kẾt quẢ nghiÊn cỨu, chỌn tẠo vÀ khẢo nghiỆmvietseri.vn/uploads/ket qua nc khcn 2007...

301
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÂU TẰM TƠ TRUNG ƯƠNG KẾT QUẢ NGHIÊN C ỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007 - 2017 Hà N ội - 2017

Upload: others

Post on 20-Jan-2020

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÂU TẰM TƠ TRUNG ƯƠNG

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

2007 - 2017

Hà Nội - 2017

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC ........................................................................................................................................................ i

KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÂU TẰM TƠ TRUNG ƯƠNG ............................................................................................................................................. iv

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CHỌN TẠO GIỐNG DÂU LAI VH15 CHO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC.................................................................................................................................. 1

Vũ Văn Ban, Trịnh Khắc Quang, Tống Thị Sen, Nguyễn Văn Thực và cs. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CHỌN TẠO GIỐNG DÂU LAI GQ2 CHO CÁC TỈNH MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG .............................................................................................................................. 7

Nguyễn Thị Min, Nguyễn Văn Thực, Hà Văn Phúc và cs. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT HAI GIỐNG DÂU MỚI TBL-03, TBL-05 TẠI TÂY NGUYÊN ............................................................................................................................................ 16

Lê Quang Tú, Lê Qúy Tùy và cs. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC MỘT SỐ TỔ HỢP DÂU LAI CÓ TRIỂN VỌNG TẠI THÁI BÌNH ........................................................................................................................................... 23

Tống Thị Sen

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH ỔN ĐỊNH VỀ NĂNG SUẤT LÁ CỦA GIỐNG DÂU LAI VH17 Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ............................................................................. 28

Nguyễn Thị Len và Hà Văn Phúc

ẢNH HƯỞNG CỦA NGẬP ÚNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÁ MỘT SỐ GIỐNG DÂU LAI ........ 36

Nguyễn Thị Len, Phạm Xuân Thu và cs. XÁC ĐỊNH KHOẢNG THỜI GIAN THỤ PHẤN THÍCH HỢP CHO HOA CÁI CỦA CÂY DÂU. .................................................................................................................................................... 42

Tống Thị sen

XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH CÂY TRỒNG XEN THÍCH HỢP TRONG RUỘNG DÂU LAI F1-VH17 ................................................................................................................................................ 47

Nguyễn Thị Len, Lê Thị Hường, Ngô Thị Linh Hương và Phạm Xuân Thu

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA BÓN PHÂN KẾT HỢP VỚI TƯỚI NƯỚC Ở VỤ XUÂN CHO CÂY DÂU ............................................................................................................................. 54

Nguyễn Thị Len, Lê Thị Hường, Ngô Thị Linh Hương và Phạm Xuân Thu

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP CÀY ĐẤT TRONG RUỘNG DÂU ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CÂY DÂU ................................................................................ 62

Lê Thị Hường, Ngô Thị Linh Hương và Nguyễn Thị Len

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG DÂU BẰNG GIÂM HOM TRONG VƯỜN ƯƠM ................................................................................................................................ 69

Lê Quý Tuỳ và cộng tác viên

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ DÂU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BẰNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ........................................................................ 75

Phạm Tuấn Nho, Nguyễn Thị Đảm, Phạm Văn Dương, Phạm Thị Vượng, Nguyễn Văn Hoa và Phạm Văn Nhạ

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SINH HỌC TRONG PHÒNG TRỪ SÂU HẠI CÂY DÂU VÀ CÂY TRỒNG XEN DÂU ĐỐI VỚI CON TẰM .......... 81

Nguyễn Thị Thu, Phạm Thị Vượng và Đỗ Thị Châm

ii

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÂY TRỒNG TỔNG HỢP CÂY DÂU CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ...................................................................................................... 88

Lê Thị Hường, Nguyễn Thị Len, Nguyễn Thị Thu, Tống Thị Sen và cs. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG TẦM GỬI TRÊN CÂY DÂU TẰM Morus alba ............................................................................................ 105

Nguyễn Thúy Hạnh

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG TẰM LƯỠNG HỆ NGUYÊN Đ2, E38 VÀ GIỐNG LAI GQ2218 PHỤC VỤ CHO CÁC TỈNH MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG ............................... 111

Nguyễn Thị Đảm, Trịnh Khắc Quang, Nguyễn Thị Min và Nguyễn Thị Len

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG TẰM LƯỠNG HỆ LAI GQ1235, GQ9312 PHỤC VỤ CHO CÁC TỈNH MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG ..................................................................... 122

Nguyễn Thị Đảm, Nguyễn Trung Kiên và Nguyễn Thị Hương

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG TẰM ĐA HỆ KÉN VÀNG CHO VỤ HÈ TẠI CÁC TỈNH MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG ................................................................................................. 131

Lê Quang Tú, Nguyễn Thị Nhài, Nguyễn Thị Thu và Bùi Thị Thủy

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG TẰM LƯỠNG HỆ CHO VỤ XUÂN THU TẠI CÁC TỈNH MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG ................................................................................................. 138

Lê Quang Tú, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Hương và cs. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG TẰM LAI TỨ NGUYÊN LƯỠNG HỆ MỚI LĐ-09 TẠI LÂM ĐỒNG ...................................................................................................................................... 148

ThS. Trịnh Thị Toản và KS. Lê Thị Ngọc Thúy

KẾT QUẢ LƯU GIỮ NGUỒN GEN GIỐNG TẰM LƯỠNG ĐỘC HỆ ..................................... 153Nguyễn Thị Khánh Ly, Phạm Văn Dương và ĐàoThị Tấn

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TÍNH THÍCH ỨNG CỦA GIỐNG TẰM LAI LƯỠNG HỆ TỨ NGUYÊN BT1218 Ở CÁC MÙA VỤ VÀ VÙNG SINH THÁI KHÁC NHAU Ở MỘC CHÂU, SƠN LA VÀ THIỆU HÓA, THANH HÓA ........................................................................... 158

Lê Quang Tú, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Hương KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG TẰM VỚI ĐỘC TỐ FLO (F) ............................................................................................................................. 162

Nguyễn Thị Thu

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG TẰM SẮN TH1-H NUÔI Ở VỤ HÈ .......................................... 168Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Hương và Nguyễn Văn Dũng

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG TẰM SẮN TS1-T NUÔI VỤ THU CHO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC............................................................................................................................. 175

Nguyễn Thị Len, Phạm Xuân Thu, Ngô Thị Linh Hương và Nguyễn Thị Nhàn

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG TẰM SẮN TS1-TP ........................................................................ 185Nguyễn Thị Len, Phạm Xuân Thu, Ngô Thị Linh Hương và Nguyễn Thị Nhàn

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT XỬ LÝ AXIT HCL TRỨNG TRẮNG GIỐNG TẰM LƯỠNG HỆ MỚI CHỌN TẠO Đ2, E38, A1, B42 VÀ CẶP LAI TƯ NGUYÊN GQ218 ........... 195

Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Đảm và Trịnh Khắc Quang

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỒI DỤC GIỐNG TẰM DÂU ................................. 201

Nguyễn Thị Đảm, Trịnh Khắc Quang

Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Min và Nguyễn Thị Len

iii

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT HÃM LẠNH VÀ BẢO QUẢN NGÀI ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GIỐNG TẰM DÂU .................................................. 206

Nguyễn Thị Đảm, Trịnh Khắc Quang, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Min, Nguyễn Thị Len và Nguyễn Thị Hương

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỜI GIAN BẢO QUẢN LẠNH VÀ KỸ THUẬT XỬ LÝ AXIT HCL TRỨNG TẰM LƯỠNG HỆ LAI ĐA HỆ 09 × ĐSK ..................................................... 211

Phạm Văn Dương, Bùi Thị Thủy và Lê Hồng Vân

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NUÔI TẰM THÍCH HỢP TRONG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ “NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG TẰM CẤP 1” ...................................................... 219

ThS. Lê Thị Hườn

KẾT QUẢ NUÔI TẰM LỚN BẰNG DÂU CÀNH ............................................................................ 226Lê Hồng Vân, Phạm Văn Dương,

Nguyễn Thị Min, Nguyễn Thị Hằng và Hà Phương Thảo

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DUNG DỊCH HOẠT HOÁ ANOLYTE ĐỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH TẰM GAI ...................................................................................................................................... 232

ThS. Lê Thị Linh Lan

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỆNH VI KHUÂN HẠI TẰM VÀ BIỆN PHÁP PHONG TRỪ ..... 237

Nguyễn Thị Đảm

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ÂM ĐỘ ĐẾN MỘT SỐ GIỐNG TẰM ĐA HỆ Ở THỜI KỲ TẰM LỚN ............................................................................................................................... 244

Ths. Nguyễn Thị Thu, PGS.TS. Đỗ Thị Châm và PGS.TS. Phạm Thị Vượng

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG LÁ DÂU ĐẾN BỆNH VỠ ĐỐT Ở TẰM ......................... 253

Nguyễn Thị Thu

BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ ADN CỦA MỘT SỐ CHỦNG VIRUS GÂY BỆNH TẰM BỦNG Ở VIỆT NAM .................................................................................................................... 258

Nguyễn Thuý Hạnh và Liujiping NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỞ LỬA ĐỐI VỚI TẰM DÂU Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ............................................................................................................................................ 263

Phạm Thị Phương

PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN KÉN GIỐNG LƯỠNG HỆ TẰM DÂU ........................................ 266Phạm Thị Phương, Bùi Mạnh Thắng, Lê Hồng Vân và Trần Thị Bích Vân

BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO SẢN XUẤT DÂU TẰM TỈNH THÁI BÌNH .................................................................................................................................... 270

Lê Hồng Vân và Trần Hữu Cường

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DÂU TẰM TỈNH THÁI BÌNH ................................................................................................................................................ 278

Lê Hồng Vân, Nguyễn Tất Thắng và Trần Hữu Cường

iv

KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÂU TẰM TƠ TRUNG ƯƠNG

(1977 - 2017) *

Ngày trọng đại hôm nay chắc chắn sẽ đi vào lịch sử dài lâu của Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ trung ương như một dấu mốc đặc biệt - Ngày kỷ niệm 40 năm thành lập Trung tâm, ngày hội ngộ của tất cả chúng ta, ngày hạnh phúc!

Xin nồng nhiệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, quý vị khách quý, các cán bộ công nhân viên đã và đang công tác tại Trung tâm trong 40 năm qua đã về tham dự trong buổi lễ trọng thể này. Xin gửi đến các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu cùng toàn thể cán bộ công nhân viên lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc. Chúc cho niềm vui luôn tràn ngập trong tâm hồn ta, cho mặt đất luôn nở hoa và rạng rỡ ánh mặt trời, chúc cho những cánh đồng dâu xanh ngát, những mùa kén bội thu!

Bốn mươi năm không phải thời gian ngắn ngủi, song so với quá trình lịch sử hàng ngàn năm của một nghề truyền thống đã đi cùng đất nước từ buổi sơ khai, thời gian đó chỉ như giai đoạn bắt đầu nhưng đủ để chúng ta từng bước khẳng định được sứ mệnh và sức vươn lên của một tổ chức đang độ trưởng thành mang trong mình nhiều khát vọng. Bốn mươi năm qua, nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương đã không kể ngày đêm viết tiếp giấc mơ về một nền sản xuất dâu tằm Việt Nam hiện đại và hội nhập cùng thế giới. Bốn mươi năm... Lịch sử của Trung tâm như một dòng sông xuôi chảy:

Năm 1977, Bộ Nông nghiệp đã quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung Ương trên cơ sở Trại tằm Trung ương Gia Quất, Gia Lâm, Hà Nội và Trạm nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng, Vũ Thư, Thái Bình, đồng thời bổ sung thêm cán bộ khoa học từ Cục Dâu tằm. Ban đầu Trung tâm có 5 bộ môn nghiên cứu, 3 tổ nghiệp vụ và 1 trạm trực thuộc.

Bốn mươi năm nghiên cứu về cây dâu đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ: Nghiên cứu chọn tạo giống là một trong những hướng nghiên cứu trọng tâm và thực tế đã được triển khai từ rất sớm. Thời kỳ đầu công tác chọn tạo giống dâu được thực hiện theo hướng nâng cao năng suất lá nên các giống được chọn tạo theo phương pháp đột biến tạo ra cây dâu tứ bội sau đó lai với giống nhị bội để tạo ra giống tam bội mới có năng suất được cải thiện rõ rệt. Trong thời gian từ 1977 đến 1996, đã chọn tạo 5 giống dâu tam bội thể đư ợc Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống quốc gia. Đó là các giống số 7, số 12 được công nhận năm 1988; giống số 11 được công nhận năm 1994, giống số 28 và số 36 được công nhận năm 1996. Trong số 5 giống này, giống dâu số 7 được chuyển giao vào Lâm đồng và được Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm đồng tiếp tục chọn lọc và phát triển thành giống S7CB, đồng

v

thời chuyển giao nhanh vào sản xuất xuất trên địa bàn Tây nguyên. Đến nay, giống này chiếm tỷ lệ lớn trong sản xuất và được nhân dân đánh giá rất cao. Giống số 28 có nhiều ưu điểm vượt trội, hiện nay vẫn được Trung tâm tiếp tục mở rộng ở miền bắc và miền Trung, những nơi mà nhân dân có nhu cầu nhân giống bằng hom. Thành công trong chọn tạo giống tam bội trồng bằng hom đã góp phần nâng cao năng suất lá dâu từ 10 – 15 tấn lá/ha trước đây lên 20 – 25 tấn/ha. Từ thập kỷ 90, công tác chọn tạo giống dâu đã chuyển theo hướng dâu tam bội thể trồng bằng hạt để nâng cao năng suất nhờ ưu thế bộ rễ của cây gieo từ hạt. Từ đó đến nay đã có 03 giống dâu mới được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận chính thức là VH9, VH13, VH15 và 02 giống đang sản xuất thử là VH17 và GQ2. Do chọn tạo theo hướng trồng bằng hạt nên có ưu điểm là hệ số nhân giống cao, thời gian nhân giống nhanh, có bộ rễ ăn sâu chịu hạn tốt, không quá lệ thuộc vào thời vụ trồng, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, lá to, dày, dễ hái, khả năng chống chịu úng, hạn và sâu bệnh tốt. Bên cạnh công tác nghiên cứu về giống, nghiên cứu về kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại dâu cũng đã có những thành tựu quan trọng như đốn rải vụ, phân NPK chuyên dụng, quy luật phát sinh phát triển và biện pháp phòng trừ sâu khoang, sâu róm, sâu cuốn lá, bệnh bạc thau, gỉ sắt... Đã xây dựng được quy trình sản xuất hạt dâu lai F1, quy trình trồng chăm sóc và thu hoạch dâu trồng hom, dâu trồng hạt, phòng trừ bệnh hại tổng hợp trên cây dâu, góp phần đưa năng suất lá trung bình đạt 35 -40 tấn lá/ha. Trong điều kiện thâm canh cao có thể đạt năng suất trên 40 tấn/ha.

Bốn mươi năm chọn tạo giống tằm đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Nhiệm vụ chính trong công tác chọn tạo giống tằm thời gian đầu là thay thế giống tằm đa hệ kén vàng bản địa bằng các giống có năng suất và chất lượng tơ kén cao hơn. Việc đưa các giống tằm lưỡng hệ nhập nội vào sản xuất và sau đó là chọn tạo được các giống tằm lưỡng hệ kén trắng của Việt Nam trong thập kỷ 70 và 80 cho năng suất chất lượng tơ kén vượt trội so với trước thực sự là bước tiến lớn trong công tác chọn tạo giống tằm. Trong 40 năm qua nhiều thế hệ cán bộ đã chọn tạo được 26 giống tằm và cặp lai. Trong đó, có 17 giống lưỡng hệ nguyên, 02 cặp lai đa hệ kén vàng và 7 cặp lai lưỡng hệ tứ nguyên năng suất, chất lượng cao. Trong số những giống tằm đã được công nhận có nhiều giống tồn tại khá dài trong sản xuất, mang lại lợi ích cho ngành dâu tằm đó là các giống tằm lưỡng hệ 621, 644 trong thập kỷ 70, giống tằm lưỡng hệ vụ xuân thu XV, LNB, J71, NC, giống tằm lưỡng hệ vụ hè BL, 4792 trong thập kỷ 80 và từ năm 2000 đến nay là các giống đa hệ lai vụ hè ĐSK x 09 và giống tằm tứ nguyên lưỡng hệ kén trắng TN1827, GQ2218. Giống tằm lưỡng hệ kén trắng cho vụ Xuân, vụ Thu của Trung tâm hiện nay có sức sống tằm đạt trên 85%, năng suất đạt 13 -14kg kén/vòng, kén to, cùi dầy, chiều dài tơ đơn bình quân từ 900 -1.000 m, tỷ lệ lên tơ đạt 80%, hệ số tiêu hao kén tươi không quá 7 kg kén /1kg tơ, tơ đạt cấp 2A trở lên. Giống

vi

tằm đa hệ lai lưỡng hệ có sức sống cao, nuôi tốt vào thời kỳ nóng ẩm của vụ hè đạt năng suất 11 -12 kg kén/vòng trứng, chiều dài tơ đơn 620-650m, tỷ lệ tơ nõn đạt 11,4%,tiêu hao 8,8 kg kén tươi/kg tơ. Từ năm 2009, ngoài tằm dâu, Trung tâm đã tiến hành nghiên cứu thu thập, phục tráng và chọn tạo được 03 giống tằm thầu dầu lá sắn. Trong đó, giống tằm sắn TS1-T nuôi thích hợp ở vụ xuân, thu, giống tằm TS1-H thích hợp nuôi vụ hè và giống TS1-TP làm thực phẩm, có chất lượng dinh dưỡng trong tằm và nhộng cao.

Bốn mươi năm phát triển kỹ thuật nuôi tằm đã có những bước phát triển đột phá: Nổi bật nhất là “Tằm con nuôi tập trung” và “Tằm lớn nuôi trên nền nhà”. Tằm con yêu cầu cao về dinh dưỡng, điều kiện nuôi, chăm sóc và phòng dịch điều mà không phải hộ nông dân nào cũng có thể đáp ứng được nên cần nuôi tập trung để đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật. Nếu có giống tốt và tằm con được nuôi tốt thì lứa tằm gần như sẽ thắng lợi. Nuôi tằm con tập trung có nhiều ưu điểm là tiết kiệm vật tư, lao động; nâng cao năng suất và chất lượng kén; tạo điều kiện cho người nuôi tằm lớn dễ dàng đạt kết quả và rút ngắn thời gian nuôi chỉ còn trên 10 ngày đồng thời tạo thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm kén. Do có nhiều ưu điểm nên nuôi tằm con tập trung đã được nhiều nước áp dụng. Tuy nhiên, do là hình thức tổ chức sản xuất nên phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế xã hội của các địa phương trồng dâu nuôi tằm. Việc phát triển mở rộng nuôi tằm con tập trung trong thực tiễn sản xuất ở nước ta gặp rất nhiều trở ngại và phải trải qua quá trình rất dài. Sau rất nhiều nỗ lực của nhiều thế hệ cán bộ bám sát địa bàn, nuôi tằm con tập trung bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2000 và thực sự bùng nổ trong khoảng 10 năm gần đây. Đến nay nuôi tằm con tập trung đã chiếm tỷ lệ hơn 50% trên toàn quốc và ở các địa phương như Yên Bái, Sơn La, Lâm Đồng gần như toàn bộ số hộ nuôi tằm đều mua tằm con về nuôi. Nuôi tằm con tập trung đã có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả cho sản xuất dâu tằm đặc biệt là hạn chế tổn thất do dịch bệnh.

Tằm lớn nuôi trên nền nhà có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đơn giản hóa khâu nuôi tằm. Do lợi dụng được khoảng không gian thoáng nên dễ chăm sóc, giảm được số bữa cho tằm ăn, giảm số lần thay phân san tằm, tiết kiệm được từ 30 - 35% công nuôi tằm, tiết kiệm được 10 -12% lượng dâu tiêu hao/1 kg kén. Năng suất kén tăng 15-23%. Khi tằm chín, dồn tằm thành luống rồi đặt né để tằm tự bò lên mà không phải mất công bắt tằm lên né như nuôi tằm trên nong. Vì thế việc tiết giảm nhân công trong cả 2 khâu nuôi tằm và lên né là rất rõ rệt và công việc nuôi tằm đã được đơn giản đi nhiều. Người nuôi tằm có thể nuôi được nhiều tằm hơn mỗi lứa, nếu mua tằm con về nuôi thì sẽ nuôi được nhiều lứa hơn trong năm. Tuy nhiên, nuôi tằm lớn trên nền nhà cần nhiều diện tích nuôi hơn trước, nhưng chính yêu cầu có nhà nuôi tằm riêng đã

vii

thúc đẩy quá trình phát triển nuôi tằm quy mô lớn mang tính chuyên nghiệp hơn thay thế cho tập quán chăn nuôi nhỏ và tận dụng hiện nay.

Hình thức tổ chức nuôi tằm con tập trung và kỹ thuật nuôi tằm lớn trên nền nhà đã hình thành nên công nghệ nuôi tằm tiên tiến mang tính đột phá có thể làm thay đổi diện mạo nghề trồng dâu nuôi tằm trong thời gian tới.

Bốn mươi năm nghiên cứu bệnh tằm đã góp phần giảm tổn thất do dịch bệnh: Thời gian đầu công tác nghiên cứu bệnh tằm tập trung vào công tác vệ sinh sát trùng phòng bệnh và khống chế bệnh tằm gai trong nghiên cứu và sản xuất giống tằm. Đã xây dựng được quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh tằm gai và ban hành tiêu chuẩn bệnh tằm gai năm 1979. Sang thập kỷ 80, thực hiện nghiên cứu phòng và chữa bệnh tằm bằng clorua vôi 2% pha vôi bột rắc lên mình tằm có tác dụng phòng và chữa bệnh tằm vôi rất tốt. Đã nghiên cứu phòng trừ nhặng hại tằm bằng hóa chất Bi58 và xác định được đối với tằm con sử dụng nồng độ 6%, đối với tằm lớn sử dụng nồng độ 7% có hiệu quả diệt được trứng nhặng hại tằm. Tiếp tục nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh tằm gai và đã xác định được hoạt chất Fundazol 0,5% phun lên lá dâu cho tằm ăn đã giảm tỷ lệ bệnh tằm gai trên 50%. Tháng 3 năm 1997 lần đầu tiên Trung tâm sản xuất được 4 loại thuốc là Lục mêi tố, Hồng mêi tố, Kháng khuẩn đa năng tăng sản và Kích thích tằm chín theo công nghệ của Trung quốc. Từ năm 2006 công tác nghiên cứu tập trung phòng chống các loại bệnh vi khuẩn hại tằm. Đã xác định qui luật phát sinh phát triển của 03 loại vi khuẩn chính gây bệnh và mức độ gây hại với các hệ giống ở các mùa vụ. Xác định hoạt chất kháng sinh Nofloxacin và Lincomycin có tác dụng phòng, trị bệnh vi khuẩn, hạn chế bệnh virus và một số bệnh khác gây hại trên tằm. Năm 2007, Trung tâm đưa vào sản xuất thuốc phòng bệnh KS4 hoàn toàn tự lực đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực phòng chống bệnh hại tằm. Hiện nay, đang tập trung nghiên cứu hoạt chất sát trùng hiệu quả hơn, an toàn hơn cho người sử dụng và phòng chống bệnh do nấm.

Bốn mươi năm nghiên cứu tơ kén đã có sự chuyển hướng và mở rộng sang lĩnh vực dệt: Trong thập kỷ 70 công tác nghiên cứu tơ kén khởi đầu chủ yếu với việc đánh giá các chỉ tiêu công nghệ tơ kén phục vụ chọn tạo giống của cơ quan và yêu cầu của các đơn vị khác trong ngành. Từ thập kỷ 80, đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp bảo quản kén tươi đến tỷ lệ lên tơ và hệ số tiêu hao kén giúp cho các nhà máy ươm tơ có cơ sở khoa học trong việc bảo quản nguyên liêu để điều tiết quá trình sản xuất. Thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt, ẩm độ đến quá trình nhả tơ khi tằm lên né làm tổ, đã xây dựng được quy trình kỹ thuật trở lửa kén ươm là một kỹ thuật chỉ có ở Việt nam nhằm nâng cao tỷ lệ lên tơ trong điều kiện nóng ẩm nước ta. Việc nghiên cứu công nghệ ươm tơ ở tất cả các công đoạn như thẩm thấu, nấu kén,

viii

ươm tơ, guồng lại đã giúp cho đội ngũ cán bộ của Trung tâm có đủ năng lực để đào tạo nghề cho đội ngũ cán bộ và công nhân ươm tơ tại hầu hết các cơ sở ươm tơ tư nhân cũng như của nhà nước. Từ năm 2009, được Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ tăng cường trang thiết bị, Trung tâm đã chuẩn bị nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực dệt để chuyển hướng nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo. Hiện nay, đã sản xuất được khăn và tất tơ tằm với nhiều kiểu dáng, màu sắc mang thương hiệu VIETSERI. Sản phẩm nổi bật thể hiện được đẳng cấp của tơ tằm đã đánh dấu một bước tiến mới trong công tác nghiên cứu về tơ kén. Việc phát triển công nghệ dệt kim tơ tằm một lĩnh vực dệt mới trong ngành đã giúp cho Trung tâm hội nhập và có chỗ đứng trong cộng đồng những người dệt lụa tại Việt nam.

