kinh bÁt ĐẠi nhÂn giÁc thích nguyên...

61
KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC Thích Nguyên Hùng ----------------------------------- MĐẦU 1. Chánh văn Vi Phật đệ tThường ư trú dạ Chí tâm tng nim Bát đại nhân giác 2. Dịch nghĩa Là đệ tPht Thì nên hết lòng Ngày cũng như đêm Trì tụng tám điều Đại nhân giác ng. 3. Gii thích Bn kinh mđầu bng my li rt ngn gọn, nhưng có tính khẳng định cao: Khẳng định vai trò và nhim vcủa người con Pht. Vai trò và nhim vy không klà ti gia hay xut gia. Bn kinh chnói, là đệ tPht, không nói là đệ txut gia hay tại gia. Điều đó có nghĩa, hễ nhng ai txem mình là đệ tPht, thì phải ngày cũng như đêm, mọi nơi mọi lúc, phi hành trì tu tp. Và tám điều giác ngca bậc Đại nhân này là mt trong những phương pháp hành trì tu tập đó.

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC

Thích Nguyên Hùng

-----------------------------------

MỞ ĐẦU

1. Chánh văn

爲 佛 弟 子 Vi Phật đệ tử

常 於 晝 夜 Thường ư trú dạ

至 心 誦 念 Chí tâm tụng niệm

八 大 人 覺 Bát đại nhân giác

2. Dịch nghĩa

Là đệ tử Phật

Thì nên hết lòng

Ngày cũng như đêm

Trì tụng tám điều

Đại nhân giác ngộ.

3. Giải thích

Bản kinh mở đầu bằng mấy lời rất ngắn gọn, nhưng có tính khẳng định cao:

Khẳng định vai trò và nhiệm vụ của người con Phật. Vai trò và nhiệm vụ ấy

không kể là tại gia hay xuất gia. Bản kinh chỉ nói, là đệ tử Phật, không nói là

đệ tử xuất gia hay tại gia. Điều đó có nghĩa, hễ những ai tự xem mình là đệ

tử Phật, thì phải ngày cũng như đêm, mọi nơi mọi lúc, phải hành trì tu tập.

Và tám điều giác ngộ của bậc Đại nhân này là một trong những phương

pháp hành trì tu tập đó.

Tu tập là một quá trình chuyển hoá và làm phát khởi cái tính Phật nơi mỗi

chúng ta. Chuyển hoá là sự chuyển đổi tâm thức ra khỏi trạng thái mê muội,

tham đắm và cố chấp. Để thực hiện được điều này, chúng ta phải có phương

pháp. Phương pháp ấy, dĩ nhiên không thể chỉ nhờ vào việc đứng trước bàn

Phật mà tụng kinh hay đảnh lễ một ngày vài thời, mà đòi hỏi chúng ta phải

quán chiếu, chiêm nghiệm một cách tinh cần, mọi nơi, mọi lúc. Mặt khác, sự

quán chiếu cần phải có sự chỉ dẫn. Kinh Bát Đại Nhân Giác là một bản chỉ

dẫn ngắn gọn, nhưng rõ ràng và đầy đủ nhất.

Trong lời mở đầu này, tác giả giới thiệu: Tám điều giác ngộ của Bậc Đại

Nhân. Chữ đại nhân ở đây chính là chỉ cho những bậc đã giác ngộ, tức

những thánh giả A-la-hán, chư vị Bồ-tát, chư Phật. Và như vậy, lời giới thiệu

này phải được hiểu chính xác là: Tám điều này chính là con đường, là

nguyên tắc, là phương pháp tu tập, quán chiếu để đưa một người chưa giác

ngộ trở thành giác ngộ, đưa một người từ địa vị phàm phu lên địa vị Đại

nhân, lên địa vị Bồ-tát, địa vị Phật. Như vậy, nói Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc

Đại Nhân, chính là nói các ngài đã nhờ quán niệm tám điều này mà đạt được

giác ngộ.

4. Kết luận

Những ai tự xem mình là Phật tử thì phải ngày đêm tụng niệm và quán

chiếu tám điều mà chư Thánh, chư vị Bồ-tát, chư Phật nhờ đó mà thành tựu

quả vị, để xứng danh là Phật tử, và cũng nhờ vậy mà thành tựu quả vị như

các ngài.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ NHẤT

1. Chánh văn

弟 一 覺 悟 Đệ nhất giác ngộ

世 间 無 常 Thế gian vô thường

國 土 危 脆 Quốc độ nguy thuý

四 大 苦 空 Tứ đại khổ không

五 陰 無 我 Ngũ ấm vô ngã

生 滅 變 異 Sanh diệt biến dị

虛 僞 無 主 Hư nguỵ vô chủ

心 是 惡 源 Tâm thị ác nguyên

形 爲 罪 藪 Hình vi tội tẩu

如 是 觀 察 Như thị quán sát

漸 離 生 死 Tiệm ly sanh tử.

2. Dịch nghĩa

Thứ nhất giác ngộ:

Thế gian vô thường

Quốc độ không bền

Bốn đại khổ, không

Năm uẩn vô ngã

Sanh diệt đổi khác

Giả dối không thật

Tâm là nguồn ác

Thân là rừng tội

Quán thấy như vậy

Xa dần sinh tử.

3. Giải thích

Căn cứ vào nội dung của điều giác ngộ thứ nhất này, thì đây chính là sự

trình bày nhận thức về thế giới và con người của đạo Phật. Nói cách khác, là

trình bày về nhân sinh quan và thế giới quan của Phật giáo. Những ai tự

xưng mình là Phật tử thì trước hết phải có được nhận thức này. Mặt khác,

chúng ta cũng nhận ra rằng, ở điều giác ngộ thứ nhất đã trình bày một

phương pháp hành trì tu tập, một pháp môn tu, rất căn bản, mà chúng ta có

thể tìm thấy ở bất kỳ truyền thống nào, Nam hay Bắc tông, Thiền hay Tịnh,

đó chính là tu Quán tứ niệm xứ.

Tứ niệm xứ là bốn lĩnh vực quán niệm, bốn đối tượng quán niệm, đó là thân

thể, cảm thọ, tâm ý, và các pháp. Quán niệm có nghĩa là nhìn sâu vào bản

chất của đối tượng, nhìn sâu đến mức độ đối tượng và chủ thể quán niệm là

một, gọi là tâm cảnh nhất như.

Đối tượng quán niệm thứ nhất mà Bát Đại Nhân Giác giới thiệu chính là thế

giới hiện tượng, tức là vũ trụ, thế giới này, trong đó có đời sống của con

người. Nói cách khác, là đời sống con người và hoàn cảnh mà con người

đang sống. Sự quán chiếu này nhằm mục đích thấy được tính chất vô

thường của đối tượng:

Cuộc đời vô thường

Vũ trụ mong manh.

Vô thường có nghĩa là không có gì tồn tại mãi mãi, luôn luôn thay đổi. Mọi

sự vật hiện tượng trong vũ trụ vạn hữu, từ thân thể, tâm lý, tình cảm, tài

sản, của cải, danh vọng, địa vị, cho đến thế giới muôn trùng… đều chuyển

biến, thay đổi không dừng, không có gì bền chắc, tồn tại mãi mãi. Đó là một

sự thật. Sự thật về thế giới và con người là vô thường và vô ngã mà chúng ta

cứ cho là thường hằng và hữu ngã. Đó là một nhận thức sai lầm. Và chính

nhận thức này làm phát sinh những tâm lý tham đắm, chấp thủ cuộc đời,

rằng cái này là ta, là của ta… và từ đó đã đưa chúng ta đến những nẻo

đường của khổ đau, chìm đắm trong biển phiền não với những tham lam,

sân hận, kiêu căng, hoài nghi, lo toan, sợ hãi…

Vì vậy, điều giác ngộ thứ nhất là củng cố lại nhận thức của mình về thế giới

và con người. Mặc dù sự thật về thế giới và con người là vô thường, nhưng

muốn có được nhận thức chánh kiến đó, đòi hỏi chúng ta phải quán chiếu.

Tức là phải nhìn thật sâu vào lòng sự vật hiện tượng, nhìn một cách thật sâu

sắc. Nhìn như vậy, quán chiếu như vậy, chúng ta sẽ thoát ly được những trói

buộc của cuộc đời, chúng ta sẽ đạt được trạng thái định tĩnh, khinh an,

không phiền não, lo toan, sầu muộn. Đó là cái nhìn giải thoát, tự do.

Nên nhớ, vô thường không phải là yếu tố gây khổ đau, mà khổ đau là do

chúng ta không chấp nhận sự thật này.

Đối tượng quán niệm thứ hai là bốn đại và năm uẩn, tức là quán chiếu về

bản chất của con người. Quán chiếu bốn đại và năm uẩn là để thấy được

tính chất vô ngã của chúng. Bốn đại là bốn yếu tố đất, nước, gió và lửa. Theo

triết học Ấn độ cổ đại thì bốn yếu tố này đã cấu thành tất cả hình thể vật

chất, tức tất cả mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều do bốn yếu tố này

tạo nên, kể cả con người. Thế nhưng, bản chất của chúng là:

Bốn đại khổ, không

Năm uẩn vô ngã

Sanh diệt đổi khác

Giả dối, không thật.

Thật vậy, nhìn kỹ chúng ta sẽ thấy rằng mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ

này, từ vật lớn như đại địa sơn hà, vật nhỏ như cây kim ngọn cỏ, động vật

bậc cao như con người, cho đến những động vật nhỏ nhiệm khác như côn

trùng, vi khuẩn… không có sự vật hiện tượng nào là không được cấu thành

từ bốn yếu tố đất, nước, gió và lửa. Nói tất cả đều được cấu thành từ bốn

đại, điều đó có nghĩa là mọi sự vật hiện tượng, không có vật thể nào tự nó

sinh ra, mà chúng được sinh ra từ nhiều yếu tố, nghĩa là chúng hiện hữu do

duyên. Vì do duyên mà có mặt, nên gọi là vô ngã, là trống rỗng.

Trong con người, bốn đại là những yếu tố vật chất đã tạo nên thân thể.

Những phần cứng trong cơ thể như xương thịt… là yếu đố của địa đại; hơi

ấm, nhiệt độ trong cơ thể là yếu tố của hỏa đại; những chất lỏng như máu,

nước mắt… là yếu tố của thủy đại; những thể khí trong cơ thể như hơi thở…

là yếu tố của phong đại. Khi bốn yếu tố này hòa hợp cân bằng thì thân thể

chúng ta khỏe mạnh; nếu một trong bốn yếu tố mất cân bằng thì thân thể

chúng ta trở nên bệnh tật, khó chịu. Như vậy, rõ ràng trong bốn đại không

có cái gì gọi ta hay của ta hết, và chúng luôn luôn thay đổi, mất cân bằng, tức

chúng rất vô thường.

Quán chiếu bốn đại tức là quán chiếu yếu tố sắc uẩn trong năm uẩn. Năm

uẩn là một tổ hợp gồm sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Đối với chúng sanh ở

các cảnh giới như người, súc sanh thì yếu tố sắc uẩn chính là bốn đại, tức

những yếu tố vật chất ở dạng thô có thể thấy được. Còn đối với chúng sanh

ở các cảnh giới khác như trời, A-tu-la, ngạ quỉ, và chúng sanh ở địa ngục thì

yếu tố sắc uẩn rất vi tế, cấu trúc thân thể ở dạng tinh tế, mắt thường của

chúng ta không thể thấy được, chỉ có Phật nhãn mới thấy rõ tất cả các hình

thức sắc thái của tất cả chúng sanh trong ba cõi. Ở đây, năm uẩn được quán

chiếu chính là năm uẩn tạo nên con người. Thực chất, năm uẩn cũng không

có ngã và cũng biến đổi không dừng, như chúng ta đã thấy khi quán chiếu

về yếu tố sắc uẩn. Sắc uẩn đã như vậy, mà các yếu tố tâm lý khác như thọ,

tưởng, hành, thức cũng như vậy.

- Thọ uẩn: Đây là một nhóm cảm giác, còn gọi là cảm thọ. Con người có rất

nhiều loại cảm giác, nhưng khái quát, theo Duy thức học, có ba loại chính:

cảm giác khổ đau, phiền muộn (khổ thọ), cảm giác hạnh phúc, vui tươi (lạc

thọ), và cảm giác không buồn, không vui (xả thọ). Khi một cảm giác phát

sinh nó phải có nguyên do. Không bao giờ có chuyện chúng ta vui hay buồn

vô cớ. Vui luôn luôn là vui về một cái gì. Chẳng hạn, ta vui vì được nhiều

người yêu mến, ta vui vì ta làm một công việc nào đó được thành công…

Tóm lại, niềm vui, niềm hạnh phúc có thể đến với ta từ vật chất như được

mùa, được ăn ngon, mặc đẹp… Có thể đến với ta từ tâm lý như nghe một bài

hát hay, xem một cuốn sách hay… Như vậy, rõ ràng một cảm giác hay cảm

thọ mà chúng ta đang có luôn luôn tùy thuộc vào những yếu tố nhân duyên

đã tạo ra nó. Nhìn sâu vào bản chất của cảm thọ, chúng ta thấy chúng không

có thực, không có chủ thể, vì tất cả mọi cảm giác vui, buồn đều tùy thuộc

vào những yếu tố nhân duyên khác nhau.

- Tưởng uẩn: Tâm lý học hiện đại gọi là nhóm tri giác, chỉ cho động tác của

trí năng trên ảnh tượng thu nhận được. Nghĩa là, khi các giác quan tiếp xúc

với ngoại cảnh, nhóm tri giác này thu nhận, suy tư, duy trì, ghi nhớ và cấu

thành khái niệm. Nói cách khác, tưởng uẩn là nơi tập trung những đối

tượng và khái niệm hóa các đối tượng này thành những nhận thức.

Như vậy, sẽ không có khái niệm, nhận thức nếu không có tưởng uẩn. Nhưng

tưởng uẩn sẽ không cấu thành được khái niệm khi không có đối tượng và

các giác quan. Đồng thời, sự cấu thành khái niệm và nhận thức còn phụ

thuộc vào nhiều yếu khác nhau như điều kiện văn hoá, xã hội, chính trị, kinh

tế… Nghĩa là, không có một cái tưởng tồn tại độc lập, tất cả đều tuỳ thuộc

vào nhân duyên, và luôn thay đổi.

- Hành uẩn: nhóm tạo tác hay thúc đẩy tạo tác, là một loại ý chí, chủ tâm,

tính toán thúc đẩy hành động. Nói cách khác, hành uẩn là những hoạt động

có ý chí, những tâm lý phát sinh động lực đưa đến tham dục, sân hận, ước

muốn, tình yêu… Nó chính là thủ phạm tạo nghiệp ác và đưa đến luân hồi.

Tuy nhiên, những hiện tượng tâm lý này luôn luôn thay đổi, nó tùy thuộc

vào điều kiện văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, thời gian, không gian… nơi

diễn ra sự tiếp xúc giữa sáu giác quan với sáu đối tượng. Do đó, nó cùng

những hiện tượng tâm lý khác không thật, vô thường, và vô ngã.

- Thức uẩn: khả năng phân biệt, gồm có nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt

thức, thân thức, và ý thức. Trong kinh Tương Ưng III, định nghĩa: “Thức

được gọi tên tùy theo điều kiện nhờ đó mà nó sinh khởi. Chẳng hạn, nhờ

con mắt và đối tượng của con mắt mà thức phát sinh, gọi là nhãn thức…”

(tương tự các thức khác); “Thức tồn tại nhờ sắc… nhờ thọ… nhờ hành…”.

Điều đó chứng tỏ thức không thể tồn tại độc lập mà nó đòi hỏi phải có

những yếu tố nhân duyên khác, và như vậy, nó vô ngã.

Sự quán chiếu về bốn đại và năm uẩn như trên đã cho chúng ta thấy rõ sự

thật về nó, thấy được bản chất của nó, đó là sự thật trống rỗng, vô ngã trong

tất cả bốn đại và năm uẩn. Sự thấy biết này đã đánh đổ ý niệm về một cái

tôi, cái của tôi và chính sự nhận thức này đã đưa chúng ta ra khỏi vòng luẩn

quẩn của sự tham đắm, chấp thủ, luyến ái về thân thể và tài sản. Đó được

gọi là giải thoát, dù là sự khởi đầu.

Đối tượng quán chiếu tiếp theo là đi vào khía cạnh bất thiện của thân và

tâm.

Tâm thị ác nguyên

Hình vi tội tẩu.

Thân là hợp thể của tứ đại, tức là yếu tố sắc uẩn; tâm là các yếu tố tâm lý

gồm có thọ, tưởng, hành và thức như chúng ta vừa tìm hiểu ở trên. Cả hai,

thân và tâm, đều không thể tách rời nhau, cả hai cùng nương nhau mà tồn

tại để được gọi là con người. Trong đó, tâm là yếu tố quyết định đời sống

con người sang hèn, đẹp xấu…; là yếu tố duy nhất đưa đến sự biểu hiện sáu

hình thức sống: trời, người, a-tu-la, địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh.

