kiến trúc quy hoạch - hoixaydunghcm.vn · nhiều công trình xây dựng bằng bê tông,...

3
NguyễN ĐăNg SơN Phó viện trưởng Viện NC Đô thị & Phát triển hạ tầng Hiện nay một số khu đô thị mới khang trang, nhiều cây xanh như Linh Đàm, Hà Nội; Phú Mỹ Hưng, thành phố Hồ Chí Minh… và những công trình kiến trúc đẹp, hiện đại, phù hợp với khí hậu nhiệt đới như Garden Plaza 1- Phú Mỹ Hưng, tòa nhà văn phòng làm việc Homebase Uniliver- Việt Nam, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh… Tuy nhiên nhìn chung nhiều công trình kiến trúc còn chưa đẹp, chưa phù hợp và chưa quan tâm đến môi trường. Kiến trúc là khoa học và nghệ thuật tổ chức không gian sống. Nhà cao tầng hiện nay đa phần bị bọc kính rồi lắp điều hòa, không gian bị bịt kín cách biệt hẳn với môi trường tự nhiên bên ngòai sử dụng năng lượng tối đa để làm lạnh và chiếu sáng. Loại này người ta gọi là “Kiến trúc bít kín”. Nhiều công trình xây dựng bằng bê tông, sắt thép và nhôm kính rất đơn điệu, vô hồn không có bản sắc của địa phương, thường được gọi là “Kiến trúc thả dù” (có thể đem đặt ở nước nào cũng được). Những công trình cao tầng nêu trên nếu xây chen vào các khu phố cũ, trong không gian hẹp có nguy cơ lấn át cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan bản sắc của các công trình cổ. Cần hướng tới xu hướng kiến trúc mở, kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái, không có giới hạn giữa nội và ngoại thất, con người sống gần gũi với thiên nhiên. Khai thác tối đa điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm để giải quyết vấn đề thông gió tự nhiên và chiếu sáng tự nhiên cho công trình giảm thiểu việc sử dụng năng lượng nhân tạo (chỉ đóng kín lại để sử dụng điện năng khi cần thiết), thân thiện với môi trường và có bản sắc riêng. Tại vùng khí hậu nóng ẩm như nước ta, thông gió tự nhiên còn có thể giảm ảnh hưởng do độ ẩm tương đối gây ra, làm tăng cảm giác dễ chịu. Tất cả các công trình từ nhà ở dân gian đến các công trình cổ ở nước ta trước đây đều là kiến trúc mở, thân thiện với môi trường, do vậy cần khai thác tinh hoa văn hoá truyền thống vận dụng vào thiết kế kiến trúc hiện đại để có bản sắc Việt Nam: kết hợp hài hoà giữa kiến trúc đương đại với thiên nhiên với con người bản địa trên cơ sở tiếp thu tinh hoa của thời đại và truyền thống dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người, kiến trúc và thiên nhiên, tổng hòa các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, môi trường, văn hóa và xã hội tạo ra một không gian vừa dễ chịu cho con người vừa bảo vệ môi trường thiên nhiên. Theo KTS sinh thái Ken Yeang, kiến trúc mở, kiến trúc sinh thái ở xứ nóng sẽ tận dụng được nhiều năng lượng tự nhiên như gió, ánh sáng mặt trời v.v kết hợp bản sắc dân tộc hình thành kiến trúc địa phương. Gió, là một nguồn năng lượng môi trường quan trọng và có hiệu quả về hạ thấp nhiệt độ. Thông gió tự nhiên nâng cao mức độ dễ chịu của ngôi nhà và có lợi cho sức khỏe do số lần trao đổi không khí. Thông gió tự nhiên giảm thiểu được yêu cầu thông gió cơ giới và điều hòa không khí, tiết kiệm nguồn năng lượng quan trọng không tái sinh được. Nhờ vậy mà giải quyết được 2 yêu HƯỚNg ĐẾN Xu HƯỚNg KIẾN TRÚC MỞ, KIẾN TRÚC XANH, KIẾN TRÚC SINH THÁI Ở NƯỚC TA qUY HoạCH - KiếN TrúC 22 SÀi GÒN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG 9-2012

