không gì có thể thay thế sữa mẹ

3
TI SAO CN CÓ CHÍNH SÁCH HTRNUÔI CON BNG SA M: Li ích ca Sa mvà Nuôi con bng sa m“Nếu có mt loi vc-xin mi có thgiúp phòng tránh tvong cho hơn một triu trem, chi phí thp, an toàn, có thung trc tiếp và không cn bo qun lnh, vắc xin đó sẽ là mt nhu cu cp thiết cho sc khe cộng đồng. Nuôi con bng sa mcó thlàm được tt cnhững điều này và còn nhiều hơn thế.” Lancet 1994 Nuôi con bng sa mhoàn toàn trong sáu tháng đầu đời là cách tt nht phòng tránh tvong cho trem 1 . Nuôi con bng sa mhoàn toàn - nghĩa là trẻ chbú sa mmà không cho ăn hay uống bt kloi thức ăn hay chất lng nào khác bao gm cnước có thci thin stăng trưởng và phát trin, kết quhc tp và thm chí ckhnăng thu nhp ca trtrong tương lai. Tchc Y tế Thế giới ước tính vic trkhông được bú sa mhoàn toàn trong sáu tháng đầu dẫn đến hơn một triu ca tvong trtrên toàn thế gii mỗi năm mà đáng lẽ có thtránh được tuy nhiên, Vit Nam cnăm trẻ sơ sinh thì chcó mt trđược bú mhoàn toàn 2&3 . Nguyên nhân của điều này mt phn là do vic qung cáo rm rvà ssn có ca sa bt, nhn thc sai lm vkhnăng nuôi con bng sa mca bà mvà vic bà mphi quay lại đi làm sớm trước sáu tháng đầu sau khi sinh và dng cho con bú. Nuôi con bng sa mcần được ng hrng rãi tphía các bác sĩ y khoa, các nhà hoạch định chính sách và người sdụng lao động nhằm đảm bo các bà mđược khích lvà có các ngun lc cn thiết để la chọn cách nuôi dưỡng con cái tt nht. SA MGIÚP TRCHNG LI BNH TẬT ĐỒNG THỜI TĂNG CƯỜNG SC KHỎE VÀ THÚC ĐẨY STĂNG TRƯỞNG TỐI ƯU CỦA TR Sa mcó cli ích ngn hn và dài hạn đối vi trẻ. Khi đứa trvừa được sinh ra, sa mchính là yếu tmin dịch đầu tiên giúp trchng li bnh tt. Nuôi con bng sa mlà mt trong nhng thc hành có li nht mà mt bà mcó ththc hiện để bo vcon mình khi nhim khun và vi rút. Sa bt không có đủ các yếu tcn thiết có trong sa m, bao gm các kháng thvà các hot cht sinh hc khác giúp bo vtrkhi bnh tt 3&4 . Sa mlà duy nhất và được sản sinh để đáp ứng nhu cu ca tr. Sa mthay đổi thành phần để đáp ứng nhu cầu thay đổi ca trtrong các cbú. Khi đứa trln lên, các thành phn ca sa mcũng thay đổi để đáp ứng nhng nhu cu ca trđang lớn, điều mà các sn phm

Upload: yourkids-vn

Post on 28-Nov-2014

290 views

Category:

Health & Medicine


1 download

DESCRIPTION

TẠI SAO CẦN CÓ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ: Lợi ích của Sữa mẹ và Nuôi con bằng sữa mẹ “Nếu có một loại vắc-xin mới có thể giúp phòng tránh tử vong cho hơn một triệu trẻ em, chi phí thấp, an toàn, có thể uống trực tiếp và không cần bảo quản lạnh, vắc xin đó sẽ là một nhu cầu cấp thiết cho sức khỏe cộng đồng. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm được tất cả những điều này và còn nhiều hơn thế.” - YourKids.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Không gì có thể thay thế sữa mẹ

TẠI SAO CẦN CÓ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ:

Lợi ích của Sữa mẹ và Nuôi con bằng sữa mẹ

“Nếu có một loại vắc-xin mới có thể giúp phòng tránh tử vong cho hơn một triệu trẻ em, chi phí

thấp, an toàn, có thể uống trực tiếp và không cần bảo quản lạnh, vắc xin đó sẽ là một nhu cầu cấp

thiết cho sức khỏe cộng đồng. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm được tất cả những điều này và còn

nhiều hơn thế.”

