i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/thang08/13/van_dung_thi... · web viewbám sát...

189
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN TIẾN DŨNG VẬN DỤNG THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VÀO DẠY HỌC THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT Ở LỚP 10 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN) Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Viết Chữ

Upload: others

Post on 31-Dec-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN TIẾN DŨNG

VẬN DỤNG THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG

ĐẠI VÀO DẠY HỌC THƠ NÔM ĐƯỜNG

LUẬT

Ở LỚP 10 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN)

Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Viết Chữ

HÀ NỘI - 2014

Page 2: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

i

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời tri ân và biết ơn sâu sắc đến Thầy - Phó giáo sư

- Tiến sĩ Nguyễn Viết Chữ, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, động

viên, khích lệ em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa sau đại học,

Trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và

tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy trong Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo,

bạn bè, đồng nghiệp đang giảng dạy, công tác tại trường THPT Giao Thủy C,

trường THPT Quất Lâm, cũng như Sở giáo dục – Đào tạo tỉnh Nam Định, đã tạo

mọi điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập nghiên cứu để hoàn thành khóa học.

Xin cảm ơn những người thân yêu trong gia đình dành cho tôi sự quan tâm, chia

sẻ, động viên, khích lệ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để tôi hoàn

thành luận văn này.

Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Dũng

Page 3: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHSP : Đại học Sư phạm

GS : Giáo sư

NXB : Nhà xuất bản

PGS : Phó giáo sư

THPT : Trung học phổ thông

TS : Tiến sĩ

SGK : Sách giáo khoa

SGV : Sách giáo viên

Tr : Trang

Page 4: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 4 4. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5 5. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 6 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 6 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN..............................71.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................... 7 1.1.1. Vài nét về thi pháp học ................................................................................ 7 1.1.2. Đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam .......................................... 8 1.1.2.1. Hệ thống ưóc lệ trong văn học trung đại..................................................81.1.2.2. Thiên nhiên trong văn học trung đại.......................................................131.1.2.3. Quan niệm về không gian, thời gian.......................................................171.1.2.4. Quan niệm về con người.........................................................................201.1.3. Thơ Nôm Đường luật và quan niệm dạy học thơ Nôm Đường luật theo hướng vận dụng thi pháp ...................................................................................... 26 1.1.3.1. Thơ Nôm Đường luật..............................................................................261.1.3.2. Quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật........................................261.1.3.3. Đặc trưng của thơ Nôm Đường luật.......................................................301. 2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 34 1.2.1. Vai trò, vị trí của thơ Nôm Đường luật trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông ....................................................................................................... 34

Page 5: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

4

1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy học thơ Nôm Đường luật trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông ...................................................... 361.2.2.1. Thuận lợi.................................................................................................361.2.2.2. Khó khăn.................................................................................................36CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG THÍCH HỢP THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VÀO DẠY HỌC THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT Ở LỚP 10 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............................................ 382.1. Thực trạng dạy học thơ trung đại hiện nay....................................................382.1.1. Thực trạng dạy học thơ trung đại ở trường trung học phổ thông hiện nay 382.1.2. Thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 THPT hiện nay 412.1.2.1. Khảo sát tình hình dạy học tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở THPT 412.1.2.2. Kết quả khảo sát......................................................................................432.1.2.3. Nhận xét về thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT hiện nay 452.2. Biện pháp vận dụng thích hợp thi pháp văn học trung đại vào dạy thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông .......................................................... 492.2.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc.............................................................492.2.1.1. Bám sát thi pháp của thơ HánNôm Đường luật trung đại.......................492.2.1.2. Bám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại ............................................................................................................. 502.2.1.3. Đối chiếu các văn bản, phát hiện, khơi gợi, kích thích sự hình thành năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng ......................................................... 512.2.1.4. Tạo không khí tranh luận, đối thoại giữa các tổ, nhóm, cá nhân 542.2.2. Biện pháp vận dụng thích hợp thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ Nôm Đường luật ở chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT .................................... 562.2.2.1. Hướng dẫn học sinh xác định những nét tiêu biểu của thi pháp văn học trung đại liên quan đến tác phẩm ........................................................................ 562.2.2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội văn bản trên cơ sở thi pháp tác giả ......................................................................................................... 582.2.2.3. Hướng dẫn học sinh vượt rào cản ngôn ngữ thông qua hoạt động cắt nghĩa, chú giải ..................................................................................................... 722.2.2.4. Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để tìm hiểu về thi pháp được sử dụng trong tác phẩm ........................................................................................... 81

Page 6: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

5

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM.........................................................................84

3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................84

3.2. Yêu cầu thực nghiệm.....................................................................................84

3.3. Địa bàn, đối tượng và bài thực nghiệm.........................................................85

3.4. Thời gian và quy trình tiến hành thực nghiệm..............................................85

3.4.1. Thời gian thực nghiệm...............................................................................85

3.4.2. Quy trình tiến hành thực nghiệm................................................................86

3.5. Giáo án thực nghiệm.....................................................................................86

3.5.1. Yêu cầu chuẩn bị........................................................................................86

3.5.1.1. Đối với giáo viên.....................................................................................86

3.5.1.2. Đối với học sinh......................................................................................87

3.5.2. Giáo án thực nghiệm..................................................................................88

3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm.......................................................................98

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................101

1. Kết luận..........................................................................................................101

2. Khuyến nghị...................................................................................................103

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................104

PHỤ LỤC..........................................................................................................106

Page 7: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các bài thơ Nôm Đường luật ở THPT...............................................35

Bảng 2.1. Thống kê số câu hỏi thi pháp trong phần tìm hiểu bài của các bài thơ

Nôm Đường luật trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 chương trình cơ bản.........43

Bảng 2.2. Thống kê kết quả khảo sát giáo án......................................................43

Bảng 2.3. Thống kê kết quả phiếu khảo sát phương pháp dạy học

của giáo viên (15 giáo viên).................................................................................44

Bảng 3.1. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng..................................................85

Bảng 3.2. Thống kê kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh trong sự

so sánh, đối chứng................................................................................................99

Page 8: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việc dạy học các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đến nay vẫn còn là

một thách thức lớn đối với không chỉ người đứng lớp mà cả những nhà nghiên

cứu về phương pháp. Ở mảng văn học này tồn tại không ít những rào cản về văn

tự (cả Hán và Nôm), văn hóa, lịch sử…. trong mối tương quan với thời đại

chúng ta.

Văn học trung đại Việt Nam suốt một nghìn năm lịch sử trải qua các triều

đại phong kiến với bao truyền thống hiển hách dựng nước và giữ nước…Hơi

thở của dân tộc đọng lại trong từng câu chữ với bao vẻ đẹp hào sảng kết tinh ở

nhiều thể loại: Chiếu, Biểu, Hịch, Phú, Cáo, Văn tế và các thể tài văn xuôi khác

Mảng văn học này chiếm một vị trí đặc biệt trong nhà trường và rất cần

được dạy học một cách bài bản, sâu sắc bởi nó tác động đến từng học sinh theo

những cách riêng

Nhưng xác định rõ thi pháp của thời kỳ, giai đoạn này cũng như trào lưu

của từng tác giả, tác phẩm vẫn còn là cái gì đó chưa được chú ý một cách

nghiêm túc. Vì vậy công việc dạy học bộ phận văn học này gần như chưa đi

đúng được các vấn đề bản chất sâu sắc cần thiết.

Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt Nam. Đó là

những bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật (gồm cả những bài

thơ theo thể Đường luật hoàn chỉnh và cả những bài theo thể Đường luật phá

cách). Để dạy tốt những tác phẩm này, người dạy cần phải nắm rõ bản chất, đặc

trưng, thi pháp của thể thơ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tìm hiểu về thi pháp của

thơ Nôm Đường luật vẫn chưa được thực sự coi trọng trong quá trình dạy học ở

nhà trường phổ thông hiện nay.

Việc chuẩn bị từ sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.... Thậm

chí cả công việc đào tạo cho sinh viên trẻ về thi pháp văn học trung đại cũng

chưa được dụng công đến mức cần thiết. Việc dạy học các tác phẩm Hịch, phú,

cáo và đặc biệt là thơ ca còn tồn tại nhiều điều bất cập. Vì vậy ở luận văn này

chúng tôi hướng sự chú ý đến việc “Vận dụng thi pháp văn học trung đại vào

Page 9: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

2

dạy học thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 - Trung học phổ thông.”

Nhà trường Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI đang khẩn trương

hiện đại hóa hướng đi, phương pháp vào với từng môn học để hội nhập khu vực

và quốc tế, vừa để giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc thì ở văn học trung đại đã

bảo tồn được sâu sắc bản sắc riêng về văn hóa dân tộc.

Đặc biệt trong chương trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng

phát huy năng lực cho người học như hiện nay thì việc cung cấp những kiến

thức nền tảng cho học sinh là rất thiết yếu để các em học sinh có thể chủ động

lĩnh hội khám phá tri thức một cách có sáng tạo. Vì vậy việc vận dụng thi pháp

vào dạy thơ Nôm Đường luật cũng là một hướng đổi mới để các em học sinh có

thể tự nghiên cứu, tìm hiểu được nhiều những tác phẩm thơ Nôm Đường luật

không đưa vào giảng dạy trong nhà trường.

2. Lịch sử nghiên cứu

Dạy học hiện đại phải đi từ khái quát đến cụ thể. Nếu không giải quyết được

cái khái quát thì khi gặp cái cụ thể ta không giải quyết được. Việc nghiên cứu

thi pháp và vận dụng sâu sắc thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ Nôm

Đường luật đang đặt ra những vấn đề có thể nói là rất cấp thiết, vận dụng thi

pháp vào dạy thơ Nôm Đường luật trong nhà trường hiện nay còn nhiều hạn

chế. Bởi lẽ văn học trung đại đã được đưa vào học tập trong nhà trường phổ

thông từ nhiều năm nay, ở cả cấp THCS và cấp THPT. Và ở trường phổ thông

cũng đã dành một thời lượng nhất định để định hướng tìm hiểu một số tác phẩm

nhất định. Tuy nhiên vấn đề vận dụng thi pháp vào trong giảng dạy thì còn

nhiều hạn chế. Các tác giả đã từng nghiên cứu về thi pháp văn học trung đại

phải kể đến Trần Đình Sử với “Thi pháp văn học trung đại” và “Mấy vấn đề về

thi pháp văn học trung đại Việt Nam.” Trong các công trình của mình, có thể

nói Trần Đình Sử là người hệ thống và vận dụng lí thuyết thi pháp một cách

công phu, bài bản nhất ở cả ba phương diện: Không gian, thời gian, ngôn ngữ.

Nhưng đi sâu vào từng tác phẩm của từng tác giả, phát hiện được những nét riêng

trong cá tính sáng tạo của họ thì như còn để ngỏ.

Page 10: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

3

Nguyễn Đăng Na có “Văn học trung đại Việt Nam tập 1, 2” nhưng cũng chủ

yếu hệ thống sắp xếp lại những thành tựu trước đó của ông. Còn Lã Nhâm Thìn

với “Thơ Nôm Đường luật” thì trong đó tác giả cũng chủ yếu đi sâu phân tích

nội dung các bài thơ mà ít chú ý dến phương pháp. Với Bùi Văn Nguyên và Hà

Minh Đức thì lại đi sâu vào hình thức cổ thể của thơ ca Việt Nam. Trần Nho

Thìn thì chủ yếu khẳng định sự đóng góp của Trần Đình Hượu với văn hóa dân

tộc mà cũng ít chú ý đến thi pháp của văn học.…. Bên cạnh các công trình

nghiên cứu còn phải kể đến các bài báo, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

quan tâm tìm hiểu đến văn học trung đại và thi pháp của văn học trung đại.

Nhìn chung các tác giả nghiên cứu đã đưa ra nhiều phương pháp khác nhau

để tìm hiểu nghiên cứu về thi pháp văn học trung đại nói chung và thi pháp của

thơ Nôm Đường luật nói riêng. Tuy nhiên việc nghiên cứu vận dụng thi pháp

của văn học trung đại vào giảng dạy thì thực sư chưa được quan tâm, đặc biệt là

việc vận dụng thi vào dạy những bài thơ Nôm Đường luật ở chương trình Ngữ

Văn 10 THPT.

Ở nước ngoài đặc biệt là ở phương Tây vấn đề vể thi pháp đã được tìm hiểu

và nghiên cứ khá sớm nên họ đã hình thành cả một bộ môn thi pháp học để

nghiên cứu về thi pháp trong sáng tác. Thuật ngữ thi pháp học (poetika) đã được

Aristote đề cập đến cách đây hơn hai nghìn năm, đó là công trình tổng kết kinh

nghiệm về nghệ thuật kịch thời Hi Lạp cổ đại, nó làm nên một học thuyết về

nguyên tắc mô phỏng, miêu tả các loại và thể, các hình thức thơ ca mà người Hi

Lạp tiếp nhận. Nó là một trình khoa học có ảnh hưởng sâu, rộng đến văn hóa

Châu Âu thời cổ đại, thời phục hưng và cho đến thế kỷ XVIII- XIX.

Cuối thế kỷ XIX, trên thế giới lại mới quan tâm đến vấn đề thi pháp, lúc

này họ nhìn văn hóa nghệ thuật theo một quy luật sáng tác riêng. Các công trình

thi pháp học tiêu biểu phải kể đến như M. Bakhtin cho xuất bản cuốn “Mấy vấn

đề sáng tác Dostoievki” và sau này là “Mấy vấn đề thi pháp Dostoievki”.

Khrapchenco cũng đã tổng kết thi pháp học lịch sử như là khuynh hướng nổi bật

của nghiên cứu văn học Liên Xô từ năm 1959.

Ở nước ta vấn đề thi pháp cũng đã dược manh nha từ những năm đầu thế kỷ XX

Page 11: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

4

tuy nhiên phải đến những năm cuối thế ky XX thì thi pháp mới được nhìn nhận

như một bộ môn nghiên cứu thực sự và bộ môn thi pháp học mới được chính thức

ra đời để đưa vào học tập, nghiên cứu, giảng dạy. Người có công lớn đưa thi pháp

học đến Việt Nam chính là Giáo sư Trần Đình Sử một người đã có nhiều năm bỏ

công sức để nghiên cứu về vấn đề thi pháp. Cho đến nay vấn đề thi pháp đã được

nhìn nhận như một bộ môn khoa học nghiên cứu thực thụ. Nhưng những công trình

nghiên cứu của các nhà khoa học còn mang nặng tính hàn lâm, kinh viện mà ít chú

trọng đi vào ứng dụng trong thực tế giảng dạy.

Tuy nhiên đi vào tìm hiểu thực tế trong quá trình giảng dạy các tác phẩm

văn học nói chung và tác phẩm văn học trung đại nói riêng thì hầu hết các thầy cô

giáo và các em học sinh cũng chưa quan tâm nhiều đến vấn đề thi pháp mà

người dạy cũng như người học mới chỉ chú trọng vào nội dung được thể hiện

trong rác phẩm cũng như một vài bút pháp nghệ thuật tiêu biểu. Thậm chí với

một số người khái niệm thi pháp còn rất xa lạ và họ coi đó là công việc của các

nhà nghiên cứu. Ở phạm vi nghiên cứu của đề tài này tác giả cũng chỉ dám đề cập

đến việc vận dụng thi pháp vào trong thực tế giảng dạy một vài bài thơ Nôm

Đường luật cụ thể trong chương trình Ngữ Văn THPT.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Từ cơ sở của thi pháp học nói chung và thi pháp văn học trung đại nói riêng

để có những vận dụng linh hoạt vào việc giảng dạy thơ Nôm Đường luật ở

chương trình THPT. Vì thế khi thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm hướng tới

những nhiệm vụ và mục đích sau:

Góp phần giải quyết một trong những vấn đề trọng tâm của việc đổi mới

phương pháp dạy học văn hiện nay: Tổ chức hoạt động dạy học tác phẩm văn

chương trong chương trình THPT.

– Nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề vận dụng thi pháp vào giảng dạy, chú ý đến

những ưu thế và tính khả thi của hướng đi này trong việc vận dụng vào thực tế

dạy học bộ môn Ngữ văn, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn

Page 12: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

5

trong nhà trường phổ thông hiện nay.

– Tác giả cũng xin được đề xuất một quy trình, cách thức tổ chức hoạt động dạy

học theo hướng vận dụng thi tháp và thử nghiệm vận dụng thi pháp vào thực tế

giảng dạy khi tiến hành dạy học một số bài thơ Nôm Đường luật ở chương trình

Ngữ văn ở bậc THPT ...

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về thi pháp học nói chung và thi pháp văn

học trung đại nói riêng, chúng tôi đã tìm hiểu, đối chiếu để vận dụng thi pháp

văn học trung đại vào dạy thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 THPT nhằm giải quyết

một cách tốt nhất hướng tiếp cận các tác phẩm thơ Nôm Đường bằng các biện

pháp thích hợp nhất để đạt hiệu quả tối ưu theo định hướng dạy học đọc - hiểu

văn văn bản như hiện nay.

4. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu

Với tính chất bước đầu, luận văn giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu

như sau:

– Cơ sở lí luận của phương pháp dạy học vận dụng thi pháp và hoạt động dạy

học văn theo hướng vận dụng thi pháp.

– Vận dụng phương pháp dạy học vận dụng thi pháp vào việc tổ chức hoạt

động dạy học một số bài thơ Nôm Đường luật trong chương trình Ngữ văn lớp

10 THPT.

5. Giả thuyết khoa học

Nếu nắm vững thi pháp văn học trung đại và có những biện pháp vận dụng thích

hợp vào quy trình dạy học thơ Nôm Đường luật thì hiệu quả giờ học sẽ cao hơn.

6. Phương pháp nghiên cứu .

Để nghiên cứu vấn đề mà luận văn đặt ra, trong quá trình thực hiện, người

viết đã kết hợp, vận dụng linh hoạt phương pháp nghiên cứu lí thuyết và phương

pháp nghiên cứu thực nghiệm, cụ thể là:

– Phương pháp phân tích, tổng hợp

– Phương pháp điều tra, khảo sát

– Phương pháp so sánh

Page 13: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

6

– Phương pháp thực nghiệm

– Phương pháp thống kê

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

– Đề tài góp phần khẳng định ưu điểm của phương pháp dạy học vận dụng thi

pháp – một phương pháp có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo

của học sinh trong quá trình dạy học nói chung và phù hợp với đặc trưng của

việc dạy học văn nói riêng trên con đường hiện thực hoá luận điểm cơ bản của

việc dạy học văn hiện nay: học sinh là bạn đọc sáng tạo.

– Trên cơ sở đó, bước đầu xây dựng quy trình của phương pháp dạy học vận

dụng thi pháp vào những giờ dạy học văn cụ thể ở trường THPT, góp thêm một

tiếng nói mới, một cách nhìn mới trong nỗ lực tìm kiếm cách thức đổi mới

phương pháp dạy học hiện nay.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận

văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Thực trạng và biện pháp vận dụng thích hợp thi pháp văn học

trung đại vào dạy học thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 Trung học phổ thông

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Page 14: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Vài nét về thi pháp học

Thi pháp học là bộ môn khoa học đặc thù, nó hướng tới việc khám phá cấu

trúc biểu hiện của nghệ thuật trên các các cấp độ khi nghiên cứu, phân tích hay

phê bình một tác phẩm văn học. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “thi pháp

học là là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương thức,

phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong

sáng tác văn học” [7, tr 304]. Như vậy hiểu một cách đơn giản thì thi pháp học

là một bộ môn khoa học nghiên cứu các hình thức nghệ thuật của văn học. Còn

theo Từ điển Bách khoa văn học giản yếu Nga ghi lại thì “Thi pháp học là khoa

học về cấu tạo của các tác phẩm văn học và hệ thống các phương tiện thẩm mỹ

mà chúng sử dụng.”[5, tr 936]. Trong công trình Những vấn đề thi pháp

Đôxtoiepxki, tác giả M. Bakhtin không nêu ra định nghĩa trực tiếp về thi pháp

học nhưng nội dung nghiên cứu của ông về Đôxtoiepxki như “Cái nhìn nghệ

thuật độc đáo” hay “ngôn ngữ đa giọng” cũng đã xác nhận nội dung của thi

pháp học. Công trình Thi pháp văn học Nga cổ của D. X. Likhasốp nghiên cứu

về hệ thống thể loại, cách khái quát nghệ thuật, các phương tiện văn học, không

gian, thời gian nghệ thuật cũng đã đề cập nhiều những khái niệm, nhiều những

vấn đề của thi pháp.

Các nhà nghiên cứu văn học phương Tây cũng có nêu ra một vài định nghĩa

khác về thi pháp học nhưng tựu chung lại thì đều xem văn học như một nghệ

thuật. Theo nhà lí luận văn học người Nga V. Girmunxki thì : “Thi pháp học là

khoa học nghiên cứu thi ca (văn học) với tư cách là một nghệ thuật” [8, tr 5].

Như vậy, tác giả đã định nghĩa về thi pháp học trong sự lồng ghép giữa tính

khoa học và tính nghệ thuật của văn học. Từ định nghĩa này nhà nghiên cứu văn

học Viện sĩ V. Vinogradop đã cụ thể hóa vấn đề thi pháp như sau “Thi pháp học

là khoa học về hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức

tác phẩm của sáng tác ngôn từ, về các kiểu cấu trúc và các thể loại tác phẩm

Page 15: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

8

văn học. Nó muốn bao quát không chỉ là các hiện tượng của ngôn từ thơ, mà

còn là cả các khía cạnh khác nhau nhất của tác phẩm văn học và sáng tác dân

gian.” [18, tr. 8]. Ở đây tác giả chủ yếu nhấn mạnh vào đối tượng đặc thù của

thi pháp học là hình thức tổ chức tác phẩm văn học.

Khi xem thi pháp học là khoa học nghiên cứu văn học như một nghệ thuật đã

bao hàm được một phạm vi rất rộng, từ tác phẩm cụ thể, thể loại đến các khái

quát phổ quát. Điểm làm cho thi pháp học có vị trí độc lập phân biệt với các bộ

môn khác trong khoa văn học là thi pháp chỉ nghiên cứu cấu trúc và thuộc tính

nghệ thuật của văn học từ góc độ nghệ thuật. Thi pháp học còn bao gồm sự miêu

tả, khám phá hệ thống các phương tiện cấu trúc nghệ thuật cụ thể mang sắc thái

dân tộc và cá nhân, như thi pháp văn học Nga, thi pháp văn học Trung Quốc,

hoặc trong nước thì có thi pháp văn học trung đại, thi pháp văn học hiện đại, thi

pháp thơ Tản Đà, thi pháp thơ Tố Hữu…

1.1.2. Đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam

1.1.2.1. Hệ thống ưóc lệ trong văn học trung đại

Trong đời sống xã hội, ước lệ là một qui ước có tính cộng đồng. Ước lệ

là một tín hiệu riêng của một cộng đồng khi cảm nhận thực tại, làm cho sự

vật và hiện tượng hiện lên đúng với những qui ước và đúng với cách hiểu

của cả cộng đồng.

Văn học nghệ thuật mọi thời, mọi dân tộc bao giờ cũng có tính ước lệ. Bởi lẽ,

văn học không là phiên bản thu nhỏ của hiện thực đời sống, nhưng bắt nguồn từ

mảnh đất thực tại, thanh lọc thực tại qua cái nhìn nghệ thuật của nhà văn, lăng

kính thẩm mỹ của thời đại. Có điều, ước lệ trong văn học là ước lệ thẩm mỹ có

tính qui ước của các nhà văn trong một thời đại, trong một giai đoạn, một dòng

văn học nhất định.

Ước lệ trong văn học trung đại Việt Nam được nhà văn sử dụng triệt để,

nghiêm túc và phổ biến. Các nhà văn bao giờ cũng cảm thụ và diễn đạt thế giới

bằng hệ thống nghệ thuật ước lệ. Ước lệ đã trở thành một đặc trưng thi pháp của

văn học. Đặc trưng thi pháp này hình thành từ bối cảnh lịch sử xã hội phong

kiến và cảm quan thẩm mỹ của tầng lớp nghệ sĩ Hán học.

Page 16: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

9

Xã hội phong kiến là một xã hội đẳng cấp, lắm nghi thức, công thức. Xã

hội bị lễ nghĩa trói buộc, nên văn chương tất phải ước lệ. Tấng lớp Nho học xem

sách xưa, lời nói cuả thánh hiền, người trước là chuẩn mực thì văn chương

không thể không đạt đến những mẫu mực về bút pháp, dùng từ, xây dựng hình

ảnh, hình tượng, sử dụng điển tích, điển cố,... Với các nhà văn thời này văn

chương phải “Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngôn chí”; sáng tác văn học là hình thức

trước thư lập ngôn, nên văn chương ước lệ mới đẹp, mới sang trọng. Trong tác

phẩm, nhà văn càng sử dụng nhiều nghệ thuật ước lệ chừng nào thì càng uyên

áo, càng đẹp; mới thực hiện được chức năng giáo dục đạo lý của nó; mới góp

phần hình thành mẫu người phong kiến lý tưởng.

Ước lệ trong văn học trung đại Việt Nam bao gồm ba tính chất: Tính uyên

bác và cách điệu hóa cao độ. Tính sùng cổ. Tính phi ngã.

* Tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ

Không phải ngẫu nhiên văn học chính thống thời phong kiến được mệnh

danh là văn chương bác học (Văn học dân gian gọi là văn học bình dân). Gọi

như thế, văn chương mang trong mình nó tính bác học. Người sáng tác phải bác

học và người tiếp nhận cũng rất bác học. Bởi đây là loại văn chương phòng

khách, trà dư tửu hậu.

Văn chưong chính thống thời phong kiến mang tính qui phạm từ góc độ

sáng tác đến thưởng thức. Giới văn học hẹp, chỉ quanh quẩn trong tầng lớp trí

thức Hán học tài hoa, tao nhân mặc khách. Trường hợp Nguyễn Khuyến và

Dương Khuê là một thí dụ tiêu biểu. Độc giả của Nguyễn Khuyến là Dương

Khuê, nên khi bạn văn mất, nhà thơ như muốn gác bút:

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa ?

Sáng tác trong môi trường ấy, tất nhiên tính uyên bác có ý nghĩa thẩm mỹ.

Người sáng tác cũng như người tiếp nhận đều phải thông thuộc kính sử, điển cố,

điển tích; phải có vốn thi liệu, văn liệu phong phú học tập được từ những áng

văn bất hủ của người xưa. Văn chương càng uyên bác càng có sức hấp dẫn lớn,

có tính nghệ thuật cao.

Page 17: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

10

Hay:

Trước sau nào thấy bóng người

Hoa đào năm ngóai còn cười gió đông

(Nguyễn Du)

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân gìau đủ khắp đòi phương.

(Nguyễn Trãi)

Văn chương của tao nhân mặc khách, nên có khuynh hướng lý tưởng hóa,

“văn chương hóa”, Các nhà văn thời ấy muốn tạo ra một thế giới nghệ thuật

riêng khác với thế giới đời thường. Cho nên, thế giới nghệ thuật của các trang

văn thời này luôn được các nhà văn cách điệu hóa cao độ. Hình tượng nghệ

thuật càng cách điệu hóa càng đẹp.

Quan niệm này đã làm nấy sinh thái độ xem thường văn xuôi. Trong cái

nhìn của các nhà văn và độc giả văn học thời phong kiến, văn xuôi gần với đời

sống thực tại, ít được cách điệu hóa; thơ mới là thứ ngôn ngữ giàu tính cách

điệu. Con người trong văn chương phải đẹp một cách lý tưởng: tóc mây, mày

liễu, mặt hoa, tay tiên, gót sen, vóc hạc,... Cử chỉ, đi đứng, ăn nói tựa như đang

sống trong thế giới của nghệ thuật sân khấu:

Hài văn lần bước dặm xanh

Một vùng như thể cây quỳnh cành dao

Chàng Vương quen mặt ra chào

Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa

(Nguyễn Du)

Tạo vật thiên nhiên đi vào văn chương cũng phải thật sang quý và đẹp như

mai, cúc, tùng, bách, liễu,...

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn

(Bà huyện Thanh Quan)

Nhìn chung, văn chương thời ấy không chú ý tả thực. Tả thực nếu có, chỉ dùng

cho những nhân vật phản diện phàm tục như Mã giám sinh, Sở Khanh, Tú bà…

Page 18: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

11

Thoắt trông nhờn nhợt màu da

Ăn chi cao lớn đẫy đà lám sao ?

Thời bấy giờ, người ta quan niệm con người không hòan thiện, hòan mỹ

bằng tạo hóa, không tài hoa bằng hóa công. Vì thế, những gì cần lý tưởng hóa

đều phải được so sánh với thiên nhiên, thiên nhiên trở thành chuẩn mực cho cái

đẹp của con người. Con những tiểu nhân chỉ có thể so sánh với xác của

chúng,mới tả thực.

* Tính sùng cổ:

Do quan niệm thời gian phi tuyến tính, nên trong văn chương cổ của dân

tộc ta, các nhà văn luôn có xu hướng tìm về quá khứ. Họ lấy quá khứ làm chuẩn

mực cho cái đẹp, lẽ phải, đạo đức. Với họ thời đại hòang kim không có trong

thực tại. Thời đại hòang kim chỉ có vào thời Nghiêu, Thuấn; người anh hùng

nghĩa sĩ lý tưởng là Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng (Hịch tướng sĩ văn). Chân lý

quá khứ là chân lý có sức sáng tỏa muôn đời. Vì thế, văn chương thường lấy

tiền đề là lý lẽ và kinh nghiệm của cổ nhân, của lịch sử xa xưa (lập luận trong

Quân trung từ mênh tập của Nguyễn Trãi là một minh chứng).

