kỶ niỆm 70 nĂm ngÀy thƯƠng binh - liỆt sĨ (27/7/1947 - 27...

8
Ủy ban MTTQ tỉnh, thông qua các buổi tiếp xúc cử tri và qua công tác nắm tình hình tư tưởng nhân dân của hệ thống MTTQ các cấp. XEM TIẾP TRANG 8 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ CẢI TẠO MẶT BẰNG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: Thực sự cấp thiết đối với sản xuất TRANG 6 TRANG 2 Đó là kiến nghị tâm huyết của nhân dân từ đầu năm đến nay, theo ghi nhận của Giá heo tăng nhưng không ổn định BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4839 - THỨ BA NGÀY 25/7/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Trường mầm non trên vùng đất lúa TRANG 5 XEM TRANG 5 TRANG 3 Lãnh đạo tỉnh tri ân các Mẹ Việt Nam Anh hùng. Ảnh: V.Báu Việc làm nhỏ, tác dụng lớn TRANG 7 Kỳ vọng các cấp ủy đảng đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) TRANG 4 Vẫn mãi một con đường đã chọn... Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, 12-1958, T. 9, TR. 285, 286, 288, 290. Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Bảo Lâm triển khai tốt Chỉ thị số 05 - CT/TW Ngay sau khi có Chỉ thị số 05 - CT/ TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 03 - KH/ TW của Ban Bí thư và Kế hoạch số 12 - KH/ TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 21/10/2016, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm đã ban hành Kế hoạch số 34 - KH/HU để triển khai Chỉ thị số 05 - CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Thường vụ Tỉnh ủy vừa có công văn gửi các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn; các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể tỉnh; các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh các cấp ủy, cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt các nội dung như: Chủ động, sáng tạo, đưa việc học tập và làm theo Bác trở thành công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Gắn việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trước hết là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh về phòng chống tham nhũng, lãng phí… Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu sắc những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Tổ chức học tập chuyên đề năm 2017 và chuyên đề các năm tiếp theo; nghiên cứu nội dung, phương pháp để đưa các chuyên đề vào sinh hoạt định kỳ ở các cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Hoàn thiện chuẩn mực đạo đức, xây dựng đạo đức công vụ theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nâng cao chất lượng việc học tập và làm theo gương Bác trong sinh hoạt chi bộ... KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27/7/2017)

Upload: others

Post on 30-Dec-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24973_BLD_ngay_25.7.2017.pdf · Chỉ thị số 05 - CT/TW về “Đẩy

Ủy ban MTTQ tỉnh, thông qua các buổi tiếp xúc cử tri và qua công tác nắm tình hình tư tưởng nhân dân của hệ thống MTTQ các cấp.

XEM TIẾP TRANG 8

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTQUY ĐỊNH VỀ CẢI TẠO MẶT BẰNG

LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: Thực sự cấp thiết đối với

sản xuấtTRANG 6

TRANG 2

Đó là kiến nghị tâm huyết của nhân dân từ đầu năm đến nay, theo ghi nhận của

Giá heo tăng nhưng không ổn định

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4839 - THỨ BA NGÀY 25/7/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘITrường mầm non trên vùng

đất lúa TRANG 5

XEM TRANG 5

TRANG 3

Lãnh đạo tỉnh tri ân các Mẹ Việt Nam Anh hùng. Ảnh: V.Báu

Việc làm nhỏ, tác dụng lớn

TRANG 7

Kỳ vọng các cấp ủy đảng đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII)

TRANG 4

Vẫn mãi một con đường đã chọn...

Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc.

ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, 12-1958, T. 9, TR. 285, 286, 288, 290.

Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Bảo Lâm triển khai tốt Chỉ thị số 05 - CT/TW

Ngay sau khi có Chỉ thị số 05 - CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 03 - KH/ TW của Ban Bí thư và Kế hoạch số 12 - KH/ TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 21/10/2016, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm đã ban hành Kế hoạch số 34 - KH/HU để triển khai Chỉ thị số 05 - CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Thường vụ Tỉnh ủy vừa có công văn gửi các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn; các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể tỉnh; các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh các cấp ủy, cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt các nội dung như: Chủ động, sáng tạo, đưa việc học tập và làm theo Bác trở thành

công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Gắn việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trước hết là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh về phòng chống tham nhũng, lãng phí…

Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu sắc những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, tuyên

truyền sâu rộng trong nhân dân. Tổ chức học tập chuyên đề năm 2017 và chuyên đề các năm tiếp theo; nghiên cứu nội dung, phương pháp để đưa các chuyên đề vào sinh hoạt định kỳ ở các cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Hoàn thiện chuẩn mực đạo đức, xây dựng đạo đức công vụ theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nâng cao chất lượng việc học tập và làm theo gương Bác trong sinh hoạt chi bộ...

KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27/7/2017)

Page 2: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24973_BLD_ngay_25.7.2017.pdf · Chỉ thị số 05 - CT/TW về “Đẩy

2 THỨ BA 25 - 7 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊTIN TRONG NƯỚCBảo Lâm triển khai tốt Chỉ thị số 05 - CT/TW

Tại huyện Di Linh, các đại biểu của 3 tổ đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa IX vừa tiếp xúc với cử tri tại 6 xã: Hòa Nam, Đinh Trang Hòa, Gia Hiệp, Đinh Lạc, Tân Lâm và Tân Châu.

Tại các buổi tiếp xúc, cử tri các xã trong huyện đã nghe đại biểu HĐND tỉnh thông tin về kết quả kỳ họp thứ 3 của HĐND tỉnh và khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017; đồng thời, lắng nghe và thu thập ý

kiến kiến nghị của cử tri. Cử tri các xã trong huyện rất

vui mừng trước tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có bước phát triển đáng kể và an ninh chính trị ổn định. Ý kiến kiến nghị của cử tri lần này đã đề cập những vấn đề liên quan đến việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa và nâng cấp đường giao thông nông thôn, nhất là tuyến đường xã Đinh Trang Hòa đi xã Tân Lâm và các tuyến đường vào khu sản xuất; hỗ trợ xây dựng hội trường thôn; đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn; hỗ trợ đào hồ làm thủy lợi nhỏ để chủ

động chống hạn cho cây trồng; sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường điện sinh hoạt ở những vùng sâu, vùng xa khu trung tâm các xã; cần quan tâm đến việc kiểm soát các điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ và một số cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường; việc hỗ trợ giống cây trồng cần xúc tiến đúng thời vụ; cần tăng cường quản lý an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống ma túy, cờ bạc… Ngoài ra, cử tri xã Hòa Nam còn kiến nghị việc quy hoạch đất nghĩa địa Thôn 11 và xử lý tình trạng lấn chiếm đất nghĩa địa Thôn 5;

cử tri xã Đinh Trang Hòa kiến nghị cần chia tách xã thành 2 xã, vì dân cư quá đông, địa bàn quá rộng và thành lập Chốt Công an tại khu kinh tế Đinh Trang Hòa 2; cử tri xã Tân Châu kiến nghị cần sửa chữa Quốc lộ 28 (đoạn qua xã) vì đã xuống cấp, đi lại khó khăn.

Những vấn đề cử tri kiến nghị liên quan đến địa phương đã được lãnh đạo huyện và các xã tiếp thu, giải trình. Những vấn đề liên quan đến HĐND tỉnh đã được các đại biểu HĐND tỉnh ghi nhận và sẽ giải quyết theo thẩm quyền. B.TRƯỞNG

Theo Phó Bí thư T h ư ờ n g t r ự c Huyện ủy Bảo Lâm Nguyễn Ngọc Nhi,

Huyện ủy Bảo Lâm đã triệu tập 240 cán bộ, đảng viên giữ các chức vụ chủ chốt từ huyện đến các xã, thị trấn tham dự để học tập, quán triệt Chỉ thị số 05 - CT/TW của Bộ Chính trị và các kế hoạch hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh ủy và chuyên đề toàn khóa “Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” từ Hội nghị trực tuyến của Tỉnh ủy tổ chức cho cán bộ chủ chốt toàn tỉnh. Sau đó, Huyện ủy Bảo Lâm tiếp tục tổ chức phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 05 và chuyên đề toàn khóa đến đảng viên và cán bộ, công chức cấp huyện. Đồng thời, tất cả 43 tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trực thuộc Đảng bộ huyện cũng đã tổ chức phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 05 và chuyên đề toàn khóa cho toàn thể đảng viên và đoàn viên, hội viên. Riêng trong ngành Giáo dục, Huyện ủy đã tổ chức 32 lớp cho toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên tham gia học tập, quán triệt.

Cũng theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bảo Lâm, việc tổ chức học tập để quán triệt Chỉ thị số 05 và chuyên đề toàn khóa “Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được triển khai một cách nghiêm túc và có trên 98% đảng viên trong toàn Đảng bộ huyện tham gia. Ban Tuyên giáo Huyện ủy được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hướng dẫn các TCCSĐ thực hiện Chỉ thị số 05 đúng theo quy định và hướng dẫn của cấp trên. Nhờ vậy, cán bộ, đảng viên đều nắm bắt được nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; từ đó, tạo chuyển biến về nhận thức và đăng ký nội dung cụ thể, thiết thực để làm theo Bác nhằm hoàn thành tốt

Ngay sau khi có Chỉ thị số 05 - CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 03 - KH/ TW của Ban Bí thư và Kế hoạch số 12 - KH/ TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 21/10/2016, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm đã ban hành Kế hoạch số 34 - KH/HU để triển khai Chỉ thị số 05 - CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống.

Cùng với việc học tập, quán triệt Chỉ thị số 05 và đăng ký làm theo Bác, huyện Bảo Lâm đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nhân rộng các điển hình tiên tiến học tập và làm theo Bác bằng các phương tiện truyền thông, cổ động trực quan, tổ chức hội thi và các hình thức lồng ghép thông qua các buổi chào cờ đầu tháng, đầu tuần tại các cơ quan, đơn vị, thôn (tổ dân phố) và trong các buổi sinh hoạt chi bộ, cơ quan, đoàn thể… Nhờ vậy, cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Việc học tập và làm theo Bác đã trở thành ý thức tự giác, thường xuyên và tạo chuyển biến mạnh mẽ trong mỗi tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên.

