kh phong tranh tai nan-thuong tich hoach phong chong tai... · web viewquá trình xây dựng...

22
PHÒNG GD&ĐT CẨM PHẢ TRƯỜNG THCS CẨM BÌNH Số: 15/KH-THCS CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cẩm Bình, ngày 01 tháng 10 năm 2015 KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH Năm học 2015 - 2016 - Căn cứ Quyết định 4458/QĐ-BGD&ĐT, ngày 22/8/2007 của BGD&ĐT ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông; (Trường Mầm non căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BGD&ĐT ngày 15/4/2010 của BGD&ĐT sẽ có một số nội dung cụ thể theo bậc học riêng của MN, các trường nghiên cứu và tham mưu cụ thể theo KH riêng để thực hiện); - Căn cứ Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông. Trường THCS Cẩm Bình đề ra kế hoạch nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích như sau: I. Mục đích yêu cầu - Quán triệt trong đội ngũ giáo viên, học sinh việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong nhà trường. - Có biện pháp, hình thức tích cực trong việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích góp phần đảm bảo sức khỏe cho thầy và trò, tạo môi trường giáo dục an toàn. - Qua đó giáo dục ý thức đề cao cảnh giác trước các nguyên nhân và tai nạn có thể xảy ra như: tai nạn giao thông, trèo cây, sông, suối, điện giật, bạo lực đánh nhau... II. Kế hoạch

Upload: others

Post on 06-Mar-2020

12 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: KH PHONG TRANH TAI NAN-THUONG TICH hoach phong chong tai... · Web viewQuá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm

PHÒNG GD&ĐT CẨM PHẢ

TRƯỜNG THCS CẨM BÌNH

Số: 15/KH-THCS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Cẩm Bình, ngày 01 tháng 10 năm 2015

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN,PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH

Năm học 2015 - 2016

- Căn cứ Quyết định 4458/QĐ-BGD&ĐT, ngày 22/8/2007 của BGD&ĐT ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông;

(Trường Mầm non căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BGD&ĐT ngày 15/4/2010 của BGD&ĐT sẽ có một số nội dung cụ thể theo bậc học riêng của MN, các trường nghiên cứu và tham mưu cụ thể theo KH riêng để thực hiện);

- Căn cứ Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông.

Trường THCS Cẩm Bình đề ra kế hoạch nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích như sau:I. Mục đích yêu cầu

- Quán triệt trong đội ngũ giáo viên, học sinh việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong nhà trường.

- Có biện pháp, hình thức tích cực trong việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích góp phần đảm bảo sức khỏe cho thầy và trò, tạo môi trường giáo dục an toàn. - Qua đó giáo dục ý thức đề cao cảnh giác trước các nguyên nhân và tai nạn có thể xảy ra như: tai nạn giao thông, trèo cây, sông, suối, điện giật, bạo lực đánh nhau...II. Kế hoạch

1. Thành lập Ban công tác y tế trường học theo quy định.2. Xây dựng kế hoạch hình thành các kỹ năng sống cho học sinh, các hoạt động phòng,

chống tai nạn, thương tích của nhà trường. Đưa kế hoạch này vào triển khai thực hiện xuyên suốt trong các năm học 3. Có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích như tuyên truyền, giáo dục, can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích, huy động tất cả CB-GV-NV và học sinh trong nhà trường tham gia thực hiện các hoạt động cụ thể.III. Tổ chức thực hiện

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích bằng những hình thức như: Tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, hội thi, qua các tiết chào cờ, ngoại khóa…để tuyên truyền trong toàn thể CB-GV-

Page 2: KH PHONG TRANH TAI NAN-THUONG TICH hoach phong chong tai... · Web viewQuá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm

NV và HS về ATGT, phối hợp với công an phường, (xã) mời báo cáo viên về tuyên truyền về ATGT, về chống bạo lực học đường, tổ chức các hoạt động ngoại khóa…

- Tổ chức các hoạt động can thiệp giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích trong trường học.

- Giáo viên lên lớp lồng ghép giáo dục ATGT, an toàn trường học trong dạy học tích hợp, có thể cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích.

- Khắc phục nguy cơ thương tích trong trường học, tập trung ưu tiên các loại thương tích. Các loại thương tích thường gặp như:

+ Tai nạn giao thông: Với đối tượng là học sinh, ý thức và khả năng nhận biết về sự nguy hiểm khi tham gia giao thông hầu như chưa hình thành. Vì vậy, việc giáo dục chấp hành luật ATGT tránh tai nạn thương tích là rất quan trọng và cấp bách đối với trường. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học nhà trường đã đã phối hợp với Công an mời báo cáo viên về tuyên truyền về an toàn giao thông để học sinh tiếp thu.

Xung quanh trường có hệ thống tường rào, trước trường có cổng chắn chắc chắn và có người quản lý không cho học sinh chơi, đùa ở ngoài đường. Quản lý chặt chẽ học sinh trong giờ học, tuyệt đối không ra khỏi trường.

