km 454e-20190726102307 · g. chính sách của hội Đồng quản trị về sự giúp Đỡ...

94

Upload: others

Post on 27-Dec-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

THƯ NGỎ CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC HỌC KHU

Chúng tôi hân hạnh phổ biến đến quý vị cuốn cẩm nang đã được cập nhật của Học Khu về Tác Phong của

Học Sinh và Hướng Dẫn Phụ Huynh.

Những Giá Trị Căn Bản của Học Khu định ra và sắp đặt nền móng cho một môi trường học đường lạc quan.

Tiêu chuẩn về kỷ luật của Học Khu là tác phong của học sinh phải là kết quả của sự tôn trọng của học sinh

đối với chính các em, với những người khác, và môi trường xung quanh em. Các tiêu chuẩn này thành lập

những kỳ vọng thuần nhất về tác phong cần có đối với xã hội và môi trường học đường. Chúng bảo đảm

rằng trường học là nơi an toàn để các em học sinh chú tâm vào việc học.

Chúng tôi mong phụ huynh tiếp tay với các nhân viên Học Khu nêu gương và hỗ trợ những điều cần thiết

hầu chuẩn bị tầng lớp thanh thiếu niên của chúng ta thành những người lớn có trách nhiệm và hữu ích. Dành

chút thời giờ để xem qua cẩm nang này chính là bước đầu để bảo đảm con em quý vị được thành công.

Trân Trọng,

José L. Manzo

Tổng Giám Đốc Học Khu

PHẨM GIÁ CĂN BẢN

của Học Khu Oak Grove

GIÁO DỤC HỌC SINH Chúng tôi quý trọng một môi trường an toàn, dưỡng dục, nơi mà các em học

sinh được chú ý đến và sự học tập của các em học sinh là trọng tâm chính.

MÔI TRƯỜNG TRỢ GIÚP LẪN NHAU Chúng tôi quý trọng một môi trường hợp tác chặt chẽ với sự tương trợ lẫn nhau,

tinh thần đồng đội, chia xẻ trách nhiệm, và sự thành công.

KẾT QUẢ TỐT ĐẸP Chúng tôi quý trọng mọi sự tận tâm về sáng tạo, canh tân, khởi xướng,

tiếp tục cải tiến, và nguyên tắc làm việc nghiêm chỉnh.

TÍNH LIÊM KHIẾT Chúng tôi quý trọng sự công bình, đạo đức, và chân thật

khi làm việc chung với nhau.

SỰ TÔN TRỌNG Chúng tôi quý trọng và tôn trọng sự khác biệt của từng học sinh, nhân viên, và cộng đồng.

SỰ BAO QUÁT Chúng tôi quý trọng một môi trường bao quát nơi mà mọi người cảm thấy được quý mến

và tôn trọng; và đều có cơ hội như nhau mà không có sự phân biệt chủng tộc, tuổi tác,

văn hóa, khả năng, sắc tộc hay dân tộc, sự nhận diện hay sự biểu lộ phái tính, sự định hướng

phái tính, sự liên kết với tôn giáo, và tình trạng kinh tế xã hội.

iii

iv

MỤC LỤC

Lời mở đầu -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------i

Lịch Trình Niên Học của Học Khu ---------------------------------------------------------------------------------------ii

Thư Ngỏ của Tổng Giám Đốc Học Khu ---------------------------------------------------------------------------------iii

District Vision --------------------------------------------------------------------------------------------------------------iv

Bổn Phận/Tác Phong của Học Sinh/Những Phương Pháp Can Thiệp về Hành Vi ---------------------------------1

Chương Trình Can Thiệp và Hỗ Trợ Các Hành Vi Tích Cực ---------------------------------------------------------2

Hướng Dẫn về Tác Phong --------------------------------------------------------------------------------------------------2

Học Tập Ngay Thẳng ---------------------------------------------------------------------------------------------2

Chuyển Trường Do Ban Hành Chánh Xếp Đặt ----------------------------------------------------------------2

Chương Trình Thể Thao Sau Giờ Học -------------------------------------------------------------------------2

Y Phục ------------------------------------------------------------------------------------------------------------2-3

Chuyên Cần/Đi Học Trễ ------------------------------------------------------------------------------------------3

Luật An Toàn Khi Đi Xe Đạp/Ván Trượt/Scooters -----------------------------------------------------------4

Đe Dọa Nổ Bom/Thông Báo Trong Trường Hợp Khẩn Cấp/hay Báo Động Hỏa Hoạn Giả ------------5

Bắt Nạt/Sự Bắt Nạt Qua Đường Tin Học -----------------------------------------------------------------------5

Ngược Đãi Trẻ Em/Phúc Trình Theo Mệnh Lệnh/Liên Lạc Với Cảnh Sát --------------------------------5

Xếp Lớp Cho Học Sinh -------------------------------------------------------------------------------------------6

Các Loại Bệnh Dễ Lây Lan --------------------------------------------------------------------------------------6

Tác Phong Trên Xe Buýt Nhà Trường --------------------------------------------------------------------------6

Hồ Sơ Mật ----------------------------------------------------------------------------------------------------------7

Trừng Trị Thân Thể -----------------------------------------------------------------------------------------------7

Quyền Nuôi Dưỡng, Thăm Viếng, và Sắp Xếp Để Đưa Đón Con Em -------------------------------------7

Phạt Không Cho Ra Ngoài ---------------------------------------------------------------------------------------7

Kế Hoạch Kỷ Luật ------------------------------------------------------------------------------------------------7

Thủ Tục Tố Tụng --------------------------------------------------------------------------------------------------7

Các Dụng Cụ Thông Tin Điện Tử -------------------------------------------------------------------------------8

Trường Hợp Khẩn Cấp và “Đóng Cửa Trường Học” ---------------------------------------------------------9

Thẻ Khẩn Cấp ------------------------------------------------------------------------------------------------------9

Không Được Đi Học --------------------------------------------------------------------------------------------10

Trường Học Ngày Thứ Sáu -------------------------------------------------------------------------------------10

Những Điều Kiện để Tốt Nghiệp Lớp 8 -----------------------------------------------------------------------10

Chí Rận ------------------------------------------------------------------------------------------------------------10

Các Chi Tiết về Sức Khỏe --------------------------------------------------------------------------------------11

Những Quy Định về Sức Khỏe Khi Nhập Học --------------------------------------------------------------12

Bài Tập Ở Nhà --------------------------------------------------------------------------------------------------13

Sự Tôn Trọng Phẩm Giá Con Người --------------------------------------------------------------------------13

Tình Trạng Di Trú ------------------------------------------------------------------------------------------------13

Chương Trình Tự Học (Ngắn Hạn) ---------------------------------------------------------------------------14

Bản Thỏa Thuận Về Việc Chuyển Trường Từ Học Khu Này Sang Học Khu Khác --------------------14

Quấy Rối Tiến Trình Giáo Dục --------------------------------------------------------------------------------14

Chuyển Trường Trong Học Khu -------------------------------------------------------------------------------14

Xả Rác -------------------------------------------------------------------------------------------------------------15

Tủ Có Khóa Dành Cho Học Sinh ------------------------------------------------------------------------------15

Lảng Vảng --------------------------------------------------------------------------------------------------------15

Những Đồ Vật Bị Mất hay Bị Tịch Thu ----------------------------------------------------------------------15

Khảo Sát Theo Luật Định --------------------------------------------------------------------------------------15

Dược Phẩm Ở Trường -------------------------------------------------------------------------------------------15

Dọn Nhà/Không Tiếp Tục Đến Trường -----------------------------------------------------------------------16

Hạn Chế Sự Ra/Vào Khuôn Viên Trường Học --------------------------------------------------------------16

Các Sinh Hoạt Ngoài Học Đường ------------------------------------------------------------------------------16

Sách Giáo Khoa Nộp Trễ Hạn, Bị Hư Hại, Hoặc Bị Mất ---------------------------------------------------16

Sự Thăm Viếng của Phụ Huynh/ Người Giám Hộ ----------------------------------------------------------17

Thú Vật Ở Trường -----------------------------------------------------------------------------------------------17

Thể Dục Thể Thao -----------------------------------------------------------------------------------------------17

Sách Báo Khiêu Dâm --------------------------------------------------------------------------------------------17

Những Hành Động Thô Tục, Xúc Phạm, Bất Kính ----------------------------------------------------------17

Các Chương Trình Chọn Lựa ----------------------------------------------------------------------------------17

Lên Lớp/Ở Lại Lớp ----------------------------------------------------------------------------------------------18

Bồi Thường --------------------------------------------------------------------------------------------------------18

Chính Sách Xét Lại -----------------------------------------------------------------------------------------------18

Lục Soát -----------------------------------------------------------------------------------------------------------18

Quấy Nhiễu Tình Dục --------------------------------------------------------------------------------------------18

Điều Lệ về Nước Giải Khát Có Ga ----------------------------------------------------------------------------18

Sự Thô Bạo của Học Sinh và Những Quy Định Khi Làm Bản Báo Cáo ---------------------------------18

Đe Dọa Nhân Viên Nhà Trường -------------------------------------------------------------------------------19

Chính Sách về Sức Khỏe của Học Sinh -----------------------------------------------------------------------19

Kỳ Vọng về Hạnh Kiểm của Học Sinh -----------------------------------------------------------------------19

Những Biện Pháp Kỷ Luật Đối Với Các Học Sinh Bị Tạm Đuổi Học và Bị Trục Xuất ---------------------20-24

Định Nghĩa Những Biện Pháp Kỷ Luật ------------------------------------------------------------------------------25

Phụ Lục ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------26

A. Những Thủ Tục Khiếu Nại Đồng Nhất

B. Bản Cam Kết Giúp Học Sinh Thành Công

C. Thông Báo Hàng Năm về Quyền Lợi và Trách Nhiệm của Phụ Huynh/Người Giám Hộ

D. Tiêu Chuẩn Về Việc Lên Lớp/Ở Lại Lớp

E. Thỏa Thuận Về Việc Sử Dụng Mạng Lưới Máy Điện Toán Được Chấp Thuận của Học Khu Oak

Grove

F. Chuyển Trường Từ Học Khu Oak Grove Sang Học Khu Khác hay Ngược Lại và Các Chi Tiết

Liên Quan Đến Đạo Luật Về Vô Gia Cư

G. Chính Sách của Hội Đồng Quản Trị về Sự Giúp Đỡ của Tình Nguyện Viên/

Chính Sách của Hội Đồng Quản Trị về Các Chi Tiết Về Việc Đi Du Khảo

H. Chính Sách của Hội Đồng Quản Trị Về Việc Quấy Nhiễu Tình Dục

I. Sự Tham Gia của Gia Đình/Chi Tiết Luật Megan Về Tội Phạm Tình Dục

J. Những Chương Trình Cho Các Học Sinh Đang Học Anh Ngữ/Bài Trắc Nghiệm Trình Độ Thành

Thạo Anh Ngữ của California ELPAC

K. Trang Mạng Giao Tiếp Xã Hội, Sự Bắt Nạt Qua Đường Tin Học, và Môi Trường Không Có Sự

Chọc Ghẹo, Bắt Nạt, và Quấy Nhiễu

L. Đạo Luật Học Đường Lành Mạnh

M. A-G và Những Điều Kiện để Tốt Nghiệp Trung Học

N. Sự Tham Gia của Phụ Huynh/Sự Cam Kết của Gia Đình

O. Sức Khỏe Về Tâm Trí/Phòng Ngừa Sự Tự Vẫn

P. Tình Trạng Di Trú

Q. Quy Định Quản Lý về Giá Tiền Các Bữa Ăn

José L. Manzo, Tổng Giám Đốc Học Khu

Hội Đồng Quản Trị

John McKey, Mary Noel,

Brian LoBue, Tami Moore,

Jorge Pacheco Jr.

1

BỔN PHẬN CỦA HỌC SINH Mỗi học sinh có bổn phận học tập thật giỏi và có tác phong cá nhân.

Môi trường học tập có trật tự và an toàn bảo đảm và duy trì được tiêu chuẩn cao về mặt học vấn và tác phong cá nhân đòi

hỏi ban điều hành của nhà trường phải thiết lập: (1) những hướng dẫn về nội quy để củng cố những phẩm chất tốt và hạn

chế những tác phong xấu, (2) hậu quả của tác phong không thể chấp nhận được, (3) phương cách và kỹ năng để giải

quyết các xung đột và nâng cao lòng tự trọng của các học sinh, (4) các tiêu chuẩn của chương trình học để cân bằng nhu

cầu tâm lý, xã hội, và thể chất của các học sinh, (5) môi trường học đường an toàn, và (6) sự ủng hộ nhiệt tình của phụ

huynh.

TÁC PHONG CỦA HỌC SINH Học sinh của Học Khu Oak Grove cần phải CÓ LÒNG TỰ TRỌNG, BIẾT TÔN TRỌNG BẢN THÂN, NGƯỜI

KHÁC, VÀ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC. Do đó, học sinh được cho biết những hậu quả có thể xảy ra do tác phong

của các em gây nên. Những biện pháp kỷ luật được áp dụng bởi nhân viên có thẩm quyền của nhà trường là hậu quả trực

tiếp của tác phong không thể chấp nhận được (gồm cả tính không trung thực về mặt học vấn và những sự không trung

thực khác) của học sinh.

Điều lệ và nội quy được thiết lập để giúp duy trì một môi trường học tập tốt. Học sinh nào không giữ đúng điều lệ và nội

quy này sẽ nhận lãnh các hậu quả thích hợp gồm bị khuyến cáo, cảnh cáo, khiển trách, tạm đuổi và/hay bị trục xuất

và/hay bị bắt giữ theo luật đã ban hành tùy theo từng trường hợp, và nếu học sinh đã từng có hạnh kiểm xấu do mục tiêu

của những hậu quả này là giúp học sinh nhận thức và tuân theo các nội quy và điều lệ. Đối với một số lỗi vi phạm, nhân

viên nhà trường buộc phải gọi cảnh sát.

Tất cả học sinh phải giữ đúng nội quy, theo học những chương trình yêu cầu, và tuân theo chỉ dẫn của các giáo viên tại

trường (Luật Giáo Dục 48908), bao gồm nhưng không giới hạn đối với việc học sinh tụ tập trước, trong, và sau giờ học

và khi học sinh có mặt tại trường ngoài giờ học. Học sinh phải tuân theo những kỳ vọng về hạnh kiểm của học sinh khi ở

trong khuôn viên nhà trường ngay cả khi trường học đóng cửa.

Các sinh hoạt ngoài giờ và các buổi du khảo được xem là một phần của chương trình học. Những người tham dự và

những người có mặt sẽ có trách nhiệm như những người đại diện cho nhà trường/cộng đồng. Tất cả những điều lệ về

hạnh kiểm học sinh cũng được áp dụng trong những sinh hoạt ngoài giờ học, những buổi du khảo, và trong thời gian đi

đến hoặc trở về trường từ các sinh hoạt.

Hội Đồng Quản Trị có thể tạm đuổi hay trục xuất một học sinh với những lý do nêu trên chiếu theo Luật Giáo Dục từ số

48900 đến 48915 và được nhắc lại ở các trang 20 đến 22 đối với những lỗi vi phạm liên quan đến các sinh hoạt của nhà

trường hay việc chuyên cần.

Cẩm nang này được soạn thảo và phân phối để giúp nhân viên nhà trường, học sinh, và phụ huynh về các chính sách và

biện pháp kỷ luật liên quan đến hạnh kiểm học sinh. Học Khu đặt kỳ vọng cao đối với hạnh kiểm của mỗi học sinh.

Học Khu Oak Grove cố gắng duy trì các trường học không có sự chọc ghẹo, bắt nạt, và quấy nhiễu. Do đó, các học sinh

được hướng dẫn cách từ chối và kỹ năng giao tế, sự nhận thức về văn hóa và chủng tộc, cách báo cáo với một người lớn,

và những cách thích hợp đối đáp lại sự chọc ghẹo, bắt nạt, và quấy nhiễu. Các chọn lựa về chương trình giảng dạy tương

ứng với Các Mục Tiêu Trong Kế Hoạch Năm Năm của Học Khu và Các Kế Hoạch An Toàn của từng cá nhân trường

học.

Chương trình giảng dạy được dựa vào khoa học và các nghiên cứu, và theo đúng các quy định của Tiểu Bang. Các

chương trình bổ xung, băng thu hình, phim ảnh, diễn giả, và sinh hoạt giúp sắp đặt những nhu cầu của các trường học và

nhóm học sinh.

Nếu quý vị muốn xem qua các tài liệu này, xin đừng ngần ngại liên lạc với giáo viên và trường học của con em.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP VỀ HÀNH VI Học Khu Oak Grove tin rằng tất cả mọi học sinh cần phải cư xử một cách tôn trọng và có trách nhiệm. Hàng năm, mỗi

học sinh trong Học Khu đều được hướng dẫn những phương pháp hiệu quả trong việc tự diễn đạt một cách rõ ràng đối

với những người khác ngay từ khi bước vào mẫu giáo. Buổi huấn luyện về việc bổ sung những phương pháp này đã

được tổ chức cho tất cả các giáo viên và nhân viên. Các học sinh được hướng dẫn qua Chương Trình PBIS.

2

CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP VÀ HỖ TRỢ CÁC HÀNH VI TÍCH CỰC (PBIS) Cải thiện thành tích học vấn và hạnh kiểm là việc sử dụng những thực hành và sự can thiệp về việc hướng dẫn và hạnh

kiểm. Chương Trình PBIS cung cấp một khuôn khổ để đạt được những kết quả này. PBIS KHÔNG phải là một chương

trình giảng dạy, sự can thiệp, hay sự thực hành nhưng LÀ một khuôn khổ về sự quyết định hầu hướng dẫn sự lựa chọn,

sự hòa hợp với môi trường, và sự bổ sung những thực hành về hạnh kiểm và học vấn để cải thiện thành tích học vấn và

hạnh kiểm cho học sinh. Nói chung, PBIS nhấn mạnh về bốn yếu tố hợp nhất: (a) dữ kiện về quyết định, (b) kết quả đo

lường được từ sự hỗ trợ và đánh giá về dữ kiện, (c) những thực hành có chứng cớ rằng những kết quả này có thể đạt

được, và (d) những phương pháp hỗ trợ sự bổ sung một cách hiệu quả và có tác dụng đối với những sự thực hành này.

HƯỚNG DẪN VỀ TÁC PHONG

Những tôn chỉ sau đây được áp dụng trong khi đi đến trường và từ trường về, khi có mặt tại trường, trong khi đi đến

và trở về từ một sinh hoạt của nhà trường bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường.

HỌC TẬP NGAY THẲNG (ACADEMIC HONESTY)

Tất cả học sinh sẽ hoàn tất việc học tập một cách ngay thẳng, không gian dối. Nếu bị bắt gặp vì gian lận, học sinh

sẽ bị kỷ luật.

CHUYỂN TRƯỜNG DO BAN HÀNH CHÁNH XẾP ĐẶT (ADMINISTRATIVE TRANSFERS)

Học sinh có thể được chuyển từ trường thuộc nơi cư trú hoặc trường đang học đến một trường khác hay chương

trình khác trong Học Khu Oak Grove vì lý do điều chỉnh hay vì lý do kỷ luật thay vì bị trục xuất khỏi trường (xem

trang 20-22). (Luật Giáo Dục Số 48900 và 48903).

CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO SAU GIỜ HỌC (AFTER SCHOOL SPORTS)

Học sinh tham gia vào Chương Trình Thể Thao Sau Giờ Học phải có điểm trung bình tối thiểu là 2.0.

Học sinh phải có hạnh kiểm thích hợp và tuân theo mọi nội quy trong giờ học, trong tất cả các lần tập dợt, các

trận đấu, các buổi họp, và bất cứ sinh hoạt nào, gồm các lần gây quỹ. Biết tôn trọng các huấn luyện viên, cha

mẹ, đồng đội, đối thủ, và các nhân viên được kỳ vọng vào bất cứ lúc nào. Nếu không có hạnh kiểm thích hợp,

học sinh sẽ bị loại ra khỏi đội và có thể bị kỷ luật và/hay chịu hậu quả gây ra.

Y PHỤC (APPEARANCE)

Vì lý do sức khỏe, an toàn cũng như để giúp học sinh chú tâm đến việc học vấn, học sinh phải ăn mặc thích hợp khi

đi học hàng ngày. Những kiểu ăn mặc/y phục, đầu tóc, trang điểm là hoàn toàn cá nhân nhưng buộc phải tuân theo

nội quy nhà trường. Học sinh phải luôn mang giầy thích hợp khi đi học vì lý do an toàn. Nhà trường phải bảo đảm

quần áo/y phục, kiểu tóc, cách trang điểm, và/hoặc sự xuất hiện cá nhân không được quá lố hoặc để nhạo báng các

nhóm khác hoặc gây sự phân tâm đối với công việc và kỷ luật trong học đường.

Y phục là một trong những cách chúng ta biểu thị thái độ với những người khác và bản thân. Sau đây là một vài thí

dụ về y phục không thích hợp nhưng không hạn chế bao gồm:

Quần áo/y phục hở ngực hay hở bụng để lộ đồ lót như áo ống, áo hở vai, và hở lưng, hay những y phục hở hang

khác.

Quần áo/y phục/giầy dép, trang sức, hay nút áo với lời lẽ hay hình ảnh thô tục, vũ khí, hoặc bạo hành, hoặc có

những câu khiêu dâm hay có nội dung bóng gió liên hệ đến các ban nhạc, đội thể thao, hay phong cách sống lập

dị làm mất phẩm giá, hoặc các chất không hợp pháp cho thanh thiếu niên dùng như thuốc lá, rượu, và ma túy.

Các đồ trang bị như dây xích, gồm ví tiền. Không được đeo các loại bông tai dài và nhọn, ví tiền có dây xích

(hoặc nữ trang dài và nhọn, kể cả vòng đeo tay hay trang sức đeo cổ).

Bất cứ loại quần áo/y phục/giầy dép hoặc trang sức nào có liên quan đến băng đảng, tội ác, hành vi mạo hiểm,

hoặc các sinh hoạt hay màu sắc của băng đảng, bao gồm áo lá bất cứ màu gì, quần áo/y phục mặc bên trong áo

len, áo thun, áo vét, khăn quấn đầu, dây thun, dây xích, kim băng, v.v...

Quần áo quá khổ, lớn hơn hai cỡ của kích thước học sinh hay quần tây rộng quá khổ phải thắt dây nịt.

3

Quần áo phải thích hợp khi đi học, không được gây cản trở hoặc phân tâm đối với các sinh hoạt của nhà trường,

phải an toàn, như không liên quan đến băng đảng, không quấy nhiễu, và không ủng hộ bạo động hoặc các sinh

hoạt bất hợp pháp cho các em học sinh như ma túy và rượu.

Quần áo tắm, quần đùi mặc khi đi xe đạp, quần áo tập thể thao, quần áo bằng chất dẻo trong suốt hay mỏng dán

sát người, quần áo luộm thuộm hoặc quá rộng, đồ ngủ.

Vì lý do an toàn và trong các sinh hoạt thể thao, học sinh nên mang giày thấp, bít mũi và mũi giày không được

bằng kim loại. Trong giờ thể thao, học sinh phải mang giày thích hợp. Giày không thích hợp bao gồm giày cao

gót, các loại giày thể thao có bánh xe.

Không được có dụng cụ cuốn tóc hay trùm đầu, bao gồm khăn rằn khi đi học trừ khi vì lý do y tế hay tôn giáo

hay được sự cho phép của nhà trường vì có những sinh hoạt đặc biệt.

Để biết thêm chi tiết liên quan đến các hướng dẫn về quần áo/y phục, xin liên lạc với hiệu trưởng trường hoặc tham

khảo sách cẩm nang của nhà trường.

Quần Áo Để Tránh Ánh Nắng Mặt Trời: Học sinh được phép mặc y phục để tránh ánh nắng mặt trời khi ra bên

ngoài trong giờ ra chơi hay giờ thể thao. Mỗi trường học đều có những nội quy trong khi tôn trọng triệt để những

chính sách về đồng phục học sinh và đáp ứng các nhu cầu của các trường học riêng biệt. Xin quý vị tham khảo

cuốn cẩm nang của trường học về các chi tiết cụ thể liên quan đến y phục dành cho học sinh tại trường học của con

em quý vị.

Đồng Phục Học Sinh: Tất cả học sinh phải tuân theo những quy định về y phục nêu trên. Một số trường học

tham gia vào chương trình đồng phục học sinh (Common Student Dress) mà trong đó các phụ huynh, nhân viên, và

học sinh chọn ra một số màu sắc và loại quần áo dành cho học sinh trong suốt niên học. Chúng tôi kỳ vọng tất cả

các học sinh phải tuân theo những quy định của chương trình trừ khi có giấy cho miễn từ ban quản trị nhà trường và

có chữ ký của phụ huynh. Giấy này chỉ miễn cho một học sinh tham gia vào đồng phục học sinh tại trường nhưng

em vẫn phải tuân theo những nguyên tắc về y phục của Học Khu được nêu trên. Học sinh sẽ bị kỷ luật nếu không

tuân theo những quy định về đồng phục học sinh một khi nhà trường chưa nhận được giấy miễn cho em này. Một

học sinh tham gia vào một tổ chức thanh thiếu niên được thừa nhận bậc quốc gia có thể mặc đồng phục đó đến các

buổi họp (Luật Giáo Dục 35183).

CHUYÊN CẦN/ĐI HỌC TRỄ (ATTENDANCE/TARDINESS) Sự chuyên cần và tham gia vào các sinh hoạt trong lớp học là điều cần thiết để học sinh đạt được lợi ích tối đa của

chương trình giáo dục. Học sinh phải đi học đều đặn, và đúng giờ, và điều này sẽ trở thành bắt buộc. Sự chuyên

cần của học sinh có được do sự hợp tác hỗ tương giữa nhà trường, phụ huynh, và học sinh để mỗi khi học sinh đi

đứng, làm gì phải được biết rõ trong suốt thời gian ở trường học. Học sinh không được đến trường quá 15 phút

trước khi giờ học bắt đầu vì sẽ không có nhân viên giám sát học sinh tại trường. Cũng vì lý do này, phụ huynh phải

đón học sinh trong vòng 15 phút khi có tiếng chuông tan học hay sắp xếp cho con em đi bộ đến một nơi khác để em

được giám sát một cách thích hợp.

Luật Giáo Dục 48200 của Tiểu Bang California quy định các thanh thiếu niên từ 6 đến 18 tuổi phải đi học toàn

thời gian, trừ khi em học sinh được miễn.

Luật Giáo Dục của Tiểu Bang California và Luật An Sinh và Học Đường quy định rõ là có thể áp dụng các biện

pháp pháp lý đối với học sinh và/hay phụ huynh nếu học sinh bị coi là thường xuyên trốn học. (Luật Giáo Dục

48264.5 và 48293)

Công bố chính thức trốn học lần thứ nhất: Một học sinh VẮNG MẶT ba ngày hay hơn mà không có lý do

chính đáng và/hay ĐI TRỄ quá 30 phút ba ngày hay hơn trong một niên học. (Luật Giáo Dục 48260)

Công bố chính thức trốn học lần thứ hai: Một học sinh đã bị công bố chính thức trốn học lại còn vắng mặt

không có lý do chính đáng một ngày hay nhiều hơn hoặc đi học trễ quá 30 phút một lần hay nhiều hơn trong

một niên học. (Luật Giáo Dục 48261)

Công bố trốn học thường xuyên: Một học sinh bị công bố chính thức trốn học ba lần hay nhiều hơn trong một

niên học nếu một nhân viên học khu đã cố gắng tổ chức buổi hội thảo ít nhất một lần (thông qua email hoặc

4

điện thoại) với học sinh và một phụ huynh hay giám hộ của em sau khi đã báo cáo về việc trốn học trước đây.

(Luật Giáo Dục 48262)

Khi một học sinh bị coi là thường xuyên trốn học, là vắng mặt thường xuyên (được định nghĩa trong phần 60901 là

khi một học sinh vắng mặt hơn 10% số ngày đi học trong một niên học), hay đi học không đều hoặc cố ý không

vâng lời hay gây rối loạn, em và phụ huynh sẽ bị đưa lên Hội Đồng Duyệt Xét Chuyên Cần Học Sinh của Học Khu

(SARB) và lên Văn Phòng Biện Lý Quận Hạt Santa Clara nếu em không đi học đều đặn hơn. Học khu sẽ gởi giấy

thông báo cùng cung cấp các chứng từ về sự can thiệp của nhà trường đối với học sinh, phụ huynh/người giám hộ

của học sinh về tên và địa chỉ của SARB hoặc văn phòng pháp lý, nơi đã được giới thiệu và cho biết lý do bị giới

thiệu đến cơ quan này (Luật Giáo Dục 48263).

Chỉ có phụ huynh hay người giám hộ mới có quyền đồng ý cho con em nghỉ học. Học sinh không được quyền gọi

điện thoại hoặc viết giấy xin phép nghỉ học. Khi một học sinh vắng mặt, phụ huynh/giám hộ của em phải thông báo

cho văn phòng nhà trường ngay ngày em vắng mặt. Nếu vì lý do gì đó mà không thể gọi điện thoại, phụ huynh phải

viết giấy và ký tên để con em mang đến trường khi em đi học trở lại. Sự vắng mặt quá nhiều với lý do chính đáng,

cũng tương tự như không có lý do chính đáng, đều được theo dõi vì điều này làm cản trở sự tiến bộ về mặt học vấn

của con em quý vị. Nếu vắng mặt vì đau yếu hơn 10% số ngày học trong niên học, sự chuyên cần của học sinh này

cũng sẽ được giám sát và có thể cần giấy chứng nhận của bác sĩ chứng minh em nghỉ học vì khó khăn và nhu cầu về

sức khỏe. Nếu học sinh vắng mặt hay đi trễ ba ngày hay nhiều hơn mà không có lý do, phụ huynh sẽ nhận được

giấy báo (Công bố chính thức trốn học lần thứ nhất). Điều quan trọng là phụ huynh/giám hộ được thông báo về tình

trạng chuyên cần của con em mình cũng như nâng cao sự hợp tác giữa nhà trường và phụ huynh trong việc giải

quyết vấn đề này. Các liên lạc viên cộng đồng hay Chuyên Viên An Toàn Học Đường sẽ thăm viếng gia đình

học sinh hay vắng mặt hoặc trốn học. Nếu vắng mặt, học sinh sẽ không được phép tham gia vào các sinh hoạt

của nhà trường.

Vắng mặt có phép: Luật Giáo Dục 48205(a) và Chính Sách của Hội Đồng Quản Trị 5113

Học sinh bị đau ốm hay có hẹn y khoa, nha khoa, nhãn khoa, hoặc chỉnh hình.

Có người thân qua đời (cha/mẹ hay người giám hộ, anh/chị/em, ông/bà, hoặc bất cứ người thân nào sống cùng

hộ với học sinh): được nghỉ học 1 ngày nếu trong tiểu bang và 3 ngày nếu ngoài tiểu bang

Bị cách ly vì bệnh dễ lây lan

Học sinh là phụ huynh có quyền giám hộ đối với một trẻ em mà em này bị đau yếu hay có hẹn bác sĩ trong giờ

học, gồm cả việc nghỉ học để lo cho con bị đau yếu. Nhà trường sẽ không đòi hỏi giấy bác sĩ cho những trường

hợp này.

Học sinh là đề tài của một cuộc điều trần tại tòa hay các lý do cá nhân chính đáng khác như các ngày lễ nghỉ

hay tôn giáo hay lễ mừng kính nếu phụ huynh viết thư yêu cầu và được hiệu trưởng hay người có thẩm quyền

chấp thuận.

Thời gian với người thân (cha/mẹ hay người giám hộ, anh hay chị, ông/bà, hoặc bất cứ người thân nào sống

cùng hộ với học sinh) hiện đang phục vụ trong quân đội và mới trở về hay trong thời gian nghỉ phép hay được

gọi nhập ngũ, với thời gian do Tổng Giám Đốc Học Khu xác định (Luật Giáo Dục 48205)

Học sinh tham dự lễ tuyên thệ để trở thành công dân Hoa-kỳ.

Vắng mặt có lý do chính đáng, như học sinh có giấy phép làm việc trong vòng 5 ngày liên tiếp trong lãnh vực

giải trí hay hợp tác và một học sinh tham gia buổi trình diễn của một tổ chức bất vụ lợi cho các khản giả là học

sinh của trường công lập có thể được phép nghỉ tối đa là 5 ngày mỗi niên học nếu phụ huynh/người giám hộ

viết giấy yêu cầu lên ban điều hành của nhà trường và giải thích lý do xin nghỉ học. (Luật Giáo Dục 48225.5

và 48260)

Vắng mặt vì những lý do khác được sự cho phép của hiệu trưởng trường. (Luật Giáo Dục 48205)

LUẬT AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP/VÁN TRƯỢT/SCOOTERS

(BICYCLE/SKATEBOARDS/SCOOTERS SAFETY)

Học sinh đi xe đạp (hay scooters, ván trượt, giầy có bánh xe, giầy trượt) từ nhà đến trường hay từ trường về phải

đội nón an toàn hợp lệ. Học sinh chỉ được dắt xe đạp trong sân trường mà thôi. Nếu học sinh đi ván trượt hay

scooters đến trường, em chỉ được đi bộ trong sân trường và mang theo ván trượt hay scooters của mình. Trường học

sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp những dụng cụ này bị mất hay hư hại. Ngoài ra, giầy có bánh xe gây

nguy hiểm đến sự an toàn và được xem là không thích hợp ở trường. (Luật Giao Thông số 21212).

5

ĐE DỌA NỔ BOM, THÔNG BÁO TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP, HAY BÁO ĐỘNG

HỎA HOẠN GIẢ (BOMB THREAT, EMERGENCY REPORT, OR FALSE FIRE ALARM)

Những lời đe dọa nổ bom thực sự hay tưởng tượng (như qua điện thoại hay trên bất cứ trạng mạng xã hội nào, qua

email, hay tin nhắn) hay những đe dọa viết trên giấy đều là một trọng tội. Báo cáo về một trường hợp khẩn cấp giả

hay báo động hỏa hoạn giả bằng cách kéo bừa bãi còi báo động hỏa hoạn của trường học là một khinh tội (và có thể

là một trọng tội). (Hình Luật 148.1, 148.3, 148.4)

BẮT NẠT/SỰ BẮT NẠT QUA ĐƯỜNG TIN HỌC (BULLYING/CYBERBULLYING)

Bắt nạt và sự bắt nạt qua đường tin học là hành vi không thích hợp và sẽ bị trừng phạt và/hoặc kỷ luật. Hành vi tái

phạm sẽ đưa đến kết quả bị kỷ luật nghiêm trọng hơn. Hãy báo cáo các hành vi bắt nạt và bắt nạt qua đường tin học

đến hiệu trưởng trường. Bắt nạt được định nghĩa theo Luật Giáo Dục 48900. Bắt nạt được định nghĩa là bất cứ cử

chỉ hoặc cách cư xử nghiêm trọng hay lời nói cay nghiệt và xâm nhập, bao gồm nhưng không hạn chế như quấy

nhiễu tình dục, bạo động hay quấy nhiễu vì thù nghịch, đe dọa, hoặc hăm dọa sẽ gây ra một môi trường giáo dục

thù nghịch đối với một hay nhiều học sinh mà có lý do để tin rằng đã gây ảnh hưởng đến ít nhất một trong những

điều sau đây: (A) Học sinh lo sợ bị hãm hại bản thân hay tài sản; (B) sự hãm hại thực tế đối với thể chất hay tinh

thần của một học sinh; (C) sự trở ngại thực tế đối với thành tích học vấn của một học sinh; (D) sự trở ngại thực tế

đối với khả năng một học sinh có thể tham gia hoặc hưởng phúc lợi từ các dịch vụ, sinh hoạt, hoặc đặc quyền do

nhà trường cung cấp.

Sự bắt nạt qua đường tin học gồm việc tạo ra hoặc truyền đạt và/hoặc đăng tải, phát xuất từ trang mạng của nhà

trường hay nơi khác các thông in quấy nhiễu, đe dọa trực tiếp hay gián tiếp, hay những lời nhắn, thư tín, âm thanh,

băng video, hoặc hình ảnh có hại trên mạng lưới điện toán, mạng truyền thông xã hội, hay trên những phương tiện

kỹ thuật điện tử, bao gồm nhưng không giới hạn như điện thoại, máy điện toán, hoặc các phương tiện liên lạc không

dây. Sự bắt nạt qua đường tin học còn gồm cả việc lên các phương tiện điện tử để gây bối rối cho một người khác,

như tạo ra một trang mạng mà mọi người có thể đưa ra ý kiến (burn page) và làm hại đến thanh danh của họ như tạo

ra một trương mục mới hoặc xâm nhập vào trương mục điện tử của người khác và dùng danh tánh người đó để làm

hại đến thanh danh của họ. Hình Luật phần 528.5 đưa ra sự trừng phạt đối với những kẻ phạm tội và sự bồi thường

dân sự đối với những người mạo danh người khác trên mạng lưới điện toán. Sự bắt nạt qua đường tin học có thể

đưa đến việc bị kỷ luật tại trường gồm những hành động ngoài khuôn viên nhà trường ngoài giờ học mà gây đe dọa

hay nguy hiểm đến sự an toàn của nhân viên hoặc tài sản của học khu hoặc xáo trộn trường học.

NGƯỢC ĐÃI TRẺ EM/PHÚC TRÌNH THEO MỆNH LỆNH/LIÊN LẠC VỚI CẢNH SÁT

(CHILD ABUSE/MANDATORY REPORTS/POLICE CONTACT)

Theo luật định, nhân viên nhà trường phải báo cáo đến cảnh sát và/hay một cơ quan pháp lý đối với những vi phạm

sau đây:

1. Một học sinh vị thành niên bị thương tích do một học sinh khác chủ tâm gây ra, cố ý gây ra, hay không phải do

tai nạn. Vết thương đòi hỏi phải được chữa trị ở mức cao hơn mức sơ cấp tại trường. (Hình Luật 11165.6 và

11166)

2. Bỏ mặc hoặc ngược đãi trẻ em, bao gồm nhưng không giới hạn việc một học sinh còn vị thành niên bị một

người khác chủ tâm, cố ý gây thương tích, hay không phải do tai nạn và vết thương phải được chữa trị. Trường

hợp này phải được phúc trình với cảnh sát. (Hình Luật 11164-11172)

a. Các chi tiết liên quan đến các báo cáo về ngược đãi trẻ em chỉ được chia sẻ trong một số hoàn cảnh rất giới hạn

và phải được luật cho phép để ghi nhận các chi tiết này. Trường học không được phép chia sẻ các chi tiết về báo

cáo ngược đãi trẻ em với một phụ huynh/giám hộ. Những ai không tuân theo những quy định này là vi phạm

pháp luật. Danh tánh của người báo cáo ngược đãi trẻ em phải được giữ kín. Quý vị có thể liên lạc với Cơ Quan

Bảo Vệ Trẻ Em (CPS) nếu có thắc mắc. (Hình Luật 11167 và 11167.5)

3. Khi thực sự hay nghi ngờ một cách hợp lý một em vị thành niên bị cưỡng hiếp, bị hành hạ, hoặc bị bỏ bê thì

phải phúc trình đến cảnh sát. (Hình Luật 11165.1, 11165.6, 11166)

4. Khi một học sinh tấn công hay bạo hành hoặc đe dọa một nhân viên nhà trường. (Luật Giáo Dục 44014)

6

5. Khi một học sinh hay một người nào khác hăm dọa trực tiếp sẽ gây thương tích một cách phi pháp lên người

hay tài sản của một nhân viên nhà trường khiến người ấy không làm tròn được trách nhiệm. (Luật Giáo Dục

44014; Hình Luật 71)

6. Trước khi tạm đuổi một học sinh vì tấn công người khác bằng vũ khí giết người hay dùng bạo lực gây thương

tích trầm trọng. (Luật Giáo Dục 48902(a) và Hình Luật 245)

7. Sở hữu, dùng, bán, cung cấp, hay bị tác dụng của chất kích thích, rượu, hay chất làm say, bao gồm chai lọ chất

gây nổ đã được đóng kín. Nhân viên cảnh sát sẽ tịch thu những chất này từ học sinh. (Luật Giáo Dục

48902(b), 48900(c))

8. Khi có những hành động sai trái tại trường, kể cả trốn học hoặc đi học trễ, vi phạm những điều kiện để được

tạm tha do tòa án đặt ra. (Luật Giáo Dục 48267)

9. Mời mọc, sắp xếp, hay dàn xếp để mua bất cứ loại thuốc kích thích, rượu, hay chất làm say và bán, phân phối,

hoặc cung cấp chất độc dược tương tự. (Luật Giáo Dục 48902(b) và 48900(d))

10. Vi phạm Hình Luật 629.9 (sở hữu vũ khí) và 626.10 là mang theo hay sở hữu một con dao găm, đồ gắp nước

đá, dao có lưỡi dài hơn 2 ½ inches, dao gấp có đồ che lưỡi dao, dạo cạo râu không có đồ che, súng stun gun,

súng bắn bi, hay súng bắn hơi, hoặc súng spot marker gun (như súng để sơn). (Luật Giáo Dục 48902 (c))

11. Vi phạm Luật Giáo Dục 48915(c)(1) (sở hữu, bán, hay cung cấp vũ khí) và (c)(5) (sở hữu chất nổ) dù là học

sinh hay không của một trường học. (Luật Giáo Dục 48902(c))

XẾP LỚP CHO HỌC SINH (CLASSROOM PLACEMENT)

Hiệu trưởng trường là người ra quyết định về việc xếp lớp cho học sinh. Hiệu trưởng có thể hội ý với và/hay tiếp

nhận ý kiến từ các giáo viên, nhân viên nhà trường, hay nhân viên Học Khu trong việc xác định lớp học thích hợp

nhất cho học sinh. Tất cả nhân viên nhà trường và Học Khu hay các quản trị viên có liên quan đến quyết định xếp

lớp cho học sinh đều không được căn cứ trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc, tình trạng di trú, hay căn cứ nào được

luật pháp áp dụng trừ khi nhà trường hay học khu được phép một cách cụ thể căn cứ vào các yếu tố đó.

CÁC LOẠI BỆNH DỄ LÂY LAN (COMMUNICABLE DISEASES)

Sở Y Tế của Quận Hạt Santa Clara đề ra nguyên tắc nghiêm ngặt cho tất cả các học khu về các loại bệnh dễ lây lan.

Khi chẩn đoán về bệnh dễ lây lan được xác nhận thì thông báo phải được gởi về nhà cho tất cả các học sinh trong

lớp đó về sự tiếp xúc có thể có với loại bệnh này. Về tình trạng sức khỏe có liên quan đến cả cộng đồng trường

học, Sở Y Tế đã làm việc chặt chẽ với các Y Tá Học Khu Oak Grove để bảo đảm các chi tiết thích hợp được gởi

đến cho mọi gia đình trong cộng đồng đó. Quý vị có thể liên lạc Văn Phòng Y Tá Học Khu tại số điện thoại (408)

227-8300, số chuyển tiếp 100253 hoặc 100278.

TÁC PHONG TRÊN XE BUÝT NHÀ TRƯỜNG (CONDUCT ON SCHOOL BUS)

NỘI QUY VÀ ĐIỀU LỆ TRÊN XE BUÝT NHÀ TRƯỜNG:

(5CCR 14103, 13 CCR1217, Luật Dân Sự 54.2, và Luật Giáo Dục 39831 & 39839)

1. Tuân theo tất cả chỉ dẫn của tài xế một cách nhanh chóng và hợp tác.

2. Ngồi yên trên ghế, và thắt dây an toàn nếu có, trong khi xe chạy cho đến khi xe đến chỗ đậu và cửa xe mở.

3. KHÔNG được uống và hút thuốc hay có các hành vi phạm pháp trên xe buýt.

4. Tôn trọng những người khác và kiềm chế mọi hình thức quấy nhiễu hay bắt nạt.

5. Nói chuyện nho nhỏ, không được nói tục và la hét.

6. Cấm xô đẩy, đánh, đá, đánh nhau, hay những hành động tiếp xúc không thích hợp khác.

7. Không được ăn trên xe buýt trừ những học sinh bị bệnh tiểu đường.

8. Không được thò đầu, chân, tay ra khỏi chỗ ngồi và ngoài xe.

9. Không được mang thú vật (trừ thú vật giúp hướng dẫn, ra hiệu, hay phục vụ), chai lọ thủy tinh, đồ vật cồng

kềnh, vật nguy hiểm, và máy thu thanh lên xe buýt.

10. Tôn trọng tài sản công cộng trên xe buýt. Không được viết, vẽ, cắt chỗ ngồi, hay những đồ khác trên xe buýt.

HẬU QUẢ CỦA SỰ VI PHẠM LỖI NẶNG HOẶC HÀNH VI PHI PHÁP TRÊN XE BUÝT

(Luật Dân Sự số 5CCR 14103) 1. Đình chỉ quyền đi xe buýt nếu tiếp tục gây rối loạn hay bất phục tùng sự chỉ dẫn của tài xế.

2. Trong trường hợp bị đình chỉ đi xe buýt, phụ huynh có trách nhiệm đưa đón con em đi học.

7

NHỮNG ĐỀ NGHỊ AN TOÀN TRÊN XE BUÝT: 1. Phải thận trọng khi xe tới trạm đậu xe. Nếu đường không có lề, phải đi bên trái của đường, ngược chiều xe chạy.

2. Băng qua đường ở phía đầu xe buýt SAU KHI tài xế báo hiệu an toàn.

3. Khi chờ xe buýt, đừng đứng trên đường xe chạy và cũng đừng đứng trên đất của tư nhân.

4. Tất cả hành khách phải cẩn thận khi lên hay xuống xe. LUÔN LUÔN PHẢI NẮM TAY VỊN.

Phương tiện chuyên chở được cung cấp cho học sinh trong chương trình giáo dục thường lệ chỉ là ưu đãi. Không có

quy định phải cung cấp phương tiện chuyên chở học sinh ngoại trừ những em trong chương trình giáo dục đặc biệt.

HỒ SƠ MẬT (CONFIDENTIALITY)

Những chi tiết về thành tích học vấn cũng như hành vi của con em quý vị được hoàn toàn giữ kín và chỉ được chia

sẻ theo luật định với những nhân viên trực tiếp liên quan đến việc cung cấp những dịch vụ cần thiết cho con em quý

vị mà thôi. Hồ sơ học bạ của con em cũng được giữ kín và quý vị có thể lấy hẹn để xem qua hồ sơ này với hiệu

trưởng trường hay nhân viên được ủy quyền.

Tiết Lộ Các Chi Tiết Về Học Sinh: Trừ khi phụ huynh/giám hộ yêu cầu theo quy định, nhân viên nhà trường có thể

tiết lộ các chi tiết trong niêm giám về học sinh bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, ngày sinh và nơi sinh, sự tham

gia vào các sinh hoạt hay thể thao chính thức, số ngày tham gia, các giải thưởng nhận được, và tên trường học cũ

gần đây nhất. Những chi tiết này sẽ không được tiết lộ nếu phụ huynh/giám hộ viết giấy yêu cầu Học Khu phải giữ

kín. Những chi tiết này có thể được tiết lộ cho những người chủ hãng hay những chủ hãng có triển vọng, giới

truyền thông, và các tổ chức bất vụ lợi trừ khi Học Khu từ chối hay giới hạn sự tìm hiểu này dựa vào quyền lợi tốt

nhất cho học sinh. Chi tiết về học sinh cũng có thể được chuyển đến các trường trung học hay học khu trung học

theo yêu cầu để giúp cho việc liên lạc với phụ huynh học sinh sắp vào trung học. Chi tiết về học sinh còn có thể

được tiết lộ cho các cơ quan pháp luật hay cơ quan công cộng tương tự với mục đích thi hành pháp luật và những lý

do tương tự.

TRỪNG TRỊ THÂN THỂ (CORPORAL PUNISHMENT)

Trừng trị thân thể, được định nghĩa là để thi hành kỷ luật, chủ tâm làm đau đớn thể xác, bị luật nghiêm cấm. Nhân

viên nhà trường được phép sử dụng võ lực hợp lý và cần thiết để kiềm chế học sinh nào làm hại chính bản thân các

em hoặc những người khác, để chế ngự một sự xáo trộn gây thương tích hay thiệt hại về tài sản, để lấy đi vũ khí

hay vật nguy hiểm, để bảo vệ tài sản, và để duy trì trật tự và môi trường có lợi cho việc học. (Luật Giáo Dục Phần

49001 và 44807)

QUYỀN NUÔI DƯỠNG, THĂM VIẾNG, VÀ SẮP XẾP ĐỂ ĐƯA ĐÓN CON EM

(CUSTODY, VISITATION, AND PICK-UP ARRANGEMENT)

Học Khu tin rằng nhân viên nhà trường phải hỗ trợ mỗi phụ huynh nhằm cống hiến vào việc học của con em. Các

vấn đề về quyền nuôi dưỡng có thể gây ra nhiều thử thách và Học Khu cam kết cung cấp một môi trường an toàn về

thể chất cũng như cảm xúc cho mọi học sinh. Nếu cha mẹ học sinh đã ly thân hay ly dị thì mỗi phụ huynh này cần

liên lạc với con em mình ngoài giờ học. Học sinh không được phép rời lớp học để nói chuyện với phụ huynh nếu

phụ huynh đó liên lạc với văn phòng nhà trường để xin nói chuyện với con em họ. Đối với các việc gia đình, quyền

nuôi dưỡng, thăm viếng, và sắp xếp để đưa đón con em, chúng tôi yêu cầu các gia đình giải quyết bất kỳ mọi thử

thách và quan tâm ngoài khuôn viên nhà trường để bảo đảm duy trì một môi trường học đường lạc quan. (Xin xem

thêm phần Thẻ Khẩn Cấp để biết thêm chi tiết và chi tiết về các lệnh cấm chỉ của tòa án).