Trong quá trình triển khai Chỉ thị số 05, Huyện ủy Bảo Lâm đã đưa việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vào các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp và gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa 12) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ”.

Ông Trần Văn Cảng, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bảo Lâm cho biết: Trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 05, Huyện ủy Bảo Lâm tập trung chỉ đạo giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc ở địa phương kết hợp với việc triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước và xác định nội dung “đột phá” để triển khai, nhằm tạo chuyển biến rõ rét trong học tập và làm theo Bác. Huyện ủy đã chỉ đạo các TCCSĐ, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể rà soát, xây dựng quy chế về hội họp, đi cơ sở, sử dụng xe và tài sản công

đối với cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và người đứng đầu. Ngoài ra, Ban Tuyên giáo Huyện ủy cũng đã xây dựng Kế hoạch số 05 - KH/ BTG về kiểm tra việc triển khai Chỉ thị số 05. Theo đó, tất cả 43 TCCSĐ đều được kiểm tra và phần lớn được ghi nhận là triển khai Chỉ thị số 05 một cách nghiêm túc.

Việc xây dựng kế hoạch tập thể, cá nhân triển khai Chỉ thị số 05 gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa 12) theo vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, tất cả 43 TCCSĐ trong toàn Đảng bộ huyện Bảo Lâm đã triển khai xong, đảm bảo đúng thời gian quy định. Đây là cơ sở để các TCCSĐ tổ chức đánh giá, kiểm điểm và nhận xét, phân loại chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên vào cuối năm.

Theo đánh giá của Huyện ủy Bảo Lâm, nhờ triển khai tốt Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị đã có tác động tích cực, tạo bước chuyển biến rõ nét trong việc nâng cao chất lượng thực thi nhiệm vụ và tinh thần, phong cách, lề lối làm việc cũng như thái độ phục vụ nhân dân của mỗi cán bộ, đảng viên.

XUÂN LONG

Huyện ủy Bảo Lâm tổ chức Hội thi tìm hiểu NQ TW4 (khóa 12) và Chỉ thị 05 - CT/TW. Ảnh N.Brừm

Đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng tiếp xúc cử tri tại Di Linh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát tại Formosa

Sáng 24/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra việc đảm bảo môi trường tại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã tiến hành thị sát các hạng mục hồ sự cố và hồ chỉ thị sinh học của Formosa, đây là hạng mục vừa được Formosa hoàn thành và đưa vào vận hành. Hệ thống đi vào vận hành sẽ nâng cao khả năng kiểm soát, đảm bảo hiệu quả xử lý, ngay cả khi xảy ra sự cố tại các trạm xử lý nước thải, giảm thiểu rủi ro ô nhiễm bởi nước thải, giúp Formosa, ngành chức năng và người dân giám sát một cách chặt chẽ nguồn nước thải ra môi trường.

Ngay sau đó, đoàn đã đến kiểm tra quá trình vận hành của lò cao và xưởng luyện thép. Báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đại diện Formosa cho hay tính đến ngày 20/7, tại lò cao số 1 đã cho ra 32 vạn tấn gang lỏng, 26 vạn tấn phôi thép, từ đó sản xuất ra 20 vạn tấn thép thương phẩm các loại gồm: thép dây cuộn, thép cuộn cán nóng... Theo đánh giá tổng thể của Bộ Tài nguyên - Môi trường, đến thời điểm hiện tại, Formosa đã khắc phục được 52/53 lỗi vi phạm.

Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh là doanh nghiệp đã gây ra sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại 4 tỉnh miền Trung cách đây hơn 1 năm khiến cá chết hàng loạt, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và sản xuất của người dân.

Giải quyết vướng mắc về hoàn thuế thu nhập cá nhân

Tổng cục Thuế vừa có công văn hướng dẫn giải quyết một số vướng mắc về việc thực hiện quyết toán thuế và hoàn thuế thu nhập cá nhân.

Theo đó, thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động (NLĐ) nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo trừ các trường hợp cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.

(Theo NLĐO)

Page 3: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24973_BLD_ngay_25.7.2017.pdf · Chỉ thị số 05 - CT/TW về “Đẩy

Vui nhưng vẫn loTại huyện Đức Trọng gần 3 tuần trở

lại đây, thương lái bắt đầu tìm mua heo hơi với giá 2,9-3 triệu đồng/tạ, cao hơn cách đây một tháng từ 900.000 - 1 triệu đồng/tạ.

Ông Nguyễn Hòa Bình (49 tuổi, ngụ thôn Kim Phát, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng), hộ chăn nuôi có tổng đàn trên 500 con heo cho biết, hai tuần nay thương lái các nơi đã tới gia đình ông trả giá từ 39.000-40.000 đồng/kg heo hơi nhưng ông chưa vội bán với giá trên. Theo ông Bình, với mỗi con heo khoảng 100 kg, nếu bán ra với giá như hiện nay ông sẽ có lời khoảng 700.000 đồng/con. Đồng thời, giá heo con bán ra cũng tăng vọt khoảng trên 600.000 đồng/con, trong khi tháng 6 và những ngày đầu tháng 7 giá chỉ khoảng 100.000 - 150.000 đồng/con.

“Mấy ngày gần đây ai nuôi heo như tôi cũng vui mừng nhưng nói thật vẫn không an tâm vì giá heo tăng chưa ổn định. Tôi sẽ chấp nhận đợi thêm ít ngày nữa vì nghe giá còn tăng thêm” - ông Bình hy vọng. Trước đó 2 tháng, gia đình ông Bình mới bán cho thương lái nhiều đợt tổng cộng khoảng 200 con heo với giá chỉ 26.000-30.000 đồng/kg hơi, lỗ gần 1 triệu đồng/con.

Hộ ông Trần Văn Trường (xã Tân Hà, huyện Lâm Hà) còn khoảng 50 con heo sắp đạt 1 tạ/con chưa bán. Tuy nhiên, theo ông Trường, hiện nay giá heo tăng mới khoảng gần 3 tuần trở lại đây nên ông cần nghe ngóng thêm giá cả thị trường, chưa dám mạnh dạn tái đàn. “Hiện thương lái hỏi mua, hối đặt hàng trước liên tục nhưng thật tình mình không biết giá cả có ổn định lâu dài hay được vài tuần lại xuống giá như cũ nên chỉ dám tái đàn trên số heo con nuôi gối đầu” - ông Trường chia sẻ.

Còn trại heo quy mô 1.000 heo thịt của bà Nguyễn Thị Kiều Oanh (58 tuổi, tại xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng), bà cho biết 10 năm nay nuôi heo theo hình thức gia công, ký kết hợp đồng với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam (Công ty C.P) theo mô hình trang trại hở nên việc giá heo tăng giảm không ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh doanh của gia đình. Tuy nhiên, từ khi giá heo tăng trên phạm vi cả nước, gia đình bà Oanh và nhiều hộ dân khác đều xuất heo đúng lứa, không còn cảnh heo tới kỳ xuất chuồng nhưng vẫn phải chờ nuôi thêm.

Giá heo tăng nhưng không ổn địnhSau 7 tháng rớt giá liên tục, khoảng hai tuần nay giá heo khắp cả nước cũng như tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng bắt đầu tăng mạnh trở lại khiến người nuôi heo khấp khởi vui mừng. Tuy nhiên, ở thời điểm này cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dân cẩn trọng khi quyết định tái đàn vì chuyện “được mùa mất giá” rất có thể sẽ trở lại.

Cẩn trọng khi tái đàn Theo Chi cục Chăn nuôi thú y và Thủy

sản, Sở NN - PTNT Lâm Đồng thông tin, tính tới hết tháng 6/2017 số lượng đàn heo tiếp tục tăng, đạt 421.000 con, được nuôi tập trung nhiều nhất hiện nay là địa bàn huyện Đức Trọng, Lâm Hà và TP Bảo Lộc. Và tới giữa tháng 7, đàn heo vẫn tiếp tục nhích lên nhẹ.

“Tuy giá có tăng lên, nhưng chúng tôi khuyến cáo người dân không nên vội vàng tái đàn ngay và ồ ạt. Trước mắt phải tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm chi phí chăn nuôi như lựa chọn giống tốt, thức ăn sạch bền vững, tiết kiệm điện, nước... để có được loại heo chất lượng, bền vững, bảo đảm giảm thiểu nguy cơ rủi ro về giá do thị trường biến động như thời gian qua” - lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi thú y và Thủy sản cho hay. Đồng thời, khuyến cáo các biện pháp dài hạn trong chăn nuôi heo thời gian tới, như: phát triển mở rộng trang trại nuôi heo cần chú trọng chuyển đổi mô hình chăn nuôi gia đình, nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, công nghiệp đạt trên 55% tổng đàn; phát triển đàn theo hướng nuôi nạc, giống ngoại: Yorkshire, Landrace, Duroc… và cần duy trì đàn heo bản địa theo quy mô trang trại;…

Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng thông tin (trong phiên chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh lần

thứ 3, khóa IX), việc giá heo tăng là tín hiệu đáng mừng do Trung Quốc đã chấp nhận mua heo của Việt Nam theo đường chính ngạch. Tức, họ không mua heo hơi như trước mà nhập phần lớn lượng thịt heo cấp đông. Tuy nhiên, người dân không nên quá trông chờ vào việc giá tăng do Trung Quốc thu mua heo trở lại vì đây là thị trường rất giàu tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro. Chính vì vậy, Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng người dân cần tính toán hợp lý khi tái đàn trở lại và cần phối hợp các giải pháp cũng như khuyến cáo từ chính quyền và ngành nông nghiệp tỉnh đề ra. Đó là việc đẩy mạnh hơn nữa tiêu thụ thịt heo nội địa, tiêu thụ trong địa bàn tỉnh và dần không phụ thuộc vào các thương lái thu mua từ phía Trung Quốc.

