khoa giÁo dỤc thỂ chẤt Ố

45
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA GIÁO DC THCHT AN NINH QUC PHÒNG BÁO CÁO TNG THUT TÀI LIU ĐỀ TÀI KHOA HC VÀ CÔNG NGHCẤP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CA SINH VIÊN QUA HC PHN GIÁO DC THCHT TRƯỜNG ĐẠI HC THDU MT TNH BÌNH DƯƠNG Mã số: …………………… Chnhiệm đề tài: ThS. Lê Công Bng

Upload: others

Post on 22-Oct-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT – AN NINH QUỐC PHÒNG

BÁO CÁO TỔNG THUẬT TÀI LIỆU

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN QUA

HỌC PHẦN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TỈNH BÌNH DƯƠNG

Mã số: ……………………

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Công Bằng

Page 2: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Bình Dương, tháng 12 năm 2014

Page 3: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT – AN NINH QUỐC PHÒNG

BÁO CÁO TỔNG THUẬT TÀI LIỆU

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN QUA

HỌC PHẦN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TỈNH BÌNH DƯƠNG

Mã số: ……………………

Xác nhận của đơn vị chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài

(chữ ký, họ và tên) (chữ ký, họ và tên)

ThS. Lê Công Bằng

Page 4: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Bình Dương, tháng 12 năm 2014

Page 5: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Oliver, sự hài lòng là phản ứng của người tiêu dùng đối với việc được đáp

ứng những mong muốn. Định nghĩa này hàm ý rằng sự thỏa mãn chính là sự hài lòng của

người tiêu dùng trong việc tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ đó đáp ứng những mong

muốn của họ.

Sự hài lòng của sinh viên (SV), Wong (2000) cho rằng sự hài lòng của một cá nhân

là một trạng thái cảm xúc. Mức độ hài lòng phụ thuộc vào mức độ trải nghiệm. Ping

(2000) cho rằng mức độ hài lòng của SV là một cảm xúc hay thái độ đối với việc học thể

thao. Cảm xúc về việc học khách quan, có nghĩa là SV sẵn sàng học và có thể thõa mãn

được những mong đợi qua việc học, mức độ hài lòng về việc học của SV sẽ tăng dần.

Do đó việc nghiên cứu sự hài lòng của SV về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ

giảng viên, chương trình dạy, phương pháp giảng dạy GDTC (GDTC) nhằm nâng cao

chất lượng đào tạo của Trường là điều quan trọng và cần thiết.

Mục đích của nghiên cứu:

Đánh giá hiện trạng về sự hài lòng của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một đối

với cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, chương tình giảng dạy, đội ngũ giáo viên và

phương pháp giảng dạy giáo dục thể chất, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

môn học của nhà trường.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sự khác biệt về nhân khẩu học trong

đánh giá thực trạng chất lượng; sự thoả mãn của sinh viên trong học tập giáo dục thể chất

tại Trường Đại học Thủ Dầu Một góp phần nâng cao chất lượng trong học tập giáo dục

thể chất của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

1. Thực trạng hài lòng về cơ sở vật chất, chương trình học tập, giảng viên, và

phương pháp giảng dạy đối với việc học tập giáo dục thể chất tại Trường Đại học Thủ

Dầu Một.

2. Sự khác nhau về mức độ hài lòng giữa sinh viên nam và nữ đối với cơ sở vật chất,

chương trình học tập, đội ngũ giảng viên và phương pháp giảng dạy đối với việc học tập

giáo dục thể chất tại Trường Đại học Thủ Dầu Một.

Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp

điều tra xã hội, và phương pháp toán thống kê.

Page 6: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

II. BÁO CÁO TỔNG THUẬT TÀI LIỆU:

1. Bùi Thị Ngọc Anh, Đào Thị Hồng Vân (2013), Khảo sát sự hài lòng của sinh viên về

chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đề tài

NCKH.

Mô hình chỉ số hài lòng của Mỹ

Page 7: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ

(American customer satisfaction Index – ACSI)

Mô hình chỉ số hài lòng của Châu Âu

Page 8: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Châu Âu

(European customer satisfaction Index – ECSI)

Mô hình nghiên cứu:

Yếu tố Tài liệu tham khảo

Page 9: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố
Page 10: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố
Page 11: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Nội dung bảng hỏi

Các mức độ trả lời câu hỏi:

1. Hoàn toàn không đồng ý

2. Không đồng ý

3. Không có ý kiến

4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý

Page 12: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố
Page 13: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố
Page 14: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Nghiên cứu khảo sát sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại

học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đối với chương trình đào tạo, đội ngũ giảng

viên, cơ sở vật chất, khả năng phục vụ và hài lòng chung. Nghiên cứu trình bày khá

chi tiết, logic các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu

chưa làm rõ khái niệm chất lượng đào tạo/giáo dục để làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu

1.

2. Ngô Tuấn Anh (2012), Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên qua học tập môn giáo

dục thể chất ở trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc

sĩ.

Mục đích của nghiên cứu:

Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng về sự hài lòng của sinh viên trường

Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh. Với việc xem xét sự khác nhau về mức

độ hài lòng của sinh viên nam và sinh viên nữ. Cũng như sinh viên năm nhất với sinh

viên năm hai đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, chương trình giảng dạy,

đội ngũ giảng viên và phương pháp giảng dạy giáo dục thể chất tại trường Đại học

Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh.

Page 15: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Tổng quan vấn đề nghiên cứu:

Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước

ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: “Quá trình

sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng

cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”.

Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với

đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà

sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Giáo dục thể chất chia thành hai

mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể

lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với

giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động.

Giáo dục thể chất là một lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT) xã hội với nhiệm vụ là:

“Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể

chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến

hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”.

Đồng thời chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung

học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ

năng và rèn luyện thể lực cho học sinh sinh viên”.

Nội dung chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và

Trung học chuyên nghiệp được tiến hành trong cả quá trình học tập của sinh viên trong

nhà trường bằng các hình thức:

* Giờ học thể dục thể thao chính khoá:

Là hình thức cơ bản nhất của giáo dục thể chất được tiến hành trong kế hoạch học

tập của nhà trường. Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho học sinh sinh viên là

nhiệm vụ cần thiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể

lực và phối hợp vận động cho học sinh sinh viên. Đồng thời, giúp các em có trình độ nhất

định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT.

Với mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong trường học

là: “Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của học

Page 16: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

sinh sinh viên, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập

luyện TDTT thường xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho học

sinh”.

Bản thân giờ học TDTT có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và

giáo dục con người trong xã hội. Việc học tập các bài tập thể dục, các kỹ thuật động tác là

điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức

khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên môn.

* Giờ học ngoại khoá - tự tập:

Là nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi của một bộ phận học sinh sinh viên với

mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện, đồng

thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của học sinh sinh viên.

Giờ học ngoại khoá nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khoá và được tiến

hành vào giờ tự học của học sinh sinh viên, hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT,

hướng dẫn viên.

Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập

trong các câu lạc bộ, các giải thi đấu trong và ngoài trường được tổ chức hàng năm, các

bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của học sinh

sinh viên, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể. Hoạt động ngoại khoá với chức

năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, góp

phần nâng cao sức khoẻ phục vụ học tập và sinh hoạt.

Tác dụng của giáo dục thể chất và các hình thức sử dụng TDTT có chủ đích áp dụng

trong các trường học là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hoá chế độ hoạt động, nghỉ

ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh sinh viên

trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và

chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương

lai.

Ngày nay việc giảng dạy sinh viên trong các trường cũng được hiểu như một hoạt

động nhằm phục vụ khác hành mà (khách hàng ở đây chính là sinh viên), vì vậy giáo dục

Page 17: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

hiện nay cũng mang những yếu tố dịch vụ, những yêu cầu cần được thỏa mạn trong giáo

dục có thể vận dụng từ những yêu cầu của dịch vụ trong kinh doanh.

Dịch vụ và bản chất của dịch vụ:

Chúng ta đang sống trong một thế giới dịch vụ, do đó, dịch vụ là gì? bản chất của

dịch vụ? Theo Kang, (1997). Dịch vụ là bất kỳ hành động hoặc hoạt động mà một bên

cung cấp cho bên khác đó là bản chất vô hình.

Dịch vụ kinh doanh thành công đã được liên kết với khả năng cung cấp dịch vụ vượt

trội (Gale, 1990; Rudie & Wansley, 1984). Cung cấp dịch vụ vượt trội bằng cách duy trì

chất lượng cao là một điều kiện tiên quyết cho sự thành công (Parasuraman et al., 1988).

Tổ chức dịch vụ hàng đầu phấn đấu để duy trì một chất lượng vượt trội của dịch vụ trong

một nỗ lực để đạt được sự trung thành của khách hàng (Zeithaml & Bitner, 1996); do đó,

sự thành công lâu dài của một tổ chức dịch vụ trên thị trường là điều cần thiết xác định

bởi khả năng mở rộng và duy trì một lượng lớn và trung thành của khách hàng nền tảng.