PHẠT KHÔNG CHO RA NGOÀI (DETENTION)

Việc phạt không cho học sinh ra ngoài sẽ không được ấn định trong giờ ăn trưa hay giờ ra chơi và sẽ không được ấn

định quá một giờ sau khi trường học đóng cửa trừ khi được phép theo luật hiện hành (5 CCR 352-353).

KẾ HOẠCH KỶ LUẬT (DISCIPLINE PLAN)

Mỗi trường trong Học Khu đã khai triển kế hoạch kỷ luật cho toàn trường, phù hợp với chính sách trong cuốn chỉ

nam này. Tất cả học sinh và gia đình sẽ được phát một bản vào đầu niên học. Trong suốt niên học, bản này cũng

sẽ được phát cho gia đình những học sinh mới ghi danh. Kế hoạch kỷ luật cũng có trong cuốn cẩm nang của trường.

THỦ TỤC TỐ TỤNG (DUE PROCESS)

Học sinh có quyền tố tụng nếu bị tạm đuổi và bị trục xuất. Thủ tục tố tụng gồm:

8

Thông báo lý do bị kỷ luật hay buộc tội học sinh.

Thông báo về những biện pháp sửa sai khác đã được áp dụng trước khi học sinh bị tạm đuổi học theo Luật

Giáo Dục 48900.5.

Nhà trường phải giải thích các bằng chứng.

Cho học sinh có cơ hội giải thích về sự kiện và bằng chứng biện hộ cho bản thân mình.

CÁC DỤNG CỤ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ (ELECTRONIC COMMUNICATION DEVICES)

Các dụng cụ liên lạc điện tử bao gồm, nhưng không giới hạn, như điện thoại cầm tay, điện thoại thông minh (smart

phones), máy lưu trữ các dữ kiện cá nhân (personal data assistants – PDA), iPad, smart watches, AirPods hay các

phương tiện kỹ thuật tương tự, máy điện toán laptop có khả năng sử dụng điện thoại cầm tay/điện thoại, email,

video, DVD, và các làn sóng phát thanh hai chiều. Học Khu duy trì quyền xác định giá trị giáo dục của bất cứ

dụng cụ thông tin điện tử vô tuyến nào sẽ có sẵn để công chúng sử dụng trong tương lai. Các dụng cụ liên lạc

điện tử phải được tắt đi trong giờ học trừ khi được sử dụng cho các mục đích giảng dạy hay liên hệ đến trường học

khi được giáo viên hoặc nhân viên học khu cho phép. Tất cả các dụng cụ có thể thu hình hay thu âm sẽ tuyệt đối

không được sử dụng để thu hình hay chụp hình người khác dưới bất cứ hình thức gì nếu xâm phạm vào quyền tự do

của những người khác. Nếu gây xáo trộn thì nhân viên sẽ hướng dẫn học sinh tắt và/hay tịch thu dụng cụ cho đến

cuối sinh hoạt, cuối tiết học, hoặc cuối ngày học. Học Khu Oak Grove sẽ không chịu trách nhiệm trong trường

hợp các dụng cụ thông tin điện tử bị ăn cắp, mất mát, hư hại, hay bị nhân viên nhà trường tịch thu như

iPods, PDA, iPhones, điện thoại, AirPods, v.v...

Những học sinh nào sử dụng, truy cập, hay chia sẻ một cách không thích hợp các dữ kiện riêng tư, các dữ

kiện về trường học, hay dữ kiện điện tử cá nhân sẽ phải chịu các hình thức kỷ luật. Các thông tin điện tử

không thích hợp gây mất phẩm giá, sách nhiễu, bắt nạt, hay quấy phá dựa vào giới tính, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo,

sự tàn tật (thể lý và tinh thần), tình trạng di trú, sự ưa thích một phái tính hay sự ưa thích một phái tính được nhận

thức hoặc bất cứ phạm vi nào được bảo vệ theo luật định thì sẽ bị đưa ra trước pháp luật và/hay bị kỷ luật.

Các điều hướng dẫn sau đây được áp dụng khi đi đến hay từ trường về nhà, ở trong khuôn viên nhà trường, hoặc tại

bất cứ sinh hoạt nào trong hay ngoài khuôn viên nhà trường.

Sử Dụng Điện Thoại Cầm Tay

Theo Luật Giáo Dục 48901.5, nhà trường được phép ra quy định về việc học sinh của trường sở hữu hay dùng điện

thoại cầm tay trong khuôn viên nhà trường, tại các sinh hoạt do nhà trường bảo trợ, hoặc những học sinh đang được

các nhân viên học khu giám sát và kiểm soát.

Học sinh được phép mang điện thoại cầm tay đến trường trừ khi học sinh đó đã bị tước quyền này.

Một học sinh mang điện thoại cầm tay đến trường phải có trách nhiệm bảo đảm điện thoại của em không làm gián

đoạn các sinh hoạt của lớp học hay trường học. Học sinh phải tắt điện thoại cầm tay, AirPods, và các phương tiện

kỹ thuật tương tự trong mọi sinh hoạt của nhà trường và để khỏi tầm mắt trong tất cả các giờ học hay giờ làm bài

thi trừ khi được sử dụng cho các mục đích giảng dạy hợp lệ hoặc liên quan đến trường học khi được giáo viên hay

nhân viên học khu xác định. Học sinh không được phép nói điện thoại cầm tay, bấm lời nhắn, nghe, hoặc mặt khác

sử dụng điện thoại cầm tay trong giờ học. Nếu điện thoại reo hay rung trong giờ học hay tại các sinh hoạt khác của trường (kể cả lúc học sinh đi xe buýt), thì

giáo viên hoặc những nhân viên khác sẽ xác định hậu quả đối với học sinh mà có thể gồm việc yêu cầu học sinh

trao ra điện thoại và điện thoại sẽ được trao cho văn phòng nhà trường. Nếu gây xáo trộn thì nhân viên nhà trường

sẽ hướng dẫn học sinh tắt và/hay tịch thu dụng cu cho đến cuối sinh hoạt, cuối tiết học, hoặc cuối ngày học. Nhà

trường sẽ giữ điện thoại cầm tay cho đến khi phụ huynh lên văn phòng để nhận lại.

Học sinh bị nghiêm cấm dùng điện thoại cầm tay để chụp hình và/hay thu hình trừ khi dùng cho các mục đích giảng

dạy hợp lệ hoặc liên hệ đến trường học do giáo viên hay nhân viên học khu xác định khi ở trong khuôn viên nhà

trường, tại một sinh hoạt của nhà trường, hoặc trong khi được nhân viên nhà trường giám sát (trong hay ngoài

khuôn viên nhà trường).

Điện thoại cầm tay không được dùng để trêu chọc, quấy nhiễu, đe dọa, hoặc chọc ghẹo các học sinh và nhân viên

nhà trường. Điện thoại cầm tay bị nghiêm cấm dùng để gởi những lời đe dọa và không được lưu giữ những hình

ảnh khêu gợi, hình ảnh khỏa thân hay hở hang, hình ảnh đồ lót, những hình ảnh về các sinh hoạt bất hợp pháp, hoặc

9

những hình ảnh ma túy và những dụng cụ dùng ma túy bất hợp pháp. Điện thoại cầm tay và AirPods hay những

phương tiện kỹ thuật tương tự không được dùng để quay cóp bài. Điện thoại cầm tay và những phương tiện kỹ

thuật tương tự không được dùng để thu hình và/hay đăng một cuộc ẩu đả trên trang mạng xã hội hay chia xẻ qua

những phương tiện khác.

Nếu một học sinh mang điện thoại cầm tay đến trường, nhà trường bảo lưu quyền hành duyệt xét điện thoại cầm tay

và xem xét hình ảnh, băng hình, các lời nhắn, bấm tin, và những khả năng khác nếu có đủ lý do nghi ngờ và/hay nội

quy cho phép. Bằng việc ký tên vào Bản Thỏa Thuận về Việc Sử Dụng Mạng Lưới Điện Toán Được Chấp Thuận

của Học Khu Oak Grove, học sinh và phụ huynh đưa ra những thoả thuận cụ thể cho bất cứ và tất cả các nhân viên

Học Khu được lục soát hoặc mặt khác là khám xét và xem xét những chi tiết của phương tiện thông tin điện tử bằng

việc khám xét dụng cụ hoặc sự truyền đạt điện tử đối với bất cứ dụng cụ thông tin điện tử nào do học sinh sử dụng

hoặc sở hữu, dù dụng cụ này là sở hữu của học sinh, phụ huynh, học khu, hoặc bất cứ người nào khác, nếu học sinh

sử dụng hoặc sở hữu dụng cụ này tại trường, tại một sinh hoạt của nhà trường, trên đường đi đến trường hay sinh

hoạt của trường hay trên đường về, hoặc mặt khác liên quan đến sinh hoạt của nhà trường hoặc chuyên cần, và với

bất cứ dụng cụ thông tin điện tử nào do học sinh hoặc phụ huynh sở hữu, nếu được báo cáo là bị mất mát hoặc bị

mất cắp. Nếu phụ huynh từ chối để nhà trường xem xét điện thoại, nghe, hoặc đọc những lời nhắn thì phụ huynh

không nên cho phép con em mình mang điện thoại cầm tay đến trường.

Nhà trường cũng có thể cho cảnh sát khám xét điện thoại cầm tay khi luật pháp cho phép.

Nếu điện thoại cầm tay của một học sinh làm gián đoạn sinh hoạt của nhà trường mà học sinh từ chối nộp điện

thoại ngay cho nhân viên nhà trường khi được yêu cầu, hoặc nếu một học sinh sử dụng điện thoại cầm tay và có

thái độ vi phạm nội quy của cẩm nang này hoặc nội quy nhà trường, học sinh sẽ bị kỷ luật vì đã gây gián đoạn

và/hoặc bất phục tùng, gồm tạm đuổi học khi được ủy quyền hợp pháp, và học sinh có thể bị cấm mang điện thoại

cầm tay đến trường hoặc đến các sinh hoạt của nhà trường.

Nhà trường sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp điện thoại cầm tay bị mất mát hay bị mất cắp, ngay

cả khi học sinh đã nộp điện thoại cầm tay cho nhân viên.

TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP VÀ “ĐÓNG CỬA TRƯỜNG HỌC”

(EMERGENCIES AND "LOCKDOWNS")

Sự an toàn của các học sinh và nhân viên là ưu tiên hàng đầu của Học Khu Oak Grove. Các trường học và Học

Khu đã sắp đặt nhiều kế hoạch để ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp để hỗ trợ một môi trường học đường an

toàn và an ninh.

Đóng cửa trường học: Báo Động “ĐÓNG CỬA TRƯỜNG HỌC” là thủ tục đóng cửa trường học hầu bảo vệ

các học sinh và nhân viên tránh khỏi các sự kiện bạo động có thể xảy ra. Trong trường hợp trường học bị đóng cửa,

các học sinh sẽ được bảo vệ an toàn trong trường học cho đến khi sự đe dọa hay sự đe dọa thực sự đã được giải

quyết. Nếu trường học của con em bị đóng cửa, quý vị sẽ không được ra vào trường học cho đến khi sự việc đã

được giải quyết. Khi phụ huynh đến đón con em sau khi việc đóng cửa trường học kết thúc, xin quý vị lưu ý rằng

chúng tôi chỉ giao con em quý vị cho những ai có tên trong thẻ khẩn cấp của nhà trường. Do đó, xin quý vị nhớ cập

nhật thẻ khẩn cấp của con em mình. Mỗi trường học đều thực tập báo động “ĐÓNG CỬA TRƯỜNG HỌC” hàng

năm theo sự hướng dẫn của Học Khu và Ban Liên Lạc Viên Trường Học của Ty Cảnh Sát San Jose. Báo động

“ĐỊA ĐIỂM TẠM NÚP" là thủ tục đóng cửa trường học hầu bảo vệ học sinh và nhân viên tránh khỏi một sự đe

dọa phía ngoài trường học hoặc trong khi nhân viên cảnh sát đang tuần tra khu vực gần trường và có thể đi vào

khuôn viên trường học. Khi trường hợp này xảy ra, không ai có thể được ra vào trường học hoặc được ra vào chậm

trễ hơn, và các lớp học vẫn được tổ chức cho đến khi được thông báo tiếp.

THẺ KHẨN CẤP (EMERGENCY CARDS)

Phụ huynh và người giám hộ phải điền thẻ khẩn cấp để tại trường học ngay khi niên học bắt đầu vì đây là phương

cách liên lạc chủ yếu giữa phụ huynh và nhà trường. Hoàn tất cẩn thận thẻ này là điều tối cần trong trường hợp

khẩn cấp liên quan đến con em quý vị. Quý vị nên chú ý kỹ từng chi tiết và cung cấp những thông tin như sau:

Các số điện thoại chính xác

Tên của những người để liên lạc trong trường hợp khẩn cấp

Các chi tiết đầy đủ về y tế (gồm các loại thuốc uống)

10

Thẻ khẩn cấp được điền đầy đủ và chính xác giúp bảo đảm rằng con em quý vị sẽ được chăm sóc một cách tốt nhất

ở trường. Trong trường hợp có lệnh ngăn cấm sự liên lạc giữa một cá nhân nào đó với con em quý vị và lệnh của

tòa về quyền nuôi dưỡng hợp pháp, hay các vấn đề về quyền nuôi dưỡng của phụ huynh (mà nhà trường cần phải

biết), quý vị cần lưu ý những điều hướng dẫn sau đây:

Quý vị phải nộp bản sao của những lệnh của toà hay giấy giải thích về hoàn cảnh đó cùng với thẻ khẩn cấp

Nếu con em quý vị thường xuyên phải uống thuốc vì lý do sức khỏe, ngay cả khi em chỉ phải uống thuốc ở nhà,

thì vào đầu niên học, quý vị hãy viết giấy thông báo cho y tá nhà trường hoặc nhân viên nhà trường được chỉ

định. Quý vị cần phải liệt kê các loại thuốc em đang uống, liều lượng, và tên bác sĩ cho thuốc (Luật Giáo Dục

49480)

**Cha mẹ ruột hay (những) người giám hộ hợp pháp được phép đến thăm con em ở trường cũng như tham gia vào các sinh

hoạt của nhà trường trừ khi có lệnh của tòa nghiêm cấm hoặc giới hạn sự thăm viếng hay tham gia của họ.

Khi cần thiết phải đón học sinh về trong giờ học, một người lớn (trên 18 tuổi) có tên ghi trong thẻ khẩn cấp, phải ký

giấy và có thể phải xuất trình thẻ nhận diện trước khi đón học sinh này nếu nhân viên nhà trường không biết người

lớn đó. Chúng tôi đề nghị quý vị nên giữ một bản sao của thẻ khẩn cấp tại nhà nơi quý vị thường xuyên

trông thấy và liên lạc với trường học ngay khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong thẻ khẩn cấp này. Điều quan

trọng là quý vị nên xem qua thẻ này thường xuyên. Nếu có bất cứ chi tiết nào cần được thay đổi hay có vấn đề

gì đối với một cá nhân trước đây đã được ủy quyền đưa đón con em, thì quý vị phải thông báo ngay cho nhà trường

về trường hợp đó và những thay đổi này trong thẻ khẩn cấp. Nếu một nhân viên nhà trường biết được rằng phụ

huynh hoặc người giám hộ không thể chăm sóc cho học sinh được thì nhà trường sẽ tận dụng mọi khả năng để làm

theo sự hướng dẫn của phụ huynh ghi trong thẻ khẩn cấp về việc sắp xếp người săn sóc cho học sinh trước khi liên

lạc với Các Dịch Vụ Bảo Vệ Trẻ Em.

KHÔNG ĐƯỢC ĐI HỌC (EXCLUSIONS FROM SCHOOL ATTENDANCE)

Học sinh mắc một bệnh truyền nhiễm hay sự hiện diện của một học sinh có thể gây nguy hiểm đến cuộc sống, sự an

toàn, hay sức khỏe của em và những người khác có thể không được đi học. Học sinh nào không có giấy chích ngừa

do tiểu bang quy định cũng không được đi học. Các học sinh này chỉ được đi học khi đã được chích ngừa đầy đủ,

trừ khi có một sự ngoại lệ hợp pháp. (Luật Giáo Dục 48213, 48216, 49451 và Luật Y Tế và An Toàn 120325 và 120335)

TRƯỜNG HỌC NGÀY THỨ SÁU (FRIDAY SCHOOL)

Mỗi trường có học sinh lớp 7 và lớp 8 đều được quyền duy trì một Chương Trình Học Ngày Thứ Sáu/Thứ Bảy hoặc

một ngày luân phiên nếu cần để các học sinh tiểu học hoặc trung học đệ nhất cấp phải đi học khi phạm một trong

những lỗi sau đây:

Nghỉ học không xin phép

Đi học trễ

Những tác phong không chấp nhận được (thay vì tạm đuổi/hay là một chọn lựa thay vì bị tạm

đuổi học)

NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ TỐT NGHIỆP LỚP 8 (GRADUATION REQUIREMENTS – 8th Grade)

Tham dự lễ tốt nghiệp là đặc quyền do chứng tỏ có hạnh kiểm tốt và sự tiến bộ đủ về mặt học vấn trong các lớp

học. Những quy định của Học Khu về việc tham dự lễ tốt nghiệp và các sinh hoạt bao gồm:

1. Đạt được điểm trung bình (GPA) ít nhất là 1.50 vào một trong hai bán niên học của lớp 8 (bản báo cáo thành

tích vào tháng Giêng hay tháng 6) và

2. Nhận được không quá ba (3) điểm học kỳ “F” cho toàn niên học của lớp 8 và không quá hai (2) điểm F trong

bản báo cáo thành tích bán niên học thứ nhì của lớp 8.

Điểm học kỳ sẽ được dùng để xác định điểm trung bình (GPA) dựa vào sự tương đương như sau:

A-4.0 B-3.0 C-2.0 D-1.0 F-0.0

CHÍ RẬN (HEAD LICE)

Dựa vào đề nghị và hướng dẫn từ Hiệp Hội Y Khoa Nhi Đồng Hoa-kỳ, Trung Tâm Phòng Ngừa Bệnh Tật, Hiệp Hội

Y Tá Học Đường cấp Quốc Gia, và Bộ Y Tế Công Cộng của Tiểu Bang California, Học Khu Oak Grove có chính

sách KHÔNG chí rận.

11

Nếu một học sinh bị phát hiện có chí rận, phụ huynh/người giám hộ của em sẽ được thông báo và yêu cầu lên

trường đón em trước khi ngày học kết thúc. Học sinh sẽ được tiếp tục ở lại trong lớp và mọi nỗ lực sẽ được thực

hiện để duy trì sự riêng tư của học sinh bị ảnh hưởng. Phụ huynh của học sinh có chí rận sẽ được yêu cầu hoàn tất

Mẫu Đơn Trị Chí Rận (Lice Treatment Form) rồi nộp lại cho nhà trường khi con em đi học trở lại. Học sinh sẽ

được ở trong lớp cho tới khi được đón về và mọi nỗ lực sẽ được thực hiện để bảo đảm sự riêng tư của học sinh này.

Thủ tục đi học lại SAU KHI được chữa trị thích hợp/theo đề nghị:

Phụ huynh/người giám hộ phải đưa con em mình đến văn phòng nhà trường để được xét tóc lại.

Học sinh sẽ được trở lại học nếu KHÔNG còn chí

Nếu vẫn còn trứng chí thì phụ huynh sẽ được yêu cầu bắt trứng chí hàng ngày và quan xem tóc còn chí nữa

không.

Nếu vẫn còn chí thì học sinh sẽ phải được đón về nhà.

Học sinh sẽ được phép nghỉ học ngày phát hiện có chí và thêm một ngày nghỉ học có phép. Mọi nỗ lực cần được

thực hiện để học sinh trở lại trường ngày sau đó. Nếu học sinh nghỉ học thêm sau hai ngày này thì sẽ bị xem là nghỉ

học không có lý do chính đáng và luật trốn học sẽ được áp dụng.

Học Khu Oak Grove nhận biết rằng trong một số trường hợp sự lan tràn sẽ rất khó để triệt. Các y tá học khu luôn

sẵn sàng trợ giúp quý vị vào bất cứ lúc nào.

Xin xem chính sách của Hội Đồng Quản Trị của Học Khu Oak Grove để biết thêm chi tiết. (Chính Sách của Hội

Đồng Quản Trị số 5141.33)

CÁC CHI TIẾT VỀ SỨC KHỎE (HEALTH INFORMATION)

Bệnh tật/Tai nạn

Các Thư Ký và Nhân Viên Y Tế Nhà Trường đều được huấn luyện về CPR và Cấp Cứu Tạm Thời. Theo luật định,

nhân viên nhà trường chỉ có thể thực hiện việc cấp cứu tạm thời khi cần thiết, chứ KHÔNG được cho toa thuốc hay

chẩn đoán bệnh tật hay tai nạn. Phụ huynh/người giám hộ hay một người được ủy quyền trong trường hợp khẩn

cấp sẽ được thông báo trong trường hợp con em bị tai nạn nghiêm trọng hay đau yếu tại trường. Sự an sinh của học

sinh là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi – chúng tôi sẽ gọi 911 trong trường hợp khẩn cấp.

Các Nguyên Tắc dành cho Học Sinh về Việc Không Được Đến Trường

Bất cứ học sinh nào có (các) triệu chứng sau đây sẽ không được đến trường:

Bị nóng sốt (100 độ F hay cao hơn)

Học sinh chỉ được đi học trở lại khi đã hết sốt quá 24 tiếng mà KHÔNG cần dùng thuốc giảm sốt. Nếu một học

sinh phải về nhà do nóng sốt trong giờ học thì em KHÔNG ĐƯỢC đi học vào ngày kế tiếp.

Mắt đỏ, mắt có ghèn:

Học sinh có thể đi học trở lại sau khi mắt hết đỏ và không còn chảy ghèn hoặc có giấy bác sĩ ghi rõ “bệnh

không lây lan” hoặc “đang được điều trị”

Nổi Mề Đay: Học sinh có thể đi học trở lại sau khi hết dấu nổi hoặc có giấy bác sĩ ghi rõ “bệnh không lây lan” hoặc “đang

được điều trị”

Bị nôn mửa/Tiêu chảy:

Học sinh phải hết bị nôn mửa/tiêu chảy 24 giờ trước khi có thể trở đi học lại

Học sinh bị thương tích mà cần được theo dõi về sức khỏe:

Xin cung cấp giấy bác sĩ khi học sinh đi học lại

Nếu quý vị nghi ngờ con em bị bệnh, xin cho em ở nhà và tham khảo với bác sĩ gia đình. Điều này sẽ bảo vệ con

em quý vị cũng như những học sinh khác ở trường.

12

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ SỨC KHỎE KHI NHẬP HỌC

(HEALTH REQUIREMENTS FOR SCHOOL ENTRY)

Những Quy Định về Việc Thử Vi Trùng Lao Trên Da Tất cả các học sinh TK và mẫu giáo cùng các học sinh được chuyển đến từ ngoài Quận Hạt Santa Clara phải có

mẫu đơn Santa Clara County Public Health Department TB Risk Assessment for School Entry và giấy chứng nhận

để nộp cho nhà trường lúc ghi danh. Đơn này phải do một bác sĩ có bằng hành nghề hoàn tất trong vòng 12 tháng

trước khi ghi danh nhập học. Nếu học sinh dọn ra khỏi Quận Hạt Santa Clara rồi trở lại trong vòng 12 tháng thì em

không cần mẫu đơn TB Risk Assessment mới hay không phải thử lại vi trùng lao. Những học sinh nào chuyển

trường trong Quận Hạt Santa Clara thì cần nộp giấy chứng nhận lúc ghi danh. Một bản sao của mẫu đơn Risk

Assessment cũng được chấp thuận.

Những Quy Định về Việc Chích Ngừa:

LỚP TK & MẪU GIÁO (4-6 TUỔI)

Loại Thuốc Ngừa:

Polio (bệnh bại liệt):

DTaP (bệnh bạch hầu, ho gà,

uốn ván):

MMR (bệnh sởi, quai bị,

phong chấn):

Hepatitis B (viêm gan B):

Varicella (bệnh thủy đậu):

4 mũi (ba mũi cũng được chấp thuận nếu 1 mũi được chích vào hay sau khi học

sinh được 4 tuổi)

5 mũi (bốn mũi cũng được chấp nhận nếu 1 mũi được chích vào hay sau khi học

sinh được 4 tuổi)

2 mũi (cả hai mũi này phải được chích vào hay sau ngày sinh nhật 1 tuổi)

3 mũi

2 mũi

Khám Sức Khỏe Tổng Quát:

Giấy bác sĩ do bác sĩ gia đình/chuyên viên y tế ký tên chứng nhận học sinh đã được khám sức khỏe tổng

quát trong vòng 6 tháng trước ngày nhập học lớp mẫu giáo. Nếu con em quý vị đã được khám sức khỏe để

nhập học lớp tiền mẫu giáo, xin quý vị liên lạc với nhân viên y tế nhà trường.

Khám Răng:

Mẫu Đánh Giá về Sức Khỏe Răng Miệng phải do một nha sĩ hoàn tất trong vòng 1 năm trước ngày nhập

học lớp mẫu giáo.

LỚP 7 hay từ 7 đến 17 TUỔI:

Loại Thuốc Ngừa:

Polio (bệnh bại liệt):

DTaP (bệnh bạch hầu, ho

gà, uốn ván):

Tdap (bệnh ho gà):

MMR (bệnh sởi, quai bị,

phong chấn):

Hepatitis B (viêm gan B):

Varicella (bệnh thủy đậu):

4 mũi (ba mũi cũng được chấp thuận nếu 1 mũi được chích vào hay sau khi học

sinh được 2 tuổi)

5 mũi (bốn mũi cũng được chấp nhận nếu mũi cuối được chích vào hay sau khi học

sinh được 4 tuổi)

1 mũi vào hay sau sinh nhật 7 tuổi; DTaP hay DTP cũng được chấp nhận 2 mũi (cả hai mũi này phải được chích vào hay sau ngày sinh nhật 1 tuổi)

3 mũi theo đề nghị

2 mũi

Những quy định về việc chích ngừa này phản ảnh những thay đổi Bộ Y Tế Công Cộng của Tiểu Bang California đã

ban hành vào ngày 1 tháng 7 năm 2019.

** Chỉ những giấy tờ từ một nhà cung cấp y tế mới được chấp thuận.

13

BÀI TẬP Ở NHÀ (HOMEWORK)

Học Khu Oak Grove tin tưởng rằng bài tập ở nhà góp phần vào việc xây dựng trách nhiệm, sự tự rèn luyện, và các

thói quen học tập lâu dài, và thời gian dùng làm bài tập ở nhà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng của một học sinh

trong việc hội đủ những tiêu chuẩn học vấn của Học Khu. Những bài tập ở nhà dùng để củng cố những khái niệm

đã được trình bày trong lớp, đề cao hay phát triển chúng sâu hơn, và/hoặc tạo cơ hội cho sự học hỏi hay nghiên cứu

cá nhân. Một phương pháp thông tin về những quy định về bài tập ở nhà và/hay ước vọng dành cho phụ huynh đã

được thành lập tại trường học và sẽ được áp dụng trong một thời biểu thường lệ. Giá trị của các bài tập ở nhà sẽ lệ

thuộc vào mức độ hợp tác, cổ vũ, và hướng dẫn từ phụ huynh. Những học sinh nào nghỉ học với lý do chính đáng

hay đang bị tạm đuổi học sẽ có cơ hội hoàn tất các bài tập ở nhà hay bài thi. Học sinh sẽ được đủ điểm cho những

bài tập được hoàn tất đầy đủ và đúng hạn hay nộp trước thời hạn do giáo viên đề ra. Bài tập ở nhà không được tính

trên 25 phần trăm số điểm của học sinh trong mỗi học kỳ (Chính Sách của Hội Đồng Quản Trị số 6154).

SỰ TÔN TRỌNG PHẨM GIÁ CON NGƯỜI (HUMAN DIGNITY POLICY)

Hội Đồng Giáo Dục, vì nhận thấy Học Khu của chúng ta là một học khu đa chủng, đa ngữ, tin rằng một phần của

nhiệm vụ của chúng ta là cung cấp cho các em một khung cảnh học đường an lành và hài hòa, trong đó sự tôn trọng

các sắc tộc khác nhau trong cộng đồng được nêu lên. Sự tôn trọng phẩm giá con người được phản ảnh qua thái độ

và tác phong đối với người khác hay đối với chính mình. Sự tôn trọng phẩm giá con người cũng được thấy qua sự

kính trọng, sự thông cảm, sự quan hệ thể hiện qua sự hợp tác giữa ban giảng huấn, các học sinh, và các bậc phụ

huynh.

Nhằm đạt được mục đích kể trên, Học Khu không chấp nhận những hành động như sỉ nhục, làm mất phẩm giá, hay

bắt chước các điệu bộ liên hệ đến các chủng tộc, giới tính, sự mang thai/sinh con, phái tính, khuyết tật về tâm thần

hay trên thân thể, các sắc tộc, sự ưa thích một phái tính do biểu lộ hay thực sự, sự nhận diện phái tính, sự biểu hiện

về phái tính, tuổi tác, sinh quán, dòng họ, tôn giáo, màu da, tình trạng di trú, sự liên hệ đến một người hay một nhóm

với một hay nhiều đặc tính thực sự hay do biểu lộ, hay bất cứ những căn cứ nào được bảo vệ theo luật định. (5 CCR

4900, Luật giáo Dục 221.51)

TÌNH TRẠNG DI TRÚ (IMMIGRATION STATUS)

Theo luật định (AB 699 và Luật Giáo Dục số 234.7), Học Khu không thu thập thông tin hay tư liệu về tình trạng di

trú và sẽ không trợ giúp cơ quan di trú trừ khi phải làm theo quy định của luật áp dụng. Các em học sinh có quyền

được hưởng một nền giáo dục công lập miễn phí mà không kể đến tình trạng di trú hoặc niềm tin tôn giáo của em.

Học sinh không được phép quấy rối hay bắt nạt những học sinh khác dựa vào tình trạng di trú thực sự hay ngộ nhận

cũng như niềm tin tôn giáo.

Con em quý vị có Quyền Được Hưởng Một Nền Giáo Dục Công Lập Miễn Phí

Tất cả các học sinh tại Hoa-kỳ đều có quyền bình đẳng theo hiến pháp để hưởng một nền giáo dục công lập

miễn phí, mà không kể đến tình trạng di trú của học sinh hay của phụ huynh hay người giám hộ của học

sinh đó.

Tại California

o Tất cả các trẻ em đều có quyền được hưởng một nền giáo dục công lập miễn phí.

o Tất cả các trẻ em từ 6 đến 18 tuổi phải được ghi danh vào trường học.

o Tất cả học sinh và nhân viên đều có quyền được tham dự các trường học an toàn, bảo đảm, và yên

ổn.

o Tất cả các học sinh đều có quyền được hưởng một môi trường học công lập không có sự kỳ thị,

quấy nhiễu, bắt nạt, bạo động, và hăm dọa.

o Tất cả học sinh đều có quyền bình đẳng để tham gia vào các chương trình hoặc sinh hoạt của nhà

trường, và không thể bị kỳ thị dựa vào chủng tộc, nguồn gốc, giới tính, tôn giáo hoặc tình trạng di

trú ngoài những đặc điểm khác

Những Thông Tin Quy Định về Việc Ghi Danh Nhập Học

Khi ghi danh một trẻ em, các trường học phải chấp nhận những giấy tờ khác nhau từ các phụ huynh hay

người giám hộ của học sinh để chứng minh tuổi tác và nơi cư trú của học sinh.

14

Quý vị không bao giờ phải cung cấp giấy tờ về tình trạng công dân/di trú để con em được ghi danh nhập

học. Quý vị cũng không bao giờ phải cung cấp số An Sinh Xã Hội để con em được ghi danh nhập học.

Sự Bảo Mật về Các Chi Tiết Cá Nhân

Các điều luật của liên bang và tiểu bang bảo vệ hồ sơ học bạ của học sinh và các chi tiết cá nhân. Những

điều luật này quy định một cách tổng quát rằng các trường học phải có giấy cho phép của phụ huynh hay

người giám hộ trước khi tiết lộ các chi tiết về học sinh, trừ khi được tiết lộ cho các mục đích giáo dục, đã

được tiết lộ, hoặc để đáp ứng lại những yêu cầu hoặc trát tòa.

Một số trường học thu thập và cung cấp niên giám các chi tiết căn bản về học sinh một cách công khai.

Nếu thực hiện điều này, học khu của con em quý vị phải có thông báo gởi phụ huynh/người giám hộ thông

tin về chính sách về niên giám của trường học và cho quý vị biết chọn hay từ chối để tiết lộ thông tin về

con em quý vị trong niên giám.

Các Kế Hoạch An Toàn Nếu Quý Vị Bị Tạm Giữ hoặc Bị Trục Xuất

Quý vị có chọn lựa cung cấp cho nhà trường chi tiết liên lạc trong trường hợp khẩn cấp, gồm các thông tin

liên lạc phụ trong trường hợp nhà trường không thể liên lạc được với quý vị, để cho phép một người người

lớn mà quý vị tin tưởng làm giám hộ cho con em mình để họ có thể chăm sóc con em quý vị trong trường

hợp quý vị bị tạm giữ hoặc bị trục xuất.

Quý vị có chọn lựa làm Giấy Ủy Quyền Cho Người Chăm Sóc Con Em hoặc Bổ Nhiệm Một Người Giám

Hộ Tạm Thời để cho phép một người lớn mà quý vị tin tưởng quyền ra quyết định về việc học và y tế cho

con em quý vị.

Quyền Khiếu Nại

Con em quý vị có quyền báo cáo về tội thù nghịch hoặc khiếu nại với học khu nếu em bị kỳ thị, quấy nhiễu, hăm

dọa, hoặc bắt nạt dựa vào nguồn gốc thực sự hay biểu hiện, sắc tộc, hoặc tình trạng di trú của em.

CHƯƠNG TRÌNH TỰ HỌC (NGẮN HẠN) (INDEPENDENT STUDY [SHORT TERM])

Nếu con em quý vị vắng mặt trên năm ngày vì các lý do khác hơn là bệnh thì cũng có thể xin được tự học trong thời

gian vắng mặt. Trong trường hợp này, xin quý vị vui lòng liên lạc với nhà trường ít nhất là ba ngày học trước ngày

vắng mặt.

BẢN THỎA THUẬN VỀ VIỆC CHUYỂN TRƯỜNG TỪ HỌC KHU NÀY SANG HỌC KHU KHÁC

(INTERDISTRICT AGREEMENTS)

Đơn xin chuyển trường từ học khu này sang học khu khác phải được cả hai học khu chấp thuận. Học Khu Oak

Grove chấp thuận thỏa thuận về việc chuyển trường từ học khu này đến học khu khác hàng năm. Sự chuyển trường

từ học khu này sang học khu khác có thể bị hủy bỏ bất cứ lúc nào nếu quy định không được tuân theo (như duy trì

điểm và hạnh kiểm tốt). Phụ huynh nào cung cấp các thông tin sai lạc hoặc không chính xác thì việc chuyển trường

của con em họ sẽ bị hủy bỏ. Tất cả những học sinh nào vi phạm nội quy một lần mà lần vi phạm này có thể đưa

đến việc bị tạm đuổi học thì việc chuyển trường của em đó sẽ bị hủy bỏ.

QUẤY RỐI TIẾN TRÌNH GIÁO DỤC

(INTERFERENCE WITH EDUCATIONAL PROCESS)

Bất cứ ai cố ý gây trở ngại kỷ luật, trật tự, sự điều hành hợp pháp của nhà trường, lớp học, hay sinh hoạt nào thì đều

phạm khinh tội. (Luật Giáo Dục 44810-11; Hình Luật 626.4 - 626.8)

CHUYỂN TRƯỜNG TRONG HỌC KHU (INTRADISTRICT TRANSFERS)

Khi trường học có chỗ trống, Học Khu Oak Grove tạo cơ hội cho phụ huynh của các em tiểu học và trung học đệ

nhất cấp cơ hội làm đơn chuyển con em đến một trường không thuộc nơi cư trú của họ. Việc chuyển trường này

được tiến hành theo tiến trình Chuyển Trường Trong Học Khu. Mọi chi tiết xin quý vị liên lạc Văn Phòng Học

Khu tại số điện thoại (408) 227-8300, số chuyển tiếp 100208 hay thăm trang mạng của học khu tại

https://www.ogsd.net/apps/pages/EnrollmentRegistration.

15

XẢ RÁC (LITTERING)

Những ai xả rác trong trường học hay đổ đồ phế thải trên tài sản công hay tư là vi phạm pháp luật. (Hình Luật

374.3)

TỦ CÓ KHÓA DÀNH CHO HỌC SINH (LOCKERS)

Các tủ có khóa là tài sản của Học Khu Oak Grove và cho học sinh mượn để dùng. Các tủ này có thể bị lục soát bất

cứ khi nào mà không cần phải báo trước, hoặc khi có các nguyên nhân chính đáng.

LẢNG VẢNG (LOITERING)

Theo Hình Luật 653b, không ai được quyền lảng vảng trong khu vực hay xung quanh trường học.

NHỮNG ĐỒ VẬT BỊ MẤT HAY BỊ TỊCH THU

(LOST OR CONFISCATED ITEMS)

Học Khu Oak Grove không chịu trách nhiệm về bất cứ đồ vật hay dụng cụ điện tử nào bị ăn cắp, mất mát, hay hư

hại, ngay cả khi bị tịch thu, bao gồm nhưng không giới hạn như iPod, iPhone, iPad, smart watch, AirPods, PDA,

điện thoại, Kindle, notebook, laptop, và những đồ vật tương tự.

KHẢO SÁT THEO LUẬT ĐỊNH (MANDATED TESTING)

Học sinh của California được làm nhiều bài khảo sát trong toàn tiểu bang theo quy định. Những bài thi này cung

cấp chi tiết cho các phụ huynh/người giám hộ, các giáo viên, và các nhà giáo dục để họ biết được các em học sinh

học hỏi và sẵn sàng thế nào để chuẩn bị cho việc vào đại học cũng như nghề nghiệp trong tương lai. Kết quả khảo

sát sẽ được dùng cho các mục đích về trách nhiệm của địa phương, tiểu bang, và liên bang.

Bài Đánh Giá Học Lực và Sự Tiến Bộ của Học Sinh tại California 1. Bài Đánh Giá Học Lực

2. Bải Khảo Sát Môn Khoa Học của California (CAST)

3. Bài Khảo Sát Luân Phiên của California (CAA)

4. Bài Khảo Sát theo Tiêu Chuẩn bằng Tiếng Tây-ban-nha môn Đọc/Ngôn Ngữ Học

Theo Luật Giáo Dục của California số 60615, hàng năm, phụ huynh/người giám hộ có thể nộp yêu cầu cho con em

được miễn thi một phần hay tất cả các phần của kỳ khảo sát CAASPP.

Bài Trắc Nghiệm Trình Độ Thành Thạo Anh Ngữ của California

Dành cho học sinh được nhận diện là học sinh đang học Anh Ngữ khi điền vào Phần Ngôn Ngữ Nói Trong

Gia Đình.

Phụ huynh không thể “xin miễn thi” cho con em vì Bài Trắc Nghiệm Trình Độ Thành Thạo Anh Ngữ này

là quy định của liên bang (ESSA Title I, § 1111(b)(2)(G)), 20 USC § 6311) và tiểu bang (EC § 313).

Bài Trắc Nghiệm Thể Lực

Bài trắc nghiệm thể lực (PFT) dành cho học sinh tại các trường ở California gọi là FitnessGram®. Mục đích chính

của bài trắc nghiệm này là giúp các em học sinh bắt đầu có thói quen hoạt động thể lực lâu dài. Các học sinh lớp 5,

lớp 7, và lớp 9 được làm trắc nghiệm thể lực này.

DƯỢC PHẨM Ở TRƯỜNG (MEDICATION IN SCHOOL)

Những học sinh cần phải uống thuốc trong giờ học sẽ được các nhân viên nhà trường xem chừng cho uống thuốc

nếu nhà trường nhận được “Giấy Yêu Cầu Cho Con Em Được Nhân Viên Giúp Uống Thuốc Tại Trường” từ phụ

huynh/người giám hộ và bác sĩ. Giấy Yêu Cầu Cho Con Em Được Nhân Viên Giúp Uống Thuốc Tại Trường phải

được hoàn tất vào đầu niên học hàng năm. Học sinh nào dùng thuốc khác với phương pháp ghi trong giấy bác sĩ sẽ

bị kỷ luật. (Luật Giáo Dục số 49423, 49423.1). Ngoài ra, xin xem thêm Chính Sách của Hội Đồng Quản Trị

Học Khu Oak Grove số 5141.21.

Thuốc men phải do phụ huynh hoặc người giám hộ cung cấp, được đựng trong hộp hoặc ống thuốc nguyên thủy với

tên học sinh, tên thuốc, liều lượng thuốc, và chỉ dẫn. Nhãn thuốc phải cùng tên với tên thuốc và chỉ dẫn của bác

sĩ trong Giấy Yêu Cầu Cho Con Em Được Nhân Viên Giúp Uống Thuốc Tại Trường. Những loại thuốc thông

thường có thể mua ở nhà thuốc tây (như Tylenol, Advil, thuốc ho, thuốc nhỏ mắt, v.v…) sẽ không được mang vô

16

trường hoặc cho học sinh uống nếu không có Giấy Yêu Cầu Cho Con Em Giúp Uống Thuốc Tại Trường. Cuối niên

học, phụ huynh/người giám hộ phải đến trường nhận lại số thuốc chưa dùng đến.

Mỗi khi có gì thay đổi về liều lượng thuốc, giờ uống thuốc, hoặc hướng dẫn thì bác sĩ phải điền Giấy Yêu Cầu Cho

Con em Được Nhân Viên Giúp Uống Thuốc Tại Trường mới. Phụ huynh không được chỉ dẫn nhân viên có

thẩm quyền ở nhà trường cho con em mình uống thuốc vào giờ khác hơn là theo toa bác sĩ. Mọi thay đổi về

thuốc men phải do bác sĩ chỉ định. Nhân viên có thẩm quyền của nhà trường có thể từ chối không giữ thuốc

nếu bất cứ phần dữ liệu theo quy định nào hoặc chai/lọ đựng thuốc được tin là không đúng.

Tất cả thuốc men phải được cất vào trong tủ có khóa hoặc tủ thuốc trong Phòng Y Tế tại trường, ngoại trừ trường

hợp phụ huynh/người giám hộ và bác sĩ đã hoàn tất đơn và nộp giấy tờ thích hợp cho Phòng Y Tế của nhà trường.

Trong trường hợp này, học sinh được phép mang thuốc theo toa bác sĩ ở bên mình và tự chích khi bị dị ứng hay tự

bơm thuốc vào miệng trong trường hợp bị lên cơn suyễn. Quyết định cho học sinh được mang theo thuốc ở bên

mình và tự dùng bất cứ loại thuốc gì khác sẽ được quyết định với sự thận trọng của nhân viên có thẩm quyền của

nhà trường.

**LƯU Ý: Học sinh không được phép mang thuốc đến trường hay mang thuốc từ trường về nhà. Phụ huynh/người giám

hộ phải đích thân mang thuốc đến Phòng Y Tế của nhà trường.**

DỌN NHÀ/KHÔNG TIẾP TỤC ĐẾN TRƯỜNG (MOVING/DISCONTINUING ENROLLMENT)

Nếu quý vị dọn nhà đi nơi khác và con em quý vị không còn tiếp tục học tại trường em đang ghi danh, xin quý vị

liên lạc và thông báo cho trường học của con em.

HẠN CHẾ SỰ RA/VÀO KHUÔN VIÊN TRƯỜNG HỌC (OPEN/CLOSED CAMPUS)

Để bảo đảm học sinh được giám sát đầy đủ, ở trong một môi trường an toàn và có trật tự, Hội Đồng Quản Trị của

chúng ta đã có quy định chính sách về việc hạn chế sự ra/vào tại tất cả các trường học của Học Khu.

Học sinh không được phép rời trường học trong giờ ra chơi, hay bất cứ giờ nào trước khi tan học trừ khi có giấy xin

phép của phụ huynh/giám hộ và được một người lớn có thẩm quyền chăm sóc. Xin quý vị cập nhật Thẻ Khẩn Cấp

và liệt kê tên của những người lớn được phép đón con em quý vị. Những học sinh nào tự ý rời trường học mà chưa

được cho phép sẽ bị kỷ luật.

Muốn biết thêm chi tiết về việc hạn chế sự ra/vào khuôn viên trường học, xin xem Chính Sách của Hội Đồng

Quản Trị số 5112.5.

CÁC SINH HOẠT NGOÀI HỌC ĐƯỜNG (OUTSIDE ACTIVITIES)

Học Khu Oak Grove luôn muốn bảo đảm rằng tất cả học sinh đều được thành công trong học đường. Vì lý do đó,

chúng tôi giới hạn các sinh hoạt sau giờ học cho các học sinh; các học sinh phải có điểm trung bình ít nhất là 2.0 trở

lên để được tham gia vào các sinh hoạt sau giờ học. Chúng tôi cũng mở rộng triết lý và thông lệ đó đến các sinh

hoạt không liên hệ đến trường học. Chúng tôi hy vọng các tổ chức ngoài học đường cũng ủng hộ khái niệm này.

Nhiều tổ chức ngoài học đường quy định học sinh phải có chữ ký chứng nhận của một quản trị viên tại trường học

để em này có đủ tiêu chuẩn tham gia vào các sinh hoạt của tổ chức đó. Các hiệu trưởng trường sẽ không ký giấy,

đóng dấu hay dán niêm phong bất kỳ đơn nào cho học sinh trừ khi em phải có điểm trung bình ít nhất là 2.0 trở lên.

SÁCH GIÁO KHOA NỘP TRỄ HẠN, BỊ HƯ HẠI, HOẶC BỊ MẤT

(OVERDUE, DAMAGED, OR LOST INSTRUCTIONAL MATERIALS)

Sách giáo khoa rất đắt đỏ. Chúng tôi đã thiết lập các thủ tục để bảo vệ sách khỏi bị hư hại hay mất.

Sách giáo khoa được cung cấp cho học sinh sử dụng là tài sản của Học Khu. Học sinh có trách nhiệm trả lại sách

theo đúng thời hạn và trong tình trạng tốt và không bị rách.

Nếu cố ý cắt, làm mờ đi, hoặc làm hư hại sách giáo khoa, hay nếu học sinh từ chối nộp lại sách thì Học Khu có thể,

sau khi thông báo cho học sinh biết các quyền lợi về thủ tục hết hạn, giữ lại điểm, bằng cấp, hay phiếu điểm cho

đến khi phụ huynh/giám hộ hoặc học sinh đã bồi thường đầy đủ những thiệt hại về tài sản này.

Học Khu sẽ thông báo cho phụ huynh/giám hộ của học sinh về hạnh kiểm của em trước khi giữ lại điểm, bằng cấp

hay phiếu điểm. Nếu phụ huynh/giám hộ không thể bồi thường những thiệt hại hay trả lại tài sản, Học Khu sẽ cung

17

cấp một chương trình làm việc thiện nguyện cho học sinh thay vị trả tiền thiệt hại. Sau khi hoàn tất chương trình

làm việc thiện nguyện, học sinh sẽ nhận được điểm, phiếu điểm, và/hay bằng cấp. (Luật Giáo Dục 48904 và

48904.3)

SỰ THĂM VIẾNG CỦA PHỤ HUYNH/ NGƯỜI GIÁM HỘ (PARENT/GUARDIAN VISITATION)

Điều khoản 1250 của Hội Đồng Quản Trị Học Khu Oak Grove đề ra những nguyên tắc thăm viếng lớp

học/trường học thích hợp để tạo cơ hội cho quý vị phụ huynh/giám hộ muốn quan sát lớp học hay tiếp xúc với giáo

viên mà không gây ảnh hưởng đến việc học của các học sinh. Điều quan trọng là phụ huynh nhận thức được sự

hiện diện của họ tại lớp học/trường học của con em mình sẽ gây ra sự ảnh hưởng đến con em và lớp học/trường học

nói chung. Giáo viên và hiệu trưởng trường sẽ giúp phụ huynh/giám hộ hiểu được ảnh hưởng này và sẽ quyết định

thời gian và giờ giấc của cuộc thăm viếng. Phụ huynh/giám hộ phải thông báo với hiệu trưởng trường trước hai

mươi bốn giờ nếu muốn đến thăm lớp học. Tất cả khách đến viếng trường đều phải ghi danh tại văn phòng trường

học trước khi thăm viếng trường.

THÚ VẬT Ở TRƯỜNG (PETS AT SCHOOL)

Tất cả mọi thú vật không được đưa vào khuôn viên nhà trường, gồm các chương trình, các buổi họp theo khối lớp

của học sinh, tại lớp, hay khi học sinh có mặt ở trong khuôn viên nhà trường nếu không có sự đồng ý trước của giáo

viên và hiệu trưởng trường. Với sự đồng ý trước, các chú chó có thể được đưa lên trường nhưng phải luôn được

xích cổ và kiềm chế. Tất cả yêu cầu để mang thú vật đến trường phải do một người lớn trên 18 tuổi sắp xếp.

Thông lệ này không áp dụng đối với các loại thú vật có vai trò hướng dẫn. (Luật Giáo Dục 32255).

THỂ DỤC THỂ THAO (PHYSICAL EDUCATION)

Các học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 được tham gia 200 phút thể dục mỗi mười ngày học (Luật Giáo Dục 51210). Kết

quả bài thi thể dục cân đối và thành tích sẽ được gởi đến nhà cá nhân học sinh nếu có yêu cầu. Tại bậc tiểu học, các

học sinh phải mang giầy bít mũi, đế thấp hay đế bằng trong giờ ra chơi và giờ thể dục.