Kinh văn nói: “Tâm là nguồn gốc của mọi điều ác và thân là nơi chứa nhóm

các điều tội lỗi”. Thực chất, tâm không chỉ là nguồn gốc của mọi điều ác, mà

mọi điều thiện cũng từ tâm mà sanh. Thiện ác là hai mặt của tâm thức. “Nếu

đem tâm nhiễm ô để nói năng hay hành động thì kết quả khổ đau đi theo

như bánh xe lăn theo con vật kéo xe… Nếu đem tâm thanh tịnh để nói năng

hay hành động thì kết quả hạnh phúc đi theo như bóng theo hình. Cho nên,

trong tất cả các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả”. Do đó,

thành Phật cũng từ tâm này, mà thành chúng sanh cũng từ tâm này mà ra. Ở

đây, Ngài An Thế Cao chỉ đề cập đến mặt tiêu cực của tâm, tức chỉ nói đến

khía cạnh bất thiện của tâm để chúng ta cảnh giác đề phòng, và để thấy

được trách nhiệm của chính bản thân mình đối với những khổ đau đang

hiện hữu là kết quả của những tâm ý bất thiện.

Tâm là nguồn gốc của mọi điều ác và đồng thời cũng là cội nguồn của mọi

điều phước thiện, do đó, trong mọi cử chỉ, hành động, nói năng, suy nghĩ

chúng ta hãy nắm lấy tâm này để hướng mọi ý niệm, hành động, lời nói đến

những điều thiện, đến lộ trình giác ngộ giải thoát, tạo hạnh phúc cho bản

thân mình và tha nhân.

“Thân thể là nơi tập hợp mọi điều tội lỗi”. Thực chất, thân không có khả

năng tập hợp hay chứa nhóm, bởi vì nó chỉ là một tập hợp những yếu tố vật

lý. Những yếu tố vật lý này tồn tại được đòi hỏi phải đáp ứng những nhu

cầu theo những quy luật tồn tại riêng của nó. Ví dụ như phải cung cấp chất

dinh dưỡng và những khoáng chất cần thiết để nuôi sống cơ thể. Nhưng

một khi cơ thể muốn ăn ngon, mặc đẹp,.. rõ ràng động cơ thúc đẩy không

phải từ cơ thể mà là từ tâm ý, từ ý chí tham muốn của con người. Tuy nhiên,

thân thể chính là nơi tập trung những kích thích tham muốn của con người

nhiều nhất, như ăn, mặc, ngủ, nghỉ, thoả mãn sinh lý, dục vọng … Nếu không

nhận thức được đâu là những nhu cầu cần thiết để duy trì sự tồn tại của

thân thể, và là một thân thể lành mạnh, để sử dụng nó như một phương tiện

tu tập, hành đạo và giúp đỡ mọi người, thì ngược lại, chính thân thể này là

nơi cất chứa những điều tội lỗi. Chẳng hạn, một điều tội lỗi lớn nhất mà

chúng ta chưa bao giờ ý thức được: Thân thể chính là cái nghĩa địa chôn vùi

không biết bao nhiêu sinh linh: cá, vịt, heo, gà…

Khi chúng ta mang bệnh, thân thể của chúng ta đau nhức, nhất là những

bệnh nan y, làm cho thân thể chúng ta đau đớn, khốn khổ vô cùng, chúng ta

than thân trách phận, thậm chí oán hận đất trời, giận luôn cả người thân...

chỉ vì ta không chịu nỗi cơn đau. Nhưng khi chúng ta khoẻ mạnh, để thoả

mãn những nhu cầu của cơ thể, để khoái khẩu, để thoả cái chí ‘vật dưỡng

nhân, nhân dưỡng vật’... chúng ta đã đập đầu, cắt cổ, nhổ lông, rồi chiên, rồi

luộc, rồi ăn... chúng ta có nghĩ đến những nỗi khổ đau của chúng sanh bị giết

hay không? Chính cái cách ăn uống của chúng ta là nguyên nhân của mọi

bệnh tật, ốm đau, tai nạn, thiên tai, chiến tranh...

Quán chiếu như vậy, từ từ sẽ xa lìa sanh tử. Nguyên nhân của sanh tử là

tham ái và chấp thủ. Mà tham ái và chấp thủ là do nhận thức sai lầm về thế

giới và con người (vô minh). Sự quán chiếu các lĩnh vực vừa trình bày trên

là nhằm mục đích thấy được bản chất của nó: Tất cả mọi sự mọi vật đều

nương vào nhau mà có mặt, tồn tại và hoại diệt. Cái này có vì cái kia có, cái

này sanh vì cái kia sanh, cái này diệt vì cái kia diệt; vạn vật trong vũ trụ vạn

hữu đều nắm tay nhau mà ra đời. Trong bản chất của nó, không có vật gì giữ

được tính cách đồng nhất (ngã), bất biến. Mọi sự vật hiện tượng đều theo

quy luật vận hành và biến đổi trong từng phút từng giây, cho nên gọi là vô

thường, tên gọi khác của vô ngã, và cũng gọi là không. Ý niệm về không

trong đạo Phật được triển khai từ giáo lý vô ngã. Và đây là vấn đề dễ bị ngộ

nhận nhiều nhất. Không (sunyata) có nghĩa là sự trống rỗng, sự vắng mặt

của tính cách đồng nhất trong lòng sự vật, chứ không phải là sự vắng mặt sự

vật như người ta vẫn hiểu một cách sai lầm. Không là không một sự một vật

nào có ngã tính, có tính cách tồn tại biệt lập ngoài sự vật khác. Đó là nhận

thức chánh kiến. Nhận thức này có tác dụng chấm dứt lòng tham ái và chấp

thủ, tức là cắt đứt nguyên do của sanh tử luân hồi.

4. Kết luận

Điều giác ngộ thứ nhất giới thiệu một phương pháp hành trì tu tập căn bản

của Phật giáo, đó là quán chiếu về bốn lãnh vực thân thể, cảm thọ, tâm ý và

các pháp. Sự quán chiếu này nhằm mục đích đưa đến nhận thức đúng đắn

về bản chất của thế giới và con người, hay nói cách khác là để thấy rõ pháp

ấn: Vô thường, khổ, không và vô ngã trong cuộc đời này. Đó là một nhận

thức chánh kiến, có năng lực đưa con người thoát khỏi mọi khổ đau hệ lụy

của kiếp người.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ HAI

(THƯỜNG TU THIỂU DỤC)

1. Chánh văn

弟 二 覺 知 Đệ nhị giác tri

多 欲 爲 苦 Đa dục vi khổ

生 死 疲 勞 Sinh tử bì lao

從 貪 欲 起 Tùng tham dục khởi

少 欲 無 爲 Thiểu dục vô vi

身 心 自 在 Thân tâm tự tại.

2. Dịch nghĩa

Thứ hai biết rằng:

Tham muốn càng nhiều

Càng thêm đau khổ

Sống chết nhọc nhằn

Đều từ tham dục.

Nếu như ít muốn

Sống đời vô vi

Thân tâm tự tại.

3. Giải thích

Điều giác ngộ thứ hai cho chúng ta biết những nỗi khổ đau của con người là

do lòng tham dục. Lòng tham dục càng lớn thì khổ đau càng nhiều.

Thật ra, theo nhận thức thường tình, những điều mà chúng ta tham muốn

phải là những điều chúng ta ưa thích, chúng ta cảm nhận có hạnh phúc chứ

không phải là những điều khổ đau. Không ai lại tham muốn những điều gây

khổ đau cho mình. Hạnh phúc luôn là mục đích, là đối tượng của mọi sự

tham muốn, và ngược lại, khổ đau không bao giờ là đối tượng của sự tham

muốn.

Thật vậy, hạnh phúc luôn là đối tượng, là mục đích của mọi sự tham muốn,

tìm cầu. Ví như, ai cũng muốn có nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con ngoan, tiền

tài danh lợi, địa vị quyền lực, ai cũng muốn ăn ngon, ngũ nhiều. Nói chung

có 5 đối tượng của sự tham muốn là tài, sắc, danh, thực, thuỳ. Đó là những

gì chúng sinh cho là hạnh phúc. Và để đạt được mục đích đó, con người ta

đã phải bỏ ra biết bao nhiêu thời gian, sức lực của cả cuộc đời mình để đấu

tranh, để tranh giành, có khi phải đổ máu, rơi lệ… như vậy không phải là

khổ đau lắm sao? Nhưng một khi đã có được những điều mình mong muốn

rồi lại phải lo gìn giữ, sợ bị tổn thất, cướp đoạt, nên lại phải sống trong lo

toan, sợ hãi. Khổ đau là một kinh nghiệm mà tất cả chúng ta ai cũng hơn

một lần kinh qua. Có người khổ đau vì mất người thân, phải xa người mình

yêu thương, sống trong cảnh chia ly (ái biệt ly), có người khổ đau vì phải

sống chung với kẻ thù (oán tắng hội), có người khổ đau vì mưu toan, tính

toán cả đời mà không được (cầu bất đắc),... nói chung là một chuỗi dài của

những khổ đau sinh, lão, bệnh, tử… tiếp nối không dừng trong cuộc đời

người. Nhưng nỗi đau khổ lớn nhất, dằn vặt nhất, nhọc nhằn nhất của kiếp

người là phải chịu trôi lăn trong sinh tử luân hồi không biết bao giờ ra khỏi.

Tất cả những nỗi khổ đau ấy đều có cùng một nguyên do, đó chính là lòng

tham dục. Tham dục, tiếng Phạm là lobha, hay rāga, tức là chỉ cho cái tâm

tham muốn, nhưng đôi khi nó đồng nghĩa với chữ tṛṣṇā, có nghĩa là khát ái,

là cái tâm khát khao mong cầu, luôn luôn làm cho thân và tâm nóng bỏng,

bức rứt, thèm khát, bất an... như trạng thái một người khát nước giữa trưa

hè, luôn mong ước, khát khao có một thứ gì đó để uống cho đã khát. Chỉ với

cái tâm lý khát khao đó thôi cũng đủ làm cho mình khổ rồi. Không phải

mình thiếu thốn của cải vật chật nên mình đau khổ, mà do cái tâm lý không

thoả mãn, không biết dừng lại, chỉ một mực mong cầu, tham muốn có thêm,

có cái khác... khiến cho mình đau khổ. Càng tham muốn nhiều, chấp thủ

nhiều thì đau khổ càng nhiều. Kinh Pháp Hoa nói rằng: "Mọi nguyên nhân

của khổ đau đều lấy tham dục làm gốc". Thật đúng như vậy!

Vậy làm thế nào để chấm dứt khổ đau? Cẩn phải:

Thiểu dục vô vi

Thân tâm tự tại.

Muốn có cuộc sống thân tâm tự tại, an lạc, hạnh phúc thì hãy ít tham muốn

một chút và đừng làm những điều bất thiện. Chữ ‘vô vi’ ở đây có nghĩa là

thực tập đời sống vô ngã, nhưng cũng có thể hiểu là không tạo tác nghiệp

bất thiện. Thật đơn giản! Nhưng không phải ai cũng làm được. Kinh dạy ít

tham muốn chứ không phải đừng tham muốn. Vì sao? Nguyên do chính của

khổ đau là tham dục, vậy muốn chấm dứt khổ đau phải đoạn dục, hay tuyệt

dục mới hết khổ đau, tại sao ở đây chỉ nói ít dục mà thôi? Dục là bản chất

của con người, của mọi loại chúng sinh. Cõi Ta bà là cõi dục. Nghĩa là vì

tham dục mà chúng sinh hiện hữu ở cõi này, nếu không tham dục, chắc hẳn

chúng ta đã hiện hữu ở cõi khác. Vì vậy, đoạn dục hay tuyệt dục thật không

dễ dàng. Cho nên, chúng ta chỉ cần biết ít tham dục một chút thôi cũng đã

chuyển hoá được nhiều khổ đau cho mình và cho người rồi. Điều quan

trọng hơn hết là chúng ta phải hiểu cho được bản chất của dục, để có thể

chuyển hoá năng lượng tham dục này theo chiều hướng thiện. Cùng một

bản chất dục, nhưng nếu dục tham, sân, si thì sẽ đưa chúng ta vào những

nẻo đường của khổ đau, sinh tử luân hồi; ngược lại, cũng dục, nhưng dục vô

tham, vô sân, vô si thì chúng ta đang đi trên con đường hướng đến giác ngộ,

vị tha, vô ngã. Chẳng hạn, cũng tham muốn, nhưng tham muốn tụng kinh,

niệm Phật, nghiên cứu giáo lý, làm việc từ thiện… thì kết quả sẽ khác hẳn

với những tham muốn xem phim, hút thuốc, nói chuyện thị phi…

Trong Trung bộ I, kinh Dài Khổ Uẩn, đức Phật dạy, muốn ít dục hay muốn

thoát ly khỏi dục, muốn đoạn dục, chúng ta phải như thật liễu tri về nó. Thế

nào là như thật liễu tri về dục? Là hiểu được ba khía cạnh của nó: vị ngọt, vị

đắng (đồng nghĩa với nguy hiểm) và sự xuất ly (thoát khỏi sự chi phối của

dục).

- Vị ngọt của dục: Đối tượng của lòng dục là sắc, thanh, hương, vị và xúc khả

ái, khả hỷ, khả lạc. Nghĩa là gì? Nghĩa là tất cả những hình sắc, âm thanh,

mùi thơm, hương vị và sự xúc chạm nào có thể đưa đến sự yêu thương, sự

cảm mến và tạo nên niềm vui, niềm hạnh phúc thì ta tham muốn. Sự yêu

mến, ưa thích, vui vẻ khởi lên từ đối tượng dục gọi là vị ngọt của đối tượng.

Đối tượng không đem đến vị ngọt này thì không ai tham muốn cả.

- Nguy hiểm của dục: Để thoả mãn lòng ham muốn vị ngọt của các sắc pháp

tức những sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp - con người dấn thân vào các

sinh kế để tồn tại và phát triển, dấn thân vào đường danh lợi, vào sự

nghiệp, chịu đựng sự bức ép, quấy nhiễu của thời tiết, của cường quyền, của

bệnh tật, lo sợ mất mát các sở hữu v.v… mà đi vào thế cạnh tranh, đấu

tranh, chiến tranh, là đi vào các nguy hiểm dẫn đến tử vong, bất chấp nhân

nghĩa… Đây là khía cạnh nguy hiểm của dục. Tiềm ẩn bên trong đối tượng

của dục là sự vô thường, là cái vẻ đẹp, cái vị ngọt giả dối bên ngoài, như vị

ngọt trên đầu lưỡi dao bén.

- Sự xuất ly của dục: Là sự chế ngự lòng ham muốn, tham ái; là sự loại bỏ

lòng ham muốn.

Hiểu rõ được ba khía cạnh trên của lòng dục thì con người mới thực sự hiểu

rõ về dục. Một khi đã hiểu rõ về dục thì chúng ta đã có thể làm chủ được

những tham muốn của mình, điều chế được tâm ý mình, không để cho nó

phóng túng vào những ham muốn thấp hèn.

Chẳng hạn, nhan sắc mỹ diệu của người khác phái, như sắc của người nam

đối với người nữ, sắc của người nữ đối với người nam, là vị ngọt của sắc

pháp. Nhưng nhan sắc này sẽ bị bệnh tật, lão hoá, vô thường phá hoại, tử

vong. Đó là sự nguy hiểm của sắc pháp. Cho nên, chúng ta phải chế ngự lòng

dục đối với sắc pháp, không để nó chi phối đời sống của chúng ta, đó là sự

xuất ly khỏi sắc pháp.

Đối với các cảm thọ cũng như vậy.

4. Kết luận

Tham muốn nhiều thì khổ đau nhiều, đó là một sự thật mà ai cũng đã có

kinh nghiệm. Những tham muốn như tài sản, danh vị, quyền lực… là nguồn

gốc của khổ đau, chính vì vậy mà đức Phật đã từ bỏ ngai vàng, điện ngọc,

những thứ không cần phải mưu cầu mà ngài đã có, điều ấy càng chứng thực

hạnh phúc chân thật không nằm ở ngũ dục. Hạnh phúc chân thật nằm ở

trạng thái tâm ly dục, ly bất thiện pháp.

Ở ngôi vị như đức Phật mà ngài còn từ bỏ, thì hôm nay, những người xuất

gia như chúng ta lại theo đuổi những những phù hoa, danh lợi thấp hèn của

cuộc đời sao?

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ BA

(TRI TÚC THỦ ĐẠO)

1. Chánh văn

弟 三 覺 知 Đệ tam giác tri

心 無 厭 足 Tâm vô yểm túc

唯 得 多 求 Duy đắc đa cầu

增 長 罪 惡 Tăng trưởng tội ác

菩 薩 不 爾 Bồ tát bất nhĩ

常 念 知 足 Thường niệm tri túc

安 貧 守 道 An bần thủ đạo

唯 慧 是 業 Duy tuệ thị nghiệp

2. Dịch nghĩa

Thứ ba biết rằng:

Tâm không biết đủ

Một mực tham cầu

Thì làm tăng trưởng

Những điều tội ác.