Lancet 1994

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời là cách tốt nhất phòng tránh tử vong cho trẻ em1. Nuôi con

bằng sữa mẹ hoàn toàn - nghĩa là trẻ chỉ bú sữa mẹ mà không cho ăn hay uống bất kỳ loại thức ăn hay chất lỏng nào

khác bao gồm cả nước – có thể cải thiện sự tăng trưởng và phát triển, kết quả học tập và thậm chí cả khả năng thu

nhập của trẻ trong tương lai.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính việc trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu dẫn đến hơn một triệu ca

tử vong ở trẻ trên toàn thế giới mỗi năm mà đáng lẽ có thể tránh được – tuy nhiên, ở Việt Nam cứ năm trẻ sơ sinh thì

chỉ có một trẻ được bú mẹ hoàn toàn2&3

. Nguyên nhân của điều này một phần là do việc quảng cáo rầm rộ và sự sẵn có

của sữa bột, nhận thức sai lầm về khả năng nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ và việc bà mẹ phải quay lại đi làm sớm

trước sáu tháng đầu sau khi sinh và dừng cho con bú. Nuôi con bằng sữa mẹ cần được ủng hộ rộng rãi từ phía các bác

sĩ y khoa, các nhà hoạch định chính sách và người sử dụng lao động nhằm đảm bảo các bà mẹ được khích lệ và có các

nguồn lực cần thiết để lựa chọn cách nuôi dưỡng con cái tốt nhất.

SỮA MẸ GIÚP TRẺ CHỐNG LẠI BỆNH TẬT ĐỒNG THỜI TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE VÀ THÚC ĐẨY

SỰ TĂNG TRƯỞNG TỐI ƯU CỦA TRẺ

Sữa mẹ có cả lợi ích ngắn hạn và dài hạn đối với trẻ. Khi đứa trẻ

vừa được sinh ra, sữa mẹ chính là yếu tố miễn dịch đầu tiên giúp

trẻ chống lại bệnh tật.

Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những thực hành có lợi nhất

mà một bà mẹ có thể thực hiện để bảo vệ con mình khỏi nhiễm

khuẩn và vi rút. Sữa bột không có đủ các yếu tố cần thiết có trong

sữa mẹ, bao gồm các kháng thể và các hoạt chất sinh học khác

giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật 3&4

.

Sữa mẹ là duy nhất và được sản sinh để đáp ứng nhu cầu của trẻ.

Sữa mẹ thay đổi thành phần để đáp ứng nhu cầu thay đổi của trẻ

trong các cữ bú.

Khi đứa trẻ lớn lên, các thành phần của sữa mẹ cũng thay đổi để

đáp ứng những nhu cầu của trẻ đang lớn, điều mà các sản phẩm

Page 2: Không gì có thể thay thế sữa mẹ

thay thế sữa mẹ không có được 4.

Những trẻ được bú mẹ ít phải đến bệnh viện hơn hoặc ít phải uống thuốc, giảm nguy cơ lây nhiễm và mắc các

bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, hen suyễn, nhiễm trùng tai, nhiễm khuẩn đường hô hấp4,5&6

. Hơn nữa, nếu trẻ

không được bú mẹ sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường loại I và loại II cũng như bệnh cao huyết áp

và tim mạch4.

Nuôi con bằng sữa mẹ làm tăng chỉ số thông minh và cải thiện kết quả học tập sau này của trẻ. Trẻ bú mẹ

càng lâu thì càng có khả năng trí tuệ cao hơn, điều này được thể hiện qua những kỹ năng vận động, kỹ năng

ngôn ngữ và khả năng nhận thức hoàn thiện hơn7.

NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CÓ LỢI CHO KINH TẾ GIA ĐÌNH

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm thiểu các chi phí tốn kém của việc cho trẻ ăn sữa công thức. Ước tính trung

bình mỗi gia đình tiêu tốn khoảng 800,000-1,200,000 đồng mỗi tháng nếu cho trẻ ăn các sản phẩm thay thế

sữa mẹ. Chi phí này chiếm 53-79% thu nhập bình quân của người Việt Nam (VNĐ18,227,000) và một phần

khá lớn trong tổng thu nhập của một gia đình 8.

Nhờ các lợi ích về mặt sức khỏe của nuôi con bằng sữa mẹ, các gia đình tiết kiệm được thời gian và tiền bạc

cho việc khám chữa bệnh.9

NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CÓ LỢI CHO BÀ MẸ

Các bà mẹ cho con bú sẽ có ít nguy cơ mắc các bệnh như tiểu

đường loại II, ung thư vú, ung thư buồng trứng, loãng xương và

chứng trầm cảm sau khi sinh. Các bà mẹ cho con bú sẽ ít có nguy

cơ bị thiếu máu và có hàm lượng oxytocin trong máu cao hơn nên

có thể giảm căng thẳng4, 5 & 9

.

Nhìn chung các bà mẹ cho con bú thường giảm cân nhanh hơn sau

khi sinh.4

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp các bà mẹ tránh thai tốt hơn. Các

bà mẹ cho con bú hoàn toàn thường không rụng trứng trong ít nhất

sáu tháng sau khi sinh, trong khi đó đối với các bà mẹ không cho

con bú thì quá trình này có thể xảy ra ngay sau sáu tuần kể từ khi

sinh con. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bà mẹ cho con bú hoàn toàn

trong sáu tháng đầu và không có dấu hiệu có kinh nguyệt trở lại thì

khả năng mang thai là dưới 2%10

.

NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CÓ LỢI CHO DOANH NGHIỆP VÀ

XÃ HỘI

Nếu nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu, các bà mẹ Việt Nam có thể tiết kiệm một khoản

tiền tương đương VNĐ 11,435,670,000,000 từ việc không chi tiêu cho các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Tuy

nhiên, một nửa của khoản tiền này đang bị lãng phí do tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp ở Việt Nam, điều này

làm tăng chi phí y tế chung của quốc gia. Mỗi năm, Việt Nam phải chi khoảng VNĐ 208,300,000,000 cho

khám chữa các bệnh do nuôi dưỡng trẻ nhỏ kém 8.

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn có lợi cho doanh nghiệp về mặt lâu dài vì các bà mẹ ít phải nghỉ làm để

chăm con ốm – điều này cũng có nghĩa là tạo ra một lực lượng lao động ổn định 10

.

Sữa mẹ cũng là một nguồn lực hữu ích đảm bảo an ninh thực phẩm cho trẻ nhỏ và các gia đình trên toàn thế

giới khi có thiên tai hoặc khủng hoảng kinh tế 9&11

. Trong những trường hợp nguy cấp, nuôi con bằng sữa mẹ

Page 3: Không gì có thể thay thế sữa mẹ

giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh gây ra do nguồn nước nhiễm bẩn và có thể ngăn ngừa tình trạng thân nhiệt thấp 5.

CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ SỮA MẸ CÓ THỂ DẪN ĐẾN NHIỀU NGUY CƠ CHO SỨC KHỎE CỦA

TRẺ

Các sản phẩm thay thế sữa mẹ như sữa bò, sữa dê hay sữa bột (sữa công thức) đều có thể có sai sót trong khi

pha chế, sản xuất và còn có thể bị nhiễm khuẩn. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong cho trẻ4.

Mặc dù sữa bột được làm từ sữa tiệt trùng nhưng vẫn có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất sau đó.

Do đó, sữa bột cũng không thật sự vô trùng4.

Một đứa trẻ không được bú mẹ có nguy cơ tử vong trong 6 tháng đầu đời cao hơn 14 lần so với trẻ được bú

mẹ 1.