Học sinh tại bậc trung học đệ nhất cấp phải thay quần áo thể dục vì lý do an toàn và vệ sinh. Y phục thể dục thể

thao được yêu cầu cho các học sinh lớp 7 trên toàn học khu là áo thun màu xám và quần đùi màu đen. Tất cả học

sinh lớp 8 sẽ được phép mặc đồng phục thể thao từ năm trước. Phụ huynh học sinh có thể mua y phục thể dục thể

thao tại trường nhưng nhà trường không quy định điều đó. Một số phụ huynh chọn mua áo thun màu xám và quần

đùi màu đen ngoài tiệm để bảo đảm con em mặc vừa. Nếu phụ huynh không muốn mua quần áo thể dục, nhà trường

sẽ cung cấp quần áo cho con em nhưng những quần áo này phải được trả lại cho nhà trường vào cuối niên học.

Các học sinh sẽ được phát một ổ khóa số để giữ đồ dùng cá nhân. Học sinh có thể chọn mua một ổ khóa số của nhà

trường để dùng trong hai năm cũng như tiếp tục sử dụng tại bậc trung học. Một bản sao của số sẽ được lưu giữ

trong hồ sơ cho học sinh và phụ huynh.

SÁCH BÁO KHIÊU DÂM (PORNOGRAPHY)

Bất cứ người nào bán, cho mướn, phân phát, gởi, cố ý gởi, trưng bày, chào mời, hay cho không sách báo có hại cho

trẻ vị thành niên, kể cả sách báo khiêu dâm, sẽ phạm trọng tội, và học sinh nào vi phạm sẽ bị kỷ luật. (Hình Luật

313.1; Luật Giáo Dục 48900).

NHỮNG HÀNH ĐỘNG THÔ TỤC, XÚC PHẠM, BẤT KÍNH

(PROFANITY, VULGARITY, OBSCENE ACT)

Các học sinh có những hành động thô tục, những hành vi ngụ ý tình dục hoặc những lời nói tục tĩu sẽ bị kỷ luật

gồm tạm đuổi học và bị trục xuất. (Luật Giáo Dục 48900)

CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHỌN LỰA (PROGRAM OPTIONS)

Học Khu Oak Grove có nhiều chương trình chọn lựa khác nhau. Mọi chi tiết xin quý vị tham khảo cẩm nang “Các

Chương Trình Chọn Lựa” có tại văn phòng mỗi trường học hoặc vào mạng nối sau đây:

https://www.ogsd.net/apps/pages/index.jsp?uREC_ID=586611&type=d&pREC_ID=1358240

18

LÊN LỚP/Ở LẠI LỚP (PROMOTION/RETENTION)

Học Khu mong mỏi mỗi học sinh tiến bộ đều đặn qua các cấp lớp và đạt tiêu chuẩn của cấp lớp về mặt học vấn.

Ban giảng huấn nhà trường sẽ nhận định các học sinh không đạt tiêu chuẩn hay có thể không đạt tiêu chuẩn ngay từ

đầu niên học. Quyết định cuối cùng về việc học sinh ở lại lớp sẽ do giáo viên phụ trách lớp quyết định trước ngày

30 tháng 5. Bản đính kèm D.1 sẽ cung cấp thêm các chi tiết và thời hạn về việc lên lớp/ở lại lớp và những điều kiện

để được tốt nghiệp hoặc ngày học cuối vào tháng 5.

BỒI THƯỜNG (RESTITUTION)

Trong trường hợp học sinh phá hoại hay hành vi của em gây thiệt hại cho các phòng ốc trong trường, sân chơi của

trường, thiết bị điện tử/databases, hay tài sản của một cá nhân tại trường, phụ huynh của những em này phải chịu

trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại về việc sửa chữa và phục hồi tài sản như tình trạng nguyên thủy. (Luật Giáo

Dục 48904-48904.3)

CHÍNH SÁCH XÉT LẠI (REVIEW POLICY)

Học sinh hoặc phụ huynh có thể xin xét lại những biện pháp kỷ luật do các hành động trái phép của học sinh liên

quan tới nhà trường.

Đơn khiếu nại ở cấp trường học phải được nộp thẳng cho hiệu trưởng trường.

Phải khiếu nại ở cấp trường học trước khi khiếu nại lên Học Khu.

Đơn khiếu nại lên Học Khu phải được nộp cho Giám Đốc Cộng Đồng Học Đường.

Nếu bị bác đơn khiếu nại, phụ huynh có thể nộp một bản báo cáo để được lưu giữ trong hồ sơ học sinh.

LỤC SOÁT (SEARCHES)

Hiệu trưởng hoặc người được hiệu trưởng chỉ định có thể lục soát quần áo học sinh, vật dụng cá nhân, tài sản nhà

trường (kể cả sách vở, hộc bàn, cặp, và tủ có khóa riêng) nếu có lý do nghi ngờ một học sinh lưu trữ các đồ vật bất

hợp pháp hay giành được, và/hay đã giữ các đồ vật bất hợp pháp. Những thứ này có thể bao gồm nhưng không giới

hạn như độc dược bất hợp pháp, dụng cụ để sử dụng ma túy, vũ khí, đồ vật bị mất cắp, các vật dụng hay chất liệu

có thể gây nguy hại cho học sinh hay những người khác.

QUẤY NHIỄU TÌNH DỤC (SEXUAL HARRASSMENT)

Học Khu cam kết sẽ tạo một môi trường không có sự quấy nhiễu tình dục và duy trì một chính sách nghiêm ngặt để

ngăn chặn sự quấy nhiễu này. Quấy nhiễu một người khác trên căn cứ được bảo vệ theo luật định là phạm pháp

(Xem Chính Sách về Sự Tôn Trọng Phẩm Giá Con Người số 5145.4 để biết thêm chi tiết). Học sinh từ lớp 4 đến

lớp 12 có thể bị tạm đuổi khỏi trường và/hoặc bị trục xuất nếu hiệu trưởng trường của em xác nhận là em đã phạm

tội quấy nhiễu tình dục, bao gồm sự ưa thích một phái tính, những nhận xét về sự ưa thích một phái tính, sự biểu lộ

một phái tính, và/hay đặc điểm của một phái tính nếu hành vi trên được xem là có tội và gây ra những ảnh hưởng

xấu trên phương diện học vấn hay tạo ra một khung cảnh học đường kinh hãi, thù nghịch, hay sỉ nhục. (Chính Sách

Giáo Dục của Học Khu số 5145.4, 5145.7; Luật Giáo Dục 48900.2, 212.5).

ĐIỀU LỆ VỀ NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GA (SODA POP LAW SB677)

Nước giải khát có ga không được bày bán cho học sinh trên sân trường tiểu học hay trung học đệ nhất cấp bất cứ

lúc nào (ngoại trừ tại một buổi gây quỹ ít nhất 30 phút sau giờ tan học) từ 12 giờ đêm trước giờ vào học đến nửa

giờ sau giờ tan học. (Luật Giáo Dục 49431.5)

SỰ THÔ BẠO CỦA HỌC SINH VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH KHI LÀM BẢN BÁO CÁO

(STUDENT VIOLENCE AND REPORTING REQUIREMENTS)

Trường học sẽ không khoan dung những hành vi đe dọa học sinh, hành vi bạo động, hay lời nói đùa cợt về bạo

động mà gây ra hay có thể gây gián đoạn sự hoạt động của trường học.

Vì lý do an toàn của học sinh, trường học phải được thông báo ngay những nguy hiểm liên quan đến tính mạng có

thể xảy ra. Học sinh phải báo tức khắc với hiệu trưởng, giáo viên, hay nhân viên nhà trường:

Khi em thấy một người có các hành động nghi ngờ lảng vảng xung quanh trường học.

Khi em biết, nghi ngờ, hay nghe thấy một người nào đó có bất cứ loại dao, vũ khí, súng ống gì (đồ chơi, vũ

khí giả, hay súng bắn bi/súng bắn hơi, hoặc sung bắn đạn bằng cao su) hay các vật nguy hiểm ở trường học.

19

Khi em biết, nghi ngờ, hay nghe thấy những xô xát bạo động, hay có thể gây ra bạo động, các cuộc xô sát

đánh lộn đã được toan tính trước, các đe dọa, lời đùa đe dọa gây bạo động, hay lo ngại sẽ có nguy hiểm bạo

động hay náo động.

Khi em tin là trường học nói cách khác là không an toàn.

Nhà trường sẽ điều tra và kỷ luật những học sinh nào vi phạm chính sách này, tùy vào từng trường hợp, và em đó

có thể bị tạm đuổi học hay bị trục xuất. Học sinh nào biết mà không báo cáo bất cứ những tình huống nguy hiểm

nào có thể xảy ra thì sẽ được xem là coi thường thẩm quyền hợp lệ của nhà trường và có thể được xem là giúp đỡ

hay xúi dục, và sẽ bị kỷ luật, bao gồm nhưng không giới hạn, như bị tạm đuổi học, bị trục xuất theo luật hiện hành,

và/hay bị cảnh sát tham khảo là có tội đồng lõa. (Luật Giáo Dục 48900)

ĐE DỌA NHÂN VIÊN NHÀ TRƯỜNG

(THREAT TO EMPLOYEE)

Học sinh nào hăm dọa làm hại một nhân viên nhà trường có thể sẽ bị tạm đuổi học và/hoặc bị trục xuất khỏi trường.

Dùng lời lẽ chửi mắng giáo viên với sự hiện diện của những nhân viên nhà trường khác, hay các học sinh trong

phạm vi nhà trường, hoặc tại những sinh hoạt của nhà trường, hay những sinh hoạt liên quan của nhà trường, hay sự

hiện diện tại trường sẽ đưa đến việc tạm đuổi học và/hay bị trục xuất khỏi trường. Nếu đeo dọa gây ra hay có thể

gây ra sự gián đoạn hoạt động của trường học, tất cả các nhân viên nhà trường đều có trách nhiệm phải thông báo

với nhà chức trách vè những cuộc tấn công, hành hung do học sinh hay thành viên trong cộng đồng gây ra. Nếu

không thông báo thì sẽ bị xem là phạm tội và có thể bị phạt lên đến 1,000 Mỹ-kim. Những người nào cản trở việc

thông báo cũng bị xem là phạm tội và phải đóng tiền phạt từ 500 Mỹ-kim đến 1,000 Mỹ-kim. (Luật Giáo Dục

44014, 48900; Hình Luật 71)

CHÍNH SÁCH VỀ SỨC KHỎE CỦA HỌC SINH (WELLNESS POLICY)

Học Khu Oak Grove nhận thức được sự liên hệ giữa sức khỏe và sự học hỏi của học sinh và mong muốn ủng hộ

học sinh dùng các thức ăn lành mạnh và tham gia các sinh hoạt thể thao.

Sức khỏe của học sinh và sự học hỏi về sức khỏe được hỗ trợ và củng cố qua chương trình giáo dục y tế và thể thao,

các dịch vụ tâm lý và cố vấn cũng như một môi trường học hỏi an toàn và lành mạnh.

KỲ VỌNG VỀ HẠNH KIỂM CỦA HỌC SINH (BEHAVIOR EXPECTATIONS)

Học Khu Oak Grove đưa ra các biện pháp trừng phạt thích hợp và/hay các các biện pháp kỷ luật đối với những

hành vi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Tất cả những vi phạm đều được giải quyết với những hậu quả thích đáng do

việc áp dụng kiên định đối với những tiêu chuẩn về hạnh kiểm được kỳ vọng nhằm duy trì một môi trường học

đường có trật tự, an toàn, và không có vũ khí, xì ke, ma túy, thuốc lá, sự phá hoại, cũng như sự đe dọa. Những học

sinh nào đe dọa hay gây thương tích cho người nào khác sẽ bị kỷ luật một cách thích đáng. Những học sinh nào đe

dọa hay gây thương tích cho người khác bằng vũ khí hay những vật nguy hiểm có thể bị bắt giữ, bị tạm đuổi học,

hoặc bị đề nghị trục xuất. Những biện pháp kỷ luật tương tự khác sẽ được áp dụng trong trường hợp học sinh buôn

bán các chất độc dược, rượu, chất làm say tại trường, trên đường đi đến trường, hoặc từ trường về nhà, tại các sinh

hoạt do nhà trường bảo trợ, hay trong khi ăn trưa tại hay ngoài khuôn viên nhà trường. Tất cả các hành động sai

trái pháp luật của học sinh quy định phải thông báo với cảnh sát cũng sẽ được thông báo với cảnh sát và sau đó học

sinh sẽ bị tạm đuổi học và có thể bị trục xuất.

20

HƯỚNG DẪN VỀ NHỮNG BIỆN PHÁP KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÁC HỌC SINH

BỊ TẠM ĐUỔI HỌC VÀ BỊ TRỤC XUẤT ***

Học sinh bị tạm đuổi học, chuyển trường đến một trường khác thay vì bị trục xuất, hoặc bị trục xuất có thể phải chịu

những kỷ luật sau đây khi liên quan đến các sinh hoạt học đường hay sự chuyên cần xảy ra bất cứ lúc nào, bao gồm

nhưng không giới hạn:

Trong khuôn viên nhà trường

Trong khi đi đến trường hay trên đường trở về nhà, đi bộ hay khi ở trên xe buýt

Trong ngày học

Trong khi đi đến hay trở về từ các sinh hoạt do nhà trường bảo trợ

Giúp Đỡ hay Xúi Giục Đánh Nhau (hay cố ý đánh nhau)

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới han: Nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ

huynh, tạm đuổi học, thông báo với cảnh sát, chuyển trường vì lý do kỷ luật, bị trục xuất khỏi trường nếu bị tòa án

thanh thiếu niên kết tội

Cố Ý Gây Hỏa Hoạn (Gây ra thiệt hại bằng lửa hoặc dự định gây ra thiệt hại bằng các chất dễ bắt lửa)

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ

huynh, tạm đuổi học, thông báo với cảnh sát, phải bồi thường thiệt hại, chuyển trường vì lý do kỷ luật, bị trục xuất

khỏi trường

Tấn Công/Hành Hung (Cố ý gây thương tích nặng cho cơ thể người khác, cố ý dùng bạo lực một cách phi pháp)

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ

huynh, tạm đuổi học, thông báo với cảnh sát, chuyển trường vì lý do kỷ luật, bị trục xuất khỏi trường

Tấn Công Bằng Vũ Khí Gây Chết Người

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ

huynh, tạm đuổi học, thông báo với cảnh sát, chuyển trường vì lý do kỷ luật, bị trục xuất khỏi trường

Hành Hung Xem phần Tấn Công/Hành Hung

Chọc Ghẹo

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn như: Nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với

phụ huynh, tạm đuổi học, thông báo với cảnh sát, chuyển trường vì lý do kỷ luật, bị trục xuất khỏi trường

Những Vật Nguy Hiểm hay Chất Nổ (Bao gồm nhưng không giới hạn như sở hữu hoặc mua bán pháo, bom thúi, bình

phun hơi, bột, que diêm, hộp quẹt, bất cứ loại que la ze nào, các loại dụng cụ gây giật điện, vũ khí, hoặc những đồ vật

giống vũ khí, bom, lựu đạn, pháo bông, tên lửa, đạn dược, và những dụng cụ và bộ phận để chế ra các vật gây nổ). Xem

thêm phần Vũ Khí

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ

huynh, tạm đuổi học, thông báo với cảnh sát, chuyển trường vì lý do kỷ luật, buộc phải trục xuất nếu mang vũ khí,

chất nổ, hay vung dao

Không Vâng Lời Người Trên (Bao gồm tính không trung thực về học vấn)

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ

huynh, giáo viên tạm đuổi học sinh (bất cứ trình độ lớp nào), tạm đuổi học (từ lớp 4 trở lên), chuyển trường vì lý do

kỷ luật, đưa ra SARB, bị trục xuất khỏi trường

Phá Hoại (hay Cố Ý Phá Hoại) Tài Sản**(Bao gồm Máy Điện Toán và Databases)**

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ

huynh, tạm đuổi học, phải bồi thường thiệt hại, thông báo với cảnh sát, chuyển trường vì lý do kỷ luật, bị trục xuất

khỏi trường (sẽ không bị trục xuất nếu lỗi vi phạm chỉ là gây phân tâm hay không vâng lời người trên)

Phá Rối Trật Tự Xem thêm phần Cố Ý Không Nghe Lời và Không Vâng Lời Người Trên

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ

huynh, giáo viên tạm đuổi học sinh (bất cứ trình độ lớp nào), ban điều hành tạm đuổi học sinh (từ lớp 4 trở lên),

thông báo với cảnh sát, chuyển trường vì lý do kỷ luật, đưa ra SARB, bị trục xuất khỏi trường (sẽ không bị trục xuất

nếu lỗi vi phạm chỉ là gây phân tâm hay không vâng lời người trên)

21

Xì Ke Ma Túy (Dùng, bán, phân phối, chiếm hữu, bị ảnh hưởng, hay có liên quan đến cần xa, rượu, chất kích thích,

trang bị, hay những chất tương tự)

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ

huynh, tạm đuổi học,thông báo với cảnh sát, chuyển trường vì lý do kỷ luật, bị trục xuất khỏi trường, phải trục xuất

nếu bán chất kích thích

Ẩu Đả (Đánh nhau với người khác)

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Những biện pháp kỷ luật khác sẽ được áp dụng,

nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ huynh, tạm đuổi học, thông báo với cảnh sát, chuyển trường vì lý do

kỷ luật, bị trục xuất khỏi trường

Súng - Xem phần Vũ Khí

Giả Mạo Chữ Ký**

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ

huynh, tạm đuổi học, thông báo với cảnh sát, chuyển trường vì lý do kỷ luật, bị trục xuất khỏi trường

Quấy Nhiễu (Thể lý; bắt nạt, và hăm dọa, quấy nhiễu tình dục, kỳ thị, hay các quấy nhiễu phi pháp khác, và hận thù, bạo

động, hay vì thù nghịch). Đối với học sinh từ lớp 4 trở lên, xem thêm phần Đe Dọa

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Những biện pháp kỷ luật khác sẽ được áp dụng,

nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ huynh, tạm đuổi học, thông báo với cảnh sát, chuyển trường vì lý do

kỷ luật, bị trục xuất khỏi trường

Bắt Nạt (Những khởi xướng nguy hiểm, có hại, làm giảm giá trị hay gây hổ thẹn liên hệ đến một nhóm)

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Những biện pháp kỷ luật khác sẽ được áp dụng,

nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ huynh, tạm đuổi học, thông báo với cảnh sát, chuyển trường vì lý do

kỷ luật, bị trục xuất khỏi trường

Dao Xem phần Vũ Khí

Những Hành Động Tục Tĩu (Cử chỉ, lời nói, ghi chú, hình vẽ, hình chụp, sờ mó)

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ

huynh, tạm đuổi học, thông báo với cảnh sát, chuyển trường vì lý do kỷ luật, bị trục xuất khỏi trường

Xúc Phạm hay Có Hành Động Tục Tĩu

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Những biện pháp kỷ luật khác sẽ được áp dụng,

nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ huynh, tạm đuổi học, chuyển trường vì lý do kỷ luật, bị trục xuất

khỏi trường

Nhận Đồ Ăn Cắp**

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ

huynh, tạm đuổi học, thông báo với cảnh sát, chuyển trường vì lý do kỷ luật, bị trục xuất khỏi trường

Bồi Thường

Học sinh phải có trách nhiệm khi gây hư hại cho bất cứ tài sản gì của nhà trường hoặc nhân viên gồm sách giáo

khoa, máy điện toán, và/hay dụng cụ của nhà trường. Chi phí bồi thường sẽ được tính theo bản hướng dẫn của Học

Khu.

Ăn Cướp hay Tống Tiền**

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ

huynh, tạm đuổi học, thông báo với cảnh sát, chuyển trường vì lý do kỷ luật, bị trục xuất khỏi trường

Tấn Công Tình Dục (hay mưu toan) hoặc Hành Hung Tình Dục Hành hung tình dục được định nghĩa là sờ mó ngực,

mông, bộ phận sinh dục, hậu môn, háng (bên ngoài hay bên trong quần áo) trái với ý muốn của người bị sờ mó và với

mục đích cụ thể là để khuấy động tình dục, có cảm hứng tình dục, hay lạm dụng tình dục. Hành hung tình dục bao gồm

hiếp dâm, thủ dâm, giao hợp, và những loại hành hung tình dục khác.

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ

huynh, tạm đuổi học, thông báo với cảnh sát, phải bị trục xuất khỏi trường

22

Hút Thuốc hoặc Sở Hữu Thuốc Lá hay Những Sản Phẩm của Thuốc Lá hay Vape Pens

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Những biện pháp kỷ luật khác sẽ được áp dụng,

nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ huynh, tạm đuổi học, chuyển trường vì lý do kỷ luật, bị trục xuất khỏi

trường. “Hút thuốc” bao gồm việc sử dụng thuốc lá điện tử và loại này tạo ra hơi hoặc khói dưới bất cứ cách thức

hoặc hình thức nào hoặc việc sử dụng công cụ hút thuốc. (Luật Giáo Dục 48900-48901 và Chính Sách của Hội

Đồng Quản Trị số 22950.5)

Trộm Cắp (Ăn cắp hoặc cố ý ăn cắp)**

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Những biện pháp kỷ luật khác sẽ được áp dụng,

nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ huynh, tạm đuổi học, phải bồi thường thiệt hại, thông báo với cảnh

sát, chuyển trường vì lý do kỷ luật, bị trục xuất khỏi trường

Đe Dọa (Khủng bố, nổ bom, những hành động khác, gồm hành động gây nguy hiểm cho thân thể)

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ

huynh, tạm đuổi học, thông báo với cảnh sát, chuyển trường vì lý do kỷ luật, bị trục xuất khỏi trường

Xâm Phạm Tài Sản của Người Khác

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Những biện pháp kỷ luật khác sẽ được áp dụng,

nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ huynh, tạm đuổi học, thông báo với cảnh sát, chuyển trường vì lý do

kỷ luật, bị trục xuất khỏi trường

Hành Động Phá Hoại (Vẽ, viết bậy trên tường, đập cửa sổ, làm hư thiết bị, v.v...)

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Những biện pháp kỷ luật khác sẽ được áp dụng,

nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ huynh, tạm đuổi học, phải bồi thường thiệt hại, thông báo với cảnh

sát, chuyển trường vì lý do kỷ luật, bị trục xuất khỏi trường

Nhục Mạ Bằng Lời Nói

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Những biện pháp kỷ luật khác sẽ được áp dụng,

nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ huynh, tạm đuổi học, chuyển trường vì lý do kỷ luật, bị trục xuất

khỏi trường

Mang Vũ Khí Kể Cả Súng hay Dao hay Những Vật Giống Dao hay Súng (bao gồm nhưng không giới hạn như dao

xếp, dao nhà bếp, dao quân đội Thụy Sĩ, dao không dùng trong nhà bếp, súng bắn bi, súng bắn hơi, đồ chơi bằng kim loại

hay chất dẻo hay súng ống hay vũ khí làm tại nhà, dây xích hay những đồ vật nguy hiểm khác mà không có lý do chính

đáng để dùng)

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ

huynh, tạm đuổi học, thông báo với cảnh sát, chuyển trường vì lý do kỷ luật, bị trục xuất khỏi trường (bắt buộc trục

xuất nếu mang vũ khí, chất nổ, hay vung dao)

Cố Ý Không Nghe Lời, Làm Gián Đoạn Các Sinh Hoạt Nhà Trường, hoặc Không Tuân Theo Người Có Thẩm

Quyền Trong Trường

Những biện pháp kỷ luật học sinh bao gồm nhưng không giới hạn: Những biện pháp kỷ luật khác sẽ được áp dụng,

nói chuyện riêng với học sinh, hội thảo với phụ huynh, giáo viên tạm đuổi học sinh (bất cứ trình độ lớp nào), tạm

đuổi học (từ lớp 4 trở lên), thông báo với cảnh sát, chuyển trường vì lý do kỷ luật, đưa ra SARB, bị trục xuất khỏi

trường (sẽ không bị trục xuất nếu lỗi vi phạm chỉ là gây phân tâm hay không vâng lời người trên)

~ Những biện pháp kỷ luật khác bao gồm nhưng không giới hạn như gặp nhân viên cố vấn, hội thảo, phục vụ cộng đồng, phục

hồi công lý, và những chọn lựa theo Luật Giáo Dục 48900.5. Những biện pháp kỷ luật khác sẽ được áp dụng đối với một

số hành vi, ngay cả khi không được ghi cụ thể, khi hiệu trưởng trường xác định biện pháp kỷ luật luân phiên là một

cách hiệu quả để uốn nắn hành vi của học sinh.

*Việc tạm đuổi học đối với một sự vi phạm mà đã được đề nghị trục xuất có thể được gia hạn cho đến khi buổi điều trần về

việc trục xuất được tổ chức theo Luật Giáo Dục 48911(g).

**Tùy theo trường hợp, nếu thích hợp, học sinh có thể bị buộc phải bồi thường cho mọi thiệt hại.

***Đối với một số trường hợp, kỷ luật bao gồm nhưng không giới hạn việc sở hữu vũ khí (đồ chơi, vũ khí giả, hay vũ

khí khác gồm súng bắn bi/súng bắn hơi, hoặc súng bắn hơi bằng nhựa), hay những vật nguy hiểm khác, học sinh sẽ bị

chuyển trường vì lý do kỷ luật thay vì bị trục xuất khỏi trường hoặc thay vì ra buổi điều trần về việc trục xuất.

23

TRỤC XUẤT (EXPULSION)

Định nghĩa: Trục xuất là khi học sinh bị đuổi khỏi sự giám sát của trường nơi em đang học thuộc Học Khu Oak

Grove trong vòng một niên học.

Luật Giáo Dục 48915(c) quy định bắt buộc đuổi học, đề nghị trục xuất, và trục xuất đối với những vi phạm sau

đây:

1. Sở hữu, bán, hoặc cung cấp vũ khí.

2. Vung dao vào người khác.

3. Bán chất kích thích một cách bất hợp pháp.

4. Mưu toan hoặc phạm tội tấn công hoặc quấy nhiễu tình dục.

5. Sở hữu chất nổ.

Trục xuất có thể được áp dụng cho những hành vi xảy ra liên quan đến một sinh hoạt của nhà trường, hay sự

chuyên cần, khi ở trên sân trường, trong khi đi đến, hoặc trên đường từ trường về nhà, trên đường đi đến hoặc trở

về từ những sinh hoạt do nhà trường bảo trợ, trong khi ăn trưa, hoặc lúc ở trong hay ngoài khuôn viên nhà trường.

Theo Luật Giáo Dục 48915a(1), những vi phạm sau đây có thể bị đề nghị trục xuất trừ khi hiệu trường xác định

rằng việc trục xuất không nên được đề nghị hoặc những biện pháp kỷ luật khác sẽ được áp dụng.

1. Gây thương tích trầm trọng cho người khác trừ trường hợp tự vệ.

2. Sở hữu dao hoặc những vật nguy hiểm khác không thích hợp cho học sinh sử dụng.

3. Sở hữu một cách bất hợp pháp bất cứ chất kích thích nào, ngoại trừ lần đầu sở hữu một lượng rất nhỏ

chất ma túy đặc hay thuốc có toa bác sĩ hay thuốc không cần toa bác sĩ mà học sinh cần dùng vì lý do sức

khỏe.

4. Ăn cắp hay tống tiền.

5. Tấn công hoặc đe dọa nhân viên nhà trường.

Những hành vi khác có thể được đề nghị trục xuất bao gồm:

1. Quấy nhiễu, đe dọa, gây thương tích, các vật nguy hiểm, ma túy, rượu, chất làm say, dụng cụ ma túy,

trộm cắp, tống tiền, ăn cướp, gây thiệt hại tài sản, bắt nạt, bạo động do thù nghịch, hoặc bắt nạt, chế

nhạo, hay đe dọa khủng bố.

2. Những vi phạm khác, bao gồm nhưng không giới hạn như vi phạm các nội quy ghi trong sách cẩm nang,

những vi phạm được liệt kê trong phần Những Biện Pháp Kỷ Luật Đối Với Các Học Sinh Bị Tạm Đuổi

Học và Bị Trục Xuất hay các vi phạm được liệt kê trong các phần của Luật Giáo Dục cho phép trục xuất

học sinh.

THỦ TỤC TỐ TỤNG

Hiệu trưởng hoặc nhân viên được chỉ định có quyền tạm đuổi một học sinh trong thời gian lên đến năm ngày

học. Nếu việc tạm đuổi học được cứu xét, hiệu trưởng trường hay nhân viên được chỉ định sẽ họp với học sinh

này trước khi tạm đuổi em, trừ khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra (Luật Giáo Dục 48911). Sau buổi họp, nhân

viên quản trị sẽ quyết định xem đề nghị tạm đuổi và/hoặc trục xuất học sinh này có thích hợp không. Hiệu

trưởng trường hoặc nhân viên được chỉ định sẽ báo cho phụ huynh/giám hộ qua điện thoại. Thông báo về việc

tạm đuổi học cũng sẽ được gởi về nhà cho phụ huynh.

Hiệu trưởng trường có quyền đề nghị trục xuất một học sinh khỏi học khu. Trong trường hợp hiệu trưởng

trường đề nghị học sinh bị trục xuất, một buổi họp mặt với phụ huynh/người giám hộ sẽ được tổ chức để giải

thích về thể lệ và trả lời thắc mắc của phụ huynh/người giám hộ.

Khi hiệu trưởng trường đề nghị trục xuất một học sinh, một buổi điều trần sẽ được tổ chức với sự hiện diện của

ban quản trị hội thẩm, trừ khi phụ huynh ký vào bản thỏa thuận về việc trục xuất có điều kiện. Đề nghị sẽ được

ban quản trị hội thẩm đưa ra rồi đệ trình lên Hội Đồng Quản Trị.

Nếu một học sinh vi phạm nội quy hay điều lệ của nhà trường và bị đề nghị tạm đuổi học, chuyển trường, hoặc bị

trục xuất thì học sinh này và phụ huynh hay người giám hộ của em sẽ được thông báo. Những chi tiết về thủ tục

trục xuất sẽ bao gồm sự giải thích về thể lệ và cơ hội để đưa ra thắc mắc.

24

TẠM ĐUỔI HỌC (SUSPENSION)

Giáo viên có thể đưa học sinh lên gặp hiệu trưởng trường để chịu kỷ luật hay tạm đuổi bất cứ học sinh nào ra khỏi

lớp trong ngày đó và ngày tiếp theo. Giáo viên phải báo cáo việc tạm đuổi học ngay với hiệu trưởng trường và tuân

theo những quy định đối với việc tạm đuổi học này. Giáo viên có quyền tạm đuổi bất cứ học sinh thuộc bất cứ

trình độ lớp nào có ghi trong phần 48900, bao gồm sự quấy rối hay không vâng lời (Luật Giáo Dục 48900(k)

và 48910)

Hiệu trưởng hoặc nhân viên được chỉ định có thể tạm đuổi một học sinh khỏi một hay nhiều lớp hoặc khuôn viên

nhà trường trong thời gian không quá năm ngày học trừ khi hiệu trưởng trường đề nghị trục xuất và Tổng Giám

Đốc Học Khu hay nhân viên được chỉ định kéo dài thời gian tạm đuổi học em này. Tổng Giám Đốc Học Khu hay

nhân viên được chỉ định có thể kéo dài thời gian tạm đuổi học sinh trong khi chờ Hội Đồng Quản Trị quyết định

xem có cần trục xuất em này hay không (Luật Giáo Dục 48911).

Nhân viên quản trị thông báo với phụ huynh:

Nhân viên nhà trường phải cố gắng liên lạc với phụ huynh hoặc người giám hộ của học sinh trực tiếp hoặc qua điện

thoại về việc tạm đuổi học (Luật Giáo Dục 48911(d)).

Thông báo:

Nhân viên quản trị sẽ làm báo cáo về tất cả những trường hợp tạm đuổi học lên Giám Đốc Ban Phục Vụ Học Sinh

(Director of Student Services). (Luật Giáo Dục 48911(e))

Quy định tạm đuổi học vì lý do kỷ luật buộc rằng:

1. Nhà trường phải họp với học sinh bị tạm đuổi học. Hiệu trưởng hay nhân viên được chỉ định phải thông báo

cho học sinh biết bằng chứng và lý do em bị đuổi học, gồm những biện pháp kỷ luật khác đã được áp dụng

trước khi tạm đuổi học sinh theo quy định của Luật Giáo Dục 48900.5. Em học sinh này sẽ có cơ hội để giải

thích và trình bày bằng chứng để bênh vực cho chính mình.

2. Nhà trường phải cố gắng liên lạc trực tiếp hoặc qua điện thoại với phụ huynh/người giám hộ về việc tạm đuổi

học sinh.

3. Một thơ thông báo về việc tạm đuổi học sinh phải được gởi cho phụ huynh/người giám hộ.

4. Chiếu theo luật tiểu bang, phụ huynh/người giám hộ phải vào họp với nhà trường ngay về vấn đề tạm đuổi học

nếu nhà trường yêu cầu.

5. Phụ huynh/người giám hộ có thể yêu cầu một buổi họp mặt về việc tạm đuổi học được Tổng Giám Đốc Học

Khu hay nhân viên được chỉ định duyệt xét (Luật Giáo Dục 48914).

6. Nhà trường không được tạm đuổi học sinh quá năm (5) ngày học liên tiếp cho mỗi sự kiện trừ khi việc tạm đuổi

học sinh được kéo dài thời gian vì học sinh được đề nghị trục xuất.

7. Trừ khi việc tạm đuổi học sinh được kéo dài trong khi chờ quyết định trục xuất theo Luật Giáo Dục 48911(g),

trong một niên học, nhà trường không được tạm đuổi một học sinh quá hai mươi (20) ngày trừ khi học sinh bị

chuyển qua trường khác do bị kỷ luật với mục đích điều chỉnh. Trong trường hợp này, học sinh có thể bị đuổi

tới ba mươi (30) ngày học trong một niên học (Luật Giáo Dục 48903).

8. Trong thời gian bị tạm đuổi học, giáo viên có thể yêu cầu học sinh hoàn tất các bài làm và bài trắc nghiệm

(Luật Giáo Dục 48913).

9. Trong thời gian bị tạm đuổi, phụ huynh phải để ý và trông nom con em mình, nhắc nhở con em không được lai

vãng đến khu vực nhà trường (ngay cả khi trường học đóng cửa) cũng như không được tham gia vào các sinh

hoạt, trong hay ngoài khuôn viên, của nhà trường.

Phụ huynh/người giám hộ của học sinh bị tạm đuổi có thể sẽ được yêu cầu đến trường và quan sát lớp học của con

em mình trong một hoặc vài tiếng đồng hồ (Luật Giáo Dục 48900.1).

25

ĐỊNH NGHĨA NHỮNG BIỆN PHÁP KỶ LUẬT

CHUYỂN TRƯỜNG VÌ LÝ DO KỶ LUẬT – Học sinh sẽ được chuyển sang trường khác trong Học Khu theo sự chỉ

định của ban hành chánh vì các mục đích điều chỉnh. Đây là một sự lựa chọn thay vì bị trục xuất. (Luật Giáo Dục

48900, 48903)

NHỮNG BIỆN PHÁP KỶ LUẬT LUÂN PHIÊN - Có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm nhưng không

giới hạn như gặp chuyên viên cố vấn, nói chuyện riêng với học sinh và hội thảo với phụ huynh, cảnh cáo, Trường Học

Ngày Thứ Bảy, phục hồi công lý, phục vụ cộng đồng, và chuyển sang trường khác. (Luật Giáo Dục 48900, 48900.5,

48900.6, và 48903)

PHẠT KHÔNG CHO RA NGOÀI - Học sinh có thể bị phạt ở lại trường vì lý do kỷ luật hay vì những lý do khác tối đa

là một giờ đồng hồ sau giờ tan học. Việc phạt không cho ra ngoài sẽ không được ấn định trong giờ ăn trưa hay giờ ra

chơi và sẽ không được ấn định quá một giờ sau khi trường học đóng cửa trừ khi được phép theo luật hiện hành (5 CCR

352-353). Phụ huynh hay người giám hộ hợp pháp phải được thông báo bằng điện thoại (hay khi họp mặt) và bằng thư

tín nếu học sinh bị phạt giữ lại sau giờ tan học.

TRỤC XUẤT - Học sinh được thông báo là em sẽ bị trục xuất ra khỏi Học Khu trong một niên học đối với một số vi

phạm hay thời gian còn lại trong lục cá nguyệt đó và lục cá nguyệt kế tiếp. Phụ huynh hay người giám hộ hợp pháp sẽ

được thông báo bằng điện thoại (hoặc gặp mặt) và qua thư về việc học sinh bị đề nghị trục xuất.

Thông báo cho phụ huynh hay người giám hộ hợp pháp sẽ bao gồm các chi tiết về các điều lệ. Việc trục xuất chỉ có hiệu

quả khi Hội Đồng Quản Trị chấp thuận trục xuất học sinh. Tất cả các chi tiết liên quan đến vấn đề trục xuất sẽ được lưu

trữ trong hồ sơ của học sinh.

TRƯỜNG HỌC NGÀY THỨ SÁU – Học sinh có thể được chỉ định đi học ngày thứ sáu sau giờ học thay cho nhiều

biện pháp kỷ luật nghiêm trọng. Nếu không thi hành thì sẽ bị kỷ luật nghiêm trọng hơn.

NÓI CHUYỆN RIÊNG VỚI CÁ NHÂN HỌC SINH - Một nhân viên có thẩm quyền ở trường (như giáo viên, nhân

viên quản trị, hay nhân viên cố vấn) sẽ nói chuyện riêng với học sinh và cố gắng đạt được sự thỏa thuận về cách em nên

cư xử và xác nhận học sinh đã hiểu và sẽ tuân theo các nội quy.

BỊ MẤT ĐẶC QUYỀN - Học sinh có thể bị tước đi đặc quyền do các hành vi không thích hợp ở trường. Những đặc

quyền này bao gồm nhưng không giới hạn như không được tham dự các cuộc du khảo, các sinh hoạt ngoài giờ học, như

tham gia vào các đội thể thao, và các sinh hoạt cuối niên học, gồm cả lễ tốt nghiệp lớp 8.

HỘI THẢO VỚI PHỤ HUYNH - Phụ huynh hoặc người giám hộ hợp pháp được thông báo bằng điện thoại, email, gặp

mặt trực tiếp, qua thư từ, hay thư bảo đảm. Một cuộc họp sẽ được tổ chức giữa học sinh, phụ huynh hay người giám hộ

của em, nhân viên nhà trường, và bất cứ người nào có liên quan đến vấn đề của em. Một bản thỏa hiệp về thành tích hay

hạnh kiểm mà học sinh phải thi hành có thể sẽ được thiết lập. (Luật Giáo Dục 48900.1(d) và 48911(d) và (f)).

ĐUỔI KHỎI LỚP - Học sinh có thể bị đuổi ra khỏi một hay nhiều lớp nhưng vẫn được ở lại trường của mình trong

những giờ học này và chịu những biện pháp kỷ luật thích hợp như sau: (1) bị phạt ít nhất một lần/làm việc, như phục vụ

cộng đồng; (2) phải đi học vào ngày thứ sáu; (3) bị tước đi những quyền lợi.

SARB - (Hội Đồng Cứu Xét Chuyên Cần Của Học Khu): Một ủy ban gồm những đại diện của trường và cộng đồng để

họp với học sinh và phụ huynh của em để đề nghị những cách giải quyết khi học sinh không đi học đều đặn, thường

xuyên đi học trễ, và/hay thường xuyên bất phục tùng hoặc gây rối trật tự. (Luật Giáo Dục 48263)

TRỤC XUẤT CÓ ĐIỀU KIỆN – Sự thỏa thuận, đồng ý và quy định về việc trục xuất, khước từ quyền lợi ra buổi điều

trần và bao gồm những thỏa thuận về việc giải quyết/việc cải tạo giáo dục nhằm giúp học sinh tuân theo các nội quy và

giúp em được tái ghi danh vào trường học sau thời gian bị trục xuất.

NÓI CHUYỆN RIÊNG VỚI HỌC SINH - Một cuộc nói chuyện riêng chính thức sẽ được tổ chức giữa học sinh với ít

nhất một nhân viên nhà trường. Trong buổi nói chuyện này học sinh phải đồng ý là em đã hiểu các nội quy và đồng ý

sửa đổi hành vi của mình hoặc một hình thức kỷ luật sẽ được áp dụng để em hiểu và tuân theo nội quy.

TẠM ĐUỔI HỌC - Học sinh được thông báo là em sẽ bị tạm đuổi học (năm ngày học hay ít hơn), trừ khi được gia hạn

theo Luật Giáo Dục số 48911 để chờ đợi quyết định trục xuất. Nhà trường sẽ cố gắng liên lạc với phụ huynh/người giám

hộ hợp pháp qua điện thoại hoặc gặp mặt để thông báo về việc con em họ sẽ bị tạm đuổi học.

PHỤ LỤC A. NHỮNG THỦ TỤC KHIẾU NẠI ĐỒNG NHẤT .....................................................................A.1-A.4

B. BẢN CAM KẾT GIÚP CHO HỌC SINH THÀNH CÔNG.............................................................B.1

C. THÔNG BÁO HÀNG NĂM VỀ QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA

PHỤ HUYNH/NGƯỜI GIÁM HỘ.............................................................................................C.1-C22

D. TIÊU CHUẨN VỀ VIỆC LÊN LỚP/Ở LẠI LỚP.............................................................................D.1

E. THỎA THUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG MẠNG LƯỚI ĐIỆN TOÁN ĐƯỢC CHẤP THUẬN

CỦA HỌC KHU OAK GROVE..................................................................................................E.1-E.4

F. CHUYỂN TRƯỜNG TỪ HỌC KHU OAK GROVE SANG HỌC KHU KHÁC

HAY NGƯỢC LẠI VÀ CÁC CHI TIẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠO LUẬT

VỀ VÔ GIA CƯ ............................................................................................................................F.1-F.2

G SỰ GIÚP ĐỠ CỦA TÌNH NGUYỆN VIÊN .....................................................................................G.1

CHI TIẾT VỀ VIỆC ĐI DU KHẢO...........................................................................................G.2-G.3

H. CHÍNH SÁCH CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VỀ VIỆC QUẤY NHIỄU TÌNH DỤC.........H.1-H.2

I. SỰ THAM GIA CỦA GIA ĐÌNH/

CHI TIẾT LUẬT MEGAN VỀ TỘI PHẠM TÌNH DỤC ……………......................................I.1-I.2

J. NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH CHO CÁC HỌC SINH ĐANG HỌC ANH NGỮ/

BÀI TRẮC NGHIỆM TRÌNH ĐỘ THÀNH THẠO ANH NGỮ CỦA CALIFORNIA .........J.1-J.3

K. TRANG MẠNG GIAO TIẾP XÃ HỘI VÀ SỰ BẮT NẠT QUA ĐƯỜNG TIN HỌC

VÀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG CÓ SỰ CHỌC GHẸO, BẮT NẠT, VÀ QUẤY NHIỄU…...K.1-K.8

L. ĐẠO LUẬT HỌC ĐƯỜNG LÀNH MẠNH......................................................................................L.1

M. A-G VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP ......................................................................M.1-M.2

N. SỰ THAM GIA CỦA PHỤ HUYNH/SỰ CAM KẾT CỦA GIA ĐÌNH .................................N.1-N.2

O. SỨC KHỎE VỀ TÂM TRÍ/PHÒNG NGỪA SỰ TỰ VẪN …………………….…………………O.1

P. TÌNH TRẠNG DI TRÚ ……………………………………………………………………………..P.1

Q. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VỀ GIÁ TIỀN CÁC BỮA ĂN ……………………………………... Q.1-Q.2

BP 1312.3

UCP Policies and Procedures

Những Thủ Tục Khiếu Nại Đồng Nhất (UCP)

Tài liệu này bao gồm những điều lệ và hướng dẫn về cách nộp đơn, điều tra và giải pháp của Những Thủ Tục Khiếu Nại

Đồng nhất về những cáo buộc vi phạm luật lệ hay điều lệ của liên bang hay tiểu bang của Học Khu Oak Grove trong

việc điều hành các chương trình giáo dục, kể cả những sự vi phạm bất hợp pháp về kỳ thị, quấy nhiễu, đe dọa, bắt nạt,

những vi phạm liên quan đến học phí của học sinh và Kế Hoạch Trách Nhiệm và Kiểm Soát của Địa Phương (LCAP).

Kế hoạch này trình bày những chi tiết về cách chúng tôi tiến hành những khiếu nại UCP về những sinh hoạt về chương

trình hay sinh hoạt cụ thể mà chúng tôi nhận tài trợ từ tiểu bang hoặc liên bang. Đơn khiếu nại UCP là một bản tường

trình do người khiếu nại viết và ký tên xác nhận sự vi phạm luật lệ hay điều lệ của liên bang hoặc tiểu bang. Những vi

phạm này có thể bao gồm cáo buộc phạm luật về kỳ thị, quấy nhiễu, hăm dọa, bắt nạt hay tính lệ phí khi học sinh tham

gia sinh hoạt giáo dục hoặc không tuân theo những quy định của Kế Hoạch Trách Nhiệm và Kiểm Soát của Địa Phương

(LCAP). Người nộp đơn khiếu nại là bất cứ cá nhân nào bao gồm người đại diện có thẩm quyền hợp lệ hoặc một đệ tam

nhân, cơ quan công cộng, hay tổ chức quan tâm đệ đơn cáo buộc sự vi phạm luật lệ hay điều lệ của tiểu bang hoặc liên

bang kể cả các cáo buộc phạm luật về kỳ thị, quấy nhiễu, hăm dọa, bắt nạt hay tính lệ phí khi học sinh tham gia sinh hoạt

giáo dục hoặc không tuân theo những quy định của Kế Hoạch Trách Nhiệm và Kiểm Soát của Địa Phương (LCAP). Nếu

người khiếu nại không thể ghi lại khiếu nại vì bị khuyết tật hay không biết đọc biết viết, chúng tôi sẽ giúp đỡ nguyên

đơn trong việc nộp đơn.

Các chương trình và sinh hoạt do học khu thực hiện và tùy thuộc vào UCP và nhận tài trợ từ tiểu bang và liên bang là:

Giáo Dục và An Toàn Sau Giờ Học

Các Chương Trình Chăm Sóc và Giúp Trẻ Em Phát Triển kể cả nhà trẻ của tiểu bang

Các Chương Trình Xin Trợ Cấp Ngân Khoản

Phân Biệt, Quấy Nhiễu, Hăm Dọa, và Bắt Nạt

Các Kế Hoạch Kiểm Soát Ngân Sách và Trách Nhiệm Tại Địa Phương

Chương Trình Giáo Dục Các Học Sinh Di Chuyển Theo Thời Vụ

NCLB Titles I-III

Các Dịch Vụ Dinh Dưỡng – Dân Quyền USDA

Phòng Ốc Tại Trường

Chương Trình Giáo Dục Đặc Biệt

Các khoản chi phí bất hợp pháp đối với học sinh

Những cáo buộc sau đây nên được tham khảo với những cơ quan khác về những giải pháp thích hợp và không phụ thuộc

vào tiến trình UCP nêu ra trong tài liệu này trừ khi những phương thức này được áp dụng do những thỏa thuận riêng

giữa các ngành.

1. Những vi phạm về ngược đãi trẻ em phải được tham khảo với Phòng Xã Hội Quận Hạt (DSS), Ban Các Dịch Vụ

Bảo Vệ hay cơ quan công lực thích hợp.

2. Những cáo buộc về Sức Khỏe và An Toàn về Chương Trình Giúp Trẻ Em Phát Triển nên được tham khảo với

Phòng Xã Hội Quận Hạt về những cơ quan có giấy phép, và với quản trị viên của cơ quan giúp trẻ em phát triển

tại địa phương về các cơ quan được miễn giấy phép.

3. Những vi phạm về kỳ thị trong việc tuyển dụng, quấy nhiễu, đe dọa, hay bắt nạt sẽ được gởi đến Bộ Tuyển

Dụng và Gia Cư Công Bằng của Tiểu Bang (DFEH).

4. Những sự vi phạm sẽ được tham khảo với Ban Pháp Lý, Kiểm Tra và Chấp Hành thuộc Bộ Giáo Dục Tiểu Bang

California (CDE).

Bản Đính Kèm A

A.1

Học phí là một lệ phí, ký gửi, hay cách tính tiền đối với học sinh, hay phụ huynh hoặc người giám hộ, vi phạm các luật

lệ tiểu bang và điều khoản hiến pháp quy định những sinh hoạt giáo dục được cung cấp miễn phí cho tất cả học sinh

không phân biệt khả năng của gia đình hay sẵn sàng đóng lệ phí hay yêu cầu được đặc biệt miễn. Các sinh hoạt giáo dục

là những sinh hoạt do nhà trường, học khu, trường bán công, hay phòng giáo dục quận hạt mở và được xem là một thành

phần giáo dục cơ bản bao gồm, nhưng không hạn chế, các sinh hoạt trong và ngoài chương trình học.

Học phí bao gồm, nhưng không hạn chế tất cả những khoản tiền sau đây:

1. Lệ phí dùng làm điều kiện để ghi danh vào trường hay các lớp học, hay là điều kiện để tham dự một lớp học hay

sinh hoạt ngoài chương trình học, không kể lớp hoặc sinh hoạt đó là nhiệm ý hay quy định, hoặc chỉ để có điểm.

2. Khoản tiền đặt cọc, hay những khoản khác mà học sinh phải trả để có được ổ khóa, tủ nhỏ, sách, dụng cụ cho

lớp học, nhạc cụ, quần áo, hay tài liệu hoặc dụng cụ khác.

3. Khoản mua sắm mà học sinh phải mua để được có tài liệu, học cụ, thiết bị, hay y phục cần cho một sinh hoạt

giáo dục.

LCAP là một thành phần quan trọng của Thể Thức Kiểm Soát Nguồn Tài Trợ Tại Địa Phương (LCFF), hệ thống tu

chỉnh tài chính học đường để xem xét kỹ lưỡng cách tiểu bang California tài trợ các trường từ lớp Mẫu Giáo đến lớp 12.