Chấp hành giao thông ở trước cổng trường, biện pháp chống ùn tắc giao thông vào giờ đến trường và tan học: Có đội ATGT trong học sinh để theo dõi tình trạng tham gia giao thông của học sinh, được nhận xét qua các tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, …

+ Ngã do đùa nghịch: GVCN phải có biện pháp đối với học sinh mình, không cho học sinh chơi những trò chơi nguy hiểm tránh ngã từ trên cao xuống…

Đường đi trong sân trường được bê tông hoá bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô. Cây cao trong sân trường được chặt tỉa và quy định không cho học sinh leo trèo

trên cây. Ban công cầu thang có tay vịn, lan can chắc chắn. Bàn ghế trong trường được trang bị vững chắc, mặt bàn nhẵn, góc bàn không

nhọn, đảm bảo khoảng cách theo quy định. + Đuối nước: Giáo dục học sinh không nên chơi ở những khu vực quanh bờ biển,

ao, hồ, sông… Giếng nước, bể nước và dụng cụ chứa nước có nắp đậy chắc chắn. Tham mưu PGD&ĐT có kế hoạch tổ chức cho học sinh học bơi.

+ Bỏng, điện giật, cháy nổ: Các hệ thống nước trong trường học đảm bảo an toàn, thận trọng, không cho học sinh sử dụng những phương tiện về điện khi không có giáo viên tránh trường hợp bị điện giật, có thể gây ra cháy nổ, không sử dụng điện khi không có sự quản lý của giáo viên, không dùng nước sôi gây ra bỏng đối với học sinh.

Có nội quy phòng chống điện giật, cháy nổ, tắt hết các nguồn điện trước khi ra khỏi phòng để tiết kiệm điện và đề phòng chập cháy.

Hệ thống điện trong lớp học, các phòng chức năng…đảm bảo quy định an toàn về điện.

Page 3: KH PHONG TRANH TAI NAN-THUONG TICH hoach phong chong tai... · Web viewQuá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm

Trường học có trang thiết bị bình phòng chống cháy đặt nơi an toàn, thuận tiện cho việc sử dụng.

+ Ngộ độc: Hạn chế tối đa ăn quà vặt trong nhà trường, giáo dục học sinh nên ăn chín, uống sôi tránh ngộ độc cho bản thân ảnh hưởng đến sức khoẻ và việc học tập, học sinh bán trú không mua quà vặt trước cổng trường.

Trong khuôn viên nhà trường không trồng các cây có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hôi thối.

+ Vật sắt nhọn đâm, cắt: Cấm tuyệt đối không cho học sinh chơi những vật như dùi, vật nhọn, que sắt

+ Đánh nhau, bạo lực: Không chơi những trò đánh nhau, gây gỗ nguy hiểm và mất đoàn kết…

Học sinh không được mang các vật sắt, nhọn dao, súng cao su, chất nổ độc hại và các hung khí đến trường.

- Huy động sự tham gia của toàn thể CB-GV trong nhà trường, phụ huynh, học sinh và cộng đồng phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích tại trường học.

- Tham gia tập huấn để nâng cao năng lực cho cán bộ giáo viên, học sinh về các nội dung phòng chống tai nạn, thương tích.

- Có tủ thuốc và dụng cụ sơ, cấp cứu theo quy định.- Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn thương tích ở trường học4. Giao cho TPT đội, GVCN hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát, báo cáo xây

dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích.5. Cuối mỗi học kỳ có đánh giá quá trình triển khai và kết quả các hoạt động xây

dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích cuối năm học hoàn thành hồ sơ nộp về phòng GD&ĐT.

IV. Đề xuất - kiến nghị:- Đề nghị Phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND thành phố có kế hoạch xây bể bơi

cho học sinh luyện tập bơi nhằm giảm thiểu và phòng chống đuối nước. Quy hoạch Bến Do thành bãi tắm biển công cộng cho nhân dân và học sinh tập luyện, thể thao…

Trên đây là Kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích năm học 2015 – 2016. Đề nghị tất cả CB-GV-NV và học sinh toàn trường nghiêm chỉnh thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu báo ngay về Ban giám hiệu để kịp thời xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:- Phòng GD&ĐT(b/c);- UBND phường, xã (b/c);- BCH Công đoàn trường (p/h);- Đoàn thanh niên trường (p/h);- Ban đại diện CMHS trường và các lớp (p/h);- CB-GV-NV- HS (t/h);- Lưu: VT

HIỆU TRƯỞNG

Page 4: KH PHONG TRANH TAI NAN-THUONG TICH hoach phong chong tai... · Web viewQuá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------

Số: 13/2010/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2010

 

THÔNG TƯBAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;Căn cứ Quyết định số 197/2001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách quốc gia phòng, chống tai nạn, thương tích giai đoạn 2002 – 2010; Căn cứ chỉ thị số 1408 ngày 1 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non;Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01tháng 6 năm 2010

Điều 3. Chánh văn phòng; Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

  

Nơi nhận:- Văn phòng Chính Phủ (để b/c)- Ủy ban VHGDTN,TN và NĐ của Quốc hội (để b/c);- UBTWMTTQVN (để b/c);- Bộ Trưởng (để b/c)- Bộ Y tế (để phối hợp);- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (để phối hợp)- Cục KTrVB QPPL (Bộ Tư Pháp);- Công báo;- Như Điều 3 (để thực hiện)- Website Chính Phủ,- Website Bộ GD&ĐT;- Lưu: VT, Vụ PC,Vụ GDMN

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Nghĩa

 

QUY ĐỊNHVỀ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 13 /2010/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, bao gồm: tiêu chuẩn, nội dung xây dựng, hồ sơ thủ tục công nhận và tổ chức thực hiện.

2. Thông tư này áp dụng đối với nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, trường mẫu giáo, trường mầm non.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm non, các cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh của trẻ.

2. Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp.

3. Các nguyên nhân gây thương tích thường gặp đối với trẻ là: ngã, hóc, sặc, vật sắc nhọn đâm, cắt, đánh nhau, đuối nước, bỏng, điện giật, ngộ độc do hóa chất, thực phẩm, tai nạn giao thông.

