kinh nghiỆm xÂy dỰng vÀ triỂn khai kẾ hoẠch cẢi cÁch...

187
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở CẤP TỈNH Trong khuôn khổ Chương trình Quản trị Nhà nước và Cải cách Hành chính do Đan Mạch tài trợ (GOPA I, giai đoạn 2008-2011) Hà Nội 2013

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

KINH NGHIỆM XÂY DỰNGVÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCHCẢI CÁCH HÀNH CHÍNHỞ CẤP TỈNH

Trong khuôn khổ Chương trình Quản trị Nhà nước và Cải cáchHành chính do Đan Mạch tài trợ (GOPA I, giai đoạn 2008-2011)

Hà Nội 2013

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở CẤP TỈNH

Trong khuôn khổ Chương trình Quản trị Nhà nước và Cải cách Hành chính do Đan Mạch tài trợ (GOPA I, giai đoạn 2008-2011)

Hà Nội, 2013

Nhóm biên soạn:

TS. Nguyễn Khắc Hùng (Đồng Chủ biên)

TS. Yeow Hua Poon (Đồng Chủ biên)

TS. Đinh Duy Hòa

ThS. Nguyễn Tiến Dũng

TS. Nguyễn Xuân Nguyên

Sở Nội vụ các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Đắk Lắk, Đắk Nông

Giai đoạn I của Chương trình “Quản trị Nhà nước và Cải cách Hành chính” (GOPA I) do Đan Mạch tài trợ với ngân sách 70 triệu Cu ron được thực hiện từ năm 2008 đến 2011. GOPA I bao gồm (1) Trụ cột Cải cách Hành chính (CCHC) hỗ trợ các sáng kiến cải cách hành chính tại 5 tỉnh vùng xa là Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk và Đắk Nông; và (2) Trụ cột về Quản trị Nhà nước và Giáo dục hỗ trợ tăng cường cho Quốc hội cũng như nghiên cứu về quyền con người và giáo dục tại các trường đại học ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Các quan điểm và ý kiến nêu trong cuốn sách này là của các tác giả và không thể hiện ý kiến hay quan điểm chính thức của chính quyền 5 tỉnh tham gia Chương trình, của Chính phủ Việt Nam, hay của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam.

3Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PRACTICES AND KEY LEARNINGSFROM PAR PLANNING AND IMPLEMENTATION AT THE PROVINCIAL LEVEL

Within the framework of the Danish funded Good Governance andPublic Administration Reform Programme Phase I (GOPA I, 2008-2011)

Ha Noi 2013

PREFACE

NỘI DUNG

Danh mục các sơ đồ ................................................................................................. 5Danh mục các bảng................................................................................................... 5Danh mục các hộp..................................................................................................... 6Danh mục những từ viết tắt ..................................................................................... 6Lời cảm ơn ........................................................................................................... 7Giới thiệu ........................................................................................................... 9

Chương 1: Tổng quan về CCHC ............................................................................ 131.1 CCHC là gì? ................................................................................................... 131.2 Kinh nghiệm CCHC trên thế giới và Việt Nam ............................................... 181.3 CCHC ở địa phương nước ta ........................................................................ 21

Chương 2: Lập kế hoạch CCHC ............................................................................. 252.1 Mục đích và yêu cầu lập kế hoạch CCHC ..................................................... 262.2 Quy trình và công cụ lập kế hoạch CCHC ..................................................... 282.3 Xây dựng chỉ số đầu vào, đầu ra, kết quả .................................................... 30

Chương 3: Thực hiện CCHC .................................................................................. 373.1 Những đối tượng tham gia CCHC ................................................................. 373.2 Phân công và phối hợp trong thực hiện ........................................................ 403.3 Cơ chế điều hành và quản lý thực hiện CCHC .............................................. 48

Chương 4: Theo dõi, đánh giá và báo cáo về CCHC ........................................... 514.1 Theo dõi và đánh giá CCHC ......................................................................... 514.2 Viết báo cáo về CCHC ................................................................................... 56

Chương 5: Xây dựng năng lực cán bộ, công chức trong CCHC ........................ 595.1 Khái niệm năng lực ........................................................................................ 595.2 Đào tạo năng lực CBCC trong CCHC ............................................................ 64

4 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Chương 6: Thu hút sự tham gia và tham vấn của tổ chức và công dân ........... 736.1 Thông tin, tuyên truyền về CCHC .................................................................. 736.2 Tham vấn tổ chức và công dân ...................................................................... 766.3 Thu hút sự tham gia của người dân ............................................................... 78

Kết luận ......................................................................................................... 81Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................................. 84Các phụ lục ......................................................................................................... 86Phụ lục 1: Kinh nghiệm cải cách hành chính trên thế giới ................................ 86Phụ lục 4.1: Bảng phân công theo dõi thực hiện kế hoạch CCHC ..................... 93Phụ lục 4.2: Các công cụ kỹ thuật ....................................................................... 96Phụ lục 4.3: Mẫu ghi chép phỏng vấn.................................................................. 97Phụ lục 4.4: Mẫu Phiếu điều tra công dân về chất lượng hoạt động của đơn vị

“Một cửa” cấp xã .............................................................................. 99Phụ lục 4.5: Quy định nhiệm vụ (TOR) .............................................................. 104Phụ lục 4.6: Theo dõi thực hiện CCHC hàng tháng theo kỹ thuật “Tín hiệu đèn

giao thông” ..................................................................................... 110Phụ lục 4.7: Báo cáo kiểm điểm hoạt động Quý ................................................111Phụ lục 4.8: Báo cáo kiểm điểm/đánh giá thực hiện kế hoạch CCHC (6 tháng/

hàng năm) ...................................................................................... 113Phụ lục 4.9: Danh mục câu hỏi phỏng vấn CBCC về CCHC ............................. 115Phụ lục 4.10: Danh mục câu hỏi phỏng vấn người dân ....................................... 116Phụ lục 5.1: Năng lực quản lý ............................................................................ 117Phụ lục 5.2: Khung năng lực 4 nhóm CBCC của TP HCM ................................ 124Phụ lục 5.3: Danh mục chi tiết kiến thức, kỹ năng và thái độ trong các mô đun

đào tạo cho CBCC Thành phố Hồ Chí Minh ................................. 129Phụ lục 5.4: Danh mục 20 mô đun đào tạo công chức chính quyền Thành phố

HCM ............................................................................................... 136Phụ lục 5.5: Đề cương chi tiết khóa tập huấn .................................................... 137

Tình huống CCHC của các tỉnh thuộc chương trình: ........................................ 143Tình huống 1: Đắk Nông nâng cao năng lực lập kế hoạch cải cách hành chính ........Tình huống 2: Đắk Nông tăng cường cải cách hành chính nhằm nâng cao Chỉ số

cạnh tranh cấp tỉnh ..............................................................................Tình huống 3: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Lai Châu trong Chương

trình GOPA giai đoạn 2007-2011 .........................................................Tình huống 4: Điều tra qua phỏng vấn các đơn vị Một cửa tại tỉnh Lai Châu .............Tình huống 5: Mô hình quản lý khu hành chính Lào Cai – Cam Đường tỉnh Lào Cai .......Tình huống 6: Theo dõi và đánh giá cải cách hành chính tại tỉnh Lào Cai .................Tình huống 7: Điều tra cán bộ, công chức tại tỉnh Điện Biên......................................Tình huống 8: Đánh giá sau đào tạo cán bộ, công chức tỉnh Điện Biên .....................Tình huống 9: Tuyên truyền về cải cách hành chính ở tỉnh Đắk Lắk ..........................Tình huống 10: Điều tra mức độ hài lòng của công dân tại tỉnh Đắc Lắk .....................

5Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Các bước CCHC ở Việt Nam .......................................................... 20Sơ đồ 3.1: Phối hợp theo chiều dọc (thứ bậc - Hierarchy) ....................................Sơ đồ 3.2: Phối hợp theo chiều ngang (Hợp tác - Partnership) ........................ 42Sơ đồ 3.3: Phối hợp theo mạng lưới (Network) ................................................ 42Sơ đồ 5.1: Bàn tay năng lực của Kirsten Keen ................................................. 61Sơ đồ 5.2: Điều kiện cần để công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ ..................... 63Sơ đồ 5.3: Năng lực công chức cần có .................................................................Sơ đồ 5.4: Đào tạo năng lực ............................................................................. 65Sơ đồ 5.5: Quy trình học tập của người lớn ...................................................... 65Sơ đồ 5.6: Quy trình đào tạo năng lực .............................................................. 66Sơ đồ 5.7: Theo dõi, đánh giá đào tạo công chức ............................................ 67

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy trình xây dựng kế hoạch........................................................... 28Bảng 2.2: Khung kế hoạch ............................................................................... 30Bảng 2.3: Cấp độ chỉ số và ý nghĩa ................................................................. 31Bảng 2.4: Các tiêu chí xác định chỉ số ............................................................ 32Bảng 3.1: Các đối tượng tham gia và vai trò trong CCHC ở tỉnh ..................... 39Bảng 3.2: Các dạng phối hợp .......................................................................... 41Bảng 4.1: Các yếu tố trong theo dõi và đánh giá thực hiện CCHC .................. 52Bảng 4.2: Một số phương pháp thu thập thông tin/dữ liệu .............................. 54Bảng 4.3: Bảng phân công theo dõi thực hiện kế hoạch CCHC ..........................Bảng 4.4: Mẫu biểu bảng kiểm quan sát thực địa về hoạt động tại đơn vị “Một

cửa”......................................................................................................Bảng 4.5: Mẫu ghi chép phỏng vấn .....................................................................Bảng 4.6: Mẫu Phiếu điều tra công dân về chất lượng hoạt động của đơn vị “Một

cửa” cấp xã ..........................................................................................Bảng 4.7: Báo cáo theo dõi hoạt động tháng ...................................................... Bảng 4.8: Báo cáo kiểm điểm hoạt động Quý ......................................................Bảng 4.9: Báo cáo kiểm điểm/đánh giá thực hiện kế hoạch CCHC (6tháng/hàng

năm) .....................................................................................................

6 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 2.1: Ý kiến về kế hoạch CCHC ............................................................... 36Hộp 3.1: Một số ý kiến về phân công, phối hợp trong CCHC thuộc chương trình

GOPA ............................................................................................... 43Hộp 3.2: Ban Chỉ đạo CCHC theo chương trình GOPA của tỉnh Đắk Lắk ..... 44Hộp 3.3: Ý kiến về phối hợp thực hiện CCHC ................................................ 45Hộp 3.4: Một số hình thức phối hợp liên ngành ............................................ 46Hộp 3.5: Sở Xây dựng Đắk Lắk thí điểm PMS ............................................... 47Hộp 3.6: Trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh trong CCHC ......................... 48Hộp 3.7: Nhiệm vụ của Sở Nội vụ trong CCHC ............................................. 48Hộp 3.8: Vai trò của thôn, bản trong CCHC ................................................... 50Hộp 5.1: Một số yêu cầu đối với hành vi của CBCC ...................................... 64Hộp 5.2: Một vài nhu cầu đào tạo................................................................... 67Hộp 5.3: Yêu cầu về tư duy và phương pháp trong CCHC............................ 68Hộp 5.4: Cấu trúc chương trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực ....................... 69Hộp 5.5: Một số phương pháp đào tạo năng lực thường sử dụng ................ 70Hộp 6.1: Ý kiến người dân về tuyên truyền CCHC ........................................ 74Hộp 6.2: Kiến nghị của CBCC và người dân ................................................. 78

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BNV Bộ Nội vụBTC Bộ Tài chínhCCHC Cải cách hành chínhCNTT Công nghệ thông tinDanida Cơ quan phát triển quốc tế của Đan MạchĐSQ ĐM Đại sứ quán Đan MạchHĐND Hội đồng Nhân dânKT-XH Kinh tế - xã hộiSKH&ĐT Sở Kế hoạch và Đầu tưSNV Sở Nội vụSTC Sở Tài chínhSTNMT Sở Tài nguyên và Môi trườngSXD Sở Xây dựngTDĐG Theo dõi, đánh giáTP HCM Thành phố Hồ Chí MinhUBND Ủy ban Nhân dânUNDP Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốcVB QPPL Văn bản quy phạm pháp luậtVP UBND Văn phòng Ủy ban Nhân dânVND Đồng Việt NamWB Ngân hàng Thế giới

7Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PRACTICES AND KEY LEARNINGSFROM PAR PLANNING AND IMPLEMENTATION AT THE PROVINCIAL LEVEL

Within the framework of the Danish funded Good Governance andPublic Administration Reform Programme Phase I (GOPA I, 2008-2011)

Ha Noi 2013

PREFACELỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành cuốn sách này, nhóm tác giả trân trọng cảm ơn Bộ Nội vụ Việt Nam và Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội đã chỉ đạo và hướng dẫn chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.

Chúng tôi cũng biết ơn ông Jairo Acuna-Alfaro, Cố vấn Chính sách của Cơ quan Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Hà Nội đã có những ý kiến quý báu đóng góp cho cuốn sách.

Đặc biệt, cảm ơn lãnh đạo và các công chức thực hiện cải cách hành chính các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Đắk Lắk và Đắk Nông đã phối hợp và tham gia. Chúng tôi cũng cảm tạ những người dân và đồng bào dân tộc tại năm tỉnh đã tham gia trả lời phỏng vấn cho cuốn sách này.

9Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Chương trình cải cách hành chính (CCHC) tổng thể giai đoạn 2001-2010 tập trung vào hàng loạt các cải cách cơ bản như thực hiện tổ chức lại các cơ quan hành chính và phân cấp quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính, áp dụng quản lý chất lượng theo ISO và cải tiến các dịch vụ hành chính thông qua các bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (bộ phận một cửa - OSS). Mặc dù cần tiếp tục cải tiến thêm, song đã đạt được một số kế quả đáng kể ban đầu. Chương trình cải cách hành chính tổng thể giai đoạn 2011-2020 chú trọng hơn nữa vào việc tăng cường chất lượng thực thi công tác và ra được kết quả.

Kể từ năm 1996, Đan Mạch đã hỗ trợ về quản trị nhà nước và cải cách hành chính tại Việt Nam. Ban đầu hỗ trợ cải cách hành chính của Đan Mạch tập trung cho tỉnh Đắk Lắk, sau đó mở rộng ra 4 tỉnh vùng xa (gồm Đắk Nông, Điện Biên, Lai Châu và Lào Cai) trong Giai đoạn 1 của Chương trình Quản trị Nhà nước và Cải cách Hành chính (GOPA I, 2008-2011).

Giai đoạn 1 của Chương trình hỗ trợ các tỉnh tham gia lập kế hoạch và triển khai kế hoạch CCHC hành năm. Với hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật của DANIDA, các tỉnh đã chuẩn bị ngân sách và kế hoạch CCHC hàng năm, kết hợp giữa nguồn vốn của Danida và của tỉnh. Nhìn chung, phần lớn ngân sách CCHC dành cho việc nâng cấp các đơn vị “một cửa”, cải tiến thủ tục hành chính, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO và thúc đẩy CCHC theo tinh thần chương trình CCHC chung của Chính phủ. Một trong những lĩnh vực chủ yếu trong CCHC là đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức (CBCC).

Nhờ đã thiết lập được các phương pháp và công cụ cho các hoạt động CCHC cơ bản này, việc hỗ trợ kỹ thuật của giai đoạn 1 thuộc Chương trình hỗ trợ cải cách hành chính của Chính phủ Đan Mạch (GOPA 1) tập trung vào phát triển năng lực cho đội ngũ CBCC của tỉnh, nhất là những người tham gia trực tiếp vào CCHC để thực hiện việc lập kế hoạch, quản lý, thực hiện và thúc đẩy CCHC theo kết quả, cũng như các phương pháp theo dõi, đánh giá và tham vấn người dân. Riêng trong phần kinh phí hỗ

PRACTICES AND KEY LEARNINGSFROM PAR PLANNING AND IMPLEMENTATION AT THE PROVINCIAL LEVEL

Within the framework of the Danish funded Good Governance andPublic Administration Reform Programme Phase I (GOPA I, 2008-2011)

Ha Noi 2013

PREFACELỜI MỞ ĐẦU

10 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

trợ đào tạo và bồi dưỡng CBCC, sự hỗ trợ kỹ thuật cũng chú trọng vào việc phân tích nhu cầu đào tạo và đánh giá hiệu quả sau đào tạo.

GOPA I đã có đóng góp đáng kể về xây dựng năng lực cải cách hành chính tại 5 tỉnh. Hơn nữa, các cuộc điều tra người dân đã cho thấy mức độ hài lòng của người dân tăng lên do các dịch vụ được triển khai nhanh chóng hơn, minh bạch hơn và đã gần với người dân hơn nhờ xây dựng và hoạt động của các đơn vị “một cửa”.

Vì vậy, mục đích của cuốn sách này là nhằm chia sẻ các bài học và phương pháp luận đã được 5 tỉnh tham gia chương trình xây dựng nên và thực hiện trong giai đoạn 1 của Chương trình. Cuốn sách không phải là phần lý luận chung về CCHC và không bao gồm tất cả các mô hình, phương pháp và công cụ cần có cho tất cả các phương diện thực hiện CCHC. Ví dụ, cuốn sách không đề cập tới các phương pháp luận nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính hay xây dựng đơn vị “một cửa”. Thực sự, nếu xây dựng một cuốn sách toàn diện cho mọi hoạt động trong Chương trình cải cách hành chính tổng thể thì sẽ rất dày.

Với kết quả đạt được và các bài học rút ra từ Giai đoạn 1, Chính phủ Đan Mạch kéo dài sự hỗ trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực này sang Giai đoạn 2 của Chương trình (GOPA II, 2012-2015). Trong khuôn khổ cải cách hành chính của GOPA II, tiếp tục hỗ trợ cải cách hành chính cho 5 tỉnh, với trọng tâm là tinh giản bộ máy, tăng cường năng lực cán bộ, công chức, giới thiệu các hệ thống quản lý hiện đại, cải tiến chất lượng cung ứng dịch vụ công và tăng cường công tác theo dõi, giám sát và đánh giá.

Hơn nữa, Chương trình GOPA II hỗ trợ 5 tỉnh thực hiện các ưu tiên mới chuyển đổi hệ thống công vụ và công chức từ hệ chức nghiệp (career) sang theo chức danh (position). Một số yếu tố cơ bản trong quá trình chuyển đổi này là lập kế hoạch thực thi nguồn nhân lực, mô tả công việc và đánh giá CBCC sẽ được xây dựng và thí điểm tại 5 tỉnh. Hiện nay, các nội dung này còn sơ lược và chờ thêm các hướng dẫn của Chính phủ, nên các phương pháp mới chỉ đề cập sơ bộ. Lần tái bản sau này của cuốn sách sẽ bổ xung thêm những nội dung chi tiết các các tình huống liên quan.

Cuốn sách bắt đầu với phần tổng quan về CCHC và các ưu tiên của Chính phủ về lĩnh vực này, tiếp theo là các quy trình và công cụ xây dựng kế hoạch CCHC căn cứ theo kết quả, các cơ chế hỗ trợ việc thực hiện và làm thế nào để theo dõi và đánh giá CCHC. Cuốn sách cũng mô tả nên xây dựng năng lực như thế nào và trình bày một số ví dụ về việc xây dựng các khóa đào tạo năng lực cho CBCC. Sau cùng, cuốn sách cũng đề cập tới các kênh thông tin, tuyên truyền về CCHC cho người dân và gợi ý cách thức làm thế nào để cải tiến có hiệu quả công tác truyền thông này.

Bên cạnh các phụ lục chi tiết hóa các ví dụ và phương pháp, cả 5 tỉnh tham gia chương trình cũng xây dựng các tình huống về những sáng kiến CCHC của mình với các công cụ và phương pháp luận đã sử dụng:

Tình huống 1 Đắk Nông tăng cường năng lực CCHC

Tình huống 2 Đắk Nông thúc đẩy CCHC để nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI)

Tình huống 3 Áp dụng kỹ thuật phỏng vấn trong quá trình điều tra hiệu quả của đơn vị “một cửa” tại Lai Châu

11Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Tình huống 4 Tiến hành đánh giá hiệu quả sau đào tạo

Tình huống 5 Tiến hành điều tra CBCC tại Điện Biên

Tình huống 6 Theo dõi, đánh giá CCHC tại Lào Cai

Tình huống 7 Mô hình quản lý khu hành chính mới Lào Cai – Cam Đường

Tình huống 8 Tuyên truyền, vận động CCHC tại Đắk Lắk

Tình huống 9 Điều tra sự hài lòng về dịch vụ hành chính công của công dân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

13Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PRACTICES AND KEY LEARNINGSFROM PAR PLANNING AND IMPLEMENTATION AT THE PROVINCIAL LEVEL

Within the framework of the Danish funded Good Governance andPublic Administration Reform Programme Phase I (GOPA I, 2008-2011)

Ha Noi 2013

PREFACE

1.1 CẢI CÁCH HÀNH HÀNH CHÍNH LÀ GÌ?

1.1.1 Khái niệm

Từ nhiều năm nay, cải cách hành chính đã là một vấn đề mang tính phổ cập của xã hội Việt Nam. Người dân, tổ chức cảm nhận được kết quả, tác động của cải cách hành chính một cách trực tiếp nhất khi có việc phải tiếp xúc, giải quyết với các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Vậy cải cách hành chính là gì?

Nói đầy đủ thì phải gọi là cải cách hành chính nhà nước. Thêm từ nhà nước vào là để phân biệt với cải cách hành chính không chỉ diễn ra ở khu vực nhà nước, mà còn ở các tổ chức, cơ quan, nhất là doanh nghiệp tư nhân, tức là khu vực tư nhân. Yếu tố quản trị, hành chính trong các doanh nghiệp khu vực tư cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp và nếu không đổi mới, cải cách thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, hiệu quả thấp. Trong bài viết này nếu đề cập đến cải cách hành chính là nói đến cải cách hành chính trong khu vực nhà nước.

Đại từ điển Tiếng Việt không đưa ra một định nghĩa nào về cải cách hành chính, chỉ giải thích cải cách là “sửa lại cho hợp lý, cho phù hợp với tình hình mới” 1.

Theo Từ điển luật học thì cải cách hành chính là một chủ trương, công cuộc có tính đổi mới nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nhà nước2 .

Theo Từ điển kinh tế GABLER thì khái niệm cải cách hành chính bao gồm các cải cách về tổ chức, nhân sự, quy trình và công vụ cũng như các biện pháp thích ứng của hành chính công nhằm tạo ra các cơ quan hành chính hiệu quả, thể chế hoá các thẩm quyền hành chính một cách rõ ràng, đơn giản hóa hành chính và gần dân3.

1 Đại Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 1998, trang 240.2 Từ điển Luật học, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội 2006, trang 95.3 GABLER WIRTSCHAFTSLEXIKON.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

14 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Sau khi đưa ra khái niệm chung như vừa nêu, Từ điển kinh tế GABLER xem xét cải cách hành chính theo nhiều góc độ, ví dụ như:

Cải cách hành chính là cải cách địa giới hành chính: đề cập tới việc giảm thiểu mâu thuẫn giữa một bên là các nhiệm vụ công và thực hiện các nhiệm vụ này với bên kia là sự tham gia của các cơ cấu lãnh thổ, đặc biệt là các cơ quan tự quản địa phương. Ví dụ điển hình ở đây là hợp nhất nhiều xã ở Đức trong các năm qua.

Theo Từ điển luật học thì cải cách hành chính là một chủ trương, công cuộc có tính đổi mới nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nhà nước .

Theo Từ điển kinh tế GABLER thì khái niệm cải cách hành chính bao gồm các cải cách về tổ chức, nhân sự, quy trình và công vụ cũng như các biện pháp thích ứng của hành chính công nhằm tạo ra các cơ quan hành chính hiệu quả, thể chế hoá các thẩm quyền hành chính một cách rõ ràng, đơn giản hóa hành chính và gần dân .

Sau khi đưa ra khái niệm chung như vừa nêu, Từ điển kinh tế GABLER xem xét cải cách hành chính theo nhiều góc độ, ví dụ như:

• Cải cách hành chính là cải cách địa giới hành chính: đề cập tới việc giảm thiểu mâu thuẫn giữa một bên là các nhiệm vụ công và thực hiện các nhiệm vụ này với bên kia là sự tham gia của các cơ cấu lãnh thổ, đặc biệt là các cơ quan tự quản địa phương. Ví dụ điển hình ở đây là hợp nhất nhiều xã ở Đức trong các năm qua.

• Cải cách hành chính là cải cách chức năng: đề cập tới việc phân chia thẩm quyền giữa các cấp hành chính, đáng chú ý là việc phân quyền cho cấp dưới. Điều này cũng thường liên quan tới phân chia lại các nguồn lực.

• Cải cách hành chính là cải cách tổ chức: đề cập tới cơ cấu tổ chức các cơ quan Liên bang, cơ quan Bang, mới quan hệ giữa chúng với nhau.

• Cải cách hành chính là cải cách nhân sự và pháp luật công vụ: đề cập tới cải cách quan hệ giữa người làm việc và người có thẩm quyền quản lý nhân sự. Ví dụ được nêu ở đây là các cuộc thảo luận về thay đổi nguyên tắc ngạch công chức với các chức vụ khởi nghiệp có tính cố định, về xóa bỏ chế độ công chức trong một số lĩnh vực, ngành...

• Cải cách hành chính là cải cách tài chính: đề cập tới cải cách phân bổ lại nguồn thu từ thuế giữa Liên bang, Bang và xã.

• Cải cách hành chính là cải cách nội bộ công sở: đề cập tới thay đổi cơ cấu tổ chức, thẩm quyền quyết định các vấn đề, quy trình làm việc.

• Cải cách hành chính là bước chuyển từ hành chính sang quản trị công với luận điểm cơ bản là các cơ quan hành chính phải là các đơn vị dịch vụ được quản trị, điều hành căn cứ vào tri thức quan hệ mới nhất và căn cứ vào điều kiện thị trường 4 v.v...

Cần chú ý khi tìm hiểu khái niệm cải cách hành chính là rất nhiều nước sử dụng khái niệm cải cách khu vực công (Public Sector Reform) và khái niệm quản trị công mới (New Public Mangement).

Quản trị công mới từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20 được coi là khái niệm chủ đạo của cải cách và hiện đại hóa nhà nước và hành chính. Đối tượng của quản trị công mới là sự xóa bỏ điều hành đặc trưng bởi quy chế, thể lệ thay bằng quan hệ hành chính. Tuy nhiên, quản trị công mới không phải là một mô hình thống nhất, mà là một khái niệm chung, bao quát các cải cách của nhà nước và hành chính và do đó có rất nhiều các yếu tố cải cách cũng như khuynh hướng cải cách. Quản trị công mới có những đặc trưng sau đây:

4 Tài liệu đã dẫn.

15Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

• Định hướng nhiều hơn tới thị trường, cạnh tranh,• Quản lý theo kết quả, mục tiêu (định hướng theo tác động, đầu ra),• Cơ cấu tổ chức phi tập trung,• Định hướng quản lý (công vụ, quy trình) theo mô hình doanh nghiệp, chuyển hành

chính từ định hướng nội bộ sang hành chính hướng tới khách hàng là công dân.

Như vậy, khái niệm quản trị công mới cũng như khái niệm cải cách khu vực công có phần rộng hơn khái niệm cải cách hành chính công. Cải cách khu vực công cũng như quản trị công mới có đối tượng cải cách là cả nhà nước nói chung, là hành chính, trong khi cải cách hành chính khuôn lại trong khu vực hành chính nhà nước.

Sơ bộ có thể đưa ra khái niệm như sau:

Cải cách hành chính nhà nước là tạo ra những thay đổi trong các yếu tố cấu thành của nền hành chính nhằm làm cho các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội tốt hơn.

1.1.2. Cải cách hành chính theo quan niệm của Việt Nam

Kể từ khi đất nước giành độc lập năm 1945 cho tới khi thực hiện chính sách Đổi mới năm 1986, thuật ngữ “hành chính công” hiếm khi được sử dụng, dù các đặc điểm của nó luôn tồn tại. Trước khi đất nước thống nhất vào năm 1975, Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, nền hành chính chịu ảnh hưởng sâu sắc của chính trị. Miền Nam chịu sự đô hộ của đế quốc Mỹ, chính phủ bù nhìn gắng xây dựng bộ máy chính quyền theo mô hình hành chính của Hoa Kỳ 5 .

Từ đó đến nay, nền hành chính Việt Nam có những thay đổi phục vụ cho yêu cầu phát triển mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đất nước đã trải qua bốn Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992, các luật và văn bản dưới luật quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính. Đã có nhiều nỗ lực nhằm cải tiến bộ máy nhà nước, đội ngũ cán bộ và chính quyền địa phương các cấp.

Tuy nhiên, trước năm 1986, chưa khi nào thuật ngữ CCHC được đưa chính thức trong văn kiện của Đảng và Nhà nước.

Việc hình thành chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách hành chính cũng như xác định nội dung, phương hướng, giải pháp thực hiện cải cách hành chính trong từng giai đoạn là một quá trình tìm tòi, sáng tạo không ngừng trong đường lối đổi mới toàn diện đất nước được khởi đầu từ Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986.

Từ xác định những nguyên nhân của tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, Đại hội VI đã chỉ rõ nguyên nhân của mọi nguyên nhân là công tác tổ chức và đề ra chủ trương: thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy của các cơ quan Nhà nước, theo phương hướng: xây dựng và thực hiện một cơ chế quản lý nhà nước thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở tất cả các cấp. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, tổ chức bộ máy nhà nước đã được sắp xếp lại một bước theo hướng gọn nhẹ, bớt đầu mối. Đại hội VII đã xác định: Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theo phương hướng: Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng; tổ chức và hoạt động theo nguyên

5 Học viện Hành chính Quốc gia. Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu hành chính Việt Nam giai đoạn 1945-1975”. Hà Nội: 2010.

16 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

tắc tập trung dân chủ, thực hiện thống nhất quyền lực nhưng phân công, phân cấp rành mạch; bộ máy tinh giản, gọn nhẹ và họat động có chất lượng cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, quản lý. Trên cơ sở đó, cần tập trung làm tốt một số việc:

• Sửa đổi Hiến pháp, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục sửa đổi và xây dựng hệ thống pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội, về hình sự, dân sự, hành chính, về quyền và nghĩa vụ công dân…

• Cải tiến tổ chức hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân để làm đúng chức năng quy định. Đổi mới tiêu chuẩn đại biểu, chế độ bầu cử và quy chế hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

• Sửa đổi cơ cấu tổ chức và phương thức họat động của Chính phủ, coi trọng bàn bạc tập thể đồng thời đề cao trách nhiệm và quyền hạn cá nhân của người đứng đầu Chính phủ, đứng đầu bộ máy quản lý và điều hành.

• Xác định lại chức năng, nhiệm vụ của cấp tỉnh, huyện, xã.• Tăng cường hiệu quả của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Đổi mới hệ thống tổ chức

và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân.• Kiên quyết sắp xếp lại tổ chức và tinh giản biên chế các cơ quan hành chính, sự

nghiệp ngay từ năm 1991, làm cho bộ máy gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả. • Tiếp tục tiến hành kiên quyết và thường xuyên cuộc đấu tranh chống tệ tham

nhũng.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 do Đại hội VII thông qua đã khẳng định bước tiến về lý luận, nhận thức về nền hành chính nhà nước. Cương lĩnh đã nêu: về Nhà nước “phải có đủ quyền lực và có đủ khả năng định ra luật pháp và tổ chức, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật. Sửa đổi hệ thống tổ chức nhà nước, cải cách bộ máy hành chính, kiện toàn các cơ quan luật pháp để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của nhà nước”. Chiến lược cũng nêu trọng tâm cải cách “nhằm vào hệ thống hành chính với nội dung chính là xây dựng một hệ thống hành pháp và quản lý hành chính nhà nước thông suốt từ trung ương xuống cơ sở, có đủ quyền lực, năng lực, hiệu lực”.

Trên cơ sở những nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra, trong nhiệm kỳ này đã tiến hành đợt sắp xếp lần thứ hai kể từ Đại hội VI hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân.

Sau Đại hội VII, từ 1992 đến 1995 là giai đoạn phát triển mạnh tư duy, quan niệm, nhận thức của Đảng về nền hành chính nhà nước và về cải cách hành chính. Hội nghị Trung ương 8 khoá VII (1/1995) đánh dấu bước phát triển mới về xây dựng và phát triển nền hành chính nhà nước. Cải cách một bước nền hành chính nhà nước được xác định là yêu cầu bức xúc và là trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, với mục tiêu xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội. Lần đầu tiên ba nội dung chủ yếu của cải cách hành chính nhà nước được trình bày một cách hệ thống trong Nghị quyết Trung ương 8, đó là cải cách thể chế của nền hành chính, chấn chỉnh tổ chức bộ máy cùng quy chế hoạt động của hệ thống hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính. Nghị quyết xác định: “Xây dựng và từng bước hoàn thiện chế độ công vụ và quy chế công chức, chú trọng cả yêu cầu về phẩm chất, đạo đức và trình độ, năng lực. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống ngạch, bậc công chức và cải cách chế độ tiền lương, gắn trách nhiệm với quyền hạn, nhiệm vụ với chính sách đãi ngộ… Ban hành quy chế tuyển dụng và đề bạt qua thi tuyển hoặc kiểm

17Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

6 Văn kiện Nghị quyết Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam. 7 Văn kiện Nghị quyết Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam.8 Văn kiện Nghị quyết Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam.9 Văn kiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam.

tra sát hạch”. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 Khoá VII đã mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn chuyển biến thật sự trong cải cách hành chính ở Việt Nam.

Đại hội VIII, sau đó là Hội nghị Trung ương 3, Trung ương 6 (lần 2) và Hội nghị Trung ương 7 (Khoá VIII) tiếp tục khẳng định chủ trương của Đảng về cải cách hành chính, xác định cải cách hành chính là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước và phải được tiến hành đồng bộ trong cả hệ thống chính trị 6 .

Đại hội IX (năm 2001) đã đưa ra một loạt chủ trương, biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong cải cách hành chính như điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ, nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; phân công, phân cấp; tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước, tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực; thiết lập trật tự kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng 7 …

Đại hội X (năm 2006) tiếp tục khẳng định chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại và xác định một loạt các biện pháp quan trọng để đẩy mạnh cải cách hành chính 8 .

Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X, Nghị quyết Trung ương 5 Khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã làm rõ, cụ thể hoá những vấn đề hết sức quan trọng trong cải cách hành chính thời gian tới ở Việt Nam. Nghị quyết xác định mục tiêu đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại; đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Đại hội XI (1/2011) tiếp tục khẳng định:

“Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; giảm mạnh và bãi bỏ các loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân...”

“Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả; tổ chức tinh gọn và hợp lý;

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ. Thực hiện phân cấp hợp lý cho chính quyền địa phương đi đôi với nâng cao chất lượng quy hoạch và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của Trung ương, gắn quyền hạn với trách nhiệm được giao9 .

18 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Từ thực tiễn hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng có thể khẳng định rằng cải cách hành chính nhà nước luôn là một chủ trương nhất quán, thể hiện tầm nhìn của Đảng trong lãnh đạo tổ chức và hoạt động của nhà nước, thông qua các biện pháp cụ thể ở từng giai đoạn phát triển của đất nước để cải cách, đổi mới nền hành chính nhà nước phù hợp với yêu cầu của quá trình phát triển.

1.1.3. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 ban hành theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ đã xác định 5 mục tiêu cải cách hành chính 10 năm tới là:

• Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.

• Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.

• Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

• Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước.

• Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Chương trình cũng xác định 3 trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức làm việc; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.

Chương trình tổng thể cũng xác định 6 lĩnh vực triển khai cải cách hành chính:

• Cải cách thể chế;• Cải cách thủ tục hành chính;• Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;• Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức;• Cải cách tài chính công;• Hiện đại hóa hành chính.

1.2. KINH NGHIỆM CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

Việt Nam đã tiến hành cải cách hành chính từ hàng chục năm nay. Qua thực tiễn cải cách, từ những kết quả và hạn chế của công cuộc cải cách đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm tốt, trên cơ sở đó có những điều chỉnh phù hợp để triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới.

Các bài học kinh nghiệm có thể có nhiều, phụ thuộc vào cách tiếp cận và góc độ xem xét. Từ trải nghiệm trong thực tiễn triển khai cải cách hành chính của các bộ, ngành và địa phương, từ sự phản hồi của xã hội, người dân, doanh nghiệp, có thể đưa ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

19Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

a. Cải cách hành chính không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng:

Đặc trưng tiêu biểu của hệ thống chính trị Việt Nam là hệ thống một đảng duy nhất cầm quyền. Đặc trưng này chi phối nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề cải cách hành chính. Cải cách hành chính muốn tiến hành dược, muốn duy trì và đẩy mạnh, trước hết phải là một chủ trương trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tách rời vai trò lãnh đạo của Đảng không thể có cải cách, càng không thể có những kết quả tích cực. Từ năm 1995 cho đến nay, chủ trương cải cách hành chính đã được xác định trong một loạt các nghị quyết của Đảng tại các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương và trong các văn kiện Đại hội VII cho đến Đại hội XI. Năm 2007 đánh dấu một mốc thời gian quan trọng, chính là vì lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương Đảng có một Nghị quyết riêng về cải cách hành chính, đó là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X.

Cải cách hành chính không tách rời sự lãnh đạo của Đảng vừa là bài học kinh nghiệm, vừa là đặc trưng cải cách của Việt Nam. Mặt thuận lợi của vấn đề này chính là ở chỗ sự hiện diện của các tổ chức Đảng, của các đảng viên đang giữ các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan, tổ chức của nhà nước từ trung ương tới cơ sở. Các thành viên này có trách nhiệm triển khai nghị quyết Đảng về cải cách hành chính thông qua các hình thức thích hợp, trong đó có hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

b. Sự chỉ đạo nhất quán của Chính phủ là một yếu tố bảo đảm cải cách hành chính đạt kết quả.

Với vị trí là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong chỉ đạo triển khai cải cách hành chính của đất nước. Từ chủ trương của Đảng, Chính phủ có trách nhiệm cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính, trên cơ sở đó các bộ, ngành trung ương và chính quyền địa phương các cấp xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của mình nhằm bảo đảm mục tiêu chung của cải cách là xây dựng được một nền hành chính mạnh, hiệu lực, hiệu quả, vì dân phục vụ.

Trước đây, Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và mới đây đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

Công tác chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đối với công cuộc cải cách hành chính có ý nghĩa trên các phương diện:

• Bảo đảm rõ định hướng, mục tiêu cải cách hành chính.• Xác định rõ các nhiệm vụ cải cách.• Xác định các trọng tâm, ưu tiên cải cách theo từng thời kỳ.• Xác định trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính, trước hết là Bộ

trưởng và Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong triển khai cải cách hành chính.• Tổng kết từ thực tiễn cải cách để hoạch định thể chế, cơ chế mới, có tính chất áp

dụng chung trong cả nước.

c. Cải cách hành chính triển khai với nhiều nội dung, vì vậy hết sức khó khăn và phải làm lâu dài.

So với nhiều nước có tiến hành cải cách hành chính thì cải cách hành chính ở Việt Nam được triển khai trên nhiều lĩnh vực từ thể chế, tổ chức bộ máy, thủ tục tới con người, các cơ chế hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin vào hành chính v.v.... Có thể nói gần như các yếu tố cấu thành cơ bản của nền hành chính quốc gia đều đòi hỏi phải cải cách, thay đổi. Chính vì vậy, việc triển khai không đơn giản và cũng không thể

20 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

sớm đạt kết quả. Vấn đề này chi phối trước hết công tác xây dựng kế hoạch cải cách hành chính của các bộ, ngành và địa phương. Kế hoạch phải bao quát đủ các lĩnh vực cải cách, cụ thể hóa vào phạm vi trách nhiệm của từng cơ quan. Kể đến là công tác triển khai, kiểm tra việc thực hiện trong thực tiễn.

d. Bảo đảm tính đồng bộ của cải cách hành chính với các cuộc cải cách khác trong hệ thống chính trị

Việt Nam cùng một lúc tiến hành một loạt các cải cách: cải cách lập pháp, cải cách tư pháp, cải cách kinh tế, cải cách giáo dục v.v... Mỗi cuộc cải cách theo đuổi các mục tiêu, kết quả riêng, tuy nhiên có rất nhiều vấn đề đan xen giữa các cuộc cải cách, thậm chí có vấn đề không thể nói chỉ thuộc một cuộc cải cách riêng biệt. Chính vì vậy, tính đồng bộ giữa các cuộc cải cách này có ý nghĩa quan trọng, nó tạo ra sự thống nhất ở tầm vĩ mô như hoạch định thể chế, chính sách, pháp luật để bảo đảm các cuộc cải cách có thể tốt hơn, không gặp trở ngại.

Tuy nhiên, thực tiễn có lúc không diễn ra như vậy. Từ góc độ cục bộ của ngành, lĩnh vực, đã có lúc các bộ chuẩn bị các dự án luật trình Quốc hội thông qua và khi ban hành mới thấy rõ sự cản trở về cải cách hành chính đang được triển khai, làm cho thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý của các bộ phức tạp hơn; người dân, tổ chức phải vất vả hơn trong giải quyết công việc của mình.

e. Cải cách hành chính đòi hỏi phải có những thí điểm:

Trong quá trình cải cách, nhiều vấn đề trì trệ của nền hành chính được phát hiện và các giải pháp được đề xuất để thay đổi. Thông thường, các giải pháp đó về bản chất khác hẳn giải pháp hiện hành, lại chưa được kiểm nghiệm tính đúng đắn và chưa được thể chế hóa. Do vậy, hết sức cần thiết có sự thí điểm để qua thực tiễn xem xét tính phù hợp của các giải pháp. Một loạt các cơ chế có tính cải cách đang được triển khai trong quá trình cải cách đã ra đời theo cách như vậy.

Có thể khái quát theo sơ đồ sau:

Sơ kết

Thí điểm hẹp Thí điểm rộng

Sáng kiến cải cách Tổng kết

Thực tiễn Thể chế hoá, nhân rộng

Sơ đồ 1.1: Các bước CCHC ở Việt Nam

21Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Cũng từ thực tiễn kinh nghiệm Việt Nam có thể rút ra những bài học làm chưa tốt như sau:

- Một là, tính hình thức trong triển khai vẫn còn chậm được khắc phục.

- Hai là, lúng túng trong xác định các trọng tâm ưu tiên của cải cách.

- Ba là, chưa xác định rõ động lực của cải cách.

- Bốn là, chưa coi trọng đặt người dân vào trọng tâm cải cách. Tư duy, nhận thức về một nền hành chính phục vụ chậm đổi mới.

- Năm là, nguồn lực bố trí cho cải cách không đầy đủ.

- Sáu là, chưa coi trọng bố trí, thiết kế cơ quan ngang tầm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo công tác cải cách hành chính.

1.3. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở ĐỊA PHƯƠNG NƯỚC TACải cách hành chính ở Việt Nam diễn ra trên 2 cấp độ: Cải cách hành chính ở Trung ương và cải cách hành chính ở địa phương. Xét về quy mô con người và tổ chức thì hành chính địa phương lớn hơn nhiều so với trung ương. Xét về khối lượng công việc phải giải quyết cho người dân, tổ chức thì chính quyền địa phương ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã cũng chiếm ưu thế hơn so với các bộ, ngành trung ương. Xã hội, người dân khi đến các cơ quan hành chính địa phương sẽ đánh giá cải cách hành chính tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực. Chính vì vậy, cải cách hành chính ở địa phương có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng trong cải cách hành chính hiện nay ở nước ta.

Thời gian qua, trong thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, chính quyền địa phương các cấp đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và đã đạt được những kết quả tốt, góp phần vào thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ổn định đời sống và tạo đà cho phát triển. Nhiều địa phương căn cứ vào Nghị quyết của trung ương đã ban hành chỉ thị, chương trình cải cách hành chính của từng cấp, từng ngành. Tất cả các tỉnh, thành căn cứ vào Chương trình của Chính phủ đã xây dựng và ban hành chương trình, kế hoạch cải cách hành chính. Chất lượng của công tác lập kế hoạch, chương trình cải cách hành chính đã dần được nâng lên. Tính cụ thể về mục tiêu, kết quả phải đạt, trách nhiệm triển khai, thời gian hoàn thành và nguồn lực đã được chú ý nhiều hơn, tạo điều kiện cho việc thực hiện và hoàn thành kế hoạch, chương trình cải cách hành chính. Trên từng lĩnh vực cải cách, theo sự chỉ đạo của Chính phủ, chính quyền địa phương đều đã triển khai và đạt được những kết quả nhất định.

Một số kết quả cụ thể:

- Về cải cách tổ chức bộ máy: Về cơ bản, chính quyền địa phương thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của trung ương. Số lượng các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện đã được sắp xếp gọn hơn về đầu mối thuộc UBND, khắc phục được một số chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ giữa các Sở.

- Về cải cách công chức, công vụ: Tổ chức thực hiện các chính sách, quy định mới như thi tuyển công chức, thi nâng ngạch, bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức v.v...

- Về cải cách thủ tục hành chính: Các địa phương đã thực hiện tốt đợt tổng rà soát thủ tục hành chính theo Đề án 30, góp phần cùng các bộ, ngành trung ương đưa

22 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

ra được bộ thủ tục hành chính thống nhất trong cả nước áp dụng cho cả trung ương và địa phương, bao gồm 5700 thủ tục hành chính.

- Về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông: 97% đơn vị hành chính cấp xã, 98% đơn vị hành hành chính cấp huyện và 95% các sở, ngành ở cấp tỉnh đã triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đặc biệt đã có hơn 200 đơn vị hành chính cấp huyện đã triển khai mô hình một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại.

- Về thực hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí hành chính: đa số các địa phương đã triển khai với kết quả tốt.

- Về thực hiện cơ chế tự chủ về kinh phí, tổ chức bộ máy cho các đơn vị sự nghiệp: Hơn 20.000 đơn vị sự nghiệp địa phương đã triển khai.

Qua triển khai cải cách hành chính ở địa phương có thể rút ra một số vấn đề như sau:

- Một là, cải cách hành chính ở địa phương mang tính thống nhất, tuân thủ

Về nguyên tắc, trung ương ban hành chể chế, chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch cải cách hành chính. Các cơ quan trung ương cũng có trách nhiệm thực hiện, nhưng xét về quy mô con người và tổ chức cũng như phạm vi trách nhiệm thì chính quyền địa phương các cấp chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với trung ương. Nói cách khác, chính quyền địa phương chấp hành, tuân thủ và triển khai các chủ trương, chính sách, thể chế, chương trình, kế hoạch về cải cách hành chính, đưa các vấn đề đó vào cuộc sống. Một khi các vấn đề đó chưa thay đổi, tất cả các cơ quan hành chính địa phương đều phải chấp hành nghiêm chỉnh. Các thể chế mang tính cải cách về công chức, công vụ sau khi được ban hành, chính quyền địa phương các cấp phải tuân thủ và triển khai, ví dụ về thi công chức, xét tuyển công chức, thi nâng ngạch v.v. Bài học rút ra ở đây là các vấn đề cải cách do trung ương quy định mà chuẩn, phù hợp thì thông qua triển khai các địa phương sẽ có tác động to lớn, ngược lại thì vô cùng tai hại.

- Hai là, thông qua cải cách hành chính địa phương, người dân, tổ chức cảm nhận trực tiếp kết quả cải cách hành chính, đánh giá mức độ đạt được của cải cách hành chính nói chung theo sự chỉ đạo của trung ương. Chính quyền địa phương các cấp phải nhận thức rõ vấn đề này để chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện cải cách hành chính trong thực tế. Nói cải cách thủ tục hành chính có nhiều kết quả, nhưng một khi đến cơ quan hành chính, người dân, tổ chức sẽ biết ngay có thực là như vậy không? Sự hài lòng của người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính trên từng lĩnh vực cụ thể phải là thước đo kết quả cải cách hành chính của các cơ quan hành chính. Các nỗ lực cải cách, hoạt động của các cơ quan hành chính, các công chức phải hướng vào phục vụ người dân, coi người dân, tổ chức là trọng tâm phục vụ. Chỉ có như vậy mới tạo ra bước chuyển cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính với người dân, tổ chức.

- Ba là, cải cách hành chính địa phương mang đậm tính sáng tạo.

Phàm là cải cách phải có đổi mới, thay đổi. Các yếu tố của nền hành chính nhà nước từ tổ chức bộ máy, con người, thủ tục, điều kiện, quy trình làm việc v.v… đều phải được nghiên cứu, nhằm phát hiện những bất cập, hạn chế đang làm cho các cơ quan hành chính hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả để có những thay đổi thích hợp. Thực tế cải cách hành chính cho thấy phần lớn các sáng kiến, các thay đổi

23Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

được thực hiện trong hệ thống hành chính bắt nguồn từ đề xuất của chính quyền địa phương. Mặc dù chính quyền địa phương trong cải cách hành chính có trách nhiệm tuân thủ sự chỉ đạo của trung ương, cụ thể hóa sự chỉ đạo, các thể chế, chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch do trung ương đề ra vào điều kiện địa phương để triển khai, nhưng điều đó không làm mất đi tính sáng tạo, tính đề xuất vì mục tiêu thay đổi tích cực hơn. Nguyên nhân chính là ở chỗ từ thực tiễn triển khai, chính quyền địa phương phát hiện những bất cập, những hạn chế đang làm cho cải cách chậm lại, hiệu quả chưa cao và từ đó có những suy nghĩ làm sao cho tốt hơn.

Các ví dụ về vấn đề này:

- Cơ chế một cửa, một cửa liên thông: khởi nguồn của cơ chế này là đề xuất của Thành phố Hồ Chí Minh và được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận cho triển khai thí điểm cơ chế một cửa, một dấu tại một số đơn vị hành chính cấp huyện năm 1995. Sau 3 năm triển khai, thành phố sau khi có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ đã triển khai rộng ra trên tất cả các đơn vị cấp huyện của thành phố từ năm 1998. Sau đó, nhiều tỉnh nghiên cứu, tham khảo và cũng triển khai theo. Chính phủ đã chỉ đạo tổng kết và đánh giá cơ chế một cửa là tốt, góp phần giảm tiêu cực trong bộ máy, công chức, giảm thiểu chi phí, thời gian cho người dân, tổ chức từ đó dẫn đến ban hành chính thức cơ chế này để triển khai tại 3 cấp chính quyền địa phương tại Quyết định số 181/TTg ngày 04/9/2003 và sau này là Quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 22/6/2007. Trong quá trình triển khai, Hải Phòng đã sáng tạo làm cho chất lượng của cơ chế một cửa tại cấp huyện được nâng cao hơn nữa thông qua sáng kiến xây dựng và triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại.

- Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sử dụng biên chế và kinh phí hành chính (gọi tắt là cơ chế khoán biên chế và kinh phí hành chính): cơ chế này cũng có nguồn gốc từ sâu sa từ đề xuất của địa phương trong quá trình thực hiện biên chế hành chính được phân bổ và sử dụng kinh phí hành chính được cấp.

- Thi tuyển một số chức danh lãnh đạo: đây cũng là một vấn đề hoàn toàn mới, mang tính chuyển biến sâu sắc trong công tác bổ nhiệm lãnh đạo trong hệ thống hành chính Việt Nam. Sáng kiến này được thực hiện trong bổ nhiệm một số chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập tại Đà Nẵng, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đánh giá, sáng kiến này đã được thể chế hóa trong Luật Cán bộ, công chức, được khẳng định trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

25Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PRACTICES AND KEY LEARNINGSFROM PAR PLANNING AND IMPLEMENTATION AT THE PROVINCIAL LEVEL

Within the framework of the Danish funded Good Governance andPublic Administration Reform Programme Phase I (GOPA I, 2008-2011)

Ha Noi 2013

PREFACE

CHƯƠNG 2

Trong những năm gần đây, trong khuôn khổ và kế hoạch triển khai Chương trình Tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2001-2010 trước đây và giai đoạn 2011-2020 hiện nay, các tỉnh GOPA đều tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện CCHC của địa phương, trong đó có các kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm.

Quá trình tổng kết 10 năm Chương trình Tổng thể CCHC – giai đoạn 2001 – 2010, cho thấy bên cạnh các nỗ lực và các kết quả trong quản lý quá trình cải cách đã đạt được, còn bộc lộ một số khiếm khuyết về năng lực lập kế hoạch và tổ chức thực hiện của cán bộ làm công tác CCHC. Báo cáo tổng kết 10 năm cũng nêu cụ thể các định hướng trong giai đoạn cải cách tiếp theo, trong đó cần “bảo đảm sự nhất quán, kiên trì liên tục trong triển khai CCHC... Trong xây dựng chương trình, kế hoạch CCHC hàng năm của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh cần xác định rõ các mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp đến tổ chức và kiểm tra thực hiện. Đánh giá, kiểm điểm kết quả CCHC phải dựa vào đánh giá những mục tiêu đã đề ra cũng như tác động tới xã hội”10 .

Chương này giới thiệu và hướng dẫn các phương pháp, quy trình và các công cụ trong lập kế hoạch CCHC ở cấp tỉnh theo tinh thần và định hướng nêu trên. Các nội dung trong Chương này được phân tích và chia sẻ trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn công tác lập kế hoạch và quản lý thực hiện CCHC của các tỉnh được Chương trình Quản trị Nhà nước và CCHC (GOPA) hỗ trợ trong hơn bốn năm vừa qua. Chương này được trình bày một cách có hệ thống dựa trên phương pháp tiếp cận và phương pháp kỹ thuật Quản lý theo kết quả và Khung lô gích trong xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch CCHC.

LẬP KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

10 Chính phủ. Báo cáo tổng kết CCHC giai đoạn 2001-2010.

26 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

2.1 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ HOẠCH CCHC

2.1.1 Kinh nghiệm những năm qua: Thực tế trong những năm qua, trong xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện CCHC hàng năm và 5 năm, hầu hết các địa phương đều đã đưa ra được các nội dung kế hoạch gồm:

- Mục tiêu cần đạt được của kế hoạch;

- Các công việc (hoạt động) cần phải thực hiện trên các lĩnh vực của Chương trình;

- Thời hạn thực hiện các công việc (hoạt động);

- Bố trí nguồn lực và phân công trách nhiệm thực hiện.

Tuy nhiên, các kế hoạch CCHC còn thiếu một số nội dung và thành tố rất quan trọng, có ý nghĩa đảm bảo cho kế hoạch mang tính khả thi và được thực hiện một cách có hiệu quả. Cụ thể trong đó bao gồm:

a. Chưa cụ thể hóa được các chỉ số thành công của các mục tiêu, các lĩnh vực của Chương trình, các kết quả đầu ra và các hoạt động. Do vậy, việc kiểm điểm đánh giá thực hiện chương trình và kế hoạch thiếu cơ sở cụ thể để đo lường nên thường mang tính cảm tính và võ đoán, ít có ý nghĩa thuyết phục. Hơn nữa, việc thiếu các chỉ số thực hiện thành công cũng gây ra những hạn chế trong đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quy trách nhiệm đối với cán bộ và đơn vị đảm trách và tham gia.

b. Trong nhiều trường hợp, việc thể hiện các mục tiêu, kết quả và các hoạt động còn chung chung, thiếu tính cụ thể và chính xác. Do vậy, đã gây ra những tranh luận trong việc hiểu đúng nội dung khi bắt tay vào thực hiện và trong khi kiểm điểm đánh giá;

c. Đặc biệt, các chương trình và kế hoạch CCHC, tuy đã xác định các mục tiêu và hoạt động phải thực hiện, nhưng không xác định cụ thể nguồn lực (nhất là nguồn ngân sách) cần thiết để thực hiện. Trong nhiều trường hợp, lãnh đạo địa phương không cam kết đảm bảo đủ ngân sách cần thiết để đạt đươc các mục tiêu, kết quả và thực hiện các hoạt động của kế hoạch. Việc thiếu nguồn lực thực hiện thường bao hàm hai hệ quả: (1) kế hoạch hoạt động xây dựng ra to tát, song tính khả thi thấp; và (2) đơn vị hay cá nhân không thể hoàn thành mục tiêu đề ra ban đầu hay thực hiện một cách nửa vời.

