khoa sinh hỌckhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/data/0/donvi/admin/... · phần ii. danh sách lãnh...

132
VINH, 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA SINH HỌC

Upload: others

Post on 20-Jun-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

VINH, 2011

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKHOA SINH HỌC

Page 2: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời
Page 3: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VINHKHOA SINH HOÏC

50 naêmXaây döïng vaø phaùt trieån

Page 4: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời
Page 5: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 9Phần I. Khoa Sinh học - 50 năm xây dựng và phát triển 15

I. Những năm đầu ở Vinh (1961 - 5/1965) 15II. Những chặng đường sơ tán (1965 - 1973) 18III. Khoa trở về Vinh cho đến trước thời kỳ đổi mới (5/1973 đến 1985) 25IV. Khoa từ khi có chủ trương đổi mới đến nay (1986 - 2011) 29

Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời kỳ 38

I. Ban chủ nhiệm khoa qua các thời kỳ 38II. Bí thư Đảng ủy qua các thời kỳ 42III. Chủ tịch Công đoàn bộ phận qua các thời kỳ 42IV. Bí thư Đoàn thanh niên qua các thời kỳ 43V. Trưởng Bộ môn qua các thời kỳ 44VI. Danh sách CBGD đã và đang công tác tại khoa 46VII. Danh sách cán bộ kỹ thuật viên và hành chính đã và đang công tác tại khoa

50

VIII. Danh sách cán bộ công nhân viên đã công tác ở khoa 52IX. Danh sách các liệt sĩ là sinh viên của khoa 53

Phần III. Các khóa đào tạo của khoa qua chặng đường 50 năm 54I. Các khóa đào tạo đại học 54II. Các khóa đào tạo sau đại học 56

Phần IV. Cơ cấu tổ chức của khoa Sinh học hiện nay 57I. Đảng ủy khoa 57II. Ban chủ nhiệm khoa 58III. Ban chấp hành Công đoàn bộ phận 58IV. Ban Thường vụ Liên chi đoàn 59V. Ban Thư ký Liên chi hội sinh viên 59VI. Các tổ bộ môn 59

Phần V. Những ký ức thời gian 116

Page 6: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời
Page 7: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG BADo Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng cho Khoa Sinh học - Trường Đại học Vinh năm 1998

Page 8: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời
Page 9: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

9

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày 16 tháng 7 năm 1959, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký quyết định số 375/NĐ thành lập Phân hiệu trường Đại học Sư phạm Vinh, đến cuối tháng 7 năm 1961 Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã ký quyết định cho phép Phân hiệu mở thêm 3 ngành học mới Vật lý, Hóa học và Sinh học, tuy nhiên trong năm này khoa Sinh học chưa có đội ngũ cán bộ và đến năm 1962 tổ Sinh học mới được thành lập với 3 thầy giáo đầu tiên là: Trần Văn Hồng, Nguyễn Thái Tự và Vương An Lợi.

Quá trình xây dựng và phát triển từ Tổ Sinh học đến khoa Sinh học trong Trường Đại học Vinh thực sự là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, công chức, sinh viên và học viên của khoa. Theo truyền thống năm học 2010 - 2011 là năm học Cán bộ, thầy trò khoa Sinh học tổ chức kỷ niệm nửa thế kỷ xây dựng và phát triển. Trong 50 năm ấy, cán bộ, thầy, trò khoa Sinh học đã phải trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách và cũng đã ghi được những thành tích đáng tự hào: ngay từ những năm đầu thành lập khoa đã cùng với nhà trường nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ đào tạo. Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, để đảm bảo an toàn và đảm bảo cho quá trình dạy học không bị gián đoạn, Khoa đã phải đi sơ tán ở nhiều địa điểm khác nhau trên 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa (Nghi Lộc, Thanh Chương, Hà Trung, Thạch Thành, Quỳnh Lưu). Trong mưa bom, bão đạn, cán bộ, thầy, trò khoa Sinh học vẫn trụ vững, bám trường, bám lớp để đào tạo giáo viên sinh học cho các trường phổ thông.

Nhìn lại 50 năm qua, khoa Sinh học hoàn toàn có thể tự hào với những thành tích mà cán bộ sinh viên của khoa đã giành được trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng cán bộ cũng như hợp tác Quốc tế. Lúc được thành lập, việc giảng dạy chủ yếu do các thầy giáo từ ĐHSP Hà Nội và Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) đảm nhận, vậy mà đến thời điểm này,

Page 10: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

Khoa có 42 CBVC trong đó có 5 PGS, 13 tiến sĩ, 5 NCS (3 NCS nước ngoài, 2NCS trong nước) và 21 thạc sĩ, 7 cử nhân và 01 Trung cấp. Với đội ngũ này, Khoa đã có thể đảm nhiệm việc đào tạo tất cả các bậc học: cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.

Từ chỗ có 2 Tổ bộ môn: Động vật và Thực vật, đến nay Khoa có 5 Tổ bộ môn: Động vật, Thực vật, Di truyền - Vi sinh - Phương pháp giảng dạy, Sinh lý - hóa sinh thực vật và Môi trường; từ chỗ ban đầu chỉ đào tạo cử nhân sư phạm sinh học nay Khoa đã đào tạo 4 ngành: cử nhân sư phạm sinh học, cử nhân khoa học sinh học, cử nhân khoa học môi trường và cử nhân kỹ thuật công nghệ môi trường; từ chỗ cơ sở vật chất còn nghèo nàn và lạc hậu, đến nay cán bộ, giáo viên, sinh viên và học viên khoa Sinh học đã được làm việc trong hệ thống 10 phòng thí nghiệm (Thực vật, Động vật, Sinh lý - Hoá sinh, Giải phẫu sinh lý người và Động vật, Di truyền, Vi sinh, Phương pháp giảng dạy, Môi trường và phòng Nuôi cấy mô - tế bào) với những trang thiết bị hiện đại đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra Khoa còn có một Bảo tàng Sinh học và Vườn thực nghiệm.

Trong công cuộc đổi mới của Nhà trường (từ Trường Đại học Sư phạm Vinh chỉ đào tạo cử nhân sư phạm đến Trường Đại học Vinh đa ngành đào tạo các ngành cử nhân, kỹ sư), khoa Sinh học xứng đáng là ngọn cờ đầu trong hướng đi đào tạo đa ngành của trường. Năm 1991, Khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép liên kết với Trường Đại học Thủy sản Nha Trang đào tạo ngành Nuôi trồng Thủy sản là tiền thân của khoa Nông Lâm Ngư bây giờ, mở đường cho hướng liên kết đào tạo đa ngành để trường có được quy mô phát triển như ngày nay.

50 năm qua khoa Sinh học đã đào tạo được 2634 cử nhân sư phạm chính quy, 250 cử nhân sư phạm Sinh - Hóa tại chức, 511 cử nhân khoa học sinh học chính quy, 617 cử nhân khoa học sinh học tại chức, 100 cử nhân khoa học môi trường, 398 thạc sĩ và 5 tiến sĩ.

Sinh viên, học viên tốt nghiệp ra trường đã toả khắp mọi miền Tổ quốc, có mặt trên các giảng đường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp và các trường phổ thông, thực hiện sự nghiệp “trồng người” và nhiều nhiệm vụ khác. Nhiều người đã trở thành những nhà khoa học, nhà giáo có uy tín, nhà quản lý giỏi đảm nhiệm những chức vụ quan trọng ở các

Page 11: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

11

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

cơ quan, đơn vị từ địa phương đến trung ương.

Đón đầu trong công tác hợp tác Quốc tế, từ năm 2010 khoa Sinh học đã liên kết đào tạo ở bậc Sau đại học với 02 trường đại học ở Anh: Cambridge và ĐH Kend. Bước đầu hai bên đã thống nhất được khung chương trình đào tạo chuyên ngành thạc sĩ Động vật.

Cùng với công tác đào tạo, việc NCKH của khoa ngày càng được đẩy mạnh. Chỉ tính riêng 10 năm trở lại đây (từ 2001 - 2011) cán bộ giảng dạy của khoa đã chủ trì 05 đề tài (NCCB) cấp Nhà nước, hàng chục đề tài cấp Bộ (trong đó có nhiều đề tài trọng điểm), hàng trăm đề tài cấp Trường, cấp Tỉnh. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trong hàng trăm bài báo trên các Tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước. Từ thế mạnh là nghiên cứu khoa học cơ bản, những năm gần đây Khoa đang đẩy mạnh NCKH ứng dụng.

Khoa đã tổ chức thành công nhiều Hội thảo khoa học Quốc gia và Khu vực như: Hội thảo “Đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn” (lần thứ I và II) (1996, 1998), Hội thảo “Xây dựng mô hình Nông- Lâm nghiệp bền vững tại vùng Trung du và Miền núi tỉnh Nghệ An” (2001), Hội thảo “Bảo vệ vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát” (2002). Hội thảo “Đổi mới phương pháp giảng dạy Sinh học trong các trường THPT, cao đẳng và đại học” (2008), “Hội thảo quốc tế về sinh học ứng dụng” (2009), “Hội thảo phát triển các mô hình bảo tồn thực tiễn dựa vào cộng đồng ở Việt Nam” (2010); Hội thảo “Nhóm công tác bảo tồn Sao la của IUCN” (2011). Những sinh hoạt khoa học quan trọng đó đã góp phần đưa khoa chúng ta đến gần hơn với các khoa Sinh học ở các trường đại học trong nước và trên thế giới.

Nhân dịp tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập khoa, chúng tôi trân trọng giới thiệu tài liệu: “Khoa Sinh học - Trường Đại học Vinh 50 năm xây dựng và phát triển” đến với các thầy cô giáo, các cán bộ công chức, các em sinh viên và học viên sau đại học đã và đang công tác, học tập tại khoa. Mặc dù Ban biên tập đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tập tài liệu hoàn thiện hơn trong những lần ra mắt sau này.

ĐẢNG ỦY BỘ PHẬN - BCN KHOA SINH HỌC

Page 12: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời
Page 13: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

Tập

thể

CB

VC

Kho

a Si

nh h

ọc -

Trườ

ng Đ

ại h

ọc V

inh

Page 14: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời
Page 15: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

15

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

PHẦN I

KHOA SINH HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

I. NHỮNG NĂM ĐẦU Ở VINH (1961 - 5/1965)Sau ngày hòa bình được lập lại (1954), nhu cầu học tập của con

em nhân dân miền Bắc ngày càng bức thiết. Nhiều trường phổ thông được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu đó. Việc mở thêm các trường phổ thông, trong đó có các trường cấp 3 (nay là THPT), đòi hỏi cần có một lượng lớn giáo viên. Lúc bấy giờ, cơ sở đào tạo giáo viên cấp 3 duy nhất của miền Bắc là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã không thể đáp ứng đủ giáo viên theo yêu cầu của các địa phương. Việc mở thêm một trường đại học sư phạm nữa là yêu cầu khách quan, cần thiết được đặt ra nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Nghệ An (có tỉnh lỵ là thị xã Vinh) - một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ - đã được khắc họa sâu đậm trong lịch sử nền giáo dục khoa cử nước nhà với tư cách là một vùng đất văn vật, hiếu học. “Ông đồ xứ Nghệ” là hình ảnh biểu trưng cho tinh thần ấy. Hơn nữa, Nghệ An còn rất đỗi tự hào là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Chính vì thế, việc thành lập tại Vinh một trường đại học sư phạm vừa có ý nghĩa chính trị, vừa có ý nghĩa lịch sử - văn hóa sâu sắc.

Theo đó, ngày 16/7/1959, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ra Nghị định số 375/NĐ quyết định thành lập Phân hiệu Đại học Sư phạm tại thị xã Vinh. Lúc bấy giờ, thị xã Vinh đang trong quá trình xây dựng lại, khó khăn chồng chất. Cơ sở ban đầu của Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh là hai khu Nhà Dòng Nam được sửa sang lại.

Page 16: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

Vào cuối tháng 7/1959, kỳ thi tuyển sinh đầu tiên của Phân hiệu được tổ chức tại Trường Phổ thông Lao động tỉnh Nghệ An.

Tháng 8/1959, Bộ Giáo dục bổ nhiệm GS Nguyễn Thúc Hào, Phó Giám đốc Trường ĐHSP Hà Nội làm Giám đốc Phân hiệu ĐHSP Vinh.

Năm học đầu tiên, Phân hiệu chỉ đào tạo hai ban: Ban Văn - Sử và Ban Toán - Lý. Bộ Giáo dục quyết định cử 17 cán bộ giảng dạy của Trường ĐHSP Hà Nội và Trường Đại học Tổng hợp vào công tác tại Phân hiệu.

8 giờ ngày 14/10/1959, Lễ khai giảng năm học đầu tiên đã được tổ chức trọng thể tại Nhà Nguyện, thuộc khu Nhà Dòng Nam (nay là Bệnh viện Thành phố Vinh). Đến dự lễ khai giảng có các đại biểu Trung ương, Bộ Giáo dục, lãnh đạo tỉnh Nghệ An, lãnh đạo các trường đại học ở Hà Nội cùng toàn thể CBCC và 158 sinh viên khóa 1 của Phân hiệu.

Quy mô của Phân hiệu bắt đầu tăng lên từ năm học thứ 2 (1960 - 1961). Hệ đào tạo chính quy có 9 lớp với 513 sinh viên. Theo chủ trương mới của Bộ Giáo dục, năm học này, Phân hiệu được phép tuyển sinh từ địa bàn tỉnh Hà Nam trở vào Vĩnh Linh và có nhiều giáo viên cấp 2, sỹ quan Quân đội được cử về học.

Cuối tháng 7/1961, do Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh đã trưởng thành về mọi mặt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã ký quyết định cho phép Phân hiệu mở thêm 3 ngành học mới: Vật lý, Hóa học và Sinh học. Hai tổ bộ môn được thành lập: Tổ Vật lý và tổ Hóa học. Riêng tổ Sinh học tuy đã có chủ trương nhưng chưa hình thành được trong năm 1961. Đến năm 1962, tổ Sinh học mới được thành lập với 3 CBGD đầu tiên là thầy

Thầy Trần Văn Hồng Thầy Nguyễn Thái Tự Thầy Vương An Lợi

Page 17: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

17

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trần Văn Hồng, thầy Nguyễn Thái Tự và thầy Vương An Lợi.Sau 3 năm thành lập, Phân hiệu đã phát triển rất nhanh cả về quy

mô, khả năng đào tạo với 5 ngành học: Toán, Văn, Lý, Hóa, Sinh. Xét thấy Phân hiệu ĐHSP Vinh đã lớn mạnh, để đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như mong muốn của CBCC và sinh viên đang công tác, học tập tại đây, ngày 28/8/1962, Bộ trưởng Bộ giáo dục ra Quyết định số 637/QĐ đổi tên Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Sư phạm Vinh và bổ nhiệm GS Nguyễn Thúc Hào làm Hiệu trưởng.

Cũng theo Quyết định này, Bộ đã quyết định thành lập 3 khoa: Khoa Toán, khoa Văn và khoa Lý - Hóa - Sinh. Thầy Hoàng Quý được bổ nhiệm làm Trưởng ban phụ trách khoa Lý - Hóa - Sinh (tương đương Chủ nhiệm khoa sau này), thầy Đặng Trần Phách - Phó ban phụ trách, phụ trách ngành Hóa, thầy Trần Văn Hồng - Phụ trách ngành Sinh.

Năm học 1962 - 1963, cùng với Nhà trường, Khoa chuyển ra cơ sở mới khá khang trang với 4 dãy nhà 4 tầng đóng tại phường Hưng Bình hiện nay. Trong năm học này, khoa Lý - Hóa - Sinh chính thức tuyển sinh (hệ chính quy - 2 năm) cho cả 3 ngành. Ngành Sinh học có 42 sinh viên, họ đều đến từ các miền khác nhau: Bắc, Trung, Nam và thuộc các dân tộc Kinh, Thái, Thổ; Lớp học đầu tiên mang dấu ấn lịch sử này do anh Trần Văn Vượng (giáo viên đi học) làm lớp trưởng và anh Dương Lân làm bí thư chi đoàn, anh Vi Vân Phúc làm bí thư chi bộ sinh viên Lý - Hóa - Sinh.

Cơ sở mới của Trường và Khoa tại Hưng Bình

Page 18: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

Tham gia giảng dạy có các thầy giáo của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội như các thầy Võ Quý, Mai Đình Yên, Võ Văn Chi, Nguyễn Bá, Cung Đình Lượng, Lê Đình Thái và Nguyễn Quý Tuấn. Cán bộ thí nghiệm có các anh Hoàng Văn Tạo, Võ Công Sâm và các chị Trần Thị Tâm, Nguyễn Thị Tuyết.

Năm học 1963 - 1964, Khoa tuyển sinh khóa 2 (1963 - 1966) với 67 sinh viên. Tháng 11/1963, Bộ quyết định tách khoa Lý - Hóa - Sinh thành 2 khoa: khoa Vật lý do thầy Hoàng Quý làm Trưởng Ban phụ trách khoa và khoa Hoá - Sinh do thầy Đặng Trần Phách làm Trưởng ban phụ trách khoa (tương đương Chủ nhiệm khoa sau này), thầy Nguyễn Hữu Dũng làm Phó ban phụ trách, thầy Trần Văn Hồng - Tổ trưởng nhóm Sinh học.Trong năm học này ngành Sinh học được bổ sung thêm một số cán bộ giảng dạy mới (tốt nghiệp từ Đại học Tổng hợp Hà Nội) như các thầy: Ngô Trực Nhã, Nguyễn Tân, Nguyễn Hoàng, Lê Minh Hiếu, Nguyễn Văn Khang và cô Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (tốt nghiệp ở Liên Xô). Một số thầy giáo từ ĐHSP Hà Nội được điều về bổ sung cho khoa như: Lê Chí Phiên, Nghiêm Xuân Thăng, Hoàng Ngọc Bạt (1963), Phan Huy Liệu (1964), Lê Văn Trực (1965) và Lương Ngọc Toản (1965). Chị Hà Thị Minh Duyến được nhận về làm cán bộ văn phòng khoa.

Cán bộ thí nghiệm có thêm các anh Trần Văn Quang, Nguyễn Văn Việt.II. NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG SƠ TÁN (1965 - 1973)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân miền Nam có sự hậu thuẫn của miền Bắc ngày càng giành được những thắng lợi to lớn, đặc biệt là vào mùa khô 1963 - 1964. Để ngăn chặn sự chi viện từ hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam, ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh bằng không quân phá hoại miền Bắc. Đến đầu năm 1965, cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của kẻ thù chính thức được tiến hành. Thành phố Vinh là một trong những địa điểm bị máy bay Mỹ ném bom đầu tiên. Bộ Giáo dục và Tỉnh ủy Nghệ An chỉ thị Nhà trường phải khẩn trương chuyển mọi hoạt động theo tình thế mới, cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ năm học, đồng thời tích cực làm tốt công tác phòng không, chuẩn bị sẵn sàng để khi có lệnh, nhanh chóng phân tán, sơ tán ra khỏi Thành phố Vinh.

Trước khi sơ tán, Nhà trường chủ trương xây dựng nếp sống quân sự hóa. Sách vở, tư liệu, tư trang gọn gàng, ngăn nắp, có phân loại tài liệu ưu tiên. Khi có lệnh phải di chuyển, với những tài liệu quý cần mang

Page 19: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

19

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

theo để có thể giảng dạy bát kỳ tình huống nào. Trường có khẩu hiệu “Tay bút, tay súng”, chi đoàn CBGD khoa Hóa - Sinh có khẩu hiệu dán ở cầu thang “Giặc Mỹ đến giương cao tay súng, giặc Mỹ chuồn tay bút không ngơi”.

Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ “leo thang” ngày càng ác liệt. Từ đây, thầy và trò khoa Hóa - Sinh từng bước sơ tán đến địa điểm an toàn nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản và tạo điều kiện tiếp tục sự nghiệp đào tạo.

Từ tháng 4/1965, cùng với toàn trường, khoa Hóa - Sinh bắt đầu chặng đường sơ tán kéo dài trên 8 năm qua nhiều địa bàn trên hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.

Trên đường sơ tán

1. Ra Nghi Lộc (từ tháng 4/1965 đến tháng 8/1965)Nghi Lộc là một huyện diện tích tương đối rộng, nơi hội tụ các

đầu mối giao thông và là vùng phụ cận Thành phố Vinh. Nghi Lộc có vị trí quan trọng trong công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng nên thời gian đầu Khoa đã sơ tán về các xã Nghi Long, Nghi Thuận. Khác với các khoa khác trong trường, khoa Hóa - Sinh (cũng như khoa Lý) ngoài hành trang cá nhân còn phải vận chuyển hàng trăm tấn thiết bị thí nghiệm (máy móc, dụng cụ, hóa chất) và sách thư viện, công việc phải tiến hành vào ban đêm và kéo dài gần một tháng. Cũng vào dịp này, 42

Page 20: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

sinh viên khóa đầu tiên của khoa tốt nghiệp ra trường với tỷ lệ 100%, trong đó có 2 sinh viên được giữ lại trường đó là anh Dương Lân (lúc đầu làm cán bộ Tổ chức của khoa, về sau là CBGD) và anh Trần Doãn Chương (cho Bộ môn Tâm lý giáo dục).

Vì hai xã Nghi Long, Nghi Thuận nằm sát đường quốc lộ 1A, gần cầu Cấm - là trọng điểm bắn phá dữ dội của máy bay Mỹ, nên đến tháng 8/1965, lãnh đạo tỉnh Nghệ An có quyết định để Trường di chuyển đến địa điểm mới an toàn hơn.2. Lên Thanh Chương (từ tháng 8/1965 đến tháng 11/1965)

Địa hình huyện Thanh Chương rất đa dạng, trong đó núi đồi trung du chiếm phần lớn đất đai của huyện. Do địa thế sông núi hiểm trở nên Thanh Chương có vị trí chiến lược quan trọng về mặt quân sự. Thanh Chương vốn là vùng đất có truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng và có truyền thống hiếu học, vì thế cuối tháng 8/1965 Trường di chuyển lên Thanh Chương. Từ Nghi Long lên Thanh Chương bằng đường bộ men theo Truông Hến, Truông Băng. Gia đình thì quang gánh, CBGD thì mang theo ba lô trong đó sách vở nhiều hơn tư trang. Đến Thanh Chương, khoa Hóa - Sinh đóng tại xã Thanh Tân gần bến đò Rộ. Cũng trong năm này, thầy Trần Văn Hồng được cử đi NCS ở Liên Xô, thầy Lương Ngọc Toản (tốt nghiệp NCS ở Liên Xô) về khoa công tác.

Để đảm bảo bí mật, từ đầu tháng 11/1965, Trường Đại học Sư phạm Vinh mang tên mới “Trường Văn hóa 12 - 9”. Các đơn vị được gọi theo các ký hiệu: K1 (khu Hiệu bộ), K2 (khoa Văn), K3 (khoa Toán), K4 (khoa Lý).

Địa bàn Trường đóng nằm sát biên giới Việt - Lào, kho lương thực xa, vận chuyển rất vất vả; thực phẩm khan hiếm; số lượng cán bộ, sinh viên đông; khó đảm bảo đời sống, khó duy trì chất lượng, lịch trình giảng dạy và học tập.

Hơn nữa, Thanh Chương và vùng phụ cận có nhiều mục tiêu trọng điểm đánh phá thường xuyên của không quân Mỹ. Đặc điểm đó chi phối và tác động lớn đến chất lượng giảng dạy, học tập và độ an toàn của Nhà trường. Trước tình hình đó, Trường được lệnh di chuyển ra tỉnh Thanh Hóa. Lúc này, thầy trò khoa Hóa - Sinh cùng toàn trường quay trở lại Nghi Lộc để chuẩn bị cho một chuyến đi xa.

Trong thời gian thu xếp hành lý, sách vở, thiết bị, máy móc để chuẩn bị vượt chặng đường gần 200 km (bằng đường bộ và đường thủy),

Page 21: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

21

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

thì ngày 19/11/1965, Bộ Giáo dục ra quyết định tách khoa Hóa - Sinh thành hai khoa: Khoa Hóa học (ký hiệu K5, do thầy Đặng Trần Phách làm Chủ nhiệm khoa) và khoa Sinh học (ký hiệu K6, do thầy Lương Ngọc Toản làm Chủ nhiệm khoa).3. Ra Hà Trung, Thanh Hóa (từ tháng 11/1965 đến tháng 6/1966)

Với chuyến đi xa đầu tiên vào đầu mùa đông mưa giầm gió rét, lại phải tải đến hàng chục tấn đồ thí nghiệm, sách vở thư viện bằng đôi chân, đôi vai (may mắn hơn là có xe đạp) vượt chặng đường dài gần 200 km, đến Thanh Hóa, thầy trò khoa Sinh học tập kết ở xã Hà Vân, thuộc huyện Hà Trung.

Năm học 1964 - 1965, Khoa không tuyển sinh. Cũng trên mảnh đất Hà Trung, 67 sinh viên khóa 2 (khóa 5 của trường) tốt nghiệp, trong số này có 11 người được Trường giữ lại làm CBGD cho khoa, đó là các anh: Nguyễn Đình Châu, Nguyễn Doãn Thịnh, Hoàng Minh, Nguyễn Duy Thảo, Hoàng Minh Thao (Tâm lý giáo dục), Trần Tích Cảnh, Phạm Văn Thông, Lý Văn Khuê, Nguyễn Trọng Khơ, Đặng Đình Mộc (dạy Tâm lý), Phan Hữu Tam (dạy Quân sự). Anh Võ Thanh Xuân được giữ lại làm cán bộ Tổ chức của khoa. Cũng thời gian này Khoa đón nhận thêm các anh: Nguyễn Văn Đồng (tốt nghiệp ở Liên xô) và Đỗ Hùng từ Hà Nội vào.

Cán bộ thí nghiệm bổ sung thêm chị Nguyễn Thị Cẩm Hoa. Chị Dung (vợ thầy Hào) được Trường điều về khoa làm thư viện. Bếp ăn tập thể có thêm bác Đức, bác Thông, chị Bửu, chị Khoa, bác Thu (giữ trẻ), chị Quế (kế toán). Bác Hoàng Huy phụ trách Quản trị.

Tuy đời sống khó khăn, thì giờ eo hẹp nhưng Khoa vẫn tổ chức nhiều buổi sinh hoạt khoa học như báo cáo của thầy Nguyễn Thái Tự về Di truyền học Mendel. Thời gian này không khí trong khoa hết sức đàm ấm như anh em một nhà.

Năm học 1965 - 1966, Khoa tuyển sinh khóa 3 (1965 - 1968) với 38 sinh viên trên mảnh đất Hà Vân - Hà Trung.

Các xã Trường đóng ở huyện Hà Trung đều thuộc vùng chiêm trũng. Mùa mưa, nước sông Bưởi tràn về gây lũ lụt nặng. Việc đi lại cũng như cung cấp lương thực, thực phẩm rất khó khăn. Đây còn là vùng gần thị xã Bỉm Sơn, nằm trên đường quốc lộ 1A, cửa ngõ vào địa bàn Quân khu 4 nên thường xuyên bị địch đánh phá ác liệt. Do vậy vào tháng 6/1966, Trường lại thực hiện ý kiến của Ban Sơ tán Trung ương, Bộ Giáo dục và Tỉnh ủy Thanh Hóa chuyển lên huyện vùng cao Thạch Thành.