Vì vậy mà văn học trung đại thường đầy rẫy những điển tích, điển cố. Mẫu

mực của văn chương cũng như vậy. Thơ ca không ai có thể vượt qua những thi

thánh, thi tiên, thi thần như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...

Chính vì vậy, các nhà văn đời sau thường “tập cổ” vay mượn văn liệu, thi

tứ, hình ảnh nghệ thuật của các nhà thơ, nhà văn đời trước mà không bị đanh giá

là “Đạo văn”. Ngược lại, họ được đánh giá là một cây bút đạo đức, sang trọng;

tác phẩm của họ rất giàu giá trị.

* Tính phi ngã:

Thời phong kiến, ý thức cá nhân chưa có điều kiện phát triển. Con người

chưa bao giờ dám “sống là mình”, “sống với mình”. Con người chỉ sống với

không gian mà không sống cùng thời gian.

Con người được nhìn nhận, đánh giá trên cơ sở của tầng lớp, giai cấp, dòng

tộc, địa vị xã hội. Vì thế con người được phân thành hai loại: quân tử và tiểu

nhân. Trong cuộc sống cũng như trong văn chương, yêu đương tự do khó có thể chấp

nhận và không bao giờ đạt được hạnh phúc. Hôn nhân xây dựng trên cơ sở đẳng

cấp, môn đăng hộ đối. Người có văn hóa giáo dục là người biết khắc kỉ, biết giữ

Page 19: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

12

mình, biết nhún mình, thu mình lại, hạ thấp cái tôi cá nhân của mình.

Chính điều kiện xã hội ấy đã sinh ra hệ thống ước lệ trong văn chương, một

ước lệ nghệ thuật có tính phi ngã. Nhà văn cảm thụ và diễn tả thiên nhiên không

bằng cái nhìn hữu ngã và bằng ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu do cá nhân mình

sáng tạo.

Tranh vẽ, thơ vịnh đều có sự quy định theo một công thức nhất định: tứ

quý, tứ linh, tứ thú,... Tạo vật thì phải là xuân lan, thu cúc, hoa điểu, tùng hạc,

con người thì ngư, tiều, canh, mục. Buổi chiều phải có chim bay về tổ, mục

đồng thổi sáo réo rắt ngồi trên mình trâu về thôn xa, người lữ thứ bước vội trên

đường, chùa xa chuông ngân tiếng âm trầm giục giã khách giang hồ,... Cảnh

trăng khuya thì có thuyền gối bãi, thuyền chở trăng; đêm thì có tiếng dế nỉ non,

khoan nhặt, giọt ba tiêu thánh thót rơi buồn,...

Truyện luôn có nhân vật giai nhân tài tử, trai anh hùng gặp gái thuyền

quyên. Gái đẹp luôn được miêu tả: mặt hoa da phấn, “làn thu thủy nét xuân

sơn”, lưng ong, gót sen; anh hùng thì râu hùm hàm én; đấng trượng phu, bậc

quân tử được ví như cây tùng, cây bách nơi chốn lâm tuyền, sẽ làm rường cột

cho quốc gia,... Cốt truyện thì theo một công thức định sẵn như: gặp gỡ, ly tán,

đòan viên,...

Thơ phải cách luật. Luật phối thanh bằng trắc của thơ phú cũng quy định

nghiêm ngặt, chặt chẽ, khiến cho người làm thơ phải diễn tả thế giới bằng thính

giác có tinh “phi ngã” của cộng đồng tao nhân mặc khách. Bố cục thơ cũng định

sẵn, bất di bất dịch. Ngay cả tiêu đề thơ cũng quanh quẩn: ngôn hòai, thuật hoài,

ngôn chí,...

Người viết văn làm thơ có một kho điển cố, điển tích, kho thi liệu, văn liệu chung.

Tất cả đều là những hình ảnh, những ngôn từ ước lệ phi ngã. Nói chuyện tri âm, tri

kỉ thì “mắt xanh chẳng để ai vào”, nói tình yêu lỡ dỡ thì có chuyện Thôi Oanh

Oanh, Trương Quân Thụy. Nói người phụ nữ tài hoa thì ví như nàng Ban, ả Tạ.

Cha mẹ là huyên đường, vợ chồng là tao khang. Nhớ quê hương thì trông áng

mây Tần xa xa... Tất cả đều có nguồn gốc ở trong văn chương cổ Trung Hoa mà

người viết văn, làm thơ cũng như người đọc văn, đọc thơ phải thông thạo.

Page 20: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

13

Tuy nhiên, nói văn học trung đại có tính phi ngã không có nghĩa trong tác

phẩm văn chương không có dấu ấn bản ngã của người nghệ sĩ. Bởi lao động

nghệ thuật là một họat động sáng tạo; văn học chân chính không chấp nhận công

thức, phi ngã. Trong văn học thời trung đại của dân tộc ta, các cây bút lớn đều

khẳng định tư tưởng, cá tính và tài nghệ độc đáo của họ. Tiến trình văn học đã

khẳng định điều đó. Chúng ta không thể phủ nhận cá tính sáng tạo của Nguyễn

Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Trần

Tế Xương, Tản Đà,... Chỉ có điều, do tính qui phạm nghệ thuật; nên sự khác biệt

trong tư tưởng và phong cách nghệ thuật của các cây bút ấy chỉ là những hình

thức khác nhau của sự vận dụng những chuẩn mực chung của cộng đồng văn

học bấy giờ mà thôi.

1.1.2.2. Thiên nhiên trong văn học trung đại

Đi vào tìm hiểu những tác phẩm thơ ca của cha ông xưa, người đọc như

được sống giữa thế giới tạo vật thiên nhiên non nước hữu tình vừa tĩnh lặng vừa

hòanh tráng. Trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn trung đại hình như không

thể vắng bóng thiên nhiên. Thiên nhiên làm nên diện mạo, linh hồn của tác

phẩm. Thiên nhiên biểu hiện cảm quan vũ trụ, mỹ cảm và tư tưởng triết học

phương Đông của các nghệ sĩ Nho học này.

Riêng thơ ca thì thơ tức cảnh cũng là như tranh sơn thủy chiếm một vị trí hết

sức quan trọng trong đời sống văn nghệ thời phong kiến.

Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ xã hội kinh tế nông nghiệp thô sơ của thời

trung đại. Thời ấy con người sống giữa thiên nhiên. Con người trực tiếp khai thác

thiên nhiên bằng bàn tay lao động của mình. Thiên nhiên là nguồn nuôi dưỡng

tinh thần và vật chất cho con người. Thiên nhiên có mặt trong cuộc sống gia đình,

xã hội của cư dân của nền văn hóa thảo mộc, nền văn minh lúa nước. Hiện tượng

nghệ thuật này cũng có thể nẩy sinh từ hệ triết học phương Đông: con người hòa

đồng với vạn vật, tạo vật và con người tương sinh trong thế giới này. Và cũng có

thể xuất phát từ đời sống văn hóa tín ngưỡng Tô-tem hay tín ngưỡng phồn thực

phương Đông.

Hiện tượng này cũng có thể lý giải bằng hệ tư duy tổng hợp Đông phương,

Page 21: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

14

bằng tính cách duy cảm của dân tộc ta. Con người không nhìn nhận mình là chủ

thể mà cảm nhận mình là một yếu tố cùng với thiên nhiên tạo nên sự sống của

thế giới thực tại này. Con người duy cảm nên luôn đắm mình vào những biến

thái mong manh, tinh vi của tạo vật để giao cảm, giao hòa. Vì vậy, ta hiểu văn

chương trung đại thơ ca chiếm một vị trí quan trọng và trong văn xuôi lại thắm

đượm chất thơ, cảm xúc trữ tình.

Vì những căn cứ trên, thiên nhiên không tách khỏi con người như một khách

thể trong văn chương. con người cảm thụ thiên nhiên như là một chủ thể. Con

người đã gán cho thiên nhiên những phẩm chất, thuộc tính của chính mình.

Thiên nhiên chưa được khám phá với những giá trị tự thân, chưa thực sự là

đối tượng hiện thực của văn học. Người ta tìm đến với thiên nhiên và xem

thiên nhiên như là một tư liệu để để ngụ tình hay giáo huấn đạo đức một cách

không tự giác.

Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Điều này khác với văn chương hiện đại. Văn chương hiện đại tôn trọng

sự sống riêng của tạo vật thiên nhiên. Thiên nhiên được miêu tả như là một

khách thể.

Từ tư tưỏng và quan niệm trên, văn chương trung đại đã miêu tả thiên nhiên theo

một bút pháp đặc biệt: không tả hình xác của tạo vật mà gợi tả linh hồn của thiên

nhiên. Thiên nhiên trở thành ý niệm tượng trưng, dấu hiệu tượng trưng, chứa

đựng những cảm giác, cái không thấy của con người. Thiên nhiên là nơi gởi gắm

những tư tưởng, tình cảm hay triết lý của con người.

Xuân đến trăm hoa nở

Xuân đi trăm hoa rụng

..........

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một nhành mai

(Mãn Giác Thiền sư)

Page 22: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

15

Thiên nhiên có linh hồn nên cũng sang hèn, quân tử tiểu nhân như con

người. Các nhà thơ xưa không chấp nhận cái thấp hèn, những sự vật tầm thường

nên thiên nhiên trong thơ họ luôn là những tạo vật cao sang. Các nhà thơ bầu

bạn hay tri âm tri kỷ với thiên tao nhã, sang trọng như: “Sơn thủy yên hoa tuyết

nguyệt phong” (Hồ Chí Minh). Họ tự ví mình như cốt cách phong độ của “Mai,

lan, cúc, trúc” hay “Tùng, cúc, trúc, mai”.

Quét trúc bước qua lòng suối

Thưởng mai về đạp bóng trăng

(Nguyễn Trãi)

Hay:

Nghêu ngao vui thú yên hà

Mai là bạn cũ hạc là người thân

(Nguyễn Du)

Họ đối lập thiên nhiên tao nhã với thiên nhiên phàm tục, tầm thường cũng là

để đối lập họ với những kẻ tiểu nhân, phàm phu đắc thế:

Phượng những tiếc cao diều hãy liệng

Hoa thường hay héo cỏ thường tươi

Hoặc:

Đến trường đào mận ngặt chăng thông Quê cũ ưa làm chủ trúc thông

(Nguyễn Trãi)

Do cảm thụ thiên nhiên như vậy, nên văn thơ có hai đặc tính:

Thiên nhiên được cảm nhận và tái hiện một cách tinh vi như muốn khám phá

linh hồn ẩn kín, bí mật của tạo vật.

Thụy khởi khải song phi

Bất tri xuân dĩ quy

Nhất song bạch hồ điệp

Phách phách sấn hoa phi

dịch thơ:

Page 23: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

16

N

g

d

ậy ngó song mây Xuân về

vẫn chửa hay

Sog song đôi bướm trắng

Phấp phới sấn hoa bay.

(Xuân hiểu-Trần Nhân Tông)

Thiên nhiên trong thơ thường được phối màu thanh đạm, đường nét thanh

tao; nhưng mang đậm chất sống ngồn ngộn tươi rói như thiên nhiên trong cuộc

sống đời thường.

Đồng bằng nhô núi biếc

Hình thế tựa diều bay

Cầu vắt qua khe nước

Chùa nằm tít đỉnh mây

(Đề núi cánh diều-Lê Quý Đôn)

Thiên nhiên luôn được tái hiện bằng cảm xúc dạt dào, tình cảm lắng sâu của

người làm thơ. Những vần thơ đã trích là một thí dụ. Đọc những vầng thơ của

Nguyễn Trãi, Trần Nhân Tông, Lê Quý Đôn,… ta như nghe thấy hơi thở nhịp

điệu tâm hồn của các thi nhân ấy. Thơ của các thi nhân ấy là tâm hồn sáng láng,

nhân cách cao cả, phong thái tự tại của chính họ giữa chốn đời bụi bặm này.

1.1.2.3. Quan niệm về không gian, thời gian

* Không gian nghệ thuật

Không gian là nơi con người tồn tại. Trong tác phẩm văn học, không gian

nghệ thuật chính là những nơi chốn, địa điểm được diễn tả trong tác phẩm.

Trong tác phẩm văn học không gian nghệ thuật được chia thành các hình

thức sau:

Không gian vũ trụ: Rộng lớn, kì vĩ.

Không gian đời thường: Gần gũi, quen thuộc.

Không gian vay mượn: Đó thường là những không gian tượng trưng, được vay

mượn ở Trung Quốc:

Mượn núi, sông để diễn tả sự xa cách, sự ngăn cách.

Page 24: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

17

“Yêu nhau mấy núi cũng leo,

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”.

Hay: “Núi cao chi lắm núi ơi!

Núi che mặt trời không thấy người thương”.

Mượn núi Thái Sơn để diễn tả núi cao.

Mượn Trường An, Lạc Dương để diễn tả kinh đô.

Mượn sông Dịch Thuỷ để diễn tả nơi biệt li.

Mượn sông Tiêu Tương để diễn tả miền thương nhớ.

Khi tìm hiểu cần lí giải được những hình ảnh tượng trưng đó, hiểu được

những địa danh đã đi vào điển cố, điển tích. Không gian nghệ thuật trong các tác

phẩm văn học cũng được chia thành:

Không gian địa lí.

Không gian tâm lí.

Con người sống chiếm một khoảng không gian. Không gian đó chính là

không gian địa lí. Trong bài ca dao, có hai kiểu không gian. Không gian địa lí xa

thì xa, gần là gần. Xa hay gần chính là đơn vị dùng để diễn tả khoảng cách.

Ngoài không gian địa lí trong bài ca dao còn có khoảng không gian vô hình, đó

là không gian tâm lí. Không gian tâm lí không như không gian địa lí, xa hay gần tuỳ

thuộc vào sự cảm nhận của con người. Không gian tâm lí được đo bằng sự nhạy

cảm của trái tim. Chính vì vậy nên có rất nhiều nghịch lí. Có khi xa mà gần, có

khi gần mà xa. Nếu có khoảng cách về không gian địa lí, con người sống có tình

cảm thì khoảng cách đó có thể thu hẹp được:

"Yêu nhau chẳng ngại đường xa

Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều”.

Còn sống mà có khoảng cách về tâm lí thì gần cũng trở nên xa.

* Thời gian nghệ thuật

Con người thời cổ đại và trung đại chưa xem thời gian và không gian như

những phạm trù trừu tượng. Thời ấy, người ta cảm nhận thời gian bằng sự trực

cảm, bằng những tín hiệu không gian, bằng sự vận động của thiên nhiên và sự

sống của con người. Bước đi của thời gian được theo dõi bằng thời tiết bốn mùa,

Page 25: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

18

bằng thời vụ nông tang, bằng sen tàn, cúc nở, bằng oanh vàng liễu biếc hay

tiếng Đỗ quyên kêu.

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông

(Nguyễn Du)

Hay:

Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu

Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca

Nay quyên đã giục oanh già

Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo.

(Chinh phụ ngâm-Đặng Trần Côn)

Từ kinh nghiệm trực cảm, người xưa có hai nhận thức về thời gian:Quan sát cận cảnh hằng ngày, nhận thức thời gian tuyến tính một đi không trở

lại. Thời gian tuyến tính vận động mau lẹ, đầy hình ảnh, đầy màu sắc cụ thể và

giàu chất sống. Thời gian tuyến tính là thời gian của thế giới phàm tục

Quan sát thế giới từ xa, nhận thức thời gian tuần hòan qua sự tuần hòan của

vũ trụ. Đây là quan niệm thời gian theo chu kỳ, thời gian quay tròn không đi

mất, động mà tĩnh, ngưng đọng, phi thời gian. Thời gian chu kỳ là thời gian của

cõi trời, cõi tiên, của thế giới thanh cao bất tử.

Trong hai quan niệm thời gian này, người xưa chủ yếu hướng về thời gian

chu kỳ, họ cho rằng thời gian tuyến tính phục tùng thời gian chu kỳ. Vì vậy,

cảnh trong thơ xưa nhìn chung là cảnh ngưng đọng, phi thời gian, màu sắc đạm

bạc giàu ý nghĩa biểu tượng triết lý hơn là hiện thực.

Trong truyện cổ, do cảm giác thời gian tuyến tính và chu kỷ song hành, nên

cốt truyện thường có mô-típ: con người từ cõi trần lên cõi tiên, rồi từ cõi tiên trở

lại cõi trần, từ thời gian tuyến tính đi lên thời gian chu kỳ rồi quay về thời gian

tuyến tính. Truyện Từ Thức lên tiên sống với thế giới phi thời gian, sau đó trở

về lại cõi trần và thấy trăm năm đã trôi qua.

Page 26: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

19

Trong thơ ca cổ điển, các nhà thơ cũng cấu tứ theo hai ý niệm thời gian như

thế. Bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu khẳng định điều đó:

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu

Mà nay Hòang hạc riêng lầu còn trơ

Hạc vàng bay mất từ xưa

Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay

(Tản Đà dịch)

Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm thời gian chu kỳ ngưng đọng biểu đạt lối

sống nhàn tản, bất hòa với cõi nhân gian thế thái:

Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Hoặc:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

Page 27: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

20

Trong thơ Nguyễn Khuyến, thời gian hầu như tĩnh tại đồng hiện, con người như

đóng khung trong thời gian lắm sắc màu lòe lọet, nhịp điệu trì trệ ấy mà cảm

nghe sự bất lực của một kẻ sĩ :

Năm gian nhà cỏ thấp le te

Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe

(Thu ẩm)

1.1.2.4. Quan niệm về con người

* Con người vũ trụ

Thời trung đại, con người và thiên nhiên tạo vật được nhìn nhận là một khối

thống nhất. Con người là một tiểu vũ trụ luôn tìm về hội nhập cùng đại vũ trụ.

Con người vì thế luôn quan hệ với vũ trụ.

Chính quan niệm này đã chi phối quan niệm nghệ thuật về con người trong

văn chương: con người vũ trụ. Con người vũ trụ thể hiện qua một thi đề phổ

biến của thơ trữ tình: con người giao cảm, đối diện đàm tâm với tạo vật vũ trụ,

có kích thước vũ trụ.

Đó là khi con người khi gặp oan khuất, chỉ có trời đất thấu hiểu.

Xanh kia thăm thẳm từng trên

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này

(Chinh phụ ngâm- Đặng Trần Côn)

Khi thề nguyền keo sơn gắn bó thì núi sông chứng giám lòng thành

thủy chung. Khi xử thế lánh đục tìm trong, vong bần lạc đạo, con người tìm

về chốn lâm tuyền, cùng bầu bạn với gió trăng, cây cỏ. Khi nhập thế thì

rồng mây gặp hội.

Tầm vóc con người được đo theo chiều kích sông núi:

Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu

Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu

(Thuật Hòai-Phạm Ngũ Lão)

Page 28: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

21

Hay:

Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc

Nợ tang bồng vay trả trả vay

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể

(Nguyễn Cổng Trứ)

Người đẹp là người sánh ngang với sự hoàn mỹ của vũ trụ và khiến trời đất

cũng ghét ghen:

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

(Kiều- Nguyễn Du)

Con người vũ trụ luôn ứng xử theo quy luật tuần hòan của vũ trụ, âm dương

tiêu trưởng. Tư tưỏng đó là thiên mệnh. Thấm nhuần tư tưởng trên, nên người

quân tử “xuất xư”, “hành tàng” một cách ung dung thanh thản: gặp tai biến

không lo sợ sầu não, gặp vận may không vui mừng đắc chí. Họ luôn sống theo

khái niệm “Thời”, theo qui luật: bĩ tắc thái, cùng tắc thông. Trong văn chương

xưa, ta thường thấy hình ảnh con người sống theo đạo trời, bước đi cùng tạo

hóa. Họ khoan thai, ung dung, hòa mình vào thiên nhiên; thậm chí muốn nhập

hẳn vào vũ trụ:

* Con người đạo đức

Trên đồi có thông

Muôn dặm biếc mông lung

Ta thảnh thơi nằm ngủ bên trong

(Nguyễn Trãi)

Thời trung đại, Người ta chưa phân biệt được tâm và vật. người ta gán tâm

cho vật. Vạn vật khách quan đều có tính chủ thể. Thời gian, không gian đều có

xấu tốt, độc lành. Tòan bộ xã hội được nhìn nhận trong một hệ thống tôn giáo -

đạo đức nhất định tùy theo từng khu vực văn hóa.

Page 29: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Văn chương theo đấy mà phản ánh xã hội không phải ở bình diện khách quan

mà chủ yếu theo quan niệm đạo đức, luân lý. Nhân loại phân hóa thành hai cực

đạo đức và phi đạo đức. Nhân vật trong tiểu thuyết cũng phân hóa thành hai

tuyến: thiện và ác, chính và tà, trung và nịnh, quân tử và tiểu nhân. Chủ đề đạo

đức, khuynh hướng giáo huấn có tính phổ biến đối với các loại tiêu thuyết, cổ

tích thời trung đại:

Trai thời trung hiếu làm đầu

Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.

(Nguyễn Đình Chiểu)

Văn chương không nhằm mục đích nhận thức hiện thực mà chỉ để chuyên chở

đạo lý, đấu tranh cho đạo lý. Chức năng giáo dục của văn học được đặt lên hàng

đầu. Vì vậy, Các truyện Nôm đều kết thúc có hậu. Văn chương gần như minh

họa cho đạo đức, khẳng định triết lý: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ; khuyên con

người tích thiện, hành thiện.

Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

(Nguyễn Du)

Nhìn chung, con người trung đại quan niệm thế giới có tính chất lưỡng

nguyên. Họ cho rằng, cõi trần gian tội lỗi và cõi trời cao cả thánh thiện.

Hướng về cao cả, thánh thiện; nên văn chương thường thiên về cái đẹp phi

vật chất, phi tính dục, phi thân xác. Hình tượng văn học chủ yếu được xây

dựng bằng thị giác, thính gíác. Hình tượng vị giác, nhất là xúc gíac bị xem là

thô tục, phi mỹ học.

* Con người phi cá nhân

Trong văn học thời trung đại, con người cá nhân chưa được quan niệm rạch

ròi và xây dựng thành một hình tượng nghệ thuật. Đây là một vấn đề có cơ sở xã

hội của nó. Xã hội phong kiến, về phương diện kinh tế, không dựa trên nền tảng

cá nhân. Do vậy, con người chưa được nhìn nhận như một cá nhân cá thể ý thức.

Giá trị cá nhân không được xem xét từ bản thân phẩm chất cá nhân mà ở vai

trò của cá nhân trong mối quan hệ giai tầng.

Page 30: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Chính vì thế, trong văn chương, từ ứng xử đến tâm tư; từ tình yêu đôi lứa đến

tình yêu nước,... tất cả đều theo một chuẩn mực chung của đẳng cấp.

Nhân vât trong các truyện Nôm đều là những nhân vật sắm vai, nghĩa là họ

diễn các vai trò mà xã hội giao cho với những nghi thức áp đặt bên ngoài.

Tình yêu cũng đầy nghi thức. Tình yêu kị sĩ, tình yêu của giai nhân tài tử đều

có những nghi thức riêng.

Như vậy, thời phong kiến trung đại, con người cá nhân chưa được giải phóng

về nhiều phương diện. Con người sống đồng trục, đồng dạng về tư tưởng tình

cảm. Con người xuất hiện trong văn chương với mối quan hệ tình và nghĩa;

nhưng không có màu săc cá nhân.

Từ đó, những thủ pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm

cũng giống nhau. Các nhà văn thường sử dụng hành vi bên ngoài và những dấu

hiệu thân xác để diễn tả tâm tư nhân vật. Trần Hưng Đạo giận quân xâm lược thì

“nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Kiều Nguyệt Nga thủy

chung với Lục Vân Tiên thì họa hình người mình yêu mà mang theo trên đường

công danh khoa cử. Thúy Kiều lo nghĩ, nhớ thương đến héo hon, sầu não thì

“khi vò chín khúc, khi chau đôi mày”.

Thủ pháp thể hiện tâm lý nhân vật là thủ pháp ngoại hiện. Nhân vật vì vậy

lúc nào cũng động đậy, không bao giờ chịu ngồi yên trầm tư. Tiểu thuyết, vì thế

nặng về sự kiện và cốt truyện hơn là khai thác tâm lý trực tiếp. Trong truyện

không có ngôn ngữ nhân vật mà chỉ có lời phụ đề trữ tình của tác giả hay lời của

tác giả đặt vào miệng các nhân vật, bắt nhân vật nói hộ mình. Do vậy, nhân vật

thiếu cá tính, tính cách. Nhân vật nếu có tính cách thì tính cách cũng rõ ràng,

đơn giản và bất biến.

* Con người ý thức

Những vấn đề quan niệm về con người trình bày ở trên là xét về đại thể, xét

trong một giai đọan văn học từ thế kỉ X-đầu thế kỉ XVIII. Trong thực tiễn đời

sống văn học, ở tác giả này, ở tác phẩm kia không phải là không có con người

cá nhân ý thức về cái tôi của mình. Nhất là ở giai đọan cuối thế kỷ XVIII.

Page 31: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XVIII rơi vào tình trạng khủng

hỏang sâu sắc. Mọi chân giá trị của xã hội bị đảo lộn hay băng hoại. Đây cũng là

thời đại khởi nghĩa của nông dân. Chính từ điều kiện xã hội ấy, ý thức cá nhân

bắt đầu trỗi dậy. Con người cá thể cảm thấy bị trói buộc nặng nề phi lý của đạo

lý, của lễ giáo phong kiến, của hệ thống ước lệ thẩm mỹ phong kiến.

Trong đời sống văn học, nhiều tác phẩm có tính chất phản phong xuất

hiện như Cung óan ngâm khúc, Truyện Kiều; nhiều tác giả dõng dạc khẳng

định cái tôi của mình như Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Cao Bá Quát,

Nguyễn Công Trứ,...

Có thể đơn cử thơ Hồ Xuân Hưong để minh chứng cho điều đã nói ở trên.

Hồ Xuân Hương là nữ sĩ đã đưa cái tôi của mình vào thơ, đã trưng ra cá tính nổi

lọan trên những trang viết của mình. Hồ Xuân Hương đã làm vỡ tung hệ thống

ước lệ nghiêm ngặt của văn học trung đại.

Trong thơ Hồ Xuân Hương, những gì gọi là hiền nhân quân tử đều bị phàm

tục hóa, đời thường hóa. Họ cũng chẳng sang quý gì mà cũng mỏi gối chồn

chân, đã mỏi gối chồn chân nhưng vẫn cố trèo “Đèo Ba dội”, cũng mụ mị ngắm

nhìn “Cá giếc le te lội giữa dòng”, cũng:

Trai đu gối hạc lom khom cật

Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.

(Đánh đu)

Hồ Xuân Hương đã lên tiếng đòi hỏi hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc cho

người phụ nữ “Làm lẽ”. Nữ sĩ đã đem hạnh phúc ấy mà xô lệch cái thế giới

nghệ thuật trang nghiêm, đạo mạo của các đấng, bậc Hán học; để khẳng định

một chất nhân văn mới, một hình thức nghệ thuật mới cho thơ.

Qủa cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương đã quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.

(Mời trầu)Hồ Xuân Hương đã lấy trực cảm nghệ thuật mà khám phá và tái hiện tạo vật thế giới,

xây dựng nên một vũ trụ thơ ca ngồn ngộn sắc màu, thanh âm, đường nét sống

động, tươi rói sự sống. Đấy là một thế giới bộc lộ trọn vẹn tình cảm của nữ sĩ:

Page 32: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ

Sau giận vì duyên để mỏm mòm

Tài tử văn nhân ai đó tá ?

Thân này đâu đã chịu già tom !

(Tự tình I)

Cũng có thể thấy ở thơ Nguyễn Công trứ con người cá nhân ý thức. Nguyễn

Công Trứ chủ trương hưởng lạc để khẳng định bản thể của cá nhân. Hưởng lạc

là sự tự khẳng định cá nhân mình trong thời gian hữu hạn. Do vậy, ta hiểu vì sao

nhà thơ không dùng khái niệm “Trăm năm” mà dùng “Ba vạn sáu nghìn ngày”.

Nhưng cần phải thấy rõ, hưởng lạc của Nguyễn Công Trứ nằm trong phạm vi

thể hiện cái tài tình của cá nhân: “Bài ca ngất ngưỡng” hay:

Chen chúc lợi danh đà chán ngắt

Cúc tùng phong nguyệt mới vui sao

hoặc:

Được mất dương dương người tái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong

Nhìn chung, với Nguyễn Công Trứ, ý thức cá nhân được khẳng định với ba

phạm trù: công danh, cái nhàn hưởng lạc và cái ta hơn người, cái riêng tư tự

hào, tự cho là đủ. Tất cả tạo nên một con ngươi cá nhân trong thơ hài hòa, tự tin,

phong lưu, tự do, đứng trên mọi sự tính tóan được mất khen chê. Đấy là bước

phát triển cao nhấy của ý thức cá nhân mang nội dung phong phú, hài hòa trong

văn học Việt Nam thời trung đại.

Phải chăng con người ý thức cá nhân cá thể của văn học giai đọan này sẽ là

tiền đề cho sự tiếp nối và phát triển con người cá nhân trong văn chương giai

đọan sau này, khi có sự hội nhập với nền văn hóa phương Tây hiện đại.

1.1.3. Thơ Nôm Đường luật và quan niệm dạy học thơ Nôm Đường luật theo

hướng vận dụng thi pháp

1.1.3.1. Thơ Nôm Đường luật

Thơ Nôm Đường luật chiếm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời

sống, tư tưởng tình cảm của cộng đồng người Việt Nam, đặc biệt là trong thời

Page 33: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

trung đại. Thơ Nôm Đường luật là tiếng nói gửi gắm tình cảm, tư tưởng, suy

nghĩ của nhiều bậc tri thức về con người, thiên nhiên, quan niệm sống thời

trung đại.

