kẾt quẢ hoẠt ĐỘng khcn cỦa viỆn khoa hỌc nÔng … qua khcn/kq13-15_16-20.pdf · cơ...

17
Hi tho Quc gia vKhoa hc Cây trng ln thhai 21 KT QUHOT ĐỘNG KHCN CA VIN KHOA HC NÔNG NGHIP VIT NAM GIAI ĐON 2013-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2016-2020 Vin Khoa hc Nông nghip Vit Nam Vin Khoa hc Nông nghip Vit Nam (VAAS) là Vin xếp hng đặc bit thuc BNông nghip và PTNT. Vin có 18 đơn vthành viên (15 Vin chuyên ngành, Vin vùng và 3 Trung tâm trc thuc) đóng hu hết các vùng sinh thái trên phm vi toàn quc: Hà Ni và vùng ĐBSH có 10 vin và trung tâm; Trung du và min núi phía Bc có 1 Vin; min Trung có 2 Vin; Tây Nguyên có 1 Vin, vùng Đông Nam bcó 2 Vin; vùng ĐBSCL có 2 Vin. Toàn Vin có tng strên 3 ngàn cán bviên chc (2.556 biên chế hưởng lương ngân sách), trong đó có 28 GS và PGS; 262 tiến sĩ và trên 600 thc s. I. KT QUNGHIÊN CU KHOA HC VÀ CHUYN GIAO CÔNG NGHGIAI ĐON 2013 - 2015 1.1. Kết qunghiên cu cơ bn có định hướng ng dng 1.1.1. Bo tn tài nguyên thc vt Bo tn ngun gen: Ngun gen thc vt: hin đang lưu gitng s38.344 mu ging, trong đó: Ngân hàng gen ht ging lưu gian toàn 28.791 mu ging cây có ht, Ngân hàng gen đồng rung lưu gi2.092 mu ging cây sinh sn vô tính, 163 mu ging cây ăn quti Trung tâm TNTV và mu ging ti các đơn vmng lưới. Ngân hàng gen Invitro và Ngân hàng gen ADN lưu gi787 mu ging khoai môn s, cngt ti Trung tâm; 133 mu ging ti Đơn vmng lưới (dâu tây, khoai tây). Ngân hàng gen ADN lưu gi100 mu ngun gen ADN. Ngoài ra có 6.120 mu ging ca các gen: cây ăn qu, cây lưu niên, cây công nghiêp, nm, hoa cây cnh.v.v đang được lưu giti các cơ quan mng lưới, đồng thi đã xây dng các mô hình bo tn ngun gen cây trng trên đồng rung nông dân và trong vườn gia đình mt svùng sinh thái đặc trưng. Bmu chun vsâu bnh hi: Thu thp và làm mu được 70 mu rp hi trên các cây ăn qu: cây có múi, nhãn vi xoài, da, vú sa, bơ, măng ct, chui, na, i, chôm chôm, bòn bon, su riêng ti các tnh: Hà Ni, Hà Nam, Ninh Bình, Tin Giang, Cn Thơ. Giám định được 10 loài rp sáp vy trên các cây ăn quchyếu Vit Nam. Trong đó có loài Aspidiotus rigidus, đang bùng phát thành dch và gây hi nghiêm trng trên cây cda các nước Malaysia và Indonesia. Bo qun và thu thp bmu quc gia Bo qun bmu quc gia: Duy trì và bo qun tt bmu vt (Côn trùng trên 8.000 loài vi 100 ngàn mu vt; trên 750 loi mu bnh cây và trên 700 loài cdi hi cây trng nông nghip). Tiếp tc bo tn và duy trì được các ngun vi sinh vt để sdng trong nghiên cu, đánh giá chn to ging chng chu và nghiên cu to chế phm sinh hc. Duy trì và bo tn các ngun nm có ích ký sinh trên ry nâu, ry lưng trng, ve su hi cây cà phê. Các ngun vi sinh vt duy trì sc sng t80 - 100%. Ngun gen vi sinh vt: Tiếp tc bo qun thường xuyên 1.570 ngun gen vi sinh vt (gm 700 ngun gen vi sinh vt trng trt và 870 ngun gen vi sinh vt bo vthc vt), ngun gen hin lưu giđảm bo khnăng sng; tiếp tc cy truyn các ngun gen vi sinh vt trên môi trường thch nghiêng, thch bán lng. 1.1.2. Công nghnuôi cy mô tế bào Vin đã hoàn thành mt squy trình nuôi cy mô tế bào: i) Quy trình kthut nhân ging mía sch bnh quy mô công nghip. Đã nhân ging in vitro slượng ln các ging mía có năng sut, cht lượng và chđường cao cung cp vt liu cây ging sch bnh, đồng đều cho sn xut; ii) Quy trình phc tráng và canh tác các ging khoai môn Phú Th, khoai sVĩnh Linh, khoai sHà Tĩnh, khoai smun Yên thế và ctbơn NghAn. Các quy trình này đã được áp dng vào sn xut các ging khoai đặc sn ti địa phương, góp phn tăng thu nhp cho nông dân; iii) Quy trình bo tn in vitro ngun gen cây ăn qucó múi và iv) Quy trình tái sinh in vitro mt sging đậu di. 1.1.3. Công nghchthphân tĐã ng dng chthphân ttrong công

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai

21

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHCN CỦA VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2016-2020

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

(VAAS) là Viện xếp hạng đặc biệt thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT. Viện có 18 đơn vị thành viên (15 Viện chuyên ngành, Viện vùng và 3 Trung tâm trực thuộc) đóng ở hầu hết các vùng sinh thái trên phạm vi toàn quốc: Hà Nội và vùng ĐBSH có 10 viện và trung tâm; Trung du và miền núi phía Bắc có 1 Viện; miền Trung có 2 Viện; Tây Nguyên có 1 Viện, vùng Đông Nam bộ có 2 Viện; vùng ĐBSCL có 2 Viện. Toàn Viện có tổng số trên 3 ngàn cán bộ viên chức (2.556 biên chế hưởng lương ngân sách), trong đó có 28 GS và PGS; 262 tiến sĩ và trên 600 thạc sỹ. I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 1.1. Kết quả nghiên cứu cơ bản có định hướng ứng dụng 1.1.1. Bảo tồn tài nguyên thực vật

Bảo tồn nguồn gen: Nguồn gen thực vật: hiện đang lưu giữ tổng số 38.344 mẫu giống, trong đó: Ngân hàng gen hạt giống lưu giữ an toàn 28.791 mẫu giống cây có hạt, Ngân hàng gen đồng ruộng lưu giữ 2.092 mẫu giống cây sinh sản vô tính, 163 mẫu giống cây ăn quả tại Trung tâm TNTV và mẫu giống tại các đơn vị mạng lưới. Ngân hàng gen Invitro và Ngân hàng gen ADN lưu giữ 787 mẫu giống khoai môn sọ, cỏ ngọt tại Trung tâm; 133 mẫu giống tại Đơn vị mạng lưới (dâu tây, khoai tây). Ngân hàng gen ADN lưu giữ 100 mẫu nguồn gen ADN. Ngoài ra có 6.120 mẫu giống của các gen: cây ăn quả, cây lưu niên, cây công nghiêp, nấm, hoa cây cảnh.v.v đang được lưu giữ tại các cơ quan mạng lưới, đồng thời đã xây dựng các mô hình bảo tồn nguồn gen cây trồng trên đồng ruộng nông dân và trong vườn gia đình ở một số vùng sinh thái đặc trưng.

Bộ mẫu chuẩn về sâu bệnh hại: Thu thập và làm mẫu được 70 mẫu rệp hại trên các cây ăn quả: cây có múi, nhãn vải xoài, dừa, vú sữa, bơ, măng cụt, chuối, na, ổi, chôm chôm, bòn bon, sầu riêng tại các tỉnh: Hà Nội, Hà Nam,

Ninh Bình, Tiền Giang, Cần Thơ. Giám định được 10 loài rệp sáp vảy trên các cây ăn quả chủ yếu ở Việt Nam. Trong đó có loài Aspidiotus rigidus, đang bùng phát thành dịch và gây hại nghiêm trọng trên cây cọ dừa ở các nước Malaysia và Indonesia. Bảo quản và thu thập bộ mẫu quốc gia

Bảo quản bộ mẫu quốc gia: Duy trì và bảo quản tốt bộ mẫu vật (Côn trùng trên 8.000 loài với 100 ngàn mẫu vật; trên 750 loại mẫu bệnh cây và trên 700 loài cỏ dại hại cây trồng nông nghiệp). Tiếp tục bảo tồn và duy trì được các nguồn vi sinh vật để sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá chọn tạo giống chống chịu và nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học. Duy trì và bảo tồn các nguồn nấm có ích ký sinh trên rầy nâu, rầy lưng trắng, ve sầu hại cây cà phê. Các nguồn vi sinh vật duy trì sức sống từ 80 - 100%.

Nguồn gen vi sinh vật: Tiếp tục bảo quản thường xuyên 1.570 nguồn gen vi sinh vật (gồm 700 nguồn gen vi sinh vật trồng trọt và 870 nguồn gen vi sinh vật bảo vệ thực vật), nguồn gen hiện lưu giữ đảm bảo khả năng sống; tiếp tục cấy truyền các nguồn gen vi sinh vật trên môi trường thạch nghiêng, thạch bán lỏng. 1.1.2. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào

Viện đã hoàn thành một số quy trình nuôi cấy mô tế bào: i) Quy trình kỹ thuật nhân giống mía sạch bệnh quy mô công nghiệp. Đã nhân giống in vitro số lượng lớn các giống mía có năng suất, chất lượng và chữ đường cao cung cấp vật liệu cây giống sạch bệnh, đồng đều cho sản xuất; ii) Quy trình phục tráng và canh tác các giống khoai môn Phú Thọ, khoai sọ Vĩnh Linh, khoai sọ Hà Tĩnh, khoai sọ muộn Yên thế và củ từ bơn Nghệ An. Các quy trình này đã được áp dụng vào sản xuất các giống khoai đặc sản tại địa phương, góp phần tăng thu nhập cho nông dân; iii) Quy trình bảo tồn in vitro nguồn gen cây ăn quả có múi và iv) Quy trình tái sinh in vitro một số giống đậu dải. 1.1.3. Công nghệ chỉ thị phân tử

Đã ứng dụng chỉ thị phân tử trong công

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

22

tác chọn tạo giống lúa chịu nóng cho các tỉnh phía Nam. Xây dựng Bản đồ QTL với 310 dòng BC2F2 của tổ hợp lai OM5930/N22, phủ trên 2.741,63 cM với khoảng cách trung bình giữa hai chỉ thị là 10,55 cM. Bản đồ GGT nhấn mạnh vùng mục tiêu trên NST số 3, đoạn phân tử 10,1 cM giữa RM3586-RM160, xác định vùng mục tiêu thông qua GRAMENE. Rà soát bằng các chỉ thị trên NST số 4 trên 3 quần thể BC3F1, BC4F1, BC4F2 (50 dòng) của OM5930/N22. Có 9 dòng đồng hợp tử chống chịu nóng, nằm cùng băng điện di với giống cho gen kháng N22.

Đã ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh gỉ sắt đã tạo được các thế hệ F2 phân ly tính trạng, tuyển chọn được các dòng triển vọng và gieo trồng quần thể F3. Đã tuyển chọn được 03 giống đậu tương HLĐN 904, HLĐN 908 và HLĐN 910 triển vọng, năng suất đạt từ 2,4 – 2,6 tấn tại Đông Nam bộ và 2,8 - 3,1 tấn/ha tại ĐBSCL.

Giống sắn: Xác định được liều chiếu xạ phù hợp cho đột biến hạt sắn KM94 là 50Gy và thu được 1500 cây sắn KM 94 sau chiếu xạ tia ion nặng được cứu phôi thành công, xây dựng thành công quy trình biến nạp gen vào sắn, được 25 dòng sắn chuyển gen của các giống sắn TMS60444, KM94, Tai16. Đánh giá và chọn lọc được 3.329 dòng theo mục tiêu (dạng thân, dạng lá, phân cành, số lượng củ, hàm lượng tinh bột sơ bộ) để tiếp tục đánh giá tuyển chọn dòng cho các vụ tiếp theo.

