issn 1859 - 2651 khoa hoc coÂng ngheÂ

47
THÔNG TIN STINFO KHOA HOC&COÂNG NGHEÂ www.cesti.gov.vn TAÏ P CHÍ DO TRUNG TAÂ M THOÂ NG TIN KH&CN TP.HCM (CESTI) - SÔÛ KH&CN TP.HCM XUAÁ T BAÛ N ISSN 1859 - 2651 Số 3.2013 Xây dựng xanh cùng vật liệu xây dựng không nung Công nghệ đào tạo 2.0 Sáng chế về sản xuất vật liệu xây dựng Màng sinh học Khu Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh Chuyên trang SAIGON HI - TECH PARK

Upload: others

Post on 27-Jan-2022

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

THÔNG TIN

STINFO

KHOA HOC&COÂNG NGHEÂw

ww

.ce

sti.

go

v.vn

TAÏP CHÍ DO TRUNG TAÂM THOÂNG TIN KH&CN TP.HCM (CESTI) - SÔÛ KH&CN TP.HCM XUAÁT BAÛN

ISSN 1859 - 2651

Số 3.2013

Xây dựng xanh cùng vật liệu xây dựng

không nung

Công nghệ đào tạo 2.0

Sáng chế về sản xuấtvật liệu xây dựng

Màng sinh học

Khu Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh

Chuyên trang

SAIGON HI - TECH PARK

Page 2: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

mục lụcSỐ 3 - THÁNG 3.2013

BAN BIÊN TẬP

Quyền Tổng biên tập: ThS. Nguyễn Thị Kim Loan

Các thành viên: KS. Hoàng Mi

CN. Nguyễn Thảo Nhiên ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc

ThS. Nguyễn Thanh Phong ThS. Trần Thị Thu Thủy

CN. Nguyễn Thị Vân

QUẢNG CÁO & PHÁT HÀNH

Cấn Văn Dũng [email protected]

ĐT: (08) 3825 6321

TRÌNH BÀY

Hoàng Thi

Phát hành vào tuần đầu hàng tháng

Địa chỉ: 79 Trương Định, Quận 1, TP. HCM ĐT: (08) 3825 6321 - 3829 7040 Ext. 402

Fax: (08) 3829 1957 Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản: 699/GP-BTTTT do Bộ Thông tin

và Truyền thông cấp ngày 08/5/2008

STinfo SỐ 3 - 2013 1

02-03 TIN TỨC & SỰ KIỆN�Kết hợp bền vững nền nông nghiệp địa phương với công nghiệp chế biến biomass�Bàn về giải pháp phát triển nhân lực công nghệ cao�Đầu tư cho khoa học và công nghệ: hướng phát triển bền vững của

doanh nghiệp�Phong trào sáng tạo dành cho thanh thiếu nhi TP.HCM năm 2013�Phương hướng hoạt động nổi bật của Khu Công nghệ cao TP.HCM

trong năm 2013�Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP.HCM (ECC-HCMC) sẽ triển khai dự án

xe máy điện

04-10 THẾ GIỚI DỮ LIỆU�Phát triển cây cao su ở Việt Nam

11-28 KHÔNG GIAN CÔNG NGHỆ�Công nghệ đào tạo 2.0�Xây dựng xanh cùng vật liệu xây dựng không nung �Hỏi - Đáp công nghệ: phương pháp chế biến viên sữa ong chúa �Giới thiệu kết quả nghiên cứu KH&CN tại TP.HCM�Chợ CN&TB TP. Hồ Chí Minh�Sáng chế về sản xuất vật liệu xây dựng�Máy giặt - giúp phụ nữ giảm nhẹ việc nhà

29 KHU CÔNG NGHỆ CAO TP. HCM (SHTP)�Khu Không gian khoa học Khu công nghệ cao - Nơi khơi nguồn

sáng tạo

30-35 SUỐI NGUỒN TRI THỨC�Màng sinh học�Sân ga chuyển động: tương lai của tàu cao tốc?

36-39 DOANH TRƯỜNG KH&CN�Nhà kính: cho vụ mùa ổn định�Thắc mắc về thuế thu nhập doanh nghiệp

40-44 MUÔN MÀU CUỘC SỐNG�Giáo sư không biên giới�Mơ ... Thực�Chinh phục phụ nữ bằng ngôn ngữ không lời

Page 3: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Tin tức & sự kiện

STinfo SỐ 3 - 2013

Ngày 11/1/2013, tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã diễn ra hội thảo lần thứ 3 về Dự án sinh khối JICA tại

Việt Nam. Dự án sinh khối JICA do Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và Viện Khoa học Công nghiệp - Đại học Tokyo phối hợp thực hiện trong 5 năm (2009 - 2014) từ nguồn vốn (5 triệu USD) viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản. Mục tiêu của dự án là xây dựng và phát triển mô hình “kết hợp bền vững nền nông nghiệp địa phương và ngành công nghiệp chế biến biomass” ở khu vực miền Nam Việt Nam. Dự án hướng đến việc sản xuất xăng sinh học và biogas chất lượng cao từ rơm rạ và các chất thải nông nghiệp khác và bước đầu đã đạt được những thành công nhất định.

Dự án đã phát triển được các công nghệ phù hợp để làm ra nhiên liệu sinh học đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và giá thành chấp nhận được. Xưởng thực nghiệm năng lượng sinh học của dự án (đặt tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) đã thành công ở quy mô phòng thí nghiệm với sản phẩm cồn nguyên chất từ rơm rạ với hiệu suất đạt 5% (100 kg rơm rạ ban đầu cho 21 lít cồn 97%). Cồn này sẽ tiếp tục được chưng cất thêm để có thể pha xăng thành phẩm.

Xưởng thực nghiệm thứ hai thuộc dự án là xưởng thực nghiệm biomass (đặt tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM) cũng đã đi vào hoạt động từ ngày 10/1/2013. Đây là nơi

Kết hợp bền vững nền nông nghiệp địa phương với công nghiệp chế biến biomass

YÊN LƯƠNG

Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa TP.HCM Phan Đình Tuấn giới thiệu hệ thống chuyển đổi nhiên liệu sinh khối

thành khí biogas sạch.

nghiên cứu sản xuất năng lượng sinh khối từ những phế phẩm nông nghiệp như mùn cưa, rơm rạ, trấu…, tinh chế đến độ sạch cần thiết để làm chất đốt cho các hộ gia đình, chạy máy phát điện, động cơ xe máy…

Thành công của dự án này sẽ tạo cơ sở hình thành mô hình “thị trấn sinh khối” ở các xã, huyện, khu vực sản xuất nông nghiệp, trồng lúa, góp phần thực hiện nhanh chóng Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. �

Ngày 29/1/2013, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM tổ chức hội thảo “Cơ chế chính sách thu hút, sử dụng

chuyên gia tri thức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các Khu Công nghệ cao, Công viên Khoa học TP.HCM”.

Báo cáo tại hội thảo, Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM đã có những chính sách về đào tạo và thu hút nguồn nhân lực công nghệ sinh học. Với chương trình “Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học của Thành phố giai đoạn 2008 - 2012”, Trung tâm đã gửi hơn 30 lượt người đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài và khi trở về được phân công làm việc đúng theo chuyên môn. Dự án xây dựng Trung tâm Công nghệ Sinh học khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ cần 300 – 400 cán bộ khoa học làm việc, trong đó lực lượng cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trở lên chiếm 50%. Trung tâm đang có chính sách mời gọi các nhà khoa học, trí thức Việt kiều về làm việc lâu dài.

Tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM (Khu NNCNC), việc phát triển nguồn nhân lực đang đối mặt với những

thách thức: xu hướng chảy máu chất xám, cơ chế quản lý đối với các đề tài nghiên cứu chưa tạo động lực thu hút các nhà khoa học; điều kiện làm việc xa trung tâm thành phố nên hạn chế việc đi lại và học tập; nhân lực Khu NNCNC biến động làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ... Để thu hút nhân lực có trình độ về làm việc, một số giải pháp được đề xuất như: tạo môi trường hoạt động phù hợp với chuyên môn của các chuyên gia; có chế độ trả lương, phụ cấp hợp lý; ưu tiên đảm bảo điều kiện làm việc và ăn ở; tạo điều kiện để có thể dễ dàng tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế (tham gia hội thảo, hội nghị, trao đổi khoa học, hợp tác nghiên cứu...); thực hiện theo cơ chế đặt hàng đối với các sản phẩm nghiên cứu. Xây dựng các chính sách theo các tiêu chí như: môi trường làm việc, sự thăng tiến và nâng cao trình độ; chế độ thu nhập và khen thưởng đi cùng với vinh danh; điều kiện sống, sinh hoạt; chính sách ưu đãi… Đặc biệt, việc đưa vào chính sách tiêu chí phân chia lợi ích sẽ tạo ra động lực cho mỗi cá nhân, tổ chức khi quyết định tham gia vào quá trình quản lý và nghiên cứu khoa học.

Bàn về giải pháp phát triển nhân lực công nghệ cao TÂM AN

2

Page 4: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Tin tức & sự kiện

STinfo SỐ 3 - 2013

Thực hiện Chương trình số 1 của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao có dự thảo “Quy định về chính sách thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ cao của thành phố”. Theo đó, các chính sách đảm bảo điều kiện làm việc thuận lợi và khoa học cho các chuyên gia, trí thức trẻ trong và ngoài nước, đảm bảo chế độ lương, thu nhập phù hợp với trình độ, năng lực và khen thưởng theo cống hiến của từng cá nhân… Về phân chia

lợi ích, người nghiên cứu (hoặc nhóm nghiên cứu) nếu chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài/dự án nghiên cứu KH&CN có sử dụng 100% kinh phí từ ngân sách nhà nước thì sẽ được hưởng 40% lợi nhuận từ việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu, hoặc theo thỏa thuận ký kết cho từng công trình đề tài/dự án; người nghiên cứu hoặc nhà quản lý có tham gia đề xuất ý tưởng (không tham gia vào quá trình nghiên cứu) và ý tưởng đó được triển khai nghiên cứu thành công thì hưởng 10% lợi nhuận từ việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu… �

ĐIỂM TIN LAM VÂN

Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP.HCM (ECC-HCMC) sẽ triển khai dự án xe máy điện theo cơ chế bù đắp tín dụng song phương (BOCM) Việt Nam – Nhật Bản với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản. Đó là thông tin được công bố tại hội thảo “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua sử dụng xe máy điện và cơ chế bù đắp tín dụng song phương Việt Nam - Nhật Bản” tổ chức ngày 9/1/2013. Nghiên cứu khả thi xe máy điện cho thấy, sử dụng xe máy điện có thể giúp tiết kiệm đến 90% chi phí so với sử dụng xe máy chạy xăng; giúp giảm đáng kể lượng khói thải và khí nhà kính ra môi trường; phù hợp với nhiều đối tượng cộng đồng như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, các bà nội trợ… �Các đại biểu Việt Nam và Nhật Bản tại hội thảo.

Đầu tư cho khoa học và công nghệ: hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp là chủ đề của hội thảo do Bộ Khoa học và Công nghệ và Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 12/1/2013 tại TP.HCM. Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân, trước tiên cần nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, để họ hiểu rằng đầu tư cho KH&CN chính là đầu tư để phát triển bền vững, giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh đó, Nhà nước phải có quy định buộc các doanh nghiệp đầu tư phát triển KH&CN của chính doanh nghiệp mình. Khi doanh nghiệp đã dành một phần lợi nhuận đóng góp vào quỹ phát triển KH&CN thì Nhà nước cần có các quy định để sử dụng quỹ được thuận lợi và có hiệu quả nhất. �

Tại hội thảo, Ban tổ chức đã trao Dấu hiệu chứng nhận thương hiệu Việt uy tín 2013 cho một số doanh nghiệp tiêu biểu.

Phong trào sáng tạo dành cho thanh thiếu nhi TP.HCM năm 2013 đã được Trung tâm Phát triển KH&CN Trẻ Thành đoàn phát động ngày 27/1/2013. Các nội dung chính gồm: cuộc thi “Sáng tạo dành cho thanh thiếu nhi TP”; ý tưởng sáng tạo trẻ với chủ đề “Vì thành phố văn minh, hiện đại và phát triển”; hội thi “Tin học trẻ thành phố lần thứ 22 năm 2013”; hội thi “Tên lửa nước dành cho học sinh khối THPT”; liên hoan “Sáng tạo khoa học công nghệ trẻ lần IV năm 2013”. Thanh thiếu nhi (từ 6 - 30 tuổi) có thể tham dự cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu nhi bằng sản phẩm sáng tạo là các mô hình, giải pháp kỹ thuật phục vụ học tập; đồ chơi, dụng cụ gia đình; cải thiện tình hình trật tự an toàn giao thông, phát triển kinh tế xã hội... Hạn chót nhận sản phẩm là ngày 31/3. �

Ngày 7/2/2013, ông Lê Hoài Quốc (Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM) cho biết một số phương hướng hoạt động nổi bật của Khu Công nghệ cao TP.HCM trong năm 2013. Bên cạnh việc hoàn chỉnh và kết nối đồng bộ kết cấu hạ tầng giai đoạn I vào năm 2013 và bắt đầu triển khai giai đoạn II, Khu Công nghệ cao xác định một số chỉ tiêu chủ yếu về thu hút đầu tư (6 đến 10 dự án với 150 triệu USD vốn đầu tư đăng ký); giá trị xuất khẩu tối thiểu đạt 2,7 tỷ USD và phấn đấu đạt 3 tỷ USD; thu hút 15 tiến sĩ, thạc sĩ và 04 chuyên gia; hợp tác đào tạo 50 thạc sĩ và 150 kỹ sư; ươm tạo từ 3 – 5 dự án mới. Ngoài ra, Khu Công nghệ cao TP.HCM cũng nghiên cứu xây dựng hạ tầng khu “Không gian khoa học”, khu Internet city, khu nhà ở chuyên gia; tổ chức khai thác hiệu quả hai phòng thí nghiệm; khánh thành phòng thí nghiệm sinh học liên kết với Đại học Tsukuba; … �

3

Page 5: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Thế giới dữ liệu

STinfo SỐ 3 - 2013

Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Nam (PNS)

Cao su loài cây thân gỗ, có thể cao tới trên 30m. Nhựa hay mủ màu trắng có trong các mạch ở vỏ

cây. Cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì bắt đầu thu hoạch mủ. Cho năng suất cao nhất trong độ tuổi từ 11 đến 25, sẽ ngừng sản sinh mủ khi đạt độ tuổi 26-32 năm. Ngoài ra, gỗ cao su còn được dùng sản xuất đổ gỗ, được xem là loại gỗ thân thiện môi trường vì chỉ được khai thác khi cây kết thúc chu trình sinh mủ.

Phát triển cây cao su ở Việt Nam ANH TRUNG

Cao su là một loại vật liệu polymer có tính đàn hồi, chịu ma sát, chịu nén và lâu hỏng nên có nhiều ứng dụng như sản xuất vỏ, ruột xe, các chi tiết trong xe hơi, dụng cụ y tế, găng tay, băng tải, dây đai, nệm, giày dép, đồ chơi…Có đến 70% sản lượng cao su được sử dụng làm vỏ, ruột xe. Vì thế, phát triển công nghiệp cao su phụ thuộc rất nhiều vào tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô.

Vào những năm 1880, công nghiệp ô tô tăng trưởng mạnh khiến nhu cầu cao su tăng đã thôi thúc các nhà

Tỷ trọng sử dụng giữa cao su tự nhiên và nhân tạo

khoa học nghiên cứu chế tạo cao su tổng hợp từ đầu mỏ, nên việc sử dụng cao su tự nhiên bị thu hẹp. Trong những năm gần đây, do giá dầu mỏ tăng và công nghiệp xe hơi phát triển đã làm tăng nhu cầu cao su tự nhiên.

Cây cao su phát triển tốt ở Việt NamCó nguồn gốc từ Nam Mỹ, cây cao su đầu tiên được người Pháp đưa vào Việt Nam năm 1878 nhưng không sống được. Năm 1892, 2.000 hạt cao su từ Indonesia

4

43,38

43,41

44,56

43,51

41,70

40,71

35,03

29,97

34,67

47,06

67,72

56,62

56,59

55,44

56,49

58,30

59,29

64,97

70,03

65,33

52,94

32,28

0 20 40 60 80 100

1950

1960

1970

1980

1990

2000

2006

2007

2008

2009

2010

Tỷ trọng cao su tự nhiên Tỷ trọng cao su nhân tạo

%

Năm

Page 6: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Thế giới dữ liệu

STinfo SỐ 3 - 2013

Đông Nam Bộ, 46,4%

Tây Nguyên, 33,3%

Bắc Trung Bộ, 9,5%

Tây Bắc, 4,8%

Phát triển diện tích trồng cao su ở Việt Nam

Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán An Bình (ABS)

Phân bố diện tích trồng cao su ở Việt Nam

Nguồn: ABS

nhập vào Việt Nam và đến 1907 được đánh dấu sự hiện diện cây cao su ở Việt Nam. Cây cao su được trồng nhiều ở miền Đông Nam Bộ (46,4 %), chủ yếu là Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu.

Sản lượng và năng suất khai thác cao su không ngừng tăng lên trong 10 năm qua, Việt Nam hiện là một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản lượng và xuất khẩu cao su. Năm 2011, diện tích trồng cao su gần 850 ngàn ha, sản lượng trên 800 ngàn tấn, năng suất

lên đến 1,72 tấn/ha (trong khi năm 2001 chỉ đạt 1,3 tấn/ha), thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu thế giới, tương đương Thái Lan, chỉ sau Ấn Độ (1,78 tấn/ha). Mức năng suất bình quân trên thế giới là 1,45 tấn/ha. Tính trong 9 tháng 2012, Việt Nam chính thức vượt qua Ấn Độ trở thành nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ 4 thế giới, sau Thái Lan, Indonesia, và Malaysia. Tuy vậy, quỹ đất đang thu hẹp dần và Việt Nam khuyến khích đầu tư mở rộng diện tích trồng và khai thác cao su sang Lào và Campuchia.

5

483

834

334

472

-150

350

850

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng diện tích Diện tích khai thác

Năm

0

Ngàn ha

Page 7: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Thế giới dữ liệu

STinfo SỐ 3 - 2013

811,6

150

1,72

1

1,5

2

0

500

1.000

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Khai thác Tiêu thụNăng suất

96,3

83,8

3,2 2,1

3,3

2,5

0

50

100

150

0

2

4 Tổng kim ngạch XK cả nước (tỷ USD)Kim ngạch XK Cao su (tỷ USD)% đóng góp

Phát triển sản lượng cao su tự nhiên ở Việt Nam

Phát triển đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su

Nguồn: ABS

Nguồn: VCBS

Cao su Việt Nam chủ yếu xuất khẩu Dù đứng thứ tư thế giới về sản lượng khai thác cao su nhưng mức tiêu thụ nội địa rất thấp, chỉ 18,5 % tổng lượng khai thác năm 2011, còn lại xuất khẩu dạng thô với giá khá thấp. Việt Nam xuất khẩu cao su đến hơn 70 nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất (chiếm 61,4%), kế đến là Malaysia (6,6%), Đài Loan (4,3%)...Ngành cao su vẫn tiếp tục tăng trưởng, nhưng giá diễn biến bất thường. 9 tháng đầu năm 2012 xuất khẩu 719 tấn cao su, thu 2,05 tỉ USD. So với cùng

kỳ 2011, tăng 35,4 % về lượng nhưng giảm 10,8 % giá trị, đơn giá giảm đến 34,2%.

Việt Nam là nước xuất khẩu cao su lớn trên thế giới nhưng hàng năm phải nhập hàng trăm ngàn tấn để phục vụ cho sản xuất trong nước. Thống kê từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu cao su 11 tháng đầu năm 2012 đạt 273,95 ngàn tấn, kim ngạch 735,81 triệu USD, giảm 15,7% về lượng và giảm 13,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Xuất nhập khẩu cao su hiện còn nhiều nghịch lý.

