kỶ niỆm 33 nĂm ngÀy nhÀ giÁo viỆt nam (20/11/1982 -...

8
NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY 2 (XEM TRANG 4 + 5) TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG 4 7 6 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - chặng đường 85 năm xây dựng và phát triển (18/11/1930 - 18/11/2015) KỶ NIỆM 33 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2015) Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo LÂM ĐỒNG - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Liên kết tiêu thụ hoa lâu dài và bền vững 5 Ngôi trường trên vùng quê nông thôn mới Ngôi trường dẫn đầu khối thi đua THCS 5 Lá cờ đầu bậc học mầm non Làm rõ trách nhiệm để xử lý các tập thể và cá nhân Nạn xe chở quá tải vẫn diễn biến phức tạp (XEM TRANG 3) ° Đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao vòng nguyệt quế cho học sinh xuất sắc năm học 2014 - 2015. TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ BA, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577 4400 THỨ BA 17-11-2015 Toøa soaïn: 38 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. (Thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY

2

(XEM TRANG 4 + 5)

TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG

4

7

6

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - chặng đường 85 năm xây dựng và phát triển (18/11/1930 - 18/11/2015)

KỶ NIỆM 33 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2015)

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo

LÂM ĐỒNG - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Liên kết tiêu thụ hoa lâu dài và bền vững

5

Ngôi trường trên vùng quê nông thôn mới

Ngôi trường dẫn đầu khối thi đua THCS

5 Lá cờ đầu bậc học mầm non

Làm rõ trách nhiệm để xử lý các tập thể và cá nhân

Nạn xe chở quá tải vẫn diễn biến phức tạp

(XEM TRANG 3)

° Đồng chí Đoàn Văn Việt -

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch

UBND tỉnh trao vòng

nguyệt quế cho học sinh

xuất sắc năm học

2014 - 2015.

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ BA, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNwww.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577

4400 THỨ BA 17-11-2015

Toøa soaïn: 38 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏTÑieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

(Thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)

THÖÙ BA 17 - 11 - 20152 THÔØI SÖÏ - CHÍNH TRÒ

1. TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT VIỆT NAM

Sau khi Đảng thành lập và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh - hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930). Trong giai đoạn cách mạng nước ta chưa giành được chính quyền, các hình thức tổ chức của Mặt trận như: Hội Phản đế đồng minh (1930), Phản đế liên minh (1935), Mặt trận Thống nhất Dân chủ Đông Dương (1938), Mặt trận Dân tộc Thống nhất phản đế (1940), Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt minh - 1941) đã thực hiện nhiệm vụ tập hợp, huy động sức mạnh của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng để tiến hành đấu tranh cách mạng và tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám - 1945 thành công, thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hội Liêp hiệp quốc dân Việt Nam (1946), Mặt trận Liên - Việt (1951) tiếp tục vận động, tập hợp, đoàn kết các lực lượng tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên phủ “chấn động địa cầu”, đi đến Hiệp định Giơ ne vơ, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Từ năm 1954 đến 1975, đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Giơ ne vơ, xâm chiếm miền Nam, đất nước tạm thời chia làm hai miền, thực

hiện hai nhiệm vụ chiến lược. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955, 1977) đã cùng Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960) và Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam (1968) tiếp tục đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân cả nước làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang: xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN - làm hậu phương vững chắc, tiến hành cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước đi lên CNXH.

Từ khi đất nước thống nhất, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) luôn giữ vai trò củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ cách mạng mới. Hiến pháp năm 1992 đã xác định: “MTTQVN là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân...”. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật MTTQVN năm 1999, khẳng định: “MTTQVN là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài” (Khoản 1, điều 1). “MTTQVN là một bộ phận của hệ thống chính trị của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo...” (Khoản 2, Điều 1).

Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Mặt trận

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - chặng đường 85 năm xây dựng và phát triển (18/11/1930 - 18/11/2015)Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, được thành lập ngày 18 tháng 11 năm 1930. Trải qua các thời kỳ hoạt động với những hình thức, tên gọi khác nhau, Mặt trận không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân thành một khối thống nhất về ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc - một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang tiếp tục phát huy cao độ, trở thành động lực của công cuộc đổi mới, của sự nghiệp CNH, HÐH đất nước. Ðại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là bài học lớn của cách mạng nước ta.

đã tiếp tục mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân; tích cực vận động nhân dân phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất - kinh doanh, học tập, công tác; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giữ vững chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển tình đoàn kết hữu nghị với các nước trên thế giới. Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo, vai trò của MTTQVN tiếp tục được khẳng định và nâng cao trong đời sống chính trị - xã hội. Mối quan hệ gắn bó giữa Mặt trận và các tầng lớp nhân dân ngày càng được tăng cường. Ðường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện, góp phần to lớn tạo nên sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân. Từ đó, tạo nên sức mạnh to lớn để đưa đất nước vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xã hội rộng lớn do Mặt trận và các tổ chức thành viên phát động ngày càng đi vào cuộc sống, được các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, tiêu biểu như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (1995) ra đời hợp ý Đảng với lòng dân; cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” (2000) đã góp phần xây dựng hàng trăm ngàn ngôi nhà Đại đoàn kết cho người nghèo; Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (2009) nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam; các cuộc vận động về đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, lá lành đùm lá rách, các hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư... có tác dụng thiết thực, tạo nên sự gắn kết cộng đồng... Đặc biệt, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”đã được Mặt trận tích cực hưởng

ứng và triển khai thực hiện sâu rộng, làm cho tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Bác thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân, tạo động lực thúc đẩy việc xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết ngay tại cơ sở và địa bàn dân cư.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, năm 2003 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua Nghị quyết về “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư, với mục đích tiếp tục tuyên truyền về lịch sử, truyền thống của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam; vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ đó đến nay, hàng năm, nhân kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18-11), dưới sự tổ chức và chủ trì của Ban công tác Mặt trận, các địa phương đã sôi nổi tổ chức tốt “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư. Đây là một hoạt động có ý nghĩa sâu sắc, thiết thực, là dịp để bà con trong khu dân cư gặp gỡ, giao lưu, phát động phong trào thi đua và cùng nhau tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tạo không khí vui tươi, đoàn kết ở khu dân cư. Đồng thời, cũng là dịp cùng nhau ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, để mỗi chúng ta nhận thức đầy đủ hơn về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; vị trí, vai trò của MTTQVN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

85 năm qua, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn, thách thức đến đâu, Mặt trận luôn có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng thời kỳ đấu tranh của cách mạng; là nơi khơi dậy và phát huy lòng yêu nước của người Việt Nam, tập hợp và tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. (CÒN NỮA)

BAN BIÊN TẬP

Để chuẩn bị cho kỳ họp cuối năm 2015, trong thời gian từ ngày 11 đến

ngày 13/11/2015, các đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng đã tiếp xúc với cử tri tại các địa phương. Tại các điểm tiếp xúc, cử tri được nghe các đại biểu HĐND tỉnh thông báo khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2015; chương trình, nội dung kỳ họp thường lệ cuối năm và lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của cử tri.

° TẠI TP BẢO LỘC: Các đại biểu HĐND tỉnh; trong đó, có đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng với các đại biểu HĐND TP đã tiếp xúc với cử tri các xã, phường: Lộc Nga, Lộc Thanh, B’Lao, phường II, Lộc Sơn, Lộc Phát và Lộc Tiến.

Tại các điểm tiếp xúc, nhiều cử tri đã có ý kiến, kiến nghị HĐND tỉnh và TP xem xét, giải quyết trong kỳ họp tới, như về tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố còn diễn biến phức tạp, cần được kiềm chế; tình trạng các phương tiện giao thông dừng, đỗ lấn chiếm lòng, lề đường không đúng nơi quy định; tình hình thu hút đầu tư và triển khai các dự án đầu tư vào KCN Lộc Sơn còn chậm; tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi, các công ty sản xuất và chế biến chè, tơ tằm, cà phê…; cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng bãi rác mới tại xã Đại Lào để thu gom, xử lý lượng rác thải sinh hoạt, tránh gây ô nhiễm môi trường;

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại các địa phương hệ thống mương thoát nước trên địa bàn thành phố chưa đồng bộ và còn nhiều hạn chế dẫn đến nhiều khu dân cư bị ngập khi có mưa lớn; cần có giải pháp tìm kiếm việc làm cho sinh viên mới ra trường…

° TẠI HUYỆN ĐẠ HUOAI: Các đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND huyện đã tiếp xúc với cử tri các xã Đạ P’Loa, Đoàn Kết, Phước Lộc, Đạ M’ri, Đạ Tồn, Mađaguôi, thị trấn Đạ M’ri và thị trấn Mađaguôi.

Tại các điểm tiếp xúc, cử tri đã kiến nghị với đại biểu HĐND tỉnh và huyện cần tăng cường giám sát việc triển khai xây dựng các dự án đầu tư trên địa bàn huyện để tránh gây phiền hà, bức xúc cho người dân sinh sống gần vùng dự án; đồng thời, cần quan tâm và có giải pháp để giúp người dân và doanh nghiệp tháo gỡ các vướng mắc trong thỏa thuận đền bù, giải phóng mặt bằng, nhất là Dự án trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái và văn hóa tâm linh B’Nom Lu Mu (xã Đạ M’ri); chất lượng hệ thống điện lưới giảm sút; việc quy hoạch quỹ đất xây dựng nghĩa trang tại các địa phương; nhiều thôn chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng; thủ tục cấp GCN QSDĐ còn chậm; còn phổ biến tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô; chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bằng BHYT còn nhiều tồn tại, chưa tạo được niềm tin cho người dân…

° TẠI HUYỆN DI LINH: Các đại biểu HĐND tỉnh và HĐND huyện đã tiếp xúc với cử tri các xã Hòa Nam, Gia Hiệp, Hòa Bắc, Đinh Trang Hòa, Đinh Lạc, Gung Ré, Tân Nghĩa, Sơn Điền, Tân Thượng, Gia Bắc, Tân Châu và thị trấn Di Linh.

Tại các xã và thị trấn, cử tri đã kiến nghị với đại biểu HĐND tỉnh và huyện cần quan tâm đến việc giải quyết những tồn tại hiện nay là tình trạng xuống cấp của hệ thống lưới điện, đường giao thông, các công trình thủy lợi; cần đáp ứng nhu cầu về xây dựng, mở rộng, nâng cấp đường giao thông nông thôn, thủy lợi, hội trường thôn còn rất lớn; việc cải cách hành

chính, cấp giấy chứng nhận QSD đất, quản lý vật tư nông nghiệp, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm… còn có những hạn chế; Bãi rác Gung Ré, nhiều lò sấy cà phê gây ô nhiễm; chất lượng phục vụ khám chữa bệnh BHYT còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc vận động người dân tham gia mua BHYT gặp khó khăn, đạt tỷ lệ thấp; nhiều xã chưa quy hoạch nghĩa địa và thực hiện việc chôn cất chưa hợp lý; tình trạng mua bán và sử dụng ma túy có xu hướng gia tăng…

° TẠI THỊ TRẤN LIÊN NGHĨA, ĐỨC TRỌNG: Đoàn Đại biểu HĐND tỉnh gồm: bà Chu Thị Tường Vi, ông Nguyễn Ngọc Thảo,

ông Trần Ngọc Hương và Đoàn Đại biểu HĐND huyện gồm: ông Lương Việt Tiến và bà Phạm Thị Hồng Khuyên vừa có buổi tiếp xúc với cử tri thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng).