Page 22: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

4. Lên Thạch Thành (từ tháng 6/1966 đến tháng 9/1969)Thạch Thành là huyện vùng núi của tỉnh Thanh Hóa, tương đối an

toàn trong việc phòng tránh máy bay Mỹ. Địa điểm mới của khoa là xóm Bùi và xóm Thạch Lỗi (xã Thành Tân) cách thị trấn Kim Tân khoảng 5 km đường chim bay. Cuộc di chuyển được tiến hành bởi nhiều phương tiện: xe đạp thồ, xe kiến an, xe ba gác nhưng chủ yếu bằng thuyền nan ngược dòng sông Bưởi qua cầu Cừ và chiến khu Ngọc Trạo..

Thời gian này thầy trò khoa Sinh phải tự làm lấy lớp học và phòng thí nghiệm bằng tranh tre nứa lá. Quanh lớp học và phòng thí nghiệm đắp lũy thấp, trong lớp có hầm hào để đảm bảo an toàn cho quá trình giảng dạy và học tập của thầy và trò.

Cũng trong thời gian này, CBGD của khoa lại được bổ sung thêm các anh, chị: Nguyễn Dương Tuệ, Nguyễn Lân Hùng, Phạm Kim Tỏa, Phan Đăng Chất, Nguyễn Thị Thu (tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội) và chị Nguyễn Hoàng Phương - Kỹ sư trồng trọt từ Trạm cây nhiệt đới - Phủ Quỳ. Ít lâu sau đó có thêm anh Phạm Quốc Bảo, Hoàng Hoàn, chị Nguyễn Thị Hoài Phương (dạy Thể dục thể thao), chị Bạch Tuyết Nghĩa (dạy nữ công). Cán bộ thí nghiệm thêm các chị Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Thị Minh Hồng.

Trong thời gian ở Thạch Thành, không khí thi đua học tập và NCKH thật sự sôi nổi, 100% sinh viên đều tham gia nghiên cứu khoa học. Nhiều đề tài được triển khai như: “Nghiên cứu thổ nhưỡng, khí hậu miền núi Thanh Hóa”; “Nghiên cứu cây lạc, cây ăn quả ở nông trường Vân Du”; “Nghiên cứu hình thái và phát triển của người Mường” và “Vận dụng quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Chính phủ để nâng cao chất lượng giảng dạy Động vật có xương sống”.

Khóa học 1965 - 1968 kết thúc, một số sinh viên tốt nghiệp được giữ lại khoa làm CBGD như các anh, chị: Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Thị Quý, Nguyễn Thị Bê, Nguyễn Đức Đông và Hà Văn Thuấn. Anh Nguyễn Khắc Quang (trợ lý Chính trị) và anh Cao Lê Dương làm cán bộ Tổ chức của khoa. Các anh Nguyễn Văn Cam (tốt nghiệp khoa Toán), Nguyễn Văn Đồng (tốt nghiệp ở Liên Xô), Hoàng Mạnh Hướng, Nguyễn Văn Hiển (dạy Nga Văn) và chị Nguyễn Thị Thu được bổ sung về dạy tại khoa. Cũng thời gian này, thầy Trần Văn Hồng nghiên cứu sinh ở Liên Xô về khoa công tác.

Kết thúc khóa học 1966 - 1969 có thêm hai sinh viên tốt nghiệp được học tiếp tại khoa Sinh - ĐHSP Hà Nội và năm 1970 giữ lại làm CBGD đó là các anh Nguyễn Văn Liễn và Lê Văn Oánh.

Page 23: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

23

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Đội ngũ cán bộ phục vụ của khoa lúc đó có anh, chị: Lê Huy Phượng, Lê Đình Nông, Nguyễn Thị Hợp, Đỗ Văn Nậm (phụ tá), Nguyễn Thị Thắng, Trần Thị Viễn, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Tuế, Lưu Thị Tụ và Nguyễn Thị Hồi. Chị Nguyệt làm kế toán và anh Nguyễn Trọng Giảng bổ sung cho thư viện khoa. Số cán bộ phụ tá được bổ sung thêm các anh, chị: Bùi Đình Hướng, Nguyễn Quốc Thú, Nguyễn Thị Hợi, Nguyễn Thị Ngát và Nguyễn Thị Điền.

Bếp ăn tập thể có thêm chị Mai, chị Vân; Bộ phận kiến thiết có thêm anh Định; Y tế có chị Đỗ Thị Lệ Phi.

Tuy ở huyện Thạch Thành chỉ hơn 3 năm, trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn nhưng đây là thời gian mà Trường và Khoa có điều kiện dồn công sức cho giảng dạy, học tập và để lại nhiều tình cảm tốt đẹp cho nhân dân địa phương.

Bị thất bại nặng nề trên cả hai miền Nam - Bắc, đế quốc Mỹ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán ở Hội nghị Paris, chúng tạm thời ngừng bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 19 trở ra. Trước tình hình đó, để có điều kiện giảng dạy và học tập, Bộ Giáo dục đã có quyết định cho trường về xuôi. Lúc đầu định chuyển về Nông Cống, Quảng Xương, Hoằng Hóa. Đang tìm địa điểm chưa xong thì Bộ Giáo dục lại có quyết định cho trường trở lại Nghệ An.

Rời Thanh Hóa, các thế hệ CBCC và HSSV khoa và Nhà trường giai đoạn này luôn lưu lại những tình cảm tốt đẹp mà nhân dân xứ Thanh dành cho mình.5. Chuyển về Quỳnh Lưu - Nghệ An (từ tháng 9/1969 đến tháng 5/1972)

Tháng 9/1969, được sự nhất trí của Ban Sơ tán của Chính phủ và Bộ Giáo dục, Trường và Khoa trở về Nghệ An. Giữa lúc Nhà trường và Khoa hòa chung không khí cả nước thi đua “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, tranh thủ thời cơ đế quốc Mỹ buộc phải chấm dứt đánh phá miền Bắc, đẩy nhanh tiến độ công việc di dời trường về Nghệ An, thì toàn dân tộc ta và cả nhân loại tiến bộ đau thương vĩnh biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau 2 tháng di chuyển, khoa Sinh học về đóng tại địa bàn xã Quỳnh Lương (thuộc vùng Bãi Ngang, huyện Quỳnh Lưu), ở đây Khoa đã được bà con xã Quỳnh Lương đón tiếp nồng nhiệt và tận tình giúp đỡ. Năm học 1969 - 1970, Trường bắt đầu đào tạo theo chương trình 4 năm (3+1), khoa Sinh có 4 lớp với 157 sinh viên, tổng số CBGD và phục vụ của khoa

Page 24: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

gần 100 người. Đầu năm 1970, thầy Trịnh Đình Toán thực tập sinh ở Rumani về, thầy Bùi Đình Bình giáo viên Nga văn về dạy ở khoa, thầy Lê Văn Trực được cử đi làm NCS ở Liên Xô,

Cũng thời gian này, Khoa tổ chức kết nghĩa với Nông trường Trịnh Môn. Nhiều đề tài NCKH được triển khai để phục vụ cho Nông trường như: Ấp trứng vịt; Chọn giống lợn; Phân tích đất... Khoa đã chú trọng cải tiến chương trình và phương pháp giảng dạy theo phương châm “Tinh giản, vững chắc, sát đối tượng, sát phổ thông”. Lúc này Khoa có 4 tổ chuyên môn: Thực vật, Động vật, Sinh hóa - Trồng trọt và một tổ Hành chính - Phục vụ.

Cán bộ giảng dạy được bổ sung thêm các anh: Nguyễn Công Kình, Trần Doãn Thi, Nguyễn Gia Hách, Trần Thế Sơn, Lê Danh Bân, Lê Văn Thức, Lê Tình, Nguyễn Chấp. Năm 1971, thầy Lương Ngọc Toản chuyển về công tác ở Bộ, thầy Trần Văn Hồng làm Quyền Chủ nhiệm khoa và sau đó làm Chủ nhiệm khoa. Cán bộ thí nghiệm có thêm anh Chu Ngọc Dụ.

Những năm đóng tại Quỳnh Lương, Khoa tuyển mỗi khóa 2 lớp: năm học 1970 - 1971 có 84 sinh viên, năm học 1971 - 1972 có 94 sinh viên.

Tháng 4/1972, đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Lần này, chúng đánh dồn dập, tập trung, ác liệt hơn, dùng cả máy bay chiến lược như B52, F111 cũng như pháo tầm xa từ hạm đội 7 bắn phá vào các vùng ven biển. Khu vực Trường đóng thuộc vùng không an toàn vì gần biển lại sát trục đường quốc lộ 1A và các ga xe lửa - ga Cầu Giát, ga Hoàng Mai. Vì vậy, tháng 4/1972, đại bộ phận các khoa của trường chuyển về Yên Thành, riêng khoa Sinh học chuyển lên xã Quỳnh Lâm (xã miền núi huyện Quỳnh Lưu).

Tháng 9/1972, Bộ quyết định giải thể khoa đào tạo giáo viên cấp 2 (K7). Cán bộ khoa K7 được điều chuyển về các khoa khác. Khoa Sinh học được đón nhận các thầy: Trần Bá Cừ, Nguyễn Chấp. Chị Đặng Thị Toản được bổ sung làm cán bộ thí nghiệm. Chị Nguyễn Thị Hoàn, chị Nga, chị Ba làm Y tế.

Trong những năm sơ tán, nhất là thời kỳ ở Quỳnh Lưu, Khoa đã nhiều lần tổ chức tiễn đưa một số cán bộ, sinh viên lên đường làm nhiệm vụ bảo về Tổ quốc, trong đó có các anh: Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Đức Đông và Hoàng Mạnh Hướng. Một số sinh viên của khoa đã hy sinh như liệt sĩ Lê Văn Nhật (sinh viên khóa 12), liệt sĩ Phạm

Page 25: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

25

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Danh Tuyên (sinh viên khóa 13). Tên các anh sống mãi cùng non sông đất nước và sáng mãi trong cuốn sổ vàng truyền thống của khoa và của Trường ĐHSP Vinh (nay là Đại học Vinh).

Cuối năm 1972, Đế quốc Mỹ liên tiếp dùng các loại máy bay kể cả B52 đánh phá hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng và một số Thành phố khác. Âm mưu kết thúc chiến tranh trong thế mạnh bằng cuộc tập kích chiến lược của chúng đã bị đập tan. Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết vào ngày 27/1/1973.

Khóa học 1969 - 1973 là khóa học cuối cùng ở nơi sơ tán (Quỳnh Lưu). Lúc này anh Trần Lê Điệp (giáo viên phổ thông đi học) được giữ lại làm CBGD. Cán bộ thí nghiệm được bổ sung thêm anh Đinh Sỹ Tuyển.

Tháng 5 - 1973, cùng với Nhà trường, cán bộ và sinh viên khoa Sinh học phấn khởi trở lại Thành phố Vinh.III. KHOA TRỞ VỀ VINH CHO ĐẾN TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI (5/1973 đến 1985)

Trở về Thành phố Vinh, Trường ĐHSP Vinh gặp muôn vàn khó khăn. Vinh là Thành phố bị bom Mỹ san phẳng trong chiến tranh. Cơ sở cũ của trường tại Hưng Bình đã hư hỏng nặng, một số dãy nhà không thể sử dụng được. Khu đất mà trường được giao để xây dựng cơ sở mới (tại phường Bến Thủy hiện nay) là một bãi cát trắng với mồ mả, cỏ dại và những phế tích của chiến tranh. Toàn Thành phố Vinh đang nỗ lực cho cuộc hồi sinh sau chiến tranh, vì vậy việc xây dựng cơ sở vật chất của trường diễn ra không thuận lợi. Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học quá thiếu thốn mà nhiệm vụ đào tạo Bộ Giáo dục giao cho trường lại nặng nề hơn trước nhiều. Theo chủ trương của Nhà trường, các khoa có thực nghiệm như Lý, Hóa, Sinh về lại khu trường cũ trên cơ sở tận dụng và sữa sang lại các dãy nhà 4 tầng; các khoa còn lại về xây dựng cơ sở mới tại Bến Thủy. Thời gian sau đó, khu thực nghiệm của khoa Lý (năm 1975) và khoa Hóa (năm 1976) cũng chuyển về Bến Thủy. Còn lại khoa Sinh học vẫn bám trụ tại Hưng Bình cho đến sau năm 1980.

Năm học 1973 - 1974 là năm học đầu tiên tại Vinh sau hơn 8 năm sơ tán và cũng là năm đầu tiên thực hiện chương trình đào tạo hệ chính quy 4 năm. Trong năm học này, Khoa tuyển sinh khóa 14 với 108 sinh viên và có 93 sinh viên tốt nghiệp, trong đó anh Nguyễn Văn Luyện được giữ lại làm CBGD và đồng thời đón nhận thầy Lê Văn Đệ từ Viện Khoa học Giáo dục về khoa. Cuối năm 1973, thầy Ngô Trực Nhã đi NCS ở Đức trở

Page 26: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

về. Khoa đón nhận thêm các anh Nguyễn Ngọc Hợi (tốt nghiệp ở Liên Xô), Trương Quang Hội (tốt nghiệp ở Cu Ba), thầy Lê Văn Trực (tốt nghiệp NCS ở Liên Xô) và chị Triệu Thị Phương (tốt nghiệp ở Rumani) về khoa công tác.

Năm học 1974 - 1975, Khoa tuyển sinh khóa 15 với 80 sinh viên và có 53 sinh viên khóa 1970 - 1974 tốt nghiệp.

Phong trào NCKH được đẩy mạnh hơn trước. Các đề tài Khu hệ cá Sông Lam, Phân tích đất cho các huyện miền xuôi, đề tài về Cây thuốc Nghệ An được triển khai đã thu hút sự tham gia của nhiều cán bộ và sinh viên trong khoa.

Cuối 1974 cùng với cán bộ và sinh viên toàn trường, khoa Sinh lưu luyến tiễn GS. Nguyễn Thúc Hào - Hiệu trưởng nhà trường về Bộ công tác. Phó Hiệu trưởng Lê Hoài Nam được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng.

Từ 1974 - 1978 thầy Hoàng Ngọc Bạt được bổ nhiệm làm Quyền Chủ nhiệm khoa.

Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Trong niềm vui dạt dào chào đón ngày Bắc Nam sum họp, tuy còn gặp không ít khó khăn nhưng Nhà trường đã kịp thời cử các CBGD thuộc nhiều bộ môn vào chi viện miền Nam. Nhiều cán bộ của khoa chia tay mái trường thân yêu để vào các trường đại học miền Nam công tác như: thầy Nguyễn Tân cùng chị Nguyễn Thị Lam vào CĐSP TP Hồ Chí Minh, thầy Nguyễn Văn Hạnh vào Trường ĐHSP Sài Gòn, thầy Lê Văn Thiệm cùng chị Đặng Thị Sen, thầy Dương Lân vào Trường Đại học Quy Nhơn, thầy Nguyễn Đức Đông về CĐSP Quảng Bình, Hoàng Bá Đàn vào ĐHSP Huế.

Tháng 9 - 1975, Khoa tiếp nhận thêm anh, chị: Nguyễn Như Đối (NCS ở Hungari), Trần Thị Mậu và Nguyễn Thị Nga (tốt nghiệp ở Liên Xô), đồng thời có thêm anh Hoàng Bá Đàn ở Trung cấp Nông - Lâm Nghệ An chuyển sang (về sau vào ĐHSP Huế). Cuối năm này lại có thêm anh Lê Ngọc Vinh (tốt nghiệp ở Rumani), anh Ngô Tấn Phát (tốt nghiệp ĐH Nông nghiệp), anh Nguyễn Đức Tuất, Trần Hữu Loan (tốt nghiệp khoa KTNN ở ĐHSP Hà Nội) và Kỹ sư Lê Đăng Đệ về khoa tăng cường cho Bộ môn KTNN. Anh Lê Ngọc Ba làm cán bộ Văn phòng khoa, anh Phan Văn Quỳnh làm cán bộ Tổ chức khoa. Từ thời gian này, nhiều cán bộ giảng dạy của khoa được cử vào thỉnh giảng cho các trường đại học và cao đẳng ở miền Nam.

Page 27: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

27

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Năm học 1975 - 1976, Khoa tuyển sinh khoá 16 với 62 sinh viên và có 62 sinh viên khóa 1971 - 1975 tốt nghiệp.

Năm 1976 các anh: Võ Hành (tốt nghiệp ở Liên Xô) - công tác tại Viện nghiên cứu Biển thuộc Viện Khoa học Việt Nam, Nguyễn Văn Sơn (tốt nghiệp ở Liên xô) - công tác tại Trường Đại học Thuỷ sản), anh Lê Văn Chiến (tốt nghiệp ĐHTH Hà Nội) và chị Hồ Thị Khanh (tốt nghiệp ở Bungari) được nhận về khoa công tác.

Năm học 1976 - 1977, Khoa chuyển hướng đào tạo giáo viên dạy 2 môn Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp. Từ đây cho đến năm học 1990 - 1991 tên của khoa là khoa Sinh - KTNN và Trại thực nghiệm Hưng Vĩnh được ra đời với diện tích trên 6 ha, trong đó có hệ thống các ao hồ và ruộng lúa để phục vụ thực hành cho phần KTNN. Thầy Trịnh Đình Toán - Phó Chủ nhiệm khoa phụ trách Trại thực nghiệm. Cán bộ thí nghiệm có thêm các chị Trần Thị Lan, Lê Thị Nhâm và anh Nguyễn Quốc Duyệt. Cũng từ năm 1976, Khoa được cùng với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I đào tạo hệ cao học Sinh học.

Đội ngũ cán bộ phục vụ Trại lúc đó có các anh, chị: Kỹ sư Vũ Văn Nghệ, Nguyễn Văn Tùng, bác Nguyễn Thị Bảy, Nguyễn Phú Mão, Nguyễn Thị Thu, Trần Thị Quý, Nguyễn Thị Khanh, Nguyễn Thị Khoa. Chị Đoan, chị Phước, chị Liễn, chị Cẩm, bác Cháu (bếp ăn). Bác Khoát (y tế), chị Huyền, chị Khánh (giữ trẻ), chị Quế (tài vụ), chị Liên (thủ kho).

Năm học này (1976 - 1977), có 103 sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp ra trường đồng thời tuyển sinh khóa 17 gồm 100 sinh viên.

Năm học 1977 - 1978, Khoa tuyển sinh khoá 18 gồm 100 sinh viên.Năm học 1978 - 1979, Khoa tuyển sinh khóa 19 gồm 80 sinh viên.

Thầy Lê Văn Trực được bổ nhiệm làm Quyền Chủ nhiệm khoa (1978 - 1980) và làm Chủ nhiệm khoa từ 1980 - 1987. Một số sinh viên tốt nghiệp được giữ lại khoa làm CBGD như: Nguyễn Đình San, Lê Xuân Trình, và Lê Quang Châu. Cũng thời gian này, anh Nguyễn Văn Quế ở Viện nghiên cứu thủy sản Hải Phòng được nhận về làm kỹ thuật viên Bộ môn Động vật, cô Nguyễn Thị Trường (y tá bệnh viện Nghệ Tĩnh) về làm kỹ thuật viên Bộ môn Giải phẫu người và động vật.

Năm học 1979 - 1980, Khoa tuyển sinh khóa 20 với 84 sinh viên, có 103 sinh viên khóa 1975 - 1979 tốt nghiệp, 6 học viên cao học (hệ bồi dưỡng) khóa 4 tốt nghiệp, trong đó có 3 người được giữ lại làm CBGD: anh Trần Ngọc Lân, anh Hoàng Văn Sơn và anh Nguyễn Trinh Quế.

Page 28: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

Trong những năm từ 1980 đến 1985, do hậu quả chiến tranh, cơ chế quan liêu bao cấp kéo dài, sai lầm trong chính sách giá, lương, tiền, đất nước rơi vào khủng hoảng. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Giáo viên phải “tự cứu” bằng mọi cách làm thêm như bóc lạc, làm kẹo, sửa xe đạp, quấn thuốc lá điếu,…Chỉ tiêu tuyển sinh thấp, năm học 1980 - 1981 số lượng tuyển sinh chỉ có 45 sinh viên. Ba khóa kế tiếp sau đó (1981 - 1982; 1982 - 1983; 1983 - 1984) Khoa tạm ngừng tuyển sinh. Cũng thời gian này các anh Nguyễn Ngọc Hợi, Võ Hành và Nguyễn Văn Sơn trở lại Liên Xô làm thực tập sinh.

Năm 1981, 4 trong số 8 học viên hệ cao học cũ khóa 4 là các anh, chị: Đặng Quang Châu, Phạm Ngọc Phượng, Lê Ngọc Nghinh, Ngô Thị Bê và 2 sinh viên khóa 18 là anh Phạm Hồng Ban, anh Nguyễn Lâm Vượng sau khi tốt nghiệp được giữ lại khoa làm CBGD. Cũng năm này, Khoa tiếp nhận thêm chị Đỗ Thị Kim Cúc (từ khối Chuyên toán) và anh Hoàng Văn Mại (từ Đại học Dược - Hà Nội) về khoa. Anh Trần Thọ Minh được tuyển làm cán bộ Tổ chức của khoa.

Đáng lưu ý là, trong các năm 1982 đến 1984 tuy Khoa ngừng tuyển sinh hệ Đại học nhưng hệ cao học vẫn được duy trì. Khoá cao học 5 (1980 - 1982) với 7 học viên, cao học 6 (1981 - 1983) 8 học viên, cao học 7 (1982 - 1984) 4 học viên và cao học 8 (1983 - 1985) 8 học viên. Hầu hết trong số này sau khi tốt nghiệp đều được nhận làm CBGD ở các trường đại học hoặc cao đẳng sư phạm từ Buôn Ma Thuột đến Nam Hà. Và cũng do Khoa ngừng tuyển sinh nên cán bộ giảng dạy có thời gian nhiều hơn để tiến hành nghiên cứu khoa học. Lần đầu tiên đề tài cấp Nhà nước “Đặc điểm sinh học và các yếu tố cấu thành năng suất cây cọ dầu Hương Sơn, Hà Tĩnh” do cố PGS. TS Trần Văn Hồng chủ trì đã thu hút đông đảo cán bộ tham gia nghiên cứu. Đề tài “Cá sông Lam”, “Vi khí hậu” (do Bộ xây dựng chủ trì), “Ấp trứng vịt bằng nhiệt phôi”, “Trồng nấm mộc nhĩ”, “Khu hệ sinh thái hồ Kẻ Gỗ”,…Cũng trong thời gian này, luận án Phó tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Sinh học đầu tiên của thầy giáo Nguyễn Thái Tự ở Trường Đại học Sư phạm Vinh được bảo vệ trong nước tại Đại học Tổng hợp Hà Nội (năm 1983). Từ đó đã dấy lên phong trào nghiên cứu sinh trong nước và kết quả là một loạt Luận án tiến sĩ của cán bộ trong khoa được bảo vệ trong nước: Lê Văn Chiến (1990), Lê Ngọc Vinh (1990), Nghiêm Xuân Thăng (1993), Hoàng Xuân Quang (1993), Trần Ngọc Lân (2000), Nguyễn Đình San (2001), Phạm Hồng Ban (2001), Lê Xuân Trình (2002), Lê Thị Thúy Hà (2004).

Page 29: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

29

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Năm 1984, khoa Sinh vinh dự có các thầy Trần Văn Hồng, Lương Ngọc Toản được Nhà nước phong tặng học hàm Phó giáo sư.

Năm học 1984 - 1985, Khoa lại tiếp tục tuyển sinh khóa 25 với 25 sinh viên. Từ năm học này, Khoa liên tục tuyển sinh: khóa 26 (1985 - 1989) với 45 sinh viên; khóa 27 (1986 - 1990) với 50 sinh viên; khóa 28 (1987 - 1991) với 40 sinh viên; khóa 29 (1988 - 1992) với 45 sinh viên; khóa 30 (1989 - 1993) với 50 sinh viên; khóa 31 (1990 - 1994) với 65 sinh viên. Các khóa cao học tiếp tục tuyển sinh gồm có: khóa 10 (1985 - 1987) với 4 học viên; khóa 11 - 3 học viên; khóa 12 - 3 học viên và khóa 15 (1990 - 1992) 8 học viên.

Năm 1986 do những khó khăn về tài chính và quản lý, được trường chấp nhận, Khoa đã bàn giao Trại thực hành Hưng Vĩnh cho trường làm cơ sở sản xuất, đồng thời Khoa cũng chuyển hướng đào tạo từ 2 môn Sinh - KTNN sang đào tạo 1 môn Sinh học.

Đầu năm 1987, anh Nguyễn Đình Nhâm chuyển công tác từ Trường Cao đẳng Sư phạm Buôn Ma Thuật về Bộ môn Di truyền.

Thầy Ngô Trực Nhã được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm khoa từ năm 1987 - 1994, song năm học 1989 - 1990 do được cử đi thực tập sinh cao cấp ở Đức nên thầy Nguyễn Ngọc Hợi được bổ nhiệm làm Quyền Chủ nhiệm khoa.

Vào dịp này khóa 25 tốt nghiệp ra trường, Khoa giữ anh Trần Đình Quang bổ sung cho Bộ môn Giải phẫu Sinh lý người. Chị Nguyễn Thị Thanh được trường chuyển về làm văn phòng khoa.IV. KHOA TỪ KHI CÓ CHỦ TRƯƠNG ĐỔI MỚI ĐẾN NAY (1986 - 2011)

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đề ra chủ trương đổi mới. Ngọn gió đổi mới do Đảng phát động đã thổi một luồng sinh khí mới cho xã hội và cho sự nghiệp giáo dục. Đối với ngành Giáo dục, Bộ đã đề ra nội dung đổi mới bao gồm:

- Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp và quy mô đào tạo.- Tăng dần quy mô tuyển sinh, từng bước mở rộng xã hội hóa giáo

dục, đa dạng hóa các loại hình đào tạo.- Dân chủ hóa trong nhà trường.Quán triệt tinh thần của chủ trương trên, từ năm học 1990 - 1991,

Page 30: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

Nhà trường đã có chiến lược kịp thời và đúng đắn nhằm từng bước đưa Trường ĐHSP Vinh thành Trường Đại học Vinh đa ngành trong đó lấy ngành Sư phạm làm nòng cốt. Chủ trương này đã được khoa Sinh học thực hiện đầu tiên.