Về phương pháp tổ chức, hầu hết việc xây dựng kế hoạch CCHC được giao cho một hoặc một số cán bộ CCHC của Sở Nội vụ – với vai trò đầu mối tham mưu cho tỉnh - đảm nhận. Các địa phương còn thiếu quy định và cơ chế huy động sự tham gia tích cực và chủ động của các cơ quan, đơn vị liên quan hay các đối tượng chịu tác động trong quá trình xây dựng kế hoạch. Cơ quan chủ quản có thể xin ý các đơn vị liên quan, nhưng phần lớn là trên cơ sở bản kế hoạch đã được dự thảo.

27Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

2.1.2. Mục đích và yêu cầu của kế hoạch CCHC:

Để đảm bảo một kế hoạch CCHC được xây dựng một cách cụ thể, chính xác, có thể theo dõi và đánh giá được kết quả, cần phải đáp ứng các yêu cầu quan trọng sau đây:

Về cơ sở tài liệu, kế hoạch CCHC được xây dựng phải dựa trên cơ sở các nguồn tài liệu:

• Chương trình/chiến lược Phát triển KTXH của tỉnh.• Chương trình CCHC dài hạn (10 năm) và kế hoạch CCHC trung hạn (5 năm).• Chương trình/kế hoạch hợp tác với cơ quan đối tác (nếu tỉnh có quan hệ hợp tác

CCHC với đối tác nước ngoài).• Kế hoạch công tác của các sở ngành/địa phương.• Các yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra trong từng giai đoạn.• Các nhiệm vụ đột xuất.

Về nội dung và yêu cầu, kế hoạch cần được cụ thể hóa trên các thành tố sau đây:

- Mục tiêu các lĩnh vực của Chương trình CCHC của tỉnh và các chỉ số thành công tương ứng.

- Các kết quả đầu ra (thuộc các lĩnh vực Chương trình) và các chỉ số kết quả cần đạt được.

- Nội dung các hoạt động và các chỉ số kết quả cần đạt được.

- Các nguồn tài liệu kiểm chứng ghi nhận hoặc chứng tỏ các hoạt động đã hoàn thành.

- Các rủi ro có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến việc hoàn thành các mục tiêu, kết quả và các hoạt động.

- Ngân sách và nguồn lực phân bổ để hoàn thành các kết quả đầu ra/thực hiện các hoạt động.

- Thời gian thực hiện (bắt đầu, kết thúc) các hoạt động.

- Đơn vị chịu trách nhiệm (đầu mối, phối hợp) hoàn thành các kết quả/thực hiện các hoạt động.

Về tính chất, tài liệu kế hoạch CCHC phải:

- Thể hiện quyết tâm chính trị của lãnh đạo địa phương và cơ quan, đơn vị tham gia kế hoạch;

- Do vậy, các nội dung kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở có sự thảo luận và nhất trí cao trong nội bộ và giữa các đơn vị liên quan, nhất là các nội dung liên quan đến chỉ số thành công, nguồn lực và ngân sách, và thời hạn hoàn thành;

- Trong quá trình xây dựng kế hoạch CCHC cần bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa sự định hướng và chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh với sự tham gia của các cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch.

28 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

2.2 QUY TRÌNH VÀ CÔNG CỤ LẬP KẾ HOẠCH CCHC

Bản kế hoạch thực hiện CCHC hàng năm của địa phương, sau khi được lãnh đạo địa phương thông qua và đưa vào thực hiện, là một tài liệu thể hiện ý chí quyết tâm của lãnh đạo cộng với sự hiểu biết và nhất trí đồng lòng của các cơ quan, đơn vị tham gia thực hiện. Do vậy, bản kế hoạch sau khi hoàn thành phải đồng thời đảm bảo được hai yếu tố: (1) Sự chỉ đạo và hướng dẫn lãnh đạo UBND; và (2) Sự tham gia tích cực và chủ động của các cơ quan, đơn vị thực hiện kế hoạch. Đương nhiên, Sở Nội vụ tỉnh (với nòng cốt là Phòng CCHC) phải là đơn vị đóng vai trò đầu mối phối hợp quá trình triển khai và theo dõi, đánh giá kết quả.

2.2.1. Quy trình xây dựng Kế hoạch:

Nhằm đảm bảo các yêu cầu, đồng thời khắc phục được các tồn tại nêu ở phần trên, việc xây dựng kế hoạch CCHC hàng năm ở tỉnh cần được thực hiện thông qua một quy trình như sau:

Bảng 2.1: Quy trình xây dựng kế hoạch

Bước Công việc Trách nhiệm Yêu cầu/Phương pháp 1 Truyền đạt các định

hướng và nhiệm vụ CCHC cho các sở ngành và huyện thị

UBND Thông qua hội nghị phổ biến hoặc thông báo

2 Các đơn vị/sở, ngành và huyện, thị dự thảo kế hoạch

Các sở, ngành và huyện, thị

- Gửi kèm mẫu biểu kế hoạch- Lãnh đạo các đơn vị sở, ngành,

huyện, thị chỉ đạo xây dựng kế hoạch

- Do nhóm xây dựng kế hoạch CCHC (gồm đại diện một số sở, ngành/huyện, thị, với sự chủ trì của Phòng Nội vụ) xây dựng

- Nhóm xây dựng kế hoạch CCHC các sở ngành/huyện thị phải thành thạo kỹ năng xây dựng kế hoạch theo phương pháp hướng vào kết quả

3 Tổng hợp, xây dựng tài liệu kế hoạch của tỉnh

Sở Nội vụ (Phòng CCHC)

- Theo mẫu biểu quy định - Lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp chỉ

đạo xây dựng kế hoạch- Cán bộ CCHC (Sở Nội vụ, VP

UBND tỉnh) phải thành thạo kỹ năng xây dựng kế hoạch theo phương pháp hướng vào kết quả

- Sở Tài chính dự trù ngân sách cho các lĩnh vực kết quả và các hoạt động

4 Lấy ý kiến lãnh đạo UBND, các sở ngành và huyện thị

Sở Nội vụ (Phòng CCHC)

- Thông qua hội thảo góp ý kiến xây dựng Kế hoạch CCHC năm

- Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thị tham gia

29Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

2.2.2. Công cụ xây dựng kế hoạch:

Công cụ xây dựng kế hoạch CCHC là một mẫu biểu được cụ thể hoá trên cơ sở phương pháp tiếp cận Khung Lô-gich11. Đây là một công cụ giúp tỉnh và các đơn vị trong tỉnh xây dựng kế hoạch chuyển tải và cụ thể hóa được đầy đủ nhất các mục đích, ý đồ, công việc... và cách thức tổ chức thực hiện CCHC của địa phương.

Các thành tố:

Theo Khung Lô gích, một bản kế hoạch CCHC ở địa phương thường bao gồm các thành tố được mô tả dưới đây. Tuy nhiên, tùy điều kiện thực tế mỗi địa phương thuộc Chương trình GOPA thì mức độ cũng như phạm vi của các thành tố này có khác nhau:

1. Đầu vào là các nguồn lực (Ngân sách, con người, thiết bị, thông tin …) được huy động để thực hiện kế hoạch.

2. Hoạt động là một hoặc một số các công việc được thực hiện theo trình tự thời gian để đạt được kết quả đầu ra tương ứng.

3. Kết quả Đầu ra là kết quả trước mắt, cụ thể của một/một số hoạt động.

4. Lĩnh vực (Mục tiêu Cụ thể) là lĩnh vực CCHC được đề cập trong Chương trình CCHC chung của địa phương, là kết quả của 1 hoặc một số kết quả đầu ra.

5. Mục tiêu (Mục tiêu Dài hạn) là mục tiêu CCHC tổng quát được đề cập trong Chương trình CCHC chung của địa phương, thể hiện tác động của việc thực hiện Chương trình CCHC.

11 Phương pháp khung lôgíc (Logical Framework Approach - LFA) được xác lập chủ yếu dựa trên phương pháp quản lý theo kết quả (Result-based Management - RMB), một phương pháp quản lý con người và các tổ chức lần đầu tiên được phổ biến trong môi trường kinh doanh và trong các công ty ở Mỹ trong những năm 1950 và 1960. Với những ưu điểm của nó, từ đầu những năm 1970 của thế kỷ trước đến nay, phương pháp khung lôgíc được áp dụng ngày càng phổ biến trong lập kế hoạch các dự án phát triển. Ở Việt Nam hiện nay, phương pháp khung lô-gic đang được áp dụng ở tất cả các chương trình/dự án hợp tác phát triển nói chung, và trong các chương trình/dự án hỗ trợ CCHC nói riêng.

Bước Công việc Trách nhiệm Yêu cầu/Phương pháp

5 Hoàn thiện dự thảo KH

Sở Nội vụ (Phòng CCHC)

- Sở Nội vụ hoàn thiện về nội dung.- Sở Tài chính hoàn thiện các mục

ngân sách

6 Trình ký và thông qua KH

Sở Nội vụ (Phòng CCHC),VP UBND

7 Triển khai thực hiện Sở Nội vụ (Phòng CCHC),VP UBND

- Thông qua hội nghị triển khai Kế hoạch CCHC năm

30 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

2.3 XÂY DỰNG CHỈ SỐ ĐẦU VÀO, ĐẦU RA, KẾT QUẢ

2.3.1. Khái niệm:

Chỉ số là:

• Các thông tin định tính & định lượng được xác định làm bằng chứng/đối chiếu chứng tỏ việc hoàn thành của các hoạt động, kết quả đầu ra/mục tiêu của kế hoạch

• Là dấu hiệu của sự thay đổi/tiến bộ so với thực trạng• Là cơ sở để theo dõi, kiểm điểm và đánh giá thực hiện kế hoạch • Là cơ sở để kiểm điểm và đánh giá trách nhiệm của cá nhân, lãnh đạo các cấp và

các bộ phận trong tổ chức thực hiện CCHC.

PAR PLAN YEAR ……Mục tiêu Chương trình Chỉ số

Mã số Nội dung

Chỉ số thành công

Tài liệu kiểm chứng

Ngân sách (VNĐ)

Thời gian thực hiện

Trách nhiệmChủ trì Phối

hợpLĩnh vực 1: Kết quả 1.1Hoạt động 1.1.1Hoạt động 1.1.2Kết quả 1.2Lĩnh vực 2:

6. Chỉ số thành công là các bằng chứng miêu tả/chứng tỏ các hoạt động/đầu ra/lĩnh vực/mục tiêu được hoàn thành.

7. Tài liệu kiểm chứng là các tài liệu, chứng cứ thể hiện việc hoàn thành các hoạt động/đầu ra.

8. Thời gian thực hiện: Là khoảng thời gian (bắt đầu và kết thúc) hoặc mốc thời gian hoàn thành của một hoạt động/đầu ra.

9. Trách nhiệm: Là tên đơn vị/cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện (đầu mối) và/hoặc tham gia (phối hợp) thực hiện một hoạt động hay hoàn thành một đầu ra.

Bảng 2.2: Khung kế hoạch

31Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Quá trình xây dựng và quyết định các chỉ số kết quả thể hiện quyết tâm chính trị của các tổ chức/cá nhân đối với các công việc, kết quả, mục tiêu đã đề ra. Do vậy trong thực hiện xác định chỉ số, yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ và nhất trí cao giữa các đơn vị liên quan và với lãnh đạo của tổ chức. Tất cả các nội dung và tính chất của các chỉ số kết quả phải được thể hiện cụ thể trong bản kế hoạch.

2.3.2. Ý nghĩa của chỉ số:

Một bản kế hoạch CCHC hàng năm hoàn chỉnh cần thể hiện các chỉ số ở các cấp độ sau đây:

1) Mục tiêu của Chương trình Tổng thể CCHC của tỉnh2) Mục tiêu các lĩnh vực CCHC 3) Các kết quả đầu ra4) Các hoạt động 5) Các nguồn lực đầu vào để thực hiện các hoạt động và các kết quả đầu ra

Chỉ số thành công ở mỗi cấp độ có các ý nghĩa cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Cấp độ chỉ số và ý nghĩa

Cấp độ Chỉ số Thời điểm xây dựng/cam kết

Thời điểm theo dõi/đánh giá

Trách nhiệm Hoàn thành

1. Mục tiêu của Chương trình CCHC chung của tỉnh

Xây dựng Chương trình Tổng thể

Đánh giá vào giữa và cuối Chương trình

UBND tỉnh

2. Mục tiêu các lĩnh vực CCHC

Xây dựng Chương trình Tổng thể/Kế hoạch hành động (5 năm)

Đánh giá vào giữa và cuối Chương trình

UBND tỉnh,sở, ngành chịu trách nhiệm lĩnh vực Chương trình

3. Các kết quả đầu ra

Xây dựng kế hoạch hành động (5 năm)/kế hoạch hàng năm

Đánh giá vào cuối năm/sau khi hoàn thành kết quả

Sở, ngành chịu trách nhiệm lĩnh vực Chương trìnhhuyện, thị chịu trách nhiệm Kết quả đầu ra

4. Các hoạt động Xây dựng kế hoạch hàng năm/6 tháng

Theo dõi tiến độ hàng tuần/tháng/quýĐánh giá sau khi kết thúc hoạt động

Sở, ngành/huyện, thị/xã, phường chịu trách nhiệm hoạt động

5. Các nguồn lực đầu vào

Xây dựng kế hoạch hàng năm

Theo dõi hàng tháng/quýĐánh giá sau khi hoàn thành hoạt động/kết quả đầu ra

Sở Tài chính Sở Nội vụ

32 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

2.3.4. Cách thức xây dựng chỉ số:

Như đã đề cập ở phần trên, xây dựng kế hoạch và xây dựng chỉ số thành công của kế hoạch thể hiện ý chí quyết tâm chính trị và sự đồng lòng của các đơn vị tham gia thực hiện kế hoạch. Và công việc này phải được thực hiện trên cơ sở sự tham gia của các cơ quan/đơn vị liên quan.

Phần này hướng dẫn cách thức xây dựng chỉ số thuộc 3 lĩnh vực: Kết quả đầu ra, Hoạt động và Nguồn lực đầu vào.

Theo bảng ý nghĩa của chỉ số ở Mục 2.3.2. đơn vị chịu trách nhiệm hoàn thành các chỉ số kết quả là đơn vị có trách nhiệm xây dựng chỉ số. Cụ thể như sau:

- Các kết quả đầu ra Nhóm Xây dựng kế hoạch Sở ngành, Huyện thị tương ứng

- Các hoạt động Nhóm Xây dựng kế hoạch Sở ngành/huyện thị/xã phường tương ứng

2.3.3. Các tiêu chí xác định chỉ số:

Trong xây dựng kế hoạch CCHC, việc xác định chỉ số cần tuân thủ các tiêu chí trong kỹ thuật SMART sau đây:

Bảng 2.4: Các tiêu chí xác định chỉ số

Đơn giản/Cụ thể (Simple/specific) Được thể hiện rõ ràng, cụ thể và không hiểu sai.

Đo lường được (Measurable) Được thể hiện bằng các số liệu định lượng, định tính.

Có thể phân tích, so sánh đối chiếu và thống kê được (thông qua các phương pháp thu thập phân tích thông tin cụ thể). Có thể đạt được (Attainable/Achievable) Khả thi trong các điều kiện (nguồn

lực, thời gian…) cụ thểThực tiễn/theo định hướng kết quả (Realistic/ Result-oriented) Phù hợp với các quy định/quy chế

hiện hành.Phù hợp với các điều kiện nguồn lực sẵn có Có thể đo được chi phí- hiệu quả và tính hiện thực so với nguồn lực sẵn cóMốc thời gian (Time-bound/Time-framed) Có khung thời gian hoàn thành và

có thể đánh giá được sự hoàn thành trong khoảng thời gian đó

33Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

- Các nguồn lực đầu vào Nhóm Xây dựng kế hoạch (đề xuất) Sở Tài chính, Sở Nội vụ (hỗ trợ)

Các bước xây dựng chỉ số:

1. Nhóm Xây dựng Kế hoạch nghiên cứu kỹ nội dung các kết quả đầu ra và các hoạt động, trong đó đặc biệt chú ý đến các sản phẩm phải hoàn thành và khối lượng các công việc phải thực hiện cũng như thời gian phải hoàn tất.

2. Xác định loại thước đo (độ dài, số lượng, trọng lượng, cấp độ, tỷ lệ …) cho các đầu ra, hoạt động tương ứng.

3. Xác định mức độ các chỉ số cho các đầu ra, hoạt động tương ứng.

4. So sánh đối chiếu với các chỉ số khác trong cùng một kết quả đầu ra/một hoạt động trực tiếp và các kết quả đầu ra/hoạt động liên quan.

5. Đối chiếu với 5 tiêu chí SMART.

6. Ghi chép chỉ số vào Khung Kế hoạch.

Chú ý: Cần xác định chỉ số kết quả đầu ra trước sau đó mới xác định chỉ số các hoạt động.

34 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

TTN

ội d

ung

Chỉ

số

Kết

quả

Tài l

iệu

ki

ểm c

hứng

Ngâ

n sá

ch

(VN

Đ)

Đơn

vị

ch

ủ trì

Đơn

vị

Phố

i hợp

Thời

gia

n th

ực

hiện

Lĩnh

vự

c 5:

Nân

g ca

o N

ăng

lực

Đội

ngũ

CB

CC

- Trìn

h độ

chu

yên

môn

kỹ n

ăng

hành

chí

nh

của

cán

bộ, c

ông

chứ

c đư

ợc n

âng

cao

- Hơn

70%

CB

CC

cấp

tỉnh

cấp

huyệ

n ho

àn th

ành

nhiệ

m v

ụ đư

ợc g

iao

Kết

quả

5.1

. N

âng

cao

năng

lực

xây

dựng

quản

lý k

ế ho

ạch

công

tác

105.

000.

000

5.1.

1K

hảo

sát đ

ánh

giá

nhu

cầu

tập

huấn

(55

CB

CC

thuộ

c 11

đơn

vị t

rực

thuộ

c S

ở)

- Xác

địn

h đư

ợc n

hu c

ầu c

ủa C

BC

C v

ề từ

ng

kỹ n

ăng

trong

việ

c xâ

y dự

ng v

à qu

ản lý

kế

hoạc

h- X

ác đ

ịnh

được

số

lượn

g ng

ười

tham

gia

lớp

tập

huấn

Báo

cáo

kh

ảo s

át

nhu

cầu

tập

huấn

đư

ợc

lãnh

đạo

Sở

phê

duyệ

t

35.0

00.0

00P

hòng

TC

CB

Côn

g ty

vấn

Từ

01

đến

15 th

áng

10/2

013

5.1.

2X

ây d

ựng

biên

tập

tài l

iệu

tập

huấn

Bộ

tài l

iệu

cho

khoá

3 n

gày

gồm

: - 1

tài l

iệu

Wor

ds k

hông

quá

45

trang

khô

ng

kể p

hần

phu

lục

- 1 tà

i liệ

u gi

ảng

dạy

(Pow

er P

oint

s) k

hông

qu

á 90

slid

es- D

anh

sách

đề

xuất

2 g

iảng

viê

n, k

èm th

eo lý

lịc

h, v

ới tr

ình

độ v

à ki

nh n

ghiệ

m g

iảng

dạy

ph

ù hợ

p

Bộ

tài l

iệu

dự th

ảo45

.000

.000

(nt)

(nt)

Từ 1

5/10

đế

n 10

/11/

2013

Bản

g 2.

5: M

inh

hoạ

kế h

oạch

CC

HC

35Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

TTN

ội d

ung

Chỉ

số

Kết

quả

Tài l

iệu

ki

ểm c

hứng

Ngâ

n sá

ch

(VN

Đ)

Đơn

vị

ch

ủ trì

Đơn

vị

Phố

i hợp

Thời

gia

n th

ực

hiện

5.1.

3 Đ

ánh

giá

tài

liệu

2 nộ

i dun

g (tà

i liệ

u, g

iảng

viê

n) đ

ược

đán

h gi

á th

eo b

ảng

cho

điểm

Báo

cáo

đá

nh g

iá tà

i liệ

u.B

ộ tà

i liệ

u đư

ợc lã

nh

đạo

Sở

phê

duyệ

t

10.0

00.0

00V

P S

ởP

hòng

TC

CB

Từ 1

1 đế

n 20

thán

g 11

/201

3

5.1.

4Tổ

chứ

c tậ

p hu

ấn(0

1 lớ

p x

03

ngày

; tại

Sở

NN

& P

TNT)

100

% h

ọc v

iên

trả lờ

i vận

dụn

g đư

ợc k

ỹ nă

ng, c

ông

cụ k

ỹ th

uật t

rong

côn

g tá

cP

hiếu

điề

u tra

học

viê

n cu

ối k

hoá

tập

huấn

15.0

00.0

00

(Giả

ng v

iên)

12.0

00.0

00

(Chi

phí

lớp

học)

Côn

g ty

vấ

n P

hòng

C

BC

CTừ

28

đến

30/1

1/20

13

36 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Thực tiễn các tỉnh GOPA những năm qua cho thấy việc xây dựng kế hoạch CCHC được thực hiện thường xuyên theo yêu cầu của chính phủ. Các cấp, các ngành đã cố gắng tuân thủ các văn bản, quy định của cấp trên, kết hợp với tình hình thực tế tại ngành hay địa phương mình để lên kế hoạch. Tuy nhiên, cách xây dựng kế hoạch CCHC theo lối truyền thống ít gắn với kết quả đã dẫn đến những khó khăn nhất định trong quá trình triển khai thực hiện. Một số bản kế hoạch chưa chỉ ra được công việc cụ thể cần làm, trách nhiệm thiếu rõ ràng và chưa có chỉ số đánh giá kết quả thực hiện.

Qua triển khai chương trình GOPA, với việc áp dụng xây dựng và thực hiện kế hoạch CCHC theo khung lô gích, kế hoạch của các tỉnh tham gia đã có những tiến bộ rõ rệt. Một số CBCC trực tiếp thực hiện CCHC tại Sở Nội vụ và một số sở, ngành, huyện thị tại các tỉnh đã được tập huấn theo phương thức lập kế hoạch và triển khai kế hoạch này. Một mặt, kế hoạch CCHC bám sát theo kế hoạch phát triển KT-XH của các tỉnh và chương trình CCHC tổng thể của Nhà nước, mặt khác, thể hiện rõ các hoạt động cụ thể với nguồn lực đầu vào cần có và thời gian thực hiện, dự kiến kết quả đạt được, chỉ số thực hiện và phương tiện xác minh kết quả, đơn vị hay cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện, phối hợp với sở, ngành hay địa phương nào. Với kế hoạch được xây dựng chi tiết này, việc thực hiện và theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện CCHC trở nên dễ dàng hơn. (Xem thêm kinh nghiệm của tỉnh Đắk Nông trong tình huống về nâng cao năng lực lập và triển khai kế hoạch CCHC tại tỉnh. Một số CBCC của tỉnh đã được hướng dẫn để vận dụng kỹ thuật Khung Lô gích vào việc xây dựng kế hoạch và theo dõi, đánh giá CCHC tại cơ quan, đơn vị theo chỉ số).

Gần đây, với Kế hoạch tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020 do Chính phủ ban hành, các tỉnh GOPA đã xây dựng kế hoạch CCHC năm năm 2011-2015 theo phương pháp Khung lô-gích này.

Hộp 2.1 Ý kiến về kế hoạch CCHC

“Mỗi sở xây dựng CCHC theo cách của mình chưa đồng nhất. Chưa có tiêu chuẩn chung.”

“Cơ sở vật chất cho CCHC còn chưa ổn do chưa có nguồn kinh phí riêng”.“Cần có kỹ năng lập kế hoạch và triển khai kế hoạch CCHC”.

Phỏng vấn tại Lai Châu 7/3/2012

37Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PRACTICES AND KEY LEARNINGSFROM PAR PLANNING AND IMPLEMENTATION AT THE PROVINCIAL LEVEL

Within the framework of the Danish funded Good Governance andPublic Administration Reform Programme Phase I (GOPA I, 2008-2011)

Ha Noi 2013

PREFACE

3.1 NHỮNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA CCHC

CCHC là một tiến trình lâu dài, phức tạp, với sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau với các vai trò, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Ở cấp tỉnh, có thể thấy có những cơ quan, đơn vị và cá nhân tham gia là: (1) lãnh đạo các cơ quan Đảng (các nhà chính trị); (2) lãnh đạo và CBCC kể từ UBND tỉnh, các sở, ngành, huyện thị và xã (những người trực tiếp thực hiện); (3) các tổ chức, đoàn thể vừa tham gia góp ý, vừa giám sát quá trình thực hiện; (4) người dân (đối tượng thụ hưởng và giám sát). Kinh nghiệm gần 20 năm cải cách hành chính nước ta và mấy năm qua thực hiện Chương trình GOPA cho thấy thành công hay thất bại trong tiến trình này lệ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp giữa các nhân tố này.

Các nhà chính trị Richard Chapman và J. R. Greenaway viết rằng cải cách hành chính “một phần là một quá trình chính trị (bao gồm chính trị “bên trong” cũng như chính trị với một nhận thức rộng hơn), thế nhưng nó cũng là một quá trình quản lý cả tiến trình cải cách với các vấn đề kỹ thuật và tác nghiệp thường xuyên nảy sinh, do đó, khi xem xét tới cải cách hành chính thì phải chú ý tới cả hai yếu tố chính trị và quản lý của nó. Trong thời đại của chúng ta việc phát triển nên một bộ máy chính phủ tích cực hơn sẽ gợi ra nhiều câu hỏi về mối quan hệ của hiệu quả quản lý đối với các mục đích chính trị và các mục tiêu của chính phủ”12. Trên thực tiễn và trong việc hoạch định chính sách, cả hai mặt này của cải cách hành chính được đồng thời đề cập tới.

Có thể nói sự tham gia của phương diện kỹ thuật vào quá trình, cải cách chủ yếu là trong giai đoạn hoạch định chính sách (tức là lập kế hoạch). Kiến thức của các chuyên gia trong giai đoạn này là rất quan trọng do họ được chuyên môn hoá theo cách thức và vị trí để áp dụng kiến thức họ có13 . Chương trình GOPA đã được Đại sứ quán Đan Mạch hỗ trợ tuyển dụng một cố vấn quốc tế và một nhóm chuyên gia trong nước có kiến thức và kinh nghiêm về CCHC. Tuy nhiên, có thể thấy là mặc dù các nhà chuyên gia cũng có quyền lực nhất định, quyền lực đó thường chỉ hạn hẹp ở khả năng xác

CHƯƠNG 3

THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

12 Xem Richard Chapman và J. R. Greenaway, Sự năng động của cải cách hành chính, Luân đôn, 1980, tr. 184 (Bản tiếng Anh).

13 Xem thêm Vũ Huy Từ và Nguyễn Khắc Hùng, Hành chính học và Cải cách hành chính, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội: 1998.

38 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

định các vấn đề và xây dựng nên các giải pháp cần thiết để xử lý các vấn đề đó. Nhưng họ không thể bảo đảm chắc chắn rằng các giải pháp họ đề xuất ra có được chấp nhận và thực hiện không. Như vậy, có thể thấy ảnh hưởng của họ trong tiến trình này cũng có những hạn chế nhất định.

Có một số nhân tố mới xuất hiện vào các giai đoạn không mang tính chính trị khác trong quá trình hoạch định chính sách, nhất là trong khi thực hiện các chương trình cải cách. Những nhân tố này có những nguồn chính trị khác nhau, ví dụ một cơ quan/đơn vị này thì nắm quyền kiểm soát đối với các yếu tố hay nguồn lực cần thiết cho chương trình này hay chương trình khác, trong khi những cơ quan/đơn vị khác thì có được sự ủng hộ rộng rãi của quảng đại quần chúng. Trong tiến trình cải cách CCHC, dần dần những cơ quan này sẽ có vai trò nổi bật hơn do họ có quyền thay đổi hoặc đề xướng ra các chủ trương hay chính sách mang tính chiến lược mới.

Tại đây có thể nhận thấy rằng, chắc chắn sẽ có sự khác biệt về lợi ích trong giai đoạn lập kế hoạch, xây dựng chương trình cải cách và giai đoạn thực hiện chương trình đó. Các mục tiêu đặt ra ban đầu có thể được và cần phải điều chỉnh trong tiến trình thực hiện để đáp ứng cho các yêu cầu mới phát sinh, song ở đây lại luôn luôn tồn tại một nguy cơ là cải cách dễ bị chệch hướng đã đề ra. Điều này cần phải đặc biệt chú ý, bởi vì nếu xử lý không thoả đáng sẽ có thể đưa tới những thay đổi to lớn đối với công cuộc cải cách, và thậm chí, làm cho cải cách thất bại. Mặt khác, nếu được giải quyết ổn thoả và khéo léo, đây có thể là một nguồn tiềm năng để thúc đẩy nỗ lực chung của mọi người tập trung vào hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra cho cải cách thành công.

Qua thực tiễn triển khai GOPA, có bốn nhóm người khác nhau tham gia vào quá trình CCHC này, đó là: các nhà lãnh đạo chính trị (những người nắm giữ quyền lực chính trị); các nhà hành chính (những người thực thi các chủ trương, chính sách chính trị và kể cả chương trình này); các chuyên gia về cải cách (họ có thể là những người riêng biệt, song trong nhiều trường hợp thì trong số các nhà lãnh đạo chính trị hoặc các nhà hành chính cũng có các chuyên gia cải cách); và nhân dân hay một bộ phận nhân dân (bao gồm đồng bào dân tộc thiểu số). Bốn nhóm người này có thể có những lợi ích rất khác nhau đối với cải cách và họ có thể hành động theo phương thức của riêng mình để đạt được những lợi ích đó.

Như thế, ta thấy rằng việc hoạch định chính sách cải cách nhất định phải bao gồm chính trị, nếu nói một cách bóng bẩy như Harold Wilson thì “chính sách mà không có chính trị thì chẳng khác gì chính trị mà không có chính sách vậy”14. Tuy nhiên, phương diện chính trị đối với cải cách hành chính phải rộng hơn nữa. Nó phải bao gồm cả chính trị “nội tại” cũng như áp lực chính trị từ bên ngoài các tổ chức và cơ cấu của chính quyền.

Như đã phân tích trên đây, nền hành chính công có một vai trò quan trọng tác động tới mọi phương diện đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá cũng như xã hội của một quốc gia nói chung hay một địa phương cụ thể. Việc cải cách nền hành chính công chắc chắn đụng chạm tới mọi tổ chức, dù thuộc chính phủ hay tư nhân, các tổ chức tình nguyện và phi chính phủ, cũng như bản thân mỗi cá nhân trong xã hội công dân. Các tổ chức và cá nhân này có thể thông qua rất nhiều cách thức hay “kênh” khác nhau để trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới quá trình hoạch định cũng như thực hiện chính sách cải cách. Hơn nữa, trong trào lưu dân chủ ngày càng mở rộng hiện nay, các công dân ngày càng ý thức được quyền hạn và nghĩa vụ của mình, một yêu cầu đặt ra với nền hành chính là ngày càng trở nên minh bạch và công khai hơn trong mối quan hệ với công dân. Như vậy, việc tăng cường quyền hạn của các tổ chức và công dân, kể cả đồng bào dân tộc, cũng đồng thời có nghĩa là bảo đảm cho họ có quyền tham gia ngày càng rộng rãi vào quá trình hoạch đinh, xây dựng cũng như thực hiện chính sách cải cách. 14 Do Chapman, R. A. và Greenaway, J. R., 1980, tr. 200, Bản tiếng Anh, trích dẫn.

39Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Một nhân tố quan trọng khác cũng cần phải cân nhắc kỹ là trình độ dân trí ngày càng cao, làm cho họ ngày càng ý thức được cái gọi là “tính hợp pháp” (hay “chính danh”) của chính phủ, nói cách khác là họ hiểu rõ được vai trò và tầm quan trọng của các hoạt động của nền hành chính công, và tự phán xét được mức độ đúng đắn của các chính sách cũng như các chương trình mà nền hành chính công thực hiện, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Từ đó, ảnh hưởng của các ý kiến cũng như hành động của họ vào việc hoạch định và thực hiện chính sách cải cách là cực kỳ quan trọng để bảo đảm nền hành chính công ngày càng gần gũi và đáp ứng tốt hơn với những đòi hỏi của giai đoạn phát triển mới .

Table 3.1: Các đối tượng tham gia và vai trò trong CCHC ở tỉnh15

Stt Đối tượng tham gia Vai trò/nhiệm vụ trong CCHC

1 Lãnh đạo các cơ quan Đảng

Căn cứ vào chủ trương, chính sách chung của Đảng và Nhà nước về CCHC để đưa ra những chủ trương, chính sách cụ thể của tỉnh

2 Lãnh đạo UBND tỉnh (nhất là Chủ tịch UBND tỉnh)

- Chỉ đạo thống nhất việc thực hiện CCHC trên địa bàn

- Phê duyệt kế hoạch CCHC cho từng giai đoạn- Phân công các sở, ngành, UBND huyện, thị

thực hiện- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện

3 Các đoàn thể chính trị - xã hội

- Tham gia xây dựng, góp ý cho kế hoạch CCHC

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện CCHC của các cơ quan, đơn vị và CBCC

4 Các sở, ngành, UBND huyện, thị

- Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch CCHC

- Chủ trì đề án CCHC được phân công trong lĩnh vực/địa bàn phụ trách

- Chỉ đạo việc thực hiện CCHC trong nội bộ cơ quan, đơn vị

5 UBND xã, phường, thị trấn

- Tham mưu cho UBND huyện trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch CCHC

- Chỉ đạo việc thực hiện CCHC trong nội bộ cơ quan, đơn vị

- Hướng dẫn các thôn, bản và người dân thực hiện các chủ trương, chính sách, các quy định của Đảng và Nhà nước

6 Cán bộ, công chức - Tham mưu cho cấp trên về cách thức thực hiện CCHC

- Trực tiếp thực hiện cải cách trong chức năng, nhiệm vụ được phân công

7 Người dân (bao gồm đồng bào dân tộc thiểu số)

- Thụ hưởng thành quả của CCHC- Tham gia góp ý cho các chủ trương, chính sách

và đường lối CCHC của cơ quan nhà nước; cách thức thực hiện của CBCC

- Giám sát hoạt động CCHC của cơ quan nhà nước và của CBCC

15 Vũ Huy Từ và Nguyễn Khắc Hùng, 1998.

40 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

3.2 PHÂN CÔNG VÀ PHỐI HỢP TRONG THỰC HIỆN CCHC

Nội dung phân tích trên đây cũng phần nào cho thấy sự cần thiết của việc phân công trong triển khai thực hiện CCHC ở tỉnh. Từ đó, đặt ra những vấn đề cả lý luận lẫn thực tiễn trong phối hợp thực hiện CCHC.

3.2.1 Phân công thực hiện CCHC: Theo các quy định của nhà nước và thực tiễn của Chương trình GOPA thì tại cấp tỉnh:

- UBND tỉnh: chỉ đạo chung về CCHC. Có sự tham mưu trực tiếp và thường xuyên của Văn phòng UBND và các sở, ngành, đồng thời Văn phòng UBND là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án 30 của Chính phủ về rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

- Sở Nội vụ: Đầu mối về CCHC ở tỉnh; xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức triển khai những nội dung cải cách về tổ chức, cán bộ, công chức; theo dõi, đánh giá và tổng hợp kết quả CCHC của các ngành, các cấp báo cáo cho UBND tỉnh.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính: lập dự toán ngân sách CCHC, báo cáo UBND tỉnh trước khi đưa ra trình HĐND và Chính phủ. Đồng thời, xây dựng kế hoạch và triển khai CCHC trong ngành, báo cáo kết quả CCHC qua Sở Nội vụ.

- Các sở, ngành khác: chủ trì các đề án CCHC trong lĩnh vực mình phụ trách; triển khai kế hoạch CCHC trong ngành; và báo cáo kết quả cho UBND tỉnh qua Sở Nội vụ. Ví dụ: Sở Thông tin – Truyền thông phụ trách mảng tuyên truyền về CCHC; Sở Khoa học – Công nghệ chịu trách nhiệm về áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008.

- UBND các huyện, thị, xã, phường, thị trấn: xây dựng kế hoạch CCHC và tổ chức thực hiện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời tổ chức theo dõi, đánh giá kết quả, báo cáo lên cấp có thẩm quyền.

3.2.2 Phối hợp thực hiện CCHC16 :

a. Cơ chế phối hợp: Cơ cấu tổ chức của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước rất phức tạp. Chúng được tổ chức theo các phân hệ. Các hệ con trong từng phân hệ vừa có những tính chất chung, vừa có những tính chất riêng; vừa độc lập tương đối với nhau trên một nguyên tắc nhất định, lại vừa có những mối liên hệ với nhau trong tổng thể. Vì vậy, việc phối hợp hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, của các cán bộ, công chức, nhất là trong CCHC, luôn là một thách thức đối với các nhà quản lý.

Có thể khái quát hoá các dạng phối hợp theo bảng17 dưới đây:

16 Xem Dự án Danida-NAPA thuộc Học viện Hành chính Quốc gia. Phối hợp trong hoạt động hành chính. Hà Nội: 2006

17 Sơ đồ các hình thức phối hợp dựa vào nguồn tài liệu của TS. Scott Fritzen giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore.

41Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Trong thực hiện CCHC, các dạng phối hợp theo chiều dọc (giữa cấp trên và cấp dưới) và theo chiều ngang (giữa các cơ quan, đơn vị ngang cấp nhau) đều là các hoạt động phối hợp trong cùng một hệ thống hành chính nhà nước. Phối hợp dọc là cơ chế phối hợp mang tính thứ bậc trong quan hệ hành chính, thể hiện quyền lực của cấp trên đối với cấp dưới, được bảo đảm bằng các quy định trong nền hành chính mà ở đó cấp dưới có nghĩa vụ tuân thủ - đặc tính cố hữu của nền hành chính. Vì vậy, cơ chế phối hợp này không có nhiều biểu hiện phức tạp.

Có thể thấy cơ chế phối hợp này trong hệ thống hành chính nhà nước ở nước ta như quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới theo hệ thống dọc, ví dụ như quan hệ giữa Uỷ ban Nhân dân cấp huyện với Uỷ ban Nhân dân cấp xã. Trên thực tế quan hệ loại này diễn ra rất nhiều trong hoạt động cải cách hành chính ở nước ta.

ResourcesMechanisms-cơ chế

Authority-thẩm quyền

Norms-các chuẩn mực

Bargaining-thương thảo

Information-Thông tin

Trust-Lòng tin

HierarchyThứ bậc (dọc) ** ** *

Network Mạng lưới ** * ** **

Partnership Hợp tác (ngang)

** ** *** **

UBND CẤP TỈNH

UBND CẤPHUYỆN

UBNDCẤP XÃ

UBNDCẤP XÃ

UBNDCẤP XÃ

UBNDCẤP XÃ

UBNDCẤP XÃ

UBNDCẤP XÃ

UBNDCẤP XÃ

UBNDCẤP XÃ

UBNDCẤP XÃ

Bảng 3.2: Các dạng phối hợp

UBND CẤPHUYỆN

UBND CẤPHUYỆN

42 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Phối hợp ngang là cơ chế phối hợp giữa các thiết chế đồng cấp trong các tổ chức hành chính nhà nước. Cơ chế phối hợp này diễn ra thường xuyên và phổ biến trong hoạt động CCHC. Mỗi cơ quan có những nhiệm vụ và quyền hạn riêng biệt, trong chừng mực nhất định một cơ quan có quyền chi phối các cơ quan khác khi tham gia vào hoạt động phối hợp. Trong trường hợp đó gọi là cơ quan chủ trì phối hợp; cơ quan chủ trì sẽ điều phối các hoạt động phối hợp và các cơ quan khác phải thực hiện theo sự điều phối của cơ quan chủ trì. Ví dụ, Sở Nội vụ được giao là đầu mối về CCHC nên điều phối các ngành, các cấp về công tác này và báo cáo lên UBND tỉnh.

Ở cơ chế phối hợp ngang thì tính phức tạp trong hoạt động phối hợp được nâng thêm một mức, nó đòi hỏi cao hơn về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia. Chẳng hạn như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài chính thực hiện chế độ chính sách di dân; Sở Nội vụ phối hợp với Trường Chính trị tỉnh trong việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức hoặc tổ chức thi tuyển công chức hàng năm… Trong những quan hệ trên, theo quy định của pháp luật thì mỗi cơ quan có những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định đối với bên kia và ngược lại trên cơ sở pháp luật quy định nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động quản lý.

Sơ đồ 3.2: Phối hợp theo chiều ngang (Hợp tác - Partnership)

Phối hợp theo mạng lưới là cơ chế phối hợp được thực hiện trên cơ sở nhiều thiết chế khác nhau với nhiều cơ quan tổ chức khác nhau. Có thể nói rằng đây là cơ chế phối hợp phức tạp nhất. Bởi lẽ hoạt động phối hợp này không những diễn ra trong hệ thống mà còn có sự phối hợp với các thiết chế ngoài hệ thống. Hoạt động phối hợp này được thực hiện trên cở sở đảm bảo bằng tính quyền lực trong phạm vi thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước và các hoạt động đàm phán, thương thảo trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân. Cơ chế phối hợp mạng lưới thường diễn ra khi tiến hành thực hiện các chương trình, dự án, chính sách… của nhà nước. Đó là các hoạt động phối hợp của các cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung, cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng với các tổ chức, cá nhân hay các nhóm lợi ích xã hội.

Sơ đồ 3.3: Phối hợp theo mạng lưới (Network)

Trường chính trị Tỉnh Sở nội vụ tỉnhA + B

A B

C

D E

43Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Hộp 3.1: Một số ý kiến về phân công, phối hợp trong CCHC trong Chương trình GOPA

“Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm trước Đảng ủy và UBND Thành phố về các hoạt động của địa phương: trực tiếp phụ trách CCHC và quản lý CBCC, đất đai-đô thị, đồng thời phân công cho Phó Chủ tịch UBND, thành viên UBND và CBCC xã nhiệm vụ theo từng lĩnh vực”.

“Tham mưu cho cấp ủy chính quyền và UBND ban hành quy chế làm việc, lịch tiếp dân của lãnh đạo, thường trực tiếp dân; Theo dõi việc chấp hành chế độ thông tin đầu giờ để nắm bắt kết quả thực hiện công việc trong ngày, trong tuần, có hướng chỉ đạo kịp thời”.

Trích phỏng vấn tại tỉnh Lào Cai, 13/3/2012

b. Hình thức phối hợp:

Phối hợp bên trong: Đây là hình thức phối hợp cơ bản, phổ biến trong quản lý hành chính ở địa phương, bao gồm việc quản lý và thực hiện CCHC. Qua đó các cơ quan quản lý có thẩm quyền ở địa phương dựa vào những quy định của pháp luật (Luật tổ chức HĐND và UBND, pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND) ban hành quy chế hoạt động trong hệ thống hành chính ở địa phương mình. Trong đó xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức, từng thành viên uỷ ban, mối quan hệ công tác giữa các thành viên với uỷ ban; giữa các thành viên với các cơ quan, bộ phận chuyên môn; giữa các cơ quan, bộ phận chuyên môn với uỷ ban, giữa uỷ ban cấp trên với uỷ ban cấp dưới; giữa cơ quan chuyên môn với UBND cấp dưới được thể hiện khá cụ thể rõ ràng. Ví dụ, trong quy chế làm việc của UBND ở một huyện có ghi: “Phó chủ tịch được phân công làm nhiệm vụ thường trực, giải quyết công việc hàng ngày của uỷ ban huyện, thay mặt chủ tịch lãnh đạo công tác của UBND huyện khi chủ tịch đi vắng. Đồng thời, chỉ đạo công tác văn phòng HĐND và UBND và trao đổi với chánh văn phòng HĐND và UBND về nội dung cuộc họp uỷ ban. Phó chủ tịch trực với các phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực có sự phối hợp thống nhất chương trình, kế hoạch công tác để phó Chủ tịch thường trực nắm công tác hàng ngày của uỷ ban”.

Cũng trong quy chế của uỷ ban nói trên ghi rất cụ thể như sau: “Hàng tuần, vào ngày thứ sáu họp lãnh đạo UBND huyện và lãnh đạo văn phòng (nếu ngày thứ sáu bận việc đột xuất thì chuyển sang ngày thứ hai tuần sau) để xử lý công việc còn tồn đọng trong tuần và thống nhất lịch công tác tuần tới.

Chủ tịch và các phó chủ tịch UBND huyện dành thời gian nhất định, có lịch cụ thể đi xuống xã, thị trấn để kiểm tra và giải quyết vấn đề cho ngành, xã, thị trấn đặt ra.”Theo cách phối hợp này các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra việc thực hiện phối hợp công tác CCHC trên cơ sở các quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân, đồng thời kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch thường kỳ hay định kỳ qua đó sửa đổi, bổ sung những quy định phối hợp còn thiếu hoặc bất hợp lý.Ở cấp xã, Chủ tịch UBND là người chịu trách nhiệm chính về CCHC, phân công và phối hợp liên ngành trong thực hiện các nhiệm vụ liên quan. Là cấp cơ sở, trực tiếp liên quan tới người dân, UBND xã và Chủ tịch UBND xã có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình CCHC, phối hợp hoạt động của chính quyền với các đoàn thể trên địa bàn nhằm

44 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Hộp 3.2: Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính theo Chương trình GOPA của tỉnh Đắk Lắk

1. Ông Lữ Ngọc Cư, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban

2. Ông Nguyễn Văn Sự, Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Trưởng ban thường trực

3. Ông Trần Hiếu, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thành viên

4. Ông Nguyễn Thanh Nam, Giám đốc Sở Tài chính, Thành viên

Quyết định số 480/QĐ-UBND ngày 11/02/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk

phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện xóa đói giảm nghèo. Mặt khác, chỉ đạo các thôn, bản đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới mỗi hộ gia đình, động viên, khuyến khích đồng bào thực hiện khối đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng thôn, bản.

Phối hợp với bên ngoài: Là hình thức hoạt động mang tính hướng ngoại nhằm để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao trong CCHC. Khi nói đến lựa chọn cách thức phối hợp theo hướng ngoại thì nên hiểu rằng đó là sự phối hợp thực hiện công việc phát sinh giữa các cơ quan, bộ phận không nằm trong nội bộ với nhau. Do yêu cầu công việc mà nhất định họ phải phối hợp với nhau, cách thức này có hai hình thức cơ bản.

- Tổ chức cuộc họp: Phối hợp thông qua việc họp giao ban, định kỳ hoặc đột xuất. Đây là cách thức thường áp dụng diễn ra liên tục trong các cơ quan, đơn vị thực hiện CCHC. Sau một khoảng thời gian nhất định thường là một tuần, tháng, quý, năm thì các cơ quan đơn vị hoặc các bộ phận, các thành viên kiểm điểm lại hoạt động đã qua. Qua đó đánh giá rút kinh nghiệm đồng thời đưa ra phương hướng nhiệm vụ cho thời gian tới.

Ví dụ: Trong một quy chế phối hợp của UBND huyện có ghi: “Sáu tháng một lần, chủ tịch UBND huyện chủ trì họp với thủ trưởng ngành của huyện và chủ tịch UBND xã để nhận xét, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của huyện, tình hình thực hiện nghị quyết của HĐND, phổ biến nhiệm vụ công tác 6 tháng tới, nhiệm vụ huyện và xã, giải quyết các kiến nghị của thủ trưởng ngành, chủ tịch UBND xã “. Ngoài ra, trong cách thức tổ chức cuộc họp còn có hình thức họp chuyên đề. Họp chuyên đề được áp dụng ở địa phương, ngành, lĩnh vực cần triển khai các chủ trương chính sách hay phổ biến một nội dung nào đó mà buộc mọi người phải làm theo, như triển khai nghị quyết UBND cùng cấp, quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh hoặc phổ biến việc bầu cử Quốc hội hoặc HĐND các cấp.

- Thành lập tổ chức phối hợp: Hình thức này được áp dụng khi cần phải giải quyết một sự kiện nào đó, một công việc nào đó mà đòi hỏi phải có nhiều ngành, nhiều cấp tham gia. Có thể mang tính thời vụ tạm thời hoặc thường xuyên lâu dài. Ví dụ: Ban chỉ đạo Chương trình CCHC của tỉnh trong GOPA bao gồm thành viên là lãnh đạo nhiều sở, ngành trong tỉnh (xem hộp 3.2 dưới đây); Ban an toàn giao thông; Ban chỉ huy phòng chống dịch cúm gia cầm.

45Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Ngoài ra, trong thực tế chúng ta cũng thấy có việc phối hợp thực hiện CCHC giữa cơ quan quản lý hành chính nhà nước với các tổ chức chính trị-xã hội. Các tổ chức chính trị- xã hội không có chức năng về quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, pháp luật quy định họ có quyền phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội nhằm giải quyết một cách có hiệu quả nhất những vấn đề liên quan tới CCHC phát sinh trên địa bàn do mình quản lý mà vấn đề đó có liên quan đến hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội. Hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt đư-ợc hiệu quả cũng một phần nhờ vào sự đóng góp của các tổ chức chính trị- xã hội.

Việc phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội được thể hiện bằng văn bản về quy chế phối hợp giữa UBND huyện với các tổ chức đó. Ví dụ, trong quy chế phối hợp giữa UBND của một huyện nọ với Mặt trận Tổ quốc huyện có ghi:

Ngoài ra, hiện nay còn có một hình thức phối hợp rất quan trọng mà chúng ta đang mở rộng, đó là phối hợp thông qua mạng. Đây là hình thức phối hợp mà trong hoạt động quản lý hành chính và CCHC ở nước ta hiện nay cần đặc biệt quan tâm. Để tiến hành thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá như chúng ta đã đề ra thì nhất thiết nền hành chính Việt Nam phải quan tâm đến việc phát triển chính phủ điện tử (E-Government), điều đó cũng có nghĩa là phối hợp thông qua mạng là yêu cầu tất yếu khách quan để phát triển chính phủ điện tử. Rất nhiều khâu trong hoạt động cung ứng dịch vụ tại đơn vị “một cửa” và “một cửa liên thông” hiện nay tại các tỉnh thuộc Chương trình GOPA đã và đang được xử lý qua mạng LAN và mạng Internet.

3.2.3 Nguyên tắc phối hợp trong thực hiện CCHC:

Để phối hợp có hiệu quả nhằm thực hiện thành công CCHC ở tỉnh, cần có chính sách phối hợp căn cứ theo những điểm cơ bản sau:

- Thống nhất lãnh đạo

- Chia sẻ thông tin

- Làm rõ vai trò

- Đảm bảo tính khách quan

- Đào tạo, bồi dưỡng

Hộp 3.3 Một số hình thức phối hợp liên ngành

“Mặt trận tổ quốc huyện phối hợp với UBND huyện giải quyết các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực tôn giáo - dân tộc trên địa bàn huyện”.

“Đại diện UBND huyện là thành viên trong các Hội đồng, các Ban chỉ đạo thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ công tác có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công, nhân viên chức lao động do UBND huyện thành lập.”

46 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

a) Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo: CCHC là chương trình quốc gia, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và Chính phủ. Trong phối hợp thực hiện CCHC ở tỉnh, người quản lý như nhạc trưởng phối hợp với các nhạc công trong dàn nhạc; vạch ra kế hoạch thống nhất và chỉ đạo việc thực hiện. Lãnh đạo công tác phối hợp phải là người chủ trì các cuộc họp, đứng đầu các ban chỉ đạo, uỷ ban phối hợp, thường xuyên kiểm tra mức độ phối hợp giữa các bộ phận, nhóm, các tổ chức đơn vị và cá nhân.

Song, nếu chỉ riêng Chủ tịch thì không thể thực hiện CCHC được. Vì vậy, cần xây dựng nội dung hoạt động của các đơn vị tổ chức các bộ phận và các cá nhân. Trong tổ chức phải được văn bản hoá và phố biến cho các bên có liên quan; quy chế phối hợp liên ngành cần được xây dựng trên nguyên tắc lợi ích của các bên; cần rà soát lại các quy định phối hợp cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường đặc biệt chú ý đến quy chế hoạt động của các ủy ban phối hợp liên ngành để tránh những rào cản không cần thiết.

b. Chia sẻ thông tin: đòi hỏi các bên tham gia hoạt động phối hợp có trách nhiệm cung cấp thông tin CCHC cho nhau một cách trung thực, chính xác và không vụ lợi. Thực hiện nguyên tắc này bảo đảm các luồng thông tin từ trên xuống (ra quyết định quản lý), từ dưới lên và thông tin ngang (giữa các bộ phận, nhóm, cá nhân cùng cấp) được thông suốt.

Có các loại thông tin sau:

+ Thông tin nói (báo cáo miệng, cuộc họp, điện thoại)+ Thông tin viết (báo cáo bằng văn bản, ấn phẩm, internet, ...)

Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay thì MIS (Management Information System – hệ thống thông tin quản lý) có vai trò rất quan trọng trong hoạt động phối hợp. Cần khuyến khích những hoạt động như hội nghị, hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

Ngoài ra, sự tiếp xúc trực tiếp giữa các bộ phận, các công chức với nhau bao giờ cũng đem lại nhiều thông tin có ích cho hoạt động phối hợp CCHC. Do đó, trong hoạt động phối hợp nói riêng cũng như trong hoạt động quản lý hành chính nói chung thông tin nên được trao đổi thường xuyên hơn. (Xem thêm tình huống về CCHC nhằm nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh - PCI của tỉnh Đắk Nông)

Hộp 3.4 Ý kiến về phối hợp trong thực hiện CCHC

“Hiện nay việc đăng ký kinh doanh thực hiện thông suốt nên không có vướng mắc gì. Tuy nhiên đôi khi còn có chồng chéo trong hướng dẫn”.

“Hàng năm định kỳ tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, kết hợp với Phòng Tư pháp Thành phố về văn bản mới ban hành và trực tiếp liên quan tới địa phương – như Luật an toàn giao thông”.

(Trích phỏng vấn tại Lai Châu 7/3/2012)

47Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Hộp 3.5 Sở Xây dựng Đắk Lắk thí điểm PMS

Kể từ năm 2006 đến nay, Sở xây dựng tỉnh Đắk Lắk thí điểm thực hiện hệ thống quản lý theo kết quả (PMS) trong chương trình GOPA. Việc thí điểm chỉ rõ trách nhiệm trong phối hợp giữa các Sở ngành liên quan và chính quyền các cấp (Tỉnh – huyện – xã); thông qua đó, cải thiện mối quan hệ ngành dọc giữa cấp tỉnh – cấp huyện – cấp xã trong quản lý xây dựng thông qua hình thành quy chế phân công, phân cấp, trách nhiệm cụ thể. Các bước triển khai đi từ đơn giản đến phức tạp từ phân tích vấn đề, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch và triển khai, báo cáo kết quả theo chỉ số. Qua đó, đã hình thành một lực lượng cán bộ công chức đủ năng lực, am hiểu về PMS để chia sẻ kinh nghiệm và hổ trợ trong việc phổ biến thực hiện PMS tại các cơ quan hành chính Nhà nước trong những năm sau.

Nguồn: Báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk tại Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm các tỉnh GOPA, tháng 5.2011 tại Điện Biên

c. Làm rõ vai trò - chuyên môn hóa đi đôi với hợp tác hóa: Nguyên tắc này có nghĩa là mỗi chủ thể, đơn vị chỉ chuyên về một việc, một lĩnh vực nhất định như chuyên môn hoá về cán bộ hay chuyên môn hoá về sản xuất, phân công cho mỗi vùng, mỗi ngành hoặc mỗi đơn vị chỉ chuyên sản xuất một sản phẩm hay một loại sản phẩm nhất định. Đi đôi với chuyên môn hoá đòi hỏi phải có hợp tác hoá tức là từ các cá nhân trở thành tập thể, từ các tổ chức riêng lẻ đi đến hợp tác có tổ chức bằng cách phối hợp với những bước đi tuần tự từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Có thể thấy việc áp dụng nguyên tắc này trong những hoạt động CCHC, chẳng hạn như phối hợp của các công chức ở đơn vị “Một cửa” với phòng công chứng hay sự phối hợp của các cán bộ, công chức và các tổ chức có liên quan khi giải quyết hồ sơ giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất...

d. Đảm bảo tính khách quan: Thực hiện nguyên tắc này các bên tham gia phối hợp phải tuân thủ những yêu cầu, đòi hỏi của quy luật khách quan, lấy những yêu cầu khách quan của công việc chứ không được áp đặt ý muốn chủ quan của mình làm cơ sở cho hoạt động phối hợp trong CCHC. Các bên phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và phân tích những công việc cụ thể trên cơ sở thực tế đặt ra để xác định loại công việc cần phải phối hợp nhằm mang lại kết quả cao trong cải cách.

Ngoài ra, trong nguyên tắc này, cần có sự phối hợp ngay từ khâu đầu tiên khi lập kế hoạch, tránh để trong quá trình thực hiện mới phát hiện yêu cầu phối hợp. Tất cả các bên liên quan đều phải được dự tính trong kế hoạch; kế hoạch thực hiện quyết định trong quản lý, một chính sách phải bao gồm kế hoạch phối hợp giữa các bên liên quan; các bên liên quan phải cam kết thực hiện kế hoạch phối hợp và các bên liên quan phải biết kỹ năng phối hợp.

e. Đào tạo, bồi dưỡng: Phối hợp là kỹ năng có thể chuyển giao; cần đào tạo nhân viên về kỹ năng này trong CCHC.

48 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

3.3 CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH VÀ QUẢN LÝ

Tại các tỉnh thuộc Chương trình GOPA, cũng giống như tại các tỉnh khác trong cả nước, đặt dưới sự chỉ đạo chung của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, trực tiếp là Chủ tịch UBND tỉnh. Chính phủ đã có quy định cụ thể về việc này (xem hộp 3.6).

Sau khi xây dựng kế hoạch CCHC hàng năm, được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, các sở, ngành, UBND thành phố trực thuộc tỉnh, huyện, thị chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch CCHC trong lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình. Thủ trưởng cơ quan là người chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung về công tác này, báo cáo cho cấp trên.

Sở Nội vụ tỉnh là cơ quan thường trực về cải cách hành chính ở tỉnh. Bên cạnh các chức năng liên quan khác như quản lý về tổ chức, bộ máy, quản lý đội ngũ CBCC, quản lý địa giới hành chính, chức năng về CCHC được chi tiết hóa thành nhiều nhiệm vụ cụ thể. Những nhiệm vụ này bao gồm các mảng việc như: (1) tham mưu cho UBND và lãnh đạo tỉnh về chủ trương, biện pháp và phân công thực hiện CCHC; (2) đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra tiến độ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND trong triển khai thực hiện; (3) tổng hợp kết quả CCHC chung trong tỉnh và chuẩn bị báo cáo CCHC của tỉnh cho trung ương (Hộp 3.7 cho biết rõ hơn về những nhiệm vụ này).

Hộp 3.6: Trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh trong CCHC

“…Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện Chương trình trong phạm vi quản lý của mình; xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả nhiệm kỳ công tác; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trong từng thời gian, từng lĩnh vực; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình”.

(Nguồn: Nghị quyết 30c của Chính phủ ngày 8.11.2011 ban hành Kế hoạch tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020).

Hộp 3.7: Nhiệm vụ của Sở Nội vụ trong CCHC

9. Về cải cách hành chính:

a) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân công các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách các nội dung, công việc của cải cách hành chính, bao gồm: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính; theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc triển khai thực hiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Trình UBND, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ

49Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Thực hiện Chương trình GOPA, Phòng CCHC là đầu mối xây dựng dự thảo kế hoạch CCHC hàng năm của tỉnh, báo cáo lãnh đạo Sở trước khi trình

Trong cơ cấu của Sở Nội vụ, Phòng CCHC là đầu mối của Sở phụ trách về các công tác CCHC. Hiện tại, số lượng biên chế của Phòng khoảng 5-7 người, với khối lượng công việc khá nặng nề, đòi hỏi công chức của phòng phải có năng lực cao mới đáp ứng được.

Thực hiện Chương trình GOPA, Phòng CCHC là đầu mối xây dựng dự thảo kế hoạch CCHC hàng năm của tỉnh, báo cáo lãnh đạo Sở trước khi trình UBND tỉnh. Phòng cũng thực hiện nhiệm vụ theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt của các sở, ngành, huyện thị, qua đó đánh giá và báo cáo tổng hợp. Bên cạnh đó,

Phòng còn tham gia trực tiếp hỗ trợ một số đơn vị trong thực hiện hoạt động của chương trình như tổ chức tập huấn kỹ năng, giúp đánh giá thầu mua sắm trang thiết bị cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, tiến hành điều tra mức độ hài lòng của tổ chức và công dân đối với các dịch vụ công trên địa bàn, đánh giá tác động sauđào tạo v.v. Hoạt động của Phòng CCHC góp phần quan trọng trong thực hiện chức năng , nhiệm vụ của Sở Nội vụ các tỉnh nói chung, và trong CCHC nói riêng.

quan hành chính nhà nước trong tỉnh; chủ trì, phối hợp các cơ quan ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh triển khai cải cách hành chính;

c) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn triển khai công tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh đã được phê duyệt; việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế đối với cơ quan nhà nước và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

đ) Xây dựng báo cáo công tác cải cách hành chính trình phiên họp hàng tháng của Ủy ban nhân dân tỉnh; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ về công tác cải cách hành chính theo quy định.

Nguồn: Trang web Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai http://laocai.gov.vn/sites/sonoivu/gioithieuchung/chucnangnhiemvu/Trang/634045956936944190.aspx

50 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Hộp 3.8: Vai trò của thôn, bản trong CCHC

“Mỗi khi có chủ trương của xã, thôn triệu tập thì chúng tôi họp.Nội dung họp thôn: triển khai công việc của thôn, ví dụ giải phóng mặt bằng, thu gom rác thải; triển khai xây dựng nhà văn hóa thôn.

Thường được nghe truyền đạt chủ trương của UBND tới thôn: xây dựng nông thôn mới; có về CCHC làm thủ tục chia tách sổ đỏ, sổ hồng cho con cái.”“Tiếng nói của tổ dân phố rất quan trọng do sát sườn với người dân vì chỉ họ mới gần dân.”

Phỏng vấn tại Lào Cai, ngày 13/3/2012

Các tình huống của tỉnh Đắk Lắk và Điện Biên ở phần sau cuốn Cẩm nang cho thấy vai trò chủ đạo của Sở Nội vụ và Phòng CCHC trong hướng dẫn và thực hiện hàng loạt các hoạt động CCHC như về cơ cấu CBCC, điều tra hiệu quả hoạt động của đơn vị “một cửa” v.v.

Vai trò của chính quyền thôn, bản trong CCHC cũng hết sức quan trọng, nhất là việc truyền bá các chủ trương, chính sách. Đối với người dân, nhất là đồng bào dân tộc tại các tỉnh thuộc chương trình, những việc liên quan trực tiếp tới cuộc sống hộ gia đình và cộng đồng dân cư thường được truyền đạt qua các cuộc họp thôn, bản. Nhiều nội dung liên quan tới trật tự an ninh, phòng cháy chữa cháy và dịch vụ công được bàn thảo, qua đó triển khai thực hiện với sự nhất trí chung. Hơn nữa, đây cũng là kênh để chính quyền cơ sở lấy ý kiến tham gia trực tiếp của người dân vào những công việc chung. Qua thực tiễn tại các tỉnh GOPA, đây được coi là một trong những hình thức tuyên truyền và thực hiện CCHC hiệu quả cao tại cộng đồng.

51Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

4.1 THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ CCHC

Tiếp theo các bước lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch được đề cập ở các chương trên đây, theo dõi tiến độ thực hiện và đánh giá các kết quả thực hiện kể hoạch CCHC là công việc không thể thiếu trong quy trình quản lý thực hiện CCHC nói chung và ở cấp tỉnh nói riêng.

Báo cáo Tổng kết việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 rút ra bài học: “Bảo đảm sự nhất quán, kiên trì liên tục trong triển khai cải cách hành chính, bao gồm: từ xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính hàng năm … đến xác định rõ các mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp đến tổ chức và kiểm tra thực hiện. Đánh giá, kiểm điểm kết quả cải cách hành chính phải dựa vào đánh giá những mục tiêu đã đề ra cũng như tác động tới xã hội”.

Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 11 năm 2011 ban hành Chương trình Tổng thể Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 cũng đề ra nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực hiện cải cách hành chính để có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính bên cạnh việc nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác cải cách hành chính chính quyền địa phương các cấp.

4.1.1 Khái niệm theo dõi và đánh giá:

Theo dõi thực hiện CCHC là hoạt động thường xuyên, định kỳ thu thập và phân tích thông tin/số liệu về tiến độ thực hiện kế hoạch. Nhằm xác định các khó khăn/trở ngại và đề xuất kịp thời các giải pháp khắc phục.

PRACTICES AND KEY LEARNINGSFROM PAR PLANNING AND IMPLEMENTATION AT THE PROVINCIAL LEVEL

Within the framework of the Danish funded Good Governance andPublic Administration Reform Programme Phase I (GOPA I, 2008-2011)

Ha Noi 2013

PREFACE

CHƯƠNG 4

THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

52 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Theo dõi thực hiện kế hoạch CCHC chủ yếu cung cấp thông tin về:

- Tiến độ thực hiện các hoạt động so với kế hoạch và chỉ số kết quả của các hoạt động tương ứng;

- Mức độ đạt được các kết quả đầu ra so với kế hoạch và chỉ số kết quả các đầu ra tương ứng;

- Tình hình huy động và sử dụng các nguồn lực (tài chính, cơ sở vật chất & chuyên gia, nhân sự…) theo kế hoạch.

Thông thường, công tác theo dõi thực hiện CCHC ở cấp tỉnh được thực hiện theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng và hàng quý. Trong theo dõi và đánh giá, phải xác định rõ các yếu tố và ý nghĩa của từng yêu tố, bao gồm:

1. Mục đích TD ĐG để làm gì (như định nghĩa ở trên);2. Phạm vi/mức độ TD ĐG đến cấp độ nào, với phạm vi nào;3. Nội dung TD ĐG những gì;4. Tần suất Theo định kỳ thời gian nào;5. Công cụ Các tài liệu và hệ thống thông tin phục vụ TD ĐG;6. Cách thức Thực hiện nội bộ hay thuê ngoài;7. Trách nhiệm Đơn vị, đối tượng thực hiện/tham gia.

Bảng dưới đây nêu và so sánh chi tiết các yếu tố trong theo dõi và đánh giá trong CCHC.

Bảng 4.1: Các yếu tố trong theo dõi và đánh giá thực hiện CCHC

THEO DÕI ĐÁNH GIÁ

Mục đích Nhằm đo lường tiến độ thực hiện so với kế hoạch và chỉ số để kịp thời có giải pháp khắc phục/điều chỉnh.

Nhằm đánh giá hiệu suất/hiệu quả sử dụng nguồn lực, tác động, tình phù hợp, tính bền vững và rút ra bài học để cải tiến trong tương lai

Phạm vi/mức độ

Rộng, bao trùm hầu hết các hoạt động

Tập trung vào những kết quả, lĩnh vực chính

Nội dung chính

Nguồn lực, hoạt động và kết quả đầu ra

Kết quả đầu ra, lĩnh vực và mục tiêuCơ cấu, hệ thống và các quy trình tổ chức thực hiện (kế hoạch/ chương trình)

Tần suất Theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng và hàng quý.

Theo định kỳ 6 tháng, hàng năm, giữa kỳ (5 năm) và cuối kỳ (10 năm).

53Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Mặc dù theo dõi và đánh giá là hai hoạt động riêng rẽ, song có sự tương hỗ và gắn bó mật thiết với nhau vì muốn đánh giá thành công lại phải lệ thuộc vào thông tin và dữ liệ thu thập được trong quá trình theo dõi. Vì vậy, hệ thống theo dõi và đánh giá CCHC được thiết kế thành một hệ thống chung (xem thêm tình huống hệ thống theo dõi đánh giá của tỉnh Lào Cai).

4.1.2 Thu thập thông tin/dữ liệu và cơ chế theo dõi:

Phương pháp thu thập thông tin/dữ liệu:

Để đảm bảo công tác theo dõi và đánh giá CCHC được kịp thời, chính xác và khách quan, ngoài các cuộc họp mang tính hành chính định kỳ và đột xuất, công tác thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin và dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo dõi nhằm thu nhận những thông tin cho các mục đích sau đây:

• Theo dõi mức độ hoàn thành các hoạt động và kết quả đầu ra so với kế hoạch công tác;

• Kiểm tra tiến độ nhằm đạt được các chỉ số kết quả và tác động đã đề ra trong kế hoạch;

• Bảo đảm huy động và sử dụng các nguồn lực (nhân, tài, vật lực) theo kế hoạch.

Xuất phát từ yêu cầu, mục đích và điều kiện cụ thể, các đơn vị trực tiếp tham gia các hoạt động CCHC (các sở ngành và huyện thị) và quản lý CCHC (Sở Nội vụ, Ban Chỉ đạo CCHC) nên sử dụng một hoặc kết hợp một số phương pháp thu thập thông tin/dữ liệu. Dưới đây là một số phương pháp thu thập thông tin/dữ liệu phổ biến.

THEO DÕI ĐÁNH GIÁ

Công cụ Hệ thống báo cáo (Tiến độ hàng tháng, tiến độ và báo cáo tài chính hàng tháng/quý)Hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu

Hệ thống báo cáo (Kiểm điểm và báo cáo tài chính 6 tháng, hàng năm, kiểm điểm giữa kỳ chương trình (5 năm), kết thúc chương trình (10 năm) Báo cáo điều tra (nội bộ hoặc độc lập) lĩnh vực CCCHC (1 cửa, ISO, thông tin/truyền thông …)

Cách thức Nội bộ Nội bộThuê bên ngoài (đánh giá độc lập)

Trách nhiệm thực hiện

Sở ngành/huyện thị Sở Nội vụ

Sở Nội vụUBND/Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh thành Chuyên gia/công ty tư vấn độc lập

54 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Phương pháp

Nội dungcách thức

Trách nhiệmthực hiện Ví dụ

Nghiên cứu các báo cáo kiểm điểm/ đánh giá, các báo cáo tài chính

Các sở ngành, Sở Nội vụ, BCĐ CCHC tỉnh

Các báo cáo định kỳ hàng tháng/quý, báo cáo kiểm điểm, đánh giá CCHC

2. Trao đổi, thảo luận

Các cuộc giao Ban, các cuộc họp định kỳ/ đột xuất với các đơn vịCác hội thảo/ hội nghị

Các sở ngành, Sở Nội vụ, BCĐ CCHC tỉnh

Ghi chép các ý kiến và kết luận các cuộc họp giao ban, các hội thảo/hội nghị

3. Quan sát/thị sát trực tiếp

Quan sát trực quan tại hiện trường

Cán bộ TD ĐGCán bộ điều tra

Trung tâm một cửa được mở và hoạt động ở xã H

4. Gặp gỡ, tiếp xúc

Điều tra lấy ý kiến của CBCC, doanh nghiệp, người dân

Cán bộ TD ĐGCán bộ điều tra

Hỏi cán bộ CCHC cấp huyện về tiến độ rà soát các thủ tục HC ở Huyện IHỏi người dân về chất lượng dịch vụ hành chính

5. Điều tra (gồm các kỹ thuật mang tính tham gia)

Điều tra lấy ý kiến của CBCC, doanh nghiệp, người dân

Sở Nội vụ Cán bộđiểu tra

Báo cáo điều tra sự hài lòng của người dân/doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ một cửa

Bảng 4.2: Một số phương pháp thu thập thông tin/dữ liệu

Cơ chế theo dõi:

Trong quản lý thực hiện CCHC hướng vào kết quả, công tác theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động và các kết quả đầu ra phải được tổ chức chặt chẽ với các yếu tố công việc và phân công công việc cụ thể.

Các yếu tố công việc theo dõi và trách nhiệm phải được thể hiện rõ, bao gồm: Đo lường cái gì, đo lường như thế nào, tần xuất là bao nhiêu, ai là người chịu trách nhiệm (thu thập, phân tích, báo cáo).

Các yếu tố nêu ở trên là cơ sở để các tỉnh xây dựng cho mình cơ chế phân công theo dõi thực hiện kế hoạch CCHC đầy đủ và có hiệu quả.

Xem một ví dụ minh hoạ chi tiết cơ chế phân công theo dõi thực hiện kế hoạch CCHC ở một địa phương tại Phụ lục 4.1.

55Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

4.1.3 Các phương pháp đánh giá:

Đánh giá thực hiện CCHC là hoạt động định kỳ kiểm điểm và đánh giá việc hoàn thành các kết quả đầu ra của kế hoạch, các lĩnh vực và mục tiêu của Chương trình CCHC của tỉnh (so với các chỉ số kết quả đầu ra, lĩnh vực và mục tiêu). Thông thường, công tác đánh giá thực hiện CCHC ở cấp tỉnh được thực hiện theo định kỳ 6 tháng, hàng năm, giữa kỳ (5 năm) và cuối kỳ (10 năm).

Các nội dung đánh giá thực hiện CCHC bao gồm:

• Đánh giá tính hiệu suất và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực;• Đánh giá tác động của kế hoạch/chương trình đối với kinh tế xã hội của địa

phương;• Đánh giá tính phù của các hoạt động, kết quả, lĩnh vực và mục tiêu đã được xây

dựng và thực hiện;• Đánh giá tính bền vững của các kết quả đã đạt được; • Đánh giá cơ cấu, hệ thống và các quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch/chương

trình;• Rút ra các bài học kinh nghiệm cho kế hoạch/giai đoạn (chương trình) tiếp theo.

Một nguyên tắc quan trọng là phải xác định được tác động mong muốn của CCHC và các chỉ số để đo lường sự thành công ngay từ khi xây dựng kế hoạch. Lý do là vì cần xác định sớm loại dữ liệu cần có để đánh giá sau này, qua đó mới xây dựng được hệ thống thu thập đúng hạn. Nguyên tắc quan trọng khác trong đánh giá là phải đo lường được những gì đã thực hiện. Tuy nhiên, điều đó không nhất thiết là phải đo lường mọi thứ do công tác thu thập dữ liệu, phân tích và viết báo cáo là khá tốn kém.

Như vậy, cần đặc biệt chú ý tới việc đánh giá tác động của CCHC như thế nào, ví dụ:

1.Mục đích: Ai quan tâm tới kết quả đánh giá và họ muốn biết điều gì? Việc đánh giá chỉ liên quan tới một lĩnh vực nội dung, ví dụ như hiệu quả hoạt động của đơn vị “Một cửa”? Đánh giá cuối năm kế hoạch hay đánh giá sau 5 năm thực hiện?

2. Nội dung: Cần đánh giá gì? Việc đánh giá chú trọng tới hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC hay về tác động của CCHC?

3. Công cụ: Cần vận dụng phương pháp nào để thu thập dữ liệu? Phân tích kết quả thế nào và viết báo cáo gì? Liệu có thể sử dụng hệ thống quản lý thông tin nào để hỗ trợ việc theo dõi, đánh giá không?

4. Nguồn lực: Cần có các nguồn lực tài chính và nhân lực nào để theo dõi, đánh giá? Ai cần tham gia trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện? Nên để một đơn vị nội bộ theo dõi đánh giá hay hợp đồng cho một đơn vị từ bên ngoài?

5. Trách nhiệm: Các tuyến quản lý và báo cáo gồm những ai? Ai sẽ là đầu mối? Trách nhiệm và nhiệm vụ của các đơn vị và cá nhân liên quan là gì?

Trong đánh giá thực hiện CCHC, đánh giá nội bộ và đánh giá độc lập là hai phương pháp được sử dụng phổ biến. Đánh giá nội bộ là công việc đánh giá do đơn vị chịu trách nhiệm hoạt động, kết quả đầu ra hoặc đơn vị quản lý chương trình/kế hoạch

56 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

CCHC trực tiếp thực hiện. Ví dụ: Trong trường hợp đơn vị đồng cấp (Sở Nội vụ) đánh giá kết quả công việc (triển khai ISO, Một cửa) của các đơn vị cấp tỉnh (Sở KHCN) hay đơn vị cấp dưới (cấp huyện) thì vẫn được coi là đánh giá nội bộ.

Đánh giá độc lập: Tỉnh có thể lựa chọn một đơn vị bên ngoài thực hiện đánh giá kết quả các hoạt động, đầu ra hay đánh giá chương trình. Trường hợp phổ biến thuộc phương pháp này là: Đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ Một cửa, đánh giá giữa kỳ và kết thúc Chương trình CCHC. Xem ví dụ về điều khoản tham chiếu tại phụ lục 4.4.

4.2 VIẾT BÁO CÁO VỀ CCHC

4.2.1 Mục đích, yêu cầu và nội dung báo cáo CCHC:

Mục đích và phân loại:

Báo cáo CCHC là một tài liệu được xây dựng theo định kỳ và yêu cầu nhằmđạt được mục đích theo dõi hoặc đánh giá cụ thể như đã nêu ở phần trên. Tuỳ theo mục đích và tính chất, có thể chia báo cáo thành một số loại như sau:Báo cáo định kỳ:

- Báo cáo tiến độ công tác tuần hoặc tháng (Báo cáo theo dõi).

- Báo cáo Báo cáo kiểm điểm công tác hàng quý (Báo cáo theo dõi).

- Báo cáo Báo cáo kiểm điểm công tác 6 tháng (Báo cáo đánh giá).

- Báo cáo đánh giá thực hiện kế hoạch hàng năm (Báo cáo đánh giá).

- Báo cáo đánh giá giữa kỳ (3 năm, 5 năm) thực hiện Chương trình CCHC (Báo cáo đánh giá).

- Báo cáo đánh giá cuối kỳ (10 năm) thực hiện Chương CCHC (Báo cáo đánh giá).

Báo cáo theo lĩnh vực:

- Báo cáo nội bộ thực hiện CCHC trên một lĩnh vực cụ thể (Rà soát Thủ tục Hành chính, Mở rộng ISO, Tuyên truyền CCHC…)(Báo cáo theo dõi hoặc đánh giá)

- Báo cáo độc lập thực hiện CCHC lĩnh vực (Điều tra mức độ hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ Một cửa (Báo cáo đánh giá).

Quy trình xây dựng báo cáo:

Tuỳ theo mục đích, yêu cầu và tính chất phức tạp của báo cáo để có thể quyết định các bước xây dựng báo cáo. Tuy nhiên, đối với các loại báo cáo phức tạp, công việc này được thực hiện theo các bước như sau:

57Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Loại báo cáo Nội dungBáo cáo định kỳ1. Báo cáo tiến độ

công tác tuần hoặc tháng

- Tiến độ thực hiện các hoạt động theo kế hoạch- Tiến độ huy động các nguồn lực theo kế hoạch và yêu

cầu- Tình hình sử dụng các nguồn lực và tính chi phí – hiệu

quả- Các đề xuất các giải pháp khắc phục

2. Báo cáo kiểm điểm công tác hàng quý

3. Báo cáo Báo cáo kiểm điểm công tác 6 tháng

- Các vấn đề tồn tại và các giải pháp khắc phục theo quyết định của Ban Chỉ đạo (Kỳ họp lần trước)

- Kiểm điểm các kết quả/hoạt động - Đánh giá các kết quả - Đánh giá tiến độ giải ngân so với kế hoạch và hiệu quả

chi tiêu tài chính- Các bài học và đề xuất

4. Báo cáo đánh giá thực hiện kế hoạch hàng năm

a. Xác định mục đích cần đạt đượcb. Quyết định hình thức báo cáo phù hợpc. Xây dựng đề cương báo cáo (Nếu không có mẫu)d. Thu thập thông tin, dữ liệu, chứng cứ cần thiết cho các phầne. Soạn thảo báo cáof. Lấy ý kiến đóng gópg. Kiểm chứng và biên tậph. Hoàn chỉnh báo cáo

Yêu cầu báo cáo:

Một báo cáo tốt phải đảm bảo các yêu cầu như sau:• Viết theo cấu trúc yêu cầu• Viết đúng nội dung vấn đề • Không viết dài hơn mức cần thiết• Mỗi đoạn văn chỉ viết một ý• Không lặp lại nội dung nếu không cần thiết • Các câu văn phải ngắn gọn, rõ ràng; phải có đủ chủ ngữ, vị ngữ, và các thành

phần phụ cần thiết• Dùng từ ngữ chính xác, có hình ảnh ...• Thông tin phải đầy đủ và chính xác• Sử dụng bảng, biểu đồ trong trình bày thông tin, số liệu• Các nhận định, phát hiện phải dựa trên thông tin, chứng cứ cụ thể, chính xác, cập nhật.• Các phân tích, kết luận phải có lập luận rõ ràng, thuyết phục. • Các đề xuất, khuyến nghị phải dựa trên kết luận về các vấn đề đã được phân tích.

Nội dung báo cáo:

Mỗi loại báo cáo phải đảm bảo các nội dung như sau:

58 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Loại báo cáo Nội dung

5. Báo cáo đánh giá giữa kỳ (3 năm, 5 năm)

- Đánh giá tính hiệu suất và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực;

- Đánh giá tác động của kế hoạch/chương trình đối với kinh tế xã hội của địa phương;

- Đánh giá tính phù của các hoạt động, kết quả, lĩnh vực và mục tiêu đã được xây dựng và thực hiện;

- Đánh giá tính bền vững của các kết quả đã đạt được; - Đánh giá cơ cấu, hệ thống và các quy trình tổ chức thực

hiện kế hoạch/chương trình;- Rút ra các bài học kinh nghiệm cho kế hoạch/giai đoạn

(chương trình) tiếp theo.

6. Báo cáo đánh giá cuối kỳ (10 năm)

Báo cáo theo lĩnh vực7. Báo cáo nội bộ

thực hiện CCHC trên một lĩnh vực cụ thể

8. Báo cáo độc lập thực hiện CCHC lĩnh vực

- Đánh giá tiến độ thực hiện/thời hạn hoàn thành công việc so với kế hoạch

- Đánh giá ý nghĩa, tác dụng của hoạt động đối với việc nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ người dân

- Đánh giá ý kiến, nhận xét của đối tượng thụ hưởng kết quả

- Rút ra bài học kinh nghiệm cho công việc tương tự trong giai đoạn sau.

4.2.2 Mẫu đề cương báo cáo CCHC:

Mỗi loại báo cáo đều có thể có mẫu biểu cụ thể. Phần này giới thiệu một số loại mẫu biểu đánh giá CCHC theo định kỳ. Báo cáo theo dõi hoạt động hàng tháng: Báo cáo này được xây dựng theo mẫu biểu và sử dụng theo phương pháp tín hiệu đèn giao thông. Nhìn vào bảng báo cáo, cán bộ quản lý CCHC không phải mất nhiều thời gian đọc báo cáo trình bày bằng chữ. Hơn nữa, người cán bộ quản lý CCHC có thể biết ngay được tình hình và hiện trạng các công việc và quyết định ngay giải pháp giải quyết.

Báo cáo kiểm điểm hoạt động hàng Quý:Báo cáo loại này cũng được xây dựng theo mẫu biểu với các hoạt động và công tác tổ chức thực hiện được kiểm điểm so với tiến độ và chỉ số kết quả cam kết trong Kế hoạch Công tác. Báo cáo loại này giúp cán bộ quản lý biết được hiện trạng thực hiện và hoàn thành các hoạt động, tình hình huy động và sử dụng nguồn lực, các khó khăn và vướng mắc trong tổ chức thực hiện hoạt động để có thể quyết định ngay giải pháp phù hợp.

Báo cáo kiểm điểm/đánh giá thực hiện KH CCHC (6 tháng/hàng năm):Khác với hai loại báo cáo trên, báo cáo loại này kiểm điểm việc giải quyết các tồn tại của giai đoạn báo cáo trước, kiểm điểm việc hoàn thành các kết quả đầu ra, đánh giá ý nghĩa của các công việc và các lĩnh vực cải cách và đóng góp/tác động của chúng đối với sự phát triển KTXH. Báo cáo loại này phân tích tính hiệu quả của việc huy động và sử dụng các nguồn lực.

Xem đề cương mẫu một số loại báo cáo tại phụ lục 4.5.

59Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PRACTICES AND KEY LEARNINGSFROM PAR PLANNING AND IMPLEMENTATION AT THE PROVINCIAL LEVEL

Within the framework of the Danish funded Good Governance andPublic Administration Reform Programme Phase I (GOPA I, 2008-2011)

Ha Noi 2013

PREFACE

CHƯƠNG 5

XÂY DỰNG NĂNG LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CẢI CÁCH

HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

5.1 KHÁI NIỆM NĂNG LỰC

5.1.1 Khái niệm chung:

Theo UNESCO (2007, tr. 18) thì “Năng lực nói chung là các khả năng đặc biệt của con người. Những khả năng thực hành một người thu nhận được với thời gian sẽ trở thành năng lực của người đó. Như vậy, mỗi người cần xây dựng năng lực cho mình”. Năng lực có liên hệ chặt chẽ với kỹ năng, có những điểm giống và khác với kỹ năng ở chỗ: (1) đó là khả năng tổng thể của một người đạt được qua việc vận dụng nhiều kỹ năng; (2) năng lực đạt được thông qua phát triển trí tuệ, còn kỹ năng thì thông qua công việc; (3) một khi mất đi kỹ năng cụ thể về lĩnh vực nào thì năng lực cũng mất theo.

Một số đặc điểm của năng lực18 là:

Năng lực là những đặc tính dẫn tới việc thực thi hiệu quả tại một công việc, vai trò hay chức năng.

Năng lực là các kiến thức, kỹ năng hay hành vi cần thiết để thực hiện tốt nhất một công việc.

Các công dân và khách hàng đánh giá năng lực thực thi công tác không chỉ của cá nhân công chức, mà còn của cả đơn vị, hay cả cơ quan/tổ chức.

Kiến thức và kỹ năng là cần thiết để thực thi tốt công việc, hành vi là những đặc điểm nổi trội để đinh hướng việc thực thi tốt nhất công việc.

18 TS. Yeow Poon tổng hợp (2009: tập bài giảng).

60 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Năng lực được hiểu là khả năng:

- Làm chủ và hoàn thành nhiệm vụ tại các tình huống thực;- Làm chủ và xử lý được các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;- Vượt qua khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;- Xác định và tiên liệu được những xu hướng và thay đổi trong tương lai khi thực

hiện các nhiệm vụ để đưa ra được các giải pháp hiệu quả, tránh gây tổn thất.

Qua phân tích này, có thể xem năng lực là: “sự kết hợp mang tính tổng hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ, ảnh hưởng đến công việc (vai trò hay trách nhiệm); chúng tương quan lẫn nhau trong quá trình thực thi nhiệm vụ, và có thể nâng cao được thông qua đào tạo và phát triển”.

5.1.2 Năng lực cán bộ, công chức:

Một trong những mục tiêu cơ bản của Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020 Chính phủ đặt mục tiêu xây dựng năng lực cán bộ, công chức theo hai hướng:

• Trước hết, cải cách cơ cấu công chức theo hệ thống chức danh với bản mô tả công việc. Đến năm 2015, Chính phủ dự kiến “50% các cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm; trên 80% công chức cấp xã ở vùng đồng bằng, đô thị và trên 60% ở vùng miền núi, dân tộc đạt tiêu chuẩn theo chức danh”;

• Thứ hai, xây dựng “đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước”19 . Điều này sẽ đạt được nhờ “đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng các hình thức phù hợp, có hiệu quả”.

CBCC là những người thực thi công vụ, được nhà nước giao chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng quản lý và phục vụ tổ chức và công dân. Với công việc đặc biệt của đối tượng đặc thù này, những nội hàm trong bàn tay năng lực theo TS. Kirsten Keen20 trong sơ đồ dưới đây có những điểm tương đồng đáng chú ý.

Trong sơ đồ này, ngón cái thể hiện các kỹ năng, bao gồm khả năng làm việc, khả năng sử dụng các kỹ thuật và công cụ, thao tác, các kỹ năng thể chất, các kỹ năng trí tuệ, và các kỹ năng xã hội.

Ngón trỏ thể hiện kiến thức về các sự kiện, các phương pháp, các khái niệm và lý thuyết thu nhận được.

Ngón giữa bao hàm các kinh nghiệm rút ra từ cuộc sống thực và các tình huống thực tiễn đã kinh qua trong công việc. Kinh nghiệm bao gồm cả các bài học qua thành công cũng như thất bại. Kinh nghiệm có được từ việc trải nghiệm học chuẩn mực và từ phản ánh nhu cầu.

19 Nghị quyết 30c, ngày 8/11/2011 của Chính phủ20 Chuyên gia tư vấn về quản lý người Thụy Điển

61Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Ngón nhẫn chỉ mạng lưới bao gồm sự quen biết, quan hệ của mỗi người, từ đó có ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc. Mạng lưới là thứ rất riêng tư, do cá nhân mỗi người tạo nên, song có tác động không nhỏ trong cuộc đời mỗi người.

Ngón út biểu đạt các giá trị, bao gồm các thái độ khác nhau như chờ đợi được chỉ dẫn hay chịu trách nhiệm về hành vi, về nhiệm vụ. Ngón này cho thấy phương thức tiếp cận của mỗi người đối với công việc hay cuộc sống, ví dụ như làm việc theo các thủ tục, quy định, hay có phát kiến để phục vụ khách hàng.

Sơ đồ 5.1: Bàn tay năng lực theo Kerstin Keen

Cuối cùng là lòng bàn tay, biểu đạt sự điều phối chung. Các ngón tay cần được điều phối nếu không thì mỗi nỗ lực của từng ngón sẽ không mang lại hiệu quả chung. Các nội dung điều phối bao hàm năng lượng sử dụng, cam kết và sẵn sàng thực hiện, quá trình tổ chức thực hiện, cũng như sự khát khao trước nhiệm vụ được giao phó.Đối với CBCC, có thể phân ra hai nhóm năng lực:

Các năng lực cơ bản áp dụng cho mọi công việc. Các năng lực cơ bản là những năng lực hành vi một tổ chức mong muốn mọi thành việc của tổ chức có được hay những kỹ năng chung mà mỗi người cần có.

Các năng lực chức năng cụ thể cho mỗi công việc đặc thù. Các CBCC thực hiện những chức năng, nhiệm vụ tại những vị trí làm việc khác nhau, do vậy năng lực chức năng cần có của mỗi CBCC cũng khác nhau.

Hiện nay vẫn chưa có khung năng lực chung của cả nước đối với mỗi ngạch, bậc công chức. Tuy nhiên đã có một số dự án ở trung ương và địa phương nghiên cứu và xây dựng năng lực. Xem thêm kết quả tại các phụ lục 5.1 và 5.2.

Experience

Knowledge

Kerstin Keen 25

Networks

Values

Entry/Passion/

Skills

62 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

21 TP HCM 1, Báo cáo Đánh giá và Phân tích Nhu cầu Đào tạo của Công chức Chính quyền TP HCM do Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển Quản lý MCaD thực hiện (2010, tr: 15-18)

Báo cáo đánh giá nhu cầu đào tạo công chức các cấp chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh năm 201021 cho thấy, CBCC cần có những năng lực sau:

- Hiểu về những nguyên tắc cơ bản của hành chính nhà nước, được tiếp cận một cách hệ thống đến những nguyên tắc về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước trong mối quan hệ với chính trị, khoa học tổ chức và khoa học hành chính;

- Có khả năng vận dụng những kiến thức và nguyên tắc vào thực tiễn công tác;

- Có khả năng tư duy độc lập trong thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả, đúng theo quy định và sáng tạo để phù hợp với thực tiễn;

- Có khả năng nhận diện, phát hiện vấn đề; phân tích, đánh giá, tổng hợp, xử lý thông tin nhanh nhậy, biết sử dụng các công cụ thích hợp nhằm đưa ra giải pháp thích hợp, sáng tạo trong quá trình thực thi công vụ, vừa bảo đảm đúng pháp luật, vừa bảo đảm tính phù hợp với thực tiễn.

- Với những công chức tham mưu, là chuyên gia, hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, hoạch định chính sách: cần có năng lực dự báo tương lai, có tầm nhìn rộng, biết sử dụng những công cụ trong hoạch định và xây dựng chiến lược, xây dựng chính sách và kế hoạch thực hiện.

- Với những công chức lãnh đạo và quản lý, cần có năng lực về tầm nhìn, biết xây dựng chiến lược (cho ngành, lĩnh vực, hay tổ chức), thiết lập các mục tiêu mang tính khả thi cao, phù hợp với các nguồn lực và khả năng của thực tiễn;

- Công chức cần có khả năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với con người một cách hiệu quả: kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, thấu hiểu và hành động đúng đắn.

- Công chức cần có tinh thần trách nhiệm cao, tính kỷ luật, phẩm chất đạo đức và tâm trong sáng trong thực thi công vụ.

Năng lực bổ trợ: giúp người công chức làm chủ, tư tin để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất trong bối cảnh thực tiễn.

Ngoài ra, để thực hiện được tốt nhiệm vụ, người công chức cần có những kỹ năng mang tính bổ trợ cho cá nhân, tuỳ theo loại công chức:

- Kỹ năng nhận diện và phân tích vấn đề trong lập kế hoạch hành động;

- Kỹ năng lập kế hoạch;

- Kỹ năng phân tích vấn đề, thiết lập mục tiêu trong hoạt động thực thi nhiệm vụ;

- Kỹ năng làm việc hiệu quả: lựa chọn ưu tiên, sắp xếp thời gian hợp lý, lập và theo dõi lịch công tác, lưu trữ hồ sơ, định lượng kết quả…

- Kỹ năng sử dụng các công cụ kỹ thuật trong quản lý hiện đại: phân tích, thiết lập mục tiêu, đánh giá (SWOT, cây mục tiêu, biểu đồ GANTT, sơ đồ xương cá…);

- Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục;

63Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

- Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ;

- Kỹ năng sử dụng máy vi tính trong công việc (văn bản, lưu trữ, thuyết trình), sử dụng mạng máy tính và internet trong công việc;

- Kỹ năng làm việc nhóm;

- Kỹ năng giao tiếp;

- Kỹ năng tổ chức cuộc họp hiệu quả;

- Kỹ năng xây dựng báo cáo;

- Kỹ năng quản lý và thực hiện dự án

- v.v.

Điều kiện cần để bảo đảm cho người cán bộ, công chức phát huy được năng lực:Sơ đồ 5.2: Điều kiện cần để công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ

Để phát huy được những năng lực vốn có của người công chức, cần phải có những điều kiện cần thiết như:

Bảo đảm điều kiện cho việc thực thi nhiệm vụ một cách đúng, chính xác, mang tính kỷ luật;

Tạo được cho họ động lực công hiến, phát huy năng lực, niềm tin và lòng tự hào cho việc hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ;

Như vậy, đào tạo bồi dưỡng chỉ mới đáp ứng yêu cầu cung cấp kiến thức, kỹ năng cần cho việc hình thành năng lực thực thi nhiệm vụ. Để bảo đảm điều kiện cho người

Có kiến thức, kỹ năng và năng lực thực thi nhiệm vụ

Được đào tạo và bồi dưỡng

Có cơ chế khuyến khích, tạo động lực

Điều kiện cần cho người công chức

hoàn thành tốt nhiệm vụ

Có cơ chế rõ ràng về chức nghiệp, đánh giá và thăng tiến

Có đủ điều kiện cho việc thực thi nhiệm vụ

Có quy định rõ ràng về nhiệm vụ, thẩm

quyền, trách nhiệm, phạm vi

64 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ còn cần các điều kiện khác, ngoài công tác đào tạo, bồi dưỡng.

(Xem thêm yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của 4 nhóm CBCC Thành phố Hồ Chí Minh tại Phụ lục 5.2).

5.2 ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CBCC

Phương thức đào tạo truyền thống tập trung nhiều vào việc truyền thụ kiến thức. Nhược điểm cơ bản của phương thức này là học viên học được nhiều điều, song không áp dụng được vào công việc thực tiễn. Với yêu cầu của CCHC hiện nay chuyển trọng tâm sang việc tạo được kết quả và thực thi công tác, đào tạo CBCC phải chuyển sang việc xây dựng các kỹ năng thực hành cho học viên.

Với đối tượng học viên là cán bộ, công chức, ngày nay, đào tạo năng lực (Competency-based training - CBT) và phát triển năng lực là phương thức tiếp cận mới trong quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Phương thức này gồm ba bước: (1) xác định các nội dung và yêu cầu công việc; (2) xác định các năng lực cần có cho công việc (về kiến thức cập nhật, các kỹ năng làm việc và sống, thái độ đối với công việc và xã hội); và (3) tiến hành các hoạt động đào tạo và phát triển để nâng cao năng lực (xem sơ đồ 5.3 dưới đây).

5.2.1 Phương pháp luận đào tạo năng lực (CBT):

Để đào tạo xây dựng năng lực cho cán bộ, công chức22 , phương pháp luận hiện nay về đào tạo người lớn là lấy người học làm trung tâm và có sự tham gia cao (huy động kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của các học viên, thu hút họ vào quá trình đào tạo, và tổ chức nhiều hoạt động đào tạo kỹ năng cho họ). Như vậy vai trò của người giảng viên sẽ chuyển từ vai trò của người thầy cô giáo trước đây sang vai trò của người tạo điều kiện cho quá trình hình thành và phát triển năng lực cho các học viên thông qua việc hướng dẫn quá trình học tập, tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức mới và rèn luyện

Hộp 5.1: Một số yêu cầu đối với hành vi của CBCC

“… Quan trọng nhất là thỏa mãn nhu cầu của người dân và tổ chức thì phải có tâm trong làm việc (niềm nở, trách nhiệm với công việc, với nhân dân – rộng lớn lắm như trong báo cáo, như tiếp nhận và trả hồ sơ v.v.)”.

“Nhiều cái thì giữa các bộ phận chưa ăn ý nhau lắm. Ví dụ như có người đã nộp hồ sơ gốc rồi, sau đó nếu có giao dịch gì thì lại gây khó khăn một chút, giữa Văn phòng sử dụng đất và bên TN-MT. Nhiều người dân phải chạy đi chạy lại nhiều lần, vất vả”.

“Đội ngũ CBCC cần có năng lực, nói thuyết phục để dân làm theo. Có đạo đức của người cán bộ. Hợp với lòng dân, biết lắng nghe dân.”

Trích phỏng vấn CBCC và người dân tại Điện Biên 21/2/2012 và Lào Cai 13/3/2012.

22 Đặc biệt phù hợp với các khóa bồi dưỡng hay tập huấn ngắn hạn về kỹ năng làm việc cho CBCC.

65Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Chuyên môn, nghiệp vụ

Kiến thứ

c mới

Kỹ năng m

ới

Thái độ mới

Lãnh đạo, quản lý, làm việc hiệu quả

Đào tạo năng lực (CBT)

K S A

Bổ trợ (ngoại ngữ, tin học v.v.)

kỹ năng làm việc mới cho học viên. Điều này là rất quan trọng trong xây dựng và phát triển năng lực cho cán bộ, công chức trong mọi lĩnh vực làm việc, đặt ra đòi hỏi phải thay đổi trong tất cả các bước trong quy trình đào tạo cán bộ, công chức hiện hành, và có ảnh hưởng quan trọng tới việc thiết kế chương trình và xây dựng giáo trình, tài liệu giảng dạy. Như vậy, đánh giá giáo trình, tài liệu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cũng cần thiết kế các chỉ số liên quan tới năng lực hướng tới người học.

Sơ đồ 5.3: Các bộ phận trong đào tạo năng lực

5.2.2 Quy trình học tập của người lớn và quy trình đào tạo năng lực:

Sơ đồ 6.5 dưới đây cho thấy khác với trẻ em, cách học của người lớn là học lý thuyết, sau đó phải thực hành lý thuyết mới thu nhận được, từ đó đánh giá sự phù hợp của lý thuyết đó đến đâu, và quyết định phản ánh trong thực tiễn công việc và cuộc sống thế nào. Hiệu quả của việc học tập này lệ thuộc nhiều vào khả năng thực hành, đánh giá và phản ánh một lý thuyết mới thu nhận được đến đâu.

Sơ đồ 5.4: Quy trình học tập của người lớn

Lý thuyết

Đánh giá

Phản ánh Thực hành

66 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Lập kế hoạch:- Phân tích nhu cầu ĐT- Lựa chọn học viên- Lực chọn giảng viên

Tổ chức lớp:- Môi trường đào tạo- Phương pháp ĐT- Các mục khác

Đánh giá:- Đánh giá trước,

trong và khi kết thúc khóa ĐT

- Đánh giá hiệu quả sau đào tạo

Chuẩn bị:- Xây dựng chương

trình và đề cương bài giảng

- Tài liệu học tập- Các mục quản trị khác

Từ quy trình này, có thể thiết kế 3 cách đào tạo:

• Học kiến thức qua việc trang bị lý luận. Phương pháp đào tạo chủ yếu là thuyết trình, đôi khi kết hợp với thảo luận tổ và bài tập tình huống.

• Học tập qua hành động vận dụng toàn bộ quy trình. Đầu tiên là dạy lý thuyết trên lớp, sau đó hỗ trợ học viên vận dụng kiến thức thu nhận được để giải quyết vấn đề thực tiễn xảy ra tại nơi làm việc. Sau đó đánh giá kết quả và học viên tập hợp lại trên lớp để phản ánh về bài học kinh nghiệm rút ra được, từ đó ghi nhớ sâu hơn.

• Học tập qua kinh nghiệm qua việc tập hợp học viên lại để phản ánh và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. Với cách này có thể thiết kế các phương pháp như giảng viên hướng dẫn, kèm cặp, hay tập sự.

5.2.3 Lập kế hoạch và quản lý đào tạo:

Quá trình lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện các khóa đào tạo năng lực vận dụng tại các tỉnh GOPA mô tả trong sơ đồ dưới đây.

Sơ đồ 5.6: Quy trình đào tạo năng lực

Quy trình này hiện đang được vận dụng thành công ban đầu tại một số khóa bồi dưỡng kỹ năng tại các tỉnh GOPA và một số địa phương khác trong cả nước. Xem danh mục các mô đun đào tạo cho 4 nhóm CBCC tại TP HCM23 trong phụ lục 5.3.

Phương thức đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho người lớn là phải xuất phát từ nhu cầu thực của họ (người lớn học khi họ thấy được sự thiết thực của việc học này đối với cuộc sống và công việc), từ đó mới thiết kế chương trình và tài liệu đáp ứng cho nhu cầu này. Việc thực hiện đào tạo người lớn cần vận

23 Nguồn: Báo cáo Lộ trình đào tạo đến năm 2020 và Kế hoạch đào tạo đến năm 2015 cho CBCC chính quyền TP HCM do Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển Quản lý (MCaD) xây dựng, 10/2010

67Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

dụng các kỹ thuật/phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm, có sự trao đổi tích cực giữa hai chiều trong một môi trường đào tạo cởi mở và chia sẻ, từ đó mới giúp theo dõi tiến trình đào tạo, đánh giá kết quả cũng như hiệu quả của đào tạo. Các khóa bồi dưỡng CBCC trong chương trình GOPA được thiết kế và thực hiện theo phương pháp luận này.

Do các học viên là CBCC đều bận rộn với công việc cho nên thời lượng các khóa đào tạo, bồi dưỡng năng lực không thể quá dài. Mặt khác, để các học viên có thể làm chủ được các kỹ năng ngay tại lớp học và có thể áp dụng được trong trong việc hay yêu cầu khác, các khóa học này cần tiến hành trong khoảng từ 3-5 ngày tùy thuộc mỗi nội dung. Bước đầu tiên trong quy trình đào tạo năng lực vận dụng cho CBCC (sơ đồ 5.5) là lập kế hoạch, trong đó điều tra và phân tích nhu cầu đào tạo được xem là khởi điểm quan trọng.

Thường thì việc xác định nhu cầu đào tạo thực hiện qua phiếu hỏi hay phỏng vấn một số học viên xem họ nhận thức thế nào về nhu cầu đào tạo của mình. Tuy nhiên, kết quả điều tra về phía học viên có thể chưa hoàn toàn chính xác. Phân tích nhu cầu đào tạo theo hệ thống cần có các bộ phận cấu thành để tương hỗ nhau.

• Đầu tiên, cần xác định những vấn đề về thực thi công việc trong tổ chức nói chung. Nguyên nhân vì sao tổ chức chưa thực thi công việc hiệu quả? Đôi khi công việc bị ảnh hưởng bởi những yếu tố không liên quan tới đào tạo như không đủ nguồn lực hay hệ thống quản lý không phù hợp. Với tình huống như vậy, chỉ tổ chức đào tạo mà không cải tiến các lĩnh vực khác thì cũng không mang lại hiệu quả.

• Thứ hai, ở cấp độ thực hiện cần phân tích quy trình làm việc nhằm chỉ ra những chỗ có vấn đề. Liệu vấn đề nằm ở khâu lập kế hoạch quy trình làm việc hay ở năng lực nguồn nhân lực? Khi quy trình làm việc xác định tối ưu sẽ chỉ ra kiến thức và kỹ năng cần có để thực hiện công việc có hiệu quả.

• Thứ ba, cần đánh giá chất lượng và hiệu quả nhân sự so với năng lực công việc của họ đòi hỏi nhằm chỉ ra những chỗ còn yếu kém. Họ cần có thêm kiến thức và kỹ năng nào để có năng lực thực sự hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác được giao phó. Những nội dung này đang được tiếp tục triển khai trong Chương trình GOPA giai đoạn II, trên cơ sở hỗ trợ các tỉnh thực hiện Luật CBCC (2008) và Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020.

Chỉ khi nào xác định được nhu cầu thực và chính xác của người học thì việc thiết kế nội dung, chương trình mới sát với yêu cầu. Như phân tích trên đây, trong số các nhu

Hộp 5.2: Một vài nhu cầu đào tạo

“Cần tăng cường đào tạo: nâng cao trình độ và tiếp cận với kinh nghiệm thực tiễn, ứng dụng công nghệ thông tin. Mảng kỹ năng quản lý, lãnh đạo cần đào tạo nhiều.”

“Năng lực chuyên môn của anh em không học chuyên về ngành này, nên vừa làm vừa tự học hỏi, nghiên cứu. Mong muốn tập huấn nghiệp vụ một cửa cho anh em thường xuyên”.

Phỏng vấn tại Đắk Nông8/11/2011 và Điện Biên, 21/2/2012

68 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Hộp 5.3: Yêu cầu về tư duy và phương pháp trong CCHC

“CCHC là cải cách tư duy, con người và phương pháp làm việc. Nói là đồng bộ, mà con người không có tư duy, không có phương pháp, không phối hợp thì dù cơ sở vật chất tốt đến mấy cũng không thể làm được. Có những đề án đưa ra mục tiêu rất tốt như chương trình quản lý văn bản, nếu thực hiện được thì rất tốt, tiết kiệm in, chuyển thông tin nhanh, song do thói quen trước nay vẫn vậy, nên không làm được”.

Phỏng vấn tại Lai Châu 7/3/2012.

cầu của CBCC, không phải nhu cầu nào cũng có thể giải quyết được thông qua đào tạo, bồi dưỡng (ví dụ: nhu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật hay về kinh phí). Cần lưu ý là các khóa đào tạo năng lực thường có thời lượng ngắn (từ 1 đến 5 ngày học) và có một hoặc hai trọng tâm chuyên sâu. Khi đã xác định được nhu cầu có thể giải quyết bằng đào tạo thì mới chuyển sang bước sau trong quy trình (xây dựng chương trình và thiết kế tài liệu đào tạo trên cơ sở nhu cầu đã xác định).

5.2.4 Thiết kế chương trình và phương pháp đào tạo CBCC

Bước tiếp theo trong quy trình đào tạo năng lực là thiết kế chương trình và tài liệu. Công đoạn này và việc lựa chọn phương pháp đào tạo thích hợp là trách nhiệm của người giảng viên.

Trong những năm qua, Chương trình GOPA đã tổ chức được nhiều khóa học theo hướng đào tạo năng lực (CBT), xây dựng và vận dụng kỹ năng cho CBCC các tỉnh, nhất là các CBCC trực tiếp thực hiện CCHC. Theo số liệu tổng hợp đến cuối năm 201124 , hàng nghìn lượt công chức đã được đào tạo về các nội dung: Lập kế hoạch và thực hiện CCHC ở tỉnh; Xây dựng Hệ thống theo dõi, đánh giá (M&E) CCHC; Tập huấn giảng viên về phương pháp đào tạo người trưởng thành; Kỹ năng thực hiện hệ thống quản lý theo kết quả (PMS); Nâng cao năng lực lãnh đạo trong CCHC v.v. Các khóa đào tạo này được thiết kế và thực hiện theo quy trình đào tạo năng lực, qua thí điểm đánh giá tác động sau đào tạo, đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện có kết quả chương trình giai đoạn 2007-2011 vừa qua.

Một chương trình đào tạo năng lực được thiết kế tốt phải thể hiện được mục đích chung (kiến thức – kỹ năng – hành vi/thái độ - KSA), đặc biệt, dự kiến được kết quả học tập của học viên sau khi học xong khóa học. Khi xác định rõ những vấn đề này thì mới quyết định nội dung khóa học bao gồm những gì, sử dụng phương pháp đào tạo nào cho phù hợp và kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được kết quả học tập của học viên. Như vậy, chương trình đào tạo cần đặc biệt thể hiện tính lô gích chặt chẽ của các nội hàm khoa học và hoạt động thực hành nhằm xây dựng kỹ năng. (Xem thêm phần kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng mô đun tại Phụ lục 5.3).

24 Xem Báo cáo kết quả thực hiện giai đoạn 1 Chương trình GOPA của các tỉnh (Không phát hành).

69Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Hộp 5.4: Cấu trúc chương trình đào tạo/bồi dưỡng năng lực:

1. Tên chương trình2. Bối cảnh3. Mục đích chung của chương trình (KSA)4. Thời lượng5. Đối tượng học viên6. Kết quả học tập: sau khi học xong khóa học này, học viên sẽ có thể:- …- …- …7. Nội dung đào tạo8. Phương pháp đào tạo9. Phương pháp kiểm tra, đánh giá học viên10. Trang bị, phương tiện đào tạo11. Bộ tài liệu12. Yêu cầu đối với học viên13. Yêu cầu đối với giảng viên14. Tài liệu tham khảo

Mặc dù chưa có cấu trúc chương trình chuẩn cho đào tạo, bồi dưỡng năng lực CBCC, những gợi ý trong hộp 5.4 dưới đây có giá trị tham khảo.

(Xem thêm phụ lục 5.5 về một chương trình đào tạo CBCC cụ thể đã thực hiện tại các tỉnh GOPA).

Bộ tài liệu đào tạo, bồi dưỡng năng lực CBCC vận dụng trong chương trình GOPA bao gồm ít nhất những phần sau: (1) Tài liệu: đề cương chương trình, giải thích phần lý thuyết cập nhất thiết yếu (không nên quá dài), các kỹ năng và kỹ thuật cần thiết, và các bài tập. Kinh nghiệm cho thấy tài liệu cho mỗi ngày đào tạo, bồi dưỡng khoảng 15-20 trang A4 là vừa; (2) Các hình chiếu (Slides): xây dựng trên cơ sở tài liệu học tập đã thiết kế, với mỗi buổi giảng (nửa ngày) chỉ cần từ 30-35 slides; và (3) Các tài liệu phát tay và tài liệu đọc thêm (nếu cần).

Tổ chức đào tạo và giảng dạy là bước tiếp theo trong quy trình, được xem như phần nổi của tảng băng. Trong bước này, giảng viên sử dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm và có sự tham gia cao trong đào tạo. Yêu cầu của các khóa đào tạo, bồi dưỡng năng lực là kết hợp giữa cập nhật kiến thức và thực hành các kỹ năng kỹ thuật làm việc với cải tiến hành vi, thái độ trong thực thi công vụ. Nhằm đạt kết quả nêu trên, những kỹ thuật đào tạo khác nhau gồm các bài giảng ngắn, làm việc theo nhóm, bài tập tình huống và mô phỏng sẽ là phù hợp đối với đào tạo công chức (hộp 6.5 cho thấy một số phương pháp/kỹ thuật đào năng lực thường dùng trong các khóa đào tạo của chương trình GOPA những năm qua). (Xem thêm tình huống tổ chức đào tạo CBCC tại tỉnh Lai Châu trong Chương trình GOPA).

