ĐiỂm bÁo nguồn: vietnamnet

22
ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet Ngày đăng: 02/08/2021 Mục: Công nghệ Ứng dụng công nghệ giúp bưu tá, khách hàng hạn chế tiếp xúc Hệ thống tủ phát hàng tự động Post Smart của Vietnam Post và mô hình bưu cục số của Viettel Post đã góp phần hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa bưu tá với người dân tại các vùng dịch, nhất là Hà Nội và TP.HCM. Cung cấp gần 7.000 tấn hàng hóa thiết yếu cho người dân 24 địa phương Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Vietnam Post) là những doanh nghiệp bưu chính đầu tiên tham gia đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các tỉnh, thành đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Từ giữa tháng 7 đến nay, mỗi khi có thêm địa phương thực hiện giãn cách xã hội, 2 doanh nghiệp lập tức bố trí địa điểm và nhân sự tại các khâu quan trọng của quá trình vận chuyển và cung cấp nhu yếu phẩm. Qua đó, phần nào giúp “hạ nhiệt” tình trạng khan hiếm, tăng giá thực phẩm tại TP.HCM và các tỉnh miền Nam, đồng thời không để cán cân thị trường tại Hà Nội mất cân đối. Theo bà Lê Việt Nga, Vụ Thị trường trong nước của Bộ Công Thương, thời gian vừa qua, 2 doanh nghiệp bưu chính lớn là Vietnam Post, Viettel Post đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc vận chuyển, cung ứng hàng thiết yếu tại các tỉnh, thành đang giãn cách. “Với hệ thống bưu cục cùng việc sở hữu các sàn Vỏ Sò và Postmart, 2 doanh nghiệp đã tích cực tham gia một số chương trình, qua việc tổ chức những điểm bán hàng lưu động và qua các sàn thương mại điện tử tại các địa phương đang giãn cách. Mô hình này rất hiệu quả tại TP.HCM và một số tỉnh thành phía Nam”, bà Nga thông tin. Dưới sự điều phối của Bộ TT&TT, đến nay ngoài Vietnam Post và Viettel Post, đã có thêm nhiều doanh nghiệp bưu chính tham gia vận chuyển, cung ứng hàng thiết yếu cho các địa phương đang giãn cách như: Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Thuận Phong, Lalamove, Supership, Proship... Thống kê từ các doanh nghiệp cho thấy, đến hết ngày 1/8, tổng số điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu tại 24 địa phương vùng dịch đã là 3.688 điểm. Tổng khối lượng hàng hóa thiết yếu đã được các doanh nghiệp cung ứng cho người dân tại các địa phương đã là 6.952 tấn, tăng 13% so với ngày 31/7, với tổng giá trị đạt 174,97 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cũng đến ngày 1/8, các doanh nghiệp bưu chính đã vận chuyển theo chỉ đạo của chính quyền các địa phương 2.650 tấn hàng hóa thiết yếu, tăng 12% so với ngày 31/7. Giảm nguy cơ lây lan dịch nhờ ứng dụng công nghệ số Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, để bảo vệ sức khỏe của nhân viên và các khách hàng, các doanh nghiệp bưu chính đã và đang triển khai nhiều giải pháp công nghệ giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp, giảm nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng. Tủ phát hàng tự động Smart Post và bưu cục số là 2 giải pháp công nghệ hỗ trợ Vietnam Post và Viettel Post không chỉ nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng mà còn phát huy tác dụng trong mùa dịch. Post Smart, ứng dụng công nghệ giao - nhận hàng đã trở nên phổ biến tại nhiều nước phát triển, đã được Vietnam Post vận hành thử nghiệm trong tháng 7. Trong 40 tủ phát hàng tự động Post Smart được triển khai thí điểm, có 22 tủ tại TP.HCM và 18 tủ tại Hà Nội. Sau thử nghiệm, doanh nghiệp đang hoàn thiện giải pháp để lên phương án sớm mở rộng.

Upload: others

Post on 09-Nov-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

ĐIỂM BÁO

Nguồn: Vietnamnet

Ngày đăng: 02/08/2021 Mục: Công nghệ

Ứng dụng công nghệ giúp bưu tá, khách hàng hạn chế tiếp xúc

Hệ thống tủ phát hàng tự động Post Smart của Vietnam Post và mô hình bưu cục số của Viettel Post đã góp phần hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa bưu tá với người dân tại các vùng dịch, nhất là Hà Nội và TP.HCM.

Cung cấp gần 7.000 tấn hàng hóa thiết yếu cho người dân 24 địa phương

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Vietnam Post) là những doanh nghiệp bưu chính đầu tiên tham gia đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các tỉnh, thành đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.

Từ giữa tháng 7 đến nay, mỗi khi có thêm địa phương thực hiện giãn cách xã hội, 2 doanh nghiệp lập tức bố trí địa điểm và nhân sự tại các khâu quan trọng của quá trình vận chuyển và cung cấp nhu yếu phẩm. Qua đó, phần nào giúp “hạ nhiệt” tình trạng khan hiếm, tăng giá thực phẩm tại TP.HCM và các tỉnh miền Nam, đồng thời không để cán cân thị trường tại Hà Nội mất cân đối.

Theo bà Lê Việt Nga, Vụ Thị trường trong nước của Bộ Công Thương, thời gian vừa qua, 2 doanh nghiệp bưu chính lớn là Vietnam Post, Viettel Post đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc vận chuyển, cung ứng hàng thiết yếu tại các tỉnh, thành đang giãn cách.

“Với hệ thống bưu cục cùng việc sở hữu các sàn Vỏ Sò và Postmart, 2 doanh nghiệp đã tích cực tham gia một số chương trình, qua việc tổ chức những điểm bán hàng lưu động và qua các sàn thương mại điện tử tại các địa phương đang giãn cách. Mô hình này rất hiệu quả tại TP.HCM và một số tỉnh thành phía Nam”, bà Nga thông tin.

Dưới sự điều phối của Bộ TT&TT, đến nay ngoài Vietnam Post và Viettel Post, đã có thêm nhiều doanh nghiệp bưu chính tham gia vận chuyển, cung ứng hàng thiết yếu cho các địa phương đang giãn cách như: Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Thuận Phong, Lalamove, Supership, Proship...

Thống kê từ các doanh nghiệp cho thấy, đến hết ngày 1/8, tổng số điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu tại 24 địa phương vùng dịch đã là 3.688 điểm. Tổng khối lượng hàng hóa thiết yếu đã được các doanh nghiệp cung ứng cho người dân tại các địa phương đã là 6.952 tấn, tăng 13% so với ngày 31/7, với tổng giá trị đạt 174,97 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, cũng đến ngày 1/8, các doanh nghiệp bưu chính đã vận chuyển theo chỉ đạo của chính quyền các địa phương 2.650 tấn hàng hóa thiết yếu, tăng 12% so với ngày 31/7.

Giảm nguy cơ lây lan dịch nhờ ứng dụng công nghệ số

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, để bảo vệ sức khỏe của nhân viên và các khách hàng, các doanh nghiệp bưu chính đã và đang triển khai nhiều giải pháp công nghệ giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp, giảm nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng. Tủ phát hàng tự động Smart Post và bưu cục số là 2 giải pháp công nghệ hỗ trợ Vietnam Post và Viettel Post không chỉ nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng mà còn phát huy tác dụng trong mùa dịch.