Bốn mươi năm qua bằng sự nỗ lực không ngừng của nhiều thế hệ, Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển giống dâu, giống tằm, kỹ thuật canh tác dâu, nuôi tằm, phòng trừ sâu bệnh và chế biến sản phẩm. Cơ cấu giống dâu, giống tằm cho năng suất chất lượng tốt ngày càng hoàn thiện, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng đơn giản, hiệu quả, tỷ lệ tổn thất do dịch bệnh ngày càng giảm, sản phẩm chế biến ngày càng khởi sắc dần làm thay đổi bộ mặt nghề tằm, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trồng dâu nuôi tằm khắp mọi miền tổ quốc.

Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sản xuất nông nghiệp nước ta có bước phát triển ngoạn mục từ một nước thiếu đói đã đảm bảo an ninh lương thực và trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Trái ngược với xu hướng ấy, sản xuất dâu tằm trong nước không hiệu quả và ngày càng giảm sút. Trong khi đó các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao của Trung tâm chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kỹ thuật, toàn bộ khía cạnh kinh tế xã hội của nghề tằm chưa được quan tâm đến. Trong bối cảnh công tác nghiên cứu đòi hỏi không chỉ về khoa học kỹ thuật mà cần được thực hiện cả về định hướng phát triển, tổ chức sản xuất và tiêu thụ thì tháng 11/2006 theo đề nghị của Trung tâm, Viện nghiên cứu Rau quả đã có quyết định thành lập Bộ môn Kinh tế và CGCN. Từ đó tình hình sản xuất dâu tằm, thị trường tiêu thụ thường xuyên được cập nhật, được phân tích, dự báo xu thế phát triển; Đã có những nghiên cứu tổng kết thực tiễn phát triển sản xuất dâu tằm trong và ngoài nước từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra các giải pháp cho sản xuất dâu tằm nói chung và các địa phương nói riêng trong thời gian tới. Đã có những nghiên cứu về chuỗi giá trị dâu tằm tơ lụa và nhiều vấn đề được nhìn nhận dưới cách tiếp cận mới như vấn đề chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, vấn đề nuôi tằm con tập trung... Công tác chuyển giao TBKT vào sản xuất được chuyển đổi căn bản từ các hoạt động khảo nghiệm giống là chủ yếu trước đây sang thực hiện các giải pháp

ix

phát triển sản xuất tại các địa phương. Nội dung chuyển giao tập trung vào những vấn đề chính như: Thông tin tuyên truyền, trao đổi thông tin, phổ biến kiến thức; Thay đổi giống và kỹ thuật canh tác dâu; Xây dựng hệ thống nuôi tằm con tập trung; Thay đổi công nghệ nuôi tằm; Sản xuất cung ứng quy mô lớn thuốc sát trùng nhà, sát trùng mình tằm, thuốc phòng bệnh; Tăng cường liên kết giữa những người sản xuất, giữa người sản xuất với thị trường. Phương thức chuyển giao được bổ sung thêm những hình thức mới hiện đại và hiệu quả hơn. Trang thông tin Vietseri.vn đã thực sự trở thành diễn đàn trao đổi thông tin và kiến thức về nghề tằm, là phương tiện kết nối người trồng dâu nuôi tằm với thị trường, với các nhà khoa học.

Bốn mươi năm qua, rất nhiều cán bộ nghiên cứu của chúng ta đã học tập và công tác tại nhiều quốc gia có nghề tằm tiên tiến trên thế giới như Trung quốc, Ấn độ, Nhật bản, Hàn quốc, Bulgaria, Uzbekistan, Thái lan… Họ chính là những nhân tố gắn kết và không ngừng vun đắp mối quan hệ giữa nghề tằm nước ta và các nước khác. Thông qua nhiều hoạt động như đào tạo, nghiên cứu, trao đổi thông tin,... đã góp phần nâng dần vị thế của Trung tâm trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào cộng đồng các quốc gia trồng dâu nuôi tằm trên thế giới, đưa hợp tác quốc tế phát triển trên tầm cao mới.

Công tác xây dựng Đảng luôn được Chi bộ Trung tâm quan tâm, mối quan hệ công tác giữa Đảng - Chính quyền - Công đoàn thể hiện sự gắn bó, đoàn kết nhất trí cao và hiệu quả. Trong các thời kỳ Chi bộ luôn là hạt nhân lãnh đạo, trung tâm đoàn kết phấn đấu vì mục tiêu chung vì sự nghiệp phát triển nghề tằm tại Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Chi bộ Trung tâm liên tục được công nhận là Chi bộ trong sạch, vững mạnh.

Công đoàn Trung tâm đã phát huy tốt chức năng tổ chức, động viên cán bộ đoàn viên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Tổ chức phát động có hiệu quả các phong trào thi đua: Lao động giói lao động sáng tạo; Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học; Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; Tăng cường tự chủ tự chịu trách nhiệm theo NĐ115/CP; Xanh sạch đẹp… góp phần nâng cao chất lượng công tác, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội trong Trung tâm.

Công tác thanh niên thu được nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về "học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp"; phong trào thanh niên phấn đấu vào Đảng đã có tác dụng lôi kéo đoàn viên thanh niên tích cực học tập và tu dưỡng để trở thành các nhà khoa học có lý tưởng, có hoài bão, các cán bộ nghiên cứu “vừa hồng vừa chuyên” của Trung tâm trong tương lai.

Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức và người lao động là công việc được Chi bộ, Ban giám đốc thường xuyên quan tâm, coi đó là một biện pháp

x

động viên thiết thực, tạo điều kiện tốt hơn cho CBVC yên tâm công tác, thêm yêu cơ quan, yêu nghề, tạo động lực mạnh mẽ cho Trung tâm phát triển, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.

Với những thành tích đã đạt được, Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước: Huân chương Lao động hạng ba (năm 1997); Huân chương Lao động hạng nhì (năm 2012) và nhiều Huy chương, Bằng khen của Chính phủ, của Bộ, ngành và các địa phương. Giống dâu số 12 được tặng Huy chương vàng, giống số 7 Huy chương bạc, giống số 11 nhận giải Bông lúa vàng, giống VH9 nhận giải 3 VIFOTEX, giống VH13 nhận Cúp Vàng Nông nghiệp. Giống tằm N12, N16 được nhận giải Bông lúa vàng. Năm cán bộ của Trung tâm được tặng thưởng huân chương lao động hạng ba. PGS. TS. Lê Thị Kim và tập thể nữ được tặng giải thưởng Kovalepskaia.

Đằng sau những thành tích, những danh hiệu thi đua đã đạt được là khát vọng không mệt mỏi, là sự phấn đấu hết mình vì nghiệp tằm tang còn nhiều gian khó. Với Trung tâm hôm nay, bốn m ươi năm là một hành trình đủ dài để truyền thống được kế thừa và tiếp nối, bởi dù người đi trước hay người đến sau đều một lòng mong mỏi xây đắp cơ quan, để Trung tâm mãi là nơi gắn kết tình đồng nghiệp, để nghề tằm thân yêu của chúng ta ngày càng phát triển đáp ứng lòng mong mỏi bấy lâu.

Từ năm 2009 đến nay, sản xuất dâu tằm cả nước không còn giảm sút như trước và có triển vọng tăng trưởng trong vài năm gần đây. Tương lai đã mở song không có nghĩa là đã hết khó khăn. Toàn thể cán bộ nhân viên sẽ đồng lòng chung sức vì sự nghiệp chung. Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tập trung phát triển khoa học công nghệ như sau:

Về chọn tạo giống, chúng ta sẽ tiếp tục chọn tạo những giống dâu mới năng suất cao nhưng có khả năng kháng một số bệ nh chủ yếu như bạc thau, gỉ sắt... Chúng ta phải tập trung trí tuệ và sức lực để sớm giải quyết bằng được vấn đề giống tằm lưỡng hệ tại Việt nam vốn tồn tại bấu lâu nay. Tiếp tục nâng cấp giống tằm đa hệ lai lưỡng hệ đáp ứng yêu cầu sản xuất trong vụ hè tại miền Bắc và miền Trung.

Trong lĩnh vực kỹ thuật nuôi trồng, thực hiện đơn giản hóa, giảm công lao động, từng bước hiện đại hóa và công nghiệp hóa các khâu chăm sóc dâu, thu cành, nuôi tằm, lên né và thu hoạch kén giúp cho người trồng dâu nuôi tằm bớt đi nhiều thương khó, để cho câu ca “làm ruộng ăn cơm nằm nuôi tằm ăn cơm đứng” chỉ còn trong quá khứ.

Trong lĩnh vực phòng trừ sâu bệnh, hướng tới các giải pháp hiệu quả hơn nhưng an toàn hơn. Thực hiện phòng chống bệnh tằm từ ngoài đồng ruộng trong đó có bệnh

xi

tằm gai, Nghiên cứu các giải pháp phòng chống bệnh tằm do nấm, tiến tới hạn chế ảnh hưởng của các loại bệnh do virus.

Trong lĩnh vực nghiên cứu dệt tập trung nghiên cứu công nghệ in nhuộm và hoàn tất sản phẩm, chú trọng công nghệ nhuộm tự nhiên truyền thống, công nghệ in phun kỹ thuật số và phát triển các sản phẩm thời trang từ tơ tằm.

Bên cạnh những hướng nghiên cứu truyền thống, Trung tâm sẽ tập trung phát triển những hướng nghiên cứu mới như: thực phẩm tươi, thực phẩm chế biến, thực phẩm chức năng, nguyên liệu cho dược phẩm, hóa mỹ phẩm từ các sản phẩm của cây dâu, con tằm và tơ kén.

Từ một cơ quan nghiên cứu khoa học đơn thuần Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương đang và sẽ phấn đấu vươn lên trở thành một tổ chức nghiên cứu và phát triển, góp sức trực tiếp vào quá trình phục hồi và phát triển nghề dâu tằm truyền thống. VIETSERI sẽ không chỉ là một trung tâm nghiên cứu mà còn là một trung tâm sản xuất giống, một trung tâm tơ lụa của đất nước, là chỗ dựa tin cậy của toàn thể người trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ và dệt lụa.

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, quý vị khách quý!

Bốn mươi năm, trên hành trình công tác dài lâu của mình, Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương luôn được các cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm. Trong từng bước đi lên suốt 40 năm, trong diện mạo mới đầy sức sống của Trung tâm hôm nay, có hình ảnh và dấu ấn của ngành nông nghiệp đang đổi mới. Thay mặt tập thể CBCNV, cho phép Trung tâm được gửi lời cám ơn trân thành và sâu sắc nhất đến các đồng chí lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học Công nghệ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt nam, Viện Nghiên cứu Rau Quả, phường Ngọc Thụy. Cảm ơn vì đã tin tưởng giao cho chúng tôi trọng trách này. Dẫu cho nghề dâu tằm của chúng ta vẫn còn không ít khó khăn, song CBCNV Trung tâm càng phải cố gắng để đạt được những thành tựu cao hơn, bền vững hơn, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu sản xuất vì cuộc sống người trồng dâu nuôi tằm ngày càng tốt hơn, tươi đẹp hơn.

Trong ngày hội lớn, CBCNV Trung tâm xin được nói lời tr i ân đến những người đi trước: GS. Lê Văn Liêm, PGS. TS. Lê Thị Kim, TS. Phạm Văn Vượng, TS. Đặng Đình Đàn và TS. Nguyễn Thị Đảm đã lăn lộn với Trung tâm trong 40 năm gian khó. Cám ơn tất cả các đồng nghiệp hôm nay đã trở về, như trở về mái nhà thân quen ngày nào đã từng gắn bó, để chia sẻ cùng chúng tôi những buồn vui trăn trở. Năm tháng đi qua, tóc xanh ngả bạc, nhưng tình yêu nghề, tình yêu với Trung tâm vẫn cứ thế, mãi vẹn nguyên trong trái tim chúng ta.

xii

Ngày thành lập Trung tâm đã trở thành một ngày hội lớn bởi ý nghĩa đặc biệt của nó. Việc ôn lại truyền thống là cách để nhắc nhở thế hệ hôm nay về trách nhiệm và ý thức dựng xây, vun đắp, để truyền thống được kế thừa và tiếp nối. Một trang sử mới lại được mở ra, ngày mai đang mỉm cười với chúng ta - ngày mai đem đến nhiều thời cơ và thách thức. Tin rằng, với những gì đã đạt được, cùng với sự quan tâm của lãnh đạo, sự kỳ vọng của cộng đồng những người làm nghề tằm nước ta, chắc chắn Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương sẽ vươn lên và hoàn thành tốt nhất sứ mệnh của mình.

Kính chúc các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu cùng toàn thể cán bộ công nhân viên sức khoẻ và hạnh phúc.

Xin trân trọng cám ơn!

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÂU TẰM TƠ TW.

1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CHỌN TẠO GIỐNG DÂU LAI VH15 CHO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Vũ Văn Ban, Trịnh Khắc Quang, Tống Thị Sen,

Nguyễn Văn Thực và cs.

TÓM TẮT

Bằng phương pháp lai hữu tính, chọn lọc quần thể giữa giống dâu K9 với giống dâu ĐB86, đã tạo ra được giống dâu lai F1 trồng hạt VH15 có nhiều đặc tính tốt. Qua khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất giống dâu lai VH15 đã tỏ rõ ưu thế lai về năng suất, chất lượng lá, khả năng đề kháng với sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi, thích ứng với vùng sinh thái của các tỉnh vùng núi phía Bắc. Năng suất lá đạt trên 29 tấn/ha, cao hơn đối chứng Hà Bắc 25 - 40% và VH13 là 4%. Chất lượng lá thông qua nuôi tằm cho năng suất kén tăng so với đối chứng Hà Bắc là 17% và giống dâu VH13 là 8%. Giống dâu VH15 chống chịu bệnh bạc thau, gỉ sắt và điều kiện ngoại cảnh bất lợi tốt hơn giống dâu Hà Bắc.

Từ khóa: Dâu lai F1 trồng hạt, năng suất, chất lượng, thích ứng.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trồng dâu, nuôi tằm là một nghành sản xuất vừa sử dụng được nhiều lao động vừa đem

lại hiệu quả kinh tế cao hơn một số ngành nông nghiệp khác. Trong nhiều năm qua, ngành sản xuất này chủ yếu tập trung ở vùng đất bãi ven sông, đất màu ở đồng bằng sôn g Hồng. Các tỉnh vùng núi phía Bắc có tiềm năng đất đai rất lớn có thể trồng dâu nuôi tằm được, tuy nhiên độ phì của đất không cao.

Mặt khác điều kiện khí hậu ở đây mát mẻ hơn, nhưng công ăn việc làm còn hạn chế, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Đ ể ngành sản xuất dâu tằm ổn định và có hiệu quả kinh tế cao, bền vững cần phải mở rộng ngành sản xuất dâu tằm ở các tỉnh vùng núi và trung du. Đặc điểm đất đai, khí hậu ở các vùng núi có sự sai khác so với vùng đồng bằng, vì thế cần phải nghiên cứu chọn tạo ra giống dâu thích ứng với vùng sinh thái này.

Xuất phát từ yêu cầu của sản xuất, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là chọn tạo được giống dâu lai F1 trồng hạt, năng suất lá 15-20 tấn/ha, chất lượng lá tốt, chống chịu sâu bệnh hại

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu

Từ 8 tôt hợp lai ban đầu đã chọn ra được giống dâu lai F1- VH15 và tiiens hành khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất. Giống dâu VH15 là giống dâu F1 tam bội thể(3n=42) do lai giữa ha giống dâu K9 của Trung Quốc với giống dâu tứ bội thể ĐB86. Giống đối chứng là giống dâu Hà Bắc(HB) đang được trồng phổ biến trong sản xuất và giống dâu lai F1- VH13 đã được công nhận chính thức giống cây trồng mới năm 2006. 2. Phương pháp khảo nghiệm. a. Khảo nghiệm cơ bản

Các thí nghiệm khảo nghiệm được thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm giống dâu mới 10 TCN 328-98 do Bộ Noong nghiệp và PTNT ban hành.

Bố trí thí nhiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3 lần nhắc, mối lần nhắc trồng 30 cây, khoảng trồng hàng cách hàng 1,5m; cây cách cay 0,3m. Nền thí nghiệm là đất phù sa cổ không được bồi đắp hàng năm.

Phân chuồng bón 25 tấn/ha, bón 1 lần vào cuối năm, phân NPK 16,5-7-7,5 lượng 1.000 kg/ha/năm, chia làm 4 lần/năm

Số liệu năng suất được xử lý thống kê theo chương trình IRRISTAT.

2

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm nông sinh học của giống dâu lai F1- VH15

Do sử dụng ưu thế lai F1, nhân giống hữu tính nên giống dâu VH15 có nhiều ưu điểm: Cây sinh trưởng khỏe, số cành và tổng chiều dài cành/cây lớn, lá to, dày, có màu xanh đậm, thời gian thành thục của lá trung bình, ít hoa, quả.

VH15 cho nhiều lá vào vụ xuân, thuận lợi cho việc nuôi tằm có năng suất kén cao, chất lượng kén tốt. 2. Kết quả khảo nghiệm cơ bản a. Đặc điểm nảy mầm của giống

Số mầm nảy và số mầm hữu hiệu/cây ở vụ xuân cao nhất là giống Hà Bắc, đạt 132,9 và 107,7 mầm/cây; tiếp đến là giống VH15 (127,6 và 91,43), tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ mầm hữu hiệu/cây giứa các giống chênh lệch không lớn.

Còn ở vụ thu cả hai chỉ tiêu số mầm nảy và số mầm hữu hiệu ở các giống VH15 và đối chứng VH13, HB tương đương nhau (bảng 1)

Bảng 1. Đặc điểm nảy mầm ở vụ xuân và vụ thu (Dâu lưu đông)

Giống dâu

Vụ xuân Vụ thu Số mầm

nảy % mầm

nảy % mầm hữu

hiệu Số mầm

nảy % mầm

nảy % mầm hữu hiệu

VH15 127,6 55,53 71,65 37,80 17,93 71,65 VH13 102,20 42,58 86,07 36,07 15,19 86,07

HB (đ/c) 132,90 58,75 81,03 41,07 14,94 81,03 CV% 8,10 4,60

LSD0,05 18,98 3,47 Số mầm nảy vụ xuân cao nhất là giống HB (132,9 mầm), thấp nhất là VH13 (102,2), ở 2

giống thí nghiệm đều có số mầm nảy/cây cao hơn VH13 nhưng thấp hơn HB. Ở vụ xuân giống dâu đối chứng Hà Bắc có số mầm nảy/cây và số mầm nảy hữu hiệu đạt cao nhất (132,90 và 107,70 mầm/cây), tiếp đến là VH15 và VH17. Cả 2 giống VH15 và VH17 có số mầm nảy và số mầm hữu hiệu thấp hơn giống HB nhưng đều cao hơn VH13.

Ở vụ thu thì chỉ tiêu số mầm nảy và số mầm nảy hữu hiệu ở các giống dâu lai VH15 và VH17 chênh lệch không nhiều so với đối chứng VH13 và HB. b. Một số yếu tố cấu thành năng suất lá

Bình quân ở cả 3 vụ trong năm giống dâu VH15 có kích thước lá đều lớn hơn giống dâu Hà Bắc từ 8,80 -16,50% và giống dâu VH13 từ 11 -18% (về chiều dài và chiều rộng của lá). Số lượng lá/mét cành ở các giống có sự dao động không nhiều, nhưng ở chỉ tiêu khối lượng lá trên / cành ở cả 3 vụ có chênh l ệch giữa các giống khã rõ. Nếu tính bình quân cả năm thì ở giống dâu VH15 có khối lượng lá/m cành tằng 63% so với giống đối chứng HB (bảng 2)

Bảng 2. Một số yếu tố cấu thành năng suất lá

Giống dâu

Kích thước lá Số lá, khối lượng lá/m cành

Dài Rộng Số lá/m cành

p. lượng lá/m cành

so với đ/c (%)

VH15 19,07 ± 0,68 15,13 ± 0.45 24,65 97,83 163,5 VH13 17,05 ± 0,79 14,00 ± 0,48 26,96 86,92 145,4

HB (đ/c) 17,52 ± 0,53 12,98 ± 0,45 26,36 59,80 100,0 CV% 5,60 2,90

LSD0,05 3,37 6,67

3

Năng suất lá Đối với cây dâu lấy lá cho nuôi tằm, năng suất lá dâu là một chỉ têu quan trọng nhất để

làm căn cứ tiêu chuẩn lựa chọn giống dâu. Năng suất lá dâu bình quân( bảng 3) trong 2 năm 2007 và 2008 ở giống dâu VH15 cao hơn đối chứng 25 %, cao hơn VH13 là 5,90%.

Ở vụ xuân năng suất lá của VH15 cao hơn giống đối chứng VH13 và HB khá rõ chiếm 28% sản lượng lá cả năm, trong khi đó giống đối chứng HB và VH13 chỉ đạt 23m và 22%. Đây là đặc điểm cần lưu ý, vì vụ xuân rất thuận lợi cho nuôi tằm kén trắng có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Bảng 3. Năng suất lá qua các năm

Giống dâu

Năm 2007 Năm 2008 BQ 2 năm NS lá

(kg/ha) So đc (%) NS lá (kg/ha) So đc (%) NS lá

(kg/ha) So đc (%)

VH15 36.090 125.90 36.250 125.22 36.170 125,70 VH13 34.110 119.2 34.270 118.3 34.170 118,00

HB 28.590 100.00 28.950 100.00 28.770 100,00 CV% 3,20 3,80

LSD0,05 21,94 26,04

d. Chất lượng lá dâu Bảng 4. Chất lượng lá dâu qua nuôi tằm

Chỉ tiêu Giống

Năng suất kén/300 con tằm (gam) Tỉ lệ kết kén

(%)

Tỉ lệ vỏ kén

(%) Vụ thu 2006

Vụ xuân 2007

Vụ thu 2007

Vụ hè 2008

Bình quân

VH15 390,00 321,70 426,67 370,00 377,10 97,17 22,46 VH13 386,06 293,30 406,60 365,00 362,70 90,08 22,36

HB(đ/c) 372,50 293,30 340,00 353,33 340,00 88,30 21,70 - Ghi chú: Vụ xuân, thu: nuôi giống tằm lưỡng hệ kén trắng

Vụ hè: nuôi giống tằm vàng lai Chất lượng lá dâu được đánh giá bằng 2 phương pháp chủ yếu là nuôi tằm kiểm định và

phân tích thành phần sinh hóa lá dâu, trong đó phương pháp kiểm định thông qua nuôi tằm là phổ biến nhất.

Năng suất kén tằm (bảng 4) thu được tron 4 lưa nuôi thí nghiệm ở công thức VH15 đạt cao nhất (377,10g), vượt đối chứng HB 11-13% và VH13 là 3,9%

Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ kén ở công thức VH15 đạt cao (97,17). Tỷ lệ vỏ kén ở giống VH15 cao hơn đối chứng HB và tương đương giống VH13.

Bảng 5. Chất lượng lá dâu và một số chỉ tiêu công nghệ tơ kén

Chỉ tiêu Giống

Chiều dài tơ đơn (m)

Độ mảnh sợi tơ (D)

Tỉ lệ tơ nõn (%)

Tỉ lệ tơ nõn (%)

Tỉ lệ áo nhộng (%)

VH15 767,02 2,10 12,81 12,81 1,53 VH13 751,49 2,20 12,39 12,39 1,61

Hà Bắc 761,62 2,30 12,25 12,25 1,83

4

Chất lượng lá dâu còn ảnh hưởng tới các chỉ tiêu công nghệ tơ kén như: Chiều dài sợi tơ, độ mảnh, tỷ lệ tơ nõn… Kết quả điều tra các chỉ tiêu ở các giống dâu sự sai khác không nhiều.