Riêng về việc người dân tái đàn khi giá heo tăng theo ông Sơn, mức tăng chỉ chiếm từ 4 tới 5% trên tổng số đàn. Tới cuối năm nay, lượng heo chỉ vào tầm trên dưới 450.000 con. Trong khi đó, ngành nông nghiệp đề ra chỉ tiêu duy trì tốc độ bình quân tăng đàn heo khoảng 8,5%/năm. Dự kiến, đến năm 2020 tổng đàn đạt khoảng 600.000 con, sản lượng thịt đạt 110.000 tấn. Vấn đề ở đây là việc người dân tái đàn nhưng không ồ ạt, bám sát các giải pháp, định hướng từ ngành nông nghiệp để phát triển đàn heo theo hướng bền vững. C.THÀNH

Hiện giá heo tại địa bàn tỉnh được thương lái thu mua với giá 35.000-40.000 đồng/kg heo hơi, tăng mạnh so với 1 tháng trước đây. Ảnh: C.Thành

Chuyển đổi công năng Khu Công nghiệp - Nông nghiệp Tân Phú

Dự án Khu Công nghiệp - Nông nghiệp Tân Phú, Đức Trọng, được giao Sở Tài nguyên - Môi trường Lâm Đồng chủ trì

phối hợp các bộ, ngành trung ương chuyển đổi công năng thành Khu Nông nghiệp

công nghệ cao. Từ nay đến cuối năm 2017, Dự án hoàn

thành các thủ tục phê duyệt quy hoạch phân khu chức năng, xúc tiến đầu tư khu

vực 1 (205 ha). Trong năm 2018 triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng

hạ tầng đến chân hàng rào dự án. Đây là dự án hợp tác giữa Nhật Bản và

Việt Nam về sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, tổng diện tích gần 317 ha, trong đó 205 ha khu vực 1 và gần 112 ha khu vực 2. Chia thành 5 phân khu chức năng sản xuất nông nghiệp (10

- 15ha/lô); chế biến nông sản và kho lạnh tập trung; trưng bày máy móc, sản phẩm

nông nghiệp, trình diễn và đào tạo chuyển giao công nghệ; văn phòng, nhà ở chuyên gia và công nhân; hệ thống điện, hồ nước

sản xuất, xử lý nước thải.VĂN VIỆT

ĐẠ TẺH: Chuyển đổi trên 370 ha diện tích điều bị hư hại

UBND huyện Đạ Tẻh cho biết, rất nhiều người dân trên địa bàn huyện đến nay đã

chuyển đổi cây trồng trên các diện tích trồng điều bị hư hại do dịch bệnh tấn công

trong đầu năm nay. Cụ thể, tại các vườn điều nhiễm bệnh

nặng, cây chết nhiều, không có khả năng hồi phục chính quyền các cấp phối hợp

với ngành chức năng đã vận động người dân chuyển đổi sang các cây trồng khác

với diện tích hơn 370 ha. Theo đó, chuyển sang trồng tràm lấy gỗ 126 ha, trồng cây ăn quả (sầu riêng và các loại cây có giá trị) 77 ha, trồng tre tầm vông thương phẩm 76 ha,

trồng dâu 41,6 ha, trồng mía 8,4 ha…Được biết, đầu năm 2017 dịch bệnh đã

tấn công gây hại nặng nề toàn bộ diện tích trên 10.106 ha điều tại Đạ Tẻh, trong đó

đã làm chết 234 ha, trên 9.800 ha bị giảm năng suất đến 70%, khoảng 306 ha năng suất giảm từ 30 - 70%; tổng thiệt hại ước

tính trên 261 tỷ đồng. VIẾT TRỌNG

Tổ Hỗ trợ khởi nghiệp chính thức thành lập vào ngày 17/7/2017, với 7 nhiệm vụ trọng tâm được giao cho cơ quan thường trực là Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng.

Cụ thể, Tổ xây dựng kế hoạch triển khai Đề án khởi nghiệp đến năm 2020, đồng thời nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ

trợ phù hợp tình hình thực tế của tỉnh, kêu gọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ý tưởng dự án, xây dựng quỹ hỗ trợ khởi nghiệp; định kỳ thẩm định, hoàn tất hồ sơ khởi nghiệp trình UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét phê duyệt.

Bên cạnh đó, Tổ thường xuyên phối hợp với trường đại học, cao đẳng, hiệp hội

doanh nghiệp, đoàn thể… tổ chức cuộc thi tuyển chọn dự án, ý tưởng khởi nghiệp gắn với hoạt động quảng bá, giới thiệu. Hàng quý, hàng năm báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng về kết quả và những kiến nghị, đề xuất về phát triển hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn…

MẠC KHẢI

7 nhiệm vụ thúc đẩy hỗ trợ khởi nghiệp

Mỗi năm sản xuất 500 tấn cá Công ty cổ phần phát triển Hùng Hậu

(Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận đầu tư Dự án nuôi trồng thủy sản và thu

mua chế biến nông sản. Theo đó, trên tổng diện tích 97,6 ha (có 58,4 ha mặt nước) nằm trên địa bàn xã

Lộc Thanh, TP Bảo Lộc với tổng nguồn vốn đầu tư 120 tỷ đồng nuôi trồng các loại

cá giống, cá thương phẩm nước ngọt đạt sản lượng khoảng 500 tấn/năm. Đồng thời

công ty còn xây dựng các công trình thu mua, chế biến chè, cà phê, rau, củ, quả đạt

công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm. Dự án thực hiện trong 2 giai đoạn, từ

nay đến đầu năm 2019 sẽ đầu tư 30 tỷ đồng xây dựng và đưa vào hoạt động hệ

thống nuôi trồng thủy sản, xưởng chế biến nông sản và giai đoạn 2, từ đầu năm

2019 đến đầu năm 2021, đầu tư 90 tỷ đồng xây dựng và đưa vào khai thác các công trình mở rộng nhà xưởng thu mua,

chế biến nông sản.VŨ VĂN

Thành lập chuỗi liên kết dâu tằm tơ Nam BanUBND thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà

vừa thành lập chuỗi liên kết dâu tằm tơ Nam Ban với sự tham gia của những đối tượng thuộc “ 4 nhà”. Theo đó, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng đóng vai trò nhà khoa học, cung cấp tằm giống và kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm

cho nông dân, cơ sở ươm tơ Vạn Hạnh (Nam Ban) đảm bảo thu mua kén tằm, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền cung cấp vật tư nông nghiệp, UBND thị trấn Nam Ban là nhà quản lý và 150 hộ trồng dâu nuôi tằm thuộc hai làng nghề dâu tằm tơ Đông Anh 3 và Đông Anh 5. Chuỗi liên kết sẽ giúp nông

dân có nguồn giống tằm tốt, nguồn phân bón đạt chuẩn nhằm giúp tăng sản lượng, chất lượng kén tằm và được đảm bảo đầu ra. Đây là một trong những hoạt động nhằm giúp nghề tằm phát triển bền vững, tăng thu nhập, xây dựng thương hiệu kén tằm làng nghề Nam Ban. D.Q

3 THỨ BA 25 - 7 - 2017KINH TẾ

Page 4: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24973_BLD_ngay_25.7.2017.pdf · Chỉ thị số 05 - CT/TW về “Đẩy

4 THỨ BA 25 - 7 - 2017 VĂN HÓA - XÃ HỘI

T heo Ủy ban MTTQ tỉnh, 6 tháng đầu năm 2017, nhân dân phấn khởi, tin

tưởng sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền và hoạt động của hệ thống chính trị các cấp. Kinh tế tiếp tục ổn định và phát triển; sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, đồng thuận, chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực lao động, sản xuất, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam phát động, trọng tâm là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Nhân dân quan tâm, theo dõi, kỳ vọng việc cấp ủy đảng các cấp đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh.

Tuy nhiên, qua các buổi tiếp xúc cử tri, nhân dân cũng bày tỏ lo lắng về tình hình thời tiết gây thiệt hại về tài sản, hoa màu tại một số địa phương trong tỉnh; sau những đợt mưa sớm, trái mùa, dịch bệnh trên cây trồng bùng phát và lây lan trên một số loại cây trồng, đặc biệt, dịch bọ xít muỗi gây thiệt hại nặng trên cây điều (huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và huyện Cát Tiên); giá một số mặt hàng nông sản chủ lực và giá bán heo hơi, thịt gà, trứng gia cầm giảm mạnh. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội, quản lý, bảo vệ rừng; tình hình tai nạn giao thông còn diễn biến phức tạp; tình trạng tiếp thị, môi giới thiếu lành mạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch như: Phòng nghỉ, khách sạn, các mặt hàng đặc sản, hàng lưu niệm... chưa được ngăn chặn dứt điểm; môi trường thu hút đầu tư chưa được thông thoáng, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh

Kỳ vọng các cấp ủy đảng đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII)Đó là kiến nghị tâm huyết của nhân dân từ đầu năm đến nay, theo ghi nhận của Ủy ban MTTQ tỉnh, thông qua các buổi tiếp xúc cử tri và qua công tác nắm tình hình tư tưởng nhân dân của hệ thống MTTQ các cấp.

doanh; tình trạng hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tuy đã được các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp tổ chức kiểm tra, kiểm soát nhưng việc ngăn chặn, xử lý chưa đạt hiệu quả đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống một bộ phận nhân dân.

Hoạt động tham gia xây dựng chính quyền luôn được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chú trọng, cụ thể đã xây dựng Kế hoạch số 69/KH-MTTQ-BTT ngày 7/6/2017 về giám sát “việc huy động, sử dụng vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”; hướng dẫn 24 đơn vị cấp xã xây dựng mô hình điểm về giám sát trong năm 2017. Hiện nay, các đơn vị điểm đang triển khai, tổ chức giám sát theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tham mưu Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đối thoại trực tiếp với đại biểu các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo Quyết định 218 của Bộ Chính trị. Theo đó, đại diện 74 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia với 17 ý kiến đề xuất liên quan đến cơ chế, chính sách hoạt động với thái độ tích cực, thẳng thắn, có trách nhiệm. Tất cả các ý kiến tại hội nghị đối thoại đều được lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các sở, ngành tiếp thu giải trình, giải quyết với tinh thần dân chủ, cởi mở. Qua đó, góp phần tạo niềm tin, môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động, tích cực tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Được biết, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tham gia góp ý 12 Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản của trung ương, HĐND, UBND, các sở, ngành của tỉnh chuyển đến. MTTQ đã tham gia góp ý và tổng hợp các ý kiến gửi các cơ quan chức năng theo quy định; tham gia Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc “Thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác bồi thường và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với một số dự án, công trình trên địa bàn” tại một số địa phương trong tỉnh. Tham gia Đoàn kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh về việc “Tuân theo pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam, quản lý, giáo dục người chấp hành án phạt tù tại Trại tạm giam Công an tỉnh 6 tháng đầu năm 2017”.