Theo các nghiên cứu văn học thì thơ Nôm Đường luật là những bài thơ viết

bằng chữ Nôm theo luật của thơ Đường hoàn chỉnh và cả những bài viết theo

thơ luật Đường phá cách có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào vào bài thơ thất

ngôn như thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…

1.1.3.2. Quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật

Quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật trải qua một thời gian khá dài

trong tiến trình lịch sử phát triển của nền văn học dân tộc, nhưng nhìn chung là

trải qua ba giai đoạn đó là: giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển và giai

đoạn cuối.

* Giai đoạn hình thành:

Cho đến nay chưa có bằng chứng chứng minh được một cách chính xác, cụ

thể về thời gian ra đời của thơ Nôm Đường luật. Nhưng theo Đại Việt sử kí toàn

thư của Ngô Sĩ Liên, một bộ thông sử chính thức của nhà nước phong kiến và

cũng theo nhiều nhà nghiên cứu đánh giá về khả năng ra đời của chữ Nôm thì

thơ Nôm Đường luật ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XIII. Tuy nhiên cho đến nay

thì văn bản chữ Nôm đầu tiên của thể thơ này còn giữ được là tập thơ Quốc âm

thi tập của Nguyễn Trãi. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu thơ Nôm Đường luật

chủ yếu được bắt đầu từ tập thơ này. Tuy nhiên Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm

Đường luật đầu tiên hiện nay còn lại chứ chắc chắn không phải là sáng tác tác

đầu tiên bằng thơ Nôm.

Giai đoạn phát triển:

Chữ Nôm ra đời cũng như thơ Nôm Đường luật được sáng tác đã đánh

dấu một bước ngoặt trong lịch sử văn học dân tộc. Thơ Nôm Đường luật

chính là tiếng nói, hơi thở, là hồn của dân tộc. Trải qua quá trình phát triển

thơ Nôm Đường luật không ngừng lớn mạnh để đạt đến đỉnh cao trong nền

văn học nước nhà.

Page 34: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đến thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, Tú

Xương được coi là năm thế kỉ phát triển và có nhiều thành tựu vượt bậc. Tuy

nhiên trong năm thế kỉ phát triển ấy thơ Nôm Đường luật lại trải qua nhiều

chặng khác nhau với những đặc điểm riêng độc đáo.

- Từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương thơ Nôm Đường luật phát triển khá

mạnh mẽ. Đây vừa là giai đoạn đi từ thể nghiệm đến ổn định đồng thời cũng là

giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của thể loại thơ ca này. Nhờ có giai đoạn này mà

ngay từ đầu, thơ Nôm Đường luật đã khẳng định được vị trí của mình trong lịch

sử văn học dân tộc. Có thể nêu một số đặc điểm của từng thờ kì trong giai đoạn

phát triển rực rỡ này.

Ý thức về việc phải “nhập nội” một thể thơ ngoại lai nên trên cơ sở đó ông

cha ta đã nghiên cứu tìm tòi để sáng tạo ra một lối thơ cho người Việt. Vì thế

cách gọi thơ Nôm Đường luật là thơ Hàn luật để chỉ loại thơ này có từ thời Hàn

Thuyên. Người có công lớn đầu tiên trong việc nỗ lực cố gắng xây dựng một lối

thơ Việt chính là Nuyên Trãi, Với Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi đã thực sự tạo

cho lịch sử văn học Việt Nam một lối thơ mới có những điểm khác biệt với thơ

Đường luật. Tiếp sau Nguễn Trãi còn phải kể đến Hồng Đức quốc âm thi tập,

Bạch Vân quốc ngữ thi tập…

Thế kỉ XV có thể nói là thế kỉ của thơ Nôm Đường luật, bởi sự xuất hiện của

hai tập thơ lớn là Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập. Ở đó ta quan

sát thấy cả sự kế thừa cũng như tìm tòi, mở hướng theo xu hướng xã hội hóa

trong nội dung phản ánh và đay được coi như là một quy luật phát triển của thơ

Nôm Đường luật.

Từ sau Nguyễn Bỉnh Khiêm đến trước Hồ Xuân Hương thơ Nôm phát triển với

nhịp độ bình thường.Cũng trong khoảng gần hai thế kỉ nhưng thơ Nôm Đường luật

thé kỉ XV, XVI đã đạt được những thành tựu xuất sắc, rực rỡ, trong khi đó thế kỉ

XVII và nử đầu thế kỉ XVIII thơ Nôm Đường luật không có những tác giả, tác

phẩm lớn dù số lượng thơ Nôm dược sáng tác không phải là ít. Những tac giả

sáng tác nhiều thơ Nôm Đường luật như Trịnh Căn, Trịnh Doanh thì ngay cả những

bài hay nhất cũng không thể đọ được với thơ Nôm của các bậc tiên bối như

Page 35: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Nuyên Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nói như vậy là không có nghĩa gần hai thế kỉ

này thơ Nôm không có đóng góp gì lịch sử phát triển của văn học dân tộc mà trên

thực tế những tìm tòi thể nghiệm của thơ Nôm Đường luật giai đoạn này chính là

tiên đề thúc đẩy sự phát triển của thơ Nôm Đường luật ở những thế kỉ sau.

- Sau gần hai thế kỉ phát triển với nhịp điệu bình thường từ nửa cuối thế kỉ

XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX thơ Nôm Đương luật được khởi sắc trở lại với sự

đóng góp to lớn của Hồ Xuân Hương. Thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân

Hương thời kì này được coi như là một hiện tượng của nền văn học dân tộc mà

nói như Xuân Diệu thì “Bà chúa thơ Nôm” đã giành lại vị trí vốn có trước đây

của thơ Nôm Đường luật.

Với Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật tiếp tục xu hướng dân tộc hóa

đồng thời chuyển sang con đường dân chủ hóa về nội dung và hình thức thể

loại. xu hướng dân chủ hóa thể thơ Đường luật là là xu hướng mạnh mẽ nhất

trong các sáng tác của Hồ Xuân Hương. Trong văn học trung đại Việt Nam, Hồ

Xuân Hương là trường hợp duy nhất sáng tác không cần bất cứ một thứ ánh

sáng của học thuyết tôn giáo nào, một thứ chính trị nào từ trên dọi xuống. Có

thể nói Hồ xuân Hương là sự giải tỏa hoàn toàn khỏi giáo điều phong kiến, là sự

đoạn tuyệt triệt để với tinh thần “đẳng cấp” của Nho giáo. Với Hồ Xuân Hương,

thơ Nôm Đường luật không còn ở địa vị ‘đẳng cấp trên’ trong hệ thống thể loại

văn học trung đại, nó cũng thoát khỏi phong cách trang nghiêm “cao quý” để đi

thẳng vào cuộc sống đời thường với những góc cạnh, bi kịch… nhưng đó là

cuộc sống thực mà con người ta hằng ngày vẫn phải sống. Đến Hồ Xuân

Hương, thơ Nôm Đường luật đã thực sự là một cuộc cách tân đầy ý nghĩa,

những hình ảnh cuộc sống đời thường, dân dã, nguyên sơ, chất phác đã trở

thành đối tượng thẩm mĩ của nhà thơ. Cái bản năng, tự nhiên, trần tục vốn xa lạ

với phong cách trang trong, cao quý của thơ Đường luật bỗng trở nên gần gũi,

thích hợp với phong cách trữ tình trào phúng của Hồ Xuân Hương.

Xu hướng dân chủ hóa thể loại là xu hướng chủ đạo trong những sáng tác

của Hồ Xuân Hương. Xu hướng này mạnh mẽ đến nỗi đôi khi người ta có cảm

giác Hồ Xuân Hương không lo tìm kiếm tính dân tộc ở một vài yếu tố hình thức

Page 36: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

mà Nguyễn Trãi là người đầu tiên thể hiện tinh thần phá cách một cách mạnh

mẽ với những câu thơ lục ngôn để người đọc có thể đễ dàng nhận diện được thơ

Nôm Đường luật. Tuy nhiên, không chú ý ở mặt hình thức thể hiện nhưng Hồ

Xuân Hương lại xây dựng một lối thơ Việt cho riêng mình bằng chính nội dung

thể hiện. Đó là việc nhà thơ đã đưa vào một nội dung “không nghiêm chỉnh’ vào

một hình thức thơ “nghiêm chỉnh” để tạo nên sức công phá mạnh mẽ, mới mẻ

cho hồn thơ dân tộc.

Công bằng mà nói, việc làm nên vẻ rạng rỡ của thơ Nôm Đường luật thời kì

này ngoài những nét riêng độc đáo của “Bà chúa thơ Nôm” còn phải kể đến

gương mặt “hoài cổ” của thơ Bà Huyện Thanh Quan, nói đến cái chất “ngông”

đầy tài năng của Nguyễn Công Trứ…. Việc hội tụ đươc nhiều gương mặt tiêu

biểu đã tạo cho thơ Nôm Đường luật sự phong phú, đa dạng, mới mẻ trong diện

mạo của nền văn học dân tộc.

* Giai đoạn cuối:

Đến cuối thế kỉ XIX Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai tác giả đã

chuyển thơ Nôm Đường luật từ văn học trung đại sang văn học cận- hiện đại.

Với Nguyễn Khuyến, Tú Xương, tầm khái quát nghệ thuật của thơ Nôm

Đường luật vừa được mở rộng vừa được nâng cao hơn.Chức năng phản ánh

xã hội của thể loại không chỉ dừng lại ở mức “trữ tình thế sự”, “tư duy thế

sự”, “trào phúng thế sự’ mà còn vươn tới chỗ phản ánh xã hội với những chi

tiết hiện thực sinh động, phong phú.

Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai tác giả vẫn tiếp tục xu hướng dân chủ

hóa trong thơ Nôm Đường luật theo phong cách trào phúng. Có điều đáng lưu ý

là ở hai nhà thơ này đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trào phúng và trữ tình

để tạo ra những vần thơ “cười ra nước mắt”. Với hai tác giả trên, người ta đã có

thể nói tới một xã hội thực dân phong kiến ở thành thị trong thơ Tú Xương, một

xã hội nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến, ở đó với nhiều hạng người, nhiều

màu sắc sinh hoạt chân thực, sinh động. Có thể nói Nguyễn Khuyến, Tú Xương

cũng là những nhà thơ để lại phong cách tác giả khá đậm nét trong thơ Nôm

Đường luật.

Page 37: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Với sự sung sức của những cây bút ấy, lại kết hợp với sự chuẩn bị chu đáo

về nhiều mặt, thơ Nôm Đường luật có khả năng chuyển sang văn học hiện đại

và gặt hái nhiều thành tựu xuất sắc hơn nữa. Tuy nhiên do sự phát triển của xã

hội và cũng để đáp ứng nhu cầu phản ánh và nhu cầu thưởng thức của cuộc

sống, nền văn học dân tộc xuất hiện nhiều thể loại mới thực hiện tốt chức xã hội

và chức năng thẩm mĩ mà thơ Nôm Đường luật không thể vươn tới được. Và

sinh mệnh của thơ Nôm Đường luật đã chấm dứt khi chữ Nôm không còn được

dùng trong sáng tác.

1.1.3.3. Đặc trưng của thơ Nôm Đường luật

Ngoài những đặc điểm chung của văn học trung đại thì thơ Nôm Đường luật

cũng có những đặc điểm riêng mang được bản sắc của thơ ca Việt. Nói một cách

ngắn gọn bản chất của thơ Nôm Đường luật là sự kết hợp hài hòa giữa “yếu tố

Nôm” và “yếu tố Đường luật”. Hai yếu tố này hòa quyện đan xen vào với nhau

tạo nên giá trị của mỗi tác phẩm thơ Đường luật.

Mỗi một yếu tố lại có những giá trị biểu đạt, biểu cảm riêng, có giá trị thẩm

mĩ khác nhau nhưng chúng lại có những tính độc lập tương đối, có thể tách ra để

nhận diện đặc điểm của thể loại. Tuy nhiên trong một bài thơ Nôm Đường luật

thường có kết hợp cả hai yếu tố trên. Tất nhiên chúng sẽ có mức độ đậm nhạt

không giống nhau trong từng bài thơ. Giáo viên cần thấy được giá trị biểu đạt,

biểu cảm, giá trị

“Yếu tố Nôm” trong thơ Nôm Đường luật được xây dựng bằng hai nội

dung: thứ nhất, đó là những gì thuộc về dân tộc; thứ hai, là những gì thuộc về

dân dã, bình dị (Nôm là đọc biến âm của Nam và Nôm còn được hiểu là nôm na,

dân dã).

“Yếu tố Nôm” được biểu hiện ở các mặt đề tài, chủ đề là hướng tới những

vấn đề của đất nước, dân tộc; biểu hiện về mặt ngôn ngữ là chữ Nôm, từ Việt,

ngôn ngữ văn học dân gian, ngôn ngữ đời sống; về hình ảnh là những hình ảnh

chân thực, bình dị, dân dã; về câu thơ là những câu năm chữ, sáu chữ đan xen

bài thất ngôn; về nhịp điệu là cách ngắt nhịp ¾ trong câu thơ bảy chữ ( lẻ trước,

chẵn sau) khác với cách ngắt nhịp 2/2/3, 4/3 (của thơ Đường luật).

Page 38: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Xét ở chủ đề thiên nhiên trong thơ Nôm Đường luật chúng ta thấy rõ “yếu

tố Nôm” được sử dụng chủ yếu trong việc xây dựng những bức tranh thiên

nhiên dân dã , bình dị, giàu chất dân tộc; không có những bức tranh hoành tráng,

kì vĩ. Có thể khảo sát “yếu tố Nôm” trong thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn

Trãi – một tấm lòng yêu thiên nhiên mà theo Xuân Diệu “lòng yêu thiên nhiên

tạo vật là một kích thước để đo một tâm hồn”. “Cây chuối” là một bài thơ viết

về đề tài thiên nhiên trong Quốc âm thi tập. Tuy nhiên, với việc chọn hình ảnh

cây chuối làm đối tượng biểu đạt thì Nguyễn Trãi đã có sự cách tân so với nghệ

thuật truyền thống – tức tác giả đã sử dụng yếu tố Nôm trong việc chọn đề tài.

Bởi bút pháp quy phạm của văn học trung đại đã quy định một số loài cây, hoa

để làm đối tượng biểu đạt. Nếu là cây phải là: tùng, cúc, trúc, mai…; là hoa phải

là: đào, sen, lan, huệ…

Việc xuất hiện một số hình ảnh dân dã, bình thường trong cuộc sống như bè

muống, lãnh mùng, kê, khoai, lạc…trở thành đề tài ngâm vịnh quả thực rất hiếm

thấy.Tuy nhiên, hình ảnh cây chuối là một ngoại lệ, nó khiến cho thơ của

Nguyễn Trãi đậm chất dân tộc hơn tạo nét riêng trong dòng văn học trung đại.

Chủ đề của bài “Cây chuối” cũng khác hẳn so với sự ước lệ trong văn học trung

đại. Cây chuối với cảm hứng Thiền là biểu tượng của cái tâm hư không, thanh

tịnh của những người tu hành nói riêng và con người nói chung. Còn với cảm

hứng Nho là biểu tượng phẩm chất người quân tử kiên trinh. Khi vào thơ

Nguyễn Trãi, cây chuối được thể hiện với cảm hứng khác, sâu sắc, kín đáo

nhưng không kém phần rạo rực, sôi nổi: cảm hứng về tình yêu, tuổi trẻ. Ta lại

bắt gặp một bức tranh hết sức mộc mạc, bình dị về cảnh làm lụng, sinh hoạt như

một “lão nông tri điền” ở bài “Thuật hứng 24”

“Ao cạn vớt bèo cấy muống

Đìa thanh phát cỏ ương sen”

Bên cạnh những hình ảnh hết sức thanh thoát, tao nhã như “đìa thanh” và

vẻ cao quý của hoa sen. Chúng ta cũng thấy những hình ảnh còn lại “muống”,

“cỏ” hết sức chân thực, dân dã và hàng loạt từ Việt được dùng để miêu tả cuộc

sống dân quê mộc mạc khiến cho câu thơ thấm đẫm phong vị dân tộc. Với việc

Page 39: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

dùng tiếng mẹ đẻ, Nguyễn Trãi đã miêu tả thành công một bức tranh thôn quê

hết sức tự nhiên, sống động với chính ngôn ngữ của dân tộc.

Ở bài “Thuật hứng -25”:

“Một cày một cuốc thú nhà quê

Áng cúc lan chen bãi đậu kê”

Với những từ Việt “cày”, “cuốc” và “đậu, kê” Nguyễn Trãi đã tạo nên một

bức tranh hết sức thuần việt, một thú vui dân dã. Những yếu tố Nôm đã khiến

cho thơ ông trở nên gần gũi, chất phác đậm tính dân tộc hơn.

Trong thơ Nguyễn Trãi còn có sự vận dụng ngôn ngữ dân gian, tục ngữ

rất sáng tạo:

“Ở bầu thì dáng ắt nên tròn

Xấu tốt đều thì rập khuôn

Lân cận nhà giàu no bữa cốm;

Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn”

Những câu thơ trên đều lấy ý từ ngữ : “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “Ở

gần nhà giàu đau răng ăn cốm, ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn ”. Khi đi vào

câu thơ của Nguyễn Trãi đã được vận dụng khéo léo, dồn nén được ý tứ của

những câu tục ngữ thật cô đọng, hàm súc. Ngôn ngữ thơ mang giá trị biểu cảm cao

nhưng vẫn dễ hiểu với người đọc.

“Yếu tố Nôm” còn thể hiện ở việc sử dụng các câu năm chữ, sáu chữ đan

xen trong bài thất ngôn và cách ngắt nhịp ¾ (lẻ trước, chẵn sau) tạo nên những

sắc thái riêng và giá trị biểu cảm của câu thơ, bài thơ:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Câu thơ chỉ có sáu chữ khác hẳn với thơ luật Đường hoàn chỉnh đã tập

trung lột tả được hình ảnh nhân vật trữ tình đang trong thời gian rảnh rỗi, tâm

hồn thư thái, đang “hóng mát”. Những tưởng là một thi nhân đang tận hưởng

thú vui tao nhã của mình nhưng đó không phải là con người của Nguyễn Trãi.

Bởi ông là “người thân không nhàn mà tâm cũng không nhàn”(chữ dùng của

nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn), một con người dù có bận bịu với cuộc sống

Page 40: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

nhưng không lúc nào quên chuyện “ái ưu” với dân, với nước:

“Bui có một lòng trung liễn hiếu

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”

(Thuật hứng số 24)

Con người ấy khi nhìn cảnh sống của dân chỉ mong sao:

“Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Câu thơ sáu chữ ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của tác giả. Một

tấm lòng lo cho dân được ấm no, hạnh phúc. Một niềm hạnh phúc chung cho tất

cả mọi người “khắp đòi phương”. Ở bài “Tùng” để khắc họa một đặc điểm của

cây tùng mà ít loại cây nào có được, Nguyễn Trãi viết:

“Cội rễ bền, dời chẳng động”

Câu thơ chỉ có sáu chữ, lại ngắt nhịp 3/3 ngắn gọn, chắc nịch, dứt khoát:

“Cội rễ bền/ dời chẳng động” tăng thêm tính khẳng định sức sống mãnh liệt,

khỏe khoắn, kiên cường, bất khuất của cây tùng. Kết thúc bài thơ cũng với câu

lục ngôn, ngắt nhịp 1/5 “Dành/ để trả nợ dân cày” như một lời hứa quyết tâm với

nhân dân của một tấm lòng luôn đau đáu nỗi lo cho dân, cho nước.

Hay để miêu tả sức sống mãnh liệt của thiên nhiên vào hè, tác giả đã sử dụng

cách ngắt nhịp ¾ nhằm lột tả đầy đủ biểu hiện của cảnh vật:

“ Thạch lựu hiên/ còn phun thức đỏ

Hồng liên trì/ đã tiễn mùi hương”

Tất cả dường như đều muốn trỗi dậy, muốn bộc lộ hết vẻ đẹp của mình.

Cây hòe trước hiên cứ như đang "đùn đùn" mà lên, đùn đùn mà toả rộng; cây

lựu như đang "phun" ra những tia màu đỏ chói, như muốn cháy hết mình. Dưới

ao những đài sen đang tỏa ngát hương thơm. Bằng tài quan sát và sự cảm nhận

tinh tế của mình Nguyễn Trãi đã vẽ nên một bức tranh mùa hè thật sinh động,

đầy sức sống lôi cuốn người đọc.

Như vậy, chính “yếu tố Nôm” đã tạo nên những đặc sắc trong thơ Nôm

Đường luật với những biểu hiện đầy đủ của các yếu tố. Tuy nhiên, để có thể

hiểu được giá trị của một bài thơ Nôm Đường luật chúng ta còn phải nắm được

Page 41: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

các “ yếu tố Đường luật” của bài thơ. Có như vậy mới có thể lần tìm được

những lớp nghĩa sâu kín dưới bề mặt con chữ của dòng thơ Nôm luật Đường.

1. 2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Vai trò, vị trí của thơ Nôm Đường luật trong chương trình Ngữ văn

Trung học phổ thông

Thơ Nôm Đường luật từ khi ra đời đã khẳng định được vai trò, vị trí của nó

trong đời sống xã hội. Những vần thơ Nôm dù mộc mạc, giản dị như thơ của

Nguyễn Trãi hay những vần thơ uyên bác của Bà huyện Thanh Quan thì cũng

đều để chuyển tải tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của con người Việt Nam

Vì thế trong chương trình Ngữ văn THPT, thơ Nôm Đường luật chiếm một

thời lượng khá lớn, được học tập và giảng dạy ở cả lớp 10 và 11. Tất cả những

bài được đưa vào giảng dạy đều đã được thẩm định, tuyển chọn rất kĩ lưỡng để

cho học sinh học tập.

Bảng 1.1. Các bài thơ Nôm Đường luật ở THPT

Lớp Tên bài Tác giả Tiết Nhóm bài

10

(kì 1)

Cảnh ngày hè Nguyễn Trãi 38 Văn bản trữ tình

Nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm 40 Văn bản trữ tình

11

(kì 1)

Tự tình Hồ Xuân Hương 5 Văn bản trữ tình

Câu cá mùa thu Nguyễn Khuyến 6 Văn bản trữ tình

Thương vợ

Vịnh khoa thi hương

Trần Tế Xương 9

10

Văn bản trữ tình

Chạy giặc Nguyễn Đình Chiểu 17 Văn bản trữ tình

Vì vậy việc dạy học thơ Nôm Đường luật có một vai trò, vị trí vô cùng

quan trọng trong việc tìm hiểu về thơ ca Trung đại Việt Nam nói chung và

nhằm giúp học sinh tiếp cận, khám phá được cái hay, cái đẹp của thể thơ

này nói riêng. Từ đó các em học sinh có cái nhìn toàn diện và hiểu biết

sâu sắc về xã hội, về con người lúc bấy giờ.

Page 42: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Thơ Nôm Đường luật được đưa vào chương trình Ngữ văn THPT đều

là những bài đặc sắc đã được tuyển chọn từ những tác giả tiêu biểu. Tuy

nhiên, các soạn giả chủ yếu đưa vào chương trình nhằm mục đích đặt việc

tìm hiểu thơ Nôm Đường luật trong việc tìm hiểu đặc điểm của văn bản trữ

tình nói chung để phục vụ cho việc giảng dạy phần Tập làm văn như cảm

thụ, biểu cảm, nghị luận... Và các tác phẩm thơ Nôm Đương luật cũng

đều đặt trong nhóm các bài thơ trung đại khác nói chung chứ chưa tách ra

để tìm hiểu kĩ về đặc trưng thể loại, về thi pháp... so với các thể thơ

Trung đại khác, nên còn nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu các bài thơ

này.

1.2. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy học thơ Nôm Đường luật trong

chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông

1.2.1.1. Thuận lợi

Thơ Nôm Đường luật được đưa vào chương trình phổ thông từ khá sớm, ở

chương trình Ngữ văn 7 các em đã được làm quen với một số tác phẩm thơ Nôm

Đường luật như Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Qua Đèo Ngang của Bà

Huyện Thanh Quan, Bạn đến chơi nhà của Nguyễn khuyến. Vì thế dù ít nhiều

nhiều các em đã được tiếp cận với thể loại thơ ca này ở các lớp dưới và cũng có

những nền tảng nhất định. Bởi vậy lên chương trình THPT các em lại tiếp tục

được tìm hiểu thể loại thơ này nên cũng có nhiều những thuận lợi. Đa số các em

học sinh đã nắm được tên tác giả, bài thơ, thể thơ và nội dung, nghệ thuật cơ bản

của thể thơ này. Các em cũng có những hứng thú nhất định trong việc tìm hiểu,

khám phá những bài thơ này so với một số bài thơ trung đại khác.

Đội ngũ các thầy cô giáo cũng có kiến thức chuyên môn vững vàng, có

những hiểu biết nhất định về thể thơ này khi tìm hiểu nghiên cứu, giảng dạy.

Hiện nay nguồn dữ liệu khai thác trên phương tiện công nghệ thông tin cũng

tương đối thuận tiện nên cũng cũng việc tìm hiểu, nghiên cứu, trau dồi về thể

thơ này cũng có nhiều thuận lợi hơn.

Page 43: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

1.2.1.2. Khó khăn.

Đa số học phổ thông chưa thật sự thích học văn học trung đại nói chung và

thơ Nôm Đường luật nói riêng vì các em cho rằng văn học giai đoạn này vừa

khó, vừa khô, lại có nhiều những điển cố, điển tích khó hiểu nên việc tiếp cận

gặp nhiều khó khăn. Nhiều học sinh học xong bài vẫn không hiểu tác phẩm thơ

Nôm Đường luật ấy nói cái gì, để làm gì.

Với giáo viên giảng dạy thể thơ này thì phương pháp chủ yếu cũng chỉ

là thuyết giảng, hỏi đáp, đọc chép, còn các phương pháp đọc sáng tạo, đọc

diễn cảm, vận dụng thi pháp thể loại, giảng bình còn rất ít, và thực sự chưa

được chú trọng. Do đó việc tìm hiểu thể thơ này mới chỉ dừng lại ở việc

cung cấp nội dung kiến thức mà chưa thấy hết cái hay, cái đẹp của thể thơ

này một cách thực thụ.

Nhiều bài dạy chưa cho thấy được chất trữ tình của tác phẩm, chưa dạy

đúng đặc trưng thể loại, chưa biết vận dụng những thi pháp cơ bản của thể thơ

này để cắt nghĩa, giảng giải cho thật sâu sắc. Vì thế những câu hỏi đưa ra còn

vụn vặt,đơn điệu, chưa khơi gợi được tư duy sáng tạo của học sinh và chưa tạo

hứng thú cho người học. Với lại một số tác phẩm nội dung khá phong phú

nhưng thời lượng dành cho lại rất ít, thậm chí có tiết phải dạy đến hai bài liền

nên việc giảng dạy chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nọi dung

chính của bài thơ chứ không đủ thời gian để tìm hiểu khai thác những cái hay,

cái đẹp của tác phẩm.

Page 44: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG THÍCH HỢP THI PHÁP

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VÀO DẠY HỌC THƠ NÔM

ĐƯỜNG LUẬT Ở LỚP 10 - THPT

2.1. Thực trạng dạy học thơ trung đại hiện nay

2.1.1. Thực trạng dạy học thơ trung đại ở trường trung học phổ thông

hiện nay

Thực tế cho thấy việc dạy học thơ Nôm Đường luật cho học sinh THPT

hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc dạy học thơ Nôm Đường luật đã

được nhiều người quan tâm cả ở trong và ngoài nhà trường. Đã có nhiều hướng

nghiên cứu về giảng dạy và tiếp nhận thơ Nôm Đường luật, đã có nhiều kiểu

dạy học truyền thống và hiện đại về thơ Nôm Đường luật. Và thực tế qua nhiều

năm đứng trên bục giảng cùng với nhiều những giáo viên say mê với nghề,

nhưng cho đến nay việc dạy thơ Nôm Đường luật vân là một thách thức và chưa

đạt được hiệu quả tối ưu. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn một nguyên

nhân mà người viết bận tâm nhiều nhất để phát hiện đúng bản chất của công

việc này chính là việc chưa bám sát thi pháp của thơ ca trung đại vào trong

giảng dạy.

Việc dạy học thơ trung đại là dạy thơ trên giảng đường khác tiếng. Vì vậy

công việc này phải được tiến hành một cách bài bản. Từ tương quan văn hóa của

hai thời kì hiện đại với trung đại, người công dân mới và người công dân thời

trung đại trong sự kế thừa và phát triển, sự phù hợp của thơ trung đại với việc

đọc hiện đại, những bài thơ được chọn trong sách giáo khoa đã thật tiêu biểu

cho thời đại đó chưa (chẳng hạn tính chất tập quyền thời trung đại trong thơ thời

Lí – Trần và người công dân hiện đại để chuẩn bị cho tâm lí tiếp nhận những

tác phẩm Lí – Trần. Chẳng hạn tính chất “Thượng trí quân, hạ trạch dân”

trong thơ thời Lê tiêu biểu là Nguyễn Trãi qua một số hình ảnh “Tướng sĩ

một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, “Ta lấy toàn quân là

hơn để nhân dân nghỉ sức” )

Page 45: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Như vậy công việc dạy học tác phẩm thơ Nôm Đường luật còn là một vấn

đề khá nan giải. Để giải mã được nội dung, tư tưởng của tác phẩm cần thiết phải

tiếp cận hình thức nghệ thuật của nó. Bởi tác phẩm văn học là chỉnh thể thống

nhất của hai mặt hình thức và nội dung. Hình thức là sự biểu hiện của nội dung,

là cách thể hiện nội dung. Nội dung trong tác phẩm văn học cần phải được suy

ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung” (Trần Đình Sử). Vì vậy

phương pháp chủ yếu của thi pháp học là phương pháp hình thức, có thể hiểu

“Phương pháp hình thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của

tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của nó” (Nguyễn Văn

Dân). Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học chủ thể tiếp nhận cần phải nắm vững

mối quan hệ biện chứng giữa hình thức và nội dung bởi “Trong tác phẩm nghệ

thuật, tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm

hồn và thể xác, nếu hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và

ngược lại cũng vậy ” và “Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn

chặt với nội dung tới mức là nếu tách nó khỏi nội dung có nghĩa là hủy diệt bản

thân nội dung và ngược lại tách nội dung ra khỏi hình thức, có nghĩa là tiêu diệt

hình thức ” (Belinxki) [11; 256]. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy văn, không

ít cách dạy, cách học vi phạm nguyên tắc tách nội dung ra khỏi hình thức. Học

tác phẩm văn học nhưng thoát ly văn bản. Trong nhà trường phổ thông có rất

nhiều hiện tượng dạy tác phẩm văn chương nhưng lại tìm hiểu qua loa văn bản,

học sinh học đôi khi chỉ học lướt qua văn bản, giáo viên thì chỉ coi trọng tìm

“ý”, vì thế mới có tình trạng dạy thơ không cần thuộc, dạy truyện không không

cần kể mà chỉ nêu ý chính ( Nguyễn Viết Chữ) [3; 9]. Đặc biệt là khi dạy đến

những tác phẩm thơ trung đại, việc dạy và học thơ trung đại Việt Nam đến nay

vẫn còn là nỗi khổ của người giáo viên trung học phổ thông. Như chúng ta đã

biết, để khám phá, tìm hiểu cái hay, cái đẹp của một một bài thơ trung đại thì

không chỉ đòi hỏi ở người giáo viên cần phải có sự hiểu biết sâu sắc những kiến thức về thi pháp thời đại, thi pháp tác giả, thể loại văn học,… mà còn đòi hỏi người học

sinh cũng phải có những kiến thức nhất định về những vấn đề trên. Đây là một đòi hỏi chỉ

có thể thực hiện ở những học sinh yêu thích, say mê tìm hiểu tác phẩm văn học. Trong bối

Page 46: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

cảnh hiện nay, còn được mấy học sinh yêu thích bộ môn này trong một lớp!

Vì vậy mà giáo viên chỉ đơn giản là truyền thụ kiến thức một chiều thiên về

nội dung hoặc tìm ra những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc rồi truyền thụ cho học

sinh mà không chú ý đến khát vọng, tâm lý học sinh. Việc tìm hiểu tác phẩm

quá chú trọng nội dung tư tưởng tác phẩm trong dạy học văn trong một thời gian

dài đã gây hậu quả nghiêm trọng. Một thực trạng nữa trong dạy học văn hiện

nay là còn một bộ phận giáo viên chưa thực sự tâm huyết, say mê với nghề

nghiệp, lên lớp theo phương pháp cũ, thiếu sáng tạo, hấp dẫn. Đặc thù của các

môn khoa học xã hội là nội dung kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa,

sách giáo viên nên nếu giáo viên không chịu khó đổi mới, sáng tạo thì dễ đi vào

con đường mòn là trình bày lại nội dung cố định. Chúng tôi đã dự nhiều giờ

thao giảng và nhận thấy giáo viên chỉ cố gắng trình bày lại những điều có sẵn

trong sách giáo khoa, vì thế giờ học rơi vào tình trạng hình thức. Ngay cả giờ

giảng được đánh giá là thành công thì tính chất độc diễn của giáo viên thể hiện

khái rõ nét. Thậm chí có giờ dạy diễn ra sôi nổi, nhưng thực chất chỉ là một màn

kịch diễn ra khéo léo, tất cả được giáo viên tập dượt trước, cả những câu hỏi bài

cũ, và chỉ định học sinh nào phát biểu. Nhiều giáo viên được khen là hay nhưng

thực chất là diễn thuyết hay. Học sinh học xong là kiến thức hầu như không còn

đọng lại là bao nhiêu.

Tuy nhiên, để đổi mới phương pháp giảng dạy thành công, nếu chỉ có sự

nỗ lực của giáo viên thì không đem lại kết quả mà quan trọng cần có sự hưởng

ứng tích cực từ phía học sinh. Thói quen học tập thụ động, đối phó của học sinh

là một rào cản lớn đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Hiện nay học

sinh phải học nhiều môn, các em không có điều kiện đầu tư thời gian đích đáng

cho tất cả các môn sinh ra tình trạng học lệch. Học theo phương pháp mới đòi

hỏi các em phải đầu tư thời gian để làm bài tập, tham khảo tài liệu, thu thập, xử

lý thông tin khoa học. Đa số học sinh không có đủ tài liệu cần thiết và chưa hình

thành tư duy phản biện, độc lập trong học tập. Những khó khăn từ hai phía thầy

và trò khiến cho việc đổi mới phương pháp dạy học rơi vào vòng luẩn quẩn,

hình thức, ít có chuyển biến mạnh và hiệu quả chưa cao. Từ thực trạng trên, có

Page 47: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

thể thấy môn Ngữ văn trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay đang mất

đi rất nhiều sức hấp dẫn đối với học sinh. Để lí giải điều này là cả một vấn đề

không đơn giản. Từ chương trình, nội dung đến phương pháp giảng dạy của

giáo viên cũng như tâm lí học tập của học sinh cũng cần phải xem xét.

2.1.2. Thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 THPT hiện nay

2.1.2.1. Khảo sát tình hình dạy học tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở THPT

*Mục đích khảo sát:

- Tìm hiểu thực tế dạy học ở một số trường THPT ở địa bàn tỉnh Nam Định

nhằm phát hiện những khó khăn, thuận lợi, những ưu điểm và hạn chế của giáo

viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập thơ Nôm Đường luật ở

trường THPT hiện nay.

- Tìm ra nguyên nhân của những hạn chế từ đó đề xuất một số biện pháp

khắc phục.

*Thời gian và đối tượng khảo sát:

Tìm hiểu thực tiễn việc dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT hiện nay,

chúng tôi đã tiến hành khảo sát 84 học sinh lớp 10 trường THPT Giao Thủy C

huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định và 84 lớp 10 trường THPT Quất Lâm huyện

Giao Thủy tỉnh Nam Định để thu thập các thông tin về sở thích, kiến thức, kỹ

năng cơ bản của học sinh khi học các văn bản thơ Nôm Đường luật.

Chúng tôi cũng khảo sát ý kiến, giáo án của 15 giáo viên giảng dạy Ngữ

văn ở 02 tổ Văn của 02 trường THPT trên địa bàn (có cả những giáo viên phụ

trách những lớp có học sinh được chọn khảo sát ở trên) để nắm rõ về quá trình

dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT hiện nay.

Thời gian chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở

THPT là ở học kì I trong năm học 2014 – 2015.

* Tư liệu khảo sát:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 10

- Sách giáo viên Ngữ văn 10

Page 48: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

- Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 10

- Giáo án của một số thầy cô dạy Ngữ văn lớp 10

* Nội dung khảo sát:

- Những khó khăn và thuận lợi của học sinh khi học các tác phẩm thơ Nôm

Đường luật.

- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi giảng dạy các tác phẩm

thơ Nôm Đường luật.

- Các phương pháp, biện pháp giảng dạy thơ Nôm Đường luật của giáo viên.

- Tâm lí, thái độ của học sinh khi học các tác phẩm thơ Nôm Đường luật.

- Năng lực cảm thụ, phân tích thơ Nôm Đường luật của học sinh.

Mẫu phiếu khảo sát và giáo án ở phần phụ lục.

*Phương pháp khảo sát:

- Lấy phiếu điều tra các nội dung đề xuất trong luận văn rồi tổng hợp và

đánh giá kết quả khảo sát.

- Nghiên cứu bài làm của học sinh.

- Nghiên cứu giáo án và trao đổi với giáo viên.

- Nghiên cứu Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo.

* Quá trình khảo sát:

- Dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh lớp 10,

phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học sinh.

Tiến hành phỏng vấn một số giáo viên trực tiếp dạy và một số học sinh ở lớp 10

- Sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan

2.1.2.2. Kết quả khảo sát

Bảng 2.1. Thống kê số câu hỏi thi pháp trong phần tìm hiểu bài của

các bài thơ Nôm Đường luật trong sách giáo khoa Ngữ văn 10

chương trình cơ bản

Page 49: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Số TT Tên bài thơ Số câu hỏi

phần tìm

hiểu bài

câu hỏi về thi

pháp

Tỉ lệ %

1 Cảnh ngày hè 5 1 20

2 Nhàn 5 2 40

Cộng 10 3 20

Bảng 2.2. Thống kê kết quả khảo sát giáo án

Số TT Tên trường Số giáo

án khảo

sát

Kết quả

Có chú

trọng

đến thi

pháp

Tỉ lệ

%

Chưa

chú

trọng

Tỉ lệ

%

1 THPT Giao Thủy C 5 3 60 2 40

2 THPT Quất Lâm 4 2 50 2 50

Cộng 9 5 55,5 4 45,5

Page 50: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Bảng 2.3. Thống kê kết quả phiếu khảo sát phương pháp dạy học

của giáo viên (15 giáo viên)

NỘI DUNG KHẢO SÁT SỐ GV KHẢO SÁT

lựa chọn

TỈ LỆ

%

1. Quá trình giảng dạy các tác phẩm thơ

Nôm, các thầy cô có quan tâm đến việc

vận dụng thi pháp không?

a. Thường xuyên 5 33,3

b. Đôi khi 8 53,3

c. Không quan tâm 2 13,3

2. Các thầy cô đã bao giờ giải thích cho

học sinh về thi pháp văn học trung đại

chưa?a. có 4 26,7

b. Không 6 40

c. Đôi khi 5 33,3

3. Để giúp cho học sinh hiểu được các

tác phẩm thơ Nôm Đường luật các thầy

cô thường dùng biện pháp nào?

a. Thuyết giảng 9 60

b. Giảng bình 4 26,7

c. Đọc diễn cảm 2 13,3

4. Để hướng dẫn cho học sinh đọc hiểu

các văn bản các thấy cô thường chú

trọng đến phương pháp nào?

a. Thuyết giảng 9 60

b. Trao đổi, đối thoại 3 20

c. Thảo luận nhóm 3 20

Page 51: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

5. Các thầy cô đã bao giờ giải thích cho

học sinh hiểu về đặc điểm thơ Nôm

Đường luật chưa?

a. Thường xuyên 4 26,7

b. Đôi khi 6 40

c. Chưa bao giờ 5 33,3

2.1.2.3. Nhận xét về thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT hiện nay

Ở chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT có 02 bài thơ Nôm Đường luật, đó là

“Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi và “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Quá trình thu thập, xử lý thông tin đã giúp chúng tôi có một số nhận xét

như sau:

* Ưu điểm:

- Học sinh được điều tra, khảo sát của hai trường đều là những học sinh có ý

thức học tương đối tốt. Việc soạn bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong

sách giáo khoa đã trở thành việc làm thường xuyên của các em. Nhiều em còn

dành thời gian để đọc các tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học.

- Đa số học sinh được hỏi đều nắm được tên tác giả, thể thơ, nội dung cơ bản

của các bài thơ Nôm Đường luật. Các em đều thích học 2 bài này hơn so với các

bài thơ Trung đại khác cũng như các bài thơ Đường của Trung Quốc bởi học

sinh không phải tìm hiểu văn bản chữ Hán khó thuộc, khó nhớ, khó hiểu. Nhiều

em đã học thuộc bài ngay sau khi học, các em cũng hiểu được vai trò quan trọng

của hoàn cảnh sáng tác đối với tác phẩm, sự liên quan mật thiết giữa các tác

phẩm thơ Nôm Đường luật với hoàn cảnh xã hội đương thời. Nhiều em có khả

năng cảm thụ tương đối tốt đối với nội dung, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

- Nhìn chung đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, hầu hết đều

đạt trình độ chuẩn. Các thầy cô đều là giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm và

yêu nghề. Giáo viên đều ý thức được vị trí vai trò của thơ Nôm Đường luật,

đồng thời hiểu được những khó khăn của học sinh khi học các tác phẩm văn học này. Không những vậy, các giáo viên đều được bồi dưỡng chuyên môn hàng năm,

Page 52: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

nhiều giáo viên không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công

nghệ thông tin... thu hút hứng thú học của học sinh.

- Các trường, tổ, nhóm bộ môn thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội giảng

(những bài thơ Nôm Đường luật có số tiết giảng dạy trùng với dịp 20-11) nên

giáo viên có cơ hội đầu tư, tìm hiểu sâu hơn các bài thơ Nôm Đường luật.

Thông qua dự giờ, góp ý, giáo viên học hỏi và rút được nhiều kinh nghiệm cho

giờ dạy của mình.

- Gần đây có rất nhiều sách tham khảo trên thị trường giúp giáo viên, học sinh

có những hướng dẫn cụ thể cho từng bài để dạy và học các bài thơ Nôm Đường

luật được tốt hơn.

* Hạn chế:

- Đa số giáo viên đều cho rằng các bài thơ Nôm Đường luật đưa vào chương

trình Ngữ văn lớp 10 là chưa phù hợp vì ở độ tuổi này các em khó có thể hiểu

hết giá trị nội dung, nghệ thuật của các bài thơ do tầm hiểu biết văn học sử chưa

đủ và tầm nhận thức, cảm thụ còn hạn chế.

- Cũng nhiều học sinh không thích học văn học Trung đại trong đó có thơ Nôm

Đường luật vì đây là phần văn khô và khó. Các em soạn bài rất sơ sài, nhiều em

chép trong các loại sách học tốt mà không hiểu nội dung. Các em hầu hết chỉ

nắm được nội dung cơ bản của ba bài thông qua phần ghi nhớ chữ chưa nhận

thức được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, chưa có kiến thức về thể

loại thơ cũng như hoàn cảnh lịch sử ra đời của các bài. Sự cảm nhận của các em

còn thụ động, máy móc và công thức, phần lớn là diễn nôm tác phẩm. Nhiều

học sinh học xong bài vẫn không hiểu học những tác phẩm thơ Nôm Đường luật

để làm gì. Từ việc không hiểu ý nghĩa nhân văn, giá trị bất tử của các tác phẩm

thơ Nôm Đường luật dẫn đến việc không có hứng thú tiếp nhận.

- Đa số giáo viên được hỏi về phương pháp giảng dạy của ba bài thơ Nôm

Đường luật đều sử dụng chủ yếu phương pháp thuyết giảng, hỏi đáp, đọc chép

còn các phương pháp đọc diễn cảm, đọc sáng tạo, so sánh đối chiếu về thi pháp thể loại,

giảng bình thì rất ít. Vì họ đều cho rằng mất thời gian, không đủ giờ và các em đều soạn bài ở

nhà nên đã đọc rồi. Do đó chất lượng giờ dạy trên lớp chưa cao.

Page 53: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

- Khảo sát giáo án của hai giáo viên, chúng tôi thấy hai giáo án chưa thấy được

tính chất trữ tình của tác phẩm, chưa dạy tác phẩm đúng đặc trưng thể loại; hệ

thống câu hỏi chưa hợp lý còn vụn vặt, đơn điệu, chưa phân loại được các đối

tượng học sinh; lượng kiến thức còn hạn chế. Nhiều giáo viên được phỏng vấn

có tâm lý ngại đổi mới phương pháp, giáo án soạn một lần dạy trong nhiều năm

trừ các tiết hội giảng mới đầu tư hơn.

*Nguyên nhân:

- Giáo viên chưa nhận ra mối liên hệ giữa nhà văn – tác phẩm – bạn đọc, chưa

chú ý đến đặc trưng thể loại của tác phẩm.

-Tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy, học hiện nay tràn lan trên thị trường

hầu hết đều xa rời đặc trưng thể loại.

- Do khoảng cách thời đại tác phẩm ra đời với thời đại học sinh đang sống.Vì

không hiểu hoàn cảnh lịch sử, điều kiện sống, quan điểm tư tưởng cũng như

quan điểm thẩm mỹ của cha ông ta nên đã dẫn đến hiện tượng các em đánh

đồng thời trung đại với thời đại ngày nay.

- Do khoảng cách về vốn sống, tầm văn hóa, tầm hiểu biết của học sinh và thời

Trung đại. Các tác phẩm thơ Nôm Đường luật sử dụng nhiều các thành ngữ, tục

ngữ, điển tích mà các em không hiểu được. Thí dụ: khi học bài “Thương vợ”

của Trần Tế Xương, một số em chỉ hiểu đơn thuần bài thơ nói về tình thương

đối với vợ. Mà thực ra thành ngữ “dãi nắng dầm mưa” được Tú Xương vận

dụng sáng tạo, đảo trật tự thành “ năm nắng mười mưa dám quản công” để diễn

tả số phận long đong, vất vả, gian chuân của bà tú... hoặc trong bài Cảnh ngày

hè, Nhàn thì những điển cố, điển tích như Ngu cầm, Rượu đến cội cây... học

sinh cũng chưa thực sự hiểu sâu sắc. Việc vận dụng các tri thức về lịch sử xã hội

vào việc lý giải nội dung các tác phẩm này còn gặp nhiều khó khăn nên các em không hiểu và

không cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ.

- Việc tiếp nhận văn học Trung đại nói chung, thơ Nôm Đường luật nói riêng phải

dựa trên hệ thống đề tài, chủ đề, hệ thống hình tượng- nghệ thuật. Nhưng

những hệ thống này hiện nay đều không phù hợp nữa. Vì thế việc dạy học văn

Page 54: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

học thơ Nôm Đường luật gặp nhiều lúng túng.

- Thơ Nôm Đường luật phát triển và tồn tại có chịu ảnh hưởng lớn của văn học

Trung Quốc. Vì thế việc tìm hiểu thơ Nôm Đường luật không thể tách rời với

việc xem xét ảnh hưởng của văn học Trung Quốc. Công việc này gần như quá

sức với cả giáo viên và học sinh.

- Giáo viên chưa có các biện pháp thích hợp với đặc trưng thể loại của thơ Nôm

Đường luật. Hầu hết các giờ học đều đơn điệu, xa cách nhận thức thẩm mỹ của học

sinh nhất là học sinh lớp 7. Giáo viên chỉ chú trọng đến thuyết giảng mà chưa quan

tâm học sinh lĩnh hội như thế nào. Trong khi giảng bài, giáo viên thường liệt kê nội

dung phân tích một cách đơn thuần, học sinh thì thụ động nghe và ghi chép. Nhiều

câu hỏi cần được chia sẻ, khám phá nội dung nghệ thuật thì chưa được phát huy.

Giáo viên còn cảm thụ giúp học sinh, hệ thống câu hỏi đơn điệu chưa kích thích

được tính tích cực trong nhận thức của học sinh. Đặc biệt, giáo viên chưa chú trọng

đến hạt nhân nhân văn, yếu tố làm nên sức hấp dẫn, trường tồn của thơ Nôm Đường

luật. Vì vậy, giờ học chưa có trọng tâm, chỉ tìm hiểu bề ngoài mà không thấy hết

chiều sâu của tác phẩm.

Từ thực trạng tìm hiểu trên, chúng tôi nhận thấy rằng muốn giảng dạy tốt

thơ Nôm Đường luật ở THPT giáo viên phải có những biện pháp thích hợp gắn với

việc vận dụng thi pháp của văn học trung đại để hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ hơn,

sâu hơn về thơ Nôm Đường luật. Tình trạng duy ý văn bản còn diễn ra khá phổ biến,

việc giải mã thông tin nghệ thuật của văn bản cũng chưa được giải quyết một cách

cụ thể, thấu đáo, việc dạy các tác phẩm thơ Nôm Đường luật còn xa rời nguyên lí

dạy học hiện đại đó là đi từ khái quát dến cụ thể. Hiểu được thi pháp thì mới có cơ

sở để hiểu quan niệm nghệ thuật cũng như cách sử dụng ngôn ngữ, kết cấu, các biện

pháp nghệ thuật và quan niệm nhân sinh của các nhà thơ biểu hiện trong từng tác

phẩm cụ thể. Có như vậy, giáo viên mới tạo cho học sinh những điều kiện cần thiết

để hiểu được kết cấu, ngôn ngữ, quan niệm nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật. Vì

vậy chúng tôi đề xuất một một số biện pháp dạy học thơ Nôm Đường luật theo

hướng vận dụng thi pháp sau:

Page 55: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

2.2. Biện pháp vận dụng thích hợp thi pháp văn học trung đại vào dạy học

thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông

2.2.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc

2.2.1.1. Bám sát thi pháp của thơ Hán Nôm Đường luật trung đại

Thi pháp thơ Nôm Đường luật nói riêng và thơ trung đại nói chung đều

mang được vẻ đẹp của tâm hồn người Việt, vì thế khi tìm hiểu khám phá các

tác phẩm văn học giai đoạn này chúng ta phải bám sát đặc trưng thi pháp

của thơ Hán, Nôm Đường luật thì mới hiểu sâu sắc được nội dung và nghệ

thuật của tác phẩm.

Phân tích một văn bản thơ chữ Nôm Đường luật bao giờ cũng đòi hỏi người

tiếp nhận phải phân định được bố cục và kết cấu, đề tài, thể loại, thi liệu, ngôn

ngữ giọng điệu... của bài thơ. Trên những cơ sở đó hướng dẫn học sinh đi tìm

hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của nó trong việc biểu hiện nội dung và thể

hiện những sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả.

Trước hết việc xác định bố cục của một bài thơ Đường luật là tương đối

dễ dàng vì nó đã có quy định chặt chẽ. Đó là cái khung cố định cho những bài

thơ chung một thể loại. Bố cục là cách để gọi tên chức năng cho từng phần. Ví

dụ hai câu đề có chức năng mở bài bằng cách nêu ra sự vật, hiện tượng để giới

thiệu khái quát vấn đề mà nhà thơ đề cập tới. Hai câu thực có chức năng nêu ra

các hiện tượng, sự vật sát với đề thơ để làm rõ hơn, cụ thể hơn vấn đề. Hai câu

luận có chức năng luận bàn về những hiện tượng, sự vật đã được nói từ bốn câu

kể trên. Đó là sự nhận thức trên cơ sở thực tiễn của hình tượng, sự vật mà khái

quát nâng lên thành một luận đề mang tính lí luận để làm sâu sắc thêm ý thơ.

Hai câu kết có chức năng làm ngưng kết ý bài. Giáo viên cần căn cứ vào đó để

có cách tìm hiểu linh hoạt. Ví dụ, khi dạy bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương

thì đây là một bài thơ tuân theo các quy định nghiêm ngặt của phong cách thơ

Đường. Vì vậy, giáo viên nên hướng dẫn học sinh khai thác theo bố cục của bài

thất ngôn bát cú, gồm 4 phần đề - thực – luận – kết. Ở mỗi phần luôn có sự song

hành bức tranh cảnh và bức tranh tâm trạng, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học

sinh khai thác tìm hiểu.

Page 56: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Tiếp cận văn bản theo hướng vận dụng thi pháp hướng chúng ta đặt mối

quan tâm đến ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu... của tác phẩm. Ngôn ngữ, giọng

điệu của tác phẩm chính là thái độ đánh giá cuộc sống của tác giả thông qua cảm

xúc thẩm mĩ gửi gắm qua câu chữ. Nhiều khi ngôn ngữ, giọng điệu, nhịp điệu

trong tác phẩm văn chương lại có mối liên hệ khăng khít với nhau. Ta có thể

nhận ra giọng điệu nhẹ nhàng, nhịp điệu khoan thai, ung dung như những bước

chân đang thả bộ của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua câu thơ “một mai, một cuốc, một

cần câu” trong bài thơ Nhàn. Ta có thể lắng nghe âm thanh “lao xao chợ cá”

của làng ngư phủ đang vang vọng lại trong tâm hồn Nguyễn Trãi trong Cảnh

ngày hè để thấy được vẻ đẹp tâm hồn thi nhân khi cảm nhận về cuộc sống.

Bám sát đặc trưng thi pháp của thơ Hán, Nôm Đường luật là giúp giáo viên

và học sinh nắm được những điều cơ bản nhất về nội dung và hình thức nghệ

thuật của tác phẩm thơ ca trung đại.

2.2.1.2. Bám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học

trung đại

Mỗi tác phẩm văn chương lại được ra đời vào những hoàn cảnh lịch sử cụ

thể, trong đó phải kể đến yếu tố văn bản gốc của nhà văn – người sáng tác và

hoàn cảnh lịch sử xã hội tác động đến việc ra đời của tác phẩm. Vì vậy trong

quá trình dạy tác phẩm thơ trung đại nói chung và thơ Nôm Đường luật nói

chung chúng ta phải có sự hiểu biết kĩ lưỡng về tác giả đã sáng tác bài thơ trong

hoàn cảnh nào, phong cách nghệ thuật của nhà văn ra sao. Bởi lẽ đời tư của tác

giả cũng góp một phần quan trọng để tạo nên cá tính sáng tạo hoặc ngôn ngữ

giọng điệu của nhà thơ.

Ví dụ khi tìm hiểu về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi ta phải biết

được hoàn cảnh sáng tác bài thơ này của tác giả là khi đã về ở ẩn ở Côn Sơn cho

nên mọi hình ảnh, cảnh vật đều mang đậm những nét của cảnh làng quê thôn dã

với cây hòe, cây lựu, ao sen, âm thanh của tiếng chợ quê quen thuộc... Và chính

điều này đã làm cho giọng điệu của bài thơ trở nên tươi vui, ấm áp mang tính

ngợi ca vẻ đẹp cuộc sống của nhà thơ khi được sống hòa mình vào với thiên

nhiên và cuộc sống của nhưng con người nơi làng quê mộc mạc, giản dị.

Page 57: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Bên cạnh đó chúng ta còn cần phải bám sát vào văn bản gốc của bài thơ vì

đây đều là những bài thơ được sáng tác, được viết bằng chữ Nôm mà thế hệ ngày

nay ít biết đến những loại văn tự này. Cũng ở bài thơ Cảnh ngày hè của

Nguyễn Trãi ta có thể thấy được nhiều từ, ngữ cổ mà nay rất ít dùng vì thế

người giáo viên phải bám sát vào văn bản gốc để giải thích, cắt nghĩa cho học

sinh. Ví dụ như từ “rồi” nghĩa là rỗi rãi, rảnh rỗi, nhàn hạ, từ “tiễn” mà văn bản

gốc là từ “tịn” nghĩa là sen dưới ao đã gần hết mùi hương để muốn nói tới mùa

hè đã sắp hết, từ “dắng dỏi” nghĩa là tiếng ve ngân lên nghe thánh thót, lúc trầm

lúc bổng như những bản đàn. Hoặc từ “dẽ có” mà văn bản gốc là “lẽ có” nghĩa

là lẽ ra nên có cây đàn của vua Ngu Thuấn để gảy lên khúc Nam phong ca ngợi

cuộc sống thái bình của nhân dân.

Như vậy việc bám sát văn bản gốc và thời đại, giai đoạn sáng tác đóng một

vai trò khá quan trọng trong quá trình dạy học văn chương nhất là các tác

phẩm thơ, ca trung đại. Vì điều này sẽ hướng cho học sinh hiểu đúng, hiểu

sâu về tác phẩm.

2.2.1.3. Đối chiếu các văn bản, phát hiện, khơi gợi, kích thích sự hình thành năng

lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng

Tìm hiểu, khám phá, phân tích các tác phẩm văn học trung đại không chỉ

đơn thuần là phân tích ngôn từ, lớp nghĩa mà muốn học sinh ngoài sự cảm thụ

và say mê còn phải thực sự hiểu được những cái mới trong những tác phẩm để

củng cố thêm niềm say mê với văn học trung đại, trân trọng những sự sáng tạo

của cha ông ta. Những cái mới ở đây là mới về nội dung, ngôn từ của tác phẩm

so với những tác phẩm ra đời trước nó, cùng nó và sau nó, đó là những giá trị,

những khía cạnh còn phù hợp với thời đại mới ngày nay.

Tác phẩm văn chương là sản phẩm lịch sử của thời đại, nhưng với tài năng

của mình, nhà văn có những sáng tạo vượt qua tầm thời đại của mình, thậm chí

có thể mang tới những dự báo cho tương lai. Muốn tìm ra cái mới cần phải dựa

trên những giá trị được xem là ổn định của tác phẩm như: đề tài, chủ đề, thi lệu,

cảm hứng, phương thức... Ví dụ bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi một đề

tài khá mới mẻ, nổi bật trong thơ ca trung đại đương thời. Sự sáng tạo của bài

Page 58: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

thơ là ở việc phá vỡ những quy định chặt chẽ của thơ Đường luật. Thông thường

với những bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật có bố cục : đề , thực, luận, kết (2

– 2 – 2 – 2) nhưng Nguyễn Trãi đã phá luật tạo nên một bố cục mới 1 – 5 – 2.

Không những vậy ngôn ngữ thơ ông không cầu kì, kiểu cách mà toàn là ngôn

ngữ thuần Việt bình dị, dân dã, mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói của người

dân nhưng được sử dụng khéo léo, tinh tế. Đặc biệt là việc chêm, xen một số câu

lục ngôn vào bài thơ làm cho thơ Nguyễn Trãi mang được cái tươi mới, độc đáo,

đặc sắc của thơ Nôm Đường luật. Thi liệu không phải là thi liệu của văn học

cổ, những điển cố, điển tích mà những cảnh vật sống động, mang đậm dấu ấn

làng quê thôn dã mộc mạc. Vì vậy, người giáo viên vừa phải đảm bảo truyền đạt

những giá trị lịch sử đã ổn định mà nhà thơ phản ánh trong tác phẩm vừa phải

giúp học sinh nhận thức được những cái mới nhất, những giá trị xã hội thẩm

mĩ hiện đại trong tác phẩm, tức là cái mới cũng phải nằm trong sự so sánh đối

chiếu với những yếu tố tương tự trước và sau nó. Đối với tác phẩm muốn phân

tích, đánh giá đúng đắn nội dung, nghệ thuật của tác phẩm phải vận dụng quan

điểm và phương pháp lịch sử “ Cần phải đặt mỗi tác phẩm cũ vào điều kiện

lịch sử của nó, nhận rõ quan hệ giữa tác phẩm và thời đại, như thế chúng ta

mới có thể hiểu được những giá trị cũ và tìm thấy trong đó những bài học

cho chúng ta ngày nay” [9, tr.17] để làm được điều này giáo viên phải có vốn

sống ở nhiều lĩnh vực, phải sống phong phú cuộc sống hiện tại và nhạy

cảm với cái mới.

