kỸ nĂng lẤy dẤu hiỆu sinh tỒn · dấu hiệu sinh tồn trước khi đến thực...

19
1 KỸ NĂNG LẤY DẤU HIỆU SINH TỒN A. BẮT MẠCH 1. MỤC TIÊU Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: - Bắt được mạch quay, mạch cảnh mạch cánh tay. - Nêu được ý định khác nhau khi bắt mạch ở các vị trí trên. - Nhận định kết quả bắt mạch ở người lớn. 2. SINH VIÊN CHUẨN BỊ: Sinh viên đọc các tài liệu liên quan như: giải phẫu học, sinh lý học, kỹ năng lấy dấu hiệu sinh tồn trước khi đến thực tập tại Trung tâm ATCS. Sinh viên trả lời các câu hỏi: 1. Tại sao cần tránh ấn lên xoang cảnh khi bắt mạch cảnh? 2. Tại sao không được bắt mạch cảnh cùng lúc 2 bên? 3. Tại sao khi mạch không đều phải kết hợp bắt mạch với nghe tim để đếm nhịp tim? 3. PHÂN BỐ THỜI GIAN 3.1 . Nội dung: 10 phút Giảng viên kiểm tra kiến thức và thảo luận với sinh viên về nội dung đã chuẩn bị. 3.2 . Thực hành : 25 phút Giảng viên thực hành trên người bệnh chuẩn, sinh viên lắng nghe và quan sát. Chia 2 sinh viên 1 nhóm thực hành cùng nhau, giảng viên quan sát cho ý kiến phản hồi. 3.3 . Đánh giá cuối buổi: 10 phút Giảng viên kiểm tra ngẫu nhiên và đánh giá, tổng kết. 4. DỤNG CỤ CẦN THIẾT - Bàn, ghế, gường khám - Đồng hồ đeo tay - Bảng ghi mạch nhiệt - Bút mực đỏ - Bảng kiểm 5. NỘI DUNG 5.1. Chuẩn bị ngƣời bệnh: Có thể ngồi, tốt nhất nên nằm. Người bệnh nghỉ ngơi trước khi bắt mạch từ 10–15 phút, nếu vận động nặng thì nghỉ ngơi trước khi bắt mạch 30 phút. 5.2. Kỹ thuật 5.2.1.Khám mạch quay: Mạch quay là vị trí thường dùng để xem mạch đập bao nhiêu lần một phút, đập có mạnh hay không và nhịp có đều hay không? Muốn xác định độ chun giãn của mạch nên khám mạch cánh tay hay mạch cảnh (sẽ nói sau). Đặt các ngón tay 2, 3 lên trên rãnh quay ở cổ tay người bệnh, phía trong mỏm trâm. Nếu mạch đều, đếm tần số trong 30 giây rồi nhân lên cho hai. Nếu mạch nhanh hay chậm một cách bất thường, đếm đủ trong một phút. Nếu mạch không đều, đếm đủ trong một phút và kết hợp nghe tim để đếm nhịp tim.

Upload: others

Post on 06-Nov-2019

19 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

KỸ NĂNG LẤY DẤU HIỆU SINH TỒN

A. BẮT MẠCH

1. MỤC TIÊU

Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có

khả năng:

- Bắt được mạch quay, mạch cảnh và

mạch cánh tay.

- Nêu được ý định khác nhau khi bắt

mạch ở các vị trí trên.

- Nhận định kết quả bắt mạch ở người

lớn.

2. SINH VIÊN CHUẨN BỊ:

Sinh viên đọc các tài liệu liên quan như:

giải phẫu học, sinh lý học, kỹ năng lấy

dấu hiệu sinh tồn trước khi đến thực tập

tại Trung tâm ATCS.

Sinh viên trả lời các câu hỏi:

1. Tại sao cần tránh ấn lên xoang

cảnh khi bắt mạch cảnh?

2. Tại sao không được bắt mạch

cảnh cùng lúc 2 bên?

3. Tại sao khi mạch không đều phải

kết hợp bắt mạch với nghe tim để

đếm nhịp tim?

3. PHÂN BỐ THỜI GIAN

3.1 . Nội dung: 10 phút

Giảng viên kiểm tra kiến thức và thảo

luận với sinh viên về nội dung đã chuẩn

bị.

3.2 . Thực hành : 25 phút

Giảng viên thực hành trên người

bệnh chuẩn, sinh viên lắng nghe và quan

sát.

Chia 2 sinh viên 1 nhóm thực hành

cùng nhau, giảng viên quan sát cho ý

kiến phản hồi.

3.3 . Đánh giá cuối buổi: 10 phút

Giảng viên kiểm tra ngẫu nhiên và đánh

giá, tổng kết.

4. DỤNG CỤ CẦN THIẾT

- Bàn, ghế, gường khám

- Đồng hồ đeo tay

- Bảng ghi mạch nhiệt

- Bút mực đỏ

- Bảng kiểm

5. NỘI DUNG

5.1. Chuẩn bị ngƣời bệnh:

Có thể ngồi, tốt nhất nên nằm.

