Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh ...cao+chan+thuong+va+bao+luc.pdf · và...

48

Upload: others

Post on 03-Jan-2020

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh Việt Nam niên lần thứ 2

Báo cáo chuyên đề

ChấN thươNg Và bạo lựC ởthaNh thiếu NiêN Việt Nam

gS.ts. lê Cự linhtrường Đại học Y tế Công cộng

hà Nội 2010

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

3

Lời nói đầu

Sự phát triển của vị thành niên và thanh niên luôn là vấn đề được quantâm hàng đầu ở Việt nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. đây là thế hệquyết định đến tương lai và vận mệnh của đất nước. Ở Việt nam, vị thành niênvà thanh niên tuổi từ 14 – 25 là nhóm dân cư đông nhất, chiếm gần một phầntư dân số cả nước (khoảng trên 20 triệu người – Tổng cục Thống kê, điều tradân số và nhà ở năm 2009). Việc nắm bắt được những đặc điểm cơ bản liênquan đến đời sống xã hội, thái độ, nguyện vọng, những thách thức trong sựphát triển của nhóm dân số này là điều hết sức quan trọng.

Trong khuôn khổ Dự án phòng chống hIV/AIDS cho Thanh niên, Tổngcục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (TcDS-KhhGđ) và Tổng cục Thống kêđã thực hiện cuộc điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt nam(Survey Assessment of Vietnamese youth- gọi tắt là SAVy) lần thứ 2.

điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên (lần 1 và 2) là cuộcđiều tra lớn và toàn diện nhất về thanh thiếu niên Việt nam. cuộc điều tra lần2 có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, từ trungương đến địa phương, với sự tham gia của 10.044 thanh thiếu niên từ 14 - 25tuổi tại 63 tỉnh/thành phố, từ đô thị tới nông thôn và miền núi xa xôi hẻolánh. Kết quả SAVy 2 mang lại một bức tranh khá toàn diện về giới trẻ Việtnam hiện nay cũng như những thay đổi của họ so với những người cùng lứa 5năm trước đây. SAVy2 giúp chúng ta thấy được các vấn đề liên quan đến sựphát triển của vị thành niên và thanh niên như giáo dục, việc làm, tình trạngsức khoẻ - sức khoẻ sinh sản, hIV/AIDS, sử dụng các chất kích thích, tai nạnthương tích, bạo lực. Bên cạnh những mặt tích cực, SAVy2 cũng cho thấythanh thiếu niên hiện đang phải đối mặt với những thách thức nhằm thích ứngvới môi trường kinh tế xã hội đang ngày càng biến chuyển sâu rộng. nhómthanh thiếu niên các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn phải đương đầuvới những khó khăn về điều kiện vật chất, học tập và việc làm. cuộc điều tragiúp chúng ta hiểu sâu sắc thêm suy nghĩ, thái độ, mong ước và hoài bão củagiới trẻ Việt nam trong cuộc sống hiện tại và hướng đến tương lai. Kết quảchung của SAVy2 được công bố vào tháng 6/2010.

Trên cơ sở dữ liệu của cuộc điều tra, được sự hỗ trợ về tài chính của ngânhàng phát triển châu á và hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Dân số Liên hợp quốc(unFPA), Tổng cục DS-KhhGđ đã phối hợp với các nghiên cứu viên trongnước biên soạn 9 báo cáo phân tích sâu theo chủ đề và 9 tài liệu tóm tắt chínhsách. các chủ đề bao gồm:

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

4

1.Giáo dục

2.Việc làm của thanh thiếu niên Việt nam

3.Dậy thì-Sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên Việt nam

4. Sức khỏe tâm thần của vị thành niên và thanh niên Việt nam

5.Thanh thiếu niên Việt nam với việc tiếp cận và sử dụng các phương tiệntruyền thông đại chúng

6. Thái độ của thanh thiếu niên Việt nam về một số vấn đề xã hội

7. chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

8. Sử dụng rượu bia và thuốc lá trong thanh thiếu niên Việt nam.

9. Kiến thức và thái độ của thanh thiếu niên Việt nam về hIV/AIDS vànhững người có hIV/AIDS.

chúng tôi hi vọng rằng những phát hiện về cuộc sống xã hội, thái độ, hoàibão của vị thành niên và thanh niên Việt nam và những khuyến nghị về chínhsách trong 9 báo cáo này sẽ góp phần hữu ích trong việc hoạch định và thựcthi các chính sách và chương trình nâng cao sức khỏe và phát triển toàn diệncủa thanh thiếu niên nước nhà.

Tổng cục DS-KhhGđ trân trọng cảm ơn ngân hàng phát triển châu áđã tài trợ cho cuuộc điều tra. chúng tôi xin trân trọng cám ơn Quỹ Dân sốLiên hợp quốc (unFPA) đã hỗ trợ kỹ thuật cho việc xây dựng các báo cáochuyên đề và tóm tắt chính sách SAVy2; cảm ơn giáo sư Robert Blum, đại họcJohns hopkins (Mỹ) và các chuyên gia Việt nam đã hỗ trợ kỹ thuật và đónggóp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình phân tích số liệu và hoàn thiện cácbáo cáo.

chúng tôi đánh giá cao sự tận tâm và say mê của các tác giả của 9 báo cáolà Ts.Vũ Mạnh Lợi (Viện Xã hội học); Ts.nguyễn hữu Minh, Ths.Trần Thịhồng (Viện Gia đình và Giới); Ts.nguyễn Thanh hương, Ts.Lê cự Linh (đạihọc y tế công cộng); Ts.Bùi Phương nga (chuyên gia độc lập); Ths. nguyễnThị Mai hương (Trung tâm nghiên cứu phát triển y tế cộng đồng), Ths.nguyễn đình Anh (Vụ Truyền thông và giáo dục- Tổng cục Dân số-KhhGđ), Ths. ngô Quỳnh An (đại học Kinh tế quốc dân), Ths.nguyễnThanh Liêm, Ths. nguyễn hạnh nguyên, Ths.Vũ công nguyên (Viện Xã hộihọc), Bs. đào Xuân Dũng (chuyên gia độc lập).

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

5

Dù đã có nhiều cố gắng song các báo cáo phân tích sâu theo chủ đề nàykhông tránh khỏi những thiếu sót. Tổng cục DS-KhhGđ rất mong nhận đượcý kiến đóng góp quý báu của các cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước quantâm đến thế hệ trẻ Việt nam để các báo cáo được hoàn thiện hơn.

chúng tôi hân hạnh giới thiệu các báo cáo phân tích sâu theo chủ đề vàkhuyến nghị chính sách tới tất cả các nhà quản lý, các nhà khoa học, các tổchức trong nước và quốc tế quan tâm đến sự nghiệp chăm sóc sức khỏe và pháttriển toàn diện của vị thành niên và thanh niên Việt nam.

ts. Dương Quốc trọngTổng cục trưởng

Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

6

DaNh SáCh baN Điều hàNh Điều tra QuốC giaVề Vị thàNh NiêN Và thaNh NiêN Việt NamlầN thứ 2

ts.Nguyễn bá thuỷ, Thứ trưởng Bộ y tế, Trưởng bants.Dương Quốc trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoágia đình, Phó trưởng ban Ông Ngô Khang Cường, nguyên Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Giáo dục,Tổng cục Dân số- Kế hoạch hoá gia đình, Phó trưởng banbà trần thị thanh mai, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Giáo dục, Tổngcục Dân số- Kế hoạch hoá gia đìnhÔng Nguyễn Duy Khê, Vụ trưởng Vụ bảo vệ Bà mẹ Trẻ em, Bộ y tế.bà Nguyễn thị hoà bình, uỷ viên đoàn chủ tịch, Giám đốc Trung tâmhỗ trợ phụ nữ phòng chống hIV/AIDS và chăm sóc sức khoẻ sinh sản -hội Liên hiệp phụ nữ Việt namÔng Phùng Khánh tài, uỷ viên Thường vụ Trung ương đoàn Thanh niêncộng sản hồ chí MinhÔng Nguyễn Văn Kính, nguyên Phó cục trưởng cục Phòng chốnghIV/AIDS, Viện trưởng Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Bộ y tếbà lê thị hà, Phó cục trưởng cục phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hộiÔng Nguyễn Đình Chung, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê Xã hội và Môitrường, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch - đầu tưÔng lã Quý Đôn, Phó Vụ trưởng Vụ công tác học sinh - sinh viên, BộGiáo dục và đào tạo

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

7

Nhóm táC giả Viết báo Cáo ChuYêN Đề Và tómtắt ChíNh SáCh Điều tra QuốC gia Về Vị thàNhNiêN Và thaNh NiêN Việt Nam

ths. Ngô Quỳnh an, đại học Kinh tế Quốc dânths. Nguyễn Đình anh, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Giáo dục,Tổng cục Dân số- Kế hoạch hoá gia đìnhbs. Đào Xuân Dũng, chuyên gia độc lậpths. trần thị hồng, Viện Gia đình và Giớits. Nguyễn thanh hương, đại học y tế công cộngths. Nguyễn mai hương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phát triển ytế cộng đồng (ccRD)Pgs.ts. Vũ mạnh lợi, Trưởng phòng Xã hội học Gia đình, Viện Xã hộihọc, Viện Khoa học Xã hội Việt namPgs. ts.lê Cự linh, đại học y tế công cộngths. Nguyễn thanh liêm, Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triểnts. Nguyễn hữu minh, Viện trưởng Viện Gia đình và Giớits. bùi Phương Nga, chuyên gia độc lậpths. Nguyễn hạnh Nguyên, Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triểnths. Vũ Công Nguyên, Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triểnChuyên gia quốc tế:

Giáo sư robert blum, chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật, đại học Johns hopkins

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

8

mỤC lỤC

1. giỚi thiệu ChuNg........................................................................9

2. tÌNh hÌNh hiệN tại Về ChấN thươNg, bạo lựC ở thaNhthiếu NiêN Việt Nam Và CáC ChíNh SáCh Có liêN QuaN ...10

2.1. Thực trạng chấn thương không có chủ định và các chính sách liên quan ..11

2.2. chấn thương có chủ định và các chính sách liên quan.............................13

3. CáC Kết Quả ChỦ Yếu................................................................15

3.1. chấn thương không có chủ định ở thanh thiếu niên Việt nam .............15

3.1.1. chấn thương và các yếu tố liên quan...................................................15

3.1.2. hành vi lái xe máy và sử dụng mũ bảo hiểm ......................................18

3.1.3. chấn thương giao thông và hành vi uống rượu bia ..........................22

3.2. chấn thương có chủ định ở thanh thiếu niên Việt nam..........................26

3.2.1. Tình trạng bạo lực gia đình ...................................................................26

3.2.2. hành vi bạo lực ngoài gia đình và các yếu tố liên quan ...................28

3.2.3. hành vi tự gây thương tích, hành vi tự sát và các yếu tố liên quan 33

4. kết luẬN Và NhỮNg Ý NghĨa Về ChíNh SáCh....................35

4.1. Gánh nặng chấn thương không có chủ định ở thanh thiếu niên Việt nam...35

4.2. chấn thương có chủ định ở thanh thiếu niên Việt nam..........................37

PhỤ lỤC a: CáC Yếu tố Dự ĐoáN hàNh Vi gÂY bạo lựC ChoNgưỜi KháC......................................................................................39

tài liệu tham Khảo......................................................................40

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

9

1. GIỚI ThIỆu chunGnăm 2003, Bộ y tế đã hợp tác với các tổ chức quốc tế thực hiện một cuộc điều tra về thanh

thiếu niên với qui mô lớn và toàn diện chưa từng có ở Việt nam. cuộc điều tra được thực hiện trên7.584 thanh thiếu niên có độ tuổi từ 14 đến 25 tại 42 tỉnh trong cả nước và được biết đến rộng rãivới tên điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt nam (tên viết tắt tiếng Anh là SAVy1).để tiếp nối cuộc điều tra này, sau 5 năm, nghiên cứu SAVy2 đã được tiến hành vào năm 2008. Mẫuđiều tra dựa trên hộ gia đình được xây dựng dựa trên khung mẫu của cuộc điều tra về mức sống giađình Việt nam năm 2008. So với SAVy1, mẫu điều tra của SAVy2 bao phủ toàn bộ 63 tỉnh củaViệt nam. Quá trình thu thập số liệu được tiến hành từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6 năm 2009.Tương tự như ở SAVy1, thanh thiếu niên được mời đến một địa điểm trung tâm để tham gia cảphỏng vấn trực tiếp cũng như cung cấp thông tin qua một bộ phiếu phát vấn tự điền. 86% trongtổng số những người được mời, tương ứng với 10.044 thanh thiếu niên đã tham gia cuộc điều tra.các câu hỏi điều tra trong SAVy2 được thiết kế để đảm bảo khả năng so sánh giữa SAVy2 vớiSAVy1, bao gồm nhiều chủ đề khác nhau: thông tin nhân khẩu học, giáo dục, việc làm, dậy thì,hẹn hò và các mối quan hệ, sức khỏe sinh sản, hIV/AIDS, chấn thương, bệnh tật và sức khỏe thểchất, kiến thức/thái độ/niềm tin về một loạt các vấn đề khác nhau, bạo lực, sức khỏe tâm thần,truyền thông đại chúng và nguyện vọng của thanh thiếu niên.