Bảng 6. Thành phần sinh hoá trong lá dâu

Giống Chỉ tiêu

Tỉ lệ nước (%)

Tỉ lệ chất khô (%)

Protein tổng số (%)

Đường khử (%)

VH15 74,50 25,50 25,40 23,14 VH13 74,80 25,20 24,94 24,94

HB 74,33 25,67 25,88 22,08 (Số liệu phân tích của Trung tâm hóa sinh - Viện Công nghệ sinh học)

Đối với lá dâu dung cho nuôi tằm, hàm lượng protein trong lá là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá phẩm chất lá của một giống dâu. Protein tổng số của giống VH15 hơn đối chứng VH13 và tương đương HB. Kết quả này phù hợp với kết quả nuôi tằm (bảng 6). e. Khả năng đề kháng với bệnh bạc thau

Ở vụ xuân do ẩm độ không khí cao nên bệnh bạc thau rất phổ biến ở cây dâu. Về tỷ lệ lá bệnh ở giống VH15 thấp hơn giống đối chứng HB, nhưng cao hơn giống VH13, nhưng chỉ số bệnh thì giống dâu VH15 lại thấp hơn giống HB và VH13

Bảng 7. Khả năng đề kháng với bệnh bạc thau

Giống dâu Năm 2007 Năm 2008 BQ 2 năm

Tỉ lệ bệnh Chỉ số bệnh Tỉ lệ bệnh Chỉ số bệnh Tỉ lệ bệnh Chỉ số bệnh VH15 37,93 10,31 14,34 2,86 26,13 6,58 VH13 6,14 14,48 14,57 2,91 10,35 8,70

HB(đ/c) 55,35 12,11 25,15 5,03 40,25 8,57

3. Kết quả khảo nghiệm sản xuất a. Địa điểm, quy mô khảo nghiệm

Từ năm 2007 giống dâu lai VH15 được khảo nghiệm tại Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên, diện tích 22 ha b. Kết quả khảo nghiệm

Số lá/mét cành của giống dâu lai VH15 so với đối chứng HB và VH 13 chênh lệch không rõ, nhưng về chỉ tiêu khối lượng lá/mét cành thì sự chênh lệch là khá lớn. Nguyên nhân là vì giống dâu VH15 có lá to và dày hơn HB và VH13. Điều này cũng được thể hiện ở chỉ tiêu số lá/500 gam chỉ có 176 và 187, trong khi HB là 245 và 248 lá.

Năng suất kén tằm: ở giống dâu VH15 tăng hơn so với đối chứng HB từ 16-20% và với VH13 là 5-7%.

Bệnh bạc thau do nấm phillactina moricola xâm nhập vào lá dâu gây nên. Nếu lá bệnh nặng làm giảm chất lượng lá, tằm không ăn được. Kết quả số liệu điều tra ở vụ xuân năm 2008 cho thấy ở cả 2 địa điểm điều tra (Thái Nguyên và Yên Bái) thì tỷ lệ lá bệnh và chỉ số bệnh đều tương đương với giống dâu lai F1- VH13, nhưng thấp hơn so với giống dâu địa phương Hà Bắc.

5

Bảng 8. năng suất lá dâu và kén tằm ( dâu năm thứ 2 để lưu đông)

Địa điểm khảo

nghiệm

Giống dâu

Năng suất lá dâu/ha(kg) NS kén/vòng (kg) Vụ xuân Vụ hè Vụ thu Cả

năm So với đ/c (%) ST (kg) So với

đ/c (%)

Tân Phú, Thái

Nguyên

VH15 VH13

HB

9.060 7.014 5.173

14.200 13.024 9.951

6.940 9.472 4.776

30.200 29.600 19.900

151 148 100

12,04 11,08 10,03

120,0 110,5 100,0

Minh Quân, Yên Bái

VH15 VH13

HB

8.344 6.182 5.210

14.900 13.207 10.880

6.556 8.711 4.610

29.800 28.100 20.400

146 138 100

14,00 13,08 12,05

116,0 108,0 100,0

Bảng 9. Khả năng chống chịu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận

Địa điểm khảo nghiệm Giống dâu

Bệnh bạc thau Khả năng chịu hạn Tỷ lệ bệnh (%)

Chỉ số bệnh (%)

Tỷ lệ lá vàng (%)

So với Đ/c (%)

% mầm tắt búp

So với Đ/c (%)

Tân Phú, Thái Nguyên

VH15 VH13

HB

16,55 15,60 52,12

4,06 4,20 12,24

13,7 19,3 30,6

24,0 28,0 52,0

14,50 16,80 27,40

53,0 61,0 100,0

Minh Quân, Yên Bái

VH15 VH13

HB

14,30 17,70 52,30

3,50 4,06 11,07

16,5 18,2 18,3

16,5 18,2 18,3

12,40 14,50 17,50

70,8 82,8 100,0

Ghi chú: Số cây điều tra 50 cây Khă năng chịu hạn của cây dâu thường biểu hiện ở một số chỉ tiêu như tỷ lệ lá vàng và

tỷ lệ mầm ngừng sinh trưởng. Đây là phản ứng thích nghi của cây dâu. Khi điều kiện ngoại cảnh bị thiếu nước thì một số lá ở phía dưới cành bị vàng và rụng sớm, một số mầm đang sinh trưởng phải ngừng lại (tắt búp). Cả hai động thái ngừng sinh trưởng này của cây dâu để nhằm khống chế cây dâu hạn chế sử dụng nước trong đất.

Giống dau VH15 luôn có tỷ lệ lá vàng và tỷ lệ mầm tắt búp thấp nhất. K ết quả này chứng tỏ giống dâu VH15 có đặc tính chịu hạn tốt hơn. Đặc tính này do di truyền của giống dâu mẹ K10. Còn giống dâu Hà Bắc đều có 2 giá trị của 2 chỉ tiêu trên cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do giống Hà Bắc trồng hom, nên bộ rễ phát triển kém hơn.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận

Kết quả khảo nghiệm cơ bản cho thấy: VH15 có thời gian nảy mầm ở vụ xuân sớm hơn giống dâu đối chứng VH13 và HB từ 7 -8 ngày, do vậy cho phép nuôi tằm xuân sớm hơn để tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tăng sản lượng kén xuân có năng suất chất lượng tơ kén cao. Kích thước lá, độ dày lá, số lá/500 gam của VH15 đều cao hơn đối chứng HB và VH13. Năng suất lá cao hơn đối chứng HB từ 25 - 45% và đối chứng VH13 là 3,9% . Kết quả nuôi tằm cho năng suất kén tăng hơn đối chứng HB từ 11-13% và VH13 từ 5-7%, chất lượng kén tằm không thay đổi. Khả năng chống chịu với bệnh bạc thau (Phillactinia moricola) tương đương với giống đối chứng

6

Kết quả khảo nghiệm sản xuất VH15 cho thấy: năng suất lá của giống dâu VH15 cao hơn đối chứng HB 45-50% và không chênh lệch nhau nhiều so với VH13. Chất lượng lá qua nuôi tằm cho năng suất kén tăng11- 20% so với HB và 5 -7% so với VH13. Khả năng chống chịu với sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận đều hơn đối chứng, năng suất ổn định. 4.2. Đề nghị

Cho phép mở rộng diện tích dâu lai F1- VH15 ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. The siricultural researchinstitute, Chinese academy of agricultural sciences Zhenfiang

China 2. Main mulberry varieties of China. China agricultural Encyclopedia. Beifing agricultural

puplisher 1987, tr. 276-278 3. Hà văn Phúc và Vũ Đức Ban (3/1986). So sánh một số giống dâu tam bội thể mới lai tạo.

Tạp chí Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp, tr. 103-106 4. Hà Văn Phúc (2003). “Phương pháp nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới và một số thành

tựu đạt được của Việt Nam nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2003”

RESULTS OF BREEDING AND ON MULBERRY HYBRID VARYETY Vu Van Ban, Trinh Khac Quang, Tong Thi Sen, Nguyen Van Thuc

This study Was carried from 2005 to 2009. F1 – VH15 hybrid mulberry was created by

the Sericultural Reasarch Centre. Result Showed that: advantage of VH15 mulberry varieties fair tolerance to drought and cold codition. Leaves qualyti of VH15 is good. Leaft yiel increase upper 25-45% comparision with HB and 3,9% comparision with VH13, cooon yiel increase upper 11-13% in comparision with HB and 5-7% comparision with VH13. VH15 has adaptability to north mountainous. VH15s effected disease ratio, disease index (wich cased by some fungi kind) are lower than HB variety.

Ketwords: Hybrid mulberry, high yiel, adaptation, quality Người phản biện; PGS. TS Hà Văn Phúc

7

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CHỌN TẠO GIỐNG DÂU LAI GQ2 CHO CÁC TỈNH MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG

Nguyễn Thị Min, Nguyễn Văn Thực, Hà Văn Phúc và cs.

SUMMARY

RESULT OF HYBRID F1 MULBERRY GQ2 BREEDING RESEARCH FOR NORTHERN AND CENTRAL REGIONS VIETNAM

Hybrid mulberry variety GQ2 was bred by crossing Que 1 mulberry variety with No2 which was selected in germplasm imported from Guangdong and Guangzhou, China. Experiment has shown that the variety has characteristics of vigorous growth and development, larger leaf size (17% in length and 11% in width) than controlled variety - VH13. Therefore leaf/twig ratio was also 14% higher in GQ2 compared with the control. Average leaf productivity in GQ2 was 31,70 tons, that is 15% higher than controlled variety at three experiment sites in two difficult ecological regions. Quality testing showed that there was no difference in leaves quality between two varities. GQ2 variety is more vulnerable to diseases but better resilient to pestilent insects than controlled variety.

Keyword: Hybrid, mulberry variety, quality, productivity, line

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo kết quả của nghiên cứu của Nitesen, chi phí sản xuất lá dâu chiếm trên 65% tổng

chi phí sản xuất kén tằm. Vì vậy, việc chọn tạo giống dâu mới cho năng suất cao, chất lượng lá tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của vùng sản xuất là biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành dâu tằm tơ Việt Nam. Trong thời gian qua, Viện Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung Quốc đã tạo ra nhiều giống dâu lai F1, trồng bằng hạt có năng suất lá cao như Sha nhị luân, Quế ưu 62, Quế ưu 12, Quảng Đông 2. Năm 2005, Viện Nghiên cứu Dâu tằm Quảng Tây, Trung Quốc đã sản xuất và cung cấp 6.358 kg hạt dâu cho các vùng sản xuất.

Gần đây, Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã lai tạo được một số giống dâu mới có năng suất cao, chất lượng lá tốt như giống dâu số 28, 7, 11, 12, VH9, VH13, VH15... Các giống dâu mới này đã góp phần thay đổi cơ cấu giống trong sản xuất và góp phần nâng cao năng suất chất lượng kén tằm.

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu chọn tạo giống dâu lai F1 GQ2 trồng bằng hạt thích hợp cho các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu

Khảo nghiệm cơ bản gồm 4 tổ hợp dâu lai F1 là VH19, VH20, GQ1 và GQ2 là tổ hợp lai giữa các giống dâu bố mẹ có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc. Khảo nghiệm sản xuất gồm giống dâu lai GQ2 là tổ hợp lai giữa giống dâu Quế 1 với dòng chọn lọc No2. Giống VH13 được sử dụng làm đối chứng trong khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất. 2. Phương pháp nghiên cứu

- Khảo nghiệm cơ bản được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 30 m2, khoảng cách trồng 1,4 m x 0,3 m (60 cây/ô thí nghiệm). Phân bón: 25 tấn phân chuồng/ha, 2.500kg NPK /ha/năm + 540kg ure/ha/năm, bón 4 lần vào các tháng 1,4,7,9. Chỉ tiêu theo dõi: Sinh trưởng, yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lá, sâu bệnh hại theo Tiêu chuẩn Ngành (10TN 328-98)

8

- Khảo nghiệm sản xuất được bố trí tại Thanh Hóa, Mộc Châu và Phú thọ. Diện tích mỗi điểm khảo nghiệm là 1000 m2. Phân bón, chăm sóc và các chỉ tiêu theo dõi như ở khảo nghiệm cơ bản.

- Đánh giá chất lượng lá dâu bằng phương pháp sinh học thông qua nuôi tằm. Bố trí thí nghiệm theo ngẫu nhiên hoàn toàn 3 lần nhắc lại, 300 con tằm/công thức thí ngiệm. Vụ xuân và vụ thu nuôi giống tằm lai lưỡng hệ kén trắng GQ2218, vụ hè nuôi giống tằm Vàng lai. Từ tuổi 1 đến tuổi 3 nuôi tập trung, cho ăn lá của cùng một giống dâu, tuổi 4 ăn dâu 2 bữa đếm tằm thí nghiệm. Các chỉ tiêu theo dõi, yếu tố cấu thành năng suất, năng suất, phẩm chất kén và một số chỉ tiêu về công nghệ tơ kén theo Tiêu chuẩn Ngành (10TN 328-98) Thời gian, địa điểm nghiên cứu:

Khảo nghiệm cơ bản được tiến hành từ năm 2009 đến năm 2011 tại Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương, TP. Hà Nội. Khảo nghiệm sản xuất từ năm 2011 đến năm 2012 tại 3 địa điểm đại diện cho 2 vùng sinh thái: hợp tác xã Tình Cương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, xí nghiệp Giống, Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Mộc Châu tỉnh Sơn La và hợp tác xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản giống dâu lai GQ2: 1.1. Sinh trưởng

Bảng 1. Đặc tính nảy mầm của các giống dâu năm 2010

Giống dâu

Vụ Xuân Vụ Thu

Thời gian nảy

mầm

Số mầm nảy

(mầm)

Tỉ lệ nảy

mầm (%)

Tỉ lệ mầm

hữu hiệu (%)

Thời gian nảy

mầm

Số mầm nảy

(mầm)

Tỉ lệ nảy

mầm (%)

Tỷ lệ mầm

hữu hiệu (%)

VH19 13/1 45,55 41,32 77,32 30/8 33,44 17,67 35,92 VH20 15/1 47,32 39,41 69,74 30/8 39,22 24,44 28,24 GQ1 12/1 46,32 32,17 70,33 1/9 32,14 21,25 31,5 GQ2 12/1 49,76 40,07 71,65 28/8 34,76 19,91 46,08

VH13(đ/c) 19/1 42,66 29,21 81,03 23/8 35,3 17,87 40,36 Sau khi nảy mầm, một số mầm chỉ ra 2 – 3 lá rồi dừng sinh trưởng , những mầm này

được gọi là mầm không phát triển. Một số mầm còn lại được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nên tiếp tục tăng trưởng về chiều cao mầm và số lá, gọi là mầm phát triển hay mầm hữu hiệu. Số mầm nảy và tỉ lệ nảy mầm/cây của các giống ở vụ Xuân và vụ Thu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất lá của mỗi giống dâu. Sau khi đốn phớt cây dâu ở đầu tháng 8, khoảng 5 – 10 ngày thì các mầm dâu ở phía ngọn của cành bắt đầu nảy. Ở vụ Xuân các mầm dâu ở trên cành đã qua mùa đông, nên ở đầu vụ Xuân khi nhiệt độ không khí đạt đến ngưỡng thích hợp thì các mầm dâu đều đồng loạt nảy. Nói cách khác ở vụ xuân thì mầm dâu nảy đồng đều hơn. Tuy nhiên, số mầm nảy/cây giữa các giống dâu khác nhau có sự sai khác khá rõ. Thời gian nảy mầm ở vụ Xuân của cả 4 tổ hợp lai đều sớm hơn so với giống đối chứng, giống GQ1 và GQ2 có thời gian nảy mầm sớm nhất (7 ngày sớm hơn so với đối chứng). Số mầm nảy của các tổ hợp lai ở vụ Xuân đều cao hơn so với giống đối chứng, giống GQ2 có số mầm nảy cao nhất (49,76 mầm). Ở vụ Thu chỉ có giống VH20 có số mầm nảy cao hơn giống đối chứng nhưng số mầm hữu hiệu và tỷ lệ mầm hữu hiệu ở giống GQ2 cao hơn giống đối chứng.

9

1.2. Một số chỉ tiêu cấu thành năng suất Bảng 2. Kích thước lá dâu ở các vụ khác nhau trong (năm 2010, TP. Hà Nội)(cm)

Giống

Vụ Xuân Vụ Hè Vụ Thu Trung bình

Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng Dài % So với

đối chứng

Rộng % So với đối chứng

VH19 19,73 15,24 21,2 18,90 14,29 11,63 18,39 112,41 15,26 107,62 VH20 21,75 17,32 22,8 19,60 15,06 11,55 19,86 121,39 16,16 113,96 GQ1 21,43 17,39 21,2 17,98 14,28 12,08 18,98 116,01 15,82 111,57 GQ2 19,60 15,56 22,70 18,71 15,39 13,03 19,23 117,54 15,77 111,21

VH13 (đ/c) 18,38 15,33 18,4 16,73 12,28 10,49 16,36 100,00 14,18 100,00 CV (%) 4,4 4,3 4,4 3,4 5,5 4,1 5,0 4,8

LSD 0,05 1,68 1,32 1,34 0,90 1,15 0,70 1,74 1,38 Kích thước lá là chỉ tiêu vừa liên quan đến năng suất lá dâu, vừa liên quan đến năng suất

lao động khi thu hoạch. Ở nước ta hiện nay, phương thức thu hoạch dâu chủ yếu là hái bằng tay, cho nên yêu cầu chọn tạo giống dâu tốt là giống có kích thước lá to và dày. Chỉ tiêu kích thước lá biến đổi rất lớn giữa các mùa vụ trong năm và giữa các giống dâu khác nhau. Ở vụ Xuân, cả 4 giống dâu đều có chiều dài lá lớn hơn giống đối chứng. Tuy vậy, chiều rộng lá chỉ có giống VH20 và GQ1 cao hơn đối chứng. Còn ở vụ Hè và vụ Thu thì cả 4 giống đều có kích thước lá lớn hơn đối chứng VH13. Bình quân cả 3 vụ trong năm thì các tổ hợp lai đều có kích thước lá lớn hơn giống đối chứng. Giống VH20 có chiều dài và chiều rộng lá cao nhất, cao hơn so với giống đối chứng là 21,39% và 13,96%. Các giống GQ1, GQ2,VH19 cao hơn giống đối chứng từ 12,41- 17,54% về chiều dài và từ 7,62 - 11,57% về chiều rộng (bảng 2).

Bảng 3. Số lá và khối lượng lá trên mét cành (năm 2010, TP. Hà Nội)

Tổ hợp lai Số lá/m cành (lá) P lá/m cành (g) P 100 cm2 lá (g) Số lá/

500 g (lá) VH19 33,02 (99%) 66,26 (109 %) 1,96 216 VH20 33,10 (99%) 69,67 (115%) 2,02 184 GQ1 33,24 (99%) 63,94 (105%) 2,04 198 GQ2 30,86 (92%) 69,59 (114%) 2,08 172

VH13 (đ/c) 33,31 (100%) 60,56 (100%) 1,94 253 CV (%) 3,89 3,08 2,97 2,34

LSD 0,05 6,8 6,60 5,9 4,5 Số lượng lá trên mét cành phản ánh độ dài của đốt. Ở cả 4 giống thí nghiệm đều có số

lượng lá trên mét cành thấp hơn giống đối chứng. Chứng tỏ rằng độ dài đốt của các tổ hợp lai mới đều dài hơn so với giống đối chứng. Khối lượng lá trên mét cành phản ánh độ lớn và độ dày của lá. Số liệu bảng 3 cho thấy, khối lượng lá trên mét cành ở cả 4 giống dâu đều cao hơn giống đối chứng, giống VH20 và GQ2 lớ n nhất, cao hơn so với đối chứng 15 và 14%. Số lượng lá trong 500 gam phản ánh tổng hợp về các chỉ tiêu hình thành lá như độ lớn và độ dày của lá. Cả 4 giống có số lượng lá trong 500 gam ít hơn so với đối chứng, tromg đó giống GQ2 và VH20 có số lá ít hơn đối chứng từ 29 - 28%.

10

Bảng 4. Tổng chiều dài cành trên cây dâu (năm 2010, TP. Hà Nội)

Tổ hợp lai Tổng chiều dài

cành(m) Số cành bình quân (cành) Chiều dài cành (m)

VH19 17,17 (102%) 17 1,010 (114%) VH20 16,31 (97%) 19 0,856 (96%) GQ1 16,23 (97%) 19 0,851 (96%) GQ2 18,23 (108%) 18 1,012 (114%)

VH13(đ/c) 16,70 (100%) 22 0,884 (100%) Tổng chiều dài cành của cây dâu là chỉ tiêu đặc trưng của sức sinh trưởng và đặc tính tái

sinh của cây dâu qua các mùa vụ trong năm. Đây là một trong số các chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định năng suất lá cây dâu. Tùy theo đặc điểm giống, điều kiện khí hậu, đất đai, chế độ chăm sóc, hình thức đốn dâu mà tổn g chiều dài cành của cây dâu trong một năm biến động khác nhau. Số liệu ở bảng 4 cho thấy giống VH19 và GQ2 có tổng chiều dài cành trên cây đạt cao nhất (17,17 - 18,23m) cao hơn so với đối chứng 2- 8%, hai giống còn lại chỉ tiêu này thấp hơn. Số cành bình quân trên cây của cả 4 giống đều thấp hơn so với đối chứng. Chiều dài cành bình quân của giống VH19 và GQ2 đều dài hơn giống đối chứng 14%.

1.3. Năng suất lá Bảng 5. Năng suất lá qua các năm (TP. Hà Nội)

ĐVT: kg/ha

Tổ hợp lai Năm 2009 (2 vụ: Hè,

Thu)

Năm 2010 (3 vụ: Xuân,

Hè, Thu)

Năm 2011 (3 vụ: Xuân,

Hè, Thu)

Trung bình 3 năm

NS lá (kg) So với đ/c (%)

VH19 20.540 34.590 36.250 30.460 106 VH20 19.772 34.530 36.950 30.417 106 GQ1 20.120 33.520 34.225 29.288 102 GQ2 22.672 37.550 38.650 32.957 115 VH13 19.440 32.850 33.650 28.647 100

CV (%) 3,20 3,80 3,58 LSD (0,05) 8,94 6,04 9,04

Năng suất lá là chỉ tiêu tổng hợp, quan trọng nhất để đánh giá ưu thế của giống dâu mới. Kết quả khảo nghiệm trong 3 năm cho thấy, năng suất lá dâu bình quân ở cả 4 tổ hợp dâu lai đều cao hơn giống đối chứng VH13 từ 2 -15%. Trong đó giống GQ2 có năng suất cao nhất , đạt 32.957kg/ha, cao hơn so với giống đối chứng 15% (bảng 5).

1.4. Chất lượng lá dâu Để đánh giá chất lượng lá dâu thường dựa vào 2 phương pháp chủ yếu là phân tích thành phần hóa học trong lá dâu và phương pháp sinh học, thông qua kết quả nuôi tằm. Trong 2 phương pháp này thì phương pháp sinh học được sử dụng phổ biến. Ở thí nghiệm này, lá của giống dâu GQ2 được sử dụng để nuôi tằm.

11

Bảng 6. Kết quả nuôi tằm kiểm định chất lượng lá (năm 2011, TP. Hà Nội) Tổ hợp lai VH13 GQ2

So Đ/c (%) Chỉ tiêu Vụ

Xuân Vụ Hè Vụ Thu

Trung bình

Vụ Xuân Vụ Hè Vụ

Thu Trung bình

NS kén/300 tằm T4 (g) 520,32 455,50 405,35 460,39 542,23 467,22 465,22 491,55 106,76

Sức sống tằm (%) 92,52 92,27 91,20 92,00 95,52 96,32 89,66 93,83 101,99

Khối lượng toàn kén (g) 1,54 1,33 1,42 1,43 1,58 1,33 1,42 1,44 100,93

Tỉ lệ vỏ kén (%) 21,78 16,78 20,32 19,63 21,74 16,39 21,89 20,01 101,93

Chiều dài tơ đơn (m) 888,00 610,50 980,32 826,27 882,00 650,00 980,00 837,33 101,33

Tiêu hao kén/tơ (kg) 7,42 9,03 7,24 7,90 7,23 9,32 7,30 7,95 100,67

Ghi chú: Vụ Xuân: Tháng 3 - 4 năm 2011 Vụ Hè: Tháng 6 - 7 năm 2011 Vụ Thu: Tháng 9 - 10 năm 2011 Vụ Xuân và vụ Thu nuôi giống tằm GQ2218, vụ Hè nuôi giống tằm Vàng lai.