Dưới sự kiểm soát của LCFF, chúng tôi cần soạn một LCAP mô tả cách chúng tôi dự định để đạt được các mục tiêu

hàng năm cho học sinh cùng với các sinh hoạt cụ thể chú trọng vào các điều ưu tiên của tiểu bang và địa phương theo

Luật Giáo Dục Phần 52060 (d).

Trách Nhiệm của Học Khu Oak Grove

Chúng tôi có trách nhiệm trong việc bảo đảm tuân thủ theo các luật lệ và điều lệ của tiểu bang và liên bang. Chúng tôi sẽ

điều tra các cáo buộc vi phạm không tuân theo những luật lệ và điều lệ của tiểu bang và liên bang bao gồm, nhưng

không hạn chế, các cáo buộc về kỳ thị, quấy nhiễu, hăm dọa, bắt nạt và không tuân theo các điều luật liên quan đến lệ

phí mà học sinh phải đóng để tham gia sinh hoạt giáo dục và LCAP và tìm kiếm giải pháp cho những vi phạm này theo

đúng Những Thủ Tục Khiếu Nại Đồng Nhất.

Chúng tôi sẽ bảo đảm việc phổ biến thông báo về các thủ tục khiếu nại đến các học sinh, nhân viên, phụ huynh hay

người giám hộ của học sinh, các thành viên trong hội đồng tư vấn học đường, các đại diện hay nhân viên thích hợp của

trường tư thục, và các nhóm người quan tâm khác bao gồm các thông tin về việc thu lệ phí bất hợp pháp đối với học sinh

và các quy định của LCAP.

Đơn khiếu nại là bản yêu cầu được viết với mức độ cao hơn mức độ xem xét bình thường do bên bị thiệt hại yêu cầu

xem xét hay điều tra lại quyết định của cơ quan xét đoán thấp hơn.

Thông Báo Hàng Năm của UCP cũng sẽ bao gồm các thông tin về quy định của Luật Giáo Dục từ phần 49010 đến

49013 liên quan đến lệ phí thu đối với học sinh và thông tin về các quy định của Luật Giáo Dục phần 52075 liên quan

đến LCAP.

Thông Báo hàng năm của UCP sẽ được viết bằng Anh ngữ và bằng tiếng mẹ đẻ chiếu theo phần 48985 của Luật Giáo

Dục, hay bằng phương thức liên lạc của người nhận thông báo.

Sau đây là người chịu trách nhiệm nhận và điều tra các khiếu nại và bảo đảm tuân theo luật:

Tên hay chức vụ: Andrew Garcia, Phụ Tá Tổng Giám Đốc Học Khu của Phòng Nhân Sự

Đơn vị hay văn phòng: Phòng Nhân Sự

Địa chỉ: 6578 Santa Teresa Blvd, San Jose, CA 95119

Số điện thoại: (408) 227-8300 x100289

Địa chỉ e-mail: [email protected]

Người chịu trách nhiệm cho việc tuân theo luật và xem xét nêu trên hiểu biết về luật lệ và chương trình được phân công

để điều tra.

A.2

Chúng tôi sẽ điều tra mọi cáo buộc về các sự kỳ thị, quấy nhiễu, hăm dọa, hay bắt nạt bất hợp pháp chống lại bất kỳ

nhóm được bảo vệ theo phần 200 và 220 Luật Giáo Dục và phần 11135 Luật Chính Phủ, bao gồm bất kỳ đặc tính thực

sự hay cảm nhận như được đề ra trong phần 422.55 Luật Hình Sự hay vì một lý do, sự kiện cụ thể, hoặc sự liên hệ của

một người với một người hoặc nhóm với một hay nhiều hơn các đặc tính thực sự hay cảm nhận trong bất cứ chương

trình hay sinh hoạt do LEA hướng dẫn mà được trực tiếp tài trợ hoặc nhận hoặc hưởng lợi ích từ bất cứ sự trợ giúp tài

chánh nào của tiểu bang.

Sự khiếu nại về kỳ thị, quấy nhiễu, hăm dọa và bắt nạt bất hợp pháp sẽ được nộp trong vòng sáu tháng kể từ ngày sự vi

phạm kỳ thị, quấy nhiễu, hăm dọa, và bắt nạt xảy ra, hoặc sáu tháng kể từ ngày người khiếu nại lần đầu hiểu biết được

các sự thật của các cáo buộc về kỳ thị, quấy nhiễu, hăm dọa hoặc bắt nạt.

Thời hạn để nộp đơn khiếu nại về kỳ thị, quấy nhiễu hăm dọa hay bắt nạt có thể được tổng giám đốc học khu hay người

được tổng giám đốc học khu ủy nhiệm gia hạn theo đơn yêu cầu của người khiếu nại với các lý do để được gia hạn. Thời

hạn để đệ đơn khiếu nại về kỳ thị, quấy nhiễu, hăm dọa hay bắt nạt với lý do chính đáng có thể được tổng giám đốc học

khu hay người do ông ủy nhiệm gia hạn thêm không quá 90 ngày sau ngày hết hạn của thời kỳ sáu tháng. Tổng giám đốc

học khu sẽ trả lời ngay khi nhận được yêu cầu xin gia hạn.

Đơn khiếu nại sẽ do người mà chính bản thân họ bị thiệt hại vì sự kỳ thị, quấy nhiễu, hăm dọa, và đe dọa bất hợp pháp

nộp hoặc do người tin rằng một cá nhân hay bất cứ giai cấp cá nhân cụ thể nào chịu sự kỳ thị, quấy nhiễu, hăm dọa, và

đe dọa bị cấm đoán bởi phần này.

Chúng tôi bảo đảm rằng các người khiếu nại sẽ được bảo vệ không bị trả thù và rằng danh tánh của người khiếu nại sự

kỳ thị, quấy nhiễu, hăm dọa, và bắt nạt sẽ được bảo mật khi thích hợp. Cuộc điều tra sự khiếu nại về sự kỳ thị, quấy

nhiễu, hăm dọa, và bắt nạt sẽ được hướng dẫn theo cách nhằm bảo vệ sự bảo mật của các bên và duy trì sự ngay thẳng

của quá trình.

Các người khiếu nại được cố vấn về quyền theo đuổi các biện pháp luật dân sự theo luật về sự kỳ thị, quấy nhiễu, hăm

dọa, hay bắt nạt của tiểu bang hoặc liên bang. Các biện pháp theo luật dân sự bao gồm huấn thị, lệnh cấm, hoặc các biện

pháp hoặc các lệnh khác cũng có thể có sẵn vào bất cứ lúc nào.

Nếu chúng tôi tìm được lý do chính đáng liên quan đến lệ phí học sinh và/hoặc về khiếu nại LCAP, chúng tôi sẽ đưa ra

một giải pháp cho tất cả các học sinh, phụ huynh, và người giám hộ mà, trong trường hợp lệ phí học sinh, bao gồm mọi

nỗ lực hợp lý của chúng tôi để bảo đảm đền bù đầy đủ cho tất cả học sinh, phụ huynh, và người giám hộ phù hợp các thủ

tục theo các điều lệ được ban quản trị tiểu bang chấp thuận đưa ra.

Chúng tôi nộp các chính sách và thủ tục UCP lên hội đồng quản trị địa phương để được chấp thuận và thông qua (xin

xem phần đầu trang của tài liệu này để biết ngày được thông qua).

Nộp đơn khiếu nại với Học Khu Oak Grove

Ngoại trừ các khiếu nại Williams về tài liệu dạy học, các điều kiện khẩn cấp về phòng ốc mà đe dọa đến sức khỏe hoặc

sự an toàn của học sinh hay nhân viên, và tình trạng thiếu giáo viên hay phân công không đúng, và các khiếu nại cáo

buộc sự kỳ thi, quấy nhiễu, hăm dọa, và bắt nạt, bất cứ cá nhân, cơ quan hay tổ chức công cộng có thể nộp đơn khiếu nại

với tổng giám đốc học khu của chúng tôi hay người được ông ủy nhiệm cáo buộc một vấn đề mà, nếu đúng, sẽ tạo nên

sự vi phạm của LEA về luật tiểu bang hay liên bang hay các điều lệ điều hành một chương trình. Đơn khiếu nại về lệ phí

học sinh có thể nộp với vị hiệu trưởng trường.

Đơn khiếu nại về lệ phí học sinh và/hoặc khiếu nại LCAP có thể nộp ẩn danh nếu đơn khiếu nại cung cấp bằng chứng

hay chi tiết dẫn đến bằng chứng để hỗ trợ cho lời cáo buộc không tuân theo các điều luật liên quan đến lệ phí học sinh.

Đơn khiếu nại về lệ phí học sinh phải được nộp không quá một năm kể từ ngày xảy ra sự vi phạm.

Chúng tôi sẽ cố gắng bằng mọi cách kết hợp mọi sự hỗ trợ hợp lý để xác định và hoàn trả đầy đủ cho tất cả học sinh, phụ

huynh và người giám hộ nào đã trả lệ phí trong vòng một năm trước ngày nộp đơn khiếu nại.

A.3

Cuộc điều tra sẽ tạo cơ hội cho người khiếu nại, hay người đại diện của người khiếu nại, hoặc cả hai trình bày bằng

chứng hay chi tiết.

Việc người khiếu nại từ chối cung cấp cho người điều tra các tài liệu hay bằng chứng khác liên quan đến các cáo buộc vi

phạm, hoặc trái lại không hay từ chối hợp tác trong việc điều tra hoặc tham gia vào việc cản trở việc điều tra có thể đưa

đến kết quả là hủy bỏ việc khiếu nại vì thiếu chứng cớ để hỗ trợ cho sự cáo buộc.

Việc Học Khu Oak Grove từ chối cung cấp không để điều tra viên tiếp cận hồ sơ và/hoặc những chi tiết khác liên quan

đến sự cáo buộc trong sự khiếu nại, hoặc trái lại không hay từ chối hợp tác trong việc điều tra hoặc tham gia vào việc

cản trở sự điều tra có thể đưa đến kết quả là những khám phá khi điều tra dựa trên chứng cứ thu thập rằng sự vi phạm đã

xảy ra và có thể đưa đến kết quả áp đặt một giải pháp có lợi cho người khiếu nại.

Ngoại trừ các khiếu nại Williams và các khiếu nại về lệ phí, một khiếu nại UCP sẽ được điều tra và một bản tường trình

(cũng được gọi là quyết định) sẽ được báo cho người khiếu nại trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được đơn, trừ khi

người khiếu nại viết giấy đồng ý cho gia hạn.

Chúng tôi sẽ có quyết định dựa vào chứng cớ và sẽ gồm những yếu tố sau đây:

(i) Kết quả điều tra dựa trên chứng cớ thu thập được,

(ii) Kết luận về điều luật

(iii) Giải quyết sự khiếu nại

(iv) Lý do để bác bỏ

(v) Biện pháp khắc phục, nếu được bảo đảm

(vi) Thông báo về quyền lợi của người khiếu nại để kháng cáo quyết định của LEA lên Phòng Giáo Dục Quận

Hạt, và

(vii) Các phương thức tiếp theo để bắt đầu sự kháng cáo lên Phòng Giáo Dục Quận Hạt.

Không điểm nào trong tài liệu này nghiêm cấm bất cứ ai tham gia vào sự khiếu nại được sử dụng các phương tiện khác

để giải quyết các sự cáo buộc, chẳng hạn như hòa giải. Chúng tôi cũng không bị nghiêm cấm được giải quyết các khiếu

nại trước khi chính thức có đơn khiếu nại. Hòa giải là cách giải quyết vấn đề theo đó một bên thứ ba giúp các bên tranh

luận để giải quyết khiếu nại.

Bản sao của những thủ tục khiếu nại sẽ có sẵn và miễn phí.

Các Điều Luật Liên Bang và Tiểu Bang được tham khảo từ:

20 United States Code [USC] § 6301 et seq.

34 Code of Federal Regulations [CFR] §§ 299.11 & 300.510–511

California Education Code [EC] §§ 200, 220, 222, 234.1 - 234.5, 262.3, 8200 - 8493, 8500 - 8538, 32280 - 32289; 33380 - 33385,

35186, 44500, 47606 - 47606.5, 47607.3, 48204, 48645.5, 48853, 48853.5, 48985, 49010 - 49013, 49069.5, 49490 - 49570, 51210,

51223, 51225.1, 51225.2, 51226 - 51226.1, 51228.1 - 51228.3, 52059, 52060 - 52075, 52160, 52300 - 52480, 52500 - 52616.4,

52800, 54100, 54440 - 54445, 56000 - 56865, 59000 - 59300, 64000 (a)

California Government Code [GC] §§ 11135, 11138

California Health and Safety Code [HSC] § 104420

California Penal Code [PC] § 422.55

California Welfare and Institutions Code [WIC] §§ 300, 309, 602

California Code of Regulations [CCR] Title 5 §§ 4600–4687

A.4

XIN QUÝ VỊ GIỮ LẠI TRANG NÀY ĐỂ TIỆN DỤNG

BẢN CAM KẾT GIÚP HỌC SINH THÀNH CÔNG NHỮNG CỘNG TÁC VIÊN TRONG VIỆC HỌC VẤN (PARTNER IN LEARNING)

Bản Thỏa Thuận Giữa Phụ Huynh/Giám Hộ và Học Sinh Niên Học 2019-20

Chúng ta biết rằng việc học hỏi có thể có được khi có sự kết hợp của sự cố gắng, quan tâm, và cầu tiến. Tất cả chúng ta cùng cam

kết để giúp em ___________________________________________ học lớp _______________ được thành công và tiến bộ trong (tên học sinh

học đường. Chúng ta sẽ cố gắng hết sức mình để nâng cao thành quả của con em.

Bản thỏa thuận này được trích ra từ cuốn Cẩm Nang về Tác Phong của Học Sinh và đây là một lời cam kết cùng nhau hợp tác.

Chúng tôi tin rằng bản thỏa thuận này có thể được thực hiện mỹ mãn nhờ sự nỗ lực chung của chúng ta. Cùng nhau hợp tác, chúng

ta có thể cải tiến việc giảng dạy và trau giồi việc học hỏi.

Quyền lợi và trách nhiệm của học sinh Quyền lợi...

Được tiếp tục ghi danh học cho đến khi tốt nghiệp hay bị cho thôi học theo các quy định hợp pháp.

Được thông báo trong lớp về nội quy và điều lệ của nhà trường.

Trách nhiệm...

Đi học đều đặn và đúng giờ.

Tuân theo nội quy và điều lệ của nhà trường.

Tôn trọng quyền lợi cá nhân và quyền sở hữu của nhân viên nhà trường và các học sinh khác.

Chuẩn bị bài vở và học cụ thích hợp khi đến lớp.

Hoàn tất bài làm ở nhà.

Tích cực tham gia học tập và các sinh hoạt trong lớp.

Quyền lợi và trách nhiệm của giáo viên Quyền lợi...

Mong muốn học sinh phải cư xử sao cho khỏi ảnh hưởng đến việc học của học sinh khác.

Được sự giúp đỡ của phụ huynh về sự tiến bộ trong việc học vấn cũng như về mặt xã hội của học sinh.

Mong muốn học sinh cố gắng và tham gia học tập trong lớp và được lên lớp.

Trách nhiệm...

Cung cấp chương trình giảng dạy và hướng dẫn trong một môi trường học tập với sự hỗ trợ và hiệu quả để bảo đảm học

sinh đạt được các tiêu chuẩn do tiểu bang đề ra.

Tạo môi trường thích hợp cho việc học tập, tạo cơ hội để học sinh thành công và giúp các em phát huy tinh thần trách

nhiệm, biết quan tâm, và có tính độc lập.

Cung cấp chương trình học hợp nhất, quân bình dựa vào những hướng dẫn về chương trình giảng dạy của Học Khu Oak

Grove và nhắm vào nhu cầu của tất cả các em học sinh.

Công nhận và tôn trọng tính đa dạng của các nền văn hóa khác nhau trong cộng đồng học đường.

Liên lạc thường xuyên với phụ huynh qua các bản tin của nhà trường và các bản thỏa thuận.

Thăm viếng cộng đồng nói chung.

Quyền lợi và trách nhiệm của phụ huynh/giám hộ Quyền lợi...

Được thông báo về chính sách của Học Khu cùng những nội quy và điều lệ của nhà trường áp dụng cho học sinh.

Được thông báo về những sự kiện và hoạt động của nhà trường liên quan đến học sinh.

Xem phiếu điểm của học sinh với sự giải thích hợp lý của nhân viên có thẩm quyền trong Ban Giảng Huấn.

Được thông báo bằng ngôn ngữ của mình về chính sách của Học Khu và nội quy của nhà trường áp dụng cho học sinh.

Trách nhiệm...

Gặp gỡ và tham dự định kỳ các buổi hội thảo với giáo viên và chuyên viên tư vấn về học vấn và hạnh kiểm của con em.

Bảo đảm con em ngủ đầy đủ, ăn uống bổ dưỡng, và ăn mặc thích hợp khi đi học.

Duy trì sự kiểm soát con em một cách đều đặn và thích hợp.

Thấu đáo về những chính sách của Học Khu và nộii quy cùng điều lệ của nhà trường.

Tăng cường và hỗ trợ cho những tiêu chuẩn về hạnh kiểm vào học vấn của Học Khu.

ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ CHÚNG TA CÙNG HỨA SẼ GIÚP ĐỠ LẪN NHAU ĐỂ THỰC HIỆN BẢN THỎA THUẬN

NÀY.

_____________________________________________ ____________________________________________ Học sinh Phụ huynh/Giám hộ

_____________________________________________ ____________________________________________ Ngày Trường

B.1

Bản Đính Kèm B

C.1

Thông Báo Hàng Năm về Quyền Lợi và Trách Nhiệm của Phụ Huynh/Người Giám Hộ (Luật Giáo Dục 48980)

Tiểu Bang California quy định phụ huynh phải được thông báo về các quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến

chương trình giáo dục của con em mình.

1. Vắng Mặt Vì Lý Do Tôn Giáo hay Mang Thai hay Nuôi Con Nhỏ (a) Các Lễ Nghi và Hướng Dẫn về Tôn Giáo: Học sinh sẽ có thể được phép nghỉ học với điều kiện phụ

huynh hay người giám hộ phải viết giấy xin phép để em được tham dự các buổi lễ và hướng dẫn về tôn giáo

ngoài khuôn viên trường học. Những học sinh này phải có mặt tại trường ít nhất vào ngày học ngắn. (Luật

Giáo Dục số 46014) (b) Mang Thai hay Nuôi Con Nhỏ: Những học sinh nào đang mang thai hay nuôi con nhỏ được tạo điều kiện

để có cơ hội được thành công về mặt học vấn trong khi bảo vệ sức khỏe của các em và con của các em.

(Luật Giáo Dục 46015)

“(1) Một học sinh đang mang thai hay nuôi con nhỏ được quyền nghỉ để hoàn thành trách nhiệm làm cha

mẹ trong tám tuần mà học sinh có thể xin nghỉ trước khi sinh con nếu có sự cần thiết về y tế và sau khi sinh

con, trong niên học, gồm bất cứ khóa học hè nào theo quy định, để bảo vệ sức khỏe của học sinh sắp sinh

con hoặc dự kiến sẽ sinh con và con của em, để cho phép học sinh đang mang thai hay nuôi con nhỏ chăm

sóc và gần gũi với con của mình. Mục tiêu của Cơ Quan Lập Pháp là nếu học sinh đủ hay trên 18 tuổi,

hoặc, nếu học sinh dưới 18 tuổi, người có quyền ra quyết định về việc học của em, thông báo cho nhà

trường biết nếu họ có ý định thực hiện quyền lợi này.

(2) Một học sinh đang mang thai hay nuôi con nhỏ mà không muốn nghỉ học để thực hiện trách nhiệm làm

cha mẹ nguyên hay một phần thời gian mà em có quyền được nghỉ theo đoạn (1) nêu trên thì em không buộc

phải làm như vậy.

(3) Một học sinh đang mang thai hay nuôi con nhỏ thì được quyền nghỉ để thực hiện trách nhiệm làm cha

mẹ trên tám tuần theo đoạn (1) kể trên nếu bác sĩ cho biết em cần được nghỉ vì lý do y tế.

(4) Khi một học sinh nghỉ để thực hiện trách nhiệm làm cha mẹ theo đoạn (1) nêu trên thì văn phòng

chuyên cần phải bảo đảm sự vắng mặt của em trong chương trình học thường lệ là chính đáng cho đến khi

em có thể trở lại chương trình học thường lệ hay một chương trình học luân phiên.

(5) Trong thời gian nghỉ sanh theo đoạn (1) nêu trên thì cơ quan giáo dục địa phương không quy định một

học sinh đang mang thai hay nuôi con nhỏ phải hoàn tất các bài làm hay những quy định của nhà trường.

(6) Một học sinh đang mang thai hay nuôi con nhỏ có thể trở lại trường học và khóa học mà em đã ghi danh

trước khi nghỉ để thực hiện trách nhiệm làm cha mẹ theo đoạn (1) nêu trên.

(7) Sau khi nghỉ để thực hiện trách nhiệm làm cha mẹ và trở lại trường theo đoạn (1), một học sinh đang

mang thai và nuôi con nhỏ được quyền làm những bài tập mà em đã bỏ lỡ trong thời gian nghỉ để thực hiện

trách nhiệm làm cha mẹ, bao gồm nhưng không giới hạn như kế hoạch làm bài bù và tái ghi danh vào các

khóa học.

(8) Không kể đến những điều lệ khác, một học sinh đang mang thai hay nuôi con nhỏ có thể được tiếp tục

học năm thứ 5 tại trường mà em đã theo học trước đây khi cần thiết hầu em có thể hoàn tất những quy định

theo luật tiểu bang và địa phương để tốt nghiệp, trừ khi cơ quan giáo dục địa phương nhận thấy là học sinh

có đủ lý do để hoàn tất những điều kiện để được tốt nghiệp trung học vào cuối năm thứ tư của bậc trung

học.

(9) Một học sinh không chọn trở lại trường em đã theo học trước khi nghỉ để thực hiện trách nhiệm làm cha

mẹ theo đoạn (1) nêu trên thì được quyền ghi danh vào chương trình giáo dục luân phiên do cơ quan giáo

dục địa phương cung cấp.

(10) Theo phần phụ (d) của Phần 221.51, một học sinh đang mang thai hay nuôi con nhỏ mà tham gia vào

một chương trình giáo dục luân phiên sẽ có cơ hội tham gia vào các chương trình, các sinh hoạt giáo dục,

và những khóa học tương đương với những khóa học mà em được học nếu thuộc chương trình giáo dục

thường lệ.

(11) Một học sinh sẽ không bị phạt về mặt học vấn vì em thực hiện những điều trong phần phụ sau đây

(Luật Giáo Dục § 46015)

Những khiếu nại về việc không tuân thủ những quy định đối với học sinh đang mang thai hay nuôi con

nhỏ có thể được đệ lên Học Khu theo Thủ Tục Khiếu Nại Đồng Nhất.

Học Khu sẽ hồi đáp khiếu nại theo phần 5 CCR 4600 et seq.

Bản Đính Kèm C

C.2

Người khiếu nại không hài lòng với quyết định của Học Khu thì có thể khiếu nại lên ban ngành theo

phần 5 CCR 4600 et seq. và sẽ nhận được thư hồi đáp của ban ngành trong vòng 60 ngày kể từ ngày

ban ngành nhận được đơn khiếu nại.

Nếu Học Khu tìm thấy lẽ phải trong đơn khiếu nại, hay nếu ban ngành tìm thấy lẽ phải trong đơn khiếu

nại, thì Học Khu sẽ có biện pháp đền bù đối với học sinh bị ảnh hưởng. (Luật Giáo Dục § 46015(b)(1-4))

2. Giáo Dục Tổng Quát Về Sinh Lý và Phòng Ngừa Bệnh HIV/AIDS (Đạo Luật Thanh Thiếu Niên Lành

Mạnh của Tiểu Bang California): Phụ huynh có thể viết thư yêu cầu cho con em mình được miễn học lớp

giáo dục sinh lý và/hoặc phòng ngừa bệnh HIV/AIDS và những đánh giá liên quan đến nội dung học. Phụ

huynh có thể xem qua các tài liệu hay phim ảnh được sử dụng trong chương trình giáo dục tổng quát về sinh lý

và phòng ngừa bệnh HIV/AIDS. Phụ huynh cũng có quyền yêu cầu Học Khu cung cấp cho họ một bản sao của

Chương 5.6 bao gồm Luật Giáo Dục phần 51930 - 51939. Điều Luật này ngăn ngừa Học Khu từ việc quy

định bản thoả thuận của phụ huynh học sinh (chọn lựa học), và như vậy phụ huynh học sinh phải viết giấy yêu

cầu nếu họ muốn con em miễn tham gia vào lớp học hoặc được thử nghiệm, trả lời các bản câu hỏi, hoặc bản

thăm dò ý kiến.

Lớp giáo dục sinh lý bao gồm các chi tiết thích hợp với tuổi tác của học sinh và những chi tiết chính xác về y tế

đối với sự phát triển của cơ thể và giới tính, mang thai, thụ thai, và các loại bệnh dễ lây lan qua đường sinh dục

như Bệnh Liệt Kháng (HIV), bao gồm các chi tiết về sự kiêng cữ và các phương pháp tránh thai và tránh hoặc

giảm nguy cơ bị nhiễm HIV và các loại tiêm nhiễm khác, các chi tiết về việc điều trị HIV và các loại tiêm

nhiễm khác, và các thông tin tại địa phương về việc chăm sóc. Những chi tiết này đều được FDA phê chuẩn.

Phần hướng dẫn và tài liệu có sẵn hợp pháp phải bao gồm hậu quả của việc mang thai, bao gồm việc làm cha

mẹ, việc nhận con nuôi, phá thai, và điều lệ về việc khước từ quyền nuôi dưỡng trẻ em trong vòng 72 giờ sau

khi em chào đời. Việc hướng dẫn và học liệu không thể phản ảnh hoặc đề bạt các thành kiến chống lại bất cứ

cá nhân nào trên căn bản các phạm vi được bảo vệ như sự khuyết tật, phái tính, sự nhận diện phái tính, sự biểu

lộ phái tính, quốc gia, chủng tộc hoặc sắc tộc, tôn giáo, sự định hướng phái tính, hoặc những tính chất được bảo

vệ khác. Luật quy định rằng phần hướng dẫn và tài liệu phải thừa nhận rằng con người có các định hướng phái

tính khác nhau, và gồm cả các quan hệ đồng tính khi thảo luận về các quan hệ và quan hệ vợ chồng, sẽ hướng

dẫn học sinh về phái tính, sự biểu lộ phái tính, và sự nhận diện phái tính, và sẽ tìm hiểu những tai hại của các

thành kiến tiêu cực về giới tính. Việc hướng dẫn và học liệu phải khuyến khích học sinh đàm thoại với phụ

huynh và những người lớn mà em tin tưởng và phải hướng dẫn giá trị của các quan hệ đã cam kết như hôn

nhân. Việc hướng dẫn và học liệu phải cung cấp các chi tiết về các quan hệ lành mạnh mà không có bạo động,

sự ép buộc, và sự đe dọa và các quyết định lành mạnh gồm kỹ năng từ chối. Việc hướng dẫn sẽ bao gồm các

chi tiết về sự quấy nhiễu tình dục, lạm dụng tình dục và buôn người, tấn công tình dục, sự lạm dụng quan hệ trẻ

vị thành niên, và sự bạo động của các quan hệ thân mật. Thông tin về việc buôn người gồm thông tin về việc

phổ biến, bản chất tự nhiên, và những phương pháp làm giảm rủi ro bị buôn người, kỹ thuật để tạo một ranh

giới lành mạnh, cách tìm sự trợ giúp một cách an toàn, và cách truyền thông xã hội và các ứng dụng trong điện

thoại di động được sử dụng để buôn người.

Học Khu có thể cung cấp các hướng dẫn tùy ý, một phần của lớp giáo dục sinh lý và lớp giáo dục phòng chống

bệnh HIV, về những rủi ro và hậu quả có thể xảy ra nếu tạo ra và chia sẻ qua điện thoại, các trang mạng, máy

điện toán, hoặc trên phương tiện truyền thông kỹ thuật số những tài liệu mang tính gợi ý về tình dục hoặc rõ

ràng về tình dục.

Mỗi phụ huynh học sinh sẽ được thông báo về ngày giờ học trước khi chương trình giáo dục tổng quát về

sinh lý và phòng ngừa bệnh HIV/AIDS được bắt đầu và nếu chương trình này sẽ được nhân viên của Học

Khu hay những chuyên viên ngoài học khu hướng dẫn. Nếu chương trình được các chuyên viên ngoài học

khu hướng dẫn, tên của tổ chức của từng chuyên viên sẽ được liệt kê. Phụ huynh cũng có quyền yêu cầu

học khu cung cấp cho họ một bản sao của Luật Giáo Dục số 51933, 51934, và 51938. Nếu chương trình

này được sắp xếp sau khi niên học khai giảng thì thư thông báo hay một phương tiện phổ biến khác (như

email) phải được gửi đến phụ huynh ít nhất 14 ngày trước khi chương trình được giảng dạy.

Mọi nghiên cứu và các đánh giá dù ẩn danh, tự nguyện, và bảo mật để đo lường các hành vi và rủi ro liên

quan đến sức khoẻ kể cả các bài trắc nghiệm, bản câu hỏi, và thăm dò ý kiến gồm các câu hỏi thích hợp cho

lứa tuổi về thái độ hay thực hành liên quan đến phái tính có thể cho bất kỳ một học sinh nào từ lớp 7 đến lớp

C.3

12 trả lời nếu phụ huynh hay người giám hộ được thông báo bằng thư và có cơ hội xem qua các bài trắc

nghiệm, bản câu hỏi, và bản thăm dò ý kiến này. Phụ huynh cũng có cơ hội viết thư yêu cầu miễn cho con

em mình tham dự.

3. Miễn Tham Gia Một Chương Trình Học Về Sức Khỏe: Phụ huynh có thể viết thư yêu cầu cho con em mình

được miễn tham gia bất cứ phần nào của chương trình học về sức khỏe nếu xung đột với sự rèn luyện và lòng

tin tôn giáo của phụ huynh của em (gồm cả sự nhận thức về đạo đức cá nhân). (Luật Giáo Dục số 51240)

4. Uống Thuốc Tại Trường: Bất cứ học sinh nào phải uống thuốc theo toa bác sĩ tại trường và muốn được y tá

nhà trường hoặc nhân viên được chỉ định trợ giúp thì phải nộp giấy hướng dẫn của bác sĩ và giấy phụ huynh

yêu cầu nhân viên nhà trường cho uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bất cứ học sinh nào muốn tự dùng ống

chích thuốc và/hay tự bơm thuốc trị bệnh suyễn đều phải nộp giấy hướng dẫn cặn kẽ của bác sĩ và giấy phụ

huynh đồng ý cho con em được tự dùng thuốc ở trường. Phụ huynh có thể đến văn phòng nhà trường để lấy

mẫu đơn yêu cầu cho con em được uống thuốc tại trường. (Luật Giáo Dục số 49423, 49423.1, 49423.5, 49480)

5. Tiếp Tục Uống Thuốc: Phụ huynh của học sinh nào phải uống thuốc tiếp tục không theo giai đoại sẽ phải

thông báo cho nhà trường biết loại thuốc đang uống, liều lượng, và tên của bác sĩ cho toa. Với sự đồng ý của

phụ huynh, hiệu trưởng hoặc y tá nhà trường có thể liên lạc với bác sĩ về những tác dụng có thể của loại thuốc

này kể cả những triệu chứng của các phản ứng phụ, triệu chứng khi không dùng thuốc hay uống thuốc quá liều

và hỏi ý kiến nhân viên nhà trường khi thích hợp. (Luật Giáo Dục số 49423).

6. Chích Ngừa: Học Khu sẽ đuổi học bất kỳ học sinh nào không được chích ngừa đầy đủ. Theo Luật Giáo Dục

số 48216, học khu có thể giới thiệu phụ huynh hay người giám hộ đến chuyên viên chăm sóc y tế thường lệ của

học sinh hay Sở Y Tế của Quận Hạt để được chích ngừa hay thông báo cho họ biết học sinh sẽ được chích ngừa

tại trường nếu phụ huynh hay người giám hộ viết giấy đồng ý. (Luật Giáo Dục số 48216, 48853.5(f)(8)(B),

48980(a), 49403, Luật Y Tế & An Sinh số 120325, 120335, 120341)

7. Khám Tổng Quát và Kiểm Tra Sức Khỏe: Học Khu buộc phải tiến hành khám sức khỏe, thị giác, thính giác,

và có thể kiểm tra bệnh cong xương sống đối với các học sinh trừ khi có giấy của phụ huynh xin cho con em

miễn kiểm tra được lưu trữ trong hồ sơ của em. Tuy nhiên, học sinh có thể phải bị cho về nhà nếu nhân viên

trường nhận thấy rằng em bị bệnh dễ lây lan hoặc truyền nhiễm. (Luật Giáo Dục số 49451, 49452, 49452.5 và

49455, Luật Y Tế và An Sinh số 124085)

8. Các Dịch Vụ Kín Đáo Về Y Tế: Học Khu có thể cho em được rời trường để nhận các dịch vụ kín đáo về y tế

mà không cần có giấy phép của phụ huynh hoặc người giám hộ. (Luật Giáo Dục 46010.1)

9. Bảo Hiểm Y Tế Khi Bị Chấn Thương: Các dịch vụ bảo hiểm về y tế và bệnh viện dành cho các học sinh bị

thương tích tại trường hay tại các sinh hoạt do nhà trường bảo trợ hoặc trong khi di chuyển có thể được mua với

phí tổn của phụ huynh. Không học sinh nào sẽ bị buộc phải chấp nhận các dịch vụ đó mà không có sự đồng ý

của em hoặc không có sự đồng ý của phụ huynh hay người giám hộ nếu học sinh là trẻ vị thành niên. (Luật

Giáo Dục số 49472)

10. Các Dịch Vụ Y Tế và Bệnh Viện Không Được Cung Cấp: Học Khu không cung cấp các dịch vụ y tế và

bệnh viện cho các học sinh bị thương tích trong các sinh hoạt thể thao. Tuy nhiên, tất cả các thành viên của đội

thể thao phải có bảo hiểm tai nạn do thương tích để chi trả cho các phí tốn y tế và bệnh viện. (Luật Giáo Dục

số 32221.5, 49471)

11. Các Dịch Vụ Dành Cho Học Sinh Có Nhu Cầu Đặc Biệt hay Khuyết Tật: Luật tiểu bang và liên bang quy

định rằng một chương trình học công lập miễn phí và thích hợp (FAPE) trong một môi trường ít hạn chế nhất

phải được tổ chức cho các học sinh được xem là khuyết tật từ 3 đến 21 tuổi. Những học sinh nào được nhận

diện là có nhu cầu đặc biệt và được xếp vào chương trình học mà không có sẵn hay không thích hợp thì có thể

được nhận các dịch vụ từ một trường học tư không thuộc bè phái nào. Xin liên lạc với giám đốc chương trình

giáo dục đặc biệt tại học khu để biết thêm chi tiết. (Luật Giáo Dục số 56040 et seq.) Ngoài ra, các dịch vụ

cũng có sẵn dành cho các học sinh mà khuyết tật của em ảnh hưởng đến sự tham gia công bằng về các cơ hội

C.4

giáo dục. (Phần 504 của Đạo Luật Cải Cách 1973, 34 C.F.R. số 104.32). Nhân viên học khu sau đây có

trách nhiệm duyệt xét các yêu cầu cho các dịch vụ của Phần 504 mà phụ huynh có thể liên lạc:

Giám Đốc Chương Trình Giáo Dục Đặc Biệt

6578 Santa Teresa Blvd.

San Jose, CA 95119

408-227-8300

12. Không Bị Kỷ Luật Về Mặt Học Vấn Nếu Vắng Mặt Với Lý Do Chính Đáng: Không học sinh nào bị trừ

điểm hay mất điểm của một môn học nào đó nếu vắng mặt một hay nhiều lần có lý do chính đáng cụ thể như

được liệt kê dưới đây và hoàn tất đầy đủ các bài tập hay bài thi bị thiếu trong một khoảng thời gian hợp lý.

(Luật Giáo Dục số 48205, 48980(j))

§ 48205 Vắng mặt với lý do chính đáng; ước tính về sự chuyên cần trung bình hàng ngày

(a) Tuy nhiên theo phần 48200, học sinh được xem là vắng mặt với lý do chính đáng khi vắng mặt vì:

(1) bị đau yếu.

(2) bị cách ly theo sự chỉ thị của nhân viên ý tế quận hạt hay thành phố.

(3) có hẹn với bác sĩ, nha sĩ, bác sĩ nhãn khoa, hay các dịch vụ chỉnh hình.

(4) tham gia tang lễ của một người thân trực hệ của học sinh, không quá một ngày nếu tang lễ được cử

hành tại California và không quá ba ngày nếu tang lễ được cử hành ngoài tiểu bang California.

(5) phải có mặt trong bồi thẩm đoàn theo luật định.

(6) con em của học sinh này, mà em có quyền nuôi dưỡng, bị đau yếu hay có hẹn bác sĩ trong giờ học, gồm

cả những lần nghỉ học để chăm sóc cho con em bị đau yếu mà nhà trường sẽ không quy định giấy bác

sĩ.

(7) các lý do cá nhân hợp pháp, bao gồm nhưng không giới hạn như phải hầu tòa, tham gia tang lễ, lễ nghỉ

hay nghi thức tôn giáo, tham gia hành hương theo tôn giáo, hay tham gia buổi hội thảo về công việc,

hoặc tham gia buổi hội thảo về giáo dục liên quan đến thủ tục lập pháp hay hành pháp do một cơ quan

bất vụ lợi tổ chức nếu phụ huynh hay người giám hộ viết giấy yêu cầu và được hiệu trưởng hay người

được ủy quyền chấp thuận chiếu theo các tiêu chuẩn đồng nhất do Hội Đồng Quản Trị đề ra.

(8) phục vụ trong hội đồng phân khu như là một thành viên cho một cuộc bầu cử chiếu theo Luật Bầu Cử

số 12302.

(9) dành thời giờ với người thân của học sinh đang phục vụ trong quân đội, như được định nghĩa trong

Phần 49701, và được gọi để thi hành nhiệm vụ, được nghỉ phép, hoặc vừa trở về từ chiến trường. Học

sinh phải vắng mặt với lý do nêu trong phần này sẽ được phép nghỉ trong một thời gian tùy theo sự suy

xét và quyết định của tổng giám đốc học khu.

(10) em tham gia vào Lễ Tuyên Thệ để trở thành công dân Hoa-kỳ.

(11) Được phép nghỉ học khi ban điều hành nhà trường cho phép, như được mô tả trong phần phụ (c)

của Phần 48260.

(b) Một học sinh vắng mặt với lý do chính đáng sẽ được phép hoàn tất mọi bài làm và bài thi bị thiếu trong thời

gian vắng mặt một cách hợp lý và nếu hoàn tất đầy đủ trong thời hạn hợp lý sẽ được cho đầy đủ điểm.

Giáo viên của bất cứ lớp học nào mà học sinh vắng mặt có thể chọn các bài thi và bài làm tương đương hợp

lý nhưng không cần thiết phải giống hệt các bài thi và bài làm mà học sinh đã thiếu trong thời gian vắng

mặt.

(c) Đối với các mục đích ghi trong phần này, sự tham gia hành hương tôn giáo không được quá bốn tiếng mỗi

bán niên khóa.

(d) Những lần vắng mặt được nhắc trong phần này được xem là những lần vắng mặt khi tính sự chuyên cần

trung bình hàng ngày và sẽ không được tiền tài trợ từ tiểu bang.

(e) “Người thân” như được nhắc trong phần này nghĩa là cha/mẹ hay người giám hộ, anh/chị/em, ông/bà, hoặc

những người thân khác sống cùng hộ với học sinh (Luật Giáo Dục § 48205)

C.5

13. Cơ Hội Công Bằng: Cơ hội công bằng đối với các nam sinh và nữ sinh trong các chương trình và sinh hoạt

giáo dục do Học Khu điều hành là một sự cam kết của Học Khu đối với mọi học sinh. (Title IX của Luật Cải

Tổ Giáo Dục 1972.) Mọi thắc mắc về tất cả các vấn đề, gồm cả khiếu nại, liên quan đến sự bổ sung của Title

IX tại Học Khu có thể liên lạc với nhân viên học khu theo địa chỉ và số điện thoại sau đây:

Phụ Tá Tổng Giám Đốc Học Khu, Phòng Nhân Sự

6578 Santa Teresa Blvd.

San Jose, CA 95119

408-227-8300

14. Khiếu Nại (Giáo Dục Đặc Biệt): Phụ huynh có quyền đệ đơn khiếu nại về những hành vi phạm luật hoặc điều

lệ của tiểu bang hay liên bang liên quan đến những dịch vụ của chương trình giáo dục đặc biệt. Để đệ đơn

khiếu nại, phụ huynh phải viết thư mô tả dưới hình thức nào mà quý vị tin rằng chương trình giáo dục đặc biệt

dành cho học sinh bị tàn tật không tuân theo luật hoặc điều lệ của tiểu bang hay liên bang và nộp đơn cho nhân

viên học khu theo địa chỉ và số điện thoại sau:

Giám Đốc Chương Trình Giáo Dục Đặc Biệt

6578 Santa Teresa Blvd.

San Jose, CA 95119

408-227-8300

15. Trao Đổi Hồ Sơ Học Sinh: Học Khu không trao đổi hồ sơ học sinh với các tổ chức phi giáo dục hoặc các cá

nhân nào khác mà không có giấy chấp thuận theo đúng quy định của FERPA với chữ ký của phụ huynh, ngoại

trừ trường hợp được tòa án chỉ định, có trát tòa hợp pháp, hay khi được luật cho phép. Các chi tiết danh tánh

liên quan đế việc nhận diện đứa trẻ hay trẻ vị thành niên là người vô gia cư sẽ không được tiết lộ trừ khi phụ

huynh hay quyền hạn của phụ huynh về con em như được nêu trong Đạo Luật Về Sự Riêng Tư và Quyền Hạn

của Gia Đình Trong Việc Giáo Dục (FERPA) (20 U.S.C. Phần 1232g) đã có giấy đồng ý cho tiết lộ. Những chi

tiết sau đây có thể được trao cho nhiều cá nhân, cơ quan, hay tổ chức khác nhau kể cả các cơ quan thi hành

pháp luật trừ khi phụ huynh hoặc người giám hộ viết thư cho Học Khu yêu cầu không được trao đổi những chi

tiết đó hay trừ khi các chi tiết về một đứa trẻ hay trẻ vị thành niên vô gia cư:

Tên, địa chỉ, số điện thoại, ngày và nơi sinh, địa chỉ e-mail, môn học chính, sự tham gia vào các sinh hoạt

và môn thể thao được công nhận, sức nặng và chiều cao của các thành viên của các đội thể thao, ngày tham

dự, bằng cấp và giải thưởng đã nhận được và trường học mới nhất của em. (Luật Giáo Dục số 49060 et

seq., 49073, 20 U.S.C. số 1232g, 34 C.F.R. số 99.7) Để phù hợp với luật của tiểu bang và liên bang, học

khu phải có sẵn hình ảnh, kỷ yếu, phim ảnh, và danh sách lớp.

16. Duyệt Xét Hồ Sơ Học Sinh: Luật tiểu bang và liên quan quy định rằng Học Khu phải thông báo cho phụ

huynh những quyền lợi sau đây liên quan đến hồ sơ học sinh do học khu bảo quản. (Luật Giáo Dục số 49063,

49069, 34 C.F.R. số 99.7)

a. Phụ huynh hoặc người giám hộ có quyền duyệt xét và xem qua hồ sơ của con em họ trong giờ học hay

nhận một bản sao của hồ sơ này trong vòng năm ngày làm việc nếu có yêu cầu.

b. Bất cứ phụ huynh nào muốn yêu cầu xem qua hồ sơ học sinh và các chi tiết liên quan có thể liên lạc với

hiệu trưởng trường của con em quý vị. Hiệu trưởng của mỗi trường có trách nhiệm bảo quản hồ sơ học

sinh. Phụ huynh không thể viết vào hồ sơ học sinh.

c. Một phụ huynh với quyền nuôi dưỡng hợp pháp có quyền thắc mắc về những chi tiết trong hồ sơ của con

em mình. Bất cứ quyết định xóa hồ sơ học sinh nào được thực hiện sau khi xem xét đều phải do các quản

trị viên hay nhân viên có đầy đủ chứng chỉ. Sau khi duyệt xét và xem qua hồ sơ học sinh, phụ huynh có

quyền thắc mắc về nội dung của hồ sơ này. Học sinh sẽ có quyền này sau khi em đủ mười tám (18) tuổi.

Phụ huynh có thể viết giấy yêu cầu đến Tổng Giám Đốc Học Khu để sửa lại cho đúng một số chi tiết trong hồ

sơ học sinh liên quan đến con em mình do:

C.6

(1) Không chính xác

(2) Một suy luận hay kết luận cá nhân

(3) Một kết luận hoặc suy luận ngoài lãnh vực của người quan sát

(4) Không dựa vào sự quan sát cá nhân của một người nào đó cùng với thời gian và địa điểm quan sát

(5) Sai lạc

(6) Vi phạm quyền riêng tư hoặc quyền lợi khác của học sinh (Luật Giáo Dục số 49070)

Trong vòng ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận giấy yêu cầu chỉnh sửa hay xóa hồ sơ, Tổng Giám Đốc Học

Khu hay nhân viên được chỉ định sẽ họp mặt với phụ huynh/giám hộ và nhân viên có chứng chỉ đã ghi lại chi

tiết, nếu có, và nếu nhân viên đó vẫn còn đang làm việc tại Học Khu, và chấp nhận hay từ chối yêu cầu này.

Nếu lý do được chấp nhận, Giám Đốc Học Khu sẽ chỉ dẫn để sửa đổi, lấy ra hay hủy bỏ chi tiết đó trong hồ sơ.

Nếu Tổng Giám Đốc Học Khu từ chối thì phụ huynh có thể đệ đơn khiếu nại lên Hội Đồng Quản Trị trong

vòng ba mươi (30) ngày. Hội Đồng sẽ quyết định việc chấp thuận hay từ chối lý do này. Nếu Hội Đồng chấp

thuận, họ sẽ yêu cầu Tổng Giám Đốc Học Khu sửa đổi, lấy ra hay hủy bỏ chi tiết đó liền trong hồ sơ học sinh.

(Luật Giáo Dục số 49070)

Nếu quyết định cuối cùng của Hội Đồng là không tán thành với phụ huynh, hoặc nếu phụ huynh chấp thuận

quyết định không tán thành của Tổng Giám Đốc Học Khu, phụ huynh sẽ có quyền viết giấy phản đối chi tiết

đó. Giấy này sẽ được lưu trữ trong hồ sơ học sinh cho đến khi chi tiết phụ huynh phản đối được chỉnh sửa và

lấy ra. (Luật Giáo Dục số 49070)

Tổng Giám Đốc Học Khu và Hội Đồng Quản Trị có quyền chỉ định một ban hội thẩm theo Luật Giáo Dục số

49070-49071 để trợ giúp về quyết định của mình. Quyết định có cần tuyển ra một ban hội thẩm hay không là

quyết định của Tổng Giám Đốc Học Khu và Hội Đồng Quản Trị chứ không phải của phụ huynh.

d. Một Bản Ghi Chép sẽ có sẵn trong mỗi hồ sơ học sinh. Bản này liệt kê tên của người yêu cầu, cơ quan hay

tổ chức yêu cầu và/hoặc nhận được các chi tiết về hồ sơ học sinh theo luật định. Bản Ghi Chép này có tại

mỗi trường học và phụ huynh hoặc người giám hộ có thể duyệt xét qua. (Luật Giáo Dục số 49064)

e. Nhân viên nhà trường có sự quan tâm chính đáng về giáo dục cũng như những cá nhân được đề cập trong

Luật Giáo Dục số 49076 và 49076.5 và trong Đạo Luật Quyền Lợi Về Sự Riêng Tư Về Giáo Dục có thể

xem qua hồ sơ học sinh mà không cần có sự đồng ý của phụ huynh. “Nhân viên nhà trường” là những

người do Học Khu mướn như quản trị viên, giám thị viên, giáo viên, nhân viên phụ tá (gồm cả nhân viên y

tế và các nhân viên thi hành pháp luật của Học Khu), thành viên của Hội Đồng Quản Trị, một cá nhân hoặc

công ty mà Học Khu đã có hợp đồng để thi hành một dịch vụ đặc biệt (như luật sư, người kiểm tra sổ sách,

chuyên viên (cố vấn về) y tế hoặc chuyên viên chữa trị) hoặc cá nhân hay hội đoàn liên hệ đến học đường

được quyền hợp pháp xem hồ sơ học sinh. Một “sự quan tâm chính đáng về giáo dục” là một sự quan tâm

của một cá nhân mà nhiệm vụ và trách nhiệm của họ cần phải tham khảo hồ sơ học sinh. (Luật Giáo Dục

số 49063(d), 49076, 49076.5, 20 U.S.C., 1232g, 34 C.F.R. số 99.7)

f. Phụ huynh và người giám hộ có quyền cho phép trao ra hồ sơ học sinh. Chỉ có phụ huynh và người giám

hộ với quyền nuôi dưỡng hợp pháp mới có thể cho phép trao hồ sơ học sinh cho những người khác.

g. Phụ huynh và người giám hộ sẽ phải trả lệ phí là 20 xu cho mỗi trang của bản sao hồ sơ học sinh.

h. Phụ huynh có quyền đệ đơn khiếu nại lên Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ nếu quyền lợi của mình liên quan đến hồ

sơ học sinh bị vi phạm. (20 U.S.C. số 1232g(g))

i. Phụ huynh có quyền xin một bản sao các quy định của Học Khu về hồ sơ học sinh nếu liên lạc với văn

phòng Tổng Giám Đốc Học Khu.