Post Smart, ứng dụng công nghệ giao - nhận hàng đã trở nên phổ biến tại nhiều nước phát triển, đã được Vietnam Post vận hành thử nghiệm trong tháng 7. Trong 40 tủ phát hàng tự động Post Smart được triển khai thí điểm, có 22 tủ tại TP.HCM và 18 tủ tại Hà Nội. Sau thử nghiệm, doanh nghiệp đang hoàn thiện giải pháp để lên phương án sớm mở rộng.

Page 2: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

“Giao hàng qua Post Smart là một trong những giải pháp công nghệ để chúng tôi từng bước hoàn thiện phương thức giao hàng tự động, phù hợp nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng ưa chuộng mua sắm, giao dịch qua các nền tảng số”, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Post Lê Quốc Anh chia sẻ.

Để chọn nhận bưu gửi qua tủ Post Smart, người dùng sẽ liên hệ với doanh nghiệp qua một trong các hình thức: hotline, số điện thoại bưu cục gửi hàng, Fanpage của Vietnam Post, tạo yêu cầu thay đổi địa chỉ trên ứng dụng “My Vietnam Post”, yêu cầu bưu tá phát tại điểm tủ Post Smart mong muốn. Khi bưu gửi về Post Smart đã đăng ký, người dân sẽ dùng mã OTP hoặc mã QR được Vietnam Post gửi đến để nhập/quét mã mở tủ, thanh toán và nhận hàng.

Bưu gửi được giữ trong tối đa 48 giờ từ khi về tủ, giúp khách hàng chủ động sắp xếp thời gian đến điểm Post Smart lấy hàng. Cước phí nhận hàng được thanh toán qua ví điện tử bằng thao tác quét mã QR hiển thị trên màn hình tủ.

Tại các địa bàn cung cấp dịch vụ Post Smart, khách hàng của Vietnam Post có thể đến điểm tủ đăng ký để tự lấy bưu gửi.

Với Viettel Post, mô hình bưu cục số với chỉ 1 nhân sự đã được đơn vị áp dụng từ tháng 5. Đến nay, trên toàn quốc đã có hơn 1.100 bưu cục số được mở, trong đó TP.HCM có trên 200 điểm.

Nhờ được trang bị các công cụ công nghệ số hỗ trợ cho các đầu việc diễn ra tại bưu cục thường, Trưởng bưu cục số có thể phụ trách và chịu trách nhiệm tất cả các khâu giao và nhận hàng trên địa bàn. Điều này giúp công việc có thể diễn ra bình thường ngay trong mùa dịch.

Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Quang Đạt, Trưởng bưu cục số Phan Xích Long, quận Phú Nhuận, TP.HCM cho biết, nhờ chỉ hoạt động tại 1 địa bàn, Trưởng bưu cục số này không phải khai báo tại các chốt giữa các quận. Việc gom đơn và vận chuyển theo tuyến ngắn cũng cho phép nhân sự của bưu cục số có thể chuyển phát được số lượng đơn lớn hơn, hỗ trợ được nhiều người dân hơn.

“Người dân không cần đến trực tiếp các điểm phục vụ để gửi hàng mà chỉ cần tạo đơn trên ứng dụng. Sau khi nhận thông tin, tôi sẽ đến địa chỉ khách hàng để khai thác và kết nối bưu phẩm, hàng hóa. Điều này giúp khách hàng có thể ở nhà, giảm nguy cơ bị nhiễm dịch do tiếp xúc trực tiếp”, ông Đạt chia sẻ.

Vân Anh

Page 3: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

Nguồn: Báo Hà Nội Mới

Ngày đăng: 02/08/2021 Mục: Kinh tế

Bưu chính vào cuộc cung cấp hàng thiết yếu đến người dân Hà Nội

Kể từ khi thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, các doanh nghiệp bưu chính, trụ cột là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel, đã tham gia cung ứng nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho người dân Thủ đô.

Bưu điện thành phố Hà Nội cung cấp hàng thiết yếu phục vụ người dân tại 30 quận, huyện.

Phục vụ xuyên dịch

Ngay trong ngày 24-7 khi Hà Nội bắt đầu giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Bưu điện thành phố Hà Nội đã bố trí 472 điểm bán hàng thiết yếu bình ổn giá tại các bưu cục, bưu điện văn hóa xã; đồng thời, tăng 3 lần lượng hàng hóa tại các điểm phục vụ. Người dân có thể gọi điện cho bưu tá, bưu cục gần nhất để yêu cầu cung cấp hàng hóa và nhân viên bưu điện sẽ chuyển phát miễn phí đến tận nhà trong thời gian sớm nhất.

Ngoài ra, Bưu điện thành phố Hà Nội còn bán hàng theo hình thức trực tuyến (online) qua sàn thương mại điện tử Postmart (landing page: hanoi.postmart.vn) và qua fanpage "Vietnam Post - Bưu điện thành phố Hà Nội" nhằm phục vụ người dân bất cứ lúc nào.

Ông Bùi Văn Hoàng, Phó Giám đốc Bưu điện thành phố Hà Nội cho biết, so với trước khi giãn cách xã hội, lượng hàng hóa bán tại các điểm bình ổn tăng 15-20%, chủ yếu là mặt hàng gạo, dầu ăn, mì tôm, phở khô, gia vị...

Còn ông Đinh Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post), thuộc Tập đoàn Viettel cho biết, sau 1 tuần kể từ ngày 24-7, tại Hà Nội, lượng hàng hóa tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử Vỏ sò tăng mạnh với trung bình 42 tấn/ngày. Tính chung tổng sản lượng hàng hóa đạt 294 tấn, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2020; các mặt hàng chủ yếu tập trung vào nhu yếu phẩm như gạo, trứng gia cầm, mì, dầu ăn và các loại rau, củ, quả.

Để chuẩn bị điều kiện cung ứng dịch vụ trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, hơn 4.000 bưu tá với hàng trăm điểm bưu cục cùng toàn bộ mạng lưới của hai doanh nghiệp trên đã được huy động, tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch.

Đặc biệt, khi Hà Nội tăng cường quản lý với đội ngũ giao hàng tận tay (còn gọi là shipper), cả hai đơn vị đã nhanh chóng đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn để cấp mã xác nhận cho hơn 4.000 bưu tá.

Page 4: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

Đại diện Vietnam Post và Viettel Post đều khẳng định, các bưu tá được cấp mã hoạt động giao nhận hàng, phục vụ cung cấp hàng hóa thiết yếu tại địa bàn Hà Nội đều thường xuyên được quán triệt thực hiện nghiêm quy định trong phòng, chống dịch bệnh và được quản lý, giám sát chặt chẽ...

Sẵn sàng mở rộng cung cấp hàng hóa, dịch vụ

Theo Phó Giám đốc Bưu điện thành phố Hà Nội Bùi Văn Hoàng, Bưu điện Hà Nôi đã có "kịch bản" tăng thêm 27 điểm bán hàng tươi sống tại các bưu cục.

“Bưu điện thành phố Hà Nội cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên hệ với cơ sở kinh doanh địa phương, siêu thị lớn chuẩn bị phương án cung cấp các mặt hàng thực phẩm tươi sống, sẵn sàng liên kết phục vụ nhân dân khi có yêu cầu...”, ông Hoàng thông tin.