Báo cáo chuyên đề này là một trong loạt các chuyên khảo nhằm trình bày những vấn đề nổibật mà thanh thiếu niên và xã hội Việt nam đang phải đối mặt, cũng như những thay đổi diễn ratrong vòng 5 năm qua. Trong mỗi báo cáo chuyên đề các chuyên gia trong nước phân tích sâu dữliệu SAVy nhằm tìm hiểu kỹ hơn những yếu tố đặt thanh thiếu niên vào những nguy cơ có hậu quảkhông tốt cũng như các yếu tố bảo vệ đối với thanh thiếu niên. Mục đích của chúng tôi không phảilà mô tả một cách đơn thuần số lượng thanh thiếu niên có các hành vi nguy cơ khác nhau mà là tìmhiểu những yếu tố góp phần gây ra những hậu quả không tốt cũng như những yếu tố mang lại nhữngkết quả tích cực cho nhóm đối tượng này cũng những thay đổi trong suốt 5 năm sau khi nghiêncứu SAVy1 được thực hiện. Thông qua việc phân tích này, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp các thôngtin hữu ích cho những nhà hoạch địnhchính sách và xây dựng chương trìnhcấp quốc gia cũng như địa phương.

Mỗi báo cáo chuyên đề đều đượccấu trúc theo một định dạng chunggồm các mục sau: giới thiệu chung,mục tiêu, tình hình hiện tại, số liệu môtả, phân tích dữ liệu bao gồm các yếu tốnguy cơ, yếu tố bảo vệ cũng như tácđộng của các kết quả được bàn tới trongbảo báo cáo lên các hậu quả sức khỏekhác, cuối cùng là phần kết luận vàkhuyến nghị.

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

10

Xem xét những gì chúng ta đã biết về cuộc sống và sức khỏe của thanh thiếu niên Việt nam từnghiên cứu SAVy1 năm năm về trước, báo cáo chuyên đề này bao gồm các mục tiêu cụ thể sau:

1. Mô tả thực trạng chấn thương không có chủ định ở thanh thiếu niên Việt nam và các hànhvi liên quan, đặc biệt là gánh nặng chấn thương giao thông

2. So sánh và đối chiếu gánh nặng do chấn thương không có chủ định ở vị thành niên và thanhthiếu niên Việt nam của SAVy1 với SAVy2

3. Mô tả thực trạng chấn thương có chủ định ở thanh thiếu niên Việt nam, đặc biệt là bạo lựcgiữa các cá nhân và hành vi tự gây thương tích cho bản thân

4. Xác định các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ liên quan tới chấn thương có chủ định củathanh thiếu niên Việt nam dựa trên số liệu SAVy2

5. đưa ra những đề xuất chính cho việc xây dựng các chính sách và chiến lược nhằm tăngcường sức khỏe vị thành niên Việt nam

2. TÌnh hÌnh hIỆn TẠI Về chẤn ThƯƠnG, BẠo LỰcỞ ThAnh ThIẾu nIên VIỆT nAM VÀ các chÍnhSách cÓ LIên QuAn

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

11

2.1. Thực trạng chấn thương không có chủ định và các chính sáchliên quan

đã có nhiều nghiên cứu về mô hình chấn thương không có chủ định và bạo lực ở vị thành niênvà thanh thiếu niên Việt nam được thực hiện. nghiên cứu đầu tiên trong số này là điều tra chấnthương liên trường (VMIS) – là nghiên cứu dựa vào cộng đồng có tính đại diện cho cả quốc giađược thực hiện năm 2001 – đã chỉ ra rằng ở thanh thiếu niên dưới 20 tuổi tại Việt nam, chấn thươngchiếm tới 70% gánh nặng bệnh tật, đo lường dựa trên tổng số năm sống tiềm tàng bị mất (years ofpotential life lost), trong khi các bệnh mạn tính chỉ chiếm 17% và các bệnh truyền nhiễm chỉ chiếm13% tổng gánh nặng bệnh tật ở nhóm đối tượng này [1] cũng theo số liệu của nghiên cứu VMIS,tỷ suất mắc chấn thương không gây tử vong ở trẻ em và vị thành niên Việt nam đã ở con số báođộng là 4.818 lượt mắc/100.000 người/năm, với tỷ suất tử vong là 26,7 người/100.000 người/năm.chấn thương liên quan đến giao thông cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các loạichấn thương ở Việt nam [2]. Tai nạn giao thông cũng là nguyên nhân gây ra chấn thương khôngtử vong đứng hàng thứ ba trong số nhóm đối tượng dưới 20 tuổi. Tai nạn giao thông là gánh nặngcơ bản của nhóm dân số trên 15 tuổi. VMIS cũng cho thấy tai nạn giao thông là nguyên nhân gâytử vong hàng đầu ở nhóm tuổi 15-19. đối với nhóm tuổi dưới 20, VMIS chỉ ra rằng 95% chấnthương không gây tử vong là không có chủ định trong khi chỉ có 4% là có chủ định. Kết quả nghiêncứu SAVy1 cho thấy tỷ lệ chấn thương ở nghiên cứu này cao hơn so với VMIS. Về chấn thươngkhông có chủ định, số liệu điều tra một lần nữa lại khẳng định nam giới có nguy cơ mắc chấn thươngcao hơn đáng kể so với nữ giới, điều này cũng đúng với chấn thương không gây tử vong được môtả trong nghiên cứu VMIS [3]. Theo kết quả nghiên cứu của SAVy1, chấn thương thường hay xảyra nhất trên đường phố, chiếm tới 59,8% tổng số ca chấn thương (tỷ lệ này ở thành thị cao hơn:68,2% so với 55,8% ở nông thôn), kế đó là xảy ra tại nhà hay nơi làm việc (tỷ lệ mỗi loại là 16,7%).Kết quả nghiên cứu SAVy1 cũng cho thấy tại nạn giao thông là nguyên nhân chính gây ra chấnthương các loại. Do vậy, số liệu về tai nạn giao thông trong SAVy1 rất được chú trọng. nhìn chung,có 54,2% thanh thiếu niên đã từng sử dụng xe máy (lái xe hoặc ngồi sau xe). Tỷ lệ này tăng lên theonhóm tuổi: 36,6% ở nhóm tuổi 14-17, 67,1% ở nhóm tuổi 18-21, 70,5% ở nhóm tuổi 22-25. namgiới lái xe máy nhiều hơn nữ giới (63,8% so với 44,6%). Tỷ lệ này ở dân tộc Kinh cũng cao hơn sovới dân tộc khác và ở thành thị cao hơn so với nông thôn. Số liệu SAVy1 năm 2004 cho thấy tỷ lệsử dụng mũ bảo hiểm khi đi xe máy là khá thấp. Tỷ lệ thường xuyên đội mũ bảo hiểm khi đi xe máylà 26,2% (29,7% ở nam so với 22,7% ở nữ), tỷ lệ này ở nông thôn cao hơn thành thị (27,0% so với23,5%).

Số liệu SAVy1 không thể hiện tỷ lệ chấn thương giao thông đường bộ trong vòng 12 thángtrước khi tiến hành điều tra. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng đưa ra tỷ lệ vị thành niên từng bị tainạn giao thông cần phải chăm sóc y tế. Tỷ lệ này là 17,8% ở nam và 10,4% ở nữ, ở thành thị cao hơnnông thôn (26,6% so với 10,1%), ở dân tộc Kinh cao hơn so với các nhóm dân tộc thiểu số khác(15,2% so với 7,8%). Về mặt địa lý, tỷ lệ này cao nhất ở vùng đông nam Bộ, là nơi tập trung đôngdân cư (26,9%), và thấp nhất ở vùng núi phía bắc (6,8%) [3]. những phân tích sâu hơn cũng khẳngđịnh nam giới có nguy cơ mắc tai nạn giao thông cao hơn 50% so với nữ giới; thanh thiếu niên ở

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

12

thành thị có nguy cơ mắc tai nạn giao thông cao gần gấp hai lần so với thanh thiếu niên ở nôngthôn, và thanh thiếu niên sống trong các gia đình có điều kiện khá giả có nguy cơ mắc tai nạn giaothông cao hơn so với thanh thiếu niên sống trong các gia đình có điều kiện khó khăn. Một điềuquan trọng là nghiên cứu SAVy1 cũng chỉ ra rằng nguy cơ mắc chấn thương giao thông ở thanhthiếu niên từng say rượu bia cao gấp 2 lần so với những người chưa từng say rượu bia.

Liên quan đến sức khỏe và bệnh tật của người dân Việt nam nói chung, điều tra y tế Quốcgia năm 2001-2002 được xem là điều tra hộ gia đình đầu tiên đặc biệt xem xét các vấn đề sức khỏekhác nhau trên phạm vi quốc gia. Về tai nạn giao thông và an toàn giao thông đường bộ, điều tra ytế Quốc gia cũng đưa ra tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm ở thanh thiếu niên còn khá thấp (tỷ lệ đội mũbảo hiểm khi đi xe máy ở nhóm tuổi 15-24 là 41% ở nam và 33,5% ở nữ) [4]. chưa có một chínhsách hay chiến lược nào được xây dựng dành riêng cho đối tượng vị thành niên và thanh thiếu niêndựa trên số liệu của điều tra y tế Quốc gia này.

cũng cần lưu ý là từ năm 2001 đến năm 2003, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành thông tưhướng dẫn quy định các loại đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Thông tư này sauđó được bổ sung bằng nghị quyết số 13/2002/nQ-cP về an toàn giao thông [5], [6]. các quyđịnh của chính phủ phần nào cũng đã buộc người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm trên hầu hết cáctuyến đường liên tỉnh. Kết quả là người dân nông thôn có xu hướng tuân thủ tốt hơn do các quyđịnh này chưa được áp dụng ở các khu vực thành thị. những hướng dẫn và quy định này đã giúp lýgiải tại sao tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm trong SAVy1 ở nông thôn lại cao hơn thành thị. Trong năm2004, khi số liệu SAVy1 được thu thập, vẫn chưa có quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm ở cáckhu vực thành thị. SAVy1 cũng xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới việc thường xuyên đội mũ bảohiểm ở thanh thiếu niên: có 51,9% thanh thiếu niên nói rằng các quy định luật pháp đã ảnh hưởngđến quyết định sử dụng mũ bảo hiểm của họ (chỉ có 37% nói rằng họ đội mũ bảo hiểm là do đãnhìn thấy tai nạn hay người chết do tai nạn giao thông và chỉ có 4% nói rằng họ được giáo dục vềhành vi này). các chương trình giáo dục tại trường học và việc cấp mũ bảo hiểm miễn phí nhìnchung chưa tác động nhiều đến việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông [7].

nhận thấy gánh nặng chấn thương, chính phủ đã xây dựng chính sách quốc gia đầu tiên vềphòng chống chấn thương có tên “chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích, giaiđoạn 2002-2010, do Thủ tướng chính phủ ban hành vào ngày 27 tháng 12 năm 2001 [8]. chínhsách này nhằm giảm số lượng tai nạn thương tích ở tất cả các ngành và ở mọi lứa tuổi, tập trung vàophòng chống tai nạn thương tích tại nhà, ở trường học và những nơi công cộng. chính sách nàycũng chú trọng rất nhiều vào trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân trong việcthay đổi hành vi, lối sống liên quan đến phòng chống tại nạn thương tích và an toàn. chính sáchnày cũng đặt ra mục tiêu giảm số tai nạn ở tất cả các ngành tính đến năm 2010. cũng cần lưu ý làchính sách này chỉ đề cập đến việc phòng chống tai nạn, chấn thương không có chủ định mà khôngđề cập đến bạo lực và chấn thương có chủ định. Việc xây dựng chính sách quốc gia này cũng cómục đích giúp các bộ ngành chủ chốt (như Bộ y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Giao thông-Vậntải v.v…) cũng như các cơ quan, tổ chức khác thực hiện các hoạt động phối hợp nhằm giảm tỷ suấtmắc và tử vong do chấn thương. ngoài ra, Ban chỉ đạo quốc gia của chương trình phòng chống tai

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

13

nạn thương tích cũng được thiết lập, trong đó Bộ y tế đóng vai trò trưởng ban, chịu trách nhiệmthực hiện chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích.

Về vấn đề sử dụng rượu bia, nghị định 150/2005/nđ-cP của chính phủ ban hành tháng 12năm 2005 quy định cấm bán rượu bia cho vị thành niên dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, hầu hết các nghiêncứu đều chỉ ra rằng việc thực hiện nghị định này hầu như chưa được giám sát và củng cố [9]. Gần80% đối tượng tham gia một nghiên cứu tại 3 tỉnh Việt nam (đà nẵng, Bình Dương và yên Bái) nóirằng họ đã từng đi xe máy sau khi uống rượu bia ngay cả khi họ thấy quy định trên là đúng [10].

đã có một số điều tra được thực hiện về việc tuân thủ quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểmtrên các tuyến đường chính sau khi quy định này được ban hành. năm 2006, người ta đã tiến hànhmột nghiên cứu tại hải Dương, thực hiện quan sát 16.560 người đi xe máy trên 37 tuyến đường.Tỷ lệ người đi xe máy đội mũ bảo hiểm là 29,9%, nam giới đội mũ bảo hiểm nhiều hơn nữ giới (oR0,8, 95% cI 0,7 – 0,9). Số người lớn đi xe máy đội mũ bảo hiểm cao hơn so với thanh thiếu niên(oR 9,6, 95% cI 5,9 – 12,2). Tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm cao hơn nhiều ở các tuyến đường bắtbuộc đội mũ bảo hiểm và tỷ lệ này ở các tuyến đường quốc lộ là 59,0%, ở tỉnh là 40,0%, ở huyện là24,2%, ở xã là 12,7% và ở các tuyến đường trong thành phố hải Dương là 9,5% [11]. những consố này gợi ý rằng nếu không có các quy định pháp lý, người đi xe máy ở Việt nam sẽ không sử dụngmũ bảo hiểm.