C.7

17. Đạo Luật Quyền Lợi Và Sự Riêng Tư Về Giáo Dục: Ngoài ra, phụ huynh có một số quyền liên quan đến hồ

sơ học sinh được luật liên bang bảo vệ. Xin xem giấy thông báo về những quyền lợi này vào phần cuối của

Bản Đính Kèm C. (20 U.S.C. 1232)

18. Kỷ Luật Học Sinh: Điều lệ của Học Khu và nhà trường liên quan đến kỷ luật học sinh có sẵn tại văn phòng

nhà trường để phụ huynh hay người giám hộ của học sinh thuộc học khu tham khảo. (Luật Giáo Dục số

35291) Học sinh có thể bị kỷ luật vì những vi phạm ngoài khuôn viên trường học nếu sự vi phạm này liên hệ

đến sinh hoạt học đường hay sự chuyên cần và gây ra hay có thể gây ra sự trở ngại đáng kể cho sinh hoạt học

đường. Thí dụ, một học sinh sử dụng phương tiện kỹ thuật như máy computer ở nhà, điện thoại di động, hay

những dụng cụ điện tử dùng để liên lạc khác có thể bị kỷ luật vì tham gia vào sự quấy rối bất hợp pháp hay đe

dọa học sinh, nhân viên, hoặc tài sản của học khu ngay cả khi những hành vi này xảy ra ngoài khuôn viên nhà

trường và ngoài giờ học.

19. Giải Phẫu Thú Vật: Một học sinh có sự phản đối về mặt đạo đức về việc mổ xẻ (hay làm hại hoặc tiêu diệt)

thú vật, hoặc một bộ phận của con vật thì phải thông báo cho giáo viên phụ trách về sự phản đối này và cần

phải kèm theo giấy của phụ huynh hoặc người giám hộ. Nếu học sinh không muốn tham gia vào đề án hay bài

thi đó, và nếu giáo viên tin rằng một đề án giáo dục hay bài thi tương đương có thể được đưa ra cho học sinh

này, thì giáo viên và học sinh sẽ làm việc chung với nhau để thỏa thuận về một chương trình giáo dục hay bài

thi luân phiên với mục đích cung cấp cho học sinh một phương pháp khác để thu thập kiến thức, chi tiết hay

kinh nghiệm theo quy định của khóa học. (Luật Giáo Dục số 32255-32255.6)

20. Đau Ốm Tạm Thời: Nếu một học sinh bị đau ốm mà không thể đến trường, em có thể được học chương trình

hướng dẫn cá nhân. Phụ huynh hay người giám hộ của học sinh này phải có trách nhiệm thông báo cho học

khu nơi em cư trú về việc em cần có chương trình hướng dẫn cá nhân. Một học sinh bị đau ốm tạm thời và

đang nằm bệnh viện hay bệnh xá nào đó, không kể bệnh viện của tiểu bang, và tọa lạc ngoài học khu nơi phụ

huynh của học sinh này cư trú sẽ phải tuân theo những quy định của học khu nơi bệnh viện này tọa lạc. (Luật

Giáo Dục số 48206.3, 48207, 48208, 48980(b))

21. Nơi Cư Trú của Học Sinh: Một học sinh có thể ghi danh vào Học Khu nếu (1) phụ huynh của em, người giám

hộ hợp pháp hay người có quyền kiểm soát và có trách nhiệm đối với em cư trú trong Học Khu (Luật Giáo

Dục 48200); (2) Học Khu đồng ý nhận học sinh của học khu khác (Luật Giáo Dục số 46600); (3) học sinh

được xếp vào một cơ quan trẻ em đã được thiết lập một cách chính quy, nhà nuôi dưỡng trẻ em đã được cấp

giấp phép, hoặc gia đình của em (Luật Giáo Dục số 48204); (4) học sinh là con nuôi mà vẫn học tại trường em

đang học theo Luật Giáo Dục Phần 48853.5 (f) và (g); (5) học sinh là một học sinh tự do sống trong Học Khu;

(6) học sinh sống tại cư gia nằm trong ranh giới trường học của một người lớn đã nộp đơn xin cấp giấy được là

người chăm sóc cho em; (7) học sinh đang nằm tại bệnh viện tiểu bang tọa lạc trong Học Khu; hoặc (8) phụ

huynh của học sinh cư ngụ ngoài học khu nhưng đang làm việc và sống cùng con em mình tại nơi họ làm việc

trong học khu tối thiểu là ba ngày trong tuần trong thời gian đi học (Luật Giáo Dục số 48204). Luật cho phép,

nhưng không quy định, một học khu được nhận một học sinh vào học nếu một hay cả hai phụ huynh hoặc

người giám hộ hợp pháp của học sinh này đang làm việc trong ranh giới của Học Khu ít nhất 10 tiếng đồng hồ

trong những ngày học trong tuần. (Luật Giáo Dục số 48204(b)).

22. Chọn Trường Cho Con Em: Vào lúc khai giảng niên học, tất cả các học khu phải thông báo cho phụ huynh

học sinh cách họ có thể chọn một trường cho con em mình khác hơn là trường thuộc nơi cư trú của em. Những

học sinh nào theo học tại một trường khác hơn là trường được Học Khu chỉ định được xem là “học sinh được

chuyển trường” trong thông báo này. Chương trình chuyển trường trong học khu nơi phụ huynh cư trú

(Chuyển Trường Trong Học Khu) chỉ qua một giai đoạn, và chương trình chuyển trường đến một học khu khác

gồm có ba giai đoạn riêng biệt. (Luật Giáo Dục số 48980(h)). Có một thủ tục theo Đạo Luật Ghi Danh Mở

Rộng dành cho học sinh đã ghi tên vào những trường “có thành tích kém” theo nhận định hàng năm của Giám

Đốc Chương Trình Giáo Dục Công Lập của Tiểu Bang (Luật Giáo Dục số 48350).

Phụ huynh nào muốn xin chuyển trường cho con em ra khỏi học khu hay chọn trường trong học khu có thể liên

lạc với Phụ Tá Tổng Giám Đốc Học Khu, Ban Dịch Vụ Giáo Dục. Những quy định và giới hạn về việc duyệt

xét đơn của mỗi chương trình được mô tả dưới đây:

C.8

a. Chọn Trường Trong Học Khu Nơi Phụ Huynh Cư Trú: Luật Giáo Dục số 35160.5(b) quy định hội đồng

quản trị của mỗi học khu đề ra một chính sách để cho phép phụ huynh được chọn trường cho con em mình

học, không kể đến nơi phụ huynh cư ngụ trong học khu. Luật này giới hạn quyền chọn lựa trong học khu

như sau:

Những học sinh thuộc nơi cư trú của trường sẽ được ưu tiên hơn những em không sống trong khu vực

trường học. (Luật Giáo Dục số 35160.5(b)(2)(C))

Trong trường hợp số đơn yêu cầu nhiều hơn số chỗ trống, trường sẽ áp dụng thủ tục “chọn không theo

thứ tự và không thiên vị” nghĩa là học sinh sẽ được chọn theo lối bốc thăm chứ không phải ưu tiên cho

những ai nộp đơn sớm. Học khu không căn cứ vào thành tích học vấn hay thể thao để chấp thuận hay

từ chối một đơn xin chuyển trường. (Luật Giáo Dục số 35160.5(b)(2)(B))

Mỗi học khu phải quyết định số học sinh được chuyển trường mà mỗi trường có thể nhận.

35160.5(b)(2)(B). Mỗi học khu cũng có quyền quân bình số học sinh về mặt chủng tộc và sắc tộc giữa

các trường. Điều này có nghĩa là học khu có thể từ chối đơn xin chuyển trường nếu việc nhận học sinh

làm đảo lộn sự quân bình này và làm cho học khu không làm đúng theo chương trình do tòa án yêu cầu

hay theo chương trình xóa nạn phân biệt chủng tộc trong nhà trường. (Luật Giáo Dục số

31560.5(b)(2)(A))

Học khu không phải cung cấp phương tiện đưa đón học sinh đã xin chuyển đến một trường khác trong

học khu, trừ trường hợp phải theo quy định và được tài trợ theo luật liên bang.

Nếu đơn xin chuyển trường bị từ chối, phụ huynh không có quyền đệ đơn khiếu nại. Tuy nhiên, một

học khu có thể quyết định một cách tình nguyện đưa ra một tiến trình để phụ huynh khiếu nại quyết

định này.

b. Chọn Một Trường Học Ngoài Học Khu Nơi Phụ Huynh Cư Trú: Phụ huynh có ba cách khác nhau để chọn

cho con em mình theo học tại một trường ngoài học khu nơi mình đang cư trú. Ba chọn lựa đó là:

i. Học Khu của Sự Chọn Lựa (Luật Giáo Dục số 48300 – 48315): Luật cho phép, nhưng không quy

định, mỗi học khu trở thành một “học khu của sự chọn lựa” – điều này có nghĩa là một học khu chấp

nhận học sinh được chuyển đến từ một học khu khác theo các điều khoản của Luật Giáo Dục. Hội

đồng quản trị của mỗi học khu muốn trở thành “học khu của sự chọn lựa” phải xác định số học sinh học

khu này muốn nhận vào hàng năm cho đến khi khả năng thu nhận học sinh đã ở mức tối đa với số học

sinh được chọn theo một tiến trình không thiên vị để ngăn cấm việc thu nhận học sinh hoặc đánh giá

hay cứu xét nếu một học sinh nên được ghi danh dựa vào thành tích học lực hay thể thao, tình trạng về

thể lý, sự thành thạo về Anh Ngữ, bất kỳ đặc tính cá nhân khác nêu ra trong Phần 200, và, ngoại trừ vì

các mục tiêu để xác định ưu tiên cho các học sinh đủ tiêu chuẩn đê được các bữa ăn miễn phí hay giảm

giá theo Phần 48306, lợi tức của gia đình học sinh.

Nếu số đơn xin chuyển trường nhiều hơn số học sinh hội đồng quản trị có thể nhận, thì sẽ có một buổi

bốc thăm công khai tại buổi họp thường lệ của Hội Đồng Quản Trị để quyết định.

Việc tuân theo những quy định trước này sẽ được kiểm duyệt hàng năm theo Phần 41020.

Một học khu của sự lựa chọn phải đăng thông tin về đơn từ trên trang mạng của học khu.

Nếu học khu không muốn trở thành “học khu của sự lựa chọn” thì phụ huynh có thể không xin chọn

đổi trường dựa theo những điều khoản này.

Những điều khoản liên quan đến quyền chọn lựa “học khu của sự lựa chọn” bao gồm:

Học khu nơi học sinh sẽ chuyển đến có thể từ chối một đơn xin chuyển trường nếu điều này gây

ảnh hưởng tiêu cực đến sự quân bình về sắc tộc và chủng tộc của học khu hay do tòa án yêu cầu

hoặc kế hoạch không phân biệt chủng tộc. Học khu nơi học sinh xin chuyển ra có thể giới hạn số

học sinh chuyển ra khỏi học khu hàng năm so với tổng số học sinh ghi danh, tùy thuộc vào tổng số

học sinh ghi danh vào học khu. (Luật Giáo Dục số 48307). Học khu nơi học sinh cư trú không thể

nghiêm cấm việc chuyển trường ra ngoài học khu của một con em có phụ huynh đang phục vụ

C.9

trong quân đội nếu học khu xin được chuyển đến chấp thuận đơn xin chuyển trường của con em.

(Luật Giáo Dục số 48301(f))

Không học sinh nào hiện đang học tại một trường hoặc cư trú trong khu vực thuộc trường học sẽ bị

loại ra để lấy chỗ cho một học sinh khác được chuyển đến trường này. (Luật Giáo Dục số 48304)

Anh, chị, em của các học sinh đang theo học tại trường thuộc “học khu của sự chọn lựa” sẽ được

ưu tiên thứ nhất để chuyển trường, những học sinh đủ tiêu chuẩn được ăn trưa miễn phí và giảm giá

sẽ được ưu tiên thứ hai để chuyển trường, và con em của một quân nhân có thể được ưu tiên thứ ba

để chuyển trường. (Luật Giáo Dục số 48306)

Phụ huynh có thể yêu cầu được trợ giúp về việc đưa đón học sinh trong phạm vi của “học khu của

sự chọn lựa.” Học khu chỉ phải cung cấp phương tiện đưa đón trong phạm vi của mình. (Luật

Giáo Dục số 48311)

Học khu của sự lựa chọn có thể thu hồi quyết định cho học sinh chuyển trường nếu em bị đề nghị

trục xuất. (Luật Giáo Dục số 48309)

ii. Chuyển Trường Từ Học Khu Này Sang Học Khu Khác (Luật Giáo Dục số 46600 – 46610): Luật cho

phép hai hay nhiều học khu được đưa ra một hợp đồng trong việc chuyển một hay nhiều học sinh (lớp

TK- lớp 12) trong thời hạn một năm. Hợp đồng mới có thể được đưa gia hạn thêm một năm mỗi lần.

Hợp đồng này phải ghi rõ thời hạn và điều kiện mà việc chuyển trường được cho phép và từ chối, và có

thể ghi rõ những thời hạn và điều kiện trong trường hợp quyết định cho phép chuyển trường bị thu hồi.

Một khi học sinh được theo học tại một trường theo hợp đồng chuyển trường từ học khu này sang

học khu khác thì học sinh sẽ được tiếp tục theo học tại trường này mà không phải tái nộp đơn trừ

khi học khu quy định phải tái nộp đơn hàng năm hay có những thời hạn và điều kiện thu hồi. Tuy

nhiên, học khu không được bãi bỏ hợp đồng chuyển trường hiện có đối với học sinh sau ngày 30

tháng 6 sau khi em đã hoàn tất lớp 10 hoặc các học sinh sẽ vào lớp 11 hoặc 12 trong niên học kế

tiếp.

Tùy theo yêu cầu, học sinh được xem là bị bắt nạt bởi một học sinh khác trong cùng học khu nơi cư

ngụ sẽ được ưu tiên chuyển trường từ học khu này sang học khu khác theo như hợp đồng chuyển

trường từ học khu này đến học khu khác hiện có hoặc điều này sẽ là yếu tố phụ trội để được chuyển

trường. (Luật Giáo Dục số 46600(b), 48900(r))

Không kể đến những điều lệ khác, cho dù một thỏa thuận có tồn tại hay sự chấp thuận được đưa ra,

học khu thuộc nơi cư trú của học sinh không được cấm học sinh chuyển trường qua học khu khác

nếu cha/mẹ của em hiện đang phục vụ trong quân ngũ và học khu xin chuyển đến đã chấp thuận

việc chuyển trường của em (Luật Giáo Dục § 46600 (d)(1))

Theo quy định, mỗi học khu phải đăng trên trang mạng của học khu đó những thủ tục và thời hạn,

gồm cả mạng nối về Chính Sách của Hội Đồng Quản Trị, về yêu cầu chuyển trường đến một học

khu khác, để công chúng có thể dễ dàng vào xem mà không phải dùng mã số. Thông tin đăng trên

trang mạng phải bao gồm, nhưng không giới hạn tất cả những điều sau đây:

(1) “Ngày học khu bắt đầu nhận đơn và xét đơn xin chuyển trường sang học khu khác cho niên

học kế tiếp.

(2) Những lý do học khu có thể chấp thuận hay từ chối yêu cầu xin chuyển trường, và những

thông tin cũng như giấy tờ cần phải nộp để làm bằng chứng hỗ trợ.

(3) Nếu áp dụng, thủ tục và thời hạn đơn yêu cầu đã bị từ chối có thể khiếu nại trong học khu

trước khi học khu đưa ra quyết định sau cùng.

(4) Nếu phụ huynh không đáp ứng được thời hạn học khu đưa ra thì đơn yêu cầu của họ xem

như bị hủy bỏ.

(5) Thời hạn áp dụng để cứu xét đơn yêu cầu, bao gồm thông báo mà học khu sẽ thực hiện cả hai

điều sau đây:

(A) Thông báo cho phụ huynh đã nộp yêu cầu chuyển trường trong niên học hiện tại, như

được định nghĩa trong Phần 46600.1 về quyết định cuối cùng của họ trong vòng 30

ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu.

(B) Thông báo cho phụ huynh đã nộp đơn yêu cầu chuyển trường trong niên học trong

tương lai, như được định nghĩa trong Phần 46600.1 về quyết định cuối cùng của học

C.10

khu càng sớm càng tốt trong vòng 14 ngày làm việc, kể từ ngày niên học hiện tại kết

thúc.

(6) Những điều kiện mà yêu cầu xin chuyển trường sang học khu khác có thể bị thu hồi hay hủy

bỏ.

(7) Một học khu từ chối yêu cầu xin chuyển trường sang học khu sẽ phải thông báo cho phụ

huynh, trên văn bản, về quyền khiếu nại lên hội đồng quản trị quận hạt trong vòng 30 ngày

làm việc kể từ ngày đơn bị từ chối lần cuối cùng.

(8) Bất cứ thông báo nào gởi phụ huynh về quyết định của học khu liên quan đến việc chuyển

trường phải phù hợp với những quy định về việc thông dịch theo Phần 48985 và có thể được

gởi đến phụ huynh bằng những cách sau:

Gởi thư qua đường bưu điện

Gởi thư điện tử nếu phụ huynh cung cấp địa chỉ email của họ

Bằng bất cứ hình thức trên văn bản nào thường được sử dụng để liên lạc với phụ

huynh” (Luật Giáo Dục § 46600.2)

Học khu sẽ thu hồi việc chuyển trường của học sinh nếu em bị tạm đuổi học hay bị đề nghị trục

xuất. Một học sinh đang được cứu xét xem có bị trục xuất hay đã bị trục xuất theo Phần 48915 và

48918 không thể khiếu nại khi đơn xin chuyển trường bị từ chối hay bị hủy bỏ trong thời gian tiến

hành thủ tục trục xuất hoặc trong thời hạn bị trục xuất.

iii. Chuyển Trường Theo “Đạo Luật Allen” (Luật Giáo Dục số 48204(b)): Luật cho phép, chứ không

quy định, mỗi học khu đề ra các điều lệ liên quan đến việc nếu một hoặc cả hai phụ huynh (hay người

giám hộ hợp pháp) của học sinh đang làm việc ít nhất 10 tiếng đồng hồ vào những ngày học trong tuần

trong giới hạn của một học khu khác nơi cư trú thì học sinh này có thể được xem là cư dân của học

khu nơi cha mẹ em làm việc. Điều lệ này không đòi hỏi học khu phải nhận học sinh yêu cầu chuyển

trường nhưng học sinh có thể không bị từ chối trên căn bản nguồn gốc/chủng tộc, giới tính, lợi tức của

phụ huynh, thành tích học vấn, hoặc những lý do “tùy ý” khác. Những điều khoản khác của Luật

Giáo Dục số 48204(b) bao gồm:

Học khu nơi phụ huynh (hoặc người giám hộ hợp pháp) cư trú hay học khu nơi phụ huynh (hoặc

người giám hộ hợp pháp) làm việc có thể nghiêm cấm việc học sinh được chuyển trường nếu họ

xác định việc chuyển trường sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến kế hoạch xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc

của học khu.

Học khu nơi phụ huynh (hoặc người giám hộ hợp pháp) làm việc có thể từ chối đơn xin chuyển

trường nếu họ xác định chi phí giáo dục học sinh sẽ vượt mức tiểu bang tài trợ cho học khu.

Có những giới hạn được xác định (dựa vào tổng số học sinh ghi danh) về số học sinh có thể được

chuyển trường ra khỏi học khu theo luật này, trừ khi học khu chấp thuận một số lớn học sinh được

chuyển.

Không có tiến trình khiếu nại được quy định nếu đơn xin chuyển trường bị từ chối. Tuy nhiên, học

khu nào từ chối đơn xin chuyển trường sẽ được khuyến khích ghi rõ cho phụ huynh biết lý do từ

chối.

c. Ghi tên học theo Đạo Luật Ghi Danh Mở Rộng: Đạo Luật Ghi Danh Mở Rộng cho phép phụ huynh của học

sinh thuộc trường “có thành tích kém” được nộp đơn xin chuyển con em mình đến một trường khác thuộc

học khu mình đang cư trú hoặc một học khu khác. (Luật Giáo Dục số 48350 et. Seq.) Phụ huynh phải nộp

đơn yêu cầu được chuyển trường đến học khu nơi mình không cư trú nhưng muốn cho con em theo học.

Muốn con em được chuyển trường trong niên học kế tiếp, phụ huynh phải nộp đơn xin chuyển trường trước

ngày 1 Tháng Giêng của niên học hiện tại, trừ vài điều ngoại lệ. Học khu mà phụ huynh xin chuyển đến và

xin chuyển đi có thể cấm hay hạn chế việc chuyển học sinh theo Đạo Luật Ghi Danh Mở Rộng. Ngoài ra,

học khu mà phụ huynh không cư ngụ nhưng muốn cho con em mình theo học có thể áp dụng bản ghi rõ các

tiêu chuẩn cụ thể về việc chấp nhận cũng như từ chối đơn xin chuyển trường theo Đạo Luật Ghi Danh Mở

Rộng. (Luật Giáo Dục số 48356)

C.11

23. Chính Sách Về Quấy Nhiễu Tình Dục: Mỗi học sinh sẽ nhận được một bản sao của chính sách học khu về

quấy nhiễu tình dục. Mục tiêu của chính sách này là thông báo về việc nghiêm cấm sự quấy nhiễu tình dục

dưới hình thức kỳ thị phái tính và thông báo về tất cả những phương thức phòng ngừa sẵn có. Một bản sao của

chính sách học khu về quấy nhiễu tình dục được đính kèm. (Luật Giáo Dục số 231.5, 48980(f)) (Bản Đính

Kèm H)

24. Các Trường Học Luân Phiên: Luật của Tiểu Bang California cho phép mọi học khu mở các chương trình học

luân phiên. Phần 58500 của Luật Giáo Dục định nghĩa trường học luân phiên là một trường hay một nhóm lớp

học riêng biệt trong một trường học nhưng được tổ chức theo một phương thức để:

a. Tạo cơ hội cho các học sinh phát triển tối đa các tiêu chuẩn tích cực về sự tín nhiệm, óc sáng kiến, sự tử tế,

tính tự ý, tính tháo vát, sự can đảm, sáng tạo, có trách nhiệm, và vui vẻ.

b. Nhận ra rằng sự học hỏi chỉ thật sự có khi học sinh muốn học hỏi.

c. Duy trì một môi trường học hỏi để tạo động cơ tự thúc đẩy và khuyến khích học sinh theo đuổi những sở

thích của mình lúc rảnh rỗi. Những sở thích này một phần hay toàn bộ do một bài thuyết trình của sự chọn

lựa của giáo viên hay các đề tài học vấn.

d. Tạo cơ hội tối đa cho các giáo viên, phụ huynh, và học sinh cùng hợp tác để phát triển các chủ đề và

phương pháp học hỏi. Cơ hội sẽ là một tiến trình liên tục và lâu dài.

e. Tạo cơ hội tối đa cho các học sinh, giáo viên, và phụ huynh tiếp tục phản ứng về những thay đổi của thế

giới, bao gồm nhưng không giới hạn đến cộng đồng nơi tọa lạc của trường học.

Trong trường hợp bất cứ phụ huynh, học sinh, hay giáo viên nào muốn biết thêm chi tiết liên quan đến các

trường học luân phiên, sở giáo dục, học khu, và văn phòng hiệu trưởng đều có các bản sao của quy định này.

Quy định này đặc biệt cho phép những người quan tâm có quyền yêu cầu học khu mở các trường học luân

phiên tại mỗi học khu. (Luật Giáo Dục số 58501)

25. Chương Trình Dinh Dưỡng: Bộ Giáo Dục Tiểu Bang đã lập ra một chương trình trên toàn tiểu bang để cung

cấp các bữa ăn bổ dưỡng và sữa tại trường cho các học sinh, và cung cấp các bữa ăn miễn phí cho các học sinh

nghèo. Trong một số trường hợp, phụ huynh chỉ phải trả một số tiền phụ không đáng kể. (Luật Giáo Dục số

49510 et seq.)

26. Các Chương Trình Của Bộ Giáo Dục Hoa-Kỳ: Những điều sau đây chỉ ứng dụng cho những chương trình

được tài trợ trực tiếp từ Bộ Giáo Dục Hoa-Kỳ:

Tất cả học liệu, gồm cẩm nang của giáo viên, phim ảnh, băng, hoặc những tài liệu bổ sung khác được dùng liên

quan đến bất cứ bản thăm dò ý kiến, bài phân tích, hay đánh giá nào sẽ phải có sẵn cho phụ huynh hoặc người

giám hộ của học sinh xem xét.

Không học sinh nào, là một phần của chương trình do Bộ Giáo Dục Hoa-Kỳ tài trợ, phải nộp một bản thăm dò

ý kiến, bài phân tích, hay đánh giá mà phải tiết lộ các chi tiết liên quan đến:

a. các hội đoàn chính trị hay tín ngưỡng của học sinh hoặc phụ huynh;

b. các vấn đề về tâm thần hoặc tâm lý của học sinh hoặc gia đình;

c. hành vi hoặc thái độ về giới tính;

d. các hành vi bất hợp pháp, chống lại xã hội, tự buộc tội hoặc hạ mình;

e. sự đánh giá chỉ trích về những cá nhân khác mà người trả lời có liên hệ mật thiết;

f. các liên hệ hợp pháp hay tương tự được công nhận như luật sư, bác sĩ, và bộ trưởng;

g. thực tập, hội đoàn hoặc niềm tin về tôn giáo của học sinh hoặc phụ huynh của em; hay

h. lợi tức (ngoài những điều luật quy định để xác định nếu học sinh đủ tiêu chuẩn tham gia vào một chương

trình hay nhận được trợ giúp tài chánh trong chương trình đó) phải có sự đồng ý của học sinh (nếu em đã

trưởng thành hoặc là học sinh vị thành niên tự do), hoặc trong trường hợp em là một học sinh vị thành niên

tự do, phải có giấy đồng ý trước của phụ huynh học sinh đó. (20 U.S.C. số 1232h)

(Xem Thêm Thông Báo Về Quyền Lợi Theo Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Học Sinh Đã Được Tu Sửa (PPRA)

(20 U.S.C.123h) ở phần cuối của Bản Đính Kèm C)

C.12

27. Các Thủ Tục Khiếu Nại Đồng Nhất:

Khiếu Nại Vì Bị Kỳ Thị, Quấy Nhiễu, Hăm Dọa, và Bắt Nạt:

Luật tiểu bang và liên bang nghiêm cấm mọi sự kỳ thị trong các sinh hoạt và chương trình giáo dục. Học khu có

trách nhiệm chính yếu trong việc tuân theo những điều lệ và quy luật của liên bang và tiểu bang. (Cal. Code Regs.,

tit. 5, 4620.)

Theo luật tiểu bang, tất cả học sinh có quyền tham dự các lớp học trong khuôn viên trường học an toàn, được bảo

vệ, và yên tĩnh. (Luật Giáo Dục số 32261) Luật tiểu bang quy định các học khu tạo điều kiện cho các học sinh có

cơ hội và quyền bình đẳng trong việc giáo dục không kể đến các đặc tính thực sự hay theo nhận thức của các em,

chẳng hạn như sự tàn tật (về tinh thần hay thể chất), giới tính (bao gồm sự nhận diện về phái tính, các biểu lộ về

phái tính, và diện mạo cùng cách cư xử liên hệ đến phái tính dù có liên hệ đến giới tính thực sự của cá nhân khi mới

sanh hay không), mang thai/nuôi con nhỏ (kể cả việc mang thai giả, chấm dứt việc mang thai, hay đang bình phục),

quốc tịch (bao gồm công dân, quốc gia và quốc tịch gốc), sắc tộc hoặc chủng tộc (bao gồm tổ tiên, màu da, nhận

diện nhóm dân tộc và nguồn gốc dân tộc), tôn giáo (bao gồm mọi khía cạnh của niềm tin, chấp hành và thực hành

về tôn giáo kể cả thuyết bất khả tri và vô thần), định hướng phái tính (khác giới tính, đồng tính luyến ái, lưỡng

tính), hay có liên hệ với một cá nhân hay một nhóm người có một hay nhiều các đặc tính thực sự hay theo nhận

thức này. (Luật Giáo Dục số 210-214, 220-235, Cal. Code Regs Tit. 5, số 4900 et seq., 20 U.S.C. số 1681 et seq.,

29 U.S.C. số 794, 42 U.S.C. số 2000d et seq., 42 U.S.C. số 12101 et seq., 34 C.F.R. số 106.9). Học khu nghiêm

cấm sự kỳ thị, quấy nhiễu, đe doạ, bắt nạt, và trả thù trong mọi hành động liên quan đến các sinh hoạt học đường

hoặc chuyên cần. Ngoài việc là đối tượng khiếu nại, học sinh liên quan đến các hành động bắt nạt, quấy nhiễu tình

dục, bạo động vì thù nghịch, hoặc gây ra một môi trường học đường thù nghịch có thể bị tạm đuổi học hay bị đề

nghị trục xuất. (Luật Giáo Dục số 48900, 48900.2-48900.4)

Học Khu đã thiết lập thủ tục khiếu nại được dùng trong trường hợp các cá nhân hay một nhóm cá nhân bị kỳ thị,

quấy nhiễu, hăm dọa, hoặc bắt nạt. (Cal. Code Regs., tit. 5 số 4600-4670, 4650, Luật Giáo Dục số 234 et seq.,

48900(r).)

a. Bất cứ cá nhân, cơ quan công lập, hoặc tổ chức nào đều có quyền đệ đơn khiếu nại nếu cá nhân đó đã bị một cá

nhân khác hay một nhóm cá nhân kỳ thị, quấy nhiễu, hăm dọa, hoặc bắt nạt (Cal. Code Regs., tit. 5 số

4630(b)(1))

b. Bản sao của thủ tục khiếu nại của học khu có sẵn miễn phí. (Cal. Code Regs., tit. 5 số 4622)

c. Đơn khiếu nại phải được gửi đến Phụ Tá Tổng Giám Đốc Học Khu đặc trách Bộ Nhân Sự hoặc cá nhân được

nêu ở phần trước trong bản đính kèm này đối với một khiếu nại cụ thể. Mọi thắc mắc, xin liên lạc thư ký văn

phòng Tổng Giám Đốc Học Khu.

d. Tuy nhiên, trong các trường hợp sau đây đơn khiếu nại có thể được nộp trực tiếp đến Tổng Giám Đốc Bộ Giáo

Dục Công Lập của Tiểu Bang sau khi người khiếu nại đưa ra chứng cớ rõ ràng và có thể xác minh được và

chứng cớ này hỗ trợ việc khiếu nại trực tiếp. (Cal. Code Regs., tit. 5 số 4630(a), 4650, 4663)

(1) Đơn khiếu nại được nộp cho Học Khu mà Học Khu đã không tuân theo thủ tục như được ghi rõ trong tài

liệu này.

(2) Đơn khiếu nại gồm các dữ kiện cho thấy người khiếu nại có thể bị mất ngay quyền lợi như việc làm hay sự

giáo dục.

(3) Đơn khiếu nại yêu cầu được để nặc danh nhưng người khiếu nại cung cấp các chứng cớ rõ ràng và có thể

xác minh được mà người khiếu nại có thể bị trả thù nếu đệ đơn khiếu nại tại mức Học Khu.

(4) Đơn khiếu nại với lý do người khiếu nại sẽ chịu những thiệt hại ngay và không thể bù được và việc đệ đơn

khiếu nại lên Học Khu không có hiệu quả.

(5) Đơn khiếu nại với lý do Học Khu đã không làm gì trong vòng sáu mươi (60) ngày về một khiếu nại đã nộp

lên Học Khu.

(6) Học Khu từ chối trả lời về yêu cầu của Tổng Giám Đốc Bộ Giáo Dục Công Lập của Tiểu Bang về việc đưa

ra các chi tiết của một đơn khiếu nại đã được nộp cho Học Khu.

C.13

e. Một số khiếu nại về giáo dục đặc biệt có thể được nộp trực tiếp với Tổng Giám Đốc Bộ Giáo Dục Công Lập

của Tiểu Bang, như được nêu rõ trong những phần sau của bản đính kèm này. (Cal. Code Regs. Tit.5, số 4650

(a)(7).

f. Đơn khiếu nại về việc quấy nhiễu, hăm dọa, hay bắt nạt phải được nộp trong vòng sáu (6) tháng kể từ ngày

chuyện kỳ thị xảy ra, hoặc trong vòng sáu (6) tháng kể từ ngày người khiếu nại nhận ra chuyện mình bị kỳ thị.

Trong vòng sáu (6) tháng này, người khiếu nại có thể viết thư yêu cầu Tổng Giám Đốc Bộ Giáo Dục Công Lập

của Tiểu Bang kéo dài thời gian đến chín mươi (90) ngày. Sự kéo dài sẽ có thể được chấp thuận nếu có lý do

chính đáng. Bất cứ sự kéo dài nào đều phải được yêu cầu trên văn bản. (Cal. Code Regs., tit. 5 số 4630(b))

Khiếu Nại Vì Những Lý Do Khác:

Học Khu đã thiết lập thủ tục khiếu nại được dùng trong trường hợp bất cứ cá nhân, cơ quan hay tổ chức công lập

nào cố ý vi phạm luật tiểu bang hay liên bang, ngoại trừ trường hợp kỳ thị, quấy nhiễu, hăm dọa, và bắt nạt.

a. Đơn khiếu nại có thể được nộp trong những trường hợp sau:

(1) Giáo Dục Căn Bản Cho Người Lớn

(2) Các Chương Trình Xin Trợ Cấp Ngân Khoản

(3) Giáo Dục Luân Chuyển

(4) Ngành Nghề Chuyên Môn, Giáo Dục Hướng Nghiệp

(5) Trung Tâm Giữ Trẻ

(6) Dinh Dưỡng Trẻ Em

(7) Giáo Dục Đặc Biệt

(8) “Khiếu nại về Trường Hợp Williams” (tài liệu giảng dạy, tình trạng khẩn cấp hay cấp bách về phòng ốc

mà đưa đến sự đe dọa về sức khỏe và sự an toàn của các em học sinh hay nhân viên, và sự thiếu vắng giáo

viên hoặc do giáo viên được bổ nhiệm không đúng.)

(9) Lệ phí cho học sinh

(Cal Code Regs. Tit. 5, 4610(b) và (d), 4630, 4680, Luật Giáo Dục số 35186, 49013))

b. Đơn khiếu nại phải được nộp cho quản trị viên/tổng giám đốc học khu. Tuy nhiên, đơn khiếu nại có thể được

nộp trực tiếp đến Tổng Giám Đốc Bộ Giáo Dục Công Lập của Tiểu Bang trong các trường hợp sau:

(1) Đơn khiếu nại được nộp cho Học Khu mà Học Khu đã không tuân theo thủ tục như được ghi rõ trong tài

liệu này.

(2) Đơn khiếu nại về các chương trình Giữ Trẻ và Dinh Dưỡng Trẻ Em không do Học Khu điều hành.

(3) Đơn khiếu nại yêu cầu được để nặc danh nhưng người khiếu nại cung cấp các chứng cớ rõ ràng và có sức

thuyết phục mà người khiếu nại có thể bị trả thù nếu đệ đơn khiếu nại tại mức Học Khu.

(4) Đơn khiếu nại với lý do Học Khu đã không hay từ chối không bổ sung một quyết định cuối cùng về một

đơn khiếu nại đã nộp cho Học Khu.

(5) Đơn khiếu nại với lý do Học Khu đã không làm gì trong vòng sáu mươi (60) ngày về một khiếu nại đã

nộp lên Học Khu.

(6) Những người khiếu nại khẳng định rằng họ sẽ phải chịu thiệt hại ngay mà không thể đền bù được vì chính

sách trên toàn học khu đối lập với quy định của tiểu bang hoặc liên bang và việc nộp đơn khiếu nại với

học khu sẽ không có hiệu quả.

(7) Đơn khiếu nại liên hệ đến Giáo Dục Đặc Biệt, nhưng chỉ nếu:

(a) Học Khu từ chối cung cấp một chương trình giáo dục công lập thích hợp và miễn phí đối với một học

sinh khuyết tật một cách bất hợp pháp.

(b) Học khu từ chối tuân theo thủ tục của hạn định hoặc không bổ sung buổi điều trần của tiến trình hạn

định; hay

(c) Trẻ em có thể bị nguy hiểm ngay về thể chất, hoặc sức khỏe, sự an toàn hay sự an sinh của em bị đe dọa;

hay

(d) Một học sinh khuyết tật không nhận được các dịch vụ như đã ghi trong Mẫu Giáo Dục Cá Nhân (IEP)

của em; hay

(e) Đơn khiếu nại liên quan đến một sự vi phạm về luật liên bang.

(8) Học Khu từ chối trả lời về lời yêu cầu của Giám Đốc Bộ Giáo Dục Công Lập của Tiểu Bang về việc đưa

ra các chi tiết của một đơn khiếu nại đã được nộp cho Học Khu.

(Cal. Code Regs., tit. 5, 4630, 4650)

C.14

c. Khiếu Nại về Trường Hợp Williams: Các đơn khiếu nại, gồm cả các khiếu nại nặc danh, có thể được nộp lên

và được giải quyết trong một thời hạn ngắn hơn cho những trường hợp sau: (Luật Giáo Dục số 35186)

(1) Thiếu sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy;

(2) Tình trạng phòng ốc của trường học hư hại và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và sự an toàn của các em

học sinh và nhân viên; hoặc

(3) Sự thiếu vắng giáo viên hoặc giáo viên được phân công việc không đúng ngành;

(4) Người khiếu nại không hài lòng với quyết định của Khiếu Nại về Trường Hợp Williams còn có thêm một

số quyền hạn nữa theo Luật Giáo Dục Phần 35186. (Xin xem Cal Code Regs., tit. 5 số 4680-87)

d. Khiếu Nại Về Lệ Phí Học Sinh: Đơn khiếu nại về việc không tuân theo Luật Giáo Dục phần 49010 et seq. có

thể nộp cho hiệu trưởng trường hoặc Phụ Tá Tổng Giám Đốc Học Khu Ban Dịch Vụ Giáo Dục theo Thủ Tục

Khiếu Nại Đồng Nhất. Đơn khiếu nại có thể nộp nặc danh nếu đơn có cung cấp các chứng cớ hay chi tiết dẫn

đến các bằng chứng cho thấy sự bất tuân theo luật.

(1) Người khiếu nại không hài lòng về quyết định của nhà trường có thể kháng cáo lên Bộ Giáo Dục Tiểu

Bang California và sẽ nhận được quyết định của sự kháng cáo trong vòng 60 ngày khi bộ nhận được đơn

kháng cáo.

(2) Nếu nhà trường thấy được điều đáng khen thưởng trong đơn khiếu nại hoặc Bộ Giáo Dục Tiểu Bang

California tìm thấy điều đáng khen thưởng trong đơn khiếu nại thì nhà trường phải bồi thường cho tất cả

học sinh, phụ huynh, và người giám hộ bị ảnh hưởng bao gồm những nỗ lực hợp lý của nhà trường để bảo

đảm sự bồi thường tối đa tùy trường hợp cho những những người này, tùy thuộc vào các thủ tục do các

điều luật thiết lập và được ban quản trị tiểu bang thông qua.

(3) Nhà trường hay Học Khu sẽ cung cấp hóa đơn ghi rõ số tiền mà phụ huynh hay người giám hộ thiếu trên

danh nghĩa con em của họ hiện đang theo học hoặc đã từng học ở trường đó trước khi theo đuổi việc trả nợ

của họ, và sẽ cung cấp biên nhận cho phụ huynh hay người giám hộ của học sinh hiện đang theo học hoặc

đã từng học ở trường đó mỗi lần họ chi trả số tiền bị thiếu trên danh nghĩa học sinh hiện đang theo học

hoặc đã theo học ở trường.

(4) Nhà trường hay Học Khu sẽ không có hành động tiêu cực đối với học sinh hiện đang theo học hay

đã từng theo học vì lý do bị thiếu nợ, trừ khi món nợ đó là kết quả của hành vi phá hoại hay để bù

đắp cho những chi phí mua sách vở, học liệu, hoặc tài sản của nhà trường hay học khu đã cho học

sinh mượn nhưng em không trả lại, hoặc em đã cố ý cắt, xóa đi, hay mặt khác làm thiệt hại, trừ khi

học sinh đó hiện hay trước đây là trẻ em hoặc thanh thiếu niên vô gia cư hoặc em hiện hay trước

đây là thanh thiếu niên được nhận nuôi. (Luật Giáo Dục số 49014)

Nhân Viên Có Trách Nhiệm: Nhân viên Học Khu có trách nhiệm giải quyết các đơn khiếu nại được liệt kê như

sau:

Phụ Tá Tổng Giám Đốc Học Khu, Ban Dịch Vụ Giáo Dục

6578 Santa Teresa Blvd.

San Jose, CA 95119

e. Khiếu Nại Về Thể Thức Kiểm Soát Nguồn Tài Trợ Tại Địa Phương: Đơn khiếu nại về việc học khu không tuân

theo những quy định của Công Thức Tính Ngân Khoản Do Địa Phương Điều Chỉnh có thể được nộp cho học

khu.

Đơn khiếu nại có thể nộp nặc danh nếu đơn có cung cấp các chứng cớ hay chi tiết dẫn đến các bằng chứng cho

thấy sự bất tuân theo luật.

Người khiếu nại không hài lòng về quyết định của học khu có thể kháng cáo lên Tổng Giám Đốc Bộ Giáo Dục

Tiểu Bang và sẽ nhận được quyết định của sự kháng cáo bằng văn bản trong vòng 60 ngày kể từ ngày Tổng

Giám Đốc Bộ Giáo Dục Tiểu Bang nhận được đơn kháng cáo.

Nếu học khu thấy được điều đáng khen thưởng trong đơn khiếu nại, hoặc Tổng Giám Đốc Bộ Giáo Dục Tiểu

Bang thấy được điều đáng khen thưởng trong đơn khiếu nại thì học khu phải bồi thường cho tất cả học sinh,

phụ huynh, và người giám hộ bị ảnh hưởng. (Luật Giáo Dục số 52075)

C.15

Quyền Khiếu Nại:

a. Ngoại trừ Đơn Khiếu Nại về Trường Hợp Williams, nếu đơn khiếu nại bị Học Khu từ chối, toàn bộ hay một

phần, người khiếu nại có thể đệ đơn lên Bộ Giáo Dục Tiểu Bang. (Luật Giáo Dục số 262.3(a), Cal Code

Regs., tit. 5 số 4632)

(1) Đơn khiếu nại phải được nộp trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được quyết định của học

khu.

(2) Người khiếu nại phải viết đơn khiếu nại.

(3) Đơn khiếu nại phải ghi rõ lý do phản đối quyết định của Học Khu.

(4) Đơn khiếu nại phải kèm theo một bản sao của đơn khiếu nại gốc và một bản sao quyết định của Học Khu.

b. Một trong hai phía nguyên đơn và bị đơn có thể yêu cầu Giám Đốc Bộ Giáo Dục Công Lập của Tiểu Bang xét

lại đơn của mình. (Cal. Code Regs., tit. 5 số 4665)

(1) Việc xin xét lại đơn khiếu nại phải được yêu cầu trong vòng ba mươi lăm (35) ngày kể từ ngày nhận được

thông báo của Bộ Giáo Dục Công Lập của Tiểu Bang.

(2) Quyết định ban đầu sẽ vẫn có hiệu lực trừ khi và cho đến khi Giám Đốc Bộ Giáo Dục Công Lập của Tiểu

Bang bổ sung quyết định đó.

Những Bồi Thường Theo Luật Dân Sự:

Ngoài thủ tục khiếu nại đã được trình bày ở trên, hoặc khi hoàn tất thủ tục đó, người khiếu nại có thể được bồi

thường theo luật dân sự. Sự bồi thường có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, như lệnh tòa án và lệnh hạn chế

của tòa án. Những bồi thường theo luật dân sự này được tòa án cho phép và có thể được áp dụng, một phần, để

ngăn cản Học Khu về cách làm việc không đúng luật. Sự chậm trễ khi xin bồi thường theo luật dân sự có thể

gây ra sự mất quyền để được những bồi thường đó. Mọi thắc mắc về sự bồi thường theo luật dân sự nên tham

khảo với một luật sư. (Luật Giáo Dục số 262.3(b), Cal. Code Regs., tit. 5 số 4622)

28. Những Ngày Thụ Huấn của Giáo Viên (Học Sinh Được Nghỉ) và Những Ngày Được Về Sớm: Thời khóa

biểu về những ngày thụ huấn của giáo viên mà học sinh được nghỉ học và những ngày học sinh được về sớm có

trong Sách Chỉ Nam này trong trang ii. Trong niên học, phụ huynh hay người giám hộ của học sinh sẽ được

thông báo về những ngày học sinh được về sớm hay được nghỉ do giáo viên đi thụ huấn khoảng một tháng

trước những ngày này. (Luật Giáo Dục số 48980(c))

29. Xem Qua Chương Trình Giảng Dạy: Các báo cáo về chương trình giảng dạy gồm tựa đề, phần mô tả, và

mục tiêu của chương trình giảng dạy dành cho mỗi khóa học được tổ chức tại mỗi trường công lập, sẽ có tại

mỗi trường học để phụ huynh xem qua nếu phụ huynh yêu cầu. Quý vị cũng có thể yêu cầu xin một bản sao

của chương trình với lệ phí hợp lý. (Luật Giáo Dục số 49063, 49091.14)

30. Phương Pháp Nhận Diện Trẻ Em; Chính Sách và Thủ Tục: Nếu bất cứ phụ huynh nào nghi ngờ con em

mình có những nhu cầu đặc biệt thì có thể yêu cầu hiệu trưởng cho em được khảo sát xem em có đủ tiêu chuẩn

để vào chương trình giáo dục đặc biệt hay không. Chính sách và thủ tục bao gồm bản thông báo gởi tất cả phụ

huynh về quyền lợi của họ theo Luật Giáo Dục Phần 56300 et seq. (Luật Giáo Dục số 56301; 34 C.F.R. số

104.32(b))

31. Bản Thông Tin Chi Tiết Về Trường Học: Phụ huynh/giám hộ có thể yêu cầu xin một văn bản Thông Tin Chi

Tiết Về Trường Học của con em mình. Bản này được xuất bản hàng năm cho mỗi trường trong Học Khu.

(Luật Giáo Dục số 35256)

32. Kế Hoạch Điều Hành Khoáng Chất: Một kế hoạch điều hành được cập nhật về các vật liệu có khoáng chất

tại các trường học sẽ có tại Văn Phòng Học Khu. (40 C.F.R. số 763.93)

33. Ngân Khoản Tiểu Bang Dùng Để Chi Phí Cho Các Phí Tổn Của Bài Thi Xếp Lớp Cao Cấp: Phần 48980

quy định phải thông báo về sự có sẵn các ngân khoản trợ giúp các học sinh có hoàn cảnh khó khăn trả các lệ phí

cho bài thi xếp lớp cao cấp theo phần 52242. (Luật Giáo Dục số 48980(j) và 52242)

34. Đạo Luật Mọi Học Sinh Đều Đạt Được Thành Tích Năm 2005: Cho phép phụ huynh có các quyền hạn sau

đây:

C.16

Chi Tiết Liên Quan Đến Tiêu Chuẩn Để Dạy Học Của Các Giáo viên và Phụ Giáo: Theo yêu cầu, phụ

huynh có quyền biết được các chi tiết liên quan về tiêu chuẩn để dạy học của giáo viên và phụ giáo của con

em họ. Điều này bao gồm chứng chỉ của tiểu bang cho cấp lớp và môn học mà giáo viên đó đang dạy, nếu

giáo viên này đang có giấy phép khẩn cấp hoặc giấy phép tạm thời do các hoàn cảnh đặc biệt, nếu một giáo

viên đang dạy trong lãnh vực kỷ luật mà vị này đã được cấp chứng chỉ và giấy phép, và nếu có các phụ giáo

cung cấp các dịch vụ cho con em mình thì họ có đủ tiêu chuẩn hay không. (20 U.S.C. số 6312 (e)(1)(A))

Chi Tiết Liên Quan Đến Các Giáo Viên Chưa Đáp Ứng Được Các Tiêu Chuẩn Để Dạy Học Chính

Thức: Học khu sẽ thông báo đúng lúc cho phụ huynh biết nếu con em của họ được xếp vào một lớp học,

hoặc được dạy trong 4 tuần lễ liên tiếp hay nhiều hơn nếu giáo viên chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn để

được cấp chứng chỉ hoặc giấy phép của tiểu bang cho cấp lớp hoặc môn học giáo viên này đang dạy. (20

U.S.C. số 6312(e)(1)(B)(ii))

Chi Tiết Liên Quan Đến Tường Trình Về Các Bài Khảo Sát Trên Toàn Tiểu Bang Của Cá Nhân Học

Sinh: Học khu sẽ cung cấp cho phụ huynh các chi tiết về thành tích và sự tiến bộ của con em họ, nếu áp

dụng và nếu có, đối với luật liên bang ứng dụng và quy định, trong mỗi bài khảo sát của Tiểu Bang mà con

em đã làm. (20 U.S.C. số 6312(e)(1)(B)(i))

Chi Tiết Liên Quan Đến Các Bài Khảo Sát Theo Quy Định và Xin Miễn Thi: Phụ huynh có thể yêu cầu

và học khu sẽ cung cấp cho họ theo đúng quy định các chi tiết liên quan đến các chính sách của tiểu bang

hay cơ quan giáo dục địa phương về việc học sinh tham gia vào các bài khảo sát theo quy định, mà có thể

bao gồm các chính sách, thủ tục, hoặc quyền lợi của phụ huynh để xin cho con em hõ miễn thi bài khảo sát,

nếu áp dụng (20 U.S.C. số 6312(e)(2)(A)). Học khu sẽ đăng tải các chi tiết rộng rãi qua các phương tiện

công cộng (như đăng rõ ràng và dễ tìm thấy trên trang mạng của học khu và, nếu áp dụng, trên trang mạng

của mỗi trường trong học khu) cho mỗi trình độ lớp, chi tiết về mỗi bài khảo sát theo quy định, và nơi

những chi tiết đó có sẵn và có thể dễ dàng xem tường trình, các bài khảo sát trên toàn học khu được quy

định, gồm

(i) nguyên nhân môn học được khảo sát

(ii) mục tiêu bài khảo sát được soạn thảo và sử dụng

(iii) các nguồn quy định về bài khảo sát; và

(iv) những chi tiết đó được tìm thấy ở đâu

(v) mất bao nhiêu thời gian để học sinh làm bài thi, và thời khóa biểu thi; và

(vi) thời gian và hình thức thông báo kết quả. (20 U.S.C. số 6312(e)(2)(B))

Những Học Sinh Đang Học Anh Ngữ: Đạo luật quy định phụ huynh của những học sinh đang học Anh

Ngữ phải được thông báo trước về các chương trình học dành cho các em, gồm lý do học sinh được nhận

vào chương trình, nhu cầu xếp lớp, trình độ Anh Ngữ của học sinh, cách khảo sát trình độ học sinh, và

thành tích học vấn của học sinh; những phương pháp giảng dạy được sử dụng trong các chương trình này là

gì, hoặc sẽ là phương pháp gì, sự tham gia vào các phương pháp giảng dạy trong các chương trình có sẵn

khác, gồm sự khác biệt giữa nội dung, mục tiêu giảng dạy, và việc sử dụng Anh Ngữ và tiếng mẹ đẻ trong

chương trình; chương trình đang hoặc sẽ đáp ứng được các ưu điểm và nhu cầu của con em họ ra sao,

chương trình đó sẽ giúp con em họ học Anh Ngữ một cách cụ thể và đáp ứng được các tiêu chuẩn thành

tích học vấn thích hợp thế nào để được lên lớp và tốt nghiệp; các quy định để được ra khỏi chương trình,

cách để chương trình đáp ứng các mục tiêu ghi trong Bản Kế Hoạch Giáo Dục Cá Nhân của học sinh (IEP),

nếu áp dụng, và các chi tiết liên quan đến các quyền hạn của phụ huynh gồm các hướng dẫn trên văn bản:

(i) chi tiết về quyền phụ huynh xin rút tên con em ra khỏi chương trình liền

(ii) chi tiết về các chọn lựa mà phụ huynh có để từ chối ghi danh con em vào chương trình hoặc chọn

một chương trình khác hay một phương pháp giảng dạy khác, nếu có; và

(iii) giúp phụ huynh chọn một trong nhiều chương trình và phương pháp giảng dạy, nếu có nhiều hơn

một chương trình hoặc phương pháp (20 U.S.C. số 6312(e)(3)(A))

Đối với các em học sinh chưa được nhận diện là học sinh đang học Anh Ngữ ngay từ đầu niên học nhưng

được nhận diện ngay trong niên học đó thì học khu sẽ thông báo cho phụ huynh về những điều nêu trên

C.17

trong vòng hai tuần lễ kể từ khi em được xếp vào chương trình giảng dạy về ngôn ngữ. (20 U.S.C. số

6312(e)(3)(B))

Học khu sẽ bổ sung một phương pháp hiệu quả để liên lạc với phụ huynh của các em đang học Anh Ngữ để

thông báo với họ những cách mà họ có thể làm như:

(l) tham gia vào việc học của con em mình; và

(ll) tích cực giúp con em

(aa) học Anh Ngữ thông thạo;

(bb) đạt được thành tích học vấn cao; và

(cc) đáp ứng được các tiêu chuẩn học vấn đầy thử thách của Tiểu Bang được kỳ vọng nơi các em

học sinh.