Viettel Post đã tiếp xúc với 25 siêu thị ở Hà Nội, trong đó có các siêu thị đã có kênh bán hàng online, để hỗ trợ vận chuyển và phát hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Đối với các siêu thị chưa có kênh bán hàng trực tuyến, Viettel Post sẽ đưa sản phẩm lên sàn Voso.vn.

Là đơn vị được chỉ định cung cấp dịch vụ hành chính công, Bưu điện thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án phục vụ tới địa chỉ khách hàng, Theo đó, Bưu điện thành phố Hà Nội duy trì mở cửa 100% điểm phục vụ để tiếp nhận các dịch vụ thiết yếu, như nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính qua đường bưu điện; chuyển phát hàng hóa thông thường.

Ngoài ra, Bưu điện Hà Nội là đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình cho Bảo hiểm xã hội Hà Nội, phục vụ thu phí cấp mới và gia hạn Thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện phục vụ cho người dân khám, chữa bệnh trên địa bàn.

Page 5: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

Nguồn: ICTVietnam

Ngày đăng: 02/08/2021 Mục: Cuộc sống số

Hai giải pháp ứng dụng công nghệ hỗ trợ bưu tá hạn chế tiếp xúc thời Covid

Mô hình bưu cục số của Viettel Post và hệ thống tủ phát hàng tự động Post Smart của Vietnam Post đã góp phần hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa bưu tá với người dân tại các vùng dịch, nhất là Hà Nội và TP.HCM.

Phương thức nhận bưu gửi “không tiếp xúc”

Dịch bệnh diễn biến phức tạp, 2 thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM cùng nhiều tỉnh thành phía Nam đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Dẫu vậy, đội ngũ bưu tá cùng lực lượng shipper của các đơn vị được cấp mã hoạt động trong thời gian giãn cách vẫn nỗ lực để tham gia cung ứng thực phẩm, hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Bên cạnh việc phổ biến, yêu cầu các nhân viên, bưu tá phải tuân thủ nguyên tắc 5K và quy định phòng chống dịch, 2 doanh nghiệp bưu chính lớn là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã ứng dụng công nghệ để hạn chế tiếp xúc trực tiếp, giảm nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng.

Tủ phát hàng tự động (Post Smart) là ứng dụng công nghệ giao - nhận hàng phổ biến tại nhiều nước phát triển như Anh, Đức, Phần Lan, Singapore, Hàn Quốc... Đây cũng là xu hướng phát triển tất yếu của thị trường bán lẻ, thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu gia tăng của người dùng trong thời đại số.

Tại các địa bàn cung cấp dịch vụ Post Smart, thay vì đến bưu cục để nhận hoặc được bưu tá phát tại địa chỉ, khách hàng của Vietnam Post có thể đến điểm tủ đăng ký để tự lấy bưu gửi.

Tại Việt Nam, tháng 7 vừa qua, 40 tủ phát hàng tự động Post Smart, với 22 tủ tại TP.HCM và 18 chiếc tại Hà Nội, đã được Vietnam Post thí điểm vận hành. Sau thử nghiệm, doanh nghiệp sẽ hoàn thiện giải pháp để lên phương án sớm mở rộng.

“Giao hàng qua Post Smart là một trong những giải pháp công nghệ để chúng tôi từng bước hoàn thiện phương thức giao hàng tự động, phù hợp nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng ưa chuộng mua sắm, giao dịch qua các nền tảng số”, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Post Lê Quốc Anh chia sẻ.

Để chọn nhận bưu gửi qua tủ Post Smart, người dùng sẽ liên hệ với doanh nghiệp qua một trong các hình thức: hotline, số điện thoại bưu cục gửi hàng, Fanpage của Vietnam Post, tạo yêu cầu

Page 6: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

thay đổi địa chỉ trên ứng dụng “My Vietnam Post”, yêu cầu bưu tá phát tại điểm tủ Post Smart mong muốn. Khi bưu gửi về Post Smart đã đăng ký, người dân sẽ dùng mã OTP hoặc mã QR được Vietnam Post gửi đến để nhập/quét mã mở tủ, thanh toán và nhận hàng.

Bưu gửi được lưu giữ trong tối đa 48 giờ kể từ khi về tủ, giúp khách hàng chủ động trong việc sắp xếp thời gian đến điểm Post Smart lấy hàng. Cước phí nhận hàng được thanh toán qua ví điện tử bằng thao tác quét mã QR hiển thị trên màn hình tủ.

Nhấn mạnh những ưu điểm nổi bật của Post Smart, bà Vũ Thanh Xuân, Trưởng ban Kỹ thuật Công nghệ của Vietnam Post cho biết, ngoài việc mang đến những trải nghiệm mới về phương thức sử dụng dịch vụ, bảo đảm quyền riêng tư của người dân khi sử dụng dịch vụ bưu chính, Post Smart còn cho phép người dùng có thể sử dụng dịch vụ không hạn chế thời gian, bất cứ khi nào họ có nhu cầu.

“Đặc biệt, giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp là rất cần thiết. Với Post Smart, người dùng có thể nhận hàng mà không cần tiếp xúc ở khoảng cách gần với bưu tá hay giao dịch viên. Quá trình nhận hàng từ khi nhập mã, thanh toán, mở tủ, lấy hàng chỉ diễn ra trong vài phút, giúp giảm thiểu tối đa thời gian giao dịch”, bà Xuân nhấn mạnh.

Mô hình bưu cục số giúp giảm nguy cơ lây lan dịch

Bưu cục số là mô hình được Viettel Post áp dụng từ tháng 5 nhằm góp phần mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng phục vụ với sự hỗ trợ của công nghệ số. Đến nay, trên toàn quốc đã có hơn 1.100 bưu cục số được mở, trong đó TP.HCM có trên 200 điểm.

Với bưu cục số, nhân sự tại mỗi bưu cục chỉ 1 người, thay vì có từ 3 - 5 nhân sự như mô hình truyền thống. Trưởng bưu cục số được trang bị những công cụ công nghệ số hỗ trợ cho các đầu việc diễn ra tại bưu cục thường, phụ trách và chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu gồm cả giao và nhận.

Điều này giúp công việc có thể diễn ra bình thường ngay trong mùa dịch, doanh nghiệp không phải điều động nhiều nhân sự, góp phần hạn chế tiếp xúc giữa các nhân viên tại điểm bưu cục. Việc nhân sự của bưu cục số chỉ hoạt động trong 1 khu vực nhất định cũng giúp hạn chế nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng.

Theo Phó Tổng Giám đốc Viettel Post Đinh Thanh Sơn, việc để 1 nhân sự bưu cục số chịu trách nhiệm hoạt động tại 1 địa bàn nhất định đang phát huy ưu điểm tại các địa phương giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19.

Chỉ thị 16 quy định thành phố cách ly thành phố, quận cách ly quận, phường cách ly phường nên tại 1 địa bàn nhỏ chỉ cần có 1 bưu cục số hoạt động thì luồng kết nối hàng hóa trọng yếu vẫn có thể thông suốt. Viettel Post vừa có thể duy trì hoạt động nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch.

“Hiện Viettel Post có thể kiểm soát được hành trình di chuyển của các Trưởng bưu cục số qua ứng dụng. Trong trường hợp họ không may tiếp xúc F1 hay F2, việc khoanh vùng cũng nhanh và chính xác hơn”, ông Sơn thông tin thêm.