Cung cấp một dịch vụ mà kết quả là làm hài lòng khách hàng nói chung sẽ nâng cao

lợi nhuận cho bất kỳ tổ chức nào hoạt động trong một thị trường tiêu dùng (Parasuraman,

Zeithaml, & Berry, 1988). Điều này được dựa trên tiền đề rằng khách hàng hài lòng sẽ có

nhiều khả năng tái sử dụng hoặc mua lại dịch vụ (Anderson & Sullivan, 1990; Bernhardt,

Donthu, & Kennett, 2000; Fornell & Wernerfelt, 1987; Gale, 1997; Howat, Murray , &

Crilley, 1999; Philip & Hazlett, 1997).

Các dịch vụ khác biệt với hàng hóa sản xuất không chỉ cách thức chúng được sản

xuất mà còn là cách thức chúng được tiêu thụ và đánh giá. Dịch vụ có bốn đặc điểm đặc

biệt mà làm cho chúng khác biệt với các sản phẩm và điều đó ảnh hưởng đến cách thức

chúng được thiết kế và bán. Dịch vụ là: vô hình, không đồng nhất, chúng được sản xuất

và tiêu thụ đồng thời và chúng không có chủ sở hữu (Chelladurai & Chang, 2000; Kotler,

1996, 1997). Dịch vụ vô hình bởi vì, không giống như hàng hoá - đó là các đối tượng với

chi tiết kỹ thuật sản xuất chính xác, có thể được tính, kiểm kê, đo lường, kiểm tra và xác

minh trước khi bán hàng để kiểm tra chất lượng đồng nhất - dịch vụ được biểu diễn cho

những chi tiết kỹ thuật có chất lượng đồng nhất hiếm khi có thể được thiết lập. Chúng

Page 18: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

không đồng nhất bởi vì hiệu suất của chúng thường thay đổi giữa các nhà sản xuất khác

nhau, khách hàng và ngày, khiến cho khó khăn để đảm bảo.chất lượng được đồng nhất.

Trong giai đoạn sơ khai, nghiên cứu chất lượng dịch vụ dựa trên tầm nhìn xa của

hành vi tiêu dùng và mô hình xác nhận / không xác nhận (Gronroos 1992). Theo mô hình

này, khách hàng tiêu thụ sản phẩm, họ so sánh chất lượng họ đã có kinh nghiệm với kỳ

vọng trước kia (Swan và Comb, 1976), dẫn đến một phản ứng cảm xúc biểu hiện ở sự hài

lòng / không hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ được mua (Woodruþ et al, 1983.).

Theo Gronroos (1984), nhận thức của khách hàng về quá trình dịch vụ được chia

thành hai yếu tố: 1) chất lượng kỹ thuật – yếu tố kết quả, hay những gì quá trình này dẫn

đến cho khách hàng như là kết quả của quá trình, 2) chất lượng chức năng – yếu tố quá

trình, hoặc các chức năng quy trình dịch vụ như thế nào.

Lehtinen & Lehtinen, (1991) đã đề xuất rằng chất lượng dịch vụ có thể được xem

như ba chiều: (1) chất lượng vật lý; (2) chất lượng tương tác; (3) chất lượng doanh

nghiệp. Chất lượng vật lý bao gồm môi trường thể chất và công cụ, chất lượng tương tác

chủ yếu xuất phát từ phong cách tương tác của các nhà cung cấp dịch vụ phù hợp với

phong cách trong sự tham gia của khách hàng. Chất lượng doanh nghiệp là chủ yếu là

đánh giá của các hình ảnh của doanh nghiệp (Suuroja, 2003).

Theo Zeithaml et al. (1990), sự khác biệt giữa những ham muốn, mong đợi của

khách hàng và nhận thức của họ về chất lượng dịch vụ được biết đến như là một kẻ hở

dịch vụ. Bốn kẽ hở chính trong chất lượng dịch vụ xác định bởi các nhà nghiên cứu là:

không biết những gì khách hàng đang mong đợi từ một dịch vụ; sử dụng các tiêu chuẩn

chất lượng dịch vụ không đúng; thực hiện dịch vụ (thiếu hụt); và hứa hẹn về các dịch vụ

đó không phù hợp giao hàng (E. Tsitskari, D. Tsiotras & G. Tsiotras et al.. 2006). Mở

rộng nghiên cứu về chất lượng dịch vụ thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Parasuraman,

Berry và Zeithaml đã đề xuất ý niệm rằng chất lượng dịch vụ có thể được đo lường

(Parasuraman et al, 1988., 1991b, 1994) sử dụng các dụng cụ SERVQUAL và quản lý sử

dụng mong đợi của các mô hình khoảng cách hiệu suất (Zeithaml et al, 1988.; Zeithaml &

Bitner, 1996).

Page 19: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Nhận thấy chất lượng dịch vụ được định nghĩa trong mô hình như sự khác biệt giữa

kỳ vọng của người tiêu dùng và nhận thức (khoảng cách 5), mà trong tum phụ thuộc vào

kích thước và hướng của bốn khoảng cách liên kết với việc cung cấp các dịch vụ về mặt

chất lượng của nhà tiếp thị. Mô hình này dựa trên khái niệm sự hài lòng khách hàng về

dịch vụ như là một chức năng của năm khoảng trống giác quan giữa thiết kế dịch vụ và

giao hàng:

Khoảng cách 1(gap 1): Sự khác biệt giữa kỳ vọng của người tiêu dùng và nhận thức

quản lý của người tiêu dùng mong đợi.

Khoảng cách 2 (gap 2): Sự khác biệt giữa nhận thức quản lý của người tiêu dùng

mong đợi và thông số kỹ thuật có chất lượng dịch vụ.

CONSUMER

MARKETER

GAP 5

GAP 2

GAP 3

GAP 1

GAP 4

Word of Mouth

Communication

s

Personal need Past Experience

Expected Service

Perceived Service

Service Delivery

(Including pre-and

post-contracs)

Translation or

Perceptions into

Service Quality

Specifications

Management Perceptions

of Consumer Expectations

External

Communications

to Consumers

Figure 2.1 Gap Model of Service Quality

(Zeithaml, Berry, and Parasuraman, 1988)

Page 20: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Khoảng cách 3(gap 1)3: Sự khác biệt giữa các chi tiết kỹ thuật chất lượng dịch vụ và

dịch vụ thực sự giao.

Khoảng cách 4(gap 4): Sự khác biệt giữa giao nhận dịch vụ và những gì được truyền

về các dịch vụ cho người tiêu dùng.

Khoảng cách 5(gap 5): Sự khác biệt giữa kỳ vọng của người tiêu dùng và nhận thức.

Brady và Cronin (2001) đã xem là chất lượng dịch vụ bao gồm ba thành phần và

thêm một phần thứ ba - môi trường dịch vụ -để Gronroos 'hai chiều- chất lượng kỹ thuật

(dịch vụ kết quả) và chất lượng chức năng (tương tác khách hàng- nhân viên). Khách

hàng mẫu nhận thức chất lượng dịch vụ của họ trên cơ sở đánh giá về hiệu suất ở nhiều

cấp độ và cuối cùng kết hợp các đánh giá để đi đến một nhận thức tổng thể chất lượng

dịch vụ (Brandy, Cronin, 2001). Mô hình thứ bậc của họ được trình bày như sau:

Dabholkar et al. (2000) đã coi chất lượng dịch vụ như là một bộ yếu tố phụ trợ nhau

như độ tin cậy và đáp ứng được tạo thành điều ưu tiên đem đến sự hài lòng của khách

hàng. Xem hình 2.3.

The Hierarchical Model of Service Quality

(Brandy, Cronin, 2001)

Page 21: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

The Multilevel Model of Retail Service Quality

(Dabholkarelal, 2000)

Parasuraman, Zeithaml, và Berry (1988, 1991; 1993) đã đề xuất một danh sách cụ

thể hơn về yếu tố chất lượng dịch vụ. Theo họ, việc đánh giá tổng thể về chất lượng dịch

vụ xuất phát từ những đánh giá thuộc năm yếu tố sau:

- Hữu hình: phương tiện vật lý, thiết bị, và hoạt động của nhân viên

- Tin cậy: khả năng thực hiện dịch vụ đã hứa đáng tin cậy và chính xác

- Phản hồi: Săn sàng giúp đỡ khách hàng và cung cấp dịch vụ nhanh chóng

- Đảm bảo: Kiến thức và lịch sự của nhân viên và khả năng để truyền cảm hứng

Cho sự tin tưởng và sự tự tin.

- Đồng cảm: Chăm sóc, sự quan tâm cá nhân của công ty cung cấp cho khách hàng.

Mô hình của Bitner sử dụng lý thuyết qui nạp để ghi thêm khám phá những động

thái của nhận thức và sự mong đợi. Cụ thể, kỳ vọng của mô hình không xác nhận nói lên

rằng việc không xác nhận kết quả trong khách hàng tiềm năng là nguyên nhân của thay

đổi trong chất lượng dịch vụ. Đánh giá của khách hàng sau đó ảnh hưởng sự hài lòng với

các dịch vụ gặp phải nhận thức được ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ. (McDonald,

1996).