Năm 1991, Khoa đã ký liên kết với khoa Nuôi trồng thủy sản của Đại học Thủy sản Nha Trang (nay là Trường Đại học Nha Trang) mở hệ liên kết đào tạo kỹ sư Nuôi trồng thủy sản đặt tại ĐHSP Vinh. Năm học 1991 - 1992, ngành Nuôi trồng thủy sản khoá đầu được tuyển sinh gồm 59 sinh viên (đặt tên là khóa 32 NTTS - ứng với khóa 32 của trường). Đáng phấn khởi là sau 5 khoá liên kết đào tạo kỹ sư Nuôi trồng thuỷ sản thuộc hệ liên kết, từ khóa 37 trở đi (từ năm học 1996 - 1997) Bộ đã cho phép chuyển hệ này thành hệ đào tạo chính quy của Trường Đại học Sư phạm Vinh. Liên tiếp từ đó đến năm học 2001 - 2002 hệ đào tạo này đã được tuyển sinh lên tục và đã có 607 sinh viên tốt nghiệp ra trường.

Năm học 1990 - 1991, khoa Sinh vinh dự có thầy Lê Văn Trực (1990) và thầy Ngô Trực Nhã (1991) được Nhà nước phong tặng học hàm Phó giáo sư.

Năm 1993, thầy Nguyễn Ngọc Hợi được chuyển về trường làm Phó hiệu trưởng.

Từ năm 1994 đến 1998 thầy Hoàng Xuân Quang được bầu làm Chủ nhiệm khoa. Cuối năm 1994, anh Nguyễn Đình Nhâm đi làm NCS ở Liên Bang Nga. Cũng năm này anh Đặng Quang Châu tốt nghiệp NCS ở Liên bang Nga về khoa, đồng thời tiếp nhận anh Ngô Đức Nhàn về làm Trợ lý quản lý học sinh sinh viên (1994) và chị Lê Thị Hồng Lam làm kỹ thuật viên (1996).

Năm 1996, khoa Sinh học vinh dự có thầy giáo Võ Hành được Nhà nước phong tặng học hàm Phó giáo sư.

Từ năm 1998 đến năm 2006, thầy Võ Hành được bầu làm Chủ nhiệm khoa.

Tháng 12 năm 1998, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 5159/QĐ/GD-ĐT cho phép Trường ĐHSP Vinh đào tạo hệ Cử nhân khoa học gồm 7 ngành: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ Văn, Lịch Sử và Tin học.

Năm học 1999 - 2000, Khoa tuyển khóa Cử nhân khoa học Sinh học đầu tiên với 44 sinh viên hệ chính quy và 160 sinh viên hệ tại chức. Cũng năm này anh Nguyễn Đình Nhâm tốt nghiệp NCS ở Liên bang Nga

Page 31: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

31

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

(1999) trở về khoa và anh Nguyễn Thức Tuấn tốt nghiệp Đại học Thủy sản Nha Trang (1999) được nhận về làm CBGD tại khoa.

Ngày 25 tháng 4 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 62/2001/QĐ - TTg đổi tên Trường ĐHSP Vinh thành Trường Đại học Vinh đào tạo đa ngành.

Năm 2002, khoa Sinh có 2 thầy giáo vinh dự được Nhà nước phong tặng học hàm Phó giáo sư là thầy Nguyễn Ngọc Hợi và thầy Nghiêm Xuân Thăng.

Cũng trong năm này, thầy giáo Nguyễn Ngọc Hợi vinh dự được Nhà nước tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Ngày 17 tháng 4 năm 2002, theo Quyết định số 1715/QĐ-BGD & ĐT - TCCB của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thành lập khoa Nông Lâm Ngư trên cơ sở của khoa Sinh học - thời điểm kết thúc đào tạo kỹ sư Nuôi trồng thủy sản của khoa Sinh học. Trường điều anh Trần Ngọc Lân làm Trưởng khoa, anh Hoàng Văn Sơn và anh Nguyễn Thức Tuấn sang công tác tại khoa Nông Lâm Ngư.

Năm 2004, thầy giáo Hoàng Xuân Quang vinh dự được Nhà nước phong tặng học hàm Phó giáo sư.

Năm 2005, Bộ cho phép trường mở mã ngành đào tạo Cử nhân Khoa học Môi trường và khóa đầu tiên được tuyển sinh vào năm học 2006 - 2007 với 38 sinh viên hệ chính quy tại khoa Sinh học.

Trong thời gian này, chủ trương của Đảng ủy và Ban chủ nhiệm khoa là đa dạng hóa nguồn tuyển dụng cán bộ: thứ nhất tạo nguồn cán bộ từ sinh viên có kết quả học tập tốt (từ loại giỏi trở lên); thứ hai là tuyển từ các trường đại học khác; thứ ba là từ các cơ sở giáo dục khác để thay thế các thế hệ thầy cô giáo đã đến tuổi nghỉ hưu. Với cách làm này đã tạo được một nguồn cán bộ đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Kết quả, Khoa đã bổ sung các anh chị: Phan Thị Thanh Hội (2001); Nguyễn Lê Ái Vĩnh, Cao Tiến Trung, Mai Văn Chung, Đào Thị Minh Châu, Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thanh Lam, Hồ Anh Tuấn (2002); Nguyễn Anh Dũng, Hoàng Vĩnh Phú, Phan Xuân Thiệu (2003); Lê Quang Vượng, Nguyễn Đức Diện, Nguyễn Tiến Cường, Lê Thị Thúy Hà, Nguyễn Thị Giang An (2004); Phùng Văn Hào, Tôn Thị Bích Hoài, Phạm Thị Như Quỳnh (2005); Nguyễn Bá Hoành (2006).

Page 32: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

Văn phòng khoa có chị Đoàn Thị Minh Huyền (thay cho chị Nguyễn Thị Thanh về hưu năm 2002), anh Ngô Đức Nhàn chuyển công tác sang khoa Hóa, Khoa tiếp nhận anh Nguyễn Hữu Hà từ khoa Giáo dục Chính trị về phụ trách công tác Trợ lý quản lý học sinh sinh viên (2004).

Từ tháng 12 năm 2006, thầy Nguyễn Đình Nhâm được bầu làm Chủ nhiệm khoa. Trong thời gian này Khoa bổ sung thêm các anh chị: Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Ngọc Thảo, Hồ Thị Phương, Trần Huyền Trang (2008); Nguyễn Thị Minh Phương, Đinh Thị Kim Hảo (2009); Ông Vĩnh An, Lê Duy Linh, Lê Thị Thu, Phạm Thị Hương, Hồ Đình Quang (2010), Trần Thị Gái, Nguyễn Thị Việt (2011). Cũng trong thời gian này (năm 2007), Khoa đón anh Trần Đình Quang (NCS ở Hà Lan) và chị Phan Thị Thanh Hội (NCS ở Đức) về khoa, nhưng do nhu cầu công việc, anh Trần Đình Quang được điều về làm Phó Giám đốc Trung tâm Đảm bảo Chất lượng của trường, chị Phan Thị Thanh Hội chuyển công tác ra Trường ĐHSP Hà Nội.

Năm 2009, khoa Sinh học vinh dự có thầy giáo Nguyễn Đình Nhâm và thầy Nguyễn Đình San được Nhà nước phong tặng học hàm Phó giáo sư. Thầy Cao Tiến Trung bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trong nước tại Trường ĐHSP Hà Nội.

Năm 2010, thầy giáo Phạm Hồng Ban vinh dự được Nhà nước phong tặng học hàm Phó giáo sư và anh Nguyễn Anh Dũng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Liên Bang Nga trở về khoa.

Năm 2011, 2 cán bộ của khoa là Hoàng Ngọc Thảo và Ông Vĩnh An đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Tháng 8/2011, thầy Nguyễn Đình Nhâm chuyển công tác về khoa Đào tạo Sau đại học, thầy Phạm Hồng Ban được bổ nhiệm Phụ trách khoa.

Để có nguồn cán bộ giảng dạy đáp ứng được yêu cầu đào tạo của khoa và Nhà trường trong giai đoạn mới, trong thời gian này, công tác bồi dưỡng cán bộ đã được Đảng ủy, Ban chủ nhiệm khoa quan tâm đặc biệt. Tính từ năm 2006 đến nay đã có 9 NCS bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (6 NCS bảo vệ ở nước ngoài, 3 NCS bảo vệ trong nước), 5 cán bộ đang làm NCS (3NCS ở nước ngoài, 2 NCS trong nước), 7 cán bộ bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ.

Page 33: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

33

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trong một chặng đường dài, nhờ sự phấn đấu miệt mài, vượt qua nhiều thử thách, khoa Sinh học đã vững vàng trong công việc đào tạo ở các cấp: với đào tạo đại học, Khoa có 4 mã ngành (Sư phạm Sinh học, Cử nhân Sinh học, Cử nhân Khoa học Môi trường và Kỹ sư Công nghệ Môi trường); với đào tạo thạc sĩ, Khoa có 4 mã ngành (Động vật, Thực vật, Sinh học thực nghiệm, Lý luận và Phương pháp giảng dạy bộ môn Sinh học); với đào tạo tiến sĩ có chuyên ngành Thực vật.

Song song với công tác giảng dạy, việc NCKH của khoa được xác định như một nhiệm vụ không tách rời. Chỉ tính riêng 10 năm lại đây, Khoa đã chủ trì 5 đề tài nghiên cứu (KHCB) cấp Nhà nước, 23 đề tài cấp Bộ, 120 đề tài cấp Trường, cấp Tỉnh, hoàn thành 12 Dự án khoa học. Các Đề tài và Dự án đã hoàn thành đều được Hội đồng khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước đánh giá cao. Các kết quả nghiên cứu đều đã được công bố trên các Tạp chí khoa học chuyên ngành.. Chỉ tính riêng từ 2005 đến nay, Khoa đã có trên 180 công trình khoa học được công bố trên các Tạp chí trong và ngoài nước cùng với một số sách chuyên khảo và Tuyển tập công trình nghiên cứu đã được xuất bản phục vụ cho công tác đào tạo, NCKH và ứng dụng thực tiễn.

Không dừng lại với hướng nghiên cứu khoa học cơ bản, hướng nghiên cứu khoa học ứng dụng gắn với kinh tế của địa phương cũng đã được đẩy mạnh. Nhiều Đề tài, Dự án, Chương trình với sự tài trợ của các tổ chức Chính phủ và Phi chính phủ cũng được triển khai trong những năm gần đây gắn liền với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: Bước đầu nghiên cứu nguồn lợi các loài tôm he tại vùng ven biển Nghệ An; Nghiên cứu các loại sâu hại trên các giống vừng, lạc ở Nghệ An,… Ngoài ra, thông qua các chương trình nghiên cứu và phát triển của các tổ chức quốc tế, như: Tổ chức phát triển quốc tế của Chính phủ Australia, Dự án Sinh kế bền vững tại Quỳ Châu của Partners, Dự án phát triển nông thôn đa lĩnh vực MRSD Việt - Bỉ; Dự án Đa dạng sinh học và Bảo vệ rừng đầu nguồn sông Cả của DANIDA. Dự án quỹ Darwin về nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học; Dự án quỹ bảo tồn Việt nam;... Hoạt động NCKH của khoa đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong khu vực

Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của khoa đang ngày càng bám sát với yêu cầu thực tế nhằm giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Số lượng

Page 34: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

các đề tài NCKH cấp Nhà nước, cấp Bộ được đưa vào ứng dụng ngày càng tăng. Đặc biệt, những năm gần đây, đã có một số đề tài có giá trị thực tiễn cao, đó là các đề tài mang mã số: B2000-42-32: Hiện trạng một số cây ăn quả đặc sản có múi trên đất Nghệ Tĩnh; B2002-42-11DAMT: Nghiên cứu và xây dựng chương trình biên soạn tài liệu giảng dạy và học tập về giáo dục bảo vệ môi trường ở trường trung học phổ thông,… Các đề tài này đang được áp dụng, đã đạt các kết quả ban đầu đáng ghi nhận.

Nhiều Hội thảo khoa học Quốc gia và Khu vực do Khoa tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong nước và Quốc tế như: Hội thảo Đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn (lần thứ I và II) (1996, 1998), Hội thảo “Xây dựng mô hình Nông- Lâm nghiệp bền vững tại vùng Trung du và Miền núi tỉnh Nghệ An” (2001), Hội thảo “Bảo vệ vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát” (2002). Hội thảo quốc tế về sinh học ứng dụng (2009), Hội thảo phát triển các mô hình bảo tồn thực tiễn dựa vào cộng đồng ở Việt Nam (2010); Hội thảo Nhóm công tác bảo tồn Saola của IUCN (2011), Ngoài ra Khoa còn tổ chức các Hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy môn Sinh học ở trường PTTH được giáo viên nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước và đặc biệt là giáo viên các trường PTTH 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tham gia đông đảo. Một số cán bộ giảng dạy của khoa đã tham gia một số Hội thảo Quốc tế.

Hiện tại, cùng với xu thế hội nhập của đất nước, Khoa đã và đang đẩy mạnh hợp tác với nhiều trường, nhiều trung tâm khoa học trong nước và quốc tế trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển công nghệ, bồi dưỡng cán bộ như: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Trường Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên; Đại học Đà Nẵng, Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh, Đại học Đồng Tháp; Đại học Cần Thơ;...Các tổ chức Quốc tế như Quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF), Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên (IUCN), tổ chức bảo tồn quốc tế (CI); Hiệp hội động thực vật quốc tế (FFI); tổ chức chim quốc tế (Birdlife); Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ (Hoa Kỳ), Bảo tàng Australia (Úc); Bảo tàng Alexander Koegnig (Đức); Đại học Kend (Vương Quốc Anh); Đại học Cambridge (Vương Quốc Anh);... từng bước xây dựng Khoa thành một trung tâm khoa học công nghệ của khu vực Bắc miền Trung, khẳng định tên tuổi và thương hiệu khoa Sinh -Trường Đại học Vinh, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của khu vực, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Page 35: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

35

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Về cơ sở vật chất, hiện tại Khoa có 6 phòng thực hành thí nghiệm (Động vật, Thực vật, Giải phẫu sinh lý người và động vật; Sinh lý - Hoá sinh thực vật; Di truyền - Phương pháp giảng dạy; Vi sinh), ngoài ra còn có 3 phòng thí nghiệm chuyên sâu: phòng thí nghiệm sinh học trung tâm, phòng nuôi cấy mô tế bào thực vật - nhà lưới; phòng bảo tàng sinh học.

Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của Bộ và Trường các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và NCKH đã được nâng cấp, đồng bộ và hiện đại. Từ năm 2000 đến 2005, Khoa được Nhà trường và Bộ tăng cường cơ sở vật chất cho các phòng thí nghiệm thông qua các dự án: Dự án tăng cường năng lực nghiên cứu cho phòng thí nghiệm sinh học trung tâm giai đoạn I; Dự án của ngân hàng thế giới mức B, C; Dự án thuộc chương trình mục tiêu... Các thiết bị đã được sử dụng hết công suất góp phần nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu cho cán bộ, học viên và sinh viên của khoa: Các thiết bị phân tích nước, bộ phân tích nước thải, bộ BOD, COD được sử dụng thường xuyên để phân tích nước cho các đề tài nghiên cứu của cán bộ, của cao học và sinh viên khoá 40 đến khoá 48 của khoa Sinh học Đại học Vinh; phân tích nước cho các cơ sở nuôi tôm tại Nghệ An và Hà Tĩnh. Các thiết bị phân tích môi trường không khí, máy đo khí độc, đo tiếng ồn, đo bụi thường xuyên được dùng để phân tích môi trường không khí ở các cơ sở sản xuất, và phục vụ công tác đánh giá tác động môi trường của các dự án sản xuất và xây dựng như Nhà máy đường Sông Lam, Nhà máy gạch Trung Đô, nhà máy sản xuất cồn của Công ty hợp tác Quân khu 4, Nhà máy Bia Nghệ An, nhà máy dệt kim Hoàng Thị Loan... Đánh giá tác động ô nhiễm môi trường đến các chỉ số sinh lý cơ thể ở người. Các thiết bị: máy so màu, phân tích quang phổ, điện di, cất đạm tự động, chưng cất tự động (Soxlette) được sử dụng để phân tích kim loại nặng trong nước, trong đất, phân tích hàm lượng và chất lượng các sản phẩm của cây trồng: cam, bưởi, hồng, đậu xanh, gạo, ngô, dứa, rau xanh…, phân tích hàm lượng và chất lượng chất béo, tinh dầu, các hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học cao, các chất làm thuốc như Alcaloit, Flavonoit, Cumarin của các loài thực vật ở khu vực Bắc Trường Sơn; Các thiết bị như kính hiển vi chụp ảnh, kính hiển vi quang học, lúp soi nổi dùng để nghiên cứu vi sinh vật, động thực vật; Các thiết bị hỗ trợ cho nghiên cứu và học tập như máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể, đèn chiếu, máy tính thường xuyên được sử dụng để phục vụ cho các bài giảng trên phòng thí nghiệm của cán bộ, báo cáo khoa học, Xemina, bảo vệ luận văn của cao học và sinh viên.

Page 36: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

Từ những năm 2006 đến 2011, Khoa được bổ sung các trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu hội nhập ở tầm Quốc gia và Quốc tế, có thể kể đến các dự án: Dự án ADB về nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên THPT, Dự án nâng cao năng lực nghiên cứu cho phòng thí nghiệm sinh học trung tâm giai đoạn II, Dự án chương trình mục tiêu 2005 - 2010.... Bên cạnh các thiết bị cơ bản phục vụ đào tạo, các thiết bị mới hiện đại phục vụ cho các hướng nghiên cứu chuyên sâu:

•Các thiết bị phân tích môi trường như máy sắc khí lỏng khối phổ HPLC: có khả năng phân tích 120 chỉ tiêu về nước, đất ở mức độ sai số 10-4; máy phân tích đa chỉ tiêu về môi trường (30 chỉ tiêu)

•Các thiết bị công nghệ gen như: máy nhân gen PCR; hệ thống lọc nước siêu sạch; hệ thống chụp ảnh và xử lý sau điện di; máy lắc ổn nhiệt, máy làm đá vẩy... phục vụ cho một chu trình xử lý gen, tế bào.

•Các thiết bị phân tích mô học như: Máy cắt lát, bộ nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh lý người và động vật có khả năng phân tích đánh giá ở mức độ phân tử, tế bào, đo đếm các chỉ số sinh học ở người và động vật với mức độ chính xác cao.

** *

Nhìn lại chặng đường nửa thế kỷ qua, các thế hệ cán bộ và sinh viên khoa Sinh học có thể tự hào về những gì mình đã làm được. Vượt qua những khó khăn của chiến tranh và những cam go của những ngày sau chiến tranh, khoa Sinh học đã bước vào tuổi 50 với sức sống mới và khí thế mới. Trong năm mươi năm ấy khoa Sinh học đã đào tạo được hàng nghìn sinh viên chính quy và tại chức, hàng trăm thạc sĩ và gần chục tiến sĩ. Đội ngũ của khoa đã hùng hậu về số lượng và chất lượng, hiện có 42 CBVC với 5 PGS, 13 tiến sĩ, 5 NCS (3 NCS nước ngoài, 2NCS trong nước) và 21 Thạc sĩ, 7 cử nhân, và 01 Trung cấp có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo của Nhà trường ở tất cả các cấp học: cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Từ cái nôi khoa Sinh học, nhiều thầy cô giáo, học viên và sinh viên đã trưởng thành và giữ nhiều chức vụ quan trọng từ cấp địa phương đến Trung ương…Về mặt nghiên cứu khoa học, Khoa đã tổ chức thành công nhiều Hội thảo cấp Tỉnh, cấp Trường, cấp Quốc gia và Quốc tế, hàng

Page 37: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

37

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

trăm công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ trong khoa đã được đăng tải trên các Tạp chí khoa học có uy tín trong và ngoài nước. Về đời sống tinh thần, Khoa và Công đoàn luôn quan tâm để cán bộ trong khoa được biết thêm những danh lam thắng cảnh và nền văn hóa của các vùng miền trong nước, cũng như của các nước bạn bằng cách tổ chức các chuyến đi tham quan, du lịch.

Những thành tích to lớn mà khoa Sinh học đạt được trong những năm qua là công lao đóng góp của nhiều thế hệ cán bộ giảng dạy, công nhân viên chức, sinh viên của khoa. Các thế hệ sinh viên khoa Sinh học mãi mãi biết ơn các thầy, cô giáo đã không tiếc công sức, nhiều người dành trọn cuộc đời mình cho khoa Sinh học, cho Trường Đại học Vinh. Chúng ta cũng mãi mãi ghi nhớ sự đóng góp to lớn, đầy trách nhiệm của nhiều cán bộ nhân viên, kỹ thuật viên, khắc phục mọi khó khăn để cho công việc đào tạo và NCKH của khoa không ngừng phát triển.

Bài học thành công đầu tiên là qua các chặng đường phát triển, cán bộ, công nhân viên, học viên, sinh viên của khoa luôn nêu cao truyền thống Đoàn kết nội bộ, dân chủ, bản lĩnh, cộng đồng trách nhiệm, tôn sư trọng đạo. Từ khi thành lập đến nay khoa Sinh học luôn làm tốt công tác đoàn kết nội bộ, các việc làm được bàn bạc dân chủ công khai để thống nhất hành động, tinh thần tương thân tương ái luôn phát huy, thế hệ đi sau bao giờ cũng lấy tấm gương tận tụy của người thầy, say sưa nghiên cứu khoa học của người thầy làm mục tiêu tiến công.

Với những kết quả đó, tập thể khoa Sinh học tự hào với các phần thưởng cao quý:

- Huân chương Lao động hạng Ba (1998).- Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận Tập thể Lao động xuất

sắc (2003).- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2004).- 10 Bằng khen của Trung ương Đoàn về công tác Đoàn và phong

trào thanh niên (liên tục từ năm học 2001 - 2002 đến 2010 - 2011).- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2011.

Page 38: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

PHẦN II

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO CHÍNH QUYỀN, ĐẢNG, ĐOÀN THỂ, CÁN BỘ CỦA KHOA QUA CÁC THỜI KỲ

I. BAN CHỦ NHIỆM KHOA QUA CÁC THỜI KỲ

TT Thời gian Trưởng khoa Phó trưởng khoa Chú thích

1. 1961Bộchophépmở3Ngành:Lý-Hóa-Sinh

2. 1962-1963HoàngQuý

(Trưởngbanphụtráchkhoa)

ĐặngTrầnPhách

(Phóbanphụtrách)Khoa Lý - Hoá -Sinh

3. 1963-1965ĐặngTrầnPhách

(Trưởngbanphụtráchkhoa)

NguyễnHữuDũng

(Phóbanphụtrách)KhoaHoá-Sinh

4. 1965-1970 LươngNgọcToản

HoàngNgọcBạt

(1965-1966)

NghiêmXuânThăng

(1966-1970)

KhoaSinhhọc

5. 1970-1973 TrầnVănHồng

NghiêmXuânThăng

(1970-1972)

NguyễnChấp

(1972-1973)

KhoaSinhhọc

Page 39: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

39

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

6. 1974-1978HoàngNgọcBạt

(Q.Chủnhiệmkhoa)

LêVănĐệ

LêVănTrực

(1976-1978)

Khoa Sinh -KTNN

7. 1978-1980LêVănTrực

(Q.Chủnhiệmkhoa)

LêVănĐệ

TrịnhĐìnhToánKhoa Sinh -KTNN

8. 1980-1987 LêVănTrựcNgôTrựcNhã

TrịnhĐìnhToánKhoa Sinh -KTNN

9. 1987-1989 NgôTrựcNhãNguyễnNgọcHợi

VõHànhKhoa Sinh -KTNN

10. 1989-1990NguyễnNgọcHợi

(Q.Chủnhiệmkhoa)VõHành KhoaSinhhọc

11. 1990-1994 NgôTrựcNhãNguyễnNgọcHợi

VõHànhKhoaSinhhọc

12. 1994-1998 HoàngXuânQuang

NguyễnVănSơn

NguyễnCôngKình

(1994-1995)

HoàngVănMại

NguyễnDươngTuệ

(1995-1998)

KhoaSinhhọc

13. 1998-2002 VõHànhĐặngQuangChâu

NguyễnDươngTuệKhoaSinhhọc

14. 2002-2006 VõHànhNguyễnĐìnhSan

NguyễnTrinhQuếKhoaSinhhọc

15. 2006-8/2011 NguyễnĐìnhNhâmPhạmHồngBan

CaoTiếnTrungKhoaSinhhọc

16. 8/2011-nay PhạmHồngBan CaoTiếnTrung KhoaSinhhọc

Ghi chú: - Trưởng ban phụ trách khoa tương đương Chủ nhiệm khoa sau này

- Nguyễn Văn A*: Hiện nay đã mất

Page 40: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

PGS. NGƯT. Hoàng Quý TrưởngkhoaLý-Hóa-Sinh(1962-1963)

PGS. TS. Trần Văn HồngQ.Trưởngkhoa(1970-1973)

PGS. Đặng Trần PháchTrưởngkhoaHóa-Sinh

(1963-1965)

Thầy Hoàng Ngọc BạtQ.Trưởngkhoa(1974-1978)

PGS. TS.Lương Ngọc ToảnTrưởngkhoa(1965-1970)

PGS. TS. Lê Văn TrựcQ.Trưởngkhoa(1978-1980)Trưởngkhoa(1981-1987)

Page 41: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

41

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

PGS. TS. Ngô Trực NhãTrưởngkhoa(1987-1989)và(1990-1994)

PGS. TS. Võ HànhTrưởngkhoa(1998-2006)

PGS. TS. NGƯT.Nguyễn Ngọc HợiQ.Trưởngkhoa(1989-1990)

PGS. TS.Nguyễn Đình Nhâm

Trưởngkhoa(2006-8/2011)

PGS. TS.Hoàng Xuân Quang

Trưởngkhoa(1994-1998)

PGS. TS.Phạm Hồng BanPhụtráchkhoa(Từ8/2011)

Page 42: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

II. BÍ THƯ ĐẢNG ỦY KHOA QUA CÁC THỜI KỲ

TT Họ và tên Thời gian Chú thích1. NguyễnHữuDũng 1963-1965 ChibộkhoaLý-Hoá-Sinh2. HoàngNgọcBạt 1965-1967 ChibộkhoaSinhhọc3. PhạmKimToả 1967-1971 ChibộkhoaSinhhọc4. TrầnVănHồng 1971-1972 ChibộkhoaSinhhọc5. PhạmVănViệt 1972-1973 ChibộkhoaSinhhọc6. NguyễnChấp 1973-1975 ChibộkhoaSinhhọc7. LêVănĐệ 1975-1977 ĐảnguỷkhoaSinh-KTNN8. LêVănTrực 1977-1978 ĐảnguỷkhoaSinh-KTNN9. LêVănĐệ 1978-1980 ĐảnguỷkhoaSinh-KTNN10. NgôTrựcNhã 1980-1986 ĐảnguỷkhoaSinh-KTNN11. NguyễnNgọcHợi 1986-1989 ĐảnguỷkhoaSinh12. NguyễnNgọcHợi 1989-1994 ChibộkhoaSinhhọc13. HoàngXuânQuang 1994-1998 ChibộkhoaSinhhọc14. HoàngVănMại 1998-2001 ChibộkhoaSinhhọc15. HoàngVănMại 2001-2002 ĐảnguỷkhoaSinhhọc16. VõHành 2002-2006 ĐảnguỷkhoaSinhhọc17. NguyễnĐìnhNhâm 2006-nay ĐảnguỷkhoaSinhhọc

III. CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN BỘ PHẬN QUA CÁC THỜI KỲ

TT Họ và tên Thời gian TT Họ và tên Thời gian

1. LươngNguyênViễn 1962-1965 12. NghiêmXuânThăng 1989-19902. DươngThận 1965-1967 13. NguyễnCôngKình 1990-19963. LêVănTrực 1967-1968 14. ĐặngQuangChâu 1996-19994. PhanĐăngChất 1968-1971 15. NguyễnTrinhQuế 1999-20035. HoàngNgọcBạt 1971-1973 16. NguyễnĐìnhNhâm 2003-20056. NguyễnHoàng 1973-1975 17. PhạmHồngBan 2005-20077. NgôTrựcNhã 1975-1980 18. PhanXuânThiệu 2007-20078. HoàngXuânQuang 1980-1982 19. PhanThịThanhHội 2007-20089. NguyễnĐìnhChâu 1982-1986 20. NgôThịBê 2008-201010. TrầnDoãnThi 1986-1988 21. NguyễnAnhDũng 2010-nay11. NguyễnTrinhQuế 1988-1989

Page 43: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

43

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

IV. BÍ THƯ ĐOÀN THANH NIÊN QUA CÁC THỜI KỲ

TT Họ và tên Thời gian Chú thích

1. NguyễnHoàng 1963-1965 Cánbộ

2. DươngLân 1965-1966 Cánbộ

3. NgôTrựcNhã 1966-1967 Cánbộ

4. LêThúcSinh 1967-1968 Sinhviênkhoá6

5. NguyễnĐìnhChâu 1968-1973 Cánbộ

6. NguyễnDoãnThịnh 1973-1974 Cánbộ

7. HàVănThuấn 1974-1975 Cánbộ

8. NguyễnCôngKình 1975-1978 Cánbộ

9. LêDanhBân 1978-1980 Cánbộ

10. NguyễnVănSơn 1980-1981 Cánbộ

11. NguyễnTrinhQuế 1981-1982 Cánbộ

12. NguyễnNgọcHợi 1982-1987 Cánbộ

13. TrầnNgọcLân 1987-1990 Cánbộ

14. NguyễnThịLan 1990-1991 Sinhviênkhoá29

15. BùiNhânSâm 1991-1992 Sinhviênkhoá30

16. LêVănBình 1992-1993 Sinhviênkhoá31

17. NguyễnVănHoàng 1993-1995 Sinhviênkhoá33

18. NguyễnBáTình 1995-1996 Sinhviênkhoá34

19. MaiVănChung 1996-1998 Sinhviênkhoá35

20. TrầnNhậtSinh 1998-1999 Sinhviênkhoá36

21. CaoThànhChung 1999-2000 Sinhviênkhoá37

22. NgôĐứcNhàn 2001-2003 Cánbộ

23. MaiVănChung 2003-2005 Cánbộ

24. NguyễnAnhDũng 2005-2006 Cánbộ

25. NguyễnBáHoành 2006-2007 Cánbộ

26. NguyễnĐứcDiện 2007-2010 Cánbộ

27. HồĐìnhQuang 2010-nay Cánbộ

Page 44: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

V. TRƯỞNG BỘ MÔN QUA CÁC THỜI KỲThời gian Bộ môn Trưởng Bộ môn1962-1963 NgànhSinhhọc TrầnVănHồng1963-1967 Thựcvật-Sinhhoá-Ditruyền

Độngvật-SinhlýĐV-PPGDLêChíPhiênNghiêmXuânThăng

1967-1969Thựcvật-Sinhhoá-Ditruyền

Độngvật-SinhlýĐV-PPGD

LươngNgọcToản(1966-1968)LêVănTrực(1968-1969)NghiêmXuânThăng

1969-1971

Thựcvật-SinhhoáĐộngvậtSinhlýđộngvật-ChănnuôiDitruyền-TiếnhoáPhươngphápgiảngdạy

TrầnVănHồngNguyễnTháiTựNghiêmXuânThăngLêChíPhiênĐỗHùng

1971-1973

Thựcvật-SinhhoáĐộngvậtSinhlýĐộngvậtDitruyền-TiếnhoáPhươngphápgiảngdạy

NguyễnTânNguyễnTháiTựNghiêmXuânThăngLêChíPhiênHoàngNgọcBạt

1973-1976

ThựcvậtĐộngvậtSinhlýđộngvật-ChănnuôiDitruyền-TiếnhoáPhươngphápgiảngdạy

NgôTrựcNhãNguyễnHoàngNghiêmXuânThăngLêChíPhiênHoàngNgọcBạt

1976-1980

ThựcvậtĐộngvậtSinhlý-SinhhóathựcvậtGiảiphẫusinhlýDitruyền-PPGDKỹthuậtnôngnghiệp

NgôTrựcNhãNguyễnHoàngTrầnVănHồngNghiêmXuânThăngLêChíPhiênTrịnhĐìnhToán

1980-1983

Thựcvật-SinhhóaĐộngvậtSinhlýđộngvậtDitruyền-PPGDKỹthuậtNôngnghiệp

TrầnVănHồngNguyễnHoàngNghiêmXuânThăngLêVănTrựcTrịnhĐìnhToán

1983-1990Thựcvật-Sinhhóa-TrồngtrọtĐộngvật-Sinhlý-ChănnuôiDitruyền-PPGDHànhchính

TrầnVănHồngNguyễnHoàngLêChíPhiênTrầnThọMinh

Page 45: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

45

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

1993-1997Thựcvật-SinhhoáĐộngvậtSinhlý-ChănnuôiDitruyền-Visinh-PPGD

VõHànhNguyễnHoàngLêNgọcVinhLêVănTrực

1997-1998

ThựcvậtSinhhoáĐộngvậtSinhlý-ChănnuôiDitruyền-Visinh-PPGD

ĐặngQuangChâuHoàngVănMạiNguyễnHoàngLêNgọcVinhNguyễnĐìnhChâu

1998-2000Thựcvật-SinhhoáĐộngvậtSinhlýđộngvật-ChănnuôiDitruyền-Visinh-PPGD

ĐặngQuangChâuNguyễnHoàngNghiêmXuânThăngNguyễnĐìnhChâu

2000-2002

Thựcvật-SinhhoáĐộngvật-SinhlýđộngvậtDitruyền-Visinh-PPGDKỹthuậtnôngnghiệp

ĐặngQuangChâuHoàngXuânQuangNguyễnĐìnhChâuVõHành

2002-2004

ThựcvậtĐộngvật-SinhlýđộngvậtSinhlý-SinhhoáthựcvậtDitruyền-Visinh-PPGD

VõHànhHoàngXuânQuangNguyễnĐìnhSanNguyễnĐìnhChâu

2004-2006

ThựcvậtĐộngvật-SinhlýĐộngvậtSinhlý-SinhhoáthựcvậtDitruyền-Visinh-PPGD

VõHànhNguyễnTrinhQuếNguyễnĐìnhSanNguyễnĐìnhChâu

2006-2008

ThựcvậtĐộngvật-SinhlýĐộngvậtSinhlý-SinhhoáthựcvậtDitruyền-Visinh-PPGD

NguyễnVănLuyệnNgôThịBêNguyễnĐìnhSanNguyễnCôngKình

2008-2010

ThựcvậtĐộngvật-SinhlýĐộngvậtSinhlý-SinhhoáthựcvậtDitruyền-Visinh-PPGD

NguyễnVănLuyệnNgôThịBêNguyễnĐìnhSanNguyễnĐìnhNhâm

2010-nay

ThựcvậtĐộngvật-SinhlýĐộngvậtSinhlý-SinhhoáthựcvậtDitruyền-Visinh-PPGDMôitrường

NguyễnVănLuyệnCaoTiếnTrungNguyễnĐìnhSanNguyễnĐìnhNhâmĐàoThịMinhChâu

Page 46: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

VI. DANH SÁCH CÁN BỘ GIẢNG DẠY ĐÃ VÀ ĐANGCÔNG TÁC TẠI KHOA

TT Họ và tên Chuyên môn Năm về khoa Ghi chú

1. TrầnVănHồng Sinhlýthựcvật 19622. NguyễnTháiTự Độngvật 1962 Hưu3. VươngAnLợi Thựcvật 1962 Chuyển4. NguyễnThịMỹNgọc Trồngtrọt 1963 Chuyển5. NgôTrựcNhã Thựcvật 1963 Hưu6. NguyễnHoàng Độngvật 1963 Hưu7. NguyễnTân Sinhlýthựcvật 1963 Chuyển8. NguyễnVănKhang Độngvật 1963 Chuyển9. LêMinhHiếu Hoásinh 196310. NghiêmXuânThăng GP.SLngười-ĐV 1963 Hưu11. LêChíPhiên Ditruyền-Tiếnhóa 1963 Hưu12. HoàngNgọcBạt PPgiảngdạy 1963 Chuyển13. PhanHuyLiệu Chănnuôithúy 1964 Chuyển14. NguyễnVănHiển Ngavăn 1965 Chuyển15. LươngNgọcToản PhânloạiTV 1965 Chuyển16. LêVănTrực Ditruyền-Tiếnhóa 1965 Hưu17. DươngLân Độngvật 1965 Chuyển18. TrầnDoãnChương Tâmlýgiáodục 1965 Chuyển19. NguyễnVănCam Toánhọc 1965 Chuyển20. NguyễnDoãnThịnh HoáSinh 1966 Hưu21. NguyễnĐìnhChâu Ditruyền-Tiếnhóa 1966 Hưu22. HoàngMinh Phânloạithựcvật 1966 Chuyển23. NguyễnDuyThảo Visinhvật 1966 Chuyển24. HoàngMinhThao Tâmlýgiáodục 1966 Chuyển25. PhạmVănThông Thựcvật 1966 Chuyển26. TrầnTíchCảnh Giảiphẫusinhlý 1966 Chuyển27. NguyễnTrọngKhơ Chănnuôi 1966 Chuyển28. HoàngMạnhHướng Sinhhọc 1966 Chuyển29. ĐặngĐìnhMộc Tâmlýgiáodục 1966 Chuyển

Page 47: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

47

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

30. NguyễnVănĐồng Độngvật 1966 Chuyển31. PhanHữuTam Visinhvật 196632. ĐỗHùng PPgiảngdạy 1966 Chuyển33. NguyễnVănHiển NgaVăn 196634. LêVănThiệm Ngavăn 1967 Chuyển35. LýVănKhuê Độngvật 1967 Chuyển36. PhạmKimToả Chínhtrị 196737. NguyễnDươngTụê Hoásinh-Visinh 1967 Hưu38. NguyễnLânHùng Sinhlýthựcvật 1967 Chuyển39. NguyễnThịThu Sinhlýđộngvật 1967 Chuyển40. Ng.T.HoàngPhương Trồngtrọt 1967 Chuyển41. PhạmQuốcBảo Thựcvật 196742. Ng.ThịHoàiPhương Thểdục 1967 Chuyêntoán43. HoàngXuânQuang Độngvật 1968 Hưu44. NguyễnThịQuý Thựcvật 1968 Hưu45. HàVănThuấn Sinhlýđộngvật 1968 Chuyển46. NguyễnĐứcĐông Độngvật 1968 Chuyển47. HoàngHoàn PPgiảngdạy 1968 Hưu48. NguyễnThịBê GPSinhlý 1968 Chuyển49. NguyễnĐìnhHùng Ngavăn 1968 Chuyển50. NguyễnThịChuNam Hoáhọc 1968 Chuyển51. DươngThận Tâmlýgiáodục 196852. PhanĐăngChất Chínhtrị 1968 Hưu53. TrầnAnNhơn KTNN 1968 Chuyển54. BạchTuyếtNghĩa NữCông 1968 Chuyển55. DươngNgọcHoàn Hoạsĩ 196856. TrịnhĐìnhToán Hoánông 1969 Chuyển57. PhạmVănViệt Chínhtrị 1969 Chuyển58. NguyễnCôngKình KTNN 1969 Hưu59. BùiĐìnhBình NgaVăn 1969 Chuyển60. NguyễnVănLiễn Giảiphẫungười 1969 Chuyển61. TrầnDoãnThi Chănnuôi 1970 Hưu62. LêVănOánh Hoásinh 1970 Chuyển63. NguyễnGiaHách Tâmlý-Giáodục 1970 Chuyển64. TrầnThếSơn Ngavăn 1970 Chuyển

Page 48: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

65. LêPhongVận Vậtlý 1971 Chuyển66. LêDanhBân Độngvật 197167. LêVănThức PPGD 197168. NguyễnChấp Chínhtrị 197169. TrầnBáCừ Độngvật 1972 Hưu70. LêTình PPGD 1972 Hưu71. NguyễnVănHạnh Chănnuôi 1972 Chuyển72. TriệuThịPhương Sinhlýđộngvật 1973 Chuyển73. NguyễnNgọcHợi Sinhlýđộngvật 197374. TrầnLêĐiệp Ditruyền 1973 Chuyển75. TrươngQuangHội Sinhhoá 1973 Chuyển76. LêVănĐệ Sinhlýthựcvật 1974 Chuyển77. NguyễnVănLuyện Thựcvật 197478. HồThịKhanh Trồngtrọt 1975 Chuyển79. NguyễnThịNga Sinhlýthựcvật 1975 Chuyển80. TrầnChâuLoan Chănnuôi 1975 Chuyển81. NguyễnVănTuất Chănnuôi 1975 Chuyển82. LêNgọcVinh ChănnuôiThúy 1975 Chuyển83. NguyễnNhưĐối GPThựcvật 1975 Chuyển84. HoàngBáĐàn Chănnuôi 1975 Chuyển85. NgôTấnPhát Trồngtrọt 197586. ĐànPhátTuất Nôngnghiệp 1976 Chuyển87. TrầnThịMậu Visinhvật 1976 Chuyển88. LêVănChiến Nônghoá 1976 Hưu89. TháiHình Bảovệthựcvật 1976 Chuyển90. NguyễnVănSơn Độngvật 1976 Chuyển91. VõHành Thựcvật 197692. NguyễnĐìnhSan Sinhlýthựcvật 197793. LêXuânTrình Ditruyền 197794. LêQuangChâu PPGD 1977 Chuyển95. NguyễnTrinhQuế Sinhlýđộngvật 198096. HoàngVănSơn Nônghoá 1980 Chuyển97. TrầnNgọcLân Độngvật 1980 Chuyển98. PhạmNgọcPhượng Chănnuôi 1981 Chuyển99. ĐặngQuangChâu Thựcvật 1981

Page 49: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

49

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

100. NgôThịBê GPsinhlý 1981 Hưu101. LêNgọcNghinh Độngvật 1981 Chuyển102. HoàngVănMại Hoásinh 1981 Hưu103. PhạmHồngBan Thựcvật 1981104. NguyễnLâmVượng PPGD 1981 Chuyển105. ĐỗThịKimCúc PPGD 1982 Hưu106. NguyễnĐìnhNhâm PPGD 1983107. TrầnĐìnhQuang Sinhlýđộngvật 1988 Chuyển108. NguyễnThứcTuấn Thuỷsản 1999 Chuyển109. PhanThịThanhHội PPGD 2001 Chuyển110. ĐàoThịMinhChâu Sinhtháihọc 2002111. NguyễnLêÁiVĩnh Visinh 2002112. MaiVănChung Sinhlýthựcvật 2002113. CaoTiếnTrung Độngvật 2002114. NguyễnThịThảo Ditruyền 2002115. HoàngVĩnhPhú PPGD 2003116. PhanXuânThiệu Hóasinhthựcvật 2003117. NguyễnAnhDũng Thựcvật 2003118. NguyễnThịGiangAn Sinhlýđộngvật 2004119. LêQuangVượng Hóasinhthựcvật 2004120. NguyễnĐứcDiện Sinhlýthựcvật 2004121. LêThịThuýHà Thựcvật 2004122. TônThịBíchHoài Sinhlýđộngvật 2005123. PhạmThịNhưQuỳnh Hóasinhthựcvật 2005124. NguyễnBáHoành Ditruyền 2006125. HoàngNgọcThảo Độngvật 2008126. HồThịPhương KHmôitrường 2008127. TrầnHuyềnTrang Visinh 2008128. Ng.T.MinhPhương KHmôitrường 2009129. ĐinhThịKimHảo Nônghóa 2009130. ÔngVĩnhAn Độngvật 2010131. PhạmThịHương PPgiảngdạy 2010132. TrầnThịGái PPgiảngdạy 2011133. NguyễnThịViệt Độngvật 2011

Page 50: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

50

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

VII. DANH SÁCH CÁN BỘ KỸ THUẬT VIÊN VÀ HÀNH CHÍNHĐÃ VÀ ĐANG CÔNG TÁC TẠI KHOA

TT Họ và tên Chuyên môn Năm về khoa

Công tác đảm nhiệm Ghi chú

1. HoàngVănTạo 1962 PhụtáTN Chuyển2. TrầnThịTâm 1962 PhụtáTN Hưu3. VõCôngSâm 1963 PhụtáTN Hưu4. NguyễnThịTuyết GiáoviênTH 1963 PhụtáTN Hưu5. HàThịMinhDuyến Giáoviêncấp1 1963 VPkhoa Hưu6. NguyễnVănQuang Phụtáđộngvật 1964 PhụtáTN Bộđội7. NguyễnVănViệt Phụtáđộngvật 1964 PhụtáTN Chuyển8 NguyễnThịCẩmHoa 1965 PhụtáTN Hưu9. NguyễnThịDung Thưviện 1965 Hưu10. HoàngHuy Phụtráchquảntrị 1965 Hưu11. HồThịNguyệt Thưviện 1966 Kếtoán Hưu12. VõThanhXuân CNSinhhọc 1966 TCkhoa13. NguyễnTrọngGiảng TCthưviện 1967 Thưviện14. NguyễnThanhThất Vănphòng 1967 Chuyển15. ĐặngThịSen TrungcấpTD 1967 PhụtáTN Chuyển16. NguyễnVănĐịnh Kiếnthiết 1967 Khothiếtbị17. LêNgọcBa Vănphòng 1967 VPkhoa18. NguyễnThịHợi TrungcấpKT 1967 PhụtáTN Hưu19. LêThịHợp 1967 Vănthư20. TrầnThịNgọcLan Vănphòng 1967 VPkhoa Chuyển21. LưuThịTụ Cửnhân 1967 Kếtoán Chuyển22. BùiĐìnhHướng PhụtáĐVCX 1967 PhụtáTN Chuyển23. ĐỗLệPhi Bácsĩ 1967 Chuyển24. NguyễnQuốcThú 1967 PhụtáTN25. Ng.ThịMinhHồng TrungcấpNN 1967 PhụtáTN Chuyển26. NguyễnThịĐiền TCNônghoá 1968 PhụtáTN Chuyển27. NguyễnThịNgát TCNônghoá 1968 PhụtáTN Chuyển28. PhanVănHuế SỹquanQĐ 1968 PhụtáTN Chuyển29. PhạmThanhChúc Quânsự 1968 PhụtráchQS Chuyển30. CaoLêDương CNSinhhọc 1968 Tổchức Chuyển31. NguyễnThịLiên TrungcấpLN 1968 KTV Hưu32. NguyễnKhắcQuang CNSinh 1968 TLchínhtrị Hưu33. NguyễnXuânKhoát Ytá 1970 Ytátrại Hưu34. LêVănDũng PhụtáĐVCX 1970 PhụtáTN Chuyển

Page 51: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

51

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

35. PhanVănQuỳnh CBQuânđội 1970 TCkhoa Hưu36. ChuNgọcDụ NônghoáTN 1971 KTV Chuyển37. ĐặngThịToản TrungcấpLN 1972 PhụtáTN Hưu38. NguyễnThịBốn TCKếtoán 1973 Kếtoán Kếtoán39. ĐinhSỹTuyển TrungcấpNN 1973 Phụtá Hưu40. NguyễnThịLoan TrungcấpNN 1974 Phụtá Hưu41. LêThịNhung 1974 KTV Hưu42. HồThịHoà TrungcấpNN 1974 KTV Hưu43. LêĐăngĐệ KỹsưNN 1974 CBTH Hưu44. NguyễnThịNga Ytá 1975 Ytákhoa Hưu45. LêThịNhâm TrungcấpNN 1975 PhụtáTN Hưu46. VũVănNghệ KSkinhtế 1976 Kếtoán Hưu47. LêVănHệ Tổchức 1976 Tổchức Hưu48. NguyễnThịHuyền Ytá 1976 Ytá Hưu49. NguyễnQuốcDuyệt TrungcấpNN 1976 PhụtáTN Hưu50. TrầnThịLan TrungcấpNH 1977 PhụtáTN Hưu51. NguyễnVănQuế TrungcấpTS 1978 PhụtáTN52. LêVănHuynh Ytá 1978 Ytátrại Hưu53. HoàngThịHuyền Ytá 1978 Ytátrại Hưu54. NguyễnXuânThoả 1978 Quảntrị Hưu55. TrầnVănNông CNNôngnghiệp 1978 Hànhchính Hưu56. NguyễnThịTrường YT 1979 PhụtáTN Hưu57. TrầnThọMinh CNSinhhọc 1981 PhụtáTN58. NguyễnThịThu Thưviện 1988 TVKhoa Chuyển59. LêThịCần CNLịchsử 1988 TVKhoa Chuyển60. Ng.ThịMinhChâu GVtiểuhọc 1990 VPKhoa Hưu61. NguyễnThịThanh TCkếtoán 1991 VPkhoa Hưu62. NgôĐứcNhàn CNSinhhọc 1994 TLQLSV Chuyển63. LêThịHồngLam CNSinhhọc 1996 GVTH64. ĐoànThịMinhHuyền CNChínhtrị 2002 VPkhoa65. NguyễnThanhLam CNSinhhọc 2002 GVTH66. HồAnhTuấn ThS.Sinhhọc 2002 GVTH67. NguyễnHữuHà CNNTTS 2004 TLQLSV68. NguyễnTiếnCường CNSinhhọc 2004 GVTH69. PhùngVănHào CNSinhhọc 2005 KTV70. NguyễnThịThủy ThS.Sinhhọc 2007 GVTH71. LêDuyLinh CNSinhhọc 2010 KTV72. LêThịThu ThS.Sinhhọc 2010 GVTH73. HồĐìnhQuang ThS.Sinhhọc 2010 GVTH

Page 52: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

52

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

VIII. DANH SÁCH CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊNĐÃ CÔNG TÁC Ở KHOA

TT Họ và tên Chuyên môn Năm về khoa

Công tác

đảm nhiệm1. HoàngVănThông Côngnhân 1965 Cấpdưỡng2. NguyễnThịĐức Côngnhân 19653. NguyễnThịBửu Côngnhân 19654. BácThu 1966 Giữtrẻ5. ChịQuế 1966 Kếtoán6. LêThịCháu Cấpdưỡng 1966 Cấpdưỡng7. NguyễnThịTuế Cấpdưỡng 1966 Cấpdưỡng8. NguyễnThịKhoa 19669. HoàngVănNông Cửnhân 1967 Tiếpphẩm10. NguyễnThịPhước Côngnhântrại 1967 CNtrại11. NguyễnThịHồng 1967 Thủkho12. NguyễnThịVân 1967 Cấpdưỡng13. LêThịTú 1967 Cấpdưỡng14. NguyễnThịMai 1967 Cấpdưỡng15. LêHuyPhượng 1967 Thủkho16. TrịnhThịHồi Cửnhân 1967 Cấpdưỡng17. ChịNhung 1967 Cấpdưỡng18. AnhChiêm Côngnhân 196719. NguyễnThịTư 1968 Cấpdưỡng20. NguyễnThịTâm 1969 Cấpdưỡng21. HoàngThịPhờn 1969 Cấpdưỡng22. NguyễnThứcTâm 1969 Cấpdưỡng23. NguyễnThịLan 1970 Cấpdưỡng24. CaoXuânĐộ Cửnhân 1970 Thợđiện25. LêThịVăn 1970 Cấpdưỡng26. VõXuânLý Quânđội 1970 Bảovệ27. LêXuânTùng Côngnhân 1970 Côngnhântrại

Page 53: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

53

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

28. LêVănGiáp Côngnhân 1970 Côngnhântrại29 LêXuânVàng Côngnhân 1970 Côngnhântrại30. LêTrọng Côngnhân 1970 Tiếpphẩm31. NguyễnCôngThiền Côngnhân 1970 Thợđiện32. TrầnThịPhay Côngnhân 1970 Cấpdưỡng33. NguyễnThịSáu Côngnhân 1970 Giữtrẻ34. NguyễnThịBảy Côngnhân 1970 Giữtrẻ35. LêThịKhánh Côngnhân 1970 Giữtrẻ36. HoàngBáHồng Côngnhân 1975 CNtrại37. NguyễnThịXuân Côngnhân 1975 Cấpdưỡng38. NguyễnPhúMão Côngnhân 1976 Thợđiện39. NguyễnThịMiền Côngnhân 197640. LêThịHằng Giữtrẻ 1976 Giữtrẻ41. ChịMai Giữtrẻ 1976 Giữtrẻ42. PhạmThịHuyền Giữtrẻ 1976 Giữtrẻ43. NguyễnThịBốn Côngnhân 1976 Giữtrẻ44. NguyễnThịThức Côngnhân 1977 CNtrại45. LêThịViễn Côngnhân 1977 Cấpdưỡng46. TrầnThịLâm Côngnhân 1977 CNtrại47. TrầnThịNgọcLan VăncôngQĐ 1977 Vănphòngkhoa48. LêThịPhin Côngnhân 1977 Cấpdưỡng49. NguyễnThịCẩm Côngnhân 1977 Cấpdưỡng50. LêThịTâm Côngnhân 1977 Cấpdưỡng51. LêThịTuý Côngnhân 1977 Cấpdưỡng52. NguyễnThịTân Côngnhân 1978 Cấpdưỡng53. TrầnMinhCông Côngnhân 1978 Bảovệ

IX. DANH SÁCH CÁC LIỆT SĨ LÀ SINH VIÊN CỦA KHOA

TT Họ và tên Sinh viên khóa Hy sinh năm Ghi chú

1. LêVănNhật 12 1973

2. PhạmDanhTuyên 13 1973

Page 54: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

54

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

PHẦN III

CÁC KHÓA ĐÀO TẠO CỦA KHOAQUA CHẶNG ĐƯỜNG 50 NĂM

I. CÁC KHOÁ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Khoá Năm học Ngành sư phạm

Ngành Kỹ sư NTTS

Ngành cử nhânkhoa học Ghi chú

Sinh học Môi trường4 1962-1963 425 1963-1964 67

1964-1965 KoTS6 1965-1966 387 1966-1967 1058 1967-1968 1009 1968-1969 10010 1969-1970 15711 1970-1971 8412 1971-1972 9413 1972-1973 6614 1973-1974 10815 1974-1975 8016 1975-1976 6217 1976-1977 10018 1977-1978 10019 1978-1979 8020 1979-1980 84