Kết quả cho thấy, năng suất kén thu được trong 3 lứa nuôi bằng lá giống dâu GQ2 đạt 489,11gam, cao hơn guôi bằng lá giống dâu đối chứng VH13 là 6%. Các chỉ tiêu về phẩm chất kén: sức sống tằm, khối lượng toàn kén, tỷ lệ vỏ kén, chiều dài tơ đơn và hệ số tiêu hao kg kén trên kg tơ của giống GQ2 đều tương đương với giống đối chứng VH13. 1.5. Mức độ nhiễm bệnh hại chủ yếu

Bảng 7. Mức độ nhiễm bệnh nấm và bệnh Virus (năm 2011, TP. Hà Nội)

Tổ hợp lai Bệnh bạc thau (%) Bệnh gỉ sắt (%) Bệnh virus

Tỉ lệ bệnh Chỉ số bệnh Tỉ lệ bệnh Chỉ số bệnh % cây bệnh VH18 22,00 8,93 22,57 5,30 12,45 VH19 22,83 9,43 24,50 8,15 13,78 GQ1 24,50 8,03 23,75 9,00 12,79 GQ2 26,80 10,31 24,34 3,86 12,68

VH13(đ/c) 20,70 6,70 25,15 4,03 13,26 CV (%) 2,5 7,2 2,7 9,9

LSD (0,05) 1,09 1,17 1,21 1,13 Trong điều kiện khí hậu của Việt Nam nóng và ẩm nên cây dâu bị rất nhiều loại sâu, bệnh hại. Tuy nhiên, mức độ nhiễm các sâu bệnh hại còn phụ thuộc vào giống dâu, chế độ chăm sóc, bón phân, đốn hái và điều kiện ngoại cảnh. Kết quả theo dõi ở vụ Xuân năm 2011 cho thấy : đối với bệnh bạc thau, gỉ sắt của cả 4 giống thí nghiệm đều cao hơn giống đối chứng. Nguyên nhân chủ yếu là do các tổ hợp lai mới đều được hình thành từ các giống dâu có nguồn gốc từ Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc) là những giống mẫn cảm với bệnh nấm hại lá. Còn tỷ lệ bệnh virus của các giống thí nghiệm không có chênh lệch đáng kể so với giống đối chứng.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu khảo nghiệm cơ bản chúng tôi chọn ra giống dâu GQ2 đưa đi khảo nghiệm sản xuất ở một số tỉnh.

12

2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất 2.1. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá

Bảng 8. Một số yếu tố cấu thành năng suất lá (năm2012)

Giống Địa điểm Số lá/m cành P lá/m cành Kích thước lá (cm)

Dài Rộng

GQ2 Thanh Hóa 24,60 60,70 18,40±0,70 15,40±0,40 Phú Thọ 25,80 65,59 21,10±0,70 18,70±0,40 Mộc Châu 24,40 63,40 20,30±0,40 16,80±0,30

Trung bình 24,90(94%) 63,20(113%) 19,93(119%) 16,60(110%)

VH13 Thanh Hóa 26,70 54,70 16,50±0,40 14,30±0,40 Phú Thọ 26,90 57,80 18,70±0,30 15,40±0,60 Mộc Châu 25,80 55,40 17,80±0,20 15,80±0,30

Trung bình 26,40(100%) 55,90(100%) 17,60(100%) 15,10(100%) Số lượng lá và khối lượng lá trên mét cành ở 3 vùng khảo nghiệm đều có sự biến động

khác nhau. Số lá trên mét cành bình quân các điểm khảo nghiệm ở giống đối chứng VH13 đều cao hơn giống GQ2 là 6%. Nhưng chỉ tiêu khối lượng lá thì giống GQ2 đều lớn hơn giống đối chứng VH13 là 13%. Chiều dài và chiều rộng của lá giống dâu GQ2 đều lớn hơn giống đối chứng 19% và 10% (bảng 8).

Bảng 9. Năng suất lá qua các năm (kg/ha)

Giống Địa điểm Năm 2011 Năm 2012 Bình quân

Năng suất (kg/ha)

So với đc (%)

GQ2 Thanh Hóa 22.023 34.320 28.171 108

Phú Thọ 23.730 37.100 30.415 116 Mộc Châu 23.240 36.530 29.885 113

Trung bình 22.997 35.983 29.490 113

VH13 Thanh Hóa 21.230 29.200 25.215 100,00

Phú Thọ 22.024 32.000 27.012 100,00 Mộc Châu 21.147 30.100 25.623 100,00

Trung bình 21.467 30.433 25.950 Giống dâu GQ2 và VH13 bắt đầu trồng vào tháng 6 năm 2011. Năng suất thu được bình

quân ở cả 3 điểm khảo nghiệm của giống GQ2 đều cao hơn giống đối chứng. Bình quân 2 năm ở cả 3 vùng của giống GQ2 đạt 29,49 tấn/ha, tăng 13% so với giống đối chứng.

Bảng 10. Độ ổn định năng suất lá của giống GQ2

Giống dâu Năng suất lá qua các năm (tấn/ha)

Bình quân Năm 2010(NCCL)

Năm 2011(KNCB)

Năm 2012(KNSX)

GQ2 37,50 (114) 38,60 (114) 35,90 (116) 37,33(115) VH13 32,80 (100) 33,65 (100) 30,80 (100) 32,41(100)

Ghi chú: NCCL: Nghiên cứu chọn lọc; KNCB: Khảo nghiệm cơ bản; KNSX: Khảo nghiệm sản xuất Năng suất lá dâu trong 3 năm từ các thời kỳ nghiên cứu chọn lọc khảo nghiệm cơ bản

và khảo nghiệm sản xuất trồng ở các loại hình đất có độ phì khác nhau nhưng giống GQ2 luôn

13

cao hơn giống đối chứng từ 14 -16%. Điều này chứng tỏ giống dâu GQ2 có năng suất lá cao và ổn định ở các điều kiện sinh thái khác nhau. 2.2. Độ thuần của giống dâu GQ2

Cây dâu là loại cây thụ phấn chéo, vì thế khi chọn tạo giống dâu lai F1 trồng hạt cần phải đánh giá độ thuần của giống. Ở một số nước có sản xuất dâu tằm phát triển như Bungari, Liên Xô trước đây thì các nhà chọn tạo giống dâu lai F1 trồng hạt đều dựa vào đặc điểm hình thái lá như là nguyên, lá xẻ thùy để đánh giá độ thuần của tổ hợp lai. Còn các nhà chọn tạo giống dâu của Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) thì cho rằng giống dâu lai F1 trồng hạt phải có tính trạng tốt đạt từ 70% trở lên, hệ số biến động của quần thể dưới 15%. Đây là một tiêu chí rất mới trong việc đánh giá độ thuần giống dâu. Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, chúng tôi mới đánh giá được độ thuần của giống dâu GQ2 thông qua sự biến động về chỉ tiêu hình thái ở lá.

Bảng 11. Sự biến động về chiều dài, chiều rộng và chiều dài cuống lá giữa các cá thể

Chỉ tiêu Giống GQ2 Giống VH13 Chiều dài của lá (cm) 21,35 18,20 Độ biến động (cv)% 8,60 (114%) 7,50 (100%) Chiều rộng lá (cm) 18,77 16,05

Độ biến động (cv)% 7,80 (110%) 7,10 (100%) Chiều dài cuống lá (cm) 3,74 4,10

Độ biến động (cv)% 10,50 (119%) 8,80 (100%) Trong 3 chỉ tiêu về chiều dài, chiều rộng và độ dài cuống lá ở cả 2 giống dâu thì chỉ tiêu

độ dài cuống lá có độ biến động (cv) lớn nhất, tiếp đến chiều dài cuống lá. So sánh giữa 2 giống dâu thì giống dâu GQ2 đều có độ biến động 3 chỉ tiêu trên đều lớn hơn so với giống VH13. Tuy nhiên về độ biến động chiều dài, chiều rộng lá của giống GQ2 đều ở trong phạm vi cho phép. Chỉ riêng độ biến động về chiều dài cuống lá là 10,5 0%, cao hơn giống đối chứng 19%. 2.3. Chất lượng lá dâu

Bảng 12. Chất lượng lá dâu thông qua nuôi tằm ở các điểm khảo nghiệm (năm 2012)

Giống dâu Địa điểm Năng suất kén kg/vòng trứng

Vụ Xuân Vụ Hè Vụ Thu Trung Bình So với đối chứng

(%)

GQ2 Thanh Hóa 15,72 13,22 15,78 14,91 103,4 Phú Thọ 16,32 13,55 15,55 15,14 104,9 Mộc Châu 16,21 15,32 16,66 16,06 105,6

Trung bình 15,75 14,03 15,997 15,26 103,9

VH13 Thanh Hóa 14,72 14,22 14,32 14,42 100 Phú Thọ 15,32 12,99 15 14,44 100 Mộc Châu 15,58 14,78 15,27 15,21 100

Trung bình 15,2067 14,00 14,863 14,69 100 Kết quả nuôi tằm ở 3 điểm khảo nghiệm cho thấy, bình quân năng suất kén ở 3 vụ Xuân, Hè và Thu ở 3 điểm khảo nghiệm giống GQ2 và giống đối chứng chênh lệch nhau không nhiều, chứng tỏ chất lượng lá của giống dâu GQ2 tương đương giống đối chứng VH13.

14

Bảng 13. Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu đến tỷ lệ vỏ kén (năm 2012)

Giống dâu

Địa điểm

Vụ xuân Vụ hè Vụ thu Trung bình

P kén (g)

Tỉ lệ vỏ

(%)

P kén (g)

Tỉ lệ vỏ

(%)

P kén (g)

Tỉ lệ vỏ

(%)

P kén (g)

% so đ/c

Tỉ lệ vỏ

% so đ/c

GQ2

Thanh Hóa 1,51 21,78 1,34 17,32 1,44 21,17 1,43 98,39 20,09 100,47

Phú Thọ 1,48 22,32 1,32 16,44 1,42 22,32 1,41 97,91 20,36 103,58

Mộc Châu 1,49 21,78 1,31 16,32 1,47 21,45 1,42 100,71 19,85 100,17

Trung bình 1,49 21,96 1,32 16,69 1,44 21,65 1,42 98,99 20,10 101,40

VH13

Thanh Hóa 1,49 21,55 1,33 17,27 1,54 21,17 1,45 100,00 20,00 100,00

Phú Thọ 1,48 21,32 1,31 15,33 1,52 22,32 1,44 100,00 19,66 100,00

Mộc Châu 1,47 21,55 1,32 16,45 1,45 21,45 1,41 100,00 19,82 100,00

Trung bình 1,48 21,47 1,32 16,35 1,50 21,65 1,43 100,00 19,82 100,00

Ảnh hưởng của phẩm chất lá dâu đến chất lượng kén được thể hiện thông qua chỉ tiêu khối lượng và tỷ lệ vỏ kén. Khối lượng và tỷ lệ vỏ kén càng cao tỷ lệ tơ thu hồi sau khi ươm tơ sẽ cao. Bình quân ở cả 3 vụ trong năm thì khối lượng toàn kén và tỷ lệ vỏ kén ở giống thí nghiệm và giống đối chứng chênh lệch nhau không đáng kể. 2.4. Đánh giá mức độ một số sâu bệnh hại - Sâu đục thân:

Bảng 14. Mức độ bị hại do sâu đục thân ở các giống dâu (năm 2012) Chỉ tiêu điều tra Giống dâu GQ2 Giống dâu VH13

Tổng số cây dâu điều tra (cây) 480 500

Số cây bị sâu đục vào thân 39 95

Tỉ lệ cây bị hại (%) 8,00 19

Tổng số cành dâu điều tra (cành) 270 250

Số cành bị hại 19 35

Tỉ lệ cành bị hại (%) 7,00 14

Sâu đục thân hại cây dâu có tên khoa học là Apriona Germari Hope. Loại sâu này phân bố ở hầu hết các nước có trồng dâu. Ở Việt nam sâu đục thân xuất hiện, gây hại từ tháng 4 đến tháng 11. Vào tháng 4 sâu trưởng thành gây hại trên cây dâu mới, sâu gặm vỏ và phần gỗ cành dâu tạo chỗ đẻ trứng, làm cho các cành dâu bị hại héo khô, gãy gục xuống, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lá dâu. Sau khi trứng nở thành sâu non tiếp tục chui vào thân cây dâu xuống dưới gốc cây, làm cho cây dâu mau già cỗi, giảm năng suất lá.

Kết quả điều tra tháng 11 năm 2012 tại xã Tình Cương, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú Thọ cho thấy: Giống GQ2 có 8% số cây và 7% số cành bị hại, giống VH13 có 19% số cây và 14% số cành bị sâu hại. Giống dâu VH13 là giống tam bội thể do đặc điểm cấu tạo ở phần thân và cành đều có kích thước phần gỗ mỏng, phần ruột dày hơn các giống dâu lưỡng bội thể (2n) như GQ2, vì thế tạo thuận lợi cho sâu đục thân hoạt động gây hại.

15

- Bệnh nấm (bạc thau, gỉ sắt) và virus gây hại Với đặc điểm khí hậu các tỉnh vùng núi phía Bắc ở vụ xuân thường ẩm độ cao, nên các

bệnh do nấm phát triển gây hại trên cây dâu khá phổ biến, làm giảm năng suất và chất lượng lá dâu. Bệnh bạc thau do nấm Phillactinia mori cola Acedium mori gây ra, làm cho lá dâu m ất nước, chất dinh dưỡng của lá giảm. Tằm ăn lá dâu bị bệnh thì năng suất và chất lượng kén giảm. Nếu lá dâu bị nhiễm nặng sẽ có mùi hôi, con tằm bò lên lá dâu mà không ăn, làm cho hệ số tiêu hao lá dâu/kg kén tăng. B ệnh phát sinh chủ yếu vào thời kỳ nhiệt độ thấp, ẩm độ cao như vụ Xuân.

Bảng 15. Mức độ nhiễm bệnh bạc thau, gỉ sắt và virus (năm 2012)

Giống Địa điểm Bệnh bạc thau (%) Bệnh gỉ sắt (%)

Bệnh virus (% cây bệnh) Tỉ lệ bệnh Chỉ số

bệnh Tỉ lệ bệnh Chỉ số bệnh

GQ2

Thanh Hóa 31,50 6,65 6,15 3,20 10,77 Phú Thọ 30,20 5,80 5,15 2,25 9,32

Mộc Châu 31,80 6,76 7,12 3,06 11,32

Trung bình 32,83 6,40 6,14 2,80 10,47

VH13

Thanh Hóa 31,60 7,03 3,20 1,15 10,32 Phú Thọ 32,70 6,54 3,15 1,87 10,22

Mộc Châu 29,60 7,12 3,62 2,28 12,21

Trung bình 31,32 6,89 3,32 1,70 10,97 Kết quả điều tra ở 3 vùng đều có khuynh hướng giống với kết quả khảo nghiệm cơ bản.

Giống GQ2 nhiễm bệnh nấm, bạc thau và gỉ sắt cao hơn VH13. Kết quả này cũng phù hợp với 1 số báo cáo về chọn tạo giống dâu VH15, VH13. Nghĩa là giống dâu VH13 bị hại do bệnh nấm, bạc thau và gỉ sắt nhẹ hơn so với các giống khác. Về bệnh virus thì sai khác giữa 2 giống không lớn.

IV. KẾT LUẬN Kết quả khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất các giống dâu lai từ năm 2009 đến năm 2012 tại Hà Nội, Thanh Hóa, Mộc Châu và Phú Thọ cho thấy: giống dâu lai GQ2 có khả năng nảy mầm tốt, số mầm hữu hiệu/cây cao, kích thước lá lớn, dày, cây sinh trưởng khỏe, tổng chiều dài cành trên cây đều lớn hơn so với giống đối chứng VH13. Giống GQ2 cho năng suất lá 37,10 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng 15%, chất lượng lá tương đương với giống dâu đối chứng, mức độ bị hại do sâu đục thân nhẹ hơn giống dâu đối chứng VH13. Tuy vậy, giống dâu lai GQ2 nhiễm bệnh nấm gỉ sắt và bạc thau cao hơn giống VH13 trong điều kiện đồng ruộng.

Giống dâu lai GQ2 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống sản xuất thử cho các tỉnh phía Bắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Văn Phúc, Vũ Đức Ban (3/1986),“So sánh một số giống dâu tam bội thể mới lai tạo”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, tr. 103-106

2. Hà Văn Phúc (2003), “Phương pháp nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới và một số thành tựu đạt được của Vịêt Nam”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2003

3. Main mulberry varieties of China. China agricultural Encyclopedia. Beifing agricultural publisher 1987, tr. 276-278

4. Lin Qiang, Shen ri-fing, Hu dai- Shan 2005. Guangxi Sericulture rol42 No1, p.p.7-10.

16

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT HAI GIỐNG DÂU MỚI TBL-03, TBL-05 TẠI TÂY NGUYÊN

Lê Quang Tú1, Lê Qúy Tùy2 và cs. 1 Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung Ương

2 Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng

TÓM TẮT Giống dâu TBL-03 được lai tạo và chọn lọc bằng phương pháp lai hữu tính từ tổ hợp lai

LĐ với TQ-4 và giống dâu TBL-05 được tạo ra từ tổ hợp lai VA-1386 với TQ-4. Để đánh giá khả năng thích ứng và hiệu quả của giống dâu mới này ngoài sản suất, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng thích ứng tại một số vùng sinh thái ở Tây Nguyên.

- Giống dâu TBL-03 có năng suất bình quân tại Lâm Đồng là 25,1 tấn/ha > Đắk Nông (24,6 tấn/ha). Tương tự giống dâu TBL-05 ở Lâm Đồng là 23,3 tấn/ha > Đắk Nông (23,1 tấn/ha).

- Chất lượng lá qua nuôi tằm cho thấy tương đương đối chứng ở 2 vùng sinh thái. Hai giống dâu TBL-03 và TBL-05 có khả năng chống chịu khá với sâu bệnh hại, đặc biệt có khả năng kháng rầy cao.

- Giống dâu TBL-03 và TBL-05 đã được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống cho sản xuất theo quyết định số 623/QĐ-TT-CCN ngày 27 tháng 12 năm 2012. Hiện nay giống dâu TBL-03 và TBL-05 đang được mở rộng và phát triển ra nhiều vùng của Tây Nguyên.

Từ khoá: Giống dâu, năng suất, chất lượng

SUMMARY THE PRODUCTION RESULTS OF NEW MULBERRY VARIETIES

TBL-03 AND TBL-05 IN HIGHLANDS

The experiment results of TBL-03 and TBL-05 mulberry varieties show that they have good growth, average yield of TBL-03 is 25,1 tons/ha (in Lam Dong), be 24,6 tons/ha (in Dak Nong). Similarity, average yield of TBL - 05 is 23,3tons/ha (in Lam Dong), be 23,1 tons/ha (in Dak Nong), higher than control variety from 15,5 to 23%.

Leaves quality of 2 mulberry varieties is similar to control one in 2 researched regions through evaluating the rearing silkworm. Both of 2 varieties are less pests in field conditions, especially not to be harmful by aphids.

TBL-03 and TBL-05 have been recognized for test manufacturing according to Decision No.623/QĐ-TT-CCN dated 27th December 2012 by Ministry of Agriculture and Rural Development. These mulberry varieties are in producing and developing process in some mulberry planting areas in Highlands.

Keywords: sericulture, mulberry variety, silkworm, variety evaluation, productivity, quality.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dâu tằm tơ là một ngành sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế khá cao trong sản xuất nông

nghiệp hiện nay. Trung bình một hecta dâu cho thu nhập từ 150-180 triệu đồng/năm.

17

Trong những năm gần đây, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng đã lai tạo thành công được một số giống dâu: VA -186, S7-CB, VA-201... Các giống dâu này có ưu điểm là năng suất khá cao, thích ứng với điều kiện khí hậu ở Tây Nguyên, năng suất lá cao hơn giống dâu địa phương từ 25-35%, có khả năng chống chịu khá với một số sâu bệnh hại chính. Tuy nhiên các giống này còn một số hạn chế như khả năng chịu hạn kém, năng suất chưa cao. Đó là nguyên nhân chính làm cho các giống này chuyển giao vào sản xuất còn chậm. Hiện tại các tỉnh Tây Nguyên thiếu cơ cấu giống thích hợp cho các mùa vụ và sinh thái khác nhau. Năng suất lá dâu mới chỉ đạt 60 -65% so với các vùng khác, do vậy hiệu quả kinh tế chưa cao.

Nhằm chủ động và ổn định khâu sản xuất và cung ứng giống dâu năng suất cao, chất lượng tốt thì việc chọn lọc và phát triển giống dâu mới là điều cần thiết. Để đáp ứng những yêu cầu trên, nhóm đề tài đã tiến hành nội dung “Khảo nghiệm sản xuất hai giống dâu mới TBL-03, TBL-05 tại Tây Nguyên” trong khuôn khổ đề tài trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu chọn tạo giống dâu, tằm thích hợp cho các vùng sản xuất trọng điểm” giai đoạn 2011-2015 do Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung Ương chủ trì.

II. V ẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Vật liệu nghiên cứu - Giống dâu TBL-03 được lai tạo và chọn lọc bằng phương pháp lai hữu tính từ tổ hợp

lai LĐ x TQ-4. - Giống dâu TBL-05 được tạo ra từ tổ hợp lai VA-1386 x TQ-4. - Giống dâu VA-201 được trồng phổ biến tại địa phương làm đối chứng (đ/c)

2. Địa điểm Xã Đạpal, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng và xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk

Nông

3. Phương pháp nghiên cứu - Thí nghiệm dâu được bố trí theo phương pháp khảo nghiệm sản xuất. Mỗi giống trồng

1000 m2, mỗi hộ nông dân trồng đủ 3 giống (công thức), tổng diện tích: 2 vùng x 0,9 ha/vùng = 1,8 ha. Các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành ngẫu nhiên phân bố đều theo phương pháp đường chéo 5 điểm trên 5 cây đánh dấu. Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh bằng quan sát đánh giá ngoài ruộng tại thời điểm bị hại. Đánh giá chất lượng lá bằng phương pháp sinh học, thông qua kết quả nuôi tằm thí nghiệm. Bố trí thí nghiệm nuôi tằm làm 3 đợt ở thời điểm khác nhau trong năm, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, nuôi 300 con tằm từ tuổi 4/lần nhắc.

- Các yếu tố phi thí nghiệm: Mật độ trồng 40.000 cây/ha (hàng x hàng 1,0 m; cây x cây 25 cm). Phân bón: 20 tấn phân chuồng và (300 kg N + 150 kg P 205 + 150 kg K2O)/ha/năm. Phân chuồng và lân được bón 1 lần ngay sau khi đốn, đạm và kali chia làm 4 đợt bón (đợt 1 bón 25 % vào tháng 12 ngay sau khi đốn, đợt 2 bón 25 % vào tháng 3, đợt 3 bón 25 % vào tháng 6, đợt 4 bón 25 % vào tháng 9). Thời vụ đốn sát vào đầu tháng 12 hàng năm, thu hoạch bằng phương pháp hái lá.

- Chỉ tiêu theo dõi trên cây dâu: + Đặc tính nảy mầm: thời gian nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm. + Sinh trưởng phát triển của cây: sinh trưởng chiều cao, sinh trưởng phát triển lá. + Một số yếu ảnh hưởng đến năng suất: tổng chiều dài thân cành, khối lượng lá, số lá /m

cành. Năng suất thực thu. + Sâu bệnh hại: bệnh bạc thau, gỉ sắt và rầy gỗ. Đối với rầy theo phương pháp: Điều tra

tất cả các cây dâu trong các lần nhắc lại, xác định số cây bị hại. Từ đó tính ra tỷ lệ cây bị hại. Điều tra ở diện rộng ngoài sản xuất thực hiện theo 5 điểm chéo, mỗi điểm lấy ngẫu nhiên 30

18

cây. Còn đối với bệnh hại: Mỗi giống điều tra trên 10 cây, điều tra tất cả các lá có trên cây. Sau đó tính tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh bình quân của mỗi giống.

- Chỉ tiêu theo dõi trong phòng nuôi tằm: + Năng suất kén (năng suất kén/lần nhắc, năng suất kén/20 g trứng). + Chất lượng kén (khối lượng kén, khối lượng vỏ kén). + Tiêu hao kén/1 kg tơ. + Tiêu hao dâu/1 kg kén. - Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính toán được áp dụng theo tiêu chuẩn (10 TCN-

328-98) của ngành dâu tằm tơ. - Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được tính toán theo phương pháp thống kê sinh học

và xử lý bằng phần mềm IRRISTAT.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Đặc tính nảy mầm

Đặc tính nảy mầm là một trong những chỉ tiêu quan trọng của một giống dâu, là chỉ tiêu quan trọng để quyết định thời vụ băng nuôi tằm hợp lý và công tác nhân giống, bố trí mật độ thích hợp.