Giống lúa: Qua nghiên cứu đặc tính chịu phèn trong nhà lưới của các giống lúa đã chọn tạo các dòng ĐTM triển vọng: ĐTM 17-1; ĐTM 1-122; ĐTM 14-258; ĐTM 4-233; ĐTM 14-539, ĐTM 4-127, ĐTM 4-1791, ĐTM 14-52143, ĐTM 14-5432; ĐTM 4-1711; ĐTM 1-1324, ĐTM 4-1324; ĐTM 1-1492, trong đó chọn giống ĐTM 17-1, ĐTM 14-258 có triển vọng cho vùng đất phèn Đồng Tháp Mười. Qua nghiên cứu khả năng kháng rầy trong nhà lưới đã chọn tạo các dòng chống chịu tốt với rầy nâu như: ĐTM 14-2212; ĐTM 1-181; ĐTM 43 (Cấp 3); ĐTM 14-2521; ĐTM 134; ĐTM 4-2263; ĐTM 4-224; ĐTM 14-5451; ĐTM 13-8; ĐTM 14-2581 (cấp 3,5); ĐTM 4-1285; ĐTM 14-5213-4; ĐTM 14-2571; ĐTM 1-134; ĐTM 1-1484; ĐTM 1-131; ĐTM 1-1412 (cấp 4,0); ĐTM 17-1, ĐTM 14-233 (cấp 5).

Nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng bệnh đạo ôn bằng chỉ thị phân tử: Đã xác định được 2 chủng nấm bênh đạo ôn thuộc nhóm MAT1-1, MAT1-2; Đã chọn được 6 dòng ưu tú từ 10 dòng triển vọng mang gen kháng bệnh đạo ôn từ các tổ hợp lai giữa giống mang gen kháng Kanto51, PiNo4, Tsuyuake, Te tep và giống nhiễm bệnh BC15, OM6976, DT10 phục vụ cho công tác khảo nghiệm quốc gia.

Thông qua việc ứng dụng chỉ thị phân tử cũng đã xác định được 11 gen kháng bệnh đạo ôn và 3 gen kháng bạc lá có hiệu lực tại các tỉnh phía Bắc; Sàng lọc được 11 chỉ thị phân tử SSR liên kết và cho đa hình giữa giống BC15 với các dòng NIL mang gen kháng bệnh đạo ôn; Sàng lọc được 5 chỉ thị phân tử liên kết và cho đa hình giữa giống BT7 với các dòng NIL mang gen kháng bệnh bạc lá; Lai tạo được 42 tổ hợp F1 và 42 quần thể BC1F1.

Xác định được bộ chỉ thị liên kết gần (<5cM) với các gen kháng bệnh bạc lá lúa; tạo được 15 tổ hợp lai mang gen kháng bệnh bạc lá; chọn được 10 dòng triển vọng mang gen kháng bệnh bạc lá bằng nuôi cấy bao phấn. 1.1.4. Chuyển gen thực vật

Cây lúa: Nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng bệnh đạo ôn đã xác định được 2 chủng nấm bênh đạo ôn thuộc nhóm MAT1-1, MAT1-2; Đã chọn được 6 dòng ưu tú từ 10 dòng triển vọng mang gen kháng bệnh đạo ôn từ các tổ hợp lai giữa giống mang gen kháng Kanto51, PiNo4, Tsuyuake, Te tep và giống nhiễm bệnh BC15, OM6976, DT10 phục vụ cho công tác khảo nghiệm quốc gia; Điều tra, thu thập và đánh giá 07 tập đoàn bao gồm 360 dòng/giống lúa có các tính trạng nông sinh học quan trọng để giải mã genome; Đã chọn lọc được 19 cặp lai BC2F1 mang gen đích (10 cặp lai mang gen có khả năng kháng bạc lá; 09 cặp lai mang gen có khả năng kháng đạo ôn) làm vật liệu phục vụ nghiên cứu giải mã genome lúa.

Cây ngô: Đánh giá sự có mặt và tính ổn định của 2 gen chuyển chịu hạn modiCspB và ZmDREB2A trên cây T3 thông qua kỹ thuật PCR; Xác định được số lượng bản sao trong cây chuyển gen modiCspB và ZmDREB2A bằng kỹ thuật Southern Blot. Kết quả thể hiện dương tính khi lai với các đoạn gen modiCspB hay ZmDREB2A ở các dòng cây chuyển gen

Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai

23

thế hệ T3 cho từ 1 đến 2 bản sao thể hiện sự có mặt và ổn định di truyền của các gen chuyển trong hệ genome của các cây/dòng chuyển gen; Đã đánh giá và xác định các gen chuyển ở mức phân tử trong cây/dòng chuyển gen thông qua phương pháp sequencing. Các đoạn gen đích modiCspB và gen đích ZmDREB2A được nhân từ DNA tổng số của các dòng cây chuyển gen và đã xác định trình tự các đoạn gen đích modiCspB và gen đích ZmDREB2A. Thông qua kết quả giải trình tự đã so sánh cho kết quả 98-99% độ tương đồng với trình tự các đoạn gen gốc từ Plasmid. Qua đó thể thiện tính ổn định và nguyên vẹn của quá trình giải mã tạo protein tương đồng. Tương tự cũng đã nhân được đoạn gen chỉ thị, đoạn gen terminator, đoạn gen promoter từ DNA tổng số của các dòng cây chuyển gen modiCspB và zmDREB2A và cũng đã giải trình tự các đoạn gen trên. Kết quả so sánh trình tự các đoạn gen chuyển có độ tương đồng đến 98-99% so với trình tự các đoạn gen chỉ thị, đoạn gen terminator, đoạn gen promoter gốc.

Cây sắn: Hoàn thiện quy trình biến nạp gen vào cây sắn, bước đầu đã thu nhận được 25 dòng sắn chuyển gen của các giống sắn TMS60444; KM94; Tai16.

Cây đậu tương: Nghiên cứu chuyển cấu trúc pZY101:35S và cấu trúc pZY101:RD29A mang gen liên quan đến khả năng chịu hạn GmNAC002, GmNAC004, GmNAC0085 vào giống đậu tương ĐT22 thông qua vi khuẩn Agrobacterium EHA101 đã thu được 65 cây chuyển gen đang duy trì và đánh giá trong điều kiện nhà lưới. 1.1.5. Lĩnh vực đất, phân bón

Đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp, các yếu tố hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, xác định mức độ thích hợp đất đai cho một số cây trồng chính, đề xuất cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế trên các tiểu vùng sinh thái, và xác định hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho các tỉnh vùng Tây Bắc, tỉnh Bắc Giang.

Viện đang có những đóng góp tích cực trong việc quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất thông qua việc xây dựng các bản đồ chuyên đề về đất, đánh giá mức độ

thích hợp đất đai và xác định các yếu tố hạn chế về đất đối với các cây trồng chính tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Quảng Nam, TP.Hà Nội. Từ đó, đề xuất được các phương án sử dụng đất và các giải pháp khoa học công nghệ phục vụ cho việc sử dụng đất hợp lý và phát triển bền vững.

Xác định thực trạng độ phì nhiêu của đất tại các vùng trồng mía trọng điểm trên cả nước, thực trạng đất trồng mía tại các vùng Bắc Trung bộ; Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật tổng hợp nâng cao độ phì nhiêu của đất trồng mía, nâng cao năng suất và chất lượng mía.

Xác định mức độ thoái hóa đất và các loại hình thoái hóa đất phục vụ phát triển bền vững thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc; xây dựng được bản đồ Nông hóa phục vụ thâm canh, quản lý bền vững nguồn tài nguyên đất đai tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình...

Nghiên cứu các yếu tố hạn chế trong đất trồng lúa vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất các giản pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa tại 2 vùng trên. Nghiên cứu sử dụng có hiệu quả vùng đất bán ngập thủy điện Yali nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện sinh kế cộng đồng người dân tái định cư.

Viện đã và đang nghiên cứu sự ảnh hưởng của các hình thức sử dụng đất đến xói mòn và mất chất dinh dưỡng trên đất dốc. Ứng dụng đồng vị phóng xạ Cesium (Cs137), Beryllum (Be7) để đánh giá mức độ xói mòn đất và khả năng bồi lắng đất, tái phân bố các chất dinh dưỡng trong đất.

Viện tiếp tục xây dựng chỉ dẫn địa lý cho hàng chục cây trồng ở các địa bàn khác nhau: Cam Vinh, Bưởi Đoan Hùng, Bưởi Tân Triều, Vải Thiều Lục Ngạn, Xoài Yên Châu, Nho Ninh Thuận, Dẻ Trùng Khánh, Thuốc lào Tiên Lãng, Cói Nga Sơn, Sâm Ngọc Linh, Tiêu Quảng Trị, Quế Văn Yên và Quế Trà My... Hầu hết các cây trồng này đã được Cục Sở hữu Trí tuệ công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Đã xây dựng được Trung tâm Thông tin tư liệu đất Việt Nam với 64 phẫu diện đất nguyên khối (monolit) đặc trưng cho các loại đất chính của nước ta theo công nghệ tiên tiến,

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

24

tiếp thu từ Trung tâm Thông tin tư liệu đất Quốc tế (ISRIC) - Wageningen - Hà Lan. Kèm theo các tiêu bản trưng bày còn có đầy đủ hệ thống thông tin về tên đất theo Việt Nam, FAO-UNESCO, Soil-Taxonomy và các tính chất hóa lý đất. Bảo tàng đã được đưa lên mạng internet tại địa chỉ http://www.baotangdat.com phục vụ cho nghiên cứu và học tập với hàng nghìn lượt truy cập hàng năm. Phân bón và dinh dưỡng cây trồng

Một trong những hướng nghiên cứu được chú trọng trong giai đoạn 2013-2015 là sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp làm nguồn dinh dưỡng hữu cơ tại chỗ, vừa tăng năng suất cây trồng, cải tạo tính chất đất, giảm lượng phân khoáng bón vào đất và thân thiện với môi trường. Kết quả nghiên cứu dài hạn (16 năm) liên tục vùi phế phụ phẩm, năng suất lúa, ngô và đậu tương trên đất bạc màu Bắc Giang tăng từ 10-14%, đồng thời làm tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng khoáng và bổ sung kali cho loại đất này. Dùng phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, thân lá ngô, lá mía, vỏ trấu cà phê) vùi kết hợp phun chế phẩm vi sinh vật đã giảm được lượng N đến 20% và K đến 30% mà vẫn tăng năng suất cây trồng (lúa, ngô, mía, cà phê) từ 10-21%, qua đó chất lượng đất được tăng lên.

Nghiên cứu sản xuất các loại phân bón thế hệ mới, bao gồm: 01 loại phân lân phân giải chậm từ vật liệu nano hydroxit lớp kép, 09 loại phân hữu cơ khoáng từ than sinh học cho rau, ngô, cà phê và tiêu. Sản xuất 06 loại phân bón hỗn hợp có bổ sung chất tăng cường hiệu quả sử dụng phân bón, NPK-PGA. Nghiên cứu về than sinh học và tính chất chuyên dùng phù hợp với từng cây trồng nhằm phục vụ cải thiện độ phì nhiêu của đất, năng cao năng suất cây trồng. Các dự án sản xuất thử nghiệm đã góp phần hoàn chỉnh quy trình sản xuất và cho ra đời một số loại phân bón và chế phẩm nông hóa, được thị trường chấp nhận.

Về dinh dưỡng cây trồng, viện đã nghiên cứu xác định kỹ thuật và liều lượng bón phân kết hợp tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê và điều tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ, đã xác định được dạng phân phù hợp bón kết hợp với tưới tiết kiệm cho cà phê và điều. Đã xây dựng thành công bản đồ mạng (Webmap) tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, nhà

nghiên cứu và nhà quản lý tiếp cận thông tin qua mạng internet về phương án cung cầu phân bón, biện pháp sử dụng phân bón và canh tác lúa hợp lý tại vùng Đồng bằng sông Hồng.