6

Page 8: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Thế giới dữ liệu

STinfo SỐ 3 - 2013

TrungQuốc, 61,4%

Malaysia,6,6%

ĐàiLoan,4,3%

HànQuốc,3,3%

Đức,3,3%

Ấn Độ,2,9%

Mỹ,2,3%

Khác,15,8%

Tháng

9 tháng/năm 2012 So cùng kỳ năm 2011 (%)Số lượng

(Tấn)

Trị Giá

(NgànUSD)

Đơn giá

(USB/Tấn)

Số lượng

(Tấn)

Trị Giá

(NgànUSD)

Đơn giá

(USB/Tấn)1 69,9 191,1 2,7 -6,1 -41,5 -37,72 88,9 252,7 2,8 91,1 19 -37,73 55,6 182,3 3,3 33,9 6 -20,94 52,9 177,6 3,3 50,4 16,2 -22,75 74,2 231,9 3,1 114,1 53,7 -28,26 60,8 172,0 2,8 8,6 -29,8 -35,37 97,0 174,7 2,8 19,8 -20,3 -33,58 109,9 290,3 2,6 35,4 -15,6 -37,79 108,8 273,2 2,5 36,5 -21 -42,1

Tổng cộng 719 2.045,8 2,8 35,4 -10,8 -34,2

Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam

Xuất khẩu cao su tự nhiên ở Việt Nam

Cơ cấu thị trường nhập khẩu cao su từ Việt Nam, năm 2011

Nguồn: ABS

7

Page 9: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Thế giới dữ liệu

STinfo SỐ 3 - 2013

0

0,5

1

1,5

2

2,5

3

3,5

4

4,5

5

Thị trường Lượng( ngàn tấn)

Kim ngạch (Triệu USD)

Campuchia 49,56 147,71

Hàn Quốc 52,51 168,74

Nhật Bản 23,71 81,36

Đài Loan 27,76 77,81

Thái Lan 20,87 59,64

Trung Quốc 13,40 35,15

Nga 7,34 26,95

Hòa Kỳ 19,70 19,09

Pháp 4,20 12,34

Malaysia 4,68 6,73

Nguồn: Agromonitor, Tổng cục Hải quan.

10 nước Việt Nam nhập khẩu nhiều cao su nhất (11 tháng/ năm 2012)

Giá xuất khẩu trung bình của cao su Việt Nam

Nguồn: PNS, VCBS

10 thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất từ Việt Nam (11 tháng/ năm 2012)

Thị trường Lượng( ngàn tấn)

Kim ngạch (Triệu USD)

Trung Quốc 427,28 1.156,23

Malaysia 179,79 509,67

Ấn Độ 63,27 187,75

Hàn Quốc 36,60 104,34

Đài Loan 36,17 115,80

Đức 30,53 94,20

Mỹ 21,88 58,80

Thổ Nhĩ Kỳ 12,55 36,77

Italy 9,45 27,17

Indonesia 9,38 22,94

Một số doanh nghiệp cao su ở Việt NamTập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) đóng vai trò chủ lực trong chiến lược phát triển cây cao su ở Việt Nam, hiện có 44 nhà máy, xí nghiệp và xưởng chế biến mủ cao su với tổng công suất thiết kế 433 ngàn tấn/ năm, đó là chưa kể các đơn vị tư nhân và cá thể canh tác dạng tiểu điền. Chế biến các sản phẩm từ cao su, cả nước

có khoảng hơn 200 doanh nghiệp, hàng năm tiêu thụ hàng trăm ngàn tấn nguyên liệu cao su các loại.

Đã có 5 công ty trồng và khai thác cao su đã lên sàn chứng khoán, các doanh nghiệp này đều là thành viên của VRG, đó là các công ty cổ phần: Cao su Phước Hòa (PHR), Cao su Đồng Phú (DPR), Cao su Tây Ninh (TRC), Cao su Hòa Bình (HRC), Cao su Thống Nhất (TNC).

8

USD/Kg

Năm

Page 10: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Thế giới dữ liệu

STinfo SỐ 3 - 2013

54,9% 56%

43%

37%

60%

32%

66%

24%

0102030405060708090

100

PHR DPR TRC HRC TNC

RSS Latex SVR 3LSVR CV10,20 SVR CV50,60

Trồng và khai thác cao su của các công ty, năm 2011

Nguồn: ABS

9

Cao su tự nhiên có 3 dạng sản phẩm chính: cao su dạng khối (cao su cốm) như: SVR 3L, SVR 5L, SVR 10, SVR 20,.., sử dụng sản xuất vỏ ruột xe; SVR CV 50, SVR CV 60 có độ mềm dẻo cao thích hợp làm dây thun, keo dán, mặt vợt bóng bàn; cao su xông khói RSS (cao su tờ): sử dụng làm vỏ xe hơi, băng tải…; cao su cô đặc (mủ kem, mủ ly tâm-

latex): sản xuất găng tay, thiết bị y tế, nệm, bong bóng,… Trong đó, các công ty PHR và HRC tập trung dòng sản phẩm cao su cốm cao cấp SVR CV 50,60; DPR tập trung dòng sản phẩm SVR 3L, L và latex; TNC tập trung dòng sản phẩm SVR 3L và cao su tờ RSS; và sản phẩm chủ yếu của TRC là latex, phần còn lại là SVR CV50,60 và SVR10,20. �

Tỷ trọng các dòng sản phẩm của các công ty cao su, năm2011

Nguồn: ABS

20.000

15.739

11.541

2.8071.700

2,012,18

2,10

1,11 1,16

0

1

1

2

2

3

0

5.000

10.000

15.000

20.000

25.000

PHR DPR TRC HRC TNC

Diện tích trồng (ha) Diện tích khai thác (ha)Sản lượng (Tấn) Năng suất (Tấn/ha)

Page 11: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Thế giới dữ liệu

STinfo SỐ 3 - 2013

0

500

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

2006 2007 2008 2009 2010 2011

HRC PHR TRC DPR TNC

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

2006 2007 2008 2009 2010 2011

HRC PHR TRC DPR TNC

Phát triển kinh doanh của các công ty cao su

Nguồn: ABS

10

Doanh thu

Tỷ đồng

Năm

Lợi nhuận ròng

Năm

Tỷ đồng

Page 12: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Không gian công nghệ

STinfo SỐ 3 - 2013

Công nghệ đào tạo 2.0

Cách mạng công nghệ giáo dục quan trọng nhất trong 200 năm qua, mở rộng cánh cửa học vấn đến mọi

người, mọi nơi và hứa hẹn ‘đảo lộn’ học đường.

P . NGUYỄN

Theo hệ thống đào tạo phương Tây, trường đại học đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1088 tại Bologna, Ý. Thời đó, bài giảng trên lớp là phương tiện truyền đạt thông tin hiệu quả nhất. Sau đó xuất hiện kỹ thuật in ấn, phim ảnh và web. Trải qua bao năm tháng, có biết bao đổi thay trong nhiều lĩnh vực, nhưng thật kỳ lạ, các giáo sư cho đến nay vẫn giảng bài như xưa!

MOOC: niềm hy vọng mớiMột trăm năm trước, đào tạo đại học (ĐH) dường như đã mấp mé một cuộc cách mạng công nghệ. Sự phổ biến của hệ thống bưu điện thời đó cho phép các trường ĐH có thể phân phối bài giảng vượt khỏi khuôn viên nhà trường. Bất kỳ ai có hộp thư đều có thể ghi danh theo học. Nhìn thấy cơ hội mở rộng thành phần sinh viên và tăng doanh thu, các trường đổ xô thiết lập bộ phận đào tạo tương ứng. Đến những năm 1920, các khóa học qua bưu điện đã trở thành cơn sốt thật sự.

Không chỉ mang đến hy vọng mở rộng cơ hội học tập, người ta còn kỳ vọng việc đào tạo từ xa sẽ làm tốt hơn việc giảng dạy truyền thống tại trường vì có thể thiết kế bài học và kiểm tra đánh giá cho từng học viên.

Giờ đây, hy vọng đó một lần nữa được nhóm lên với phương tiện truyền thông mạnh mẽ khác - Internet. Nếu so sánh trang web đào tạo trực tuyến Coursera (http://www.coursera.org) với các trường đại học “top” như Harvard, Stanford, MIT…, trung bình mỗi sinh viên phải tốn 250.000 USD cho bốn năm học, thì Coursera rẻ vô cùng. “Của rẻ”

nhưng chất lượng là “vàng thiệt”, vì nhiều giáo sư các trường đại học danh tiếng như Stanford, Princeton, University of Michigan, và University of Pennsylvania tình nguyện tham gia Coursera. Mặt khác, Coursera nhận được khoản đầu tư 16 triệu USD từ các tập đoàn đầu tư như Kleiner Perkins Caufield & Byers và New Enterprise Associates.

Năm rồi, nhiều trường đại học hàng đầu như MIT, Harvard, Stanford và Princeton đã đưa nhiều khóa học miễn phí lên Internet, và hàng triệu người trên khắp thế giới đã đăng ký theo học. Những khóa học mở trực tuyến toàn cầu này còn được biết đến với thuật ngữ “MOOC” – Massive Open Online Course) đang được kỳ vọng sẽ đưa đào tạo chất lượng cao đến với vô số sinh viên không có cơ hội đến trường, gồm cả những người ở những nơi xa xôi hẻo lánh và những người đang đi làm. MOOC cũng được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện chất lượng và hiệu suất giảng dạy trong cũng như ngoài khuôn viên nhà trường. Năm rồi, nhiều

Coursera hiện có cả triệu người theo học,từ khắp nơi trên thế giới.

11

Page 13: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Không gian công nghệ

STinfo SỐ 3 - 2013

trường đại học hàng đầu như MIT, Harvard, Stanford và Princeton đã đưa nhiều khóa học miễn phí lên Internet, và hàng triệu người trên khắp thế giới đã đăng ký theo học.

Giáo sư RobotKhóa học trực tuyến không phải mới. Các tên tuổi lớn như ĐH Phoenix hay DeVry đã có hàng ngàn khóa học như vậy. Vậy MOOC có gì khác? Theo Sebastian Thrun, một trong những người tiên phong (xem bài: Giáo sư không biên giới, trang 40 trong số này), đó chính là "sự gắn kết học viên". Đến nay, hầu hết các khóa học trên mạng (hay các nguồn "học liệu mở") chỉ là các bài giảng được quay phim. “Lớp học” nói chung nhàm chán và khó giữ chân người học. Trong khi đó, MOOC có cả video bài giảng lẫn “bảng đen chữ trắng” (tất nhiên là thể hiện trên màn hình), bài giảng thường đan xen các bài tập hay bài kiểm tra – buộc sinh viên không rời bài học. Hình thức củng cố kiến thức này đã được chứng minh là giúp tăng cường việc hiểu và nhớ bài.

Thêm một sự khác biệt nữa giữa MOOC và các khóa học trực tuyến trước đây: tính kinh tế. Nền tảng điện toán đám mây cho phép lưu trữ số lượng lớn dữ liệu và truyền đi với chi phí rất thấp. Bài học và bài kiểm tra có thể phát miễn phí trên các dịch vụ web như YouTube và các mạng xã hội như Facebook có thể đóng vai trò như “học viện số”, nơi đó sinh viên có thể lập các nhóm học tập hay diễn đàn để thảo luận. Trong vài năm qua, chi phí thiết lập các lớp học đa phương tiện tương tác trực tuyến đã giảm nhanh chóng, cho phép giảng dạy số lượng lớn sinh viên mà không phải đầu tư nhiều.

Không phải ngẫu nhiên mà các MOOC tiên phong như Udacity, Coursera và edX đều được điều hành bởi các nhà khoa học máy tính. Để thực hiện kỳ vọng lớn lao - làm cho đại học trở nên rẻ hơn và tốt hơn - MOOC cần khai thác những đột phá mới nhất trong kỹ thuật xử lý dữ liệu lớn và "máy học" để có thể cung cấp các lớp học phức tạp và đòi hỏi mức độ tự động hóa cao cho hàng ngàn người đồng thời. Nhiều việc trước đây do các giáo sư và trợ giảng thực hiện như chấm điểm, giảng bài, điều hành thảo luận... giờ

Học phí đại học trung bình tại Mỹ là 27.000 USD/năm (nhưng cũng có trường lên đến 100.000 USD/năm). Với du học sinh, học phí cộng chi phí sinh hoạt có thể lên đến 50.000 USD/năm.

được thực hiện bởi máy tính. Ngoài ra cũng cần có phần mềm cao cấp phân tích lượng lớn thông tin về hành vi của học viên thu thập được trong quá trình dạy học; thuật toán phát hiện mẫu trong dữ liệu được hy vọng sẽ biết được các phong cách học tập và chiến lược giảng dạy. Những thông tin này có thể khai thác để điều chỉnh công nghệ đào tạo. Những nhà tiên phong MOOC tin rằng những kỹ thuật như trí tuệ nhân tạo sẽ đưa đại học từ thời đại công nghiệp chuyển sang thời đại kỹ thuật số.

Tương lai máy tính sẽ có thể tạo ra "môi trường học tập" phù hợp với từng học viên, ví dụ các thành phần của giao diện chương trình sẽ thay đổi khi máy tính nhận biết được kiểu học tối ưu cho học viên.

Điều đặc biệt kích thích các nhà khoa học máy tính đề xướng MOOC đó là nhờ quy mô chưa từng thấy của nó, họ có thể tạo ra lượng dữ liệu bao la cần thiết cho việc “học máy” hiệu quả. Tất cả các "biến" trong một khóa học đều được theo dõi. Khi một học viên tạm dừng hay tua lại nhanh video bài giảng, hành động đó sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu. Tương tự, khi học viên trả lời một câu hỏi của bài kiểm tra, chỉnh sửa bài tập hoặc thảo luận trong diễn đàn… tất cả đều được ghi nhận và trở thành "dữ liệu". Khả năng tập hợp thông tin chi tiết về hành vi của học viên sẽ mở đường cho việc "học tập thấu hiểu".

Việc phân tích những con số cũng hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho cả người dạy và người học. Các giáo sư sẽ nhận được báo cáo thường xuyên về những gì đang diễn ra (hay không diễn ra) trong các lớp học của mình. Và dựa trên "những yếu tố tốt nhất ", phần mềm MOOC sẽ hướng dẫn từng học viên theo "lộ trình phù hợp".

Đảo ngược học đườngNhững người đề xướng MOOC không cho rằng máy tính sẽ thay thế hoàn toàn giảng đường, nhưng cho rằng đào tạo trực tuyến sẽ thay đổi bản chất của việc giảng dạy trong nhà trường, làm cho nó trở nên hấp dẫn và hiệu quả hơn. Cách giảng dạy truyền thống là học viên đến lớp nghe bài giảng rồi về nhà tự làm bài tập sẽ thay đổi. Khi đó, học viên sẽ tự nghe bài giảng và xem tài liệu giải thích trên máy tính của mình trước, sau đó sẽ tập trung tại lớp để khám phá sâu hơn

12

Học trực tuyến với bản đen chữ trắng.

Page 14: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Không gian công nghệ

STinfo SỐ 3 - 2013

Tên trường Thông tinUdemy

www.udemy.comThành lập tháng 2/2010, Udemy cung cấp hơn 6.000 khóa học và 25.000 bài giảng, một số miễn phí, một số có phí.

Udacitywww.udacity.com

Được Sebastian Thrun, giáo sư ĐH Stanford sáng lập. Udacity có 11 khóa học miễn phí về khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, …

edXwww.edx.org

Được MIT và Harvard liên kết thành lập, cung cấp các khóa học trực tuyến miễn phí từ giữa năm 2012.

Courserawww.coursera.org

Sáng lập bởi Daphne Koller và Andrew Ng., hai nhà khoa học máy tính của Standford, được nhiều trường ĐH hàng đầu hợp tác cung cấp các khóa học miễn phí.

Khan Academywww.khanacademy.

org

Tập trung chủ yếu chương trình phổ thông (K-12), có hơn 3.200 video về nhiều chủ đề, tất cả đều miễn phí.

qua thảo luận với giáo sư hoặc qua bài tập trong phòng thí nghiệm. Về lý thuyết, việc "đảo ngược" này giúp phân bổ thời gian giảng dạy hợp lý hơn, làm phong phú thêm trải nghiệm của cả người dạy và người học.

Cũng có những nghi ngại với MOOC. Một trong những nguyên nhân đó là tỷ lệ học viên bỏ học cao làm “mất điểm” các MOOC đầu tiên. Trong số 155.000 người đăng ký khóa học mạch điện tử nằm rồi của MIT, chỉ có 23.000 người chịu làm bài tập đầu tiên, chỉ khoảng 7.000 người ( 5%) “tốt nghiệp”. Tổ chức lớp có hàng ngàn học viên là một thành tích đáng ghi nhận. Thường chỉ có khoảng 175 sinh viên MIT hoàn thành khóa học mạch điện tử mỗi năm, nhưng tỷ lệ rơi rụng ở trên cho thấy những khó khăn của MOOC. Khi thành phần tham gia lớp học mở rộng hơn, tỷ lệ rơi rụng có thể còn cao hơn. Việc tạo cảm hứng cho nhiều thành phần sinh viên và duy trì sự hứng thú của họ khi ngồi trước máy tính hàng tuần hay hàng tháng không đơn giản.

Người ta còn lo các trường sẽ đổ xô đưa các lớp học truyền thống lên mạng mà không xem xét cẩn thận. Trước khi thành lập Coursera, Andrew Ng đã điều chỉnh chương trình giảng dạy tại Stanford phù hợp với học trực tuyến. Vậy mà vẫn có người phàn nàn chương trình không đủ tính hàn lâm, không kích thích người học động não, làm người học thấy đơn độc.

Có nhiều thách thức mà các nhà tiên phong MOOC phải đối mặt. Càng khó khăn hơn khi các khóa học trực tuyến mở rộng sang những lĩnh vực như nghệ thuật, những lĩnh vực mà tri thức khó hệ thống hóa và thành công của học viên tùy thuộc vào khả năng của người dạy dẫn dắt khám phá những thứ hầu như không có quy luật.

Dù MOOC có thành công như kỳ vọng hay không cũng sẽ buộc các nhà điều hành các ĐH và các giáo sư phải xem xét lại hình thức và ý nghĩa của việc giảng dạy. �

Các MOOC nổi tiếng

Đặc trưng MOOCThuật ngữ MOOC đầu tiên được Dave Cormier của ĐH Prince Edward Island sử dụng vào năm 2008, để chỉ lớp học trực tuyến quy mô do giáo sư Geogre Siemens của ĐH Athabasca và Stephen Downes của Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Canada giảng dạy. Hiện nay, hầu hết các MOOC đều có chung các đặc điểm sau:

Học viên phân bố khắp nơi trên thế giới. Nội dung giảng dạy có thể dễ dàng truy cập qua web.

Khóa học có thể “phục vụ” cùng lúc từ vài trăm đến hàng ngàn học viên.

Lớp học là các “trung tâm tương tác”, gồm có: website, blog, mạng xã hội…

Hầu hết các khóa học miễn phí, có thể thu phí nếu người học muốn lấy chứng chỉ.

Học viên và giảng viên trao đổi và điều chỉnh nội dung giảng dạy trong suốt khóa học.

Khóa học không có những yêu cầu cụ thể, nhưng những người tham gia cần tuân theo khung lịch học.

13

Page 15: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Không gian công nghệ

STinfo SỐ 3 - 2013

HOÀNG LONG

Thế nào là vật liệu xây không nung?VLXKN là loại vật liệu dùng trong xây dựng, và được sản xuất không qua quá trình nung. Nói đến VLXKN người ta thường nói đến GKN, Tuy nhiên VLXKN còn có nhiều loại khác như tấm 3D (panels), thạch cao... Việc phát triển VLXKN để thay thế loại vật liệu nung gây ô nhiễm môi trường là hướng đi của nhiều quốc gia hiện nay.

Một số loại VLXKN

Gạch blockGạch block được sản xuất từ xi măng, cát, sỏi, đá dăm, v.v… Độ bền của viên gạch được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính.

Gạch ống Gạch ống không nung, cách sản xuất tương tự như gạch block. Độ bền của viên gạch được gia tăng nhờ lực ép và thành phần kết dính.

Gạch bê tông khí chưng áp (gạch AAC)Gạch AAC được làm từ xi măng, vôi, thạch cao, nước, bột nhôm. Gạch được tạo hình bằng phương pháp đổ rót như đúc bê tông, cắt định hình bằng máy cắt tự động và được dưỡng hộ cưỡng bức trong lò chưng hấp áp suất cao.

Gạch bê tông bọtGạch bê tông bọt làm từ xi măng, cốt liệu và phụ gia tạo bọt. Sản suất bằng công nghệ tạo bọt, khí trong kết cấu nên tỷ trọng viên gạch giảm đi nhiều.

Gạch silicat làm từ vôi, cát silic và nước. Độ bền của viên gạch được gia tăng nhờ lò chưng hấp áp suất cao.

Gạch Silicat

Vách ngăn thạch cao

Sử dụng vách thạch cao giảm 55 % thời gian xây dựng so với tường gạch, có thể tiết kiệm được 7% tổng giá trị đầu tư đối với một tòa nhà trên 25 tầng. Tuy nhiên vách ngăn thạch cao có đặc tính dễ co ngót, kỵ nước.

Bê tông cốt liệu nhẹ keramzit được sản xuất từ xi măng, khung thép, keramzit và phụ gia. Gạch nhẹ, chịu được cường độ cao nhưng giá thành cao.

Bê tông cốt liệu nhẹ keramzit

Xây dựng xanh cùng vật liệuxây dựng không nung

Xâyxây

Theo Thông tư “Quy định sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) trong các công trình xây dựng” thì từ 15/1/2013, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước buộc phải sử dụng gạch không nung (GKN) thân thiện với môi trường. Theo đó, công trình tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% VLXKN; kề từ ngày Thông tư có hiệu lực, những khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% VLXKN đến hết năm 2015, và phải sử dụng 100% VLXKN sau năm 2015. Thế nhưng đến giờ loại vật liệu này vẫn còn xa lạ với nhiều người.

Mối nối

Thanh ngang

Thanh đứng

Lõi bông thủy tinh

12,7 mm

9 mm

Băng keo, bột chét

14

Page 16: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Không gian công nghệ

STinfo SỐ 3 - 2013

2.2432.098 1.994

706 629

0

500

1.000

1.500

2.000

2.500

E04 B28 E02 E01 C04

Cấu kiện 3D được sản xuất từ khung sắt và lõi nhẹ. Tấm 3D thích hợp thi công trên nền đất yếu, cải tạo nâng tầng nhà cũ với chi phí gia cố móng tối thiểu do nhẹ, thực hiện dễ, nhanh. Tuy nhiên, độ chống thấm kém, giá cao.

Phát triển VLXKN qua sáng chế

Sáng chế (SC) về VLXKN có từ rất sớm, từ đầu thế kỷ 20. Đến nay, theo cơ sở dữ liệu tiếp cận được, có rất nhiều SC liên quan đến VLXKN, từ năm 1901 đến nay, trên thế giới có trên 8.900 SC. Lượng SC tập trung nhiều từ thập niên 90 đến nay, nhiều gấp 3 lần tổng số các SC của những năm trước, trung bình cứ mỗi năm có hơn 300 SC đăng ký. Trong đó, năm 2005 có đến 518 SC mới được đăng ký.

Các quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ (như Hoa Kỳ, Anh, Canada,…) có những nghiên cứu và sản xuất VLXKN đầu tiên. Những năm sau này, các quốc gia châu Á (Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc) bắt đầu quan tâm nhiều về lĩnh vực này. Đến nay, có khoảng 47 quốc gia có SC đăng ký về VLXKN. Trong đó, 4 quốc gia có lượng đăng ký SC nhiều nhất là Nhật: 3448 SC; Trung Quốc: 1748 SC; Hàn Quốc: 986 SC; Mỹ: 825 SC.

VLXKN đầu tiên được phát triển là những sản phẩm xi măng cốt liệu đa dạng các thành phần như: cát, mạt đá, xỉ, tro bay, đất đồi, phế thải xây dựng và công nghiệp. Những sản phẩm bê tông nhẹ có chất luợng cao và giá thành thấp cũng là hướng các nhà đầu tư ngắm tới. Sau đó, là sự bùng nổ của VLXKN đa dạng về chủng loại, tính năng nhờ vào sự phổ biến công nghệ vật liệu tiên tiến của các nước phát triển.

Số lượng đăng ký sáng chế về GKN trên thế giới

Nguồn: Wipsglobal

159

239259

295

385413 417

367

425397

415

317

427398

518

451

365338

370 367398

0

100

200

300

400

500

600

Xu hướng nghiên cứu VLXKN theo phân loại SC quốc tế

Ghi chú: E04, B28,E02,E01, C04: số phân loại SC quốc tế Nguồn: Wipsglobal

VLXKN được tập trung nghiên cứu và ứng dụng trong những lĩnh vực sau đây:

� Các kết cấu xây dựng trên mặt đất như: tường, vách ngăn, nền sàn hoặc mái, tấm lợp, đá lợp, ván lợp…. (E04).

� Các công trình xây dựng ngầm, thủy lợi, hay các công trình thi công dưới nước (B28).

� Các công trình xây dựng giao thông như: mặt đường, đường bộ,

đường sắt (E02).

� Các phương pháp xử lý nguyên vật liệu (xi măng, đất sét, đá…hay vật liệu hỗn hợp) và các loại máy móc thiết bị để tạo hình dạng cho VLXKN như: gạch viên, gạch tấm hay 3D… (E01).

� Đặc tính kết dính và tính xốp nhẹ nhờ chất độn trong vật liệu xây (vôi, magie oxit, xỉ, xi măng, các hỗn hợp đá…) trong sản xuất vật liệu xây không nung (C04).

Cấu kiện 3D

15

Page 17: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Không gian công nghệ

STinfo SỐ 3 - 2013

Từ năm 1990 đến nay, nghiên cứu về đặc tính kết dính cho VLXKN và ứng dụng VLXKN cho các công trình mặt đất đang có xu hướng gia tăng theo thời gian.

Tại Việt Nam, SC về VLXKN còn ít, chỉ khoảng trên 20 SC, hầu hết đang được công báo, chưa cấp bằng. Có thể kể đến các SC như: Vật liệu xây dựng bằng cát, đất, đá tại chỗ, tác giả: Nguyễn Hồng Bĩnh - TP.HCM; Sản xuất bê tông nhẹ không sử dụng xi măng, tác giả: Phạm Tuấn Nhi - TP.HCM; Bê tông nhẹ được tạo thành từ chất tạo bọt, tác giả: Trần Trung Nghĩa - TP.HCM; Bê tông cốt liệu gáo dừa, tác giả: Nguyễn Tấn Khoa, Bến Tre…

Thị trường gạch không nung: thế giới sôi động, Việt Nam đủng đỉnh

Tại châu Âu và các nước phát triển ở châu Á vào thập niên 60, 70, ngành sản xuất VLXKN đã phát triển mạnh, đến nay đã gần thay thế gạch đất sét nung. VLXKN đang chiếm thị phần ngày càng lớn do chính phủ các quốc gia này có những chính sách hỗ trợ sớm để loại vật liệu này có thể cạnh tranh với vật liệu nung. Điển hình như Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm sản xuất là sử dụng gạch đất sét rắn ở 170 thành phố từ năm 2003. Thái Lan không ban hành chính sách khuyến khích VLXKN nhưng Nhà nước quản lý chặt việc sử dụng đất đai, do đó vật liệu nung có giá cao hơn rất nhiều VLXKN. Yếu tố thị trường điều tiết khiến công nghiệp VLXKN ở Thái Lan rất phát triển như bêtông nhẹ đã có cách đây 10 năm. Tại Ấn Độ, GKN đang có xu hướng trở thành vật liệu phổ biến thứ hai sau gạch nung, chiếm khoảng 24% tổng vật liệu xây dựng.

Tại các nước phát triển, VLXKN chiếm khoảng 60% tổng vật liệu xây dựng, gạch đất sét nung chỉ chiếm khoảng 10 – 15 %. Tại Mỹ những chương trình xây dựng xanh đang có chiều hướng tăng với tốc độ đáng kể do chính sách ưu đãi và khuyến khích của chính quyền địa phương và liên bang, có tới 1/3 các công trình xây dựng thương mại mới là các công trình xanh – là công trình hoàn toàn xây dựng bởi

vật liệu thân thiện với môi trường như VLXKN. Trong 5 năm tới, hoạt động xây dựng xanh của khu vực thương mại dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần chiếm 120 – 145 tỷ USD trong xây dựng mới.

Ở Việt Nam, nhu cầu về vật liệu xây rất cao do nước ta đang trong giai đoạn phát triển. Dự báo nhu cầu năm 2020 khoảng 42 tỷ viên gạch, nhưng hiện tại sản xuất VLXKN chỉ chiếm khoảng 8 – 10% tổng vật liệu xây. Tính đến năm 2012, gạch block cả nước có hơn 1.000 dây chuyền có năng suất 7 tr viên/ năm; 50 dây chuyền năng suất 7-40 triệu viên/năm. Gạch AAC có 22 doanh nghiệp đầu tư dự án, trong đó có 9 nhà máy hoạt động. Gạch bê tông bọt 17 dây chuyền nhưng hoạt động cầm chừng. Có thể nói VLXKN tại Việt Nam phát triển rất chậm. Có nhiều nguyên nhân làm cho VLXKN chậm phát triển, đó là:

� Do thói quen sử dụng gạch đất sét nung lâu đời của người dân nên chưa có niềm tin với GKN và chưa ý thức sử

dụng nó như là một hành động bảo vệ môi trường.

� Chất lượng và giá thành sản phẩm GKN phần lớn chưa thể so sánh với gạch đất sét nung. Trong khi gạch đất sét nung có chất lượng tốt, giá thành rẻ; thiết bị đơn giản, đầu tư thấp.

� Doanh nghiệp sản xuất gạch nung vẫn còn kiếm được nhiều lợi nhuận do không chịu thuế môi truờng, giá nguyên liệu, nhiên liệu và nhân công rẻ.

� Chính sách, quy hoạch và quản lý của Chính phủ chưa kịp thời và đồng bộ, đến mãi năm 2010 thì mới có QĐ 567/QĐ-TTg của chính phủ về VLXKN.

Sản xuất và sử dụng VLXKN, xây dựng xanh, là xu thế tất yếu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự ra đời của Thông tư “Quy định sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng” cùng những biện pháp cứng rắn của Chính phủ và sự quan tâm của người dân, hy vọng VLXKN sẽ phát triển trong tương lai. �

Bài viết được thực hiện dựa trên cơ sở tài liệu của chương trình “Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ” tháng 12/2012 tại Trung tâm Thông tin KH&CN TP.HCM (CESTI) với chuyên đề “Công nghệ sản xuất gạch không nung: hiện tại và xu hướng phát triển".

Chương trình “Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ” được tổ chức thường xuyên tại CESTI với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong từng lĩnh vực và tài liệu phân tích được chuẩn bị chu đáo bởi các chuyên gia trong ngành và các chuyên viên khai thác thông tin, đặc biệt là khai thác thông tin sáng chế tại CESTI. Bạn đọc quan tâm tham dự chương trình “Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ” liên hệ đăng ký tại phòng Cung cấp Thông tin, điện thoại: (08) 3824 3826

16

Page 18: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Không gian công nghệ

STinfo SỐ 3 - 2013

HỎI – ĐÁP CÔNG NGHỆHỎI – ĐÁP CÔNG NGHỆNăm 2013, STINFO sẽ giới thiệu các Hỏi - Đáp công nghệ thật gần gũi với sản xuất và đời sống ở Việt Nam. Quí độc giả cần trao đổi thêm, giới thiệu các công nghệ do mình sáng tạo hay muốn tìm hiểu các công nghệ khác, hãy liên hệ với Ban biên tập STINFO, địa chỉ: 79 Trương Định, Quận 1, TP.HCM, điện thoại: (08) 3829 7040 (ext: 503), email: [email protected].

Hỏi: Cho biết giá trị dinh dưỡng của sữa ong chúa nguyên chất và phương pháp chế biến viên sữa ong chúa. (Xuân Quý - TP. Hồ Chí Minh)

Đáp: Sữa ong chúa có ba thành phần dinh dưỡng chính là chất đạm, đường và chất béo; giàu các vitamin, khoáng chất và acid amin; có hơn bốn mươi thành phần dinh dưỡng khác nhau, chứa một số lượng lớn các enzym. Ngoài ra, trong sữa ong chúa còn chứa chất R (lấy ký tự đầu tiên của royal jelly) được xác định là chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể.

Sữa ong chúa là sản phẩm tự nhiên có tác dụng ngăn chặn quá trình lão hóa bằng cách kích hoạt các dây thần kinh tự trị, điều trị sự mất điều hòa tự trị, phòng chống bệnh tiểu đường, giảm nhẹ các triệu chứng của viêm gan mạn tính, và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, sữa ong chúa được xem là nguồn thực phẩm và dược phẩm bổ dưỡng, sử dụng chữa bệnh với sức tiêu thụ gia tăng mỗi năm.

Các sản phẩm sữa ong chúa được chế biến và đóng gói nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như dạng viên nang, dạng bột khô, hoặc dạng hạt nhỏ.

Sữa ong chúa nguyên chất thường có độ ẩm 60 đến 65% trọng lượng, điều này thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc, ngay khi độ ẩm ở mức 30% trọng lượng, nấm mốc sẽ bắt đầu phát triển sau khoảng bảy ngày. Vì vậy, sữa ong chúa cần được bảo quản trong tủ lạnh để đảm bảo

các thành phần dinh dưỡng không bị chuyển hóa. Điều này gây khó khăn cho việc vận chuyển. Để giải quyết vấn đề này, người ta tìm cách chế biến nguyên liệu sữa ong chúa thành các sản phẩm có thể được bảo quản ở dạng khô, đóng gói dạng viên nhỏ để dễ dàng sử dụng nhưng vẫn giữ được các thành phần dinh dưỡng.

Bột hay hạt sữa ong chúa có thể lưu trữ và lưu thông trên thị trường dễ dàng phải qua quá trình sấy khô. Các sản phẩm này bị đun nóng một khoảng thời gian ở nhiệt độ từ 40oC÷60oC, làm cho thành phần dinh dưỡng bị biến đổi rất nhiều. Hoặc sản xuất bột sữa ong chúa nguyên chất bằng cách điều chỉnh độ pH nguyên liệu sữa ong chúa ở dạng huyền phù và duy trì ở điều kiện cao hơn nhiệt độ và áp suất phòng, tách chất lỏng nổi trên mặt và các thành phần không hòa tan… để thu được dung dịch sữa ong chúa sạch; điều chỉnh độ pH của dung dịch sữa ong chúa sạch trở nên trung tính; trộn với tác nhân bất kỳ (tinh bột alpha, tinh bột hòa tan, đextrin, cyclodextrins, lactoza, sucrôza…), chất dính, hoặc axit alginic; sau đó sấy phun sương hoặc sấy khô để thu được bột sữa ong chúa. Cách này có thể giữ lại các dưỡng chất trong sữa ong chúa như nguyên liệu ban đầu.

Thí dụ như quy trình chế biến nguyên liệu sữa ong chúa nguyên chất theo phương pháp vê viên tròn của nhà

17

Page 19: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Không gian công nghệ

STinfo SỐ 3 - 2013

sáng chế người Nhật Kawashima Nisaburo, được đăng ký sáng chế số US2008187639. Phương pháp này có thể giữ lại các thành phần dinh dưỡng của sữa ong chúa nguyên chất bằng cách sản xuất viên sữa ong chúa dưới dạng các hạt nhỏ dễ dàng để ăn và bảo quản được ở nhiệt độ và áp suất phòng.

Phương pháp này đơn giản là pha trộn nguyên liệu sữa ong chúa với một loại bột thực phẩm, không cần qua quá trình xử lý làm chuyển đổi các thành phần dinh dưỡng của sữa ong chúa nguyên chất.

Các bước theo quy trình như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu sữa ong chúa.

Bước 2: trộn nguyên liệu sữa ong chúa với tinh bột alphatized với tỉ lệ được xác định trước từ 10÷ 40gr/100gr tính theo trọng lượng khô, ở nhiệt độ và áp suất phòng.

Tinh bột alphatized thu được bởi quá trình xử lý vật lý tinh bột ngũ cốc, được chế biến dành cho thực phẩm có khả năng giữ nước cao (3 đến 6 ml/g). Sử dụng tinh bột alphatized trong sáng chế này để đảm bảo hỗn hợp sữa ong chúa và tinh bột alphatized vẫn còn trong trạng thái bột trong suốt thời gian trộn và vê viên. Mức độ giữ nước tốt nhất của tinh bột là từ 4 - 5 ml/g.

Bước 3: vê viên tròn để tạo ra viên sữa ong chúa có kích thước xác định. Sử dụng máy tạo hạt thông thường, là thiết bị có thể tạo viên từ hỗn hợp có độ ẩm tương đối cao (chẳng hạn như máy tạo hạt một trục hoặc hai trục hoặc máy tạo hạt đảo).

Bước 4: khử nước ở nhiệt độ và áp suất phòng đến độ ẩm được xác định trước (3 đến 15% trọng lượng), bằng cách thổi gió hoặc hong khô gió.

Bước 5: đóng gói sản phẩm.

Ngoài ra, công đoạn pha trộn nguyên liệu sữa ong chúa với một phần tinh bột alphatized và vê viên có thể được thực hiện trong cùng công giai đoạn.

Ngoài ra có thể sử dụng rây ngay sau bước vê viên hoặc bước khử nước để chọn kích cỡ viên phù hợp. �

Quy trình sản xuất theo phương pháp vê viên tròn

Chuẩn bị nguyên liệu sữa ong chúa

Pha trộn với một lượng bột alphatizedxác định

Vê viên

Làm khô - khử nước

Đóng gói

18

Page 20: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Không gian công nghệ

STinfo SỐ 3 - 2013

Giới thiệu kết quả nghiên cứu BÍCH VÂN

KH&CN tại TP.HCM

Đông lạnh hồng cầu là kỹ thuật lưu trữ hồng cầu ở độ đông lạnh sâu bằng chất bảo quản. Các chất bảo

quản thông thường chỉ có thể lưu trữ hồng cầu ở nhiệt độ 2-40C trong 35-42 ngày. Sử dụng glycerol nồng độ cao có thể bảo quản hồng cầu ở -800C trong 10 năm. Khi cần, giải đông túi máu, rửa loại bỏ glycerol và sẵn sàng cho sử dụng. Đây là phương pháp hữu ích giúp cho ngân hàng máu đáp ứng được công tác đảm bảo an toàn truyền máu và yêu cầu của một ngân hàng máu hiện đại.

Glycerol cung cấp áp lực thẩm thấu phòng chống nước từ bên ngoài thâm nhập vào tế bào, ngăn ngừa sự tạo thành tinh thể đá, tinh thể này có thể làm hủy màng hồng cầu ở nhiệt độ lạnh âm sâu.

Nhóm nghiên cứu thực hiện kỹ thuật đông lạnh hồng cầu bằng dung dịch glycerol nồng độ 40%, lưu trữ ở tủ đông lạnh -800C, sử dụng máy tự động ACP 215 trong quá trình tiến hành đông lạnh và rửa loại bỏ glycerol.

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đông lạnh hồng cầu bằng dung dịch glycerol nồng độ cao và đánh giá hiệu quả điều trị

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh, BSCKII. Trương Thị Kim Dung

Cơ quan chủ trì: Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. HCM

Năm hoàn thành: 2012

Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCMSản phẩm hồng cầu đông lạnh.

Kết quả đã thiết lập được quy trình đông lạnh hồng cầu lưu trữ đơn vị hồng cầu Rh D(-), một số nhóm máu Rh D(+); quy trình giải đông và rửa hồng cầu. Thời gian đông lạnh 19 tháng không ảnh hưởng đến kết quả sản phẩm.

Thực hiện truyền trên 60 bệnh nhân với 140 túi máu trữ đông lạnh cho hiệu quả tốt. Khả năng hồi phục của hồng cầu sau truyền 24 giờ đạt > 81,69% và 48 giờ đạt 75,88%, không có biểu hiện tai biến trong và sau khi truyền hồng cầu đông lạnh.

Kỹ thuật đông lạnh hồng cầu rất cần thiết để lưu trữ lâu dài các túi máu có nhóm máu hiếm nhằm đáp ứng kịp thời việc điều trị cho bệnh nhân. Kết quả được ứng dụng tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM và có thể chuyển giao công nghệ cho những nơi đang có nhu cầu lưu trữ cung cấp sản phẩm hồng cầu đông lạnh như Viện Quân y 103, Bệnh viện VietsovPetro. �

Kết quả nghiên cứu đã thiết lập hai quy trình chế tạo pin mặt trời

trên hai loại đế silic là semiconductor-grade silicon (SeG-Si) và solar-grade silicon (SoG-Si); chế tạo được hai sản phẩm là pin mặt trời SeG-Si tròn và SoG-Si vuông. Các tấm pin trên đế SoG-Si được đóng gói thành tấm panel pin mặt trời có kích thước 600 x 600 mm với hiệu suất 13% và được sử dụng làm nguồn cấp điện cho thiết bị đèn LED chiếu sáng tại Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano.

Quy trình chế tạo pin mặt trời trên đế SeG-Si có ưu điểm là độ sạch cao song không phù hợp cho việc sản xuất số lượng lớn. Quy trình chế tạo pin mặt trời trên đế SoG-Si được phát triển với công nghệ in màng kim loại và gia nhiệt nhanh, có thể sản xuất số lượng lớn và nhanh chóng, phù hợp với sản xuất công nghiệp.

Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng pin năng lượng mặt trời

Chủ nhiệm dự án: KS. Từ Trung Chấn

Cơ quan chủ trì: Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano (ĐHQG-HCM)

Năm hoàn thành: 2012

Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM

Nhóm nghiên cứu cũng thành công trong việc giảm thiểu hai dạng mất mát năng lượng quang và điện trong pin mặt trời, từ đó chế tạo được pin có hiệu suất 15%; làm chủ được công nghệ chế tạo pin mặt trời trên đế silic, góp phần triển khai ứng dụng năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Hiện Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano đang triển khai các đề tài nghiên cứu tập trung chế tạo pin mặt trời trên các loại đế rẻ tiền hơn như pin mặt trời đa tinh thể, pin mặt trời mối nối dị thể hoặc pin mặt trời màng mỏng để giảm giá thành của pin mặt trời. �

19

Page 21: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Không gian công nghệ

STinfo SỐ 3 - 2013

Trong lĩnh vực xét nghiệm sinh hóa lâm sàng hiện nay, hầu hết các

phòng xét nghiệm đều sử dụng các bộ kit thử nhập từ nước ngoài. Đó là một trong những nguyên nhân làm tăng giá thành các xét nghiệm và làm tăng gánh nặng điều trị cho bệnh nhân.