Bảng 1. Đặc tính nảy mầm tại các vùng sinh thái

Tên giống Địa điểm

Sau khi trồng mới Sau đốn hàng năm

Thời gian nảy mầm

(ngày)

Tỷ lệ nảy mầm

(%)

Tỷ lệ cây sống hữu

hiệu (%)

Thời gian thu lứa

đầu (ngày)

Tỷ lệ nảy mầm hữu

hiệu (%)

TBL-03 Đắk Nông 7 - 8 96,8 93,3 45-50 69,60 Lâm Đồng 6 - 7 94,7 89,3 40-45 72,73

TBL-05 Đắk Nông 7 - 8 94,5 90,8 40-50 58,24 Lâm Đồng 6 - 7 92,6 91,2 45-50 68,14

VA-201 (đ/c)

Đắk Nông 8 - 9 86,3 81,0 65 - 70 57,3 Lâm Đồng 7 - 8 87,5 81,9 65 - 70 58,4

Kết quả cho thấy, khi trồng mới bằng hom thời gian nảy mầm của 2 giống không có sự thay đổi nhiều và tương tự đối chứng, khoảng 6-8 ngày. Tỷ lệ nảy mầm rất cao từ 92,6-94,7% , cao hơn đối chứng VA -201 (91,4%). Tỷ lệ cây sống hữu hiệu cao ở cả 2 vùng sinh thái: TBL-03 (88,6-93,3%); TBL-05 (89,0-91,2%), cao hơn so với giống VA -201 (khoảng 83 -85%). Tại cả 2 vùng sinh thái, tỷ lệ cây sống hữu hiệu của TBL -03 và TBL-05 đều sai khác không có ý nghĩa và cao hơn so với kết quả khảo nghiệm trước đây cho thấy phần nào đã biểu hiện tính thích ứng tốt.

Sau khi đốn hàng năm: Thời gian cho thu hoạch lứa đầu của 2 giống dao động trong khoảng từ 40-50 ngày và đều ngắn hơn đối chứng (65 -70 ngày). Do đặc tính của giống nên tỷ lệ nảy mầm hữu hiệu có sự sai khác lớn, TBL-03 là 47,77-72,73% ; TBL-05 (55,47-68,14 %), cao hơn giống đối chứng VA -201(57,3-58,4%). Tỷ lệ tại vùng Đắk Nông và Lâm Đồng đạt mức cao, điều này biểu hiện phần nào khả năng thích ứng tốt của TBL-03 và TBL-05. 2. Chỉ tiêu sinh trưởng 2.1. Chiều cao cây

Dâu là cây dài ngày, chiều cao cây chịu tác động rất lớn bởi chế độ chăm sóc hàng năm và điều kiện sinh thái vùng.

19

Bảng 2. Diễn biến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày)

Địa điểm Tên giống

Tháng 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Đắk Nông

TBL-03 1,73 1,71 1,59 1,47 1,14 0,85 0,55 0,34 0,12 - TBL-05 1,78 1,78 1,65 1,52 1,34 1,08 0,88 0,34 0,18 -

VA-201(đ/c) 1,89 1,85 1,82 1,75 1,27 0,90 0,59 0,22 0,09 -

Lâm Đồng

TBL-03 1,65 1,61 1,55 1,44 1,28 1,12 0,90 0,69 0,25 0,00 TBL-05 1,78 1,65 1,65 1,52 1,37 1,12 0,95 0,62 0,18 0,09

VA-201(đ/c) 1,72 1,71 1,68 1,53 1,41 1,13 0,51 0,32 0,19 0,05 Tại Đắk Nông: Tốc độ tăng trưởng trung bình của giống TBL-03 là 1,06 cm/ngày; TBL-

05 (1,17 cm/ngày) và đối chứng VA -201 là 1,15 cm/ngày. Tại Đắk Nông dâu được đốn vào ngày 01/12 và cây ngừng sinh trưởng chiều cao vào khoảng tháng 10 - 11 năm sau. Kết quả cho thấy sinh trưởng chiều cao cây của TBL-05 đạt đỉnh trong khoảng 315,4 cm, cao hơn đối chứng VA-201 (305,2 cm) và TBL-03 (287,4 cm).

Tại Lâm Đồng : Cây dâu được đốn vào ngày 01/12, qua theo dõi cho thấy 2 giống dâu trên có chiều cao cây lớn . Chiều cao của TBL-05 cao nhất là 3 30,5 cm, tiếp đến là TBL -03 (314,9 cm) và thấp nhất là đối chứng VA -201 (307,7 cm). Thời gian sinh trưởng chiều cao cây kéo dài hơn (khoảng 10 tháng) và chiều cao cũng cao hơn so với tại vùng Đắk Nông cho nên tốc độ trung bình của cả năm cao, TBL-05 là 1,22 cm/ngày; TBL-03 (1,16 cm/ngày) và đối chứng VA-201 (1,14 cm/ngày).

Diễn biến tốc độ tăng trưởng của 2 giống trên lớn nhất từ tháng 5-9, khoảng 1,28 -1,78 cm/ngày, do lúc này mầm dâu đã lớn cộng thêm thời tiết thuận lợi (mùa mưa). Tốc độ sinh trưởng trong các tháng từ tháng 9 -10 giảm dần, khoảng biến động thấp, sang tháng 11 tốc độ giảm mạnh và kết thúc sinh trưởng vào tháng 1-2 năm sau. Cả 2 giống trên có diễn biến tương tự đối chứng VA-201, nhưng từ tháng 10 trở đi có tốc độ chậm hơn VA -201, do giống đố i chứng phân cành nhiều hơn. 2.2. Tốc độ ra lá

Tốc độ ra lá của các giống có tương quan chặt chẽ đến tốc độ sinh trưởng phát triển và có liên quan tới phân bổ sản lượng lá dâu qua các tháng trong năm. Từ tốc độ ra lá có thể tính được lượng lá dâu thu được tại những thời điểm nhất định trong năm.

Bảng 3. Diễn biến tốc độ ra lá (lá/ngày)

Địa điểm Tên giống

Tháng 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Đắk Nông

TBL-03 0,18 0,45 0,47 0,47 0,30 0,23 0,42 0,31 0,20 0,11 0,04 TBL-05 0,15 0,49 0,50 0,46 0,32 0,25 0,33 0,19 0,08 0,00 0,00

VA-201(đ/c) 0,15 0,32 0,38 0,32 0,21 0,44 0,42 0,29 0,21 0,18 0,06

Lâm Đồng

TBL-03 0,25 0,48 0,50 0,45 0,32 0,20 0,41 0,29 0,22 0,14 0,02 TBL-05 0,18 0,46 0,51 0,43 0,30 0,21 0,36 0,21 0,16 0,07 0,00

VA-201(đ/c) 0,21 0,30 0,35 0,33 0,19 0,46 0,40 0,31 0,22 0,15 0,06 Tại Đắk Nông: Qua quá trình theo dõi cho thấy tốc độ ra lá trung bình của giống TBL -

03 là 0,29 lá/ngày, cao hơn đối chứng VA -201 (0,26 lá/ngày) và TBL-05 (0,25 lá/ngày) thấp hơn đối chứng. Diễn biến tốc độ ra lá cao nhất vào tháng 5 - 7 và tháng 10 (khoảng 0,45- 0,50 lá/ngày), lớn hơn đối chứng. Từ tháng 7 -9 tốc độ giảm và sang tháng 10 - 11 lại tăng lên do giai đoạn này có sự phân cành mạnh. Tốc độ ra lá giảm và ngừng vào tháng 2 năm sau.

Tại Lâm Đồng: Tương tự 2 vùng trên, tốc độ ra lá của TBL-03 vẫn cao nhất là 0,30 lá/ngày, trong khi đối chứng VA -201 là 0,27 lá/ngày và thấp nhất là TBL -05 (0,26 lá/ngày).

20

Tương tự tốc độ sinh trưởng chiều cao tại Lâm Đồng, tốc độ ra lá cao hơn vào các tháng 5, 6, 7, khoảng biến động từ 0,43 -0,51 lá/ngày. Tốc độ giảm thấp trong các tháng 8; 9 và sang tháng 10 tốc độ tăng cao trở lại, khoảng từ 0,36-0,41 lá/ngày do lúc này tại Đạ Tẻh cây dâu phân cành mạnh, tiếp theo tốc độ giảm dần cho đến khi ngừng sinh trưởng. 3. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá 3.1. Yếu tố cấu thành năng suất

Yếu tố cấu thành năng suất là những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình chọn lọc, có tương quan chặt với năng suất lá. Do đặc tính của các giống và ở các vùng sinh thái khác nhau nên các yếu tố cấu thành năng suất cũng khác nhau rõ rệt.

Bảng 4. Một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống thí nghiệm

Tên giống Địa điểm Tổng chiều

dài thân cành (m)

Kích thước lá (cm) Khối lượng 100 lá (g)

Số lá/ m cành (lá) Dài Rộng

TBL-03 Đắk Nông 30,4 22,0 18,5 284,6 22,4 Lâm Đồng 28,6 18,7 14,0 281,5 25,2

TBL-05 Đắk Nông 25,8 21,5 18,2 293,7 22,2 Lâm Đồng 27,5 18,7 13,9 289,9 25,0

VA-201 (đ/c) Đắk Nông 35,7 18,7 14,0 218,7 24,8 Lâm Đồng 38,6 18,8 14,0 212,1 24,0

Kết quả ở bảng 4 cho thấy trung bình tổng chiều dài thân cành của TBL-03 là 27,7 m và TBL-05 (25,5 m) thấp hơn giống đối chứng VA -201 (35,7 m) và có sai khác lớn so với đối chứng. Đối với chỉ tiêu về lá như kích thước và khối lượng lá của TBL-03 (2,81 g/lá) và TBL-05 (2,89 g/lá) đều lớn hơ n nhiều so với giống đối chứng VA-201 (2,13 g/lá). Ngược lại số lá/m cành của các giống TBL -03 và TBL-05 là 23,7 và 23,5 lá/m cành, thấp hơn đối chứng VA-201 (24,6).

Các chỉ tiêu theo dõi tại vùng Đắk Nông và Lâm Đồng như tổng chiều dài cành, khối lượng lá của cả 3 công thức thí nghiệm đều lớn. Đối với TBL-03 và TBL-05 có các yếu tố cấu thành năng suất ở mức cao. Các chỉ tiêu khác như kích thước lá, số lá/m cành ít thay đổi giữa các vùng sinh thái. 3.2. Năng suất lá

Năng suất cá thể khác nhau lớn tại 2 vùng sinh thái do vậy dẫn đến năng suất lý thuyết có sự khác nhau rõ rệt ở cả 2 công thức thí nghiệm và đối chứng, qua tổng hợp số liệu cho thấy năng suất lý thuyết của giống TBL-03 ở Lâm Đồng là 30,6 tấn/ha cao hơn năng suất ở Đắk Nông (30,1 tấn/ha). Tương tự, TBL-05 ở Lâm Đồng là 29,4 tấn/ha cao hơn ở Đắk Nông (28,5 tấn/ha), số liệu trên cho thấy tiềm năng năng suất của 2 giống nghiên cứu là rất lớn.

Bảng 5. Năng suất lá của các giống thí nghiệm

Địa điểm Tên giống

Năng suất cá thể (g/cây)

Năng suất lý thuyết (tấn/ha)

Khối lượng lá /ô

TN (kg)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

% so với đối chứng

Đắk Nông

TBL-03 1002,2 30,1 2459,3 24,6 123,0 TBL-05 948,9 28,5 2314,7 23,1 115,5

VA-201 (đ/c) 847,5 25,4 1995,5 20,0 100

Lâm Đồng

TBL-03 1018,6 30,6 2508,5 25,1 122,4 TBL-05 979,3 29,4 2331,9 23,3 113,7

VA-201 (đ/c) 897,5 26,9 2046,4 20,5 100

21

Đối với năng suất thực thu được tiến hành dựa trên điều tra 1000 m2 thí nghiệm, từ đó quy ra năng suất trung bình một hec -ta cho thấy diễn biễn tương tự với năng suất lý thuyết là tại Lâm Đồng cao hơn Đắk Nông. Giống TBL-03 cho năng suất tại Lâm Đồng là 25,1 tấn/ha cao hơn ở Đắk Nông (24,6 tấn/ha). Tương tự tổ hợp TBL-05 ở Lâm Đồng là 23,3 tấn/ha cao hơn ở Đắk Nông (23,1 tấn/ha).

Tại Đắk Nông: Cây dâu cho năng suất ổn định từ năm thứ 3 sau trồng, năng suất của giống dâu TBL-03 cao nhất (24,6 tấn/ha), thứ đến giống TBL -05 (23,1 tấn/ha) và năng suất thấp nhất là giống VA-201 (20,0 tấn/ha). Năng suất lá của giống TBL -03, TBL-05 cao hơn giống đối chứng từ 15,5% đến 23,0%.

Tại Lâm Đồng: Năng suất của giống TBL-03 (25,1 tấn/ha) và TBL-05 (23,3 tấn/ha) cao hơn giống đối chứng VA-201 (20,5 tấn/ha). Như vậy nếu trong điều kiện trồng ở mật độ dày hơn, đầu tư thâm canh cao hơn thí nghiệm, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật đốn, hái và thu hoạch thì năng suất sẽ cao hơn rất nhiều. 4. Chất lượng lá

Chất lượng lá dâu ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của tằm cũng như năng suất, chất lượng kén và tơ. Trong khuôn khổ đề tài chất lượng lá được đánh giá thông qua nuôi tằm thí nghiệm và điều tra tại hộ nông dân trồng dâu thí nghiệm.

Bảng 6. Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu đến kết quả nuôi

Địa điểm

Giống TBL-03 Giống TBL-05 Năng suất kén/ 20g

trứng (kg)

Tiêu hao kén/ 1kg tơ (kg)

Tiêu hao dâu/ 1kg kén (kg)

Năng suất kén/ 20g

trứng (kg)

Tiêu hao kén/1kg tơ

(kg)

Tiêu hao dâu/ 1kg kén (kg)

Đắk Nông 48,2 7,65 12,6 48,1 7,67 12,5 Lâm Đồng 39,2 7,92 13,6 38,9 7,94 13,1

Do điều kiện khí hậu, đất đai, tập quán canh tác khác nhau cho nên chất lượng lá dâu thay đổi, kết quả thí nghiệm được thể hiện như sau: năng suất kén có sự khác nhau rõ, tại Đắk Nông là 48,2 kg cao hơn Lâm Đồng (39,2 kg). Ngược lại chỉ tiêu về tiêu hao kén/1kg tơ và tiêu hao dâu/1kg kén tại Lâm Đồng cao nhất là 7,92 và 13,6kg, lớn hơn ở mức có ý nghĩa với Đắk Nông (7,65 và 12,6 kg). 5. Mức độ sâu bệnh hại ở điều kiện đồng ruộng

Đánh giá mức độ sâu bệnh hại ở điều kiện đồng ruộng cho thấy: Bảng 7. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống dâu thí nghiệm

Tên giống Bệnh bạc thau (%) Bệnh gỉ sắt (%) Mật độ rầy

(cấp) TLB CSB TLB CSB TBL-03 53,75 6,29 93,33 7,77 - TBL-05 62,92 6,60 88,75 8,25 - VA-201 62,92 9,48 90,00 9,90 ++

Nhìn chung, cả 2 giống TBL-03 và TBL-05 ít bị nhiễm bệnh ở cả 3 vùng sinh thái. Mức độ bệnh hại của hai giống nghiên cứu thấp hơn đối chứng, giống TBL-03 (6,29%); TBL-05 (6,60%) và đối chứng là: 9,48%). Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh gỉ sắt thấp hơn đối chứng (CSB 9,90%), trong đó giống TBL-03 có thấp nhất CSB là 7,77 %. Đối với rầy hại ngọn và lá non được đánh giá thông qua phân cấp, kết quả cho thấy hai giống nghiên cứu không nhiễm rầy.

22

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

- Kết quả khảo nghiệm sản xuất ở Lâm Đồng và Đắc Nông cho thấy hai giống dâu TBL-03 và TBL-05 có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất trung bình của giống dâu TBL-03 tại Lâm Đồng là 25,1 tấn/ha, ở Đắk Nông là 24,6 tấn/ha. Tương tự, giống dâu TBL-05 ở Lâm Đồng là 23,3 tấn/ha, ở Đắk Nông là 23,1 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng từ 15,5% đến 23,0%.

- Chất lượng lá của 2 giống dâu TBL-03 và TBL-05 được đánh giá qua nuôi tằm cho thấy tương đương đối chứng ở cả 2 vùng nghiên cứu. Hai giống dâu TBL-03 và TBL-05 đều ít bị sâu bệnh hại ở điều kiện đồng ruộng, đặc biệt không bị rầy hại.

- Hai giống dâu TBL-03 và TBL-05 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống cho sản xuất thử theo Quyết định số 623/QĐ-TT-CCN ngày 27 tháng 12 năm 2012. Hai giống dâu này đang được phát triển sản xuất ở một số vùng trồng dâu ở Tây Nguyên. 2. Đề nghị

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác để phát huy tối đa năng suất, phát triển bền vững hai giống dâu TBL-03 và TBL-05 trong thời gian tới ở Tây Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà Văn Phúc (2002). Kết quả nghiên cứu lai tạo chọn lọc giống dâu lai F1 trồng hạt, Báo

cáo tại hội thảo khoa học “ Giải thưởng sáng tạo KHCN Việt Nam với sự công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”.

2. Hà Văn Phúc (2003) Phương pháp nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới và một số thành tựu đạt được của Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Hà Văn Phúc và Vũ Đức Ban (1997). “Di truyền hình thái lá của các cây dâu lai F1 phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh”, Tạp chí Khoa học công nghệ và quản lý kinh tế.

4. Hà Văn Phúc và Petkob U (1981). “ Nghiên cứ sự di truyền một số chỉ tiêu hình thái lá - giới tính của hoa và mức độ ra quả ở thế hệ cây dâu lai F1” Tạp chí khoa học cây ăn quả, Bungari.

5. Lê Quang Tú và Lê Quý Tùy (2009). Kết quả sản xuất thử giống dâu VA-201 tại vùng Tây Nguyên, Báo cáo khoa h ọc, Trung tâm nghiên cứu Nông lâm nghiệp Lâm Đồng.

6. Lê Quang Tú, Lê Quý Tùy, Nguyễn Đức Dũng, Hoàng Thị Loan và Trần Thị Khuôn (2010). Nghiên cứu chọn tạo và công n ghệ nhân giống dâu, tằm thích hợp cho các vùng sản xuất trọng điểm, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN giai đoạn 2005 - 2010, Trung tâm nghiên cứu Nông lâm nghiệp Lâm Đồng.

7. Lê Quý Tuỳ (2003). Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng giống dâu có triển vọng tại Lâm Đồng, Luận văn ThS khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

23

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC MỘT SỐ TỔ HỢP DÂU LAI CÓ TRIỂN VỌNG TẠI THÁI BÌNH

Tống Thị Sen

SUMMARY

THE RESULT OF THE RESEARCH ON SELECTING SOME COMBINATIONS OF HYBRID MULBERRY THAT HAVE PROSPECTS IN THAI BINH

The results of experiment in comparing some combinations of hybrid mulberry F1 are

planted seeds VH18, VH19, VH22 and GQ2 in Thai Binh show that the sprouting time of four combinations of hybrid mulberry F1 is earlier than the sprouting time of control variety VH13. Among of all combinations of hybrid mulberry F1, the combination of hybrid mulberry VH18 sprouts earlier than the control variety VH13 about 8 days. The sizes of mulberry leaves of the hybrid mulberry combinations VH19 and GQ2 are bigest. Comparing with the control variety VH13, the sizes of leaves are longer in length about 18% and wider in width about 10%-9%. The next combination VH18 has mulberry leaves that are biger in length and width than the ones of the control variety VH13 about 10%-6%. The numbers of leaves per 1 meter in length of branch of combination VH18 are 30.8, many more than the numbers of leaves per 1 meter branch of the control variety VH13 about 8%. The combination GQ2 has the numbers of leaves per 1meter branch many more than the control variety VH13 about 6%.

In the second year after plating, the average yield of leaves per 1 hectare of combination GQ2 is 25.94 ton, of combination VH18 is 25.58 ton. These yield are higher than yield of leaves of the control variety VH13 about 14%-13%. The quality of leaves of the combinations VH18 and GQ2 is not better than the quality of leaves of the control variety VH13.

Keywords: combination of hybrid mulberry, quality, sexual hybrid.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành sản xuất dâu tằm tơ, nhưng trong

nhiều năm qua ngành sản xuất dâu tằm phát triển rất chậm và không ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu quả kinh tế chưa cao. Bình quân 1 ha trồng dâu ở vùng đồng bằng sông Hồng chỉ đạt 80-100 triệu đồng/1 năm. Vì vậy nâng cao năng suất kén trên đơn vị diện tích dâu là yêu cầu cấp thiết để tăng hiệu quả kinh tế, góp phần làm ổn định và phát triển ngành dâu tằm của nước ta.

Con tằm dâu (Bombix mori) là động vật đ ơn thực, thức ăn duy nhất là lá dâu. Do đó chọn tạo giống dâu có năng suất, chất lượng lá cao thích ứng với điều kiện sinh thái từng vùng là biện pháp quan trọng để tăng năng suất kén. Trong thời gian qua đã có nhiều giống dâu mới đưa vào sử dụng trong sản xuất như giống số 7, 11, 12, 28, VH9, VH13 ở vùng đồng bằng sông Hồng còn ở vùng Tây Nguyên có giống VA201. Tuy nhiên yêu cầu khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp nói chung và ngành sản xuất dâu tằm nói riêng ngày càng cao đã nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vì thế yêu cầu giống dâu luôn luôn đổi mới ở từng giai đoạn sản xuất.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó của sản xuất, đề tài “Chọn lọc một số tổ hợp dâu lai mới chọn tạo tại Thái Bình” đã được thực hiện.

24

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu

- Gồm 4 tổ hợp lai VH18, VH19, VH22 và GQ2 do lai hữu tính giữa các giống dâu bố và mẹ có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây - Trung Quốc. Giống dâu đối chứng là VH13 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống chính thức năm 2006.

- Địa điểm thí nghiệm được tiến hành ở trạm nghiên cứu dâu tằm tơ Việt Hùng, tỉnh Thái Bình.

- Thời gian tiến hành: Vụ Xuân năm 2010 thực hiện lai hữu tính giữa các giống dâu bố mẹ để tạo thành các tổ hơp lai. Hạt dâu được gieo trong vườn ươm năm 2011, trồng các tổ hợp lai trong khu vực thí nghiệm thuộc đất phù sa cổ không bồi đắp thường xuyên. Số liệu thí nghiệm xử lý trên phần mềm IRRISTAT 5.0 và phần mềm Excell. 2. Phương pháp nghiên cứu

- Thí nghiệm bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) gồm có 3 lần nhắc lại mỗi lần trồng 25 cây trên cùng 1 hàng. Khoảng cách trồng 1,5 × 0,4 m. Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc như bón phân, đốn, hái đều thực hiện đồng nhất ở các công thức thí nghiệm

- Chỉ tiêu theo dõi gồm đặc tính nông học, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá áp dụng theo tiêu chuẩn quy định của ngành dâu tằm - 10 TCN 328-98. Đánh giá chất lượng lá dâu thông qua kết quả nuôi tằm giống GQ 9312, mỗi tổ hợp dâu lai nuôi 300 con tằm từ tuổi 4 với 3 lần nhắc lại. Ruộng dâu thí nghiệm ở năm 2011 đốn Đông, năm 2012 lưu Đông đốn Hè.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Đặc tính nảy mầm của các tổ hợp dâu lai

Đặc tính nảy mầm của cây dâu phụ thuộc vào một số yếu tố như nhiệt độ, không khí, tuổi cây, hình thức đốn, vị trí mầm trên cây và đặc tính giống dâu.

Các giống dâu ở vùng có khí hậu ôn đới trồng ở nước ta thường tháng 4 mới nảy mầm Xuân.

Bảng 1. Thời gian nảy mầm ở vụ Xuân 2013 Đơn vị: % cây nảy mầm

Tổ hợp lai Thời gian nảy mầm

21/1 25/1 29/1 31/1 2/2 5/3 VH18 13.14 54.35 71.47 88.61 94.74 100 VH19 18.51 43.72 68.82 84.57 96.5 100 VH22 13.76 42.87 55.46 74.44 93.33 100 GQ2 5.92 26.32 60.92 88.93 98.33 100

VH13 (Đ/c) 0 4.71 22.31 44.07 66.97 84.36 Vụ Xuân có điều kiện thời tiết rất thuận lợi để nuôi các giống tằm cho năng suất chất

lượng tơ kén cao. Vì thế các giống dâu nảy mầm Xuân sớm sẽ tạo điều kiện cho nuôi tằm Xuân sớm.