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

NguyễN ĐăNg SơN Phó viện trưởng

Viện NC Đô thị & Phát triển hạ tầng

Hiện nay một số khu đô thị mới khang trang, nhiều cây xanh như Linh Đàm, Hà Nội; Phú Mỹ Hưng, thành phố Hồ Chí Minh… và những công trình kiến trúc đẹp, hiện đại, phù hợp với khí hậu nhiệt đới như Garden Plaza 1- Phú Mỹ Hưng, tòa nhà văn phòng làm việc Homebase Uniliver- Việt Nam, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh…

Tuy nhiên nhìn chung nhiều công trình kiến trúc còn chưa đẹp, chưa phù hợp và chưa quan tâm đến môi trường.

Kiến trúc là khoa học và nghệ thuật tổ chức không gian sống.

Nhà cao tầng hiện nay đa phần bị bọc kính rồi lắp điều hòa, không gian bị bịt kín cách biệt hẳn với môi trường tự nhiên bên ngòai sử dụng năng lượng tối đa để làm lạnh và chiếu sáng. Loại này người ta gọi là “Kiến trúc bít kín”.

Nhiều công trình xây dựng bằng bê tông, sắt thép và nhôm kính rất đơn điệu, vô hồn không có bản sắc của địa phương, thường được gọi là “Kiến trúc thả dù” (có thể đem đặt ở nước nào cũng được).

Những công trình cao tầng nêu trên nếu xây chen vào các khu phố cũ, trong không gian hẹp có nguy cơ lấn át cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan bản sắc của các công trình cổ.

Cần hướng tới xu hướng kiến trúc mở, kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái, không có giới hạn giữa nội và ngoại thất, con người sống gần gũi với thiên nhiên.

Khai thác tối đa điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm để giải quyết vấn đề thông gió tự nhiên và chiếu sáng tự nhiên cho công trình giảm thiểu

việc sử dụng năng lượng nhân tạo (chỉ đóng kín lại để sử dụng điện năng khi cần thiết), thân thiện với môi trường và có bản sắc riêng.

Tại vùng khí hậu nóng ẩm như nước ta, thông gió tự nhiên còn có thể giảm ảnh hưởng do độ ẩm tương đối gây ra, làm tăng cảm giác dễ chịu.

Tất cả các công trình từ nhà ở dân gian đến các công trình cổ ở nước ta trước đây đều là kiến trúc mở, thân thiện với môi trường, do vậy cần khai thác tinh hoa văn hoá truyền thống vận dụng vào thiết kế kiến trúc hiện đại để có bản sắc Việt Nam: kết hợp hài hoà giữa kiến trúc đương đại với thiên nhiên với con người bản địa trên cơ sở tiếp thu tinh hoa của thời đại và truyền thống dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người, kiến trúc và thiên nhiên, tổng hòa các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, môi trường, văn hóa và xã hội tạo ra một không gian vừa dễ chịu cho con người vừa bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Theo KTS sinh thái Ken Yeang, kiến trúc mở, kiến trúc sinh thái ở xứ nóng sẽ tận dụng được nhiều năng lượng tự nhiên như gió, ánh sáng mặt trời v.v kết hợp bản sắc dân tộc hình thành kiến trúc địa phương.

Gió, là một nguồn năng lượng môi trường quan trọng và có hiệu quả về hạ thấp nhiệt độ. Thông gió tự nhiên nâng cao mức độ dễ chịu của ngôi nhà và có lợi cho sức khỏe do số lần trao đổi không khí. Thông gió tự nhiên giảm thiểu được yêu cầu thông gió cơ giới và điều hòa không khí, tiết kiệm nguồn năng lượng quan trọng không tái sinh được. Nhờ vậy mà giải quyết được 2 yêu

HƯỚNg ĐẾN Xu HƯỚNg

KIẾN TRÚC MỞ, KIẾN TRÚC XANH,

KIẾN TRÚC SINH THÁI Ở NƯỚC TA

qUY HoạCH - KiếN TrúC qUY HoạCH - KiếN TrúC

22 SÀi GÒN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG 9-2012 SÀi GÒN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG 9-2012 23

cầu cơ bản là thải được không khí bẩn và ẩm ướt trong ngôi nhà và tăng cường cảm giác dễ chịu.