Trao đổi với ICTnews, ông Phạm Quang Đạt, Trưởng bưu cục số Phan Xích Long (quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho rằng: Nhờ chỉ hoạt động tại 1 địa bàn, Trưởng bưu cục số này không phải khai báo tại các chốt giữa các quận. Việc gom đơn và vận chuyển theo tuyến ngắn cũng cho phép nhân sự của bưu cục số có thể chuyển phát được số lượng đơn lớn hơn, hỗ trợ được nhiều người dân hơn.

“Người dân không cần đến trực tiếp các điểm phục vụ để gửi hàng mà chỉ cần tạo đơn trên ứng dụng. Sau khi nhận thông tin, tôi sẽ đến địa chỉ khách hàng để khai thác và kết nối bưu phẩm, hàng hóa. Điều này giúp khách hàng có thể ở nhà, giảm nguy cơ bị nhiễm dịch do tiếp xúc trực tiếp”, ông Đạt cho hay.

Vân Anh

Page 7: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

Nguồn: Báo Pháp luật TPHCM

Ngày đăng: 02/08/2021 Mục: Thời sự

TP.HCM: Dịch vụ vận chuyển bưu chính được hoạt động từ 18 đến 6 giờ

UBND TP.HCM cho phép dịch vụ vận chuyển bưu chính được phép hoạt động và di chuyển trên đường từ 18 giờ đến 6 giờ hàng ngày. Đây là đối tượng thứ sáu được di chuyển trong khung giờ trên.

Ngày 2-8, UBND TP.HCM đã có văn bản khẩn gửi các sở, ngành, UBND quận, huyện, TP Thủ Đức và các doanh nghiệp bưu chính về việc hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính trong thời gian tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội toàn TP theo tinh thần Chỉ thị 16.

Một điểm tiếp nhận hồ sơ hành chính bằng dịch vụ bưu chính. Ảnh: TÚ UYÊN

Theo đó, trước đề xuất của Sở TT&TT TP.HCM, UBND TP.HCM cho phép dịch vụ vận chuyển bưu chính được phép hoạt động và di chuyển trên đường từ 18 giờ đến 6 giờ hàng ngày.

Doanh nghiệp bưu chính chỉ được thực hiện dịch vụ vận chuyển bưu chính theo quy định, không được cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá kể cả bằng xe mô tô hai bánh (dịch vụ shipper) trong khung thời gian nêu trên.

UBND TP cũng cho phép bưu tá viên của các doanh nghiệp bưu chính hoạt động theo mô hình truyền thống, đặc biệt đối với lực lượng thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ bưu chính KT1 (phục vụ cơ quan Đảng, nhà nước, văn bản mật), dịch vụ hành chính công.

Mô hình truyền thống của bưu tá viên là nhận hàng từ địa chỉ người gửi, vận chuyển về bưu cục hoặc điểm khai thác để chia, chọn; rồi phát đến địa chỉ cho người nhận.

Theo UBND TP, việc này nhằm đảm bảo các doanh nghiệp trong lĩnh vực bưu chính được hoạt động theo quy định pháp luật, thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ bưu chính KT1 (phục vụ cơ quan Đảng, nhà nước, văn bản mặt), dịch vụ hành chính công, hàng hóa thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất đến người dân, doanh nghiệp, hàng hóa phục vụ xuất nhập khẩu.

Từ đó không gây gián đoạn, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và lợi ích của người dân nói chung trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính Phủ.

Page 8: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

5 trường hợp được ra khỏi nhà sau 18 giờ

Ngày 26-7, UBND TP.HCM đã có công văn khẩn số 2490 yêu cầu mọi người dân trên địa bàn TP hạn chế tối đa ra đường, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18 giờ đến 6 giờ (hằng ngày); trừ các trường hợp sau:

- Cấp cứu, các lực lượng làm công tác phòng chống dịch hoặc các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu điều phối để phòng chống dịch bệnh của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.

- Cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn TP.HCM, bao gồm cả công tác phát hành báo.

- Lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị; xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật.

- Các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch; phương tiện đưa đón công nhân tại các doanh nghiệp đang thực hiện "1 cung đường - 2 điểm đến"; phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở 12 cửa ngõ chính của TP/HCM.

Page 9: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

Nguồn: Báo Lao động

Ngày đăng: 02/08/2021 Mục: Bạn đọc

Hà Nội: Chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH từ ngày 3-5.8

Cán bộ bưu điện TP.Hà Nội chi trả lương hưu cho người dân. Ảnh: BHXH

UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn hỏa tốc số 2480/UBND-KGVX gửi BHXH Thành phố, Bưu điện Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã về việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 8.2021.

Theo UBND TP.Hà Nội, để đảm bảo chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH của người hưởng kịp thời, an toàn, các đơn vị thực hiện chi trả cho các trường hợp mới hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH trong tháng 8.2021 qua tài khoản cá nhân ATM và chi tiền mặt tại nhà người hưởng; thời gian chi trả từ ngày 3-5.8.

Theo đó, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, BHXH thành phố cần phối hợp Bưu điện thành phố xây dựng phương án chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho người hưởng bằng tiền mặt.

Bên cạnh đó, UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp Bưu điện thành phố tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn về đối tượng, thời gian, phương thức nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tại nhà trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị số 17/CT-UBND thành phố; hỗ trợ Bưu điện thành phố thu thập, bổ sung thông tin người hưởng và thông báo cho người hưởng lịch chi trả; phối hợp với ngân hàng, cơ quan Bưu điện, BHXH các quận, huyện, thị xã tuyên truyền, hướng dẫn người hưởng mở tài khoản cá nhân ATM để nhận lương hưu, trợ cấp BHXH để đảm bảo công tác phòng, chống dịch trong thời gian tiếp theo.

UBND TP.Hà Nội cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Bưu điện Trung tâm, Bưu điện huyện, BHXH các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án chi trả cho người hưởng đang trong giai đoạn cách ly tập trung, cách ly tại nhà và khu vực sinh sống đang bị phong tỏa để phòng, chống dịch.

HÀ ANH

Page 10: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

Nguồn: Viet Nam Hội nhập

Ngày đăng: 02/08/2021 Mục: Quản lý

Bình Đinh: Giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ Bưu chính công ích

Chủ tịch UBND tỉnh, Nguyễn Phi Long đã có Công văn số 4647/UBND-KSTT ngày 31/7/2021 chỉ đạo tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ Bưu chính công ích.

Sau khi xem xét nội dung Báo cáo số 100/BC-STTTT ngày 20/7/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông về kết quả thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ Bưu chính công ích trong 6 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh này đã yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ Bưu chính công ích theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 5201/UBND-KSTT ngày/3/9/2019; xác định nguyên nhân không có hồ sơ thủ tục hành chính hoặc có số lượng hồ sơ thủ tục hành chính phát sinh qua dịch vụ Bưu chính công ích thấp; kịp thời đề ra các biện pháp khắc phục đối với các nội dung chưa bảo đảm theo yêu cầu của Bộ chỉ số đánh giá kết quả cải cách hành chính.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Bưu điện tỉnh tiếp tục tuyên truyền, giới thiệu dịch vụ nhận gửi hồ sơ, chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua Bưu chính công ích; phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai gói dịch vụ “Hỗ trợ hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại nhà” và có những giải pháp phù hợp để người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ Bưu chính công ích.