Điều 3. Mục đích ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non

1. Là công cụ để cơ sở giáo dục mầm non tự đánh giá, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em.

2. Là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục   mầm non đạt tiêu chuẩn quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.

3. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, khi trẻ được chăm sóc, nuôi, dạy tại cơ sở giáo dục mầm non.

Chương II

TIÊU CHUẨN, NỘI DUNG, HỒ SƠ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC

MẦM NONĐiều 4: Tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích

Page 5: KH PHONG TRANH TAI NAN-THUONG TICH hoach phong chong tai... · Web viewQuá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm

1. Nhà trường có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học, hàng năm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích của nhà trường. Có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công tác y tế trường học, được tập huấn để thực hiện tốt các hoạt động sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích. Giáo viên, cán bộ công nhân viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.

2. Môi trường xung quanh trường an toàn và có hiệu quả.

3. Giảm được các yếu tố nguy cơ gây thương tích cho trẻ trong nhà trường  (80 % nội dung theo bảng kiểm trường học an toàn được đánh giá là đạt).

4. Trong năm không có trẻ bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường.

Điều 5. Nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích

1. Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích cụ thể trên cơ sở thực tế của nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, trường mẫu giáo, trường mầm non.

2. Có các biện  pháp phòng, chống tai nạn thương tích, như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích:

a) Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích bằng nhiều hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu;

b) Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn, thương tích;

c) Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, dạy an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích;

d) Kiểm tra, phát hiện và khắc phục các nguy cơ gây thương tích, tập trung ưu tiên các loại thương tích thường gặp do: ngã, vật sắc nhọn đâm, cắt, đuối nước, tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, ngộ độc;

đ) Huy động sự tham gia của các thành viên trong cơ sở giáo dục mầm non, phụ huynh của trẻ và cộng đồng, phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, để có các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích tại cơ sở;

e) Nâng cao năng lực cho các cấp lãnh đạo, cán bộ, giáo viên của ngành giáo dục về các nội dung phòng, chống tai nạn thương tích;

f) Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định;

g) Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn; có phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn và có phương án dự phòng xử lý tai nạn thương tích.

3. Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích.

4. Tổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, đề nghị, công nhận trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích vào cuối năm học.

Điều 6. Hồ sơ, thủ tục công nhận trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích

1. Hồ sơ đề nghị:

a) Bảng tự đánh giá của cơ sở giáo dục mầm non về kết quả phòng, chống tai nạn thương tích theo bảng kiểm trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non;

b) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận Trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích của cơ sở giáo dục mầm non và Uỷ ban nhân dân xã/ phường/ thị trấn;

c) Biên bản nhận xét của phòng giáo dục và đào tạo về kết quả tự đánh giá của  cơ sở giáo dục mầm non.

2. Thủ  tục công nhận:

a) Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 của Quy định này;

b) Phòng giáo dục và đào tạo nhận hồ sơ và có ý kiến bằng văn bản, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, ra quyết định công nhận.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆNĐiều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chỉ đạo việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non của địa phương mình.

2. Đầu tư kinh phí cho công tác phòng, chống tai nạn, thương tích của các cơ sở giáo dục mầm non.

3. Tổ chức phối hợp giữa các cơ quan thuộc quyền quản lý, các tổ chức kinh tế, xã hội để thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.

Điều 8. Trách nhiệm của sở giáo dục, phòng giáo dục và đào tạo

1. Tham mưu với Uỷ ban nhân dân các cấp xây dựng kế hoạch hoạt động và dự toán ngân sách hàng năm cho công tác y tế trường học nói chung và công tác phòng, chống tai nạn thương tích trong  cơ sở giáo dục mầm non nói riêng.

2. Chủ động xây dựng kế hoạch ngân sách cho các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích của các cơ sở giáo dục mầm non trong địa bàn.

3. Đưa nội dung tiêu chuẩn xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích là một trong những tiêu chí thi đua về công tác y tế trường học ở các cơ sở giáo dục mầm non.

4. Chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá các cơ sở giáo dục mầm non trong việc triển khai thực hiện xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích.

5. Báo cáo kết quả xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích về Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với sở giáo dục và đào tạo), về sở giáo dục và đào tạo (đối với phòng giáo dục và đào tạo).

Điều 9. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục mầm non

1. Thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế trường học, gồm: Trưởng Ban chỉ đạo là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, phó ban chỉ đạo là cán bộ y tế trường học, một số thành viên là giáo viên đại diện các nhóm, lớp, đại diện hội cha mẹ học sinh của nhà trường.

2. Căn cứ kế hoạch của địa phương, hàng năm cơ sở giáo dục mầm non tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương lập và triển khai kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích của cơ sở.

3. Hàng năm tổ chức tập huấn, tuyên truyền, giáo dục cho giáo viên, cán bộ công nhân viên những kiến thức cơ  bản về các yếu tố nguy cơ, cách phòng, chống tai nạn thương tích và đánh giá kết quả xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích của cơ sở.