Người bệnh nghỉ ngơi trước khi bắt

mạch từ 10–15 phút, nếu vận động nặng

thì nghỉ ngơi trước khi bắt mạch 30 phút.

5.2. Kỹ thuật

5.2.1.Khám mạch quay:

Mạch quay là vị trí thường dùng để

xem mạch đập bao nhiêu lần một phút,

đập có mạnh hay không và nhịp có đều

hay không? Muốn xác định độ chun giãn

của mạch nên khám mạch cánh tay hay

mạch cảnh (sẽ nói sau).

Đặt các ngón tay 2, 3 lên trên rãnh

quay ở cổ tay người bệnh, phía trong

mỏm trâm.

Nếu mạch đều, đếm tần số trong 30

giây rồi nhân lên cho hai. Nếu mạch

nhanh hay chậm một cách bất thường,

đếm đủ trong một phút. Nếu mạch không

đều, đếm đủ trong một phút và kết hợp

nghe tim để đếm nhịp tim.

2

Hình 1. Khám mạch quay

Tần số được xem là bình thường

nếu nằm giữa 60 và 100 lần/ phút. Mạch

nhanh khi tần số > 100 lần/ phút, mạch

chậm khi tần số < 60 lần/ phút.

5.2.2. Khám mạch cảnh và mạch cánh

tay:

5.2.2.1.Khám mạch cảnh:

Người bệnh nằm, đầu cao 30 độ,

người khám đứng bên phải, đặt bàn tay

trái lên vai người bệnh, ngón tay cái trái

chạm nhẹ vào khí quản người bệnh và

lướt trên chỗ trũng giữa khí quản và cơ

ức đòn chũm để khám động mạch cảnh

bên phải của người bệnh. Nếu khám

động mạch cảnh bên trái của người bệnh

thì vẫn đứng bên phải nhưng dùng bàn

tay phải.

Khi đã bắt được động mạch cảnh,

ấn lên động mạch ở một phần ba dưới

của cổ. Tránh ấn lên xoang cảnh ở

ngang đầu trên sụn giáp. Không được ấn

cùng lúc hai bên động mạch cảnh, có thể

làm giảm lượng máu lên não, gây ngất.

Hình 2. Khám mạch cảnh

5.2.2.2.Khám mạch cánh tay:

Đứng bên phải người bệnh, luồn

bàn tay phải dưới khuỷu của người bệnh.

Dùng tay trái làm thay đổi góc gập của

cẳng tay người bệnh để xác định gân cơ

nhị đầu. Sau đó đặt cánh tay của người

bệnh trên điểm tựa, khuỷu duỗi, lòng bàn

tay ngửa. Dùng ngón cái hoặc hai ngón 2

và 3 của bàn tay phải sờ động mạch ở

phía trong gân cơ nhị đầu, ngay nếp

khuỷu. Ấn từ từ lên động mạch cho đến

khi thấy động mạch đập mạnh nhất và từ

từ thả ra cho đến khi đánh giá được tốt

nhất biên độ (amplitude), dạng nẩy

(contour) và độ chun giãn của mạch.

Biên độ là tính chất mạch đập mạnh,

bình thường hay nhẹ.

Dạng nẩy bao gồm tốc độ nẩy lên, duy

trì mức độ đỉnh nẩy trong bao lâu và tốc

độ xẹp xuống. Bình thường mạch nẩy lên

nhanh, không ngập ngừng, ngay sau

tiếng tim thứ nhất. Khi lên đến đỉnh,

mạch tròn đều. Lúc xẹp xuống tốc độ

chậm hơn lúc nẩy lên.

Độ chun giãn là tính chất mạch mềm, dễ

ấn trong khi động mạch xơ cứng đề

kháng nhiều hơn, sờ thấy cứng, có khi

ngoằn ngoèo.

Hình 3. Tìm động mạch cánh tay phía

trong gân cơ nhị đầu

3

4

B. ĐO HUYẾT ÁP GIÁN TIẾP BẰNG PHƢƠNG PHÁP NGHE

1. MỤC TIÊU

Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có

khả năng:

- Đo được huyết áp gián tiếp ở cánh

tay.

- Phân loại được trị số huyết áp theo

JNC.

2. SINH VIÊN CHUẨN BỊ

Sinh viên đọc các tài liệu liên quan như:

giải phẫu học, sinh lý học, kỹ năng lấy

dấu hiệu sinh tồn trước khi đến thực tập

tại Trung tâm ATCS.

Sinh viên trả lời các câu hỏi:

1. Tại sao khi đo huyết áp phải cho

bệnh nhân ngồi tựa lưng vào ghế

và không bắt chéo chân?

2. Tại sao cần phối hợp cả phương

pháp bắt mạch và phương pháp

nghe trong khi đo huyết áp?

3. Sau khi tiếng Korotkoff mất hẳn,

tại sao không xả hơi nhanh mà

phải tiếp tục xả hơi chậm khoảng

10 – 20 mmHg, rồi mới xả hơi ra

nhanh cho hết khí?

