khoa h n giang - an giang university

12
Trang tin lưu hành nội bộ 1 TRANG TIN SỐ 05 Năm 2018 Liên hiệp các Hội Khoa h n Giang phối hợp Sở Y tế tỉnh AG “Định hướng ngày 25/9/2018, tại Hội trường Nhà khách văn phòng UBND tỉnh An Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh phối hợp với Sở tổ chức Hội thảo khoa học: “Định hướng An Giangđến tham dự hội thảo TS. Nguyễn Thanh Bình, UVBTV TU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; BS.CKII Từ Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Y tế; ThS. Lê Minh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh 70 đại biểu là đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, các UBND các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và . ThS. Lê Minh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT đã khái quát một số kết quả đạt được qua 05 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU (14/02/2012) về phát triển sự nghiệp y tế, nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân nhân giai đoạn (2011-2015). ng , một số chuyên khoa mũi nhọn cần quan tâm đẩy mạnh phát triển trong những năm tới như tim mạch, chẩn đoán hình ảnh, lão khoa, d phòng chống các bệnh không lây nhiễm và một số ý kiến phát biểu tham luận về các chủ đề: Phát triển ngành y tế tỉnh An Giang theo hướng chuyên sâu và hiện đại hóa; Ứng dụng dịch vụ kỹ thuật cao và phát triển chuyên sâu tim mạch trong khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Tim Mạch An Giang; Thực trạng và phát triển Bệnh viện Sản Nhi An Giang theo hướng chuyên sâu và hiện đại hóa; Thực trạng, định hướng phát triển chuyên sâu và hiện đại hóa Bệnh viện Nhật Tân; Hiện đại hóa y học cổ truyền và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh An Giang. Phát biểu tổng kết Hội thảo, TS. Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự cần thiết phải định hướng phát triển chuyên sâu và hiện đại các cơ sở chẩn đoán, khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực y tế và sản xuất dược phẩm trong tỉnh. Ngành y tế tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát trển y tế chuyên sâu tại tuyến tỉnh và phát triển y tế phổ cập tại tuyến cơ sở theo định hướng hội nhập và phát triển, từng bước tiếp cận trình độ quốc gia và quốc tế.

Upload: others

Post on 28-Oct-2021

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Khoa h n Giang - An Giang University

Trang tin lưu hành nội bộ 1

TRANG TIN SỐ 05

Năm 2018

Liên hiệp các Hội Khoa h n Giang phối hợp Sở Y tế tỉnh AG

“Định hướng ”

ngày 25/9/2018, tại

Hội trường Nhà khách văn

phòng UBND tỉnh An Giang,

Liên hiệp các Hội KH&KT

tỉnh phối hợp với Sở tổ

chức Hội thảo khoa học:

“Định hướng

An Giang” đến

tham dự hội thảo

TS.

Nguyễn Thanh Bình, UVBTV

TU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;

BS.CKII Từ Quốc Tuấn, Giám

đốc Sở Y tế; ThS. Lê Minh

Tùng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh 70 đại biểu là đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành

tỉnh, các UBND các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và

. ThS. Lê Minh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT đã khái quát một số kết quả

đạt được qua 05 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU (14/02/2012) về phát triển sự nghiệp y tế, nâng

cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân nhân giai đoạn (2011-2015).

ng

,

một số chuyên khoa mũi

nhọn cần quan tâm đẩy mạnh phát triển trong những năm tới như tim mạch, chẩn đoán hình ảnh, lão khoa,

d phòng chống các bệnh không lây nhiễm và một số ý kiến phát biểu tham luận về

các chủ đề: Phát triển ngành y tế tỉnh An Giang theo hướng chuyên sâu và hiện đại hóa; Ứng dụng dịch

vụ kỹ thuật cao và phát triển chuyên sâu tim mạch trong khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Tim Mạch An

Giang; Thực trạng và phát triển Bệnh viện Sản Nhi An Giang theo hướng chuyên sâu và hiện đại hóa;

Thực trạng, định hướng phát triển chuyên sâu và hiện đại hóa Bệnh viện Nhật Tân; Hiện đại hóa y học cổ

truyền và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh An Giang.

Phát biểu tổng kết Hội thảo, TS. Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự cần

thiết phải định hướng phát triển chuyên sâu và hiện đại các cơ sở chẩn đoán, khám chữa bệnh, đào tạo

nhân lực y tế và sản xuất dược phẩm trong tỉnh. Ngành y tế tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát trển y tế chuyên

sâu tại tuyến tỉnh và phát triển y tế phổ cập tại tuyến cơ sở theo định hướng hội nhập và phát triển, từng

bước tiếp cận trình độ quốc gia và quốc tế.

Page 2: Khoa h n Giang - An Giang University

Trang tin lưu hành nội bộ 2

Hội đồng tư vấn Kinh tế- xã hội (UBMTTQ tỉnh) tiến hành khảo sát tình trạng học sinh bỏ học, công

tác phân luồng, hướng nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Ngày 28/8/2018, thực hiện Kế hoạch số 224/KH-HĐTVKTXH ngày 24/7/2018, Hội đồng tư vấn

Kinh tế- xã hội (UBMTTQ tỉnh) do Chủ tịch LHH là Chủ nhiệm Hội đồng KTXH đã tiến hành khảo sát

tình trạng học sinh bỏ học, công tác phân luồng, hướng nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong

những năm gần đây (2015-2018) trên địa bàn tỉnh An Giang. Qua khảo sát tại 2 huyện Chợ Mới, Tịnh

Biên và kết hợp các báo cáo của Sở GD&ĐT, Sở LĐ TB&XH riêng về tình trạng bỏ học, đoàn công tác

có các nhận xét, đánh giá, và đề nghị như sau: Có nhiều chuyển biến tích cực, hạn chế tình trạng HS bỏ

học ở 3 cấp học (nhất là những năm gần đây); tăng cường huy động HS đến trường (nhất là ở cấp THCS).

Đã làm tốt công tác tuyên truyền và quản lý học sinh có nguy cơ bỏ học; công tác phối hợp, thực hiện các

chính sách đối với giáo dục nhằm hạn chế học sinh bỏ học. Tuy nhiên, tỷ lệ huy động HS đến trường còn

rất thấp ở bậc THPT; tỷ lệ HS bỏ học ở cấp THCS tuy có giảm nhưng chưa ổn định, tỷ lệ HS bỏ học ở cấp

THPT còn cao.