Tại buổi tiếp xúc, cử trị thị trấn Liên Nghĩa đã được nghe đại diện HĐND tỉnh, huyện báo cáo tóm tắt nội dung chương trình trước kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh khóa VIII và trước kỳ họp thứ 13 HĐND huyện khóa X; báo cáo tóm tắt tình hình KT-XH huyện 10 tháng đầu năm 2015; báo cáo tóm tắt tình hỉnh KT-XH tỉnh năm 2015 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2016. Đồng thời, cử tri thị trấn Liên Nghĩa cũng có...

° Tiếp xúc cử tri tại

xã Đạ M’ri, huyện

Đạ Huoai - Ảnh:

KHÁNH PHÚC

(XEM TIẾP TRANG 8)

THÖÙ BA 17 - 11 - 2015 3 KINH TEÁ

Lâm Đồng có nhiều cơ sở sản xuất nông nghiệp được cấp chứng nhận

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 1.331ha rau, 364,4ha chè, 93,9ha cây ăn quả đã được cấp VietGAP; 7 cơ sở chế biến rau, củ, quả được cấp giấy chứng nhận ISO 22000, HACCP với sản lượng là 13.200 tấn/năm; 10 cơ sở chế biến chè được cấp giấy chứng nhận ISO 22000, ISO 9001:2008, HACCP với sản lượng là 5.338 tấn/năm; 1 cơ sở chế biến điều được cấp giấy chứng nhận ISO 22000 với sản lượng 1.000 tấn/năm. Hiện Lâm Đồng cũng có 2 cơ sở chăn nuôi bò sữa được cấp VietGAP với số lượng 1.560 con và 779 hộ chăn nuôi gia đình được cấp VietGAP nông hộ. Sở NN-PTNT cấp 559 giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản.

PHẠM LÊ

Kinh tế hợp tác thu hút gần 12.000 hộ gia đình liên kết

Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 345 Liên hiệp Hợp tác xã, Hợp tác xã và Tổ hợp tác, thu hút gần 12.000 hộ gia đình liên kết phát triển sản xuất, chăn nuôi theo hướng ổn định và bền vững với nhiều tổ chức kinh tế khác. Đáng kể những hình thức như: Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Lâm Đồng, Trang trại Phong Thúy... đã liên kết với những hộ nông dân ở Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng để sản xuất, tiêu thụ nông sản; các Hợp tác xã cung ứng giống, vật tư, kỹ thuật và hợp đồng tiêu thụ nông sản cho hộ gia đình thành viên như: Anh Đào, Tiến Huy (liên kết với các hệ thống siêu thị tiêu thụ rau sạch), Phi Vàng (liên kết với Công ty Pepsico tiêu thụ khoai tây); các Tổ hợp tác hoa cắt cành Đà Lạt Hasfarm liên kết với Công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm; Tổ hợp tác sản xuất rau Suối Thông B2 cung cấp sản phẩm rau cho Siêu thị METRO; Tổ hợp tác bò sữa Hiệp Thạnh liên kết với Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt; Tổ hợp tác sản xuất trà Phúc Thọ liên kết với Công ty Trà Long Đỉnh; Tổ hợp tác Hương Sắc liên kết với Công ty Hoa Mặt Trời... VĂN VIỆT

Mức thu nhập của người lao động trong các KCN có tăng

Ban quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Lâm Đồng vừa công bố số liệu về mức thu nhập của người lao động tại các KCN trong tỉnh từ đầu năm đến nay đạt từ 3 - 5,12 triệu đồng/người/tháng; trong đó, ngoài tiền lương còn có các khoản khác như tiền xăng xe, làm thêm giờ, tiền chuyên cần… Cũng theo BQL, mức thu nhập này có tăng so với năm 2014 nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu so với mức sống hiện tại. Hiện Lâm Đồng có hai KCN Lộc Sơn (Bảo Lâm) và Phú Hội (Đức Trọng) với 1.789 lao động đang làm việc, trong đó có 30% lao động ngoại tỉnh. Hiện có khoảng 28% lao động tại đây phải thuê nhà trọ với mức từ 500.000 - 600.000 đồng/người/tháng; nhiều doanh nghiệp đã thực hiện hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân từ 100.000 - 150.000 đồng/người/tháng. Tại các doanh nghiệp trong hai KCN Lộc Sơn và Phú Hội, đa số công nhân làm việc 6 ngày/tuần. K.D

Phân loại cơ sở đảm bảo an toàn thực phẩm

Hằng năm, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản kiểm tra trên 300 cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, chè, cà phê, điều, chế biến giò chả, kinh doanh thủy sản, kinh doanh mật ong, các chợ đầu mối nông sản... Có trên 70% số cơ sở đạt từ 65-70% số chỉ tiêu theo quy chuẩn kỹ thuật, 30% số cơ sở chưa thực hiện đúng điều kiện đảm bảo ATTP. Riêng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở kinh doanh thủy sản nhỏ lẻ hầu hết đều chưa đảm bảo về ATTP. Từ năm 2011 đến nay, đã kiểm tra xếp loại được 940 cơ sở về điều kiện đảm bảo ATTP, số cơ sở loại A và B tăng, số cơ sở loại C giảm dần. Qua kiểm tra đã xử lý 29 cơ sở vi phạm về điều kiện đảm bảo ATTP, vi phạm chất lượng sản phẩm, xử phạt hơn 151 triệu đồng. Tất cả các cơ sở vi phạm đã khắc phục những tồn tại và nộp phạt đầy đủ. PHẠM LÊ

Triển khai nhiều biện pháp giảm thiểu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè

Trong 3 tháng vừa qua, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã triển khai nhiều biện pháp để giảm thiểu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè. Cụ thể, với các địa bàn sản xuất chè tập trung ở Bảo Lộc. Bảo Lâm, Chi cục đã tổ chức hơn 30 lớp tập huấn kỹ thuật canh tác chè an toàn với 1.600 lượt nông dân tham gia, cấp phát 6.000 tờ rơi, dán 240 poster tuyên truyền về việc chung tay xây dựng vùng nguyên liệu chè an toàn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định; tổ chức cho 400 hộ nông dân ký cam kết không sử dụng thuốc có hoạt chất Fipronil, Hezaconazola và các hoạt chất khác không đăng ký sử dụng cho cây chè. Đồng thời Chi cục đã tiến hành 3 cuộc thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm 2 đại lý đã hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè không đúng quy định; nhắc nhở 8 hộ nông dân ở xã Đại Lào (Bảo Lộc) không sử dụng một số hoạt chất như: Hexaconazole (Convil 10EC), Imidaclorip (Anvado 100WP), Acetamiprid (Ascend 20SP) để phòng trừ bệnh phồng lá, thối búp, sâu cuốn lá, bọ xít muỗi hại chè…

MẠC KHẢI

Ông Phạm Thành Kiên, Phó Giám đốc Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh cho biết,

lượng hoa trên thị trường thành phố chủ yếu được nhập về từ Lâm Đồng, mỗi ngày riêng chợ đầu mối Hồ Thị Kỷ có tới 80% lượng hoa có nguồn gốc Đà Lạt. Tuy nhiên, dù là thị trường cung cấp chủ yếu nhưng mối liên kết giữa hai địa phương còn chưa chặt chẽ, dẫn tới quyền lợi của hai bên bị ảnh hưởng. Hiện tại, vấn đề lớn nhất trong mối quan hệ giữa hai bên là chưa tìm được tiếng nói chung trên tầm vĩ mô, vẫn chỉ là mối quan hệ làm ăn nhỏ lẻ giữa các nhà vườn Lâm Đồng và tiểu thương, chủ các vựa hoa tại thành phố Hồ Chí Minh. Điều này dẫn đến thiệt hại cho người nông dân trồng hoa là phụ thuộc hoàn toàn vào chủ vựa, không chủ động trong sản xuất. Ông Hồ Ngọc Dinh, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, Đà Lạt, nơi có làng hoa Thái Phiên chia sẻ: “Nông dân làm hoa, đưa xuống thành phố, chủ vựa bán xong trả bao nhiêu thì trả, chúng tôi không tham gia vào được quy trình nên rất khó chủ động, thu nhập bấp bênh”. Còn với thị trường thành phố, đó là có những thời điểm nhiều loại hoa hút hàng, được ưa chuộng, tiểu thương không có đủ hàng để cung cấp, lãng phí cơ hội kinh doanh.

Để mối liên kết trong việc sản xuất - tiêu thụ hoa giữa Lâm Đồng - thành phố Hồ Chí Minh, về phía các cơ quan chính quyền bắt đầu có những động thái tích cực ở tầm vĩ mô. Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh vừa ký Bản ghi nhớ hợp tác liên kết tiêu thụ sản phẩm hoa với Sở Công thương Lâm Đồng. Theo đó, Sở Công thương Lâm Đồng rà soát, tổng hợp và cung cấp thông tin về sản lượng,

diện tích sản xuất, danh sách doanh nghiệp, nhà vườn cung ứng, chủng loại hoa…, tất cả những vấn đề liên quan tới nguồn cung. Phía thành phố Hồ Chí Minh, sẽ tiến hành dự báo nhu cầu tiêu thụ hoa của thị trường, cung cấp danh sách nhà phân phối - tiêu thụ, nhu cầu về chủng loại, số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật để các nhà sản xuất, cung ứng hoa tại Lâm Đồng tổ chức sản xuất phù hợp. Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Gắn bó chặt chẽ giữa vùng cung cấp hoa và vùng tiêu thụ là nhiệm vụ của chúng tôi để ổn định nhu

cầu của thị trường. Chúng tôi xác định phải kết hợp với nhau thật tốt, đưa hoa Lâm Đồng ngày càng gần hơn với thị trường thành phố”.

Tín hiệu đầu tiên là Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) đang nghiên cứu khả thi Dự án trung tâm giao dịch hoa, cây kiểng, cá cảnh tại Khu thương mại Bình Điền và mô hình thí điểm cho chuỗi cung ứng hoa cắt cành từ Đà Lạt đến thành phố Hồ Chí Minh. Đại diện của SATRA cho hay, đây sẽ là trung tâm phân phối hoa đầu mối của thành phố, bao gồm cả chợ hoa Hồ Thị Kỷ và chợ hoa Đầm Sen. Trung tâm giao dịch hoa sẽ dành một số lượng đáng kể cho hoa Đà Lạt, đặc biệt hoan nghênh các doanh nghiệp, nhà vườn tham gia chuỗi cung ứng hoa cắt cành. Đây sẽ là đầu mối giao dịch mua bán, giúp lượng hoa tập trung, thông tin nhanh nhạy, giúp nhà vườn Lâm Đồng được trực tiếp tham gia vào chuỗi giao dịch hoa từ nhà vườn - người tiêu dùng.ª

LÂM ĐỒNG - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Liên kết tiêu thụ hoa lâu dàivà bền vững

ª DIỆP QUỲNH

°Hoạt động tại Doanh nghiệp Hoa Mặt Trời. Ảnh: THỤY TRANG

Theo thông tin từ Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng là một trong những địa phương cung cấp nông sản lớn nhất cho thành phố, trong đó có mặt hàng hoa. Mỗi năm, Lâm Đồng cung cấp xấp xỉ 1 tỷ hoa cắt cành các loại cho nhu cầu tiêu dùng của cư dân thành phố. Làm sao để mối liên kết sản xuất - tiêu thụ hoa ngày càng bền vững là mối quan tâm chung của cả hai địa phương.