Do dịch vụ là kết quả tổng hợp của quá trình cung ứng dịch vụ và những yếu tố vật

chất kèm theo, nên chất lượng dịch vụ là sự phản ảnh hài hòa giữa chất lượng của các yếu

tố vật chất hữu hình và vô hình. Ta có thể đánh giá chất lượng dịch vụ dựa trên các tiêu

chí, theo (A. Parasuraman, Valarie A. Zeithaml và Leonard L. Berry, 1985) như sau:

1. Độ tin cậy: Sự nhất quán trong vận hành và đáng tin cậy; thực hiện đúng chức

năng ngay từ đầu; thực hiện đúng những lời hứa hẹn; chính xác.

Reliability

Personal Attention

Comfort

Features

Retail Service

Quality

Page 22: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

2. Tinh thần trách nhiệm: Sự sốt sắng hoặc sẵng sàng cung cấp dịch vụ của nhân

viên; đúng lúc; kịp thời; không sơ suất; khi sai sót phải xử lý một cách chuyên nghiệp,

sáng tạo.

3. Năng lực: Có các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện công việc dịch vụ.

4. Tiếp cận được: Có thể đến gần dễ dàng; thời gian chờ đợi; giờ mở cửa làm việc.

5. Tác phong: Sự lịch thiệp, tôn trọng, quan tâm và thân thiện của nhân viên phục vụ.

6. Giao tiếp: Thông tin với khách hàng bằng ngôn từ của họ; lắng nghe ý kiến khách

hàng; điều chỉnh cách giao tiếp đối với những nhóm khách hàng khác nhau và có nhu cầu

khác nhau; giải thích về bản thân quá trình dịch vụ.

7. Sự tín nhiệm: Trung thực, đáng tin cậy; uy tín của công ty; tư cách cá nhân của

người phục vụ.

8. Tính an toàn: Không có nguy hiểm, rủi ro hoặc ngờ vực; an toàn về vật chất; an

toàn về tài chính; giữ bí mật của khách hàng.

9. Thấu hiểu khách hàng: Nỗ lực tìm hiểu nhu cầu của khách; ghi nhớ những yêu cầu

cụ thể của từng người; tạo ra sự chú ý tới từng cá nhân; nhận biết các khách hàng thường

xuyên và trung thành của công ty.

10. Tính hữu hình: Chứng cứ vật chất của dịch vụ; các phương tiện, thiết bị phục vụ;

hình thức bên ngoài của nhân viên; dụng cụ tiến hành dịch vụ; biểu tượng vật chất của

dịch vụ.

Từ những ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng có sự khác nhau giữa

các yếu tố trong cấu trúc của chất lượng dịch vụ. Trong nghiên cứu này chúng tôi chấp

nhận mô hình chất lượng dịch vụ có nguồn gốc từ năm yếu tố là Hữu hình, tin cậy, Phản

hồi, Đảm bảo, đồng cảm của Parasuraman, Zeithaml, và Berry.

Lovelock (1979) đã xác định năm loại lợi ích (tiện ích) tìm kiếm bằng dịch vụ khách

hàng, đó là,

1. Địa điểm: tiện lợi của vị trí cơ sở dịch vụ;

2. Tiền tệ: chi phí của dịch vụ;

3. Tinh thần: tâm lý lợi ích của dịch vụ;

Page 23: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

4. Thời gian: kịp thời của dịch vụ;

5. Hình thức: cảm giác tác động của dịch vụ.

Cơ sở vật chất thể thao:

Ngày càng nhiều người ở Đài Loan nhận ra tầm quan trọng của thể thao. Mọi người

có thể học kĩ năng thể thao tại nhiều nơi khác nhau, đặc biệt tại trường. Bài tập thể thao

đóng vai trò quan trọng trong viêc tăng số lượng người tham gia. Thiếu cơ sở hạ tầng là

một yếu tố khiến sinh viên tập luyện thiếu hiệu quả. Do đó, thật cần thiết phải đáp ứng

nhu cầu của họ. Chương trình thể thao không thể tiến hành thành công nếu thiếu cơ sở hạ

tầng về cả số lượng và loại hình.

Những loại hình cơ sở hạ tầng thể thao nào cần được xây dựng và mua sắm, số lượng là

bao nhiêu nên được trang bị cho trường đại học? đánh giá nhu cầu của sinh viên cần quan

tâm đến những vấn đề này để đưa ra quyết định. Nếu hạ tầng thể thao được xây dựng cho

người sử dụng thì cần phải đáp ứng nhu cầu của họ. Vì hạ tầng thể thao được mua sắm

cho người sử dụng nên chúng ta cần phải xem xét kĩ lưỡng ý kiến của họ. Điều quan trọng

là hạ tầng thể thao được xây dựng hay mua sắm cho người sử dụng phải phù hợp với luật

pháp, điều lệ, và tiêu chuẩn hiện hành. Những vấn đề sau cần được xem xét khi nâng cấp

cơ sở hạ tấng: bề mặt, trang trí nội thất, điện năng, hình dáng, những khu vực có nhiệt độ

và độ ẩm cao, trang thiết bị, luân chuyển không khí, điện thoại và nguồn nước.

Để quản lí hạ tầng cơ sở tốt, chúng ta cần lên kế hoạch. Sau đây là những hướng

dẫn khi phát triển một kế hoạch quản lí 1 cơ sở hạ tầng

1. Cần nắm bắt luật pháp để đảm bảo rằng kế hoạch theo đúng ủy quyền, tiêu chuẩn

và những nguyên tắc liên quan.

2. Cần phát triển một hệ thống lưu trữ hồ sơ gồm số thống kê những người tham gia,

mức độ hài lòng, thông tin lo-gic học và dữ liệu tài chính.

3. Cần phải đảm bảo rằng nhân viên tập trung vào tiêu chuẩn chung theo đường lối

của tổ chức, cách quản lý, nhu cầu và sở thích của người tham gia.

4. Nhân viên và người sử dụng nên tham gia vào kế hoạch và cách hoạch định hạ

tầng cơ sở và trang thiết bị.

Lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng.

Page 24: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Sự hài lòng của khách hàng đã được tập trung nghiên cứu tiếp thị đáng kể, lý thuyết và

thực hành trên nhiều ngành công nghiệp. Do vậy, không có thiếu sót của văn học dần đến

ý niệm của các khách hàng hài lòng (Vân, Linda, Nhanh, Shayne, Daniel, Kerry et al.,

2002.)

Nghiên cứu trong khu vực của sự hài lòng của khách hàng ban đầu tập trung vào

người tiêu dùng cuối. Do đó, nó thường được gọi là sự hài lòng của người tiêu dùng (ví

dụ, Anderson 1973). Các nhà nghiên cứu điều tra lý thuyết của các yếu tố quyết định sự

hài lòng, lien quan quan hệ của họ, và những tác động trực tiếp và gián tiếp của những

yếu tố quyết định. (Homburg, Christian, Krohmer, Harley, Canon, Joseph P., Kiedaisch,

Ingo et al., 2002.)

Sự hài lòng (hoặc không hài lòng) là kết quả của một quá trình so sánh giữa dự kiến

và hiệu năng nhận thức. Sự hài lòng là kết quả của các xác nhận hoặc không xác nhận tích

cực của sự mong đợi, có nghĩa là hiệu suất nhận thức được bằng hoặc tốt hơn so với kết

quả dự kiến (Churchill và Surprenant 1982; Olshavsky và Miller, 1972). Không hài lòng

là kết quả của không xác nhận tiêu cực của những kỳ vọng (ví dụ, Oliver 1980; Oliver và

Bearden 1985

Sự hài lòng của khách hàng đã được mô tả như là đăng một sự lựa chọn, nhận thức

bản án kết nối với một quyết định mua hàng cụ thể (Day, 1984). Nhận thức của khách

hàng về chất lượng các hoạt động dịch vụ, mức độ mà dịch vụ thực hiện vượt quá mong

đợi, hoặc kết hợp cả hai có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng của một cá nhân với một dịch

vụ gặp phải. Các ảnh hưởng tương đối của những yếu tố quyết định khác nhau theo từng

cá nhân và tình hình (Oliver, 1993). Sự hài lòng của khách hàng đã được xác định là liên

kết giữa chất lượng và đánh giá mua (Churchill & Surprenant, 1982; Cronin & Taylor,

1992; Madrigal, 1995), và các công ty thường sử dụng sự hài lòng của khách hàng như là

một thước đo hiệu suất của sản phẩm hoặc dịch vụ (Anderson & Sullivan, 1993).

Có hai lý do quan trọng để sử dụng để đánh giá sự hài lòng của khách hàng

dịch vụ.

Thứ nhất, sự hài lòng của khách hàng là kinh nghiệm và duy nhất cho các khách

hàng (Oliver, 1993). Sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của

Page 25: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

khách hàng và đánh giá hiệu suất dịch vụ hơn là tiêu chuẩn khách quan của tổ chức chất

lượng. Trong dịch vụ tiêu dùng như các khách hàng thể thao, nó được lập luận rằng khách

hàng là các thẩm phán tốt nhất của chất lượng dịch vụ, và rằng các tiêu chuẩn khác về

chất lượng có thể phi vật chất (Chelladurai & Chang, 2000; Zeithaml, Parasuraman, &

Berry, 1990) . Nói cách khác, một tập trung vào sự hài lòng của khách hàng chỉ ra tầm

quan trọng của sự hiểu biết của người tiêu dùng khi quyết định tiếp thị. Trong thực tế,

điều này tập trung vào các khách hàng đã dẫn đến một số tranh luận rằng sự hài lòng của

khách hàng là trung tâm của khái niệm tiếp thị (Patterson, Johnson, & Spreng, 1997).

