i · web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm...

205
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH LÂM ĐỒNG CHI CỤC KIỂM LÂM TÀI LIỆU THI TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2012 CHUYÊN NGÀNH KIỂM LÂM

Upload: others

Post on 01-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH LÂM ĐỒNGCHI CỤC KIỂM LÂM

TÀI LIỆU

THI TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2012CHUYÊN NGÀNH KIỂM LÂM

Đà Lạt, ngày 14 tháng 08 năm 2012

Page 2: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

DANH MỤC TÀI TIỆU THI TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2012

CHUYÊN NGÀNH KIỂM LÂM

A. CHUY ÊN ĐỀ 1 .

LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

I. Sự cần thiết phải ban hành;

II. Bố cục Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

III. Nội dung cơ bản:

1. Chương I: Những quy định chung;

Gồm: 10 điều (từ điều 1 – 4, điều 6, điều 8 – 12)

2. Chương II: Quyền của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng;

+ Mục 1: Lập quy hoạch, kế hoạch về BV&PTR;

+ Mục 2: Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng;

+ Mục 3: Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; Quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng;

+ Mục 4: Đăng ký quyền sử dụng rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; Thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;

+ Mục 5: Định giá rừng.

3. Chương III: Bảo vệ rừng;

+ Mục 1: Trách nhiệm Bảo vệ rừng;

4. Chương IV: Phát triển rừng, sử dụng rừng;

+ Mục 1: Rừng phòng hộ;

+ Mục 2: Rừng đặc dụng;

5. Chương V: Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng;

+ Mục 1: Quy định chung về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng;

Gồm: 02 điều (từ điều 59 – 60).

+ Mục 2: Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ;

Gồm: 02 điều (từ điều 61 – 62).

+ Mục 3: Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức kinh tế;

Gồm: 06 điều (từ điều 63 – 68).2

Page 3: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

+ Mục 4: Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân;

Gồm: 04 điều (từ điều 69 – 72).

+ Mục 5: Quyền và nghĩa vụ của các chủ rừng khác;

Gồm: 06 điều (từ điều 73 – 78).

6. Chương VI: Kiểm lâm;

Gồm: 05 điều (từ điều 79 – 83).

7. Chương VII: Giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

Gồm: 03 điều (từ điều 84 – 86).

8. Chương VIII: Điều khoản thi hành;

Gồm: 02 điều (từ điều 87 – 88).

B. CHUYÊN ĐỀ 2.

Nội dung cơ bản Nghị định 99/2009/NĐ-CPvề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo

vệ rừng và quản lý lâm sản.

I. Những quy định chung;

II. Hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt;

III. Thẩm quyền vi phạm hành chính;

IV. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn;

V. Một số thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.

C. CHUYÊN ĐỀ 3.

Nội dung cơ bản Nghị định số 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng:

I. Chương I: Những Quy định chung;

II. Chương III: Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng.

D. CHUYÊN ĐỀ 4.

Nội dung cơ bản Nghị định 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.

3

Page 4: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

I. Chương I: Những quy định chung;II. Chương II: Phòng cháy rừng;III. Chương III: Chữa cháy rừng.

E. CHUYÊN ĐỀ 5.

Quy định về cấp dự báo, báo động và biện pháp tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng

(ban hành kèm theo Quyết định số 127/2000/QĐ-BNN-KL ngày 11/12/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

G. CHUYÊN ĐỀ 6.

ĐA DẠNG SINH HỌC.

I. Khái quát về Đa dạng sinh học.II. Hiện trạng Đa dạng sinh học Việt Nam và Đa dạng sinh học tại Lâm

Đồng.1. Đa dạng sinh học ở Việt Nam;

2. Đa dạng sinh học ở Lâm Đồng.

III. Giá trị của Đa dạng sinh học.IV. Suy giảm đa dạng sinh học và nguyên nhân.V. Bảo tồn Đa dạng sinh học.VI. Pháp luật về Đa dạng sinh học và Bảo tồn Đa dạng sinh học:1. Những hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ và phát triển rừng (Điều 12, Luật

Bảo vệ & PTR);

2. Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học (Điều 7, Luật Đa dạng sinh học);

3. Phân nhóm thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (trích Điều 2, Nghị định 32/2006/NĐ-CP);

4. Các phụ lục của công ước Cites (trích Điều 2, Nghị định 82/2006/NĐ-CP);

5. Chính sách của Nhà nước về Bảo tồn và phát triển bền vững Đa dạng sinh học (Điều 5, Luật ĐDSH);

6. Chính sách của Nhà nước về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (Điều 3, Nghị định 32/2006/NĐ-CP);

7. Quy định về bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ( Điều 5, Nghị định 32/2006/NĐ-CP);

4

Page 5: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

8. Quy định về khai thác thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ( Điều 6, Nghị định 32/2006/NĐ-CP);

9. Quy định về phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ( Điều 8, Nghị định 32/2006/NĐ-CP);

10. Quy định về chế biến, kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng ( Điều 9, Nghị định 32/2006/NĐ-CP);

11. Quy định về xử lý các trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm xâm hại hoặc đe dọa tính mạng, tài sản của nhân dân (Điều 11, Nghị định 32/2006/NĐ-CP);

12. Quy định về thành lập cơ sở bảo tồn Đa dạng sinh học (Điều 42, Luật ĐDSH);

13. Quy định về trách nhiệm quản lý nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (Điều 9, Nghị định 82/2006/NĐ-CP);

14. Quy định về điều kiện các trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, các cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục của Công ước Cites (Điều 10, Nghị định 82/2006/NĐ-CP);

15. Quy định về xử lý tang vật là động vật rừng còn sống thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm trong nước (Thông tư 90/2008/TT-BNN);

16. Quy định về xử lý tang vật là động vật rừng còn sống thuộc loài nguy cấp nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phụ lục Công ước Cites (Thông tư 90/2008/TT-BNN);

17. Quy định về xử lý tang vật là động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm đã chết hoặc bộ phận cơ thể, sản phẩm của chúng (Thông tư 90/2008/TT-BNN);

18. Quy định về xử lý tang vật là động vật rừng còn sống thuộc loài nguy cấp đã chết nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phụ lục Công ước Cites (Thông tư 90/2008/TT-BNN);

19. Quy định về xử lý tang vật là động vật rừng thông thường (Thông tư 90/2008/TT-BNN.

VII. Phụ lục Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

H. CHUYÊN ĐỀ 7.

Quyết định số 09/2006/QĐ-BNV, ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ

các ngạch công chức ngành Kiểm lâm.

5

Page 6: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

CHUYÊN ĐỀ 1.

LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

I. Sự cần thiết phải ban hànhLuật BV&PTR năm 1991 còn nhiều bất cập:- Còn thể hiện tính tập trung, bao cấp; Chưa đổi mới mạnh mẽ: phát triển lâm

nghiệp xã hội, tăng cường phân cấp quản lý, quyền sở hữu và quyền sử dụng đất và rừng, quyền và nghĩa vụ của các chủ rừng . . .

- Không phù hợp với các luật mới ban hành: Luật đất đai; luật Phòng cháy, chữa cháy; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Di sản văn hoá; Luật Dân sự; Bộ Luật hình sự; Luật Tố tụng hình sự . . .

- Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản dưới luật thực thi có hiệu quả. Sau 10 năm thi hành, cần bổ sung vào Luật BV&PTR để bảo đảm hiệu lực pháp lý cao hơn.

II. Bố cục Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004:- Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 03/12/2004;

- Lệnh Chủ tịch nước số 25/2004/L-CTN công bố ngày 14/12/2004;

- Luật có hiệu lực thi hành từ 01/4/2005;

- Tổng số có 8 chương, 88 điều:

1. Chương I: 12 điều (Điều 1 đến điều 12), Quy định chung;

2. Chương II: 23 điều (Điểu đến điều 35), Quyền của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng;

3. Chương III: 09 điều (Điều 36 đến điều 44), Bảo vệ rừng;

4. Chương IV: 14 điều (Điều 45 đến điều 58), Phát triển rừng, sử dụng rừng;

5. Chương V: 20 điều (Điều 59 đến điều 78), Quyền và nghĩa vụ của Chủ rừng;

6. Chương VI: 05 điều (Điều 79 đến điều 83), Kiểm lâm;

7. Chương 7: 03 điều (Điều 84 đến điều 86), Giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

8. Chương 8: 02 điều (Điều 87 đến điều 88), Điều khoản thi hành.

III. Nội dung cơ bản:

CHƯƠNG I6

Page 7: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh, gồm 5 lãnh vực: 1. Quản lý rừng;

2. Bảo vệ rừng;

3. Phát triển rừng;

4. Sử dụng rừng;

5. Quyền và nghĩa vụ của rừng .

Điều 2. Đối tượng áp dụng, gồm 6 đối tượng:

1. Cơ quan Nhà nước;

2. Tổ chức;

3. Hộ gia đình;

4. Cá nhân trong nước;

5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

6. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến Bảo vệ và Phát triển rừng ở Việt Nam .

Điều 3. Giải thích từ ngữ:a) Rừng: là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi

sinh vật rừng , đất rừng và các yếu tố môi trường khác , trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên (hoặc 10%).

b) Chủ rừng: là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác.

Cụ thể Điều 5 quy định, chủ rừng gồm :

1. Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.

2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

3. Hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

4. Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.

5. Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.

7

Page 8: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng.

7. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng.

c) Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng: (khoản 5, điều 3)

Là quyền của chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

d) Quyền sử dụng rừng : (khoản 6, điều)

Là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng; được cho thuê quyền sử dụng rừng thông qua hợp đồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật dân sự.

đ) Đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng : (khoản 7, điều 3)

Là việc chủ rừng đăng ký để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

e) Công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng : (khoản 8, điều 3)

Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bằng hình thức ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.

Điều 4. Phân loại rừngCăn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại sau đây:

1. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:

a) Rừng phòng hộ đầu nguồn;

b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;

c) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;

d) Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường;

2. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:

a) Vườn quốc gia;

b) Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh;

8

Page 9: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

c) Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh;

d) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;

3. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:

a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

b) Rừng sản xuất là rừng trồng;

c) Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận.

Điều 5. Chủ rừngLà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao

đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác, gồm :

- Các Ban quản lý rừng ;

- Tổ chức kinh tế ;

- Hộ gia đình, cá nhân trong nước ;

- Đơn vị vũ trang nhân dân ;

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp ;

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam ;

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt nam.

Điều 6. Quyền của Nhà nước đối với rừng1. Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng

được phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng.

2. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với rừng quy định tại khoản 1 Điều này như sau:

a) Quyết định mục đích sử dụng rừng thông qua việc phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

b) Quy định về hạn mức giao rừng và thời hạn sử dụng rừng;

c) Quyết định giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng;

d) Định giá rừng.

3. Nhà nước thực hiện điều tiết các nguồn lợi từ rừng thông qua các chính sách tài chính như sau:

a) Thu tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng;

9

Page 10: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

b) Thu thuế chuyển quyền sử dụng rừng, chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

4. Nhà nước trao quyền sử dụng rừng cho chủ rừng thông qua hình thức giao rừng; cho thuê rừng; công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.

Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ; lập quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và

phát triển rừng ; xác định, phân định ranh giới các loại rừng ; Thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng ; Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng ; Lập và quản lý hồ sơ sử dụng rừng ; Cấp, thu hồi các loại giấy phép ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học bảo vệ và phát triển rừng ; Tuyên truyền pháp luật ; kiểm tra thanh tra xử lý vi phạm ; giải quyết tranh chấp về rừng.

Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương theo thẩm quyền.

Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp từ trung ương đến cấp huyện và cán bộ lâm nghiệp ở những xã, phường, thị trấn có rừng.

Điều 9. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng1. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về

kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.

2. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng.

3. Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất phải tuân theo các quy định của Luật này, Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng.

10

Page 11: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

4. Bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng.

5. Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác.

Điều 10. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng1. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền,

đồng bộ với các chính sách kinh tế - xã hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi.

2. Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

3. Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản; có chính sách hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu; có chính sách khuyến lâm và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản.

4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng; có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chính sách đối với tổ chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn, thời gian vay phù hợp với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng.

5. Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, làng nghề truyền thống chế biến lâm sản.

6. Nhà nước khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động sản xuất lâm nghiệp.

Điều 11. Nguồn tài chính để bảo vệ và phát triển rừng1. Ngân sách nhà nước cấp.

2. Nguồn tài chính của chủ rừng và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.

11

Page 12: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

3. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng được hình thành từ nguồn tài trợ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế; đóng góp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài khai thác, sử dụng rừng, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, hưởng lợi từ rừng hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến rừng; các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định cụ thể về đối tượng, mức đóng góp, trường hợp được miễn, giảm đóng góp và việc quản lý, sử dụng quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm1. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.

2. Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép.

3. Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng.

4. Huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.

5. Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.

6. Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng.

7. Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép.

8. Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp.

9. Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật.

10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

11. Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng, trong rừng mới trồng, rừng non.

12. Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

13. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang trái phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng.

14. Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trái pháp luật.

15. Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng.

16. Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.

CHƯƠNG IIQUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG.Quyền của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng bao gồm :

Mục 1 : Lập quy hoạch, kế hoạch về BV&PTR ;

12

Page 13: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Mục 2 : Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng ;

Mục 3 : Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn ; quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng ;

Mục 4 : Đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng ; Thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng ;

Mục 5 : Định giá rừng.

CHƯƠNG III BẢO VỆ RỪNG.

Mục 1 : Trách nhiệm bảo vệ rừng1. Là trách nhiệm của toàn dân, bao gồm : cơ quan Nhà nước, tổ chức cộng

đồng dân cư thôn, hộ gia đình và cá nhân ;

2. Chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ rừng của mình ;

3. Trách nhiệm bảo vệ rừng của UBND các cấp (điều 38) :

a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

- Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về quản lý, bảo vệ rừng trong phạm vi địa phương;

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

- Tổ chức, chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng ở địa phương; chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; tổ chức việc khai thác rừng theo quy định của Chính phủ;

- Chỉ đạo việc tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng, huy động và phối hợp các lực lượng để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng trên địa bàn;

- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

b) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm:

- Hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng trong phạm vi địa phương mình;

- Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

- Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật;

- Huy động và phối hợp các lực lượng trên địa bàn để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng;

13

Page 14: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

c) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:

- Hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng trong phạm vi địa phương mình;

- Chỉ đạo các thôn, bản và đơn vị tương đương xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật;

- Phối hợp với các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội, tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng trên địa bàn; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm, hủy hoại rừng;

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng; hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, huy động các lực lượng chữa cháy rừng trên địa bàn;

- Tổ chức quản lý, bảo vệ rừng và có kế hoạch trình Uỷ ban nhân dân cấp trên đưa rừng vào sử dụng đối với những diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê;

- Hướng dẫn nhân dân thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp, làm nương rẫy, định canh, thâm canh, luân canh, chăn thả gia súc theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt;

- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

d) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra phá rừng, cháy rừng ở địa phương.

4. Trách nhiệm bảo vệ rừng của các bộ, cơ quan ngang bộ (điều 39)

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bảo đảm việc thực hiện các quy định về bảo vệ rừng theo quy định của Luật này; tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng.

b) Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và quy định của Luật này; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

c) Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện công tác bảo vệ rừng tại các vùng biên giới, hải đảo và vùng xung yếu về quốc phòng,

14

Page 15: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

an ninh; huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng, cứu hộ, cứu nạn; tham gia đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

d) Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ rừng trong các khu rừng đặc dụng có liên quan đến di sản văn hoá.

đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường rừng.

e) Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc bảo vệ rừng.

Mục 2: Nội dung bảo vệ rừngĐiều 40. Bảo vệ hệ sinh thái rừng1. Khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có những hoạt động

khác ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải tuân theo quy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện các hoạt động đó sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Điều 41. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng1. Việc khai thác thực vật rừng phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng do

Thủ tướng Chính phủ quy định và quy trình, quy phạm về khai thác rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

2. Việc săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã.

3. Những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nguồn gen thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm phải được quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt.

Chính phủ quy định Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc khai thác thực vật rừng, săn bắt động vật rừng, công cụ và phương tiện bị cấm sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng; chủng loài, kích cỡ tối thiểu thực vật rừng, động vật rừng và mùa vụ được phép khai thác, săn bắt; khu vực cấm khai thác rừng.

Điều 42. Phòng cháy, chữa cháy rừng

15

Page 16: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

1. ở những khu rừng tập trung, rừng dễ cháy, chủ rừng phải có phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; khi trồng rừng mới tập trung phải thiết kế và xây dựng đường ranh, kênh, mương ngăn lửa, chòi canh lửa, biển báo, hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Trường hợp được đốt lửa trong rừng, gần rừng để dọn nương rẫy, dọn đồng ruộng, chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trước mùa khô hanh hoặc dùng lửa trong sinh hoạt thì người đốt lửa phải thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xây dựng, tiến hành các hoạt động trên các công trình đi qua rừng như đường sắt, đường bộ, đường dây tải điện và hoạt động du lịch sinh thái, hoạt động khác ở trong rừng, ven rừng phải chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy; tuân thủ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ rừng.

4. Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trong trường hợp cần thiết Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm và thẩm quyền huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết ở địa phương, điều hành sự phối hợp giữa các lực lượng để kịp thời chữa cháy rừng có hiệu quả.

Trong trường hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp thì việc chữa cháy rừng phải tuân theo các quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Chính phủ quy định chi tiết về phòng cháy, chữa cháy rừng, khắc phục hậu quả sau cháy rừng.

Điều 43. Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng1. Việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng phải tuân theo các quy định của pháp

luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y.

2. Chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao, được thuê phải báo ngay cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật gần nhất để được hướng dẫn và hỗ trợ các biện pháp phòng trừ.

Chủ rừng phải chịu trách nhiệm về việc để lan truyền dịch gây hại rừng nếu không thực hiện các biện pháp về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y.

3. Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật có trách nhiệm tổ chức dự báo sinh vật gây hại rừng; hướng dẫn, hỗ trợ chủ rừng các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; tổ chức phòng, trừ sinh vật gây hại rừng trong trường hợp sinh vật gây hại rừng có nguy cơ lây lan rộng.

4. Nhà nước khuyến khích áp dụng các biện pháp lâm sinh, sinh học vào việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.

Điều 44. Kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng

1. Việc kinh doanh, vận chuyển thực vật rừng, động vật rừng và các sản phẩm của chúng phải tuân theo quy định của pháp luật.

16

Page 17: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng và các sản phẩm của chúng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

3. Việc nhập nội giống thực vật rừng, động vật rừng phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y, pháp luật về giống cây trồng, pháp luật về giống vật nuôi.

Chính phủ quy định, công bố công khai Danh mục thực vật rừng, động vật rừng được nhập khẩu; thực vật rừng, động vật rừng cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện.

CHƯƠNG IV PHÁT TRIỂN RỪNG, SỬ DỤNG RỪNG

Mục 1: Rừng phòng hộ - Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng phòng hộ: Rừng phòng hộ đầu nguồn

phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng, nhiều tầng; rừng phòng hộ ngăn chặn thiên tai phải được xây dựng thành các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng ;

- Tổ chức quản lý: Rừng phòng hộ tập trung từ 5.000 ha trở lên hoặc nhỏ hơn nhưng có tầm quan trọng đặc biệt thì phải lập ban quản lý ; Những khu rừng phòng hộ không thuộc quy định thì Nhà nước giao hoặc cho các chủ rừng khác ở tại chỗ quản lý, bảo vệ;

- Khai thác gỗ: rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được phép khai thác tận thu, tận dụng cây chết, sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định ; cấm khai thác lâm sản quý hiếm ;

- Khai thác lâm sản ngoài gỗ: Được phép khai thác măng, tre nứa khi đã đạt yêu cầu phòng hộ; được phép khai thác các loại lâm sản khác mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng, trừ động thực vật rừng quý, hiếm;

- Khai thác rừng phòng hộ là rừng trồng: Được phép khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định; Được phép khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác; Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp; Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải thực hiện theo quy định và bảo đảm duy trì khả năng phòng hộ bền vững của rừng.

- Quản lý, sử dụng rừng sản xuất và đất đai xen kẽ trong khu rừng phòng hộ: Đối với những diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong khu rừng phòng hộ thì chủ rừng được quản lý, sử dụng theo quy định về rừng sản xuất tại mục 3 Chương IV của Luật này ; Đối với đất ở, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân xen kẽ trong rừng phòng hộ không thuộc quy hoạch khu rừng phòng hộ thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đúng mục đích được giao theo quy định của pháp luật về đất đai.

Mục 2 : Rừng Đặc dụng17

Page 18: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng đặc dụng: Việc phát triển, sử dụng rừng đặc dụng phải bảo đảm sự phát triển tự nhiên của rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan khu rừng ; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên phải được xác định rõ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính và vùng đệm ; Mọi hoạt động ở khu rừng đặc dụng phải được phép của chủ rừng và phải tuân theo quy chế quản lý rừng.

- Tổ chức quản lý rừng đặc dụng : rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có Ban quản lý rừng đặc dụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập ; Rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan thì tổ chức kinh tế có thể thuê rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng; Rừng đặc dụng là khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học thì giao cho tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp trực tiếp quản lý.

- Khai thác lâm sản trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên: Phải tuân theo quy chế quản lý rừng, không được gây hại đến mục tiêu bảo tồn và cảnh quan của khu rừng ; Được khai thác những cây gỗ đã chết, gãy đổ; thực vật rừng ngoài gỗ, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ ; Không được săn, bắt, bẫy các loài động vật rừng.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong khu rừng đặc dụng: Ban quản lý khu rừng đặc dụng được tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiên cứu khoa học theo kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, báo cáo kết quả hoạt động lên cơ quan quản lý cấp trên ; Việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập của cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên trong nước phải tuân theo các quy định: Có kế hoạch hoạt động trong rừng đặc dụng được Ban quản lý khu rừng đặc dụng chấp thuận; Chấp hành nội quy khu rừng và tuân theo sự hướng dẫn, kiểm tra của Ban quản lý khu rừng đặc dụng; Thông báo kết quả hoạt động cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng.

- Việc nghiên cứu khoa học của cơ quan nghiên cứu khoa học, nhà khoa học, sinh viên nước ngoài phải tuân theo các quy định: Có kế hoạch hoạt động trong rừng đặc dụng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được Ban quản lý khu rừng đặc dụng chấp thuận; Việc sưu tầm mẫu vật sinh vật rừng tại các khu rừng đặc dụng phải tuân theo quy chế quản lý rừng.

- Hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong rừng đặc dụng: Phải có dự án được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt ; Phải tuân theo quy chế quản lý rừng, nội quy bảo vệ khu rừng, pháp luật về du lịch, pháp luật về di sản văn hoá, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Ổn định đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm của khu rừng đặc dụng: Không được di dân từ nơi khác đến rừng đặc dụng ; Ban quản lý khu rừng đặc dụng có trách nhiệm: lập dự án di dân, tái định cư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dân ra khỏi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ; Đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt mà chưa có điều kiện chuyển dân ra khỏi khu vực đó, Ban quản lý khu rừng đặc dụng giao khoán ngắn hạn rừng đặc dụng cho hộ gia đình, cá nhân để bảo vệ rừng; Đối với phân khu phục hồi sinh thái thực hiện khoán rừng để bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng cho hộ gia đình, cá nhân tại chỗ ; Đối với

18

Page 19: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

vùng đệm của khu rừng đặc dụng, Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng của vùng đệm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng theo quy chế quản lý rừng.

CHƯƠNG IVQUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG

Mục 1 : Quy định chung về quyền và nghĩa vụ của Chủ rừngĐiều 59. Quyền chung của chủ rừngĐược công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng

trồng ; sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất ; sản xuất lâm - nông - ngư nghiệp kết hợp theo quy chế quản lý rừng, trừ rừng đặc dụng ; hưởng thành quả lao động, bán thành quả lao động kết quả đầu tư trên diện tích được giao, được thuê; kết hợp nghiên cứu khoa học, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng ; Hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng ; Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp đối với rừng được giao, được thuê.

Điều 60. Nghĩa vụ chung của chủ rừng1. Bảo toàn vốn rừng và phát triển rừng bền vững; sử dụng rừng đúng mục đích,

đúng ranh giới đã quy định trong quyết định giao, cho thuê rừng và theo quy chế quản lý rừng.

2. Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch, kế hoạch, dự án, phương án đã được phê duyệt.

3. Định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này.

4. Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn sử dụng rừng.

5. Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật; không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Mục 2:Quyền và nghĩa vụ của Chủ rừng là Ban Quản lý rừng đặc dụng, Ban Quản lý rừng phòng hộ.

Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý rừng đặc dụng1. Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Được khoán bảo vệ rừng theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và quy định của Chính phủ.

19

Page 20: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

3. Được cho các tổ chức kinh tế thuê cảnh quan để kinh doanh du lịch sinh thái - môi trường theo dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

4. Được tiến hành hoặc hợp tác với tổ chức, nhà khoa học trong việc nghiên cứu khoa học theo kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

5. Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

6. Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy bảo vệ khu rừng.

7. Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phương án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và thực hiện phương án đã được duyệt.

Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý rừng phòng hộ1. Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại các điều 59, 60 và 61 của Luật này.

2. Được khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 47 của Luật này.

3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật này đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong khu rừng phòng hộ được giao cho Ban quản lý khu rừng phòng hộ.

Mục 3:Quyền và nghĩa vụ của Chủ rừng là Tổ chức kinh tế.Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng

sản xuất là rừng giống không thu tiền sử dụng rừng1. Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Được bán sản phẩm rừng giống, giống cây rừng theo quy chế quản lý rừng.

3. Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng bằng vốn của mình.

4. Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng, quyền sử dụng rừng; không được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên, quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng trồng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

5. Việc sản xuất, kinh doanh giống cây rừng phải tuân theo pháp luật về giống cây trồng và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng sản xuất có thu tiền sử dụng rừng, nhận chuyển nhượng rừng sản xuất

1. Trường hợp tiền sử dụng rừng, tiền chuyển nhượng rừng đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì chủ rừng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được hưởng giá trị tăng thêm của rừng; được khai thác lâm sản trong rừng sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật này;

20

Page 21: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

c) Được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng để kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường, nghiên cứu khoa học theo quy chế quản lý rừng;

d) Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

đ) Chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được giao rừng.

2. Trường hợp tiền sử dụng rừng, tiền chuyển nhượng rừng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì chủ rừng có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được hưởng giá trị tăng thêm của rừng; được khai thác lâm sản trong rừng sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật này;

c) Được chuyển nhượng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng;

d) Được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng để kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường, đầu tư nghiên cứu khoa học theo quy chế quản lý rừng.

Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ

1. Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Được khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 47 của Luật này.

3. Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng rừng phòng hộ được Nhà nước giao.

Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất

1. Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Được khai thác lâm sản trong rừng sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật này.

3. Được sở hữu cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được thuê.

4. Chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được thuê theo quy định của pháp luật.

Điều 67. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan

1. Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

21

Page 22: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

2. Được khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ được thuê theo quy định tại Điều 47 của Luật này.

3. Được khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan theo quy định tại Điều 51 của Luật này.

Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng

1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ không bằng vốn ngân sách nhà nước có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng;

c) Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 47 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;

d) Được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

đ) Được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho giá trị rừng sản xuất là rừng trồng;

e) Góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng;

c) Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 47 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;

d) Được chuyển nhượng, tặng cho rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam;

đ) Góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mục 4:Quyền và nghĩa vụ của Chủ rừng là Hộ gia đình, cá nhân.

Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ

1. Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Xây dựng khu rừng theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý về rừng.

3. Được khai thác, sử dụng rừng, tận thu lâm sản theo quy định tại Điều 47 của Luật này.

4. Được chuyển đổi diện tích rừng được giao cho hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã, phường, thị trấn; cá nhân được để thừa kế quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật.

22

Page 23: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất

1. Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Đối với rừng sản xuất là rừng trồng thì được khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Luật này; được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.

3. Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên thì được khai thác theo quy định tại Điều 56 của Luật này; chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được giao theo quy định của pháp luật.

4. Cá nhân được để thừa kế quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật.

Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất

1. Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Được hưởng giá trị tăng thêm của rừng do chủ rừng tự đầu tư trong thời gian được thuê theo quy định của pháp luật.

3. Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do mình đầu tư theo quy định của pháp luật.

4. Đối với rừng sản xuất là rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước:

A) Được khai thác theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Luật này;

B) Được chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật.

5. Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên:

a) Được khai thác theo quy định tại Điều 56 của Luật này;

b) Chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được thuê theo quy định của pháp luật.

Điều 72. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng

1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng;

c) Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 47 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;

d) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

đ) Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê lại rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng; góp vốn bằng giá trị rừng sản

23

Page 24: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

xuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân được để thừa kế theo quy định của pháp luật.

2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng;

c) Được khai thác lâm sản theo quy định tại Điều 47 và Điều 57 của Luật này;

d) Được chuyển nhượng, tặng cho rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam; cá nhân được để thừa kế theo quy định của pháp luật;

đ) Góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng, nếu tự đầu tư để thực hiện các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, tạo thành rừng sản xuất, rừng phòng hộ trên đất không có rừng thì cũng có các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp được giao đất; có các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp được thuê đất.

Mục 5:Quyền và nghĩa vụ của các Chủ rừng khác.Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là đơn vị vũ trang nhân dânĐơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng sản xuất

không thu tiền sử dụng rừng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

2. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 47 của Luật này;

3. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;

4. Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng, quyền sử dụng rừng; không được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng và giá trị quyền sử dụng rừng.

Điều 74. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp

1. Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Được bán sản phẩm rừng trồng, cây giống và các lâm sản khác theo quy chế quản lý rừng.

3. Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng, quyền sử dụng rừng; không được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng và giá trị quyền sử dụng rừng.

24

Page 25: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng

1. Trường hợp chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng hoặc cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền một lần cho cả thời gian thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư;

c) Được thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam;

d) Góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;

đ) Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê lại rừng theo quy định của pháp luật; cá nhân được để thừa kế theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền hàng năm:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất rừng sản xuất do chủ rừng tự đầu tư;

c) Được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê lại rừng để kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường, nghiên cứu khoa học;

d) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do mình đầu tư theo quy định của pháp luật.

Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng

1. Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Được khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại khoản 2 Điều 55, khoản 2 Điều 57 của Luật này.

3. Được sở hữu cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được thuê.

4. Chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được thuê.

Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để trồng rừng sản xuất theo dự án đầu tư

1. Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng.

25

Page 26: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Luật này.

4. Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

5. Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; cá nhân được để thừa kế theo quy định của pháp luật.

6. Góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Điều 78. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất theo dự án đầu tư

1. Chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần để trồng rừng sản xuất có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng;

c) Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Luật này;

d) Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

đ) Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê lại rừng sản xuất là rừng trồng; cá nhân được để thừa kế theo quy định của pháp luật;

e) Góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

2. Chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm để trồng rừng sản xuất có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất trồng rừng;

c) Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Luật này;

d) Được chuyển nhượng, tặng cho rừng trồng; thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam;

đ) Được góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

CHƯƠNG VI KIỂM LÂM

Điều 79. Chức năng của kiểm lâmKiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng,

giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

26

Page 27: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Điều 80. Nhiệm vụ của kiểm lâm1. Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống các

hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

2. Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án bảo vệ rừng; bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủ rừng.

3. Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

4. Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng.

5. Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng.

6. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị người khác xâm hại.

7. Tổ chức việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm.

8. Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm soát kinh doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng.

Điều 81. Quyền hạn và trách nhiệm của kiểm lâm1. Trong khi thi hành nhiệm vụ, kiểm lâm có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra và điều tra; tiến hành kiểm tra hiện trường, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật;

b) Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự;

c) Được sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

2. Kiểm lâm không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, để xảy ra phá rừng, cháy rừng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 82. Tổ chức, trang bị, chế độ chính sách đối với kiểm lâm1. Lực lượng kiểm lâm được tổ chức theo hệ thống thống nhất, bao gồm:

a) Kiểm lâm trung ương;

b) Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Kiểm lâm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Chính phủ quy định cụ thể về:

a) Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, hệ thống tổ chức, cơ chế hoạt động, cơ chế phối hợp giữa kiểm lâm các cấp với các tổ chức có liên quan ở địa phương;

b) Tiêu chuẩn, chức danh của công chức kiểm lâm;

27

Page 28: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

c) Trang bị đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, giấy chứng nhận kiểm lâm; trang bị vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ và các phương tiện chuyên dùng cho kiểm lâm;

d) Lương, phụ cấp ưu đãi nghề, chế độ thương binh, liệt sĩ và các chế độ đãi ngộ khác cho kiểm lâm.

Điều 83. Chỉ đạo, điều hành lực lượng kiểm lâm1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những nhiệm vụ và

quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm lâm;

b) Kiểm tra, chỉ đạo việc thanh tra hoạt động của kiểm lâm;

c) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện chuyên dùng, đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu cho kiểm lâm các cấp theo quy định của pháp luật;

d) Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ quy định về các chế độ, chính sách đối với kiểm lâm, định mức biên chế kiểm lâm;

đ) Điều động lực lượng kiểm lâm trong trường hợp cần thiết;

e) Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức kiểm lâm.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của kiểm lâm trên địa bàn;

b) Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của kiểm lâm với các cơ quan có liên quan trên địa bàn;

c) Quản lý công chức kiểm lâm địa phương; bảo đảm kinh phí hoạt động cho kiểm lâm theo quy định của pháp luật.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của kiểm lâm trên địa bàn;

b) Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của kiểm lâm với các cơ quan có liên quan trên địa bàn.

CHƯƠNG VIIGIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT

VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

Điều 84. Giải quyết tranh chấp 1. Các tranh chấp về quyền sử dụng rừng đối với các loại rừng, quyền sở hữu

rừng sản xuất là rừng trồng do Toà án nhân dân giải quyết. Các tranh chấp về quyền sử dụng đất có rừng, đất trồng rừng được áp dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.

28

Page 29: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

2. Khi giải quyết các tranh chấp quy định tại khoản 1 Điều này có liên quan đến quyền sử dụng đất có rừng thì Toà án nhân dân giải quyết cả quyền sử dụng đất có rừng đó.

Điều 85. Xử lý vi phạm1. Người phá rừng, đốt rừng, huỷ hoại tài nguyên rừng; khai thác rừng trái

phép; săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép; mua bán, kinh doanh, vận chuyển trái phép lâm sản hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật trong việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, cho phép sử dụng rừng, khai thác lâm sản; thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 86. Bồi thường thiệt hại Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng mà gây

thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Điều 85 của Luật này còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VIII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 87. Hiệu lực thi hànhLuật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2005. Luật này thay thế Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991.

Điều 88. Hướng dẫn thi hànhChính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004.

29

Page 30: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

CHUYÊN ĐỀ 2.

NỘI DUNG CƠ BẢN NGHỊ ĐỊNH SỐ 99/2009/NĐ-CPVề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng

và quản lý lâm sản

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụnga) Phạm vi điều chỉnh- Cá nhân, tổ chức (sau đây còn gọi là người vi phạm) trong và ngoài nước cố ý

và vô ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên lãnh thổ nước CHXHCNVN, chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại đến rừng, lâm sản, môi trường rừng mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Không áp dụng đối với gỗ, các lâm sản khác nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam (kể cả trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu hợp pháp nhưng khi kiểm tra có chênh lệch về kích thước, khối lượng).

b) Đối tượng áp dụng- Cá nhân: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt về các hành vi cố ý và

chỉ bị xử phạt cảnh cáo; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt như người đã thành niên, mức phạt tiền đối với họ không quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện và những người thuộc lực lượng công an nhân dân vi phạm hành chính;

- Tổ chức: bị xử phạt về mọi hành vi VPHC do mình gây ra. Sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xem xét trách nhiệm cá nhân của người có lỗi vi phạm để xác định trách nhiệm pháp lý của người đó theo quy định của pháp luật;

30

Page 31: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

2. Về một số thuật ngữ được sử dụng trong Nghị địnha) Gỗ tròn: gỗ nguyên khai, gỗ đẽo tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ

10 đến dưới 20 cm, chiều dài từ 01 mét trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên.

- Mô tả tiêu chí kích thước gỗ theo quy định:

- Riêng đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không phân biệt kích thước.

b) Củi: khai thác từ thực vật rừng thân gỗ, là bộ phận của chúng có kích thước nhỏ hơn đối với quy cách gỗ tròn quy định tại khoản 2 Điều này hoặc các phế liệu của chúng sau chế biến.

c) Phương tiện được coi là bị người vi phạm hành chính chiếm đoạt trái phép:

Bị người vi phạm lấy cắp, cướp, cưỡng đoạt, công nhiên cưỡng đoạt; Bị các hành vi trái pháp luật khác tước đoạt quyền chiếm hữu, quản lý, sử dụng của chủ sở hữu hợp pháp

d) Phương tiện bị người vi phạm sử dụng trái phép:- Chủ sở hữu hợp pháp của phương tiện cho người khác thuê, mượn hoặc thuê

người khác điều khiển phương tiện đó để sử dụng vào mục đích chính đáng, nhưng người được thuê, được mượn phương tiện hoặc người được thuê điều khiển phương tiện đó đã tự ý sử dụng phương tiện để vi phạm hành chính.

- Chủ sở hữu hợp pháp đối với phương tiện của mình hoặc người quản lý hợp pháp đối với phương tiện thuê của chủ sở hữu hợp pháp giao cho người lao động của mình quản lý, điều khiển, sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hợp pháp, nhưng người lao động đã tự ý sử dụng các phương tiện đó để vi phạm hành chính.

31

Page 32: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Việc cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển phương tiện phải được giao kết bằng văn bản giữa chủ sở hữu hợp pháp và người được thuê, được mượn theo quy định của pháp luật trước khi hành vi vi phạm xảy ra.

- Bản giao kết phải ghi rõ nội dung sử dụng phương tiện cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển và trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phương tiện bị tạm giữ, người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật phải xuất trình văn bản giao kết đó cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc.

đ) Vi phạm có tổ chức: trường hợp có hai người trở lên cấu kết với nhau, cố ý cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm có tổ chức đối với hành vi trước nhưng hậu quả vi phạm đó là nguyên nhân dẫn đến vi phạm khác (như đốt nương làm rẫy cháy lan đến rừng) thì hành vi vi phạm tiếp theo không bị coi là vi phạm có tổ chức.

e) Vi phạm nhiều lần: là trường hợp người có hành vi vi phạm hành chính mà trước đó có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nhưng chưa bị phát hiện hoặc chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt.

g) Tái phạm: là trường hợp người vi phạm hành chính mà trước đó đã bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

3. Nguyên tắc xử phạt:- Nhanh chóng , kịp thời, chính xác, công minh;

- Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản khi có hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

- Do người có thẩm quyền thực hiện đúng quy định;- Phải căn cứ vào tính chất, mức độ, nhân thân, tình tiết tăng nặng, giảm

nhẹ,- Người vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì mức

phạt tiền là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi quy định tại Nghị định này. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm nhưng không thấp hơn mức thấp nhất của khung tiền phạt quy định áp dụng đối với hành vi vi phạm đó; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể cao hơn nhưng không vượt quá mức cao nhất của khung tiền phạt quy định áp dụng đối với hành vi vi phạm đó.

- Một hành vi vi phạm xử phạt một lần;- Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng

hành vi vi phạm. Người có thẩm quyền xử phạt chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.

- Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi nối tiếp nhau đối với cùng một đối tượng bị xâm hại (điều 3), chỉ bị xử phạt một hành vi vi phạm có mức phạt tiền quy định cao nhất trong các hành vi vi phạm đó;

32

Page 33: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Không được chia nhỏ mức thiệt hại chung cho từng người vi phạm để xử phạt ;

- Nhiều thành viên trong một hộ gia đình cùng thực hiện một vi phạm hành chính thì áp dụng xử phạt như một tổ chức vi phạm;

- Không xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp có dấu hiệu tội phạm mà phải chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

+ Các trường hợp vi phạm mà tang vật là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB (trừ hành vi nuôi động vật nhóm IB trái pháp luật, thì xử lý theo quy định tại Điều 19 Nghị định này).

+ Các trường hợp vi phạm gây hậu quả vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 11, 17, 18; hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ trái pháp luật gây hậu quả vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 20, Nghị định 99/2009/NĐ-CP;

+ Tái phạm các hành vi quy định tại các điều 17,18,20,21, Nghị định 99/2009/NĐ-CP.

- Một số điểm cần lưu ý:

+ Trong trường hợp vi phạm gây thiệt hại nhiều loại rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng) tuy diện tích bị thiệt hại đối với mỗi loại rừng không vượt quá diện tích tối đa xử phạt vi phạm hành chính, nhưng tổng hợp diện tích bị thiệt hại của các loại rừng vượt quá mức tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với loại rừng bị thiệt hại có khung tối đa xử phạt vi phạm hành chính thấp nhất thì chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: phá rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì lấy diện tích tổng 3 loại rừng bị thiệt hại so sánh với rừng sản xuất (5.000m2); phá rừng phòng hộ với rừng đặc dụng thì lấy tổng diện tích 2 loại rừng so sánh với rừng phòng hộ (3.000m2);

+ Trong trường hợp vi phạm gây thiệt hại nhiều loại gỗ (gỗ thông thường với gỗ quý, hiếm) so sánh với khối lượng gỗ thông thường quy định mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính (Ví dụ: khai thác trái phép rừng sản xuất > 20m3).

- Hành vi vi phạm hành chính tuy đã gây thiệt hại vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính, nhưng Bộ luật hình sự không quy định hành vi đó là tội phạm, thì áp dụng xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm đó.

- Hành vi vi phạm hành chính đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhưng không quy định trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, xử lý như sau:

+ Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục I, xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB.

+ Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài trong Phụ lục II, xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB.

33

Page 34: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Hành vi vi phạm pháp luật đã khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đình chỉ hoạt động tố tụng và cơ quan có thẩm quyền đề nghị chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng mức xử phạt cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Nghị định 99/2009/NĐ-CP;

- Trường hợp vi phạm đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IA, IB được đình chỉ hoạt động tố tụng hình sự, chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng xử phạt vi phạm hành chính như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB;

- Không xử phạt các trường hợp: Tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, người mắc bệnh tâm thần.

4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng

và quản lý lâm sản là 1 năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì không xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm, chỉ áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả quy định tại Điều 6 Nghị định này.

- Người vi phạm đã bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ hoạt động tố tụng chuyển hồ sơ để xử phạt vi phạm hành chính, thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 3 tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ vụ án hình sự và hồ sơ vụ vi phạm.

5. Các hình thức xử phạta) Hình thức xử phạt chính:

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

- Cảnh cáo: cảnh cáo áp dụng vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc do người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính, hình thức phạt cảnh cáo áp dụng đối với một số hành vi quy định tại khoản 1, Điều 8, 12,15 và 16 Nghị định này;

- Phạt tiền: Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra để áp dụng các khung tiền phạt cho mỗi hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Nghị định này.

b) Hình thức phạt bổ sung

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một số hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (trừ trường hợp tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép)

- Người nước ngoài vi phạm còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.

c) Các biện pháp khắc phục hậu quả34

Page 35: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Ngoài các hình thức xử phạt quy định trên đây, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra, cụ thể:

+ Trồng lại rừng bị thiệt hại hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính;

+ Khôi phục lại công trình, phương tiện phục vụ bảo vệ rừng bị thiệt hại, diện tích rừng bị đào, bới hoặc thanh toán chi phí khôi phục này;

+ Thu hồi tang vật là lâm sản trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

- Buộc tháo dỡ hoặc thanh toán chi phí tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép trong rừng;

- Buộc thanh toán chi phí chữa cháy rừng; chi phí khắc phục hậu quả do sinh vật hại rừng gây ra;

- Buộc khắc phục hoặc thanh toán chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường;

- Buộc tiêu huỷ động vật rừng, bộ phận cơ thể của chúng bị nhiễm bệnh.

II. HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠTHành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt được quy định tại Chương II, Nghị

định Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt như sau:

1. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng (Điều 8): quy định mang tính phòng ngừa các hành vi chưa gây thiệt hại đến rừng

a) Hành vi vi phạm: gồm các hành viMang dụng cụ thủ công, cơ giới vào rừng để săn bắt động vật rừng; Săn bắt động

vật trong mùa sinh sản; Sử dụng phương pháp, công cụ săn bắt bị cấm; Săn bắt động vật rừng ở những nơi có quy định cấm săn bắt; Đưa súc vật kéo, mang dụng cụ thủ công vào rừng để khai thác, chế biến lâm sản, khoáng sản trái phép; Nuôi, trồng, thả trái phép vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa;

b) Hình thức và mức xử phạt:

Người vi phạm bị xử phạt theo các hành vi tương ứng với các khung tiền phạt như sau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các chủ rừng được nhà

nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý bảo vệ nếu có vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

Ngoài phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định;

35

Page 36: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Trường hợp gây thiệt hại đến rừng hoặc lâm sản thì bị xử phạt về hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng, gây cháy rừng; phá rừng trái pháp luật hoặc khai thác rừng trái phép.

2. Vi phạm quy định về thiết kế khai thác gỗ (Điều 9)a) Hành vi vi phạm: gồm các hành vi

- Thiết kế khối lượng khai thác gỗ sai với thực tế (khối lượng khai thác đúng thiết kế được nghiệm thu so với khối lượng trong hồ sơ thiết kế khai thác) trong một lô rừng lớn hơn từ trên 15% đến 20%;

- Đóng búa bài cây không đúng đối tượng, ngoài phạm vi thiết kế khai thác;

- Thiết kế diện tích khai thác gỗ tại thực địa sai với bản đồ thiết kế;

- Thiết kế khối lượng khai thác gỗ sai với thực tế (khối lượng khai thác đúng thiết kế được nghiệm thu so với khối lượng trong hồ sơ thiết kế khai thác) trong một lô rừng lớn hơn 20%.

b) Hình thức và mức xử phạt:

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000đồng; từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (2 khung tiền phạt)

Ngoài các hình thức phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề, buộc trồng lại rừng hoặc chi phí trồng lại rừng đã bị khai thác do thiết kế sai.

3. Vi phạm các quy định khai thác gỗ (Điều 10): Chủ thể là các cá nhân, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép

khai thác gỗ theo quy định.a) Hành vi vi phạm:

- Không thực hiện thủ tục giao, nhận hồ sơ, hiện trường khai thác theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thiết kế về phát luỗng dây leo trước khi khai thác, vệ sinh rừng sau khi khai thác và các biện pháp kỹ thuật khác bảo đảm tái sinh rừng.

- Không chặt những cây cong queo, sâu bệnh đã có dấu bài chặt; không tận thu hết gỗ cành ngọn, cây đổ gãy trong quá trình khai thác rừng tự nhiên theo thiết kế được duyệt.

- Mở đường vận xuất, làm bãi tập trung gỗ sai vị trí so với thiết kế.

b) Hình thức và mức xử phạt:

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (2 khung tiền phạt)

Nếu mở đường vận xuất, làm bãi tập trung gỗ mà gây thiệt hại rừng thì bị xử phạt về hành vi phá rừng trái pháp luật; khai thác gỗ không đúng thiết kế, chặt cây không có dấu bài chặt thì bị xử phạt về hành vi khai thác rừng trái phép.

36

Page 37: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

4. Vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng (Điều 11)

a) Hành vi vi phạm:

- Đốt lửa, sử dụng lửa không đúng quy định của Nhà nước trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng;

- Đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô nỏ vào mùa hanh khô;

- Đốt lửa, sử dụng lửa gần kho, bãi gỗ khi có cấp dự báo cháy rừng từ cấp III-V;

- Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh; đốt nương, rẫy, đồng ruộng trái phép ở trong rừng, ven rừng;

- Không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng.

- Chủ rừng không có phương án phòng cháy, chữa cháy và công trình phòng cháy, chữa cháy rừng; tháo nước dự trữ phòng cháy trong mùa khô hanh; không tổ chức tuần tra, canh gác rừng để ngăn chặn cháy rừng tự nhiên do mình quản lý.

b) Hình thức và mức xử phạt:

- Phạt tiền: tùy theo hậu quả do hành vi vi phạm gây ra đối với từng loại rừng, người vi phạm bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (theo 5 khung tiền phạt).

- Biện pháp khắc phục hậu quả: người vi phạm có thể bị buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng; buộc thanh toán chi phí chữa cháy rừng.

Người có hành vi cố ý gây cháy rừng, đốt rừng với bất kỳ mục đích nào phải bị xử phạt về hành vi phá rừng trái pháp luật.

5. Chăn thả gia súc trong những khu rừng đã có quy định cấm (Điều 12)a) Hành vi vi phạm:

Gồm các hành vi: chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng; chăn thả gia súc trong rừng trồng dặm cây con, rừng trồng mới dưới ba năm, rừng khoanh nuôi tái sinh đã có quy định cấm chăn thả gia súc.

b) Hình thức và mức xử phạt:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng;

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu chăn thả gia súc trong rừng trồng dặm cây con, rừng trồng mới dưới ba năm, rừng khoanh nuôi tái sinh đã có quy định cấm chăn thả gia súc.

Có thể bị buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí để trồng lại rừng bị thiệt hại do gia súc gây ra.

6. Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng (Điều 13)a) Hành vi vi phạm:

37

Page 38: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Gồm các hành vi: chủ rừng không thực hiện một trong các biện pháp phòng trừ sinh vật hại rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ thực vật; khi sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hại rừng không được phép sử dụng tại Việt nam hoặc không chấp hành các quy định về kiểm dịch; không báo cáo kịp thời cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật để được hướng dẫn, hỗ trợ, xử lý sâu, bệnh vì vậy mà phát dịch với diện tích từ 03 ha rừng trở lên.

b) Hình thức và mức xử phạt:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ rừng cố ý không thực hiện một trong các biện pháp phòng trừ sinh vật hại rừng theo quy định của pháp luật;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng thuốc trừ sinh vật hại rừng Nhà nước cấm sử dụng.

- Buộc khắc phục hậu quả hoặc chịu chi phí khắc phục hậu quả thiệt hại do sinh vật hại rừng gây ra. Tịch thu thuốc trừ sinh vật hại rừng Nhà nước cấm sử dụng.

7. Lấn, chiếm rừng trái pháp luật (Điều 14) a) Hành vi vi phạm:

Dịch chuyển mốc ranh giới rừng để chiếm giữ, sử dụng rừng trái pháp luật của chủ rừng khác, của Nhà nước.

b) Hình thức và mức xử phạt:

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm đối với từng loại rừng, người vi phạm bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (theo 04 khung tiền phạt).

Buộc trả lại diện tích rừng bị lấn, chiếm; bị buộc tháo dỡ công trình, cây trồng hoặc thanh toán chi phí tháo dỡ công trình xây dựng, cây trồng trên diện tích rừng bị lấn, chiếm.

Trường hợp lấn, chiếm rừng đồng thời phá rừng hoặc khai thác rừng trái pháp luật, thì bị xử phạt về hành vi phá rừng hoặc khai thác rừng trái pháp luật..

8. Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng (Điều 15)a) Hành vi vi phạm:

Viết, vẽ lên biển báo, bảng quy ước tuyên truyền bảo vệ rừng; xoá các thông tin, hình ảnh trên các biển báo, bảng quy ước tuyên truyền bảo vệ rừng; tháo dỡ biển báo về bảo vệ rừng; đào phá đường lâm nghiệp; cản trở hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, truy quét lâm tặc; phá đường ranh cản lửa; phá hàng rào, mốc ranh giới rừng; đập phá bảng quy ước tuyên truyền bảo vệ rừng, phá chòi canh, nhà làm việc, tài sản, phương tiện khác dùng trong việc tuần tra bảo vệ rừng.

b) Hình thức và mức xử phạt:

Tùy theo tính chất, mức độ, hành vi vi phạm và hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, người vi phạm bị xử phạt như sau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng;

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

38

Page 39: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Có thể bị buộc bồi thường chi phí khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.

9. Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp (Điều 16)

a) Hành vi vi phạm:

Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp là hành vi: tổ chức tham quan phong cảnh trái phép trong rừng; lập nghĩa địa trái phép trong rừng; tổ chức sản xuất, làm dịch vụ, kinh doanh trái phép không được cơ quan Nhà nước có thẫm quyền cho phép hoặc thực hiện không đúng quy định trong giấy phép.

b) Hình thức và mức xử phạt:

Tùy theo tính chất, mức độ, hành vi vi phạm và hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, người vi phạm bị xử phạt như sau:

-. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng;

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc chịu chi phí khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.

10. Phá rừng trái pháp luật(Điều 17) a) Hành vi vi phạm:

Gồm các hành vi: chặt phá cây rừng; đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 18 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép.

b) Hình thức và mức xử phạt:

Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra đối với từng loại rừng, người vi phạm bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 50.000.000 đồng (theo 04 khung xử phạt);

- Tịch thu lâm sản; công cụ, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

- Có thể bị buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng.

Chủ rừng được Nhà nước giao rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, nếu thiếu trách nhiệm để rừng bị phá trái pháp luật cũng bị xử phạt về hành vi này.

11. Khai thác rừng trái phép (Điều 18) a) Hành vi vi phạm:

Gồm các hành vi: lấy lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu theo quy định của pháp luật là cấm khai thác hoặc việc khai thác

39

Page 40: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép) hoặc được phép nhưng đã thực hiện không đúng quy định cho phép.

b) Hình thức và mức xử phạt:

Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra đối với từng loại rừng, từng loại gỗ, loại lâm sản, người vi phạm bị xử phạt như sau:

- Khai thác rừng sản xuất trái phép:+ Đối với gỗ thông thường: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 100.000.000 đồng

(gồm 05 khung tiền phạt; hậu quả tối đa XPVPHC là 20 m3);

+) Đối với gỗ quý, hiếm nhóm IIA: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (gồm 06 khung tiền phạt; hậu quả tối đa XPVPHC là 12,5 m3);

- Khai thác rừng phòng hộ trái phép + Đối với gỗ thông thường: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 100.000.000 đồng

(gồm 05 khung tiền phạt; hậu quả tối đa XPVPHC là 15 m3);

+ Đối với gỗ quý, hiếm nhóm IIA: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (gồm 06 khung tiền phạt; hậu quả tối đa XPVPHC là 10 m3);

- Khai thác rừng đặc dụng trái phép: + Đối với gỗ thông thường: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

(gồm 05 khung xử phạt; hậu quả tối đa XPVPHC là 10 m3);

- Đối với gỗ quý, hiếm nhóm IIA: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (gồm 06 khung tiền phạt; hậu quả tối đa XPVPHC là 05 m3).

- Đốt than, khai thác thực vật rừng và bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA: tùy theo tính chất, mức độ, giá trị lâm sản bị khai thác trái phép, người vi phạm bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 75.000.000 đồng (gồm 07 khung tiền phạt; giá trị lâm sản thiệt hại tối đa quy định XPVPHC là 45.000.000 đồng).

- Khai thác rừng trái phép đối với cây còn non không xác định được khối lượng, thì đo diện tích bị chặt phá để xử phạt về hành vi phá rừng trái pháp luật; khai thác phân tán không tính được diện tích thì đếm số cây bị khai thác để xử phạt người vi phạm cứ mỗi cây 50.000 đồng.

- Khai thác trái phép gỗ còn lại rải rác trên nương rẫy, cây trồng phân tán, khai thác tận thu trái phép gỗ trên đất nông nghiệp, tận thu trái phép gỗ nằm, trục vớt trái phép gỗ dưới sông, suối, ao, hồ thì xử phạt theo quy định đối với rừng sản xuất.

c) Hình thức phạt bổ sung: người vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật.

d) Biện pháp khắc phục hậu quả: người vi phạm có thể bị buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đã bị khai thác.

Chủ rừng được Nhà nước giao rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, nếu thiếu trách nhiệm để rừng bị khai thác trái phép cũng bị xử phạt về hành vi này.

12. Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng (Điều 19)

40

Page 41: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

a) Hành vi vi phạm:

Gồm các hành vi: săn, bắn, bẫy, bắt; nuôi, nhốt; giết động vật rừng trái quy định của pháp luật.

b) Hình thức và mức xử phạt:

- Phạt tiền: tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả do vi phạm gây ra, người vi phạm bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 500.000.000 đồng (theo 9 khung tiền phạt).

Trường hợp được phép nuôi động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc các loại động vật hoang dã khác nhưng vi phạm quy định về tiêu chuẩn chuồng, trại nuôi bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

- Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; có thể bị tước Giấy phép sử dụng súng săn, tước Giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi sinh sản động vật rừng trong thời hạn 1 năm, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 2 năm theo quy định pháp luật.

Lưu ý: Điều 190 BLHS năm 1999 đã được bổ sung theo luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010. Theo đó hành vi nuôi, nhốt động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

13. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật (Điều 20) a) Hành vi vi phạm:

Vận chuyển lâm sản trái pháp luật là hành vi của người vận chuyển lâm sản (kể từ thời điểm lâm sản được bốc xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật.

b) Hình thức và mức xử phạt:

Đối với người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật: tùy theo tính chất, mức độ, khối lượng hoặc giá trị của tang vật, người vi phạm bị xử phạt như sau:

- Vận chuyển gỗ trái pháp luật, bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 100.000.000 đồng (gồm 5 khung tiền phạt; khối lượng gỗ vận chuyển trái pháp luật tối đa quy định XPVPHC đối với gỗ thông thường là 20 m3, gỗ quý hiếm nhóm IIA là 07 m3)

- Vận chuyển thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA trái pháp luật, bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 200.000.000 đồng (gồm 6 khung tiền phạt; giá trị lâm sản vận chuyển tối đa quy định XPVPHC là 200.000.000 đồng)

- Vận chuyển động vật rừng trái pháp luật (trừ loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ), bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 500.000.000 đồng (gồm 9 khung tiền phạt).

Đối với chủ lâm sản: bị xử phạt về hành vi mua, bán lâm sản theo quy định tại điều 21, Nghị định 99/2009/NĐ-CP.

Đối với chủ phương tiện: bị xử phạt như quy định đối với người vận chuyển lâm sản trái pháp luật ( trừ trường hợp phương tiện đó bị chiếm đoạt hoặc bị sử dụng trái phép).

41

Page 42: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

c) Hình thức phạt bổ sung:

- Tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển đặc biệt; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời hạn 6 tháng theo quy định tại của pháp luật;

- Tịch thu tang vật vi phạm (trừ trường hợp gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ thực tế vượt quá sai số cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Tịch thu phương tiện (trừ trường hợp phương tiện đó bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép theo quy định của pháp luật.

14. Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước (Điều 21)

a) Hành vi vi phạm:

Gồm các hành vi: mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng không đúng với nội dung hồ sơ đó hoặc không có giấy phép trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép.

b) Hình thức và mức xử phạt:

Tùy theo tính chất, mức độ, khối lượng, hoặc giá trị của tang vật, người vi phạm bị xử phạt như sau:

- Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh gỗ, bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (theo 5 khung tiền phạt; khối lượng gỗ tối đa quy định XPVPHC đối với gỗ thông thường là 20 m3, gỗ quý hiếm nhóm IIA là 07 m3);

- Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (theo 6 khung tiền phạt; giá trị lâm sản tối đa quy định XPVPHC là 200.000.000 đồng).

- Mua , bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh động vật rừng (trừ loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ), bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng (theo 9 khung tiền phạt).

c) Hình thức phạt bổ sung: tịch thu tang vật vi phạm; có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật..

Trường hợp cất giữ lâm sản trái phép mà không có cơ sở để xác định lâm sản của người khác thì chủ nhà hoặc chủ cơ sở chế biến phải bị xử phạt về hành vi này.

15. Vi phạm thủ tục hành chính trong mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản (Điều 22)

a) Hành vi vi phạm:

Gồm các hành vi: Chủ cơ sở chế biến, kinh doanh, mua, bán lâm sản không ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản theo quy định của pháp luật; chủ lâm sản chế biến, kinh doanh, vận chuyển, mua, bán lâm sản không chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước về trình tự, thủ tục quản lý đối với lâm sản có nguồn gốc hợp pháp.

b) Hình thức và mức phạt tiền:

42

Page 43: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Tùy theo vi phạm và yêu cầu về quản lý đối với từng loại lâm sản có nguồn gốc xuất xứ khác nhau, người vi phạm bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

III. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNHVi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

thuộc thẩm quyền xử phạt của cơ quan Kiểm lâm và Ủy ban nhân dân các cấp. Các cơ quan như Công an, Hải quan, Thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành …, phát hiện hành vi vi phạm thì lập biên bản, chuyển giao hồ sơ, tang vật cho cơ quan Kiểm lâm xử phạt hoặc cơ quan Kiểm lâm tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử phạt.

1. Thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm- Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền

đến 200.000 đồng, tạm giữ lâm sản, phương tiện vi phạm, báo cáo lên thủ trưởng trực tiếp để xử lý;

- Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm có giá trị đến 20.000.000 đồng.

- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ; Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 10.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm có giá trị đến 30.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra;

- Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm Cục Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác theo quy định; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm; buộc khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra;

- Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác theo quy định; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm; buộc khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

2. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến

2.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 30.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép theo quy định; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; buộc khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác theo quy định; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; buộc khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

3, Phân định thẩm quyền

43

Page 44: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm được căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt.