Page 55: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

55

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

21 1980-1981 4522 1981-1982 KoTS23 1982-1983 KoTS24 1983-1984 KoTS25 1984-1985 2526 1985-1986 4527 1986-1987 5028 1987-1988 4029 1988-1989 4530 1989-1990 5031 1990-1991 6532 1991-1992 40 59 Khóađầu33 1992-1993 24 4034 1993-1994 28 2335 1994-1995 44 5036 1995-1996 73 6337 1996-1997 73 4338 1997-1998 60 6239 1998-1999 61 47

40 1999-2000 49 76 43CQ;180TC Khóađầu

41 2000-2001 46 52 79CQ;150TC

42 2001-2002 44 92 91CQ;110TC

43 2002-2003 27 43CQ;88TC

Ngừngliênkết

44 2003-2004 33 72CQ;44TC

45 2004-2005 46 44CQ;45TC

46 2005-2006 51 37CQ47 2006-2007 56 47CQ 36 Khóađầu48 2007-2008 41 55CQ 6449 2008-2009 106 57CQ 14350 2009-2010 30 36CQ 2651 2010-2011 38 17CQ 10252 2011-2012

TỔNG 2802 607 1238 371

Page 56: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

56

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

II. CÁC KHOÁ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

I. Cao học cũ (từ 1976 - 1992)Khoá Thời gian Số lượng Khoá Thời gian Số lượng

1 1976-1977 8 92 1977-1978 10 1985-1987 43 1978-1979 11 1986-1988 34 1979-1980 6 12 1987-1989 35 1980-1982 7 136 1981-1983 8 147 1982-1985 4 15 1990-1992 88 1983-1985 8

(Trong đó có 40 học viên đã chuẩn hoá thạc sĩ)

II. Cao học thạc sĩ (từ 1995 - lại nay)Khoá Thời gian Số lượng Khoá Thời gian Số lượng3 1995-1997 15 12 2004-2006 254 1996-1998 9 13 2005-2007 265 1997-1999 8 14 2006-2008 33+17(ĐT)6 1998-2000 11 15 2007-2009 49+13(ĐT)7 1999-2001 8 16 2008-2010 61+10(ĐT)8 2000-2002 18 17 2009-2011 51+8(ĐT)9 2001-2003 7 18 2010-2012 36+17(ĐT)+11(SG)10 2002-2004 12 19 2011-2013 1911 2003-2005 17

Chú thích: - ĐT (Đại học Đồng Tháp), SG (Đại học Sài gòn)

III. Đào tạo Tiến sĩ: Chuyên ngành Thực vật họcTT Họ và tên Năm làm NCS Năm bảo vệ1. NguyễnĐìnhSan 1993-tậptrung 20012. PhạmHồngBan 1993-tậptrung 20013. NguyễnThịHạnh 1994-tậptrung 20004. LêThịThúyHà 1999-khôngtậptrung 20045. HồSỹHạnh 2002-khôngtậptrung 20086. ĐậuBáThìn 2009-khôngtậptrung7. PhanTấnLượm 2010-khôngtậptrung

Page 57: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

57

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

PHẦN IV

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA KHOA SINH HỌC HIỆN NAY

I. ĐẢNG ỦY KHOA

Nguyễn Đình NhâmBí thư Đảng ủy

Nguyễn Đình SanĐảng ủy viên

Nguyễn Hữu HàĐảng ủy viên

Nguyễn Bá HoànhĐảng ủy viên

Phạm Hồng BanPhó bí thư Đảng ủy

Page 58: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

58

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

II. BAN CHỦ NHIỆM KHOA

III. BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN BỘ PHẬN

PGS.TS. Nguyễn Đình Nhâm

Trưởng khoa

TS. Nguyễn Anh DũngChủ tịch

PGS. TS.Phạm Hồng BanPhó Trưởng khoa

CN. Nguyễn Tiến CườngPhó Chủ tịch

TS. Cao Tiến TrungPhó Trưởng khoa

ThS. Nguyễn Thị ThủyỦy viên BCH

Page 59: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

59

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

IV. BAN THƯỜNG VỤ LIÊN CHI ĐOÀNTT Họvàtên Chứcvụ Đơnvị1. HồĐìnhQuang BíthưLCĐ Cánbộ2. TrầnHuyềnTrang PhóBíthư Cánbộ3. HoàngHàNam PhóBíthư 48BKHMT4. PhạmThịHuyềnTrang ỦyviênBTV 49A1Sinhhọc5. LêĐứcAnh ỦyviênBTV 49B2KHMT

V. BAN THƯ KÝ LIÊN CHI HỘI SINH VIÊNTT Họvàtên Chứcvụ Đơnvị1. LêĐứcAnh LCHtrưởng 49B2KHMT2. PhạmThịHuyềnTrang LCHphó 49A1Sinhhọc3. LêThịCẩmNhung LCHphó 49A2Sinhhọc4. HoàngHàNam ỦyviênBTK 48BKHMT5. NguyễnThịNhưTrang ỦyviênBTK 50BKHMT

VI. CÁC TỔ BỘ MÔN

TỔ BỘ MÔN: DI TRUYỀN - VI SINHPHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

1. Cơ cấu tổ bộ môn: Di truyền - Vi sinh - Phương pháp giảng dạy- Chuyên môn Di truyền: 1. TS. Hoàng Vĩnh Phú 2. ThS. Nguyễn Bá Hoành 3. ThS. Nguyễn Thị Thảo- Chuyên môn Vi sinh: 1. ThS. Nguyễn Lê Ái Vĩnh 2. ThS. Trần Huyền Trang - Chuyên môn PPGD: 1. PGS.TS. Nguyễn Đình Nhâm - Trưởng bộ môn

2. ThS. Phạm Thị Hương 3. ThS. Trần Thị Gái

- Giáo viên thực hành: 1. Lê Thị Hồng Lam- Cán bộ chuyên viên: 1. Nguyễn Hữu Hà - Trợ lý QL HSSV 2. Đoàn Thị Minh Huyền - Văn phòng khoa

Page 60: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

60

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

Tổ bộ môn Di truyền - Vi sinh - PPGD

Page 61: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

61

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

2. Tiềm năng khoa học công nghệ

2.1. Các hoạt động đã làm trong thời gian qua- Cải biến giống cây trồng (ngô, lạc, vừng, đậu, lúa) bằng cách thay

đổi các yếu tố ngoại cảnh, bằng tác nhân đột biến; Nhân dòng và nghiên cứu sự biểu hiện của các gen kháng kim loại nặng trên vi khuẩn.

- Nghiên cứu về phân loại học, chủng loại phát sinh và độc tố học của vi khuẩn lam bằng các phương pháp truyền thống và hiện đại như hình thái học, sinh học phân tử và hóa sinh học.

- Nghiên cứu đổi mới chương trình giảng dạy các cấp học: phổ thông, Cao đẳng, Đại học; Nghiên cứu đổi mới nội dung các cấp học: phổ thông, Cao đẳng, Đại học; Nghiên cứu đổi mới phương pháp, biện pháp dạy học sinh học ở bậc phổ thông, Đại học và Sau đại học.

2.1. Định hướng trong giai đoạn tới- Tiếp tục duy trì các hướng nghiên cứu truyền thống.- Áp dụng một số kỹ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu Di

truyền học và Vi sinh vật học: Phân tích trình tự 16S rDNA, 16S-23S ITS để áp dụng cho phân loại học, chủng loại phát sinh và đa dạng di truyền của vi sinh vật; Thăm dò biểu hiện gene để ứng dụng cho vi sinh vật môi trường, tập trung vào gene kháng kim loại nặng và gene quy định tổng hợp độc tố.

- Áp dụng một số phương pháp phân tích hóa sinh hiện đại trong nghiên cứu dinh dưỡng của cây trồng và của vi sinh vật: Phân tích lipid, hydrocacbon bằng sắc ký khí (GC); Phân tích protein bằng sắc ký lỏng cao áp (HPLC); Phân tích diệp lục bằng quang phổ khối.

- Quan tâm đến một số hướng ứng dụng: nghiên cứu sản xuất sinh khối vi sinh vật ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật trong việc phục hồi dinh dưỡng cho đất trồng và xử lý rác thải.

- Nghiên cứu tăng cường các biện pháp kỹ thuật, biện pháp logic để nâng cao chất lượng dạy học sinh học ở các cấp học, bậc học; Tăng cường vận dụng các phương pháp tích cực vào quá trình tổ chức dạy học ở các cấp học; Ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học sinh học ở các cấp học.

Page 62: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

62

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

NGUYỄN ĐÌNH NHÂM

1. Họ và tên: Nguyễn Đình Nhâm Học hàm, học vị: PGS. TS.2. Ngày tháng năm sinh:15/02/19593. Quê quán: Hưng Lợi, Hưng Nguyên, Nghệ An4. Chổ ở hiện nay: Khối tân Quang, Phường Lê mao, Thành phố Vinh5. Địa chỉ liên lạc: Nhà số 2, ngõ 1, đường Hồng Bàng, Thành phố Vinh Điện thoại: 0945.975.777 Email: [email protected]. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

1977-1981 Cửnhân SưphạmSinh-KTNN ĐHSPVinh ChínhquyTậptrung

1982-1984 Caohọc Ditruyềnhọc ĐHSPVinh BồidưỡngSauĐạihọc

1994-1999 Tiễnsĩ LLvàPPGDSinhhọc LiênbangNga Chínhquy

7. Quá trình công tác:Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

1981-1987 CBGDTrườngCaođẳngSưphạmBuônMaThuột1987-1994 CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcSưphạmVinh1994-1999 NghiêncứusinhtạiLiênbangNga1999-2005 CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh2005-2008 CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh,ChủtịchCĐtrường2006-2011 BíthưĐảngbộbộphận,TrưởngkhoaSinhhọc

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

- 02 bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo- 03 bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt nam- Kỷ niệm chương vì sự nghiệp xây dựng Công đoàn- Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục

Page 63: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

63

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

NGUYỄN LÊ ÁI VĨNH

1. Họ và tên: Nguyễn Lê Ái Vĩnh Học hàm, học vị: GV. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 12/05/19743. Quê quán: Thạch Tân, Thạch Hà, Hà Tĩnh4. Chổ ở hiện nay: Khối 6, Thị trấn Xuân An, Nghi Xuân, Hà Tĩnh5. Địa chỉ liên lạc: Khối 6, Thị trấn Xuân An, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Điện thoại: 0393.580.137 Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

1992-1996 Cửnhân SưphạmSinh ĐHSPVinh Chínhquy

1997-2000 Cửnhân TiếngAnh ĐHSPVinh Tạichức

1997-2000 Thạcsĩ Thựcvậthọc ĐHSPVinh Chínhquy

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2001-2002 Nghiêncứuviên,ChươngtrìnhbảotồnrùaViệtNam,TổchứcFFI

2002-2009 CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

2009-2011 ĐanglàNghiêncứusinhtạiĐạihọcTsukuba(NhậtBản)

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

- 01 Bằng khen của Tỉnh Đoàn Nghệ An

Page 64: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

64

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

HOÀNG VĨNH PHÚ

1. Họ và tên: Hoàng Vĩnh Phú Học hàm, học vị: GV. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 29/08/19783. Quê quán: Nam Thành, Yên Thành, Nghệ An4. Chổ ở hiện nay: Khối 5, Thị trấn Xuân An, Nghi Xuân, Hà Tĩnh5. Địa chỉ liên lạc: Khối 5, Thị trấn Xuân An, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Điện thoại: 0915319366Email: - [email protected] - [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

1996-2000 Cửnhân Sưphạmsinh ĐạihọcVinh ChínhquyTậptrung

2000-2002 Thạcsĩ Phương pháp giảngdạySinhhọc ĐạihọcVinh Chínhquy

Tậptrung

2006-2011 Tiếnsĩ SinhhọcphântửĐạihọcTổnghợpKomenski

Slovakia

ChínhquyTậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2003-2006 CBGDkhoaSinhhọc,ĐạihọcVinh

2006-2011 NghiêncứusinhtạiCộnghoàSlovakia

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

Page 65: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

65

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

NGUYỄN BÁ HOÀNH

1. Họ và tên: Nguyễn Bá Hoành Học hàm, học vị: GV. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 10/02/19803. Quê quán: Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Nghệ An4. Chổ ở hiện nay: Khối 12, Phường Bến Thủy, Thành phố Vinh5. Địa chỉ liên lạc: Nhà số 51, đường Huỳnh Thúc Kháng, Thành phố Vinh

Điện thoại: 0915.116.335Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

1998-2002 Cửnhân SưphạmSinh ĐạihọcVinh ChínhquyTậptrung

2003-2005 Thạcsĩ Ditruyềnhọc ĐHSPHàNội ChínhquyTậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2006-2007 CBGD,BíthưLiênchiđoànkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

2007-2010 CBGD,TrợlýĐàotạokhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

2006-nay Đảngủyviên-ĐảngbộkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

- 01 Bằng khen của Bí thư Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Page 66: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

66

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

NGUYỄN THỊ THẢO

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thảo Học hàm, học vị: GV. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 12/4/19803. Quê quán: Thị Trấn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An4. Chỗ ở hiện nay: Khối Yên Sơn, phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh5. Địa chỉ liên lạc: KTT Trường Chính trị Nghệ An, đường Hải Thượng Lãn Ông, Thành phố Vinh.

Điện thoại: 0912884246Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

1998-2002 Cửnhân Ditruyềnhọc Đại học Khoa họcTựnhiênHàNội

ChínhquyTậptrung

2008-2010 Thạcsĩ Ditruyềnhọc Đại học Khoa họcTựnhiênHàNội

ChínhquyTậptrung

Hiệnnay ĐanglàmNCS Ditruyềnhọc Đại học Khoa học

TựnhiênHàNộiChínhquy

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2002-2011 CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

Page 67: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

67

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

TRẦN HUYỀN TRANG

1. Họ và tên: Trần Huyền Trang Học hàm, học vị: GV. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 03/07/19863. Quê quán: Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa4. Chổ ở hiện nay: Khối 6, Phường Bến Thủy, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An5. Địa chỉ liên lạc: Số 4, ngõ 13, đường Phạm Kinh Vĩ, Bến Thủy, Thành phố Vinh.

Điện thoại: 01689.442.885Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

2004-2008 Cửnhân SưphạmSinh ĐHVinh ChínhquyTậptrung

2008-2010 Thạcsĩ Visinhvậthọc ĐHSPHàNội ChínhquyTậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2008đếnnay -CBGDtạikhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh-PhóBíthưLiênchiđoànkhoaSinhhọc

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

- 01 Bằng khen của Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn và phong trào thanh niên

Page 68: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

68

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

PHẠM THỊ HƯƠNG

1. Họ và tên: Phạm Thị Hương Học hàm, học vị: GV. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 09/06/19823. Quê quán: Khuyến Nông, Triệu Sơn, Thanh Hóa4. Chổ ở hiện nay: Khối 12, Phường Trường Thi, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An5. Địa chỉ liên lạc: Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh

Điện thoại: 0904.611.872Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

2001-2005 Cửnhân SưphạmSinh ĐHSPVinh ChínhquyTậptrung

2005-2007 Thạcsĩ Sinhhọcthựcnghiệm ĐạihọcVinh BồidưỡngSauĐạihọc

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2008-2009 GiáoviênmônSinhhọc-Khốichuyên-ĐạihọcVinh

2010-2011 CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

Page 69: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

69

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

TRẦN THỊ GÁI

1. Họ và tên: Trần Thị Gái Học hàm, học vị: GV. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 28/09/19863. Quê quán: Nam Phúc, Nam Đàn, Nghệ An4. Chỗ ở hiện nay: Khối Tân Tiến, Phường Hưng Dũng, Thành phố Vinh5. Địa chỉ liên lạc: Nhà số 50, ngõ A4, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Khối Tân Tiến, Phường Hưng Dũng, Thành phố Vinh.

Điện thoại: 0936.280.986Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

2004-2008 Cửnhân SưphạmSinh ĐạihọcVinh ChínhquyTậptrung

2008-2010 Thạcsĩ LLvàPPGDSinhhọc ĐạihọcVinh ChínhquyTậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

Tháng07/2011 CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương)

Page 70: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

70

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

LÊ THỊ HỒNG LAM

1. Họ và tên: Lê Thị Hồng Lam Học hàm, học vị: GVTH. CN2. Ngày tháng năm sinh: 08/09/19743. Quê quán: Thanh Nam, Thanh Chương, Nghệ An4. Chổ ở hiện nay: Khối 9, Phường Trường Thi, Thành phố Vinh5. Địa chỉ liên lạc: Số 28, ngõ 2, đường Nguyễn Kiệm, Thành phố Vinh Điện thoại: 0983.331.678 Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

1992-1996 Cửnhân SưphạmSinh ĐHSPVinh ChínhquyTậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

1996-2011 CBkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

Page 71: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

71

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

NGUYỄN HỮU HÀ

1. Họ và tên: Nguyễn Hữu Hà Học hàm, học vị: CN2. Ngày tháng năm sinh: 08/05/19723. Quê quán: Vĩnh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An4. Chổ ở hiện nay: Khối 6, Phường Bến Thủy, Thành phố Vinh5. Địa chỉ liên lạc: Số 23 Phạm Kinh Vỹ, phường Bến Thủy, Thành phố Vinh Điện thoại: 0989.809.187 Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

1991-1995 Cửnhân Nuôitrồngthủysản ĐHSPVinh ChínhquyTậptrung

1996-1998 Cửnhân Kỹ sư Công nghệthôngtin ĐHSPVinh Vănbằng2

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

1999-2000 CánbộViệnnghiêncứuThànhphốHồChíMinh

2001-2004 TrợlýQuảnlýHSSVkhoaGiáodụcchínhtrị,TrườngĐạihọcVinh

2004-nay Bíthưchibộsinhviên,TrợlýQuảnlýHS-SVkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

Page 72: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

72

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

ĐOÀN THỊ MINH HUYỀN

1. Họ và tên: Đoàn Thị Minh Huyền Học hàm, học vị: CN2. Ngày tháng năm sinh: 16/03/19773. Quê quán: Sơn Thủy, Hương Sơn, Hà Tĩnh4. Chổ ở hiện nay: Xóm 14, Nghi Kim, Thành phố Vinh5. Địa chỉ liên lạc: Xóm 14, Nghi Kim, Thành phố Vinh Điện thoại: 0972.811.855

Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

1995-2000 Cửnhân CửnhânLuật ĐHSPVinh ChínhquyTậptrung

2009-nay Thạcsĩ Quảnlýgiáodục ĐạihọcVinh ChínhquyTậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2002-nay Chuyênviênvănphòng,khoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

Page 73: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

73

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

TỔ BỘ MÔN: THỰC VẬT1. Cơ cấu Bộ môn Thực vật: - Thực vật bậc thấp: 1. PGS. TS Võ Hành 2. TS. Lê Thị Thúy Hà - Thực vật bậc cao: 1. PGS. TS Phạm Hồng Ban 2. TS. Nguyễn Anh Dũng 3. ThS. Nguyễn Văn Luyện 4. ThS. Nguyễn Tiến Cường 2. Tiềm năng khoa học công nghệ2.1. Các hoạt động đã làm trong thời gian qua- Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật, đánh giá thành phần loài

thực vật bậc cao tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên trong nước và các giải pháp bảo tồn.

- Thu thập, lưu trữ và bảo quản các mẫu vật thực vật.- Nghiên cứu đa dạng nguồn gen thực vật, các cây thuốc, cây làm

rau, các hợp chất thiên nhiên trong cây.- Nghiên cứu đa dạng tảo vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và châu

thổ sông Mê Kông. Ứng dụng một số loài tảo đối với nghề nuôi trồng thuỷ sản.

- Đào tạo đại học và sau đại học (CH và NCS) theo kế hoạch của Khoa và Trường.

- Thực hiện các chương trình, đề tài, dự án, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước về đa dạng sinh học thực vật.

2.1. Định hướng trong giai đoạn tới- Tiếp tục phát triển các hướng nghiên cứu hiện tại- Nghiên cứu triển khai ứng dụng: nghiên cứu tách chiết các hợp

chất thiên nhiên trong cây thuốc, nghiên cứu thử nghiệm hoạt tính của cây thuốc và tiềm năng chữa bệnh của chúng.

- Nghiên cứu tạo chế phẩm từ tảo Nannochloropsis phục vụ chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản.

- Định loại các loài bằng phương pháp di truyền - phân tử.- Nghiên cứu bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.- Nghiên cứu ứng dụng vi tảo trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy

sản gắn liền với thực tiễn sản xuất của địa phương trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nghiên cứu sản xuất các hợp chất từ tảo.

Page 74: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

74

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

Tổ bộ môn Thực vật

Page 75: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

75

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

NGUYỄN VĂN LUYỆN

1. Họ và tên: Nguyễn Văn Luyện Học hàm, học vị: GVC. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 12/11/19513. Quê quán: Thạch Liên, Thạch hà, Hà Tĩnh4. Chổ ở hiện nay: Khối Tân Hòa, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh5. Địa chỉ liên lạc: Số 26, ngõ 25, đường Phùng Chí Kiên, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh

Điện thoại: 0915231525Email:[email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

1969-1974 Cửnhân SưphạmSinhhọc ĐHSPVinh ChínhquyTậptrung

1998-2000 Thạcsĩ Thựcvật ĐHSPVinh ChínhquyTậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

1974-2011CBGD khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạmVinh (nay làTrườngĐạihọcVinh)(Từ2009-2011TrưởngbộmônThựcVật)

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

- 01 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Huy chương vì sự nghiệp Giáo dục- Huy chương vì sự nghiệp khoa học công nghệ

Page 76: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

76

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

PHẠM HỒNG BAN

1. Họ và tên: Phạm Hồng Ban Học hàm, học vị: PGS. TS.2. Ngày tháng năm sinh: 30/12/19553. Quê quán: Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An4. Chỗ ở hiện nay: SN 9/18 Nguyễn Đức Cảnh, Hưng Bình, Thành phố Vinh5. Địa chỉ liên lạc: SN 9/18 Nguyễn Đức Cảnh, Hưng Bình, Thành phố Vinh Điện thoại: 0915.445.545 Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:Từ tháng/năm đến

tháng/năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước đào tạo

Hình thức đào tạo

1977-1981 Cửnhân Sưphạmsinhhọc ĐHSPVinh Chínhquy1981-1983 Caohọc Thựcvậthọc ĐHVinh Chínhquy1997-1998 Thạcsĩ Thựcvậthọc ĐHVinh Chínhquy1993-1999 Tiếnsĩ Thựcvậthọc ĐHVinh Tậptrung

7. Quá trình công tác:Từ tháng, năm đến

tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

1981-2005 CBGDTrườngĐạihọcVinh2003-2005 CBGD,ChủtịchCĐBPKhoaSinhhọc2005-nay CBGD,PhóTrưởngkhoa,BíthưchibộcánbộkhoaSinhhọc

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

- Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Giáo dục - Huy chương giải phóng chống Mỹ 1975.- Bằng khen Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2010)

Page 77: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

77

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

VÕ HÀNH

1. Họ và tên: Võ Hành Học hàm, học vị: PGS. TS.2. Ngày tháng năm sinh: 20 tháng 02 năm 19483. Quê quán: xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh4. Chổ ở hiện nay: Khối 18, Phường Hưng Bình TP. Vinh, Nghệ An5. Địa chỉ liên lạc: Số 4, Ngõ 1A, Đường Kim Đồng, TP. Vinh, Nghệ An Điện thoại DĐ: 0983.555.468

Email: [email protected]. Quá trình đào tạo:

Từ tháng/năm đến tháng/năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

1967-1973 Cửnhân Sinhlýthựcvật ĐHTHKishinhốp(LiênXôcũ) Chínhquy

1982-1983 Tiếnsĩ Thựcvậthọc ĐHTHKishinhốp(LiênXôcũ)

Chínhquy(quaTTS)

7. Quá trình công tác:Từ tháng, năm đến

tháng, nămChức vụ và đơn vị công tác

1973-6/1976 CánbộnghiêncứuViệnnghiêncứuBiển(ViệnKhoahọcViệtNam)7/1976-1981 CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐHSPVinh1982-1983 Thựctậpsinh(làmluậnánTS)tạiĐHTHKishinhốp(LiênXôcũ)

1984-2011

CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh,trongđó:•1987-1994:PCNkhoaSinhhọc•1993-1997:CN.BộmônThựcvật-Sinhhoá•1998-2006:CNKSinhhọc(2002–2006kiêmBíthưĐảngbộbộphậnkhoaSinhhọc)

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

- Huy chương vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ (2000)- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2002)- Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục (2006)

Page 78: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

78

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

LÊ THỊ THÚY HÀ

1. Họ và tên: Lê Thị Thúy Hà Học hàm, học vị: GV. TS.2. Ngày tháng năm sinh: 6/10/19703. Quê quán: Đức Lạc, Đức Thọ, Hà Tĩnh4. Chỗ ở hiện nay: Khối Trung Tiến, Hưng Dũng, Thành phố Vinh5. Địa chỉ liên lạc: Ngõ A, Đường Nguyễn Sỹ Sách, Trung Tiến, Hưng Dũng, Thành phố Vinh Điện thoại: 0904744246

Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng/năm đến tháng/năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo9/1989-6/1993 Cửnhân Sưphạmsinhhọc ĐHSPVinh Chínhquy8/1995-10/1998 Thạcsĩ Thựcvậthọc ĐHVinh Chínhquy11/1999-7/2004 Tiếnsĩ Thựcvậthọc ĐHVinh Chínhquy

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm

Chức vụ và đơn vị công tác

9/1993-7/1995 GiáoviênTrườngTHPTĐứcThọ,HàTĩnh8/1995-3/2004 HọcCaohọcThạcsĩvàNghiêncứusinhtạiTrườngĐHVinh.Giáo

viênTrườngTHPTĐứcThọ,HàTĩnh4/2004-nay CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

Page 79: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

79

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

NGUYỄN ANH DŨNG

1. Họ và tên: Nguyễn Anh Dũng Học hàm, học vị: GV. TS.2. Ngày tháng năm sinh: 12/11/19773. Quê quán: Diễn Yên, Diễn Châu, Nghệ An4. Chỗ ở hiện nay: K13, Hà Huy Tập, Thành phố Vinh5. Địa chỉ liên lạc: 6/4, đường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh Điện thoại: 0934562599 Email:[email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng/năm đến tháng/năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo9/1996-5/2000 Cửnhân Sưphạmsinhhọc ĐHSPVinh Chínhquy9/2000-12/2002 Caohọc Thựcvậthọc ĐHVinh Chínhquy

12/2006-6/2010 Tiếnsĩ Thựcvậthọc,Tếbàohọc LiênbangNga Họcbổng

nhànước

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

4/2003-12/2006 CBGDTrườngĐạihọcVinh,BíthưLiênchiđoànkhoaSinhhọc12/2006-6/2010 NghiêncứusinhtạiLiênbangNga

7/2010-2011 CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh,ChủtịchCôngđoànbộphận,Trợlýđàotạo

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

- Giấy khen của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên bang Nga.