Bồ tát chẳng vậy,

Thường nhớ biết đủ

Cam chịu phận nghèo

Giữ đạo trong sạch

Chỉ lấy trí tuệ

Làm nghiệp giải thoát.

3. Giải thích

Điều giác ngộ thứ ba cho chúng ta biết dục vọng của con người không bao

giờ biết đủ, không bao giờ biết dừng lại, mà ta vẫn thường nghe ông bà

mình nói là “lòng tham vô đáy”. Vì lòng tham không có đáy, không có giới

hạn nên có bao nhiêu cũng không biết đủ, chưa có thì muốn cho có, có rồi

muốn có thêm nữa, vì vậy mà gây nên tội ác, ngày mỗi tạo nghiệp thêm lớn,

thêm nhiều. Muốn chấm dứt nghiệp chướng, không muốn tạo thêm điều ác,

muốn giữ gìn đạo nghiệp thì chúng ta phải biết đủ (tri túc), và lấy trí tuệ

làm sự nghiệp.

3.1. Trước hết, lòng tham muốn, dục vọng của con người không bao giờ biết

đủ. Đối với các đối tượng của lòng tham muốn, tức những tiền tài, danh

vọng, địa vị, sắc đẹp… con người không bao giờ biết nhàm chán, không bao

giờ biết thoả mãn với những gì mình đã có được, ngược lại, còn tham muốn

nhiều hơn. Vì sao vậy? Bởi vì trong những đối tượng của dục nó có vị ngọt.

Chẳng hạn, hương vị ngọt ngào của tình yêu. Tình yêu nó có một sức hấp

dẫn lạ thường, khiến cho con người ta say đắm, si tình, ghen tuông… Lý ra,

cái chất liệu ngọt ngào của tình yêu có thể làm cho con người có hạnh phúc,

nhưng vì con người không biết thoả mãn, không biết dừng lại, không biết

đủ, cho nên mới tạo ra những cảnh tượng thương tâm, những nghiệp

chướng sâu nặng như chém giết, tranh giành, gia đình đổ vỡ…

Mỗi một con người đều sống vì một mục đích, một lý tưởng nào đó. Mà một

khi, những tiền tài, danh vọng, địa vị, quyền lực, sắc đẹp… trở thành đối

tượng của mục đích, của lý tưởng, của sự nghiệp… thì họ đeo đuổi đến cùng,

không bao giờ dừng lại. Càng thành công càng muốn vươn lên nữa, càng

thành đạt càng muốn thành đạt hơn nữa. Và vì vậy, họ không ngừng tạo ra

những điều tội lỗi, những âm mưu, những lừa dối, lường gạt…

Trung A-hàm, Kinh Tứ Châu ghi rằng, có lần tôn giả A-nan suy nghĩ: “Người

đời thật hiếm, ít ai có thể thỏa mãn đối với dục; ít ai có sự nhờm tởm, ghê

sợ dục cho đến chết”. Sau khi suy nghĩ như vậy, tôn giả trình bày với Đức

Thế Tôn. Đức Thế Tôn đồng ý quan điểm đó, rồi kể chuyện tiền thân.

Trong quá khứ, có vua tên gọi Đảnh Sinh, có châu Diêm-phù giàu có, hoan

lạc cùng cực, nhân dân đông đúc, có bảy báu, đầy đủ một ngàn người con, và

ở trong cung mưa báu bảy ngày dâng đến đầu gối. Vậy mà Đỉnh Sinh không

thoả mãn, mong muốn có thêm châu Cù-đà-ni. Sau khi chiếm được châu Cù-

đà-ni, ông lại muốn có châu Phất-bà-tì-đà-đề, rồi lại muốn có thêm châu

Uất-đan-viết. Khi đã chiếm và ngự trị cả bốn châu, ông lại muốn vào nhà

Chánh pháp của Chư Thiên. Vào được nhà Chánh pháp của Chư Thiên, ông

được Thiên đế Thích nhường cho một nửa chỗ ngồi, vậy mà Đảnh Sinh vẫn

chưa thỏa mãn, còn nảy sinh ý nghĩ đuổi Thiên đế Thích đi, cướp lấy phân

nửa chỗ ngồi còn lại để làm vua loài trời và loài người, để được tự do tự tại.

Trớ trêu thay, khi ý nghĩ đó vừa khởi lên thì Đảnh Sinh bị rơi xuống châu

Diêm-phù, mất hết như ý túc, nhuốm bệnh, đau đớn nguy kịch. Đến lúc lâm

chung, ông trăn trối với các đại thần rằng: Vua Đảnh Sinh đã hưởng đầy đủ

các đặc tính của năm thứ dục lạc, sắc, thanh, hương, vị, xúc; nhưng khi chết

vẫn chưa thỏa mãn.

Thật đáng sợ thay lòng tham muốn của chúng sinh, cho đến chết mà vẫn

chưa thoả mãn sự khát khao mong cầu.

Nuôi dưỡng lòng tham muốn như uống nước muối, càng uống càng thấy

khát. Dục vọng ngự trị trong tâm thì có bao nhiêu cũng không thấy vừa

lòng. Dục vọng làm cho mình mờ mắt, mất bình tĩnh và không sáng suốt để

nhận thấy hạnh phúc đang ở xung quanh ta, cho nên dù ở trên đỉnh cao

danh vọng, đứng trên núi vàng biển bạc cũng không thấy hạnh phúc. Đó là

chưa nói đến vì dục vọng mà gây tạo nghiệp xấu. Gây nghiệp xấu ác thì ngay

trong hiện tại tâm hồn bất an và nhiều đời sau bị đoạ đày thống khổ. Đó là

cái nhân khiến cho chúng sinh trôi lăn trong đêm dài sinh tử luân hồi không

dứt.

Nói tóm lại, mọi khổ đau, mọi cuộc chiến tranh đổ máu… đều xuất phát từ

lòng tham muốn, từ dục vọng không dừng nghỉ của con người. Vì vậy, người

có trí tuệ, có sự tỉnh thức, nhìn thấy được sự nguy hiểm của dục vọng, họ

quyết dứt trừ. Bằng cách nào? Bằng cách:

Thường niệm tri túc

An bần thủ đạo

Duy tuệ thị nghiệp.

3.2. Tri túc là thái độ sống, là nghệ thuật sống mầu nhiệm đã đưa Thế tôn

đến giác ngộ, chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Thật vậy, bài pháp thoại đầu tiên đức Phật tuyên thuyết tại vườn Nai cho

năm anh em ông Kiều Trần Như chính là bài pháp về đạo lý “Trung đạo”,

con đường Ngài đã khám phá, mà cũng là tinh hoa của giáo lý nhà Phật. Mở

đầu bài pháp, đức Phật khuyên năm vị đạo sĩ khổ hạnh nên xa lánh hai lối tu

cực đoan là hưởng thụ dục lạc và khổ hạnh ép xác, vì cả hai không thể dẫn

đến trạng thái tuyệt đối thanh bình, an lạc và giải thoát. Lợi dưỡng tức ham

thích cuộc sống hưởng thụ, buông lung, làm chậm trễ tiến bộ tinh thần. Khổ

hạnh làm giảm suy trí thức. Đức Phật chỉ trích cả hai vì chính bản thân Ngài

đã tích cực sống theo lối cực đoan ấy và kinh nghiệm rằng cả hai đều không

dẫn đến mục tiêu cứu cánh. Rồi Ngài vạch ra con đường vô cùng thực tiễn,

hợp lý và hữu ích. Đây là con đường duy nhất dẫn đến tình trạng trong sạch

hoàn toàn và tuyệt đối giải thoát: Con đường Trung đạo.

Trung đạo là con đường tám nhánh (Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ,

chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định).

Nhưng trong ý nghĩa đơn giản nhất, mà cũng là ý nghĩa sâu sắc nhất, đó

chính là lối sống, nghệ thuật sống đi ra ngoài, hay vượt ra khỏi hai cực đoan

hưởng thụ và khổ hạnh. Nên nhớ, Trung đạo không có nghĩa là con đường

đi giữa hai cực đoan. Bởi vì còn đi giữa hai cực đoan ấy là còn ít nhiều hệ

luỵ, và rõ ràng không phải là đi trên con đường tám nhánh. Trung đạo đích

thực là con đường vượt ra ngoài đời sống hệ luỵ dương trần, vượt ra ngoài

mọi sự kiềm toả, chi phối của ngũ dục và tà kiến, vô minh. Vượt ra ngoài lối

sống hưởng dục và khổ hạnh chính là đời sống tri túc.

Thường niệm tri túc. Luôn luôn nhớ nghĩ đến cái nguyên tắc sống biết đủ,

đó là thái độ sống, là nghệ thuật sống của bậc Bồ-tát. Vì biết rằng lòng tham

muốn của con người không bao giờ biết đủ, một mực tham cầu sẽ làm tăng

trưởng tội ác, cho nên bậc Bồ-tát luôn luôn nhớ nghĩ cái nguyên tắc sống

biết đủ này để chặn đứng mầm móng phát sinh tội lỗi. Với nguyên tắc sống

này bậc Bồ-tát cảm thấy rất thanh thản, bình dị. Tuy ở dưới gốc cây, trong

bãi tha ma hay trong ngôi miếu hoang với ba tấm y bằng chất liệu “thô sơ

ma bố” và chiếc bình bát đất mà tâm hồn luôn thanh thản, tiết hạnh thanh

cao, đạo đức ngời sáng, xứng đáng được chư thiên và loài người cúng

dường. Vui sống trong cảnh thanh đạm mà giữ đạo. Cuộc sống đạm bạc mà

thanh cao, không nhà cao cửa rộng, không chùa to Phật lớn mà đạo pháp

vẫn luôn được giữ gìn. Bởi đạo không nằm trong chùa to Phật lớn, đạo

không phải ở trong những nhà giàu có, mà đạo nằm ở chỗ vô tham, vô sân,

vô si, vô dục, vô cầu.

An bần không có nghĩa là chủ trương sống cuộc sống nghèo khổ, bần cùng

hoá xã hội. Mục tiêu của đạo Phật là xây dựng một cuộc sống an lạc hạnh

phúc, mà là an lạc và hạnh phúc chân thực, chân chính. Niềm an lạc, hạnh

phúc chân thực không xuất phát từ yếu tố vật chất mà ở cái tâm an tịnh, cái

tâm không tham lam, sân hận, si mê, ở cái tâm không chấp thủ, không tham

dục.

Thật vậy, hồi đức Phật còn tại thế, Ngài cùng với chúng Tăng an trú trong

một khu rừng. Nửa đêm, đang thiền định, các Tỳ kheo chợt nghe tiếng la ‘Ôi

hạnh phúc! Ôi hạnh phúc!’ của một Tỳ kheo mới vào đạo, làm động chúng.

Sáng ra, các Tỳ kheo thưa với đức Phật. Đức Phật cho gọi Tỳ kheo ấy đến và

hỏi nguyên do. Vị Tỳ kheo ấy trả lời. “Quả thật hồi đêm con có la lớn tiếng

làm động chúng, con xin sám hối, nhưng con la lên như vậy không phải vì

con luyến tiếc tài sản, vợ con, nhà cửa, quyền lực của con ở ngoài đời, như

các sư huynh con nói. Con còn nhớ lúc con ở ngoài đời, hằng ngày con có

quân lính canh gác hầu hạ, mỗi bữa đều có vợ con tôi tớ chăm sóc từng

miếng ăn giấc ngủ… nhưng không lúc nào con có cảm giác hạnh phúc an lạc,

tuy con giàu có, quyền lực nhất làng. Thế mà giờ đây, con không có gì cả,

không có gì để sở hữu, không có ai canh gác, hầu hạ, lại ngồi dưới một gốc

cây trong khu rừng giữa đêm khuya thanh vắng thế này, mà con lại cảm

thấy an lạc, hạnh phúc quá. Niềm hạnh phúc, niềm hỷ lạc ấy toả ra từ miền

tâm thức định tĩnh trong khi con hành thiền, làm cho con sung sướng quá

không kiềm chế được nên mới la lên Ôi hạnh phúc! Ôi hạnh phúc!”

Mặt khác, giàu và nghèo, hạnh phúc và khổ đau là các cảm thọ của con

người, nó tuỳ thuộc vào tâm ý. Không hẳn người giàu có mới có cảm giác

hạnh phúc và người nghèo hèn nhất định phải chịu cảm giác khổ đau. Giàu

nghèo, khổ đau hạnh phúc đều tuỳ thuộc vào cái tâm của con người. Trong

kinh Di giáo đức Phật dạy: “Người biết đủ dù nằm trên đất cũng thấy an lạc,

con người không biết đủ dù được ở thiên đường cũng không vừa ý” (Tri túc

giả tuy ngọa địa thượng do vi lạc, bất tri túc giả tuy xử thiên đường diệc bất

xứng ý). Hiện thực của cuộc sống trong xã hội cũng đã chứng minh điều đó.

Cho nên, an bần chính là tri túc, là vui sống trong hiện tại, an trú trong hiện

tại, gọi là hiện pháp lạc trú.

3.3. An bần thủ đạo là chấp nhận cuộc sống nghèo khổ một chút chứ quyết

không vì miếng cơm manh áo hay chút danh lợi bọt bèo mà đánh mất phẩm

chất đạo đức. Cũng như “thà đui mà giữ đạo nhà, còn hơn có mắt ông cha

không thờ”, hay “nghèo cho sạch, rất cho thơm”. Đức Phật cho biết hy hữu

lắm chúng ta mới được làm thân người, khó khăn lắm mới được gặp chính

pháp, do đó cho dẫu thế nào đi nữa mình cùng đánh mất giá trị làm người

và cơ hội phụng sự Tam bảo, đó là ý nghĩa của “an bần thủ đạo”.

Người quân tử học theo đạo Thánh hiền còn có tiết khí “phú quý bất năng

dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng quất”, nghĩa là giàu sang không

làm cho mình trở nên buông lung trác táng, nghèo khổ không làm cho mình

thay đổi cốt cách nhân phẩm, quyền lực không làm cho mình khuất phục cúi

đầu. Đạo Thánh hiền nhà Nho dạy người trong cõi đời còn có tiết khí như

thế huống là đạo của Phật vốn ra ngoài ba cõi há lại vì danh văn lợi dưỡng

mà quay lực với Tam bảo chăng?

3.4. An bần, tri túc không có nghĩa là chủ trương cuộc sống thụ động, xa

lánh cuộc đời. Mỗi một con người trong xã hội đều có vai trò, trách nhiệm

và sự nghiệp của mình. Sự nghiệp của người xuất gia là trí tuệ. Người đời

thì lấy tài sản, địa vị, quyền lực, danh vọng… làm sự nghiệp. Còn người xuất

gia theo đạo Phật thì lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Nên nhớ, trí tuệ ở đây không

phải là thứ kiến thức thu thập được từ học đường, từ sách vở và gói vào

trong mảnh văn bằng, học vị tiến sĩ, cử nhân… Những thứ ấy không dính

dáng gì đến cái gọi là trí tuệ trong nhà Phật. Trí tuệâ ở đây là sự hiểu biết tất

cả các pháp, thấy rõ được bản chất của các pháp. Nói cách khác là thứ trí tuệ

thấy được bản chất vô thường, duyên sinh và vô ngã của các pháp. Trí tuệ

này là động lực đưa chúng ta tìm cầu cái không sinh, không già, không bệnh,

không chết, không sầu, không ô nhiễm. Trí tuệ giải thoát.

Cũng cần nói thêm rằng, lấy trí tuệ làm sự nghiệp không phải là lấy chút ít

hiểu biết Phật pháp để đi thuyết giảng làm kế sinh nhai, đi cúng đám để

kiếm tiền, lập đạo tràng tu tập để xây dựng chùa tháp… Cho nên, tất cả

những ai đang theo đuổi con đường học Phật hãy thức tĩnh để xác định mục

đích học tập của mình. Học Phật vì cái gì? Vì để trở thành pháp sư nỗi tiếng,

vì để có vị trí trong giáo hội, vì để có một chút danh vị, lợi dưỡng nào đó…

thì xin dừng lại, và xin thành thật khuyên rằng, ra ngoài đời mà đua đòi với

người ta. Trong đạo, những thứ ấy có, nhưng mà chẳng có gì lấy làm hảnh

diện đâu, nếu không muốn nói là nhục. Xin hãy xác định lại, lấy trí tuệ làm

sự nghiệp chính là sự nghiệp giác ngộ giải thoát.

Mong thay!

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ TƯ

(THƯỜNG HÀNH TINH TẤN)

1. Chánh văn

弟 四 覺 知 Đệ tứ giác tri

懈 怠 墮 落 Giải đãi đoạ lạc

常 行 精 進 Thường hành tinh tấn

破 煩 惱 惡 Phá phiền não ác

崔 伏 四 魔 Tồi phục tứ ma

出 陰 界 獄 Xuất ấm giới ngục.

2. Dịch nghĩa

Thứ tư biết rằng:

Lười biếng hư hỏng.

Thường tu tinh tiến

Phá các phiền não

Dẹp hết bốn ma

Thoát ngục ấm, giới.