Trong giảng dạy tác phẩm văn chương, so sánh là một biện pháp được dùng

khá phổ biến vì nó luôn mang hiệu quả bất ngờ. So sánh sẽ giúp học sinh mở

rộng, khắc sâu kiến thức văn học cho chính bản thân mình, đồng thời thấy được

những nét riêng, nét chung, sự kế thừa, phát triển đặc biệt là những dấu ấn sáng

tạo của từng tác giả trong tác phẩm. Thông qua so sánh sẽ giúp học sinh khắc

sâu ấn tượng về những hình tượng nổi bật trong tác phẩm.

Khi dạy các tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở THPT cũng vậy, giáo viên

cũng cần sử dụng biện pháp so sánh để học sinh ấn tượng hơn với nội dung của

bài thơ, đồng thời giúp các em có cái nhìn toàn diện hơn về văn học trung đại

Page 59: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

thời bấy giờ cũng như đặc điểm sáng tác văn chương của từng tác giả. Khi dạy

bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, giáo viên có thể so sánh với các bài thơ có

hình ảnh liên quan như:

“Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá

Rừng tiếc chim về ngại phát cây”

( Mạn thuật bài 6)

Hay ở hai câu cuối Cảnh ngày hè có thể so sánh:

“ Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn

Dường ấy ta đà phỉ thửa nguyền”

( Tự thán bài 4)

Hoặc những bài thơ cùng chủ đề trong thơ Lê Thánh Tông như: Vịnh cảnh mùa

hè, Lại vịnh nắng mùa hè... Các bài thơ này đều miêu tả cảnh mùa hè, hoặc hình

ảnh về cỏ cây hoa lá, cuộc sống ở thôn quê..., cảnh ở đây thường rất tươi đẹp

tràn đầy sức sống, làm cho giọng điệu bài thơ trở nên tươi vui, rạng rỡ, tình thì

sâu lắng, thiết tha. Giáo viên cũng có thể so sánh với hình ảnh “đầu tường lửa

lựu lập lòe đâm bông” trong thơ Nguyễn Du để thấy được sự tài tình trong nghệ

thuật miêu tả cảnh vật của mỗi nhà thơ ở mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm.

Khi dạy bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, giáo viên mở rộng, so sánh với các

bài thơ khác của ông cùng đề tài hoặc có hình ảnh tương tự như khi nói về “dại, khôn”

nhà thơ đã từng viết:

Khôn mà hiểm độc là khôn dại

Dại ấy hiền lành, ấy dại khôn

Hoặc khi nói về sự đua chen danh lợi nơi chốn quan trường đầy khắc nghiệt

ông lại viết:

“Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử Hết

cơm, hết rượu, hết ông tôi”

Hay: “Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười

Có của thì hơn hết mọi lời”

Tóm lại việc so sánh, đối chiếu là một việc làm hết sức cần thiết khi giảng

dạy văn chương và đặc biệt là với văn học trung đại. Qua việc so sánh đối chiếu

Page 60: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

làm cho học sinh hiểu rõ, hiểu sâu hôn về tác phẩm, về tác giả và về cả hoàn

cảnh, thời đại mà tác giả sáng tác. Từ đó học sinh có cái nhìn toàn diện sâu sắc

về bài thơ và cũng có kĩ năng tìm hiểu, khai thác, so sánh đối chiếu với các tác

phẩm văn học khác.

2.2.1.4. Tạo không khí tranh luận, đối thoại giữa các tổ, nhóm, cá nhân

Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần tạo ra được không khí tranh

luận, đối thoại sôi nổi giữa các tổ, nhóm hoặc giữa các cá nhân với nhau để vừa

kích thích sự hứng thú trong học tập lại vừa phát huy được tính chủ động sáng

tạo của học sinh. Hoạt động nhóm là một ví dụ: Nhóm được hiểu ở mức đơn

giản là tập hợp những cá thể lại với nhau theo những nguyên tắc nhất định, giải

quyết những vấn đề trong những thời gian xác định phụ thuộc vào số người,

nhiệm vụ và sự tương tác của các thành viên. Theo hướng đi này người học

được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức chủ đạo, hướng

đạo. Người học sinh không bị động tiếp thu sự truyền giảng của thầy như trước

đây mà chủ động, tự giác, tích cực.

Về cách thức, giáo viên có thể chia học sinh thành từng nhóm nhỏ

( theo tổ hoặc theo bàn), cùng thảo luận, trao đổi vấn đề mà giáo viên đưa ra. Sau đó,

mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và phát

biểu nhận xét, bổ sung, thậm chí tranh luận, bác bỏ. Mỗi nhóm phải trình bày

sao có tính thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình. Giáo viên tham gia

định hướng, khái quát kịp thời và điều khiển để cuộc đối thoại không biến thành

cuộc tranh cãi khiến giờ học trở nên căng thẳng. Những cuộc đối thoại như vậy có

tác dụng rèn cho học sinh thói quen hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự

đánh giá, điều chỉnh vốn tri thức của bản thân trong quá trình thảo luận. Qua đối

thoại, học sinh rèn luyện được kĩ năng nói, phát biểu trước tập thể, tăng cường tinh

thần trách nhiệm, sự tự tin, kích thích sự chủ động sáng tạo của các em.

Phạm vi: nhóm, tổ, lớp sẽ tạo môi trường giao tiếp ở từng mức độ lớn

dần, người học sinh theo từng mức độ đặt trong những tình huống chủ động thể

hiện được mình trong chừng mực phản biện, bảo vệ, bác bỏ, tiếp nhận với tư

Page 61: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

cách chủ thể.

Về nội dung, đối thoại trong quá trình tiếp nhận văn học ở nhà trường

là đối thoại dựa trên sự cảm thụ tác phẩm một cách cá nhân, sáng tạo. Ở đây,

học sinh đọc tác phẩm (bản thể thẩm mĩ) là để đối thoại với tác giả (chủ thể

thẩm mĩ) về giá trị nghệ thuật của những kí hiệu ngôn ngữ, hình tượng nghệ

thuật, tính cách nhân vật, tình huống, cảm xúc… và đối thoại với chính mình

để xác lập mối quan hệ giữa ý đồ sáng tác của tác giả và những yếu tố nghệ

thuật của tác phẩm với tri thức, kinh nghiệm của chính bản thân mình. Trên cơ

sở đó, học sinh lại tiếp tục đối thoại với giáo viên, với các học sinh khác để

được tiếp xúc với những quan niệm, điểm nhìn, cách lí giải khác, để được

nghe nhiều tiếng nói, giọng điệu khác, tức là được tham gia trực tiếp vào một

cuộc đối thoại lớn, nhiều chiều.

2.2.2. Biện pháp vận dụng thích hợp thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ

Nôm Đường luật ở chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT

2.2.2.1. Hướng dẫn học sinh xác định những nét tiêu biểu của thi pháp văn học

trung đại liên quan đến tác phẩm

Để học sinh hiểu thấu đáo, sâu sắc về các tác phẩm thơ Nôm Đường luật

trong chương trình người dạy cần từng bước hướng dẫn các em tìm hiểu về đặc

trưng của thi pháp thơ trung đại để học sinh nắm bắt được vấn đề và có sự chủ

động, sáng tạo trong việc tiếp cận, khám phá tác phẩm. Ở chương trình Ngữ văn

lớp 10 THPT chỉ có hai bài thơ tiêu biểu của hai nhà thơ cũng rất tiêu biểu của

nền văn học trung đại là Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Nhàn của Nguyễn

Bỉnh Khiêm. Đây chỉ là hai bài thơ nhỏ trong một mảng thơ Nôm khá lớn của

hai nhà thơ nổi tiếng trong văn học trung đại. Vì vậy nếu không tiếp cận với văn

học trung đại một cách khái quát thì dễ rơi vào tình trạng “Thầy bói xem voi”.

Khi dạy những bài thơ này, dù thời lượng hạn hẹp, chúng ta cũng không thể bỏ

qua việc giới thiệu một cách khái quát nhất về một số phương diện như thi pháp

văn học trung đại (giới thiệu một số nội dung liên quan như đề tài, bút pháp, thi

liệu, quan niệm về thiên nhiên,…). Với cách dạy từ hướng vận dụng thi pháp thì

Page 62: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

việc giúp học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản về thi pháp thời đại chính

là chìa khóa để giải mã những bài thơ cụ thể sau này.

* Với bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi có thể hướng dẫn học sinh tìm

hiểu một số đặc điểm thi pháp sau:

+ Đề tài: Đề tài về mùa hè là một trong những đề tài ít gặp trong thơ ca, nhất là

thơ ca trung đại. Vì thế chọn một bức tranh cảnh ngày hè đã cho thấy được nét

độc đáo trong tâm hồn và thơ ca của Nguyễn Trãi.

+ Thể thơ: Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi được viết theo thể thơ Nôm thất ngôn

bát cú đường luật nhưng đã được phá cách độc đáo bằng việc chen thêm những

câu lục ngôn vào phần đầu và phần cuối của bài thơ. Với lối viết giản dị, dễ hiểu

ngôn ngữ mộc mạc của thể thơ thì bài thơ đã tạo được những nét độc đáo cho

thơ ca trung đại nói chung và thơ ca Nguyễn Trãi nói riêng. Điều này tạo cho

bài thơ mang được âm hưởng và tiếng nói rất riêng của người Việt.

+ Bút pháp: bài thơ cũng sử dụng những bút pháp quen thuộc của văn học trung

đại như tả cảnh ngụ tình, bút pháp điểm xuyết, tượng trưng với những nét chấm

phá, chớp lấy cái hồn của tạo vật.

+ Thi liệu: thơ viết về mùa hè thường ít gặp trong văn học Trung đại Việt Nam.

Vì thế có thể nói bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi khá mới mẻ, hấp dẫn và

rực rỡ sắc màu. Cảnh ngày hè ở đây không vắng vẻ, đìu hiu, u buồn như một số

bài thơ trung đại khác mà ngược lại rất đẹp, rất tươi mới, sinh động.

+ Âm hưởng: âm hưởng chung của bài thơ là bức tranh ngày hè tươi mát, giàu

màu sắc, hình ảnh, đường nét, âm thanh, hình khối với không khí tươi vui rạng

rỡ, với vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân hòa cùng thiên nhiên tràn đầy sức sống và

cuộc sống sôi động, náo nhiệt của mọi người. Bài thơ mang một âm hưởng hoàn

toàn khác với nhiều tác phẩm của thơ ca trung đại.

Với bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm dấu ấn của thi pháp thơ trung đại

lại được thể hiện trên các bình diện sau:

+ Đề tài: Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm lại thể hiện được một đề mang đậm

chất triết lí về lẽ sống nhàn tản của một số nhà thơ trung đại khi họ lánh đục

về trong để giữ mình, giữ khí tiết. Với họ cuộc sống nhàn tản không vướng

Page 63: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

vòng danh lợi được sống hòa mình vào với thiên nhiên, đất trời trong cái thú

tự do, tự tại như những nhà hiền triết.

+ Thể thơ: Nhàn là một bài thơ Nôm được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú

Đường luật tuân thủ chặt chẽ theo bố cục đề, thực, luận, kết, bình đối của thơ ca

truyền thống. Tuy nhiên ở đây lại có những nét khác biệt độc đáo so với thơ

Đường luật thông thường, đó là thơ Đường luật bốn câu đầu nghiêng về cảnh,

bốn câu sau nghiêng về tình thì ở Nhàn lại có sự đan xen giữa cảnh và tình

xuyên suốt bài thơ.

+ Thi liệu: thơ viết về cảnh vui thú điền viên, ung dung tự tại của các nhà Nho

về ở ẩn để lánh đời thoát tục, không vướng bụi trần, không màng danh lợi cũng

được khá nhiều nhà thơ trung đại lựa chọn để gửi gắm tâm tư, tình cảm, gửi

gắm những tâm sự của mình về nhân tình thế thái.

+ Âm hưởng: âm hưởng chung của bài thơ là âm hưởng của một cuộc sống tự

do, nhàn tản, thảnh thơi, thư thái, được sống với những gì mình có, những gì

mình thích, không phải vội vã, bon chen, không lo toan, tính toán, lại được sống

hòa hợp với thiên nhiên, đất trời, cỏ cây hoa lá.

+ Ngôn ngữ: về ngôn ngữ trong Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng giản dị,

mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ gần gũi với ngôn ngữ của cuộc sống đời thường.

2.2.2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội văn bản trên cơ sở thi

pháp tác giả.

Tác phẩm văn chương là sự sáng tạo của nhà văn vì thế ở mỗi tác giả lại

có những phong cách riêng, mỗi tác phẩm lại có những giọng điệu riêng nên

việc tìm hiểu, nghiên cứu về thi pháp phải đặc biệt lưu ý vấn đề này. Mỗi

một tác phẩm văn học dẫu thuộc cùng một thể loại nhất định cũng là một

sáng tạo mà nhà văn phải nung nấu cả đời. Nếu không chú ý đến việc khám

phá cái riêng của thi pháp tác giả, bức tranh văn học sẽ nghèo nàn, đơn

điệu cả về bố cục và màu sắc, dễ ra lò theo lối công nghiệp hàng loạt, triệt

tiêu phần cá nhân, tính sáng tạo của con người. Trong khi đó vận động của

dòng chảy văn học ngày càng khẳng định phẩm chất sáng tạo như một đặc

điểm sống còn của người viết. Vì vậy dạy những bài thơ Nôm Đường luật

theo hướng vận dụng thi pháp thì đặc điểm thi pháp tác giả là hết sức cần

Page 64: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

thiết không thể bỏ qua.

* Với bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi: Thi pháp thơ Nguyễn Trãi

là những nét nghệ thuật sáng tạo đặc sắc mang dấu ấn riêng của tác giả vượt

ra ngoài những quy phạm của văn học trung đại. Trong bài thơ Cảnh ngày

hè nét đặc trưng thi pháp thơ Nguyễn Trãi được thể hiện ở những bình diện

sau:

+ Thi đề: Nguyễn Trãi đã phá vỡ tính ước lệ ngay từ thi đề của bài thơ Nếu

như thơ ca cổ chọn mùa xuân với mưa bay lất phất, mùa thu với lá vàng rơi,

tuyết phủ... thì ở đây Nguyễn trãi lại chọn cho mình bức tranh phong cảnh của

ngày hè oi ả, chói chang mà thơ ca trung đại ít khi đụng tới. Tuy nhiên ở Cảnh

ngày hè của Nguyễn Trãi ta lại bắt gặp một mùa hè dịu mát, rực rỡ sắc màu

với một không gian thoáng đãng, cởi mở tràn đầy sức sống của con người và

cảnh vật cùng âm thanh, ánh sáng, đường nét hết sức tươi đẹp, sinh động, hấp

dẫn. Và có lẽ từ sau Nguyễn Trãi đề tài mùa hè đã được quan tâm nhiều hơn

trong thơ ca trung đại, đặc biệt là trong Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê

Thánh Tông đã xuất hiện rất nhiều bài thơ về cảnh ngày hè như: Vịnh cảnh

mùa hè, Lại vịnh nắng mùa hè trong đó có nhiều hình ảnh về ngày hè rất gần

gũi với cuộc sống đời thường: “Nghi ngút tàn mây tán lửa che

Rùng người thay bấy gọi là hè”. Hay đó là những ngày hè oi ả, chói

Page 65: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

chang

“Mai gầy liễu guộc, cỏ le te

Biết chạy làm sao khỏi nắng hè”

hoặc “Nước nồng sừng sực đầu rô trỗi

Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè”

Như vậy đề tài về ngày hè trước đó ít được quan tâm thì từ sau Cảnh

ngày hè của Nguyễn Trãi mùa hè đã trở thành một nguồn cảm hứng trong thơ

ca trung đại.

+ Thi hứng: Các nhà thơ xưa thường tìm cảm hứng trong cảnh vật Trung Hoa,

như sông Xích Bích, hồ Động Đình, bến Tầm Dương, sông Tiêu Tương,...

Nhưng trong Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi tuyệt nhiên không thấy có các cảnh

sắc Trung Hoa, hay các cảnh xây dựng theo tưởng tượng theo lối ước lệ, có

chăng là giấc mơ Nghiêu, Thuấn thoảng qua trong cái niềm mong mỏi “Dân

giàu đủ khắp đòi phương”để luôn mong cho dân giàu, nước mạnh. Còn lại ở đây

là những cảnh quen thuộc, bình dị dân dã thường ngày của làng quê Việt Nam

đã đem đến nguồn cảm hứng lớn trong thơ Nguyễn Trãi. Sở dĩ như vậy là vì gần

suốt đời mình, Nguyễn Trãi đã gắn bó với nhân dân, yêu nhân dân, yêu cuộc

sống của họ, ông lo trước nỗi lo của dân, đau nỗi đau của dân và cùng chia sẻ

những buồn vui với họ. Có lẽ vì điều đó mà những hình ảnh gần gũi, giản dị ở

chốn thôn quê như lảnh mùng tơi, bè rau muống, luống dọc mùng...` vẫn thường

xuất hiện trong thơ Nguyễn Trãi

“Ao cạn vớt bèo cấy muống

Trì thanh phát cỏ ương sen”

+ Thi liệu: Các nhà thơ xưa khi miêu tả cảnh sắc trong thơ ca của mình

thường chọn những thi liệu rất quen thuộc, mang tính công thức, ước lệ như

tả cây ngô đồng, hoa cúc, lá vàng rơi, hay đó là cảnh phong, hoa, tuyết,

nguyệt... Và đặc biệt là nói tới ngày hè các nhà thơ xưa thường nhắc tới tiếng

cuốc kêu như:

“Tường nọ nhặt khoan vang tiếng cuốc”

hay “cuốc, cuốc, cuốc hằng khua mõ cuốc” (Lê Thánh Tông)

Page 66: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Ngay cả trong thơ Nguyễn Du sau này cũng là âm thanh quen thuộc của tiếng

cuốc gọi hè: “Dưới trăng quyên đã gọi hè”

Nhưng trong Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi nhà thơ đã tránh được

những công thức ước lệ đó, mặc dù cảnh ở đây vẫn là cỏ cây, hoa lá, tiếng ve...

nhưng thi liệu quen thuộc ấy lại có ngay trong cuộc sống nơi thôn dã của làng

quê Việt Nam. Nói chung các hình ảnh thơ ở đây đều được hiện lên với đặc

điểm chung là rất sinh động, cụ thể, gần gũi của vùng thôn quê Việt Nam.

Điểm mới, độc đáo ở đây là vẫn có “cảnh cũ” “người xưa” nhưng hồn thơ thì

đã vượt ra khỏi sự khuôn sáo của thi tứ cổ điển.

+ Ngôn ngữ nghệ thuật: Phá vỡ tính ước lệ, tính quy phạm trong thơ ca trung

đại nói chung và trong thơ Nôm Nguyễn Trãi nói riêng và trong đó Cảnh

ngày hè là một nét tiêu biểu, nổi bật của thơ Nguyễn Trãi. Nghệ thuật sử

dụng ngôn ngữ thuần Việt của tác giả đã đạt đến sự tinh tế, phá cách độc đáo,

mạnh mẽ. Bài thơ dùng rất ít các điển cố, điển tích của thơ ca cổ mà chủ yếu

dùng hình ảnh, ngôn ngữ của cuộc sống đời thường. Thấy rất rõ là trong bài

thơ này, Nguyễn Trãi đã sử dụng chủ yếu những từ thuần Việt trong sáng,

gần gũi, dể hiểu, giàu sức gợi: hóng mát, đùn đùn, tán rợp giương, phun thức

đỏ, tiễn mùi hương.....

Ở đây tác giả đã huy động đến mọi giác quan để miêu tả cảm nhận về

bức tranh ngày hè, từ phong thái ung dung thư thái, thảnh thơi để hóng mát

trong ngày trường đến cảnh vật được quan sát một cách tinh tế, giàu cảm xúc; đó

là những cây hòe đang giương tán lá sum xuê xanh tốt trong những ngày hè để

tỏa bóng mát cho đời. Hình ảnh cây hòe một loại cây rất gần gũi với cuộc sống

đời thường, đây cũng được coi là loài cát mộc (cây mang lại niềm vui) nên hầu

hết được đều được trồng trong các gia đình ở nông thôn, cây hòe cũng đã đi vào

nhiều áng thơ ca trung đại:

“ Hồng bay lựu, màn vây liễu,

Hương nức sen, bóng rợp hòe ”

(Hồng Đức quốc âm thi tập – Lê Thánh Tông)

Hay trong thơ Nguyễn Du: “Thừa gia chẳng hết nàng Vân,

Page 67: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Một cây cù mộc một sân quế hòe ”

Trong văn học Trung Hoa cũng có nhắc tới hình ảnh của cây hòe:

“Xuân sang hoa nở thiếp về

Chàng ơi đến gốc cây hòe nhận con”.

Còn ở đây cây hòe trong thơ Nguyễn Trãi đang độ sinh sôi, nảy nở một cách

mãnh liệt đến mức “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương” tất cả như đang đùn ra,

tuôn ra, chảy ra, giương ra một màu xanh của tán lá. Theo thuật phong thủy của

phương Đông thì những nơi cây cối tốt tươi, giàu sức sống thì nơi đó sinh khí

hội tụ, vượng khí dồi dào, rất tốt cho tinh thần, sức khỏe của con người.

Bức tranh phong cảnh ngày hè còn phải kể đến là hình ảnh của cây lựu

đang trổ hoa đỏ thắm trước hiên nhà, đó là những bông sen đang dìu dịu ngát

hương dưới ao, đó còn là âm thanh dắng dỏi của tiếng cầm ve đang báo hiệu

hè về hòa cùng âm thanh lao xao của chợ cá từ làng ngư phủ đó đây vang

vọng lại. Tất cả góp phần tạo nên bức tranh ngày hè sôi động, rộn rã, tươi vui.

Ngôn ngữ nghệ thuật còn phải kể đến việc dùng từ táo bạo, đặc sắc của

tác giả, trong bài thơ nhà thơ đã dùng một loạt các động từ mạnh để diễn tả

sức sống tràn trề của cảnh vật đó là những từ giương, phun, tiễn... cho thấy

sức sống như đang cựa quậy, phun trào từ bên trong của cảnh vật. Đặc biệt

động từ phun trong câu thơ Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ cho thấy hình

ảnh những bông hoa lựu đang phun ra, tuôn ra một màu đỏ rực rỡ điểm lên

cái nền xanh của cây lá cũng là để diễn tả sức sống đang trỗi dậy mãnh liệt

trong những ngày hè. Câu thơ để lại những ấn tượng mạnh mẽ trong lòng

người đọc để hơn ba trăm năm sau Nguyễn Du cũng có cách diễn tả khá đặc

sắc, độc đáo về hình ảnh hoa lựu trong Truyện Kiều

“Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”.

Tuy nhiên ở mỗi nhà thơ lại có nhưng điểm riêng, độc đáo khác nhau. Câu

thơ của Nguyễn Trãi thiên về diễn tả sức sống đang tuôn trào, trỗi dậy thì

Nguyễn Du lại chủ yếu đi vào nghệ thuật tạo hình đặc sắc với ánh lửa lựu

đang lập lòe như những đốm sáng trước hiên nhà.

Page 68: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trãi còn ở khả năng sử dụng từ

láy tài tình, độc đáo. Trong bài thơ ta thấy Nguyễn Trãi đã lắng nghe để cảm

nhận được những âm thanh lao xao của chợ cá làng ngư phủ đang rộn ràng

náo nhiệt từ ngoài xa vọng lại, nhà thơ cũng cảm nhận được những âm thanh

dắng dỏi của tiếng đàn ve đang ngân lên thành khúc nhạc rộn rã để chào đón

mùa hè. Tiếng ve dắng dỏi cũng đã có lần vang lên vào những ngày hè trong

thơ Lê Thánh Tông:

“Tường nọ nhặt khoan vang tiếng cuốc

Cành kia dắng dỏi gảy cầm ve”

Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Trãi còn phải kể đến việc nhà thơ đã chêm,

xen những câu thơ lục ngôn đầy sáng tạo vào trong những bài thơ thất ngôn

để tạo ra âm hưởng mới cho thơ Việt. Và có lẽ việc xen những câu thơ lục

ngôn vào thơ thất ngôn đã đánh dấu một bước tiến mới trong thơ Nôm Đường

luật của người Việt, nó không chỉ đơn thuần là phá vỡ tính quy phạm chặt chẽ

về niêm, luật của thơ Đường luật mà còn tạo ra những âm hưởng riêng, cách

ngắt nhịp riêng. Ví dụ như câu thơ Rồi hóng mát thuở ngày trường chúng ta

thấy cách ngắt nhịp ở đây là 1/2/3 rất khác biệt với thơ ca truyền thống. Hoặc

câu kết lục ngôn một hình thức khá phổ biến trong thơ Nguyễn Trãi cũng

được thể hiện trong bài thơ này Dân giàu đủ khắp đòi phương mang đến cho

câu thơ, bài thơ một âm hưởng ngân vang, khắc khoải về nỗi mong muốn cho

nhân dân được sống trong bình yên, ấm no, hạnh phúc.

+ Không gian nghệ thuật: Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi được đón nhận

từ một không gian thoáng đãng, nhưng giản dị gần gũi ở chốn thôn quê dân

dã, với cặp mắt mắt tinh tế, nhạy cảm nhà thơ đã chớp được cái hồn của tạo

vật để vẽ lên một bức tranh ngày hè mang đậm đà sắc màu của làng quê Việt

Nam, góp thêm cho thơ ca Việt Nam một bức tranh phong cảnh ngày hè giản

dị, đơn sơ nhưng mang đậm tâm hồn Việt.

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Page 69: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Hoè lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương

Bài thơ mở ra không gian nghệ thuật đầy thi vị, ngập tràn không khí

của làng cảnh Việt Nam. Đó là không gian của cỏ cây, hoa lá, không gian sinh

hoạt của những con người thôn quê. Mở đầu bài thơ là hình ảnh của thi nhân

trong dáng nhàn tản, thảnh thơi dạo chơi hóng mát ngắm nhìn cảnh vật, không

gian ấy rất hợp Nguyễn Trãi khi về ở ẩn được sống hòa mình vào thiên nhiên,

đất trời.

Vì thế mà không gian ngày hè được cảm nhận bằng ấn tượng đầu tiên

chính là hình ảnh cây hòe đang đùn đùn ra những tán lá xanh tốt che rợp cả

Page 70: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

một góc trời, cây hòe một loại cây rất gần gũi, gắn bó với những người dân

quê, nó không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà nó còn đang tỏa bóng

mát cho đời làm cho những ngày hè trở nên dịu mát. Cùng với cây hòe sum

xuê là cây lựu trước hiên nhà đang phun ra những chùm hoa đỏ thắm tạo cho

bức tranh ngày hè một sắc màu rực rỡ, thế nhưng người đọc lại không hề cảm

thấy chói chang gay gắt bởi cái gam màu nóng của hoa lựu đã được hòa lẫn

trong cái màu xanh dịu mát của cây lá.

Không gian của ngày hè được đẩy ra xa hơn khi nhà thơ cảm nhận được

hương sen dìu dịu, ngan ngát đang lan tỏa trong không gian của những ngày

hè oi ả. Đến đây người đọc đã cảm nhận được bức tranh ngày hè độc đáo của

Nguyễn Trãi, đó chính là sự phối của màu sắc, hình ảnh, đường nét, hình khối.

Bức tranh hiện lên đa sắc màu với màu xanh tràn ngập của cây hòe, màu đỏ

điểm xuyết của hoa lựu, màu hồng dịu mát của hoa sen làm cho bức tranh

phong cảnh ngày hè không hề oi ả mà ngược lại rất dịu mát và sinh động, tràn

đầy một sức sống.

Không gian ngày hè được tiếp tục mở ra với cảnh chợ cá của làng ngư

phủ, đó là không gian quen thuộc dân dã bình dị của chốn thôn quê. Ở đó có

không khí ồn ào, náo nhiệt của cảnh mua bán, có tiếng cười nói của người

người đổi trao, không gian chợ cá ở đây không đơn thuần là nơi mua bán hàng

hóa nữa mà nó còn là không gian giao lưu văn hóa của cộng đồng người Việt.

Vì thế không gian của chợ cá làng ngư phủ gợi lên hình ảnh của một cuộc

sống thanh bình, no đủ ở chốn thôn quê.

+ Thời gian nghệ thuật: Thời gian được nói tới trong Cảnh ngày hè cũng

mang được những nét riêng, độc đáo, trước hết là những ngày trường thi nhân

rối rãi dạo chơi ngắm cảnh, ngày trường ở đây có thể hiểu là ngày dài, nhưng

cũng có thể hiểu là nhiều ngày liên tiếp đó là khoảng thời gian rảnh rỗi hiếm

hoi của Nguyễn Trãi một người vốn thân nhàn mà tâm không nhàn.