Trong trường hợp mức tiền phạt, trị giá tang vật, phương tiện bị tịch thu hoặc một trong các hình thức xử phạt hoặc biện pháp khắc phục hậu quả không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm phải kịp thời chuyển vụ việc vi phạm đó đến người có thẩm quyền xử phạt.

Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau:

- Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

- Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

- Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính gây hậu quả đối với rừng của nhiều địa phương liền kề thì thẩm quyền xử phạt thuộc về địa phương bị thiệt hại về rừng nhiều nhất trong vụ vi phạm đó xử phạt.

4. Giải quyết các trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt - Trường hợp vụ vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của nhân viên kiểm lâm thì

chuyển đến thủ trưởng trực tiếp.

- Trường hợp vụ vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì chuyển đến Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, hoặc Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng; hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ quản lý địa bàn ( sau đây viết chung là Hạt Kiểm lâm).

- Trường hợp vụ vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thì chuyển đến Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra vi phạm xử lý.

- Trường hợp vụ vi phạm vượt thẩm quyền của Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, thì chuyển Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm xử phạt.

- Trường hợp vụ vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chi cục trưởng Kiểm lâm thì chuyển đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt

IV. ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN1. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính Điều kiện áp dụng: Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi nguy hiểm có thể

xảy ra hoặc để thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm cơ sở cho việc xử lý.

44

Page 45: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Thẩm quyền tạm giữ: Đối với Kiểm lâm: Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Kiểm lâm cơ động. Nếu cấp trưởng vắng mặt thì có thể ủy quyền cho cấp phó bằng văn bản, cấp phó phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Thời hạn giữ: 12 giờ kể từ thời điểm bắt đầu tạm giữ người vi phạm, trường hợp cần thiết có thể kéo dài đến 24 giờ; vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo tối đa không quá 48 giờ.

Thủ tục tạm giữ: Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản theo mẫu quy định (mẫu số 11/XPHC) và phải giao cho người bị tạm giữ một bản;

Nếu người bị tạm giữ yêu cầu thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, cơ quan họ biết;

Tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc tạm giữ trên 6 giờ thì phải thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ.

Nghiêm cấm tạm giữ người vi phạm hành chính trong phòng tạm giữ, tạm giam hình sự hoặc những nơi không đảm bảo vệ sinh.

2. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chínhTrường hợp áp dụng:

Để xác minh làm căn cứ xử phạt hoặc ngăn chặn vi phạm hành chính;

Để chấp hành quyết định xử phạt (nếu chỉ áp dụng hình thức phạt tiền và trong trường hợp người vi phạm không có giấy tờ về xe hoặc các giấy tờ cần thiết khác có liên quan thì mới tạm giữ phương tiện).

Thẩm quyền của Kiểm lâm:

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm;

Đội trưởng Đội Kiểm lâm Cơ động;

Trong trường hợp có căn cứ cho rằng nếu không tạm giữ thì tang vật, phương tiện vi phạm nành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của nhân viên Kiểm lâm (Trạm trưởng) cũng được quyền ra quyết định tạm giữ, trong vòng 24 giờ phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ (Hạt trưởng) và được người đó đồng ý bằng văn bản. Nếu người có thẩm quyền không đồng ý tạm giữ thì phải hủy ngay quyết định tạm giữ và trả lại tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.

Thủ tục tạm giữ:

Quyết định bằng văn bản theo đúng mẫu quy định (mẫu số 12/XPHC);

Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải lập biên bản về việc tạm giữ theo đúng mẫu quy định (mẫu số 03/XPHC). Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại …, chữ ký của người ra quyết định, người vi phạm và phải bảo quản. Quyết định và biên bản tạm giữ phải được giao cho người vi phạm một bản.

Thời gian tạm giữ: 10 ngày, có thể kéo dài để xác minh nhưng tối đa không quá 60 ngày và phải do người có thẩm quyền quyết định.

3. Khám người theo thủ tục hành chính

45

Page 46: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Điều kiện áp dụng:

Khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính.

Thẩm quyền của Kiểm lâm:

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm; Đội trưởng Kiểm lâm cơ động. Nếu cấp trưởng vắng mặt thì ủy quyền cho cấp phó, cấp phó phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

Trường hợp nếu không khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì Kiểm lâm viên được khám và báo ngay cho Hạt trưởng biết.

Thủ tục:

Quyết định bằng văn bản theo mẫu quy định (mẫu số 13/XPHC), trừ trường hợp phải khám ngay;

Phải lập biên bản khám theo mẫu quy định (mẫu số 04/XPHC), giao đương sự một bản;

Thông báo cho người bị khám biết trước;

Nam khám nam, nữ khám nữ, có người cùng giới chứng kiến.

4. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chínhTrường hợp khám:

Chỉ được khám khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

Thẩm quyền của Kiểm lâm:

Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm; Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và Kiểm lâm viên.

Thủ tục:

Có mặt của chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện và 1 người chứng kiến. Nếu chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện vắng mặt phải có 2 người chứng kiến.

Phải lập biên bản theo mẫu quy định (mẫu số 05/XPHC), giao cho chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện một bản.

5. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Trường hợp áp dụng:

Chỉ được khám khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Thẩm quyền của Kiểm lâm:

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm; Đội trưởng Kiểm lâm cơ động. Nếu cấp trưởng vắng mặt thì ủy quyền cho cấp phó, cấp phó phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Thủ tục:

Quyết định bằng văn bản theo mẫu quy định ( mẫu số 14/XPHC);46

Page 47: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Khi khám phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đỉnh họ và người chứng kiến;

Không được khám vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang thực hiện mà chưa kết thúc.

Khám nơi ở phải được sự đồng ý (bằng văn bản) của Chủ tịnh UBND cấp huyện;

Phải lập biên bản đúng mẫu quy định (mẫu số 06/XPHC).

V. MỘT SỐ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH1. Đình chỉ hành vi vi phạm hành chính

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản hoặc những hoạt động của cá nhân, tổ chức có nguy cơ gây cháy rừng, gây thiệt hại cây rừng, gây ô nhiễm môi trường rừng, thì người xử phạt ra lệnh đình chỉ ngay những hoạt động này; đối với nhân viên Kiểm lâm thì sau khi ra lệnh đình chỉ phải báo cáo ngay lên cấp trên trực tiếp để quyết định đình chỉ.

2. Xử phạt vi phạm hành chính Những trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản:

Hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt quy định là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt quy định đối với mỗi hành vi này là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng.

Thẩm quyền: Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ

Thủ tục: Quyết định xử phạt theo mẫu quy định (mẫu số 15/XPHC). Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính phát hành.

3. Lập biên bản vi phạm hành chínhCác trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính:

Khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính xảy ra;

Hành vi vi phạm hành chính không thuộc trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản.

Khi chủ rừng hoặc các đối tượng khác bắt người vi phạm hành chính chuyển giao cho Kiểm lâm.

*Lưu ý:

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay sau khi xác định được người có hành vi vi phạm;

Nếu người vi phạm hành chính cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không có mặt tại tại địa điểm xảy ra vi phạm hành chính thì biên bản được lập xong phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

47

Page 48: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Biên bản vi phạm hành chính là một tài liệu rất quan trọng không thể thiếu trong hồ sơ một vụ vi phạm hành chính. Biên bản vi phạm hành chính là cơ sở để ra quyết định xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính.

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:

Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản.Đối với lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quả lý lâm sản gồm có:

- UBND các cấp;

- Kiểm lâm.

Tuy nhiên trong thực tế một số cơ quan như Công an, Bộ đội biên phòng ..., có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác, không có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nhưng khi phát hiện có vi phạm, các cơ quan này vẫn lập biên bản vi phạm hành chính để chuyển giao cho Kiểm lâm xử lý.

Mẫu biên bản vi phạm hành chính:

Sử dụng đúng mẫu biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản do Cục Kiểm lâm phát hành, áp dụng thống nhất trong cả nước (mẫu số 02/XPHC).

4. Quyết định xử phạt Trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử

phạt phải xem xét nhân thân người vi phạm và căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ theo quy định tại Điều 8,9 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 để quyết định hình thức, mức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:

Đúng nguyên tắc;

Đúng thẩm quyền;

Đúng đối tượng;

Đúng thời hiệu;

Đúng thời hạn;

Áp dụng đúng hình thức xử phạt;

Phải đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 56 PLXPVPHC năm 2002;

Phải đúng thể thức theo quy định (mẫu số 16/XPHC).

5. Thủ tục phạt tiền:Phạt tiền trên 200.000 đồng phải lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết

định xử phạt theo đúng quy định tại điều 55 (khoản 22, Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 02/4/2008 sử đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính) và Điều 56 của Pháp lệnh XLVPHC.

48

Page 49: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt; tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần theo quy định của Chính phủ trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt quyết định và phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.

6. Tịch thu tang vật, phương tiện VPHCNgười có thẩm quyền phải lập biên bản;

Nếu niêm phong thì tiến hành trước mặt người, tổ chức bị xử phạt hoặc phải có người chứng kiến.

7. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quảNgoài các hình thức xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể áp

dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.

Trong trường hợp quá thời hiệu hoặc quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, nhưng vẫn có thể ra quyết định buộc khắc phục hậu quả và tịch thu lâm sản là tang vật vi phạm hành chính.

Chú ý: Tang vật của vụ vi phạm đã quá thời hiệu XPVPHC thì biện pháp khắc phục hậu quả là “thu hồi” tang vật của vụ vi phạm đã quá thời hạn ra quyết định XPVPHC, khi ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đồng thời quyết định “tịch thu” tang vật.

8. Một số thủ tục, quy định kháca) Ủy quyền xử phạt:

Người có thẩm quyền xử phạt có thể ủy quyền cho cấp phó của mình và phải ủy quyền bằng văn bản. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.

b) Cách tính thời hạn, thời hiệu trong XPHC:

Thời hạn, thời hiệu trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính được quy định theo tháng hoặc theo năm thì khoảng thời gian đó được tính theo tháng, năm dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của Bộ Luật lao động.

Thời hạn, thời hiệu trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính được quy định theo ngày thì khoảng thời gian đó được tính theo ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của Bộ Luật lao động.

Ví dụ: Thời hạn ra quyết định xử phạt: 10 ngày, 30 ngày, 60 ngày, quy định tại Điều 56 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được tính theo ngày làm việc, không bao gồm thứ bảy, chủ nhật và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

c) Gia hạn thời gian ra quyết định xử phạt:

49

Page 50: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Trong trường hợp vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp, 30 ngày chưa đủ để ra quyết định xử phạt, xét thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải làm văn bản báo cáo lên thủ trưởng trực tiếp của mình để xin gia hạn; thời hạn gia hạn không quá 30 ngày. Việc gia hạn quy định như sau:

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm gia hạn đối với vụ vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm trực thuộc.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm gia hạn đối với vụ vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gia hạn đối với vụ vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gia hạn đối với vụ vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và đối với vụ vi phạm do mình xử phạt.

Cục trưởng Cục Kiểm lâm gia hạn đối với vụ vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Đội Kiểm lâm đặc nhiệm và đối với vụ vi phạm do mình xử phạt.

d) Thời hạn được coi là chưa bị xử lý VPHC:

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong cùng lĩnh vực, thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó.

e) Những trường hợp không xử phạt VPHC:

Tình thế cấp thiết (tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không có cách nào khác là phải gây một thiệt hại cần ngăn ngừa).

Phòng vệ chính đáng (hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm hại các lợi ích nói trên).

Sự kiện bất ngờ (trong trường hợp không thể thấy trước được hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó).

Khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Những trường hợp có dấu hiệu tội phạm, bị khởi tố vụ án hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm bị chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự mà trước đó đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người ra quyết định xử phạt phải hủy bỏ quyết định xử phạt; nếu chưa ra quyết định xử phạt thì không xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó.

50

Page 51: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

g) Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:

Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ:

+ Đối với tang vật là vật phẩm tươi sống, động vật rừng bị yếu, bị thương không thuộc nhóm IB hoặc lâm sản khác còn tươi không thuộc nhóm IA thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay theo giá quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tiền thu được gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu sau đó tang vật bị tịch thu theo quyết định của người có thẩm quyền, thì sau khi trừ chi phí theo quy định của pháp luật, số tiền còn lại nộp ngân sách Nhà nước; trường hợp tang vật đó không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc sử dụng hợp pháp.

+ Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu:

Xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu thực hiện theo thông tư số 90/2008/TT-BNN ngày 28/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường hợp người vi phạm tự nguyện nộp tiền bằng giá trị lâm sản tịch thu (theo giá quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh) thì người có thẩm quyền xử phạt thu tiền, nộp Kho bạc Nhà nước và giao lại lâm sản bị tịch thu, trừ các loại lâm sản thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB và tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu.

Phương tiện vi phạm tịch thu chất lượng kém, hết thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật thì Chi cục Kiểm lâm tổ chức, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan có liên quan lập biên bản tổ chức bán phế liệu hoặc tiêu huỷ.

+ Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc các trường hợp nêu trên, xử lý như sau:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tịch thu sung quỹ nhà nước, đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan ra quyết định phải gửi quyết định tịch thu và thông báo đến cơ quan tài chính cùng cấp.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, Chi cục Kiểm lâm tổ chức, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp và các ngành liên quan tổ chức bán đấu giá trong vòng một tháng. Quá thời hạn này mà cơ quan phối hợp được mời không đến hoặc không đến đầy đủ để tổ chức bán đấu giá thì Chi cục Kiểm lâm tổ chức bán đấu giá, nộp tiền vào Kho bạc, sau đó thông báo cho cơ quan cùng cấp.

Các tỉnh, huyện không có cơ quan Kiểm lâm, lâm sản sau khi xử lý tịch thu chuyển giao cho cơ quan tài chính cùng cấp để tổ chức bán theo quy định hiện hành.

h) Xử lý đối với trường hợp tái phạm:

Các trường hợp tái phạm được xác định theo quy định tại khoản 12, Điều 2 của Nghị định số 99/2009/NĐ-CP.

Để tích cực ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tái phạm theo tinh thần của Bộ Luật hình sự năm 1999, hướng xử lý đối với các trường hợp tái phạm như sau:

Các hành vi vi phạm gồm: Phá rừng trái phép; khai thác rừng trái phép; vận chuyển, buôn bán gỗ trái pháp luật, thì người tái phạm một trong các hành vi này phải bị xem xét, khởi tố vụ án hình sự.

51

Page 52: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Đối với các hành vi vi phạm khác ( ngoài các hành vi trên), thì tái phạm được coi là tình tiết tăng nặng để xem xét quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính tương ứng.

i) Chuyển hồ sơ vi phạm để truy cứu trách nhiện hình sự:

Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải khởi tố vụ án hình sự hoặc chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính.

Trường hợp đã ra quyết định xử phạt mà sau này phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người ra quyết định xử phạt phải hủy quyết định và chuyển vụ vi phạm cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

k) Hoãn chấp hành quyết định phạt tiền:

Mức phạt từ 500.000 đồng trở lên.

Người vi phạm có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có đơn đề nghị hoãn thi hành của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người vi phạm cư trú hoặc tổ chức nơi người đó làm việc.

Thời hạn hoãn không quá 3 tháng.

9. Chấp hành quyết định xử phạt a) Biện pháp bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt:

Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

b) Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt:

Quá thời hạn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu người bị xử phạt không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.

c) Trong trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã hết thời hiệu thi hành do người bị xử phạt không có khả năng nộp tiền phạt thì người đã ra quyết định xử phạt phải tổng hợp, báo cáo về Chi cục Kiểm lâm để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết./.

52

Page 53: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

CHUYÊN ĐỀ 3.

NỘI DUNG CƠ BẢN NGHỊ ĐỊNH SỐ 23/2006/NĐ-CPVề thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về việc: quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho; công nhận, đăng ký, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; tổ chức quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.

2. Những nội dung không quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước; tổ chức; cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, hoặc đơn vị tương đương (sau đây gọi tắt là cộng đồng dân cư thôn) hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng tại Việt Nam.

53

Page 54: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Điều 3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong cả nước, cụ thể là:

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy trình, quy phạm, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về bảo vệ và phát triển rừng và tổ chức chỉ đạo việc thực hiện.

2. Xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước và các vùng, xác lập quy hoạch hệ thống các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Hướng dẫn công tác điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và trên thực địa để thực hiện thống nhất trong cả nước.

4. Hướng dẫn và chỉ đạo việc thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đất để trồng rừng và lập hồ sơ quản lý rừng.

5. Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng; lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng.

6. Cấp và hướng dẫn việc cấp, thu hồi các loại giấy phép về bảo vệ và phát triển rừng: xuất, nhập khẩu giống lâm nghiệp, giấy phép của cơ quan Việt Nam đại diện Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

7. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.

8. Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

9. Chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy trình, quy phạm kỹ thuật về bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi địa phương.

2. Lập, phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

54

Page 55: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch.

3. Tổ chức việc phân loại rừng, xác định ranh giới các loại rừng trong phạm vi địa phương; xác lập các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, khu rừng sản xuất của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh, thành phố theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Hướng dẫn xây dựng phương án giao rừng cho cấp huyện và cấp xã; tổ chức thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp tại Việt Nam; tổ chức việc lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn và giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân.

6. Cấp, thu hồi các loại giấy phép về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.

7. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.

8. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

9. Chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, định mức, quy chế, quy trình, quy phạm kỹ thuật về bảo vệ và phát triển rừng; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo thẩm quyền.

10. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý toàn bộ tài nguyên rừng và tài nguyên đất lâm nghiệp của quốc gia thuộc phạm vi địa bàn của tỉnh, thành phố.

Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi địa phương.

2. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp huyện trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo vệ và

55

Page 56: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

phát triển rừng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quy hoạch.

3. Thực hiện việc phân loại rừng, xác định ranh giới các loại rừng trong phạm vi địa phương theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Tổ chức thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong phạm vi của địa phương, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Tổ chức việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định, hợp đồng về giao rừng, cho thuê rừng, khoán rừng cho tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

6. Tổ chức, chỉ đạo việc lập và quản lý hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

7. Cấp và thu hồi các loại giấy phép về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.

8. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.

9. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo thẩm quyền.

11. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc để xảy ra phá rừng trái phép, cháy rừng, mất rừng, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích ở địa phương.

Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cấp xã.

2. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó.

56

Page 57: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

3. Thực hiện việc phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và trên thực địa theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

4. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong phạm vi địa phương và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

5. Thực hiện việc bàn giao rừng tại thực địa cho các chủ rừng và xác nhận ranh giới rừng của các chủ rừng trên thực địa.

Xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và có kế hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa vào sử dụng đối với những diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê.

6. Lập và quản lý hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng và đất để trồng rừng; các hợp đồng cho thuê rừng, khoán rừng giữa tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân trong xã.

7. Hướng dẫn nhân dân thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; làm nương rẫy, định canh, thâm canh, luân canh, chăn thả gia súc theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt.

8. Chỉ đạo các thôn, bản và đơn vị tương đương xây dựng và thực hiện quy ước quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; tổ chức và huy động lực lượng quần chúng trên địa bàn phối hợp với kiểm lâm, lực lượng công an, quân đội trên địa bàn phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm hại rừng.

9. Kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng theo thẩm quyền.

10. Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

11. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc để xảy ra phá rừng trái phép, cháy rừng, mất rừng, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích ở địa phương.

Điều 7. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ về bảo vệ và phát triển rừng

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

Tổ chức thực hiện việc quản lý đất đai thống nhất với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan trong việc giao đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng; công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

2. Bộ Công an có trách nhiệm:

57

Page 58: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

a) Chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với lực lượng kiểm lâm và lực lượng liên ngành ở địa phương truy quét, xoá bỏ các tụ điểm khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản; săn bắt, buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã.

b) Thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng; xác định nguyên nhân cháy rừng và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

c) Trực tiếp điều tra hoặc tiếp nhận việc điều tra và xử lý theo thẩm quyền các tội phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

d) Bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về điều tra hình sự, phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm.

3. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:

a) Quản lý và chỉ đạo các đơn vị thuộc lực lượng quân đội quản lý, bảo vệ và phát triển các khu rừng được Thủ tướng Chính phủ giao.

b) Huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng, cứu hộ, cứu nạn, truy quét tổ chức, cá nhân phá rừng; tham gia đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

c) Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng tại các tỉnh biên giới, hải đảo và vùng xung yếu về quốc phòng, an ninh.

4. Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm:

a) Lập quy hoạch các công trình văn hoá, lịch sử có liên quan đến các khu rừng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc bảo tồn giá trị văn hoá, lịch sử của các công trình trong các khu rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan.

5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp

Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp được tổ chức thống nhất từ trung ương đến cấp huyện, gồm có:

1. Cơ quan thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp ở Trung ương là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp là phòng chức năng được phân công về nông nghiệp và phát triển nông thôn (tại Nghị định này gọi là phòng chức năng) và Hạt kiểm lâm.

4. Cấp xã (nơi có rừng), có cán bộ lâm nghiệp chuyên trách giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về bảo vệ và phát triển rừng.

58

Page 59: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp ở địa phương.

6. Chính phủ có quy định riêng về chức năng, nhiệm vụ của Kiểm lâm.

Điều 9. Kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, thực hiện các hoạt động sự nghiệp và các chương trình, dự án hoạt động sự nghiệp về bảo vệ và phát triển rừng được đảm bảo bằng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật gồm:

1. Kinh phí cho việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng quy định tại các Điều 3, 4, 5 và Điều 6, Nghị định này.

2. Kinh phí cho việc thực hiện các hoạt động sự nghiệp:

a) Điều tra, khảo sát, đo đạc lập các loại bản đồ về bảo vệ và phát triển rừng.

b) Các hoạt động khuyến lâm.

c) Các hoạt động sự nghiệp khác về bảo vệ và phát triển rừng.

3. Kinh phí cho việc thực hiện các chương trình, dự án:

a) Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, vườn giống cây lâm nghiệp và rừng giống.

b) Hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản.

c) Bảo vệ và phát triển các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp quý hiếm.

d) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng.

đ) Xây dựng hệ thống quản lý rừng, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.

e) Xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành.

g) Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng.

Chương IIIGIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG, THU HỒI RỪNG,

CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG59

Page 60: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Điều 19. Căn cứ giao rừng, cho thuê rừng

Việc giao rừng, cho thuê rừng căn cứ vào các quy định sau:

1. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định.

2. Quỹ rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng của địa phương.

3. Nhu cầu sử dụng rừng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn phải được thể hiện trong các văn bản sau:

a) Đối với tổ chức phải có dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nếu là dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; dự án và văn bản thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với tổ chức không sử dụng vốn ngân sách nhà nước; dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư.

b) Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn phải có đơn được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng xác nhận.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đề nghị thuê rừng thì hộ gia đình, cá nhân phải có dự án đầu tư và văn bản thẩm định của Phòng chức năng thuộc cấp huyện.

4. Phương án giao rừng, cho thuê rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã lập có sự tham gia của đại diện các đoàn thể và đại diện nhân dân các thôn trong cấp xã và phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

Điều 20. Giao rừng

Giao rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam quy định như sau:

1. Giao rừng đối với hộ gia đình, cá nhân:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện giao rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng không thu tiền sử dụng rừng đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

b) Diện tích rừng giao cho hộ gia đình, cá nhân phải nằm trong phương án giao rừng của Ủy ban nhân dân cấp xã đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

c) Hộ gia đình, cá nhân được giao rừng phải sinh sống trên địa bàn thuộc cấp xã nơi có rừng.

2. Giao rừng đối cộng đồng dân cư thôn.

Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn thực hiện theo quy định tại Điều 29

Luật Bảo vệ và phát triển rừng và theo quy định sau:

60

Page 61: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện giao rừng sản xuất, rừng phòng hộ không thu tiền sử

dụng rừng đối với cộng đồng dân cư thôn; ưu tiên giao những khu rừng gắn với

phong tục, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.

b) Diện tích rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn phải nằm trong phương án giao rừng của Ủy ban nhân dân cấp xã đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

c) Rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn phải nằm trong phạm vi của cấp xã.

3. Giao rừng đối với tổ chức kinh tế và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên, giao rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền hoặc không thu tiền sử dụng rừng đối với tổ chức kinh tế quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng và giao rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định tại điểm c khoản 3 Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

b) Việc giao rừng có thu tiền sử dụng rừng phải thực hiện đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, trường hợp khu rừng sản xuất chỉ có một tổ chức đề nghị được giao rừng thì không phải tổ chức đấu giá.

4. Giao rừng đối với tổ chức kinh tế trong nước liên doanh với tổ chức kinh tế nước ngoài.

Trường hợp các dự án đầu tư có quy mô lớn (nhóm A), do tổ chức kinh tế trong nước liên doanh với tổ chức kinh tế nước ngoài, sử dụng đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên và rừng trồng thì được giao đất có thu tiền cùng với giao rừng có thu tiền, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp để thực hiện Dự án theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Việc giao rừng phải xác định cụ thể về đặc điểm của khu rừng và phải được ghi trong quyết định giao rừng: vị trí và địa điểm khu rừng, diện tích rừng, loại rừng, trạng thái rừng, trữ lượng rừng và chất lượng rừng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định giao rừng.

Điều 21. Cho thuê rừng

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được Nhà nước cho thuê rừng theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

2. Thẩm quyền cho thuê rừng thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài:

61

Page 62: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

a) Được thuê rừng sản xuất là rừng trồng để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật về đầu tư của Việt Nam.

b) Việc thuê rừng tự nhiên để kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường hoặc sản xuất kinh doanh lâm sản do Thủ tướng Chính phủ quy định.

4. Việc cho thuê rừng phải thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; trường hợp khu rừng chỉ có một tổ chức hoặc chỉ có một cá nhân đề nghị thuê rừng thì không phải tổ chức đấu giá.

5. Việc cho thuê rừng phải xác định cụ thể về đặc điểm khu rừng cho thuê và phải được ghi trong quyết định cho thuê rừng, trong hợp đồng thuê rừng về vị trí và địa điểm khu rừng, diện tích rừng, loại rừng, trạng thái rừng, trữ lượng rừng và chất lượng rừng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao rừng cho thuê tại thực địa.

Điều 22. Hạn mức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân

1. Hạn mức rừng phòng hộ, rừng sản xuất giao cho mỗi gia đình, cá nhân không quá 30 (ba mươi) ha đối với mỗi loại rừng.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối lại được giao thêm rừng phòng hộ, rừng sản xuất thì diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất giao thêm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá hai mươi lăm (25) ha.

2. Trường hợp diện tích giao rừng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân vượt quá hạn mức quy định tại khoản 1 Điều này thì số diện tích vượt quá hạn mức phải chuyển sang thuê rừng theo quy định như sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng diện tích rừng được giao trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 nếu có diện tích vượt hạn mức thì diện tích vượt hạn mức đó được tiếp tục sử dụng với thời hạn bằng một phần hai (1/2) thời hạn được ghi trong quyết định giao rừng, sau thời hạn đó hộ gia đình, cá nhân phải chuyển sang thuê rừng theo Điều 25 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng đối với diện tích vượt hạn mức.

b) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng diện tích rừng được giao từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 đến trước ngày 01 tháng 4 năm 2005 mà có diện tích vượt hạn mức mà đã chuyển sang thuê rừng thì được tiếp tục thuê rừng theo thời hạn còn lại trong hợp đồng thuê rừng; trường hợp chưa chuyển sang thuê rừng thì phải chuyển sang thuê rừng kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2005 (ngày Luật Bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực) thời hạn thuê rừng là thời hạn còn lại của thời hạn đã ghi trong quyết định giao rừng đó.

c) Hộ gia đình, cá nhân được giao rừng sau ngày 01 tháng 4 năm 2005 mà có diện tích vượt hạn mức, thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê rừng kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2005, thời hạn thuê rừng là thời hạn còn lại của thời hạn ghi trong quyết định giao rừng đó.

62

Page 63: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

3. Hạn mức giao đất trống thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để sản xuất lâm nghiệp không quá 30 (ba mươi) ha và không tính vào hạn mức nêu tại khoản 1 Điều này.

Điều 23. Thời hạn sử dụng rừng được Nhà nước giao, cho thuê

1. Thời hạn giao rừng, cho thuê rừng được quy định như sau:

a) Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cho chủ rừng để quản lý, bảo vệ và sử dụng ổn định lâu dài.

b) Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc cho thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng cho chủ rừng với thời hạn không quá 50 (năm mươi) năm; đối với các loài cây rừng có chu kỳ kinh doanh vượt quá 50 (năm mươi) năm, đối với dự án đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao rừng, cho thuê rừng không quá 70 (bảy mươi) năm.

c) Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng phòng hộ, thuê rừng đặc dụng để kết hợp kinh doanh cảnh quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường với thời hạn không quá 50 (năm mươi) năm.

d) Khi hết thời hạn sử dụng rừng, nếu chủ rừng có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng rừng, chủ rừng chấp hành đúng pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng rừng phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thì chủ rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét gia hạn sử dụng rừng.

2. Thời điểm để tính thời gian bắt đầu sử dụng rừng được quy định như sau:

a) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê thì thời điểm sử dụng rừng tính từ ngày ký quyết định giao rừng, cho thuê rừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Trường hợp rừng đã giao, đã cho thuê trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà trong quyết định giao rừng hoặc trong hợp đồng thuê rừng không ghi rõ thời hạn giao rừng, cho thuê rừng thì thời điểm giao rừng, cho thuê rừng được tính từ ngày 15 tháng 10 năm 1993.

Điều 24. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng và điều chỉnh quyết định giao rừng, cho thuê rừng

1. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng thực hiện theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

2. Thẩm quyền điều chỉnh quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối với rừng đã giao, đã cho thuê trước ngày Luật Bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực thi hành:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền được điều chỉnh về diện tích rừng, thời hạn sử dụng rừng đối với chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đã có quyết định giao rừng, cho thuê rừng trước ngày 01 tháng 4 năm 2005 mà phải điều chỉnh về diện tích rừng, thời gian sử dụng rừng.

63

Page 64: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan nhà nước có thẩm quyền được điều chỉnh về diện tích rừng, thời hạn sử dụng rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đã có quyết định giao rừng, cho thuê rừng trước ngày 01 tháng 4 năm 2005 mà phải điều chỉnh về diện tích rừng, thời gian sử dụng rừng.

Điều 25. Gia hạn sử dụng rừng

1. Điều kiện được gia hạn sử dụng rừng.

a) Chủ rừng có nhu cầu tiếp tục sử dụng rừng.

b) Chủ rừng chấp hành tốt pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong quá trình sử dụng rừng.

c) Hiện trạng sử dụng rừng của chủ rừng phù hợp quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

2. Thẩm quyền gia hạn sử dụng rừng: cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng đối với chủ rừng nào thì có quyền quyết định gia hạn sử dụng rừng đối với chủ rừng đó.

Điều 26. Thu hồi rừng

1. Việc thu hồi rừng được thực hiện theo quy định tại Điều 22, khoản 1 Điều 28 và khoản 3 Điều 29 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

2. Nhà nước thực hiện việc thu hồi rừng để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia; để phát triển rừng cho lợi ích công cộng, phát triển kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng trong các trường hợp sau:

a) Sử dụng rừng cho mục đích quốc phòng, an ninh.

b) Để xây dựng các công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh.

c) Để thực hiện các dự án di dân, xây dựng khu kinh tế mới được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

d) Để xây dựng các công trình theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Thẩm quyền thu hồi rừng: cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng đối với chủ rừng nào thì có quyền quyết định thu hồi rừng đối với chủ rừng đó.

4. Trong trường hợp nhà nước thu hồi rừng đồng thời với việc thu hồi đất thì việc thu hồi đất, thu hồi rừng được thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 27. Xử lý tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng trong trường hợp nhà nước thu hồi rừng

64

Page 65: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

1. Ngoài những trường hợp chủ rừng không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng, còn lại các trường hợp khác đều phải xác định tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng còn lại của chủ rừng trong tổng số tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng mà chủ rừng đã nộp cho nhà nước.

2. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi rừng có trách nhiệm thành lập hội đồng định giá để:

a) Xác định phần tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng còn lại của chủ rừng trong tổng số tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng mà chủ rừng đã nộp cho nhà nước mà số tiền đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

b) Xác định giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng đã đầu tư để xây dựng và phát triển rừng trên diện tích rừng được giao, được thuê mà tiền đầu tư đó không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

3. Phần tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng còn lại và phần giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng đã đầu tư quy định tại khoản 2 Điều này thuộc sở hữu của chủ rừng được giải quyết như sau:

a) Trường hợp rừng bị thu hồi để giao hoặc cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc được thuê có trách nhiệm chuyển tiền cho Nhà nước để Nhà nước trả tiền đó cho chủ rừng bị thu hồi rừng.

b) Trường hợp rừng bị thu hồi để trả lại Nhà nước thì Nhà nước có trách nhiệm trả tiền cho chủ rừng bị thu hồi rừng.

4. Trường hợp thu hồi rừng mà rừng đó đã chuyển nhượng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng còn lại và giá trị tăng thêm của rừng được giải quyết như đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Trường hợp thu hồi rừng mà chủ rừng bị thu hồi rừng đã cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê lại rừng, thế chấp, bảo lãnh hoặc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng thì quyền lợi của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê lại rừng, nhận thế chấp, nhận bảo lãnh hoặc nhận góp vốn quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

6. Trường hợp chủ rừng bị phá sản và phải thu hồi rừng thì việc xử lý tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng thực hiện theo pháp luật về phá sản.

Điều 28. Chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác

1. Việc chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

65

Page 66: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

2. Việc chuyển mục đích sử dụng rừng phải theo đúng thẩm quyền và được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ xác lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác lập, cụ thể:

- Quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng giữa 3 loại rừng với nhau đối với các khu rừng thuộc quyền xác lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài sử dụng rừng để thực hiện dự án đầu tư mà phải chuyển mục đích sử dụng rừng do điều chỉnh dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyết định việc chuyển mục đích sử dụng rừng đối với dự án đó.

3. Việc chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác phải đạt các tiêu chí và chỉ số cho phép xác lập loại rừng đó.

a) Diện tích rừng đặc dụng, rừng sản xuất được chuyển sang rừng phòng hộ thì diện tích đó phải đạt tiêu chí và chỉ số cho phép công nhận rừng phòng hộ.

b) Diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất được chuyển sang rừng đặc dụng thì diện tích đó phải đạt tiêu chí và chỉ số cho phép công nhận rừng đặc dụng.

c) Diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được chuyển sang rừng sản xuất thì diện tích đó phải đạt tiêu chí và chỉ số cho phép công nhận rừng sản xuất.

Điều 29. Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp

Các loại rừng được chuyển mục đích sử dụng khác không phải là lâm nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và theo các quy định sau:

1. Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định này.

2. Có dự án đầu tư trên diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường do việc chuyển mục đích sử dụng rừng.

66

Page 67: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

4. Có phương án đền bù giải phóng mặt bằng khu rừng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

5. Cơ quan cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải đảm bảo việc đầu tư trồng rừng mới thay thế diện tích rừng sẽ chuyển sang mục đích sử dụng khác.

Điều 30. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Nghị định này, gắn liền với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo được tiến hành thống nhất, đồng thời, đồng bộ trong cả nước, trong đó:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo việc xác định các thông tin, số liệu có liên quan đến các loại đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo việc xác định các thông tin, số liệu có liên quan đến các loại rừng.

2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện thống nhất, đồng bộ, đồng thời việc giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng, thu hồi đất, thu hồi rừng và chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên phạm vi địa phương.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng, thu hồi đất, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng và phối hợp với các cơ quan chức năng của cấp tỉnh, của cấp huyện trong việc bàn giao đất, bàn giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại thực địa.

67

Page 68: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

CHUYÊN ĐỀ 4.

NỘI DUNG CƠ BẢN NGHỊ ĐỊNH SỐ 09/2006/NĐ-CPQuy định về Phòng cháy chữa cháy rừng.

Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức lực lượng, trang bị phương tiện, đầu tư kinh phí, chế độ, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng; trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Nghị định này; trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

Đối với nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, nhà ở và các cơ sở khác đóng ở trong rừng, ven rừng, ngoài việc phải thực hiện theo Nghị định này còn phải thực hiện các quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (dưới đây gọi tắt là Nghị định số 35/2003/NĐ-CP) và các quy định khác của Nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

68

Page 69: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác.

2. Lực lượng chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy rừng gồm các tổ chức do lực lượng Kiểm lâm và các chủ rừng lập ra để chuyên làm công tác phòng cháy và chữa cháy rừng.

3. Công trình phòng cháy và chữa cháy rừng gồm đường băng cản lửa, kênh, mương ngăn lửa, suối, hồ, đập, kênh, mương, bể chứa nước được xây dựng hoặc cải tạo để phục vụ phòng cháy và chữa cháy rừng; chòi quan sát phát hiện cháy rừng; hệ thống biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy rừng; hệ thống thông tin liên lạc; trạm bơm, hệ thống cấp nước chữa cháy và các công trình khác phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy rừng.

Điều 4. Quyền và trách nhiệm của chủ rừng

1. Chủ rừng có các quyền sau:

a) Ngăn chặn các hành vi vi phạm về phòng cháy và chữa cháy rừng;

b) Huy động lực lượng và phương tiện trong phạm vi quản lý của mình để tham gia chữa cháy rừng;

c) Được đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ, ưu tiên vay vốn để đầu tư cho công tác phòng cháy và chữa cháy rừng.

2. Chủ rừng có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;

b) Xây dựng, ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi rừng mình quản lý;

c) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, dự án, kế hoạch phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực rừng mình quản lý;

d) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng; thành lập, quản lý và duy trì hoạt động của tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng;

đ) Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo thẩm quyền;

69

Page 70: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

e) Đầu tư trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định;

g) Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;

h) Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình phòng cháy và chữa cháy rừng, thông báo kịp thời cho cơ quan Kiểm lâm sở tại, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và cơ quan quản lý trực tiếp những thay đổi lớn có liên quan đến bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý;

i) Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận;

k) Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

l) Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng.

Điều 5. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đóng, hoạt động ở trong rừng, ven rừng

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức đóng, hoạt động ở trong rừng, ven rừng ngoài việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP còn có trách nhiệm thường xuyên giáo dục, đôn đốc các thành viên trong phạm vi quản lý của mình thực hiện những quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; tích cực tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.

Điều 6. Trách nhiệm của chủ hộ gia đình sinh sống ở trong rừng, ven rừng

1. Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.

2. Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng.

3. Phát hiện cháy, báo cháy và tham gia chữa cháy rừng.

4. Phối hợp với các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng.

5. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 7. Trách nhiệm của cá nhân hoạt động trong rừng, ven rừng

1. Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.

70

Page 71: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

2. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng.

3. Ngăn chặn và báo kịp thời khi phát hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy rừng và hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện cháy và chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy rừng.

Điều 8. Chính sách đối với người tham gia chữa cháy rừng

1. Người tham gia chữa cháy rừng mà không phải là lực lượng của chủ rừng được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng tiền tương ứng với ngày công lao động nghề rừng phổ biến ở địa phương mình.

2. Người trực tiếp chữa cháy, người tham gia chữa cháy rừng mà hy sinh, bị thương, bị tổn hại sức khỏe thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể chế độ bồi dưỡng cho người tham gia chữa cháy rừng.

Điều 9. Các hành vi bị cấm trong rừng, ven rừng

1. Đốt lửa, sử dụng lửa trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng, phân khu phòng hộ rất xung yếu.

2. Đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô nỏ vào mùa hanh khô.

3. Đốt lửa, sử dụng lửa gần kho, bãi gỗ khi có cấp dự báo cháy rừng từ cấp III đến cấp V.

4. Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, hạ cây rừng và đốt để lấy than ở trong rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh.

5. Đốt nương, rẫy, đồng ruộng trái phép ở trong rừng, ven rừng.

6. Các hành vi khác trực tiếp gây ra nguy cơ cháy rừng.

Chương IIPHÒNG CHÁY RỪNG

Điều 10. Các biện pháp phòng cháy rừng

1. Tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng trong toàn xã hội.

2. Xác định các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng.

71

Page 72: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

3. Quản lý chặt chẽ các nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt ở trong rừng và ven rừng.

4. Áp dụng các giải pháp làm giảm vật liệu cháy hoặc làm giảm độ khô nỏ của vật liệu cháy trong rừng.

5. Áp dụng các biện pháp phòng chống cháy lan.

6. Tổ chức cảnh báo cháy rừng và phát hiện sớm các điểm cháy rừng.

7. Xây dựng các công trình và trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy rừng.

8. Các biện pháp phòng cháy khác theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng

1. Điều kiện chung:

a) Có quy định, nội quy, biển báo, biển cấm lửa được bố trí tại các vị trí quy định, phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng;

b) Có các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định, phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng;

c) Có các quy trình, giải pháp phòng chống cháy lan phù hợp với điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy của từng loại rừng;

d) Có trang bị các phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng theo quy định;

đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức thường trực sẵn sàng, đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;

e) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định.

2. Đối với các khu rừng dễ cháy, ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này còn phải áp dụng biện pháp tu bổ công trình phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng xong trước mùa khô hàng năm, có tổ chức tuần tra canh gác vào thời gian cao điểm có nguy cơ cháy cao.

Đối với các khu rừng tràm, ở những nơi có điều kiện, thì cần duy trì nguồn nước để đảm bảo độ ẩm cho nguồn vật liệu cháy và tầng than bùn.

3. Đối với các khu rừng có đường sắt, đường dây điện cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đi qua phải có đường băng cản lửa, hành lang an toàn phù hợp với từng loại công trình theo quy định của pháp luật và thường xuyên kiểm tra, dọn sạch vật liệu cháy trong đường băng cản lửa.

Điều 12. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi được phép sử dụng lửa trong rừng, ven rừng

72

Page 73: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

1. Trước khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, người sử dụng lửa phải làm đường ranh cản lửa bao quanh; trong khi đốt phải bố trí người canh gác, có đủ dụng cụ để dập lửa khi cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải dập tắt hết tàn lửa.

2. Đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện những biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Sử dụng lửa ở những cơ sở, công trình, công trường và nhà ở được phép bố trí ở trong rừng phải đảm bảo không để cháy lan vào rừng; sau khi sử dụng lửa phải dập tắt hết tàn lửa.

Điều 13. Yêu cầu về phòng cháy đối với dự án trồng rừng, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình phòng cháy và chữa cháy rừng

1. Khi lập dự án trồng rừng phải có giải pháp thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, bảo đảm các nội dung sau:

a) Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan giữa các lô, khoảnh và tiểu khu rừng phù hợp với đặc điểm cháy của từng loại rừng;

b) Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan đến đường sắt, hệ thống đường dây điện cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, nhà và công trình hiện có;

c) Hệ thống quan sát, thông tin phát hiện và báo cháy rừng;

d) Hệ thống đường giao thông, bãi đỗ cho các phương tiện chữa cháy cơ giới phù hợp với đặc điểm của từng loại rừng, đảm bảo đủ kích thước, tải trọng để vừa kết hợp sử dụng đường vận chuyển sản xuất và cho các phương tiện chữa cháy cơ giới;

đ) Nguồn nước, hệ thống cấp nước chữa cháy và các phương tiện chữa cháy khác đảm bảo yêu cầu phục vụ chữa cháy, phù hợp với đặc điểm của từng loại rừng;

e) Dự toán thiết kế phải bảo đảm đủ kinh phí cho việc thực hiện các hạng mục công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.

2. Đối với dự án trồng rừng tập trung, rừng quy mô lớn và thuộc loại rừng dễ cháy, trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải có ý kiến chấp thuận về các giải pháp phòng cháy và chữa cháy rừng của cơ quan Kiểm lâm và cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền.

3. Đối với dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về dự án đầu tư xây dựng công trình.

Điều 14. Kinh phí đầu tư cho phòng cháy và chữa cháy trong dự án trồng rừng

1. Kinh phí đầu tư cho phòng cháy và chữa cháy trong dự án trồng rừng gồm:

a) Kinh phí cho xây dựng các hạng mục, công trình phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định này;

73

Page 74: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

b) Kinh phí cho việc lập dự án, thiết kế, thẩm duyệt, thi công, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

c) Kinh phí cho công tác thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy rừng cho đến khi kết thúc dự án.

2. Kinh phí đầu tư cho phòng cháy và chữa cháy trong dự án trồng rừng phải đảm bảo đủ yêu cầu theo dự toán thiết kế phòng cháy, chữa cháy đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải được bố trí cùng với kế hoạch kinh phí đầu tư hàng năm cho dự án trồng rừng, phù hợp với yêu cầu phòng cháy, chữa cháy của dự án

Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với dự án trồng rừng và xây dựng công trình phòng cháy và chữa cháy rừng

1. Cơ quan lập dự án trồng rừng, dự án xây dựng công trình phòng cháy và chữa cháy rừng có trách nhiệm:

a) Đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy rừng và chịu trách nhiệm chất lượng của dự án và thiết kế đó;

b) Giám sát quá trình trồng rừng và thi công xây dựng các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng;

c) Tham gia nghiệm thu dự án trồng rừng và các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm:

a) Tổ chức trồng rừng, thi công xây dựng các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng theo đúng dự án, thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tổ chức kiểm tra, giám sát thi công và nghiệm thu dự án trồng rừng và công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.

3. Đơn vị trồng rừng, thi công xây dựng các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng có trách nhiệm:

a) Trồng rừng, thi công công trình phòng cháy và chữa cháy rừng theo đúng thiết kế đã được phê duyệt;

b) Bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy trong quá trình trồng rừng và thi công công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.

4. Cơ quan Kiểm lâm và cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm:

a) Xem xét và có ý kiến về các giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với dự án trồng rừng, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình phòng cháy và chữa cháy rừng và kinh phí đầu tư cho phòng cháy, chữa cháy trong dự án trồng rừng theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định này;

b) Kiểm tra việc thực hiện những yêu cầu, quy định về phòng cháy và chữa cháy, xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;

74

Page 75: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

c) Tham gia nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án trồng rừng và công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.

Điều 16. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng

1. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành theo các nội dung sau đây:

a) Việc thực hiện các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với từng đối tượng quy định tại Điều 11 của Nghị định này và các điều có liên quan của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật;

b) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với từng đối tượng quy định tại các Điều 4, 5, 6, 7 và các điều có liên quan của Nghị định này và các quy định hiện hành khác về phòng cháy và chữa cháy;

c) Việc chấp hành các tiêu chuẩn, quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng và các yêu cầu phòng cháy và chữa cháy rừng của người hoặc cơ quan có thẩm quyền.

2. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành theo chế độ kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.

3. Trách nhiệm kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng trước và trong mùa khô được quy định như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ rừng trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo chế độ kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng theo chế độ định kỳ và đột xuất;

c) Lực lượng Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng thường xuyên, định kỳ đối với các khu rừng dễ cháy và các khu rừng có khả năng cháy; kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy rừng hoặc vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt;

d) Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng định kỳ đối với rừng dễ cháy và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy hoặc vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.

Điều 17. Tạm đình chỉ các hoạt động khi vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng

1. Hoạt động của cơ quan, tổ chức, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân ở trong rừng, ven rừng bị tạm đình chỉ trong các trường hợp sau đây:

a) Các hoạt động không được phép sử dụng hoặc gây ra nguồn lửa, nguồn nhiệt mà có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy rừng;

75

Page 76: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

b) Các hoạt động tạo ra môi trường nguy hiểm cháy, nổ ở trong rừng, ven rừng như gây rò rỉ xăng dầu, khí đốt hoặc các chất có nguy hiểm về cháy, nổ khác và các hoạt động có sử dụng lửa, nguồn nhiệt, sử dụng các dụng cụ, phương tiện phát sinh tia lửa trong trường hợp xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy nổ;

c) Các hoạt động được phép sử dụng lửa trong rừng, ven rừng nhưng xuất hiện các yếu tố và điều kiện không kiểm soát được có thể dẫn đến nguy cơ cháy rừng;

d) Đã bị xử lý hành chính về phòng cháy và chữa cháy rừng nhưng vẫn không khắc phục, sửa chữa.

2. Khi các nguy cơ cháy rừng được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 được loại trừ hoặc vi phạm về phòng cháy và chữa cháy rừng được quy định tại điểm d khoản 1 được khắc phục, sửa chữa thì được phục hồi hoạt động trở lại.

Trường hợp hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động đã hết mà nguy cơ phát sinh cháy rừng chưa được loại trừ hoặc vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy rừng chưa được khắc phục, sửa chữa thì bị gia hạn tạm đình chỉ hoạt động.

3. Việc tạm đình chỉ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.

4. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động và việc phục hồi hoạt động đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 20 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.

5. Thẩm quyền tạm đình chỉ hoạt động, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này là những người đã được quy định tại khoản 6 Điều 20 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.

Ngoài những người có thẩm quyền nêu trên, những người sau đây thuộc cơ quan quản lý nhà nước về Lâm nghiệp có thẩm quyền tạm đình chỉ hoạt động, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và trong các phạm vi sau:

a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc người được ủy quyền được quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động trên phạm vi cả nước;

b) Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh, Trưởng Kiểm lâm cấp huyện, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm được quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi quản lý của mình;

c) Kiểm lâm viên khi phát hiện trường hợp đang có nguy cơ trực tiếp gây cháy rừng được quyền tạm đình chỉ hoạt động, đồng thời phải kịp thời báo cáo cấp trên trực tiếp có thẩm quyền.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn thủ tục tạm đình chỉ hoạt động, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động trở lại đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và ban hành các biểu mẫu "Quyết định tạm đình chỉ hoạt động", "Quyết định gia hạn tạm đình chỉ hoạt động", "Quyết định phục hồi hoạt động trở lại".

76

Page 77: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

7. Những người được quy định tại khoản 5 Điều này khi ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động, quyết định gia hạn tạm đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động trở lại, đồng thời gửi tới Ủy ban nhân dân và cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Điều 18. Đình chỉ các hoạt động khi không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng

1. Các hoạt động, hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ cháy rừng gây thiệt hại nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động.

2. Thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động được thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.

Chương IIICHỮA CHÁY RỪNG

Điều 19. Các biện pháp chữa cháy rừng

Trong công tác chữa cháy rừng trước hết phải được thực hiện và giải quyết theo phương châm 4 tại chỗ: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ. Các biện pháp chữa cháy rừng gồm có:

1. Huy động tối đa lực lượng, phương tiện và thiết bị, dụng cụ để chữa cháy.

a) Đối với rừng có thể đưa phương tiện cơ giới vào chữa cháy thì phải huy động tối đa phương tiện cơ giới để chữa cháy;

b) Đối với rừng mà phương tiện cơ giới chữa cháy không thể tiếp cận được thì phải huy động tối đa lực lượng và các phương tiện khác để chữa cháy.

2. Tạo đường băng cản lửa, khoanh vùng cô lập đám cháy.

3. Áp dụng "biện pháp đốt trước có kiểm soát" để chữa cháy khi có đủ điều kiện cho phép.

4. Đào kênh, mương, rãnh để chống cháy ngầm và chữa cháy.

5. Các biện pháp chữa cháy khác.

Điều 20. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng

1. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng phải đảm bảo các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:

a) Đề ra chương trình kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp, điều kiện phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Nghị định này;

b) Đề ra các tình huống cháy cụ thể có thể xảy ra, khả năng cháy lan, phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau và tình huống cháy lớn phức tạp nhất;

77

Page 78: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.

2. Chủ rừng chịu trách nhiệm xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.

Trường hợp phương án phòng cháy và chữa cháy cần huy động lực lượng phương tiện chữa cháy của lực lượng chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy rừng, của các chủ rừng và lực lượng, phương tiện khác do cơ quan Kiểm lâm quản lý thì chủ rừng đề nghị cơ quan Kiểm lâm hướng dẫn xây dựng phương án.

Trường hợp phương án phòng cháy và chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức hoặc địa phương tham gia thì chủ rừng đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn xây dựng phương án.

Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng phải được bổ sung chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.

3. Thẩm quyền phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy rừng:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình;

b) Thủ trưởng Kiểm lâm cấp tỉnh và thủ trưởng Kiểm lâm cấp huyện, phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy rừng có sử dụng lực lượng, phương tiện của lực lượng chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý của mình;

c) Cục trưởng Cục Kiểm lâm phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy đối với các loại rừng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; trường hợp cần thiết thì trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;

d) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy có sử dụng lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức ở địa phương; trường hợp cần thiết thì do Giám đốc Công an tỉnh phê duyệt;

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy có sử dụng lực lượng, phương tiện của Quân đội đóng ở địa phương;

e) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy có sử dụng lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức, của nhiều địa phương, bộ, ngành; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền phê duyệt; trường hợp đặc biệt thì Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4. Trách nhiệm thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.

a) Chủ rừng chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng. Phương án phòng cháy và chữa cháy phải được thực tập định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần vào trước mùa hanh khô và thực tập đột xuất khi có yêu cầu;

78

Page 79: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

b) Lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ;

c) Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn, kiểm tra việc thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định mẫu "Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng" và thời hạn phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.

Điều 21. Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng

1. Người phát hiện thấy cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị sau đây biết:

a) Chủ rừng;

b) Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất;

c) Chính quyền địa phương sở tại;

d) Cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;

đ) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nơi gần nhất.

2. Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về vụ cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy rừng xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để xử lý, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của mình.

3. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy phải tìm mọi biện pháp để ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải tuân theo lệnh của người chỉ huy chữa cháy.

4. Chủ rừng và các lực lượng công an, kiểm lâm, quân đội, dân quân tự vệ, cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy và quy định tại Nghị định này.

Điều 22. Huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy rừng

1. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy rừng được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.

2. Việc huy động xe ưu tiên, người và phương tiện của quân đội, của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam để tham gia chữa cháy rừng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.

79

Page 80: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Điều 23. Người chỉ huy chữa cháy rừng

Người chỉ huy chữa cháy rừng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và điểm d, đ khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Điều 24. Hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy rừng

1. Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động để phục vụ chữa cháy rừng được hoàn trả sau khi chữa cháy; trường hợp phương tiện, tài sản bị mất mát, hư hỏng, nhà, công trình bị phá dỡ, diện tích rừng bị chặt hạ thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Kinh phí bồi thường thiệt hại được cấp từ ngân sách nhà nước.

Tài sản huy động chữa cháy rừng của chủ rừng nào thì chủ rừng đó có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Quốc phòng hướng dẫn chi tiết việc bồi thường thiệt hại do chữa cháy rừng gây ra.

80

Page 81: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

CHUYÊN ĐỀ 5.

QUY ĐỊNHVỀ CẤP DỰ BÁO, BÁO ĐỘNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP TỔ

CHỨC THỰC HIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG  (Ban hành kèm theo Quyết định số: 127/BNN/KHCN-QĐ ngày 11 tháng 12

năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)

Chương 1:NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.1. Quy định này quy định về phương pháp xác định cấp cháy rừng, phương

pháp dự báo và các quy định báo động phòng cháy, chữa cháy rừng cho các vùng sinh thái ở nước ta.

2. Việc phòng cháy, chữa cháy rừng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân.

3. Các đơn vị trực tiếp quản lý bảo vệ rừng, các chủ rừng tham mưu cho Uỷ ban nhân dân địa phương nơi có rừng tổ chức thực hiện việc dự báo và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Điều 2.1. Các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, các lực lượng vũ trang đóng ở nơi có rừng và

ven rừng có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh theo các cấp dự báo và báo động phòng cháy, chữa cháy rừng khi có lệnh báo động.

2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giáo dục, đôn đốc cán bộ, nhân viên, chiến sỹ thực hiện những quy định hiện hành về bảo vệ rừng, phòng cháy và tích cực tham gia chữa cháy rừng.

Điều 3.

81

Page 82: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

1. Cơ quan Kiểm lâm các cấp có trách nhiệm tổ chức dự báo cháy rừng và thông tin kịp thời các cấp dự báo cháy rừng từ Trung ương đến địa phương nơi có rừng trong suốt mùa cháy rừng.

Chương 2:CẤP BÁO ĐỘNG VÀ BAN BỐ LỆNH BÁO ĐỘNG PHÒNG CHÁY,

CHỮA CHÁY RÙNGĐiều 4.Cấp dự báo, báo động phòng cháy, chữa cháy rừng gồm 5 cấp từ cấp I đến cấp

V; ký hiệu biển báo cấp báo động phòng cháy, chữa cháy rừng là 1/2 hình tròn có đường kính vành ngoài 2,5m; vành trong l,8m nền trắng, xung quanh viền màu đỏ và có mũi tên (quay được) chỉ cấp dự báo từ cấp I đến cấp V. Phương pháp tính cấp dự báo phòng cháy, chữa cháy rừng và các bảng tra cấp dự báo cháy rừng đã được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có rừng ban hành.

- Báo đông cấp I: Khả năng cháy rừng thấp, trên biển báo mũi tên chỉ số I.

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng và các chủ rừng phối hợp với Kiểm lâm triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

+ Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn quy vùng sản xuất nương rẫy, tuyên truyền giáo dục về phòng cháy, chữa cháy rừng và phát đốt nương làm rẫy đúng kỹ thuật.

- Báo đông cấp II: Khả năng cháy rừng ở mức trung bình, trên biển báo mũi tên chỉ số II.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng, các chủ rừng tăng cường kiểm tra, đôn đốc bố trí người canh phòng, lực lượng sẵn sàng kịp thời dập tắt khi mới xảy ra cháy rừng, hướng dẫn kỹ thuật làm nương rẫy.

- Báo động cấp III: Khả năng cháy lan trên diện rộng, trên biển báo mũi tên chỉ số III.

+ Thời tiết khô hanh kéo dài, dễ xảy ra cháy rừng, chú trọng phòng cháy các loại rừng: thông, bạch đàn, khộp, tre nứa, tràm ...

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị chỉ đạo Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng, Hạt Kiểm lâm đôn đốc việc phòng cháy, chữa cháy rừng của các chủ rừng cấm đốt nương rẫy.

+ Các chủ rừng phải thường xuyên kiểm tra lực lượng canh phòng và lực lượng khoán quản bảo vệ rừng, nhất là trồng rừng.

+ Lực lượng canh phòng trực l0/24h trong ngày (từ 10h đến 20h).

Đặc biệt chú trọng các giờ cao điểm.

+ Khi xảy ra cháy rừng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã được quyền huy động mọi lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy.

- Báo đông cấp IV: Nguy cơ cháy rừng lớn, trên biển báo mũi tên chỉ số lv.

+ Thời tiết khô hanh, kéo dài có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, tốc độ lửa lan tràn nhanh.

82

Page 83: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị và Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng trực tiếp chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương.

+ Các chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm thường xuyên kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm dễ cháy.

+ Lực lượng canh phòng phải thường xuyên trên chòi canh và ngoài hiện trường rừng, đảm bảo trực 12/24h (từ 9h đến 21 h trong ngày) nhất là các giờ cao điểm. phát hiện kịp thời điểm cháy, báo động và huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay.

+ Huyện đề nghị tỉnh tăng cường lực lượng, phương tiện chữa cháy khi cần thiết.

+ Dự báo viên nắm chắc tình hình khí tượng, thuỷ văn để dự báo và thông báo kịp thời trên mạng vi tính và trên các phương tiện thông tin đại chúng về cấp cháy và tình hình cháy rừng hàng ngày ở địa phương.

- Báo động cấp V: Rất nguy hiểm, thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài có khả năng cháy lớn ớ tất cả các loại rừng, tốc độ lửa lan tràn rất nhanh, trên biển báo mũi tên chỉ số V.

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp & PTNT, Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh, huyện, xã, các chủ rừng.

+ Lực lượng Công an phòng cháy, chữa cháy phối hợp với lực lượng Kiểm lâm tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm cháy, đảm bảo 24/24h trong ngày, tăng cường kiểm tra người và phương tiện vào rừng.

+ Thông báo thường xuyên nội quy dùng lứa trong rừng và ven rừng.

+ Khi xảy ra cháy phải huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay, tiến hành điều tra xác minh vụ cháy và truy tìm thủ phạm xử lý nghiêm minh.

+ Khi cần thiết đề nghị Trung ương chi viện lực lượng và phương tiện chữa cháy.

+ Trong mùa cháy rừng dự báo viên phải nắm chắc tình hình thời tiết, khí tượng thuỷ văn để dự báo và thông tin thường xuyên, liên tục hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt khi dự báo đến cấp lV và cấp V dự báo viên phải dự báo và đảm bảo thông tin thông suốt trong thời kỳ cao điểm dễ cháy rừng và báo cáo kịp thời việc phòng cháy, chữa cháy rừng lên cấp trên.

Điều 5.Biển báo cấp báo động được làm bằng kim loại, được đặt ở trục đường ven

rừng, cửa rừng, nơi có nhiều người qua lại, đặt ở các Hạt, Trạm Kiểm lâm, Nông Lâm trường, cơ quan, đơn vị đóng trong rừng và ven rừng... theo mẫu thống nhất cả nước do Cục Kiểm lâm hướng dẫn.