3. Giải thích

Giải đãi là lười biếng. Lười biếng trong nhà Phật có nghĩa là không siêng

năng làm điều thiện, hoặc làm nhưng không đến nơi đến chốn, làm nửa

vời… Đoạ lạc là rơi xuống chỗ thấp kém, hèn hạ của phàm phu, rơi xuống

những nẻo đường xấu ác, địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh… Ưa thích khoái lạc,

ngủ nghỉ, hay trông cậy vào kẻ khác, không ý thức được đau khổ của sinh tử

luân hồi, đều là nguyên nhân của giải đãi, lười biếng.

Phải biết rằng, những bậc vĩ nhân trên thế giới không phải ai cũng thần

đồng, thiên tài, mà phần lớn đều là những người siêng năng, miệt mài, chăm

chỉ học hành, biết nhẫn nại, vượt qua khó khăn, thử thách. Ở trong đạo, đức

tính siêng năng, tinh tấn đòi hỏi phải hơn thế nữa. Siêng năng, tinh tấn là

yếu tố quyết định cho sự thành công hay thất bại. Kết quả tu tập sẽ đạt được

nhanh hay chậm đều tuỳ thuộc vào khả năng hành trì của chúng ta nhiều

hay ít, siêng năng hay biếng nhác.

Trong ba điều giác ngộ mà chúng ta đã tìm hiểu trước, thì điều giác ngộ thứ

nhất cho chúng ta một nhận thức đúng đắn về bản chất của thế giới và con

người, điều thứ hai cho chúng ta biết nguồn gốc của khổ đau là tham dục, và

điều thứ ba là phương pháp sống không sa hoa, không tiêu cực, giữ mức

trung đạo, an trú trong hiện tại (tri túc), lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Ba điều

ấy là những vốn liếng, những tư lương căn bản cho chúng ta lên đường tìm

về bảo sở. Và đến điều thứ tư này, cảnh giác cho chúng ta biết rằng, đối với

ba điều giác ngộ trước đó có giá trị hay không, có giúp ích gì cho đời sống

của chúng ta hay không, đều tuỳ thuộc vào chính bản thân mình có dấn thân

hành trì hay không, đặc biệt nhấn mạnh sự dấn thân thực hiện mục đích, lý

tưởng giác ngộ giải thoát đòi hỏi phải thường xuyên nỗ lực, tinh tấn, nếu

không sẽ chẳng có kết quả gì.

Siêng năng tinh tấn trong nhà Phật có bốn phương diện, gọi là Tứ chánh cần

hay Tứ ý đoạn:

- Một là cần cù tinh tấn để đoạn trừ những điều xấu ác đã sinh, không cho

nó phát triển.

- Hai là cần cù tinh tấn đoạn trừ điều ác chưa sinh, tức những ý niệm ác

đang còn ẩn nấp bên trong tiềm thức, dưới dạng chủng tử, khiến cho nó

không được phát triển.

- Ba là nỗ lực tinh tấn để phát huy, khơi dậy những điều thiện, những đức

tính tốt, những hạt giống tốt chưa được biểu hiện, làm cho nó biểu hiện.

- Bốn là nỗ lực tinh tấn làm cho những điều thiện, những đức tính tốt,

những hạt giống tốt đã phát triển càng thêm phát triển, mỗi ngày một thêm

lớn mạnh. Điều thiện ở đây được hiểu là các pháp đưa đến giải thoát khổ

đau, như mười điều thiện, như vô tham, vô sân, vô si…

Trong kinh Tương ưng V, đức Phật dạy: “Như sông Hằng chảy xuôi về

phương Đông, Tứ chánh cần được tu tập sung mãn xuôi về Niết bàn”. Ở một

đoạn khác, đức Phật dạy: “Để thắng tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng

phần kiết sử, Tứ chánh cần cần phải được tu tập”. Rồi đức Phật kết luận:

“Như làm việc cần phải có sức lực, như đi phải có hai chân, hành giả trên

đường về giải thoát luôn luôn tu tập Tứ chánh cần để hoàn bị thiện pháp”.

Rõ ràng, đức Phật đã khẳng định tinh tấn là yếu tố rất quan trọng trên bước

đường tu tập và hành đạo. Người xuất gia như những chiến sĩ ra trận, cầm

gương báu trí tuệ xông pha chiến trường khổ đau sinh tử để giết giặc phiền

não, si mê, tham lam, sân hận. Nếu không có đủ nghị lực, không nỗ lực tinh

tấn, sẽ bị giặc phiền não đánh gục. Sự siêng năng tu tập của những người

con Phật là để phá phiền não ác, nhiếp phục bốn loài ma, để vượt ra ba cõi.

Đó gọi là Chánh tinh tấn. Còn mọi nỗ lực khác, vì một yếu tố gì đó, chẳng

hạn như siêng năng tụng kinh để cầu phước, để người ta cúng dường… thì

đó không phải là sự tinh tấn chân chính. Cho nên, tinh tấn là một năng lực

tổng hợp của sự hiểu biết, ước muốn giải thoát và chánh niệm tỉnh giác. Nếu

rời ba tính chất này thì sự siêng năng tinh tấn có thể rất nguy hiểm. Bát Đại

Nhân Giác đưa ra những mục tiêu để nỗ lực tinh tấn là:

- Tinh tấn Phá phiền não ác. Có nghĩa là phá bỏ những tâm lý bất thiện.

Những tâm lý này gồm có:

1. Căn bản phiền não: Tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến. Đây là cái gốc sinh

ra tất cả các loại phiền não khác nên gọi là căn bản phiền não, hay còn gọi là

thuộc bản năng tiềm ẩn.

2. Tuỳ phiền não: Là những phiền não phát sinh từ những căn bản phiền

não, bao gồm:

+ Tiểu tuỳ phiền não: Gồm phẫn (cáu), hận (ấp ủ mãi sự tức giận trong

lòng), phú (che dấu tội lỗi), não (buồn bực), tật (ganh ghét), khan (bỏn xẻn,

keo kiệt), cuống (lừa dối), xiểm (nịnh hót), hại (hãm hại) và kiêu (kiêu

ngạo).

+ Trung tuỳ phiền não: Gồm vô tàm (không biết xấu), vô quý (không biết

thẹn).

+ Đại tuỳ phiền não: Gồm trạo cử (thân, tâm xao động chẳng yên), hôn trầm

(buồn ngủ, rũ rượi), bất tín (không có niềm tin), giải đãi (lười biếng), phóng

dật (buông lung), thất niệm (không nhớ), tán loạn và bất chính tri (không

hiểu biết đúng đắn).

Nguyên nhân phát sinh những phiền não này là do vô minh và tâm lý chấp

ngã. Do đó, phá giặc phiền não tận gốc rễ là phải nhổ sạch vô minh và tâm lý

chấp ngã.

- Tinh tấn nhiếp phục bốn loài ma. Ma ở đây có nghĩa là tất cả những gì làm

chướng ngại sự tu tập. Cụ thể:

+ Ma phiền não: Tức chính là những tên giặc phiền não vừa nói ở trên. Vì

những tên giặc này - như tham, sân, si – nó tiềm ẩn bên trong tâm thức,

chập chờn ẩn hiện như những bóng ma. Khi chúng hiện hữu có thể làm não

hại thân tâm, khiến cho cuộc sống ngột ngạt, khổ đau, rối loạn và làm tiêu

tan các pháp lành. Trong mỗi con người không có tu tập, không biết chuyển

hoá, đều đang nuôi dưỡng những con ma này.

+ Ma ngũ ấm. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là những yếu tố duyên sinh tạo

nên chúng sinh trong ba cõi. Nó vốn vô ngã. Nhưng chúng sinh mê mờ, nhận

thức sai lầm về nó, cho rằng là ngã, là ngã sở. Do nhận thức này mà chúng

sinh bị năm ấm trói buộc, khiến cho đau khổ, sinh tử luân hồi. Chẳng hạn,

do chấp thủ sai lầm về thân thể, cho thân thể giả tạm này là ta, nên bị các

nhu cầu về ăn mặc, ngủ nghỉ, hưởng thụ của thân thể chi phối, lôi cuốn mà

tạo ra các điều tội lỗi. Đối với các thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.

Trong Phật giáo, khi nói đến con người là nói con người của năm uẩn, ngoài

năm uẩn ra không có gì được gọi là ta hay của ta. Năm uẩn lại thường luôn

thay đổi, sinh ra muôn thứ bệnh. Bệnh cũng là một thứ ma, con ma bệnh, nó

làm não hại thân tâm, khiến cho chúng ta không thể nào tu học được.

+ Tử ma: Là con ma chết. Vì cái chết cắt đứt, chấm dứt mạng căn của con

người, làm mất cơ hội tu tập nên gọi là tử ma. Nói cách khác, tất cả những gì

đưa đến chấm dứt sự sống của con người đều gọi là tử ma.

+ Thiên ma: Là ma vương của cõi trời thứ 6 (Đệ lục thiên). Theo Huyền ứng

âm nghĩa, quyển 23, thì: “Đây là một loài ma gây chướng ngại cho người tu

đạo. Cũng có tên gọi là Sát ngã, vì thường làm những chuyện phóng dật mà

tự hại thân. Đó tức là chúa tể của Đệ lục thiên, tên gọi khác là Ba-tuần, có

nghĩa là ác ái”. Cũng theo sách này, thì mỗi đức Phật xuất hiện ở đời đều có

một loài ma quấy phá lúc sắp giác ngộ. Như thời Phật Ca Diếp thì ma tên là

Đầu sư, có nghĩa là ác sân.

- Và tinh tấn để thoát khỏi ngục tù của năm ấm và ba cõi. Năm ấm là hợp thể

tạo nên chúng sinh trong ba cõi như đã giải thích trước. Ba cõi là dục giới,

sắc giới và vô sắc giới.

Kinh Pháp Hoa nói: “Tam giới bất an, do như hoả trạch”, nghĩa là ba cõi

giống như nhà lửa, không một chúng sinh nào ở trong đó mà có được an ổn.

Cho nên nói ba cõi là ngục tù, là nơi giam hãm, trói buộc của dục vọng và

khát ái. Chúng sinh ở cõi dục thì bị trói buộc bởi dục vọng, của sự tham dục.

Như chúng ta, là những kẻ do tham dục mà hiện hữu ở cõi này. Chúng sinh

ở cõi sắc thì bị trói buộc bởi các ái nhiễm của thọ lạc vi tế. Chúng sinh ở cõi

vô sắc thì bị trói buộc bởi sự ái nhiễm về tưởng. Nói chung, chúng sinh

trong ba cõi đều bị tham dục hay khát ái trói buộc và cuốn trôi trong dòng

chảy tử sinh luân hồi vô tận. Vì vậy, tinh tấn là một quá trình nỗ lực diệt tận

lòng tham dục, tâm khát ái để vượt qua nhà lửa tam giới.

4. Kết luận

Cuộc đời nói riêng, ba cõi nói chung, được đức Thế tôn ví như dòng bộc lưu,

tức là dòng thác dữ. Nghĩa bóng cuả nó là dòng hữu vi, dòng ái, dòng vô

minh, chấp thủ hay dòng sinh tử luân hồi. Sinh tử như một dòng thác lũ

cuồn cuộn cuốn phăng đi bao kiếp sống của chúng sinh. Chúng sinh ở trong

ba cõi chính là ở trong dòng thác dữ ấy. Nếu đứng lại, sẽ bị nhấn chìm, nếu

bước tới sẽ bị cuốn trôi. Và vì vậy, để không bị nhấn chìm hay cuốn trôi,

chúng ta phải nỗ lực tinh tấn để vượt thoát ra khỏi dòng chảy sinh tử luân

hồi, của ngục tù tam giới. Đó là mục đích duy nhất của người xuất gia.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨC NĂM

(ĐA VĂN - TRÍ TUỆ)

1. Chánh văn

弟 五 覺 悟 Đệ ngũ giác ngộ

愚 癡 生 死 Ngu si sinh tử

菩 薩 常 念 Bồ tát thường niệm

廣 學 多 聞 Quảng học đa văn

增 長 智 慧 Tăng trưởng trí tuệ

成 就 辯 才 Thành tựu biện tài

教 化 一 切 Giáo hoá nhất thiết

悉 以 大 樂 Tất dĩ đại lạc.

2. Dịch nghĩa

Thứ năm giác ngộ

Ngu si nên bị

Trôi lăn sinh tử

Bồ-tát thường nhớ

Học rộng nghe nhiều

Tăng thêm trí tuệ

Thành tựu biện tài

Giáo hoá hết thảy

Đều được an vui.

3. Giải thích

Điều giác ngộ thứ năm là thấy được vì ngu si cho nên bị sinh tử trói buộc.

Ngu si theo nghĩa thông tục thì có nghĩa là thiếu hoặc không có sự hiểu biết

về nhiều lĩnh vực. Nhưng ngu si đến nỗi bị nhấn chìm trong dòng sông sinh

tử luân hồi từ đời này qua đời khác thì không phải là sự thiếu hiểu biết hay

cái ngu si thường tình.

Dòng sinh tử là dòng lưu chuyển của 12 nhân duyên mà chi phần khởi đầu

là vô minh. Như vậy, sự ngu si khiến cho chúng sinh bị trôi lăn trong sinh tử

luân hồi phải được hiểu là vô minh (Avijjà).

Vô minh là “chẳng biết đời trước, chẳng biết đời sau, chẳng biết cả đời

trước đời sau; chẳng biết trong, chẳng biết ngoài, chẳng biết cả trong lẫn

ngoài; chẳng biết nghiệp, chẳng biết báo, chẳng biết nghiệp báo; chẳng biết

Phật, chẳng biết Pháp, chẳng biết Tăng; chẳng biết Khổ, chẳng biết Tập,

chẳng biết Diệt, chẳng biết Đạo; chẳng biết nhân, chẳng biết pháp sinh khởi

bởi nhân; chẳng biết thiện, bất thiện, có tội, không tội, tập, không tập; hoặc

kém, hoặc hơn; nhiễm ô, hoặc thanh tịnh; phân biệt duyên khởi, tất cả đều

chẳng biết; đối với sáu xúc nhập xứ không giác tri như thật, đối với các pháp

này không thấy không biết, không hiện quán, bị si ám, không có minh, tối

tăm mù mịt, đó gọi là vô minh” (Kinh Tạp A-hàm).

Do vô minh nên có hành, do hành nên có thức… cho đến việc tụ tập thuần

một khối khổ lớn, khiến chúng sinh chìm đắm trong dòng sông sinh tử bất

tận.

Tựu trung, vô minh là không có nhận thức đúng đắn về bản chất của thế

giới và con người. Bản chất của thế giới và con người, như đã nói nhiều lần,

là vô thường, vô ngã, cho rằng thế giới là thường hằng và hữu ngã, để rồi

tham lam, sân hận là ngu si, là vô minh. Chính cái nhận thức ngu si này mà

chúng sinh bị trôi lăn trong sinh tử luân hồi.

Do đó, muốn thoát khỏi khổ đau sinh tử luân hồi chỉ còn một cách duy nhất

là: học rộng, nghe nhiều để làm tăng trưởng trí tuệ.

Trí tuệ trong nhà Phật có ba loại:

1. Nhất thiết trí: Trí biết rõ cái tướng chung của tất cả các pháp. Cái tướng

chung ấy chính là tướng không, tướng vô ngã, vì các pháp đều duyên sinh,

các pháp không có tự ngã, không có tự tính riêng biệt mà phải nương vào

nhau để sinh khởi, tồn tại và hoại diệt.

2. Đạo chủng trí: Trí biết rõ tướng riêng của tất cả các pháp. Cái tướng riêng

ấy tức là các thứ đạo pháp sai biệt. Chủng ở đây có nghĩa là nhiều, là phức

tạp. Những hiện tượng trong vũ trụ bao la này rất phức tạp, phong phú, đa

thù, khó hiểu… Những hiện tượng đó từ đâu mà sinh ra? Rồi sẽ đi về đâu?

Quá trình diễn tiến như thế nào? Kết quả ra sao?... Đối với những câu hỏi đó,

nếu có thể biện giải thông suốt, có thể hiểu biết một cách tường tận, sáng tỏ

mọi hiện tượng trong vũ trụ vạn hữu, thì gọi trí tuệ ấy là Đạo chủng trí.

3. Nhất thiết chủng trí: Tức trí biết rõ suốt tướng chung và tướng riêng của

các pháp. Đây là Phật trí. Trí hiểu biết một cách trọn vẹn, hoàn hảo.

Ba loại trí tuệ như vậy là đều thấy rõ pháp Duyên khởi, thấy mối quan hệ

duyên sinh giữa bản thân với thế giới đại đồng, thấy sự tương quan trùng

trùng duyên khởi giữa các pháp.

Làm thế nào để có được loại trí tuệ này? Phải học rộng, nghe nhiều. Học

rộng, nghe nhiều ở đây phải là học và nghe những gì để có thể thấy được

đặc tính vô thường, vô ngã của cuộc đời. Nói cách khác, cách học trong nhà

Phật là rèn luyện ba kỹ Văn, Tư, Tu. Nghĩa là phải học rộng nghe nhiều, rồi

chiêm nghiệm, tư duy, suy luận một cách sâu sắc để hiểu rõ tường tận về sự

và lý, sau đó phải thực hành, phải ứng dụng trong đời sống hằng ngày thì

mới có được trí tuệ. Đó là thứ trí tuệ vốn có trong tâm của mỗi chúng sinh.