 

PHỤ LỤC 1BẢNG KIỂM

Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non

Page 6: KH PHONG TRANH TAI NAN-THUONG TICH hoach phong chong tai... · Web viewQuá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm

 

TT Nội dung Đạt Chưa đạt

I TỔ CHỨC NHÀ TRƯỜNG    

1 Có ban chỉ đạo công tác y tế trường học.    

2 Có cán bộ y tế chuyên trách hoặc cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học.    

3 Các thành viên trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích.

   

4 Có kế hoạch xây dựng trường học an toàn.    

5 Có các quy định về việc phát hiện và xử lý khi xảy ra  tai nạn thương tích.    

6 Có lồng ghép nội dung phòng, chống  tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.    

7 Có các khẩu hiệu, tranh, áp phích, tài liệu về phòng chống tai nạn thương tích.    

8 Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu.    

9 Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố có nguy cơ thương tích.    

10 Có hồ sơ, sổ sách ghi chép, giám sát lý do, cách phòng chống, xử lý khi  tai nạn thương tích xảy ra.    

11 Số trẻ/ lớp theo quy định của Điều lệ trường mầm non.    

12 Đón, trả trẻ đúng giờ quy định, người đón trẻ phải là người có trách nhiệm để tránh hiện tượng trẻ bị thất lạc.    

II CƠ SỞ VẬT CHẤT    

a/ Vị trí.    

13 Trường, lớp được đặt tại khu dân cư phù hợp với quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường/lớp.    

14 Đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.    

15 Khuôn viên của cơ sở có tường bao ngăn cách với bên ngoài.    

16 Cổng trường phải chắc chắn, đóng, mở theo quy định.    

17 Ở vùng sông nước, trường, lớp có thuyền, phao cứu sinh.    

18 Không có hàng quà, bánh bán trong trường.    

19 Có biển báo giảm tốc độ ở đoạn đường gần cơ sở và có biện pháp chống ùn tắc giao thông vào  giờ đón và trả trẻ.

   

20 Cơ sở có số điện thoại của cơ quan y tế nơi gần nhất (hoặc bác sỹ nhi khoa).    

b/ Khối các phòng  (phòng học, phòng ngủ, phòng chơi)    

21 Không bị dột nát, được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, đảm bảo an toàn.    

22 Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố.    

23 Đảm bảo cho trẻ em khuyết tật thuận tiện khi  sử dụng.    

24 Cửa sổ có chấn song chắc chắn và an toàn.    

25 Nền nhà (phòng) luôn khô ráo, không bị trơn trựợt.    

26 Cầu thang phải có tay vịn, có cửa chắn ở đầu hoặc cuối cầu thang.    

27 Lan can có chấn song chắc chắn, đảm bảo kích thước quy định, trẻ không chui, trèo qua được.    

28 Các vật sắc nhọn (dao, kéo...) phải để ở nơi quy định và trẻ không với tới.    

29 Phích nước nóng được đặt ở nơi an toàn ngoài tầm với của trẻ.    

30 Đồ dùng chăm sóc, dạy trẻ được sắp xếp gọn gàng, an toàn cho trẻ.    

31 Hệ thống điện trong lớp học phải đảm bảo an toàn, Tất cả ổ cắm điện cố định và di động được đặt ở nơi trẻ không với tới.

   

c/ Nhà bếp (phòng bếp)    

32 Những nơi có tổ chức ăn cho trẻ phải có bếp riêng,  bếp đặt xa lớp mẫu giáo, nhóm trẻ.    

33 Bếp đun bằng than tổ ong không được gần phòng học, ngủ, chơi của trẻ.    

34 Nhà bếp được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.    

35 Quy trình chế biến, nấu nướng, chia ăn được sắp xếp theo nguyên tắc bếp ăn một chiều.    

36 Thực phẩm đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc, còn thời hạn sử dụng.     

37 Thực hiện lưu mẫu thức ăn hàng ngày theo quy định.    

38 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.    

39 Có đủ nước sạch sử dụng.    

40 Đảm bảo việc xử lí các chất thải đúng quy định.    

41 Nhân viên nấu ăn được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ theo quy định.    

42 Trẻ em không được vào bếp.    

43 Có phương án, dụng cụ, phương tiện để xử lý  khi  có  sự cố cháy, nổ  xảy ra.    

Page 7: KH PHONG TRANH TAI NAN-THUONG TICH hoach phong chong tai... · Web viewQuá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm

d/ Sân vườn    

44 Sân trường, bãi tập bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô.    

45 Các cây cao, cây cổ thụ ở sân trường được chặt tỉa cành trước mùa mưa bão.    

46 Chậu hoa, cây cảnh được đặt ở vị trí an toàn, chắc chắn.    

47 Không trồng những cây có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hôi thối.    

48 Đường đi lại bằng phẳng, khô ráo, thuận tiện.    

49 Lối đi ra suối, ao, hồ, hố sâu… phải có rào chắn.    

e/ Công trình chứa nước, công trình vệ sinh    

50 Giếng nước, bể nước, chum, vại nước cần phải có nắp đậy chắc chắn, độ cao phải đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng.

   

51 Công trình vệ sinh phù hợp với độ tuổi của trẻ (bậc lên, chỗ ngồi, tay vịn).    

52 Nền nhà vệ sinh luôn khô ráo, dễ cọ rửa.    

53 Công trình vệ sinh ở vị trí cô giáo quan sát được trẻ khi trẻ đi vệ sinh.    

f/ Phương tiện phục vụ, vật nuôi (nếu có)    

54 Không có những đồ chơi dễ gây ra tai nạn thương tích cho trẻ.    

55 Bàn, ghế chắc chắn, mặt bàn không được trồi đinh, góc bàn nhẵn.    

56 Giường, tủ, giá, kệ chắc chắn, kê xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện cho trẻ khi sử dụng.    

57 Đồ dùng, đồ chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ.    