Gần đây hơn, vào ngày 29 tháng 6 năm 2007, chính phủ Việt nam đã ban hành nghị quyết số32, quy định tất cả người lái xe máy và người ngồi sau xe máy phải đội mũ bảo hiểm trên mọi tuyếnđường bắt đầu từ ngày 15 tháng 12 năm 2007 [12]. Một số nghiên cứu đã được thực hiện để tìmhiểu tác động của nghị quyết này. Một vài nghiên cứu được thực hiện trước và một số nghiên cứuđược thực hiện sau khi ban hành nghị quyết này để đánh giá sự thay đổi. nghiên cứu của Pervin vàcộng sự cho thấy tần suất sử dụng mũ bảo hiểm tại 4 địa điểm nghiên cứu ở người lớn là 90-99%nhưng ở trẻ em từ 7 tuổi trở xuống chỉ là 15-33% và ở trẻ em từ 7-14 tuổi là 38-53%. Trẻ em đội mũbảo hiểm ít hơn nhiều so với người lớn. Tác giả cũng chỉ ra rằng quy định phạt người lớn có trẻ emđi kèm không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy đã được đề xuất ở Việt nam. Tuy nhiên, các nỗ lựcvận động chính sách và tiếp thị xã hội cần phải được đẩy mạnh hơn nữa để phổ biến thông tin vềcác lợi ích an toàn của việc đội mũ bảo hiểm, xóa bỏ các quan niệm sai lầm của người dân [13].Một nghiên cứu dọc tại 3 tỉnh yên Bái, đà nẵng và Bình Dương đã được thực hiện để so sánh tỷ lệđội mũ bảo hiểm ngay sau khi nghị quyết 32 có hiệu lực vào tháng 12 năm 2007 với khoảng thờigian theo dõi là 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng và 22 tháng sau khi nghị quyết được áp dụng. nghiêncứu này cho thấy tỷ lệ đội mũ bảo hiểm tăng sau 6 tháng. Tỷ lệ này giảm xuống sau 12 và 18 thángở yên Bái, đà nẵng nhưng sau đó lại tăng lên sau 22 tháng (tháng 9 năm 2009) và đạt tỷ lệ cao tới99% [14].

2.2. Chấn thương có chủ định và các chính sách liên quanKhông giống như chấn thương không có chủ định, có rất ít nghiên cứu có tầm cỡ quốc gia về

chấn thương có chủ định và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam. SAVy1 được xem là điều tra đầu

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

14

tiên nghiên cứu vấn đề này. Số liệu SAVy1 cho thấy tỷ lệ bạo lực gia đình là tương đối thấp. chỉ có2,2% thanh thiếu niên nói rằng đã từng bị người trong gia đình gây thương tích. Tuy nhiên, tỷ lệnày ở nam cao hơn nữ. SAVy1 cũng chỉ ra rằng thanh thiếu niên ở thành thị có nguy cơ bị thànhviên trong gia đình gây thương tích cao hơn 50% so với thanh thiếu niên ở nông thôn. đối với thanhthiếu niên đã lập gia đình, tỷ lệ bị chấn thương do vợ hoặc chồng gây ra chiếm 5,2% và cao nhất ởnhóm nữ giới có tuổi từ 22-25 (8,2%). Tình trạng bạo lực gia đình này ở dân tộc Kinh phổ biếnhơn so với các dân tộc thiểu số khác (6,1% so với 2,7%) [3]. Theo số liệu SAVy1, tỷ lệ thanh thiếuniên Việt nam bị người khác cố ý gây thương tích là 8%, con số này ở nam giới cao hơn có ý nghĩathống kê so với nữ giới. Tuy nhiên, chỉ có 1,4% số đối tượng tham gia nghiên cứu cho biết họ bịngười khác gây thương tích nặng đến mức phải cần đến chăm sóc y tế. Mặc dù tỷ lệ thanh thiếuniên có mang vũ khí, tham gia tụ tập, gây rối hoặc tham gia đua xe là không cao (lần lượt là 2,3%,2,5% và 1,2%), nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều trong số các hành vi này có liên quan đến bạolực giữa các cá nhân với nhau. SAVy1 tìm ra một số yếu tố liên quan đến bạo lực, bao gồm: là namgiới, đã từng say rượu bia, đã từng bị người khác cố ý gây thương tích, từng tụ tập, gây rối hay mangtheo vũ khí. Một điều rất lý thú là thanh thiếu thiên là thành viên của các tổ chức đoàn thể hoặccác câu lạc bộ cộng đồng gây thương tích cho người khác ít hơn tới hai lần so với các nhóm thanhthiếu niên khác.

Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 70/2003/QD-TTg về việc phê chuẩn chiếnlược phát triển thanh thiếu niên Việt nam tới năm 2010 (ngày 29 tháng tư). Mục tiêu thứ 4 củachiến lược này chú trọng vào các vấn đề như nâng cao sức khỏe, đẩy mạnh cuộc sống tinh thần, xâydựng nếp sống có văn hóa, bài trừ tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật ở thanh thiếu niên [15]. Tuyniên, chiến lược này chưa xem các vấn đề như chấn thương/bạo lực có chủ đích và không có chủđích là các vấn đề sức khỏe vị thành niên. nhìn chung, tất cả các chiến lược và chính sách quốc giađã được ban hành hoặc là quá rộng hoặc chưa được xây dựng cụ thể để xem xét các vấn đề liên quanđến chấn thương, bạo lực hay các vấn đề sức khỏe khác ở thanh thiếu niên Việt nam. Vào tháng 11năm 2007, Quốc hội đã thông qua luật phòng chống bạo lực gia đình. như vậy, sức khỏe vị thànhniên và thanh niên đã được công nhận cần phải được quan tâm hơn nữa trong các chính sách cũngnhư các chương trình ở cấp quốc gia.

điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt nam (SAVy1) năm 2003 được xem làcuộc điều tra cấp quốc gia đầu tiên về lĩnh vực này nhằm cung cấp một bức tranh toàn diện về thựctrạng cuộc sống cá nhân và xã hội cũng như các vấn đề sức khỏe của vị thành niên và thanh niênViệt nam. như đã nói ở trên, sau khi kết quả điều tra này được công bố, đã có một số chính sách,chiến lược được xây dựng và thực hiện. Do đó, nghiên cứu SAVy lần thứ 2 năm 2008 được tiếnhành với kì vọng sẽ cung cấp các kết quả chủ yếu về thực trạng chấn thương, bạo lực nhằm đánhgiá những thay đổi diễn ra trong vòng 5 năm qua. những kết quả và so sánh giữa SAVy1 với SAVy2trình bày trong báo cáo chuyên đề này sẽ cung cấp các thông tin cập nhật hơn về sức khỏe vị thànhniên, những tiến bộ đã đạt được cũng như những thách thức mà chúng ta phải đối mặt. Mới đây,Quốc hội cũng đã phê chuẩn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21/11/2007 gồm 6 chương22 điều. Tuy nhiên, việc thực thi luật này tới đâu, hiện chưa có số liệu chính thức.

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

15

3. các KẾT QuẢ chỦ yẾu

3.1. Chấn thương không có chủ định ở thanh thiếu niên Việt Nam3.1.1. Chấn thương và các yếu tố liên quan

Tương tự như ở SAVy1, vị thành niên ở nghiên cứu SAVy2 cũng được đặt câu hỏi là họ có bịtai nạn/thương tích cần phải chăm sóc y tế trong vòng 12 tháng qua hay không. Kết quả nghiêncứu chỉ ra rằng 6,6% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 14-25 bị chấn thương trong vòng 12 thángtrước (thấp hơn tỷ lệ 7,4% trong nghiên cứu SAVy1). Tỷ lệ này ở các nhóm tuổi 14-17, 18-21 và22-25 đều thấp hơn so với SAVy1, ở mức lần lượt là 5,3%, 8,2% và 7,3%. nam giới có tỷ lệ chấnthương cao hơn nữ nhưng mức chênh lệch so với nữ giới thấp hơn so với tỷ lệ trong SAVy1 (8,0%và 5,2% so với 11,0% và 3,7% trong SAVy1). Kết quả SAVy2 cho thấy tỷ lệ chấn thương ở vị thànhniên và thanh niên cao hơn tỷ lệ được báo cáo trong điều tra chấn thương quốc gia năm 2001(VMIS). Theo số liệu VMIS, có 5,2% vị thành niên trong độ tuổi từ 14-25 từng bị chấn thươngtrong vòng 12 tháng trước khi tiến hành điều tra [16]; tỷ lệ chấn thương ở ba nhóm tuổi nêu trênlần lượt là 5%, 5,1%, 5,5% và tỷ lệ chấn thương ở nam giới và nữ giới lần lượt là 7,2% và 3,2%. Tínhtheo khu vực địa lý, tỷ lệ chấn thương ở khu vực Bắc Trung Bộ là thấp nhất (4,2%), chỉ bằng gầnmột nửa so với tỷ lệ chấn thương ở khu vực ven biển miền Trung và đông nam Bộ (đều là 8,3%).Trong nghiên cứu SAVy1, tỷ lệ chấn thương thấp nhất ở vùng đồng bằng sông hồng (5,4%), ởphía nam cao hơn phía bắc và cao nhất ở vùng đông nam Bộ (10,7%). (xem hình 1). các con sốnày cũng tương tự như mô hình được mô tả trong điều tra chấn thương quốc gia năm 2001: tỷ lệchấn thương ở phía nam cũng cao hơn phía bắc.

Một điều quan trọng là có thay đổi về sự khác biệt giữa nam và nữ. Trong SAVy1, nam vị thànhniên ở thành thị có tỷ lệ chấn thương cao nhất (13,9%), tiếp đó là nam ở nông thôn (10%), kế đólà nữ ở thành thị (5%) và thấp nhất là nữ ở nông thôn (3,3%). Tuy nhiên, 5 năm sau, kết quả nghiêncứu SAVy2 cho thấy tỷ lệ chấn thương ở nam giới cả ở thành thị lẫn nông thôn đều đều giảm (7%ở thành thị và 8,3% ở nông thôn), trong khi đó tỷ lệ này ở nữ giới sống tại thành thị tăng lên đến7,6%. Tỷ lệ này ở nữ giới tại nông thôn cũng tăng nhẹ.

SAVy2 cho thấy có sự thay đổi về mô hình chấn thương không gây tử vong. Khác với SAVy1,tại các khu vực thành thị, tỷ lệ chấn thương ở nam giới ở hầu hết các nhóm tuổi đều thấp hơn tỷ lệchấn thương ở nữ giới. Lần đầu tiên, tỷ lệ chấn thương ở nam giới tại nông thôn cao hơn tỷ lệ chấnthương ở nam giới tại thành thị. Kết quả so sánh giữa nghiên cứu SAVy và VMIS được minh họatrong hình 2. Không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ chấn thương ở nam giới, với tỷ lệ chấn thương ởnam giới trong nghiên cứu SAVy1 năm 2003 là cao nhất. Tỷ lệ này giảm xuống đáng kể ở SAVy2và thấp nhất ở nghiên cứu VMIS năm 2001. Tuy nhiên, ở nữ giới, tỷ lệ chấn thương nói chungkhông thay đổi nhưng khi phân tích theo nhóm tuổi, nhóm tuổi cao hơn (22-25) lại chiếm tỷ lệcao hơn trước. Tóm lại, chấn thương vẫn là một gánh nặng bệnh tật đối với vị thành niên và thanhniên ở Việt nam nhưng một xu thế mới đáng lo ngại đang xuất hiện đó là có sự gia tăng tỷ lệ chấnthương ở nữ giới.

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

16

hÌNh 2. Tỷ lệ chấn thương trong vòng 12 tháng qua theo giới và nhóm tuổi: so sánh giữa các nghiên cứu SAVY1, SAVY2 và VMIS

14.0

nam nữ12.0

10.0

8.0

6.0

4.0

2.0

0.014-17 18-21 22-25 14-25 14-17 18-21 22-25 14-25 14-17 18-21 22-25 14-25

18.0

16.0

14.0

12.0

10.0

8.0

6.0

4.0

2.0

0.0

14-17

SaVY 1 SaVY 2

18-21 22-25

Thành thị - nam Thành thị - nữ

14-25 14-17 18-21 22-25 14-25

10.4

15.6

12.0

5.24.5

16.8

11.8

5.3

10.0

13.9

5.0

3.3

5.66.15.64.6

9.89.4

11.1

4.1

6.1

8

10.2

4.1

77.6

8.3

4.3

1.8

7.9

4.73.2

nông thôn - nữnông thôn - nam

hÌNh 1. Tỷ lệ chấn thương không gây tử vong trong vòng 12 tháng qua theo giới và khu vực: so sánh giữa SAVY1 và SAVY2 (%)

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

17

Tương tự như kết quả nghiên cứu VMIS và SAVy1, số liệu SAVy2 cho thấy chấn thươngthường hay xảy ra nhất trên đường phố (hình 3). hiện nay, khoảng cách giữa chấn thương trênđường phố với chấn thương tại nhà hay ở nơi làm việc lớn hơn rất nhiều so với trước kia. cụ thể,SAVy2 cho thấy chấn thương trên đường phố chiếm tới 73,3% trong tổng số các trường hợp chấnthương (con số này trong SAVy1 chỉ là 59,8%). Tỷ lệ này ở nữ giới cao hơn nam giới, nhất là ởthành thị (tại thành thị, con số này là 75,3% ở nam so với 85,9% ở nữ, tại nông thôn, con số này là67,6% ở nam so với 76,4% ở nữ).