Thứ hai, sự hài lòng của khách hàng đã được tìm thấy việc dàn xếp các mối quan hệ

giữa chất lượng dịch vụ và ý định hành vi (Anderson & Sullivan, 1993; Brady &

Robertson, 2000; Cronin, Brady, & Hult, 2000). Cụ thể, khách hàng thực hiện một đánh

giá chất lượng dịch vụ nhận thức dẫn đến việc đánh giá sự hài lòng về tình cảm.

Điều này đánh giá sự hài lòng về tình cảm dẫn đến ý định mua (Oliver, 1993). Về

hành vi cụ thể, sự hài lòng của khách hàng đã được tìm thấy để duy trì ảnh hưởng của

khách hàng (Tornow & Wiley, 1991), ý định mua (Anderson & Sullivan, 1993; Cronin &

Taylor, 1992; Innis & La Londe, 1994; Oliver, 1980), sẵn sàng để tham gia vào kinh

doanh lặp lại (Boulding, Kalra, Staelin, & Zeithaml, 1993), và sẵn sàng để tham khảo các

khách hàng khác (Rust, Zahorik, & Keiningham, 1995; Heskett, Sasser, & Schlesinger,

1997; Howat, Murray, & Crilley , 1999). khách hàng hài lòng có xu hướng trung thành

trong khi khách hàng không hài lòng có nhiều khả năng để thoát ra hơn khách hàng hài

long (Fornell, 1992; McDougal & Levesque, 2000) (Greenwell, Chrirtopher, Fink, Janet,

Pastore, Donna 2002).. Những kết quả đã được gắn liền với lợi nhuận kinh tế của các tổ

chức theo khả năng của họ để tăng doanh thu và giảm chi phí. Duy trì kết quả trong các

mối quan hệ liên tục với khách hàng, dòng doanh thu vượt ra ngoài giao dịch gốc

(Reichheld, 1994).

Tầm quan trọng của sự hài lòng với người sử dụng:

Kotler định nghĩa sự hài lòng là trạng thái của một người đã thõa mãn những

mong đợi của mình. Dorfman cho rằng hài lòng đạt cực điểm khi nguyện vọng cân bằng

với quan niệm, nhưng chỉ khi nguyện vọng thì cao so với điều kiện đó. Bradle cho rằng

Page 26: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

sự hài lòng nói đến 1 vài loại lợi ích hay phần thưởng. Beard & Ragheb xem hài lòng là

cảm xúc tích cực xuất phát từ việc tham gia vào hoạt động thể thao. Họ đã cung cấp cho

chúng ta những cách định nghĩa bổ ích cho mục đích của bài nghiên cứu này.

Thuật ngữ “sự hài lòng của khách hàng” liên quan đến sự hài lòng của người tiêu

dùng. Aguilar and Petrakis cho rằng sự hài lòng nảy sinh khi một cá nhân tham gia vào

một hoạt động đáp ứng một hay nhiều nhu cầu.

Câu hỏi là điều gì xảy ra khi khi nhu cầu của khách hàng không được đáp ứng.

Biondo (1990) and Streff (1991) chỉ ra rằng những hành động của khách hàng không hài

lòng thường ảnh hưởng tiêu cực đến 1 doanh nghiệp theo những cách sau đây: khoảng

91% không trở lại công ty, 10% sẽ kể cho hơn 10 người nghe về sự bất mãn của họ.

khảng 75% khách hàng sẽ phàn nàn, trong khi 25% sẽ im lặng.

Biondo cho rằng thu hút 1 khách hàng mới tốn kém gấp 5 lần so với giữ 1 người

cũ. Theo những luận cứ ở trên, giữ lòng trung thành của khách hàng là một yếu tố thiết

yếu kiếm nhiều lợi nhuận nhất cho công ty.

Drogin chỉ ra rằng đã từ lâu sự hài lòng được xem là hiệu quả và thướt đo hàng

đầu cho sự thành công của thể thao. Ngoài ra Grove cũng kết luận sự hài lòng của khách

hàng là một yếu tố hàng dầu trong việc tạo ra lợi nhuận trong giải trí thương mại. Vì vậy,

sự hài lòng của khách hàng phải được xem như một khái niệm quan trọng trong các doanh

nghiệp thể thao.

Sự hài lòng của người sử dụng đã được xem xét kĩ lưỡng trong những năm gần đây

xét về khía cạnh quyết định giá trị và cách sử dụng tiềm năng của một hạ tầng thể thao.

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng bất chấp bối cảnh, người sử dụng là thành viên quan

trọng nhất. Không có người sử dụng, hạ tầng sẽ không tồn tại.

Để duy trì tỉ lệ người tham gia, một hạ tầng thể thao cần đáp ứng những mức độ

hài lòng khác nhau. Người sử dụng không thích hạ tầng cơ sở sẽ duy chuyển đến nơi khác

và sử dụng trang thiết bị khác. Vì thế, những nhà quản lí thể thao cần ý thức về tầm quan

trọng về mức độ hài lòng. Ý thức được điều này, họ sẽ cung cấp cho người sử dụng những

dịch vụ tốt hơn và làm cho họ cảm thấy hài lòng cũng như giữ được tính cạnh tranh.

Page 27: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Các loại hình kinh doanh thể thao dù là nhà nước hay tư nhân đều xem trọng việc

làm gia tăng sự hài lòng của người sử dụng. Các chương trình thể thao học đường xem

kinh doanh là giáo dục, nhưng sư cạnh tranh đó có thể trở thành kinh doanh giải trí.

Trường học và kinh doanh giải trí được xem là nhửng người cạnh tranh vì họ thường cạnh

tranh về thời gian và tiền bạc của người sử dụng. Vì thế, nâng cao sự hài lòng của người

sử dụng đối với cơ sở hạ tầng rõ ràng là một trong những sứ mệnh của những nhà quản lý

thể thao học đường.

Mức độ hài lòng của người sử dụng đối với cơ sở hạ tầng thể thao

Hartshorn cho rằng đa số các nhà quản lí trong công nghiệp giải trí nghĩ rằng quan

niệm của khách hàng về chất lượng dịch vụ là thước đo quan trọng nhất của chất lượng.

Wright cũng chỉ ra rằng chúng ta hầu như không thể biết những cải thiện nào là hiệu quả

mà không có sự phản hồi của người sử dụng về chất lượng của dịch vụ. Tuy nhiên,

Hartshorn cũng nhận thấy rằng chỉ xấp xỉ 50% thanh niên của Hiệp Hội Cơ Đốc giáo,

40% câu lạc bộ thể thao tư nhân và 35% công viên và những tổ chức thể thao có những

đánh giá về người sử dụng trong những năm qua. Kết quả là Hartshorn cho rằng cần tiến

hành nhiều đánh giá hơn về dịch vụ và sản phẩm.

Butcher (1982) nghiên cứu ý kiến của 661 nữ sinh từ lớp 6 đến lớp 10 để đo mức độ

hài lòng qua các khía cạnh đặc biệt về chương trình GDTC tại trường quận Catholic.

Trong số 19 câu hỏi có 2 câu có liên quan đến mức độ hài lòng của sinh viên về cơ sở vật

chất thể thao. Kết quả cho thấy phần lớn các nữ sinh đều thỏa mãn về cơ sở vật chất với

tổng số trung bình là 3.81 và 3.63 trên mức đo thang điểm 5.

Yang đã khảo sát 1001 sinh viên cao đẳng sư phạm Đài Bắc về sự hài lòng của họ

với chương trình GDTC của trường. Kết quả cho thấy khoảng 76% sinh viên ở mức độ

không thòa mãn. Tuy nhiên chỉ có một câu hỏi đề cập đến mức độ hài lòng về hạ tầng thể

thao. Hơn nữa cơ sở dữ liệu và câu hỏi nghiên cứu không đủ tổng quát để khai quát hóa

mức độ hài lòng của người dử dụng về hạ tầng thể thao ở Đài Loan.

Trong 1 cuộc nghiên cứu khác, Zhang and Zhung khảo sát mức độ hài lòng của

sinh viên đối với chương trình GDTC tại đại học thương mại quốc gia Tai-Zhong. Phát

Page 28: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

hiện của họ cho thấy 75.19% sinh viên không hài lòng với mật độ đông đúc của khu vuc

tập luyện và 67.43% không hài lòng vì thiếu cơ sở hạ tầng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng về cơ sở hạ tầng thể

thao

Để hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ giua mức độ hài long của người sử dụng đối với

cơ sở hạ tầng và những yếu tố ảnh hưởng lên nó, phần này trình bày những yếu tố liên

quan đến cơ sở hạ tầng thể thao:

Bucher đã phân phát bảng cau hỏi đến 661 nữ sinh từ lớp 6 đến lớp 10 tại 1 trường

Công Giáo ở 1 thành phố lớn ở Canada để xác định mức độ hài lòng của học sinh đối với

chuong trình GDTC. Theo kết quả, học sinh ở lớp nhỏ hài lòng với cơ sở vật chất nhiều

hơn những học sinh lớp lớn.