Số liệu ở bảng 1 cho thấy ở thời điểm 21/1, trừ giống đối chứng VH13, các tổ hợp lai khác đều đã nảy mầm. Đến 25/1 tổ hợp lai VH18 có số cây nảy mầm đạt tỷ lệ 54,35%. Như vậy 25/1 gọi là thời điểm nảy mầm của VH18. Đến 29/1 ba tổ hợp lai còn lại là VH19, VH22 và GQ2 đều có số cây đã nảy mầm đạt trên 50%. Đây là thời điểm nảy mầm của 3 tổ hợp lai. Riêng giống đối chứng VH13 đến 2/2 mới được xác định vào thời điểm nảy mầm. Như vậy các tổ hợp lai mới đều có thời gian nảy mầm vụ Xuân sớm hơn giống đối chứng từ 4-8 ngày, trong đó tổ hợp lai VH18 nảy mầm Xuân sớm nhất.

25

2. Một số yếu tố cấu thành năng suất lá Bảng 2. Độ lớn lá của các tổ hợp dâu lai (cm)

Tổ hợp lai

Vụ Xuân Vụ Hè Vụ Thu Trung bình Dài lá Rộng lá Dài lá Rộng lá Dài lá Rộng lá Dài lá Rộng lá

VH18 20,60 ±1,7 14,45±1,32 17,5±1,06 15,48±1,12 15,02±1,58 12,60±1,38 17,74 14,17 VH19 21,24±1,39 16,35±1,2 17,05±1,1 15,38±0,88 15,06±1,67 12,52±1,36 17,70 14,78 VH22 20,11±1,8 15,64±1,5 16,39±1,5 15,83±1,25 14,47±1,90 12,34±1,30 16,90 14,60 GQ2 19,74±1,79 14,82±1,54 17,45±1,21 15,59±1,02 15,73±1,80 13,50±1,37 17,64 14,63 VH13 18,16±1,31 14,41±1,08 16,87±1,4 13,16±1,48 13,16±1,48 10,70±1,41 16,06 13,40

Độ lớn của lá biểu hiện ở chiều dài và chiều rộng của lá. Độ lớn của lá không chỉ có quan hệ với năng suất lá mà còn có liên quan đến năng suất lao động khi thu hoạch dâu. Trong điều kiện sản xuất hiện nay, phương thức thu hoạch dâu chủ yếu bằng hái lá. Do vậy một trong số các tiêu chí để chọn tạo giống dâu mới là có lá to.

Ở cả ba vụ Xuân, Hè, Thu, tổ hợp lai VH19 và GQ2 có kích thước lá lớn nhất. Chiều dài lá đạt từ 17,70 - 17,64 cm, chi ều rộng lá đạt từ 14,78 - 14,63 cm. So v ới giống đối chứng chiều dài lá tăng 10 - 5%. Tiếp đến là tổ hợp lai GQ2 chiều dài, chiều rộng lá tăng 10 - 9% (bảng 2).

Bảng 3. Số lá trên mét cành và khối lượng 100 cm2 lá

Tổ hợp lai

Vụ Xuân Vụ Hè Vụ Thu Trung bình Số lá/

m cành Khối lượng lá

(g/100cm2) Số lá

(lá/1m) Khối lượng

lá(g/100cm2) Số lá

(lá/1m) Khối lượng

lá(g/100cm2) Số lá

(lá/1m) Khối lượng lá

(g/100cm2) VH18 27,10 1,70 30,54 1,66 34,59 1,74 30,80 1,70 VH19 22,79 1,63 27,47 1,69 31,81 1,61 26,30 1,64 VH22 24,71 1,73 26,98 1,70 35,62 1,62 29,10 1,68 GQ2 24,51 1,56 30,67 1,72 36,48 1,61 30,35 1,63 VH13 23,23 1,61 29,82 1,73 31,98 1,76 28,40 1,70

Số lượng lá trên mét cành phản ánh dài đốt của cành dâu. Giống dâu có cành dài, đốt ngắn là nhân t ố cho năng suất lá cao. Khối lượng 100 cm2 là chỉ độ dày của lá. Lá dâu dày thì kh ả năng giữ nước của lá tốt và lá tươi lâu, giúp cho con tằm ăn được nhiều dâu.

Trung bình ở cả 3 vụ trong năm thì tổ hợp lai VH18 có số lượng lá trên mét cành đạt 30,80 lá tăng 8% so với giống đối chứng. Tiếp đến là GQ2 tăng 6%. Khối lượng 100 cm2 lá ở cả 4 tổ hợp lai đều thấp hơn giống đối chứng (bảng 3). 3. Năng suất lá dâu

Năng suất lá là một trong ba chỉ tiêu chủ yếu để chọn tạo giống dâu mới. Bảng 4. Năng suất lá dâu ở các vụ trong năm 2012

Đơn vị tính: Kg/100 m2

Tổ hợp lai Vụ Xuân (kg/100m2)

Vụ Hè (kg/100m2)

Vụ Thu (kg/100m2)

Tổng cộng (kg/100m2)

CSSS (%)

VH18 65,80 135,70 54,30 255,80 113 VH19 59,80 135,80 48,80 244,40 107 VH20 50,30 118,90 49,50 218,70 96.64 GQ2 63,56 129,40 52,30 259,40 114 VH13 59,40 106,80 60,10 226,30 100

CV (%) 3,4 7,6 4,8 LSD.05 10,5 9,8 12,7 Ghi chú: CSSS là chỉ số so sánh năng suất lá dâu giữa các tổ hợp lai so với đối chứng.

26

Ruộng dâu thí nghiệm mới có hai tuổi sau khi trồng cho nên năng suất lá chưa đạt cao nhưng có sự sai khác rất rõ giữa một số tổ hợp lai trong thí nghiệm. Tổ hợp lai GQ2 và VH18 đạt năng suất lá cao nhất là 259,40 và 255,80 kg trên 100 m2 cao hơn giống dâu đối chứng VH13 từ 14 - 13%, tiếp đến tổ hợp lai VH19 đạt 244,40 kg tăng 7%. Tổ hợp lai VH20 cho năng suất lá thấp hơn giống đối chứng (Biểu đồ 1).

Năng suất so dối chứng( %)

113107

97

114

100

85

90

95

100

105

110

115

120

VH18 VH19 VH20 GQ2 VH13

Tổ hợp lai

% n

ăng

su

Năng suất so dối chứng(%)

Biểu đồ 1. So sánh năng suất lá dâu của các tổ hợp lai

4. Phẩm chất lá dâu Để đánh giá phẩm chất lá dâu thường dùng hai phương pháp là phương pháp sinh hóa

dựa vào thành phần chủ yếu ở trong lá dâu và phương pháp sinh học thông qua kết quả nuôi tằm. Trong hai phương pháp này thì phương pháp sinh học là quyết định.

Bảng 5. Ảnh hưởng phẩm chất lá dâu đến năng suất phẩm chất kén

Tổ hợp lai Năng suất

kén (g)

CSSS Tỷ lệ kén tốt (%)

Phẩm chất kén Khối lượng

toàn kén (%) Khối lượng vỏ kén (%)

Tỷ lệ vỏ kén (%)

VH18 279,60 103 81,50 1,33 0,29 21,80 VH19 273,30 101 79,30 1,30 0,28 21,50 VH22 263,30 96 76,10 1,31 0,27 20,60 GQ2 275,70 102 83,20 1,33 0,28 21,50 VH13 270,30 100 82,0 1,29 0.27 20,59 CV(%) 2,50 0,90 LSD.05 8,30 0,75

Tằm ăn lá dâu ở 4 tổ hợp lai, chỉ có tổ hợp lai VH22 có năng suất kén thấp hơn đối chứng 4%. Còn lại 2 tổ hợp lai khác là VH18 và GQ2 có năng suất kén cao hơn đối chứng là 3 và 2%. Nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa. Tỷ lệ kén tốt ở hai tổ hợp lai VH19 và VH22 có xu hướng thấp hơn (bảng 5).

Tỷ lệ vỏ kén phản ánh độ dày của kén và liên quan mật thiết với số lượng tơ nõn thu được sau khi ươm. So v ới giống đối chứng thì chỉ tiêu này ở cả 4 tổ hợp lai thí nghiệm chênh lệch nhau không đáng k ể (bảng 5).

27

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận Thời gian nảy mầm ở vụ Xuân của cả 4 tổ hợp lai đều sớm hơn giống đối chứng, trong

đó tổ hợp lai VH18 đạt sớm nhất (so với giống đối chứng sớm hơn 8 ngày). Kích thư ớc lá trung bình trong một năm của tổ hợp lai VH19 và GQ2 đạt cao nhất, so với

giống đối chứng chiều dài lá của 2 tổ hợp lai này tăng 10%, chiều rộng tăng 10 và 9%. tiếp đến là VH18 tăng tương t ự là 10% và 6%.

Số lượng lá trên mét cành trung bình cả năm ở tổ hợp lai VH18 đạt 30,8 lá cao hơn đối chứng 8%, tiếp đến là GQ2 tăng 6%. Độ dày phiến lá của các tổ hợp lai đều mỏng hơn giống đối chứng.

Năng suất lá của tổ hợp lai GQ2 đạt cao nhất, tăng hơn so với đối chứng 14%, tiếp đến là VH18 tăng hơn so với giống đối chứng 13%. Chất lượng lá của các tổ hợp lai chênh lệch không cao so với đối chứng. 2. Đề nghị

- Công nh ận sản xuất thử giống dâu GQ2. - Khảo nghiệm sản xuất tổ hợp lai VH18.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà Văn Phúc (2003), Phương pháp nghiên c ứu chọn tạo giống dâu mới và một số thành tựu

đạt được của Việt Nam. NXB Nông nghi ệp, Hà Nội. 2. Lê Quang Tú và ctv (2010), Nghiên cứu chọn tạo và công nghệ giống dâu. Báo cáo tổng

kết đề tài KHCN cấp Bộ giai đoạn 2005- 2010. 3. Lê Hồng Vân, Điều tra tình hình sản xuất dâu tằm tơ ở một số vùng trọng điểm thuộc

chương trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực - Mã số KC.06.13/06- 10

4. Lin Qiang, Shen ri - Fing. Hu dai- Shan (2005) Guang Xi Sericuture vol.42 N01 fo 7 - 13. Người phản biện: PGS. TS. Nguyễn Văn Viết

28

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH ỔN ĐỊNH VỀ NĂNG SUẤT LÁ CỦA GIỐNG DÂU LAI VH17 Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Nguyễn Thị Len, Hà Văn Phúc

SUMMARY RESEARCHING AND APPRAISING ABOUT THE STABILITY OF LEAF YIELD

OF MULBERRY HYBIRD VH17 ON RED RIVER DELTA Mulberry hybird VH17 are bred and selected by means of organic hybrid adjective

hybrid combinations K9 x DB86. To assess the stability about the productivity of this new mulberry hybird seeds in the outside of the Red River delta we have conducted research on three provinces Thai Binh, Nam Dinh and Ha Nam from 2014 to 2015. The results have identified this mulberry hybrid seed VH17 have high leaf yield and stable suitable for production development in the Red River Delta with the following main characteristics: VH17 grow sooner than VH13 from 6 days to 8 days and also sooner than Ha Bac from 11 days to 13 days. These germs have the highest effective germs in the spring, higher than VH13 is 17,1% and higher than Ha Bac is 34,0%. Big leaves, the size of leaves (long - wide) is 19,10 – 15,78 cm. It is bigger than VH13 10,3% long and 5,2% wide. The productivity of leaves per year is 34,77 ton/ha, higher than VH13 11,2% and higher than Ha Bac 40,1%, give us a lot of leaves in spring. The ability VH17 will be attacted by insects is lower than Ha Bac and the same as VH13.

Keyword: Disease caused by fungi, mulberry hybrid, Red river delta, pest density, yield.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều lợi thế để phát triển nghề dâu tằm do có những ưu

thế về điều kiện khí hậu, đất đai, lao động...Đây là vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây dâu , nhưng cũng là điều kiện thuận lợi để sâu , bệnh hại phát triển. Điều kiện khí hậu chia làm ba mùa rõ rệt. Ở mùa hè nhiệt độ và ẩm độ cao nuôi tằm rất khó khăn thường bị tổn thất 20-30% do bị bệnh hại, trong khi đó năng suất lá dâu ở vụ hè đạt 50-60% tổng sản lượng lá dâu của cả năm . Còn ở mùa xuân và mùa thu thời tiết thích hợp cho nuôi tằm nhưng sản lượng lá dâu lại ít. Kết quả điều tra thực trạng sản xuất dâu tằm vùng đồng bằng sông Hồng cho thấy cơ cấu giống dâu chủ yếu là giống dâu cũ (giống Hà Bắc) chiếm tới 60-65%, các giống dâu mới như VH9, VH13, Trung Quốc được áp dụng vào trong sản xuất chiếm từ 35-40% đã góp phần nâng cao năng suất lá dâu của toàn vùng lên 22-25 tấn/ha. Tuy nhiên các giống dâu mới này còn bộc lộ nhiều nhược điểm là lá hái dai nên ảnh hưởng đến mầm nách, nhiều cành tăm và cành rủ nên khó khăn cho thâm canh tăng năng suất, thời gian nảy mầm ở vụ xuân muộn hơn các giống dâu khác cùng thời điểm từ 6– 10 ngày do đó làm chậm thời gian băng tằm ở vụ xuân, gây khó khăn cho việc gối lứa, tận dụng thời tiết thích hợp ở vụ xuân để nuôi các giống tằm có chất lượng tơ kén cao. Giống dâu Trung Quốc tỷ lệ nhiễm bệnh bạc thau, gỉ sắt cao nên tốc độ phát triển mở rộng chậm (Hà Văn Phúc và cs, 2006). Do đó việc lai tạo, chọn lọc giống dâu lai có năng suất chất lượng lá cao, nảy mầm xuân sớm và cho sản lượng lá nhiều ở vụ xuân, thích ứng với điều kiện khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, nhằm thay thế dần các giống dâu cũ có năng suất chất lượng lá thấp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành sản xuất Dâu tằm của vùng là thực sự cần thiết.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu

Giống dâu lai VH17 tam bội thể trồng hạt được lai tạo và chọn lọc bằng phương pháp lai hữu tính từ tổ hợp lai K9 x ĐB86. Giống dâu này đã được công nhận cho sản xuất thử theo Quyết định số 466/QĐ-TTCCN ngày 26/11/2009.

29

Hai giống đối chứng là VH13 (giống tam bội thể trồng hạt được công nhận giống năm 2006) và giống dâu địa phương Hà Bắc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí tại 03 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hà Nam, mỗi tỉnh trồng 03 giống dâu được bố trí theo phương pháp ô lớn, diện tích ô lớn là 1500 m2. Bố trí song song là ô cơ bản thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), 3 lần nhắc, diện tích ô thí nghiệm 30 m2, mỗi lần nhắc là 45 cây. Mật độ trồng hàng cách hàng 1,5 m, cây cách cây 0,3 m.

- Chế độ chăm sóc: Phân hữu cơ 25 tấn/ha/năm bón 1 lần vào tháng 12; 2000 kg phân hỗn hợp NPK tỷ lệ 16,5: 7: 7,5 bón 4 lần vào các tháng 1, 4, 7 và 9.

- Địa điểm thực hiện: tại xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; xã Văn Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam và xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

- Thời gian thực hiện: 2014-2015 trên ruộng dâu trồng tháng 9/2012. - Các chỉ tiêu theo dõi: Thời gian nảy mầm vụ xuân, tỷ lệ số mầm nảy, số mầm nảy hữu

hiệu, tỷ lệ số mầm nảy hữu hiệu, kích thước lá, số lá/500 g, khối lượng lá/m cành, tổng chiều dài cành/năm, năng suất lá, mật độ sâu hại (cuốn lá, sâu róm), tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh bạc thau và gỉ sắt, tỷ lệ nhiễm bệnh virus.

- Quy trình chăm sóc thí nghiệm và phương pháp theo dõi và tính toán c ác chỉ tiêu về cây dâu theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số 01 -147: 2013/BNNPTNT, Ban hành theo Thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21/6/2013 về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống dâu.

- Số liệu thí nghiệm được xử lý theo chương trình thống kê sinh học IRRISTAT 4.0 và Excel. Xác định tính ổn định của giống theo mẫu hình của Eberhart và Russell (1966) về chỉ số môi trường (Ij); Chỉ số thích nghi (bi) và chỉ số ổn định (S2di). Số liệu thu thập được xử lý theo phần mềm ổn định của Nguyễn Đình Hiền (2001).

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc tính nảy mầm của các giống dâu

Bảng 1. Đặc tính nảy mầm của các giống dâu ở vụ Xuân năm 2015

Địa điểm Giống dâu Thời gian nảy

mầm (ngày/tháng)

Tỷ lệ số mầm nảy (%)

Số mầm nảy hữu hiệu (mầm)

Tỷ lệ số mầm nảy hữu

hiệu/cây (%)

Thái Bình VH13 25/1 42,0 57,6 68,5 VH17 19/1 45,0 72,3 80,4

Hà Bắc 2/2 42,5 50,5 59,4

Nam Định VH13 26/1 41,5 53,5 64,4 VH17 20/1 46,0 71,1 77,3

Hà Bắc 3/2 37,0 41,4 56,0

Hà Nam VH13 25/1 40,0 54,6 68,2 VH17 18/1 43,5 67,7 77,8

Hà Bắc 31/1 38,5 46,5 60,4

Trung bình VH13 41,2 55,2 67,1 VH17 44,8 70,4 78,5

Hà Bắc 39,3 46,1 58,6 So với VH13 (%) 117,1 So với Hà Bắc (%) 134,0

Ghi chú: Thời gian nảy mầm tính từ khi cây có lá thật thứ nhất.

30

Các giống dâu khác nhau có thời gian nảy mầm khác nhau, kết quả bảng 1 cho thấy giống VH17 có th ời gian nảy mầm ở vụ xuân sớm nhất ở cả 3 địa điểm, so với giống VH13 sớm hơn từ 6-8 ngày, so với giống Hà Bắc sớm hơn từ 11-13 ngày. Đối với cây dâu lai thời gian nảy mầm ở vụ xuân không ch ỉ có quan hệ mật thiết với điều kiện ngoại cảnh mà còn với cả đặc tính di truyền của giống dâu bố mẹ tạo ra nó. Giống VH17 có thời gian nảy mầm sớm ở vụ xuân là do cả hai giống bố mẹ ĐB86 và K9 nảy mầm xuân sớm. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu sự di truyền về thời kỳ nảy mầm xuân ở cây dâu của tác giả Hà Văn Phúc (Hà Văn Phúc, 2003).

Tỷ lệ số mầm nảy ở vụ xuân của các giống trung bình 3 địa điểm điều tra dao động từ 39,3-44,8%, giữa các giống chênh nhau không nhiều. Nhưng số mầm nảy hữu hiệu và tỷ lệ số mầm nảy hữu hiệu thì chênh lệch rõ rệt, giống VH17 có số mầm nảy hữu hiệu là 70,4 mầm, cao hơn giống VH13 là 15,2 mầm và cao hơn giống Hà Bắc là 24,3 mầm. Tỷ lệ số mầm nẩy hữu hiệu trung bình của giống VH17 đạt 78,5% so với giống VH13 cao hơn 17,1%, so với giống Hà Bắc cao hơn 34,0%. Giống dâu có thời gian nảy mầm xuân sớm và tỷ lệ số mầm nảy hữu hiệu ở vụ xuân cao là đặc tính quan trọng để bố trí băng tằm sớm ở vụ xuân nhằm gối lứa, tăng vụ, tăng sản lượng kén tằm ở vụ xuân, là thời vụ có điều kiện thời tiết thích hợp cho nuôi các giống tằm có chất lượng tơ kén cao. 3.2. Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu 3.2.1. Một số yếu tố cấu thành năng suất lá

Kết quả điều tra một số chỉ tiêu về lá và cành thể hiện ở bảng 2 cho thấy nhìn chung ở cả 3 địa điểm điều tra giống dâu VH17 đều có lá to nhất, kích thước lá trung bình 19,10 x 15,78 cm (dài x rộng), so với giống VH13 chiều dài lá lớn hơn 10, 3%, chiều rộng lớn hơn 5,2%. Kích thước lá là chỉ tiêu vừa liên quan đến năng suất lá dâu vừa liên quan đến năng suất lao động khi thu hái. Giống dâu có lá to ngoài ưu thế cho năng suất lá cao còn tiết kiệm nhân công lao động khi hái lá vì hiện nay trong sản xuất dâu tằm ở nước ta phương thức thu hoạch lá dâu chủ yếu là hái bằng tay.

Bảng 2. Một số chỉ tiêu về lá và tổng chiều dài cành năm 2014-2015

Địa điểm Giống dâu Kích thước lá (cm) Số

lá/500g (lá)

Khối lượng lá/m cành

(g)

Tổng chiều dài cành/cây

(m) Chiều dài Chiều rộng

Thái Bình VH13 17,16±0,45 14,89±0,33 207,0 125,0 21,18 VH17 19,03± 0,34 15,83±0,27 176,0 131,0 25,45 Hà Bắc 16,24±0,29 13,12±0,32 245,0 113,0 17,56

Nam Định VH13 17,34±0,32 15,03±0,41 197,0 118,0 20,47 VH17 19,37±0,23 15,94±0,38 182,0 129,0 24,89 Hà Bắc 16,78±0,41 13,25±0,28 236,0 102,0 17,24

Hà Nam VH13 17,45±0,29 14,58±0,33 222,0 115,0 20,25 VH17 18,89±0,38 15,57±0,42 189,0 129,0 23,75 Hà Bắc 15,98±0,22 13,12±0,32 233,0 98,0 18,45

Trung bình VH13 17,32±0,29 15,00±0,29 208,7 119,3 20,63 VH17 19,10±0,39 15,78±0,41 182,3 129,7 24,70 Hà Bắc 16,33±0,34 13,16±0,23 238,0 104,3 17,75

So với VH13 (%) 110,3 105,2 87,4 108,7 119,7 So với Hà Bắc (%) 117,0 119,9 76,6 124,3 139,2

Số lá/500 g của giống VH17 trung bình ở 3 địa điểm điều tra là 182,3 lá, so với giống VH13 chỉ bằng 87,4% (tương đương với ít hơn 26,4 lá), so với giống Hà Bắc ít hơn 55,7 lá. Khối lượng lá/m cành phản ánh độ lớn và độ dày của lá, trung bình ở 3 địa điểm giống VH17

31

có khối lượng lá/m cành là 129,7 g so với giống VH13 cao hơn 8,7%, so với giống Hà Bắc cao hơn 24,3%. Kết quả này một lần nữa cho thấy giống dâu lai VH17 có lá to nhất.