Trong nghiên cứu SAVy2, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về địa điểm xảy ra chấn thươnggiữa nam và nữ. nữ giới có tỷ lệ chấn thương tại nhà cao hơn nam giới (10,8% so với 8,4%, p<0,05)nhưng có tỷ lệ chấn thương tại nơi làm việc thấp hơn (4,4% so với 11,9%). Sự khác biệt về giớitrong tỷ lệ chấn thương giao thông ở SAVy1 là 59,3% ở nam so với 61,3% ở nữ. Trong SAVy2, tỷlệ chấn thương giao thông ở nam là 69,3% so với 79,6% ở nữ. điều này cho thấy tai nạn giao thôngchiếm phần lớn trong tổng số các loại chấn thương và có xu hướng tăng lên đối với nữ. Tỷ lệ tai nạngiao thông nói chung tăng lên có thể do tỷ lệ sử dụng xe máy tăng cao hơn và mật độ giao thôngngày càng dày đặc ở Việt nam trong những năm gần đây. SAVy cho thấy tỷ lệ chấn thương giaothông ở thành thị cao hơn có ý nghĩa thống kê so với ở nông thôn (80,5% so với 70,5%, p<0,05).điều này cũng phù hợp với thực tế thanh thiếu niên thành thị thường xuyên sử dụng xe máy và cótỷ lệ đội mũ bảo hiểm thấp (xem them phần 3.1.2).

hÌNh 3. Nơi xảy ra tai nạn/thương tích (%)

trên đường/phố

Thể thao; 1.1

Nơi côngcộng; 1.6

tại nhà; 9.5Nơi làm việc;

9.0trường học;

4.2

Sông hồ;1.4

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

18

Về việc tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp chấn thương, SAVy2 cho thấy 2,3% vị thành niên tìmkiếm sự giúp đỡ ở trường học, 28,1% mua thuốc tự điều trị, 39,9% tìm đến các dịch vụ y tế tư nhân,15,7% tìm đến các thầy lang, 25,5% đến các bệnh viện huyện, 30,6% đến các bệnh viện cấp tỉnhhoặc cấp trung ương, và 20,4% tìm kiếm sự giúp đỡ từ các thành viên trong gia đình. chỉ có 2,3%tìm đến các trạm y tế xã.

3.1.2. Hành vi lái xe máy và sử dụng mũ bảo hiểm

như kết quả SAVy1 cho thấy tai nạn giao thông ở thanh thiếu niên Việt nam đã trở thànhmối quan ngại ở phạm vi quốc gia. Trong nghiên cứu SAVy2, thanh thiếu niên cũng được đặt câuhỏi về việc đã từng lái xe máy, từng ngồi sau xe máy do người khác lái hay chưa, có đội mũ bảo hiểmkhông và mức độ thường xuyên đội mũ bảo hiểm, lý do tại sao đội mũ bảo hiểm, tại sao không đội.

nhìn chung, 75% thanh thiếu niên đã từng lái xe máy hoặc ngồi sau xe máy do người khác lái(tỷ lệ này ở SAVy1 chỉ là 54,2%). con số này tăng lên theo nhóm tuổi: 59,3% ở nhóm tuổi 14-17,88,7% ở nhóm 18-21 tuổi và 90,4% ở nhóm 22-25 tuổi (các tỷ lệ tương ứng ở SAVy1 là 36,6%,67,1% và 70,5%). nam giới lái xe máy nhiều hơn nữ giới: 82,4% so với 67,4% (các tỷ lệ này ở SAVy1là 63,8% so với 44,6%). Thanh thiếu niên dân tộc Kinh/hoa có tỷ lệ lái xe máy cao hơn so với cácdân tộc khác (76,1% so với 68,8%). Tỷ lệ lái xe máy theo nhóm tuổi ở dân tộc Kinh/hoa lần lượtlà 59,3% ở nhóm 14-17 tuổi, 90,8% ở nhóm 18-21 tuổi và 93,7% ở nhóm 22-25 tuổi. các dân tộckhác có tỷ lệ lái xe máy theo nhóm tuổi lần lượt là 59,6% ở nhóm 14-17 tuổi, 77,5% ở nhóm 18-21tuổi và 73,7% ở nhóm 22-25 tuổi. có sự khác biệt lớn giữa nông thôn và thành thị, đặc biệt ở namgiới - là nhóm có tỷ lệ từng sử dụng xe máy cao nhất (hình 4). Tỷ lệ nam giới thuộc nhóm tuổi 22-

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

19

25, sống ở thành thị, sử dụng xe máy là 99%; tỷ lệ này ở nữ giới sống tại thành thị là 94,2% (tỷ lệnày ở SAVy1 đối với nhóm tuổi 22-25 lần lượt là 80,2% và 45,2%). hình 4 cho thấy cả SAVy1 vàSAVy2 đều có chung một xu hướng là tỷ lệ từng lái xe máy tăng lên theo tuổi ở cả nam lẫn nữ, nôngthôn cũng như thành thị. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là sau 5 năm khoảng cách về tỷ lệ sử dụngxe máy giữa nông thôn và thành thị đã thu hẹp lại. Rõ ràng là điều này có liên quan tới quá trình đôthị hóa nhanh chóng cũng như việc mức sống và thu nhập của người dân nông thôn đã được cảithiện. Mặt khác, điều này cũng góp phần lý giải việc nguy cơ chấn thương giao thông tăng lên ởthanh thiếu niên, đặc biệt là ở nam thanh thiếu niên thành thị.

như đã nêu ở trên, việc đội mũ bảo hiểm đã chính thức trở thành bắt buộc đối với người dânViệt nam từ tháng 12 năm 2007. điều này đã lý giải tại sao tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm ở SAVy2cao hơn rất nhiều so với SAVy1. cụ thể là ở SAVy1, tỷ lệ thường xuyên đội mũ bảo hiểm là 26,2%(29,7% ở nam và 22,7% ở nữ). Phân tích theo nhóm tuổi, tỷ lệ này là 19,9% đối với nhóm tuổi 14-17, 28,2% đối với nhóm tuổi 18-21 và 35,9% đối với nhóm tuổi 22-25. Ở SAVy2, tỷ lệ đội mũ bảohiểm cao hơn rất nhiều: 73,6% (tỷ lệ cho từng nhóm tuổi lần lượt là 63,9%, 78,6% và 82,7%). nhìnchung, trong nghiên cứu SAVy2, tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm ở tất cả các vùng, khu vực đều cao hơnso với SAVy1. Tuy nhiên, khi so sánh với một số điều tra khác, tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm do vịthành niên tự trả lời trong SAVy2 vẫn thấp hơn so với các số liệu quan sát tại chỗ [13], hay so vớinghiên cứu tiến hành tại 3 tỉnh do Tổ chức y tế Thế giới và Trường đại học y tế công cộng phốihợp thực hiện [14]. Một điều đáng lưu ý là trong SAVy2, thông tin về hành vi sử dụng mũ bảohiểm do đối tượng tham gia nghiên cứu cung cấp, thông tin về hành vi đội mũ bảo hiểm trên thực

hÌNh 4. Tỷ lệ chấn thương không gây tử vong trong vòng 12 tháng qua theo giới và khu vực: so sánh giữa SAVY1 và SAVY2 (%)

120.0

100.0

80.0

60.0

40.0

20.0

0.014-17

SaVY 1 SaVY 2

18-21 22-25

Thành thị - nam Thành thị - nữ

14-25 14-17 18-21 22-25 14-25

53.5

89.2

74.372.8

50.645.8

77.4

64.2 66.9 68.9

95.894.499.0

94.294.7

80.583.7 82.0

74.2

65.0

79.1

93.4

50.350.0

59.5

38.4

80.286.8

95.8

43.540.6

25.6

nông thôn - nữnông thôn - nam

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

20

tế và qua quan sát tại chỗ không được thu thập. nếu gộp câu trả lời của cả 2 lựa chọn “thường xuyênđội mũ bảo hiểm” và “thỉnh thoảng đội mũ bảo hiểm” thì có tới 99,6% người lái xe máy cho biết đãtừng đội mũ bảo hiểm, tỷ lệ này cao hơn và sát với kết quả của các cuộc điều tra khác.

Trong SAVy2, không có sự khác biệt lớn giữa nông thôn và thành thị về việc đội mũ bảo hiểmnhư đã thấy trong SAVy1. Mô hình về tỷ lệ đội mũ bảo hiểm theo nhóm tuổi (trình bày trong hình5) trong SAVy2 có sự khác biệt với SAVy1. Trong số những người từng lái xe máy trong SAVy1,nam thanh thiếu niên nông thôn trong độ tuổi 22-25 có tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm cao nhất(44,5%), sau đó đến nam vị thành niên thành thị cùng độ tuổi (36,4%), tiếp đến là nam vị thànhniên nông thôn trong độ tuổi từ 18-21 (34,2%). Xu hướng này hiện nay đã thay đổi (hình 5), đốivới cả nam lẫn nữ sinh sống tại thành thị, tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm cao hơn những người sống ởnông thôn. Tỷ lệ đội mũ bảo hiểm ở nam thanh thiếu niên nông thôn trong SAVy2 cao gấp hơnhai lần so với tỷ lệ này trong SAVy1 (62,9% so với 30,9%), tỷ lệ này ở nhóm nữ thanh thiếu niênnông thôn là 78,9% (so với tỷ lệ 23,1% ở SAVy1). Tương tự như vậy, theo SAVy2, ở thành thị, tỷlệ nam giới đội mũ bảo hiểm là 79,8% (trong SAVy1 tỷ lệ này là 25,7%) và tỷ lệ nữ giới đội mũ bảohiểm là 89,3% (tỷ lệ này trong SAVy1 là 21,4%). nữ thanh thiếu niên thành thị là nhóm có tỷ lệ sửdụng mũ bảo hiểm khi đi xe máy cao nhất – đây là một chuyển biến lớn sau 5 năm.

Trong SAVy1, thanh thiếu niên được hỏi về các yếu tố ảnh hưởng lên việc thường xuyên độimũ bảo hiểm. Kết quả cho thấy 51,9% trả lời rằng các quy định luật pháp đã ảnh hưởng đến quyếtđịnh sử dụng mũ bảo hiểm của họ; 37% nói rằng họ đội mũ bảo hiểm là do đã nhìn thấy tai nạnhay người chết do tai nạn giao thông và chỉ có 4% nói rằng họ được giáo dục về hành vi đội mũ bảohiểm. Rõ ràng là các quy định pháp luật về việc đội mũ bảo hiểm đã có tác động mạnh mẽ lên hànhvi của thanh thiếu niên, đặc biệt là ở các khu vực thành thị nơi cảnh sát xuất hiện thường xuyênhơn và có nhiều khả năng bị phạt vì vi phạm hơn so với ở nông thôn.

hÌNh 5. Tỷ lệ luôn luôn đội mũ bảo hiểm theo giới và khu vực nông thôn/thành thị

14-17

SaVY 1 SaVY 2

18-21 22-25

Thành thị - nam Thành thị - nữ

14-25 14-17 18-21 22-25 14-25

nông thôn - nữnông thôn - nam

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

70.0

80.0

90.0

100.0

10.0

0.0

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

21

Vào thời điểm SAVy1 được tiến hành, cần lưu ý rằng lúc đó Bộ Giao thông – Vận tải mới chỉban hành thông tư bắt buộc người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm trên đường lớn (hầu hết là cáctuyến đường liên tỉnh). Do vậy, thanh thiếu niên nông thôn tuân thủ quy định này tốt hơn trongkhi thanh thiếu niên thành thị bất cẩn hơn và không để ý đến việc đội mũ bảo hiểm nếu khôngthường xuyên đi từ tỉnh này sang tỉnh khác. đến khi SAVy2 được thực hiện, bức tranh này đã thayđổi trái ngược, thanh thiếu niên thành thị lại cẩn trọng hơn và tuân thủ quy định đội mũ bảo hiểmchặt chẽ hơn.

hình 6 đưa ra một mô hình thú vị liên quan đến việc luôn luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xemáy. Trong SAVy1, tỷ lệ thanh thiếu niên luôn đội mũ bảo hiểm ở các khu vực phía bắc cao hơn sovới miền trung và các khu vực phía nam Việt nam. Trong SAVy2, khi việc đội mũ bảo hiểm trởnên bắt buộc trên mọi tuyến đường thì tỷ lệ luôn luôn đội mũ bảo hiểm ở các tỉnh phía nam nhìnchung lại cao hơn các tỉnh miền bắc. cụ thể là, ở khu vực đông nam Bộ, nơi có mật độ dân số vàgiao thông dày đặc nhất trong cả nước, tỷ lệ luôn luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trong SAVy1 là thấp nhất, chỉ đạt 17,2% - nhưng sang đến SAVy2 tỷ lệ này đã tăng lên tới 86%, chỉ đứng saukhu vực đồng bằng sông cửu Long – nơi mà tỷ lệ này đạt mức 94,4%.

Trong nghiên cứu SAVy2, vị thành niên cũng được đặt câu hỏi liệu trong vòng 6 tháng qua họcó lần nào không đội mũ bảo hiểm không. câu hỏi này giúp tìm hiểu sâu việc tuân thủ quy địnhbắt buộc đội mũ bảo hiểm của thanh thiếu niên và không có trong SAVy1. Phần lớn thanh thiếuniên đều thừa nhận rằng họ thỉnh thoảng có đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm: tỷ lệ này ở namlà 87,8% , ở nữ là 81,0%, và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thành thị và nông thôn.Tương tự như tỷ lệ luôn luôn đội mũ bảo hiểm theo vùng miền trong hình 6, tỷ lệ thỉnh thoảng độimũ bảo hiểm trong vòng 6 tháng qua cũng cho thấy xu hướng thanh thiếu niên ở các vùng phía

hÌNh 6. Tỷ lệ luôn luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy theo khu vực địa lý

14 - 17 18 - 21 14 - 2522 - 25

0đB Sông hồng đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung bộ Duyên hải TB Tây nguyênđông nam bộ đB Sông cửu

Long

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

22

hÌNh 7. Tỷ lệ từng bị tai nạn giao thông theo giới, tuổi và khu vực nông thôn/thành thị

Thành thị - nam Thành thị - nữ nông thôn - nữnông thôn - nam

14-17 18-21 22-25 14-17 18-21 22-25SaVY 1 SaVY 2

0.0

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0 23.3

33.5

41.6

21.7

16.3

5.78.4 9.1

5.2

13.516.416.2

8.5 9.9

1820.3

23.7

6

24.7

19.5

8.2

19.0

8.26.3

30.0

35.0

40.0

45.0

nam và có mức độ đô thị hóa cao hơn tuân thủ quy định đội mũ bảo hiểm tốt hơn. Bên cạnh đó,SAVy2 cũng đặt câu hỏi: “trong vòng 6 tháng qua bạn đã bao giờ bị phạt vì không đội mũ bảo hiểmchưa?”. Kết quả cho thấy tỷ lệ bị phạt cao nhất ở những vùng có tỷ lệ tuân thủ quy định đội mũ bảohiểm cao nhất và có tỷ lệ “thỉnh thoảng không đội mũ bảo hiểm” thấp nhất. cụ thể là thanh thiếuniên ở vùng đông nam Bộ có tỷ lệ bị phạt là 15,3%, tỷ lệ này ở vùng đồng bằng sông cửu Long là12,7%, ở vùng cao nguyên Trung Bộ là 12,6%, ở vùng ven biển miền Trung là 7,0%, ở vùng BắcTrung Bộ là 9,1%, ở khu vực Tây Bắc là 4,2%, ở khu vực đông Bắc Bộ là 5,0% và khu vực đồngbằng sông hồng là 6,6 %. Mặc dù không thể chỉ rõ mối quan hệ nhân quả từ số liệu của một nghiêncứu cắt ngang như SAVy nhưng kết quả này cũng gợi ý rằng việc thực thi luật lệ chặt chẽ hơn ở cáctỉnh và khu vực phía nam có thể có tác động tới tỷ lệ tuân thủ quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm.