Page 80: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

80

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

NGUYỄN TIẾN CƯỜNG

1. Họ và tên: Nguyễn Tiến Cường Học hàm, học vị: GVTH. CN.2. Ngày tháng năm sinh: 19/07/19753. Quê quán: Khối Văn Tiến, phường Hưng Dũng, Thành phố Vinh, Nghệ An4. Chỗ ở hiện nay: SN1 ngõ 73 Nguyễn Duy Trinh, Hưng Dũng, Tp Vinh5. Địa chỉ liên lạc: SN1 ngõ 73 Nguyễn Duy Trinh, Hưng Dũng, Tp Vinh Điện thoại: 0903.412777 Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng/năm đến tháng/năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo9/1993-7/1997 Cửnhân Sinhhọc ĐHQGHàNội Chínhquy7/2009-12/2011 Thạcsĩ Thựcvậthọc ĐHVinh Tậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

7/2004-10/2005 KỹthuậtviênkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh2005-2008 Giáoviênthựchành,PhóBíthưLCĐkhoaSinhhọc

2008-nay Giáoviênthựchành,Bíthưchiđoàncánbộ,PhóChủtịchCĐBPkhoaSinhhọc

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

- 01 Giấy khen Tỉnh đoàn Nghệ An

Page 81: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

81

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

TỔ BỘ MÔN: ĐỘNG VẬT - SINH LÝ NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

1. Cơ cấu tổ bộ môn: Động vật - Sinh lý người và động vật

- Chuyên môn Động vật: - Chuyên môn giải phẫu sinh lý: 1. TS. Cao Tiến Trung - Trưởng BM 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hợi2. TS. Hoàng Ngọc Thảo 2. Th.S. Nguyễn Thị Giang An3. TS. Ông Vĩnh An 3. Th.S. Tôn Thị Bích Hoài4. Th.S. Hồ Anh Tuấn 4. Th.S. Nguyễn Thị Thuỷ5. Th.S. Lê Thị Thu 5. Th.S. Hồ Đình Quang6. Th.S. Nguyễn Thị Việt

2. Tiềm năng khoa học công nghệ2.1. Các hoạt động đã làm trong thời gian qua- Điều tra đa dạng sinh học các nhóm động vật tại các Vườn Quốc

gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên, các sinh cảnh trọng yếu có tính đa dạng sinh học cao khu vực Bắc Trung Bộ.

- Nghiên cứu sinh thái học các nhóm động vật trong điều kiện tự nhiên và điều kiện nuôi nhốt, triển khai các mô hình và chuyển giao kỹ thuật nuôi nhốt động vật nâng cao sinh kế bền vững cho nhân dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Nghiên cứu sinh học cơ bản các nhóm động vật ở các hệ sinh thái nông nghiệp, thuỷ vực từ đó ứng dụng nâng cao năng suất của các hệ sinh thái này (nghiên cứu sinh truởng của tôm, cua, nghêu...), nghiên cứu ứng dụng quản lý tổng hợp dịch hại (IPM).

- Tham gia tư vấn và thực hiện các hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng, các mô hình bảo tồn dựa vào cộng đồng (câu lạc bộ bảo vệ động vật rừng, nhóm cộng đồng..).

- Nghiên cứu nhân trắc học, các quá trình sinh lý ở người và động vật, thử nghiệm và đánh giá các chế phẩm sinh học nâng cao thể lực trong các quá trình vận động ở người theo các lứa tuổi và vùng miền khác nhau.

- Tập huấn cho các cán bộ kiểm lâm các kiến thức bảo tồn, kỹ năng giám sát tài nguyên thiên nhiên; kỹ năng điều tra đa dạng sinh học lưỡng cư, bò sát; bảo tồn linh trưởng.

Page 82: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

82

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

2.1. Định hướng trong giai đoạn tới- Tiếp tục phát triển các hướng nghiên cứu cơ bản đa dạng sinh học

động vật, nghiên cứu sinh thái các loài động vật.- Nghiên cứu sinh thái quần xã gắn với phát triển bền vững miền

tây Nghệ An.- Nghiên cứu bảo tồn loài gắn với bảo tồn sinh cảnh sống thông qua

cộng đồng.- Nghiên cứu kháng thể đơn dòng và đa dòng ứng dụng bảo vệ các

loài động vật nuôi làm thực phẩm.- Xây dựng trung tâm nhân giống và chuyển giao một số loài động

vật nâng cao sinh kế cho người dân.- Nâng cao năng lực hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo

với các tổ chức UNDP; GEF, WB, ADB, IUCN, WWF, IEA,.. các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước và quốc tế (Đại học Cambridge, Đại học Kent, Bảo tàng Australia, Bảo tàng tự nhiên Hoa Kỳ; Bảo tàng Cologne;... ).

Tổ bộ môn Động vật - Sinh lý người và động vật

Page 83: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

83

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

CAO TIẾN TRUNG

1. Họ và tên: Cao Tiến Trung Học hàm, học vị: GV. TS.2. Ngày tháng năm sinh: 23/03/19763. Quê quán: Diễn Hoa, Diễn Châu, Nghệ An4. Chổ ở hiện nay: Tổ 3, Khối 15, Phường Trường Thi, T.P Vinh5. Địa chỉ liên lạc: Tổ 3, Khối 15, Phường Trường Thi, T.P Vinh Điện thoại: Nr: 0383.592409; DĐ: 0903.446646 Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

1994-1998 Cửnhân Sưphạmsinh ĐHSPVinh ChínhquyTậptrung

1999-2001 Thạcsĩ Độngvậthọc ĐHSPVinh ChínhquyTậptrung

2003-2008 Tiếnsĩ Độngvậthọc ĐHSPHàNội Chínhquykhôngtậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2002-2006 CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh2006-2011 PhótrưởngkhoaSinhhọc

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

- 01 Bằng khen Sinh viên xuất sắc khoá học 1994 - 1998

Page 84: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

84

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

HOÀNG NGỌC THẢO

1. Họ và tên: Hoàng Ngọc Thảo Học hàm, học vị: GV. TS.2. Ngày tháng năm sinh: 22/10/19793. Quê quán: Quảng Chính, Quảng Xương, Thanh Hoá4. Chổ ở hiện nay: 398 Hải Thượng Lãn Ông, T.P Thanh Hoá5. Địa chỉ liên lạc: Phường Hưng Phúc, Thành phố Vinh

Điện thoại: 0903.484.292Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

1997-2001 Cửnhân SưphạmSinh TrườngĐạihọcSưphạmVinh Chínhquy

2002-2004 Thạcsĩ Độngvậthọc TrườngĐạihọcVinh Tậptrung

2005-2011 Tiếnsĩ Độngvậthọc ViệnSinhtháivàTàinguyênSinhvật Tậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm

Chức vụ và đơn vị công tác

2002-2008 GiáoviênTrườngTHCSQuảngLưu,QuảngXương,ThanhHoá

2008-nay CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

Page 85: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

85

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

ÔNG VĨNH AN

1. Họ và tên: Ông Vĩnh An Học hàm, học vị: GV. TS.2. Ngày tháng năm sinh: 29/04/19693. Quê quán: Nam Lĩnh - Nam Đàn - Nghệ An4. Chỗ ở hiện nay: xóm 3, xã Nghi Hương, Thị xã Cửa Lò, Nghệ An5. Địa chỉ liên lạc: xóm 3, xã Nghi Hương, Thị xã Cửa Lò, Nghệ An

Điện thoại: 0983290469 Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành

Cơ sở, nước đào tạo

Hình thức đào tạo

1990-1994 Cửnhân Sinhhọc TrườngĐạihọcVinh Chínhqui2002-2004 Thạcsĩ Độngvật TrườngĐạihọcVinh Tậptrung

2006-2011 Tiếnsĩ Độngvật ViệnSinhtháivàTàinguyênSinhvật Tậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

Từ1994-5/2010 Giáoviên,TrườngPTTHCửaLò,NghệAn

Từ6/2010đếnnay Giảngviên,khoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương).

Page 86: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

86

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

NGUYỄN THỊ VIỆT

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Việt Học hàm, học vị: GV. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 01/09/19853. Quê quán: Thạch Thắng, Thạch Hà, Hà Tĩnh4. Chổ ở hiện nay: Thạch Thắng, Thạch Hà, Hà Tĩnh 5. Địa chỉ liên lạc: Đường Vĩnh Lộc, Khối 1, phường Bến Thủy,

TP. Vinh Điện thoại: 0943 886 522

Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành

Cơ sở, nước đào tạo

Hình thức đào tạo

2004-2008 Cửnhân SưphạmSinh ĐHVinh Chínhquy

2008-2010 Thạcsĩ Độngvậthọc ĐHVinh Tậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2011-nay CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

Page 87: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

87

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

HỒ ANH TUẤN

1. Họ và tên: Hồ Anh Tuấn Học hàm, học vị: GVTH. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 01/09/19763. Quê quán: Nghi Thu, Thị xã Cửa Lò, Nghệ An4. Chỗ ở hiện nay: Đông Quyền, Nghi Thu, Thị xã Cửa Lò,

Nghệ An5. Địa chỉ liên lạc: khoa Sinh học - Trường Đại học Vinh

Điện thoại: 0903492899 Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành

Cơ sở, nước đào tạo

Hình thức đào tạo

09/1997-06/2001 Cửnhân Sinhhọc ĐạihọcQuốc

giaHàNội Chínhqui

10/2008đếnnay Thạcsĩ Độngvật TrườngĐạihọc

Vinh Tậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2002-nay GVTHKhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương).

Page 88: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

88

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

LÊ THỊ THU

1. Họ và tên: Lê Thị Thu Học hàm, học vị: GVTH. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 10/12/19813. Quê quán: Nghi Thịnh, Nghi Lộc, Nghệ An4. Chổ ở hiện nay: Tổ 3, Khối 15, Phường Trường Thi, Thành

phố Vinh5. Địa chỉ liên lạc: Tổ 3, Khối 15, Phường Trường Thi, Thành

phố VinhĐiện thoại: Nr: 0383.592409; DĐ: 0903.297717Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành

Cơ sở, nước đào tạo

Hình thức đào tạo

2000-2005 Cửnhân CửnhânkhoahọcSinhhọc ĐạihọcVinh

ChínhquyTậptrung

2006-2008 Thạcsĩ Độngvậthọc ĐạihọcVinhChínhquyTậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2009đếnnay CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

- 01 Giấy khen cá nhân đạt danh hiệu lao động tiến tiến

Page 89: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

89

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

NGUYỄN VĂN QUẾ

1. Họ và tên: Nguyễn Văn Quế Học hàm, học vị: KTV. CN.2. Ngày tháng năm sinh: 13/04/19523. Quê quán: Hộ Độ - Thạch Hà - Hà Tĩnh4. Chổ ở hiện nay: Khối Tân Hợp - Hưng Dũng - Thành phố Vinh5. Địa chỉ liên lạc: Khối Tân Hợp - Hưng Dũng - Thành phố Vinh Điện thoại: 0904233646; 0383520997 Email: [email protected] 6. Tóm tắt quá trình đào tạo

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

1970-1974 Cửnhân ThuỷsảnTrườngThuỷsảnTrungương

Tậptrung

1974-1975 Nângcao Điềutranguồnlợithuỷsản

ViệnnghiêncứuThuỷsảnHảiPhòng

Tậptrung

7. Quá trình công tác

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

1978-nay BộmônĐộngvật,KhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

Từ2003 PhụtráchBảotàngSinhhọc,KhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân, huy chương, kỷ niệm chương):

- Bằng khen của Viện nghiên cứu Thuỷ sản (1976).- Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục (2006).- Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007).

Page 90: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

90

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

NGUYỄN NGỌC HỢI

1. Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hợi Học hàm, học vị: PGS. TS.2. Ngày sinh: 18/09/1950;3. Quê quán: Thanh Hoà, Thanh Ch ương, Nghệ An; Dân tộc: Kinh.4. Chỗ ở hiện nay: 35 - Hoàng Thị Loan, Khối 8, P. Bến Thuỷ, Thành phố Vinh.5. Địa chỉ liên lạc: Khoa Sinh học, Tr ường Đại học Vinh. 182 Đường Lê Duẩn, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An - Điện thoại: 0383.855.332; 0913.274.388; - Email: [email protected]. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức đào tạo

1967-1973 Cửnhân Sinhhọc;Sinhlýngườivàđộngvật

ĐHtổnghợpKiSiNhốp,LiênXô

ChínhquyTậptrung

1980-1982 Tiếnsĩ Sinhhọc;Sinhlýngườivàđộngvật

ĐHtổnghợpKiSiNhốp,LiênXô

Chínhquytậptrung

7. Quá trình công tác:Từtháng,nămđếntháng,năm Chứcvụvàđơnvịcôngtác

1973-1979 CBGDkhoaSinhhọc,BíthưLiênchiđoàn,ChấphànhĐoànTrườngĐHSPVinh

1980-1982 NghiêncứusinhtạiĐHTHKi-si-nhốp,Liênxô

1983-1992CBGDkhoaSinhhọc,BíthưLCĐ,Bíthưchibộ,PhótrưởngkhoaSinhhọc;Q.TrưởngkhoaSinh;PhóbíthưĐoàntrường,ChấphànhĐảnguỷTrườngĐHSPVinh

1993-2004

PhóHiệu trưởng (3 nhiệm kỳ );Chấp hànhĐảng uỷ,Thường vụĐảnguỷ,ChủnhiệmUỷbankiểmtraĐảnguỷ;BíthưĐảnguỷĐạihọcVinh;ThườngvụCôngđoànTrườngĐHVinh;ChấphànhLiênđoànLaođộngtỉnhNghệAn

2005-2010 Hiệutrưởng,PhóBíthưĐảnguỷTrườngĐạihọcVinh2010đếnnay CBGDkhoaSinhhọc;UỷviênBCHHộiSinhlýViệtNam

Page 91: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

91

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

- Trung ương Đoàn tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong chỉ đạo công tác đoàn tr ường học năm 1982-1983, số 03/QĐ/TƯ ngày 24/8/1083.

- Trung ương Đoàn tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng tập thể học sinh XHCN 1983-1984, ngày 20/12/1984.

- Bộ Lao động Thư ơng binh & Xã hội cấp Bằng khen vào 27/7/1987 về thực hiện xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học “Nhịp sinh học” góp phần phòng chống tai nạn lao động có kết quả.

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Huy ch ương Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn theo quyết định số 1333/QĐ-TLĐ ngày 14/8/1995.

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua dạy tốt học tốt và xây dựng tổ chức công đoàn 1995-1996, số 1239 ngày 19/9/1996.

- TW Đoàn TNCS HCM tặng “Huy chư ơng ĐTNCS Hồ Chí Minh” năm 1997.

- Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen cho thành tích hoạt động công đoàn 1997-1998 theo Quyết định số 229/CĐN ngày 24/10/1998.

- Chủ tịch Nư ớc tặng Huân chư ơng Lao động hạng ba theo Quyết định số 353/ KT/CT ngày 29/9/1999.

- Bằng khen Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Có thành tích xuất sắc trong phong trào CNVC và hoạt động công đoàn 1999-2000. QĐ số 354/QĐ-LĐ ngày 02/8/2000.

- UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen về thành tích trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc 1986-2000, số 2074-QĐ/KT-CT ngày 24/7/2000.

- TW Đoàn TNCSHCM tặng Huy chư ơng “Vì thế hệ trẻ” năm 2000.

Page 92: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

92

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

- Bộ Công an tặng Huy ch ương Bảo vệ an ninh Tổ quốc theo Quyết định số 397 của Bộ Công an ngày 31/12/2000.

- Bộ GD & ĐT công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ năm 1999 theo Quyết định số 3662/QĐ/BGD&ĐT-VP ngày 05/9/2000.

- Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen về thành tích trong công tác giáo dục phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội 1991-2000, số 5606/QĐ/BDG&ĐT ngày 19/12/2000.

- Bộ Khoa học Công nghệ & Môi tr ường tặng Huy chư ơng “Vì sự nghiệp khoa học và công nghệ” theo Quyết định số 326/QĐ-BKHCN-MT ngày 19/3/2001.

- Bộ GD & ĐT tặng Bằng khen do đã hoàn thành xuất sắc đề tài NCKH cấp Bộ giai đoạn 1996-2000; theo Quyết định số 1632/GD-ĐT ngày 04/4/2001.

- Bộ GD&ĐT tặng Huy ch ương “Vì sự nghiệp Giáo dục” theo Quyết định số 5567/QĐ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 11/10/2001.

- Chủ tịch N ước tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” năm 2002 theo Quyết định số 745/2002/QĐ/CTN ngày 06/11/2002.

- Bằng khen của UBND tỉnh Nghệ An: Thành tích trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2002; Quyết định số 4393-QĐ-CT/KT ngày 03/12/2002.

- Bộ tr ưởng Bộ GD - ĐT tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn giai đoạn 1998-2003, theo Quyết định số 1749/QĐ/BGD&ĐT-VP ngày 22-04-2003.

- UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen về thành tích quản lý sinh viên ngoại trú 5 năm 1997-2002 (1/4/2003).

- Bộ tr ưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng; theo Quyết định số 2119/QĐ/BGD&ĐT-VP ngày 13/05/2003.

- Bộ GD & ĐT công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ năm 2003 theo Quyết định số 1293/QĐ/BGD&ĐT-VP ngày 12/3/2004.

- Thủ t ướng Chính phủ tặng Bằng khen theo Quyết định số 1090/QĐ-TTg ngày 12/10/2004.

Page 93: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

93

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

- Ban tổ chức Trung ư ơng tặng Kỷ niệm ch ương vì sự nghiệp công tác tổ chức xây dựng Đảng, ngày 04/10/2005.

- Công đoàn giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2000-2005 theo Quyết định số 533/QĐKT-CĐGD ngày 04/11/2005.

- Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen về thành tích hoạt động KHCN giai đoạn 2001-2005 theo Quyết định của Bộ tr ưởng số 07/QĐ-BGD-ĐT ngày 02/01/2007

- Thủ t ướng Chính phủ phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc theo Quyết định số 1052/QĐ-TTg ngày 04/8/2008.

- BCH TƯ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tặng Kỷ niệm chư ơng Vì sự phát triển của phụ nữ Việt Nam. Quyết định số 12/QĐ-ĐCT Ngày 29/09/2008

- Chủ tịch N ước tặng Huân ch ương Lao động hạng Hai theo Quyết định số 647/ QĐ/CTN ngày 07/5/2009. Vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2003-2004 đến năm học 2007-2008, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

- Chủ tịch N ước CHDCND Lào tặng thư ởng Huân ch ương Hữu nghị số 111/46 Ngày 07/10/2009.

- Bộ GD&ĐT công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ năm 2009 theo Quyết định số 555/QĐ/BGD&ĐT-VP ngày 04/2/2010.

- Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen do có nhiều thành tích xuất sắc thực hiện cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cư ơng - Tình th ương - Trách nhiệm” giai đoạn 2005-2010. Số 1878/QĐ-BGD-ĐT ngày 14/5/2010.

- Được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2005-2010 góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An. Quyết đinh số 4491/QĐ-UBND.TĐ ngày 30/9/2010.

- Đ ược Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen do hoàn thành tích xuất sắc nhiệm vụ năm học 2009-2010. Số 4390/QĐ-BGD-ĐT ngày 01/10/2010.

Page 94: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

94

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

NGUYỄN THỊ GIANG AN

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Giang An Học hàm, học vị: GV. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 14/02/19703. Quê quán: Thị Trấn Nghèn - Can Lộc - Hà Tĩnh4. Chổ ở hiện nay: Khối 9, Phường Bến Thủy, Thành phố Vinh,

Nghệ An5. Địa chỉ liên lạc: Nhà số 48, Nguyễn Văn Trỗi, Bến Thủy,

Thành phố Vinh Điện thoại: 0903.446.766 Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

1990-1994 Cửnhân SưphạmSinhhọc ĐHSPVinh ChínhquyTậptrung

1997-1998 Chứngchỉ Tâmlýhọc TrườngĐHSPHàNội

Khôngtậptrung

1996-1998 Thạcsĩ Sinhlýngười&độngvật ĐHSPVinh Chínhquitập

trung

2000-2002 Chứngchỉ GDtrẻemtrướctuổihọc

TrườngĐHSPHàNội

KhôngTậptrung

2008-nay Tiếnsĩ Sinhlýngười&độngvật

ViệnCôngnghệSinhhọc

Chínhquy,khôngtậptrung

7. Quá trình công tác:Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

1994-2000 CBGD,TrườngTHSPNghệAn2000-2004 CBGD,TrườngCĐSPNghệAn2004-nay CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

Page 95: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

95

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

TÔN THỊ BÍCH HOÀI

1. Họ và tên: Tôn Thị Bích Hoài Học hàm, học vị: GV. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 10/07/19803. Quê quán: TP Vinh, Nghệ An4. Chổ ở hiện nay: Khối 13, Phường Hưng phúc, Thành phố

Vinh, Nghệ An5. Địa chỉ liên lạc: Nhà số 13, ngõ 1, đường Nguyễn Văn Cừ, Thành

phố Vinh Điện thoại: 038 3845637Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành

Cơ sở, nước đào tạo

Hình thức đào tạo

1998-2002 Cửnhân SưphạmSinh ĐHSPVinh Chínhquy

2002-2004 Thạcsĩ Sinhhọcthựcnghiệm ĐHVinh Chínhquy

2009-nay NCS Sinhlýđộngvật ĐHBucharest,Romania Chínhquy

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2005-2009 CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcSưphạmVinh2009-nay NghiêncứusinhtạiRomania

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

- 01 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Page 96: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

96

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

NGUYỄN THỊ THỦY

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thủy Học hàm, học vị: GVTH. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 01/06/19733. Quê quán: Thanh Tùng, Thanh Chương, Nghệ An4. Chổ ở hiện nay: Xóm 20, xã Nghi Phú, Thành phố Vinh5. Địa chỉ liên lạc: SN11_BT02, Đường Trương Văn Lĩnh,

Điện thoại: 0945 567 444 Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành

Cơ sở, nước đào tạo

Hình thức đào tạo

1990-1994 Cửnhân Sưphạmsinh ĐHVinhChínhquy

Tậptrung

2005-2007 Thạcsĩ Phươngphápgiảngdạy ĐHVinh

Bồidưỡng

SauĐạihọc

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

1994-2007 GVTrườngTHPTConCuông,NghệAn

2007-nay GVTHkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương)

Page 97: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

97

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

HỒ ĐÌNH QUANG

1. Họ và tên: Hồ Đình Quang Học hàm, học vị: GVTH. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 09/05/1983.3. Quê quán: Quỳnh Bảng, Quỳnh Lưu, Nghệ An.4. Chổ ở hiện nay: Số nhà 27, Ngõ 4, Khối 12, Phường Trường Thi, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.5. Địa chỉ liên lạc: Số nhà 27, Ngõ 4, Khối 12, Phường Trường Thi, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.

Điện thoại: 0918119583Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành

Cơ sở, nước đào tạo

Hình thức đào tạo

2003-2007 Cửnhân SưphạmSinhhọc ĐạihọcVinh Chínhquy

2007-2010 Thạcsĩ Sinhhọcthựcnghiệm ĐạihọcVinh Tậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2010-2011 GVTHkhoaSinhhọc-TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

Page 98: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

98

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

TỔ BỘ MÔN SINH LÝ - HÓA SINH

Cơ cấu tổ bộ môn:

1. PGS.TS. Nguyễn Đình San - Trưởng bộ môn

2. ThS. Nguyễn Đức Diện

3. ThS. Phạm Thị Như Quỳnh

4. ThS. Mai Văn Chung (hiện đang NCS ở Balan)

5. ThS. Phan Xuân Thiệu (hiện đang NCS ở Rumani)

6. ThS. Lê Quang Vượng (hiện đang NCS Đài loan)

7. CN. Nguyễn Thanh Lam

8. CN. Phùng Văn Hào

2. Tiềm năng khoa học công nghệ

2.1. Các hoạt động nghiên cứu khoa học đã thực hiện trong thời gian qua

Điều tra và đánh giá chất lượng các giống cây có múi quí ở Nghệ An, Hà Tĩnh như bưởi Phúc Trạch, cam Xã Đoài, cam Bù Hương Sơn;

Điều tra các loài sen ở Nghệ An và đề xuất phương pháp trồng sen trong ao hồ hoang hóa;

Điều tra các loài vi tảo trong các thủy vực bị ô nhiễm và sử dụng chúng trong xử lý nước thải, xử lý kim loaị nặng trong nước.

Đã xây dưng được các qui trình nhân nhanh nhiều giống hoa và cây cảnh bằng công nghệ nuôi cấy mô in vitro.

Sử dụng Vi khuẩn lam cố định nitơ làm nguồn phân bón sinh học để nâng cao năng suất lúa (đặc biệt trên đất chua mặn), năng suất ngô, mía và góp phần cải tạo đất, bảo vệ môi trường.

Page 99: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

99

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Đã điều tra được một số loài rong câu (Gracilaria) ở Nghệ An, Hà Tĩnh và xác định hàm lượng axit béo omega 3, omega 6 trong các loài rong câu này.

Phân tích các chỉ tiêu môi trường nước, đất, không khí và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho nhiều dự án và cơ sở sản xuất.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đã đánh giá chất lượng quả một số cây trồng như dưa hấu, dứa, ớt… ở Nghệ An

2.2. Định hướng nghiên cứu trong giai đoạn tới

Trong thời gian tới tiếp tục phát triển nghiên cứu các biện pháp sinh học sử dụng tảo, vi khuẩn lam để tăng năng suất cây trồng, cải tạo đất, xử lý môi trường; nuôi và sử dụng các loài vi tảo làm thức ăn cho các động vật nuôi, đặc biệt trong nuôi trồng thủy sản.

Nhân giống các loại cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô in vitro với số lượng lớn nhằm cung cấp cây giống cho các cơ sở trồng hoa, cây cảnh.

Điều tra nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên như các axit béo quí, tinh dầu trong các loài cây cỏ.

Mở rộng điều tra các loài rong biển có giá trị như Sargasum, Porphyra, Laminaria…ở vùng biển Nghệ An, Hà Tĩnh và chiết xuất các chất có hoạt tính sinh học cao từ các loài rong biển.

Phân tích môi trường và đánh giá tác động môi trường cho các dự án của các cơ sở sản xuất.

Tiến hành các nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong việc tạo giống cây trồng có khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi.