Ngòai ra còn cần kết hợp với thiết kế cây xanh chiều thẳng đứng ở trên mặt đứng nhà cao tầng và trên mái, vì nó cũng có tác dụng điều tiết khí hậu giảm nhiệt độ rất lớn và tăng vẻ thẩm mỹ sinh thái thời thượng và thích nghi với tình trạng biến đổi khí hậu, nhiệt độ nóng dần lên.

Ở Phương Tây ngày nay người ta còn sử dụng nông nghiệp chiều thẳng đứng (vertical farming) thay cho cây xanh ở mặt đứng và trên mái, vừa làm xanh công trình vừa mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường.

Ở Mỹ hàng năm Viện Nghiên cứu Kiến trúc Hoa kỳ (American institute of Architects) và một số tổ chức nghề nghiệp có uy tín đều có giải thưởng cho các “công trình xanh” (green building) với các tiêu chí như: sử dụng năng lượng hiêu quả, tận dụng ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm nước, công trình có tác động tích cực tới cảnh quan xung quanh thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng, giảm tối đa chất thải, ô nhiễm làm suy thoái môi trường sống v.v.

Ở nước ta Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (Vietnam Green Building Council-VGBC) đã nghiên cứu hệ thống LoTUS, đây là hệ thống đánh giá công trình xanh bao gồm 10 chỉ tiêu:

(1) Giảm thiểu tiêu thụ năng lượng nhân tạo, tận dụng năng lượng tự nhiên, năng lượng tái tạo.

(2) Tiết kiệm sử dụng nước, tận dụng nước mưa và tái sử dụng nước thải.

(3) Tiết kiệm sử dụng vật liệu xây dựng, sử dụng vật liệu tái chế, vật liệu dễ chế tạo, vật liệu được tạo thành ít tiêu thụ năng lượng.

(4) Bảo vệ sinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực của việc xây dựng công trình đến hệ sinh thái

xung quanh, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển thảm thực vật, trồng cây xanh trên mái và các tầng nhà.

(5) Giảm thiểu chất thải ô nhiễm môi trường, giảm thiểu xả nước thải, chất thải rắn, khí thải, khuyến khích tái chế, sử dụng chất thải trong suốt quá trình xây dựng và giai đoạn vận hành.

(6) Đảm bảo tiện nghi, sức khỏe, chất lượng khí thải trong nhà, tiện nghi nhiệt, vi khí hậu, tiện nghi ánh sáng, tiện nghi độ rung.

(Xem tiếp trang 71)

(7) Thích ứng giảm nhẹ thiên tai, phòng chống úng ngập, đảm bảo công trình bền vững dưới tác động của bão tố, công trình không gây ra hiệu ứng đảo nhiệt, khuyến khích người sử dụng công trình đi lại bằng xe đạp và sử dụng giao thông công cộng, sử dụng vật liệu địa phương để giảm nhu cầu giao thông vận tải.

(8) Kết nối cộng đồng, tham vấn cộng đồng khi đầu tư xây dựng, kết nối với các tiện ích, cơ sở hạ tầng và dịch vụ sẵn có, có không gian phục vụ công cộng tiện nghi cho người.

(9) quản lý trong giai đoạn thiết kế, giai đoạn thi công công trình đều là tối ưu hóa các hoạt động quản lý môi trường.

(10) Khuyến khích các sáng kiến mang lại lợi ích cho môi trường nằm ngòai cac yêu cầu.

Garden Plaza 1 khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng đã khởi động trào lưu kiến trúc mở, kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái. Garden Plaza 1 tạo nên một không gian sống dường như không có giới hạn giữa nội và ngoại thất. Ở đó hội tụ đủ những yếu tố của thiên nhiên: cây xanh, bầu trời và mặt nước. Sống ở Garden plaza 1, chủ nhân sẽ tận hưởng năng lượng tự nhiên dồi dào như nắng gió. Một yếu tố quan trọng của kiến trúc mở, kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái là giảm thiểu việc sử dụng năng lượng nhân tạo trong không gian ở vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Tất nhiên Garden Plaza 1 cũng tiết kiệm được đáng kể điện năng sử dụng cho chiếu sáng và điều hòa không khí.