Cái vô minh nó nằm trong tâm của chúng sinh, mà cái minh nó cũng nằm

trong tâm của mỗi chúng sinh. Do đó, để chặn đứng dòng chảy của vô minh

thì phải làm phát khởi, làm khơi dậy cái minh, cái vô si trong tâm của chúng

ta.

Như vậy, học rộng, nghe nhiều, hay hệ thống giáo dục của Phật giáo, là làm

thế nào để phát triển được cái hạt giống trí tuệ, cái minh trong mỗi chúng

sinh, trong mỗi con người. Giáo dục của Phật giáo là con đường đưa đến

minh. Minh này chính là tự tính, là Phật tính nơi mỗi chúng sinh. Chỉ khi nào

làm phát khởi được cái minh này, làm cho cái minh này hiển hiện thì lúc đó

mới thành tựu biện tài. Đó là mục đích của học rộng, nghe nhiều. Nên nhớ,

quảng học đa văn, không có nghĩa là lao đầu vào học hết trường này đến

trường khác, không phải đọc hết sách này đến sách khác, chất chứa nhiều

loại tri thức, từ đông tây kim cổ, đến nội ngoại điển đều thông. Mà quảng

học đa văn ở đây là Văn, Tư, Tu những gì có thể dẫn đến đoạn diệt phiền

não, tiêu diệt các pháp bất thiện, và làm phát khởi hạt giống trí tuệ nơi tâm

của mình.

Một khi trí tuệ nơi tâm đã bừng sáng, thì tự nhiên có được khả năng biện tài

vô ngại. Biện tài vô ngại chính là tác dụng của trí tuệ. Chính vì thành tựu trí

tuệ vô lậu giải thoát, nên chi có thể giáo hoá tất cả chúng sinh đều được an

lạc. Chỉ có trí tuệ vô lậu giải thoát mới có khả năng dẫn dắt chúng sinh đến

bến bờ an lạc, giải thoát thật sự. Ngược lại, tất cả những thứ trí tuệ biện tài

khác, dù có thể hấp dẫn người nghe, có thể mua vui một vài tràng cười cho

thính chúng, rốt cuộc cũng không thể nhổ đi được cái gốc khổ đau phiền

não. Do vậy, tiêu chuẩn để đánh giá một người có thành tựu biện tài, cả hai

truyền thống, Nguyên thuỷ và Đại thừa, đều đưa ra bốn kỹ năng, gọi là Tứ

vô ngại giải:

- Pháp vô ngại biện tài: còn gọi là pháp vô ngại giải, tức là khả năng thông

hiểu tất cả các hệ thống tư tưởng Phật học, hiểu rõ tất cả các pháp môn tu.

Nói cách khác, hiểu rõ một cách tường tận giáo pháp mà đức Phật đã tuyên

thuyết, gọi là pháp vô ngại.

- Nghĩa vô ngại biện tài: là hiểu rõ nghĩa lý sâu xa của kinh, luật, luận.

- Từ vô ngại biện tài: Biết dùng từ, ngữ, câu đúng đắn để diễn đạt tư tưởng,

diễn đạt sự hiểu biết của mình về giáo pháp cho người khác nghe. Từ vô

ngại còn có nghĩa là hiểu rõ các từ ngữ chuyên môn của các lĩnh vực khác

nhau, và hiểu được nhiều ngôn ngữ.

- Nhạo thuyết vô ngại biện tài: Đây là nghệ thuật nói chuyện trước công

chúng, là khả năng diễn đạt hấp dẫn, dễ thuyết phục, phù hợp căn cơ, trình

độ văn hoá, phong tục tập quán của con người và xã hội, làm cho người

nghe chấp nhận và hiểu được giáo lý.

Nói tóm lại, quảng học đa văn để tăng trưởng trí tuệ và thành tựu biện tài

chính là đào luyện, tu tập để có được kinh nghiệm ba môn Giới, Định, Tuệ.

Thành tựu ba môn này thì mới có khả năng giáo hóa chúng sinh đạt được an

vui, hạnh phúc lớn.

4. Kết luận

Kinh Tạp A-hàm nói: “Kẻ phàm phu vì ngu si không học, sau khi mạng

chung sinh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh”.

Có những cái không biết, người ta học rồi sẽ biết. Có những cái ngu, người

ta học rồi sẽ hết ngu. Nhưng học để sau khi mạng chung không sinh vào địa

ngục, ngạ quỷ, súc sinh, và hơn nữa là để chấm dứt sinh tử luân hồi, để đạt

được giác ngộ giải thoát, thì chắc chắn cái học đó không đơn giản chỉ học để

biết, để hết ngu! Cho nên, sự học rộng, nghe nhiều để tăng thêm trí tuệ,

thành tựu biện tài, với ước nguyện giúp cho chúng sinh đạt được hạnh phúc

chân thật không phải là cái học mà kẻ bình phàm chỉ vì danh vọng, địa vị,

quyền lực… có thể thực hiện và đạt đến được. Sự học đó đòi hỏi người học

phải có một tâm hồn hướng thượng, một nhân cách siêu việt, trên cầu thành

Phật, dưới cứu độ chúng sinh nhưng hoàn toàn thoát khỏi cái ngục tù tự ngã

ngăn cách cá nhân với đời sống bao la vô tận trùng trùng duyên khởi. Đó là

mục đích, là sự nghiệp của người xuất gia. Bởi đây là con đường duy nhất để

chấm dứt cội nguồn của khổ đau sinh tử, chấm dứt dòng chảy của vô minh.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ 6

(BỐ THÍ BÌNH ĐẲNG)

1. Chánh văn

弟 六 覺 知 Đệ lục giác tri

貧 苦 多 怨 Bần khổ đa oán

橫 結 惡 緣 Hoạnh kiết ác duyên

菩 薩 布 施 Bồ-tát bố thí

等 念 冤 親 Đẳng niệm oán thân

不 念 舊 惡 Bất niệm cựu ác

不 憎 惡 人 Bất tắng ác nhơn

2. Dịch nghĩa

Thứ sáu biết rằng

Nghèo khổ thường hay

Oán thán, trách móc

Vì vậy càng thêm

Kết tạo điều ác.

Bồ-tát bố thí

Oán thân đồng đều

Không nhớ thù xưa

Chẳng ghét người ác.

3. Giải thích

Điều giác ngộ thứ sáu giải thích rõ ràng nguyên nhân của sự bần cùng,

nghèo khổ, đó là do không thực hành bố thí. Và vì vậy, để chấm dứt cái nhân

nghèo khổ, bần cùng, Bát Đại Nhân Giác nêu cao hạnh bố thí ba-la-mật của

hàng Bồ-tát.

Ông bà mình thường nói “Bần cùng sinh đạo tặc”. Thật vậy, cái nghèo, cái

khổ, cái bần cùng dễ làm cho người ta sinh tâm tham lam, dễ sinh tâm trộm

cắp, sinh tâm bất mãn, ganh tị, hận thù. Những người nghèo khổ thường

mặc cảm với bạn bè, với xã hội, và vì vậy hay sinh tâm oán hận, oán hận ông

trời, oán hận cha mẹ, oán hận xã hội và oán hận cả bản thân mình. Cái

nghèo về vật chất đã vậy, mà cái nghèo về tri thức, về đạo đức cũng vậy. Nói

như vậy không có nghĩa là quy trách nhiệm cho tầng lớp đói nghèo và thất

học trong xã hội đều là thành phần bất hảo, không có đạo đức. Trong xã hội,

nhất là xã hội Việt Nam, không ít những con người nghèo mà trong sạch,

không có chữ nghĩa nhưng giàu lòng nhân ái. Ở đây nói bần khổ đa oán,

hoạnh kết ác duyên là nói chung, sống trong cảnh nghèo khổ bần cùng thì

hay sinh tâm oán hận, than trời trách đất và dễ vi phạm pháp luật, gây thêm

nghiệp ác. Bởi vậy ông bà mình mới khuyên “nghèo cho sạch, rách cho

thơm”. Nghèo mà trong sạch, rách mà thơm tho, giữ được vậy là khó.

Nghèo nàn và lạc hậu là một mối nguy hại cho tất cả những quốc gia trên trế

giới. Tất cả những bệnh tật, tệ nạn, bạo động, bất an… đều tập trung ở

những nước chưa phát triển hoặc chậm phát triển. Vì vậy, những nhà lãnh

đạo quốc gia không ngừng nỗ lực để đưa đất nước mình thoát khỏi cảnh

nghèo nàn và lạc hậu. Đồng thời, cộng đồng thế giới, hiệp hội các nước phát

triển trên thế giới cũng nỗ lực giúp đỡ để đưa những nước chậm phát triển

thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Hồi đức Phật còn tại thế, Ngài cũng đã

từng nêu lên thực trạng của một đất nước nghèo nàn, rằng: “Do nghèo khổ

mà trộm cướp bạo hành, giết hại, dối trá tăng trưởng làm cho xã hội băng

hoại” (Trường bộ kinh, Chuyển luân thánh vương sư tử hống). Từ đó, đức

Phật khuyên các nhà lãnh đạo đất nước nên dùng phương pháp này để mà

trị dân: “Những người nào có khả năng về nông nghiệp và chăn nuôi hãy

cung cấp cho họ hạt giống và thực vật, những người nào có khả năng về

thương nghiệp hãy cung cấp cho họ vốn đầu tư, những người nào có học

thức và khả năng lãnh đạo hãy cho họ vật thực và lương bổng. Như vậy,

người dân sẽ chuyên tâm vào những nghề riêng của mình, họ không nhiễu

hại đất nước. Và ngân quỹ quốc gia sẽ dồi dào, nhân dân an cư lạc nghiệp,

không có tai ương, ách nạn và sống vui hoan hỷ” (Trường bộ kinh,

Kutadanda). Ngày nay, nếu trong nỗ lực đưa đất nước thoát khỏi cảnh

nghèo nàn và lạc hậu mà các nhà lãnh đạo biết ứng dụng lời dạy này của

đức Phật thì hay biết mấy!

Trong quá trình hành đạo, biết được nghèo nàn là một mối nguy hại, cho

nên, đức Phật đã dạy các Phật tử phát nguyện thực hành hạnh bố thí để cho

sự nghèo khổ giảm bớt áp lực, để cho tâm tư của người nghèo được an ổn

và để cho xã hội được bình an, thịnh vượng. Hơn thế nữa, bố thí là phương

pháp duy nhất để chấm dứt cái nhân của sự nghèo khổ, là phương tiện để

hoàn thành Bồ-tát đạo.

Bố thí thì có nhiều cách và ai cũng có thể bố thí được. Chẳng hạn, người có

tiền của, vật chất thì bố thí tiền của vật chất; người có trí tuệ thì bố thí sự

hiểu biết… Ngoài ra, chúng ta không giết hại là bố thí sự sống và không sợ

hãi (vô uý thí), không trộm cắp là bố thí tài vật và sự công bằng, không dâm

dục là bố thí hạnh phúc và tình thương, không nói láo là bố thí niềm tin và

sự cảm thông, không uống rượu là bố thí sự bình yên và trật tự xã hội… Sự

bố thí như vậy thì ai cũng có thể bố thí được.

Mục đích cứu cánh của sự bố thí là tiêu trừ những tư tưởng ích kỷ, xấu xa,

và phát triển những tư tưởng vị tha, trong sạch. Bố thí là một niềm hân

hoan, một phước lành cho cả người cho lẫn người nhận. Vì vậy, khi thực

hành bố thí, Bồ-tát không thắc mắc tìm hiểu người mà mình muốn cho sự

vật, hoặc ban một đặc ân, có ở trong tình trạng thiếu thốn món đó không.

Bồ-tát cho ra mà không chạy theo vật mình cho. Cái đó được gọi là:

Đẳng niệm oán thân

Bất niệm cựu ác

Bất tắng ác nhân.

Bồ-tát bố thí vì lòng quảng đại mà cũng là để diệt trừ mọi luyến ái còn tiềm

tàng trong tâm. Khi bố thí, Bồ-tát không hề lộ vẻ quan trọng hoặc tỏ ý tự tôn

tự đại, trái lại, thấy đó là một cơ hội quý báu để làm bổn phận mình nên sẵn

sàng và vui vẻ phục vụ kẻ khác một cách khiêm tốn. Bồ-tát không bao giờ

thấy mình cao hơn ai vì lẽ người đó nhờ mình, không bao giờ thấy mình thi

ân và người được giúp đỡ đã thọ ân mình, không tìm danh vọng, không

mong đến đáp. Đó là sự bố thí chân chính. Ngoài ra, mọi cách thức bố thí

khác, như bố thí vì danh, vì lợi, vì mong cầu một điều gì đó đều không phải

là sự bố thí chân chính. Hay nói cách khác, bố thì mà còn ý niệm có người

cho và người nhận, còn có ý niệm thi ân và thọ ân, còn có tâm phân biệt, còn

có tâm mong cầu… đều là sự bố thí không đúng chánh pháp. Sự bố thí ấy chỉ

làm tăng thêm phiền não, và do vậy, không có phước báo gì cả.

Thực tế, khi thực hành hạnh bố thí, con người khó thoát ra khỏi ý niệm

mình là người thi ân và có người thọ ân. Luận Đại Trí Độ có nói: “Hàng ngu

si bố thí mà không hiểu gì; hoặc vì cầu tài nên bố thí, vì sợ hiềm trách nên

bố thí, hoặc sợ sệt nên bố thí, hoặc vì muốn cầu ý người nên bố thí, hoặc sợ

chết nên bố thí, hoặc dối người làm cho họ mừng nên bố thí, hoặc tự cho

mình giàu nên bố thí, hoặc tranh hơn nên bố thí, hoặc ganh ghét sân si nên

bố thí, hoặc kiêu ngạo tự cao nên bố thí, hoặc vì danh dự nên bố thí, hoặc vì

chú nguyện nên bố thí, hoặc vì giải trừ suy hoại cầu tốt lành nên bố thì, hoặc

vì qui tụ đông người nên bố thí. Cách bố thí như vậy gọi là bố thí không

thanh tịnh”. Sự bố thí như vậy gọi là bố thí không thanh tịnh, không đúng

chánh pháp và dĩ nhiên không có phước báo gì cả. Điều đó gợi cho chúng ta

nhớ câu chuyện lịch sử giữa Tổ Bồ-đề Đạt-ma với vua Lương Vũ Đế. Lương

Vũ Đế là người thâm tín Phật pháp, đúc chuông, tạo tượng, xây dựng chùa

tháp, bảo trợ Tăng ni tu học khắp nước, nhưng Bồ-đề Đạt-ma nói làm như

vậy không có phước báo gì cả? Chúng ta đã biết được nguyên do vì sao.

Như vậy, việc bố thí phải dựa trên nguyên tắc, như kinh Kim Cang nói rõ, là

Không – Vô tướng – Vô nguyện:

Bồ-tát không nên trú ở đâu cả mà làm bố thí: Không ở nơi sắc mà làm bố

thí, không ở nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà làm bố thí.

Và sự bố thí như thế thì: Vì nếu Bồ-tát không ở đâu cả mà làm bố thí thì

được phước đức không thể lường được. Đó là sự bố thí thanh tịnh, và đó là

điều mà Bát Đại Nhân Giác muốn nói đến.

Tuy nhiên, bố thí một cách bình đẳng, không phân biệt người thân, kẻ thù,

không ghét bỏ người ác; bố thí theo tinh thần, theo nguyên tắc Vô tướng, Vô

nguyện, Vô chấp không có nghĩa là nhắm mắt cho càn. Điều đó trái với tinh

thần trí tuệ của đạo Phật. Khi giúp đỡ một người ác, người Phật tử không có

tâm ghét bỏ, phân biệt đối xử với người đó, nhưng hoàn toàn không có

nghĩa là tạo điều kiện cho người đó tiếp tục làm việc ác. Ngược lại, người

Phật tử tìm mọi biện pháp và bằng tình thương của mình, giúp đỡ người đó

cải tạo cuộc sống, hướng đến con đường thánh thiện. Đó là một sự bố thí

cao thượng.

4. Kết luận

Bố thí là một trong sáu pháp Ba-la-mật mà Bồ-tát nương theo đó tu tập để

độ thoát chúng sinh, chứng thành Vô thượng giác. Thực hành bố thí viên

mãn hành giả sẽ thành tựu cả hai mặt phước đức và trí tuệ.

Phước đức có được là do chúng ta thực hành bố thí đã đem đến niềm vui

cho kẻ khác. Trí tuệ có được là do trong quá trình bố thí chúng ta đã quán

chiếu đến sự bình đẳng, vô phân biệt. Thành tựu phước đức nhờ vào sự bố

thí bằng cách đem niềm vui đến cho người khác thì ai cũng có thể thực hành

được. Vì trong cuộc sống, chỉ bằng một ánh mắt, nụ cười, lời nói dễ

thương… là chúng ta đã ban phát được rất nhiều niềm vui rồi!

Mong rằng tất cả chúng sinh mỗi ngày đều thực hành được công hạnh này.

