Điểm tin việt nam · ví dụ như chi phí phục vụ lợi ích cổ đông hoặc các...

6
www.pwc.com/vn Điểm tin Việt Nam 06/03/2018 Cập nhật về thời hạn kê khai và lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tại Việt Nam Sơ lược Ngày 24/2/2017 Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP: “Quy định về quản thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết” (“Nghị định 20”). Nghị định 20 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2017. Theo đó, Nghị định này được hiểu sẽ áp dụng đối với người nộp thuế kỳ tính thuế kết thúc sau ngày hiệu lực của Nghị định. Điểm đáng chú ý của Nghị định 20 là Nghị định này đưa ra nhiều quy định mới về nghĩa vụ kê khai và chuẩn bị hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết (“GDLK”) cũng như hướng dẫn mới về các khoản phí dịch vụ và chi phí lãi vay được phép khấu trừ cho mục đích tính thuế Thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”). Người nộp thuế kỳ tính thuế kết thúc vào tháng 12/2017 phải thực hiện kê khai theo các mẫu tờ khai thông tin GDLK mới chuẩn bị thông tin, tài liệu liên quan tới GDLK chậm nhất vào ngày 31/3/2018. Đây là thay đổi lớn so với những năm trước.

Upload: others

Post on 02-Jan-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

www.pwc.com/vnĐiểm tin Việt Nam

06/03/2018

Cập nhật về thời hạn kê khai và lập

hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

tại Việt Nam

Sơ lượcNgày 24/2/2017 Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP: “Quy định về quản lý thuế đối với

doanh nghiệp có giao dịch liên kết” (“Nghị định 20”). Nghị định 20 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2017.

Theo đó, Nghị định này được hiểu là sẽ áp dụng đối với người nộp thuế có kỳ tính thuế kết thúc sau ngày hiệu

lực của Nghị định.

Điểm đáng chú ý của Nghị định 20 là Nghị định này đưa ra nhiều quy định mới về nghĩa vụ kê khai và chuẩn bị

hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết (“GDLK”) cũng như hướng dẫn mới về các khoản phí dịch vụ và chi phí

lãi vay được phép khấu trừ cho mục đích tính thuế Thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”).

Người nộp thuế có kỳ tính thuế kết thúc vào tháng 12/2017 phải thực hiện kê khai theo các mẫu tờ khai thông

tin GDLK mới và chuẩn bị thông tin, tài liệu liên quan tới GDLK chậm nhất vào ngày 31/3/2018. Đây là thay đổi

lớn so với những năm trước.

Hồ sơ xác định giá GDLK

Nghị định đã áp dụng hướng tiếp cận mới như được khuyến nghị trong Chương trình hành động số 13 (BEPS) về Hướng dẫn chuẩn bị báo cáo về

chính sách giá GDLK và báo cáo lợi nhuận liên quốc gia. Cụ thể, người nộp thuế thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định sẽ phải chuẩn bị Hồ sơ xác

định giá GDLK bao gồm Hồ sơ toàn cầu (Master File), Hồ sơ quốc gia (Local File) và Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (Country by Country Report).

Hồ sơ toàn cầu bao gồm các thông tin liên quan đến toàn bộ tập đoàn, các thông tin khái quát về chuỗi giá trị và những tác nhân chính ảnh hưởng đến

lợi nhuận kinh doanh của tập đoàn. Hồ sơ quốc gia bao gồm thông tin chi tiết về các GDLK, thông tin về phân tích chức năng của người nộp thuế đối

với các GDLK được xem xét và thông tin về phân tích kinh tế. Hồ sơ toàn cầu và Hồ sơ quốc gia cần được soạn lập theo nguyên tắc “Bản chất quyết

định hình thức” nêu tại Nghị định 20. Theo đó, người nộp thuế phải đảm bảo rằng các GDLK được thực hiện tương tự các giao dịch giữa các bên độc

lập có cùng điều kiện.

Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia sẽ được soạn lập bởi Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ mười tám

nghìn tỷ đồng trở lên.

Người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định giá GDLK (nhưng không bao gồm miễn trừ các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định) nếu thỏa

mãn một trong các điều kiện sau:

Người nộp thuế có tổng doanh thu dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các GDLK phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng.