Đã điều tra cơ bản tình hình sử dụng phân bón trong trồng lúa vùng ĐBSCL và ĐBSH, qua đó đánh giá được thực trạng sử dụng phân bón và tình hình cung cầu phân bón cho cây lúa tại 2 vùng sản xuất lúa trọng điểm này.

Giai đoạn 2013-2015 các đơn vị trực thuộc Viện đã tiến hành kiểm định hàng nghìn mẫu phân bón; khảo nghiệm hàng trăm sản phẩm phân bón mới các loại. Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của Kali và cân bằng dinh dưỡng cho một số cây trồng chính như vải, cam, hồ tiêu, cà phê, mía.

Trung tâm Thông tin Tư liệu Phân bón thường xuyên được cập nhật. Hiện nay đã thu thập, lưu giữ và trưng bày trên 1.000 sản phẩm phân bón có nguồn gốc nhập khẩu và sản xuất trong nước. Các mẫu thu thập được dán nhãn/mác bằng tiếng Việt và tiếng Anh về xuất xứ mẫu và nơi sản xuất để dễ dàng tra cứu.

Công tác bảo tồn tập đoàn quỹ gen cây phân xanh và cây bảo vệ đất cũng được duy trì thường xuyên, hiện nay Viện đang lưu giữ hơn 60 giống cây các loại và được bổ sung thêm hàng năm từ các vùng sinh thái khác nhau. 1.1.6. Vi sinh vật nông nghiệp

Giai đoạn 2013-2015, nhiều nghiên cứu tập trung vào việc phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật (VSV) đối kháng với vi sinh vật gây bệnh ở cây trồng để tạo ra các chế phẩm vừa có tác dụng phòng trừ bệnh vừa kích thích sinh trưởng của cây. Chế phẩm phòng trừ tuyến trùng, nấm bệnh vùng rễ cà phê và hồ tiêu có tác dụng tăng đường kính tán, giảm bệnh vàng rụng lá, tăng mật độ vi sinh vật có ích và giảm 17- 67% số lượng tuyến trùng Pratylenchus sp. trong đất. Sử dụng 1 tấn phân hữu cơ VSV chức năng có thể thay thế được 10 tấn phân chuồng và có tác dụng giảm bệnh héo xanh vi khuẩn trên lạc, cà chua, khoai tây 37-78%, giảm tỷ lệ bệnh vùng rễ cây hồ tiêu 25-34%, đồng thời tăng năng suất 10-20% đối với đậu tương, lạc, cà chua, khoai tây, rau, lúa, hồ tiêu, cà phê và bông. Sử dụng chế phẩm cố định đạm trên cây đậu tương và lạc có thể thay thế được 75% lượng N mà vẫn tăng năng suất 20-35% đối với

Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai

25

đậu tương và 13-26% đối với lạc. Nghiên cứu về nâng cao hoạt tính sinh

học của các chủng vi sinh vật bằng phương pháp đột biến và tái tổ hợp ADN để sản xuất chế phẩm và phân bón sinh học ứng dụng cho cây trồng, kết quả cho thấy: sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum và chết héo do nấm F. oxysporum trên cà chua và ớt với hiệu lực kiểm soát bệnh từ 60-80%, năng suất cao hơn 10% so với đối chứng;

Đã xây dựng thành công qui trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật cho cây lạc trên đất cát biển; mô hình sử dụng chế phẩm này giúp tăng độ ẩm đất khoảng 20%, tăng hàm lượng NPK tích lũy trong thân lá 15-29%, tăng năng suất lạc 16-18%, tăng lợi nhận 23-26%, hàm lượng protein, lipit trong hạt lạc có xu hướng tăng so đối chứng không sử dụng chế phẩm vi sinh vật. Sản phẩm đã được cấp chứng nhận “Sản phẩm tin cậy” do người tiêu dùng bình chọn năm 2015.

Đã nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật và phân bón hữu cơ vi sinh cho ngô và cao su từ nguồn vật liệu than bùn tại tỉnh Sayaboury, CHDCND Lào, kết quả sản xuất thử và xây dựng mô hình ứng dụng phân HCVS cho ngô và cao su, đã mang lại hiệu quả cao.

Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ phục vụ sản xuất một số cây trồng ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, các mô hình đều cho hiệu quả cao.

Viện đang bảo quản thường xuyên 1.558 nguồn gen vi sinh vật (gồm 694 nguồn gen vi sinh vật đất, phân bón và 864 nguồn gen vi sinh vật bảo vệ thực vật); nguồn gen hiện lưu giữ đảm bảo khả năng sống; phân lập, tuyển chọn được 12 nguồn gen vi sinh vật: Gồm 2 nguồn gen có khả năng hòa tan kali, 2 nguồn gen có khả năng phân giải phốt phát khó tan, 2 nguồn gen có khả năng sinh polysaccarit, 3 nguồn gen có khả năng đối kháng nấm, vi khuẩn gây bệnh cây trồng và 3 nguồn gen VSV gây bệnh (độc tính >70%). Đánh giá hoạt tính sinh học, phân loại đến loài và tư liệu hóa 694 nguồn gen VSV phục vụ cho nghiên cứu và sản xuất. Hàng năm, quỹ gen VSV bổ sung 30-50

chủng giống VSV mới từ các nguồn phân lập khác nhau, bao gồm cả hợp tác quốc tế. 1.1.7. Môi trường nông nghiệp

Đã tập trung đánh giá, tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải hữu cơ cao, từ đó phát triển các chế phẩm vi sinh xử lý ô nhiễm môi trường, phế phụ phẩm nông nghiệp; rác thải và nước thải sau chế biến nông sản như vỏ cà phê, bã thải và nước thải sau chế biến tinh bột sắn; nước thải sau chế biến cao su; khử mùi hôi chuồng trại, khu vệ sinh để bảo vệ môi trường nông thôn. Lựa chọn được 5 bộ chủng vi sinh vật và phát triển thành công được 1 chế phẩm vi sinh vật (BIOADB) có khả năng hạn chế mùi hôi và tái sử dụng chất thải sản xuất phân bón hữu cơ sinh học; 3 chế phẩm (BioEM 1, BioEM 2, BioEM 3) xử lý phế phụ phẩm trồng trọt.

Nghiên cứu phát triển công nghệ sinh thái, lựa chọn được 12 loài thực vật thủy sinh có khả năng xử lý ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm hữu cơ, có thể ứng dụng xử lý ô nhiễm nước mặt tại các hồ chứa, kênh mương ở nông thôn. Đã nghiên cứu cải tiến dụng cụ thu gom phù hợp phục vụ thu gom bao bì phát thải trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng quy trình làm sạch bao bì phục vụ cho việc xử lý và tiêu hủy; xử lý các vùng đất bị ô nhiễm nghiêm trọng thuốc BVTV; Nghiên cứu sản xuất than sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp; Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy ứng dụng VietGAP trong sản xuất rau an toàn; Nghiên cứu sản xuất sạch hơn trong các cơ sở chế biến cà phê; Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các sản phẩm sinh học BVTV để sản xuất rau an toàn; Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp ứng phó. 1.1.8. Bảo vệ thực vật

Viện tiếp tục triển khai thu thập và phân lập isolate mới: Xác định được 16 nguồn gen vi sinh vật có ích phục vụ sản xuất chế phẩm sinh học bao gồm: 2 nguồn nấm men Issatchenkia orientalis phân lập trên đất trồng cà chua, 2 nguồn nấm tua trắng Paecilomyces cicadae ký sinh ve sầu hại cà phê, 1 nguồn nấm xanh Metarhizium anisopliae, 1 nguồn nấm trắng Beauveria bassiana, 2 nguồn vi khuẩn Bacillus subtilis ức chế nấm gây bệnh cây trồng và vi khuẩn héo xanh hại lạc; 01 chủng Pseudomonas

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

26

putida đối kháng với bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) trên khoai tây; 1 chủng Pseudomonas putida đối kháng với Erwinia carotovora gây bệnh thối nhũn khoai tây, 01 chủng Bacillus sp. đối kháng vi khuẩn héo xanh lạc và 5 isolate Trichoderma có khả năng đối kháng cao với nấm F. oxysporum;Xác định được 2 loài vi khuẩn (Bacillus amyloliquefacien, Bacillus thuringiensis) và 1 dòng xạ khuẩn, 1 vi khuẩn nội sinh trong lá (Bacillus amyloliquefacien) có khả năng đối kháng với nấm bệnh phấn trắng O. citri trên quýt, E. diffusa trên đậu tương thông qua dịch tách chiết từ các vi sinh vật này làm giảm tỷ lệ nẩy mầm của các bào tử nấm vô tính trên vỏ củ hành tây được ngâm trong dung dịch chứa dịch chiết này ở các nồng độ khác nhau; Phân lập và xác định 5 loài nấm ký sinh rệp sáp vảy: Microcera coccophila Desm., M. diploa, M. larvarum, Tetracrium coccicola Höhn. and T. novae-zelandiae (Dingley) và Myriangium sp. Ghi nhận 10 loài ong ký sinh và xác định đến loài gồm, Aphytis melinus, A. chrysomphali, A. lingnanensis, Comperiella bifasciata, và Pteroptrix chinensis; phân lập, định danh các chủng nấm và xác định nấm ký sinh sâu non ve sầu hại cà phê là Paecilomyces cicadae, ký sinh trưởng thành ve sầu hại cà phê là Normura cylindrospora, nấm ký sinh sâu non bọ hung đen hại mía Thanh Hóa là Metarhizium anisopliae, nấm ký sinh sâu non xén tóc hại mía tại Gia Lai là Metarhizium anisopliae.

Xác định được triệu chứng và tác nhân gây bệnh bệnh đốm nâu thanh long do nấm Neoscytalidium dimidiatum. Xác định nấm Fusarium oxysporum là tác nhân gây bệnh héo vàng hại cây cà chua, dưa chuột, ớt; xác định sâu đục thân mía 4 vạch đầu nâu mới (Chilo tumidicostalis Hampson) hại mía trên diện rộng ở Tây Ninh từ tháng 9 năm 2104; xác định nhện Eriophyes dimocarpi Kuang là đối tượng gây hại nặng trên nhãn và có sự xuất hiện của Phytoplasma; xác định mật độ rệp sáp bột hồng hại sắn tại Tây Ninh biến động từ 4,21 đến 7,28 con/ngọn, tỷ lệ rệp bị ong ký sinh từ 8,57 đến 89,47%. Đã xác định tên khoa học cho 01 loài ong ký sinh bậc 2 của rệp sáp bột hồng hại sắn là Prochiloneurus insolitus.

Đã thu thập được 370 mẫu rệp hại trên các cây ăn quả: cây có múi, xoài, dừa, vú sữa,

bơ, măng cụt, chuối, na, ổi, chôm chôm, bòn bon, sầu riêng tại các tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, Hòa Bình, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ. Giám định được 35 loài rệp sáp vảy trên các cây ăn quả chủ yếu ở Việt Nam. Loài L. karkarica lần đầu ghi nhận trên cây có múi, xoài, A. aurantii trên na, A. comperei trên xoài. Loài Aspidiotus rigidus, đang gây bùng phát dịch nghiêm trọng trên cọ dừa ở các nước Malaysia và Indonesia. Đã phân tích trình tự của 2 đoạn gen của 25 loài rệp sáp vảy.