58 Đồ dùng, đồ chơi làm bằng chất liệu không gây độc hại cho trẻ.    

59 Đồ chơi ngoài trời phải thường xuyên được kiểm tra,  tu sửa, bảo dưỡng.    

60 Đồ dùng chăm sóc dạy  trẻ được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, thuận tiện, hợp lý và an toàn cho trẻ khi sử dụng.    

61 Dụng cụ đựng hoá chất (các chất tẩy rửa..), các loại thuốc phải có nhãn rõ ràng để đúng nơi quy định. Chỉ sử dụng các chất tẩy rửa trong danh mục quy định của Nhà nước.

   

62 Chó nuôi phải được tiêm phòng và được nhốt trong thời gian trẻ ở trường.    

III GIÁO VIÊN/ NGƯỜI TRÔNG TRẺ    

63 Có chuyên môn về công tác chăm sóc, nuôi, dạy trẻ.    

64 Được dự các lớp tập huấn về phòng, chống  tai nạn thương tích cho trẻ.    

65 Luôn quan sát tới trẻ mọi lúc, mọi nơi, không làm việc riêng, không được bỏ lớp.    

66 Biết cách sơ cứu, cấp cứu khi tai nạn xảy ra.    

IV QUAN HỆ GIỮA GIA  ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG     

67 Cha mẹ/người chăm sóc trẻ được tuyên truyền về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ.    

68 Thường xuyên có sự trao đổi giữa nhà trường và gia đình của trẻ về tình hình sức khỏe của trẻ nói chung và việc phòng, chống  tai nạn thương tích cho trẻ.

   

Ghi chú:

- Đạt: Thực hiện tốt nội dung trong bảng kiểm.

- Chưa đạt: Chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt các nội dung trên.

 Ngày     tháng        năm

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GDĐT

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ngày      tháng      năm

T.M. BAN GIÁM HIỆU

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Page 8: KH PHONG TRANH TAI NAN-THUONG TICH hoach phong chong tai... · Web viewQuá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm

PHỤ LỤC 2MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN

Trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích. 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

GIẤY CHỨNG NHẬNTrường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích

  Ủy ban nhân dân......................................................(*)

 Chứng nhận.................................................................

 .....................................................................................

 Đạt tiêu chuẩn “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích” năm học 20.........20.......

   ...........................,ngày ......tháng......năm 20

ỦY BAN NHÂN DÂN........................(*) 

 

 

 

 Quyết định số.................

 Ngày...... tháng.....năm 20

 Sổ danh mục.....................

 

 

Chú thích: (*) Ghi rõ tên UBND quận/ huyện/thị xã/TP (trực thuộc tỉnh)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

*******

Số: 4458/QĐ-BGDĐT Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2007 

QUYẾT ĐỊNHBAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOCăn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;Căn cứ Quyết định số 197/2001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách quốc gia phòng, chống tai nạn, thương tích giai đoạn 2002 – 2010;Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên,

Page 9: KH PHONG TRANH TAI NAN-THUONG TICH hoach phong chong tai... · Web viewQuá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm

QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông”

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

  

Nơi nhận:- Bộ trưởng (Để báo cáo);- Bộ Y tế (Để phối hợp);- UBTƯMTTQVN;- Như điều 3;- Các trường ĐH có khối THPT chuyên;- Website Bộ GD&ĐT;- Lưu: VT, Vụ CTHSSV

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

Phạm Vũ Luận 

QUY ĐỊNHVỀ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG(Ban hành kèm theo Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

- Văn bản này điều chỉnh việc tổ chức xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích, bao gồm: tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, hồ sơ thủ tục công nhận và tổ chức thực hiện.

- Văn bản này áp dụng đối với các trường phổ thông (bao gồm cả trường THPT chuyên, khối chuyên của cơ sở giáo dục đại học).

2. Giải thích thuật ngữ:

- Trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho học sinh được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ học sinh của trường được sống và học tập trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của tất cả học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương.

- Tai nạn là sự kiện không chủ ý gây ra hoặc có khả năng gây ra thương tích. Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp.

- Các nguyên nhân thương tích thường gặp đối với học sinh là: tai nạn giao thông, ngã, đuối nước, bỏng, điện giật, ngộ độc do hóa chất, thực phẩm, vật sắc nhọn đâm, cắt, đánh nhau, bạo lực.

II. TIÊU CHUẨN TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH

1. Trường học an toàn được xây dựng trên cơ sở xây dựng các lớp học an toàn, môi trường xung quanh an toàn và các thiệp phòng chống tai nạn, thương tích có hiệu quả tại trường học.

2. Tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích:

a. Có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học của nhà trường trong đó có công tác phòng chống tai nạn, thương tích. Hàng năm Ban chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống tai nan, thương tích của nhà trường. Nhà trường có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công tác y tế trường học, được tập huấn để thực hiện tốt các hoạt động sơ cấp cứu tai nạn thương tích. Giáo viên, cán bộ, công nhân viên và học sinh được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích.

b. Có biện pháp tổ chức thực hiện phòng chống tai nạn thương tích.

3. Trường học được công nhận đạt tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích khi:

- 80% nội dung bảng đánh giá trường học an toàn (tại phụ lục 1 và 2 kèm theo văn bản này) được đánh giá là đạt.

- Không có học sinh bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường.

III. NỘI DUNG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH

1. Thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế trường học. Trưởng ban chỉ đạo là Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, phó ban thường trực là cán bộ y tế trường học, các thành viên gồm một số giáo viên chủ nhiệm, cán bộ chữ thập đỏ.

2. Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích của nhà trường.

3. Có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích như tuyên truyền, giáo dục, can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích; huy động các thành viên trong nhà trường tham gia thực hiện các hoạt động cụ thể sau:

a. Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích bằng những hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu, tổ chức các hoạt động ngoại khóa…

b. Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích trong trường học.

c. Cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt toàn phòng, chống tai nạn, thương tích.

Page 10: KH PHONG TRANH TAI NAN-THUONG TICH hoach phong chong tai... · Web viewQuá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm

d. Khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, tập trung ưu tiên các loại thương tích thường gặp:

- Tai nạn giao thông

- Ngã

- Đuối nước

- Bỏng, điện giật, cháy nổ

- Ngộ độc

- Vật sắc nhọn đâm, cắt

- Đánh nhau, bạo lực

đ. Huy động sự tham gia của các thành viên trong nhà trường, phụ huynh học sinh và cộng đồng phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, để có các biện pháp phòng chống tai nạn, thương tích tại trường học.

e. Nâng cao năng lực cho các cấp lãnh đạo, cán bộ, giáo viên của ngành giáo dục về các nội dung phòng chống tai nạn thương tích.

h. Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định.

m. Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn, thương tích ở trường học; có phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn (nếu có) và phương án dự phòng xử lý tai nạn, thương tích.

4. Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.

5. Thực hiện đánh giá quá trình triển khai và kết quả các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích, đề nghị, công nhận trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích vào cuối năm học.

IV. HỒ SƠ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH

1. Hồ sơ đề nghị:

a. Đối với trường Tiểu học và Trung học cơ sở:

- Công văn đề nghị của nhà trường gửi UBND xã/phường/thị trấn kèm theo bảng tự đánh giá (tại phụ lục 1 và 2 kèm theo văn bản này).

- Biên bản thẩm định của phòng Giáo dục và Đào tạo về kết quả tự đánh giá của nhà trường.

- Công văn của UBND xã/phường/thị trấn gửi UBND quận/huyện/thị xã/TP thuộc tỉnh đề nghị công nhận trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích.

b. Đối với trường Trung học phổ thông:

- Công văn đề nghị của nhà trường gửi UBND quận/huyện/thị xã/TP thuộc tỉnh kèm theo bảng tự đánh giá (tại phụ lục 3 kèm theo văn bản này).

- Biên bản thẩm định của phòng Giáo dục và Đào tạo về kết quả tự đánh giá của nhà trường.

c. Trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích được đánh giá, công nhận theo từng năm học.

2. Cấp giấy chứng nhận “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích”

(Mẫu giấy chứng nhận Trường học an toàn tại phụ lục 4 kèm theo hướng dẫn này).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vụ Công tác học sinh, sinh viên

Là đơn vị đầu mối có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện quyết định này.

2. Ủy ban nhân dân các cấp

a. Chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động xây dựng cộng đồng an toàn trong đó có xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích của địa phương mình.

b. Đầu tư kinh phí cho công tác phòng chống tai nạn, thương tích trong trường học.

c. Tổ chức phối hợp giữa các cơ quan thuộc quyền quản lý, các tổ chức kinh tế, xã hội để thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích.

c. Tổ chức phối hợp giữa các cơ quan thuộc quyền quản lý, các tổ chức kinh tế, xã hội để thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích.

3. Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo

a. Tham mưu với UBND các cấp xây dựng kế hoạch hoạt động và dự toán ngân sách hàng năm cho công tác y tế trường học nói chung và công tác phòng chống tai nạn thương tích trong trường học nói riêng.

b. Chủ động xây dựng kế hoạch và ngân sách cho các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích của các trường học trong địa bàn.

c. Đưa nội dung tiêu chuẩn xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích là một trong những tiêu chí thi đua về công tác y tế trường học ở các trường phổ thông.

d. Chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá các trường phổ thông trong việc triển khai thực hiện xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích.

đ. Báo cáo kết quả xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích về Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với các sở giáo dục và đào tạo), về Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với phòng giáo dục và đào tạo).

4. Trường phổ thông

a. Ban Giám hiệu nhà trường căn cứ kế hoạch của địa phương, hàng năm tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương lập và triển khai kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích của nhà trường.

b. Hàng năm tổ chức tập huấn, tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, giáo viên và cán bộ công nhân viên nhà trường những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích.

   KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Page 11: KH PHONG TRANH TAI NAN-THUONG TICH hoach phong chong tai... · Web viewQuá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm

Phạm Vũ Luận 

PHỤ LỤC 1

BẢNG ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRƯỜNG TIỂU HỌC

(Nhà trường tự đánh giá)Tên trường:Địa chỉ:STT Nội dung đánh giá Đạt Không đạt

I Tổ chức nhà trường    

1 Có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học    

2 Có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác Y tế trường học

   

3 Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu    

4 Có kế hoạch hoạt động xây dựng trường học an toàn    

5 Có các quy định về phát hiện và xử lý khi xẩy ra tai nạn thương tích ở trường học

   

6 Có các phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, ngộ độc

   

7 Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố nguy cơ thương tích

   

8 Các thành viên trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích

   

II Phòng chống ngã    

1 Đường đi, sân trường bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô

   

2 Các cây cao, cổ thụ ở sân trường được chặt tỉa cành trước mùa mưa bão và có rào chắn hoặc nội quy để học sinh không leo trèo

   

3 Ban công và cầu thang có tay vịn, lan can chắc chắn    

4 Bàn ghế vững chắc, mặt bàn nhẵn, góc bàn không nhọn, đảm bảo khoảng cách theo quy định

   

III Phòng chống tai nạn giao thông    

1 Học sinh được học/phổ biến luật an toàn giao thông    

2 Xung quanh trường có hệ thống tường rào, cổng chắc chắn và có người quản lý để học sinh không chơi, đùa ngoài đường.

   

3 Có biển báo giảm tốc độ ở đoạn đường gần trường và có biện pháp chống ùn tắc giao thông giờ vào học và

   

Page 12: KH PHONG TRANH TAI NAN-THUONG TICH hoach phong chong tai... · Web viewQuá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm

giờ tan trường.

IV Phòng chống đuối nước    

1 Giếng, dụng cụ chứa nước có nắp đậy chắc chắn    

2 Có hàng rào chắc chắn quanh ao, hồ và những hố nước, hố vôi trong khu vực trường học.

   

V Phòng chống đánh nhau, bạo lực trong trường học    

1 Học sinh không được mang các vật sắc nhọn, dao, súng cao su, chất nổ, chất độc, hại và các hung khí đến trường

   

2 Không có các vụ đánh nhau trong trường học gây tai nạn thương tích

   

VI Phòng chống bỏng, điện giật, cháy nổ    

1 Có nội quy phòng, chống điện giật, cháy nổ    

2 Bảng điện có nắp đậy và để cao 1,6 m so với nền nhà    

3 Hệ thống điện trong lớp học, thư viện v.v… đảm bảo quy định về an toàn điện

   

4 Có trang, thiết bị phòng, chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện cho việc sử dụng

   

VII Phòng chống ngộ độc    

1 Nhân viên nhà ăn được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ theo quy định

   

2 Bếp nấu ăn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, có cửa ngăn cách với khu chế biến thực phẩm

   

3 Nguồn thực phẩm cung cấp đảm bảo vệ sinh, an toàn, có mẫu lưu thức ăn hàng ngày theo quy định

   

4 Quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc bếp ăn một chiều

   

5 Trong khuôn viên của nhà trường không trồng những cây có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hôi thối

   

Ghi chú: Cách đánh giá

- Đạt: Thực hiện tốt nội dung trong bảng đánh giá

- Chưa đạt: Chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt các nội dung trênNgày      tháng        năm

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ngày       tháng        năm

TM. BAN GIÁM HIỆU

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 2

Page 13: KH PHONG TRANH TAI NAN-THUONG TICH hoach phong chong tai... · Web viewQuá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm

BẢNG ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

(Nhà trường tự đánh giá)Tên trường:Địa chỉ:STT Nội dung kiểm tra Đạt Không đạt

I Tổ chức nhà trường    

1 Có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học  x  

2 Có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác Y tế học đường

 x  

3 Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu  x  

4 Thực hiện dạy đủ các tiết học về tai nạn thương tích  x  

5 Có kế hoạch hoạt động xây dựng trường học an toàn  x  

6 Có các quy định về phát hiện và xử lý khi xảy ra tai nạn thương tích ở trường học

 x  

7 Có các phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, ngộ độc

 x  

8 Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố nguy cơ thương tích

 x  

9 Các thành viên trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích

 x  

II Phòng chống ngã    

1 Đường đi, sân trường bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô

 xx  

2 Các cây cao, cổ thụ ở sân trường được chặt tỉa cành trước mùa mưa bão và có rào chắn hoặc nội quy để học sinh không leo trèo

 x  

3 Ban công và cầu thang có tay vịn, lan can chắc chắn  x  

4 Bàn ghế vững chắc, mặt bàn nhẵn, góc bàn không nhọn, đảm bảo khoảng cách theo quy định

 x  

5 Dụng cụ tập luyện thể dục thể thao bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn

 x  

III Phòng chống tai nạn giao thông    

1 Học sinh được học/phổ biến về luật an toàn giao thông  x  

2 Xung quanh trường có hệ thống tường rào, cổng chắc chắn và có người quản lý để học sinh không chơi, đùa ngoài đường

 x  

3 Có biển báo giảm tốc độ ở đoạn đường gần trường và có biện pháp chống ùn tắc giao thông giờ vào học và giờ tan trường

 x  

IV Phòng chống đuối nước    

Page 14: KH PHONG TRANH TAI NAN-THUONG TICH hoach phong chong tai... · Web viewQuá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm

1 Giếng, dụng cụ chứa nước có nắp đậy chắc chắn    

2 Có hàng rào chắc chắn quanh ao, hồ và những hố nước, hố vôi trong khu vực trường học

   

V Phòng chống đánh nhau, bạo lực trong trường học  x  

1 Không có các vụ đánh nhau trong trường học gây tai nạn thương tích

 x  

2 Học sinh không được mang các vật sắc nhọn, dao, súng cao su, chất nổ, chất độc, hại và các hung khí đến trường

 x  

VI Phòng chống bỏng, điện giật, cháy nổ    

1 Có nội quy phòng, chống điện giật, cháy nổ  x  

2 Hệ thống điện trong lớp học, xưởng trường, thư viện, phòng thí nghiệm v.v… đảm bảo quy định về an toàn điện

 x  

3 Bảng điện có nắp đậy và có khóa bảo vệ    

4 Phòng thí nghiệm có nội quy, hướng dẫn sử dụng các dụng cụ, hóa chất…

 x  

5 Có trang, thiết bị phòng, chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện cho việc sử dụng

 x  

VII Phòng chống ngộ độc    

1 Nhân viên nhà ăn được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ theo quy định

   