Page 100: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

100

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

Tổ bộ môn Sinh lý - Hóa sinh

Page 101: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

101

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

NGUYỄN ĐÌNH SAN

1. Họ và tên: Nguyễn Đình San Học hàm, học vị: PGS. TS.2. Ngày tháng năm sinh: 1/6/19533. Quê quán: Thạch Hạ, tp. Hà Tĩnh4. Chổ ở hiện nay: Khối 22, Phường Hưng Bình, Thành phố Vinh5. Địa chỉ liên lạc: Nhà số 15, ngõ 18, đường Nguyễn Đức Cảnh, Thành

phố Vinh Điện thoại: 0989342358Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

1973-1977 Cửnhân Sưphạmsinh-KTNN ĐHSPVinh ChínhquyTậptrung

1977-1979 Caohọc Sinhlý-Sinhhóa ĐHSPVinh BồidưỡngSauĐạihọc

1994-1999 Tiễnsĩ Thựcvật ĐHSPVinh Tại chức tậptrung

7. Quá trình công tác:Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

1979-2011 CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

2002-2009 PhótrưởngkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcSưphạmVinh

2002-2011 TrưởngbộmônSinhlý-Sinhhóa,khoaSinhhọc,ĐHVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

- 02 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục

Page 102: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

102

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

MAI VĂN CHUNG

1. Họ và tên: Mai Văn Chung Học hàm, học vị: GV. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 16/11/19763. Quê quán: Nga Trường, Nga Sơn, Thanh Hóa4. Chỗ ở: khối 13, phường Trung Đô, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An5. Địa chỉ: khu tập thể Trường THPT Nguyễn Huệ, 247B Lê Duẩn, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Email: [email protected]* Địa chỉ liên lạc ở nước ngoài hiện nay: Department of Plant Physiology Poznan University of Life Sciences 35- Wolynska, 60-637 Poznan, PolandTel: +48 787 251 377; Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạoTừ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

1994-1998 Cửnhân SưphạmSinhhọc ĐHSPVinh ChínhquyTậptrung

1999-2001 Thạcsĩ Thựcvậthọc ĐHVinh Chínhquy

2008-nay NCS Sinhlýthựcvật TrườngĐHKhoahọcSựsống,NướcCHBaLan Chínhquy

7. Quá trình công tácTừ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2002-2008 CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh2008-nay NghiêncứusinhtạinướcCộnghòaBaLan

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

- 01 Huy chương Vàng Nghiệp vụ sư phạm toàn quốc (1997)- 02 Bằng khen của Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (1997, 2005)

Page 103: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

103

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

LÊ QUANG VƯỢNG

1. Họ và tên: Lê Quang Vượng Học hàm, học vị: GV. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 20/11/19733. Quê quán: Xuân Thành, Yên Thành, Nghệ An4. Chổ ở hiện nay: K12, Phường Trung Đô, Vinh, Nghệ An5. Địa chỉ liên lạc: Institute of Plant and Microbal Biology, Academia Sinica, Taiwan

Điện thoại: +886.935334717Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

1991-1995 Cửnhân SưphạmSinh ĐHSPVinhChínhquy

Tậptrung

2001-2003 Thạcsĩ Thựcvậthọc ĐạihọcVinhChínhquy

Khôngtậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

1995-2003 GiáoviênTrườngTHPTPhanĐăngLưu,NghệAn

2003-2004 GiáoviệnTrườngTHPTLêViếtThuật,NghệAn

2004-nay CBGDkhoaSinhhọc,ĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

Page 104: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

104

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

PHAN XUÂN THIỆU

1. Họ và tên: Phan Xuân Thiệu Học hàm, học vị: GV. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 25/01/19773. Quê quán: Hợp Thành, Yên Thành, Nghệ An4. Chổ ở hiện nay: Khối 13, Phường Hưng phúc, Thành phố Vinh5. Địa chỉ liên lạc: Nhà số 13, ngõ 1, đường Nguyễn Văn Cừ, Thành

phố Vinh Điện thoại: 038 3845637 Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành

Cơ sở, nước đào tạo

Hình thức đào tạo

1996-2000 Cửnhân SưphạmSinh ĐHSPVinh Chínhquy

2000-2002 Thạcsĩ Thựcvật ĐHVinh Chínhquy

2008-2011 Tiễnsĩ HóasinhvàSinhhọcphântử

ĐH Bucharest,Romania Chínhquy

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2003-2008 CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcSưphạmVinh

2008-2011 NghiêncứusinhtạiRomania

2011-Nay CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

- 01 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo- 01 Bằng khen của TW đoàn

Page 105: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

105

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

NGUYỄN ĐỨC DIỆN

1. Họ và tên: Nguyễn Đức Diện Học hàm, học vị: GV. ThS.

2. Ngày tháng năm sinh: 10/09/1979

3. Quê quán: Hưng Long, Hưng Nguyên, Nghệ An

4. Chổ ở hiện nay: Khối Quang Trung, Phường Vinh Tân, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An

5. Địa chỉ liên lạc: Khoa Sinh học, Trường Đại học vinh Điện thoại: 0988.573.768 Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành

Cơ sở, nước đào tạo

Hình thức đào tạo

1997-2001 Cửnhân SưphạmSinh ĐHSPVinhChínhquyTậptrung

2001-2004 Thạcsĩ Thựcvật ĐạihọcVinhChínhquyTậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2004-nay CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

2007-2010 CBGD,BíthưLiênchiđoànkhoaSinhhọc,ỦyviênBCHĐoàntrường,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

- 01 Bằng khen Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Page 106: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

106

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

PHẠM THỊ NHƯ QUỲNH

1. Họ và tên: Phạm Thị Như Quỳnh Học hàm, học vị: GV. ThS.

2. Ngày tháng năm sinh: 20/12/1979

3. Quê quán: Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh

4. Chổ ở hiện nay: Khối 17, phường Hưng Bình, Thành phố Vinh.

5. Địa chỉ liên lạc: Nhà số 22, đường Nguyễn Tiến Tài, Thành phố Vinh

Điện thoại: 0915227999 Email: [email protected] 6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành

Cơ sở, nước

đào tạo

Hình thức

đào tạo

1998-2002 Cửnhân SưphạmSinh ĐHSPVinh Chínhquy

2002-2004 Thạcsĩ Thựcvậthọc ĐHSPVinh Tậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2005-2010 CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

2010-2011 CBGDkhoaSinhhọc,ỦyviênBCHchibộcánbộkhoaSinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

Page 107: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

107

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

NGUYỄN THANH LAM

1. Họ và tên: Nguyễn Thanh Lam Học hàm, học vị: GVTH. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 20/01/19803. Quê quán: Nam Thanh, Nam Đàn, Nghệ An4. Chổ ở hiện nay: Khối Yên Bình, Phường Hưng Phúc, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An5. Địa chỉ liên lạc: Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh Điện thoại: 0913.055.890 Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành

Cơ sở, nước đào tạo

Hình thức đào tạo

1998-2002 Cửnhân SưphạmSinhhọc ĐạihọcVinhChínhquyTậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2002-nay Giáoviênthựchành,khoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

Page 108: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

108

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

PHÙNG VĂN HÀO

1. Họ và tên: Phùng Văn Hào Học hàm, học vị: KTV. CN.2. Ngày tháng năm sinh: 20/08/19763. Quê quán: Phú Thành, Yên Thành, Nghệ An4. Chổ ở hiện nay: Xóm 8, xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên,

tỉnh Nghệ An5. Địa chỉ liên lạc: Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh Điện thoại: 0912.336.447 Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành

Cơ sở, nước

đào tạo

Hình thức

đào tạo

1999-2003 Cửnhân CửnhânSinhhọc ĐạihọcVinhTạichức

Tậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2005-nay Kỹthuậtviên,khoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

Page 109: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

109

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

TỔ BỘ MÔN: MÔI TRƯỜNG

1. Cơ cấu tổ bộ môn- Chuyên môn Quản lý tài nguyên và môi trường: 1. ThS. Đào Thị Minh Châu - Trưởng bộ môn 2. ThS. Nguyễn Thị Minh Phương- Chuyên môn Công nghệ môi trường: 1. CN. Hồ Thị Phương- Chuyên môn Môi trường và khoa học đất: 1. ThS. Đinh Thị Kim Hảo.- Kỹ thuật viên Phòng thí nghiệm: 1. CN. Lê Duy Linh

2. Tiềm năng khoa học công nghệ2.1. Các hoạt động đã làm trong thời gian qua- Tham gia các dự án về quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn

đa dạng sinh học, từ các quỹ của các tổ chức phi chính phủ như: EU, CRS, VCF, GEF,....

- Đề xuất và thực hiện các hoạt động tập huấn Giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên THCS và THPT của tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh

- Xây dựng chiến lược giáo dục và bảo vệ môi trường cho vùng núi Bắc Trường Sơn thuộc huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh, do Hoàng gia Đan Mạch tài trợ

- Tập huấn về các kỹ năng xây dựng dự án, lập kế hoạch cho dự án, làm việc với cộng đồng, truyền thông môi trường

- Nghiên cứu về Lâm sản phi gỗ và vai trò của chúng trong Sinh kế, trong đời sống của người dân ven rừng và trong Đồng quản lý tài nguyên rừng ở Rừng đặc dụng.

- Xây dựng và tổ chức các hoạt động truyền thông môi trường, như các cuộc thi tìm hiểu về môi trường trong sinh viên, các tạp chí, tờ rơi và báo tường.

2.2. Định hướng trong giai đoạn tới- Tiếp tục phát triển các hướng nghiên cứu đã có.

Page 110: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

110

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

- Các hoạt động đánh giá tác động môi trường.- Các hoạt động đánh giá chất lượng môi trường, chất lượng nước,

đất, không khí.- Các hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường vùng

ven biển.- Các hoạt động góp phần thích ứng, giảm nhẹ với biến đổi khí hậu

và thiên tai.- Các giải pháp về khoa học, công nghệ môi trường và chính sách

nhằm giảm thiểu và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên.

- Tiếp tục đề xuất và thực hiện các đề tài cấp Trường, cấp Sở, cấp Tỉnh về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Tổ bộ môn Môi trường

Page 111: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

111

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

ĐÀO THỊ MINH CHÂU

1. Họ và tên: Đào Thị Minh Châu Học hàm, học vị: GV. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 27/ 6/ 19753. Quê quán: xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội)4. Chỗ ở hiện nay: Khối Yên Hòa, Phường Hà Huy Tập, Thành phố

Vinh, Nghệ An5. Địa chỉ liên lạc: Đào Thị Minh Châu - khoa Sinh học - Đại học Vinh Điện thoại: 0912 468 753 Email: [email protected] 6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

1993-1997 Cửnhân Sinhhọc Đại học KH TựNhiên,HàNội

ChínhquyTậptrung

2001-2002 Thạcsĩ Quản lý Tài nguyênthiênnhiên

Học viện côngnghệ Châu Á,TháiLan

ChínhquyTậptrung

7. Quá trình công tác:Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

1997-1999 CánbộnghiêncứutạiViệnnghiêncứuứngdụngcôngnghệ-BộKhoahọc,côngnghệvàMôitrường.

2000-2001 HọccaohọctạiĐạihọckhoahọcTựnhiên,ĐHQuốcGiaHàNội(Chưahoànthành).

2001-2002 HọccaohọctạiHọcviệncôngnghệChâuÁ,TháiLan.

2002-nay GiảngdạytạikhoaSinhhọc-ĐạihọcVinh.

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

- Bằng khen của Hội chữ thập đỏ Nghệ An- Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh Nghệ An.

Page 112: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

112

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Phương Học hàm, học vị: GV. ThS.2. Ngày tháng năm sinh: 27/06/19833. Quê quán: Kim Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh4. Chỗ ở hiện nay: 31 - Nguyễn Viết Xuân, Thành phố Vinh5. Địa chỉ liên lạc: 31 - Nguyễn Viết Xuân, Thành phố Vinh Điện thoại: 0917.107.088 Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành

Cơ sở, nước đào tạo

Hình thức đào tạo

2001-2005 Cửnhân KhoahọcMôitrường Đại học KHTNHàNội

Chínhquy

2005-2007 Thạcsĩ Quảnlýmôitrường Đại học KHTNHàNội

Chínhquy

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2005-2007 CánbộBộmônSinh thái -khoaMôi trường,ĐạihọcKHTNHàNội

2007-2008 CBGDkhoaMôitrường,TrườngĐạihọcKHTNTp.HCM

2009-nay CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

Page 113: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

113

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

HỒ THỊ PHƯƠNG

1. Họ và tên: Hồ Thị Phương Học hàm, học vị: GV. CN.2. Ngày tháng năm sinh: 28/08/19863. Quê quán: Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lưu, Nghệ An4. Chổ ở hiện nay: Khối 3, phường Bến Thủy, Thành phố Vinh5. Địa chỉ liên lạc: Nhà số 4, ngõ 5, đường Võ Thị Sáu, khối 3, phường Bến Thủy, Thành phố Vinh Điện thoại: 0977.868.620

Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành

Cơ sở, nước

đào tạo

Hình thức

đào tạo

2004-2008 Cửnhân Môitrường ĐHKHTNHàNộiChínhquy

Tậptrung

2010-2011 - Môitrường

HọcviêncaohọccủachươngtrìnhhợptácquốctếgiữaĐHHuếvàĐHOkayama–NhậtBản.

Chínhquy

Tậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2008-2011 CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương): Không

Page 114: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

114

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

ĐINH THỊ KIM HẢO

1. Họ và tên: Đinh Thị Kim Hảo Học hàm, học vị: GV. ThS.

2. Ngày tháng năm sinh: 27/02/1985

3. Quê quán: Thị trấn Cầu Giát, Quỳnh Lưu, Nghệ An

4. Chổ ở hiện nay: Khối 8, Phường Lê Lợi, Thành phố Vinh

5. Địa chỉ liên lạc: Số nhà 57 Nguyễn Thái Học, Phường Lê Lợi Thành phố Vinh

Điện thoại: 0985864967

Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành

Cơ sở, nước

đào tạo

Hình thức

đào tạo

2003-2007 Cửnhân Khoa học đất - Môitrường

ĐHKHTN -ĐHQGHN

Chínhquy

Tậptrung

2009-2011 Thạcsĩ Khoahọcđất ĐH Nông nghiệpHàNội

Tậptrung

SauĐạihọc

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2009-Nay CBGDkhoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

Page 115: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

115

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

LÊ DUY LINH

1. Họ và tên: Lê Duy Linh Học hàm, học vị: KTV. CN.2. Ngày tháng năm sinh: 12/01/19793. Quê quán: Thụy Hải, Thái Thụy, Thái Bình4. Chổ ở hiện nay: Khối 10, Phường Quang Trung Thành phố Vinh,

tỉnh Nghệ An5. Địa chỉ liên lạc: Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh Điện thoại: 0912.690.306 Email: [email protected]

6. Tóm tắt quá trình đào tạo:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Bằng cấp Chuyên ngành Cơ sở, nước

đào tạoHình thức

đào tạo

1997-2001 Cửnhân SưphạmSinh ĐHSPVinh ChínhquyTậptrung

7. Quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ và đơn vị công tác

2001-2003 GiáoviênTrườngTHPTDântộcNộitrúTươngDương

2003-2006 GiáoviênTrườngTHCSNghiTân,ThịxãCửaLò

2006-2009 GiáoviênTrườngTHCSNghiHương,ThịxãCửaLò

2009 GiáoviênTrườngTHCSLêThịBạchCát,ThịxãCửaLò

2009-nay Kỹthuậtviên,khoaSinhhọc,TrườngĐạihọcVinh

8. Hình thức khen thưởng cao nhất (bằng khen, huân huy chương, kỷ niệm chương):

- 01 Giấy khen của Phòng Giáo dục Thị xã Cửa Lò

Page 116: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

116

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

PHẦN V

NHỮNG KÝ ỨC THỜI GIAN

CÂU ĐỐINghiêm Xuân Thăng

Nguyên CBGD khoa Sinh học

Vế ra: Đạo học mênh mông, rèn đức luyện tài, hướng tuổi trẻ xứng tầm thời đạiVế đối: Đường đời khúc khuỷu, chỉnh tâm tu chí, đưa khoa mình vươn tới tương lai

KỶ NIỆM Nghiêm Xuân Thăng

Sống giữa Thành Vinh dưới mái trườngNhớ bao kỷ niệm ấm tình thươngKhai phương ngày ấy thầy đưa lốiĐịnh hướng hôm nay Đảng dẫn đườngSự nghiệp trồng người luôn tỏa sángCuộc đời gieo hạt vẫn nêu gươngKhoa Sinh năm chục mừng sinh nhậtNghĩa bạn tình trò dạ vấn vương

Page 117: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

117

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Kháng chiến xa Vinh tạm biệt trườngThầy trò vẫn sống giữa yêu thươngThanh Chương mít chín thơm mùi mậtThạch Lỗi măng non ngọt vị đườngGian khổ tình thầy trong tựa ngọcKhó khăn nghĩa bạn sáng như gươngKhoa Sinh lịch sử sang trang mớiHiện đại mong sao tỏa bốn phương

NHỚ KHOA SINH Nghiêm Xuân Thăng

Cùng trường phấn đấu gian laoNăm mươi năm ấy qua bao chặng đường

Khi xuống biển lúc lên rừngBắp ngô củ sắn đã từng chia vui

Đã quen cay đắng ngọt bùiĐã qua nắng lửa mưa vùi bên nhau

Chiến tranh sơ tán dãi dầuQuỳnh Lương muối mặn sắn rau Thạch Thành

Bao năm vun xới mầm xanhBây giờ quả chín đầy cành đẹp thay

Ngọt bùi nhớ lúc đắng cayQuảng đời gian khổ chẳng ngày nào quên

Nghĩa tình nặng bấy nhiêu niênKẻ còn người mất tự nhiên lẽ đời

Ngậm ngùi ngăn lệ đừng rơiMối tình bè bạn gửi nơi tim mình

Sống sao cho trọn nghĩa tìnhTrở về cát bụi chúng mình gặp nhau

Page 118: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

118

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

NHỮNG ĐÁM CƯỚI KHOA SINHNghiêm Xuân Thăng

KhoaSinhnặngnghĩaấmtìnhLànơituổitrẻchúngmìnhgặpnhau

DùnayđãbạcmáiđầuBaonhiêukỉniệmghisâutronglòng

ThạchThànhbênbếplửahồngNhàsànchungbónganhlồngbênem

NhớbaogươngmặtthânquenThầyLươngNgọcToảnnhómnhenmốitình

CụVựccócôHoaxinhBénduyêntốtsốhiểnvinhmộtđời

CôPhươngvangbóngmộtthờiCùngthầyLêTrựckếtđôigiữarừng

ThầyTựnổpháoănmừngBaonămnghiêncứuxỏthừngdắtbê

AnhPhượngchịViễncùngquêThủkhocấpdưỡngtavềvớinhau

RừngsâuđãnốinhịpcầuNgưuLangChứcnữgặpnhaumấyngười

ThầyTỏanambắcchiađôiCôHườngchắpnốichoduyênthêmnồng

CôTụmáđỏhồnghồngAnhGiảngthưviệnphảilòngbénduyên

ĐámcướivuivẻkhóquênNămsauanhchịcóthêmcháubồng

CôTámđẹpgáidễtrôngBénduyênthầyNhãcũngtrongkhoamình

BaytừnướcĐức,BecLinQuỳnhLưutổchứcvẹntìnháiân

ThầyMinhthìlấycôAnAnhĐiệpcướivợrồivềphổthông

ThầyChâusánhvớicôTâmNamĐànNghiLộctơtằmkếtđôi

QuỳnhLưuđámcướichúngtôiCúcThăngvẫnnhớsuốtđờikhôngquên

CôLamphụtádịuhiềnThầyTânquêtậnSàiGònyêunhau

EmvềtrongấylàmdâuMốitìnhNamBắchaiđầusắcson

CôNhậtquêởQuyNhơnBénhơithầyCảnhchàngtraiHàThành

ThầyHùngnghệsỹcódanhCùngquêHươngHuếyêuanhsuốtđời

ThầyCamcôVậnđẹpđôiBốnmươinămđãchẳngrờixanhau

CònbaonhiêumốitìnhđầuCủanhiềubạntrẻgặpnhausaunày

Chung-Nga,Hoài-ThiệusangTâyThu-Trungởlạidựngxâykhoamình

BaonămnặngnghĩanặngtìnhCuộcđờigắnvớikhoaSinhnặnglòng

DùđitrămnúingànsôngNhớkhoaichợRộnhớhồngThanhChương

HàTrungnhớmíanhớđườngQuỳnhLươngnhớbiểnnhớrừngHoàngMai

TrảiquanhữngchặngđườngdàiKẻcònngườimấtnhớngườikhônnguôi

DùchosốngtrọnkiếpngườiNhữngngàychungsốngsuốtđờikhôngquên

Giữchotìnhmãivữngbền...

Page 119: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

119

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

TỰ HÀO TRANG TRUYỀN THỐNG

Nguyễn Văn Luyện CBGD khoa Sinh học

Ba anh em khoa Lý - Hóa - Sinh Ra đời một ngàn chín trăm sáu mốt Thấm thoát, tròn nửa thế kỷ trưởng thành Trong đại gia đình mái ấm Trường Vinh. Khoa Sinh! Ôi thân thương và tự hào biết mấy! Thầm lặng, vô tư, bền bỉ tiến công Cùng các khoa xây đắp một Trường Vinh Để mãi mãi “Ngọn cờ hồng trên quê hương Xô Viết”.

Nhớ buổi đầu thành lập, khoa mới có ba thầy Đặt nền móng đầu tiên: Thầy Tự, Thầy Hồng, Thầy Lợi Chỉ vẹn mấy mùa cam đã chiến tranh phá hoại Cho học tập an toàn, khoa cùng trường phải lên đường sơ tán. Nghi Lộc, Thanh Chương, Hà Trung, Thạch Thành rồi quay về Quỳnh Lưu đất Nghệ Một ngàn chín trăm bảy ba mới trở lại Thành Vinh Một chặng đường dài cực gian khổ, hy sinh Là bản trường ca tinh thần tiến công Cách Mạng.

Bao thế hệ sinh viên khoa Sinh tiếp bước Tung cánh bay xa khắp mọi miền Đất nước Từ Đảo xa tới biên cương Tổ Quốc Chở nặng tâm hồn và tri thức đến muôn nơi.

Page 120: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

120

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

Những năm tháng cả nước lên đường đánh MỹNhiều cán bộ, sinh viên “xếp bút nghiên theo việc đao cung”Trong số họ, có những người đã dũng cảm hy sinhCho Đất nước Việt Nam thống nhất, trường tồn.

Dâng nén hương thơm trước vong hồn các Anh hùng liệt sĩHậu thế muôn đời luôn ngưỡng mộ, tri ânCác anh sống mãi trong lòng khoa Sinh, trong lòng dân tộcVà mãi mãi là những bông hoa hương ngát bốn mùa.

Khoa Sinh xin báo công với Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩCựu sinh viên khoa Sinh có bao đồng chíLà những giáo viên dạy giỏi, là chiến sĩ thi đuaNhiều đồng chí được phong hàm Phó giáo sư, được cấp băng Tiến sĩ.

Nhiều đồng chí được dân quý, Đảng tin, được giao nhiệm vụTừ cấp các địa phương đến cấp trung ươngDù nhỏ, dù to, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành xuất sắcCùng góp sức mình tô đậm trang truyền thống khoa Sinh.

Các thế hệ thầy cô khoa Sinh tiếp nốiLà Giảng viên chính, Tiến sĩ, Phó giáo sưTinh thông ngoại ngữ, dạy chữ, trồng người, miệt mài nghiên cứuHoàn thành nhiều đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Quốc gia.

Nhiều công trình đã được nghiệm thu, được đánh giá caoĐược đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành trong, ngoài nướcKhởi đầu liên kết đào tạo, hướng tới đa ngành, chuyển giao công nghệKhoa sinh được đánh giá xứng đáng ngọn cờ đầu.

Page 121: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

121

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Các nhiệm kỳ Hiệu trưởng Trường Đại học VinhCác khoa bạn, các khoa Sinh của các trường đại họcMến mộ khoa Sinh, chia sẻ ngọt bùiVăn phòng khoa treo nhiều những Bằng khen, những tấm Huân ChươngLà minh chứng hùng hồn của năm tháng dài cống hiến.

Kỷ niệm Năm mươi năm thành lập năm nay Các thế hệ cựu sinh viên rộn ràng, mừng vui tái ngộ Dâng tặng Khoa, Dâng tặng Trường,

Ngàn vạn đóa hoa thơm Chúc khoa Sinh! Chúc Trường Đại học Vinh! Vững bước tiến lên và ngày càng dày thêm trang truyền thống!.

NHÀ VÀ TRƯỜNG

Nguyễn Đình ChâuNguyên CBGD khoa Sinh học

Đêm khuya em thức soạn bài,Mừng trang giáo án ngày mai tới trường.

Mở ra thơm nức mùi hương,Của bao giấy mực tình thương học trò.

Đứng trên bục giảng chăm lo,Truyền thụ kiến thức sao cho đẹp lời.

Tựa như người mẹ tuyệt vời,Ươm hoa nở rộ dưới trời cao xanh.

Page 122: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

122

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

VỀ HƯU (3 - 2006)Nguyễn Đình Châu

Bốn mươi năm gắn với khoa Sinh.Ơn thầy, bầu bạn thắm nghĩa tình.Lưu luyến giờ này đây phút tạm biệt.Về với cháu con chốn điền viên.

Từ nay nghỉ dạy tấm lòng sonHướng về người mẹ nguồn non nướcChúc mừng toàn khoa tiến bước nhanhĐể rạng vinh danh sánh kịp người.

_________________

NHỚ LẠI NHỮNG NĂM THÁNG ĐÃ QUA Ngô Trực Nhã Nguyên Chủ nhiệm khoa Sinh học

Hè năm 1963, tôi và anh Nguyễn Tân được Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội giới thiệu về công tác tại Trường Đại học Sư phạm Vinh, sau một ngày đêm đi tàu mệt nhoài nhưng lòng chúng tôi vẫn vui. Trước mắt chúng tôi là ngôi trường bề thế gồm nhiều dãy nhà 4 tầng uy nghi tọa lạc tại phường Hưng Bình - Thành phố Vinh rất gần bến xe ô tô và ga tàu.

Đêm đầu tiên, chúng tôi ngủ tạm tại một phòng gác 1 nhà A, hai đứa trò chuyện tới khuya. Tôi nhẫm đọc câu thơ của Tố Hữu mà cảm thầy hợp với lòng mình “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”, ở đây tôi được sống và xây dựng trường đại học trên quê hương xô viết mà tôi hằng mơ ước.

Những ngôi nhà màu đỏ gạch hiên ngang một góc trời, xung quanh là những dãy nhà lá xinh xắn tắm mình trong ánh điện, những hàng phi

Page 123: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

123

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

lao phủ mát xanh tươi. Dưới ánh trăng khuya gió mát, tôi cùng anh em cán bộ khoa Lý - Hóa - Sinh sống ở tầng dưới nhà A, tầng trên là các phòng thí nghiệm. Các nhà B, C là khu làm việc của các khoa Văn, khoa Toán và là nơi sinh viên ở. Nhà D là khu làm việc của các phòng ban và của Thư viện trường. Ngày đêm nhộn nhịp những âm thanh của tuổi trẻ,... Bên phải khu nhà chúng tôi ở là nhà ăn tập thể của sinh viên, là xưởng trường và là khu sản xuất nông nghiệp. Bên trái là khu gia đình, nhà ăn cán bộ và là nhà khách của trường. Phía trước có hồ bán nguyệt nước xanh bốn mùa. Thật là vui sau mỗi buổi làm việc say sưa, chúng tôi lại gặp nhau tại nhà ăn náo nhiệt, đông vui. Ngày 2 bữa có thầy Nguyễn Thúc Hào (Hiệu trưởng nhà trường), có anh Lê Hoài Nam, anh Phạm Hạo,... ăn cùng. Mỗi người tề tựu sắp hàng lấy cơm, mua thức ăn chín. Thường mỗi chiều hay những đêm trăng thanh gió mát, sau bữa ăn, chúng tôi hoặc kéo nhau ra quán bia bến xe, hoặc ra mấy quán nước chè xanh góc phố trò chuyện thỏa thích.