Đề xuất các giải pháp chủ yếu như: Đoàn khảo sát đề nghị cần áp dụng tổng hợp các giải pháp hạn

chế bỏ học nhìn từ nguyên nhân nhằm giải quyết 4 điều kiện ảnh hưởng đến việc HSBH là: học lực yếu

kém; nghèo/ hoàn cảnh gia đình khó khăn/ khó khăn đột xuất; nhận thức/ trách nhiệm không đúng của

PHHS+HS; sự quan tâm, hỗ trợ chưa đầy đủ, kịp thời của HTCT và XH. Thực hiện 4 giải pháp trọng tâm

và chủ yếu là: 1/ Thực hiện thường xuyên và có hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tăng

cường trách nhiệm, sự phối hợp giữa 4 trụ cột là: chính quyền, các đoàn thể/tổ chức CTXH địa phương

(cấp cơ sở xã, phường, ấp, khóm) với nhà trường, gia đình/HS và cộng đồng xã hội trong công tác huy

động HS đến trường, chống bỏ học (tập trung hơn nữa trách nhiệm gia đình và ý thức HS). 2/ Nhà trường

phối hợp địa phương theo dõi, dự báo, quản lí tình trạng HS có nguy cơ bỏ học theo hướng chủ động, kịp

thời. 3/ Nâng cao chất lượng giáo dục, giảm học sinh yếu kém, xây dựng trường lớp thân thiện; và 4/ Tạo

điều kiện, hỗ trợ kịp thời gia đình HS có nguy cơ bỏ học hoặc đã bỏ học về kinh tế và vật chất cần thiết để

giảm nghèo/thoát nghèo. Đề nghị CP, QH sửa Luật Giáo dục theo hướng miễn học phí hệ THCS.

Hội đồng tư vấn Kinh tế- xã hội (UBMTTQ tỉnh) tiến hành khảo sát việc triển khai và tổ chức thực

hiện phát triển chăn nuôi và ứng dụng công nghệ cao theo Nghị quyết 09-NQ/TU trong lĩnh vực chăn

nuôi

Ngày 03/10/2018, thực hiện Kế hoạch số 224/KH-HĐTVKTXH ngày 24/7/2018, Hội đồng tư vấn

Kinh tế- xã hội (UBMTTQ tỉnh) do Chủ tịch LHH là Chủ nhiệm Hội đồng KTXH đã tiến hành khảo sát

việc triển khai và tổ chức thực hiện phát triển chăn nuôi và ứng dụng công nghệ cao theo Nghị quyết 09-

NQ/TU trong lĩnh vực chăn nuôi tại 2 huyện Tri Tôn và Châu Phú. Qua khảo sát tại 2 huyện Tri Tôn,

Châu Phú và kết hợp các báo cáo của Sở NN&PTNT (Chi Cục CNTY), đoàn công tác có các nhận xét,

đánh giá, và đề nghị như sau: 1/ Đàn gia súc, gia cầm có xu hướng giảm (nhất là con bò); chăn nuôi phát

triển dần theo hướng tập trung với hình thức trang trại (bò, heo, gia cầm) nhưng còn ở qui mô nhỏ và ít. 2/

Một số ứng dụng KHCN trong chăn nuôi được tiếp tục thực hiện (nhất là cải thiện chất lượng giống) nhưng

chưa tạo đột phá mới và phổ biến về ứng dụng công nghệ cao, chỉ tập trung ở một số ít doanh nghiệp, trang

trại và mô hình. 3/ Ít doanh nghiệp lớn đầu tư và xây dựng các chuỗi liên kết hiệu quả trong chăn nuôi. 4/

Hạn chế sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. 5/ Còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi (thị

trường, giá cả chưa ổn định; chưa chủ động được về con giống; rủi ro về thiên tai và dịch bệnh; chăn nuôi

nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư nên hiệu quả thấp và gây ô nhiễm môi trường; thụ hưởng chính sách ưu

đãi về chăn nuôi ít…).

Đoàn khảo sát đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi tỉnh An Giang như: 1/ Xây

dựng đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi tỉnh AG giai đoạn đến 2025-2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng

và phát triển bền vững; phát triển chăn nuôi theo hướng chất lượng, tập trung, an toàn dịch bệnh, hiệu quả;

xây dựng các chuỗi sản xuất liên kết trong chăn nuôi nhằm góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp

tỉnh. 2/ Xây dựng đề án phát triển bò thịt lai giống ngoại và chăn nuôi bò sữa. 3/ Tổ chức thực hiện tốt các

chính sách phát triển chăn nuôi của TW và tỉnh đã ban hành. 4/ Có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu

tư và xây dựng các chuỗi liên kết hiệu quả trong chăn nuôi. Khuyến khích các hình thức liên kết trong

Page 3: Khoa h n Giang - An Giang University

Trang tin lưu hành nội bộ 3

chăn nuôi. 5/ Đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi theo hướng công nghệ

cao và các giải pháp hỗ trợ cần thiết. Xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh. 6/ An toàn thực phẩm, hạn

chế sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. 7/ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo bảo vệ môi trường trong

các khu chăn nuôi tập trung. 9/ Điều tra khảo sát tình hình chăn nuôi tỉnh AG.

Hội nghị giao ban Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

năm 2018

Ngày 23-24/8/2018

Liên hiệp các Hội Khoa

học và Kỹ thuật Việt Nam

phối hợp với Liên hiệp các

Hội Khoa học và Kỹ thuật

(Liên hiệp Hội) Tiền

Giang tổ chức Hội nghị

giao ban Liên hiệp Hội các

tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương năm 2018, tại

Tiền Giang. Tham dự Hội

nghị có đại diện Văn

phòng Trung ương Đảng,

Ban Tuyên giáo Trung

ương, Bộ Khoa học - Công

nghệ, Ban Thi đua - Khen

thưởng Trung ương,

GS.TSKH Đặng Vũ Minh

- Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, các đồng chí trong Đoàn Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, lãnh đạo

UBND tỉnh Tiền Giang cùng đại diện Liên hiệp Hội 63 tỉnh, thành.