Học khu sẽ tổ chức và gởi thông báo về các buổi họp thường lệ nhằm mục đích trình bày rõ ràng và đáp

ứng những đề nghị từ phụ huynh của các em đang học Anh Ngữ (20 U.S.C. số 6312(e)(3)(C))

Các Trường Học Có Chương Trình Cần Cải Tiến: Phụ huynh sẽ được thông báo nếu trường của con

em bị xác định là “trường có chương trình cần cải tiến” và cơ hội xin chuyển trường đến một công lập khác

cho con em và chương trình giáo dục bổ sung. (20 U.S.C. số 6303b(c), 6311(d)(1)(D), 6311(d)(2))

Những chi tiết nêu trên sẽ có sẵn tại trường học hay học khu cho phụ huynh nếu có yêu cầu. Những thông báo

bổ sung được quy định sẽ được gởi riêng.

35. Trẻ Em Trong Các Hoàn Cảnh Vô Gia Cư: Mỗi học khu địa phương phải có một liên lạc viên cho những trẻ

em vô gia cư. Nhân viên này phải bảo đảm học sinh trong các hoàn cảnh vô gia cư nhận được thông báo về các

quyền lợi về giáo dục. (42 U.S.C. số 11432(g)(1)(J)(ii), (g)(6))

36. Sự Công Bằng Về Giới Tính Trong Kế Hoạch Nghề Nghiệp: Phụ huynh sẽ được thông báo trước về cố vấn

hướng nghiệp và sự chọn lựa các khóa học bắt đầu từ lớp 7 để khuyến khích sự công bằng về giới tính và tạo cơ

hội cho phụ huynh tham gia vào các khóa học và quyết định về cố vấn. (Luật Giáo Dục số 221.5(d))

37. Các Sản Phẩm Thuốc Trừ Sâu: Tất cả các trường học phải cung cấp cho phụ huynh hoặc người giám hộ một

bản thông báo hàng năm về những loại thuốc trừ sâu sẽ được sử dụng tại trường. Danh sách đính kèm liệt kê

tên của mỗi loại thuốc trừ sâu, các thành phần chính và địa chỉ trên mạng lưới điện toán nếu cần thêm chi tiết,

gồm các trang mạng nơi các trường học hợp nhất kế hoạch kiểm soát sâu bọ:

https://www.ogsd.net/apps/pages/index.jsp?uREC_ID=586850&type=d&pREC_ID=1076060

Phụ huynh hoặc người giám hộ có thể yêu cầu được thông báo trước về loại thuốc trừ sâu sẽ được dùng tại

trường và có thể xem qua kế hoạch kiểm soát sâu bọ tại văn phòng nhà trường. Nếu phụ huynh muốn được

thông báo trước mỗi lần thuốc trừ sâu được dùng tại trường của con em mình thì phải điền đơn đính kèm rồi

nộp lại cho văn phòng nhà trường. (Luật Giáo Dục số 48980.3, 17612)

38. Bản Tường Trình Về Thành Tích Trường Học

Học khu sẽ có một bản Tường Trình Về Thành Tích Học Đường cho mỗi trường, phát hành các ấn bản và

thông báo cho phụ huynh và người giám hộ biết rằng một bản sao sẽ được cung cấp cho họ nếu có yêu cầu

trước hay vào ngày 1 Tháng 2 hàng năm. (Luật Giáo Dục số 35258)

39. Lệ Phí Của Học Sinh: Học sinh ghi tên học tại trường công lập không buộc phải trả lệ phí khi để tham gia vào

một sinh hoạt giáo dục. (Luật Giáo Dục, số 49011)

(a) Những quy định sau đây được áp dụng đối với lệ phí của học sinh bị cấm:

(1) Tất cả học cụ và sách vở cần cho sinh hoạt giáo dục phải được cung cấp miễn phí cho học sinh.

(2) Chính sách miễn lệ phí không chấp nhận lệ phí của học sinh

(3) Các học khu và trường học không thiết lập một hệ thống giáo dục hai tầng bằng cách quy định một tiêu

chuẩn giáo dục tối thiểu và cũng cung cấp một trình độ học vấn cao hơn mà học sinh chỉ có thể đạt

được qua việc trả lệ phí hoặc mua những học liệu bổ sung mà học khu và nhà trường không cung cấp.

C.18

(4) Học khu và nhà trường không cho điểm cho môn học hoặc các đặc quyền liên quan đến các sinh hoạt

giáo dục để đổi lấy tiền hoặc tặng phẩm hay dịch vụ từ một học sinh hoặc cha mẹ hoặc người giám hộ

của học sinh, và trường học sẽ không bỏ điểm của môn học hoặc các đặc quyền liên quan đến các sinh

hoạt giáo dục, hay nói cách khác phân biệt đối xử đối với một học sinh, vì cha mẹ hoặc người giám hộ

của học sinh hoặc học sinh đã không hoặc sẽ không cung cấp tiền bạc, tặng phẩm, hoặc dịch vụ cho

học khu hay trường học. (Luật Giáo Dục số 49011(b))

(b) Van nài việc tự nguyện quyên tặng tiền bạc hay tài sản và tự nguyện tham gia các sinh hoạt gây quỹ không

bị ngăn cấm. Các học khu, trường học và các công ty này không bị ngăn cấm việc cung cấp giải thưởng hay

vinh danh học sinh tự nguyện tham gia vào các sinh hoạt gây quỹ. (Luật Giáo Dục số 49011(c))

Học Sinh Bị Chuyển Trường Vì Phạm Tội Đại Hình hay Khinh Tội Về Bạo Lực (Luật Giáo Dục số 48929)

Hội Đồng Quản Trị của Học Khu Oak Grove có thể chuyển một học sinh đã phạm tội đại hình (như được định

nghĩa trong phần phụ (c) của Phần 667.5 của Hình Luật) hay phạm khinh tội theo Phần 29805 của Hình Luật nếu

học sinh được chuyển trường và nạn nhân của học sinh đó cùng ghi danh vào một trường theo những điều kiện sau:

(a) Hội Đồng đã thông qua một chính sách tại một buổi họp thường lệ và gồm những điều khoản sau đây:

(1) Quy định rằng một học sinh và phụ huynh hoặc giám hộ của em phải được thông báo về quyền yêu cầu

họp mặt với hiệu trưởng trường hay người được nhà trường hay học khu chỉ định.

(2) Quy định rằng nhà trường phải trước hết cố gắng giải quyết xung đột trước khi chuyển học sinh, bao

gồm nhưng không giới hạn như sử dụng sự công bằng về phục hồi, cố vấn, hay các dịch vụ khác.

(3) Nếu quyết định chuyển học sinh là chủ đề của việc duyệt xét định kỳ và thủ tục để tiến hành việc duyệt

xét.

(4) Thủ tục sẽ được sử dụng để hội đồng quản trị của học khu cân nhắc và chấp thuận hay phản đối đề nghị

của hiệu trưởng trường hay người được nhà trường hoặc học khu chỉ định để chuyển học sinh.

(b) Hội Đồng đã cung cấp cho phụ huynh hay người giám hộ thông báo về chính sách trong phần thông báo

gởi phụ huynh hàng năm theo Phần 48980.

Chính sách của Học Khu liên quan đến việc một học sinh bị chuyển trường do phạm tội đại hình là Chính Sách Của

Hội Đồng Quản Trị số 5116.2, và có thể được xem trên trang mạng của học khu tại www.ogsd.net

C.19

Thông Báo Về Quyền Lợi Theo Đạo Luật Quyền Lợi và Sự Riêng Tư Về Giáo Dục (FERPA)

dành cho Các Trường Tiểu Học và Trung Học Đệ Nhất Cấp

Đạo Luật Quyền Lợi và Sự Riêng Tư Về Giáo Dục cho phép phụ huynh và các học sinh trên 18 tuổi (“học sinh đủ

tư cách”) một số quyền lợi nhằm tôn trọng hồ sơ giáo dục của các em. Những quyền này bao gồm:

(1) Quyền duyệt qua và xem xét hồ sơ học bạ trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhà trường nhận giấy yêu cầu.

Phụ huynh hoặc những học sinh đủ tư cách phải viết thư yêu cầu lên hiệu trưởng trường hoặc nhân viên có thẩm

quyền ghi rõ hồ sơ học bạ của học sinh mà họ muốn duyệt xét. Nhân viên nhà trường sẽ sắp xếp thời gian và địa

điểm mà phụ huynh hoặc học sinh đủ tư cách có thể đến duyệt xét hồ sơ.

(2) Quyền yêu cầu sửa đổi hồ sơ học bạ mà phụ huynh hoặc học sinh đủ tư cách tin là không chính xác, sai lạc hay

vi phạm quyền riêng tư của học sinh theo FERPA.

Phụ huynh hoặc học sinh có đủ tư cách có thể yêu cầu nhà trường sửa đổi một số chi tiết trong hồ sơ họ tin là không

chính xác hay sai lạc. Thư này phải viết cho hiệu trưởng và chỉ ra một cách rõ ràng phần nào của hồ sơ họ muốn

được thay đổi và lý do tại sao phần đó là thiếu chính xác và sai lạc.

Nếu nhà trường quyết định không sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của phụ huynh hoặc học sinh đủ tư cách thì họ sẽ

thông báo cho phụ huynh hoặc học sinh đủ tư cách biết về quyết định đó và thông báo về quyền lợi được điều trần

về sự sửa đổi này. Nhà trường sẽ cho biết thêm chi tiết về thủ tục điều trần trong thư thông báo gởi phụ huynh hoặc

học sinh có đủ tư cách.

(3) Quyền thỏa thuận về việc tiết lộ các chi tiết cá nhân trong hồ sơ học sinh, ngoại trừ trường hợp FERPA cho

phép được tiết lộ không cần thỏa thuận.

Một trường hợp ngoại lệ cho phép được tiết lộ ngoài sự đồng ý của phụ huynh là tiết lộ cho nhân viên nhà trường

có sự quan tâm chính đáng về giáo dục. Nhân viên nhà trường là những người do Học Khu mướn như quản trị

viên, giám thị viên, giáo viên, nhân viên phụ tá (gồm cả nhân viên y tế và các nhân viên thi hành pháp luật của Học

Khu), thành viên của Hội Đồng Quản Trị, một cá nhân hoặc công ty mà Học Khu đã có hợp đồng để thi hành một

dịch vụ đặc biệt (như luật sư, người kiểm tra sổ sách, chuyên viên cố vấn về y tế hoặc chuyên viên chữa trị) hoặc

một phụ huynh hay học sinh đang phục vụ trong một ủy ban chính thức, như ủy ban kỷ luật hoặc khiếu nại, hoặc

giúp một nhân viên nhà trường khác trong khi thi hành nhiệm vụ.

Một nhân viên nhà trường có sự quan tâm chính đáng về giáo dục nếu họ cần phải xem qua hồ sơ học bạ của học

sinh để hoàn tất trách nhiệm của mình.

Theo yêu cầu, nhà trường sẽ tiết lộ hồ sơ học sinh, ngoài sự đồng ý trước, cho nhân viên nhà trường của một học

khu khác mà học sinh có ý định ghi danh.

(4) Quyền khiếu nại lên Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ về việc nhà trường không tuân theo những quy định của FERPA.

Tên và địa chỉ của văn phòng thi hành FERPA là như sau:

Family Policy Compliance Office

U. S. Department of Education

400 Maryland Avenue, SW

Washington, DC 20202-5920

C.20

ĐẠO LUẬT HỌC ĐƯỜNG LÀNH MẠNH NĂM 2000

Thông báo gởi tất cả học sinh, phụ huynh/người giám hộ và nhân viên Học Khu Oak Grove:

Đạo Luật 2260 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 Tháng 1, 2001. Luật này ban hành Luật Giáo Dục phần 17608 et

seq. nhằm quy định rằng học khu thông báo cho phụ huynh và nhân viên về việc sử dụng thuốc trừ sâu tại trường

học. Mục đích của luật này là nhằm giảm thiểu sự tiếp xúc các chất trừ sâu độc hại qua thông tin và ứng dụng hệ

thống tổng hợp để quản lý côn trùng phá hoại tại trường học. Nhằm mục đích này và để tuân theo những quy định

của luật này, xin hãy lưu ý những điều sau đây:

Học Khu Oak Grove phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu sau đây tại những khuôn viên trường học thuộc học khu

trong niên học 2019-2020 là:

Tên sản phẩm

(Product Name)

Thành phần các hóa chất chính

(Primary Active Ingredient)

Số lượng dùng tại mỗi trường

(Mục tiêu và số lượng)

1. Roundup Pro Glyphosate Diệt cỏ - 1 gallon mỗi tháng

2. Astro Permethrin Trừ kiến, nhện, gián - 1 quart hàng năm

3. Suspend SC Deltamethrin Trừ kiến, gián, nhện - 1 pint hàng năm

4. Demand CS Land Cyhalothrin Trừ kiến, gián, nhện - 8 oz. hàng năm

5. Demon WP Cypermthrin Trừ kiến, gián, nhện - 8 oz. hàng năm

6. Maxforce Granules Hydramethylon Trừ kiến - 1 lb. hàng năm

7. Deltaguar D Granules Deltamethrin Trừ kiến và gián - 10 lb. hàng năm

8. Drax Ant Bait Gel Orthoboric Acid Trừ kiến - 4 oz. hàng năm

9. DeltaDust Deltamethrin Trừ ong, wasps và gián - 1 lb. hàng năm

10. PT 565XLO Pyrethrin & Allesthrin Trừ kiến và gián - 16 oz. hàng năm

11. Maxforce Bait Stations Friornil Trừ kiến - 4 oz. hàng năm

12. Drione Dust Pyrethrin/Silca Gel Trừ ong và wasps - 1 lb. hàng năm

13. Tempo 20WP Cyfluthrin Trừ kiến, dán và nhện - 12 lb. hàng năm

14. Turflon Triclopyr Trừ cỏ lá lớn - 2qts hàng năm

15. Prosecutor Glyphosate Trừ cỏ - 1 gal. hàng tháng

16. Quali-Pro

Oryzalin 4 Pro

Oryzalin: 3,5 N4, N4- dipropyl-

sulfanilamide Trừ cỏ nảy mầm - 3 gals. hàng năm

Phụ huynh/người giám hộ thuộc Học Khu Oak Grove có thể ghi tên với nhân viên được chỉ định của học khu để

nhận thông báo về việc sử dụng từng loại thuốc trừ sâu bằng cách gọi số 408-227-8300. Người ghi tên để nhận

thông báo sẽ được báo cho biết trước ít nhất bảy mươi hai (72) tiếng đồng hồ trước thuốc trừ sâu được sử dụng,

ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, cùng tên thuốc trừ sâu, những hoạt chất trong thuốc trừ sâu, cũng như ngày dự định

sẽ sử dụng.

Nếu quý vị muốn biết thông tin về các loại thuốc trừ sâu và việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu do Ban Quy Định Về

Điều Lệ Sử Dụng Thuốc Trừ Sâu soạn thảo theo Luật Nông Nghiệp và Thực Phẩm của Tiểu Bang California

phần 13184, xin tham khảo trang mạng của Bộ tại www.cdpr.ca.gov.

C.21

Thông Báo Về Quyền Lợi Theo Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Học Sinh Đã Được Tu Sửa (PPRA) (20 U.S.C.123h)

PPRA cho phép các phụ huynh học sinh tiểu học và trung học đệ nhất cấp một số quyền lợi nhất định về việc thăm

dò ý kiến, thu thập và sử dụng một số chi tiết liên quan đến các mục tiêu quảng bá và khám sức khỏe. Quyền này

bao gồm nhưng không giới hạn như:

Phụ huynh phải được thông báo trước khi học sinh nộp bản thăm dò ý kiến liên quan đến một hay nhiều lãnh

vực đã được bảo vệ sau đây (“bản thăm dò ý kiến được bảo vệ”) nếu bản thăm dò này được Bộ Giáo Dục Hoa-

Kỳ tài trợ toàn bộ hay một phần của chương trình –

1. Các hội đoàn chính trị; hay niềm tin của học sinh hoặc phụ huynh;

2. Các vấn đề về tâm thần và tâm lý của học sinh hoặc gia đình;

3. Hành vi hay thái độ về giới tính

4. Các hành vi bất hợp pháp, chống lại xã hội, tự buộc tội và hạ mình;

5. Sự đánh giá chỉ trích về những cá nhân khác mà người trả lời có liên hệ mật thiết;

6. Các liên hệ riêng tư được công nhận hợp pháp như luật sư, bác sĩ và bộ trưởng;

7. Thực tập, hội đoàn hoặc niềm tin về tôn giáo của học sinh hoặc phụ huynh của em; hay

8. Lợi tức, ngoài những điều luật buộc để xác định nếu học sinh đủ tiêu chuẩn để tham gia vào một chương

trình hay nhận được trợ giúp tài chánh trong những chương trình đó.

Nhận được thông báo và cơ hội miễn học sinh làm –

1. Bất cứ bản thăm dò ý kiến được bảo vệ nào, không kể đến loại tài trợ

2. Bất cứ lần khám sức khỏe hoặc kiểm tra không cấp bách thể theo quy định được nhập học do nhà trường

hay cơ quan quy định, và không cần thiết để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn tức khắc của một học sinh, loại

trừ việc khám tai, khám mắt hay bệnh cong xương sống, hoặc khám sức khỏe hoặc kiểm tra theo quy định

của luật Tiểu Bang; và

3. Các sinh hoạt gồm thu thập, tiết lộ hoặc dùng các chi tiết cá nhân thu thập từ học sinh để quảng bá hay bán

hoặc phân phối cho những người khác. (Điều này không áp dụng đối với việc thu thập, tiết lộ, hoặc sử dụng

thông tin cá nhân đã được thu thập từ học sinh cho mục tiêu riêng biệt để phát triển, đánh giá, hoặc cung

cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ giáo dục cho học sinh hoặc cơ sở giáo dục.)

Duyệt xét theo yêu cầu và trước khi thi hành hoặc sử dụng –

1. Các chi tiết trong bản thăm dò ý kiến được bảo vệ của học sinh và các bản thăm dò ý kiến do một cơ quan

thứ ba soạn thảo;

2. Các phương pháp dùng để thu thập các chi tiết cá nhân từ học sinh cho bất cứ lý do quảng bá, bán hoặc

phân phối gì; và

3. Học liệu dùng trong chương trình giảng day.

Những quyền lợi của phụ huynh này sẽ được chuyển cho học sinh khi em đủ 18 tuổi hoặc là một học sinh vị thành

niên tự do theo luật Tiểu Bang.

Học Khu Oak Grove đã lập ra và chấp thuận các chính sách, theo sự tham khảo với các phụ huynh, về những quyền

lợi này, cũng như sự sắp xếp để bảo vệ sự riêng tư của học sinh khi thi hành các bản thăm dò ý kiến, và thu thập,

tiết lộ, hoặc dùng các chi tiết cá nhân để quảng bá, bán hay các mục tiêu phân phối khác. Học Khu Oak Grove sẽ

trực tiếp thông báo cho phụ huynh những chính sách này hàng năm vào mỗi đầu niên học và nếu có những thay đổi

theo luật định. Học Khu Oak Grove cũng trực tiếp thông báo, qua thư từ hoặc email, cho phụ huynh của những

học sinh đã được sắp xếp để tham gia vào các sinh hoạt cụ thể hoặc bản thăm dò như được ghi chú dưới đây, và sẽ

tạo cơ hội cho phụ huynh xin cho con em mình miễn tham gia một sinh hoạt hay bản thăm dò cụ thể nào. Học Khu

Oak Grove sẽ thông báo cho phụ huynh vào đầu niên học nếu Học Khu đã có thời khóa biểu ngày cụ thể hoặc ngày

dự tính sẽ có sinh hoạt hay bản thăm dò ý kiến. Đối với những bản thăm dò ý kiến và sinh hoạt được ghi trong thời

khóa biểu sau khi niên học bắt đầu thì phụ huynh sẽ nhận được thông báo về những sinh hoạt và bản thăm dò ý kiến

đã được lên kế hoạch và được tạo cơ hội để xin cho con em mình miễn tham gia. Phụ huynh cũng sẽ có cơ hội xem

qua bất cứ các bản thăm dò thích đáng nào. Xin tham khảo trang mạng của Học Khu để biết thêm chi tiết tại

www.ogsd.net. Sau đây là danh sách của các sinh hoạt và bản thăm dò ý kiến cụ thể được bao gồm theo quy định

thông báo trực tiếp này:

C.22

Thu thập, tiết lộ, hoặc sử dụng các chi tiết cá nhân để quảng bá, bán hoặc phân phối.

Tiến hành bất cứ một bản thăm dò ý kiến được bảo vệ nào không được Bộ Giáo Dục tài trợ toàn bộ hay một

phần.

Bất cứ lần khám sức khỏe hoặc kiểm tra nào không khẩn cấp như được nêu trên.

Phụ huynh/học sinh đủ tư cách cảm thấy quyền lợi của mình bị vi phạm có thể đệ đơn khiếu nại đến:

Family Policy Compliance Office

U.S. Department of Education

400 Maryland Avenue, SW

Washington, D.C. 20202-5920

Học Khu Oak Grove– Biểu Đồ/Thời Hạn Về Việc Lên Lớp/Ở Lại Lớp

THÁNG 8

Danh Sách Học Sinh Cần Quan Tâm

Các học sinh không đạt đủ tiêu chuẩn về môn ngôn ngữ học và/hoặc môn toán (lớp K-8) sẽ được

xếp vào danh sách học sinh cần quan tâm ngay từ đầu niên học. Chương trình giáo khoa bổ

túc/dạy kèm sẽ được áp dụng cho các em này dựa vào Bài Khảo Sát CAASPP của niên học trước

và/hay bài khảo sát theo tiêu chuẩn của Học Khu vào mùa thu.

THÁNG 11/

Hội Thảo Mùa

Thu/Cuối Bán

Niên Khóa Thứ

Nhất

HAY

THÁNG 1

Phiếu Thông Tín

Bạ/Hội Thảo hay

càng sớm càng tốt

Mẫu 1EO hay 1ELL: “Thông Báo Về Việc Học Sinh Có Thể Bị Ở Lại Lớp và Kế Hoạch Thích Ứng” (chỉ dùng

một trong hai: 1EO = dành cho các học sinh có Anh Ngữ là Ngôn Ngữ Mẹ Đẻ; 1 ELL = dành cho các học sinh

đang học Anh Ngữ.)

Nếu một học sinh không đạt được hai tiêu chuẩn hay nhiều hơn (2 số đề mục, không phải hai

phần nhỏ dưới mỗi đề mục), em đó “có thể bị ở lại lớp.” (Tiêu chuẩn dành cho ELL khác với tiêu

chuẩn dành cho EO). Cũng có thể dùng Kỳ Vọng Về Thành Tích Đối Với ELL. Mẫu 1EO hay

1ELL sẽ được trao cho phụ huynh/ người giám hộ vào buổi hội thảo đầu tiên đối với các học sinh

K-6 và trước khi kết thúc bán niên khóa thứ nhất đối với các học sinh lớp 7/8 đã ghi danh từ tháng

9. (Các học sinh trong Chương Trình Giáo Dục Đặc Biệt sẽ KHÔNG nhận các mẫu đơn số 1.

Tình trạng lên lớp/ở lại lớp của các em này dựa theo Mẫu IEP.)

Trước ngày 30 tháng 5 hay khoảng hai tuần trước khi niên học kết thúc, một buổi họp không chính thức theo dạng SST phải được tổ

chức để ra quyết định về việc cho học sinh ở lại lớp. (Phụ huynh học sinh không cần phải có mặt, chỉ cần giáo viên đề cử, nhân viên

hỗ trợ, giáo viên cố vấn, nếu áp dụng, và quản trị viên. Các buổi họp liên quan đến Các Em Đang Học Anh Ngữ cần phải có nhân

viên/quản trị viên Chương Trình Phát Triển Anh Ngữ/ELD). Chỉ những học sinh nào nhận được Mẫu 1EO hay 1ELL cần một trong

hai mẫu đơn sau (Mẫu 2a hay Mẫu 3 – Mẫu 3K).

Mẫu 2a: “Thông Báo Quyết Định Về Việc Học Sinh Có Thể Bị Ở

Lại Lớp” (Thông Báo Cho Lên Lớp) (Chỉ chọn 1 trong 3.)

1. Học sinh đạt đủ tiêu chuẩn để được lên lớp.

2. Học sinh chưa đạt đủ tiêu chuẩn nhưng việc ở lại lớp không

phải là biện pháp can thiệp thích hợp.

3. Chương trình giáo khoa bổ sung phải được áp dụng trước khi

đề nghị cho học sinh được lên lớp. Việc tái thẩm định về việc

lên lớp sẽ được dựa vào sự hoàn tất trọn vẹn các quy định cụ

thể.

Mẫu 3: “Quyết Định Về Việc Học Sinh Có Thể Bị Ở

Lại Lớp: Thông Báo Cho Ở Lại Lớp” 04-2508

Học sinh không đủ tiêu chuẩn để được lên lớp và sẽ học

lại cấp lớp hiện tại trong niên học tới.

Mẫu 3K: “Giấy Cam Kết Tiếp Tục Học Lớp Mẫu

Giáo” 04-2554K

Những học sinh mẫu giáo bị ở lại lớp phải nhận thêm

Mẫu 3K ngoài Mẫu 3. Phụ huynh/người giám hộ đồng

ý cho con em học lại lớp mẫu giáo trong suốt niên học.

Phụ huynh/người giám hộ có quyền khiếu nại quyết

định của nhà trường. Trong trường hợp phụ

huynh/người giám hộ quyết định khiếu nại, xin trình

Mẫu 4 cùng lúc với Mẫu 3 (Mẫu 3K) để tránh tình

trạng thủ tục bị trì hoãn.

Mẫu 4: “Đơn Khiếu Nại Về Quyết Định Cho Ở Lại Lớp Đến Hiệu Trưởng”

Phụ huynh/giám hộ phải nộp Mẫu 4 trong vòng 10 ngày trường học mở cửa/làm việc kể từ ngày

nhận Mẫu 3 (Mẫu 3K) để khiếu nại quyết định về việc lên lớp/ở lại lớp. Hiệu trưởng phải

nhanh chóng viết thư trả lời và gởi cho phụ huynh/người giám hộ, cùng với Mẫu 5, trong

trường hợp phụ huynh/người giám hộ cần khiếu nại lên mức kế tiếp. Phụ huynh/người giám hộ

có quyền khiếu nại quyết định của hiệu trưởng trường đến Văn Phòng Học Khu.

THÁNG 6-THÁNG 8 –

Tùy thuộc vào lúc bắt đầu

thủ tục khiếu nại

Mẫu 5: “Đơn Khiếu Nại Về Quyết Định Cho Ở Lại Lớp Đến Phụ Tá Tổng Giám Đốc Học Khu Phụ

Trách Các Dịch Vụ Giáo Dục/Người Có Thẩm Quyền”

Phụ huynh/người giám hộ phải nộp lại mẫu đơn này trong vòng 10 ngày trường học mở cửa/làm việc kể

từ ngày nhận được thông báo bác bỏ khiếu nại của hiệu trưởng trường. Phụ Tá Tổng Giám Đốc Học

Khu/Người Có Thẩm Quyền phải ra quyết định trong vòng 15 ngày trường học mở cửa/làm việc kể từ

ngày nhận đơn khiếu nại. Quyết định của Phụ Tá Tổng Giám Đốc Học Khu/ Người Có Thẩm Quyền sẽ

là quyết định sau cùng. Nếu vẫn không đồng ý với quyết định này thì phụ huynh/người giám hộ có quyền

viết giấy kháng lại và giấy này sẽ được lưu giữ trong hồ sơ của học sinh.

Bản Đính Kèm D

D.1

Thỏa Thuận về Việc Sử Dụng Mạng Lưới Điện Toán Được Chấp Thuận của Học Khu Oak Grove

(Theo chính sách của Hội Đồng Quản Trị số 6163.4)

Học Khu Oak Grove (OGSD hay Học Khu) cho phép học sinh được sử dụng các máy điện toán, hệ thống thông tin (email,

trang mạng, điện thoại đa năng (smart phone), blogging, podcasting và/hay những kỹ thuật tân tiến khác), mạng lưới điện

toán, và hàng loạt các phương tiện kỹ thuật để khuyến khích thành tích và sự sáng tạo về mặt học vấn. Trong lúc dùng

các phương tiện kỹ thuật và tài nguyên của Học Khu và cá nhân trong hay gần khuôn viên nhà trường, trên xe và xe buýt

của nhà trường, tại các sinh hoạt do nhà trường bảo trợ, cũng như sử dụng những phương tiện kỹ thuật của học khu ngoài

khuôn viên nhà trường, mỗi học sinh phải có thái độ thích hợp và phù hợp với tôn chỉ của nhà trường, của học khu, và hợp

pháp. Đây là trách nhiệm liên đới giữa nhân viên nhà trường và phụ huynh hay người giám hộ của mỗi học sinh để hướng

dẫn các em về trách nhiệm và đề ra những kỳ vọng khi sử dụng phương tiện kỹ thuật.

Phương tiện kỹ thuật của OGSD được cung cấp cho những học sinh đã đồng ý có thái độ cẩn trọng và có trách nhiệm.

Trước khi được phép vào mạng lưới điện toán tại trường để sử dụng các phương tiện kỹ thuật của Học Khu và/hoặc cá

nhân hoặc những phương tiện kỹ thuật khác được OGSD cung cấp, học sinh và phụ huynh phải ký vào Bản Thỏa Thuận

Về Việc Sử Dụng Mạng Lưới Điện Toán của OGSD để xác nhận trách nhiệm của mình. Học sinh phải tuân theo các quy

định của OGSD và thỏa thuận này hầu có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật của OGSD.

Học sinh và phụ huynh phải ký vào Bản Thỏa Thuận Về Việc Sử Dụng Mạng Lưới Điện Toán để xác minh rằng em hiểu

và sẽ tuân theo những điều khoản và điều kiện của Bản Thỏa Thuận này, bao gồm việc học sinh chỉ sử dụng mạng lưới

điện toán và các phương tiện kỹ thuật của Học Khu Oak Grove cho các mục đích giáo dục. Mẫu ký tên và bản thỏa thuận

bao gồm:

Là học sinh hoặc phụ huynh/giám hộ của học sinh, tôi hiểu rằng bất cứ vi phạm gì về điều lệ hoặc quy định của Học

Khu sẽ đưa đến kết quả bị kỷ luật (gồm việc tạm đuổi học và trục xuất) và/hoặc bị tố tụng hợp pháp hay hành động

của nhân viên công lực. Tôi đồng ý báo cáo lên giáo viên hoặc hiệu trưởng trường bất cứ hành vi bắt nạt qua đường

tin học, quấy nhiễu, hoặc lạm dụng các phương tiện kỹ thuật, mạng lưới điện toán, hay hệ thống thông tin. Tôi đồng

ý rằng Học Khu có quyền “quy định việc sở hữu hoặc sử dụng bất cứ phương tiện kỹ thuật điện tử nào” như được

ghi rõ trong Luật Giáo Dục số 48901.5. Tôi đồng ý rằng tôi tự nguyện cung cấp thỏa thuận cụ thể đến bất cứ và tất

cả nhân viên Học Khu Oak Grove để họ kiểm soát hoặc xem xét và duyệt xét các thông tin trong phương tiện kỹ

thuật bằng cách duyệt xét phương tiện hoặc rà soát phương tiện đối với bất cứ phương tiện điện tử nào do học sinh

sử dụng hoặc sở hữu, dù dụng cụ này do học sinh, phụ huynh, Học Khu, hoặc những người khác sở hữu, nếu học

sinh dùng hoặc sở hữu dụng cụ này tại trường hoặc tại một sinh hoạt của nhà trường, trên đường đi đến hoặc trở về

trường hoặc một sinh hoạt của nhà trường, hay mặt khác liên hệ đến hay sự tham gia một sinh hoạt của nhà trường.

Tôi đồng ý rằng tôi tự nguyện cung cấp thỏa thuận cụ thể đến bất cứ hoặc tất cả nhân viên Học Khu Oak Grove để

họ kiểm soát hoặc xem xét và duyệt xét các thông tin trong phương tiện kỹ thuật bằng cách duyệt xét phương tiện

hoặc rà soát phương tiện đối với bất cứ phương tiện điện tử nào do tôi sở hữu nếu phương tiện đó bị mất mát hay

mất cắp. Phương tiện kỹ thuật là một dụng cụ mà có thể tích trữ, phát sinh, hoặc vận chuyển thông tin qua hình

thức điện tử và bao gồm điện thoại cầm tay, điện thoại thông minh, điện thoại iPhone, máy điện toán, laptop, tablet,

notebook, iPod, iPad, đồng hồ thông minh, và những dụng cụ tương tự.

Các phương tiện kỹ thuật của OGSD được cung cấp cho học sinh, và OGSD cho phép học sinh dùng một phương tiện kỹ

thuật cá nhân do em mang đến trường để giúp học sinh nghiên cứu, tìm kiếm các nguồn tài liệu của chương trình học, đề

cao sự tham gia của phụ huynh, hoàn tất các bài làm, và liên lạc với những người khác hầu thúc đẩy việc học. Sử dụng

mạng lưới điện toán là một đặc quyền chứ không phải quyền lợi, do đó, những nội quy tổng quát của trường học đều được

áp dụng. Cũng như học sinh chịu trách nhiệm về hạnh kiểm của mình trong lớp hay trong khuôn viên nhà trường, các em

cũng phải có trách nhiệm khi sử dụng mạng lưới điện toán của nhà trường hay các phương tiện kỹ thuật cá nhân liên quan

đến nhà trường.

Nếu một học sinh vi phạm bất cứ nội quy nào thì quyền sử dụng mạng lưới điện toán của em sẽ bị đình chỉ và trong

tương lai em sẽ có thể bị từ chối được sử dụng mạng lưới điện toán. Em cũng có thể bị kỷ luật. Nếu bị phát hiện

hành động có tính chất tội phạm thì các nhà chức trách pháp luật sẽ được thông báo. Những biện pháp kỷ luật đối với học

sinh sẽ được áp dụng theo các biện pháp kỷ luật sẵn có và có thể bao gồm tạm đuổi học, trục xuất theo các điều lệ của

Tiểu Bang California và chính sách của OGSD.

Bản Đính Kèm E

E. 1

Điều quan trọng là mỗi phụ huynh hoặc người giám hộ thảo luận với con em của họ về tầm quan trọng của việc

tuân theo tất cả các điều lệ và quy định, có chọn lựa tốt, và quyết định có trách nhiệm khi sử dụng các phương tiện

kỹ thuật của Học Khu hoặc của cá nhân tại trường hay liên quan đến trường.

1. Các phương tiện kỹ thuật của OGSD chỉ được sử dụng để tìm kiếm các chi tiết liên quan đến giáo dục và khuyến

khích các sinh hoạt học hỏi tại trường và tại nhà, gồm việc liên lạc thuận tiện giữa gia đình và nhà trường.

2. Học sinh không được phép nạp các software hay chương trình của mình vào máy điện toán của Học Khu hoặc những

phương tiện kỹ thuật khác của Học Khu hay tải các chương trình từ mạng lưới điện toán vào bất cứ phương tiện kỹ

thuật của Học Khu hay của cá nhân tại trường mà chưa được phép của giáo viên.

3. Việc cố ý và dùng bạo lực phá hoại sẽ không được khoan hồng. Bất cứ hình thức cố ý gây tổn hại hoặc trở ngại cho

hiệu suất của các hardware, software, hệ thống hoạt động, và hệ thống thông tin của Học Khu sẽ được xem là phá hoại

và sẽ phải chịu biện pháp kỷ luật của nhà trường và/hay biện pháp kỷ luật thích đáng cho hành động có tính cách hình

sự hoặc dân sự.

4. Không phải việc sử dụng mạng lưới điện toán nào cũng được giám sát hoàn toàn vào bất cứ lúc nào trong ngày học.

Các học sinh đồng ý không gởi, không vào, không nộp, không công bố, không trưng bày, hoặc không in ấn trên mạng

lưới điện toán hay trang mạng của OGSD, hoặc dùng các phương tiện kỹ thuật của OGSD hay cá nhân trong thời gian

ở trường hoặc tại sinh hoạt của nhà trường, bất cứ tài liệu phỉ báng, sai lạc, lăng mạ, khiêu dâm, xúc phạm, hướng

dục, đe dọa, sỉ nhục, hoặc bất hợp pháp, bao gồm nhưng không giới hạn như việc học sinh sẽ không gởi, vào xem, đệ

trình, phát hành, sao chép, chuyển, trưng bày, hoặc in ấn bất cứ hình ảnh hoặc băng hình của các cá nhân trong tình

trạng khỏa thân hoặc mặc ít đồ.

Máy chụp hình và điện thoại thông minh có khả năng chụp hình và thu hình không bao giờ được phép sử

dụng trong phòng locker, phòng thay đồ, hoặc nhà vệ sinh.

Sự bắt nạt qua đường tin học là đặc biệt bị nghiêm cấm. Những máy chụp hình và điện thoại thông minh có

khả năng chụp hình hay thu hình sẽ không được phép sử dụng để chụp hình hay thu hình một học sinh khi học

sinh này không hay biết hoặc không đồng ý. Những máy chụp hình hoặc điện thoại thông minh có khả năng chụp

hình hoặc thu hình sẽ không bao giờ được phép sử dụng để chụp hình hay thu hình một học sinh bán hoặc hoàn

toàn khoả thân. Những tai hại nghiêm trọng đã xảy ra cho các học sinh từng bị bắt nạt qua đường tin học, bị quấy

nhiễu, đe dọa, hoặc chọc ghẹo trên các phương tiện kỹ thuật và OGSD xem những hành vi sai trái này vô cùng

nghiêm trọng và sẽ trừng phạt những ai vi phạm đến mức và bao gồm việc trục xuất khỏi trường và sẽ liên

lạc với nhân viên công lực nếu điều này biểu lộ hành vi phạm tội.

Mỗi học sinh có trách nhiệm báo cáo ngay với giáo viên hay các nhân viên về những hành động sử dụng trang

mạng hay thông tin không thích hợp.

5. Mặc dù Học Khu sử dụng những software để ngăn cản những trang mạng không thích hợp đã được biết và nghiêm

cấm xem những tài liệu có hại từ mạng lưới của Học Khu, Học Khu không thể lọc hay ngăn chặn việc xem xét những

tài liệu có hại do học sinh vào những phương tiện kỹ thuật do Học Khu cung cấp và sử dụng ngoài mạng lưới của Học

Khu. Dưới bất cứ hoàn cảnh nào, kỹ thuật gạn lọc đều không hoàn chỉnh và do đó có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu

giáo dục chính đáng và làm cho một số tài liệu chướng mắt được nhìn thấy ngoài ý muốn.

6. Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật của OGSD không phải là cá nhân; các học sinh không nên kỳ vọng rằng những

văn tự được lưu trữ hay chuyển qua các phương tiện kỹ thuật của Học Khu sẽ được bảo mật. Tất cả những việc

chuyển này sẽ là đối tượng được kiểm duyệt hay giám sát bởi các nhân viên Học Khu và những viên chức khác. Phần

lưu trữ digital là tài sản của Học Khu, và do đó các quản trị viên về mạng lưới điện toán sẽ xem xét các văn tự và

thông tin để duy trì sự thống nhất của hệ thống và bảo đảm các học sinh dùng các phương tiện kỹ thuật một cách có

trách nhiệm. Khi ký vào Bản Thỏa Thuận Về Việc Sử Dụng Mạng Lưới Điện Toán, mỗi học sinh và phụ huynh đồng

ý tự nguyện cung cấp thỏa thuận cụ thể đến bất cứ và tất cả nhân viên Học Khu Oak Grove để họ kiểm soát hoặc xem

xét và duyệt xét các thông tin trong phương tiện kỹ thuật bằng cách duyệt xét phương tiện hoặc rà soát phương tiện

đối với bất cứ phương tiện điện tử nào do học sinh sử dụng hoặc sở hữu, dù phương tiện này do học sinh, phụ huynh,

Học Khu, hoặc những người khác sở hữu, nếu học sinh dùng hoặc sở hữu phương tiện này tại trường hoặc tại một

sinh hoạt của nhà trường, trên đường đi đến hoặc trở về trường hoặc một sinh hoạt của nhà trường, hay mặt khác liên

hệ đến hay tham gia một sinh hoạt của nhà trường. Điều này rất cần thiết để bảo đảm các em học sinh đang dùng tất

cả những nguồn và dụng cụ kỹ thuật ở trường hoặc tại sinh hoạt của nhà trường trong một phương cách an toàn, hợp

lệ, và hợp pháp.

E. 2

E. 2

7. OGSD không chịu bất cứ trách nhiệm nào về sự chính xác của các chi tiết thu gom từ mạng lưới điện toán hay các

nguồn thông tin trên mạng.

8. OGSD không có bất cứ bảo đảm gì, hiển nhiên hay ngụ ý, về các phương tiện kỹ thuật được cung cấp cho các học

sinh.

9. Các điều lệ về bản quyền ©, nhãn hiệu ™, và/hay đăng ký ® phải luôn được tôn trọng một cách triệt để. Tất cả các tài

liệu lấy từ mạng lưới điện toán hay các nguồn digital, gồm hình ảnh, dùng trong các đề án hay bản tường trình của học

sinh, phải được trích dẫn thích hợp. Các tài liệu có bản quyền, nhãn hiệu, hay đã được đăng ký không thể đăng trên

mạng lưới điện toán mà chưa được phép của tác giả. Em học sinh nào vi phạm những quy định này sẽ có thể phải đối

mặt với những triệu tập hợp pháp về việc dùng không thích hợp hoặc lạm dụng hay những yêu cầu khác.

10. Học sinh không nên đăng tải hay chuyển các chi tiết cá nhân của mình hay của những người khác như địa chỉ, số điện

thoại, tên họ, hình ảnh, băng thu hình, hay những chi tiết nhận diện cá nhân khác.

11. Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật của Học Khu có thể đòi hỏi việc sử dụng mật mã (password), mật mã để vào

mạng lưới (access code), hay các mật mã nhận diện hoặc mật mã hợp lệ khác. Những loại mật mã đó phải được giữ

kín như những chi tiết cá nhân được cung cấp cho những người sử dụng với mục đích của riêng họ. Học sinh không

nên để lộ những mật mã này cho những người khác biết.

12. Học sinh không được sử dụng các phương tiện kỹ thuật của Học Khu vào các hoạt động kiếm tiền hay hoạt động

không liên hệ đến mục đích giáo dục. Các học sinh không được sử dụng phương tiện kỹ thuật của Học Khu để quảng

cáo, đề cao các mục tiêu thương mại hay tương tự, bao gồm việc mua bán các món đồ hay dịch vụ.

13. Học sinh có thể mang các phương tiện kỹ thuật cá nhân, như máy điện toán, điện thoại đa năng, tablets, notebooks,

các dụng cụ để vào mạng lưới điện toán, hay các dụng cụ dùng tín hiệu điện tử đến trường với điều kiện là những

phương tiện này phải được dùng cho các mục tiêu giáo dục. Các học sinh phải tuân theo chỉ dẫn của các giáo viên và

nhân viên nhà trường trong việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật cá nhân. Việc sử dụng phương tiện kỹ thuật cá

nhân để vào mạng lưới điện toán của học khu sẽ bị giới hạn tại khu vực vào mạng lưới điện toán mà không cần dây

dẫn điện (wireless access) trong khuôn viên nhà trường hay những dụng cụ để vào mạng lưới điện toán cách xa

trường. Học sinh sẽ không được vào mạng lưới điện toán hay các hệ thống thông tin của học khu bằng cách dùng các

phương tiện kỹ thuật cá nhân bằng cách tiếp vận hardwire.

Hậu quả của việc lạm dụng và/hay vi phạm những điều khoản của bản thỏa thuận này

Việc lạm dụng các phương tiện kỹ thuật của cá nhân hay của Học Khu tại hay gần tài sản của nhà trường, trên xe hay xe

buýt của nhà trường, trên đường đi đến và về từ các sinh hoạt do nhà trường bảo trợ, hoặc những sinh hoạt hay sự tham

gia những sinh hoạt có liên hệ đến nhà trường, cũng như dùng các phương tiện kỹ thuật của Học Khu ngoài khuôn viên

với remote access, có thể đưa đến việc bị kỷ luật và gồm việc tước quyền vào các tài nguyên kỹ thuật của Học Khu, như

dùng phương tiện kỹ thuật cá nhân để vào mạng lưới điện toán bằng các tài nguyên của Học Khu và bị trục xuất khỏi

trường học hay học khu. Bản thỏa thuận này sẽ được sử dụng cùng với các chính sách của Hội Đồng Quản Trị, Luật Giáo

Dục của Tiểu Bang California, và những luật lệ và điều lệ của địa phương, tiểu bang và liên bang ảnh hưởng đến những

vấn đề áp dụng.

Các em học sinh, phụ huynh, và người giám hộ phải nhìn nhận rằng bản chất tự nhiên của việc sử dụng các phương tiện

kỹ thuật của Học Khu mở rộng không chỉ trong khuôn viên nhà trường mà cả ngoài khuôn viên nhà trường chẳng hạn như

tại nhà. Quyền thực thi pháp lý của Học Khu buộc học sinh phải có hạnh kiểm thích hợp. Các biện pháp và nội quy kỷ

luật sẽ được áp dụng nếu việc lạm dụng hay vi phạm xảy ra tại trường hoặc ngoài khuôn viên nhà trường miễn là khi các

phương tiện kỹ thuật của Học Khu được sử dụng một cách không thích hợp hoặc nếu sự vi phạm liên hệ đến sinh hoạt hay

sự tham gia vào sinh hoạt của nhà trường và không được bảo vệ theo luật pháp. Việc lạm dụng hay vi phạm ngoài khuôn

viên nhà trường mà tạo ra mối đe dọa hay gây ra hoặc có thể sẽ gây ra sự gián đoạn trường học một cách cụ thể và thực tế

thì sẽ bị kỷ luật.

E. 3

Giới Hạn về Trách Nhiệm Pháp Lý

Học Khu Oak Grove sẽ không chịu trách nhiệm về bất cứ tổn thất nào liên quan đến học sinh, kể cả những thiệt hại vì

không chuyển thông tin, chuyển thông tin nhầm, sự gián đoạn dịch vụ, sử dụng trái phép, mất dữ kiện, và tiếp xúc với các

tài liệu hoặc những người có hại hay không thích hợp. Việc sử dụng các chi tiết thu thập từ trang mạng hay các phương

tiện liên lạc là sự rủi ro của riêng học sinh.

Cụ thể, Học Khu Oak Grove không chịu bất cứ trách nhiệm gì về sự chính xác hay phẩm chất của các chi tiết thu thập từ

mạng lưới điện toán. Học Khu cũng không có trách nhiệm pháp lý đối với những phương tiện thông tin điện tử kỹ thuật

cá nhân, gồm máy điện toán, điện thoại đa năng, các dụng cụ để vào mạng lưới điện toán, Air Pods hay những phương

tiện kỹ thuật tương tự, hay những dụng cụ dùng tín hiệu điện tử khác, nếu những dụng cụ đó bị hư hại, mất, hay đánh cắp.

Học sinh và phụ huynh phải bồi thường và không được buộc Học Khu Oak Grove về bất cứ tổn thất nào gây ra do học

sinh sử dụng hay lạm dụng các phương tiện kỹ thuật, và/hoặc do các phương tiện kỹ thuật cá nhân hoặc các dụng cụ điện

tử cá nhân bị mất mát hay tổn hại.

E. 4

Chuyển Trường Từ Học Khu Oak Grove Sang Học Khu Khác hay Ngược Lại (Interdistrict Transfer)

Luật Giáo Dục của Tiểu Bang California quy định học sinh phải đi học tại trường trực thuộc học khu nơi mình cư ngụ, trừ

khi em được phép chuyển trường. Phụ huynh/người giám hộ có thể yêu cầu xin chuyển trường đến một học khu không

phải thuộc nơi mình cư ngụ vì những lý do sau đây. Đơn xin chuyển trường sẽ không tự động được chấp thuận.

Trường Gần Nơi Sở Làm (Allen Bill 2071) - Phụ huynh phải kèm theo lá thư chứng nhận từ sở làm cùng với đơn

xin chuyển trường sang học khu khác. Một trong hai phụ huynh/người giám hộ phải làm việc ít nhất 10 tiếng hàng

tuần trong tuần học tại một sở tọa lạc trong ranh giới học khu của trường mình yêu cầu. (Luật Giáo Dục 48204(b))

Nơi Cư Trú Cũ - Nếu phụ huynh dọn đến khu vực của Học Khu Oak Grove ngay trong niên học thì em học sinh vẫn

có thể tiếp tục học tại trường cũ thuộc học khu khác cho đến hết niên học. Tuy nhiên, em này phải đã học tại trường

cũ ít nhất bốn mươi ngày. Quý vị phải kèm theo giấy tờ chứng nhận địa chỉ cũ có ghi rõ ngày tháng năm cùng

với đơn xin chuyển trường.

Nơi Cư Trú Mới - Nếu phụ huynh/người giám hộ có khế ước sang nhượng, thuê, xây, hay mua nhà nằm trong học

khu khác thì có thể ghi danh cho con em học tại trường gần nơi mình sẽ cư ngụ. Quý vị phải kèm theo bản sao xác

thực của khế ước kể trên cùng với đơn xin chuyển trường.

Trường Hợp Khó Khăn – Nếu học sinh cần phải thay đổi khung cảnh học đường vì lý do tâm lý, cảm xúc, hay sức

khỏe không hợp với bất cứ trường nào trong Học Khu Oak Grove thì phụ huynh phải kèm theo giấy chứng nhận

của một chuyên viên có trách nhiệm hay của một nhân viên chính phủ cùng với đơn xin chuyển trường.

Bị Bắt Nạt – Nếu có yêu cầu, một học sinh được xác nhận là nạn nhân của một hành vi bắt nạt bởi một học sinh của

học khu thuộc nơi cư ngụ hoặc học khu nơi đề nghị ghi danh phải được ưu tiên chuyển trường sang học khu khác theo

thỏa thuận chuyển trường hiện có hay được cứu xét để đưa ra một thỏa thuận chuyển trường. (Luật Giáo Dục

46600(b) và 48900(r))

Ưu Tiên Cho Học Sinh Lớp 8 - Nếu phụ huynh/người giám hộ dọn đến cư ngụ trong học khu mới sau khi em hoàn

tất lớp bảy tại trường cũ thuộc học khu cũ thì học sinh này có thể được phép hoàn tất lớp tám tại trường cũ đó. Quý

vị phải kèm theo giấy chứng nhận địa chỉ cũ của mình cùng với đơn xin chuyển trường sang học khu khác.

Đơn xin chuyển trường sang học khu khác, nếu được chấp thuận, thì sẽ có hiệu lực trong vòng một niên học. Thỏa

thuận này sẽ tiếp tục có hiệu lực miễn là học sinh này phải tỏ cho thấy em đi học đều đặn, có hạnh kiểm tốt, và học lực

khá. Nếu sử dụng chi tiết giả mạo để yêu cầu được chuyển trường thì sự chuyển trường này sẽ trở thành vô hiệu lực. Họ

sinh nào vi phạm nội quy mà có thể bị tạm đuổi học hoặc bị trục xuất thì sự chuyển trường này sẽ trở thành vô hiệu lực.

Phương tiện chuyên chở học sinh sang trường của học khu khác sẽ do phụ huynh phụ trách, trừ khi việc chuyên chở là

quy định theo luật áp dụng. Các dịch vụ giáo dục đặc biệt hay dịch vụ của phần 504 sẽ được cung cấp theo luật định.

Nếu đơn xin chuyển trường được chấp thuận thì đơn này sẽ được chuyển đến học khu nơi phụ huynh yêu cầu để được cứu

xét. Học khu mà phụ huynh yêu cầu con em mình được học trong trường của học khu đó sẽ có ba sự chọn lựa:

1) Chấp thuận đơn yêu cầu, 2) Chấp thuận đơn yêu cầu nhưng phải chờ có chỗ trống hay 3) Từ chối đơn yêu cầu

Thủ Tục Khiếu Nại

Nếu nhân viên của Học Khu Oak Grove từ chối đơn yêu cầu chuyển trường sang học khu khác vì không thuộc các mục

nêu trên hoặc do không nộp đủ giấy tờ cần thiết, phụ huynh/người giám hộ có quyền khiếu nại lên Phụ Tá Tổng Giám

Đốc Học Khu tại Phòng Giáo Dục. Nếu sau khi họp mặt với Phụ Tá Tổng Giám Đốc Học Khu mà đơn yêu cầu vẫn bị từ

chối thì phụ huynh/người giám hộ có quyền đệ đơn khiếu nại lên Tổng Giám Đốc Học Khu. Phụ huynh/người giám hộ

phải viết một lá thư đến Tổng Giám Đốc Học Khu và cung cấp đầy đủ giấy tờ và tất cả bằng chứng hỗ trợ để đơn này

được cứu xét. Tổng Giám Đốc Học Khu sẽ ra quyết định trong vòng năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại.

Nếu đơn khiếu nại vẫn bị từ chối, phụ huynh/người giám hộ có quyền đệ đơn khiếu nại lên Hội Đồng Quản Trị. Nếu đơn

bị Hội Đồng Quản Trị từ chối thì phụ huynh có quyền khiếu nại lên Bộ Giáo Dục Quận Hạt Santa Clara tại 1290 Ridder

Park Drive, San Jose, California 95131-2398. Quyết định của Bộ Giáo Dục Quận Hạt Santa Clara sẽ là quyết định sau

cùng.

Bản Đính Kèm F

F.1

NHỮNG ĐIỀU CÁC GIA ĐÌNH CẦN BIẾT VỀ TÌNH TRẠNG VÔ GIA CƯ Định nghĩa về vô gia cư

Theo định nghĩa hợp pháp của chính quyền liên bang dựa trên Đạo Luật Trợ Giúp Học Tập Cho Người Vô Gia Cư

McKinney-Vento (McKinney-Vento Homeless Education Assitance Act), tình trạng vô gia cư được áp dụng cho bất cứ ai

có một trong những trường hợp như sau:

Không có nơi ngủ đêm thường xuyên, cố định, và thích hợp (gia cư dưới mức tiêu chuẩn bình thường).

Sống chung nhà với người khác vì đang gặp khó khăn về tài chính.

Sống tại các nhà tạm trú công cộng, khách sạn hay nhà trọ

Sống tại nơi công cộng mà không phải là nơi để ngủ như trong xe, công viên.

Là thanh thiếu niên không có người nuôi dưỡng.

Là trẻ em hay thanh thiếu niên đang chờ được sắp xếp nơi chăm nuôi.

Là trẻ em bị bỏ rơi tại các bệnh viện.

Là trẻ em thuộc diện di trú có bất cứ điều kiện kể trên.

Quyền ghi danh trẻ em vào trường học

Con em quý vị được đặc quyền giáo dục qua Đạo Luật Trợ Giúp Giáo Dục Cho Người Vô Gia Cư McKinney-Vento và

luật tiểu bang. Con em quý vị được quyền như sau:

Được tiếp tục theo học tại trường mà các em đã theo học trước đây, mặc dù quý vị đã dọn ra khỏi khu vực của nhà

trường hoặc đã dọn ra khỏi thành phố.

Các em được ghi danh vào lớp ngay.

Được ghi danh đi học ngay cả khi quý vị không có nơi cư ngụ cố định. (Quý vị không cần có bằng chứng về nơi cư

ngụ.)

Được ghi danh đi học ngay cả khi quý vị không có hồ sơ học sinh hay hồ sơ chích ngừa của con em quý vị.

Được cung cấp phương tiện đưa đón từ nơi quý vị đang cư ngụ đến trường các em đã ghi danh đi học từ trước.

Được hưởng những dịch vụ và chương trình trợ giúp đặc biệt.

Chỉ cần gọi điện thoại cho chúng tôi thì quý vị sẽ được giới thiệu đến các nơi sẵn sàng trợ giúp quý vị, từ việc cung cấp

thực phẩm, tìm việc làm, nhà tạm trú, dịch vụ chăm sóc y tế, dịch vụ cai rượu và cần xa ma túy cùng nhiều dịch vụ khác.

Các dịch vụ giới thiệu này hoàn toàn miễn phí, phục vụ bằng nhiều ngôn ngữ và giờ làm việc 24 trên 24, 7 ngày một tuần.

Xin gọi 2-1-1

Có cần trợ giúp không?

Mọi thắc mắc về việc ghi danh nhập học, gọi cho liên lạc viên cộng đồng địa phương dưới đây.

Những đường dây điện thoại trợ giúp khác:

Trung Tâm Trợ Giúp Thanh Thiếu Niên Trong Trường Hợp Khẩn Cấp của Tiểu Bang California: 800-843-5200

Chương Trình Ghi Danh Trẻ Em Bị Lạm Dụng và Bạc Đãi: 800-207-4464

Đường Dây Quốc Gia Phòng Chống Bạo Động Trong Gia Đình: 800-799-SAFE

Đường Dây Quốc Gia Trợ Giúp Những Người Bỏ Nhà Ra Đi: 800-786-2929

Đường Dây Trợ Giúp Nạn Nhân của Bạo Động Trong Gia Đình/Nạn Nhân Bị Cưỡng Bức Tình Dục: 877-363-7238

Các Dịch Vụ Về Tự Tử và Khủng Hoảng: 408-279-3312.

Liên Lạc Viên Cộng Đồng Địa Phương:

Oscar A. Ortiz

Học Khu Oak Grove, Điều Hợp Viên của Địa Phương: Oscar Ortiz

(408) 227-8300, số chuyển tiếp 100249

[email protected]

F.2

MỐI QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG (BP 1240)

Sự giúp đỡ của tình nguyện viên

Hội Đồng Quản Trị khuyến khích phụ huynh/người giám hộ và các thành viên khác trong cộng đồng chia sẻ thời giờ, kiến

thức và khả năng với các học sinh. Sự giúp đỡ của các tình nguyện viên tại các trường học làm phong phú thêm các

chương trình giáo dục và củng cố mối quan hệ giữa các gia đình, các cơ sở thương mại, các cơ quan công cộng, và các tổ

chức tư nhân. Sự hiện diện của các tình nguyện viên trong lớp học và trên sân trường cũng tăng cường thêm sự giám sát

các học sinh và góp phần vào sự an toàn tại học đường. Hội Đồng cũng khuyến khích các thành viên trong cộng đồng

phục vụ như những người cố vấn để hỗ trợ và động viên học sinh.

Tổng Giám Đốc Học Khu hay người được chỉ định sẽ soạn thảo và thực hiện kế hoạch tuyển chọn, thẩm tra lý lịch, và

phân công các tình nguyện viên, kể cả các phương cách để tiếp cận các nhóm phụ huynh/người giám hộ và các thành viên

cộng đồng của người thiểu số. Tổng Giám Đốc Học Khu hay người được chỉ định cũng có thể tuyển mộ các thành viên

trong cộng đồng để phục vụ như những người cố vấn và/hay giới thiệu đến các tổ chức thích hợp trong cộng đồng.

Tổng Giám Đốc Học Khu hay người được chỉ định sẽ đưa ra các thủ tục để bảo vệ sự an toàn của các học sinh và người

lớn. Các thủ tục này sẽ bao gồm các luật lệ liên quan đến xét nghiệm bệnh lao và cũng có thể bao gồm các luật liên quan

đến kiểm tra hồ sơ tội phạm. Các tình nguyện viên giúp các học sinh ngoài phạm vi giám sát trực tiếp của nhân viên

chính ngạch cần được lấy dấu tay và được Bộ Tư Pháp Tiểu Bang California (DOJ) và Cục Điều Tra Liên Bang (FBI)

chứng nhận là không có tiền án.

Các tình nguyện viên sẽ được cung cấp thông tin về các mục tiêu, chương trình, và những điều thực hành của nhà trường

và sẽ được giới thiệu cũng như hướng dẫn những điều liên quan đến trách nhiệm cụ thể của họ cho phù hợp. Các nhân

viên giám thị những tình nguyện viên sẽ bảo đảm rằng những tình nguyện viên được giao các trách nhiệm có ý nghĩa để

tận dụng kỹ năng và chuyên môn của họ cùng tận dụng tối đa các đóng góp của họ cho chương trình giáo dục.

Các tình nguyện viên sẽ hành động phù hợp với các chính sách của học khu, các điều lệ và nội quy của trường học. Thể

theo những điều này, các nhân viên giám thị những tình nguyện viên có thể yêu cầu những tình nguyện viên nào vi phạm

nội quy của trường học rời khỏi khuôn viên nhà trường. Nhân viên cũng có thể hỏi ý kiến của hiệu trưởng hay người

được chỉ định về bất kỳ những tình nguyện viên nào như vậy. Tổng Giám Đốc Học Khu hay người được chỉ định sẽ có

trách nhiệm điều tra và giải quyết các khiếu nại liên quan đến tình nguyện viên.

Tình nguyện viên giúp các việc bảo trì được giới hạn trong các dự án mà không thay thế các nhiệm vụ bảo trì bình thường

của các nhân viên ngoại ngạch. Hội Đồng Quản Trị khuyến khích các tình nguyện viên giúp các dự án ngắn hạn để làm

phong phú cho các lớp học và nhà trường, không làm gia tăng đáng kể khối lượng công việc bảo trì và tuân theo các điều

cam kết và hợp đồng của nhân viên.

Các trợ lý tình nguyện viên không được dùng để hỗ trợ các giáo viên trong việc giảng dạy hoặc thực hiện các trách nhiệm hành chính

trong vị trí của nhân viên ngoại ngạch chính thức đã bị sa thải.

Tổng Giám Đốc Học Khu hay người được chỉ định có thể báo cáo định kỳ với Hội Đồng Quản Trị về chương trình giúp đỡ của các

tình nguyện viên của Học Khu.

Tham Khảo Pháp Lý:

Luật Giáo Dục 8482-8484.6, 8484.7, 8484.9, 35021, 35021.1, 44010, 44227.5, 44814-44815, 45125, 45125.01, 45340-45349, 45360-

45367, 49024, 49406

Luật của Chính Phủ 3100-3109, 3543.5

Luật Y Tế và An toàn 1596.871

Luật Lao Động 1720.4, 3364.5

Luật Hình Sự 290, 290.4, 290.95

Luật Lệ Quy Định, Title 22 101170, 101216

Luật Lệ của Hoa-kỳ, Title 20 6319

Ý Kiến của Luật Sư

62 Ops. Cal. Atty. Gen. 325 (1979)

Quyết Định của Toà Án:

Học Khu Tiểu Học Whisman, 15 Public Employee Reporter for California, 22043

Chính Sách Được Thông Qua: 12/9/2013

Bản Đính Kèm G

G.1

GIẢNG DẠY

Du Khảo

Sau đây là những hướng dẫn liên quan đến các cuộc du khảo mà được xem là một phần của chương trình giáo khoa ở

trường. Do du khảo là một phần của chương trình học, nhà trường không được quyền giữ học sinh lại vì lý do học vấn

hay hạnh kiểm trừ khi các em chính thức bị tạm đuổi học do vi phạm nội quy ngay vào ngày đi du khảo.

Sự Giám Sát

A. Trong lúc đi du khảo, các em học sinh phải có người lớn trông coi.

B. Tỷ lệ người lớn trông coi là cứ 15 học sinh thì phải có ít nhất một người lớn trông chừng. Vì lý do sức khỏe

và an toàn, có thể phải có một người lớn đi kèm với một học sinh hoặc em đó không được phép đi du khảo.

Hiệu trưởng trường phải viết giấy đồng ý không cho phép học sinh đi du khảo vì lý do sức khoẻ và an toàn.

Em này sẽ phải ở lại trường và sang lớp khác để học trong thời gian du khảo.

C. Người đi kèm phải ít nhất là 18 tuổi. Người này không được quyền mang theo những con em khác. Mỗi

người đi kèm phải có trách nhiệm phụ trách một số học sinh cụ thể. Trước khi đi du khảo, nhà trường phải

đưa danh sách học sinh cho người đi kèm. Người đi kèm phải biết đầy đủ chi tiết về vai trò và kỳ vọng đối

với họ trước khi đi du khảo.

Phương Tiện Chuyên Chở

Phương tiện chuyên chở cho chuyến đi du khảo của học sinh phải là xe buýt của học khu, xe điện (light rail), xe buýt

công cộng, hay xe tư nhân. Trước khi đi du khảo hay trở lại trường, những hành vi thích hợp sẽ được nhắc nhở mà

học sinh phải tuân theo.

Phương tiện chuyên chở bằng xe tư nhân phải tuân theo đúng những quy định như sau:

A. Tổng Giám Đốc Học Khu hay người đại diện có thể cho phép học sinh đi du khảo bằng xe tư nhân nếu người

lái xe này là người lớn (ít nhất là 21 tuổi) và đã đăng ký tại trường bằng cách nộp Mẫu Chứng Nhận Lái Xe

(School Driver Certification Form). Mẫu này phải được lưu trữ trong hồ sơ nhà trường trong thời hạn một

năm và phải được tái đăng ký hàng năm.

B. Khi điền Mẫu Chứng Nhận Lái Xe, tất cả những người lái xe sẽ được phát cho Mẫu Chỉ Dẫn Dành Cho

Người Lái Xe (Driver Instruction Form), và mẫu này phải được giữ trong xe của họ. Tất cả học sinh phải có

giấy cho phép với chữ ký của phụ huynh thì mới được quyền đi du khảo bằng xe tư nhân.

C. Người lái xe phải ít nhất là 21 tuổi, có bằng lái xe hợp lệ của Tiểu Bang California, và phải có bảo hiểm xe

như sau: bị thương tích – 100,000-300,000 Mỹ-kim cho mỗi tai nạn và thiệt hại tài sản là 100,000 Mỹ-kim

cho mỗi tai nạn.

HỌC KHU OAK GROVE 1/2

San Jose, California 9/10/2015

AR 6153

G.2

D. Mỗi hành khách đều phải có giây thắt lưng an toàn. Trẻ em dưới 8 tuổi hay có chiều cao dưới 4 feet 9 phải

có ghế riêng (car seat) dành cho các em đó.

E. Xe tải hay pickups không được chở quá số người trong khoang hành khách theo luật định.

F. Số hành khách, kể cả người lái xe, không được quá số luật định và trong bất cứ trường hợp nào cũng không

được quá 10 người.

G. Những người lái xe tư nhân sẽ không được hoàn trả chi phí lái xe.

Linh Tinh

A. Trước khi đi du khảo, tất cả các em học sinh đều phải nộp giấy cho phép đi du khảo của phụ huynh.

B. Mọi quyên tặng sẽ được chấp nhận để trang trải phí tổn của cuộc du khảo; tuy nhiên, không học sinh nào sẽ

bị loại ra khỏi cuộc du khảo do thiếu hụt tài chánh.

C. Giáo viên phụ trách cuộc du khảo phải giữ tất cả các số điện thoại liên lạc của học sinh và dụng cụ cấp cứu

tạm thời trong trường hợp khẩn cấp.

D. Học khu sẽ cung cấp dụng cụ cấp cứu tạm thời một khi các học sinh đi du khảo.

E. Giáo viên phụ trách cuộc du khảo phải giữ tất cả đồ dùng và thuốc men của bất cứ học sinh nào tham gia du

khảo.

F. Những học sinh được ăn trưa miễn phí/giảm phí sẽ được cung cấp thức ăn trưa nếu cuộc du khảo kéo dài quá

giờ ăn trưa. Tất cả học sinh đều có thể mua thức ăn trong bịch. Nếu muốn mua bịch ăn trưa thì phải đặt mua

trước ba (3) ngày.

Những sinh hoạt thể thao sau giờ học là những sinh hoạt do nhà trường bảo trợ nhưng không được xem là các cuộc

du khảo.

HỌC KHU OAK GROVE 2/2

San Jose, California 9/10/2015

AR 6153

G.3

HỌC SINH (BP 5145.7)

Quấy Nhiễu Tình Dục

Hội Đồng Quản trị cam kết duy trì một môi trường giáo dục không có sự quấy nhiễu và kỳ thị. Hội Đồng Quản Trị

nghiêm cấm sự quấy nhiễu tình dục đối với học sinh từ những học sinh, các nhân viên, hay những người khác tại

trường hoặc tại những sinh hoạt do nhà trường bảo trợ hay các sinh hoạt liên hệ đến nhà trường. Hội Đồng Quản Trị

cũng nghiêm cấm tất cả các hành vi hay hành động trả trù những người đã khiếu nại, chứng thực, trợ giúp, hay tham

gia vào thủ tục khiếu nại đã được thiết lập chiếu theo các chính sách, quy tắc hành chánh, và luật lệ. Quấy nhiễu bất

hợp pháp bao gồm sự điều khiển, đe dọa, và đòi hỏi bằng lời nói, hành động, và hình ảnh.

Sự Hướng Dẫn/Chi Tiết

Tổng Giám Đốc Học Khu hay người đại diện sẽ bảo đảm rằng tất cả các học sinh được hướng dẫn đầy đủ chi tiết

thích hợp với tuổi tác về sự quấy nhiễu tình dục theo luật thích hợp. Những hướng dẫn và chi tiết này gồm:

1. Những hành động và hành vi tạo ra sự quấy nhiễu tình dục, bao gồm cơ sở lập luận rằng sự quấy nhiễu tình

dục có thể xảy ra giữa những người cùng phái tính và có thể bao gồm bạo động tình dục

2. Thông báo rõ ràng rằng học sinh không phải chịu đựng sự quấy nhiễu tình dục

3. Sự khuyến khích để báo cáo về những trường hợp em quan sát thấy liên quan đến sự quấy nhiễu tình dục,

ngay cả khi nạn nhân của sự quấy nhiễu đã không lên tiếng than phiền.

4. Chi tiết về thủ tục của Học Khu trong việc điều tra những phàn nàn và cho biết tên của (những) người mà

báo cáo về sự quấy nhiễu tình dục nên được gởi đến.

5. Chi tiết về quyền lợi của các em học sinh và phụ huynh/người giám hộ có thể đệ đơn khiếu nại tội phạm, nếu

áp dụng

Thủ Tục Khiếu Nại

Bất cứ một học sinh nào cảm thấy đang bị hay là đối tượng bị quấy nhiễu tình dục tại trường học hay tại những sinh

hoạt do nhà trường bảo trợ hoặc những sinh hoạt liên hệ đến nhà trường (thí dụ như bị quấy nhiễu bởi một vận động

viên hoặc huấn luyện viên đang thăm trường học) phải lập tức báo cáo ngay cho giáo viên của em hay bất cứ nhân

viên nào khác của nhà trường. Nhân viên nhà trường nhận báo cáo của học sinh phải báo cáo lên theo luật lệ hành

chánh.

Tổng Giám Đốc Học Khu hay người có thẩm quyền sẽ bảo đảm rằng tất cả mọi phàn nàn về việc quấy nhiễu tình dục

phải được điều tra ngay theo luật hành chánh. Một khi Tổng Giám Đốc Học Khu hay người có thẩm quyền đã xác

định là sự quấy nhiễu đã xảy ra, thì sẽ đưa ra các biện pháp tức thời và thích hợp để chấm dứt sự quấy nhiễu và chú ý

đến những ảnh hưởng của sự quấy nhiễu này đến nạn nhân.

Trong trường hợp sự quấy nhiễu tình dục liên quan đến hiệu trưởng trường hay những nhân viên Học Khu, những

người thường nhận báo cáo về sự quấy nhiễu tình dục, thì nhân viên nhận báo cáo của học sinh hay nhân viên quan

sát thấy sự kiện sẽ phải báo cáo sự việc này lên Tổng Giám Đốc Học Khu hay người có thẩm quyền.

Tổng Giám Đốc Học Khu hay người có thẩm quyền sẽ phải thiết lập các điều lệ và thủ tục thích hợp về việc quấy

nhiễu tình dục và phổ biến những chi tiết thích hợp cho các học sinh, phụ huynh/người giám hộ, và nhân viên.

Những Biện Pháp Kỷ Luật

Những học sinh nào tham gia vào việc quấy nhiễu tình dục hay bạo động tình dục với bất cứ một người nào ở trường

hay tại một sinh hoạt do nhà trường bảo trợ hoặc một sinh hoạt liên quan đến nhà trường là vi phạm chính sách và sẽ

bị trừng phạt. Đối với các học sinh từ lớp 4 đến lớp 8, các biện pháp trừng phạt bao gồm tạm đuổi học và/hay trục

xuất, với điều kiện là việc chịu những biện kỷ luật về toàn bộ sự việc sẽ được xem xét.

Bản Đính Kèm H

H.1

Lưu Trữ Hồ Sơ

Tất cả mọi khiếu nại và việc khẳng định về quấy nhiễu tình dục sẽ được giữ kín, ngoại trừ trường hợp cần thiết phải

tiến hành điều tra hoặc đưa ra những hành động cần thiết sau đó.

Phu huynh học sinh/người giám hộ và học sinh nào có thắc mắc về chính sách này đều được khuyến khích liên lạc

với một quản trị viên.

Tổng Giám Đốc Học Khu hay người có thẩm quyền sẽ lưu trữ hồ sơ của tất cả các trường hợp đã được báo cáo về sự

quấy nhiễu tình dục để bảo đảm rằng Học Khu duy trì, giải quyết, và phòng ngừa hành vi quấy nhiễu được lập đi lập

lại tại các trường học.

Tham Khảo Pháp Luật:

Luật Giáo Dục 200-262.4, 48900, 48900.2, 48904, 48980

Luật Dân Sự 51.9, 1714.1

Luật Chính Quyền 12950.1

Luật Quy Định, Title 5 4600-4687, 4900-4965

Luật Hoa-kỳ, Title 20 1681-1688; Title 42 1983, 2000d-2000d-7, 2000e-2000e-17; Title 34 106.1-106.71

Các Quyết Định của Toà Án

Donovan v. Poway Unified School District, (2008) 167 Cal.App.4th 567

Flores v. Morgan Hill Unified School District, (2003, 9th Cir.) 324 F.3d 1130

Reese v. Jefferson School District, (2001 9th Cir.) 208 F.3d 736

Davis v. Monroe County Board of Education, (1999) 526 U.S. 629

Gebser v. Lago Vista Independent School District, (1998) 524 U.S. 274

Oona by Kate S. v. McCaffrey, (1998 9th Cir.) 143 F.3d 473

Doe v. Petaluma City School District, (1995, 9th Cir.) 54 F.3d 1447

Chính Sách Này Được Thông Qua vào: 12/2/2015

H.2

SỰ THAM GIA CỦA GIA ĐÌNH

Trong chế độ dân chủ, sự tham gia của phụ huynh và người giám hộ vào việc giáo dục con em tại các trường công lập

được khuyến khích và hoan nghênh. Sự tham gia sớm và thường xuyên của phụ huynh giúp con em tiến bộ về mặt học

vấn. Một khi sự tham gia này được kết hợp với sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường, điều đó sẽ đem lại lợi ích cho các

học sinh, nhà trường, và cộng đồng.

Phụ huynh và người giám hộ của học sinh có quyền được tham gia vào tiến trình giáo dục với tư cách là người đại diện

của con em họ. Các quyền lợi này được ghi rõ trong Luật Giáo Dục 51100-51102. (B.P. 1240, 1250, 5020)

Quan sát lớp học

Phụ huynh được quyền thăm viếng lớp học của con em để quan sát các sinh hoạt trừ khi có lệnh của tòa án giới hạn việc

thăm viếng. Ngày giờ của buổi thăm viếng phải được sắp xếp trước với nhà trường.

Hội thảo với giáo viên

Phụ huynh có quyền yêu cầu được hội thảo với (các) giáo viên của con em hoặc hiệu trưởng trường. Phụ huynh phải liên

lạc với nhà trường để sắp xếp ngày giờ thuận tiện cho mọi người tham gia trong buổi hội thảo.

Tình nguyện

Phụ huynh có quyền tình nguyện thời giờ và công của để cải tiến phòng ốc và các chương trình của nhà trường dưới sự

giám sát của các nhân viên học khu. Phụ huynh nên liên lạc với nhà trường về thời hạn và điều kiện của dịch vụ này.

Chuyên cần

Phụ huynh có quyền được thông báo nếu con em vắng mặt không có phép. Phụ huynh phải thông báo cho văn phòng nhà

trường vào buổi sáng mà con em vắng mặt hay cho con em đưa lên văn phòng một giấy xin phép với chữ ký của phụ

huynh ngay ngày hôm sau khi em đi học trở lại.

Trắc nghiệm học sinh

Phụ huynh có quyền được thông báo về thành quả của con em trong các bài thi trắc nghiệm theo tiêu chuẩn và các bài thì

trắc nghiệm của tiểu bang và thứ hạng của trường học về những bài trắc nghiệm này. (Theo những quy định khác của tiểu

bang, phụ huynh có thể yêu cầu cho con em mình được miễn thi các bài trắc nghiệm của tiểu bang.)

Chọn trường

Phụ huynh có quyền yêu cầu cho con em ghi tên học tại bất cứ trường nào trong học khu. Tuy nhiên, học khu không nhất

thiết phải chấp nhận yêu cầu này nhưng sẽ phúc đáp về yêu cầu chuyển trường của quý vị. Phụ huynh có thể thăm viếng

một trường học mà họ muốn con em theo học sau khi lấy hẹn với văn phòng trường học đó.

Môi trường học đường an toàn

Phụ huynh có quyền có một môi trường học đường an toàn và dưỡng dục cho con em.

Tài liệu giáo khoa

Phụ huynh có quyền xem qua các tài liệu giáo khoa trong các lớp học của con em.

Sự tiến bộ về mặt học vấn của học sinh

Phụ huynh có quyền được thông báo về sự tiến bộ học vấn của con em ở trường và về người cần để liên lạc trong trường

hợp cần biết thêm thông tin hay giúp đỡ con em.

Học bạ

Phụ huynh có quyền xem qua học bạ của con em và đưa ra thắc mắc về bất cứ điều gì không chính xác hoặc sai lầm hay

xâm phạm riêng tư. Phụ huynh có quyền nhận được phúc đáp của học khu trong một thời gian hạn định.

Tiêu chuẩn

Phụ huynh có quyền được thông báo về những tiêu chuẩn, sự thành thạo, và kỹ năng về mặt học vấn mà con em phải đạt

được.

Bản Đính Kèm I

I.1

Nội quy trường học

Phụ huynh có quyền nhận thông báo về các nội quy nhà trường, nội quy về việc vi phạm kỷ luật, chính sách về sự chuyên

cần, những quy định về y phục học sinh, và những thủ tục khi thăm viếng trường học.

Trắc nghiệm về tâm lý

Phụ huynh có quyền nhận những thông tin về tất cả những trắc nghiệm tâm lý được đề nghị cho con em cũng như từ chối

cho phép con em mình được trắc nghiệm về tâm lý.

Các hội đồng và ủy ban

Phụ huynh có quyền tham gia với tư cách là một hội viên của ủy ban cố vấn phụ huynh, hội đồng học đường, hoặc nhóm

lãnh đạo ban điều hành tại trường theo đúng các nội quy và điều lệ đã được quy định cho hội viên.

Phụ huynh cũng có quyền tham dự những buổi họp do nhà trường ấn định để biết thông tin và các sinh hoạt của nhà

trường.

Chi tiết về việc ở lại lớp

Phụ huynh có quyền được thông báo càng sớm càng tốt trong niên học nếu con em của họ đã được cho là có thể bị ở lại

lớp và có thể hội ý với nhân viên nhà trường về quyết định đó và quyết định khiếu nại.

Soạn thảo nội quy

Phụ huynh và người giám hộ có quyền và được tạo cơ hội để hợp tác chặt chẽ với nhà trường trong tinh thần hỗ trợ và tôn

trọng lẫn nhau nhằm giúp con em thành công. Hội đồng quản trị của mỗi học khu sẽ áp dụng một chính sách được soản

thảo chung nhằm giúp phụ huynh và người giám hộ, nhân viên nhà trường, và học sinh cùng chia sẻ trách nhiệm cho sự

phát triển về trí tuệ, thể chất, cảm xúc và giao tế, và lợi ích cho các học sinh.

Nội quy này bao gồm nhưng không giới hạn:

1. Cách phụ huynh/người giám hộ và nhà trường sẽ giúp học sinh đạt được các tiêu chuẩn về mặt học vấn và các tiêu

chuẩn khác.

2. Cách nhà trường sẽ cung cấp cho tất cả học sinh một chương trình học, các phương pháp giảng dạy có phẩm chất cao

trong một môi trường hỗ trợ cho sự học hỏi hầu giúp các học sinh đạt được kỳ vọng về học vấn của nhà trường.

3. Những điều mà phụ huynh và người giám hộ có thể làm để hỗ trợ môi trường học vấn của con em bao gồm, nhưng

không giới hạn:

Theo dõi sự chuyên cần của con em

Bảo đảm con em hoàn tất bài làm ở nhà

Khuyến khích con em tham gia vào những sinh hoạt ngoài chương trình học

Theo dõi và quy định việc xem truyền hình

Đề ra và tham gia những sinh hoạt ở nhà hầu hỗ trợ cho những sinh hoạt trong lớp

Tình nguyện giúp tại trường

Tham gia vào những tiến trình có tính cách quyết định tại trường học

Sự thăm viếng của phụ huynh

Mỗi trường học đều có bản hướng dẫn dành cho phụ huynh khi thăm viếng lớp học. Bản hướng dẫn này đã được soạn

thảo nhằm tạo cơ hội cho những khách đến quan sát lớp học mà không ảnh hưởng đến môi trường học của các học sinh.

CHI TIẾT LUẬT MEGAN VỀ TỘI PHẠM TÌNH DỤC

Những kẻ phạm tội về tình dục phải đăng ký nơi cư trú của mình trừ khi người này không còn bị xem là tội phạm nữa qua

các thủ tục hợp pháp.

Công chúng sẽ được biết nếu một người là tội phạm tình dục đã được đăng ký bằng cách gọi cho ty cảnh sát địa phương

hay vào trang mạng www.meganslaw.ca.gov.

Trang mạng cho phép công chúng xem được hình ảnh và chi tiết về kẻ phạm tội đang cư trú tại California đã phạm tội về

tình dục và đã đăng ký nơi cư trú của mình với cơ quan pháp luật địa phương.

I.2

J.3

Chi Tiết về Các Trình Độ Thành Thạo Anh Ngữ về ELPAC và

Các Trình Độ Thành Tích về Học Lực Theo

Kết Quả Bài Trắc Nghiệm ELPAC

Bốn trình độ ELPAC mô tả trình độ Anh Ngữ của học sinh. Bảng dưới đây cho thấy bốn trình độ theo kết quả

bài trắc nghiệm ELPAC tương ứng với ba trình độ thông thạo Anh Ngữ được mô tả trong Các Tiêu Chuẩn ELD.

Các Trình Độ Học Lực Theo Tiêu Chuẩn ELD (PLDs)

PLDs mô tả kiến thức, kỹ năng, và khả năng của học sinh tiến bộ theo thời gian, xác định những

điều các em học sinh đang học Anh Ngữ (EL) biết và có thể làm được trong giai đoạn đầu và lúc

thành thạo ba trình độ thành thạo là: Sơ Cấp, Trung Cấp, và Thông Thạo.

Trình độ thành thạo không phải để nhận diện một học sinh (thí dụ như học sinh có trình độ

sơ cấp) nhưng để xác nhận những điều em biết và có thể làm được tại mỗi trình độ cụ thể

trong khi em học Anh Ngữ.

Trình Độ ELPAC (Trình độ Anh Ngữ)

Trình Độ 1 Kém

Trình Độ 2 Có Tiến Bộ

Trình Độ 3 Khá Tiến Bộ

Trình Độ 4 Thông Thạo

Các Trình Độ Học

Lực Theo Tiêu

Chuẩn ELD

(PLDs)

Sơ Cấp Trung Cấp Thông Thạo

Bốn Trình Độ Thành Tích: 4: Giỏi 3: Khá 2: Trung Bình 1: Kém

Ba Trình Độ Thành Tích: (Nghe, Nói, Đọc, Viết)

3: Cao Cấp 2: Trung Cấp 1: Sơ Cấp

K. 1

Về Việc: Sự Nhận Thức của Phụ Huynh Liên Quan Đến Các Vấn Đề Trên Các Trang Mạng Xã Hội và Sự Bắt Nạt

Qua Đường Tin Học

Kính Gởi Quý Phụ Huynh hoặc Người Giám Hộ:

Nhằm nỗ lực nâng cao sự an toàn cho con em quý vị, Học Khu Oak Grove muốn quý vị lưu tâm về việc trẻ vị thành

niên, và có lẽ ngay cả con em quý vị, sử dụng mạng lưới điện toán ngày càng gia tăng và điều này rất nguy hiểm. Một

số phụ huynh có thể chưa nhận thức được việc sử dụng máy điện toán và mạng lưới điện toán tràn ngập mà có thể gây

hậu quả nghiêm trọng đến con em quý vị.

Học Khu Oak Grove có nhiều quan tâm đến các trang mạng giao tiếp xã hội. Có sự gia tăng đáng kể trong việc đăng

tải các chi tiết cá nhân, và sự trao đổi các chi tiết hết sức cá nhân với những người khác, có thể là học sinh hoặc những

người giả làm học sinh. Sau khi xem qua các trang mạng này, chúng tôi nhận thức rằng mặc dù một số người mở

trương mục ở tuổi vị thành niên và không đủ “Điều Kiện Để Tham Gia,” các em vẫn có thể dùng ngày sinh giả để vào

trang mạng.

Ban điều hành của các trang mạng giao tiếp xã hội nhận thức được những quan tâm liên quan đến sự an toàn của trẻ em

trong việc sử dụng những trang mạng này. Mục tiêu của thư này nhằm để lưu ý quý vị về chiều hướng hiện tại này trên

mạng lưới điện toán hầu quý vị có thể tự bảo vệ cho bản thân và con em mình từ sự bắt nạt qua đường tin học từ những

người lớn dùng mạng lưới điện toán để thu thập các chi tiết cá nhân về trẻ em và thường dụ dỗ gặp mặt các trẻ em dùng

trang mạng này.

Các trang mạng giao tiếp xã hội cũng trở thành một nguồn của sự bắt nạt qua đường tin học. Sự bắt nạt qua đường tin

học xảy ra khi một em nhỏ, một trẻ vị thành niên, hay người lớn bị dày vò, đe dọa, quấy nhiễu, làm nhục, diễu cợt hoặc

bị làm mục tiêu cho những em nhỏ, trẻ vị thành niên, hay người lớn khác cùng dùng mạng lưới điện toán. Đề nghị của

chúng tôi là quý vị nên thường xuyên giám sát con em mình khi em sử dụng mạng lưới điện toán và các trang mạng

giao tiếp xã hội. Là một phụ huynh/giám hộ, chúng tôi khuyến khích quý vị nên thảo luận với con em mình những

cách sử dụng thích hợp và không thích hợp trên mạng lưới điện toán, email, và những trang mạng giao tiếp xã hội.

Xin quý vị bảo đảm con em hiểu được nếu các em dày vò, đe dọa, quấy nhiễu, làm nhục, diễu cợt hoặc nhắm vào hay

bắt nạt những cá nhân khác em đã biết trên trường học là sẽ gây ra sự gián đoạn to lớn đến nhà trường và nhà trường có

thể kỷ luật (bao gồm tạm đuổi học hay trục xuất). Chúng tôi giải thích sự liên hệ đến trường học bao gồm các lời nhắn

được gởi đi từ máy điện toán ở nhà hay những dụng cụ điện tử nếu lời nhắn được gởi cho một học sinh khác hay nói về

một học sinh khác, nhà trường hoặc nhân viên nhà trường hay nếu hoạt động trên máy điện toán có liên quan đến sinh

hoạt của nhà trường hoặc việc đi học tại trường đó.

Xin quý vị cũng bảo đảm con em mình hiểu rằng nếu em là mục tiêu hay nạn nhân của những hành vi nêu trên, thì

những sự bắt nạt này phải được thông báo cho ban điều hành của nhà trường ngay để vấn đề được điều tra. Nhà trường

không thể thảo luận với quý vị về những phương pháp trừng phạt dành cho một học sinh khác nhưng chúng tôi tin rằng

chúng tôi sẽ áp dụng những phương pháp trừng phạt hiệu quả để ngưng ngay những hành vi đó. Trong trường hợp nếu

sự bắt nạt này vẫn tiếp tục xảy ra, xin quý vị thông báo cho nhà trường ngay để chúng tôi áp dụng các phương pháp

trừng phạt thích đáng hơn. Học Khu rất quan tâm về vấn đề này và bảo đảm sẽ trừng phạt thích đáng đối với những

hành vi này nếu chúng tôi được thông báo.

Sự an toàn của con em chúng ta luôn là sự quan tâm hàng đầu. Xin quý vị liên lạc với Quản Trị Viên (Hiệu Trưởng

hoặc Phụ Tá Hiệu Trưởng) tại trường học của con em nếu quý vị có thắc mắc hay quan tâm về việc con em sử dụng các

trang mạng giao tiếp xã hội. Chúng tôi rất mong được hợp tác với quý phụ huynh/giám hộ để bảo đảm sự an toàn cho

mọi học sinh.

Trân Trọng,

Tổng Giám Đốc Học Khu José L. Manzo

Bản Đính Kèm K

K. 2

Sự An Toàn Trên Mạng Lưới Điện Toán

Rất nhiều người đã tỏ ra lo ngại về vấn đề an toàn và sự riêng tư trên các trang mạng giao tiếp xã hội. Sau đây là một số chỉ

dẫn cho mọi người, đặc biệt là các em vị thành niên, làm theo khi vào các trang mạng giao tiếp xã hội. Trang mạng giao tiếp

xã hội được định nghĩa là những trang mạng hay những phương tiện liên lạc trên mạng lưới điện toán được rất nhiều người

dùng để chia sẻ tin tức và bày tỏ sự giao tiếp xã hội và chuyên nghiệp.

Hãy dùng privacy settings do các trang mạng xã hội xếp đặt. Những setting này nhằm mục đích giúp các em được an toàn

trong khi vẫn cho phép em liên lạc với những người mình muốn.

Chỉ nên cho các bạn, chứ không phải bất cứ ai, xem tiểu sử của mình. Không cần phải cho những người khác biết về tiểu sử

của mình. Nếu em là bạn của một người nào đó thì những người này có thể biết được các chi tiết về em.

Đừng ghi nguyên họ của mình mà chỉ dùng chữ tắt. Những người khác có thể tìm kiếm em trong mạng lưới điện toán, và nếu

họ biết em thì họ sẽ nhận ra em ngay và không cần phải biết tên họ của em.

Đừng đăng tải những gì không thích hợp trong tiểu sử của mình cũng như của những người khác. Ngay cả khi các em dùng

privacy setting, điều này không có nghĩa là các bạn của mình cũng làm như vậy.

Hãy xóa đi hoặc ngăn lại các lời bình phẩm không thích hợp trong tiểu sử của mình.

Chỉ chấp nhận hoặc đưa vào danh sách bạn bè những người em đã gặp mặt. Con người không hẳn là người như họ đã diễn tả.

Đừng đăng tải địa chỉ, số điện thoại, hoặc thời khóa biểu đi học của em trong tiểu sử.

Các trang mạng giao tiếp xã hội là những nơi phổ biến để trẻ em tìm đến giao tiếp với bạn bè. Tuy nhiên, để bảo vệ sự an

toàn và sự riêng tư của gia đình quý vị, phụ huynh phải hướng dẫn con em cách thận trọng khi vào các trang mạng. Quý vị

cũng nên nói chuyện thường xuyên với con em về việc sử dụng mạng lưới điện toán và hướng dẫn chúng về những hiểm họa

khi dùng mạng lưới điện toán.

Là một phụ huynh/giám hộ, xin quý vị lưu ý những chỉ dẫn sau đây nhằm giúp con em mình có quyết định an toàn khi vào

các trang mạng trên mạng lưới điện toán.

Hãy nói chuyện với con em và hỏi chúng tại sao lại sử dụng các trang mạng giao tiếp xã hội, em liên lạc với những

người khác bằng cách nào và em diễn tả bản thân mình ra sao khi lên mạng.

Trẻ em không nên nói dối về tuổi của mình. Thành viên của trang mạng giao tiếp xã hội phải ít nhất là 14 tuổi.

Hầu hết các trang mạng giao tiếp xã hội luôn cảnh giác nhằm bảo về các thành viên nhỏ tuổi và không thể bảo vệ các em

nếu các em không tự nhận diện mình là nhỏ tuổi.

Các trang mạng giao tiếp xã hội là một trang mạng công cộng. Các thành viên không nên đăng tải bất cứ chi tiết gì

nếu không muốn cả thế giới này biết (như số điện thoại, địa chỉ, tên, hoặc nơi ở cụ thể). Hãy nói cho con em biết em nên

tránh đăng tải bất cứ điều gì để người lạ có thể tìm ra em, chẳng hạn như nơi em hay lui tới tại địa phương.

Nhắc em đừng đăng tải bất cứ chi tiết gì có thể gây bối rối cho bản thân hoặc gây nguy hiểm cho em sau này. Mặc

dù các trang mạng giao tiếp xã hội là một trang mạng công cộng, trẻ vị thành niên đôi khi nghĩ rằng người lớn không thể

xem được những gì em đăng tải trên đó. Hãy nói cho em biết em không nên đăng tải hình ảnh cũng như những chi tiết

em không muốn người lớn biết.

Con người không hẳn là người như họ đã diễn tả. Nhắc con em quý vị thận trọng khi cho tên một người lạ mặt

vào danh sách các bạn của mình. Tuy các em rất vui khi được liên lạc với các bạn trên các trang mạng giao tiếp xã hội

từ khắp nơi trên thế giới, các em nên thận trọng khi liên lạc với những người mình chưa biết. Các em nên nói chuyện với

quý vị khi muốn gặp gỡ một người bạn đã quen trên mạng lưới điện toán, và nếu quý vị nghĩ điều đó là an toàn thì các

buổi gặp gỡ nên ở nơi công cộng và mang theo các bạn khác hay một người lớn mà mình tin tưởng.

Sự quấy nhiễu, việc phát ngôn kỳ thị và các nội dung không thích hợp nên được báo cáo. Nếu con em quý vị gặp

phải các hành vi không thích hợp thì cho em biết em nên nói chuyện với quý vị, và em nên báo cáo cho những người có

thẩm quyền.

Đừng quá quan tâm đến những mưu đồ thu thập chi tiết cá nhân. Đây là cách những tên lường gạt dùng để thu thập

các chi tiết cá nhân của mình như tên ghi danh và khẩu lệnh bằng cách giả làm một trang mạng mà các em tin tưởng.

Mọi chi tiết về các software giám sát, xin quý vị vào:

k9webprotection.com SafeFamilies.org

Để biết thêm chi tiết về những nguồn tài liệu khác, xin quý vị viếng thăm:

OnGuard Online Netsmartz.org WiredSafety.org

https://csn.org GetNetWise.org https://www.connectsafely.org

Ncpc.org https://www.commonsensemedia.org

K. 3

SỰ BẮT NẠT QUA ĐƯỜNG TIN HỌC

Sự bắt nạt qua đường tin học là gì?

Sự bắt nạt/quấy nhiễu những cá nhân khác qua các phương tiện liên lạc như Internet, emails, chat room, điện thoại cầm tay,

tạp chí trên mạng/trang blog sites, và các thư tín trên mạng điện toán. Định nghĩa hợp pháp có trong Luật Giáo Dục 48900 (r).

Sự bắt nạt qua đường tin học khác với hình thức bắt nạt “thông thường” ra sao?

Theo hình thức bắt nạt thông thường, những nạn nhân bị bắt nạt biết mặt kẻ bắt nạt mình. Khi trẻ em bị bắt nạt qua đường tin

học, em có thể nhận được các thư tín từ những cá nhân nặc danh hay những cá nhân dùng tên giả. Kẻ bắt nạt qua đường tin

học có thể là bạn thân của nạn nhân đó. Loại bắt nạt thông thường hay xảy ra tại trường hoặc trên đường đi đến trường hay

trên sân trường. Nạn nhân của kẻ bắt nạt qua đường tin học không thể tránh các kẻ này mà các em có thể bị trêu chọc ngay

tại nhà mình, cả ngày lẫn đêm – bất cứ nơi đâu hay bất cứ khi nào các em sử dụng các dụng cụ điện tử của mình.

Vấn đề này đã lan tràn ra sao?

Thật khó để biết được sự lan tràn của vấn đề này vì đây là một hiện tượng tương đối mới mẻ tại Hoa-kỳ. Hầu hết các nghiên

cứu mới đây đã được tiến hành tại Anh Quốc, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, và Canada – những quốc gia đã bị ảnh hưởng bởi sự

bắt nạt qua đường tin học trong nhiều năm qua. Dữ kiện từ Anh Quốc cho thấy cứ 3 trẻ vị thành niên thì có 1 em ở lứa tuổi

từ 7 đến 11 có điện thoại cầm thay riêng, và cuộc thăm dò ý kiến tại Anh Quốc năm 2002 cho thấy cứ 4 trẻ vị thành niên ở

lứa tuổi từ 11 đến 19 thì có một em đã bị đe dọa, gồm cả đe dọa đến tính mạng qua máy điện toán hay qua điện thoại cầm tay.

Một số thí dụ về sự bắt nạt qua đường tin học là gì?

Hình thức bắt nạt qua đường tin học phổ biến nhất là các thư tín thô tục hay tin nhắn trên mạng truyền thông xã hội gởi đến

trong điện thoại cầm tay. Các em bị quấy nhiễu trên điện thoại cầm tay của mình có thể nhận khoảng 50 lời nhắn mỗi ngày.

Những kẻ khác dùng điện thoại cầm tay để chụp hình rồi đăng hình đó cho hàng trăm hay hàng ngàn người khác xem. Nhiều

sự kiện xảy ra khi các học sinh đang ở trong phòng thay đồ, phòng tắm, hay nhà vệ sinh và bị chụp hình lén rồi những hình

đó được đăng lên mạng lưới điện toán. Học Khu Oak Grove nghiêm cấm việc sử dụng điện thoại cầm tay có khả năng chụp

hình trong phòng thay đồ, phòng tắm, hay nhà vệ sinh, và em nào vi phạm sẽ bị kỷ luật tối đa và gồm cả việc bị trục xuất

khỏi trường. Một thí dụ khác của sự bắt nạt qua đường tin học là bỏ phiếu bầu trên mạng lưới điện toán cho một nam sinh/nữ

sinh xấu nhất, mập nhất, hay ngu ngốc nhất tại một trường học nào đó. Có người còn bị bắt nạt qua các thư tín (instant

messages) được gởi ngay đến máy điện toán tại nhà khi em lên mạng lưới hay kiểm tra thư tín.

Tại sao tôi lại phải bận tâm?

Nghiên cứu về các loại bắt nạt thông thường cho thấy nạn nhân chịu các hậu quả ngắn hạn và dài hạn như bị giảm lòng tự

trọng, bị chán nản, ốm yếu, lo lắng, trốn học, và có ý nghĩ tự tử. Một số học sinh đã tự tử vì đã trở thành nạn nhân của sự bắt

nạt qua đường tin học. Mặc dù nghiên cứu về những ảnh hưởng của sự bắt nạt qua đường tin học đối với kẻ bắt nạt và các

nạn nhân vẫn đang được tiến hành, các dữ kiện sơ bộ cho thấy sự bắt nạt qua đường tin học có những ảnh hưởng nghiêm

trọng hơn là loại bắt nạt thông thường. Sự bắt nạt qua đường tin học cũng ảnh hưởng và quấy rối đến các trường học. Mặc

dù các sự kiện về tin học xảy ra ngoài khuôn viên nhà trường, ảnh hưởng đã được thấy và cảm nhận trong bầu không khí học

đường. Các sự kiện về bắt nạt qua đường tin học mà không được giải quyết ổn thỏa có thể làm vấn đề trở nên nghiêm trọng

hơn và cũng là nguyên nhân của các lo ngại về pháp lý đối với các trường học và hệ thống trường học và cũng là nguyên

nhân của các lo ngại về pháp lý đối với phụ huynh của các kẻ bắt nạt qua đường tin học.

Điều gì có thể được thực hiện?

Đầu tiên và trước hết, các phụ huynh, giáo sư, các nhà thi hành luật pháp, và những người lớn quan tâm khác cần phải nhận

thức được những kỹ thuật giới trẻ đang dùng và những nguy hiểm mà các hình thức liên lạc khác nhau có thể gây ra. Những

người lớn nên nhận thức được những ảnh hưởng mà sự bắt nạt gây ra cho giới trẻ và nơi để được giúp đỡ nếu con em có liên

quan đến sự bắt nạt qua đường tin học. Phụ huynh nên thật chủ động trong việc giám sát con em khi em dùng các phương

tiện kỹ thuật và chủ động ngăn chặn sự bắt nạt qua đường tin học từ nhà nếu con em của họ bắt nạt một cá nhân khác qua

đường tin học.

Bí quyết dành cho các học sinh

Phải thật cẩn thận đừng cho số điện thoại hay địa chỉ lên mạng cho những người không phải là bạn thân của mình.

Đừng bao giờ cho ai mật mã (password) của mình!

Không trả lời các thư tín đối với những người em không biết.

Không trả lời các thư tín có nội dung bắt nạt.

Giữ lại hay in ra, chụp màn hình, hay chụp lại các thư tín có nội dung quấy nhiễu.

Báo cáo những quấy nhiễu cho phụ huynh và nhân viên nhà trường.

Đừng bao giờ gặp gỡ những người quen qua mạng lưới điện toán mà không có sự hiện diện của người lớn.

Hãy đổi các trương mục trên mạng lưới điện toán hay số điện thoại cầm tay nếu cần.

K. 4

Bí quyết dành cho phụ huynh

Hãy nói với con em mình về các đe dọa trên mạng lưới điện toán hay các kẻ bắt nạt qua đường tin học.

Gắn máy điện toán tại nơi mà phụ huynh có thể theo dõi và hãy theo dõi chúng.

Hãy xem phản ứng của con em khi em nhận các loại thư tín hay instant messages.

Nghĩ đến việc mua các software có khả năng thu lại các instant messages.

Biết người để liên lạc khi con em có liên quan đến sự bắt nạt qua đường tin học.

Hãy xem xét việc cấm dùng SnapChat hay những mạng truyền thông khác mà có chức năng tự động xóa tin nhắn hay

hình ảnh chỉ sau vài giây đồng hồ. Chức năng tự xóa là lý do rất nhiều học sinh dùng những Mạng Truyền Thông như

vậy để bắt nạt và đăng những lời nhắn và hình ảnh không thích hợp.

Bí quyết dành cho các nhà giáo dục

Hướng dẫn các giáo sư và học sinh về sự nghiêm trọng của vấn đề này.

Bổ sung các nội quy về phòng chống bắt nạt gồm cả sự bắt nạt qua đường tin học.

Các giáo sư nên thảo luận với học sinh về những điều an toàn trên mạng lưới điện toán.

Hướng dẫn phụ huynh về sự bắt nạt qua đường tin học và người để họ liên lạc nếu con em họ có liên quan đến việc này

(như giáo viên hay hiệu trưởng trường).

Để xem thêm các thông tin chi tiết, xin quý vị vào các trang mạng sau đây:

www.cyberbullying.org

www.mediasmarts.ca/parents

Tại sao một số trẻ em thích chọc ghẹo và quấy

nhiễu những người khác?

Rất nhiều người trong chúng ta đã từng chọc

ghẹo người khác. Dĩ nhiên, chúng ta đều biết

chọc ghẹo là không hay và chúng ta cũng không

thích bị người khác chọc ghẹo. Như vậy thì tại

sao chúng ta chọc ghẹo? Tại sao một số trẻ em

thích chọc ghẹo thường xuyên?

Một số người nghĩ rằng bản thân họ sẽ có

giá trị hơn khi họ làm giảm giá trị người

khác. Điều này rất là ngớ ngẩn phải không?

Suy cho cùng, nói xấu người khác là một

điều xấu vì chẳng bao lâu, bạn bè của mình

đều nghĩ rằng bản thân họ cũng bị mình nói

xấu luôn.

Một số người muốn có nhiều quyền lực

hơn trong nhóm của họ bằng cách đưa ra

các lời đồn nhảm hay gây tổn thương cho

những người khác. Một số người cho rằng

bản thân họ sẽ được mến mộ hơn bằng cách

làm cho những trẻ em khác bị thẹn thùng.

Tuy nhiên, những người lãnh đạo thực sự

làm tăng giá trị người khác chứ không đánh

gục họ!

Một số trẻ em nghĩ rằng bản thân mình

bủn xỉn đối với những em khác nghĩa là

mình là người cứng rắn và được những

người khác kính trọng. Nhưng mà khi

người khác sợ mình, điều đó không giống

như là họ tôn trọng mình (hay thích mình).

Một số trẻ em có nhiều thói xấu, và những

thói xấu này rất khó bỏ đi! Một khi đã có

một thói xấu gì, như chọc ghẹo những em

khác hay đồn nhảm, điều này rất khó ngưng.

Cũng vậy, một số trẻ em thích chọc tên người

khác hay chọc ghẹo ở nhà và những em đó

không thể ngưng ngay khi em ở trường học.

Các em có muốn giúp cách tạo ra một Môi

Trường Không Có Sự Quấy Nhiễu Người

Khác không?

Hãy nói chuyện với bạn bè về sự cam kết

không chọc ghẹo và quấy nhiễu người

khác của bản thân mình. Nếu em cố gắng

từ bỏ việc chọc ghẹo, chọc tên, và các lời đồn

nhảm, điều này sẽ được thực hiện dễ dàng

hơn khi có bạn bè hỗ trợ và càng dễ dàng hơn

nếu các bạn đó cũng từ bỏ các thói xấu nêu

trên.

Hãy tiếp tục chơi với các bạn cũ và làm

quen thêm nhiều bạn mới! Mọi người đều

cần có bạn bè. Hãy giúp các bạn của em có

thêm bạn mới!

MÔI TRƯỜNG

KHÔNG CÓ

SỰ CHỌC GHẸO,

BẮT NẠT,

VÀ QUẤY NHIỄU

Đây là những điều cần biết để giúp

trường học của chúng ta không có sự chọc

ghẹo, quấy nhiễu, và đe dọa.

K.5

Chọc ghẹo, bắt nạt, và quấy nhiễu là gì?

Chọc ghẹo và quấy nhiễu đều là những điều

công kích (hay bần tiện) người ta làm cho

nhau. Khi người ta chọc ghẹo hay quấy

nhiễu, người đó cố ý gây tổn thương tình

cảm đến người khác.

Người ta thường chọc ghẹo hay quấy nhiễu

người khác bằng những cách nào?

Chọc Tên. Đặt tên cho những người khác

từ “ngu xuẩn? cho đến những từ rất xấu đều

được coi là quấy nhiễu. Đôi khi, nếu các từ

đó có liên quan đến một phái tính hay sự ưa

thích một phái tính, việc chọc tên đó còn là

một hình thức đặc biệt nghiêm trọng của sự

quấy nhiễu gọi là quấy nhiễu tình dục.

Đe Dọa. Nói cho một ai biết em sẽ làm điều

gì có hại cho người đó hay người khác thì

cũng được coi như đã thực sự làm điều đó.

Đưa Ra Lời Đồn Nhảm. Nói ra và phổ

biến các lời đồn nhảm là điều không thể

chấp nhận được và rất dễ gây tổn thương.

Cố Ý Bỏ Mặc Người Khác. Xúi dục bạn

bè bỏ mặc người khác hay có kế hoạch làm

như vậy đều là hành vi không thể chấp nhận

được và dễ gây tổn thương. Đây là một hình

thức quấy nhiễu.

Sờ Mó Không Thích Hợp. Xô đẩy, va

chạm, ngáng chân, thúc, v.v... đều là những

hành vi nhỏ nhặt thầm lặng mà trẻ em làm

để quấy nhiễu người khác. Đây là hành vi

chọc ghẹo người khác không thể chấp nhận

được.

Những Hình Thức Khác Về Quấy Nhiễu

Thân Thể. Bám theo sau người khác,

không để người khác đi qua, đứng quá gần

người khác để gây phiền hà cho họ đều là

những hình thức quấy nhiễu.

Tại sao chọc ghẹo, bắt nạt, và quấy nhiễu là

những thói xấu?

Chọc ghẹo người khác là sai. Mỗi người đôi khi

cũng bị chọc ghẹo. Em không thích bị chọc

ghẹo phải không? Một số người thích chơi với

bạn để chọc ghẹo họ. Sự quấy nhiễu là khác.

Quấy nhiễu là khi sự chọc ghẹo gây khó chịu

cho người khác.

Khi một người nào cứ bị chọc ghẹo hoài thì sẽ

dễ bị tổn thương. Điều này có thể làm cho

người đó buồn hay phiền muộn. Điều này cũng

có thể làm cho họ nghĩ rằng họ xứng đáng được

người khác đối xử không tốt. Đôi khi bị chọc

ghẹo quá nhiều, người ta bắt đầu có hành động

trả đũa lại những người khác. Đôi khi các em bị

chọc nghẹo nhiều sẽ đe dọa gây thương tích cho

các em khác.

Không ai xứng đáng bị chọc ghẹo. Chẳng có

điều gì quan trọng nếu một em nào đó “quá mập,

quá gầy, mặt nhiều tàn nhang, quá cao, quá thấp,

quá lải nhải, quá yên lặng, quá ồn ào, quá khác

biệt, quá v.v...” Mọi người, đặc biệt tại trường

trung học đệ nhất cấp, chỉ muốn được chấp nhận

cho dù bản thân mình có như thế nào đi nữa.

Mọi người đều muốn có bạn và được chơi chung

với những người thích họ và đối xử tốt với họ.

Quấy nhiễu người khác không làm cho bản thân

mình tốt ra. Nó chỉ để cho người khác thấy

được là cách để bản thân cảm thấy vui khi người

khác buồn. Đó là điều đáng buồn!

Sự quấy nhiễu là điều chống lại Luật Pháp.

Tùy vào sự kiện, việc khai báo với các nhân

viên có thẩm quyền là một trong nhiều hậu

quả của sự quấy nhiễu.

B.P. 5131.2

Em nên làm gì khi em thấy người khác bị

quấy nhiễu, đe dọa, hay chọc ghẹo?

Đừng làm gì khiến cho người quấy nhiễu

nghĩ rằng em đó đang làm điều đúng.

Chúng ta đều biết rằng trẻ em có thể là

người hắc ám tùy lúc. Nhiều lần chúng ta

phải nực cười chỉ vì một em nào quá hắc

ám. Tại sao? Chúng ta không muốn làm em

tức tối, hay chúng ta chỉ không biết làm điều

gì khác. Nhưng khi em cười hay “tiếp nhận”

cử chỉ hắc ám đó, em nói cho mọi người biết

rằng đó là điều có thể chấp nhận được đối

với em. Đừng làm như vậy! Thực ra, khi

thấy người nào đó có hành vi hắc ám hay

đang quấy nhiễu người khác, và nếu họ

không làm điều hắc ám cho em thì điều

đúng nhất là bảo họ ngưng lại. Nếu em làm

được điều này để giúp người nào đó đang bị

đối xử tệ, có thể một ngày nào đó, một

người khác sẽ bênh vực cho bản thân em khi

em bị đối xử tệ.

Hãy làm người quấy nhiễu bị sao lãng.

Thay đổi đề tài. Nếu có thể, dùng sự hài

hước để làm giảm sự căng thẳng.

Bỏ đi chỗ khác. Nói với một người lớn (phụ huynh, giám hộ, nhân viên nhà trường).

Nếu có một chuyện lớn xảy ra, hãy nói

cho một người lớn biết. Nếu một em nào

đang đe dọa gây hại cho em khác, hay nếu

các em đó đang đánh nhau, hãy cầu cứu.

Nếu một em nào đó bị chọc ghẹo quá

nhiều nhưng không kêu cứu, hãy nói cho

một người lớn biết. Các trường học có rất

nhiều cách để giúp khi các học sinh bị chọc

ghẹo. Một số em bị hổ thẹn khi muốn được

giúp đỡ hay nghĩ rằng em có thể “tự giải

quyết.” Nhưng đôi khi trẻ em cần được giúp

đỡ. Nếu em đó không muốn hỏi, hãy giúp

em bằng cách nói cho một người lớn biết.

Nếu em cũng cảm thấy bị hổ thẹn, hãy nói

với cha mẹ hay giáo viên của em.

K.6

Các Trường Học của Học Khu Oak Grove

làm gì về vấn đề quấy nhiễu?

Sự quấy nhiễu là một điều quan tâm to lớn đối

với mọi người vì các học sinh phải đến trường

và vì tất cả các em có quyền đến trường mà

không cần phải lo lắng vì bị quấy nhiễu. Học

sinh tại bậc trung học đệ nhất cấp là lứa tuổi mà

các hành vi quấy nhiễu lên đến tột đỉnh. Điều

này cho thấy rằng trẻ em ở bậc tiểu học và trung

học ít quấy nhiễu những người khác hơn. Do

việc quấy nhiễu và bắt nạt được xem là các vấn

đề nghiêm trọng đối với học sinh ở lứa tuổi này,

chúng tôi thực hiện những điều sau đây về vấn

đề quấy nhiễu.

Các Buổi Họp Giải Quyết Xung Đột

Các em học sinh nào đang có xung đột với một

học sinh khác có thể yêu cầu được họp mặt với

một nhân viên nhà trường, một chuyên viên cố

vấn, phụ tá hiệu trưởng, hoặc hiệu trưởng

trường. Cuối buổi họp này, cả hai em đều phải

đồng ý tuân theo một số điều khoản nhất định để

giải quyết sự bất hòa.

Thỏa Thuận về Sự Quấy Nhiễu

Đây là một thỏa thuận không chính thức giữa hai

học sinh bị xung đột với nhau sau khi họp mặt

với phụ tá hiệu trưởng hay hiệu trưởng và (các)

học sinh và chỉ dành cho những trường hợp nhẹ.

Một hoặc cả hai học sinh phải đồng ý thay đổi

một hành vi cụ thể nào đó để tránh gặp rắc rối.

Hợp Đồng về Sự Quấy Nhiễu

Nếu những phương pháp thông thường không

chấm dứt được việc chọc ghẹo hay quấy nhiễu,

hoặc nếu sự quấy nhiễu thực sự nghiêm trọng,

học sinh thường phải tuân theo Hợp Đồng về Sự

Quấy Nhiễu. Một Hợp Đồng về Sự Quấy Nhiễu

bắt buộc học sinh phải tránh xa, không được nói

chuyện, hay tiếp xúc với học sinh mà em bị

xung đột. Nếu một học sinh vi phạm các điều

khoản của Hợp Đồng về Sự Quấy Nhiễu thì em

sẽ bị tạm đuổi học một ngày nếu đây là lần vi

phạm thứ nhất và 3-5 ngày nếu vẫn tiếp tục tái

phạm.

Hợp Đồng về Sự Quấy Nhiễu thường có hiệu

lực trong một học kỳ. Sự quấy nhiễu là vi phạm

pháp luật. Tùy thuộc vào sự kiện, việc thông

báo với nhà chức trách là một trong nhiều hậu

quả phụ.

Có những nguồn tài liệu nào có sẵn để giúp

các vấn đề về sự quấy nhiễu?

Hiện nay, sự quấy nhiễu và bắt nạt ngày càng

được chú ý nhiều hơn. Có rất nhiều nguồn tài

liệu đáng tin cậy trên mạng. Vô số các tổ chức

bên Anh đã đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích

trong việc đối mặt với sự bắt nạt. ể tìm hiểu

những nguồn tài liệu này, hãy vào trang mạng

www.bullying.co.uk hoặc trang mạng KidScape

tại www.kidscape.org.uk. Bên cạnh đó cũng có

nhiều sách hữa ích cho trẻ em và gia đình. Hai

cuốn sách rất hay là How to Handle Bullies,

Teasers, and Other Meanies: A Book that Takes

the Nuisance Out of Name Calling and Other

Nonsense của tác giả Kate cohen-Posey và

Bullies & Victims: Helping Your Child Survive

the Schoolyard Battlefield của tác giả Suellen &

Paula Fried.

Ngoài ra, tất cả các học sinh được khuyến khích

hãy đừng làm người ngoài cuộc khi thấy sự quấy

nhiễu xảy ra xung quanh mình. Các em được

yêu cầu:

Đừng khuyến khích người quấy nhiễu bằng

cách cười đùa hay đồng hành với họ.

Hãy lảng sang chuyện khác: thay đổi đề tài

Làm quen với những học sinh mới nếu các

em đó có ít bạn.

Nói cho người lớn biết sự việc đang xảy ra

ngay cả khi nạn nhân không cần sự trợ giúp.

Hãy bỏ đi và nói cho một người lớn, phụ

huynh, hoặc người giám hộ biết.

Sự Chọc Ghẹo, Bắt Nạt, và

Quấy Nhiễu

Nguồn tài liệu dành cho các em học sinh và gia

đình

Cẩm mang này được trao cho:

_______________________________________

Vì:

Em đã gặp chuyên viên cố vấn, nhân

viên nhà trường, phụ tá hiệu trưởng,

hoặc hiệu trưởng vì vấn đề về quấy

nhiễu

Phụ huynh của em đã gọi vì có quan tâm

về sự quấy nhiễu.

Em đã yêu cầu có Hợp Đồng về Sự

Quấy Nhiễu đối với một học sinh khác.

Một Hợp Đồng về Sự Quấy Nhiễu đã

được yêu cầu cho chính em.

K.7

HỢP ĐỒNG VỀ SỰ CHỌC GHẸO, BẮT NẠT, VÀ QUẤY NHIỄU

Em tên là _______________________________________________, học sinh lớp _____________, Trường __________________________ đồng ý

ngưng ngay các hành vi quấy nhiễu và những hành vi bất hợp pháp vi phạm nội quy nhà trường (bao gồm nhưng không giới hạn như chửi tên, làm

nhục, chọc ghẹo, bắt nạt, bắt nạt qua đường tin học, lời hăm dọa hay hăm dọa trên giấy, hay viết thư tín trên máy điện toán, các dụng cụ điện tử, điện

thoại cầm tay) đối với _______________________________________________, học sinh lớp _____________. Em cũng đồng ý tránh xa và không

quấy nhiễu học sinh kể trên. Em hiểu rằng nếu em vi phạm hợp đồng này, em sẽ bị tạm đuổi học ít nhất là một ngày trong lần vi phạm đầu tiên.

Đối với những lần vi phạm kế tiếp, em hiểu rằng em sẽ bị tạm đuổi học 3 đến 5 ngày và có thể bị đề nghị trục xuất.

Những vi phạm nghiêm trọng, cho dù có là lần đầu vi phạm hay không, đều đưa đến kết quả bị tạm đuổi học hay bị trục xuất lâu hơn.

Em cũng hiểu rằng nhà trường có thể sẽ gọi cảnh sát nếu nhà trường tin rằng có sự vi phạm luật lệ.

Hợp đồng này sẽ có hiệu lực trong bán niên khóa cho đến hết ngày _____________________________________.

Ngay cả sau khi hợp đồng này hết hạn, em hiểu rằng nội quy nhà trường nghiêm cấp sự quấy nhiễu, hăm dọa, bắt nạt qua đường tin học, và bắt nạt

bất hợp pháp, và em hiểu rằng em sẽ có thể bị tạm đuổi học và bị trục xuất nếu em tham gia quấy nhiễu, hăm dọa, bắt nạt qua đường tin học, hay bắt

nạt.

________________________________________________________________________________________________________________________

Chữ ký của học sinh Ngày

________________________________________________________________________________________________________________________

Chữ ký của phụ huynh/Người giám hộ Ngày

Chữ ký của Quản Trị Viên: ______________________________________________________

B.P. 5131.2

K.8

L.1

Báo Cáo Thông Lệ Về Đạo Luật Học Đường Lành Mạnh (AB 2260) và

Thư Thông Báo Hàng Năm Đến Phụ Huynh Học Sinh

Thông Lệ Học Khu Oak Grove có thông lệ bổ sung việc thực hành và thủ tục về Đạo Luật Học Đường Lành Mạnh (AB 2260:

Luật Giáo Dục 17612, 48980, và 48980.3) và thủ tục kiểm tra sâu bọ/cỏ dại và làm giảm thiểu sự nhiễm thuốc trừ

sâu/thuốc diệt cỏ đối với học sinh và nhân viên.

Sâu bọ Học Khu Oak Grove có thông lệ kiểm tra sâu bọ trong môi trường học đường. Các loài sâu bọ như gián, bọ chét, kiến

lửa, ong chích, mối, và loài gặm nhấm thường gây phiền hà và có thể gây ảnh hưởng đến môi trường học tập trong các

trường học. Các loài sâu bọ hay cắn, chích, hoặc gây bệnh và có thể là nguyên nhân gây dị ứng.

Thuốc trừ sâu/Thuốc diệt cỏ Học Khu có thông lệ giảm sự ô nhiễm các loại thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ đến trong môi trường học đường. Khi

chúng tôi dùng thuốc trừ sâu hay diệt cỏ tài trường học, con người cũng dễ bị nhiễm các loại thuốc này. Nhiễm nhiều

thuốc trừ sâu/diệt cỏ sẽ đưa đến việc bị nhiễm độc hay dị ứng đối với những người nhạy cảm. Trẻ em thường dễ bị

nhiễm độc hơn so với người lớn vị các em nhỏ hơn và đang ở tuổi lớn.

AB 2260, Đạo Luật Học Đường Lành Mạnh Năm 2000 Ngăn cảm sự xuất hiện của sâu bọ và cỏ dại mà không dùng chất hóa học được ưa chuộng hơn, thí dụ như áp dụng

các phương pháp như cải thiện hệ thống vệ sinh, diệt trừ và các cách thường dùng.

Bổ sung việc chọn lựa và sử dụng phương pháp và vật liệu ít gây độc nhất để diệt trừ sâu bọ và cỏ dại.

Học sinh và các nhân viên nhà trường không được tiếp xúc hay đến gần các vùng đang được xịt thuốc trừ sâu và

thuốc diệt cỏ.

Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ “khi cần” tại những vùng đã được xác định là có sâu bọ.

Tất cả phụ huynh và nhân viên sẽ nhận được thư thông báo hàng năm về các loại thuốc trừ sâu/thuốc diệt cỏ và

những lần dùng thuốc trong suốt niên học. Phụ huynh có thể viết thư yêu cầu được thông báo mỗi lần trường học

dùng thuốc trừ sâu/thuốc diệt cỏ 72 giờ dự kiến trước khi thuốc này được dùng. Xem Bản Đính Kèm C để biết thêm

chi tiết.

Chúng tôi sẽ dán giấy thông báo tại tất cả các lối ra vào tại những nơi thuộc quyền sở hữu của học khu 24 giờ trước

khi dùng thuốc trừ sâu/thuốc diệt cỏ và sẽ giữ những giấy này 72 giờ sau khi đã xịt thuốc. (Luật Giáo Dục 17612 (d).

Những thành phần hóa chất của thuốc trừ sâu/thuốc diệt cỏ do học khu sử dụng có trong Bản Đính Kèm C và/hay

bản sao của AB 2260 sẽ được gởi đến quý vị nếu quý vị yêu cầu. Xin gởi giấy yêu cầu đến Giám Đốc Điều Hành Bộ

Duy Trì, tại Học Khu Oak Grove tại địa chỉ 6578 Santa Teresa, San Jose, CA 95119 hay vào mạng lưới điện toán

của Sở Điều Hành Thuốc Trừ Sâu của California (California Department of Pesticide Regulation) tại

www.cdpr.ca.gov.

Trong trường hợp phải dùng thuốc trừ sâu khẩn cấp để ngăn chặn tác hại của côn trùng, chúng tôi sẽ dán giấy thông

cáo ngay và giữ giấy đó trong vòng 72 giờ.

Sự thành công Sự thành công của Đạo Luật Học Đường Lành Mạnh (AB 2260) trong các trường học sẽ lệ thuộc vào:

Sự hợp tác tuyệt đối của ban điều hành, ban giảng huấn, các nhân viên bảo trì và nhân viên giữ vệ sinh, phụ huynh,

học sinh, và cộng đồng.

Sự thành lập một ủy ban điều hợp và tư vấn cấp học khu.

Chương trình họp của ủy ban an toàn học đường nên gồm các cách điều khiển và chíng sách và tiến trình diệt trừ sâu

bọ.

Mỗi trường học sẽ bầu ra một nhân viên để điều hợp Đạo Luật Học Đường Lành Mạnh và bảo đảm duy trì một hồ sơ về cách kiểm soát sâu bọ.

Học Khu Oak Grove mong nhận được các câu hỏi, thắc mắc, và góp ý từ quý phụ huynh, cộng đồng, học sinh và nhân

viên. Mọi góp ý xin quý vị gọi cho Maintenance and Operations Dept. tại số điện thoại (408) 227-8300, số chuyển tiếp

100345 hay gởi thư về ban này tại Oak Grove School District, 6578 Santa Teresa Boulevard, San Jose, CA 95119.

Bản Đính Kèm L

BP 6020

Page 1 of 2

N.1

HƯỚNG DẪN

Sự Tham Gia của Phụ Huynh/Sự Cam Kết của Phụ Huynh

Hội Đồng Quản Trị nhận thức được rằng phụ huynh/người giám hộ chính là gia sư đầu tiên và có

ảnh hưởng nhiều nhất đến con em, và sự tham gia/cam kết liên tục của họ vào việc học của con

em góp phần đáng kể đến thành tích học tập của học sinh cũng như một môi trường học đường

lạc quan.

Tổng Giám Đốc Học Khu hoặc người có thẩm quyền sẽ bảo đảm rằng các nhân viên ở mỗi

trường học sẽ tích cực khuyến khích các bậc phụ huynh/người giám hộ tham gia vào việc học

của con em bằng cách hỗ trợ nhiều sinh hoạt khác nhau, các vai trò về tư vấn, ra quyết định, và

ủng hộ, và các sinh hoạt để hỗ trợ việc học ở nhà.

Những sinh hoạt này có thể bao gồm:

A. Giúp phụ huynh/người giám hộ trau dồi các kỹ năng về nuôi dạy con em và cung cấp một

môi trường tại nhà nhằm hỗ trợ cho nỗ lực về mặt học vấn và sự phát triển của các em để

trở thành các thành viên có trách nhiệm trong xã hội.

B. Thông báo cho phụ huynh/người giám hộ biết rằng họ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến

sự thành công về việc học của con em và cung cấp nhiều cách thức cũng như phương

pháp mà các em có thể áp dụng nhằm nâng cao sự thành công về mặt học vấn và giúp các

em học hỏi ngay tại nhà

C. Khởi xướng phương pháp liên lạc qua lại vừa phù hợp vừa hiệu quả giữa gia đình và nhà

trường để phụ huynh/người giám hộ biết được khi nào và cách nào để giúp con em đồng

thời hỗ trợ cho các sinh hoạt học hỏi trong lớp

D. Được huấn luyện để tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao tiếp có hiệu quả và nhạy cảm về

văn hóa với các gia đình, bao gồm buổi huấn luyện về cách liên lạc với các phụ huynh

không rành tiếng Anh và cách tạo cơ hội cho phụ huynh/người giám hộ trợ giúp trong

việc hướng dẫn các em học hỏi ở trường và tại nhà

E. Khuyến khích phụ huynh/người giám hộ tham gia tình nguyện ở trường, tham dự các

buổi biểu diễn tài năng và buổi họp của trường học, và tham gia vào các hội đồng của nhà

trường, ủy ban tư vấn, và nhiều sinh hoạt khác mà họ có thể đảm nhận các vai trò lãnh

đạo, tư vấn, và ủng hộ

Tổng Giám Đốc Học Khu hoặc người có thẩm quyền thường xuyên đánh giá và đệ trình lên Hội

Đồng Quản Trị về tính hiệu quả của các nỗ lực tham gia của phụ huynh, bao gồm nhưng không

giới hạn các ý kiến đóng góp của phụ huynh/người giám hộ và nhân viên nhà trường về sự thích

hợp liên quan đến cơ hội tham gia của phụ huynh cũng như những trở ngại có thể ngăn cản sự

tham gia của họ.

Bản Đính Kèm N

BP 6020

Page 2 of 2

Sự Tham Gia của Phụ Huynh/Sự Cam Kết của Phụ Huynh (tiếp theo)

N.2

Các kế hoạch của nhà trường sẽ đề ra nhiều phương sách cụ thể nhằm gia tăng sự tham gia của

phụ huynh vào việc học của con em, gồm các phương sách được đề ra hầu thu hút sự tham gia

của các phụ huynh/người giám hộ mà vì vấn đề văn hóa, ngôn ngữ, hoặc những trở ngại khác

không thể tham gia.

Các Trường Học Nhận Quỹ Title I

Hàng năm, Tổng Giám Đốc Học Khu hoặc người có thẩm quyền sẽ đề ra các mục tiêu cụ thể về

chương trình phụ huynh tham gia vào học đường của Học Khu dành cho các trường học nhận

Quỹ Title I. Tổng Giám Đốc Học Khu hoặc người có thẩm quyền sẽ bảo đảm phụ huynh/người

giám hộ được tham khảo ý kiến và tham gia vào việc đề ra, phác thảo, thực hiện, và đánh giá các

chương trình phụ huynh tham gia vào học đường.

Tổng Giám Đốc Học Khu hoặc người có thẩm quyền sẽ bảo đảm rằng các kế hoạch chi tiết của

Học Khu về sự tham gia của phụ huynh được đồng thiết lập và thỏa thuận với phụ huynh/người

giám hộ của các học sinh trong các chương trình Quỹ Title I. Những kế hoạch này sẽ đề ra các

kỳ vọng về sự tham gia của phụ huynh và mô tả cách Học Khu sẽ thực hiện mỗi sinh hoạt theo

điều lệ.

Hội Đồng Quản Trị sẽ dành riêng ít nhất một phần trăm Quỹ Title I của Học Khu để thực hiện

các sinh hoạt liên quan đến sự tham gia của phụ huynh, gồm việc khuyến khích việc đọc và viết

của gia đình và kỹ năng nuôi dạy con em, với điều kiện là một phần trăm của số tiền được cấp do

Học Khu nhận được phải vượt quá 5,000 Mỹ-kim. Ít nhất 95 phần trăm của số quỹ dự trữ phải

được phân phối đến các trường học có đủ điều kiện.

Tổng Giám Đốc Học Khu hoặc người có thẩm quyền sẽ hội ý với các phụ huynh/người giám hộ

của học sinh về việc đề ra và bổ sung các chương trình tham gia của phụ huynh, các sinh hoạt, và

điều lệ. Tổng Giám Đốc Học Khu hoặc người có thẩm quyền sẽ khuyến khích phụ huynh/người

giám hộ học sinh tham gia vào việc quyết định cách Quỹ Title I của Học Khu được cấp cho các

sinh hoạt dành cho sự tham gia của phụ huynh.

Ngoài chính sách của Học Khu nêu trên, luật quy định rằng mỗi trường học nhận Quỹ Title I

phải lập một bản điều lệ về sự tham gia của phụ huynh với các yếu tố ghi rõ theo điều luật hành

chánh.

Tổng Giám Đốc Học Khu hoặc người có thẩm quyền sẽ bảo đảm rằng mỗi trường học nhận Quỹ

Title I thiết lập điều lệ về sự tham gia của phụ huynh ở mức trường học theo luật định.

Tham Khảo Pháp Lý:

Luật Giáo Dục 11500-11506, 48985, 51101, 64001

Luật Lao Động 230.8

Luật Hoa-kỳ, Title 20 6311, 6312, 6314, 6316, 6318

Luật Liên Bang, Title 28 35.104, 35.160

Chính Sách được thông qua vào ngày: 25/2/2016

BẢN ĐÍNH KÈM O

O.1

Sức Khỏe Về Tâm Trí/Phòng Ngừa Sự Tự Vẫn Bảo vệ sức khỏe và sự an sinh của tất cả học sinh là điều vô cùng quan trọng đối với học khu. Hội Đồng

Quản Trị đã thông qua một chính sách về phòng ngừa sự tự vẫn mà có thể được thực hiện cho các cấp lớp

7 và lớp 8.

Học sinh lớp 7 và lớp 8 có thể học các kỹ năng đương đầu để kiềm chế áp lực và những phương cách để

tìm sự trợ giúp cho bản thân và bạn bè.

Nhân viên cố vấn hay chuyên viên tâm lý nhà trường sẽ là những người mà tất cả học sinh có thể liên lạc

khi bị khủng hoảng và họ sẽ giới thiệu học sinh với những nguồn trợ giúp thích hợp.

Khi một học sinh được nhận diện là có rủi ro thì đánh giá về sự rủi ro này sẽ được thực hiện với một nhân

viên hỗ trợ đã được huấn luyện và nhân viên này sẽ hướng dẫn học sinh và/hay gia đình rồi giới thiệu họ

với những nguồn trợ giúp thích hợp.

Tất cả các em học sinh đều có thể truy cập các nguồn trợ giúp mức quốc gia để tìm thêm sự hỗ trợ như:

National Suicide Prevention Lifeline (Đường Dây Quốc Gia Phòng Ngừa Sự Tự Vẫn) – 1-800-

273-8255 (TALK) www.suicidepreventionlifeline.org

Trevor Lifeline (Đường Dây Trevor) – 1-866-488-7386 www.thetrevorproject.org

Tất cả các em học sinh được kỳ vọng tạo một văn hóa học đường với sự tôn trọng và hỗ trợ nơi các em

cảm thấy thoải mái khi cần tìm kiếm sự trợ giúp cho bản thân hoặc bạn bè. Các em học sinh được khuyến

khích nói chuyện với bất cứ nhân viên nào của nhà trường nếu em, hoặc bạn của em, có ý tưởng về việc

tự vẫn hay cần sự trợ giúp.

Trong niên học 2019-20, tất cả thẻ học sinh của các em tại bậc trung học đệ nhất cấp sẽ có in số điện thoại

trong phần (1) trên một trong hai mặt của thẻ và có thể số điện thoại trong phần (2) và (3) sẽ được in trên

một trong hai mặt của thẻ:

(1) Số điện thoại của Đường Dây Quốc Gia Phòng Ngừa Sự Tự Vẫn, 1-800-273-8255.

(2) Đường Dây Gởi Tin Nhắn Khi Gặp Khủng Hoảng, liên lạc bằng cách gởi tin nhắn HOME đến số

741741.

(3) Đường dây nóng phòng ngừa sự tự vẫn ở địa phương. (Luật Giáo Dục số 215.5)

Mọi chi tiết về chính sách này, xin xem nguyên bản chính sách về phòng ngừa sự tự vẫn (Chính Sách của

Hội Đồng Quản Trị BP và AR 5141.52) tại www.ogsd.net.

Đặc biệt tại:

(1) https://1.cdn.edl.io/Zij0DWDUe4txIWQrPiHcIvllAVNKePJPtFFXMDjlRgGVUsxN.pdf

(2) https://1.cdn.edl.io/1m91JL03gso1wfIjphcTa47F40eaNxZzYnkEWtpcxuq6MEfo.pdf

BẢN ĐÍNH KÈM P

P.1

TÌNH TRẠNG DI TRÚ (IMMIGRATION STATUS)

Con em quý vị có Quyền Được Hưởng Một Nền Giáo Dục Công Lập Miễn Phí

Tất cả các học sinh tại Hoa-kỳ đều có quyền bình đẳng theo hiến pháp để hưởng một nền giáo dục công

lập miễn phí, mà không kể đến tình trạng di trú của học sinh hay của phụ huynh hay người giám hộ của

học sinh đó.

Tại California

o Tất cả các trẻ em đều có quyền được hưởng một nền giáo dục công lập miễn phí.

o Tất cả các trẻ em từ 6 đến 18 tuổi phải được ghi danh vào trường học.

o Tất cả học sinh và nhân viên đều có quyền được tham dự các trường học an toàn, bảo đảm, và

yên ổn.

o Tất cả các học sinh đều có quyền được hưởng một môi trường học công lập không có sự kỳ thị,

quấy nhiễu, bắt nạt, bạo động, và hăm dọa.

o Tất cả học sinh đều có quyền bình đẳng để tham gia vào các chương trình hoặc sinh hoạt của

nhà trường, và không thể bị kỳ thị dựa vào chủng tộc, nguồn gốc, giới tính, tôn giáo hoặc tình

trạng di trú ngoài những đặc điểm khác

Những Thông Tin Quy Định về Việc Ghi Danh Nhập Học

Khi ghi danh một trẻ em, các trường học phải chấp nhận những giấy tờ khác nhau từ các phụ huynh hay

người giám hộ của học sinh để chứng minh tuổi tác và nơi cư trú của học sinh.

Quý vị không bao giờ phải cung cấp giấy tờ về tình trạng công dân/di trú để con em được ghi danh nhập

học. Quý vị cũng không bao giờ phải cung cấp số An Sinh Xã Hội để con em được ghi danh nhập học.

Sự Bảo Mật về Các Chi Tiết Cá Nhân

Các điều luật của liên bang và tiểu bang bảo vệ hồ sơ học bạ của học sinh và các chi tiết cá nhân.

Những điều luật này quy định một cách tổng quát rằng các trường học phải có giấy cho phép của phụ

huynh hay người giám hộ trước khi tiết lộ các chi tiết về học sinh, trừ khi được tiết lộ cho các mục đích

giáo dục, đã được tiết lộ, hoặc để đáp ứng lại những yêu cầu hoặc trát tòa.

Một số trường học thu thập và cung cấp niên giám các chi tiết căn bản về học sinh một cách công khai.

Nếu thực hiện điều này, học khu của con em quý vị phải có thông báo gởi phụ huynh/người giám hộ

thông tin về chính sách về niên giám của trường học và cho quý vị biết chọn hay từ chối để tiết lộ thông

tin về con em quý vị trong niên giám.

Các Kế Hoạch An Toàn Nếu Quý Vị Bị Tạm Giữ hoặc Bị Trục Xuất

Quý vị có chọn lựa cung cấp cho nhà trường chi tiết liên lạc trong trường hợp khẩn cấp, gồm các thông

tin liên lạc phụ trong trường hợp nhà trường không thể liên lạc được với quý vị, để cho phép một người

người lớn mà quý vị tin tưởng làm giám hộ cho con em mình để họ có thể chăm sóc con em quý vị trong

trường hợp quý vị bị tạm giữ hoặc bị trục xuất.

Quý vị có chọn lựa làm Giấy Ủy Quyền Cho Người Chăm Sóc Con Em hoặc Bổ Nhiệm Một Người

Giám Hộ Tạm Thời để cho phép một người lớn mà quý vị tin tưởng quyền ra quyết định về việc học và

y tế cho con em quý vị.

Quyền Khiếu Nại

Con em quý vị có quyền báo cáo về tội thù nghịch hoặc khiếu nại với học khu nếu em bị kỳ thị, quấy

nhiễu, hăm dọa, hoặc bắt nạt dựa vào nguồn gốc thực sự hay biểu hiện, sắc tộc, hoặc tình trạng di trú.

https://oag.ca.gov/sites/all/files/agweb/pdfs/bcj/school-guidance-model-k12.pdf

Bản Đính Kèm Q

Q.1

Học Khu Oak Grove

Quy Định Quản Lý về Giá Tiền Các Bữa Ăn

Học Khu Oak Grove nhận biết rằng các bữa ăn lành mạnh và bổ dưỡng là một phần quan trọng đối với sự

sẵn sàng cũng như khả năng học hỏi của các em học sinh. Học Khu Oak Grove sẽ cung cấp các bữa ăn bổ

dưỡng và cân bằng trong chương trình ẩm thực tại tất cả các trường học. Theo quy chế thì Bộ Ẩm Thực

của học khu là một quỹ tiền tự hỗ trợ mà không thể bị lạm chi vào lúc đóng sổ cuối niên học.

I. MỤC TIÊU/QUY ĐỊNH:

Các phụ huynh/người giám hộ có bổn phận bảo đảm rằng con em có đầy đủ tiền trong trương

mục của mình để trả tiền cho các bữa ăn tại trường và giữ cho trương mục được luôn có đủ tiền

để chi trả.

Mục tiêu của quy định này là để thiết lập các thủ tục về trương mục tiền ăn của con em sao cho

phù hợp trong toàn học khu. Số tiền ăn không được thanh toán sẽ tạo ra sự giới hạn về tài chánh

đối với học khu và làm giảm thiểu những nguồn lực cho các chương trình giảng dạy. Các mục

tiêu của quy định này là:

Tất cả các học sinh đều được đối xử công bằng khi xếp hàng lấy thức ăn.

Tất cả các học sinh đều được hưởng cùng loại thức ăn mà không kể đến số tiền hiện có

trong trương mục của em.

Một thủ tục phù hợp sẽ được thiết lập liên quan đến việc tính tiền và thu tiền ăn.

Thông tin về trương mục của học sinh được tất cả các nhân viên của học khu bảo mật.

II. PHẠM VI VỀ TRÁCH NHIỆM:

Bộ Ẩm Thực: Có trách nhiệm quản lý hồ sơ về tiền ăn của học sinh và thông báo bằng văn bản

cho các phụ huynh/người giám hộ về số tiền ăn chưa được thanh toán. Vào đầu mỗi niên học, tất

cả các gia đình ghi danh học đều nhận được đơn xin các bữa ăn miễn phí/giảm giá. Vào tuần cuối

cùng của tháng 9, tất cả những học sinh nào chưa có đơn trong hồ sơ sẽ được cung cấp một mẫu

đơn và/hay một mạng nối để làm đơn trên mạng. Các gia đình có thể làm đơn bất cứ lúc nào

trong niên học và mọi nỗ lực sẽ tiếp tục được thực hiện trong suốt niên học để nhận đơn của

những học sinh nào biểu lộ sự khó khăn về tài chánh.

Hiệu Trưởng Trường: Có trách nhiệm hợp tác với Bộ Ẩm Thực để lấy đơn xin các bữa ăn miễn

phí và giảm giá cho các học sinh biểu lộ sự khó khăn về tài chánh.

Phòng Tài Chánh: Có trách nhiệm hỗ trợ Bộ Ẩm Thực trong việc thu tiền còn thiếu và cân bằng

các trương mục.

Phụ Huynh/Người Giám Hộ: Có trách nhiệm bỏ tiền vào trương mục.

III. BAN HÀNH CHÁNH:

Các học sinh và phụ huynh/người giám hộ của em sẽ được thông báo nếu bất cứ khi nào trương

mục của em chỉ còn ít tiền hoặc bị thiếu tiền. Bất cứ khi nào trương mục của một học sinh còn

nợ 50 Mỹ-kim hay nhiều hơn, phụ huynh/người giám hộ của em sẽ được thông báo bằng văn bản

Bản Đính Kèm Q

Q.2

về tổng số tiền cần phải được trả đầy đủ ngay khi nhận thông báo này. Những học sinh nào có

trương mục với số tiền lạm chi sẽ được Bộ Ẩm Thực gởi thông báo bằng lời nhắn tự động qua

điện thoại và sau đó sẽ là thư thông báo, hoặc thông báo qua email nếu gia đình có cung cấp địa

chỉ email.

Những học sinh sắp tốt nghiệp lớp 8 phải trả hết số tiền còn thiếu trước tháng 5.

Không người lớn nào có thể ghi nợ cho các bữa ăn hoặc thức uống. Tất cả mọi thứ đều phải trả

đầy đủ lúc mua.

Học sinh không được phép ghi nợ cho các thức uống như sữa, nước trái cây, nước uống. Tất cả

mọi thứ đều phải trả đầy đủ lúc mua.

Trong trường hợp một học sinh thường xuyên không có tiền chi trả cho các bữa ăn, Học Khu có

thể liên lạc với phụ huynh/người giám hộ để thảo luận về các lý do không thể trả tiền. Học Khu

có thể đánh giá tùy theo từng hoàn cảnh cá nhân để xác định nếu phụ huynh/người giám hộ của

học sinh cần sự trợ giúp trong việc hoàn tất đơn xin hưởng các bữa ăn miễn phí hoặc giảm giá

hoặc họ cần được giới thiệu đến cơ quan cung cấp các dịch vụ xã hội.

Học Khu có thể sắp đặt kế hoạch trả nợ với phụ huynh/người giám hộ của học sinh để họ hoàn

trả số nợ trong vòng một khoảng thời gian nào đó.

Nỗ lực của Học Khu trong việc thu lại số tiền học sinh còn thiếu sẽ phù hợp với các chính sách

và thủ tục của học khu, các điều hướng dẫn của Bộ Giáo Dục Tiểu Bang California (CDE), và 2

CFR 200.426. Học Khu sẽ không chi tiêu quá số nợ thực sự để thu lại số tiền chưa trả cho các

bữa ăn. Tổng Giám Đốc Học Khu hay người đại diện sẽ ghi vào hồ sơ mọi nỗ lực khi thu lại số

tiền còn thiếu và, nếu áp dụng, tài liệu về tài chánh cho thấy khi số tiền mà học sinh không trả

cho các bữa ăn đã trở thành sự tổn thất cho việc điều hành.

IV. PHƯƠNG CÁCH TRẢ TIỀN CÁC BỮA ĂN:

Học Khu Oak Grove nhận tiền mặt và chi phiếu trả trước cho các bữa ăn và cũng nhận trả tiền

trên trang mạng. Học sinh có thể trả tiền mặt hàng ngày để mua thức ăn tại quầy tính tiền.

Phụ huynh/người giám hộ được khuyến khích ghi danh mở một trương mục trên trang mạng tại

trung tâm trả tiền trên mạng của Học Khu, EZSCHOOLPAY.com, để có thể:

Xem được những lần học sinh mua thức ăn.

Yêu cầu được thông báo qua email khi số tiền trong trương mục còn ít.

Trả tiền và chuyển tiền vào trương mục của học sinh.

Lên lịch trình những lần chuyển tiền vào trương mục của học sinh.

Xếp đặt việc chuyển tiền tự động vào trương mục của học sinh.

Sẽ có chi phí tối thiểu khi sử dụng trung tâm trả tiền trên mạng.

"Cơ quan này là một cơ quan bình đẳng."