3.1.3. Chấn thương giao thông và hành vi uống rượu bia

Bộ câu hỏi phỏng vấn trong SAVy1 không đặt ra các câu hỏi cụ thể giúp xác định chính xác tỷlệ chấn thương giao thông. Thay vào đó có các câu hỏi về việc liệu vị thành niên đã từng bị chấnthương giao thông hay chưa. Trong SAVy2, các câu hỏi này đã được chỉnh sửa lại, cho phép tìmhiểu cả tỷ lệ chấn thương giao thông lẫn tỷ lệ chấn thương trong vòng 12 tháng trước khi tiến hànhcuộc điều tra. Về tỷ lệ hiện mắc chấn thương giao thông, kết quả SAVy2 đưa ra tỷ lệ thấp hơn sovới SAVy1 (10,6% so với 14,1%). Không ngạc nhiên khi tỷ lệ này ở cả 2 giới đều giảm nhưng sựkhác biệt giữa nam và nữ trong SAVy2 đã được thu hẹp lại. Tỷ lệ chấn thương giao thông ở nam là11,9% so với 9,2% ở nữ (tỷ lệ này ở SAVy1 là 17,8% đối với nam và 10,4% đối với nữ). Tỷ lệ này ởthành thị cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nông thôn (ở thành thị, tỷ lệ này là 13,7% đối với namvà 14,1% đối với nữ còn ở thành thị tỷ lệ này là 11,4% đối với nam và 7,5% đối với nữ). Tương tựnhư trong SAVy1, tỷ lệ này cao nhất ở khu vực đông nam Bộ, ở mức 16,3% (trong SAVy1 là26,9%) và thấp nhất ở khu vực Tây Bắc, ở mức 7,1% (trong SAVy1 là 6,8%).

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

23

Tỷ lệ thanh thiếu niên từng bị chấn thương giao thông theo tuổi/giới, theo thành thị/nôngthôn trong SAVy1 và SAVy2 được trình bày trong hình 7. nhìn chung, SAVy2 có tỷ lệ chấn thươnggiao thông ở khu vực thành thị thấp hơn; tuy nhiên nam giới có mức độ giảm lớn hơn. ngược lại,tỷ lệ chấn thương giao thông ở nông thôn chưa được cải thiện nhiều. Trên thực tế, tỷ lệ ở cả namlẫn nữ thanh thiếu niên nông thôn trong độ tuổi 22-25 trong SAVy2 thậm chí còn cao hơn so vớiSAVy1. điều này phù hợp với tỷ lệ đi xe máy cao hơn ở nông thôn và có thể cả với tỷ lệ sử dụng mũbảo hiểm thấp hơn ở khu vực này như đã nêu ở trên.

nhìn chung, 33,8% trong tổng số những người từng bị chấn thương giao thông cho biết họđã bị chấn thương giao thông trong vòng 12 tháng trước khi tiến hành điều tra (SAVy1 không tìmhiểu thông tin này). Tỷ lệ chấn thương giao thông nói chung là 4,1% (4,9% đối với nam và 3,4%đối với nữ). Tỷ lệ này tăng lên đến 7,3% trong nhóm nam giới thuộc độ tuổi 18-21 và 6,7% trongnhóm nam giới thuộc độ tuổi 22-25. Tỷ lệ này trong nhóm nữ giới thuộc độ tuổi 18-21 và 22-25lần lượt là 3,8% và 4,6%. Theo số liệu cho nhóm tuổi 20-14 của nghiên cứu VMIS năm 2001, tỷ lệbị chấn thương giao thông không gây tử vong trong vòng 12 tháng trước khi điều tra chỉ ở mức 3%đối với nam và 1,3% đối với nữ [17]. Tỷ lệ chấn thương giao thông đường bộ theo giới và theo khuvực nông thôn/thành thị được tình bày trong hình 8; xu hướng này cũng phù hợp với số liệu vềchấn thương từ các nguồn khác, trong đó tỷ lệ chấn thương giao thông đường bộ ở nữ cao hơn ởnam tại các đô thị. nếu phân tích theo tình trạng kinh tế hộ gia đình, thanh thiếu niên sống trongcác gia đình có điều kiện kinh tế trung bình có tỷ lệ chấn thương giao thông đường bộ cao hơn, ởmức 4,9% so với tỷ lệ 3,5% ở thanh niếu niên sống trong các hộ gia đình có điều kiện kinh tế kémhơn và tỷ lệ 4,1% ở thanh thiếu niên sống trong các gia đình khá giả hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ bị chấnthương giao thông trong vòng 12 tháng trước khi tiến hành điều tra không có sự khác biệt có ýnghĩa thống kê giữa các dân tộc khác nhau.

hÌNh 8. Tỷ lệ từng bị chấn thương giao thông trong vòng 12 qua theo giới, tuổi và khu vực nông thôn/thành thị

Thành thị - nam Thành thị - nữ nông thôn - nữnông thôn - nam

14-17 18-21 22-25 14-25

0

1

2

3

4

5

6

7

8

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

24

hÌNh 9. Tỷ lệ từng lái xe máy sau khi uống rượu bia

10

20 19

59

68.1

46.1

9.412.7

8.6

30

40

50

60

70

10

nam nữ

4.1

14-17 18-21 22-25 14-25

Lái xe khi say rượu bia là mối quan tâm lớn của các chương trình phòng chống chấn thươnggiao thông. đã từng say rượu bia là một yếu tố nguy cơ có ý nghĩa thống kê của chấn thương giaothông [3]. Kết quả SAVy2 cho thấy việc sử dụng rượu bia là khá phổ biến ở thanh thiếu niên;khoảng 80% nam giới và 36,5% nữ giới đã từng uống hết một cốc bia/rượu. Trong số những ngườiđã từng uống rượu bia, có một phần ba cho biết họ đã từng lái xe máy sau khi uống. Tỷ lệ lái xe máysau khi uống rượu bia theo nhóm tuổi và giới được trình bày trong hình 9. Tình trạng lái xe máysau khi uống rượu bia trở nên phổ biến hơn khi điều kiện kinh tế khá giả hơn. Một điều quan trọnglà tình trạng này ở thành thị phổ biến hơn ở nông thôn (35,8% ở thành thị và 31,6% ở nông thôn,p<0,01). Tương tự như thế, đối với câu hỏi “đã từng ngồi sau xe người vừa uống rượu bia chưa”, có62,1% nam giới và 42,9% nữ giới trả lời là đã từng như vậy.

để có thể hiểu rõ hơn các yếu tố liên quan với việc vị thành niên từng bị chấn thương giaothông đường bộ, một mô hình hồi quy logic đã được thiết lập. Kết quả của mô hình này đưa ra cácyếu tố liên quan sau đây:

· Tuổi nhiều hơn,

· Là nam giới,

· đã từng say rượu bia,

· đã từng lái xe máy sau khi uống rượu bia,

· Khu vực địa lý (Bảng 1).

cụ thể là thanh thiếu niên thuộc hai nhóm tuổi cao hơn 18-21 và 22-25 lần lượt có nguy cơtừng bị chấn thương giao thông cao gấp 1,6 lần và 1,9 lần so với thanh thiếu niên thuộc nhóm tuổi14-17. nam giới có nguy cơ cao gấp 1,3 lần so với nữ giới. Liên quan đến hành vi sử dụng rượu bia,

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

25

thanh thiếu niên cho biết đã từng say rượu bia có nguy cơ bị chấn thương giao thông cao gấp 1,7lần so với những thanh thiếu niên chưa từng say rượu bia. Một thực tế quan trọng là những ngườithừa nhận từng lái xe máy sau khi uống rượu bia có nguy cơ bị chấn thương giao thông cao hơn gần2 lần. Khi phân tích theo khu vực địa lý, thanh thiếu niên ở vùng đông nam Bộ có nguy cơ chấnthương giao thông cao gấp 1,5 lần so với thanh thiếu niên sinh sống ở đồng bằng sông cửu Long.các mô hình hồi quy trong SAVy1 đã cho thấy tuổi, giới và từng say rượu bia là các yếu tố nguy cơ[3]. Một lần nữa, mô hình hồi quy đa biến trong SAVy2 lại khẳng định say rượu bia có liên quanchặt chẽ với nguy cơ bị chấn thương giao thông đường bộ. Trong khi trong vòng năm năm qua,

Yếu tố dự đoán (biến độc lập) b Sai số chuẩn p or

giới

nam 0,260 0,084 0,002 1,297

nữ (*) — — — 1

Nhóm tuổi

22-25 0,644 0,091 0,001 1,905

18-21 0,476 0,086 0,001 1,609

14-17 (*) — — — 1

Đã từng say rượu bia

đã từng 0,544 0,086 0,001 1,723

chưa từng (*) — — — 1

Đã từng lái xe máy sau khi uống rượu/bia

đã từng 0,658 0,092 0,001 1,932chưa từng (*) — — — 1

Vùng/miền

đồng bằng sông hồng -0,035 0,115 0,760 0,966

đông Bắc Bộ -0,164 0,127 0,195 0,849

Tây Bắc -0,368 0,222 0,097 0,692

Bắc Trung Bộ -0,149 0,133 0,262 0,862

Ven biển miền Trung 0,236 0,135 0,080 1,266

cao nguyên Trung Bộ 0,058 0,150 0,697 1,060

đông nam Bộ 0,415 0,107 0,000 1,514

đồng bằng sông cửu Long (*) — — — 1

Số lượng quan sát (N) = 10.034 (*) = Nhóm so sánh. — = Không có/không áp dụng

Kiểm định sự phù hợp của mô hình Hosmer & Lemeshow χ2 = 4,533; df=8 ; p=0,806.

bảNg 1. Mô hình hồi quy logic dự đoán nguy cơ từng bị chấn thương giao thông

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

26

việc sử dụng rượu bia ngày càng trở nên phổ biến và phần lớn những người trẻ tuổi ngày nay đềusử dụng xe máy, vấn đề lái xe và sử dụng rượu bia cần được xem là trọng tâm của các chương trìnhphòng chống chấn thương.

3.2. Chấn thương có chủ định ở thanh thiếu niên Việt Nam3.2.1. Tình trạng bạo lực gia đình

Trong SAVy2, tỷ lệ chấn thương do bạo lực gia đình là 3,0% (tỷ lệ này vẫn còn khá thấp so vớichâu Âu và khu vực Bắc Mỹ nhưng đã tăng lên so với tỷ lệ 2,2% ở SAVy1). Trong số những ngườicho biết đã từng bị đánh, 29,5% nói rằng họ bị chấn thương trong vòng 12 tháng trước khi tiếnhành cuộc điều tra. Tỷ lệ bị chấn thương do bạo lực trong gia đình có xu hướng cao hơn khi thanhthiêu niên ở độ tuổi trẻ hơn. Ở nam giới, tỷ lệ này ở các nhóm tuổi 14-17, 18-21 và 22-25 lần lượtlà 4,4%, 3,2% và 1,7%. Ở nữ giới, các tỷ lệ ứng với từng nhóm tuổi trên lần lượt là 3,7%, 2,2% và0,8%. các tỷ lệ này cao hơn so với kết quả của SAVy1, trong đó, tỷ lệ bị chấn thương do bạo lực giađình đối với nam giới ở nhóm tuổi 14-17 là 3,7%, ở nhóm tuổi 18-21 là 3% và ở nhóm tuổi 22-25là 1,2%. đối với nữ giới, các tỷ lệ tương ứng với từng nhóm tuổi này lần lượt là 1,6%, 1% và 2%.nhìn chung, tỷ lệ bị hành hung ở nam giới có xu hướng giảm theo tuổi.

Tương tự như SAVy1, SAVy2 không cho phép tìm hiểu đối tượng gây ra bạo lực cho thanhthiếu niên mà chỉ có thể phân biệt giữa bạo lực gia đình và các loại bạo lực khác. Trong SAVy1, nữgiới có tuổi càng cao thì càng bị bạo lực gia đình thường xuyên hơn. nhưng điều này không cònđúng trong SAVy2. nhìn chung, nam thanh thiếu niên có nguy cơ bị bạo lực cao hơn. hình 10 chothấy tỷ lệ chấn thương do bạo lực theo nhóm tuổi/giới và tình trạng hôn nhân. Tỷ lệ này ở nhómđã kết hôn thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chưa kết hôn – điều này gợi ý khả năng thanhthiếu niên chưa kết hôn bị cha mẹ hay các thành viên khác trong gia đình gây bạo lực trong khi đốivới nhóm đã kết hôn (một tỷ lệ nhất định trong số này có cuộc sống độc lập) có ít nguy cơ bị cácthành viên trong gia đình mà không phải là vợ/chồng gây chấn thương hơn.

cũng tương tự như SAVy1, có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn trong việc thanh thiếuniên đã từng bị các thành viên trong gia đình đánh. Kết quả phân tích đơn biến cho thấy thanhthiếu niên thành thị cũng có nguy cơ bị các thành viên trong gia đình gây thương tích cao hơn 50%so với thanh thiếu niên ở nông thôn. Thực tế, tỷ lệ bị bạo lực gia đình nói chung là thấp nhưng vẫncao hơn các tỷ lệ được báo cáo trong SAVy1 (4,1% ở thành thị so với 2,7% ở nông thôn, trong khicác tỷ lệ này trong SAVy1 lần lượt là 3% và 2%). Tuy nhiên, tương tự như SAVy1, tỷ lệ bị bạo lựcgia đình giữa các dân tộc khác nhau, giữa các mức độ tình trạng kinh tế khác nhau trong SAVy2không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê.