TĂNG CƯỜNG CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH CỦA NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG

SỮA MẸ SẼ GÓP PHẦN TẠO DỰNG MỘT VIỆT NAM KHỎE MẠNH HƠN

Chúng ta cần nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách về lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ và kêu gọi

họ ban hành và thực thi các chính sách bảo vệ và hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam.

Tăng cường thực thi Luật Quảng cáo 2012 và Nghị định 21/2006/NĐ-CP để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc

quảng cáo và tiếp thị các sản phẩm thay thế sữa mẹ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, với các mức xử phạt vi phạm

cao hơn.

Sửa đổi Nghị định 21/2006/NĐ-CP để quản lý chặt chẽ hơn việc kinh doanh, tiếp thị và sử dụng các sản phẩm

thay thế sữa mẹ.

• Các doanh nghiệp tuân thủ Luật Lao động và chính sách nghỉ thai sản 6 tháng, tạo điều kiện và hỗ trợ bà mẹ

cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.

• Yêu cầu các cơ sở sản khoa thực hiện 10 Điều kiện để Nuôi con bằng sữa mẹ thành công và trở thành cơ sở y

tế “bạn hữu trẻ em” để đảm bảo tất cả các bà mẹ được tư vấn và hỗ trợ cho con bú mẹ ngay tại nơi sinh con.

• Tiến hành một chiến lược truyền thông hiệu quả và liên tục hướng đến tất cả các bà mẹ, các gia đình, cộng

đồng và các doanh nghiệp bằng các thông điệp kêu gọi hành động cụ thể hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ.

• Yêu cầu các cơ sở y tế các cấp tư vấn và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ để đảm bảo tất cả các bà mẹ có thể tiếp

cận dịch vụ ngay gần nhà họ.

Không gì có thể thay thế sữa mẹ!

Tài liệu tham khảo

1. Báo Lancet, “Suy dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em,” Số đặc biệt, Số 371, Tháng 1, 2008

2. “Điều tra dinh dưỡng 2010”. Viện Dinh dưỡng Quốc gia 3. http://www.who.int/features/factfiles/breastfeeding/en/index.html

4. http://www.wellstart.org/Self-Study-Module.pdf 5. http://www.womenshealth.gov/pub/BF.General.pdf

6. Cesar JA, Victora CG, Barros FC, Santos IS, Flores JA, “Tác động của nuôi con bằng sữa mẹ đối với bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh tại Braxin nghiên cứu kiểm

soát từng trường hợp”. Tạp chí y tế Anh,318: 1316-1320, 1999 7. Vestergaard M, Obel C, Henriksen TB, Sorensen HT, Skajaa E, Ostergaard J, “Thời gian nuôi con bằng sữa mẹ và Những mốc phát triển của trẻ sơ sinh sau

này”Acta Paediatrica, 88: 1327-1332, 1999.

8. PepsiCo—Nhóm chính sách Y tế toàn cầu. “Tổng quan về chính sách Y tế công cộng của Việt Nam về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ”.2010 9. http://www.ibfan.org/issue-scientific-breastfeeding.html

10. Thomas M. Ball và David M. Bennett, “Những ảnh hưởng về mặt kinh tế của nuôi con bằng sữa mẹ”, Y tế Nhi khoa Bắc Mỹ, Số 48, tháng 2/2001

11. Tuyên bố và Kế hoạch hành động Dinh dưỡng thế giới tại Hội thảo Dinh dưỡng quốc tế, Rome 1991. Điều 30 trong Kế hoạch hành động quy định “ Nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp an toàn nhất để đảm bảo an ninh thực phẩm cho trẻ nhỏ, vì vậy cần có các chính sách và chương trình khuyến khích và bảo vệ phù hợp.”

Xem thêm tại Armstrong H, “Nuôi con bằng sữa mẹ là nền tảng chăm sóc trẻ”, Bảng tin Thực phầm và Dinh dưỡng, UNU Press, 16:4, 299-312, 1995.