Người nộp thuế đã ký kết Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (“APA”) và nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về

APA.

Người nộp thuế có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, thực hiện các chức năng đơn giản và đạt được ít nhất một trong các mức tỷ suất sau về lợi nhuận

thuần trước lãi vay và thuế trên doanh thu: phân phối (5%), sản xuất (10%) và gia công (15%).

Hồ sơ xác định giá GDLK theo ba cấp phải được lập trước khi người nộp thuế kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc

người nộp thuế chỉ có 90 ngày (kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính) để chuẩn bị hồ sơ xác định giá GDLK. Người nộp thuế có kỳ tính thuế kết thúc

vào ngày 31/12/2017 phải lập hồ sơ xác định giá GDLK chậm nhất vào ngày 31/3/2018.

Nghị định 20 đưa ra nhiều quy định mới về nghĩa vụ kê

khai xác định giá GDLK, bao gồm lập Hồ sơ kê khai

xác định giá GDLK theo ba cấp, nhằm thu thập thêm

nhiều thông tin về thuế của các công ty đa quốc gia tại

Việt Nam. Ngoài ra, người nộp thuế phải soạn lập (các)

mẫu tờ khai thông tin bắt buộc nộp cùng thời điểm với

tờ khai quyết toán thuế TNDN.

Mẫu tờ khai thông tin giao dịch liên kết

Người nộp thuế phải lập và

nộp các mẫu tờ khai GDLK

theo quy định cùng với thời

điểm kê khai quyết toán thuế

TNDN. Người nộp thuế phải

nộp hồ sơ quyết toán thuế

TNDN và tờ khai GDLK cho

cơ quan thuế trong vòng 90

ngày sau khi kết thúc năm tính

thuế, tức là người nộp thuế có

kỳ tính thuế kết thúc vào ngày

31/12/2017 phải nộp hồ sơ

quyết toán thuế và các tờ khai

này chậm nhất vào ngày

31/3/2018.

Nghị định 20 ban hành các mẫu tờ khai thông tin GDLK mới, yêu cầu người nộp thuế phải kê khai

chi tiết thông tin định tính và định lượng. Các mẫu tờ khai mới yêu cầu người nộp thuế cung cấp

cho cơ quan thuế Việt Nam nhiều thông tin hơn so với các năm trước.

Mẫu 01 yêu cầu người nộp thuế kê khai kết quả sản xuất kinh doanh theo giao dịch với các bên

liên kết và bên độc lập, tên và quốc gia thành lập các công ty liên kết, giá trị giao dịch và phương

pháp xác định giá GDLK. Sự chênh lệch giữa lợi nhuận thu được từ giao dịch với các bên liên kết

và với bên độc lập có thể làm tăng rủi ro cho người nộp thuế và là điểm cơ quan thuế sẽ yêu cầu

giải trình. Người nộp thuế được miễn lập hồ sơ xác định giá GDLK vẫn phải lập và nộp Mẫu 01

cùng với hồ sơ quyết toán thuế TNDN.

Mẫu 02 yêu cầu người nộp thuế xác nhận các tài liệu và thông tin cần cung cấp trong Hồ sơ quốc

gia đã được trình bày trong Hồ sơ quốc gia. Tương tự, Mẫu 03 yêu cầu người nộp thuế xác nhận

các tài liệu và thông tin cần cung cấp trong Hồ sơ toàn cầu đã được trình bày trong Hồ sơ Toàn

cầu. Mẫu 04 yêu cầu Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam là công ty lập báo cáo lợi nhuận liên quốc

gia. Đối với các tập đoàn có báo cáo lợi nhuận liên quốc gia được lập bởi một công ty ở nước

ngoài, người nộp thuế tại Việt Nam chỉ phải thu thập và lưu giữ bản sao báo cáo lợi nhuận liên

quốc gia của tập đoàn, không phải lập tờ khai theo Mẫu 04. Bảng I trên Mẫu 04 yêu cầu cung cấp

chi tiết về thu nhập, thuế và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quốc gia cư trú, và bảng II yêu

cầu cung cấp thông tin chi tiết các công ty con của tập đoàn theo quốc gia cư trú và ngành nghề

kinh doanh chính.

Khấu trừ chi phí

Ngoài những quy định mới đối với các GDLK, Nghị định 20 còn đưa ra hướng dẫn mới về điều

kiện khấu trừ thuế TNDN bao gồm quy định về việc khấu trừ chi phí lãi vay.

Người nộp thuế phải chứng minh được dịch vụ do các bên liên kết cung cấp mang lại lợi ích

kinh tế và phải cung cấp bằng chứng dưới hình thức chứng từ, tài liệu, chứng minh tính hợp lý

của cách tính phí dịch vụ. Các chi phí không được khấu trừ cho mục đích tính thuế nếu người

nộp thuế không chứng minh được lợi ích trực tiếp hoặc giá trị gia tăng của dịch vụ đó mang lại,

ví dụ như chi phí phục vụ lợi ích cổ đông hoặc các dịch vụ trùng lắp. Mức lãi do bên liên kết

tính thêm vào chi phí trả cho bên thứ ba mà không đóng góp thêm giá trị cho dịch vụ sẽ không

được khấu trừ cho mục đích tính thuế.

Nghị định 20 quy định mức tỷ suất lãi vay cố định nhằm khống chế tổng chi phí lãi vay phát

sinh trong kỳ được khấu trừ cho mục đích tính thuế TNDN ở mức 20% trên tổng lợi nhuận

thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay và chi phí khấu hao trong kỳ của người

nộp thuế. Chi phí lãi vay vượt ngưỡng này sẽ không được khấu trừ.

Tóm lược

Hiện tại người nộp thuế tại Việt Nam phải chịu thêm nhiều gánh nặng tuân thủ theo quy định

về giá GDLK. Người nộp thuế cần phải chủ động kê khai các thông tin yêu cầu trên tờ khai

GDLK, lập hồ sơ GDLK nhằm hỗ trợ việc quyết toán thuế TNDN và thu thập bằng chứng

chứng minh chi phí phát sinh từ bên liên kết là hợp lý hợp lệ. Thời hạn nộp các tờ khai thông

tin GDLK và lập hồ sơ xác định giá GDLK đối với các công ty tại Việt Nam có kỳ tính thuế kết

thúc vào ngày 31/12/2017 là ngày 31/3/2018 và thời hạn này đang rất cận kề.

Tài liệu này nhằm đưa đến cho quý vị những thông tin tổng quát về một số vấn đề

đang được quan tâm, không được xem như ý kiến tư vấn pháp luật cụ thể. Để

biết thêm thông tin, xin quý vị vui lòng liên hệ với:

Liên hệ

Judith Henry

Giám đốc

[email protected]

+84 8 3823 0796, máy lẻ: 1525

Dean Rolfe

Phó Tổng Giám đốc

[email protected]

+84 8 3823 0796, máy lẻ: 0119

Tại PwC Việt Nam, mục tiêu của chúng tôi là tạo dựng uy tín trong xã hội và giải quyết các vấn đề quan trọng. Chúng tôi là thành viên của mạng lưới các công ty PwC tại 158 quốc gia với hơn 236.000 nhân viên

luôn cam kết cung cấp các dịch vụ kiểm toán và đảm bảo, tư vấn quản lý tài chính, tư vấn thuế và pháp lý chất lượng cao. Hãy trao đổi với chúng tôi các vấn đề của bạn và tìm hiểu rõ hơn về chúng tôi bằng cách

truy cập trang web www.pwc.com/vn.

©2018 Công ty TNHH PwC (Việt Nam). Bảo lưu mọi quyền. Trong tài liệu này, “PwC” là Công ty TNHH PwC (Việt Nam), và trong một số trường hợp có thể là mạng lưới PwC, trong đó mỗi công ty thành viên là

một pháp nhân độc lập và riêng biệt. Vui lòng truy cập www.pwc.com/structure để biết thêm chi tiết.

facebook.com/pwcvietnam youtube.com/pwcvietnam

www.pwc.com/vn

linkedin.com/company/pwc-vietnam