đối với thanh thiếu niên đã kết hôn, SAVy2 cũng xem xét tỷ lệ bị vợ/chồng hành hung (hình 11). Tỷ lệ này ở mức 4,1%, cao hơn so với tỷ lệ bị các thành viên khác trong gia đình gâythương tích nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ bị vợ/chồng đánh trong SAVy1 (5,2%). Trong SAVy2, khigộp chung các nhóm tuổi, tỷ lệ nữ giới cho biết là nạn nhân của bạo lực trong hôn nhân cao gấpgần 6 lần so với nam (5,8% so với 1%, p<0,001) nhưng vẫn hơi thấp hơn tỷ lệ của SAVy1 (hình11). Tuy nhiên, khi phân tích theo nhóm tuổi, nữ giới thuộc hai nhóm tuổi trẻ hơn (14-17 và 18-

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

27

hÌNh 10. Tỷ lệ từng bị người trong gia đình gây thương tích theo tình trạng hôn nhân, tuổi và giới

14 - 17 18 - 21 14 - 2522 - 25

0

nam - độc thân nam - đã kết hôn nữ - đã kết hônnữ - độc thân

1

2

3

4

4.4

3.4

2.3

3.8 3.7

2.1

0.7

2.9

0

1.6

5.9

1.1 1.2

2.2

0.9

1.5

5

6

7

14 - 17 18 - 21 14 - 2522 - 25

0

1

2

3

4 3.8

2.5 2.8

0

1.6

0.9 1

0

3.6

8.2

6.55.9

6.2

5.6 5.8

0

nam (SAVy 1) nam (SAVy 2) nữ (SAVy 1) nữ (SAVy 2)

5

6

7

8

9

hÌNh 11. Tỷ lệ thanh niên đã kết hôn từng bị vợ/chồng hành hung

21) có tỷ lệ bị bạo lực trong hôn nhân ở SAVy2 cao hơn so với tỷ lệ này trong SAVy1. những consố này cho thấy mặc dù tỷ lệ bị bạo lực trong hôn nhân nói chung là thấp nhưng gánh nặng nàykhông đồng đều giữa nam và nữ.

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

28

Khi so sánh sự khác biệt về tỷ lệ bạo lực do vợ/chồng gây ra giữa nông thôn và thành thị, nữgiới sống ở thành thị có xu hướng bị bạo lực nhiều hơn so với ở nông thôn (8,4% so với 5,3%);nhưng sự khác biệt này chưa đạt mức có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bị bạn đời gây bạo lực hơi cao hơnở nhóm có điều kiện kinh tế thấp hơn đối với cả nam lẫn nữ. nhóm đối tượng từng bị bạn đời đánhcó tỷ lệ hài lòng với cuộc sống hôn nhân của mình thấp hơn so với những người không bị chồng/vợđánh (65,2% so với 93,7%). Khi được hỏi về vấn đề bị đánh, một điều lý thú là nam giới đã kết hôncó xu hướng ít bị đánh hơn. Tương tự, nam giới cũng có tỷ lệ đánh vợ thấp hơn so với tỷ lệ đượcbáo cáo bởi nhóm nữ tham gia nghiên cứu. Thực tế này cũng xảy ra đối với câu hỏi về việc bị đánhtrong vòng 12 tháng trước khi tiến hành điều tra. Ở nhóm những người đã kết hôn, 1,4% thừa nhậnviệc vợ đánh chồng và 9% cho biết chồng đánh vợ. Trong cả hai trường hợp, nam giới đều có xuhướng ít thừa nhận sự việc hơn. chúng tôi cho rằng có thể nam giới đã kết hôn thường sợ bị “mấtmặt” nên họ ít thừa nhận việc xảy ra bạo lực gia đình hơn.

Bạo lực tình dục cũng là một hình thức bạo lực trong hôn nhân. có 1,0% nam giới từng là nạnnhân của hình thức bạo lực này và 3,2% nữ giới nói rằng họ từng bị chồng/vợ ép buộc quan hệ tìnhdục trong khi mình không muốn. Tuy nhiên, cỡ mẫu ở đây rất nhỏ, chưa cho phép đưa ra kết luậnvề vấn đề này.

ngoài hành vi đánh vợ/chồng, SAVy2 cũng nghiên cứu các hành vi bạo lực khác do bạn đờigây ra: quát tháo, chửi tục hay cấm làm một việc gì đó. cần lưu ý rằng trong khi nữ đã kết hôn có tỷlệ bị đánh cao hơn, nam đã kết hôn lại có tỷ lệ bị các hình thức bạo lực khác cao hơn (35% nam sovới 29% nữ, p<0,05). Tỷ lệ nữ từng bị quát tháo cao hơn một chút so với tỷ lệ này ở nam (22,7% sovới 18,5%). Tuy nhiên, nữ giới có xu hướng thích ngăn cản chồng làm những điều họ muốn hơn:25,5% nam giới nói rằng vợ họ từng ngăn cấm họ làm một số việc so với tỷ lệ 18,7% ở nữ giới(p<0.01). Mô hình này cũng tương tự như trong SAVy1 [3].

những hành vi bạo lực trong hôn nhân nêu trên chỉ chiếm thiểu số. hầu hết thanh thiếu niênđã kết hôn (92,5%) nói rằng họ hài lòng hoặc rất hài lòng với cuộc sống hôn nhân của mình.

3.2.2. Hành vi bạo lực ngoài gia đình và các yếu tố liên quan

Về hành vi bạo lực ngoài gia đình, SAVy thu thập thông tin về tình trạng ngược đãi, gây thươngtích ở thanh thiếu niên cùng các yếu tố nguy cơ và tỷ lệ thanh thiếu niên bị những người khôngphải thành viên gia đình cố ý gây thương tích. Kết quả phân tích cho thấy 7,6% thanh thiếu niêntừng bị người ngoài gia đình cố ý gây thương tích, tỷ lệ này không thay đổi nhiều so với SAVy1.Khi phân tích theo nhóm tuổi, tỷ lệ bị bạo lực do người ngoài gia đình gây ra ở các nhóm tuổi khácnhau ở mức từ 7,1% đến 8,9% nhưng cao nhất ở nhóm 18-21 tuổi, và cũng tương tự như SAVy1,tỷ lệ này ở nam cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ: 12,8% so với 2,3% (tỷ lệ trong SAVy1 là13,6% ở nam và 2,4% ở nữ).

Thanh thiếu niên thuộc các dân tộc Kinh/hoa có tỷ lệ bị bạo lực ngoài gia đình cao hơn sovới thanh thiếu niên thuộc các dân tộc khác, nhất là ở nam giới (hình 12). Khác với SAVy1, khôngcó sự khác biệt về tỷ lệ bị bạo lực ngoài gia đình giữa nông thôn và thành thị ở nam giới (13,9% sovới 13,6%) trong SAVy2, tỷ lệ bạo lực ở thành thị đã cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nông thôn(15,2% so với 12,0%, p<0,05).

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

29

hÌNh 12. Tỷ lệ từng bị người ngoài gia đình cố ý gây thương tích

nam chungnữ

0.0

Kinh/hoa

SAVy 1 SAVy 2

Khác Kinh/hoa Khác

2.0

4.0

6.0

8.0

10.0

12.0

14.0

16.0 14.5

8.4 8.6

3.2

5.8

13.2

7.8

10.5

2.1

6.5

2.32.3

Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin về các trường hợp thanh thiếu niên là nạn nhân, SAVy2 cũngthu thập thông tin về các hành vi bạo lực khác bao gồm việc tham gia các băng nhóm, tụ tập gâyrối, đua xe, mang vũ khí và hành vi thanh thiếu niên gây thương tích cho người khác nặng đến mứccần phải chăm sóc y tế. nhìn chung, những hành vi này mặc dù có xuất hiện và cao hơn tỷ lệ ởSAVy1 nhưng vẫn ở mức không đáng kể. Trong tổng số những thanh thiếu niên tham gia nghiêncứu, chỉ có 2,6% đã từng tham gia đua xe, 4,7% từng tụ tập gây rối (hai tỷ lệ này ở SAVy 1 lần lượtlà 1,2% và 2,5%). Tỷ lệ thanh thiếu niên từng mang vũ khí là 2,8% (tỷ lệ này ở SAVy1 là 2,3%).hành vi tụ tập gây rối xảy ra thường xuyên ở nam giới (2,6%) và ở khu vực thành thị (10,7%) hơnlà ở nữ giới (1,2%) và ở khu vực nông thôn (6,8%). Sự khác biệt về giới và khác biệt giữa nôngthôn, thành thị là có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, thu nhập càng cao thì tỷ lệ cho biết đã từng tụtập gây rối cũng cao hơn: 9,4% ở nam giới sống trong các gia đình khá giả, so với 8,4% ở các giađình có điều kiện kinh tế trung bình và 4,9% ở các gia đình nghèo (các tỷ lệ tương ứng ở nữ giới lầnlượt là 2,2%, 1,5% và 0,9%).

Về hành vị bạo lực giữa các cá nhân ở thanh thiếu niên, kết quả SAVy2 cho thấy tỷ lệ thanhthiếu niên từng gây thương tích cho người khác trầm trọng đến mức cần can thiệp y tế vẫn ở mứcthấp (1,4%) tương tự như ở SAVy1. nam giới là đối tượng chủ yếu gây ra các hành vi bạo lực này;chẳng hạn như 4,3% nam thanh thiếu niên thành thị và 2,0% nam thanh thiếu niên nông thôn đãtừng gây thương tích cho người khác trong khi các tỷ lệ này ở nữ giới lần lượt chỉ ở mức 0,6% và0,2%. Trong số những người từng say rượu bia, tỷ lệ từng gây thương tích cho người khác là 3,5%trong khi tỷ lệ này ở những người chưa từng say rượu bia chỉ là 0,4% (p<0,001). ngoài ra, thanh

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

30

thiếu niên từng bị người trong gia đình gây thương tích cũng có nhiều khả năng gây thương tíchcho người khác ở bên ngoài gia đình hơn.

để tìm hiểu các yếu tố liên quan, nhóm nghiên cứu đã thực hiện phân tích đa biến nhằm xácđịnh các yếu tố có khả năng dự đoán mạnh nhất hành vi bạo lực đối với người khác. Một loạt cácyếu tố về kinh tế xã hội, gia đình, bạn bè, cộng động và trường học cũng như các yếu tố tình cảm vàthói quen cá nhân đã được xem xét khi phân tích (xem phụ lục A để biết danh mục các biến sốnày).

Khi cân nhắc thực tế thanh thiếu niên không còn đi học có thể tiếp xúc với các yếu tố khác sovới thanh thiếu niên còn đang đi học, hai mô thình hồi quy đã được được xây dựng. Mô hình 1(bảng 2) phân tích số liệu của toàn bộ mẫu nghiên cứu và mô hình 2 (bảng 3) chỉ phân tích số liệucủa những thanh thiếu niên vẫn còn đang đi học (việc giới hạn đối tượng này tất yếu sẽ làm cho cỡmẫu phân tích nhỏ hơn so với mô hình 1).

như trình bày trong bản 2, mô hình hồi quy cuối cùng cho toàn bộ mẫu nghiên cứu đã mộtlần nữa khẳng định một số yếu tố nguy cơ của hành vi bạo lực đã từng được tìm thấy trong SAVy1:

· nam giới (oR=2,6)

· Từng say rượu bia (oR=3,3).

· Từng bị người khác gây thương tích (oR=3,2).

· Tham gia tụ tập, gây rối

· Từng mang theo vũ khí.

ngoài ra, SAVy2 cũng tìm ra được 3 yếu tố liên quan quan trọng khác: 1) thanh thiếu niênthành thị có nguy cơ cao hơn (oR=1,9%); 2) thanh thiếu niên từng bị bạo lực trong gia đình cónguy cơ gây bạo lực cao hơn 2,8 lần; và 3) thanh thiếu niên gắn bó chặt chẽ với gia đình có nguy cơgây bạo lực thấp hơn gần80%. Rõ ràng là sự gắnkết với gia đình là yếu tốcó ý nghĩa bảo vệ rất lớn.Thanh thiếu niên chobiết có sự gắn bó chặt chẽvới gia đình có nguy cơgây thương tích có chủđịnh cho người khác íthơn 80%. Tuổi, dân tộc,khu vực địa lý, điều kiệnkinh tế-xã hội, tình trạngbuồn chán, mức độ tựtrọng không phải là cácyếu tố liên quan có ýnghĩa thống kê.