3. PHÂN BỐ THỜI GIAN

3.1 Nội dung: 15 phút

Giảng viên kiểm tra lý thuyết và thảo

luận với sinh viên về các nội dung đã

chuẩn bị.

3.2 Thực hành : 60 phút

Giảng viên thực hành trên người

bệnh chuẩn, sinh viên lắng nghe và quan

sát.

Chia 2 sinh viên 1 nhóm thực hành

cùng nhau, giảng viên quan sát cho ý

kiến phản hồi

3.3 Đánh giá cuối buổi: 10 phút

Giảng viên kiểm tra ngẫu nhiên và đánh

giá, tổng kết.

4. DỤNG CỤ CẦN THIẾT

- Bàn, ghế

- Giường

- Máy đo huyết áp thủy ngân, đồng hồ,

điện tử.

- Ống nghe

- Bảng theo dõi mạch – nhiệt

- Bút xanh, đỏ

- Bảng kiểm

5. NỘI DUNG

5.1. Chuẩn bị đo:

– Phòng đo phải yên tĩnh, có nhiệt độ dễ

chịu.

– Người đo ngồi đối diện người bệnh.

– Người bệnh:

+ Trước khi đo người bệnh không nên:

vận động, tiếp xúc với không khí lạnh,

ăn, uống rượu, uống cà phê, hút thuốc lá

trong khoảng 30 phút trước khi đo.

+ Nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo.

+ Khi đo ở tư thế ngồi: người bệnh ngồi

thoải mái trên ghế có tựa lưng, không bắt

chéo chân (nếu đo ở tư thế khác như nằm

hay đứng cần ghi chú).

+ Cẳng tay có điểm tựa, điểm giữa cánh

tay đặt ngang tim (điểm giữa xương ức

hoặc liên sườn 4), lòng bàn tay ngửa.

+ Cánh tay không bị cản trở bởi tay áo.

+ Không nói chuyện trong khi đo huyết

áp

– Máy đo:

+ Chọn máy đo huyết áp có kích thước

băng quấn phù hợp: chiều rộng túi khí

bằng 40% chu vi cánh tay hay khoảng

hai phần ba chiều dài cánh tay; chiều dài

túi khí bằng 80% chu vi cánh tay (Bảng

1).

5

+ Kiểm tra máy đo huyết áp và ống nghe

xem có chỗ nào xì hơi không.

+ Sau lần định chuẩn đầu tiên, máy đo

huyết áp thủy ngân không cần định

chuẩn nữa. Máy đo huyết áp đồng hồ

phải được định chuẩn theo máy đo huyết

áp thủy ngân 6 tháng một lần hay ít nhất

một năm một lần.

– Ống nghe: kiểm tra ống nghe xem có

chỗ nào xì hơi không và chế độ nghe

chuông hay màng.

5.2. Kỹ thuật

– Quấn túi khí lên động mạch cánh tay,

quấn đều và vừa sát chung quanh cánh

tay, cách nếp khuỷu 2-3 cm.

Chú ý: định vị túi khí sao cho đƣờng

đi của động mạch cánh tay ở ngay

giữa túi khí. (Hình 5)

– Đặt áp kế ngang tầm mắt.

– Khóa van theo chiều kim đồng hồ cho

đến khi đã đóng chặt.

– Xác định huyết áp tâm thu ước lượng

bằng phương pháp bắt mạch:

Bắt mạch quay

Bơm hơi vào túi khí cho đến khi

không còn bắt được mạch quay

(tương ứng với huyết áp tâm thu ước

lượng) và tiếp tục bơm lên 30 mmHg

trên mức áp suất tương ứng lúc mạch

mất.

Xả hơi ra nhanh và hoàn toàn, sau đó

khóa van lại.

Chờ 15-30 giây rồi bắt đầu bước kế

tiếp

Huyết áp tâm thu ước lượng lúc mạch

quay mất giúp tránh sai sót trong việc

xác định huyết áp tâm thu do đôi khi có

khoảng hở khi nghe (auscultatory gap) là

khoảng yên lặng dài hơn bình thường

nằm giữa huyết áp tâm thu và huyết áp

tâm trương dẫn đến việc nhận định sai

lầm huyết áp tâm thu .

Hình 4: Khoảng hở khi nghe

(auscultatory gap)

– Xác định huyết áp tâm thu và tâm

trương:

Đặt ống nghe (dùng phần chuông

hoặc phần màng, phần chuông thu

nhận âm thanh trầm tốt hơn còn phần

màng thì dễ thao tác hơn) lên trên

động mạch cánh tay. Ống nghe

không đƣợc nhét dƣới băng quấn (Hình 5).

Bơm hơi nhanh vào túi khí trên mức

huyết áp tâm thu ước lượng 30

mmHg.

Mở van ra chậm, xả hơi trong túi khí

với tốc độ 2-3mmHg/giây.