Xây dựng chính quyền còn thể hiện trong lĩnh vực phát huy việc thực hiện dân chủ cơ sở. MTTQ và các tổ chức thành viên tiếp tục phát huy, tăng cường vai trò giám sát, thực hiện dân chủ cơ sở. Các Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng được tiếp tục củng cố tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện hoạt động có hiệu quả.

Kết quả, các Ban Thanh tra nhân dân đã tổ chức giám sát, kiểm tra được 112 vụ việc ở các địa bàn cơ sở, qua giám sát, kiểm tra, xác minh kiến nghị xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm, thất thoát, sử dụng không đúng mục đích. Ban thanh tra nhân dân giám sát, kiểm tra 112 vụ việc, trong đó số vụ việc kiến nghị xử lý 65 vụ, việc; được cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý, giải quyết 48 vụ việc; thu hồi được 114 m2 đất lấn

chiếm đường dân sinh. Đối với Ban Giám sát đầu

tư cộng đồng đã tổ chức giám sát được 156 công trình dự án đầu tư xây dựng tại các xã, phường, thị trấn với các nguồn vốn do nhân dân đóng góp, vốn nhà nước và nhân dân cùng làm và một số công trình 100% vốn nhà nước đầu tư. Qua đó, đã kiến nghị chất lượng các công trình ngày được nâng lên có hiệu quả thiết thực, được nhân dân đồng tình ủng hộ, từng bước củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực; quyền làm chủ của người dân ở cơ sở được chính quyền tôn trọng, cùng bàn bạc thực hiện các phong trào, các cuộc vận động, nổi bật là trong xây dựng nông thôn mới, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Ghi nhận và đánh giá cao vai trò của MTTQ và các thành viên của Mặt trận, phát biểu kết luận chỉ đạo tại kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh lần thứ IX vừa qua, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Đức Quận cũng đề nghị Ủy ban MTTQVN tỉnh và các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức thành viên phải phát huy tích cực vai trò của mình, tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền để tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh và tham gia giám sát thực hiện nghị quyết của các cấp chính quyền, từ đó góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh.

NGUYỆT THU

Đại biểu HĐND là người đại biểu dân cử, vì thế nhân dân luôn mong đợi các đại biểu HĐND nói lên tiếng nói, kiến nghị của cử tri. Trong ảnh: Đại biểu HĐND tỉnh phát biểu chất vấn tại kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa IX vừa qua.

Ảnh: N.Thu

Bảo Lâm kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7)

Huyện Bảo Lâm vừa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017).

Tại buổi lễ, huyện Bảo Lâm đã ôn lại truyền thống lịch sử 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ. Phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể huyện Bảo Lâm luôn ghi nhớ công lao to lớn của các anh hùng, các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng đã anh dũng hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, thực hiện tốt chủ trương và các chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước; không ngừng chăm lo đời sống gia đình liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh và gia đình có công với cách mạng. Huyện Bảo Lâm có tổng cộng 20 mẹ Việt Nam anh hùng, hiện còn sống 4 mẹ; trên 1.000 người thuộc diện chính sách đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng.

Dịp này, UBND huyện Bảo Lâm trao danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng do Chủ tịch Nước truy tặng mẹ Lương Thị Sáu và mẹ Phạm Thị Quy; đồng thời, trao 40 phần quà đến các gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh tiêu biểu.

Cũng nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ, trước đó, lãnh đạo UBND huyện Bảo Lâm đã đến thăm hỏi sức khỏe và tặng quà các mẹ Việt Nam anh hùng: mẹ Lê Thị Tích, mẹ Nguyễn Thị Lan (ở xã Lộc An) và mẹ Trần Thị Hữu (ở xã Lộc Nam).

XUÂN LONG

Liên hoan tuyên truyền lưu động “Màu hoa đỏ”

Trong 2 ngày 20 - 21/7/2017, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Lâm Đồng đã tổ chức liên hoan tuyên truyền lưu động với chủ đề “Màu hoa đỏ”.

Tham dự liên hoan, 12 đội tuyên truyền lưu động của Trung tâm Văn hóa thể thao của 12 huyện, thành phố trong toàn tỉnh đã mang đến 65 tiết mục ca múa nhạc, hoạt cảnh được dàn dựng công phu, biểu diễn chuyên nghiệp. Đó là những bản hùng ca về những người con kiên trung bất khuất đã không tiếc tuổi xuân, hy sinh máu xương vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước. Qua đó, truyền cho người nghe những xúc cảm về lòng yêu nước, truyền thống anh hùng cách mạng, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người, mọi cấp, mọi ngành trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, phát huy hơn nữa truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân lên lòng biết ơn của cộng đồng đối với các thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa.

QUỲNH UYỂN

Tiết mục biểu diễn của Đội thông tin lưu động Lạc Dương.

Page 5: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24973_BLD_ngay_25.7.2017.pdf · Chỉ thị số 05 - CT/TW về “Đẩy

5 THỨ BA 25 - 7 - 2017VĂN HÓA - XÃ HỘI

XEM TIẾP TRANG 8

Những khó khănNằm ngay khu vực trung tâm xã,

trước mặt là cánh đồng lúa xanh ngắt trải dài trong mùa này, Mầm non Họa Mi là một ngôi trường đẹp ở huyện Đạ Tẻh.

Với những người từng gắn bó với vùng đất lúa An Nhơn này, sự phát triển của những ngôi trường nơi đây trong đó có Mầm non Họa Mi có chút gì đó giống như một điều... thần kỳ. Được thành lập năm 2003, ban đầu Mầm non Họa Mi với 9 cán bộ, giáo viên, nhân viên, 6 lớp với 130 trẻ mẫu giáo ban ngày học trong các hội trường thôn trong xã, còn nhà hiệu bộ là 1 phòng của trạm xá cũ, tất cả đều tạm bợ trong suốt một thời gian dài. Phải đến năm 2013, sự thay đổi mới đến, đó là năm huyện đầu tư trên 3 tỷ đồng để xây lại một ngôi trường mới hoàn toàn.

Đến nay Mầm non Họa Mi - An Nhơn là ngôi trường đạt chuẩn quốc

Trường mầm non trên vùng đất lúa Nằm trong vùng nông thôn với 70% học sinh là người dân tộc thiểu số, Mầm non Họa Mi tại xã An Nhơn - Đạ Tẻh nhiều năm liền không ngừng nỗ lực vươn lên và là ngôi trường tiêu biểu của Giáo dục Đạ Tẻh trong năm học 2016 - 2017 vừa qua.

gia với 7 phòng học, trong đó có 4 phòng học kiên cố, trường có đầy đủ phòng chức năng, có khu hiệu bộ, có cây xanh, có sân chơi cho trẻ với rất nhiều đồ chơi, có nhà bếp… Năm học 2016 - 2017 vừa qua, trường có tổng cộng 176 cháu theo học trong

7 nhóm lớp gồm 1 lớp nhà trẻ, 1 lớp mầm, 2 lớp chồi, 3 lớp lá, trong đó có 1 phân hiệu tại buôn người dân tộc thiểu số Tố Lan. Công tác nơi đây có 22 cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Đóng chân trên vùng đất lúa - xã thuần nông An Nhơn ven tỉnh lộ

mà nghỉ cũng không sao. Mãi gần đây khi cuộc sống khá lên suy nghĩ này mới thay đổi. Đặc biệt là cộng đồng Châu Mạ trong buôn Tố Lan, nhiều người chẳng muốn cho trẻ đến trường, mùa lúa đến nhiều nhà cha mẹ mang cả con trẻ lên rẫy, có lúc cả tháng mới về nhà. Chính vì vậy, trường không chỉ khó huy động trẻ ra lớp mà còn khó trong duy trì sĩ số.

Cùng đó, với trẻ người dân tộc thiểu số do nhiều gia đình khó khăn, điều kiện chăm sóc trẻ cũng hạn chế nên không ít trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp người nhẹ cân. Trẻ người dân tộc, nhất là trẻ Châu Mạ cũng chưa nói được tiếng Kinh nên việc dạy học ở trường cũng ít nhiều khó khăn cho giáo viên.

Và những nỗ lực Mầm non Họa Mi trong nhiều năm

nay đã thực hiện phương châm “Xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm”, trước nhất là tích cực vận động phụ huynh đưa con đến trường đồng thời làm tốt công tác duy trì sĩ số...

Sân chơi cho trẻ ở Trường Mầm non Họa Mi - An Nhơn (Đạ Tẻh). Ảnh: V.Trọng

721 của Đạ Tẻh nên học sinh của trường chủ yếu là con của những người làm nông một nắng hai sương, trong đó con cháu người dân tộc thiểu số phía bắc vào đây lập nghiệp như Tày, Nùng, Dao chiếm trên 70%, thêm một lớp khoảng trên 25 cháu là học sinh Châu Mạ ở buôn Tố Lan, phần còn lại là cộng đồng người Kinh, đa số từ Bình Định vào (An Nhơn là tên một huyện của tỉnh Bình Định).

Với lượng học sinh người dân tộc thiểu số chiếm đa số như thế nên trong suốt nhiều năm trường phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Như cô giáo Phạm Thị Hoa, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, dân cư trong xã đa phần đời sống còn khó khăn, đặc biệt là với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nên nhiều gia đình rất xem nhẹ giáo dục mầm non, coi trường mầm non như chỗ “giữ hộ con” mà thôi, có đi học cũng được

Có những điều tưởng chừng như đã cũ, nhưng không bao giờ chúng ta được phép

quên lãng, bởi ngày hôm nay đã được đắp xây bằng chính máu xương của rất nhiều thế hệ con dân đất Việt trong suốt chiều dài của lịch sử trên mảnh đất này.