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

31

Yếu tố dự đoán (biến độc lập) b Sai số chuẩn giá trị p or

giới

nam 0,940 0,333 0,005 2,559

nữ (*) — — — 1

Khu vực

Thành thị 0,653 0,205 0,001 1,922

nông thôn (*) — — — 1

mức độ gắn bó với gia đình

Gắn bó lỏng lẻo 0,561 0,207 0,007 1,753

Gắn bó chặt chẽ (*) — — — 1

Đã từng say rượu bia

đã từng 1,204 0,271 0,000 3,332

chưa từng (*) — — — 1

Đã từng bị thương tích do bạo lựcngoài gia đình

đã từng 1,170 0,216 0,000 3,223

chưa từng (*) — — — 1

Đã từng tham gia tụ tập, phá hoại

đã từng 2,118 0,240 0,000 8,315

chưa từng (*) — — — 1

Đã từng bị thương tích do bạo lực giađình

đã từng 1,023 0,327 0,002 2,781

chưa từng (*) — — — 1

Số quan sát (N) = 8,901 (*) = Nhóm so sánh. — = Không có/không áp dụng.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình Hosmer & Lemeshow χ2 = 10,136; df=8 ; p=0,256.

bảNg 2. Mô hình hồi qui logic dự đoán khả năng thanh thiếu niên từng gây chấn thươngcó chủ định cho người khác (Mô hình 1 phân tích chung cho toàn bộ mẫu nghiên cứu)

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

32

Yếu tố dự đoán (biến độc lập) b Sai số chuẩn giá trị p or

giới

nữ -1,018 0,563 0,071 0,361

nam(*) — — — 1

Khu vực

Thành thị 0,752 0,364 0,039 2,121

nông thôn (*) — — — 1

mức độ gắn kết với gia đình

Gắn bó lỏng lẻo 0,263 0,365 0,471 1,300

Gắn bó chặt chẽ (*) — — — 1

Đã từng say rượu bia

đã từng 1,584 0,433 0,000 4,876

chưa từng (*) — — — 1

mức độ tự trọng

Thấp 1,025 0,462 0,026 2,787

cao (*) — — — 1

Đã từng tham gia tụ tập, gây rối

đã từng 1,983 0,416 0,000 7,262

chưa từng (*) — — — 1

Đã từng mang theo vũ khí

đã từng 1,637 0,419 0,000 5,140

chưa từng (*) — — — 1

mức độ buồn chán

Buồn 0,702 0,410 0,087 2,018

Không buồn (*) — — — 1

Số quan sát (N) = 4,297 (*) = Nhóm so sánh. — = Không có/không áp dụng.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình χ2 = 3,487; df=8 ; p=0,900.

bảNg 3. Mô hình hồi qui logic dự đoán khả năng thanh thiếu niên từng gây thương tíchcho người khác (Mô hình 2 phân tích riêng cho những thanh thiếu niên còn đang đi học)

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

33

Một điều lý thú là trong bảng 3, mặc dù mô hình hồi quy cho thấy sự gắn bó với nhà trường làyếu tố bảo vệ nhưng sự gắn bó với cha mẹ không còn là yếu tố bảo vệ nữa. điều này có thể do việccho biết có sự gắn bó với cha mẹ là thông thường, phổ biến. Rõ ràng là sinh sống ở thành thị, thamgia tụ tập, gây rối, mang theo vũ khí và từng say rượu bia là các yếu tố nguy cơ rất thống nhất. cónhiều yếu tố về sức khỏe tâm thần có liên quan có ý nghĩa thống kê hơn trong mô hình này, trongđó mức độ tự trọng đóng vai trò quan trọng hơn đối với những thanh thiếu niên còn đang đi họcnày. Kết quả đó một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của việc giảm thiểu tác động tiêu cựccủa các yếu tố nguy cơ đã được khẳng định như sử dụng rượu bia, tham gia tụ tập, gây rối, mang vũkhí và có lúc cho thấy sự gắn kết với gia đình cũng như lòng tự trọng là các các yếu tố bảo vệ đối vớihành vi gây bạo lực cho người khác.

3.2.3. Hành vi tự gây thương tích, hành vi tự sát và các yếu tố liên quan

Tương tự như hành vi gây bạo lực giữa các cá nhân, hành vi tự gây chấn thương bao gồm cả ýđịnh và hành vi tự tử cũng được đề cập trong SAVy2. có 3 câu hỏi chính được đặt ra, bao gồm:

Bạn đã bao giờ từng cố ý tự gây thương tích cho mình chưa?

Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc tự tử chưa?

Bạn đã bao giờ tự tử chưa?

Kết quả phân tích cho thấy 7,5% thanh thiếu niên trong SAVy2 cho biết đã từng tự gây thươngtích cho bản thân (tỷ lệ này trong SAVy1 chỉ là 2,8%) và 4,1% cho biết đã từng nghĩ đến việc tự tử(tỷ lệ này trong SAVy1 là 3,4%). Trong toàn bộ mẫu nghiên cứu của SAVy2, chỉ có 102 thanh thiếuniên trả lời đã từng tự tử dẫn đến tỷ lệ tử tự không tử vong là 1% (so với tỷ lệ 0,55% trong SAVy1).Mặc dù tỷ lệ tự gây thương tích là thấp nhưng tính nghiêm trọng của vấn đề và xu hướng ngày cànggia tăng từ sau SAVy1 cho thấy đây là vấn đề cần được quan tâm sát sao. Không có sự khác biệt cóý nghĩa thống kê giữa nam và nữ cũng như giữa nông thôn và thành thị về hành vi tự gây thươngtích (hình 13).

hình 13 cho thấy, ở nam giới, tỷ lệ tự gây thương tích ở đối tượng thuộc lứa tuổi 14-17 sống ởnông thôn là cao nhất (10,9%), tiếp theo là tỷ lệ tự gây thương tích ở đối tượng thuộc cùng nhómtuổi nhưng sống ở thành thị (10,6%), và đối tượng thuộc nhóm tuổi 18-21 sống ở nông thôn(9,1%). Ở cả nông thôn lẫn thành thị, nam giới có nguy cơ tự gây thương tích cao hơn so với nữgiới. Tuy nhiên, khác với SAVy1, tính trên toàn bộ mẫu nghiên cứu có tuổi từ 14-25, tỷ lệ gây thươngtích của thanh thiếu niên sống tại nông thôn cao hơn so với đối tượng sống tại thành thị. Trong cảhai vòng nghiên cứu của SAVy, tỷ lệ từng có ý định tự tử ở nam giới đều cao hơn nữ giới (hình14). Ở cả hai giới, việc có ý định tự tử đều có liên quan đến sử dụng rượu bia. những thanh thiếuniên từng say rượu bia có nguy cơ có ý định tự tử cao hơn gấp 2 đến 3 lần (3,2% so với 1,4% ở namvà 12,6% so với 4,8% ở nữ).

Mặc dù tự tử là hành vi ít xảy ra ở cả hai giới nhưng nữ vẫn có nguy cơ có ý định hoặc thực sựtự tử cao hơn so với nam. các mô hình hồi qui logic cho thấy nữ giới, những đối tượng hay buồnchán, đã từng tham gia tụ tập gây rối hay từng bị thành viên trong gia đình gây thương tích đều cónguy cơ tự tử cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các nhóm đối tượng khác.

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

34

hÌNh 14. Tỷ lệ từng có ý định tự tử theo giới, tuổi và khu vực nông thôn, thành thị

Thành thị - nam Thành thị - nữ nông thôn - nữnông thôn - nam

SAVy 1

Thành thị-nam

Thành thị-nữ

nông thôn-nữ

nông thôn-nam

Thành thị-nam

Thành thị-nữ

nông thôn-nữ

nông thôn-nam

SAVy 2

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

7.0

8.0

9.0

10.0

2.3

3.73.33.1

5.3

6.6

7.7

6.5

1.21.92.0

1.6

3.3

4.8 4.94.2

32.6

2.42.7

9.6

7.5

5.8

8.1

2.7

1.6

2.82.2

5.15.5

4.55.1

hÌNh 13. Tỷ lệ tự gây thương tích theo giới, tuổi và khu vực nông thôn/thành thị

Thành thị - nam Thành thị - nữ nông thôn - nữnông thôn - nam

14-17 14-2518-21 22-25 14-17 14-2518-21 22-25

SAVy 1 SAVy 2

0.0

2.0

4.0

2.3

3.4

6.5

4.24.7

3.0

4.5

3.32.6

1.9

4.55.4

10.910.6

9.1

5.76.3

4

7.5

9.3

6.0

8.0

10.0

12.0

5.86.2

5.4

1.6

7.78.4

1.1

2.51.81.7

2.32.9

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

35

4. KẾT LuẬn VÀ nhỮnG Ý nGhĨA Về chÍnh Sách

4.1. Gánh nặng chấn thương không có chủ định ở thanh thiếu niênViệt Nam:

Bức tranh về chấn thương không chủ định không gây tử vong ở thanh thiếu niên Việt namtrong SAVy2 có nhiều điểm tương đồng với SAVy1. nhìn chung, tỷ lệ chấn thương giảm nhẹ sau5 năm. có 6,6% thanh thiếu niên trong mẫu nghiên cứu đã từng bị chấn thương trong vòng 12tháng trước cuộc điều tra. như SAVy1 và các nghiên cứu khác tại Việt nam đã chỉ ra, nam giới cónguy cơ chấn thương cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ giới (8% so với 5,2%). Tuy nhiên, sựkhác biệt giữa hai giới trong SAVy2 đã thu hẹp lại so với các nghiên cứu trước và mô hình khácbiệt về giới đã thay đổi. Trong SAVy1: nam sống ở thành thị có tỷ lệ bị chấn thương cao nhất(13,9%), tiếp đến là nam giới sống ở nông thôn (10%) rồi đến nữ sống ở thành thị (5%) và cuốicùng là nữ sống ở nông thôn (3,3%). Trong SAVy2, tỷ lệ chấn thương ở nam giới ở cả thành thị vànông thôn đều giảm (xuống còn 7% ở thành thị và 8,3% ở nông thôn), trong khi tỷ lệ chấn thươngở nữ sống tại thành thị đã tăng lên đến 7,6% và tỷ lệ chấn thương ở nữ sống tại nông thôn cũngtăng nhẹ. như vậy, nữ thanh thiếu niên hiện nay có nguy cơ bị chấn thương cao hơn.

Mô hình chấn thương trong SAVy2 rất giống với SAVy1 và VMIS cũng như các nghiên cứukhác ở chỗ tỷ lệ chấn thương ở thành thị cao hơn so với những vùng kém phát triển hơn và hầu hếttai nạn, thương tích đều xảy ra trên đường phố (73,3%). Tuy nhiên, chấn thương không có chủđịnh trên đường phố sau 5 năm đã trở nên phố biến ở hơn nữ giới.

Với tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng trong vòng 5 năm qua, thanh thiếuniên ngày nay sử dụng xe máy nhiều hơn và khoảng cách giữa nông thôn, thành thị, giữa nam và nữvề tỷ lệ sử dụng xe máy đã giảm xuống đáng kể. nam vẫn sử dụng xe máy nhiều hơn nữ: 82,4% sovới 67,4% (tỷ lệ này trong SAVy1 là 63,8% so với 44,6%). hiện nay, không có sự khác biệt giữanông thôn và thành thị về tỷ lệ sử dụng xe máy ở nam giới, và sự khác biệt này ở nữ giới chỉ còn 9%so với mức chênh lệch 20% của 5 năm trước.

Do phần lớn thanh thiếu niên ngày nay đều sử dụng xe máy, hành vi lái xe và sử dụng mũ bảohiểm là các vấn đề mấu chốt cần quan tâm. Sau gần 2 năm áp dụng quy định bắt buộc đội mũ bảohiểm khi đi xe máy trên tất cả các tuyến đường, có thể thấy rõ một điều là quy định pháp luật nàycó ảnh hưởng rất tích cực ở cả thành thị lẫn nông thôn. Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa thành thị vànông thôn cũng cho thấy việc thực thi quy định về đội mũ bảo hiểm (chẳng hạn như khả năng bịphạt) dẫn tới tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Mặc dù đã có nhữngthay đổi đáng kể về tỷ lệ đội mũ bảo hiểm nhưng xét một cách công bằng, Việt nam vẫn cần phảinỗ lực nhiều để đạt được mức tuân thủ 100%. Xét thực tế nam giới sử dụng xe máy nhiều hơn nữgiới, việc hướng các chiến dịch tập trung vào đối tượng nam giới có thể là phù hợp, ít nhất là trongtương lai gần. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rõ rằng nữ giới sử dụng xe máy ngày càng nhiều hơn nênsau đối tượng nam giới, có thể từng bước thực hiện các chiến dịch hướng tới đối tượng này.

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

36

Trong SAVy2, tỷ lệ chấn thương giaothông đường bộ đã giảm hơn so với 5 nămtrước đó. Theo kết quả SAVy1, thành thị vàcác vùng đông dân cư ở khu vực phía namcó tỷ lệ chấn thương cao hơn. TrongSAVy2, tỷ lệ chấn thương giảm xuống, đặcbiệt là ở đối tượng nam giới. ngược lại, tỷlệ chấn thương giao thông ở nông thôn thayđổi không đáng kể. có thể tỷ lệ sử dụng mũbảo hiểm ở nông thôn thấp hơn đã khiếncho tỷ lệ chấn thương giao thông ở khu vựcnày vẫn giữ ở mức cao. Việc thực hiện cácbiện pháp tập trung nâng cao tỷ lệ đội mũbảo hiểm ở khu vực này thông qua giáo dụcvà củng cố quy định pháp luật về đội mũbảo hiểm có thể sẽ mang lại các tác độngtích cực.

Không chỉ sử dụng rượu bia mà cả mốiliên quan giữa hành vi này với việc sử dụngxe máy đều là các vấn đề nổi cộm, thể hiệnqua thực tế có tới một phần ba người từngsử dụng rượu bia cho biết họ đã từng lái xe máy. Tương tự như vậy, 62,1% nam giới và 42,9% nữgiới nói rằng họ đã từng ngồi sau xe máy do người vừa uống rượu/bia lái. Phân tích đa biến mộtlần nữa lại khẳng định sử dụng và lạm dụng rượu bia có liên quan chặt chẽ với nguy cơ bị chấnthương giao thông. những thanh thiếu niên cho biết từng bị say rượu bia có nguy cơ chấn thươnggiao thông cao gấp 1,7 lần so với những người chưa từng say rượu bia. Số liệu điều tra cho thấy rõrằng các can thiệp nhằm giảm tỷ lệ sử dụng rượu bia và lái xe có thể có tác động mạnh mẽ tới việcgiảm chấn thương.