Kết quả nghiên cứu đã xây dựng công thức và quy trình sản xuất thử 3 bộ kit định lượng protein toàn phần, creatinin và glucose trong huyết thanh theo quy mô phòng thí nghiệm với điều kiện bảo quản bộ kit ở nhiệt độ 2 – 80C, tránh ánh sáng. Nhóm nghiên cứu cũng đã xây dựng và thẩm định quy trình định lượng 3 bộ kit gồm độ đặc hiệu, tính tuyến tính, độ chính xác và độ đúng, miền giá trị và giới hạn phát hiện.

Ba bộ kit đã được kiểm tra độ ổn định bằng phương pháp

Nghiên cứu chế tạo 3 kit định lượng glucose, protein toàn phần và creatinin trong huyết thanh Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trần Thanh Nhãn Cơ quan chủ trì: Trung tâm Khoa học và Công nghệ Dược Sài Gòn (SAPHARCEN)Năm hoàn thành: 2012Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM

theo dõi thời gian và già hóa cấp tốc, đồng thời thử nghiệm tại phòng xét nghiệm và so sánh đối chiếu với các bộ kit ngoại nhập cùng loại. Kết quả xác định các bộ kit có giá trị định lượng tương đương với các bộ kit ngoại nhập. Tính toán hiệu quả kinh tế bước đầu cho thấy, có thể sản xuất các bộ kit này trên quy mô lớn với giá thành thấp hơn nhiều so với các bộ kit ngoại nhập cùng loại hiện nay. �

Chùm ngây Moringa Oleifera L. vừa là dược liệu vừa là một thực

phẩm rất tốt. Ngoài khả năng thanh lọc nước và cho giá trị dinh dưỡng cao, chùm ngây Moringa Oleifera L. là một dược thảo quan trọng trong việc điều trị một số bệnh như: sỏi thận, trĩ, sốt, đau họng, viêm phế quản, tăng huyết áp, kháng khuẩn, kháng nấm… Cây chùm ngây giàu các hợp chất có hoạt tính sinh học như nhóm flavonoid và isothiocyanate… có hoạt tính kháng sinh rất mạnh, chống oxy hóa.

Đề tài thực hiện nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ lá cây chùm ngây trồng tại Việt Nam và thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất từ lá cây chùm ngây.

Từ 5 kg bột lá khô cây chùm ngây thu hái tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, nhóm nghiên cứu đã điều chế được các cao EtOH (ethanol) toàn phần, hexane, CHCl3, EtOAc (ethyl acetate) và nước. Từ cao chiết, nhóm nghiên cứu đã phân lập và xác định cấu trúc của 12 hợp chất tinh khiết. Trong đó, hợp chất MO8 (moringaside) là chất mới lần đầu tiên công bố trên thế

Nghiên cứu phân lập các hợp chất chống oxy hóa từ lá cây chùm ngây Moringa Oleifera L. họ Moringaceae Chủ nhiệm đề tài: TS. Mai Đình TrịCơ quan chủ trì: Viện Công nghệ Hóa họcNăm hoàn thành: 2013Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM

giới; các hợp chất MO1[(+)-dehydrovomifoliol], MO2 (loliolide), MO6 [1-0-(4-hydroxymethylphennyl)-α-L-rhamnopyranoside], MO9 (adenosine), MO12 (benzyl-7-O-β-D-glucopyranoside) là chất mới lần đầu tiên tìm thấy trong chi Moringa.

Thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa các cao chiết và các chất phân lập được bằng phương pháp DPPH và MDA cho thấy, 4 hợp chất có hoạt tính ở phương pháp thử DPPH là MO4 (isoquercitrin), MO5 (p-hydroxybenzaldehyde), MO10 (vanillin), MO17[4-(α-L-Rhamnopyranosyloxy)-benzaldehyde và niazirin] và 2 hợp chất thể hiện hoạt tính ở phương pháp MDA là MO4 (isoquercitrin) và MO17 [4-(α-L-Rhamnopyranosyloxy)-benzaldehyde và niazirin]. Đặc biệt, hợp chất isoquercitrin thể hiện hoạt tính mạnh trên cả hai phương pháp.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã phân tích một số chỉ tiêu hóa lý trong bột lá khô cây chùm ngây và xác định hàm lượng flavonoid toàn phần; xác định hàm lượng chất chính trong lá chùm ngây là isoquercitrin (chiếm khoảng 0,022% theo kết quả định lượng bằng phương pháp HPLC). Kết quả nghiên cứu này đóng góp thêm những cơ sở khoa học để tiến tới khẳng định giá trị sử dụng về mặt dược dụng của cây thuốc vốn lâu nay chỉ được sử dụng như một loại dinh dưỡng bổ sung đạm và khoáng chất. Tuy nhiên cần có thêm những nghiên cứu về mặt hóa học cũng như một số hoạt tính khác của cây chùm ngây như kháng khuẩn, kháng nấm, hạ đường huyết, giảm mỡ máu, bảo vệ gan… �Cây chùm ngây

20

Page 22: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Không gian công nghệ

STinfo SỐ 3 - 2013

Chào bán, tìm mua công nghệ và thiết bị, xin liên hệ:

TRUNG TÂM THôNG TIN KHOA HọC Và CôNG NGHệ TP. HCM Phòng Thông tin Công nghệ

79 Trương Định, Q.1, TP. HCM (Lầu 4, Phòng 401) ĐT: 08-3825 0602; Fax: 08-3829 1957; Email: [email protected]

CHÔÏ COÂNG NGHEÄ VAØ THIEÁT BÒTHAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH

Quy trình công nghệ: Máy cắt gồm các công đoạn như sau:

� Đầu vào gồm chương trình của chi tiết cần gia công được tạo ra từ phần mềm CAM dưới dạng tệp văn bản. Tệp chương trình này được truyền vào bộ điều khiển của máy qua ổ đĩa, cổng nối tiếp RS232 lắp trên máy hoặc trực tiếp từ bàn phím nhập liệu của bộ điều khiển và được chuyển đến bộ điều khiển CNC. Phôi kim loại tấm được vận chuyển vào bàn cắt bằng băng tải, cẩu trục.

� Bộ CNC xử lý mã lệnh của chương trình gia công chuyển thành tín hiệu điều khiển dưới dạng điện áp tới bộ điều khiển động cơ.

� Bộ điều khiển động cơ điều khiển động cơ chuyển dịch đầu cắt theo biên dạng đã được lập trình. Đầu ra của quy trình sản xuất là sản phẩm với biên dạng đã được lập trình.

Máy cắt kim loại tấm plasma/gas điều khiển CNC

Thông số kỹ thuật: � Công suất (tính theo ca): cho thép

cacbon thấp, chiều dầy cắt 25 - 35mm.

9 Khi sử dụng đầu cắt gas: 20 - 25 m/giờ.

9 Khi sử dụng đầu cắt plasma: 90 - 95 m/giờ.

� Số đầu mang mỏ cắt gas/plasma: nhiều mỏ (tùy chọn).

� Điều khiển tự động chiều cao cho mỏ cắt gas: tùy chọn.

Ưu điểm của CN/TB: � Kết cấu đồng bộ, khả năng nâng

cấp cao.

� Thiết bị có thể gắn các hệ thống cắt kim loại tấm bằng tia nước áp suất cao, hệ thống cắt ôxy-axetylen, hệ thống cắt plasma, hệ thống cắt laser.

� Giá thành bằng 30% giá thiết bị nhập ngoại .

� Thuận tiện trong thay thế chế tạo.

� Nguyên vật liệu chế tạo các chi tiết có sẵn ở thị trường Việt Nam, tỷ lệ phế liệu 1-2%. �

21

Page 23: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Không gian công nghệ

STinfo SỐ 3 - 2013

Công nghệ phun phủ kim loại (Metallization)

Nguyên lý làm việc:

Kim loại lỏng được dòng khí nén thổi phân tán thành các hạt sương mù rất nhỏ, bắn lên bề mặt sau khi đã được làm sạch của vật cần phủ tạo ra một lớp kim loại phủ lên trên. Phun phủ kim loại có thể phủ được các kim loại nguyên chất, các hợp kim lên bề mặt kim loại hoặc lên các bề mặt cứng khác như gốm sứ, bê tông, gỗ...

Để thực hiện phun kim loại, người ta sử dụng các thiết bị phun có đầu phun. Nguyên liệu đầu vào có thể là kim loại ở dạng dây hoặc dạng bột. Các đầu phun kim loại có thể làm việc theo một trong 3 nguyên lý làm nóng chảy kim loại là dùng hồ quang điện, dùng ngọn lửa của khí cháy hoặc dùng plasma.

Thông số kỹ thuật: � Vật liệu phun: thép cacbon (Độ

bám dính lên bề mặt thép: 39,3 MPa;

tỷ khối:6,78 g/cm3; độ cứng: 210-230 HV; độ co ngót: 0,006 cm/cm).

� Vật liệu phun: thép không rỉ (độ bám dính lên bề mặt thép: 20,7 MPa; tỷ khối: 6,83 g/cm3; độ cứng: 230 HV; độ co ngót: 0,012 cm/cm).

� Vật liệu phun: đồng (độ bám dính lên bề mặt thép: 10,0 MPa; tỷ khối: 7,54 g/cm3; độ cứng:75-115 HV; độ co ngót: 0,012 cm/cm).

� Vật liệu phun: nhôm (độ bám dính lên bề mặt thép: 13,8 MPa; tỷ khối:2,41 g/

cm3; độ cứng: 25-30 HV; độ co ngót: 0,012 cm/cm).

� Vật liệu phun: kẽm (độ bám dính lên bề mặt thép: 4,8 MPa; tỷ khối: 6,36 g/cm3; độ cứng: 12-15 HV; độ co ngót: 0,012 cm/cm).

� Vật liệu phun: nickel (tỷ khối: 7,55 g/cm3; độ cứng: 12-15 HV; độ co ngót: 0,010 cm/cm).

Ưu điểm của CN/TB: � Tiết kiệm nguyên vật liệu quý, thay

thế kim loại màu bằng kim loại phun.

� Sử dụng phương pháp phun kim loại không bị hạn chế bởi kích thước của vật phủ do thiết bị phun rất dễ dàng di động và có thể xách tay.

� Công nghệ này thích hợp cho việc tạo ra lớp phủ mới hoặc phục hồi các công trình, kết cấu có kích thước bất kỳ.

� Tạo các lớp phủ bề mặt có độ dày theo ý muốn. �

Than hoạt tính làm từ treThan hoạt tính được dùng chủ yếu để phòng độc, lọc không khí và lọc nước.

Quy trình công nghệ: � Than hoạt tính từ tre được làm

bằng cách sử dụng lò điện để than hóa nguyên liệu ban đầu là tre.

� Than tre và than gáo dừa được đốt yếm khí bằng các lò điện hoặc lò đốt thủ công. Tre được cắt đoạn nguyên cây hoặc thanh dài 30-50cm tùy kích thước lò đốt, gáo dừa bóc vỏ được đập mảnh 5x5 cm, đặt vào khay và cho vào lò điện.

� Đậy kín cửa lò và đốt ở 400 – 500 độ C, đến khi hết khói trắng bay ra (khoảng 30-40 phút).

� Sau khi than hóa, sản phẩm được làm nguội bằng nước hoặc trong thùng kín, tránh để than cháy khi có oxy.

� Than hóa sẽ bị vỡ tự nhiên, kích thước khoảng 5x5 mm và được

sàng loại bỏ hạt dưới 3 mm.

� Nạp nguyên liệu than hóa vào lò, khi lò hoạt hóa đạt 700oC bắt đầu dẫn hơi nước vào lò (3 ml/phút), đến 900oC bắt đầu tính thời gian hoạt hóa. Quá trình tiến hành trong thời gian khoảng 5 giờ.

Thông số kỹ thuật: � Tốc độ hơi nước: 3 ml/phút.

� Nhiệt độ hoạt hóa: 900 độ C.

� Tốc độ quay: 4 vòng/phút.

� Công suất: 100 Kg/ tháng.

� Ưu điểm của CN/TB:

� Là chất không độc (kể cả khi ăn phải).

� Giá thành sản xuất rẻ sử dụng nguyên liệu dồi dào từ cây tre.

� Chất thải của quá trình sản xuất dễ dàng tiêu hủy bằng phương pháp đốt. �

22

Page 24: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Không gian công nghệ

STinfo SỐ 3 - 2013

Hệ thống được sử dụng để đo từ xa mực nước ở các bể chứa, bể lắng, bể lọc các nhà máy nước, các cao ốc hoặc đo mực nước ở các kênh tưới tiêu, hồ đập thủy lợi… để theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh khi có nhu cầu.

Hệ thống bao gồm đầu đo mức nước và thiết bị lưu trữ chỉ báo và máy vi tính.

Đầu đo mức nước đo chiều cao mực nước thay đổi và truyền thông tin đến thiết bị lưu trữ và chỉ báo. Máy vi tính có khả năng kết nối tới 31 thiết bị chỉ báo tạo thành mạng đo.

Hệ thống tự động đo mức nước từ xa

Thông số kỹ thuật: � Đầu đo 3 loại: 1 m, 2 m và 3 m.

� Độ chính xác: đo liên tục theo phương pháp tụ.

� Xử lý số và truyền tín hiệu theo số chuẩn RS-485 (1,2 Km).

� Thiết bị lưu trữ và chỉ báo:

9 Nhận và xử lý số tín hiệu đo từ đầu đo.

9 Lưu trữ và hiển thị 4 số.

9 Khả năng chuẩn định đầu đo tại chỗ.

9 Kết nối với máy vi tính qua chuẩn RS232.

9 Công suất: 20W.

9 Chương trình WaterView trên máy vi tính: kiểm soát mức nước ở 31 điểm đo khác nhau được kết nối thành mạng đo.

Ưu điểm của CN/TB: � Được thiết kế và chế tạo với công

nghệ cao do các chuyên gia Việt Nam sáng tạo như chip đo mực nước chuyên dụng, hệ thống phần mềm nhúng trong đầu đo và thiết bị lưu trữ hiển thị của Việt Nam nên dễ dàng thay thế nâng cấp theo yêu cầu ứng dụng thực tế.

� Giá thành bằng 70% giá ngoại nhập. �

Thiết bị sấy vi sóng kiểu băng tải dùng chế biến nông sản

Thiết bị bao gồm các cụm: buồng sấy kiểu tunel, nguồn phát và kênh dẫn vi sóng phân bố dọc theo tunel sấy, băng tải sấy, cơ cấu cấp liệu/ra liệu, hệ thống quạt hút hơi ẩm/cấp khí nóng, thiết bị điện động lực và điều khiển điện tử số.

Thiết bị sấy được vận hành tự động và liên tục, với năng suất, nhiệt độ, hiệu suất được tính toán, đặt trước và kiểm tra, được điều khiển nhờ các thiết bị đo và điều khiển số chuyên dụng.

Thông số kỹ thuật: � Công suất: 50 kw.

� Nhiệt độ sấy cho phép: 50 - 120oC.

� Năng suất sấy lớn nhất: 2 tấn/giờ.

� Dạng liệu sấy: hạt, mảnh, bột …

� Độ đồng đều độ ẩm sau sấy: 0,5 - 1 % .

� Hiệu suất thiết bị: 80 %.

� Tần số vi sóng: 2450 MHz .

� Độ rò rỉ vi sóng: 2 (đo cách vỏ 0,05 m) .

Ưu điểm của CN/TB: � Hiệu suất cao, thời gian sấy nhỏ, tiết

kiệm năng lượng so với các dạng sấy khác.

� Chất lượng sản phẩm cao, đồng đều, đảm bảo vệ sinh an toàn nông/thực/dược phẩm.

� Khả năng tự động hóa cao, giảm chi phí nhân công.

� Thân thiện môi trường, cải thiện điều kiện lao động.

� Giá thành rẻ hơn nhiều so với thiết bị nhập ngoại cùng loại. �

23

Page 25: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Không gian công nghệ

STinfo SỐ 3 - 2013

SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG TỪ BỘT ĐÁ PHẾ THẢI

Số công bố đơn: 29465; ngày nộp đơn: 06/12/2011 tại Việt Nam; tác giả và người nộp đơn: Đinh Việt Cường; địa chỉ: 155 Nam Sơn, thị trấn Nhồi, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Sáng chế đề cập đến phối liệu sản xuất gạch không nung từ bột đá thải từ quá trình cắt xẻ đá ốp lát. Thành phần phối liệu này gồm: xi măng: 10-30%; bột đá: 5-30%; cát: 30-70%; phụ gia tăng trưởng; phụ gia giãn nước; phụ gia khoáng hoạt tính. Phối liệu này được đưa vào khuôn ép; xi măng và các vật liệu liên kết với nhau dạng bê tông cốt liệu, sau đó tháo khuôn và bảo dưỡng từ 5-21 ngày để tạo thành các viên gạch không nung hoàn chỉnh. �

GẠCH POLYME KHOÁNG TỔNG HỢPSố công bố đơn: 27853; ngày nộp đơn: 26/07/2011 tại Việt Nam; tác giả: Trần Trung Nghĩa; đơn vị nộp đơn: Công ty Cổ phần Chế tạo máy và Sản xuất vật liệu mới Trung Hậu; địa chỉ: 168 Nguyễn Duy, phường 9, quận 8, TP. HCM.

Sáng chế đề cập đến gạch polyme khoáng tổng hợp, được tạo hình bằng cách sử dụng khuôn và nén chặt hỗn hợp phối liệu đã qua định lượng trong lòng khuôn kim loại. Nhờ đó tạo ra những viên gạch không nung đồng nhất về kích thước, khối lượng và cường độ. Thành phần phối liệu của gạch như sau (% khối lượng): cát (77%), xi măng (20%), phụ gia polyme (3%). �

SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG TỪ CÁC LOẠI ĐẤT THÔNG DỤNG BẰNG POLYME HÓA

Số bằng sáng chế: 2-0000904; cấp ngày: 2 5 / 0 7 / 2 0 1 1 tại Việt Nam; tác giả: Thân Trọng Quy, Mai Quang Thi, Phan Thị Ngát, Đào Mạnh Sơn; chủ bằng: Công ty Cổ phần Công nghệ Thương mại Huệ Quang; địa chỉ: thôn Hoàng Xá, xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Giải pháp hữu ích đề cập đến các loại gạch không nung làm từ đất thông dụng bằng polyme hóa và phương pháp sản xuất gạch không nung từ đất, với thành phần gồm: các loại đất thông thường, cốt liệu gồm các loại cốt liệu tự nhiên và cốt liệu từ các nguồn chất thải rắn xây dựng và công nghiệp, phụ gia hoạt hóa và xử lý đất, chất polyme hóa và phụ gia gia cường thích hợp bằng polyme hóa, ở nhiệt độ khoảng 20-150oC trong môi trường kiềm. �

Sáng chế về sản xuất vật liệu xây dựng NHẬT ANH

PHỐI LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNGSố bằng sáng chế: 1-0009198; cấp ngày: 31/03/2011 tại Việt Nam; tác giả: Vũ Duy Thoại; chủ bằng: Công ty cổ phần đầu tư V.J.O (VN); địa chỉ: số 43, ngõ 93, phố 8/3, phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Sáng chế đề cập đến phối liệu để sản xuất gạch không nung dùng trong lĩnh vực xây dựng. Phối liệu theo sáng chế gồm các thành phần sau (% khối lượng): chất kết dính: (80%), cốt liệu dạng sợi (7%); chất độn dạng hạt (5,2%); chất phụ gia (1%), còn lại là nước.

Ngoài ra, sáng chế còn đề cập đến phương pháp sản xuất gạch không nung từ phối liệu nói trên. Gạch không nung được sản xuất theo phương pháp này có khối lượng riêng nhỏ, độ bền cao và khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. �

MÁY CẮT GẠCH BLỐC BÊ TÔNG NHẸ VÀ QUY TRÌNH CẮT GẠCH BLỐC BÊ TÔNG NHẸSố công bố đơn: 30309; ngày nộp đơn: 14/01/2011 tại Việt Nam; tác giả: Nguyễn Ngọc Trọng; đơn vị nộp đơn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hodeco; địa chỉ: A 201 nhà M3 M4, Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

Sáng chế đề cập đến máy cắt gạch blốc bê tông nhẹ hoạt động theo nguyên tắc chuyển đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến. Sáng chế còn đề cập đến quy trình cắt gạch blốc bê tông nhẹ theo công nghệ cắt viên, sử dụng máy cắt gạch theo nhiều quy cách khác nhau. Bề mặt gạch nhẵn, không bị bám lớp dầu tách khuôn. �

PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤTGẠCH HOÀNG THỔ KHÔNG NUNG

Số công bố đơn: 25671; ngày nộp đơn: 05/01/2011 tại Việt Nam; tác giả: Kim Han Soo; đơn vị nộp đơn: Gangneung-wonju National University Industry Academy Cooperation Group; địa chỉ: 120 Gangneung Daehangno, Gangneung City, Gangwon Province 210-702, Korea.