Xây dựng quy trình quản lý tổng hợp dịch hại cũng như nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ dịch hại cây trồng. 1.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống mới

Từ năm 2013 đến 2015 Viện được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận 49 giống đã được công nhận giống chính thức, 68 giống được công nhận sản xuất thử; riêng năm 2015, năm cuối của giai đoạn 2011-2015, có 17 giống cây trồng được công nhận chính thức và 42 giống được công nhận cho sản xuất thử. Nhiều quy trình kỹ thuật được nghiên cứu hoàn thiện và ứng dụng vào sản xuất với quy mô lớn, như: Quy trình ghép cải tạo cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày; Quy trình thâm canh điều; Quy trình tái canh cà phê; Quy trình phòng trừ bệnh đốm nâu thanh long; Quy trình sản xuất rau, cây ăn quả, chè theo VietGAP; Quy trình thâm canh sắn trên đất dốc; Quy trình kỹ thuật trồng ngô vụ đông hiệu quả kinh tế cao… Một số thành tựu nổi bật của Viện: 1.2.1. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa

Đối với lúa thuần: Ở phía Bắc, từ năm 2013 đến 2015 đã có 45 giống lúa được công nhận, trong đó có 21 giống lúa (08 giống lúa công nhận chính thức: T10, P376, P6ĐB, PĐ211, P9, HT18, Sơn lâm 2, GL105; 13 giống công nhận cho SXT: GL102, N100, AIQ1102, PC26, Chân châu hương-SH8, GL159, N25, LTh31, LTh35, GL301, CH10, CH12, GL202). Ngoài ra, Viện còn nhiều dòng, giống triển vọng khác đang đề nghị công nhận cho sản xuất thử vào năm 2014 như: HDT10, GL16, N26, N24, N27...

* Nhóm giống lúa có TGST cực ngắn ngày (<100 ngày): Cùng với các giống lúa P6ĐB, GL102, PC6, Giống lúa N25 mới được

Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai

27

công nhận cho sản xuất thử từ năm 2015, giống lúa N25, có TGST 85-95 ngày (vụ mùa) và 120-125 ngày (vụ xuân muộn), năng suất đạt 55-60 tạ/ha, giống đã được phát triển mạnh ở một số tỉnh phía Bắc, góp phần tích cực cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh ĐBSH, né lũ tiểu mãn ở các tỉnh Bắc Trung bộ và làm nguồn giống dự phòng. Diện tích gieo trồng giống các giống lúa này đạt trung bình khoảng 500-15000 ha/năm/giống. Giống lúa Gia Lộc102 (GL102) có TGST 80 – 85 ngày (vụ mùa), năng suất đạt 50 – 58 tạ/ha, chất lượng tốt, gạo thơm, cơm mềm, giống hiện đang được gieo trồng thử nghiệm hàng trăm ha tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam. Giống lúa PC6 TGST 90 - 95 ngày (vụ mùa) và 125 - 130 ngày (vụ xuân muộn), năng suất đạt 55 - 60 tạ/ha, rất thích hợp cho các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các vùng phát triển cây vụ đông cực sớm vùng ĐBSH (Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên...). Thu hoạch tránh lũ sớm trước 05/9 hàng năm tại một số tỉnh Bắc Trung bộ (Quảng Bình, Hà Tĩnh...). Diện tích giống lúa PC6 đạt từ 8.000 - 10.000 ha/năm. Giống lúa PC6 đã được chuyển giai quyền tác giả cho Công ty giống cây trồng Quảng Bình và Công ty giống nông nghiệp Việt Nam.

* Nhóm các giống lúa chất lượng - Lúa tẻ: Các giống lúa đang được phát

triển mạnh là: T10, HDT8, AC5, HT9, Trân châu hương-SH8. Đây là các giống có TGST từ 90-115 ngày, năng suất đạt 60-70 tạ/ha trong vụ xuân, 55-65 tạ/ha trong vụ mùa, hè thu, gạo có chất lượng cao, có mùi thơm, cho giá bán cao hơn gạo bình thường 20-30%. Trong những năm gần đây nhiều địa phương đã từng bước tiếp nhận và phát triển các giống nêu trên với qui mô diện tích cụ thể như sau: i) Giống AC5, T10, HT9 đang được gieo cấy trên quy mô diện tích khoảng 20.000 30.000 ha/giống/vụ tại vùng ĐBSH và Nghệ An, giá bán gạo cao hơn 30% so với gạo bình thường; ii) Hai giống lúa HDT8, Trân châu hương-SH8 đang được mở rộng nhanh diện tích trong sản xuất, có chất lượng gạo cao, năng suất có thể đạt trên 70 tạ/ha/vụ, ít nhiễm sâu bệnh hại.

- Lúa nếp: Thành tựu nổi bật trong nghiên cứu tạo giống lúa Nếp của Viện CLT-CTP là đã tạo ra các giống lúa N87, N98, N100… Đây là các giống có TGST ngắn: 105-

115 ngày, năng suất đạt 55-70 tạ/ha/vụ, có thể gieo cấy cả 2 vụ trong năm. Hiện nay, khoảng 80% diện tích canh tác lúa nếp tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung được gieo cấy bằng các giống lúa Nếp của Viện CLT-CTP. Giống N100 đã được chuyển giao bản quyền kinh doanh cho Công ty giống cây trồng TW.

* Nhóm giống lúa thâm canh có thời gian sinh trưởng tương đương Q5 và KD18, chất lượng khá hơn Q5 và KD18, chống chịu khá với một số loại sâu bệnh hại chính, năng suất cao (cao hơn KD18 từ 10 - 15%) như: GL105, LTh31, LTh35, Sơn Lâm 2…, Riêng giống lúa GL105 diện tích gieo trồng năm 2015 ở các tỉnh trong cả nước đạt khoảng 10.000 ha, năng suất trung bình đạt khoảng 75 tạ/ha, chất lượng ngon hơn giống khang dân, Q5, kháng sâu bệnh. Giống Sơn Lâm 2 cứng cây, có khả năng chịu hạn khá, chống chịu sâu bệnh khá hơn Q5, chịu thâm canh, năng suất 60 – 70 tạ/ha, chất lượng khá, được nhiều địa phương đánh giá cao, giống đang được mở rộng mô hình thử nghiệm hàng trăm ha tại các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên.

* Nhóm các giống lúa chống chịu. + Giống lúa chịu hạn: Các giống lúa

chiu hạn CH207, CH208, CH16, CH19, CH22, LCH21, LCH33, CH10, CH12... là các kết quả nghiên cứu về lúa chiu hạn có đóng góp lớn vào sản xuất, các giống lúa này có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện thiếu nước 15-25 ngày, phù hợp với các vùng canh tác lúa nhờ nước trời hoặc bấp bênh về nguồn nước. Hai giống CH207, CH208 hiện được canh tác chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung bộ với qui mô khoảng 1000-2000 ha/giống/vụ.

+ Giống lúa chịu úng, mặn: Bằng viêc chuyển thành công các gen chịu mặn (Sal..) và chịu ngập úng (Sub1..) vào 1 giống lúa, Viện CLT-CTP đã tạo ra bộ giống lúa chịu mặn, chiu ngập mà tiêu biểu là các giống lúa sau:

- Giống lúa chiu mặn M4, M12, M14 có khả năng chiu mặn với độ mặn là 0,6%, phù hợp với cơ cấu canh tác vùng ven biển miền Bắc (Hải Phòng, Nam Đinh, Thanh Hóa...), cho năng suất vượt so với giống đối chứng 10-20%, các giống này hiện đang được nông dân vùng ven biển tiếp nhận và mở rộng diện tích canh tác.

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

28

- Các giống lúa chiu ngập có thể hồi phục 90% khả năng sinh trưởng sau khi ngập sâu trong nước 10-15 ngày. Hiện nay diện tích đất thường xuyên bị ảnh hưởng bởi úng ngập tại miền Bắc và miền Trung khoảng 100.000 ha/năm và dưới tác động của biến đổi khí hậu thì diện tích này sẽ tăng đột biến. Hiện nay, Viện CLT-CTP không có kinh phí cho hướng nghiên cứu này, nhưng vẫn chủ động thực hiện để có thể góp phần cho sản xuất khi tình huống xẩy ra. Các giống chiu ngập úng mới như U1064, U2076... có khả năng phục hồi sau ngập trong nước 10 ngày, đẻ nhánh tốt trong điều kiện nước sâu, thích hợp với các chân ruộng chua, trũng...cho năng suất 50-60 tạ/ha/vụ đang được khảo nghiệm rộng trong sản xuất.

Ở phía Nam: Trong giai đoạn 2013-2015 Viện đã lai tạo và được công nhận 5 giống tạm thời (giống sản xuất thử) bao gồm: OM8959, OM11735, OM6916, OM6904 và OM6893, 03 giống chính thức: OM8232, OM5953 và OM8017. Các giống lúa do Viện chọn tạo trong giai đoạn này đều có thời gian sinh trưởng ngắn, từ 90-100 ngày. Viện cũng đã chọn tạo được tập đoàn giống lúa dưới 90 ngày thuộc nhóm Ao (ký hiệu OMCS) mà vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng và tính chống chịu sâu bệnh tốt, giúp nông dân trong vùng có điều kiện thâm canh, tăng vụ, né mặn, tránh lũ. Các giống có chiều cao cây 100-105 cm, thân rạ cứng, đẻ nhánh tốt chống chịu được đỗ ngã trong vụ Hè thu. Những giống OM do Viện chọn tạo đều cho năng suất cao, trung bình từ 5- 7tấn/ha phẩm chất gạo tốt (hàm lượng amylose <22%) hạt gạo thon dài <7,5mm ít hoặc không bạc bụng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Bên cạnh đó, các giống cũng được chọn tạo theo định hướng chống chịu sâu bệnh chính và điều kiện môi trường bất lợi như kháng hạn, phèn, và mặn cũng như được chọn tạo giống có hàm lượng vi dưỡng chất trong hạt cao như hàm lượng sắt, kẽm, beta carotene… nhằm giúp cải thiện dinh dưỡng qua việc sử dụng gạo là nguồn thực phẩm chính đối với các vùng dân tộc nghèo, thiếu dinh dưỡng… (OM5451, OM6976…).

Chọn tạo và phát triển giống lúa lai: Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa lai của Viện trong thời gian qua mặc dù gặp không ít khó

khăn song đã đạt được một số kết quả nhất định: Đã làm chủ công nghệ chọn tạo giống lúa lai cũng như chọn thuần và nhân dòng bố mẹ lúa lai 2, 3 dòng, đặc biệt công nghệ lai tạo, gây đột biến, lai xa... để tạo ra các dòng bố mẹ CMS và TGMS mới.

Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai siêu cao sản, đây là hướng nghiên cứu mới thuộc chương trình trọng điểm quốc gia. Viện đã thu thập và đánh giá trên 300 dòng, giống lúa Indica và Japonica năng suất cao từ các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines... để phục vụ cho chọn tạo giống lúa lai siêu cao sản. Chọn lọc và làm thuần 125 dòng bố Indica/Japonica, 22 dòng bất dục kháng rầy nâu, chọn được 30 tổ hợp lai, năng suất đạt 9-11 tấn/ha đưa vào thí nghiêm so sánh sơ khởi. Kết quả bước đầu có 05 tổ hợp (D161s-7Tr/RG33; 827s/M406; 827s/M386; D64s/ R50 và D59s/R3) cho năng suất cao hơn đối chứng D.You 527 của Trung Quốc.

Công tác chọn tạo các dòng bố, mẹ lúa lai: Đã hoàn thiện quy trình chọn dòng TGMS bằng phương pháp truyền thống kết hợp với CNSH, chọn tạo được các dòng TGMS từ việc chuyển gen TMS vào dòng duy trì bất dục đực TBC (như AMS34S, AMS35S…); Các dòng TGMS có gen tương hợp rộng (WC) như D52S, D64S, D116S... Các dòng mẹ này có nhiều đặc tính quý và khả năng cho năng suất trên ruộng sản xuất hạt lai F1 từ 2,5 - 4,5 tấn/ha và đã chọn được 5 dòng phục hồi (dòng R) có gen WC

Lai tạo và chọn lọc thành công nhiều dòng mẹ TGMS mới từ các nguồn của Việt Nam, Trung Quốc và IRRI, các dòng này có tính bất dục ổn định như: AMS33S, AMS 29S, AMS 35S… Một số dòng bố mẹ có gen tương hợp rộng (WC) cho phép khai thác ưu thế lai khác loài phụ và chọn tạo giống lúa lai siêu cao sản. Đồng thời cũng đã lai tạo được các dòng CMS tốt như AMS72A, AMS73A... các dòng này là vật liệu quan trọng trong chương trình chọn tạo giống lúa lai mới.