Khi áp suất hạ xuống sẽ nghe được

các tiếng động Korotkoff có tần số

thấp

6

Hình 5 . Đo huyết áp gián tiếp bằng phương pháp nghe

Bảng 1. Kích thước băng quấn phù hợp

Giới hạn kích thước túi khí (cm)

Chiều rộng Chiều dài

Sơ sinh 2.5 – 4.0 5.0 – 10.0

Trẻ nhỏ 6.0 – 8.0 12.0 – 13.5

Trẻ lớn 9.0 – 10.0 17.0 – 22.5

Người lớn 12.0 – 13.0 22.0 – 23.5

Cánh tay người lớn mập 15.5 30.0

Đùi người lớn 18.0 36.0

7

Huyết áp tâm thu là trị số tương

ứng với lúc nghe được tiếng động

Korotkoff đầu tiên trong ít nhất hai

lần nghe tiếng động Korotkoff liên

tiếp.

Khi tiếp tục hạ áp suất, tiếng động

tăng lên, sau đó yếu đi (thay đổi âm

sắc) rồi mất hẳn.

Trị số lúc tiếng động mất đi

phản ánh tốt nhất huyết áp tâm

trương ở người lớn, ở trẻ em là lúc

tiếng động yếu đi. Có trường hợp

tiếng động Korotkoff không mất

hẳn (như trong trường hợp hở van

động mạch chủ) khi đó lấy trị số

lúc tiếng động yếu đi làm huyết áp

tâm trương, nên ghi lại trị số ở cả

hai thời điểm tiếng động yếu đi và

mất hẳn khi độ chênh áp suất giữa

hai thời điểm này 10 mmHg. Ví

dụ: 154 / 80-68 mmHg.

– Sau khi tiếng động mất hẳn, tiếp

tục xả hơi chậm khoảng 10 – 20

mmHg, rồi xả hơi ra nhanh và bóp

túi cao su cho hơi ra hết. Tháo băng

ra khỏi cánh tay trừ phi lặp lại lần

đo. Nếu cần phải đo lại thì nên chờ

ít nhất 2 phút.

– Mỗi lần đo huyết áp phải đo ít

nhất 2 lần cách nhau 2 phút và lấy

trị số trung bình giữa 2 lần đo này.

Nếu có sự khác biệt giữa 2 lần đo >

5 mmHg thì phải đo thêm 1 – 2 lần

và lấy trị số trung bình giữa những

lần đo này.

5.3. Nhận định kết quả

– Khi gặp người bệnh nhân lần đầu

tiên phải đo huyết áp ở cả hai tay vì

có một số lớn người bệnh, đặc biệt

là người lớn tuổi, có sự khác biệt

lớn giữa huyết áp 2 tay (> 10

mmHg). Chọn cánh tay có trị số lớn

hơn để đo những lần sau.

– Bảng 2 cho biết sự phân loại huyết

áp ở người lớn.

– Nếu huyết áp tâm thu và tâm

trương khác nhau về mức độ phân

loại thì chọn mức phân loại huyết áp

cao nhất. Ví dụ: 170/92 mmHg là

tăng huyết áp giai đoạn 2, 135/98

mmHg là tăng huyết áp giai đoạn 1.

– Huyết áp tâm thu < 80 mmHg có

thể là dấu hiệu bị bệnh nặng hay

trụy tim mạch.

Bảng 2. Phân loại huyết áp ở người lớn (theo JNC 7 - 2003)

Phân loại Huyết áp

tâm thu (mm Hg)

Huyết áp

tâm trương (mm Hg)

Bình thường <120 <80

Tiền tăng huyết áp 120 – 139 80 – 89

Tăng huyết áp giai đoạn 1 140 – 159 90 – 99

Tăng huyết áp giai đoạn 2 160 100

8

C. ĐO THÂN NHIỆT

1.MỤC TIÊU

Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có

khả năng:

– Đo được thân nhiệt ở các vị trí thích

hợp.

– Nhận định được có sốt hay không.

2. SINH VIÊN CHUẨN BỊ

Sinh viên đọc các tài liệu liên quan như

giải phẩu học, sinh lý học, kỹ năng lấy

dấu hiệu sinh tồn trước khi đến thực tập

tại Trung tâm ATCS.

Sinh viên trả lời câu hỏi thảo luận:

- Đo thân nhiệt ở miệng, nách, hậu

môn, nhiệt độ ở nơi nào cao nhất?

3. PHÂN BỐ THỜI GIAN

3.1 Nội dung: 5 phút

Giảng viên kiểm tra lý thuyết và thảo

luận với sinh viên về nội dung đã chuẩn

bị.

3.2 Thực hành : 20 phút

Giảng viên thực hành trên người

bệnh chuẩn, sinh viên lắng nghe và quan

sát.

Chia 2 sinh viên 1 nhóm thực hành

cùng nhau, giảng viên quan sát cho ý

kiến phản hồi

3.3 Đánh giá cuối buổi: 5 phút

Giảng viên kiểm tra ngẫu nhiên và đánh

giá, tổng kết.