Tại nhà văn phòng Homebase Uniliver -Vietnam là nơi làm việc của 600 nhân viên công ty, đã đạt giải nhất về sử dụng năng lượng hiệu quả nhất, giải thưởng do Bộ Công Thương trao

qUY HoạCH - KiếN TrúC qUY HoạCH - KiếN TrúC

22 SÀi GÒN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG 9-2012 SÀi GÒN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG 9-2012 23

(Tiếp theo trang 23)

HƯỚNg ĐẾN Xu HƯỚNg KIẾN TRÚC ...

tặng năm 2009. Nhờ tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên và quản lý tốt hệ thống này, nên tiết kiệm được 35% điện năng cho hệ thống chiếu sáng, nó cũng tiết kiệm được khỏang 3% điện năng tiêu thụ cho hệ thống điều hòa không khí v.v.

Không phải ngẫu nhiên kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái trở nên thịnh hành trên thế giới. Trong nhịp sống năng động, sau những giờ làm việc căng thẳng người ta cần nơi nghỉ ngơi, yên tĩnh nhưng cũng không quá đơn điệu. Sống gần thiên nhiên không bị lệ thuộc quá nhiều vào năng lượng nhân tạo sẽ giúp chủ nhân sống khoẻ, tâm hồn thư thái để tái tạo sức lao động.

“Kiến trúc sinh thái là câu trả lời duy nhất để tìm lời giải cho kiến trúc Việt Nam trong thế kỷ 21. Chúng ta không thể lạc bước và không thể quá tụt hậu trên con đường chung của kiến trúc thế giới” (phát biểu của GS.TS.KTS Nguyễn Việt Châu tại Đại hội Kiến trúc sư Việt Nam lần thứ Viii tháng 4/2010).

Tuy nhiên để khuyến khích xu hướng kiến trúc mở, kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái ở nước ta đi vào cuộc sống rất cần có một hệ thống chính sách phù hợp vì chi phí của công trình kiến trúc

xanh còn khá cao từ 30-40% so với các loại công trình kiến trúc tương tự hiện nay. r

TàI lIệu THAM KHảo:1-Cơ sở khoa học của phương pháp xây dựng kín trong

công nghiệp dệt sợi ở Việt Nam_Nguyễn Đăng Sơn, Tạp chí Xây dựng 06/1982.

2-Kiến trúc nhiệt đới - bản sắc Việt Nam-Ngô Huy Giao, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 02/2005.

3-Garden Plaza 1, khởi đầu kiến trúc sinh thái - Bản tin Phú Mỹ Hưng 02/2006.

4-Năm nguyên tắc chung và 10 tiêu chí thiết kế kiến trúc bền vững thích ứng điều kiện khí hậu, lấy vùng Hà Nội làm địa bàn nghiên cứu -Trần Quốc Thái, Tạp chí KTVN 2006.

5-Kiến trúc cao tầng ghi nhận từ bên ngoài - Nguyễn Hữu Thái, Tạp chí KTVN 10/2006.

6-Hướng tới một VN xanh -Nguyễn Hữu Thái, Tạp chí KTVN 2006.

7-Kiến trúc xanh và những vấn đề đang tồn tại ở Việt Nam - Lê Thị Bích Thuận,Tạp chí KTVN số 07/2008.

8-Muôn nẻo đường kiến trúc xanh - Trần Minh Thuận, Tạp chí KTVN số 07/2008 .

9-“Sinh thái” xin đừng lạm dụng - Ngơ Y Linh, TC NXD 12/2009.10-Kiến trúc sư sinh thái Ken Yeang - Nguyễn Huy Côn, TC

NXD 12/2010.12-Green cities by urban farming - A model for cities in

Vietnam - Simon Krause,Volkmar Keuter, 2010.13-Về hệ thống các tiêu chí đánh giá các công trình xanh

ở Việt Nam - Phạm Ngọc Đăng, 2011.14-Phát triển nhà ở cao tầng TP. Hồ Chí Minh theo hướng

Xanh - Hiện đại - Bản sắc - Trần Anh Đào, TC Saigon ĐT&XD số 2/2012.

15-Kiến trúc xanh - Phạm Thanh Tùng, Bộ ANTG tháng 6/2012.

70 SÀi GÒN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG 9-2012 SÀi GÒN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG 9-2012 71