Những ý nghĩa về mặt chính sáchTrong khuôn khổ chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn, thương tích (chính sách này hiện đang

được cập nhật, chỉnh sửa), những nỗ lực phòng chống chấn thương sẽ đạt được bước tiến đáng kể nếu tậptrung nhiều hơn nữa vào việc duy trì và giám sát việc thực thi quy định pháp luật về đội mũ bảo hiểm vàcác biện pháp ngăn chặn việc lái xe khi say rượu bia nhằm tăng cường các hành vi an toàn giao thông ởthanh thiếu niên. Đây là một ý nghĩa chính sách cần được đặc biệt ưu tiên.

Việc cải thiện thực thi quy định pháp luật, bao gồm duy trì nghiêm ngặt các quy định về đội mũ bảohiểm (chẳng hạn như giám sát bắt buộc, xử phạt ở mức cao hơn) sẽ giúp các chương trình phòng chốngchấn thương đạt được hiệu quả lớn hơn. Trong số các đối tượng mục tiêu của các chương trình và can

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

37

thiệp này, việc hướng trọng tâm vào đối tượng nam thanh thiếu niên ở nông thôn và thành thị có thể chophép đạt được hiệu quả tích cực hơn.

Nguy cơ chấn thương giao thông ở nữ giới đã tăng lên đáng kể. Vì vậy các chính sách về phòng chốngchấn thương cho thanh thiếu niên cần phải lưu ý điều này khi xây dựng các biện pháp kiểm soát, phòng chống.

Các chương trình phòng chống chấn thương sẽ đạt được những thành tựu lớn hơn nữa nếu các chươngtrình này lấy học sinh nhỏ tuổi làm đối tượng mục tiêu của các chiến dịch truyền thông thay đổi hành vihay các chương trình chuyền thông đại chúng (vì đối tượng này sẽ sớm đạt độ tuổi vị thành niên - khi đóhọ trở nên cơ động hơn nhiều, sử dụng xe máy và các phương tiện giao thông nhiều hơn và sẽ dễ có hànhvi nguy cơ cao về an toàn giao thông như phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy,lái xe trong tình trạng say rượu bia v.v…)

4.2. Chấn thương có chủ định ở thanh thiếu niên Việt NamBạo lực giữa các cá nhân: Mặc dù bức tranh về chấn thương có chủ định ở SAVy2 không có

sự khác biệt so với SAVy1 và tỷ lệ các hành vi bạo lực vẫn ở mức thấp nhưng ở SAVy2 vấn đề lại ởmức trầm trọng hơn. Liên quan đến hành vi bạo lực trong gia đình, 3% thanh thiếu niên cho biếtđã từng bị chấn thương do người trong gia đình gây ra. Tỷ lệ bị bạo lực trong gia đình theo tuổi vớigiới trong SAVy2 đều cao hơn so với SAVy1 và nhìn chung, nam thanh thiếu niên dễ bị bạo lựchơn. Bên cạnh đó, thanh thiếu niên thành thị có nguy cơ bị người trong gia đình gây thương tíchcao hơn 50% so với thanh thiếu niên nông thôn.

đối với thanh niên trẻ đã lập gia đình, tỷ lệ bị bạn đời gây thương tích là 4,1% (so với tỷ lệ 5,2%ở SAVy1), tỷ lệ ở nam cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ. Xung đột trong gia đình có thể dẫntới các hành vi xấu giữa vợ và chồng bao gồm quát tháo, chửi bới, cấm đoán hay đánh đập lẫn nhau,v.v… nữ bị đánh đập nhiều hơn nam. Trong nhóm đối tượng đã kết hôn, có 1,4% thừa nhận việcvợ hành hung chồng. Tỷ lệ thừa nhận việc chồng hành hung vợ là 3,9%. Mặc dù trong nhóm đốitượng đã kết hôn này, nữ thường bị đánh đập nhiều hơn nhưng nam giới lại có tỷ lệ chịu đựng cáchành vi xấu khác cao hơn (35% nam so với gần 29% nữ, p<0,05). Kết quả này rất giống với kết quảtìm được trong SAVy1.

Số liệu bạo lực giữa các cá nhân bên ngoài phạm vi gia đình ở SAVy2 rất giống với kết quả tìmđược ở SAVy1. Tỷ lệ bị người khác cố tình gây thương tích ở thanh thiếu niên Việt nam là 8% vàtỷ lệ này ở nam cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ. chỉ có 4% cho biết đã đã từng gây thươngtích cho người khác đến mức cần phải chăm sóc y tế. Mặc dù tỷ lệ mang vũ khí, tham gia tụ tập, gâyrối hay đua xe là không cao (các tỷ lệ này lần lượt là 2,8%, 4,7% và 2,5%) nhưng đều cao hơn so vớiSAVy1. Một điều quan trọng là một số hành vi trong số này đã được chứng minh là yếu tố nguy cơcủa hành vi gây bạo lực cho người khác. Thanh thiếu niên là nam giới, sống ở thành thị, đã từng sayrượu bia, từng bị người khác cố ý gây thương tích, đã từng tham gia tụ tập gây rối, từng mang vũ khí

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

38

và có mức độ tự trọng thấp hay gây thương tích cho người khác nhất. có một thực tế thú vị là thanhthiếu niên cho biết có sự gắn kết chặt chẽ với gia đình có nguy cơ gây cố tình thương tích cho ngườikhác ít hơn tới 80%.

hành vi tự gây thương tích: Mặc dù tỷ lệ tự gây thương tích ở thanh thiếu niên Việt nam vẫnở mức khá thấp so với các nước láng giềng nhưng tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên. hiện tượngnày cần được quan tâm nhiều hơn nữa vì đây có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng (stress) và nhữnghệ lụy xảy ra tiếp theo. Việc hiểu rõ các yếu tố góp phần dẫn tới ý định và hành vi tự tử thực sự trongthanh thiếu niên Việt nam sẽ có ý nghĩa rất quan trọng nếu chúng ta không muốn lặp lại những gìđã được chứng kiến ở nhiều nước đông nam á khác.

Những ý nghĩa về mặt chính sáchChính sách quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích sẽ trở nên toàn diện hơn nếu chúng ta bổ

sung các vấn đề về chấn thương có chủ định/bạo lực. Các chương trình phòng chống chấn thương và/hoặccác chương trình nâng cao sức khỏe thanh thiếu niên cần phải ưu tiên kiểm soát một số hành vi nguy cơở thanh thiếu niên, như: bạo lực băng nhóm, tụ tập gây rối và mang vũ khí nếu chúng ta muốn phát triểnmô hình cộng đồng an toàn cũng như những chiến dịch kiểm soát bạo lực có hiệu quả cao.

Bạo lực gia đình hiện vẫn có xu hướng tăng. Những nghiên cứu sâu hơn cần tập trung vào các vấnđề còn chưa có nhiều thông tin như nguyên nhân bạo lực gia đình, tự tử và ý định tự tử, để cung cấp nhữnghiểu biết sâu sắc hơn cho các nhà chuyên môn và hoạch định chính sách. Đồng thời, việc chú trọng đặc

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

39

biệt tới bảo vệ phụ nữ, đặc biệt là nữ thanh thiếu niên trong gia đình sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bạo lựccũng như lạm dụng trong gia đình.

Vận động cha mẹ và các thành viên trong gia đình tăng cường giao tiếp và gắn kết hơn nữa với thanhthiếu niên sẽ giúp giảm nguy cơ có các hành vi bạo lực đối với người khác ở nhóm đối tượng này.

Đối với thanh thiếu niên còn đi học, các chương trình giáo dục kỹ năng sống cũng như các can thiệpkhác giúp tăng cường ý thức tự trọng bản thân có thể sẽ giúp giảm bạo lực giữa các cá nhân.

Việc sử dụng rượu bia cần được kiểm soát một cách toàn diện hơn nữa. Giảm sử dụng rượu bia sẽ cótác động mạnh mẽ lên việc kiểm soát chấn thương cả có chủ định và không chủ định. Nên sớm có quyđịnh pháp luật về giới hạn tuổi mua bán và sử dụng rượu bia.

PhỤ LỤc A: các yẾu TỐ DỰ đoán hÀnh VI GÂy BẠoLỰc cho nGƯỜI Khác

1) các biến số về kinh tế, xã hội, nhân khẩu học: nhóm tuổi, giới, thành thị/nông thôn, dântộc, trình độ văn hóa, và tình trạng kinh tế hộ gia đình;

2) nhóm các yếu tố gia đình: sống với bố mẹ hay sống xa bố mẹ, cảm thấy có giá trị đối vớigia đình, mức độ gắn bó với gia đình, từng bị thành viên gia đình gây thương tích;

3) nhóm các yếu tố liên quan đến bạn bè/cộng đồng và nhà trường: bị cô lập với xã hội (khôngcó bạn bè), từng bị bạo lực dẫn đến thương tích ở bên ngoài phạm vi gia đình, là thành viên của cáctổ chức đoàn thể hay câu lạc bộ trong cộng đồng, sự gắn kết với nhà trường;

4) cuộc sống tình cảm và các hành vi/thói quen cá nhân: thanh thiếu niên nghĩ rằng họ cógiá trị đối với gia đình, từng bị say rượu bia, mức độ tự trọng, mức độ buồn rầu, từng tham gia tụtập, gây rối, từng tham gia đua xe, từng mang vũ khí.

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

40

TÀI LIỆu ThAM KhẢo1. Linnan, M.J.P., cuong V; Le, Linh c; Le, Phuong n; Le, Anh V (Editors),, Report to

unIcEF on the Vietnam Multi-center Injury Survey. hanoi School of Public health, 2003.

2. Le Anh V, Le Linh c, and Pham cuong V, chấn thương: Một số kết quả sơ bộ từ cuộc điềutra chấn thương đầu tiên tại Việt nam (Injury: Primary findings from the first national injury surveyin Vietnam). Vietnam Journal of Public health, August 2004. Vol.1(1): p. 18-25.

3. Linh, L.c., Illness, Injury, and Violence among Vietnamese youth. Specific topic report, SAVy, 2006.

4. Bộ y tế và Tổng cục Thống kê, Báo cáo kết quả điều tra y tế Quốc gia 2001-2002. (Reporton national health Survey 2001-2002). nhà xuất bản y học, hà nội, 2003.

5. Ministry of Transport, Guiding the compulsory wearing of helmets [circular no.08/2001/TT-BGTVT]. Ministry of Transport, hanoi, 2001.

6. Ministry of Transport, Guiding the compulsory wearing of helmets [circular number01/2003/TTBGTVT]. Ministry of Transport, hanoi, 2003.

7. Ministry of health, et al., Survey Assessment of Vietnamese youth. 2005.

8. Ministry of health, national Policy on Accident and Injury Prevention Stage 2002-2010.Labour and Social Issues Publishing house, 2003.

9. đàm Viết cương, Vũ Thị Minh hạnh, and et. al., Alcohol abuse in Vietnam. 2006, Insituteof health strategy and policy: hanoi.

10. Bộ y tế, Who, and Trường đại học y tế công cộng, Tình hình tai nạn giao thông đườngbộ, sự chấp nhận quy định đội mũ bảo hiểm và kiểm soát rượu bia tại yên Bái, đà nẵng và BìnhDương. hà nội, 2007.

11. hung DV; Stevenson MR; Ivers RQ, Prevalence of helmet use among motorcycle ridersin Vietnam. Inj Prev, 2006. 12: p. 409-13.

12. Government of Socialist Republic of Viet nam, Resolution on a number of urgent countermeasures to curb traffic safety and alleviate traffic congestion [Resolution number32/2007/nQ-cP]. hanoi: Government of Socialist Republic of Viet nam, 2007.

13. Aaron Pervin, et al., Viet nam’s mandatory motorcycle helmet law and its impact on children. Bull World health organ, 2009. 87: p. 369-373.

14. Bộ y tế, Who, and Trường đại học y tế công cộng, Quan sát đội Mũ bảo hiểm ở yên Bái,đà nẵng và Bình Dương. 2009.

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

41

15. Government of Vietnam, Vietnam's youth Development Strategy by 2010 (issued as an attachment to Decision 70/2003/QD-TTg of the Prime Minister). Government of Vietnam, April 2003.

16. Le, A.V.L., Linh c; Pham, cuong V., điều tra Liên trường về chấn thương ở Việt nam: cáckết quả sơ bộ. (Vietnam Multi-center Injury Survey: Preliminary Findings). hanoi School of Publichealth, 2003.

17. Le, L.c.L., Mike J (Editors), Vietnam Multi-center Injury Survey, Annex on cause-specific injury rates by age-group, sex and location in Vietnam. hanoi School of Public health (report tounicef), 2003.

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

42

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

43

ban biên tập:

TS. Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KhhGđ (chủ biên)

Bà Trần Thị Thanh Mai, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và giáo dục, Tổng cục DS - KhhGđ

Ths. nguyễn đình Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và giáo dục, Tổng cục DS - KhhGđ

Ths. Vũ Thúy nga, Dự án Phòng chống hIV/AIDS cho Thanh niên, Tổng cục DS - KhhGđ

Bà Lê yến oanh, Dự án Phòng chống hIV/AIDS cho Thanh niên, Tổng cục DS - KhhGđ

Bà Lê Song Lê, chuyên viên Vụ truyền thông và giáo dục, Tổng cục DS-KhhGđ

chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam

44

các quan điểm được trình bày trong báo cáo này là của nghiên cứu viên và không nhất thiết phản ánhquan điểm và chính sách của Tổng cục Dân số - KhhGđ

46