Tại Hội nghị TS. Phạm Văn Tân - Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam báo cáo tóm tắt tình hình

hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam và Liên hiệp Hội các tỉnh. Trong phần thảo luận, các đại biểu đã

chia sẻ kinh nghiệm, tồn tại khó khăn các hoạt động mang tính đặc thù của Liên hiệp Hội địa phương;

đồng thời, kiến nghị một số nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của Liên hiệp

Hội như: Tổng kết thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW, trong đó cần đánh giá sâu về vai trò của Liên hiệp Hội

Trung ương và địa phương, sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền các địa phương đối với tổ chức Liên hiệp

Hội, Liên hiệp Hội Việt Nam làm việc với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ quy định thống nhất về tổ

chức bộ máy Liên hiệp Hội trong phạm vi cả nước, nhất là biên chế và cơ chế tài chính, kiến nghị cấp thẩm

quyền xem xét cho Liên hiệp Hội các tỉnh, thành phố được hưởng phụ cấp công vụ hoặc phụ cấp đặc thù

thống nhất chung cho cả nước; Liên hiệp Hội Việt Nam làm việc với các bộ ngành Trung ương, lãnh đạo

Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ tư vấn,

phản biện và giám định xã hội cho hệ thống Liên hiệp Hội toàn quốc, đề xuất với Bộ Tài chính chỉnh mức

chi cho hoạt động tư vấn phản biện do hiện nay sự chênh lệch giữa hai thông tư 11/BTC của Bộ Tài chính

và Thông tư 55-LB-BTC-BKHCN của khoa học công nghệ gây khó khăn cho Liên hiệp Hội địa phương;

Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về công tác tư vấn, giám định, phản biện xã hội, kỹ năng viết đề xuất dự

án và tiếp cận các tổ chức phi chính phủ, tập huấn, hội thảo về công tác kiểm tra theo cụm, vùng nhằm

nâng cao năng lực cho Liên hiệp Hội địa phương. Hỗ trợ cho Hội thành viên một số mô hình, dự án hoạt

động và cơ sở vật chất cho các hội địa phương thuộc Liên hiệp Hội; Liên hiệp hội Việt Nam tổ chức sơ

kết thực hiện Quyết định 505/QĐ-TTg ngày 15/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Quyết định về việc thí

điểm tổ chức Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức khi tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và

giám định xã hội các chủ trương chính sách, dự án phát triển kinh tế xã hội”.

Phát biểu kết luận Hội nghị, GS. TSKH Đặng Vũ Minh cho rằng Hội nghị giao ban toàn quốc Liên

hiệp Hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2018 đã hoàn thành 3 nội dung quan trọng, gồm:

Page 4: Khoa h n Giang - An Giang University

Trang tin lưu hành nội bộ 4

Báo cáo, đánh giá, thảo luận về tình hình hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam và Liên hiệp Hội các địa

phương; thảo luận, đóng góp nhiều nội dung cho Đề án tổ chức bộ máy của Liên hiệp Hội Viêt Nam; triển

khai những nội dung mới của công tác thi đua, khen thưởng theo Nghị định 91/2017/NĐ-CP của Chính

phủ. Đồng thời cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo cùng toàn thể

cán bộ, viên chức Liên hiệp Hội Tiền Giang đã phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi, giúp Liên hiệp Hội Việt

Nam tổ chức Hội nghị giao ban toàn quốc thành công tốt đẹp.

Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam và Bộ

KH&CN tổ chức lễ Công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam 2018

Nhân kỉ niệm 73 năm Quốc

khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ

nghĩa Việt Nam, ngày 30/8/2018 tại

Hà Nội, Uỷ ban Trung ương Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ

thuật Việt Nam và Bộ Khoa học và

Công nghệ đã tổ chức long trọng

buổi lễ Công bố Sách vàng Sáng tạo

Việt Nam 2018 cho 73 tác giả, nhóm

tác giả đoạt giải. Đồng thời phát

động phong trào thi đua Đoàn kết

sáng tạo đặc biệt trong cả nước.

-

nhóm tác giả là các công trình sáng tạo khoa học - công nghệ đạt giải tại các cuộc thi do bộ, ngành, tổ

chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức từ năm 2016

đến nay. Đây là những công trình đã được ứng dụng và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trong sản xuất,

đời sống được các bộ, ngành, tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương giới thiệu, đề nghị. Hội đồng tuyển chọn đã làm việc khách quan, chính xác, trung thực, xem

xét, đánh giá 141 hồ sơ tham dự tuyển chọn đã đạt các tiêu chí đề ra và công nhận 73 công trình của các

tác giả, nhóm tác giả để cấp Giấy chứng nhận. 73 tác giả, nhóm tác giả trong Sách vàng Sáng tạo Việt

Nam 2018 là những công trình sáng tạo khoa học-công nghệ tiêu biểu, các dự án, sáng kiến, nhất là các

sáng kiến có giá trị trong việc hỗ trợ cộng đồng về y tế, môi trường và phát triển kinh tế-xã hội ở những

địa bàn khó khăn, biên giới, biển đảo và được ứng dụng rộng rãi, tỉnh An Giang có 1 đề tài vinh dự được

ghi tên vào Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2018 đó là đề tài Máy tính đa năng NCALC+ của em Trần

Lê Duy, học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Châu Thành, An Giang, từ năm (2016 - 2018)

em Trần Lê Duy đoạt được nhiều giải thưởng trong đó có giải nhất phần mềm sáng tạo hội thi tin học trẻ,

giải nhất Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh An Giang lần V, VI, giải nhất cuộc thi nghiên

cứu KHKT dành cho học sinh trung học năm 2016 - 2017 tỉnh An Giang, giải nhất Hội thi STKT tỉnh An

Giang năm 2017; giải nhất cuộc thi Sáng tạo TTN, NĐ toàn quốc, giải nhì cuộc thi KHKT quốc gia học

sinh Trung học 2016 - 2017.

Hội nghị nâng cao năng lực công tác thi đua khen thưởng Liên hiệp Hội Việt Nam và Hội nghị sơ kết

6 tháng đầu năm Khối các tổ chức chính trị - nghề nghiệp (khối 10)

Sáng ngày 24/8/2018, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức Hội nghị nâng cao năng lực công tác thi

đua khen thưởng cho các Liên hiệp Hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Tiền Giang, có sự tham

dự của GS. TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; TS. Nguyễn Khắc Hà, Vụ trưởng

Vụ Thi đua Khen thưởng các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương. Tại Hội nghị TS. Nguyễn Khắc Hà

Page 5: Khoa h n Giang - An Giang University

Trang tin lưu hành nội bộ 5

đã trình bày những vấn đề cơ bản của công tác thi đua khen thưởng; nội dung Nghị định 91/2017/NĐ-CP,

ngày 31/7/2017 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen

thưởng; và Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 của Bộ Nội vụ ban hành Thông tư quy định

chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017.