Như vậy cuộc đời sẽ giảm bớt sự căng thẳng và cuộc sống sẽ an vui biết bao!

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ 7

(PHẠM HẠNH BẤT NHIỄM)

1. Chánh văn

弟 七 覺 悟 Đệ thất giác ngộ

五 欲 過 患 Ngũ dục quá hoạn

雖 爲 俗 人 Tuy vi tục nhân

不 染 世 樂 Bất nhiễm thế lạc

常 念 三 衣 Thường niệm tam y

瓶 缽 法 器 Ngoã bát pháp khí

至 願 出 家 Chí nguyện xuất gia

守 道 清 白 Thủ đạo thanh bạch

梵 行 高 遠 Phạm hạnh cao viễn

慈 悲 一 切 Từ bi nhất thiết

2. Dịch nghĩa

Thứ bảy giác ngộ

Năm dục gây hoạ

Vì vậy người tu

Ở giữa cuộc đời

Mà không nhiễm ô

Theo thói trần tục

Thường nhớ ba y

Bình bát, Pháp khí

Chí nguyện xuất gia

Giữ đạo trong sạch

Phạm hạnh thanh cao

Thương yêu muôn loài.

3. Giải thích

Ở điều giác ngộ thứ hai đã cho chúng ta biết tham muốn càng nhiều thì khổ

đau càng nhiều (đa dục vi khổ), và những nỗi khổ đau khốn cùng, mệt nhọc,

trôi lăn trong sinh tử chính là từ lòng tham dục mà ra. Tham dục chính là

tham đắm năm món dục: tài, sắc, danh, thực, thuỳ; hay sắc, thanh, hương, vị,

xúc. Điều giác ngộ thứ bảy này thêm một lần nữa khẳng định sự nguy hại và

tính năng gây ra tội lỗi của năm dục. Trong điều giác ngộ thứ hai đã phân

tích cho thấy sự nguy hiểm của năm dục, ở điều giác ngộ thứ bảy này chỉ

muốn nói đến thái độ sống, phương pháp sống của người Phật tử ở trong

hoàn cảnh mà sự nguy hại của năm dục luôn chi phối, rập rình.

Không ai nghĩ rằng tài, sắc, danh, thực, thuỳ có khả năng gây hoạ hay là mối

hoạ hết. Ai cũng nghĩ đó là những điều khả ái, khả lạc, là đối tượng của mọi

sự tìm cầu, mong muốn. Nói cho cùng, ở thế gian, người ta phấn đấu, nỗ lực

lao động và học hành suốt cả đời cũng chỉ vì hai chữ danh và lợi. Có danh để

kiếm lợi. Có lợi để mua danh. Có cả danh và lợi thì càng tốt. Đó là mục đích

sống của người đời. Không mấy ai nghĩ hay thấy được bên trong năm món

dục ấy lại ẩn chứa những mối tai hoạ, những nguy hiểm rập rình.

Xưa, Đề-bà-đạt-đa nga y na o cung nha n la y na m tra m cho thưc a n cung

dươ ng cua Vương tư Ba -la-lưu-chi (A-xà-thế) ne n “mơi khơi le n ac ngu

nghich, tha n hoai mang chung sinh va o trong đia nguc đ ại A-ty ”. Hay như

Tỳ-kheo Sư-lơi-la tham lơi dương ne n đa tao ra vie c sat sinh vo lương , đe

tha n hoai m ạng chung sinh va o trong đia nguc . Cho nên Đức Phật thường

cảnh giac “lơi dương ra t na ng , la m cho con ngươ i kho ng đe n đươc đao Vo

thương Chanh chơn”, và “sự đa m nhie m ta i va t tha t la kho bo , khie n ngươ i

rơi va o trong ba đươ ng d ữ, kho ng đe n đươc cho vo vi” (Kinh Tăng nhất A-

hàm).

Đức Phật thường ví dụ dục vọng như khúc xương khô. Ngài nói: “Cũng như

một con chó đói, gầy ốm, mệt mỏi, đến bên chỗ mổ bò. Người đồ tể quăng

cho con chó một khúc xương đã rút tỉa hết thịt. Con chó lượm được khúc

xương rồi chạy đến chỗ này chỗ kia mà gặm, rách môi, mẻ răng, hoặc gây

thương hại cuống họng, nhưng con chó không vì vậy mà đoạn trừ được

đói”. Cũng vậy, “dục vọng như bộ xương khô, hoan lạc ít mà khổ não lại

nhiều, đầy dẫy nguy hiểm”.

Hãy hình dung trên cánh đồng cách thôn xóm không xa, có một miếng thịt

rơi trên khoảng đất trống, một con quạ mang miếng thịt ấy bay đi, rồi

những con quạ khác đuổi theo để tranh giành. Thế nào? Nếu con quạ ấy

không vội vả xả bỏ tức khắc miếng thịt này thì liệu những con quạ khác có

dừng sự truy đuổi chăng? Không thể, những con khác sẽ truy đuổi, tranh

giành cho đến cùng. Đức Phật kết luận: “Cũng vậy, dục vọng như miếng thịt,

hoan lạc ít mà khổ não nhiều, đầy những nguy hiểm”.

Dục vọng cũng như bó đuốc. Người cầm bó đuốc đang cháy mà đi ngược gió,

nếu không liệng bỏ tức khắc nhất định sẽ bị cháy tay, cháy người. Dục vọng

cũng như hầm lửa lớn, nếu một người không ngu si, không điên đảo, chỉ

muốn hạnh phúc, ghét sự đớn đau, thì người ấy không lý do gì lại nhảy vào

hầm lửa. Dục vọng như con rắn độc to lớn, dữ dằn. Nếu một người không

ngu, không điên đảo, muốn hạnh phúc, ghét khổ đau, muốn sống chớ không

muốn chết, thì không dại gì mà thò tay cho con rắn cắn. Dục vọng cũng như

giấc mộng. Một người nằm mộng, thấy mình sung túc, năm thứ dục lạc thoả

thích, nhưng khi tỉnh dậy, một thứ cũng không thấy. Dục vọng cũng như đồ

vay mượn. Vay mượn càng nhiều thì trả càng mệt (Kinh Trung A-hàm).

Tóm lại, ngũ dục như xương khô, như miếng thịt, như bó đuốc, như hầm

lửa, như rắn độc, như giấc mộng, như vật vay mượn… ẩn chứa tiềm tàng

những mối hiểm nguy, vui ít khổ nhiều, đau khổ càng nhiều hơn. Cho nên,

người Phật tử, không kể là xuất gia hay tại gia, sống giữa cuộc đời cần phải

trang bị cho mình những hành trang, những áo giáp đủ vững chắc để ngăn

chặn những pháp bất thiện, để đối phó và trị liệu những hiểm nguy đã xâm

nhập, đang xâm nhập và sẽ xâm nhập vào thân tâm của mình. Những ai có

sự xả ly dục, xa lìa pháp bất thiện thì tất cả mọi vật dục thế gian vĩnh viễn

đoạn tận không dư tàn, tức là ‘bất nhiễm thế lạc’.

Người xuất gia, nhất là người xuất gia theo truyền thống Phật giáo Đại thừa,

cũng sống trong cuộc đời trần tục để gần gũi, lợi hành và đồng sự với chúng

sinh, nên cũng sống chung với ngũ dục, nhưng với sự phòng hộ của giới

bổn, các căn được hộ trì, hơn nữa cuộc sống không phải bon chen lợi danh

như người cư sĩ, nên khả năng sống thanh tịnh và có cơ hội giác ngộ rất lớn.

Ngược lại, người Phật tử tại gia, sống trong xã hội phải đương đầu với cơm

ăn áo mặc, phải bon chen danh lợi, phải nuôi sống vợ con, nói chung là sống

với năm món dục mà giữ đạo tu tập, để ‘không nhiễm ô theo thói trần tục’ là

rất khó. Khó chứ không phải là không làm được. Trong nhiều kinh đức Phật

đã đề cao người Phật tử và khuyên họ nên sống với tâm niệm xuất gia, sống

theo hạnh ly nhiễm. Và đức Phật cũng nói rằng, xuất gia có bốn hạng:

1. Thân xuất gia mà tâm không xuất gia.

2. Tâm xuất gia mà thân không xuất gia.

3. Thân và tâm đều xuất gia.

4. Thân và tâm đều không xuất gia.

Thân xuất gia mà tâm không xuất gia, đó là những người ‘mượn đạo tạo

đời’, lợi dụng chiếc áo để kiếm kế sinh nhai, mưu cầu danh lợi. Hạng ấy Luật

tạng gọi là ‘vô đao đại tặc’, tức là một tên đại tướng cướp không cần dao!

Còn tâm xuất gia mà thân không xuất gia, ấy chính là người cư sĩ, người

Phật tử tại gia. Người cư sĩ sống giữa cuộc đời, bị bao vây bởi năm món dục

lạc, nhưng vẫn giữ giới, cố gắng tu tập hạnh bất nhiễm, quyết chí thiết lập,

xây dựng cuộc sống theo hạnh của người xuất gia, với tâm nguyện tạo nhân

duyên để có thể được xuất gia trong một ngày mai. Tâm nguyện ấy thật cao

quý, thật đáng trân trọng, xứng đáng đứng vào hàng ngũ Thất chúng đệ tử

của đức Như Lai. Chính người cư sĩ Phật tử làm sáng danh giáo pháp của

Đức Phật bằng lối sống Phật cách của mình. Họ đem Phật pháp vào đời, làm

sống động và thiết thực lời Phật dạy trong cuộc sống hằng ngày.

Trong lịch sử Phật giáo Việt nam, hình ảnh người cư sĩ tiêu biểu sống cuộc

đời bất nhiễm, sống với hạnh của hoa sen, ‘gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi

bùn’, có thể kể đó là Lý Thái Tôn, Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ,

v.v… Đặc biệt là Trần Thái Tông, một vị vua Thiền sư cư sĩ, sống trong địa vị

chí tôn, lãnh đạo cả một đất nước thế mà một ngày vẫn có ‘sáu thời sám

hối’. Hình ảnh đó không đáng để cho chúng ta nghiêng mình cung kính sao?

Vì vậy, học đến điều giác ngộ này, người xuất gia phải cảm thấy, và phải

hành động sao cho xứng đáng với vị trí chúng trung tôn của mình. Nghĩa là

phải có cuộc sống thanh tịnh, phạm hạnh hơn hẳn người cư sĩ, nhất là đời

sống bất nhiễm.

Để có được đời sống ‘phạm hạnh cao viễn’, người xuất gia không bao giờ

quên đi cái nguyên tắc ‘tam thường bất túc’, tức là đối với ba việc ăn, mặc,

ngủ đừng bao giờ cho nó quá đầy đủ và sung mãn. Trong Kinh Di giáo Đức

Phật từng sách tấn các thầy Tỳ-kheo phải thường xuyên tự sờ đầu của mình

để nhớ mình là người xuất gia, đã cạo bỏ râu tóc, tài sản duy nhất là ba y và

bình bát, cho nên suốt đời phải ghi nhớ đó là pháp khí của mình. Ghi nhớ

như vậy để đừng đánh mất cái chí nguyện xuất gia ban đầu, để nuôi dưỡng

hạt giống bồ-đề, để sống đời ‘tịnh như băng tuyết’, để phát triển tâm từ bi

‘thương yêu muôn loài’.

Người Phật tử để có cuộc sống ‘bất nhiễm thế lạc’, không lấm bụi trần, cũng

phải luôn luôn nhớ nghĩ đến ba y và bình bát, thờ ba y và bình bát như Bồ-

tát giới Phạm vọng đã dạy. Đây là một phương pháp, một lối tư duy giúp

người Phật tử gieo trồng hạt giống xuất thế cho đời này và đời sau. Ba y và

bình bát là vật sở hữu bất ly thân của người xuất gia. Điều đó cũng hàm ý

nghĩa là trong cuộc sống hàng ngày, người Phật tử luôn để tâm nhớ về

người xuất gia, hình ảnh của sự giác ngộ và giải thoát, biểu tượng của đạo

đức xã hội. Hình ảnh của một Tỳ-kheo luôn luôn gắn liền với sự xả ly, người

từ bỏ, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, không có vật sở hữu… Đó là đời

sống ly nhiễm. Y phục của người xuất gia được dùng bằng loại vải hoại sắc,

mục đích là huỷ đi cái vẻ đẹp của sắc tướng. Bình bát thể hiện tính chất giải

thoát sự trói buộc và hệ lụy thức ăn. Do đó, nhớ nghĩ ba y và bình bát, tức là

nhớ nghĩ đến đời sống ly nhiễm của người xuất gia, có nghĩa là người Phật

tử hướng đến đời sống thoát ly khỏi sự ràng buộc tìm kiếm lạc thú nơi ăn

và mặc. Đó là cách mà người Phật tử hướng đến xây dựng đời sống bất

nhiễm. Ăn và mặc là hai đối tượng của dục. Con người ai cũng muốn ăn

ngon, mặc đẹp. Nhưng người Phật tử hiểu rõ bản chất của cuộc đời, hiểu rõ

bản chất giả ngụy, không thực của các cảm thọ, nhất là các cảm thọ đến từ

cái ăn, cái mặc; và hơn thế nữa, ăn mặc, ngủ nghỉ… còn là nguyên nhân của

khổ đau và tội lỗi, cho nên người Phật tử quyết tâm không để những thứ

ngũ dục chi phối. Người Phật tử hướng đến đời sống cao thượng hơn,

hướng đến những cảm thọ giải thoát, những hỷ lạc chân thật có được từ đời

sống thủ đạo thanh bạch, phạm hạnh cao viễn. Để cho chí nguyện xuất gia

có thể trở thành hiện thực, ngay đời sống hiện tại người Phật tử phải giữ

giới, cụ thể là ngũ giới hay bát quan trai giới, là những giới thể căn bản

hướng đến đời sống của một thánh giả A-la-hán, là những nguyên tắc để giữ

đạo trong sạch và đạo đức cao vời. Nếu không có giới luật thì người Phật tử,

hay kể cả người xuất gia, cũng khó có thể sống thanh tịnh được giữa cuộc

đời ô trược này.

Từ đời sống đó, người Phật tử nuôi dưỡng được tâm bồ-đề, làm lớn mạnh

lòng từ bi, thương yêu hết muôn loài và hướng đến xây dựng xã hội an lạc,

hạnh phúc.

Từ bi nhất thiết là bản chất của giới luật. Tức là chúng ta giữ giới vì lòng từ

bi chứ không phải vì đã thọ giới. Ví dụ, không sát sinh, không giết hại bất cứ

một sự sống nào là vì thương yêu và tôn trọng sự sống của mọi loài chứ

không phải vì đã thọ giới bất sát. Đó là ý nghĩa cao siêu của Đại thừa giới mà

Bát Đại Nhân Giác giới thiệu ở điều giác ngộ thứ 7 này. Cho nên, ở đây Bát

Đại Nhân Giác không nói gì đến giới luật cả mà người Phật tử vẫn có phạm

hạnh cao viễn.

Phạm hạnh cao viễn là vì từ bi nhất thiết. Chúng ta còn nhớ trong Tỳ ni nhật

dụng thiết yếu có bài kệ Hạ đơn ghi thế này: “Sáng, trưa, chiều và tối; Mỗi

loài hãy giữ mình; Nếu dưới chân lỡ đạp, Xin nguyện chóng siêu sinh”. Rõ

ràng khi đọc lên câu kệ ấy không phải vì có ai bắt buộc, vì đã thọ giới, vì

muốn làm thầy… mà đọc. Từ khi mới ngủ dậy, quơ đôi chân xuống đất,

người xuất gia liền nghĩ đến phải làm thế nào để phát khởi tâm từ bi, cho

nên phải đọc bài kệ ấy, mục đích là nuôi lớn lòng từ, để thương yêu tất cả

chúng sinh.

Cho nên, người Phật tử sống giữa cuộc đời trần tục, ô trược, để hoà nhập

với xã hội, đôi khi không cần đến cái vẻ oai nghi giữ giới bên ngoài, mà cốt

là phải nuôi dưỡng cái tâm từ bên trong. Khi trong tâm có từ bi thì không

cần giới chúng ta cũng đã giữ giới rồi.

4. Kết luận

Với nguyên tắc thường nhớ nghĩ đến ba y và bình bát, người Phật tử chế

ngự những tham muốn dục vọng về cái ăn, cái mặc v.v… tức là nhằm mục

đích chế ngự cái tâm tham lam, sân hận và si mê có thể phát sinh từ đối

tượng của lòng dục, tức tài, sắc, danh, thực, thuỳ hay sắc, thanh, hương, vị,

xúc, pháp. Và điều đó có nghĩa là, người Phật tử không bắt buộc phải từ bỏ

những thói quen về ăn mặc, ngủ nghỉ v.v… Người Phật tử hãy cứ sống trong

hoàn cảnh và điều kiện mình đang có, với vợ con, gia đình, bạn bè và xã hội,

nhưng hãy bằng cái tâm không tham lam, không sân hận, và không si mê.