Ý KIẾN CỦA NHỮNG NGƯỜI TRONG CUỘC° Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí

Minh: Chúng tôi hoan nghênh các doanh nghiệp, nhà vườn Lâm Đồng tham gia chuỗi giao dịch hoa Lâm Đồng - TP Hồ Chí Minh. Tham gia chuỗi giao dịch, người trồng hoa sẽ xác định được nhu cầu của thị trường cũng như tiêu chuẩn phải theo để có hướng điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp Lâm Đồng đã tham gia chương trình bình ổn giá với TP Hồ Chí Minh và chúng tôi luôn chào đón các bạn hợp tác với chúng tôi, tạo nên mối quan hệ cung - cầu chặt chẽ, mang lại quyền lợi chính đáng cho cả hai phía

° Ông Huỳnh Ngọc Hải, Giám đốc Sở Công thương Lâm Đồng: Tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, nông dân Lâm Đồng cần thay đổi tư duy, không làm ăn nhỏ lẻ mà phải tập trung thành những tập thể. Chỉ có sức mạnh tập thể, bà con mới áp dụng được khoa học kỹ thuật, đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật, đòi hỏi về số lượng cũng như nhiều yêu cầu khác của đối tác. Làm ăn riêng lẻ, phần thiệt sẽ luôn là người nông dân, bà con cần thay đổi cách làm để hòa nhập kịp đòi hỏi của thị trường.

° Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Giám đốc Công ty Quản lý và kinh doanh chợ Bình Điền: Chúng tôi tổ chức trung tâm giao dịch hoa, cây kiểng, cá cảnh tại Khu thương mại Bình Điền với mục tiêu chính là tập trung tất cả đầu mối phân phối hoa về một nơi. Doanh nghiệp và nhà vườn cần chú ý, hoa vào trung tâm chúng tôi đòi hỏi phải đồng đều về chất lượng, lượng hàng về phải theo kế hoạch, không như bà con quen làm xưa nay. Nhà vườn phải chấp nhận việc sản xuất chủng loại hoa nào, thời điểm, sản lượng, chất lượng theo yêu cầu mới có khả năng cung cấp hoa vào trung tâm giao dịch. Hiện chúng tôi đã ký văn bản ghi nhớ hợp tác với một số làng hoa ở Đà Lạt, rất mong mối quan hệ làm ăn này ngày càng hiệu quả với cả hai bên.

4 THÖÙ BA 17 - 11 - 2015

PV: Xin bà cho biết tình hình đội ngũ nhà giáo hiện nay của ngành Giáo dục Lâm Đồng?

Bà Đàm Thị Kinh: Hiện nay, toàn ngành Giáo dục có hơn 24 ngàn CB, GV, CNV; tỷ lệ đảng viên đạt 28,89%. Về cơ bản, đội ngũ đầy đủ về số lượng, đáp ứng tốt yêu cầu cho công tác quản lý, giảng dạy. Chất lượng đội ngũ nhà giáo ngày càng được nâng cao cả về trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển GDĐT của địa phương. Trong đó, tỷ lệ đạt chuẩn ở các bậc học như sau: mầm non 95,3% (trên chuẩn 37,9%), tiểu học đạt chuẩn 99,7% (trên chuẩn 71,2%), THCS đạt chuẩn 99,8% (trên chuẩn 61,5%), THPT đạt chuẩn 99,9% (trên chuẩn 6,4%), TCCN đạt chuẩn 100% (trên chuẩn 5,2%), cao đẳng đạt chuẩn 100% (trên chuẩn 35%). Có nhiều tấm gương, nhất là GV ở vùng sâu, vùng xa tận tụy với nghề, vượt qua khó khăn, thiếu thốn để gắn bó với trường lớp. Nhiều thầy giáo, cô giáo phát huy năng lực trí tuệ, tài năng sư phạm, góp phần quan trọng trong

việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp với tình hình phát triển GDĐT trong giai đoạn mới.

PV: Những nỗ lực phấn đấu của đội ngũ nhà giáo đã đóng góp như thế nào vào thành tựu của ngành Giáo dục, thưa bà?

Bà Đàm Thị Kinh: Phát huy vai trò, trách nhiệm của người giáo viên nhân dân, đội ngũ thầy giáo, cô giáo, CBQL giáo dục trong toàn tỉnh luôn ra sức phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ, với tinh thần quyết tâm “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt - học tốt”, góp phần đắc lực vào sự nghiệp “trồng người”. Những nỗ lực ấy đã đem lại những thành tựu nổi bật cho ngành Giáo dục Lâm Đồng, đó là sự nghiệp GDĐT luôn ổn định và phát triển, đạt được những tiến bộ mới, toàn diện. Quy mô giáo dục và đào tạo tiếp tục được phát triển, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của học sinh trong tỉnh, nhất là học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS có thêm điều kiện và cơ hội để học tập.

Ngành GDĐT Lâm Đồng đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp

KỶ NIỆM 33 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2015)

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáoª TUẤN HƯƠNG (Thực hiện)

Trong những năm qua, đội ngũ nhà giáo của Lâm Đồng phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục - đào tạo (GDĐT) trong giai đoạn mới. Nhân kỷ niệm 33 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, phóng viên Báo Lâm Đồng đã có buổi phỏng vấn Thạc sĩ Đàm Thị Kinh - Giám đốc Sở GDĐT về những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên (GV) trong năm học 2015 - 2016.

nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà, chất lượng mũi nhọn, chất lượng giáo dục vùng khó khăn, vùng dân tộc ổn định. Toàn ngành triển khai mạnh mẽ đổi mới phương pháp dạy và học. Từ đó, chất lượng và hiệu quả giáo dục ở các ngành học, cấp học ổn định, có chuyển biến tích cực: việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non khá tốt; tỷ lệ học sinh lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp khá cao; công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được duy trì đẩy mạnh, học sinh giỏi quốc gia lớp 12 khá ổn định về số lượng và chất lượng giải; đặc biệt năm học 2014 - 2015 là năm đầu tiên tổ chức kỳ thi chung - kỳ thi THPT quốc gia vừa để xét công nhận

tốt nghiệp THPT, vừa để xét tuyển sinh đại học - cao đẳng nhưng đã được ngành và các đơn vị liên quan phối hợp chuẩn bị chu đáo, được tổ chức tốt, đạt kết quả cao theo đúng tinh thần đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả; tỷ lệ học sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng bình quân hàng năm từ 19,6% đến 29%, có nhiều trường THPT có tỷ lệ học sinh đỗ đại học đứng trong tốp 50, 100 và 200 trong tổng số các trường THPT của cả nước…

Với sự nỗ lực của toàn Ngành, Giáo dục Lâm Đồng đã hoàn thành tốt 18/18 tiêu chí thi đua trong năm học 2014-2015 của Bộ GDĐT, trong đó, có 13/18 tiêu chí xuất sắc, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì; Bộ GDĐT tặng Cờ thi đua xuất sắc.

PV: Vậy ngành Giáo dục Lâm Đồng đã có những giải pháp nào để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên trong năm học 2015 - 2016?

Bà Đàm Thị Kinh: Trước hết, ngành Giáo dục đã tiến hành rà soát công tác quản lý, sử dụng đội ngũ trong từng cơ sở giáo dục và đào tạo công lập theo đúng các quy định của nhà nước, đặc biệt là theo vị trí việc làm. Rà soát đội ngũ CB, GV, NV trong từng đơn vị và toàn ngành để xây dựng kế hoạch bố trí, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng thêm chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đồng thời, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Tuyên giáo huyện, thành phố, Trung tâm bồi dưỡng Chính trị các huyện, thành phố tổ chức bồi dưỡng chính trị hè cho 100% CBQL, GV, NV nhằm nâng cao nhận thức chính trị, nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước...

Bên cạnh đó, Sở GDĐT, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt và các Phòng GDĐT đã triển khai các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong dịp hè năm 2015 cho 100% CBQL, GV. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, lý luận chính trị, nâng chuẩn cho đội ngũ nhà giáo gắn với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của ngành và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông; ưu tiên trước cho các đối tượng trong quy hoạch, tự túc nguồn kinh phí đi học. Các đơn vị trường học triển khai các lớp bồi dưỡng thường xuyên theo chuyên đề cho 100% GV; đồng thời, hướng dẫn GV tự bồi dưỡng thường xuyên một cách khoa học, khách quan, trung thực và thực chất có hiệu quả. Bồi dưỡng cho GV tiếng Anh đạt chuẩn theo quy định của Bộ GDĐT và Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020...

PV: Xin cảm ơn bà và xin chúc cho ngành Giáo dục Lâm Đồng tiếp tục gặt hái được nhiều thành quả trong năm học 2015 - 2016.ª

° Bà Đàm Thị Kinh - Giám đốc Sở GDĐT Lâm Đồng.

Nằm ngay trung tâm xã nông thôn mới Quảng Lập (Đơn Dương), Trường Tiểu học Quảng Lập nổi bật lên bởi vẻ đẹp của không gian xanh, hòa vào sự khang trang, trù phú của một vùng quê nông thôn mới.

Năm 2001, Trường Tiểu học Quảng Lập là một trong những ngôi trường đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn quốc gia; năm 2011 trường tiếp tục được công nhận trường

chuẩn quốc gia lần thứ hai. 15 năm qua, phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, trường học thân thiện, học sinh tích cực đã trở thành truyền thống ở một ngôi trường ở nông thôn. 5 năm qua, sự nghiệp giáo dục cũng được quan tâm đặc biệt cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới, thêm một lần nữa ngôi trường được “cất cánh”. Một dãy 2 tầng 8 phòng học, hàng rào và cổng trường khang trang, bề thế được đầu tư xây dựng thay cho những dãy phòng học cấp 4 đã xuống cấp. Phía trước có sân chơi bóng rổ, sân tập thể dục cho

học sinh cũng được bê tông hóa rộng rãi. Khuôn viên hoa cỏ là công sức của tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh của trường tôn tạo, có cả sự đóng góp của rất nhiều phụ huynh qua những năm học. Chỉ tay về phía hành lang rộng ở lầu 1 dãy phòng học mới được tô điểm bằng những chậu cây cảnh làm tăng không gian xanh, cô Nguyễn Thị Hải Đường - Hiệu phó nhà trường cho biết đó là những cây xanh do phụ huynh đóng góp làm đẹp trường, đẹp lớp.

Năm học 2013 - 2014, Trường Tiểu học Quảng Lập được chọn làm điểm triển khai mô hình trường học mới VNEN. Điều đó đã đòi hỏi mỗi giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, sâu sát học trò của mình hơn, tùy vào khả năng tiếp thu của từng học trò để có cách truyền đạt thích hợp, phải tận tụy hơn trong từng bài giảng, phải thay đổi cách tổ chức lớp học. Sự bỡ ngỡ bước đầu nhanh chóng qua đi, thay vào đó là những tiết học sôi nổi, học sinh chủ động tìm hiểu bài thật kỹ theo 10 bước học tập qua mỗi tiết học. Bước qua từng phòng học, sẽ thấy “thành quả” cô trò cùng sáng tạo, mỗi lớp một chủ đề,...