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu việc thay thế Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ Bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 4009/QĐ-UBND ngày 14/11/2018 của UBND tỉnh. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp, báo cáo đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao nêu trên./.

Nguyễn Hương

Page 11: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

Nguồn: Tạp chí Kinh tế nông thôn

Ngày đăng: 02/08/2021 Mục: KTNT

Tầm nhìn mới về nông nghiệp số, nông nghiệp đô thị

Định hướng phát triển tầm nhìn mới về nông nghiệp số là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn.

Ảnh minh họa.

Hà Nội: Cần một tầm nhìn mới, tư duy mới về nông nghiệp

Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới. Xây dựng nền nông nghiệp đô thị phù hợp với điều kiện đất đai, thị trường và yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới của Thủ đô có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm tạo động lực nội tại hướng đến sự phát triển bền vững

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh, cần một tầm nhìn mới về nông nghiệp đô thị Hà Nội.

Quá trình đô thị hóa của Hà Nội nói riêng cũng như các thành phố lớn ở Việt Nam nói chung đang diễn ra trên diện rộng, các yếu tố kinh tế đô thị có vai trò động lực cho đô thị hóa phát triển chưa tương xứng. Nói cách khác, chúng ta đang phát triển đô thị theo chiều rộng mà chưa chú trọng vào chiều sâu. Do vậy, phát triển các loại hình kinh tế đô thị nói chung, nông nghiệp đô thị nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây thật sự là một động lực nội tại thúc đẩy sự phát triển bền vững của thành phố.

Với việc phát triển nông nghiệp đô thị, Hà Nội không chỉ giải quyết được bài toán đưa công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất, gia tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi trong bối cảnh quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp mà còn có thể phát triển các mô hình nông nghiệp chuyên biệt để cung ứng dịch vụ cho đô thị như: Cây xanh, thực phẩm an toàn cho khách sạn, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng…

Nông nghiệp đô thị có chức năng môi trường, điều hòa không khí, do vậy phải phát triển nông nghiệp hữu cơ - tuần hoàn; nông nghiệp tạo ra hệ thống cảnh quan như hệ thống cây xanh, công viên, các vành đai xanh ven đô, ao hồ điều hòa… Những sản phẩm nông nghiệp đô thị này không chỉ làm mới không gian đô thị mà còn góp phần cải thiện môi trường sống cho cộng đồng cư dân,

Page 12: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

thúc đẩy phát triển “đô thị sinh thái”, “đô thị xanh”… Đây là xu hướng phát triển tất yếu và cũng là mục tiêu mà thành phố hướng tới.

Nông nghiệp đô thị không chỉ bảo đảm lương thực, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong bối cảnh đô thị hóa dưới tác động của biến đổi khí hậu mà còn tham gia giải quyết nhiều vấn đề trong tiến trình đô thị hóa. Mặt khác, đây chính là nguồn lực nội tại, là động lực và cũng là hướng phát triển tất yếu của nông nghiệp Hà Nội.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định Hà Nội hướng đến xây dựng đô thị xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại. Để làm được điều đó, cần có một tầm nhìn mới, tư duy mới trong việc tổ chức nông nghiệp đô thị và những giải pháp hết sức căn cơ, bài bản. Trước hết, chúng ta phải thúc đẩy nghiên cứu, xây dựng quy hoạch - từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết, các khu vực có hoạt động nông nghiệp đô thị theo hướng phát triển đô thị xanh, thông minh. Quy hoạch cần hài hòa với các quy hoạch khác để trở thành đô thị sinh thái, nơi đáng sống.

Ở đây cũng phải nói thêm, nếu không có tư duy quản lý và định hướng phát triển nông nghiệp đô thị đúng tầm thì chúng ta chỉ có những mảnh ghép. Và như thế, người nông dân sẽ loay hoay bên thửa ruộng của mình; nhà khoa học sẽ ấp ủ mãi kết quả nghiên cứu và nhà quản lý luôn có lỗi với người nông dân vì không đưa ra được lời giải cho “bài toán” nông nghiệp đô thị.

Mục tiêu chung để phát triển nông nghiệp đô thị là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn.

Để phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng phát triển bền vững, thời gian tới, chúng ta cần quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết, cần tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nghiên cứu và quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất giống, cây trồng, vật nuôi chủ yếu; công khai phổ biến các quy hoạch dựa trên cơ sở khoa học về phát triển sản xuất nông nghiệp đến các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân để các chủ thể yên tâm đầu tư.

Mặt khác, bổ sung chính sách khuyến khích chuyển dịch nông nghiệp đô thị; hỗ trợ các nhóm sản phẩm chủ lực; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống cây, con chất lượng; xây dựng chính sách phát triển dịch vụ logistics đô thị trong điều kiện xây dựng thành phố thông minh; tăng cường hợp tác liên kết kinh tế vùng và toàn quốc.

Đặc biệt, cần triển khai các dự án cụ thể để phát triển được nông nghiệp đô thị gồm nông nghiệp ven đô và trong nội đô. Khai thác hiệu quả hệ thống sông, hồ thủy lợi để có đủ nước sạch phục vụ sản xuất nông nghiệp đô thị, điều hòa khí hậu… Với các khu chung cư cao tầng cần có giải pháp về nông nghiệp như đề nghị chủ đầu tư cần có đủ diện tích trồng cây xanh, hoa cây cảnh, dự án nông nghiệp trên sân thượng.

Thanh Hóa: Tạo đột phá, thu hút DN đầu tư phát triển nông nghiệp

Để thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Trung ương, của tỉnh. Ưu tiên thu hút đầu tư của doanh nghiệp phát triển chuỗi giá trị đồng bộ đối với sản phẩm có lợi thế của địa phương, gắn với vùng nguyên liệu. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính theo hướng chủ động phục vụ doanh nghiệp.

Thông qua thực hiện có hiệu quả các giải pháp thu hút doanh nghiệp, hiện toàn tỉnh có 924 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, có 177 doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực trồng trọt, 36 doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp, 130 doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi, 46 doanh nghiệp đầu tư thủy sản, 535 doanh nghiệp đầu tư tổng hợp. Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong các doanh nghiệp là 18.480 người. Bình quân mỗi doanh nghiệp nông nghiệp sử dụng khoảng 20 lao động, thu nhập bình quân đạt khoảng 35 triệu

Page 13: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

đồng/người/năm. Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2021, đã kêu gọi, thu hút được 12 dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, với tổng mức đầu tư hơn 8.155 tỷ đồng.

Thời gian gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư thực hiện các dự án nông nghiệp với quy mô lớn. Đơn cử như dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại hai xã Yên Mỹ và Công Bình, huyện Nông Cống, do Công ty TNHH HTV Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ (Tập đoàn TH True Milk) đầu tư, với tổng số mức đầu tư 3.800 tỷ đồng, quy mô nuôi khoảng 20.000 bò sữa và nhà máy chế biến sữa tập trung công suất 300 tấn/ngày. Dự án này được quy hoạch sử dụng 1.354 ha đất; trong đó, đất trang trại và xây dựng nhà máy chế biến sữa 165 ha, đất trồng cỏ 1.189 ha.