70 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Hộp 5.5: Một số phương pháp đào tạo năng lực thường sử dụng

Khởi động Thuyết trìnhĐộng não Bể cáVấn đáp Đóng vaiVừa giảng vừa minh họa Mô phỏngThảo luận tổ Thực hànhBài tập tình huống V.v.

5.2.5 Đánh giá đào tạo:

Đánh giá đào tạo, bồi dưỡng CBCC là khâu tiếp theo trong quy trình. Vận dụng lý thuyết và kinh nghiệm một số quốc gia vào đánh giá đào tạo, việc đánh giá này có thể xem xét ở 2 công đoạn: (1) trước, trong và sau khóa học; và (2) tập trung vào hiệu quả mà quá trình đào tạo mang lại đối với công tác của cá nhân người công chức, sau khi đi học về đóng góp thế nào cho kết quả chung của cơ quan/đơn vị, qua đó góp phần vào tác động chung của toàn bộ hoạt động của hệ thống công vụ.

Đánh giá đào tạo không chỉ đơn thuần là việc theo dõi, đánh giá đầu vào, tiến trình, hay kết quả đầu ra ngay sau khóa đào tạo, mà còn là đánh giá việc người học viên sau khi đã học về được một thời gian (6 tháng hay 1 năm), vận dụng kiến thức hay kỹ năng để đạt được kết quả công tác cao hơn trước, thể hiện được hiệu quả tác động (outcome) của đào tạo. Xét trên phương diện lý luận, việc đó tương đương với đánh giá theo các cấp độ 1 đến 4 của A. Kirpatrick.

Mục đích đánh giá cấp độ 1 thực hiện trong khóa học, vào cuối mỗi ngày học hay giữa các chuyên đề là xác định xem liệu có vấn đề gì với các đầu vào hay không để chỉnh lý kịp thời. Ví dụ nếu học viên thấy có một số nội dung là khó hiểu hay không phù hợp thì giảng viên có thể điều chỉnh ngay trong buổi giảng sau.

Cấp độ 1

Đầu vào đào tạo: Chương trình, tài liệu, giảng viên, phương tiện v.v

Cấp độ 2

Kết quả đầu ra: học viên kết thúc ,khóa học, đánh giá và báo cáo

Cấp độ 3

Năng lực cá nhân:nâng cao, đóng góp cho kết quả công tác chung

Cấp độ 4

Tác động của:đào tạo tới kếtquả chung củatoàn tổ chức

Đánh giá sau đào tạo

71Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Đánh giá cấp độ 2 thực hiện sau khóa học nhằm một số mục đích. Trước hết, có thể kiểm tra xem học viên đã thu nhận được gì từ khóa học. Thứ hai, dùng phiếu hỏi để đánh giá mức độ hài lòng của học viên và xem họ có kiến nghị gì với nội dung, chương trình, phương pháp và điều kiện học tập. Thứ ba, học viên có điều kiện để đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên khóa học.

Đánh giá cấp độ 3 và 4 là đánh giá sau đào tạo, sau khi học viên có thời gian (ít nhất là 3 tháng) vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học được vào công việc thực tiễn. Mục đích đánh giá cấp độ 3 là để thấy được tác động của đào tạo qua thực tiễn công việc và rút ra bài học cho việc thiết kế và cải tiến các khóa đào tạo mới nhằm gắn với yêu cầu việc làm.

Đánh giá cấp độ 4 nhằm xem xét tác động của đào tạo đối với việc thực thi công tác của toàn tổ chức. Cần chú ý là đánh giá đào tạo loại này cần tiến hành trong đánh giá đồng bộ các phương diện khác nữa của tổ chức, vì hiệu quả của tổ chức lệ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đào tạo, bồi dưỡng chỉ là một nhân tố.

Một số phương pháp triển khai cụ thể nhằm vận dụng các bước theo dõi, đánh giá này tại Việt Nam và trong các khóa đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong chương trình GOPA. Sơ đồ mang tính quá trình đào tạo dưới đây cho thấy rõ nét hơn điều này.

Sơ đồ 5.7: Theo dõi, đánh giá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Thực hiện các bước trong quy trình đào tạo, mở lớp, vận dụng các phương pháp

Nguồn lực đầu vào trong đào tạo: chương trình, giáo trình, giảng viên, cơ sở vật chất, tài chính v.v.

Kết quả đầu ra trong đào tạo: học viên học xong khóa, đạt kết quả qua đánh giá, được cấp bằng/chứng chỉ

Hiệu quả của đào tạo (năng lực được nâng cao) đối với kết quả công việc của cá nhân công chức, đóng góp cho kết quả chung của cơ quan/đơn vị

Góp phần vào hiệu lực, hiệu suất chung của toàn bộ hệ thống công vụ - Tác động của đào tạo

Học viên sau khi học về vận dụng vào công việc

Theo dõi tiến độ, đánh giá tiến trình (đầu vào, quá trình, đánh giá kết quả (đầu ra) khóa đào tạo

Đánh giá hiệu quả sau đào tạo

72 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng công chức ở nước ta nhiều năm qua cho thấy đa số các cơ sở đào tạo đã tiến hành việc theo dõi tiến độ, đánh giá tiến trình (đầu vào, quá trình, đánh giá kết quả (đầu ra) khóa đào tạo với những phương pháp khác nhau, tuy nhiên, chưa khẳng định được mức độ phù hợp. Bên cạnh đó, việc đánh giá hiệu quả sau đào tạo (theo yêu cầu của Nghị định 18/NĐ-CP năm 2010 của Chính phủ) lại là một nội dung mới chưa được triển khai một cách có tiền lệ và có hệ thống. Vì vậy, đối với cơ quan quản lý đào tạo và cơ sở đào tạo công chức, cần cập nhật và tăng cường thêm kiến thức và kỹ năng đánh giá trước, trong và khi kết thúc khóa học, đặt thành yêu cầu bắt buộc trong quy trình đào tạo năng lực cán bộ, công chức.

Các tỉnh thuộc Chương trình GOPA đã triển khai đánh giá sau đào tạo từ năm 2010. Quá trình điều tra và đánh giá kéo dài gần một năm, kể từ điều tra năng lực đầu vào của học viên, cho tới khi học viên đã hoàn thành khóa học, quay về cơ quan làm việc được nửa năm, sau đó điều tra về hiệu quả của đào tạo mang lại. Trong 5 tỉnh, Điện Biên và Lai Châu đã đánh giá sau đào tạo khóa bồi dưỡng CBCC ngạch chuyên viên vào năm 2011 và đã có báo cáo kết quả. Những khuyến nghị trong các báo cáo này là cơ sở để các tỉnh điều chỉnh và tiếp tục triển khai đào tạo CBCC thời gian tới.

5.2.6 Tập huấn giảng viên:

Lý luận hiện đại và thực tiễn từ chương trình GOPA cho thấy để triển khai có hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng CBCC theo phương pháp đào tạo năng lực (CBT) cần có đội ngũ giảng viên có trình độ, phương pháp phù hợp và tâm huyết. Các giảng viên này cần hội tụ cả kiến thức hiện đại về hành chính, công vụ và CCHC, có khả năng xây dựng chương trình và tài liệu theo yêu cầu mới, có kỹ năng giảng dạy với các phương pháp đào tạo người lớn đa dạng, huy động sự tham gia của học viên, và có tác phong, thái độ đúng đắn và chuẩn mực của người giảng viên.

Đứng trước yêu cầu này, trong năm 2009-2010, các tỉnh Điện Biên, Lào Cai và Đắk Lắk đã tiến hành các khóa tập huấn giảng viên (TOT) về phương pháp đào tạo cho người trưởng thành, với tổng số gần 80 giảng viên đã qua đào tạo. Chương trình tập huấn thiết kế trong 5 ngày, kết hợp cả phần lý luận giáo học pháp hiện đại, với thực hành xây dựng chương trình, tài liệu và thao giảng theo các phương pháp đào tạo có sự tham gia của học viên đã phần nào tạo nên sự tự tin và củng cố yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp luận đào tạo năng lực CBCC trong CCHC. Sau khi được tập huấn, nhiều giảng viên đã thực sự vận dụng phương pháp mới vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng tại cơ sở đào tạo ở địa phương.

73Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

6.1 THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ CCHC

Một trong những mục tiêu của CCHC là cải thiện mối quan hệ giao dịch hành chính giữa các cơ quan công quyền các cấp và các cá nhân và tổ chức có liên quan, kể cả các cá nhân và tổ chức ở trong bộ máy nhà nước và nằm ngoài bộ máy nhà nước. Để đạt mục tiêu này, công tác thông tin, tuyên truyền về CCHC được các cơ quan nhà nước ngày càng quan tâm chú ý về tính đa dạng của kênh thông tin, về hình thức và nội dung thông tin. Trong kế hoạch CCHC hàng năm, các tỉnh tham gia chương trình GOPA đều có đưa nội dung thông tin tuyên truyền là một mục tiêu hoạt động quan trọng trong kế hoạch hàng năm của mình.

6.1.1 Các kênh thông tin, tuyên truyền về CCHC có thể chia làm 2 cấp độ:

- Thông tin đại chúng: được tuyên truyền trên các phương tiện thông tin chung như đài, báo, tờ quảng cáo, kênh truyền hình hay mạng điện tử. Các thông tin này không nhằm cụ thể vào cá nhân hay tổ chức nào. Ví dụ như thông tin CCHC được đăng tải trên Báo của tỉnh Lào Cai, Điện Biên, trên Kênh truyền hình của Đắk Lắc, qua mạng điện tử của tỉnh Lào Cai, tờ rơi quảng bá về CCHC treo tại UBND các cấp. Cách thông tin này có ưu điểm là tiếp cận tới đông đảo cá nhân và tổ chức trong xã hội, tạo nên nhận thức chung và trang thủ sự ủng hộ của dư luận xã hội. Hạn chế của cách tuyên truyền này là chủ yếu cung cấp các tin tức chung nhất, đưa ra các chỉ dẫn chung mà ít đi cụ thể vào hướng dẫn thực hiện các nội dung.

- Thông tin hướng dẫn: được các cơ quan hành chính công bố để các cá nhân hay tổ chức đến giao dịch được biết về thủ tục, trình tự, yêu cầu. Các thông tin này thường được in và trình bày tại các cơ quan hành chính như UBND các cấp, Bộ phận “Một cửa”… như UBND Thành phố Điện Biên, Lào Cai, các huyện và một số xã của một số tỉnh tham gia GOPA. Ưu điểm của các thông tin này là chỉ dẫn cụ

PRACTICES AND KEY LEARNINGSFROM PAR PLANNING AND IMPLEMENTATION AT THE PROVINCIAL LEVEL

Within the framework of the Danish funded Good Governance andPublic Administration Reform Programme Phase I (GOPA I, 2008-2011)

Ha Noi 2013

PREFACE

CHƯƠNG 6

THU HÚT SỰ THAM GIA VÀ THAM VẤN CỦA TỔ CHỨC VÀ CÔNG DÂN

TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

74 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Hộp 6.1: Một số ý kiến người dân về tuyên truyền CCHC

“Bận quá nên ít xem về CCHC”.

“Ít xem CCHC, hay xem bóng đá”.

“Xem thời sự trên truyền hình là chủ yếu”

“Phường có phát tờ rơi đôi lần, song không chú ý lắm”

“Không xem chuyên mục CCHC. Tờ rơi về CCHC không thấy có. Dân họp bàn chỉ qua loa vài cái đơn giản.”

Trích phỏng vấn tại Điện Biên 21/2/2012 và Lai Châu 7/3/2012

thể, tạo thuận lợi cho tổ chức hay cá nhân đến giao dịch. Tuy nhiên cũng có một số hạn chế nhất định như khi số lượng văn bản hướng dẫn quá nhiều sẽ làm cho việc tìm hiểu khó khăn hơn, hiệu quả tuyên truyền vì vậy giảm đi. Hoặc người dân tộc hay người có trình độ văn hóa thấp khó đọc các văn bản hướng dẫn bằng tiếng phổ thông… Để khắc phục hạn chế này, nhiều nơi đã bố trí có nhân viên hướng dẫn tại Bộ phận “Một cửa” để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp như ở UBND huyện và xã các tỉnh GOPA.

Trên thực tế, các kênh thông tin hướng dẫn đang phát huy hiệu quả nhiều vào việc thực hiện các mục tiêu CCHC. Qua đánh giá điều tra của Sở Nội vụ các tỉnh Lào Cai và Điện Biên năm 2010 cho thấy mức độ hiểu biết về CCHC của xã hội qua các kênh thông tin hướng dẫn tại các cơ quan công quyền được đánh giá cao về mức độ thực tế của thông tin.

6.1.2 Hình thức thông tin, tuyên truyền CCHC:

Mặc dù là vấn đề quan trọng đối với phát triển, nhưng kinh nghiệm của chương trình GOPA cho thấy CCHC thường được coi là một nội dung tương đối đơn điệu, không có nhiều hoạt động sôi nổi, khó thu hút sự chú ý của xã hội. Do đó có các hình thức sáng tạo trong tuyên truyền là một yêu cầu cần quan tâm.

Trên thực tế, hiện nay các tỉnh trong chương trình GOPA đang áp dụng một số hình thức tuyên truyền phổ biến về CCHC như sau:

- Thông báo trên các phương tiện phương tin đại chúng (nhất là qua đài truyền hình và báo tỉnh);

- Các bài viết về điển hình trong CCHC;

- In pano, áp phích quảng cáo, tờ rơi;

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về CCHC (Tỉnh Lao Cai đã phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức cuộc thi tìm hiểu cho thanh niên là công chức trong các cơ quan của

75Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

tỉnh năm 2011. Sở Nội vụ Tỉnh Đắk Lắk tổ chức cuộc thi tìm hiểu về CCHC trong tỉnh năm 2010 25).

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo về CCHC.

- Thông tin phổ biến về CCHC tại các cuộc họp của thôn, bản, xã, khu phố v.v.

- Tại các tỉnh, các cơ quan sở, ngành của tỉnh, UBND các cấp đã đưa nội dung CCHC lên mạng thông tin điện tử của mình, bao gồm các thông tin chung, các chính sách mới ban hành, dự thảo các chính sách và tin tức hoạt động. Đặc biệt, một số cơ quan có mục riêng về Ý kiến bạn đọc để thu thập ý kiến phản ảnh của xã hội, như mạng thông tin của tỉnh Lao Cai…

- Bản Hướng dẫn về các thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính: Hiện nay

tại Bộ phận “Một cửa” của các cơ quan đều đã có Bản hướng dẫn về các thủ tục hành chính để cá nhân, tổ chức quan tâm đến tìm hiểu.

Để thu hút sự quan tâm của xã hội, nhiều tỉnh tham gia GOPA đã có cải tiến hình thức trình bày như in mầu, viết chữ to, sử dụng các kiểu chữ hấp dẫn, phân nhóm các vấn đề, có chỉ dẫn về cách tra cứu…. tạo thuận lợi cho người sử dụng, nhất là tại các văn phòng Một cửa, Một cửa liên thông ở các xã, phường tại khu đô thị ở Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk, Đắk Nông. Tuy nhiên, một số vấn đề thực tiễn rút ra được từ ý kiến phỏng vấn người dân (nhất là đồng bào dân tộc thiểu số) cho thấy còn có nhiều người chưa quan tâm tới các nội dung CCHC (xem hộp 6.1).

6.1.3 Nội dung thông tin tuyên truyền về CCHC

thường tập trung nhiều vào giới thiệu các văn bản chính sách, pháp luật, các hướng dẫn về thủ tục hành chính.

Một trong những khó khăn trong nâng cao hiệu quả truyên truyền là số lượng văn bản nhiều, có nhiều lĩnh vực khác nhau; trong khi đó mỗi cá nhân hay tổ chức chỉ quan tâm tới một số văn bản, và chỉ quan tâm khi họ thấy cần. Do vậy, dù nhiều cơ quan hành chính đã cố gắng tuyên truyền và cung cấp thông tin về CCCH, nhưng mức độ tiếp cận của người dân vẫn hạn chế, nhất là ở vùng nông thôn, vùng núi nơi có nhiều người dân có trình độ văn hóa thấp, nhiều dân tộc khác nhau, và thiếu các phương tiện truyền thông.

Để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tới tìm hiểu về CCHC, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, một số cơ quan tại các tỉnh GOPA đã có sáng kiến như:

- Giới thiệu tóm tắt các nội dung chủ yếu trong các văn bản;- Cung cấp các hướng dẫn tìm văn bản chính.

- Tổ chức trao đổi chuyên đề với các nhóm đối tượng khác nhau như chuyên đề về chính sách đất đai với nông dân, chuyên đề về Thủ tục hành chính trong khai sinh, kết hôn…

25 Xem tin trên trang Web: www.mcad.com.vn

76 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

6.2 THAM VẤN TỔ CHỨC VÀ CÔNG DÂN

Có các thông tin phản hồi của tổ chức và công dân về các nội dung trong CCHC như về các thủ tục hành chính, các chính sách chế độ, và cả thái độ giao tiếp (văn hóa công sở) là chứng cứ quan trọng để cải thiện dịch vụ hành chính công.

Tham vấn các tổ chức, công dân về CCHC cần được tổ chức thường xuyên và khoa học để có được các thông tin phản hồi có giá trị. Có nhiều hình thức tham vấn khác nhau có thể áp dụng.

6.2.1 Tham vấn trực tiếp: là hình thức tham vấn trực diện giữa tổ chức, công dân với các cấp có thẩm quyền. Tham vấn trực tiếp có thể tổ chức dưới các hình thức như sau.

- Tổ chức họp phổ biến và trao đổi lấy ý kiến về CCHC từ các cán bộ và người dân. Từng cơ quan hành chính có thể tổ chức các cuộc họp cho cán bộ trong cơ quan hiểu và nắm được các nội dung CCHC nói chung và CCHC trong cơ quan, từ đó huy động các ý kiến góp ý của cán bộ. Một số cơ quan đề nghị các đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ… tổ chức họp riêng với các hội viên để tăng cường sự tham gia, ý kiến nhiều hơn liên quan tới nghĩa vụ cũng như quyền lợi của họ trong CCHC. Tại các cấp chính quyền, nhất là cấp xã, UBND các xã thuộc 5 tỉnh tham gia chương trình GOPA đã tổ chức hội nghị tuyên truyền về CCHC và lấy ý kiến đóng góp của những người liên quan. Đặc biệt tại các thôn, bản, khi có yêu cầu của chính quyền cơ sở, các trưởng thôn, trưởng bản tổ chức họp dân để thông báo chủ trương, đường lối mới và lấy ý kiến cho một số nội dung của CCHC mà người dân quan tâm như về Dịch vụ một cửa, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai, xây dựng, chứng sinh, chứng tử…

- Tổ chức tiếp công dân. Hiện nay tại hầu hết các cơ quan hành chính đều có lịch

tiếp công dân. Nhiều cơ quan bố trí phòng tiếp công dân lịch sự, cử người có trách nhiệm tiếp công dân và có phiếu hẹn trả lời. Trong các cuộc tiếp công dân, nhiều ý kiến liên quan đến CCHC đã được trao đổi để tăng cường hiểu biết và giải quyết những thắc mắc liên quan.

- Phỏng vấn cá nhân. Một số cơ quan, đơn vị hành chính đã tổ chức điều tra phỏng vấn trực tiếp các cá nhân công dân về CCHC, ví dụ như Phòng CCHC của Sở Nội vụ các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai. Đây là một hình thức tham vấn có hiệu quả để tiếp thu các ý kiến của xã hội đối với công tác CCHC và tổng hợp thông tin để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết một cách có hệ thống những vấn đề do công dân kiến nghị. Cách làm này tuy có thể tốn kém và mất thời gian, cần có phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu chính xác, nhưng có hiệu quả khá lớn đối với phân tích tác động và phản ứng của xã hội với CCHC. Hơn nữa, qua phỏng vấn cá nhân càng thể hiện rõ sự quan tâm của chính quyền đối với tiếng nói của người dân, phát huy dân chủ cơ sở và thu hút sự tham gia của cộng đồng.

- Phỏng vấn nhóm là một phương pháp tham vấn lấy ý kiến của cộng đồng một cách có hiệu quả, nhất là đối với những cộng đồng còn có ít thông tin, có cách hiểu khác nhau về CCHC, nhất là tại khu vực có nhiều đồng bào dân tộc như các tỉnh thuộc chương trình GOPA. Thông qua thảo luận nhóm, các thành viên tự trao đổi các vấn đề quan tâm, thống nhất về những quan điểm hay cách hiểu, loại bỏ những ý kiến thiếu căn cứ và lựa chọn những đề xuất có sự quan tâm chung để đề đạt,

77Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

đóng góp. Việc tổ chức thảo luận nhóm cần có người hướng dẫn có kinh nghiệm và sử dụng nhiều các công cụ hướng dẫn khác nhau để tăng cường sự tham gia, cởi mở của người tham gia.

6.2.2 Tham vấn gián tiếp: tham vấn gián tiếp để thu thập thông tin, ý kiến về CCHC đã được áp dụng tại nhiều nơi trong chương trình. Theo phương pháp này, người tham vấn và người được tham vấn không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Một số cách thức tham vấn gián tiếp khá đa dạng đã được vận dụng linh hoạt như:

- Phát phiếu hỏi. Một số cơ quan, đơn vị thuộc các tỉnh trong chương trình đã tiến hành điều tra về CCHC bằng cách phát phiếu hỏi tới các tổ chức, cá nhân thông qua đường bưu điện hay sử dụng việc gửi phiếu hỏi qua mạng điện tử. Hiệu quả của phương pháp tham vấn này phụ thuộc nhiều vào chất lượng câu hỏi có thu hút sự quan tâm của người trả lời hay không. Phiếu hỏi thường được thiết kế đơn giản, dễ trả lời và ngắn gọn (trên 1 trang giấy). Ưu điểm của cách làm này là lấy được nhiều ý kiến, các ý kiến có tính khách quan cao.

- Lập đường dây nóng. Một số cơ quan, đơn vị đã lập đường dây nóng để tổ chức và công dân có thể gọi điện phản ánh các ý kiến hay đóng góp ý kiến về một vấn đề CCHC mà họ quan tâm. Tuy nhiên cách tham vấn này có nhược điểm là người gọi chỉ nói ngắn gọn (nếu họ phải trả tiền gọi), các ý kiến rất đa dạng đòi hỏi phải phân loại khá tỷ mỷ.

- Phỏng vấn qua điện thoại. Tham vấn ý kiến qua điện thoại về một số vấn đề về CCHC cũng là một cách làm có thể áp dụng. Cách tham vấn này đòi hỏi người tham vấn phải được chuẩn bị kỹ về cách gọi điện, cách đặt vấn đề… để người nghe điện sẵn lòng trao đổi. Hơn nữa, cần chuẩn bị kỹ lưỡng cách thức ghi chép thông tin để bảo đảm tính chính xác và khách quan, phục vụ mục đích tổng hợp và báo cáo.

- Hòm thư góp ý. Lập hòm thư góp ý được tổ chức tại hầu hết các cơ quan hành chính và đơn vị dịch vụ công. Cách làm này tạo điều kiện để người dân đóng góp ý kiến trực tiếp cho CCHC, ví dụ tại Bộ phận “Một cửa”, tại Phòng tiếp công dân…. Vấn đề cần chú ý ở đây là cách bố trí hòm thư góp ý phải thuận tiện (treo ở nơi dễ thấy, không treo ở nơi quá cao, có bút và giấy viết, có bàn viết…). Phiếu góp ý kiến cũng cần được thiết kế hợp lý, trình bày đơn giản và lời lẽ tôn trọng người góp ý.

Bên cạnh việc điều tra ý kiến hai năm một lần về chất lượng hoạt động của các đơn vị “Một cửa” trong tỉnh, trong năm 2011 tỉnh Điện Biên đã sử dụng hòm thư góp ý để lấy ý kiến thường xuyên. Việc làm này vừa tiết giảm chi phí cho điều tra, vừa có ý kiến cập nhật vể chất lượng dịch vụ của cơ quan công quyền, qua đó có các điều chỉnh kịp thời.

- Phiếu đánh giá. Phiếu đánh giá ý kiến của công dân đối với các dịch vụ CCHC thường được sử dụng ngay tại các điểm, cơ quan cung cấp dịch vụ công. Phiếu đánh giá thường có nội dung đơn giản để thu thập ý kiến của công dân khi đến làm dịch vụ hành chính. Công dân có thể lấy phiếu dễ dàng để điền các thông tin cần thiết và bỏ vào thùng nhận phiếu ngay tại chỗ.

Một cách làm khác là chuẩn bị các phiếu có màu khác nhau, thể hiện ý kiến của

công dân đối với dịch vụ hành chính công. Ví dụ màu xanh là tốt, màu vàng là

78 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

trung bình, màu đỏ là chưa tốt. Công dân có thể chọn bất cứ phiếu màu nào bỏ vào thùng phiếu góp ý. Các tham vấn này rất tiện lợi vì người góp ý không cần phải viết. Tuy nhiên các thông tin thu được chỉ có tính tham khảo vì không cụ thể về một vấn đề gì.

- Lấy thông tin, ý kiến qua mạng điện tử: Các tỉnh, cơ quan có trang thông tin điện tử riêng, như UBND các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Đắk Lắk… có đưa nội dung công dân góp ý CCHC trên trang thông tin để các tổ chức, công dân có thể góp ý kiến trực tiếp.

6.3 THU HÚT SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN

Để bảo đảm thành công cho CCHC, thu hút sự tham gia rộng rãi của người dân đóng góp ý kiến là việc làm không thể thiếu và là một yêu cầu quan trọng đặt ra đối với các cấp chính quyền cũng như CBCC. Hình thức thu hút này có thể thu hút sự tham gia của các cá nhân và thu hút sự tham gia thông qua các tổ chức xã hội.

Thu hút sự tham gia của cá nhân công dân được thực hiện qua các hình thức hướng tới khả năng tham gia của họ như tuyên truyền và góp ý qua mạng thông tin điện tử, lập đường dây nóng, phiếu thăm dò ý kiến…Các ý kiến của cá nhân thường đa dạng, nhưng tính đại diện không cao.

Hình thức khác thu hút sự tham gia của người dân là thông qua các tổ chức mà họ tham gia. Hiện nay có nhiều tổ chức xã hội, các hiệp hội khác nhau có hàng vạn, hàng triệu hội viên. Ví dụ như Đoàn Thanh hiện, Hội Phụ nữ, Hội ngành nghề (Doanh nghiệp trẻ, Nông dân làm trang trại, Hội Khoa học kỹ thuật), các Trung tâm nghiên cứu, dịch vụ, tư vấn…. Các cơ quan dịch vụ công có thể phối hợp với các tổ chức này để thu hút sự tham gia của họ và các hội viên vào các vấn đề về CCCH. Cách tham gia này có ý nghĩa về mặt xã hội vì nó tập hợp được các ý kiến đa dạng theo từng nhóm vấn đề.

Một số nơi tổ chức các Diễn đàn, như Diễn đàn doanh nghệp, Diễn đàn nông dân… để thu hút sự tham gia của các tổ chức và cá nhân.

Hộp 6.2: Một số kiến nghị của CBCC và người dân

“Cần tuyên truyền sâu rộng hơn về chính sách và chế độ đối với người dân tái định cư”.

“Người dân không nắm được thủ tục nên còn có nhiều lỗi, phải đi lại nhiều lần. Cần tuyên truyền và hướng dẫn thêm về thủ tục hành chính”.

“CCHC phải thuận tiện, giúp dân về mọi mặt”

Trích phỏng vấn tại Điện Biên, 21/2/2012.

79Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Hiện nay cũng có hình thức tham gia khác là các mạng xã hội được tổ chức trên mạng thông tin điện tử như blog, trang website… Một số mạng thu hút được khá đông người tham gia và có tác động xã hội khá rộng. Tuy nhiên chất lượng và tính xây dựng của một số mạng chưa cao, các ý kiến ít tính phân tích sâu sắc.

Thu hút sự tham gia và tham vấn của tổ chức và công dân vào CCHC như khẩu hiệu “Chung tay CCHC” trong thực hiện Đề án 30 của Chính phủ là một nội dung quan trọng (Xem thêm tình huống kinh nghiệm của tỉnh Đắk Lắk về tổ chức thi tìm hiểu CCHC). Công việc này góp phần xây dựng và củng cố sự đồng thuận của xã hội, phát hiện các vấn đề cần khắc phục nhằm thay đổi tâm lý từ một nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ, xây dựng một nền hành chính văn minh, hiện đại theo định hướng và mục tiêu của Kế hoạch tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước ta trong giai đoạn 2011-2020 hiện nay.

80 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

81Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PRACTICES AND KEY LEARNINGSFROM PAR PLANNING AND IMPLEMENTATION AT THE PROVINCIAL LEVEL

Within the framework of the Danish funded Good Governance andPublic Administration Reform Programme Phase I (GOPA I, 2008-2011)

Ha Noi 2013

PREFACE

KẾT LUẬN

Cuốn Kinh nghiệm CCHC này biên soạn với mục tiêu chia sẻ phương pháp luận và thực tiễn tại 5 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Đắk Lắk và Đắk Nông đã vận dụng trong mấy năm qua trong khuôn khổ giai đoạn 1 thuộc Chương trình Hỗ trợ CCHC do Chính phủ Đan Mạch tài trợ (GOPA 1). Cuốn sách tập trung vào các quá trình lập kế hoạch, thực hiện và quản lý, cũng như theo dõi và đánh giá CCHC chứ không chỉ đơn thuần là mô tả kết quả của CCHC mà thôi.

Sau phần giới thiệu, Chương 1 tập trung làm rõ khái niệm CCHC ở nước ta. Chương này phân tích quá trình hình thành và vận hành CCHC kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần Thứ VI, qua hàng loạt nghị quyết Đại hội lần thứ VII đến lần thứ XI và các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Các chủ trương, đường lối này dần được cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch hành động của Nhà nước. Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001-2010 và 2011-2020, theo đó các bộ, ngành và địa phương triển khai cụ thể tại lĩnh vực và địa bàn của mình. Có thể thấy rằng CCHC ở nước ta là một bộ phận quan trọng trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị và đổi mới đất nước. Quá trình cải cách thực hiện chủ yếu theo phương thức dần dần, từng bước, có thực hiện thí điểm, sau đó nhân rộng kết quả. Chương này cũng nêu kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm thực hiện CCHC ở nước ta trong thời gian qua, từ đó rút ra một số bài học cho các bước triển khai tiếp theo.

Chương 2 trình bày các công cụ và quy trình xây dựng kế hoạch CCHC theo kết quả. Qua đánh giá thực trạng lập kế hoạch ở nhiều địa phương và thực tiễn của Chương trình GOPA, chương này trình bày rõ mục đích và yêu cầu cụ thể của kế hoạch CCHC, đặc biệt đi sâu vào quy trình và các công cụ, kỹ thuật vận dụng trong xây dựng kế hoạch theo kết quả với các chỉ số thực thi và phương tiện xác minh trong kế hoạch CCHC. Như đã lập luận tại Chương 2, CCHC ở nước ta là một tiến trình lâu dài và phức tạp, với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, chỉ khi xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết với các chỉ số, có sự phân công, giao việc rõ ràng và đầy đủ nguồn lực thì mới bảo đảm tính khả thi trong quá trình thực hiện.

82 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Chương 3 tiếp nối với việc phân tích các đối tượng tham gia thực hiện CCHC ở cấp tỉnh và quan hệ phân công trách nhiệm, phối hợp triển khai sao cho hiệu quả. Lý luận và thực tiễn cho thấy CCHC không đơn thuần là về kỹ thuật, mà đây chính là quá trình chính trị tại mỗi ngành và địa phương, có sự tham gia của lãnh đạo các cơ quan đảng, các cơ quan chính quyền, các đoàn thể xã hội, của các cán bộ, công chức và viên chức, cũng như của người dân, nhất là đồng bào dân tộc tại các tỉnh trong chương trình GOPA. Chỉ khi nào xác định rõ được vai trò và nhiệm vụ của các nhân tố này thì mới tránh được chồng chéo khi thực hiện và bảo đảm sự thông suốt trong quản lý tiến trình. Chương này phân tích chi tiết về vai trò, trách nhiệm của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh với tư cách là người đứng đầu trong CCHC tại địa phương, chức năng và nhiệm vụ của các sở, ngành, đặc biệt là Sở Nội vụ là cơ quan thường trực trong CCHC, sự chủ động tham gia của các cơ quan, đơn vị và các cấp trong tiến trình, vai trò quan trọng của Phòng CCHC thuộc Sở Nội vụ, và vai trò của thôn, bản (dù không phải là cấp hành chính), song đặc biệt quan trọng ở mỗi cộng đồng.

Theo lô gích quản lý tiến trình thực hiện CCHC, Chương 4 tập trung vào việc theo dõi, đánh giá và báo cáo về CCHC tại cấp tỉnh. Xuất phát từ mục đích và yêu cầu của theo dõi, đánh giá (M&E) trong cải cách, các yếu tố cần thiết được phân tích sâu, đòi hỏi các kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin, dữ liệu và chứng cứ làm cơ sở để đánh giá kết quả và viết báo cáo. Trong khi theo dõi đặt ra với toàn bộ tiến trình CCHC để xác định những nội dung hay bước thực hiện cần điều chỉnh kịp thời, thì đánh giá được thực hiện theo định kỳ hay đột xuất để cho thấy kết quả hay tác động của các hoạt động cải cách, cũng như của các chương trình đối với phát triển KT-XH của địa phương. Báo cáo về CCHC cần có những thông số, dữ liệu để minh chứng cho những nhận định chủ quan, qua đó tạo nên một bức tranh tổng hợp về tình hình thực tiễn và đề xuất những giải pháp mang lại hiệu quả cao hơn trong công cuộc cải cách quan trọng này.

Con người được xem là động lực trong phát triển nên nâng cao năng lực của đội ngũ CBCC vừa là một nội dung quan trọng, vừa là một mục tiêu trong CCHC. Chương 5 phân tích các phương diện xung quanh nội hàm năng lực và các yếu tố liên quan tới tăng cường năng lực, cũng như các điều kiện để xây dựng năng lực cho đội ngũ. Một trong những phương pháp luận chủ yếu được dùng trong xây dựng năng lực là đào tạo, bồi dưỡng năng lực (Competency-Based Training). Quy trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực đòi hỏi phải xuất phát từ nhu cầu thực của người học viên về kiến thức, kỹ năng và hành vi, thái độ cần có để thiết kế chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho phủ hợp. Chỉ khi đó, việc tổ chức khóa học kết hợp nhiều phương pháp đào tạo năng lực, lấy người học làm trung tâm mới thực sự có hiệu quả, là cơ sở cho việc đánh giá đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Chương này cũng trình bày về việc vận dụng lý thuyết đánh giá đào tạo 4 cấp độ của Kirkpatrick và vận dụng vào đánh giá ở Việt Nam. Một trong những thành công ban đầu của Chương trình GOPA giai đoạn 1 là đã thực hiện thành công bước đầu việc đánh giá sau đào tạo một số chương trình, qua đó chỉ ra được hiệu quả và tác động của đào tạo CBCC trong CCHC.

Trong Kế hoạch tổng thể CCHC của Chính phủ, thông tin, tuyên tryền về CCHC là một mục tiêu riêng. Tại các tỉnh GOPA, thu hút sự tham gia và tham vấn của tổ chức và công dân trong tiến trình cải cách được xem là một bài học kinh nghiệm để chia sẻ. Chương 6 trình bày chi tiết về các kênh, các hình thức và nội dung thông tin, tuyên truyền trong chương trình. Đặc biệt, trao đổi các bài học về tham vấn trực tiếp cũng như gián tiếp tổ chức và công dân, lấy ý kiến đóng góp cho việc xây dựng kế hoạch cũng như triển khai hoạt động cải cách, nhất là những việc có liên quan trực tiếp tới đời sống dân sinh trong quan hệ giữa cơ quan, công chức nhà nước với tổ chức và công dân. Với tầm quan trọng như vậy, thu hút sự tham gia của người dân, nhất là của đồng

83Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

bào dân tộc tại các tỉnh miền núi phía Tây Bắc, và các tỉnh Tây Nguyên trở thành yêu cầu quan trọng được lãnh đạo và các cơ quan, đoàn thể đặc biệt quan tâm.

Các kết quả CCHC như đã thiết lập nên phương pháp hoạt động cho các đơn vị một cửa và đơn giản hóa thủ tục hành chính và các tỉnh đã thực hiện theo các cơ chế, phương pháp này. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề để ngỏ như về đơn vị “một cửa”:

• Các kết quả này đạt được với hiệu quả thế nào (khoản kinh phí để mua sắm và hiện đại hóa đơn vị “một cửa” có đáng giá trị đồng tiền không (value for money)?

• Tác động thế nào; những kết quả đầu ra này có mang lại hiệu quả mong muốn (đơn vị “một cửa” có mang lại dịch vụ tốt hơn và người dân hài lòng hơn không?)

• Chúng ta có thể học hỏi gì để tiếp tục cải tiến các kết quả và hiệu quả trong CCHC (làm thế nào để cải tiến hơn nữa dịch vụ tại đơn vị “một cửa” và nâng cao điểm số về mức độ hài lòng của khách hàng?)

• Làm thế nào để chúng ta nâng cao được hiệu quả thực thi công việc của đội ngũ CBCC và viên chức (chúng ta hỗ trợ và đào tạo thế nào để họ trở nên có năng lực cao?)

Để trả lời được những câu hỏi này cần lập kế hoạch căn cứ theo kết quả để nêu rõ được kết quả và sản phẩm, với các chỉ số và mục tiêu đo lường được. Hơn nữa, khi đã xác định được chỉ số thì cần có hệ thống thu thập thông tin, dữ liệu để có thể đánh giá kết quả trên cơ sở phân tích khách quan các chứng cứ thực tế chứ không chỉ là những đánh giá mang tính chủ quan. Hiện nay, nếu các tỉnh chỉ đơn thuần báo cáo về hoạt động CCHC và một số kết quả đầu ra trực tiếp thì vấn chưa đủ. Các tỉnh cần tạo ra được các kết quả mang tính tác động đối với đời sống người dân, giúp các doanh nghiệp thịnh vượng và tăng cường phát triển KT-XH tại các cộng đồng.

Tóm tại, CCHC là một quá trình lâu dài và phức tạp, động chạm tới nhiều hình thức tổ chức chính quyền khác nhau, tới khu vực tư nhân và các nhóm cộng đồng, cũng như cá nhân người công dân. Mặc dù quá trình CCHC ở Việt Nam là từ trên xuống (top down), và có cội nguồn từ học thuyết Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chính phủ trung ương đã đáp ứng các sáng kiến thực tế của các địa phương trong xử lý các vấn đề phát sinh tại địa phương. Sau khi đánh giá, những sáng kiến CCHC nào đáp ứng được nguyện vọng của người dân sẽ dần được chấp thuận và được thể chế hóa thành chính sách của Đảng và Nhà nước. Như vậy, các phương pháp xây dựng và triển khai kế hoạch căn cứ theo kết quả chia sẻ tại cuốn sách này sẽ hữu dụng, do cả chính phủ trung ương và các tỉnh đều nỗ lực để cải tiến nền hành chính công và các dịch vụ công.

84 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

Bộ Nội vụ. Báo cáo số 1459/BC-BNV ngày 27/4/2011 về Đánh giá thực hiện cơ chế một cửa và một cửa liên thông tại cơ quan hành chính địa phương theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Nội vụ. Thông tư số 03/TT-BNV ngày 25/1/2011 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn một số điều của Nghị định 18/NĐ-CP ngày 05/3/2011 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

Chính phủ (2011). Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

Chính phủ (2010). Nghị định 18/NĐ-CP ngày 5/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

Chính phủ. Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 về ban hành Chương trình tổng thể Cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020.

Chính phủ. Dự thảo báo cáo của Chính phủ về đánh giá thực hiện Chương trình tổng thể Cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010. Hà Nội: 2010.

Chính phủ. Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể Cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010.

Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X và XI.

Học viện Hành chính. Giáo trình Quản lý học đại cương. Hà Nội: Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 2010.

Học viện Hành chính Quốc gia. Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu hành chính Việt Nam giai đoạn 1945-1975”. Hà Nội: 2010.

Học viện Hành chính Quốc gia (2003). Hành chính học. Hà Nội: Nxb. Khoa học – Kỹ thuật.

Nguyễn Văn Thâm (2011). Một số vấn đề về văn bản quản lý nhà nước, lưu trữ - lịch sử và quản lý hành chính. Hà Nội: Nxb. Chính trị - Hành chính.

Nguyễn Văn Thâm (2010). Cải cách hành chính Việt Nam: Những thành tựu và khó khăn trong thời gian hiện nay. Hà Nội: Học viện Hành chính.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh (2010). Báo cáo Xây dựng lộ trình đào tạo đến năm 2020 và Kế hoạch đào tạo đến năm 2015 cho Công chức Thành phố Hồ Chí Minh. Do Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển Quản lý – MCaD biên soạn (Không phát hành).

UBND Thành phố Hồ Chí Minh (2010). Đề án về định hướng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức các cấp chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

85Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

và Kế hoạch đào tạo đến năm 2015. Do Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển Quản lý – MCaD biên soạn (Không phát hành).

Vũ Huy Từ & Nguyễn Khắc Hùng (1998). Hành chính học và cải cách hành chính. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia.

Tiếng Anh:

Danida and the Government of Vietnam (2007). Programme Document Good Governance and Public Administration Reform.

David Dapice et. al. (Jan. 2010). Ho Chi Minh City: the Challenges of Growth. Hanoi: UNDP.

Jairo Acuna Alfaro (Ed) (2009). Reforming Public Administration in Vietnam: Current Situation and Recommendations. Hanoi: National Political Publishing House.

Mustag H Khan (2009). Pro-growth Anti-Corruption and Governance Reform for Vietnam: Lessons from East Asia. Hanoi: UNDP.

Nguyen Khac Hung (2009). Political and administrative decentralisation in Vietnam – a chapter in Decentralisation in Asia. ADB: Singapore (2009).

Nguyen Khac Hung (2002). The Role of Public Administration Reform in Economic Transition: The Case of Vietnam. PhD. Thesis. UK: University of Manchester (unpublished).

Richard Chapman và J. R. Greenaway, The Dynalics of Administrative Reforms, London: 1980.

Website:

http://www.chinhphu.vn

http://www.caicachhanhchinh.gov.vn

h t tp : / / l aoca i .gov.vn /s i tes /sono ivu /g io i th ieuchung/chucnangnh iemvu/Trang/634045956936944190.aspx

http://www.sonoivudaklak.gov.vn

http://www.snv.daknong.gov.vn

http://www.dienbien.gov.vn

http://www.laichau.gov.vn

http://www.dpmc.gov.au/reformgovernment/index.cfm

http://www.undp.org.vn

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/01/100113_admin_reform_book.shtml

www.papi.vn

86 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Phụ lục 1: Kinh nghiệm cải cách hành chính trên thế giới

Dưới đây là một số kinh nghiệm quốc tế về cải cách hành chính. Đó không phải là phần so sánh toàn diện mà chỉ nêu lên bản chất của cải cách hành chính tại một số quốc gia có những nét giống hay khác với Việt Nam.

1. Đan Mạch

Các cuộc cải cách hành chính ở Đan Mạch chủ yếu tập trung vào phân quyền. Tuy vậy, từ những năm 1980 trở lại đây, cải cách dựa chủ yếu vào học thuyết Quản lý công mới khuyến khích việc vận dụng các nguyên tắc của thị trường như cạnh tranh và hợp đồng ra ngoài nhằm cải tiến dịch vụ và giảm chi phí trong khu vực công. Các thực tiễn quản lý của khu vực tư như quản lý theo kết quả và hợp đồng thực hiện công việc được tiếp nhận vào khu vực công.

Đan Mạch cũng tập trung vào cải cách quy chế, bắt đầu từ những năm 1980 với chương trình phi quy chế hóa toàn diện nhằm làm đơn giản hóa và bãi bỏ những quy chế nào cản trở tính cạnh tranh của khu vực tư nhân. Tuy vậy, qua nhiều năm, các cải cách về quy chế đã chuyển từ phi quy chế hóa sang chất lượng của quy chế, cũng như mở rộng từ việc nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế sang xử lý các vấn đề xã hội, minh bạch hơn và phi hành chính hóa (de-bureaucratisation) các dịch vụ tiếp xúc và phục vụ công dân.

Năm 2002, Chính phủ thành lập Hội đồng Cấu trúc Hành chính nhằm đánh giá các mô hình cấu trúc khu vực công khác nhau và kiến nghị những thay đổi phù hợp. Hội đồng này đã báo cáo vào năm 2004 và năm 2007 đã thực hiện những cải cách cơ bản sau đây:

PRACTICES AND KEY LEARNINGSFROM PAR PLANNING AND IMPLEMENTATION AT THE PROVINCIAL LEVEL

Within the framework of the Danish funded Good Governance andPublic Administration Reform Programme Phase I (GOPA I, 2008-2011)

Ha Noi 2013

PREFACE

CÁC PHỤ LỤC

87Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

- Cơ cấu lại toàn bộ chính quyền địa phương thành 89 hội đồng địa phương lớn hơn và khả thi hơn, cùng với 5 khu vực mới.

- Tổ chức lại toàn diện và phân bổ nhiệm vụ giữa nhà nước, các vùng và các hội đồng địa phương.

- Hội đồng địa phương được vùng và nhà nước chuyển giao cho nhiều nhiệm vụ hơn.

- Các hội đồng địa phương là nơi chủ yếu để công dân tới giải quyết các dịch vụ. Đặc biệt, đợt cải cách chính quyền địa phương vào năm 2007 coi việc thành lập các bộ phận “Một cửa” (OSS) là bắt buộc đối với các địa phương nhằm giải quyết việc cung ứng dịch vụ chậm trễ và yếu kém trước đó. Kể từ đó đến nay, các bộ phận “Một cửa” là nơi duy nhất công dân tới giải quyết dịch vụ hành chính. Các bộ phận này cũng ngày càng thực hiện dịch vụ thông qua mạng internet, và được cấp thêm nguồn lực để phát triển các dịch vụ điện tử (e-services).

2. Australia

Nền công vụ Australia luôn được cải cách đáp ứng các yêu cầu, thử thách đặt ra qua các giai đoạn phát triển của đất nước. Gần đây nhất, tháng 9/2009, Thủ tướng Australia đã thành lập một nhóm tư vấn để xem xét, đánh giá lại nền hành chính và xây dựng một kế hoạch cải cách công vụ. Tháng 3/2010, Nhóm tư vấn đã công bố báo cáo: Vượt lên cuộc chơi: Kế hoạch cải cách nền hành chính Australia. Tháng 5/2010, Chính phủ Australia đã thông qua kế hoạch cải cách này.

Kế hoạch cải cách hành chính tập trung vào 4 lĩnh vực rộng lớn là:

- Đáp ứng nhu cầu của công dân,

- Lãnh đạo và định hướng chiến lược mạnh mẽ,

- Tăng cường năng lực đội ngũ làm việc,

- Hoạt động hiệu quả theo tiêu chuẩn nhất quán cao.

4 lĩnh vực này được phân thành 9 nhóm lĩnh vực cải cách nhỏ và được hỗ trợ bởi 28 mảng hoạt động cụ thể thể hiện ở bảng sau đây:

88 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Một nền công vụ hiệu quả cao

Đáp ứng nhu cầu của công dân

Lãnh đạo và định hướng chiến lược mạnh mẽ

Tăng cường năng lực đội ngũ làm việc

Hoạt động hiệu quả theo một tiêu chuẩn nhất quán cao

1. Cung cấp dịch vụ tốt hơn cho công dân

3. Nâng cao năng lực hoạch định chính sách

6. Làm rõ và sắp xếp điều kiện làm việc

8. Đảm bảo sự năng động, năng lực và hiệu quả của các cơ quan

1.1. Đơn giản hoá phương thức cung cấp dịch vụ công cho người dân.

3.1. Tăng cường chính sách chiến lược.

6.1. Đảm bảo các thỏa thuận làm việc hỗ trợ cho nền công vụ.

8.1. Đánh giá năng lực của cơ quan.

1.2. Xây dựng cách thức tốt hơn để cung cấp dịch vụ thông qua các cộng đồng và khu vực tư nhân.

3.2. Xây dựng quan hệ đối tác với các học giả, viện nghiên cứu, cộng đồng và khu vực tư nhân.

6.2. Đánh giá quy mô và vai trò của đội ngũ điều hành cấp cao.

8.2. Giới thiệu đầu ra, tác động được chia sẻ liên quan tới nhiều bộ.

1.3. Hợp tác chặt chẽ hơn giữa Nhà nước, Lãnh thổ và chính quyền địa phương trong cung cấp dịch vụ.

3.3. Cải thiện việc thực thi chính sách.

7. Tăng cường lực lượng lao động.

8.3. Giảm tính quan liêu để thúc đẩy sự năng động.

1.4. Cắt giảm những gánh nặng về quy định hành chính không cần thiết cho doanh nghiệp.

4. Tiếp thêm sinh lực lãnh đạo chiến lược

7.1. Phối hợp quy hoạch lực lượng lao động

9. Nâng cao hiệu quả tổ chức

2. Kiến tạo chính phủ cởi mở hơn

4.1. Sửa đổi và nâng tính bền vững các giá trị nền Công vụ Australia

7.2. Tổ chức tốt hơn quy trình tuyển dụng và cải thiện sự thích ứng của đội ngũ công chức khi bước vào nền công vụ

9.1. Đánh giá đo lượng hiệu quả cơ quan.

2.1. Tạo điều kiện để công dân tham gia với chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách và dịch vụ.

4.2. Làm rõ vai trò và trách nhiệm của các Thứ trưởng

7.3. Mở rộng và tăng cường học tập và phát triển

9.2. Tăng cường khuôn khổ quản trị

Bảng: Nền công vụ Australia

89Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Một nền công vụ hiệu quả cao

Đáp ứng nhu cầu của công dân

Lãnh đạo và định hướng chiến lược mạnh mẽ

Tăng cường năng lực đội ngũ làm việc

Hoạt động hiệu quả theo một tiêu chuẩn nhất quán cao

2.2. Tiến hành khảo sát, lấy ý kiến người dân

4.3. Sửa đổi điều khoản việc làm với các Thứ trưởng

7.4. Tăng cường khung kết quả

9.3. Tổ chức nhỏ để nâng cao hiệu quả của chức năng phối hợp

4.4. Tăng cường lãnh đạo đối với toàn bộ nền Công vụ Australia

7.5. Khuyến khích người làm việc nâng cao kinh nghiệm nghề nghiệp

4.5. Cải thiện quản lý tài năng đối với toàn bộ nền công vụ Australia.5. Đổi mới Ban Công vụ Australia để chỉ đạo quá trình thay đổi và hoạch định kế hoạch chiến lược5.1. Ban Công vụ Australia mới với trách nhiệm để lãnh đạo nền Công vụ Australia.

Văn phòng Thủ tướng và Nội các đóng vai trò quan trọng và tích cực trong thực thi kế hoạch cải cách. Một số tổ chức đã được thiết lập để chỉ đạo, hỗ trợ cải cách:

- Văn phòng Thủ tướng và Nội các đã thành lập Mạng lưới chính sách chiến lược (MLCSCL), bao gồm các nhà thực tiễn về chính sách chiến lược, kể cả những vấn đề về phương pháp luận thực tiễn tốt hơn. Mạng lưới do Văn phòng Thủ tướng và Nội các lãnh đạo, đang phát triển nguồn lực chính sách chiến lược trực tuyến để các cơ quan có thể vào mạng tiếp cận các công cụ phát triển chính sách thực tiễn.

- “Ban Thứ trưởng” đã được thành lập như là một diễn đàn lãnh đạo then chốt nhằm thảo luận các vấn đề tác động tới toàn bộ nền công vụ. Ban này bao gồm Thứ trưởng của các bộ cũng như các ủy viên Ban Công vụ Australia. Ban do Thứ trưởng Văn phòng Thủ tướng và Nội các lãnh đạo. Ban được hỗ trợ bởi nhóm lãnh đạo cao cấp, gọi là Công vụ Australia 200. Công vụ Australia 200 bao gồm Thứ trưởng và công chức tương đương Phó Thứ trưởng của các bộ, cơ quan. Công

90 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

vụ Australia 200 thảo luận các dự án quan trọng liên quan tới toàn bộ nền công vụ, tập trung vào các thách thức liên quan tới nhiều bộ, ngành.

3. Cộng hòa Liên bang Đức:

Có thể nói, nền hành chính Đức đã trải qua nhiều cải cách từ quá khứ cho đến hiện tại. Nếu chỉ xét từ 1945 cho đến nay có thể nêu các cuộc cải cách hành chính đặc trưng sau:

- Cải cách hành chính giai đoạn giải quyết hậu quả chiến tranh và xây dựng bộ máy hành chính các bộ Liên bang sau 1945.

- Cải cách hành chính giai đoạn Đại liên minh và liên minh dân chủ - xã hội đầu tiên.

- Cải cách hành chính giai đoạn cuối những năm 70 của thế kỷ trước với tên gọi “Phi hành chính hóa” hoặc “Đơn giản hóa pháp luật và hành chính”.

- Cải cách hành chính giai đoạn sau thống nhất nước Đức (sau 1990) với tên gọi “Xây dựng miền đông và Nhà nước gọn nhẹ”.

Ở mỗi giai đoạn, cải cách hành chính đều được xác định các mục tiêu, kết quả phải đạt. Chính phủ liên bang đều có các chương trình để triển khai.

Hiện tại, Đức đang tiến hành cải cách hành chính tập trung ở hai lĩnh vực chủ yếu là áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính và đơn giản hóa hành chính. Chính phủ liên bang đã ban hành 2 chương trình:

- Một là, Chương trình “Giảm thiểu hành chính và lập quy tốt hơn”, do Chính phủ liên bang thông qua ngày 25.4.2006. Theo Chương trình này, Chính phủ cam kết giảm thiểu có thể đo lường được chi phí hành chính mà người dân, doanh nghiệp và hành chính phải chịu, trước hết là các chi phí phát sinh từ cái gọi là “Nghĩa vụ thông tin” và tránh đưa ra các nghĩa vụ thông tin mới. 4 trọng tâm của chương trình là:

+ Đưa vào hoạt động thường xuyên Hội đồng kiểm soát quy phạm với vị trí là một tổ chức độc lập tư vấn và kiểm tra.

+ Đưa vào ứng dụng phương pháp xác định và đo lường chi phí hành chính trên cơ sở mô hình chi phí chuẩn.

+ Thiết lập chức năng điều phối viên của Chính phủ liên bang về giảm thiểu hành chính và lập quy tốt hơn.

+ Ban hành Luật giảm thiểu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một vụ (Ban) giảm thiểu hành chính đã được thành lập tại Văn phòng Thủ tướng, một tiểu ban Thứ trưởng được lập ra bao gồm các Thứ trưởng của các bộ Liên bang và một Bộ trưởng được bổ nhiệm giúp Thủ tướng Liên Bang điều phối công tác này.

Kết quả của công cuộc cải cách này là đã xác định có trên 10.000 nghĩa vụ thông tin mà các doanh nghiệp phải thực hiện cho các cơ quan hành chính. Kết quả nổi bật cho đến nay là hơn 400 luật và nghị định đã được sửa đổi, giảm được 11 tỉ EURO cho các doanh nghiệp về chi phí hành chính. Nói cách khác, để thực hiện hơn 10.000 nghĩa vụ thông tin cho hành chính, các doanh nghiệp toàn nước Đức một năm phải bỏ ra 49 tỉ EURO. Nay, qua cải cách đến 2011 đã giảm được 11 tỉ EURO tương đương 25,1% và do đó mục tiêu mà Chính phủ đặt ra đã đạt được.

91Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Ngày 14.12.2001, Chính phủ Liên bang đã thông qua Nghị quyết mỗi năm giảm khoảng 1,45 tỉ EURO chi phí hành chính cho doanh nghiệp.

- Hai là, Chương trình chính phủ điện tử thông qua “Chương trình hành chính hướng tới tương lai qua đổi mới”. Một trong các kết quả nổi bật của chương trình này là cho đến nay đã có gần 500 dịch vụ được cung cấp trực tuyến bởi các cơ quan hành chính liên bang, trong đó khoảng 50% cho doanh nghiệp và 50% cho người dân.

4. Malaysia:

Malaysia đã trải qua nhiều cuộc cải cách hành chính trong thời gian qua:

- Cải cách cho đến đầu những năm 70 của thế kỷ trước với mục tiêu xây dựng tổ chức và tăng cường năng lực hành chính nhằm hỗ trợ sự phát triển kinh tế - xã hội do nhà nước lãnh đạo.

- Cải cách từ gần những năm 80: đánh dấu bước chuyển quan trọng trong nhận thức, đó là coi trọng vai trò của thị trường và do đó Chính phủ phải thay đổi trong chính sách

– Chính phủ chuyển từ vài trò can thiệp trực tiếp sang gián tiếp và hỗ trợ. Các trọng tâm cải cách hướng tới:

+ Nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng+ Tăng cường phát triển nguồn nhân lực qua đánh giá kết quả hoạt động + Thay đổi hệ thống ngân sách+ Thực thi chính sách nhìn về phương đông và tư nhân hóa + Chính phủ điện tử và đổi mới.

5. Cải cách hành chính ở một số nước khác:

Một loạt các nước khác cũng đã và đang tiến hành cải cách hành chính nhằm làm cho khu vực công hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ người dân tốt hơn. Vương quốc Anh đã kiên trì thực hiện từ đầu những năm 1980 việc chuyển các cơ quan hành chính, sự nghiệp sang mô hình các cơ quan thực thi (Executive Agencies). Bản chất của cải cách này là làm cho các cơ quan, tổ chức của nhà nước hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm hơn, gần giống như cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập mà Việt Nam đang triển khai. Bên cạnh đó, mô hình một cửa cũng được một số địa phương ở Anh thực hiện. 2 điểm khác căn bản của mô hình này với Việt Nam là:

- Công dân, tổ chức đến bộ phận một cửa hạt, quận gặp bất kỳ công chức nào cũng được hướng dẫn, thụ lý hồ sơ. Như vậy tính đa năng, hiểu biết nhiều lĩnh vực, ngành của công chức bộ phận này hơn hẳn công chức một cửa cấp huyện của Việt Nam.

- Khoảng 60-70% vụ việc do công chức bộ phận một cửa thụ lý và ký giải quyết luôn, chỉ 30-40% vụ việc mới phải chuyển các bộ phận khác xử lý rồi trả kết quả cho dân, tổ chức.

Cải cách công vụ của Singapore tập trung vào vấn đề quản lý và sử dụng tốt hơn

92 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

đội ngũ công chức, trọng tâm là phòng chống tham nhũng, đánh giá kết quả làm việc của công chức và trả lương cho công chức. Bên cạnh đó, trong những năm qua, Singapore cũng chú ý đến việc thực hiện Chính phủ điện tử và cũng thu được những kết quả tích cực.

6. Một số bài học kinh nghiệm rút ra:

Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong cải cách hành chính của các nước như sau:

- Thứ nhất, quy mô cải cách, tức là nội dung cải cách nếu so với Việt Nam thì ở mức độ khiêm tốn. Điều đó được lý giải từ chính bản thân hệ thống hành chính các nước đã tương đối hợp lý, trong quá trình phát triển chỉ phát sinh một số vấn đề cần thay đổi, cải cách và do đó được tập trung nghiên cứu để thực hiện cải cách.

- Thứ hai, một khi đã lựa chọn, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ cải cách, thì đều có chương trình được Chính phủ thông qua để triển khai. Như vậy, cải cách được xác định ở tầm Chính phủ. Chính phủ cam kết cải cách thông qua các nghị quyết, chương trình của Chính phủ.

- Thứ ba, trong mười năm trở lại đây, cải cách hành chính của các nước đều thể hiện 2 đặc trưng sau:

+ Nghiên cứu, áp dụng những vấn đề quản lý, giá trị tiên tiến từ khu vực tư vào khu vực công.

+ Cải cách đặt trọng tâm vào con người. Người dân được xác định là khách hàng của cơ quan hành chính. Đây là sự chuyển biến to lớn về nhận thức, về thái độ của công chức đối với người dân trong giải quyết công việc của dân theo quy định của pháp luật.

- Thứ tư, các nước đều chú trọng việc lập ra các cơ quan, tổ chức để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai cải cách.

93Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Phụ

lục

4.1:

Bản

g ph

ân c

ông

theo

dõi

thự

c hi

ện k

ế ho

ạch

CC

HC

ĐẦ

U R

A/H

OẠ

T Đ

ỘN

G

NG

UỒ

N

THÔ

NG

TIN

P

ƠN

G P

P TH

U T

HẬ

P TH

ÔN

G T

IN

TẦN

SU

ẤT/

THỜ

I HẠ

N T

HU

TH

ẬP

THÔ

NG

TIN

TRÁ

CH

NH

IỆM

TH

U T

HẬ

P P

N T

ÍCH

B

ÁO

O

Lĩnh

vự

c 2

: Hiệ

n đạ

i hó

a nề

n hà

nh c

hính

Chỉ

số:

1.

Tăng

sự

hài

lòng

của

đội

ngũ

cán

bộ

công

chứ

c về

phư

ơng

tiện

điều

kiệ

n là

m v

iệc

2.

Nân

g ca

o sự

qua

n tâ

m c

ủa lã

nh đ

ạo v

à độ

i ngũ

cán

bộ

công

chứ

c đố

i vớ

i cải

các

h hà

nh c

hính

tại

đơn

vịĐ

ầu ra

2.1

: Mô

hình

m

ột c

ửa

điện

tử

đượ

c th

í điể

m tạ

i 3

đơn

vị c

ấp h

uyện

Chỉ

số:

1.

100%

thủ

tục

hành

chí

nh th

eo Q

uy đ

ịnh

đượ

c ứ

ng d

ụng

công

ngh

ệ th

ông

tin đ

ể gi

ải q

uyết

2.

Tiết

kiệ

m 2

0% th

ời g

ian

bàn

giao

hồ

sơ c

ủa c

ông

chứ

c để

tập

trun

g ng

hiên

cứ

u tà

i liệ

u, tì

m h

iểu

công

tác

chuy

ên m

ôn.

Báo

cáo

cuô

i năm

củ

a cá

c đơ

n vị

(Sở

TT T

T, c

ác Q

uận

Huy

ện)

Báo

cáo

Điề

u tra

hài

ng c

ủa n

gười

dân

Ngh

iên

cứu

Báo

o K

hảo

sát h

iện

trườn

g

6 th

áng

đầu

năm

Cuố

i năm

Đư

ơng

Đư

ơng

Thi

2.1.

1.

Mua

sắm

tran

g th

iết

bị p

hục

vụ m

ô hì

nh

một

cử

a hi

ện đ

ại c

ấp

huyệ

n:- 0

3 m

áy c

hủ- 3

0 m

áy P

C- 0

6 m

áy in

- 03

máy

PC

tra

cứu

thôn

g tin

- Các

phụ

kiệ

n hỗ

trợ

Báo

cáo

Quý

I củ

a 3

đơn

vịN

ghiê

n cứ

u bá

o cá

o K

hảo

sát h

iện

trườn

g

Hàn

g th

áng

Quý

IC

ấn b

ộ đầ

u m

ối H

uyện

N

gọc

Anh

Đư

ơng

Đư

ơng

Đư

ơng

94 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

ĐẦ

U R

A/H

OẠ

T Đ

ỘN

G

NG

UỒ

N

THÔ

NG

TIN

P

ƠN

G P

P TH

U T

HẬ

P TH

ÔN

G T

IN

TẦN

SU

ẤT/

THỜ

I HẠ

N T

HU

TH

ẬP

THÔ

NG

TIN

TRÁ

CH

NH

IỆM

TH

U T

HẬ

P P

N T

ÍCH

B

ÁO

O

2.1.

2.

Xây

dự

ng p

hần

mềm

th

ực

hiện

chế

một

cử

a tạ

i 3 đ

ơn v

ị thí

đi

ểm c

ấp h

uyện

Báo

cáo

Kỹ

thuậ

t X

ây d

ựng

phầ

n m

ềm

Báo

cáo

Quý

I củ

a 3

đơn

vị

Ngh

iên

cứu

báo

cáo

Phỏ

ng v

ấn

Chu

yên

gia

Khả

o sá

t hiệ

n trư

ờng

Hàn

g th

áng

Q

uý I

Cấn

bộ

đầu

mối

Huy

ện

Ngọ

c A

nhĐ

ươn

g

Đư

ơng

Đư

ơng

2.1.

3 Tr

iển

khai

đào

tạo

cán

bộ c

ông

chứ

c vậ

n hà

nh m

ột c

ửa

điện

tử

Báo

cáo

Kết

quả

Đ

ào tạ

o B

áo c

áo Q

uý I

của

3 đơ

n vị

Ngh

iên

cứu

Báo

o Đ

ào tạ

o, P

hỏng

vấ

n ch

uyên

gia

đào

tạ

o, c

án b

ộ th

am

gia

đào

tạo

Sau

khó

a họ

cC

ấn b

ộ đầ

u m

ối H

uyện

N

gọc

Anh

Ngọ

c A

nhN

gọc

Anh

Đầu

ra 2

.2: H

ệ th

ống

quản

lý c

hất l

ượ

ng

theo

tiêu

chu

ẩn IS

O

9001

:200

8 đư

ợc

mở

rộ

ng

Chỉ

số:

1.

n 90

% đ

ơn

vị th

ực

hiện

đư

ợc

cấp

giấy

chứ

ng n

hận

chất

lượ

ng2.

H

ơn

60%

tổ c

hức

xác

định

phư

ơng

phá

p để

thu

thập

theo

dõi

thôn

g tin

về

sự c

hấp

nhận

của

kh

ách

hàng

3.

n 70

% tổ

chứ

c xâ

y dự

ng K

ế ho

ạch

đánh

giá

địn

h kỳ

sự

phù

hợ

p củ

a qu

y tr

ình

4.

80%

Thủ

tục

hành

chí

nh á

p dụ

ng H

ệ th

ống

đúng

tiến

độ

thờ

i gia

nB

áo c

áo c

uôi n

ăm

của

Sở

KH

CN

N

ghiê

n cứ

u B

áo

cáo

Khả

o sá

t hiệ

n trư

ờng

6 th

áng

đầu

năm

Cuố

i năm

Thiệ

nTh

iện

Thi

2.2.

1 Tổ

chứ

c tậ

p hu

ấn

giới

thiệ

u hệ

thốn

g qu

ản lý

chấ

t lư

ợng

cho

các

sở n

gành

huyệ

n

Báo

cáo

Kết

quả

tập

huấn

N

ghiê

n cứ

u B

áo

cáo

Tập

huấn

Phỏ

ng v

ấn c

huyê

n gi

a tậ

p hu

ấn &

cán

bộ

tham

gia

tập

huấn

Sau

tập

huấn

Cán

bộ

đầu

mối

Sở

KH

CN

Thiệ

n

Thiệ

nTh

iện

95Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

ĐẦ

U R

A/H

OẠ

T Đ

ỘN

G

NG

UỒ

N

THÔ

NG

TIN

P

ƠN

G P

P TH

U T

HẬ

P TH

ÔN

G T

IN

TẦN

SU

ẤT/

THỜ

I HẠ

N T

HU

TH

ẬP

THÔ

NG

TIN

TRÁ

CH

NH

IỆM

TH

U T

HẬ

P P

N T

ÍCH

B

ÁO

O

2.1.

2.

Xây

dự

ng p

hần

mềm

th

ực

hiện

chế

một

cử

a tạ

i 3 đ

ơn v

ị thí

đi

ểm c

ấp h

uyện

Báo

cáo

Kỹ

thuậ

t X

ây d

ựng

phầ

n m

ềm

Báo

cáo

Quý

I củ

a 3

đơn

vị

Ngh

iên

cứu

báo

cáo

Phỏ

ng v

ấn

Chu

yên

gia

Khả

o sá

t hiệ

n trư

ờng

Hàn

g th

áng

Q

uý I

Cấn

bộ

đầu

mối

Huy

ện

Ngọ

c A

nhĐ

ươn

g

Đư

ơng

Đư

ơng

2.1.

3 Tr

iển

khai

đào

tạo

cán

bộ c

ông

chứ

c vậ

n hà

nh m

ột c

ửa

điện

tử

Báo

cáo

Kết

quả

Đ

ào tạ

o B

áo c

áo Q

uý I

của

3 đơ

n vị

Ngh

iên

cứu

Báo

o Đ

ào tạ

o, P

hỏng

vấ

n ch

uyên

gia

đào

tạ

o, c

án b

ộ th

am

gia

đào

tạo

Sau

khó

a họ

cC

ấn b

ộ đầ

u m

ối H

uyện

N

gọc

Anh

Ngọ

c A

nhN

gọc

Anh

Đầu

ra 2

.2: H

ệ th

ống

quản

lý c

hất l

ượ

ng

theo

tiêu

chu

ẩn IS

O

9001

:200

8 đư

ợc

mở

rộ

ng

Chỉ

số:

1.

n 90

% đ

ơn

vị th

ực

hiện

đư

ợc

cấp

giấy

chứ

ng n

hận

chất

lượ

ng2.

H

ơn

60%

tổ c

hức

xác

định

phư

ơng

phá

p để

thu

thập

theo

dõi

thôn

g tin

về

sự c

hấp

nhận

của

kh

ách

hàng

3.

n 70

% tổ

chứ

c xâ

y dự

ng K

ế ho

ạch

đánh

giá

địn

h kỳ

sự

phù

hợ

p củ

a qu

y tr

ình

4.

80%

Thủ

tục

hành

chí

nh á

p dụ

ng H

ệ th

ống

đúng

tiến

độ

thờ

i gia

nB

áo c

áo c

uôi n

ăm

của

Sở

KH

CN

N

ghiê

n cứ

u B

áo

cáo

Khả

o sá

t hiệ

n trư

ờng

6 th

áng

đầu

năm

Cuố

i năm

Thiệ

nTh

iện

Thi

2.2.

1 Tổ

chứ

c tậ

p hu

ấn

giới

thiệ

u hệ

thốn

g qu

ản lý

chấ

t lư

ợng

cho

các

sở n

gành

huyệ

n

Báo

cáo

Kết

quả

tập

huấn

N

ghiê

n cứ

u B

áo

cáo

Tập

huấn

Phỏ

ng v

ấn c

huyê

n gi

a tậ

p hu

ấn &

cán

bộ

tham

gia

tập

huấn

Sau

tập

huấn

Cán

bộ

đầu

mối

Sở

KH

CN

Thiệ

n

Thiệ

nTh

iện

ĐẦ

U R

A/H

OẠ

T Đ

ỘN

G

NG

UỒ

N

THÔ

NG

TIN

P

ƠN

G P

P TH

U T

HẬ

P TH

ÔN

G T

IN

TẦN

SU

ẤT/

THỜ

I HẠ

N T

HU

TH

ẬP

THÔ

NG

TIN

TRÁ

CH

NH

IỆM

TH

U T

HẬ

P P

N T

ÍCH

B

ÁO

O

2.2.

2. Đ

ào tạ

o th

iết

kế, s

ử d

ụng,

vận

hàn

h hệ

thốn

g qu

ản lý

chấ

t lư

ợng

Báo

cáo

Kết

quả

tập

huấn

B

áo c

áo 6

thán

g đầ

u nă

m c

ủa S

ở K

HC

N

Ngh

iên

cứu

Báo

o Tâ

ph h

uấn

Phỏ

ng v

ấn c

huyê

n gi

a tậ

p hu

ấn &

cán

bộ

tham

gia

tập

huấn

Sau

tập

huấn

Thán

g 6

Cán

bộ

đầu

mối

Sở

KH

CN

Thiệ

n

Thiệ

nTh

iện

2.2.

3. T

ổ ch

ức

tập

huấn

ớng

dẫn

đán

h gi

á ch

ất lư

ợng

(02

lần)

Báo

cáo

Kết

quả

tập

huấn

B

áo c

áo 6

thán

g đầ

u nă

m c

ủa S

ở K

HC

N

Ngh

iên

cứu

Báo

o Tậ

p hu

ấnP

hỏng

vấn

chu

yên

gia

tập

huấn

& c

án

bộ th

am g

ia tậ

p hu

ấn

Sau

tập

huấn

Thán

g 6

Cán

bộ

đầu

mối

Sở

KH

CN

Thiệ

n

Thiệ

nTh

iện

2.2.

4. Đ

ánh

giá,

cấp

gi

ấy c

hứng

nhậ

n ch

ất

lượn

g

Báo

cáo

đán

h gi

á ch

ất lư

ợng

Ngh

iên

cứu

báo

cáo

đánh

giá

chấ

t lư

ợng

Sau

đán

h gi

á ch

ất

lượn

gQ

uý II

I

Cán

bộ

đầu

mối

Sở

KH

CN

Thiệ

n

Thiệ

nTh

iện

2.2.

5. G

iám

sát

duy

trì

Hệ

thốn

g (3

năm

)B

áo c

áo g

iám

sát

củ

a S

ở K

HC

NN

ghiê

n cứ

u bá

o cá

o gi

ám s

át c

hất

lượn

g hà

ng n

ăm

Sau

đán

h gi

á gi

ám

sát c

hất l

ượn

gQ

uý IV

Cán

bộ

đầu

mối

Sở

KH

CN

Thiệ

n

Thiệ

nTh

iện

96 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Nội dung Ghi chép

1. Phòng chờ 1.1. Diện tích1.2. Tiện nghi (ánh sáng, ghế ngồi,

quạt, điều hoà không khí)1.3. Trang thiết bị (máy phát tích-kê thứ

tự làm thủ tục, máy phô-tô copy, điện thoại, …)

2. Đối tượng người dân sử dụng dịch vụ2.1. Số lượng trung bình đến sử dụng

dịch vụ (trong buổi, trong ngày ….)2.2. Thái độ nét mặt trong giao tiếp với

cán bộ 3. Tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ3.1. Vui vẻ, niềm nở 3.2. Sẵn sàng chỉ dẫn và giải đáp thắc

mắc

PHỤ LỤC 4.2: CÁC CÔNG CỤ KỸ THUẬT

Trong cả hai phương pháp đánh giá, có thể sử dụng kết hợp 2 hoặc một số kỹ thuật thu thập thông tin như đã nêu ở phần 4.1.2.

Để có thể thực hiện tốt các kỹ thuật này, cán bộ làm công tác đánh giá phải biết sử dụng thành thạo một số công cụ thực hiện, đặc biệt trong đó là: (1) bảng kiểm quan sát, (2) ghi chép phỏng vấn/trao đổi/ thảo luận và (3) thiết kế phiếu điều tra. Dưới đây là một số mẫu biểu mang tính minh hoạ.

Bảng: Mẫu biểu bảng kiểm quan sát thực địa về hoạt động tại đơn vị “Một cửa”

Cán bộ Quan sát :Thời gian Quan sát :Địa điểm Quan sát :

97Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PHỤ LỤC 4.3: MẪU GHI CHÉP PHỎNG VẤN

GHI CHÉP PHỎNG VẤNPHỎNG VẤN CÔNG CHỨC ĐÃ HỌC VỀ (ĐÁNH GIÁ SAU ĐÀO TẠO)

Người phỏng vấn :Người được phỏng vấn : Chức danh : Cơ quan/đơn vị :Thời gian phỏng vấn : Từ …. giờ đến … giờ…. Ngày … tháng …. Năm 20..Địa điểm phỏng vấn :Nội dung phỏng vấn :

Câu hỏi Ghi chép

Câu hỏi 1: Anh/Chị có thay đổi gì trong công tác (chuyển sang đơn vị khác, được đề bạt, nâng bậc...) kể từ khi học xong Khóa bồi dưỡng chuyên viên vào tháng 10/2010 đến nay?Câu hỏi 2: Qua thực tiễn làm việc, Anh/Chị thấy mình đã vận dụng được kiến thức gì học được từ khóa học? Xin cho biết cụ thểCâu hỏi 3: Những điều học được bổ trợ Anh/Chị như thế nào khi xử lý công tác chuyên môn hay giao dịch với người dân?Câu hỏi 4: Theo Anh/Chị, những kỹ năng nào thu nhận được từ khóa học là có ích với công tác? Hãy nêu dẫn chứng cụ thểCâu hỏi 5: Kể từ sau khóa học đến nay, theo đánh giá của Anh/Chị, năng xuất làm việc của bản thân có tăng lên không? Tăng lên được bao nhiêu %?Thời gian xử lý công việc có giảm đi không? Giảm được bao nhiêu %?Câu hỏi 6: Anh/Chị nhận thấy năng suất và hiệu quả công tác của cơ quan/đơn vị mình có tăng lên trong năm qua? Mức độ bản thân Anh/Chị đóng góp trong kết quả này như thế nào?Câu hỏi 7: Kể từ sau khóa học, Anh/Chị nhận thấy bản thân có sự thay đổi gì trong tư duy, nhận thức đối với công việc không?

98 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Câu hỏi Ghi chép

Câu hỏi 8: Qua thực tiễn một năm công tác sau khi học khóa học này, Anh/Chị có đề xuất gì để những khóa học tương tự đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác, mang lại hiệu quả cao hơn?Về chương trình và thời lượng học:........................Về nội dung học: ............................Về phương pháp đào tạo: ............................Về tổ chức khóa học: ..........................

Ý kiến khác

Kết thúc: …. giờ…

99Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PHỤ LỤC 4.4: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA CÔNG DÂN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ “MỘT CỬA” CẤP XÃ

2 Ông/bà đã sử dụng dịch vụ này bao nhiêu lần từ trước tới nay?

1 lần 1 – 3 lần Hơn 3 lần

3 Theo ông/bà, có nhiều người dân trong xã, phường mình biết về dịch vụ tại bộ phận không?

Khoảng … /10

4 Ông/bà đã sử dụng dịch vụ một cửa để làm giấy tờ về vấn đề gì? (xin lựa chọn tất cả những dịch vụ đã thực hiện)

Để công chứng hồ sơ, tài liệu Làm thủ tục về chính sách xã hội

Xin xác nhận giấy tờ hành chính (khai sinh,...)

Làm thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh

Giấy tờ nhà đất Làm thủ tục xin cấp các loại giấy phép

Khác, xin ghi rõ ………………

1 Xin cho biết ông/bà đến làm thủ tục tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả (Bộ phận Một cửa) gần đây nhất là khi nào?

Trong vòng 1 tháng gần đây

1 – 3 tháng trước đây

Quá 3 tháng

5 Dịch vụ nào thường KHÔNG đúng hẹn? (xin lựa chọn tất cả những dịch vụ mà ông bà không được nhận kết quả và đúng lịch đã hẹn) Công chứng hồ sơ, tài liệu Làm thủ tục về chính sách xã hội Xin xác nhận giấy tờ hành

chính (khai sinh, ...) Làm thủ tục xin cấp giấy phép

đăng ký kinh doanh Giấy tờ nhà đất Khác, xin ghi rõ ………………… Làm thủ tục xin cấp các loại

giấy phép khác Với những loại dịch vụ không đúng hẹn, ông/bà thường phải đi lại THÊM mấy lần để nhận được kết quả

1 lần 2 lần

3 lần trở lên

100 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

9 Ông bà biết về mức phí dịch vụ từ nguồn thông tin nào? (xin lựa chọn tất cả những ô phù hợp)

Từ bảng mức phí niêm yết công khai tại bộ phận “Một cửa”

Được nhân viên báo trước khi phục vụ

Được nhân viên báo sau khi phục vụ

Từ nguồn khác, xin ghi rõ:....................................................................................

11 Ngoài tiền nộp theo hóa đơn và theo mức phí như quy định, ông/bà còn chi phí gì khác không?

Không Có, nếu có, xin ghi rõ mục đích và

số tiền ..........................................................

10 Ông/bà nhận xét ra sao về cách tính và mức phí dịch vụ của dịch vụ một cửa?

Rõ ràng Chưa rõ lắm về cách tính và mức

phí phải nộp Mức phí khó hiểu

7 Trong giải quyết thủ tục hành chính, Ông/Bà có nhờ người khác giúp không?

Không Có- Nếu có, ông/bà có phải trả

tiền cho việc giúp đỡ này không? Có KhôngNếu có, trả bao nhiêu tiền:..............Thủ tục lĩnh vực gì ............................................................

8 Ở bộ phận một cửa có hướng dẫn rõ ràng về quy trình thủ tục giải quyết không (gồm yêu cầu giấy tờ và thời gian trả lời)?

Không

6 Ông bà có thường nhận được kết quả đầy đủ và chính xác hay không?

Không Khi đủ khi không Vẫn có lúc không đủ và chính xác

Luôn đầy đủ và chính xác

101Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

15 Ông/bà thấy thế nào về thái độ và cách phục vụ của cán bộ bộ phận một cửa

Tốt, niềm nở- tôi rất hài lòng về thái độ và cách phục vụ

Cũng lịch sự, tôi hài lòng Không hài lòng lắm Hoàn toàn không hài lòng

14 Khi đến nộp hồ sơ và nhận kết quả, ông bà chỉ đến một phòng hay vẫn phải đi qua nhiều phòng, ban?

Phải đi qua nhiều phòng ban Lĩnh vực phải đi qua nhiều phòng ban nhất .................................................... Đôi khi vẫn phải đi qua nhiều

phòng ban Chỉ đến đúng một chỗLĩnh vực chỉ đến một chỗ ....................

13 Ông/bà nhận xét thế nào về thời gian làm thủ tục từ khi có dịch vụ một cửa so với trước đây? (từ khi nộp giấy tờ đến khi nhận được giấy tờ)

Nhanh hơn nhiều Lĩnh vực nhanh nhất: ...................................................... Cũng nhanh hơn một chút Vẫn mất thời gian như trước đâyLĩnh vực chậm nhất: ...............................................

12 Khi đến bộ phận một cửa, ông/bà thường phải đợi bao lâu để gặp cán bộ tiếp đón?

Dưới 30 phút. 30 phút đến 60 phút Trên 60 phút (một giờ)

16 Khi ông/bà có thắc mắc, ông bà thấy mức độ giải đáp thắc mắc của cán bộ ở bộ phận một cửa ra sao:

Giải thích thỏa đáng Có giải thích nhưng

không thỏa đáng Không giải thích gì cả

17 Ông/bà thấy năng lực của cán bộ hành chính ở bộ phận một cửa như thế nào?

Trông rất thành thạo, làm việc có trách nhiệm

Đạt yêu cầu Còn yếu

102 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

19 Đánh giá về sự tiện lợi và đơn giản của thủ tục hành chính thông qua bộ phận một cửaSo với trước đây, bộ phận một cửa đã giúp thay đổi gì các thủ tục hành chính

Đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều

Đơn giản và thuận tiện hơn

Cũng có thay đổi tốt hơn nhưng không nhiều

Hầu như không thay đổi gì

Vẫn thế

21 Theo ông bà, khi có ý kiến góp ý thì cán bộ có tiếp thu và điều chỉnh ngay hay không?

Có tiếp thu đầy đủ Cũng có nhưng ít khi

lắm Tôi không biết

22 Ông/bà nhận xét gì về chất lượng của dịch vụ một cửa đã sử dụng nói chung?

Rất tốtNhất là lĩnh vực gì: .......... Tốt Trung bình Chưa tốtNhất là lĩnh vực gì: .......................................

20 Ở bộ phận một cửa có nơi tiếp nhận các ý kiến góp ý của người dân đến làm giấy tờ không?

Tôi không biết Có, xin mô tả ngắn

gọn: ...........................

18 Nhận xét của ông/bà về cơ sở vật chất, trang thiết bị của bộ phận một cửa(nơi tiếp đón, trả kết quả, máy móc,...)

Rất đầy đủ và khá hiện đại

Trung bình Còn nghèo nàn, thiếu

thốn

103Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

24. Khi đến bộ phận một cửa để làm dịch vụ, ông bà quan tâm nhiều nhất đến những yếu tố nào trong số các yếu tố sau: (chọn 5 mối quan tâm nhiều nhất) Thông tin, tuyên truyền về dịch vụ

một cửa Thuận tiện, không phải đi xa

Thời gian chờ đợi để được giải quyết (.….….)

Trình độ chuyên môn của cán bộ

Thời gian giấy tờ được trả Thái độ phục vụ của cán bộ Đảm bảo trả kết quả đúng hẹn Kết quả được trả đầy đủ và chính

xác Mức phí công khai, rõ ràng Mức phí thấp Quy trình thủ tục được niêm yết rõ

ràng Khi có thắc mắc, được giải đáp một

cách đầy đủ và nhiệt tình Có tài liệu phát riêng hướng dẫn chi

tiết về quy trình thủ tục và mức phí Biết được rõ thông tin giấy tờ đang

được xử lý đến khâu nào Hướng dẫn chi tiết trực tiếp từ cán

bộ để làm giấy tờ Có thể gửi khiếu nại và biết rõ khiếu

nại của mình sẽ được giải quyết thỏa đáng:........................

Trang thiết bị, cơ sở vật chất làm việc của bộ phận Khác, xin ghi rõ: …………………

Tiện nghi nơi tiếp đón25.Trước mắt, theo ông bà cần thay đổi ngay những gì để Bộ phận Một cửa ở địa bàn phục vụ tốt hơn? (chọn 3 ưu tiên) Thông tin, tuyên truyền về dịch vụ

một cửa Người dân được góp ý và các ý kiến

góp ý được tiếp thu, thực hiện Thời gian chờ đợi để được giải

quyết Nâng cao trình độ chuyên môn của

cán bộ Công khai rõ ràng mức phí Thái độ phục vụ của cán bộ Niêm yết quy trình thủ tục đầy đủ, rõ

ràng, cập nhật Tăng thêm số lượng cán bộ ở bộ

phận một cửa Liên thông hơn nữa với tuyến trên

để người dân không phải đi lại Có hệ thống thông tin để người dân

biết được rõ giấy tờ đang được xử lý đến khâu nào

Trang thiết bị, cơ sở vật chất làm việc của bộ phận nói chung

Khác, xin ghi rõ: ………………

23 Vậy ông bà có hài lòng với dịch vụ một cửa mình đã sử dụng không?

Rất hài lòngNhất là lĩnh vực gì: .................................... Khá hài lòng Chưa hài lòng lắm Hoàn toàn chưa hài

lòngNhất là lĩnh vực gì: .........

Xin chân thành cám ơn!

104 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PHỤ LỤC 4.5: QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ (TOR)

Đối với các đánh giá độc lập (thuê bên ngoài), việc xác định các yêu cầu công việc, kết quả công việc và cách thức thực hiện công việc đóng vai trò rất quan trọng để có thể tuyển dụng được đúng đơn vị tư vấn theo yêu cầu. Do vậy việc xây dựng đề án công việc cùng bản Quy định Nhiệm vụ (Điều khoản Giao việc) cho đơn vị tư vấn là yêu cầu bắt buộc.

Dưới đây là tài liệu về Quy định nhiệm vụ cho đơn vị tư vấn độc lập thực hiện điều tra đã tiến hành tại tỉnh Đắk Nông:

QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ

Điều tra ý kiến công dân về hiệu quả dịch vụ hành chính tại các trung tâm “một cửa” (OSS) ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã Tỉnh Đăk Nông.

1. Bối cảnh

Đăk Nông là một tỉnh miền núi, mới được thành lập đầu năm 2004. Đăk Nông thuộc diện tỉnh nghèo với trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn ở mức thấp. Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng còn nhiều thiếu thốn. GDP tính theo đầu người còn ở mức thấp so với các tỉnh cùng điều kiện phát triển. Ngân sách phần lớn còn phụ thuộc vào nguồn của trung ương. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, cải cách hành chính luôn được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được quan tâm chỉ đạo triển khai kịp thời nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển KTXH. Tuy mới là bước đầu, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hiệu quả chưa cao nhưng CCHC đã đạt được một số kết quả nhất định, tạo tiền đề để tiếp tục triển khai tốt hơn các chương trình CCHC những năm tiếp theo.Đối với việc triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, kể từ năm 2004, tỉnh Đăk Nông đã triển khai thực hiện tại 04 Sở: Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động TBXH, Sở Tài nguyên và Môi trường, bao gồm các lĩnh vực: Phê duyệt các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, xét duyệt cấp vốn xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, cho thuê đất, giải quyết chính sách xã hội.

Ở cấp huyện có 6/7 huyện, thị xã trong toàn tỉnh cũng đã mở các trung tâm dịch vụ một cửa trên các lĩnh vực: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, đăng ký hộ khẩu, công chứng, chính sách xã hội.

Riêng cấp xã, đến ngày 01/01/2005 các trung tâm dịch vụ một cửa được bắt đầu hoạt động ở 52/61 xã, thị trấn trong toàn tỉnh bao gồm các lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đất đai, hộ tịch, chứng thực.

Đến năm 2007, việc áp dụng cơ chế một cửa được nhân rộng triển khai đến 16/20 đơn vị cấp tỉnh (các Sở, ban ngành); tất cả 8/8 huyện, thị xã, và 71/71 xã, phường, thị trấn.

105Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Qua các đợt kiểm tra hàng năm của Sở Nội vụ và việc giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh, nhận thấy bước đầu cơ chế “Một cửa” đã được tổ chức thực hiện tốt ở một số cơ quan, đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và công dân giải quyết nhanh hơn về thủ tục hành chính, phục vụ công việc kinh doanh và làm ăn sinh sống của nhân dân. Các đơn vị đã chủ động đầu tư, mua sắm, nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất, mở rộng không gian làm việc theo đúng quy định và công khai các thủ tục hành chính liên quan. Sở Nội vụ, Ban Quản lý chương trình CCHC đã mở các lớp tập huấn năng cao kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của tất các các đơn vị. Do vậy, chất lượng hoạt động của bộ phận Một cửa tại các đơn vị các cấp ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa còn tồn tại nhiều vấn đề như: một số nơi thực hiện còn mang tính hình thức, chất lượng phục vụ chưa cao, người dân chưa được nhìn nhận với vai trò là một khách hàng khi đến liên hệ giải quyết công việc. Tình hình nêu trên đặt ra yêu cầu cần tổ chức một đợt điều tra, khảo sát và đánh giá mang tính độc lập và chuyên nghiệp nhằm giúp tỉnh nhìn nhận, đánh giá lại thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa các cấp. Đặc biệt, qua đợt đánh giá này sẽ xây dựng được một cơ sở dữ liệu về dịch vụ hành chính của tỉnh, làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá CCHC cho giai đoạn CCHC 2010 – 2020 và cho từng năm.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo CCHC ngày 18/1/2010, tỉnh đã đề nghị phía DANIDA hỗ trợ ngân sách thực hiện một cuộc điều tra độc lập về chất lượng hoạt động của bộ phận Một cửa cấp tỉnh, huyện, xã. Đề nghị này đã được Ngài Đại sứ Đan Mạch chấp thuận thông qua hình thức khảo sát sự hài lòng của công dân và việc tự đánh giá của các cán bộ, công chức đang công tác tại bộ phận Một cửa các cấp.

2. Mục tiêu

Mục tiêu của cuộc điều tra nhằm:

- Tiến hành điều tra hiệu quả hoạt động của các bộ phận “Một cửa” đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Đăk Nông bao gồm: Bộ phận “Một cửa” tại các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh; cấp huyện và cấp xã nhằm đánh giá lại các tiêu chuẩn và chất lượng phục vụ của bộ phận này.

- So sánh hiệu quả hoạt động của các bộ phận “Một cửa” giữa các đơn vị cùng cấp.

- Xây dựng một cơ sở dữ liệu về dịch vụ Hành chính, làm cơ sở để Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác CCHC trong giai đoạn 2010 – 2020 và trong từng năm.

- Cụ thể, điều tra nhằm giúp tỉnh và các cơ quan CCHC tỉnh:

• Hiểu rõ hơn nhận thức của nhân dân về các dịch vụ và thông tin do các đơn vị “Một cửa” cung cấp; • Đánh giá sự hài lòng của nhân dân về chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ do đơn vị “Một cửa” cung cấp; • Xác định ý kiến người dân về các điều kiện và tiêu chuẩn dịch vụ cần có; • Là cơ hội để cán bộ, công chức bộ phận “Một cửa” tự đánh giá hiệu quả hoạt động của mình; • Đề xuất một tập hợp các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của các đơn vị dịch vụ “Một cửa”.

106 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

3. Phạm vi công việc

Phạm vi công việc bao gồm:

- Xây dựng kế hoạch làm việc; lập phiếu câu hỏi điều tra, phương pháp tiếp cận, phương pháp lấy mẫu và các công cụ nghiên cứu khác.

- Tiến hành điều tra ý kiến công dân và bảo đảm chất lượng của các chuyến đi thực địa.

- Xây dựng dữ liệu cơ sở thích hợp và bảo đảm độ chính xác của việc nhập dữ liệu.

- Phân tích kết quả và rút ra các kết luận, bài học và các kiến nghị.- Chuẩn bị và gửi bản dự thảo báo cáo bằng tiếng Anh và tiếng Việt cho Ủy ban

Nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ Đăk Nông, Giám đốc Ban Quản lý chương trình CCHC tỉnh Đăk Nông và Đại sứ Quán Đan Mạch và cho cố vấn quốc tế và các chuyên gia trong nước hỗ trợ chương trình CCHC tại tỉnh Đăk Nông.

- Hoàn chỉnh báo cáo điều tra bằng tiếng Anh và tiếng Việt sau khi nhận được ý kiến góp ý.

4. Phương pháp luận

Kết hợp một số kỹ thuật điều tra nhằm bảo đảm thu thập đủ thông tin, dữ liệu mang lại kết quả khách quan và chính xác, bao gồm:

- Nghiên cứu tài liệu; - Phỏng vấn có lựa chọn; - Điều tra bằng phiếu đối với hai đối tượng chủ yếu của điều tra là: cán bộ, công

chức thuộc đơn vị “Một cửa”; và công dân là khách hàng của các đơn vị này.

Số lượng mẫu chọn phải phản ánh các đặc điểm tại khu vực điều tra (đặc biệt là dân tộc thiểu số và giới tính) và phải lựa chọn ngẫu nhiên người điền phiếu từ mỗi khu vực Một cửa. Số người điền phiếu ít nhất mỗi xã 50 người và mỗi huyện 100 người. (Bên nhận thầu sẽ bình luận về phạm vi lấy mẫu theo yêu cầu).

Để bảo đảm tính giá trị và khách quan của cuộc điều tra, có những gợi ý sau:

- Nghiên cứu các tài liệu phù hợp, các báo cáo về CCHC tại tỉnh và các báo cáo về “Một cửa”;

- Phỏng vấn các công chức và các cán bộ “Một cửa” và cấp trên của họ, và các nhóm công dân lựa chọn;

- Mục đích và cách thức phỏng vấn công chức bao gồm: - Công chức tự đánh giá kết quả công tác và minh chứng.- Tìm ra những khó khăn, trở ngại trong hoạt động “Một cửa”- Xác định những hụt hẫng về năng lực để phục vụ việc xây dựng kế hoạch và tổ

chức đào tạo và bồi dưỡng sau này. - Điều tra bằng phiếu các công chức 4 sở, ngành, 6 huyện, thị xã, và các xã

(khoảng 500 mẫu);- Điều tra bằng phiếu các công dân tại 30 xã (để bảo đảm giá trị của cuộc điều

tra, sẽ chọn mẫu 1/3 số xã thực hiện “Một cửa” tại Đăk Nông, số mẫu khoảng 2,500).

107Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Chú ý là việc chọn mẫu là ngẫu nhiên, song cần cân nhắc tới các yếu tố như cần bao gồm cả phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số.Nhóm điều tra sẽ tự sắp xếp đi lại, ăn ở và liên lạc.Các mốc quan trọng trong đợt điều tra này là:

5. Kết quả đầu ra

Kết quả là bản báo cáo dài 30 - 40 trang chưa kể các phụ lục, bao gồm các mục sau:

a. Phương thức tiếp cận, phương pháp và các công cụ sử dụng để thực hiện điều tra.

b. Dữ liệu thu thập được và phân tích kết quả về nhận thức và kết quả thực hiện nhiệm vụ của CBCC, cũng như sự hài lòng của công dân với các dịch vụ Một cửa.

c. Các bài học và kiến nghị cải tiến dịch vụ Một cửa. d. Đề xuất một tập hợp các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của các đơn vị dịch vụ

“Một cửa”.

Tất cả các tệp tin liên quan tới cuộc điều tra như câu hỏi phỏng vấn, các mẫu điều tra đã điền và cơ sở dữ liệu về các câu trả lời đều phải giao lại cho Sở Nội vụ tỉnh Đăk Nông sau khi hoàn thành công việc.

6. Nguồn lực đầu vào

Nhóm điều tra sẽ có một Trưởng nhóm phụ trách và 10 - 12 nghiên cứu viên đi thực tế để hoàn thành công việc này với khung thời gian xác định.Ban Quản lý chương trình CCHC tỉnh, Phòng Cải cách hành chính Sở Nội vụ Đăk Nông sẽ hỗ trợ phối hợp và bảo đảm hợp tác với các sở ngành, huyện và xã liên quan trong điều tra phỏng vấn. Ban Quản lý chương trình CCHC tỉnh sẽ theo dõi tiến triển của cuộc điều tra. Cố vấn quốc tế và nhóm chuyên gia trong nước hỗ trợ cho Chương trình CCHC tỉnh sẽ tư vấn và hỗ trợ trong các khâu/công việc cần thiết (góp ý cho phương pháp luận và theo dõi chất lượng báo cáo …). Tổng quan nguồn lực đầu vào (ngày) của Nhóm Điều tra:

Mô tả Thời hạn hoàn thành

Trình bản đề xuất cho ĐSQ 1/4/2010Lựa chọn nhà thầu và bắt đầu công việc 25/6/2010Hoàn thành thiết kế điều tra 02/7/2010Bắt đầu đi điều tra 5/7/2010Hoàn thành đi thực địa 23/7/2010Bản thảo báo cáo lần 1 ( tiếng Anh và tiếng Việt)

09/8/2010

Tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp 16/8/2010Trình bản báo cáo cuối cùng (tiếng Anh và tiếng Việt)

30/8/2010

108 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

- Nghiên cứu tài liệu: 10 ngày của Trưởng Nhóm và các nghiên cứu viên chủ chốt của nhóm để có thông tin phục vụ công việc đánh giá và đề xuất các tiêu chuẩn chất lượng có thể của mô hình “Một cửa”,

- Thiết kế khuôn khổ và công cụ điều tra: 10 ngày của Trưởng Nhóm và các thành viên chủ chốt, bao gồm phỏng vấn và tìm hiểu thông tin để thiết kế bảng hỏi, gửi và nhận ý kiến góp ý, chỉnh sửa.

- Chọn mẫu, phối hợp với công chức địa phương và bố trí đi thực địa: Nhóm Điều tra phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý chương trình CCHC tỉnh bảo đảm các sở ngành, các huyện xã được chọn ngẫu nhiên nhận được chỉ dẫn rõ ràng, và với tỷ lệ phụ nữ và đồng bào dân tộc phù hợp. Đối với 40 đơn vị, cần đến 20 ngày (0,5 ngày/1 đơn vị);

- Đi thực địa: Trung bình mỗi địa bàn 2 người trong 2 ngày – 2 x 2 x 40 = 160 ngày;

- Nhập dữ liệu: Tùy theo giải trình của đơn vị tư vấn, song không cần nhân viên có trình độ quá cao trong công đoạn này. Căn cứ số lượng (khoảng 3.000 phiếu), số lượng ngày có thể tới 75 ngày bao gồm cả việc thiết kế và kiểm tra chất lượng dữ liệu của các kỹ thuật viên.

- Xử lý dữ liệu: 20 ngày của Trưởng Nhóm và các kỹ thuật viên chủ chốt, bao gồm cả thông tin, dữ liệu định tính và định lượng với 2 loại thông tin từ công chức và người dân.

- Viết báo cáo: 10 ngày để có bản thảo lần 1 và 5 ngày sửa chữa + một số ngày dịch. Tổng cộng là 20 ngày.

7. Báo cáo

Nhóm điều tra sẽ báo cáo Giám đốc Sở Nội vụ Đăk Nông, Giám đốc Ban Quản lý chương trình CCHC tỉnh và Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội. Phiếu điều tra, bản thảo báo cáo và báo cáo cuối cùng phải chuẩn bị bằng tiếng Việt và tiếng Anh, sử dụng phần mềm Microsoft Office.

NỘI DUNG CÔNG VIỆC SỐ NGÀY

1. Nghiên cứu tài liệu 102. Thiết kế khung và công cụ điều tra 103. Chọn mẫu, phối hợp với cán bộ sở tại và bố trí đi

thực địa20

4. Điều tra tại thực địa 1605. Nhập dữ liệu 756. Xử lý dữ liệu 207. Báo cáo 20Tổng 315

109Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

8. Tài liệu

Kèm theo bản báo cáo CCHC của tỉnh Đăk Nông năm 2009.

Các báo cáo kết thúc việc nâng cấp Một cửa cấp xã và huyện sẽ cung cấp cho đơn vị tư vấn sau khi thắng thầu.

9. Trình độ của nhóm điều tra

Nhóm điều tra cần có trình độ và kinh nghiệm như sau:

a. Có trình độ đại học về nghiên cứu xã hội những lĩnh vực liên quan từ một trường/viện có danh tiếng.

b. Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm thực tiễn về lập kế hoạch, tiến hành và quản lý điều tra ý kiến công dân.

c. Hiểu rõ về cơ chế một cửa tại cấp xã và huyện.d. Có khả năng làm việc với các đối tác chính quyền cấp tỉnh, huyện và xã.e. Có kỹ năng phân tích và viết báo cáo.

Các thành viên nhóm điều tra phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm điều tra và phỏng vấn tại các vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc.

10. Ngân sách:

Theo thống nhất giữa Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đăk Nông và Ngài Đại sứ Đan Mạch, chi phí cho đợt điều tra này sẽ do Đại sứ quán Đan Mạch hỗ trợ, ngoài nguồn ngân sách 5 tỷ đồng đã cam kết cho tỉnh trong việc thực hiện Kế hoạch CCHC năm 2010. Như vậy, Đại sứ quán Đan Mạch sẽ trả chi phí cho đơn vị trúng thầu thực hiện cuộc điều tra và các chuyên gia hỗ trợ Chương trình trong nước và quốc tế. Tỉnh Đăk Nông sẽ chi các khoản liên quan tới cán bộ của Ban Quản lý chương trình CCHC tỉnh tham gia đợt điều tra và theo dõi, phối hợp công việc.

110 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PHỤ

LỤ

C 4

.6: T

HEO

I TH

ỰC

HIỆ

N C

CH

C H

ÀN

G T

NG

TH

EO K

Ỹ TH

UẬ

T “T

ÍN H

IỆU

ĐÈN

GIA

O T

NG

Kết

quả

đầu

ra v

à ho

ạt đ

ộng

Thờ

i hạn

ho

àn

thàn

h

Ngâ

n sá

ch

(1

000

VNĐ

)

Đã

sử

dụng

(1

000

VNĐ

)

Tiến

độ/

Khó

khă

ề xu

ất g

iải q

uyết

Mứ

c độ

Lĩnh

vự

c 1.

1.1.

1Tổ

chứ

c H

ội th

ảo lấ

y ý

kiến

tham

gia

vào

c dự

thảo

đề

án v

ề m

ô hì

nh m

ột c

ửa

liên

thôn

g củ

a 04

đơn

vị

(1 n

gày)

10.0

00H

oàn

thàn

h

1.1.

iều

chỉn

h, b

ổ su

ng d

thảo

,

H

oàn

chỉn

h đề

án,

Th

ẩm đ

ịnh,

trìn

h ký

ban

hàn

h5.

000

Đã

tổ c

hức

được

2/4

cu

ộc h

ọp lấ

y ý

kiến

Hoà

n ch

ỉnh

dự th

ảo

đề á

n tro

ng 2

tuần

để

kịp

tổ c

hức

thẩm

đị

nh.

1.1.

3Tổ

chứ

c tậ

p hu

ấn v

ề kỹ

năn

g ch

o C

BC

C

làm

tại b

ộ ph

ận m

ột c

ửa

liên

thôn

g (5

0 ng

ười

)30

.000

Chư

a th

uê đ

ược

gi

ảng

viên

(TP

HC

M)

Liên

hệ

lại v

ới

trườn

g C

hính

trị T

P H

CM

1.1.

4Tổ

chứ

c kh

ai tr

ươn

g 04

đơn

vị t

hực

hiện

chế

một

cử

a liê

n th

ông

10.0

00C

hưa

bắt đ

ầu

1.1.

5Th

eo d

õi, g

iám

sát

quá

trìn

h ho

ạt đ

ộng

để đ

iều

chỉn

h kị

p th

ời, s

ơ kế

t đán

h gi

á rú

t ki

nh n

ghiệ

m10

.000

Bắt

đầu

dự

thảo

kh

ung

và q

uy tr

ình

th

eo d

õi

1.1.

6H

ỗ trợ

mua

sắm

tran

g th

iết b

ị cần

thiế

t ph

ục v

ụ m

ô hì

nh6.

400

Ngâ

n sá

ch c

hưa

duyệ

tC

ần q

uyết

địn

h ph

ê du

yệt n

gân

sách

sớm

Đã

hoàn

thàn

h

Khô

ng c

ó vấ

n đề

vấn

đề n

hỏ c

ó th

ể kh

ắc p

hục

được

C

ó vấ

n đề

cần

cấp

trê

n qu

yết đ

ịnh

111Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PHỤ LỤC 4.7: BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG QUÝ (QUÝ … NĂM….)

I. BỐI CẢNH

• Mô tả tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch và các kết quả đạt được trong Qúy • Tóm tắt các kết quả và bài học rút ra từ Quý trước• Mô tả cách thức tổ chức và việc bố trí nguồn lực trong Quý

II. TIẾN ĐỘ HOẠT ĐỘNG

1. Tiến độ (Mô tả các hoạt động chính đã thực hiện so với kế hoạch và các đề xuất đối với các hoạt động chưa hoàn thành)

2. Các Khó khăn và giải pháp (Mô tả các vấn đề khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp khắc phục)

STT Hoạt động Hoàn thành Đề xuấtMục tiêu ……Kết quả ……1 Hoàn chỉnh tài liệu quy

trình chất lượng ISO 9001:2000 tại Sở Thương mại Du lịch & Địa chính Nhà đất

Hoàn chỉnh Tài liệu quy trình chất lượng Sở Địa chính Nhà đất

Hoàn thành Tài liệu Sở Thương mại Du lich trong tháng 7

2 Cấp giấy chứng nhận ISO cho Sở KHĐT & Xây dựng

Chuẩn bị xong hồ sơ thuê đơn vị đánh giá

Đề nghị Sở KH CN liên hệ với Dự án CCHC TP HCM tìm đơn vị đánh giá

3 Tổ chức khóa tập huấn giới thiệu về Việt Nam Hội nhập sau WTO

Đã liên hệ với Phòng Thương Mại CN VN phía Nam nhưng chưa tìm được chuyên gia

Chuyển sang tháng đầu của quý sau

4

STT Khó khăn Giải phápMục tiêu ……Kết quả ……1 Sở Nội vụ không nắm

được thông tin về tiến độ thực hiện hoạt động của các sở ngày và huyện nên khi không báo cáo kịp thời cho UBND khi có yêu cầu báo cáo gấp

- Mỗi sở/huyện chỉ định 1 cán bộ đầu mối theo dõi thực hiện. - Tổ chức giao ban vào thứ 6 tuần đầu hang tháng của các sở ngành/huyện với Sở Nội vụ

23

112 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

IIII. BÁO CÁO TÀI CHÍNH

• Nêu tóm lược tình hình huy động nguồn lực và ngân sách • Nêu tóm lược tình thình giải ngân trong Quý• Phân tích tính hiệu quả so với chi phi (nếu có)

(Đính kèm báo cáo tài chính trong giai Quý)

VI. PHỤ LỤC

• Kế hoạch Công tác Quý• Báo cáo tài chính

113Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PHỤ LỤC 4.8: BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM/ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CCHC (6 THÁNG/HÀNG NĂM)

I. BỐI CẢNH

• Mô tả tóm tắt tình hình của tỉnh trong năm liên quan đến CCHC• Các kết quả và bài học rút ra từ 6 tháng/năm trước• Tóm lược các định hướng chính của CCHC trong năm và các mục tiêu, kết quả

cần đạt được • Mô tả cách thức tổ chức và việc bố trí nguồn lực trong thực hiện kế hoạch.

II. KIỂM ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG

2. 1. Các vấn đề tồn tại và các giải pháp khắc phục theo quyết định của Ban Chỉ đạo (Kỳ họp lần trước)

Các vấn đề tồn tại

Quyết định (bao gồm cả khung thời

gian) khắc phụcTrách nhiệm Hiện trạng các giải

pháp khắc phục

Các kết quả & Chỉ số

Tiến độ (so với kế hoạch) Lý do bị chậm Đề xuất giải pháp

khắc phục

Mục tiêu 1: ….. Kết quả 1.1.: ..............

Kết quả 1.2.: ..............

Kết quả 1.3.: ..............

2.1. Kiểm điểm các kết quả/hoạt động

114 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

2.3. Đánh giá kết quả

• Đánh giá các kết quả đầu ra đạt được trên các mục tiêu so với các chỉ số kết quả

• Phân tích những đóng góp đối với việc tăng cường hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân

• Nêu những tác động đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh • Khả năng tổng kết và bài học để áp dụng/nhân rộng trong và ngoài tỉnh• Đánh giá kết quả phối hợp tổ chức thực hiện với các đối tác trong và ngoài tỉnh

(các sở ngành & địa phương, chuyên gia, DANIDA, các tỉnh tham gia Chương trình).

III. BÁO CÁO TÀI CHÍNH

3.1. Tiến độ giải ngân so với ngân sách dự kiến

3.2. Đánh giá các kết quả chi tiêu tài chính (trong thực hiện các kết quả đầu ra) (hiệu quả so với chi phí)

IV. CÁC BÀI HỌC VÀ ĐỀ XUẤT

• Nêu và phân tích các thuận lợi và hạn chế trong quá trình thực hiện (với các đối tác trong và ngoài tỉnh ...), đề xuất các giải pháp khắc phục

• Nêu các bài học cần rút kinh nghiêm cho giai đoạn/năm sau • Nêu các đề xuất điều chỉnh và bổ sung về nội dung (các kết quả đầu ra và hoạt

động) và tài chính của giai đoạn sau (nếu có)

V. PHỤ LỤC

• Kế hoạch Công tác giai đoạn báo cáo• Báo cáo tài chính

Các tài liệu, thống kê minh họa cho Báo cáo (Nếu có).

Các kết quả & Chỉ số

Ngân sách dự kiến

Giải ngân thực tế

Giải trình (bao gồm cả lý do giải ngân chậm)

Đề xuất giải pháp khắc phục

Mục tiêu 1: …. Kết quả 1.1.: ..............

Kết quả 1.2.: ..............

Kết quả 1.3.: ..............

Tổng

115Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PHỤ LỤC 4.9: DANH MỤC CÂU HỎI PHỎNG VẤN CBCC VỀ CCHC

Nêu rõ mục đích phỏng vấn nhằm thu thập thông tin để biên soạn cuốn Cẩm nang, sau đó trao đổi những câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Chức năng cơ bản và nhiệm vụ cụ thể hiện nay của Anh/Chị là gì?

Câu hỏi 2: Anh/Chị đã tham gia CCHC từ năm nào, trong những công việc nào liên quan?

Câu hỏi 3: Trong thực tiễn công tác, Anh/Chị nhận thấy có những khó khăn, vướng mắc chủ yếu nào?

Câu hỏi 4: Theo Anh/Chị, những thành tựu cơ bản của CCHC tại cơ quan/đơn vị mình và trong phạm vi cả nước là gì?