4. DỤNG CỤ CẦN THIẾT

– Bàn, ghế

– Giường

– Các loại nhiệt kế:

+ Nhiệt kế thủy ngân là loại thông dụng

nhất. Có 3 loại nhiệt kế thủy ngân: (1)

loại đo ở nách, có bầu thủy ngân dài, (2)

loại đo ở miệng và (3) loại đo ở hậu

môn. (Hai loại sau có bầu thủy ngân

ngắn). Cần phân biệt loại 2 và 3 để tránh

dùng lẫn lộn. Thường người ta hay

nhuộm màu xanh hoặc đỏ ở phần thủy

tinh trên đầu của nhiệt kế để dễ phân

biệt, hoặc ghi chữ miệng (oral) hoặc hậu

môn (rectal) lên thân nhiệt kế.

+ Nhiệt kế điện tử

+ Nhiệt kế hồng ngoại hoạt động theo

nguyên tắc đo cường độ tia hồng ngoại

phát ra từ màng nhĩ (trường hợp người

lớn hoặc trẻ em) hoặc từ nách ( trường

hợp trẻ sơ sinh). Phương pháp này cho

kết quả chỉ sau 1 giây.

– Bút xanh và bảng theo dõi nhiệt độ

– Bảng kiểm

5. NỘI DUNG

5.1. Đo thân nhiệt bằng nhiệt kế thủy

ngân:

5.1.1. Chuẩn bị dụng cụ

Cho vào trong khay các dụng cụ sau :

– Nhiệt kế thuỷ ngân các loại

– Giấy lau

– Dầu bôi trơn

– Bông sạch

– Khay hạt đậu đựng bông bẩn

– Lọ có dung dịch sát khuẩn

– Bút xanh và bảng theo dõi nhiệt độ

9

5.1.2. Đo thân nhiệt ở miệng:

Đây là phương pháp tiện lợi, hay

được dùng trừ khi người bệnh là trẻ em,

người bệnh nhân hôn mê, có tổn thương

ở miệng hoặc ho nhiều. Phải chờ từ 5

đến 15 phút nếu người bệnh có ăn thức

ăn nóng hay lạnh trước đó. Nhiệt độ có

thể tăng lên nếu người bệnh có hút thuốc

trước đó 2 phút.

– Đặt người bệnh nằm, tư thế thoải mái

– Kiểm tra nhiệt kế: vẩy nhiệt kế cho

mức thủy ngân xuống dưới 350 C.

– Đặt bầu thủy ngân của nhiệt kế vào

dưới lưỡi (Hình 6), bảo người bệnh

ngậm kín miệng, không cắn nhiệt kế,

trong 8 – 9 phút.

– Lấy nhiệt kế ra và đọc kết quả

– Đặt nhiệt kế vào lọ có dung dịch sát

khuẩn

– Ghi vào bảng

Hình 6.Đo thân nhiệt ở miệng

5.1.3. Đo thân nhiệt ở nách:

– Đặt người bệnh nằm thoải mái.

– Lau khô hõm nách.

– Kiểm tra nhiệt kế: vẩy nhiệt kế cho

mức thủy ngân xuống dưới 350 C.

Hình 7. Đo thân nhiệt ở nách

– Đặt bầu thủy ngân của nhiệt kế vào

hõm nách, bảo người bệnh khép nách lại

(Hình 7). Để 10 phút.

– Lấy nhiệt kế ra và đọc kết quả.

– Đặt nhiệt kế vào lọ có dung dịch sát

khuẩn.

– Ghi vào bảng.

5.1.4. Đo thân nhiệt ở hậu môn:

Dùng trong trƣờng hợp ngƣời

bệnh hôn mê, ngƣời bệnh không

ngậm miệng đƣợc, ngƣời bệnh đang

thở oxy, hay có nguy cơ ngƣời bệnh

cắn nhiệt kế. Không dùng khi ngƣời

bệnh bị tiêu chảy hay tổn thƣơng ở

hậu môn.

Đây là phương pháp hay dùng ở trẻ

nhũ nhi nhưng coi chừng làm thủng trực

tràng vì gây khó chịu khiến trẻ cựa quậy.

– Kiểm tra nhiệt kế: vẩy nhiệt kế cho

mức thủy ngân xuống dưới 350 C.

– Bôi chất nhờn vào đầu nhiệt kế .

– Bộc lộ vùng hậu môn.

– Người bệnh nằm nghiêng, chân co lại.

– Nhẹ nhàng đặt đầu thủy ngân vào hậu

môn khoảng 3cm, giữ nhiệt kế trong 2

phút.

10

– Với trẻ em, một tay giơ hai chân trẻ

lên, tay kia cầm nhiệt kế, nhẹ nhàng đặt

vào hậu môn, sâu khoảng 1 cm, khép

mông trẻ lại. Chờ 2 phút. (hình 8 )

– Lấy nhiệt kế ra, dùng khăn giấy lau

sạch phân nếu có.

– Đọc kết quả

– Đặt nhiệt kế vào lọ có dung dịch sát

khuẩn.

– Ghi kết quả vào bảng.

– Mặc lại quần cho người bệnh

Hình 8.1: Đo thân nhiệt ở hậu môn

Hình 8.2: Đo thân nhiệt ở hậu môn

5.2. Đo thân nhiệt ở tai bằng nhiệt kế

hồng ngoại:

Máy đo: gồm các bộ phận sau:

(1). Nắp đậy bằng nhựa

(2). Màng lọc thấu kính (lens filter),

cũng có tác dụng cách ly máy với da

ống tai người bệnh.

(3). Đầu đo (probe)

(4). Màn hình tinh thể lỏng

(5). Nút khởi động

Hình 9 mô tả các bộ phận của máy.

Hình 9. Máy đo thân nhiệt hồng ngoại

(1). Nắp đậy bằng nhựa

(2). Màng lọc thấu kính

(3). Đầu đo

(5). Nút khởi động

11

Cách sử dụng:

1. Gắn màng lọc thấu kính

2. Nhấn nút khởi động lần 1

3. Màn tinh thể lỏng hiện lên đầy đủ

các thanh

4. Dấu hiệu sẵn sàng hiện ra

5. Kéo vành tai để làm thẳng ống tai:

Trẻ con dưới 1 tuổi, kéo thẳng ra

sau; trên 1 tuổi thì kéo lên trên và

ra sau

6. Trong khi kéo vành tai, tay kia đặt

đầu đo vào ống tai. Bấm nút khởi

động lần 2. Thả ra khi nghe tiếng

“bíp”

7. Lấy nhiệt kế ra. Màn tinh thể lỏng

cho thấy kết quả đo

8. Lấy màng lọc thấu kính ra

Hình 10. Cách sử dụng

máy đo thân nhiệt hồng ngoại (hình ảnh lấy từ cách hướng dẫn sử dụng của hãng BRAUN)

Chú ý:

Kết quả ở tai phải có thể khác tai trái.

Do đó khi đo nhiều lần thì nên đo cùng

một tai

Ngủ nghiêng qua tai bên nào có thể

làm nhiệt độ bên đó cao hơn. Do đó sau

khi ngồi dậy phải chờ vài phút mới được

đo.

Ống tai phải thông, không có ráy tai

Trong các trường hợp sau đây nên đo 3

lần kế tiếp nhau, nếu trị số khác biệt thì

lấy trị số cao nhất:

(1)Trẻ em < 3 tháng tuổi.

(2) Sốt là dấu hiệu quan trọng.

(3) Khi mới tập sử dụng máy.

5.3. Kết quả:

– Ở người lớn, nhiệt độ bình thường là

370C, có thể thay đổi do rụng trứng, vận

động, thuốc, thức ăn; thay đổi trong

ngày, buổi chiều cao hơn buổi sáng

khoảng 0.5 o

C.

– Trị số ở hậu môn cao hơn ở miệng

khoảng 0.5oC. Trị số ở nách thấp hơn ở

miệng khoảng 0.5oC.

– Sốt có thể do nhiễm trùng hoặc không

do nhiễm trùng (do thuốc, bệnh lý miễn

dịch, tổn thương não, ung thư,...). Theo

Harrison, sốt được định nghĩa khi nhiệt

độ ở miệng > 37.20C vào buổi sáng hoặc

> 37.70C vào buổi chiều. Ở người bệnh

nhiễm trùng, theo Hiệp hội bệnh nhiễm

khuẩn Hoa Kỳ (IDSA: Infectious

Diesease Society of America), sốt được

định nghĩa khi nhiệt độ ở miệng đo một

lần duy nhất > 38.30C hoặc nhiệt độ ở

miệng > 380C tồn tại hơn 1h.

88.8

12

D. CÁCH ĐẾM NHỊP THỞ

1. MỤC TIÊU

Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có

khả năng:

- Đếm được nhịp thở trong 1 phút

- Nhận định được giới hạn bình thường

của nhịp thở ở người lớn

2. SINH VIÊN CHUẨN BỊ

Sinh viên đọc các tài liệu liên quan như

giải phẩu học, sinh lý học, kỹ năng lấy

dấu hiệu sinh tồn trước khi đến thực tập

tại Trung tâm ATCS.

Sinh viên trả lời câu hỏi:

Tại sao khi đếm nhịp thở cần cầm tay

bệnh nhân giống như đếm mạch?

3. PHÂN BỐ THỜI GIAN

3.1 Nội dung: 5 phút

Giảng viên kiểm tra lý thuyết và thảo

luận với sinh viên về nội dung đã chuẩn

bị.

3.2 Thực hành : 15 phút

Giảng viên thực hành trên người

bệnh chuẩn, sinh viên lắng nghe và quan

sát.

Sinh viên vừa nói vừa thực hành

trên người bệnh chuẩn

Chia 2 sinh viên 1 nhóm thực hành

cùng nhau, giảng viên quan sát cho ý

kiến phản hồi

3.3 Đánh giá cuối buổi: 5 phút

Giảng viên kiểm tra ngẫu nhiên và đánh

giá, tổng kết.