Để công tác thi đua, khen thưởng của hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam phù hợp với Nghị định

91/2017/NĐ-CP, Ban Tổ chức và Chính sách Hội thuộc Liên hiệp Hội (LHH) Việt Nam đã xây dựng dự thảo

Quy chế thi đua, khen thưởng LHH Việt Nam thay thế Quy chế thi đua khen thưởng đã ban hành kèm theo

Quyết định số 681/QĐ-LHH ngày 11/11/2011 của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương LHH Việt Nam và

sau đây là một số điểm mới trong dự thảo quy chế: Dự thảo Quy chế gồm 10 chương, 42 điều, tăng 01 chương

so với Quy chế năm 2011; tách “Điều 5. Nguyên tắc thi đua khen thưởng” của Quy chế 2011 thành 2 điều

trong dự thảo mới: “Điều 5. Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua”, “Điều 6. Nguyên tắc

khen thưởng và căn cứ khen thưởng”; bổ sung 01 chương “Chương VI. Hội đồng sáng kiến” và 02 điều liên

quan vào dự thảo quy chế; bổ sung vào “Điều 9. Hình thức tổ chức thi đua”, Điều 19. Cờ thi đua của Liên

hiệp Hội Việt Nam” trong dự thảo Quy chế nội dung về cụm, khối thi đua của Liên hiệp Hội Việt Nam. Tiếp

theo là dự kiến phân chia các cụm, khối thi đua Liên hiệp Việt Nam năm 2018 như sau: Cụm thi đua được xây

dựng đối với 63 Liên hiệp Hội địa phương thành 12 cụm, trong đó Liên hiệp Hội An Giang thuộc cụm 11 có 6

tỉnh (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang); Các Hội ngành toàn quốc được

phân chia thành 17 khối.

Cùng ngày 24/8/2018, Khối thi đua các tổ chức xã hội nghề nghiệp (Khối 10) đã tổ chức Hội nghị

sơ kết công tác thi đua 6 tháng đầu năm 2018. Tham dự Hội nghị có các Đại biểu đại diện Lãnh đạo các

đơn vị, chuyên viên phụ trách công tác thi đua khen thưởng trong Khối và đồng chí Đỗ Hoàng Thị Kim

Ngọc - Phó Trưởng Ban Thi đua khen thưởng tỉnh. Tại Hội nghị, Chánh Văn phòng Liên hiệp các Hội

Văn học Nghệ thuật tỉnh báo cáo công tác thi đua 6 tháng đầu năm. Các đơn vị trong Khối đã trao đổi

thảo luận các nội dung cần bổ sung trong báo cáo, đồng thời thảo luận công tác thi đua của Khối trong

giai đoạn tới. Thay mặt Ban Thi đua, Khen thưởng tỉnh, đồng chí Đỗ Hoàng Thị Kim Ngọc đã đánh giá

cao hoạt động thi đua của 15 đơn vị trong Khối. Đặc biệt Khối trưởng đã thể hiện được vai trò tập hợp,

đôn đốc, đoàn kết, dẫn dắt các đơn vị trong Khối, thực hiện các kế hoạch thi đua của tỉnh năm 2018. Cơ

bản Khối 10 đã hoàn thành các kế hoạch đề ra trong năm 2018. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như

một số đơn vị báo cáo chậm; do tính chất chuyên môn mỗi Hội khác nhau nên việc tổng hợp báo cáo còn

mang tính liệt kê, báo cáo dài; Quy chế thi đua của Khối còn chưa thống nhất cần nghiên cứu điều chỉnh

và bổ sung.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ

(2017 - 2022)

Ngày 21/8/2018, Liên hiệp

các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh

Sóc Trăng tổ chức đại hội lần thứ

III, nhiệm kỳ (2017 - 2022). Đến

dự có GS. TS. Đặng Vũ Minh, Chủ

tịch Liên hiệp Các Hội Khoa học

và Kỹ thuật Việt Nam; ông Trần

Văn Vụ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy;

ông Ngô Hùng, Phó Chủ tịch

UBND tỉnh Sóc Trăng và đại diện

lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh;

lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa

học và Kỹ thuật của một số tỉnh

bạn. Báo cáo nêu rõ, trong 5 năm

qua thực hiện Nghị Quyết số 27-

NQ/TW của BCH Trung Đảng

Page 6: Khoa h n Giang - An Giang University

Trang tin lưu hành nội bộ 6

(khóa X) ngày 06/8/2008 “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước”, Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) ngày 16/4/2010 “Về tiếp tục đổi mới,

nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Liên hiệp Hội Sóc Trăng luôn thể hiện rõ vai

trò và trách nhiệm chính trị của tổ chức đại diện cho đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ; tích cực đi

đầu trong việc truyền bá, phố biến kiến thức khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản

biện, tham gia các hội đồng tư vấn, phản biện do UBND tỉnh các sở, ngành thành lập. Bên cạnh đó, các

Hội thành viên còn đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và

đào tạo, y tế, phát triển cộng đồng và giảm nghèo. Với tinh thần “Đoàn kết - Trí tuệ - Đổi mới - Phát

triển”, trong nhiệm kỳ tới, Liên hiệp Hội và các Hội thành viên, các tổ chức trực thuộc, đội ngũ trí thức

Khoa học và Kỹ thuật nỗ lực thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Liên hiệp Hội Sóc Trăng trở thành tổ

chức chính trị - xã hội vững mạnh, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã

hội tỉnh nhà.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành khóa mới gồm 33 ủy viên, bà Vũ Thị Hiếu Đông, Giám đốc Sở

Khoa học và Công nghệ giữ chức Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sóc Trăng, nhiệm kỳ 2017 -

2022; ông Hứa Chu Khem, Phó Chủ tịch Thường trực, ông Hồ Quang Cua, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng

Ban Kiểm tra; ông Trần Minh Thành, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký. Nhân dịp này, có 06 tập thể, 03 cá

nhân được nhận Bằng khen và 09 cá nhân được nhận Kỷ niệm chương của Liên hiệp các Hội KH&KT

Việt Nam. Phát biểu tại đại hội, ông Ngô Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ghi nhận những kết quả đạt

được và đề nghị trong nhiệm kỳ tới, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sóc Trăng cần quan tâm hơn nữa

công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đội ngũ trí thức Khoa học và Kỹ thuật trong tỉnh, tăng cường các

nhiệm vụ theo chức năng của Hội, chủ động các hoạt động tư vấn, phản biện, góp phần thúc đẩy phong

trào sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật của tỉnh nhà.