Đã chọn tạo và được công nhận mốt số giống lúa lai mới (HYT108, HYT124, HYT116). Giống lúa HYT124 có thời gian sinh trưởng ngắn (110-115 ngày trong điều kiện vụ mùa, năng suất trung bình đạt 75-80 tạ/ha, hạt gạo dai, trong cơm mềm và được Trung tâm

Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai

29

Khảo kiểm nghiệm giống và phân bón Quốc gia đánh giá HYT124 có chất lượng tương đương với giống BT7. Ngoài ra con có các tổ hợp lúa lai triển vọng khác như HYT122, HYT135 và một số tổ hợp lúa lai siêu sao sản HYT127, HYT131. Đây là các tổ hợp có tiềm năng năng suất rất cao (năng suất có thể đạt 11-12 tấn/ha), chất lượng, đã được khảo nghiệm ở nhiều vùng sinh thái khác nhau ở các tỉnh phía Bắc và đang hoàn thiện hồ sơ xin công nhận cho sản xuất thử.

Đã làm chủ được Qui trình công nghệ sản xuất hạt lai F1 của các tổ hợp lúa lai 2; 3 dòng đang phổ biến ngoài sản xuất cũng như các tổ hợp hệ HYT được chọn tạo trong nước đạt năng suất hạt lai từ 2,0 - 2,5 tấn/ha, năng suất cao đạt 2,8 – 4,0 tấn/ha (tại Eakar Daklak).

Nghiên cứu, xác định vùng "tối ưu" cho sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại Eakar - Daklak; Quảng Nam; Mường lò - Yên Bái, năng suất hạt F1 tại các khu vực nêu trên có thể đạt từ 2,5 – 4,5 tấn/ha tùy từng tổ hợp. Xác định được thời vụ và vùng thích hợp cho nhân dòng mẹ tại Mộc Châu – Sơn La và Đồng bằng sông Hồng. 1.2.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô

Kế thừa kết quả nghiên cứu của giai đoạn trước, trong 3 năm qua Viện đã có 14 giống ngô được công nhận trong đó có 9 giống được công nhận chính thức: LVN102, LVN111, LVN152, LVN092, SB099, A380, VS36, Nếp lai số 5 và Đường lai 20; 5 giống được công nhận giống cho sản xuất thử: VN5885, G77, VN595, VS71 và HT119. Đặc điểm chung về các giống mới được tạo ra trong giai đoạn vừa qua là: thích ứng rộng; chống chịu tốt hơn với hạn, sâu bệnh, đổ gãy; thời gian sinh trưởng ngắn hoặc trung bình; tiềm năng năng suất cao, trong thí nghiệm đạt tới trên 12 tấn/ha; chất lượng hạt tốt; đã có các giống ngô nếp, ngô đường lai đơn có thể cạnh tranh được với các giống nước ngoài về năng suất, chất lượng và giá giống. Các giống ngô mới đang được Viện, các trung tâm trực thuộc, một số Công ty hạt giống trong nước thử nghiệm rộng và chuyển giao đến người sản xuất.

Ở phía Nam đã phát triển các giống ngô lai MN1, V-118, VN112 với diện tích hàng năm 2.000 ha tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Đây là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, có tiềm năng năng suất cao, có

khả năng phối hợp cao, cho năng suất cao. Đặc biệt giống ngô lai đơn V-118 cho năng suất cao trên 8 tấn/ha, thích hợp trồng trên đất lúa vụ Đông Xuân. Quy trình thâm canh ngô lai trên đất lúa vụ Đông Xuân đã được hoàn thiện và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng ngô lai trên đất lúa Đông Xuân ở Tây Nguyên vượt 33,0 - 38,0% so với trồng lúa cùng vụ. 1.2.3. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu đỗ và cây có củ

Giống lạc mới đạt năng suất trên 5 tấn/ha. Riêng diện tích các giống lạc L18 L23 và L26 hàng năm khoảng trên 40.000 ha, chiếm 15% diện tích cả nước, năng suất tăng 5-10 tạ/ha, làm lợi khoảng 330 tỷ đ/năm. Diện tích giống đậu tương mới khoảng 22.000 ha/năm, chiếm 11,5% diện tích cả nước, năng suất tăng 200 kg/ha, làm lợi khoảng 52 tỷ đồng/năm.

Cây lạc: Tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo các giống lạc mới bằng phương pháp lai hữu tính, Trong giai đoạn 2011-2015, Viện đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận đưa vào sản xuất các giống lạc mới L23 (chịu hạn), L17 (kháng bệnh mốc vàng sinh độc tố aflatoxin), L26 (quả hạt to cho xuất khẩu), L27 (thích ứng rộng có thể thay thế giống L14). Vụ lạc mới- vụ lạc thu đông đã thay thế 70-80% diện tích lạc hè thu ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung, không chỉ nâng cao năng suất mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cung cấp ổn định nguồn giống mới có chất lượng cao cho vụ tiếp theo.

Cây đậu tương: Viện đã được công nhận đưa vào sản xuất các giống đậu tương ĐT 26 (thích hợp vụ Xuân và Đông), Đ8 (ngắn ngày, thích hợp cả 3 vụ, vụ Xuân, Hè và Thu đông, có thể thay thế giống DT84) và ĐT51 (thích hợp 3 vụ, vụ Xuân, Hè và Thu đông). Một số mô hình vụ hè ở miền Bắc trên qui mô 30-40 ha đạt năng suất 25-27 tạ/ha, vụ đông đạt 20-22 tạ/ha. Chính vì vậy đã góp phần nâng năng suất bình quân cả nước lên từ 14,3 tạ/ha năm 2007 và lên 15,6 tạ/ha năm 2012. Các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất ước tính đã làm lợi cho sản suất hàng trăm tỷ đồng, tương tự như cây lạc nếu tính KHCN đóng góp cho sản xuất 30% thì số tiền làm lợi khoảng 70 tỷ cho giai đoạn 2007-2012.

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

30

Cây đậu đỗ khác: Kết quả nghiên cứu về cây đậu xanh đã có 2 giống triển vọng: ĐX11 và ĐX14 đang đề nghị công nhận giống cho sản xuất thử. Riêng giống đậu xanh ĐX14 có khả năng chịu hạn khá hơn các giống đậu xanh tại địa phương Nghệ An, năng suất đạt 12 – 14 tạ/ha.

Cây sắn: Nhờ sử dụng các giống mới do Viện chọn tạo kết hợp với áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác cải tiến nên năng suất sắn tăng gấp 2 lần trong vòng 20 năm, tạo nên sự đột phá trong sản xuất sắn ở nước ta; Các giống sắn mới của Viện (KM 140, HL-S10, HL-S11, Sa06, Sa21-12, BK…) đã được công nhận và đang được sản xuất với quy mô hàng nghìn ha tại các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Toàn quốc hiện có trên 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất khoảng 3,8 triệu tấn củ tươi/năm và nhiều cơ sở chế biến sắn thủ công rãi rác tại hầu hết các tỉnh trồng sắn. Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm khoảng 800.000-1.200.000 tấn tinh bột sắn, trong đó trên 70% xuất khẩu và gần 30% tiêu thụ trong nước.

Cây khoai tây, khoai lang: Trong 3 năm gần đây, diện tích trồng khoai tây biến động trong khoảng từ 17-23 nghìn ha. Với hệ thống 400 kho lạnh (dung tích 30- 40 tấn/kho) được lắp đặt chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Hàng năm, Viện cung cấp khoảng 1.700 tấn giống gốc để các địa phương nhân ra 15.000 tấn giống xác nhận một năm và bảo quản qua hệ thống kho lạnh, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu giống khoai tây trong sản xuất. Viện đã giới thiệu cho sản xuất giống khoai tây Atlantic, năng suất 20-25 tấn/ha, thích hợp cho chế biến, đang được sản xuất để cung cấp nguyên liệu cho Công ty Pepsico và Công ty Orion. Giống khoai tây Sinora và Eben cho năng suất từ 20 - 30 tấn/ha đã được Viện chuyển giao đến một số tỉnh ở vùng ĐBSH. Đây là những giống có tiềm năng năng suất cao, thích hợp cho ăn tươi và chế biến, đang được mở rộng diện tích sản xuất tại các tỉnh phía Bắc. Giống khoai tây mới chất lượng KT1 đang tại nhiều tỉnh như Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Ninh, quy mô 25-30 ha, năng suất đạt 22-25 tấn/ha, hiệu quả sản xuất tăng 15-20%.

Trong 3 năm qua, Viện đã chọn tạo được 04 giống khoai lang mới, chất lượng (KLC266, KL20-209, KLC3, KLC15), trong đó giống

khoai lang chất lượng cao KLC266, KL20-209, KLC3, KLC15 rất thích hợp cho các tỉnh Bắc Trung bộ: Hà Tĩnh, Quảng Bình..., năng suất 18 - 20 tấn/ha, thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở nhiều địa phương, giống đã được mở rộng diện tích hàng nghìn ha tại các tỉnh Bắc Trung bộ. 1.2.4. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cây ăn quả, rau, hoa

- Cây rau: Trong giai đoạn 2013-2016, Viện đã nghiên cứu, chọn tạo thành công 16 giống rau được công nhận sản xuất thử và công nhận giống chính thức (Giống cà chua lai GL1-3; Giống cà chua lai GL1-5; giống cà chua lai (VT5, VT10) 02 giống dưa chuột (PC4 và PC5); 02 giống cà chua lai VT5, VT10 (cho năng suất năng suất 45-50 tấn/ha ở vụ sớm và đạt trên 50 tấn/ha vụ chính vụ, thu nhập từ 250-300 triệu đồng/ha/vụ); Bí xanh số 1; Bí xanh số 2; Bí Thiên thanh 5; Dưa thanh lê; Dưa bở vàng thơm số 1; Cà tím số 1; Giống dưa chuột GL1-7; Giống dưa chuột GL1-8; Giống ớt GL1-6; Giống ớt lai GL1-10; Giống ớt chỉ thiên High Fly;.... Viện trực tiếp cung ứng hạt giống Bí xanh cho sản xuất hàng nghìn ha/năm và giống dưa hang trăm ha/năm. Viện đã trực tiếp sản xuất và cung ứng được 250 kg hạt giống cà chua các loại, 400 kg hạt giống dưa chuột lai, 500 kg hạt giống bí xanh và hàng trăm ngàn cây ăn quả (cây ghép) các loại để phục vụ sản xuất.

Các giống rau do Viện tạo ra đang được các địa phương ở vùng ĐBSH (Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Nguyên....) sử dụng trong một số cơ cấu luân canh 3-4 vụ/năm, tổng thu nhập 200-250 triệu đồng/ha (lãi thuần 50%). Một số mô hình cho hiệu quả kinh tế cao: Bí xanh xuân (T2-T6) – Lúa mùa sớm (T6-T9) – Rau đông (bắp cải, cà chua) (T9-T12): tổng thu đạt khoảng 290 triệu đồng/ha; Lúa xuân (T2-T5) – Dưa thanh lê (T5-T7)– Lúa mùa sớm (T7-T10) – Khoai tây (T10-T01): tổng thu đạt khoảng 260 triệu đồng/ha.