Câu hỏi 5: Anh/Chị nhận thấy có những khó khăn, cản trở chủ yếu đối nào khi thực hiện CCHC?

Câu hỏi 6: Anh/Chị có kiến nghị gì để CCHC trong thời gian tới tại cơ quan/đơn vị đạt được hiệu quả cao?

Câu hỏi 7: Anh/Chị có thể chia sẻ kinh nghiệm hay bài học thực tiễn nào về CCHC? Câu hỏi 8: Để biên soạn cuốn cẩm nang, theo Anh/Chị, nhóm biên soạn nên tập trung vào những nội dung gì?

Câu hỏi 9: Ý kiến khác (nếu có).

116 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PHỤ LỤC 4.10: DANH MỤC CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN (NHẤT LÀ MỘT SỐ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC).

Nêu rõ mục đích phỏng vấn nhằm thu thập thông tin để biên soạn cuốn Cẩm nang, sau đó trao đổi những câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Ông/Bà có thường xuyên nghe đài, đọc báo, hay xem TV không?

Câu hỏi 2: Ông/Bà đã từng có liên hệ/giao dịch gì với cơ quan hành chính trên địa bàn để giải quyết yêu cầu của cá nhân và gia đình?

Câu hỏi 3: Ông bà đánh giá như thế nào về kết quả giải quyết, phong cách và hành vi của người cán bộ, công chức đã giải quyết yêu cầu của mình?

Câu hỏi 4: Ông/Bà đã từng có kiến nghị gì với cơ quan nhà nước/cán bộ, công chức về công việc?

Câu hỏi 5: Ông/Bà được biết thông tin về cải cách hành chính của nhà nước qua những nguồn nào?

Câu hỏi 6: Ông/Bà có thường xuyên tham dự các cuộc họp thôn/bản để nghe thời sự và góp ý cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước?Câu hỏi 7: Theo Ông/Bà, người dân có vai trò như thế nào trong tiến trình cải cách

hành chính ở địa bàn?

Câu hỏi 8: Theo Ông/Bà, Nhà nước cần làm gì để thúc đẩy CCHC, phục vụ người dân tốt hơn?

Câu hỏi 9: Ý kiến khác (nếu có)

117Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PHỤ LỤC 5.1: NĂNG LỰC QUẢN LÝ

Các năng lực quản lý hiện đại cơ bản đối với công chức bao gồm:

- Năng lực tư duy- Năng lực hành động- Năng lực quan hệ, giao tiếp, thuyết phục, lãnh đạo, làm việc với người khác- Năng lực học tập, tiếp thu, đổi mới, sáng tạo

Được xây dựng trên nền tảng phẩm chất, thái độ và hành vi tương thích nhằm giúp người công chức có khả năng hoàn thành nhiệm vụ tương ứng với vị trí chức danh một cách chủ động và tích cực trong bối cảnh khó khăn, thách thức, yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ trong thực tiễn.

Sơ đồ: Năng lực công chức cần có:

Phẩm chất,

thái độ, hành vi

Năng lực đổi mới và sáng tạo

Năng lực tư duy

Năng lực công chức cần có

Năng lực hành động đạt mục tiêu

Năng lực làm việc với mọi người

118 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Bảng dưới đây cho thấy các năng lực cơ bản cần cho công chức, giúp họ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ một cách chủ động và sáng tạo trong bối cảnh đầy thách thức hiện nay và tương lai.

Bảng: Bốn loại năng lực và đào tạo năng lực phù hợp

Năng lực cơ bảnĐào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực

Phù hợp với kỹ thuật và thực tiễn quản lý về

1 Năng lực tư duy - Khả năng nghiên cứu, phân tích,

tổng hợp, nhận biết vấn đề, hiểu nguyên nhân của vấn đề cần được xử lý, giải quyết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công việc

- Kỹ năng xây dựng định hướng chiến lược

- Làm mẫu và lập sơ đồ hệ thống

- Tư duy hệ thống, tổng hợp và trìu tượng (khung logic)

- Quản lý chiến lược (Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu chiến lược)

- Khả năng phân tích và phản biện

- Khả năng liện hệ chính sách với thực hiện

- Hoạch định và đánh giá chính sách

- Khả năng lập luận, phân tích và nhận thức vấn đề một cách linh hoạt, tiếp cận khách quan vấn đề theo nhiều cách, nhiều góc độ khác nhau, hiểu được tính logic, tính hệ thống khi xem xét, nghiên cứu vấn đề

- Tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề hiệu quả

- Khả năng đưa ra ý tưởng, giải pháp, cách làm để giải quyết vấn đề, thực thi nhiệm vụ một cách linh hoạt, sáng tạo, thích hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện trong thực tiễn

- Phát triển tổ chức và quản lý sự thay đổi

- Khả năng tư duy chiến lược, tầm nhìn và hướng đến tương lai

- Quản lý và phát triển nguồn nhân lực

119Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Năng lực cơ bảnĐào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực

Phù hợp với kỹ thuật và thực tiễn quản lý về

2 Năng lực hành động: khả năng tổ chức thực hiện công việc hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện thực tiễn phức tạp

- các kỹ năng quản lý hiệu quả

- nhìn thấy được những triển vọng của các bên liên quan

- các kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức

- dự đoán được tác động và quản lý phản hồi

- hợp tác, phối hợp, làm việc nhóm

- giám sát và đánh giá

- Khả năng tổ chức và thực hiện công việc một cách chủ động, tự tin, linh hoạt và thành thạo

- Quản lý chiến lược

- Khả năng xử lý các vấn đề phát sinh một cách thích hợp, hiệu quả trong quá trình thực hiện công việc

- Lãnh đạo con người

- Khả năng tự chủ, hoàn thành công việc một cách hiệu quả; biết cách khắc phục những khó khăn để hoàn thành được công việc, nhiệm vụ.

- Quản lý dự án, lập kế hoạch công tác, xây dựng lịch biểu, theo dõi việc thực thi công tác

- Khả năng chịu trách nhiệm trong công việc, bảo đảm không để xảy ra sai sót trong công việc

- Quản lý tài chính

- Khả năng liên kết, phối hợp trong thực thi nhiệm vụ

- Giám sát và đánh giá

3 Năng lực quan hệ, giao tiếp, thuyết phục, lãnh đạo, làm việc với người khác

120 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Năng lực cơ bảnĐào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực

Phù hợp với kỹ thuật và thực tiễn quản lý về

- Khả năng quan hệ với mọi người trong quá trình thực hiện công việc, hướng đến khách hàng

- Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực và học hỏi

- Kỹ năng khuyến khích, tạo động cơ làm việc cho mọi người

- Kỹ năng soạn thảo, viết và trình bày

- Kỹ năng làm việc nhóm

- Kỹ năng đàm phán, thương lượng

- Kỹ năng lãnh đạo, ủy quyền, giám sát, động viên khuyến khích

Rà soát và tuyên truyền chính sách

- Khả năng giao tiếp hiệu quả, thuyết phục, truyền cảm hứng cho mọi người để cùng thực hiện tốt nhất công việc

Lập kế hoạch có sự tham gia

- Khả năng hỗ trợ, giúp đỡ, khuyến khích người khác cùng hoàn thành công việc

Lãnh đạo và quản lý

- Khả năng xây dựng niềm tin cho người khác khi cùng thực hiện công việc, nhiệm vụ

Làm việc nhóm

- Khả năng lãnh đạo, gây ảnh hưởng đến người khác, hướng các nỗ lực tập thể thông qua việc thu hút được sự ủng hộ, tán thành của các thành viên trong đơn vị đối với tầm nhìn của tổ chức, khiến cho họ cùng cố gắng, nỗ lực hoàn thành tốt công việc

Kỹ năng đàm phán thương lượng

4 Năng lực học tập, tiếp thu, đổi mới, sáng tạo, phát triển - Khả năng liên tục cập nhật thông

tin, tiếp thu kiến thức và học tập trong quá trình thực hiện công việc, và giao tiếp; luôn tìm tòi những ý tưởng mới

- Nghe và học hỏi

- Phương pháp nghiên cứu khoa học

- Khái quát hóa

- Kỹ năng phân tích tổng hợp

- Quản lý tri thức

Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách

- Khả năng liên tục đổi mới, sáng tạo trong cách thức thực hiện công việc và giao tiếp với mọi người; có khát vọng liên tục phát triển

Theo dõi và đánh giá chương trình, dự án; phân tích dữ liệu

- Khả năng tự thay đổi để thích nghi với yêu cầu, nhiệm vụ và phát triển cá nhân

Các phương pháp dạy/học tích cực

Từ đó, bảng dưới đây cho thấy các phẩm chất, thái độ và hành vi của người công chức làm cơ sở cho việc phát huy những năng lực cơ bản trên.

121Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Phâm chất, thái độ, hành vi Diễn giải

Bản lĩnh chính trị Kiên định, trung thành với những nguyên tắc chính trị của tổ chức và môi trường công tác.Khả năng phân tích và hiểu môi trường chính trị bên trong và bên ngoài của tổ chức, đưa ra quyết định hoặc hành động phù hợp với môi trường đó.

Ý thức trách nhiệm Khả năng xác định và đảm nhiệm phần nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện mục tiêu của tỏ chức, đồng thời giải trình về việc xác định và đảm nhiệm phần nghĩa vụ đó

Lập luận và phân tích Khả năng thu thập, phân tích, tổng hoặc một cách hệ thống và lô-gíc thông tin từ các nguồn khác nhau để hiểu các yếu tố cốt lõi của vấn đề, dự kiến các giải pháp và xác định các giải pháp để giải quyết vấn đề.

Trung thực Cam kết với những sự mong đợi của cộng đồngBảo đảm tuân thủ những quy định về đạo đức trong cơ quanThúc đẩy, tạo niềm tin thông qua sự công bằng với tất cả các cá nhân

Bản lĩnh, quyết đoán, kiên định

Khả năng quyết định vào thời điểm phù hợp, sau khi đã xem xét thông tin hiện có, đánh giá tầm quan trọng của quyết định và đảm nhận trách nhiệm đối với những rủi ro có thể xảy đến đối với cá quyết định đó và chịu trách nhiệm khi ra quyết định.Kiên trì đạt được mục tiêu, kể cả trong hoàn cảnh phải đối mặt với những khó khăn

Tự chủ, tin tưởng và kiểm soát bản thân

Khả năng tự nhận biết bản thân, duy trì sự cân bằng về cá nhân, và quản lý căng thẳng.

Nghị lực và bền bỉ Khả năng hoàn thành nhiệm vụ, công việc một cách năng động, nỗ lực và bền bỉ; săn sàng đương đầu với thách thức, khó khăn

Cởi mở và linh hoạt Khả năng hiểu và chấp nhận ý tưởng và quyết định khác với điều mình tin tưởng và thích ứng với những ý tưởng đó

Ham hiểu biết, học hỏi Học tập và phát triển để tạo ra sự phát triển liên tục về năng lực và kỹ năng cho công chức đáp ứng nhu cầu bối cảnh mới trong khu vực công

Nhạy bén về công nghệ Khả năng nhận biết tiềm năng của công nghệ mới và lồng ghép công nghệ một cách hiệu quả để cải thiện phương thức vận hành và cung cấp dịch vụ của đơn vị mình

Bảng: Phâm chất, thái độ và hành vi của công chức

122 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Phâm chất, thái độ, hành vi Diễn giải

Sáng tạo và đổi mới Khả năng đặt câu hỏi về cách làm, tìm kiếm và khuyến khích các phương pháp làm việc mới cũng như tạo ra các giải pháp mới đối với các vấn đề của thực tiễn.Khả năng hiểu và chấp nhận các tình huống mới hoặc phức tạp, thích ứng với chúng và thu được lợi ích thông qua việc đưa ra và quản lý hiệu quả những thay đổi trong đơn vị của mình.

Ý thức đạo đức Khả năng xác định, hiểu và tôn trọng các giá trị của tổ chức, có khả năng quản lý, tôn vinh và truyền bá các giá trị đó.Tinh thần kỷ luật trong công việc, và tôn trọng tính kỷ luật

Khách quan Khả năng xử lý thông tin và chuyển tải thông tin từ các sự việc được xác lập rõ ràng, độc lập với sở thích cá nhân của mình.

Lắng nghe và nhạy cảm Khả năng chú ý đến người đối thoại và thực tiễn của họ, hiểu thông điệp của họ thông qua việc nắm bắt những nội dung trong thông điệp và đằng sau thông điệp, thẩm định cách hiểu của mình đối với thông điệp đó.

Tương tác xã hội Khả năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ cá nhân tích cực và mang tính xây dựng với những người khác.

Tin tưởng vào người khác Khả năng trao trách nhiệm cho các thành viên trong đơn vị, cung cấp phương tiện để đảm bảo và đánh giá kết quả đạt được.

Tập trung vào kết quả Khả năng quản lý cách thức vận hành hoặc cung cấp dịch vụ của đơn vị mình theo định hướng kết quả đề ra, thông qua việc sử dụng tối ưu các nguồn lực, trong quá trình cải thiện liên tục.

Lấy khách hàng làm trung tâm

Khả năng đánh giá và coi trọng nhu cầu của khách hàng trong phương thức vận hành của mình và trong cung cấp dịch vụ của đơn vị; tìm cách làm thoả mãn nhu cầu đó đồng thời tôn trọng các giới hạn và ràng buộc của tổ chức.

Tinh thần đồng đội - Hợp tác và làm việc tốt với người khác trong việc theo đuổi mục tiêu của nhóm

- Cộng tác và chia sẻ thông tin - Thể hiện sự chú trọng, quan tâm và tôn trọng đối

với cảm nhận và ý tưởng của người khác- Giúp đỡ và làm việc tốt với các phong cách làm việc

của người khác- Khuyến khích giải pháp giải quyết xung đột trong

nhóm

123Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Căn cứ yêu cầu của chức năng, nhiệm vụ của từng nhóm công chức sẽ xác định những phẩm chất quan trọng tương ứng cần xây dựng nhằm giúp họ có khả năng phát huy một cách hiệu quả những kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn công việc.

Những phẩm chất, thái độ, hành vi sẽ được xây dựng cho người công chức thông qua:

- Lồng ghép nội dung, phương pháp các khóa đào tạo kiến thức, kỹ năng với những phẩm chất tương ứng cần xây dựng cho từng nhóm công chức.

- Một hệ thống cơ chế, chính sách tương thích được xây dựng nhằm khuyến khích, hỗ trợ người công chức phấn đấu, rèn luyện theo những phẩm chất cần có;

- Thử thách qua công việc nhằm giúp người công chức hướng đến những phẩm chất cần có.

124 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PHỤ LỤC 5.2: KHUNG NĂNG LỰC 4 NHÓM CBCC CỦA TP HCM (Trích TP HCM 2 - Báo cáo của Công ty MCAD năm 2010, tr: 15-18)

Khung năng lực tương ứng với các vị trí chức năng được xác định cho đội ngũ công chức cấp sở, quận/huyện và xã/phường thuộc TP HCM, có tính đến những đặc thù và tầm nhìn phát triển của TP đến năm 2020, gồm 4 nhóm:

1. Công chức lãnh đạo, quản lý Sở ngành (Giám đốc, Phó GĐ), Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND quận, huyện;

2. Công chức tham mưu (Trưởng, Phó phòng ban và chuyên viên chính);

3. Công chức thừa hành (Chuyên viên và cán sự);

4. Công chức chủ chốt xã, phường, thị trấn.

Bảng dưới đây cho thấy những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho từng nhóm công chức TP HCM trên cơ sở yêu cầu của chức năng, nhiệm vụ.

1. Nhiệm vụ chính của Công chức lãnh đạo, quản lý Sở, ngành, Chủ tịch, Phó Chủ tịch quận huyện;

KIẾN THƯC(Ngoài kiến thức đào tạo

theo chuyên ngành)

KỸ NĂNG (Phục vụ cho áp dụng các năng lực cơ bản)

- Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng và nhiệm vụ của Sở, ngành, UBND quận, huyện

- Lãnh đạo đội ngũ công chức thực thi các nhiệm vụ của Sở, ngành, UBND quận, huyện

- Tham gia đề xuất và chịu trách nhiệm về quyết định tổ chức bộ máy và nhân sự của Sở, ngành, UBND quận, huyện

và các các đơn vị trực thuộc

a) Kiến thức về pháp luật và Quản lý nhà nước:

- Kiến thức chung về hành chính nhà nước

- Nguyên tắc chung của Luật và hệ thống pháp luật

- Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước chuyên ngành

- Cập nhật, bổ sung chuyên môn theo lĩnh vực phụ trách

a) Kỹ năng lãnh đạo và quản lý:

- Lãnh đạo và Quản lý - Quản lý chiến lược - Quản lý và phát triển

nguồn nhân lực - Phân tích tổ chức - Quản lý sự thay đổi- Phân tích và hoạch

định chính sách- Quản lý tri thức- Quản lý thông tin

125Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Bảng: Kiến thức và kỹ năng cần cho từng nhóm công chức TP HCM

1. Nhiệm vụ chính của Công chức lãnh đạo, quản lý Sở, ngành, Chủ tịch, Phó Chủ tịch quận huyện;

KIẾN THƯC(Ngoài kiến thức đào tạo

theo chuyên ngành)

KỸ NĂNG (Phục vụ cho áp dụng các năng lực cơ bản)

- Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động của Sở, ngành, UBND quận, huyện và các đơn vị trực thuộc

- Ra các quyết định thuộc phạm vi trách nhiệm của Sở, ngành, UBND quận, huyện

b) Kiến thức về phát triển đô thị trong bối cảnh mới

- Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam và TP HCM trong bối cảnh hội nhập

- Hội nhập kinh tế quốc tế WTO: cơ hội và thách thức đối với mục tiêu phát triển TP HCM

- Quản lý phát triển đô thị hiện đại trong bối cảnh hội nhập và ứng phó với những vấn đề môi trường

- Dịch vụ công, cải cách hành chính và vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công đối với chính quyền đô thị hiện đại

b) Kỹ năng điều hành, xử lý, giải quyết công việc

- Kỹ năng quản lý theo kết quả đầu ra

- Kỹ năng giao tiếp- Kỹ năng thuyết trình- Kỹ năng ra quyết định

và giải quyết vấn đề- Kỹ năng sử dụng tin

học trong quản lý (thư điện tử, điều hành và kiểm soát qua mạng)

126 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

2. Nhiệm vụ của công chức tham mưu (Trưởng phó phòng ban và chuyên viên chính)

KIẾN THƯC(Ngoài kiến thưc đào tao

theo chuyên ngành)

KỸ NĂNG (Phục vụ cho áp dụng các năng lực cơ bản)

- Quản lý, đảm bảo việc thực thi nhiệm vụ thuộc chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng, phục vụ nhiệm vụ QLNN của Sở, ngành, UBND quận, huyện

- Tham gia và đề xuất ý kiến, biện pháp xử lý, giải quyết, tổ chức thực hiện các chỉ đạo của lãnh đạo Sở, UBND quận, huyện, và phục vụ tham mưu cho UBND TP về những lĩnh vực do cơ quan phụ trách;

- Giúp việc cho lãnh đạo Sở, ngành, UBND quận, huyện về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ;

- Tham mưu cho UBND quận, huyện trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tổ chức triển khai văn bản QPPL, chỉ đạo của lãnh đạo và cơ quan cấp trên về lĩnh vực chuyên môn phụ trách

- Quan hệ, phối hợp với các đơn vị trực thuộc trong việc tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra công việc thuộc nhiệm vụ

- Tổ chức và điều hành công việc thuộc chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng;

- Chủ trì và kiểm tra việc soạn thảo văn bản QLNN thuộc phạm vi trách nhiệm

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định

a) Kiến thức về pháp luật và Quản lý nhà nước:

- Kiến thức chung về hành chính nhà nước

- Luật hành chính, các luật khác liên quan

- Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước theo lĩnh vực chuyên ngành

- Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai và môi trường đô thị

- Cập nhật, bổ sung chuyên môn theo lĩnh vực đảm trách

b) Kiến thức về phát triển đô thị trong bối cảnh mới

- Hội nhập kinh tế quốc tế WTO: cơ hội và thách thức đối với TP.HCM và lĩnh vực chuyên ngành, địa phương (quận/huyện)

- Quản lý và phát triển đô thị hiện đại

- Dịch vụ công và cải cách hành chính

a) Kỹ năng quản lý thực thi công việc

- Kỹ năng quản lý hiệu quả (tổ chức thực thi công việc hiệu quả, quản lý thời gian)

- Kỹ năng soạn thảo văn bản

- Kỹ năng nghiên cứu và phân tích chính sách

- Kỹ năng quản lý dự án

- Kỹ năng quản lý theo kết quả

- Kỹ năng quản lý chất lượng

- Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề

- Kỹ năng Giám sát và Đánh giá

- Kỹ năng Tổ chức và Lập kế hoạch (tổ chức, phân công, kiểm tra giám sát, huy động sự tham gia)

- Tạo động cơ làm việc

b) Kỹ năng giao tiếp-ứng xử trong thực thi công việc

- Kỹ năng soạn thảo văn bản

- Kỹ năng giao tiếp- Kỹ năng thuyết trình- Kỹ năng làm việc

nhóm - Kỹ năng sử dụng tin

học trong công việc (explorer, word, excel, email)

127Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

3. Nhiệm vụ Công chức thừa hành (Chuyên viên và cán sự);

KIẾN THƯC(Ngoài kiến thưc đào tao

theo chuyên ngành)

KỸ NĂNG (Phục vụ cho áp dụng các năng lực cơ bản)

- Thực thi các công việc thuộc chuyên môn, nghiệp vụ được phân công theo vị trí chức năng

- Thực thi chỉ đạo của lãnh đạo và cơ quan cấp trên về lĩnh vực chuyên môn phụ trách

- Thực hiện soạn thảo văn bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đảm trách

- Thu thập thông tin, xử lý, xây dựng báo cáo về phạm vi nghiệp vụ phân công;

- Xây dựng kế hoạch phục vụ công tác chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra của Sở, UBND về việc triển khai, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, và các nhiệm vụ;

- Xây dựng báo cáo đánh giá thực hiện nhiệm vụ thuộc chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng;

- Tham gia và đề xuất ý kiến, biện pháp xử lý, giải quyết, tổ chức thực hiện các chỉ đạo cho lãnh đạo phòng;

- Tham gia quy trình giải quyết thủ tục hành chính một cửa và một cửa liên thông

a) Kiến thức về pháp luật và Quản lý nhà nước:

- Kiến thức chung về hành chính nhà nước (Chuyên viên, chuyên viên chính)

- Luật hành chính - Văn bản quy phạm

pháp luật về quản lý nhà nước chuyên ngành và lĩnh vực phụ trách

b) Kiến thức về phát triển đô thị trong bối cảnh mới

- Hội nhập kinh tế quốc tế WTO: cơ hội và thách thức đối với TP HCM và phạm vi chuyên ngành

- Kiến thức đào tạo chuyên ngành

- Quản lý và phát triển đô thị hiện đại

- Dịch vụ công và cải cách hành chính

a) Kỹ năng quản lý thực thi công việc

- Kỹ năng nghiệp vụ (tùy theo ngành)

- Kỹ năng soạn thảo văn bản

- Kỹ năng quản lý dự án (tổ chức thực thi)

- Kỹ năng quản lý theo kết quả

- Kỹ năng quản lý chất lượng công việc

- Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch

b) Kỹ năng giao tiếp-ứng xử trong thực thi công việc

- Kỹ năng soạn thảo văn bản

- Kỹ năng giao tiếp trong dịch vụ công

- Kỹ năng thuyết trình- Kỹ năng làm việc

nhóm- Kỹ năng sử dụng tin

học trong công việc (explorer, word, excel, email)

128 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

4. Nhiệm vụ công chức chủ chốt xã, phường, thị trấn

KIẾN THƯC(Ngoài kiến thưc đào tao

theo chuyên ngành)

KỸ NĂNG (Phục vụ cho áp dụng các năng lực cơ bản)

a) Nhiệm vụ chính của công chức chủ chốt phường xã:

- Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của UBND xã, phường, thị trấn

- Quản lý, tổ chức , chỉ đạo và điều hành hoạt động của UBND xã, phường, thị trấn

- Lãnh đạo đội ngũ công chức xã, phường, thị trấn thực thi các nhiệm vụ của UBND xã, phường, thị trấn

- Xử lý các vấn đề của địa phương trong phạm vi trách nhiệm xã, phường, thị trấn

b) Nhiệm vụ chính của công chức phường xã

- Thực thi nhiệm vụ QLNN theo phân công;

- Tổ chức triển khai chỉ đạo của lãnh đạo và cơ quan cấp trên về lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn

- Tham mưu cho UBND xã, phường, thị trấn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tham gia và tham mưu cho lãnh đạo xử lý, giải quyết những vấn đề phát sinh tại địa phương thuộc lĩnh vực đảm trách

- Thu thập, xử lý thông tin và xây dựng báo cáo về tình hình lĩnh vực phụ trách trên địa bàn

- Tham gia giải quyết thủ tục hành chính cấp xã, phường, thị trấn

- Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân trên địa bàn

a) Kiến thức về pháp luật và Quản lý nhà nước:

- Kiến thức chung về hành chính nhà nước

- Văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về đô thị và môi trường đô thị

b) Kiến thức về phát triển đô thị trong bối cảnh mới

- Hội nhập kinh tế quốc tế WTO: cơ hội và thách thức

- Quản lý và phát triển đô thị hiện đại

- Dịch vụ công và cải cách hành chính

a) Kỹ năng quản lý thực thi công việc

- Kỹ năng lãnh đạo và quản lý (cho công chức chủ chốt xã, phường, thị trấn)

- Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề

- Kỹ năng soạn thảo văn bản

- Kỹ năng quản lý theo kết quả

- Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch

b) Kỹ năng giao tiếp-ứng xử trong thực thi công việc

- Kỹ năng soạn thảo văn bản

- Kỹ năng giao tiếp trong dịch vụ công

- Kỹ năng thuyết trình- Kỹ năng làm việc

nhóm- Kỹ năng sử dụng tin

học trong công việc (explorer, word, excel, email)

129Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PHỤ LỤC 5.3: DANH MỤC CHI TIẾT KIẾN THƯC, KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ TRONG CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO CHO CBCC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mô đun/thời lượng Kiến thức Kỹ năng/kỹ thuật Thái độ

1. Kỹ năng lãnh đạo và quản lý: 5 ngày

- Lãnh đạo là gì- Phân biệt người

lãnh đạo và người quản lý

- Một số học thuyết hiện nay về lãnh đạo

- Các phẩm chất của người lãnh đạo

- Các phong cách và vận dụng các phong cách lãnh đạo

- Phát triển năng lực lãnh đạo

- Tư duy đổi mới và sáng tạo (mind-map)

- Phân tích thực trạng- Gây ảnh hưởng và

truyền cảm hứng

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác lãnh đạo trong cơ quan/đơn vị

2. Xây dựng chiến lược phát triển ngành và lĩnh vực: 3 ngày

- Lý thuyết về quản lý chiến lược

- Các bước trong quản lý chiến lược

- Nội dung chiến lược phát triển Thành phố

- Quản lý khủng hoảng trong phát triển

- Xây dựng tầm nhìn chiến lược

- Xác định mục tiêu và lập kế hoạch chiến lược

Thay đổi quan niệm về vai trò quản lý ở tầm chiến lược

3. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định: 2 ngày

- Quy trình giải quyết vấn đề và ra quyết định.

- Các bước: + Xác định vấn đề + Phân tích vấn đề + Đề xuất các giải

pháp có thể + Lựa chọn giải pháp

tối ưu + Thực hiện giải

pháp + Đánh giá, rút kinh

nghiệm

- Phân tích vấn đề- Cây vấn đề và cây

mục tiêu- Thomas Saaty và

SFF- Khung lô gích.

Coi giải quyết vấn đề và ra quyết định là một trong những yêu cầu cơ bản đối với người lãnh đạo và quản lý

130 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Mô đun/thời lượng Kiến thức Kỹ năng/kỹ thuật Thái độ

4. Nghiên cứu và phân tích chính sách công: 3 ngày

- Cách tiếp cận chính sách và chính sách công

- Quy trình chính sách công

- Các bước:

+ Hoạch định chính sách công

+ Phân tích chính sách công

+ Đánh giá chính sách công

- Phân tích nguyên nhân – hệ quả

- Kỹ thuật đánh giá

Chính sách công là xương sống trong hoạt động quản lý nhà nước

5. Quản lý nguồn nhân lực: 3 ngày

- Nguồn nhân lực là gì ? Phân biệt quản lý nguồn nhân lực và công tác tổ chức cán bộ trong các cơ quan

- Kế hoạch hóa nguồn nhân lực

- Tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng bậc theo công tích

- Phân tích và và mô tả công việc

- Đánh giá nhân lực- Đào tạo và bồi

dưỡng- Tạo động cơ làm

việc và khen thưởng

- Phân tích thực trạng nguồn nhân lực

- Phân tích nhiệm vụ- Điều tra nhu cầu- Bản mô tả công việc- Công cụ đánh giá

kết quả công việc

Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của quản lý

6. Kỹ năng lập và triển khai kế hoạch công tác: 3 ngày

- Tổng quan về lập kế hoạch: mục đích, yêu cầu, phân loại

- Các công cụ lập kế hoạch

- Các kỹ năng trong xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch công tác

- Đánh giá thực hiện

- Phân tích thực trạng- Phân tích nguyên

nhân- Khung lô gích trong

lập kế hoạch

Hiểu được bản chất chức năng lập kế hoạch trong quản lý

131Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Mô đun/thời lượng Kiến thức Kỹ năng/kỹ thuật Thái độ

7. Kỹ năng thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu cơ bản liên quan tới công việc: 2 ngày

- Phân biệt thông tin và dữ liệu cơ bản cần thu thập

- Các kỹ thuật thu thập thông tin, dữ liệu cơ bản:

+ Rà soát văn bản + Phỏng vấn + Phiếu điều tra:

chọn mẫu

- Tổng hợp và phân tích thông tin, dữ liệu

- Lưu trữ và sử dụng thông tin, dữ liệu cơ bản liên quan tới công việc

- Kỹ năng tổng hợp thông tin và dữ liệu

- Phân tích nhân-quả- Trình bày thông tin

và dữ liệu một cách dễ hiểu và hiệu quả

- Hiểu rõ mục đích và tầm quan trọng của dữ liệu cơ bản

- Biết cách vận dụng thông tin và dữ liệu cơ bản trong công việc

8. Kỹ năng viết văn bản và báo cáo: 2 ngày

- Các loại văn bản - Yêu cầu, hình thức,

cấu trúc báo cáo- Kỹ năng viết văn

bản và báo cáo

- Thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin, dữ liệu

- Viết câu và đoạn văn

Nhận thức được vai trò và sự cần thiết của văn bản và báo cáo, từ đó rèn luyện năng lực của người công chức trong nội dung này

9. Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình hiệu quả: 2 ngày

- Bản chất, đặc điểm của giao tiếp và thuyết trình

- Các hình thức giao tiếp

- Các yếu tố ngôn từ và phi ngôn từ ảnh hưởng tới giao tiếp

- Các kỹ năng giao tiếp và thuyết trình hiệu quả: nghe, hỏi, trả lời

- Nghi thức giao tiếp trong cơ quan nhà nước

- Tư duy đổi mới và sáng tạo

- Phân tích người nghe- Xây dựng dàn bài

và chuẩn bị thuyết trình

- Trình bày hiệu quả

- Giao tiếp hiệu quả trong công việc là một yêu cầu khách quan

- Trình bày thuyết phục là một công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý

132 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Mô đun/thời lượng Kiến thức Kỹ năng/kỹ thuật Thái độ

10. Kỹ năng xây dựng và đề xuất các đề án: 3 ngày

- Các loại đề án và mục đích mỗi loại đề án

- Phân tích - Các bước:

+ Lập đề cương + Thu thập thông tin,

dữ liệu bổ trợ + Soạn thảo đề án + Lấy ý kiến đóng

góp + Trình bản đề án

- Tư duy sáng tạo và đổi mới

- Phân tích thực trạng- Tổng hợp và phân

tích thông tin, dữ liệu

- Viết và trình bày hiệu quả

Hiểu được việc xây dựng và trình bản đề án có tính khả thi cao là nhiệm vụ quan trọng của người công chức thừa hành

11. Mô hình quản lý đô thị TP HCM: 3 ngày

- Những vấn đề chung về phát triển đô thị hiện đại: khái niệm, các đặc điểm trong quản lý, các mô hình

- Các chiến lược quản lý phát triển bền vững đô thị hiện đại

- Các bài học kinh nghiệm

- Phân tích bối cảnh đô thị hiện đại (Scenario analysis)

- Thiết kế và lựa chọn các giải pháp quản lý đô thị hiện đại

Là TP lớn nhất cả nước, quản lý phát triển TP HCM là một yêu cầu khách quan và cấp bách đối với công chức các ngành, các cấp

12. Hệ thống quản lý thực thi công tác (PMS): 2 ngày

- PMS là gì? Các đặc điểm và yêu cầu của PMS

- Các khái niệm liên quan

- Lựa chọn nội dung và chiến lược thực hiện PMS tại ngành/lĩnh vực

- Lập kế hoạch trong PMS

- Theo dõi, đánh giá và báo cáo về PMS

- Lập kế hoạch theo Khung Lô gic (Logframe)

- Xây dựng các chỉ số đo lường thực thi

- Phân tích theo Cây vấn đề và Cây mục tiêu (Problem Tree và Objective Tree)

Nhận thức được PMS là công cụ hiệu quả của nhà lãnh đạo và quản lý trong thực thi công việc

133Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Mô đun/thời lượng Kiến thức Kỹ năng/kỹ thuật Thái độ

13. Kỹ năng tổ chức và quản lý công việc hiệu quả: 3 ngày

- Các khái niệm và yêu cầu đặt ra để thực hiện công việc hiệu quả: Quản lý theo kết quả và Quản lý theo quá trình.

- Mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc.

- Quản lý thời gian hiệu quả

- Giao tiếp hiệu quả và làm việc nhóm trong thực thi công tác

- Xây dựng và triển khai kế hoạch theo Khung Lô gic (Logframe)

- Kỹ năng giao tiếp: nghe, hỏi, phản hồi

- Làm việc nhóm (Teamwork)

- Xử lý xung đột

Nâng cao tinh thần, thái độ trách nhiệm của công chức trong công tác; phối hợp hoạt động trong công vụ

14. Kỹ năng liên kết và làm việc nhóm: 1,5 ngày

- Nhóm (Team) làm việc là gì?

- Phân biệt giữa nhóm làm việc và các đơn vị chính thức

- Quá trình phát triển nhóm và các vai trò trong nhóm

- Các nguyên tắc liên kết và nhóm làm việc hiệu quả

- Giao tiếp hiệu quả - Phân công, ủy

quyền trong nhóm làm việc

- Xử lý xung đột trong nhóm

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của làm việc nhóm trong công tác của cơ quan/đơn vị tại TP HCM

15. Kỹ năng kiểm tra và giám sát hoạt động cơ quan hành chính: 3 ngày

- Những vấn đề chung về kiểm tra và giám sát: khái niệm, các yêu cầu cơ bản

- Xây dựng chỉ số thực thi công việc

- Quy trình kiểm tra và giám sát hoạt động của cơ quan hành chính

- Xây dựng kế hoạch theo Khung Lô gic (Logframe)

- Xây dựng chỉ số thực thi

- Xác định và giải quyết vấn đề

Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của thực hiện M&E trong công tác của cơ quan/đơn vị tại TP HCM

134 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Mô đun/thời lượng Kiến thức Kỹ năng/kỹ thuật Thái độ

16. Kiến thức và kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế: 2 ngày

- Những xu hướng hiện nay về thị trường quốc tế

- Các kỹ năng phân tích và dự báo thị trường

- Thương lượng và đàm phán giữa các quốc gia khác biệt về văn hóa

- Phân tích chiến lược quốc gia đối với Việt Nam

- Phân tích và dự báo thị trường

- Kỹ năng thương lượng và đàm phán

Nhận thức tầm quan trọng của tiến trình hội nhập quốc tế; chủ động trong hội nhập

17. Kỹ năng phân tích và phát triển tổ chức: 3 ngày

- Những vấn đề chung về tổ chức: Khái niệm, các đặc điểm, các mô hình cơ cấu tổ chức

- Phân tích tổ chức: các phương diện và kỹ thuật phân tích tổ chức

- Phát triển tổ chức: các chiến lược

- Tư duy hệ thống - Phân tích thực

trạng tổ chức (theo SWOT và Thẻ điểm cân bằng)

- Kỹ thuật phân tích trường lực (Forcefield analysis)

Nhà lãnh đạo và quản lý xem đây là một quá trình thường xuyên và bắt buộc của mỗi cơ quan/đơn vị để mang lại hiệu quả công tác cao

18. Phối hợp trong hành chính công: 3 ngày

- Các nội dung cơ bản về phân cấp và phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước

- Xây dựng và triển khai việc phân cấp và phối hợp

- Các kỹ năng cụ thể: giao việc và ủy quyền; lập và thực hiện kế hoạch phân cấp và phối hợp

- Giao việc và ủy quyền

- Chia sẻ thông tin theo chiều dọc và ngang

- Làm việc nhóm

Thấy được vai trò quan trọng của phân cấp và phối hợp trong công tác của các cơ quan/đơn vị tại TP HCM

135Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Mô đun/thời lượng Kiến thức Kỹ năng/kỹ thuật Thái độ

19. Kỹ năng giải quyết xung đột trong cơ quan: 3 ngày

- Quan hệ giữa cá nhân với tổ chức và giữa các cá nhân với nhau

- Giá trị của tổ chức và giá trị các cá nhân

- Phân biệt các loại xung đột, nguồn gốc gây ra xung đột trong tổ chức và những hậu quả, tác hại đối với hiệu quả, tinh thần làm việc và bầu không khí làm việc nơi công sở

- Phân tích môi trường tổ chức

- Phân tích nguyên nhân và hệ quả của xung đột

- Các kỹ năng giải quyết xung đột từ phương diện quan hệ và giá trị

Xây dựng nhận thức cho công chức làm công tác lãnh đạo và quản lý các cơ quan hành chính TP HCM về trách nhiệm và giải pháp đối với vấn đề giải quyết xung đột trong cơ quan.

20. Ưng dung chính phủ điện tử: 2 ngày

- Chính phủ điện tử: các phương thức tiếp cận và các bộ phận cấu thành

- Ứng dụng chính phủ điện tử nhằm thương thảo, thu hút sự tham gia, và trao quyền cho doanh nghiệp/người dân

- Cung ứng dịch vụ công qua mạng

- Nền tảng về cung ứng dịch vụ công qua mạng

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng ứng dụng chính phủ điện tử trong thời đại ngày nay

136 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PHỤ LỤC 5.4: DANH MỤC 20 MÔ ĐUN ĐÀO TẠO CÔNG CHƯC CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ HCM

Stt Tên mô đun Thời lượng1 Kỹ năng lãnh đạo và quản lý 5 ngày2 Xây dựng chiến lược phát triển ngành và lĩnh vực 3 ngày3 Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định 2 ngày4 Nghiên cứu và phân tích chính sách công 3 ngày5 Quản lý nguồn nhân lực 3 ngày6 Kỹ năng lập và triển khai kế hoạch công tác 3 ngày7 Kỹ năng thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu cơ bản liên

quan tới công việc 2 ngày

8 Kỹ năng viết văn bản và báo cáo 2 ngày9 Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình hiệu quả 2 ngày10 Kỹ năng xây dựng và đề xuất các đề án 3 ngày11 Mô hình quản lý đô thị TP HCM 3 ngày12 Hệ thống quản lý thực thi công tác (PMS) 2 ngày13 Kỹ năng tổ chức và quản lý công việc hiệu quả 3 ngày14 Kỹ năng liên kết và làm việc nhóm 1,5 ngày15 Kỹ năng kiểm tra và giám sát hoạt động cơ quan hành chính 3 ngày16 Kiến thức và kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế 2 ngày17 Kỹ năng phân tích và phát triển tổ chức 3 ngày18 Phối hợp trong hành chính công 3 ngày19 Kỹ năng giải quyết xung đột trong cơ quan 3 ngày20 Ứng dụng chính phủ điện tử 2 ngày

137Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

PHỤ LỤC 5.5: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT KHÓA TẬP HUẤN

ĐỀ CƯƠNG KHÓA TẬP HUẤNCẬP NHẬT KIẾN THƯC VÀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ,

LÃNH ĐẠO TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Tên chuyên đề:

Cập nhật kiến thức và kỹ năng quản lý, lãnh đạo trong CCHC

2. Thời lượng:

3 ngày (6 buổi học trên lớp)

3. Đối tượng:

Dành cho các công chức lãnh đạo cấp phòng tỉnh Điện BiênMỗi lớp học không quá 35 người.

4. Mục đích chung:

Chuyên đề thiết kế nhằm trình bày cho các học viên kiến thức cập nhật về quản lý, lãnh đạo trong CCHC, trang bị một số kỹ năng quản lý và lãnh đạo thiết yếu trong công tác của cấp phòng trên ba phương diện: (1) năng lực điều hành và chỉ huy; (2) năng lực và kỹ năng tham mưu; và (3) năng lực và kỹ năng tổ chức thực hiện quyết định quản lý, qua đó giúp học viên thấy được vai trò và tầm quan trọng trong lãnh đạo công tác của đơn vị.

5. Kết quả cần đạt được:

Sau khóa tập huấn, các học viên sẽ có thể: - Định nghĩa được quản lý và lãnh đạo là gì; - Hiểu được xu hướng phát triển của quản lý và lãnh đạo hiện nay; - Phân biệt được những nội hàm trong các khái niệm này; - Xác định được vai trò của người lãnh đạo cấp phòng; - Trình bày được các khái niệm “năng lực”, “hiệu quả” trong lãnh đạo và “thực thi

công việc”; - Phân tích những ưu và nhược điểm của công tác quản lý và lãnh đạo hiện nay

tại đơn vị nhằm có các cải tiến cần thiết; - Vận dụng được một số kỹ thuật lãnh đạo, điều hành và chỉ huy trong quá trình

lãnh đạo và quản lý tại đơn vị cấp phòng; - Phân công, sắp xếp và tổ chức triển khai quyết định quản lý một cách hiệu

quả; - Xây dựng kế hoạch thực hiện việc cải tiến kỹ năng lãnh đạo và quản lý phù

hợp, mang tính thực tiễn cao; - Xử lý vấn đề; - Nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý và lãnh

đạo trong quá trình phát triển của đơn vị.

138 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

6. Nội dung chuyên đề: (phân bổ chi tiết nội dung và thời gian cụ thể trong phần lịch biểu chi tiết sau)

- Những vấn đề chung về quản lý và lãnh đạo: lợi ích, tầm quan trọng, các phương pháp chủ yếu.

- Vai trò lãnh đạo và tham mưu ở cấp phòng.- Phân tích thực trạng (ưu, nhược điểm) trong quản lý và lãnh đạo hiện nay tại đơn

vị.- Phát triển một số kỹ năng quản lý và lãnh đạo cơ bản: lập mục tiêu, xây dựng và

tổ chức thực hiện kế hoạch công tác.- Rèn luyện kỹ năng phân công, giao việc, ủy quyền và thực hiện quyết định quản

lý.- Nâng cao kỹ năng kèm cặp, hướng dẫn, tạo động cơ làm việc và điều hành hiệu

quả cuộc họp ở phòng.- Xây dựng kế hoạch hành động triển khai phát triển năng lực lãnh đạo của cá

nhân.

7. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng:

Với đối tượng học viên là công chức lãnh đạo cấp phòng, đã được đào tạo cao về chuyên môn và có kinh nghiệm một số năm công tác, phương pháp tập huấn tiên tiến có thể vận dụng là đào tạo năng lực (Competency-Based Training), chỉ giới thiệu lý thuyết cơ bản về nội dung, tăng cường các bài tập và hoạt động xây dựng kỹ năng làm việc, qua đó nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo. Do vậy, khóa tập huấn này sẽ kết hợp linh hoạt một số phương pháp cụ thể như: giảng bài, giáo viên hướng dẫn, các bài tập trên lớp cũng như bài tập tình huống, đóng vai và thảo luận tổ. Đề xuất sẽ có 2 giảng viên đồng giảng dạy để bảo đảm tính tương tác cao.

8. Phương pháp đánh giá học viên và đánh giá chuyên đề:

1. Đánh giá học viên:

- Qua các bài kiểm tra ngắn - Qua tương tác trong bài tập tổ - Qua phiếu đánh giá hàng ngày - Qua đánh giá chi tiết về mỗi học viên của giảng viên. 2. Đánh giá chuyên đề:

- Qua phiếu điều tra - Qua báo cáo sau khóa học

9. Bộ tài liệu

Bắt buộc:

- Tài liệu thiết kế và xây dựng cho học viên: bao gồm lý thuyết, các hoạt động, các bài tập xây dựng kỹ năng v.v.

- Các hình chiếu (slides) cho mỗi buổi học

Tài liệu đọc thêm: Các bài đọc

139Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

10. Trang bị, phương tiện:

Bao gồm: - Phòng tập huấn đủ chỗ và hoạt động ngoài lớp cho 40 người - Bảng trắng (1) và bút dạ các màu (5 chiếc x 3 màu) - Bảng ghim và giá đỡ giấy khổ rộng A0 và A1 - Máy chiếu powerpoint - Giấy màu các loại; giấy A4 (1 ram); giấy khổ rộng A0 và A1 (mỗi loại 20 tờ) - Băng dán, kéo, dây v.v.

11. Yêu cầu đối với học viên:

- Đã được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ - Đã tham gia công tác quản lý và lãnh đạo tại đơn vị cấp phòng - Tham dự đầy đủ và tích cực các buổi tập huấn và các hoạt động, bài tập xây

dựng kỹ năng trên lớp - Hoàn thành các bài tập và bài kiểm tra

12. Yêu cầu đối với giảng viên: Giảng viên cho chuyên đề này phải là những người được đào tạo cơ bản cả về chuyên môn và phương pháp đào tạo người lớn, có học vị từ thạc sỹ trở lên, có kinh nghiệm giảng dạy cho cán bộ, công chức từ 10 năm trở lên, và có kinh nghiệm quản lý đơn vị ít nhất 5 năm.

Giảng viên trong Nhóm chuyên gia trong nước của Công ty MCaD: - TS. Nguyễn Khắc Hùng - TS. Nguyễn Xuân Nguyên

140 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

LỊCH BIỂU CỤ THỂ

Ngày Nội dung/hoạt độngNgày 18:00 – 8:15

8:15 – 8:45

8:45 – 9:00

9:00 – 9:30

9:30 – 9:45

9:45 – 10:00

10:00 – 11:00

11:00

13:30 – 13:40

13:40 – 14:00

14:00 – 15:00

15:00 – 15:15

15:15 – 16:00

16:00 – 16:30

16:30

Làm quen và giới thiệu chung chương trình

- Quản lý là gì- Khái niệm lãnh đạo

Phân biệt vai trò quản lý và lãnh đạo tại cấp phòng

Một số xu hướng quản lý và lãnh đạo hiện nay

Nghỉ giải lao

Giới thiệu kỹ thuật phân tích

Bài tập xây dựng kỹ năng 1: Thảo luận tổ

Nghỉ trưa

Khởi động

Động não: Sử dụng kỹ thuật Lập bản đồ tư duy (Mind-map) cho quản lý và lãnh đạo của cấp phòng

- Một số học thuyết về quản lý và lãnh đạo- Yếu tố văn hóa trong công tác quản lý và lãnh đạo

Nghỉ giải lao

Bài tập xây dựng kỹ năng 2: Trắc nghiệm về tính cách của bạn và tác động tới công tác quản lý và lãnh đạo ở cấp phòng

- Trình bày kết quả: lãnh đạo theo tình huống- Tổng hợp ngày học

Nghỉ

141Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Ngày 28:00 – 8:10

8:10 – 8:45

8:45 – 9:00

9:00 – 9:30

9:30 – 9:45

9:45 – 10:15

10:15 – 11:00

11:00

13:30 – 13:40

13:40 – 14:10

14:10 – 15:00

15:00 – 15:15

15:15 – 16:00

16:00 – 16:30

16:30

Khởi động

Ôn tập bài cũ

Tìm hiểu về phong cách lãnh đạo của bạn

Bài trắc nghiệm về phong cách lãnh đạo nổi trội của bạn

Nghỉ giải lao

Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Xây dựng mục tiêu và kế hoạch công tác cho đơn vị

- Bài tập xây dựng kỹ năng 3- Trình bày kết quả bài tập

Nghỉ trưa

Khởi động

Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Phân công công việc và tổ chức triển khai công tác ở phòng

Bài tập xây dựng kỹ năng 4: Giao việc và ủy quyền

Học viên trình bày kết quả bài tập

Nghỉ giải lao

Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Kèm cặp và hướng dẫn nhân viên

- Tổng hợp nội dung ngày học- Đánh giá ngày học

Nghỉ

142 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Ngày 38:00 – 8:10

8:10 – 8:45

8:45 – 9:30

9:30 – 9:45

9:45 – 10:00

10:00 – 11:00

11:00

13:30 – 13:40

13:40 – 14:00

14:10 – 15:00

15:00 – 15:15

15:15 – 15:45

15:45 – 16:30

16:30

Khởi động

Ôn tập bài cũ

Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Tạo động cơ làm việc cho nhân viên

Nghỉ giải lao

Nêu yêu cầu tình huống

Bài tập xây dựng kỹ năng 5: Phân tích tình huống lãnh đạo và quản lý tại cấp phòng

Học viên trình bày kết quả

Nghỉ trưa

Khởi động

Động não: sử dụng Mind-map cho nhóm

Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Điều hành cuộc họp hiệu quảNghỉ giải lao

Bài tập xây dựng kỹ năng 6: Đóng vai

Tổng hợp nội dung chuyên đề

Bế mạc

Nghỉ

143Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

TÌNH HUỐNG CẢI

CÁCH HÀNH CHÍNH

CỦA CÁC TỈNH THUỘC

CHƯƠNG TRÌNH

I. Tỉnh Đắk Nông:

1.1 Tình huống 1: Nâng cao năng lực lập kế hoạch và quản lý CCHC cho CBCC tham mưu thực hiện công tác CCHC trên địa bàn tỉnh Đăk Nông

1. Bối cảnh

Trong quá trình thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, công tác cải cách hành chính Nhà nước của tỉnh đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực. Hệ thống văn bản chỉ đạo ban hành kịp thời, trong đó việc lập kế hoạch và quản lý CCHC được thực hiện hàng năm theo quy định.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số những hạn chế tồn tại trong việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch (trước năm 2008), đó là: Việc lập kế hoạch còn chậm, mang tính hình thức và đối phó; ban hành kế hoạch nhưng không thực hiện theo các nội dung kế hoạch. Hiệu quả thực hiện chưa cao, các hoạt động trong kế hoạch chưa rõ ràng, kế hoạch chưa có sự phân định rõ trách nhiệm, nội dung và thời gian thực hiện cụ thể. Nội dung kế hoạch hàng năm còn dài, còn mang tính chung chung. Lập kế hoạch nhưng không bố trí nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài lực) để thực hiện nên việc thực hiện kế hoạch không thành công. Đặc biệt là không thể theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

Nguyên nhân của thực trạng trên là do: nhận thức của CBCC trên địa bàn tỉnh chưa đồng đều. Chưa có đầu mối thực hiện công tác CCHC tại từng đơn vị; trình độ năng lực của của đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu thực hiện công tác CCHC còn nhiều bất cập, kỹ năng lập kế hoạch và quản lý CCHC còn thiếu và yếu. CBCC chưa được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lập kế hoạch, quản lý và thực hiện kế hoạch. Việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch CCHC của các ngành còn chung chung, chưa xác định rõ mục tiêu kế hoạch, các kết quả đầu ra, các hoạt động cụ thể để thực hiện. Nguồn ngân sách của tỉnh thiếu và việc phân bổ ngân sách chưa tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm của CCHC. Từ thực trạng trên dẫn đến việc lập và thực hiện kế hoạch CCHC hàng

144 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

năm không mang lại hiệu quả cao. Do vậy, UBND tỉnh xác định việc xây dựng đội ngũ CBCC có năng lực và chuyên môn sâu tại từng đơn vị (từ cấp tỉnh đến cấp xã) để tham mưu, thực hiện công tác CCHC có chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm của CCHC. Xác định rõ việc đầu tiên cần thực hiện là phải bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch và quản lý CCHC nhằm tham mưu và triển khai thực hiện công tác CCHC hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

2. Diễn biến tình huống

Được sự hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật của Đại sứ quán Đan Mạch, Ban Quản lý (BQL) chương trình CCHC phối hợp Sở Nội vụ và nhóm chuyên gia hỗ trợ chương trình CCHC tổ chức tập huấn cho CBCC tham mưu, thực hiện Công tác CCHC. Từ năm 2009 đến 2012, tỉnh Đăk Nông đã tổ chức 04 khoá tập huấn cho khoảng 200 lượt CBCC các cấp (mỗi năm tổ chức 01 khoá/50 học viên) về kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch và quản lý CCHC, trong đó, đối tượng chủ yếu là:

- Đối với các sở, ban, ngành: Chánh Văn phòng (hoặc Phó Chánh Văn phòng) là người trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo sở thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị.

- Đối với các huyện, thị xã: Lãnh đạo văn phòng HĐND-UBND; Phòng Nội vụ (hoặc chuyên viên) là người trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBND huyện, thị thực hiện nhiệm vụ CCHC tại huyện, thị.

- Đối với UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã): Phó Chủ tịch UBND xã (hoặc Văn phòng UBND cấp xã) là người trực tiếp tham mưu cho UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.

Những đối tượng tham gia tập huấn trên sẽ là đầu mối tham mưu, thực hiện nhiệm vụ CCHC tại các đơn vị.

Nội dung tập huấn: Ban quản lý chương trình CCHC phối hợp với nhóm chuyên gia hỗ trợ chương trình tập huấn kiến thức về lập kế hoạch CCHC theo khung lô gích. Trong đó, nêu rõ các kết quả đầu ra, các hoạt động cụ thể để đạt kết quả, thời gian, trách nhiệm thực hiện; tài liệu kiểm chứng hoạt động trên và bố trí kinh phí để thực hiện. Bồi dưỡng thêm các kiến thức xây dựng các chỉ số theo dõi - đánh giá thực hiện CCHC; kỹ năng viết báo cáo CCHC theo khung.

Thời gian tổ chức tập huấn: 2-3 ngày/khoá.

Qua các khoá tập huấn, những CBCC làm công tác CCHC không những được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và là dịp chia sẻ kinh nghiệm: bài học thành công và thất bại trong quá trình thực hiện các hoạt động CCHC tại từng đơn vị. Từ đó, đúc rút được các bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện CCHC tại tỉnh.

3. Kết quả việc tập huấn

Việc tổ chức các lớp tập huấn bước đầu đã nâng cao nhận thức của CBCC trong việc tích cực tham mưu cho lãnh đạo đơn vị thực hiện công tác CCHC. Bắt đầu từ năm 2010 đến nay, việc xây dựng và lập kế hoạch CCHC hàng năm được xây dựng theo khung logic, đầy đủ, phù hợp và khoa học. Đồng thời phân công trách nhiệm, thời gian thực hiện cụ thể, rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm cụ của từng cơ quan, đơn vị.

145Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Việc lập kế hoạch theo khung logic giúp lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các đơn vị dễ dàng theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Đồng thời giúp lãnh đạo đơn vị đánh giá tốt nhất mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cá nhân, đơn vị thực hiện hoạt động CCHC trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian tới, việc lập kế hoạch theo khung lô gích sẽ được thực hiện thường xuyên và bền vững tại tỉnh Đăk Nông. Đây chính là kết quả lớn nhất của quá trình tổ chức tập huấn các lớp Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng lập Kế hoạch cho CBCC tham mưu, thực hiện CCHC.

4. Bài học kinh nghiệm

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn vầ lập kế hoạch và quản lý CCHC cho đội ngũ CBCC tham mưu thực hiện công tác CCHC trên địa bàn tỉnh, cụ thể là 1-2 khoá tập huấn/năm.

Việc lựa chọn đối tượng tham gia tập huấn cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Đối tượng phải là CBCC quản lý nhà nước về công tác CCHC và những người tham mưu chính cho lãnh đạo đơn vị thực hiện CCHC (tham mưu từ khâu lập kế hoạch, triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện);

Khâu tổ chức khoá học là khá quan trọng, cần chuẩn bị hội trường, dụng cụ học tập, tài liệu và tổ chức lớp học trang trọng, nghiêm túc. Ban tổ chức lớp học phải thường xuyên thực hiện điểm danh số lượng học viên để nắm bắt.

Trong quá trình tổ chức tập huấn nên lập một danh sách các địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ Email… của các thành viên tham gia tập huấn. Đồng thời cung cấp đầy đủ cho các học viên tham gia để họ có thể liên lạc, trao đổi thông tin về CCHC. Mỗi đơn vị cần có CBCC chuyên trách tham mưu công tác CCHC thì việc xây dựng và thực hiện kế hoạch mang tính bền vững và lâu dài.

Về nội dung các khoá học, cân đối thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành các nội dung, nhằm tạo không khí lớp học sôi nổi, học viên hào hứng tiếp nhận kiến thức và kỹ năng.

Sau mỗi khoá tập huấn cần tổ chức đánh giá, lấy ý kiến của học viên về việc tổ chức lớp, nội dung khoá học, giảng viên,… Đồng thời tổng hợp, báo cáo các đơn vị để nắm bắt và chủ động thực hiện.

Kế thừa các kiến thức và nội dung đã học, hàng năm có văn bản đề nghị các đơn vị lập kế hoạch CCHC theo khung lô gích. Đồng thời có hướng dẫn cụ thể để các đơn vị phát huy phương pháp lập kế hoạch này thì việc thực hiện mới tồn tại bền vững tại tỉnh.

1.2 Tình huống 2: Tỉnh Đăk Nông đây mạnh thực hiện công tác CCHC để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

1. Bối cảnh:

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (gọi tắt là PCI - Provincial Competitiveness Index) được coi như một công cụ đánh giá, đo lường và xếp hạng công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế của cấp tỉnh dựa trên môi trường kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của khu

146 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

vực kinh tế tư nhân thông qua cảm nhận của các doanh nghiệp dân doanh.

Thứ bậc xếp hạng về PCI các năm 2009, 2010 của tỉnh Đăk Nông xếp vào hạng cuối của bảng xếp hạng PCI toàn quốc. Đến năm 2011, chỉ số PCI của tỉnh Đăk Nông đã có bước chuyển biến tích cực, thứ bậc xếp hạng PCI tỉnh Đăk Nông đứng trong nhóm trung bình (xếp hạng thứ 59/63 trong bảng xếp hạng PCI toàn quốc). Đây là những nỗ lực của chính quyền tỉnh trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao chỉ số PCI và trong đó có sự góp phần quan trọng không nhỏ của công tác CCHC.

2. Diễn biến tình huống:

Ngay sau khi Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam công bố kết quả chỉ số PCI toàn quốc, chính quyền tỉnh đã tổ chức Hội thảo đánh giá chỉ số PCI với thành phần tham dự là Lãnh đạo các sở, ban, ngành; lãnh đạo các huyện, thị xã; lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để đánh giá kết quả (từng chỉ số thành phần) chỉ số năng lực cạnh tranh năm trước và đưa ra các giải pháp hay, phù hợp nâng cao chỉ số PCI năm tới.

Sau đó, UBND tỉnh quyết định thành lập Ban chỉ đạo nâng cao chỉ số PCI (do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban chỉ đạo) và tổ tư vấn PCI (do đồng chí Giám đốc sở KH - ĐT làm Tổ trưởng) nhằm chỉ đạo chặt chẽ các nội dung liên quan đến việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao chỉ số PCI. Đồng thời, giao trách nhiệm cụ thể đến các thành viên trong Ban chỉ đạo.

Tháng 7/2011, UBND tỉnh Đăk Nông ban hành Quyết định 1453/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch nâng cao chỉ số PCI và cải thiện môi trường kinh doanh giai đoạn 2010 -2015. Tiếp theo đó, trong tháng 3/2012, UBND tỉnh Đăk Nông ban hành Chỉ thị 04/CT-CTUBND, ngày 29/3/2012 về việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Đăk Nông năm 2012 và các năm tiếp theo.

Khoảng tháng 3 hàng năm, UBND tổ chức hội nghị gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp. Đây là cơ hội để chính quyền và doanh nghiệp chia sẻ những khó khăn, đóng góp ý kiến để xây dựng và tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, thân thiện.

Những việc làm trên đã thể hiện quyết tâm chính trị của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các Sở, ngành trong việc tạo lập môi trường môi trường đầu tư - kinh doanh thân thiện và tác động trực tiếp đến chỉ số về tính tiên phong của lãnh đạo tỉnh. Đồng thời là đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến các chỉ số thành phần khác.

Hằng năm, UBND tỉnh chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện và nâng cao chất lượng ban hành VBQPPL, đặc biệt là các văn bản liên quan đến cơ chế chính sách về đầu tư; khuyến khích xã hội hóa, phát triển nông nghiệp chất lượng cao, khai khoáng, xây dựng...

Đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa liên thông trên một số lĩnh vực như: đất đai, đăng ký kinh doanh, cấp phép quảng cáo... thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

Năm 2010, UBND tỉnh ban hành và triển khai thực hiện cơ chế tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính (Quyết định

147Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

30/2010/QĐ-UBND, ngày 05/10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông). Đây là cơ chế nhằm thu hút các phản ánh, kiến nghị của cá nhân và tổ chức. Tác động gián tiếp đến chỉ số về thiết chế pháp lý.

Năm 2010, UBND tỉnh đã chỉ đạo, ban hành và triển khai thực hiện Đề án thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại Sở TN-MT, ban hành quy hoạch sử dụng đất. Khung giá đất được điều chỉnh phù hợp hơn với thực tế, xây dựng phương án tạo quỹ đất sạch để thu hút dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận cho 300 DN chưa được cấp đất… những nỗ lực trên đã và đang cải thiện chỉ số về tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất của tỉnh trong thời gian qua.

Song song với những hoạt động trên, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước, áp dụng các công cụ quản lý hiện đại; thực hiện hiệu quả cơ chế một của, một cửa liên thông theo hướng hiện đại tại UBND các huyện, thị xã;

Tỉnh đã tổ chức các khoá tập huấn nâng cao năng lực cho CBCC trên địa bàn tỉnh, chú trọng tới CBCC làm việc tại bộ phận một cửa các cấp (4-5 khoá/năm), lựa chọn và sử dụng CBCC có năng lực, trình độ chuyên môn. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của CBCC trong việc phục vụ nhân dân, giảm thiểu thời gian và chi phí đi lại cho công dân, tổ chức khi thực hiện TTHC và các hoạt động trên tác động đến Chi phí gia nhập thị trường và chi phí thời gian thực hiện các quy định của nhà nước.

Năm 2011, UBND tỉnh ban hành quy hoạch nguồn nhân lực tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2011 -2020, thực hiện tốt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2011 - 2015; khuyến khích CBCC nâng cao trình độ chuyên môn... nhằm tạo cơ chế, chính sách để không ngừng nâng cao trình độ lao động trên địa bàn tỉnh và từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn và cải thiện chỉ số về đào tạo lao động.

Năm 2011, Tỉnh Đăk Nông xây dựng và vận hành tốt Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các 15 trang web của các sở, ban, ngành; UBND các huyện. Cổng thông tin và các trang thông tin điện tử đã đăng tải và công bố, công khai đầy đủ các nội dung về CCHC, thủ tục hành chính,… Đồng thời thực hiện quảng bá hình ảnh Đăk Nông giàu tiềm năng và một môi trường kinh doanh thân thiện đến các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận các thông tin trong quản lý. Các hoạt động trên đã tác động, cải thiện chỉ số về tính công khai, minh bạch thông tin.

3. Kết quả:

Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Đăk Nông (PCI) năm 2011 đã tăng 04 bậc so năm 2011: từ bậc 63 (năm 2010) lên hạng thứ 59 (năm 2011), so sánh kết quả PCI 02 năm 2010 và 2011, như sau:

148 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

STT Chỉ số thành phầnNăm 2011 Năm 2010 So sánh

Điểm/bậc2011/2010

Điểm số

Thứ hạng

Điểm số

Thứ hạng

1 Chi phí gia nhập thị trường 7,30 63 5,07 63 2,23(0)

2 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 7,51 10 5,71 39 1,80(+28)

3 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 4,66 61 2,76 63 1,90 (+2)

4 Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước 6,16 43 5,77 43 0,39 (0)

5 Chi phí không chính thức 6,21 44 6,87 16 -0,66 (-28)

6 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 4,76 29 5,38 30 -0,62 (+1)

7 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 2,43 56 4,14 60 -1,71 (+4)8 Đào tạo lao động 4,21 56 4,72 57 -0,51(+1)9 Thiết chế pháp lý 4,91 51 6,06 9 -1,15 (-42)

Trong 09 chỉ số thành phần thì có 05 chỉ số thành phần giảm điểm so với năm 2010, gồm:

- Chi phí không chính thức giảm 0,66 điểm và giảm 28 bậc; - Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo giảm 0,62 điểm và tăng 1 bậc;- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp giảm 1,71 điểm và tăng 4 bậc; - Đào tạo lao động giảm 0,51 điểm và tăng 1 bậc; - Thiết chế pháp lý giảm 1,15 điểm và giảm 42 bậc.

Có 02 chỉ số thành phần tăng điểm nhưng thứ hạng vẫn không tăng (63/63):

- Chi phí gia nhập thị trường tăng 2,23 điểm;- Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước tăng 0,39 điểm

Và có 02 chỉ số thành phần tăng cả điểm và vị trí là:

- Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất tăng 1,8 điểm và tăng 29 bậc;- Tính minh bạch và tiếp cận thông tin tăng 1,9 điểm và tăng 2 bậc.

4. Bài học kinh nghiệm liên quan đến CCHC:

- Thành lập Ban chỉ đạo nâng cao PCI nhằm chỉ đạo chặt chẽ các nội dung liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao chỉ số PCI.

- Giao trách nhiệm cụ thể đến từng sở, ngành liên quan nhiều đến các chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh và có trách nhiệm cải thiện từng chỉ số thành phần trong năm;

- Chính quyền tỉnh, huyện định kỳ tổ chức các hội nghị, hội thảo gặp mặt doanh nghiệp nhằm trao đổi, tìm các giải pháp giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp.

- Hàng năm, ban hành kế hoạch nâng cao chỉ số PCI; đồng thời theo dõi và chỉ

149Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

đạo thực hiện hiệu quả các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của kế hoạch.

- Mở rộng thực hiện cơ chế một cửa liên thông giữa các cấp, các ngành. Đồng thời đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC làm việc tại bộ phận một cửa.

- Áp dụng các công cụ quản lý mới trong giải quyết công việc cũng như giải quyết thủ tục hành chính, nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất công việc./.

150 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

II.Tỉnh Lai Châu:

2.1 Tình huống 1: Bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Lai Châu thuộc

Chương trình GOPA I, giai đoạn 2007 -2011

I. BỐI CẢNH

Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, trong những năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được tỉnh hết sức quan tâm và đã đạt được những kết quả tích cực như: số lượng cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng tăng; trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác Cải cách hành chính nói chung và cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” nói riêng được nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên trong quá trình tổ chức cho thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều khó khăn, bất cấp:

- Việc khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trước khi mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chưa được thực hiện tốt do đó hàng năm tỉnh chi một khoản tiền lớn cho những lớp tập huấn, bồi dưỡng cho hàng trăm người tuy nhiên hiệu quả và chất lượng chưa được cao. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu cân đối giữa việc trang bị trình độ lý luận chính trị với kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, chưa quan tâm nhiều đến đào tạo kiến thức quản lý chuyên ngành, lĩnh vực; việc mở các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề có phần hạn chế.

- Chế độ kinh phí đào tạo hiện hành được xây dựng trên cơ sở cách làm truyền thống, kinh phí tính theo đầu người học nên lớp học phải đông mới đảm bảo kinh phí thực hiện.

- Phương pháp đào tạo theo lối truyền thống không khuyến khích sự tham gia tích cực của các học viên. Các lớp đào tạo kỹ năng theo phương pháp mới khó thực hiện vì số lượng học viên của một lớp hạn chế, trang thiết bị giảng dạy chưa được đầu tư, diện tích phòng học còn chưa đảm bảo, giảng viên chưa cập nhật kịp phương pháp giảng dạy mới; định mức chi thấp so với thực tế do đó cách đào tạo theo phương pháp mới, phát triển kỹ năng thực hiện công việc chỉ được áp dụng đối với các dự án.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của địa phương chưa đồng bộ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu. Các nhóm đối tượng cán bộ, công chức ở mặt này hoặc mặt khác còn chưa đạt các tiêu chuẩn theo qui định, đặc biệt đội ngũ cán bộ cơ sở, xã, phường trình độ còn thấp và còn nhiều bất cập.

151Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

- Đào tạo, bồi dưỡng tăng cường năng lực làm việc cho cán bộ, công chức yêu cầu những người dạy phải thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết. Họ phải là những người có kiến thức kinh nghiệm làm việc, thạo việc hơn học viên, được bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy và được phân công làm giảng viên kiêm nhiệm chứ không phải là những người chỉ giảng giải lý thuyết. Tuy nhiên một thực tế cho thấy, đối với công tác CCHC thì khó đảm bảo đội ngũ giảng viên am hiểu và có nhiều kinh nghiệm về công tác này. Giảng viên ở các cơ sở đào tạo trong Tỉnh chưa theo kịp phương pháp và kỹ năng đào tạo mới, đào tạo nâng cao năng lực.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực sự chưa chủ động, chủ yếu là khi có công văn từ cấp trên hoặc từ các Trung tâm đào tạo gửi thông báo tuyển sinh. Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào thực trạng cán bộ, công chức trong cơ quan rồi mới lập danh sách đăng ký. Tuy trong thực tế, việc cử cán bộ, công chức đi học là có lựa chọn, nhưng chưa được triệt để. Đi học các lớp này, đa số học viên chỉ học mang tính đối phó là chủ yếu, học để lấy bằng cấp, chứng chỉ, chứ chưa có mục đích rõ ràng, là học để làm việc.

II. DIỄN BIẾN TÌNH HUỐNG

Trong thời gian thực hiện giai đoạn GOPA I của Chương trình, với sự hỗ trợ của nhóm chuyên gia về CCHC trong nước và quốc tế, giữa Đại sứ quán Đan Mạch và các tỉnh đã thống nhất kế hoạch CCHC hàng năm của các tỉnh trong đó ưu tiên đến việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức.

Với mục tiêu “nâng cao năng lực cán bộ công chức” đặc biệt là các CBCC làm công tác CCHC Tỉnh Lai Châu đã chú trọng tổ chức các khóa bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cho CBCC làm công tác Cải cách hành chính nói chung và đội ngũ CBCC làm việc tại bộ phận “một cửa” nói riêng. Với việc xác định rõ nội dung bồi dưỡng cho cán bộ, công chức là đảm bảo “bồi dưỡng cái cần thiết” cho CBCC nên các nội dung đào tạo bồi dưỡng đã được Tỉnh và nhóm chuyên gia lựa chọn phù hợp. Trong quá trình tổ chức đã chú trọng đến “chất lượng hơn số lượng” nên việc lựa chọn đối tượng cũng như số lượng các học viên các lớp được Tỉnh thực hiện đảm bảo số lượng và chất lượng, nội dung đào tạo bồi dưỡng mang tính chất chuyên sâu.

Hàng năm việc xác định nội dung tập huấn dựa trên nhu cầu của các đơn vị (các đơn vị gửi kế hoạch) sau đó Sở Nội vụ tổng hợp phân tích lựa chọn nội thiết thực đưa vào kế hoạch năm.

Sau khi có kế hoạch kèm theo thời gian dự kiến Sở Nội vụ (trực tiếp là phòng Cải cách hành chính) gửi kế hoạch đào tạo cho các đơn vị liên quan để chủ động về thời gian.Địa điểm tổ chức các khóa bồi đưỡng, tập huấn được chú trọng đảm bảo thuận lợi cho học viên và có đầy đủ các điều kiện cần thiết để tổ chức khóa học.

Việc lựa chọn giảng viên cho các khóa học được cân nhắc cẩn thận, trên cơ sở nội dung cần tập huấn, bồi dưỡng, cùng với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, đảm bảo giảng viên là người có kinh nghiệm và khả năng truyền đạt tốt.

Sau khi đã lựa chọn được đối tượng giảng viên sẽ tiến hành thống nhất giảng viên về chương trình, thời gian nội dung, phương pháp tập huấn cũng như các tài liệu phục vụ cho công tác tập huấn.

152 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Dưới sự tư vấn, hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hùng và Thạc sĩ Nguyễn Tiến Dũng, hai chuyên gia trong nước về Cải cách hành chính đến từ Chương trình Quản trị công và Cải cách hành chính Việt Nam – Đan Mạch, đặc biệt là có sự hỗ trợ của Tiến sĩ Yeow Poon cố vấn quốc tế về CCHC đã truyền tải tới học viên các kinh nghiệm mới, hết sức thiết thực cho công tác CCHC tỉnh Lai Châu.

Một số lớp bồi dưỡng có tính chất chuyên sâu bằng cách mời các báo cáo viên tại các ngành giảng dạy các chuyên đề liên quan đến các lĩnh vực tư pháp, địa chính, xây dựng… giảng dạy cho các cán bộ trực tiếp làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại cấp huyện và cấp xã. Đây là đội ngũ giảng viên am hiểu chuyên môn có nhiều kinh nghiệm trong thực tế.

Phương pháp giảng dạy hiện nay áp dụng theo hai phương pháp là phương pháp truyền thống và phương pháp giáo dục chủ động (lấy học viên làm trung tâm) gồm các phương pháp tập huấn như:

- Thuyết trình có minh họa; - Thảo luận nhóm; - Trình bày kết quả làm việc theo nhóm;- Chia sẻ kinh nghiệm;- Nguồn tài liệu bổ sung.

Theo tổng kết đánh giá học viên cho thấy: các lớp tổ chức theo phương pháp mới lấy đối tượng học viên làm trung tâm, áp dụng phương pháp thảo luận nhóm và trình bày kết quả làm việc theo nhóm tuy số lượng học viên mỗi khóa bồi dưỡng này ít nhưng được học viên đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả vì đó là cơ hội để cho các học viên trình bày những quan điểm của mình trên cơ sở đó trao đổi hai chiều giữa giảng viên với học viên và giữa học viên với nhau. Còn các khóa bồi dưỡng theo phương pháp thuyết trình tuy số lượng học viên mỗi khóa đông nhưng học viên đánh giá ít hiệu quả.

III. KẾT QUẢ

1. Các kết quả đạt được

Trong giai đoạn 1 của chương trình tỉnh Lai Châu đã tiến hành mở 17 lớp bồi dưỡng về kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng giải quyết công việc cho cán bộ, công chức làm công tác CCHC và cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại bộ phận “một cửa” cho 813 lượt CBCC, viên chức trong đó đã tổ chức cho 177 CBCC, viên chức trong tỉnh đi thăm quan học tập kinh nghiệm cải cách hành chính tại hai tỉnh Vĩnh Phúc và Ninh Bình, đây là cơ hội để CBCC trong tỉnh giao lưu học hỏi về các kinh nghiệm để vận dụng vào việc CCHC tại địa phương công tác. Một số nội dung đào tạo bồi dưỡng có thể kể đến như:

+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng CCHC cho lãnh đạo Sở, ngành, UBND các huyện, xã;

+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng CCHC cho cán bộ, công chức cấp xã; + Kỹ năng quản lý cho cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương; + Kỹ năng lãnh đạo, tổ chức kiểm tra hành chính, xử phạt hành chính cho chủ tịch,

phó chủ tịch xã; + Kỹ năng Quản lý thực thi công tác theo kết quả (PMS)…

153Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Tổ chức bồi dưỡng kiến thức CCHC cho giảng viên Trường Chính trị tỉnh, đây là lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền phổ biến nội dung CCHC đến đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người dân.

Hàng năm, thông qua các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm công tác cải cách hành chính giữa 05 tỉnh (Lai Châu, Điện Biện, Lào Cai, Đắk Lắk, Đắk Nông) là cơ hội để CBCC làm công tác CCHC của 05 tỉnh học hỏi chia sẻ kinh nghiệm. Cùng với đó việc tổ chức cho CBCC đi học tập kinh nghiệm cải cách hành chính tại nước ngoài giúp cho họ có những hiểu biết rộng hơn học tập được những kinh nghiệm từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác CCHC không chỉ riêng Tỉnh Lai Châu mà các tỉnh bạn có thể tham khảo.

Một hoạt động có thể nói là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện thành công mục tiêu giai đoạn I của Trụ cột Cải cách hành chính là: thông qua các khóa bồi dưỡng và các Hội thảo về xây dựng hệ thống quản lý theo kết quả (PMS) giúp cho việc lập kế hoạch ngân sách, theo dõi, thu thập dữ liệu, đánh giá thực thi công việc của cán bộ, báo cáo, xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch CCHC được hiệu quả. Học viên đã tích cực làm việc cùng nhau để xây dựng mục tiêu chiến lược cho cơ quan, đơn vị mình công tác thông qua việc xác định và phân tích vấn đề.

2. Các kết quả chưa đạt được

Công tác tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chưa thực sự được tốt do: (1) các phòng họp phải thuê, diện tích và các điều kiện học tập chưa được đảm bảo; (2) chế độ chi tiêu tài chính cho hoạt động đào tạo chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa khuyến khích được người học; (3) công tác chiêu sinh tuy đã quan tâm đến đối tượng tuy nhiên hiện tượng sai đối tượng tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn vẫn còn.

Một số cơ quan đơn vị chưa chú trọng đến việc cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức.

Một số học viên chưa xác định được rõ mục tiêu của các khóa đào tạo bồi dưỡng nên ý thức học tập chưa cao. Sự vận dụng các kiến thức thu được sau các khóa tập huấn vào công việc thực tế của học viên còn chưa được nhiều.

Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên của tỉnh có năng lực nhưng kinh nghiệm thực tế còn hạn chế đặc biệt là kinh nghiệm trong công tác cải cách hành chính, chính vì vậy việc truyền đạt các kiến thức, kinh nghiệm cho học viên còn hạn chế.

Các lớp tập huấn, bồi dưỡng theo phương pháp mới chưa được thực hiện thường xuyên mới dừng lại ở các lớp có giảng viên là các chuyên gia trong nước và quốc tế về CCHC.

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Việc đào tạo bồi dưỡng CBCC phải xuất phát từ yêu cầu cụ thể của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc để lập kế hoạch mở lớp cũng như biên soạn chương trình, giáo trình cho phù hợp. Muốn vậy phải khảo sát và xác định nhu cầu đầu vào để thiết kế chương trình, nội dung, các chuyên đề và phương pháp đào tạo cho phù hợp. Đơn vị đào tạo, bồi dưỡng phải cung cấp những gì mà người được đào tạo, bồi dưỡng

154 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

cần chứ không áp đặt những gì mình có. Về phía người học, tinh thần đặt ra là học để làm chứ không phải học để biết rồi bỏ đấy. Theo hướng đó, nội dung chương trình sẽ giản lược phần lý thuyết và lấy trọng tâm là trang bị kỹ năng nghiệp vụ xuất phát từ nhu cầu công việc. Tránh việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chung chung, không xác định rõ mục tiêu cũng như đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng.

Việc xây dựng chương trình phải chú ý hơn tới nhu cầu của người học, phù hợp với từng đối tượng cán bộ, công chức và có tính hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ cao; giảm những phần kiến thức về lý luận chung. Trong việc thiết kế nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần tham khảo ý kiến đánh giá, nhận xét, góp ý của chính những người học và của cơ quan, đơn vị cử đi học. Thực tế cho thấy, nội dung chương trình chỉ thu hút được người học khi nó thực sự thiết thực đối với họ.

Tăng cường xây dựng, nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngày càng cao của công chức.

Hiện đại hóa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Có cơ chế tài chính phù hợp hơn đối với việc đào tạo bồi dưỡng CBCC để đáp ứng với nhiệm vụ yêu cầu mới.

Tiến hành tổ chức điều tra đánh giá tác động sau đào tạo và hiệu quả đào tạo để các nhà quản lý và cơ sở đào tạo có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời với các khuyến nghị đưa ra.

155Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

2.2 Tình huống 2: Vận dụng kỹ thuật phỏng vấn trong điều tra hoạt động của các đơn vị “Một cửa” tỉnh Lai Châu

Việc áp dụng mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” là nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho công dân và tổ chức. Ngoài ra, mô hình cũng thúc đẩy sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết công việc cho công dân và tổ chức, giảm bớt sự phiền hà nhũng nhiễu, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

Với chủ trương của Đảng và Nhà nước hiện nay, người dân ngày càng có nhiều cơ hội tham gia vào quá trình phát triển với nhiều hình thức khác nhau. Sự tham gia nhiều hơn của người dân với tư cách là người hưởng lợi giúp thúc đẩy và đảm bảo chất lượng, tính bền vững của chương trình, dự án. Dịch vụ công được hiểu là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội do nhà nước đảm nhận hay ủy quyền tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện. Cũng như các chương trình dự án, dịch vụ công sẽ có chất lượng hơn, phù hợp hơn khi có được các thông tin đánh giá từ người dân với tư cách là những người đã sử dụng dịch vụ. Ý kiến phản hồi của người dân sẽ giúp các cơ quan quản lý và cơ quan thực hiện trong cung ứng dịch vụ công điều chỉnh và cải thiện chất lượng.

Năm 2011, tỉnh Lai Châu đã tiến hành điều tra 800 ý kiến (người dân 700 phiếu, tổ chức 100 phiếu) về sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với bộ phận một cửa của các sở ngành tỉnh và các huyện, thị xã và một số xã, phường, thị trấn. Cơ quan đầu mối CCHC của Tỉnh là Sở Nội vụ đã phối hợp với một số cán bộ, công chức của Cục Thống kê và Trường Chính trị tỉnh sử dụng cả hai phương pháp: Định tính và định lượng, tức người dân tự điền phiếu và điều tra viên phỏng vấn trực tiếp từng người, thảo luận nhóm. Điều tra định tính để bổ sung, hỗ trợ và khẳng định thêm những ý kiến mà các điều tra cần thu thập, tìm hiểu và bên cạnh đó còn hỗ trợ cho các điều tra viên xây dựng những kiến nghị, đề xuất phù hợp.

Một nhóm điều tra được phân công đến huyện Tân Uyên và 5 xã của huyện, theo như kế hoạch của đoàn điều tra chúng tôi được đi điều tra trong một tuần sau đó về nộp phiếu điều tra cho trưởng đoàn điều tra. Nhóm của tôi được trưởng đoàn giao cho khá nhiều phiếu 240 phiếu (trong đó 150 phiếu điền và 90 phiếu phỏng vấn). Do đó chúng tôi đã tính toán thời gian phỏng vấn mỗi phiếu khoảng 20 phút. Trừ những thời gian có thể không gặp được người để dân phỏng vấn thì theo kế hoạch được giao, chúng tôi sẽ hoàn thành thời gian theo kế hoạch điều tra. Nhưng có nhiều cuộc phỏng vấn thời gian đã lên tới 30 – 45 phút, người dân phản ánh khá nhiều ý kiến, những bức xúc của người dân gặp phải trong quá trình giải quyết công việc. Đôi khi những ý kiến không đi đúng mục tiêu của cuộc khảo sát như “Đất đai của tôi ở đây họ trả tiền đền bù không đúng với giá thị trường”; “Các chính sách của trung ương và của tỉnh chưa sát với thực tế”…

Mặc dù đã cố ý hướng đối tượng phỏng vấn đi vào vấn đề chính, nhưng do có người để “cởi tấm lòng” nên đối tượng phỏng vấn đã không để cho tôi cơ hội nói mà người phỏng vấn trình bày dài dòng. Kết quả là hàng tiếng sau chúng tôi mới kết thúc được cuộc phỏng vấn đó. Các nhóm khác cũng gặp phải trường hợp tương tự. Tại huyện Phong Thổ, nhóm điều tra được Trưởng bản dẫn đến nhà dân, nhiều người dân còn chưa hiểu hết tiếng phổ thông nên phải có người phiên dịch “Tôi không hiểu hết đâu, tức là đến Ủy ban làm việc hả?”, “Cán bộ nhiệt tình lắm, tôi hỏi nó trả lời hết, nó không lấy tiền của tôi đâu”...

156 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Đoàn điều tra đã gặp rất nhiều tình huống khi cán bộ thì nói bộ phận một cửa làm việc rất hiệu quả, nhưng người dân lại đánh giá là chưa hiệu quả lắm, nhưng họ nói với đoàn điều tra “Để tí nữa về nhà tôi mới phản ánh, ở đây phản ánh không tiện” (do nhóm điều tra đang điều tra, phỏng vấn người dân tại bộ phận một cửa).

Kết quả điều tra năm 2010 về hiệu quả hoạt động của bộ phận thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông”, có 88,1% ý kiến người dân ở đô thị, 86% người dân ở nông thôn, 82% ý kiến của tổ chức đánh giá hài lòng và rất hài lòng với Bộ phận “một cửa”, “một cửa liên thông”. Tuy nhiên, vẫn còn 12 - 18% ý kiến đánh giá chưa hài lòng về Bộ phận “một cửa”, “một cửa liên thông”. Đây là vấn đề trong thời gian tới cần được tỉnh quan tâm và có giải pháp để cải thiện hơn nữa việc phục vụ yêu cầu của tổ chức và công dân.

Với sự hỗ trợ của Chương trình GOPA, kể từ năm 2010 đến nay, tỉnh Lai Châu đã tiến hành được 3 cuộc điều tra. Qua kinh nghiệm thực hiện này, tỉnh nêu lên các bước cần thực hiện trong điều tra sự hài lòng của người dân về dịch vụ một cửa tại tỉnh như sau:

Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu điều tra

Xác định mục đích điều tra là nhiệm vụ quan trọng nhất mà người tiến hành điều tra phải làm, các nhà điều tra cần phải đặt ra các câu hỏi như điều tra nhằm mục đích gì?điều tra như thế nào? Ai sẽ là người đi điều tra?... Khi đã xác định đúng mục tiêu thì các bước chuẩn bị nguồn lực đầu vào và kết quả đầu ra sẽ đạt kết quả tốt.

Bước 2: Xác định đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra là nơi cung cấp thông tin và là nơi các điều tra viên có thể khai thác thông tin sâu nhằm đạt được mục đích của mình. Khi đã xác định được đối tượng điều tra, các điều tra viên phải khoanh vùng phạm vi điều tra xây dựng phương án điều tra, phương pháp, cách thức điều tra.

Bước 3: Phạm vi và cách thức điều tra

Cuộc điều tra phải khoanh vùng được phạm vi điều tra, điều tra ở những địa bàn nào? Vùng thành thị hay nông thôn? Những vùng đó có nhiều công chức hay nhiều người dân? Vùng đó có nhiều người dân tộc thiểu số không? Thời gian nào đi điều tra thì có thể gặp được họ? Trình độ của họ như thế nào?... Các điều tra viên phải nắm được tất cả những thông tin trên để xây dựng phương án điều tra phù hợp.

Cách thức điều tra, các điều tra viên có thể sử dụng rất nhiều cách thức điều tra khác nhau nhằm đạt được mục đích của mình. Trên cơ sở mục đích điều tra và nắm được đối tượng điều tra, phạm vi điều tra, các điều tra viên sẽ xây dựng công cụ để điều tra (Hình thức: cho người dân điền phiếu trên cơ sở hướng dẫn của điều tra viên, phỏng vấn người dân đã từng giao dịch tại bộ phận “một cửa”, thảo luận nhóm, hỏi xoáy sâu vào những vấn đề trọng tâm, những vấn đề còn gặp khó khăn trong quá trình giải quyết công việc; gợi ý cho người dân phản ánh trung thực thái độ, cách ứng xử của CBCC làm việc tại bộ phận “một cửa”).Bước 4: Xác định và xây dựng công cụ điều tra

157Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

* Công cụ điều tra chất lượng là cộng cụ điều tra phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Công cụ điều tra phổ biến, nội dung phù hợp dễ thực hiện.- Công cụ điều tra thu thập và chứa đựng được các nguồn thông tin, số liệu tổng

hợp và chi tiết.- Số lượng công cụ điều tra phải có ít nhất từ 02 trở lên cho mỗi đối tượng là tổ

chức và cá nhân.

Đối với các các tổ chức và cá nhân phải thiết kế công cụ điều tra khác nhau, nhằm thu thập những thông tin của mỗi loại để có thể đưa ra so sánh, đánh giá và kết luận.

* Dùng phiếu điều tra:

+ Phiếu điều tra đối với tổ chức. + Phiếu điều tra đối với cá nhân.

* Dùng bảng hỏi phỏng vấn:

+ Bảng hỏi phỏng vấn dùng cho tổ chức. + Bảng hỏi phỏng vấn dùng cho cá nhân.

* Thu thập tài liệu, báo cáo có liên quan tới tổ chức và hoạt động của đơn vị “một cửa”.

Bước 5: Tập huấn cho các điều tra viên

Trước khi tiến hành điều tra các điều tra viên phải được tập huấn kỹ lưỡng về nội dung điều tra, nắm được công cụ điều tra, phương pháp điều tra, đối tượng điều tra, kinh nghiệm điều tra...

Điều tra viên dùng các công cụ điều tra khác nhau để thu thập và khai thác thông tin.

Phân nhóm điều tra và phân địa bàn điều tra cũng là vấn đề mà trưởng đoàn điều tra cần lưu ý, nếu trưởng đoàn điều tra không nắm được tâm lý của điều tra viên thì sẽ khó khăn trong việc sắp xếp nhóm và phân địa bàn. Vì các điều tra viên không cùng một đơn vị công tác, do đó khi sắp xếp nhóm điều tra, trưởng đoàn điều tra phải kết hợp, trong một nhóm điều tra phải có một điều tra viên hiểu rõ lĩnh vực điều tra làm trưởng nhóm và một điều tra viên không hiểu sâu là thành viên. Ví dụ: trưởng nhóm không thể phân hai người cùng có con nhỏ, người có thai đi cùng một nhóm điều tra ở địa bàn xa và ở lại đó điều tra trong thời gian dài; hay người trẻ tuổi, nóng tính đi đến những địa bàn nhiều người già, trình độ thấp, hay thắc mắc nhiều rất dễ xảy ra tình huống không mong muốn. Do đó phân nhóm điều tra và phân địa bàn điều tra cũng là yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều tra.

Bước 6: Tiến hành điều tra

Trong quá trình điều tra các điều tra viên phải linh hoạt về thời gian điều tra, thời gian phỏng vấn.

Từ các cuộc điều tra trên rút ra được bài học kinh nghiệm sau đây:

158 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

- Khi điều tra, điểm quan trọng là bảng câu hỏi điều tra không nên quá dài và không nên bao gồm câu hỏi mở hoặc những câu hỏi quá khó đối với người dân để đưa ra được câu trả lời chính xác. Các câu hỏi được sắp xếp theo trình tự khoa học, thể hiện mối quan hệ với nhau. Các câu hỏi đầu thường dễ, tạo hứng thú, thu hút sự quan tâm của người được phỏng vấn. Các câu hỏi sau khó hơn, độ khó tăng dần. Có thể sử dụng 1-2 câu hỏi cuối cùng để kiểm tra độ tin cậy, sự trung thực của người được phỏng vấn.

- Việc tiến hành điều tra cần tuân theo một quy tắc nhất định gồm các bước thực hiện mang tính thực tiễn. Điều này sẽ giúp đảm bảo chất lượng của cuộc điều tra.

- Khi các hoạt động điều tra được triển khai thì trưởng đoàn điều tra cần kiểm tra tiến độ thực hiện của các nhóm điều tra và thường xuyên đưa ra phản hồi. Trưởng đoàn điều tra và trưởng của các nhóm điều tra cần tổ chức, phối hợp trực tiếp với cơ quan, người được điều tra, để nâng cao hiểu biết về nội dung cuộc điều tra, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra, đồng thời để cuộc điều tra có kết quả tốt.

- Cuộc điều tra, điều tra viên nhận biết được tầm quan trọng của việc lựa chọn mẫu phiếu điều tra và tính toán độ tin cậy của số liệu trong quá trình chuẩn bị điều tra.

- Trong quá trình điều tra, các điều tra viên phải kết hợp cả câu hỏi định lượng và định tính và cần có một kế hoạch để các phương pháp này phối hợp tốt với nhau để có được hiệu quả tốt nhất. Các nhà lãnh đạo và cán bộ cũng nhận thấy nội dung khảo sát càng đơn giản càng tốt, không nên bao hàm quá nhiều chủ đề lớn.

- Cần tổ chức tập huấn cho các nhân viên, những người sẽ tổ chức khảo sát ở từng địa phương và tiến hành phỏng vấn.

Phương pháp phỏng vấn là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Do đó, trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ dễ dàng thu nhận được đầy đủ ý kiến trả lời, và biết được người được điều tra điền phiếu có chính xác và mâu thuẫn với nhau không. Bên cạnh đó các điều tra viên còn thu thập được những phản ánh, kiến nghị “tế nhị” mà người trong điền phiếu người điền phiếu không muốn điền. Việc kết hợp sử dụng phỏng vấn với một số kỹ thuật điều tra khác mang lại kết quả khách quan và toàn diện hơn trong điều tra sự hài lòng của tổ chức và công dân đối với hoạt động của bộ phận “một cửa”, giúp các đối tượng liên quan có phương án điều chỉnh và cải tiến hơn nữa hiệu quả công tác này. Đây cũng là đóng góp quan trọng của Chương trình GOPA đối với CCHC của tỉnh.

159Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

III. Tỉnh Lào Cai:

Tình huống 1: Lào Cai thực hiện mô hình quản lý tại khu hành chính Lào Cai – Cam Đường

I. BỐI CẢNH:

Trụ sở các cơ quan hành chính tỉnh Lào Cai được xây dựng từ những năm đầu tái lập tỉnh (1991), có quy mô nhỏ, mật độ xây dựng cao, riêng lẻ, kiến trúc lạc hậu, diện tích thảm cỏ, cây xanh rất nhỏ, chưa tạo được cảnh quan đẹp trong công sở. Về dịch vụ công sở: các cơ quan thực hiện các dịch vụ công sở chủ yếu là công tác bảo vệ và lao công tại đơn vị mình thông qua hình thức hợp đồng một người làm việc ngoài giờ hành chính, hầu hết là người không có chuyên môn nghiệp vụ; công tác vệ sinh môi trường một số cơ quan thuê ngoài, một số cơ quan kết hợp tự làm; chi phí tiền lương cho công tác này theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ. Hạn chế lớn nhất của đội ngũ này là thiếu chuyên nghiệp, vì thế chất lượng phục vụ không được tốt.

Năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 195/2004/NĐ-CP thành lập Thành phố Lào Cai trên cơ sở sáp nhập thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường. Với mục tiêu: Khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế để thành phố Lào Cai trở thành động lực phát triển chung về kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và bố trí, sắp xếp lại các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn theo quy hoạch được duyệt để đến năm 2010, thành phố Lào Cai trở thành một thành phố văn minh, hiện đại và giàu bản sắc văn hóa dân tộc của vùng Tây Bắc đồng thời tạo ra những điều kiện cơ bản cần thiết để đạt tiêu chí đô thị loại II trực thuộc tỉnh vào năm 2015.

II. DIỄN BIẾN TÌNH HUỐNG VÀ XỬ LÝ:

Trong chương trình công tác trọng tâm toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai, nhiệm kỳ 2006 - 2010 đã đề ra 7 chương trình và 29 đề án, trong đó có đề án “Hoàn thiện việc xây dựng thành phố Lào Cai” với nội dung là: đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo qui hoạch hiện đại: xây dựng các trụ sở hợp khối cho Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, các Sở, ban ngành của tỉnh, đồng thời sắp xếp ổn định dân cư cho hơn 1.500 hộ, xây nhà ở cho người có thu nhập thấp… tại khu đô thị mới Lào Cai - Cam đường ở Phía Nam thành phố Lào Cai. Toàn bộ đất và các trụ sở cũ các cơ quan của tỉnh cho giành cho thành phố Lào Cai với Chương trình: mở rộng kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ và phát triển

160 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

khu kinh tế cửa khẩu…

Theo kế hoạch chỉ đạo, năm 2010 toàn bộ các cơ quan Đảng, nhà nước của tỉnh chuyển về khu hành chính mới Lào Cai - Cam Đường. Các cơ quan được bố trí ở 9 trụ sở hợp khối (chưa tính các trụ sở của các cơ quan thuộc ngành dọc Trung ương đóng tại địa phương, như: Quân đội, Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát, Hải quan, Kho bạc nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp…). Các trụ sở hợp khối được quy hoạch xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại, nhiều công năng, dành cho nhiều cơ quan cùng làm việc, được bố trí không gian rộng, mỗi tòa nhà được xây dựng từ 5 đến 9 tầng; đây là những công trình có quy mô lớn, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, kiến trúc quy hoạch từng khối nhà đều có khuôn viên rộng, đường dạo, bãi đỗ xe, khu vực cảnh quan, cây xanh, thảm hoa, thảm cảnh cùng một số công trình phụ trợ khác…Mỗi trụ sở hợp khối có công năng sử dụng được bố trí theo chiều đứng, trong đó có phần dùng chung: Phòng họp, khu tiếp dân, nhà vệ sinh, sảnh hội trường, nhà kho, phòng quản lý tòa nhà, gara ô tô, cầu thang máy, điện chiếu sáng công cộng, khu vui chơi thể dục - thể thao và một số khu phụ trợ khác.

Với hiện trạng quy hoạch các nhà hợp khối, có một số khó khăn trong vận hành, duy tu bảo dưỡng, như: Công tác giữ gìn an ninh trật tự, công tác duy trì phát triển cảnh quan xung quanh trụ sở hợp khối, quét dọn hành lang, sảnh, đường dạo, nhà vệ sinh dùng chung, hội trường, phòng họp dùng chung. Công tác quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng sửa chữa thiết bị thường xuyên, như: thiết bị điện, nước, thang máy, điều hòa không khí (điều hòa tổng), điện chiếu sáng công cộng, nước dùng chung cho hệ thống rửa xe, chăm sóc hoa, cây cảnh…cần phải có đội ngũ công nhân lành nghề, có tổ chức mới có thể quản lý thực hiện được.

Từ thực trạng về quy hoạch, kiến trúc và yêu cầu công việc trong các trụ sở hợp khối, nếu giao cho mỗi cơ quan trong hợp khối chịu trách nhiệm về an ninh, vệ sinh và những hỏng hóc thuộc phần diện tích thuộc không gian sinh hoạt chung sẽ khó phân định cho từng cơ quan; nếu mỗi khu nhà hình thành một tổ dịch vụ sẽ gây lãng phí về nhân lực, tính chuyên môn hóa thấp, chất lượng dịch vụ không cao. Việc giao cho một đơn vị chuyên quản lý và cung cấp dịch vụ trong các trụ sở hợp khối sẽ góp phần bảo đảm tính tập trung (chuyên tâm, chuyên nghiệp, lành nghề), có trách nhiệm hơn, linh hoạt hơn (trong quản lý nguồn nhân lực, tài chính…), giảm chi phí cho ngân sách nhà nước, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước là cần thiết.

Xuất phát từ lý do trên, UBND tỉnh Lào Cai quyết định thành lập bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công sở, trên cơ sở kiện toàn lại Trung tâm dịch vụ tài sản và tài chính công thuộc Sở Tài chính, bổ sung thêm nhiệm vụ quản lý các trụ sở hợp khối, đổi tên thành Trung tâm Tư vấn và dịch vụ tài chính và ban hành phương án tổ chức quản lý và dịch vụ công sở trụ sở hợp khối tỉnh Lào Cai, như sau:

1- Công tác quản lý, sử dụng trụ sở hợp khối, bao gồm:

- Phần sử dụng riêng: là diện tích trụ sở và tài sản, thiết bị trong các phòng làm việc giao cho các cơ quan, đơn vị quản lý thực hiện.

- Phần sử dụng chung: là diện tích còn lại và các tài sản, trang thiết bị dùng chung (hành lang, khu vệ sinh dùng chung, sân vườn, cầu thang máy, hệ thống điện, cấp thoát nước, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật…) giao cho Trung tâm Tư vấn và dịch vụ tài chính quản lý, vận hành.

2- Cung cấp các dịch vụ công sở trụ sở hợp khối, bao gồm:

161Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

- Công tác bảo vệ: hàng ngày có 6 nhân viên bảo vệ chia làm 3 ca trong ngày, trực 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong năm. Lực lượng bảo vệ được đào tạo chuyên môn, được cấp chứng chỉ và được trang bị trang phục phục đồng bộ như: quần, áo, mũ…theo quy định. Ngoài việc bảo đảm an toàn tài sản, trang thiết bị và hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà gắn với trụ sở hợp khối; lực lượng bảo vệ còn có nhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh trong khu vực bảo vệ, giám sát, duy trì, hướng dẫn mọi người ra, vào làm việc và trông coi phương tiện của cán bộ, công chức cơ quan, đơn vị và khách đến làm việc tại các điểm đỗ xe theo quy định.

- Công tác trực vận hành điện, nước và các tài sản dung chung: Mỗi trụ sở hợp khối bố trí 02 người, được chia làm 2 ca trong ngày, đảm bảo thời gian trực từ 06 giờ 30 đến 22 giờ 30 vào tất cả các ngày trong năm. Công nhân trực, vận hành có chuyên môn đào tạo về điện, nước, được chuyển giao hướng dẫn sử dụng hệ thống điều hành, điều khiển hệ thống điện, nước, điều hòa, thang máy…

- Công tác vệ sinh, chăm sóc, duy trì cây xanh, hệ thống thoát nước trong khuôn viên trụ sở: Tùy theo tính chất công việc và yêu cầu quản lý, các công việc có thể được thực hiện hàng ngày, định kỳ hàng tuần, hàng tháng. Thời gian tác nghiệp chủ yếu ngoài giờ để báo đảm công sở luôn sách sẽ và không ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong trụ sở hợp khối.

- Dịch vụ cung cấp điện, nước tại trụ sở hợp khối: Trung tâm Tư vấn và dịch vụ tài chính thực hiện ký hợp đồng với Điện lực Lào Cai và Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Lào Cai để cung cấp điện, nước cho các cơ quan, đơn vị trong các trụ sở hợp khối.

- Công tác nghiệm thu, thanh quyết toán kinh phí quản lý, sử dụng trụ sở hợp khối và các dịch vụ công sở, được Trung tâm Tư vấn và dịch vụ tài chính chủ trì phối hợp với Ban quản lý trụ sở hợp khối tiến hành kiểm tra, nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện cung cấp các dịch vụ bảo vệ, vận hành tài sản, thiêt bị và vệ sinh công sở do Công ty môi trường đô thị đảm nhiệm và thông báo kinh phí sử dụng điện, nước của các đơn vị cung cấp về chỉ số tiêu dùng điện, nước của các cơ quan, đơn vị qua hệ thống thiết bị đo đếm của tòa nhà. Căn cứ khối lượng dịch vụ thực hiện và định mức, dự toán dịch vụ công ích do UBND tỉnh ban hành, Trung tâm Tư vấn và dịch vụ tài chính lập dự toán và thanh toán cho các đơn vị cung cấp.

III. KẾT QUẢ:

1. Những ưu điểm:

Mô hình công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công tại khu hành chính mới Lào Cai - Cam Đường của tỉnh Lào Cai tuy mới được áp dụng thực hiện, nhưng đã mang lại kết quả rất phù hợp và thiết thực. Thông qua mô hình này đã giúp cho các cơ quan, đơn vị được tiếp cận với môi trường làm việc tốt, có điều kiện thực hiện tốt văn hóa công sở, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn phòng cháy nổ và duy trì chế độ vệ sinh công sở luôn sạch sẽ …là cơ sở quan trọng hướng tới một nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp.

2. Một số tồn tại và vướng mắc:

- Việc tính toán phân bổ tiền điện, nước sử dụng trong các trụ sở hợp khối còn gặp nhiều khó khăn do việc lắp đặt thiết bị chưa phù hợp và phân bổ được thực

162 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

hiện theo phương pháp chia đều theo đa số người, số phòng hoặc số thiết bị sử dụng…

- Việc thu nộp thanh toán tiền điện, nước của các cơ quan, đơn vị trong các trụ sở hợp khối chưa đảm bảo thời gian.

- Đối với công tác bảo vệ: khuôn viên trụ sở hợp khối rộng, địa bàn vắng vẻ, không có hàng rào bảo vệ, kẻ gian dễ dàng đột nhập gây khó khăn cho công tác tuần tra, bảo vệ tài sản; tại các trụ sở hợp khối còn thiếu chỗ để xe cho CBCC và khách đến làm việc, do vậy lực lượng bảo vệ khó sắp xếp.

- Đối với công tác vận hành các tài sản, thiết bị dùng chung thường xuyên phải có người trực, vận hành để phục vụ cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong khối. Công việc này còn một số trục tặc cầu thanh máy, hệ thống điều hòa tổng thường báo lỗi, rò rỉ nước xuống các phòng làm việc…

- Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện các dịch vụ công sở cũng gặp khó khăn.

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Thực hiện Mô hình quản lý tại khu hành chính mới Lào Cai - Cam Đường cho thấy:

1- Chủ trương quy hoạch, xây dựng và sắp xếp các cơ quan, đơn vị về các trụ sở hợp khối tại khu hành chính mới là đúng đắn, phù hợp với xu thế chung hiện nay, từ đó đã hình thành nên các công sở hiện đại, văn minh, thuận lợi cho hoạt động, giao dịch của cơ quan, đơn vị nhà nước và người dân; đồng thời tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc thực thi nhiệm vụ.

2- Hoàn thiện hơn mô hình tổ chức quản lý tại khu hành chính mới, tiếp tục giao cho Trung tâm Tư vấn và dịch vụ tài chính thuộc Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản và dịch vụ công tại các trụ sở hợp khối.

3- Tiếp tục nâng cao năng lực và chất lượng cung cấp các dịch vụ đảm bảo tính chuyên nghiệp và tổ chức thêm một số dịch vụ phục vụ cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị và sinh hoạt của CBCC trong trụ sở hợp khối.

4- Hoàn thiện Quy chế quản lý, sử dụng tài sản và định mức dự toán dịch vụ công trên cơ sở rà soát, bổ sung, sửa đổi một số các quy định đã được ban hành cho phù hợp với yêu cầu quản lý và sử dụng các dịch vụ hiện nay của các trụ sở hợp khối.

163Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

3.2 Tình huống 2: Tỉnh Lào Cai triển khai hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá kế hoạch cải cách hành chính

I. BỐI CẢNH:

Là một tỉnh vùng cao, biên giới, có nhiều dân tộc, trong những năm qua với sự nỗ lực không ngừng, tỉnh Lào Cai đã có những bước phát triển vững chắc, từng bước trở thành trung tâm thương mại, du lịch của vùng Tây Bắc. Năm 2011 tỉnh Lào Cai được xếp thứ 1/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về năng lực cạnh tranh (PCI). Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trong những năm gần đây của tỉnh đều đạt trên 10 %, cơ cấu kinh tế giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

Phát huy những thành quả đã đạt được, công tác CCHC nhà nước được xác định là một bộ phận quan trọng trong đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, Nhà nước và là một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai. Chính vì vậy, Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2011 - 2015 đã đề ra 7 Chương trình công tác trọng tâm toàn khoá với 27 Đề án, nhằm giữ vũng ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trước thực trạng về tổ chức bộ máy và cán bộ còn nhiều hạn chế, thủ tục hành chính tuy đã được cải cách nhưng vẫn còn rườm rà, chưa thực sự thuận tiện cho tổ chức và công dân; tác phong, lề lối làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trước tình hình mới… CCHC nhà nước trên địa bàn tỉnh được xác định là khâu đột phá và có vai trò quan trọng trong xây dựng nền hành chính của tỉnh Lào Cai trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu mới trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

II. DIỄN BIẾN TÌNH HUỐNG VÀ XỬ LÝ:

Để triển khai thực hiện tốt công tác cải cách hành chính thì việc xây dựng Chương trình, kế hoạch CCHC và hệ thống theo dõi, giám sát – đánh giá các hoạt động CCHC phải được xác định là nội dung trọng tâm. Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác CCHC trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn một số tồn tại:

- Chưa định hướng mục tiêu xây dựng kế hoạch hành động cụ thể và xác định rõ được kết quả đầu ra cho Chương trình, đề án do cơ quan, đơn vị được giao thực hiện và chưa gắn với các mục tiêu Chương trình CCHC dài hạn theo lĩnh vực của ngành, địa phương và chưa thực sự chủ động trong triển khai nhiệm vụ.

- Chưa có quy định về chế độ giám sát và tiêu chí đánh giá cụ thể đối với kế hoạch hàng năm, vì thế công tác giám sát thiếu những căn cứ để tiến hành đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

- Công tác theo dõi, giám sát - đánh giá được thực hiện theo lối truyền thống và chủ yếu căn cứ vào báo cáo định kỳ. Chất lượng báo cáo thấp (cấu trúc dài, nhưng thiếu thông tin và số liệu cần thiết, không hướng tới người sử dụng báo cáo, chỉ báo cáo thành công, không báo cáo thất bại và không xác định được biện pháp cụ thể để khắc phục những mặt còn tồn tại…).

- Chưa có chế tài để xử lý các trường hợp tắc trách của CBCC khi thừa hành nhiệm vụ; nguyên nhân chủ yếu là do chưa có biện pháp để nắm bắt được

164 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

thông tin liên quan đến hoạt động của CBCC khi thực thi nhiệm vụ.- Chưa tận dụng và phát huy được các tiện ích CNTT trong việc giám sát, đánh

giá và thông tin phản hồi về công tác CCHC trên địa bàn tỉnh.- Cán bộ theo dõi công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị và

UBND các huyện, thành phố thường xuyên thay đổi, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hạn chế...

- Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị còn chưa chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai thực hiện CCHC tại cơ quan, đơn vị mình.

- Các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh còn thiếu cả về kinh phí và kinh nghiệm triển khai thực hiện giám sát, đánh giá và thông tin phản hồi về công tác CCHC nhà nước.

1. Cơ sở hình thành hệ thống giám sát, đánh giá và thông tin phản hồi.

1.1 Sự cần thiết:

Để thực hiện thành công các mục tiêu Chương trình CCHC của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015. Tỉnh Lào Cai phải xác định hệ thống giám sát, đánh giá là một biện pháp không thể thiếu được và là công cụ quan trọng giúp cho Thường trực CCHC tỉnh theo dõi, giám sát và đánh giá quá trình triển khai thực hiện Chương trình CCHC của tỉnh; từ đó phát huy hiệu quả và đưa công tác CCHC đi vào chiều sâu và toàn diện, khai thác mọi tiềm năng, tận dụng mọi nguồn lực và Chương trình CCHC của tỉnh thực sự sẽ là giải pháp hàng đầu trong thực hiện chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh.

1.2 Cơ sở hình thành:

- Giám sát Chương trình CCHC là liên tục theo dõi, quan sát việc triển khai thực hiện Chương trình CCHC trên địa bàn tỉnh do Chính phủ quy định và tỉnh Lào Cai đề ra. Chủ yếu bao gồm việc thu thập thông tin để xác định Chương trình CCHC thực hiện theo đúng như kế hoạch đã đề ra hay không. Giám sát tập trung vào thu thập những thông tin cho biết các đầu vào của Chương trình CCHC có được huy động và các hoạt động có được thực hiện, các kết quả có được tạo ra theo như kế hoạch đã xác định hay không. Giám sát liên quan đến cả hai mặt: Hoạt động và tài chính của Chương trình CCHC.