4. DỤNG CỤ CẦN THIẾT

– Bàn, ghế

– Giường quay

– Đồng hồ đeo tay

– Bảng kiểm

5. NỘI DUNG

– Có thể đếm bằng cách quan sát hay

dùng ống nghe. Trong phần thực hành ta

chỉ đề cập đến phương pháp quan sát

(đếm nhịp thở bằng ống nghe sẽ được

học trong phần khám hệ hô hấp).

– Trị số trung bình lúc 20 tuổi là 15 – 20

nhịp/ phút.

– Cho người bệnh nghỉ 10 phút

– Người bệnh nằm, cánh tay đặt lên

bụng.

– Cầm tay người bệnh giống như đếm

mạch, mắt nhìn đồng hồ, mỗi lần tay

người bệnh nâng lên hạ xuống thì đếm

một nhịp. Tránh để người bệnh biết ta

đang đếm nhịp thở vì người bệnh có thể

tự điều chỉnh nhịp thở.

–Trước hoặc sau khi đếm cần quan sát

kiểu thở (thở đều không, thở nông hay

sâu, có khó thở không?).

– Ghi kết quả vào bảng.

Hình 11. Đếm nhịp thở

13

14

E. THỰC HÀNH

– Giảng viên làm mẫu trên người bệnh chuẩn.

– Sinh viên thực hiện các kỹ năng lấy dấu hiệu sinh tồn lẫn nhau theo từng cặp, dùng

bảng kiểm để đánh giá.

– Giảng viên đánh giá sinh viên cuối buổi

F. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lynn S. Bickley. Bate’s Guide to Physical Examination and History Taking, 12th

edition, Philadelphia, Lippincott Company, 2017.

2. Greenberger NJ., Hinthorn DR., History Taking and Physical Examination,1st edition,

St Louis, Mosby Year Book, 1993.

3. Chobanian AV, Bakris GL, Black HR, et al; National Heart, Lung, and Blood Institute

Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of

High Blood Pressure; National High Blood Pressure Education Program Coordinating

Committee. The seventh report of the Joint National Committee on Prevention,

Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure: the JNC 7 report.

JAMA. 2003;289(19):2560-2572

4. Thomas G. Pickering. Recommendations for blood pressure measurement in humans

and experimental animals. Hypertension Journal of the American Heart Associations,

2005;45:pp.142-161.

5. Longo, Dan L.; Fauci, Anthony; Kasper, Dennis; Hauser, Stephen; Jameson, J.;

Loscalzo, Joseph. Harrison's principles of internal medicine. (18 ed.). New York:

McGraw-Hill. 2011; p. 4012. ISBN 978-0-07-174889-6.

6. O'Grady NP1, Barie PS, Bartlett JG, Bleck T, Carroll K, Kalil AC, Linden P, Maki

DG, Nierman D, Pasculle W, Masur H; American College of Critical Care

Medicine; Infectious Diseases Society of America. Guidelines for evaluation of new

fever in critically ill adult patients: 2008 update from the American College of

Critical Care Medicine and the Infectious Diseases Society of America. Crit Care

Med. 2008 Apr;36(4):1330-49

15

BẢNG KIỂM

1/ BẮT MẠCH:

STT NỘI DUNG ĐIỂM

CHUẨN

ĐIỂM

SINH

VIÊN

1

Đặt ngón tay 2, 3 lên trên rãnh quay ở cổ tay người

bệnh, phía trong mỏm trâm, sờ được mạch quay. Đếm

tần số và nhận xét về nhịp mạch.

4

2

Đặt ngón cái hay hai ngón 2 và 3 phía trong gân cơ

nhị đầu, sờ mạch cánh tay. Đếm tần số và nhận xét về

nhịp mạch, biên độ, dạng nẩy và độ chun giãn của

mạch.

3

3

Đặt ngón tay cái giữa khí quản và cơ ức đòn chũm ở

khoảng ½ dưới của động mạch, sờ được mạch cảnh.

Đếm tần số và nhận xét về nhịp mạch, biên độ, dạng

nẩy và độ chun giãn của mạch.

3

Tổng cộng 10

2/ ĐO HUYẾT ÁP:

STT NỘI DUNG

ĐIỂM

CHUẨN

ĐIỂM

SINH

VIÊN

1 Giao tiếp với người bệnh 1/2

2 Cho người bệnh ngồi đúng tư thế

(tựa lưng, chân để trên sàn, không bắt chéo)

1/2

3 Cánh tay có điểm tựa, phần giữa cánh tay ngang

tim

1/2

4 Bộc lộ cánh tay cần đo huyết áp 1/2

5 Đo ước lượng chiều dài và chiều rộng túi hơi (chọn 1/2

16

túi hơi có kích thước phù hợp).