Yang hỏi 473 nam sinh và 664 nữ sinh tại đại học sư phạm Đài Bắc về mức độ hài

lòng đối với hạ tầng thể thao trường học, kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa

nam sinh (35.47%) và nữ sinh (23.04%) trong số những người trả lời không hài lòng. Như

vậy kết quả tiết lộ rằng giới tính cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của

sinh viên đối với hạ tầng thể thao.

Trong những cuộc nghiên cứu trước đây, những yếu tố sau có ảnh hưởng đến mức

độ hài lòng đối với hạ tầng thể thao: đặc điểm dân số học (giới tính, tuổi, năm học…),

mẫu hình sử dụng, thu nhập, và mức độ phổ biến của cơ sở vật chất. Vì vậy cuộc khảo sát

này sẽ bao gồm những vấn đề này.

Căn cứ theo quyết định số 1236 của bộ Giáo Dục Sự khác nhau giới tính trong việc

tham gia vào thể thao giải trí

Đã có nhiều thay đổi về mặt xã hội ảnh hưởng đến quá trình tham gia thể thao ở nữ giới.

Trong quá khứ, phụ nữ không được khuyến khích tham gia thể thao. Nếu họ tham gia thể

thao, họ đã vi phạm những nguyên tắc về giới tính và nữ quyền và hơn nữa thanh danh

của họ có thể mất đi. Lịch sử xã hội học thể thao phản ánh quá trình thống trị lâu dài của

nam giới đối với những môn thể thao đương đại và về những tư tưởng khác biệt giới tính

(Hargreaves, 1994).

Page 29: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Mặc dù nhiều trẻ em và vị thành niên tham gia vào những môn thể thao khác nhau

nhưng họ không có dịp tranh tài vì những quyền lực xã hội khác nhau. Như Coakley đã

nói:”thái độ và sự luyện tập phân biệt giới tính đã quy định mẫu hình tham gia thể thao

của phụ nữ trong suốt chiều dài lịch sử phương Tây. Do những ảnh hưởng của Phương

Tây đã xâm nhập vào Đài Loan, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia thể thao.

Trong bài nghiên cứu về tình trạng xã hội hóa thể thao hiện tại, các tiến trình cho

thấy phụ nũ trở thành những người tham gia thể thao tích cực đã dần hé lộ. Sau đây là

những lý do giải thích về vấn đề này. Một trong những nguyên nhân chính là vì cơ hội

nhiều hơn cho họ. Áp lực từ chính quyền liên bang đã thật sự tạo ra nhiều cơ hội tham gia

thể thao ở Mỹ. Mục 9 trong bản sửa đổi về giáo dục cấm phân biệt giới tính trong chương

trình giáo dục. Bản sửa đổi đảm bảo bình đẳng giữa nam và nữ trong thể thao. Phong trào

nữ quyền làm tăng thêm ảnh hưởng của bản sửa đổi.

Nhờ vào phong trào nữ quyền, vai trò của phụ nữ trong hôn nhân gia đình đã được

nâng cao. Vì vậy phụ nữ có thể theo đuổi nhiều hoạt động thư giãn hơn ngoài cuộc sống

gia đình.

Phong trào thể thao bùng nổ cùng với phong trào nữ quyền vào những năm 70 đã

thúc đẩy việc tham gia thể thao. Năm 1980, nhiều phụ nữ tham gia thể thao vì ý thức đến

sức khỏe và thể chất của mình. Vai trò của các nữ vận động viên ngày càng nâng cao vì

có nhiều cơ hội mới, lợi nhuận từ việc phát triển thể thao chuyên nghiệp ở nữ giới và sự

nở rộ của phong trào tập luyện thể dục thể thao.

Những thông tin trên cho thấy những ảnh hưởng gia đình và khác biệt giới tính

trong việc xã hội hóa thể thao ở trẻ em. Rõ ràng có những khác biệt lớn ở những môn thể

thao dành cho bé trai và bé gái. Vì vậy, những môn thể thao cá nhân tham gia sau này ảnh

hưởng lớn bởi những môn họ tập luyện thời thơ ấu. Cha mẹ áp đặt những môn thể thao

mà con mình phải chơi trong thời thơ ấu sao cho phù hợp với giới tính vì họ là những

người đầu tiên chịu trách nhiệm về mặt xã hội hóa của con mình. Tuy nhiên bản chất của

những ảnh hưởng khác nhau, do đó quan niệm của những đứa trẻ cũng khác nhau.

Làm cách nào để bình đẳng cơ hội tham gia thể thao của cả nam và nữ. Đó không

phải là việc làm dễ. Sau đây là một vài cách thức:

Page 30: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

1. Tất cả các đội tuyển trong bất kì chương trình huấn luyện nào đều phải mở ra cho

cả nam và nữ.

2. Nên có những đội thống nhất cả nam lẫn nữ và đảm bảo rằng một nửa thành viên là

nữ.

3. Nên có những đội nam nữ riêng biệt trong mỗi môn thể thao.

4. Nên có 2 đội nam nữ hợp nhất trong mỗi môn thể thao.

5. Trong mỗi chương trình huấn luyện nên có những đội dựa vào hệ thống phân chia

số lượng.

6. Nên có số lượng các đội nam nữ cân bằng phản ánh sự khác biệt lợi ích giữa nam

và nữ. Cơ hội tham gia chia đều cho nam và nữ, để đạt được điều này phải nghiên cứu

mẫu hình lợi ích địa phương và nhửng đặc điểm khác biệt của cá nhân trong trường hay

cộng đồng (Coakley, 1982).

Những thông tin trên cho thấy chỉ có vài cuộc nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng

của sinh viên đối với hạ tầng thể thao. Hầu hết đều được tiến hành trong những khu vực

giải trí như công viên, trung tâm thể dục thể thao tư nhân. Vì ngày càng có nhiều sinh

viên tham gia thể thao, nên nhu cầu và sự hài lòng của họ cần được nghiên cứu kĩ lưỡng.

Nghiên cứu trình bày sự hài lòng của sinh viên đối với cơ sở hạ tầng thể thao, giờ học

chính khóa và ngoại khóa, Lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên, nghiên

cứu chưa đưa các mô hình chất lượng cũng như khung nghiên cứu. Trong phân tích kết

quả khảo sát, nghiên cứu chưa phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách

hàng mà chỉ phân tích trên các mục hỏi. Nghiên cứu so sánh sự hài lòng giữa sinh viên

năm nhất và năm hai, giữa nam và nữ, chưa phân tích sự khác biệt giữa sinh viên các

khoa.

3. Đặng Mai Chi (2007), Sự hài lòng của sinh viên trường đại học công nghiệp với chất

lượng đào tạo, Tiểu luận.

4. Trần Xuân Kiên (2006), Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại

trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

Page 31: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

5. Ma Cẩm Tường Lam (2011), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối

với cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Trường Đại học Đà Lạt.

6. Nguyễn Duy Lâm (2013), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp

phát triển phong trào tập luyện thể dục, thể thao của sinh viên nội trú-đại học

quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn cử nhân 2013.

7. Maslow, (1943), nghiên cứu lý thuyết về tháp nhu cầu.

8. Nguyễn Thị Thắm (2010), Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động

đào tạo tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM, Luận văn thạc sĩ.

Các nghiên cứu khảo sát sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại một số

trường đối với chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, khả năng phục vụ

và hài lòng chung đều trình bày khá chi tiết, logic các vấn đề liên quan đến nội dung

nghiên cứu. Song, các nghiên cứu này chưa gắn kết với môn học giáo dục thể chất trong

các trường.

Chất lượng dịch vụ và chất lượng giáo dục

Chất lượng dịch vụ và mô hình

Xuất phát từ những quan điểm chất lượng trong lĩnh vực sản xuất của những năm

1930, những năm gần đây chất lượng dịch vụ đã được xác định như một yếu tố cạnh tranh

có tính chiến lược. Chất lượng dịch vụ là một phàm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh

tổng hợp các nội dung kinh tế, kỹ thuật và xã hội. Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất

nhiều khái niệm khác nhau về chất lượng, tùy theo hướng tiếp cận mà khái niệm chất

lượng được hiểu theo các cách khác nhau, mỗi cách hiểu đều có cơ sở khoa học nhằm gải

quyết mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực tế. Một số định nghĩa chất lượng dịch vụ

như sau:

- Chất lượng dịch vụ là mức độ mà một dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và sự mong

đợi của khách hàng (Lewis & Mitchell, 1990, Asubonteng & ctg, 1996).

- Theo Parasuraman et al (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và cộng sự, 2003): chất

lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng và nhận thức của họ khi

Page 32: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

đã sử dụng qua dịch vụ. Ông được xem là người đầu tiên nghiên cứu chất lượng dịch vụ

một cách cụ thể và chi tiết trong tiếp thị với việc đưa ra mô hình 5 khoảng cách trong chất

lượng dịch vụ.