Khoa Lý - Hóa - Sinh đào tạo khóa đầu tiên với mỗi lớp trên 50 sinh viên mà tình cảm của thầy trò đã sớm gắn bó chúng tôi thành một khối. Bên cạnh những người lớn tuổi hơn như anh Quý (khoa Lý), anh Phách (khoa Hóa), anh Hồng (khoa Sinh) còn có lớp trẻ chi đoàn thanh niên chúng tôi. Mỗi buổi chiều tập trung ở sân bóng chuyền hăng say, nhiều cầu thủ giỏi của chi đoàn như anh Ban, anh Lợi, anh Hoàng, anh Túy, anh Thăng,... Đêm đến yêu đời với cây đàn ghi ta, đàn Ac Coóc - đê - ông của anh Khang, anh Mỹ,...làm vui những buổi sinh hoạt tập thể. Bạn Tân râu, ban Hiếu còm và nhiều bạn khác mà tên gọi đã trở nên quen thuộc, thân thiết. Chị Mỹ Ngọc (vợ anh Hồng) từ Liên Xô về muộn cũng hòa chung trong cái chi đoàn sôi nổi này.

Ai nấy đều chăm lo công việc, sáng lên lớp giảng bài, hết mỗi tiết học lại vang lên tiếng hát của cả thầy và trò. Phòng thực hành có kính hiển vi để soi tế bào thực vật, động vật; cũng có những hóa chất để làm phản ứng hóa học; vườn thực nghiệm ở phía trước sân nhà A thu hút mọi người theo dõi thí nghiệm, chăm sóc những vồng khoai cao sản, những dãy cà chua chín trĩu cành, những luống củ cải được xứ lý kích tố sinh trưởng giberelin,... Khóa học đầu tiên 2 năm ra trường, kiến thức được trang bị khá đầy đủ. Tuy độ tuổi sinh viên có khác nhau nhưng đều rất say sưa với nghề nghiệp, với hoài bão sẽ trở thành thầy cô giáo.

Thế rồi mùa hè năm 1965, bom đạn của giặc Mỹ ném ra miền Bắc, ném xuống Thành phố Vinh thân yêu và ngay tại trường đại học, tại

Page 124: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

124

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

ngôi nhà chúng tôi đang ở. Cả Thành phố Vinh rực lửa căm thù khi từng đàn máy bay phản lực Mỹ gầm rú. Ngày ném bom, đêm thả từng chùm pháo sáng, đạn bay vèo vèo trên đầu mọi người. Những chiến sĩ tự vệ cảm tử của trường Vinh ngoan cường chiến đấu. Một tổ súng máy do anh Dương Thận chỉ huy nhắm máy bay Mỹ nhả đạn như mưa, mở đầu trận chiến đấu sống mãi với quân thù bảo vệ mái trường thân yêu. Hùng khí của tuổi trẻ chúng tôi ra trận, cả trường Vinh và cả thành Vinh ra trận.

Khóa 2 nhập học được 1 năm, chưa kịp nghỉ hè đã tập trung đủ mặt, thầy và trò chúng tôi được lệnh trên, bước vào cuộc “Trường chinh đi sơ tán”.

Chúng tôi chuyển về Nghi Long - Nghi Lộc, những gánh gồng đầu tiên nặng trĩu, từng đoàn xe thồ, từng tổ xe bò, xe ba gác hối hả chờ hành trăm tấn sách thư viện, hóa chất và máy móc thí nghiệm nào cơ nhiệt, nào hóa lý, hóa sinh,... tất cả đều phải chuyển gấp về nơi an toàn để tiếp tục đào tạo. Đêm đêm dưới những chùm pháo sáng, bom đạn bốn bề nhưng chúng tôi vẫn hì hục vác máy lắc, máy sắc ký, máy li tâm, tủ ấm, lò nung,... từ gác ba, bốn của khu thí nghiệm xướng xe, mà lòng đầy căm thù giặc Mỹ. Anh Lân cầm càng, anh Phách, anh Tân và tôi toát cả mồ hôi đẩy chiếc xe ba gác chất đầy máy móc vượt qua bom đạn, bụng đói meo, cổ khản đặc, vừa về tới đầu làng thì trời hửng sáng. Lán học nơi sơ tán của sinh viên đặt dưới tận cây xoài xóm Đình, phòng thí nghiệm đặt trong nhà thờ họ Nguyễn. Tiếng hát át tiếng bom lại vang lên.

Chiến tranh ác liệt, bom Mỹ tiếp tục dội vào vùng nông thôn, quanh thành Vinh và quanh trục đường một, chưa ấm chỗ, thầy trò chúng tôi lại tiếp tục ra đi. Tuy khoa Sinh đã được hình thành, cán bộ và sinh viên chưa quá 100, phải nhận trách nhiệm nặng nề là sơ tán an toàn người và của, vượt hàng trăm cây số ra Thanh Hóa. Do địa điểm không ổn định nên khóa 3 mãi tới năm học 1966 - 1967 mới tuyển gọi. Nhiều sinh viên phải đi bộ từ Vĩnh Linh, Quảng Bình ra nhập học.

Những cô gái từ đồng ruộng, chân đất, áo nhuộm xanh màu cây, bước ngay vào cuộc thử thách mới, chuyển những tấn hàng từ địa điểm tập kết về nơi học phải vượt cầu Lèn, trèo mấy ngọn đồi đá nhọn, bầm vai, chân ướm máu nhưng hàng vẫn an toàn. Lớp học chẳng bao lâu được triển khai trong nhà dân. Anh Toản, anh Bạt trong Ban chủ nhiệm khoa ngày đêm lo cho ngày khai giảng, tôi và anh Lân ngoài việc lo cho giảng dạy còn lo nghiên cứu khoa học. Chi đoàn chúng tôi làm ruộng thí nghiệm về bèo dâu, về phân bón, về chống bệnh vàng lụi cho lúa ở

Page 125: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

125

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

địa phương Vân Thu - Hà Trung - Thanh Hóa có kết quả. Đêm đêm lại rộn tiếng đàn, tiếng hát. Cô Hoa từ Hoàng Hóa - Thanh Hóa mới về làm vui thêm lớp trẻ. Chi đoàn khoa tuy còn non trẻ đã tổ chức dạ hội văn nghệ, anh Thảo, anh Thịnh, anh Minh,... có nhiều đóng góp trong các chi đoàn sinh viên lúc bấy giờ. Nhiều người lớn tuổi như anh Phiên, có đồng chí ở Khu hiệu bộ như anh Đống (Bí thư đoàn trường) cũng tham gia sinh hoạt đoàn và sinh hoạt văn nghệ với chúng tôi. Những ngày sống tại Vân Thu - Hà Trung - Thanh Hóa đã để lại trong tôi biết bao kỷ niệm đẹp về tình dân, tình thầy trò, tình đồng chí,...

Năm sau, khoa Sinh phải rời Hà Trung ngược sông Lèn lên núi rừng Thạch Thành, sống một thời gian cùng dân bản Thạch Lỗi tới năm học 1970 - 1971 thì trở về đất biển Quỳnh Lương của quê hương mà ngày ra đi chưa hẹn ngày trở lại. Những năm tháng Thạch Thành đầy kỷ niệm êm đềm bên dòng suối, mỗi buổi chiều thầy trò đi lấy nước cùng những cô gái Thái má lúm đồng tiền duyên dáng soi mình dưới bóng nước lung linh. Chúng tôi dựng lán học, làm nhà ăn rồi khu thí nghiệm, nhà ở,...đều trong rừng sâu. Những năm tháng sôi động và sáng tạo ở đây cùng với những tên đất, tên người đã khắc sâu trong tâm trí của bao lớp học trò từng “Tung cánh muôn phương” đi khắp mọi nẻo đường của tổ quốc. Thế rồi, một số cán bộ trẻ được Trường và Bộ cử đi nghiên cứu sinh tại các nước xã hội chủ nghĩa như Đức, Rumani, Bulgari. Thời gian này anh Lê Minh Hiếu đi nghiên cứu sinh tại Bulgari, anh Dương Lân tại Rumani, anh Hoàng Ngọc Bạt và một số anh em ở khoa được đi nghiên cứu sinh, thực tập sinh tại một số nước xã hội chủ nghĩa khác.

Năm 1969, tôi từ nước Cộng hòa Dân chủ Đức trở về trường trên đất Quỳnh Lương, rồi về Quỳnh Lâm, bạn cũ còn đó, bạn mới nhiều hơn, vẫn cảnh lán ở và lớp học dựng ven đồi, vẫn hầm hào trú ẩn, nhưng lớp học đông vui gấp bội. Tôi được làm việc ngay sau khi về nước giảng dạy đầy hứng thú, nào “Xuân hóa” hạt giống, nào “Cây ngày ngắn ngày dài” giờ đây tôi mới cắt nghĩa được đầy đủ. Chúng tôi đưa sinh viên lên rừng “Thực tập hè”, với thiên nhiên bao la, vào rừng nhiệt đới Tân Kỳ, Nghĩa Đàn học tâp. Hội nghị khoa học của khoa với những công trình về “Thực nghiệm bèo hoa dâu Quỳnh Hồng”, “Chỉ tiêu sinh trưởng lúa nông nghiệp 8”, “Thảm thực vật rừng”, “Điều tra cây thuốc”, từ thực tiễn cuộc sống và thực nghiệm công phu của tập thể thầy trò chúng tôi như khẳng định một điều: trong bom đạn và sơ tán con người càng vươn lên, khoa Sinh ngày càng trưởng thành hơn.

Page 126: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

126

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

Thành Vinh qua đổ nát, qua nhiều năm xây dựng lại, màu cây cỏ xanh tươi, phố xá ngói đỏ đông vui, điện cao áp sáng rực trên nhà cao tầng. Trường Vinh đang từng bước lớn lên, khoa Sinh tiếp tục đào tạo trên mảnh đất năm xưa với chất lượng đào tạo cao hơn gần 50 khóa đào tạo chính quy ra trường, gần 20 khóa cao học được công nhận tốt nghiệp với chất lượng ngày càng cao. Hàng chục tiến sĩ được đào tạo và trưởng thành. Từ cái tổ ấm này, có người đã chuyển về các sở đào tạo khác để xây dựng cho sự nghiệp đào tạo chung của đất nước. Trường Vinh nói chung và khoa Sinh nói riêng bước những bước đi lên về đội ngũ, về tri thức, về thành tích đào tạo và phục vụ thực tiễn sản xuất và đời sống mỗi ngày như những bậc thang mới đi lên nối tiếp và cao mãi.

Từ chỗ chỉ đào tạo cử nhân, nay khoa mở đào tạo tiến sĩ và nhiều chuyên ngành đào tạo thạc sĩ (chuyên ngành thực vật, động vật, phương pháp giảng dạy, sinh học thực nghiệm,...) phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và quản lý cho phát triển kinh tế cả nước. Nhiều nhà giáo lão thành về trường từ những ngày còn chiến tranh, lúc khoa Sinh còn non trẻ, nay tuy đã về hưu nhưng vẫn tham gia một số công việc như: đào tạo, hội viên Hội khoa học, Hội nghề nghiệp Nghệ An và của Quốc gia. Nhiều người vẫn hoàn thành một số đề tài, dự án khoa học quốc gia và quốc tế được đánh giá cao như đề tại “Khu hệ cá Phong nha Kẻ bàng”, dự án “Đa dạng sinh học Bắc Trường sơn”, “Đa dạng sinh học miền Tây Nghệ An”, “Cây thuốc Nghệ An”,... Đã 50 năm, hơn nửa đời người, một số thầy giáo và cán bộ không còn nữa nhưng những đóng góp cho sự nghiệp đào tạo của khoa Sinh đã được ghi nhận. Phòng truyền thống của khoa và của trường còn để lại hình ảnh và những thành tích của các thế hệ cán bộ là những tấm gương không bao giờ phai mờ trong lòng mọi người.

Vinh, 1984 - 2011

Page 127: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

127

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

NHỮNG BÀI HỌC QUÝ VỀ GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở BẬC ĐẠI HỌC

Nguyễn Thái Tự

Nguyên CBGD khoa Sinh học

Trong cuộc đời hoạt động khoa học, tôi đã đúc rút được 8 bài học quý về giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở bậc đại học. Theo tôi những bài học này, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Ngay từ hồi còn là sinh viên năm thứ hai Đại học Tổng hợp Hà Nội, tôi đã được GS. Đào Văn Tiến dạy cho bài học khai tâm về nghiên cứu khoa học là: Nghiêm túc và trung thực. Thiếu 2 điều này thì không thể làm khoa học vì không những không thể đóng góp được gì mà còn gây nhiễu và làm rối loạn các tư liệu khoa học.

Với niềm đam mê khoa học của một sinh viên mới tốt nghiệp ở ĐH Tổng hợp Hà Nội, tôi tiếp thu rất nhanh bài học thứ hai “Thực chất việc giảng dạy ở đại học là nghiên cứu khoa học” của GS. Nguyễn Cảnh Toàn, lúc đó ông đang là Chủ nhiệm khoa Toán Trường ĐHSP Hà Nội. Thực hiện bài học đó theo phương châm “Hiện đại hoá, Việt Nam hoá giáo trình”. Phần hiện đại hoá hơi khó vì trình độ ngoại ngữ của tôi còn rất kém, nên tôi dồn sức vào phần Việt Nam hoá. Nhờ đó, tôi đã có công trình “Góp phần nghiên cứu để thống nhất hệ thống thuật ngữ Động vật học Việt Nam”. Đề tài này được báo cáo tại phân hội Động vật học Việt Nam. Nhiều thuật ngữ trong báo cáo này được dùng thống nhất từ đó đến nay như bộ Guốc chẵn, bộ Guốc lẻ… trước đó thường được dùng là bộ Có guốc ngón chẵn, bộ Có guốc ngón lẻ…..

Bài học thứ ba cũng từ lời dạy của GS. Nguyễn Cảnh Toàn “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Thực hiện lời dạy này tôi đã

Page 128: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

128

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

rất thành công trong việc làm trọng tài cho các xêmina của sinh viên. Đặc biệt các xêmina “Vận dụng tri thức Động vật học để làm sáng tỏ triết học duy vật biện chứng”. Mục tiêu của xêmina này giúp sinh viên biết tổng kết tri thức của các môn học khác nhau thành tri thức vững chắc của mình. Xêmina là nơi khơi dậy hoạt động sáng tạo của sinh viên. Cách biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo tốt nhất là hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Nhiều sinh viên đã có những đóng góp cho khoa học ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường đại học. Để đạt được kết quả này, điều quan trọng nhất là người hướng dẫn phải chọn được đề tài vừa tầm sinh viên, chỉ rõ lỗ hổng của khoa học và phương pháp đúng để giải quyết vấn đề đó, đồng thời với việc đánh thức niềm đam mê khoa học của sinh viên. Muốn làm được điều này, thầy giáo phải có đề tài nghiên cứu khoa học, mà đề tài đó phải có mục tiêu giải quyết những vấn đề thực tiễn đất nước đang đặt ra. Tri thức sâu rộng và kinh nghiệm của thầy kết hợp với tính sáng tạo và niềm đam mê khoa học của sinh viên trở thành một lò đào luyện những người trí thức trẻ. Ra trường họ đã có thể tham gia giải quyết những vấn đề mà thực tiễn công tác của họ đang đặt ra. Tôi cho rằng đó là một mục tiêu quan trọng của đào tạo đại học. Nếu người trí thức nào cũng giải quyết được những vấn đề thực tiễn đang đặt ra cho mình thì họ sẽ luôn luôn phát triển và họ đã có thể trở thành nguyên khí của quốc gia.

Bài học thứ tư là “Chọn đúng đề tài là thành công một nửa”. Tôi không còn nhớ rõ tác giả của câu nói nổi tiếng này. Nhưng nó luôn là kim chỉ nam cho tôi trong lúc chọn đề tài cho mình và cho học trò. Theo tôi, chọn đúng đề tài phải hội đủ các tiêu chuẩn tối thiểu sau:

- Đề tài phải có mục đích hết sức rõ ràng. Đích có rõ mới dễ dàng bắn trúng mục tiêu. Mục đích phải có sức hấp dẫn. Sức hấp dẫn càng lớn, động lực càng lớn. Động lực lớn sẽ vượt qua bao khó khăn trở ngại. Mục đích phải đáp ứng yêu cầu mà thực tiễn đang đặt ra. Như thế, đề tài mới được sự ủng hộ của xã hội.

- Đề tài phải chọn được phương pháp thích hợp. Mục đích là đích phải đi đến. Phương pháp như con đường để đi đến đích. Có được 2 điều này là đề tài đã thành công một nửa, nửa còn lại là tiến hành các bước nghiên cứu đề tài.

Với bầu máu nóng của tuổi trẻ, tôi muốn truyền thật nhiều tri thức cho sinh viên. Trong điều kiện thời chiến, thời gian rất hạn hẹp, sách tham

Page 129: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

129

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

khảo không có. Tôi quyết định viết giáo trình Động vật có xương sống. Tôi đã trao đổi vấn đề này với GS. Đào Văn Tiến. Thầy nói: “Tôi đã dạy giáo trình này từ Khu học xá đến nay, mà vẫn chưa viết, sao anh vội vàng thế?”. Từ câu nói đó tôi được một bài học về đức tính cẩn trọng. Nhưng trong lòng tôi vẫn còn rất băn khoăn. Tôi lại xin ý kiến GS. Nguyễn Thúc Hào. Thầy khuyên: “Nếu anh thấy thực sự có lợi cho sinh viên thì cứ viết và hoàn thiện dần”. Kết hợp ý kiến của 2 thầy, tôi quyết tâm viết giáo trình với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Tôi miệt mài ngồi viết ở Thư viện Quốc gia. Tại đây, tôi luôn là độc giả chuyên cần nhất, đến sớm nhất, về muộn nhất. Cuối cùng các chị thủ thư thương tình cho tôi làm việc cả trong giờ cao điểm. Có còi báo động, tôi cũng được ẩn nấp chung dưới tầng gầm dãy nhà kho lưu trữ của thư viện. Nghe theo lời khuyên của 2 người thầy đáng kính tôi đã có được cuốn giáo trình “Động vật có xương sống” in rônêô dành cho sinh viên khoa Sinh - Trường ĐHSP Vinh. Nhờ cuốn giáo trình này mà tôi là cán bộ giảng dạy trẻ nhất được tham gia viết cuốn giáo trình Động vật có xương sống của Nhà xuất bản Giáo dục dùng chung cho các trường ĐHSP và cao đẳng sư phạm trong cả nước. Thầy Trần Gia Huấn (chủ biên) khen và động viên tôi rất nhiều. Thầy nói, anh có nhiều hình vẽ và sơ đồ mới đầy tính sáng tạo. Đó là bài học thứ năm của tôi, bài học về tính cẩn trọng với tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Bài học thứ sáu: Tại cuộc họp tổ trưởng chuyên môn năm 1970 ở Diễn Lâm, (nơi sơ tán của khu hiệu bộ lúc bấy giờ) tôi đã tiếp thu được ở GS. Nguyễn Thúc Hào một bài học có tính chỉ lối, đưa đường. Thầy nói: “Trường ĐHSP Vinh không bằng Trường ĐH Tổng hợp và ĐHSP Hà Nội nhưng Trường ĐHSP Vinh phải có mũi nhọn khoa học”. Tư tưởng chỉ đạo của thầy không chỉ làm chúng tôi tin tưởng, phấn khởi mà quan trọng hơn là tăng thêm sức phấn đấu. Từ bài học ấy, tôi nhìn ra tính đặc thù của khoa Sinh học trường Vinh. Tôi thường nói với bạn bè và học trò của mình: “Làm một đề tài toán học thì ở Mockba, Hà Nội hay Vinh không khác nhau bao nhiêu, còn là nhà sinh học ở Mockba, Hà Nội hay Vinh khác nhau rất nhiều”. Chọn những đề tài trong điều kiện khí hậu Nghệ An, Hà Tĩnh là một đặc thù cho những nhà khoa học ở khoa Sinh - ĐHSP Vinh nói chung và cho việc xây dựng mũi nhọn cho cá nhân tôi nói riêng. Nhờ tư tưởng chỉ đạo đó, mà suốt cuộc đời hoạt động khoa học, đề tài tôi tâm huyết là “Cá nước ngọt vùng Bắc Trường Sơn, đã có nhiều tư liệu công bố trên các tạp chí, các hội thảo chuyên ngành quốc

Page 130: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

130

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC

gia và quốc tế. Tôi tham gia viết Sách Đỏ, Động vật chí Việt Nam cũng trên những tư liệu này. Bó hoa tươi đẹp nhất mà tôi được tặng trong buổi bảo vệ Luận án Phó tiến sĩ, tôi đã mang đến tặng GS. Nguyễn Thúc Hào và nhắc lại bài học của thầy mười mấy năm về trước. Nhìn lại cuộc đời tôi thấy mình còn có chút may mắn là đã được gặp những vị Sư biểu trực tiếp như Nguyễn Thúc Hào, Đào Văn Tiến và gián tiếp là Tạ Quang Bửu, Nguyễn Cảnh Toàn.

Bài học thứ bảy “xung quanh vấn đề giảng dạy ở đại học”, GS. Tạ Quang Bửu có viết “Truyền thụ cho sinh viên phương pháp khoa học quan trọng hơn truyền thụ cho sinh viên những tri thức khoa học”. Truyền thụ tri thức là chức năng rất quan trọng của các nhà trường. Nhưng tri thức có thể lạc hậu theo thời gian, còn truyền thụ phương pháp khoa học cho sinh viên sẽ không bao giờ lạc hậu. Có phương pháp khoa học, người sinh viên có thể tiếp cận được các tri thức khoa học hiện đại nhất. Những năm tháng học phổ thông cũng như ở đại học, tôi chỉ được tiếp cận với học thuyết Lư-xen-cô và coi học thuyết Men-đen là phản động. Nhưng sau đó, nhờ có phương pháp khoa học mà tôi đã tiếp cận được di truyền học Men-đen. Đó là một trong những minh chứng cho bài học sâu sắc này.

Bài học thứ tám, cũng là bài học lớn nhất, có tính nguyên lý bao gồm cả các bài học trên, đó là “Kết hợp giảng dạy, học tập với nghiên cứu khoa học và phục vụ”. Đó là chỉ thị 222/TTg dưới thời bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Tạ Quang Bửu. Mười chữ vàng này tôi gọi là nguyên lý Tạ Quang Bửu về giáo dục đại học. Tôi cho rằng nguyên lý này đến nay và mãi mãi về sau vẫn nguyên giá trị. Nguyên lý này không chỉ đúng với Việt Nam mà đúng cho tất thảy các trường đại học trên thế giới.

Tôi hiểu rằng, ở đại học dù là thầy dạy hay trò học, đều phải mang tinh thần nghiên cứu khoa học, nghĩa là cả thầy và trò đều phải làm chủ được tri thức trên cơ sở độc lập suy nghĩ, sáng tạo, biết vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống. Chữ phục vụ ở đây là phục vụ thực tiễn - Gần 40 năm giảng dạy ở ĐHSP Vinh tôi đã kiên trì thực hiện nguyên lý này. Khi tốt nghiệp đại học, GS. Đào Văn Tiến có nói, thế hệ chúng tôi phải giải quyết cho được vấn đề điều tra cơ bản tài nguyên sinh vật của nước nhà, để các thế hệ mai sau có cơ sở sử dụng tài nguyên này một cách hữu hiệu. Từ đó, tôi đã có đề tài “Khu hệ cá lưu vực sông Lam”. Nhiều kỳ thực tập hè, thực tập sản xuất, thầy trò chúng tôi thu thập dẫn liệu cho đề tài này. Trong nhiều năm, chúng tôi chỉ nghĩ rằng thực hiện đề tài này là

Page 131: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

131

50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

thầy trò cùng lao vào nghiên cứu để tìm hiểu thực tiễn và giải quyết vấn đề điều tra cơ bản mà thực tiễn đất nước đang đặt ra. Tôi cho rằng đây là một trong những cách tốt nhất để rèn luyện phương pháp khoa học cho sinh viên. Khi nhà nước có chủ trương bảo vệ luận án Phó tiến sĩ trong nước tôi mới đem vấn đề này ra bảo vệ. Ban đầu, tôi hoàn toàn không có ý định làm đề tài khoa học để bảo vệ luận án. Ngay khi nhà nước có chương trình “Nghiên cứu khoa học cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên” (1992), chúng tôi đã tham gia với đề tài “Bảo tồn đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn”. Cũng từ đây đề tài thu được kết quả trên nhiều mặt.

- Trước hết nâng cao được chất lượng đào tạo ở bộ môn Động vật học theo phương châm “cơ bản, hiện đại, Việt Nam”, tăng thêm tính hấp dẫn để đánh thức niềm đam mê khoa học trong sinh viên.

- Phục vụ thực tiễn sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên nền tảng những nguyên lý quy luật của đa dạng sinh học.

- Phục vụ thực tiễn: điều tra cơ bản tài nguyên sinh vật cho các vườn Quốc gia Pù mát, Vũ Quang, Phong nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã và Bến En.

Đáp ứng được nhu cầu thực tiễn nên các Vườn Quốc gia đã được nhiều tổ chức quốc tế như WWF, Chương trình Việt Nam - Hà Lan, Quỹ Sida (Đan Mạch) và Cộng đồng Châu Âu (EU) tài trợ. Những hoạt động này góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo bộ môn Động vật học ở Đại học Sư Phạm Vinh. Như vậy, chúng tôi đã thực hiện được việc kết hợp giảng dạy, học tập, nghiên cứu với phục vụ thực tiễn. Nhờ phục vụ thực tiễn mà chúng tôi có thêm kinh phí cho đào tạo. Công thức này như một vòng xoáy trôn ốc cho sự phát triển đại học.

Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập khoa Sinh - Trường ĐH Vinh, tôi đúc kết lại những bài học quý báu nhất trong những năm tháng giảng dạy, nghiên cứu khoa học dưới mái trường ĐHSP Vinh. Viết những dòng này, tôi mong được góp thêm một vài nét chấm phá để thấy rõ hơn về thế hệ cán bộ giảng dạy đầu tiên của khoa Sinh học, Trường ĐHSP Vinh.

Page 132: KHOA SINH HỌCkhoasinhhoc.vinhuni.edu.vn/DATA/0/Donvi/Admin/... · Phần II. Danh sách lãnh đạo Chính quyền, Đảng, Đoàn thể, Cán bộ của khoa qua các thời

132

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - KHOA SINH HỌC