6 Phần giữa túi hơi nằm trên ĐM cánh tay. 1

7 Bờ dưới túi hơi cách nếp khuỷu 2 – 3cm. 1/2

8 Quấn túi hơi vừa sát cánh tay 1/2

9 Kiểm tra ống nghe 1

10 Bắt mạch và bơm hơi đúng cách (bơm hơi lên trên

điểm không còn bắt được mạch 30 mmHg) để xác

định huyết áp tâm thu ước lượng.

1/2

11 Xả hơi nhanh và hoàn toàn. Khóa van lại. 1/2

12 Đặt chuông lên vị trí động mạch cánh tay. 1

13 Bơm hơi nhanh trên mức huyết áp tâm thu ước

lượng 30 mmHg 1/2

14 Xả hơi đúng cách (vận tốc xả từ 2-3 mmHg/giây) 1

15 Kết quả đo HA tâm thu lần 1 (đọc tới mức 2

mmHg)

Kết quả đo HA tâm trương lần 1

5

5

16 Lặp lại lần đo sau 2 phút 1

17 Kết quả đo HA tâm thu lần 2

Kết quả đo HA tâm trương lần 2

2

2

18 Nhận xét về trị số trung bình của 2 lần đo có bình

thường không (Phân loại theo JNC 7) 1

Tổng điểm 25

3/ ĐẾM NHỊP THỞ

STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐIỂM

CHUẨN

ĐIỂM

SINH

VIÊN

1 Để người bệnh nằm nghỉ 10 phút 2

17

2 Để tay người bệnh lên bụng 2

3 Cầm tay người bệnh giống như đếm mạch 2

4 Sử dụng đồng hồ đeo tay và đếm trong 1 phút 2

5 Ghi kết quả vào bảng 2

Tổng điểm 10

4/ ĐO THÂN NHIỆT Ở NÁCH

STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐIỂM

CHUẨN

ĐIỂM

SINH

VIÊN

1 Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ: giấy lau, bông sạch,

khay hạt đậu dựng bông bẩn, bút xanh và bảng theo

dõi nhiệt độ

1

2 Đặt người bệnh nằm tư thế thoải mái 1

3 Lau hõm nách 1

4 Kiểm tra và vẩy nhiệt kế 1

5 Đặt bầu thủy ngân của nhiệt kế vào hõm nách, bảo

người bệnh khép nách lại

1

6 Để 10 phút 2

7 Lấy nhiệt kế ra và đọc kết quả 1

8 Đặt nhiệt kế vào lọ có dung dịch sát khuẩn 1

9 Ghi vào bảng 1

Tổng điểm 10

18

5/ ĐO THÂN NHIỆT Ở LƢỠI

STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐIỂM

CHUẨN

ĐIỂM

SINH

VIÊN

1 Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ: giấy lau, bông sạch,

khay hạt đậu dựng bông bẩn, bút xanh và bảng theo

dõi nhiệt độ

1

2 Đặt người bệnh nằm tư thế thoải mái 1

3 Kiểm tra và vẩy nhiệt kế 1

4 Đặt bầu thủy ngân của nhiệt kế vào dưới lưỡi. Bảo

người bệnh ngậm miệng, không cắn nhiệt kế 2

5 Để 8 đến 9 phút 2

6 Lấy nhiệt kế ra và đọc kết quả 1

7 Đặt nhiệt kế vào lọ có dung dịch sát khuẩn 1

8 Ghi vào bảng 1

Tổng điểm 10

6/ ĐO THÂN NHIỆT Ở HẬU MÔN

STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐIỂM

CHUẨN

ĐIỂM

SINH

VIÊN

1 Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ: Giấy lau, dầu bôi trơn,

bông sạch, khay hạt đậu đựng bông bẩn, bút xanh và

bảng theo dõi nhiệt độ.

1

2 Kiểm tra và vẩy nhiệt kế 1

3 Bôi chất nhờn vào đầu nhiệt kế 1

4 Bộc lộ vùng hậu môn 1

19

5 Đặt người bệnh nằm nghiêng, chân co lại. Nhẹ

nhàng đặt đầu thủy ngân vào hậu môn sâu 2 – 3 cm 1

6 Giữ nhiệt kế trong 2 phút 1

7 Với trẻ em, một tay giơ hai chân trẻ lên, tay kia cầm

nhiệt kế nhẹ nhàng đặt vào hậu môn 1 cm, khép

mông trẻ lại

1

8 Lấy nhiệt kế ra đọc kết quả 1

9 Đặt nhiệt kế vào lọ có dung dịch sát khuẩn 1

10 Ghi kết quả vào bảng 1

Tổng điểm 10

7/ ĐO THÂN NHIỆT Ở TAI

ST

T

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐIỂM

CHUẨN

ĐIỂM

SINH

VIÊN

1 Gắn màng lọc thấu kính 2

2 Bấm nút khởi động lần 1 1

3 Kéo thẳng ống tai đúng cách 2

4 Đưa đầu đo vào ống tai nhẹ nhàng 1

5 Bấm nút khởi động lần 2 2

6 Đọc được kết quả 1

7 Tháo màng lọc thấu kính 1

Tổng điểm 10