27/7 hằng năm là một ngày như thế, một ngày không chỉ giản đơn là sự nhắc nhớ, mà còn là dịp để chúng ta nghiêng mình tri ân, ngưỡng vọng tới các bậc tiền nhân, những người đã đánh đổi, hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho lý tưởng cao đẹp của cả một dân tộc yêu chuộng hòa bình nhưng đã phải gồng mình, kinh qua rất nhiều mất mát và khổ đau mà chiến tranh đem đến.

Hòa mình vào dòng chảy của cả đất nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Lâm Đồng cũng đã hướng tới 70 năm kỷ niệm Ngày Thương binh, liệt sĩ bằng rất nhiều kỷ niệm đầy ý nghĩa, trong đó đặc biệt là Hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu diễn ra chiều 24/7. Họ là những tấm gương điển hình nhất, vượt qua nhiều mất mát, đau thương, tự lực vươn lên trong cuộc sống, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị tại địa phương. Với họ khi chiến tranh đã lùi xa, vẫn còn một mặt trận khác, mặt trận không tiếng súng để họ một lần nữa là những người đi đầu để hàn gắn vết thương chiến tranh, để phát triển kinh tế không chỉ riêng cho bản thân, gia đình mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quê hương. Ngày hôm qua trên vai họ là cây súng, hiện tại họ còn là chỗ dựa vững chắc để những đồng chí,

Vẫn mãi một con đường đã chọn…Chiến tranh đã lùi xa, những vết thương dẫu chưa hẳn đã nguôi ngoai, nhưng phần nào cũng đã được hàn gắn bởi những nỗ lực không mệt mỏi của toàn xã hội. Với những người đã đi qua cuộc chiến tranh vĩ đại giành tự do cho dân tộc, dù cho những ngày đã qua, hiện tại và cả ở ngày mai vẫn luôn mãi có một niềm tin, lý tưởng, để họ cống hiến, hy sinh vì những điều tốt đẹp và cao cả nhất cho đất nước, cho quê hương của họ.

đồng đội và người dân nghèo khó có cơ hội vượt khó vươn lên.

“Hội nghị biểu dương là dịp để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, thể hiện tình cảm sâu nặng, trách nhiệm cao cả của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đối với những người có công với cách mạng, đã hy sinh xương máu cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc”.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến khẳng định

Trong bài phát biểu tại hội nghị lần này, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cũng đã nhấn mạnh: “Đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cũng như nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, bằng tình cảm sâu sắc và việc làm thiết thực, tích cực tham gia và thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với đất nước. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng các thương, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ, gia đình và những người có công với cách mạng sẽ tiếp tục phát huy truyền thống của bản thân, gia đình, tự hào về những đóng góp của mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,

gương mẫu chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đóng góp nhiều hơn nữa vào công cuộc phát triển của quê hương và đất nước”.

Bà Cao Thị Thu - cô giao liên nhỏ bé ngày nào, tham gia cách mạng từ

khi 14 tuổi giờ đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, chia sẻ: “Từ khi tham gia cách mạng, bị địch bắt, tù đày, đến khi đất nước hoàn toàn giải phóng, trở về đi học, đứng lớp trường làng cho đến nay tôi vẫn dạy con cháu mình phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống của gia đình, với những đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc để thực sự trở thành một công dân tốt và gương mẫu”.

Tương tự như bà Thu, ông Trần Quốc Bảo, ở Bảo Lộc cũng là một người lính đã trở về sau chiến tranh. Để lại một phần cơ thể của mình ở lại chiến trường, ông trở về thời bình với một cuộc chiến khác - thay đổi đói nghèo, dù ở hoàn cảnh nào, ông vẫn luôn là một tấm gương mà mỗi khi nhìn lại, đồng đội, đồng chí và những người quen biết ông không khỏi nể phục.

Không chỉ riêng ông Bảo, bà Thu, mà gần 40.000 gia đình, cá nhân thuộc diện chính sách người có công trên địa bàn toàn tỉnh đều là những tấm gương đáng để chúng ta học hỏi về ý chí và nghị lực vươn lên.

Dẫu còn nhiều nỗi đau vẫn chưa thể hàn gắn, những mất mát chưa thể nguôi ngoai, mờ dần theo thời gian, vẫn còn đó những khó khăn, nhọc nhằn trong cuộc sống không dễ thay đổi trong ngày một, ngày hai, nhưng với họ mãi luôn có một niềm tin tốt đẹp ở phía ngày mai.

LINH ĐAN - VĂN BÁU

Hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu tỉnh Lâm Đồng nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ diễn ra tại Đà Lạt chiều 24/7. Đến dự có đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng; đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố và 90 đại biểu tiêu biểu đại diện cho gần 40.000 gia đình, cá nhân thuộc diện người có công trên toàn tỉnh về tham dự.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến tặng quà các đại biểu là người có công tiêu biểu của tỉnh.

Page 6: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24973_BLD_ngay_25.7.2017.pdf · Chỉ thị số 05 - CT/TW về “Đẩy

6 THỨ BA 25 - 7 - 2017

Nguyên tắc, điều kiệnQuy định về SGCT để sản xuất

nông nghiệp (SXNN), xây dựng công trình phụ trợ phục vụ SXNN gồm 3 chương, 11 điều là tạm thời nhưng hiệu lực ngay sau khi ký. Về nguyên tắc, 1/Khu vực SGCT phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và không có khoáng sản (KS) khác có giá trị cao hơn đất san, lấp. 2/Phải thực hiện thủ tục xin phép, đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất (đối với trường hợp phải xin phép, đăng ký) theo quy định phù hợp với mục đích sử dụng đất. 3/Độ cao, diện tích, độ dốc khu đất SGCT phải đảm bảo đúng theo thiết kế, giấy phép xây dựng của dự án, công trình. Trường hợp không yêu cầu thiết kế, cấp phép xây dựng thì độ cao san gạt không lớn hơn 4 m đối với SXNN (không lớn hơn 3 m đối với xây dựng công trình phục vụ SXNN); độ dốc khu đất không lớn hơn 300; tổng diện tích san gạt qua các lần trên cùng một khu vực không lớn hơn 5.000 m2. 4/ SGCT không gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực; không làm tổn hại đến cơ sở hạ tầng, di tích văn hóa, lịch sử, an ninh, quốc phòng; không gây ảnh hưởng đến việc sử dụng đất lân cận. 5/Thời gian SGCT tối đa 30 ngày kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (hoặc từ ngày đối tượng thông báo)...

Các trường hợp không được phép SGCT là: 1/Lợi dụng để khai thác KS ngoài đất san, lấp; cố ý hủy hoại đất; lấn chiếm đất sông, suối, ao, hồ tự nhiên. 2/Làm biến dạng địa hình ở những khu vực có di tích lịch sử văn hóa, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh; khu vực đất quy hoạch lâm nghiệp; trong phạm vi hành lang an toàn bảo vệ nguồn nước; vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới LangBiang; các khu vực cấm khác theo quy định của pháp luật. 3/Đất chưa xin phép, đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất. 4/Không đảm bảo một trong các

QUY ĐỊNH VỀ CẢI TẠO MẶT BẰNG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP:

Thực sự cấp thiết đối với sản xuấtVới đặc điểm địa hình đồi dốc, nhu cầu đất phục vụ nông nghiệp ngày càng rất cao, việc ban hành các quy định theo Quyết định số 1498 /QĐ-UBND ngày 6/7/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng về san gạt, cải tạo mặt bằng (gọi tắt SGCT) là rất cấp thiết. Đây vừa là cơ sở pháp lý để áp dụng, vừa là căn cứ để giám sát, xử lý vi phạm nghiêm, kịp thời.

tiêu chí về độ cao, diện tích, độ dốc khu đất san gạt. 5/Các khu vực liên quan đến lĩnh vực KS như: đã được cấp phép thăm dò, khai thác; đã hết thời hạn khai thác; đã có quyết định đóng cửa mỏ; đã được điều tra, đánh giá có KS. 6/ Nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về việc khai thác, sử dụng và vận chuyển đất san, lấp...

Theo đó, Quy định cũng nêu rõ những điều kiện cụ thể được SGCT phù hợp các nguyên tắc nêu trên. Mặt khác, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước khi SGCT; đồng thời có phương án SGCT trình thẩm định, xác nhận.

Trách nhiệm từ hai phía Theo ngành TN&MT Lâm

Đồng, mặc dù tỉnh đã nhiều lần kiến nghị cấp Bộ về nội dung này nhưng vẫn chưa có hướng dẫn tháo gỡ. Việc ban hành Quy định SGCT cho nông nghiệp của Lâm Đồng là nhu cầu bức thiết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào triển khai thực hiện đúng pháp luật, vừa không xảy ra tình

trạng lợi dụng từ phía đối tượng cải tạo đất và không phát sinh những thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn, nhũng nhiễu từ phía các cấp quản lý. Đó cũng là tâm tư của một số lãnh đạo các ngành liên quan khi chia sẻ với PV Báo Lâm Đồng.

Ngày 20/7, chúng tôi trao đổi với đại diện lãnh đạo Sở và phòng chuyên môn của Sở TN&MT Lâm Đồng. Giám đốc Sở Nguyễn Ngọc Phúc cho rằng: Tinh thần là không để đẻ ra những thủ tục hành chính không đáng có. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở TN&MT đang soạn thảo văn bản hướng dẫn chi tiết để thực hiện Quy định này theo hướng cấp thẩm quyền chỉ xác nhận được phép SGCT. Ngành TN&MT cũng lý giải sở dĩ là “tạm thời” của Quy định vì, trong lúc cấp trung ương chưa có quy định cụ thể, chỉ có một số địa phương ban hành quy định như Bình Dương, Cao Bằng... cho nên chỉ triển khai thực hiện trong 12 tháng. Là vấn đề “nhạy cảm”, tỉnh cũng yêu cầu trong quá trình triển khai thực hiện, Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND cấp huyện thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có

thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký SGCT. Trách nhiệm UBND cấp huyện còn tổ chức ngăn chặn, xử lý hoặc đề xuất xử lý kịp thời các hoạt động khai thác đất san, lấp trái phép trên địa bàn và “chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong việc quản lý SGCT trên địa bàn”... UBND cấp xã phải thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý...; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện. Quy định cũng nêu rõ những trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện SGCT rất cụ thể.