Sáng chế đề cập đến gạch hoàng thổ không nung và phương pháp sản xuất loại gạch này với các bước cụ

24

Page 26: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Không gian công nghệ

STinfo SỐ 3 - 2013

thể: bước 1: chuẩn bị đất hoàng thổ có độ ẩm nhỏ hơn 10% theo trọng lượng; bước 2: thêm cát, xi măng, tro, chất phụ gia polyme, chất phụ gia vô cơ, và nước vào đất hoàng thổ; bước 3: trộn các chất trên với nhau; bước 4: dập hỗn hợp hoàng thổ thành hình dạng và sấy khô sản phẩm.

Gạch hoàng thổ theo sáng chế này không cần nung, có kết cấu, màu sắc và độ bền tương đương với gạch hoàng thổ được nung theo cách thông thường; nhờ bỏ qua quá trình nung nên tiết kiệm năng lượng và có khả năng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm. �

SÀN BÊ TÔNG NHẸSố công bố đơn: 27895; ngày nộp đơn: 06/05/2010 tại Việt Nam; tác giả và người nộp đơn: Đỗ Đức Thắng; địa chỉ: A 201 nhà M3 M4, Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

Sáng chế đề cập đến kết cấu sàn bê tông nhẹ bao gồm: giàn lưới cốt thép có nhiều thanh thép liên kết với nhau bằng cách hàn hoặc buộc, nhờ đó tạo ra các ô lưới có kích thước định trước. Lớp cốt pha bê tông nhẹ được bố trí bên dưới giàn lưới cốt thép, bao gồm màng lưới cốt thép có nhiều phần lồi dạng sóng, được liên kết với giàn lưới cốt thép và cách giàn lưới cốt thép một khoảng định trước. Vật liệu bê tông nhẹ bọc kín màng lưới cốt thép; và vữa bê tông nhẹ được đổ kín toàn khối giàn lưới cốt thép. �

SẢN XUẤT GẠCH BÊ TÔNG NHẸ Số công bố đơn: 26686; ngày nộp đơn: 30/12/2009 tại Việt Nam; tác giả và người nộp đơn: Đỗ Đức Thắng; địa chỉ: A 201 nhà M3 M4, Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

Sáng chế đề cập đến quy trình sản xuất gạch bê tông nhẹ và gạch bê tông nhẹ được tạo ra bởi quy trình này. Quy trình sản xuất gạch bê tông nhẹ bao gồm các bước:

Bước 1: chuẩn bị khuôn đúc, trong đó khuôn đúc được tạo bởi bốn tấm bao ngoài lắp với nhau thành hộp bốn mặt nhờ liên kết dạng vấu-vấu. Các tấm vách ngăn ngang và dọc lắp vào bốn tấm bao ngoài nhờ liên kết dạng vấu-rãnh và dạng rãnh-rãnh, để tạo ra các ô đều nhau trong hộp bốn mặt.

Bước 2: lắp các khối xốp vào trong các ô của khuôn đúc. Các khối xốp này được chế tạo sẵn với kích thước định trước, và được cắm chốt định vị để cố định trong mỗi ô của khuôn đúc.

Bước 3: bơm bê tông nhẹ vào các ô của khuôn đúc mà trong đó đã được bố trí khối xốp.

Bước 4: tháo lần lượt các tấm vách ngăn dọc, tấm vách ngăn ngang và tấm bao ngoài sau 24 giờ bơm bê tông nhẹ ở bước trên. �

KẾT CẤU TẤM NỀN DÙNG CHO SÀN BÊ TÔNG RỖNG

Số bằng sáng chế: 1-0007638; cấp ngày: 07/04/2009 tại Việt Nam; tác giả và chủ bằng: Đỗ Đức Thắng; địa chỉ: F6, B9, Khu tập thể Kim Liên, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

Sáng chế đề xuất kết cấu tấm nền dùng cho sàn bê tông rỗng có kết cấu đơn giản, tiết kiệm vật liệu, dễ chế tạo và chi phí sản xuất thấp. Kết cấu tấm nền dùng cho sàn bê tông rỗng theo sáng chế bao gồm: lưới thép trên và lưới thép dưới được liên kết với nhau nhờ các thanh giằng với các vật rỗng hình cầu được bố trí giữa các lưới thép này và được chôn chìm một phần trong lớp vữa bê tông. Đặc biệt, vật rỗng hình cầu được tạo bởi hai nửa bán cầu có thể ghép với nhau để tạo thành một hình cầu hoàn chỉnh. Trong đó nửa bán cầu thứ nhất có hình cầu tiêu chuẩn, còn nửa bán cầu thứ hai được trang bị liền khối các chân đứng ở những khoảng cách đều nhau quanh đỉnh của nửa bán cầu thứ hai. �

PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT CẤU KIỆN BÊ TÔNG ĐÚC SẴN

Số bằng sáng chế: 1-0007348; cấp ngày: 1 2 / 1 1 / 2 0 0 8 tại Việt Nam; tác giả: Ritter Klaus; chủ bằng: EVG Entwicklungs- U. Verwertungs- Gesellschaft M.B.H; địa chỉ: Gustinus Ambrosi Strasse, Austria.

Sáng chế đề cập đến phương pháp và thiết bị sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn có các chi tiết kết cấu ở giữa. Mỗi chi tiết gồm hai tấm lưới được hàn song song với các cốt nối thẳng được hàn vào cả hai tấm lưới để giữ các tấm lưới cách nhau một khoảng định trước. Tấm cách ly nằm giữa khoảng trống, có mặt bao song song và cách các tấm lưới một khoảng định trước. Các cốt nối xuyên qua tấm cách ly này. Cấu kiện xây dựng còn gồm hai vỏ bê tông, mỗi vỏ đều được gắn vào tấm cách ly và bao kín hoàn toàn các tấm lưới, do đó các chi tiết kết cấu ở giữa có các mặt bên hẹp tiếp xúc và cách nhau theo khoảng cách thay đổi được giữa hai tấm ván khuôn. Bê tông được đổ đầy vào khoảng trống giữa các tấm cách ly của chi tiết kết cấu và các tấm ván khuôn. �

TẤM GẠCH BÊ TÔNG NHẸ CHỊU LỰC

Số công bố đơn: 20195; ngày nộp đơn: 02/01/2008 tại Việt Nam; tác giả và người nộp đơn: Nhan Thành Út; địa chỉ: 272C tổ 3 khu phố 1, phường Phước Long A, quận 9, TP.HCM.

Sáng chế đề cập đến tấm gạch bê tông nhẹ chịu lực, được làm bằng đá dăm, nhẹ cứng, chắc, kết cấu chịu lực lớn, chống được bão, tuổi thọ cao, lắp ráp tường đơn giản, thi công nhanh, chất lượng cao hơn nhưng rẻ hơn so với tường xây bằng gạch nung. �

25

Page 27: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Không gian công nghệ

STinfo SỐ 3 - 2013

Sáng chế nào đã làm cuộc sống người phụ nữ đỡ cực

nhọc hơn? Là máy hút bụi, lò vi sóng, hay những viên thuốc tránh thai, ...? Nhiều người cho rằng đó chính là chiếc máy giặt.

Có máy giặt, việc giặt giũ trở nên nhẹ nhàng, chỉ cần bỏ quần áo bẩn vào máy, nhấn nút. Sau 20 phút quần áo được giặt sạch. Nhờ thế, phụ nữ ngày nay có nhiều thời gian hơn để chăm sóc gia đình và bản thân.

Máy giặt làm sạch quần áo bằng cách nào?Nguyên lý hoạt động cơ bản của máy giặt là xoay đảo quần áo liên tục trong hỗn hợp chất tẩy. Khi đó, bề mặt quần áo ma sát với nhau cùng chất tẩy (giả lập động tác chà quần áo khi giặt tay), các vết bẩn sẽ được loại bỏ khỏi sợi vải.

Trên thị trường hiện có các dòng máy giặt: dòng có lồng giặt đứng (còn gọi là máy giặt cửa trên), dòng máy có lồng giặt ngang (còn gọi là máy giặt cửa trước) và dòng máy có lồng giặt nghiêng (còn gọi là máy giặt lồng nghiêng).

Máy giặt - giúp phụ nữ giảm nhẹ việc nhà HOÀNG LONG

Dòng máy giặt lồng đứng có một đĩa xoay dưới đáy lồng giặt.

Máy giặt lồng đứng: có một đĩa xoay dưới đáy lồng giặt, tác dụng đảo đều quần áo. Nhược điểm của dòng máy này là đảo quần áo không đều, tiêu thụ nước và điện nhiều, tiếng ồn lớn. Sử dụng máy giặt lồng đứng nên hòa bột giặt với nước cho tan hết rồi đổ trực tiếp lên quần áo, nếu không, bột giặt có thể bị đọng lại trên quần áo sau khi giặt xong. Tuy nhiên, các chất giặt tẩy hiện nay đã được tối ưu hóa để khắc phục nhược điểm vừa nêu, dễ hòa tan và loại trừ vết bẩn. Ưu điểm của máy giặt lồng đứng là cấu tạo đơn giản, thường ít tính năng nên có giá khá mềm.

Máy giặt nằm ngang: có khả năng tăng sức ma sát giữa quần áo và bề mặt lồng giặt, lực đảo mạnh và đều hơn. Vì vậy, máy loại này giặt sạch hơn. Tuy nhiên, do ma sát, xoay chuyển nhiều và mạnh khi giặt nên quần áo dễ bị mài mòn, mau sờn rách hơn. Máy giặt lồng ngang thường có dung tích lớn, tiết kiệm nước, giảm tiếng ồn. Máy giặt lồng ngang có hệ thống cân bằng và tự vận hành tiếp tục khi đột ngột mất điện. Với máy giặt lồng ngang, cửa máy được đóng chặt khi giặt, đảm bảo an toàn. Dòng máy lồng giặt ngang thường được nhà sản xuất tích hợp thêm vài tính năng bổ trợ (như sấy khô), có thiết kế phức tạp nên giá thành đắt hơn máy giặt lồng đứng.

Máy giặt lồng ngang cần không gian đặt máy rộng, thuận tiện mở/đóng cửa.

Máy giặt lồng nghiêng: là sự kết hợp của máy giặt cửa trước và máy giặt cửa trên. Kết cấu và tính năng nó tương tự như máy giặt lồng đứng, lồng giặt được thiết kế hơi nghiêng giúp cho việc lấy quần áo dễ dàng.

Xu hướng máy giặt hiện đạiNgười có sáng chế (SC) đầu tiên về máy giặt lại là đàn ông. Năm 1851, ông James King, người Mỹ được cấp bằng SC máy giặt lồng ngang đầu tiên. Tuy nhiên, máy này vận hành bằng tay chứ không bằng điện.

Năm 1908, Công ty Máy Thiết bị Hurley (Chicago - Mỹ) đã đăng ký SC về loại máy giặt chạy bằng điện. Từ đó đến nay, máy giặt ngày càng được cải tiến để giặt sạch, hiệu quả và dễ sử dụng hơn.

26

Page 28: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Không gian công nghệ

STinfo SỐ 3 - 2013

2.385

1.194

640373

83 28 160

500

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

Trung Quốc

Nhật Mỹ Hàn Quốc Anh Đức Pháp

Các quốc gia dẫn đầu số lượng đăng ký sáng chế về máy giặt

Nguồn: Wipsglobal

Hiện Trung Quốc đang dẫn đầu số lượng đăng ký SC về máy giặt với 2385 SC. Nhật Bản – quốc gia vốn rất nổi tiếng về các loại máy giặt chỉ đứng thứ hai với 1194 SC. Tuy nhiên, nhiều công ty của Nhật có tên trong các công ty dẫn đầu số lượng đăng ký SC về máy giặt như Matsushita, Panasonic, Toshiba…. Số lượng đăng ký các SC liên quan đến máy giặt tăng mạnh từ năm 1974 đến nay.

Xu hướng thiết kế máy giặt hiện nay là các loại máy có dung tích lồng giặt lớn nhưng kích thước phủ bì nhỏ gọn để có thể giặt nhiều hơn mà không mất nhiều không gian trong nhà bếp.

Các nhà sản xuất như Hotpoint, Bosch, AEG, Samsung và Beko đang đầu tư sản xuất các loại máy giặt “'sinh thái”

Phát triển số lượng đăng ký sáng chế về máy giặt

Nguồn: Wipsglobal

27

813

2127

3216

23

2710

12

2426

35 5055

90 94103

128135

92

140138134

135129

141

176

209217

298

335

310310

296

306

282

294

109

0

50

100

150

200

250

300

350

400

1974

1975

1976

1977

1978

1979

1980

1981

1982

1983

1984

1985

1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Page 29: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Không gian công nghệ

STinfo SỐ 3 - 2013

476

281

186

12598 96 76 69 67 63

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

có khả năng giảm tiêu thụ điện, nước. Các công ty như Whirlpool, Samsung và LG còn giới thiệu loại máy giặt sử dụng hơi nước hoặc không khí để làm sạch quần áo.

Một số nhà sản xuất khác lại thiên về thẩm mỹ để thu hút các bà nội trợ như Zanussi, Hoover và Bosch giới thiệu loại máy giặt có thể thay vỏ với hai màu bạc và trắng. Nhà sản xuất Smeg thì cung cấp dòng máy giặt có đủ cả bảy sắc cầu vồng.

Máy giặt là sản phẩm của mọi nhàNgày nay, máy giặt là một trong những sản phẩm gia dụng được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, chỉ đứng sau tủ lạnh.

Thị trường máy giặt rất phong phú với hàng trăm chủng loại và kiểu dáng khác nhau. Tuy nhiên, chọn lựa một máy giặt có tính năng phù hợp nhu cầu sử dụng và vừa túi tiền của từng gia đình là điều không đơn giản. Giá cả các loại máy giặt trên thị trường rất khác nhau. Có loại chỉ 3 triệu đồng/chiếc, có loại hơn chục triệu đồng. Sự khác biệt về giá này phụ thuộc phần lớn vào tính năng và thương hiệu.

Với những loại máy giặt đắt tiền (mức giá từ 10 triệu đồng trở lên) thường có nhiều tính năng như nhiều chế độ giặt: vải dày/mỏng, giặt nóng/lạnh, giặt nhiều/ít, giặt hẹn giờ, giặt nhanh, giặt chậm… Công suất máy thường lớn, có thể giặt từ 7 kg trở lên, trong khi những máy giặt có giá rẻ hơn thường ở mức từ 4 - 5 kg. Các máy giặt đắt tiền thường là dòng máy giặt cửa trước hay nghiêng. Với 5 - 8 triệu đồng là có thể chọn lựa máy giặt tầm trung cửa trước hay trên tùy ý, phù hợp cho nhu cầu gia đình. Ngoài ra, còn có dòng máy bình dân, giá chưa tới 2 triệu đồng, chủ yếu là máy giặt cửa trên. Kiểu dáng của loại này đơn giản, một số được lắp lồng giặt bằng nhựa, không có nhiều lựa chọn về tính năng như các loại dòng trung và cao cấp nhưng hiệu quả giặt không hề thua kém. Nhờ đó, hầu như mọi gia đình đều có máy giặt trong nhà. �

Các công ty dẫn đầu số lượng đăng ký sáng chế về máy giặt

Tỷ lệ trên tổng doanh thu của các thiết bị nhà bếp được bán ra trên toàn thế giới năm 2008

Nguồn: Wipsglobal

6%

24%

4%

9%35%

4%

4%

14%

Lò vi sóng

Máy giặt

Máy sấy

Máy rửa chén

Tủ lạnh

Tủ đông

Bếp điện

Lò nướngNguồn: Wipsglobal

Những chiếc máy giặt hiện đại có hình ảnh hấp dẫn.

28

Page 30: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP)

STinfo SỐ 3 - 2013 29

Page 31: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Suối nguồn tri thức

STinfo SỐ 3 - 2013

Màng sinh học hiện đang được ứng dụng nhiều trong đời sống. Có thể không quen thuộc lắm với thuật ngữ “màng sinh học” nhưng chắc chắn bạn đã từng bắt gặp chúng.

Màng sinh học ĐĂNG HƯNG

Cách để vi khuẩn tồn tạiLàm thế nào để những vi khuẩn bé nhỏ tồn tại trong thế giới tự nhiên khắc nghiệt? - Nhờ cộng sinh với các loài khác để tự bảo vệ mình.

Các vi khuẩn sống bám và gắn kết với nhau trên các bề mặt (giữa chất rắn và chất lỏng, giữa không khí và chất lỏng) - vốn là nơi tích tụ nhiều chất dinh dưỡng nhất. Theo thời gian, tập hợp vi khuẩn và các chất do chúng tiết ra hình thành một lớp vật chất gọi là màng sinh học (biofilm).

Màng sinh học (MSH): là lớp vật liệu hữu cơ nhớt, hình thành từ cấu trúc cộng sinh của vi khuẩn, với thành phần gồm các phức hợp polysaccharide, protein, DNA và nước (chiếm 97%). MSH rất phổ biến trong thiên nhiên, đặc biệt ở những vùng có độ ẩm cao.

MSH được tạo thành trên cả bề mặt sống lẫn không sống, ở những bề mặt rắn ngập nước, trên bề mặt chất lỏng, nơi tiếp xúc với không khí ẩm; bề mặt lá cây, thậm chí là bề mặt mô mềm trong cơ thể sống. Loại màng này có thể phát triển ở những khu vực khắc

nghiệt nhất, cả vùng nước nóng lẫn băng giá, nước mặn lẫn nước ngọt, cả nước giàu axit hoặc kiềm.

Người ta thường bắt gặp MSH dưới dạng lớp váng trên bề mặt các hồ nước tù đọng, nơi lớp đá sỏi ven sông, suối; những mảng bám trên thành tàu… Ở môi trường sống của con người, MSH sinh sôi tại nơi ẩm thấp như phòng tắm, sàn nhà, đường ống nước và ống dẫn nước thải… Trong cơ thể sống, MSH xuất hiện dưới dạng cao răng; lớp xơ hóa gây nhiễm trùng phổi, lớp mủ nhiễm trùng trên một vết thương… Ta có thể nhìn thấy MSH bằng mắt thường.

MSH đầu tiên được Anthony Van Leewenhoek (người Anh) nghiên cứu năm 1684 là một mảng bám răng. Do thiếu công cụ và phương pháp, mãi đến cuối thế kỷ 20, giới khoa học mới nhận thức hết ý nghĩa và tầm quan trọng của MSH. Từ đó đến nay, số lượng nghiên cứu về MSH tăng vọt. Sau nhiều năm tìm hiểu, các nhà khoa học tin rằng, MSH là thành phần tự nhiên trong hệ sinh thái Trái Đất và hình thành MSH là xu hướng chung của các loại vi khuẩn.

Màng sinh học tại một dòng suối Màng sinh học dạng váng trên mặt nước Màng sinh học trong một lòng ống

MSH – nơi cư ngụ của các loài vi khuẩnHãy xem cách vi khuẩn tạo thành một MSH:

1. Giai đoạn 1 – Gắn kết: vi khuẩn trôi nổi gặp được một bề mặt ngập nước bắt đầu tiến hành gắn kết. Trong vài phút, chúng tổng hợp các chất ngoại bào cao phân tử (EPS - extracellular polysaccharides) để kết dính chặt chẽ với bề mặt.

2. Giai đoạn 2 – Tăng trưởng: sau vài giờ, lớp “chất nhầy” polysaccharides do vi khuẩn sản sinh phát triển thành cấu trúc 3 chiều, phức tạp, tạo ra lớp MSH hoàn chỉnh. Các vi khuẩn liên tục trao đổi thông tin để đảm bảo cấu thành MSH một cách chính xác.

3. Giai đoạn 3 – Phân tán: MSH đã hoàn chỉnh sẽ phân tán để xâm chiếm bề mặt mới nhờ giải phóng các mô tế bào nhỏ (tương tự cách hạt giống phát tán). Trong điều kiện thuận lợi, một MSH đã “trưởng thành” có thể lây lan với tốc độ nhanh chóng không ngờ.

30

Page 32: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Suối nguồn tri thức

STinfo SỐ 3 - 2013

Các giai đoạn phát triển của một màng sinh học

MSH cung cấp cho vi khuẩn môi trường lý tưởng để sinh trưởng và phát triển:

Dưới kính hiển vi, MSH trông như các cấu trúc hình nấm phân cách bởi những con kênh đầy nước. Mỗi màng gồm nhiều lớp vi khuẩn sắp xếp trật tự, có độ dầy từ 600 µm – 900 µm (mỗi vi khuẩn dài khoảng 1 µm), liên kết với nhau nhờ các sợi cellulose cao phân tử tạo thành quần thể có tổ chức với các kênh ngang, dọc, cho phép chất lỏng, chất thải và dưỡng chất lưu thông hoàn hảo. Cấu tạo này không chỉ hỗ trợ vi khuẩn trao đổi thông tin bằng tín hiệu sinh hóa mà còn bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của kẻ thù và các hóa chất độc hại khác (kháng thể, tế bào miễn dịch, thuốc…).

Vi khuẩn tồn tại trong MSH có tính chất khác biệt đáng kể so với các vi khuẩn sống trôi nổi trong môi trường. Chúng có khuynh hướng thích nghi nhanh chóng, tăng cường sức đề kháng với độc chất. Các vi khuẩn ở trung tâm MSH thường có khả năng kháng thuốc mạnh nhất.

Khác biệt về môi trường, về loại vi khuẩn, dưỡng chất, điều kiện sống sẽ hình thành các loại MSH khác nhau.

Những mối nguy từ MSHTuy giữ vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn của các loài thủy hải sản và động vật không xương sống,

nhưng với con người, MSH tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khó lường.

Dễ nhận thấy nhất, các MSH thường gây tắc nghẽn và ăn mòn. MSH chiếm 20% trong các tác nhân gây ăn mòn đường ống dẫn dầu trên biển. Lớp MSH trên thân tàu khiến các sinh vật biển như hàu dễ bám vào tàu hơn, làm giảm tốc độ con tàu, kéo dài thời gian di chuyển và tiêu tốn thêm nhiên liệu. MSH bám bên trong động cơ làm giảm hiệu suất vận hành máy móc.

Vốn tập hợp một lượng lớn vi khuẩn, MSH còn là nguồn gốc nhiều căn bệnh viêm nhiễm ở người. Các nhà khoa học cho biết, có thể tìm thấy hơn 400 loài vi khuẩn khác nhau trong cao răng với mật độ khoảng 10 tỷ con vi khuẩn/ mg. Khoảng 15-20% ca nhiễm trùng đường tiết niệu có nguyên nhân bắt nguồn từ MSH trong cơ thể. Đặc biệt, MSH sẽ trở thành nguồn lây nhiễm bệnh cực kỳ nguy hiểm nếu chúng hình thành trên các thiết bị y tế.

Một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong MSH:

) Staphylococcus aureus: gây nhiễm khuẩn, áp xe.

) Salmonella typhi: gây bệnh thương hàn.

) Enterococcus faecalis: gây nhiễm trùng đường ruột.

) Pseudomonas aeruginosa: làm suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng hệ

thống hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng máu…

“Nếu ngăn chặn được sự hình thành MSH, chúng ta có thể dễ dàng loại bỏ và tiêu diệt tận gốc nhiều vi khuẩn gây hại” – ông Jochen Zimmer, chuyên gia nghiên cứu MSH tại Đại học Virginia cho biết – “Điều này rất có ý nghĩa với việc bảo quản các thiết bị phẫu thuật, dụng cụ y khoa… sử dụng trong bệnh viện”, ông nói thêm.

Tại Mỹ, xét về kinh tế, “MSH” có thể gây thiệt hại tương đương hàng tỷ USD tổn thất năng lượng, hư hỏng thiết bị, nhiễm khuẩn sản phẩm và nhiễm trùng y tế. Chính vì vậy, nhiều công nghệ ngăn ngừa MSH đã ra đời.

Gần đây nhất có công nghệ ứng dụng vật liệu SLIPS - “bề mặt xốp thấm nước siêu trơn” (Xem bài “Chống dính như... cây ăn thịt”, tạp

Vi khuẩn staphylococcus trên màng sinh học

31

1Kết nối

2Tăng trưởng

3Phát tán

Page 33: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Suối nguồn tri thức

STinfo SỐ 3 - 2013

chí STINFO số 12/2011) – làm lớp phủ chống sự hình thành MSH của các nhà khoa học Đại học Harvard. Theo nghiên cứu được đăng trên Proceedings of the National Academy of Scienes, một lớp phủ trơn tuột bằng SLIPS sẽ ngăn không cho vi khuẩn bám vào bề mặt, làm giảm MSH đến hơn 96% sau 7 ngày.

… Và lợi ích cũng không nhỏTiểm ẩn rất nhiều hiểm nguy, nhưng MSH là lĩnh vực nghiên cứu thú vị và đầy thử thách, mang lại kho kiến thức hữu ích về tác động của vi khuẩn đối với mọi thứ xung quanh. Những nghiên cứu về MSH không chỉ ngăn ngừa tác hại của vi khuẩn mà còn ứng dụng chúng trong nhiều lĩnh vực, từ công nghiệp cho đến y tế. Bằng cách chọn lựa loại vi khuẩn đặc trưng, thay đổi tỷ lệ vi khuẩn, dung môi,… các nhà khoa học có thể tạo ra MSH với đa dạng công dụng.

Những ứng dụng phổ biến của MSH:

Làm sạch không khí

MSH sử dụng trong công nghệ lọc sinh học khá thông dụng, dùng vi sinh vật loại bỏ các hợp chất khí bị nhiễm bẩn. Trong hệ thống lọc, khí ô nhiễm sẽ được khuếch tán và được MSH hấp thụ.

Lọc nước

MBR (Membrance Bio Reactor) tức “bể lọc sinh học bằng màng” là một trong những công nghệ lọc nước vi sinh triển vọng hiện nay. Công nghệ

này phát triển lần đầu tiên vào thập niên 1970. Trong quy trình xử lý nước thải, vi khuẩn trong MSH sẽ giúp loại bỏ chất hữu cơ, một số tác nhân gây bệnh và vi sinh vật trong nước. Không chỉ vậy, MSH còn có thể loại bỏ dầu ô nhiễm trên đại dương và trong các đường ống lọc dầu trên biển.

Làm màng trị bỏng

Khả năng che phủ và bảo vệ khiến MSH rất được “ưu ái” nghiên cứu làm màng trị bỏng. Bằng cách chọn lọc vi khuẩn phù hợp, các nhà khoa học tạo ra được loại MSH giúp che phủ vết thương, chống nhiễm trùng, thoát nước rất tốt và nhanh liền sẹo.

Điều trị các bệnh nhiễm trùng

Nghiên cứu về MSH phần nào giải thích được nguyên nhân gây nhiễm trùng dai dẳng, hiện tượng từng “làm khó” ngành y trong một thời gian dài. Từ đó, nhiều phương pháp điều trị hỗ trợ miễn dịch đã ra đời. Nước súc miệng, thuốc kháng sinh, nước tẩy rửa gia dụng, chất khử trùng,… đều ra đời từ các phòng thí nghiệm nghiên cứu MSH.

Công nghệ thực phẩm

MSH rất thường gặp trong công nghệ thực phẩm, chẳng hạn, thạch dừa chính là polysaccharides ngậm nước tồn tại trong trạng thái nửa rắn, một loại MSH. Sợi cellulose do vi khuẩn tạo ra dẻo và bền hơn cellulose từ thực vật, nên nếu bổ sung thêm chất kháng khuẩn, MSH có thể dùng bảo quản thực phẩm hoặc làm bao bì thực phẩm ăn được.

Tại Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng MSH vẫn ở mức độ phòng thí nghiệm nhưng đã đạt thành quả nhất định trong lĩnh vực y học và thực phẩm. Ví dụ như: đề tài "Đa dạng hóa các môi trường sản xuất bacterial cellulose từ vi khuẩn Acetobacter xylium" nghiên cứu khả năng tạo MSH ở nhiều loại môi trường khác thay cho môi trường nước dừa già truyền thống, do khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Nông Lâm TP.HCM thực hiện; đề tài “Xây dựng quy trình sản xuất và thử nghiệm lâm sàng màng sinh học từ cellulose vi khuẩn trị tổn thương mất da” do Sở KH&CN TP.HCM quản lý và Trường Đại học Y dược TP.HCM chủ trì thực hiện; đề tài "Một số ứng dụng của cellulose vi khuẩn trong lĩnh vực thực phẩm" sử dụng MSH làm màng bao thực phẩm, bảo quản dừa tươi (2 - 4 tuần) và thịt tươi (3 ngày) do Đại học Bách Khoa TP.HCM thực hiện. Ngoài ra, Đại học Bách Khoa TP.HCM đã nghiên cứu ứng dụng thành công MSH cố định bạc nano làm màng trị bỏng, đặc biệt thích hợp cho vết bỏng nhiễm khuẩn, làm lành vết bỏng sâu đường kính 2 cm sau 21 ngày điều trị…

Trên thế giới, ngày càng nhiều công dụng độc đáo của MSH được khám phá như làm môi trường cơ chất trong sinh học, chất mang năng lượng cho pin, làm mạch máu nhân tạo, mặt nạ dưỡng da… Yêu cầu đặt ra cho những nghiên cứu MSH trong tương lai là sản xuất trên quy mô công nghiệp. �

Màng sinh học trị bỏngMàng sinh học lọc nước Màng sinh học trong thực phẩm

32

Page 34: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Suối nguồn tri thức

STinfo SỐ 3 - 2013

Trong lúc tại Việt Nam, dự án xây dựng “đường sắt cao tốc” còn chờ Quốc hội cân nhắc, thì trên thế giới, đường

sắt cao tốc được sử dụng từ năm 1964 và đã có những ý tưởng công nghệ đột phá, hy vọng sẽ tạo bước phát triển ngoạn mục cho loại hình vận tải hiện đại này.

Để tiết kiệm thời gian, sức lực, con người buộc mọi thứ xung quanh chuyển động thay mình. Muốn hàng hóa tự di chuyển đến kho, người ta dùng băng chuyền, thang tải. Thay vì leo cầu thang, người ta lên thang cuốn, thang máy, cáp treo. Không muốn cuốc bộ, có thể mang giày patanh, dùng ván trượt, xe đẩy. Để di chuyển nhanh hơn nữa, xe đạp, xe hơi, xe điện và các loại tàu cao tốc nối tiếp nhau ra đời. Đặc biệt, với nhu cầu vận tải ngày càng khổng lồ, tàu cao tốc đang trở thành phương tiện vận chuyển không thể thiếu trong tương lai.

Tàu cao tốc là hệ thống vận tải đường sắt hiện đại tốc độ cao với vận tốc đạt trên 250 km/h, đặc biệt thích hợp cho các quãng di chuyển không quá xa (khoảng 800 km). Đoàn tàu JR-Maglev MLX01 của Nhật Bản đang giữ kỷ lục thế giới về tốc độ (581 km/h) và Trung Quốc hiện là quốc gia có mạng lưới đường tàu cao tốc dài nhất thế giới (hơn 9.600 km đường ray đang sử dụng).

Việt Nam chưa có tàu cao tốc. Tuy nhiên trong năm 2013, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ đề xuất dự án đường sắt cao tốc cho tuyến Bắc – Nam tại Việt Nam. Trong lúc tại nước ta, việc xây dựng “đường sắt cao tốc” còn đang được Quốc hội cân nhắc, thì trên thế giới, những ý tưởng công nghệ mới xuất hiện và kỳ vọng sẽ thay đổi bộ mặt loại hình vận tải hiện đại này.

Tương lai không xa lắm, biết đâu cả sân ga cũng biết “chạy”. Hãy thử nghĩ, bao nhiêu thời gian tiết kiệm được nếu thay vì chờ tàu đến, sân ga sẽ tự dịch chuyển để bắt kịp chuyến tàu

Sân ga chuyển động:tương lai của tàu cao tốc?

MINH NHẬT

mà bạn cần lên? Với ý tưởng mới này, các ga tàu cao tốc có thể bị xóa bỏ, chúng ta không còn phải ngồi đợi tàu ở nhà ga và những chuyến hành trình sẽ trở nên bất tận.

Có gì không ổn với hệ thống tàu cao tốc trên thế giới?Do chạy ở tốc độ cao, tuyến đường tàu cao tốc phải tách biệt với đường bộ nên hành khách phải đón taxi hoặc xe buýt,…có thể khá xa để đến ga, rồi mua vé và chờ tàu đến… Những hạn chế này đang làm giảm hiệu suất hoạt động tối ưu của loại hình vận tải này. Đồng thời, tàu cao tốc còn nhiều hạn chế khác như:

1. Chiếm nhiều không gian. Việc mở rộng hệ thống tàu cao tốc với nhà ga cố định như hiện tại chiếm rất nhiều không gian, chi phí và tác động không nhỏ đến môi trường. Các nhà ga này cũng tương tự bãi đậu xe, đầy ắp người trong giờ cao điểm nhưng lại vắng tanh vào thời gian còn lại.

2. Lãng phí năng lượng. Mặc dù mang danh “cao tốc”, nhưng các đoàn tàu này phải liên tục dừng lại tại các ga để đón và trả khách. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc không thể duy trì vận tốc lớn trong thời gian dài. Một lượng lớn năng lượng bị lãng phí cho việc khởi động và tăng tốc trở lại.

3. Vấn đề cuối cùng là thời gian chờ đợi khá dài của hành khách tại ga tàu và ở các trạm dừng trên đường. Với một quãng đường xa, không có gì mệt mỏi hơn là ngồi chờ nhiều giờ ở sân ga để bắt kịp chuyến tàu kế tiếp, đợi tàu đón khách tại trạm dọc đường và nhiều lần lên xuống ga để đổi tuyến.

Paul Priestman - giám đốc nhóm thiết kế vận tải Priestmangoode hàng đầu của Anh - vừa tiết lộ ý tưởng về những “moving platform” (tạm dịch là “sân ga chuyển động”),

Tàu JR-Maglev MLX01

Cảnh chờ đợi ở một ga tàu

33

Page 35: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Suối nguồn tri thức

STinfo SỐ 3 - 2013

được xem là giải pháp tương lai để giải quyết những hạn chế của tàu cao tốc hiện nay.

Lấy cảm hứng từ cách internet hoạt động: “máy tính này kết nối với một máy tính ở nơi khác thông qua hệ thống mạng liên kết với nhau”, ý tưởng này cho phép bạn di chuyển từ con đường này sang con đường khác, đến một thành phố khác, thậm chí là từ đầu này sang đầu kia đất nước bằng tàu cao tốc mà không cần xuống ga để chuyển tuyến. Có “sân ga chuyển động”, hành khách có thể bắt một chuyến tàu, đi đến bất cứ nơi nào họ muốn mà không cần dừng lại.

Sân ga chuyển động: những “sân ga” đi tìm con tàuThực ra, “sân ga chuyển động” (SGCĐ) không phải nguyên một nhà ga di động, mà là mạng lưới xe điện kết hợp với hệ thống tàu tốc độ cao chạy liên tục. Các xe điện di chuyển trong khu vực nội thành để đưa đón khách tại trạm, còn tàu tốc độ cao chạy trên hệ thống đường ray khép kín bao quanh thành phố. Hai hệ thống vận tải này hoạt động song song và kết nối với nhau. Nguyên tắc tương tự như hệ thống xe trung chuyển kết nối với xe đường dài của các công ty vận tải hiện nay tại TP. HCM.

Tại các “điểm nút” giao nhau, tàu cao tốc giảm tốc còn xe điện chạy nhanh hơn cho đến khi cả hai đạt cùng vận tốc. Khi đó, chúng giữ nguyên tốc độ và các khoang đặc biệt ở cả hai xe áp sát nhau trong một khoảng thời gian. Hành khách có thể di chuyển qua lại giữa hai hệ thống nhờ các cửa ra vào rộng, cùng kích cỡ. Quá trình chuyển khách hoàn tất, hai xe tách riêng. Tàu tăng tốc tiếp tục hành trình, xe điện chậm lại, trở vào trung tâm thành phố đón lượt khách mới và trả khách vừa rời tàu.

Như vậy, hành khách chỉ cần di chuyển từ xe điện sang đoàn tàu thích hợp hoặc ngược lại để đến điểm cuối mà không cần dừng chờ tại sân ga. Trong hệ thống này, xe điện đóng vai trò một “SGCĐ”.

Bằng cách tiết giảm các điểm dừng, SGCĐ giúp hành khách cắt giảm thời gian đi lại đến mức tối đa. Chẳng hạn, một tàu cao tốc đi từ Los Angeles đến San Francisco cần phải dừng ở khoảng 20 trạm trung gian trên đường đi. Nếu ở mỗi trạm dừng mất 6 phút, chuyến hành trình sẽ dài thêm đến 2 giờ chờ đợi. Giảm bớt khoảng thời gian này giúp hiệu suất vận hành các đoàn tàu gia tăng đáng kể.

Xe điện và tàu cao tốc chạy với tốc độ đến khi song song với nhau ở vị trí thích hợp

Khoang vận chuyển ở hai tàu nhô ra, kết nối và mở cửa để hành khách di chuyển qua lại. Khi quá trình hoàn tất, cửa khoang đóng lại và hai tàu tách ra.

34

Page 36: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Suối nguồn tri thức

STinfo SỐ 3 - 2013

Dịch vụ đường sắt cao tốc thế kỷ 21Chuyên gia Paul Priestman cho biết, SGCĐ là lựa chọn tuyệt vời cho dịch vụ đường sắt thế kỷ 21 bởi nhiều lý do:

Thứ nhất, rút ngắn thời gian di chuyển là điều phải làm nếu tàu cao tốc muốn phát triển thị phần. Theo nghiên cứu của Đại học Leeds (Anh), với cự ly khoảng 800 km, thời gian đi tàu phải ở mức trên dưới 3 giờ nếu muốn cạnh tranh với máy bay. Các chuyên gia Trung Quốc cũng cảnh báo, thị phần tàu cao tốc thường giảm mạnh với các tuyến dài trên 3 giờ.

Thứ hai, hệ thống tàu cao tốc của Đức, Ý, Anh, Pháp, Bỉ, và Tây Ban Nha hiện đã được kết nối với nhau. Năm 2025, dự kiến có khoảng 41.700 km đường cao tốc trên thế giới. Đến năm 2030, chúng ta sẽ được chứng kiến một hệ thống tàu cao tốc kết nối toàn bộ châu Âu và có thể cả các châu lục khác. Khi đó, SGCĐ sẽ là lựa chọn thú vị dành cho những du khách mê ngắm cảnh hoặc không thể đi máy bay.

Một lợi điểm nữa của hệ thống này là, nếu hoạt động hiệu quả, các xe điện trung chuyển có thể giúp giảm lượng xe hơi lưu thông giữa các thành phố lớn; khi dùng vận chuyển hàng hóa sẽ giải phóng bớt số xe tải và giảm tắc nghẽn trên đường, giải quyết vấn nạn giao thông hiện tại.

Ý tưởng cho một tương lai xaNhóm thiết kế Priestmangoode không phủ nhận, SGCĐ thật sự là một ý tưởng lớn, không dễ thực hiện và cần một thời gian dài để chuẩn bị, nhưng họ cũng cho rằng đây là điều phải làm để dịch vụ đường sắt cao tốc phát triển trong tương lai. Nhóm thiết kế đã đề xuất những yêu cầu cơ sở hạ tầng và công nghệ hỗ trợ phù hợp:

� Hai hệ thống đường ray song song, một cho tàu cao tốc và một cho xe điện. Các hệ thống này có thể được xây mới hoặc cải tiến trên hệ thống đường ray hiện tại để không tốn thêm không gian.

Các tuyến đường sắt cao tốc ở một số nước châu Âu đã được kết nối

� Công nghệ nhận dạng bằng sóng radio - RFID (Radio Frequency Identification). Chỉ cần quét thẻ RFID, hành khách tiết kiệm được thời gian mua vé và qua cổng.

� Các nhà ga địa phương hiện tại sẽ được tận dụng để làm trạm cho xe điện ở vùng ngoại ô đón khách.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều lo ngại về độ tin cậy của SGCĐ. Chẳng hạn, những người khuyết tật, lớn tuổi (không thể lái xe) là đối tượng sử dụng chính của giao thông công cộng. Như vậy với một hệ thống tốc độ cao như SGCĐ, cần tính toán chính xác giải pháp cho những tình huống như: mất bao lâu để một bà lão đứng lên, cầm túi xách và chậm rãi di chuyển đến lối ra? Chuyện gì xảy ra nếu bà té ngã ở điểm giao nhau giữa hai đoàn tàu khi thời gian chuyển tiếp kết thúc? Phải làm gì nếu cửa khoang bị kẹt…? Bởi cho dù sử dụng phương tiện vận chuyển nào đi nữa thì an toàn vẫn là điều mà hành khách quan tâm trước hết.

Chúng ta hãy chờ xem, với những gì mà nhóm thiết kế kỳ vọng, liệu SGCĐ có thể làm một cuộc cách mạng ngành du lịch đường sắt như internet đã tạo ra cuộc cách mạng thông tin! �

35

Page 37: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Doanh trường KH&CN

STinfo SỐ 3 - 2013

Nhà kính là một trong những mô hình hiệu quả trong sản xuất

nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Tuy nhiên, giá thành lắp đặt nhà kính còn cao so với thu nhập của bà con nông dân. Làm cách nào để nhà kính được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam?

Nhà kính phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững, cho phép kiểm soát đầy đủ và chặt chẽ hầu hết các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, khí carbonic, khí ôxy…, kể cả việc sử dụng tối ưu đất canh tác để đáp ứng cho sự sinh trưởng, phát triển tốt nhất của cây trồng và kiểm soát được sâu bệnh hại để đạt sản lượng cao nhất.

Hiện nay, nhiều nước phát triển đã và đang ứng dụng rộng rãi các mô hình nhà kính trồng rau, hoa,… Ở Việt Nam, bà con nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp cũng đã áp dụng mô hình nhà kính để sản xuất rau sạch và các loại hoa cao cấp bằng công nghệ cao, nhiều nhất ở tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là Đà Lạt, nơi được coi là vùng sản xuất rau và hoa trọng điểm của cả nước. Theo kết quả khảo sát của dự án sản xuất rau trong nhà kính tại xã Đam B’ri, thành phố Bảo Lộc, các hộ nông dân tham gia dự án cho biết: “trồng rau trong nhà kính có thể trồng được quanh năm. Một năm có thể tăng thời vụ trồng rau từ 5 lứa lên 7 lứa. Nếu làm tốt năng suất có thể tăng gấp 4 lần”. Hơn nữa, sản xuất rau trong nhà kính còn có lợi thế là có thể dùng điện chiếu sáng để cắt rau vào sáng sớm, rau vừa đẹp vừa đảm bảo chất lượng, giá bán cao hơn. Tuy vậy, chi phí đầu tư nhà

Nhà kính: cho vụ mùa ổn định HOÀNG HẢI

Hoa lan trong nhà kính của Công ty Flora sinh trưởng tốt.

kính còn cao, một nhà kính có diện tích 800m2, kinh phí đầu tư đến hàng triệu đồng, gồm khung thép, mái lợp kính và hệ thống tưới phun sương. Đây là số tiền không nhỏ đối với bà con nông dân.

Do đó, các kiểu nhà kính hiện nay tại Đà Lạt phần nhiều được bà con nông dân làm theo kinh nghiệm. Các kiểu nhà kính thường làm giống nhau theo từng vùng, không có khác biệt cho các loại cây trồng khác nhau như hoa, rau màu, dâu…Cấu trúc và vật liệu làm nhà kính thường đơn giản, tuổi thọ thấp. Có những nhà chỉ được che phủ, không thuộc bất kỳ nhóm nhà kính nào, không kiểm soát được các thông số kỹ thuật của môi trường cây trồng nên hiệu quả canh tác không cao.

Các mô hình nhà kính phổ biến

Các mô hình nhà kính được thiết kế với nhiều kiểu mái thông gió khác nhau, nhiều loại vật liệu lợp khác nhau. Chọn lựa kiểu nhà kính tùy thuộc từng vùng miền, loại cây trồng khác nhau và quy mô sản xuất. Phân loại theo kiểu mái thông gió, có 3 loại nhà kính phổ biến:

Mô hình nhà kính mái hở cố định một bên Mô hình nhà kính mái hở cố định hai bên Mô hình nhà kính đóng mở kiểu cánh bướm

36

Page 38: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Doanh trường KH&CN

STinfo SỐ 3 - 2013

Mô hình nhà kính mái hở cố định một bên

Mái có độ nhô lên theo dạng cung tròn lệch, giữa phần lệch của 2 cung tròn là cửa thông gió, giúp giảm diện tích bị nung nóng và làm phân tầng không khí trong nhà kính, nhờ đó tăng được hiệu quả làm mát vào mùa hè, kiểm soát tốt sự ngưng tụ của hơi nước. Xây dựng nhà kính dạng này cần chú ý đến hướng gió phù hợp với phần hở của mái.

Mô hình nhà kính mái hở cố định hai bên

Mô hình nhà kính mái hở cố định hai bên có cửa thông gió đôi làm thoáng khí hơn. Mái nhô lên theo dạng cung tròn, trên đỉnh mái có hai cửa thông gió cố định, giúp giảm diện tích bị nung nóng và làm phân tầng không khí trong nhà kính, nên tăng hiệu quả làm mát vào mùa hè, kiểm soát tốt sự ngưng tụ của hơi nước.

Mô hình nhà kính đóng mở kiểu cánh bướm

Cơ bản cũng giống như kiểu nhà kính mái hở cố định, khác biệt ở chỗ mái nhà kính đóng mở được. Đây chính là lợi thế hơn các mô hình nhà kính khác, có thể thông khí cho cây trồng một cách tự nhiên, hoặc tạo môi trường khí hậu cưỡng bức trong điều kiện thời tiết khác nhau, để cây trồng sinh trưởng trong điều kiện tối ưu nhất.

Nhà kính mái đóng mở kiểu cánh bướm đáp ứng yêu cầu canh tác đòi hỏi chuyên môn cao, đặc biệt cho những loại cây trồng giá trị kinh tế cao.

Nhà kính giá rẻ cho nông dânĐầu tư một nhà kính nhập từ nước ngoài, có kết cấu chắc chắn với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết giá thành sẽ rất cao. Thêm vào đó, nhà kính từ nước ngoài thường được thiết kế cho diện tích gieo trồng lớn nên khó áp dụng cho những nhà nông có diện tích gieo trồng nhỏ. Để đầu tư 2.000m2 nhà kính nhập khẩu từ Israel tại Trung tâm Quản lý Kiểm định Giống cây trồng và Vật nuôi (xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh,

Trồng rau trong nhà kính tại Trường Sa

TP.HCM), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.HCM đã phải đầu tư gần 4 tỷ đồng.

Hiện nay, trong nước đã có nghiên cứu của các trường, viện về thiết kế mẫu nhà kính như công trình “Nhà lưới trồng cây công nghệ cao” do Viện Nghiên cứu Phát triển Công nghệ cao về Kỹ thuật công nghiệp phối hợp với Viện Khoa học Sự sống thực hiện; công trình “Nghiên cứu xây dựng mô hình và kỹ thuật trồng rau năng suất cao cho quần đảo Trường Sa” do Trung tâm Nhiệt đới Việt- Nga và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam thực hiện… Bên cạnh đó, một số công ty trong nước cũng chủ động sản xuất được loại nhà kính áp dụng kỹ thuật, công nghệ nhà kính của nhiều nước phát triển trên thế giới, kết hợp những ưu điểm của các mô hình nhà kính đang ứng dụng tại Việt Nam, đồng thời khắc phục những nhược điểm của các nhà kính đã được bà con nông dân và các doanh nghiệp triển khai ở trong những năm qua.

Theo ông Phạm Quốc Đạt, giám đốc kinh doanh của Công ty Nhakinh.Net thì hiện nay, giá thành nhà kính sản xuất trong nước chỉ bằng ½ so với giá nhà kính nhập khẩu có cùng chất lượng. Ngoài ra, nhà kính do Công ty Nhakinh.Net sản xuất còn có thể tùy biến rất linh hoạt các yêu cầu khác nhau như có thể áp dụng cho diện tích nhỏ, thêm bớt các trang bị theo yêu cầu của người mua. Bên cạnh việc cung cấp nhà kính cho các doanh nghiệp, Công ty còn cung cấp nhà kính cho cả các hộ gia đình mong muốn trồng rau sạch, ít sâu bệnh tại nhà với giá chỉ 8 triệu đồng cho một nhà kính. Hiện nay, công ty đã lắp đặt nhiều dự án nhà kính cho nhiều nơi như nhà kính cho bộ đội đảo Trường Sa, nhà kính trồng lan Công ty TNHH Linh Ngọc, nhà kính vườn ươm giống hoa Công ty TNHH Florasia Việt Nam, nhà kính trồng lan Vườn lan Lan Việt và nhận được sự phản hồi tốt về chất lượng tại những đơn vị này. �

Nhà kính trồng nấm tại Lâm Đồng – nấm phát triển đều,đẹp và ít bị côn trùng phá hoại

37

Page 39: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Doanh trường KH&CN

STinfo SỐ 3 - 2013

Hiểu một cách đơn giản thì thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế dựa trên thu nhập phải chịu thuế của doanh nghiệp. Thu nhập chịu thuế được xác định bằng doanh thu từ hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hợp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh đó. Tuy nhiên, để xác định các chi phí hợp lý này lại khá phức tạp.

Liên quan đến tặng quà nhân dịp tết cho một số khách hàng thân thiết chủ yếuHỏi: Hàng năm, nhân dịp lễ, tết công ty tôi có mua quà (gồm bánh, rượu,..) tặng cho những khách hàng thân thiết. Những khoản chi phí mua quà này có được đưa vào chi phí hợp lý để khấu trừ TNDN không? Nếu được, cần những thủ tục gì?

Đáp: Căn cứ Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 thì khoản chi mua quà tặng nhân dịp lễ tết (như bánh, rượu...) là khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Về chi phí hội nghị khách hàng � Là đơn vị nhập khẩu hàng mỹ phẩm, sản phẩm đa

dạng, mẫu mã và tính năng sản phẩm được nhà sản xuất thường xuyên thay đổi để chống hàng nhái, hàng giả, do vậy hàng năm Công ty tổ chức nhiều hội nghị khách hàng nhằm phổ biến cách sử dụng sản phẩm, phân biệt hàng thật, giả cho khách hàng. Khoản chi phí này khá lớn, chiếm khoảng 30% trên tổng chi phí. Như vậy, công ty có được đưa toàn bộ chi phí này vào để giảm trừ khi xác định thuế TNDN không? Có văn bản nào hướng dẫn cụ thể cho loại chi phí này không?

) Căn cứ mục IV phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 thì khoản chi tổ chức hội nghị khách hàng liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh có hóa đơn chứng từ hợp pháp thuộc nhóm chi phí bị khống chế không vượt quá 10% tổng số chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chi phí khách sạn có được khấu trừ khi tính thuế TNDN?

� Công ty hoạt động trong lĩnh vực cho thuê xe và bán xe gắn máy, có chi nhánh ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Nhân viên tại trụ sở chính thường đi công tác tại

Thắc mắc về thuế thu nhập doanh nghiệpTrong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phải tìm lời giải cho rất nhiều vấn đề để thực hiện theo đúng qui định của Nhà nước. Cùng đồng hành với doanh nghiệp, hàng tháng STINFO sẽ giới thiệu những câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

THUẾTNDN

các chi nhánh nên phát sinh chi phí khách sạn. Tất cả chi phí khách sạn đều có hóa đơn tài chính, có giấy đi công tác được ký duyệt của Ban giám đốc và theo chính sách của công ty. Vậy xin hỏi chi phí khách sạn trên có hợp lý để khấu trừ khi tính thuế TNDN không?

) Căn cứ Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 thì "Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: 1.1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; 1.2. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật". Trường hợp công ty cử nhân viên đi công tác tại các chi nhánh để quản lý, hướng dẫn kinh doanh có phát sinh chi phí khách sạn nếu có hóa đơn hợp pháp ghi tên, địa chỉ, mã số thuế công ty thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Công ty tham khảo thêm Thông tư số 18/2011/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 130/2008/TT-BTC (về nội dung công tác phí) để thực hiện.

Chi phí thuê gian hàng tại hội chợ do tổ chức phi chính phủ thực hiện

� Công ty có ký hợp đồng để tham gia một hội chợ, nhưng đơn vị tổ chức hội chợ này không có hóa đơn mà chỉ có phiếu thu. Vì vậy, cần các thủ tục, chứng từ cần thiết gì để khoản tiền thuê gian hàng này được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?

) Công ty thuê gian hàng để trưng bày sản phẩm nhưng bên cho thuê (bên tổ chức hội chợ) không xuất hóa đơn cho công ty theo quy định thì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Công ty cần liên hệ với bên tổ chức hội chợ yên cầu cấp hóa đơn để làm căn cứ kê khai thuế.

38

Page 40: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Doanh trường KH&CN

STinfo SỐ 3 - 2013

Tỷ lệ chi phí tính thuế TNDN cho chi nhánh phụ thuộc

� Công ty chúng tôi có trụ sở chính tại TP.HCM và một chi nhánh chuyên sản xuất nhưng hạch toán phụ thuộc không có hoạt động bán hàng ở TP. Cần Thơ. Khi lập quyết toán thuế TNDN, tỷ lệ chi phí của chi nhánh/ toàn công ty là 15%. Theo hướng dẫn tại Thông tư 130/2008/TT-BTC, số thuế TNDN phải nộp cho chi nhánh = tổng thuế TNDN phải nộp x tỷ lệ chi phí chi nhánh. Tỷ lệ này được sử dụng để kê khai nộp thuế cho năm tiếp theo. Vậy tỉ lệ chi phí 15% của năm trước có được áp dụng tính thuế TNDN quý và năm cho năm sau không?

Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh trả lời

) Tại khoản 7 Điều 11 Thông tư số 28/2011/TT-BTC qui định: "Khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa

bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi đóng trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc. Số thuế thu nhập doanh nghiệp tính nộp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ nhân (x) tỷ lệ chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập phát sinh tại trụ sở chính và tại cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc theo phụ lục số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư trên (bao gồm khai tạm tính theo quý và khai quyết toán theo năm) cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính đồng thời gửi một bản cho các cơ quan thuế quản lý các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc". �

39

Buổi tối, bà vợ nấu nướng xong liền bảo cậu con trai gọi điện cho bố đang ở phòng làm việc về ăn cơm.

Phận... chồngSau khi khám cho một nữ bệnh nhân, bác sĩ nói:

- Bà hoàn toàn khỏe mạnh. Tôi chỉ khuyên bà nên ra những nơi có không khí trong lành hơn, còn mùa đông, bà nên mặc ấm hơn chứ đừng mặc hở hết cả cổ ra như thế này.

- Khi bà về nhà, người chồng hỏi: Bác sĩ bảo sao hả em?

- à, bác sĩ khuyên em mùa hè nên đi nghỉ vùng biển, còn mùa đông thì nên mặc áo lông cáo.

Thằng con gọi điện một hồi rồi chạy ra bảo mẹ:

- Mẹ ơi, con gọi ba lần liền mà lần nào cũng có một cô trả lời.

Bà vợ tức quá, khi chồng đi làm về liền nhảy ra đấm đá túi bụi. ông chồng bị bất ngờ không hiểu vì sao?. Bà vợ lúc này mặt vẫn đang hầm hầm liền bảo thằng con:

- Con nói đi, máy của bố nói thế nào?

- Dạ, một cô ở phòng bố ba lần đều trả lời "số máy quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được".

Chữa bệnh

Có một cô gái ưng một ông già góa vợ. Lấy nhau được 7 năm thì cụ già mất. Theo giấy mời, cô đến tòa án để nghe đọc bản thừa kế tài sản theo di chúc của chồng. Cô chờ hơn 1 tiếng đồng hồ mới được gọi vào làm việc. Vị cán bộ tòa án ôn tồn nói:

- Xin lỗi, cô chờ lâu lắm rồi phải không?

- Vâng! Tôi đã chờ 7 năm nay rồi!

Một cô gái vào hiệu ảnh:

- Anh chụp cho tôi một tấm ảnh chân dung vừa đẹp, vừa chân thật.

Người chụp ảnh lưỡng lự nhìn cô gái, rồi nói:

- Trường hợp của cô, chỉ nên chọn một trong hai điều đó thôi.

- !!!

Chờ lâu Hai trong một

(Sưu tầm)

Page 41: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Muôn màu cuộc sống

STinfo SỐ 3 - 2013

Một chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) đang góp phần làm thay đổi phương thức dạy và học trên toàn thế giới.

Giáo sư không biên giới

Tháng 9 năm rồi, ngày mà thống đốc bang California, Mỹ, Jerry Brown trên chiếc Toyota Prius không người lái đi đến trụ sở Google để ký sắc luật mở đường cho xe tự hành (điều khiển bằng máy tính), thì Sebastian Thrun, "cha đẻ" của ý tưởng sáng tạo này không có mặt ở phòng lab sang trọng đầy tiện nghi của Google (Thrun là người sáng lập và phụ trách phòng thí nghiệm tối mật – Google X) mà đang ở trong một căn phòng lộn xộn trong một tòa nhà không có gì nổi bật tại một con phố ở Palo Alto. Văn phòng này, trông không khác gì trụ sở của những công ty mới khởi nghiệp: những ký hiệu kỳ lạ trên bảng, đồ chơi

Thống đốc bang California, Mỹ, Jerry Brown trên chiếc Toyota Prius không

người lái đi đến trụ sở Google.

trên bàn làm việc, chồng hộp ngũ cốc, ly nước… ở phòng nghỉ.

Đó là trụ sở của Udacity, được ca tụng là "đại học của thế kỷ 21", nơi Thrun đang giải quyết một vấn đề lớn: đào tạo đại học (ĐH) không biên giới. Tuy vẫn dành mỗi tuần một ngày làm việc tại Google và còn là giáo sư (GS) thỉnh giảng tại ĐH Stanford, nhưng Udacity mới chính là “nhà” của chuyên gia robot 45 tuổi, sinh ra ở Đức.

Tự ái của nhà giáoUdacity khởi nguồn từ trải nghiệm trong năm 2011 khi Thrun cùng một số đồng nghiệp đưa các khóa học về AI (trí tuệ nhân tạo) đang giảng dạy tại ĐH Stanford lên internet, “mở cửa” cho tất cả mọi người. Khi khóa học bắt đầu, Thrun cho biết ông đã sốc khi thấy số người đăng ký lên tới 160.000. Sau đó điều bất thường đã xảy ra ở lớp học tại trường: hàng ngày lớp có mặt đầy đủ 200 sinh viên, nhưng sau khi bài giảng được đưa lên internet hai hoặc ba tuần, lớp chỉ còn khoảng 30 sinh viên. Khi được hỏi, sinh viên cho biết họ thích nghe giảng trên internet hơn, và có thể nghe đi nghe lại nhiều lần bất cứ lúc nào.

Điều đáng suy nghĩ không chỉ ở con số mà ở chính những người tham gia lớp học: đủ mọi thành phần từ khắp nơi trên thế giới, từ học sinh phổ thông đến doanh nhân, người nghỉ hưu và cả người đang bệnh nặng. Hàng ngàn bức “tâm thư” đã gửi qua email cho Thrun, và ông nhận ra đây chính là những người thật sự cần ông.

Đốm lửa quyết định thổi bùng quyết tâm của Thrun đến từ một buổi thuyết trình cho TED (www.ted.com) của Salman Khan, người đã sáng lập học viện trực tuyến Khan Academy có hơn 200 triệu lượt truy cập bài giảng video với đủ mọi chủ đề. Salman Khan - một người vốn là chuyên gia phân tích của một quỹ đầu tư lại có thể cung cấp tri thức đến hàng triệu người, trong khi ông là “nhà giáo chuyên nghiệp” của một trường ĐH lừng danh lại chỉ giảng dạy cho vài trăm sinh viên?

Nhận được tài trợ từ quỹ đầu tư Charles River Ventures, và với sự giúp đỡ của các cựu đồng nghiệp tại Stanford như David Stavens, tháng 2/2012, Thrun đã cho ra mắt Udacity mô hình đào tạo trực tuyến được biết đến với thuật ngữ “MOOC"

40

Page 42: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Muôn màu cuộc sống

STinfo SỐ 3 - 2013

Giáo sư Sebastian Thrun được tạp chí Smithsonian trao giải thiên tài nước Mỹ năm 2012 trong lĩnh vực giáo dục.

- Khóa học mở trực tuyến dành cho số đông (Massive Open Online Course, xem bài “Công nghệ đào tạo 2.0” tại trang 11 STINFO số này). Truy cập trang web udacity.com, chỉ vài phút bạn có thể ghi danh lớp thống kê của GS Thrun để tìm hiểu về xác suất Bayes mà không tốn đồng học phí nào. Tất cả khóa học đều miễn phí. Tham gia giảng dạy ngoài các học giả tên tuổi còn có các “ngôi sao” của Thung lũng Silicon như nhà sáng lập Reddit Steve Huffman và các doanh nhân thành đạt như Steve Blank. Các công ty như Nvidia và Google không chỉ tài trợ kinh phí mà còn hứa hẹn tuyển dụng những sinh viên hoàn thành các khóa học Udacity trong tương lai. Sau khi kết thúc khóa học, nếu có nhu cầu lấy chứng chỉ (để xin việc), sinh viên có thể đóng phí tham dự kỳ thi do công ty Pearson VUE (chuyên thực hiện đánh giá giáo dục) tổ chức.