Mô hình chất lượng dịch vụ Parasuraman et al

- Khoảng cách (1) là sai biệt giữa kỳ vọng của khách hàng và cảm nhận của nhà

cung cấp dịch vụ về kỳ vọng đó. Sự diễn dịch kỳ vọng của khách hàng khi không hiểu

thấu đáo các đặc trưng chất lượng dịch vụ, đặc trưng khách hàng tạo ra sai biệt này.

- Khoảng cách (2) được tạo ra khi nhà cung cấp gặp các khó khăn, trở ngại khách

quan lẫn chủ quan khi chuyern các kỳ vọng được cảm nhận sang các tiêu chí chất lượng

cụ thể và chuyển giao chúng đúng như kỳ vọng. Các tiêu chí này trở thành các thông tin

tiếp thị đến khách hàng.

- Khoảng cách (3) hình thành khi nhân viên chuyển giao dịch vụ cho khách hàng

không đúng các tiêu chí đã định. Vai trò nhân viên giao dịch trực tiếp rất quan trọng trong

tạo ra chất lượng dịch vụ.

- Khoảng cách (4) là sai biệt giữa dịch vụ chuyển giao và thông tin mà khách hàng

nhận được. Thông tin này có thể làm tăng kỳ vọng nhưng có thể làm giảm chất lượng dịch

vụ cảm nhận khi khách hàng không nhận đúng những gì đã cam kết.

Page 33: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

- Khoảng cách (5) hình thành từ sự khác biệt giữa chất lượng cảm nhận và chất

lượng kỳ vòn khi khách hàng tiêu thụ dịch vụ.

Thực chất việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ là giảm và xóa bỏ các

khoảng cách theo mô hình chất lượng dịch vụ (hình 1.2). Qua các định nghĩa nêu trên, có

thể nhận thấy khái niệm chất lượng dịch vụ là mức độ đáp ứng nhu cầu, sự mong muốn

của khách hàng là xu thế về chất lượng trong giai đoạn hiện nay và nó có những đặc điểm

sau:

+ Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, nếu một sản phẩm dịch vụ

nào đó không thể hiện được sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì được xem là có chất

lượng kém.

+ Do chất lượng được đo bằng mức độ thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn biến

động nên chất lượng cũng luôn biến động theo thời gian, không gian và điều kiện sử

dụng.

+ Nhu cầu của khách hàng có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định,

tiêu chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu mà khách hàng cảm nhận được trong và sau khi

kết thúc quá trình sử dụng.

Chất lượng giáo dục:

Chất lượng giáo dục đại học luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều đối

tượng dù có tham gia hoặc không tham gia vào quá trình giáo dục. Ngoài áp lực của việc

số lượng người học ngày càng tăng dẫn đến sụt giảm về chất lượng, áp lực của xã họi

đang biến đổi và quá trình cạnh tranh khiens cho những nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi chất

lượng đầu ra của giáo dục cao để đền bù chi phí tiền lương. Chất lượng cũng luôn là một

vấn đề đối với chỉnh phủ và các cơ quan, nơi hoạch định các chính sách giáo dục và

nghiên cứu giáo dục. Vì nhiều lý do, chất lượng giáo dục luôn là là một mối quan tâm lớn.

Về bản chất, khái niệm chất lượng là một khái niệm mang tính tương đối. Với mỗi

người, quan niệm về chất lượng khác nhau. Trong thực tế có nhiều cách định nghĩa về

chất lượng nhưng có thể tập hợp thành năm nhóm: chất lượng là sự vượt trội, là sự hoàn

hỏa, là sự phù hợp với mục tiêu, là sự đáng giá về đồng tiền và là giá trị chuyển đổi.

Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL

Page 34: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Dựa vào mô hình chất lượng dịch vụ Parasuraman et al (1985) (dẫn theo Nguyễn

Đình Thọ và cộng sự, 2003), Parasuraman và cộng sự đã giới thiệu thang đo SERVQUAL

gồm 10 thành phần: (1) Phương tiện hữu hình; (2) Tin cậy; (3) Đáp ứng; (4) Năng lực

phục vụ; (5) Tiếp cận; (6) Ân cần; (7) Thông tin (8) Tín nhiệm; (9) An toàn; (10) Thấu

hiểu. Thang đo này bao quát mọi khía cạnh của dịch vụ, tuy nhiên thang đo cho thấy có sự

phức tạp trong đo lường, không đạt giá trị phân biệt trong một số trường hợp. Do đó, các

nhà nghiên cứu này đưa ra thang đo SERVQUAL gồm 5 thành phần với các biến quan sát

cụ thể như sau:

(1) Phương tiện hữu hình (Tangibles): thể hiện bên ngoài của cơ sở vật chất, thiết

bị, nhân viên và vật liệu, công cụ thông tin.

(2) Tin cậy (Reliability): thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và chính xác

với những gì đã cam kết, hứa hẹn.

(3) Đáp ứng (Responsiveness): thể hiện cung cấp dịch vụ kịp thời và sẵn lòng giúp

đỡ khách hàng.

(4) Đảm bảo (Assurance): thể hiện kiến thức, chuyên môn và phong cách lịch lãm

của nhân viên phục vụ, khả năng làm cho khách hàng tin tưởng.

(5) Cảm thông (Emparthy): thể hiện sự ân cần, quan tâm đến từng cá nhân khách

hàng.

Sự hài lòng của khách hàng và mô hình

Theo Oliver, sự hài lòng là phản ứng của người tiêu dùng đối với việc được đáp

ứng những mong muốn. Định nghĩa này hàm ý rằng sự thỏa mãn chính là sự hài lòng của

người tiêu dùng trong việc tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ đó đáp ứng những mong

muốn của họ.

Theo Tse và Wilton, sự hài lòng là sự phản ứng của người tiêu dùng đối với việc

ước lượng sự khác nhau giữa mong muốn trước đó và sự thể hiện thực sự của sản phẩm

như là sự chấp nhận sau khi dùng nó.

Theo Kotler (2001) thì sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác của một

người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng

của người đó. Kỳ vọng được xem là ước mong hay mong đợi của cong người.

Page 35: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng

Để đánh giá sự hài lòng của sinh viên trước tiên phải xác định được các yếu tố ảnh

hưởng đến sự hài lòng này. Theo G.V. Diamantis và V.K.Benos dẫn theo Siskos et al.

(2005) cho rằng sự hài lòng tổng thể của sinh viên bao gồm các tiêu chí sau:

Cấu trúc thứ bậc các tiêu chí sự hài lòng của sinh viên

- Đào tạo: liên quan đến yếu tố chất lượng, chương trình đào tạo và chất lượng đội

ngũ giảng viên bao gồm sự đa dạng của khóa học, giờ dạy, giáo trình, định hướng nghề

nghiệp, kiến thức của giảng viên, phương pháp giảng dạy, kỹ năng truyền đạt của giảng

viên, phương pháp đánh giá, ....

- Cơ sở hạ tầng – hữu hình liên quan đến tiện nghi và thiết bị kỹ thuật trường học,

thiết bị phòng thí nghiệm, giờ mở cửa phòng thí nghiệm, thư viện điện tử, không gian thư

viện, ....

- Hỗ trợ hành chính: bao gồm các yếu tố kiến thức nhân viên, độ tin cậy, tốc độ xử

lý và mức độ thân thiện của nhân viên phục vụ.

Page 36: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

- Hình ảnh của khoa: liên quan đến uy tín, tin cậy và sự công nhận của trường đại

học bao gồm các yếu tố kỳ vọng, thị trường việc làm, hoạt động xúc tiến và mối liên hệ

với thị trường việc làm.

9. Nguyễn Thị Nhàn (2013), khó khăn của sinh viên ký túc xá Đại học Quốc Gia

Thành phố Hồ Chí Minh khi tham gia các hoạt động Thể Thao giải trí.

10. Phạm Thị Kim Ngọc (2014), Nghiên cứu đánh giá thực trạng và các giải pháp

phát triển Thể thao giải trí của công nhân công ty May Mặc E-WON Việt Nam

tại khu chế xuất ở thành phố Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp.

11. Bùi Trọng Toại (2011), Thực trạng và các giải pháp phát triển thể thao giải trí

ở thành phố Hồ Chí Minh, Sở khoa học và công nghệ thành phố Hồ Chí Minh,

Báo cáo nghiệm thu.

Ba nghiên cứu này trình bày về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, trong đó có sức

khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội.

Khái niệm chung về sức khỏe:

Chức năng sức khỏe: Thông thường, người có sức khỏe được quan niệm là người

khỏe mạnh không có bệnh tật. Sức khỏe còn được thể hiện dưới góc độ khác về khả năng

lao động, khả năng làm việc của con người bao gồm cả sức lực về cơ bắp và khả năng làm

việc bằng trí óc. Tuyên ngôn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 1982 tại Alma Ata đã đưa

ra khái niệm về sức khỏe: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về mặt thể

chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hay thương tật”. Từ năm

1982 tới nay, các khái niệm về sức khỏe đã được bổ sung nhiều lần. Tuy nhiên, nhìn

chung các khái niệm sức khỏe mang một ý nghĩa khái quát hơn, phản ánh cả về thể chất

và về lượng, cả về sức lực cơ bắp lẫn hoạt động trí tuệ và còn cả về mối quan hệ với xã

hội.