Thời gian trong Cảnh ngày hè cũng được thi nhân cảm nhận một cách

tinh tế, có thời điểm của đầu hè khi vạn vật đang bắt đầu sinh sôi, nảy nở với

Page 71: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

hình ảnh của tán hòe đang đùn đùn ra những phiến lá, có thời điểm ở giữa hè

khi hoa lựu đã nở hoa đỏ thắm, có thời điểm cuối hè khi sen dưới ao đã ngát

mùi hương. Như vậy phải có một sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế ở nhiều thời điểm

khác nhau thì nhà thơ mới vẽ lên được bức tranh ngày hè mang tính tổng hợp

của nhiều giác quan, của nhiều thời điểm như thế.

Cảnh ngày hè còn có thời gian của buổi chiều tà với bóng tịch dương

đang dần buông xuống. Tuy nhiên cảnh chiều tà ở đây cũng có những nét

riêng rất đặc biệt khác hẳn với cảnh buổi chiều trong thơ ca cổ, ở đó không có

những cảnh buồn bâng khuâng của

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu” hay đó là nỗi buồn

của man mác của người lữ khách xa quê: Trời chiều bảng lảng bóng hoàng

hôn. Ngược lại buổi chiều trong thơ Nguyễn Trãi lại rất tươi vui náo nhiệt với

âm thanh của tiếng cầm ve kêu râm ran ở khắp nơi, đó còn là âm thanh lao xao

của tiếng chợ chiều làng xa vọng lại gợi lên một khung cảnh thanh bình, đầm

ấm của chốn làng quê bình dị. Nhịp thời gian trong Cảnh ngày hè không hề

ngưng đọng như thơ ca truyền thống mà ở đây lại có sự vận động không

ngừng của con người và cảnh vật. Tất cả là sự hội tụ của trí tuệ, tâm hồn ở một

bậc cao nho, đại nhân, đại trí, đại dũng để vẽ nên bức tranh cảnh ngày hè hoàn

hảo và tuyệt mĩ đến như vậy.

+ Con người : Cũng giống như rất nhiều các nghệ sĩ khác , bức tranh thiên

nhiên của Nguyễn Trãi ở đây tràn đầy sức sống, âm thanh, màu sắc nhưng

không không thể thiếu vắng hình ảnh của con người. Thiên nhiên dù đẹp đến

mấy cũng phải gắn với cuộc sống con người, thiên nhiên không gắn với con

người thì thiên nhiên đó sẽ rất đơn, điệu buồn tẻ.

Hình ảnh con người chính là tâm điểm để vẽ lên những bức tranh sống

động, giàu màu sắc. Tuy nhiên trong thơ ca trung đại con người thường bị

khuất lấp giữa thiên nhiên, chìm vào thiên nhiên chứ không hiện hình rõ nét,

nhưng trong Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi thì con người lại tỏa sáng trước

Page 72: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

thiên nhiên, ở đây thiên nhiên chỉ là phông, nền để tô thêm, tôn thêm vẻ đẹp

của con người.

Mở ra trong bức tranh thiên nhiên ấy là khung cảnh của một thi nhân rảnh

rỗi, an nhàn dạo chơi hóng mát, ngắm cảnh. Có lẽ đây là phút giây nhưnhàn rỗi

hiếm hoi, bất đắc chí của tác giả, một phút giây nhàn thời buổi loạn của một con

người thân nhàn mà tâm không nhàn.

Cái giây phút thảnh thơi ngồi hóng mát của Nguyễn Trãi trong những ngày

hè có lẽ là những phút giây thư giãn hiếm hoi để thi nhân được tĩnh tâm lắng

mình vào không gian của đất trời, của cỏ cây hoa lá để có được một bức tranh

cảnh ngày hè sinh động tươi đẹp đến thế.

Sáng tác Cảnh ngày hè có lẽ là lúc Nguyễn Trãi đã về ở ẩn ở Côn Sơn để

vui cùng với thiên nhiên, núi rừng. Tuy nhiên dù về ở ẩn nhưng tấm lòng

Nguyễn Trãi vẫn canh cánh một nỗi lòng lo cho dân, cho nước . Cái ẩn của

Nguyễn Trãi chỉ là bậc tiểu ẩn mà đã tiểu ẩn thì phải cư thành thị chỉ những bậc

đại ẩn thì mới cư lâm tuyền để trốn đời, thoát tục tránh xa vòng danh lợi, không

bận đến sự đời. Với Nguyễn Trãi ông chỉ lánh đời chứ không trốn đời, thậm chí

ông còn mang nặng nỗi lo cho đời, vì thế mà ông đã nghe thấy được âm thanh

lao xao của chợ cá làng ngư phủ, cảm nhận được âm thanh dắng dỏi của tiếng

đàn ve. Đó chính là âm thanh của cuộc sống đang vang vọng lại trong tâm hồn

tác giả, được tác giả lắng nghe, và đón nhận nó một cách nồng nhiệt bằng cả trái

tim và tâm hồn tinh tế của mình. Cũng chính vì vậy mà nhà thơ mong ước có

cây đàn của vua Nghiêu, vua Thuấn thuở xưa để gảy lên khúc Nam phong ngợi

ca cuộc sống nơi thôn dã hôm nay : Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Đây vốn là điều mà Nguyễn Trãi vẫn thường trăn trở, vẫn thường canh cánh nỗi

lòng mình, cũng là điều mà Nguyễn Trãi đã từng nhắc đến rất nhiều lần:

“Bui có một lòng trung liễn hiếu

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”

Page 73: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Hay: Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

Đó cũng là điều mà hơn hai mươi năm sau khi nguyễn Trãi mất Lê Thánh Tông

ở ngôi vua thì ông cũng từng ca ngợi:

“Nhà nam, nhà bắc đều no mặt,

Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình”.

Có thể nói đó là tư tưởng “Thượng trí quân, hạ trạch dân” mà Nguyễn Trãi và

Lê Thánh Tông có nhiều điểm chung, điểm gặp gỡ.

* Với bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Thi pháp thơ Nguyễn Bỉnh

Khiêm lại có những nét nghệ thuật sáng tạo độc đáo mang dấu ấn riêng của

tác giả và cũng là những dấu ấn riêng của văn học trung đại. Trong bài thơ

Nhàn thì đặc trưng thi pháp thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm lại được thể hiện ở

những bình diện:

+ Thi đề: Nguyễn Bỉnh Khiêm lại chọn cho mình một cuộc sống nhàn với một

phong thái ung dung nhàn tản, thư thái, thảnh thơi để được hòa mình vào cuộc

sống của thiên nhiên nơi thôn dã trong dáng vẻ của một lão nông thực thụ:

“ Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”.

Đó là cuộc sống của con người không màng tới công danh, xa lánh vòng danh

lợi, tìm vui thú trong những công việc của cuộc sống đời thường. Triết lí sống

nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là lối sống của rất nhiều những nhà Nho

trung đại đương thời như Nguyễn Dữ, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác... khi

họ rời xa chốn quan trường để tìm về với cuộc sống ở ẩn để được sống nhàn với

chính mình, tránh xa cuộc sống bon chen, danh lợi nơi thị thành.

Như vậy đề tài về cuộc sống nhàn, vui thú điền viên nơi thôn dã, hay ẩn

mình nơi lâm tuyền, thâm sơn cùng cốc vốn là đề tài được nhiều nhà thơ trung

đại lựa chọn. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã góp một tiếng nói của mình vào

để làm nên một triết lí sống mang đầy tính nhân sinh về cuộc sống thời trung

đại trở thành một nguồn cảm hứng lớn trong thơ ca trung đại.

Page 74: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

+ Thi hứng: Cũng giống như trong Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, ta

tuyệt nhiên không thấy có các cảnh sắc Trung Hoa, hay các cảnh xây dựng

theo tưởng tượng, theo lối ước lệ, tượng trưng của thơ ca cổ mà cảm hứng

trong Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được lấy ngay từ những cái có trong

cuộc sống dân dã của đời thường. Ở đây là những cảnh quen thuộc, bình dị

dân dã thường ngày của làng quê Việt Nam. Đó là những lão nông với

mai, cuốc, cần câu... trong những ngày thảnh thơi kiếm cá, hay đó là cảnh

cuộc sống sinh hoạt đạm bạc của đời thường với những thứ hết sức gần

gũi, quen thuộc:

“ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”.

Sở dĩ có những cảnh như vậy là vì gần suốt đời ngoài mấy năm ra làm quan

cho nhà Mạc còn lại Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống gắn bó với thiên nhiên, yêu

thiên nhiên, yêu cuộc sống nơi nhà quê thanh bình, trong sáng mà ở đó con

người được sống thư thái, thanh nhàn. Điều mà Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã

từng nhắc tới trong nhiều tác phẩm của mình:

“Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay

Trông thế giới phút chim bay

Non cao non thấp mây thuộc

Cây cứng cây mềm gió hay...”

+ Thể thơ: Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được làm theo thể thơ thất ngôn bát

cú, Đường luật với cách cấu tứ quen thuộc theo bố cục đề, thực, luận, kết, có

tiểu đối, bình đối, có cảnh, có tình quen thuộc... Tuy nhiên ở đây vẫn có cái độc

đáo của thơ Nôm Đường luật qua sự phá cách về hình ảnh, thi pháp, thi liệu,

giọng điệu... Ở thơ Đường luật bốn câu đầu thường nghiêng về tả cảnh, bốn câu

cuối nghiêng về tả tình nhưng trong Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm ta lại thấy

cảnh, tình được đan xen hòa lẫn tạo nên một bức tranh gần gũi gắn bó với nơi

thôn quê bình dị, dân dã rất đời thường. Ở đây không có cái khuôn sáo, công

thức hoặc sự tuân thủ quá chặt chẽ về niêm luật như những bài thơ Đường luật

Page 75: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

thông thường mà nó mang được âm hưởng của tiếng nói, tâm hồn người Việt

rất đậm đà.

+ Nhân vật trữ tình: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là hình ảnh của những con

người lao động bình thường trong những công việc bình thường nhưng con

người ấy lại vừa mang được dáng dấp của một thi sĩ đang tìm cảm hứng ở nơi

đồng quê thôn dã, lại vừa có dáng vẻ của một nhà hiền triết đang ung dung tản

bộ, ngắm cảnh vật, biết sự đời.

Nhân vật trữ tình xuất hiện ngay ở phần mở đầu của bài thơ trong tư thế

nhàn tản: “Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn, dầu ai vui thú nào”.

Ở đây có những cái khác biệt với thơ Đường luật là những câu đầu thường tả

cảnh còn trong Nhàn ta có thể bắt gặp ngay nhân vật trữ tình đang rất ung dung,

tự tại với những công việc tự do, yêu thích của mình. Giọng thơ vang lên với

một âm hưởng quen thuộc về cái thú nhàn dạo chơi, ngắm cảnh như những vần

thơ trong Thuật hứng của Nguyễn Trãi:

“Một cày, một cuốc thú nhà quê

Áng cúc lan chen vãi đậu kê”

Nhân vật trữ tình tiếp tục được hiện lên với suy nghĩ mang đầy tính triết lí

của nhà thơ: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao ”

Đó là cách nói ngược nghĩa, đối lập mang tính triết lí về cuộc sống trong xã hội

lúc bấy giờ một triết lí thường gặp trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:

“Khôn mà hiểm độc là khôn dại

Dại ấy hiền lành ấy dại khôn.”

Hình ảnh nhân vật trữ tình trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có lẽ cũng xuất phát

từ con của tác giả, một con người vừa thông tuệ vừa tỉnh táo trong cách ứng xử

thì nhà thơ đã chọn cho mình nơi vắng vẻ là nơi không có người cầu cạnh, bon

chen là nơi con người được sống hòa hợp với thiên nhiên để tâm hồn được

trong sạch, thư thái, đó cũng là hình ảnh ẩn dụ để nói lên lối sống thanh bạch,

Page 76: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

không màng danh lợi của tác giả. Cuộc sống ấy nó đối lập với chốn lao xao là

nơi ồn ào, náo nhiệt, là chốn quan trường bon chen danh lợi con người phải

sống bằng đua danh đoạt lợi, bằng cả những thủ đoạn hiểm độc của mình. Có lẽ

cũng chính vì điều đó mà nhà thơ muốn mượn điển tích về Thuần Vu Phần

uống rượu say ngủ dưới gốc cây hòe để nói về phú quý, danh lợi: “ Rượu đến

cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”. Ở đây tác giả đã mượn điển tích

của người xưa để nói lên cuộc sống nay với một thái độ coi thường phú quý,

danh lợi, coi danh lợi chỉ là một giấc chiêm bao thoảng qua mà thôi chứ không

có ý nghĩa gì. Đây chính là quan niệm sống phủ nhận phú quý, danh lợi để

khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của thiên nhiên và nhân cách con người mà

Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa ra.

+ Giọng điệu, ngôn ngữ nghệ thuật: Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Nguyễn

Bỉnh Khiêm cũng có nhiều điểm mới mẻ, độc đáo, nhà thơ cũng đã mạnh dạn

phá vỡ tính ước lệ, tính quy phạm trong thơ ca trung đại để tạo ra ngôn ngữ

riêng, giọng điệu riêng cho thơ ca của mình. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

thuần Việt của tác giả đã đạt đến sự tinh tế, phá cách độc đáo, mạnh mẽ. Bài

thơ dùng rất ít các điển cố, điển tích của thơ ca cổ mà chủ yếu dùng hình

ảnh, ngôn ngữ của cuộc sống đời thường. Thấy rất rõ là trong bài thơ này,

nhà thơ đã sử dụng chủ yếu những từ thuần Việt trong sáng, gần gũi, dể hiểu,

giàu sức gợi như: Mai, cuốc, cần câu, thơ thẩn, dầu ai, dại, khôn, nơi vắng vẻ,

chốn lao xao.....

Ở đây tác giả đã huy động đến mọi giác quan để miêu tả cảm nhận về

bức tranh về cuộc sống đời thường, từ phong thái ung dung thư thái, thảnh

thơi đến dáng vẻ thơ thẩn dàu ai vui thú nào cho đến cảnh vật mai, cuốc, cần

câu... đều được quan sát một cách tinh tế, tỉ mỉ, giàu cảm xúc; đó là hình ảnh

của một cuộc sống giản dị, thuần khiết của một lão nông ở tại chốn thôn quê

với những dụng cụ quen thuộc để gợi lên nếp sống thanh bần của nhà Nho khi

về ở ẩn.

Page 77: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Ngôn ngữ nghệ thuật còn phải kể đến việc dùng từ độc đáo, đặc sắc của

tác giả để tạo ra một giọng điệu riêng, hình ảnh Một mai, một cuốc, một cần

câu với một nhịp thơ chậm rãi, điệp từ một được nhắc lại rõ ràng ta như cảm

nhận được từng nhịp bước chân khoan thai, thong thả của nhân vật trữ tình với

dáng vẻ thư thái, ung dung nhàn tản, vừa làm việc vừa ngắm cảnh, thả hồn

mình vào với thiên nhiên, đất trời. Ngôn ngữ của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn

phải kể đến những hình ảnh đối lập độc đáo ta dại với người khôn, nơi vắng vẻ

với chốn lao xao qua cách diễn đạt rất giản dị mà hàm ý lại vô cùng sâu sắc

của nhà thơ. Đây là cách nói đối lập, ngược nghĩa nhưng là để thể hiện quan

niệm sống của nhà thơ.

+ Không gian và thời gian nghệ thuật: Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được

tác giả gợi tả từ một không gian thoáng đãng, còn thời gian là bốn mùa tươi

đẹp. Tất cả đều rất giản dị gần gũi ở chốn thôn quê dân dã, với một tâm hồn

nhạy cảm nhà thơ đã vẽ lên được một bức tranh phong cảnh làng quê hết sức

êm ả, trữ tình ở đó có cảnh, có người hòa hợp, có thiên nhiên, có khung cảnh

bốn mùa tươi đẹp.

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn, dầu ai vui thú nào

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Bài thơ mở ra không gian nghệ thuật đầy lãng mạn, mang không khí của

làng quê Bắc bộ Việt Nam. Đó là không gian của cỏ cây, hoa lá, của ao hồ dân

dã, không gian sinh hoạt của những con người thôn quê. Mở đầu bài thơ là hình

ảnh của thi nhân trong dáng nhàn tản, thảnh thơi vác cuốc, vác mai đi câu cá,

ngắm nhìn cảnh vật, không gian ấy rất hợp Nguyễn Bỉnh Khiêm khi về ở ẩn

được sống hòa mình vào thiên nhiên, hợp với thiên nhiên, đất trời. Không gian

Page 78: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

trong Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là không gian của cuộc sống rất đời

thường, gần gũi ở chốn thôn quê với một cuộc sống đạm bạc:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

Tất cả là không gian sinh hoạt của những người nhà quê thanh bần, dân dã thức

ăn là măng trúc, giá đỗ - sản phẩm cây nhà lá vườn, kết quả của công sức lao

động gieo trồng, chăm bón mà có được, đó còn là những cảnh sinh hoạt rất thôn

quê: xuân – tắm hồ sen, hạ - tắm ao cũng giống như biết bao những người xung

quanh khác gợi lên một nét sống rất giản dị mà lại thanh cao hòa hợp với thiên

nhiên, mùa nào thức nấy, tránh xa được vòng danh lợi, phú quý.

Thời gian được nói tới trong Nhàn cũng mang được những nét riêng, độc

đáo, đó là khoảng thời gian của bốn mùa với những nét đặc sắc của từng mùa,

thu với măng trúc, đông với giá đỗ, xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Tất cả được

gợi lên như một bức tranh tứ bình giản dị mà trong sáng, cổ điển mà hiện đại.

Thời gian ở đây được thi nhân cảm nhận một cách tinh tế, với nhiều thời điểm

có đầy đủ xuân, hạ, thu, đông, mùa nào thứ ấy. Như vậy phải có một sự quan

sát tỉ mỉ, tinh tế ở nhiều thời điểm khác nhau thì nhà thơ mới vẽ lên được bức

tranh thôn quê mang tính tổng hợp của nhiều thời điểm như thế.

2.2.2.3. Hướng dẫn học sinh vượt rào cản ngôn ngữ thông qua hoạt động cắt

nghĩa, chú giải

* Hoạt động chú giải

Chú giải là một hoạt động hết sức thiết thực khi dạy các tác phẩm văn

học trung đại nói chung và dạy học thơ Nôm Đường luật nói riêng. Chú giải

để học sinh hiểu rõ, hiểu sâu sắc hơn về nội dung của văn bản mà nhà văn

muốn gửi gắm.

“Chú giải là cách làm sáng tỏ một khái niệm, một phạm trù lạ bị che đậy hoặc ẩn

dưới một hình thức ngôn ngữ bác học hoặc ngôn ngữ lịch sử để biến chúng thành

cụ thể dễ hiểu và đặt chúng trong mối quan hệ với một bộ phận hoặc toàn bộ văn bản

để thấy được ý nghĩa, tác dụng của chúng trong toàn bộ văn bản” [9, tr. 42]. Biện

pháp này rất quan trọng, dùng cho việc dạy văn học trung đại nói chung và dạy

Page 79: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

học thơ Nôm Đường luật nói riêng. Bởi ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật rất cô

đọng, hàm súc. Hình thức chữ Nôm vốn đã khó hiểu đối với học sinh, lại thêm các

biện pháp nghệ thuật như ước lệ, tượng trưng, điển tích, điển cố khiến cho bài thơ

càng trở nên khó hiểu và khó tiếp nhận. “Chú giải sâu chính là biện pháp rút ngắn

khoảng cách thẩm mĩ giữa học sinh với thơ cổ để tiếp nhận văn bản có hiệu quả,

đây là cách để thời sự hóa trở lại các văn bản cổ và bắc cho thơ cổ một chiếc cầu để

nối lịch sử với hiện tại, khôi phục lại, trẻ hóa văn bản thơ cổ để người đương thời,

nhất là lớp học sinh trẻ hiện nay dễ tiếp nhận ”[9, tr. 43].

Cách thức cụ thể của chú giải và tác dụng:

- Chú giải từ: Đây là điều khó khăn trong dạy học thơ Nôm Đường luật vì

ngôn ngữ của thơ Nôm Đường luật chủ yếu là chữ Nôm với những từ ngữ cổ,

thuật ngữ cổ rất xa lạ. Chú giải làm cho từ ngữ được hiểu một cách rõ ràng hay

nói cách khác là làm cho học sinh hiểu từ và thông nghĩa, hiểu câu trước rồi mới

có cơ sở để cảm thụ thơ.

Khi chú giải cần chú ý vào nghĩa của từng từ, tách ra từng tiếng mà giảng

nghĩa, rồi phải đặt từ đó vào câu thơ mới hiểu hết, hiểu cặn kẽ nghĩa của từ ngữ

đó. Bởi mỗi từ trong từng văn cảnh lại có sắc thái ý nghĩa khác nhau. Đặt từ

trong câu thơ là đặt nó trong chỉnh thể nghệ thuật giúp học sinh có thể hiểu từ

một cách chính xác. Chẳng hạn bài thơ Cảnh ngày hè của nhà thơ Nguyễn Trãi,

trong bài này, tác giả sử dụng một số từ ngữ cổ mà nếu không giải nghĩa các từ

ngữ này, học sinh khó có thể hiểu hết ý nghĩa của câu thơ, bài thơ.

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”Học sinh đã vấp phải hàng rào ngôn ngữ với một số từ rất xa lạ mà phần

chú thích sách giáo khoa cũng không có, hoặc có chú thích một cách sơ sài

không rõ nghĩa như một số từ: “rồi”, “ngày trường”. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải

chú giải từ:

- “rồi”: ở đây là chỉ sự rỗi rãi, rảnh rỗi

- “ngày trường”: là ngày dài và nhiều ngày liên tiếp

Sau đó đặt các từ vào câu thơ rồi kết hợp với các từ khác trong câu để hiểu

ý nghĩa của cả câu thơ. Câu thơ muốn nói tới cảnh thi nhân nhàn rỗi, rảnh rỗi

Page 80: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

dạo chơi hóng mát trong suốt những ngày hè dài mà không có việc gì làm. Từ

việc chú giải từ trên, giáo viên giúp học sinh thấy được hoàn nhàn rỗi bất đắc dĩ

của Nguyễn Trãi khi về ở ẩn.

Hoặc trong câu thơ: “Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương” ở đây chung ta cũng

cần đi vào giải thích về một số từ ngữ

- “dắng dỏi” theo chú thích của sách giáo khoa là inh ỏi là chưa hợp lí mà

phải hiểu ở đây tiếng ve nó ngân lên thành từng đợt nghe lúc trầm, lúc bổng như

những bản đàn, bản nhạc.

- “tịch dương” là bóng nắng lúc chiều tà gợi lên sự vắng vẻ

Có thể nói từ chú giải từ đến chú giải sâu về ý là điều cần thiết để giúp học

sinh dần cảm nhận được nội dung ý nghĩa của câu thơ, hiểu được những gì mà

tác giả muốn gửi gắm qua những từ ngữ đó. Đây cũng chính là việc đưa học

sinh vào cuộc đối thoại với nhà thơ để làm bừng sáng nhận thức của các em

trong quá trình tiếp cận thơ Nôm Đường luật.

- Chú giải điển cố, điển tích: Cùng với việc chú giải từ ngữ, việc chú giải điển

cố, điển tích cũng là một hoạt động quan trọng trong quá trình giúp học sinh

vượt rào cản ngôn ngữ của tác phẩm thơ Trung đại. Điển cố, điển tích là lấy xưa

để nói nay, nhắc lại việc xưa bằng một vài chữ mà gợi lên sâu sắc các tầng ý

nghĩa, khiến lời văn thêm sinh động. Việc dùng điển cố, điển tích khiến câu thơ

trở nên hàm súc và chuyển tải được lượng thông tin lớn. Điều quan trọng trong

dạy học thơ Nôm Đường luật là phải hiểu được nội dung điển cố, điển tích và dụng ý của tác giả khi sử dụng các điển cố, điển tích đó. Với học sinh THPT nhất là học

sinh lớp 10, hiểu được nội dung điển cố, điển tích đã khó do nền tảng tri thức về văn học

cổ của các em còn nghèo nàn, nhưng tìm ra dụng ý nghệ thuật của tác giả trong việc đưa

điển cố, điển tích đó vào tác phẩm với các em còn khó khăn hơn. Phần lớn các em chỉ

hiểu hời hợt bề ngoài nên không thấy được cái hay, cái chất của văn chương, những cái ý

sâu xa mà điển cố, điển tích đó đưa lại.

Chú giải điển cố là giúp học sinh tái hiện nội dụng văn bản, ý nghĩa thẩm

mĩ của nó với người xưa, từ đó giúp các em tự vận động để hiểu thơ Nôm

Đường luật trong giai đoạn hiện nay. Chú giải điển cố bao giờ cũng gồm hai

Page 81: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

bước. Thứ nhất, giáo viên cần chú giải nghĩa đen của điển cố, tức làm cho học

sinh hiểu biết rõ nguồn gốc của điển cố. Thứ hai, sau khi giúp học sinh nắm

được nghĩa đen của điển cố, giáo viên cần phân tích hoặc chú giải thêm giá trị

thẩm mĩ của nó, đặt nó vào trong văn cảnh để bình giảng, cắt nghĩa ý của câu

thơ, tìm ra tấc lòng của tác giả gửi gắm vào đó.

Chẳng hạn ở bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi ta có thể gặp điển cố

trong câu thơ “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng” thì giáo viên phải giải thích cho

học sinh hiểu Ngu cầm ở đây là cây đàn của vua Ngu Thuấn một trong những

triều đại thịnh trị trong truyền thuyết Trung Hoa để nhà thơ gảy lên khúc Nam

phong ngợi ca cuộc sống thái bình, thịnh trị của nhân dân ta. Khúc Nam phong

của vua Ngu Thuấn thường được gảy lên để ca ngợi cuộc sống thái bình, gió

nam thuận thì nhân dân ta thêm nhiều của cải, thêm sự giàu sang, phú quý.

Còn trong bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì ở hai câu cuối tác giả có

sử dụng điển tích: “Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”.

Ở đây tác giả đã dẫn điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc

cây hòe, rồi mơ thấy mình đang ở nước Hòe An, được hưởng công danh phú

quý rất mực vinh hiển, nhưng sau khi tỉnh dậy thì hóa ra đó chỉ là một giấc

mộng. Từ đó người ta thường dùng điển này để nói: phú quý chỉ như một giấc

chiêm bao. Trong bài thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mượn điển này cũng để nói:

phú quý chỉ như một giấc chiêm bao, không có thật, từ đó để thấy được thái độ

coi thường danh lợi, phú quý của nhà thơ.

Như vậy hoạt động chú giải là một trong những biện pháp quan trọng

trong quá trình dạy học thơ Nôm Đường luật. Biện pháp này giúp học sinh bước

đầu khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm thơ Nôm Đường luật góp phần

kích thích sự hứng thú và khả năng chủ động, tích cực suy nghĩ, tìm hiểu về

bài thơ. Bằng việc chú giải, giáo viên đã gợi mở cho học sinh tìm ra chìa

khóa giải mã và định hướng sự giải mã bài thơ cho học sinh khi tiếp xúc với

những yếu tố đầu tiên mang nhiều dụng ý nghệ thuật, rất công phu của tác giả

để chuyển từ văn bản thơ chết thành một tác phẩm sống động trong đầu mỗi

Page 82: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

học sinh. Chú giải còn thúc đẩy quá trình tiếp nhận bài thơ thêm chắc chắn,

bởi nó đã làm cho yếu tố ngôn ngữ vốn được sử dụng một cách bóng bẩy đầy

hàm ý nghệ thuật trở nên dễ hiểu, cụ thể hơn nhất là khi đặt nó trong mối

quan hệ với chỉnh thể nghệ thuật.

* Hoạt động cắt nghĩa

Văn học trung đại nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng là loại

hình văn học có khoảng cách lớn với học sinh cả về không gian và thời gian, về

tư duy nghệ thuật và về quan điểm thẩm mĩ. Vì thế mà người ta còn nói “dạy

văn học trung đại là dạy văn trên giảng đường khác tiếng”. Ngôn ngữ sử dụng

trong thơ Nôm Đường luật là chữ Hán và chữ Nôm, một thứ chữ quen thuộc với

cha ông ta nhưng lại rất xa lạ khó hiểu với học sinh hiện nay. Chính vì vậy, hoạt

động cắt nghĩa đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp học sinh vượt rào cản

ngôn ngữ để hiểu nghĩa của từ, câu, hình ảnh và mối quan hệ của chúng trong

văn bản từ đó tiếp cận được nội dung và ý đồ nghệ thuật của tác giả trong bài.

Cắt nghĩa chính là quá trình làm cho ý nghĩa của từ, của ngữ, câu và hình ảnh

nổi bật trong văn bản, làm sáng tỏ hình tượng. Cắt nghĩa là một cách tìm ra câu

trả lời của tác giả gửi đến bạn đọc thông qua văn bản.Vì vậy, yêu cầu đặt ra

với giáo viên Ngữ văn là phải có sự hiểu biết nhất định về phong tục tập quán,

nếp sống, văn hóa, lịch sử, xã hội, kinh nghiệm thẩm mĩ thì mới có sự cắt

nghĩa chính xác.

Cắt nghĩa ngôn ngữ gồm cắt nghĩa từ, cắt nghĩa hình ảnh và cắt nghĩa câu.

- Cắt nghĩa từ:

Văn học là nghệ thuật của ngôn từ nên nghĩa của tác phẩm văn chương bắt

đầu bằng nghĩa biểu hiện trên bề mặt của ngôn từ, kể cả những tác phẩm thơ

của các nhà thơ Nôm Đường luật. Do một số những đặc trưng riêng trong cấu

trúc nên lớp nghĩa ngôn từ của thơ chữ Hán-Nôm trung đại có thể bao gồm lớp

nghĩa bề mặt (nghĩa đen, nghĩa hiển ngôn) lớp nghĩa biểu tượng, lớp nghĩa hiển

ngôn được toát lên từ toàn bộ chỉnh thể ngôn từ.

Lớp nghĩa bề mặt có giá trị thông báo về sự việc, hiện tượng, sự việc được

nói đến trong bài thơ. Ví dụ: Bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi thì trên bề

Page 83: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

mặt của câu chữ là một bức tranh phong cảnh ngày hè hết sức tươi đẹp, sinh

động, tràn đầy sức sống, nhưng chúng ta cần chú ý vì bài thơ lại được đặt trong

chùm Bảo kính cảnh giới (nghĩa là gương báu răn mình) với ý nghĩa là răn bản

thân mình phải biết yêu quý thiên nhiên, tạo vật và đời sống của con người. Lớp

nghĩa này là căn cứ để xác định nghĩa biểu tượng của bài thơ.

Lớp nghĩa biểu tượng trong thơ là lớp nghĩa quan trọng bởi thơ trung đại

thường dùng cách diễn tả bằng những biểu tượng (do bị hạn chế về số lượng từ

miêu tả, nhưng các nhà thơ vẫn còn sử dụng một số lượng từ mang hàm nghĩa

biểu tượng nhất định mới diễn đạt nổi ý thơ). Người xưa làm thơ là để nói ý nên

rất chú trọng tạo cho ý thơ sâu lắng để người đọc cảm nhận được thơ đến nghiền

ngẫm và hiểu được cái hay cái đẹp của thơ, đạt đến điều đó mới làm say đắm

lòng người. Do yêu cầu trên nên thơ Nôm Đường luật diễn đạt ý tứ bằng từ

mang ý nghĩa trừu tượng vừa làm cho lời thơ giản dị, tự nhiên vừa làm cho ý thơ

hàm súc, ý nhị, sâu kín, tạo cho câu thơ có dư âm. Cách diễn đạt bằng biểu

tượng, bắt buộc người đọc cùng một lúc sử dụng hai tư duy, tư duy về hình ảnh

và suy luận để vừa bắt được hình ảnh thơ vừa phân tích ra ý nghĩa của chúng mà

hiểu ý thơ.

Lớp nghĩa được tạo nên bởi toàn bộ chỉnh thể trong thơ trữ tình trung đại

mới là lớp nghĩa chính mà trong quá trình phân tích ta cần chú ý đến nhất . Nó là

tầng nghĩa sâu kín mà nhà thơ trên còn đường sáng tạo đã tốn rất nhiều công sức,

tâm huyết để lựa chọn sắp xếp, hệ thống tất cả các phương tiện ngôn từ ấy để thể

hiện ý đồ ngôn từ của mình. Đây chính là tầng nghĩa chính đủ tất cả những tư

tưởng tình cảm, ý đồ của người viết, quan niệm nhân sinh mà nhà thơ muốn gửi

gắm đến bạn đọc, thông qua tác phẩm văn chương của mình. Bản thân lớp nghĩa này

rất đa dạng. Vì vậy, cắt nghĩa từ phải đặt trong mạch cảm xúc của câu thơ, bài thơ.

Ở bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu thơ:

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao.”

Trong câu thơ có những từ như “nơi vắng vẻ”, “chốn lao xao” cần phải

được cắt nghĩa để học sinh nắm được và hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu thơ, bài

Page 84: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

thơ. Từ vắng vẻ ở đây không chỉ đơn thuần hiểu là nơi không gian vắng lặng,

hiu quạnh mà cần phải hiểu là nơi ít người qua lại, không có ai cầu cạnh, bon

chen, ở nơi đó tâm hồn nhà thơ được thư thái, tĩnh tâm, tự do, thoải mái sống

hòa hợp với thiên nhiên trong sáng. Đây cũng là cách nói ẩn dụ của nhà thơ để

chi lối sống tự do, thanh bạch, không màng tới danh lợi của một bậc hiền sĩ.

Tương tự như vậy cụm từ “chốn lao xao” cũng không đơn thuần là chỉ nơi đông

đúc, ồn ào mà chốn lao xao ở đây còn được dùng để chỉ nơi sang trọng, quyền

thế ở đó con người sống đua chen trong vòng danh lợi với tất cả những thủ đoạn

hiểm độc của mình.

- Cắt nghĩa hình ảnh: Mục đích của cắt nghĩa hình ảnh là làm bật sáng hình ảnh,

làm rõ dụng ý nghệ thuật của tác giả bài thơ. Cắt nghĩa cái biểu đạt thông qua

các hình ảnh hoặc hình tượng là một hình thức kiểm tra cao nhất, khó khăn nhất

đối với người học. Việc cắt nghĩa này buộc học sinh phải tự đặt mình vào vị trí

của văn bản để tiếp xúc văn bản. Bởi mỗi hình ảnh đều là sự sáng tạo độc đáo

của người nghệ sĩ, nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ trong tác phẩm.

Mặt khác hình ảnh trong thơ trung đại nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng

thường cô đọng, súc tích gợi nhiều liên tưởng ở người đọc nhưng cũng là chỗ khó

khăn nhất, phức tạp nhất trong cảm thụ, tiếp nhận. Bởi xây dựng những hình ảnh

thơ, người nghệ sĩ thường sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật vừa làm tăng sức hấp

dẫn cho thơ vừa tăng tính hàm súc. Với thơ Nôm Đường luật, việc sử dụng nhiều

hình ảnh ước lệ, tượng trưng làm cho các câu thơ trở nên quen thuộc, đôi khi đến

sáo mòn công thức. Nhưng chính những hình ảnh quen thuộc đó lại gây những khó

khăn cho người đọc, nhất là với bạn đọc học sinh ngày nay. Vì đã sáo mòn thì ít

cảm xúc, ít gây được sự rung động, nếu không cắt nghĩa để gợi lên không khí,

khung cảnh, sự việc mà hình ảnh đó biểu đạt nên khó nắm bắt.

Ví dụ hình ảnh “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ” trong bài Cảnh ngày hè

của Nguyễn Trãi đã gợi tả được hình ảnh cây lựu trước hiên nhà đang trổ những

chùm hoa đỏ thắm rực rỡ. Động từ phun được dùng một cách chính xác, tinh tế

để diễn tả màu đỏ của hoa lựu đang thời kì trổ bông mãnh liệt nhất, từ thức là

một từ cổ để chỉ màu, vẻ ở đây là chỉ màu đỏ của hoa lựu nở đỏ rực rỡ tạo cho

Page 85: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

bức tranh thiên nhiên của ngày hè vừa giàu màu sắc, hình ảnh, đường nét lại vừa

tràn đầy một sức sống. Sự phối hợp tinh tế về các gam màu của Nguyễn Trãi; từ

màu xanh của tán hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen... đã tạo nên

bức tranh cảnh ngày hè không hề chói chang, gay gắt mà lại rất hài hòa, êm dịu,

mát mẻ.

- Cắt nghĩa câu: Câu là một đơn vị quan trọng để tạo nên một văn bản nhất

là đối với văn bản văn chương, văn bản thơ. Câu thường chứa lượng thông tin

hoàn chỉnh. Thông thường một câu hoàn chỉnh ít nhất phải có đủ các yếu tố chủ

ngữ, vị ngữ. Nhưng đối với thơ nhất là thơ Nôm Đường luật do yêu cầu về mặt

lời thơ (phải đẹp, chau chuốt, giàu hình ảnh và âm hưởng, lời thơ đa nghĩa mới

tạo sức hấp dẫn). Do vậy, người làm thơ phải khắc phục được giới hạn của ngôn

ngữ, trong đó có câu để biểu đạt những ý tứ thần diệu nhất.

Thơ trữ tình trung đại nhất là thơ Nôm Đường luật có yêu cầu rất chặt chẽ về

số chữ trong một câu, số câu, số dòng trong một bài thơ. Câu thơ trong thơ Nôm

Đường luật không được dài dòng, không hoặc ít thấy những câu viết theo lối kể lể,

miêu tả quá cụ thể, chi tiết mà thường hàm súc, đa nghĩa đồng thời cũng trau

chuốt, giản dị, hài hòa. Việc cắt nghĩa câu là một thao tác quan trọng để làm học

sinh hiểu được ý cơ bản của câu thơ.

Cắt nghĩa câu bao gồm:

Đặt câu thơ vào vị trí quan trọng của nó trong bài thơ để xác định chức năng

ngữ pháp mà câu đảm nhiệm từ đó làm rõ nghĩa câu thơ. Với thơ Nôm Đường

luật, mỗi câu thơ lại có chức năng, nhiệm vụ riêng. Các vị trí đó bản thân nó đã

mang một nội dung nhất định. Cắt nghĩa câu ở đây là phải làm cho học sinh xác

định rõ không chỉ vị trí câu thơ mà còn hiểu nghĩa của câu, cái hay, cái độc đáo

của những câu thơ ấy. Chẳng hạn, nhiệm vụ của câu thơ thứ ba trong một bài

thất ngôn tứ tuyệt là khái quát, mở rộng vấn đề đã được nêu ra ở câu thứ hai –

câu thừa đề.

Vì vậy, căn cứ vào đó, ta có thể thấy câu thơ thứ ba trong bài thơ Nhàn

của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng làm nhiệm vụ khái quát, mở rộng vấn đề

Page 86: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

nhưng ở đây là khái quát, làm nổi bật lối sống thanh cao, nhàn tản của tác giả

với một quan niệm mang đầy tính triết lí về cuộc sống đó là sự đối lập giữa ta

dại với người khôn để nói lên lối sống nhàn của nhà thơ giữa những bộn bề

của cuộc sống đời thường.

Hoặc khi tim hiểu câu thơ Rồi hóng mát thuở ngày trường ta có thể cắt

nghĩa câu thơ trên cơ sở của những cách ngắt nhịp độc đáo Rồi/ hóng mát/ thuở

ngày trường với nhịp thơ 1/2/3 như ngắt ra, tách ra để cho thấy sự rỗi rãi, thảnh

thơi của tác giả trong nhưng ngày hè dạo chơi, hóng mát ngắm cảnh để thư thái

tâm hồn.

Trong các nội dung trên, cắt nghĩa từ và hình ảnh đóng vai trò hết sức

quan trọng. Vì tính hàm súc, cô đọng của thơ Đường luật nên khi phân tích cần

coi trọng khai thác từng tiếng, từng từ, từng hình ảnh trong câu thơ. Bởi trong

một bài thơ Nôm Đường luật, thường có hệ thống từ, ngữ đã được tác giả dùng

để làm nổi bật chủ đề.

2.2.2.4. Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để tìm hiểu về thi pháp được sử

dụng trong tác phẩm

Nhóm được hiểu ở mức đơn giản là tập hợp những cá thể lại với nhau

theo những nguyên tắc nhất định, giải quyết những vấn đề trong những thời gian

xác định phụ thuộc vào số người, nhiệm vụ và sự tương tác của các thành viên.

Theo hướng đi này người học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo

viên tổ chức chủ đạo, hướng đạo. Người học sinh không bị động tiếp thu sự

truyền giảng của thầy như trước đây mà chủ động, tự giác, tích cực.

Về cách thức, giáo viên có thể chia học sinh thành từng nhóm nhỏ

( theo tổ hoặc theo bàn), cùng thảo luận, trao đổi vấn đề mà giáo viên đưa ra. Sau

đó, mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và

phát biểu nhận xét, bổ sung, thậm chí tranh luận, bác bỏ. Mỗi nhóm phải trình

bày sao có tính thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình. Giáo viên tham gia

định hướng, khái quát kịp thời và điều khiển để cuộc đối thoại không biến

thành cuộc tranh cãi khiến giờ học trở nên căng thẳng. Những cuộc đối thoại như

Page 87: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

vậy có tác dụng rèn cho học sinh thói quen hợp tác với bạn trong quá trình

học tập, tự đánh giá, điều chỉnh vốn tri thức của bản thân trong quá trình thảo

luận. Qua đối thoại, học sinh rèn luyện được kĩ năng nói, phát biểu trước tập

thể, tăng cường tinh thần trách nhiệm, sự tự tin, kích thích sự chủ động sáng tạo

của các em.

Phạm vi hoạt động tổ, nhóm: lớp sẽ tạo môi trường giao tiếp ở từng mức

độ lớn dần, người học sinh theo từng mức độ đặt trong những tình huống chủ

động thể hiện được mình trong chừng mực phản biện, bảo vệ, bác bỏ, tiếp

nhận với tư cách chủ thể.

Về nội dung, đối thoại trong quá trình tiếp nhận văn học ở nhà trường là đối thoại

dựa trên sự cảm thụ tác phẩm một cách cá nhân, sáng tạo. Ở đây, học sinh

đọc tác phẩm (bản thể thẩm mĩ) là để đối thoại với tác giả (chủ thể thẩm mĩ) về

giá trị nghệ thuật của những kí hiệu ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật, tính cách

nhân vật, tình huống, cảm xúc… và đối thoại với chính mình để xác lập mối

quan hệ giữa ý đồ sáng tác của tác giả và những yếu tố nghệ thuật của tác

phẩm với tri thức, kinh nghiệm của chính bản thân mình. Trên cơ sở đó, học sinh

lại tiếp tục đối thoại với giáo viên, với các học sinh khác để được tiếp xúc với

những quan niệm, điểm nhìn, cách lí giải khác, để được nghe nhiều tiếng nói,

giọng điệu khác, tức là được tham gia trực tiếp vào một cuộc đối thoại lớn, nhiều

chiều.

Chẳng hạn khi giảng dạy bài Cảnh ngày hè, giáo viên có thể cho học sinh

thảo luận nhóm (theo tổ hoặc theo bàn) về các vấn đề: Có thể chia lớp thành 4 tổ

(4 nhóm) yêu cầu các em về nhà chuẩn bị mỗi tổ (nhóm) một bức tranh phong

cảnh ngày hè trên cơ sở nội dung bài thơ, rồi các tổ (nhóm) cử đại diện lên

thuyết giảng, trình bày.

Các nhóm sẽ lắng nghe, sau đó sẽ tranh luận, bổ sung ý kiến cho nhau để

làm sáng tỏ vấn đề. Giáo viên trên cơ sở đó, sẽ định hướng, gợi mở cho các em

học sinh tìm hiểu, cảm nhận về bài thơ.

Giáo viên có thể sử dụng ngay câu hỏi trong sách giáo khoa để cho học sinh

Page 88: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

thảo luận nhóm. Ví dụ câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài ở bài Nhàn của

Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?

- Không vất vả, cực nhọc.

- Không quan tâm đến xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân.

- Xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao, được hòa hợp với tự nhiên

- Quan niệm sống đó là tích cực, hay tiêu cựcTrên đây là một số biện pháp cơ bản về dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT

theo hướng vận dụng thi pháp văn học trung đại. Ngoài các biện pháp trên, chắc

chắn còn nhiều biện pháp khác. Tuy nhiên để giờ dạy tác phẩm thơ Nôm Đường

luật đạt hiệu quả cao, đòi hỏi người giáo viên cần áp dụng các biện pháp một cách

linh hoạt với từng đối tượng học sinh, với từng bài dạy; bản thân người giáo viên

cần tích cực đọc, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để có cái nhìn sâu rộng về tác phẩm,

trên cơ sở đó từng bước hướng dẫn học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc

cảm thụ, đi tìm cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học. Thành công của một giờ

dạy là không chỉ rèn cho học sinh năng lực cảm thụ văn học, mà quan trọng hơn,

những tác phẩm văn học ấy đã có sự tác động sâu sắc đến tâm hồn, tình cảm của

các em học sinh.

Page 89: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM

3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm là hình thức kiểm chứng lại những giả thiết, những tư tưởng

khoa học đã đề ra. Thực nghiệm của luận văn nhằm tìm kết quả đối chứng,

khẳng định tính khả thi của việc dạy học theo hướng VẬN DỤNG THI PHÁP ở

trường trung học phổ thông, từ đó góp phần đổi mới phương pháp dạy học, bồi

dưỡng, phát triền năng lực cho học sinh và nâng cao hiệu quả dạy hoc.

Tiếp thu ý kiến phản hồi từ phía giáo viên và học sinh trong quá trình thực

nghiệm để điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện những đề xuất đổi mới về

cách khai thác tác phẩm, cách tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh từ hướng

vận dụng thi pháp.

Từ việc thực nghiệm bằng những bài giảng cụ thể để đến những kết

luận có căn cứ về kết quả nghiên cứu, là gợi ý để người nghiên cứu có thể

tiếp tục suy nghĩ về phương pháp dạy học các tác phẩm khác theo hướng

tiếp cận thi pháp.

3.2. Yêu cầu thực nghiệm

Giáo án và quá trình thực nghiệm phải thể hiện được tương đối rõ nét việc

vận dụng các biện pháp dạy học theo hướng vận dụng thi pháp vào thực tế dạy

học; đồng thời quá trình vận dụng đó cũng phải thể hiện được những hiệu quả

bước đầu trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi

tiếp nhận một văn bản văn học.

Dạy học các tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 ở THPT theo hướng vận

dụng thi pháp là một trong những hướng đi mới, còn ít người chú ý tới. Vì

vậy, việc thực nghiệm, đối chứng ở đây không phải là để khẳng định một điều

này so với một điều khác mà chỉ mang tính khảo sát, rút kinh nghiệm để có cơ sở

thực tiễn nhằm hoàn thiện cho các biện pháp dạy học mà người viết muốn đưa ra.

Từ đó có cơ sở để có thể phát triển, nhân rộng hướng dạy học theo các biện pháp

này.

Page 90: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

3.3. Địa bàn, đôi tượng và bài thực nghiệm

Người viết luận văn chọn hai lớp thực nghiệm và hai lớp đối chứng trên địa

bàn huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định. Các cặp thực nghiệm, đối chứng là các

lớp trong cùng một trường có đối tượng học sinh tương đương về trình độ, khả

năng; giáo viên dạy cũng tương đương nhau về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

sư phạm cũng như tuổi đời, tuổi nghề.

Vì quá trình thực nghiệm đòi hỏi rất nhiều thời gian và phụ thuộc vào

nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, cho nên trong giới hạn của đề tài

chúng tôi đưa ra một bài dạy thực nghiệm là văn bản Cảnh ngày hè trong tập thơ

Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Câu hỏi kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh ở cuối bài học do các giáo

viên dạy lớp thực nghiệm và đối chứng cùng thống nhất với nhau theo nội dung,

mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng, chương trình do Bộ giáo dục- Đào

tạo quy định.

Bảng 3.1. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng

Trường Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Trường THPT Giao Thủy C 10A2 10A6

Trường THPT Quất lâm 10A1 10A3

3.4. Thời gian và quy trình tiến hành thực nghiệm

3.4.1. Thời gian thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong năm học 2014 - 2015. Cụ thể:

Tháng 10 năm 2014: Tiến hành thực nghiệm văn bản “Cảnh ngày hè” của

Nguyễn Trãi.

Quá trình thực nghiệm gồm 5 bước:

Bước 1: Phát phiếu tham khảo ý kiến giáo viên.Bước 2: Gặp gỡ giáo viên thực nghiệm: nêu nhiệm vụ, giao tài liệu thực nghiệm,

giáo án thực nghiệm.

Page 91: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Bước 3: Giáo viên thực nghiệm ở các lớp (thực nghiệm và đối chứng) tiến hành

dạy một văn bản thực nghiệm.

Bước 4: Kiểm tra chất lượng tiếp thu bài của học sinh sau mỗi tiết học ở cả lớp

thực nghiệm và lớp đối chứng.

Bước 5: Thống kê, phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm.

3.4.2. Quy trình tiến hành thực nghiệm

Một giáo viên trong tổ bộ môn sẽ sử dụng giáo án do người viết luận văn

thiết kế để bước đầu thể nghiệm việc dạy học bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn

Trãi theo hướng vận dụng thi pháp trong đó có sử dụng một số biện pháp mà

người viết luận văn đưa ra cùng với sự tham dự của tổ bộ môn và người viết

luận văn.

Trên cơ sở dự giờ, quan sát, rút kinh nghiệm giờ dạy thực nghiệm đó,

người viết luận văn sẽ chỉnh sửa giáo án và trực tiếp đứng lớp giảng dạy văn

bản với sự tham gia dự giờ của tổ chuyên môn.

Kết quả thực nghiệm sẽ được đánh giá trên cơ sở bài thu hoạch của học

sinh và những ý kiến nhận xét, đánh giá, đóng góp của đồng nghiệp trong tổ

chuyên môn.

3.5. Giáo án thực nghiệm

3.5.1. Yêu cầu chuẩn bị

3.5.1.1. Đối với giáo viên

Quá trình tìm hiểu bài giảng của giáo viên bao gồm hai việc chính: Tìm

hiểu tác phẩm và soạn giáo án

- Tìm hiểu tác phẩm:

+ Tìm hiểu những tư liệu lịch sử - xã hội có ảnh hưởng đến quá trình sáng tác

của bài thơ, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Trãi trong bài thơ và trong các

sáng tác thơ Nôm Đường luật.

+ Tìm đọc các bài viết của những nhà nghiên cứu, phê bình, thiết kế bài giảng

liên quan đến tác giả và tác phẩm.

+ Tìm hiểu, so sánh với các sáng tác của các nhà văn, nhà thơ khác cũng thời

với Nguyễn Trãi về đề tài, thể loại, đặc điểm thi pháp… để thấy được nét độc

Page 92: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

đáo của tác phẩm.

+ Xác định mục đích, yêu cầu và các nội dung cần cung cấp cho học sinh qua

một số biện pháp mà luận văn đã đề ra.

- Soạn giáo án:

+ Giáo án phải thể hiện một cách cụ thể quan điểm dạy học, phương pháp lên

lớp, kết cấu bài giảng, nội dung kiến thức cần truyền đạt, các hình thức luyện

tập…theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay, đặc biệt

quan tâm đến quá trình phát triển năng lực cho học sinh. Một giáo án tuy có

nhiệm vụ chủ yếu là thể hiện sự vận dụng các biện pháp dạy học theo hướng vận

dụng thi pháp mà người viết đề xuất, nhưng giáo án đó vẫn phải có sự kết hợp

hữu cơ và sự vận dụng hài hòa các phương pháp, biện pháp dạy học khác một

cách thích hợp, qua đó dẫn dắt học sinh tìm tòi, khám phá, lĩnh hội tác phẩm, từ

đó hình thành, củng cố các đơn vị kiến thức của bài học một cách sinh động,

linh hoạt, có hệ thống.

3.5.1.2. Đối với học sinh

Chủ thể học sinh chiếm một vai trò quan trọng trong tiến trình dạy học. Do

vậy, giáo viên cần hướng dẫn các em chuẩn bị bài ở nhà cho tiết học sắp tới

thông qua câu hỏi gợi ý và một số câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo

khoa. Đây là bước đầu tiên giúp học sinh thâm nhập tác phẩm, chuẩn bị tham

gia phân tích và tiếp thu bài giảng trên lớp. Trong quá trình chuẩn bị bài, học

sinh cần đọc kĩ tác phẩm, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, chuẩn bị một

số công việc như làm đồ dùng học tập, vẽ tranh tưởng tượng về phong cảnh

ngày hè; đặc biệt là các câu hỏi hướng đến việc xây dựng những nội dung của

các biện pháp do luận văn đưa ra.

Qua sự chuẩn bị này, các em sẽ nắm được một phần giá trị của tác phẩm, phần nào

nắm được những nét nghệ thuật tiêu biểu của tác giả từ đó làm cơ sở để tham gia

chiếm lĩnh tác phẩm trên lớp dưới sự tổ chức, hướng dẫn của thầy cô giáo.

3.5.2. Giáo án thực nghiệm

Tiết 38: Đọc văn.

Page 93: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

CẢNH NGÀY HÈ(Bảo kính cảnh giới – bài số 43)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

* Giúp học sinh:

1. Về kiến thức.

Nguyễn Trãi

- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn

Nguyễn Trãi (tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, nặng lòng với nhân dân, đất

nước)

- Thấy được vẻ đẹp của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, thể thất ngôn

xen lục ngôn.

2. Về Kỹ năng.

- Rèn kỹ năng đọc- hiểu thơ nôm Nguyễn Trãi.

3. Về thái độ.

- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống của

nhân dân.

- Có tinh thần học hỏi và trau dồi để thêm yêu mến các tác phẩm văn chương

của cha ông.

B. THIẾT KẾ BÀI HỌC:

I. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.Đồ dùng, thiết bị dạy học (máy chiếu, tranh ảnh minh họa...)

- Soạn giáo án.

2. Học sinh

- Hs đọc, soạn bài trước ở nhà theo yêu cầu của GV và các câu hỏi SGK.

- Mỗi tổ vẽ một bức tranh cảnh ngày hè theo nội dung bài thơ.

II. Tổ chức hoạt động dạy- học:

HOẠT ĐỘNG 1

Page 94: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

* Ổn định tổ chức lớp. (1’)

a. Kiểm tra bài cũ (4’)

* Câu hỏi:

- Đọc thuộc phần phiên âm và dịch thơ bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão? Em

đánh giá như thế nào về nỗi “thẹn” của tác giả?

* Đáp án:

- Học sinh đọc thuộc, diễn cảm (5đ)

- Nỗi thẹn của tác giả:

+ Thẹnhổ thẹnPhạm Ngũ Lão thẹn chưa có được tài mưu lược lớn như

Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước.

+ Các nhà thơ trung đại mang tâm lí sùng cổ (lấy giá trị xưa làm chuẩn mực),

thêm nữa từ sự thật về Khổng MinhNỗi tự thẹn của Phạm Ngũ Lão là hiển

nhiên. Song xưa nay, những người có nhân cách lớn thường mang trong mình

nỗi thẹn với người tài hoa, có cốt cách thanh caocho thấy sự đòi hỏi rất cao

với bản thân.

Hoài bão lớn: ước muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong

việc giúp vua, giúp nước.

Đó là nỗi thẹn tôn lên vẻ đẹp tâm hồn tác giả, thể hiện cái tâm vì nước, vì

dân. Một nỗi thẹn cao đẹp của người anh hùng. (5đ)

* Nhận xét, đánh giá :..................................................................................

b. Dạy bài mới:

* Giới thiệu bài mới. (1’)“Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” đó là lời ngợi ca mà Lê Thánh Tông

dành cho Nguyễn Trãi và cũng là để minh oan cho ông. Nguyễn Trãi (1380-

1442) là tác giả VH lớn của VHTĐVN. Ông ko chỉ là tác giả của những áng hùng

văn “có sức mạnh bằng mười vạn quân” (Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ

mệnh tập) mà còn là tác giả của những bài thơ Nôm chan chứa cảm xúc, tình yêu

thiên nhiên, cuộc sống, nặng lòng với nhân dân, đất nước. Tập thơ Nôm Quốc âm thi

tập của ông gồm 254 bài, là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn, đánh dấu bước phát

triển của VH chữ Nôm trong VHTĐ.Tập thơ đó có nhiều phần, trong đó có phần

Page 95: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Vô đề (ko có tựa đề) nhưng được xếp thành một số mục cho chúng ta thấy rõ bức

chân dung tinh thần của Ức Trai. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ Bảo

kính cảnh giới-số 43 (Cảnh ngày hè) thuộc mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu

răn mình).

* Nội dung:

HOẠT ĐỘNG 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hs đọc Tiểu dẫn- sgk.

- Số lượng tác phẩm của tập

thơ Quốc âm thi tập?

- Các phần của tập thơ trên?

- Nội dung và nghệ thuật của

nó?

I. Tìm hiểu chung: (10’)

1. Tập thơ Quốc âm thi tập:

- Gồm 254 bài thơ Nôm.

- Các phần của tập thơ:

+ Vô đề: Ngôn chí, Mạn thuật, Tự thán,

Bảo kính cảnh giới,...

+ Môn thì lệnh: về thời tiết.

+ Môn hoa mộc: về cây cỏ.

+ Môn cầm thú: về thú vật.

- Nội dung: Thể hiện vẻ đẹp của con người

Nguyễn Trãi với 2 phương diện:

+ Người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa,

yêu nước, thương dân.

+ Nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, quê

- Nhan đề Cảnh ngày hè do ai đặt? Nó thuộc mục nào trong phần Vô đề?

Page 96: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Yêu cầu hs đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc: thanh thản, vui.

- Em hãy xác định thể thơ và bố cục của bài thơ?

GV: HS có thể nêu các cách chia bố cục khác nhau:

+ 2 phần: tiền giải (4 câu đầu) và hậu giải (4 câu sau).

+ 2 phần: câu 2- 6 (vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống) và câu 1-7-8 (vẻ đẹp

tâm hồn Nguyễn Trãi).

+ 4 phần: đề- thực- luận- kết. Gv hướng hs đến cách 2. hương, đất nước, cuộc

sống, con người.

- Nghệ thuật:

+ Việt hóa thơ thất ngôn bát cú Đường luật, sáng tạo thể thất ngôn xen lục

ngôn.

+ Ngôn ngữ vừa trang nhã, trau chuốt vừa bình dị, tự nhiên, gần với đời sống

thường ngày.

2. Bài thơ“Cảnh ngày hè”.

* Nhan đề: Cảnh ngày hè do người biên soạn sgk đặt.

- Là bài số 43 thuộc mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn mình)

* Đọc

- Học sinh đọc bài thơ.

* Thể thơ, bố cục:

- Thể thơ: : thất ngôn xen lục ngôn.

- Bố cục: 2 phần

+ Câu 2- câu 6: vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống.

+ Câu 1, câu7-8: vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Page 97: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

- Đề tài được nói tới ở đây là

gi?

- Bức tranh cảnh ngày hè được

cảm nhận với những gì?

- Những hình ảnh nào, âm

thanh nào được Nguyễn Trãi

miêu tả trong bức tranh thiên

nhiên, cuộc sống ngày hè?

- Ngôn ngữ ở đây được tác giả

sử dụng ntn? Tác giả dùng

nhiều động từ diễn tả trạng

thái của cảnh ngày hè. Đó là

những động từ nào, trạng thái

của cảnh được diễn tả ra sao?

- Phân tích, chứng minh cảnh

vật thiên nhiên và cuộc sống

con người có sự hài hòa về âm

thanh và màu sắc, cảnh vật và

con người?

Học sinh thảo luận nhóm, cử

đại diện trình bày, Giáo viên

bổ sung, chốt ý.

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Bức tranh thiên nhiên và bức tranh

cuộc sống:

a). Bức tranh thiên nhiên:

- Hình ảnh của bức tranh thiên nhiên được

miêu tả:

+ Cây hòe.

+ Hoa lựu.

+ Hoa sen.

Loại cây rất gần gũi, quen thuộc ở

nơi làng quê.

- Sắc thái của cảnh vật:

- Cây hoè: + Động từ mạnh “đùn đùn” gợi

tả sự vận động của một nguồn sống mãnh

liệt, sôi trào.

+ Kết hợp với hình ảnh miêu tả

“tán rợp giương”- tán giương lên che rợp.

Hình ảnh cây hoè đang ở độ phát

triển, có sức sống mãnh liệt.

- Hoa lựu: Động từ mạnh “phun” thiên về

tả sức sống. Nó khác với tính từ “lập loè”

trong thơ Nguyễn Du

(Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông)

thiên về tạo hình sắc.

Động từ mạnh “phun” diễn tả trạng

thái tinh thần của sự vật, gợi tả những

bông thạch lựu bung nở tựa hồ một cơn

mưa

Page 98: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

So sánh với bản gốc là từ tịn

nghĩa là sen ngát hương nhưng

ở vào thời điểm cuối mùa

“Tường nọ nhặt khoan vang

tiếng cuốc

Cành kia dắng dỏi gảy cầm ve”

Lê Thánh Tông

hoa.

- Hoa sen: “tiễn mùi hương”- ngát mùi

hương.

Tính từ “ngát” gợi sự bừng nở, khoe sắc,

toả hương ngào ngạt của hoa sen mùa hạ.

Các động từ mạnh, tính từ sắc thái hóa

góp phần diễn tả một bức tranh thiên nhiên

mùa hè tràn đầy sức sống. Nguồn sống ấy

như tạo ra một sự thôi thúc tự bên trong,

đang ứ căng, đang tràn đầy trong lòng

thiên nhiên vạn vật, ko kìm lại được, khiến

chúng phải “giương” lên, “phun” ra hết

lớp này đến lớp khác.

b). Bức tranh cuộc sống:

- Sắc thái của âm thanh:

+ Âm thanh của cuộc sống con người: lao

xao chợ cá.

+ Âm thanh của tự nhiên: dắng dỏi cầm

ve.

- Âm thanh lao xao chợ cá:

+ Âm thanh đặc trưng của làng chài- dấu

hiệu của sự sống của con người.

+ Âm thanh từ xa vọng lại cái

nghiêng tai kì diệu, tinh tế và tấm lòng

luôn hướng đến con người và cuộc sống

của Nguyễn Trãi.

- Âm thanh Dắng dỏi cầm ve- tiếng ve kêu

râm ran khắp nơi như tiếng đàn.

Những âm thanh được gợi tả thật rộn rã,

Page 99: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

- Em có nhận xét gì về bức

tranh thiên nhiên, cuộc sống

được Nguyễn Trãi miêu tả?

Gợi mở: + Sức sống của cảnh

vật?

+ Sự kết hợp giữa đường nét,

màu sắc và âm thanh, con

người và cảnh vật ntn?

+ Cảnh vật thiên nhiên ở đây

mang vẻ đài các, sang trọng

hay dân dã, giản dị đời

thường? So sánh với cách

miêu tả của tác giả thời Hồng

Đức: Nước nồng sừng sực đầu

rô trỗi

Ngày nắng chang chang lưỡi

chó lè( Lại vịnh nắng hè,3)?

+ Tác giả đã huy động các giác

quan nào để cảm nhận và miêu

tả bức tranh thiên nhiên, cuộc

sống cảnh ngày hè?

tươi vui.

- Hình ảnh “chợ” gợi sự sầm uất, no

đủ, tươi vui bởi chợ quê không chỉ là nơi

giao thương buôn bán mà cong là nơi giao

lưu văn hóa của người dân.

Nhận xét:

- Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống được

miêu tả vào thời điểm cuối ngày nhưng ko

gợi cảm giác ảm đạm. Bởi ngày sắp tắt

nhưng sự sống ko ngừng lại. Thiên nhiên

vẫn vận động với một nguồn sống dồi dào,

mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên, cuộc

sống còn rộn rã những âm thanh tươi vui.

- Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống còn hết

sức sinh động. Bởi nó có sự kết hợp hài

hòa giữa đường nét, màu sắc và âm thanh,

con người và cảnh vật: màu lục của lá hòe

làm nổi bật màu đỏ của hoa lựu, ánh mặt

trời buổi chiều như dát vàng trên tán hòe

xanh; tiếng ve râm ran như những bản đàn

- âm thanh đặc trưng của mùa hè, hòa cùng

tiếng lao xao nơi chợ cá- âm thanh đặc

trưng của của làng chài từ xa vọng lại.

- Cảnh vật thiên nhiên ở đây mang vẻ dân

dã, giản dị đời thường nhưng cũng hết sức

tinh tế, gợi cảm, khác với cách miêu tả bức

tranh mùa hè có phần mộc mạc, thô tháp

của tác giả thời Hồng Đức.

- Tác giả đã huy động:

Page 100: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

- Từ câu 2-5, Nguyễn Trãi đã

mở rộng hồn thơ của mình,

huy động nhiều giác quan và

cả sự liên tưởng để cảm nhận

và diễn tả những vẻ đẹp của

bức tranh thiên nhiên, cuộc

sống cảnh ngày hè rất chân

thực, sinh động và gợi cảm.

Điều đó cho thấy ông có tình

cảm ntn với thiên nhiên và

cuộc sống con người?

- Hình ảnh con người được tác

giả gợi tả ntn?

- Câu thơ đầu với 6 chữ đặc

biệt cho thấy hoàn cảnh tác giả

sáng tác bài thơ này ntn?

Hs thảo luận, phát biểu.

Gv bình giảng sâu hơn.

Ức Trai là nhà thơ của thiên

nhiên:

“Non nước cùng ta đã có

duyên”(Tự thán- 4). Ông đến

với thiên nhiên trong mọi hoàn

cảnh:thời chiến, thời bình, lúc

buồn, khi vui, lúc bận rộn và

cả khi thư nhàn. Ông luôn

+ Thị giác: để cảm nhận màu sắc của lá

hòe xanh, hoa thạch lựu đỏ ngời.

+ Khứu giác: để cảm nhận hương sen thơm

ngát.

+ Thính giác: để thu nhận âm thanh lao

xao của chợ cá làng chài từ xa.

+ Thính giác và sự liên tưởng: để thấy

tiếng ve kêu inh ỏi tựa như tiếng đàn.

Điều đó cho thấy tác giả có sự giao

cảm mạnh mẽ và tinh tế với thiên nhiên

cảnh vật và cuộc sống con người.

2. Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi:

* Câu 1: Hình ảnh con người: Rồi - rỗi

rãihoàn cảnh đặc biệt hiếm hoi

trong cuộc đời con người “thân” ko

nhàn mà “tâm” cũng ko nhàn.

Thời gian rảnh rỗi, tâm hồn thư

thái, thanh thản.

Một ngày với khí trời mát mẻ,

trong lành.

Hoàn cảnh lí tưởng cả điều kiện khách

quan và chủ quan để Nguyễn Trãi làm thơ

và yêu say cảnh đẹp.

- Nguyễn Trãi đã mở rộng hồn thơ, huy

động nhiều giác quan và sự liên tưởng để

Page 101: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

rộng mở hồn mình để đón

nhận mọi vẻ đẹp của thiên

nhiên, đất nước, cuộc sống con

người: “Túi thơ chứa hết mọi

giang san”(Tự thán-2)... Một

phút thanh nhàn với bậc khai

quốc công thần, tận trung, tận

lực giúp vua, giúp nước ấy thật

đáng quý biết bao...

- Vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn

Trãi qua 2 câu kết?

Hs thảo luận, phát biểu.

GV nhận xét, bổ sung, bình

giảng.

“ Vua Nghiêu Thuấn, dân

Nghiêu Thuấn

Dường ấy ta đà phỉ thửa nguyền”

( Tự thán bài 4)

cảm nhận, diễn tả những vẻ đẹp của bức

tranh thiên nhiên, cuộc sống cảnh ngày hè

chân thực, tràn đầy sức sống, sinh động ,

vừa dân dã, giản dị vừa gợi cảm. Điều đó

cho thấy sự tinh tế, nhạy cảm, tình yêu

thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống của

ông.

* Câu 7-8: Mong ước của nhà thơ

- Ngu cầm – là cây đàn của vua Ngu

Thuấn, bậc minh quân gắn với khúc hát

Nam Phong mơ ước cho nhân dân

có cuộc sống giàu đủ.

- Câu 8: 6 chữ dồn nén cảm xúc cả bài

thơđiểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai ko

phải ở thiên nhiên tạo vật mà chính ở cuộc

sống con người, ở nhân dân.

Khát vọng về cuộc sống thái bình, no

ấm, hạnh phúc cho nhân dân (dân giàu đủ)

và đó phải là cuộc sống thái bình, ấm no,

hạnh phúc cho tất cả mọi người ở mọi nơi

(khắp đòi phương).

Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên nhưng

trước hết tấm lòng của ông luôn đau đáu

một niềm với dân với nước:

Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

(Thuật hứng-5)

Vậy nên, Nguyễn Trãi hiếm khi có giây

Page 102: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

Lê Thánh Tông cũng từng ca

ngợi:

“Nhà nam, nhà bắc đều no

mặt,

Lừng lẫy cùng ca khúc thái

bình”.

HOẠT ĐỘNG 3

- Nhận xét khái quát về những

nét đặc sắc trong nội dung và

nghệ thuật của bài thơ?

phút thư nhàn, thanh thản. Nhưng ở trong

bài thơ này, ông có cả một “ngày trường”

thưởng thức thiên nhiên với một tâm trạng

lâng lâng, sảng khoái. Bởi niềm mơ ước,

nỗi trăn trở, giày vò tâm can ông, mục đích

lớn nhất của đời ông đã được thực hiện:

dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thế

nên, nhìn cảnh sống của nhân dân qua

cuộc sống của những người dân chài vốn

lam lũ nay được yên vui, no đủ, ông mơ

ước có được cây đàn của vua Thuấn để

gảy khúc Nam Phong, ca ngợi cảnh “Dân

giàu đủ khắp đòi phương”. Đó là khát

vọng cao cả, đẹp đẽ của một con người hết

lòng vì dân vì nước.

III. Tổng kết: (3’)

1. Nghệ thuật:

- Cách ngắt nhịp đặc biệt: 3/4 ở câu 3 và

câu 4tập trung sự chú ý của người

đọc, làm nổi bật hơn cảnh vật trong ngày

hè.

- Thể thơ: thất ngôn xen lục ngôn.

- Ngôn ngữ: giản dị mà tinh tế, biểu cảm.

2. Nội dung:

- Bức tranh cảnh ngày hè tràn đầy sức

sống, sinh động vừa giản dị, dân dã đời

thường vừa tinh tế, gợi cảm.

- Tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc

sống, tấm lòng vì dân, vì nước của tác giả.

Page 103: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

HOẠT ĐỘNG 4

III. Hướng dẫn HS đánh giá, tổng hợp, củng cố, luyện tập: (1’)

- Vẻ đẹp thiên nhiên tâm hồn tác giả được thể hiện ở điểm nào ?

- Gợi ý:

+ Vẻ đẹp thiên nhiên: giản dị, thanh cao, tràn đầy sức sống

+ Vẻ đẹp tâm hồn: yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, chan hoà với thiên nhiên,

canh cánh 1 nỗi niềm với dân với nước.

IV. Hướng dẫn học sinh tự học : (1’)

* Hướng dẫn học bài cũ:

Đọc thuộc bài thơ, ôn lại kiến thức bài học.

* Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:

Đọc trước bài: Tóm tắt văn bản tự sự.

V. Tài liệu tham khảo: - Quốc âm thi tâp – Nguyễn Trãi

- Thơ Nôm Đường luật – Lã Nhâm Thìn

VI. Rút kinh nghiệm:

- Sự phối hợp giữa học sinh và giáo viên chưa thật nhịp nhàng

- Phân phối thời gian chưa thật hợp lí.

3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành các tiết dạy ở các lớp đối chứng và các tiết dạy ở lớp thực

nghiệm với giáo án đã thiết kế trên, chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả tiếp

nhận kiến thức của học sinh theo phiếu yêu cầu đã được phát ra với các nội

dung sau:

1) Bức tranh thiên nhiên ngày hè được Nguyễn Trãi quan sát, gợi tả như thế

nào? Có gì là đặc sắc?

2) Bức tranh cuộc sống ngày hè được nhà thơ cảm nhận như thế nào? Có gì mới

mẻ, độc đáo?

3) Hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong bài thơ?

Cho biết tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung

bài thơ?

4) Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi thể hiện qua bài thơ là gì?

Page 104: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

5) Sau khi học xong bài thơ em thấy bài thơ đã giúp cho em những gì trong

cuộc sống?

Bảng 3.2. Thống kê kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh trong sự so

sánh, đối chứng

Câu

hỏiLớp Số phiếu

Trả lời

Đúng,

đầy đủ

Ở mức

trung

bình

Sơ sài Chưa

đúng

Câu 1Thực nghiệm 84 41 32 08 03

Đối chứng 84 27 25 25 07

Câu 2Thực nghiệm 84 37 31 11 05

Đối chứng 84 26 28 23 07

Câu 3Thực nghiệm 84 43 29 10 04

Đối chứng 84 28 33 18 05

Câu 4Thực nghiệm 84 39 26 14 05

Đối chứng 84 29 35 12 08

Nhận xét: Trong tổng số 168 phiếu khảo sát được phát ra cho 4 lớp (2 lớp thực

nghiệm và 2 lớp đối chứng) ở 2 trường THPT tại địa bàn huyện Giao Thủy tỉnh

Nam Định, chúng tôi đã tổng hợp được kết quả như bảng thống kê trên. Kết quả

cho thấy sau khi được học với giáo án thực nghiệm, sự tiếp thu kiến thức của

học sinh đã có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể:

- Câu số 1: Số học sinh trả lời đúng, đầy đủ ở các lớp thể nghiệm cao hơn lớp

đối chứng là 14 em.

- Câu số 2: Số học sinh trả lời đúng, đầy đủ ở các lớp thể nghiệm cao hơn lớp

đối chứng là 11 em.

- Câu số 3: Số học sinh trả lời đúng, đầy đủ ở các lớp thể nghiệm cao hơn lớp

đối chứng là 15 em.

- Câu số 4: Số học sinh trả lời đúng, đầy đủ ở các lớp thể nghiệm cao hơn lớp

đối chứng là 10 em.

Page 105: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

100

Sau khi dạy thực nghiệm, kiểm tra kết quả học tập của học sinh, thăm dò

ý kiến của học sinh và giáo viên dự giờ, chúng tôi sơ bộ có những đánh giá sau :

+ Việc vận dụng hướng dạy học này đã đem lại những kết quả ban đầu khả quan

về một số phương diện sau:

- Tỉ lệ học sinh nắm vững kiến thức sau giờ học là khá cao. - Giờ học tạo được

khí thế học tập sôi nổi.

+ Kết quả thăm dò học sinh và giáo viên dự giờ cho thấy những phản hồi tích

cực. Đa số đều thấy cách dạy này mới, khác hẳn với kiểu dạy tác phẩm văn

chương hiện tại. Nếu bình thường hướng khai thác một tác phẩm văn chương là

khai thác về phần nội dung tư tưởng trước, sau đó mới tìm hiểu những nét đặc

sắc nghệ thuật. Nhưng với cách dạy này thì lại đi ngược lại, từ nghệ thuật suy ra

nội dung, hơn nữa nghệ thuật lại được xem xét một cách hệ thống, bám sát

những đặc trưng phong cách nghệ thuật của tác giả. Dạy theo cách này, một tác

phẩm văn chương mới thực sự được giải mã một cách khoa học và được đặt

đúng vị trí của một tác phẩm nghệ thuật đích thực. Hơn nữa sau mỗi giờ học

ngoài việc nắm vững kiến thức của bài học, học sinh còn nắm được một số lí

thuyết của thi pháp học, từ đó dần hình thành năng lực cảm thụ văn học cho học

sinh. Vì thế đa số ý kiến đều tán đồng.

+ Tuy nhiên còn một số ý kiến cho rằng cách dạy học theo hướng vận dụng thi

pháp là khá khó, nhất là với đối tượng học sinh yếu kém, hơn nữa với đối tượng

học sinh, việc nắm vững và vận dụng những kiến thức lí thuyết thi pháp học là

khá khó khăn.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, hướng dạy học tác phẩm văn chương theo

hướng bám sát thi pháp tác giả hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tiễn, và có thể

trở thành một xu hướng dạy học tiến bộ và hiệu quả cao. Hi vọng với việc phát

huy những thế mạnh, hạn chế và khắc phục dần những nhược điểm, rút kinh

nghiệm sâu sắc, những lần thực nghiệm sau sẽ đạt kết quả cao hơn.

Page 106: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

101

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trải qua gần một nghìn năm phát triển của lịch sử văn học Việt Nam, thơ

Nôm Đường luật có một vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng bởi những đóng góp

to lớn của nó đối với sự phát triển của văn học dân tộc về cả hai phương diện:

thực tiễn sáng tác và ý nghĩa lí luận. Nó đã phản ánh được những điều kiện bản

chất, quy luật của quá trình giao lưu, tiếp nhận văn học. Các tác phẩm thơ Nôm

Đường luật đã chiếm một vị trí khá quan trọng trong chương trình Ngữ văn

THPT. Đưa các tác phẩm thơ trung đại, nhất là các tác phẩm thơ Nôm Đường

luật vào giảng dạy cho đối tượng học sinh lớp 10 là một bước tiến mạnh mẽ

trong dạy học văn, bởi lẽ với các tác phẩm thơ Đường luật thường giàu tính hàm

súc, hạn chế về khoảng cách tiếp nhận. Tuy nhiên, những tác phẩm đó cách

chúng ta hàng trăm năm, thể hiện những tư tưởng thẩm mĩ, cách cảm, cách hiểu

của người xưa về con người, cuộc sống khác hẳn với học sinh hiện nay. Trong

khi đó, trình độ nhận thức của học sinh còn nhiều hạn chế, vốn ngôn ngữ còn ít

ỏi, tri thức nền tảng về văn hóa, lịch sử, xã hội…còn nghèo nàn. Hơn nữa, nhiều

giáo viên hiện nay chưa thực sự coi trọng thi pháp thể loại khi dạy học văn nên

thường dạy các tác phẩm thơ Nôm Đường luật như dạy các tác phẩm thơ hiện

đại. Điều đó gây ra tình trạng học sinh không thích học mảng thơ này. Chính vì

vậy, dạy học tác phẩm thơ Nôm Đường luật hữu hiệu không thể không coi trọng

đặc trưng thi pháp. Thi pháp thể loại là chìa khóa để giải mã các tác phẩm hàm

súc như thơ Nôm Đường luật.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của các môn học trong nhà trường phổ

thông, xuất phát từ yêu cầu khắc phục thực trạng dạy học kém hiệu quả của môn

Ngữ văn nói chung và dạy học tác phẩm thơ trung đại nói riêng, việc đổi mới

phương pháp dạy học là một nhu cầu cấp thiết, mang tính đột phá nhằm đưa

môn học này trở về đúng với vị trí và vai trò của nó trong hệ thống giáo dục

quốc dân. Đặc biệt với tinh thần đổi mới phương pháp theo hướng phát huy

năng lực của học sinh. Vì vậy, luận văn muốn tìm đến một hướng dạy phù hợp,

Page 107: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

102

nâng cao tính khoa học và nghệ thuật của một giờ dạy tác phẩm văn chương, lại

phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo về năng lực tư duy cho học sinh.

Luận văn đã đi sâu theo hướng dạy học tác phẩm văn chương trên cơ sở bám sát

thi pháp tác giả, thi pháp văn học trung đại. Đây là hướng dạy học đi sâu vào

văn bản để tìm những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản, dựa trên những đặc

trưng thi pháp thơ trung đại, thi pháp tác giả, từ hình thức nghệ thuật đó suy ra

nội dung và tư tưởng của tác phẩm. Cách dạy này góp phần làm thay đổi lối

mòn trong cách dạy học văn truyền thống là luôn coi trọng phần nội dung của

một tác phẩm văn học, có xu hướng biến tác phẩm văn học thành một giờ giảng

đạo đức hay giờ bàn luận về những vấn đề lịch sử, văn hóa, xã hội mà coi nhẹ

hình thức nghệ thuật của tác phẩm, hoặc nếu có chú ý tìm hiểu thì cũng chưa

thành một hệ thống và không có cơ sở lý thuyết về những đặc trưng nghệ thuật

đó. Hơn nữa với hướng dạy học tác phẩm văn chương theo hướng vận dụng thi

pháp, ngoài lợi ích là dạy học hiệu quả một tác phẩm cụ thể còn góp phần trang

bị cho học sinh những tri thức về lý thuyết, hình thành năng lực cảm thụ văn

chương, từ đó bồi dưỡng tình yêu đối với môn học này.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học thơ Nôm Đường luật

theo hướng vận dụng thi pháp cho học sinh THPT, chúng tôi đã đề xuất một số

biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả dạy học thể thơ này. Để dạy tốt các

tác phẩm thơ Nôm Đường luật theo chúng tôi cái cốt lõi là phải khai thác được

hạt nhận tư tưởng nhân văn trong tác phẩm. Muốn làm được điều này, giáo viên

cần hướng dẫn các em chiếm lĩnh tác phẩm thông qua các biện pháp như gắn

với lịch sử hình thành của tác phẩm, đọc tác phẩm, phân tích kết cấu của tác

phẩm đó, vượt qua rào cản ngôn ngữ của văn học trung đại vốn xa lạ với các

em, tìm ra cái mới, so sánh đối chiếu để khắc sâu ấn tượng về tác phẩm. Các

biện pháp này sẽ đóng vai trò quan trọng để xây dựng hệ thống câu hỏi phân

tích tác phẩm và dựa trên cơ sở đó, biện pháp giảng bình sẽ giúp các em cảm

nhận rõ hơn chiều sâu của tác phẩm.

Page 108: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

103

Từ những biện pháp đã đề xuất trên, chúng tôi thiết kế một giáo án về một

tác phẩm thơ Nôm Đường luật trong chương trình Ngữ văn THPT và tiến hành

dạy thực nghiệm. Những kết quả thu được sau quá trình thực nghiệm đã bước

đầu chứng minh những biện pháp do chúng tôi đề xuất có khả năng áp dụng

rộng rãi trong thực tế.

2. Khuyến nghị

- Muốn nâng cao hiệu quả dạy học thơ Nôm Đường luật, đồng thời phát

huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giáo viên phải hiểu rõ

đặc trưng thi pháp của thơ Nôm Đường luật, phải ý thức được tầm quan trọng

của việc vận dụng thi pháp khi dạy học các tác phẩm này. Từ đó, giáo viên cần

có biện pháp dạy học phù hợp, giúp học sinh hiểu được giá trị nội dung, giá trị

thẩm mĩ mà tác phẩm đưa lại.

- Các tổ, nhóm chuyên môn cần thường xuyên tổ chức những chuyên đề

bồi dưỡng kiến thức về thi pháp văn học trung đại, thi pháp tác giả, hướng

dẫn giáo viên phương pháp giảng dạy theo hướng vận dụng thi pháp để giáo

viên có cái nhìn cụ thể hơn với một giờ dạy học tác phẩm văn chương đúng

đặc trưng thể loại.

- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải sử dụng linh hoạt các phương

pháp dạy học. Đồng thời nếu thấy học sinh yếu ở điểm nào, giáo viên cần bổ

sung kiến thức, kĩ năng cho các em ở điểm đó. Đây cũng là quá trình đòi hỏi sự

tận tâm, đầu tư chuyên môn, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học của người

giáo viên.

Để nâng cao chất lượng dạy và học tác phẩm thơ Nôm Đường luật cho

học sinh Trung học phổ thông, chắc chắn còn rất nhiều biện pháp khác và nhiều

vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết, song việc dạy học theo hướng vận

dụng thi pháp vẫn là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế dạy học hiện

nay. Tuy vậy, do khả năng có hạn, những đề xuất đưa ra trong luận văn không

tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, trao đổi,

đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để những vấn đề đặt

ra trong luận văn ngày càng hoàn thiện hơn.

Page 109: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

104

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Ngữ văn 10. Nhà xuất bản

Giáo dục, Việt Nam.

2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ

năng môn Ngữ văn THPT lớp 10. Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.

3. Hoàng Hữu Bội (2007), Thiết kế dạy học Ngữ văn 10. Nhà xuất bản Giáo

dục, Việt Nam.

4. Nguyễn Viết Chữ (2003), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo

loại thể. Nhà xuất bản đại học Sư phạm, Hà Nội.

5. Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong

nhà trường. Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.

6. Trần Quang Dũng (2005), Hồng Đức quốc âm thi tập trong tiến trình

thơ Nôm Đường luật Việt Nam thời trung đại. Nhà xuất bản đại học Sư

phạm, Hà Nội.

7. Trần Thanh Đạm (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại

thể. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

8. Lê Bá Hán (2004), Từ điển thuật ngữ văn học. Nhà xuất bản Giáo dục

Việt Nam.

9. Nguyễn Thanh Hùng (2007), Phương pháp dạy học Ngữ văn ở Trung học

cơ sở. Nhà xuất bản đại học Sư phạm, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Thanh Hương (2007), Để dạy và học tốt tác phẩm văn chương

(phần Trung đại) ở trường phổ thông. Nhà xuất bản đại học Sư phạm, Hà Nội.

11. Đặng Thanh Lê (1990), Hồ Xuân Hương và dòng thơ Nôm Đường

luật. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy theo SGK Văn 10 mới. Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

12. Nguyễn Lộc (2005), Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ

XIX). Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.

13. Phan Trọng Luận (2007), Phương pháp dạy học văn (tập 1). Nhà xuất

bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Page 110: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

105

14. Phan Trọng Luận (2003), Văn chương – bạn đọc sáng tạo. Nhà xuất bản

Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Đăng Na (2005), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam (tập 1-2),

giáo trình cao đẳng sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

16. Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam,

Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.

17. Nguyễn Đăng Na (2007), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam (tập 1-2),

Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

18. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học. Nhà xuất bản

Giáo dục, Việt Nam.

19. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam.

Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

20. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Nhà xuất

bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Trần Đình Sử (2008), Lí luận văn học tập 2. Nhà xuất bản Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

22. Lã Nhâm Thìn (1998), Thơ Nôm Đường luật. Nhà xuất bản Giáo dục,

Việt Nam.

23. Lã Nhâm Thìn (2006), Bình giảng thơ Nôm Đường luật. Nhà xuất bản Giáo

dục, Việt Nam.

24. Lã Nhâm Thìn (2009), Phân tích tác phẩm văn học trung đại từ góc nhìn

thể loại. Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.

25. Lê Trí Viễn (1996), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam. Nhà xuất bản

Khoa học xã hôi, Hà Nội.

Page 111: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

106

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Kính gửi các thầy giáo, cô giáo.

Để phục vụ cho việc khảo sát về công tác dạy học văn trong trường THPT, xin

các thầy cô vui lòng điền vào phiếu trả lời dưới đây.

Chân thành cảm ơn quý thầy cô!

Họ tên giáo viên:…………………………… Trường:……………………… ......

1. Quá trình giảng dạy các tác phẩm thơ Nôm, các thầy cô có quan tâm đến

việc vận dụng thi pháp không?

a. Thường xuyên

b. Đôi khi

c. Không quan tâm

2. Các thầy cô đã bao giờ giải thích cho học sinh về thi pháp văn học trung

đại chưa?

a. có

b. Không

c. Đôi khi

3. Để giúp cho học sinh hiểu được các tác phẩm thơ Nôm Đường luật, các

thầy cô thường dùng biện pháp nào?

a. Thuyết giảng

b. Giảng bình

c. Đọc diễn cảm.

4. Để hướng dẫn cho học sinh đọc hiểu các văn bản thơ Nôm các thấy cô

thường chú trọng đến phương pháp nào?

a. Thuyết giảng

b. Trao đổi, đối thoại

c. Thảo luận nhóm

Page 112: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

107

5. Các thầy cô đã bao giờ giải thích cho học sinh hiểu về đặc điểm thơ Nôm

Đường luật chưa?

a. Thường xuyên

b. Đôi khi

c. Chưa bao giờ

Page 113: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

108

PHỤ LỤC 2

PHIẾU KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH TIẾP THU KIẾN THỨC

CỦA HỌC SINH VỀ BÀI THƠ “CẢNH NGÀY HÈ”

Thông tin cá nhân:

Họ tên:…………………….............Lớp:……..Trường:.........................................

1) Bức tranh thiên nhiên ngày hè được Nguyễn Trãi quan sát, gợi tả như thế

nào? Có gì là đặc sắc?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

2) Bức tranh cuộc sống ngày hè được nhà thơ cảm nhận như thế nào? Có gì mới

mẻ, độc đáo?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

3) Hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong bài thơ?

Cho biết tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung

bài thơ?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

Page 114: i.vietnamdoc.neti.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang08/13/van_dung_thi... · Web viewBám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học trung đại

109

4) Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi thể hiện qua bài thơ là gì?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

5) Sau khi học xong bài thơ em thấy bài thơ đã giúp cho em những gì trong

cuộc sống?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….