Trước Thrun, hai cựu đồng nghiệp tại Stanford là Ng Andrew và Daphne Koller đã mở Coursera (xem bài “Công nghệ đào tạo 2.0” tại trang 11 STINFO số này) hợp tác với hàng chục trường đại học, đồng thời rất nhiều trường cũng đã bắt đầu đẩy mạnh các dịch vụ trực tuyến. Như Viện Công nghệ MIT đã đưa tài liệu học tập lên web cách đây cả chục năm, gần đây còn hợp tác với ĐH Harvard trong dự án edX. Tuy nhiên, Thrun nhận thấy việc đào tạo trực tuyến cần tư duy mới với những cách thức mới để khai thác hết khả năng của internet phục vụ cho việc giảng dạy. Mô hình Udacity của Thrun được Cathy Davidson, giáo sư tại ĐH Duke và đồng giám đốc tổ

chức Digital Media and Learning Competition của quỹ MacArthur Foundation nhận định là chất xúc tác “lập trình lại” việc học tập trực tuyến và làm cho nó trở nên phổ biến hơn. Cathy ca ngợi Thrun về "nỗ lực sáng tạo cho sự tiến bộ của nhân loại” và đánh giá Thrun là người có "tầm nhìn" và “thực tế".

Thiên hướng … máy học!Thrun thích trích dẫn phát biểu của Larry Page (đồng sáng lập Google), người mà ông xem như cố vấn: "Nếu bạn không suy nghĩ lớn, bạn không làm những việc lớn. Dù là vấn đề lớn hay nhỏ, bạn đều mất thời gian cho nó vì vậy tôi chọn giải quyết vấn đề lớn có thể thúc đẩy xã hội tiến lên phía trước". Tuy nhiên, từ khi còn bé ở một thị trấn nhỏ gần Hanover, Đức, Thrun đã tìm cách giải quyết những vấn đề nhỏ. Trên máy tính Horizon Northstar, món quà của cha mẹ, ông đã viết chương trình để giải khối lập phương Rubik. Đây có thể xem là bước đầu tập tành để làm những việc lớn.

Tại ĐH Bonn, Thrun theo chuyên ngành "học máy" thuộc lĩnh vực AI, nhưng lại nghiên cứu thêm tâm lý học. Niềm đam mê của Thrun khi đó là con người và trí tuệ của con người. Năm 1991, ông trải qua một năm tại ĐH Carnegie Mellon phát triển các robot nhỏ và thử nghiệm các học thuyết về học máy dưới sự dìu dắt của những nhà tiên phong về AI là Herbert Simon và Allen Newell. Ngay từ thời đó ông đã suy nghĩ vượt ra ngoài phòng thí nghiệm. ông luôn muốn làm cho robot thật thông minh, không chỉ để gây ấn tượng với đồng nghiệp mà còn nhằm đem lại lợi ích thật sự cho xã hội.

Sau đó Thrun làm trợ lý giáo sư phát triển các robot điều dưỡng tại viện dưỡng lão Pittsburgh. Trước đó ông đã phát triển một robot có tên gọi Minerva làm "hướng dẫn viên” đón khách tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Smithsonian. Với Thrun, đây chính là những kinh nghiệm quý giá.

Năm 2001, Thrun đến Stanford và cảm thấy như được “khai sáng” bởi tinh thần của Thung lũng Silicon. "Ở Đức có rất nhiều câu hỏi bạn không được phép hỏi… đối với tôi, cốt lõi của sáng tạo đó là đặt câu hỏi". Tại Thung lũng Silicon ông có được "mong muốn cháy bỏng để đặt các câu hỏi… và nghĩ cách giải".

Chính tinh thần đó đã thúc đẩy ông lao vào nghiên cứu xe tự hành sau này “tự lái” đến Google. Năm 2007, ông rời Stanford một năm để phát triển Streetview – tính năng bản đồ 360 độ của Google. Sau đó ông tập hợp một nhóm nghiên cứu AI để hiện thực xe tự lái (dựa trên mô hình Stanley đã chiến thắng giải DARPA Grand Challenge năm 2005) và thành lập phòng thí nghiệm Google X để phát triển các sản phẩm như "kính Google".

Xe không người lái đã được phép chạy trên đường phố California – bang đông dân nhất nước Mỹ (trước đó, bang Nevada cũng đã cấp phép); kính Google cũng đã có màn ra mắt ấn tượng và được nhiều tạp chí hàng đầu bình chọn là một trong sáng chế nổi bật của năm (2012). Udacity dường như là một cuộc phiêu lưu mới của Thrun, đây là một “bài toán” lớn hứa hẹn đem lại lợi ích lớn cho xã hội.

Vào cuối buổi nói chuyện Thiết kế cuộc sống số (Digital Life Design) tại Munich (Đức) hồi đầu năm rồi, Thrun đã thông báo nghỉ việc tại ĐH Stanford để dồn sức cho Udacity. �

NGUYỄN LÊ

Một trong những robot của GS. Thrun, làm nhiệm vụ hướng dẫn du khách

tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia của Mỹ.

Minerva

41

Page 43: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Muôn màu cuộc sống

STinfo SỐ 3 - 201342

Đời hay là cõi mộng? Nhận thức sẽ không khó lắm, nếu bạn có trong tay … “con quay”!

Mơ…Thực

Trong bộ phim bom tấn Inception của đạo diễn Chris Nolan, Dom Cobb (do Leonardo DiCaprio thủ vai) cùng với đội tình báo công nghệ có thể tự đưa mình vào giấc mơ nhiều tầng – mơ trong mơ (nhờ thiết bị tải giấc mơ). Thực và mơ, rồi mơ trong mơ, Cobb nhiều khi không nhận biết được mình đang ở trong đời thực hay cõi mộng! Việc này rất nghiêm trọng vì trong cõi mộng chỉ cần thức tỉnh thì có thể thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, ở đời thực thì không đơn giản như vậy. Đạo diễn đã sử dụng một “đạo cụ” đơn giản giúp Cobb trong phim: con quay – trong giấc mơ nó quay mãi không ngừng.

Thật tuyệt khi ý thức được mình đang mơ, mọi việc đều có thể diễn ra… như mơ! Đi trên tường như Cobb trong phim là chuyện nhỏ, bạn có thể làm những chuyện “phi thường” hơn, như bay lượn trên không, đi dạo dưới biển, du hành xuyên thời gian… Việc mơ có ý thức có thực không? Thực tế không ít người đã có trải nghiệm này. Thậm chí người ta còn có thể “định hướng” cho những gì diễn ra trong mơ.

Con quay trong đời Theo một số nghiên cứu, trung bình khoảng 10 người thì 1 người có khả năng nhận thức được tình trạng đang mơ hay còn gọi là “mơ tỉnh”. Về

mặt khoa học, bất kỳ ai cũng có thể mơ tỉnh nếu muốn, chỉ cần “huấn luyện” cho não với những kỹ thuật đơn giản.

Một trong những phương pháp phổ biến nhất là ghi nhật ký mơ. Việc ghi nhật ký giúp bạn theo dõi những giấc mơ đã trải qua, và hành vi lặp đi lặp lại này làm cho hoạt động mơ trở thành điểm nhấn trong não. Phương pháp thứ hai thực hiện việc gọi là "kiểm tra thực tế", chẳng hạn như xem đồng hồ hay đếm ngón tay. Nếu hành động này được thực hành suốt khi thức thì nhiều khả năng nó sẽ diễn ra trong mơ nhưng có thể biến đổi theo cách nào đó để

Page 44: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Muôn màu cuộc sống

STinfo SỐ 3 - 2013 43

“Máy mơ” của NovaDreamer do tiến sĩ Stephen LaBerge phát triển

Trong phim Inception, đội của Cobb sử dụng thiết bị gọi là PASIV (Portable Automated Somnacin IntraVenous) để tải "kịch bản mơ" vào não của đối tượng cần đánh cắp thông tin, họ cũng tự đưa mình vào cùng giấc mơ với đối tượng để thực hiện việc đánh cắp trong mơ. Đi xa hơn, họ còn thực hiện "cấy" ý tưởng (theo ý đồ nào đó) trong giấc mơ để đối tượng khi tỉnh dậy cho rằng ý tưởng đó là của mình và thực hiện.

"nhắc " người ta biết mình đang mơ (giống như con quay không ngừng của Cobb). Phương pháp thứ ba được biết đến với thuật ngữ MILD (Mnemonically Included Lucid Dreams), đây là chiến lược đơn giản "chuẩn bị" cho não “sẵn sàng” cho việc mơ tỉnh. Đại khái, bạn chỉ việc lặp đi lặp lại câu "tôi sẽ mơ tỉnh" cho đến khi thiếp đi. Chiến lược đơn giản này cho kết quả tốt nhất khi người ta thức giấc nửa đêm khoảng 30 phút rồi sau đó ngủ lại khi tập trung đưa mình vào cơn mơ tỉnh.

Ngoài ra, người ta cũng có thể nhờ đến sự trợ giúp của công nghệ. Chẳng hạn như “máy mơ” dạng mặt nạ che mắt của NovaDreamer do tiến sĩ Stephen LaBerge phát triển. Mặt nạ này phát hiện chuyển động nhanh của mắt khi người ta bắt đầu vào trang thái mơ và chớp đèn qua mi mắt (nhắm) nhập vào bối cảnh giấc mơ cảnh báo người ta biết tình trạng đang mơ.

Mơ như ý

Đầu thế kỷ 20, nhà tâm lý học người Áo, Sigmund Freud cho rằng giấc mơ bộc lộ những ước muốn bị kìm nén hay từ vô thức. Nhưng khoa học hiện đại cho rằng não giống như ổ đĩa lưu trữ ký ức, tâm tư và những trải nghiệm của chúng ta. Và giấc mơ chính là quá trình “xử lý thông tin” từ kho dữ liệu này, thường theo thứ tự “mới trước cũ sau” – những gì mới và nổi bật (hay có điểm nhấn) thường được ưu tiên “xử lý” trước (việc người ta thường mơ gặp người thân mới mất là một ví dụ).

Mơ có ý thức cho phép chúng ta kiểm soát việc “xử lý thông tin” trên, là bước khởi đầu cho việc… điều khiển giấc mơ. Việc điều khiển giấc mơ của người khác như trong Inception có lẽ còn xa vời, nhưng việc kiểm soát hay định hướng giấc mơ của chính mình có thể trong tầm tay. Vào Google, tìm với từ khóa "dream control" (hay "kiểm soát giấc mơ"), có cả triệu kết quả trả về hướng dẫn các phương pháp khác nhau từ nhiều nguồn, trong đó có những dịch vụ chuyên về kiểm soát giấc mơ và những tạp chí khoa học tên tuổi.

Nếu bạn đang băn khoăn trước một quyết định quan trọng nào đó, như cân nhắc thay đổi công việc chẳng hạn, bạn có thể tìm lời giải … trong mơ. Hãy rủ bỏ khỏi tâm trí những so đo vật chất, thư giãn và đưa mình vào giấc ngủ trong khi hỏi đi hỏi lại vấn đề. Lời giải trong mơ, trực tiếp hay mơ hồ, có thể gần với “bản ngã” của bạn nhất.

Một lời khuyên cho học sinh, sinh viên: hãy ngủ một giấc trước kỳ thi! Phương pháp này có thể cho điểm thi cao hơn đáng kể so với các bạn không ngủ và… không mơ, theo các nhà nghiên cứu tại Harvard.

Chia sẻ giấc mơ

Nói chung, mơ có tính riêng tư. Những trải nghiệm trong đời sống

Máy quét fMRI (Functional Magnetic Resonance Imaging)

thường hiện diện trong mơ, dẫn dắt người mơ theo những câu chuyện luôn có tính cá nhân. Có những câu chuyện kể về việc mơ cùng giấc mơ ở những cặp song sinh hay những người cùng trải qua một biến cố lớn nào đó, nhưng việc “mơ chung” như đội của Cobb trong Inception khó có thể xảy ra.

Tuy không thể mơ chung nhưng việc chia sẻ giấc mơ là có thể. Hiện đã có cách "đọc" được giấc mơ: dùng máy quét fMRI (Functional Magnetic Resonance Imaging) để chụp ảnh hoạt động của não, sau đó dùng phần mềm tạo lại hình ảnh thực mà người ta thấy trong mơ. Một thiết bị ghi lại giấc mơ không phải là điều xa vời. Các nhà khoa học cho rằng một ngày nào đó không xa, chúng ta sẽ có thể tự ghi những giấc mơ của mình, xem lại khi ăn sáng và đưa lên mạng để chia sẻ với bạn bè. �

Page 45: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Muôn màu cuộc sống

STinfo SỐ 3 - 2013

Theo một nghiên cứu mang tên “ngôn ngữ không lời” của TS. Albert Mehabrian thì nội dung của một cuộc đàm thoại được thể hiện dựa trên 7% từ ngôn ngữ, 38% từ giai điệu của giọng nói, và có đến 55% được biểu cảm trên mặt, cử chỉ tay, tư thế và các hình thức khác của ngôn ngữ cơ thể. Nghe bằng tai mới chỉ hiểu được 7% điều người khác muốn nói, bằng mắt sẽ hiểu thêm được 55%, bằng trái tim sẽ cảm nhận được cảm xúc trong giọng nói của người khác và bằng trí óc sẽ thêm hiểu ý nghĩa của ngôn từ và cử chỉ… Ngôn ngữ không lời nói lên sự thật, ngay cả với những lúc nói dối. Nếu có sự không thống nhất giữa lời nói và điệu bộ thì có nhiều khả năng lời nói là không đúng sự thật. Đó là lý do tại sao ngôn ngữ không lời rất quan trọng trong giao tiếp, đặc biệt là khi giao tiếp với phụ nữ.

ông John Gottman - tiến sĩ, giáo sư tâm lý học danh dự tại Đại học Washington và đồng sáng lập Viện Gottman, người đã nghiên cứu ngôn ngữ không lời trong nhiều năm cho biết, ngôn ngữ không lời có thể thể hiện ngay cả ở những chuyển động nhỏ nhất trên khuôn mặt và nhờ đó, người đối diện có thể đoán ra thực sự người kia đang nghĩ gì. Ví dụ một cô gái nói rằng cuộc sống của cô vẫn tốt nhưng kèm theo cái cau mày, đó có nghĩa là cuộc sống của cô ấy không tốt như cô nói. Hoặc một chàng trai tặng cô bạn một món quà trong ngày 8/3, cô ấy mỉm cười, nhưng đôi môi của cô là thứ duy nhất trên khuôn mặt chuyển động, có thể hiểu: cô ấy không thích món quà. Vì nếu là nụ cười bày tỏ sự hài lòng, đôi mắt sẽ cong lại và cơ má sẽ nâng lên cùng với sự chuyển động của đôi môi. Thực tế phụ nữ sử dụng ngôn ngữ không lời rất nhiều, ngay cả ở trong chuyện tình cảm. Một cô

Chinh phục phụ nữbằng ngôn ngữ không lời

HOÀNG MI

Không cần màu mè, tốn kém với gấu bông, sô cô la, túi xách,… cho ngày 8/3, giúp rửa bát, giặt đồ khi vợ đang mệt; vòng tay qua eo khi vợ

đang nấu cơm, gãi lưng, mátxa cho nhau, … cũng đủ truyền rất nhiều sức mạnh, niềm vui, cảm hứng cho một nửa kia của mình.

gái thích một chàng trai, thường sẽ chẳng bao giờ nói ra nhưng lại không khó để nhận biết qua ngôn ngữ không lời.

Từ trước đến nay, mọi người đều cho rằng đàn ông thường chủ động trong mối quan hệ tình cảm. Chỉ có chuyện “trâu đi tìm cọc” chứ không bao giờ có chuyện “cọc đi tìm trâu”. Tuy nhiên, nghiên cứu của TS. Albert Mehabrian về hành vi tán tỉnh cho thấy, phụ nữa mới là người nắm quyền kiểm soát trong 90% thời gian hẹn hò. Đó là điều hoàn toàn tự nhiên đã xảy ra từ thời cổ đại đến nay. Phụ nữ đã làm điều này bằng ngôn ngữ không lời.

Khi thích một người đàn ông thì đầu tiên, nàng sẽ gửi hàng loạt dấu hiệu tinh tế của mắt, cơ thể và gương mặt tới người đàn ông mà nàng yêu thích. Nàng có thể cười nhiều hơn, khuôn mặt và làn môi tràn đầy sức sống, đôi mắt mở to chăm chú vào chàng,... Lúc ấy, chàng sẽ bị nàng lôi cuốn và rất tự nhiên, chàng sẽ tìm cách

làm quen. Những “màn tán tỉnh quen thuộc” diễn ra: giả vờ đến gần, hỏi nàng những điều vu vơ với các câu cũ rích: ”em làm ở công ty X đúng ko”, ”em có phải là chị của bé Y không”, “em có từng ở Z không”... Và rồi, chàng ta tin rằng mình là người đã làm quen trước nhưng thực ra nàng mới là người phát ra tín hiệu đầu tiên và kiểm soát hết 90% thời gian cuộc gặp gỡ. Việc “mồi chài” được nàng thực hiện tinh tế đến nỗi hầu hết đàn ông đều nghĩ rằng mình là người chủ động. Các thí nghiệm của TS. Albert Mehabrian đã chứng minh trong giai đoạn tìm hiểu, phụ nữ kiểm soát tình huống phần lớn thời gian còn đàn ông chỉ phụ họa theo.

Ngôn ngữ không lời rất quan trọng đối với phái nữ nên có lẽ đây là cách hiệu quả nhất để cánh đàn ông thể hiện tình yêu thương với nàng. Một nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, hành động… chuyển tải rất nhiều thông điệp. Không cần màu mè, tốn kém với gấu bông, sô cô la, túi xách, … cho ngày 8/3, giúp rửa bát, giặt đồ khi vợ đang mệt; vòng tay qua eo khi vợ đang nấu cơm, gãi lưng, mátxa cho nhau, … cũng đủ truyền rất nhiều sức mạnh, niềm vui, cảm hứng cho một nửa kia của mình. Và đừng quên sử dụng nụ cười, một ngôn ngữ không lời tuyệt vời nhất của những người yêu thương dành cho nhau. �

44

Page 46: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Bạn đang cần thông tin?

Hãy đến với

TRUNG TÂM THÔNG TINKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP.HCM

Đăng ký sử dụng dịch vụ “Bạn đọc trực tuyến” của Trung tâm bạn sẽ bước vào thế giới của thông tin khoa học và công nghệ. Nơi tích lũy một lượng thông tin khổng lồ về tất cả các lĩnh vực khoa học và công nghệ được cập nhật, tích hợp từ các nguồn trong nước và quốc tế. Đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập và nghiên cứu của bạn.

Một số nguồn thông tin khoa học và công nghệ quan trọng:

Trong nước: Báo cáo kết quả nghiên cứu Quốc gia: Hơn 6.000 đề tài nghiên cứu được triển

khai ở cấp quốc gia. Báo cáo kết quả nghiên cứu TP.HCM: trên 1.700 đề tài nghiên cứu đã được triển

khai ở TP.HCM Bài trích từ tạp chí: Tập hợp những bài nghiên cứu từ các tạp chí chuyên ngành

trong nước. Phim khoa học & công nghệ: Bộ sưu tập phim về khoa học và công nghệ. Tiêu chuẩn Việt Nam: Hơn 7.000 tiêu chuẩn liên tục được cập nhật.

Quốc tế: � CSDL toàn văn sáng chế Wipsglobal: Truy cập hơn 100 triệu hồ sơ sáng chế của

thế giới và công cụ hỗ trợ phân tích xu hướng công nghệ. � CSDL toàn văn ProQuest: Bộ CSDL toàn văn lớn nhất, cho phép truy cập tới hơn

11.250 tạp chí, 479 báo và các tài liệu khác. � CSDL toàn văn SpringerLink: Tổng hợp thông tin từ hơn 2.743 tạp chí, 170 dữ

liệu tham khảo, 45.000 sách điện tử,... được cập nhật hằng ngày. � Tiêu chuẩn quốc tế: Tiêu chuẩn của tổ chức Hiệp hội Tiêu chuẩn Thế giới (ISO)

và các quốc gia khác.

Thông tin chi tiết về cách thức đăng ký, chi phí, ... vui lòng liên hệ:Thư viện Trung tâm Thông tin KH&CN TP.HCM79 Trương Định (lầu 6), P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM

ĐT: (08) 3823 2197; Fax: (08) 3829 1957Email: [email protected]; Website: www.cesti.gov.vn

Dòch vuï "Baïn ñoïc tröïc tuyeán" - nguoàn löïc thoâng tin phong phuù, chính xaùc, caäp nhaät, saün saøng hoã trôï khi caàn.

Page 47: ISSN 1859 - 2651 KHOA HOC COÂNG NGHEÂ

Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP.HCM - 79 Trương Định, Quận 1, TP.HCM;