Phân hiệu Trường Đại học Tôn Đức Thắng được xây dựng tại An Giang

Nhân kỷ niệm chào mừng 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888-20/8/2018),

chiều ngày 19/8/2018, UBND tỉnh An Giang đã phối hợp với Trường Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức Lễ

khởi công xây dựng Phân hiệu Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) tại thị trấn An châu, huyện Châu

Thành, tỉnh An Giang. Đến dự buổi lễ có đồng chí Huỳnh Đảm - Nguyên Chủ tịch Ủy Ban Trung ương

Mặt trận tổ quốc Việt Nam; đồng chí Bùi Văn Cường - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

đồng chí Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang; đồng chí Lê Văn Nưng - Phó Chủ

tịch UBND tỉnh An Giang cùng các đại biểu tham dự.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng là một trường đại học công lập và được Chính Phủ cho phép tự

chủ toàn diện từ 29/01/2015. Theo kết quả về thành tích công bố ISI cho các cơ sở nghiên cứu và giáo

dục ở Việt Nam thì Đại học Tôn Đức Thắng xếp thứ 2 sau Viện hàn lâm khoa học và công nghệ, nằm

trong top 10 đơn vị hàng đầu về công bố ISI (Institute for Scientific Information) ở Việt Nam, từ giai

đoạn 01/01/2015 đến 31/5/2018. Đại học Tôn Đức Thắng đứng số 7 toàn quốc về xếp hạng các đại học

trong cả nước (ĐHCT xếp thứ 3 và ĐHAG xếp hạng 40).

Phân hiệu Trường Đại học Tôn Đức Thắng được xây dựng tại An Giang là cơ sở thứ 6 của TDTU

(5 cơ sở trước tại TP.HCM, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Cà Mau). Công trình Đại học Tôn

Đức Thắng Cơ sở An Giang với tổng diện tích 61.000m2, mức đầu tư dự kiến 606 tỷ đồng, được thiết kế

và xây dựng tổng thể với nhiều hạng mục đa dạng, đảm bảo nhu cầu rèn luyện và phát triển toàn diện cho

người học, bao gồm: Khu hành chánh; khu học tập và phục vụ học tập; khu công nghiệp cao; khu thể dục

thể thao, sân bãi giáo dục thể chất quốc phòng; khu ký túc xá và Nhà công vụ; khu kỹ thuật và hỗ trợ.

Hội nghị thông tin kết quả phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch An Giang

Chiều ngày 24/8/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang đã tổ chức Hội nghị thông tin kết quả

phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch của Tỉnh. Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân - Bí thư Tỉnh ủy

Page 7: Khoa h n Giang - An Giang University

Trang tin lưu hành nội bộ 7

chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có đ/c Võ Anh Kiệt - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đ/c Vương Bình

Thạnh - Phó Bí thư Tỉnh ủy cùng lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tại Hội

nghị, TS. Mai Thị Ánh Tuyết - Thành viên Ban Cố vấn Kinh tế - Xã hội của Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Liên

hiệp các Hội KH&KT tỉnh đã trình bày thông tin chuyên đề về giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác sản

phẩm du lịch tỉnh An Giang. Tỉnh nên tập trung nguồn lực đầu tư phát triển sản phẩm du lịch Văn hóa

tâm linh thành sản phẩm đặc thù (Núi Sam, Núi Cấm, Miếu Bà Chúa Xứ,...), đồng thời phát triển những

sản phẩm bổ trợ để gia tăng sự phong phú cho hệ thống sản phẩm (du lịch sinh thái Rừng tràm Trà sư, Di

tích Văn hóa Óc Eo, hệ thống đền chùa, du lịch trải nghiệm nông nghiệp, làng nghề,...), đánh giá đúng thị

trường khách mục tiêu để phát triển sản phẩm du lịch như khách nội địa hay nước ngoài, lứa tuổi, phái,

thu nhập,... nhằm tạo sản phẩm du lịch tương ứng. Phát huy vai trò quản lý nhà nước để cung ứng đến du

khách dịch vụ giá cả phù hợp, chất lượng cao (ăn uống, lữ hành, lưu trú). Tăng cường công tác quảng bá

du lịch gắn sản phẩm du lịch với thị trường mục tiêu. Tạo cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp

đầu tư. Định kỳ xây dựng chương trình kích cầu du lịch và Năm du lịch để chủ động tổ chức thực hiện và

thu hút khách du lịch đến tỉnh An Giang.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Bí Thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh: các cấp, các

ngành cần đổi mới trong tư duy và hành động nhằm vực dậy tiềm năng du lịch - một ngành kinh tế quan

trọng của địa phương. Trong đó, phải xác định đúng lợi thế của du lịch An Giang; lấy doanh nghiệp và

người dân làm chủ thể để phát triển du lịch. Nhà nước tạo điều kiện về cơ chế chính sách; quảng bá hình

ảnh An Giang; thu hút đầu tư vào du lịch địa phương. Qua đó, tăng nguồn thu và tỷ trọng RGDP từ du

lịch; góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trên, Đồng chí Bí thư

Tỉnh ủy đề nghị các cấp các ngành cần khắc phục những hạn chế chủ quan; phát huy lợi thế sẵn có; đồng

thời tập trung phát huy dư địa (đào tạo nguồn nhân lực, cơ chế chính sách) nhằm tạo nên lợi thế mới cho

phát triển. Trong đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực phải gắn với thực tế, nhu cầu của doanh nghiệp và

thị trường lao động. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, cơ sở hạ tầng du lịch; làm tốt công tác truyền thông;

tạo môi trường thuận lợi hút đầu tư vào du lịch.

UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp

tỉnh năm (2018-2019)

UBND tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số 1980/QĐ-UBND ngày 16/8/2018 phê duyệt Danh

mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2018-2019. Danh mục gồm 06 đề tài sẽ được UBND

tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực

hiện bao gồm: 1/ Chọn lọc một số giống lúa mùa ruộng trên có chất lượng tốt tại huyện Tịnh Biên và Tri

Tôn, tỉnh An Giang; 2/ Nghiên cứu thực trạng và đề suất các giải pháp cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh

An Giang đến 2025 và tầm nhìn đến 2030; 3/ Thực trạng, định hướng, xây dựng mô hình và giải pháp đổi

mới mô hình tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng ở An Giang giai đoạn đến năm 2025-2030,

tập trung cho mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp; 4/ Ảnh hưởng của môi trường nhà trường đến hiệu

quả giảng dạy, sự thỏa mãn nghề nghiệp và áp lực công việc của giáo viên trung học phổ thông trên địa

bàn tỉnh An Giang; 5/ Nghiên cứu phát triển hệ thống cảnh báo sạt lở sớm từ xa và tự động ở tỉnh An

Giang; 6/ Nghiên cứu khai thác thị trường khách du lịch đường thủy và trekking tỉnh An Giang giai đoạn

2020 - 2030.