Điều 6.Sau khi tổng hợp lình hình dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn

quốc gia và của các Trạm dự báo cháy rừng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng của Bộ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để ra quyết định báo động; khi có lệnh báo động, Ban

83

Page 84: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp tổ chức triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo đúng quy định ở biểu: Biện pháp tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng ở vùng sinh thái nước ta.

Chương 3:TỔ CHỨC VÀ LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG

Điều 7.Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thường xuyên củng cố

và kiện toàn các Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp tỉnh, huyện, xã, thị trấn theo Nghị định số 22/CP của Chính phủ ngày 9/3/1995. Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng và các đơn vị có liên quan thực hiện các cấp dự báo và báo động phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm bảo vệ nghiêm ngặt tài nguyên rừng ở địa phương trong suốt mùa cháy rừng theo sơ đồ xây dựng mạng lưới dự báo cháy rừng ở phần phụ lục.

Điều 8.1. Tổ chức Kiểm lâm các cấp, tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng

cấp chỉ đạo, hướng dẫn các chủ rừng xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; thường xuyên tuyên truyền phổ biến những quy định phòng cháy, chữa cháy rừng, kỹ thuật sản xuất nương rẫy theo bảng quy định về quy vùng sản xuất nương rẫy định kèm theo phần phụ lục; thông báo tình hình lửa rừng và cấp báo động phòng cháy, chữa cháy rừng kịp thời tới từng nơi trọng điểm cháy rừng; chỉ đạo các Trạm dự báo để thu thập tính toán các cấp dự báo và báo động phòng cháy, chữa cháy rừng rõ ràng chính xác cho từng vùng.

2. Tổ chức Kiểm lâm phối hợp với Công an phòng cháy, chữa cháy thường xuyên kiểm tra việc thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng mới gây trồng, có định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá việc phòng cháy, chữa cháy rừng trong từng tỉnh.

3. Tổ chức Kiểm lâm phối hợp với các cơ quan pháp luật điều tra, xác minh, xử lý nghiêm ngặt, kịp thời các vụ vi phạm quy định phòng cháy, chữa cháy rừng.

Điều 9.1. Các cơ quan, đơn vị, các chủ rừng, các xí nghiệp, Nông, Lâm trường phối

hợp với các đơn vị vũ trang đóng trong rừng và ven rừng để thành lập các Đội tình nguyện phòng cháy, chữa cháy rừng và phải có trách nhiệm phối hợp với Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng của địa phương và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn phòng cháy, chữa cháy rừng của Ban chỉ huy.

2. Tổ chức Kiểm lâm phối hợp với Công an phòng cháy, chữa cháy có trách nhiệm bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn phòng cháy, chữa cháy rừng cho các Đội phòng cháy, chữa cháy rừng.

Chương 4:VỀ TÀI CHÍNH CHO CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

RỪNGĐiều 10.

84

Page 85: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

1. Hàng năm đơn vị căn cứ vào Thông tư liên Bộ số 06 TT/LB ngày 22/01/1996 của Bộ Tài chính - Nông nghiệp & PTNT về hướng dẫn lập kế hoạch, cấp phát, quản lý quyết toán kinh phí cho công tác dự báo phòng cháy, chữa cháy rừng làm dự trù kinh phí cho công tác dự báo phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương.

- Ở Trung ương: Vụ Kế hoạch - Quy hoạch, Cục Kiểm lâm, Vụ Tài chính - Kế toán lập kế hoạch kinh phí về dự báo phòng cháy, chữa cháy rừng cho Bộ trình Bộ xét duyệt.

- Ở địa phương: Hàng năm Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục Kiểm lâm căn cứ vào nhu cầu của công tác dự báo cháy rừng và thông tin các cấp dự báo và báo động phòng cháy, chữa cháy rừng lập kế hoạch kinh phí cho toàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.

2. Đối với rừng trồng bằng vốn tự có của các Lâm trường, Nông trường, đơn vị, cá nhân thì hàng năm các chủ rừng này phải trích một phần kinh phí trong các dự án trồng rừng để chi cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng.

Điều 11.Nguồn kinh phí dành cho công tác dự báo và báo động theo các cấp phòng

cháy, chữa cháy rừng bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng yêu cầu về nghiệp vụ kỹ thuật, Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan thường xuyên hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện việc dự báo và thông tin cấp dự báo phòng cháy, chữa cháy rừng.

Chương 5:TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12:1. Cục Kiểm lâm, Văn phòng thường trực phòng cháy, chữa cháy rừng là cơ

quan chỉ đạo chuyên ngành có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổng cục Khí tượng thuỷ văn tổ chứ xây dựng Trung tâm Quốc gia dự báo cháy rừng để dụ báo và thông tin các cấp dự báo, báo động phòng cháy, chữa cháy rừng trên hệ thống mạng vi tính và các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo các địa phương tổ chức công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo các cấp báo động trên phạm vi toàn quốc.

2. Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng ở lỉnh, thành phố trực thuộc rung ương Chi cục Kiềm lâm, các Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với các Đài khí tượng thuỷ văn địa phương có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức triển khai xây dựng mạng lưới dự báo cháy rừng lừ tỉnh đến cơ sở; tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác dự báo và thông tin cấp báo động phòng cháy, chữa cháy rừng từ tỉnh đến tận các bản, làng, thôn, ấp trong suốt mùa cháy rừng, nhất là các tháng khô, hạn, kiệt dễ xảy ra cháy rừng ở địa phương.

Điều 13.Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng Bộ Nông nghiệp & PTNT chịu trách

nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Bản quy định này đối với các cấp, các ngành ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành các quy trình, quy phạm kỹ thuật phòng cháy, chữa

85

Page 86: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

cháy rừng và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công lác dự báo cháy rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Điều 14.Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc dự báo và thực hiện theo các cấp

dự báo và báo động phòng cháy, chữa cháy rừng thì được khen thưởng theo chế độ của Nhà nước.

Điều 15.Người nào vi phạm những quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

rừng, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, phải bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 16.Trong quá trình thực hiện nội dung qui định này có gì vướng mắc, phát sinh

mới, các địa phương cần kịp thời báo cáo về Bộ để sửa đổi, bổ sung cho phù hơp.

 

CHUYÊN ĐỀ 6.

ĐA DẠNG SINH HỌC

I. Khái quát.Theo Công ước Đa dạng sinh học 1992: Đa dạng sinh học (ĐDSH) là sự phong

phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước, ở biển và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng các hệ sinh thái).

Theo Luật ĐDSH năm 2008: ĐDSH là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.

ĐDSH được xem xét theo 3 mức độ: 

+ Đa dạng di truyền là sự phong phú những biến dị trong cấu trúc di truyền của các cá thể bên trong loài hoặc giữa các loài; những biến dị di truyền bên trong hoặc giữa các quần thể.

+ Đa dạng loài là sự phong phú về các loài được tìm thấy trong các hệ sinh thái tại một vùng lãnh thổ xác định thông qua việc điều tra, kiểm kê.

+ Đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái khác nhau ở cạn cũng như ở nước tại một vùng nào đó. Hệ sinh thái là hệ thống bao gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện vòng tuần hoàn vật chất, năng lượng và trao đổi thông tin.

Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau.

II. Hiện trạng ĐDSH Việt Nam và ĐDSH tại Lâm Đồng:

86

Page 87: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

1. ĐDSH ở Việt Nam:Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa. Do vị trí địa lý, Việt Nam rất đa dạng

về địa hěnh, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các miền. Đặc điểm đó là cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội, mức độ ĐDSH ở Việt Nam có nhiều thay đổi theo thời gian.

1.1. Đa dạng các hệ sinh thái của Việt Nam:a. Hệ sinh thái trên cạn:

Trong các kiểu hệ sinh thái trên cạn thì rừng có sự đa dạng về thành phần loài cao nhất, đồng thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật hoang dã và vi sinh vật có giá trị kinh tế và khoa học. Các kiểu hệ sinh thái tự nhiên khác có thành phần loài nghèo hơn. Kiểu hệ sinh thái nông nghiệp và khu đô thị là những kiểu hệ sinh thái nhân tạo, thành phần loài sinh vật nghèo nàn. 

Xét theo tính chất cơ bản là thảm thực vật bao phủ đặc trưng cho rừng mưa nhiệt đới ở Việt Nam, có thể thấy các kiểu rừng tiêu biểu: rừng kín vùng thấp, rừng thưa, trảng truông, rừng kín vùng cao, quần hệ lạnh vùng cao. Trong đó, các kiểu và kiểu phụ thảm thực vật sau đây có tính ĐDSH cao hơn và đáng chú ý hơn cả: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới; kiểu rừng kín cây lá rộng, ẩm á nhiệt đới núi thấp; kiểu phụ rừng trên núi đá vôi.

Hệ sinh thái rừng:

Các hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên các hệ sinh thái này hiện nay cũng đang đối mặt với nhiều thách thức chủ yếu từ các hoạt động kinh tế xã hội của con người và những biến động của sự thay đổi khí hậu của trái đất. Diện tích rừng tự nhiên đang có chiều hướng suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Môi trường biển cũng đang bị tác động bới các hoạt động khai thác tài nguyên như dầu khí, hải sản và cả ô nhiễm ...

Do nhiều nguyên nhân đã làm cho diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút trong thời gian qua đã kéo theo sự suy giảm về ĐDSH đối với các hệ sinh thái rừng nói chung.

b. Hệ sinh thái đất ngập nước:

Công ước Ramsar định nghĩa "Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước biển kể cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi triều thấp". 

Đất ngập nước (ĐNN) Việt Nam rất đa dạng về loại hěnh và hệ sinh thái, thuộc 2 nhóm ĐNN: ĐNN nội địa, ĐNN ven biển. Trong đó có một số kiểu có tính ĐDSH cao:

- Rừng ngập mặn ven biển: Rừng ngập mặn có các chức năng và giá trị như cung cấp các sản phẩm gỗ, củi, thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi đẻ, bãi ăn và ương các loài cá, tôm, cua và các loài thủy sản có giá trị kinh tế khác; xâm chiếm và cố định các bãi bùn ngập triều mới bồi, bảo vệ bờ biển chống lại tác động của sóng biển và bão tố ven biển; là nơi cư trú cho rất nhiều loài động vật hoang dã bản địa và di cư (chim, thú, lưỡng cư, bò sát).

87

Page 88: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Đầm lầy than bùn: đầm lầy than bùn là đặc trưng cho vùng Đông Nam Á. U Minh thượng và U Minh hạ thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau là hai vùng đầm lầy than bùn tiêu biểu còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

- Đầm phá: thường thấy ở vùng ven biển Trung bộ Việt Nam. Do đặc tính pha trộn giữa khối nước ngọt và nước mặn nên khu hệ thủy sinh vật đầm phá rất phong phú bao gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Cấu trúc quần xã sinh vật đầm phá thay đổi theo mùa rõ rệt.

- Rạn san hô, cỏ biển: đây là các kiểu hệ sinh thái đặc trưng cho vùng biển ven bờ, đặc biệt rạn san hô đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới. Quần xă rạn san hô rất phong phú bao gồm các nhóm động vật đáy (thân mềm, giáp xác), cá rạn. Thảm cỏ biển thường là nơi cư trú của nhiều loại rùa biển và đặc biệt loài thú biển Dugon.

- Vùng biển quanh các đảo ven bờ: ven bờ biển Việt Nam có hệ thống các đảo rất phong phú. Vùng nước ven bờ của hầu hết các đảo lớn được đánh giá có mức độ ĐDSH rất cao với các hệ sinh thái đặc thù như rạn san hô, cỏ biển...

Việt Nam có 2 vùng ĐNN quan trọng là ĐNN vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng và ĐNN đồng bằng sông Cửu Long:

- ĐNN ở vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng có diện tích 229.762 ha. Đây là nơi tập trung các hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật, động vật vùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là nơi cư trú của nhiều loài chim nước.

- ĐNN đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập nước 4.939.684 ha. Đây là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía thượng nguồn sông Mê Công. Những khu rừng ngập nước và đồng bằng ngập lũ cũng là những vùng có tiềm năng sản xuất cao. Có 3 hệ sinh thái tự nhiên chính ở đồng bằng sông Cửu Long, đó là hệ sinh thái ngập mặn ven biển; hệ sinh thái rừng tràm ở vùng ngập nước nội địa và hệ sinh thái cửa sông.

Mỗi kiểu hệ sinh thái ĐNN đều có khu hệ sinh vật đặc trưng của měnh. Tuy nhiên, đặc tính khu hệ sinh vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc vào từng vùng cảnh quan và vùng địa lý tự nhiên.

c. Hệ sinh thái biển:

Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2 với nguồn tài nguyên sinh vật biển khá phong phú. Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng ĐDSH biển khác nhau.

Đặc trưng của đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam

- Tính phong phú và đa dạng của các kiểu hệ sinh thái: Với một diện tích không rộng, nhưng trên lãnh thổ ViệtNam có rất nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau. Ở từng vùng địa lý không lớn cũng tồn tại nhiều kiểu hệ sinh thái.

- Thành phần các quần xã trong các hệ sinh thái rất giàu. Cấu trúc quần xã trong các hệ sinh thái phức tạp, nhiều tầng bậc, nhiều nhánh. Điểm đặc trưng này làm cho đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với các nước khác trên thế giới.

- Tính phong phú của các mối quan hệ giữa các yếu tố vật lý và các yếu tố sinh học, giữa các nhóm sinh vật với nhau, giữa các loài, giữa các quần thể trong cùng một

88

Page 89: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

loài sinh vật. Mạng lưới dinh dưỡng, các chuỗi dinh dưỡng với nhiều khâu nối tiếp nhau làm tăng tính bền vững của các hệ sinh thái. Các mối quan hệ năng lượng được thực hiện song song với các mối quan hệ vật chất rất phong phú, nhiều tầng, bậc thông qua các nhóm sinh vật: tự dưỡng (sinh vật sản xuất), dị dưỡng (sinh vật tiêu thụ), hoại sinh (sinh vật phân hủy) trong các hệ sinh thái ở Việt Nam là những chuỗi quan hệ mà ở nhiều nước khác trên thế giới không có được.

- Các hệ sinh thái ở Việt Nam có đặc trưng tính mềm dẻo sinh thái cao, thể hiện ở sức chịu tải cao; khả năng tự tái tạo lớn; khả năng trung hňa và hạn chế các tác động có hại; khả năng tự khắc phục những tổn thương; khả năng tiếp nhận, chuyển hóa, đồng hóa các tác động từ bên ngoài.

- Các hệ sinh thái ở Việt Nam phần lớn là những hệ sinh thái nhạy cảm. Tính mềm dẻo sinh thái của các hệ sinh thái ở Việt Nam làm cho các hệ đó luôn ở trong trạng thái hoạt động mạnh, vě vậy, thường rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, kể cả các tác động của thiên nhiên, cũng như những tác động của con người.

1.2. Đa dạng loàiTập hợp các dẫn liệu nghiên cứu, điều tra cơ bản đă có từ trước đến nay, thành

phần loài thực vật, động vật ở Việt Nam được thống kê thì nhóm sinh vật vi tảo ở vùng nước ngọt được xác định là 1.438 loài chiếm 9,6% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 15.000); thực vật bậc cao có khoảng 11.400 loài chiếm 5% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 220.000); bò sát có 296 loài chiếm 4,7% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 6.300)...

Theo các tài liệu thống kê, Việt Nam là một trong 25 nước có mức độ ĐDSH cao trên thế giới với dự tính có thể có tới 20.000-30.000 loài thực vật. Việt Nam được xếp thứ 16 về mức độ ĐDSH (chiếm 6,5% số loài có trên thế giới).

Trong một khoảng thời gian ngắn từ 1992-2004, các nhà khoa học Việt Nam đã cùng với một số tổ chức quốc tế đã phát hiện thêm 7 loài thú, 2 loài chim mới cho khoa học.

- Sao la Pseudoryx nghetinhensis- Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis- Bò sừng xoắn Pseudonovibos spiralis- Mang trường sơn Canimuntiacus truongsonensis- Mang Pù hoạt Muntiacus puhoatensis- Cầy Tây nguyên Viverra taynguyenensis- Vooc xám Pygathrix cinereus- Thỏ vằn Isolagus timminsis- Khưới Ngọc linh Garrulax ngoclinhensis- Khưới đầu đen Actinodora sodangonum

Về thực vật, trong giai đoạn 1993 – 2003, đã có 13 chi, 222 loài và 30 taxon dưới loài đó được phát hiện và mô tả mới cho khoa học ...

a. Đa dạng loài trong hệ sinh thái trên cạn:

Khu hệ thực vật: Tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam, đă ghi nhận có 15.986 loài thực vật ở ViệtNam. Trong đó, có 4.528 loài thực vật bậc thấp và 11.458 loài thực vật bậc cao. Trong số đó có 10 % số loài thực vật là đặc hữu.

89

Page 90: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Khu hệ động vật: cho đến nay đă thống kê được 307 loài giun tròn, 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất, 145 loài ve giáp, 113 loài bọ nhảy, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài ếch nhái, 840 loài chim, 310 loài và phân loài thú.

Trong hệ thống các khu bảo vệ vùng Đông Dương - Mã Lai của IUCN, Việt Nam được xem là nơi giàu về thành phần loài và có mức độ đặc hữu cao so với các nước trong vùng phụ Đông Dương. Động vật giới Việt Nam có nhiều dạng đặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim, 78 loài và phân loài thú đặc hữu. Riêng trong số 25 loài thú linh trưởng đă được ghi nhận thě ở Việt Nam có tới 16 loài, trong đó có 4 loài và phân loài đặc hữu của Việt Nam, 3 phân loài chỉ phân bố ở Việt Nam và Lào, 2 phân loài chỉ có ở vùng rừng hai nước Việt Nam - Campuchia.

b. Đa dạng loài trong hệ sinh thái đất ngập nước nội địa:

Các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam rất đa dạng về hệ thực vật cũng như hệ động vật, bao gồm các nhóm vi tảo, rong, các loài cây cỏ ngập nước và bán ngập nước, động vật không xương sống và cá.

- Vi tảo: đă xác định được có 1.438 loài tảo thuộc 259 chi và 9 ngành;

- Cho đến nay đă thống kê và xác định được 794 loài động vật không xương sống. Trong đó, đáng lưu ý là trong thành phần loài giáp xác nhỏ, có 54 loài và 8 giống lần đầu tiên được mô tả ở Việt Nam. Riêng hai nhóm tôm, cua (giáp xác lớn) có 59 loài thì có tới 7 giống và 33 loài (55,9% tổng số loài) lần đầu tiên được mô tả. Trong tổng số 147 loài trai ốc, có 43 loài (29,2% tổng số loài), 3 giống lần đầu tiên được mô tả, tất cả đều là những loài đặc hữu của Việt Nam hay vùng Đông Dương. Điều đó cho thấy sự đa dạng và mức độ đặc hữu của khu hệ tôm, cua, trai, ốc nước ngọt nội địa Việt Nam là rất lớn.

- Theo các dẫn liệu thống kê, thành phần loài cá các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam bao gồm trên 700 loài và phân loài, thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Riêng họ cá chép có 276 loài và phân loài thuộc 100 giống và 4 họ, 1 phân họ được coi là đặc hữu ở Việt Nam. Phần lớn các loài đặc hữu đều có phân bố ở các thủy vực sông, suối, vùng núi.

c. Đa dạng loài trong các hệ sinh thái biển và ven bờ:

Đặc tính của khu hệ sinh vật biển Việt Nam thể hiện rő ở đặc tính nhiệt đới, đặc tính hỗn hợp, đặc tính ít đặc hữu và đặc tính khác biệt bắc - nam. Trong vùng biển nước ta đă phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình và thuộc 6 vùng ĐDSH biển khác nhau, trong đó có hai vùng biển: Móng Cái - Đồ Sơn, Hải Vân - Vũng Tàu có mức độ ĐDSH cao hơn các vùng còn lại. Đặc biệt, tại vùng thềm lục địa có 9 vùng nước trồi có năng suất sinh học rất cao, kèm theo là các bãi cá lớn. Tổng số loài sinh vật biển đã biết ở Việt Nam có khoảng 11.000 loài, trong đó cá (khoảng 130 loài kinh tế) có 2.458 loài; rong biển có 653 loài; động vật phù du có 657 loài; thực vật phù du có 537 loài; thực vật ngập mặn có 94 loài; tôm biển có 225 loài...

Các nghiên cứu về biến động nguồn lợi đă cho thấy danh sách khu hệ cá biển của Việt Nam đến tháng 1/2005 là 2.458 loài, tăng 420 loài so với danh sách được lập năm 1985 (có 2.038 loài) và đã phát hiện thêm 7 loài thú biển mới.

90

Page 91: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Một số loài sinh vật mới được phát hiện trong thời gian gần đây ở Việt Nam Trong khoảng 10 năm trở lại đây, từ các kết quả điều tra cơ bản các vùng lãnh thổ khác nhau ở Việt Nam, một số loài mới được phát hiện và mô tả, trong đó nhiều chi, loài mới cho khoa học. Một số các nhóm sinh vật trước đây chưa được nghiên cứu, nay đă có những dẫn liệu bước đầu như nhóm giáp xác bơi nghiêng ở biển, dơi, kiến, ốc ở cạn...

Một số kết quả điều tra cơ bản gần đây về các loài quý hiếm cũng cho thấy quần thể loài Rái cá lông mũi - loài tưởng đã tuyệt chủng, nay lại thấy ở khu bảo tồn U Minh thượng (Kiên Giang). Các loài mới được phát hiện đă làm phong phú thêm cho sinh giới của Việt Nam, trong khi một số loài khác, đặc biệt các loài có giá trị kinh tế đã biết lại có xu hướng giảm số lượng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Đặc trưng đa dạng loài ở Việt Nam

- Số lượng các loài sinh vật nhiều, sinh khối lớn. Tính ra bình quân trên 1 km2 lãnh thổ Việt Nam có 4,5 loài thực vật, gần 7 loài động vật, với mật độ hàng chục nghìn cá thể. Đây là một trong những mật độ đậm đặc các loài sinh vật so với thế giới.

- Cấu trúc loài rất đa dạng. Do đặc điểm địa hěnh, do phân hóa các kiểu khí hậu, cấu trúc các quần thể trong nội bộ loài thường rất phức tạp. Có nhiều loài có hàng chục dạng sống khác nhau.

- Khả năng thích nghi của loài cao. Thích nghi của các loài được thực hiện thông qua các đặc điểm thích nghi của từng cá thể, thông qua chuyển đổi cấu trúc loài. Loài sinh vật ở Việt Nam nói chung có đặc tính chống chịu cao đối với các thay đổi của các yếu tố và điều kiện ngoại cảnh.

1.3. Đa dạng nguồn gen trong nông nghiệpTheo đánh giá của Jucovski (1970), Việt Nam là một trong 12 trung tâm nguồn

gốc giống cây trồng của thế giới. Mức độ ĐDSH của hệ thực vật cây trồng ở Việt Nam cao hơn nhiều so với dự đoán.

Nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi:

Ở Việt Nam, hiện nay đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp 16 nhóm các loài cây trồng khác nhau như cây lương thực chính, cây lương thực bổ sung, cây ăn quả, cây rau, cây gia vị, cây làm nước uống, cây lấy sợi, cây thức ăn gia súc, cây bóng mát, cây công nghiệp, cây lấy gỗ... với tổng số trên 800 loài cây trồng với hàng nghìn giống khác nhau. Có 3 nhóm cây trồng đang được nông dân sử dụng.

- Các giống cây trồng bản địa: Nhóm giống cây trồng này hiện nay đang chiếm vị trí chủ đạo đối với nhiều loại cây trồng. Trong số nhóm giống cây trồng này có những giống đă được nông dân sử dụng và lưu truyền hàng nghìn năm nay.

- Các giống cây trồng mới: Là những giống cây có khả năng cho năng suất cao và có một số đặc tính tốt khác như: phẩm chất nông sản tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao... được các nhà khoa học chọn lọc, lai tạo thành. Những năm gần đây các giống cây trồng được các nhà khoa học chọn lọc và lai tạo mới cũng như các loại giống cây trồng được nhập nội, trước khi đưa ra sản xuất rộng răi, được hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét công nhận như lúa: 156 giống; ngô: 47 giống; đậu tương: 22 giống; cao su: 14 giống; cà phê: 14 giống...

91

Page 92: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Các giống cây trồng được nông dân ở các tởnh biên giới trao đổi với nhau qua biên giới hoặc mua bán qua đường tiểu ngạch.

Hiện nay, Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia đang bảo tồn 12.300 giống của 115 loài cây trồng. Đây là tài sản quý của đất nước, phần lớn không còn trong sản xuất và trong tự nhiên nữa. Một bộ phận quan trọng của số giống này là nguồn gen bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ nước ta có.

Về vật nuôi, hiện nay Việt Nam có 14 loài gia súc và gia cầm đang được chăn nuôi chủ yếu bao gồm 20 giống lợn trong đó có 14 giống nội, 21 giống bò (5 giống nội), 27 giống gà (16 giống nội), 10 giống vịt (5 giống nội), 7 giống ngan (3 giống nội), 5 giống ngỗng (2 giống nội), 5 giống dê (2 giống nội), 3 giống trâu (2 giống nội), 1 giống cừu, 4 giống thỏ (2 giống nội), 3 giống ngựa (2 giống nội), bồ câu, hươu và nai (có khoảng 10 ngàn con hươu nai được nuôi trong toàn quốc).

Các loài được phân theo công dụng như sau :Bảng 4- Số lượng các loài cây trồng phổ biến ở Việt Nam

Số TT Nhóm cây Số loài1 Nhóm cây lương thực chính 412 Nhóm cây lương thực bổ sung 953 Nhóm cây ăn quả 1054 Nhóm cây rau 555 Nhóm cây gia vị 466 Nhóm cây làm nước uống 147 Nhóm cây lấy sợi 168 Nhóm cây thức ăn gia súc 149 Nhóm cây lấy dầu béo 4510 Nhóm cây lấy tinh dầu 2011 Nhóm cây cải tạo đất 2812 Nhóm cây dược liệu 18113 Nhóm cây cây cảnh 6214 Nhóm cây bóng mát 715 Nhóm cây cây công nghiệp 2416 Nhóm cây lấy gỗ 49

Tổng 802

Nguồn : Khoa học công nghệ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2005.

Đặc trưng đa dạng nguồn gen:

- Các biểu hiện của kiểu gen ở Việt Nam rất phong phú. Riêng kiểu gen cây lúa có đến hàng trăm kiểu hình khác nhau, thể hiện ở gần 400 giống lúa khác nhau.

- Các kiểu gen ở Việt Nam thường có nhiều biến dị, đột biến. Trong đó có những biến dị xảy ra dưới tác động của các yếu tố tự nhiên (sấm, chớp, bức xạ..), có những đột biến xảy ra do những tác nhân nhân tạo. Đây là một trong những nguồn tạo giống mới.

- ĐDSH gen ở Việt Nam chứa đựng khả năng chống chịu và tính mềm dẻo sinh thái cao của các kiểu gen.

92

Page 93: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

2. ĐDSH ở Lâm Đồng:2.1. Đa dạng HST:

a. Các HST trên cạn:

HST trên cạn ở Lâm Đồng bao gồm các HST rừng, HST nông nghiệp và HST đô thị, trong đó HST rừng chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất (61,5% diện tích tự nhiên) phân bố trên các đai cao khác nhau với các kiểu thảm thực vật rừng chính gồm: Rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao lá rộng lá kim, rừng lá kim, rừng lá rộng rụng lá, rừng tre hỗn giao với cây gỗ phân tán; rừng tre, trảng cây bụi và trảng cỏ.

b. Các HST đất ngập nước:

- Các HST có dòng chảy nhanh:

Chủ yếu là các thủy vực có dòng chảy như sông, suối; chiếm 2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh (khoảng 16.000 ha).

- Các HST có dòng chảy chậm và đất ngập nước:

Các HST có dòng chảy chậm hay không có dòng chảy gồm các các hồ chứa (xây dựng chủ yếu cho mục đích thủy điện như: Đa Nhim, Đại Ninh, Đan Kia - Suối Vàng,…; thủy lợi như: Đạ Tẻh, Di Linh,…; và kiến tạo cảnh quan như: Xuân Hương, Tuyền Lâm, Than Thở,...) và các hồ tự nhiên (như hồ Tiên). Các HST đất ngập nước là những vùng có nền đất bị ngập thường xuyên (bão hòa) hay ngập trong một phần thời gian. Hai khu đất ngập nước Bàu Chim và Bàu Sen của Cát Lộc - VQG Cát Tiên, với thảm thực vật chủ yếu là kiểu đồng cỏ ngập nước, là một trong những nơi sống quan trọng còn sót lại của loài Tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus) tại Việt Nam. Tổng diện tích vùng ngập của các HST có dòng chảy chậm và đất ngập nước chiếm trên 2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

2.2. Đa dạng loài:

a. Đa dạng loài trong các HST trên cạn:

a.1. Đa dạng loài thực vật:

Đã xác định được 3.490 loài thực vật rừng và 393 loài nấm, trong đó có 131 loài được nêu trong Sách Đỏ Việt Nam (SĐVN) 2007, 45 loài được liệt kê trong Danh lục đỏ IUCN 2006 và 43 loài được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

a.2. Đa dạng loài động vật:

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận có sự hiện diện của 86 loài thú, 686 loài côn trùng, 301 loài chim, 102 loài bò sát - lưỡng cư, trong đó rất nhiều loài nêu trong Danh lục đỏ IUCN 2006, SĐVN 2007 và Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

b. Đa dạng loài trong các HST đất ngập nước:

Đã xác định được 111 loài cá thuộc 20 họ trong 8 bộ, trong đó có 5 loài bị đe doạ cấp quốc gia nêu trong SĐVN. Đã thống kê được 257 loài thực vật phiêu sinh, 125 loài động vật phiêu sinh và 63 loài động vật đáy. Số lượng loài cá nước ngọt cũng như của các loài thủy sinh khác thường không được nghiên cứu và báo cáo đầy đủ trong khu vực Châu Á.

Tóm lại, sự đa dạng về các loài thực vật, động vật hoang dã ở Lâm Đồng là rất cao, đóng góp tỷ lệ lớn trong danh lục của cả nước thể hiện trong bảng dưới đây. Nếu

93

Page 94: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

được điều tra đầy đủ, chắc chắn số lượng các loài động, thực vật được ghi nhận ở Lâm Đồng sẽ còn phong phú hơn nhiều.

2.3. Đa dạng nguồn gen:

Lâm Đồng là tỉnh được đánh giá là có tính ĐDSH rất cao, chứa đựng một nguồn gen phong phú. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng đảm bảo sự phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước. Sự đa dạng gen trong các quần thể các loài động, thực vật là cần thiết giúp duy trì quần thể các loài trọng tâm, làm tăng khả năng phục hồi của các quần thể này trước những biến cố, bao gồm dịch bệnh từ các quần thể cây trồng vật nuôi, sự xâm lấn của các loài ngoại lai, và biến đổi khí hậu do hiệu ứng trái đất nóng lên đang xảy ra.

III. Giá trị của ĐDSH:1. Giá trị sinh thái và môi trườngCác hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài

người. Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trěnh địa hóa, thủy hóa (thủy vực): ôxy và các nguyên tố cơ bản khác như cacbon, nitơ, photpho. Chúng duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất, nước ở hầu hết các vùng trên trái đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm, thiên tai. Gần đây, khái niệm các dịch vụ của hệ sinh thái được đưa ra trên cơ sở các thuộc tính, chức năng của chúng được con người sử dụng.

2. Bảo vệ tài nguyên đất và nướcCác quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu

nguồn, đặc biệt thảm thực vật có thể làm giảm nhẹ mức độ hạn hán, lũ lụt cũng như duy trě chất lượng nước. Việc hủy hoại thảm rừng do khai thác gỗ, do khai hoang làm nông nghiệp, ngư nghiệp cũng như các hoạt động khác của con người trong quá trình phát triển kinh tế làm cho tốc độ xói mòn đất, sạt lở đất, hoang mạc hóa đất đai tăng lên rất nhanh. Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi càng gia tăng các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán... hoặc gây ô nhiễm môi trường đất và nước.

3. Điều hòa khí hậuQuần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu địa phương,

khí hậu vùng và cả khí hậu toàn cầu: tạo bóng mát, khuyếch tán hơi nước, giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt khi khí hậu lạnh giá, điều hňa nguồn khí ôxy và cacbonic cho môi trường trên cạn cũng như dưới nước thông qua khả năng quang hợp...

4. Phân hủy các chất thảiCác quần xã sinh vật, đặc biệt các loài nấm và vi sinh vật có khả năng hấp phụ,

hấp thụ và phân hủy các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải nguy hại khác.

5. Giá trị kinh tếTheo một số tài liệu, ĐDSH trên toàn cầu có thể cung cấp cho con người một

giá trị tương đương 33.000 tỷ USD/năm. Trong Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam (1995) cũng ước tính, hàng năm việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam có giá trị tương đương 2 tỷ USD.

94

Page 95: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Lấy số liệu thực của năm 2004, riêng hàng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam đã có giá trị 2 tỷ USD. Ngành nông - lâm nghiệp hiện đang quản lý nguồn tài nguyên rừng có giá trị vô cùng to lớn. Với giá khoảng 250 USD/m3 gỗ, thì hàng năm chỉ riêng mặt hàng gỗ làm nguyên liệu giấy, ĐDSH đă cho giá trị khoảng 1,5 - 3,5 tỷ USD. Đó là chưa kể hàng năm rừng đă cung cấp các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ đã có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD cho xuất khẩu và cũng khoảng đó cho tiêu dùng trong nước.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2003 ngành nông nghiệp đóng góp một tỷ lệ đáng kể trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): gần 21%, ngành lâm nghiệp chiếm tỷ lệ gần 1,1% và, ngành thủy sản chiếm tỷ lệ hơn 4% GDP.

Theo số liệu thống kê năm 1995, nhu cầu cây thuốc cho công nghiệp dược, mỹ phẩm hương liệu khoảng 20.000 tấn/năm. Hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu thuốc khoảng 10.000 tấn/năm trị giá khoảng 15-20 triệu USD.

Giá trị kinh tế của ĐDSH có thể nêu khái quát về các mặt sau đây:

- Giá trị được tính ra tiền do việc khai thác, sử dụng mua bán hợp lý các tài nguyên ĐDSH.

- ĐDSH đảm bảo cơ sở cho an ninh lương thực và phát triển bền vững của đất nước, đảm bảo các nhu cầu về ăn, mặc của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- ĐDSH cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản: mía đường, bông vải, cây lấy dầu, cây lấy sợi, thuốc lá, cói, hạt điều...

- ĐDSH góp phần nâng cao độ phě nhiêu của đất, qua đó làm tăng giá trị nông sản.

6. Giá trị xã hội và nhân văn:Trong các nền văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới, một số loài động vật

hoang dã được coi là biểu tượng trong tín ngưỡng, thần thoại hoặc các tác phẩm hội họa, điêu khắc. Sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên sinh vật đã hình thành các lễ hội của một số bộ tộc ít người như lễ hội săn bắn theo mùa, hoặc hình thành sự quản lý tài nguyên theo tính chất cộng đồng như vai trò của già làng, trưởng bản trong việc phân định phạm vi, mức độ khai thác, sử dụng tài nguyên đất và rừng.

Cuộc sống văn hóa của con người Việt Nam rất gần gũi thiên nhiên, các loài động, thực vật nuôi trồng hay hoang dã và các sản phẩm của chúng đã quen thuộc với mọi người dân, đặc biệt người dân sống ở vùng nông thôn và miền núi, như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phňng), lễ hội đua thuyền... Nhiều loài cây, con vật đă trở thành thiêng liêng hoặc vật thờ cúng đối với các cộng đồng người Việt như: gốc đa thiêng, đền thờ cá Ông ở các tỉnh miền Nam Trung bộ. Các khu rừng thiêng, rừng ma là những nét văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc miền núi. Nghề nhuộm chàm, dệt thổ cẩm, làm hương, làm hàng mỹ nghệ từ gỗ, tre nứa hay song mây là những sự gắn bó của đời sống văn hóa con người 

VI. Suy giảm ĐDSH và nguyên nhân.Tổng số các loài động - thực vật hoang dã trong thiên nhiên của nước ta đang bị

đe dọa hiện nay là 882 loài (được ghi trong Sách Đỏ năm 2007) tăng 161 loài so với lần xuất bản Sách Đỏ trước đây (năm 1992 - 1996).

95

Page 96: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Hiện có tới 9 loài động vật (Tê giác 2 sừng, Bò xám, Heo vòi, Cầy rái cá, cá Chép gốc, cá Chình Nhật, cá Lợ thân thấp, Hươu sao, cá Sấu hoa cà và 2 loài Lan hài được xem là đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên.

Nhiều loài sinh vật quý hiếm khác đã và đang bị giảm sút số lượng nghiêm trọng. Việc tăng nhanh độ che phủ của rừng là một tín hiệu tốt nhưng một nửa diện tích rừng tăng lên là rừng trồng và rừng phục hồi giá trị ĐDSH không cao. Trong khi đó rừng nguyên sinh không còn nhiều và vẫn tiếp tục bị suy giảm.

Các nguyên nhân suy thoái ĐDSH

1. Nguyên nhân trực tiếp:

a. Chiến tranh:

Chiến tranh không những là nguyên nhân trực tiếp mà còn là nguyên nhân sâu xa gây suy thoái ĐDSH. Trong giai đoạn 1945 đến 1990 nước ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh và 2 cuộc xung đột biên giới hết sức khốc liệt. Chỉ trong giai đoạn từ 1961 đến 1975, 13 triệu tấn bom và 72 triệu lít chất độc hoá học do Mỹ rải xuống chủ yếu ở miền Nam Việt Nam đã hủy diệt hàng triệu ha rừng (WB, 1995).

Chiến tranh đã gây biến động lớn về phân bố dân cư giữa các vùng, đồng thời một diện tích lớn đất rừng đã bị khai phá để trồng cây lương thực bảo đảm hậu cần tại chỗ cho quân và dân. Không những thế các loài động vật hoang dã còn bị đe doạ bởi các loại vũ khí do chiến tranh để lại sau đó.

b. Khai thác trái phép tài nguyên rạn san hô:

Rạn san hô ở Việt Nam nói chung đang ở trong tình trạng xấu và có nhiều bằng chứng cho thấy đây là những khu vực bị đe doạ cực kỳ nghiêm trọng. Một số rạn san hô bị phá hủy, chủ yếu là do sử dụng các phương pháp đánh bắt cá mang tính hủy diệt. Tất cả những phương pháp đánh bắt cá không chọn lọc đó sẽ giết chết hoặc làm tất cả các loài hoảng sợ.

c. Mở rộng đất làm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản:

Hiện tượng lấn chiếm đất để sản xuất và nuôi trồng thuỷ hải sản thường xảy ra đối với người nghèo và các hộ di cư tự do. Các khu rừng ngập mặn tại các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và nhiều tỉnh ven biển khác cũng là đối tượng khai phá làm đầm nuôi tôm của người dân địa phương, tuy nhiên, có không ít khu vực đầm nuôi đã bị hoang hoá do phương thức nuôi trồng không bền vững.

d. Khai thác gỗ

Trong giai đoạn từ năm 1986 - 1991, bình quân khai thác 3,5 triệu m3 gỗ/năm; giai đoạn 1992 - 1996 khoảng 1,5 triệu m3 gỗ/năm; Từ năm 1997 tới nay khoảng 0,35 triệu m3 gỗ/năm được khai thác theo kế hoạch từ rừng tự nhiên ở Việt Nam. Nạn khai thác gỗ trộm xảy ra ở nhiều nơi, kể cả trong các khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng càng làm cho tài nguyên rừng bị cạn kiệt nhanh chóng.

Nguyên nhân chính dẫn tới việc khai thác gỗ trái phép xảy ra nghiêm trọng và khó kiểm soát vì nhu cầu dùng gỗ trong nước và việc xuất khẩu ngày càng tăng trong khi trữ lượng gỗ ngày càng giảm.

e. Khai thác củi làm nhiên liệu:

96

Page 97: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Khai thác củi làm nhiên liệu có quy mô lớn và khó kiểm soát, đây cũng là mối đe dọa rất lớn đối với ĐDSH. Nhu cầu năng lượng từ củi chiếm tới 75% tổng nhu cầu năng lượng của đất nước, ước tính hàng năm có 22 - 23 triệu tấn nhiên liệu được khai thác từ rừng tự nhiên (RWEDP - Nghiên cứu tổng quan về nhiên liệu gỗ củi). Trước năm 1995, có khoảng 21 triệu tấn củi được khai thác hàng năm để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt gia đình, lượng củi nhiều gấp 6 lần lượng gỗ xuất khẩu hàng năm, bên cạnh đó còn có nạn đốt than. Khai thác củi và đốt than để bán còn là nghề kiếm sống khó thay thế của nhiều người ở vùng núi.

f. Khai thác, buôn bán lâm sản ngoài gỗ (kể cả động vật):

Rừng Việt Nam có khoảng 2.300 loài thực vật thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ như song, mây, lá nón, tre, nứa, và cây thuốc (khoảng 1000 loài) nhiều loài khác được khai thác để làm vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ, làm thuốc và xuất khẩu. Đặc biệt khu hệ động vật hoang dã có khoảng 70 loài thuộc các lớp chim, thú, bò sát bị khai thác thường xuyên để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Các hoạt động này đã gây ra nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài như bò xám, hổ, tê giác, voọc mũi hếch, voọc đầu trắng, sâm ngọc linh, lan hài đỏ, hài Việt Nam.

g. Đánh bắt cá:

Tại nhiều nơi vẫn còn tình trạng đánh bắt cá mang tính hủy diệt như dùng mìn, chất nổ, điện, thậm chí cả chất độc (Xyanua). Trai ngọc đã biến mất khỏi nhiều vùng biển phía Bắc. Việc khai thác các loài trên vẫn tiếp tục, mặc dù loài cá trích 5 đốm, bốn loài tôm hùm và hai loài bào ngư đã được liệt kê trong nhóm (hạng) dễ tổn thương.

h. Xây dựng cơ sở hạ tầng:

Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng nói trên thiếu quy hoạch và thiếu cơ sở khoa học có ảnh hưởng mạnh đối với ĐDSH. Chẳng hạn như việc xây dựng các tuyến đường giao thông xuyên qua các vùng rừng rộng lớn, các tuyến đường bộ đi qua vùng Đồng Tháp Mười, nối Hà Tiên với Cà Mau, đường dây điện 500Kv..., ít nhiều đã làm mất đi tính liên tục của vùng phân bố các loài, gây nhiễu loạn và làm suy thoái môi trường tự nhiên, chỉ tính riêng các hồ chứa nước được xây dựng hàng năm đã làm mất đi khoảng hàng ngàn ha rừng.

i. Các giống loài động vật, thực vật nhập nội:

Trong cơ cấu cây trồng, ở nhiều nơi số giống mới đã chiếm tới 70-80% và cho năng suất cao. Tuy nhiên, việc nhập nội nhiều giống mới một cách tràn lan, thiếu kiểm soát là nguy cơ tiềm tàng làm cho các giống bản địa bị mai một, như nhiều giống lúa cổ truyền của Việt Nam đã biến mất trong khi đó một số loài gây hại như ốc bươu vàng, trinh nữ đầm lầy, v.v... đã phát triển thành dịch, gây hại nghiêm trọng. Đó là do sự thiếu hiểu biết và sơ hở trong quản lý. Những loài nhập nội như Bạch đàn có thể có một số thuận lợi như dễ trồng, tăng trưởng nhanh, cho trữ lượng gỗ thu hoạch khá. Nhưng chúng hầu như không hỗ trợ gì cho ĐDSH và các loài hoang dã.

j. Cháy rừng:

Cháy rừng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ĐDSH. Ở nước ta có khoảng 6 triệu ha (chiếm 56%) diện tích rừng dễ bị cháy. Trung bình hàng năm (từ năm 1992 đến năm 2002) có khoảng 6.000 ha rừng bị cháy trong phạm vi toàn quốc. Các vùng

97

Page 98: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

rừng bị cháy nhiều nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, và Tây Bắc.

k. Ô nhiễm môi trường:

Các hoạt động của con người như phát triển công nghiệp và đô thị, khai khoáng, phát triển nông thôn và các làng nghề, các chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, phát thải từ các phương tiện giao thông và việc sử dụng các loại hoá chất trong nông nghiệp,v.v... đã gây ra ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất và trở thành nguyên nhân trực tiếp gây suy thoái ĐDSH.

l. Tập quán du canh:

Du canh là tập quán sản xuất nông nghiệp lạc hậu. Trong số 54 dân tộc ở nước ta có tới 50 dân tộc thiểu số với khoảng 9 triệu dân có tập quán du canh (Phạm Bình Quyền và các cộng sự, 1997).

2. Nguyên nhân sâu xa:

a. Gia tăng dân số và di cư:

Những thách thức về dân số của nước ta rất nghiêm trọng đối với các vấn đề về tài nguyên, môi trường và ĐDSH. Trung bình trong 10 năm qua (1989 - 1999) tỷ lệ tăng trưởng dân số là 1,7% năm. Tăng dân số vẫn ở mức cao trong khi tài nguyên đất, tài nguyên nước và các dạng tài nguyên khác đang có xu thế suy giảm.

Bên cạnh các đợt di dân theo kế hoạch, đã có nhiều đợt di dân tự do từ các tỉnh phía Bắc và bắc trung Bộ vào các tỉnh phía nam, nhất là vào các tỉnh cực nam trung bộ và Tây Nguyên đã gây ảnh hưởng rõ rệt đến ĐDSH ở các vùng này, kể cả các khu bảo tồn tại đó.

b. Sự nghèo đói:

Việt Nam được xếp loại là một trong những nước nghèo trên thế giới với gần 80% dân số sống ở nông thôn, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông lâm ngư nghiệp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Mối quan hệ giữa xoá đói giảm nghèo với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội là mối quan hệ nhân quả. Vì vậy xoá đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu của phát triển, là điều kiện để bảo vệ môi trường.

c. Chính sách kinh tế:

Chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô có ảnh hưởng sâu sắc ở quy mô lớn đến ĐDSH, đến diễn biến tài nguyên và chất lượng môi trường. Cùng với những chính sách phát triển kinh tế trong cơ chế thị trường, thì những tác động của nó gây nên suy thoái ĐDSH là không thể tránh khỏi

d. Hiệu lực thi hành pháp luật về môi trường:

Về phương diện quản lý Nhà nước, lực lượng kiểm lâm chưa đủ mạnh, chính sách đãi ngộ còn hạn chế, trang bị kỹ thuật yếu.

V. Bảo tồn ĐDSH.1. Một số thuật ngữ có liên quan:- Công ước CITES (Convention on International Trade in Endangered Species

of wild fauna and flora): Công ước về buôn bán quốc tế những loài động thực vật hoang dã nguy cấp.

98

Page 99: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

* Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004:

- Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

- Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo vệ.

- Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với khu rừng đặc dụng, có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm hại khu rừng đặc dụng.

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng.

- Phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để rừng phục hồi, tái sinh tự nhiên.

- Phân khu dịch vụ - hành chính của rừng đặc dụng là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của Ban quản lý rừng đặc dụng, các cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí.

- Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác. Lâm sản gồm gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

* Luật ĐDSH năm 2008:

- Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.

- Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.

- Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

- Hành lang ĐDSH là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh vật sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau.

- Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau.

- Quần thể sinh vật là một nhóm cá thể của cùng một loài sinh vật sinh sống và phát triển trong một khu vực nhất định.

99

Page 100: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn ĐDSH.

- Loài hoang dã là loài động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm sinh sống và phát triển theo quy luật.

- Loài bị đe dọa tuyệt chủng là loài sinh vật đang có nguy cơ bị suy giảm hoàn toàn số lượng cá thể.

- Loài bị tuyệt chủng trong tự nhiên là loài sinh vật chỉ còn tồn tại trong điều kiện nuôi, trồng nhân tạo nằm ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của chúng.

- Loài đặc hữu là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới.

- Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng.

- Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.

- Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.

- Nguồn gen bao gồm các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên.

- Phát triển bền vững đa dạng sinh học là việc khai thác, sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen, loài sinh vật và bảo đảm cân bằng sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Tri thức truyền thống về nguồn gen là sự hiểu biết, kinh nghiệm, sáng kiến của người dân địa phương về bảo tồn và sử dụng nguồn gen.

- Tiếp cận nguồn gen là hoạt động điều tra, thu thập nguồn gen để nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại.

- Vùng đệm là vùng bao quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với khu bảo tồn.

* Nghị định 82/2006/NĐ-CP:

- Nhập nội từ biển là đưa vào lãnh thổ Việt Nam mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES được khai thác từ vùng biển không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.

- Tái xuất khẩu là xuất khẩu mẫu vật đã được nhập khẩu trước đây.

- Môi trường có kiểm soát là môi trường có sự quản lý của con người nhằm mục đích tạo ra những loài thuần chủng hoặc những cây lai, con lai, đảm bảo các điều

100

Page 101: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

kiện để ngăn ngừa sự xâm nhập hoặc phát tán của động vật, thực vật, trứng, giao tử, hợp tử, hạt, mầm, gen, dịch bệnh ra ngoài hoặc vào trong môi trường đó.

- Trại nuôi sinh trưởng là nơi nuôi giữ con non, trứng của các loài động vật hoang dã từ tự nhiên để nuôi lớn, cho ấp nở thành các cá thể con trong môi trường có kiểm soát.

- Trại nuôi sinh sản là nơi nuôi giữ động vật hoang dã để sinh đẻ ra các thế hệ kế tiếp trong môi trường có kiểm soát.

- Cơ sở trồng cấy nhân tạo là nơi trồng, cấy từ hạt, hợp tử, mầm, ghép cành hoặc các cách nhân giống khác thực vật hoang dã trong môi trường có kiểm soát.

2. Các nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH (điều 4, Luật ĐDSH năm 2008):

2.1. Bảo tồn ĐDSH là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân.

2.2. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý ĐDSH với việc xóa đói, giảm nghèo.

2.3. Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.

2.4. Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.

2.5. Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.

3. Thực trạng Bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam.Để ngăn ngừa sự suy thoái ĐDSH, Việt Nam đã tiến hành công tác bảo tồn

ĐDSH khá sớm. Hai hình thức bảo tồn ĐDSH phổ biến được áp dụng ở Việt Nam là: Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) và bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu conservation).

3.1. Bảo tồn nội vi:

Bảo tồn nội vi bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Tuỳ theo đối tượng bảo tồn để áp dụng các hình thức quản lý thích hợp. Thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp.

Bảo tồn nội vi là hình thức bảo tồn chủ yếu ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Kết quả của phương pháp bảo tồn này thể hiện rõ rệt nhất là đã xây dựng và đưa vào hoạt động một hệ thống rừng đặc dụng.

3.1.1. Phân cấp và tiêu chí xác định khu bảo tồn:

Khu bảo tồn bao gồm:

a. Vườn quốc gia;

b. Khu dự trữ thiên nhiên;

c. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;

101

Page 102: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

d. Khu bảo vệ cảnh quan.

Phân khu chức năng và ranh giới khu bảo tồn:

Khu bảo tồn có các phân khu chức năng sau đây:

a. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;

b. Phân khu phục hồi sinh thái;

c. Phân khu dịch vụ - hành chính.

Vườn quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây:

1. Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;

2. Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

3. Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;

4. Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái.

Khu dự trữ thiên nhiên gồm có:

- Khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia;

- Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh.

Khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây:

a. Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;

b. Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn ĐDSH của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm mục đích bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn.

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh gồm có: a. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp quốc gia; b. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh.

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây:

a. Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

b. Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục.

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn ĐDSH của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm mục đích bảo tồn các loài hoang dã trên địa bàn.

Khu bảo vệ cảnh quan gồm có: 1) Khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia; 2) Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh.

102

Page 103: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây:

a. Có hệ sinh thái đặc thù;

b. Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên;

c. Có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn ĐDSH của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm mục đích bảo vệ cảnh quan trên địa bàn.

3.1.2. Hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam:

Việt Nam là một trong những nước sớm quan tâm đến vấn đề bảo tồn tài nguyên ĐDSH.

Ngày 7 tháng 7 năm 1962, Vườn quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn đầu tiên được thành lập ở miền Bắc. Thời gian đầu gọi là khu “rừng cấm” Cúc Phương, đây là khu bảo tồn thiên nhiên đối với hệ động thực vật trên núi đá vôi nằm tiếp giáp ở vùng sinh thái đồng bằng Bắc bộ và Tây Bắc.

Ở miền Nam, năm 1965, Phạm Hoàng Hộ và Phùng Trung Ngân đã đề nghị và được chính phủ Sài Gòn quyết định thành lập 10 khu bảo vệ vùng thấp: Côn Đảo, Châu Đốc, Bảo Lộc, Rừng cấm săn bắn Đức Xuyên (Buôn Ma Thuột), đảo Hoang Loan và Mũi Dinh. Vùng núi cao có 3 khu: Chư Yang Sin (2405m), Đỉnh Lang Bian (2183m) và Bạch Mã-Hải Vân (1450m). Theo số liệu của IUCN (1974) miền Nam Việt Nam có 7 khu bảo tồn với diện tích 753.050 ha (Cao Văn Sung- Hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên ở Việt Nam-1994).

Sau ngày thống nhất đất nước hệ thống các khu bảo tồn được dần dần mở rộng, bổ sung và hoàn thiện cả về quy mô diện tích, và hệ thống quản lý bảo vệ. Hệ thống các khu bảo tồn của Việt Nam hiện nay có 211 khu, bao gồm :

- Các khu bảo tồn rừng (Khu rừng đặc dụng) thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang quản lý 128 khu bảo tồn.

- Các khu bảo tồn biển do Bộ Thủy sản đề xuất 15 khu bảo tồn.

- Khu bảo tồn đất ngập nước do Bộ Tài nguyên và môi trường đề xuất 68 khu bảo tồn.

Các khu bảo tồn đất ngập nước và trên biển hiện mới chỉ đề xuất, nhưng chưa có quyết định phê duyệt chính thức.

Phân loại hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam:

T.T Loại Số lượng Diện tích (ha)1. Vườn Quốc gia 30 1.041.9562. Khu Bảo tồn thiên nhiên 60 1.184.3722.1. Khu dự trữ thiên nhiên 48 1.100.8922.2. Khu bảo tồn loài/sinh cảnh 12 83.4803. Khu Bảo vệ cảnh quan 38 173.764

Tổng cộng (Khu bảo tồn) 128 2.400.092

103

Page 104: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Nguồn: Số liệu thống kê đến 10/2011 - Cục Kiểm lâm và Viện Điều tra quy hoạch rừng .

Trong 128 khu bảo tồn rừng hiện nay có 30 Vườn quốc gia (VQG), 48 Khu dữ trữ thiên nhiên, 12 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, 38 khu bảo vệ cảnh quan, với tổng diện tích 2.400.092 ha, chiếm gần 7,24% diện tích tự nhiên trên đất liền của cả nước. Một số khu rừng nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm, các trường học cũng đã được thống kê vào trong hệ thống rừng đặc dụng, theo Luật bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi năm 2004.

Hê thống các khu rừng đặc dụng hiện có phân bố rộng khắp trên các vùng sinh thái toàn quốc. Tuy nhiên hệ thống các khu rừng đặc dụng hiện nay có đặc điểm là phần lớn các khu rừng đặc dụng đều có diện tích nhỏ, phân bố phân tán. Trong số 128 KBT có 14 khu có diện tích nhỏ hơn 1000 ha, chiếm 10,9%. Các khu có diện tích nhỏ hơn 10.000 ha là 52 khu, chiếm 40,6% các khu bảo tồn, bao gồm VQG 4 khu, 9 khu dữ trữ thiên nhiên, 9 khu bảo vệ loài, 30 khu bảo vệ cảnh quan. Chỉ có 12 khu có diện tích từ 50.000 ha trở lên. Nhiều khu bảo tồn còn bao chiếm nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư, ranh giới một số khu bảo tồn trên thực địa chưa rõ ràng, còn có tranh chấp, tính liên kết các khu yếu, chưa hình thành được các hành lang liên kết các khu bảo tồn nhỏ, có nhiều đặc điểm giống nhau ...

Trong nông nghiệp và lâm nghiệp, bảo tồn nguyên vị được hiểu là việc bảo tồn các giống loài cây trồng nông nghiệp và cây rừng được trồng tại đồng ruộng hay rừng trồng. Ngoài các khu bảo tồn, các hình thức bảo tồn dưới đây cũng đã được công nhận ở Việt Nam.

+ 5 khu Dự trữ sinh quyển quốc gia được UNESCO công nhận: Khu Cần giờ (Tp. Hồ Chí Minh), Khu Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước), Khu Cát Bà (Tp. Hải Phòng), khu ven biển Đồng bằng Sông Hồng (Nam Định và Thái Bình) và khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang.

+ 2 khu di sản thiên nhiên thế giới: Khu Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Khu Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình);

+ 4 khu di sản thiên nhiên của Asean: 4 VQG: Ba bể (Bắc Cạn), Hoàng Liên (Lào Cai), Chư Mom Rây ( Kon Tum) và Kon Ka Kinh ( Gia Lai)

+ 2 khu Ramsar: Vườn quốc gia Xuân Thủy, (tỉnh Nam Định) và VQG Cát Tiên).

Một số vấn đề tồn tại trong bảo tồn nội vi hiện nay:

- Hệ thống các khu bảo tồn có nhiều khu bảo tồn có diện tích nhỏ, tính liên kết yếu nên hạn chế đến các hoạt động bảo tồn trên phạm vi khu vực rộng.

- Ranh giới các khu bảo tồn phần lớn chưa được phân định rõ ràng trên thực địa, các hoạt động xâm lấn, vi phạm trong các khu bảo tồn còn xẩy ra.

- Nguồn ngân sách cho bảo tồn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước, các khu bảo tồn thuộc địa phương quản lý có nguồn ngân sách rất hạn chế cho các hoạt động bảo tồn, chưa có chính sách cụ thể để xã hội hóa công tác bảo tồn.

- Một số chính sách về khu bảo tồn còn thiếu, như chính sách đầu tư, quản lý vùng đệm...

104

Page 105: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Hệ thống phân hạng của Việt Nam đã được quy định trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và đã áp dụng trên thực tế. Tuy nhiên phân loại các khu rừng đặc dụng của Việt Nam so với hệ thống phân hạng của IUCN, 1994 có một số điểm chưa phù hợp: Hệ thống phân hạng của Việt Nam lẫn lộn giữa hạng và phân hạng: Khu bảo tồn loài/sinh cảnh là một hạng (category) trong hệ thống phân hạng 6 hạng của IUCN có mục tiêu quản lý khác nhau, không thể xếp vào phân hạng (Sub- category) của khu bảo tồn thiên nhiên được.

Chúng ta còn lẫn lộn trong việc sắp xếp các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên, cho VQG là quan trọng hơn về mặt bảo tồn. Do vậy trong một thời gian dài, vì thấy VQG được quan tâm và đầu tư nhiều hơn nên các tỉnh và thành phố đều muốn chuyển các khu bảo tồn của mình thành VQG. Nên trên thực tế nhiều VQG chưa đáp ứng được các mục tiêu về bảo tồn...

Do hệ thống phân chia và quan niệm có sự sai khác nên trong chính sách quản lý hiện nay chủ yếu vẫn là bảo vệ nghiêm ngặt, chưa gắn kết được quan điểm hiện đại về bảo tồn là vừa bảo tồn, vừa phát triển.

3.2. Bảo tồn ngoại vi ở Việt Nam:

Bảo tồn ngoại vi bao gồm các vườn thực vật (VTV), vườn động vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy... Các biện pháp gồm di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: i) nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên, ii) dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Tuy công tác bảo tồn ngoại vi còn tương đối mới ở Việt Nam, nhưng trong những năm qua, công tác này đã đạt được một số thành tựu nhất định.

- Bước đầu hình thành mạng lưới các VTV, vườn sưu tập, các lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, các vườn động vật trên toàn quốc và dần đi vào hoạt động ổn định hơn. Trong thực tế, hệ thống bảo tồn ngoại vi đã hỗ trợ tương đối hiệu quả cho công tác nghiên cứu, học tập về bảo tồn ĐDSH. Nhiều đề tài nghiên cứu thành công ở nhiều khía cạnh trong công tác bảo tồn ngoại vi ở các VTV và vườn động vật.

- Các VTV, lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, vườn cây thuốc và vườn động vật đã sưu tập được số lượng loài và cá thể tương đối lớn. Trong số đó, nhiều loài cây rừng bản địa đã được nghiên cứu và đưa vào gây trồng thành công; nhiều loài động vật hoang dã đã gây nuôi sinh sản trong điều kiện nhân tạo. Đặc biệt là các vườn cây thuốc chuyên đề hoặc các vườn cây thuốc trong các VTV đã đóng góp đáng kể trong công tác nghiên cứu dược liệu và gây trồng phát triển cây thuốc nam cung cấp nguyên liệu cho ngành dược.

- Bảo tồn ngoại vi đã đóng góp đáng kể cho bảo tồn nội vi đối với các loài động thực vật hoang dã đã và đang bị diệt chủng ngoài tự nhiên. Một số loài động thực vật hoang dã đã bị tiêu diệt trong tự nhiên đã được gây nuôi thành công như Hươu sao, Hươu xạ, Cá sấu hoa cà (động vật), thực vật có Sưa, Lim xanh…

- Bước đầu xây dựng được ngân hàng giống bảo tồn nguồn gen của các loài động thực vật, dự trữ lâu dài, hổ trợ cho công nghệ sinh học và phát triển nông lâm nghiệp v.v. Các hình thức bảo tồn ngoại vi chủ yếu hiện nay:

a. Các khu rừng thực nghiệm:105

Page 106: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Trong hệ thống phân loại mới rừng thực nghiệm, nghiên cứu khoa học được xếp thành một hạng nằm trong hệ thống quản lý các KBT. Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2006 đã xác định có 17 khu rừng thực nghiệm với diện tích 8.516 ha. Các khu rừng thực nghiệm bao gồm các vườn cây gỗ, vườn thực vật, vườn sưu tập cây rừng và các lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, Một số khu thực nghiệm điển hình như: Vườn cây gỗ Trảng Bom (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai): có 155 loài, thuộc 55 họ và 17 loài tre nứa, Thảo cầm viên Sài gòn với hơn 100 loài cây. Vườn cây gỗ của Trạm thí nghiệm Lâm sinh Lang Hanh (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), Vườn cây gỗ Mang Lin (thành phố Đà Lat), Vườn Bách thảo Hà Nội...

b. Vườn cây thuốc:

Theo số liệu điều tra của Viện Dược liệu năm 2000, Việt Nam có tới 3.800 cây thuốc thuộc khoảng 270 họ thực vật (Lã Đình Mỡi, 2001). Các loài cây thuốc phân bổ khắp trên các vùng sinh thái ở Việt Nam. Trong số đó, phần lớn các cây thuốc là mọc tự nhiên và khoảng 20% đã được gieo trồng. Từ năm 1988, công tác bảo tồn nguồn gen cây thuốc đã được triển khai. Tuy vậy, trong số 848 loài cây thuốc được xác định cần bảo tồn mới chỉ có 120 loài, dưới loài được bảo tồn trong các vùng và các cơ sở nghiên cứu. Hiện nay có rất nhiều vườn cây thuốc đã được thành lập, ngoài ra còn có hệ thống các vườn cây thuốc của các hộ gia đình làm nghề thuốc nam và thuốc bắc. Dưới đây là một số vườn cây thuốc hiện có:

Viện Dược liệu có trạm cây thuốc Sa Pa, sưu tập được 63 loài đang bảo quản các cây thuốc ở độ cao 1.500 m.

Trạm cây thuốc Tam Đảo bảo quản 175 loài, ở độ cao 900m.

Trạm cây thuốc Văn Điển (Hà Nội): 294 loài.

Vườn trường Đại học Dược Hà Nội: 134 loài.

Vườn Học Viện Quân Y: 95 loài.

Trung tâm giống cây thuộc Đà Lạt sưu tầm 88 loài và bảo quản ở độ cao 1500m.

Trung tâm Sâm Việt Nam bảo quản 6 loài. Ngoài ra, còn thu hạt một số cây thuốc để bảo quản ngắn hạn và trung hạn trong điều kiện nhiệt độ thấp.

c. Ngân hàng giống:

Việc lưu trữ nguồn giống cây trồng, vật nuôi mới được thực hiện ở một số cơ sở nghiên cứu. Hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam có 4 cơ quan có kho bảo quản lạnh: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ và Viện Cây lương thực và Thực phẩm. Các kho lạnh đều quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, mới đạt yêu cầu bảo quản ngắn hạn và trung hạn, chưa có kho đạt tiêu chuẩn bảo quản dài hạn.

Theo thống kê của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (2005), đến nay, ngân hàng gen cây trồng quốc gia đang bảo quản tại kho hơn 14.300 giống của 115 loài, gồm 3 ngân hàng gen:

- Ngân hàng gen hạt giống: 12.500 giống của 83 loài cây có hạt.

- Ngân hàng gen đồng ruộng: 1.720 giống của 32 loài cây sinh sản vô tính.

- Ngân hàng gen in vitro: bảo quản 102 giống khoai môn - sọ.

106

Page 107: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Tại 19 cơ quan mạng lưới của hệ thống bảo tồn quỹ gen cây trồng đang bảo tồn 5000 giống của 50 loài cây trồng và 3.340 kiểu gen (Genotype), 200 tiêu bản hạt của cây cao su. Đang xây dựng tập đoàn 300 kiểu gen, tư liệu hoá 2.000 kiểu gen cây cao su.

Một số vấn đề tồn tại đối với công tác bảo tồn ngoại vi ở Việt Nam:

Qua quá trình thực hiện công tác bảo tồn ngoại vi ở Việt Nam đã bộc lộ một số tồn tại đồng thời cũng là các thách thức, có thể nhóm thành các nhóm sau:

- Thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết. Hệ thống các VTV, vườn cây gỗ, lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng hiện có thường được quy hoạch, thiết kế chưa có hệ thống, chưa có tính chất chuyên đề, chuyên sâu hay đại diện cho từng vùng sinh thái và trên phạm vi toàn quốc. Các Vườn thú chủ yếu vẫn mang tính chất phục vụ tham quan, chưa chú ý tới công tác bảo tồn.

- Công tác sưu tập chưa chú ý tới các loài quý hiếm, các loài lâm sản ngoài gỗ, số lượng loài trong các vườn sưu tập còn ít, chưa có VTV nào vượt quá số lượng 500 loài (không kể các loài thực vật tự nhiên có sẵn trong quá trình quy hoạch).

- Việc đào tạo cán bộ bảo tồn ngoại vi rất hạn chế, nhất là cán bộ chuyên sâu về bảo tồn ngoại vi làm việc tại các VTV, vườn động vật và các trạm cứu hộ.

- Vấn đề bảo tồn ex situ chưa được quan tâm đúng mức trong các chủ trương chính sách về bảo tồn thiên nhiên. Cho đến nay mới chỉ có một số văn bản như: Quyết định 225/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp có nói đến VTV; Quyết định 86/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng tự nhiên Việt Nam đến năm 2020. Chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện các hoạt động bảo tồn ngoại vi.

Cho tới nay, việc đầu tư phát triển các VTV, vườn cây gỗ, lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, vườn động vật và các trạm cứu hộ chưa được thực sự chú ý. Chưa có chính sách để thu hút đầu tư từ các nguồn khác như các tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân, cộng đồng...

4. Bảo tồn và phát triển bền vững:4.1. Phát triển bền vững:

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau (Báo cáo Tương lai chung của chúng ta của Liên Hợp quốc-1987).

Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, bao gồm:

- Phát triển kinh tế: chú trọng đến tăng trưởng kinh tế và sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế…

- Phát triển xã hội: thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm…

- Bảo vệ môi trường: thực hiện xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên…

107

Page 108: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

Để đảm bảo sự phát triển bền vững, phải bảo tồn ĐDSH và biết cách sử dụng nó một cách bền vững. Đối với các loại tài nguyên sinh học là dạng tài nguyên có khả năng tái tạo được, điều quan trọng là tạo được sản lượng ổn định tối đa mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cơ sở. Sản lượng này hoàn toàn có hạn và không thể khai thác quá khả năng chịu đựng, nếu không muốn làm giảm năng suất trong tương lai.

Mục tiêu của bảo tồn thiên nhiên, quản lý ĐDSH và sử dụng bền vững các tài nguyên sinh học là ‘nhằm giữ được sự cân bằng tối đa giữa bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên và tăng cường chất lượng cuộc sống của con người.

4.2. Ảnh hưởng của các khu bảo tồn tới phát triển bền vững:

Như vậy tăng trưởng kinh tế ổn định, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái là những mục tiêu mà quá trình phát triển và bảo tồn đều muốn hướng tới và hổ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển. Với tổng diện tích các khu bảo tồn trên 2 triệu ha rừng, đây là nguồn tài nguyên ĐDSH rất lớn, không những là nơi lưu giữ, cung cấp các nguồn tài nguyên, mà còn là nơi hổ trợ, là hiện trường để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, hạn chế thiên tai...

- Bảo tồn hổ trợ phát triển cộng đồng xoá đói giảm nghèo. Nhiều khu bảo tồn của Việt Nam là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số. Đây là những vùng có tỷ lệ đói nghèo cao. Đối với những vùng xa xôi thì các KBT là nơi cung cấp nguồn cây thuốc, các loại lâm sản phụ, nguồn cung cấp nước sạch, giảm thiểu hiện tượng di cư bất hợp pháp v.v.

- Cung cấp và điều tiết nguồn tài nguyên nước: các khu bảo tồn là những khu rừng có độ che phủ cao, có tác dụng phòng hộ lớn, hạn chế lũ lụt và cung cấp nguồn nước cho các vùng hạ lưu...

- Góp phần phát triển nông nghiệp: Các khu bảo tồn là nơi lưu giữ và cung cấp nguồn gien để chuyển hoá thành các loài cây trồng, vật nuôi, đồng thời cũng là những nơi điều tiết nguồn nước và điều hoà khí hậu cho sản xuất và đời sống của người dân tại những vùng xung quanh các khu bảo tồn và vùng hạ lưu...

- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản: Với hệ thống các KBT đất ngập nước và rừng ngập mặn ven biển đang là môi trường thuận lợi để các loài thuỷ sản phát triển, cũng như là môi trường cho việc nuôi trồng và khai thác nguồn tài nguyên này như VQG Xuân Thuỷ, khu bảo tồn Thái Thuỵ...

- Phát triển du lịch: các khu bảo tồn, nhất là các Vườn quốc gia có điều kiện thuận lợi để tiếp cận đang là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước như VQG Phong Nha - Kẻ Bàng mỗi năm thu bình quân 5 tỷ đồng từ hoạt động du lịch...

- Bảo vệ môi trường: các khu bảo tồn là những bể hập thụ CO2 có hiệu quả để góp phần làm giảm hiệu ứng khí nhà kính, ngăn chặn sự biến đổi khí hậu toàn cầu một trong những vấn đề đang được tất cả các nước quan tâm...

Bảo tồn và phát triển bền vững ở đây là nói đến các hoạt động nhằm gìn giữ được ĐDSH về các mặt: cung cấp các nguyên vật liệu cần thiết, các giá trị về xã hội, văn hoá và các dịch vụ về sinh thái được khai thác và sử dụng bền vững và có hiệu quả cho cuộc sống của con người… Bảo tồn ĐDSH cũng bao gồm cả các hoạt động liên quan đến bảo tồn các loài, nguồn gen có trong mỗi loài và các sinh cảnh, các cảnh quan, thông qua việc bảo tồn các hệ sinh thái và việc khai thác một cách hợp lý các

108

Page 109: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

cây, con và cả các nguồn tài nguyên vi sinh vật để phục vụ cho cuộc sống của con người, cho đến việc sản xuất và phân phối các lợi nhuận có được từ các tài nguyên sinh vật. Do vậy để phát triển kinh tế ổn định cần phải quan tâm đến việc bảo vệ hệ thống các khu bảo tồn hiện có trên tất cả các mặt.

5. Bảo tồn và biến đổi khí hậu:5.1. Biến đổi khí hậu:Biến đổi khí hậu là biến đổi được quy trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động

của con người làm thay đổi nồng độ khí nhà kính trong khí quyển làm tăng hiệu ứng nhà kính gây biến đổi hệ thống khí hậu trái đất.

Thay đổi khí hậu do phát thải khí nhà kính qua hoạt động của con người ngày càng tăng. Nồng độ CO2 hiện nay đã cao hơn 30-35% so với nồng độ tự nhiên khoảng 10.000 năm về trước. Nhiệt độ bề mặt Trái đất đã tăng lên trung bình 0,60C so với thế kỷ 20 và dự kiến có thể tăng lên đến 1,4 –5,80C vào năm 2100, một mức chưa từng có trong khoảng 10.000 năm qua. Kết quả là lớp băng và tuyết sẽ chảy ra và mức nước biển đang dâng lên và chế độ khí hậu cũng thay đổi. Hậu quả do thay đổi khí hậu gây ra sẽ không đồng đều trên thế giới: hậu quả sẽ nghiêm trọng ở các vùng có vĩ độ cao, và ít hơn tại các vùng khác. Mức độ thay đổi khí hậu cũng sẽ tuỳ thuộc vào từng vùng khác nhau, tuy nhiên tất cả các vùng trên thế giới đều có thể bị tác động nhiều hay ít. Số loài sinh vật sẽ bị thay đổi, nhiệt độ mặt đất sẽ tăng lên, mực nước biển sẽ dâng cao, và các hệ thống sản xuất cơ bản như nông nghiệp và lâm nghiệp sẽ bị tác động đáng kể, tuy nhiên tính chất và phân bố của sự tác động đó sẽ xẩy ra như thế nào trong tương lai, chưa thể xác định trước được. Như vậy khí hậu thay đổi sẽ làm thay đổi một số nhân tố bao gồm:

- Nhiệt độ trái đất tăng lên- Mực nước biển dâng cao- Gây nên hiện tượng sa mạc hóa cục bộ hoặc trên diện rộng- Thay đổi chu trình thủy văn- Các quy luật thời tiết sẽ thay đổi như các hiện tượng mưa, nắng, lũ, lụt, gió bão...

Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới mà khí hậu đang biến đổi, mực nước biển đang dâng dần lên, dân số tăng nhanh, sự xâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều, các sinh cảnh đang co hẹp lại và phân cách nhau, sức ép của công nghiệp hoá, thương mại toàn cầu... Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng lớn đến việc quản lý các khu bảo tồn cũng như cuộc sống chung của nhân loại.

5.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH:

Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những ảnh hưởng lớn tới tự nhiên và xã hội, gây ra những tác động trực tiếp tới cuộc sống của con người. Biến đổi khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng tới việc bảo tồn ĐDSH cụ thể là:

- Một số loài sẽ bị biến mất, một số loài được ghi trong Sách Đỏ của IUCN, nhất là các loài Rất nguy cấp và Nguy cấp mà chỉ còn sống sót ở một địa điểm nhất định.

- Các hệ sinh thái, các sinh cảnh cần thiết cho các loài di cư, hoặc các loài nguy cấp có phân bố hẹp, các loài đặc hữu sẽ bị biến mất hoặc thu hẹp.

- Các hệ sinh thái bị biến đổi và phân mảnh: Do mực nước biển dâng cao nên một số địa điểm mà ở đó tập trung những chủng quần quan trọng mức quốc tế hay là

109

Page 110: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

những chủng quần của các loài có vùng phân bố hạn hẹp có thể bị biến mất hoặc bị chia cắt, phân mảnh, như các vùng đảo, vùng ven biển v.v.

- Một số khu bảo tồn cảnh quan có tầm quan trọng về kinh tế-xã hội, văn hóa và khoa học hoặc là đại diện, là độc nhất hay là có tầm quan trọng về tiến hoá hay cho các quá trình sinh học ở các đảo hoặc ven biển, cửa sông sẽ bị mất hoặc bị thu hẹp.

- Sự xâm nhập của các loài ngoại lai: do môi trường sống thay đổi tạo điều kiện cho các loài động thực vật ngoại lai xâm nhập, phát triển. Cùng với các hoạt động buôn bán, sự xâm nhập của các loài ngoại lai hiện đang là mối đe dọa lớn lên tính ổn định và đa dạng của các hệ sinh thái, chỉ sau nguy cơ mất sinh cảnh. Các đảo nhỏ và các hệ sinh thái thuỷ vực nước ngọt, các vụng ven biển là những nơi bị tác động nhiều nhất.

5.3. Tác dụng của hệ thống các khu bảo tồn đối với biến đổi khí hậu:

Hệ thống khu bảo tồn hiện nay không những là nơi bảo tồn tốt nhất các giá trị ĐDSH mà còn có góp phần quan trọng trong việc hạn chế sự biến đổi khí hậu cũng như những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu:

- Các khu bảo tồn là những bể hấp thụ khí CO2 khổng lồ để giảm hiệu ứng khí nhà kính một trong những nguyên nhân gây ra sự biến đổi khí hậu.

- Giảm ảnh hưởng của lũ lụt, chống xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ sản xuất và các công trình hạ tầng cơ sở.

- Hạn chế hiện tượng sa mạc hoá cục bộ hay trên diện rộng, một trong những ảnh hưởng đang diễn ra tương đối phổ biến ở các nước hiện nay.

- Góp phần điều hoà khí hậu trong vùng cũng như trên cả khu vực rộng lớn hơn...

Như vậy hệ thống các KBT không chỉ có tác dụng về mặt bảo tồn mà đáp ứng được nhiều mục tiêu như phát triển kinh tế xã hội, hạn chế ảnh hưởng của thay đổi khí hậu v.v. góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cuộc sống của con người, một trong những mục tiêu mà chúng ta đang nổ lực phấn đấu thực hiện.

5.4. Các giải pháp để bảo tồn ĐDSH trong sự biến đổi của khí hậu:

Để giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên ĐDSH một số biện pháp cần thiết phải áp dụng là:

- Hoàn thiện và cụ thể hoá các chính sách về bảo tồn ĐDSH để áp dụng.

- Có chính sách cụ thể để thu hút các thành phần trong xã hội tham gia vào bảo tồn ĐDSH.

- Thành lập các khu cứu hộ để bảo vệ các loài có nguyên cơ tuyệt chủng cao do sự biến đổi của khí hậu.

- Có các chương trình cụ thể để nâng cao nhận thức về bảo vệ ĐDSH cho cộng đồng cũng như các ngành, các cấp.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn ĐDSH và biến đổi khí hậu của trái đất v.v.

VI. Pháp luật về ĐDSH và bảo tồn ĐDSH:1. Những hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ và phát triển rừng:- Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.

110

Page 111: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép.

- Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng.

- Huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.

- Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng.

- Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép.

- Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp.

- Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng, trong rừng mới trồng, rừng non.

- Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang trái phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng.

- Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trái pháp luật.

- Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng.

- Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.

2. Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học (Điều 7, Luật ĐDSH):

- Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.

- Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.

- Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.

- Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

111

Page 112: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.

- Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.

- Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.

3. Phân nhóm thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (trích điều 2, nghị định 32/2006/NĐ-CP):

Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai  nhóm như sau:

- Nhóm I: nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ  tuyệt chủng cao.

Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I được phân thành:

+ Nhóm I A, gồm các loài thực vật rừng.

+ Nhóm I B, gồm các loài động vật rừng.

- Nhóm II: hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II được phân thành:

+ Nhóm II A, gồm các loài thực vật rừng.

+ Nhóm II B, gồm các loài động vật rừng.

4. Các phụ lục của công ước CITES (trích điều 2, nghị định 82/2006/NĐ-CP):

- Phụ lục I là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe doạ tuyệt chủng, nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại.

- Loài Phụ lục II là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng, nếu việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại những loài này không được kiểm soát.

- Phụ lục III là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã mà một nước thành viên của Công ước CITES yêu cầu nước thành viên khác của Công ước CITES hợp tác để kiểm soát việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.

5. Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH (điều 5, luật ĐDSH):

112

Page 113: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo đảm kiểm soát việc tiếp cận nguồn gen.

- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐDSH và quy hoạch bảo tồn ĐDSH; đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn ĐDSH của Nhà nước; bảo đảm sự tham gia của nhân dân địa phương trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH.

- Khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững ĐDSH.

- Phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn.

- Phát huy nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH.

6. Chính sách của Nhà nước về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (điều 3, nghị định 32/2006/NĐ-CP):

- Nhà nước đầu tư để quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại các khu rừng đặc dụng, các hoạt động cứu hộ đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị xử lý tịch thu.

- Hỗ trợ khắc phục thiệt hại do động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên gây ra cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở ngoài các khu rừng đặc dụng, các hộ gia đình, cá nhân đang cư trú  hợp pháp trong các khu rừng đặc dụng (được chính quyền cấp xã, nơi có rừng đặc dụng xác nhận) theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

7. Quy định về bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (điều 5, nghị định 32/2006/NĐ-CP):

- Những khu rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phân bố tập trung thì được đưa vào xem xét thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật.

 Đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm sinh sống ở ngoài các khu rừng đặc dụng phải được bảo vệ theo quy định của Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật.

 - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong khu rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại Nghị định này và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về bảo vệ môi trường.

 - Nghiêm cấm những hành vi sau đây:

113

Page 114: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

+ Khai thác thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; săn, bắn, bẫy, bắt, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái quy định tại Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật.

 + Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái với quy định tại Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật.

8. Quy định về khai thác thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ (điều 6, nghị định 32/2006/NĐ-CP):

- Khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I:

Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I chỉ được khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu phục vụ cho nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo), quan hệ hợp tác quốc tế.

 Việc khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn các loài đó trong tự nhiên và phải có phương án được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

- Khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II:

 + Khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II trong các khu rừng đặc dụng:

Chỉ được khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu phục vụ cho nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo), quan hệ hợp tác quốc tế.

Việc khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II trong các khu rừng đặc dụng không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn  các loài đó và phải có phương án được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

+ Khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II ngoài các khu rừng đặc dụng:

Thực vật rừng Nhóm II A ngoài các khu rừng đặc dụng chỉ được khai thác theo quy định tại Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Động vật rừng Nhóm II B ngoài các khu rừng đặc dụng chỉ được khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu phục vụ nuôi sinh sản), quan hệ hợp tác quốc tế.

Việc khai thác động vật rừng Nhóm II B ngoài các khu rừng đặc dụng không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn của các loài đó trong tự nhiên và phải có phương án được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đối với những khu rừng do các tổ chức trực thuộc Trung ương quản lý hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với những khu rừng do các tổ chức, cá nhân thuộc địa phương quản lý.

 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thủ tục, trình tự để phê duyệt phương án khai thác thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên.

9. Quy định về phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (điều 8, nghị định 32/2006/NĐ-CP):

114

Page 115: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Hoạt động trồng cấy nhân tạo thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, trồng cấy nhân tạo, nuôi sinh sản các loài thực vật hoang dã, động vật hoang dã nguy cấp.

- Khai thác, vận chuyển, cất giữ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo và sản phẩm của chúng phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển, trồng cấy nhân tạo, nuôi sinh sản các loài thực vật hoang dã, động vật hoang dã nguy cấp.

10. Quy định về chế biến, kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng (trích điều 9, nghị định 32/2006/NĐ-CP):

 - Nghiêm cấm chế biến, kinh doanh thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I A, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I B và Nhóm II B từ tự nhiên và sản phẩm của chúng vì mục đích thương mại (trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này).

 - Được phép chế biến, kinh doanh vì mục đích thương mại đối với các đối tượng sau:

 + Các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng có nguồn gốc nuôi sinh sản; các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II B là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước, không còn khả năng cứu hộ, thả lại môi trường. 

 + Thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I A là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước; thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II A từ tự nhiên, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc trồng cấy nhân tạo.

11. Quy định về xử lý các trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm xâm hại hoặc đe doạ tính mạng, tài sản của nhân dân (điều 11, nghị định 32/2006/NĐ-CP):

- Trong mọi trường hợp động vật rừng đe doạ xâm hại tài sản hoặc tính mạng của nhân dân; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải áp dụng trước các biện pháp xua đuổi, không gây tổn thương đến động vật rừng.

- Trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trực tiếp tấn công đe doạ đến tính mạng nhân dân ở ngoài các khu rừng đặc dụng, sau khi đã áp dụng các biện pháp xua đuổi nhưng không có hiệu quả thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) xem xét, quyết định cho phép được bẫy, bắn tự vệ để bảo vệ tính mạng nhân dân.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp chỉ đạo tổ chức việc bẫy, bắn động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm để tự vệ khi chúng trực tiếp tấn công đe doạ tính mạng nhân dân.

Đối với những động vật đặc biệt quý hiếm như: Voi (Elephas maximus), Tê giác (Rhinoceros sondaicus), Hổ (Panthera tigris), Báo hoa mai (Panthera pardus), Báo gấm (Neofelis nebulosa), Gấu (Ursus (Helarctos) malayanus; Ursus (Selenarctos) thibetanus), Bò Tót (Bos gaurus), Bò xám (Bos sauveli), Bò rừng (Bos javanicus), Trâu rừng (Bubalus arnee), phải báo cáo chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét;

115

Page 116: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

nếu không còn khả năng áp dụng được những biện pháp khác (xua đuổi, di chuyển đi vùng rừng khác…) để bảo vệ tính mạng nhân dân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép áp dụng biện pháp bẫy, bắn tự vệ, sau khi đã có sự đồng ý của Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường.   

Tổ chức được giao nhiệm vụ bẫy, bắn động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm để tự vệ khi chúng trực tiếp tấn công đe doạ tính mạnh nhân dân có trách nhiệm giữ nguyên hiện trường, lập biên bản để xử lý và báo cáo cấp trên trực tiếp trong thời gian không quá 5 ngày làm việc: 

+ Nếu động vật rừng đã bẫy, bắn bị chết hoặc bị thương không thể cứu chữa được thì lập biên bản bàn giao cho cơ quan nghiên cứu khoa học xử lý làm tiêu bản để phục vụ đào tạo nghiên cứu hoặc tổ chức tiêu huỷ bảo đảm làm sạch môi trường.

+ Nếu động vật rừng đã bẫy, bắn bị thương có thể cứu chữa thì chuyển cho cơ sở cứu hộ động vật rừng hoặc cơ quan kiểm lâm quản lý địa bàn để nuôi cứu hộ hồi phục, thả lại rừng.

+ Nếu động vật rừng đã bẫy, bắt khoẻ mạnh thì tổ chức thả ngay lại rừng được quy hoạch là rừng đặc dụng (khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia) phù hợp với môi trường sống của chúng.

Mọi trường hợp bẫy, bắn động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không đúng quy định tại Điều này đều bị coi là vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.

12. Quy định về thành lập cơ sở bảo tồn ĐDSH (điều 42, Luật ĐDSH 2008):

- Cơ sở bảo tồn ĐDSH được thành lập nhằm mục đích bảo tồn ĐDSH, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, bao gồm:

+ Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

+ Cơ sở cứu hộ loài hoang dã;

+ Cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

- Cơ sở có đủ các điều kiện sau đây được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:

+ Diện tích đất, chuồng trại, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu về nuôi, trồng, nuôi sinh sản loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;

+ Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp;

+ Năng lực tài chính, quản lý cơ sở bảo tồn ĐDSH.

- Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn ĐDSH gồm có:

+ Đơn đăng ký thành lập;

+ Dự án thành lập;

116

Page 117: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

+ Giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn ĐDSH.

- Chính phủ quy định cụ thể điều kiện nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, cứu hộ loài hoang dã, lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền, đăng ký thành lập, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn ĐDSH.

13. Quy định về trách nhiệm quản lý nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (điều 9, nghị định 82/2006/NĐCP):

- Cơ quan Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan Kiểm lâm tỉnh) có trách nhiệm quản lý, xác nhận năng lực sản xuất của các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (trừ các loài thuỷ sinh) quy định tại Nghị định này. Những địa phương không có cơ quan kiểm lâm thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện trách nhiệm này.

- Cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý, xác nhận năng lực sản xuất của các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thuỷ sinh. Những địa phương không có cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thì sở quản lý chuyên ngành về thuỷ sản thực hiện trách nhiệm này.

13. Quy định về điều kiện về trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES (điều 10, nghị định 82/2006/NĐCP):

- Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật phải có các điều kiện sau đây:

+ Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại nuôi.

+ Đăng ký trại nuôi sinh sản những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát.

+ Đăng ký trại nuôi sinh trưởng những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là việc nuôi sinh trưởng không ảnh hưởng tới việc bảo tồn loài đó trong tự nhiên.

+ Bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.

+ Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác con non, trứng từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, ấp nở nhằm mục đích thương mại phải được cơ quan quản lý quy định tại Điều 9 Nghị định này cho phép.

- Cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật phải có các điều kiện sau đây:

117

Page 118: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

+ Cơ sở được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài cây trồng và năng lực sản xuất của cơ sở trồng cấy nhân tạo.

+ Cơ sở trồng cấy nhân tạo phải được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận việc trồng cấy nhân tạo không ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.

+ Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật trồng cấy nhân tạo, chăm sóc cây trồng và ngăn ngừa dịch bệnh.

14. Quy định về xử lý tang vật là động vật rừng còn sống thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm trong nước (thông tư 90/2008/TT-BNN):

- Tang vật là động vật rừng còn sống thuộc nhóm IB được xử lý bằng một trong những biện pháp dưới đây:

+ Thả lại nơi cư trú tự nhiên.

+ Trong trường hợp động vật rừng bị thương, ốm, yếu cần cứu hộ thì chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ động vật.

+ Chuyển giao cho các cơ sở nghiên cứu khoa học (bao gồm cả cơ sở nghiên cứu nhân giống), giáo dục môi trường.

+ Bán cho các vườn thú, đơn vị biểu diễn nghệ thuật, cơ sở gây nuôi động vật hợp pháp theo quy định của pháp luật.

+ Tiêu huỷ các cá thể động vật rừng mang bệnh hoặc trong trường hợp không xử lý được bằng các biện pháp trên.

- Tang vật là động vật rừng còn sống thuộc Nhóm IIB được xử lý bằng một trong những biện pháp dưới đây:

+ Thả lại nơi cư trú tự nhiên.

+ Trong trường hợp động vật rừng bị thương, ốm, yếu cần cứu hộ thì chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ động vật.

+ Chuyển giao cho các cơ sở nghiên cứu khoa học (bao gồm cả cơ sở nghiên cứu nhân giống), giáo dục môi trường.

+ Bán cho các vườn thú; đơn vị biểu diễn nghệ thuật; cơ sở gây nuôi sinh sản động vật; tổ chức, cá nhân kinh doanh động vật rừng hợp pháp theo quy định của pháp luật.

+ Tiêu huỷ các cá thể động vật rừng mang bệnh hoặc trong trường hợp không xử lý được bằng các biện pháp trên.

15. Quy định về xử lý tang vật là động vật rừng còn sống thuộc loài nguy cấp nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phụ lục của công ước CITES (thông tư 90/2008/TT-BNN):

- Tang vật là động vật hoang dã còn sống thuộc Phụ lục I được xử lý như sau:

+ Trả lại nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu theo quy định của Công ước CITES.

+ Trong trường hợp bị thương, ốm, yếu cần cứu hộ thì chuyển cho Trung tâm cứu hộ động vật tại Việt Nam.

118

Page 119: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

+ Chuyển giao cho các cơ sở nghiên cứu khoa học (bao gồm cả cơ sở nghiên cứu nhân giống), giáo dục môi trường trong và ngoài nước.

+ Bán cho các vườn thú; đơn vị biểu diễn nghệ thuật; cơ sở gây nuôi sinh sản động vật đã được thành lập theo quy định pháp luật hiện hành.

+ Tiêu huỷ các cá thể động vật rừng mang bệnh hoặc trong trường hợp không xử lý được bằng các biện pháp trên.

- Tang vật là động vật hoang dã còn sống thuộc Phụ lục II được xử lý như sau:

+ Trả lại nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu theo quy định của Công ước CITES.

+ Trong trường hợp bị thương, ốm, yếu cần cứu hộ thì chuyển cho Trung tâm cứu hộ động vật tại Việt Nam.

+ Chuyển giao cho các cơ sở nghiên cứu khoa học (bao gồm cả cơ sở nghiên cứu nhân giống), giáo dục môi trường trong và ngoài nước.

+ Bán cho các vườn thú; đơn vị biểu diễn nghệ thuật; cơ sở gây nuôi sinh sản động vật; tổ chức, cá nhân kinh doanh động vật rừng hợp pháp theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân mua để xuất khẩu, thì việc xuất khẩu phải thực hiện theo quy định của Công ước CITES.

+ Tiêu huỷ các cá thể động vật rừng mang bệnh hoặc trong trường hợp không xử lý được bằng các biện pháp trên.

16. Quy định về xử lý tang vật là động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm đã chết hoặc bộ phận cơ thể, sản phẩm của chúng (thông tư 90/2008/TT-BNN):

- Tang vật là động vật rừng đã chết hoặc bộ phận của chúng thuộc nhóm IB được xử lý bằng một trong những biện pháp dưới đây:

+ Chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, cơ quan quản lý chuyên ngành, trung tâm cứu hộ loài đó để làm tiêu bản hoặc chuyển giao cơ sở y tế để nghiên cứu, bào chế thuốc.

+ Tiêu huỷ trong trường hợp tang vật mang bệnh hoặc không xử lý được bằng biện pháp trên.

- Tang vật là động vật rừng đã chết hoặc bộ phận của chúng thuộc nhóm IIB được xử lý bằng một trong những biện pháp dưới đây:

+ Chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, cơ quan quản lý chuyên ngành, trung tâm cứu hộ loài đó để làm tiêu bản hoặc chuyển giao cơ sở y tế để nghiên cứu, bào chế thuốc.

+ Bán cho các tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Tiêu huỷ trong trường hợp tang vật mang bệnh hoặc không xử lý được bằng các biện pháp trên.

17. Quy định về xử lý tang vật là động vật rừng thuộc loài nguy cấp đã chết nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phụ lục của công ước CITES (thông tư 90/2008/TT-BNN):

119

Page 120: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Tang vật thuộc Phụ lục I được xử lý như sau:

+ Trả lại nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu theo quy định của Công ước CITES.

+ Chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, cơ quan quản lý chuyên ngành, trung tâm cứu hộ loài đó để làm tiêu bản.

+ Tiêu huỷ trong trường hợp tang vật mang bệnh hoặc không xử lý được bằng các biện pháp trên.

- Tang vật thuộc Phụ lục II được xử lý như sau:

+ Trả lại nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu theo quy định của Công ước CITES.

+ Chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, cơ quan quản lý chuyên ngành, trung tâm cứu hộ loài đó để làm tiêu bản hoặc chuyển giao cho cơ sở y tế để nghiên cứu, bào chế thuốc.

+ Bán cho các tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân mua để xuất khẩu, thì việc xuất khẩu phải thực hiện theo quy định của Công ước CITES.

+ Tiêu huỷ trong trường hợp tang vật mang bệnh hoặc không xử lý được bằng các biện pháp trên.

18. Quy định về xử lý tang vật là động vật rừng thông thường (thông tư 90/2008/TT-BNN):

- Tang vật là động vật rừng thông thường còn sống được xử lý bằng một trong những biện pháp sau:

+ Thả lại nơi cư trú tự nhiên.

+ Bán cho các tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Tiêu huỷ trong trường hợp tang vật mang bệnh hoặc không xử lý được bằng các biện pháp trên.

- Tang vật là động vật rừng thông thường đã chết hoặc bộ phận cơ thể của chúng

+ Bán cho các tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Tiêu huỷ trong trường hợp tang vật mang bệnh hoặc không xử lý được bằng biện pháp trên.

120

Page 121: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

PHỤ LỤC

DANH MỤC THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

(Ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP

ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ)__________

NHÓM I: Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng

vì mục đích thương mại

I A. Thực vật rừng  

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

  NGÀNH THÔNG PINOPHYTA

1 Hoàng đàn Cupressus torulosa

2 Bách Đài Loan Taiwania cryptomerioides

3 Bách vàng Xanthocyparis vietnamensis

4 Vân Sam Phan xi păng Abies delavayi fansipanensis

5 Thông Pà cò Pinus kwangtungensis

6 Thông đỏ nam Taxus wallichiana (T. baccata wallichiana)

7 Thông nước (Thuỷ tùng) Glyptostrobus pensilis

121

Page 122: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

  NGÀNH MỘC LAN MAGNOLIOPHYTA

  Lớp mộc lan Magnoliopsida

8 Hoàng liên gai (Hoàng mù) Berberis julianae

9 Hoàng mộc (Nghêu hoa) Berberis wallichiana

10 Mun sọc (Thị bong) Diospyros salletii

11 Sưa (Huê mộc vàng) Dalbergia tonkinensis

12 Hoàng liên Trung Quốc Coptis chinensis

13 Hoàng liên chân gà Coptis quinquesecta

  Lớp hành Liliopsida

14 Các loài Lan kim tuyến Anoectochilus spp.

15 Các loài Lan hài Paphiopedilum spp.

 I B. Động vật rừng

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

  LỚP THÚ MAMMALIA

  Bộ cánh da Dermoptera

1 Chồn bay (Cầy bay) Cynocephalus variegatus

  Bộ khỉ hầu Primates

2 Cu li lớn Nycticebus bengalensis (N. coucang)

3 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus

4 Voọc chà vá chân xám Pygathrix cinerea

5 Voọc chà vá chân đỏ Pygathrix nemaeus

6 Voọc chà vá chân đen Pygathrix nigripes

7 Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus

8 Voọc xám Trachypithecus barbei (T. phayrei)

9 Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri

10 Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi

11 Voọc đen Hà Tĩnh Trachypithecus hatinhensis

12 Voọc Cát Bà (Voọc đen đầu vàng)

Trachypithecus poliocephalus

13 Voọc bạc Đông Dương Trachypithecus villosus (T. cristatus)

14 Vườn đen tuyền tây bắc Nomascus (Hylobates) concolor

15 Vượn đen má hung Nomascus (Hylobates) gabriellae

16 Vượn đen má trắng Nomascus (Hylobates) leucogenys

17 Vượn đen tuyền đông bắc Nomascus (Hylobates) nasutus

122

Page 123: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

  Bộ thú ăn thịt Carnivora

18 Sói đỏ (Chó sói lửa) Cuon alpinus

19 Gấu chó Ursus (Helarctos) malayanus

20 Gấu ngựa Ursus (Selenarctos) thibetanus

21 Rái cá thường Lutra lutra

22 Rái cá lông mũi Lutra sumatrana

23 Rái cá lông mượt Lutrogale (Lutra) perspicillata

24 Rái cá vuốt bé Amblonyx (Aonyx) cinereus (A. cinerea)

25 Chồn mực (Cầy đen) Arctictis binturong

26 Beo lửa (Beo vàng) Catopuma (Felis) temminckii

27 Mèo ri Felis chaus

28 Mèo gấm Pardofelis (Felis) marmorata

29 Mèo rừng Prionailurus (Felis) bengalensis

30 Mèo cá Prionailurus (Felis) viverrina

31 Báo gấm Neofelis nebulosa

32 Báo hoa mai Panthera pardus

33 Hổ Panthera tigris

  Bộ có vòi Proboscidea

34 Voi Elephas maximus

  Bộ móng guốc ngón lẻ Perissodactyla

35 Tê giác một sừng Rhinoceros sondaicus

  Bộ móng guốc ngón chẵn Artiodactyla

36 Hươu vàng Axis (Cervus) porcinus

37 Nai cà tong Cervus eldii

38 Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis

39 Mang Trường Sơn Muntiacus truongsonensis

40 Hươu xạ Moschus berezovskii

41 Bò tót Bos gaurus

42 Bò rừng Bos javanicus

43 Bò xám Bos sauveli

44 Trâu rừng Bubalus arnee

45 Sơn dương Naemorhedus (Capricornis) sumatraensis

46 Sao la Pseudoryx nghetinhensis

  Bộ thỏ rừng Lagomorpha

123

Page 124: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

47 Thỏ vằn Nesolagus timinsi

  LỚP CHIM AVES

  Bộ bồ nông Pelecaniformess

48 Gìa đẫy nhỏ Leptoptilos javanicus

49 Quắm cánh xanh Pseudibis davisoni

50 Cò thìa Platalea minor

  Bộ sếu Gruiformes

51 Sếu đầu đỏ (Sếu cổ trụi) Grus antigone

  Bộ gà Galiformes

52 Gà tiền mặt vàng Polyplectron bicalcaratum

53 Gà tiền mặt đỏ Polyplectron germaini

54 Trĩ sao Rheinardia ocellata

55 Công Pavo muticus

56 Gà lôi hồng tía Lophura diardi

57 Gà lôi mào trắng Lophura edwardsi

58 Gà lôi Hà Tĩnh Lophura hatinhensis

59 Gà lôi mào đen Lophura imperialis

60 Gà lôi trắng Lophura nycthemera

  LỚP BÒ SÁT REPTILIA

  Bộ có vẩy Squamata

61 Hổ mang chúa Ophiophagus hannah

  Bộ rùa Testudinata

62 Rùa hộp ba vạch Cuora trifasciata

 

NHÓM II: Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng

vì mục đích thương mạiII A. Thực vật rừng

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

   

NGÀNH THÔNG

 

PINOPHYTA

1 Đỉnh tùng (Phỉ ba mũi) Cephalotaxus mannii

2 Bách xanh (Tùng hương) Calocedrus macrolepis

3 Bách xanh đá Calocedrus rupestris

4 Pơ mu Fokienia hodginsii

5 Du sam Keteleeria evelyniana

124

Page 125: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

6 Thông Đà Lạt (Thông 5 Đà Lạt) Pinus dalatensis

7 Thông lá dẹt Pinus krempfii

8 Thông đỏ bắc (Thanh tùng) Taxus chinensis

9 Sa mộc dầu Cunninghamia konishii

  Lớp tuế Cycadopsida

10 Các loài Tuế Cycas spp.

  NGÀNH MỘC LAN MAGNOLIOPHYTA

  Lớp mộc lan Magnoliopsida

11 Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất) Panax bipinnatifidum

12 Tam thất hoang Panax stipuleanatus

13 Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam ) Panax vietnamensis

14 Các loài Tế tân Asarum spp.

15 Thiết đinh Markhamia stipulata

16 Gõ đỏ (Cà te) Afzelia xylocarpa

17 Lim xanh Erythrophloeum fordii

18 Gụ mật (Gõ mật) Sindora siamensis

19 Gụ lau Sindora tonkinensis

20 Đẳng sâm (Sâm leo) Codonopsis javanica

21 Trai lý (Rươi) Garcinia fagraeoides

22 Trắc (Cẩm lai nam) Dalbergia cochinchinensis

23 Cẩm lai (Cẩm lai bà rịa) Dalbergia oliveri

(D. bariensis, D. mammosa)

24 Giáng hương (Giáng hương trái to)

Pterocarpus macrocarpus

25 Gù hương (Quế balansa) Cinnamomum balansae

26 Re xanh phấn (Re hương) Cinnamomum glaucescens

27 Vù hương (Xá xị) Cinnamomum parthenoxylon

28 Vàng đắng Coscinium fenestratum

29 Hoàng đằng ( Nam hoàng liên) Fibraurea tinctoria (F. chloroleuca)

30 Các loài Bình vôi Stephania spp.

31 Thổ hoàng liên Thalictrum foliolosum

32 Nghiến Excentrodendron tonkinensis (Burretiodendron tonkinensis)

  Lớp hành Liliopsida

33 Hoàng tinh hoa trắng (Hoàng tinh cách)

Disporopsis longifolia

125

Page 126: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

34 Bách hợp Lilium brownii

35 Hoàng tinh vòng Polygonatum kingianum

36 Thạch hộc (Hoàng phi hạc) Dendrobium nobile

37 Cây một lá (Lan một lá) Nervilia spp.

 II B. Động vật rừng

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

  LỚP THÚ MAMMALIA

  Bộ dơi Chiroptera

1 Dơi ngựa lớn Pteropus vampyrus

  Bộ khỉ hầu Primates

2 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides

3 Khỉ mốc Macaca assamensis

4 Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis

5 Khỉ đuôi lợn Macaca leonina (M. nemestrina)

6 Khỉ vàng Macaca mulatta

  Bộ thú ăn thịt Carnivora

7 Cáo lửa Vulpes vulpes

8 Chó rừng Canis aureus     

9 Triết bụng vàng Mustela kathiah

10 Triết nâu Mustela nivalis

11 Triết chỉ lưng Mustela strigidorsa

12 Cầy giông sọc Viverra megaspila

13 Cầy giông Viverra zibetha

14 Cầy hương Viverricula indica

15 Cầy gấm Prionodon pardicolor

16 Cầy vằn bắc Chrotogale owstoni

  Bộ móng guốc chẵn Artiodactyla

17 Cheo cheo Tragulus javanicus

18 Cheo cheo lớn Tragulus napu

  Bộ gặm nhấm Rodentia

19 Sóc bay đen trắng Hylopetes alboniger

20 Sóc bay Côn Đảo Hylopetes lepidus

21 Sóc bay xám Hylopetes phayrei

22 Sóc bay bé Hylopetes spadiceus

126

Page 127: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

23 Sóc bay sao Petaurista elegans

24 Sóc bay lớn Petaurista petaurista

  Bộ tê tê Pholydota

25 Tê tê Java Manis javanica

26 Tê tê vàng Manis pentadactyla

  LỚP CHIM AVES

  Bộ hạc Ciconiiformes

27 Hạc cổ trắng Ciconia episcopus

28 Quắm lớn Thaumabitis (Pseudibis) gigantea

  Bộ ngỗng Anseriformes

29 Ngan cánh trắng Cairina scutulata

  Bộ sếu Gruiformes

30 Ô tác Houbaropsis bengalensis

  Bộ cắt Falconiformes

31 Diều hoa Miến Điện Spilornis cheela

32 Cắt nhỏ họng trắng Polihierax insignis

  Bộ gà Galiformes

33 Gà so cổ hung Arborophila davidi

34 Gà so ngực gụ Arborophila charltonii

  Bộ cu cu Cuculiformes

35 Phướn đất Carpococcyx renauldi

  Bộ bồ câu Columbiformes

36 Bồ câu nâu Columba punicea

  Bộ yến Apodiformes

37 Yến hàng Collocalia germaini

  Bộ sả Coraciiformes

38 Hồng hoàng Buceros bicornis

39 Niệc nâu Annorhinus tickelli

40 Niệc cổ hung Aceros nipalensis

41 Niệc mỏ vằn Aceros undulatus

  Bộ vẹt Psittaformes

42 Vẹt má vàng Psittacula eupatria

43 Vẹt đầu xám Psittacula finschii

44 Vẹt đầu hồng Psittacula roseata

45 Vẹt ngực đỏ Psittacula alexandri

127

Page 128: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

46 Vẹt lùn Loriculus verlanis

  Bộ cú Strigiformes

47 Cú lợn lưng xám Tyto alba

48 Cú lợn lưng nâu Tyto capensis

49 Dù dì phương đông Ketupa zeylonensis

  Bộ sẻ Passeriformes

50 Chích choè lửa Copsychus malabaricus

51 Khướu cánh đỏ Garrulax formosus

52 Khướu ngực đốm Garrulax merulinus

53 Khướu đầu đen Garrulax milleti

54 Khướu đầu xám Garrulax vassali

55 Khướu đầu đen má xám Garrulax yersini

56 Nhồng (Yểng) Gracula religiosa

  LỚP BÒ SÁT REPTILIA

  Bộ có vẩy Squamata

57 Kỳ đà vân Varanus bengalensis (V. nebulosa)

58 Kỳ đà hoa Varanus salvator

59 Trăn cộc Python curtus

60 Trăn đất Python molurus

61 Trăn gấm Python reticulatus

62 Rắn sọc dưa Elaphe radiata

63 Rắn ráo trâu Ptyas mucosus

64 Rắn cạp nia nam Bungarus candidus

65 Rắn cạp nia đầu vàng Bungarus flaviceps

66 Rắn cạp nia bắc Bungarus multicinctus

67 Rắn cạp nong Bungarus fasciatus

68 Rắn hổ mang Naja naja

  Bộ rùa Testudinata

69 Rùa đầu to Platysternum megacephalum

70 Rùa đất lớn Heosemys grandis

71 Rùa răng (Càng đước) Hieremys annandalii

72 Rùa trung bộ Mauremys annamensis

73 Rùa núi vàng Indotestudo elongata

74 Rùa núi viền Manouria impressa

  Bộ cá sấu Crocodylia

128

Page 129: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

75 Cá sấu hoa cà Crocodylus porosus

76 Cá sấu nước ngọt (Cá sấu Xiêm) Crocodylus siamensis

  LỚP ẾCH NHÁI AMPHIBIAN

  Bộ có đuôi Caudata

77 Cá cóc Tam Đảo Paramesotriton deloustali

  LỚP CÔN TRÙNG INSECTA

  Bộ cánh cứng Coleoptera

78 Cặp Kìm sừng cong Dorcus curvidens

79 Cặp kìm lớn Dorcus grandis

80 Cặp kìm song lưỡi hái Dorcus antaeus

81 Cặp kìm song dao Eurytrachelteulus titanneus

82 Cua bay hoa nâu Cheriotonus battareli

83 Cua bay đen Cheriotonus iansoni

84 Bọ hung năm sừng Eupacrus gravilicornis

  Bộ cánh vẩy Lepidoptera

85 Bướm Phượng đuôi kiếm răng nhọn Teinopalpus aureus

 

86 Bướm Phượng đuôi kiếm răng tù Teinopalpus imperalis

87 Bướm Phượng cánh chim chân liền Troides helena ceberus

88 Bướm rừng đuôi trái đào Zeuxidia masoni

89 Bọ lá Phyllium succiforlium

 

129

Page 130: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

CHUYÊN ĐỀ 7.

Quyết định số 09/2006/QĐ-BNV ngày 05/10/2006 của Bộ Nội vụvề việc ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các

ngạch công chức ngành Kiểm lâm.

Điều 1. Ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành kiểm lâm (có bản tiêu chuẩn nghiệp vụ kèm theo Quyết định này), gồm:

1. Kiểm lâm viên chính - Mã số ngạch 10.225

2. Kiểm lâm viên - Mã số ngạch 10.226

3. Kiểm lâm viên trình độ cao đẳng - Mã số ngạch 10.227

4. Kiểm lâm viên trung cấp - Mã số ngạch 10.228

5. Kiểm lâm viên sơ cấp - Mã số ngạch 10.229

Điều 2. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch Kiểm lâm là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức ngành Kiểm lâm.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Quyết định này thay thế Quyết định số 409/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành lâm

130

Page 131: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

nghiệp; bãi bỏ ngạch kiểm lâm viên chính (mã số 10.078), kiểm lâm viên (mã số 10.079) và kiểm lâm viên sơ cấp (mã số 10.080) thuộc Danh mục các ngạch công chức kèm theo Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và các ngạch viên chức.

Điều 5. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

131

Page 132: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤCÁC NGẠCH CÔNG CHỨC NGÀNH KIỂM LÂM(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2006/QĐ/BNV

ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

I. NGẠCH KIỂM LÂM VIÊN CHÍNH(tương đương ngạch Chuyên viên chính)

1. Chức trách: Là công chức chuyên môn nghiệp của ngành Kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan Kiểm lâm ở Trung ương hoặc ở địa phương tổ chức thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên phạm vi toàn quốc và cấp tỉnh.

2. Nhiệm vụ:- Chủ trì tổ chức triển khai và thực hiện một lĩnh vực trong công tác nghiệp vụ

chuyên môn bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Chủ trì xây dựng các phương án, chương trình, kế hoạch thuộc lĩnh vực công tác được phân công, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện.

- Tham gia xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao.

- Chủ trì và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với những vụ việc có quy mô lớn và có tính chất phức tạp.

- Chủ trì tổ chức và hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm và tham mưu đề xuất các biện pháp điều chỉnh, uốn nắn trong hệ thống ngành Kiểm lâm nhằm đảm bảo tổ chức chặt chẽ, có hiệu lực và hiệu quả.

- Thực hiện việc tham gia phối hợp nghiệp vụ với các cơ quan hữu quan (chấp hành pháp luật, nghiên cứu, quản lý...) khi triển khai thực hiện công tác bảo vệ và quản lý rừng trong phạm vi tỉnh, vùng, cả nước.

- Tham gia hoặc chủ trì tổ chức nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Biên soạn hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm, tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức Kiểm lâm.

- Nghiên cứu và phân tích các hoạt động của ngành Kiểm lâm trên toàn quốc và các tỉnh có diện tích rừng lớn, đề xuất các biện pháp tổ chức, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả công tác của ngành Kiểm lâm.

3. Tiêu chuẩn về phẩm chất:- Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói chung.

- Có tinh thần dũng cảm, mưu trí đấu tranh chống lâm tặc để bảo vệ rừng.

- Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.

- Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.

132

Page 133: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hoàn thành nhiệm vụ.

- Có tinh thần chí công vô tư, trung thực; có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân.

4. Tiêu chuẩn về năng lực.- Chủ trì và triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ bảo vệ rừng và quản

lý lâm sản.

- Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan hữu quan khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Thực hiện được việc hướng dẫn và kiểm tra công tác nghiệp vụ kiểm lâm cho các thành viên khác trong cơ quan.

- Có năng lực tổng hợp, khái quát các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của ngành Kiểm lâm để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.

- Có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học phục vụ công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

5. Tiêu chuẩn về trình độ.- Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên chuyên ngành Lâm nghiệp. Nếu tốt nghiệp

đại học chuyên ngành khác thì phải được bổ sung kiến thức về quản lý Lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

- Tốt nghiệp khoá đào tạo kiến thức quản lý Nhà nước và nghiệp vụ ngạch kiểm lâm viên chính.

- Thông thạo một trong năm ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) ở trình độ B. Hoặc sử dụng thành thạo một ngôn ngữ dân tộc thiểu số.

- Có thời gian giữ ngạch Kiểm lâm viên tối thiểu là 9 năm.

- Có công trình hoặc đề án liên quan đến công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã được cấp Bộ hoặc cấp tỉnh công nhận và đưa vào sử dụng có hiệu quả.

- Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.

II. NGẠCH KIỂM LÂM VIÊN(tương đương ngạch Chuyên viên)

1. Chức trách: Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc địa phương thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công.

2. Nhiệm vụ:- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng

và quản lý lâm sản.

133

Page 134: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Theo dõi, báo cáo kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi được phân công.

- Xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng, phát triển rừng và kinh doanh lâm sản.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trong địa bàn được phân công.

- Hướng dẫn xây dựng và giám sát việc thực hiện quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng trong địa bàn được phân công.

- Tham gia cùng địa phương và các lực lượng bảo vệ pháp luật khác phòng, chống các biểu hiện chặt, phá rừng trong địa bàn được phân công.

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo đúng nhiệm vụ được phân công, đúng thẩm quyền.

3. Tiêu chuẩn về phẩm chất:- Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói chung.

- Có tinh thần dũng cảm mưu trí đấu tranh với lâm tặc để bảo vệ rừng.

- Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.

- Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.

- Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hoàn thành nhiệm vụ.

- Có tinh thần chí công vô tư, trung thực. Có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân.

4. Tiêu chuẩn về năng lực.- Có khả năng độc lập chủ động làm việc.

- Thực hiện được công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra trong công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Tập hợp và tổ chức phối hợp được với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng giao tiếp ứng xử tốt khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.

- Tổ chức và phối hợp giải quyết được các vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật.

5. Tiêu chuẩn về trình độ.- Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên chuyên ngành Lâm nghiệp. Nếu tốt nghiệp

đại học chuyên ngành khác thì phải được bổ sung kiến thức về quản lý Lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

- Tốt nghiệp khoá bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch Kiểm lâm viên.

134

Page 135: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Thông thao một trong năm ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) ở trình độ B. Hoặc sử dụng một ngôn ngữ dân tộc thiểu số.

- Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.

III. KIỂM LÂM VIÊN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1. Chức trách: Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan Kiểm lâm địa phương thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công.

2. Nhiệm vụ cụ thể:- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng

và quản lý lâm sản.

- Theo dõi, báo cáo kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi được phân công.

- Xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng, phát triển rừng và kinh doanh lâm sản

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trong địa bàn được phân công.

- Hướng dẫn xây dựng và giám sát việc thực hiện quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng trong địa bàn được phân công.

- Tham gia cùng địa phương và các lực lượng bảo vệ pháp luật khác phòng, chống các biểu hiện chặt, phá rừng trong địa bàn được phân công.

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo đúng nhiệm vụ được phân công, đúng thẩm quyền.

3. Tiêu chuẩn về phẩm chất:- Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói chung.

- Có tinh thần dũng cảm mưu trí đấu tranh với lâm tặc để bảo vệ rừng.

- Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.

- Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.

- Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hoàn thành nhiệm vụ.

- Có tinh thần chí công vô tư, trung thực. Có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân.

4. Tiêu chuẩn về năng lực:- Thực hiện được công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra trong

công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

135

Page 136: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Tập hợp và tổ chức phối hợp được với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng giao tiếp ứng xử tốt khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.

- Tổ chức và phối hợp giải quyết được các vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật.

5. Tiêu chuẩn về trình độ.- Tốt nghiệp trình độ cao đẳng chuyên ngành Lâm nghiệp. Nếu tốt nghiệp cao

đẳng chuyên ngành khác thì phải được bổ sung kiến thức quản lý về Lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

- Tốt nghiệp khoá bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch Kiểm lâm viên.

- Thông thao một trong năm ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) ở trình độ A. Hoặc sử dụng một ngôn ngữ dân tộc thiểu số.

- Biết sử dụng vi tính văn phòng.

IV. KIỂM LÂM VIÊN TRUNG CẤP(tương đương ngạch Cán sự)

1. Chức trách: Là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành Kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan Kểm lâm cấp huyện thực hiện một số công việc thuộc lĩnh vực bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ:- Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng rừng của chủ rừng theo dự án quy hoạch,

quy trình kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thực hiện tuần tra, kiểm tra các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn được giao theo dõi.

- Tiến hành điều tra, thu thập tình hình và báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp về các hành vi hoạt động phá hoại rừng và buôn lậu lâm sản trên địa bàn được giao theo dõi.

- Tuyên truyền và tham gia vận động quần chúng nhân dân thực hiện các quy định về pháp luật về lâm nghiệp.

- Ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, lập biên bản, hồ sơ ban đầu về các vụ vi phạm, bảo vệ hiện trường, tang vật, phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép.

3. Tiêu chuẩn về phẩm chất:- Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói chung.

- Có tinh thần dũng cảm mưu trí đấu tranh chống lâm tặc để bảo vệ rừng.

- Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật trong thực thi công vụ.

136

Page 137: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Thận trọng trong công việc, không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.

- Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, luôn bám cơ sở, lắng nghe ý kiến của nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hoàn thành nhiệm vụ.

- Có tinh thần chí công vô tư, trung thực. Có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân.

4. Tiêu chuẩn về năng lực:- Độc lập thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, điều tra nắm tình hình về công tác quản

lý rừng, quản lý lâm sản, phá hoại rừng, buôn lậu lâm sản.

- Có phương pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia quản lý rừng, quản lý lâm sản.

- Thành thạo nghiệp vụ Kiểm lâm và quản lý lâm sản.

- Thành thạo các nguyên tắc, các thủ tục hành chính trong xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý rừng, quản lý lâm sản.

5. Tiêu chuẩn về trình độ.- Tốt nghiệp trung học chuyên ngành Lâm nghiệp.

- Qua lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch Kiểm lâm 3 tháng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

- Thông thao một trong năm ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) ở trình độ A. Hoặc sử dụng một ngôn ngữ dân tộc thiểu số.

- Biết sử dụng vi tính văn phòng.

V. KIỂM LÂM VIÊN SƠ CẤP(tương đương ngạch Nhân viên)

1. Chức trách: Là công chức thừa hành, kiểm tra và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể thuộc công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản do lãnh đạo giao trong phạm vi được phân công.

2. Nhiệm vụ:- Thực hiện theo dõi, kiểm tra chặt chẽ tài nguyên rừng, đất rừng trong phạm vi

được phân công.

- Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng rừng của các chủ rừng theo dự án, theo quy hoạch, quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thường xuyên thực hiện việc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát để phát hiện các hành động phá rừng, săn bắt chim thú rừng và vận chuyển lâm sản trái phép.

- Kiểm tra, phát hiện các hiện tượng sâu bệnh hại rừng, cháy rừng, tiến hành xử lý ban đầu và báo cáo lên cấp có thẩm quyền xem xét xử lý.

- Theo dõi việc sử dụng nương rẫy và đất rừng nhằm bảo vệ rừng tốt.

137

Page 138: I · Web view3. Được khai thác lâm sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản

- Ngăn chặn những hành động vi phạm về quản lý, khai thác rừng và lập biên bản hồ sơ ban đầu về các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Đo đếm, xác định khối lượng, quy cách, phẩm chất lâm sản và động vật rừng trong phạm vi được phân công.

- Giữ nguyên hiện trường, tang vật phạm pháp.

- Tham gia vận động nhân dân bảo vệ rừng và làm công tác phổ cập lâm nghiệp.

- Quản lý bổ sung các hồ sơ lâm bạ và vào sổ theo dõi diễn biến rừng.

3. Tiêu chuẩn về phẩm chất:- Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức nói chung.

- Có tinh thần dũng cảm mưu trí đấu tranh chống lâm tặc để bảo vệ rừng.

- Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật trong thực thi công vụ.

- Tuyệt đối chấp hành sự chỉ đạo về nghiệp vụ và phân công nhiệm vụ của cấp trên.

- Không lợi dụng danh nghĩa của ngành Kiểm lâm để mưu cầu lợi ích cá nhân.

- Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, bám dân, bám cơ sở, lắng nghe ý kiến của nhân dân để phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.

- Có tinh thần chí công vô tư, có đức tính trung thực.

- Có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân.

4. Tiêu chuẩn về năng lực:- Có khả năng độc lập thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, điều tra nắm tình hình về

công tác quản lý rừng, quản lý lâm sản, phá hoại rừng, buôn lậu lâm sản.

- Nắm được các nguyên tắc, các thủ tục hành chính trong xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý rừng, quản lý lâm sản.

- Tuyên truyền và vận động có hiệu quả nhân dân tham gia quản lý rừng, quản lý lâm sản.

5. Tiêu chuẩn về trình độ.- Tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Qua lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thúc về quản lý và phát triển rừng.

- Qua lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước và nghiệp vụ Kiểm lâm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

- Sử dụng được một ngôn ngữ của dân tộc thiểu số.

138