“Sau 12 tháng thực hiện, Sở TN&MT phối hợp UBND các huyện, thành phố đánh giá tình hình và kết quả thực hiện; tổ chức xây dựng dự thảo lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan, gửi Sở Tư pháp thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, ban hành quy định chính thức. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kịp thời phản ánh đến Sở TN&MT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết” (Điều 11).

MINH ĐẠO

Vụ san gạt đất SXNN trái quy định tại Phường 7, Đà Lạt trước khi có quy định này. Ảnh: M.Đạo

ĐÀ LẠT: Điều chỉnh bản đồ hướng dẫn du lịch

UBND thành phố Đà Lạt vừa ban hành kế hoạch Điều chỉnh bản đồ hướng dẫn du lịch thành phố Đà Lạt.

Theo đó, từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2017, phải hoàn chỉnh bản đồ hướng dẫn du lịch Đà Lạt, tiến hành in ấn, công bố đại chúng trên các kênh thông tin truyền hình quảng cáo về Đà Lạt và phát hành miễn phí đến du khách, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn và một số tỉnh, thành trong khu vực (đặc biệt là trong thời gian diễn ra Lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII - Năm 2017).

UBND thành phố cũng cho biết, bản đồ hướng dẫn du lịch Đà Lạt đáp ứng toàn bộ và hiệu quả nhu cầu thông tin mang tính phong phú, đa dạng của du khách. Tư liệu hướng dẫn du lịch trên bản đồ phải được thể hiện hợp lý, bao quát, đầy đủ và chính xác. Đồng thời phải cập nhật, giới thiệu, cung cấp thông tin phản ánh cụ thể địa chỉ, các điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng du lịch, các tuyến điểm tham quan các loại hình sản phẩm đặc trưng tại địa phương nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin du lịch của du khách. HOÀNG YÊN

Sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án 04 (Đề án trồng rừng trên đất lâm nghiệp do người dân lấn chiếm sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2019), Lâm Hà đã tổ chức trồng được 762,09 ha/1.241,3 ha được phê duyệt, đạt 61,4% kế hoạch, đạt 15,3% kế hoạch 5 năm của đề án, với tổng kinh phí hỗ trợ 587,5 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch UBND huyện, trong quá trình thiết kế, xây dựng

phương án kế hoạch phải lựa chọn, thiết kế tập trung theo từng tiểu khu và theo từng đơn vị hành chính cấp xã, tránh thiết kế những diện tích manh mún, nhỏ lẻ; lập các thủ tục kịp thời có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với từng cá nhân, hộ gia đình khi tham gia trồng rừng trên đất lâm nghiệp do chính họ lấn chiếm. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật, phương thức trồng xen trên diện tích cây cà phê;

chuẩn bị tốt nguồn cây giống đạt cả về chất lượng, số lượng quy cách để kịp thời cung cấp cho người dân; đối với những diện tích trồng qua các năm đạt hiệu quả thì lập hồ sơ giao khoán theo quy định và cùng với người dân tổ chức quản lý, bảo vệ tốt số cây đã trồng.

PHONG VÂN

Người dân tận dụng diện tích trồng mùn trên đất lâm nghiệp để trồng

tiêu mang lại hiệu quả kinh tế.

LÂM HÀ: Trồng mới trên 762 ha rừng trên đất lâm nghiệp bị lấn chiếm

Dùng nhựa thông vặt lông vịt sẽ bị phạt nặng

Mới đây, Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thủy sản Lâm Đồng (Sở NN-PTNT) cho biết, hiện một số cơ sở giết mổ gia cầm vẫn lén lút dùng phụ gia thực phẩm không được phép sử dụng như sáp trắng, nhựa thông, nhựa đường để hỗ trợ vặt lông gia cầm với thời gian rất ngắn vì không nằm trong danh mục cho phép sử dụng do chưa được cơ quan chức năng kiểm nghiệm, đánh giá.

Trước đó, Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thủy sản đã phát hiện một cơ sở giết mổ gia cầm thuê chuyên dùng nhựa thông, sáp trắng để nhổ lông vịt không có giấy phép hoạt động, không cập nhật kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho người làm tại Đà Lạt. Qua đó, Chi cục đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 37,5 triệu đồng, đồng thời bắt buộc tiêu hủy 63 con vịt và riêng hành vi dùng phụ gia hỗ trợ chế biến thực phẩm nằm ngoài danh mục được phép sử dụng bị phạt tới 35 triệu đồng. C.THÀNH

9/11 bến xe được xã hội hóaSở GTVT tỉnh cho biết, số lượng bến

xe hiện có 11 bến bao gồm: 1 bến loại 1, 1 bến loại 2, 3 bến loại 3, 2 bến loại 4 và 4 bến loại 5. Đến nay đã có 9/11 bến xe được xã hội hóa với tổng mức đầu tư 166,7 tỷ đồng với chất lượng công trình xây dựng khang trang, sạch sẽ và đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, số lượng phương tiện vào bến để hoạt động còn thấp, do hoạt động “trá hình” xe hợp đồng vận chuyển hành khách tuyến cố định và các xe không có phù hiệu… thường lập ra các “bến cóc” để thu hút khách, gây mất trật tự trị an trong khu vực và gây mất ATGT...

Trong thời gian tới, Thanh tra giao thông sẽ có biện pháp chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải tại địa phương, đặc biệt là việc đón trả khách không đúng nơi quy định.

PHONG VÂN

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Page 7: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24973_BLD_ngay_25.7.2017.pdf · Chỉ thị số 05 - CT/TW về “Đẩy

Xã Lộc Tân (huyện Bảo Lâm) là địa phương có nhiều ao hồ, sông suối tự nhiên. Đây cũng là địa phương có đến

hơn 90% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nên cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho trẻ em vui chơi, giải trí trong mỗi dịp hè về còn nhiều thiếu thốn là lý do khiến trẻ em đồng bào DTTS ở xã Lộc Tân thường xuyên rủ nhau ra ao hồ, sông suối tắm và chơi đùa trong những ngày hè. Theo số liệu thống kê của chính quyền địa phương nơi đây, trong 3 năm gần đây, trên địa bàn xã đã xảy ra 3 vụ đuối nước khiến 6 em học sinh tử vong. Vụ đuối nước tại xã Lộc Tân gần đây nhất xảy ra vào cuối tháng 11/2016, khiến 3 em học sinh tử vong thương tâm.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong các vụ trẻ em bị đuối nước xảy ra trên địa bàn xã Lộc Tân thì bên cạnh sự chủ quan và thiếu kiến thức, kỹ năng bơi lội thì có nhiều vụ đuối nước xảy ra do nạn nhân thiếu thông tin cảnh báo.

Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND xã Lộc Tân cho biết: “Chúng tôi xác định, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn đuối nước ở trẻ em xảy ra trên địa bàn là do thiếu thông tin cảnh báo. Ngay từ đầu mùa hè năm nay, UBND xã đã tiến hành khảo sát các “điểm đen” tại các ao hồ, sông suối thường xảy ra tai nạn đuối nước để triển khai lắp đặt các biển cảnh báo nguy hiểm. Đến nay, xã đã cắm được 15 biển cảnh báo đuối nước tại các khu vực tiềm ẩn nguy cơ đuối nước; đồng thời, chỉ đạo lực lượng công an, dân quân và Đoàn Thanh niên xã bố trí người theo dõi, kiểm tra tại các ao hồ mà trẻ em thường tắm để nhắc nhở và kịp thời xử lý khi có tình huống, sự cố xảy ra”.

Cũng giống như nhiều địa phương khác trong tỉnh, TP Bảo Lộc có hệ thống ao hồ,

Việc làm nhỏ, tác dụng lớnXác định việc phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, đầu mùa hè năm nay, nhiều địa phương đã tích cực tuyên truyền, triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Trong đó, việc rà soát, lắp đặt biển cảnh báo đuối nước tại các ao hồ, sông suối tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đang mang lại hiệu quả thiết thực, giúp người dân nâng cao ý thức phòng, chống đuối nước cho bản thân, gia đình và xã hội.

sông suối nằm trải đều khắp địa bàn 11 xã, phường. Để phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ, ngay từ đầu mùa hè năm nay, TP Bảo Lộc đã đẩy mạnh việc tuyên truyền và triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Đặc biệt, thời gian qua, UBND TP Bảo Lộc đã chỉ đạo các xã, phường trích kinh phí từ 10 - 15 triệu đồng/đơn vị để đầu tư lắp đặt hệ thống biển cảnh báo nguy hiểm tại các ao hồ, sông suối tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Ông Nghiêm Xuân Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc cho hay: “Chúng tôi xác định, để phòng, chống đuối nước, ngoài việc trang bị kiến thức, kỹ năng bơi cho trẻ thì việc cung cấp những thông tin cảnh báo cho người dân là rất cần thiết. Vì vậy, từ đầu tháng 5/2017, TP đã có văn bản chỉ đạo các phường, xã triển khai khảo sát và cắm biển cảnh báo đuối nước tại các ao hồ, sông suối trên địa bàn. Qua kiểm tra, 11/11 xã, phường trên địa bàn đã thực hiện rất tốt chủ trương của UBND TP. Hiện, toàn TP đã lắp đặt được hơn 200 biển cảnh báo đuối nước tại các nơi có nguy cơ trẻ em dễ bị đuối nước ở các ao hồ, sông suối”.