Hội Khoa học lịch sử An Giang phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: “Tấm gương chiến đấu và hy

sinh của Anh hùng Ngô Thất Sơn trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)”

Ngày 24/8/2018, Hội Khoa học lịch sử An Giang phối hợp với Bảo tàng An Giang tổ chức Hội thảo

khoa học: “Tấm gương chiến đấu và hy sinh của Anh hùng Ngô Thất Sơn trong kháng chiến chống Pháp

(1945-1954)” với sự tham dự của Ban Tuyên Giáo tỉnh Tây Ninh, thân nhân của Anh hùng Ngô Thất Sơn

và các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh. Tại buổi Hội thảo các nhà khoa học và thân nhân Ngô Thất Sơn

đã hoàn chỉnh tiểu sử và làm rõ thân thế cuộc đời, sự tích anh hùng của Ngô Thất Sơn trong giai đoạn

kháng chiến chống Pháp (1945-1954)”. Anh Hùng Ngô Thất Sơn còn có tên là Trịnh Ngọc Ảnh, sinh năm

Page 8: Khoa h n Giang - An Giang University

Trang tin lưu hành nội bộ 8

1919, sinh ra và lớn lên tại xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Đồng chí Ngô Thất Sơn là niềm

tự hào của quê hương An Giang, đồng chí hy sinh trong sự tiếc thương của đồng bào vùng biên giới Tây

Ninh và vùng quê Bảy Núi. Anh hùng Ngô Thất Sơn mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh và của dân tộc

Việt Nam nói chung. Để ghi nhớ công lao to lớn của đồng chí trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ngày

20 tháng 12 năm 1994, Ngô Thất Sơn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng

danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

-2018)

-

Tr

Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức tập huấn Kỹ thuật nuôi vịt sinh sản và vịt thương phẩm

đảm bảo an toàn sinh học

Trung tâm Khuyến nông An Giang vừa tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi vịt sinh sản và vịt

thương phẩm đảm bảo an toàn sinh học”, trong 3 ngày, từ ngày 26- 28/7/2018 tại Trung tâm Dịch vụ việc

làm tỉnh An Giang, tham gia tập huấn có 30 học viên tham dự, chủ yếu là Cán bộ kỹ thuật ở các huyện,

thị xã, thành phố. Nội dung tập huấn tập trung vào những quy trình kỹ thuật như: Giới thiệu giống và cách

chọn giống, xây dựng chuồng trại, kỹ thuật nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học, kỹ thuật vịt thương phẩm

an toàn sinh học, cách phòng trị bệnh, quản lý chăm sóc, các biện pháp vệ sinh thú y và đảm bảo an toàn

sinh học trong chăn nuôi vịt… Khóa học tập huấn rất có ý nghĩa, giúp cho học viên có được những kiến

thức cơ bản trong quy trình chăn nuôi vịt sinh sản và vịt thương phẩm đảm bảo an toàn sinh học. Kết thúc

tập huấn học viên tham gia nắm được kỹ thuật quản lý tốt trong chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn

sinh học, nhằm ứng dụng vào thực tế, đồng thời chuyển giao những khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất

tại địa phương.

Page 9: Khoa h n Giang - An Giang University

Trang tin lưu hành nội bộ 9

Sáng chế máy hốt rác sân trường ứng dụng tại Trường tiểu học B Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An

Giang

Xuất phát từ nhu cầu thực tế và

đam mê sáng chế mà không ít người,

đặc biệt là học sinh và các bác nông

dân liên tục đưa ra nhiều công cụ đắc

lực cho cuộc sống, nói tới tài chế máy

nông nghiệp thì ở đất cù lao Bình

Thủy tỉnh An Giang khó ai sánh bằng

ông Nguyễn Văn Dũng với gần 10

sáng chế, cải tiến kỹ thuật liên quan

đến lĩnh vực nông nghiệp và mới đây

ông vừa phát minh thêm công cụ thiết

thực theo đơn đặt hàng của trường

học khiến nhiều người phải bái phục.

Máy hút rác tự chế của ông Dũng dựa

trên nguyên tắc máy hút rác hiện có

được bán trên thị trường nhưng được cải tiến thêm một số chi tiết sao cho sản phẩm nhỏ gọn, đơn giản,

giá thành hợp lý. Máy di chuyển từ nơi này sang nơi khác và hút, thổi nhờ vào động cơ xăng 10 mã lực,

toàn bộ hệ thống hút rác được nằm gọn trên 1 khung sắt và trên 3 bánh xe mỗi giờ có thể hoạt động hốt

rác trong phạm vi 1.500 m2, tốn ít nhất 1 lít xăng. Các loại rác như lá cây, bọc nilon, chai nhựa, giấy đều

được máy ngốn, thổi vào thùng chứa có dung tích 0,7 m3. So với các loại máy ngoại nhập thì cái này gọn,

nhẹ dễ sử dụng và thích nghi với điều kiện sân bãi ở trường và giảm sức lao động mang lại hiệu quả rất

cao cho việc vệ sinh sân trường học. Máy hút rác lần đầu tiên được ứng dụng tại Trường tiểu học B Bình

Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang rất hiệu quả thay thế sức lao động con người mà cũng vừa tiết kiệm

thời gian, chi phí thay vì nhà trường phải thuê nhân công quét rác mỗi ngày. Mỗi một người quét rác sân

trường mất một buổi trong sân trường này trên dưới gần 2000 m2, máy này hốt như vậy 45 phút hoặc 1

tiếng đồng hồ là xong thì giảm được thời gian hốt rác, rất là tiện mà tiết kiệm được chi phí. Máy hốt rác

của ông Nguyễn Văn Dũng quả là sáng kiến cải tiến độc đáo, ngoài hốt được rác sân trường, máy còn làm

sạch bụi thích hợp thu gom rác cho cụm dân cư, hay các khu chợ nhỏ góp phần làm sạch môi trường nông

thôn.