Năm học 2015-2016, Trường Mẫu giáo Vành Khuyên huy động 256 học sinh/7 lớp. Cô Hiệu trưởng Nguyễn

Thị Hồng dẫn chúng tôi tham quan một vòng các lớp học. Đến lớp nào cũng thấy phòng học thoáng rộng, bài trí khoa học, đầy đủ trang thiết bị dạy - học, cô trò say sưa với các trò chơi hấp dẫn, hoặc đang hát múa. Thấy người lạ, tất cả các cháu tự giác xếp hàng cúi đầu vòng tay lễ phép chào. Hỏi về bí quyết để xây dựng trường đạt danh hiệu lá cờ đầu bậc học mầm non nhiều năm liền, theo cô Hồng, yếu tố có ý nghĩa quyết định là các giáo viên của trường luôn nỗ lực hết mình với nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, còn có sự hỗ trợ, duy trì tốt mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường, tạo được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh.

Trong suốt thời gian qua, tập thể cán

bộ - giáo viên- công nhân viên Trường Mẫu giáo Vành Khuyên đã không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực, chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ. Những ngày đầu mới thành lập, đây là một ngôi trường gặp khó khăn về nhiều mặt, không đủ điều kiện chăm sóc - giáo dục trẻ. Bởi vào thời điểm khi vừa được tái thành lập vào năm học 2005 - 2006, trường chỉ có 3 lớp học với khoảng 70 học sinh. Đến tháng 12 năm 2011, mẫu giáo Vành Khuyên đã hội đủ các điều kiện của một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I, có khuôn viên rộng 2.500m2, có 7 lớp học cho trên 250 học sinh với chất lượng dạy và học hàng đầu của Đức Trọng. Phát huy thành quả đã đạt được, nhà trường tiếp tục thực hiện đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Đồng thời, hàng năm, nhà trường luôn nỗ lực phấn đấu để duy trì tốt danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia, đồng thời là trường trọng điểm của huyện Đức Trọng và tiếp tục xây dựng lộ trình phấn đấu, rà soát theo tiêu chuẩn cao hơn của trường đạt chuẩn mức độ 2, trong đó đã tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ, tổ chức nhiều phong trào thi đua, phấn đấu xây dựng và giữ vững tập thể Lao động tiên tiến nhiều năm

Lá cờ đầu bậc học mầm nonª THY VŨ

Được thành lập năm 2000, trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, tập thể cô và trò Trường Mẫu giáo Vành Khuyên (Đức Trọng) không ngừng nỗ lực vượt mọi khó khăn, từng bước xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I (2011), đạt chuẩn quốc gia mức độ II (2014), liên tục là lá cờ đầu bậc học mầm non của huyện, tỉnh.

Ngôi trường trên vùng quênông thôn mới ª QUỲNH UYỂN

° Trường Tiểu học Quảng Lập (Đơn Dương).

(XEM TIẾP TRANG 7)

5 THÖÙ BA 17 - 11 - 2015

S inh ra và lớn lên ở xã Lát, huyện Lạc Dương, sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm Toán, cô Cil DiNa được phân công về công tác tại Trường THCS&THPT Đạ Tông, huyện Đam

Rông (khi chưa tách trường). “Những ngày đầu bước chân lên bục giảng với những lớp học có đến 95% học sinh là người DTTS, tuy trang phục cũ kỹ, thiếu thốn nhưng nụ cười rạng rỡ trên từng khuôn mặt đã khiến tôi vô cùng cảm động. Tôi tự nhủ phải cố gắng để trở thành một giáo viên tâm huyết đem hết khả năng của mình truyền thụ cho học sinh những bài học sinh động nhằm thu hút các em đến trường nhiều hơn”, cô DiNa chia sẻ. Là giáo viên bộ môn Toán, trong suốt 13 năm đi dạy cô DiNa còn được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp liên tục 12 năm. Vì vậy, cô luôn cố gắng tìm ra những phương pháp giảng dạy giúp học sinh dễ tiếp thu môn học này, vừa tìm biện pháp để duy trì sĩ số lớp. Với thuận lợi là giáo viên người địa phương nên cô hiểu rõ hơn ai hết về nỗi vất vả của cha mẹ và bản thân học sinh vùng khó khăn đã ảnh hưởng phần nào đến việc học tập của các em. Đồng cảm với hoàn cảnh sống của học sinh DTTS, cô đã kết hợp với ban vận động học sinh đến tận nhà, thậm chí lên tận nương rẫy để trao đổi với phụ huynh và động viên các em tiếp tục ra lớp theo học hết lớp, hết cấp. Chính vì vậy, nhiều năm liền, lớp cô chủ nhiệm luôn duy trì sĩ số 100%.

Là người chịu khó học hỏi, ngoài việc dự giờ trao đổi với đồng nghiệp, cập nhật các thông tin bổ ích từ sách báo và các tài liệu liên quan, cô DiNa luôn có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng dần chất lượng bộ môn, đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu bộ môn cuối năm, kết quả thi tốt nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước. Cô cùng tổ chuyên môn lập kế hoạch để bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như phụ đạo học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học. Đồng thời, cô đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nhằm lôi cuốn và thu hút học sinh, đặc biệt qua các tiết hình học hay vẽ đồ thị của hàm số luôn được thiết kế phù hợp với đối tượng và trình độ của các em. Từ đó, khơi dậy cho học sinh sự hứng thú, say mê học tập, tự tìm tòi, khám phá kiến thức và vận dụng vào bài học sinh động hơn.

Ngoài miệt mài với công tác giảng dạy, với vai trò là phó chủ tịch công đoàn cơ sở kiêm nhiệm trưởng ban nữ công, cô DiNa luôn phát huy vai trò trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Cô luôn nắm bắt tâm tư tình cảm của đoàn viên nhằm kịp thời động viên, chia sẻ những khó khăn vướng mắc của chị em phụ nữ nói riêng và người lao động nói chung, góp phần đưa hoạt động của công đoàn nhà trường ngày càng đi lên. Đối với các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, cô luôn phát huy hết vai trò và trách nhiệm của mình nhằm góp phần nâng cao các hoạt động trong nhà trường. Năm 2003, cô đạt giải nhì hội thi “giáo viên tài năng duyên dáng”, giải nhì tiếng hát giáo viên, thi tiếng hát dân ca năm 2013 do huyện Đam Rông tổ chức đạt giải nhì, thi văn nghệ kỷ niệm 10 năm thành lập huyện đạt giải 3... và cùng với đồng nghiệp đã xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng vào các dịp lễ lớn để lại dấu ấn tốt đẹp trong nhân dân. Rời bục giảng về với gia đình, cô là người vợ, người mẹ đảm đang, luôn giữ vững vai trò là người bảo vệ hạnh phúc trong gia đình.

Nói về cô giáo Cil DiNa, thầy Cao Xuân Thái - Hiệu trưởng Trường THPT Đạ Tông tự hào: “Cô DiNa là giáo viên rất vững chuyên môn, gắn bó với trường, với lớp. Cô luôn nỗ lực truyền đạt kiến thức để học sinh dễ hiểu bài hơn, lớp cô chủ nhiệm học sinh rất ngoan và tiến bộ nhanh. Ngoài việc là một giáo viên giỏi của trường, cô luôn là cánh chim đầu đàn trong các phong trào hoạt động. Cô luôn là tấm gương để đồng nghiệp và học sinh noi theo, được phụ huynh tin yêu”.ª

Miệt mài “gieo chữ” vùng sâu ª VIỆT HÙNG

Hơn 13 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người” trên vùng đất khó, cô giáo Cil DiNa - Trường THPT Đạ Tông, huyện Đam Rông luôn miệt mài “gieo chữ” cho biết bao học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) còn “khát” chữ nơi đây. Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010-2014” của Chủ tịch UBND tỉnh và vinh dự được cử đi dự Đại hội thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VI, được Bộ trưởng Bộ GDĐT cấp giấy chứng nhận “Điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Giáo dục giai đoạn 2010-2015” là sự ghi nhận về đóng góp của cô DiNa cho công tác giáo dục vùng sâu.

KỶ NIỆM 33 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2015)

bộ - giáo viên- công nhân viên Trường Mẫu giáo Vành Khuyên đã không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực, chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ. Những ngày đầu mới thành lập, đây là một ngôi trường gặp khó khăn về nhiều mặt, không đủ điều kiện chăm sóc - giáo dục trẻ. Bởi vào thời điểm khi vừa được tái thành lập vào năm học 2005 - 2006, trường chỉ có 3 lớp học với khoảng 70 học sinh. Đến tháng 12 năm 2011, mẫu giáo Vành Khuyên đã hội đủ các điều kiện của một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I, có khuôn viên rộng 2.500m2, có 7 lớp học cho trên 250 học sinh với chất lượng dạy và học hàng đầu của Đức Trọng. Phát huy thành quả đã đạt được, nhà trường tiếp tục thực hiện đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Đồng thời, hàng năm, nhà trường luôn nỗ lực phấn đấu để duy trì tốt danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia, đồng thời là trường trọng điểm của huyện Đức Trọng và tiếp tục xây dựng lộ trình phấn đấu, rà soát theo tiêu chuẩn cao hơn của trường đạt chuẩn mức độ 2, trong đó đã tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ, tổ chức nhiều phong trào thi đua, phấn đấu xây dựng và giữ vững tập thể Lao động tiên tiến nhiều năm

liền. Song song với đó, nhà trường tích cực tham mưu với các cấp để đầu tư thêm các hạng mục công trình như: Xây mới phòng chức năng, hoàn thiện xây dựng hàng rào, cổng trường, đầu tư phòng máy tính cho bé học kidsmart, đầu tư mua sắm các trang thiết bị trong lớp… Đặc biệt, trường luôn đi đầu trong việc áp dụng

công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy. Toàn bộ các phòng học và khối văn phòng đều có máy tính nối mạng với nhau, có các phần mềm chuyên dụng áp dụng cho công tác quản lý nhân sự, quản lý học sinh, theo dõi chế độ dinh dưỡng, theo dõi sức khỏe của trẻ... Trường cũng trang bị các phần mềm chuyên dụng cho

trẻ học, máy chiếu, bảng tương tác, ti vi; có hệ thống lọc nước khép kín đưa đến từng lớp, có tủ tiệt trùng tia cực tím dùng xử lý các thiết bị nhà bếp như soong, nồi, chén bát... Trong quá trình dạy và học, nhà trường luôn bám sát các chỉ tiêu của ngành giao; các chỉ tiêu về chất lượng chăm sóc - giáo dục ổn định nhiều năm liền như: Hàng năm luôn duy trì sĩ số đạt 100%, qua đánh giá trẻ theo chuẩn độ tuổi đạt 100%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5%, tỷ lệ trẻ thấp còi dưới 7%, bé khỏe ngoan đạt trên 75%, đảm bảo an toàn cho 100% trẻ bán trú tại trường. Cùng đó, các phong trào thi đua khác đều được nhà trường triển khai đạt kết quả tốt. Trường đã có 100% cán bộ - giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, trong đó, đại học mầm non là trên 70%. Hàng năm, trường có nhiều giáo viên đạt giáo viên giỏi các cấp, trong đó luôn có giáo viên đạt giải cao qua các hội thi; chi bộ đạt TSVM, trường đạt LĐTT nhiều năm liền; công đoàn đạt VMXS, chi đoàn mạnh, chi hội CTĐ xuất sắc... Với những kết quả trên, tháng 12 năm 2014 trường đã vinh dự được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ II, được nhận cờ thi đua của UBND tỉnh năm học 2014 - 2015. Và hiện, tập thể cô và trò Trường Mẫu giáo Vành Khuyên đang không ngừng phấn đấu để xứng đáng với danh hiệu lá cờ đầu bậc học mầm non của tỉnh nhà.ª

Lá cờ đầu bậc học mầm nonª THY VŨ

° Một giờ học của các em học sinh Trường Mẫu giáo Vành Khuyên.