Còn tại xã Phước Lộc (huyện Đạ Huoai), nơi có sông Đạ M’ri chảy qua, với nhiều khúc sông sâu nước chảy xiết rất nguy hiểm thì có trên 92% dân số là người đồng bào DTTS

gốc Châu Mạ. Để triển khai có hiệu quả công tác phòng ngừa đuối nước cho trẻ, xã Phước Lộc đã trích kinh phí hơn 15 triệu đồng làm mới hơn 20 biển cảnh báo đuối nước. Các biển cảnh báo này, được địa phương cắm tại các khu vực nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước trên sông Đạ M’ri. Chị K’Nền (35 tuổi, ngụ thôn Phước An, xã Phước Lộc) chia sẻ: “Sống gần sông Đạ M’ri, nên hàng ngày trẻ con trong thôn chúng tôi thường ra sông tắm. Trước đây, cứ ra sông là bọn trẻ lại nhảy xuống bất cứ chỗ nào cho dù sâu hay cạn. Nhưng hơn 1 tháng nay, từ khi xã cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các khúc sông sâu thì bà con chúng tôi đã nhắc nhở, nên bọn trẻ không dám tắm ở những chỗ nước sâu nữa. Có biển cảnh báo nguy hiểm, người dân chúng tôi thấy yên tâm hơn khi đưa con mình ra sông tắm”.

Tin rằng, việc cắm biển cảnh báo đuối nước là việc làm dù nhỏ nhưng sẽ có hiệu quả cao. Bởi qua hệ thống biển báo sẽ nhắc nhở thường xuyên và tác động trực tiếp tới nhận thức của mỗi người dân; đồng thời, cảnh báo rõ nguy cơ ở từng điểm cụ thể để mỗi người dân tự nâng cao ý thức bảo vệ mình và nhắc nhở gia đình, cộng đồng cùng phòng tránh hiểm họa đuối nước.

KHÁNH PHÚC

Xã Lộc Tân (huyện Bảo Lâm) triển khai cắm biển cảnh báo đuối nước. Ảnh: Khánh Phúc

Bộ Giao thông vận tải vừa yêu cầu 7 tỉnh/thành tạm dừng việc triển khai dịch vụ xe buýt du lịch hai tầng để chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng mới triển khai tiếp.

Theo đó, từ tháng 12/2016, Thủ tướng đã có văn bản đồng ý về nguyên tắc việc thí điểm triển khai dịch vụ vận chuyển hành khách du lịch trong các đô thị bằng ô tô chuyên dụng 2 tầng, thoáng nóc và dịch vụ vận chuyển hành khách kết nối từ trung tâm đô thị đến các cảng hàng không bằng ôtô khách 16-45 chỗ ngồi chất lượng cao tại Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Lâm Đồng, Kiên Giang, TP Hồ Chí Minh. Thời gian thí điểm

này được thực hiện trong 5 năm.Tới cuối tháng 3/2017, Bộ Giao thông vận

tải đã dự thảo “Quyết định ban hành kế hoạch thí điểm triển khai dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ô tô góp phần thúc đẩy phát triển du lịch” gửi các bộ và địa phương liên quan để lấy ý kiến.

Đến ngày 5/6/2017, Bộ Giao thông vận tải đã nhận được đầy đủ ý kiến góp ý, kiến nghị từ 7 địa phương cùng các bộ, ngành liên quan và có văn bản báo cáo Thủ tướng. Và, trong thời gian chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu sở giao thông vận tải các địa phương trên báo cáo UBND tỉnh/thành tạm

thời chưa triển khai cho đến khi Bộ ban hành các quyết định liên quan. Hiện việc thí điểm mới triển khai tại Hà Nội vào cuối tháng 6 này.

Riêng tại tỉnh Lâm Đồng, theo đề xuất của địa phương, Bộ Giao thông vận tải và chủ đầu tư cần lưu ý, nghiên cứu kỹ khi áp dụng thí điểm xe buýt 2 tầng bởi đặc thù TP Đà Lạt có nhiều đồi dốc, khúc cua, mưa nhiều, vận tốc lưu thông thấp hơn so với các địa phương có mặt đường bằng phẳng... Đồng thời, cần tính toán số lượng xe đưa vào khai thác, lộ trình và địa điểm dừng đón khách phù hợp cũng như đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng tới phương tiện giao thông khác. C.THÀNH

Tạm chưa triển khai xe buýt 2 tầng

Diện tích rừng Tây Nguyên giảm mạnh nhất

Thông tin từ Hội nghị Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-

2020; Tổng kết 4 năm thực hiện Dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn

quốc giai đoạn 2013-2016” do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường

chủ trì mới đây cho biết: “Tây Nguyên là vùng có diện tích rừng tự nhiên giảm

mạnh nhất cả nước, diễn ra liên tục trong 15 năm trở lại đây và có chiều hướng gia tăng”. Giai đoạn từ năm 2011-2016, diện

tích rừng toàn quốc tăng 989.607 ha, bình quân 160.000 ha/năm; trong đó, rừng

tự nhiên giảm 62.675 ha, diện tích rừng trồng tăng 1.052.282 ha, độ che phủ rừng

tăng 1,69%. Riêng Tây Nguyên, năm 2000, độ che phủ rừng đạt 55,0% đến

năm 2016 chỉ còn 46,0%, giảm gần 9%. Trong khi diện tích rừng nhiều vùng sinh thái tăng nhanh như: Đông Bắc tăng 5%; Bắc Trung Bộ tăng 3%; Duyên hải Nam Trung Bộ tăng 5,2% thì một số vùng có

diện tích giảm, đứng đầu là Tây Nguyên giảm 5,8%; Tây Nam Bộ giảm 2,2% và

Đồng bằng sông Hồng giảm 1,3%. Nguyên nhân giảm ở Tây Nguyên do:

Chuyển mục đích sử dụng sang trồng cao su, cây công nghiệp, cây ăn quả khoảng

110.000 ha; chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác (thủy điện, giao

thông, công trình công cộng...) khoảng 37.800 ha; Phá rừng, lấn chiếm đất rừng

trái phép để lấy đất canh tác, sản xuất nông nghiệp và trồng cây công nghiệp khoảng 122.900 ha;... Phân tích về chủ

quản lý, chủ rừng có diện tích giảm lớn nhất là doanh nghiệp nhà nước với 408.518 ha, bằng 20%; đơn vị vũ trang giảm 59.812 ha, bằng 15% và tổ chức

khác giảm 617.993 ha. ĐẠO PHAN

CÁT TIÊN: Trên 70 tỷ đồng thiệt hại từ cây điều

Thống kê của ngành chức năng huyện Cát Tiên cho biết tổng cộng có 6.629,7 ha

trong tổng số 7.064,6 ha điều đang canh tác trên địa bàn bị thiệt hại nặng nề trong mùa điều 2017 (chiếm trên 93,8% diện

tích) với 3.837 hộ trồng điều bị ảnh hưởng. Trong đó, diện tích bị ảnh hưởng dưới

30% trên 187 ha, ảnh hưởng từ 30 - 70% trên 647 ha và diện tích ảnh hưởng trên

70% nhiều nhất với 5.794 ha. Tổng thiệt hại từ cây điều trong niên vụ này trên địa

bàn Cát Tiên khoảng 70,267 tỷ đồng. Trong thời gian diễn ra dịch bệnh, tỉnh

đã hỗ trợ Cát Tiên 15.444 lít hóa chất bảo vệ thực vật để phun thành 3 đợt với tổng

diện tích được phun 8.580 ha. Tỉnh đã hỗ trợ trực tiếp người trồng điều gần 430

triệu đồng để mua nhiên liệu sử dụng cho phun thuốc.

Cát Tiên hiện đang triển khai phương án khôi phục sản xuất sau dịch bệnh, tập

trung lồng ghép các nguồn lực để khôi phục sản xuất và ổn định đời sống người trồng điều, trọng tâm là chuyển đổi diện tích điều bị già cỗi bị bệnh sang tái canh cây điều ghép cao sản, cây công nghiệp,

trồng keo; xây dựng các mô hình thâm cạnh cây điều gắn với hình thành các tổ

hợp tác nhằm đổi mới hình thức sản xuất, hỗ trợ phát triển sản xuất cây lương thực,

chăn nuôi, gắn với chính sách tín dụng ưu đãi.

Cát Tiên cũng đang đề nghị tỉnh hỗ trợ thiệt hại cho người trồng điều trên huyện

với tổng kinh phí trên 24,4 tỷ đồng. VIẾT TRỌNG

UBND tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định phê duyệt khu vực nêu trên thuộc Phường 8, thành phố Đà Lạt với giới cận: Bắc giáp đường Mai Xuân Thưởng, đường Vạn Hạnh; Nam giáp Đại học Đà Lạt; Tây giáp đường Võ Trường Toản và Đông giáp đường Phù Đổng Thiên Vương. Trong tổng diện tích 47,5 ha, đất dành cho nhà ở chiếm 21,21 ha (trong đó biệt lập là chủ yếu, còn lại liên kế sân vườn và nhà ở xã hội); đất khuôn viên cảnh quan chiếm 15,48 ha; còn

lại đất các loại công trình, mặt nước và giao thông. Quy định về tầng cao từ 1 - 5 tầng; tổng diện tích xây dựng công trình kiến trúc 10,50 ha, mật độ xây dựng gộp chung toàn phân khu 22,10%. Đất dành cho giao thông có tổng diện tích 72.400 m2; trong đó, đường Phù Đổng Thiên Vương lộ giới 30 m (lòng đường 18 m, vỉa hè mỗi bên 6 m); đường Vạn Hạnh, Mai Xuân Thưởng lộ giới 14 m (lòng đường 8 m, vỉa hè mỗi bên 3 m); đường Võ Trường Toản lộ giới 10 m (lòng

đường 6 m, vỉa hè mỗi bên 2 m) ...Quyết định cũng yêu cầu hạn chế thấp

nhất phá vỡ địa hình tự nhiên cùng các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường. UBND tỉnh giao UBND thành phố Đà Lạt có trách nhiệm công bố công khai để tổ chức cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan thực hiện và giám sát; đồng thời có hoàn thành cắm mốc chỉ giới trong vòng 60 ngày kể từ ngày công bố quy hoạch.

M.ĐẠO

Quy hoạch Khu vực Phù Đổng Thiên Vương - Mai Xuân Thưởng - Võ Trường Toản (Đà Lạt) 47,5 ha

7 THỨ BA 25 - 7 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Page 8: KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24973_BLD_ngay_25.7.2017.pdf · Chỉ thị số 05 - CT/TW về “Đẩy

8 THỨ BA 25 - 7 - 2017

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)

ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Vũ Thanh Tân và bà Lê Thị Nhung;

+ Thuộc thửa đất số 62, diện tích: 6.948 m2; đất trồng cây lâu năm (CLN)- Tờ bản đồ 26.- Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.Bà Nguyễn Thị Nhuần được UBND huyện Bảo Lâm cấp GCN số hiệu: AM 890154,

số vào sổ cấp giấy: H03406, ngày 11/9/2008.Năm 2008, bà Nguyễn Thị Nhuần sang nhượng bằng giấy viết tay nhưng chưa làm

thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Vũ Thanh Tân và bà Lê Thị Nhung; đồng thời giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu: AM 890154 cho ông Vũ Thanh Tân và bà Lê Thị Nhung để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo:Bà Nguyễn Thị Nhuần ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng

ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện

truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Vũ Thanh Tân và bà Lê Thị Nhung tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của bà Nguyễn Thị Quý;

- Thửa đất số 101, diện tích 9.026 m2 đất nông nghiệp (CLN), tờ bản đồ số 18 xã Lộc Đức.

- Thời hạn sử dụng đất: 10/2043- Giấy CNQSD đất số hiệu AM 487060 đã cấp cho ông Châu Văn Đủ theo Quyết

định số: 1245/QĐ-UBND, ngày 9/6/2008 của UBND huyện Bảo Lâm số vào sổ theo dõi cấp GCNQSD đất số H 05587/QSDĐ.

Năm 2009, ông Châu Văn Đủ sang nhượng bằng giấy viết tay, nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho bà Nguyễn Thị Quý.

Vậy Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo: Ông Châu Văn Đủ ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị

không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho bà Nguyễn Thị Quý tại thửa đất nêu trên.

Căn cứ khoản 56, điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP, ngày 6/1/2017 Sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Tờ trình số 36/TTr-UBND ngày 27/3/2017 của UBND xã Lộc Nam “V/v đề nghị hủy giấy chứng nhận QSD đất của hộ ông Tiêu Hữu Phú, tại Quyết định số: 397/QĐ-UB, số vào sổ 00521/QSDĐ, do UBND huyện Bảo Lâm cấp ngày 25/12/1998”.

Nay, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Lâm thu hồi, hủy giấy chứng nhận QSD đất đối với thửa đất số 21, 28 tờ bản đồ số 08, xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tại Quyết định số 397/QĐ-UBND ngày 25/12/1998 của UBND huyện Bảo Lâm cấp cho hộ ông Tiêu Hữu Phú với các thông tin cụ thể như sau:

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

STT Chủ sử dụng đất

Số hiệu GCN

Tờ BĐ

Số thửa Diện tích (m2)

Loai đất (m2) Địa chỉ thửa đất

ONT CLN

1 Hộ ông Tiêu Hữu Phú

T 780898 08 21 30.480 00 30.480 Xã Lộc Nam

28 8.920 00 8.920

Tổng cộng 01 02 39.400 00 39.400

Lý do thu hồi, hủy: Cấp trùng.Vậy Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Lâm ra thông báo trong thời

gian 30 ngày kể từ ngày 12/7/2017 nếu cá nhân, tổ chức nào có khiếu kiện, khiếu nại thi gửi hồ sơ về Phòng Tài nguyên và Môi trường để giải quyết. Sau 30 ngày kể từ ngày 12/7/2017 đến 12/8/2017 mà không có cá nhân, tổ chức nào có khiếu kiện, khiếu nại thì Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Bảo Lâm sẽ lập hồ sơ trình UBND huyện Bảo Lâm thu hồi giấy CNQSD đất nêu trên theo quy định.

Đề nghị quý Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - CN Lâm Đồng thông báo trong hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng để kiểm tra đối chiếu cụ thể, nếu có thế chấp hoặc bảo lãnh thì trả lời bằng văn bản tới Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Bảo Lâm để xử lý. Nếu không có trả lời thì coi như không có thế chấp hoặc bảo lãnh trong hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng và Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tham mưu cho UBND huyện Bảo Lâm xử lý theo quy định của pháp luật.

Tiếp tục đẩy mạnh... TIẾP TRANG1

... Hằng năm, các cấp ủy, cán bộ, đảng viên, công chức, đoàn viên, hội viên xây dựng kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cụ thể, sát thực tế, rõ ràng.

Các cấp ủy, cán bộ, đảng viên, nêu cao ý thức tự giác, trách nhiệm trong công việc, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, lấy tư tưởng của Người soi rọi suy nghĩ và hành động, đổi mới tác phong làm việc, dân chủ, khoa học, gần dân, “nói đi đôi với làm”. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu

cấp ủy, cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện, cấp trên gương mẫu làm gương cho cấp dưới học tập và làm theo.

Các cấp ủy, cơ quan, đơn vị xác định rõ khâu đột phá, xây dựng các giải pháp khả thi, các điều kiện bảo đảm, phân công tổ chức, cá nhân thực hiện với quyết tâm cao nhất; gần dân, sát dân, lắng nghe, đối thoại trực tiếp với nhân dân; chống bệnh thành tích, hình thức, thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí, tiêu cực, tham nhũng;…

Đẩy mạnh tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,

phong cách Hồ Chí Minh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thuyết phục…

Phát huy vai trò của nhân dân, báo chí, dư luận xã hội trong phát hiện, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác; phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi dụng uy tín cấp ủy, cơ quan, đơn vị để thực hiện ý đồ cá nhân của mình, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh…

NGUYỄN NGHĨA

Mưa lớn, một đoạn Quốc lộ 20 biến thành “sông”Khảng 10 ngày nay, do ảnh

hưởng của các cơn bão số 2 và số 3, trên địa bàn TP Bảo Lộc liên tục xảy ra mưa lớn khiến một đoạn trên Quốc lộ 20 (thuộc thôn Ánh Mai 3, xã Lộc Châu) biến thành “sông”.

Chiều 24/7, đoạn đường này bị ngập sâu trong nước gần 0,5 mét và kéo dài hơn 50 mét gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông.

Theo người dân sống ở khu vực này, tình trạng này đã kéo dài hơn 10 ngày qua. Thậm chí trước đó trời nắng, nhưng khi có một trận mưa lớn kéo dài khoảng 30 phút là đoạn đường lại ngập trong nước. Cũng theo người dân, nguyên nhân là do mưa lớn kéo dài, đoạn đường này lại thấp trũng nên nước từ các hướng đổ về gây ngập. Trong khi đó, hệ thống thoát nước không đảm bảo.

Cống và mương thoát nước nằm cao hơn mặt đường, nên khi mưa lớn xảy ra nước rút không kịp khiến đường biến thành “sông”.

Từ 16 giờ chiều ngày 24/7, mưa lớn liên tục làm đoạn đường này ngập sâu gần 1 mét, một số xe ô tô cố lưu thông qua nên bị chết máy khiến giao thông trên Quốc lộ 20 bị ách tắc kéo dài hơn 5 km cả 2 làn.

KHÁNH PHÚC

Trường mầm non... TIẾP TRANG 5

... Để các cháu đến lớp, Ban giám hiệu trong nhiều năm nay khi có trẻ vắng học lại cử giáo viên xuống tận địa bàn, đến tận từng nhà các cháu để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình nhằm vận động phụ huynh đưa con đến lớp trở lại. Tại thôn Tố Lan, để chống bỏ học, giáo viên của trường phải phối hợp tốt với chính quyền để đến từng nhà vận động, nhiều lúc phải lên tận rẫy.

Cùng đó, nhà trường lâu nay chú ý xây dựng Quỹ hỗ trợ “Học sinh nghèo vượt khó” của trường thông qua các nguồn vận động xã hội hóa cùng sự đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Trường đã giúp đỡ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn từ cặp vở, đồ dùng học tập đến áo quần để các cháu có điều kiện đến trường hằng ngày.

Trong bán trú, trường theo cô Hoa chú ý nâng chất lượng bữa ăn để cải thiện dinh dưỡng cho học sinh. Bên cạnh cá thịt cho các cháu theo khẩu phần ăn, nhà trường vùng nông thôn đất rộng nên vận động cán bộ, giáo viên trong trường trồng thêm bầu bí, rau cải, chuối dùng cho bữa ăn hằng ngày, “Nhiều thì không có nhưng cũng đủ cho các cháu dùng” - cô Hoa cho biết.

Cùng đó, trường cũng từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tập trung đầu tư cho chuyên môn, nâng cao tay nghề đổi mới phương pháp

giảng dạy. Nếu như năm 2012 trường chưa có

giáo viên giỏi thì đến năm 2014 Mầm non Họa Mi đã có 8 giáo viên giỏi cấp trường, đến nay đã có giáo viên giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.

Để xây dựng trường thành một điểm xanh, thân thiện với học sinh, nhà trường theo cô Hoa nỗ lực vận động xã hội hóa (mỗi năm chừng 15 - 30 triệu đồng) để xây dựng mái vòm che cho học sinh, mua thêm đồ chơi, đồ dùng học tập.

Cho đến nay Mầm non Họa Mi đang làm rất tốt việc duy trì sĩ số học sinh hằng năm. Trong năm học 2016 - 2017, trường chỉ có cháu nghỉ cách nhật nhưng không có cháu nào bỏ học.

Từ năm học 2014 - 2015 đến nay, ngôi trường trên vùng đất lúa An Nhơn này liên tục là tập thể lao động tiên tiến, là điểm sáng của Giáo dục Đạ Tẻh. Trường được Ngành Giáo dục Lâm Đồng biểu dương là đơn vị xuất sắc trong công tác phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2011 - 2015, được UBND huyện Đạ Tẻh công nhận là tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong năm 2016 vừa qua, trường đã đạt chuẩn quốc gia. “Chúng tôi đang phấn đấu trong 3 năm đến đưa trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2” - cô Hoa cho biết.

VIẾT TRỌNG