Nông dân Nguyễn Văn Dũng ở xã Bình Thủy, Châu Phú, An Giang với những sáng chế hữu ích phục

vụ sản xuất nông nghiệp

Bắt tay vào công việc trên 10 năm,

những chiếc máy do ông Dũng sáng chế

đều gắn với nhu cầu phục vụ sản xuất

(SX) thực tiễn tại địa phương. Điển hình

như máy đánh rãnh thoát nước, được ông

Dũng mày mò sáng chế cách nay khoảng

10 năm, có thể thay thế hàng chục lao

động, đánh rãnh thoát nước được 2ha

đất/ngày để canh tác cây mè đen. Hiện,

máy không chỉ được nông dân (ND) địa

phương ứng dụng hiệu quả trong việc

canh tác rau màu, mà còn được ND các

nơi tìm đến đặt hàng mang về sử dụng.

Ông Dũng chia sẻ thêm về những chiếc

máy do mình chế tạo ra: “Lúc mới bắt

đầu chế tạo máy tôi gặp không ít khó khăn, bởi ý tưởng nảy sinh trong đầu và khi bắt tay vào làm thực tế

không dễ, phải tháo ra lắp lại, chỉnh sửa không biết bao nhiêu lần. Tôi rất hiểu những cái khổ, cái khó của

Page 10: Khoa h n Giang - An Giang University

Trang tin lưu hành nội bộ 10

nông dân, tôi nghĩ khi chế tạo thành công những chiếc máy sẽ giúp ích rất nhiều cho việc SX, vì vậy dù

khó khăn tôi quyết tâm không bỏ cuộc. Đúng như ông bà ta nói “Có công mài sắt có ngày nên kim”, cuối

cùng tôi đã thu về kết quả xứng đáng.

Đối với ông Dũng, không gì hạnh phúc hơn việc làm ra được những chiếc máy giúp tiết kiệm sức

lao động, giảm chi phí, góp phần áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào SX. Đó chính là động lực tạo

nên niềm đam mê sáng tạo và thôi thúc ông sáng chế thêm nhiều chiếc máy phù hợp với từng loại cây

trồng khác nhau. Đối với việc canh tác cây đậu bắp thì có máy bắt rầy xanh, máy cắt cây đậu bắp. Còn

canh tác rau, màu thì có máy tưới nước di động “3 trong 1”, xe phun thuốc bảo vệ thực vật, máy sạ phân.

Khi thấy ND trồng lúa phải “đau đầu” về nạn lúa cỏ, lúa lẫn tạp trong những vụ canh tác, ông Dũng

nghiên cứu, sáng chế thành công chiếc máy hút lúa rụng trên ruộng. Chiếc máy được thiết kế to gần bằng

máy suốt lúa, bên trong có lắp các bộ phận: vòi hút, giần sàng, giàn tách hạt lúa, tách tạp chất… Khi vận

hành, lưỡi cắt dưới gầm hạ xuống cắt gốc rạ, vòi hút ở đuôi máy chuyển động qua lại để hút những hạt lúa

rơi từ mặt đất lên máy, đi qua hệ thống sàng những hạt lúa to, chắc sẽ được tách riêng đổ vào thùng chứa

để thu hồi lại, tránh thất thoát lúa và trừ được nạn lúa cỏ, lúa lẫn tạp trong những vụ canh tác sau.

Không dừng ở việc chế tạo máy phục vụ SXNN, từ nhu cầu thực tế trong cuộc sống sinh hoạt hàng

ngày của người dân, ông Dũng còn sáng chế xe chữa cháy mi-ni di động thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, đáp

ứng nhu cầu phun nước chữa cháy ban đầu để chờ xe chữa cháy chuyên dụng. Mới đây, ông còn chế tạo

thành công máy hút rác nhỏ gọn thích hợp thu gom rác ở sân trường, cụm dân cư hay các khu chợ nhỏ.

Máy di chuyển, hút, thổi nhờ vào động cơ xăng 10 mã lực, mỗi giờ có thể hốt rác trong phạm vi 1.500m2,

chỉ tốn khoảng 1 lít xăng. Các loại rác như: lá cây, bọc ny-lon, chai nhựa, giấy… đều được hút vào thùng

chứa có dung tích 0,7m3.

Sáng chế rập bắt chuột thông minh của nông dân ở xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, tỉnh An

Giang

Ông Trần Văn Phước, xã

Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú,

tỉnh An Giang tự sáng chế công

cụ bắt chuột khác lạ hơn rập bắt

chuột thông thường, góp phần

giải quyết vấn đề chuột cắn phá

tài sản của người dân. Chiếc rập

chuột của ông Phước sáng tạo

cũng có phần lạ lẫm, gồm 2 lồng

chứa. Chiều dài khoảng 42cm,

ngang 18cm, bên ngoài miệng

hang có chiếc bập bênh để chuột

bò vào dễ dàng. Khi đớp mồi,

chuột tìm cách thoát thân nên

chạy lên một hom nhỏ được làm

bằng thiếc rồi sang lồng bên kia.

Nhiều con khác tiếp tục vào chui vào tìm mồi cũng bị dính bẫy rồi cũng bị nhốt vào hom thứ hai, và cứ

thế, 1 đêm bẫy chuột thông minh này có thề bắt cả bầy chuột nhắt từ 5- 10 con. Nguyên lý hoạt động là

do ngăn thứ hai bít bùng, chuột vô ngăn thứ nhất rồi qua ngăn hai nên không thấy con chuột bên kia. Khi

vô ăn mồi, chuột tìm kiếm lối thoát và khi nhìn thấy ánh sáng ở bên trên hom thì bắt đầu nhảy qua, chui

vào ngăn thứ hai. Nhiều con chuột bị mắc bẫy như thế, tạo thành đám đông. Khi chuột khác vào ngăn thứ

nhất không thấy mồi, tưởng rằng bên kia có mồi nhiều nên xúm lại ăn nên chuột cũng chui qua và cứ thế

cũng bị mắc bẫy. Như vậy, 1 đêm, bẫy chuột thông minh này có thể bắt được nhiều con chuột cùng một

lúc. Hiện nay ông Phước đã nghiên cứu sản xuất hàng loạt rập thông minh có kích cỡ với giá thành tiêu

thụ khác nhau, trong đó mỗi loại rập thông minh cũng có cách đưa chuột ra bên ngoài bằng một nắp chai

hay một cánh cửa được khóa chặt trước khi đi bẫy chuột.

Page 11: Khoa h n Giang - An Giang University

Trang tin lưu hành nội bộ 11

Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Đại học Cần Thơ phối hợp cùng tổ chức Hội thảo Tập huấn

“Phát triển Năng lượng tái tạo ở quy mô gia đình và cộng đồng”

Trong hai ngày 02 và

03/8/2018 Quỹ Hanns Seidel

Foundation (HSF), Đức và

Viện Nghiên cứu Biến đổi

Khí hậu - Trường Đại học

Cần Thơ phối hợp cùng tổ

chức Hội thảo Tập huấn “Phát

triển Năng lượng tái tạo ở quy

mô gia đình và cộng đồng” tại

cần Thơ và buổi tham quan

thực địa các mô hình Năng

lượng tái tạo ở Tịnh Biên, An

Giang.

Hội thảo tập huấn có sự tham dự của gần 50 đại biểu. Thành phần tham dự gồm các cơ quan Chi

cục bảo vệ môi trường, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát

triển công nghiệp thuộc 13 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, một số thành viên chủ chốt của Mạng

lưới Nghiên cứu Đồng bằng và Quan trắc Toàn cầu và lực lượng giảng viên trẻ của trường Đại học Cần

Thơ. Đại biểu tham dự Hội thảo tập huấn được cung cấp những nội dung về các kiến thức cơ bản năng

lượng tái tạo và khả năng phát triển của năng lượng tái tạo ở quy mô gia đình và cộng đồng cho các tỉnh

đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao nhận thức, tạo được sự

đồng thuận của các cấp cơ sở nhằm giúp cán bộ các tỉnh, thành trong khu vực chủ động hơn trong công

tác quản lý và hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và hỗ trợ người dân trong việc sử dụng năng

lượng tái tạo quy mô gia đình. Hội thảo Tập huấn đã thành công tốt đẹp và nhận được sự đánh giá cao về

nội dung, các nội dung bài giảng đi từ cơ bản đến nâng cao, phương thức trình bày theo cách tiếp cận có

sự tham gia của các đại biểu qua hình thức trình bày- vấn đáp, thảo luận nhóm,... để mang đến hiệu quả

bài giảng một cách tốt nhất cho quý học viên. Sau buổi Hội thảo Tập huấn tại Cần Thơ, Quỹ HSF và Viện

Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu trường Đại học Cần Thơ tổ chức chuyến tham quan thực địa tại huyện Tịnh

Biên, tỉnh An Giang, tham quan các mô hình năng lượng bền vững áp dụng tại địa phương và tìm hiểu lợi

ích của mô hình Năng lượng xanh.

Hội thảo Tiềm năng phát triển Điện mặt trời kết hợp với Sản xuất nông nghiệp bền vững

Tuần lễ Năng lượng tái tạo

Việt Nam năm 2018 do Liên

minh Năng lượng bền vững Việt

Nam (VSEA) và nhóm Công tác

về Biến đổi khí hậu (CCWG) tổ

chức từ ngày 21 đến 26/8/2018

với 5 sự kiện chính diễn ra tại 3

thành phố lớn là Hà Nội, TP.

HCM và TP. Cần Thơ. Mục tiêu

của chương trình nhằm tạo diễn

đàn cho các bên liên quan đối

thoại, tìm ra các giải pháp tháo

gỡ những khó khăn và thúc đẩy

phát triển năng lượng tái tạo; tăng

cường nhận thức của công chúng

về tính khả thi và các lợi ích của

năng lượng tái tạo; khởi động và

Page 12: Khoa h n Giang - An Giang University

Trang tin lưu hành nội bộ 12

huy động sự quan tâm của các bên liên quan vào thực hiện chương trình “Triệu ngôi nhà xanh vì Việt

Nam thịnh vượng”.

Nằm trong chuỗi các hoạt động của Tuần lễ năng lượng tái tạo năm 2018, ngày 24/8/2018, tại Khoa

Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp cùng VSEA và Trung tâm Phát

triển Sáng tạo xanh GreenID tổ chức Hội thảo Tiềm năng phát triển Điện mặt trời kết hợp với sản xuất

nông nghiệp bền vững nhằm giới thiệu phương pháp tiếp cận mới kết hợp giữa phát triển năng lượng tái

tạo với sản xuất nông nghiệp. Hội thảo có sự tham dự của các cơ quan quản lý các tỉnh ĐBSCL, các

chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên đại học, các nhà đầu tư tiềm năng và các doanh nghiệp. Hội thảo đã

nghe trình bày và tham vấn kết quả nghiên cứu về đánh giá tiềm năng kết hợp năng lượng mặt trời và sản

xuất nông nghiệp, các mô hình nông nghiệp bền vững ở ĐBSCL, ý tưởng dự án điện mặt trời kết hợp với

sản xuất nông nghiệp tại tỉnh An Giang và các giải pháp ứng dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất nông

nghiệp. Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ chia

sẻ việc tận dụng năng lượng tái tạo trở nên cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam là một trong những quốc gia

chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đặc biệt là vùng ĐBSCL. Giải pháp này đóng vai trò quan trọng

trong tiết giảm phát thải CO2, giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bổ sung nguồn điện quốc gia

theo hướng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. ĐBSCL hoàn toàn có thể tận dụng nguồn năng

lượng sẵn có tại địa phương với số giờ nắng dồi dào trong năm và nguồn phụ phẩm nông nghiệp.

Với niềm tin năng lượng tái tạo có thể tạo ra cơ hội mới cho nông dân Việt Nam, Hội thảo đã thu

thập ý kiến từ các bên liên quan, cùng thảo luận đưa ra những vấn đề nhằm thúc đẩy rộng rãi những ứng

dụng của điện mặt trời trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Thông qua Hội thảo, đại biểu

tham dự được cung cấp đầy đủ thông tin về các hình thức tận dụng nguồn năng lượng mặt trời trong sản

xuất nông nghiệp để đóng góp cho kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo của Chính phủ, phổ biến rộng

rãi những lợi ích của điện mặt trời đối với không chỉ môi trường mà còn trên các phương diện kinh tế, xã

hội từ đó, cung cấp cho các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức phát triển một giải pháp hiệu quả cho vấn đề

sử dụng năng lượng tại địa phương.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ NSNN và biên chế của các Hội

đặc thù năm 2019

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1016/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 về việc phê duyệt

biên chế công chức hưởng lương từ NSNN của các cơ quan nhà nước và biên chế của các Hội có tính chất

đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2019. Tổng biên chế công chức năm 2019 của các cơ quan,

tổ chức hành chính nhà nước, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế của

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và cán bộ, công

chức cấp xã), biên chế công chức dự phòng và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong

phạm vi cả nước là 259.598 biên chế, cụ thể như: Biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành

chính nhà nước 258.163 biên chế; biên chế công chức dự phòng 749 biên chế; biên chế của các Hội có

tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 686 biên chế. Trong đó, tỉnh An Giang được giao là

2.685 biên chế của cơ quan, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.