Ngoài ra, Tập đoàn TH cũng phát triển vùng nguyên liệu ở các huyện Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Thạch Thành...; liên kết cùng các huyện hỗ trợ máy thu hoạch lúa để bán rơm cho tập đoàn chăn nuôi bò sữa. Hiện, dự án đang được triển khai đầu tư xây dựng và dự kiến đưa bò vào nuôi vào quý II-2022. Hay như dự án khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa, tại xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc do Công ty CP Xuân Thiện Thanh làm chủ đầu tư. Hiện, dự án đã hoàn thành các thủ tục về đầu tư và đang xây dựng chuồng nuôi lợn thịt, lợn nái, với khối lượng xây dựng đạt 80%, chuồng nuôi lợn cai sữa đạt 75%; chuồng nuôi lợn cụ kỵ đạt 50%...

Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư thực hiện các dự án được kỳ vọng sẽ tạo nên sự đột phá, đưa nền nông nghiệp của tỉnh phát triển theo đúng định hướng quy mô lớn, công nghệ cao.

Hưng Yên: Mở rộng kênh tiêu thụ nông sản trên môi trường số

Trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại một số địa phương trong tỉnh đã ảnh hưởng lớn tới việc tiêu thụ nhãn qua các kênh tiêu thụ truyền thống. Đây là khó khăn, song cũng là động lực thúc đẩy nông dân trong tỉnh chuyển đổi, mở rộng tiêu thụ nhãn trên môi trường số thông qua kênh tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử.

Những thùng nhãn lồng Hưng Yên đầu tiên được Vietnam Post tiêu thụ thông qua sàn thương mại điện tử postmart.vn

Để giúp nông dân tiêu thụ nhãn trên môi trường số, từ tháng 6.2021, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã xuống trực tiếp các nhà vườn để hướng dẫn người dân từ cách mở gian hàng, tối ưu hóa gian hàng, chụp ảnh sản phẩm, đăng bán sản phẩm, theo dõi đơn hàng đến cách đóng gói, bảo quản, vận chuyển nhãn đi các tỉnh, thành phố… Do là năm đầu tiên triển khai bán hàng trên sàn thương mại điện tử nên những băn khoăn thường trực của người dân trồng nhãn là

Page 14: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

làm sao để có thể giới thiệu được sản phẩm và giao dịch thành công, đồng thời đóng gói vận chuyển nhãn bảo đảm chất lượng đến tay người tiêu dùng.

Vietnam Post đã tư vấn, giải thích và đưa ra các phương án hỗ trợ cụ thể, do đó đã tạo được lòng tin để các nhà vườn đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử postmart.vn. Đến ngày 15.7, đã có hơn 400 nhà cung cấp là những hộ gia đình, hợp tác xã trồng nhãn của tỉnh tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử postmart.vn.

Ngoài nhãn quả tươi, các nhà cung cấp còn đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn các sản phẩm khác như: Long nhãn, mật ong hoa nhãn… Năm 2021, Vietnam Post dự kiến sẽ hỗ trợ nông dân trong tỉnh tiêu thụ khoảng 3-5% sản lượng nhãn, tương đương 1.500 tấn nhãn qua sàn thương mại điện tử postmart.vn.

Cùng tham gia chương trình hỗ trợ tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên, Tổng Công ty cổ phần bưu chính Viettel (Viettel Post) đặt ra mục tiêu hỗ trợ tiêu thụ khoảng 300 tấn nhãn trên sàn thương mại điện tử voso.vn. Hiện nay, nhân viên Viettel Post đang tích cực hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình các bước trong thực hiện đưa sản phẩm lên sàn cũng như đóng gói, vận chuyển hàng đi tiêu thụ. Để thúc đẩy tiêu thụ nhãn qua sàn thương mại điện tử voso.vn, Viettel Post dự kiến áp dụng mức phí vận chuyển nhãn lồng Hưng Yên đồng giá trên toàn quốc theo combo 15 nghìn đồng/5kg nhãn; 25 nghìn đồng/10kg nhãn và 44 nghìn đồng/20kg nhãn. Viettel Post cũng cam kết, người tiêu dùng trên toàn quốc sẽ nhận được đơn hàng nhãn Hưng Yên trong thời gian không quá 48 tiếng từ thời điểm đặt hàng.

Các sàn thương mại điện tử khác như: shopee.vn, sendo.vn… cũng tích cực tham gia hỗ trợ người dân tiêu thụ nhãn trên các sàn thương mại điện tử. Những đơn hàng nhãn đầu tiên được tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử đã đến tay người tiêu dùng bảo đảm chất lượng. Ngoài ra, việc tiêu thụ nhãn trên môi trường số còn được nhiều hộ sản xuất, kinh doanh nhãn thực hiện thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo… Trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, tiêu thụ nhãn trên môi trường số vừa góp phần đáp ứng yêu cầu giao thương hàng hóa, đưa hàng hóa đến với người tiêu dùng thuận lợi, an toàn vừa bảo đảm thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.

Việc đưa nhãn lên sàn thương mại điện tử là bước tiến, hướng đi mới để người nông dân nói chung và người trồng nhãn Hưng Yên nói riêng có thêm kênh phân phối nông sản trên môi trường số. Tuy nhiên, do đây là kênh tiêu thụ mới nên nhiều hợp tác xã, hộ gia đình còn lúng túng. Các gian bán hàng nhãn lồng Hưng Yên (sản phẩm nhãn quả tươi) trên các sàn thương mại điện tử chưa nhiều, thông tin về sản phẩm chưa đầy đủ, rõ ràng. Một số gian hàng giới thiệu còn chung chung, chưa mô tả rõ mẫu mã, chất lượng sản phẩm…

Do vậy, cùng với việc tập huấn, hướng dẫn nhằm thúc đẩy việc đưa nhãn lồng Hưng Yên lên các sàn thương mại điện tử, cần hỗ trợ người dân trong việc xây dựng uy tín của gian hàng thông qua việc giới thiệu, mô tả sản phẩm và dán tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng... Ngoài ra, do quả nhãn tươi có vỏ mỏng dễ bị hỏng, nếu không được đóng gói và vận chuyển cẩn thận nên để quả nhãn tươi đến tay người tiêu dùng nhanh nhất, bảo đảm độ tươi ngon nhất, các nhà vườn cần lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín, trách nhiệm. Với việc tham gia tích cực của các doanh nghiệp bưu chính, hy vọng sẽ giúp nhãn lồng Hưng Yên tiêu thụ thuận lợi trên các sàn thương mại điện tử, từ đó, mở ra kênh tiêu thụ an toàn, bền vững và có một tầm nhìn mới về nông nghiệp số góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân./.

Thanh Tâm (T/h)

Page 15: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

Nguồn: Báo Bắc Giang

Ngày đăng: 02/08/2021 Mục: Pháp luật

Công an Bắc Giang tiếp tục tăng ca thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân

Sau gần hai tháng tạm dừng tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip để phòng, chống dịch Covid-19, hiện nay, Công an tỉnh Bắc Giang đồng loạt tiếp tục thu nhận hồ sơ cấp CCCD ở tất cả các huyện, thành phố.

Theo thông tin từ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Bắc Giang) và công an 10 huyện, TP: Từ ngày 15/7, lực lượng công an tiếp tục thực hiện tiếp nhận hồ sơ của người dân để làm thủ tục cấp CCCD có gắn chíp điện tử.

Dịp này, Công an các địa phương tổ chức tổ lưu động xuống tận cơ sở thu nhận hồ sơ công dân. Thời gian thực hiện từ 7 giờ đến 24 giờ vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, thứ Bảy và Chủ nhật.