Theo báo cáo của Ủy ban kinh tế vĩ mô và sức khỏe của WHO, sức khỏe (giống như

giáo dục) là một trong những tiềm năng cơ bản cho giá trị của cuộc sống con người. Theo

điều tra thiên niên kỷ, Liên hiệp quốc 2000, sức khỏe tốt luôn được coi là nguyện vọng

Page 37: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

lớn nhất của tất cả mọi người. Sự đau khổ của bệnh tật và chết sớm làm cho việc kiềm chế

bệnh tật là mối quan tâm chủ đạo của mọi xã hội và khiến cho sức khỏe trở thành một

trong những quyền cơ bản của con người được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế. Sự thông thái

của mỗi nền văn hóa cũn dạy rằng: “Sức khỏe là sự giàu có” cả với nghĩa đen. Đối với

mỗi người và gia đình, sức khỏe mang lại khả năng phát triển cá nhân và sự bảo đảm kinh

tế trong tương lai. Sức khỏe là cơ sở cho năng suất làm việc, khả năng học tập, khả năng

phát triển trí tuệ, thể lực và tinh thần. Sức khỏe và giáo dục là nguồn vốn nền tảng của

con người, mà những người đoạt giải Nobel Theodore Shutz và Gary Becker đã chứng tỏ

đó là cơ sở cho hiệu quả kinh tế của mỗi người. Sức khỏe nhân dân tốt là động lực quyết

định để giảm đói nghèo, tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế dài hạn trên quy mô toàn

xã hội. Chiến lược đầu tư vào sức khỏe vì phát triển kinh tế, đặc biệt tại các nước nghèo,

dựa trên sự hợp tác toàn cầu, đã và đang phát triển. Sức khỏe như một động lực của phát

triển kinh tế đã được Ủy ban kinh tế vĩ mô và sức khỏe của WHO minh họa trong sơ đồ

kèm theo dưới đây

Các vấn đề sức khỏe thường phụ thuộc vào những nguyên nhân chính sau đây:

Nguyên nhân do liên quan đến kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội (chiến tranh, điều

khiển kinh tế và thu nhập, sự bất công, sự bóc lột và các stress xã hội...)

Nguyên nhân chính bản thân con người (di truyền, dinh dưỡng, giấc ngủ,vận động

hợp lý, sự giải trí và giải tỏa stress, sự điều độ, vệ sinh cá nhân...)

Nguyên nhân do môi trường (tiếng ồn, nước sạch, vệ sinh thực phẩm...)

Nguyên nhân liên quan tới sự hiểu biết (tri thức về dinh dưỡng và luyện tập TDTT, tri

thức giữ cân bằng tâm lý, tri thức về vệ sinh môi trường, tri thức về quan hệ gia đình,

đồng nghiệp, bằng hữu, tri thức phòng bệnh và chữa trị bệnh....

Page 38: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Sức khỏe như một động lực phát triển kinh tế

Như vậy, chúng ta có thể hiểu sức khỏe gồm 3 mặt: Sức khỏe thể chất, sức khỏe

tinh thần và sức khỏe xã hội. để lĩnh hội được các vấn đề cụ thể hơn, trước

hết chúng ta cần biết những khái niệm sức khỏe trên là gì.

Sức khỏe thể chất:

Sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát sự sảng khoái và thoải mái về

thể chất.Càng sảng khoái, thoái mái, càng chứng tỏ bạn là người khỏe mạnh.

Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là:

Sức lực: khả năng hoạt động của cơ bắp, có sức đẩy, sức kéo, sức nâng cao...do đó

làm công việc chân tay một cách thoải mái như mang vác, điều khiển máy móc, sử dụng

công cụ.....

Sức nhanh nhẹn: khả năng phản ứng của chân tay nhanh nhạy, đi lại, chạy nhảy,

làm các thao tác kỹ thuật một cách nhẹ nhàng, thoải mái.

Các chính sách và thể chế kinh tế

Quản lý nhà nước

Cung ứng hàng hóa công cộng

Vốn con người, bao gồm:

+ Giáo dục, đào tạo tại chỗ

+ Phát triển thể chất và tinh thần

Công nghệ, bao gồm:

+ kiến thức khoa học tương ứng cho sản xuất

+ đổi mới kinh tế nội địa

+ Tiếp thu công nghệ mới từ nước ngoài

Vốn xí nghiệp, bao gồm:

+ Các đầu tư cố định vào nhà máy và thiết bị

+ Công việc tập thể và tổ chức lao động

+ Các cơ hội đầu tư

+ Khả năng thu hút lao động và vốn

Sức khỏe

Phát triển kinh tế:

+ GNP trên đầu người

cao

+ Tăng trưởng GNP đầu

người

+ Giảm đói nghèo

Page 39: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Sự dẻo dai: làm việc hoặc hoạt động chân tay tương đối lâu và liên tục mà không

cảm thấy mệt mỏi.

Khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh: ít ốm đau hoặc nếu có bệnh cũng

nhanh khỏi và chóng hồi phục.

Khả năng chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường: chịu nóng

lạnh, hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết.

Cơ sở của các điểm vừa nêu chính là trạng thái thăng bằng của mỗi hệ thống và sự

thăng bằng của 4 hệ thống: Tiếp xúc,vận động, nội tạng và điều khiển của cơ thể.

Sức khỏe tinh thần:

Sức khỏe tinh thần là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm

và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi,

thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở những quan niệm sống tích cực, dũng

cảm, chủ động, ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành

mạnh.

Có thể nói, sức khỏe tinh thần là nguồn lực để sống khỏe mạnh, là nền tảng cho

chất lượng cuộc sống, giúp cá nhân có thể ứng phó một cách tự tin và hiệu quả với mọi

thử thách, nguy cơ trong cuộc sống. Sức khỏe tinh thần cho ta khí thế để sống năng động,

để đạt được các mục tiêu đặt ra trong cuộc sống và tương tác với người khác với sự tôn

trọng và công bằng.

Sức khỏe tinh thần chính là sự biểu hiện nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo

đức. Cơ sở cùa sức khỏe tinh thần là sự thăng bằng và hài hòa trong hoạt động tinh thần

giữa lý trí và tình cảm.

Sức khỏe xã hội:

Sự hòa nhập của cá nhân với cộng đồng được gọi là sức khỏe xã hội như câu nói

của Mác: “Con người là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Sức khỏe xã hội thể

hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa thành viên, gia đình,

nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi công cộng, cơ quan. Nó thể hiện ờ sự được chấp nhận

và tán thành của xã hội. Càng hòa nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu

mến càng có sức khỏe xã hội tốt và ngược lại.

Page 40: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân

với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác, là sự hòa nhập giữa cá

nhân, gia đình và xã hội.

Ba yếu tố sức khỏe liên quan chặt chẽ với nhau. Nó là sự thăng bằng, hài hòa của

tất cả những khà năng sinh học, tâm lý và xã hội của con người. Nó là cơ sở quan trọng

tạo nền tảng cho hạnh phúc con người.

12. Nguyễn Xuân Sinh (2011), Xây dựng chương trình huấn luyện kỹ năng hoạt động

nhóm thông qua các hoạt động thể chất cho học sinh phổ thông lứa tuổi 13-14 (nam,

nữ) tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu này trình bày các vấn đề liên quan đến tầm quan trọng và các quan điểm

của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất trong trường học.

Vai trò và tầm quan trọng của công tác GDTC

Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện trong trường phổ thông, trong

đó, Thể dục có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe, thể lực của học

sinh, chuẩn bị cho người lao động tương lai, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy, Thể dục ở đây là vì con người, góp phần đào tạo thế

hệ trẻ trở thành những con người có ích cho xã hội, giúp học sinh giải tỏa những căng

thẳng do thiếu vận động tạo nên, đồng thời phục vụ cho quá trình tiếp thu kiến thức trong

học tập được tốt hơn.

GDTC có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực của học sinh.

Đó chính là mục tiêu quan trọng nhất và là kim chỉ nam xuyên suốt từ tiểu học đến trung

học phổ thông và cao đẳng – đại học. Vì vậy, việc xây dựng chương trình môn học GDTC

phải luôn có tính khả thi, luôn luôn phù hợp với chương trình khung của Bộ Giáo dục -

Đào tạo quy định, phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi, giới tính, với sức khỏe và

thể lực của học sinh, đồng thời mở rộng quyền chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện

thực tiễn của địa phương trong quá trình thực hiện, là xu thế phát triển tất yếu của giáo

dục Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21.

Nhiệm vụ của GDTC

Page 41: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Nhiệm vụ cơ bản quan trọng nhất của giáo dục thể chất trong trường học là giáo dục,

rèn luyện cho thế hệ học sinh có sức khỏe tốt, có lối sống lành mạnh, làm phát triển thêm

những kỹ năng vận động cơ bản, giúp cho học sinh học tập đạt hiệu quả cao và chuẩn bị

cho học sinh những kỹ năng sống, làm hành trang bước vào đời. Đồng thời, GDTC trong

nhà trường còn có nhiệm vụ là phát hiện và đào tạo những nhân tài thể dục thể thao cho

đất nước.

Thông qua giáo dục thể chất, bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, kiên

cường, trung thực, thẳng thắn, ý thức tổ chức, kỹ luật, tinh thần đoàn kết, xây dựng thói

quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và đồng thời làm cho không khí của trường, lớp

thêm vui tươi, lành mạnh.

Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC

Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của vai trò sức khỏe con người đối với vận

mệnh đất nước, cũng như đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng Tổ

quốc, Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn chú trọng đến việc

tăng cường, mở rộng các hoạt động TDTT và đặc biệt là công tác GDTC cho thanh niên.

Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác ngày 27 tháng 3 năm 1946, Bác đã

chỉ rõ “... Mỗi người dân khỏe mạnh tức là góp phần làm cho cả nước mạnh khỏe, mỗi

người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, dân cường thì nước thịnh... Tự

tôi ngày nào cũng tập” .

Ngày 31/3/1960, Bác Hồ tự tay viết thư gửi Hội nghị cán bộ TDTT toàn miền Bắc.

Trong thư, người dạy: “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có sức

khỏe. Muốn có sức khỏe, thì thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Vì vậy, chúng ta

nên phát triển phong trào thể dục thể thao cho rộng khắp”. Đồng thời, Bác cũng căn dặn:

“Cán bộ thể dục thể thao phải học tập chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái công

tác” nhằm phục vụ sức khỏe cho nhân dân. Về vị trí TDTT trong xã hội, Bác Hồ khẳng

định “là một công tác trong những công tác cách mạng khác” . Vì vậy, việc chăm lo cho

công tác giáo dục thể chất trong trường học, là một việc làm có tầm quan trọng đặc biệt

trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, nhằm chuẩn bị con người cho sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước.

Page 42: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Trong chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng, số 169/CT.TW ngày 14/12/1969, ghi

rõ: “Trường phổ thông cần có các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục

lên một bước, nhằm vào 3 mặt: tư tưởng đạo đức, kiến thức văn hóa và sức khỏe... tăng

cường rèn luyện thân thể và công tác vệ sinh phòng bệnh trong trường học, đảm bảo từng

bước giữ gìn và nâng cao sức khỏe học sinh” .

Hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định tại điều 41 năm

1992 “Nhà nước và xã hội phát triển nền TDTT dân tộc, khoa học và nhân dân. Nhà nước

thống nhất quản lý sự nghiệp TDTT, quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học,

khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo các

điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng

hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao”.

Trước tình hình mới, Đảng đã vạch ra định hướng cho sự nghiệp phát triển TDTT:

“Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội

của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Công tác TDTT

phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách đạo đức, lối sống

lành mạnh, phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao

động xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang”.

Ngày 24/3/1994, Ban bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 36/CT-TW về công tác

TDTT trong giai đoạn mới, đã nêu rõ: “... Cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn

luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho từng trường học các cấp, tạo những điều kiện

cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ giáo dục thể chất bắt buộc ở tất cả các

trường học”.

Ngày 7/3/1995, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Chỉ thị 133/TTG về việc xây dựng

và quy hoạch phát triển ngành TDTT và Giáo dục đào tạo. Về GDTC trong trường học,

Chỉ thị nêu rõ: “... Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà

trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, quy đinh tiêu chuẩn rèn

luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học, có quy chế bắt buộc đối với công tác GDTC

trong nhà trường”.

Page 43: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996 đã khẳng định:

“... Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách

hàng đầu... chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ 21...” Đồng thời, Đảng

cũng khẳng định: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng

thời là vốn quí để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về

thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành các đoàn thể...”.

Để cụ thể hóa các văn bản pháp luật có tính định hướng và chỉ đạo nói trên, Bộ Giáo

dục và Đào tạo đã ban hành: “Quy chế giáo dục thể chất trong nhà trường thuộc hệ thống

giáo dục quốc dân” , trong đó chỉ rõ:

Giáo dục thể chất là nội dung bắt buộc đối với học sinh, sinh viên, được thực hiện

trong hệ thống giáo dục quốc dân, từ mầm non đến đại học. GDTC là một bộ phận quan

trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân

lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Nhiệm vụ của GDTC là hình thành ở thế hệ trẻ nếp sống lành mạnh, có tri thức, kỹ

năng và phương pháp giữ gìn sức khỏe, phát triển thể lực, góp phần thực hiện mục tiêu

giáo dục đào tạo.

Ngành giáo dục đào tạo phối hợp với ngành TDTT, y tế và các ngành có liên quan,

tạo điều kiện để tất cả các học sinh, sinh viên được học tập và tham gia các hoạt động

TDTT, tham gia các giải thi đấu thể thao.

Nội dung của hoạt động thể chất bao gồm: dạy và học môn thể dục nội khóa, hoạt

động TDTT trong và ngoài nhà trường, tổ chức các hoạt động ngoại khóa để bảo vệ và

tăng cường sức khỏe, vệ sinh cá nhân, môi trường và dinh dưỡng.

Dạy và học môn thể dục là hình thức GDTC cơ bản trong nhà trường, được tiến hành

chủ yếu bằng giờ học nội khóa. Nhà trường phải đảm bảo dạy đúng, đủ nội dung và thời

gian môn học theo quy định của Bộ. Nội dung chương trình GDTC nội khóa gồm phần

bắt buộc và phần tự chọn. Phần tự chọn bao gồm các môn thể thao phù hợp với điều kiện

từng trường.

Hoạt động ngoại khóa về TDTT bao gồm các hình thức: tự tập luyện, tập luyện có

hướng dẫn, tập luyện trong và ngoài nhà trường, trong các câu lạc bộ thể thao trường học.

Page 44: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

Ngày 9/10/2000, Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố

lệnh về việc ban hành pháp lệnh TDTT , đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa X

thông qua ngày 25/9/2000. Pháp lệnh có 9 chương, 59 điều. Trong đó, điều 14, 15 của

chương I quy định về TDTT trường học như sau:

Điều 14 của pháp lệnh: “TDTT trường học bao gồm GDTC và hoạt động TDTT

ngoại khóa cho người học. GDTC trong trường học là chế độ GDTC bắt buộc nhằm tăng

cường sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp

ứng yêu cầu giáo dục toàn diện người học. Nhà nước khuyến khích hoạt động TDTT

ngoại khóa trong nhà trường”.

Điều 15 của pháp lệnh quy định: “Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban

TDTT thực hiện các nhiệm vụ: xây dựng, chỉ đạo thực hiện chương trình GDTC. Quy

định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và đánh giá kết quả rèn luyện thân thể của người học.

Đào tạo, bồi dưỡng và đảm bảo đủ giáo viên, giảng viên TDTT. Quy định hệ thống thi

đấu TDTT trường học”.

Tóm lại, qua những Chỉ thị và Nghị quyết trên cho thấy: Đảng và Nhà nước rất coi

trọng việc tăng cường sức khỏe cho nhân dân, nhất là đối với tầng lớp học sinh, sinh viên.

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của thời đại hiện nay, việc giáo dục và

phát triển thể chất là một trong những biện pháp tích cực nhất góp phần tăng cường và

bảo vệ sức khỏe, cải tạo nòi giống... Đó cũng là vấn đề cốt lõi mà Đảng và Nhà nước ta

quan tâm hàng đầu, để góp phần xây dựng một đất nước “dân giàu nước mạnh, xã hội

công bằng dân chủ văn minh” và phấn đấu đạt vị trí ngang tầm với các nước tiên tiến trên

thế giới trong tương lai.

Ngày nay, TDTT đang trở thành nhu cầu và thói quen rèn luyện thân thể để giữ gìn

và tăng cường sức khỏe của đông đảo nhân dân có cuộc sống khỏe mạnh hơn, đời sống

tinh thần phong phú hơn khi đời sống vật chất đã có nhiều cái thiện. Hiểu biết về sức khỏe

thời kỳ công nghiệp hóa không còn gới hạn ở chỗ không ốm đau, bệnh tật mà là cả một

trạng thái hài hòa giữa thể chất, tinh thần và ứng xử xã hội. Trong nền kinh tế công

nghiệp đã giảm nhiều về lao động cơ bắp, lao động điều khiển bằng bộ não gia tăng đã

gây những bất cập về sức khỏe, thể trạng con người thì trong thời đại kinh tế tri thức lao

Page 45: KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ố

động công nghiệp được tự động hóa rất cao dưới hình thức “lao động văn phòng” thì mối

nguy cơ giảm sút thể trạng là điều không thể tránh khỏi.

13. Dương Ngiệp Chí (2005), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

14. Chris Gratton, Ian Jones (2004), Research Methods for Sport Studies, Routledge.

15. Nguyễn Xuân Sinh (1999), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể

thao, NXB TDTT, Hà Nội.

16. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB

TDTT, Hà Nội.

17. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với

SPSS, NXB Thống kê, 2005.

18. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp toán thống kê, NXB TDTT.

Các tài liệu này hướng dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học, các

phương pháp giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, các công cụ phân tích và xử lý

kết quả điều tra.