣa cao, thậm chí biểu hiện thiếu ý thức

tổ chức kỷ luật và tính gƣơng mẫu, cá biệt còn GV vi phạm các quy định về đạo

đức, tác phong, lối sống tạo dƣ luận không tốt trong HSSV và xã hội.

2.4.3.2. Thực trạng về năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên

Page 88: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

75

Biểu đồ 2.12: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý đánh giá về năng lực

chuyên môn của đội ngũ giảng viên

Biểu đồ 2.13: Kết quả khảo sát giảng viên tự đánh giá về năng lực chuyên môn

của đội ngũ giảng viên

Từ các Biểu đồ 2.12 và 2.13, cho thấy NL chuyên môn của ĐNGV đƣợc thể

hiện qua 3 tiêu chuẩn đánh giá: NL chuyên môn nghề nghiệp, ngoại ngữ và tin học,

cụ thể nhƣ sau:

a) NL chuyên môn nghề nghiệp: Hầu hết ĐNGV tốt nghiệp đại học (đạt trình

độ chuẩn), nắm vững kiến thức ngành nghề đƣợc 94,5% CBQL và 95,8% GV đánh

giá khá tốt (điểm trung bình là 1,5 ÷ 1,56 điểm), có 55- 60% GV đạt mức tối đa (2/2

điểm). Trong đó GV dạy lý thuyết đƣợc đánh giá đạt điểm mức cao hơn so với GV

dạy thực hành và dạy tích hợp (1,6/1,4 điểm). Song còn 5,5% ý kiến của CBQL và

4,2% ý kiến của GV đánh giá NL chuyên môn của ĐNGV ở mức yếu (0 điểm), bởi vì

còn 06 GV trình độ cao đẳng dạy thực hành, 32,5% có chứng chỉ KNN đạt chuẩn.

b) Khả năng sử dụng ngoại ngữ: Có 28,9% CBQL và 30,2% GV đánh giá tốt (2

điểm), song vẫn còn có 34,6 ÷ 37,3 % ý kiến cho rằng khả năng sử dụng ngoại ngữ

của ĐNGV đạt mức yếu (0 điểm), còn lại đa số mức trung bình là 1,0 điểm. Thực

Page 89: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

76

trạng 92% ĐNGV đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ B - Tiếng Anh (theo TT 30), một số

GV dạy môn chung, văn hóa chỉ có chứng chỉ A. So với quy định chuẩn (bậc 2 -

A2) thì 35% GV các trƣờng cao đẳng đạt chuẩn, 10% ĐNGV có khả năng đọc và

hiểu tài liệu chuyên ngành ngoại ngữ. Đây là một hạn chế rất lớn khi ĐNGV tham

gia đào tạo các ngành nghề cấp độ khu vực và quốc tế trong thời kỳ hội nhập.

c) Khả năng sử dụng CNTT: Có 38,1% CBQL và 51,3% GV đánh giá tốt (2

điểm); 32,4% GV và 42,1% CBQL đánh giá mức trung bình (1,0 điểm) và 16,3 ÷

19,8 % ý kiến của GV và CBQL đánh giá mức yếu (0 điểm). Song thực tế đại đa số

ĐNGV có khả năng sử dụng CNTT ở mức trung bình, so với Chuẩn mới (theo

Thông tƣ 03/2016 của Bộ TTTT) thì còn tới 65% ĐNGV phải bồi dƣỡng lại).

d) Khả năng sử dụng KNN: Tuy đã có tới 89,6% ĐNGV có chứng chỉ KNN,

nhƣng chỉ có 25,26% GV đạt chuẩn (có chứng chỉ KNN bậc 3 Quốc gia trở lên);

trong đó đa số GV sử dụng KNN ở mức trung bình; 10,4% ĐNGV chƣa có CCKNN.

2.4.3.3. Thực trạng về NL sư phạm (gồm: NL dạy học, quản lý và giáo dục SV)

Theo Thông tƣ 08/2017 của Bộ LĐTBXH thì NL sƣ phạm của GV tích hợp 03

NL gồm: NL dạy học, NL quản lý và NL giáo dục ngƣời học, 09 tiêu chuẩn sau:

Page 90: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

77

Bảng 2.3: Tổng hợp đánh giá về năng lực sƣ phạm của đội ngũ giảng viên

STT Nội dung

Số lƣợng ý kiến đánh giá theo

mức điểm

2 điểm 1 điểm 0 điểm

SL TL SL TL SL TL

1 Trình độ NVSP và thời

gian giảng dạy

CBQL 83 65,9 35 27,8 8 6,3 1,60

GV 239 76,6 47 15,1 26 8,3 1,68

2 Chuẩn bị hoạt động

giảng dạy

CBQL 73 57,9 43 34,2 10 7,9 1,50

GV 224 71,8 65 20,8 23 7,4 1,64

3 Thực hiện hoạt động

giảng dạy

CBQL 76 60,3 37 29,4 13 10,3 1,50

GV 210 67,3 74 23,7 28 9,0 1,58

4 Xây dựng chƣơng trình,

giáo trình

CBQL 67 53,2 42 33,3 17 13,5 1,40

GV 201 64,4 76 24,4 35 11,2 1,53

5 Xây dựng kế hoạch các

hoạt động GD

CBQL 80 63,5 39 31,0 7 5,5 1,58

GV 233 74,7 67 21,5 12 3,8 1,71

6 Kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập

CBQL 79 62,7 42 33,3 5 4,0 1,59

GV 227 72,8 70 22,4 15 4,8 1,68

7 Quản lý hồ sơ ĐTNN CBQL 84 66,6 37 29,4 5 4,0 1,63

GV 244 78,2 57 18,3 11 3,5 1,75

8 Quản lý ngƣời học, môi

trƣờng GD, học tập

CBQL 79 62,7 41 32,5 6 4,8 1,58

GV 222 71,2 78 25,0 12 3,8 1,67

9 Hoạt động xã hội CBQL 71 56,3 46 36,6 9 7,1 1,49

GV 222 71,2 79 25,3 11 3,5 1,68

Tổng hợp đánh giá chung về

NL sư phạm của ĐNGV

CBQL 692 61,0 362 31,9 80 7,1 1,54

GV 2022 72,0 613 21,8 173 6,2 1,66

(Nguồn: Kết quả khảo sát ĐNGV tự đánh giá về NL sư phạm của GV

các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên)

Từ Bảng 2.3: Kết quả đánh giá ĐNGV theo Chuẩn (Thông tƣ 08/2017), cho thấy:

- Đội ngũ CBQL và GV đánh giá về năng lực sƣ phạm của ĐNGV ở mức khá

tốt (điểm trung bình chung là 1,6/2,0 điểm). Đại đa số GV đạt chuẩn về trình độ sƣ

phạm; thực hiện đƣợc các công tác chuẩn bị và tổ chức hoạt động ĐTNN theo

hƣớng tích cực hóa hoạt động HSSV; tự làm thiết bị đơn giản, sử dụng phƣơng tiện,

thiết bị và lựa chọn đƣợc phƣơng pháp phù hợp; xây dựng đƣợc các kế hoạch,

chƣơng trình, biên soạn giáo trình tài liệu giảng dạy, giáo dục HSSV; kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập; quản lý ngƣời học, xây dựng môi trƣờng giáo dục, học tập và

Page 91: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

78

tham gia hoạt động xã hội. Có 65,9% CBQL và 77,9% GV đánh giá tốt (2 điểm);

27% CBQL và 14,4% GV đánh giá mức trung bình (1 điểm); 9% mức yếu (0 điểm).

- Có 04 nội dung các hoạt động: Xây dựng kế hoạch các hoạt động GD; Quản

lý ngƣời học, môi trƣờng GD, học tập; Quản lý hồ sơ ĐTNN; Kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập của ngƣời học đƣợc đánh giá mức điểm cao nhất từ 1,58 - 1,75/2 điểm.

- Còn 03 nội dung: Xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng

dạy; hoạt động xã hội và chuẩn bị hoạt động giảng dạy của GV có kết quả đánh giá

mức độ đạt đƣợc thấp: 42% ý kiến của CBQL và 39 % GV đánh giá mức trung bình

và yếu, trong đó hơn 13% mức yếu (0 điểm); CBQL đánh giá: 1,40 ÷ 1,51/2 điểm;

ĐNGV đánh giá: 1,5 ÷ 1,56 điểm. Bởi thực tế ĐNGV còn những hạn chế về trình độ

chuyên môn, KNN, khả năng NCKH, công tác chuẩn bị các điều kiện CSVC&TBĐT

(đặc biệt đối với dạy học theo hình thức tích hợp, theo module/tín chỉ), kinh nghiệm

ĐTNN còn ít, sự phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức hoạt động chính trị - xã hội,

hoạt động dịch vụ nghề nghiệp hiệu quả thấp,... ảnh hƣởng đến chất lƣợng ĐTNN.

2.4.3.4. Thực trạng về năng lực phát triển nghề nghiệp và NCKH của ĐNGV

Căn cứ vào kết quả khảo sát tổng hợp các ý kiến của đội ngũ CBQL và ĐNGV

đánh giá tiêu chuẩn về NL phát triển nghề nghiệp, NCKH của GV, với 03 tiêu chí

đánh giá: học tập, bồi dƣỡng nâng cao; phát triển NL cho ngƣời học và NCKH của

ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên, tác giả mô tả bằng bảng 2.6 và các biểu đồ nhƣ sau:

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, giảng viên đánh giá năng lực

phát triển nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên

các trƣờng cao đẳng nghề vùng Tây Nguyên

(Đơn vị tính: lượt)

STT Nội dung đánh giá GV

Số lƣợng ý kiến đánh giá

theo mức điểm

2 điểm 1 điểm 0 điểm

SL TL % SL TL % SL TL %

1 Học tập, bồi dƣỡng nâng cao năng lực CBQL 65 51,6 48 38,1 13 10,3

GV 200 64,1 91 29,2 21 6,7

2 phát triển năng lực cho ngƣời học CBQL 71 56,3 47 37,3 8 6,4

GV 229 73,4 73 23,4 10 3,2

3 Năng lực NCKH CBQL 49 38,9 44 34,9 33 26,2

GV 131 42,0 113 36,2 68 21,8

Tổng hợp về NL phát triển nghề nghiệp và

NCKH

CBQL 185 48,9 139 36,8 54 14,3

GV 560 59,8 277 29,6 99 10,6

Page 92: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

79

Tổng hợp báo cáo của các trƣờng cho thấy: ĐNGV đã thƣờng xuyên tham gia

các hoạt động học tập, ĐTBD nâng cao NL bản thân; tham gia dự giờ, thao giảng,

các hội thi Thiết bị dạy nghề tự làm, NCKH, sáng tạo kỹ thuật, hội giảng các cấp;

hƣớng dẫn SV thực hành, thực tập, làm các đề tài khóa luận tốt nghiệp góp phần

hình thành và phát triển NLTH cho HSSV. Đƣợc CBQL và ĐNGV đánh giá trung

bình chung là 1,41 ÷ 1,57/2 điểm, 51,6 ÷ 64,1% đạt mức điểm tối đa 2/2 điểm. Song

vẫn có tới 58 ÷ 61,1 % ý kiến của CBQL, GV đánh giá mức trung bình và yếu về

năng lực NCKH; trong đó còn 21,5 ÷ 26,2% ở mức yếu (0 điểm) cho thấy một số GV

chƣa tích cực, chủ động học tập nâng cao trình độ và các hoạt động NCKH.

Biểu đồ 2.14: Kết quả khảo sát CBQL đánh giá NL phát triển nghề nghiệp,

nghiên cứu khoa học của ĐNGV các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên

Biểu đồ 2.15: Kết quả đội ngũ giảng viên tự đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp

và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên

- Từ các Biểu đồ 2.14 và 2.15, cho thấy tiêu chuẩn phát triển NL nghề nghiệp

ngƣời học là nội dung đƣợc đánh giá cao nhất (CBQL đánh giá mức 1,5 điểm, có

56,3% đạt mức 2/2 điểm; GV đánh giá mức 1,5 điểm, có 56,3% đạt mức 2/2 điểm).

- Tiêu chuẩn NCKH có CBQL, GV đánh giá mức thấp nhất (1,1 ÷ 1,2/2 điểm).

Bởi thực trạng số GV có công trình đề tài NCKH là rất hạn hữu (khoảng 20% GV

Page 93: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

80

tham gia NCKH, có sáng kiến kinh nghiệm, sáng tạo kỹ thuật, thiết bị tự làm, bài

báo khoa học). Trƣớc yêu cầu đòi hỏi của "đổi mới" GDĐT/GDNN thì chất lƣợng

ĐNGV các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên hiện nay còn những bất cập.

2.5. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp

cận năng lực

Để đánh giá thực trạng công tác phát triển ĐNGV theo tiếp cận NL tại các

trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên, chúng tôi xử lý số liệu thu đƣợc của 126 CBQL

và 312 GV qua các câu hỏi số 1, phiếu M2 để đo mức độ đạt đƣợc trong thực tiễn.

- Với thang đo là 5 nội dung của quy trình phát triển ĐNGV theo tiếp cận NL

(tại mục 1.3.3, Chƣơng 1 của Luận án. Mỗi nội dung là một thang đo các hoạt động

quản lý, mỗi hoạt động có 4 phƣơng án trả lời tƣơng ứng 4 mức độ đạt đƣợc từ mức

1: không cần thiết/không quan trọng/chƣa thực hiện hoặc thực hiện chƣa tốt (1

điểm) đến mức 4: rất cần thiết/rất quan trọng/thực hiện tốt (4 điểm), cụ thể:

+ Nội dung 1: Về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV.

+ Nội dung 2: Về công tác tuyển dụng và sử dụng ĐNGV.

+ Nội dung 3: Về công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV theo tiếp cận năng lực.

+ Nội dung 4: Về công tác đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV theo tiếp cận năng lực.

+ Nội dung 5: Về công tác xây dựng môi trƣờng tạo động lực phát triển ĐNGV.

- Vận dụng lý thuyết toán xác xuất, thống kê để tính điểm trung bình - ĐTB ( X )

5 nội dung phát triển ĐNGV để có những đánh giá, nhận xét về thực trạng công tác

phát triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên theo tiếp cận NL với 4 mức độ nhƣ sau:

+ Mức 1: ĐTB 1 < X < 1,75 hiểu là không quan trọng/chƣa thực hiện/mức yếu;

+Mức 2: ĐTB 1,75 < X < 2,5 hiểu là ít quan trọng/đang thực hiện/mức trung bình;

+ Mức 3: ĐTB khoảng 2,5 < X < 3,25 hiểu là quan trọng/thực hiện mức khá;

+Mức 4: ĐTB khoảng 3,25 < X < 4,0 hiểu là rất quan trọng/thực hiện mức tốt.

2.5.1. Thực trạng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng

theo tiếp cận năng lực

- Kết quả khảo sát thực trạng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV theo tiếp

cận NL tại các trƣờng cao đẳng và tổng hợp các báo cáo của các trƣờng cho thấy:

Page 94: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

81

Bảng 2.5: Thực trạng qui hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng

Nội dung

Mức độ đạt đƣợc

4 3 2 1

SL TL SL TL SL TL SL TL

Xây dựng quy hoạch phát triển

ĐNGV dài hạn (5, 10 năm)

CBQL 35 27,8 37 29,4 39 31,0 15 11,8 2,73

GV 105 33,7 115 36,9 66 21,2 26 8,2 2,96

Xây dựng kế hoạch phát triển

ĐNGV (tuyển dụng hàng năm)

CBQL 79 62,7 43 34,1 3 2,4 1 0,8 3,59

GV 204 65,4 96 30,8 7 2,2 5 1,6 3,60

Công tác dự báo phát triển ĐNGV

dài hạn và hằng năm

CBQL 26 20,6 32 25,4 52 41,3 16 12,7 2,54

GV 65 20,8 81 26,0 101 32,4 65 20,8 2,47

Quy hoạch phát triển ĐNGV đảm

bảo đồng bộ, hệ thống

CBQL 15 11,9 18 14,3 53 42,1 40 31,7 2,06

GV 23 7,4 55 17,6 119 38,1 115 36,9 1,96

Quy hoạch phát triển ĐNGV gắn

với quy hoạch KT-XH Vùng

CBQL 12 9,5 21 16,7 51 40,5 42 33,3 2,02

GV 25 8,0 54 17,3 123 39,4 110 35,3 1,98

Đánh giá chung về qui hoạch, kế

hoạch phát triển ĐNGV

CBQL 167 26,5 151 24,0 198 31,4 114 18,1 2,59

GV 422 27,1 401 25,6 416 26,7 321 20,6 2,59

- Theo Bảng 2.5, cho thấy: (i) Xây dựng kế hoạch - phƣơng án tuyển dụng GV

hằng năm đƣợc CBQL và GV đánh giá đạt điểm trung bình cao nhất (CBQL: 3,56 và

GV: 3,5 điểm). (ii) Các nội dung dự báo nhu cầu phát triển ĐNGV dài hạn; rà soát,

kiểm tra đánh giá sau quy hoạch và phối hợp giữa các bộ phận có: 68/126 CBQL

(43,8%) và 166/312 GV (53%) đánh giá hiệu quả thực hiện mức trung bình (2,34÷2,49

điểm). (iii) Quy hoạch phát triển ĐNGV gắn với quy hoạch phát triển KT - XH của

vùng ở mức trung bình yếu (CBQL: 2,02÷2,10 điểm và GV: 1,7÷1,93 điểm).

- Tổng hợp báo cáo của phòng GDNN các tỉnh và trƣờng cao đẳng cho thấy: (i)

Sở LĐTBXH các tỉnh đã tham mƣu cho UBND tỉnh xây dựng và phê duyệt "Quy

hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp Dạy nghề đến năm 2020", trong đó có giải pháp

xây dựng và phát triển ĐNGV nhƣng chƣa yêu cầu về cơ cấu ngành nghề theo quy

hoạch phát triển NNL Vùng. (ii) Các trƣờng chƣa xây dựng quy hoạch phát triển

ĐNGV dài hạn (5 năm, 10 năm) đảm bảo toàn diện và hệ thống (mới có Đề án Tổ

chức hoạt động của trƣờng trong từng giai đoạn và Phƣơng án tuyển dụng viên chức

hàng năm); chƣa gắn với quy hoạch phát triển ngành nghề đào tạo và phát triển KT-

XH của vùng Tây Nguyên. (iii) Công tác dự báo nhu cầu phát triển ĐNGV chƣa

mang tính dài hạn (chỉ mới dự báo theo nhu cầu năm học); công tác rà soát, bổ sung

quy hoạch, kế hoạch còn hạn chế; công tác phối hợp giữa các bộ phận chƣa hiệu quả.

Page 95: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

82

2.5.2. Thực trạng tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên cao đẳng theo tiếp

cận năng lực

Bảng 2.6: Kết quả đánh giá thực trạng tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên

Nội dung tuyển dụng và sử dụng

ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên

Mức độ đạt đƣợc

4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm

SL TL SL TL SL TL SL TL

1. Tuyển dụng theo Luật Viên

chức, Nghị định 29/2012/NĐ-CP

CBQL 97 77,0 22 17,5 5 4,0 2 1,5 3,70

GV 190 60,9 104 33,3 12 3,8 6 2,0 3,53

2. Theo Luật Viên chức, Nghị

định 29/2012/NĐ-CP và đặc thù

CBQL 25 19,8 31 24,6 52 41,3 18 14,3 2,50

GV 56 17,9 72 23,1 101 32,4 83 26,6 2,32

3. Tuyển dụng và sử dụng GV theo

các tiêu chí NL - chuẩn GVCĐ

CBQL 45 35,7 45 35,7 24 19,0 12 9,6 2,98

GV 63 20,2 85 27,2 110 35,3 54 17,3 2,50

4. Bố trí, sử dụng GV đúng bằng

cấp, vị trí việc làm

CBQL 63 50,0 39 31,0 20 15,9 4 3,1 3,28

GV 179 57,4 103 33,0 24 7,7 6 1,9 3,46

5. Phân công GV đúng bằng cấp,

đúng ngƣời, đúng việc

CBQL 57 45,2 52 41,3 10 7,9 7 5,6 3,26

GV 185 59,3 103 33,0 16 5,1 8 2,6 3,49

6. Đánh giá để quy hoạch, bổ

nhiệm, luân chuyển, tinh giản

CBQL 56 44,4 57 45,2 10 7,9 3 2,5 3,32

GV 189 60,6 101 32,4 14 4,5 8 2,5 3,51

7. Gắn công tác đánh giá với sử

dụng, đào tạo, bồi dƣỡng

CBQL 51 40,5 55 43,7 14 11,1 6 4,7 3,20

GV 132 42,3 140 44,9 30 9,6 10 3,2 3,26

Đánh giá chung về tuyển dụng,

sử dụng ĐNGV theo NL

CBQL 394 44,7 301 34,1 135 15,3 52 5,9 3,18

GV 99

4

45,

5

70

8

32,

4 307 14,1

17

5 8,0

3,15

2.5.2.1. Thực trạng tuyển dụng, Tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy: Các trƣờng đã

thực hiện tuyển dụng GV đúng theo Luật Viên chức (2012), Nghị định 29/2012/NĐ-

CP của Chính phủ về tuyển dụng viên chức. Hàng năm thực hiện với quy trình nhiều

bƣớc: (1) Xây dựng Phƣơng án tuyển dụng viên chức (giáo viên, GV). (2) Trình

UBND tỉnh (hoặc Sở Nội vụ nếu đƣợc ủy quyền) phê duyệt. (3) Tổ chức thực hiện

các bƣớc tuyển dụng GV: (i) Thông báo tuyển dụng; (ii) Lập danh sách dự tuyển đề

nghị Sở Nội vụ phê duyệt; (iii) Tổ chức tuyển dụng; (iv) Lập danh sách và đề nghị kết

quả tuyển dụng; (v) Trình duyệt đề nghị danh sách trúng tuyển (Sở Nội vụ phê

duyệt); (vi) Hiệu trƣởng ra quyết định tuyển dụng GV và tổ chức ký kết hợp đồng

làm việc lần đầu theo quy định. Từ bảng 2.6, cho thấy về cơ bản các trƣờng đã thực

hiện tuyển dụng theo đúng quy định, nhƣng tuyển dụng chỉ dựa trên các tiêu chí bằng

cấp, chứng chỉ, chƣa có hệ thống đánh giá NL và tuyển dụng theo NLTH của ĐNGV.

Page 96: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

83

2.5.2.2. Thực trạng công tác sử dụng ĐNGV, các trƣờng đã bố trí sử dụng ĐNGV

theo đúng bằng cấp, đảm bảo công bằng khách quan và đúng quy định; công tác

tuyển dụng gắn với sử dụng theo hƣớng tinh giản biên chế, đúng quy định pháp luật.

- Theo Bảng 2.6, đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng, sử dụng GV tại các

trƣờng CĐN vùng Tây Nguyên đƣợc CBQL và GV đạt mức khá ( X =3,16/4,0 điểm):

+ Nội dung: (1) Tuyển dụng theo Luật Viên chức và Nghị định 29/2012/NĐ-CP;

(2) Bố trí, sử dụng GV đúng bằng cấp, vị trí việc làm; (3) Phân công GV đúng bằng

cấp, đúng ngƣời, đúng việc đƣợc đánh giá đạt mức độ cao nhất (3,26 - 3,7/4,0 điểm).

+ Các nội dung yêu cầu: (1) Tuyển dụng và sử dụng GV theo NL; (2) Gắn

công tác đánh giá với sử dụng, ĐTBD đạt hiệu quả thấp; nên CBQL, GV đánh giá

về hiệu quả thực hiện mới đạt mức trung bình (CBQL: 2,2 ÷ 2,35 điểm; ĐNGV: 2,32

÷ 2,5/4,0 điểm). Bởi thực trạng công tác tuyển dụng, sử dụng GV còn bất cập, hạn

chế: (i) Tính tự chủ của các trƣờng chƣa đƣợc phân cấp triệt để về quản lí viên chức,

quy trình tuyển dụng quá nhiều bƣớc, thời gian tuyển dụng kéo dài (1,5 ÷ 2 tháng);

(ii) Chƣa có cơ chế thu hút riêng để tuyển dụng GV theo NL (tuyển dụng chủ yếu dựa

vào bằng cấp, chứng chỉ); (iii) Chƣa gắn công tác tuyển dụng, sử dụng với đào tạo,

bồi dƣỡng, bổ nhiệm, đãi ngộ theo mức độ NLTH của ĐNGVCĐ.

2.5.3. Thực trạng kiểm tra và đánh giá đội ngũ giảng viên cao đẳng theo tiếp cận

năng lực

2.5.3.1. Kết quả khảo sát về thực trạng kiểm tra, đánh giá (KTĐG) đội ngũ giảng viên

cao đẳng theo tiếp cận năng lực

Bảng 2.7: Thực trạng về kiểm tra đánh giá đội ngũ giảng viên cao đẳng

theo tiếp cận năng lực

Nội dung

Mức độ đạt đƣợc

4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm

SL TL SL TL SL TL SL TL

1. Xây dựng kế hoạch thanh tra,

KTĐG định kỳ, đột xuất/năm

CBQL 85 67,5 25 19,8 10 7,9 6 4,8 3,50

GV 231 74,0 49 15,7 19 6,1 13 4,2 3,60

2. KTĐG gắn sử dụng ĐTBD và

đãi ngộ ĐNGCĐ theo NL

CBQL 49 38,9 29 23,0 22 17,5 26 20,6 2,80

GV 88 28,2 82 26,3 80 25,6 62 19,9 2,63

3. Kết hợp KTĐG nội bộ (khoa/

trƣờng) và KTĐG ngoài

CBQL 70 55,6 24 19,0 21 16,7 11 8,7 3,21

GV 153 49,0 69 22,1 62 19,9 28 9,0 3,11

4. Kết hợp nhiều hình thức, tham

khảo ngƣời học đánh giá

CBQL 19 15,1 22 17,5 40 31,7 45 35,7 2,12

GV 56 17,9 59 18,9 92 29,5 105 33,7 2,21

5. KTĐG toàn diện các hoạt động

của GV đảm bảo dân chủ, công

khai, khách quan đúng quy định

CBQL 89 70,7 25 19,8 12 9,5 0 0,0 3,61

GV 171 54,8 79 25,3 47 15,1 15 4,8 3,30

6. Đánh giá GV có định lƣợng, CBQL 19 15,1 14 11,1 22 17,5 71 56,3 1,85

Page 97: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

84

các mức độ tƣơng ứng số điểm GV 16 5,1 26 8,3 87 27,9 183 58,7 1,60

Đánh giá chung về kiểm tra,

đánh giá ĐNGV theo NL

CBQL 331 43,8 139 18,4 127 16,8 159 21,0 2,85

GV 715 38,2 364 19,4 387 20,7 406 21,7 2,74

- Theo Bảng 2.7 cho thấy kết quả đánh giá của CBQL, GV cụ thể nhƣ sau:

+ CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện tốt, đạt điểm cao nhất ( X =3,3 ÷

3,64 điểm) về các nội dung: Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột

xuất/năm và KTĐG toàn diện các hoat động của GV đảm bảo đúng quy định.

+ CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện khá ( X = 3,06 ÷ 3,24 điểm) về nội

dung kết hợp công tác KTĐG các cấp khoa/trƣờng và KTĐG ngoài.

+ CBQL và GV đánh giá mức độ trung bình ( X = 3,5 ÷ 3,64 điểm) với nội

dung yêu cầu: Kết hợp nhiều hình thức, có tham khảo ngƣời học đánh giá GV.

+ Với yêu cầu: Đánh giá GV có định lƣợng, có các mức độ tƣơng ứng số điểm

thì CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện yếu, điểm ( X = 1,85 ÷ 2,05 điểm).

- Tổng hợp báo cáo của các trƣờng nhận thấy công tác kiểm tra đánh giá luôn

đƣợc quan tâm, xem nhƣ một biện pháp quan trọng trong phát triển ĐNGV, căn cứ:

+ Thông tƣ số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ LĐTBXH

Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo GDNN, áp dụng từ 01/5/2017 (gọi tắt

là Chuẩn NL). Theo đó Chuẩn NL là hệ thống các yêu cầu cơ bản, tiêu chuẩn, tiêu chí

về NL nghề nghiệp mà nhà giáo cần đạt đƣợc nhằm đáp ứng mục tiêu GDNN ở các

cấp trình độ đào tạo. Tiêu chuẩn là những nội dung cụ thể của Chuẩn, thể hiện NL

của nhà giáo; trong mỗi tiêu chuẩn có một số tiêu chí. Tiêu chí là những yêu cầu cụ

thể của tiêu chuẩn, trong mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá. Đồng thời có hƣớng dẫn

quy trình, nội dung, mức xếp loại đánh giá nhà giáo tƣơng ứng với đối tƣợng: giáo

viên, GV; theo hình thức dạy học: dạy lý thuyết, dạy thực hành và GV dạy tích hợp.

+ Trên cơ sở đó, hằng năm các trƣờng xây dựng và tổ chức thực hiện KTĐG

các hoạt động GD và ĐTNN. Thông qua cơ chế phân cấp, ủy quyền quản lý để mỗi

thành viên CBQL thực hiện các hoạt động KTĐG: Trƣởng khoa đối với các GV của

khoa; thành viên Ban giám hiệu thực hiện KTĐG đối với ĐNGV trƣờng; các bộ

phận trong trƣờng KTĐG chéo công tác thi đua ĐNGV liên quan và đại diện

Sở/Tổng cục/Bộ LĐTBXH thanh tra, KTĐG chất lƣợng ĐNGV của nhà trƣờng.

+ Nội dung KTĐG đối với ĐNGV tập trung chủ yếu các yêu cầu: NL thực hiện

các hoạt động chuyên môn (thực hiện kế hoạch ĐTNN, các loại hồ sơ, giáo án), nền

Page 98: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

85

nếp chuyên môn (nội quy, quy chế chuyên môn), đánh giá ngƣời học, công tác kiêm

nhiệm và chất lƣợng hiệu quả các nhiệm vụ, lĩnh vực khác đƣợc phân công.

+ Hình thức KTĐG: Kết hợp KTĐG thƣờng xuyên, định kì, đột xuất. Kết quả

KTĐG là kết quả đánh giá tổng hợp các nội dung, lĩnh vực công tác của GV.

+ Đánh giá ĐNGV theo Chuẩn, với quy trình 3 bƣớc: GV tự đánh giá, khoa đánh

giá GV và hiệu trƣởng đánh giá GV. Mỗi chỉ số đánh giá 3 mức độ: 2,0 điểm; 1,0 và 0

điểm/tổng 100 điểm; đánh giá xếp loại GV: không đạt chuẩn và đạt chuẩn loại A, B, C.

+ Hồ sơ KTĐG ĐNGV là một minh chứng, nội dung quan trọng trong kiểm

định đánh giá chất lƣợng đội ngũ nhà trƣờng đƣợc lƣu trữ, quản lý đúng quy định.

2.5.3.2. Những bất cập, hạn chế khi thực hiện phát triển ĐNGV theo Chuẩn

Tổng hợp ý kiến của CBQL và GV (theo câu 2, mẫu M4), cho thấy nhìn chung

nội dung của Chuẩn NL đã đề cập đƣợc khá đầy đủ hệ thống ba NL cơ bản: NL

chuyên môn, NL sƣ phạm, NL phát triển nghề nghiệp và NCKH. Việc thực hiện

theo Chuẩn NL phần lớn đã đạt đƣợc các mục đích của việc ban hành Chuẩn, góp

phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo, hƣớng tới đáp ứng yêu cầu đổi mới

GDĐT/GDNN hiện nay. Song khi thực hiện theo Chuẩn NL còn có những bất cập:

- Về nội dung của Chuẩn NL: (i) Chƣa đánh giá đầy đủ và hệ thống các thành tố

của nhân cách nhà giáo (Thông tƣ 08 mới chỉ quy định Chuẩn về chuyên môn, nghiệp

vụ (năng lực) mà chƣa có các quy định về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, tác phong

lối sống của nhà giáo; (ii) Chƣa phổ quát hết các đối tƣợng nhà giáo GDNN (không áp

dụng đối với GV dạy môn chung, GV dạy các môn văn hóa và CBQL tham gia ĐTNN

mà nhà giáo dạy các môn văn hóa, dạy các môn chung lại đƣợc đánh giá theo Thông tƣ

số 30/2009/TT-BGĐT của Bộ GDĐT); (iii) Khung NL ngƣời GVCĐ chƣa hoàn thiện

hệ thống, chƣa tƣơng ứng với chức năng hoạt động đào tạo và GDNN.

- Về thực hiện đánh giá ĐNGV theo Chuẩn: (i) Chƣa lƣợng hóa các mức độ NL

đạt đƣợc của các mức 2 điểm, 1 điểm, 0 điểm; (ii) Điểm đánh giá là 3 mức không

tƣơng ứng với xếp loại 4 mức: đạt loại A, B, C và không đạt; (iii) Chƣa có bộ minh

chứng tối thiểu để đối chiếu đánh giá với các mức độ đạt đƣợc tƣơng ứng số điểm.

Nên đánh giá còn mang tính chủ quan, thiếu định lƣợng, chƣa căn cứ kết quả NL.

Page 99: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

86

Trong giai đoạn đổi mới GDĐT&GDNN hiện nay, đặt ra yêu cầu phẩm chất,

NL nhà giáo cần phải đƣợc bổ sung các yếu tố mới. Vì vậy cần thiết nghiên cứu,

điều chỉnh những bất cập nhằm bổ sung, hoàn thiện Khung NL - Chuẩn nghề nghiệp

GVCĐ có sự đồng bộ, thống nhất trong đánh giá đối với tất cả đối tƣợng GVCĐ

theo Chuẩn và nâng cao chất lƣợng ĐNGVCĐ đáp ứng đổi mới GDNN hiện nay.

2.5.4. Thự c trạ ng đ ào tạ o, bồ i dư ỡ ng đ ộ i ngũ giả ng viên cao

đ ẳ ng theo tiế p cậ n nă ng lự c

Bảng 2.8: Thực trạng đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên cao đẳng

theo tiếp cận năng lực

Nội dung và hình thức đào tạo,

bồi dƣỡng ĐNGV

Mức độ đạt đƣợc

4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm

SL TL SL TL SL TL SL TL

Điểm trung bình về các nội dung đào tạo và bồi dƣỡng ĐNGV 2,73

1. Đào tạo nâng cao trình độ

chuyên môn (ThS,TS)

CBQL 80 63,5 34 27,0 7 5,6 5 3,9 3,50

GV 199 63,8 98 31,4 9 2,9 6 1,9 3,57

2. Bồi dƣỡng NVSP (chuẩn quốc

gia, khu vực và quốc tế)

CBQL 54 42,9 41 32,5 20 15,9 11 8,7 3,10

GV 160 51,3 97 31,1 45 14,4 10 3,2 3,30

3. ĐTBD nâng cao trình độ ngoại

ngữ, tin học

CBQL 5 4,0 13 10,3 22 17,5 86 68,2 1,50

GV 23 7,4 61 19,6 59 18,9 169 54,1 1,80

4. ĐTBD nâng cao trình độ KNN

(theo khung trình độ quốc gia)

CBQL 49 38,9 55 43,7 12 9,5 10 7,9 3,13

GV 190 60,9 91 29,2 15 4,8 16 5,1 3,46

5. ĐTBD lý luận chính trị, kiến

thức QP - AN

CBQL 19 15,1 21 16,7 70 55,6 16 12,6 2,34

GV 60 19,2 86 27,6 115 36,9 51 16,3 2,50

6. ĐTBD kỹ năng công tác xã hội,

các kỹ năng mềm

CBQL 15 11,9 29 23,0 52 41,3 30 23,8 2,23

GV 40 12,8 86 27,6 115 36,9 71 22,7 2,30

7. Bồi dƣỡng thƣờng xuyên do

BLĐTBXH/Tổng cục GDNN

CBQL 24 19,0 24 19,0 63 50,0 15 12,0 2,45

GV 60 19,2 74 23,7 94 30,1 84 27,0 2,35

8. Bồi dƣỡng qua hoạt động

chuyên môn hội thi, hội giảng

CBQL 79 62,7 24 19,0 12 9,5 11 8,8 3,36

GV 196 62,8 99 31,7 11 3,5 6 2,0 3,55

9. Hoạt động cố vấn (Mentoring)

của CBQL, GV có kinh nghiệm

CBQL 9 7,1 33 26,2 39 31,0 45 35,7 2,05

GV 42 13,5 71 22,8 90 28,8 109 34,9 2,15

10. Bồi dƣỡng qua tự học, trải

nghiệm tại DN và dịch vụ xã hội

CBQL 12 9,5 28 22,2 46 36,5 40 31,8 2,10

GV 29 9,3 62 19,9 58 18,6 163 52,2 1,86

Đánh giá chung về ĐTBD

ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL

CBQL 346 27,5 302 24,0 343 27,2 269 21,3 2,58

GV 999 32,0 825 26,4 611 19,6 685 22,0 2,69

Page 100: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

87

- Tổng hợp báo cáo của các trƣờng cho thấy: Hằng năm các trƣờng đã chủ

động hợp tác, liên kết với các trƣờng Đại học SPKT thành phố Hồ Chí Minh,

ĐHSPKT Vinh, ĐHSPKT Vĩnh Long, Viện nghiên cứu Khoa học Dạy nghề, các

trƣờng CĐN chất lƣợng cao (CĐN Quy Nhơn, Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên) để

tổ chức các lớp ĐTBD; tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí để CBQL, GV

tham gia ĐTBD đồng thời khuyến khích quá trình tự học, tự đào tạo, tự bồi dƣỡng

nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thông qua các

hình thức (1) ĐTBD do nhà trƣờng tổ chức theo kế hoạch hằng năm của trƣờng/

Bộ/Tổng cục GDNN nhƣ: ĐTBD tại chỗ (tại trƣờng) thông qua các hoạt động dự giờ,

góp ý chuyên môn, tham gia các hội thi, hội giảng, hội thảo, seminar, sự cố vấn

(Mentoring) của CBQL và GV có kinh nghiệm hoặc ĐTBD ngoài trƣờng nhƣ: gửi

ĐTBD tại cơ sở đào tạo hoặc tại doanh nghiệp; (2) Tự đào tạo, tự bồi dƣỡng của GV

thông qua tự học tập tích lũy, trải nghiệm tại doanh nghiệp và ngoài xã hội. Hơn nữa

từ các chƣơng trình dự án về "Đổi mới và phát triển Dạy nghề" Bộ LĐTBXH/Tổng

cục Dạy nghề đã tổ chức các lớp ĐTBD chuẩn hóa ĐNGV dạy các nghề trọng điểm

quốc gia, khu vực và quốc tế. Góp phần tăng nhanh số lƣợng GV đạt chuẩn và trên

chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ. Trong 5 năm qua (năm 2011 - 2016), 05 trƣờng CĐN

đã cử hơn 100 GV đi học sau đại học: 70 GV tốt nghiệp trình độ thạc sĩ chuyên ngành

(tăng 71,4% so với năm 2011), 04 CBQL đang làm nghiên cứu sinh, 30 GV đang học

cao học và có gần 300 lƣợt GV đƣợc bồi dƣỡng chuẩn hóa NVSP, năng cao năng lực

KNN, tiếng Anh chuyên ngành trong và ngoài nƣớc theo chuẩn quốc gia, quốc tế.

- Từ Bảng 2.8 về kết quả khảo sát ý kiến CBQL, GV đánh giá mức độ đạt

đƣợc trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV giai đoạn 2011 - 2016 cho thấy:

+ Nội dung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (cử GV đi học cao học, nghiên

cứu sinh) đƣợc CBQL và GV đánh giá đạt mức độ tốt, điểm cao nhất ( X = 3,5÷ 3,6).

+ Nội dung bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm (NVSP), KNN và bồi dƣỡng kiến

thức quốc phòng - an ninh đƣợc CBQL và GV đánh giá mức khá ( X =3,1 ÷ 3,46).

+ Các nội dung bồi dƣỡng ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị, kỹ năng công tác

xã hội và bồi dƣỡng kỹ năng mềm đƣợc CBQL và GV đánh giá mức trung bình

( X =1,5 ÷ 2,3 điểm), trong đó có 28,3% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện yếu.

Page 101: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

88

+ Hình thức đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV do nhà trƣờng tổ chức tại chỗ (tại

trƣờng) thông qua các hoạt động chuyên môn nhƣ: seminar, góp ý bài giảng, tham

gia các hội thi, hội giảng, hội thảo các cấp, NCKH, sáng tạo kỹ thuật hằng năm,...

đƣợc đánh giá kết quả thực hiện ở mức độ tốt, điểm trung bình cao nhất trong các

hình thức ĐTBD (CBQL đánh giá: 3,36 ÷ 3,40 và ĐNGV đánh giá: 3,1 ÷ 3,6 điểm).

+ Hình thức đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV ngoài trƣờng theo kế hoạch của

Bộ/Tổng cục GDNN tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng KNN, NVSP đƣợc đánh

giá kết quả thực hiện mức độ khá (CBQL: 2,4 ÷ 2,6 và GV: 2,5 ÷ 2,8 điểm).

+ Các hình thức bồi dƣỡng ĐNGV hoặc hoạt động cố vấn (Mentoring) của

CBQL và GV có kinh nghiệm và các hoạt động NCKHƢD chỉ đƣợc đánh giá kết

quả thực hiện mức độ trung bình khá (CBQL: 2,4 ÷ 2,6 và GV: 2,5 ÷ 2,8 điểm).

+ Các hình thức bồi dƣỡng ĐNGV thông qua tự đào tạo, tự bồi dƣỡng của GV

trong quá trình ĐTNN, trải nghiệm tại doanh nghiệp đạt hiệu quả thực hiện mức yếu,

điểm thấp nhất (CBQL đánh giá từ 2,1 ÷ 2,25 và GV đánh giá từ 1,86 ÷ 2,3 điểm).

- Công tác ĐTBD nói chung, ĐTBD của các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên

nói riêng đã góp phần từng bƣớc đáp ứng các yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ, làm hoàn thiện cơ cấu và nâng cao chất lƣợng ĐNGV. Song còn những hạn chế:

+ Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ chƣa đƣợc các cấp, các ngành quan

tâm đúng mức (đặc biệt các hoạt động bồi dƣỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin

học, KNN và đánh giá KNN cho ĐNGV); tính kế hoạch hóa chƣa cao, thiếu các điều

kiện thực hiện nhƣ lộ trình, cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí cụ thể; một bộ phận GV

chƣa nhận thức đầy đủ sự cần thiết của công tác ĐTBD nâng cao chất lƣợng đội ngũ.

+ Hiệu quả thực hiện các chƣơng trình ĐTBD chƣa cao: Nội dung, chƣơng trình

chƣa sát với nhu cầu bồi dƣỡng của đối tƣợng (chƣa trọng tâm theo nhóm năng lực,

lĩnh vực ngành nghề mà GV còn thiếu hoặc yếu); chất lƣợng bồi dƣỡng chƣa đáp ứng

kịp theo nhiệm vụ, theo tiêu chuẩn GVCĐ hiện nay; thời gian bồi dƣỡng chƣa hợp lý

(chủ yếu trong năm học); công tác kiểm tra đánh giá sau ĐTBD chƣa đƣợc chú trọng.

+ Hơn nữa các yêu cầu theo Chuẩn (Thông tƣ số 08/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ

LĐTBXH) có nhiều điểm mới và đòi hỏi cao về KNN, trình độ ngoại ngữ, tin học.

Page 102: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

89

Từ thực trạng nêu trên đòi hỏi không chỉ ĐNGV phải nỗ lực tự chủ, tự đào tạo,

bồi dƣỡng hơn nữa mà các cấp quản lý phải có chiến lƣợc tổng thể về phát triển

ĐNGV trong đó công tác ĐTBD chuẩn hóa ĐNGV là giải pháp then chốt. Vì vậy,

trong thời gian tới công tác ĐTBD phải đƣợc đổi mới và nâng cao chất lƣợng nhằm

nâng cao năng lực của ĐNGV đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐT&GDNN hiện nay.

2.5.5. Thự c trạ ng các đ iề u kiệ n đ ả m bả o phát triể n đ ộ i

ngũ giả ng viên tạ i các trư ờ ng cao đ ẳ ng

Tổng hợp các Báo cáo của các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên cho thấy:

2.5.5.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo (CSVC&TBĐT), tài chính

Đƣợc sự quan tâm Đảng, Nhà nƣớc và Chính quyền các tỉnh bằng các vốn của

ngân sách địa phƣơng và sự hỗ trợ của Trung ƣơng (Bộ LĐTBXH, Tổng cục GDNN)

thông qua các Dự án: "Xây dựng các trường nghề chất lượng cao hoặc trường có nghề

trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế" và "Đổi mới phát triển Dạy nghề" đã tăng

cƣờng đầu tƣ bổ sung CSVC&TBĐT nên về cơ bản đáp ứng quy mô đào tạo hiện tại:

- Về quỹ đất, các trƣờng cao đẳng có diện tích từ 5 ÷ 10 ha đủ điều kiện đảm bảo

cho quy mô đào tạo hiện tại và nhu cầu phát triển quy mô trong giai đoạn tiếp theo.

- Về CSVC&TBĐT, cơ bản đã khá khang trang, hiện đại. Thiết bị đƣợc bổ sung

từ các chƣơng trình Dự án của Bộ/Tổng cục GDNN, của ĐNGV tham gia cải tiến,

chế tạo thiết bị trong các hội thi thiết bị tự làm, sáng tạo kỹ thuật; của HSSV qua các

đề tài, khóa luận tốt nghiệp hằng năm và sự tài trợ trao tặng thiết bị, mô hình của DN.

- Nguồn vốn tài chính của các trƣờng cao đẳng công lập bao gồm: Nguồn vốn

từ ngân sách nhà nƣớc (định mức khoán chung theo tỷ lệ HSSV/GV), các khoản thu

từ học phí, lệ phí, các khoản thu từ dịch vụ, công tác xã hội hóa (nếu có). Đảm bảo

đủ kinh phí cho chi thƣờng xuyên: Lƣơng, các khoản chi theo lƣơng và các hoạt

động chuyên môn (theo Nghị định số 43/2006 và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP).

- Nội dung, chƣơng trình đào tạo đã thực hiện theo Khung chƣơng trình của Bộ

LĐTBXH. Hằng năm thực hiện quyền tự chủ để bổ sung và ban hành theo quy định.

Song với những nguyên nhân: Nguồn kinh phí từ các dự án của Trung ƣơng đầu

tƣ mới chỉ đạt 30-40% định mức đề xuất, đầu tƣ dàn trải nhiều ngành nghề; nguồn thu

Page 103: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

90

ngân sách của các tỉnh còn hạn hẹp nên việc đầu tƣ cho phát triển các trƣờng cao

đẳng vùng Tây Nguyên còn hạn chế. So với yêu cầu "đổi mới" và nâng cao chất

lƣợng ĐTNN thì CSVC&TBĐT của các trƣờng là chƣa đồng bộ, chƣa đáp ứng yêu

cầu hiện đại, cập nhật công nghệ mới theo danh mục thiết bị tối thiểu/ngành nghề

đào tạo; cảnh quan môi trƣờng chƣa đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

2.5.5.2. Thực trạng về môi trường, cơ chế, chính sách trong các nhà trường

- Môi trường pháp lý: Về cơ bản các trƣờng đã thực hiện tốt công tác tuyên

truyền, giáo dục phổ biến pháp luật và tổ chức thực hiện đúng các chủ trƣơng,

đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc, các văn bản pháp luật và quy định của ngành. Song

việc cụ thể hóa các văn bản pháp quy trong nhà trƣờng chƣa đƣợc xây dựng đầy đủ

và hệ thống, đảm bảo "GV được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra, được

quản lý"; nhà trƣờng có môi trƣờng pháp lý công khai, minh bạch và đúng quy định.

- Môi trường làm việc: Các trƣờng đã có cơ cấu tổ chức bộ máy, bao gồm: Đảng

bộ cơ sở, các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh Niên, Hội cựu Chiến binh),

Ban giám hiệu, các phòng nghiệp vụ, các khoa chuyên môn/ bộ môn ngành nghề

đào tạo. Hoạt động của nhà trƣờng đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng

cơ sở theo Điều lệ của Đảng, quy định của pháp luật và Điều lệ trƣờng Cao đẳng.

- Cơ chế và chính sách: Ngoài thực hiện đúng, đủ các chế độ chính sách chung

của nhà nƣớc đã quy định chính sách về lƣơng và các chế độ phụ cấp đối với nhà

giáo nhƣ: Phụ cấp ƣu đãi (theo Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005

của Thủ tƣớng Chính phủ); Phụ cấp thâm niên (theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP

ngày 04/7/2011) đồng thời đƣợc hƣởng một số chế độ chính sách riêng nhƣ: Nghị

định số 133/2015/NĐ-CP ngày 09/10/2015 của Chính phủ về chế độ phụ cấp đặc

thù, phụ cấp ƣu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại,

nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở GDNN công lập; chế độ làm việc của

nhà giáo; chế độ sử dụng, bồi dƣỡng đối với nhà giáo (Thông tƣ 41/2015/TT-

BLĐTBXH). Các trƣờng còn có vận dụng cụ thể nhƣ: dạy tăng tiết, thanh toán thừa

giờ để tăng thêm thu nhập, tham quan học tập, ĐTBD nhằm nâng cao đời sống vật

chất và tinh thần của ĐNGV. Hệ thống văn bản quy định về chế độ, chính sách đối

với GVCĐ cơ bản hoàn thiện. Song cơ chế, chính sách vẫn còn những bất cập: (i)

Page 104: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

91

Chậm ban hành chế độ chính sách đối với GVCĐ (GV dạy các ngành nghề nặng

nhọc, độc hại; GV dạy thực hành, GV dạy tích hợp chƣa đƣợc hƣởng phụ cấp đặc

thù); (ii) Tính tự chủ của các trƣờng cao đẳng chƣa đƣợc thực hiện; (iii) Tài chính

ngân sách vẫn theo cơ chế khoán bình quân theo đầu HSSV, chƣa theo cấp độ

ngành nghề đào tạo; (iv) So với GV các lĩnh vực khác thì GVCĐ thu nhập ngoài

lƣơng rất thấp, định mức thanh toán dƣ giờ hạn chế 200 giờ/GV/năm chƣa tạo đƣợc

động lực để thu hút GV giỏi và làm cho GV toàn tâm, tận tụy với sự nghiệp GDNN.

2.5.5.3. Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các tỉnh vùng Tây Nguyên

Ngoài việc thực hiện nghiêm túc cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc các

Tỉnh còn có những chính sách riêng nhằm phát triển GDNN, phát triển ĐNGV.

Song môi trƣờng GDNN nói chung các trƣờng cao đẳng nói riêng chƣa thuận lợi: (i)

Cơ sở khoa học kỹ thuật, KT - XH vùng Tây Nguyên nhìn chung còn thấp, hơn nữa

yêu cầu CSVC&TBĐT đáp ứng danh mục thiết bị tối thiểu của ngành nghề đào tạo,

ngoài ra còn ĐTBD kỹ năng cho ĐNGV nhằm nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng

trong ĐTNN, mức đầu tƣ cho các trƣờng cao đẳng với định mức cao, nên đầu tƣ

cho phát triển các trƣờng cao đẳng chƣa đúng mức. (ii) Chính sách thu hút đặc thù

tuy đã có nhƣng chƣa đáp ứng, các điều kiện học tập nâng cao trình độ cho GV còn

hạn chế; một bộ phận GV chƣa nhận thức đầy đủ về yêu cầu đổi mới GDNN.

2.5.5.4. Thự c trạ ng về sự hợ p tác giữ a nhà trư ờ ng vớ i các

trư ờ ng đ ạ i họ c, cao đ ẳ ng, cơ sở khoa họ c - kỹ thuậ t và vớ i

DN đ ể Đ TBD phát triể n nă ng lự c Đ NGV vùng Tây Nguyên

a) Sự hợp tác của các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước

Tổng hợp báo cáo 5 năm trở lại đây cho thấy: (i) Các trƣờng cao đẳng trong

vùng bƣớc đầu đã có hợp tác với các trƣờng đại học nhƣ: SPKT thành phố Hồ Chí

Minh, SPKT Vinh, Bách khoa Đà Nẵng và Đại học Tây Nguyên để liên kết đào tạo

đại học, sau đại học cho ĐNGV đƣợc học tập nâng cao trình độ chuyên môn; (ii) Hợp

tác với các trƣờng cao đẳng đƣợc đầu tƣ xây dựng trƣờng chất lƣợng cao (CĐN Quy

Nhơn, Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên) để bồi dƣỡng KNN và NVSP; phối hợp tổ

chức các hội thi, hội giảng chuyên môn. Song sự hợp tác chƣa sâu, chỉ một số ngành

Page 105: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

92

nghề đào tạo, chƣa tổ chức ĐTBD theo nhu cầu xã hội, chƣa có hợp tác quốc tế trong

ĐTNN; chƣa có kế hoạch chiến lƣợc hợp tác để ĐTBD nâng cao NL cho ĐNGVCĐ

(đặc biệt về ngoại ngữ, tin học còn yếu); chƣa hình thành mạng lƣới ĐNGVCĐ giỏi

của vùng để liên kết hoạt động có hiệu quả bền vững trong hỗ trợ phát triển ĐNGVCĐ.

b) Sự hợp tác với các cơ sở khoa học - kỹ thuật nhằm phát triển ĐNGVCĐ

Tuy các trƣờng cao đẳng trong vùng đã thiết lập đƣợc mối quan hệ phối hợp với

các cơ sở khoa học kỹ thuật nhƣ: Sở Công thƣơng, Hiệp hội khoa học kỹ thuật tỉnh,

Viện kỹ thuật Nông nghiệp Tây Nguyên, để phản biện, thẩm định nội dung chƣơng

trình ĐTNN, các đề tài khoa học của ĐNGV. Song sự hợp tác chƣa bền chặt, nhà nƣớc

(cơ sở khoa học kỹ thuật của tỉnh) chƣa đặt hàng NCKH cho nhà trƣờng, số lần/lƣợt

hội thảo NCKH còn ít, môi trƣờng học thuật chƣa phát triển đúng tầm trƣờng cao đẳng.

c) Thực trạng về sự hợp tác giữa nhà trường với danh nghiệp (DN)

- Kết quả khảo sát Phụ lục 3,3, tổng hợp ý kiến của CBQL và ĐNGV cho thấy

Các DN trong và ngoài tỉnh bƣớc đầu hợp tác hiệu quả với các trƣờng cao đẳng:

+ Nội dung tổ chức cho HSSV đi thực hành, thực tập sản xuất tại DN đƣợc

đánh giá mức độ thực hiện tốt, ĐTB cao nhất (CBQL: 3,59 và GV: 3,6/4,0 điểm).

+ Các hoạt động: DN chia sẻ thông tin và phối hợp tuyển dụng HSSV; tiếp

nhận GV học tập công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn; tham gia tổ chức các hội

thảo, hội thi đƣợc CBQL và ĐNGV đánh giá mức độ trung bình khá (2,54 ÷

2,73/4,0 điểm).

+ Các nội dung yêu cầu: Sự hợp tác giữa nhà trƣờng với DN đảm bảo thƣờng

xuyên, toàn diện, cụ thể và hiệu quả cả quá trình ĐTNN; tổ chức đào tạo song hành

tại nhà trƣờng và DN; hợp đồng "đào tạo theo địa chỉ của DN". Hiệu quả hợp tác

giữa nhà trƣờng và DN còn ở mức trung bình, yếu (CBQL đánh giá: 1,2 ÷ 1,8 điểm,

ĐNGV đánh giá: 2 ÷ 2,3/4,0 điểm, trong đó có 46 % ý kiến đánh giá mức độ yếu).

Bởi thực trạng sự hợp tác giữa các trƣờng và DN chƣa thƣờng xuyên (chỉ thực

hiện qua hoạt động thực tập của HSSV, theo thời điểm kế hoạch đào tạo cuối khóa

năm 3); sự hợp tác chƣa hệ thống cả quá trình ĐTNN (từ tuyển sinh, góp ý nội dung

chƣơng trình đào tạo, đến các hoạt động NCKH, tƣ vấn, chuyển giao kỹ thuật, ký kết

hợp tác "đào tạo theo địa chỉ", đào tạo song hành tại nhà trƣờng và DN thƣờng xuyên

Page 106: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

93

sau mỗi modul/môn học; tổ chức bồi dƣỡng cho ĐNGV về KNN, công nghệ mới,...)

là những nội dung cần tăng cƣờng sự gắn kết, hợp tác giữa nhà trƣờng và DN.

2.6. Tổng hợp khung phân tích SWOT để đánh giá chung về thực trạng đội

ngũ giảng viên và hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên tại các trƣờng cao

đẳng vùng Tây Nguyên

Từ kết quả khảo sát và tổng hợp báo cáo của các trƣờng cao đẳng vùng Tây

Nguyên trong 5 năm (2011 ÷ 2016), tác giả tổng hợp khung phân tích SWOT để đánh

giá chung về những điểm mạnh (ƣu điểm), điểm yếu (hạn chế), cơ hội (thuận lợi) và

thách thức (khó khăn) đối với ĐNGV và hoạt động phát triển ĐNGVCĐ tại các

trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên, đƣợc mô tả bằng Bảng 2.9: Phân tích SWOT về

thực trạng ĐNGV và phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL để có đánh giá sau:

SWOT Thực trạng đội ngũ giảng viên (ĐNGV) Thực trạng công tác phát

triển ĐNGV

Điểm

mạnh

(S)

- 2/4 Tiêu chí đánh giá mức độ cao:

+ Phẩm chất chính trị X = 1,78 (80% đạt 2 điểm)

+ Năng lực sƣ phạm X = 1,68 (70% đạt 2 điểm)

- 10/18 tiêu chuẩn NL có mức đánh giá khá:

+ Gƣơng mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân

+ Trình độ chuyên môn (GV lý thuyết)

+ Trình độ nghiệp vụ sƣ phạm (NVSP)

+ Lập kế hoạch, nôi dung ĐTNN

+ Quản lý ngƣời học, xây dựng môi trƣờng

+ Chủ trì hoặc tham gia thiết kế thiết bị

+ Cơ cấu đội ngũ trẻ

- Lý thuyết quản lý phát triển

NNL đƣợc ứng dụng hiệu quả

trong phát triển ĐNGV.

- Qui trình, nội dung công tác

phát triển ĐNGV đúng Luật.

- Sự đồng thuận quan tâm của

nhà trƣờng, xã hội

- Đổi mới công tác quản lý nói

chung quản lý phát triển ĐNGV

nói riêng là xu thế tất yếu.

Điểm

yếu

(W)

- Số lƣợng còn thiếu

- Cơ cấu chƣa đồng bộ, hợp lý

-Chất lƣợng đội ngũ còn yếu:12/25 tiêu chuẩn

NL đánh giá trung bình (TB) và yếu (Y) cao.

+ Trình độ chuyên môn GV dạy tích hợp

(TB: 43,6, yếu: 40%).

+ Trình độ ngoại ngữ (TB: 35,7%, Y: 37,3%)

+ Trình độ Tin học: (TB: 42,1%, Y: 16,3%)

+ Biên soạn giáo trình (TB: 33%, Y: 13,5%)

+ NL hoạt động xã hội (TB: 38,1%, Y: 7,1%)

+ NL tự học tập, bồi dƣỡng (TB: 37%, Y: 11,1%)

+ Năng lực NCKH (TB: 36,5%, Y: 26,2%)

- Khung NL chƣa hoàn thiện

- Hiệu quả các nội dung phát

triển ĐNGV còn thấp:

+ Qui hoạch thiếu dự báo, gắn

với qui hoạch phát triển NNL.

+ Tuyển dụng, sử dụng, đánh

giá không theo NL của GVCĐ.

+ĐTBD chƣa kịp thời, hiệu quả.

+ Điều kiện (CSVC&TBDN) và

môi trƣờng chất lƣợng còn thấp.

- Sự phát triển KT-XH, khoa

học công nghệ tại vùng còn yếu.

Page 107: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

94

hội

(O)

- Đổi mới căn bản toàn diện GDĐT/GDNN

- Văn bản pháp luật đƣợc cụ thể hóa.

- Chuẩn hóa ĐNGV là chủ trƣơng đƣợc

Đảng, Nhà nƣớc ban hành (NQ 40, NQ29).

-Tính tự chủ trƣờng cao đẳng đƣợc thực hiện.

- Sự quan tâm của Đảng, Nhà

nƣớc, đặc thù vùng Tây Nguyên.

- Nhu cầu GD/GDNN vùng Tây

Nguyên đa dạng và bền vững.

- Xu thế hợp tác phát triển ĐNGV.

Thách

thức

(T)

- Năng lực hiện tại của ĐNGVCĐ với yêu

cầu tiêu chuẩn năng lực mới.

- Phát triển số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng

ĐNGV đáp ứng sự đổi mới GDĐT/GDNN.

- Phát triển ĐNGV đồng bộ với

các điều kiện khác.

- Môi trƣờng biến đổi, tính cạnh

tranh cao và hạn chế của Vùng.

2.6.1. Những điểm mạnh (ưu điểm) - Strengths (S)

a) Những điểm mạnh từ thực trạng của ĐNGV:

- Thứ nhất, có 2 tiêu chí có tỷ lệ đánh giá đạt mức cao (Tiêu chí về phẩm chất

chính trị: CBQL đánh giá 74,6%, ĐNGV đánh giá 83,3%; Tiêu chí về NL sƣ phạm:

có CBQL đánh giá 61,1%, ĐNGV đánh giá 72,1% đạt mức 2 điểm).

- Thứ hai, cơ cấu ĐNGV đa số trẻ (79% < 40 tuổi), với những thuận lợi nhƣ sự

năng động ham học hỏi và đƣợc đào tạo chính quy, có khả năng tiếp thu nhanh các kỹ

thuật hiện đại, khả năng hoạt động nhóm, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học.

b) Những mặt mạnh từ thực trạng của công tác phát triển ĐNGV

- Thứ nhất, nội dung quản lý, phát triển NNL đã đƣợc vận dụng rộng rãi và

đƣa đến hiệu quả trong công tác phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, trở thành cơ

sở lý luận khoa học và phù hợp với chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc ta.

- Thứ hai, việc tổ chức thực hiện các nội dung, quy trình phát triển ĐNGV của

các trƣờng từ tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra đánh giá, đào tạo bồi dƣỡng đến thực

hiện cơ chế, chính sách và môi trƣờng, cơ bản thực hiện đúng quy định pháp luật.

2.6.2. Những điểm yếu (hạn chế) - Weaknesses (W)

a) Những mặt hạn chế từ thực trạng của ĐNGV các trường cao đẳng

- Thứ nhất, bất cập từ Khung NL-Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ chƣa hoàn thiện.

- Thứ hai, bất cập từ thực trạng số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng của ĐNGV:

+ Số lƣợng ĐNGV nhìn chung còn thiếu (đặc biệt GV các ngành nghề mới

đào tạo; GV các ngành nghề kỹ thuật, công nghệ, GV dạy đƣợc tích hợp).

+ Cơ cấu ĐNGV chưa đồng bộ, hợp lý: Tình trạng thừa thiếu cục bộ (thừa GV

môn chung, môn văn hóa, GV ngành nghề kinh tế, kế toán,... nhƣng lại thiếu GV

dạy nghề, GV có trình độ tiến sĩ, GV có KNN cao (bậc 4 trở lên); tỷ lệ GV là đảng

Page 108: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

95

viên thấp (21%), số GV là ngƣời DTTS rất ít (7,9%); trong đó 16 ngƣời DTTSTC

(khoảng 3%); GV có thâm niên giảng dạy trên 20 năm là quá ít (5,6%).

+ Chất lượng của ĐNGV còn bất cập: 02 tiêu chuẩn đạt mức trung bình và

trung bình yếu (tiêu chuẩn NL chuyên môn đạt mức trung bình (GV và CBQL đánh

giá còn 33 ÷ 36,5% mức 1 điểm và 15,1 ÷ 20,6% ở mức 0 điểm); Tiêu chí NL phát

triển nghề nghiệp và NCKH đạt mức trung bình yếu). Tuy đa số GV đã có bằng cấp

chuyên môn nghề nghiệp và có các chứng chỉ NVSP, KNN dạy trình độ trung cấp,

cao đẳng, có chứng chỉ ngoại ngữ (B), Tin học (B); 92,4% GV đạt chuẩn theo quy

định tại Thông tƣ 30/2010. Nhƣng khả năng thực hành sử dụng trong thực tế còn

khoảng cách và đạt hiệu quả thấp. So với Chuẩn quy định tại Thông tƣ 08/2017/TT-

BLĐTBXH (KNN cấp quốc gia bậc 3 trở lên; trình độ ngoại ngữ A2 (khung 6 bậc);

trình độ Tin học cơ bản (theo Thông tƣ số 03/2014/TT - BTTTT) thì tỉ lệ GV đạt

Chuẩn còn thấp (38%). Cụ thể, có 32,75% GV tốt nghiệp đại học chuyên ngành còn

yếu về NVSP (đặc biệt yêu cầu NVSP quốc tế đối với số GV dạy các ngành nghề

cấp độ khu vực và quốc tế). Chỉ có 25,26% GV đạt chuẩn về trình độ KNN và đủ

điều kiện để dạy tích hợp, còn 74,74% GV chƣa đạt Chuẩn về KNN cấp quốc gia

bậc 3 trở lên (GV chƣa đƣợc đánh giá trình độ KNN hoặc có chứng chỉ KNN không

đạt chuẩn). Chỉ có 33,5% ĐNGV đạt Chuẩn về trình độ ngoại ngữ (số GV còn lại đã

có chứng chỉ A, B). Nhƣng số dịch đƣợc tài liệu chuyên ngành chỉ khoảng 10%, số

thông thạo kỹ năng nghe, nói, đọc, viết khoảng 5%. Chỉ có 20,5% ĐNGV có trình

độ Tin học C trở lên; trong đó khoảng 15% sử dụng tốt CNTT (kể cả số GV dạy

chuyên ngành CNTT), 71,8% GV có chứng chỉ B và còn 7,6% GV có chứng chỉ A.

Đa số GV đã thể hiện đƣợc khả năng NCKH, tham gia thiết kế chƣơng trình,

giáo trình dạy học; tham gia các hoạt động NCKH, viết các đề tài, bài báo khoa học,

sáng kiến kinh nghiệm; tham gia các hoạt động nội, ngoại khóa trong và ngoài nhà

trƣờng. Song có tới 14,3% còn yếu về năng lực NCKH (1,13/2 điểm); hiệu quả thực

hiện các kỹ năng hoạt động chính trị - xã hội, các kỹ năng mềm để tạo giá trị giáo

dục tích cực, tự học, tự đào tạo, tự bồi dƣỡng còn ở mức trung bình và yếu.

b) Những mặt hạn chế từ thực trạng của công tác phát triển ĐNGVCĐ

Page 109: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

96

- Thứ nhất: Chuẩn đánh giá ĐNGV các trƣờng Cao đẳng chƣa hệ thống, bộ công

cụ đánh giá chƣa hoàn thiện (thiếu minh chứng và mức độ đánh giá), chƣa phổ quát hết

đội ngũ nhà giáo (giáo viên, GV dạy môn chung, môn văn hóa theo Chuẩn Bộ GDĐT).

- Thứ hai: Hiệu quả các nội dung quản lý phát triển ĐNGV còn thấp:

+ Quy hoạch phát triển ĐNGV chƣa gắn với quy hoạch đào tạo NNL và quy

hoạch phát triển KT - XH của vùng; tính dự báo dài hạn chƣa đƣợc thể hiện rõ.

+ Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ còn nặng về bằng cấp, chứng chỉ chƣa theo

NL thực tiễn của đội ngũ; chƣa cụ thể hóa quy định ƣu tiên tuyển ngƣời DTTSTC.

+ Đánh giá, xếp loại còn chung chung, thiếu định lƣợng, tính chính xác chƣa

cao; chƣa đánh giá theo NL, chƣa phối hợp tham khảo ý kiến ngƣời học đánh giá GV.

Công tác đánh giá KNN còn bất cập (nhiều nghề chƣa có bộ chuẩn kỹ năng để đánh giá

hoặc có bộ chuẩn kỹ năng nhƣng mới thực hiện đánh giá thí điểm, số lƣợng GV đƣợc

đánh giá kỹ năng chƣa nhiều, chƣa đáp ứng nhu cầu kiểm định, đánh giá trƣờng học).

+ Công tác đào tạo bồi dƣỡng hiệu quả chƣa cao, chƣa bao quát hết nội dung

ngành nghề đào tạo (đặc biệt là đánh giá KNN, bồi dƣỡng ngoại ngữ, tin học).

- Thứ ba: Các điều kiện đảm bảo chất lƣợng còn thiếu và yếu:

+ CSVC&TBDN chƣa đồng bộ, chƣa đáp ứng theo chuẩn danh mục thiết bị;

+ Nội dung đào tạo chƣa cập nhật kịp thời đổi mới công nghệ trong thực tiễn.

+ Ngân sách tài chính chi cấp theo bình quân; môi trƣờng pháp lý chƣa đầy đủ

hệ thống và hiệu quả; cơ chế, chính sách chế độ tiền lƣơng GV chƣa phù hợp với

đặc thù ĐTNN, chƣa khuyến khích thu hút, tạo động lực cho ĐNGVCĐ phát triển.

+ Tiêu chí nhà trƣờng là "Tổ chức biết học hỏi" thể hiện quả kết quả chƣa cao.

2.6.3. Những cơ hội (thuận lợi) - Opportunities (O)

- Sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc ngày một cụ thể hóa và hiện thực hơn bằng

những chủ trƣơng, chính sách, kế hoạch chiến lƣợc nhƣ: Quy hoạch phát triển nhân lực

Việt Nam 2011 - 2020; Chiến lƣợc phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020; Nghị

quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT; trong đó đã xác định xây

dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là giải pháp "then chốt".

- Luật GDNN (2014) đã thể hiện tinh thần của Nghị quyết số 29; đề cao quyền

tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDNN; trƣờng cao đẳng hoạt động

theo Điều lệ trƣờng cao đẳng. Thủ tƣớng Chính phủ đã có quyết định số.../QĐ-TTg

Page 110: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

97

ngày.../.../2017 Phê duyệt quy hoạch mạng lƣới cơ sở GDNN đến năm 2020 và tầm

nhìn đến năm 2030 trên cơ sở đó rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển

ĐNGVCĐ phù hợp chiến lƣợc phát triển KT - XH của quốc gia và của Vùng.

- Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trong bối cảnh của CMCN 4.0 đã tạo nên

nhiều yếu tố thuận lợi, cơ hội hợp tác để phát triển ĐNGVCĐ đƣợc mở rộng.

- Môi trƣờng vùng Tây Nguyên là vùng kinh tế mở, dự báo tốc độ phát triển

tăng nhanh, các điều kiện để đẩy mạnh CNH - HĐH, nhận thức của các cấp, các

ngành và của ngƣời lao động về vị trí, vai trò của GDNN đƣợc nâng cao; nhu cầu

học tập - ĐTNN ngày một tăng (đặc biệt nhân lực có trình độ trung cấp, cao đẳng và

đại học, sau đại học); các điều kiện về khoa học kỹ thuật; các khu công nghiệp,

nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật cao với xu hƣớng mở rộng quy mô, loại

hình và chất lƣợng là những điều kiện thuận lợi cho GDNN phát triển về quy mô số

lƣợng và chất lƣợng, là tiền đề nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phát triển ĐNGVCĐ.

2.6.4. Những thách thức (khó khăn) Threats (T)

- Khó khăn thách thức: Có 12/25 tiêu chuẩn đánh giá mức trung bình yếu.

- Đáp ứng các yêu cầu: Phát triển về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng ĐNGV

đạt chuẩn GVGDNN; đổi mới phƣơng pháp đào tạo từ chuyển tải nội dung sang

phát triển phẩm chất và NL, đào tạo module/tín chỉ thay đào tạo theo niên chế; nâng

cao chất lƣợng đào tạo NNL đáp ứng nhu cầu xã hội; phát triển ĐNGVCĐ gắn với

nhiệm vụ đào tạo nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CHH, HĐH; phát triển GDĐT/

GDNN, KT-XH đảm bảo quốc phòng - an ninh của vùng Tây Nguyên.

- Những khó khăn về KT-XH, văn hóa mang tính đặc thù của vùng Tây Nguyên.

2.6.5. Nhận định nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân thuộc về ĐNGV: Thực trạng về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng.

- Nguyên nhân thuộc về các chủ thể quản lý ĐNGV: (i) NL của CBQL và

GVCĐ còn những hạn chế; (ii) Tính tự chủ của các trƣờng cao đẳng chƣa đƣợc thực

hiện đầy đủ; (iii) Nhiều nghề chƣa có chuẩn kỹ năng nên chƣa kiểm định và đánh giá.

- Nguyên nhân thuộc cơ chế, chính sách phát triển ĐNGV: (i) Ngân sách đầu

tƣ cho các trƣờng theo cơ chế phân bổ bình quân theo chỉ tiêu HSSV/GV mà không

theo cấp độ, trình độ đào tạo và đặc thù ngành nghề. Nguồn tài chính hạn hẹp, các

Page 111: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

98

địa phƣơng trong vùng ngân sách chỉ mới đáp ứng nhu cầu tối thiểu; thiếu chính

sách thu hút phát triển ĐNGV, phát triển GDNN ngoài công lập. Trong khi các

trƣờng cao đẳng ĐTNN theo định hƣớng thực hành đòi hỏi hệ thống TBĐT phải

đầy đủ và cập nhật sự đổi mới của khoa học công nghệ hiện đại tƣơng thích với sản

xuất kinh doanh trong thực tế. (ii) Chính sách xã hội hóa các nguồn lực để đầu tƣ

phát triển các trƣờng Cao đẳng (đặc biệt trƣờng ngoài công lập) chƣa đƣợc coi trọng

và DN chƣa sẵn sàng tham gia đầu tƣ, chƣa có trƣờng cao đẳng trong DN.

- Các nguyên nhân khách quan về những khó khăn đặc thù của vùng Tây Nguyên.

2.7. Kinh nghiệm của một số nƣớc về phát triển đội ngũ giảng viên theo tiếp

cận năng lực

2.7.1. Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức

Cộng hòa Liên bang Đức là một trong những quốc gia có truyền thống và

nhiều kinh nghiệm trong đào tạo giáo viên dạy nghề (GVDN), GVCĐ một cách bài

bản với chất lƣợng cao. Việc đào tạo GV kỹ thuật cho các trƣờng dạy nghề đều theo

một mô hình thống nhất: Toàn bộ GV dạy lý thuyết nghề đều đƣợc đào tạo trình độ

đại học theo quy chế đào tạo và thi lấy bằng GVDN quốc gia; thời gian là 4,5 năm.

Sau kỳ thi quốc gia lần 1, giáo sinh phải đi tập sự 2 năm ở một cơ sở GDNN. Khi

kết thúc 2 năm tập sự, giáo sinh phải thi quốc gia lần 2 mới đƣợc công nhận danh

hiệu GVDN ở trình độ đại học [107]. Những năm gần đây, Đức đã có cải cách về

đào tạo GV mạnh mẽ bằng việc xây dựng các bộ chuẩn đào tạo giáo viên, GVDN

theo định hƣớng NLTH. Năm 2004, Bộ Văn hóa Giáo dục Đức (KMK) đã kí ban

hành Chuẩn đào tạo giáo viên, GVDN. Trong đó bao gồm bốn lĩnh vực NL là: NL

dạy học; NL giáo dục, NL đánh giá; NL đổi mới/phát triển. Trong khuôn khổ khung

này, các bang và các trƣờng đại học có thể tự mình quy định các trọng tâm và các

khác biệt. Công tác bồi dƣỡng GV mới ra trƣờng do các trƣờng, các bang thực hiện

với nhiều chƣơng trình, nhiều cấp độ và nhiều hệ thống tƣ vấn hỗ trợ [46, tr.170].

2.7.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Các chính sách phát triển GD ở Nhật Bản đƣợc nghiên cứu chuẩn bị kỹ thông

qua các hội đồng, ủy ban tƣ vấn cấp cao và đƣợc thể chế hóa thành các đạo luật, hệ

thống văn bản pháp quy về quản lý GD đƣợc ghi trong Hiến pháp đến tổ chức hoạt

động; chú trọng cải cách, đổi mới GD với nhiều định hƣớng, quyết sách lớn nhƣ:

Page 112: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

99

- Với chính sách tất cả GV phải đƣợc đào tạo ở các trƣờng đại học và phát

triển hệ thống đào tạo sƣ phạm "mở", không khép kín việc đào tạo giáo viên, GV ở

các trƣờng sƣ phạm; thực hiện tiêu chí "Con người = đạo đức", đề cao tính tự lập và

tinh thần kỷ luật, có những yêu cầu khắt khe khi đào tạo GV. Cuối khóa học SV sƣ

phạm sẽ có chƣơng trình chứng nhận giáo viên, GV, chƣơng trình đánh giá kiến

thức chung, kiến thức chuyên môn và kỹ năng sƣ phạm. SV đạt chuẩn sẽ đƣợc cấp

Chứng chỉ giáo viên, GV. Việc quản lý phát triển, nâng cao trình độ chuyên nghiệp

của ĐNGV đƣợc thực hiện hằng năm thông qua hệ thống đào tạo và cấp chứng chỉ

GV (teacher certificate) với các bậc trình độ nghề nghiệp khác nhau.

- Coi trọng việc tiếp thu các kinh nghiệm, thành tựu về đào tạo NNL của các

quốc gia phát triển khác; chú trọng, khuyến khích việc cử ngƣời đi học tập ở nƣớc

ngoài từ nhiều nguồn kinh phí của nhà nƣớc, ngƣời đi học, của chủ sử dụng lao

động, đối tác nƣớc ngoài. Đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho

sự hình thành hệ thống GD đào tạo nghề trong các công ty, doanh nghiệp nhằm huy

động các nguồn lực từ xã hội cho công tác đào tạo nhân lực [45].

2.7.3. Kinh nghiệm Singapore

Singapore đƣợc coi là nơi có hệ thống GD phát triển hàng đầu châu Á, với

những chính sách phát triển GD, với triết lý GD định hƣớng phát triển ĐNGV:

- Với quan niệm "Thắng trong cuộc đua về GD sẽ thắng trong cuộc đua về

phát triển kinh tế". Vì vậy, Chính phủ đã dành khoảng 10% GDP để đầu tƣ phát

triển GD, khuyến khích các công ty trong nƣớc và liên kết với nƣớc ngoài, mời gọi

các đại học quốc tế có uy tín tham gia đào tạo NNL có chất lƣợng cao cho đất nƣớc.

- Với triết lý GD: "Nhà trường tư duy, quốc gia học tập - Thinking Schools,

Learning Nation”. Singapo chú trọng công tác đào tạo GV với những yêu cầu khắt

khe và mang tính chọn lọc rất cao: Học viện quốc gia GD (National Institute of

Education, NIE) là đơn vị chịu trách nhiệm tuyển chọn, đào tạo và cung ứng nhân

sự GV có chất lƣợng tốt nhất có thể cho toàn quốc. Chọn lọc rất kỹ các SV thi vào

ngành sƣ phạm trƣớc khi đào tạo, những SV xuất sắc nhất mới đƣợc đào tạo để trở

thành GV (SV vào học NIE thuộc top 30% học sinh tốt nghiệp THPT và SV đƣợc

hƣởng lƣơng trong quá trình đào tạo); chỉ tiêu tuyển sinh tƣơng đƣơng với số lƣợng

GV thiếu; SV đƣợc tuyển dụng việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và trả lƣơng cao.

- Đảm bảo sự thống nhất về mục tiêu và khung chƣơng trình đào tạo GV. Năm

Page 113: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

100

2004, khung chƣơng trình VSK (Values, Skills and Knowledge, tức là giá trị, kỹ năng

và tri thức) đƣợc xây dựng. Khung VSK hƣớng tới mô hình chuyên nghiệp hóa, đòi

hỏi GV phải có các NL hồi cứu, khám phá, canh tân, cộng tác, làm việc với cộng

đồng. Năm 2008, dƣới tác động của tiến bộ công nghệ và xu thế toàn cầu hóa Khung

chƣơng trình VSK có sự "đổi mới", bổ sung các yêu cầu về chuẩn đầu ra kiến thức,

kỹ năng, thái độ của GV. Nên GV phải bổ sung, tăng cƣờng các NL mới nhƣ: sử

dụng ICT, phát triển nghề nghiệp liên tục và NCKH để nâng cao hiệu quả dạy học.

- Quy trình tuyển dụng GV khá chặt chẽ: ứng viên đƣợc tuyển công khai qua

mạng, ứng viên có thể đến từ bất cứ quốc gia nào. Sau khi đƣợc tuyển chọn thì bổ

nhiệm các GV đầu ngành có kinh nghiệm làm cố vấn (mentoring) cho GV mới;

hằng năm dành 100 giờ cho hoạt động bồi dƣỡng phát triển năng lực GV (trong đó

có 2 tuần đi thực tế tại DN). Sau 3 năm đƣợc tuyển dụng GV sẽ chọn cho mình: trở

thành ngƣời chuyên giảng dạy, hoặc ngƣời nghiên cứu hoặc ngƣời lãnh đạo [37].

2.7.4. Kinh nghiệm Hàn Quốc

Hàn Quốc, trƣớc đây từng đƣợc biết đến nhƣ một trong những nƣớc nông

nghiệp nghèo nhất thế giới. Kể từ năm 1962 đến nay, với chiến lƣợc phát triển kinh

tế đúng hƣớng, đất nƣớc Hàn Quốc đã đạt đƣợc cả thế giới biết đến. Hoạt động dạy

nghề ở Hàn Quốc có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu NNL lao động

kỹ thuật chất lƣợng cao cho sự nghiệp phát triển của đất nƣớc. Để làm đƣợc điều

đó, công tác phát triển đội ngũ GVDN cũng đƣợc quan tâm. Hệ thống dạy nghề Hàn

Quốc bao gồm: Trung tâm dạy nghề (Vocational Training Tnstituts), Trƣờng trung

cấp nghề (Vocational Highshool) và các Trƣờng cao đẳng công nghệ (Polytechnic).

Hiện tại Hàn Quốc có 2.637 cơ sở dạy nghề, trong đó có 97 cơ sở công lập. Đào tạo

dài hạn cho đội ngũ giáo viên, GVDN đƣợc thực hiện tại Viện Công nghệ Hàn quốc

thời gian đào tạo từ 2 đến 4 năm, đến năm 1992 chuyển đổi hẳn lên đào tạo 4 năm.

Giáo viên, GVDN ở Hàn Quốc đều là những ngƣời có kinh nghiệm thực tế nghề

nghiệp và bản thân họ thƣờng xuyên đƣợc nâng cao trình độ tại DN [45, tr.174].

2.7.5. Kinh nghiệ m trong phát triể n đ ộ i ngũ giả ng viên trư ờ ng cao

đ ẳ ng đ ố i vớ i Việ t Nam

- Khẳng định vai trò của GD, phát triển GD là một bộ phận hữu cơ của chiến

lƣợc phát triển KT- XH của mỗi quốc gia; khẳng định vai trò của đội ngũ nhà giáo

Page 114: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

101

nói chung, ĐNGV nói riêng có vai trò quyết định đảm bảo chất lƣợng GDĐT.

- Xu thể đổi mới GD theo định hƣớng chuyển từ chú trọng vào kiến thức sang

phát triển NL. Mô hình đào tạo GVDN ở trên thế giới là GV phải đƣợc đào tạo các

trƣờng ĐHSP, GV tuy đã tốt nghiệp nhƣng nhất thiết phải làm việc trong thực tế sản

xuất và đƣợc các cơ sở sản xuất xác nhận mới đƣợc cấp chứng nhận là GVDN.

- Phát triển ĐNGV là một quá trình, một hệ thống gắn kết từ đào tạo ban đầu

(chất lƣợng ở trƣờng đại học) đến bổ sung, hoàn thiện trong quá trình thực hiện

nghề nghiệp, nhờ sự rèn luyện, tích lũy của bản thân và bổ trợ thuận lợi các điều

kiện, môi trƣờng, văn hóa nhà trƣờng. Phát triển ĐNGV không chỉ về số lƣợng, cơ

cấu mà chủ yếu về chất lƣợng phẩm chất và năng lực đội ngũ. Phát triển ĐNGV vừa

phát huy truyền thống dân tộc và vừa kế thừa kinh nghiệm của các nƣớc tiên tiến.

Kết luận chƣơng 2

(1) Phát triển nhà giáo nói chung, ĐNGVCĐ nói riêng là phát triển “lực lượng

nguồn” để đảm bảo chất lƣợng NNL đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH, phục vụ

CNH, HĐH đất nƣớc; là giải pháp then chốt trong đổi mới căn bản, toàn diện GDNN.

(2) Dựa vào cơ sở lý luận từ chƣơng 1, nghiên cứu của chƣơng 2 đã phân tích

nhận diện tổng thể những điểm mạnh (ưu điểm), điểm yếu (hạn chế), cơ hội (thuận

lợi), thách thức (khó khăn) và nguyên nhân tồn tại, bất cập về thực trạng ĐTNN.

Đặc biệt chỉ rõ những bất cập về: (i) Thực trạng ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên còn

thiếu số lƣợng, cơ cấu chƣa hợp lý, chất lƣợng còn thấp, chƣa đạt các yêu cầu đổi mới

GDNN hiện nay. (ii) Thực trạng phát triển ĐNGVCĐ tại vùng Tây Nguyên theo tiếp

cận NL còn những hạn chế: Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ chƣa ban hành; qui hoạch, kế

hoạch; tuyển dụng, sử dụng; đánh giá ĐNGV chƣa theo NL; ĐTBD chƣa theo nhu

cầu phát triển NL của GV và ĐNGV; các điều kiện và môi trƣờng chƣa thuận lợi:

GDNN vùng miền núi, vùng nhiều DTTS, các điều kiện KT-XH còn thấp, chế độ,

chính sách tiền lƣơng đối với GVCĐ chƣa tƣơng xứng đặc thù hoạt động ĐTNN.

(3) Nghiên cứu đã có những nhận định, đánh giá về ĐNGVCĐ, phát triển

ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên, tổng hợp dự báo nhu cầu phát triển quy mô, cơ cấu,

trình độ ngành nghề đào tạo, số lƣợng, chất lƣợng GVCĐ và các quy định về phát

triển ĐNGVCĐ. Các đánh giá, nhận định đều có minh chứng, số liệu khảo sát chi

Page 115: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

102

tiết tại 5 trƣờng nghiên cứu và có xem xét, so sánh, đối chiếu giữa các trƣờng CĐN

trong vùng, giữa vùng và với cả nƣớc nên đủ điều kiện làm cơ sở thực tiễn cho vấn

đề nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV các trƣờng cao đẳng vùng

Tây Nguyên theo tiếp cận NL trong bối cảnh đổi mới GĐĐT&GDNN hiện nay.

(4) Phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL, đòi hỏi đảm bảo các nguyên tắc để

phát huy NL nội tại của GV và cả ĐNGV. Vì vậy, cần có các giải pháp tác động đồng

bộ đến chủ thể quản lí, GVCĐ và các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển ĐNGV. Bằng

cách hoàn thiện chuẩn GVCĐ để chuẩn hóa việc thực hiện từ quy hoạch, kế hoạch,

tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra, đánh giá, ĐTBD đến xây dựng chính sách đãi ngộ,

môi trƣờng làm việc tạo động lực ĐNGV phát triển về số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng

lẫn tính đồng thuận và văn hóa của nhà trƣờng, nhằm nâng cao NL của GVCĐ đáp

ứng yêu cầu đổi mới GDNN hiện nay sẽ đƣợc trình bày trong chƣơng 3 của Luận án.

Page 116: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

103

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÙNG TÂY NGUYÊN

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

3.1. Định hƣớng phát triển KT - XH và GDNN vùng Tây Nguyên đến 2030

3.1.1. Định hướng phát triển KT - XH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quan điểm: (1) Xây dựng Tây Nguyên trở thành vùng kinh tế trọng điểm, có lực

lƣợng sản xuất phát triển ở mức trung bình so với cả nƣớc; (2) Xây dựng Tây Nguyên

ngày càng phát triển mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng, an ninh là góp phần vào sự

ổn định chung của đất nƣớc; (3) Phát triển vùng Tây Nguyên theo hƣớng bền vững [61].

- Dự báo đến năm 2020: (i) Dân số vùng gần 5,8 triệu ngƣời, trong đó có 4 triệu

ngƣời lao động; (ii) Tỷ lệ lao động qua đào tạo hàng năm khoảng 50%, trong đó lao

động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ là 19%; (iii) Quy mô nhân lực qua đào tạo

tăng hơn 85 nghìn ngƣời/năm, trong đó CĐN, trung cấp nghề chiếm khoảng 8,4%;

(iv) Nhu cầu sử dụng lao động của các DN trên địa bàn theo trình độ: Đại học trở lên

chiếm 14,4%, trung cấp, cao đẳng chiếm 34,9%, CĐN chiếm 2,5% [12, tr.46, 23, 45].

- Định hƣớng phát triển KT - XH vùng Tây Nguyên gắn với phát triển ngành nghề

có thế mạnh nhƣ: công nghiệp thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản (khai thác bô

xít và chế biến alumin), cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến nông lâm sản, nông nghiệp

công nghệ cao, hình thành phát triển các khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa [82].

3.1.2. Định hướng phát triển GDĐT, GDNN vùng Tây Nguyên đến năm 2030

Trên cơ sở mục tiêu giáo dục (GD) của Quốc gia và quy hoạch phát triển GDĐT,

GDNN vùng Tây Nguyên thời kỳ CNH, HĐH với các định hƣớng cơ bản nhƣ sau:

- Tiếp tục phát triển GDĐT&GDNN theo hƣớng toàn diện và bền vững, đa

dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lƣợng, góp phần thực hiện tốt

mục tiêu "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài" đáp ứng tốt

hơn yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH của các tỉnh vùng Tây Nguyên.

- Tăng quy mô đào tạo GDNN: Tuyển mới 460 nghìn ngƣời (trong đó trình độ

cao đẳng: 32 nghìn ngƣời, trình độ trung cấp: 168 nghìn ngƣời); phát triển thêm 03

trƣờng cao đẳng (1 trƣờng ngoài công lập). Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL đủ về

số lƣợng, phù hợp với cơ cấu ngành nghề và đạt chuẩn trình độ chuyên môn, KNN,

Page 117: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

104

NVSP, tin học, ngoại ngữ. Đầu tƣ đồng bộ về CSVC&TBĐT cho các trƣờng Cao đẳng

theo tiêu chuẩn quốc gia đáp yêu cầu đào tạo các cấp trình độ [12].

- Tập trung đào tạo đủ NNL cho các ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn

nhƣ: công nghiệp thủy điện, khai thác khoảng sản, chế biến nông lâm sản; nhân lực

kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của ngành trồng cây công nghiệp nhƣ cà phê, cao

su, điều. Phát triển nhân lực tại chỗ cho các ngành, nghề dịch vụ dự kiến phát triển

nhƣ: Tài chính, ngân hàng, tín dụng, du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng [82].

Những định hƣớng phát triển GDĐT/GDNN và phát triển ĐNGV các trƣờng

cao đẳng vùng Tây Nguyên là những luận cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp.

3.2. Các nguyên tắc xây dựng giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng

3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Các giải pháp phát triển ĐNGVCĐ đề xuất phải đảm bảo tính mục tiêu tổng quát

theo định hƣớng của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển GDNN đã đƣợc cụ thể hóa trong:

Luật GDNN; Chiến lƣợc phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020; Chiến lƣợc phát

triển Dạy nghề Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020; Nghị quyết số 10-KL/TW của Bộ Chính

trị (Khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020; Quyết định số 1194/QĐ-

TTg ngày 22/7/2014 phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030;

Chỉ thị số 37 - CT/TW của Ban Bí thƣ (khóa XI) về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng

đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao; Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi

mới căn bản, toàn diện GDĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị

trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị

lần thứ sáu, BCHTW, khóa XII. Mục tiêu cụ thể nhằm phát triển ĐNGVCĐ đáp ứng

xu hƣớng phát triển xã hội theo cuộc CMCN 4.0 và yêu cầu đổi mới GDNN hiện nay.

3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Các giải pháp đề xuất phải trên quan điểm kế thừa và phát triển. Nội dung thực

hiện phải dựa trên kết quả đã đạt đƣợc, những giải pháp đã thực hiện của ngành, của

các trƣờng của địa phƣơng. Vì vậy, các giải pháp phát triển ĐNGVCĐ đề xuất không

phủ định, không mâu thuẫn với những quy định hiện hành mà phải có sự kế thừa các

nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm về phát triển ĐNGV của các trƣờng cao đẳng,

đại học. Có sự tham khảo những tiếp cận khác nhau đã phát huy tác dụng trong phát

triển đội ngũ nhƣ: tiếp cận theo chuẩn, tiếp cận theo lý thuyết phát triển NNL; tiếp

thu có chọn lọc các qui trình, các giải pháp về phát triển đội ngũ nhà giáo đã tiến

hành trƣớc đó đồng thời có sự cải tiến để phù hợp và đáp ứng với yêu cầu phát triển.

Page 118: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

105

3.2.3. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

Phát triển ĐNGVCĐ là một quá trình với nhiều khâu, bƣớc có quan hệ chặt chẽ,

thống nhất với nhau. Tính hệ thống và đồng bộ đƣợc thể hiện các giải pháp phát triển

ĐNGV có sự liên kết và bổ sung cho nhau. Mỗi giải pháp sẽ tác động vào một khâu

bƣớc, giải quyết một vấn đề nhất định từ các chủ thể quản lý trung ƣơng, địa phƣơng

và quản lý nhà trƣờng đến nội dung quy hoạch, kế hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh

giá, ĐTBD, xây dựng môi trƣờng tạo động lực phát triển ĐNGVCĐ. Phát triển

ĐNGV chỉ có thể mang lại chất lƣợng và hiệu quả cao nếu phát huy đƣợc vai trò chủ

động, tích cực của GVCĐ. Đòi hỏi các giải pháp phải lôi cuốn đƣợc GVCĐ tham gia

vào quá trình xây dựng và thực hiện với sự nỗ lực “tự thân” có chất lƣợng, hiệu quả

cao nhất. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để GVCĐ phát huy hết khả năng của

mình, góp phần nâng cao chất lƣợng ĐTNN. Vì vậy, các giải pháp phải đảm bảo tính

hệ thống, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển NL của mỗi cá nhân GVCĐ và cả

ĐNGVCĐ; đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa GVCĐ và phát triển sự nghiệp GDNN.

3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn, tính riêng biệt và tính phổ quát

Nguyên tắc này xuất phát từ cơ sở khoa học về mối quan hệ tác động qua lại

giữa lý luận và thực tiễn. Đòi hỏi các giải pháp phát triển ĐNGVCĐ vừa phải xuất

phát từ thực tiễn những bất cập, yếu kém về NL của ĐNGVCĐ, vừa phải phù hợp

NL của GVCĐ, vừa sát với yêu cầu thực tiễn của GDNN, phù hợp điều kiện của

mỗi trƣờng và của mỗi địa phƣơng. Đồng thời phải góp phần nâng cao kiến thức, kỹ

năng, thái độ giúp cho ĐNGVCĐ có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng ngày

càng tốt hơn yêu cầu đổi mới và phát triển GDNN. Vì vậy, các giải pháp đề xuất

vừa có tính thực tiễn, vừa có tính riêng biệt, vừa có tính phổ quát và tính khả thi.

- Tính riêng biệt, nghĩa là thể hiện sự khác biệt đặc thù giữa trƣờng cao đẳng

kỹ thuật - công nghệ định hƣớng thực hành với trƣờng cao đẳng, giữa trƣờng cao

đẳng của địa phƣơng này với trƣờng cao đẳng ở địa phƣơng khác. Các giải pháp

phát triển ĐNGV cần hoàn thiện cho mỗi loại trƣờng theo đặc điểm riêng biệt đó.

- Tính phổ quát, nghĩa là có thể áp dụng đƣợc đối với các trƣờng cao đẳng trên

cả nƣớc và mang lại hiệu quả tƣơng tự. Muốn vậy, trên cơ sở lý luận chung về giải

pháp phát triển ĐNGV và đặc trƣng chung của hoạt động ĐTNN của GVCĐ; từ

thực trạng ĐNGVCĐ và công tác phát triển ĐNGVCĐ của các chủ thể quản lý để

đề xuất giải pháp có tính khái quát cao, phản ảnh quy luật chung đối với quản lý,

phát triển ĐNGVCĐ theo quy định của pháp luật và các chế định GDĐT&GDNN.

Page 119: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

106

3.2.5. Đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường cao đẳng

Trong giai đoạn hiện nay, các trƣờng cao đẳng đang đƣợc trao quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh, nội dung chƣơng trình đào tạo, quản lý đội

ngũ, tài chính, tài sản. Vì vậy các giải pháp phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL

đƣợc đề xuất phải đảm bảo tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của nhà trƣờng với

xã hội, hƣớng đến nâng cao chất lƣợng ĐNGVCĐ, đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội.

3.3. Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên

theo tiếp cận năng lực

3.3.1. Tổ chức bổ sung, hoàn thiện Chuẩn nghề nghiệp giảng viên cao đẳng theo

tiếp cận năng lực phù hợp với điều kiện đặc thù vùng Tây Nguyên

3.3.1.1. Mục đích của giải pháp

Việc bổ sung, hoàn thiện chuẩn GVCĐ phù hợp với đặc thù vùng của Tây

Nguyên sẽ khắc phục đƣợc những bất cập khi thực hiện Thông tƣ số 08/2017/TT-

BLĐTBXH và có vai trò đặc biệt quan trọng làm cơ sở pháp lý để giải quyết đồng

bộ các vấn đề: (1) Các cấp quản lý vĩ mô làm cơ sở để xây dựng phát triển mục tiêu,

chƣơng trình ĐTBD và các chế độ, chính sách đối với GV; (2) Các nhà trƣờng thực

hiện quy hoạch, kế hoạch, tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra, đánh giá, ĐTBD GV theo

Chuẩn; (3) GV tự đánh giá về phẩm chất và NL từ đó xây dựng kế hoạch học tập,

rèn luyện phấn đấu hƣớng tới đạt chuẩn, trên chuẩn. Vì vậy, bổ sung, hoàn thiện

Chuẩn GVCĐ (gọi tắt là Chuẩn) là điều kiện cần cho các giải pháp "Phát triển

ĐNGV các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận năng lực" của Luận án.

3.3.1.2. Nội dung của giải pháp

Theo quy định của Luật Viên chức, Luật GDNN (2014), chủ thể quản lý các

trƣờng cao đẳng cần nhìn nhận hệ thống để trả lời các câu hỏi: (1) ĐNGVCĐ (theo

định hƣớng thực hành) cần phải có NL gì để thực hiện chức năng hoạt động nghề

nghiệp là nhà giáo - nhà chuyên môn nghề nghiệp - nhà khoa học - nhà quản lý

GDNN và nhà hoạt động chính trị - xã hội. (2) ĐNGVCĐ cần phải đƣợc phát triển

theo những tiêu chuẩn nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN hiện nay. Để trả lời

hai câu hỏi trên thì nội dung giải pháp cần thực hiện các hoạt động quản lý sau đây:

1. Phân tích chức năng hoạt động ĐTNN của GVCĐ để bổ sung Chuẩn GVCĐ

2. Xây dựng nội dung Chuẩn GVCĐ và bộ công cụ đánh giá Chuẩn GVCĐ;

3. Xây dựng nội dung 4 mức độ yêu cầu của các chỉ số tƣơng ứng với 4 mức

điểm và bộ minh chứng tối thiểu đánh giá GVCĐ theo Chuẩn GVCĐ.

Page 120: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

107

3.3.1.3. Cách thức thực hiện

Nội dung 1. Phân tích chức năng hoạt động ĐTNN để bổ sung hoàn thiện

Chuẩn GVCĐ: Trong các trƣờng cao đẳng, đội ngũ nhà giáo bao gồm giáo viên dạy

trình độ trung cấp, sơ cấp và GV dạy các trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp

(nếu có). Đội ngũ nhà giáo đƣợc phân chia: (1) Theo lĩnh vực hoặc nhiệm vụ dạy

học: Nhà giáo dạy các môn văn hóa, nhà giáo dạy môn chung và nhà giáo dạy các

ngành, nghề; (2) Theo hình thức dạy học: Nhà giáo (GV) và CBQL dạy lí thuyết

(CBQL và GV dạy các môn lý thuyết nghề, dạy các môn văn hóa và dạy môn

chung) và nhà giáo (GV) và CBQL dạy thực hành, dạy tích hợp (giảng dạy các

ngành nghề); (3) Theo hạng chức danh nghề nghiệp: GV, GV chính và GV cao cấp.

Theo cách tiếp cận hệ thống (xem xét tất cả các yếu tố và quá trình lao động sƣ

phạm của GV) và tiếp cận mô hình hoạt động nghề nghiệp để phân tích chức năng

hoạt động ĐTNN của GVCĐ. Tác giả cho rằng hoạt động ĐTNN của GVCĐ với

nhiều chức năng: vừa là nhà sƣ phạm, vừa là nhà chuyên môn nghề nghiệp, vừa là

nhà khoa học ứng dụng, vừa là nhà quản lý, vừa là nhà hoạt động chính trị - xã hội.

Do đó, họ cần có Khung NL và Chuẩn GVCĐ tƣơng ứng với hoạt động ĐTNN.

Chuẩn nhà giáo GDNN nói chung, GVCĐ nói riêng là hệ thống các yêu cầu cơ

bản đủ hai mặt nhân cách (phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác

phong và NL chuyên môn, nghiệp vụ) của nhà giáo cần đạt đƣợc nhằm đáp ứng mục

tiêu ĐTNN. Đồng thời bao quát tất cả các đối tƣợng nhà giáo theo một quy định

thống nhất. Tuy nhiên với mỗi đối tƣợng thì có mức độ, yêu cầu tiêu chuẩn về trình

độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, NCKH, KNN,..là khác nhau. Nhƣng hiện tại

Chuẩn GVCĐ chƣa ban hành (Thông tƣ 08/2017/TT- Bộ LĐTBXH quy định Chuẩn

về chuyên môn, nghiệp vụ nhà giáo GDNN mới chỉ là Chuẩn về NL). Mặt khác

Khung NL của nhà giáo GDNN chƣa đầy đủ, hệ thống tƣơng ứng với đặc trƣng

hoạt động ĐTNN. Đòi hỏi cần thiết phải đƣợc bổ sung hoàn thiện Chuẩn GVCĐ.

Nội dung 2. Bổ sung, hoàn thiện Chuẩn GVCĐ và bộ công cụ đánh giá

(1) Bổ sung, hoàn thiện Chuẩn GVCĐ theo quy trình 5 bước:

- Bước 1: Xác lập các cơ sở pháp lý liên quan là các quy định Luật Viên chức,

Luật GDNN (2014), Điều lệ trƣờng Cao đẳng (Thông tƣ 46/2016/TT - BLĐTBXH)

và Thông tƣ 08/2017/TT- BLĐTBXH để bổ sung, hoàn thiện Chuẩn GVCĐ.

- Bước 2: Dự thảo nội dung Chuẩn GVCĐ và bộ công cụ của Chuẩn GVCĐ.

Page 121: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

108

Ngƣời nghiên cứu Chuẩn GVCĐ đề xuất gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số

đánh giá bao quát đủ 2 thành tố phẩm chất và NL của GVCĐ. Trên cơ sở kế thừa

nội dung Thông tƣ 08/2017 và có điều chỉnh, bổ sung làm rõ một số điểm nhƣ sau:

+ Chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, phong cách lối sống của GVCĐ, với 01

tiêu chuẩn, 04 tiêu chí, 10 chỉ số đánh giá (sử dụng Tiêu chí 1 của Thông tƣ 30/2010).

+ Chuẩn về NL (sử dụng Thông tƣ số 08/2017 của BLĐTBXH, với 3 tiêu chuẩn,

15 tiêu chí, 30 chỉ số đánh giá. Trong đó, (i) điều chỉnh, chia tách cơ cấu Khung NL

thành 05 thành phần: NL chuyên môn, NL sƣ phạm, NL quản lí, NL chính trị - xã

hội, NL phát triển nghề nghiệp và nghiên cứu khoa theo hƣớng đáp ứng chức năng

hoạt động nghề nghiệp của GVCĐ. (ii) Đồng thời bổ sung 6 tiêu chí: 01 tiêu chí về

NL chuyên môn (sử dụng CSVC&TBĐT); 02 tiêu chuẩn về NL quản lí (quản lí

CSVC&TBĐT: xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm kê, sắp xếp, phân phối, bảo quản,

bảo dƣỡng CSVC&TBĐT và NL tƣ vấn hƣớng nghiệp, giới thiệu việc làm cho SV);

03 tiêu chuẩn về NL hoạt động chính trị - xã hội: Tƣ duy chính trị trong ĐTNN; sức

khỏe hoàn thiện (tinh thần và thể chất) đảm bảo yêu cầu ĐTNN và NLTH các kỹ

năng mềm tạo hiệu quả GD cao. (iii) Bỏ yêu cầu kinh nghiệm và thời gian công tác,

bởi vì không ít GV mới ra trƣờng song trình độ chuyên môn, KNN, NVSP, tin học,

ngoại ngữ đủ điều kiện đạt Chuẩn. (iv) Thay đổi yêu cầu GV dạy thực hành phải đạt

trình độ chuyên môn tối thiểu là đại học. (v) Bổ sung 10 chỉ số đánh giá tƣơng ứng.

Mô hình Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ do tác giả đề xuất đƣợc mô tả tại Phụ lục 3.1.

Nhƣ vậy, Chuẩn GVCĐ do tác giả đề xuất gồm 06 tiêu chuẩn (tiêu chuẩn phẩm

chất và 5 tiêu chuẩn NL), 25 tiêu chí (4 tiêu chí phẩm chất và 21 tiêu chí NL), 50 chỉ số

đánh giá (nội dung 6 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí Chuẩn GVCĐ đƣợc mô tả tại Phụ lục 3.2).

- Bước 3: Trƣng cầu ý kiến, bổ sung hoàn thiện Chuẩn GVCĐ. Triển khai lấy ý

kiến của CBQL và ĐNGV theo khoa/phòng; tổng hợp, hoàn thiện Chuẩn GVCĐ.

- Bước 4: Ban hành và tổ chức thực hiện Chuẩn GVCĐ. Xây dựng kế hoạch

thực hiện Chuẩn và cung cấp các biểu mẫu thống kê, báo cáo; tập huấn triển khai

thực hiện thử nghiệm và tổ chức đánh giá đại trà ĐNGV theo Chuẩn GVCĐ.

- Bước 5: Rà soát, quản lý phát triển Chuẩn GVCĐ. Thông báo kết quả đánh

giá, xếp loại GVCĐ hằng kỳ/năm đến đơn vị (khoa/phòng) và GV; giải quyết

khiếu nại liên quan (nếu có); sử dụng kết quả đánh giá GVCĐ để bố trí, phân

công nhiệm vụ, ĐTBD, khen thƣởng, kỹ luật GV và quản lý hồ sơ cá nhân.

Page 122: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

109

(2) Bổ sung, hoàn thiện quy trình đánh giá, xếp loại GVCĐ: Trên cơ sở quy

định của Thông tƣ 08/2017/TT- BLĐTBXH (Điều 47 đến Điều 50), tác giả luận án

đề xuất thêm bước 2 của quy trình 4 bước đánh giá nhà giáo GDNN nói chung,

GVCĐ nói riêng: (i) GV tự đánh giá, xếp loại; (ii) Người học (SV), DN, đồng nghiệp

(GV cùng khoa/phòng) đánh giá, xếp loại GV; (iii) Khoa/Phòng đánh giá, xếp loại

GV; (iv) Hiệu trƣởng tổ chức đánh giá, xếp loại GV (thông qua tập thể lãnh đạo).

(3) Đối tượng áp dụng: Chuẩn GVCĐ áp dụng cho toàn bộ GV dạy lý thuyết,

dạy tích hợp (CBQL, GV dạy ngành nghề, GV dạy văn hóa, GV dạy môn chung).

(4) Cách thức đánh giá, xếp loại GVCĐ theo cấp độ đào tạo: Đối với GV dạy

trình độ cao đẳng, theo hình thức, nhiệm vụ dạy học (lý thuyết, thực hành, tích hợp)

tƣơng ứng với nội dung, tiêu chuẩn, tiêu chí. Với tổng số điểm tối đa khác nhau:

+ Nhà giáo (GVDN) và CBQL dạy tích hợp: Sử dụng tất cả nội dung của

Chuẩn (06 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí, 50 chỉ số đánh giá, điểm tối đa là 100 điểm).

+ Nhà giáo (GVDN) và CBQL dạy thực hành: Sử dụng tất cả nội dung của

Chuẩn (06 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí, 49 chỉ số đánh giá, điểm tối đa là 98 điểm).

+ Nhà giáo (GVDN, GV dạy văn hóa và GV dạy môn chung) và CBQL dạy lý

thuyết: Nội dung Chuẩn (06 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí, 49 chỉ số (giảm 01 chỉ số về tiêu

chuẩn NL chuyên môn) và 06 chỉ số liên quan đến tiêu chuẩn KNN (NL sƣ phạm, NL

phát triển) đánh giá ở mức độ 1- mức trung bình: 1 điểm), điểm tối đa là 92 điểm.

- Nội dung 3. Xây dựng bộ công cụ của Chuẩn GVCĐ, bao gồm: các mức độ

yêu cầu về NL cần đạt tƣơng ứng với các mức điểm và danh mục bộ minh chứng tối

thiểu đánh giá GVCĐ theo Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ.

+ Xây dựng nội dung các mức độ yêu cầu về NL cần đạt đƣợc tƣơng ứng với

mức điểm: Trong mỗi tiêu chí có một số chỉ số đánh giá; trong mỗi chỉ số đánh giá có

4 mức độ phát triển NL tƣơng ứng với 4 mức điểm: mức 1- yếu (0 điểm), mức 2 -

trung bình (1 điểm), mức 3- khá (1.5 điểm), mức 4 - tốt (2 điểm) tƣơng ứng với 4

mức đánh giá, xếp loại GV: không đạt (yếu), đạt trung bình (C), đạt khá (B) và tốt

(A). Nội dung các mức độ NL tƣơng ứng với mức điểm đánh giá tại Phụ lục 3.6.

+ Bộ minh chứng tối thiểu để đánh giá là các tài liệu, tƣ liệu (hồ sơ viên chức, hồ

sơ giảng dạy, số lượng giáo trình, tài liệu), sự vật (văn bằng, chứng chỉ, kết quả hội thi,

chất lượng đào tạo...), hiện tƣợng (đánh giá của SV, của đồng nghiệp, của lãnh đạo,...)

cụ thể đƣợc dẫn ra để xác nhận mức độ đạt đƣợc. Có minh chứng dùng đánh giá riêng

cho một tiêu chí, có minh chứng dùng chung cho nhiều tiêu chí khác nhau (Bộ minh

chứng tối thiểu đánh giá GVCĐ theo Chuẩn đƣợc thể hiện tại Phụ lục số 3.7).

Page 123: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

110

3.3.1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

Đòi hỏi trƣờng cao đẳng xây dựng đƣợc Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ gắn với tiêu

chuẩn phân hạng viên chức GV và có Bộ công cụ đánh giá ĐNGV theo Chuẩn nghề

nghiệp GVCĐ. Đồng thời quan tâm đầu tƣ các điều kiện đảm bảo chất lƣợng theo

hƣớng chuẩn hoá, đồng bộ hoá, đáp ứng yêu cầu về phát triển ĐNGVCĐ hiện nay.

3.3.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo

tiếp cận năng lực phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng

Tây Nguyên

3.3.2.1. Mục đích của giải pháp

- Định hƣớng chiến lƣợc phát triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên mang tính dài

hạn (5 năm, 10 năm), trung hạn và ngắn hạn (hằng năm) bao quát các nội dung, quy

trình phát triển ĐNGV theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần

thứ 6, Ban Chấp hành Trung ƣơng (BCHTWW), khóa XII; tạo sự chủ động trong

phát triển ĐNGV đảm bảo đủ về số lƣợng, đồng bộ hợp lý về cơ cấu, chất lƣợng đạt

Chuẩn; thúc đẩy ĐNGVCĐ chủ động tham gia ĐTBD nâng cao NL nghề nghiệp,

thực hiện chất lƣợng, hiệu quả các kế hoạch và mục tiêu ĐTNN của nhà trƣờng.

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGVCĐ gắn với chiến lƣợc đào tạo NNL

phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển KT-XH, GDĐT&GDNN vùng Tây

Nguyên đảm bảo cho ĐNGVCĐ phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN.

3.3.2.2. Nội dung giải pháp

- Xác lập quy trình quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV theo tiếp cận NL.

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển về số lƣợng ĐNGV (theo định mức HSSV/GV);

quy hoạch, kế hoạch phát triển về cơ cấu đồng bộ, hợp lý (trình độ chuyên môn,

ngành nghề đào tạo, tuổi, giới tính); quy hoạch, kế hoạch phát triển về chất lƣợng

(đạt Chuẩn GVCĐ). Quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV gắn với quy hoạch phát

triển GDNN và phát triển KT - XH của Vùng. Ngoài các quy định chung còn có các

yêu cầu đặc thù của vùng nhƣ: cơ cấu GV là ngƣời DTTSTC, tỷ lệ GV là đảng viên.

3.3.2.3. Cách thức tiến hành giải pháp

Khảo sát thực trạng cho thấy, các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên đã xây

dựng kế hoạch phát triển nhà trƣờng hoặc có Điều lệ tổ chức hoạt động trƣờng;

trong đó có nội dung phát triển ĐNGV. Tuy nhiên việc xây dựng quy hoạch, kế

hoạch đảm bảo tính dự báo dài hạn và đồng bộ các yếu tố khác thì còn lúng túng.

Page 124: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

111

- Quy hoạch phát triển ĐNGV phải dựa trên các căn cứ: (i) Quy hoạch phát

triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020. (ii) Chiến lƣợc phát triển Dạy nghề giai

đoạn 2011 – 2020. (iii) Quy hoạch phát triển các cơ sở GDNN giai đoạn 2016 -

2020 tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ Tƣớng Chính phủ. (iv) Quy hoạch tổng thể

phát triển KT - XH vùng Tây Nguyên đến năm 2020. (v) Quy hoạch xây dựng vùng

Tây Nguyên đến năm 2030 theo Quyết định số 1194/QĐ-TTg ngày 22/7/2014. (vi)

Quy định Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo GDNN (theo Thông tƣ số

08/2017). Đặc biệt cần lƣu ý đến các quy định về tỷ lệ HSSV/GV, số trƣờng

CĐ/ĐH, số SV, số ngành nghề; về phát triển ĐNGV đảm bảo đến năm 2020 có

50% số GV đủ điều kiện dạy tích hợp; đến năm 2030, có 70% GV có trình độ thạc

sỹ/ngành, nghề đào tạo, 100% GV đạt Chuẩn và đủ điều kiện để dạy tích hợp [15].

Trên cơ sở các quy định của pháp luật, các chế định của GD đối với trƣờng

cao đẳng, quy định về Chuẩn GVCĐ, chức năng, nhiệm vụ của nhà trƣờng để Hiệu

trƣởng (HT) thực hiện xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV. HT thành

lập Ban/Bộ phận chuyên gia, cộng tác viên giúp việc là những ngƣời có khả năng và

kinh nghiệm trong xây dựng các đề án, dự án, chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng. Bộ

phận chuyên gia gồm các phó HT, trƣởng đơn vị trực thuộc (khoa/phòng/bộ môn),

đại diện các tổ chức đoàn thể. Trong đó, trƣởng phòng Tổ chức hành chính hoặc

phó phòng phụ trách công tác cán bộ làm thƣ ký tổng hợp của Ban (nếu cần thiết).

(1) Quy trình xây dự ng quy hoạ ch, kế hoạ ch phát triể n Đ NGV

theo 05 bư ớ c sau:

- Bước 1: Phân tích, đánh giá đúng thực trạng về ĐNGV (bằng SWOT). Chủ thể

quản lý nhà trƣờng trực tiếp tổ chức thực hiện hoạt động theo quy trình bao gồm:

+ Điều tra, đánh giá chính xác thực trạng của đội ngũ trong nhà trƣờng;

+ Kiểm kê nguồn nhân lực hiện có: Điều tra, thu thập thông tin thực trạng đội

ngũ về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng ĐNGV trong từng bộ phận của tổ chức;

+ Dự báo nhu cầu nhân lực (CBQL, giáo viên, GV, nhân viên) cần có trong

tƣơng lai, trên cơ sở xác định nhu cầu quy mô số HSSV, số lớp/ngành nghề đào tạo;

+ So sánh với số GV hiện có của đơn vị, dự báo GV thay đổi (do nghĩ hƣu, đi

học, nghỉ việc) và số GV bổ sung từ môi trƣờng bên ngoài, để xác định chính xác số

lƣợng bổ sung GV đảm bảo sự thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu đào tạo.

- Bước 2: Xác định đúng sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị cơ bản của nhà trƣờng

Page 125: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

112

trong từng giai đoạn để xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV đảm bảo các yêu cầu:

+ Đủ về số lƣợng: Trên cơ sở phân tích thực trạng và nhu cầu ĐTNN vùng

Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020 (tại Mục 2.4.1), dự báo hằng năm tuyển bổ sung

25÷27 GV/trƣờng; trong đó chủ yếu các ngành nghề mới theo định hƣớng ĐTNN.

+ Chú trọng về chất lƣợng ĐNGV đạt chuẩn GVCĐ. Thể hiện đồng bộ về cả 2

mặt: chuẩn về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, tác phong nhà giáo và

chuẩn về NL: trình độ chuyên môn (trình độ học vấn chuyên ngành, ngoại ngữ, tin

học và KNN), trình độ sƣ phạm (NVSP), kỹ năng mềm, kỹ năng sống, khả năng

hoạt động chính trị - xã hội, học hỏi hội nhập phát triển nghề nghiệp, NCKH).

+ Đồng bộ về cơ cấu, thể hiện ở các mặt: (i) Cơ cấu về ngành nghề/bộ môn (số

lƣợng GV đủ các bộ môn, không có tình trạng thừa GV ngành nghề này, thiếu

ngành nghề khác); (ii) Cơ cấu về độ tuổi đảm bảo tính kế thừa liên tục và trẻ hóa

đội ngũ, có một tỷ lệ thích hợp nhà giáo trẻ tuổi và số lƣợng GV lớn tuổi có thâm

niên, kinh nghiệm thực tiễn về ĐTNN để làm nòng cốt, hƣớng dẫn, bồi dƣỡng cho

GV trẻ; (iii) Cơ cấu về trình độ chuyên môn giữa GV có trình độ cao (trình độ thạc

sĩ, tiến sĩ có KNN cao) và GV có tay nghề bình thƣờng; (iv) đảm bảo tỷ lệ tƣơng

đối giữa nam và nữ; (v) Có tỷ lệ thích hợp giữa CBQL, giáo viên, GV, nhân viên.

+ Xây dựng cơ cấu ĐNGVCĐ cơ hữu (biên chế và hợp đồng một năm trở lên)

và ĐNGV thỉnh giảng; trong đó ĐNGV cơ hữu đạt tối thiểu 85% định mức GV để

chủ động trong ĐTNN. Vận động CBQL, GV của các trƣờng đã nghỉ hƣu, chuyên

gia của DN trong và ngoài vùng (đủ điều kiện) tham gia hợp đồng thỉnh giảng.

+ Xây dựng đội ngũ kỹ thuật viên với tỷ lệ thích hợp, đảm bảo mỗi ngành, nghề

tối thiểu có 01 kỹ thuật viên chất lƣợng (trình độ kỹ sƣ, có KNN) để hỗ trợ kỹ thuật

giúp chuẩn bị thiết bị dạy học, "trợ giảng thực hành" và bổ sung KNN cho GV. Đồng

thời tạo điều kiện cử kỹ thuật viên có NL đi đào tạo NVSP, tạo nguồn bổ sung GV.

+ Xây dựng cơ cấu ĐNGVCĐ giỏi của trƣờng, của Vùng là những GV có

trình độ chuyên môn (tiến sĩ, thạc sĩ), trình độ KNN cao (của mỗi ngành nghề đào

tạo) đảm bảo một tỷ lệ hợp lý để làm lực lƣợng nòng cốt triển khai các hoạt động

chuyên môn: bồi dƣỡng phƣơng pháp dạy học tích hợp, đổi mới hình thức đào tạo

(theo tích lũy mô đun tín chỉ), chuyển giao công nghệ, NCKH và các hoạt động tƣ

vấn, hỗ trợ (Metoring) đồng nghiệp trong các nhà trƣờng đƣợc thuận lợi. Đảm bảo

quá trình rèn luyện phát triển NL nghề nghiệp của ĐNGV đƣợc sâu sát, thƣờng

Page 126: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

113

xuyên, liên tục xuyên suốt trong mỗi nhà trƣờng; góp phần đẩy nhanh quá trình đạt

Chuẩn GV, đáp ứng các yêu cầu đổi mới và phát triển GDNN tại vùng Tây Nguyên.

- Ngoài các yêu cầu đảm bảo chung về cơ cấu của đội ngũ, trong công tác quy

hoạch cần quan tâm những yêu cầu mang tính đặc thù của vùng Tây Nguyên nhƣ:

+ Chú trọng phát triển đảng viên, xem công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ

trọng tâm, là tiêu chí đánh giá công tác xây dựng tổ chức Đảng, gắn công tác Đảng

với công tác chuyên môn. Có kế hoạch phát triển GV là đảng viên, đặt ra chỉ tiêu phát

triển đảng viên hằng năm và có các biện pháp cụ thể nhƣ: phân công đảng viên hƣớng

dẫn, giúp đỡ những quần chúng ƣu tú đã có đủ điều kiện về lý lịch, có nguyện vọng

phấn đấu vào Đảng; tạo thêm cơ hội để GV thử thách, rèn luyện; lấy kết quả công tác,

tinh thần, thái độ để làm cơ sở phát triển đảng viên. Với định hƣớng số lƣợng GV là

đảng viên chiếm hơn 50% tổng số CCVC và mỗi khoa/phòng đều có cấp ủy chi bộ.

+ Chú trọng phát triển GV là ngƣời DTTS vùng Tây Nguyên: Ê đê, M Nông,

Gia Rai, Bana,... đạt tỷ lệ tối thiểu 10 ÷ 15% biên chế theo Quyết định số 402/QĐ-

TTg ngày 14/03/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về Đề án phát triển đội ngũ cán bộ,

CCVC ngƣời DTTS trong thời kỳ mới (giai đoạn 2016 - 2020 phát triển bổ sung từ

5 ÷7 GV/Trƣờng). Bằng việc thực hiện các chính sách về thu hút, trọng dụng, ĐTBD

với các biện pháp cụ thể: (i) Tăng cƣờng công tác truyền thông đến ngƣời lao động,

HSSV các trƣờng học để nâng cao nhận thức về vai trò của GDNN. (ii) Xây dựng

quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGVCĐ (trong đó có ĐNGV ngƣời DTTSTC).

Hằng năm dành chỉ tiêu biên chế đƣợc giao để tuyển GV ngƣời DTTSTC đảm bảo

mỗi khoa/bộ môn, ngành nghề hoặc liên môn cùng chuyên ngành có GV ngƣời DTTS

(iii) Tăng số lƣợng diện cử tuyển đối với SV ngƣời DTTS các tỉnh vùng Tây Nguyên.

(iv) Chia sẻ thông tin, ký kết "đào tạo theo địa chỉ" gắn với giải quyết việc làm (đặc

biệt đối với SV ngƣời DTTSTC với những ngành, nghề phù hợp với thế mạnh về sức

khỏe, sự am hiểu phong tục tập quán, tiếng nói bản địa của vùng nhƣ: Hƣớng dẫn

viên du lịch, Quản trị Khách sạn nhà hàng, Xây dựng, Cơ khí, Điện dân dụng). Chú

trọng phát triển ĐNGV ngƣời DTTSTC sẽ góp phần đảm bảo tính đặc trƣng, gìn giữ

và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Tây Nguyên.

- Bước 3: Xác định quy hoạch, kế hoạch hoạt động và lộ trình thực hiện

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV phải đồng bộ cụ thể hóa chi

tiết các nội dung yêu cầu đối với công tác tuyển dụng sử dụng, kiểm tra đánh giá,

ĐTBD đến cơ chế, chính sách và môi trƣờng phát triển ĐNGV. Có lộ trình thực

hiện cả quá trình quy hoạch, kế hoạch chiến lƣợc (5 năm, 10 năm) và cụ thể trong

mỗi năm, theo từng giai đoạn (từ năm 2016 đến 2020: đạt tối thiểu 50%; từ năm

Page 127: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

114

2020 đến năm 2025: đạt 100% các chỉ tiêu nội dung quy hoạch kế hoạch) và hằng

năm tổ chức rà soát, đánh giá, bổ sung quy hoạch, kế hoạch chiến lƣợc đã ban hành.

- Bước 4: Công khai dự thảo quy hoạch cho các cấp quản lý Khoa/bộ môn; tổ

chức góp ý, bổ sung hoàn thiện và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV.

Trong đó các nội dung cần đƣợc góp ý nhƣ: Tiêu chuẩn NL của từng vị trí tuyển

dụng; danh sách các vị trí, chức danh cần tuyển dụng; cơ chế chính sách đãi ngộ và dự

kiến phân công, bố trí chức danh GV, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV (nếu có).

- Bước 5: Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV

Cấp quản lý Trung ƣơng (Bộ LĐTBXH, các Bộ/Ngành) và cấp quản lý địa

phƣơng (UBND tỉnh): Xây dựng hoàn thiện Chuẩn GVCĐ; phê duyệt các quy

hoạch, kế hoạch chiến lƣợc phát triển trƣờng cao đẳng; kiểm tra, đánh giá kế hoạch

và huy động các nguồn lực ; đảm bảo các điều kiện tối thiểu để thực hiện kế hoạch.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Có sự “chia sẻ”, thảo luận tạo sự đồng thuận của tập thể sƣ phạm và của xã hội,

xem công tác phát triển ĐNGV là nhiệm vụ của xã hội, của nhà trƣờng và mỗi GV.

- Xác định mục tiêu, tiêu chí, tiêu chuẩn về số lƣợng, cơ cấu, loại hình, chất

lƣợng ĐNGV phải mang tính chiến lƣợc dài hạn, trong từng giai đoạn nhất định và

đạt các yêu cầu về tiến độ thực hiện, biện pháp tối ƣu, phù hợp với điều kiện của

nhà trƣờng và tình hình KT-XH của địa phƣơng, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.

- Có sự quan tâm lãnh đạo kịp thời, hiệu quả của cơ quản lý cấp địa phƣơng và TW.

3.3.3. Đ ổ i mớ i tuyể n dụ ng, sử dụ ng, kiể m tra, đ ánh giá giả ng

viên cao đ ẳ ng theo tiế p cậ n nă ng lự c

3.3.3.1. Mục đích của giải pháp

Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ đã quy định về cơ

chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tƣ số 06/2017/TT-BLĐTBXH

ngày 08/3/2017, quy định về tuyển dụng, sử dụng và bồi dƣỡng đối với nhà giáo

GDNN. Vì vậy, yêu cầu đổi mới công tác tuyển dụng và sử dụng ĐNGV là điều cần

thiết và khả thi. Mục đích của giải pháp là tăng tính tự chủ của các trƣờng cao đẳng:

- Đối với công tác tuyển dụng, sử dụng: Nhằm tuyển chọn đúng ngƣời có NL

thực tế vào làm GV; sử dụng GV theo NL và có cơ chế, chính sách đãi ngộ theo NL.

- Đối với công tác kiểm tra, đánh giá: Là khâu quan trọng trong quy trình quản

lý. Công tác kiểm tra giúp HT có những thông tin để nắm đƣợc thực trạng NL của

đội ngũ, có những đánh giá chính xác và kịp thời để điều chỉnh, thúc đẩy, giải quyết

Page 128: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

115

các vấn đề đặt ra đảm bảo khoa học, tăng hiệu quả quản lý. Công tác kiểm tra làm

cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại GV để sử dụng, ĐTBD và thực hiện khen thƣởng,

kỹ luật đối với ĐNGV. Công tác thi đua là biện pháp có tác dụng kích thích, động

viên tinh thần làm việc tích cực của cá nhân và tập thể. Thi đua là nhằm tuyên

dƣơng khen thƣởng kịp thời những điển hình tốt, hƣớng GV noi gƣơng cá nhân tích

cực đồng thời đấu tranh phê bình những biểu hiện sai trái, tiêu cực, đảm bảo “Sống

và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” tạo nên chất lƣợng trong mỗi nhà trƣờng.

3.3.3.2. Nội dung của giải pháp

-Nội dung 1: Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng ĐNGV theo NL, đƣợc thể hiện:

(1) Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện cho trƣờng cao đẳng.

(2) Đổi mới tuyển dụng GVCĐ căn cứ vào bằng cấp và NLTH, KNN thực tế.

(3) Đổi mới sử dụng ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL.

- Nội dung 2: Đổi mới kiểm tra, đánh giá ĐNGV theo tiếp cận NL, đƣợc thể hiện:

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá ĐNGVCĐ theo Chuẩn;

+ Đa dạng hình thức, phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá ĐNGVCĐ;

+ Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá GVCĐ theo Chuẩn GVCĐ gắn

với công tác thi đua (khen thƣởng và kỹ luật) tạo động lực cho ĐNGVCĐ phát triển.

3.3.3.3. Cách thức tiến hành giải pháp

a) Đổi mới công tác tuyển dụng GVCĐ theo năng lực

Hằng năm căn cứ vào quy định của pháp luật nhƣ Luật Viên chức, Nghị định

29/NĐ-CP, Luật GDNN, Điều lệ trƣờng cao đẳng (Điều 53 và Điều 54), trên cơ sở

qui định của UBND tỉnh về phân cấp quản lý (quyền tự chủ đối với các trƣờng Cao

đẳng), định mức biên chế đƣợc giao và các chính sách về phát triển ĐNGV để các

nhà trƣờng tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng viên chức (GV) theo tiếp cận NL.

Đổi mới tuyển dụng GV theo tiếp cận NL là thực hiện qui trình 6 bƣớc nhƣ sau:

Tuyển

chọn,

phỏng

vấn, phân

nhóm NL

Xét, thi

tuyển,

đánh giá

năng lực,

giảng bài

tích hợp

Quyết

định,

phân công

sử dụng

theo NL

Bƣớc chuẩn bị

tuyển dụng GV

Thực hiện

Phƣơng án tuyển dụng GV Sau

tuyển dụng GV

Thu nhận

hồ sơ

tuyển

dụng

Thông

tin, thông

báo tuyển

dụng

Xây dựng,

phê duyệt

phƣơng án

tuyển

dụng, yêu

cầu về NL

Page 129: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

116

Sơ đồ 3.1: Quy trình tuyển dụng giảng viên theo tiếp cận năng lực

- Bước 1: Xây dựng và phê duyệt kế hoạch - phƣơng án tuyển dụng GVCĐ

+ HT nhà trƣờng (hoặc ủy quyền phòng Tổ chức cán bộ) thực hiện các công

việc cơ bản sau: (1) Rà soát, tổng hợp nhu cầu tuyển dụng viên chức các đơn vị trực

thuộc; đánh giá thực trạng sử dụng viên chức; quy mô ĐTNN trong năm và những

năm kế tiếp; (2) Dự kiến, dự thảo các Phƣơng án tuyển dụng; (3) Thông qua Hội

đồng trƣờng để thảo luận, bổ sung thống nhất Phƣơng án tuyển dụng viên chức

(trong đó có tuyển dụng GV); (4) Hiệu trƣởng ký quyết định phê duyệt (căn cứ nghị

quyết của Hội đồng trƣờng), ban hành Phƣơng án tuyển dụng viên chức hằng năm.

+ Kế hoạch - Phƣơng án tuyển dụng viên chức (tuyển dụng GV) cần thể hiện

rõ chi tiết, cụ thể các nội dung về hình thức tuyển dụng (thi tuyển, xét tuyển hay kết

hợp), số lƣợng tuyển dụng theo từng ngành nghề, tiêu chuẩn NL, điều kiện làm

việc, thời gian, địa điểm tuyển dụng, chính sách ƣu tiên, thu hút theo quy định và

quy định riêng của nhà trƣờng (đặc biệt những nghề thƣờng xuyên thiếu hoặc không

có nguồn dự xét tuyển); phân công công tác tổ chức và các bộ phận liên quan.

- Bước 2: Thông báo rộng rãi công khai qua Website trƣờng, truyền thông đại

chúng (truyền thanh, truyền hình địa phƣơng) về Phƣơng án tuyển dụng viên chức.

- Bước 3: Thành lập Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng sát hạch và các bộ phận

giúp việc. Thành phần của Hội đồng là những CBQL của nhà trƣờng (trƣởng hoặc

phó trƣởng đơn vị có tuyển dụng GV đƣợc mời làm thành viên).

- Bước 4: Tuyển dụng hoặc sơ tuyển phỏng vấn nguyện vọng.

Do đặc thù của hoạt động dạy nghề, ngoài các hoạt động tƣ duy (lao động trí

óc) còn các hoạt động lao động chân tay. Đòi hỏi GVDN phải có NLTH qua KNN.

Vì vậy, GVDN không chỉ đòi hỏi đủ bằng cấp trình độ chuyên môn, KNN mà còn

cần có sự tâm huyết, đam mê, năng khiếu với nghề nghiệp và đòi hỏi cao về sức

khỏe (về thể lực, về tinh thần và về xã hội). Trong đó đảm bảo sức khỏe về thể lực

là yếu tố rất cần thiết để đáp ứng hoạt động ĐTNN. Vì vậy, trong công tác tuyển

dụng GV cần thực hiện quá trình tuyển chọn (qua sơ tuyển, hợp đồng thỉnh giảng) để

tìm hiểu thêm tâm tƣ, nguyện vọng và khả năng của ngƣời dự tuyển.

Page 130: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

117

- Bước 5: Tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển qua phỏng vấn hoặc bài thi (giảng

bài). Chú trọng NL của GV (kiến thức, kỹ năng, thái độ) trong thực hành bài dạy,

theo đăng ký hình thức dạy học (lý thuyết, thực hành hoặc tích hợp) để tổ chức bài

giảng trên thực tế lớp học với hình thức bốc thăm bài giảng, lịch dạy trong chƣơng

trình thuộc tiến độ đào tạo môn học. Ngoài bài thi chung còn có kiểm tra một số tiêu

chí về NL phù hợp với vị trí tuyển dụng (do Hội đồng tuyển dụng quyết định).

- Bước 6: Ban hành quyết định tuyển dụng và phân công nhiệm vụ: Sau khi có

kết quả Hội đồng tuyển dụng (nếu đƣợc giao quyền tự chủ) hoặc kết quả tuyển dụng

đƣợc UBND tỉnh (Sở Nội vụ tỉnh đƣợc ủy quyền) phê duyệt, Hiệu trƣởng ban hành

quyết định kết quả tuyển dụng, tổ chức ký hợp đồng làm việc lần đầu. Sắp xếp, phân

công nhiệm vụ sau tuyển dụng: tiếp nhận GV trúng tuyển, bố trí giao nhiệm vụ;

phân công CBQL, GV có kinh nghiệm, có chuyên môn tốt để tƣ vấn, giúp đỡ GV.

- Đổi mới công tác tuyển dụng GVCĐ theo TCNL, thể hiện: (1) Kế hoạch -

Phƣơng án cần cụ thể ngoài việc đảm bảo các chính sách ƣu tiên theo qui định pháp

luật thì còn có yêu cầu đảm bảo ƣu tiên chọn ngƣời có NL cao hơn: (i) Dựa trên kết

quả học tập, ƣu tiên ngƣời dự tuyển có trình độ chuyên môn cao hơn (tốt nghiệp đại

học SPKT, hệ chính qui, loại giỏi; ngƣời có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ phù hợp ngành

nghề đào tạo); (ii) Dựa trên NL và kết quả lao động sản xuất thực tế: ngƣời có KNN

bậc cao (bậc 4 trở lên), ngƣời có kết quả cao trong các hoạt động NCKH, sáng tạo

kỹ thuật; SV cao đẳng tốt nghiệp loại giỏi và đạt giải Hội thi tay nghề cấp tỉnh trở

lên; (iii) Đồng thời có ưu tiên theo đặc thù các đối tượng: người DTTSTC, diện cử

tuyển, đảng viên, người đã qua nghĩa vụ quân sự. (2) Yêu cầu tuyển chọn qua phỏng

vấn. (3) Tuyển dụng không chỉ dựa vào bằng cấp, chứng chỉ mà còn dựa vào NL thực

hành KNN, thông qua dự thi thực hành giảng bài (ƣu tiên hình thức dạy tích hợp). (4)

Tuyển dụng theo hƣớng mở: tuyển dụng viên chức (qua thi tuyển), tuyển dụng các

hình thức hợp đồng: cơ hữu (1 năm trở lên), thỉnh giảng, trợ giảng. Ƣu tiên ký hợp

đồng theo thứ tự từ cao xuống thấp của kết quả thi tuyển (khi nhà trƣờng có nhu cầu).

- Đổi mới trong tuyển dụng, sử dụng GVCĐ theo tiếp cận NL là thực hiện trao

quyền tự chủ nhân sự cho các trƣờng thực hiện từ xây dựng các kế hoạch tuyển dụng,

tổ chức tuyển dụng; quyết định kết quả tuyển dụng đến sử dụng, bố trí và thực hiện

các chính sách đãi ngộ ĐNGV đồng thời tăng tính tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm

Page 131: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

118

giải trình của nhà trƣờng với các cấp quản lý theo tinh thần của Nghị quyết số 19-

NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu, khóa XII của BCHTW Đảng. UBND tỉnh hoặc Sở Nội

vụ tỉnh (đƣợc ủy quyền) chỉ phê duyệt Phƣơng án tuyển dụng, kết quả tuyển dụng 1

lần/năm đồng thời tăng cƣờng các hoạt động quản lý kiểm tra, giám sát.

b) Đổi mới sử dụng ĐNGV theo tiếp cận năng lực

- Phân công, bố trí GV phải đảm bảo các yêu cầu: đúng bằng cấp, đúng tiêu

chuẩn chức danh, tuân thủ định mức lao động, các quy định về nhiệm vụ và quyền

hạn của GV theo Điều lệ trƣờng cao đẳng, phù hợp với NL của GV, đảm bảo tính

kế thừa, ổn định trong tổ chức. Hằng năm rà soát, đánh giá NL đội ngũ để ĐTBD lại

theo Chuẩn, sắp xếp luân chuyển, thăng hạng hoặc tinh giản GV trên cơ sở mức độ

NL đạt đƣợc so với Chuẩn GVCĐ và thực hiện đúng quy định pháp luật.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng ĐNGV hiện có (đặc biệt với GV có trình độ

chuyên môn cao (tiến sĩ, thạc sĩ), GV có trình độ KNN cao (KNN cấp quốc gia từ

bậc 4 trở lên), GV đã đạt kết quả cao trong các hội thi thiết bị tự làm, GV dạy giỏi.

Lấy ĐNGV hiện có làm nòng cốt để bồi dƣỡng những GV mới đƣợc tuyển dụng.

- Có cơ chế, chính sách đãi ngộ trong sử dụng GV nhƣ: (i) GV dạy giỏi đƣợc

dạy vƣợt số tiết quy định (giảng dạy ở các chƣơng trình đào tạo khác nhau hoặc

đƣợc tạo điều kiện dạy thỉnh giảng các trƣờng khác), đƣợc vinh danh công nhận các

danh hiệu thi đua. (ii) Mời GV các cơ sở GDNN, GDĐH, CBQL doanh nghiệp,

nghệ nhân ƣu tú hợp đồng thính giảng, giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm cho ĐNGV.

- Có chính sách thu hút những GV giỏi (trình độ tiến sĩ, thạc sĩ), SV loại giỏi

(hệ chính quy) về trƣờng công tác thông qua cơ chế tuyển dụng diện đặc cách, vinh

danh, bổ nhiệm các chức danh CBQL, coi trọng đúng mức NL nghề nghiệp của GV.

- Đào tạo, tạo nguồn bổ sung GV: Tuyển SV tốt nghiệp cao đẳng loại giỏi rồi

gởi đi đào tạo tại các trƣờng ĐHSPKT và sau khi tốt nghiệp về công tác tại trƣờng

để trẻ hóa ĐNGV, đảm bảo tính kế thừa và phát triển; điều động, luân chuyển nhằm

điều hoà cơ cấu đội ngũ, khắc phục tình trạng thừa, thiếu cục bộ trong nhà trƣờng:

+ Hằng năm rà soát, phân hạng NL của đội ngũ để sắp xếp, phân công nhiệm

vụ, ĐTBD lại theo hƣớng đạt Chuẩn; khuyến khích GV ở những bộ môn thừa đi

đào tạo để đảm nhận giảng dạy những môn học có kiến thức gần (còn thiếu GV).

+ Luân chuyển, thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với nhân viên, kỹ thuật

viên có đủ tiêu chuẩn làm giáo viên, GV cho những ngành, nghề cần tăng biên chế.

Page 132: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

119

+ Bố trí sắp xếp lại đối với những GV sau ĐTBD vẫn không đáp ứng nhiệm

vụ, tạo điều kiện chuyển đổi chức danh nghề nghiệp thích hợp hơn hoặc tinh giản

GV trên cơ sở mức độ NL đạt đƣợc so với Chuẩn theo đúng quy định pháp luật.

+ Có chính sách mời những GV đã nghỉ hƣu tham gia hợp đồng thỉnh giảng.

Nhƣ vậy, trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh GV các trƣờng cao đẳng và cơ chế,

chính sách quản lý viên chức do Nhà nƣớc ban hành, công tác tuyển dụng, sử dụng

ĐNGV cần đảm bảo các yêu cầu: (i) Thực hiện đúng quy định hiện hành về nguyên

tắc, qui trình, nội dung, hình thức tuyển dụng. (ii) Sử dụng đúng ngƣời, đúng việc,

phát huy đƣợc NL, sở trƣờng của mỗi GV và phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. (iii)

Thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách đối với GV theo qui định pháp luật. (iv)

Chịu sự giám sát, kiểm tra của các cấp quản lý; tự chủ, tự chịu trách và trách nhiệm

giải trình, báo cáo theo đúng quy định. Song cần có sự vận dụng linh hoạt phù hợp

với đặc thù của trƣờng, của Vùng, có chính sách khuyến khích, thu hút đãi ngộ phù

hợp trong tuyển dụng, sử dụng GV đặc biệt đối với các đối tƣợng ƣu tiên theo quy

định, GV giỏi, GV ngƣời DTTSTC và cần làm tốt công tác vận động thuyết phục để

GV tin tƣởng, tự nguyện thực hiện đúng theo các quyết định của tổ chức.

c) Đối với công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV theo tiếp cận NL

(1) Tổ chức quán triệt các văn bản: Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014

của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

thi đua, khen thƣởng năm 2013; Thông tƣ 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/03/2017

của Bộ LĐTBXH. Làm cho ĐNGV thông suốt, xem công tác kiểm tra nội bộ

trƣờng học là việc làm thƣờng xuyên trong nhà trƣờng, là chức năng, nhiệm vụ

quan trọng và cần thiết của ngƣời CBQL cần thực hiện đồng thời là quyền lợi và

nghĩa vụ của nhà giáo. Tổ chức công tác kiểm tra, đánh giá nhà giáo (GV); công tác

thi đua, khen thƣởng nhà giáo (GV) trong nhà trƣờng theo đúng quy định.

(2) Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá ĐNGV theo Chuẩn GVCĐ cụ thể

hóa quy trình, nội dung, các chỉ tiêu, thang điểm đánh giá; có các bộ phận quản lý

liên quan đảm bảo kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên, xuyên suốt năm học. Quy trình

xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá ĐNGV với 05 bƣớc cơ bản nhƣ sau:

+ Bƣớc 1: Khảo sát đánh giá tình hình thực trạng về ĐNGV, các điều kiện yêu

cầu nhiệm vụ của nhà trƣờng, của Bộ LĐTBXH và của địa phƣơng trong năm học.

+ Bƣớc 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá NL của GVCĐ theo Chuẩn.

+ Bƣớc 3: Tổ chức thực hiện các kế hoạch kiểm tra, đánh giá GVCĐ theo Chuẩn.

Page 133: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

120

+ Bƣớc 4: Tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động kiểm tra, đánh giá ĐNGVCĐ.

+ Bƣớc 5: Rà soát phối hợp sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGVCĐ.

(3) Đa dạng hình thức, phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá ĐNGVCĐ theo Chuẩn

GVCĐ, bao gồm: (i) đa dạng hình thức kiểm tra thông qua: kiểm tra định kỳ, đột

xuất; kiểm tra trực tiếp, gián tiếp; thanh tra, kiểm tra chuyên đề hoặc toàn diện. Đa

dạng hóa phƣơng pháp kiểm tra nhƣ: quan sát, kiểm tra kết quả, trò chuyện, nghiên

cứu sản phẩm, dự giờ, thăm lớp. (ii) Đổi mới đánh giá GV với quy trình 4 bước: GV

tự đánh giá, xếp loại; ngƣời học (SV), DN và đồng nghiệp đánh giá GV; khoa/phòng

đánh giá GV và hiệu trƣởng quyết định đánh giá GV (thông qua tập thể lãnh đạo).

Trong đó đánh giá của tập thể lãnh đạo là quyết định cuối cùng. (iii) Đánh giá toàn

diện kết quả các lĩnh vực: công tác chuyên môn, ĐTBD, NCKH, hội thi, hội thảo, hội

giảng, sáng tạo kỹ thuật, NCKH và kết quả đào tạo - giáo dục HSSV của GVCĐ.

(4) Đổi mới đánh giá GV thể hiện quy trình 4 bƣớc đánh giá theo Chuẩn

GVCĐ, có minh chứng các mức độ đạt đƣợc; thông tin quản lý đƣợc đổi mới, coi

trọng tổng hợp kết quả 03 bƣớc đầu để tập thể lãnh đạo, quản lý xem xét quyết định.

(5) Kết luận kiểm tra, đánh giá phải dựa trên Chuẩn nhà giáo GDNN (GVCĐ)

đảm bảo đánh giá chính xác, khách quan, công bằng, dân chủ và công khai; hồ sơ

thanh tra kiểm tra, đánh giá xếp loại GV phải đƣợc lƣu giữ, quản lý đúng quy định.

3.3.3.4. Điều kiện thực hiện của giải pháp

- Chuẩn nhà giáo GDNN, Chuẩn GVCĐ đƣợc ban hành; HT có các quyết định

quản lý chính xác, kịp thời, phù hợp, khả thi và đƣa đến chất lƣợng, hiệu quả cao.

- Trƣờng thiết lập đƣợc mối quan hệ, hợp tác với các trƣờng cao đẳng, đại học

SPKT, Học viện Quản lý GDNN và có kinh phí để thực hiện các kế hoạch ĐTBD.

3.3.4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng theo

tiếp cận năng lực

3.3.4.1. Mục đích của giải pháp

Trong các trƣờng cao đẳng tham gia ĐTNN có giáo viên, GV và CBQL:

- Đội ngũ CBQL gồm: Các thành viên Ban giám hiệu (hiệu trƣởng, phó hiệu

trƣởng) là CBQL thuộc diện Tỉnh ủy - UBND tỉnh quản lý và các trƣởng, phó các

phòng/khoa/bộ môn đào tạo/bộ phận trực thuộc là CBQL thuộc nhà trƣờng quản lý.

Nếu đội ngũ CBQL có phẩm chất tốt, NL quản lý giỏi, tâm huyết, trách nhiệm cao,

gƣơng sáng về "Sự học suốt đời" sẽ là điều kiện tạo tiền đề góp phần quan trọng

trong định hƣớng hình thành và phát triển NL của ĐNGV trƣờng cao đẳng.

Page 134: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

121

- ĐNGVCĐ là những ngƣời trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ĐTNN, có vai trò

quyết định chất lƣợng GDNN và tạo sự phát triển bền vững trong mỗi nhà trƣờng.

Công tác ĐTBD đội ngũ GVCĐ là một việc làm hết sức cần thiết và phải tiến

hành thƣờng xuyên, liên tục, đáp ứng yêu cầu mới về phát triển sự nghiệp GDNN.

Vì vậy, ĐTBD nâng cao NL cho đội ngũ GVCĐ là giải pháp quan trọng, có tác

dụng bổ sung kịp thời và đáp ứng nhu cầu từ thực tiễn của ĐNGVCĐ hiện nay.

Mục đích của giải pháp là tạo ra nội dung và hình thức ĐTBD đa dạng, phù hợp

với yêu cầu cần ĐTBD nhằm phát triển những NL của từng nhóm đối tƣợng GV,

nhằm nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và NL chuyên môn, nghiệp vụ hay

nâng cao chất lƣợng đội ngũ GVCĐ lên ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển

của sự nghiệp GDĐT&GDNN trong xu thế đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.

3.3.4.2. Nội dung của giải pháp

- Xây dựng kế hoạch ĐTBD chuẩn hóa và nâng cao NL cho đội ngũ GVCĐ;

- Đa dạng hoá nội dung ĐTBD nâng cao năng lực cho đội ngũ GVCĐ;

- Đa dạng hoá hình thức ĐTBD nâng cao năng lực đội ngũ GVCĐ.

3.3.4.3. Cách thức tiến hành giải pháp

(1) Tổ chức quán triệt cho ĐNGVCĐ nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của

GV, các yêu cầu tiêu chuẩn GVCĐ cần đáp ứng đổi mới về nội dung, phƣơng pháp

đào tạo, đào tạo nghề trong cơ chế thị trƣờng, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đòi

hỏi công tác ĐTBD nâng cao NL cho đội ngũ GVCĐ trở nên cấp thiết. ĐTBD nâng

cao chất lƣợng đội ngũ GVCĐ đáp ứng các yêu cầu mới là nhiệm vụ, quyền lợi,

quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi GV. Đây là yếu tố khách quan, xuất phát

từ nghề nghiệp của "nhà giáo". Cần thực hiện một số nội dung cụ thể sau:

(2) Thực hiện quy trình ĐTBD đội ngũ GVCĐ với 05 bƣớc nhƣ sau:

Bước 1: Đánh giá NL và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ GVCĐ

Đội ngũ GV của nhà trƣờng với chức năng, nhiệm vụ và các điều kiện tiêu

chuẩn ngành nghề khác nhau, đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, qua các lớp ĐTBD

khác nhau nên nhu cầu và nguyện vọng ĐTBD mỗi GV cũng khác nhau. Do đó, để

công tác ĐTBD đội ngũ GVCĐ đảm bảo có hiệu quả, cần đánh giá một cách chính

xác, khoa học để xác định NL và nhu cầu ĐTBD cho phù hợp từng nhóm đối tƣợng

ĐNGVCĐ theo từng lĩnh vực, ngành nghề và nhóm NL cần bổ sung ĐTBD.

- Đánh giá thực trạng về NL của mỗi GVCĐ. Dựa trên các quy định của Đảng,

Page 135: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

122

Nhà nƣớc về tiêu chuẩn CBQL thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc theo Nghị

quyết Hội nghị Trung ƣơng 3 (khóa VIII); quy định của Luật GDNN, của Điều lệ

trƣờng cao đẳng (Thông tƣ 46/2016/TT-BLĐTBXH); văn bằng chứng chỉ học tập,

ĐTBD; công tác quy hoạch CBQL các cấp, triển vọng phát triển và nhu cầu của nhà

giáo để phân nhóm nhu cầu nội dung ĐTBD của mỗi GVCĐ và cả ĐNGV.

- Xây dựng nội dung ĐTBD đội ngũ GVCĐ hƣớng tới đạt các tiêu chuẩn chức

danh GV và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của GVCĐ. Cụ thể nhƣ sau:

+ ĐTBD nâng cao trình độ lý luận chính trị qua cử GVCĐ đi học trung cấp, cao

cấp lý luận chính trị; nghe báo cáo, nói chuyện thời sự, cập nhật thông tin, báo chí.

+ Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn: Cử GV đi học cao học hoặc nghiên

cứu sinh phù hợp với nhu cầu ĐTNN (đặc biệt chuyên ngành quản lý GD). Với định

hƣớng 100% CBQL có trình độ thạc sĩ và tối thiểu 5% CBQL có trình độ tiến sĩ;

50% ĐNGVCĐ có trình độ thạc sĩ, tối thiểu mỗi chuyên ngành, nghề có 04 thạc sĩ.

+ ĐTBD nâng cao trình độ KNN, ngoại ngữ, tin học cho GVCĐ; nâng cao NL

xây dựng biên soạn nội dung, chƣơng trình đào tạo và phƣơng pháp dạy học tích hợp.

+ ĐTBD nâng cao NL quản lý nhà nƣớc: Cử GV tham gia các lớp bồi dƣỡng

kiến thức GV chính, GV cao cấp; bồi dƣỡng nâng cao NL quản lý nhà trƣờng; bồi

dƣỡng nâng cao kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tƣợng 2, 3; ĐTBD nhà

giáo (giáo viên, GV) trong nƣớc và ở các nƣớc có ngành Dạy nghề (GDNN) phát

triển; bồi dƣỡng về kinh nghiệm thực tiễn quản lý hợp tác giữa nhà trƣờng và DN.

+ ĐTBD nâng cao NL phát triển nghề nghiệp và NCKH; ĐTBD nâng cao kỹ

năng mềm; ĐTBD nâng cao NL hoạt động chính trị - xã hội cho ĐNGVCĐ.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch, nội dung ĐTBD đội ngũ GVCĐ

- Xây dựng kế hoạch ĐTBD: Trên cơ sở thông tin kế hoạch ĐTBD của các cơ

sở liên kết, NL và nhu cầu ĐTBD của đội ngũ và kế hoạch hoạt động của nhà

trƣờng để xây dựng kế hoạch ĐTBD đội ngũ nhà trƣờng (trong đó có GVCĐ). Kế

hoạch ĐTBD đội ngũ nhà giáo là một trong những nội dung của kế hoạch chiến

lƣợc phát triển nhà trƣờng, bao gồm: tài lực (tài chính, CSVC&TBĐT); nhân lực

(đội ngũ CBQL, nhà giáo, nhân viên, SV); cơ chế, chính sách. Vì vậy, xây dựng kế

hoạch ĐTBD đội ngũ có thể đƣợc lồng ghép đồng thời các kế hoạch khác. Song kế

hoạch ĐTBD đội ngũ GVCĐ cần phải đảm bảo cụ thể các yêu cầu cơ bản sau:

+ Số lƣợng, số lƣợt bồi dƣỡng, nội dung, chƣơng trình, hình thức ĐTBD.

Page 136: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

123

+ Công tác chuẩn bị cho các khóa bồi dƣỡng nhƣ: Tài chính, CSVC, tài liệu

học tập, dự kiến mời báo cáo viên giảng dạy, cử GV tham gia khóa học, điều chỉnh

phân công nhiệm vụ (nếu cần thiết) nhằm ổn định hoạt động của tổ chức.

+ Đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện các kế hoạch khác của nhà trƣờng,

nhu cầu của nhóm nhà giáo và kế hoạch của đơn vị đào tạo; đảm bảo sự luân phiên,

hợp lý, khuyến kích việc tự học, tự bồi dƣỡng thƣờng xuyên của đội ngũ GVCĐ.

+ Tổ chức đánh giá, thi cấp chứng chỉ cho đội ngũ nhà giáo (GVCĐ).

- Xây dựng nội dung ĐTBD: Trên cơ sở nhiệm vụ năm học, các yêu cầu về đổi

mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy và yêu cầu về tiêu chuẩn NL

của nhà giáo trong từng giai đoạn để xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức ĐTBD

ĐNGV phù hợp và hiệu quả. (1) Xác định đúng các nội dung cần ĐTBD trong từng

giai đoạn nhất định. (2) Nội dung ĐTBD phải hƣớng vào mục tiêu cụ thể nhằm hoàn

thiện, nâng cao tri thức đã có và bổ sung những kiến thức còn thiếu. Nội dung ĐTBD

phù hợp với nhu cầu của ĐNGVCĐ, bao gồm: (i) Bồi dƣỡng lý luận chính trị về

chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đối với GDNN; vai trò, vị trí, nhiệm vụ

quyền hạn của GVCĐ, công tác xây dựng và phát triển ĐNGV. (ii) ĐTBD chuẩn

hóa và nâng cao trình độ chuyên môn (cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; bồi dưỡng

nghiệp vụ sư phạm, KNN, ngoại ngữ, tin học theo Chuẩn mới). (iii) Bồi dƣỡng nâng

cao NL quản lý nhà trƣờng, quản lý hoạt động dịch vụ, cập nhật đổi mới khoa học

kỹ thuật. (iv) Bồi dƣỡng kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, làm việc đồng đội, giải

quyết vấn đề, tƣ duy sáng tạo và làm việc hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển của

nghề nghiệp. (iv) Bồi dƣỡng NL nghiên cứu khoa học, NL phát triển chƣơng trình

đào tạo. (v) Bồi dƣỡng về hiểu biết kiến thức, văn hóa, xã hội vùng Tây Nguyên.

Bước 3: Tổ chức triển khai các khóa đào tạo, bồi dưỡng ĐNGVCĐ

- Tổ chức triển khai các khóa ĐTBD theo đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra: (i)

Phối hợp tổ chức các lớp học tập nghị quyết, nghe báo cáo thời sự chính trị cho GV,

cử GV đi học trung cấp, cao cấp lý luận chính trị (đặc biệt GV là thành viên chủ

chốt của các tổ chức đoàn thể, GV công tác tại phòng công tác HSSV, GV quy

hoạch CBQL, GV là cấp ủy). (ii) Lồng ghép nội dung phong trào "Thi đua yêu

nước", các cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh",

các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc, của ngành trong các đợt ĐTBD. (iii)

Mở các lớp bồi dƣỡng chuyên môn tại trƣờng mà báo cáo viên là những GV giỏi

của trƣờng. (iv) Cử GV đi đào tạo "đón đầu" những ngành, nghề mới (dự báo có nhu

Page 137: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

124

cầu tuyển dụng, nguồn tuyển hạn chế) và phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc phát

triển KT - XH của Vùng nhƣ nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bền vững môi

trƣờng. (v) Đồng thời khuyến khích nhà giáo tự ĐTBD nâng cao trình độ, tạo điều

kiện tốt nhất cung cấp tài liệu, phân công hợp lý chuyên môn để nhà giáo chủ động

học tập suốt đời. (vi) Chọn SV giỏi để giữ lại cho đi đào tạo ở các trƣờng đại học

SPKT về làm GV. Trong đó, chú trọng các hoạt động: (vii) Bồi dƣỡng chuyên môn

thƣờng xuyên tại nhà trƣờng. (viii) Dành thời gian, đầu tƣ kinh phí, công tác chuẩn

bị để tổ chức các hoạt động chuyên môn hằng năm có chất lƣợng (đặc biệt các hội

thảo NCKH, hội thi thiết bị tự làm, sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến kinh nghiệm, hội

giảng cấp trƣờng và định kỳ cho nhà giáo tham gia các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia).

(ix) Thành lập Cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc Trung tâm thực hành ứng

dụng kỹ thuật trong trƣờng (đƣợc quy định tại Điều 10, Luật GDNN và Điều 24,

Thông tƣ 46/TT-BLĐTBXH về Điều lệ trƣờng cao đẳng) để tổ chức giảng dạy thực

hành, tham gia các dịch vụ xã hội phù hợp với ĐTNN, rèn luyện phát triển kiến thức,

KNN đồng thời góp phần nâng cao thu nhập chính đáng cho GV là những biện pháp

hiệu quả để nâng cao chất lƣợng GVCĐ. (x) Tổ chức các lớp bồi dƣỡng kiến thức,

học tiếng DTTS để GVCĐ nâng cao khả năng hiểu biết phong tục, tập quán của

ngƣời DTTSTC, tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia hiệu quả công tác chính

trị-xã hội của địa phƣơng, góp phần phát triển bền vững KT-XH vùng Tây Nguyên.

- Đa dạng hóa hình thức ĐTBD: (i) ĐTBD trong nhà trƣờng (thông qua các

hoạt động chuyên môn nhƣ: góp ý dự giờ, hội thi, hội giảng, hội thảo và hỗ trợ -

mentoring của CBQL, GV cốt cán) và ĐTBD ngoài nhà trƣờng (tại các cơ sở

ĐTBD nhà giáo và tại các DN: tổ chức cho GV học tập thực tế tại DN hoặc cơ quan

chuyên môn để cập nhật kiến thức, công nghệ, phƣơng pháp tổ chức quản lý hoạt

động sản xuất, dịch vụ xã hội). (ii) ĐTBD của các cấp Bộ/Tổng cục GDNN và nhà

trƣờng tổ chức (thông qua các chƣơng trình, dự án phát triển GDNN) và tự ĐTBD

của GV qua tự học, bồi dƣỡng thƣờng xuyên của GV bằng cách tham gia quá trình

ĐTNN, xâm nhập vào hoạt động thực tiễn, học hỏi đồng nghiệp với hiệu quả cao

nhất). (iii) ĐTBD với hình thức chính quy, không chính quy. (iv) ĐTBD qua hình

thức tập trung, không tập trung. (v) ĐTBD qua các hình thức dài hạn, ngắn hạn.

- Đổi mới phƣơng pháp bồi dƣỡng theo tích cực hóa hoạt động học tập của GV

bằng các hình thức huấn luyện kết hợp thực hành các chức năng quản lý nhƣ xây

dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, điều chỉnh, kiểm tra đánh giá kế hoạch.

Page 138: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

125

Đổi mới nội dung, chƣơng trình ĐTBD đội ngũ GVCĐ theo hƣớng đạt các tiêu

chuẩn, trên chuẩn chức danh, vị trí việc làm và tăng khả năng đáp ứng yêu cầu thực

tiễn hoạt động ĐTNN và quản lý nhà trƣờng. Chú trọng bồi dƣỡng đáp ứng các yêu

cầu mới nhƣ: Kỹ năng quản lý các dự án, quản lý chất lƣợng đào tạo nghề trong cơ

chế thị trƣờng, quản lý các phƣơng thức đào tạo mới (đào tạo theo tích lũy

module/tín chỉ), quản trị cơ sở GDNN, quản lý phát triển nhà trƣờng, quản lý phát

triển tổ chức, phát triển nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Bước 4: Đánh giá kết quả của khóa bồi dưỡng

Tăng cƣờng quản lý, giám sát, đánh giá sự phối hợp của nhà trƣờng với các cơ

sở hợp tác, liên kết, giữa các bộ phận chức năng trong và sau quá trình tổ chức ĐTBD

đội ngũ GV. Kết thúc mỗi khóa bồi dƣỡng cần tổng kết, đánh giá kết quả của khóa

bồi dƣỡng và quá trình tổ chức bồi dƣỡng để rút kinh nghiệm cho các khóa sau.

Bước 5: Rà soát đánh giá đội ngũ sau ĐTBD, xây dựng kế hoạch ĐTBD tiếp theo

Tăng cƣờng các hoạt động kiểm tra, đánh giá trong và sau hoạt động ĐTBD.

Nội dung, hình thức ĐTBD đƣợc mô hình hoá bằng sơ đồ tại Phụ lục 3.8.

3.3.4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Chuẩn nhà giáo GDNN đƣợc xây dựng hoàn thiện đủ hệ thống tiêu chuẩn về

nhân cách (phẩm chất và NL), bao quát hết các đối tƣợng nhà giáo GDNN (GVCĐ)

và CBQL trƣờng cao đẳng; có cơ chế, chính sách ĐTBD phát triển ĐNGVCĐ.

- Có sự nhất quán trong phân cấp quản lý; nhà trƣờng đƣợc quyền tự chủ triệt

để. Đảm bảo sự lãnh đạo xuyên suốt, toàn diện của tổ chức Đảng đối với công tác

cán bộ. Công tác quy hoạch tạo nguồn CBQL đƣợc quan tâm và thực hiện đúng quy

định của Nghị quyết số 42- NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và

Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI). Đảm bảo đề cao

vai trò, trách nhiệm của tập thể Đảng ủy, Hội đồng trƣờng, Ban giám hiệu, thủ trƣởng

đơn vị (HT, trƣởng khoa) phát huy quyền tự chủ của khoa/phòng trong tuyển dụng,

sử dụng, kiểm tra đánh giá, ĐTBD phát triển đội ngũ nhà giáo (GVCĐ) và CBQL.

- Có nguồn kinh phí (ngân sách nhà nƣớc cấp hoặc từ các Dự án) để thực hiện

các kế hoạch; đội ngũ nhà giáo của nhà trƣờng thật sự là "Tổ chức biết học hỏi".

- Thiết lập đƣợc mối quan hệ với các trƣờng Cao đẳng, Đại học, Học viện, cơ

sở đào tạo, bồi dƣỡng nhà giáo (đặc biệt qua các Dự án của Bộ/Tổng cục GDNN).

3.3.5. Thiết lập mạng lưới đội ngũ giảng viên giỏi của các trường cao đẳng vùng

Tây Nguyên

Page 139: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

126

3.3.5.1. Mục đích của giải pháp

Trong bối cảnh phần lớn các trƣờng cao đẳng đào tạo đa ngành nghề, đa lĩnh

vực nên việc thừa, thiếu GV ở mỗi trƣờng là một thực tế, nhất là ĐNGV có tay nghề

cao. Vì vậy, mục đích của giải pháp là: (1) Tạo sự liên kết, thiết lập mạng lƣới

ĐNGV giỏi ngành, nghề các trƣờng cao đẳng trong khu vực để tận dụng thế mạnh

của nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển, đáp ứng điều kiện về nhân lực đội ngũ trong

ĐTNN đồng thời đáp ứng yêu cầu chất lƣợng nhân lực cho khu vực Tây Nguyên;

(2) Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý GDNN ở địa phƣơng (Sở

LĐTBXH) sử dụng đội ngũ này làm cộng tác viên trong các hoạt động chuyên môn;

(3) Tạo nguồn bổ sung quy hoạch đội ngũ CBQL cho mỗi trƣờng và địa phƣơng.

3.3.5.2. Nội dung của giải pháp

- Thống nhất quan điểm giữa lãnh đạo các trƣờng về sự cần thiết cần có chủ

trƣơng cộng tác, hợp tác xây dựng và phát triển mạng lƣới ĐNGVCĐ giỏi về

chuyên môn, KNN để hỗ trợ chuyên môn - ĐTNN cho các trƣờng nhằm phát triển

ĐNGV và nâng cao chất lƣợng ĐTNN của các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên.

- Xây dựng nội dung, nguyên tắc hoạt động, tiêu chuẩn ĐNGVCĐ giỏi, cơ chế

quản lý hoạt động, tài chính và kí kết văn bản hợp tác giữa các trƣờng của Vùng.

- Thiết lập đƣợc mạng lƣới ĐNGV cốt cán của Vùng thật sự vững mạnh.

3.3.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Bước 1: Xây dựng kế hoạch thiết lập mạng lưới GVCĐ giỏi của Vùng

(1) Sở LĐTBXH các tỉnh là cơ quan quản lý GDNN tại các địa phƣơng có trách

nhiệm quản lý các lĩnh vực liên quan đến hoạt động đào tạo nghề nghiệp, trong các

văn bản hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ ĐTNN cần chỉ đạo tăng cƣờng các hoạt

động hợp tác liên kết giữa các cơ sở GDNN trong và ngoài địa phƣơng (đặc biệt

giữa các trƣờng cao đẳng) đồng thời làm vai trò cầu nối, dẫn dắt mối liên kết.

(2) Lãnh đạo các trƣờng cao đẳng (Hiệu trƣởng): Trên quan điểm "hợp tác cùng

có lợi" và đúng pháp luật. Với quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chủ động, tích cực,

sáng tạo trong hoạt động lãnh đạo quản lý phát triển nhà trƣờng nói chung, phát triển

ĐNGV nói chung để cùng nhau trao đổi thống nhất chủ trƣơng hợp tác, liên kết để

xây dựng một hệ thống mạng lƣới ĐNGV giỏi đủ các chuyên ngành, lĩnh vực đào

tạo, để hỗ trợ lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng và nâng cao chất lƣợng ĐTNN.

(3) Thống nhất về nguyên tắc, phạm vi giới hạn hoạt động; quy chế tài chính;

tiêu chuẩn, số lƣợng. Các trƣờng rà soát, đánh giá quy mô ngành, nghề đào tạo, thực

Page 140: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

127

trạng ĐNGV, CBQL hiện có về NL đội ngũ nhà giáo (đặc biệt về chất lƣợng

chuyên môn) để xác định số lƣợng, cơ cấu của ĐNGV giỏi/lĩnh vực ngành, nghề:

- Về nguyên tắc hoạt động là sự phối hợp, hợp tác lẫn nhau giữa các trƣờng một

cách chuyên nghiệp có tiến trình khoa học về công tác chuyên môn. Là giải pháp tích

cực nhằm phát triển ĐNGV các trƣờng theo chuẩn nghề nghiệp GVCĐ. Khi bên có

nhu cầu có công văn đề nghị sẽ đƣợc các đơn vị thành viên phối hợp các nội dung, kế

hoạch hai bên thống nhất. Thông qua các thỏa thuận bằng "Biên bản ghi nhớ" chia sẽ

thông tin, nhu cầu hợp tác (trong năm học) giữa lãnh đạo các trƣờng hoặc hợp đồng

thỉnh giảng, hợp tác. Các trƣờng luân phiên phụ trách hoạt động của mạng lƣới

GVCĐ giỏi một năm/1 trƣờng; năm đầu tiên chỉ định 01 trƣờng phụ trách. Đơn vị

phụ trách chịu trách nhiệm cụ thể hóa kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá tổng

kết kết quả các hoạt động của mạng lƣới "Câu lạc bộ ĐNGVCĐ giỏi" của Vùng.

- Về tiêu chuẩn ĐNGVCĐ giỏi của Vùng: Là nhà giáo có trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ đạt chuẩn, trên chuẩn của ngành nghề đào tạo; có trình độ chuyên môn:

tiến sĩ, thạc sĩ; KNN bậc 3 quốc gia trở lên (ƣu tiên GV có KNN cấp độ khu vực

ASEAN và quốc tế); có uy tín và kinh nghiệm trong ĐTNN (đạt giải hội thi sáng tạo

kỹ thuật, thiết bị tự làm, hội giảng cấp tỉnh trở lên); có công trình NCKH đăng trên

các tạp chí khoa học; có ý thức tổ chức kỷ luật cao và đƣợc đơn vị quản lý giới thiệu.

- Về số lƣợng GVCĐ giỏi của Vùng: Trên cơ sở quy mô đào tạo ngành nghề

tại các trƣờng (hiện nay với 33 ngành, nghề theo 22 nhóm lĩnh vực đào tạo) nên cơ

cấu ĐNGV theo 22 nhóm lĩnh vực đào tạo: (i) 07 ngành, nghề công nghiệp: Công

nghệ Kỹ thuật ô tô; Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử; Công nghệ Kỹ thuật cơ khí;

Công nghệ thông tin; Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật Mộc và May thời trang. (ii) 06

ngành, nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp: Chế tạo từ gỗ; Bảo vệ thực vật; Thú ý;

Chế biến cà phê, Ca cao; Lâm sinh và công nghệ sinh học. (iii) 05 ngành nghề thuộc

lĩnh vực dịch vụ: Kế toán; Quản trị khách sạn, nhà hàng; Du lịch; Kỹ thuật chế biến

món ăn; Công tác xã hội. (iv) 02 nhóm GV theo lĩnh vực các môn khoa học cơ bản,

gồm: GV dạy môn văn hóa (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa) và GV dạy môn

chung (Pháp luật, Chính trị, Triết, GD thể chất, Tin học, Ngoại ngữ,...). Vì vậy, cần

xây dựng mạng lƣới ĐNGVCĐ giỏi đủ 22 nhóm, tƣơng ứng 22 lĩnh vực, của 33

ngành nghề ĐTNN toàn vùng. Trong đó, mỗi trƣờng chọn lọc và giới thiệu 1 đến 3

GV giỏi nhất/ ngành, nghề đào tạo; các trƣờng thành viên xem xét lựa chọn để mỗi

ngành, nghề đào tạo có tối thiểu 3 GV (của ít nhất 2 trƣờng) làm thành viên

Page 141: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

128

ĐNGVCĐ giỏi của vùng Tây Nguyên. Xây dựng thiết lập mạng lƣới ĐNGV giỏi

của vùng là những GV cốt cán, GV đầu ngành giỏi về chuyên môn và có tay nghề

cao. Số lƣợng ĐNGV giỏi sẽ tạo nên thế mạnh, uy tín cho mỗi trƣờng và cả vùng.

- Về quy chế tài chính nhƣ: Các hoạt động chuyên môn tổ chức tại trƣờng nào

thì trƣờng đó chịu trách nhiệm chuẩn bị kinh phí, thanh toán theo quy định nhà

nƣớc và khả năng đáp ứng của trƣờng (Quy chế chi tiêu nội bộ). Các hoạt động

ngoại khóa chung thì có sự đóng góp kinh phí bình đẳng giữa các trƣờng thành viên.

- Về nhiệm vụ và quyền lợi của ĐNGVCĐ giỏi của Vùng: Ngoài việc thực

hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 35 của Điều lệ trƣờng cao đẳng [16], còn có

các nhiệm vụ và quyền hạn sau: (i) Đề xuất trực tiếp với Hiệu trƣởng, trƣởng khoa

về các định hƣớng phát triển chuyên môn. (ii) Tƣ vấn hỗ trợ metoring cho ĐNGV

theo sự phân công. (iii) Tham gia các hội đồng đánh giá thẩm định chƣơng trình đào

tạo, giám khảo các hội thi: sáng tạo khoa học kỹ thuật, thiết bị đào tạo tự làm và hội

giảng. (iv) Mời làm thành viên hội đồng khoa, hội đồng trƣờng. (v) Hợp tác với các

GVCĐ trong vùng về NCKH. (vi) Tham gia các hoạt động chuyên môn ngoài

trƣờng nhƣ: thỉnh giảng, giám khảo, NCKH, thì đƣợc thanh toán số giờ giảng dạy,

làm việc nhƣ định mức thanh toán cho GV sở tại (theo các mức năng lực GV) và

đƣợc hỗ trợ chi phí đi lại, ăn ở theo quy định của trƣờng bạn; đƣợc trƣờng chủ quản

tạo điều kiện về thời gian, xem nhƣ đi công tác, là một tiêu chí để đánh giá GV.

Bước 2: Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của mạng lƣới ĐNGVCĐ giỏi

- Thành lập Ban liên lạc mạng lƣới ĐNGV giỏi của các trƣờng cao đẳng vùng

Tây Nguyên (trong đó trƣởng ban là hiệu trƣởng hoặc phó hiệu trƣởng) của đơn vị

đăng cai và hiệu trƣởng hoặc phó hiệu trƣởng các trƣờng là thành viên Ban).

- Các trƣờng rà soát, đánh giá năng lực của ĐNGV/ngành nghề; giới thiệu nhà

giáo (CBQL, GV) của trƣờng tham gia câu lạc bộ GVGDNN giỏi của Vùng.

- Định kỳ sinh hoạt Câu lạc bộ ĐNGVCĐ giỏi (1 lần/năm) để trao đổi học

thuật về khoa học kỹ thuật, công nghệ mới; thúc đẩy quá trình tự học, tự bồi dƣỡng

để thăng tiến phát triển, thi đua nâng cao chất lƣợng ĐTNN, góp phần xây dựng văn

hóa chất lƣợng trong nhà trƣờng và nâng cao chất lƣợng GDNN vùng Tây Nguyên.

Bước 3: Tổng kết hoạt động, kết hợp thăm quan, giao lƣu trao đổi kinh nghiệm

Đầu năm học kế tiếp, lãnh đạo các trƣờng tổ chức tổng kết đánh giá hoạt động

của mạng lƣới ĐNGVCĐ giỏi của vùng (tại đơn vị đăng cai) kết hợp việc chuyển

giao tiếp nhận phụ trách cho đơn vị mới, triển khai hoạt động năm kế tiếp và lồng

Page 142: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

129

ghép các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan học tập giữa các

trƣờng. Với các ngành nghề mới mở hoặc NL đội ngũ của vùng chƣa đáp ứng thì

tăng cƣờng mở rộng hợp tác, phối hợp với các trƣờng cao đẳng, đại học ngoài vùng.

3.3.5.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Có sự quan tâm, đồng thuận thống nhất của lãnh đạo các Trƣờng;

- Xây dựng đƣợc các kế hoạch, qui chế hợp tác, quyền và lợi ích của GV giỏi;

- Đội ngũ GVCĐ giỏi của Vùng thật sự vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ,

lý luận chính trị, năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả trong tổ chức hƣớng dẫn

các hoạt động chuyên môn, bồi dƣỡng phát triển ĐNGV, góp phần phát triển hoàn

thiện phẩm chất và năng lực ĐNGV của các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên.

3.3.6. Xây dựng môi trường thuận lợi, tạo động lực phát triển năng lực của đội

ngũ giảng viên cao đẳng

3.3.6.1. Mục đích của giải pháp

Môi trƣờng vừa là cơ sở, điều kiện để tạo ra "sức sống" nuôi dƣỡng phát triển

NL tiềm ẩn (ability) trong mỗi GV làm chuyển hóa thành NLTH (competency) đƣợc

các hoạt động ĐTNN, NCKH phát huy sáng tạo và hiệu quả. Môi trƣờng thuận lợi

phải hội tụ đồng bộ nhiều yếu tố có tác dụng tích cực, bao gồm các yếu tố vật chất

(CSVC&TBĐT, tài chính, chƣơng trình, giáo trình đào tạo, các chính sách đãi ngộ)

và các yếu tố tinh thần (vinh danh, khen thƣởng, tình đoàn kết, sự gắn bó, văn hóa

tổ chức, tính đồng thuận của tổ chức). Vì vậy, mục đích của giải pháp là: xây dựng

môi trƣờng có CSVC&TBĐT đảm bảo yêu cầu phát triển ĐNGV; môi trƣờng làm

việc có tính pháp lý, cơ chế, chính sách phát huy đƣợc NL; nhà trƣờng có văn hóa

chất lƣợng, ĐNGV có tính đồng thuận cao, làm việc năng động và hiệu quả. Môi

trƣờng thuận lợi để mỗi cá nhân và cả ĐNGV đƣợc phát huy tài năng, NL của mình

để cống hiến đƣa đến sự phát triển của bản thân và sự phát triển của nhà trƣờng.

3.3.6.2. Nội dung của giải pháp

(1) Tăng cƣờng xây dựng CSVC&TBĐT đáp ứng yêu cầu phát triển ĐNGVCĐ.

(2) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong nhà

trƣờng liên quan đến các nội dung về phát triển ĐNGVCĐ.

(3) Xây dựng nhà trƣờng thành "tổ chức biết học hỏi", ĐNGV biết học tập suốt đời.

Nội dung cụ thể:

Page 143: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

130

Nộ i dung 1: Tă ng cư ờ ng xây dự ng CSVC&TBĐ T đ áp ứ ng yêu

cầ u phát triể n Đ NGV

CSVC&TBĐT có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng

ĐTNN. Hiện nay, khi thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học thì yêu cầu CSVS

&TBĐT theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá càng có tính cấp thiết. Với đặc thù

ĐTNN, thời gian đào tạo thực hành chiếm thời lƣợng lớn (75%), hoạt động thực

hành kỹ năng trên vật liệu, thiết bị, mô hình là chủ yếu. Đòi hỏi CSVC&TBĐT phải

đủ số lƣợng và hiệu suất sử dụng là tối đa (đặc biệt các chƣơng trình đào tạo trình

độ cao đẳng cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế). Mặt khác để đáp ứng sự

đổi mới phát triển của khoa học công nghệ và tiếp cận thực tiễn lao động sản xuất

thì đòi hỏi thiết bị đào tạo (TBĐT) phải đa dạng, đồng bộ và hệ thống về chủng loại,

chất lƣợng theo hƣớng đạt chuẩn, nên mức đầu tƣ xây dựng CSVC và mua sắm

TBĐT là rất lớn (hơn 100 tỷ đồng/trƣờng). Nhƣng điều kiện ngân sách dành cho

GDNN còn hạn chế, trong khi đó nhu cầu cần đảm bảo điều kiện về CSVC&TBĐT

đáp ứng các yêu cầu đổi mới GDNN là rất lớn. Do vậy, nội dung của giải pháp là:

- Xây dựng các biện pháp đồng bộ nhằm huy động các nguồn lực khác nhau

(của nhà trƣờng, của ngành, cộng đồng DN và của xã hội), bằng nhiều phƣơng thức

khác nhau để tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng CSVC&TBĐT theo danh mục thiết bị tối

thiểu/ngành nghề đào tạo, hƣớng tới: "chuẩn hoá, hiện đại hoá và đồng bộ hóa" đáp

ứng yêu cầu của ĐTNN, tạo thuận lợi cho ĐNGV thực hiện các hoạt động đổi mới

phƣơng pháp đào tạo, góp phần nâng cao chất ĐTNN đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 tầm

nhìn đến 2050, để lựa chọn nội dung ĐTNN theo hƣớng sử dụng và khai thác tài

nguyên bền vững; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý chính xác các chất độc hại

trong ĐTNN; xây dựng cảnh quan môi trƣờng giáo dục an toàn, xanh, sạch, đẹp.

Nội dung 2: Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong nhà trường

liên quan đến GVCĐ và ĐNGVCĐ theo hướng phát triển năng lực của ĐNGVCĐ

Lý luận và thực tiễn khẳng định, trong hoạt động quản lý nhà trƣờng, hiệu

trƣởng (HT) phải tiến hành phân công cho viên chức quyền hạn, chức năng nhiệm

vụ và hƣớng dẫn cho họ thực hiện nhiệm vụ đó. Nên cần thiết phải xây dựng hệ

thống văn bản pháp lý để quản lý đơn vị, bao gồm: các văn bản Luật, Nghị định

Chính phủ, Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ LĐTBXH/Tổng cục GDNN và các văn bản

Page 144: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

131

quản lý nhà trƣờng. Vì vậy, trong lãnh đạo quản lý nhà trƣờng ngoài việc quán triệt

và tổ chức thực hiện đúng các chủ trƣơng, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà

nƣớc, hƣớng dẫn của Ngành còn phải cụ thể hóa thành hệ thống văn bản quản lý:

nội quy, quy định, quy trình, kế hoạch (gọi chung là quy chế). Quy chế là một thể

loại quyết định hành chính, là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển và tự

điều khiển các quá trình hoạt động và hành vi hoạt động của cá nhân vào khuôn

khổ, duy trì trật tự, kỷ cƣơng trƣờng học, nhằm đạt đƣợc mục đích chung của nhà

trƣờng và phù hợp với các quy định của pháp luật. Quy chế là sự thống nhất của tập

thể công chức, viên chức nhà trƣờng đồng thời là sự phân công nhiệm vụ của thủ

trƣởng (HT) cho các thành viên trong nhà trƣờng. Vì vậy mục đích của giải pháp là:

- Bổ sung hoàn thiện môi trƣờng pháp luật nhằm tăng cƣờng hiệu lực các chế

định của GDNN, thiết lập môi trƣờng hành lang pháp lý trong việc điều hành, quản

lý hoạt động ĐTNN và quản lý, phát triển ĐNGVCĐ một cách tốt nhất.

- Thể hiện sự phân cấp, trao quyền, tạo mối quan hệ làm việc; xây dựng sự phối

hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cá nhân, các tổ chức và các bộ phận trong nhà trƣờng.

- Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong nhà trƣờng liên quan

đến quyền và nghĩa vụ của GV đảm bảo: đồng bộ, chi tiết, dân chủ, công khai, minh

bạch, đúng luật định; ĐNGV: được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra" biến

quá trình quản lý thành quá trình tự quản lý thì sẽ tạo môi trƣờng pháp lý đủ sức hấp

dẫn, củng cố đƣợc lòng tin của ĐNGV đối với nhà trƣờng; tạo động lực để ĐNGV

chủ động hăng say, tận tụy, hết lòng phấn đấu đƣa đến chất lƣợng, hiệu quả cao nhất.

Nội dung cụ thể của giải pháp:

- Xác lập đƣợc nội dung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (các quy

chế) liên quan đến công tác phát triển ĐNGV trong nhà trƣờng.

- Thiết lập quy trình xây dựng các quy chế liên quan đến phát triển ĐNGV.

- Xây dựng đƣợc cơ chế phối hợp giữa cá nhân và các tổ chức trong nhà trƣờng.

Nội dung 3: Xây dựng nhà trường thành "tổ chức biết học hỏi"

Triết lý GD thế kỷ XXI đƣợc Hội đồng quốc tế về GD trình bày trong cuốn

“Học tập - một kho báu tiềm ẩn” khẳng định GD là một trong những chìa khoá để

vƣợt qua những thách thức của thế kỷ mới, đƣa nhân loại tiến lên. Triết lý của GD

là lấy việc "học suốt đời” làm nền tảng, dựa trên các mục tiêu tổng quát: “Học để

biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm người” nhằm hƣớng tới

“Xã hội học tập”; trong đó, "học để cùng sống với nhau" là mục tiêu mới đƣợc đặt

Page 145: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

132

ra trong bối cảnh KT-XH mới. Trong giai đoạn hội nhập quốc tế, đòi hỏi ĐTNN

phải phát triển theo đặc trƣng chung của GDNN thế giới với các quan điểm: chuẩn

hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa và quốc tế hóa. Đòi hỏi ngƣời GVCĐ cần có những

NL mới, khả năng làm việc sáng tạo và hiệu quả trong môi trƣờng có tính cạnh

tranh cao. Các yêu cầu về KNN, kiến thức tin học và ngoại ngữ đối với GVCĐ là

cần thiết hơn bao giờ hết. Ngƣời GVCĐ phải nêu gƣơng về "sự học,học suốt đời" để

nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật tri thức thông tin mới để

tự hoàn thiện, nâng cao tay nghề, khẳng định đƣợc vị trí, uy tín của mình, góp phần

đào tạo NNL đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do vậy, nội dung của giải pháp là:

- Thiết lập đƣợc môi trƣờng hỗ trợ học tập an toàn tin tƣởng và chia sẽ lẫn nhau.

- Xây dựng đƣợc các quá trình và thực tiễn học tập cụ thể cho GVCĐ.

3.3.6.3. Cách thức tổ chức thực hiện giải pháp

a) Tăng cường xây dựng CSVC&TBĐT đáp ứng yêu cầu phát triển ĐNGVCĐ

(1) Nâng cao nhận thức của đội ngũ nhà giáo về vai trò và yêu cầu của các điều

kiện đảm bảo chất lƣợng trong việc nâng cao chất lƣợng ĐNGV. Tổ chức tuyên truyền,

phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý tài chính và tài sản của

nhà trƣờng để mỗi CBQL, GV, nhân viên coi việc sử dụng, bảo quản CSVC&TBĐT là

trách nhiệm, là nghĩa vụ của mình. Bồi dƣỡng kiến thức cần thiết về sử dụng CSVC

&TBĐT, tạo điều kiện thuận lợi cho ĐNGV tập huấn nâng cao kỹ năng sử dụng vật tƣ,

vật liệu; cập nhật khoa học, công nghệ mới với phƣơng tiện, thiết bị dạy học hiện đại.

(2) Xây dựng hệ thống CSVC&TBĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung,

phƣơng pháp và nâng cao chất lƣợng ĐTNN; có các biện pháp quản lý tích cực và

hiệu quả: (i) Thành lập phòng Quản trị thiết bị hoặc phòng Đảm bảo chất lƣợng để

tổ chức thực hiện quản lý, bảo trì, bảo dƣỡng, sử dụng hợp lý làm nâng cao hiệu

suất, hiệu quả CSVC&TBĐT, vật tƣ, vật liệu hiện có. (ii) Thƣờng xuyên kiểm tra,

kiểm kê đánh giá tài sản, tình hình sử dụng CSVS &TBĐT. (iii) Xây dựng kế hoạch

cụ thể hóa nội dung, định mức, thời gian, đối tƣợng, biện pháp thực hiện huy động

vật lực, tài lực đáp ứng nhu cầu phát triển ĐNGV, gắn với chiến lƣợc phát triển nhà

trƣờng. (iv) Phát triển hạ tầng và thiết bị công nghệ thông tin (CNTT); xây dựng thƣ

viện điện tử, kết nối hệ thống mạng Internet, số hóa nội dung chƣơng trình, tài liệu,

học liệu; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến (tuyển sinh, tuyển dụng, bài giảng

Page 146: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

133

qua tin nhắn OTT, email và websit); xây dựng hệ thống thiết bị liên thông, linh hoạt

sử dụng chung đáp ứng nhu cầu ĐTNN, tạo điều kiện thuận lợi cho ĐNGV tự học

cập nhật thông tin, kiến thức khoa học và công nghệ mới. (v) Khuyến khích ĐNGV

tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm quản lý, bài

giảng mô phỏng, thí nghiệm/thực hành ảo, đào tạo trực tuyến (e-learning); tổ chức

phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lƣợng ĐTNN trong nhà trƣờng.

(3) Tích cực tham mƣu đề xuất với ngành (Bộ LĐTBXH/Tổng cục GDNN),

với địa phƣơng (UBND tỉnh, Sở, Ngành) đẩy nhanh quá trình đầu tƣ CSVC&TBĐT

chuẩn hóa và đồng bộ hóa theo danh mục thiết bị tối thiểu ngành nghề đào tạo.

Trong đó, nguồn đầu tƣ từ ngân sách của tỉnh và của TW (từ các Dự án ODA, Đề án

đầu tƣ phát triển trƣờng cao đẳng) là chủ yếu. CSVC đảm bảo các quy định theo

Tiêu chuẩn quốc gia (TCNV 92010: 2012) về diện tích tối thiểu so với quy mô đào

tạo; đủ các công trình nhƣ khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành và các

khu phục vụ: thƣ viện, khu thể dục thể thao, ký túc xá, y tế trƣờng, đƣờng sá, sân

vƣờn, cây xanh và hệ thống thiết bị vật tƣ, vật liệu đối với mỗi ngành nghề đào tạo.

(4) Đẩy mạnh công tác xã hội hoá các nguồn lực nhằm phát huy tiềm năng của

xã hội để tăng cƣờng đầu tƣ thiết bị đào tạo (TBĐT) cho các trƣờng cao đẳng và

cùng với nhà trƣờng xây dựng TBĐT đáp ứng yêu cầu ĐTNN: (i) Đẩy mạnh yêu

cầu bảo quản, sử dụng tốt, khai thác triệt để có hiệu quả cao đúng mục đích dạy học

với TBĐT hiện có của nhà trƣờng. Chú trọng phong trào thi đua cải tiến các mô

hình, thiết bị cũ và ứng dụng khoa học kỹ thuật sáng chế làm thiết bị dạy học. (ii)

Thƣờng xuyên đẩy mạnh công tác NCKH trong đội ngũ nhà giáo của nhà trƣờng.

Hằng năm tổ chức các hội thi thiết bị đào tạo tự làm, sáng tạo kỹ thuật đảm bảo chất

lƣợng, thẩm mỹ, tính học thuật. (iii) Đặt hàng NCKH cho ĐNGV, trên cơ sở định

mức NCKH theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để tổ chức cho GV NCKH với

các mức độ khác nhau: cấp bộ môn, cấp khoa, cấp trƣờng, cấp tỉnh; trong đó có các

đề tài nghiên cứu, cải tiến, chế tạo mô hình TBĐT còn thiếu và phục vụ quá trình

ĐTNN. (iv) Tổ chức các hoạt động NCKH ứng dụng cho SV qua việc thực hiện nội

dung đề tài, khóa luận để chế tạo, lắp đặt TBĐT vừa phù hợp yêu cầu kỹ năng thực

hành nghề của SV, vừa tạo ra sản phẩm mô hình, TBĐT còn thiếu phục vụ cho hoạt

động giảng dạy của khoa/tổ bộ môn. (v) Đẩy mạnh phối hợp với DN trong ĐTNN,

Page 147: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

134

bồi dƣỡng KNN, kinh nghiệm quản lý lao động sản xuất; tiếp nhận, chuyển giao

công nghệ mới, TBĐT của DN hỗ trợ góp phần phát triển toàn diện nhà trƣờng.

(5) Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn tài chính, đảm

bảo tiết kiệm, chống lãng phí và đúng nguyên tắc. Cân đối hợp lý các hạng mục cần

chi để ƣu tiên bổ sung CSVC&TBĐT. Kết hợp kiểm tra, đánh giá thi đua khen

thƣởng những GV có thành tích làm tăng chất lƣợng, hiệu quả và kịp thời phê bình,

nhắc nhở những GV không hoàn thành nhiệm vụ hoặc những GV có kết quả thấp.

b) Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong nhà trường liên quan

đến quyền, nghĩa vụ của GV đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ và đúng luật định

(1) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (gọi tắt là quy chế) trong nhà trƣờng

liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của GV và chính sách phát triển ĐNGV, bao gồm

các quy định về tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra, đánh giá, ĐTBD và các chính sách đãi

ngộ phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, ĐNGVCĐ nói riêng cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.1: Danh mục các Quy chế cần cụ thể hóa liên quan phát triển đội ngũ

giảng viên cao đẳng

TT Chính sách Nội dung các qui chế, qui định liên quan

Công tác phát triển ĐNGV

1 Tuyển dụng

1. Kế hoạch chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng

2. Đề án vị trí việc làm hàng năm của nhà trƣờng

3. Phƣơng án tuyển dụng viên chức (GV) hàng năm

2 Sử dụng

1. Điều lệ tổ chức và hoạt động của nhà trƣờng

2. Qui chế tổ chức và hoạt động của Khoa/bộ phận

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của GV, yêu cầu của vị trí việc làm

4. Qui chế chi tiêu nội bộ (từng giai đoạn)/hàng năm

3 Kiểm tra,

đánh giá

1. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm đối với ĐNGV

2. Qui định đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn GVCĐ

3. Qui chế thực hiện dân chủ cơ sở

4. Qui chế thực hiện văn hóa

4 Đào tạo, bồi

dưỡng

1. Qui chế đào tạo, bồi dƣỡng nhà giáo (CBQL, GVCĐ)

2. Kế hoạch ĐTBD đội ngũ nhà giáo (năm học và giai đoạn)

5 Đãi ngộ,

tạo động lực

1. Qui định về các chính sách thu hút, đãi ngộ ĐNGVCĐ

2. Qui định tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm CBQL

Page 148: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

135

phát triển 3. Qui định về thi đua khen thƣởng, kỹ luật

4. Quy định về chế độ nâng lƣơng trƣớc thời hạn

(2) Quy trình xây dựng quy chế theo các bước cơ bản sau:

- Bước 1: Tổ chức xây dựng dự thảo quy chế

+ Thành lập Ban soạn thảo nội dung: Tuỳ theo tính chất và quy mô của các

quy chế để HT thành lập Ban (hoặc tổ tƣ vấn) soạn thảo nội dung; trong đó, HT là

trƣởng ban, các phó HT, trƣởng các đơn vị trực thuộc, trƣởng các tổ chức Đoàn thể,

thành viên Hội đồng trƣờng và một số GV có năng lực, có uy tín làm thành viên.

+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban soạn thảo nội dung (BSTND) đối

với từng phần nội dung của quy chế. BSTND có nhiệm vụ dựa trên các văn bản, quy

định liên quan để xác định rõ mục đích, yêu cầu các nội dung quy chế, giới hạn về

thời gian, thời điểm, đối tƣợng thực hiện để xây dựng nội dung bản dự thảo quy chế.

- Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến góp ý, bổ sung hoàn thiện quy chế

+ Bản dự thảo quy chế đƣợc CBQL, GV, nhân viên thảo luận, góp ý, bổ sung

thông qua sinh hoạt của các đơn vị trực thuộc, các đoàn thể (dƣới sự điều hành của

trƣởng các đơn vi). Nội dung góp ý đƣợc tổng hợp bằng văn bản, BSTND tiếp nhận,

bổ sung hoàn thiện nội dung sau khi thống nhất các ý kiến của tập thể BSTND.

+ BSTND báo cáo, giải trình những vấn đề bổ sung và thông qua nội dung quy chế.

- Bước 3: Công bố quy chế và tổ chức thực hiện

+ Ra quyết định ban hành Quy chế: Sau khi quy chế đã đƣợc Hội đồng lãnh

đạo thông qua, HT ký quyết định ban hành quy chế và công bố công khai tại cuộc

họp Hội đồng lãnh đạo của nhà trƣờng hoặc trên wbebsite trƣờng trong thời gian

gần nhất. Quyết định phải đảm bảo các yêu cầu hợp pháp về nội dung, thủ tục và thể

thức văn bản quy định. Quy chế và Quyết định ban hành quy chế, đƣợc lƣu trữ và

in, sao gửi đến các đơn vị trực thuộc, các đoàn thể trong nhà trƣờng để thực hiện.

+ Quản lý việc tổ chức hƣớng dẫn thực hiện quy chế: Ngay sau khi quy chế

đƣợc ban hành, HT phải tổ chức thực hiện một cách kịp thời và quản lý quá trình

thực hiện quy chế. Cần tạo ra các phong trào thi đua và vận động, tổ chức lực lƣợng

hƣởng ứng một cách có chất lƣợng - hiệu quả cao nhất. Kết hợp các phong trào thi

đua của các tổ chức Đảng bộ, Chi bộ, các tổ chức Đoàn thể trong nhà trƣờng.

- Bước 4: Kiểm tra, đánh giá, tổng kết, bổ sung hoàn thiện quy chế

Thành lập Ban thi đua của nhà trƣờng, với thành phần HT làm trƣởng ban, chủ

Page 149: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

136

tịch Công đoàn là phó ban trực, các phó HT làm phó ban, trƣởng các đoàn thể và

trƣởng các khoa/đơn vị trực thuộc làm thành viên. Thƣờng xuyên tổ chức công tác

thi đua, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các lĩnh vực, các hoạt động của nhà

trƣờng (trong đó có kiểm tra, đánh giá, tổng kết, bổ sung hoàn thiện quy chế).

(3) Xây dựng cơ cấu tổ chức đảm bảo sự đồng bộ, bao gồm: Hội đồng trƣờng;

hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng; các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ; các

khoa, bộ môn trực thuộc khoa; các hội đồng tƣ vấn, hội đồng khoa; phân hiệu; các

tổ chức NCKH và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ [16]. Tổ chức

Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên) và tổ chức xã hội

(Hội cựu chiến binh, Ban nữ công, Hội cựu Giáo chức) hoạt động theo đúng quy

định. Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng uỷ đối với mọi hoạt động của nhà

trƣờng và các tổ chức Đoàn thể. Xây dựng bộ máy đội ngũ lãnh đạo, quản lý đủ số

lƣợng, cơ cấu hợp lý, đạt các tiêu chuẩn ngƣời CBQL, có năng lực, bản lĩnh, quyết

đoán, tinh thần đổi mới, sáng tạo và hiệu quả trong chỉ đạo điều hành các hoạt động

đơn vị. Lấy kết quả lãnh đạo, quản lý đơn vị để đánh giá thi đua đối với CBQL.

(4) Cụ thể hóa cơ chế, chính sách đãi ngộ tạo động lực cho ĐNGV phát triển.

Cơ chế, chính sách là tổng hợp các chế độ, chính sách, các văn bản pháp lý, các

nguyên tắc, phƣơng thức hoạt động, trở thành những công cụ, phƣơng tiện quản lý

của chủ thể quản lý (HT) tới khách thể quản lý (ĐNGVCĐ) nhằm thực hiện đúng

quan điểm, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc. Cơ chế, chính sách hợp lý làm phát triển

tiềm năng của đơn vị, làm cho ĐNGV trở nên năng động, tạo nên "hiệu ứng của tổ

chức", làm cho sức mạnh của GV và tổ chức đƣợc nâng lên nhiều lần. Ngƣợc lại

sức mạnh sẽ yếu đi nếu cơ chế bất hợp lý. Việc cụ thể hóa cơ chế, chính sách phát

triển ĐNGV sẽ là kim chỉ nam, thống nhất ý chí và hành động của cá nhân và tập

thể, tạo động lực cho ĐNGV làm việc tốt hơn, đƣa đến chất lƣợng đào tạo cao hơn.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trƣờng: (i) Xây dựng

cơ chế quản lý bên trong nhà trƣờng thực hiện theo đúng nội dung Điều lệ tổ chức

và hoạt động trƣờng cao đẳng (Ban hành theo Thông tƣ 46/2016/TTBLĐTBXH).

(ii) Đảm bảo các cơ chế phối hợp trong nhà trƣờng theo phƣơng châm: “Đảng lãnh

đạo - Nhà nƣớc quản lý - Nhân dân làm chủ”; đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của tổ

chức Đảng; tuân thủ nguyên tắc “Tập trung dân chủ”, “Tập thể lãnh đạo, cá nhân

điều hành phụ trách”, phát huy dân chủ tập thể của nhà giáo đồng thời có quy chế

Page 150: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

137

phân cấp, trao quyền, trách nhiệm phối hợp, quan hệ làm việc giữa cá nhân và tập

thể hợp lý cho từng đối tƣợng. (iii) Cụ thể hóa chức năng nhiệm vụ của Hội đồng

trƣờng, Hội đồng khoa và phân công nhiệm vụ giữa các thành viên Ban giám hiệu,

CBQL; Qui chế phối hợp giữa Ban chấp hành Công đoàn với Hiệu trƣởng; Cơ chế

làm việc giữa HT với các thành viên của Hội đồng trƣờng; thể hiện vai trò, giám

sát, phản biện, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động đồng thời tổ chức

các phong trào hƣởng ứng thi đua của tổ chức Công đoàn nhà trƣờng. Trong đó:

+ Đảng ủy/Chi ủy tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

trong nhà trƣờng; phối hợp Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh để

tổ chức có chất lƣợng các hoạt động học tập, quán triệt nghị quyết, nói chuyện thời sự,

báo cáo các chuyên đề nhằm cập nhật thông tin chính trị - xã hội cho ĐNGV. Ban hành

kịp thời các Nghị quyết định kỳ, chuyên đề; trong đó đặc biệt về công tác chính trị tƣ

tƣởng, công tác tổ chức cán bộ, công tác giám sát, kiểm tra của Đảng, công tác xây

dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh nhằm định hƣớng tƣ tƣởng chính trị, thực

hiện lãnh đạo chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động của nhà trƣờng.

+ Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể (Công đoàn và Đoàn thanh niên, Hội

cựu chiến binh, Ban Nữ công) căn cứ vào quy chế thực hiện dân chủ theo Nghị định

số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ

quan hành chính nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập để xây dựng cơ chế phối

hợp và mối quan hệ công tác. Định kỳ tổ chức kỳ họp liên tịch giữa Đảng ủy, Ban

giám hiệu, các tổ chức đoàn thể để có các Nghị quyết thực hiện, tạo điều kiện thuận

lợi cho các tổ chức đoàn thể hoạt động tốt, hoàn thành các kế hoạch của nhà trƣờng.

+ HT với vai trò biến nghị quyết và chủ trƣơng của Đảng ủy/Hội đồng trƣờng,

thành ý nguyện và nhiệt tình tham gia của toàn thể CBCC trong nhà trƣờng.

+ Tổ chức các hội nghị liên tịch với các lực lƣợng GD ngoài nhà trƣờng để có

nghị quyết chung về sự phối kết hợp để phát triển sự nghiệp GDNN của các trƣờng.

- Cụ thể hóa chính sách đãi ngộ tạo động lực cho ĐNGV phát triển: Hiện nay,

đời sống GV đã đƣợc nhà nƣớc quan tâm và có cải thiện nhiều hơn trƣớc. Song vẫn

còn những bấp cập nhất định nhƣ: phụ cấp ƣu đãi nghề nghiệp còn quá thấp; chƣa

đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động đối với GV dạy tích hợp, thực

hành; chế độ phụ cấp chức vụ của CBQL chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ. Chính

sách tiền lƣơng hiện hành với mức lƣơng hiện nay (GV tốt nghiệp đại học: 3,3 triệu

Page 151: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

138

đồng/tháng/GV) chƣa tƣơng xứng với công việc, chƣa đảm bảo cuộc sống để nhà

giáo GDNN (GVCĐ) toàn tâm, toàn trí vì sự nghiệp GDNN. Cần thiết phải xây

dựng chế độ tiền lƣơng mới đối với nhà giáo trên cơ sở của Nghị định 16/2015/NĐ

- CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ các đơn vị sự

nghiệp công lập để thực hiện khoán quỹ lƣơng và nhân sự cho nhà trƣờng tự chủ,

việc trả lƣơng đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở trình độ kiến thức và khả năng chất

lƣợng, hiệu quả làm việc của GV. Chế độ phụ cấp đặc thù phải có đủ sức thu hút,

khuyến khích ngƣời giỏi theo học ngành sƣ phạm (quy định tại Điều 27, Luật GD

2009 và Nghị quyết TW 2, khoá VIII cũng chỉ rõ: “Có chính sách thu hút học sinh

giỏi vào ngành sư phạm”. Do vậy, cần nghiên cứu để thay đổi cải tiến chính sách về

tiền lƣơng và các chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý hơn đối với đội ngũ GVCĐ; đặc

biệt hỗ trợ về thời gian và kinh phí để đội ngũ GVCĐ tham gia học tập, ĐTBD nâng

cao NL theo các tiêu chuẩn mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN là rất cần thiết.

- Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đãi ngộ của Đảng - Nhà

nƣớc đối với GV nhƣ tiền lƣơng, thƣởng, phụ cấp nhà giáo, phụ cấp thâm niên, phụ

cấp đặc thù, giờ làm thêm, chế độ nghỉ lễ, tết, nghỉ phép, ốm đau, thai sản; chính

sách về tuyển dụng, sử dụng, ĐTBD, đề bạt bổ nhiệm, thăng chức, khen thƣởng;...

- Có chính sách gắn đãi ngộ với kết quả thực hiện công việc, động viên kịp

thời GV nhƣ: (i) Nâng lƣơng trƣớc kỳ hạn đối với những GV có thành tích xuất sắc

trong công tác hoặc đạt kết quả cao trong học tập và đủ các điều kiện (hiện nay chỉ

10% tổng số CBCC). (ii) Tổ chức kịp thời các kỳ xét chuyển hạng chức danh GV

chính, GV cao cấp cho GV (mỗi năm nên xét chuyển hai kỳ). (iii) Hỗ trợ kinh phí

cho GV đi ĐTBD trong nƣớc, ngoài nƣớc. (iv) Có chính sách thu hút đối với GV

đạt trình độ thạc sỹ, tiến sỹ. (v) Xây dựng nguồn kinh phí dành cho quỹ khen

thƣởng (ngoài định mức khen thƣởng của nhà nƣớc quy định còn có các nguồn

khác) để khen thƣởng kịp thời tạo nên động lực phấn đấu cho ĐNGV. Thƣờng

xuyên quan tâm nâng cao đời sống, tăng thu nhập chính đáng cho ĐNGV; tăng

cƣờng hợp tác liên kết giữa các trƣờng để mở rộng quy mô, phạm vi cho GV hoạt

động giảng dạy, NCKH, dịch vụ, phù hợp với chức năng của đơn vị, nhằm tạo điều

kiện cho họ phát triển NL GV đồng thời góp phần phát triển cộng đồng xã hội.

- Phát triển đồng bộ hóa các yếu tố đảm bảo chất lƣợng (theo Nghị định số

143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 về Quy định điều kiện đầu tƣ và hoạt động trong

lĩnh vực GDNN) tạo điều kiện cho ĐNGV thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ đƣợc

Page 152: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

139

giao: Đảm bảo chất lƣợng HSSV đầu vào, chất lƣợng CSVC&TBĐT theo hƣớng

chuẩn hóa, hiện đại hóa và đồng bộ hóa theo danh mục thiết bị tối thiểu; nội dung,

chƣơng trình đào tạo đƣợc bổ sung theo hƣớng phát triển NL ngƣời học; chất lƣợng

đào tạo đầu ra (HSSV ra trƣờng) đạt chuẩn theo cấp độ đào tạo đáp ứng yêu cầu của

xã hội; CNTT đƣợc tăng cƣờng hiện đại hóa đáp ứng sự phát triển của CMCN 4.0.

c) Xây dự ng nhà trư ờ ng thành "tổ chứ c biế t họ c hỏ i", Đ NGV

"biế t họ c tậ p suố t đ ờ i"

(1) Thiết lập đƣợc môi trƣờng hỗ trợ học tập an toàn, tin tƣởng và chia sẽ lẫn

nhau, môi trƣờng làm việc hiệu quả và đồng thuận cao, bằng cách: (i) Phát huy sức

mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn thể CCVC trong nhà trƣờng, sự thống

nhất giữa Đảng bộ, nhà trƣờng và các tổ chức đoàn thể. (ii) Tạo bầu không khí làm

việc thân thiện, môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh, phát huy truyền thống của nhà

trƣờng; xây dựng tinh thần đoàn kết, tƣơng thân tƣơng ái giúp đỡ lẫn nhau để hoàn

thành nhiệm vụ; phong cách dân chủ, công khai, minh bạch, các chủ trƣơng kế

hoạch đƣợc đƣa ra đều có sự bàn bạc cụ thể của tập thể lãnh đạo. HT phải là ngƣời

gƣơng mẫu, có uy tín, nói đi đối với làm, nhìn xa, trông rộng, quyết đoán, dám nghĩ,

dám làm, dám chịu trách nhiệm. (iii) Tạo môi trƣờng pháp lý trong nhà trƣờng bằng

các biện pháp giáo dục ý thức thi hành pháp luật cho CBCC, hƣớng mọi ngƣời vào

thực hiện và làm theo pháp luật; tạo hành lang pháp lý trong quản lý hành chính,

chuyên môn, nghiệp vụ bằng các văn bản, quy chế của nhà trƣờng. (iv) Gần gũi lắng

nghe ý kiến GV, phát huy vai trò chủ động, tích cực của GV, thực hiện tốt chủ

trƣơng dân chủ hóa trƣờng học. (v) Thiết lập môi trƣờng hỗ trợ học tập an toàn, tin

tƣởng và chia sẻ” lẫn nhau; nhà trƣờng thành “tổ chức biết học hỏi”: GV trẻ đƣợc

dành thêm thời gian cho họ nghiên cứu chƣơng trình, soạn giáo án, tham gia nhiều

các hoạt động chuyên môn nhƣ dự giờ các GV giỏi để học tập kinh nghiệm; tham

gia các hội thảo khoa học, các buổi seminar, báo cáo chuyên đề; đƣợc hỗ trợ

"Metoring" từ đội ngũ CBQL và GV cốt cán. GV lớn tuổi và có chuyên môn tốt thì

phân công làm GV cốt cán trong các hoạt động chuyên môn, cố vấn, hƣớng dẫn

truyền đạt kinh nghiệm ĐTNN, quản lý giáo dục SV, NVSP, KNN cho ĐNGV trẻ.

Tạo môi trƣờng GD lành mạnh, ĐNGV làm việc năng động, sáng tạo và hiệu quả.

(2) Tăng cường sự hợp tác, liên kết trong phát triển ĐNGVCĐ. Bằng các biện

pháp đẩy mạnh phát triển mối quan hệ gắn kết giữa "4 nhà": nhà trƣờng, nhà DN,

Page 153: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

140

nhà giáo (GVCĐ) và nhà khoa học trong ĐTBD phát triển ĐNGVCĐ: (i) Tăng

cường sự gắn kết giữa nhà trường và DN để phát triển ĐNGV. DN đƣợc hiểu là bao

gồm: Các Hiệp hội nghề nghiệp, các nhà tuyển dụng lao động, các DN sản xuất,

kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là DN). Điều 51 và Điều 52 của Luật GDNN đã quy

định về trách nhiệm, nhiệm vụ của các DN tham gia vào công tác đào tạo nói chung

và ĐTNN nói riêng. Đây là cơ sở pháp lý để các trƣờng cao đẳng tăng cƣờng hợp

tác với các DN. Tăng cƣờng hợp tác giữa nhà trƣờng với DN (hoạt động sản xuất

cùng ngành nghề) để khai thác và tận dụng thế mạnh của DN về sự đa dạng, đồng

bộ thiết bị hiện đại, cập nhật kịp thời tiến bộ khoa học, có đội ngũ chuyên gia kỹ

thuật công nghệ cao cùng NCKH, bồi dƣỡng KNN và chuyển giao công nghệ cho

ĐNGV. Hằng năm, GV đăng ký kế hoạch học tập, bồi dƣỡng tại các DN, nhà

trƣờng xây dựng các kế hoạch phối hợp giữa nhà trƣờng với DN để định kỳ tổ chức

cho GV đi học tập 4 tuần tại DN hoặc cùng đợt thực tâp lao động sản xuất của

HSSV. GV vừa học tập kinh nghiệm thực tiễn, vừa quản lí hoạt động thực tập của

HSSV tại DN. Cuối đợt đi thực tế, GV báo cáo bằng văn bản về kiến thức, kỹ năng,

công nghệ mới và kinh nghiệm thực tiễn học tập đƣợc; đề xuất với khoa/nhà trƣờng

trong việc cải tiến thiết bị mô hình, điều chỉnh bổ sung (tăng, giảm) đổi mới nội

dung kiến thức modul/môn học cụ thể để chƣơng trình ĐTNN sát với thực tiễn lao

động sản xuất. (ii) Tăng cường hợp tác với các trường cao đẳng, đại học SPKT để

phát triển ĐNGVCĐ. Lựa chọn các trƣờng có thế mạnh về thiết bị công nghệ, uy

tín, chất lƣợng và phù hợp với ngành nghề đào tạo để thực hiện công tác ĐTBD

nâng cao KNN, NVSP, ngoại ngữ, CNTT, công tác quản trị nhà trƣờng tƣơng ứng

với NL từng nhóm đối tƣợng theo mỗi ngành nghề và nhu cầu GV đáp ứng chuẩn

hóa. Tổ chức các lớp bồi dƣỡng tại cơ sở liên kết (cử GV đi đào tạo sau đại học tại

các trƣờng đại học) và bồi dƣỡng tại nhà trƣờng. Vận dụng linh hoạt nội dung Công

văn số 1761/BGDĐT - GDĐH về việc hƣớng dẫn thực hiện Khoản 2, Điều 23, Quy

chế đào tạo trình độ thạc sĩ để hợp tác với các trƣờng đại học, học viện tổ chức đào

tạo “tại chỗ” trình độ sau đại học, tạo điều kiện cho đội ngũ GVCĐ vừa học tập

nâng cao trình độ vừa đảm bảo thời gian công tác, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao,

đáp ứng yêu cầu phát triển các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên. (iii) Xây dựng cơ

chế phối hợp các lực lượng liên quan ĐTNN trong và ngoài trường để phát triển

ĐNGV. Tăng cƣờng hợp tác giữa nhà trƣờng với các cơ quan quản lí khoa học kỹ

thuật của tỉnh (Sở Khoa học công nghệ, Sở Công thƣơng, Liên hiệp các Hội khoa

Page 154: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

141

học kỹ thuật, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh,...) tạo sự đồng bộ để phát triển nhà

trƣờng. (iv) Tăng cường hợp tác giữa đội ngũ nhà giáo (GVCĐ) các trường cao

đẳng với đội ngũ nhà khoa học, nhà quản lí DN (có trình độ chuyên môn, kỹ năng

nghề, kinh nghiệm quản lý và đã thành công trong thực tiễn ĐTNN) để tổ chức các

hội thảo trao đổi học thuật về đổi mới khoa học kỹ thuật - công nghệ, chia sẻ thông

tin, ý tƣởng NCKH, sáng tạo kỹ thuật cho ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên; tổ chức

góp ý, phản biện, đánh giá nghiệm thu các đề tài NCKH, sáng tạo kỹ thuật, sáng

kiến kinh nghiệm do ĐNGV nhà trƣờng thực hiện hằng năm. (v) Tăng cường mở

rộng các Dự án hợp tác quốc tế trong ĐTBD đội ngũ GVCĐ vùng Tây Nguyên.

(3) Xây dựng văn hóa tổ chức, văn hóa chất lượng trong nhà trường, nhà

trường là "tổ chức biết học hỏi" và ĐNGV biết “học tập suốt đời”: (i) Tổ chức quán

triệt và thực hiện có hiệu quả các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, các

quy định của ngành và các quy chế của trƣờng đã ban hành. (ii) Xây dựng cảnh

quan, môi trƣờng sƣ phạm có tính giáo dục cao, thể hiện từ cách ứng xử, giao tiếp

có văn hóa, phong cách làm việc dân chủ, khoa học, tận tụy, say mê sáng tạo, chia

sẻ và có trách nhiệm cao của đội ngũ nhà giáo đến cách thức tổ chức các nghi thức,

các hoạt động tập thể, không gian cảnh quan của trƣờng lớp, các khẩu hiệu, các tuyên

bố về sứ mệnh, tầm nhìn, hệ giá trị có tính giáo dục cao. (iii) Phối hợp các tổ chức

đoàn thể để đẩy mạnh việc thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm

gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với các phong trào "Thi đua yêu nƣớc" trong nhà

trƣờng. (iv) Xây dựng bộ máy tinh gọn, làm việc năng động, sáng tạo và hiệu quả;

môi trƣờng làm việc đạt chuẩn hóa, hiện đại hóa và có văn hóa học thuật. (v) Tạo

điều kiện thuận lợi để ĐNGVCĐ tham gia các đề tài, đề án cấp tỉnh, cấp quốc gia về

NCKH, sáng tạo kỹ thuật hoặc đƣợc tham gia các hội thảo, các buổi seminer, các hội

thi; đƣợc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của địa phƣơng để rèn luyện, phát

triển hoàn thiện các kỹ năng mềm, NL chuyên môn, khả năng tƣ duy chính trị - xã hội

trong hoạt động ĐTNN; xây dựng nhà trƣờng theo các tiêu chí của "tổ chức biết học

hỏi" và ĐNGV biết "học tập suốt đời", góp phần phát triển "xã hội học tập".

(4) Tạo cơ hội thăng tiến cho GV: Thực hiện đồng bộ các nội dung phát triển

ĐNGV từ tuyển dụng, sử dụng (đúng ngƣời, đúng việc, phát huy năng lực, sở

trƣờng, cũng nhƣ khắc phục hạn chế yếu kém của mỗi GV) đến đánh giá, phân loại,

đào tạo, bồi dƣỡng, thi đua (vinh danh, khen thƣởng, kỹ luật GV). Gắn với các

Page 155: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

142

chính sách đề bạt, bổ nhiệm luân chuyển hợp lý, tạo thêm cơ hội thăng tiến về

chuyên môn và chức vụ quản lý, góp phần tăng động lực làm việc cho ĐNGV.

(5) Chăm lo cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ĐNGV.

Xây dựng đơn vị có phong trào thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ vũng mạnh; tích

cực tham gia các hoạt động do Công đoàn tỉnh tổ chức với chất lƣợng cao; có các

hoạt động giao lƣu, học tập kinh nghiệm tạo bầu không khí vui tƣơi, phấn khởi

trong ĐNGV. Tích cực tham mƣu với UBND tỉnh để có chính sách thu hút nhƣ: xây

dựng nhà ở công vụ cho nhà giáo nói chung, GVCĐ nói riêng (kết hợp ở trong Ký

túc xá SV) hoặc xây dựng quy hoạch khu định cƣ GV, xây dựng Dự án nhà ở xã hội

cho GV mua trả dần (đặc biệt với GV trẻ) giúp GV an tâm, ổn định công tác, tạo

động lực cho mỗi cá nhân phát huy hết tiềm năng của mình, gắn bó cộng đồng

thành tập thể sƣ phạm thống nhất, phấn đấu vì mục tiêu của sự nghiệp GDNN.

3.3.6.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Tính tự chủ của nhà trƣờng đƣợc thực hiện; có sự lãnh đạo - quản lý đồng bộ

của tổ chức Đảng (Đảng bộ), nhà trƣờng (ban giám hiệu) và các tổ chức đoàn thể;

ĐNGV đƣợc nâng cao nhận thức và hành động, chủ động, tích cực nâng cao chất

lƣợng nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển sự nghiệp GDNN hiện nay.

- Môi trƣờng làm việc thƣờng xuyên đƣợc đổi mới, mở rộng quy mô, phạm vi

ĐTNN; đội ngũ CBQL đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, gƣơng sáng về "học tập suốt

đời", biết tạo thời cơ, thách thức, động lực, định hƣớng mới và đủ khả năng để dẫn

dắt, điều phối quá trình hoạt động hƣớng đến đạt mục tiêu chung của nhà trƣờng.

3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp

Các giải pháp 1 đến 5 là các điều kiện cần, giải pháp 6 là điều kiện đủ; trong đó:

- Giải pháp 1: Bổ sung hoàn thiện Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ là giải pháp then

chốt, có vai trò quan trọng định hƣớng mục tiêu của nội dung 5 giải pháp còn lại.

- Giải pháp 2: Quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGVCĐ gắn quy hoạch phát

triển NNL và quy hoạch phát triển KT - XH vùng Tây Nguyên làm cơ sở định

hƣớng mục tiêu quản lý để triển khai thực hiện các giải pháp khác có hiệu quả cao.

- Giải pháp 3: Đổi mới và năng cao chất lƣợng công tác tuyển dụng, sử dụng,

kiểm tra, đánh giá ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL nhằm tạo sự thích ứng kịp thời với cơ

chế, chính sách và tạo động lực phát triển ĐNGVCĐ đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN.

Page 156: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

143

- Giải pháp 4: Xây dựng kế hoạch và tổ chức ĐTBD nâng cao NL cho ĐNGV

các trƣờng cao đẳng nhằm bổ sung kịp thời các NL còn thiếu và yếu của GVCĐ.

- Giải pháp 5: Xây dựng mạng lƣới ĐNGVCĐ giỏi tại vùng Tây Nguyên, là giải

pháp liên kết toàn vùng để phát huy NL "sở trƣờng" của mỗi trƣờng, bổ sung thiết hụt

của nhau khi có nhu cầu ĐTNN, tạo sức mạnh của hệ thống đáp ứng với nhu cầu đa

dạng ngành, nghề và đào tạo nhân lực chất lƣợng cao của vùng Tây Nguyên.

- Giải pháp 6: Xây dựng môi trƣờng thuận lợi tạo động lực phát triển ĐNGV,

là điều kiện đủ quyết định tạo sự phát triển hoàn thiện phẩm chất và NL của

ĐNGVCĐ đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN.

Nhƣ vậy, 16 hoạt động quản lý của 06 giải pháp phát triển ĐNGV các trƣờng

cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận NL có mối quan hệ hữu cơ với nhau, có

tác dụng bổ trợ, thống nhất với nhau trong một hệ thống. Giải pháp này vừa là cơ

sở, vừa là điều kiện, vừa là hiệu quả cho giải pháp khác thực hiện tốt hơn và thúc

đẩy hiệu quả cả hệ thống. Việc kết hợp đồng bộ 06 giải pháp trên sẽ tác động tới

tất cả các yếu tố từ các chủ thể quản lý, các khâu bƣớc của quy trình quản lý phát

triển ĐNGVCĐ đến các đối tƣợng quản lý (GVCĐ) và môi trƣờng tạo động lực

làm cho ĐNGVCĐ phát triển bền vững đƣa đến kết quả là chất lƣợng ĐTNN các

trƣờng cao đẳng đƣợc nâng cao, đáp ứng các yêu cầu đổi mới GDNN hiện nay.

Sơ đồ 3.2: Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng vùng

Tây Nguyên theo tiếp cận năng lực

3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp và thử nghiệm

5. Thiết lập mạng

lƣới GVCĐ giỏi

của vùng

2. Quy hoạch, kế

hoạch phát triển

ĐNGV theo TCNL

4. ĐTBD ĐNGV

theo TCNL

6. Môi trƣờng thuận lợi

phát triển NL ĐNGV

1. Hoàn thiện Chuẩn

GVCĐ

3. Tuyển dụng, sử dụng

theo TCNL

Phát triển

ĐNGVCĐ

theo TCNL

năng lực

Page 157: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

144

3.5.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp

Ngƣời nghiên cứu trƣng cầu ý kiến qua 2 hình thức: Trao đổi, phỏng vấn trực

tiếp và dùng Phiếu hỏi về tính cấp thiết, tính khả thi của 6 giải pháp của chủ thể quản

lý trƣờng cao đẳng, với 4 mức độ đánh giá từ cao đến thấp: Rất cấp thiết (RCT), cấp

thiết (CT), ít cấp thiếp (ICT), không cấp thiết (KCT) hoặc rất khả thi (RKT), khả thi

(KT), ít khả thi (IKT), không khả thi (KKT) tƣơng ứng với số điểm từ 4,0 ÷ 1,0 điểm.

- Đối tượng trưng cầu ý kiến

+ Các nhà khoa học, chuyên gia quản lý GDĐT&GDNN: Tổng số 20 ngƣời.

+ CBQL trƣờng cao đẳng (cao đẳng kỹ thuật - công nghệ): Tổng 106 ngƣời).

+ ĐNGV các trƣờng cao đẳng (cao đẳng kỹ thuật - công nghệ): 312 ngƣời.

- Quá trình trưng cầu ý kiến

+ Vòng 1: Trao đổi, phỏng vấn trực tiếp các nhà khoa học - chuyên gia QLGD

của Trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, Học viện Quản lý Giáo dục, Học viện

GDNN, Cán bộ hƣớng dẫn khoa học để hoàn thiện nội dung Phiếu hỏi (20 ngƣời).

+ Vòng 2: Trƣng cầu ý kiến qua phiếu hỏi đối với CBQL (HT/phó HT,

trƣởng/phó khoa, phòng; trƣởng/phó bộ môn) và GVCĐ vùng Tây Nguyên về tính

CT, tính KT của 6 giải pháp nêu trong Luận án (số phiếu: CBQL phát ra 116, cho ý

kiến 106 (đạt 91,4%); GVCĐ phát ra 330, cho ý kiến 312 (đạt 94,5%).

- Kết quả khảo nghiệm ý kiến của CBQL, GV đánh giá về tính CT và tính KT

của 6 giải pháp tác giả đề xuất đƣợc mô tả bằng Biểu đồ 3.5 nhƣ sau:

Biểu đồ 3.1: Kết quả trƣng cầu ý kiến tính CT và tính KT các giải pháp đề xuất

Phân tích, đánh giá kết quả trưng cầu ý kiến

Page 158: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

145

Căn cứ số liệu thống kê ý kiến trƣng cầu để tính điểm trung bình ( ) về tính

cấp thiết và tính khả thi của 6 giải pháp, số điểm thuộc các mức đánh giá: (1) 1≤

≤ 1.75 là mức không cấp thiết/không khả thi; (2) 1.75 < ≤2.5 là mức ICT/IKT; (3)

2.5 < ≤3.25 là mức CT/KT; (4) 3.25< ≤4.0 là mức rất CT/rất KT.

Từ kết quả trƣng cầu ý kiến vòng 1 và vòng 2 (Phụ lục 3.6 và Phụ lục 3.7) để

nhận xét về tính cấp thiết và tính khả thi của 6 giải pháp đề xuất cụ thể nhƣ sau:

a) Đánh giá về tính cấp thiết của các giải pháp đề xuất

- 6/6 giải pháp tác giả đề xuất đều đƣợc CBQL và GV đánh giá ở mức RCT và

CT với tỷ lệ cao (từ 85,4 ÷ 95,2% ý kiến đánh giá), không có ý kiến nào xem là

KCT; còn 4,8 ÷ 14,6% ý kiến cho rằng giải pháp IKT. Tham khảo ý kiến của CBQL

và GV thì họ cho rằng kết quả còn phụ thuộc các điều kiện khách quan; trong đó:

+ Giải pháp 4: Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV và CBQL các trƣờng cao

đẳng theo tiếp cận NL đƣợc CBQL và GV đánh giá với số điểm X tính cấp thiết là

cao nhất (3,61 và 3,75 điểm), xếp vị thứ 1/6 giải pháp; trong đó có 395/438 ý kiến

(chiếm 95,2%) cho rằng nội dung của giải pháp có tính RCT và CT (60,3% RCT).

+ Giải pháp 3: Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra, đánh giá

ĐNGV theo tiếp cận NL, có kết quả CBQL, GV đánh giá tính cấp thiết với số điểm

trung bình X (lần lƣợt là 3,15 và 3,40 điểm), xếp vị thứ 6/6 giải pháp, nhƣng có tới

85,4% ý kiến cho rằng giải pháp có tính RCT và CT (50% RCT).

- Tính cấp thiết của các giải pháp (GP) xếp theo thứ tự giảm dần là: (GP4) Tổ

chức ĐTBD đội ngũ GVCĐ theo tiếp cận NL; (GP1) Tổ chức bổ sung hoàn thiện

Chuẩn GVCĐ theo tiếp cận NL; (GP6) Xây dựng môi trƣờng tạo động lực phát

triển ĐNGVCĐ; (GP5) Thiết lập mạng lƣới ĐNGVCĐ giỏi của vùng Tây Nguyên;

(GP2) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL; (GP3)

Đổi mới tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra và đánh giá GVCĐ theo tiếp cận NL.

b) Đánh giá về tính khả thi của các giải pháp đề xuất

- 06/6 giải pháp tác giả đề xuất đều đƣợc CBQL và GV đánh giá ở mức RKT

và CT với tỷ lệ cao (82,6 ÷ 93,2%); không có ý kiến nào cho là KKT. Trong đó:

+ Giải pháp 6: Xây dựng môi trƣờng tạo động lực phát triển ĐNGV đƣợc

CBQL và GV đánh giá với số điểm X của tính khả thi là cao nhất (lần lƣợt là 3,52

Page 159: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

146

và 3,56/4,0 điểm), xếp vị thứ 1/6 giải pháp; trong đó 408/438 ý kiến (chiếm 93,2%)

cho rằng nội dung của giải pháp có tính RKT và KT (có 271/438 ý kiến RKT).

+ Giải pháp 2: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV các trƣờng cao

đẳng theo tiếp cận NL, có kết quả CBQL và GV đánh giá với số điểm X của tính khả

thi là thấp nhất (3,10 và 3,21 điểm), xếp vị thứ 6/6 giải pháp; trong đó 362/438 ngƣời

(chiếm 82,6%) ý kiến cho rằng nội dung của giải pháp có tính RKT và KT.

- Tính khả thi của 6 giải pháp (GP) xếp theo thứ tự giảm dần là: (GP6) Xây

dựng môi trƣờng tạo động lực phát triển ĐNGVCĐ; (GP1) Tổ chức bổ sung hoàn

thiện Chuẩn GVCĐ theo tiếp cận NL; (GP4) Tổ chức ĐTBD nâng cao NL cho đội

ngũ GVCĐ; (GP5) Hình thành mạng lƣới ĐNGVCĐ giỏi vùng Tây Nguyên; (GP3)

Đổi mới tuyển dụng và sử dụng; kiểm tra và đánh giá GVCĐ theo tiếp cận NL;

(GP2) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL.

Nhƣ vậy, từ kết quả trƣng cầu ý kiến của CBQL, ĐNGV các trƣờng cao đẳng

vùng Tây Nguyên đánh giá về tính CT và tính KT của 6 giải pháp đề xuất cho thấy:

(1) So với mức điểm trung bình tối đa là 4 điểm thì có 5/6 giải pháp đạt X = 3,25 ÷

3,85 điểm (thuộc mức rất CT và rất KT: 3.25< X ≤4.0) và 01/6 giải pháp có X =

3,10/4.0 điểm (thuộc khoảng mức CT/KT). (2) Tuy kết quả đánh giá về tính khả thi

(RKT và KT chiếm 88,0%) thấp hơn đánh giá về tính cấp thiết (RCT và CT chiếm

91,0%) nhƣng sự chênh lệch không đáng kể (3%), khẳng định cả 6 giải pháp đề xuất

đều có tính cấp thiết, tính khả thi cao và có thể triển khai đồng bộ các giải pháp này

trong thực tiễn phát triển ĐNGV các trƣờng cao đẳng trong giai đoạn hiện nay.

3.5.2. Thử nghiệm

Do điều kiện nghiên cứu hạn chế, nên Luận án chỉ tiến hành thử nghiệm 02 nội

dung: (1) Bổ sung hoàn thiện Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ; (2) Đánh giá, xếp loại GV

theo Chuẩn GVCĐ theo quy trình 4 bƣớc tác giả đề xuất (nội dung của giải pháp 4).

3.5.2.1. Mục đích thử nghiệm

- Khẳng định vai trò quan trọng của Chuẩn GVCĐ đối với quá trình phát triển

ĐNGVCĐ nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng GVCĐ trong giai đoạn hiện nay.

Page 160: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

147

- Kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của các giải pháp đề xuất và khả năng vận

dụng đối với trƣờng cao đẳng (khối kỹ thuật, công nghệ theo định hƣớng thực hành).

3.5.2.2. Giả thuyết thử nghiệm

Chuẩn GVCĐ do Bộ LĐTBXH ban hành cần đƣợc cụ thể hóa, bổ sung cho

phù hợp với đặc thù của từng trƣờng cao đẳng. Hoạt động này mỗi nhà trƣờng có

thể thực hiện tốt nếu lãnh đạo có quyết tâm tổ chức khoa học, quá trình hoàn thiện,

bổ sung chuẩn GVCĐ để bộ Chuẩn trở thành công cụ phát triển ĐNGVCĐ thông

qua đánh giá GVCĐ. Nếu tổ chức giải pháp mà ngƣời nghiên cứu đề xuất theo đúng

quy trình, có đủ các điều kiện thực hiện thì sẽ phát triển hoàn hiện phẩm chất và NL

ĐNGV các trƣờng cao đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN hiện nay.

3.5.2.3. Đối tượng, thời gian và địa điểm thử nghiệm

- Đối tƣợng thử nghiệm: Tổng số 60 GV của Trƣờng cao đẳng kỹ thuật Đắk Lắk.

- Thời gian thử nghiệm: Thực hiện 1 năm (tháng 6/2016 đến tháng 7/2017).

- Địa điểm thử nghiệm: Trƣờng cao đẳng kỹ thuật Đắk Lắk.

3.5.2.4. Nội dung thử nghiệm

(1) Thực hiện Bổ sung, hoàn thiện chuẩn nghề nghiệp GVCĐ (Chuẩn GVCĐ) và

bộ công cụ liên quan chuẩn GVCĐ theo quy trình 5 bƣớc (nêu trong giải pháp 1).

(2) Sử dụng Chuẩn GVCĐ để thực hiện một quy trình của nội dung phát triển

ĐNGV: Đánh giá, xếp loại ĐNGV trƣờng cao đẳng theo Chuẩn GVCĐ (giải pháp 4).

3.5.2.5. Phương pháp và quy trình thử nghiệm

a) Phương pháp thử nghiệm: Kết hợp định lƣợng và định tính; thăm dò dƣ luận,

điều tra xã hội học; làm thử, điều chỉnh, tiến hành đại trà đánh giá GV theo Chuẩn.

b) Qui trình tiến hành thử nghiệm

Thống nhất chủ trƣơng thử nghiệm với lãnh đạo trƣờng/khoa; xây dựng kế

hoạch và tổ chức thử nghiệm; đánh giá mức đạt đƣợc NL trƣớc và sau thử nghiệm.

(1) Thử nghiệm qui trình thực hiện 5 bƣớc do tác giả đề xuất để bổ sung, hoàn

thiện Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ (hay Chuẩn GVCĐ), với các bƣớc cụ thể nhƣ sau:

+Bước 1: Xác lập cơ sở pháp lý liên quan đến nội dung Chuẩn GVCĐ;

+Bước 2: Dự thảo nội dung Chuẩn GVCĐ và bộ công cụ liên quan Chuẩn;

+Bước 3: Góp ý, bổ sung bản dự thảo Chuẩn GVCĐ;

Page 161: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

148

+Bước 4: Hƣớng dẫn thực hiện Chuẩn GVCĐ.

+Bước 5: Quản lý sau đánh giá theo Chuẩn GVCĐ

(2) Đánh giá GV trƣờng cao đẳng kỹ thuật Đắk Lắk theo chuẩn GVCĐ:

- Cung cấp bộ công cụ thử nghiệm, gồm: (1) Danh mục minh chứng tối thiểu (Phụ

lục số 3.4); (2) Nội dung Chuẩn GVCĐ (Phụ lục 3.5); (3) Thang đánh giá - Nội dung

các mức độ NL tƣơng ứng điểm (Phụ lục số 3.6); (4) Quy trình đánh giá GVCĐ theo

Chuẩn GVCĐ (giải pháp 3) và (5) Biểu mẫu thống kê, đánh giá số liệu thử nghiệm.

- Tập huấn các hoạt động thử nghiệm đối với đối tƣợng thử nghiệm.

- Tổ chức đánh giá thử nghiệm 60 GV theo quy trình 4 bƣớc (bổ sung bƣớc 2:

tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, của ngƣời học (SV) và của DN đánh giá GV).

- Tổng hợp đánh giá, xếp loại GV/năm theo Chuẩn GVCĐ và lƣu trữ quản lý.

3.5.2.5. Kết quả thực hiện khảo nghiệm và thử nghiệm

- Kết quả khảo nghiệm tại Phụ lục 3.11 cho thấy: có 93,6% CBQL, GV đánh

giá 04 nội dung bổ sung hoàn thiện Khung năng lực GVCĐ và Chuẩn nghề nghiệp

GVCĐ (Chuẩn GVCĐ) có tính cấp thiết và 92,7% có tính khả thi.

Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo nghiệm ý kiến của CBQL và GV về giải pháp 1

Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả thử nghiệm (60 GV - đối tƣợng thử nghiệm)

Sử dụng Chuẩn để đánh giá ĐNGV

theo tiếp cận năng lực

Kết quả thử nghiệm

Mức NL trước Mức NL sau

1 2 3 4 X 1 2 3 4 X

Phẩm chất, đạo đức, lối sống, tác phong 2 10 20 28 3,23 0 3 25 33 3,70

Năng lực chuyên môn 8 25 23 4 2,38 0 14 28 18 3,07

Năng lực sƣ phạm 3 16 28 13 2,85 0 11 21 28 3,28

Năng lực quản lý 6 22 26 6 2,53 0 16 28 16 3,00

Năng lực hoạt động chính trị - xã hội 7 21 24 8 2,55 0 14 25 21 3,12

NL phát triển nghề nghiệp và NCKH 9 20 27 5 2,47 0 15 28 17 3,03

Page 162: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

149

- Kết quả thử nghiệm đánh giá và tự đánh giá của (32 CBQL và 60 GV) cho

thấy NL của ĐNGV sau thử nghiệm tăng lên (Phụ lục 3.13); kết quả thử nghiệm

đảm bảo khoa học và độ tin cậy.

Biểu đồ 3.3: Đánh giá mức độ năng lực của ĐNGV trƣớc và sau thử nghiệm

(1) Kết quả khảo nghiệm của 124 ý kiến (32 CBQL và 92 GV) trƣờng cao đẳng

kỹ thuật Đắk Lắk cho thấy rằng nội dung của Chuẩn GVCĐ có tính cấp thiết, tính

khả thi đƣợc đánh giá ở mức cao: (RCT và CT đạt 93,6%; RKT và KT đạt 92,7%).

(2) Kết quả thử nghiệm (Phụ lục 3.12, 3.13. 3.14) cho thấy: (i) Trƣớc khi thử

nghiệm: Điểm trung bình đánh giá về NL của 60 GV là 2,3/4 điểm (mức trung bình);

trong đó mức khá tốt 30%, mức yếu còn tới 40%. Từ phân loại ĐNGV theo NL, xác

định nhu cầu và xây dựng các kế hoạch ĐTBD của nhà trƣờng và tự học, tự bồi

dƣỡng của GV. ĐNGV chủ động tự đánh giá so với quy định chuẩn và tích cực tham

gia ĐTBD, tự bồi dƣỡng để nâng cao NL đáp ứng Chuẩn GVCĐ: có 16 GV đi học

sau đại học; 20 GV dự bồi dƣỡng và đánh giá KNN (đạt bậc 3 KNN quốc gia); 06

GV bồi dƣỡng NVSP; 18 GV ĐTBD về tin học; 8 GV ĐTBD ngoại ngữ. (ii) Sau thử

nghiệm: Nhận thức của ĐNGV về các tiêu chuẩn, tiêu chí, yêu cầu về phẩm chất, đạo

đức, lối sống, tác phong và NL (kiến thức, kỹ năng, thái độ) và sự cần thiết có minh

chứng để thể hiện chất lƣợng - hiệu quả đạt đƣợc; GV làm việc với tinh thần tích cực,

thân thiện và chia sẽ với đồng nghiệp, tham gia ĐTBD nhiều hơn. (iii) Dùng Chuẩn

GVCĐ mà tác giả đề xuất để đánh giá ĐNGVCĐ Trƣờng cao đẳng kỹ thuật Đắk Lắk

đã đảm bảo dân chủ đƣợc mở rộng, đúng và đủ quy trình 4 bƣớc; đƣa đến kết quả

đúng thực chất và tƣơng ứng phù hợp với thực tế minh chứng bằng cấp, chứng chỉ,

chất lƣợng ĐTNN và NL thực hiện của ĐNGVCĐ. NL của GVCĐ tăng lên (trƣớc

thử nghiệm điểm trung bình đánh giá NL: 2,3/4 điểm; sau thử nghiệm là 3,02 ÷ 3,8/4

Page 163: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

150

điểm; 36,9% GV đạt loại tốt; 43% loại khá; 20% loại trung bình). Công tác đánh giá

GV theo Chuẩn GVCĐ đảm bảo tính khoa học, định lƣợng chính xác; đảm bảo dân

chủ, công khai, khách quan, công bằng; thuận tiện trong hoạt động quản lý phát triển

ĐNGVCĐ và công tác kiểm định đánh giá ngoài về chất lƣợng của nhà trƣờng.

(3) Trong thực hiện Chuẩn GVCĐ, đòi hỏi có sự thực hiện đồng bộ các nội dung từ

tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra, đánh giá, ĐTBD theo Chuẩn GVCĐ đến xây dựng môi

trƣờng thuận lợi thì mới phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực ĐNGV các trƣờng

cao đẳng hƣớng đến đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐT&GDNN trong giai đoạn hiện nay.

Page 164: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

151

Kết luận chƣơng 3

(1) Trên cơ sở quán triệt các quan điểm, chủ trƣơng, định hƣớng của Đảng và

Chính phủ về phát triển KT-XH, GDĐT&GDNN vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 -

2020, tầm nhìn đến 2030; tuân thủ các nguyên tắc xây dựng và thực hiện các giải

pháp phát triển ĐNGV; căn cứ vào kết quả thực tiễn khảo sát, khảo nghiệm, thử

nghiệm ý kiến của các chuyên gia QLGD, CBQL và GVCĐ vùng Tây Nguyên; luận

án đề xuất 6 giải pháp, 16 hoạt động quản lý nhằm phát triển ĐNGV các trƣờng cao

đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận NL gồm: (i) Tổ chức bổ sung hoàn thiện Chuẩn

GVCĐ theo tiếp cận NL; (ii) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGVCĐ

theo tiếp cận NL; (iii) Đổi mới tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra và đánh giá GV theo

tiếp cận NL; (iv) Tổ chức ĐTBD nâng cao NL đội ngũ nhà giáo theo tiếp cận NL; (v)

Thiết lập mạng lƣới ĐNGVCĐ giỏi vùng Tây Nguyên; (vi) Xây dựng môi trƣờng tạo

động lực phát triển ĐNGV. Các giải pháp có mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau và tác động

đồng bộ đến chủ thể quản lý, đối tƣợng GVCĐ và các nội dung phát triển ĐNGVCĐ.

(2) Nghiên cứu đã tổ chức lấy ý kiến đánh giá của 32 CBQL và 92 GV của

trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk về 2 nội dung: (i) Khảo nghiệm tính khả thi và

tính cấp thiết của giải pháp 1: Tổ chức bổ sung hoàn thiện Chuẩn GVCĐ (với nội

dung chuẩn GVCĐ, thang đánh giá - các mức độ yêu cầu, quy trình đánh giá và bộ

minh chứng tối thiểu đánh giá GVCĐ). (ii) Thử nghiệm: Tổ chức đánh giá GV theo

Chuẩn GVCĐ. Kết quả khảo nghiệm cho thấy 92 ÷ 96% ý kiến đánh giá nội dung các

giải pháp đƣợc đề xuất có tính cấp thiết và tính khả thi. Kết quả thử nghiệm cho thấy

đánh giá ĐNGVCĐ theo chuẩn đảm bảo tính khoa học, góp phần nâng cao chất lƣợng

ĐNGVCĐ cũng nhƣ khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đƣợc đề ra.

(3) Trƣớc yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDNN đòi hỏi ĐNGVCĐ vùng

Tây Nguyên không chỉ phát triển đủ về số lƣợng, cơ cấu đồng bộ, hợp lý mà quan

trọng là phải nâng cao chất lƣợng, đạt chuẩn GVCĐ. Việc tổ chức thực hiện đúng

nguyên tắc, đúng quy trình và đồng bộ 06 giải pháp, 16 hoạt động quản lý tác giả đã

nêu sẽ mang lại hiệu quả làm phát triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên đáp ứng yêu

cầu đổi mới GDNN theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW, khóa XII của Đảng.

Page 165: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

152

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

(1) NL và phẩm chất (hay NL theo nghĩa rộng) của ĐNGVCĐ là nhân tố quan

trọng, quyết định chất lƣợng ĐTNN của các trƣờng cao đẳng. Phát triển đội ngũ nhà

giáo nói chung, ĐNGVCĐ nói riêng đáp ứng các yêu cầu của phát triển KT -XH là

nhiệm vụ và giải pháp then chốt trong đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT hiện nay.

(2) Nghiên cứu về phát triển ĐNGV các trƣờng đại học, cao đẳng đƣợc nhiều

nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các vấn đề về phân tích đặc trƣng hoạt

động ĐTNN của GVCĐ, GVCĐ vùng Tây Nguyên để xác định chuẩn nghề nghiệp

GVCĐ gồm phẩm chất và các NL cần có (NL chuyên môn, NL sư phạm, NL quản lý,

NL phát triển và NCKH, NL hoạt động chính trị xã hội) phù hợp với điều kiện của

Vùng để làm cơ sở thực hiện các nội dung từ tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra, đánh giá,

ĐTBD, xây dựng môi trƣờng thuận lợi tạo động lực phát triển ĐNGVCĐ đáp ứng

yêu cầu đổi mới GDNN hiện nay là các vấn đề trung tâm của công trình nghiên cứu.

(3) Trên cơ sở nghiên cứu khung lý luận từ chƣơng 1; kết quả khảo sát, đánh

giá về thực trạng ĐTNN, ĐNGVCĐ và phát triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên cho

thấy có 3 nhóm vấn đề còn yếu và bất cập: (i) NL của ĐNGVCĐ chƣa đáp ứng các

yêu cầu đổi mới (số lƣợng còn thiếu, cơ cấu chƣa hợp lý, chất lƣợng còn thấp); (ii)

Chƣa có bộ chuẩn GVCĐ đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và NL; chƣa có thang đo -

mức độ NL cần đạt; chƣa có danh mục số minh chứng tối thiểu; (iii) Hiệu quả thực

hiện các khâu bƣớc, nội dung phát triển ĐNGV còn thấp. Luận án đã phân tích,

nhận định các nguyên nhân thuộc về: qui hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV chƣa

mang tính dài hạn; tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và ĐTBD chƣa theo nhu cầu phát

triển NL của GV; các điều kiện và môi trƣờng chƣa thuận lợi: GDNN miền núi, vùng

DTTS, điều kiện KT-XH phát triển chậm, các điều kiện học tập còn hạn chế, các

chính sách đối với GVCĐ còn bất cập, chƣa tạo đƣợc động lực phát triển ĐNGVCĐ.

(4) Phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL, tức là chú trọng phát triển NL dựa

vào chính tiềm năng, NL cá nhân hay chất lƣợng cá nhân nền tảng đã có của GVCĐ

để phát triển NL của GVCĐ đạt chuẩn, trên chuẩn GVCĐ. Phát triển ĐNGVCĐ theo

tiếp cận NL là từ phân tích đặc điểm ĐTNN của GVCĐ để hoàn thiện Khung NL và

Page 166: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

153

Chuẩn GVCĐ làm công cụ cho các nội dung phát triển ĐNGV từ quy hoạch, kế

hoạch, tuyển chọn, sử dụng, ĐTBD, đãi ngộ. Không chỉ đòi hỏi "làm đúng" đủ số

lƣợng, cơ cấu hợp lý và chất lƣợng theo quy định mà còn phải biết "cách làm", cách

phát hiện để phát huy và phát triển những tiềm năng, khả năng (NL) nội tại của mỗi

GVCĐ và cả ĐNGV cao hơn hiện có; vừa làm phát triển GVCĐ và cả ĐNGVCĐ.

(5) Để phát triển ĐNGV các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên đáp ứng yêu

cầu đổi mới GDNN, Luận án đã đề xuất 6 giải pháp, với 16 hoạt động quản lý sau:

1. Tổ chức bổ sung hoàn thiện Chuẩn GVCĐ theo tiếp cận NL: (i) Xác lập quy

trình tổ chức bổ sung hoàn thiện Chuẩn GVCĐ; (ii) Bổ sung hoàn thiện Chuẩn

GVCĐ; (iii) Xây dựng các mức độ NL ; (iv) Xây dựng bộ minh chứng tối thiểu.

2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL: (i)

Quy hoạch, kế hoạch phát triển về số lƣợng; (ii) Quy hoạch, kế hoạch phát triển về

cơ cấu; (iii) Quy hoạch, kế hoạch phát triển về chất lƣợng ĐNGVCĐ theo Chuẩn.

3. Đổi mới tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra, đánh giá NL của GVCĐ: (i) Tuyển

dụng và sử dụng ĐNGVCĐ theo NL; (ii) Kiểm tra và đánh giá GVCĐ theo TCNL.

4. Tổ chức ĐTBD nâng cao NL cho ĐNGVCĐ theo tiếp cận NL: (i) Đa dạng

hóa nội dung ĐTBD; (ii) Đa dạng hóa hình thức ĐTBD nâng cao NL của ĐNGVCĐ.

5. Hình thành mạng lƣới ĐNGVCĐ giỏi vùng Tây Nguyên: (i) Xây dựng kế

hoạch, nội dung quy chế; (ii) Tổ chức hoạt động hiệu quả mạng lƣới ĐNGVCĐ giỏi.

6. Xây dựng môi trƣờng tạo động lực phát triển NL của mỗi GVCĐ: (i) Xây

dựng CSVC&TBĐT đáp ứng yêu cầu phát triển ĐNGVCĐ; (ii) Xây dựng đầy đủ hệ

thống văn bản quy chế liên quan đến phát triển ĐNGVCĐ; (iii) Xây dựng nhà

trƣờng thành “tổ chức biết học hỏi”, ĐNGVCĐ biết “học tập suốt đời”.

Sáu giải pháp có mối quan hệ biện chứng, bỗ trợ lẫn nhau tạo thành hệ thống

thống nhất và có tác động đồng bộ tới các thành tố phát triển ĐNGVCĐ theo TCNL.

(6) Kết quả khảo nghiệm cho thấy các chuyên gia, CBQL, GVCĐ vùng Tây

Nguyên đều đánh giá cao về mức độ tính cấp thiết và khả thi đối với 06 giải pháp và

04 hoạt động quản lý của giải pháp 1 do tác giả đề xuất. Kết quả thử nghiệm cho thấy

đã có hiệu quả nhất định trong quản lý phát triển ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên. Kết

quả thử nghiệm chứng tỏ hoàn toàn có cơ sở khoa học, phù hợp với yêu cầu thực tiễn,

đạt mục đích nghiên cứu và mang lại hiệu quả có thể dùng để phổ quát chuẩn GVCĐ.

Page 167: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

154

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ LĐTBXH và các Bộ/Ngành Trung ương: (1) Tiếp tục đề xuất

với Đảng và Nhà nƣớc cải tiến chính sách tiền lƣơng của nhà giáo nói chung, GVCĐ

nói riêng đảm bảo tƣơng xứng với đặc thù hoạt động ĐTNN. (2) Bổ sung hoàn thiện

Chuẩn nghề nghiệp nhà giáo GDNN nói chung, Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ nói riêng

để làm cơ sở thực hiện các nội dung quản lý, phát triển ĐNGVCĐ; ban hành văn bản

hƣớng dẫn chuyển đổi các tiêu chuẩn về KNN, ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ sƣ phạm

theo Thông tƣ số 08/2017 của Bộ LĐTBXH. (3) Tiếp tục các cơ chế, chính sách đặc

thù đối với GDĐT vùng Tây Nguyên: (i) Xây dựng Đề án phát triển ĐNGVCĐ vùng

Tây Nguyên, chú trọng các hoạt động ĐTBD nâng cao NL chuyên môn, KNN, ngoại

ngữ, tin học cho ĐNGVCĐ; (ii) Tăng cƣờng nguồn lực của Nhà nƣớc để đầu tƣ

CSVC&TBĐT theo hƣớng đồng bộ hóa và chuẩn hóa; (iii) Tăng cƣờng chính sách cử

tuyển đào tạo theo "địa chỉ" đối với SV ngƣời DTTSTC đáp ứng yêu cầu phát triển

ĐNGV trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên trong thực hiện đổi mới GDNN hiện nay.

2.2. Đối với Uỷ ban Nhân dân các tỉnh vùng Tây Nguyên: (1) Rà soát, điều

chỉnh quy hoạch phát triển mạng lƣới cơ sở GDNN theo nội dung Nghị quyết số 19-

NQ/TW Hội nghị lần thứ 6, BCHTW, khóa XII gắn với chiến lƣợc đào tạo NNL

phục vụ phát triển KT-XH các tỉnh vùng Tây Nguyên. (2) Có lộ trình thích hợp

trong thực hiện “tự chủ” theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP với các cơ sở GDNN vùng

Tây Nguyên. (3) Tăng cƣờng đầu tƣ CSVC&TBĐT cho các trƣờng cao đẳng, có

chính sách thu hút GVCĐ giỏi và phát triển GV ngƣời DTTS tại vùng Tây Nguyên.

2.3. Đối với các Trường cao đẳng vùng Tây Nguyên: (1) Chủ động xây

dựng chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng đào tạo NNL đáp ứng nhu cầu xã hội, phát

triển nhà trƣờng, phát triển ĐNGVCĐ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn

hiện nay khi vừa thực hiện đổi mới GDĐT&GDNN theo tinh thần Nghị quyết số

19-NQ/TW và thích ứng trƣớc các thách thức của CMCN 4.0. (2) Nâng cao nhận

thức, hành động của đội ngũ CBQL, ĐNGVCĐ để tích cực tự học, tự bồi dƣỡng

nâng cao phẩm chất và NL đáp ứng yêu cầu của Chuẩn GVCĐ, góp phần thực

hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT đáp ứng CNH, HĐH

trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế hiện nay.

Page 168: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

155

.DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Hoàng Minh Cƣơng (2015), “Nâng cao chất lƣợng giáo dục nghề nghiệp

đáp ứng nhu cầu xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên”, Tạp chí Quản lý Giáo dục,

tháng 01 năm 2015, (số 68), tr. 51 - 55.

2. Hoàng Minh Cƣơng (2015), “Phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng Tây Nguyên. Thực trạng

và giải pháp”, Tạp chí Khoa học Dạy nghề, tháng 3 năm 2015, (số 24),

tr. 22 - 28.

3. Hoàng Minh Cƣơng (2017), “Hoàn thiện khung năng lực - chuẩn nghề

nghiệp giảng viên các trƣờng cao đẳng theo tiếp cận năng lực đáp ứng yêu

cầu đổi mới Giáo dục nghề nghiệp hiện nay”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục,

(số 152), tháng 9 năm 2017, tr. 74 - 77.

4. Hoàng Minh Cƣơng (2017), “Phát triển đội ngũ giảng viên các trƣờng cao

đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận năng lực: Thực trạng và giải pháp”,

Tạp chí Quản lý Giáo dục, (số 9), tháng 9 năm 2017, tr. 78 - 88.

5. Hoàng Minh Cƣơng (2018), "Tăng cƣờng bồi dƣỡng kỹ năng mềm nhằm

phát triển năng lực đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng vùng Tây

Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nghề nghiệp", Tạp chí Quản lý

Giáo dục, (số 10), tháng 01 năm 2018, tr. 48 - 54.

Page 169: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

156

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị 40 - TC/TW

ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và

cán bộ quản lý giáo dục.

2. Ban Chấp hành Trung ƣơng (2009), Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về

việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng

phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Hà Nội, tháng 4.

3. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Tổng cục Dạy nghề, Viện nghiện cứu phát triển

Phƣơng Đông (2012), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam,

Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Giáo dục, NXB Giáo dục, HN.

5. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2013), Một số góc nhìn về phát triển quản lý

giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

6. Đặng Quốc Bảo (2014), "Tổ chức dạy học phát triển toàn diện năng lực cho

thế hệ trẻ: một số kiến giải", Tạp chí Quản lý giáo dục, (68), tr. 24-26.

7. Thái Huy Bảo (2013), Phát triển ĐNGV bộ môn phương pháp dạy trong các

Trường/Khoa Đại học sư phạm, Luận án Tiến sĩ GD học, trƣờng Đại học Vinh.

8. Bộ LĐTBXH (2010), Thông tƣ số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010

Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề.

9. Bộ LĐTBXH (2016), Báo cáo Hội thảo "Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo

dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ở các tỉnh vùng Tây Nguyên,

giai đoạn 2016 - 2020", Pleiku, ngày 19/08/2016.

10. Bộ LĐTBXH (2016), Thông tƣ số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017

Quy chế Tổ chức và hoạt động trường cao đẳng.

11. Bộ LĐTBXH (2017), Thông tƣ số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017

Quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo GDNN.

12. Bộ LĐTBXH (2016), Tổng hợp số liệu các trường cao đẳng nghề của Tổng

cục Dạy nghề, tháng 6 năm 2016.

13. Bộ GDĐT và Bộ LĐTBXH (2015), Báo cáo về phát triển giáo dục - đào tạo

và dạy nghề các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2011-2015.

Page 170: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

157

14. Bộ GDĐT (2015), Báo cáo nghiên cứu Chuẩn giảng viên giáo dục đại học

định hướng nghề nghiệp ứng dụng - Giảng viên POHE, Hà Nội.

15. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2017), Quyết định số.../2017/QĐ-Ttg v/v

phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDNN đến 2020 tầm nhìn đến 2030.

16. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Thủ

tƣớng Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

17. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2011), Quyết định 2116?1216/QĐ-TTg

“Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020”.

18. Chính phủ Nƣớc CHXHCN Việt Nam (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg,

ngày 13/6/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát

triển giáo dục 2011 - 2020.

19. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày

09/6/2014 "Về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện

Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013”.

20. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị định số 48/2015/NĐ-CP

ngày 15/5/2015 "Quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

21. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2002), Những quan điểm giáo dục

hiện đại, Đại học quốc gia Hà Nội.

22. Christian Batal (2002), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Vũ Đình Chuẩn (2007), "Phát triển đội ngũ giáo viên tin học trường trung học

phổ thông theo quan điểm chuẩn hóa", Luận án Tiến sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội.

24. Hoàng Chúng (1989), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Đỗ Minh Cƣơng, Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo

dục đại học Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Phạm Tất Dong (2006), “Xây dựng xã hội học tập - một vấn đề giáo dục cơ

bản trong văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam”, Tạp chí Giáo

dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 145 (9/2006), Hà Nội.

27. Đàm Hữu Đắc (2009), “Đổi mới đào tạo nghề nâng cao chất lƣợng NNL cho đất

nƣớc trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới”, Đặc san đào tạo nghề, tr.4-7.

Page 171: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

158

28. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng CSVN

các khóa VI (1986), XII (1991), IX (2001), X (2006), Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

29. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020,

Hà Nội.

31. Nguyễn Văn Đệ (2010), Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ở

vùng Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học.

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội.

32. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn

nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

33. Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI,

Nxb Giáo dục Việt Nam.

34. Nguyễn Minh Đƣờng (2005), Đào tạo theo năng lực thực hiện, Tài liệu bồi dƣỡng

giáo viên, Hà Nội.

35. Nguyễn Minh Đƣờng, Phan Văn Kha (2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu

cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập

quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

36. Gonobolin F.N (1977), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên, Tập I, II

(Nguyễn Thế Hùng, Ninh Giang dịch), Nxb Giáo dục, Hà nội.

37. Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ (2002), Giáo dục

thế giới đi vào thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

38. Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về phát triển văn hóa và xây

dựng con người thời kỳ CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

39. Phạm Minh Hạc (2013), Từ điển Bách khoa Tâm lý học Giáo dục học Việt Nam,

Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

40. Phạm Minh Hạc, chủ biên (2013), Luận bàn về Giáo dục, quản lý giáo dục,

khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

41. Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2007), Giáo dục Việt Nam đổi

mới và phát triển hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Page 172: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

159

42. Vũ Ngọc Hải (chủ biên), Nguyễn Minh Đƣờng, Đặng Bá Lãm, Phạm Đỗ Nhật

Tiến (2013), Quản lý nhà nước hệ thống giáo dục Việt Nam trong đổi mới căn

bản toàn diện và hội nhập quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam.

43. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý

giáo dục, Nxb Đại học sƣ phạm Hà Nội.

44. Nguyễn Hộ (2007), Xu hướng phát triển giáo dục, Viện Khoa học giáo dục

Việt Nam, Hà Nội.

45. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên - những nghiên cứu lý luận và thực tiễn,

Nxb Đại học sƣ phạm, Hà Nội.

46. Vũ Xuân Hùng (2012), Dạy học hiện đại và nâng cao năng lực dạy học cho

giáo viên, Nxb Lao động - Xã hội.

47. Phạm Xuân Hùng (2016), Phát triển ĐNGV quản lý giáo dục theo tiếp cận năng

lực, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam.

48. Đặng Thành Hƣng (2016), "Mô hình NL nghề nghiệp của nhà giáo hiện đại và

năng lực cơ bản của GVDN", Tạp chí Khoa học Dạy nghề, (28 +29), tr. 50-52.

49. Phan Văn Kha (1999), Quản lý giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam, Viện chiến

lƣợc và chƣơng trình giáo dục, Hà Nội.

50. Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị

trường ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

51. Phan Văn Kha (2007), "Chất lƣợng đào tạo nhân lực trong cơ chế thị trƣờng”,

Tạp chí Khoa học giáo dục (10), tr.16-18

52. Nguyễn Văn Lâm (2015), Phát triển ĐNGV các trường cao đẳng giao thông

vận tải thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ GD học,

Viện khoa học GD Việt Nam.

53. Đặng Bá Lãm (2006), "Các giải pháp cải tiến quản lý dạy học thực hành cho

SV sƣ phạm kỹ thuật theo tiếp cận năng lực thực hiện", Tạp chí khoa học giáo

dục, (04), tr. 56 - 60.

54. Nguyễn Mỹ Loan (2014), Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao

đẳng nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long,

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện khoa học giáo dục Việt Nam.

Page 173: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

160

55. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2000), Những tư tưởng chủ yếu về giáo dục, Đề tài

NCKH cấp bộ, B98-53-11, Hà Nội.

56. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2002), Lý luận quản lý giáo dục.

57. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), "Nghề và nghiệp của ngƣời giáo viên", Tạp chí

Thông tin Khoa học giáo dục, số 112/2004.

58. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.

59. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, chủ biên (2009), Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận

và thực tiễn.

60. Bành Tiến Long (2007), "Đào tạo theo nhu cầu xã hội ở Việt Nam - Thực

trạng và giải pháp", Tạp chí Khoa học Giáo dục (170), tr.8-10.

61. Nghị quyết Hội nghị 2, Ban chấp hành Trung ƣơng khóa VIII (1996), Về định

hướng chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH-

HĐH đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

62. Phạm Thành Nghị (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb KHXH, Hà Nội.

63. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2006), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam -

Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb KHXH, Hà Nội.

64. Phan Văn Nhân (2009), Giáo dục nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường và

hội nhập quốc tế, Nxb Đại học sƣ phạm, Hà Nội.

65. Phan Văn Nhân (2011), Giáo dục nghề nghiệp - Tiếp cận đào tạo theo năng lực,

Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về Khoa học GD Việt Nam, Hải Phòng, tr. 454 - 460.

66. Trần Thị Tuyết Oanh, Nguyễn Ngọc Bảo, Bùi Văn Quân, Nguyễn Văn Diện,

Từ Đức Văn (2007), Giáo dục học hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

67. Phạm Đỗ Nhật Tiến, Tầm nhìn GD Việt Nam 2020 tiến tới nền kinh tế tri thức.

68. Hoàng Phê (1996), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

69. Bùi Việt Phú, Lê Quang Sơn (2013), Xu thế phát triển GD, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

70. Phạm Hồng Quang (2009), "Giải pháp đào tạo giáo viên theo định hƣớng

năng lực", Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 216, tháng 6 năm 2009.

71. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Giáo dục

(1998, 2005, sửa đổi bổ sung 2009), Hà Nội.

Page 174: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

161

72. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khóa XIII, kỳ họp thứ 8,

(2014) Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật số 74/2014/QH13, Hà Nội.

73. Cao Văn Sâm (2016), “Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới

căn bản, toàn diện GDNN”, Tạp chí Khoa học Dạy nghề, số 37+38, tr.02-05.

74. Phạm Văn Sơn (2014), Đổi mới quản lý đào tạo từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận

năng lực thực hiện, Kỷ yếu Hội thảo, Học viện QLGD, 12/2014, tr.357-267.

75. Phạm Văn Sơn (2015), Nhu cầu của thị trƣờng lao động và năng lực đào tạo của

nhà trƣờng Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, 11/2015, tr......-.......

76. Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp - Những vấn đề và giải pháp,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

77. Thủ tƣớng chính phủ (2011), Quyết định 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 về phê

duyệt “Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020”, Hà Nội.

78. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Quyết định 2116/QĐ-TTg ngày 22/7/2011, Phê

duyệt qui hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.

79. Thủ tƣớng chính phủ (2012), Quyết định 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 phê

duyệt “Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020”, Hà Nội.

80. Thủ tƣớng chính phủ (2011), Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 phê

duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”, Hà Nội.

81. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 936/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020, Hà Nội.

82. Thủ tƣớng Chính phủ (2014), Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 18/02/2014 về

việc Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 12-KL/TW ngày 24/10/2011

của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10- KL/TW của Bộ Chính trị

(khóa X) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 - 2020, Hà Nội.

83. Thủ tƣớng Chính phủ (2014), Quyết định số 1194/QĐ- TTg ngày 22/7/2014

Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030, Hà Nội.

84. Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần

đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH, Luận án Tiến sĩ,

Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

85. Phan Chính Thức (2014), "Phát triển kỹ năng nghề trong hội nhập", Tạp chí Khoa

học Dạy nghề - Bộ LĐTBXH, (số đặc biệt), tháng 10/2014, tr. 12 - 17.

Page 175: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

162

86. Mạc Văn Tiến (2003), "Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam trong bối

cảnh toàn cầu hóa", Đặc san đào tạo nghề, tr.55-53.

87. Nguyễn Thị Tính (2014), Giáo trình lý luận chung về quản lý và quản lý giáo dục,

Nxb Đại học Thái Nguyên.

88. Tổng cục Dạy nghề (2014), Báo cáo Dạy nghề Việt Nam, năm 2013 - 2014, Hà Nội.

89. Tổng cục Dạy nghề (2012), Bộ tài liệu hướng dẫn triển khai phương pháp tiếp

cận theo năng lực trong đào tạo tạo nghề, Hà Nội.

90. Nguyễn Đức Trí (1996), Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và

việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ B93-52-24,

Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục, Hà Nội.

91. Nguyễn Đức Trí (2003), “Vấn đề đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên dạy

nghề trƣớc những yêu cầu và thách thức mới”, Đặc san đào tạo nghề, tr.48 - 50.

92. Nguyễn Đức Trí (2011), Giáo dục học nghề nghiệp, Nxb Giáo dục Việt Nam.

93. Viện nghiên cứu khoa học Dạy nghề (2012), Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2011,

Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

94. Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (2013), Báo cáo dạy nghề Việt Nam 2012,

Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

95. Viện Từ điển (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội.

96. Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

B. Tài liệu tiếng Anh

97. Arimoto Akira, The academic profession in international and comparative

perspective: Trends in Asia and the world.

98. Ann Lieberman; Phi Delta Kappan (1995), Practices that support teacher

development, Questia - Trusted Online Research, Vol. 76, 1995 (http:

//www.questia.com/googleScholar.qst?docId=5001646243).

99. Bernard Wynne, David Stringer (1997), A Competency Based Approach to

Training and Development. Pitman Publishing (London, UK).

100. Catherine Armstrong (2010), How to Become a Lecturer;

www.jobs.ac.uk/careers.../how-to-become-a-lecturer.

101. David D. Dubois, William J. Rothwell. (2004), Competency based Human

resource management. Davies - Black Publishing 2004, ISBN: 0891061746.

Page 176: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

163

102. Maria Hendriks, Hans Luyten, Jaap Scheerens, Peter Sleegers and Rien Steen

(2010), Teachers’ Professional Development: Europe in international comparison,

Editor: Professor Jaap Scheerens, University of Twente - Netherlands.

103. Marriss Dorothy (2010), Academic staff development.

104. Pham Thanh Nghi (2013), Academic profession in Vietnam in The changing

academic profession in Asia: Teaching, research, governance and management

report of the international conference on changing project, 2013, p.167-189.

105. Michelle R. Ennis. (2008), Competency Models: A Review of the Literature

and The Rele of the Employment and training Administration (ETA) U.S.

Department of Labor.

106. Nadller Leonard, Wiggs Galand D. (1986), Managing human resource

development, Wiley.

107. Noordeen T. Gangani, Gary N. McLean, Richard A. Braden (2010),

Competency - based Human Resource Devolopment Strategy, University of

Minnesota. Copyrinht... Workforce, pp: 1111-1118.

108. UNESCO (1994), Higher education staff development: directions for the

twenty -first century.

109. Rudolf Tippelt (2003), Competency - basetency training, Larissa Weigel,

Heidelberg, Germany.

Page 177: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

STT NỘI DUNG DANH MỤC PHỤ LỤC (PL) Trang

1 Các phiếu hỏi - phiếu khảo sát

1.1. Thực trạng ĐNGVCĐ vùng Tây Nguyên (dành cho CBQL) - Mẫu M1

165

1.2. Thực trạng công tác phát triển ĐNGV (dành cho CBQL) - Mẫu M2

170

1.3. Thực trạng ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV (dành cho GV) - Mẫu M3

174

1.4. Khung NL và giải pháp phát triển ĐNGV (dành cho CBQL, GV)- Mẫu M4

183

1.5 Phiếu đánh giá năng lực của ĐNGV theo Chuẩn GVCĐ - Mẫu M5

188

1.6 Khung năng lực và những yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ 189

1.7 Phiếu đánh giá năng lực của ĐNGV trƣớc và sau thử nghiệm - Mẫu M6 189

2 Thực trạng về đào tạo nghề tại các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên

2.1 Thống kê các yếu tố liên quan đến ĐTNN vùng Tây Nguyên 191

2.2 Dự báo nhu cầu nhân lực và nhu cầu ĐTNN vùng Tây Nguyên đến 2020 192

2.3 Mã số trƣờng và phân bố số lƣợng phiếu khảo sát 193

2.4 Thống kê quy mô đào tạo của các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên 194

2.5 Quy mô đào tạo HSSV của các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên 197

2.6 Tổng hợp chất lƣợng ĐTNN các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên 199

2.7 Thực trạng về ĐNGV các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên 200

2.7.1 Thống kê số lượng ĐNGV các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên 200

2.7.2 Thống kê cơ cấu ĐNGV các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên 201

2.7.3 Thống kê chất lượng ĐNGV các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên 202

2.7.4 Thống kê tỷ lệ HSSV/GV của các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên 204

2.7.5 Tổng hợp ý kiến CBQL, GV đánh giá ĐNGVCĐ theo chuẩn GVCĐ 205

2.8 Thực trạng phát triển ĐNGV các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên 207

2.8.1 Thực trạng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV tại các trường cao đẳng 207

2.8.2 Thực trạng sử dụng, tuyển dụng GV tại các trường cao đẳng 207

2.8.3 Thực trạng kiểm tra, đánh giá GV tại các trường cao đẳng 208

2.8.4 Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng GV tại các trường cao đẳng 208

2.8.5 Thực trang về các điều kiện và môi trường phát triển ĐNGV 209

3 Kết quả khảo sát về Chuẩn GVCĐ và các giải pháp phát triển ĐNGV các

trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận năng lực

210

3.1 Mô hình Chuẩn theo Thông tƣ 08/2017 và Chuẩn GVCĐ (do tác giả đề xuất) 210

3.2 Mô hình 06 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí của Chuẩn GVCĐ (do tác giả đề xuất) 211

3.3 Kết quả khảo sát về Khung năng lực GVCĐ theo tiếp cận năng lực 212

3.4 Danh mục minh chứng tối thiểu đánh giá GVCĐ theo Chuẩn GVCĐ 214

3.5 Nội dung các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số và mã số đánh giá GVCĐ theo Chuẩn 215

3.6 Nội dung các mức độ đánh giá GVCĐ theo Chuẩn GVCĐ (do tác giả đề xuất) 220

3.7 Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của Chuẩn GVCĐ 230

3.8 Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi các giải pháp đề xuất 233

3.9 Thứ tự ƣu tiên về tính cấp thiết và tính khả thi các giải pháp đề xuất 233

3.10 Đa dạng hóa nội dung, hình thức đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ GVCĐ 234

3.11 Kết quả đánh giá, xếp loại 60 GV trƣờng cao đẳng (trƣớc thử nghiệm) 235

3.12 Kết quả đánh giá, xếp loại 60 GV trƣờng cao đẳng (sau thử nghiệm) 237

3.13 Tổng hợp đánh giá NL của 60 GV trƣờng cao đẳng (trƣớc và sau thử nghiệm) 239

Page 178: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 1: CÁC MẪU PHIẾU HỎI

Phụ lục 1.1: MẪU PHIẾU HỎI M1

PHIẾU KHẢO SÁT THU THẬP THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ

GIẢNG VIÊN CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÙNG TÂY NGUYÊN

(DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ)

Phiếu khảo sát nhằm thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu và đề xuất những

giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên theo

tiếp cận năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục và Đào tạo/Giáo dục nghề

nghiệp hiện nay. Sự cộng tác của các Ông/Bà góp phần quan trọng vào thành công

của công trình nghiên cứu này. Xin Ông/Bà vui lòng cùng trả lời bằng cách đánh

dấu (x) vào ô phù hợp hoặc ghi số liệu, ghi ý kiến của mình theo nội dung câu hỏi.

Thông tin thu đƣợc chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu và đƣợc bảo mật theo quy

định. Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà. Câu 1. Xin Ông/Bà cho biết các thông tin về nhà trƣờng trong 5 năm gần đây:

a) Qui mô đào tạo/năm và quy mô đào tạo SV/ngành nghề theo nhóm lĩnh vực?

Qui mô đào tạo = Tổng số học sinh, sinh viên (HSSV) đào tạo/năm = Σ SV (cao đẳng)

+ HS (trung cấp + sơ cấp) + số học viên dạy nghề ngắn hạn khác (đã qui đổi). Quy mô

đào tạo SV (tổng số SV cao đẳng/năm/ngành nghề theo lĩnh vực đào tạo).

Nội dung

Năm

Qui mô đào

tạo

HSSV/năm

Qui mô

đào tạo

SV/năm

Số ngành

nghề đào

tạo cao

đẳng

Qui mô đào tạo SV/ngành

nghề nhóm lĩnh vực

Công

nghiệp

Nông

nghiệp

Dịch

vụ

2010-2011 (2011)

2011-2012 (2012)

2012-2013 (2013)

2013-2014 (2014)

2014-2015(2015)

b) Tổng số giảng viên (GV) trong 05 năm gần đây và dự kiến đến năm 2020

Năm học

Nội dung

Thống kê số lƣợng GV theo năm và dự kiến đến năm 2020

2011 2012 2013 2014 2015 đến năm

2020

Tổng số GV

Trình độ ThS, TS

Câu 2: Xin Ông/Bà cho biết thông tin về số lƣợng GVCĐ (gồm: cơ hữu và thỉnh giảng) của

đơn vị/Khoa/bộ môn hiện tại (năm học 2016 - 2017) và dự kiến đến năm 2020

Tổng số

giảng viên

Tổng số HSSV

đào tạo/năm

Tỷ lệ

HSSV/GV

Tình trạng thừa,

thiếu GV

Dự kiến đến

năm 2020

Thừa Thiếu Tổng số GV

Page 179: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Câu 3: Xin Ông/Bà cho biết thông tin về thực trạng ĐNGV năm học 2016-2017, theo:

a) Tổng số CCVC, số lượng theo phân loại viên chức và tỷ lệ GV/CCVC

Tổng số

CCVC

Phân loại theo loại viên chức

Tỷ lệ

GV/CCVC Cán bộ

quản lý

Nhân viên

- KTV

Giáo

viên

Giảng viên (GV)

Cơ hữu (biên chế và

HĐ 1 năm trở lên)

Thỉnh

giảng

b) Cơ cấu theo giới tính, dân tộc tại chỗ (DTTC), đảng viên, độ tuổi và thâm niên công tác:

Tổng

số

GV

Giới tính DT

TC

Đảng

viên

Độ tuổi (tuổi) Thâm niên công tác (năm)

Nam Nữ <30 31-

40

41-

50

51-

60 <1

1-

5

6-

10

11-

20 >20

c) Cơ cấu GV theo (1) hình thức dạy học - đào tạo nghề nghiệp: GV dạy lý thuyết (LT),

GV dạy thực hành (TH) và GV dạy tích hợp (TiH); (2) theo ngành nghề đào tạo: GV dạy

môn chung, môn văn hóa; GV dạy các ngành nghề kỹ thuật - công nghệ - xây dựng (công

nghiệp); GV dạy các ngành nghề nông - lâm - ngƣ nghiệp (nông nghiệp); GV dạy các

ngành nghề dịch vụ - xã hội (dịch vụ); (3) theo cấp độ đào tạo nghề: GVDN, GV dạy các

nghề trọng điểm quốc gia và GV dạy các nghề trọng điểm khu vực và quốc tế.

Tổng

số

GV

Cơ cấu GV theo

hình thức dạy học

Cơ cấu GV theo lĩnh vực ngành

nghề đào tạo

Cơ cấu GV theo cấp độ

đào tạo nghề nghiệp

GV

dạy

LT

GV

dạy

TH

GV

dạy

TiH

Môn

chung,

văn

hóa

Công

nghiệp

Nông

nghiệp

Dịch

vụ GVDN

GVDN

quốc

gia

GVDN

khu vực

và quốc

tế

d) Cơ cấu GV theo trình độ chuyên môn nghề nghiệp: Tiến sĩ (TS); Thạc sĩ (ThS); Đại học

chuyên ngành (ĐH), Đại học sƣ phạm kỹ thuật (ĐHSPKT); Đại học chính quy (CQ),

không chính quy (KCQ) và cơ cấu GV theo phân hạng chức danh GV: Giảng viên (GV),

GV chính (GVC), GV cao cấp (GVCC)

Tổng

số GV

Trình độ chuyên môn Hình thức đào tạo Nghệ

nhân

quốc gia

Chức danh nghề nghiệp

TS ThS Đại học

CQ KCQ GV GVC GVCC ĐH khác SPKT

e) Về trình độ sư phạm dạy nghề (SPDN) và trình độ kỹ năng nghề (KNN)

Trình độ nghiệp vụ SPDN Trình độ kỹ năng nghề (bậc)

SP

Bậc 1

SP

Bậc 2

SPDN

trung

cấp

SPDN

cao đẳng

SPDN

Khu vực,

Quốc tế

<3 3 4-5 6-7 Quố

c gia

Khu

vực,

quốc tế

g) Về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước và trình độ kiến thức quốc phòng - an ninh

Trình độ lí luận chính trị Trình độ quản lý nhà nước Trình độ kiến thức quốc

phòng - an ninh

ĐH + Cao

cấp

Trung

cấp

cấp CVCC CVC CV Đối tƣợng 3+4

Page 180: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

h) Trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học của ĐNGV của đơn vị

Tổng

số GV

Trình độ ngoại ngữ Trình độ Tin học

A B B1 A2 Khác Đạt

chuẩn

Không

đạt

chuẩn

A B IC3 Khác Đạt

chuẩn

Không

đạt

chuẩn

Câu 4. Đánh giá về tình trạng thừa/thiếu GV đối với lĩnh vực ngành nghề đào tạo:

Tổng

số

GV

Tỷ lệ

HSSV/GV

Tình trạng thừa/thiếu GV theo ngành nghề

Thừa GV Thiếu GV

Môn

chung...

Công

nghiệp

Nông

nghiệp

Dịch

vụ

Môn

chung...

Công

nghiệp

Nông

nghiệp Dịch vụ

Câu 5: Căn cứ vào thực trạng ĐNGV tại đơn vị, Ông/Bà hãy cho biết ý kiến của mình

về các nhận định dƣới đây (đánh dấu (x) vào ô tƣơng ứng với mức độ đồng ý).

TT Nội dung nhận định, nhận xét

Mức độ đồng ý

Rất

đồng ý

Phần lớn

đồng ý Đồng ý

Không

đồng ý

1 Số lƣợng GVDN nhìn chung còn thiếu

2 Thiếu GV dạy nghề kỹ thuật - công

nghệ

3 Cơ cấu ĐNGV chƣa đồng bộ, hợp lý

4 Tỷ lệ GV đủ điểu kiện dạy thực hành -

tích hợp thấp (còn thiếu GV dạy TiH)

5 Tỷ lệ GV ngƣời DTTSTC còn rất thấp

6 Chất lƣợng ĐNGV còn nhiều bất cập

7 Tỷ lệ GV có trình độ chuyên môn cao

thấp (đặc biệt GV có trình độ KNN cao)

8 Kỹ năng nghề của GV nói chung còn

yếu (đặc biệt đối với GV trẻ)

9 Tỷ lệ GV đạt Chuẩn thấp so với cả nƣớc

- Nhận định, nhận xét khác.................................................................................................

Câu 6: Ông/Bà đánh giá thực trạng mức độ đạt đƣợc các năng lực của GVCĐ tại đơn

vị/khoa/trung tâm. Mức độ giảm dần: Mức 4 (tốt); 3 (khá); 2 (trung bình); 1 (yếu).

6a) Về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong của người GVCĐ:

STT Nội dung các chỉ số đánh giá Mức độ đạt được (mức)

4 3 2 1

1 TC 1. Phẩm chất chính trị

- Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trƣơng, đƣờng lối của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc

- Thƣơng xuyên học tập nâng cao nhận thức chính trị

- Có ý thức tổ chức kỷ luật

- Có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung

- Đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp

luật và các qui định nghề nghiệp

- Gƣơng mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực

tham gia các hoạt động chính tri, xã hội

Page 181: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

STT Nội dung các chỉ số đánh giá Mức độ đạt được (mức)

4 3 2 1

2 TC 2. Đạo đức nghề nghiệp

- Yêu nghề, tâm huyết với nghề

- Có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo

- Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp

- Thƣơng yêu, tôn trọng ngƣời học, bảo vệ quyền lợi

và lợi ích chính đáng của ngƣời học

- Tận tụy với công việc

- Thực hiện đúng điều lệ, qui chế, nội qui của đơn vị

- Công bằng trong giảng dạy, giáo dục, khách quan

trong đánh giá năng lực SV

- Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí,

chống bệnh thành tích

- Thực hiện phê bình và tự phê bình nghiêm túc

3 TC 3. Lối sống, tác phong

- Sống có lý tƣởng, có mục đích, ý chí vƣơn lên, có

tinh thần phấn đấu liên tục

- Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ

- Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản

sắc dân tộc

- Có thái độ ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện

của lối sống văn hóa

- Tác phong làm việc khoa học

- Trang phục giản dị, gọn gàng, lịch sự

- Có thái độ văn minh, lịch sự, đúng mực trong quan hệ

- Giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo

- Xây dựng gia đình văn hóa

- Biết quan tâm đến những ngƣời xung quanh

- Thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng

6b) Về năng lực sư phạm

STT Nội dung các chỉ số đánh giá năng lực sư phạm Mức độ đạt được (mức)

4 3 2 1

1 TC1. Về trình độ NVSP và thời gian giảng dạy

- Có CCSPDN dạy trình độ CĐ hoặc tƣơng đƣơng

- Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng

2 TC2. Chuẩn bị hoạt động giảng dạy

- Lập đƣợc KHGD môn học, mô đun đƣợc phân công

- Soạn giáo án theo qui định

- Lựa chon phƣơng pháp dạy học phù hợp

- Chuẩn bị đầy đủ các phƣơng tiện dạy học cần thiết

- Tự làm các TBĐT đơn giản để phục vụ giảng dạy

- Chủ trì hoặc tham gia thiết kế và bố trí trang TBDH

3 TC3. Thực hiện hoạt động giảng dạy

- Tổ chức dạy học phù hợp với ngành, nghề đào tạo

- Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp

- Vận dụng, kết hợp các phƣơng pháp dạy học để phát

huy tính tích cực của ngƣời học

Page 182: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

STT Nội dung các chỉ số đánh giá năng lực sư phạm Mức độ đạt được (mức)

4 3 2 1

- Sử dụng thành thạo các phƣơng tiện, thiết bị dạy học

4 TC4. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài

liệu giảng dạy

- Nắm đƣợc căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và qui trình

xây dựng chƣơng trình đào tạo trình độ cao đẳng

- Chủ trì hoặc thm gia biên soạn, chỉnh lý chƣơng

trình, giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng

5 TC5. Xây dựng kế hoạch, thực hiện hoạt động GD

- Xây dựng đƣợc kế hoạch giáo dục ngƣời học thông

qua giảng dạy và các hoạt động khác

- Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp

- Vận dụng hiểu biết về tâm lý GD vào GD ngƣời học

- Đánh giá kết quả của ngƣời học chính xác, công

bằng và có tác dụng giáo dục

6 TC6. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV *

- Lựa chọn, thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập của ngƣời học phù hợp

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác

mang tính giáo dục và đúng qui định

7 TC7. Quản lý hồ sơ dạy học*

- Thực hiện đầy đủ qui định biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ

- Bảo quản, lƣu trữ, sử dụng hồ sơ theo qui định...

8 TC8.Quản lý người học, xây dựng môi trường học tập

- Quản lý đƣợc các thông tin liên quan đến ngƣời học

- Xây dựng moi trƣờng giáo dục, học tập lành mạnh,

thuận lợi, dân chủ, hợp tác

9 TC9. Hoạt động xã hội

- Phối hợp với gia đình ngƣời học và cộng đồng phát

triển cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp

- Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở

xây dựng phong trào học nghề lập nghiệp trong xã hội

6c) Về năng lực chuyên môn (năng lực chuyên môn - nghề nghiệp)

STT Nội dung các chỉ số đánh giá năng lực chuyên môn Mức độ đạt được (mức)

1 2 3 4

1 TC 1. Trình độ chuyên môn

a) Đối với nhà giáo dạy lý thuyết

- Có bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành, ĐHSP

chuyên ngành trở lên phù hợp ngành,nghề giảng dạy...

- Nắm vững kiến thực ngành, nghề đƣợc phân công...

- Có kiến thức về ngành, nghề liên quan

- Hiểu biết về thực tiễn và tiến bộ khoa học kỹ thuật

b) Đối với nhà giáo dạy thực hành

- Có CCKNN quốc gia bậc 3 hoặc tƣơng đƣơng

- Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề

đƣợc phân công giảng dạy

- Tổ chức thành thạo các hoạt động sản xuất, dịch vụ

Page 183: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

STT Nội dung các chỉ số đánh giá năng lực chuyên môn Mức độ đạt được (mức)

1 2 3 4

- Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động

c) Đối với nhà giáo dạy tích hợp

- Có bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành, ĐHSP

chuyên ngành trở và có CCKNN dạy thực hành - bậc 3

- Nắm vững kiến thức ngành, nghề đƣợc phân công...

- Có kiến thức về ngành, nghề liên quan

- Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp, tiến bộ khoa học

- Thực hiện thành thạo các KNNN đƣợc phân công...

- Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất,

dịch vụ ngành, nghề đƣợc phân công giảng dạy

2 TC 2. Trình độ ngoại ngữ

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo qui định

- Đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành phục vụ giảng dạy

3 TC 3. Trình độ tin học

- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT

- Sử dụng thành thạo phần mềm dạy học chuyên ngành

6d) Về năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học (NCKH) của GVDN

STT Nội dung các chỉ số đánh giá năng lực NCKHƯD Mức độ đạt được (mức)

4 3 2 1

1 Tiêu chuẩn 1. Học tập, bồi dưỡng nâng cao

- Thƣờng xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, tham gia

bồi dƣỡng đồng nghiệp

- Tham gia hội giảng các cấp

- Thƣờng xuyên tự học tập,bồi dƣỡng nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

- Tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣơng năng cao trình

độ đáo ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp

2 TC 2. Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học

- Hƣớng dẫn thực tập kết hợp vối thực tiễn nghề nghiệp

- Tham gia bồi dƣỡng nâng cao, luyện tay nghề cho SV

3 TC 3. Nghiên cứu khoa học

- Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về NCKH và công nghệ

- Chủ trì hoặc tham gia đề tài NCKH cấp cơ sở trở lên.

Câu 7: Xin Ông/Bà cho biết thông tin cá nhân:

- Giới tính: Nam: ; Nữ: ; Đảng viên: ; Dân tộc:........... Độ tuổi:....... (tuổi)

- Chức vụ CBQL: Hiệu trƣởng: ; Phó hiệu trƣởng: ; Trƣởng khoa/phòng:

Phó Trƣởng khoa/P. trƣởng phòng: ; Trƣởng bộ môn nghề: .

- Học hàm, học vị: Cử nhân: ; Thạc sĩ: ; Tiến sĩ: ; Phó GS. TS: .

- Chuyên ngành đào tạo đại học:...................................; Sau đại học:

- Thời gian thâm niên công tác:.... (năm); Thời gian làm quản lý:.... (năm)

Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của quý Ông/Bà!

Page 184: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 1.2: Mẫu 2 (M2)

PHIẾU KHẢO SÁT THU THẬP THÔNG TIN

VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÙNG TÂY NGUYÊN

(DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ) Phiếu khảo sát nhằm thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu và đề xuất những giải

pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận

năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục và Đào tạo/Giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Sự

công tác của quý Ông/Bà góp phần quan trọng vào thành công của công trình nghiên cứu

này. Xin Ông/Bà cùng trả lời bằng cách đánh dấu (x) vào ô phù hợp hoặc ghi số, ghi ý kiến

của mình theo nội dung câu hỏi. Thông tin thu đƣợc chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu

và đƣợc bảo mật theo quy định. Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà.

Câu 1: Ông/Bà cho biết thực trạng về công tác phát triển đội ngũ GVCĐ tại nhà trường.

(Theo mức độ giảm dần: Mức 4: Tốt; 3: Khá; 2: Trung bình và mức 1: Yếu)

1.1. Thực trạng về quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGVCĐ

STT Nội dung Đã thực hiện Mức độ đạt dƣợc

Có Không 4 3 2 1

1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch 5 năm về

phát triển đội ngũ (Đề án đƣợc phê duyệt)

2 Xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV

(Phƣơng án tuyển dụng viên chức hàng năm)

3 Công tác dự báo phát triển đội ngũ đảm

bảo tính chiến lƣợc dài hạn và hằng năm

4 Quy hoạch phát triển đội ngũ đảm bảo tính

đồng bộ, hệ thống từ số lƣợng, cơ cấu và

chất lƣợng đội ngũ đến các điều kiện thực

hiện: cơ chế, chính sách, lộ trình thời gian

5 Quy hoạch phát triển đội ngũ GVDN gắn

với quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực và

quy hoạch phát triển KT - XH của Vùng

1.2. Thực trạng về tuyển dụng và sử dụng đội ngũ GVDN

STT Nội dung thực hiện

Đã thực

hiện

Mức độ đạt dược

Có Không 4 3 2 1

1 Tuyển dụng theo Luật Viên chức, Nghị định

29/CP (2012), có phê duyệt của sở Nội vụ

2 Trên cơ sở Luật Viên chức, Nghị định

29/CP và có đặc thù để tuyển dụng GV

3 Tuyển dụng GV theo năng lực nghề nghiệp

4 Bố trí, sử dụng đội ngũ theo vị trí việc làm,

đúng bằng cấp, phát huy sở trƣờng; đảm

bảo công bằng, khách quan.

5 Đánh giá gắn với đào tạo, bồi dƣỡng, sử

dụng (phân công nhiệm vụ, quy hoạch, bổ

nhiệm, luân chuyển, tinh giản đội ngũ)

Page 185: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

1.3. Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVCĐ tại nhà trường

a) Các hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) năng lực cho ĐNGV:

STT Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV

Tổ chức

thực hiện Mức độ thực hiện

có không 4 3 2 1

1 ĐTBD thƣờng xuyên, chuyên đề do nhà

trƣờng/Tổng cục Dạy nghề/Bộ ngành tổ chức

2

Bồi dƣỡng tại chỗ thông qua các hoạt động

chuyên môn: Hội thi tay nghề - Thiết bị tự

làm (TBTL), sáng tạo kỹ thuật (STKT); hội

giảng GVDN các cấp và của trƣờng tổ chức.

3 Bồi dƣỡng qua hoạt động tƣ vấn (Metoring)

của đội ngũ CBQL và GV có kinh nghiệm.

4

Tham gia các hoạt động NCKH ứng dụng và

các hoạt động dịch vụ kỹ thuật phục vụ cộng

đồng trong nhà trƣờng và ngoài xã hội.

5

ĐTBD qua tự học, tự tích lũy kinh nghiệm,

học tập trải nghiệm thực tập, thực hành, xâm

nhập hoạt động thực tiễn tại doanh nghiệp.

6 Bồi dƣỡng thông qua các công tác xã hội,

hoạt động tình nguyện, kết nghĩa thôn buôn,...

.............................................................................................................................................

b) Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVCĐ tại nhà trường

STT Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng

Tổ chức

thực hiện Mức độ thực hiện

có không 4 3 2 1

1 Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (ThS,TS)

2 Bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm (SPDN, nghiệp

vụ sƣ phạm khu vực và quốc tế)

3 Bồi dƣỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học

4 Bồi dƣỡng nâng cao trình độ KNN (theo trình

độ nghề quốc gia, khu vực và quốc tế)

5 Bồi dƣỡng lý luận chính trị; kiến thức quản lý

nhà nƣớc và quốc phòng - an ninh

6 Bồi dƣỡng tiêu chuẩn CCVC, theo vị trí việc làm

7 Bồi dƣỡng phƣơng pháp NCKHƢD

8 Đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức bổ trợ, kỹ năng

sống, kỹ năng mềm, kỹ năng hoạt động xã hội

- Các nội dung đào tạo, bồi dƣỡng khác:...............................................................................

1.4. Thực trạng về công tác kiểm tra và đánh giá đội ngũ GVCĐ tại nhà trường

STT Nội dung Đã thực hiện Mức độ đạt dược

Có Không 4 3 2 1

1 Tổ chức kiểm tra theo định kỳ, đột xuất

2 Lồng ghép kiểm tra chuyên môn của đơn vị

3 Đánh giá GV hàng năm theo Thông tƣ

30/2009/TT-BLĐTBXH (TT 30)

4 Lồng ghép thực hiện Nghị định 29/CP (2012),

Luật Viên chức và TT 30 trong đánh giá

Page 186: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

STT Nội dung Đã thực hiện Mức độ đạt dược

Có Không 4 3 2 1

5 Đánh giá lƣợng hóa mức điểm/tiêu chí cụ thể,

đảm bảo chính xác, khoa học, khách quan,

tƣờng minh và công bằng.

6 Gắn đánh giá với đào tạo, bồi dƣỡng, luân

chuyển, bổ nhiệm, thi đua khen thƣởng, công

nhận danh hiệu thi đua,.....

7 Đánh giá để tinh giản biên chế, xử lý kỷ luật,...

1.5. Thực trạng về các điều kiện và môi trường làm việc của ĐNGV tại nhà trường

STT Nội dung các điều kiện và môi trường Đã thực hiện Mức độ đạt được

Có Không 4 3 2 1

1

Các

điều

kiện

Cơ sở vật chất: giảng đƣờng, nhà xƣởng thực

hành, phòng học lý thuyết, khu giáo dục thể

chất, phòng thƣ viện, phòng Y tế, khu nội trú,.

Trang thiết bị dạy nghề theo ngành nghề

Thu nhập tăng thêm trong trƣờng đối với GV

Đảm bảo chế độ, chính sách đối với ĐNGV

Cơ chế chính sách thu hút, đặc thù ĐNGV

2.

Môi

trƣờng

phát

triển

GV

Môi trƣờng làm việc có sự phân công rõ ràng

(điều lệ, qui chế, qui định,.. cụ thể, công khai,

minh bạch, đảm bảo kỷ luật, kỷ cƣơng).

Xây dựng nhà trƣờng là tổ chức biết học hỏi

GV đoàn kết, tự giác, tự chủ, trách nhiệm cao

Môi trƣờng có văn hóa chất lƣợng cao

Các phong trào thi đua, kích thích GV đổi

mới, sáng tạo, phát triển năng lực của GV

Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa

phƣơng đối với phát triển ĐNGV

Các nhà khoa học, hiệp hội khoa học tham gia

đào tạo, bồi dƣỡng phát triển ĐNGV

Sự liên kết, phối hợp giữa nhà trƣờng và

doanh nghiệp trong phát triển ĐNGV

Khác….................................................................................................................................

Câu 2: Các hoạt động bồi dƣỡng, phát triển GVCĐ của trƣờng/khoa/bộ môn nhƣ thế

nào (đánh dấu x vào ô tƣơng ứng). Mức độ thực hiện: Đã thực hiện và hiệu quả cao (1);

đã thực hiện (2); đã thực hiện nhưng hiệu quả không cao (3); chưa thực hiện (4).

STT Nội dung hoạt động Tình hình thực hiện

4 3 2 1

1 Xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ

giảng viên dạy nghề theo năng lực

2 Tuyển dụng và sử dụng GV theo năng lực

3 Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nâng

cao năng lực cho đội ngũ giảng viên hàng năm

4 Xây dựng xã hội học tập, nhà trƣờng là tổ chức

biết học hỏi, môi trƣờng thuận lợi phát triển GV

5 Nhân viên kỹ thuật-kỹ thuật viên trợ giảng cho GV

Page 187: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

STT Nội dung hoạt động Tình hình thực hiện

4 3 2 1

6 Tổ chức các hội thảo, hội thi thiết bị dạy nghề tự

làm, Hội giảng GVDN,.... hằng năm của trƣờng

7 Tổ chức GV đi thâm nhập thực tế tại doanh nghiệp

để bồi dƣỡng KNN, công nghệ mới,...

8 NCKH, tƣ vấn, chuyển giao kỹ thuật với DN

9 Mời nhà khoa học, chuyên gia DN (ngƣời có trình

độ ThS, TS và kỹ năng nghề-thợ bậc cao) tham gia

thỉnh giảng, xây dựng, đánh giá nội dung chƣơng

trình, bồi dƣỡng và đánh giá KNN cho ĐNGV,...

10 DN hỗ trợ kinh phí và công nghệ trong ĐTNN

- Các hoạt động khác:.....................................................................................................

Câu 3: Đánh giá hiệu quả các nội dung phát triển ĐNGVCĐ của nhà trƣờng:

STT Nội dung các hoạt động cơ bản của phát triển ĐNGV Mức độ thực hiện

Tốt Khá TB Yếu

1 Xây dựng các Chuẩn - Khung năng lực ngƣời GVDN

đáp ứng yêu cầu đổi mới của GD/GDNN

2 Quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV theo Khung năng

lực, gắn dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực

3 Tuyển dụng và sử dụng ĐNGV theo năng lực

4 Kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ theo năng lực

5 Đào tạo và bồi dƣỡng theo Khung năng lực

6 Xây dựng môi trƣờng thuận lợi phát triển ĐNGV

Xây dựng các điều kiện CSVC, thiết bị, phƣơng tiện

Cơ chế quản lý bên trong để phát triển ĐNGV

Chính sách quản lý bên ngoài để phát triển ĐNGV

- Các nội dung khác:.........................................................................................................

Câu 4: Hiệu quả thực hiện các chức năng quản lý phát triển ĐNGV tại nhà trƣờng

STT Nội dung các chức năng quản lý Hiệu quả thực hiện

Tốt Khá TB Yếu

1 Kế hoạch hóa các hoạt động quản lý phát triển ĐNGV

2 Tổ chức các hoạt động quản lý phát triển ĐNGV

3 Lãnh đạo, chỉ đạo quản lý phát triển ĐNGV

4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý phát triển ĐNGV

5 Thông tin quản lý rộng, sâu, đa chiều và có chất lƣợng

6 Quyết định quản lý đảm bảo kịp thời, đúng quy định; có

tầm nhìn chiến lƣợc và hiệu quả cao.

Câu 5: Xin Ông/Bà cho biết thông tin cá nhân:

5.1. Giới tính: Nam: ; Nữ: ; Đảng viên: ; Dân tộc:...... Độ tuổi:.... (tuổi)

5.2. Chức vụ CBQL: Hiệu trƣởng: ; Phó hiệu trƣởng: ; Trƣởng bộ môn:

Trƣởng khoa/phòng/Giám đốc: ; P. trƣởng phòng/P.Giám đốc: .

5.3. Học hàm, học vị: Cử nhân: ; Thạc sĩ: ; Tiến sĩ: ; Khác: .

5.4. Chuyên ngành đào tạo đại học:...................................; Sau đại học:

5.5. Thời gian thâm niên công tác:.... (năm); Thời gian làm quản lý:.... (năm)

Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của quý Ông/Bà!

Page 188: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 1.3: Mẫu 3 (M3)

PHIẾU KHẢO SÁT THU THẬP THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ

GIẢNG VIÊN VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÙNG TÂY NGUYÊN

(DÀNH CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN) Phiếu khảo sát nhằm thu thập thông tin về thực trạng đội ngũ giảng viên và công tác

phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng nghề vùng Tây Nguyên. Sự cộng tác của

Ông/Bà góp phần quan trọng vào thành công của công trình nghiên cứu này. Xin Ông/Bà

vui lòng cùng trả lời bằng cách đánh dấu (x) vào ô phù hợp hoặc ghi số, ghi ý kiến của

mình theo nội dung câu hỏi. Thông tin thu đƣợc chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu và

đƣợc bảo mật theo quy định. Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà.

Câu 1: Căn cứ vào thực trạng ĐNGV tại đơn vị xin Ông/Bà hãy cho biết ý kiến của mình

về các nhận định dƣới đây (đánh dấu (x) vào ô tƣơng ứng với mức độ đồng ý).

TT Nội dung đánh giá, nhận xét

Mức độ đồng ý

Rất

đồng ý

Phần lớn

đồng ý

Đồng

ý

Không

đồng ý

1 Số lƣợng GV nhìn chung còn thiếu

2 Cơ cấu ĐNGV chƣa đồng bộ, hợp lý

3 Tỷ lệ GV đủ điểu kiện dạy thực hành -

tích hợp còn thấp (thiếu GV dạy TiH)

4 Tỷ lệ GV ngƣời DTTSTC còn rất thấp

5 Chất lƣợng ĐNGV còn nhiều bất cập

6 Thiếu GV có trình độ chuyên môn cao

7 Thiếu GV có trình độ kỹ năng nghề cao

8 Kỹ năng nghề của ĐNGV nói chung còn

yếu (đặc biệt đối với ĐNGV trẻ)

9 Tỷ lệ GV đạt Chuẩn thấp so với cả nƣớc

Khác..........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Câu 2: Đánh giá GVCĐ theo Chuẩn quy định tại Thông tƣ 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày

15/3/2017 của Bộ Lao động - Thƣơng binh - Xã hội. (Mức độ đánh giá: 4 - tốt: 2,0; 3 -

khá:1,5; 2 - trung bình: 1,0 và mức 1 - Yếu: 0 điểm).

TT Tiêu chuẩn - Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá

3 2 1

1

Phẩm chất

chính trị, đạo

đức,

lối sống

- Phẩm chất chính trị

- Đạo đức nghề nghiệp

- Lối sống

- Tác phong

2 Năng lực

chuyên môn

- Kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học

- Kỹ năng nghề

- Năng lực SPDN/năng lực công tác

- Trình độ nghiệp vụ SPDN và thời gian giảng dạy

- Chuẩn bị hoạt động giảng dạy/thực hiện nhiệm vụ

- Thực hiện chức trách nhiệm vụ đƣợc giao

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của ngƣời học

- Quản lý hồ sơ dạy học/hồ sơ công tác

- Xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình

- Xây dựng kế hoạch, thực hiện hoạt động giáo dục

Page 189: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

TT Tiêu chuẩn - Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá

3 2 1

- Quản lý ngƣời học, xây dựng môi trƣờng GD

- Hoạt động xã hội

3

Năng lực

phát triển

nghề nghiệp

và NCKH

- Trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dƣỡng, rèn luyện

- Nghiên cứu khoa học ứng dụng

Theo Ông/Bà những điểm mạnh cơ bản nhất và điểm còn yếu của đội ngũ giảng viên dạy

nghề ở Khoa/bộ phận hiện nay là gì

- Những điểm mạnh:.............................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

- Những điểm yếu:...............................................................................................

...................................................................................................................................................

Câu 3: Các hoạt động bồi dƣỡng, phát triển GVCĐ của trƣờng/khoa/bộ môn nhƣ thế nào

(đánh dấu x vào ô tƣơng ứng). Mức độ thực hiện: Đã thực hiện và hiệu quả cao (4); Đã

thực hiện (3); Đã thực hiện nhưng hiệu quả không cao (2); Chưa thực hiện (1)

STT Nội dung hoạt động Tình hình thực hiện

4 3 2 1

1 Xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ

GVCĐ theo năng lực

2 Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao

năng lực cho ĐNGV hàng năm

3 Mời cán bộ kỹ thuật, thợ bậc cao, nghệ nhân quốc gia,

ngƣời có trình độ ThS, TS thỉnh giảng

4 Nhân viên - kỹ thuật viên trợ giảng cho GV

5 Tổ chức các hội thảo, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm,

Hội giảng,.... hằng năm của trƣờng

6 Mời nhà khoa học, chuyên gia DN, các trƣờng Đại học,

cao đẳng tham gia bồi dƣỡng ĐNGV

7 Mời chuyên gia DN tham gia quá trình ĐTNN: xây

dựng, đánh giá chƣơng trình; tuyển dụng, đào tạo, bồi

dƣỡng GV, đánh giá KNN của GV.

8 Tổ chức cho GV đi thâm nhập thực tế tại doanh nghiệp

để bồi dƣỡng KNN, công nghệ mới,...

9 NCKH, tƣ vấn, chuyển giao kỹ thuật với DN

10 DN hỗ trợ kinh phí và công nghệ trong ĐTNN

Câu 4: Đánh giá về mức độ đạt đƣợc các năng lực của ngƣời GVCĐ tại đơn vị/khoa. Mức độ đạt: 4 - tốt (2,0); 3 - khá (1,5); trung bình (1,0) và mức 1 - yếu (0 điểm).

4a) Về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong của người GVDN:

STT Nội dung các tiêu chí (TC) và các chỉ số đánh giá Mức độ đạt được

4 3 2 1

1 TC 1. Phẩm chất chính trị

- Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng,

chính sách, pháp luật của nhà nƣớc

- Thƣơng xuyên học tập nâng cao nhận thức chính trị

Page 190: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

STT Nội dung các tiêu chí (TC) và các chỉ số đánh giá Mức độ đạt được

4 3 2 1

- Có ý thức tổ chức kỷ luật

- Có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung

- Đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và

các qui định nghề nghiệp

- Gƣơng mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham

gia các hoạt động chính tri, xã hội

2 TC 2. Đạo đức nghề nghiệp

- Yêu nghề, tâm huyết với nghề

- Có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo

- Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp

- Thƣơng yêu, tôn trọng ngƣời học, bảo vệ quyền lợi và lợi

ích chính đáng của ngƣời học

- Tận tụy với công việc

- Thực hiện đúng điều lệ, qui chế, nội qui của đơn vị

- Công bằng trong giảng dạy, giáo dục, khách quan trong

đánh giá năng lực SV

- Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, chống

bệnh thành tích

- Thực hiện phê bình và tự phê bình nghiêm túc

3 TC 3. Lối sống, tác phong

- Sống có lý tƣởng, có mục đích, ý chí vƣơn lên, có tinh

thần phấn đấu liên tục

- Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ

- Lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc

- Có thái độ ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối

sống văn hóa

- Tác phong làm việc khoa học

- Trang phục giản dị, gọn gàng, lịch sự

- Có thái độ văn minh, lịch sự, đúng mực trong quan hệ

- Giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo

- Xây dựng gia đình văn hóa

- Biết quan tâm đến những ngƣời xung quan

- Thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng

- Khác................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

4b) Về năng lực sư phạm

STT Nội dung các chỉ số đánh giá năng lực sư phạm Mức độ đạt được

4 3 2 1

1 TC1. Về trình độ NVSP và thời gian giảng dạy

- Có CCSPDN dạy trình độ CĐ hoặc tƣơng đƣơng

- Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng

2 TC2. Chuẩn bị hoạt động giảng dạy

- Lập đƣợc KHGD môn học, mô đun đƣợc phân công

- Soạn giáo án theo qui định

Page 191: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

STT Nội dung các chỉ số đánh giá năng lực sư phạm Mức độ đạt được

4 3 2 1

- Lựa chon phƣơng pháp dạy học phù hợp

- Chuẩn bị đầy đủ các phƣơng tiện dạy học cần thiết

- Tự làm các thiết bị dạy học đơn giản để phục vụ giảng dạy

- Chủ trì hoặc tham gia thiết kế và bố trí trang TBDH

3 TC3. Thực hiện hoạt động giảng dạy

- Tổ chức dạy học phù hợp với ngành, nghề đào tạo

- Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp

- Vận dụng, kết hợp các phƣơng pháp dạy học để phát huy

tính tích cực của ngƣời học

- Sử dụng thành thạo các phƣơng tiện, thiết bị dạy học

4 TC4. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu

giảng dạy

- Nắm đƣợc căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và qui trình xây

dựng chƣơng trình đào tạo trình độ cao đẳng

- Chủ trì hoặc thm gia biên soạn, chỉnh lý chƣơng trình,

giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng

5 TC5. Xây dựng kế hoạch, thực hiện hoạt động GD

- Xây dựng đƣợc kế hoạch giáo dục ngƣời học thông qua

giảng dạy và các hoạt động khác

- Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp

- Vận dụng hiểu biết về tâm lý GD vào GD ngƣời học

- Đánh giá kết quả của ngƣời học chính xác, công bằng và

có tác dụng giáo dục

6 TC6. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV

- Lựa chọn, thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập của ngƣời học phù hợp

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác mang

tính giáo dục và đúng qui định

7 TC7. Quản lý hồ sơ dạy học*

- Thực hiện đầy đủ qui định về biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ

- Bảo quản, lƣu trữ, sử dụng hồ sơ theo qui định...

8 TC8. Quản lý người học, xây dựng môi trường học tập

- Quản lý đƣợc các thông tin liên quan đến ngƣời học

- Xây dựng môi trƣờng giáo dục, học tập lành mạnh, thuận

lợi, dân chủ, hợp tác

9 TC9. Hoạt động xã hội

- Phối hợp với gia đình ngƣời học và cộng đồng phát triển

cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp

- Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở xây

dựng phong trào học nghề lập nghiệp trong xã hội

4c) Về năng lực chuyên môn (năng lực chuyên môn - nghề nghiệp)

STT Nội dung các chỉ số đánh giá năng lực chuyên môn Mức độ đạt được

1 2 3 4

1 TC 1. Trình độ chuyên môn

a) Đối với nhà giáo dạy lý thuyết

Page 192: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

STT Nội dung các chỉ số đánh giá năng lực chuyên môn Mức độ đạt được

1 2 3 4

- Có bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành, ĐHSP chuyên

ngành trở lên phù hợp ngành,nghề giảng dạy...

- Nắm vững kiến thực ngành, nghề đƣợc phân công...

- Có kiến thức về ngành, nghề liên quan

- Hiểu biết về thực tiễn và tiến bộ khoa học kỹ thuật

b) Đối với nhà giáo dạy thực hành

- Có CCKNN quốc gia bậc 3 hoặc tƣơng đƣơng

- Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề đƣợc

phân công giảng dạy

- Tổ chức thành thạo các hoạt động sản xuất, dịch vụ

- Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động

c) Đối với nhà giáo dạy tích hợp

- Có bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành, ĐHSP chuyên

ngành trở và có CCKNN dạy thực hành - bậc 3

- Nắm vững kiến thức ngành, nghề đƣợc phân công...

- Có kiến thức về ngành, nghề liên quan

- Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp, tiến bộ khoa học

- Thực hiện thành thạo các KNNN đƣợc phân công...

- Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất, dịch

vụ ngành, nghề đƣợc phân công giảng dạy

2 TC 2. Trình độ ngoại ngữ

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo qui định

- Đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành phục vụ giảng dạy

3 TC 3. Trình độ tin học

- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT

- Sử dụng thành thạo phần mềm dạy học chuyên ngành

4d) Về năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học (NCKH) của GVDN

STT Nội dung các chỉ số đánh giá năng lực NCKHƯD Mức độ đạt được

4 3 2 1

1 Tiêu chuẩn 1. Học tập, bồi dưỡng nâng cao

- Thƣờng xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, tham gia bồi

dƣỡng đồng nghiệp

- Tham gia hội giảng các cấp

- Thƣờng xuyên tự học tập,bồi dƣỡng nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

- Tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣơng năng cao trình độ

đáo ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp

2 TC 2. Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học

- Hƣớng dẫn thực tập kết hợp vối thực tiễn nghề nghiệp

- Tham gia bồi dƣỡng nâng cao, luyện tay nghề cho HSSV

3 TC 3. Nghiên cứu khoa học

- Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về NCKH và công nghệ

- Chủ trì hoặc tham gia đề tài NCKH từ cấp cơ sở trở lên.

Page 193: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Câu 5: Thực trạng về các công tác phát triển ĐNGV tại nhà trường (Mức độ đạt được

giảm dần: Mức tốt (4); khá (3); trung bình (2) và mức yếu (1).

5a) Thực trạng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV

STT Nội dung Đã thực hiện Mức độ đạt dƣợc

Có Không 4 3 2 1

1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch 5 năm về phát

triển đội ngũ (Đề án đƣợc phê duyệt)

2 Xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV (Phƣơng án

tuyển dụng viên chức hàng năm)

3 Công tác dự báo phát triển ĐNGV đảm bảo

tính chiến lƣợc dài hạn và hằng năm

4 Quy hoạch phát triển đội ngũ đảm bảo tính

đồng bộ, hệ thống từ số lƣợng, cơ cấu và chất

lƣợng đội ngũ đến các điều kiện thực hiện: cơ

chế, chính sách, lộ trình thời gian,..

5 Quy hoạch phát triển đội ngũ GVDN gắn với

quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực và quy

hoạch phát triển KT - XH của Vùng

- Nội dung khác...................................................................................................................

5b) Thực trạng tuyển dụng và sử dụng ĐNGV tại đơn vị

STT Nội dung thực hiện Đã thực hiện Mức độ đạt dược

Có Không 4 3 2 1

1 Tuyển dụng theo Luật Viên chức, Nghị định

29/CP, có phê duyệt của sở Nội vụ

2 Trên cơ sở Luật Viên chức, Nghị định 29/CP

và có đặc thù để tuyển dụng GV

3 Tuyển dụng GV theo năng lực nghề nghiệp

4 Bố trí, sử dụng đội ngũ theo vị trí việc làm,

đúng bằng cấp, phát huy sở trƣờng, đảm bảo

công bằng, khách quan.

5 Đánh giá gắn với đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng

(phân công nhiệm vụ, quy hoạch, bổ nhiệm,

luân chuyển, tinh giảm đội ngũ).

5c) Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng ĐNGVCĐ tại đơn vị

* Các hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho ĐNGV:

STT Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV Thực hiện Mức độ thực hiện

có không 4 3 2 1

1 ĐTBD thƣờng xuyên, chuyên đề do nhà

trƣờng/Tổng cục Dạy nghề/Bộ ngành tổ chức

2

Bồi dƣỡng tại chỗ thông qua các hoạt động

chuyên môn: Hội thi tay nghề - Thiết bị tự làm

(TBTL), sáng tạo kỹ thuật (STKT); hội giảng

GVDN các cấp và của trƣờng tổ chức.

3 Bồi dƣỡng qua hoạt động tƣ vấn (Metoring) của

đội ngũ CBQL và GV có kinh nghiệm.

4

Tham gia các hoạt động NCKH ứng dụng và các

hoạt động dịch vụ kỹ thuật phục vụ cộng đồng

trong nhà trƣờng và ngoài xã hội.

Page 194: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

STT Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV Thực hiện Mức độ thực hiện

có không 4 3 2 1

5

ĐTBD qua tự học, tự tích lũy kinh nghiệm, học

tập trải nghiệm thực tập, thực hành, xâm nhập

hoạt động thực tiễn tại doanh nghiệp.

6 Bồi dƣỡng thông qua các công tác xã hội: hoạt

động tình nguyện, kết nghĩa thôn buôn,...

- Nội dung khác..................................................................................................................

* Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV tại đơn vị

STT Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng

Tổ chức

thực hiện

Mức độ thực

hiện

có không 4 3 2 1

1 Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (ThS,TS)

2 Bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm (SPDN, nghiệp

vụ sƣ phạm khu vực và quốc tế).

3 Bồi dƣỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học

4 Bồi dƣỡng nâng cao trình độ KNN (theo trình độ

nghề quốc gia, khu vực và quốc tế)

5 Bồi dƣỡng lý luận chính trị; kiến thức quản lý

nhà nƣớc và quốc phòng - an ninh

6 Bồi dƣỡng tiêu chuẩn CCVC, theo vị trí việc làm

7 Bồi dƣỡng phƣơng pháp NCKHƢD

8 Đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức bổ trợ, kỹ năng

sống, kỹ năng mềm, kỹ năng hoạt động xã hội

5d) Thực trạng về công tác kiểm tra và đánh giá ĐNGV tại nhà trường (đơn vị)

STT Nội dung Đã thực hiện Mức độ đạt được

Có Không 4 3 2 1

1 Tổ chức kiểm tra theo định kỳ, đột xuất

2 Lồng ghép kiểm tra chuyên môn của đơn vị

3 Đánh giá GV hàng năm theo Thông tƣ

30/2009/TT-BLĐTBXH (nay là TT 08/2017)

4 Lồng ghép thực hiện Nghị định 29/CP (2012),

Luật Viên chức và TT 30, TT 08 trong đánh giá

5 Đánh giá lƣợng hóa mức điểm/tiêu chí cụ thể;

đảm bảo chính xác, khoa học, khách quan, tƣờng

minh và công bằng.

6 Gắn đánh giá với ĐTBD, luân chuyển, bổ

nhiệm, gắn với thi đua, vinh danh, khen thƣởng.

7 Đánh giá để tinh giản biên chế, xử lý kỷ luật,...

5e) Thực trạng về các điều kiện và môi trường làm việc của ĐNGV tại nhà trường

STT Nội dung hoạt động Đã thực hiện Mức độ đạt được

Có Không 4 3 2 1

1

Các

điều

kiện

CSVC: giảng đƣờng, nhà xƣởng, phòng học lý

thuyết, khu GD thể chất, thƣ viện, Y tế, nội trú,.

Trang thiết bị dạy nghề theo ngành nghề

Đảm bảo chế độ, chính sách đối với ĐNGV

Page 195: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

STT Nội dung hoạt động Đã thực hiện Mức độ đạt được

Có Không 4 3 2 1

Thu nhập tăng thêm trong trƣờng cho GVDN

Cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút ĐNGV

2.

Môi

trƣờng

thuận

lợi

phát

triển

GV

Môi trƣờng làm việc có sự phân công rõ ràng,

công khai, minh bạch; đảm bảo kỷ luật, kỷ cƣơng.

GV đoàn kết, tự giác, tự chủ, trách nhiệm cao

Môi trƣờng có tính GD cao, môi trƣờng văn hóa

chất lƣợng, an toàn, xanh, sạch, đẹp; nhà trƣờng

là tổ chức biết học hỏi

Các phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo, nâng

cao chất lƣợng, phát triển NL nghề nghiệp GV

Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa

phƣơng đối với phát triển ĐNGV

Các nhà khoa học, tổ chức khoa học tham gia

đào tạo, bồi dƣỡng phát triển ĐNGV

Sự liên kết, phối hợp giữa nhà trƣờng và doanh

nghiệp trong phát triển ĐNGV

Câu 6: Ông/Bà nhận định, đánh giá như thế nào về mức độ đạt được những tiêu chuẩn

năng lực cơ bản của GV. Mức độ đạt: mức tốt (4); khá (3); trung bình (2) và yếu (1).

STT Nội dung các nhận định, đánh giá Mức độ đạt được

4 3 2 1

1 Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, tác phong

2 Năng lực chuyên môn nghề nghiệp

3 Năng lực kiến thức liên môn và bổ trợ nghề nghiệp

4 Năng lực sƣ phạm dạy nghề (chuẩn quốc gia, quốc tế)

5 Năng lực sử dụng ngoại ngữ trong ĐTNN và học tập

6 Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông

7 Năng lực quản lý (quản lý quá trình ĐTNN, quản lý đối

tƣợng, quản lý môi trƣờng, quản lý các nguồn lực)

8 Năng lực nghiên cứu khoa học, hội nhập và phát triển

9 Năng lực hoạt động chính trị - xã hội

10 Kỹ năng sống, kỹ năng mềm tạo hệ giá trị sống tích cực

Khác…......................................................................................................................................

Xin Ông/Bà cho biết thông tin cá nhân:

1. Giới tính: Nam: ; Nữ: ; Đảng viên: ; Dân tộc:........... Độ tuổi:....... (tuổi)

2. Phân hạng viên chức: Giảng viên: ; Giảng viên chính: ; Giảng viên cao cấp:

3. Học hàm, học vị: Cử nhân: ; Thạc sĩ: ; Tiến sĩ: ; Phó GS. TS: ; GS.TS:

4. Chuyên ngành đào tạo đại học:....................; Sau đại học:..................................

5. Thời gian thâm niên công tác:....... (năm); Thời gian làm quản lý:....... (năm)

Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của quý Ông/Bà!

Page 196: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 1.4: Mẫu 4 (M4)

PHIẾU KHẢO SÁT THU THẬP THÔNG TIN VỀ KHUNG NĂNG LỰC

GIẢNG VIÊN CAO ĐẲNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

GIẢNG VIÊN CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÙNG TÂY NGUYÊN

(DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN) Phiếu khảo sát nhằm thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu và đề xuất những giải

pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận

năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục và Đào tạo/Giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Sự

cộng tác của các Ông/Bà góp phần quan trọng vào thành công của công trình nghiên cứu

này. Xin Ông/Bà vui lòng cùng trả lời bằng cách đánh dấu (x) vào ô phù hợp hoặc ghi số,

ghi ý kiến của mình theo nội dung câu hỏi. Thông tin thu đƣợc chỉ sử dụng vào mục đích

nghiên cứu và đƣợc bảo mật theo quy định. Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà.

Câu 1: Đánh giá GVCĐ theo Chuẩn quy định tại Thông tƣ 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày

15/03/2017 của Bộ Lao động - Thƣơng binh - Xã hội. Mức độ đánh giá 3: Điểm tối đa (2,0

điểm); mức 2: Đạt 1,0 điểm; mức 1: Yếu (0 điểm).

TT Tiêu chuẩn - Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá

3 2 1

1

Phẩm chất

chính trị, đạo

đức,

lối sống

- Phẩm chất chính trị

- Đạo đức nghề nghiệp

- Lối sống

- Tác phong

2 Năng lực

chuyên môn

- Kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học

- Kỹ năng nghề

- Năng lực SPDN/năng lực công tác

- Trình độ nghiệp vụ SPDN và thời gian giảng dạy

- Chuẩn bị hoạt động giảng dạy/thực hiện nhiệm vụ

- Thực hiện chức trách nhiệm vụ đƣợc giao

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của ngƣời học

- Quản lý hồ sơ dạy học/hồ sơ công tác

- Xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình

- Xây dựng kế hoạch, thực hiện hoạt động giáo dục

- Quản lý ngƣời học, xây dựng môi trƣờng GD

- Hoạt động xã hội

3

Năng lực

phát triển

nghề nghiệp

và NCKH

- Trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dƣỡng,

rèn luyện

- Nghiên cứu khoa học ứng dụng

Theo Ông/Bà những điểm mạnh cơ bản nhất và điểm còn yếu của đội ngũ giảng viên dạy

nghề ở Khoa/bộ phân hiện nay là gì?

- Những điểm mạnh:.....................................................................................................

................................................................................................................................... ................

- Những điểm yếu:.......................................................................................................

.................................................................................................................................. .................

Page 197: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Câu 2: Những bất cập khi thực hiện Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/3/2017

quy định Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ nhà giáo GDNN (gọi tắt là Chuẩn NL))

S

TT Nội dung nhận định, đánh giá

Mức độ đánh giá, nhận xét

Rất

đồng ý

Đồng

ý

Không

đồng ý

1 Cơ bản đã thực hiện đƣợc các mục đích đánh giá, song

vẫn còn những bất cập cần bổ sung hoàn thiện

2

Không phổ quát hết đối tƣợng GV (không áp dụng đối

với GV dạy các môn chung, các môn văn hóa và

CBQL tham gia đào tạo nghề nghiệp - ĐTNN)

3

Khung năng lực chƣa đầy đủ năng lực tƣơng ứng với

chức năng hoạt động ĐTNN, chƣa đáp ứng yêu cầu đổi

mới GDNN

4

Chƣa có Bộ minh chứng tối thiểu: Nội dung minh chứng,

nguồn minh chứng và mức độ yêu cầu tƣơng ứng với

mức: 0, 1, 2/điểm/tiêu chí để đánh giá GVCĐ

5 Đánh giá giáo viên, GVCĐ còn thiếu định lƣợng, theo

chủ quan ngƣời đánh giá, hiệu quả chƣa cao.

6 Nhiều nghề chƣa có Bộ tiêu chí đánh giá KN hoặc có

nhƣng đánh giá ở mức thí điểm, chƣa đáp ứng

7

Cần bổ sung, sắp xếp, xây dựng hoàn thiện Chuẩn nghề

nghiệp ngƣời GVCĐ theo mô hình Khung năng lực và

chức năng hoạt động của ngƣời GVCĐ

8 Mỗi năng lực cơ bản cần có một số năng lực (NL)

thành phần và kĩ năng cốt lõi tƣơng ứng

9 Cần xây dựng bộ minh chứng, nguồn minh chứng tối

thiểu tƣơng ứng với các tiêu chuẩn đánh giá GVCĐ

10 Cần cụ thể hóa nội dung các mức kết quả đạt đƣợc

tƣơng ứng mức điểm trong từng tiêu chí đánh giá

11

Ngƣời GVCĐ hoạt động với 5 chức năng: Nhà giáo -

Nhà nghề (kỹ thuật, công nghệ) - Nhà khoa học ứng dụng

- Nhà quản lý - Nhà hoạt động chính trị - xã hội.

12

Khung năng lực GVCĐ hiện nay cần có: (1) NL sƣ

phạm; (2) NL chuyên môn nghề nghiệp; (3) NL nghiên

cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp; (4) NL quản

lý; (5) NL chính trị -xã hội.

13

Chuẩn với bộ tiêu chuẩn chung đánh giá cho tất cả các

đối tƣợng; mức điểm tối đa các đối tƣợng khác nhau:

GV - CBQL dạy lý thuyết (dạy môn văn hóa, môn

chung, môn cơ sở), GV- CBQL dạy thực hành và dạy

tích hợp; theo phân hạng GV, GVC, GVCC

14

Chuẩn nghề nghiệp - Khung năng lực ngƣời GVDN là

công cụ nhà nƣớc để quản lý chất lƣợng GD/GDNN

theo hƣớng năng lực.

15 Chuẩn GVCĐ để tuyển dụng, sử dụng, ĐTBD đánh giá

và xây dựng cơ chế, chính sách phát triển GVCĐ.

Page 198: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

III. Đề xuất hoàn thiện Bộ minh chức tối thiểu đánh giá ĐNGV theo Chuẩn và các giải

pháp phát triển ĐNGV trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận năng lực (NL)

Câu 4: Đề xuất Khung mức độ và Bộ minh chức tối thiểu đánh giá GVGDNN theo

Chuẩn (phẩm chất và năng lực) theo 4 mức độ đánh giá: loại tốt - 2 điểm; khá 1,5 điểm;

trung bình - 1,0 điểm và loại yếu - 0 điểm.

Mức độ giảm dần: Rất cấp thiết/rất khả thi (4); mức cấp thiết/khả thi (3); mức ít cấp thiết/ít

khả thi (2); mức không cấp thiết/không khả thi (1).

TT Khung

năng lực GVCĐ

Các năng lực thành phần tối thiểu cần

có của người GVCĐ

Mức độ cần thiết Mức độ khả thi

4 3 2 1 4 3 2 1

1

NL

chuyên

môn

kỹ thuật

- NL chuyên môn nghề nghiệp

- NL sử dụng CNTT và truyền thông

- NL sử dụng ngoại ngữ

- NL sử dụng các phƣơng tiện,

thiết bị vật tƣ dạy nghề

- NL kỹ năng nghề (KNN).

2

NL

phạm

kỹ

thuật

- NL về nghiệp vụ sƣ phạm

- NL chuẩn bị các hoạt động ĐTNN

-NL thực hiện ĐTNN và GDNN

- NL phát triển chƣơng trình, giáo trình

- NL xây dựng và thực hiện các hoạt

động GD ngƣời học

3

NL

quản

lý (NLQL)

- NL kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

ngƣời học (SV)

- NL quản lý hồ sơ ĐTNN/hồ sơ công tác

- NL quản lý ngƣời học và môi trƣờng

- NL quản lý CSVC, thiết bị dạy nghề

- NL quản lý hoạt động tƣ vấn nghề

4

NL

phát

triển

nghề

nghiệp,

NCKH

- Học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ

- NL tổ chức các hoạt động NCKH

- NL phát triển nghề nghiệp cho ngƣời

học (SV).

5

NL

chính trị

-

hội

- NL tham gia các hoạt động chính trị -

xã hội theo quy định

- NL sức khỏe đảm bảo yêu cầu của

ĐTNN

- NL thực hiện các kỹ năng mềm, kỹ

năng sống tạo giá trị sống tích cực.

Page 199: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Câu 5: Đề xuất Chuẩn đánh giá người GVCĐ; bao gồm 6 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí

đánh giá. Mức độ đánh giá giảm dần: Rất cấp thiết/rất khả thi (4); mức cấp

thiết/khả thi (3); mức ít cấp thiết/ít khả thi (2); mức không cấp thiết/không khả thi (1).

Tiêu

chuẩn Số tiêu chí và nội dung tiêu chí (TC)

Mức độ cần thiết/khả thi

4 3 2 1

1.

Phẩm

chất

nhà

giáo

TC1: Phẩm chất chính trị

TC2: Đạo đức nghề nghiệp

TC3: Lối sống nhà giáo

TC4: Phong cách nhà giáo

2.

Năng

lực

chuyên

môn

TC 5: Kiến thức chuyên môn nghề nghiệp

TC 6: Sử dụng tin học trong ĐTNN và học tập

TC 7: Sử dụng ngoại ngữ trong ĐTNN và học tập

TC 8: Sử dụng các phƣơng tiện, vật tƣ, thiết bị

TC 9: Kỹ năng nghề (KNN)

3.

Năng

lực sƣ

phạm

TC 10: Trình độ nghiệp vụ sƣ phạm

TC 11: Chuẩn bị kế hoạch hoạt động ĐTNN

TC 12: Tổ chức thực hiện quá trình ĐTNN

TC 13: Phát triển chƣơng trình, giáo trình, tài liệu

TC 14: Xây dựng và thực hiện các hoạt động GD ngƣời học

4.

Năng

lực

quản

TC15: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ngƣời học

TC 16: Quản lý hồ sơ ĐTNN/hồ sơ công tác.

TC 17: Quản lý ngƣời học và môi trƣờng ĐTNN

TC 18: Quản lý CSVC&TBĐT, vật tƣ, vật liệu

TC 19: Quản lý tƣ vấn hƣớng nghiệp, việc làm

5.

Năng

lực

NCKH

TC20: Học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ.

TC 21: Tổ chức các hoạt động NCKHUD

TC22: Phát triển nghề nghiệp cho ngƣời học (SV)

6.

Năng

lực

chính

trị - xã

hội

TC 23: Tham gia các hoạt động chính trị -xã hội

TC 24: Sức khỏe đảm bảo yêu cầu của ĐTNN

TC 25: Khả năng thực hiện KNS, KNM tạo nên giá trị

sống tích cực và có tính giáo dục cao.

Page 200: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Câu 6: Ý kiến của Ông/Bà về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi các giải pháp phát

triển ĐNGV các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận năng lực, đáp ứng yêu

cầu đổi mới GDNN hiện nay. Mức độ giảm dần: Rất cấp thiết/rất khả thi (4); mức cấp

thiết/khả thi (3); mức ít cấp thiết/ít khả thi (2); mức không cấp thiết/không khả thi (1).

Giải pháp phát triển ĐNGV các trường cao

đẳng theo tiếp cận năng lực

Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi

4 3 2 1 4 3 2 1

GP1. Tổ chức bổ sung, hoàn thiện Chuẩn

nghề nghiệp GVCĐ theo tiếp cận năng

lực phù hợp với đặc thù vùng Tây Nguyên

GP2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát

triển đội ngũ giảng viên (ĐNGV) trường

cao đẳng theo tiếp cận năng lực

GP3. Đ ổ i mớ i tuyể n dụ ng, sử

dụ ng, kiể m tra, đ ánh giá Đ NGV

theo tiế p cậ n nă ng lự c

GP4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội

ngũ giảng viên các trường cao đẳng theo

tiếp cận năng lực

GP 5: Thiết lập mạng lưới đội ngũ GVCĐ

giỏi tại các trường cao đẳng theo tiếp cận

năng lực

GP6. Xây dựng môi trường thuận lợi tạo

động lực phát triển năng lực của ĐNGV

Ngoài ra, theo ông/bà cần bổ sung thêm những giải pháp/biện pháp:................

................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Câu 7: Xin Ông/Bà cho biết thông tin cá nhân:

7.1. Giới tính: Nam: ; Nữ: ; Đảng viên: ; Dân tộc:...... Độ tuổi:.... (tuổi)

7.2. Chức vụ CBQL: Hiệu trƣởng: ; Phó hiệu trƣởng: ; Trƣởng bộ môn:

Trƣởng khoa/phòng/Giám đốc: ; P. trƣởng phòng/P.Giám đốc: .

7.3. Học hàm, học vị: Cử nhân: ; Thạc sĩ: ; Tiến sĩ: ; Khác: .

7.4. Chuyên ngành đào tạo đại học:...................................; Sau đại học:

7.5. Thời gian thâm niên công tác:.... (năm); Thời gian làm quản lý:.... (năm)

Page 201: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của quý Ông/Bà!

Phụ lục 1.5 Mẫu 5 (M5)

PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN

THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIẢNG VIÊN CAO ĐẲNG

(dành cho CNQL doanh nghiệp, sinh viên đánh giá giảng viên)

Câu 1: Để có cơ sở nhận xét đánh giá về NL của GV các trƣờng Cao đẳng (GVCĐ)

theo chuẩn nghề nghiệp GVCĐ. Xin ông (bà) hoặc GV cho biết nhận xét của mình về mức

độ đạt đƣợc theo các tiêu chuẩn/tiêu chí qui định. Đánh giá mức độ đạt đƣợc từ thấp (mức

1: Yếu (1 điểm); mức 2: Trung bình (2 điểm); mức 3: Khá (3 điểm); mức 4: Tốt (4 điểm).

Tiêu

chuẩn Nội dung tiêu chuẩn/tiêu chí

Mức độ

đạt đƣợc

1 2 3 4

1.Phẩm

chất

TC 1: Phẩm chất chính trị

TC 2: Đạo đức nghề nghiệp

TC 3: Lối sống nhà giáo

TC 4: Tác phong nhà giáo

2. Năng

lực

chuyên

môn

TC 5: Trình độ chuyên môn

TC 6 Trình độ Ngoại ngữ

TC 7: Trình độ Tin học

TC 8: Kỹ năng nghề

TC 9: Sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo

3. Năng

lực sƣ

phạm

TC 10: Trình độ nghiệp vụ sƣ phạm

TC 11: Chuẩn bị hoạt động đào tạo nghề nghiệp

TC 12: Tổ chức thực hiện quá trình ĐTNN

TC 13: Phát triển chƣơng trình, giáo trình giảng dạy, ĐTNN

TC 14: Xây dựng thực hiện kế hoạch giáo dục ngƣời học

4. Năng

lực

QL

TC 15: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ngƣời học

TC 16: QL hồ sơ ĐTNN, hồ sơ công tác cá nhân

TC 17: QL ngƣời học và xây dựng môi trƣờng giáo dục

TC 18: QL vật tƣ, vật liệu, CSVC và thiết bị đào tạo

TC 19: QL hoạt động tƣ vấn NN, giới thiệu việc làm SV

5. NL hoạt

động CT-

XH

TC 20: Hoạt động chính trị - xã hội

TC 21: Sức khỏe đảm bảo các yêu cầu đào tạo nghề nghiệp

TC 22: Kỹ năng mềm tạo hiệu quả giáo dục tích cực

6. NL phát

triển nghề

nghiệp và

NNCKH

TC 23: Học tập và bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ

TC 24: Nghiên cứu khoa học, hoạt động dịch vụ xã hội

TC 25: Phát triển nghề nghiệp cho ngƣời học

Xin Ông/Bà cho biết thông tin cá nhân:

1. Giới tính: Nam: ; Nữ: ; Đảng viên: ; Dân tộc:...... Độ tuổi:.... (tuổi)

2. Chuyên ngành đào tạo cao đẳng:......... đại học:..........; Sau đại học:.........

3. Thời gian học tập.. (năm); thâm niên công tác:..(năm); quản lý: ….(năm)

Page 202: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của quý Ông/Bà!

Page 203: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 1.6 Mẫu 6 (M6)

TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

(Dùng chuẩn nghề nghiệp GVCĐ đánh giá năng lực ĐNGV

trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk)

Tiêu chuẩn

Nội dung tiêu chuẩn/

tiêu chí

NL trƣớc

thực nghiệp

NL sau

thực nghiệp

1 2 3 4 1 2 3 4

1.

Phẩm chất

TC 1: Phẩm chất chính trị

TC 2: Đạo đức nghề nghiệp

TC 3: Lối sống nhà giáo

TC 4: Tác phong nhà giáo

2.

Năng lực

chuyên môn

TC 5: Trình độ chuyên môn

TC 6 Trình độ Ngoại ngữ

TC 7: Trình độ Tin học

TC 8: Kỹ năng nghề

TC 9: Sử dụng CSVC & TBĐT

3.

Năng lực

phạm

TC 10: Trình độ nghiệp vụ sƣ phạm

TC 11: Chuẩn bị hoạt động ĐTNN

TC 12: Tổ chức thực hiện quá trình ĐTNN

TC 13: Phát triển chƣơng trình, giáo trình ĐTNN

TC 14: Xây dựng thực hiện kế hoạch giáo dục ngƣời học

4.

Năng lực

quản

TC 15: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ngƣời học

TC 16: QL hồ sơ ĐTNN, hồ sơ công tác cá nhân giáo dục

TC 17: QL ngƣời học và xây dựng môi trƣờng

TC 18: QL vật tƣ, vật liệu, CSVC và TBĐT

TC 19: QL hoạt động tƣ vấn NN, giới thiệu việc làm SV

5. NL

hoạt động

CT-XH

TC 20: Hoạt động chính trị - xã hội

TC 21: Sức khỏe đảm bảo các yêu cầu ĐTNN

TC 22: Kỹ năng mềm tạo hiệu quả giáo dục tích cực

6.

NL

phát triển

NN và NCKH

TC 23: Học tập và bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

TC 24: Nghiên cứu khoa học, hoạt động dịch vụ xã hội

TC 25: Phát triển nghề nghiệp cho ngƣời học

Page 204: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 1.7: KHUNG NĂNG LỰC - YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG (GVCĐ) VÙNG TÂY NGUYÊN

Khung

năng lực Kiến thức (KT) nghề nghiệp (NN) Kỹ năng (KN) nghề nghiệp Thái độ nghề nghiệp

Năng

lực

phạm

- KT Tâm lý học, Giáo dục học

- KT về nghiệp vụ sƣ phạm GDNN

- KT về phƣơng pháp ĐTNN

- KT về thiết bị, phƣơng tiện ĐTNN

- KT về các hoạt động GD ngƣời học (SV)

- KN giáo dục - ĐTNN theo hƣớng phát

triển phẩm chất và năng lực SV

- KN về thiết bị, phƣơng tiện

- KN thiết kế các hoạt động ĐTNN

KN thiết kế các hoạt động GDNN

1. Đối với công việc

- Yêu nghề, tận tụy, trách nhiệm cao

- Có ý thức tổ chức, kỷ luật, thực hiện đúng nội

qui, qui định, qui chế của đơn vị.

- Tuân thủ qui định chuyên môn nghiệp vụ

Năng

lực

chuyên

môn NN

- KT chuyên môn nghề nghiệp

- KT Ngoại ngữ

- KT Tin học

- KT về phƣơng tiện, thiết bị ĐTNN

- KT kỹ năng nghề nghiệp (KNN)

- KN thiết kế chƣơng trình, giáo trình

- KN sử dụng Ngoại ngữ

- KN sử dụng Tin học

- KN sử dụng phƣơng tiện, thiết bị....

- KN thực hành nghề nghiệp (KNN)

2. Đối với người học (sinh viên - SV):

- Khách quan, chính xác, tôn trọng, đối xử công

bằng và bảo vệ các quyền lợi của SV

- Sẵn sàng quan tâm, tƣ vấn, hỗ trợ, tạo điều

kiện phát triển phẩm chất và năng lực SV.

Năng

lực

quản lý

(QL)

- KT về khoa học QL GDNN

- KT về QL ngƣời học, môi trƣởng GD

- KT về QL CSVC&TBĐT

- KT về QL các hoạt động tƣ vấn hƣớng

nghiệp, giới thiệu việc làm cho SV

- KN QL các hoạt động GD/ĐTNN

- KN QL giáo dục SV: Thuyết phục,

phát huy tích cực, sáng tạo của SV, giải

quyết các vấn đề phát sinh ĐTNN.

- KN QL tƣ vấn phát triển nghề nghiệp

3. Đối với đồng nghiệp:

- Công bằng, trung thực, khách quan

- Thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ

- Chia sẻ, phối hợp, hợp tác; tác phong lịch sự,

khiêm tốn, tôn trọng đồng nghiệp.

Năng

lực

phát

triển,

NCKH

- KT về "Tổ chức biết học hỏi" và học tập

suốt đời

- KT cơ bản về NCKH ứng dụng, phƣơng

pháp, các qui trình, qui định NCKH

- KT về phát triển nghề nghiệp cho SV

- KN tự học và học tập suốt đời

- KN NCKH ứng dụng

- KN tƣ vấn, chuyển giao công nghệ

- KN tƣ vấn, hỗ trợ đồng nghiệp, SV

- KN làm việc sáng tạo và hiệu quả

4. Đối với bản thân:

- "Cần, kiệm, liêm chính", “chí công vô tƣ”.

- Thƣờng xuyên học tập, học suốt đời

- Giữ gìn uy tín, danh dự nhà giáo; làm việc

tích cực, “đổi mới”, sáng tạo và hiệu quả.

Năng

lực

chính trị

xã hội

- KT về chính trị, xã hội, pháp luật: Chủ

trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc,

quy định của ngành.

- Kiến thức về sức khoẻ, an toàn xã hội

- KT về “đổi mới” GD/GDNN

- KT về KN mềm tạo giá trị sống tích cực

- KN hoạt động chính trị: Nhận thức,

đánh giá các sự kiện, hoạt động xã hội

- KN xã hội, thích ứng với sự thay đổi

- KN sống, KN mềm: giao tiếp xã hội,

làm việc độc lập, quản lý sự thay đổi.

- KN thực hiện các dịch vụ cộng đồng.

5. Đối với cộng đồng xã hội:

- Gƣơng mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân

- Ý thức tổ chức kỹ luật cao

- Gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc;

bảo vệ uy tín, danh dự nhà giáo, lợi ích tập

thể, lợi ích quốc gia.

Page 205: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 1.8: Nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể trong phát triển ĐNGVCĐ và

quy trình thực hiện các nội dung phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận năng lực

1:

Ho

ạch

địn

h k

hu

ng

ng l

ực

- C

hu

ẩn

G

VC

Đ

2:

Hoạch

địn

h n

ội

du

ng p

hát

triể

n Đ

NG

V

3:

Bổ s

un

g,

hoạch

địn

h

chiế

n lƣ

ợc

tiếp

th

eo

Sơ đồ 1.8: Quy trình và nội dung phát triển ĐNGVCĐ theo tiếp cận năng lực

Văn bản pháp luật

(Luật GD – Luật

GDNN)

Bộ LĐTBXH

(Cơ quan QLNN

ở trung ƣơng)

Chiến lƣợc phát triển

nhân lực Việt Nam

Ủy ban Nhân dân

tỉnh, thành phố Hiệu trƣởng

Trƣờng Cao đẳng

Khoa, Bộ môn

(Trƣởng khoa,

Trƣởng bộ môn)

- Hoạch định, chỉ đạo

hoạch định chiến lƣợc

- Phê duyệt chiến

lƣợc phát triển trƣờng

cao đẳng

- Kế hoạch hóa tiêu chuẩn và

bộ công cụ đánh giá GVCĐ

- Quy hoạch, kế hoạch phát

triển ĐNGV theo TCNL về:

quy mô, số lượng, cơ cấu, chất

lượng; cụ thể hóa chính sách,

tài chính, các điều kiện lộ

trình thực hiện

- Tham gia hoạch

định quy hoạch,

kế hoạch chiến lƣợc

phát triển ĐNGVCĐ

Chỉ đạo, kiểm tra,

đánh giá quá trình

thực hiện

Điều lệ trƣờng

Cao đẳng Quy định Chuẩn nghề nghiệp

giảng viên cao đẳng

- Tuyển dụng, sử dụng

- Đào tạo, bồi dƣỡng

- Đánh giá, sàng lọc ĐNGV

- Tạo môi trƣờng thuận lợi

- Rà soát, hoàn thiện ĐNGV

Tổ chức thực hiện

hoặc phối hợp

thực hiện

Chỉ đạo bổ sung, hoặc

đề xuất hoàn thiện

quy trình

Hoạch định hoặc chỉ

đạo hoạch định chiến

lƣợc tiếp theo

Tự bổ sung hoặc đề xuất bổ

sung hoàn thiện chiến lƣợc Đề xuất bổ sung

hoàn thiện chiến

lƣợc

Tham gia hoạch định

quy hoạch, kế hoạch

tiếp theo

Hoạch định quy hoạch,

kế hoạch phát triển ĐNGV

tiếp theo

Page 206: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 2.1: THỐNG KÊ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP

số lƣợng dân số (DS), tỷ lệ tăng dân số, lực lƣợng lao động (LLLĐ) từ 15 tuổi trở lên (15

tuổi +), tỷ lệ tăng LLLĐ từ 15 tuổi

+, tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng Tây Nguyên

(giai đoạn 2011 - 2015)

Nội dung

DS trung

bình

(người)

Tỷ lệ

tăng DS

(%)

LLLĐ từ

15 tuổi+

(người)

Tỷ lệ tăng

LLLĐ từ

15 tuổi +

(%)

Tỷ lệ lao

động

qua đào tạo

cấp bằng

chứng chỉ

(%)

Tỉnh Năm

Đắk Lắk 2011 1.770.502 1,01 981.270 2,85 12,00

2012 1.791.442 1,01 1.006.103 2,53 12,50

2013 1.812.822 1,01 1.048.201 4,18 14,50

2014 1.833.251 1,01 1.068.612 1,95 15,15

2015 1.853.698 1,01 1.104.307 3,34 13,50

Đắk Nông 2011 521.677 1,02 305.664 4,79 7,20

2012 538.034 1,03 320.155 4,74 8,50

2013 555.102 1,03 348.421 8,83 9,40

2014 565.529 1,02 352.992 1,31 8,00

2015 583.912 1,03 371.979 5,38 10,00

Gia Lai 2011 1.321.742 1,02 784.358 3,63 9,35

2012 1.340.454 1,01 791.979 0,97 10,70

2013 1.359.149 1,01 823.254 3,95 10,50

2014 1.377.819 1,01 828.881 0,68 10,94

2015 1.397.400 1,01 835.479 0,80 10,80

Lâm Đồng 2011 1.218.700 1,21 689.100 1,04 13,00

2012 1.232.000 1,09 720.400 4,54 14,50

2013 1.245.400 1,09 722.200 0,25 16,30

2014 1.259.300 1,11 748.900 3,70 14,70

2015 1.273.100 1,10 778,100 3,90 16,60

Kom Tum 2011 451.611 2,15 257,629 6,45 15,30

2012 462.705 2,46 266,221 3,34 13,10

2013 473.251 2,28 272.348 2,30 12,80

2014 484.215 2,34 281.080 3,21 12,40

2015 495.876 2,41 290.749 3,44 17,20

Vùng Tây

Nguyên

2015 5.603.986 1,31 3.380.614 3,37 13,30

(Trích từ nguồn Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê - Cục thống kê các tỉnh

vùng Tây Nguyên năm 2015 và Trang wed www,gso,gov,vn/SLTK năm 2016)

Page 207: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 2.2: DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO

NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020

(Đơn vị tính: 1,000 người)

STT Nội dung Số lƣợng (cơ cấu) Số lƣợng tăng

(tỷ lệ tăng) 2015 2020

1 Dân số vùng 5.473 5.759 286

(+5,2%)

2 Dân số trong độ tuổi lao động 3.569 4.083 514

(+14,4%)

3 Lực lƣợng lao động 3.346 3.821 475

(+14,2%)

4

Lao động làm việc trong các

nghành nghề kinh tế 3.208 (100%) 3.567 (100%)

359

(+11,2%)

Ngành nông nghiệp (nông - lâm -

ngƣ nghiệp) 2.207 (68,8%) 2.233 (62,6%) 26

Ngành công nghiệp (công nghệ -

kỹ thuật - xây dựng) 523 (16,3%) 788 (22,1%) 265

Khối ngành dịch vụ (kinh tế - xã

hội - dịch vụ) 478 (20,8%) 546 (28,3%) 68

5

Lao động theo bậc đào tạo 1.310 1.712 420

(+30,6%)

Đào tạo nghề (trong đó, CĐN:

2,5%; trung cấp nghề: 5,4%) 1.002 1.270

268

(+26,7%)

Trung cấp 122 152 30

(+24,6%)

Cao đẳng, đại học trở lên 185 290 105

(56,8%)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo 42,7% 50% +7,3%

Tỷ lệ lao động quà đào tạo nghề 33,5% 36,4% +2,9%

Tỷ lệ lao động có chứng chỉ 13,1% 19% +5,9%

(Nguồn: Báo cáo của Bộ LĐTBXH, về "Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề

đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ở các tỉnh Tây Nguyên, giai đoạn 2016-

2020"; Hội thảo tại Pleiku, ngày 19/08/2016, trang 23, 40, 45)

Page 208: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 2.3: MÃ SỐ TRƢỜNG VÀ PHÂN BỔ SỐ LƢỢNG PHIẾU KHẢO SÁT

cán bộ quản lý (CBQL) và giảng viên (GV) của 05 trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên

Đơn vị khảo sát Đối

tượng

khảo sát

Tổng

số

Số phiếu phát ra Số phiếu thu vào

I. Trường/Mã số M1 M

2 M

3 M

4 M

1 M

2 M

3 M

4

Cao đẳng

Kỹ thuật Đắk Lắk

(1)

CBQL 30 30 30 0 30 30 30 0 30

GV 80 0 0 80 80 0 0 80 80

Cao đẳng Công

nghệ Tây Nguyên

(2)

CBQL 30 30 30 0 30 30 30 0 30

GV 70 0 0 70 70 0 0 70 70

Cao đẳng nghề

Gia Lai

(3)

CBQL 30 30 30 0 30 27 27 0 27

GV 70 0 0 70 70 0 0 70 70

Cao đẳng nghề

Du lịch Đà Lạt

(4)

CBQL 30 30 30 0 30 16 16 0 16

GV 70 0 0 70 70 0 0 22 22

Cao đẳng nghề 21

Bộ Quốc phòng

(5)

CBQL 30 30 30 0 30 23 23 0 23

GV 70 0 0 70 70 0 0 70 70

Tổng số đối tượng

khảo sát

CBQL 150 150 150 0 150 126 126 0 126

GV 360 0 0 360 360 0 0 312 312

II. Cán bộ quản

lý doanh nghiệp

và sinh viên

Đối

tƣợng

khảo sát

Tổng

số

Số phiếu phát ra Số phiếu thu vào

M5 M

5

CBQLDN 30 30 30

SV 50 50 50

Tổng số phiếu khảo sát: 590 518

Page 209: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 2.4: THỐNG KÊ THỰC TRẠNG VỀ SỐ LƢỢNG TRƢỜNG, QUI MÔ ĐÀO TẠO, SỐ NGÀNH NGHỀ

VÀ CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG CỦA CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÙNG TÂY NGUYÊN

TT Đơn vị

trƣờng

Năm

đào tạo

cao đẳng

Qui mô đào

tạo /năm

Số

ngành

nghề

Thuộc nhóm

lĩnh vực Ngành nghề đào tạo

Chỉ

tiêu

Cấp độ

nghề trọng

điểm HSSV SV

01

Cao

đẳng kỹ

thuật

Đắk

Lắk

2011 825 345 09

Công nghiệp

(kỹ thuật-công nghệ-

xây dựng)

1, Công nghệ ô tô 115 Quốc gia

2, Điện công nghiệp 60 Quốc gia

3, Cắt gọt kim loại 20 Quốc gia

4, Công nghệ thông tin (ƣdpm) 40

5, Hàn 20

6, KT máy lạnh và ĐHKK 25

7, Lắp đặt thiết bị điện 20

8, Thiết kế đồ họa 20

Dịch vụ

(Dịch vụ- xã hội) 1, Kế toán doanh nghiệp 25

02

Cao

đẳng

Công

nghệ

Tây

Nguyên

2007 1300 500 14

Công nghiệp

(kỹ thuật-công nghệ-

xây dựng)

1, Công nghệ ô tô 45

2, Điện công nghiệp 35

3, Công nghệ thông tin (ƣdpm) 35 Asean

4, Quản trị mạng máy tính 35

5, May thời trang 35

6, Điện tử công nghiệp 35 Asean

7, KT lắp đặt điện và ĐK trong CN 35 Asean

8, Kỹ thuật xây dựng 35

Nông nghiệp

(nông-lâm-ngư

nghiệp)

1, Gia công và thiết kế sản phẩm

mộc 35 Asean

2, Bảo vệ thực vật 35

3, Thú y 35 Quốc gia

4, Chế biến cà phê, ca cao 35 Quốc gia

Page 210: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

TT Đơn vị

trƣờng

Năm

đào tạo

cao đẳng

Qui mô đào

tạo /năm

Số

ngành

nghề

Thuộc nhóm

lĩnh vực Ngành nghề đào tạo

Chỉ

tiêu

Cấp độ

nghề trọng

điểm HSSV SV

5, Lâm sinh 35 Quốc gia

Dịch vụ

(Dịch vụ- xã hội) 1, Kế toán doanh nghiệp 35

03 CĐN

Đà Lạt 2007 1065 440 09

Công nghiệp

(kỹ thuật-công nghệ-

xây dựng)

1, Công nghệ ô tô 70 Asean

2, Điện công nghiệp 70 Asean

3, Công nghệ thông tin (ƣdpm) 30 Quốc gia

Nông nghiệp (nông-

lâm-ngư nghiệp)

1, Bảo vệ thực vật 30

2, Công nghệ sinh học 30

Dịch vụ

(Dịch vụ- xã hội)

1, Kế toán doanh nghiệp 115

2, Quản trị nhà hàng 35 Quốc gia

3, Quản trị khách sạn 30

4, Kỹ thuật chế biến món ăn 30 Asean

04 CĐN

Gia Lai 2012 750 420 09

Công nghiệp

(kỹ thuật-công nghệ-

xây dựng)

1, Công nghệ ô tô 55

2, Điện công nghiệp 85

3, Hàn 45 Quốc gia

4, Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính 40 Quốc gia

5, Công nghệ thông tin (ƣdpm) 45

Nông nghiệp (nông-

lâm-ngư nghiệp) 1, Công nghệ sinh học 20 Quốc gia

Dịch vụ

(Dịch vụ- xã hội)

1, Công tác xã hội 45

2, Văn thƣ hành chính 45

3, Kế toán doanh nghiệp 40

05

CĐN

du lịch

Đà Lạt

2012 500 200 05 Dịch vụ

(Dịch vụ- xã hội)

1, Quản trị khách sạn 40 Quốc tế

2, Hƣớng dẫn du lịch 40 Quốc tế

3, Quản trị nhà hàng 40

4, Quản trị lữ hành 40 Asean

5, Kỹ thuật chế biến món ăn 40

Page 211: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

TT Đơn vị

trƣờng

Năm

đào tạo

cao đẳng

Qui mô đào

tạo /năm

Số

ngành

nghề

Thuộc nhóm

lĩnh vực Ngành nghề đào tạo

Chỉ

tiêu

Cấp độ

nghề trọng

điểm HSSV SV

06

CĐN

số 21

BQP

(Gia

Lai)

2015 550 300 05

Công nghiệp

(kỹ thuật-công nghệ-

xây dựng)

1, Công nghệ ô tô 80 Quốc gia

2, Kỹ thuật dƣợc 50 Quốc gia

3, Chế tạo thiết bị cơ khí 80 Quốc gia

4, Hàn 60

5, Lập trình máy tính 30

Vùng

Tây

Nguyên

2015

1.350 17

Công nghiệp

(kỹ thuật-công nghệ-

xây dựng)

1, Công nghệ ô tô 365 Asean

2, Điện công nghiệp 250 Asean

3, Cắt gọt kim loại 20 Quốc gia

4, Công nghệ thông tin (ƣdpm) 150 Asean

5, Hàn 125 Quốc gia

6, KT máy lạnh và ĐHKK 25

7, Lắp đặt thiết bị điện 20

8, Thiết kế đồ họa 20

9, Quản trị mạng máy tính 35

10, May thời trang 35

11, Điện tử công nghiệp 35 Asean

12, KT lắp đặt điện và ĐK trong CN 35 Asean

13, Kỹ thuật xây dựng 35

14, Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính 40 Quốc gia

15, Kỹ thuật dƣợc 50 Quốc gia

16, Chế tạo thiết bị cơ khí 80 Quốc gia

17, Lập trình máy tính 30

255 06

Nông nghiệp

(nông-lâm-ngư

nghiệp)

1, Gia công và thiết kế sản phẩm mộc 35 Asean

2, Bảo vệ thực vật 65

3, Thú y 35 Quốc gia

4, Chế biến cà phê, ca cao 35 Quốc gia

5, Lâm sinh 35 Quốc gia

Page 212: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

TT Đơn vị

trƣờng

Năm

đào tạo

cao đẳng

Qui mô đào

tạo /năm

Số

ngành

nghề

Thuộc nhóm

lĩnh vực Ngành nghề đào tạo

Chỉ

tiêu

Cấp độ

nghề trọng

điểm HSSV SV

6, Công nghệ sinh học 50 Quốc gia

600 08 Dịch vụ

(Dịch vụ- xã hội)

1, Kế toán doanh nghiệp 215

2, Quản trị nhà hàng 75 Quốc gia

3, Quản trị khách sạn 70 Quốc tế

4, Kỹ thuật chế biến món ăn 70 Asean

5, Công tác xã hội 45

6, Văn thƣ hành chính 45

7, Hƣớng dẫn du lịch 40 Quốc tế

8, Quản trị lữ hành 40 Asean

Vùng Tây Nguyên 4.990 2.205 31

Page 213: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 2.5: QUY MÔ ĐÀO TẠO HSSV CỦA CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG

vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011 - 2016 (đơn vị tính: HSSV)

Mã số

Trường

Nội dung Quy mô đào tạo HSSV từ (2011-2016) Đến

năm

2020 2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015

2015-

2016

(1)

Cao đẳng, Trung cấp 1.351 1.153 1.096 1.488 1.134 2.500

Sơ cấp quy đổi 5.578 6.906 4.517 5.099 4.025 1.500

Tổng HSSV quy đổi 3.210 3.455 2.602 3.188 2.476 4.000

Tổng số GV 85 89 78 89 92 150

GV ThS trở lên 16 20 22 27 42 60

Tỷ lệ HSSV/GV 37,77 38,82 33,35 35,82 26,91 26,67

(2)

Cao đẳng, Trung cấp 1.787 1.763 1.609 1.825 1.798 2.500

Sơ cấp qui đổi 506 329 375 227 342 1.000

Tổng HSSV quy đổi 2.293 2.092 1.984 2.052 2.140 3.500

Tổng số GV 102 107 110 119 129 180

GV ThS trở lên 50 52 55 58 64 80

Tỷ lệ HSSV/GV 22,48 19,55 18,04 17,24 16,59 19,44

(3)

Cao đẳng, Trung cấp 871 665 434 654 804 1.000

Sơ cấp quy đổi 1.665 1.740 1.500 840 545 550

Tổng HSSV quy đổi 2.536 2.405 1.934 1.494 1.349 1.550

Tổng số GV 85 87 87 90 102 124

GV ThS trở lên 14 16 20 23 27 40

Tỷ lệ HSSV/GV 29,8 27,6 22,2 16,6 13,2 12,5

(4)

Cao đẳng, Trung cấp 0 0 61 125 284 400

Sơ cấp, ngắn hạn 360 368 240 355 445 450

Tổng HSSV quy đổi 360 368 301 480 729 850

Tổng số GV 17 16 18 20 22 37

GV ThS trở lên 8 8 8 9 10 13

Tỷ lệ HSSV/GV 21,18 23,00 16,72 24,00 33,14 22,97

(5)

Cao đẳng, Trung cấp 70 155 330 170 480 2.614

Sơ cấp quy đổi 910 1.328 2.123 3.522 3.670 1.900

Tổng HSSV quy đổi 980 1.483 2.453 3.692 4.150 4.514

Tổng số GV 95 98 107 110 113 150

GV ThS trở lên 3 6 9 13 17 27

Tỷ lệ HSSV/GV 10,32 15,13 22,93 33,56 36,73 30,09

Vùng

Tây

Nguyên

Cao đẳng, Trung cấp 4.079 3.736 3.530 4.262 4.500 9.014

Sơ cấp quy đổi 9.019 10.671 8.755 10.043 9.027 5.400

Tổng HSSV quy đổi 9.379 9.803 9.274 10.906 10.844 14.414

Tổng số GV 384 397 400 428 458 641

GV ThS trở lên 91 102 114 130 160 220

Tỷ lệ HSSV/GV 24,43 24,69 23,18 25,48 23,68 22,49

Page 214: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 2.6: TỔNG HỢP CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP

của các trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2011 - 2016) (đơn vị tính: ngƣời - SV)

số

Đơn

vị

Năm học

Kết quả đào tạo HSSV Trung cấp, Cao đẳng (hệ chính quy)

Học tập Rèn luyện

Xuất

sắc Giỏi Khá TBK TB

Yếu,

Kém

Xuất

sắc Tốt Khá TBK TB

Yếu,

Kém

(1)

2011-2012 0 8 172 451 323 96 65 332 472 140 38 3

2012-2013 16 83 347 440 192 75 170 525 345 84 25 4

2013-2014 0 41 412 421 146 76 208 358 387 103 31 9

2014-2015 0 71 410 413 158 125 233 412 382 91 46 13

2015-2016 0 69 360 468 37 165 228 379 296 121 57 18

(2)

2011-2012 0 188 979 584 36 0 118 486 318 112 72 17

2012-2013 0 197 968 566 32 0 84 475 419 196 63 4

2013-2014 0 215 890 500 4 0 136 522 385 217 79 9

2014-2015 0 247 1.015 539 22 0 279 498 289 309 145 16

2015-2016 0 296 1.038 452 8 0 258 713 422 169 36 5

(3)

2011-2012 0 81 407 208 99 76 62 426 208 99 76 0

2012-2013 0 59 271 166 86 83 50 278 166 86 85 0

2013-2014 0 41 182 84 55 55 35 188 84 55 72 0

2014-2015 0 94 224 156 75 5 110 238 186 15 5 0

2015-2016 0 81 265 226 63 49 70 296 226 43 49 0

(4)

2011-2012 0 32 83 115 108 14 40 79 137 65 76 0

2012-2013 0 29 66 110 144 18 44 77 129 33 81 0

2013-2014 0 33 57 78 123 9 24 72 120 33 49 0

2014-2015 0 49 82 139 206 4 43 110 240 38 43 0

2015-2016 0 87 117 204 313 7 95 146 343 51 66 0

(5)

2011-2012 0 4 15 36 15 0 5 14 51 0 0 0

2012-2013 0 9 44 50 52 0 13 62 80 0 0 0

2013-2014 0 26 92 101 111 0 30 133 167 0 0 0

2014-2015 0 12 36 71 51 0 16 88 62 4 0 0

2015-2016 0 29 122 187 142 0 34 216 225 5 0 0

Tổng

hợp

2011-2012 0 313 1.656 1.394 581 186 289 1.337 1.185 416 261 20

2012-2013 16 377 1.696 1.332 506 176 361 1.417 1.139 399 254 8

2013-2014 0 356 1.633 1.184 439 140 433 1.273 1.143 408 231 18

2014-2015 0 473 1.767 1.318 512 134 681 1.346 1.159 457 239 29

2015-2016 0 562 1.902 1.537 563 221 685 1.750 1.512 389 208 23

Page 215: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 2.7.1: THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG GIẢNG VIÊN (Theo phân loại viên chức, giới tính, dân tộc, độ tuổi, thâm niên công tác)

Tên trường

Nội dung

05 trường cao đẳng vùng Tây Nguyên Tổng

hợp (1) (2) (3) (4) (5)

Loại

viên

chức

Nhân viên SL 27 82 16 8 6 139

TL 16,07 30,04 10,74 14,55 4,11 17,57

CBQL SL 33 41 31 16 27 148

TL 19,64 15,02 20,81 29,09 18,49 18,71

Giáo viên SL 16 21 0 9 0 46

TL 9,52 7,69 0,00 16,36 0,00 5,82

Giảng viên SL 92 129 102 22 113 458

TL 54,76 47,25 68,46 40,00 77,40 57,90

cấu

đội

ngũ

GV cơ hữu SL 79 127 102 22 94 424

TL 85,87 98,45 100,00 100,00 83,19 92,58

GV thỉnh

giảng

SL 13 2 0 0 19 34

TL 14,13 1,55 0,00 0,00 16,81 7,42

Nam SL 63 69 57 6 79 274

TL 68,48 53,49 55,88 27,27 69,91 59,83

Nữ SL 29 60 45 16 34 184

TL 31,52 46,51 44,12 72,73 30,09 40,17

Dân tộc

TS

SL 5 14 2 2 13 36

TL 5,43 10,85 1,96 9,09 11,50 7,86

Độ

tuổi

(tuổi)

< 30 SL 31 29 33 2 45 140

TL 33,70 22,48 32,35 9,09 39,82 30,57

30 - 40 SL 52 73 44 19 35 223

TL 56,52 56,59 43,14 86,36 30,97 48,69

41 - 50 SL 6 15 15 1 21 58

TL 6,52 11,63 14,71 4,55 18,58 12,66

51 - 60 SL 3 12 10 0 12 37

TL 3,26 9,30 9,80 0,00 10,62 8,08

Thâm

niên

công

tác

(năm)

<01 SL 25 14 0 2 11 52

TL 27,17 10,85 0,00 9,09 9,73 11,35

1 - <5 SL 21 90 38 1 17 167

TL 22,83 69,77 37,25 4,55 15,04 36,46

5 -10 SL 22 12 31 15 72 152

TL 23,91 9,30 30,39 68,18 63,72 33,19

11-20 SL 23 9 17 4 13 66

TL 25,00 6,98 16,67 18,18 11,50 14,41

>20 SL 1 4 16 0 0 21

TL 1,09 3,10 15,69 0,00 0,00 4,59

Page 216: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 2.7.2: THỐNG KÊ VỀ CƠ CẤU ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

(Theo hình thức đƣợc đào tạo, hình thức dạy học, nhiệm vụ và cấp độ đào tạo)

Tên trường

Nội dung

05 trường Cao đẳng vùng Tây Nguyên Tổng

hợp (1) (2) (3) (4) (5)

Hình

thức

đƣợc

đào tạo

ĐH

chính qui

SL 74 104 63 22 68 331

TL 80,43 80,62 61,76 100,00 60,18 72,27

ĐH không chính

qui

SL 18 25 39 0 45 127

TL 19,57 19,38 38,24 0,00 39,82 27,73

Nhiệm

vụ đào

tạo

Dạy môn chung,

văn hóa,…

SL 20 22 21 2 9 74

TL 21,74 17,05 20,59 9,09 7,96 16,16

Ngành nghề công

nghiệp

SL 69 74 72 0 65 280

TL 75,00 57,36 70,59 0,00 57,52 61,14

Ngành nghề nông

nghiệp

SL 0 28 5 0 0 33

TL 0,00 21,71 4,90 0,00 0,00 7,21

Ngành nghề dịch

vụ

SL 3 5 4 20 39 71

TL 3,26 3,88 3,92 90,91 34,51 15,50

Hình

thức

dạy

học

Dạy lý thuyết SL 30 22 21 20 23 116

TL 32,61 17,05 20,59 90,91 20,35 25,33

Dạy thực hành SL 5 0 0 0 17 22

TL 5,43 0,00 0,00 0,00 15,04 4,80

Dạy tích hợp SL 57 107 81 2 73 320

TL 61,96 82,95 79,41 9,09 64,60 69,87

Cấp độ

đào tạo

trình

độ

cao

đẳng

GVDN SL 46 45 66 0 91 248

TL 63,89 42,06 81,48 0,00 87,50 64,58

GVDN trọng điểm

quốc gia

SL 26 23 15 20 13 97

TL 36,11 21,50 18,52 100,00 12,50 25,26

GVDN khu vực và

quốc tế

SL 0 39 0 0 0 39

TL 0,00 36,45 0,00 0,00 0,00 10,16

Page 217: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 2.7.3: THỐNG KÊ VỀ CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

(Theo trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng nghề, lý luận chính trị)

Tên trường

Nội dung

05 trường cao đẳng vùng Tây Nguyên Tổng

hợp (1) (2) (3) (4) (5)

Theo

trình độ

chuyên

môn

đào tạo

Tiến sĩ SL 0 0 0 0 1 1

TL 0,00 0,00 0,00 0,00 0,88 0,22

Thạc sĩ SL 42 64 27 10 17 160

TL 45,65 49,61 26,47 45,45 15,04 34,93

Đại

học

SPKT SL 36 51 3 30 147 172

TL 27,91 50,00 13,64 26,55 32,10 37,55

Chuyên

ngành

SL 29 24 9 65 150 162

TL 22,48 23,53 40,91 57,52 32,75 35,37

Nghiệp

vụ

sƣ phạm

(NVSP)

Quốc tế SL 0 0 5 0 0 5

TL 0,00 0,00 4,90 0,00 0,00 1,09

ĐHSP SL 58 72 70 5 39 244

TL 63,04 55,81 68,63 22,73 34,51 53,28

SPDN dạy trình

độ CĐ

SL 28 50 19 17 28 142

TL 30,43 38,76 18,63 77,27 24,78 31,00

SPDN dạy trình

độ TC

SL 0 0 8 0 46 54

TL 0,00 0,00 7,84 0,00 40,71 11,79

Khác SL 6 7 0 0 0 13

TL 6,52 5,43 0,00 0,00 0,00 2,84

Trình

độ

ngoại

ngữ

A SL 3 4 4 0 27 38

TL 3,26 3,10 3,92 0,00 23,89 8,30

B SL 54 79 71 9 58 271

TL 58,70 61,24 69,61 40,91 51,33 59,17

C +

(ThS, CN)

SL 7 5 6 2 8 28

TL 7,61 3,88 5,88 9,09 7,08 6,11

A2, B1 SL 21 25 18 9 17 90

TL 22,83 19,38 17,65 40,91 15,04 19,65

Khác (Toefl,

Ielts)

SL 7 16 3 2 3 31

TL 7,61 12,40 2,94 9,09 2,65 6,77

Số GV

đạt chuẩn

ngoại ngữ

SL 35 46 27 13 28 149

TL 38,04 35,66 26,47 59,09 24,78 32,53

Tin học A SL 4 3 4 0 24 35

TL 4,35 2,33 3,92 0,00 21,24 7,64

Page 218: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

B SL 66 95 81 10 77 329

TL 71,74 73,64 79,41 45,45 68,14 71,83

C +

(ThS, CN)

SL 15 23 10 8 7 63

TL 16,30 17,83 9,80 36,36 6,19 13,76

Khác (IC3, CC

cơ bản)

SL 7 8 7 4 5 31

TL 7,61 6,20 6,86 18,18 4,42 6,77

Số GV đạt

chuẩn

tin học

SL 22 31 17 12 12 94

TL 23,91 24,03 16,67 54,55 10,62 20,52

Kỹ năng

nghề

CCKNN

quốc tế

SL 0 8 0 0 0 8

TL 0,00 7,48 0,00 0,00 0,00 2,08

CCKNN quốc

gia bậc 3 hoặc

tƣơng đƣơng

SL 25 35 17 5 7 89

TL 34,72 32,71 20,99 25,00 6,73 23,18

Khác (CCKNN

quốc gia bậc 2,

1; 5 năm trở lên

(đến 31/7/2011)

SL 22 56 53 16 28 175

TL 30,56 52,34 65,43 80,00 26,92 45,57

Tổng hợp số

GV đạt chuẩn

KNN

SL 25 43 17 5 7 97

TL 34,72 40,19 20,99 25,00 6,73 25,26

luận

chính trị

Đại học + SL 2 0 2 0 0 4

TL 2,17 0,00 1,96 0,00 0,00 0,87

CCLL SL 0 8 4 0 0 12

TL 0,00 6,20 3,92 0,00 0,00 2,62

Trung cấp SL 2 5 14 2 46 69

TL 2,17 3,88 13,73 9,09 40,71 15,07

Sơ cấp SL 88 116 82 20 67 373

TL 95,65 89,92 80,39 90,91 59,29 81,44

Chức

danh

nghề

nghiệp

GVCC SL 0 0 0 0 0 0

TL 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

GVC SL 0 0 0 0 0 0

TL 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

GV SL 92 129 102 22 113 458

TL 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Page 219: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 2.7.4: THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC (CCVC)

và tỷ lệ HSSV/GV của 05 Trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên

(giai đoạn 2011-2016)

STT Nội dung

Năm học Dự kiến

năm

2020

2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015

2015-

2016

(1)

Tổng số CCVC 166 167 156 167 168 170

Tổng số nhà giáo 101 104 94 105 108 137

Tổng số GV 85 89 78 89 92 150

GV có trình độ ThS 16 20 22 27 42 60

Tổng số HS quy đổi 3.210 3.455 2.602 3.188 2.476 4.000

Tỷ lệ HSSV/GV 37,77 38,82 33,35 35,82 26,91 26,67

(2)

Tổng số CCVC 230 231 243 260 273 280

Tổng số nhà giáo 123 128 131 140 150 210

Tổng số GV 102 107 110 119 129 180

GV có trình độ ThS 50 52 55 58 64 80

Tổng số HS quy đổi 2.293 2.092 1.984 2.052 2.140 3.500

Tỷ lệ HSSV/GV 22,48 19,55 18,04 17,24 16,59 19,44

(3)

Tổng số CCVC 135 136 138 140 149 120

Tổng số nhà giáo 85 87 87 90 102 124

Tổng số GV 85 87 87 90 102 124

GV có trình độ ThS 14 16 20 23 27 40

Tổng số HS quy đổi 2.536 2.405 1.934 1.494 1.349 1.550

Tỷ lệ HSSV/GV 29,84 27,64 22,23 16,60 13,23 12,50

(4)

Tổng số CCVC 60 61 61 62 55 60

Tổng số nhà giáo 26 25 27 29 31 46

Tổng số GV 17 16 18 20 22 37

GV có trình độ ThS 8 8 8 9 10 13

Tổng số HS quy đổi 360 368 301 480 729 850

Tỷ lệ HSSV/GV 21,18 23,00 16,72 24,00 33,14 22,97

(5)

Tổng số CCVC 134 135 138 141 146 130

Tổng số nhà giáo 95 98 107 110 113 150

Tổng số GV 95 98 107 110 113 150

GV có trình độ ThS 3 6 9 13 17 27

Tổng số HS quy đổi 980 1.483 2.453 3.692 4.150 4.514

Tỷ lệ HSSV/GV 10,32 15,13 22,93 33,56 36,73 30,09

Tổng

hợp

Tổng số CCVC 725 730 736 770 791 890

Tổng số nhà giáo 430 442 446 474 504 700

Tổng số GV 384 397 400 428 458 620

GV có trình độ ThS 91 102 114 130 160 220

Tổng số HS quy đổi 9.379 9.803 9.274 10.906 10.844 14.414

Tỷ lệ HSSV/GV 24,43 24,69 23,18 25,48 23,68 22,49

Page 220: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 2.7.5: Tổng hợp CBQL, GV đánh giá ĐNGV theo Chuẩn GVCĐ (do

tác giả đề xuất) tại các trƣờng Cao đẳng vùng Tây Nguyên theo tiếp cận NL

(Đơn vị tính: người; điểm)

STT Nội dung

Số lƣợng ý kiến đánh giá theo

mức điểm

2 điểm 1 điểm 0 điểm

SL % SL % SL %

1. Phẩm chất chính trị, đạo đức

nghề nghiệp, lối sống tác phong

CBQL 369 73,2 123 24,4 12 2,4 1,71

GV 1011 81,0 203 16,3 34 2,7 1,78

1.1 Phẩm chất chính trị CBQL 97 77,0 28 22,2 1 0,8 1,76

GV 267 85,6 41 13,1 4 1,3 1,84

1.2 Đạo đức nghề nghiệp CBQL 95 75,4 30 23,8 1 0,8 1,75

GV 260 83,4 50 16,0 2 0,6 1,83

1.3 Lối sống CBQL 94 74,6 30 23,8 2 1,6 1,73

GV 254 81,5 56 17,9 2 0,6 1,81

1.4 Tác phong CBQL 83 65,9 35 27,8 8 6,3 1,60

GV 230 73,8 56 17,9 26 8,3 1,65

2. Năng lực chuyên môn CBQL 211 41,9 190 37,7 103 20,4 1,21

GV 595 47,7 434 34,8 219 17,5 1,30

2.1 Trình độ chuyên môn CBQL 80 63,5 39 31,0 7 5,5 1,58

GV 217 69,6 82 26,2 13 4,2 1,65

2.1.1 Đ ố i vớ i giả ng viên

dạ y lý thuyế t

CBQL 98 77,8 21 16,7 7 5,5 1,72

GV 255 81,7 45 14,5 12 3,8 1,78

2.1.2 Đối với giảng viên dạy

thực hành

CBQL 71 56,3 50 39,7 5 4,0 1,52

GV 215 68,9 77 24,7 20 6,4 1,63

2.1.3 Đ ố i vớ i giả ng viên

dạ y tích hợ p

CBQL 70 55,6 48 38,1 8 6,3 1,49

GV 190 60,9 105 33,7 17 5,4 1,55

2.2 Trình độ kỹ năng nghề CBQL 49 38,9 53 42,1 24 19,0 1,20

GV 108 34,6 126 40,4 78 25,0 1,10

2.3 Trình độ ngoại ngữ CBQL 34 27,0 45 35,7 47 37,3 0,90

GV 110 35,3 125 40,1 77 24,6 1,11

2.4 Trình độ tin học CBQL 48 38,1 53 42,1 25 19,8 1,18

GV 160 51,3 101 32,4 51 16,3 1,35

3. Năng lực sƣ phạm CBQL 379 60,2 196 31,1 55 8,7 1,51

GV 1107 71,0 329 21,1 124 7,9 1,63

3.1 Trình độ NVSP và thời

gian giảng dạy

CBQL 83 65,9 35 27,8 8 6,3 1,60

GV 239 76,6 47 15,1 26 8,3 1,68

3.2 Chuẩn bị hoạt động giảng dạy CBQL 73 57,9 43 34,2 10 7,9 1,50

GV 224 71,8 65 20,8 23 7,4 1,64

Page 221: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

STT Nội dung

Số lƣợng ý kiến đánh giá theo

mức điểm

2 điểm 1 điểm 0 điểm

SL % SL % SL %

3.3 Thực hiện hoạt động giảng dạy CBQL 76 60,3 37 29,4 13 10,3 1,50

GV 210 67,3 74 23,7 28 9,0 1,58

3.4

Xây dựng chƣơng trình,

biên soạn giáo trình, tài

liệu giảng dạy

CBQL 67 53,2 42 33,3 17 13,5 1,40

GV 201 64,4 76 24,4 35 11,2 1,53

3.5 Xây dựng kế hoạch các

hoạt động giáo dục

CBQL 80 63,5 39 31,0 7 5,5 1,58

GV 233 74,7 67 21,5 12 3,8 1,71

4. Năng lực quản lý CBQL 346 54,9 216 34,3 68 10,8 1,44

GV 970 62,2 426 27,3 164 10,5 1,52

4.1 Kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập

CBQL 79 62,7 42 33,3 5 4,0 1,59

GV 227 72,8 70 22,4 15 4,8 1,68

4.2 Quản lý hồ sơ CBQL 84 66,6 37 29,4 5 4,0 1,63

GV 244 78,2 57 18,3 11 3,5 1,75

4.3

Quản lý ngƣời học, xây

dựng môi trƣờng giáo dục,

học tập

CBQL 79 62,7 41 32,5 6 4,8 1,58

GV 222 71,2 78 25,0 12 3,8 1,67

4.5 Quản lý CSVC, TBĐT CBQL 58 46,0 48 38,1 20 15,9 1,30

GV 162 51,9 96 30,8 54 17,3 1,35

4.6 Quản lý tƣ vấn, hƣớng

nghiệp, giới thiệu việc làm

CBQL 46 36,5 48 38,1 32 25,4 1,11

GV 115 36,8 125 40,1 72 23,1 1,14

5. Năng lực phát triển nghề

nghiệp, nghiên cứu khoa học

CBQL 185 48,9 139 36,8 54 14,3 1,35

GV 560 59,8 277 29,6 99 10,6 1,49

5.1 Học tập, bồi dƣỡng nâng cao CBQL 65 51,6 48 38,1 13 10,3 1,41

GV 200 64,1 91 29,2 21 6,7 1,57

5.2 Phát triển năng lực nghề

nghiệp cho ngƣời học

CBQL 71 56,3 47 37,3 8 6,4 1,50

GV 229 73,4 73 23,4 10 3,2 1,70

5.3 Nghiên cứu khoa học CBQL 49 38,9 44 34,9 33 26,2 1,13

GV 131 42,0 113 36,2 68 21,8 1,20

6. Năng lực chính trị - xã hội CBQL 225 59,5 113 29,9 40 10,6 1,49

GV 622 66,4 232 24,8 82 8,8 1,58

6.1 Hoạt động chính trị - xã hội CBQL 71 56,3 46 36,6 9 7,1 1,49

GV 222 71,2 79 25,3 11 3,5 1,68

6.2 Sức khỏe đảm bảo yêu cầu

nghề nghiệp

CBQL 97 77,0 21 16,7 8 6,3 1,71

GV 244 78,2 57 18,3 11 3,5 1,75

6.3 Kỹ năng mềm tạo thêm giá

trị giáo dục tích cực

CBQL 57 45,2 46 36,5 23 18,3 1,27

GV 156 50,0 96 30,8 60 19,2 1,31

Page 222: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 2.8: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT

TRIỂN ĐNGV TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÙNG TÂY NGUYÊN (Đơn vị tính: Điểm)

Nội dung

Điểm trung bình đánh giá của các Trƣờng

Điểm trung bình

(01) (02) (03) (04) (05)

2.8.1: Thực trạng qui hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV theo tiếp cận NL

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch 5 năm về phát triển ĐNGV (Đề án đƣợc phê duyệt)

CBQL 2,70 2,74 2,52 2,81 2,00 2,55

GV 2,51 2,58 2,72 3,69 2,15 2,73

Xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV (Phƣơng án tuyển dụng hàng năm)

CBQL 3,63 3,48 3,28 3,24 2,74 3,27

GV 3,20 3,18 3,52 3,16 3,35 3,28

Công tác dự báo phát triển ĐNGV tính dài hạn và hằng năm

CBQL 1,93 2,26 1,96 3,00 2,57 2,34

GV 1,91 2,17 1,85 3,25 2,48 2,33

Quy hoạch phát triển đội ngũ đảm bảo tính đồng bộ, hệ thốn

CBQL 2,73 2,81 2,92 2,57 2,00 2,61

GV 2,58 1,72 1,97 3,45 2,13 2,37

Quy hoạch phát triển đội ngũ GVDN gắn với quy hoạch vùng

CBQL 2,70 2,85 2,80 2,81 2,00 2,63

GV 1,57 1,78 1,98 3,29 2,53 2,23

2.8.2: Thực trạng tuyển dụng và sử dụng ĐNGV theo tiếp cận năng lực

Tuyển dụng theo Luật Viên chức, Nghị định 29/CP

CBQL 3,70 3,44 3,56 3,05 3,09 3,37

GV 3,26 3,66 3,62 3,31 3,12 3,39

Trên cơ sở Luật Viên chức, Nghị định 29/CP và có đặc thù

CBQL 2,90 2,81 2,72 2,76 2,00 2,64

GV 2,69 2,55 2,63 2,85 2,53 2,65

Tuyển dụng và sử dụng GV theo năng lực

CBQL 2,67 2,63 2,72 3,00 2,83 2,77

GV 2,31 2,38 2,17 3,45 2,33 2,53

Bố trí, sử dụng đội ngũ đúng bằng cấp, vị trí việc làm

CBQL 3,43 3,19 3,48 3,24 2,70 3,21

GV 3,18 3,35 3,43 3,35 2,83 3,23

Phân công đội ngũ theo năng lực, đảm bảo công bằng khách quan

CBQL 3,23 3,37 3,28 3,38 2,74 3,20

GV 3,08 3,26 3,38 3,31 3,25 3,26

Đánh giá để quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, tinh giản

CBQL 3,47 3,70 3,64 2,19 2,04 3,01

GV 3,00 3,29 3,45 3,24 3,25 3,25

Gắn công tác đánh giá với sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng

CBQL 3,33 3,11 3,48 3,24 2,87 3,21

GV 3,02 3,20 3,32 3,31 3,38 3,25

2.8.3: Thực trạng kiểm tra, đánh giá ĐNGV theo tiếp cận năng lực

Xây dựng kế hoạch thanh tra, KTĐG định kỳ, đột xuất/năm

CBQL 3,43 3,60 3,48 3,50 3,48 3,50 GV 3,58 3,53 3,49 3,59 3,80 3,60

KTĐG gắn sử dụng đào tạo, bồi dƣỡng và đãi ngộ ĐNGV

CBQL 2,83 2,80 2,81 2,81 2,74 2,80 GV 2,61 2,61 2,66 2,73 2,60 2,63

Kết hợp KTĐG nội bộ (khoa/trƣờng) và KTĐG ngoài

CBQL 3,23 3,17 3,22 3,25 3,22 3,21 GV 3,16 3,09 3,14 3,09 3,06 3,11

Kết hợp nhiều hình thức, có tham khảo ngƣời học đánh giá GV

CBQL 2,17 2,10 2,15 2,06 2,09 2,12 GV 2,20 2,19 2,20 2,32 2,23 2,21

KTĐG toàn diện các hoat động của GV, đảm bảo đúng quy định

CBQL 3,67 3,67 3,67 3,50 3,48 3,61 GV 3,26 3,33 3,31 3,14 3,36 3,30

Page 223: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Nội dung Điểm trung bình đánh giá

của các Trƣờng

Điểm trung bình

(01) (02) (03) (04) (05)

Đánh giá GV có định lƣợng, có các mức độ tƣơng ứng số điểm

CBQL 1,87 1,87 1,81 2,00 1,74 1,85

GV 1,60 1,61 1,56 1,73 1,59 1,60

2.8.4: Thực trạng đào tạo và bồi dƣỡng ĐNGV theo tiếp cận năng lực 2,94

2.8.4.1. Về nội dung đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV

Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn

(ThS,TS)

CBQL 3,10 3,15 3,64 3,00 3,57 3,29

GV 3,00 3,02 3,50 3,47 3,42 3,28

Bồi dƣỡng NVSP (nghiệp vụ SPDN

quốc gia, khu vực và quốc tế)

CBQL 2,97 3,22 2,72 3,52 2,61 3,01

GV 3,05 3,35 2,82 3,38 2,80 3,08

Bồi dƣỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ,

tin học

CBQL 2,93 2,74 2,52 3,19 2,13 2,70

GV 2,95 2,91 2,97 2,84 2,70 2,87

Bồi dƣỡng nâng cao trình độ kỹ năng

nghề (theo chuẩn)

CBQL 2,90 3,19 3,04 3,10 2,96 3,04

GV 2,98 3,12 3,22 3,47 3,02 3,16

Bồi dƣỡng lý luận chính trị, quản lý nhà

nƣớc, quốc phòng - an ninh

CBQL 3,53 3,63 3,36 3,57 2,26 3,27

GV 3,49 3,37 3,60 3,07 2,28 3,16

Đào tạo, bồi dƣỡng các kiến thức bổ trợ,

kỹ năng hoạt động xã hội, kỹ năng mềm

CBQL 1,90 1,89 1,64 2,71 2,65 2,16

GV 1,97 1,95 1,80 3,35 2,17 2,25

2.8.4.2: Về các hình thức đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV theo tiếp cận năng lực

Bồi dƣỡng thƣờng xuyên do Bộ

LĐTBXH/Tổng cục dạy nghề

CBQL 2,80 3,37 2,92 3,29 2,96 3,07

GV 2,65 2,63 2,67 3,38 2,82 2,83

Bồi dƣỡng tại chỗ thông qua hoạt động

chuyên môn của trƣờng hội thi, hội giảng

CBQL 3,00 3,30 3,08 3,19 2,91 3,10

GV 3,00 3,43 3,45 3,55 3,05 3,30

Qua hoạt động tƣ vấn (Metoring) của

CBQL, GV có kinh nghiệm

CBQL 2,80 2,89 2,80 3,05 2,13 2,73

GV 2,92 3,34 2,88 3,47 2,23 2,97

Bồi dƣỡng qua tự học, học tập trải

nghiệm tại doanh nghiệp, dịch vụ xã hội

CBQL 1,93 1,89 2,08 3,00 2,22 2,22

GV 2,74 1,83 1,87 2,91 2,77 2,42

2.8.5.Thực trạng các điều kiện và môi trường tại các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên

2.8.5.1. Thực trạng về điều kiện và môi trường bên trong các trường cao đẳng

Cơ sở vật chất: diện tích, khu học tập,

khu hỗ trợ, thƣ viện, KTX, nhà thể thao

CBQL 3,23 3,11 3,28 3,24 2,52 3,08

GV 2,83 3,09 3,43 3,47 3,30 3,31

Trang thiết bị, vật tƣ, vật liệu, phƣơng

tiện ĐTNN

CBQL 2,80 2,89 2,72 2,90 2,96 2,85

GV 2,91 2,98 2,82 2,82 2,82 2,87

Tài chính, chế độ chính sách đối với GV CBQL 2,80 2,70 2,48 2,71 2,96 2,73

GV 2,91 2,51 2,82 2,78 2,73 2,75

Cơ chế chính sách đãi ngộ thu hút của

trƣờng đối với ĐNGV

CBQL 2,33 2,30 2,04 3,67 2,04 2,48

GV 2,05 2,06 2,08 2,11 2,60 2,18

Thu nhập tăng thêm ngoài lƣơng cho

ĐNGV

CBQL 1,97 1,85 2,12 1,90 2,04 1,98

GV 2,11 2,00 2,20 2,20 2,10 2,12

Môi trƣờng phân công rõ ràng, thông tin

công khai, minh bạch, đúng quy định

CBQL 2,23 2,07 2,20 2,10 2,35 2,19

GV 2,43 1,89 2,05 2,40 2,27 2,21

Nhà trƣờng có văn hóa chất lƣợng; nhà CBQL 1,83 1,85 1,96 3,48 2,00 2,22

Page 224: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Nội dung Điểm trung bình đánh giá

của các Trƣờng

Điểm trung bình

(01) (02) (03) (04) (05)

trƣờng là tổ chức biết học hỏi GV 1,77 1,86 2,07 3,07 2,63 2,28

Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền,

ban ngành các cấp

CBQL 3,10 3,04 3,04 3,10 2,96 3,05

GV 3,28 3,17 3,17 3,82 2,97 3,28

Sự hợp tác với DN, tổ chức KHKT, nhà

khoa học trong phát triển ĐNGV

CBQL 1,83 1,85 1,96 2,00 2,04 1,94

GV 2,03 2,00 2,25 2,13 2,27 2,14

Các phong trào thi đua đổi mới, sáng

tạo, nâng cao chất lƣợng ĐTNN

CBQL 2,13 2,52 2,20 3,14 2,39 2,48

GV 2,57 2,60 2,70 2,96 2,65 2,70

2.8.5.2. Hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp

Hợp tác thƣờng xuyên cả quá

trình ĐTNN cho phát triển

ĐNGV

CBQL 2,07 2,03 1,93 2,25 2,30 2,12 2,07 2,03 1,93

GV 1,96 2,00 1,83 2,00 1,96 1,95 1,96 2,00 1,83

Tổ chức cho GV đi học tập thực

tế, thực tập tại DN

CBQL 3,27 3,17 3,19 3,31 3,17 3,22 3,27 3,17 3,19

GV 3,13 3,00 3,10 3,27 3,11 3,12 3,13 3,00 3,10

Mời chuyên gia DN, tham gia

ĐTNN, đánh giá KNN GV

CBQL 2,43 2,40 2,41 2,31 2,35 2,38 2,43 2,40 2,41

GV 2,24 2,17 2,20 2,18 2,30 2,22 2,24 2,17 2,20

Bồi dƣỡng KNN, kinh nghiệm

sản xuất, hỗ trợ thiết bị, kinh phí

CBQL 2,60 2,57 2,56 2,31 2,57 2,52 2,60 2,57 2,56

GV 2,76 2,69 2,66 2,45 2,76 2,66 2,76 2,69 2,66

Hợp tác cùng NCKH, chia sẻ

thông tin tuyển dụng lao động

CBQL 2,37 2,30 2,41 2,31 2,39 2,36 2,37 2,30 2,41

GV 2,33 2,30 2,50 2,59 2,50 2,44 2,33 2,30 2,50

2.8.5.3. Hợp tác với các trường cao đẳng và đại học

Hợp tác đào tạo đại học, sau đại

học tại trƣờng hoặc gửi đi đào tạo

CBQL 3,37 3,33 3,22 3,31 3,13 3,27 3,37 3,33 3,22

GV 3,01 3,21 3,14 3,23 3,04 3,13 3,01 3,21 3,14

Hợp tác bồi dƣỡng NVSP,

KNN, ngoại ngữ, tin học

CBQL 2,20 2,23 2,19 2,25 2,22 2,22 2,20 2,23 2,19

GV 2,23 2,30 2,20 2,32 2,34 2,28 2,23 2,30 2,20

Hợp tác tổ chức hội thảo, hội thi

chuyên môn, chuyên đề ĐTBD

CBQL 2,53 2,50 2,52 2,50 2,52 2,51 2,53 2,50 2,52

GV 2,21 2,17 2,20 2,14 2,37 2,22 2,21 2,17 2,20

2.8.5.4. Hợp tác của các cơ sở khoa học, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh

Hợp tác với các cơ sở khoa học CBQL 2,07 2,03 1,93 2,25 2,30 2,12 2,07 2,03 1,93

GV 1,96 2,00 1,83 2,00 1,96 1,95 1,96 2,00 1,83

Hợp tác với các nhà khoa học

trong và ngoài tỉnh

CBQL 2,23 2,17 2,22 2,13 2,35 2,22 2,23 2,17 2,22

GV 2,00 2,06 1,93 2,23 2,37 2,12 2,00 2,06 1,93

Page 225: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 3.1: Chuẩn theo Thông tƣ 08/2017 và Chuẩn GVCĐ do tác giả đề xuất

Chuẩn chuyên môn nhà giáo GDNN

theo Thông tƣ số 08/2017/TT-BLĐTBXH

Bổ sung, hoàn thiện Chuẩn GVCĐ

(do tác giả đề xuất)

1. Phẩm chất

- Phẩm chất chính trị

- Đạo đức nghề nghiệp

- Lối sống

- Tác phong

1. NL chuyên môn 2. NL chuyên môn

+ NL chuyên môn + NL chuyên môn nghề nghiệp

+ NL công nghệ thông tin + NL sử dụng công nghệ thông tin

+ NL ngoại ngữ + NL sử dụng ngoại ngữ

+ NL sử dụng CSVC &TBĐT

+ NL kỹ năng nghề + NL kỹ năng nghề nghiệp

2. NL sư phạm 3. NL sư phạm

+ NL nghiệp vụ sƣ phạm và kinh nghiệm,

thời gian giảng dạy + Trình độ nghiệp vụ sƣ phạm (NVSP)

+ NL chuẩn bị hoạt động giảng dạy + NL chuẩn bị hoạt động giảng dạy

+ NL thực hiện hoạt động giảng dạy + NL tổ chức thực hiện hoạt động ĐTNN

+ NL xây dựng chƣơng trình, giáo

trình giảng dạy + NL phát triển chƣơng trình, giáo trình giảng dạy

+ NL xây dựng và thực hiện kế hoạch

giáo dục ngƣời học

+ NL xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục

ngƣời học

+ NL kiểm tra đánh giá kết quả học tập

ngƣời học

4. NL quản lý (nhà trường, lớp học, SV)

+ NL kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ngƣời học (SV)

+ NL quản lý hồ sơ dạy học, hồ sơ

công tác + NL quản lý hồ sơ dạy học, hồ sơ công tác

+ NL quản lý ngƣời học và xây dựng

môi trƣờng giáo dục

+ NL quản lý ngƣời học và xây dựng môi trƣờng

giáo dục

+ NL quản lý CSVC, thiết bị, vật tư dạy nghề

+ NL quản lý hoạt động tư vấn nghề nghiệp, giới

thiệu việc làm cho SV

+ NL hoạt động xã hội 5. Năng lực hoạt động chính trị - xã hội

+ Năng lực hoạt động chính trị - xã hội

+ NL về sức khỏe đảm bảo ĐTNN

+ NL thự c hiệ n KN mề m, tạ o giá trị

giáo dụ c tích cự c

3. NL phát triển nghề nghiệp và

nghiên cứu khoa học 6. NL phát triể n nghề nghiệ p và nghiên

cứ u khoa họ c

+ NL học tập, bồi dƣỡng nâng cao + NL học tập, bồi dƣỡng nâng cao

Page 226: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

+ NL nghiên cứu khoa học + NL NCKH, hoạt động dịch vụ xã hội

+ NL phát triển nghề nghiệp cho SV + NL phát triển nghề nghiệp cho SV

Page 227: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 3.2: Mô hình các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ

Tiêu

chuẩn

1.

Phẩm

chất

Số tiêu chí và nội dung tiêu chí (TC)

2.

NL

chuyên

môn

3.

NL

phạm

TC10: Trình độ nghiệp vụ sƣ phạm

TC11: Chuẩn bị hoạt động giảng dạy TC12: Tổ chức thực hiện quá trình ĐTNN

TC13: Phát triển chƣơng trình, giáo trình, tài liệu đào tạo TC14: Xây dựng và thực hiện hoạt động GD ngƣời học

4.

NL

quản lý

(QL)

TC15: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ngƣời học

TC16: Quản lý hồ sơ ĐTNN/hồ sơ công tác

TC17: Quản lý ngƣời học và môi trƣờng ĐTNN

TC18: Quản lý CSVC, thiết bị, vật tƣ dạy nghề

TC19: Quản lý tƣ vấn nghề nghiệp, việc làm cho SV

5.

NL hoạt

động

chính trị

- xã hội

TC20: Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội

TC21: Sức khỏe đảm bảo yêu cầu của hoạt động ĐTNN

TC22: Kỹ năng mềm tạo hiệu quả giá trị GD tích cực

6.

NL phát

triển

NN -

NCKH

TC23: Học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ

TC24: Phát triển nghề nghiệp cho ngƣời học (SV)

TC25: Tổ chức các hoạt động NCKH, dịch vụ xã hội

Số chỉ số

đánh giá

TC1: Phẩm chất

TC2: Đạo đức nghề nghiệp

TC3: Lối sống

TC4: Phong cách nhà giáo

4

3

2

1

TC5: Trình độ chuyên môn nghề nghiệp

TC6: Sử dụng ngoại ngữ trong ĐTNN và học tập

TC7: Sử dụng Tin học trong ĐTNN và học tập

TC8: Sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị, vật tƣ, vật liệu

TC9: Kỹ năng nghề (KNN)

3

2

2

1

1

1

4

2

2

3

2

2

2

1

1

2

1

1

3

2

2

Page 228: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 3.3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CBQL VÀ GV

(Về Khung năng lực GVCĐ theo tiếp cận năng lực do tác giả luận án đề xuất)

(Đơn vị tính: điểm)

Nội dung các năng lực thành phần

tối thiểu của người GVDN

Điểm trung bình đánh giá

của các Trƣờng Điểm

trung

bình (01) (02) (03) (04) (05)

NL

chuyên

môn

- NL chuyên môn nghề nghiệp CBQL 2,93 3,07 3,28 3,67 2,78 3,15

GV 3,40 3,68 3,58 3,78 2,48 3,38

- NL sử dụng CNTT trong ĐTNN và học tập, NCKH

CBQL 2,87 2,78 3,60 2,90 3,35 3,10

GV 3,37 3,48 3,43 3,09 3,63 3,40

- NL sử dụng ngoại ngữ trong ĐTNN và học tập, NCKH

CBQL 2,67 2,89 2,96 2,90 2,57 2,80

GV 2,68 2,80 2,72 3,55 2,67 2,88

- NL kỹ năng nghề nghiệp CBQL 3,00 3,22 3,12 3,29 3,00 3,13

GV 3,40 3,65 3,37 3,56 3,00 3,40

Năng

lực sƣ

phạm

- NL trình độ nghiệp vụ sƣ phạm CBQL 3,13 2,89 2,80 3,67 2,09 2,92

GV 3,40 3,60 3,43 3,91 2,00 3,27

- NL chuẩn bị hoạt động giảng dạy-ĐTNN

CBQL 3,73 3,56 3,60 2,76 2,09 3,15

GV 3,38 3,55 3,37 3,42 2,73 3,29

- NL tổ chức thực hiện quá trình ĐTNN

CBQL 2,93 2,96 3,60 3,67 2,00 3,03

GV 3,37 3,60 3,47 3,67 2,00 3,22

- NL xây dựng chƣơng trình, giáo trình giảng dạy

CBQL 3,07 3,52 3,68 3,00 2,48 3,15

GV 3,32 3,52 3,40 3,24 3,27 3,35

- NL xây dựng và thực hiện các kế

hoạch GD ngƣời học

CBQL 3,10 2,78 2,72 3,57 2,48 2,93

GV 3,29 2,94 3,25 3,51 3,02 3,20

Năng

lực quản

(NLQL)

- NL kiểm tra, đánh giá ngƣời học CBQL 3,05 2,86 2,96 3,13 2,85 2,97

GV 3,24 3,12 2,8 3,20 3,32 3,14

- NL quản lý hồ sơ dạy học, hồ sơ công tác

CBQL 3,53 3,52 3,52 3,14 2,57 3,26

GV 3,34 3,60 3,40 3,24 3,63 3,44

- NL Quản lý hồ sơ ĐTNN, hồ sơ công tác

CBQL 3,60 3,48 3,36 2,95 2,17 3,11

GV 3,35 3,28 3,43 3,24 3,20 3,30

- NL Quản lý ngƣời học và môi trƣờng ĐTNN

CBQL 3,60 3,56 3,36 3,57 2,17 3,25

GV 3,06 3,32 3,43 3,49 3,35 3,33

- NL Quản lý CSVC, thiết bị, vật tƣ dạy nghề

CBQL 2,93 2,78 3,28 2,90 2,17 2,81

GV 3,00 3,32 3,37 3,16 2,92 3,15

- NL Quản lý hoạt động tƣ vấn học nghề, giới thiệu việc làm

CBQL 2,97 3,52 3,36 3,19 2,09 3,03

GV 3,03 3,32 3,43 3,40 2,00 3,04

Năng

lực

chính trị

- NL hoạt động chính trị - XH CBQL 3,53 3,63 3,28 3,10 2,30 3,17

GV 3,17 3,32 3,25 3,65 3,17 3,31

- Sức khỏe đảm bảo yêu cầu của CBQL 2,87 3,07 3,20 3,14 2,30 2,92

Page 229: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

- xã hội ĐTNN GV 3,17 3,25 3,22 3,09 3,17 3,18

- Thực hiện KN sống, KN mềm tạo giá trị GD tích cực

CBQL 2,87 3,11 3,28 2,71 2,30 2,85

GV 3,20 3,37 3,28 3,22 2,00 3,01

Năng

lực phát

triển

nghề

nghiệp

NCKH

- NL học tập, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ

CBQL 2,90 2,81 3,04 2,90 2,57 2,84

GV 2,80 2,91 2,82 3,24 3,02 2,96

- NL tổ chức các hoạt động NCKH CBQL 2,80 2,81 3,04 2,52 2,57 2,75

GV 3,25 3,52 3,32 3,16 3,00 3,25

- NL phát triển nghề nghiệp cho ngƣời học

CBQL 2,67 2,78 3,04 3,29 2,57 2,87

GV 2,94 2,88 3,12 2,84 2,93 2,94

Page 230: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 3.4: DANH MỤC MINH CHỨNG TỐI THIỂU ĐÁNH GIÁ

GIẢNG VIÊN CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG THEO CHUẨN GVCĐ

TT Tên minh chứng

minh

chứng

1 Bản tự đánh giá, xếp loại của GV 1.1.1.a

2 Bản đánh giá, xếp loại của đơn vị (Phòng/Khoa/nhà trƣờng) 1.1.1.b

3 Nhận xét, đánh giá, xếp loại của thủ trƣởng đơn vị (hiệu trƣởng) 1.1.1.c

4 Đăng ký thi đua và Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng của GV 1.1.2.a

5 Nhận xét đánh giá của địa phƣơng nơi cƣ trú 1.1.4.a

6 Bản tổng hợp góp ý của đồng nghiệp, của doanh nghiệp, của HSSV 1.2.1.a

7 Bằng cấp đại học, sau đại học 2.1.1.a

8 Chứng chỉ kỹ năng nghề 2.1.1.b

9 Kết quả các hoạt động thao giảng, dự giờ, hội thi, hội giảng 2.1.2.a

10 Đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, TBĐT tự làm, bài đăng báo 2.1.3.a

11 Kết quả đào tạo - giáo dục HSSV (kết quả công tác đào tạo, chủ

nhiệm; hoạt động ngoại khóa, VHVN - TDTT, dịch vụ xã hội) 2.1.3.b

12 Chứng chỉ ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp,...); chứng chỉ tiếng DTTC 2.2.1.a

13 Kết quả xây dựng biên soạn chƣơng trình, giáo trình đào tạo 2.2.2.a

14 Chứng chỉ Tin học 2.3.1.a

15 Chứng chỉ nghiệp vụ sƣ phạm 3.1.1.a

16 Kết quả các đợt thanh tra, kiểm tra của Phòng/Khoa/Nhà trƣờng 3.2.1.a

17 Bằng cấp/chứng chỉ lý luận chính trị; kết quả bồi dƣỡng ANQP 5.1.1.a

18 Giấy khám sức khỏe (cấp Bệnh viện tuyến Huyện trở lên) 5.1.2.a

19 Kết quả hƣớng dẫn NCKH, thực tập, khóa luận tốt nghiệp, bồi

dƣỡng KNN cho HSSV 6.2.2.a

20 Bằng khen, giấy khen 6.3.2.a

Ghi chú:

- Tính từ trái sang phải: số thứ nhất là số thứ tự của tiêu chuẩn; số thứ hai là số

thứ tự của tiêu chí; số thứ ba là số thứ tự của chỉ số đánh giá; ký tự a,b,c là số thứ tự

của minh chứng thứ nhất, thứ nhì, thứ ba,..

Ví dụ: Mã minh chứng 3.2.1.a, là minh chứng thứ nhất (a) của Tiêu chuẩn 3,

tiêu chí 2 chỉ số đánh giá thứ nhất (1)

- Minh chứng có thể dùng chung cho nhiều chỉ số đánh giá các tiêu chuẩn, tiêu

chí (được in nghiêng số mã số minh chứng), cũng có minh chứng chỉ đánh giá cho

một chỉ số riêng biệt (đƣợc in đậm số mã số minh chứng) tƣơng ứng với Nội dung

các Tiêu chuẩn, tiêu chí Phụ lục số 3.3, trang 212.

Page 231: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 3.5: NỘI DUNG CÁC TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ, CHỈ SỐ VÀ

MÃ SỐ MINH CHỨNG ĐÁNH GIÁ ĐNGV THEO CHUẨN GVCĐ

Các tiêu chuẩn và tiêu chí

Mã số

minh

chứng

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống

+ Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị

1.1.1.a

1.1.1.b

1.2.1.a

1.1.2.a

1.1.1.a

1.1.4.a

6.3.2.a

CS1: Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nƣớc, của nhà trƣờng nơi công tác và địa phƣơng nơi cƣ trú.

CS2: Thƣờng xuyên học tập nâng cao nhận thức chính trị.

CS3: Có ý thức tổ chức kỷ luật.

CS4: Gƣơng mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt

động chính trị - xã hội của nhà trƣờng và địa phƣơng nơi cƣ trú.

+ Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp

CS1: Yêu nghề, tâm huyết với nghề; có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy

tín, lƣơng tâm nhà giáo; thƣơng yêu, tôn trọng ngƣời học; công bằng trong

giảng dạy, khách quan trong đánh giá ngƣời học; thực hành tiết kiệm, chống tham

nhũng, lãng phí, chống bệnh thành tích.

CS2: Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn

vị, cơ sở, ngành.

CS3: Thực hiện phê bình và tự phê bình thƣờng xuyên, nghiêm túc.

+ Tiêu chí 3. Lối sống, tác phong

CS1: Sống có lý tƣởng, có mục đích, có tinh thần phấn đấu và tƣ duy sáng tạo;

thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ theo tấm gƣơng đạo đức Hồ

Chí Minh.

CS2: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích

ứng với sự tiến bộ của xã hội. Xây dựng gia đình văn hoá; biết quan tâm đến

những ngƣời xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

CS3: Tác phong làm việc khoa học; trang phục giản dị, lịch sự, không gây

phản cảm và phân tán sự chú ý của ngƣời học; giải quyết công việc khách

quan, tận tình, chu đáo.

Tiêu chuẩn 2. Năng lực chuyên môn

+ Tiêu chí 1. Trình độ chuyên môn

2.1.1.a

1.1.1.a

Đối với nhà giáo dạy lý thuyết

CS1: Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc ĐHSP chuyên ngành trở

lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy.

CS2: Nắm vững kiến thức ngành, nghề đƣợc phân công giảng dạy; có kiến

thức về ngành, nghề liên quan.

CS3: Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và những tiến bộ khoa học kỹ thuật,

công nghệ mới của ngành, nghề đƣợc phân công giảng dạy.

Page 232: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Các tiêu chuẩn và tiêu chí

Mã số

minh

chứng

Đối với nhà giáo dạy thực hành

2.1.1.b

2.2.2.a

2.1.3.a

2.1.2.a

1.2.1.a

2.2.1.a

2.3.1.a

CS1: Có một trong các chứng chỉ KNN phù hợp sau: Chứng chỉ KNNQG Bậc 3 hoặc

chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc bằng tốt nghiệp CĐN hoặc chứng chỉ kỹ năng

thực hành nghề trình độ CĐN hoặc tương đương.

CS2: Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề đƣợc phân công giảng

dạy; nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề đƣợc phân

công giảng dạy.

CS3: Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề

đƣợc phân công giảng dạy.

Đối với nhà giáo dạy tích hợp

CS1: Có bằng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành hoặc ĐHSP chuyên ngành trở lên, phù hợp

với ngành, nghề giảng dạy và có một trong các CCKNN sau: Chứng chỉ KNNQG Bậc 3

hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc bằng tốt nghiệp CĐN hoặc chứng chỉ kỹ

năng thực hành nghề trình độ CĐN hoặc tƣơng đƣơng.

CS2: Nắm vững kiến thức ngành, nghề đƣợc phân công giảng dạy; có kiến thức về

ngành, nghề liên quan.

CS3: Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ

mới và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề đƣợc phân công

giảng dạy; thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề đƣợc phân công

giảng dạy.

CS4: Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề

đƣợc phân công giảng dạy.

+ Tiêu chí 2. Trình độ ngoại ngữ

CS1: Có trình độ ngoại ngữ Bậc 2 (A2) theo quy định tại TT số 01/2014/TT-

BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ GDĐT ban hành; biết tiếng DTTS của vùng.

CS2: Đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành phục vụ công tác giảng dạy; mô tả đƣợc

một số công việc cơ bản của ngành, nghề đƣợc phân công giảng dạy.

+ Tiêu chí 3. Trình độ tin học

CS1: Có trình độ tin học đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo quy

định tại Thông tƣ số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ TT&TT hoặc

tƣơng đƣơng trở lên.

CS2: Sử dụng thành thạo phần mềm dạy học chuyên ngành để thiết kế bài giảng,

tài liệu giảng dạy.

Tiêu chuẩn 3. Năng lực sƣ phạm

+ Tiêu chí 1. Trình độ nghiệp vụ sư phạm

1.1.1.a

3.1.1.a

2.1.1.a

CS1: Có chứng chỉ sƣ phạm dạy nghề dạy trình độ CĐN hoặc chứng chỉ bồi

dƣỡng NVSP cho GV đại học, cao đẳng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên

ngành sƣ phạm hoặc tƣơng đƣơng.

+ Tiêu chí 2. Chuẩn bị hoạt động giảng dạy

CS1: Lập đƣợc kế hoạch giảng dạy môn học, mô-đun đƣợc phân công trên cơ sở

Page 233: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Các tiêu chuẩn và tiêu chí

Mã số

minh

chứng

chƣơng trình, kế hoạch đào tạo của cả khoá học. Soạn đƣợc giáo án theo quy định. 3.2.1.a

2.1.2.a

1.2.1.a

2.2.2.a.

.

2.1.3.b

CS2: Lựa chọn đƣợc phƣơng pháp dạy học phù hợp cho các bài học của

chƣơng trình môn học, mô-đun đƣợc phân công giảng dạy.

CS3: Chuẩn bị đầy đủ các phƣơng tiện dạy học, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu

thực hành cần thiết.

CS4: Tự làm các thiết bị dạy học đơn giản để phục vụ giảng dạy; chủ trì hoặc

tham gia thiết kế và bố trí trang thiết bị dạy học của phòng học chuyên môn phù hợp

với chƣơng trình của ngành, nghề dạy.

+ Tiêu chí 3. Thực hiện hoạt động giảng dạy

CS1: Tổ chức dạy học phù hợp với ngành, nghề đào tạo và với từng đối tƣợng

ngƣời học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chƣơng trình, nội dung.

Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định.

CS2:. Vận dụng, kết hợp các phƣơng pháp dạy học để phát huy tính tích cực,

sáng tạo, phát triển năng lực tự học của ngƣời học.

CS3: Sử dụng thành thạo các phƣơng tiện, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu

quả giảng dạy, đảm bảo chất lƣợng GDNN.

+ Tiêu chí 4. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy

CS1: Nắm đƣợc căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chƣơng

trình đào tạo

CS2: Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, chỉnh lý chƣơng trình, giáo trình, tài liệu

đào tạo trình độ CĐ; chƣơng trình bồi dƣỡng nghề nghiệp cho nhà giáo.

+ Tiêu chí 5. Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục

CS1: Xây dựng đƣợc kế hoạch GD ngƣời học thông qua giảng dạy và qua các

hoạt động khác.

CS2: Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông

qua việc giảng dạy môn học, mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng.

CS3: Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của ngƣời học theo quy định

một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục.

Tiêu chuẩn 4. Năng lực quản lý

+ Tiêu chí 1. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập người học

2.1.2.a

1.2.1.a

3.2.1.a

2.1.3.b

CS1: Lựa chọn và thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của

ngƣời học phù hợp với môn học, mô-đun đƣợc phân công giảng dạy.

CS2: Thực hiện kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và

đúng quy định; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh dạy và học.

+ Tiêu chí 2. Quản lý hồ sơ dạy học, hồ sơ công tác

CS1: Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học.

CS2: Bảo quản, lƣu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.

+ Tiêu chí 3. Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập

CS1: Quản lý đƣợc các thông tin liên quan đến ngƣời học và sử dụng hiệu quả

các thông tin vào giáo dục, dạy học, quản lý ngƣời học.

Page 234: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Các tiêu chuẩn và tiêu chí

Mã số

minh

chứng

CS2: Xây dựng môi trƣờng giáo dục, học tập lành mạnh, dân chủ, kỹ cƣơng,

hợp tác, sáng tạo và hiệu quả.

+ Tiêu chí 4. Quản lý CSVC, thiết bị, vật tư dạy nghề

CS1: Xây dựng kế hoạch thực hiện quản lý CSVC&TBĐT (duy trì kiểm kê,

phân phối, sắp xếp, bảo quản, sữa chữa, vệ sinh công nghiệp)

+ Tiêu chí 5. Quản lý hoạt động tư vấn nghề nghiệp, giải quyết việc làm

CS1: Quản lý hoạt động tư vấn hướng phát triển nghiệp nghề và giới thiệu

việc làm cho HSSV.

Tiêu chuẩn 5. Năng lực hoạt động chính trị - xã hội

+ Tiêu chí 1. Hoạt động chính trị - xã hội 5.1.1.a

1.1.1.a

2.1.3.b

5.1.2.a

CS1: Phối hợp với gia đình ngƣời học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám

sát việc học tập, rèn luyện của ngƣời học; góp phần huy động các nguồn lực xã

hội xây dựng, phát triển nhà trƣờng.

CS2: Tham gia các hoạt động chính trị-xã hội nơi công tác và nơi cư trú; sẵn

sàng tham gia nghĩa vụ quân sự; xây dựng quan hệ giữa nhà trƣờng với DN

nhằm phát triển nhà trƣờng, cộng đồng và phong trào học nghề lập nghiệp.

+ Tiêu chí 2. Sức khỏe đảm bảo các hoạt động đào tạo nghề nghiệp (ĐTNN)

CS1: Sức khỏe hoàn thiện, đảm bảo các yêu cầu của hoạt động ĐTNN; tham

gia hội thi thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ các cấp

+ Tiêu chí 3. Kỹ năng mềm tạo thêm hiệu quả, các giá trị giáo dục tích cực

CS1: Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình; làm việc đồng đội; quản lý và giải

quyết các vấn đề phát sinh; làm việc có tư duy đổi mới, sáng tạo và hiệu quả

Tiêu chuẩn 6. Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học

+ Tiêu chí 1. Học tập, bồi dưỡng nâng cao

1.1.1.a

1.1.1.b

2.1.2.a

6.3.2.a

2.1.3.b

6.2.2.a

CS1: Thƣờng xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với

đồng nghiệp; bồi dƣỡng đồng nghiệp theo yêu cầu phát triển của đơn vị.

CS2: Tham gia hội giảng các cấp; tham gia các khoá đào tạo, bồi dƣỡng nâng

cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu của GDNN.

CS3: Thƣờng xuyên tự học tập, bồi dƣỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

+ Tiêu chí 2. Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học

CS1: Hƣớng dẫn SV thực tập kết hợp với các hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.

CS2: Tham gia bồi dƣỡng nâng cao, luyện tay nghề cho HSSV giỏi các cấp.

+ Tiêu chí 3. Nghiên cứu khoa học

CS1: Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ.

CS2: Chủ trì hoặc tham gia đề tài NCKH từ cấp cơ sở trở lên; tham gia các

hoạt động dịch vụ kỹ thuật - công nghệ trong và ngoài trường.

Page 235: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 3.6: NỘI DUNG CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG THEO CHUẨN GVCĐ

Mức 1 (M1): 1 điểm; Mức 2 (M2): 1,5 điểm; Mức 3 (M3): 2 điểm

Các tiêu chuẩn

và tiêu chí Nội dung yêu cầu các mức điểm đánh giá đội ngũ GVCĐ

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống

+ Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị

CS1: Chấp hành

chủ trƣơng, đƣờng

lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của

Nhà nƣớc, nhà

trƣờng, địa phƣơng.

M1: Chấp hành đúng chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nƣớc, của nhà trƣờng, của địa phƣơng.

M2: Gương mẫu chấp hành chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nƣớc, của nhà trƣờng, của địa phƣơng..

M3: Gương mẫu và vận động mọi người chấp hành tốt chủ trƣơng,

đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, nhà trƣờng

CS2: Học tập nâng

cao nhận thức chính

trị.

M1: Tham gia các buổi học tập nâng cao nhận thức chính trị.

M2: Tham gia đầy đủ các buổi học tập nâng cao nhận thức chính trị.

M3: Gương mẫu và vận động mọi người học tập nâng cao nhận thức

chính trị dƣới mọi hình thức.

CS3: Ý thức tổ chức

kỷ luật.

M1: Có ý thức tổ chức kỷ luật.

M2: Chấp hành tốt kỷ luật, kỷ cƣơng, nền nếp của cơ quan đơn vị.

M3: Gương mẫu và vận động mọi người chấp hành tốt kỷ luật, kỷ

cƣơng, nền nếp của cơ quan đơn vị.

CS4: Gƣơng mẫu

thực hiện nghĩa vụ

công dân, tích cực

tham gia các hoạt

động chính trị, xã

hội.

M1: Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, tham gia các hoạt động

chính trị, xã hội.

M2: Gương mẫu trong thực hiện nghĩa vụ công dân, tham gia đầy

đủ các hoạt động chính trị, xã hội.

M3: Gương mẫu và vận động mọi người thực hiện nghĩa vụ công

dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.

+ Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp

CS1: Yêu nghề, tâm

huyết với nghề; giữ

gìn phẩm chất, danh

dự, uy tín, lƣơng

tâm nhà giáo;

thƣơng yêu, tôn

trọng ngƣời học;

Công bằng trong

giảng dạy, khách

quan trong đánh giá

năng lực của ngƣời

học; thực hành tiết

kiệm, chống tham

nhũng, lãng phí,

bệnh thành tích.

M1: Yên tâm công tác, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lƣơng

tâm nhà giáo; đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp xây dựng tập thể.

Công bằng trong giảng dạy, đánh giá đúng năng lực của ngƣời học;

thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, bệnh thành tích.

M2: Yêu nghề, có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lƣơng

tâm nhà giáo; đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp xây dựng tập thể;

tôn trọng ngƣời học; công bằng trong giảng dạy, khách quan trong

đánh giá năng lực của ngƣời học; gương mẫu thực hành tiết kiệm,

chống tham nhũng, lãng phí, chống bệnh thành tích.

M3: Yêu nghề, tâm huyết với nghề, phát huy tốt phẩm chất, danh

dự, uy tín, lƣơng tâm nhà giáo; đoàn kết, hợp tác với đồng

nghiệp; yêu thƣơng, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng

của ngƣời học; công bằng trong giảng dạy, khách quan trong đánh

giá NL của ngƣời học; gương mẫu và vận động mọi người thực

hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, chống bệnh thành tích.

CS2: Tận tụy với

công việc; thực hiện

đúng điều lệ, quy

M1: Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy

của đơn vị, cơ sở, ngành và của địa phƣơng nơi cƣ trú.

M2: Tận tụy với công việc; gương mẫu thực hiện tốt điều lệ, quy

Page 236: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Các tiêu chuẩn

và tiêu chí Nội dung yêu cầu các mức điểm đánh giá đội ngũ GVCĐ

chế, nội quy của

đơn vị, cơ sở,

ngành.

chế, nội quy của đơn vị, cơ sở, ngành và của địa phƣơng nơi cƣ trú.

M3: Tận tụy với công việc; gương mẫu và vận động mọi người thực

hiện tốt điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, cơ sở, ngành, địa phƣơng.

CS3: Thực hiện phê

bình và tự phê bình

thƣờng.

M1: Tự giác trong công tác phê bình và tự phê bình.

M2: Nghiệm túc trong công tác phê bình và tự phê bình; biết tiếp thu ý

kiến góp ý của ngƣời khác, sửa chữa những khuyết điểm, tồn tại.

M3: Gương mẫu trong công tác phê bình và tự phê bình; biết rút kinh

nghiệm, tiếp thu ý kiến góp ý của ngƣời khác, kịp thời sửa chữa

những khuyết điểm, tồn tại.

+ Tiêu chí 3. Lối sống, tác phong

CS1: Sống có lý

tƣởng, có mục đích,

có tinh thần phấn

đấu và tƣ duy sáng

tạo; thực hành cần,

kiệm, liêm, chính,

chí công vô tƣ theo

tấm gƣơng đạo đức

Hồ Chí Minh.

M1: Sống có lý tƣởng, có mục đích, có tinh thần phấn đấu và tƣ duy

sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ theo tấm

gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh.

M2: Sống có lý tƣởng, có mục đích, có tinh thần phấn đấu và tƣ duy

sáng tạo; gương mẫu thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô

tƣ theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh.

M3: Sống có lý tƣởng cao đẹp, có mục đích, có tinh thần phấn đấu

và tƣ duy sáng tạo; gương mẫu và tích cực vận mọi người thực hành

cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ theo tấm gƣơng đạo đức Hồ

Chí Minh.

CS2: Có lối sống

lành mạnh, văn

minh, phù hợp với

bản sắc dân tộc và

thích ứng với sự tiến

bộ của xã hội; phê

phán những biểu

hiện của lối sống lạc

hậu, ích kỷ. Xây

dựng gia đình văn

hoá; thực hiện nếp

sống văn hoá nơi

công cộng.

M1: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc

và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; xây dựng gia đình văn hóa; thực

hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

M2: Gương mẫu thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với

bản sắc dân tộc; có thái độ ủng hộ, khuyến khích những tiến bộ của xã

hội và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ; đạt danh

hiệu gia đình văn hóa; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

M3: Gương mẫu và vận động mọi người thực hiện lối sống lành mạnh,

văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của

xã hội; tích cực ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn

minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ;

đạt danh hiệu gia đình văn hóa; gương mẫu và vận động mọi người thực

hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

CS3: Tác phong

làm việc khoa học;

trang phục giản dị,

lịch sự, có thái độ

văn minh, lịch sự,

đúng mực; giải

quyết công việc

khách quan, tận

tình, chu đáo.

M1: Tác phong làm việc khoa học; trang phục giản dị, gọn gàng; giải

quyết công việc khách quan.

M2: Tác phong làm việc khoa học; trang phục giản dị, gọn gàng, lịch sự; có

thái độ đúng mực trong quan hệ xã hội, giải quyết công việc khách quan, tận

tình, chu đáo.

M3: Tác phong mẫu mực, làm việc khoa học và hiệu quả; trang phục giản

dị, gọn gàng, lịch sự, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của ngƣời

học; có thái độ văn minh, lịch sự, đúng mực; giải quyết công việc khách

quan, tận tình, chu đáo và hiệu quả.

Page 237: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Các tiêu chuẩn

và tiêu chí Nội dung yêu cầu các mức điểm đánh giá đội ngũ GVCĐ

Tiêu chuẩn 2. Năng lực chuyên môn

+ Tiêu chí 1. Trình độ chuyên môn

Đối với nhà giáo dạy lý thuyết

CS1: Có bằng tốt

nghiệp đại học (hoặc

ĐHSP) chuyên ngành,

phù hợp với ngành,

nghề giảng dạy.

M1: Có bằng tốt nghiệp đại học.

M2: Có bằng tốt nghiệp đại học (hoặc ĐHS) chuyên ngành gần

M3: Có bằng tốt nghiệp đại học (hoặc ĐHSP) chuyên ngành trở lên,

đúng với ngành, nghề giảng dạy.

CS2: Nắm vững

kiến thức ngành,

nghề đƣợc phân

công giảng dạy. Có

kiến thức về ngành,

nghề liên quan.

M1: Có kiến thức ngành, nghề giảng dạy. Có kiến thức về ngành, nghề

liên quan.

M2: Nắm vững kiến thức ngành, nghề giảng dạy. Nắm rõ kiến thức về

ngành, nghề liên quan.

M3: Có kiến thức sâu, rộng về ngành, nghề giảng dạy. Có kiến thức

sâu, rộng về ngành, nghề liên quan.

CS3: Hiểu biết về

thực tiễn nghề

nghiệp và những

tiến bộ khoa học

kỹ thuật, công

nghệ mới.

M1: Có hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và những tiến bộ khoa

học kỹ thuật, công nghệ mới.

M2: Hiểu rõ về thực tiễn nghề nghiệp và biết cập nhật những tiến bộ

khoa học kỹ thuật, công nghệ mới.

M3: Có hiểu biết sâu, rộng về thực tiễn nghề nghiệp và thường

xuyên cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của

môn/nghề nghề đƣợc phân công giảng dạy.

Đối với nhà giáo dạy thực hành

CS1: Có bằng đại

học và Chứng chỉ

kỹ năng nghề

(CCKNN) phù hợp

với ngành, nghề

giảng dạy.

M1: Có bằng đại học và có CCKNN bậc 1 (thấp hơn 02 bậc).

M2: Có bằng đại học và có CCKNN bậc 2 phù hợp với ngành, nghề

giảng dạy (thấp hơn 01 bậc).

M3: Có bằng đại học và có một trong các CCKNN sau: CCKNN quốc

gia bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ

nhân, nghệ sĩ nhân dân, thầy thuốc nhân dân hoặc bằng tốt nghiệp CĐN

hoặc CCKNN thực hành nghề trình độ CĐN hoặc tương đương.

CS2: Thực hiện

thành thạo các kỹ

năng của ngành,

nghề; nắm vững kỹ

thuật an toàn, vệ sinh

lao động của ngành,

nghề đƣợc phân

công giảng dạy.

M1: Thực hiện được các kỹ năng của ngành, nghề đƣợc phân công

giảng dạy; nắm được kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành,

nghề đƣợc phân công giảng dạy.

M2: Thực hiện đúng các kỹ năng của ngành, nghề đƣợc phân công

giảng dạy; nắm rõ kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành,

nghề đƣợc phân công giảng dạy.

M3: Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề đƣợc phân

công giảng dạy; nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của

ngành, nghề đƣợc phân công giảng dạy.

CS3: Tổ chức thành

thạo các hoạt động

lao động sản xuất,

dịch vụ ngành, nghề

M1: Biết tổ chức các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành,

nghề đƣợc phân công giảng dạy.

M2: Tổ chức được các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành,

nghề đƣợc phân công giảng dạy.

Page 238: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Các tiêu chuẩn

và tiêu chí Nội dung yêu cầu các mức điểm đánh giá đội ngũ GVCĐ

đƣợc phân công; M3: Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ

ngành, nghề đƣợc phân công giảng dạy, có chất lƣợng cao.

Đối với nhà giáo dạy tích hợp

CS1: Có bằng tốt

nghiệp đại học (hoặc

ĐHSP) chuyên ngành,

phù hợp với ngành,

nghề giảng dạy và

có một trong các

chứng chỉ kỹ năng

nghề phù hợp.

M1: Có bằng tốt nghiệp đại học (hoặc ĐHSP) chuyên ngành trở lên và có

chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 1 (thấp hơn 02 bậc).

M2: Có bằng tốt nghiệp ĐH (hoặc ĐHSP) chuyên ngành trở lên và có

chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 2 phù hợp với ngành, nghề giảng dạy.

M3: Có bằng tốt nghiệp ĐH (hoặc ĐHSP) chuyên ngành trở lên và có

một trong các: CCKNN quốc gia bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6

trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, thầy thuốc

nhân dân hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc CCKN thực hành nghề

trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương.

CS2: Nắm vững

kiến thức ngành,

nghề đƣợc phân

công giảng dạy. Có

kiến thức về ngành,

nghề liên quan.

M1: Có kiến thức về ngành, nghề đƣợc phân công giảng dạy.

M2: Nắm vững kiến thức ngành, nghề đƣợc phân công giảng dạy và

ngành, nghề liên quan.

M3: Nắm vững kiến thức hiểu biết sâu, rộng về ngành, nghề đƣợc phân

công giảng dạy. Có kiến thức về ngành, nghề liên quan.

CS3: Hiểu biết về

thực tiễn nghề

nghiệp, tiến bộ khoa

học kỹ thuật, công

nghệ mới và kỹ

thuật an toàn, vệ

sinh lao động của

ngành, nghề đƣợc

phân công. Thực

hiện thành thạo các

kỹ năng của ngành,

nghề đƣợc phân

công giảng dạy.

M1: Có hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ

thuật, công nghệ mới và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của

môn/nghề đƣợc phân công giảng dạy. Thực hiện được các kỹ năng

của ngành, nghề đƣợc phân công giảng dạy.

M2: Có hiểu biết rõ về thực tiễn nghề nghiệp và biết cập nhật các

tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và kỹ thuật an toàn, vệ

sinh lao động của môn/nghề đƣợc phân công giảng dạy. Thực hiện

đúng các kỹ năng của ngành, nghề đƣợc phân công giảng dạy.

M3: Có hiểu biết sâu, nắm vững về thực tiễn nghề nghiệp, thường

xuyên cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và kỹ

thuật an toàn, vệ sinh lao động của môn/nghề nghề đƣợc phân công

giảng dạy. Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề đƣợc phân

công giảng dạy; có tính sáng tạo, khoa học và thẩm mỹ cao.

CS4: Tổ chức thành

thạo các hoạt động

lao động sản xuất,

dịch vụ ngành, nghề

đƣợc phân công

giảng dạy.

M1: Tổ chức được các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành,

nghề đƣợc phân công giảng dạy.

M2: Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ

ngành, nghề đƣợc phân công giảng dạy.

M3: Tổ chức thành thạo và có hiệu quả cao các hoạt động lao động

sản xuất, dịch vụ ngành, nghề đƣợc phân công giảng dạy.

+ Tiêu chí 2. Trình độ ngoại ngữ

CS1: Có trình độ

ngoại ngữ Bậc 2

(A2) hoặc tƣơng

đƣơng.

M1: Có chứng chỉ (CC) ngoại ngữ trình độ A, có CC tiếng DTTSTC.

M2: Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B, có CC tiếng DTTSTC.

M3: Có trình độ ngoại ngữ Bậc 2 (A2) theo quy định tại TT

số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

hoặc tƣơng đƣơng trở lên, có CC tiếng DTT TC.

CS2: Đọc và hiểu M1: Đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành.

Page 239: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Các tiêu chuẩn

và tiêu chí Nội dung yêu cầu các mức điểm đánh giá đội ngũ GVCĐ

tài liệu chuyên

ngành; mô tả đƣợc

một số công việc cơ

bản của ngành, nghề

đƣợc phân công.

M2: Đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành; mô tả được một số công

việc cơ bản của ngành, nghề đƣợc phân công giảng dạy.

M3: Đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành phục vụ công tác giảng dạy;

mô tả tốt các công việc của ngành, nghề đƣợc phân công giảng dạy.

+ Tiêu chí 3. Trình độ tin học

CS1: Có trình độ tin

học đạt Chuẩn kỹ

năng sử dụng công

nghệ thông tin cơ bản

hoặc tƣơng đƣơng.

M1: Có chứng chỉ nhƣng chƣa đạt chuẩn.

M2: Có chứng Tin học trình độ B.

M3: Có trình độ tin học đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ

bản theo quy định tại Thông tƣ số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của

Bộ TT&TT thông hoặc tƣơng đƣơng trở lên.

CS2: Sử dụng thành

thạo phần mềm dạy

học chuyên ngành

để thiết kế bài

giảng, tài liệu giảng

dạy.

M1: Biết sử dụng phần mềm dạy học chuyên ngành để thiết kế bài

giảng, tài liệu giảng dạy.

M1: Sử dụng được phần mềm dạy học chuyên ngành để thiết kế bài

giảng, tài liệu giảng dạy.

M3: Sử dụng thành thạo phần mềm dạy học chuyên ngành để thiết

kế bài giảng, tài liệu giảng dạy.

Tiêu chuẩn 3. Năng lực sƣ phạm

+ Tiêu chí 1. Trình độ nghiệp vụ sư phạm

CS1: Có chứng chỉ

sƣ phạm dạy nghề

dạy trình độ trung

cấp nghề, cao đẳng

nghề hoặc tƣơng

đƣơng.

M1: Có chứng chỉ chỉ sƣ phạm dạy nghề nhƣng chƣa đạt chuẩn.

M2: Có chứng chỉ sƣ phạm dạy nghề phù hợp với ngành, nghề

giảng dạy nhƣng thấp hơn 01 bậc.

M3: Có chứng chỉ SPDN dạy trình độ TCN, CĐN hoặc chứng chỉ

bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên ĐH, CĐ hoặc bằng tốt nghiệp ĐH

chuyên ngành sƣ phạm hoặc chứng chỉ NVSP dạy trình độ CĐ hoặc

tƣơng đƣơng.

+ Tiêu chí 2. Chuẩn bị hoạt động giảng dạy

CS1: Lập đƣợc kế

hoạch giảng dạy

môn học, mô-đun

đƣợc phân công.

Soạn đƣợc giáo án

theo quy định, thể

hiện đƣợc các hoạt

động dạy và học.

M1: Biết lập kế hoạch giảng dạy môn học, môđun đƣợc phân công. Biết

soạn giáo án theo quy định, thể hiện đƣợc các hoạt động dạy và học.

M2: Lập đƣợc kế hoạch giảng dạy môn học, môđun đƣợc phân công

trên cơ sở chƣơng trình, kế hoạch đào tạo của cả khoá học. Soạn

được giáo án theo quy định, thể hiện đƣợc các hoạt động dạy và

học; qua kiểm tra đƣợc đánh giá loại trung bình hoặc loại khá.

M3: Lập đƣợc kế hoạch giảng dạy môn học/ môđun chi tiết, phù

hợp, khả thi trên cơ sở chƣơng trình, kế hoạch đào tạo của khóa học.

Soạn giáo án có chất lượng cao, thể hiện đƣợc các hoạt động dạy và

học; qua kiểm tra đƣợc đánh giá loại Tốt trở lên.

CS2: Lựa chọn

đƣợc phƣơng pháp

dạy học phù hợp.

M1: Biết lựa chọn phƣơng pháp dạy học cho các bài học của

chƣơng trình môn học, mô-đun đƣợc phân công giảng dạy.

M2: Lựa chọn được phƣơng pháp dạy học cho các bài học của

chƣơng trình môn học, mô-đun đƣợc phân công giảng dạy.

M3: Lựa chọn được phƣơng pháp dạy học phù hợp cho các bài học

của chƣơng trình môn học, mô-đun đƣợc phân công giảng dạy.

Page 240: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Các tiêu chuẩn

và tiêu chí Nội dung yêu cầu các mức điểm đánh giá đội ngũ GVCĐ

CS3: Chuẩn bị đầy

đủ các phƣơng tiện

dạy học, thiết bị,

nguyên, nhiên, vật

liệu thực hành cần

thiết.

M1: Chuẩn bị các phƣơng tiện dạy học, trang thiết bị dạy nghề,

nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết.

M2: Chuẩn bị đầy đủ các phƣơng tiện dạy học, trang thiết bị dạy

nghề, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết.

M3: Chuẩn bị đầy đủ, đúng chủng loại các phƣơng tiện dạy học,

trang thiết bị dạy nghề, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết.

CS4: Tự làm các

thiết bị dạy học đơn

giản để phục vụ

giảng dạy. Chủ trì

hoặc tham gia thiết

kế và bố trí trang

thiết bị dạy học của

phòng học chuyên

môn phù hợp với

chƣơng trình của

ngành, nghề đƣợc

phân công giảng

dạy.

M1: Biết làm các thiết bị dạy học đơn giản để phục vụ giảng dạy. Có khả

năng chủ trì hoặc tham gia thiết kế và bố trí trang thiết bị dạy học

của phòng học chuyên môn phù hợp với chƣơng trình của ngành,

nghề đƣợc phân công giảng dạy.

M2: Có các mô hình, thiết bị dạy học đơn giản tự làm để phục vụ

giảng dạy. Đã chủ trì hoặc tham gia thiết kế và bố trí trang thiết bị

dạy học của phòng học chuyên môn phù hợp với chƣơng trình của

ngành, nghề đƣợc phân công giảng dạy.

M3: Có các mô hình, thiết bị dạy học đơn giản tự làm đƣợc sử dụng thƣờng

xuyên, rộng rãi công tác giảng dạy và đạt chất lƣợng cao. : Đã chủ trì hoặc

tham gia thiết kế và bố trí trang thiết bị dạy học của phòng học

chuyên môn phù hợp với chƣơng trình của ngành, nghề đƣợc phân

công giảng dạy khoa học, đạt hiệu quả, chất lượng cao.

+ Tiêu chí 3. Thực hiện hoạt động giảng dạy

CS1: Tổ chức dạy

học phù hợp với

ngành, nghề đào tạo

và đối tƣợng ngƣời

học; thực hiện đầy

đủ kế hoạch giảng

dạy, đúng chƣơng

trình, nội dung.

Thực hiện các giờ

dạy lý thuyết, thực

hành, tích hợp theo

quy định.

M1: Tổ chức dạy học phù hợp với nghề đào tạo và đối tƣợng ngƣời học;

thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chƣơng trình, nội dung; thực

hiện các giờ dạy lý thuyết/thực hành/tích hợp theo quy định.

M2: Tổ chức dạy học phù hợp với nghề đào tạo và đối tƣợng ngƣời

học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chƣơng trình, nội

dung. Thực hiện các giờ dạy lý thuyết/thực hành/tích hợp đảm bảo

chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ theo quy định.

M3: Tổ chức tốt hoạt động dạy học phù hợp với nghề đào tạo và đối

tƣợng ngƣời học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chƣơng

trình, nội dung. Thực hiện tốt các giờ dạy lý thuyết/thực hành/tích

hợp, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ theo quy định.

CS2: Vận dụng, kết

hợp các phƣơng

pháp dạy học để

phát huy tính tích

cực, sáng tạo, phát

triển năng lực tự học

của ngƣời học.

M1: Vận dụng, kết hợp các phƣơng pháp dạy học để phát huy tính

tích cực, sáng tạo, phát triển NL tự học của ngƣời học.

M2: Vận dụng, kết hợp linh hoạt các phƣơng pháp dạy học nhằm phát huy

tính tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực tự học của ngƣời học.

M3: Vận dụng, kết hợp sáng tạo và hiệu quả các phƣơng pháp dạy học

nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực tự học của

ngƣời học.

CS3: Sử dụng thành

thạo các phƣơng

tiện, thiết bị dạy học

để nâng cao hiệu

quả giảng dạy, đảm

M1: Sử dụng các phƣơng tiện dạy học, trang thiết bị dạy nghề để

nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lƣợng dạy nghề.

M2: Sử dụng được các phƣơng tiện dạy học, trang thiết bị dạy nghề

để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lƣợng dạy nghề.

M3: Sử dụng thành thạo các phƣơng tiện dạy học, trang thiết bị dạy

Page 241: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Các tiêu chuẩn

và tiêu chí Nội dung yêu cầu các mức điểm đánh giá đội ngũ GVCĐ

bảo chất lƣợng giáo

dục nghề nghiệp.

nghề để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lƣợng dạy nghề;

ứng dụng đƣợc công nghệ thông tin trong giảng dạy.

+ Tiêu chí 4. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy

CS1: Nắm đƣợc căn

cứ, nguyên tắc, yêu

cầu và quy trình xây

dựng chƣơng trình

đào tạo trình độ cao

đẳng.

M1: Nắm đƣợc các căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây

dựng chƣơng trình dạy nghề trình độ giảng dạy.

M2: Nắm đƣợc và vận dụng được các căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và

quy trình xây dựng chƣơng trình dạy nghề trình độ giảng dạy.

M3: Nắm vững và vận dụng hiệu quả các căn cứ, nguyên tắc, yêu

cầu và quy trình xây dựng chƣơng trình đào tạo trình độ cao đẳng.

CS2: Chủ trì hoặc

tham gia biên soạn,

chỉnh lý chƣơng

trình, giáo trình, tài

liệu đào tạo trình độ

cao đẳng; chƣơng

trình bồi dƣỡng

nghề nghiệp.

M1: Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, chỉnh lý một chƣơng trình giáo

trình, tài liệu đào tạo trình độ cao đẳng; chƣơng trình bồi dƣỡng

nghề nghiệp.

M2: Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, chỉnh lý hai trở lên chƣơng trình

giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ cao đẳng; chƣơng trình bồi

dƣỡng nghề nghiệp.

M3: Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, chỉnh lý hai trở lên chƣơng trình

giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ cao đẳng; chƣơng trình bồi

dƣỡng nghề nghiệp đạt hiệu quả, chất lượng cao.

+ Tiêu chí 5. Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục

CS1: Xây dựng

đƣợc kế hoạch giáo

dục ngƣời học thông

qua giảng dạy và

qua các hoạt động

khác.

M1: Có khả năng lập kế hoạch giáo dục ngƣời học thông qua giảng dạy

và qua các hoạt động khác.

M2: Xây dựng được kế hoạch giáo dục ngƣời học thông qua giảng

dạy và qua các hoạt động khác.

M3: Xây dựng hợp lý, hiệu quả kế hoạch giáo dục ngƣời học thông

qua giảng dạy và qua các hoạt động khác.

CS2: Thực hiện

giáo dục đạo đức,

thái độ nghề nghiệp

thông qua việc

giảng dạy môn học,

mô-đun theo kế

hoạch.

M1: Thực hiện GD đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc

giảng dạy môn học, mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng.

M2: Thực hiện được việc GD đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp

thông qua việc giảng dạy môn học, mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng.

M3: Thực hiện hiệu quả GD đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp

thông qua việc giảng dạy môn học, môđun theo kế hoạch đã xây dựng.

CS3: Đánh giá kết

quả các mặt rèn

luyện đạo đức của

ngƣời học theo quy

định một cách chính

xác, công bằng và

có tác dụng giáo

dục.

M1: Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của ngƣời học theo

quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng GD.

M2: Tổ chức thực hiện được việc đánh giá kết quả các mặt rèn luyện

đạo đức của ngƣời học theo quy định một cách chính xác, công bằng

và có tác dụng giáo dục.

M3: Tổ chức, thực hiện tốt việc đánh giá kết quả các mặt rèn luyện

đạo đức của ngƣời học theo quy định một cách chính xác, công bằng

và có tác dụng giáo dục.

Tiêu chuẩn 4. Năng lực quản lý

+ Tiêu chí 1. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học

CS1: Lựa chọn và

thiết kế các công cụ

M1: Có khả năng lựa chọn các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập của ngƣời học về kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với

Page 242: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Các tiêu chuẩn

và tiêu chí Nội dung yêu cầu các mức điểm đánh giá đội ngũ GVCĐ

kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập của

ngƣời học phù hợp

với môn học, mô-

đun đƣợc phân công

giảng dạy.

môn học, mô-đun đƣợc phân công giảng dạy.

M2: Lựa chọn và thiết kế được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập của ngƣời học về kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp

với môn học, mô-đun đƣợc phân công giảng dạy.

M3: Lựa chọn và thiết kế hiệu quả các công cụ kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập của ngƣời học về kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp

với môn học, mô-đun đƣợc phân công giảng dạy.

CS2: Thực hiện việc

kiểm tra, đánh giá

toàn diện, chính xác

và đúng quy định;

sử dụng kết quả

kiểm tra, đánh giá

để điều chỉnh hoạt

động dạy và học.

M1: Có khả năng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính

xác, mang tính giáo dục và đúng quy định.

M2: Thực hiện được việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác,

mang tính giáo dục và đúng quy định; biết sử dụng kết quả kiểm tra,

đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

M3: Thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang

tính giáo dục và đúng quy định; sử dụng hiệu quả kết quả kiểm tra, đánh

giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

+ Tiêu chí 2. Quản lý hồ sơ dạy học

CS1: Thực hiện đầy

đủ các quy định về

sử dụng biểu mẫu,

sổ sách, hồ sơ dạy

học.

M1: Có khả năng thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu

mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học.

M2: Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ

dạy học.

M3: Thực hiện tốt các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ

dạy học.

CS2: Bảo quản, lƣu

trữ, sử dụng hồ sơ

dạy học theo quy

định.

M1: Có khả năng bảo quản, lƣu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học.

M2: Hồ sơ dạy học được lƣu trữ, sử dụng theo đúng quy định.

M3: Hồ sơ dạy học được sắp xếp khoa học, dễ sử dụng; có khả năng

ứng dụng CNTT vào việc xây dựng lƣu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học.

+ Tiêu chí 3. Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập

CS1: Quản lý thông

tin liên quan đến

ngƣời học và sử

dụng hiệu quả các

thông tin vào giáo

dục, dạy học, quản

lý ngƣời học.

M1: Có khả năng quản lý các thông tin liên quan đến ngƣời học và

có sử dụng vào giáo dục, dạy học, quản lý ngƣời học.

M2: Quản lý được các thông tin liên quan đến ngƣời học và có sử

dụng vào giáo dục, dạy học, quản lý ngƣời học.

M3: Quản lý tốt các thông tin liên quan đến ngƣời học và sử dụng

hiệu quả các thông tin vào giáo dục, dạy học, quản lý ngƣời học.

CS2: Xây dựng môi

trƣờng giáo dục, học

tập lành mạnh,

thuận lợi, dân chủ,

hợp tác.

M1: Có khả năng xây dựng môi trƣờng giáo dục, học tập lành

mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.

M2: Xây dựng được môi trƣờng giáo dục, học tập lành mạnh, thuận

lợi, dân chủ, hợp tác.

M3: Xây dựng tốt môi trƣờng giáo dục, học tập lành mạnh, thuận

lợi, dân chủ, hợp tác.

Page 243: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Các tiêu chuẩn

và tiêu chí Nội dung yêu cầu các mức điểm đánh giá đội ngũ GVCĐ

+ Tiêu chí 4. Quản lý CSVC, thiết bị, vật tư dạy nghề (CSVC&TBĐT)

CS1: Xây dựng kế

hoạch và tổ chức

thực hiện quản lý

CSVC&TBĐT

M1. Thực hiện quản lý CSVC&TBĐT theo đúng quy định

M2. Xây dựng được kế hoạch và thực hiện quản lý CSVC&TBĐT

theo đúng quy định

M3. Tổ chức và hướng dẫn thực hiện tốt về quản lý CSVC&TBĐT

(duy trì kiểm kê, phân phối, bảo quản, sữa chữa,... đúng quy định).

+ Tiêu chí 5. Quản lý hoạt động tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho SV

CS1: Quản lý hoạt

động tƣ vấn hƣớng

phát triển nghiệp

nghề, giới thiệu việc

làm cho HSSV.

M1. Tham gia hoạt động tƣ vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm

M2. Tích cực tham gia hoạt động tƣ vấn nghề nghiệp, giới thiệu

việc làm cho SV

M3. Tích cực tham gia có hiệu quả các hoạt động tƣ vấn nghề

nghiệp, giới thiệu việc làm cho HSSV

Tiêu chuẩn 5. Năng lực hoạt động chính trị, xã hội

+ Tiêu chí 1. Hoạt động chính trị - xã hội

CS1: Phối hợp với

gia đình và cộng

đồng động viên, hỗ

trợ, giám sát việc

học tập, rèn luyện

của ngƣời học.

M1: Phối hợp với gia đình ngƣời học để động viên, hỗ trợ, giám sát

việc học tập, rèn luyện của ngƣời học.

M2: Tích cực phối hợp với gia đình ngƣời học để động viên, hỗ trợ,

giám sát việc học tập, rèn luyện của ngƣời học.

M3: Tích cực phối hợp có hiệu quả với gia đình và cộng đồng động

viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của ngƣời học.

CS2: Ý thức chính

trị trong ĐTNN;

hiểu biết về văn hóa

DTTS Tây Nguyên;

tham gia các hoạt

động xã hội; sẵn

sàng tham gia nghĩa

vụ quân sự, xây

dựng quan hệ với

DN

M1: Có ý thức chính trị trong ĐTNN, có hiểu biết về văn hóa DTTS;

tham gia các hoạt động xã hội nơi cƣ trú, nơi công tác; xây dựng

mối quan hệ giữa nhà trƣờng với DN.

M2: Có ý thức chính trị trong ĐTNN, có hiểu biết về văn hóa DTTS;

tham gia tích cực các hoạt động chính trị - xã hội; xây dựng mối quan

hệ với DN; xây dựng phong trào học nghề lập nghiệp trong xã hội.

M3: Có ý thức chính trị trong ĐTNN, có hiểu biết về văn hóa DTTS

vùng Tây Nguyên; tham gia tích cực có hiệu quả các hoạt động

chính trị - xã hội, góp phần xây dựng quan hệ giữa nhà trƣờng với

DN; tham gia có hiệu quả phong trào lập nghiệp trong xã hội.

+ Tiêu chí 2. Sức khỏe đảm bảo ĐTNN

CS1: Sức khỏe

hoàn thiện đảm

bảo các yêu cầu

của hoạt động

ĐTNN; tham gia

hội thao các cấp

M1: Sức khỏe đảm bảo yêu cầu các hoạt động ĐTNN;

M2: Sức khỏe hoàn thiện đáp ứng đầy đủ yêu cầu các hoạt động

ĐTNN;

M3: Sức khỏe hoàn thiện đáp ứng đầy đủ yêu cầu các hoạt động

ĐTNN; tham gia các hoạt động TDTT, hội thao đạt giải cấp trường

trở lên.

+ Tiêu chí 3. Kỹ năng mềm tạo hiệu quả giá trị giáo dục tích cực

CS1: Có kỹ năng

giao tiếp, làm việc

nhóm, giải quyết

các vấn đề phát

sinh, đổi mới, sáng

tạo và hiệu quả

M1: Có kỹ năng mềm để bổ trợ cho các hoạt động ĐTNN;

M2: Có kỹ năng mềm thích ứng để bổ trợ tích cực cho các hoạt

động ĐTNN;

M3: Có kỹ năng mềm thích ứng để bổ trợ tích cực cho các hoạt động

ĐTNN tạo thêm giá trị giáo dục tích cực, chất lượng - hiệu quả cao.

Page 244: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Các tiêu chuẩn

và tiêu chí Nội dung yêu cầu các mức điểm đánh giá đội ngũ GVCĐ

Tiêu chuẩn 6. Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học

+ Tiêu chí 1. Học tập, bồi dưỡng nâng cao

CS1: Thƣờng xuyên

dự giờ, trao đổi kinh

nghiệm giảng dạy,

giáo dục với đồng

nghiệp; tham gia bồi

dƣỡng đồng nghiệp

theo yêu cầu phát

triển của đơn vị.

M1: Thực hiện các kế hoạch dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng

dạy, giáo dục với đồng nghiệp; đạt định mức dự giờ đồng nghiệp.

M2: Tích cực dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với

đồng nghiệp và đạt định mức dự giờ; tham gia bồi dƣỡng đồng

nghiệp theo yêu cầu phát triển của khoa, bộ môn.

M3: Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục

với đồng nghiệp và đạt định mức dự giờ; tích cực tham gia bồi

dƣỡng đồng nghiệp theo yêu cầu phát triển của khoa, bộ môn.

CS2: Tham gia hội

giảng các cấp; tham

gia các khoá đào

tạo, bồi dƣỡng nâng

cao trình độ, cập

nhật kiến thức,

KNN, công nghệ,

phƣơng pháp giảng

dạyđáp ứng yêu cầu.

M1: Tham gia hội giảng cấp khoa; tham gia các khoá đào tạo, bồi

dƣỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công

nghệ, phƣơng pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của GDNN.

M2: Tham gia hội giảng cấp khoa và đạt giải; tham gia đầy đủ các

khoá ĐTBD nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề,

công nghệ, phƣơng pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của GDNN.

M3: Tham gia hội giảng các cấp và đạt giải cấp trường trở lên; tham gia

đầy đủ các khoá ĐTBD nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, KNN,

công nghệ, PP giảng dạy đáp ứng yêu cầu của GDNN.

CS3: Thƣờng xuyên

học tập, bồi dƣỡng

nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp

vụ, phẩm chất đạo

đức nghề nghiệp.

M1: Tự học tập, bồi dƣỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

M2: Có kế hoạch tự học tập, bồi dƣỡng, rèn luyện nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

M3: Thường xuyên tự học tập, bồi dƣỡng, rèn luyện nâng cao được trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

+ Tiêu chí 2. Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học

CS1: Hƣớng dẫn

thực tập kết hợp với

thực tiễn nghề

nghiệp.

M1: Có hƣớng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp.

M2: Hƣớng dẫn thực tập và học tập thực tiễn đạt hiệu quả cao.

M3: Hƣớng dẫn thực tập kết hợp với học tập thực tiễn nghề nghiệp

đạt chất lượng, hiệu quả cao.

CS2: Tham gia bồi

dƣỡng nâng cao,

luyện tay nghề cho

học sinh, sinh viên

giỏi các cấp.

M1: Tham gia bồi dƣỡng nâng cao, luyện tay nghề cho HSSV.

M2: Tham gia bồi dƣỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh,

sinh viên giỏi và HSSV đạt giải từ cấp khoa.

M3: Tham gia bồi dƣỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh,

sinh viên giỏi các cấp và HSSV đạt giải từ cấp trường trở lên.

+ Tiêu chí 3. Nghiên cứu khoa học (NCKH)

CS1: Có kiến thức,

kỹ năng cơ bản về

NCKH, công nghệ.

M1: Thực hiện nghiên cứu khoa học và công nghệ ở cấp khoa.

M2: Thực hiện nghiên cứu khoa học và công nghệ ở cấp trường.

M3: Thực hiện NCKH và công nghệ đạt giải từ cấp trường trở lên.

CS2: Chủ trì hoặc

tham gia đề tài

NCKH cấp cơ sở trở

lên, dịch vụ xã hội.

M1: Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học, cải tiến, sáng chế ở cấp khoa

M2: Chủ trì hoặc có tham gia đề tài NCKH ở cấp trường.

M3: Chủ trì hoặc có bài báo đƣợc đăng ở các tạp chí khoa học, tham

gia đề tài NCKH đạt giải cấp trường trở lên; tham gia dịch vụ xã hội.

Page 245: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 3.7: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CBQL VÀ GV

(Về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của Chuẩn GVCĐ

các trƣờng cao đẳng theo tiếp cận năng lực, do tác giả Luận án đề xuất) (đơn vị tính: người -HSSV)

Nội dung đánh giá, nhận xét

Điểm đánh giá mức độ cần thiết,

mức khả thi của các Trường

Điểm

trung

bình (01) (02) (03) (04) (05)

Phẩm

chất,

đạo đức,

lối

sống

- Phẩm chất CBQL 3,73 3,74 3,80 3,86 3,00 3,63

GV 3,82 3,66 3,80 3,91 3,08 3,65

- Đạo đức nghề nghiệp CBQL 3,73 3,67 3,88 2,81 3,22 3,46

GV 3,82 3,65 3,73 3,00 3,75 3,59

- Lối sống CBQL 3,73 3,81 3,80 3,19 3,91 3,69

GV 3,80 3,75 3,80 3,67 3,93 3,79

- Phong cách nhà giáo CBQL 3,73 3,78 3,88 3,67 3,00 3,61

GV 3,82 3,62 3,83 3,67 3,25 3,64

Năng

lực

chuyên

môn

-NL chuyên môn nghề

nghiệp

CBQL 3,93 3,67 3,72 3,43 3,96 3,74

GV 3,77 3,80 3,68 3,55 3,97 3,75

- NL sử dụng CNTT CBQL 3,33 3,74 3,72 3,14 3,00 3,39

GV 3,22 3,58 3,50 3,33 3,00 3,33

- NL sử dụng ngoại ngữ

ĐTNN và học tập

CBQL 3,60 3,67 3,40 3,24 3,00 3,38

GV 3,38 3,32 3,32 3,29 3,67 3,40

- NL kỹ thuật nghề nghiệp CBQL 3,93 3,56 3,80 3,57 3,96 3,76

GV 3,75 3,82 3,57 3,55 3,93 3,72

Năng

lực sƣ

phạm

- NL Trình độ nghiệp vụ sƣ

phạm

CBQL 3,80 3,48 3,72 3,24 3,22 3,49

GV 3,54 3,52 3,47 3,13 3,93 3,52

- NL Chuẩn bị hoạt động

giảng dạy-ĐTNN

CBQL 3,73 3,48 3,48 3,43 3,96 3,62

GV 3,54 3,45 3,43 3,42 3,93 3,55

-NL Tổ chức thực hiện quá

trình ĐTNN

CBQL 3,73 3,52 3,64 3,57 3,00 3,49

GV 3,65 3,62 3,68 3,53 3,08 3,51

- NL Phát triển chƣơng

trình, giáo trình giảng dạy

CBQL 3,87 3,63 3,72 3,48 3,22 3,58

GV 3,55 3,55 3,53 3,56 3,42 3,52

- NL Xây dựng và thực hiện

các hoạt động GD ngƣời học

CBQL 3,80 3,37 3,80 3,24 3,00 3,44

GV 3,51 3,65 3,53 3,42 3,08 3,44

Năng

lực

quản lý

- NL Kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập ngƣời học

CBQL 3,73 3,22 3,64 3,29 3,70 3,52

GV 3,55 3,49 3,32 3,67 3,75 3,56

- NL Quản lý hồ sơ

ĐTNN/hồ sơ công tác

CBQL 3,60 3,56 3,64 3,86 3,65 3,66

GV 3,75 3,62 3,70 3,82 3,75 3,73

- NL Quản lý ngƣời học và

môi trƣờng giáo dục

CBQL 3,60 3,07 3,48 3,52 3,78 3,49

GV 3,40 3,49 3,65 3,67 3,83 3,61

- NL Quản lý CSVC, thiết

bị, vật tƣ đào tạo

CBQL 3,60 2,93 3,56 3,86 3,65 3,52

GV 3,55 3,49 3,25 3,71 3,75 3,55

- Quản lý hoạt động tƣ vấn

học nghề, giới thiệu việc

làm cho HSSV

CBQL 3,60 3,67 3,40 3,33 3,43 3,49

GV 3,48 3,55 3,75 3,40 3,92 3,62

Page 246: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Nội dung đánh giá, nhận xét

Điểm đánh giá mức độ cần thiết,

mức khả thi của các Trường

Điểm

trung

bình (01) (02) (03) (04) (05)

Năng

lực

chính

trị - xã

hội

-Tham gia hoạt động chính

trị - xã hội

CBQL 3,67 3,44 3,40 3,67 3,65 3,57

GV 3,48 3,31 3,72 3,71 3,92 3,63

- Sức khỏe đảm bảo yêu

cầu của ĐTNN

CBQL 3,40 3,19 3,48 3,57 3,00 3,33

GV 3,49 3,54 3,37 3,33 3,00 3,35

- Thực hiện KN sống, KN

mềm tạo giá trị GD tích cực

CBQL 3,40 3,41 3,48 2,86 2,87 3,20

GV 3,42 3,32 3,37 2,76 2,75 3,12

Năng

lực phát

triển

nghề

nghiệp

NCKH

- NL Học tập, bồi dƣỡng,

nâng cao trình độ

CBQL 3,47 3,37 3,40 3,24 3,00 3,30

GV 3,31 3,35 3,83 3,42 3,30 3,44

- Tổ chức các hoạt động

NCKH

CBQL 3,80 3,07 3,48 3,24 3,00 3,32

GV 3,45 3,42 3,43 3,58 3,32 3,44

- Phát triển nghề nghiệp

cho ngƣời học

CBQL 3,67 3,70 3,48 3,33 3,70 3,58

GV

3,35

3,54

3,87

3,62

3,70

3,62

Page 247: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 3.8: Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và khả thi của giải pháp đề xuất

Các

giải

pháp đề

xuất

Đối

tượng

Tính cấp thiết

(CBQL: 126; ĐNGV: 312)

Tính khả thi

(CBQL: 126; ĐNGV: 312)

RCT CT IC

T

K

CT R

KT KT IKT

K

KT

GP1 CBQL 85 25 16 0 3,55 82 21 23 0 3,47

GV 218 86 8 0 3,67 198 100 14 0 3,59

GP2 CBQL 61 45 20 0 3,33 55 28 43 0 3,10

GV 153 129 30 0 3,39 100 179 33 0 3,21

GP3 CBQL 59 27 40 0 3,15 50 27 49 0 3,01

GV 150 138 24 0 3,40 93 198 21 0 3,23

GP4 CBQL 90 23 13 0 3,61 70 33 23 0 3,37

GV 243 61 8 0 3,75 194 98 20 0 3,56

GP5 CBQL 72 30 24 0 3,38 59 42 25 0 3,27

GV 205 87 20 0 3,59 150 127 35 0 3,37

GP6 CBQL 80 20 26 0 3,43 83 25 18 0 3,52

GV 215 89 8 0 3,66 188 112 12 0 3,56

Phụ lục 3.9: Thứ tự ƣu tiên về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Nội dung các giải pháp phát triển ĐNGV các

trường cao đẳng theo tiếp cận năng lực

Tính cấp thiết

(RCT + CT)

Tính khả thi

(RKT + KT)

(%) Vị thứ (%) Vị thứ

GP1 Tổ chức bổ sung hoàn thiện chuẩn nghề

nghiệp GVCĐ theo tiếp cận năng lực 94,5 2 91,6 2

GP2 Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV các

trƣờng cao đẳng theo tiếp cận năng lực 88,6 5 82,6 6

GP3 Đổi mới tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra và

đánh giá ĐNGV theo tiếp cận năng lực 85,4 6 84,0 5

GP4 Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng

lực cho ĐNGVCĐ 95,2 1 90,2 3

GP5 Thiết lập mạng lƣới ĐNGVCĐ giỏi tại các

trƣờng cao đẳng vùng Tây Nguyên 90,0 4 86,3 4

GP6 Xây dựng môi trƣờng tạo động lực phát

năng lực, sở trƣờng của ĐNGVCĐ 92,2 3 93,2 1

Trung bình tỉ lệ (%) tính cần thiết và tính khả thi 91,0 88,0

Page 248: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phục lục số 3.10: Sơ đồ 3.8: ĐA DẠNG HÓA NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG

Sơ đồ 3.9: ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG

HÌNH THỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN

ĐT

BD

chính

quy

ĐT

BD

không

chính

quy

ĐT

BD

dài

hạn

ĐT

BD

ngắn

hạn

ĐT

BD

tập

trung

ĐT

BD

không

tập

trung

ĐT

BD

của

các

cấp

Tự

ĐT

BD

của

bản

thân

ĐT

BD

ngoài

nhà

trƣờng

ĐT

BD

trong

nhà

trƣờng

ĐA DẠNG HÓA NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG

ĐT

BD

phẩm

chất

chính

trị

ĐT

BD

trình

độ

chuyên

môn

ĐT

BD

nghiệp

vụ

phạm

ĐT

BD

trình

độ

ngoại

ngữ

ĐT

BD

trình

độ

tin

học

ĐT

BD

trình

độ

kỹ

năng

nghề

BDNL

NCKH,

phát

triển

nội

dung,

chƣơng

trình

BDNL

ĐT

quản

lý giáo

dục

nghề

nghiệp

BD

kỹ

năng

mềm,

sáng

tạo

hiệu

quả

BD

NL hoạt

động

chính

trị -

hội

Page 249: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 3.11: Kết quả khảo nghiệm ý kiến đánh giá của 32 CBQL và 92 GV Trƣờng

cao đẳng kỹ thuật Đắk Lắk về 04 nội dung bổ sung hoàn thiện Chuẩn GVCĐ

Bổ sung, hoàn thiện chuẩn GVCĐ

theo tiếp cận năng lực

Kết quả khảo nghiệm

Mức cấp thiết Mức khả thi

1 2 3 4 % 1 2 3 4 %

Nội dung Chuẩn nghề nghiệp GVCĐ 0 6 48 70 3,52 95,2 0 7 45 72 3,52 94,4

Bộ minh chứng tối thiểu đánh giá GVCĐ 0 9 43 72 3,51 92,7 0 9 44 71 3,50 92,7

Các mức độ yêu cầu tƣơng ứng điểm 0 7 46 71 3,52 94,4 0 9 43 72 3,51 92,7

Quy trình đánh giá GV theo chuẩn GVCĐ 0 10 43 71 3,49 91,9 0 11 44 69 3,47 91,1

Tổng hợp tỷ lệ đánh giá mức cấp thiết và mức khả thi của 04 nội dung 93,6 92,7

Page 250: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 3.12: Kết quả đánh giá, xếp loại 60 giảng viên trƣờng cao đẳng kỹ thuật

Đắk Lắk theo Chuẩn GVCĐ, năm học 2015 - 2016 (trước thử nghiệm)

TT Họ và tên Trình

độ

Chuyên ngành

đào tạo

Kết quả đánh giá xếp loại (Điểm)

Bước

1

Bước

2

Bước

3

Bước

4

Đạt

mức độ

1 Vũ Văn Minh ThS Kỹ thuật cơ khí 78 B 65 65 B

2 Lê Ngọc An KS Công nghệ cơ khí 64 C 64 64 C

3 Nguyễn Võ Danh KS Công nghệ cơ khí 78 B 72 72 B

4 Nguyễn Thanh Dinh KS Công nghệ KT cơ

khí

62 C 57 57 C

5 Phạm Thúc Định CĐ Công nghệ CTM 64 KĐC

C

56 56 KĐC

6 Cao Hữu Hải KS Công nghệ CTM 72 B 65 65 B

7 Trần Văn Khi KS Công nghệ CTM 70 B 65 65 B

8 Phan Hữu Minh KS Cơ khí chế tạo máy 64 C 60 60 C

9 Nguyễn Khôi Nguyên KS Công nghệ tự động 64 C 64 64 C

10 Trần Ngọc Thanh KS Công nghệ CTM 69 C 64 64 C

11 Đỗ Tất Thiện CĐ Công nghệ CTM 64 C 56 56 KĐC

12 Trần Văn Tƣờng KS Cơ khí động lực 69 B 68 68 B

13 Nguyễn Quốc Toàn KS Cơ khí động lực 80 A 80 80 A

14 Chu Văn Cung KS Cơ khí động lực 76 B 72 72 B

15 Lê Đức Chính KS Cơ khí nông nghiệp 70 B 70 70 B

16 Nguyễn Thành Chung KS Cơ khí động lực 64 C 60 60 C

17 Trần Thanh Dũng KS Cơ khí động lực 64 C 60 60 C

18 Đặng Xuân Hạnh KS Công nghệ kỹ thuật

Ôtô

70 B 70 70 B

19 Nguyễn Trung Hiếu KS Cơ khí động lực 70 B 70 69 B

20 Nguyễn Hữu Hoành KS Cơ khí động lực 64 C 64 64 C

21 Phan Văn Kỳ KS Công nghệ kỹ thuật

ô tô

80 A 80 80 A

22 Nguyễn Kim Nam KS Công nghệ kỹ thuật

ô tô

60 C 56 56 C

23 Lê Văn Quang KS Cơ khí động lực 71 B 69 69 B

24 Vũ Văn Quang KS Cơ khí động lực 64 C 64 64 C

25 Ngô Quang Vinh KS Công nghệ kỹ thuật

ô tô

60 C 60 60 C

26 Võ Anh Vũ KS Cơ khí động lực 70 B 67 67 B

27 Nguyễn Phi Vũ KS Thiết kế máy 70 B 64 64 C

28 Y Luoit Niê CĐ Công nghệ Kỹ thuật

Ôtô

56 C 56 56 KĐC

29 Y Si la Knul CĐ Công nghệ Kỹ thuật

Ôtô

56 C 56 56 KĐC

30 Huỳnh Ngọc Tùng KS Điện Kỹ thuật 79 B 76 76 B

31 Nguyễn Anh Duy KS KT Điện -Điện tử 76 B 72 72 B

32 Chu Văn Đức ThS Kỹ thuật điện 80 A 80 80 A

33 Nguyễn Phƣơng Nhâm KS Điện công nghiệp 76 A 72 72 B

34 Nguyễn Văn Công KS Điện tử - Viễn

thông

69 B 67 67 B

35 Phan Tấn Đạt KS Công nghệ kỹ thuật

điện, điện tử

64 C 56 56 C

36 Nguyễn Thị Hải ThS Vật lý kỹ thuật 68 B 65 65 B

37 Hoàng Duy Khánh KS KT Điện - Điện tử 72 A 70 70 B

38 Phạm Quốc Lập KS Điện khí hóa 76 B 72 72 B

Page 251: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

TT Họ và tên Trình

độ

Chuyên ngành

đào tạo

Kết quả đánh giá xếp loại (Điểm)

Bước

1

Bước

2

Bước

3

Bước

4

Đạt

mức độ

39 Châu Văn Minh CĐ Kỹ thuật điện 64 C 56 56 KĐC

40 Đinh Hồng Nam KS Điện kỹ thuật 70 B 64 64 C

41 Cao Tiến Nam KS Điện khí hóa 79 B 76 76 B

42 La Văn Nam CN Công nghệ kỹ thuật

nhiệt

64 C 60 60 C

43 Nguyễn Viết Nông KS Điện công nghiệp 80 A 80 80 A

44 Trần Văn Nhàn KS Công nghệ kỹ thuật

nhiệt

64 C 60 60 C

45 Hồ Đức Nhân KS Điện kỹ thuật 80 A 80 80 A

46 Nguyễn Hồng Quân KS Điện tử - Viễn

thông

64 C 64 64 C

47 Hồ Văn Thông KS KT Điện tử - Viễn

thông

64 C 64 64 C

48 Lê Thị Minh Thùy KS Kỹ thuật năng

lƣợng&môi trƣờng

64 C 62 62 C

49 Phạm Xuân Vinh KS Điện khí hóa 78 B 76 76 B

50 Nguyễn Anh Vinh CĐN

đẳng

KT máy lạnh 60 C 56 56 KĐC

51 Đinh Thị Yến CN Điện tử -Viễn thông 64 C 60 60 C

52 Nguyễn Thị Thuỳ Linh ThS Khoa học Máy tính 76 B 72 72 B

53 Nguyễn Đình Quý ThS KT Cơ khí động lực 82 A 80 80 A

54 Hoàng Thị Thu Hà CN Công nghệ thông tin 64 C 60 60 C

55 Nguyễn Thị Thu Hà CN Khoa học Tin học 70 B 68 68 B

56 Lê Thị Hạnh CN Tin học 70 B 68 68 B

57 Phạm Thị Thu Hạnh CN Tin học 72 B 72 72 B

58 Dƣơng Thị Thúy Hoàng ThS Khoa học Máy tính 78 B 74 74 B

59 Nguyễn Nhƣ Kiên CN Tin học 76 B 76 76 B

60 Đỗ Thanh Tùng CN Khoa học tin học 80 A 80 80 A

Ghi chú:

1. Viết tắt: Thạc sỹ (ThS), Kỹ sƣ (KS), Cử nhân (CN), Cao đẳng nghề (CĐN);

2. Kết quả đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn GVCĐ

- Xếp loại GV đạt Chuẩn GVCĐ: 54/60 (đạt 90%)

+ Có 07 GV đạt loại A, điểm từ 80 - 100 điểm (chiếm tỷ lệ 07/60 = 11,7%);

+ Có 26 GV đạt loại B, điểm từ 65 đến 79 điểm (chiếm tỷ lệ 26/60 = 43,3%);

+ Có 21 GV đạt loại C, điểm từ 5- đến 64 điểm (chiếm tỷ lệ 21/60 = 35%);

- Xếp loại GV không đạt Chuẩn GVCĐ, 49 điểm: 06 GV (chiếm tỷ lệ 10%).

3. Trong đó, đánh giá các chỉ số với 4 mức độ: 2 điểm; 1,5 điểm; 1,0 điểm và 0 điểm:

a) Chỉ số đánh giá về trình độ chuyên môn: đạt 2 điểm, nếu có trình độ Đại

học chuyên ngành; đạt 0 điểm, nếu có trình độ cao đẳng ngành nghề phù hợp.

+ Chỉ số đánh giá về kỹ năng nghề (KNN): Đạt 02 điểm, nếu đạt chuẩn (có

Chứng chỉ KNN (CCKNN) Quốc gia bậc 3 trở lên hoặc tốt nghiệp CĐN (Thông tƣ 08)

+ Có CCKNN nhƣng không đạt chuẩn KNN theo quy định nhƣng có tham gia

STKT, TBĐT tự làm cấp khoa trở lên): 1,5 điểm;

+ Có CCKNN nhƣng không đạt chuẩn KNN theo quy định nhƣng không tham

gia STKT, TBĐT tự làm cấp khoa trở lên): 1,0 điểm;

+ Không có chứng chỉ KNN (không đạt chuẩn KNN): 0 điểm.

b) Chỉ số đánh giá về trình độ ngoại ngữ, tin học:

Page 252: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

+ Đạt Chuẩn mới theo Thông tƣ 08/2017/TT-BLĐTBXH (có chứng chỉ ngoại

ngữ bậc 2 theo chuẩn Châu Âu và chứng chỉ tin học cơ bản trở lên): 02 điểm;

+ Có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học chƣa đạt chuẩn (B - tƣơng đƣơng): 1,5 điểm.

+ Có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học chƣa đạt chuẩn (A - tƣơng đƣơng): 1,0 điểm.

+ Không có chứng chỉ KNN (không đạt chuẩn KNN): 0 điểm.

Page 253: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 3.13: Kết quả đánh giá, xếp loại 60 giảng viên trƣờng cao đẳng kỹ thuật

Đắk Lắk theo Chuẩn GVCĐ, năm học 2016 - 2017 (sau thử nghiệm)

I. Kết quả đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn GVCĐ (sau thử nghiệm)

TT Họ và tên Trình

độ

Chuyên ngành

đào tạo

Kết quả đánh giá xếp loại (Điểm)

Bước

1

Bước

2

Bước

3

Bước

4

Đạt

mức độ

1 Vũ Văn Minh ThS Kỹ thuật cơ khí 84 A 80 80 A

2 Lê Ngọc An KS Công nghệ cơ khí 76 B 74 74 B

3 Nguyễn Võ Danh KS Công nghệ cơ khí 78 B 74 74 B

4 Nguyễn Thanh Dinh KS Công nghệ KT cơ

khí

78 B 74 74 B

5 Phạm Thúc Định KS Công nghệ CTM 78 A 74 74 B

6 Cao Hữu Hải KS Công nghệ CTM 78 B 74 74 B

7 Trần Văn Khi KS Công nghệ CTM 82 A 80 80 A

8 Phan Hữu Minh KS Cơ khí chế tạo máy 76 C 75 75 B

9 Nguyễn Khôi Nguyên KS Công nghệ tự động 64 C 64 64 C

10 Trần Ngọc Thanh KS Công nghệ CTM 80 B 78 78 B

11 Đỗ Tất Thiện KS Công nghệ CTM 79 B 78 78 B

12 Trần Văn Tƣờng KS Cơ khí động lực 82 A 80 80 A

13 Nguyễn Quốc Toàn KS Cơ khí động lực 90 A 86 86 A

14 Chu Văn Cung KS Cơ khí động lực 80 A 76 76 B

15 Lê Đức Chính KS Cơ khí nông nghiệp 79 B 78 78 B

16 Nguyễn Thành Chung KS Cơ khí động lực 76 C 74 74 B

17 Trần Thanh Dũng KS Cơ khí động lực 76 B 72 72 B

18 Đặng Xuân Hạnh KS Công nghệ kỹ thuật

Ôtô

79 B 72 72 B

19 Nguyễn Trung Hiếu KS Cơ khí động lực 80 A 80 80 A

20 Nguyễn Hữu Hoành KS Cơ khí động lực 79 A 72 72 B

21 Phan Văn Kỳ KS Công nghệ kỹ thuật

ô tô

80 B 80 80 A

22 Nguyễn Kim Nam KS Công nghệ kỹ thuật

ô tô

73 B 73 73 B

23 Lê Văn Quang KS Cơ khí động lực 79 B 75 75 B

24 Vũ Văn Quang KS Cơ khí động lực 72 B 68 68 B

25 Ngô Quang Vinh KS Công nghệ kỹ thuật

ô tô

64 C 64 64 C

26 Võ Anh Vũ KS Cơ khí động lực 80 A 80 80 A

27 Nguyễn Phi Vũ KS Thiết kế máy 72 B 69 69 B

28 Y Luoit Niê KS Công nghệ Kỹ thuật

Ôtô

76 B 76 76 B

29 Y Si la Knul KS Công nghệ Kỹ thuật

Ôtô

64 C 64 64 C

30 Huỳnh Ngọc Tùng ThS Điện Kỹ thuật 84 A 84 84 A

31 Nguyễn Anh Duy ThS KT Điện -Điện tử 80 A 76 76 B

32 Chu Văn Đức ThS Kỹ thuật điện 80 A 80 80 A

33 Nguyễn Phƣơng Nhâm ThS Điện công nghiệp 88 A 88 88 A

34 Nguyễn Văn Công ThS Điện tử - Viễn

thông

80 A 80 80 A

35 Phan Tấn Đạt KS Công nghệ kỹ thuật

điện, điện tử

72 C 64 64 C

36 Nguyễn Thị Hải ThS Vật lý kỹ thuật 80 A 80 80 A

37 Hoàng Duy Khánh ThS KT Điện - Điện tử 83 A 83 83 A

Page 254: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

TT Họ và tên Trình

độ

Chuyên ngành

đào tạo

Kết quả đánh giá xếp loại (Điểm)

Bước

1

Bước

2

Bước

3

Bước

4

Đạt

mức độ

38 Phạm Quốc Lập KS Điện khí hóa 80 A 80 80 A

39 Châu Văn Minh CN Kỹ thuật điện 71 B 71 71 B

40 Đinh Hồng Nam KS Điện kỹ thuật 69 B 64 64 C

41 Cao Tiến Nam ThS Điện khí hóa 80 A 80 80 A

42 La Văn Nam CN Công nghệ kỹ thuật

nhiệt

64 C 64 64 C

43 Nguyễn Viết Nông ThS Điện công nghiệp 81 A 81 81 A

44 Trần Văn Nhàn KS Công nghệ kỹ thuật

nhiệt

64 C 64 64 C

45 Hồ Đức Nhân ThS Điện kỹ thuật 82 A 80 80 A

46 Nguyễn Hồng Quân KS Điện tử - Viễn

thông

72 B 69 69 B

47 Hồ Văn Thông KS KT Điện tử - Viễn

thông

71 B 69 69 B

48 Lê Thị Minh Thùy KS Kỹ thuật năng

lƣợng&môi trƣờng

67 B 64 64 C

49 Phạm Xuân Vinh KS Điện khí hóa 79 B 79 79 B

50 Nguyễn Anh Vinh KS

đẳn

g

KT máy lạnh 82 A 80 80 A

51 Đinh Thị Yến CN Điện tử -Viễn thông 70 B 66 66 B

52 Nguyễn Thị Thuỳ Linh ThS Khoa học Máy tính 79 B 76 76 B

53 Nguyễn Đình Quý ThS KT Cơ khí động lực 84 A 84 84 A

54 Hoàng Thị Thu Hà CN Công nghệ thông tin 64 C 64 64 C

55 Nguyễn Thị Thu Hà CN Khoa học Tin học 76 B 70 70 B

56 Lê Thị Hạnh CN Tin học 76 A 76 76 B

57 Phạm Thị Thu Hạnh CN Tin học 76 B 76 76 B

58 Dƣơng Thị Thúy Hoàng ThS Khoa học Máy tính 79 B 79 79 B

59 Nguyễn Nhƣ Kiên CN Tin học 80 A 80 80 A

60 Đỗ Thanh Tùng CN Khoa học tin học 82 A 82 82 A

II. Bảng thống kê số lƣợng các chỉ số cơ bản đánh giá năng lực của 60 giảng viên

Trƣờng cao đẳng kỹ thuật Đắk Lắk (trƣớc và sau thử nghiệm)

Nội dung năng lực Trƣớc thử nghiệm Sau thử nghiệm

1. Trình độ chuyên môn CĐ ĐH ThS TS CĐ ĐH ThS TS

06 48 06 0 0 45 15 0

2. Trình độ kỹ năng nghề Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 3

+ Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 3

+

18 35 07 0 0 26 27 07

3. Trình độ Tin học A B THCB Trên chuẩn A B THCB Trên chuẩn

06 45 03 06 0 38 12 10

4. Trình độ Ngoại ngữ A B A2 C

+ A B A2 C

+

05 50 0 05 0 43 08 09

5. Hội thi, hội giảng

(HTHG), bài báo, STKT

Bài báo STKT HTHG Tổng Bài báo STKT HTHG Tổng

02 13 26 41 07 21 32 60

Kết quả đánh giá, xếp

loại theo chuẩn GVCĐ

Yếu TB Khá Tốt Yếu TB Khá Tốt

06 21 26 07 0 14 26 20

Page 255: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Ghi chú:

1. Viết tắt: Tiến sỹ (TS); Thạc sỹ (ThS), Kỹ sƣ (KS), Đại học (ĐH); Cử nhân

(CN), Cao đẳng nghề (CĐN); Cao đẳng (CĐ); tin học căn bản (THCB); hội thi, hội

giảng (HTHG); sáng tạo kỹ thuật (STKT); giảng viên cao đẳng (GVCĐ).

2. Kết quả đánh giá, xếp loại 60 GV theo Chuẩn GVCĐ (sau thử nghiệm), có:

a) Xếp loại GV đạt Chuẩn GVCĐ:

+ Có 22 GV đạt loại A, điểm từ 80 - 100 điểm (chiếm tỷ lệ 22/60 = 36,7%);

+ Có 28 GV đạt loại B, điểm từ 65 đến 79 điểm (chiếm tỷ lệ 28/60 = 47,7%);

+ Có 10 GV đạt loại C, điểm từ 50 đến 64 điểm (chiếm tỷ lệ 10/60 = 16,6%);

b) Xếp loại không đạt Chuẩn GVCĐ, 49 điểm: Có 0 GV (chiếm tỷ lệ 0%).

Page 256: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Phụ lục 3.14: Tổng hợp kết quả đánh giá năng lực của 60 GVCĐ trƣờng cao

đẳng kỹ thuật Đắk Lắk (trƣớc và sau thử nghiệm)

I. Kết quả đánh giá năng lực trước và sau thử nghiệp của 60 GV

Nội dung tiêu chuẩn/

tiêu chí Tổng/

tỷ lệ

NL trƣớc thử nghiệm NL sau thử nghiệm d= -

1 2 3 4 1 2 3 4

1. Phẩm chất chính trị, đạo đức

nghề nghiệp, lối sống, tác phong 2 10 20 28 3,23 0 3 12 45 3,70 0,47

TC 1: Phẩm chất chính trị 60 0 5 20 35 3,50 0 0 11 49 3,82 0,32

% 0,0 8,4 33,3 58,3 0,0 0,0 18,4 81,7

TC 2: Đạo đức nghề nghiệp 60 0 6 22 32 3,43 0 2 12 46 3,73 0,30

% 0,0 10,0 36,7 53,3 0,1 3,3 20,0 76,7

TC 3: Lối sống, tác phong 60 6 19 18 17 2,77 0 7 13 40 3,55 0,78

% 10,0 31,7 30,0 28,3 0,0 11,7 21,7 66,7

2. Năng lực chuyên môn 8 25 23 4 2,38 0 14 28 18 3,07 0,69

TC 5: Trình độ chuyên môn 60 6 8 34 12 2,87 0 11 25 24 3,22 0,35

% 10,0 13,3 56,7 20,0 0,0 18,3 41,8 40,0

TC 6: Trình độ Ngoại ngữ 60 8 34 17 1 2,18 0 15 31 14 2,98 0,80

% 13,2 56,7 28,4 1,7 0,1 25,0 51,7 23,3

TC 7: Trình độ Tin học 60 7 27 24 2 2,35 0 12 30 18 3,10 0,75

% 11,7 45,0 40,0 3,3 0,0 20,0 50,0 30,0

TC 8: Kỹ năng nghề 60 11 33 14 2 2,12 0 18 23 19 3,02 0,90

% 18,3 55,1 23,3 3,3 0,0 30,0 38,3 31,7

TC 9: Sử dụng CSVC&TBĐT 60 8 23 26 3 2,40 0 14 31 15 3,02 0,62

% 13,3 38,3 43,3 5,1 0,0 23,4 51,7 25,0

3. Năng lực sư phạm 3 16 28 13 2,85 0 11 21 28 3,28 0,43

TC 10: Trình độ nghiệp vụ

sƣ phạm

60 3 9 32 16 3,02 0 10 30 20 3,17 0,15

% 5,0 15,0 53,3 26,7 0,0 16,7 50,1 33,3

TC 11: Chuẩn bị hoạt

động ĐTNN

60 2 24 25 9 2,68 0 12 17 31 3,32 0,64

% 3,3 40,0 41,7 15,0 0,0 20,0 28,3 51,7

TC 12: Tổ chức thực hiện

quá trình ĐTNN

60 4 14 25 17 2,92 0 10 17 33 3,38 0,46

% 6,7 23,3 41,7 28,3 0,0 16,7 28,3 55,0

TC 13: Phát triển chƣơng

trình, giáo trình ĐTNN

60 5 23 24 8 2,58 0 11 23 26 3,25 0,67

% 8,3 38,3 40,0 13,4 0,0 18,3 38,3 43,4

TC 14: Xây dựng thực hiện

kế hoạch giáo dục ngƣời học

60 1 10 34 15 3,05 0 12 18 30 3,30 0,25

% 1,7 16,7 56,6 25,0 0,0 20,0 30,1 50,0

4. Năng lực quản lý (QL) 6 22 26 6 2,53 0 16 28 16 3,00 0,47

TC 15: Kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập ngƣời học

60 2 11 37 10 2,92 0 16 23 21 3,08 0,16

% 3,3 18,3 61,7 16,7 0,0 26,7 38,3 35,0

TC 16: QL hồ sơ ĐTNN, hồ

sơ công tác cá nhân giáo dục

60 3 23 26 8 2,65 0 13 26 21 3,13 0,48

% 5,0 38,3 43,3 13,4 0,0 21,7 43,3 35,0

TC 17: QL ngƣời học và xây

dựng môi trƣờng

60 3 27 25 5 2,53 0 14 30 16 3,03 0,50

% 5,0 45,0 41,7 8,3 0,0 23,3 50,0 26,7

TC 18: QL vật tƣ, vật liệu,

CSVC và TBĐT

60 7 26 24 3 2,38 0 19 28 13 2,90 0,52

% 11,7 43,3 40,0 5,0 0,0 31,7 46,7 21,7

TC 19: QL hoạt động tƣ vấn

NN, giới thiệu việc làm SV

60 15 23 18 4 2,18 0 18 33 9 2,85 0,67

% 25,0 38,3 30,0 6,7 0,0 30,0 55,0 15,0

5. NL hoạt động CT-XH 7 21 24 8 2,55 0 14 25 21 3,12 0,57

TC 20: Hoạt động chính trị

- xã hội

60 7 25 25 3 2,40 0 16 26 18 3,03 0,63

% 11,6 41,7 41,7 5,0 0,0 26,8 43,3 30,0

Page 257: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2018_05/hoang-minh-cuong_luan-an.pdfĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG MINH CƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

TC 21: Sức khỏe đảm bảo

các yêu cầu ĐTNN

60 3 9 29 19 3,07 0 12 21 27 3,25 0,18

% 5,0 15,0 48,3 31,7 0,0 20,0 35,0 45,0

TC 22: Kỹ năng mềm tạo

hiệu quả giáo dục tích cực

60 11 29 18 2 2,18 0 14 28 18 3,07 0,89

% 18,3 48,3 30,1 3,3 0,0 23,4 46,7 30,0

6. NL phát triển NN và NCKH 8 20 28 4 2,47 0 15 28 17 3,03 0,56

TC 23: Học tập và bồi

dƣỡng nâng cao trình độ

60 5 25 27 3 2,47 0 10 32 18 3,13 0,66

% 8,3 41,7 45,0 5,0 0,0 16,7 53,3 30,0

TC 24: NCKH, hoạt động

dịch vụ xã hội

60 15 23 20 2 2,15 0 18 29 13 2,92 0,77

% 25,1 38,3 33,3 3,3 0,0 30,0 48,3 21,7

TC 25: Phát triển nghề

nghiệp cho ngƣời học

60 4 12 37 7 2,78 0 17 23 20 3,05 0,27

% 6,7 20,0 61,6 11,7 0,0 28,4 38,3 33,3

Tổng hợp đánh giá

năng lực GVCĐ

360 34 114 149 63 2,67 0 73 142 145 3,20 0,53

% 9,4 31,7 41,4 17,5 0,0 20,3 39,4 40,3