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, năm học 2014 - 2015 vừa qua, thầy trò Trường THCS Phước Cát I (xã Phước Cát I, huyện Cát Tiên) đã vinh dự được Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Lâm Đồng công nhận là đơn vị dẫn đầu thi đua khối trường THCS.

Năm 1985, Trường THCS Phước Cát I được thành lập. Kể từ đó đến nay, Trường THCS Phước Cát I đã không

ngừng chuyển biến tích cực cả về quy mô trường lớp lẫn đội ngũ giáo viên, học sinh. Trường có quy mô 19 lớp, với 455 học sinh. Ngoài 3 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng), 40 giáo viên của trường đều có trình độ đạt “chuẩn” và trên “chuẩn”.

Thầy giáo Nguyễn Út, Hiệu trưởng Trường THCS Phước Cát I, cho biết: “Chúng tôi luôn xác định, nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng dạy và học. Do đó, công tác bồi dưỡng, phụ đạo học sinh được đội ngũ giáo viên quan tâm hàng đầu. Ngoài ra, các giáo viên còn tích cực trao đổi nghiệp vụ giảng dạy cũng như tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên môn do ngành tổ chức. Trong công tác giảng dạy, đội ngũ giáo viên thường xuyên chú trọng cải tiến phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh. Nhờ đó, chất lượng giáo viên và học sinh ngày càng được củng cố và có chiều hướng đi lên”.

Năm học 2014 - 2015, số học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt của Trường THCS Phước Cát I chiếm hơn 98%, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu; trên 52% học sinh có học lực khá, giỏi; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 97%. Cũng trong năm học 2014 - 2015, trường có 63 học sinh giỏi cấp cơ sở, 46 học sinh giỏi cấp huyện và 6 học sinh giỏi cấp tỉnh. Song song đó, nhà trường còn làm tốt công tác duy trì sĩ số (trên 99%) và công tác tuyển sinh vào đầu cấp (lớp 6) luôn đạt 100%.

pháp hữu ích được triển khai (trong đó, có 30 giải pháp được xếp loại A, 12 giải pháp xếp loại B) và 27 chuyên đề được thực hiện. Bên cạnh đó, Trường THCS Phước Cát I còn tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua, như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương tự học, sáng tạo”, “Xây dựng

sinh toàn trường, đã mang đến cho các em học sinh một “sân chơi” bổ ích...

Theo thầy giáo Hiệu trưởng Nguyễn Út, để có được những chuyển biến nói trên, Chi bộ Đảng của trường thường xuyên được quan tâm củng cố và xây dựng. Hiện, Chi bộ Đảng của Trường THCS Phước Cát I có 16 đảng viên...

Ngôi trường dẫn đầu khối thi đua THCS ª TRỊNH CHU

Trường THCS Phước Cát I hiện có 40 giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, 1 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 2 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và 6 giáo viên được công nhận “chiến sĩ thi đua” cơ sở, không có giáo viên nào bị kỷ luật hoặc xếp loại yếu về chuyên môn, đạo đức.

Trong năm học 2014 - 2015, trường đã có 440 tiết học được ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, 42 giải

trường học thân thiện, học sinh tích cực”, công tác “đền ơn đáp nghĩa” và “xã hội hóa” giáo dục... Đặc biệt, trong công tác “xã hội hóa” giáo dục, trường đã phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng tổ chức Chương trình “Hoa Cúc Trắng” giúp học sinh Nông Thị Luyện với số tiền 70 triệu đồng; phối hợp với Nhà Thiếu nhi Lâm Đồng tổ chức Chương trình “Trạng nguyên tuổi hoa” cho học

° Đồng chí HàPhước Toản - Trưởng Ban Dân vậnTỉnh ủytặng quà Trường THCS Phước Cát I trong dịpkhai giảng năm học mới 2015 - 2016.

(XEM TIẾP TRANG 7)

THÖÙ BA 17 - 11 - 20156 6 ÑÔØI SOÁNG - PHAÙP LUAÄT

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, trong vòng một năm trở lại đây, các cơ quan, đơn vị của tỉnh đã phát hiện 198 vụ với 172 đối tượng liên quan đến vi phạm pháp luật về môi trường. Qua đó, đã xử lý hành chính 99 vụ, đồng thời chuyển cơ quan chức năng xử lý 46 vụ. Đáng chú ý, trong các vụ vi phạm pháp luật về môi trường có tới 37 vụ với 29 bị can được ngành chức năng tiến hành khởi tố. Trong đó, liên quan

đến lĩnh vực lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất với 13 vụ vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, 21 vụ hủy hoại rừng và 3 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Được biết, với số lượng các vụ vi phạm pháp luật về môi trường trong lĩnh vực lâm nghiệp bị khởi tố nêu trên, tăng 5 vụ so với cùng kỳ năm trước. XUÂN TRUNG

Khởi tố 39 vụ vi phạm môi trường

Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt vừa được các cơ quan thẩm quyền tỉnh Lâm Đồng cho phép cải tạo, chỉnh trang Thương xá La Tulip với phương án không sử dụng vật liệu kiên cố và phải tháo dỡ vô điều kiện khi nhà nước có chủ trương cải tạo, chỉnh trang Khu Hòa Bình. Các giải pháp kiến trúc được chấp thuận ở Thương xá La Tulip gồm: chiều cao tối đa của công trình cải tạo là 6,7m (tính từ cốt sân thượng hiện nay); phần tầng trệt giáp với đường Khu Hòa Bình, có khung, cột sàn bằng

bê tông cốt thép, vách kính trong suốt; phần tầng lầu dùng vật liệu nhẹ, lắp dựng khung sắt trên sàn bê tông bao che bằng vách kính trong suốt, mái lợp tấm Aluminer chống thấm; lối lên lầu bằng cầu thang ngoài trời, có kiến trúc thoáng nhẹ, đi lên từ cốt vỉa hè đường Khu Hòa Bình. Khoảng cách lùi cách ranh đất của công trình chỉnh trang, cải tạo bằng hoặc hơn gần 3m (phía chợ Đà Lạt), gần 9,7m (phía bậc cấp cầu thang chợ) và gần 6,5m (phía đường Khu Hòa Bình). VĂN VIỆT

Thương xá La Tulip Đà Lạt được phép cải tạo

Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, từ đầu năm 2015 đến nay, huyện Đạ Tẻh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 20 tuyến đường giao thông nông thôn (GTNT), với tổng kinh phí đầu tư gần 8 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 5 tỷ đồng và nhân dân đóng góp gần 3 tỷ đồng cùng hàng ngàn ngày công lao động; qua đó, góp phần nâng tỷ lệ “cứng hóa” hệ thống GTNT trên địa bàn huyện Đạ Tẻh lên trên 70%. Trước đó, trong năm 2014, Đạ Tẻh đã hoàn thành đưa vào sử dụng 57 tuyến đường GTNT, với tổng kinh phí

đầu tư gần 20 tỷ đồng. Trong đó, nguồn kinh phí do người dân đóng góp gần 10 tỷ đồng.

Đến nay, các tuyến đường chính như đường trục xã, trục đường thôn tại các vùng nông thôn của Đạ Tẻh, mà đặc biệt là các xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã được “bê tông hóa”. Từ việc thực hiện phong trào xây dựng đường GTNT đã góp phần làm cho “bộ mặt” nông thôn ở Đạ Tẻh không ngừng khởi sắc; đồng thời, từng bước nâng cao đời sống của người dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. KHÁNH PHÚC

ĐẠ TẺH: Người dân đóng góp gần 3 tỷ đồng làm đường GTNT

Kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 2015), Thư viện Lâm Đồng đã tổ chức trưng bày sách nhằm giới thiệu đến bạn đọc tư tưởng nhân văn cao quý của đại thi hào dân tộc. Trưng bày gồm 75 đầu sách là các tác phẩm của ông: Nguyễn Du toàn tập, Truyện Kiều, 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du...; sách giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Du: Giai thoại Nguyễn Du và những mối tình dang dở, Nguyễn Du: Đời và tình, Nguyễn Du (tiểu thuyết lịch sử), Nguyễn Du cuộc đời và tác phẩm, Bắc du theo dấu chân Tố Như...; các công trình nghiên cứu về kiệt tác Truyện Kiều: Truyện Kiều trong văn hóa Việt Nam, Từ điển Truyện Kiều, Kiều học - khoa học nghiên cứu Truyện Kiều, Bình giải Truyện Kiều, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Truyện Kiều những lời bình, Thi pháp Truyện Kiều... Qua đó, độc giả còn biết đến một số bản Kiều

được in qua các thời kỳ: So sánh dị bản Truyện Kiều (Lê Quế), Truyện Kiều bản kinh thời Tự Đức, Kim Vân Kiều truyện (Trương Vĩnh Ký chuyển ngữ in lần 3 năm 1911 tại Sài Gòn), Truyện Kiều (bản Nôm cổ nhất năm 1866)... Ngoài ra, một số tác phẩm về sức sống và sức ảnh hưởng của Truyện Kiều trong đời sống xã hội như: Trên đỉnh Trường Sơn kể truyện Kiều (Thiếu tướng Nguyễn An), Bình kiều - vịnh Kiều - bói Kiều, Truyện Kiều và những kỷ lục, Lục bát hậu Truyện Kiều, Từ lẩy Kiều, đố Kiều đến các giai thoại về Kiều, Truyện Kiều đọc ngược (Phạm Đan Quế), Giai thoại Truyện Kiều (Vũ Ngọc Khánh)...

Trưng bày cho bạn đọc cái nhìn tương đối toàn diện về kiệt tác Truyện Kiều, đồng thời khẳng định công lao, vinh danh tài năng và những đóng góp to lớn của Đại thi hào Nguyễn Du đối với nền văn hóa dân tộc.

QUỲNH UYỂN

THƯ VIỆN LÂM ĐỒNG: Trưng bày sách kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du

°Trưng bày sách kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du.

Cùng với việc ghi nhận những cố gắng của đoàn, những nỗ lực của các địa

phương và đơn vị trong QLBVR, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã chỉ ra những hạn chế đáng quan tâm: Công tác QLBVR và đất lâm nghiệp ở các địa phương tuy có cố gắng nhưng hiệu quả chưa cao; các đơn vị, địa phương chưa dành nhiều thời gian cho công tác QLBVR và đất lâm nghiệp; lãnh đạo cấp huyện, cấp xã ít đi kiểm tra công tác QLBVR như chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; các biện pháp, giải pháp chưa quyết liệt; số vụ vi phạm chưa xác định được đối tượng còn nhiều, nhiều vụ việc hồ sơ liên quan chưa đầy đủ, đúng quy định; xử lý vi phạm chưa triệt để; việc khắc phục hậu quả vi phạm còn chậm trễ; trách nhiệm của một số ban quản lý rừng, doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng để đầu tư dự án chưa cao; có địa phương, đơn vị xử lý không đúng thẩm quyền; chưa thể hiện sự quyết liệt trong xử lý vi phạm, có vụ việc còn để kéo dài nên tính răn đe, giáo dục trong nhân dân chưa cao.

Để làm tốt hơn công tác QLBVR trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu giám đốc và tập thể lãnh đạo các công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp, các ban quản lý rừng trên địa bàn tỉnh và Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà “Tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý kỷ luật đối với tập thể, người đứng đầu và các cá nhân liên quan có sai phạm trong công tác QLBVR, quản lý đất lâm nghiệp, khoáng sản...”. Cùng đó, Chủ tịch UBND tỉnh còn yêu

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG

Làm rõ trách nhiệm để xử lý các tập thể và cá nhânª THI HOÀNG

Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh vừa kết thúc đợt kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) sau hơn 5 tháng thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của UBND tỉnh (tại Quyết định số 1113/QĐ-UBND ngày 18.5.2015). Đầu tháng 11 mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt đã có buổi làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành, nghe đoàn báo cáo kết quả kiểm tra và Chủ tịch UBND tỉnh đã có những kết luận quan trọng.

cầu chủ tịch UBND các huyện và TP “tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến những thiếu sót, sai phạm trong công tác QLBVR, đất lâm nghiệp, khai thác khoáng sản trên địa bàn, xử lý, đề xuất xử lý theo quy định...”. Cụ thể hơn, Chủ tịch UBND tỉnh còn yêu cầu chủ tịch UBND các huyện Lạc Dương, Lâm Hà, Di Linh và Bảo Lâm ngoài việc tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan ở cấp huyện còn phải chỉ đạo UBND các xã Đạ Sar, Đạ Nhim, thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương), Phúc Thọ, Tân Thanh (Lâm Hà), Tam Bố, Đinh Trang Thượng (Di Linh), Lộc Ngãi, Lộc Tân, Lộc Bảo (Bảo Lâm) và các ban quản rừng phòng hộ Đa Nhim, Tà Nung, Lán Tranh, Nam Ban, Tân Thượng và Đạm Bri phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân liên quan đến các vi phạm trong công tác QLBVR; riêng đối với lãnh đạo và chuyên viên của Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Lâm Hà, chính quyền và cơ quan chức năng phải tiến hành kiểm điểm và xử lý kỷ luật các cá nhân của phòng này vì đã tham mưu xử lý vi phạm không đúng quy định trong một số vụ việc cụ thể.

Với Sở NN-PTNT, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo:

°Nhiều cánh rừng ở vùng sâu bị đốn hạ nằm ngoài tầm kiểm soát của lực lượng chức năng.

Chủ trì, phối hợp với Sở TN-MT và UBND các huyện và TP kiểm tra, rà soát và đưa toàn bộ diện tích đất có rừng đang quy hoạch ngoài lâm nghiệp vào trong quy hoạch 3 loại rừng để thống nhất quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; kiểm tra, đánh giá hiệu quả của công tác giao khoán đất rừng sản xuất; tổng hợp diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm đã được giải tỏa trên địa bàn tỉnh để đưa vào kế hoạch trồng lại

tra, hoàn tất hồ sơ đối với các vụ vi phạm đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối tượng để đưa ra xét xử công khai như các vụ ken cây, hủy hoại rừng, khai thác gỗ trái phép tại các huyện Lạc Dương, Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên và TP Bảo Lộc.

Như trên vừa nêu có thể thấy, lần này, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tỏ rõ sự kiên quyết trong việc xử lý trách nhiệm của tập thể và cá nhân có liên quan trong vi phạm về QLBVR. Tuy nhiên, từ ý kiến chỉ đạo đến thực tế vẫn còn một khoảng cách; bởi vậy, vấn đề đáng quan tâm trong lúc này là việc thực thi của các cơ quan hữu trách và chính quyền các địa phương trong tỉnh.ª

rừng trong năm 2016... Với riêng lực lượng kiểm lâm, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN-PTNT (đơn vị chủ quản) chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, trên cơ sở đó có hình thức xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật đối với tập thể, lãnh đạo và công chức kiểm lâm có liên quan của các hạt kiểm lâm Lạc Dương, Di Linh và Bảo Lâm do chưa làm tròn trách nhiệm, chưa thường xuyên tuần tra, kiểm tra, kịp thời ngăn chặn, lập hồ sơ xử lý vi phạm; để xảy ra nhiều sai phạm trong công tác QLBVR trong thời gian dài làm tài nguyên rừng bị thiệt hại nghiêm trọng trên địa bàn...

Với môt số vụ việc cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã tỏ ra khá mạnh tay: Giao cho Sở TN-MT chỉ đạo, kiểm tra, lập hồ sơ xử lý theo quy định đối với Công ty TNHH Xây dựng thương mại Bảy Tài và Công ty TNHH An Việt đã có hành vi vi phạm khai thác khoáng sản và đào bới (san ủi) đất ngoài ranh giới cho phép tại huyện Bảo Lâm. Cùng đó, UBND tỉnh còn giao cho Công an tỉnh Lâm Đồng khẩn trương điều

THÖÙ BA 17 - 11 - 2015 7 7 TOØA SOAÏN & BAÏN ÑOÏC

... những góc học tập đầy hình ảnh trực quan sinh động, tạo không gian thân thiện, gây hứng thú, cuốn hút các em, phát huy tinh thần chủ động, trao đổi nhóm, tiếp thu bài học. Năm học này, Trường Tiểu học Quảng Lập có 532 học sinh học tập tại 15 lớp bậc tiểu, không khí thi đua dạy tốt, học tốt đi vào từng lớp học. Nhiều năm học qua, nhà trường có 100% học sinh hoàn thành nhiệm vụ năm học và lên lớp; không có học sinh yếu kém, lưu ban.

Khuyến khích học sinh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ học tập, năm học 2013 - 2014, cuộc thi giải toán qua mạng có 6 học sinh giỏi cấp huyện, 1 học sinh giỏi cấp tỉnh; môn tiếng Anh có 9 học sinh giỏi cấp huyện, 2 học sinh giỏi cấp tỉnh. Năm học 2014 - 2015, môn toán có 11 học sinh giỏi cấp huyện, 2 học sinh giỏi cấp tỉnh; môn tiếng Anh có 6 học sinh giỏi cấp huyện, 1 học sinh giỏi cấp tỉnh. Đội ngũ có 34 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, tất cả các thầy cô không ngừng học, không ngừng đào tạo, tự đào tạo, đều đạt và vượt chuẩn đào tạo. 1 giáo viên giỏi cấp tỉnh. Có những năm học, nhà trường có đến 8 thầy cô là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 1 chiến sĩ thi đua cấp tỉnh trên tổng số 34 cán bộ, giáo viên, CNV.

Bên cạnh đó, nhiều phong trào thi đua diễn ra sôi nổi, nhiều hoạt động ngoại khóa vui tươi thu hút các em đến trường vào cả những ngày nghỉ. Những hội thi, liên hoan thường xuyên được tổ chức như: hội thi an toàn giao thông, văn nghệ, hoạt động thể thao... Trường thực hiện dạy 9 buổi/tuần, nghỉ vào chiều thứ sáu để các em có thêm thời gian hoạt động ngoại khóa “chơi mà học”, tăng cường gắn kết tình thầy trò. Thầy cô giáo thường xuyên đi sâu đi sát nắm bắt từng hoàn cảnh học sinh, quan tâm giúp đỡ dìu dắt các em có hoàn cảnh đặc biệt. Nhiều năm liền không có học sinh bỏ học.

Với những nỗ lực của thầy và trò, năm học vừa qua Trường Tiểu học Quảng Lập đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc và vinh dự nhận cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh trao tặng.ª

... Trong nhiều năm liền, Chi bộ đều đạt “trong sạch vững mạnh”. Ngoài ra, các đoàn thể (Chi Đoàn, Công đoàn, Liên Đội...) cũng thường xuyên được củng cố, xây dựng và hoạt động có hiệu quả, đều được công nhận “vững mạnh”.

Từ những nỗ lực của đội ngũ giáo viên nhà trường, trong năm học 2013 - 2014, Trường THCS Phước Cát I đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” và đã được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận trường đạt “chuẩn quốc gia”. Đặc biệt, trong năm học 2014 - 2015, trường vinh dự được Sở Giáo dục - Đào tạo công nhận là đơn vị dẫn đầu khối thi đua THCS. “Chúng tôi đã hoàn tất thủ tục đề nghị UBND tỉnh tặng Cờ thi đua” - Thầy giáo Hiệu trưởng Nguyễn Út nói.ª

Mục tiêu cơ bản chấm dứt tình trạng xe vận tải thay đổi kích thước thùng hàng, chở hàng quá tải trọng trên địa bàn tỉnh vào cuối năm 2015 được UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt với nhiều biện pháp nhằm giải quyết triệt để. Thế nhưng trên thực tế các chủ xe, tài xế vẫn vi phạm các quy định khi vận chuyển chở hàng hóa vượt quá tải trọng từ 20 đến 100%.

B ên cạnh rủi ro gây tai nạn giao thông, các xe vận tải hàng hóa quá khổ, chuyên chở quá tải, vượt tải trọng nhiều lần còn trực

tiếp góp phần làm cho hệ thống kết cấu giao thông đường bộ nhanh chóng xuống cấp. Đặc biệt, đối với các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ và đường giao thông liên xã. Cần nhớ rằng hệ thống giao thông của Lâm Đồng có tổng chiều dài lớn, diện bao phủ địa bàn rộng, nhất là chưa hoàn thiện về mặt kỹ thuật nên rất dễ bị hư hỏng bởi sự “tiếp tay” của những chuyến xe quá tải lưu thông. “Với hơn 8.700km đường bộ các loại từ quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị đến đường giao thông nông thôn được kết nối liên vùng, liên huyện nên việc kiểm soát phương tiện chở hàng vượt quá tải trọng cho phép thực sự khó khăn, trong khi lực lượng tuần tra, kiểm soát và thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu” - Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hành vi thay đổi kích thước thùng chở hàng, chở hàng vượt quá tải trọng quy định - Phó chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh, ông Lê Văn Hồng cho hay.

Để giải quyết vấn nạn xe chở quá tải, từ đầu năm đến nay, Đoàn kiểm tra liên ngành (bao gồm các thành viên đến từ các đơn vị: Chi cục Quản

lý đường bộ IV.1, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, Thanh tra giao thông và Phòng Quản lý phương tiện, người lái - Sở Giao thông vận tải, Trung tâm Đăng kiểm cơ giới Lâm Đồng, đại diện Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố) đã ra quân kiểm tra, xử lý nhà xe, tài xế vi phạm. Đồng thời phát hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải, chủ xe chuyên chở hàng hóa vi phạm các quy định bị xử phạt hành chính, tạm giữ phương tiện và nhắc nhở chấn chỉnh. Thế nhưng trong đợt ra quân mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành đã tập trung “đột kích” tại các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và các địa bàn có nguồn hàng hóa lớn, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác mỏ... cho thấy tình trạng xe chở vượt tải trọng vẫn ngang nhiên hoạt động. Hầu như trên các tuyến đường được kiểm tra đều có các trường hợp vi phạm với các hành vi tự ý thay đổi kích thước thùng hàng, chở hàng vượt quá tải trọng thiết kế. Mức độ chở vượt tải trọng thiết kế được cần đo vượt quá tải trọng pho phép từ 20 đến 100% so với thiết kế của phương tiện. Điều đó cho thấy nếu như trọng tải thiết kế của xe 30 tấn thì xe này đã chuyên chở một lượng hàng hóa lưu thông trên đường lên tới 60 tấn. Đáng chú ý, khi được kiểm tra, có doanh nghiệp còn không chấp hành hiệu lệnh của Đoàn kiểm tra liên ngành, lái xe không mang giấy phép vận tải, thậm chí có xe hết niên hạn sử dụng vẫn lưu hành và kinh doanh vận chuyển hàng hóa... Bên cạnh đó, Trạm kiểm tra tải trọng xe đóng trên Quốc lộ 20 hoạt động 24/24 giờ và 7 ngày trong tuần đã cung cấp dữ liệu đáng chú ý. Theo đánh giá của Thanh tra giao thông - Sở Giao thông vận tải cho hay, trong tổng số 1.022 xe được kiểm tra từ đầu năm đến nay, có tới 251 xe chở quá tải bị lập biên bản xử lý, cho thấy tỷ lệ vi phạm ở mức cao với 24,5% xe qua trạm vi phạm, tăng

hơn 16,5% so với cả năm 2014. Qua đó, đã xử lý vi phạm hành chính hơn 1,5 tỷ đồng đối với lái xe và chủ xe, đồng thời áp dụng biện pháp bổ sung tước giấy phép lái xe 189 trường hợp.

Theo báo cáo của Đoàn kiểm tra liên ngành, một trong những khó khăn khi tiến hành kiểm tra đó là biện pháp chế tài đối với các hành vi không chấp hành việc kiểm tra tải trọng chưa thích đáng vì mức độ xử phạt đối với các trường hợp này nhẹ hơn rất nhiều so với hành vi chở hàng vượt quá tải trọng cho phép. Do vậy, khi đoàn phát hiện, dừng xe để kiểm tra thì lái xe tìm mọi cách trốn tránh, gây khó khăn đối với việc kiểm tra tải trọng của đoàn. Mặt khác, mặc dù UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện các giải pháp chấn chỉnh tình trạng xe tự ý thay đổi kích thước thùng hàng, chở hàng vượt quá tải trọng quy định cũng như việc tăng cường tiến hành kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành, nhưng tình trạng phương tiện tham gia giao thông - nhất là xe chở vật liệu xây dựng trên các tuyến đường có các hành vi vi phạm vẫn diễn ra hết sức phức tạp, chưa có dấu hiệu giảm. Nguy hiểm hơn xe hết niên hạn sử dụng, hết hạn kiểm định vẫn hoạt động vận chuyển hàng hóa trên một số địa bàn của tỉnh. Để đạt được mục tiêu đến cuối năm 2015 cơ bản không còn tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng hóa quá tải trọng lưu thông, Đoàn kiểm tra liên ngành kiến nghị UBND tỉnh cần phải quy trách nhiệm đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và địa phương không xử lý dứt điểm nạn xe chở quá tải trọng, xe hết niên hạn sử dụng vẫn hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hóa. Bởi nếu không dẹp được vấn nạn này, việc góp phần bảo vệ kết cấu giao thông đường bộ và hạn chế tai nạn giao thông sẽ không mang lại kết quả như mong muốn.ª

Giải Việt dã vô địch toàn tỉnh năm 2015: Di Linh lại tiếp tục khẳng định sức mạnh

Di Linh lại tiếp tục khẳng định được ưu thế của mình trên đường chạy của tỉnh tại giải Việt dã vô địch toàn tỉnh - 2015 vừa diễn ra tại Cát Tiên trong ngày 15/11.

Giải do Sở Văn hóa Thể thao và du lịch Lâm Đồng phối hợp với UBND huyện Cát Tiên tổ chức với sự tham dự của 62 VĐV (30 nữ) của 6 đơn vị huyện, thành trong tỉnh, gồm Đà Lạt, Đơn Dương, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và chủ nhà Cát Tiên. Các VĐV thi đấu trong 4 nội dung gồm nam tuyển 10km, nữ tuyển 5km, nam trẻ 7km, nữ trẻ 3km cùng các nội dung đồng đội.

Theo Ban tổ chức, giải năm nay có nhiều tiến bộ hơn về mặt chuyên môn so với những năm trước. Di Linh vẫn khẳng định được sự vượt trội của mình tại giải trong nhiều năm nay, hầu như các nội dung thi đấu VĐV của Di Linh đều về đích một cách nhẹ nhàng trong khi VĐV các địa phương khác trong tỉnh rất khó tranh chấp huy chương với Di Linh. Một đơn vị khác thi đấu khá tiến bộ là Đà Lạt, đặc biệt trong nội dung nữ trẻ, trong khi giải nam trẻ có một VĐV của chủ nhà Cát Tiên cũng thi đấu rất xuất sắc.

Kết quả, trong nội dung nam tuyển, cả ba VĐV của đội Di Linh đều về đầu cho 3 vị trí giành huy chương gồm Đinh Hoàng Phúc - nhất; Lê Tấn Nghị, giải nhì và giải ba là Đoàn Ngọc Hoàng.

Trong nội dung nữ tuyển, giải nhất huy chương vàng thuộc về VĐV Huỳnh Thị Trà Mi của Di Linh, về nhì Nguyễn Thị Thúy Loan (Di Linh), về thứ ba là Ka Soa (Đà Lạt).

Trong nội dung nam trẻ, Huy chương Vàng - giải nhất thuộc về VĐV Nguyễn Ngọc Thanh Hoàng (Cát Tiên), giải nhì Nguyễn Minh Quang (Di Linh) và về thứ ba là Nguyễn Tiến Công (Đà Lạt).

Trong nội dung nữ trẻ, nhất Đinh Thị Thùy Trang (Đà Lạt), nhì Nguyễn Thị Quỳnh Như (Di Linh), giải ba Nguyễn Thị Thu Đào (Đà Lạt).

Trong nội dung đồng đội, đội Di Linh chiếm giải nhất đồng đội nam tuyển, kế tiếp là đội Cát Tiên, thứ ba là đội Đà Lạt. Trong đồng đội nữ tuyển, giải nhất đội Di Linh, giải nhì đội Đà Lạt và thứ ba đội Cát Tiên. Trong nội dung đồng đội nam trẻ, nhất đội Cát Tiên, giải nhì đội Di Linh và thứ ba đội Đà Lạt. Trong nội dung đồng đội nữ trẻ, giải nhất đội Di Linh, nhì Đà Lạt và thứ ba đội Cát Tiên.

Với số huy chương áp đảo, Di Linh xuất sắc dẫn đầu toàn đoàn, kế đến là đội Đà Lạt và thứ ba thuộc về đội chủ nhà Cát Tiên.

VIẾT TRỌNG

Sau 2 ngày thi đua tranh tài sôi nổi, tối 14/11, Hội thao mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) của các trường đào tạo tỉnh Lâm Đồng năm 2015 đã kết thúc tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc.

Hội thao có hơn 400 vận động viên (VĐV), hạt nhân văn nghệ là cán bộ, giảng viên và sinh viên đến từ 10 trường đại học, cao đẳng và trung cấp trong tỉnh tham gia ở 2 nội dung: Hội thao và hội diễn văn nghệ. Nội dung hội thao, có 120 VĐV tham gia thi đấu ở 2 môn là bóng chuyền nam và cầu lông (đôi nam, đôi nữ và đôi nam - nữ). Ở nội dung hội diễn văn nghệ có 280 diễn viên tham gia biểu diễn 30 tiết mục với các thể loại đơn ca, tam ca, tốp ca và múa.

Kết thúc Hội thao, Ban Tổ chức đã trao 2 giải nhất môn

cầu lông (đôi nữ và đôi nam - nữ) cho Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt và giải nhất đôi nam cho Trường Chính trị Lâm Đồng; 3 giải nhì môn cầu lông lần lượt thuộc về Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Đại học Yersin và Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Ở nội dung bóng chuyền, Ban tổ chức không trao 2 giải nhất và nhì vì các đội đoạt giải vi phạm quy chế; 2 giải ba lần lượt thuộc về Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Lâm Đồng và Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Đối với văn nghệ, giải A: Trường Đại học Đà Lạt; giải B: Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc và Trường Cao đẳng Nghề - Du lịch Đà Lạt; 3 giải C: Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng, Cao đẳng Nghề Đà Lạt và Trường Chính trị Lâm Đồng. KHÁNH PHÚC

Ngôi trường dẫn đầu... (TIẾP TRANG 5)

Ngôi trường trên vùng... (TIẾP TRANG 4)

Hội thao mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Nạn xe chở quá tảivẫn diễn biến phức tạp

ª KHẢI NHIÊN

° Kiểm tratải trọng lưu động.Ảnh:DUY DANH

THÖÙ BA 17 - 11 - 2015

Thông báo v/v giải quyết hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất° Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đạ Tẻh thông báo với nội dung như sau:Ông Lê Gia Văn được UBND huyện Đạ Tẻh cấp GCNQSDĐ số G 725085; cấp ngày

15/9/1997 thuộc thửa đất số 250 - tờ bản đồ số 05 - xã Hương Lâm; diện tích 552m2 (đất ở 400m2, đất nông nghiệp 152m2); đất ở lâu dài, đất nông nghiệp 10/2013.

Năm 2011, ông Lê Gia Văn và bà Dương Thị Gái đã chuyển nhượng QSDĐ cho ông Trần Phúc Chánh và vợ là bà Nguyễn Bảo Thu, thường trú tại thôn Hương Bình I - xã Hương Lâm - huyện Đạ Tẻh - tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình sang nhượng hai bên chưa thực hiện thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định. Ông Lê Gia Văn và bà Dương Thị Gái đã giao GCNQSDĐ cho ông Trần Phúc Chánh và bà Nguyễn Bảo Thu. Ông Lê Gia Văn và bà Dương Thị Gái đã đi khỏi địa phương từ năm 2008 cho đến nay.

Hiện nay, ông Lê Gia Văn và bà Dương Thị Gái ở đâu liên hệ với UBND xã Hương Lâm hoặc Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đạ Tẻh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên mà ông Lê Gia Văn và bà Dương Thị Gái không liên hệ làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định và đồng thời không có ai tranh chấp, khiếu nại thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đạ Tẻh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và tham mưu cấp GCNQSDĐ cho ông Trần Phúc Chánh và vợ là bà Nguyễn Bảo Thu theo quy định, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đạ Tẻh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

° Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đạ Tẻh thông báo với nội dung như sau:Hộ bà Dương Thị Gái được UBND huyện Đạ Tẻh cấp GCNQSDĐ số AB 305570; cấp

ngày 31/1/2005 thuộc thửa đất số 1877 - tờ bản đồ số 21 - thị trấn Đạ Tẻh; diện tích 170m2 (đất ở 100m2, đất nông nghiệp 70m2); đất ở lâu dài, đất nông nghiệp 10/2013.