2 Bếp nấu ăn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, có cửa ngăn cách với khu chế biến thực phẩm

   

3 Nguồn thực phẩm cung cấp đảm bảo vệ sinh, an toàn, có mẫu lưu thức ăn hàng ngày theo quy định

   

4 Quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc bếp ăn một chiều

   

5 Trong khuôn viên của nhà trường không trồng những cây có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hôi thối

  x  

Ghi chú: Cách đánh giá

- Đạt: Thực hiện tốt nội dung trong bảng đánh giá

- Chưa đạt: Chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt các nội dung trênNgày      tháng        năm

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ngày     tháng    9    năm 2015

TM. BAN GIÁM HIỆU

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 3

BẢNG ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(Nhà trường tự đánh giá)Tên trường:

Page 15: KH PHONG TRANH TAI NAN-THUONG TICH hoach phong chong tai... · Web viewQuá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm

Địa chỉ:STT Nội dung kiểm tra Đạt Không đạt

I Tổ chức nhà trường    

1 Có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học    

2 Có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác Y tế học đường

   

3 Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu    

4 Thực hiện dạy đủ các tiết học về tai nạn thương tích    

5 Có kế hoạch hoạt động xây dựng trường học an toàn    

6 Có các quy định về phát hiện và xử lý khi xảy ra tai nạn thương tích ở trường học

   

7 Có các phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, ngộ độc

   

8 Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố nguy cơ thương tích

   

9 Các thành viên trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích

   

II Phòng chống ngã    

1 Đường đi, sân trường bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô

   

2 Các cây cao, cổ thụ ở sân trường được chặt tỉa cành trước mùa mưa bão và có rào chắn hoặc nội quy để học sinh không leo trèo

   

3 Ban công và cầu thang có tay vịn, lan can chắc chắn    

4 Bàn ghế vững chắc, mặt bàn nhẵn, góc bàn không nhọn, đảm bảo khoảng cách theo quy định

   

5 Dụng cụ tập luyện thể dục thể thao đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn

   

III Phòng chống tai nạn giao thông    

1 Học sinh được học/phổ biến về luật an toàn giao thông    

2 Xung quanh trường có hệ thống tường rào, cổng chắc chắn và có người quản lý để học sinh không chơi, đùa ngoài đường

   

3 Có biển báo giảm tốc độ ở đoạn đường gần trường và có biện pháp chống ùn tắc giao thông giờ vào học và giờ tan trường

   

IV Phòng chống đuối nước    

1 Giếng, dụng cụ chứa nước có nắp đậy chắc chắn    

2 Có hàng rào chắc chắn quanh ao, hồ và những hố nước, hố vôi trong khu vực trường học

   

V Phòng chống đánh nhau, bạo lực trong trường học    

Page 16: KH PHONG TRANH TAI NAN-THUONG TICH hoach phong chong tai... · Web viewQuá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm

1 Không có các vụ đánh nhau trong trường học gây tai nạn thương tích

   

2 Học sinh không được mang các vật sắc nhọn, dao, súng cao su, chất nổ, chất độc, hại và các hung khí đến trường

   

VI Phòng chống bỏng, điện giật, cháy nổ    

1 Có nội quy phòng, chống điện giật, cháy nổ    

2 Hệ thống điện trong lớp học, xưởng trường, thư viện, phòng thí nghiệm v.v… đảm bảo quy định về an toàn điện

   

3 Bảng điện có nắp đậy và có khóa bảo vệ    

4 Phòng thí nghiệm có nội quy, hướng dẫn sử dụng các dụng cụ, hóa chất…

   

5 Có trang, thiết bị phòng, chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện cho việc sử dụng

   

VII Phòng chống ngộ độc    

1 Nhân viên nhà ăn được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ theo quy định

   

2 Bếp nấu ăn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, có cửa ngăn cách với khu chế biến thực phẩm

   

3 Nguồn thực phẩm cung cấp đảm bảo vệ sinh, an toàn, có mẫu lưu thức ăn hàng ngày theo quy định

   

4 Quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc bếp ăn một chiều

   

5 Trong khuôn viên của nhà trường không trồng những cây có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hôi thối

   

Ghi chú: Cách đánh giá

- Đạt: Thực hiện tốt nội dung trong bảng đánh giá

- Chưa đạt: Chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt các nội dung trênNgày      tháng        năm

XÁC NHẬN CỦA SỞ GD&ĐT

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ngày       tháng        năm

TM. BAN GIÁM HIỆU

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 

PHỤ LỤC 4

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

*******

GIẤY CHỨNG NHẬN

TRƯỜNG HỌC AN TOÀN

Page 17: KH PHONG TRANH TAI NAN-THUONG TICH hoach phong chong tai... · Web viewQuá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm

PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

 

Ủy ban nhân dân ………………(*)

CHỨNG NHẬN:……………………………………………….

………………………………………………..

ĐẠT TIÊU CHUẨN “Trường học an toàn, phòng

chống tai nạn, thương tích” năm học 200… - 200…

 

………….., ngày …… tháng …… năm 200

ỦY BAN NHÂN DÂN ……………………(*)

Quyết định số………………….

Ngày…… tháng…… năm 200

Sổ danh mục:…………………..Chú thích: (*) Ghi rõ tên UBND quận/huyện/thị xã/TP (trực thuộc tỉnh)