Giám sát giúp cho các bên có liên quan xem xét lại tiến độ và đề xuất các hành động nhằm đạt được mục tiêu. Giám sát xác định những thành công hay thất bại trên thực tế và đề xuất các giải pháp kịp thời để điều chỉnh các hoạt động thực hiện thành công mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

- Đánh giá kết quả triển khai, thực hiện Chương trình CCHC trên địa bàn tỉnh là quy trình đánh giá một cách có hệ thống các lĩnh vực sau đây:

+ Các hoạt động về cải cách thể chế; + Các hoạt động về cải cách tổ chức bộ máy; + Các hoạt động về đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; + Các hoạt động về cải cách tài chính công; + Các hoạt động về hiện đại hoá nền hành chính; + Các hoạt động về công tác chỉ đạo điều hành.

Hệ thống theo dõi, đánh giá phải chính xác, minh bạch, khoa học và xác định được hệ thống các chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành đối với từng kết quả triển khai, thực hiện của từng nội dung trên tất cả các lĩnh vực. Công tác đánh giá được tiến hành căn

165Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

cứ vào kết quả đầu ra trong việc triển khai, thực hiện cụ thể từng lĩnh vực CCHC của các cơ quan, đơn vị.

Hệ thống theo dõi, Giám sát - Đánh giá là xác định các mục tiêu, tiêu chí và cách thức đo lường đánh giá hiệu quả thông qua hệ thống điều tra, hệ thống mẫu biểu báo cáo và hệ thống thông tin phản hồi (qua địa chỉ mail, điện thoại…).

Hệ thống Giám sát – Đánh giá được minh hoạ theo sơ đồ sau đây:

Sơ đồ: Khuôn khổ hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá CCHC

Mạng lưới Cán bộ chuyên trách CCHC

Hệ thống Lập kế hoạch Dự kiến

ngân sách

Giám sát, đánh giá khen thưởng, kỷ luật

- Thông tin phản hồi là xây dựng và thiết lập được hệ thống các kênh thu nhận thông tin, nhằm phục vụ và hỗ trợ cho công tác Giám sát - Đánh giá được chính xác, thuận tiện có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin; đồng thời thông qua hệ thống thông tin phản hồi, Thường trực CCHC các cấp, các ngành có thể nắm bắt được mức độ hài lòng của các đối tượng thụ hưởng dịch vụ hành chính công cũng như các trường hợp tắc trách của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; trên cơ sở đó để đưa ra các biện pháp, xử lý… nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công nhằm thoả mãn các yêu cầu chính đáng của các đối tượng thụ hưởng dịch vụ.

Hệ thống thông tin phản hồi là tiếp nhận thông tin phản ánh của các đối tượng thụ hưởng dịch vụ công về hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và được thiết lập bao gồm:

+ Hệ thống điện thoại tại Thường trực CCHC các cơ quan, đơn vị. + Hệ thống hòm phiếu để thu nhận ý kiến phản ánh của các đối tượng thụ hưởng

dịch vụ công. + Hệ thống phiếu điều tra (điều tra thường xuyên hàng năm và từng giai đoạn). + Mục hỏi đáp trên Công thông tin điện tử và hệ thống thư điện tử tổ chức và cá

nhân…).

166 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

2. Nguyên tắc, yêu cầu trong việc xây dựng và triển khai hệ thống Giám sát – Đánh giá (M&E).

a. Bám sát nội dung Chương trình tổng thể CCHC nhà nước của Chính phủ và Chương trình CCHC của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 -2015.

b. Công tác Giám sát - Đánh giá và thông tin phản hồi phải được tiến hành đồng bộ, đầy đủ các tiêu chí theo các nhóm tiêu chí thuộc các lĩnh vực đã được lựa chọn trong kế hoạch, chương trình hàng năm và cả giai đoạn.

c. Đưa ra các phương án, giải pháp nhằm khắc phục các điểm yếu còn tồn tại.

d. Xây dựng phương án tổ chức chỉ đạo, điều hành có hiệu quả và thống nhất trong việc từ khâu xây dựng kế hoạch chỉ số hoàn thành công việc sẽ thuận tiện cho việc giám sát – đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm của đơn vị

đ. Đưa ra các giải pháp nhằm đa dạng các hình thức phản hồi thông tin về CCHC trên địa bàn tỉnh.

e. Chủ trọng đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, các trang thiết bị và kinh phí cho các hoạt động Giám sát – Đánh giá và thông tin phản hồi.

III. KẾT QUẢ:

1. Những ưu điểm:

- Áp dụng hệ thống giám sát - đánh giá giúp cho người quản lý kiểm soát được các hoạt động để đánh giá số lượng, chất lượng đầu ra của từng hoạt động.

- Việc xây dựng kế hoạch và triển khai hệ thống giám sát - đánh giá công tác cải cách hành chính đã đưa ra được các chỉ số kết quả để giám sát và mục tiêu cụ thể và thời gian cần đạt được để các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện theo đúng với mục tiêu, yêu cầu chung của tỉnh.

- Thường xuyên thu thập dữ liệu của các cơ quan, đơn vị thực hiện để đánh giá mục tiêu có đạt được hay không?

- Là công cụ quan trọng để theo dõi và đánh giá mức độ hoàn thành các nội dung CCHC của các đơn vị và là cơ sở để đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của các cơ quan, đơn vị.

2. Một số tồn tại và vướng mắc:

- Các cơ quan, đơn vị còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch và xác định mục tiêu và dự báo kết quả đầu ra của các hoạt động CCHC theo phương pháp mới (phương pháp bảng biểu – Khung lô gích).

- Một số cơ quan, đơn vị chưa đưa ra được chỉ số kết quả dài hạn thuộc lĩnh vực ngành và từng địa phương; thiếu chủ động trong việc triển khai các nhiệm vụ CCHC.

- Công tác giám sát chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục và thiếu các căn cứ để tiến hành đánh giá, nguyên nhân chính là do chưa xây dựng được chương trình hành động để cụ thể và chỉ rõ được kết quả đầu ra cho từng nội dung của cải cách.

- Công tác giám sát, đánh giá được thực hiện theo lối truyền thống chủ yếu căn

167Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

cứ vào các báo cáo định kỳ của các cơ quan, đơn vị, các báo cáo chủ yếu mang định tính, thiếu định lượng.

- Chưa có biện pháp đủ mạnh để đôn đốc và xử lý các trường hợp tắc trách của cán bộ, công chức khi thừa hành nhiệm vụ, nguyên nhân chủ yếu là do chưa có biện pháp để nắm bắt được thông tin liên quan đến hoạt động của cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ công vụ.

- Chưa khai thác triệt để CNTT để thu nhận thông tin và xử lý các vấn đề về công tác cải cách hành chính.

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

1. Kế hoạch hàng năm của tỉnh phải xác định được các kết quả đầu ra, chỉ số hoàn thành để thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát - đánh giá và phải được thể chế hoá của cấp có thẩm quyền trong việc chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong tỉnh thực hiện quy định về Giám sát - đánh giá và thông tin phản hồi về công tác CCHC trên địa bàn tỉnh.

2. Thực hiện Giám sát - Đánh giá phải xây dựng được kết quả và mục tiêu và chỉ số kết quả các hoạt động để giám sát.

3. Thực hiện Giám sát - đánh giá phải đồng bộ từ tỉnh đến các Sở, ngành và các huyện, thành phố trong tỉnh.

4. Các kênh thông tin phản hồi phải được duy trì thường xuyên và liên tục.

5. Bố trí đủ nguồn lực tài chính và nhân lực nhằm bảo đảm cho hệ thống Giám sát - Đánh giá và thông tin phản hồi được thông suốt.

6. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và áp dụng các giải pháp thực hiện và sử dụng hiệu quả hệ thống giám sát và đánh giá.

Công tác cải cách hành chính tỉnh Lào Cai đã được lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo và xác định Công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2015 là nội dung quan trọng để phát trỉên kinh tế - xã hội của tỉnh. Để thực hiện công tác cải cách hành chính của tỉnh đạt kết quả cao, thì việc áp dụng hệ thống giám sát – đánh giá phải được thường xuyên, liên tục và cần được cải thiện nhiều hơn nữa theo hướng bền vững. Không đơn giản là việc thực hiện hay không được thực hiện mà mức độ và chất lượng thực hiện cần phải được giám sát – đánh giá và thông tin kịp thời cho công tác chỉ đạo, điều hành; vì vậy chất lượng hoạt động của các đầu ra mới đúng với mục tiêu, yêu cầu chung của tỉnh.

168 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

IV. Tỉnh Điện Biên:

4.1 Tình huống 1: Điều tra CBCC phục vụ quy hoạch cán bộ

I. Bối cảnh.

Trong chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2007-2011 tỉnh Điện Biên là một trong 5 tỉnh được thụ hưởng từ chương trình hỗ trợ CCHC của Chính phủ Đan Mạch (GOPA 1), với các nội dung của chương trình cải cách hành chính Nhà nước bao gồm: cải cách thể chế hành chính, cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính.

Để đánh giá được chất lượng, hiệu quả của đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực như hiện nay thì mục đích của cuộc điều tra là nhằm đánh giá thực trạng chất lượng, cơ cấu: Độ tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo. Thông qua đó giúp các cấp, các ngành có chiến lược quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức; định hướng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng, cơ cấu phù hợp.

Điều tra đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Điện Biên năm 2010 nhằm đánh giá thực trạng số lượng, chất lượng, trình độ, cơ cấu, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và cán bộ, công chức cấp xã. Kết quả Điều tra cán bộ, công chức hành chính và cán bộ chuyên trách công chức cấp xã, cũng là cơ sở, căn cứ để cấp lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành và đưa ra những quyết định cho chiến lược, quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo; đồng thời báo cáo Điều tra cũng chỉ ra những nguyên nhân của những bất hợp lý trong cơ cấu về độ tuổi, thành phần dân tộc, ngành nghề đào tạo…, để giúp các cấp, các ngành đổi mới công tác tuyển dụng, gắn tuyển dụng với việc xây dựng cơ cấu công chức.

II. Diễn biến tình huống và xử lý.

- Xây dựng kế hoạch điều tra.

169Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

- Điều tra CBCC hành chính bao gồm: Cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện (kể cả công chức dự bị).

- Điều tra CBCC cấp xã bao gồm: Cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã.- Thiết kế phiếu điều tra bằng hai loại phiếu hỏi về CBCC, và phiếu điều tra nhu

cầu đào tạo.- Lập danh sách số lượng người tham gia điều tra; Tham gia vào cuộc điều tra

gồm 12 cán bộ, công chức thuộc các phòng, ban của Sở Nội vụ.- Thời gian điều tra và dự trù kinh phí do phòng Cải cách hành chính xây dựng

trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Xác định phương pháp điều tra: Đối với phiếu điều tra cán bộ, công chức hành

chính và cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo 2 phương pháp:

Phương pháp 1: Các thành viên trong tổ điều tra có thể tự điền các thông tin của cán bộ, công chức hành chính và cán bộ, công chức cấp xã vào phiếu điều tra, thông qua hồ sơ gốc lưu tại đơn vị. Sau đó chuyển lại phiếu điều tra cho cán bộ, công chức kiểm tra đối chiếu các thông tin ghi trong phiếu và ký tên vào phiếu điều tra; chuyển cho Thủ trưởng đơn vị quản lý cán bộ, công chức ký xác nhận vào phiếu điều tra.

Phương pháp 2: Các thành viên trong tổ điều tra phát phiếu cho cán bộ, công chức để cán bộ, công chức tự kê khai, điền phiếu, ký tên và chuyển cho Thủ trưởng đơn vị ký xác nhận.

Đối với phiếu hỏi nhu cầu đào tạo các thành viên trong tổ điều tra phát cho cán bộ, công chức tự điền các thông tin.

Yêu cầu các điều tra viên tiến hành điều tra đảm bảo tiến độ, phiếu điều tra ghi đúng và đầy đủ các thông tin và đối chiếu với hồ sơ gốc lưu tại đơn vị.

- Tổng hợp kết quả điều tra và viết báo cáo sau khi hoàn tất cuộc điều tra.

III. Kết quả.

- Về độ tuổi: Đội ngũ CBCC có tuổi đời bình quân hợp lý, dưới 40 tuổi 1.045/1919 chiếm 55,2%, thể hiện được tính kế thừa; ngược lại cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã có tuổi đời bình quân trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao 1.138/1.940 chiếm 59% .

- Về giới tính: Đội ngũ công chức hành chính, nam giới chiếm tỷ lệ cao 1.203/1.919 chiếm 62,7% ; đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã tỷ lệ cán bộ nữ giới quá thấp 307/1.940 chiếm 16%.

- Về cơ cấu dân tộc: Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính phản ánh cơ cấu không hợp lý: Dân tộc kinh 1.541 chiếm 80,3%; dân tộc Thái 260, chiếm 13,6%; dân tộc H’mông 56, chiếm 2,9%; dân tộc Mường 12 chiếm 0,63% ; dân tộc Tày 27 chiếm 1,4%; dân tộc khác 23 chiếm 1,2%.

Đội ngũ cán bộ và công công chức cấp xã phản ánh cơ cấu dân tộc tương đối hợp lý: Dân tộc Kinh 366; dân tộc Thái 914; dân tộc H’mông 523; dân tộc khác 167.

- Về cơ cấu trình độ chuyên môn:

+ Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính có cơ cấu trình độ tương đối phù hợp: Đại học 1.035 chiếm 54%; Cao đẳng 179 chiếm 9,3%; Trung cấp 538 chiếm 28%; còn lại sơ cấp, Công nhân kỹ thuật và chưa qua đào tạo 167 chiếm 8,7%.

170 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

+ Đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã có cơ cấu trình độ còn bất hợp lý, tỷ lệ chưa qua đào tạo và trung cấp còn chiếm tỷ lệ cao, cụ thể: Chưa qua đào tạo 740/1.940 chiếm 38,2%; Sơ cấp 87/1.940 chiếm 4,5%; Trung cấp 922/1.940 chiếm 47,5%; Cao đẳng 146/1.940 chiếm 7,5%; Đại học 45/1.940 chiếm 2,3%.

Trong số 740 người chưa qua đào tạo, Cán bộ chuyên trách là 688/1.201 cán bộ chiếm 93% tổng số chưa qua đào tạo; Công chức 52 người chiếm 7%.

Báo cáo Điều tra đi sâu phân tích trình độ đào tạo theo từng ngành, lĩnh vực (các lĩnh vực: Tư pháp, Văn phòng; Tài chính – Kế hoạch; Địa chính – Xây dựng; Văn hóa, được tổng hợp phân tích từ tỉnh đến xã); phân tích tổng quan chuyên ngành đào tạo đến từng hệ đào tạo, qua đó giúp các cấp, các ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành mình so với cơ cấu trình độ, chuyên ngành đào tạo của đội ngũ cán bộ, công chức hiện có, để đưa ra những định hướng, chiến lược, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn tới.

Kết quả Điều tra cán bộ, công chức hành chính và cán bộ chuyên trách công chức cấp xã là cơ sở, căn cứ để cấp lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành và đưa ra những quyết định cho chiến lược, quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo; đồng thời báo cáo điều tra cũng chỉ ra những nguyên nhân của những bất hợp lý trong cơ cấu về độ tuổi, thành phần dân tộc, ngành nghề đào tạo…, để giúp các cấp, các ngành đổi mới công tác tuyển dụng, gắn tuyển dụng với việc xây dựng cơ cấu công chức.

Trong Báo cáo kết quả Điều tra cán bộ, công chức hành chính và cán bộ chuyên trách công chức cấp xã, ngoài phần phân tích, đánh giá kết quả, cơ quan tổng hợp có đưa vào báo cáo phần dự báo xu thế phát triển trong gian đoạn tới; đồng thời cũng đưa ra các khuyến nghị với các cấp, các ngành.

Gắn với cuộc Điều tra cán bộ, công chức hành chính và cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, Sở Nội vụ đã tiến hành điều tra năng lực quản lý, lãnh đạo của cán bộ quản lý của Trưởng, Phó phòng và tương đương trở lên; năng lực tổ chức thực hiện công việc của chuyên viên và nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức trong thời gian tới.Kết quả phân tích năng lực lãnh đạo, quản lý và điều hành của cán bộ quản lý; thực thi công việc của chuyên viên sẽ làm cơ sở cho các cấp, các ngành thấy được những năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế của từng loại cán bộ, để xây dựng, đặt hàng với các cơ sở đào tạo tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho từng loại công chức phù hợp với yêu cầu công việc và vị trí việc làm.

IV. Bài học kinh nghiệm:

Điều tra đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Điện Biên năm 2010, được xác định là một trong những hoạt động có hiệu quả nhất trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch CCHC năm 2010 của tỉnh Điện Biên. Kết quả báo cáo điều tra đã được UBND tỉnh công bố và chỉ đạo các cấp, các ngành, các Trường làm cơ sở cho việc quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh, của từng ngành.

Để tổ chức điều tra, tổng hợp, phân tích xử lý số liệu đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đáp ứng được mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

171Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

- Công tác xây dựng kế hoạch phải được đặt lên hàng đầu, xác định cụ thể các bước, thời gian, sảm phẩm, trách nhiệm của các đơn vị, trách nhiệm của điều tra viên; xác định phương pháp điều tra, phân tích xử lý số liệu;

- Xác định đủ các nguồn lực, trong đó chú trọng đến chất lượng đội ngũ điều tra viên, chất lượng đội ngũ tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu;

- Thiết kế phiếu điều tra thật cụ thể chi tiết tập trung vào những nội dung chủ yếu phục vụ cho mục đích chính của cuộc điều tra;

- Xác định và lường trước được những khó khăn, vướng mắc có thể phát sinh trong các bước thực hiện kế hoạch điều tra;

- Xây dựng Đề cương tổng hợp báo cáo điều tra ngay từ giai đoạn đầu để có căn cứ cho việc tổng hợp số liệu và thiết kế các biểu đồ minh họa, chứng minh cho việc đưa ra các đánh giá, khuyến nghị;

- Thường xuyên liên hệ trao đổi xin ý kiến tham gia của nhóm chuyên gia tư vấn trong nước về phương pháp và cách thức tiến hành; thường xuyên hội ý và trao đổi thảo luận với nhóm tổng hợp xử lý số liệu và viết báo cáo.

172 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

4.2 Tình huống 2: Đánh giá tác động sau đào tạo

I. Bối cảnh.

Nhằm hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại, có tính chuyên nghiệp thì nhân tố con người mang tính chất quyết định, do đó phải có một đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một nhiện vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, do đó phải có một chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải hiện đại theo kịp với sự phát triển của thời đại và phải phù hợp với thực tế cũng như phương pháp giảng dạy, thời gian đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với đối tượng là cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.

Để đánh giá chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay thì việc điều tra, khảo sát đánh giá “kết quả tác động sau đào tạo” là một vấn đề có ý nghĩa cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế về chương trình, nội dung cũng như phương pháp giảng dạy trong đạo tạo, bồi dưỡng để đáp ứng được sự phát triển của xã hội, trong nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế và thực tiễn.

II. Diễn biến tình huống và xử lý

1. Diễn biến tình huống:

Căn cứ Kế hoạch và ngân sách thực hiện công tác CCHC năm 2011, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2011, Trường Chính trị tỉnh Điên Biên mở một lớp “Bồi dưỡng quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 21” lớp bồi dưỡng gồm 59 học viên, hiện đang công tác tại 23 Sở, ban, ngành; 06 huyện; 01 thành phố và 01 thị xã.

Nhằm đánh giá chất lượng đầu vào và làm cơ sở cho việc đánh giá tác động, hiệu quả sau đào tạo của lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 21 Trường chính trị tỉnh Điên Biên năm 2011, khi bắt đầu vào khóa học Phòng Cải cách hành chính - Sở Nội vụ đã tổ chức khảo sát thu thập thông tin đánh giá chất lượng đầu vào về năng lực, trình độ chuyên môn, tinh thần và thái độ làm việc của cán bộ, công chức khi tham gia vào khóa học này. Sau khi kết thúc khóa học các cán bộ, công chức trở về đơn vị công tác khoảng 6 tháng, tiến hành điều tra thu thập thông tin đánh giá những tác động, hiệu quả của khóa bồi dưỡng quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên đối với những cán bộ, công chức đã tham gia khóa học này.

2. Xử lý tình huống:

2.1. Xây dựng Kế hoạch điều tra:

- Phòng cải cách hành chính xây dựng kế hoạch và các bước tổ chức thực hiện điều tra đánh giá kết qủa tác động của của bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên;

- Thiết kế phiếu điều tra và câu hỏi phỏng vấn: Phiếu điều tra được thiết kế thành 2 mẫu khác nhau trong đó một phiếu giành cho những cán bộ, công chức trực tiếp đi học lớp chuyên viên K21; mẫu thứ hai dùng để phỏng vấn người lãnh đạo, quản lý cán bộ, công chức được cử đi học.

173Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

- Lập danh sách số lượng người tham gia điều tra; Tham gia vào cuộc điều tra gồm 4 cán bộ, công chức Phòng Cải cách hành chính, Sở Nội vụ.

- Thời gian điều tra và dự trù kinh phí; Thời gian đi điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin khoảng 10 ngày.

- Phương pháp điều tra: Tổ điều tra trực tiếp đi đến từng cơ quan, đơn vị của cán bộ, công chức hiện đang công tác gặp trực tiếp phát phiếu, hướng dẫn điền đầy đủ thông tin vào trong phiếu điều tra và gặp trực tiếp lãnh đạo, quản lý cán bộ, công chức đó để phỏng vấn.

2.2. Tổ chức thực hiện:

Với yêu cầu của cuộc điều tra là gặp trực tiếp các cán bô, công chức đã tham gia lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, do các cán bộ, công chức đang công tác tại nhiều đơn vị, các đơn vị lại cách xa nhau với đặc thù là một tỉnh miền núi, việc đi lại điều tra là rất khó khăn, để trách tình trạng khi tổ điều tra đến thì không gặp được đối tượng cần điều tra (vì lý do công việc hay cá nhân), nên trước khi thực hiện điều tra anh em phòng cải cách hành chính đã thu thập số điện thoại của cán bộ, công chức đã tham gia lớp bồi dưỡng nhằm chủ động liên lạc hẹn gặp để thu thập thông tin, trong trường hợp hẹn nhưng không gặp được người cần điều tra thì nhóm điều tra chủ động gửi lại phiếu điều tra và địa chỉ, đồng thời nếu gặp được người lãnh đạo, quản lý thì tiến hành phỏng vấn.

Sau khi nghiên cứu cơ quan, đơn vị công tác của các học viên đã tham gia lớp bồi dưỡng QLNN chương trình chuyên viên, cán bộ công chức Phòng Cải cách hành chính - Sở Nội vụ tham gia vào cuộc điều tra chia thành hai nhóm, mỗi nhóm hai người đi đến từng cơ quan, đơn vị của cán bộ, công chức hiện đang công tác gặp trực tiếp phát phiếu, hướng dẫn điền đầy đủ thông tin vào trong phiếu điều tra và gặp trực tiếp một số lãnh đạo, quản lý cán bộ, công chức đó để phỏng vấn.

III. Kết quả

Kết thúc cuộc điều tra phòng cải cách hành chính tổng hợp phiếu điều tra, câu hỏi phỏng vấn, phân tích số liệu, thông tin điều tra và viết báo cáo đánh giá tác động hiệu quả của khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên.

Kết quả của cuộc điều tra đã phần nào phản ánh được về chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay, cũng như phản ánh đúng thực trạng về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức đã có những bước chuyển biến tích cực, có nhiều đóng góp cho cơ quan, đơn vị. Báo cáo cũng cho thấy mức độc vận dụng những kiến thức đã học vào công việc của các cán bộ, công chức sau khi đã học xong chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên từ nhiều cho đến rất nhiều về kiến thức quản lý nhà nước là 66%, kỹ năng quản lý nhà nước là 71%, khối lượng công việc tăng lên so với trước khi chưa được cử đi học là từ 15% - 80%.

Báo cáo điều tra là cơ sở để đề xuất những ý kiến góp phần bổ sung, hoàn thiện nội dung chương trình cũng như phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu và thực tiễn, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho những khóa tiếp theo.

174 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

IV. Bài học kinh nghiệm.

1. Chất lượng đầu vào:

- Cần tổ chức bồi dưỡng QLNN chương trình chuyên viên cho cán bộ, công chức trong những năm đầu vào cơ quan nhà nước.

Mở rộng đào tạo trong trường, chọn lựa và xét các đối tượng được cử đi học cùng độ tuổi, cùng chuyên môn, đồng đều về chức danh để học một khóa.

Đối tượng đi học nhiều trường hợp không phù hợp, họ đi học chỉ để lấy chứng chỉ còn kiến thức đã học không liên quan gi đến chuyên môn công việc.

2. Nội dung chương trình:

Chương trình bồi dưỡng phải bám sát với tình hình thực tiễn của tỉnh.

- Cần bổ sung thêm những nội dung/môn học mới cho chương trình như: Quản lý kinh tế; Bình đẳng giới, trẻ em.

- Cần cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới, các văn quy phạm pháp luật đã thay thế, chỉnh sửa, bổ sung.

- Một số nội dung trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần tăng thêm thời lượng, nhất là nội dung ‘’Ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước’’.

- Điều quan trọng hơn nữa trong chương trình là phân bổ hợp lý giữa thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành (các bài thảo luận nhóm, bài tập tình huống, đóng vai) hay đi thực tế. Làm được như vậy sẽ bớt nhàm chán trong chương trình và tạo hứng thú cho người học phát triển năng lực làm việc thực sự khi vận dụng kiến thức và kỹ năng mới.

3. Phương pháp giảng dạy:

Đối với chương trình bồi dưỡng này, cần vận dụng tốt phương pháp đào tạo người lớn, tập trung vào xây dựng năng lực (Competency-based training) cho người học. Giảng viên chỉ nên là người hướng dẫn, hệ thống hóa kiến thức và tạo điều kiện cho quá trình học viên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm qua các bài tập thực hành trên lớp, chứ không chỉ thuyết giảng lý thuyết đơn thuần. Làm được như vậy, hiệu quả của khóa học sẽ nâng cao.

Giảng viên dạy các chuyên đề mang tính nghiệp vụ chuyên môn, phải đi thực tiễn để nắm chắc quy trình thực tế hoạt động tại các đơn vị để có kinh nghiệm thực tiễn làm cơ sở hướng dẫn cho học viên làm việc theo nhóm.

4. Thời gian khóa học:

Tổng thời gian khóa học là dài. Tuy nhiên, cần tăng thêm thời gian thực hành và đi thực tế trong chương trình để hiểu rõ hơn các bài học từ lý thuyết.

5. Trong các lĩnh vực khác:

Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý học viên, kết hợp với các đơn vị có liên quan để xử lý tốt các vấn đề liên quan đến học viên.

175Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Hơn nữa, qua điều tra cũng cho thấy số lượng học viên nghỉ nhiều trong các buổi học do đó cần tổ chức và quản lý khóa học chặt chẽ hơn, tránh trường hợp học viên đi học chỉ nhằm lấy đủ chứng chỉ thay vì xem đó là nhu cầu tự thân.

Tuy nhiên kết quả này chỉ mang tính tương đối vì trong quá trình điều tra còn nhiều hạn chế là do:

- Do yêu cầu của mẫu phiếu điều tra là phải có những dẫn chứng cụ thể vì vậy phải cần nhiều thời gian để điền đầy đủ các thông tin và dẫn chứng trong phiếu mà thời gian, điều kiện của cán bộ, công chức trong một số trường hợp là không có nên họ chỉ điền một số thông tin chứ không có các dẫn chứng cụ thể.

- Các cán bộ, chức công tham gia vào lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước chương trình chuyên viên k21 hiện đang công tác ở nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau nằm rải rác trên địa bàn rộng nên nhiều trường hợp tổ điều tra đến không gặp được phải gửi lại phiếu điều tra.

- Số lượng phiếu phỏng vấn người lãnh đạo, quản lý còn quá ít 8/58 người nên kết quả phản ánh chưa được đầy đủ và chính xác.

- Chưa phỏng vấn được cán bộ, công chức đã tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên k21, đây là nguồn thông tin phản ánh đầy đủ nhất những mặt được, những mặt còn hạn chế, bất cập trong công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay.

176 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

V. Tỉnh Đắk Lắk:

5.1 Tình huống 1: Kinh nghiệm thực tiễn triển khai công tác thông tin tuyên truyền CCHC tại tỉnh Đắk Lắk

Chương trình “Quản trị công và Cải cách hành chính giai đoạn 2007 - 2011” (GOPA 1) do Chính phủ Vương quốc Đan Mạch hỗ trợ kết thúc vào thời điểm 31/3/2012. Với phương thức hỗ trợ ngân sách hòa chung, tỉnh chủ động trong việc triển khai thực hiện cải cách hành chính theo kế hoạch bám sát nhiệm vụ của Chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ Việt Nam với sự hỗ trợ của các chuyên gia trong nước, quốc tế và báo cáo cho Đại sứ quán qua cuộc họp Ban Chỉ đạo 2 lần mỗi năm. Đắk Lắk gia nhập chương trình từ năm 2010, qua hơn 2 năm thực hiện chương trình, có những chuyển biến khá rõ rệt, từng bước đổi mới tổ chức phương thức hoạt động của bộ máy hành chính, tạo sự đồng thuận và hưởng ứng mạnh mẽ của đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đạt được những kết quả mong đợi từ thực hiện chương trình CCHC, tỉnh đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện CCHC tại các cơ quan, đơn vị. Việc đánh giá kết quả thực hiện công tác thông tin tuyên truyền nhằm rút ra những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động để có kiến nghị và giải pháp phù hợp, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, lao động và người dân về công tác này.

Về thuận lợi, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, HĐND và UBND các cấp của địa phương; sự phối hợp đồng bộ giữa Sở Nội vụ với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Báo Đắk Lắk và UBND các huyện, thị xã, thành phố; đồng thời có sự chỉ đạo thực hiện xuyên suốt của những cơ quan này đến các phòng chuyên môn cấp huyện và đến UBND xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, cũng còn những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, như: Kinh phí còn quá hạn chế; một số ít lãnh đạo thiếu quan tâm, hoặc ngại khó trong việc triển khai; nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức chưa đầy đủ; thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà…

177Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Kết quả của Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020 là đảm bảo hoàn thành 5 mục tiêu đề ra, mà trọng tâm là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công. Giải pháp quan trọng để hoàn thành 5 mục tiêu là xác định nội dung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là nhiệm vụ then chốt và động lực của Chương trình CCHC giai đoạn 2011-2020. Vì vậy, công tác thông tin tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt triển khai thực hiện Chương trình CCHC. Thứ nhất, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức mà vai trò của người đứng đầu cơ quan là rất quan trọng. Hàng năm, hoàn thành việc xây dựng kế hoạch CCHC của cơ quan, đơn vị. Tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức về chủ trương CCHC của Chính phủ, của tỉnh và kế hoạch CCHC của cơ quan, đơn vị; đặc biệt chú trọng đến việc phân công trách nhiệm của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và trách nhiệm của cá nhân cán bộ, công chức, viên chức. Thứ hai, nâng cao sự hiểu biết của mọi tầng lớp nhân dân về công tác này, qua đó tăng cường sự giám sát thực hiện CCHC của các cơ quan quản lý nhà nước, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức thông qua tinh thần, thái độ, trách nhiệm phục vụ nhân dân.

Thực tiễn triển khai công tác thông tin tuyên truyền tại Đắk Lắk đã rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích, cần phải duy trì, phát huy và mở rộng trong thời gian đến, nhằm mang lại hiệu quả thực hiện CCHC tại địa phương. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, có giải pháp cụ thể, biện pháp thực hiện đồng bộ, triển khai sâu rộng, có kết quả. Mỗi hình thức đều có tác dụng đến nhận thức, nâng cao sự hiệu biết của cán bộ, công chức, viên chức, lao động và người dân. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền thanh, phát thanh, truyền hình), tờ rơi, tờ gấp, pa nô, áp phích, đối thoại trực tuyến, hội nghị phổ biến quán triệt, họp thôn buôn tổ dân phố triển khai… giúp cho nhận thức, sự hiểu biết của cán bộ, công chức, viên chức, lao động và người dân được nâng lên. Nhưng tác động lớn nhất đến mọi tầng lớp nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vẫn là ba hình thức sau đây:

Một là, tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu nội dung chương trình CCHC, đối tượng tham gia là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Để cuộc thi đạt kết quả cao, đơn vị tổ chức phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh triển khai sâu rộng đến các tổ chức công đoàn cơ sở; người đứng đầu cơ quan phải xem trọng công tác CCHC, quán triệt đến 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, đây là tiêu chí để xem xét thi đua khen thưởng cuối năm, tham gia với tinh thần trách nhiệm cao, bài thi đảm bảo chất lượng, không tham gia dưới hình thức đối phó, giao cho Ban chấp hành công đoàn cơ quan, đơn vị giám sát thực hiện và có báo cáo cụ thể. Song song với việc triển khai kế hoạch, thể lệ cuộc thi, là việc tổ chức tuyên truyền cuộc thi, xây dựng và cung cấp tài liệu đảm bảo cho việc tìm hiểu để người tham gia làm bài đạt chất lượng cao. Bằng cách làm này, Đắk Lắk đã tổ chức cuộc thi đạt kết quả cao, số lượng tham gia nhiều, bài thi chất lượng tốt, tham gia với mọi đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã, viên chức của các trường học, công nhân lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hai là, tổ chức hội thi sân khấu hoá tuyên truyền CCHC, đối tượng tham gia là đội tuyên truyền lưu động của Phòng Văn hoá Thông tin/ Trung tâm Văn hoá các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở Đoàn thanh niên khối các cơ quan tỉnh, Đoàn khối doanh nghiệp tỉnh và Đoàn thanh niên các huyện, thị xã, thành phố. Nội dung thi, thể hiện kiến thức hiểu biết về chủ trương, chương trình, kế hoạch CCHC của Đảng, Chính

178 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

phủ, của tỉnh, xây dựng tiểu phẩm phản ánh những gương tốt điển hình, những tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính, tiêu cực xã hội, qua đó có những hiến kế giải quyết những vướng mắc, tồn tại nhằm mang lại hiệu quả CCHC trong thời gian tới. Qua hội thi, các đội tham gia sẽ tổ chức phục vụ ở cơ sở và tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền CCHC. Ba là, tổ chức tuyên truyền ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng thiếu thông tin trên địa bàn tỉnh bằng chương trình tổng hợp: Văn nghệ, tiểu phẩm, băng rôn, phát hành đĩa CD hỏi đáp về quy trình giải quyết thủ tục hành chính, mục tiêu và nhiệm vụ CCHC. Với hình thức này cũng là thực hiện mục tiêu tuyên truyền cải cách hành chính đến với mọi người dân ở nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; tạo điều kiện cho người dân hiểu rõ được trình tự, thủ tục hành chính khi có nhu cầu giao dịch hành chính với cơ quan quản lý nhà nước theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, giảm thiểu thời gian đi lại của người dân.

Với những hình thức trên, công tác thông tin tuyên truyền CCHC đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động và người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức sâu sắc về Chương trình CCHC của Chính phủ, của tỉnh, từ đó tăng thêm sự tin tưởng tuyệt đối vào đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu do Đảng và Nhà nước đề ra; tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động và người dân thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hoàn thành mục tiêu CCHC cũng là nhằm cải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, thu hút sự quan tâm của nhân dân đến công việc của nhà nước và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích hợp pháp của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tăng cường sự thống nhất trong nhận thức các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác CCHC.

179Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

5.2 Tình huống 2: Điều tra sự hài lòng về dịch vụ hành chính công của công dân, tổ chức trên địa bàn tỉnh

Để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân cần đảm bảo tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân, mà trước hết cần phải biết công dân đang nghĩ gì, đang cảm thấy như thế nào đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Kênh thông tin thiết thực từ người dân, doanh nghiệp là cần thiết để kiểm soát, đánh giá hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và là cơ sở đánh giá tính minh bạch, công khai của hệ thống hành chính. Tuy nhiên, cho đến nay, sự tham gia của nhân dân vào xây dựng và triển khai chính sách còn hạn chế, vấn đề này đặt ra một yêu cầu cấp thiết là cần có một cơ chế phản hồi và trao đổi từ phía người dân về chất lượng dịch vụ công cũng như tác động của các dịch vụ này đối với đời sống xã hội và xem đây là một công cụ đối thoại nhằm đảm bảo tính hiệu quả các quyết định của chính quyền cũng như là cơ sở để cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ.

Làm sao để chính quyền và nhân dân cùng thúc đẩy nâng cao chất lượng quản lý hành chính công thông qua việc xây dựng và triển khai các giải pháp mang tính hệ thống nhằm đo lường hiệu quả khu vực hành chính công? Điều tra dư luận xã hội về các dịch vụ hành chính công là một kênh thông tin thiết thực về hiệu quả của dịch vụ công, là thước đo về sự hài lòng của người dân và là cơ sở cho việc hoạch định chính sách của địa phương.

I. CÁC CUỘC ĐIỀU TRA DƯ LUẬN XÃ HỘI TẠI ĐẮK LẮK

Theo đánh giá từ trải nghiệm thực tế của người dân, mặc dù Đắk Lắk thực hiện khá hiệu quả ở lĩnh vực cung ứng dịch vụ công và thủ tục hành chính công, song cần cải thiện nhiều ở các lĩnh vực huy động sự tham gia của người dân. Chính vì vậy, từ năm 2010, khi tham gia Chương trình Quản trị công và cải cách hành chính do Đan Mạch (Danida) tài trợ, tỉnh Đắk Lắk luôn chú trọng huy động sự tham gia của người dân và doanh nghiệp đối với việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. Trong 2 năm, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức 04 cuộc khảo sát độc lập lấy ý kiến của công dân về các dịch vụ công, bao gồm :

- Điều tra sự hài lòng của công dân về dịch vụ một cửa.- Tổ chức khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân về thủ tục hành

chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh.- Tổ chức khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân về thủ tục hành

chính trong lĩnh vực đất đai- Tổ chức đánh giá nội bộ kết quả thực hiện Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ

trên địa bàn tỉnh

Tuy nhiên, cuộc điều tra về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai và đánh giá nội bộ kết quả thực hiện đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ đang trong quá trình thu thập dữ liệu. Báo cáo kinh nghiệm này đề cập đến điều tra sự hài lòng của công dân về dịch vụ một cửa và tổ chức khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh.

1. Điều tra sự hài lòng của công dân về dịch vụ một cửa

180 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Cơ quan thực hiện điều tra: Công ty Nguồn Việt (Viet Insight) được hợp đồng phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh thực hiện.

Tổng số phiếu nhóm điều tra thu được thực tế là 1.840 phiếu.

Địa điểm thực hiện điều tra: tại 14 huyện, thành phố.

Mục tiêu của đợt điều tra là đánh giá sự hài lòng của công dân về chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ do các đơn vị «Một cửa» cung cấp và hiểu rõ hơn nhận thức của công dân về các dịch vụ và thông tin do các đơn vị Một cửa cung cấp.

Phương pháp thực hiện: sử dụng cả hai phương pháp tiếp cận là định tính và định lượng.

Kết quả điều tra định tính qua thảo luận nhóm và chấm điểm mức độ hài lòng với dịch vụ một cửa cho thấy các ý kiến tập trung chủ yếu ở mức khá hài lòng chiếm khoảng 60%. Kết quả điều tra phiếu cho thấy số ý kiến ở mức Khá hài lòng và Rất hài lòng chiếm khoảng 75%-80%. Nhìn chung, chất lượng của dịch vụ một cửa được đánh giá tương ứng với mức độ hài lòng của công dân. Không có trường hợp nào hai chỉ số này mâu thuẫn quá mức với nhau. Báo cáo điều tra chỉ ra một số tồn tại về thủ tục hành chính, về năng lực của cán bộ, về cơ sở vật chất và tỉnh đã có biện pháp khắc phục một số tồn tại như sau:

Thứ nhất, các thủ tục và thời gian giải quyết giấy tờ nhà đất còn chưa được người dân đánh giá cao. Một số loại thủ tục giấy tờ như chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng, thế chấp giấy tờ vay vốn còn rườm rà và gây không ít phiền hà cho người dân.

Khắc phục tồn tại này, tỉnh đã đưa ra phương pháp giải quyết như sau:

+ Rà soát, hệ thống hóa VBQPPL liên quan đến thủ tục hành chính do HĐND và UBND tỉnh ban hành trong lĩnh vực đất đai và xây dựng. Năm 2011, tỉnh đã Đã rà soát 72 Nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành, 296 Quyết định, Chỉ thị và 43 văn bản liên quan đến cung cấp dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực đất đai do UBND tỉnh ban hành còn hiện hành; từ đó phân loại và sơ bộ hoàn thành rà soát đối với 70 văn bản có liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai đang còn hiệu lực (61 Quyết định, Chỉ thị và 09 Nghị quyết); năm 2012, tỉnh tiếp tục rà soát trong lĩnh vực xây dựng, hiện đã tham mưu thành lập Tổ rà soát văn bản trong lĩnh vực xây dựng.

+ Đẩy mạnh đơn giản hoá thủ tục hành chính; thực hiện rà soát, công bố các thủ tục hành chính mới ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, tính đến ngày 30/01/2012, Văn phòng UBND tỉnh kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục giao cho Thủ trưởng các Sở, ban, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ đối với 92 TTHC và tham mưu, đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản thực thi phương án theo chỉ đạo của Trung ương đối với 51 TTHC.

Thứ hai, Kết quả điều tra cho thấy thái độ và năng lực của cán bộ Bộ phận một cửa tuy có nhiều tiến bộ so với trước khi có một cửa nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng với nhu cầu của người dân hiện tại cũng như sự phát triển xã hội trong tương lai.

181Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần phải được đào tạo các kỹ năng giao tiếp với người dân. Vì vậy, Sở Nội vụ đã tổ chức nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ và tiếng anh giao tiếp cho cán bộ tại Bộ phận này. Tham gia Chương trình GOPA I, Sở Nội vụ đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh và Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và đào tạo tri thức trẻ Hà Nội tổ chức tập huấn cho 184 học viên là công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp về những vấn đề cơ bản trong giao tiếp và một số kỹ năng giao tiếp; kỹ năng giao tiếp với công dân và tổ chức; văn hóa giao tiếp và chuẩn mực xử sự, quy tắc ứng xử của cán bộ; tổ chức thực hiện. Năm 2012, tỉnh tiếp tục tập huấn lại về kỹ năng giao tiếp hành chính cho cán bộ Bộ phận này. Ngoài kỹ năng giao tiếp, cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, xã còn được hỗ trợ nghiệp vụ chuyên môn do cơ quan tư pháp, xây dựng, tài nguyên và môi trường cấp tỉnh thực hiện.

Thứ ba, việc tổ chức và triển khai dịch vụ một cửa liên thông vẫn chưa có sự thống nhất và đồng bộ cũng như chưa rõ ràng về cách thức thực hiện, phân công trách nhiệm.

Để đẩy mạnh thực hiện mô hình một cửa liên thông, quy định trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính của nhân dân, năm 2010 và năm 2011 tỉnh đã ban hành các Quyết định thực hiện một cửa liên thông trong 03 lĩnh vực:

+ Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; + Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác

gắn liền với đất đối với tổ chức. + Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn

liền với đất của cấp huyện trên địa bàn tỉnh.

Theo Kế hoạch cải cách hành chính, năm 2012 tỉnh triển khai xây dựng mô hình một cửa hiện đại tại thành phố Buôn Ma Thuột và 03 đơn vị cấp huyện. Ngoài ra, tỉnh còn quan tâm đến cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thông qua việc hỗ trợ và ban hành Nghị quyết Quy định mức khoán chế độ công tác phí đối với cán bộ, công chức ở các cấp đảm nhiệm việc luân chuyển hồ sơ, thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông. Thứ tư, chưa có hệ thống hay cơ chế giám sát hoạt động của bộ phận một cửa cũng như thái độ của nhân viên phụ trách.

Cho đến nay, tỉnh đã xây dựng và ban hành Bộ chỉ số và thang điểm đánh giá CCHC trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có quy định điểm số về việc phản hồi, giám sát của người dân, về huy động sự tham gia ý kiến của tổ chức và công dân đối với dịch vụ một cửa; ban hành quy định gửi báo cáo CCHC, trong đó có đánh giá kết quả việc thực hiện cơ chế một cửa của các cơ quan, đơn vị; đồng thời, xây dựng đầu mối thực hiện công tác cải cách hành chính tại các Sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố và thành lập đường dây nóng để tiếp nhận các khiếu nại của công dân tổ chức theo ngành, lĩnh vực và địa phương.

182 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Theo dõi và thang điểm xếp hạng cải cách hành chính về huy động sự tham gia của nhân dân

STT NỘI DUNG Điểm chuẩn

Điểm tự

đánh giá

Điểm thẩm định

Ghi chú

1.5 Triên khai thực hiện lấy ý kiến của tổ chưc, cá nhân đối với dịch vụ công tai địa phươnga) Tổ chức thực hiện và đánh giá báo cáo kết quả theo đúng quy định b) Tổ chức thực hiện nhưng không tổ chức đánh giá báo cáo kết quả theo đúng quy định c) Không tổ chức thực hiện

2

1

0

1.6 Kết quả hài long của cơ quan, đơn vị Tỷ lệ hài lòng chung trên các lĩnh vực:a) 85-100%b) 70-84%c) dưới 70%

20.50

Thứ năm, công tác tổ chức thông tin, hướng dẫn cho người dân tại điểm dịch vụ một cửa nhìn chung còn chưa đạt yêu cầu.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền CCHC gắn với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Công tác tuyên truyền về cải cách hành chính được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thành và truyền hình, báo Đắk Lắk, Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk. Tỉnh đã phát động cuộc thi tìm hiểu kết quả 10 năm thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính, chung tay cải cách hành chính và thành lập đội tuyển tham gia hội thi tuyên truyền cải cách hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tiếp tục thực hiện tốt Chương trình truyền hình trực tiếp Đối thoại chính sách và cải cách hành chính trên Đài phát thanh và truyền hình Đắk Lắk (DRT) vào thứ bảy, tuần thứ 4 hàng tháng. Công tác tuyên truyền cải cách hành chính bước đầu góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân đối với công cuộc cải cách hành chính, nâng cao sự tham gia của nhân dân vào hoạt động giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước…

2. Khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh.

Cơ quan thực hiện điều tra: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ (Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo, bộ phận chuyên nghiên cứu dư luận xã hội tổ chức khảo sát, điều tra của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

183Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Tổng số phiếu nhóm điều tra thu được thực tế là 1.004 phiếu.

Địa điểm thực hiện điều tra: cuộc điều tra được triển khai trên diện rộng tại 7 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, nơi có nhiều cá nhân và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm: thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Búk, Krông Ana, Cư M’Gar, Krông Pắk, Ea Kar.

Phương pháp thu thập thông tin: Điều tra định lượng.

Nhìn chung, tại các cơ quan đăng ký kinh doanh đã dần dần xóa bỏ quan niệm xin - cho, hình thành ý thức phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức giải quyết các thủ tục đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hạn chế tối đa tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu, xây dựng được hình ảnh thân thiện giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, tạo môi trường thông thoáng, thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Năm 2011, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình thành lập doanh nghiệp trong tỉnh cũng có phần ảnh hưởng, số lượng doanh nghiệp đến đăng ký kinh doanh giảm so với năm trước (đạt 78,54%). Tuy nhiên qua tổng hợp, phân tích kết quả thăm dò dư luận xã hội, thu nhận những ý kiến đánh giá của 1.004 doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk về việc giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, kết quả cho thấy 962/1.004 ý kiến (chiếm tỷ lệ 95,8%) các doanh nghiệp, hộ kinh doanh rất hài lòng hoặc hài lòng khi đến giải quyết các thủ tục đăng ký kinh doanh tại các cơ quan đăng ký kinh doanh.

Một số tồn tại và giải pháp trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh :

Thứ nhất, về công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chưa được coi trọng. Về vấn đề này, tỉnh đã chú trọng theo dõi tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, giải thể, phá sản, ngừng sản xuất kinh doanh và thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế đến mức tối đa hiện tượng hình thành các doanh nghiệp ảo, doanh nghiệp ma, doanh nghiệp đã phá sản, giải thể, ngừng kinh doanh, kinh doanh sai mục đích, chuyển đổi mục đích, địa điểm kinh doanh nhưng không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh, công bằng cho các thành phần kinh tế. Tính đến hết năm 2011, đã ra thông báo xóa tên 517 doanh nghiệp, 95 chi nhánh và 29 văn phòng đại diện. Tổng số doanh nghiệp hiện còn đang hoạt động đến thời điểm 31/12/2011 là 3.624 doanh nghiệp, chiếm 63,53% doanh nghiệp đăng ký (3.590 doanh nghiệp dân doanh, 29 doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý, 05 doanh nghiệp có vốn đầu tư với nước ngoài).

Đồng thời, chủ động theo dõi khó khăn của các doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời. UBND tỉnh đã báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình sản xuất, kinh doanh trong đó nêu những khó khăn chung của các doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk là thiếu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, thiếu mặt bằng hoạt động, hạn chế trong tiếp cận thông tin về cơ chế, chính sách của Nhà nước, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, hạn chế về minh bạch của môi trường kinh doanh, sự phát triển của các hiệp hội doanh nghiệp chưa tương xứng… Báo cáo đưa ra 06 kiến nghị, trong đó có 04 kiến nghị đối với Bộ, ngành trung ương để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển một cách mạnh mẽ và hoạt động hiệu quả hơn.

Thứ hai, doanh nghiệp còn hạn chế trong việc tiếp cận những hướng dẫn, quy định, văn bản mới của nhà nước.

184 Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

Tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát tình hình thi hành pháp luật và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tiếp tục chỉ đạo công khai thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh; thông tin toàn bộ các quy định, hướng dẫn, mẫu biểu hành chính về đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, khắc dấu, đăng ký và thẩm định dự án đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; thông tin về hỗ trợ tra cứu doanh nghiệp, tra cứu hộ kinh doanh-hợp tác xã, hỗ trợ đặt tên doanh nghiệp, hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính, tra cứu văn bản pháp quy và tra cứu hồ sơ trên Cổng thông tin doanh nghiệp và đầu tư tỉnh Đắk Lắk (http://www.daklakdpi.gov.vn). Cổng thông tin doanh nghiệp và đầu tư tỉnh Đắk Lắk là một kênh đối thoại trực tuyến giữa các cơ quan chính quyền với doanh nghiệp, thông qua kênh đối thoại hiện đại và hiệu quả này, doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh trực tuyến, đặt câu hỏi, đóng góp ý kiến và được giải đáp ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.

UBND tỉnh đã định kỳ tổ chức gặp mặt doanh nghiệp, đối thoại để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp như những khó khăn về vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, về mặt bằng hoạt động, tiếp cận thông tin về cơ chế, chính sách của Nhà nước, về cơ sở hạ tầng, về thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh...

II. CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Lựa chọn nhà thầu làm nhiệm vụ thăm dò dư luận độc lập để không bị tác động đến kết quả điều tra.

Quá trình lựa chọn đơn vị giao nhiệm vụ điều tra dư luận xã hội đóng vai trò quan trọng đối với kết quả điều tra và ảnh hưởng đến hoạch định chính sách. Trong quá trình thực hiện điều tra dư luận xã hội về dịch vụ công, tỉnh lựa chọn nhà thầu độc lập để không bị tác động đến kết quả điều tra vì các con số sau điều tra sẽ không chính xác nếu cơ quan thực hiện nhiệm vụ điều tra dư luận là cơ quan quản lý chuyên ngành lĩnh vực cần thu thập thông tin hoặc liên quan đến lĩnh vực cần thu thập thông tin. Kết quả điều tra là tấm gương phản chiếu hiệu quả dịch vụ công, phản ánh tính thiết thực của các chính sách; nếu các con số sau điều tra biến hoá theo hướng có lợi cho cơ quan quản lý nhà nước và tiếp tục đẩy khó khăn cho người dân và doanh nghiệp thì mục tiêu của cuộc điều tra dư luận xã hội về dịch vụ công sẽ không được hoàn thành. Kinh nghiệm tại Đắk Lắk cho thấy nên lựa chọn các tổ chức tư vấn độc lập, có chức năng, kinh nghiệm trong điều tra dư luận xã hội thực hiện nhiệm vụ này để kết quả thăm dò dư luận thật sự khách quan và phản ánh đúng hiện thực.

2. Sự phản hồi của lãnh đạo đối với kết quả điều tra đóng vai trò quyết định đến việc cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ công.

Điều tra dư luận xã hội đối với dịch vụ công nhằm đưa ra các con số cụ thể về hiệu quả và đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ công. Tuy nhiên, để cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ công cần sự quan tâm, phản hồi của tất cả các cấp, các ngành có liên quan. Kết quả cho thấy những kiến nghị được lãnh đạo các cấp, các ngành quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện thì nội dung đó được cải thiện còn những nội dung chưa được phản hồi thì kết quả điều tra chỉ dừng lại ở những con số. Chẳng hạn, năm 2011 do phải thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội nên tỉnh chưa có biện pháp cải thiện cơ sở vật chất

185Kinh nghiệm Xây dựng và Triển khai Kế hoạch Cải cách Hành chính ở cấp Tỉnh

cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp và các cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc mức hỗ trợ 200.000 đ/tháng cho mỗi cán bộ ở bộ phận một cửa là thấp so với tình hình hiện nay theo ý kiến của nhóm điều tra, tuy nhiên tỉnh không thể cân đối ngân sách để hỗ trợ thêm cho cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả...

3. Điều tra dư luận xã hội đối với các dịch vụ công là cơ sở để nâng cao chất lượng dịch vụ công

Thực tế chỉ ra rằng khó có thể ban hành các chính sách khả thi nếu không hiểu được nguyện vọng của đối tượng có liên quan đến các chính sách đó. Người dân, với tư cách là đối tượng thụ hưởng và thực thi chính sách, tham gia vào quy trình hoạch định chính sách, nêu lên ý kiến để tác động đến quan điểm và mục tiêu của chính sách, sao cho các chính sách khi được ban hành sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Cụ thể là, sau khi tổ chức ý kiến người dân về dịch vụ một cửa, tỉnh đã ban hành cơ chế một cửa liên thông trong 3 lĩnh vực và tiếp tục triển khai liên thông hiện đại theo Kế hoạch CCHC năm 2012. Trước đây, để giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực chính sách người có công hoặc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tổ chức và công dân phải đi 3-4 lần để lấy hồ sơ, chuyển cho cơ quan chức năng. Tuy nhiên, hiện nay cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sẽ đảm nhận nhiệm vụ này, qua đó tổ chức, công dân chỉ nộp hồ sơ, nghe hướng dẫn và nhận kết quả tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả...

Khảo sát điều tra ý kiến công dân về dịch vụ hành công là nét mới trong CCHC trên địa bàn tỉnh, đây là biện pháp tích cực thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở, ghi nhận tầm quan trọng của sự tham gia của người dân vào các vấn đề chung của địa phương, là cơ sở để nâng cao chất lượng dịch vụ công thông qua tìm hiểu, đánh giá kết quả hiện tại của các dịch vụ công và nguyện vọng của công dân. Ý kiến của công dân về dịch vụ công được chuyển đến lãnh đạo các cấp, các ngành đòi hỏi lãnh đạo các cấp đón nhận kết quả một cách công bằng và có biện pháp đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Vấn đề đặt ra là, sau khi ban hành các chính sách mới, tỉnh cần tiếp tục theo dõi, kiểm tra, đánh giá ý kiến của công dân để có điều chỉnh phù hợp để tiếp tục cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ công.

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở CẤP TỈNH

Trong khuôn khổ Chương trình Quản trị Nhà nước và Cải cách Hành chính do Đan Mạch tài trợ (GOPA I, giai đoạn 2008-2011)

Nhóm biên soạn:TS. Nguyễn Khắc Hùng (Đồng Chủ biên)TS. Yeow Hua Poon (Đồng Chủ biên)TS. Đinh Duy HòaThS. Nguyễn Tiến DũngTS. Nguyễn Xuân NguyênSở Nội vụ các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Đắk Lắk, Đắk Nông