Làm thủ tục cấp căn cước công dân cho công nhân Công ty TNHH Luxshare (KCN Vân Trung, Việt Yên)

Điểm mới đợt này là lực lượng công an thu nhận hồ sơ cấp CCCD cho công nhân. Đến nay có 5.387 công nhân ở Công ty TNHH Vina Solar và Công ty TNHH Luxshare (Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên) được Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội chủ trì phối hợp với Công an huyện Việt Yên đến tận nhà máy, trụ sở công ty để thu nhận hồ sơ cấp CCCD.

Để bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19 và không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các công ty cũng như thu nhận được số lượng hồ sơ nhiều nhất trong điều kiện cho phép, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và Công an huyện Việt Yên đã thông báo, điều tiết số lượng công nhân vừa đủ theo mỗi ca, kíp sản xuất của doanh nghiệp.

Để hạn chế tập trung đông người, không phải chờ đợi, Công an tỉnh khuyến cáo công dân thực hiện nghiêm túc quy định 5K của Bộ Y tế; bảo đảm giãn cách; bố trí công dân đến làm theo giờ.

Cùng đó, bố trí các khu vực, bàn làm việc thu nhận hồ sơ hợp lý, có khu vực riêng, cách xa để bố trí người làm nhiệm vụ đo thân nhiệt; phát hiện người có các dấu hiệu dịch tễ (ho, sốt) để có phương án xử lý, khi cần thiết tổ chức cho khai báo y tế, quét mã QR.

Page 16: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

Cán bộ nhân viên bưu điện làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bưu chính công ích trả CCCD tại nhà phải bố trí làm việc riêng, tách biệt với tổ thu nhận CCCD, có bảng niêm yết quy định cước dịch vụ, có biển ghi rõ nhân viên bưu điện…

Theo kế hoạch, Công an tỉnh Bắc Giang sẽ cấp mới hoặc đổi thẻ CCCD gắn chip cho hơn 1,4 triệu trường hợp từ 14 tuổi trở lên đủ điều kiện (kể cả các trường hợp ở các địa phương khác tạm trú trên địa bàn).

Tính đến hết ngày 1/8/2021, toàn tỉnh đã hoàn thiện 796.775 hồ sơ gửi Bộ Công an. Cùng đó có 329.872 công dân đã được nhận CCCD gắn chíp.

Theo quy định của pháp luật, chứng minh nhân dân giấy 9 số và 12 số có thời hạn sử dụng 15 năm tính từ ngày cấp. Còn với thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25, 40, 60 tuổi. Nếu chứng minh nhân dân, CCCD vẫn còn hạn, người dân vẫn có thể tiếp tục sử dụng.

Bài, ảnh: Tuấn Minh

Page 17: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

Nguồn: Báo Quảng Bình

Ngày đăng: 02/08/2021 Mục: Xã hội

Chuyển tiền hỗ trợ cho người dân gửi thông tin qua tổng đài 1800 8073

Tính đến 17 giờ ngày 2-8, tổng đài 1800 8073 đã ghi nhận 24.832 cuộc gọi, tiếp nhận và xử lý thông tin 2.950 cuộc gọi của người lao động Quảng Bình tại T.P Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Chiều 2-8, 20 hộ đầu tiên đã được tỉnh trao tiền hỗ trợ.

Để đáp ứng yêu cầu hỗ trợ của bà con, Tổng đài 1800 8073 đã kết nối 30 số máy điện thoại tiếp nhận cuộc gọi 24/24 giờ.

Sau khi tiếp nhận thông tin tổng hợp của người dân từ Trung tâm Hành chính công tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã khẩn trương tiến hành rà soát, thẩm định, bước đầu hoàn thành xác minh thông tin và lập danh sách đề nghị Ủy ban MTTQVN tỉnh ký hỗ trợ 20 trường hợp đầu tiên (Bình Dương 17; Đồng Nai 2 và Long An 1).

Chiều 2-8, tiền hỗ trợ được chuyển trực tiếp cho bà con thông qua hệ thống dịch vụ chuyển tiền của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam. Kinh phí hỗ trợ được trích từ Quỹ Phòng chống Covid-19 tỉnh.

Do số lượng người lao động đăng ký qua đường dây nóng 1800 8073 rất lớn, việc trao tiền hỗ trợ phải bảo đảm đúng đối tượng, nên các cơ quan liên quan sẽ tiến hành thẩm tra, xác minh thông tin. Việc xác minh thông tin được phối hợp thực hiện kịp thời, bảo đảm bà con khó khăn sẽ được nhận tiền hỗ trợ của tỉnh trong thời gian sớm nhất.

Ngọc Mai

Page 18: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

Nguồn: Báo Công Thương

Ngày đăng: 03/08/2021 Mục: Xã hội

Sở Công Thương Quảng Ninh phối hợp cùng ngành bưu chính hỗ trợ tiêu thụ na Đông Triều

Để hỗ trợ tốt nhất cho người nông dân tiêu thụ sản phẩm Na dai Đông Triều đang vào vụ trong bối cảnh dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, Sở Công Thương Quảng Ninh đã phối hợp cùng ngành bưu chính tỉnh kết nối, mở rộng thị trường.

Theo đó, phòng Quản lý thương mại – Sở Công Thương Quảng Ninh đã phối hợp cùng Phòng Kinh tế thị xã Đông Triều tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn cách thức tiêu thụ sản phẩm na qua các sàn thương mại điện tử (Posmart, Đongtrieumart…) và sử dụng các phương tiện sẵn có như Facebook, zalo để tiếp cận, bán hàng trực tiếp cho người tiêu thụ, mở rộng thị trường.

Nhiều giải pháp linh hoạt được tỉnh Quảng Ninh thực hiện nhằm thúc đẩy tiêu thụ và tạo cho na dai những con đường xuất bán mới

Người nông dân sẽ được cung cấp cẩm nang, tài liệu hướng dẫn dạng hình ảnh từ cách mở gian hàng, chụp hình sản phẩm, nhập thông tin mô tả, cách theo dõi, chấp nhận khi có đơn hàng đến cách đóng gói, bảo quản thuận lợi nhất cho quá trình vận chuyển. Nhân viên các sàn sẽ hỗ trợ người dân 24/7 trong việc hướng dẫn đưa na lên sàn.

Bên cạnh đó, Bưu điện tỉnh Quảng Ninh sẽ tích cực tuyên truyền vận động về chương trình, vận động người nông dân đưa sản phẩm na bán trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn bán hàng, đảm bảo tất cả các hộ gia đình đều có tài khoản trên sàn và có thể đăng bán sản phẩm thông qua lực lượng giao dịch viên, lực lượng bản và cộng tác viên…. Hoạt động đưa sản phẩm na Đông Triều lên các sàn thương mại điện tử không chỉ góp phần hỗ trợ giải bài toán tiêu thụ trước mắt mà còn tạo dựng thêm một kênh bán hàng hiệu quả và bền vững hơn trên nền tảng số, hướng đến việc dần thay đổi phương thức kinh doanh, xa hơn nữa là chuyển đổi số nông thôn.