Cuộc sống là sống với sống cùng chứ không phải sống một mình. Không một

cá thể nào tách rời đoàn thể mà có thể sống được. Đoàn thể đó có thể là một

gia đình, một tổ chức xã hội, có thể là rừng cây, bờ suối… Tất cả những thứ

ấy đều là điều kiện nhân duyên cho sự sống tiếp tục phát triển. Trong đó, có

những thứ đã hấp dẫn, cuốn hút chúng ta vào con đường danh lợi, vào con

đường tội ác… Vì vậy, chúng ta phải cẩn trọng, đề phòng. Cẩn trọng và đề

phòng bằng giới, định và tuệ chính là kiến thiết một cuộc sống “gần bùn mà

chẳng hôi tanh mùi bùn”, cuộc sống bất nhiễm.

Điều giác ngộ thứ bảy hướng đến xây dựng một xã hội an lạc, hạnh phúc

bằng đạo đức ly tham, ly sân, ly si và bằng tình thương yêu chân thật,

thương yêu tất cả mọi loài. Đó là lý tưởng kiến thiết nhân gian Tịnh độ, lý

tưởng của Bồ-tát. Để thực hiện được lý tưởng đó, người Phật tử phải quán

chiếu để thấy được rằng trong hoàn cảnh mà mình đang sống, năm món dục

lạc có thể gây khổ đau, đưa đến tội ác và tai họa. Một trong những tai họa

lớn nhất mà dục lạc đưa đến là che lấp trí tuệ và chìm đắm trong vòng sinh

tử luân hồi. Điều đó có thể thấy ở nơi những con người vì lợi mà quên thân,

quên đi tình nghĩa bạn bè, thậm chí cả tình anh em ruột thịt nữa.

Ngoài ra, người Phật tử còn phải lập chí nguyện hướng đến đời sống thanh

tịnh, đạo đức, đời sống bất nhiễm, vô uý trong mọi hoàn cảnh, môi trường.

Nghĩa là dù trong hoàn cảnh nào, người Phật tử luôn lấy lòng từ bi để

thương yêu tất cả, đó là phương pháp duy nhất để dập tắt lòng tham và tâm

sân hận.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ 8

(ĐẠI TÂM PHỔ TẾ)

1. Chánh văn

弟 八 覺 知 Đệ bát giác tri

生 死 熾 然 Sinh tử xí nhiên

苦 惱 無 量 Khổ não vô lượng

發 大 乘 心 Phát đại thừa tâm

普 濟 一 切 Phổ tế nhất thiết

願 代 眾 生 Nguyện đại chúng sinh

受 無 量 苦 Thọ vô lượng khổ

令 諸 眾 生 Linh chư chúng sinh

畢 竟 大 樂 Tất cánh đại lạc

2 Dịch nghĩa

Thứ tám biết rằng

Ngọn lửa sinh tử

Thiêu đốt chúng sinh

Khổ não vô cùng

Vì vậy phải nên

Phát tâm đại thừa

Cứu giúp tất cả

Nguyện vì chúng sinh

Chịu mọi đau khổ

Khiến cho chúng sinh

Được vui giải thoát.

3. Giải thích

Đây là điều giác ngộ sau cùng của kinh Bát Đại Nhân Giác, đồng thời cũng là

đỉnh cao tư tưởng của bản kinh, đó là tư tưởng Đại thừa, đưa Phật pháp vào

đời bằng con đường Bồ-tát hạnh. Bồ-tát hạnh được thúc đẩy bởi tuệ giác

nhìn thấy được sự thật: Ba cõi đang bốc cháy!

Một lần nọ, khi đức Thế Tôn nói rằng thế giới đang bốc cháy, có một Tỳ-

kheo liền hỏi: Cái gì đang bốc cháy? Đức Thế Tôn trả lời: ‘Tất cả đang bị bốc

cháy. Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi

sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não...’

Thật vậy, ngọn lửa tham, sân, si đang thiêu rụi hành tinh xanh của chúng ta.

Chiến tranh, khủng bố, bạo động, cháy rừng, thiếu nước, ô nhiễm môi

trường… là những hiểm họa đã và đang đe dọa đến đời sống của con người,

và đó chính là hậu quả của lòng tham dục, sân hận và si mê. Đó là chưa kể

đến những nỗi khổ đau đang âm ỉ trong tâm hồn của mỗi con người, như

buồn phiền, ganh ghét, tị hiềm, tương tư… những khổ đau phiền não ấy

đang từ từ thiêu đốt thân tâm của chúng ta. Nhưng nguy hiểm hơn hết,

hung dữ và bạo tàn hơn hết là ngọn lửa sanh tử đang thiêu đốt chúng ta

từng ngày:

Ví như người cầm gậy

Chăn dắt đàn bò si

Già chết cũng như vậy

Đang lùa mạng sống đi. (Kinh Pháp Cú)

Ngọn lửa già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não… đang lùa mạng sống đi về nơi vô

định mà con người không hề hay biết, cứ thản nhiên vui đùa, thậm chí còn

tranh giành hơn thua, chẳng khác gì đàn bò si cứ mãi mê nhởn nhơ gặm cỏ,

tung tăng giỡn đùa mà không biết người ta đang vỗ béo để lùa vào lò mổ.

Thật đáng thương thay!

Một thời Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Chúng sanh từ vô thủy sinh tử cho đến nay, cứ mãi xoay vần, không biết

được biên tế nguyên thủy của khổ.

“Các Tỳ-kheo, ý các thầy nghĩ thế nào? Nước sông Hằng... nước trong bốn

biển lớn là nhiều hay là nước mắt của các thầy tuôn ra trong vòng sinh tử

luân hồi là nhiều?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Như chúng con hiểu ý nghĩa của lời Phật nói, nước mắt của chúng con tuôn

rơi trong vòng sinh tử luân hồi rất nhiều, nhiều hơn cả nước sông Hằng và

nước bốn biển lớn.”

Phật nói với các Tỳ-kheo:

“Lành thay! Lành thay! Nuớc mắt của các thầy tuôn rơi trong vòng sinh tử

luân hồi rất nhiều, chứ không phải nước sông Hằng và nước bốn biển. Vì

sao? Vì các thầy đã từng bị mất cha mẹ, anh em, chị em, thân thuộc, người

quen; bị mất mát tiền của, nước mắt tuôn rơi cho những sự mất mát đó rất

nhiều vô lượng. Các thầy cứ mãi bị ném ra nghĩa địa, máu tanh chảy ra, rồi

sinh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

“Này các Tỳ-kheo, các thầy từ vô thủy sinh tử luân hồi, máu và nước mắt

trong thân rất nhiều, nhiều vô lượng”.

Máu và nước mắt chúng ta đã chảy ra trong suốt đêm dài sinh tử từ vô

lượng kiếp đến nay đã nhiều hơn nước trong bốn biển. Cuộc tử sanh nhọc

nhằn khổ đau như thế há không đáng sợ hay sao?

Kinh Pháp Hoa nói “ba cõi bất an, giống như nhà lửa”. Người giác ngộ thấy

được ba cõi giống như nhà lửa, ngày đêm đang bốc cháy, đang thiêu đốt

chúng sinh, mọi sự sinh tồn trong đó không có một chút an ổn, ngược lại

còn bị nguy hiểm vô cùng. Nhưng chúng sinh mê muội thì không thấy được

điều này, vẫn cứ an vui, say đắm, cười đùa… trong ngôi nhà đang bốc cháy.

Cho nên, thấy được hiện trạng cuộc sống của chính mình đang bị thiêu đốt

bởi lửa tham, lửa sân, sửa si và hơn hết là ngọn lửa sinh tử là một cái thấy

giác ngộ.

Vấn đề đặt ra, trong ngôi nhà lửa đang bốc cháy ấy, cái gì cần được đem ra

và cái ấy có giá trị? Kinh Tạp A-hàm nêu bật vấn đề: “Trong ngôi nhà đang

bốc cháy, tài sản gì được mang ra, tài sản ấy không bị cháy, và chúng thật

hữu ích?”

Giải quyết vấn đề này cũng chính là đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống và làm rõ

sứ mạng phát tâm Đại thừa cứu độ chúng sanh, nguyện vì chúng sanh mà

nhận chịu đau khổ.

Phát tâm Đại thừa chính là tâm Đại từ, Đại bi, là tâm Bồ-đề, là tâm Phật, tâm

Bồ-tát. Tâm ấy luôn luôn cảm nhận được nỗi khổ đau của chúng sinh, đau

cái đau của chúng sinh, khổ cái khổ của chúng sinh; và luôn mong muốn cứu

giúp tất cả mọi loài thoát khỏi khổ đau. Cứu giúp bằng cách nào? Kinh Bát

đại nhân giác nêu lên lý tưởng: Nguyện vì chúng sanh mà nhận chịu mọi

điều đau khổ (nguyện đại chúng sanh, thọ vô lượng khổ).

Nguyện vì chúng sanh mà nhận chịu mọi điều đau khổ là cách duy nhất để

hoàn thành ước nguyện thành Phật. Bởi vì, ‘Bồ-tát cần phải trải qua ba vô số

kiếp tu tập tích chứa tư lương đại phước đức, trí tuệ, hành sáu ba-la-mật,

qua nhiều trăm nghìn khổ hạnh, mới chứng đắc Vô thượng bồ-đề’ (Câu-xá

luận).

Nếu người xuất gia không phát tâm Đại thừa, không nguyện cứu độ tất cả

chúng sinh thì từ tâm không trọn; không phát tâm chịu khổ thay chúng sinh

thì bi tâm không vẹn. Từ bi không trọn vẹn thì không thể cầu thành chánh

giác. Cho nên Tôn giả A-nan mới phát nguyện: 'Nếu còn có một chúng sanh

chưa thành Phật, thì con nguyện không thưởng thụ hạnh phúc niết-bàn'.

Tôn giả Phú-lâu-na thì nguyện dấn thân vào chỗ hiểm nguy để hoằng pháp,

nếu người ta mắng chưởi thì Ngài bảo họ còn từ bi, chưa đánh mình; nếu họ

đánh thì Ngài bảo họ vẫn còn từ bi, chưa giết mình; nếu họ giết thì Ngài bảo,

cảm ơn họ đã giúp Ngài mau thành chánh giác! Ngài nói: 'Bồ-tát vì muốn

làm lợi ích cho hết thảy hữu tình, khoác khôi giáp công đức, phát thú Đại

thừa, cỡi cỗ xe Đại thừa, nên được gọi là Ma-ha-tát… Bồ-tát Ma-ha-tát hành

bồ-đề không phải vì lợi lạc cho một thiểu số hữu tình, mà cho hết thảy hữu

tình'. Bồ-tát Địa Tạng thì phát nguyện: 'Địa ngục chưa hết chúng sanh, thề

không thành Phật; chừng nào độ hết chúng sanh mới chứng Bồ-đề'...

Kể trên là những tấm gương sáng ngời vượt quá vầng nhật nguyệt của

những tấm lòng đại hùng, đại lực, đại từ bi, nguyện vì chúng sanh chịu mọi

đau khổ. Tuy nhiên, để phát khởi được đại nguyện từ bi cứu khổ này không

phải ai cũng làm được. Bởi vì trong suốt thời gian ba đại a-tăng-kỳ kiếp

hành giả cần phải hành vô số việc khó hành, chịu vô vàn thống khổ của sinh

tử liên tục không gián đoạn. Cho nên, điều thứ tám của kinh Bát đại nhân

giác không những chỉ nêu lên lý tưởng mà còn cảnh giác cho biết con đường

hành Bồ-tát đạo, đem đến lợi ích cho hết thảy chúng sanh, dẫn tất cả đến

chỗ an ổn tuyệt đối, đến cứu cánh niết-bàn, không phải đơn giản chút nào,

ngược lại còn có rất nhiều gian khổ!

Đạo Phật lưu xuất từ lòng Đại từ, Đại bi của Thái tử Tất Đạt Đa. Chính vì

mục kích được hiện thực của cuộc sống, thấy chúng sinh chịu những nỗi

khổ đau, sinh diệt, tranh giành, chém giết lẫn nhau, bệnh tật, chết chóc,

phiền não… mà lòng thương trỗi dậy trong tâm Ngài. Lòng thương ấy đã lấn

át cả địa vị ngai vàng điện ngọc, lấn át cả quyền lực, giàu sang, phú quý, và

cuối cùng, lòng từ bi đã trở thành động lực thúc đẩy Ngài từ bỏ tất cả những

lợi ích và hạnh phúc cá nhân nhỏ bé để đi tìm đường giải thoát cho tất cả

chúng sanh, con đường đó, theo Đại thừa, đã trải qua ba đại a-tăng-kỳ kiếp,

với nhiều gian truân cơ cực. Với nhiều gian khổ như vậy, người Phật tử

bằng cách nào để có thể duy trì? Bằng cách nào để có thể ở mãi trong tâm

nguyện ấy? Đó là điều mà Tôn giả Tu Bồ Đề, đại diện cho những người phát

tâm Đại thừa, tâm nguyện Vô thượng bồ-đề, thắc mắc. Thắc mắc này được

đức Thế Tôn tận tình chỉ dạy như sau:

Trước hết, phát tâm Đại thừa là phải làm gì? Là phải: “Có bao nhiêu chúng

sinh, hoặc sinh bằng trứng, hoặc sinh bằng thai, sinh bằng ẩm thấp, sinh

bằng biến hóa, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tư tưởng,

hoặc không tư tưởng, ta phải làm cho hết thảy chúng sinh này đều được

nhập vào niết bàn hoàn toàn, đều được giải thoát hết cả”.

Làm tất cả những việc như thế, nhưng tâm của Bồ-tát phải ở trong trạng

thái này: “Làm cho vô lượng, vô số chúng sinh được chứng nhập niết bàn

như vậy mà thật ra không thấy có chúng sinh nào được vào niết bàn cả”.

Như vậy, sự phát khởi tâm Đại thừa không chỉ đơn giản nằm lại ở ý nghĩa

cứu độ tất cả chúng sinh, hoặc thay thế chúng sinh nhận chịu tất cả những

điều khổ đau, mà tất cả những hành động ấy phải được thực hiện bằng một

tâm niệm vô sở cầu. Nghĩa là mọi hành động của Bồ-tát phải tuyệt đối bằng

lòng từ bi mẫn mà không vì một lý do nào khác. Đức Phật khẳng định: “Bồ

Tát không trú ở đâu cả”. Chẳng hạn, khi thực hành hạnh bố thí, Bồ-tát phải:

“Không trú đâu cả mà làm bố thí. Không ở nơi sắc mà làm bố thí, không ở

nơi thanh, vị, xúc, pháp mà làm bố thí”. Nói cách khác, muốn phát khởi tâm

Đại thừa, an trụ và duy trì tâm ấy, Bồ-tát phải “không còn ý tưởng ngã,

nhân, chúng sinh, thọ giả”.

Tóm lại, trong ngôi nhà lửa đang bốc cháy, Bồ-tát lăn lộn trong đó để cứu độ

chúng sanh và chỉ cho chúng sanh vĩnh viễn thoát khỏi ngôi nhà lửa, mang

theo tài sản quý giá nhất là những gì mình đã cho đi. Kinh ghi: 'Thế gian

đang bốc cháy bởi tuổi già và sự chết,... Hãy đem ra bằng sự bố thí; những gì

được bố thí được mang ra an toàn'.

4. Kết luận

Điều ngộ thứ tám là đỉnh cao tư tưởng của Phật giáo đại thừa, cũng là tinh

túy của bản kinh này. Nó khẳng định tinh thần từ bi và trí tuệ của Phật giáo.

Tinh thần ấy không gì hơn là tình thương yêu đối với tất cả chúng sanh. Cho

nên, những ai tự xem mình là Phật tử thì không thể không biểu hiện tinh

thần này.

Người xuất gia trẻ trong xã hội ngày nay cần phải tự nhìn lại mình, cần phải

xem xét lý tưởng mà mình đang theo đuổi, với đời sống của bản thân mình,

xem có phù hợp hay không? Chúng ta là thế hệ trẻ, rất trẻ, có đầy đủ năng

lực và trí tuệ, do đó, chúng ta phải sống thật xứng đáng với lý tưởng mình

đang theo đuổi và vị trí mà mọi người đang kính trọng, tôn thờ. Chúng ta

hãy tự đặt câu hỏi, trong cái gọi là phát tâm Đại thừa cứu độ tất cả chúng

sinh, hoặc thay thế chúng sinh nhận chịu mọi điều khổ đau, tủi nhục, trong

cái gọi là thương yêu tất cả muôn loài, chúng ta đã làm được những gì? Hay

chúng ta đang ở chùa to Phật lớn, đang hưởng thụ những vật chất mà đàn-

na tín thí đã phải chắt chiu quyên góp cúng dường, trong khi ngoài xã hội

còn có không biết bao nhiêu con người không có nhà để ở, cơm để ăn, áo để

mặc? Như vậy gọi là nguyện đại chúng sinh thọ vô lượng khổ hay sao?

Học đến điều giác ngộ sau cùng này, chúng tôi muốn tất cả chúng ta hãy tự

đánh giá lại bản thân mình để có một hướng đi đúng đắn, để không cô phụ

tấm lòng kỳ vọng của chư Phật, chư Bồ-tát, lịch đại Tổ sư và vô lượng chúng

sinh!