- Cây ăn quả: Viện đã nghiên cứu tuyển chọn được hàng chục giống cây ăn quả từ nguồn quỹ gen trong sản xuất và nhập nội. Một số giống cây ăn quả mới tuyển chọn được đang được phát triển mở rộng diện tích trồng trong

Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai

31

sản xuất là: Giống vải chín sớm Phúc Hòa: Giống có khả năng sinh trưởng khỏe. Thời gian ra hoa trong khoảng từ 05/01 đến 10/01, thời gian đậu quả từ 10/3 - 15/3 và thu hoạch từ 15 - 20/5 (thời gian thu hoạch tương đương hơn so với vải lai Thanh Hà từ 15 - 20/5). Năng suất giống Phúc Hòa cây 10 năm tuổi cho năng suất thu được trung bình đạt 70 - 80 kg/cây, cao hơn so với giống một số giống vải chín sớm đang được trồng phổ biến; Giống nhãn chín sớm PHS2: có thời gian ra hoa khoảng từ ngày 5/2 đến ngày 10/2. Quả của giống nhãn chín sớm PHS2 có hình tròn, cân đối, vỏ mỏng nhẵn, khi chín có mầu nâu sáng. Khối lượng quả trung bình đạt >12g/quả, tỷ lệ cùi đạt >66%, độ Brix đạt 21,1%, cùi mầu trắng trong, khi cảm quan có vị ngọt, thơm, giòn, ráo nước, rễ tách khỏi hạt. Năng suất trung bình đạt 40,0 kg/cây 8 - 10 năm tuổi, thời gian thu hoạch từ 15 - 25/7; Giống bưởi đỏ Hòa Bình: Giống có khả năng sinh trưởng khỏe, tỷ lệ đậu quả cao, năng suất đạt 300 - 700 kg/cây từ 10 - 12 năm tuổi, thời gian thu hoạch từ cuối tháng 10 đến giáp tết Nguyên đán. Vỏ khi chín có màu vàng pha đỏ, tép màu đỏ vị ngọt dịu, không the đắng; Giống thanh long ruột đỏ TL5: sinh trưởng khỏe, cành to, màu xanh đậm. Ra hoa tự nhiên tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, có 10 - 11 đợt hoa trong năm. Khối lượng quả 400 - 450 gam, quả hình thuôn dài. Độ brix đạt 16 - 18,0%. Năng suất của giống thu được tăng theo tuổi cây, năm thứ nhất đạt 3 - 4 kg/trụ; năm thứ hai đạt 10 - 12 kg/trụ; năm thứ 3 đạt 20 - 22 kg/trụ. Khi ổn định năng suất, năng suất có thể đạt 27 - 30 kg quả/trụ; Giống táo 05: Giống có khả năng sinh trưởng khỏe, thời vụ thu hoạch chính: tháng 1 đến tháng 2. Khối lượng trung bình quả đạt 80 - 100 g/quả. Năng suất trên cây năm thứ nhất đạt trên 7 tấn/ha tương đương 14 kg quả/cây; Năng suất trên cây năm thứ 2 đạt trên 10 tấn/ha tương đương 20 kg quả/cây. Quả có độ brix đạt 13,5%, hàm lượng vitamin C đạt trên 35mg/100g thịt quả; ăn ngọt, giòn và có hương thơm; Đại táo 15, Ổi trắng số 1,...

Tại phía Nam đã có các giống được công nhận cho sản xuất thử gồm giống bưởi Đường lá cam ít hạt LĐ4, giống thanh long ruột tím hồng LĐ5, giống cam sành không hạt LĐ6, giống hoa cúc LĐ9; 01 dòng xoài cát Hoà Lộc và 01 xoài cát Chu được Sở Nông nghiệp và PTNT Tiền Giang công nhận cây đầu dòng

năm 2011; 02 tổ hợp gốc ghép chịu phèn: Cam mật (không hạt)/Cam mật; Quýt đường/Chanh tàu được công nhận tiến bộ kỹ thuật. Sầu riêng đầu dòng SRHB11: giống tuyển chọn, sinh trưởng tốt và chất lượng cao, tỷ lệ ăn được cao >35%, thịt quả màu vàng, có khả năng chống chịu với bệnh do nấm Phytophthora được Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu công nhận cây đầu dòng (Quyết định số 373/QĐ – SNN – NN ngày 27/08/2014). Ngoài ra, 03 con lai sầu riêng mang mã số RM20, RM21 và RM22 (tổ hợp lai Ri6 x Monthong) có phẩm chất ăn ngon, tỷ lệ hạt lép rất cao (70,0 – 85,71%), đồng thời có tỷ lệ ăn được khá cao 25,62 – 26,60% (ở vụ quả đầu tiên), thịt quả màu vàng. Chôm chôm đầu dòng CCBR3 (được Sở NN & PTNT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu công nhận cây đầu dòng theo quyết định số 409 ngày 04/09/2015): thịt quả dầy, giòn, ráo, năng suất cao >20 tấn/ha, chất lượng tương đương với giống Rongrien. Ngoài ra, còn có 03 con lai chôm chôm NJ86, RN61, RN80 có triển vọng (chất lượng ăn được khá ngon, thịt quả dầy, giòn, ráo, tróc rất tốt). Cây xoài đầu dòng : 02 cá thể thuộc giống xoài cát Hòa Lộc và giống xoài Yellow Gold được công nhận làm cây đầu dòng tại Bình Định (Quyết định số 4385/SNN-TrTr ngày 25/12/2013); Chọn tạo được 01 dòng xoài vỏ dầy, đáp ứng yêu cầu vận chuyển, có năng suất và chất lượng tương đương với giống xoài cát Hòa Lộc. Dòng nhãn lai LĐ 11 (Tiêu da bò x Xuồng cơm vàng): sản xuất thử vào tháng 10/2014. Cây sinh trưởng mạnh, tán lá dày, phiến lá to, dài, màu sắc lá non tím nhạt, có khả năng chống chịu khá đối với bệnh chổi rồng nhãn. Quả dạng hình cầu, vỏ màu vàng da bò đậm, thịt quả trắng trong và dai, trọng lượng quả trung bình 12-13g/quả, độ Brix 19,8 - 22,98%. 1.2.5. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống chè

Viện đã nghiên cứu chọn tạo thành công được 12 giống chè mới. Trong đó, có 6 giống LDP1, LDP2, Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Phúc Vân Tiên được, PH8, PH10 công nhận là giống cây trồng mới (giống Quốc gia) và 6 giống: Shan Chất Tiền, Shan Tham Vè, PH11 và PH14, Hương Bắc Sơn, TRI 5.0 được công nhận giống tạm thời cho sản xuất thử. Hiện nay các giống chè mới do Viện chọn tạo chiếm

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

32

48% diện tích chè toàn quốc. Viện đã xây dựng quy trình trồng các giống chè mới Shan Chất Tiền và Kim Tuyên. Các biện pháp kỹ thuật được xác định bao gồm: Tỷ lệ bón phân NPK là 3:1:2 và 3:1:1 cho hiệu quả nhất, năng suất chè tăng 12%. Tăng liều lượng phân bón từ 50-100% làm tăng năng suất cao hơn đối chứng 10-15%. Bổ sung thêm phân magiê làm tăng năng suất 9-10% so không bón; xây dựng mô hình quản lý cây trồng tổng hợp ICM nương chè có năng suất cao hơn đối chứng 0,38 tấn/ha, chi phí phun thuốc giảm 25-30%, chất lượng sản phẩm tăng. Mô hình quản lý tổng hợp ICM trên chè đã hạn chế phun thuốc, không bị giảm năng suất, tạo ra chất lượng chè cao hơn; nghiên cứu kỹ thuật sản xuất chè Shan vùng cao theo hướng sản xuất chè hữu cơ. 1.2.6. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cà phê, điều, hồ tiêu

- Cây cà phê: 4 giống cà phê vối TR11, TR14, TR15, TRS1 do Viện chọn tạo đã được đánh giá là một trong những giống tốt nhất thế giới. Năng suất cà phê trung bình của Việt Nam đạt 2,36 tấn/ha, gấp 3 lần năng suất trung bình thế giới (0,8 tấn/ha). Các giống do Viện chọn tạo chiếm diện tích khoảng 120 ngàn ha, năng suất trung bình mỗi ha tăng 0,5 tấn/ha, lợi nhuận mang lại cho sản xuất khoảng 1.800 tỷ đồng/năm;

- Cây điều: Tổng diện tích trên 300.000 ha, vài năm gần đây do sử dụng một số giống mới được chọn lọc, kết hợp ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh trong thâm canh điều nên năng suất điều trung bình cả nước năm 2015 tăng 10% so với năm 2014, đạt 13,2 tạ/ha, cao hơn 35% năng suất điều bình quân trên thế giới;

- Cây hồ tiêu: Trong 3 năm trở lại đây (2013-2015 ), cây hồ tiêu của Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục, tăng nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Hiện nay, diện tích hồ tiêu của cả nước đã đạt trên 79.000 ha, trong đó, các tỉnh Tây Nguyên chiếm 51,6%, các tỉnh Đông Nam bộ chiếm 39,6% diện tích hồ tiêu của cả nước. Đặc biệt, năng suất hồ tiêu bình quân của cả nước đã đạt 2,16 tấn tiêu khô/ha, được xếp vào loại cao nhất thế giới. Hồ tiêu Việt Nam chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần xuất khẩu hồ tiêu trên thế

giới. Tuy nhiên, ngành hồ tiêu ở Tây Nguyên cũng như cả nước đang đối mặt với nhiều thách thức và phát triển thiếu bền vững, nhất là diện tích hồ tiêu phát triển quá nhanh, vườn cây được đầu tư thâm canh cao độ, nhiều vườn tiêu bị hủy diệt do sự phá hại của sâu bệnh… gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Viện đã kịp thời đưa ra các giải pháp kỹ thuật như biện pháp tạo bồn, đào mương thoát nước, bón phân hữu cơ góp phần hạn chế sự lây lan, phát triển của bệnh chết nhanh, quản lý sâu bệnh hại trên cây tiêu bằng biện pháp tổng hợp, tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến công, đầu tư nghiên cứu chuyên sâu về cây hồ tiêu từ việc chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác đến phòng trừ sâu bệnh để tạo điều kiện phát triển bền vững ngành hồ tiêu Việt Nam; đã đưa ra quy trình sản xuất hồ tiêu theo hướng GAP. Trong đó bao gồm các khuyến cáo áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác như trồng tiêu trên cây choái sống hoặc tạo độ che bóng thích hợp trong vườn tiêu, vệ sinh đồng ruộng tốt, tủ gốc mùa khô, tưới tiêu hợp lý, quản lý dinh dưỡng tổng hợp tốt (bằng phân hữu cơ, phân khoáng, phun phân qua lá), quản lý sâu bệnh tốt (bằng sử dụng nấm đối kháng Tricô-VTN, phát hiện bệnh sớm và xử lý thuốc hóa học kịp thời). 1.2.7. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống dâu tằm

Trong 5 năm 2011-2015, đã chọn tạo được 03 giống dâu, 04 giống tằm lưỡng hệ lai, đa hệ lai. Các giống này đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất góp phần tự túc một phần giống tằm lưỡng hệ trong cơ cấu giống vụ xuân thu ở miền Bắc, mùa mưa và mùa khô ở Lâm Đồng; 01 giống tằm đa hệ lai kén vàng có sức chống chịu tốt trong điều kiện nóng ẩm vụ hè ở miền Bắc và miền Trung; Tuyển chọn được 01 giống tằm đa hệ nguyên làm thực phẩm. Đã nghiên cứu xây dựng 6 quy trình kỹ thuật nuôi, trồng các giống mới chọn tạo. Đã chọn ra được một giống lai lưỡng hệ AV86 và 9 tổ hợp lai có triển vọng thích hợp cho vụ xuân thu và 08 tổ hợp lai kén vàng cho vụ hè ở miền Bắc, miền Trung. Đã chọn tạo được giống dâu lai DT3 trồng bằng hom và 06 tổ hợp dâu lai F1; 01 cặp lai lưỡng hệ TN1236 và 10 tổ hợp lai tằm lưỡng hệ có nhiều triển vọng tại Tây Nguyên.

Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai

33

Về giống dâu: Đã được công nhận 03 giống dâu mới và chuyển giao rộng rãi vào sản xuất chiếm 30% cơ cấu giống dâu ở các vùng trồng dâu, nuôi tằm ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Các giống dâu lai như VH15, VH17 và GQ2 trồng bằng hạt, có khả năng sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt với một số bệnh gây hại và cho năng suất đạt 35 - 40 tấn lá/ha (tăng 40 - 50% so với giống cũ). Chọn tạo thành công giống dâu TBL-03 có năng suất cao và ổn định, năng suất trung bình là 24,3 tấn/ha cao hơn các giống đang trồng ngoài sản xuất từ 15 - 20%, giống dâu TBL-05 có năng suất khoảng 22,65 tấn/ha, cao hơn đối chứng VA-201 là 13,7% phù hợp với điều kiện Lâm Đồng.