Năm 2005, hộ bà Dương Thị Gái đã chuyển nhượng QSDĐ cho ông Trương Mãn và vợ là bà Trần Thị Phước Sương, thường trú tại khu phố II - thị trấn Đạ Tẻh - huyện Đạ Tẻh - tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình sang nhượng hai bên chưa thực hiện thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định. Hộ bà Dương Thị Gái đã giao GCNQSDĐ cho ông Trương Mãn và vợ là bà Trần Thị Phước Sương. Hộ bà Dương Thị Gái đã đi khỏi địa phương từ năm 2008 cho đến nay.

Hiện nay, hộ bà Dương Thị Gái ở đâu liên hệ với UBND thị trấn Đạ Tẻh hoặc Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đạ Tẻh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên mà hộ bà Dương Thị Gái không liên hệ làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định và đồng thời không có ai tranh chấp, khiếu nại thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đạ Tẻh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và tham mưu cấp GCNQSDĐ cho ông Trương Mãn và vợ là bà Trần Thị Phước Sương theo quy định, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đạ Tẻh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

8

... một số kiến nghị như: Cần khảo sát, lắp đặt biển số nhà trên một tuyến đường, một số khu vực; cần đầu tư cơ sở hạ tầng ở Nam sông Đa Nhim, khu vực Nông trường. vì hiện đường sá đi lại ở đây rất khó khăn; cần nâng cấp, sửa chữa các tuyến vỉa hè bị xuống cấp; cần đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước trên địa bàn thị trấn vì cứ mưa lớn, đường ở một số khu vực trên địa bàn lại thành mương; cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng phá rừng ở Nam sông Đa Nhim; tăng cường đảm bảo ATGT… Những ý kiến thuộc thẩm quyền của địa phương đã được lãnh đạo UBND thị trấn và UBND huyện Đức Trọng tiếp thu và giải trình; những ý kiến khác được đại diện HĐND tỉnh tiếp thu và trình các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

° TẠI TP ĐÀ LẠT: Ngày 12/11, Đoàn Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII và HĐND thành phố khóa X đã có chương trình tiếp xúc cử tri các địa phương trên địa bàn thành phố gồm phường 3, 4, 11 và phường 12. Tại buổi tiếp xúc, các đại biểu tham dự đã được nghe tổ đại biểu HĐND tỉnh và thành phố báo cáo kết quả kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm và nhiệm vụ 2016 của tỉnh và thành phố Đà Lạt; Thông báo nội dung kỳ họp HĐND tỉnh khóa VIII lần thứ 15, kỳ họp thứ 16 thường lệ cuối năm của thành phố Đà Lạt; Báo cáo kết quả trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trong lần tiếp xúc trước.

Đông đảo cử tri các địa phương đã kiến nghị về các vấn đề liên quan

đến sự xuống cấp của nhiều con đường trong thành phố, bất cập trong đặt tên đường, số nhà; nhiều khu quy hoạch, dự án treo kéo dài quá lâu chưa có trả lời cho nhân dân để tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống. Cử tri phường 4 kiến nghị con đường sau lưng khu Hành chính tỉnh nên quy định một chiều để thuận lợi, an toàn cho nhân dân khi lưu thông trên đường. Nhiều cử tri tại các địa phương kiến nghị về việc nên có sự quy hoạch tổng thể hệ thống các công viên trên địa bàn thành phố từ cây xanh, ánh sáng đến việc ngăn chặn các tệ nạn xã hội, nhiều cây xanh không mang nét đặc trưng của thành phố Đà Lạt, nhiều công viên xây dựng nhưng lại là nơi tập trung của các tệ nạn xã hội ma túy…. Nhiều con đường xuống cấp nhân dân đã tự quyên góp tu sửa song vốn ít nên nhanh xuống cấp, đề nghị nhà nước có sự quan tâm đầu tư, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, xây dựng hệ thống mương thoát nước trên nhiều tuyến đường nội ô. Thành phố cần quan tâm vấn đề cảnh quan môi trường, nhất là ngăn chặn tình trạng phá rừng, ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, giải quyết trợ cấp chế độ cho các đối tượng khó khăn, giá cả nông sản …

Các ý kiến kiến nghị của cử tri tại các địa phương đã được chủ tịch UBND phường 3, 4, 11, 12 trả lời trực tiếp với cử tri về những vấn đề thuộc thẩm quyền. Đại diện UBND thành

phố đã ghi nhận những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của bà con cử tri góp phần xây dựng thành phố, tỉnh ngày càng tốt hơn. Trả lời những nội dung thuộc thẩm quyền, Chủ tịch UBND thành phố Võ Ngọc Hiệp đã chỉ đạo quyết liệt các địa phương quan tâm giải quyết dứt điểm những tồn đọng cho nhân dân trong tháng 11, giải trình với nhân dân về việc thiếu vốn trong đầu tư cơ sở hạ tầng, nên dẫn đến đầu tư chưa đồng bộ. Tổ đại biểu HĐND 2 cấp tiếp thu ý kiến, kiến nghị và tổng hợp báo cáo kiến nghị HĐND 2 cấp trong kỳ họp tới đây.

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri phục vụ kỳ họp thường lệ cuối năm của HĐND tỉnh (khóa VIII) và HĐND thành phố (khóa X), ngày 13/11, tổ đại biểu HĐND số 2, số 6, số 1 và số 4 đã tiếp xúc với cử tri các địa phương phường 9, 10, 6 và phường 7 - thành phố Đà Lạt. Đông đảo cử tri đại diện cho các tổ dân phố, các tổ chức chính trị, đoàn thể và nhân dân tham dự đã được nghe đại diện tổ đại biểu HĐND báo cáo về kết quả kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016.

Tại buổi tiếp xúc với cử tri phường 9 có sự tham dự của ông Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện UBND thành phố; đông đảo cử tri các địa phương đã kiến nghị rất nhiều nội dung xoay quanh vấn đề quy hoạch chỉnh trang đô thị Đà Lạt, môi trường cảnh quan phục vụ Festival Hoa Đà Lạt 2015, vấn đề

MỜI CHÀO HÀNG CẠNH TRANHThực hiện kế hoạch đấu thầu Mua sắm hóa chất, dung môi, chất

chuẩn, chủng, vật tư y tế thông thường năm 2015, Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm Lâm Đồng thông báo mời chào hàng cạnh tranh cụ thể như sau:

A. Thông tin chung:1. Tên bên mời thầu: Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm -

Mỹ phẩm Lâm Đồng - Địa chỉ: 54 (số cũ 04) Phạm Ngọc Thạch, phường 6, thành phố

Đà Lạt- Điện thoại: 063.3822786; Fax: 063.38227862. Tên kế hoạch chào hàng cạnh tranh: Mua sắm hóa chất,

dung môi, chất chuẩn, chủng, vật tư y tế thông thường năm 20153. Tên chủ đầu tư: Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ

phẩm Lâm Đồng 4. Tên gói thầu đăng ký thông báo mời chào hàng cạnh tranh:

Mua sắm hóa chất, dung môi, chất chuẩn, chủng, vật tư y tế thông thường năm 2015

B. Nội dung thông báo mời thầu:- Tên bên mời thầu: Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm -

Mỹ phẩm Lâm Đồng - Tên gói thầu: Hóa chất, dung môi, chất chuẩn, chủng, vật tư y

tế thông thường năm 2015- Nguồn vốn: Nguồn kinh phí dự toán không thường xuyên được

cấp năm 2015- Hình thức đấu thầu: Chào hàng cạnh tranh- Thời gian phát hành hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh:

từ 8 giờ ngày 16 tháng 11 năm 2015 đến trước 16 giờ 30 ngày 23 tháng 11 năm 2015 (trong giờ hành chính)

- Địa điểm phát hành hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh: Phòng Nghiệp vụ tổng hợp - Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm Lâm Đồng, số 54 (số 04 cũ) Phạm Ngọc Thạch, phường 6, thành phố Đà Lạt, điện thoại: 063.3822786 - Fax: 063.3822786

- Hạn cuối tiếp nhận hồ sơ đề xuất chậm nhất trước 16 giờ 30 ngày 23 tháng 11 năm 2015

- Thời gian mở thầu: 8 giờ 00 ngày 24 tháng 11 năm 2015Kính mời các nhà thầu tham gia đấu thầu chào hàng cạnh tranh

gói thầu theo các nội dung trên.

xuống cấp của nhiều tuyến đường giao thông nội ô, bất cập trong khoảng cách lộ giới đường hẻm, việc chậm hoàn trả đường khi thi công hệ thống xử lý nước thải, gây mất mỹ quan, nguy hiểm khi lưu thông trên đường, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe người tiêu dùng, bất cập trong bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh kém chất lượng, vấn đề y đức của đội ngũ y bác sĩ, vấn đề phòng chống tham nhũng… Ngoài ra, cử tri còn kiến nghị thành phố nên triển khai sớm dự án di dời khu chợ Phan Chu Trinh, nhằm đảm bảo mỹ quan và sớm ổn định phát triển giao thương cho nhân dân; đề nghị thành phố cần nghiên cứu xây dựng phương án chống ngập lụt cho nhân dân khu vực Chi Lăng, Lữ Gia; cần nâng cấp cầu Ngô Văn Sở. Có ý kiến kiến nghị HĐND, đại biểu cần nâng cao trách nhiệm trước Đảng, nhân dân, cần có chương trình hành động cụ thể, cần đổi mới tiếp xúc cử tri, báo cáo ngắn gọn, dành nhiều thời gian lắng nghe cử tri

Đại biểu HĐND tỉnh... (TIẾP TRANG 2)

phát biểu ý kiến, kiến nghị…° TẠI HUYỆN ĐẠ TẺH: Các

đại biểu HĐND tỉnh cùng với các đại biểu HĐND đã tiếp xúc với cử tri tại các xã Mỹ Đức, Hà Đông, Quốc Oai, Triệu Hải, thị trấn Đạ Tẻh và Công an huyện Đạ Tẻh. Bà Hoàng Thị Thu Hồng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng về tham dự.

Tại các buổi tiếp xúc, cử tri huyện Đạ Tẻh đã kiến nghị một số vấn đề như: Bảo hiểm Y tế, đường giao thông nội đồng và giao thông nông thôn còn hạn chế, tình trạng ô nhiễm môi trường, chế độ chính sách đối với giáo viên và người có công, chế độ phụ cấp cho cán bộ cấp thôn… còn có những bất cập. Nhiều cử tri quan tâm đến tình trạng khai thác rừng trái phép, lấn chiếm đất rừng; các dự án liên quan đến rừng của các công ty triển khai chậm; một số khu vực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số như Tôn K’Long, Đạ Bin (xã Đạ Pal) còn khó khăn về đường giao thông, cầu qua suối và trạm y tế…

X.LONG - KH.PHÚC - T.VŨ - N.THU - Đ.ANH