PHẦN KẾT

(TỰ ĐỘ VÀ ĐỘ THA)

1. Chánh Văn

如 此 八 事, 乃 是 諸 佛, 菩 薩 大 人 之 所 覺 悟, 精 進 行 道, 慈 悲 修 慧, 乘

法 身 船, 至 涅 槃 岸. 復 還 生 死, 度 脫 眾 生, 以 前 八 事, 開 導 一 切, 令 諸

眾 生, 覺 生 死 苦, 捨 離 五 欲, 修 心 聖 道. 若 佛 弟 子, 誦 此 八 事, 於 念 念

中, 滅 無 量 罪, 進 趣 菩 提,速 登 正 覺, 永 斷 生 死, 常 住 快 樂。

Như thử bát sự, nãi thị chư Phật, Bồ-tát đại nhân chi sở giác ngộ, tinh tiến

hành đạo, từ bi tu tuệ, thừa pháp thân thuyền, chí niết bàn ngạn, phục hoàn

sinh tử, độ thoát chúng sinh, dĩ tiền bát sự, khai đạo nhất thiết, linh chư

chúng sinh, giác sinh tử khổ, xả ly ngũ dục, tu tâm thánh đạo. Nhược Phật

đệ tử, tụng thử bát sự, ư niệm niệm trung, diệt vô lượng tội, tiến thú bồ đề,

tốc chứng chánh giác, vĩnh đoạn sinh tử, thường trụ khoái lạc.

2. Dịch nghĩa

Tám điều vừa trình bày trên là những điều giác ngộ của chư Phật, chư Bồ-

tát và các bậc Đại nhân. Quý ngài đã nỗ lực hành đạo, tu tập từ bi và trí tuệ,

nương thuyền pháp thân mà đến bờ niết bàn. Sau đó, quý ngài đã trở lại cõi

sinh tử này để cứu thoát chúng sinh bằng cách lấy tám điều giác ngộ này

giảng dạy khiến tất cả chúng sinh đều hiểu được nỗi khổ đau trôi lăn trong

sinh tử mà buông bỏ năm dục, hướng tâm về con đường Thánh. Nếu ai là đệ

tử Phật thì phải tụng đọc tám điều giác ngộ này. Tụng đọc tám điều này thì

trong mỗi ý niệm sẽ tiêu diệt được vô lượng những điều tội lỗi, tiến đến

giác ngộ, nhanh chóng thành chánh giác, mãi mãi thoát khỏi sinh tử, thường

ở trong an lạc, hạnh phúc tuyệt đối.

3. Giải thích

Đây là đoạn kết của bản kinh, đúc kết lại những vấn đề đã trình bày và nói

lên giá trị siêu việt của nó. Phần này có ba ý:

1. Từ ‘như thử bát sự’ đến ‘chí niết bàn ngạn’: Khẳng định tám điều đã trình

bày trên là những phương pháp tu tập mà nhờ vào đó chư Phật, chư Bồ-tát

và các bậc Đại nhân đạt được giác ngộ. Hay nói cách khác, nhờ nỗ lực tinh

tấn tu tập theo tám điều này mà các Ngài đạt được Lưỡng túc tôn: đầy đủ

Từ bi và Trí tuệ. Trí tuệ và Từ bi đã biến tấm thân ngũ uẩn, tứ đại thành

thuyền pháp thân. Chiếc thuyền này đã nhẹ nhàng bơi vào biển giác và đáp

lên bờ giải thoát một cách an lạc.

2. Từ ‘phục hoàn sinh tử’ đến ‘tu tâm thánh đạo’: Nói đến tác dụng nhập thế

của tám điều giác ngộ. Bởi chính bản thân đức Phật, Bồ-tát và các bậc Đại

nhân đã nhờ tám điều này mà đạt được giác ngộ, chứng nhập niết bàn, cho

nên, khi từ cõi niết bàn trở lại cõi sinh tử này, quý Ngài cũng lấy tám điều

giác ngộ mà mình đã tu tập để giảng dạy cho chúng sinh cùng tu tập để

được giác ngộ như các Ngài. Điều này cho thấy, muốn hóa độ chúng sinh,

trước hết phải hóa độ mình, muốn giải thoát chúng sinh, trước hết phải giải

thoát lấy mình. Điều này thật rõ ràng, khi bản thân mình không có hạnh

phúc thì không thể đem hạnh phúc đến cho người khác.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nói thêm một chút về quan niệm tự độ và độ

tha trong Phật giáo, nhất là đối với Phật giáo Đại thừa.

Chúng ta đều biết, Đức Phật vì cuộc đời khổ đau này mà thị hiện, vì cuộc

sống khổ đau của tất cả chúng sinh mà thị hiện. Nói cách khác, đạo Phật

hiện hữu vì cuộc đời, vì con người. Sự xuất hiện đó là để chỉ ra rằng, những

khổ đau có mặt đều có những nguyên do của nó. Những nguyên do đó chính

là tham dục, sân hận và si mê, nhưng nguyên nhân chính yếu là ngu si (vô

minh), không nhận ra được, không nhìn thấy được sự thật, chân tướng của

vũ trụ vạn hữu, của thế giới và con người, không nhận ra được bản chất của

cuộc đời, và vì vậy chúng sinh phải gánh chịu những nỗi thống khổ trong

nhà lửa tam giới. Bằng những phương pháp tu tập, quán chiếu, thiền định,

chúng ta nhận ra được, thấy được, bản chất của cuộc đời và thoát ra được

mọi khổ đau hệ lụy trong tam giới, nhận ra bản lai diện mục xưa nay của

mình, đạt đến giác ngộ giải thoát. Quá trình nỗ lực hành trì vĩ đại ấy được

gọi là tự lực hay tự độ.

Như vậy, tự độ, theo Phật giáo, là tự mình tu tập để thoát khỏi những khổ

đau hiện tại và đạt được giải thoát, giác ngộ. Danh từ tự độ (hay tự lợi) hoàn

toàn không có nghĩa là mưu cầu lợi ích cá nhân bằng những thứ ngũ dục,

tài, sắc, danh, thực, thuỳ. Bởi vì những thứ đó là nguồn gốc của khổ đau. Cho

nên, tự đự theo đúng tinh thần Phật giáo là thừa nhận Phật tính của chúng

sinh: Ai cũng có thể nỗ lực để đạt được giác ngộ như Đức Phật.

Mỗi chúng sinh đều có Phật tánh. Đức Phật khẳng định tất cả chúng sinh

đều có thể giác ngộ thành Phật như Ngài. Vì vậy, bằng mọi phương tiện,

bằng mọi phương pháp, để chỉ cho chúng sinh thấy được bản tính Phật của

chính mình, để cho chúng sinh có thể vượt qua biển khổ, đạt đến giác ngộ

trở thành bản nguyện của tất cả chư Phật. Sự cứu độ đó chỉ có nghĩa như

một người chỉ đường mà thôi. Và đó chính là ý nghĩa độ tha hay lợi tha.

Độ tha theo đúng tinh thần Phật giáo, có nghĩa là chỉ đường cho tất cả chúng

sinh cùng đi đến giác ngộ, chỉ cho chúng sinh thấy được Phật tính của chính

mình.

Tóm lại, tự độ là tự mình diệt trừ tham, sân, si và đi ra khỏi sinh tử luân hồi;

độ tha là chỉ cho người khác con đường đi đến giải thoát khổ đau. Độ tha

không có nghĩa là giải thoát khổ đau cho người khác mà chỉ giúp họ con

đường, phương pháp, để tự giải thoát khổ đau cho chính họ như chính mình

đã được giải thoát.

Một người đã chứng đắc phải chia sẻ niềm vui đó với những người xung

quanh, điều đó rất nhân bản, rất từ bi. Hơn nữa, nếu sự cứu độ không có thì

tôn giáo sẽ không được thiết lập ở đời. Vả lại, giáo lý Duyên khởi đã cho

chúng ta biết, mỗi chúng ta là một phần của người khác, của xã hội, của vũ

trụ. Tất cả là một. Một là tất cả. Phật giáo không có quan niệm một cá thể

tồn tại độc lập. Cho nên, độ tha là phá vỡ tự ngã, chấp ngã, chấp rằng cái ta

tồn tại độc lập với người khác.

Nếu tự mình giải thoát cho mình mà không cứu độ người khác đó là ích kỷ,

là chấp ngã. Và Đức Phật cho đó là tà kiến, là ác tâm. Mà người có tà kiến, ác

tâm thì sẽ nhận hậu quả đọa vào ba đường ác, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.

Và đây cũng chính là ý nghĩa điều mà giác ngộ thứ tám nói đến.

3. Phần còn lại của đoạn kết: Nói lên tác dụng tiêu diệt tội chướng của bản

kinh. Bản kinh khẳng định, những ai tự xem mình là Phật tử thì phải thường

xuyên tụng đọc và quán chiếu tám điều giác ngộ này. Trong quá trình tụng

đọc và quán chiếu ấy, nội dung của tám điều giác ngộ sẽ phát huy năng lực

tiêu diệt tội lỗi, phiền não và khổ đau trong từng ý niệm, đồng thời sẽ

hướng tâm hành giả đi đến giác ngộ, chấm dứt sinh tử luân hồi. Sự giác ngộ

ấy có thể đến một cách nhanh chóng, nếu hành giả nỗ lực hành trì tinh tấn.

Đặc biệt, sự an lạc, thảnh thơi sẽ có mặt ngay trong đời sống hiện tại đối với

những ai hành trì theo tám điều giác ngộ này.

4. Kết luận

Kinh Bát đại nhân giác nói riêng, hệ thống kinh điển Phật giáo nói chung,

luôn luôn hướng đến mục đích thay đổi nhận thức của chúng sinh, tức là

thay đổi cấu trúc tâm lý khi nhận thức về thế giới và con người. Kinh Pháp

môn căn bản của Trung bộ cho thấy nguồn gốc của các pháp hình thành từ

hai phương cách nhận thức, đó là tưởng tri và thắng tri. Tưởng tri là nhận

thức sai lầm về thế giới và con người, thứ nhận thức gắn liền với ngã và ngã

sở, tạo nên ba cõi khổ đau. Đó là nhận thức của phàm phu. Còn thắng tri là

nhận thức đúng đắn về thế giới và con người, thứ nhận thức vô ngã, hướng

đến ly dục, chứng nhập Niết-bàn. Đó là nhận thức của bậc Thánh.

Kinh Bát đại nhân giác trình bày tám điều giác ngộ cũng không ngoài hai

phương cách nhận thức trên:

1. Điều giác ngộ thứ nhất:

- Thắng tri: Các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã.

- Tưởng tri: Nhận thức ngược lại, cho các pháp là thường, ngã…

2. Điều giác ngộ thứ hai:

- Thắng tri: Thiểu dục

- Tưởng tri: Tham dục

3. Điều giác ngộ thứ ba:

- Thắng tri: Biết đủ, lấy trí tuệ làm sự nghiệp

- Tưởng tri: Không biết đủ, lấy ngũ dục làm sự nghiệp.

4. Điều giác ngộ thứ tư:

- Thắng tri: Tinh tấn

- Tưởng tri: Giải đãi

5. Điều giác ngộ thứ năm:

- Thắng tri: Học rộng nghe nhiều

- Tưởng tri: Ngu si, không học

6. Điều giác ngộ thứ 6:

- Thắng tri: Bố thí bình đẳng

- Tưởng tri: Oán thán, trách móc

7. Điều giác ngộ thứ 7:

- Thắng tri: Giữ giới thanh tịnh, chí nguyện xuất gia

- Tưởng tri: Nhiễm ô, đắm nhiễm năm dục

8. Điều giác ngộ thứ 8:

- Thắng tri: Phát tâm đại thừa cứu độ chúng sinh thoát khỏi nhà lửa tam

giới

- Tưởng tri: Không ý thức được ba cõi bất an

Như vậy, Kinh Bát đại nhân giác rõ ràng là bản chỉ dẫn phương cách nhận

thức về thế giới và con người. Kinh khẳng định, chư Phật, Bồ-tát và các bậc

Đại nhân đã nhờ vào phương cách nhận thức này mà đến bờ Niết-bàn; và

rồi từ đó, quý ngài trở lại thế gian này để cứu độ chúng sinh cũng bằng cách

dạy cho chúng sinh phương cách nhận thức đúng đắn về thế giới và con

người thông qua tám điều giác ngộ.

Chúng ta còn nhớ Bồ-tát Văn-thù đã đặt vấn đề với cư sĩ Duy-ma-cật rằng:

Những người đã giác ngộ cuộc đời là huyễn mộng, đã tỉnh mộng rồi, thì đâu

còn bận tâm gì nữa đến cái lẽ thịnh suy của cuộc thế, vì tất cả đều như “hạt

sương mai đầu cành”, thì làm sao thực hành lòng từ?

Khi được hỏi như vậy, cư sĩ Duy Ma Cật thưa rằng: “Bồ-tát nhìn như vậy rồi

nghĩ rằng mình phải nói cho chúng sinh cái pháp như vậy, đó mới là đức từ

chân thật. Bồ-tát thi hành đức từ tịch diệt hay tình thương không điều kiện,

vì không sinh ra nữa” (Kinh Duy-ma). Theo đó, lòng từ bi hay tình yêu chân

thật mà chư vị Bồ-tát có thể thương yêu, chăm sóc cho chúng sinh không chỉ

dừng lại ở chỗ ban vui, bớt khổ; cũng chẳng phải như lòng từ của hàng

“Thanh văn, chỉ hướng đến mục đích tự lợi, như là một trong các phương

pháp tu tập thích hợp để đối trị tham, sân, si. Chẳng hạn như tu tập tâm từ

để đối trị tâm sân, tu tập tâm bi để đối trị tâm hại, tu tập tâm hỷ để đối trị

tâm bất mãn, không xứng ý, tu tập tâm xả để đối trị tâm tham dục” (Đại

chính 29, n0 1558, p.0150b23). Xuất phát từ tình yêu chân thật, Bồ-tát xót

thương chúng sinh bị luân hồi trong sáu nẻo, bị thiêu đốt trong nhà lửa tam

giới, nên mới khởi tâm cứu độ. Sự cứu độ đó phải được “thi hành bằng đức

từ tịch diệt, không sinh ra nữa”, tức là phải chỉ cho chúng sinh thấy được cái

nguyên nhân sâu xa của đời sống bất an và khổ đau, đó là do không nhìn

thấy được thực tướng hay bản chất của cuộc đời, để cắt đứt vĩnh viễn cái

nhân sinh tử luân hồi. Vì vậy, Bồ-tát nhìn thẳng vào bản chất của sự sống, và

bằng mọi phương tiện, cũng chỉ cho chúng sinh nhìn thấy bản chất ấy. Đó là

cách duy nhất để đưa chúng sinh thoát khỏi ngôi nhà lửa tam giới.

Kinh Bát đại nhân giác cho chúng ta thấy cách thể hiện tình thương của Bồ-

tát đối với chúng sinh, đó là chỉ cho chúng sinh thấy rõ tám điều đi đến giải

thoát.

Tám điều giác ngộ vừa có tác dụng xuất thế, vừa có tác dụng nhập thế.

Nghĩa là người Phật tử có thể nương theo tám điều giác ngộ này mà tu tập

thì chắc chắn đạt được giác ngộ, giải thoát; đồng thời, người Phật tử cũng có

thể lấy tám điều giác ngộ này để đi vào đời giáo hóa chúng sinh. Đây chính

là tính chất bất nhị trong hệ thống giáo lý của Phật giáo. Trong ý nghĩa tự độ

đã bao hàm ý nghĩa độ tha, trong phương tiện đã là cứu cánh. Chẳng hạn, ở

điều thứ tám có nói nguyện đại chúng sinh, thọ vô lượng khổ. Rõ ràng, ở

đây là đang còn trong giai đoạn tu tập, thế nhưng đã thay chúng sinh chịu

khổ, với mục đích là có thể giáo hóa cho chúng sinh hiểu được nỗi khổ đau

trong sinh tử luân hồi, nỗi khổ đau đó có nguyên do từ tham đắm năm dục,

để chúng sinh buông bỏ năm dục, hướng tâm đến giác ngộ, giải thoát. Như

vậy là đã độ tha. Cho nên, đối với Phật giáo, tự độ là đã độ tha rồi, độ mình

là độ người, độ người cũng là độ mình. Đó là tính chất bất nhị trong Phật

giáo.

Chúng ta có thể tóm lược lộ trình tu tập của Bát đại nhân giác như sau:

1, Quán chiếu để thấy được bản chất chân thực của thế giới và con người; 2,

hạn chế (thiểu dục) tham muốn; 3, nghệ thuật sống tri túc; 4, nỗ lực tinh

tấn; 5, học rộng, nghe nhiều, thành tựu biện tài; 6, bố thí cúng dường; 7, bất

nhiễm dục lạc thế gian; 8, cứu độ tất cả chúng sinh.

Tóm lại, những ai tự xem mình là Phật tử, thì ngày cũng như đêm phải luôn

luôn tụng niệm và quán chiếu Tám điều giác ngộ trên.