Về con tằm: Dự án sản xuất thử nghiệm “Sản xuất thử nghiệm hai giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235”. Dự án đã sản xuất được 50.000 vòng trứng cấp 2. Chất lượng trứng giống đảm bảo tiêu chuẩn như tỷ lệ trứng nở 93,26 - 96,20%, tỷ lệ trứng không thụ tinh thấp chỉ từ 1,77 - 2,21%, tỷ lệ bệnh gai 0%. Hoàn thiện 03 Quy trình kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất trứng giống, nuôi tằm góp phần nâng cao hệ số nhân giống, giảm nhân công lao động từ 30-35%, giảm vật tư, lá dâu từ 10-12%, giảm thiệt hại do bệnh hại tằm gây nên từ 30-40%, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất kén từ 12-15%. 1.3. Về phát triển quy trình công nghệ và xây dựng các mô hình tiến bộ kỹ thuật

Ngoài giống cây trồng mới, Viện đã có hàng trăm quy trình công nghệ về phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật canh tác, nhân giống, sản xuất phân bón và chế phẩm sinh học,… được công nhận và ứng dụng rộng rãi.

Quy trình kỹ thuật là TBKT mới là 4 qui trình (được Bộ Nông nghiệp và PTNT nghiệm thu): 1Quy trình phòng trừ tổng hợp rệp xơ bông trắng (Ceratovacuna lanigera Zehntner) hại mía cho các tỉnh phía Bắc; 2Quy trình phòng trừ tổng hợp (PTTH) bệnh thối đen quả ca cao; 3Quy trình phòng trừ bọ ánh kim hại cây hồi ở tỉnh Lạng Sơn; 4Quy trình quản lý tổng hợp bệnh vàng rụng lá cao su (Corynespora cassiicola) cho vùng Đông Nam bộ.

Viện đã được công nhận 02 quy trình trong đó 01 quy trình được công nhận là tiến bộ kỹ thuật “ Quy trình quản lý tổng hợp bệnh

đạo ôn trên lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long” và 01 Quy trình “Quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long” cấp Bộ. Ngoài ra, Viện cũng đã nghiên cứu phân lập thành công nhiều chủng vi sinh vật cho tiềm năng phòng trừ bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia grisea gây hại chính trên lúa. Phòng trừ tổng hợp rầy xanh đuôi đen và bệnh vàng lá di động ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng; Chẩn đoán bệnh virút vàng lá di động trên lúa bằng RT-PCR; Quy trình phòng trừ, quản lý tổng hợp tuyến trùng hại hồ tiêu và cà phê.

Viện đã công nhận cấp cơ sở 28 Quy trình Kỹ thuật: Về quản lý dịch hại tổng hợp: Qui trình chẩn đoán bệnh chổi rồng sắn bằng Nested-PCRvà Real – Time PCR được công nhận; Quản lý rầy nâu bền vững cho vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung; phòng chống bệnh vi rút lúa lùn sọc đen; Quản lý tổng hợp bệnh chổi rồng và bệnh than thư hại sắn; Quy trình sử dụng chế phẩm nấm Lecanicillium spp. để phòng trừ rệp muội trên rau cải xanh và rệp muội trên ngô; Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học từ vi sinh vật đối kháng và Quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học và các biện pháp khác thân thiện môi trường để hạn chế bệnh mốc sương trên cà chua, dưa chuột và ớt; Quy trình phân lập, làm thuần và bảo quản dòng từ tế bào gốc; sản xuất chế phẩm NPV-Spl dạng đông khô từ tế bào gốc sâu khoang; Qui trình lây nhiễm vi rút trên tế bào để sản xuất chế phẩm NPV-Spl và KTCN tạo dạng chế phẩm dưới dạng bột thấm nước và sử dụng chế phẩm NPV-Spl trừ sâu khoang hại rau và đậu tương; Quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học phòng trừ nấm Phytophthora spp. Gây hại cây ăn quả; Quản lý tổng hợp sâu bệnh hại và quy trình trồng mới, thâm canh, tỉa cành tạo tán cho Quýt Trà Lĩnh và qui trình quản lý dịch hại tổng hợp trên bưởi Thanh Trà; Quy trình phòng trừ tạm thời bệnh chổi rồng hại nhãn; Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học BIOFUN phòng trừ rệp sáp hại cà phê và quy trình quản lý tổng hợp loài sâu diều hâu Cephonodes hylas thuộc họ Sphingidae hại cà phê; Quy trình “Sản xuất chế phẩm SH-BV1” trong phòng trừ dịch hại cà phê và hồ tiêu; Quy trình PTTH bệnh chết nhanh và vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu ở Quảng Trị; Sử dụng chế phẩm khuẩn - 18 để phòng trừ tuyến trùng hại cà phê, hồ tiêu, cà rốt; sản xuất

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

34

và sử dụng chế phẩm sinh học trong hạn chế bệnh vàng rụng lá trên cây cao su.

Về môi trương nông nghiệp: Viện đã xây dựng được 43 quy trình kỹ thuật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường, sản xuất an toàn và bền vững: Quy trình xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn; Quy trình xử lý nước thải từ quá trình sản xuất và chế biến tinh bột dong riềng; Quy trình ứng dụng kỹ thuật tổng hợp để xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn; Quy trình chứng nhận rau, quả, chè theo tiêu chuẩn VietGAP; Quy trình xử lý phế thải trồng nấm làm phân bón hữu cơ vi sinh vật; Quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải chăn nuôi để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học; Quy trình tổng hợp ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học BVTV trong sản xuất rau an toàn,....

Viện đã đưa ra các giải pháp: Giải pháp ổn định sản xuất lúa đông xuân: Chuyển dịch cơ cấu giống, dùng các giống lúa ngắn ngày, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ (sang vụ xuân muộn là chính), kỹ thuật canh tác hợp lý... Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật xây dựng quy trình công nghệ canh tác dưa chuột ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Kết quả bước đầu cho thấy bón vôi cho lạc (bón lót và bón thúc giai đoạn đâm tia hoặc bón thúc giai đoạn đâm tia) đã làm hạn chế sự xâm nhiễm của nấm Aspergillus flavus và hàm lượng độc tố Aflatoxin trên hạt lạc giai đoạn sau thu hoạch. Xác định biện pháp tưới nước khô ướt xen kẽ (AWD) cho năng suất lúa tương đương với phương pháp canh tác lúa truyền thống song đã tiết kiệm được 30 - 42% lượng nước tưới.

- Hệ thống nông nghiệp, thể chế chính sách: Công tác nghiên cứu về hệ thống cây trồng, cơ chế chính sách và xây dựng hãn hiệu tập thể, nhãn hiệu hàng hóa. Phát triển vùng sản xuất, chuỗi giá trị và bảo hộ Chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm: Vải thiều Thanh Hà, Chuối ngự Đại Hoàng, Bưởi Phúc Trạch, Hồng không hạt Bắc kạn, Mật ong Bạc Hà Mèo vạc, Bưởi Luận Văn, Gạo Tám xoan Hải Hậu, chả mực Hạ long và Cam Cao Phong; Phát triển vùng sản xuất, chuỗi giá trị và bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm : Cam bù Hương sơn, Chè Hoàng su phì, Gà Tiên Yên, Tu hài Vân Đồn, Miến dong Bình Liêu, Chè Hải Hà,

Ghẹ Trà cổ, Rau Quảng Yên....; Phát triển vùng sản xuất, chuỗi giá trị và bảo hộ Nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm: Bò H’mông Cao Bằng, Nếp cái Hoa vàng Kinh môn Hải dương, Trứng gà Cường Thịnh, Nếp cái Hoa vàng Đông Triều, Vải chín sớm Phương Nam, Nai dai Đông Triều, Mía tím Quảng Ninh, Mía Tím Hòa Bình; Nghiên cứu các hình thức tổ chức sản xuất tập thể của hộ nông dân như Tổ hợp tác, HTX chuyên ngành, Hội/ hiệp hội nghề nghiệp nhằm giúp nông dân hợp tác với doanh nghiệp (PPP) và tham gia chuỗi giá trị: Hiệp hội bò H'mông Cao Bằng, Hiệp Hội Nếp cái Hoa Vàng Hải dương, Đông Triều, HTX chăn nuôi lợn Thống nhất Hà tĩnh, HTX rau an toàn Tiền lệ Hoài Đức... 1.4. Về thương mại hoá sản phẩm

Thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu là chủ trương lớn của Viện nhằm đưa nhanh kết quả vào sản xuất đồng thời cải thiện thu nhập cho tác giả giống. Trong giai đoạn 2011-2015, Viện đã hợp tác chuyển nhượng bản quyển và ủy quyền kinh doanh giống (lúa, ngô, cam, thanh long, hoa) cho 36 doanh nghiệp: Công ty CP BVTV An Giang, Công ty CP Giống cây trồng Trung ương, Công ty CP Giống cây trồng miền Nam, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái bình, Tổng Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An, Công ty CP Giống cây trồng miền Trung, v.v., với tổng giá trị thu về trên một trăm tỷ đồng. Cụ thể, giai đoạn 2011-2015, Viện CLT-CTP đã chuyển nhượng bản quyển và ủy quyền kinh doanh 16 giống lúa cho 14 doanh nghiệp với tổng giá trị là 13,130 tỷ đồng. Viện Lúa ĐBSCL đã chuyển nhượng bản quyển và ủy quyền kinh doanh 10 giống lúa cho 6 doanh nghiệp với tổng giá trị là 9,2 tỷ đồng Cũng trong giai đoạn này, Viện Nghiên cứu Ngô đã phối hợp đã chuyển nhượng bản quyển và ủy quyền kinh doanh 8 giống ngô và Quy trình tạo dòng đơn bội kép bằng nuôi cấy bao phấn cho 12 doanh nghiệp. Tổng giá trị của các hợp đồng đạt gần 70 tỷ đồng.

Đã đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới cho 06 giống lúa khu vực phía Nam bao gồm OM5464, OM9921, OM9916, OM6932, OM88017 và OM9915 và đã xin bảo hộ 27 giống (đã được chấp nhận đơn). Viện đã chuyển giao khai thác độc quyền giống cho một số công ty như: giống OM8017 cho Công

Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai

35

ty giống Thái Bình và chuyển giao khai thác tác quyền 03 giống (OM7347, OM137, OM10373) cho Tập đoàn Điện Bàn và 2 giống sẽ chuyển giao cho Công ty cổ phần giống cây trồng Nha Hố (OM373 và OM345). Việc chuyển nhượng bản quyền tuy chưa nhiều so với số lượng giống tạo ra, nhất là các giống thuần nhưng là tín hiệu tích cực về liên kết Khoa học - Doanh nghiệp; đồng thời cũng gián tiếp khẳng định chất lượng của giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

Lợi ích của việc chuyển nhượng bản quyền tác giả và việc uỷ quyền sản xuất giống lúa cho một số công ty đã huy động được nguồn lực của xã hội vào việc chuyển giao nhanh các TBKT phục vụ sản xuất, đặc biệt là việc mở rộng diện tích gieo trồng các giống mới trong sản xuất và đem lại nguồn thu nhập cho đơn vị và cá nhân. 1.5. Tình hình thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng

Tình hình triển khai Thông tư 121 (thông tư số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN): Việc xem lương Nhà nước cấp như là một chi phí trong nhiệm vụ thường xuyên thể hiện rõ được nhiệm vụ của VAAS thực nhiệm vụ theo chức năng đã được giao và đo lường được kết quả sử dụng khoản chi này, và từng bước xem như đây là khoản hỗ trợ (chứ không phải là trả lương) của Nhà nước trong việc thực thi nhiệm vụ được giao. Điều này giúp cho các cơ quan nghiên cứu từng bước tự chủ về tài chính. Tuy nhiên do bước đầu thực hiện theo Thông tư 121, các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được thực hiện như một nhiệm vụ khoa học công nghệ (đề tài nghiên cứu khoa học), do đó chỉ có khoản chi phí lương thì việc thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn, nhất là khi nguồn thu của các đơn vị trực thuộc VAAS chưa đủ lớn để chi cho các khoản ngoài lương như nguyên, nhiên vật liệu cho việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ TXTCN năm 2015: Thực hiện các văn bản quy định hiện hành về xây dựng và triển khai nhiệm vụ TXTCN năm 2015: Quyết định phê duyệt số 1162/QĐ-BNN-KHCN ngày 10/4/2015 về việc phê duyệt các nhiệm vụ TXTCN 2015 của VAAS, tiếp theo ngày 16/10/2015 Bộ Nông

nghiệp và PTNT ra QĐ số 4100/BNN-KHCN việc điều chỉnh danh mục 1 số nhiệm vụ và sản phẩm của nhiệm vụ TXTCN 2015 của VAAS; Công văn số 10084/BNN-KHCN về việc nghiệm thu các nhiệm vụ TXTCN 2015 đối với Viện KHNN Việt Nam (trong đó yêu cầu VAAS phải hoàn tất việc nghiệm thu các nhiệm vụ TXTCN trước ngày 25/12/2015); Quyết định số 1179/QĐ-BNN-KHCN ngày 10/4/2015 về việc ủy quyền cho VAAS được nghiệm thu 152 nhiệm vụ TXTCN 2015 (các nhiệm vụ của 18 đơn vị thành viên); ngày 13/11/2015 VAAS đã ban hành quy định (tạm thời) số 1255/QĐ-KHNN-KH về việc nghiệm thu các nhiệm vụ trên. Theo đó, ngày 14/12/2015 VAAS đã thành lập Hội đồng nghiệm thu các NVTXTCN 2015 tại Quyết định số 1373/QĐ-KHNN-KH với thành phần Hội đồng bao gồm: Lãnh đạo VAAS – Chủ tịch, Lãnh đạo đơn vị - Phó chủ tịch và Ủy viên là Trưởng các Ban và Trưởng các phòng chức năng (Hội đồng gồm 9 thành viên). Từ ngày 18-22/12/2015 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã triển khai nghiệm thu các nhiệm vụ (152 nhiệm vụ) cho 18 đơn vị thành viên theo 2 khu vực phía Bắc (13 đơn vị), phía Nam (5 đơn vị). Cho đến nay về cơ bản VAAS đã hoàn chỉnh toàn bộ hồ sơ sau nghiệm thu của 152 nhiệm vụ với 221 sản phẩm (trong đó sản phẩm dạng I: 60 Sản phẩm dạng II: 14, Sản phẩm dạng III: 144 và sản phẩm dạng IV:3). Kết quả nghiệm thu: Tất cả các nhiệm vụ TXTCN đều xếp loại Đạt.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ TXTCN năm 2016: Ngày 12/4/2016 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt 132 nhiệm vụ tại Quyết định số: 1264/QĐ-BNN-KHCN với tổng kinh phí là 168.498,180 triệu đồng. Hiện tại, Viện đang tiến hành thẩm định các thuyết minh nhiệm vụ đối với các đơn vị thành viên. Riêng đối với khối văn phòng VAAS có 2 nhiệm vụ (Nhiệm vụ: Hoạt động quản lý, điều hành công tác khoa học, tổ chức, tài chính, tài sản, đào tạo, thông tin, hợp tác quốc tế... của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Nhiệm vụ phối hợp với Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế - IRRI: Nghiên cứu chọn tạo một số giống lúa có tính trạng vượt trội về năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận). Đến nay Viện đã hoàn thành nhiệm vụ của Khối văn phòng, tuy nhiên đối với nhiệm

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

36

vụ hợp tác với IRRI vẫn trong giai đoạn xây dựng nội dung hợp tác nghiên cứu và đang chờ phía bạn gửi nội dung và dự toán chi tiết mới triển khai được. VAAS hoàn thiện việc thẩm định, phê duyệt thuyết minh, ký hợp đồng cho 132 NVTX TCN vào tháng 7/2016. 1.6. Công tác hợp tác Quốc tế

Tăng cường HTQT là định hướng lớn của Viện để tiếp cận nhanh với trình độ công nghệ của thế giới đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong HTQT, Viện tập trung đa dạng hóa các kênh hợp tác, đa phương, song phương; tăng cường tính chủ động của đơn vị, có sự điều phối, kiểm tra và khuyến khích mọi cá nhân tham gia HTQT. Hiện nay, Viện và các đơn vị trực thuộc có quan hệ hợp tác với 21 quốc gia, vùng lãnh thổ và 24 tổ chức Quốc tế để triển khai hàng chục dự án HTQT theo Nghị định thư, trên 50 dự án song phương và đa phương. Trong 10 năm (2005 - 2015), VAAS đã triển khai công tác HTQT với 21 quốc gia và 24 vùng lãnh thổ. Các đơn vị phía Bắc đã thực hiện trên 150 đề tài/dự án HTQT với tổng KP khoảng 32 triệu USD. Trong đó có các dự án/ chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế lớn như ACIAR, FAO, AFACI, KOPIA, IRRI, CIAT, CIP,...; Năm 2016 VAAS có 71 NV với tổng 22,645 triệu USD trong đó 18,216 triệu USD từ nguồn vốn nước ngoài.

Các tổ chức có nhiều đóng góp cho hoạt động của Viện là: IRRI, ACIAR, ICRISAT, CIAT, CABI, APAARI, CIP, ICRAF, CIRAD, IRD, RDA, JICA, FFTC, AVRDC... cũng như nhiều viện nghiên cứu, trường đại học của Trung Quốc, Cộng hoà Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Argentina, Venezuela... Một số biên bản ghi nhớ đã được ký kết với CIRAD, IRD, CABI, CIP, CIAT, Đại học Montpellier-II, Đại học Missouri, Viện KHNN Trung Quốc (CAAS), Viện KHNN Vân Nam (YAAS), Trường Đại học Tứ Xuyên, Đại học Griffitt, INTA (Argentina)... Nhờ HTQT, nhiều kỹ thuật tiến bộ và giống mới như giống lúa, đậu đỗ, cây ăn quả... cũng như kỹ thuật mới được chuyển giao vào Việt Nam, hàng trăm cán bộ được đào tạo sau đại học tại nước ngoài và hàng ngàn người được đào tạo ngắn hạn, dự hội nghị, hội thảo Quốc tế. Viện cũng được giao đón tiếp nhiều lãnh đạo cao cấp, nguyên

thủ các nước để giới thiệu thành tựu KHCN nông nghiệp nước nhà.

Ngoài ra Viện cũng tích cực tham gia Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế, Mạng lưới Nghiên cứu Sắn; Hiệp hội Thương mại Phân bón IFA, các chương trình của IRRI như IRRC, CURE, Hybrid-Rice. GSR,… Một số đơn vị cũng mời được nhiều tình nguyện viên nước ngoài. II. TỒN TẠI VÀ KHÓ KHĂN

1) Đầu tư của Nhà nước cho nghiên cứu còn ít, chưa tới ngưỡng nên chất lượng các sản phẩm khoa học công nghệ đối với lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế. Theo báo cáo của chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội các Viện nghiên cứu NN Châu Á Thái Bình Dương (APAARI) tại Bangkok tháng 9/2015 thì Việt Nam đầu tư cho nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp là 0,2% GDP nông nghiệp, trong khi ở Braxin là 1,8% (2006), TQ là 0,5% (2007) và các nước Đông Nam Á khoảng 0,5-0,6%.

2) Hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt còn thấp; đầu ra của nông sản còn bấp bênh, giá cả không ổn định; thu nhập của nông dân, của đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp còn thấp hơn nhiều so với các ngành khác;

3) Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các đơn vị nghiên cứu bị kéo dài nên không đồng bộ. Cơ sở vật chất một số đơn vị thuộc Viện xuống cấp, lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công tác nghiên cứu;

4) Kế hoạch trong nghiên cứu mới chú trọng đến ngắn hạn, không cho phép đề xuất được các nhiệm vụ tốt nhất, khó tránh trùng chéo trong quá trình tư vấn xác định nhiệm vụ;

5) Kinh phí hàng năm cho các hoạt động nghiên cứu cơ bản; thu thập, duy trì, đánh giá các vật liệu phục vụ cho công tác chọn tạo giống cây trồng; cho nghiên cứu về đất và phân bón; cho nghiên cứu dự tính, dự báo, phòng trừ dịch hại nói chung còn hạn chế. III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA VIỆN GIAI ĐOẠN 2016-2020 1) Thực hiện triệt để chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt trên cơ sở đa dạng hoá cây

Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai

37

trồng, sản phẩm, phát huy lợi thế vùng, miền; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng khâu công nghệ sau thu hoạch và chế biến, đặc biệt là chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng; phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; 2) Tập trung vào nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt, theo yêu cầu thị trường, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường: Hạn, úng, mặn, phèn và chống chịu sâu bệnh hại chính. Đồng thời phục hồi, khai thác và phát triển giống cây trồng bản địa, đặc sản; 3) Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hiệu quả theo hướng nâng cao chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao và cơ giới hóa để tiết kiệm chi phí vật tư, lao động, tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường; 4) Hoàn thiện quy trình tái canh, quy trình thâm canh, tưới tiết kiệm kết hợp với bón phân cho cà phê; Đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất cây giống sạch bệnh và quy trình quản lý tổng hợp bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu; hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi quy trình thâm canh tăng năng suất, chất lượng điều; hoàn thiện và ứng dụng triệt để quy trình canh tác sắn bền vững trên đất dốc; quy trình nhân giống và sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu; quy trình sản xuất rau quả an toàn; 5) Nghiên cứu giải pháp về tổ chức sản xuất, thể chế và chính sách để góp phần tái cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt hiệu quả, khai thác lợi thế vùng để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm; 6) Duy trì hợp lý công tác nghiên cứu cơ bản, phối hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong việc tạo ra sản phẩm công nghệ hoàn thiện phục vụ sản xuất.

IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1) Tăng cường đầu tư kinh phí nghiên

cứu cho hệ thống nghiên cứu của Bộ nói chung và của Viện KHNNVN nói riêng. Để tăng thêm ngân sách cho nghiên cứu, đề nghị Bộ kiến nghị Chính phủ cho trích 0,5% kim ngạch xuất khẩu thuộc lĩnh vực trồng trọt để đầu tư lại cho nghiên cứu. Như vậy, với 14 tỉ USD xuất khẩu nông sản năm 2015, chúng ta có khoảng 70 triệu USD, tương đương trên 1.400 tỉ đồng VN đầu tư lại cho nghiên cứu lĩnh vực cây trồng. Điều này nhiều nước đã thực hiện.

2) Hiện tại, Chính phủ mới cho phép đóng niên liễm 15.000USD/năm cho Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI). Kính đề nghị Bộ kiến nghị Chính phủ bố trí ngân sách đóng niên liễm để Việt Nam có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động của các Viện/Trung tâm khoa học nông nghiệp thế giới, như: Trung tâm nông nghiệp nhiệt đới (CIAT), Trung tâm Nông nghiệp vùng bán khô hạn (ICRISAT), Trung tâm quốc tế về Nông lâm kết hợp (ICRAF), Trung tâm Rau Thế giới (AVRDC)...

3) Hiện tại các nhà khoa học (không phải lãnh đạo Viện VAAS) đi công tác nước ngoài phải sử dụng hộ chiếu phổ thông vì có quy định "công chức sử dụng hộ chiếu công vụ, viên chức sử dụng hộ chiếu phổ thông". Kính đề nghị Bộ kiến nghị Chính phủ cho phép các nhà khoa học từ NCV chính trở lên được sử dụng hộ chiếu công vụ khi đi công tác nước ngoài.

4) Ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị nghiên cứu cho một số đơn vị thành viên của VAAS hiện tại đang bị xuống cấp trầm trọng như: Viện CLT-CTP, Viện Lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu Mía đường, Trung tâm Dâu tằm tơ... thông qua Chương trình Giống và các chương trình đầu tư trọng điểm khác; Cho phép Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam xây dựng Bảo tàng nông nghiệp sống. Hiện tại, đề xuất dự án này đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

5) Để tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động HTQT, đề nghị Bộ phân cấp cho Viện được phê duyệt các nhiệm vụ HTQT có kinh phí thực hiện dưới 100.000 USD.

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM