kinh nghiỆm hỌc cÁc mÔn

23
KINH NGHIỆM HỌC CÁC MÔN_chỉ dảnh cho sinh viên ngân hàng Hướng dẫn sử dụng: Dùng chức năng Find để tìm tên môn. Lưu ý: Việc học chỉ có hiệu quả, tức là bạn thu được kiến thức, khi đào sâu nghiên cứu. Những kinh nghiệm dưới đây chỉ hỗ trợ phần nhỏ cho bạn trong việc học, để việc tìm kiếm và sử dụng tài liệu được hiệu quả hơn và để đi thi điểm số được cải thiện phần nào (không khuyến khích học vì điểm). Lưu ý chung (áp dụng với tất cả các môn thi đề chung): Mỗi GV sẽ giảng kĩ ở một số phần và bỏ qua một số phần khác nhau nên tốt nhất là nên thường xuyên trao đổi với các bạn học thầy cô khác để nắm bài vì đề là thường đề chung và sử dụng ngân hàng đề (thầy cô soạn đề rồi đưa vào ngân hàng đề rồi “rút thăm trúng thưởng”). Nếu đựơc các bạn bên đại học và cao đẳng cũng nên tham khảo lẫn nhau vì nội dung môn học cũng như nhau cả thôi. Các bạn năm 3 nên chú ý là dù khác chuyên ngành, nhưng vẫn sẽ có nhiều môn giống nhau và nếu số tiết giống nhau thì đề vẫn có thể giống nhau nếu các bạn thi cùng một ca nên việc trao đổi qua lại vẫn cần thiết. Một điều nữa là cho dù đầu năm GV có dặn là thi đề riêng thì bạn cũng nên tham khảo các lớp khác trong lúc học vì nhiều khả năng là nó sẽ đựơc đổi thành đề chung vài ngày trước khi thi đó. Đã có nhiều trường hợp là GV hợp đồng từ những trường khác lúc đầu thông báo với lớp là đề riêng nhưng sắp đến ngày thi mới thông báo lại là đề chung. Và, nếu thấy đề cuối kỳ có giống đề giữa kỳ của lớp nào thì cũng đừng ngạc nhiên. Nếu được thì nên đi học đầy đủ, đặc biệt là khi có điểm danh hoặc phát biểu khi có khuyến khích vì 0,01 đôi khi cũng vô cùng quý giá. Thường thì có 3 buổi khá quan trọng: buổi đầu tiên (để biết cách thức làm việc và chia nhóm), buổi kiểm tra/thuýêt trình, buổi cuối (để biết hình thức kiểm tra). Kiểm tra giữa kỳ với tinh thần “cố gắng hết sức” vì thừơng hình thức kiểm tra sẽ

Upload: dongphuongduong

Post on 26-Jul-2015

584 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: KINH NGHIỆM HỌC CÁC MÔN

KINH NGHIỆM HỌC CÁC MÔN_chỉ dảnh cho sinh viên ngân hàngHướng dẫn sử dụng: Dùng chức năng Find để tìm tên môn.

Lưu ý: Việc học chỉ có hiệu quả, tức là bạn thu được kiến thức, khi đào sâu nghiên cứu. Những kinh nghiệm dưới đây chỉ hỗ trợ phần nhỏ cho bạn trong việc học, để việc tìm kiếm và sử dụng tài liệu được hiệu quả hơn và để đi thi điểm số được cải thiện phần nào (không khuyến khích học vì điểm).

Lưu ý chung (áp dụng với tất cả các môn thi đề chung): Mỗi GV sẽ giảng kĩ ở một số phần và bỏ qua một số phần khác nhau nên tốt nhất là nên thường xuyên trao đổi với các bạn học thầy cô khác để nắm bài vì đề là thường đề chung và sử dụng ngân hàng đề (thầy cô soạn đề rồi đưa vào ngân hàng đề rồi “rút thăm trúng thưởng”). Nếu đựơc các bạn bên đại học và cao đẳng cũng nên tham khảo lẫn nhau vì nội dung môn học cũng như nhau cả thôi. Các bạn năm 3 nên chú ý là dù khác chuyên ngành, nhưng vẫn sẽ có nhiều môn giống nhau và nếu số tiết giống nhau thì đề vẫn có thể giống nhau nếu các bạn thi cùng một ca nên việc trao đổi qua lại vẫn cần thiết. Một điều nữa là cho dù đầu năm GV có dặn là thi đề riêng thì bạn cũng nên tham khảo các lớp khác trong lúc học vì nhiều khả năng là nó sẽ đựơc đổi thành đề chung vài ngày trước khi thi đó. Đã có nhiều trường hợp là GV hợp đồng từ những trường khác lúc đầu thông báo với lớp là đề riêng nhưng sắp đến ngày thi mới thông báo lại là đề chung. Và, nếu thấy đề cuối kỳ có giống đề giữa kỳ của lớp nào thì cũng đừng ngạc nhiên.Nếu được thì nên đi học đầy đủ, đặc biệt là khi có điểm danh hoặc phát biểu khi có khuyến khích vì 0,01 đôi khi cũng vô cùng quý giá. Thường thì có 3 buổi khá quan trọng: buổi đầu tiên (để biết cách thức làm việc và chia nhóm), buổi kiểm tra/thuýêt trình, buổi cuối (để biết hình thức kiểm tra). Kiểm tra giữa kỳ với tinh thần “cố gắng hết sức” vì thừơng hình thức kiểm tra sẽ tương tự thi cuối kỳ và đôi khi điểm giữa kỳ lại là “cứu cánh”. Thi cuối kỳ với tinh thần “coi như không tính điểm giữa kỳ” vì đôi khi điểm cuối cùng lại là điểm thi cuối kỳ (nói cách khác là GV không tính điểm giữa kỳ, bạn có thể không tin nhưng lại có thật). Việc bớt phụ thuộc vào điểm giữa kỳ giúp bạn quyết tâm hơn cho bài cúôi kỳ.

Về tài liệu: Thường thi khi học sẽ sử dụng slide của GV, sách và đề cương/trắc nghịêm/ đề thi các năm trước bán ở các tiệm photo. Đối với giáo trình photo, bạn có thể ra 3 tiệm photo: kế phòng Đòan, kế thư viện và kế nhà giữ xe cổng trước để mua (tùy môn mà tiệm có thể có hoặc không). Đối với các xấp photo thì khoảng giữa học kỳ (trước khi kiểm tra giữa kỳ) và trước khi thi cuối kỳ bạn có thể viết tên tất cả các môn học trong kỳ ra 1 tờ giấy rồi mang đến tiệm photo kế phòng Đoàn và kế thư viện; đưa giấy và hỏi có tài liệu/đề cương/trắc nghiệm những môn đó không. Nên kiểm tra sơ qua là có trùng với xấp đã có. Khi sử dụng thì chấp nhận là chỉ dùng đựơc khoảng 30% số tờ trong xấp vì còn lại là lặp lại của 30% kia. (Số liệu do người viết tự ước đoán và đưa ra cho dễ hình dung, chưa có làm thống kê chính xác)

Đối với thuyết trình hay tiểu luận, mỗi GV sẽ có cách đánh giá khác nhau nên trước khi làm nên hỏi GV về yêu cầu của GV đó đối với bài thuyết trình/ tiểu luận. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng được đối với đề tài GV cho trước không

Page 2: KINH NGHIỆM HỌC CÁC MÔN

phải đề tài SV được tự chọn. Nếu đề tài do GV gợi ý, nhiều khả năng lớp khác của GV cũng có đề tài đó. Nếu đựơc, nên đến lớp đó xem thuyết trình, nghe nhận xét và câu hỏi của GV đối với nhóm thuyết trình đó (biết đâu câu hỏi đó sẽ đựơc đưa ra trong phần thuyết trình của bạn thì sao^^). Một lưu ý khác là khi thuyết trình thì GV thừơng ít khi giới hạn số câu hỏi mà “khán giả” đặt ra nên để tránh hỏi quá nhiều thì nên giới hạn trước câu hỏi trước khi thuyết trình (tuy nhiên nếu GV không cho giới hạn thì nên chuẩn bị tinh thần là câu hỏi sẽ đến tới tấp, nhất là khi thuyết trình những đề tài phổ biến).

Page 3: KINH NGHIỆM HỌC CÁC MÔN

Khái quát các môn: các phần liên quan đến kiểm tra chỉ mang tính tham khảo vì sẽ thay đổi theo từ học kỳ. Các phần được đánh dấu là những hình thức có thể xuất hiện, không nhất thiết là xuất hiện hết. Những phần không đề cập trong bảng sẽ được viết cụ thể bên dứơi. TT = thuyết trình

Môn Tài liệu Kiểm tra giữa kỳ Kiểm tra cuối kỳSlide Sách dùng chung Photo Tiểu

luậnKiểm

traKhác Đề mở Trắc

nghiệmBài tập

Câu hỏi tự luận

Đường lối CM ĐCS

X Đường lối CM ĐCS Đề cương

X TT X

Tư tưởng HCM

X Tư tưởng HCM X X X

Những nguyên lý cb của CN Mác-Lênin

X Những nguyên lý cb của CN Mác-Lênin

X X TTVấn đáp

X

Toán cao cấp X (ít) Toán cao cấp của thầy Lê Sĩ Đồng: 1 cuốn lý thuyết, 1 cuốn bài tập

Đề thi các năm

X X X

Xác suất thống kê toán

X Xác suất thống kê của thầy Lê Sĩ Đồng: 1 lý thuyết, 1 bài tập

X X

Mô hình toán kinh tế

Sách cùng tên mổn của ĐH Kinh Tế Quốc Dân

X X

Tin học đại cương

X Không X trên máy

Pháp luật đại cương

X Không(có thể tham khảo thêm một số giáo trình trong thư viện)

1000 câu TN

X X TT Tùy X Tùy

Lịch sử học thuyết kinh tế

X X

Kinh tế vi mô X Kinh tế vi mô của cô Hạnh hoặc Nguyên lý kinh tế học của Mankiw

TN X X X

Kinh tế vĩ mô X X Tùy X XAnh văn chuyên ngành

Tùy Banking transaction

Kỹ năng giao tiếp trong kinh

X Tùy X TT X X

Page 4: KINH NGHIỆM HỌC CÁC MÔN

doanhNguyên lý thống kê

X Nguyên lý thống kê (ĐHNH)

TN X X X

Nguyên lý kế toán

X Nguyên lý kế toán (ĐHNH)

X X X X

Kế toán tài chính

X Kế toán tài chính (ĐHNH)

X X X X X

Nhập môn Tài chính-Tiền tệ

tùy Tiền tệ ngân hàng (ĐHNH)

X X X X X

Tài chính doanh nghiệp

X Tùy X X TT X (X)

Phân tích TCDN

X Phân tích TCDN (ĐHNH)

X X X X

Luật kinh tế X Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản luật

X X

Luật NH X Luật các TCTD, Luật NHNN (mới) và các văn bản lụât

T X X X

Kinh tế lượng X X Thực hành máy

X X

Marketing XQuản trị học XHệ thống thông tin quản trị

X Hệ thống thông tin quản trị (ĐHNH)

X tùy TT X X X

Thị trường TC và định chế TC

X X X X X X X X

Tài chính quốc tế

X X X X TT X X

Kinh doanh ngoại hối

X Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối (ĐHNH)

X X X X

Xếp hạng tín nhiệm

X Xếp hạng tín nhịêm (ĐHNH)

Tùy X X X X

Thị trường chứng khoán

X Tùy X X X X

Tín dụng 1 X Tín dụng 1 (tài liệu ở tiệm photo)

X X X X

Bảo hiểm X Tùy X XThẩm định giá tài sản

X Sách thẩm định giá của thầy Ngọc

X X X

Page 5: KINH NGHIỆM HỌC CÁC MÔN

Đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản + Tư tưởng Hồ Chí Minh + Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin

Học các ý chính, học rộng và ngắn, vì học dài cũng không nhớ hết và viết không kịp. Nếu GV có cho đề cương thì cũng cẩn thận, tham khảo đề cương các lớp khác nữa, nếu không sẽ gặp trường hợp “đề ngoài đề cương” thì mệt đó. Có thể theo dõi thêm các sự kiện nổi bật trong thời gian học để phân tích sự liên quan giữa môn học với hiện tượng.

Tin học đại cươngGiữa kỳ: tùy GV: làm kiểm tra trên máy họăc tiểu luận. Cuối kỳ: kiểm tra trên máy: làm nhuần nhuyễn các dạng được dạy và bài tập được giao về nhà. Lưu ý: thực hiện CHÍNH XÁC TỪNG THAO TÁC theo hướng dẫn của giám thị coi thi, đặc biệt chú ý cách đặt tên file, chỗ lưu và 15’ lưu 1 lần (đã có trường hợp làm không đúng mà bị mất bài nên phải hết sức cẩn thận).

Pháp luật đại cươngMôn này có 2 người dạy chính: cô Dung và thầy Tùng. Học mỗi người sẽ cần tài liệu và cách học khác nhau, chỉ chung một cái là các văn bản luậtThầy Tùng: tài liệu = slide của thầy + xấp “1000 câu trắc nghiệm” (cũng chưa tới, thiếu vài chục câu thôi ^^) + đề cương ôn tập bán ở tiệm photo trong trường. Giữa kỳ: trắc nghiệm 100%. Cuối kì: trắc nghiệm + tự luận (thầy cho sẵn câu hỏi), đề đóngCô Dung: slide của cô. Giữa kỳ: thuyết trình. Cuối kỳ: trắc nghiệm + tự luận, đề mở, tham khảo xấp “1000 câu trắc nghiệm” và một số giáo trình.

Toán cao cấp + Lý thuyết xác suất thống kê toán + Mô hình toán kinh tếLàm kỹ các dạng được dạy, học kỹ công thức.Các môn này khá khó và nhiều công thức lại dễ nhầm lẫn trong quá trình tính toán nên phải cẩn thận. Trong quá trình học nên chú ý độ khó của mỗi phần để đưa ra chiến lược làm bài: làm phần dễ trước, phần khó sau chứ đừng làm theo thứ tự từ 1 đến 5.

Lịch sử học thuyết kinh tếCó 2 người dạy chính môn này là thầy Tuấn và thầy Nhật. Mỗi người có một cách dạy khác nhau.Thầy Tuấn có tài liệu riêng. Học thầy muốn điểm cao thì phải nỗ lực nhiều. (Mình không học thầy nên chỉ biết vậy thôi)Thầy Nhật thì dạy theo cách truyền thống: đọc chép. Muốn tìm hiểu thêm thì đọc sách ngoài. Thầy có nguyên tắc riêng và khá khó tính, nhất là việc giờ giấc. Thầy cho làm bài giữa kỳ nhưng không lấy điểm mà tính luôn điểm cuối kỳ (thầy không nói nhưng thi xong nhìn điểm thì ai cũng hiểu là như vậy)

Kinh tế vi môTài liệu: theo yêu cầu của GV (thường là sách của cô Hạnh và sách “Nguyên lý kinh tế học” của Mankiw, slide GV) + xấp đề ở các tiệm photoGiữa kỳ: bài kiểm tra: trắc nghiệm hay tự luận là tùy GV. Cuối kỳ: học trên tinh thần là có cả trắc nghiệm và tự luận, tự luận thường là điền số, điền từ, phân tích,

Page 6: KINH NGHIỆM HỌC CÁC MÔN

vẽ sơ đồ, nhất là sơ đồ cung cầu. Năm mình kiểm tra thì đề chung theo kiểu là mỗi phòng 3 đề của 3 người khác nhau ra thay vì mỗi ca một đề như các môn khác.

Kinh tế vĩ môCó 2 người dạy chính môn này là thầy Kiên và cô Hiền. Mỗi người có một hướng dạy khác nhau và yêu cầu nghiên cứu những tài liệu khác nhau.Cô Hiền: dạy thiên về bài tập và các bài tập ko hề đơn giản. (Không học cô nên chỉ biết vậy thôi). Giữa kỳ là 1 bài kiểm tra giấy.Thầy Kiên: thiên về lý thuyết, tư duy, suy luận. Cũng có bài tập nhưng khá đơn giản. Tài liệu thêm: Nguyên lý kinh tế học của Mankiw, các bài báo theo chỉ định của thầy… Học thầy thì khá vất vả: làm tiểu luận cá nhân, tiểu luận nhóm (hoặc kiểm tra giấy), đọc bài báo chỉ định, tìm hiểu theo yêu cầu, trả bài và điểm danh hằng ngày nhưng kiến thức thu được thì cũng nhiều.Đề kiểm tra cúôi kỳ được chọn làm 1 trong 2 đề do 2 GV ra (thường thì học ai sẽ làm đề của người đó). Đề của thầy Kiên có trắc nghiệm, câu hỏi tự luận liên quan đến tổng cung tổng cầu kèm vẽ sơ đồ, câu hỏi tự luận yêu cầu phân tích 1 sự kiện thực tế dựa trên kiến thức đã học (thường thì đó sẽ là sự kiện kinh tế nổi bật trong học kì đó). Đề của cô Hiền gồm câu hỏi tự luận lý thuyết và bài tập.Anh văn chuyên ngànhPhoto = đề thi + mấy xấp giải thích nghĩa của từ mấy năm trước ở các tiệm photo trong trường là được (2 tiệm có hết mà hình như là không giống nhau đâu). Đề thi cuối kỳ có 5 phần:1/ Cho giải thích nghĩa yêu cầu mình tìm từ: không khó lắm, chỉ cần chăm chỉ đọc mấy xấp giải thích nghĩa là đựơc, coi kỹ các phần bài tập kiểu này ở dưới các bài đọc (đi thi thấy cũng khá giống)2/ Điền giới từ: đọc kỹ các bài đọc và các bài tập có liên quan giới từ.Điền từ với dạng đúng (cho sẵn từ): cái này thì phải dựa vào vốn anh văn sẵn có thôi, trong sách cũng có một số bài dạng này, có thể tham khảo3/ Điền từ vào một đoạn văn: đề mình làm cho từ sẵn nên cũng không khó, cũng một phần là vốn từ có sẵn + hiểu đoạn mình điền4/ Đọc bài rồi trả lời câu hỏi: phần này thì điều duy nhất mình nói được là "Good luck", bài đọc khá khó, câu hỏi thì... không hiểu nó hỏi gì và không biết điền gì vào chỗ trả lời, chém gió là chính.5/ Phần viết: chủ đề các bài viết thường là chủ đề của các bài đọc trong sách ở chương 1, 2, 3, 6 chỉ có một số chủ đề đặc biệt như: bàn về "banker's draft" (banker's draft không có bài viết riêng), có thể đi sâu vào bàn advantage của check họăc thẻ tín dụng..., ngay cả chu trình của thẻ tín dụng, công dụng của các thẻ còn kêu viết mà

Nguyên lý thống kêMôn này không khó, chăm làm bài tập là được, chỉ cần cảnh giác cánh dùng từ và hiểu + kĩ định nghĩa (đây là những chỗ gài bẫy nhiều). Tham khảo các câu trắc nghiệm cuối sáchÝ kiên riêng: cô Quỳnh Phương giảng môn này rất dễ hiểu, cô cũng rất nhiệt tình, nếu có vấn đề liên quan đến bài có thể đến lớp cô.

Page 7: KINH NGHIỆM HỌC CÁC MÔN

Nguyên lí kế toán- Tài liệu: bảng hệ thống tài khoản (mua ở Thư viện trường), sách (bán tận

lớp), slide GV, bài giải bài tập (tiệm photo kế phòng đoàn), xấp đề cương (2 tiệm photo trong trường). Nếu thích có thể mua thêm sách Kế toán tài chính (trong phần bài tập NLKT có nhiều định khoản mà sách NLKT không có nhưng trong sách KTTC có, nếu mua nên mua luôn sách thật vì thi KTTC đề mở và chỉ được dùng sách thật)

- Chăm làm bài tập, làm nhuần nhuyễn thuộc làu tài khoản thì sẽ lấy được 70% của 70%, phần lý thuyết 30% của 70% thì ôn kĩ trong xấp đề cương và lưu ý các lý thuyết có tính ứng dụng cao. Giữa kỳ thường gồm 1 bài kiểm tra, có thể có thêm điểm chuyên cần (hình thức cho điểm chuyên cần thì tùy GV, thường là làm nhiều bài kiểm tra nhỏ)

Kế toán tài chính- Tài liệu: bảng hệ thống tài khoản (mua ở Thư viện trường), sách (bán tận

lớp), slide GV, bài giải bài tập (tiệm photo kế phòng đoàn), xấp đề thi (2 tiệm photo trong trường).

- Cách học thì tương tự nguyên lý kế toán. Đọc kỹ và cố gắng hiểu lý thuyết. Thi cuối kỳ có 1 bài định khoản đơn giản nhưng gài bẫy, 1 bài hỏi về lý thuyết theo dạng hiểu, so sánh và 1 bài định khoản nhiều nghiệp vụ. Khi thi thì chỉ được mang theo sách gốc (không được mang sách photo), nếu được thì nên giữ sách sạch sẽ (muốn ghi gì thì ghi trong vở hoặc slide) vì nghe nói mấy năm trước có giám thị không cho mang sách có ghi chữ vào. Tinh thần là “được mở thì cũng vậy thôi”, không dò được gì nhiều, kể cả câu lý thuyết. Với lại, khi thi thì được mang cả bảng tài khoản nên nếu chỉ nhớ mang máng số hiệu tài khoản thì lấy bảng ra xem chứ đừng dựa vào trí nhớ.

Nhập môn tài chính tiền tệ:Tài liệu: slide GV thì nên tham khảo slide cô Hoa, thầy Khiêm và thầy Dân, phần bài tập và so sánh thường không được in trong slide nhưng có thể có trong đề thi nên nếu được thì nên mượn thêm vở ghi chép của bạn, xấp đề cương 90 câu hỏi và trả lời, các đề thi các năm trứơc trên sinhviên ngân hàng.Đề cuối kỳ nhiều câu hỏi nhỏ, một số là dạng học thuộc, một số là suy luận. Khi ôn thi nên tóm gọn nội dung, vì học nhiều chép cũng không kịp, người chấm lại không thích, cứ ngắn gọn xúc tích là đựơc. Lưu ý coi kỹ các bài tập và các bài áp dụng sơ đồ cung cầu. Đề có thể cho lại đề của các năm trứơc kèm thêm 1-2 câu hỏi nhỏ mới.

Tài chính doanh nghiệpTài liệu: mỗi GV sẽ cho tài liệu khác nhau (về cả slide và sách) nên nhất định phải học nhóm với các bạn ở các lớp khác vì cuối kỳ là đề chung, mỗi ca 1 đề của 1 người. Bài tập thì có xấp Bài tập Minh Hải và xấp Bài tập Quỳnh Anh (tên do người viết đặt), một số thầy cô dùng xấp MH, một số dùng xấp QA, phải luyện nhuần nhuyễn cả 2 xấp. Nếu học thầy Nhật thì nên chú ý vì quan điểm của thầy khác với các thầy cô khác dạy môn này). Ba GV nhắc ở trên là 3 người ra đề, phải luyện đủ bài tập và slide của 3 người này, đặc biệt là slide lý thuyết của cô Minh

Page 8: KINH NGHIỆM HỌC CÁC MÔN

Hải. Đề của cô Minh Hải có các dạng trong xấp MH và các lý thuyết trong slide của cô, đề của thầy Nhật thì có các bài tập thầy dạy (hình như cũng khác các thầy cô khác), đề của cô Quỳnh Anh thì gồm các bài tập trong xấp QA.Tuy nhiên, nếu học cô Mai thì không cần quan tâm những điều ở trên, cứ học theo slide cô, luyện nhiều bài tập và lý thuyết để làm trắc nghiệm. Phạm vi dạy của cô hẹp nên nếu đựơc thì nên đào sâu hơn hoặc đi học ké để có kiến thức cho các học kỳ sau. Nếu đi học ké thì nên học thầy Hưng vì thầy dạy nhiều và kỹ, cô Minh Hải truyền đạt kiến thức cũng nhiều (cô hay kể chuyện trên lớp, chủ yếu chuyện về kĩ năng sống, dù cũng có liên quan bài). Các tài liệu mà thầy Hưng cung cấp (cho lớp mượn photo) cũng rất hữu ích: sách Quản trị tài chính ĐH Florida (ra tiệm photo kế thư viện hỏi thì cũng có), sách TCDN (ĐHNH), sách TCDN… Cuốn TCDN căn bản, TCDN hiện đại của Nguyễn Minh Kiều mà cô Minh Hải giới thiệu cũng rất hay.

Phân tích TCDNTài liệu thêm: xấp bài giải bài tập (có nhiều chỗ sai nên lúc làm bài cần lưu ý) và xấp đề các năm trứơc (chủ yếu là tham khảo để làm bài giữa kỳ, bài cuối kỳ không giống dạng trong xấp) ở tiệm photo. Vẫn là hiểu được mối tương quan giữa các khoản mục trên các báo cáo (trong cùng báo cáo và giữa báo cáo này với báo cáo kia), làm hết các bài trong sách (thường là chương 2 tự đọc và không thi). Không bỏ qua các chi tiết nhỏ nhặt (không xem thường chương 1 và cách gọi tên các phương pháp tính). Một số lưu ý:

- Tính toán cẩn thận vì đề thi có nhiều câu, mỗi câu lại chia thành các câu nhỏ và các câu nhỏ đó liên quan đến nhau, sai câu đầu là sai cả bài.

- Lưu ý cách đặt năm trong bài (có lúc đặt năm N trước năm N-1 sau và ngược lại) và năm mà đề bài hỏi.

- Đề thi dàn trải tất cả các chương được dạy và đôi khi cả phần không được dạy (người này dạy nhưng chưa chắc người kia dạy) nên đừng học tủ.

- Làm câu dễ trước, câu khó thì từ làm sau- Cẩn trọng với ngôn từ của đề: cùng một yêu cầu nhưng diễn đạt dứơi nhiều

cách khác nhau có thể gây hiểu lầm, nên lúc ôn cố gắng làm càng nhiều đề càng tốt để biết là gặp cái yêu cầu như vậy thì mình phải tính cái gì. Thường thì 1 câu lớn sẽ nằm trong 1 chương nên cũng có thể dựa vào những câu xung quanh để đóan.

- Học ai thì nên làm và trình bày theo cách của người đó- Làm bài tập thiệt nhiều để nhớ cách trình bày

Nên đi học ké cô Phượng hoặc thầy Vinh vì 2 GV này dạy nhìêu phần mà các GV khác không đề cập tới và khi học thì nên học đầy đủ các buổi (có thể bỏ qua bữa đầu thôi), đặc bịêt là những buổi sau, vì các phần đặc biệt thường được dạy ở những buối sau. Một lưu ý nho nhỏ khi đi học ké cô Phượng là nên ngồi phía trên để tăng sức tập trung vì cô lớn tuổi, giọng đều đều, dễ buồn ngủ; cô không cho slide nên nếu được thì mang theo slide của GV khác hoặc tập trung chép, đặc biệt là những phần cô giảng. Còn khi đi học ké thầy Vinh thì nên đi sớm, lớp rất đông,

Page 9: KINH NGHIỆM HỌC CÁC MÔN

chuẩn bị tinh thần là bài giảng của thầy dài (giờ học thường từ 7h15 đên 11h15, có khi 11h30), thỉnh thoảng lan man, giọng thầy to, dễ mệt mỏi.Luật kinh tếMôn này thì có 4 người dạy chính: thầy Huy, cô Dung, thầy Tùng, cô Linh. Cuối kỳ thì chỉ có cô Linh thi đề riêng, đề đóng; năm mình lớp cô thi “đề ngoài đề cương” (cô dặn là không thi nhưng cuối cùng lại ra thi). Các thầy cô còn lại cho thi đề chung, đề mở. Dạng na ná nhau với 2 phần là 4 câu hỏi đúng sai và câu tình huống với câu hỏi nhỏ liên quan đến quyền hạn của những người xuất hiện (với quyền đó thì họ hành động như vậy là đúng hay sai), % được tiến hành họp, % số biểu quyết thông qua vấn đề, % sở hữu… Không hiểu sao đến phần của mình thì 4 câu hỏi, 1 tình huống với 1 câu duy nhất là “Anh/chị hãy bình luận các sự kiện trên”.Về kiểm tra giữa kỳ thì mỗi thầy cô có hình thức khác nhau:

- thầy Huy: tiểu luận + thuyết trình: cách tính điểm của thầy dựa trên đánh giá với cả 2 phần (đòi hỏi tiểu luận phải vừa dài vừa có nội dung, thuyết trình thì phải lưu loát và thu hút sự chú ý – bằng hình thức diễn kịch,…nói chung là không thuyết trình thuần). Khi kết thúc thì thầy sẽ hỏi từng người, trừ người thuyết trình nên tất cả các thành viên phải chuẩn bị thật kỹ. Nên giới hạn câu hỏi của khán giả để đỡ mất thời gian.

- Cô Dung: thuyết trình, tương tự môn Pháp luật đại cương- Thầy Tùng: kiểm tra trắc nghiệm; thầy cũng đưa trước xấp trắc nghiệm

Trong quá trình học thì nên đọc kĩ luật, lưu ý những phần liệt kê, các con số nói chung (số %, số ngày, số ngừơi…), quyền được làm gì và không làm gì của pháp nhân, thể nhân. Đặt trong thế so sánh, đối chiếu giữa các hình thức sẽ dễ nhớ hơn.

Luật ngân hàngTài liệu sẽ theo yêu cầu của GV, chủ yếu là sách của đại học luật Hà Nội (vô thư viện mượn photo cũng đựơc), luật ngân hàng, luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực 2011, các văn bản luật khác (khá nhiều, có thể mượn cuốn của cô photo ra hoặc ra tiệm photo kế thư viện, không đủ thì bổ sung thêm hoặc mượn những người đã có và photo ra; 3 cách này đỡ mất công hơn là lên mạng tự in ra). Giữa kỳ gồm bài kiểm tra và thuyết trình + tiểu luận. Thuyết trình thì cần hiểu sâu vấn đề chứ không qua loa được. Kiểm tra thì chủ yếu là nhắm vào các phần có liên quan tới số, phân lọai, năm họat động, các phần có tính liệt kê… trong tài liệu. Đọc kĩ tài lịêu: nếu có mâu thuẫn nhau thì nên biết theo tài liệu nào.Tùy theo GV mà hình thức ra đề sẽ khác nhau và việc đề đóng hay mở cũng sẽ tùy thuộc GV. Môn này ít chỉ nhưng khá nặng.

Kinh tế lượngMôn này có 2 người dạy chính là thầy Tùng và thầy Thái, mỗi thầy có slide riêng và cách dạy riêngPhạm vi kiến thức thầy Thái dạy rộng hơn thầy Tùng nhưng thầy Tùng là người ra đề.Ai học thầy Tùng thì nên đi học ké hoặc đọc thêm slide thầy Thái, ai học thầy Thái thì nên tham khảo đề giữa kì của thầy Tùng để thi cuối kỳ.

Page 10: KINH NGHIỆM HỌC CÁC MÔN

Giữa kỳ thì làm bài giấy và thực hành trên máyMôn này kiến thức mênh mông, nếu học thật sự thì rất khó, nhưng các thầy lại không đòi hỏi cao ở môn này nên đề cũng không có tính đánh đố, chỉ cần làm đi làm lại các dạng đã được dạy là được. Đề mở nên nếu được chuẩn bị trước phần trình bày ở các dạng để bài dễ nhìn, đi thi cũng tự tin hơn.

Marketing + Quản trị họcHai môn này thì tài liệu và cách kiểm tra giữa kỳ tùy GV và thay đổi từng học kỳ. Thi cuối kỳ cũng vậy, thường là thi đề chung nên phải trao đổi thêm với các lớp khác về tài liệu cũng như nội dung. Lưu ý các bài tập. Tinh thần đi thi là “không biết thì cứ lụi” (nếu thi trắc nghiệm)

Hệ thống thông tin quản trịMôn này thì tất cả thầy cô đều dùng một slide nhưng nội dung giảng lướt phần nào kỹ phần nào cũng không giống nhau nên trao đổi qua lại vẫn là cần thiết.Giữa kỳ: kiểm tra + thuyết trình casestudy + các dạng lấy điểm khác (tùy GV nhưng nói chung là giữa kỳ có 4 cột).Cuối kỳ: đề trắc nghiệm (30 câu) + tự luận (1 câu bài tập AON hoặc AOA và 3 câu lý thuyết). Nên học cả trong sách lẫn slide, nếu trong slide chỉ có sơ đồ thì nên mở sách ra HỌC các phân tích các yếu tố trong sơ đồ, nếu trong slide có phân tích thì nên mở sách ra xem ví dụ. Lưu ý các sơ đồ và bảng tóm tắt trong slide lẫn sách. Khi đọc sách, nên có slide đi kèm, phần nào sách có slide không có thì đánh dấu (khả năng cho ra trắc nghiệm rất cao), còn phần nào slide nói sơ sơ sách nói kĩ thì có khả năng ra tự luận. Thứ tự ôn bài: 1, 2, 4, 7, 5, 3, 6 (chương này quan trọng là công thức và đánh giá khả thi), 8 (chương này chỉ cần đọc slide). Làm bài trắc nghiệm và tự luận cùng tờ giấy, chỗ chừa ít nên viết ngắn gọn xúc tích, chữ nhỏ. Nếu được, nên tham khảo phần dặn dò trước khi thi của lớp cô Châu.

Thị trường tài chính và định chế tài chínhTài liệu: slide GV (nên tham khảo slide thầy Vũ, đầy đủ nhất), sách TTTC (dù mua về cũng không đọc nhiều, quan điểm cũng không giống các thầy cô trong trường)Giữa kỳ: tùy GV. Cuối kỳ: trắc nghiệm (bài tập + lý thuyết, 30 câu) và tự luận (lý thuyết, thường là so sánh, 2 câu nhỏ). Đề rất dài, thời gian chỉ có khoảng 60 phút nên chỉ nên dành ¼ thời gian cho tự luận. Trắc nghiệm thì đánh theo thứ tự: lý thuyết (không rõ thì lụi rồi cho qua luôn) bài tập ngắn (đây là các bài suy luận, kiểu như y=f(x), x biến đổi thì y biến đổi như thế nào và ngược lại) bài tập đấu thầu trái phiếu các dạng bài tập khác (xem kỹ trong silde thầy Vũ) bài tập liên quan tỷ giá và forward (1 bài gồm nhiều câu, khá rắc rối)

Tài chính quốc tếTài liệu: tùy yêu cầu GV, chủ yếu là slide GV, sách Tài chính quốc tế của Nguyễn Văn Tiến. Sách này tham khảo thui, tức là xem cũng không nhiều và nên tập trung vào các bài tập có liên quan đến những phần đựơc dạy trong slide. Thi gồm trắc nghịêm và tự luận (lý thuyết và bài tập).Giữa kỳ bao gồm bài kiểm tra và thuyết trình. Bài kiểm tra có thể chia ra như sau: 1/ trắc nghiệm lý thuyết + tính toán 2/ câu hỏi về phần thuyết trình (nên phải thu

Page 11: KINH NGHIỆM HỌC CÁC MÔN

thập các bài thuyết trình, nắm ý chính và chú ý trong giờ thuyết trình, nhất là lúc đặt câu hỏi và nhận xét) 3/ bài tập: cũng như nhiều bài liên quan tỷ giá, rất dễ tính lộn, nên cẩn thận.Môn này đòi hỏi cả hiểu và nhớ vấn đề. Việc học kết hợp môn này và môn kinh doanh ngoại hối sẽ giúp nhuần nhuyễn phần tỷ giá và cách lưu chuyển dòng nội tệ và ngoại tệ. Kiến thức của hai môn này trùng nhau khá nhiều nên học vững môn này thì học môn kia sẽ đỡ vất vả hơn. Khi thi thì trắc nghiệm lý thuýêt khá khó và cũng “bất ngờ”, nên nếu được thì nên tập trung nhiều một chút vào tính toán (nhưng tất nhiên là phải hiểu thì mới tính toán đúng). Tự luận cũng chủ yếu là bài tập, rơi vào các phần tính toán dài, dù được chia ra nhiều câu nhỏ nhưng sai câu đầu là “tiêu” câu sau nên cũng cần cẩn thận

Kinh doanh ngoại hối:Môn này thì tùy theo chuyên ngành mà đòi hỏi sự chuyên sâu, số tiết khác nhau.Tài liệu: slide (chú ý phần lý thuyết và các trình bày các bài tập ví dụ), sách Kinh doanh ngọai hối BUH (cố gắng luyện các bài tập trong này, nhất là các bài được dặn và có trong phần sẽ thi), xấp đề tiệm photo (cũng không trúng nhiều).Quan trọng là hiểu quy luật, làm quen tay, phản xạ nhanh, các câu trắc nghiệm có tính suy luận và dựa vào quy luật. Cách trình bày bài tự luận cũng khá quan trọng và nếu được, nên trình bày theo GV dạy. Về tỷ giá thì lúc học thừơng là yết trực tíêp nhưng đi thi thì hầu hết là yết gián tiếp (kể cả bài tự luận) nên nói chung là cần “đề cao cảnh giác”.Giữa kỳ và cuối kỳ thì đều là trắc nghiệm và tự luậnMôn này mình được học thầy Thịnh (hầu hết bạn mình học môn này đều học thầy), thầy giảng kĩ, nhiệt tình nhưng hơi nhanh nên bạn nào học thầy thì nhớ tập trung nhiều một chút thì mới theo kịp.

Xếp hạng tín nhiệmMôn này thì có 3 người dạy chính là thầy Chinh, thầy Hiếu và cô Thương. Trong đó đáng chú ý nhất là thầy Chinh và thầy Hiếu và phải nói là muốn học được môn này thì nên học cả 2 người.Thầy Chinh: bạn nào học đến năm 3 thì chắc chắn sẽ được nghe những lời khen dành cho thầy từ cả sinh viên lẫn GV: thầy có kiến thức sâu về ngân hàng, dạy hay. Với môn XHTN thì thầy đi nhiều vào lý thuyết, đặc biệt là phần phân loại nợ và phân tích các chỉ tiêu trong bảng chấm điểm xếp hạng (thầy Hiếu thì có giải thích nhưng không đi sâu vào phần này). Kiểm tra giữa kỳ của thầy là câu hỏi tự luận, khá khó, phải hiểu bài mới làm được. Có điều là giọng thầy hơi to nên tốt hơn là né loa ra. Thầy thường gọi trả lời câu hỏi và nếu trả lời không đúng thì sẽ được nghe thầy “bình luận” (thầy nói hơi nặng nên đối với các bạn nữ thì hơi sốc một chút). Thầy Hiếu: thầy đi nhiều về kiến thức liên quan đến thực tế và bài tập (quan điểm của thầy là làm bài tập mới nhớ lý thuyết), đặc biệt là các mô hình xếp hạng và cách đánh giá chỉ tiêu thực tế. Điểm giữa kỳ của thầy được chia làm: bài luận 1 trang, 1 bài tập về mô hình xếp hạng, 1 bài xếp hạng công ty thực tế làm nhóm, 1 bài kiểm tra giấy đề đóng, phát biểu hoặc sửa bài tập cộng điểm. Các bài này đều

Page 12: KINH NGHIỆM HỌC CÁC MÔN

có thời hạn nộp và nộp sau hạn sẽ bị 0 điểm; trình bày không đúng như thầy dặn thì cũng 0 điểm; gửi lộn mail cũng 0 điểm nên phải cẩn thận. Có một phần thầy dạy nhiều mà ra thi chỉ chiếm 1 câu trắc nghiệm là mô hình xếp hạng, gần giống với kinh tế lượng (thật ra là nhìn công thức rồi cho biết tác động của biến độc lập đối với biến phụ thuộc). Bài giữa kỳ của thầy (trừ câu về mô hình xếp hạng) gần giống với đề cuối kỳ, nhất là câu xếp hạng công ty, nên phải chú ý. Trong quá trình giảng thì thầy thường lồng kiến thức thực tế vào lý thuyết mà không nhấn mạnh là cuối cùng đi thi thì dùng công thức nào tính nên nếu không rõ thì phải hỏi lại. Về phần xếp hạng doanh nghiệp thì cách tính chỉ tiêu và cách chọn điểm của thầy Chinh với cô Thương hơi khác với thầy Hiếu nên các bạn nhớ xem của thầy Hiếu. Tài liệu của thầy Hiếu có một số bài tập nhưng trọng tâm vẫn là các bài tính điểm, còn lại là các bài để thực hành phân loại doanh nghiệp thôi.Cô Thương thì giữa kỳ cho làm kiểm tra và xếp hạng công ty thực tế.Đề cuối kỳ: trắc nghiệm dàn trải ở cả 5 chương, gài bẫy cũng nhiều nên phải đọc đề cẩn thận. Bài tập xếp hạng doanh nghiệp thì không khó nhưng ra thì sai nhiều cái “vô duyên”:

- Tính số trong bảng sai- Tính số đúng mà dò bảng lệch hàng -> chọn sai- Phân loại DN sai: thường là nhầm giữa Thương mại và Công nghiệp. Khi

làm bài tập thì thường Công nghiệp nên đi thi mà ra Thương mại sẽ khiến sinh viên lúng túng. Chọn đúng loại mà khi dò bảng lật không đúng trang (1)

- Xác định quy mô sai: lưu ý đơn vị khi tính thuế phải nộp nếu nó có thêm thuế khác. Lưu ý vốn được chọn để xác định quy mô là mục B cột nguồn vốn. Lưu ý là xếp hạng thời kì hay thời điểm để chọn số lao động thời kì hay thời điểm (2)

- Sai (1) (2) phần trên thì sẽ sai điểm tài chính- Chọn điểm sai dù chỉ tiêu tính đúng và lật đúng trang: phải chọn theo cách

thầy Hiếu thì mới ra đựơc điểm như của đề.- Xác định sai loại hình doanh nghiệp: tính % vốn nhà nước chiếm trong vốn

điều lệ kết hợp loại hình mà đề nêu để suy ra loại hình (3)- Sai (2) và (3) sẽ sai điểm phi tài chính- Xác định sai việc công ty đã kiểm toán hay chưa: “đã kiểm toán” = đã kiểm

toán, “đã kiểm toán nội bộ/cty kiểm toán địa phương” = chưa kiểm toán (4)- sai (3) và (4) sẽ sai điểm tổng thể- xác định sai hạng dẫn đến cách giải quyết sai

Đề thường yêu cầu nêu ý nghĩa của việc xác định quy mô và lọai doanh nghiệp nên cũng cần chú ý.Câu thứ ba trong đề có thể là tính toán liên quan đến phân lạoi nợ (phải học thầy Chinh mới biết) hoặc bình luận vấn đề liên quan xếp hạng (cũng là sự kiện nổi bật trong học kì).

Thị trường chứng khoán

Page 13: KINH NGHIỆM HỌC CÁC MÔN

Môn này mình mới biết có 2 người dạy là cô Nhân và cô Lanh. Hướng dạy của 2 cô khác nhau khá nhiều.Cô Nhân: giáo trình Thị trường CK (ĐHNH), cô đi khá sâu về bài tập.Cô Lanh: giáo trình Thị trường CK (ĐH Kinh Tế), kiến thức cô truyền đạt tương đối tổng quát.Một số điểm cần lưu ý là học hết, phần lý thuyết thì đề sẽ cho ra cả những vấn đề rất nhỏ. Bài tập nên kỹ các phần phát hành, đặc biệt cách tính tóan, những sai phạm của người đấu thấu có thể có, đi kèm là các khoản phạt và hướng giải quyết nếu bán không hết. Đồng thời tìm hiểu đế biết khi phát hành các loại giấy tờ có giá thì ảnh hưởng như thế nào đến bảng cân đối kế toán. Phần khớp lệnh gần như là chắc chắn có trong đề, nên xem kĩ và làm nhuần nhuyễn.

Tín dụng 1Môn này chủ yếu là đi về lý thuyết, không tính toán nhiều. Lý thuyết thì ÔN HẾT trong cả slide, cuốn TD1 (chỉ là tài liệu photo, không phải là sách), thông tư nghị định theo yêu cầu của GV, nhất là thông tư 13 và Basel II (Basel II khá dài nên nếu không có thời gian thì nên tập trung chú ý trên lớp), đặc biệt chú ý tới các con số và những vấn đề liên quan đến vốn, nhất là vốn tự có. Thường xuyên theo dõi báo chí về họat động ngân hàng, lưu ý tìm hiểu những sự kiện nổi bật và liên kết với bài học. Thực hiện nhiều so sánh, bất kỳ cái gì so sánh được thì cứ mang ra so sánh, vửa hiểu bài, vừa có thể ra thi. Môn này 2 người dạy 1 lớp nên có nhiều GV dạy, kiến thức truyền đạt đa dạng phong phú nên cần nâng cao tinh thần đoàn kết, chia sẻ kiến thức và…đề giữa kỳ. Đọc đề cẩn thận, vì cạm bẩy giăng giăng ở các câu trắc nghiệm. Một phần nhỏ liên quan đến dòng ngoại hối thì nên tham khảo bên môn Kinh doanh ngoại hối, bên đó viết dễ hiểu hơn.

Bảo hiểm\Môn này có 3 thầy cô dạy chính là thầy Ngọc, cô Châu và thầy Đán. Trong đó thầy Đán có “phong cách” dạy khác với cô Châu và thầy Ngọc.Cô Châu và thầy Ngọc sử dụng sách Bảo hiểm (ĐHNH), chủ yếu đi về bài tập các loại bảo hiểm (tất nhiên là vẫn dạy lý thuyết). Học thầy Ngọc thì khá nhẹ nhàng với 1 bài kiểm tra. Học cô Châu thì khá vất vả với các bài tập chạy làm nhóm mỗi ngày và 1 bài kiểm tra giữa kỳ (cả 2 đều khó).Thầy Đán sử dụng sách Nguyên lý bảo hiểm (ĐH kinh tế), chủ yếu đi về lý thuyết. Ngoài slide và sách, thầy còn yêu cầu đọc các tài liệu mà thầy gửi cho lớp. Và tất nhiên là trong bài kiểm tra sẽ có rồi, cả giữa kỳ lẫn cuối kì. Nên xem thêm xấp trắc nghiệm bảo hiểm của đại học kinh tế, sẽ trúng khá nhiều câu (còn đáp án trúng hay không lại là chuyện khác), vì vậy cần xem ngay từ đầu rồi hỏi thầy (tất nhiên là không cầm xấp đó lên hỏi) chứ đừng để gần kiểm tra mới xem thì không biết hỏi ai. Một số phần cần lưu ý thêm là cam kết WTO, các nước đứng đầu về phí bảo hiểm các loại (trong tài liệu thầy gửi). Thi cuối kỳ sẽ có một nửa là từ giữa kỳ, nửa còn lại là các phần thầy giảng sau khi kiểm tra giữa kỳ nên cần chú ý, đừng bỏ qua bất cứ phần nào, lưu ý thêm phần đầu tư tài chính của cty BH. Giữa kỳ của thầy gồm 1 bài luận nhóm và bài kiểm tra trắc nghiệm. Cuối kỳ trắc nghiệm 100%. (mình học thầy Đán nên rành bên này hơn)

Page 14: KINH NGHIỆM HỌC CÁC MÔN

Thẩm định giá tài sảnMôn này có 2 người dạy chính là thầy Ngọc và thầy Lộc.Mình chỉ mới có kinh nghiệm học thầy Ngọc thôi. Kiến thức thì tập trung chủ yếu trong slide, bài tập thì làm hết trong sách thẩm định giá của thầy Ngọc. Khi làm thì nên trình bày ra rõ ràng, nhất là các bài phần đề thi vì nhiều khả năng sẽ có trong bài giữa kỳ. Nếu cuối kỳ thi tự luận thì nên chú ý các bài tập thầy cho buổi cuối, có khả năng sẽ có trong đề. Thầy chủ yếu chấm kết quả (cả cuối lẫn giữa kỳ) nên nhất định phải cẩn thận trong tính toán. Nếu thi trắc nghiệm thì chú ý các câu trắc nghiệm trong slide của thầy. Trong quá trình học, có thể tham khảo thêm sách thẩm định giá của Nguyễn Minh Điện, trong này nói rất kĩ, nhiều bài tập giống sách thầy Ngọc và có giải.