Đồng thời, các đơn vị sẽ phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh lập danh sách tiếp cận, tổ chức phân phối hàng cho các kênh đại lý (siêu thị, cửa hàng, các hộ buôn bán kinh doanh nhỏ trong các chợ truyền thống…). Ngoài ra, các đơn vị còn tiếp thị, cung cấp thông tin sản phẩm đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và có giá thu mua tốt tới các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Đặt hàng Online tại: https://dongtrieumart.vn/product/na-dai-dong-trieu

Hoặc đặt hàng trực tiếp tại: https://form.quangninhpr.com/view.php?id=22507

Tiến Dũng

Page 19: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

Nguồn: Báo Quảng Nam

Ngày đăng: 03/08/2021 Mục: Xã hội

Chi trả trợ cấp ưu đãi người có công và chế độ bảo trợ tận nhà

UBND tỉnh vừa có văn bản đồng ý việc chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng và chế độ bảo trợ xã hội vào cùng một kỳ chi trả.

Theo đó, Sở LĐ-TB&XH, Bưu điện tỉnh phối hợp thực hiện chi trả chế độ cho người có công, người thuộc diện bảo trợ xã hội tận nhà theo hình thức gộp 2 tháng 1 lần chi trả ở những địa bàn đang áp dụng các biện pháp cách ly, phong tỏa để phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo Chỉ thị số 16. Kỳ chi trả tháng 8 & 9.2021 được chi trả vào tháng 8.2021, kỳ chi trả tháng 10 & 11.2021 vào cùng kỳ chi trả tháng 10.2021.

Nhân viên chi trả của ngành Bưu điện đảm bảo không liên quan đến yếu tố dịch tễ, đeo khẩu trang, khử khuẩn suốt quá trình làm nhiệm vụ chi trả, kiểm tra thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, thực hiện đầy đủ các biện pháp khác đảm bảo an toàn theo đúng khuyến cáo của ngành y tế.

D.LỆ

Page 20: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

Nguồn: Báo Hải Dương

Ngày đăng: 03/08/2021 Mục: Thời sự

Các bộ phận "một cửa" ở Nam Sách tạm dừng hoạt động

Để bảo đảm công tác phòng chống dịch Covid-19, UBND huyện Nam Sách đã yêu cầu tất cả các bộ phận "một cửa" tạm dừng hoạt động.

Bộ phận "một cửa" của huyện Nam Sách đã tạm dừng hoạt động từ ngày 28.7 để phòng chống dịch

Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến còn phức tạp, UBND huyện Nam Sách vừa yêu cầu tất cả bộ phận "một cửa" của 17 xã còn lại trong huyện tạm dừng hoạt động, bắt đầu từ ngày 2.8.

Trước đó, ngày 28.7, khi địa phương có bệnh nhận Covid-19, huyện đã yêu cầu các bộ phận "một cửa" của huyện, thị trấn Nam Sách, xã Thái Tân tạm dừng hoạt động.

Đài Phát thanh huyện được yêu cầu tích cực tuyên truyền, khuyến nghị người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích để thực hiện hồ sơ thủ tục hành chính.

Bưu điện huyện phối hợp với Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính huyện tuyên truyền, hỗ trợ tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại nhà thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

UBND các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền để người dân biết, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công tỉnh hoặc dịch vụ bưu chính công ích thông qua hệ thống bưu điện để nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại nhà.

DT

Page 21: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

Nguồn: Báo Thanh Tra

Ngày đăng: 03/08/2021 Mục: Xã hội

Lào Cai: Tiếp nhận đơn thư tố cáo, phản ánh qua đường bưu điện từ hôm nay

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Công điện số 05/CĐ-UBND về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong đó có nội dung tạm dừng tiếp công dân trực tiếp tại trụ sở các cấp và khuyến khích việc gửi đơn thư tố cáo, kiến nghị qua đường bưu điện.

Tỉnh Lào Cai đã thực hiện rất tốt việc phân làn chỉ cho các xe xuất khẩu hàng hóa đi thẳng vào khu vực cửa khẩu Kim Thành hạn chế tiếp xúc với người dân để đảm bảo an toàn phòng dịch

Covid -19. Ảnh: ND

Khuyến khích tiếp nhận thủ tục hành chính trực tuyến

Nội dung công điện nêu rõ, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh phía Nam, để chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung cụ thể như sau:

Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố thống nhất nhận thức và hành động, quán triệt sâu sắc tinh thần “chống dịch như chống giặc”, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi người dân, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu. Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân là mục tiêu tối thượng, quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực cố gắng hơn nữa trong thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phòng, chống dịch COVID-19, huy động toàn dân, toàn quân, phát huy hiệu quả công tác phòng, chống dịch theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Đề nghị người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết. Khi có việc cần ra khỏi nhà phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Không tụ tập từ 20 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 1m giữa người với người.

Các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp khuyến khích tiếp nhận thủ tục hành chính trực tuyến. Tạm dừng việc tiếp công dân tại trụ sở các cấp (bố trí lịch tiếp sang một thời gian thích hợp), đề nghị người dân gửi các ý kiến, kiến nghị, phản ánh, đơn, thư khiếu nại, tố cáo… qua đường bưu điện

Dừng các hoạt động kinh doanh không thiết yếu: Cơ sở làm đẹp, cắt tóc, gội đầu, làm móng, phòng tập gym, yoga, phòng dạy múa, bể bơi…

Page 22: ĐIỂM BÁO Nguồn: Vietnamnet

Tỉnh Lào Cai nhấn manh yêu cầu người dân tiếp tục thực hiện thông điệp 5K “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế” của Bộ Y tế.

Các biện pháp trên đây thực hiện từ 12h00 ngày 03/8/2021 cho đến khi có thông báo mới.

9 trường hợp dương tính Covid - 19 đi từ miền Nam về

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Lào Cai tính đến tối ngày 2/8, ghi nhận 9 ca người Lào Cai nghi nhiễm Covid-19.

Cụ thể, trong 9 ca nghi nhiễm Covid - 19 có 4 người thường trú tại xã Thượng Hà (Bảo Yên); 3 người ở xã Thái Niên (Bảo Thắng); 1 người xã Phong Niên (Bảo Thắng) và 1 người xã Bản Lầu (Mường Khương).

Cả 9 trường hợp đều từ tỉnh Bình Dương di chuyển bằng xe máy về Lào Cai sáng sớm ngày 02/8/2021. Trong đó, có 6 trường hợp được tỉnh Yên Bái chở thẳng về các khu cách ly (3 trường hợp cách cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, 03 trường hợp cách ly tại Trung đoàn 254). 3 trường hợp được tỉnh Hà Nam chuyển về thẳng về khu cách ly tập trung của huyện Bảo Yên.

9 trường hợp này được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp RT-PCR cho kết quả dương tính với Covid - 19. Nhóm người này đã được cách ly ngay tại cơ sở cách ly tập trung trên địa bàn của tỉnh, không có sự xâm nhập vào địa bàn tỉnh Lào Cai.

Hiện tại các trường hợp này được chuyển cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh khuyến cáo các trường hợp người dân về từ vùng dịch cần chủ động liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ quan y tế trước khi về/ngay sau khi về địa phương để được hỗ trợ, hướng dẫn. Người dân nếu phát hiện trường hợp người về từ các tỉnh có dịch cần báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc đường dây nóng.

Tính đến 18h ngày 2/8, tổng số liều vắc xin đã được tiêm trên địa bàn tỉnh là 22.779 liều, trong đó số người được tiêm mũi 2 là 6.439 người.

Nam Dũng