Tổng chiều dài cành của cây dâu là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sinh trưởng và khả năng tái sinh của cây, nó liên quan trực tiếp tới năng suất lá của cây dâu. Tổng chiều dài cành/cây trung bình 3 địa điểm ở giống VH17 đạt cao nhất là 24,70 m, so với giống Hà Bắc cao hơn 39,2%, so với giống VH13 cao hơn 19,7%. 3.2.2. Đánh giá tính ổn định về năng suất lá dâu

Năng suất lá dâu là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh ưu thế của giống. Kết quả điều tra năng suất lá trình bày ở bảng 3 cho thấy có sự chênh lệch lớn về năng suất lá dâu giữa 2 giống dâu lai F1 trồng hạt so với giống Hà Bắc. Sự sai khác này thể hiện ở cả 3 địa điểm điều tra, trung bình năng suất lá dâu cả năm của giống VH13 và VH17 đạt 31,27 -34,77 tấn /ha trong khi giống Hà Bắc năng suất lá dâu trung bình ở 3 điểm điều tra chỉ đạt 24,82 tấn/ha. Giống dâu VH17 có năng suất lá cao nhất đạt 34,77 tấn/ha cao hơn giống Hà Bắc 40,1%, so với giống VH13 cao hơn 11,2%. Giống VH17 cho nhiều lá ở vụ xuân đạt 11,43 tấn/ha, cao hơn giống VH13 là 15,7%, cao hơn giống Hà Bắc 89,9% với độ tin cậy 95%. Bảng 3. Năng suất lá dâu năm 2014-2015 tại Thái Bình, Nam Định và Hà Nam (tấn/ha)

Địa điểm Tên giống Vụ Xuân Vụ Hè Vụ Thu Cả năm

So với Hà Bắc

(%)

So với VH13 (%)

Thái Bình VH13 9,95 15,14 6,75 31,84 126,0 100,0 VH17 11,72 15,43 7,83 34,98 136,7 109,9 Hà Bắc 5,85 14,35 5,08 25,28 100,0 79,4

Nam Định VH13 9,65 14,93 6,02 30,60 125,0 100,0 VH17 11,50 15,29 7,60 34,43 140,6 112,5 Hà Bắc 6,07 13,33 5,08 24,48 100,0 80,0

Hà Nam VH13 10,05 14,55 6,76 31,36 127,0 100,0 VH17 11,04 15,58 8,29 34,91 141,4 111,3 Hà Bắc 6,15 13,22 5,32 24,69 100,0 78,7

Trung bình VH13 9,88 ( 31,6) 14,87 (47,6) 6,51 (20,8) 31,27 (100) 126,0 100,0 VH17 11,43 (32,9) 15,43 (44,3) 7,91 (22,8) 34,77 (100) 140,1 111,2

Hà Bắc 6,02 (24,3) 13,63 (54,9) 5,16 (20,8) 24,82 (100) 100,0 79,4 CV(%) 6,09

LSD0,05 1,10 Ngoài ưu thế về năng suất lá dâu, ưu thế nổi trội của các giống dâu lai F1 còn thể hiện ở

sự phân bố sản lượng lá dâu qua các mùa vụ trong năm đồng đều hơn. Kết quả thể hiện bảng 3 còn cho thấy nếu sản lượng lá dâu của giống dâu Hà Bắc chỉ tập trung chủ yếu ở vụ hè chiếm tới 54,9%, 2 vụ xuân và thu chỉ là 24,3% và 20,8% thì giống lai VH17 có xu hướng phân bố sản lượng lá dâu ở 3 mùa vụ trong năm đồng đều hơn, cụ thể tỷ lệ sản lượng lá dâu ở 3 vụ xuân, vụ hè và vụ thu là 32,9: 44,3: 22,8 tương ứng với năng suất lá qua các vụ là 11,43; 15,43 và 7,91 tấn/ha. Giống dâu cho sản lượng lá nhiều ở vụ xuân và thu là một trong những đặc tính quý vì đây là 02 mùa vụ trong năm có điều kiện thời tiết thích hợp cho nuôi các giống tằm lưỡng hệ kén trắng có năng suất, chất lượng tơ kén cao. Kết quả này là cơ sở khoa học quan trọng để lựa chọn nguyên liệu khởi đầu. Nó phù hợp với đặc tính nảy mầm sớm và cho nhiều lá ở vụ xuân của giống dâu K9 là giống dâu mẹ tham gia vào tổ hợp lai hình thành lên giống VH17.

32

Bảng 4. Phân nhóm môi trường theo từng mùa vụ về năng suất lá của các giống dâu năm 2014-2015 tại Thái Bình, Nam Định và Hà Nam

Giống Địa điểm Năng suất lá dâu (tấn/ha)

Vụ Xuân Vụ Hè Vụ Thu Trung bình

VH13 Thái Bình 9,95 15,14 6,75

10,42 Nam Định 9,65 14,93 6,02 Hà Nam 10,05 14,55 6,76

Trung bình 9,88 14,87 6,51 Ij -0,922 4,877 -3,541

VH17 Thái Bình 11,72 15,43 7,83

11,59 Nam Định 11,50 15,29 7,60 Hà Nam 11,04 15,58 8,29

Trung bình 11,43 15,43 7,91 Ij -1,008 4,423 -3,862

Hà Bắc Thái Bình 5,85 14,35 5,08

8,27 Nam Định 6,07 13,33 5,08 Hà Nam 6,15 13,22 5,32

Trung bình 6,02 13,63 5,16 Ij -1,016 4,355 -3,306

Kết quả nghiên cứu về chỉ số môi trường (Ij) tại Thái Bình, Nam Định, Hà Nam ở 3 vụ xuân, vụ hè và vụ thu năm 2014 -2015 trình bày bảng 4 cho thấy chỉ số môi trường (Ij) thể hiện cho từng vụ về giá trị số học theo thứ tự từ thuận lợi đến kém thuận lợi như sau: vụ hè > vụ xuân > vụ thu với giá trị tương ứng (4,877; 4,423; 4,355) > (-0,922, -1,008, -1,016) > (-3,306,-3,541,-3,862). Như vậy vụ Hè được xác định là thuận lợi nhất cho sinh trưởng và phát triển của cây dâu.

Bảng 5. Chỉ số thích nghi và ổn định của các giống dâu qua 3 mùa vụ trong năm từ 2014- 2015 tại Thái Bình, Nam Định và Hà Nam

Giống Trung bình (tấn/ha)

Chỉ số thích nghi (bi)

Độ tin cậy bi (P)

Chỉ số ổn định S2

di

Chỉ số ổn định S2

di (P)

VH13 10,42 1,010 0,597 0,026 0,690 VH17 11,59 0,894 0,934 0,268 0,924

Hà Bắc 8,27 1,096 0,822 0,434 0,940 Khi nghiên cứu về tính ổn định thông qua các hệ số hồi quy (bi) và chỉ số ổn định (S2di)

cho thấy giống dâu lai VH17 có chỉ số thích nghi bi = 1 và chỉ số ổn định S2di = 0. Như vậy giống dâu lai VH17 được xác định có năng suất lá cao, ổn định và khả năng thích ứng rộng với điều kiện khí hậu ở 3 vụ xuân, vụ hè và vụ thu vùng đồng bằng sông Hồng (bảng 5). 3.3. Mức độ nhiễm sâu và bệnh hại chính 3.3.1. Mức độ bị sâu hại

Để đảm bảo cho giống dâu có năng suất lá cao và ổn định thì giống mới cần có tính thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, trong đó có nhân tố sâu bệnh gây hại. Trong các loại sâu hại chính thì sâu cuốn lá (Diaphania pyloalis Walkor) thường gây hại nặng nhất. Ở hầu hết các tháng trong năm đều xuất hiện sâu hại, thực tế sản xuất cho thấy trong một năm, sâu cuốn lá xuất hiện tập trung, gây hại nhiều nhất thành 2 đợt (tháng 4-5 và 8-9).

33

Bảng 6. Mật độ sâu cuốn lá hại dâu năm 2014-2015 tại Thái Bình, Nam Định, Hà Nam (con/m2)

Tên giống Thái Bình Nam Định Hà Nam

Trung bình Vụ hè Vụ thu Trung

bình Vụ hè Vụ thu

Trung bình Vụ hè Vụ thu Trung

bình VH13 6,2 3,4 4,8 9,3 3,7 6,5 7,2 6,6 6,9 6,1 VH17 5,1 4,2 4,7 7,2 3,9 5,6 8,2 4,5 6,4 5,5 Hà Bắc 12,5 5,3 8,9 15,2 8,5 11,9 17,5 8,8 13,2 11,3 CV% 3,9 6,2 2,6 4,1 4,8 3,3

LSD0,05 0,35 0,6 0,61 0,49 0,44 0,50 Kết quả điểu tra trên 3 giống dâu cho thấy mật độ sâu cuốn lá vụ hè cao hơn vụ thu ở cả 3

địa điểm điều tra. Giống dâu khác nhau mức độ bị hại do sâu cuốn lá cũng khác nhau, giống VH17 có mật độ sâu cuốn lá trung bình thấp nhất chỉ từ 4,7-6,4 con/m2, trung bình 5,5 con/m2. So với giống Hà Bắc có mật độ sâu cuốn lá trung bình ở cả 3 tỉnh là 11,3 con/m2, thì mật độ sâu cuốn lá trên giống VH17 chỉ bẳng 48,7% và tương đương với giống VH13 (bảng 6).

Bảng 7. Mật độ sâu róm hại dâu năm 2014-2015 tại Thái Bình, Nam Định và Hà Nam (con/m2)

Tên giống Thái Bình Nam Định Hà Nam

Trung bình Vụ hè Vụ thu Trung

bình Vụ hè

Vụ thu

Trung bình

Vụ hè Vụ thu Trung

bình VH13 4,2 3,1 3,7 6,2 4,1 5,2 4,3 3,1 3,7 4,2 VH17 3,7 2,1 2,9 4,3 4,4 4,4 3,9 4,2 4,1 3,8

Hà Bắc 7,2 5,5 6,4 8,5 7,6 8,1 6,3 7,2 6,8 7,1 CV% 8,8 2,8 4,1 2,8 5,1 6,3

LSD0,05 1,0 0,23 0,59 0,35 0,55 0,69 Tương tự như sâu cuốn lá, sâu róm hại dâu (Euprotis similis) cũng xuất hiện gây hại ở

tất cả các giống dâu thí nghiệm. Mật độ sâu róm trên giống Hà Bắc cao nhất, trung bình tới 7,1 con/m2. Giống VH17 thấp nhất là 3,8 con/m2, so với giống Hà Bắc bằng 53,5% và so với VH13 bằng 90,5%. Tuy nhiên căn cứ vào vào kết quả xử lý thống kê cho thấy mật độ sâu cuốn lá và sâu róm của giống VH17 chỉ tương đương VH13 với độ tin cậy 95% (bảng 7).

Tác hại của sâu cuốn lá, sâu róm hại cây dâu ngoài việc sâu cuốn lá ăn hết biểu bì của lá thì phân thải ra dính ở mặt lá dâu nếu con tằm ăn phải sẽ rất dễ gây bệnh cho tằm, còn sâu róm ăn lá của cây dâu nếu bị nặng thì ăn hết phần thịt lá chỉ để lại gân, ăn hết mầm dâu và lông của sâu róm dính trên lá dâu rất dễ gây vết thương cho con tằm.

Bảng 8. Mức độ bị sâu hại ở các giống dâu năm 2014- 2015 tại Thái Bình, Nam Định và Hà Nam

Giống dâu

Thái Bình Nam Định Hà Nam Trung bình Tỷ lệ cây bị

hại (%)

Tỷ lệ lá bị

hại (%)

Tỷ lệ cây bị

hại (%)

Tỷ lệ lá bị hại (%)

Tỷ lệ cây bị

hại (%)

Tỷ lệ lá bị

hại (%)

Tỷ lệ cây bị

hại (%)

Tỷ lệ lá bị hại (%)

VH13 41,2 6,1 70,8 9,1 79,2 10,1 63,7 8,5 VH17 39,3 5,1 72,7 7,3 64,2 8,1 58,7 6,9

Hà Bắc 55,0 10,9 86,7 18,6 84,2 19,2 75,3 16,2 Trung bình 47,8 6,4 80,1 12,4 79,2 12,8

Ghi chú: Mỗi giống dâu điều tra 120 cây, điều tra ở vụ hè và vụ thu.

34

Số liệu trình bày ở bảng 8 cho thấy tỷ lệ cây dâu và lá dâu bị sâu hại tương đối cao từ 58,7-75,3% và 8,5-16,2%. Giống VH17 có tỷ lệ cây bị hại và tỷ lệ lá bị hại thấp nhất (58,7% và 6,9%), cao nhất là giống Hà Bắc (75,3% và 16,2%).

Từ kết quả điều tra mức độ gây hại do sâu cuốn lá và sâu róm trên 3 giống dâu thí nghiệm ở 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hà Nam (bảng 8) cho thấy giống Hà Bắc có tỷ lệ cây và lá bị hại cao hơn 2 giống VH13 và VH17. Giải thích sự khác nhau này theo tác giả Phạm Văn Vượng là do giống dâu tam bội thể có lá dày và thành thục nhanh hơn, mà sâu róm, sâu cuốn lá thích ăn những giống dâu có lá non hơn, mỏng hơn (Phạm Văn Vượng và cs, 1996). Kết quả này của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giả trên. 3.3.2. Mức độ nhiễm một số bệnh hại chính

Khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng nóng ẩm, mưa nhiều nên rất thuận lợi cho bệnh nấm, vi khuẩn, virus... phát triển gây hại trên cây dâu, làm giảm năng suất và chất lượng lá dâu. Tuy nhiên mức độ nhiễm bệnh hại còn phụ thuộc vào giống dâu, chế độ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh.

Bảng 9. Mức độ nhiễm bệnh bạc thau, gỉ sắt và virus của các giống dâu năm 2014-2015 tại Thái Bình, Nam Định và Hà Nam

Giống Địa điểm Bạc thau (%) Gỉ sắt (%)

Virus (%)

Tỷ lệ bệnh

Chỉ số bệnh

Tỷ lệ bệnh

Chỉ số bệnh

VH13

Thái Bình 11,7 3,3 3,4 2,1 1,6 Nam Định 11,6 3,2 4,2 2,2 2,1 Hà Nam 10,2 2,6 3,0 1,8 2,2

Trung bình 11,2 3,1 3,5 2,0 2,0

VH17

Thái Bình 8,4 2,6 2,6 1,2 1,6 Nam Định 7,5 2,7 3,6 2,0 2,1 Hà Nam 9,7 3,0 2,9 1,8 1,8

Trung bình 8,5 2,8 3,1 1,6 1,8

Hà Bắc

Thái Bình 16,3 4,5 3,8 2,7 10,7 Nam Định 16,3 6,1 6,2 2,5 9,2 Hà Nam 13,6 5,1 6,6 2,3 12,5

Trung bình 15,4 5,2 5,6 2,5 10,8 Bệnh bạc thau do nấm Phillactinia mori cola và bệnh gỉ sắt do nấm Aecidium mori) gây

ra. Bệnh thường thâm nhập vào lá làm cho lá dâu mất nước, mất chất dinh dưỡng, làm giảm chất lượng lá dâu. Kết quả điều tra ở 3 tỉnh cho thấy tỷ lệ bệnh bạc thau của các giống dao động từ 8,5-15,4%, ch ỉ số bệnh 2,8-5,2%, trong đó gi ống VH17 có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thấp nhất (8,5 và 2,8%), cao nh ất là giống Hà Bắc (15,4 và 5,2%).

So với bệnh bạc thau, các giống dâu có mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt nhẹ hơn. Tỷ lệ bệnh gỉ sắt trung bình 3,1-5,6%, chỉ số bệnh 1,6 -2,5%, giống VH17 có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh tương đương gi ống VH13, cao nh ất vẫn là giống Hà Bắc.

Về mức độ nhiễm bệnh virus hai giống VH17 và VH13 có tỷ lệ nhiễm bệnh virus thấp 1,8-2,0%, trong khi giống Hà Bắc có tỷ lệ nhiễm bệnh virus tới 10,8%. Nguyên nhân là do giống dâu VH13, VH17 là giống trồng từ hạt nên bệnh virus không lây truyền qua hạt, còn ở giống Hà Bắc nhân giống vô tính (trồng bằng hom) nên virus lây truyền qua hom trồng.

35

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận

Đã xác định được giống dâu lai VH17 có năng suất lá cao và ổn định thích hợp phát triển sản xuất ở vùng đồng bằng sông Hồng với các đặc điểm chính sau:

- Thời gian nảy mầm ở vụ xuân sớm hơn giống VH13 từ 6-8 ngày, sớm hơn giống Hà Bắc từ 11-13 ngày. Tỷ lệ số mầm nảy hữu hiệu ở vụ xuân cao, so với giống VH13 cao hơn 17,1%, so v ới giống Hà Bắc cao hơn 34,0%.

- Lá to, dày, khối lượng lượng lá /m cành và tổng chiều dài cành lớn. Năng suất lá cao đạt 34,77 tấn/ha/năm, cao hơn giống Hà Bắc 40,1%, cao hơn giống VH13 là 11,2%. Cho nhiều lá ở vụ xuân đạt 11,43 tấn/ha, so với giống VH13 cao hơn 15,9%, so với giống Hà Bắc cao hơn 89,7%.

- Mức độ nhiễm một số sâu, bệnh hại chính của giống VH17 thấp hơn so với giống Hà Bắc, tương đương với giống VH13. 4.2. Đề nghị

Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác và công nhận giống VH17 là giống chính thức cho vùng đồng bằng sông Hồng./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Văn Phúc (2003). Phương pháp nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới và một số thành tựu đạt được của Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, tr.28.

2. Hà Văn Phúc, Vũ Đức Ban và Ngô Xuân Bái (2006). Kết quả nghiên cứu, lai tạo giống dâu lai F1 tam bội thể trồng hạt VH13. Trong Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về Rau, hoa, quả và Dâu tằm tơ, giai đoạn 2001-2005. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, tr. 385-390.

3. Phạm Văn Vượng , Hà Văn Phúc và Hoàng Thị Liên (1996). Kết quả bước đầu điều tra một số sâu bệnh chính hại cây dâu . Tạp chí Khoa học Công nghệ và Quản lý Kinh tế , (404): 51-52.

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH ỔN ĐỊNH VỀ NĂNG SUẤT LÁ

CỦA GIỐNG DÂU LAI VH17 Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Nguyễn Thị Len, Hà Văn Phúc

TÓM TẮT Giống dâu lai VH17 được lai tạo và chọn lọc bằng phương pháp lai hữu tính từ tổ hợp

lai K9 x ĐB86. Để đánh giá tính ổn định về năng suất của giống dâu mới này ngoài sản xuất vùng đồng bằng sông Hồng chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tại 03 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hà Nam từ năm 2014-2015. Kết quả đã xác định được giống dâu lai VH17 đạt năng suất lá cao và ổn định thích hợp phát triển sản xuất ở vùng đồng bằng sông Hồng với các đặc điểm chính sau: Giống VH17 có thời gian nảy mầm vụ xuân sớm hơn giống VH13 từ 6-8 ngày và giống Hà Bắc từ 11-13 ngày. Tỷ lệ số mầm nảy hữu hiệu ở vụ xuân cao, so với giống VH13 cao hơn 17,1%, so với giống Hà Bắc cao hơn 34,0%. Lá to, kích thước lá (dài x rộng) 19,10 x 15,78 cm, so với giống VH13 chiều dài lá lớn hơn 10,3%, chiều rộng lớn hơn 5,2%. Năng suất lá cả năm đạt 34,77 tấn/ha, cao hơn giống VH13 là 11,2%, cao hơn giống Hà Bắc 40,1%, cho nhiều lá ở vụ xuân. Mức độ nhiễm một số sâu, bệnh hại c hính thấp hơn so với giống Hà Bắc, tương đương với giống VH13.

Từ khóa: Bệnh do nấm, dâu lai, đồng bằng sông Hồng, mật độ sâu hại, năng suất. Tạp chí Khoa học công nghệ nông nghiệp Việt Nam. Số 5 (66), năm 2016.

36

ẢNH HƯỞNG CỦA NGẬP ÚNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÁ MỘT SỐ GIỐNG DÂU LAI

Nguyễn Thị Len, Phạm Xuân Thu và cs.

INFLUENCE OF WATERLOGGING ON LEAF YIELD OF SOME NEW HYBRID MULBERRY VARIETIES

ABSTRACT The research results on effects of waterlogging on growth and development, yield

components and leaf yield in hybrid mulberry varieties F1 VH13, VH15 and VH17 showed that if trees were suffered from flooding period within 14-15 days, germ growth rate, leaf speed ratio were reduced while rose stems and bud off the yelow leaves were increased. In waterlogged conditions, the leaf yield reached only 11.26 - 14.50 tan/ha decreased from 6.26 to 13.80% compared to that in non waterlogged conditions. The influence level of flooding conditions to growth and leaf yield was different among varieties. Waterlogging influence on mulberry hybrid varieties was less effected than on HaBac mulberry variety. Variety VH17 was the least effected by waterlogging among studied varieties. The leaf yield of VH7 in flooding condition was decreased 6.62% compared with that in non flooding condition, following was observed at VH15 with yield decrease of 9.78% and at VH13 (11.13%) while the leaf yield of Ha Bac was decreased 13.8%.

Keywords: Hybrid mulberry, leaf yield, growth and development, waterlogging.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây dâu (Morus alba L.) có vị trí rất quan trọng đối với ngành sản xuất Dâu tằm tơ vì lá

dâu là nguồn thức ăn duy nhất của con tằm dâu. Giống như các cây trồng khác trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây dâu cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh hại... Để đáp ứng nhu cầu về giống cho sản xuất hiện nay một số giống dâu lai trồng hạt mới chọn tạo có năng suất chất lượng cao như VH9, VH13, VH15, VH17... ra đời đã góp phần nâng cao năng suất chất lượng tơ kén [ 3]. Giống dâu tốt ngoài việc phải có năng suất lá cao, chất lượng lá tốt thì cần phải có khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh bất lợi để duy trì ổn định sản lượng lá.

Theo kết quả điều tra năm 2011 cả nước ta có trên 17 ngàn ha dâu, cây dâu được phát triển ở cả 8 vùng sinh thái Nông nghiệp trên cả nước nhưng chỉ có 4 vùng sản xuất dâu tằm tập trung là: Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ. Trong đó Vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích dâu là 4.597 ha chiếm 26,04% đứng ở vị trí thứ 2 sau vùng Tây Nguyên [1]. Bên cạnh những lợi thế để phát triển dâu tằm như điều kiện tự nhiên, đất đai, lao động, tập quán canh tác... thì vùng đồng bằng sông Hồng còn có những khó khăn vì đây là vùng có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều tuy th uận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây dâu, nhưng về mùa hè hay có mưa bão nên thường gây ra tình trạng ngập úng cục bộ ảnh hưởng đến cây trồng nói chung và cây dâu nói riêng do đó việc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của một số điều kiện ngoại cảnh bất thuận đặc biệt là ngập úng đến một số giống dâu lai mới chọn tạo có vai trò quan trọng trong việc khuyến cáo sử dụng giống mới cho sản xuất góp phần ổn định sản lượng lá trong điều kiện bất thuận về thời tiết ngày càng tăng.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu

- Gồm 03 giống dâu lai F1 trồng hạt là VH13, VH15, VH17 và giống Hà Bắc (đ/c). - Thí nghiệm được tiến hành trên các giống dâu trồng năm 2012, mật độ 22.200 cây/ha

(hàng x hàng 1,5 m; cây x cây: 0,30 m).

37

2. Phương pháp nghiên cứu - Thí nghiệm gồm 2 công thức, 3 lần nhắc lại , diện tích mỗi ô thí nghiệm 30m2 được

thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên đầu đủ (RCB) trên cùng một nền phân bón 20 tấn phân chuồng và 2000 kg hỗn hợp NPK 16,5:7:7/ha/năm. Các công thức thí nghiệm:

+ CT1- Xử lý ngập úng: Tạo úng nhân tạo cho ruộng dâu bằng cách đắp bờ giữ nước xung quanh ruộng dâu, dùng bơm xả nước vào ruộng dâu để gây úng đảm bảo nước ngập gốc dâu liên tục trong thời gian 14-15 ngày, sau đó cho nước rút từ từ trong 3 -4 ngày. Tạo úng từ ngày 15/5 – 29/5/2014 trên ruộng dâu được đốn ngày 25/4/2014.

+ CT2- Không xử lý ngập úng - Chỉ tiêu theo dõi: tốc độ phát triển mầm dâu, tốc độ ra lá, số lá/500 gr, số lá/m cành,

khối lượng lá/m cành, tỷ lệ mầm tắt búp, tỷ lệ mầm nảy hữu hiệu, tỷ lệ lá vàng trên cây, năng suất lá dâu (tấn/ha).

- Địa điểm nghiên cứu: Tại Trạm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng, Vũ Thư, Thái Bình. - Thời gian nghiên cứu: Thực hiện từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2014. - Số liệu thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học IRRISTAT 5.0 và

EXCEL.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Ảnh hưởng của ngập úng đến sinh trưởng mầm dâu

Cây trồng nói chung và cây dâu nói riêng trong quá trình sinh trưởng và phát triển đều không thể thiếu các nhân tố sinh thái như ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ không khí, nước và dinh dưỡng... Các nhân tố sinh thái này đều có tác động tương hỗ không tách rời nhau. Mối quan hệ giữa các nhân tố sinh thái với cây dâu là rất phức tạp. Trong đó nước là nhân tố sinh thái quan trọng. Thiếu hay thừa nước đều có ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Bảng 1. Ảnh hưởng của ngập úng đến tốc độ phát triển mầm dâu ĐVT: cm/ngày

Giống dâu

Không xử lý ngập úng Xử lý ngập úng Chỉ số so sánh

(%)

Từ 10/6 đến 15/6

Từ 15/6 đến 20/6

Từ 20/6 đến 25/6

Từ 25/6 đến 30/6

Trung bình

Từ 10/6 đến 15/6

Từ 15/6 đến 20/6

Từ 20/6 đến 25/6

Từ 25/6 đến 30/6

Trung bình

VH13 2,89 2,43 2,32 2,34 2,50 2,67 2,08 2,05 2,18 2,25 89,98 VH15 2,86 2,86 2,45 2,43 2,65 2,31 2,33 2,35 2,31 2,33 87,74 VH17 2,74 2,65 2,58 2,36 2,58 2,49 2,34 2,28 2,31 2,36 91,19

Hà Bắc 2,43 2,25 2,35 2,23 2,32 2,24 2,05 1,95 1,68 1,98 85,53 Kết quả theo dõi tốc độ phát triển của mầm dâu của tất cả các giống trong điều kiện

ruộng dâu được tạo úng cho thấy tốc độ phát triển của mầm dâu đều thấp hơn so với điều kiện không úng, tốc độ phát triển mầm bình quân trong điều kiện úng chỉ dao động từ 1,98 -2,36 cm/ngày, trong khi ở điều kiện không úng bình quân tốc độ phát triển mầm dâu đạt từ 2,32 -2,65 cm/ngày tốc độ phát triển mầm dâu trong điều kiện bị úng đã giảm từ 8,81 -14,47%. Nguyên nhân chủ yếu là do khi bị ngập nước làm cho đất thiếu không khí cây dâu khó hút dinh dưỡng để nuôi cây do đó ảnh hưởng đến tốc độ phát triển mầm dâu.

Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của úng ở mỗi giống dâu là khác nhau. So với điều kiện tự nhiên thì giống Hà Bắc tốc độ phát triển mầm dâu trong điều kiện bị úng bị giảm nhiều, cụ thể trong điều kiện tự nhiên (không gây úng) giống Hà Bắc có tốc độ phát triển mầm đạt 2,32 cm/ngày nhưng ở điều kiện úng tốc độ phát triển của mầm giảm chỉ còn 1,98 cm/ngày (giảm 14,47%), ti ếp đến là giống VH15 giảm tới 12,26%, giống VH17 có mức độ giảm là ít nhất 8,81%.

38

2. Ảnh hưởng của ngập úng đến tốc độ ra lá Tốc độ sinh trưởng mầm, tốc độ ra lá của cây dâu mạnh hay yếu ngoài chịu chi phối của

giống nó còn phụ thuộc vào điện kiện ngoại cảnh môi trường sống. Trong điều kiện môi trường sống không thuận lợi như hạn hán, úng, sâu bệnh hại, thiếu dinh dưỡng...đều có ảnh hưởng bất lợi đến sinh trưởng của cây dâu. Tương tự tốc độ phát triển của mầm dâu tốc độ ra lá của các giống dâu cũng giảm đi trong điều kiện cây dâu bị úng. Số liệu bảng 2 cho thấy trong điều kiện tự nhiên tốc độ ra lá của các giống giao động từ 0,32 -0,39 lá/ngày nhưng ở điều kiện úng tốc độ ra lá của các giống đều giảm và chỉ còn từ 0,28-0,36 lá/ngày, từ đó cho thấy tốc độ ra lá đã giảm từ 6,58-13,46%.

Bảng 2. Ảnh hưởng của ngập úng đến tốc độ ra lá ĐVT: lá/ngày

Giống dâu

Không xử lý ngập úng Xử lý ngập úng Chỉ số so sánh

(%)

Từ 10/6 đến 15/6

Từ 15/6 đến 20/6

Từ 20/6 đến 25/6

Từ 25/6 đến 30/6

Trung bình

Từ 10/6 đến 15/6

Từ 15/6 đến 20/6

Từ 20/6 đến 25/6

Từ 25/6 đến 30/6

Trung bình

VH13 0,33 0,37 0,35 0,29 0,34 0,29 0,35 0,30 0,26 0,30 89,55 VH15 0,36 0,42 0,45 0,33 0,39 0,29 0,34 0,38 0,34 0,34 86,54 VH17 0,33 0,37 0,43 0,39 0,38 0,28 0,37 0,38 0,39 0,36 93,42

Hà Bắc 0,29 0,33 0,34 0,31 0,32 0,23 0,29 0,29 0,30 0,28 87,40 Ở điều kiện tự nhiên giống VH15 có tốc độ ra lá đạt cao nhất là 0,39 lá/ ngày nhưng

trong điều kiện úng tốc độ ra lá chỉ đạt 0,33 lá/ ngày, do đó tốc độ ra lá giảm nhiều nhất tới 13,46%, tiếp đến là giống Hà Bắc giảm 12,60%; Giống VH13 giảm 10,45% và giống VH17 có mức độ giảm ít nhất chỉ có 6,58%. 3. Ảnh hưởng của ngập úng đến một số yếu tố cấu thành năng suất lá dâu

Cũng giống các cây trồng khác cây dâu muốn sinh trưởng và phát triển thuận lợi thì các nhân tố sinh thái như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm không khí, ẩm độ đất, kết cấu của đất và dinh dưỡng phải hài hòa, một trong các yếu tố đó quá ít hoặc quá nhiều đều ảnh hưởng đến quá trình sống của cây.

Bảng 3. Ảnh hưởng của ngập úng đến số lá/500g và khối lượng lá/mét cành

Giống dâu Không xử lý ngập úng Xử lý ngập úng Chỉ số so sánh (%)

Sốlá/500g (lá)

Khối lượng lá/mét cành (g)

Số lá/500g(lá)

Khối lượng lá/mét cành(g) Số lá/500g Khối lượng

lá/mét cành VH13 210,2 122,4 229,4 107,3 109,13 87,66 VH15 183,7 131,2 199,2 118,8 108,44 90,55 VH17 187,6 129,6 198,2 120,2 105,65 92,75 HB 233,2 109,5 265,7 91,4 113,94 83,47 LSD 0,05 10,7 3,3 9,5 4,5 CV% 4,4 3,9 5,8 6,5

Số liệu bảng 3 cho thấy ở điều kiện bị úng đã ảnh hưởng đến số lá/500gr, khối lượng lá/mét cành của các giống. Ở điều kiện tự nhiên số lá/500 gr của các giống dao động từ 173,7-233,2 lá còn ở điều kiện bị úng số lá/500gr từ 198,2 -265,7 lá do đó mức độ chênh lệch về số lá/500 gr ở hai điều kiện là từ 5,65 -13,94%. Với chỉ tiêu khối lượng lá/mét cành trong điều kiện tự nhiên các giống đạt từ 109,5-131,3 gr, nhưng khi bị úng chỉ tiêu này giảm chỉ còn từ 91,4-120,2 gr, mức độ giảm về khối lượng lá mét cành giữa hai điều kiện từ 7,25-16,53%.

Qua đó có thể thấy khi lượng nước trong đất quá nhiều làm cho đất thiếu không khí, dẫn đến thúc đẩy vi khuẩn yếm khí hoạt động mạnh trong quá trình phân giải các chất hữu cơ, nó

39

sản sinh ra chất độc làm hại bộ rễ cây dâu. Cây dâu khó hút dinh dưỡng để nuôi cây do đó ảnh hưởng đến tốc độ phát triển mầm, tốc độ ra lá dâu, làm cho lá dâu nhỏ hơn.

Hiện tượng tắt búp hay là hiện tượng mầm ngừng sinh trưởng chính là phản ứng thích nghi của cây dâu khi gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Mầm tắt búp là mầm sau khi ra được 3-4 lá thì ngừng không sinh trưởng lá dâu ở những mầm này thường nhỏ, mỏng và nhanh già hơn lá dâu ở những cành dâu phát triển.

Bảng 4. Ảnh hưởng của ngập úng đến số mầm nảy hữu hiệu và tỷ lệ mầm tắt búp

Giống dâu

Không xử lý ngập úng Xử lý ngập úng Chỉ số so sánh mầm

tắt búp giữa hai điều kiện

(%)

Số mầm nảy hữu

hiệu (mầm)

Tỷ lệ mầm nảy hữu hiệu

(%)

Tỷ lệ mầm tắt búp (%)

Số mầm nảy HH (mầm)

Tỷ lệ mầm nảy hữu hiệu (%)

Tỷ lệ mầm tắt búp

(%)

VH13 45 67,54 32,46 40 64,85 35,15 108,29 VH15 52 72,35 27,65 47 66,78 33,22 120,14 VH17 59 77,68 22,32 55 74,34 25,66 114,96 Hà Bắc 42 61,28 38,72 35 50,48 49,52 127,89 LSD 0,05 3,35 2,95 4,55 3,75 CV% 5,67 6,07 7,67 6,97

Kết quả số liệu bảng 4 cho thấy, trong điều kiện bị úng đã làm cho số mầm nảy hữu hiệu, tỷ lệ nảy mầm hữu hiệu giảm đi và mầm dâu bị tắt búp tăng lên. Ở điều kiện tự nhiên tỷ lệ mầm tắt búp chỉ từ 22,32-38,72% nhưng ở điều kiện bị úng tỷ lệ mầm tắt búp lên tới 25,66-49,52%, so với điều kiện tự nhiên thì tỷ lệ mầm tắt búp ở điều kiện bị úng tăng từ 8 ,29-20,14%. Mức độ tăng tỷ lệ mầm tắt búp ở điều kiện bị úng so với điều kiện tự nhiên của giống VH13 là thấp nhất trong các giống và tỷ lệ tăng là 8,29%, tiếp đến là giống VH17 tăng 14,96%, giống VH15 tăng 20,14%, giống Hà Bắc tăng nhiều nhất tới 27,89%.

Bảng 5. Ảnh hưởng của ngập úng đến tỷ lệ lá vàng trên cây

Giống dâu

Không xử lý ngập úng Xử lý ngập úng Chỉ số so sánh (%)

Bình quân số lá/cây

(lá)

Số lá vàng (lá)

Tỷ lệ lá vàng (%)

Bình quân số lá/cây

(lá)

Số lá vàng (lá)

Tỷ lệ lá vàng (%)

VH13 265 14,6 5,51 257 41,7 16,23 294,51 VH15 286 11,7 4,09 276 38,6 13,99 341,87 VH17 299 8,7 2,91 269 27,5 10,22 351,34 HB 247 15,6 6,32 241 51,8 21,49 340,32 LSD 0,05 1,56 2,15 CV% 3,1 4,5

Trong điều kiện bị úng so với giống đối chứng Hà Bắc, 03 giống dâu lai VH13, VH15 và VH17 đều có tỷ lệ tỷ lệ mầm tắt búp thấp hơn nên tỷ lệ mầm nảy hữu hiệu đã cao hơn từ 14,37-23,86%. Trong đó giống VH17 có tỷ lệ mầm nảy hữu hiệu đạt cao nhất 74,34%; giống VH15 và VH13 tương đương nhau đạt từ 64,85 -66,78% % (độ tin cậy 95%). Sở dĩ giống dâu Hà Bắc có số mầm hữu hiệu thấp và số mầm tắt búp cao hơn các giống dâu lai theo chúng tôi có liên quan đến bộ rễ của cây dâu. Theo kết quả nghiên cứu của Hà Văn Phúc [3] giống dâu Hà Bắc do nhân giống vô tính nên rễ đều là rễ phụ phát sinh chủ yếu ở vết cắt của hom và các mầu lồi vì thế phát triển không mạnh còn các giống dâu lai được nhân giống theo phương pháp hữu tính nên rễ được hình thành từ phôi bao gồm cả rễ cái (rễ cọc) và rễ phụ. Rễ cái phát

40

triển rất mạnh và xuyên sâu vào trong đất để hút nước và dinh dưỡng từ đó giúp cho rễ phụ phát triển theo từ đó giúp cho cây dâu thích nghi tốt hơn với điều kiện bị ngập úng.

Lá dâu được ví là hình ảnh của con tằm, chất lượng lá dâu quyết định đến năng suất chất lượng kén tằm. Lá dâu chứa đựng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con tằm như: protein, lipit, gluxit, chất khoáng, vitamin,... yêu cầu lá dâu lá phải dầy, màu xanh đậm còn lá dâu bị bệnh, vàng úa thì tằm sẽ ăn ít thậm trí không ăn. Chất lượng lá dâu ngoài phụ thuộc vào giống thì các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nhân tố sinh thái có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng của lá dâu.

Trong điều kiện cây dâu bị úng tỉ lệ lá vàng trên cây tăng rõ rệt so với điều kiện tự nhiên. Kết quả thu được ở bảng 5 cho thấy ở điều kiện tự nhiên tỷ lệ lá vàng của các giống chỉ dao động từ 2,91-6,32% nhưng ở điều kiện ngập úng tỷ lệ lá vàng của các giống tăng lên từ 10,22-21,49% gấp từ 3,0-3,5 lần. 4. Ảnh hưởng của ngập úng đến năng suất lá dâu

Bảng 6. Ảnh hưởng của úng đến năng suất lá dâu

Giống dâu

Không xử lý ngập úng Xử lý ngập úng Chỉ số so sánh giữa hai điều kiện (%)

Năng suất lá BQ/cây (kg)

Năng suất lá/ha (kg)

Năng suất lá BQ/cây (kg)

Năng suất lá/ha (tấn)

VH13 0,665 14,63 0,591 13,00 88,87 VH15 0,716 15,75 0,646 14,11 89,58 VH17 0,703 15,47 0,659 14,50 93,74 HB 0,594 13,07 0,512 11,26 86,20 LSD 0,05 3,82 3,52 CV% 6,87 8,12

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ngập úng đến sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu ở các giống dâu cho thấy khi gặp điều kiện ngập úng đã ảnh hưởng rõ rệt đến cây dâu làm cho tốc độ sinh trưởng mầm chậm, tốc độ ra lá giảm, tỷ lệ mầm tắt búp tăng và đặc biệt là tỷ lệ lá vàng trên cây nhiều. Ở điều kiện không ngập úng năng suất lá dâu bình quân trên cây của các giống từ 0,594g-0,716 kg/cây nhưng khi bị ngập úng năng suất lá bình quân trên cây giảm đi chỉ còn từ 0,512-0,659 kg từ đó làm giảm năng suất lá/ha ở điều kiện bị ngập úng chỉ còn từ 11,26 -14,50 tấn/ha giảm đi từ 6,26-13,80% so với điều kiện không úng. Các giống dâu khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của điều kiện úng đến sinh trưởng phát triển, năng suất lá là khác nhau, so với giống Hà Bắc các giống dâu lai có mức độ ảnh hưởng ít hơn, trong đó giống VH17 có mức độ ảnh hưởng của úng là thấp nhất cụ thể năng suất lá dâu/ha ở điều kiện bị ngập úng so với điều kiện không úng chỉ giảm 6,62%, tiếp đến là giống VH15 năng suất giảm 9,78% và giống VH13 giảm đi 11,13%, còn giống Hà Bắc đã giảm tới 13,80% (độ tin cậy 95%).

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Cây dâu sinh trưởng trong điều kiện bị ngập úng đã làm cho tốc độ sinh trưởng mầm, tốc độ ra lá giảm, tỷ lệ mầm tắt búp tăng và đặc biệt là tỷ lệ lá vàng trên cây nhiều từ đó làm giảm năng suất lá, ở điều kiện bị úng năng suất lá/ha chỉ còn từ 11,26-14,50 tấn giảm 6,26-13,80% so với điều kiện không úng. Trong các giống thí nghiệm kết quả cho thấy giống VH17 có khả năng chịu úng tốt nhất, hai giống VH13 và VH15 tương đương nhau và thấp nhất là giống Hà Bắc.

41

2. Đề nghị Ruộng dâu phải đảm bảo hệ thống tiêu thoát nước tốt, không nên để ruộng dâu ngập

nước quá 7 ngày, những vùng đất bãi ven sông hàng năm hay bị ngập nước nên trồng giống dâu lai F1 trồng hạt để hạn chế tác hại của ngập úng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Đảm (2011). Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước, mã số KC.06.13/06-10:

“Nghiên cứu một số giải pháp KHCN nhằm phát triển sản xuất dâu tằm bền vững phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”, giai đoạn 2008-2010.

2. Hà Văn Phúc và Ngô Xuân Bái (tháng 10/1994). “Năng suất lá và sức đề kháng với điều kiện bất lợi của một số giống dâu nhập nội” . Tạp chí Khoa học Công nghệ và Quản lý kinh tế, (388), tr. 367-368.

3. Hà Văn Phúc (2003). Phương pháp nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới và một số thành tựu đạt được của Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Hà Văn Phúc, Vũ Đức Ban và Ngô Xuân Bái (2006). “Kết quả nghiên cứu lai tạo giống dâu lai F1 tam bội thể trồng hạt VH13”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về Rau, hoa, quả và Dâu tằm tơ. Giai đoạn 2001-2005. Tr. 385-39. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Huo, Yong Kang (2000). Mulberry cultivation in China. Proceedings of the Biology conference. Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, Số 6/(59), năm 2015.

ẢNH HƯỞNG CỦA NGẬP ÚNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÁ MỘT SỐ

GIỐNG DÂU LAI MỚI CHỌN TẠO Nguyễn Thị Len, Phạm Xuân Thu và cộng sự

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ngập úng đến sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu ở các giống dâu la i F1 VH13, VH15 và VH17 cho thấy trong quá trình sinh trưởng nếu bị ngập úng trong thời gian từ 14 -15 ngày thì tốc độ sinh trưởng mầm, tốc độ ra lá giảm, tỷ lệ mầm tắt búp tăng và tỷ lệ lá vàng trên cây nhiều, năng suất lá dâu ở điều kiện bị úng chỉ đạt từ 11,26-14,50 tấn/ha giảm đi từ 6,26-13,80% so với điều kiện không úng. Mức độ ảnh hưởng của điều kiện ngập úng đến sinh trưởng phát triển, năng suất lá của các giống dâu khác nhau thì biểu hiện khác nhau. So với giống dâu Hà Bắc, các giống dâu lai có mức độ ảnh hưởng ít hơn, trong đó giống VH17 có mức độ ảnh hưởng của ngập úng là thấp nhất, năng suất lá dâu/ha ở điều kiện bị ngập úng của giống VH17 so với điều kiện không úng chỉ giảm 6,26%, tiếp đến là giống VH15 năng suất giảm 9,78% và giống VH13 giảm đi 11,13%, còn giống Hà Bắc đã giảm tới 13,80%.

Từ khóa: Giống dâu lai, năng suất lá, sinh trưởng và phát triển, ngập nước.

42

XÁC ĐỊNH KHOẢNG THỜI GIAN THỤ PHẤN THÍCH HỢP CHO HOA CÁI CỦA CÂY DÂU.

Tống Thị sen

SUMMARY DETERMINE THE APPROPRIATE POLLINATION TIME FOR

THE MULBERRY TREES Research on determining the appropriate pollination time for the mulberry trees. To determine the appropriate pollination time for the mulberry trees, we

experimentalised as follows: the variety K10 was hybridised sexually with the variety DB86 at time like: the female flower newly opened; the female flower opened 2 days, 4 days, 6 days, 8 days, 10 days and 12 days. The results of experiment showed that after the female flower had opened 2-6 days, the percentage of effective pollination is highest about 55.60% - 67.80%. The average seeds of each mulberry fruit is about 37.56 - 48.21 seeds, it increased by 38% - 77%. The percentage of sprouted seeds is about 90.90% - 91.03%, increased by 4% - 6%. The number of mulberry trees that are still alive on stage of three real leaves rose 7% - 10% than pollinate at the flower newly opened.

Key words: Mulberry, pollination, hybrid.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây dâu (Morus allba L.) có thể nhân giống bằng hai phương pháp vô tính và hữu tính.

Nhân giống hữu tính có nhiều ưu điểm cho hệ số nhân giống rất cao. Cây dâu có bộ rễ phát triển vừa sâu, vừa rộng nên có thể thích ứng rất rộng với nhiều loại đất và điều kiện sinh thái khác nhau, chống chịu rất tốt với điều kiện hạn. Ngoài ra do có ưu thế lai nên các giống dâu lai F1 đều cho năng suất lá cao hơn.

Trong thời gian qua các nhà chọn tạo giống dâu của Việt Nam đã lai tạo ra một số giống dâu lai F1 trồng hạt như VH9, VH13, VH15. Năng suất, chất lượng hạt vườn dâu bố mẹ phụ thuộc vào một số điều kiện khác nhau như đặc tính của giống, mật độ trồng dâu, biện pháp chăm sóc vườn sản xuất hạt và kỹ thuật điều chỉnh thời gian ra hoa giữa hai giống bố, mẹ. Thời điểm ra hoa của hai giống dâu bố, mẹ là yếu tố quyết định năng suất chất lượng hạt dâu. Hoa đực của cây dâu có thể ra nhiều đợt nhưng hoa cái chỉ ra tập trung trong một đợt, trong thực tế thấy rằng khi hoa cái nở thời gian tung vòi nhụy trắng kéo dài nhưng chưa có nghiên cứu nào cho thấy rằng thời gian này kéo dài trong bao lâu và thời điểm nào hoa đực tung phấn là thích hợp nhất đối với hoa cái. Trong các cặp bố mẹ để sản xuất hạt lai VH9, VH13 trước đây thì thấy rằng các giống dâu sử dụng làm mẹ đều ra hoa sớm hơn giống bố là ĐB86. Việc xác định thời gian vòi nhụy có thể chờ hạt phấn là yếu tố quan trọng giúp cho sự điều khiển nảy mầm hoa của cặp lai bố mẹ phù hợp nhất. Hiện nay nguồn nguyên liệu khởi đầu phục vụ cho công tác lai tạo giống dâu mới ở nước ta chủ yếu là giống nhập nội có nguồn gốc từ Trung Quốc, giống K10 là một trong những giống điển hình, đại diện cho các giống dâu nập nội. Bài viết này là kết quả của nghiên cứu:

“Xác định khoảng thời gian thụ phấn thích hợp cho hoa cái của cây dâu”.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu và thời gian tiến hành

- Giống dâu K10 là giống mẹ, có nguồn gốc từ Quảng Đông (Trung Quốc) và giống dâu bố là ĐB86 tứ bội thể. Hai giống dâu bố mẹ này lai với nhau tạo thành giống dâu lai F1 tam bội thể VH15 đã được hội đồng khoa học Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận

43

năm 2010. Cây dâu bố mẹ đạt 7 năm tuổi và được trồng tại Trạm nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng - Vũ Thư - Thái Bình.

- Thời gian thực hiện thí nghiệm tháng từ tháng 12/2012 đến tháng 8/2013. 2. Phương pháp nghiên cứu

- Cây dâu vụ đông năm 2012 để lưu không đốn. Khi mầm dâu xuân nảy, mầm hoa xuất hiện tiến hành bọc cành dâu đã chọn của cả giống bố và giống mẹ bằng bao giấy can để cách ly phấn của các giống khác. Khi vòi nhụy của hoa cái có màu trắng thì vặt bỏ các hoa dâu khác chưa nở ở các cành đánh dấu, nên phân chia số cành dâu này theo 7 công thức. Mỗi công thức 9 cành. Công thức 1 là đối chứng, được thụ phấn ngay khi vòi nhụy có màu trắng. Còn các công thức 2, 3, 4, 5, 6 và 7 thì thời gian thụ phấn sau 2, 4, 6, 8, 10 và 12 ngày so với công thức đối chứng.

Phấn của hoa đực để thụ phấn cho các công thức thí nghiệm đều là phấn lấy từ hoa nở cùng với ngày thí nghiệm thụ phấn.

Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc đều thực hiện giống nhau ở các công thức. Khi quả dâu chín hoàn toàn thì thu hoạch quả của các công thức và điều tra các chỉ tiêu đã đặt ra.

- Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý theo chương trình thống kê sinh học IRRISTAR 4.0 và EXELL.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Ảnh hưởng thụ phấn đến khả năng kết hạt của quả dâu

Nhân tố cấu thành sản lượng hạt của cây dâu gồm tổng độ dài cành, số lượng quả và số lượng của một quả. Số lượng hạt dâu trong một quả ngoài phụ thuộc vào số lượng hoa nhỏ trong một chùm hoa còn phun thuộc vào khả năng hữu thụ của cây.

Bảng 1. Ảnh hưởng thời gian thụ phấn đến khả năng kết hạt

Công thức thí nghiệm

Số hoa nhỏ trong chùm hoa

Số hạt/ quả Tỷ lệ hữu thụ của hoa (%) Số hạt CSSS (%)

1 64,40 ± 6,88 27,22 100 42,20 2 67,59 ± 6,88 37,56 138 55,60 3 71,06 ± 6,74 48,21 177 67,80 4 69,02 ± 6,28 39,00 143 56,50 5 68,00 ± 6,24 22,60 78 33,20 6 65,48 ± 6,55 20,10 72 30,70 7 63,77 ± 6,35 15,10 55 23,60

Khả năng hữu thụ của hoa chịu ảnh hưởng của một số nhân tố như đặc tính giống dâu, nhiệt độ trong thời gian ra hoa và thời gian thụ phấn ở hoa cái sau khi hoa đã nở. Số liệu ở bảng 1 cho thấy số hoa nhỏ trong một chùm hoa giữa các công thức thí nghiệm lệch nhau không nhiều, nhưng số lượng hạt thu được trong quả thì biến động lớn từ 15,10 – 48,21 hạt.

Ở công thức 1 sau khi hoa đã nở tiến hành thụ phấn ngay thì số lượng hạt thu được là 27,22 hạt và tỷ lệ hữu thụ đạt 42,20%. Nhưng sau khi hoa cái đã nở từ 2 – 6 ngày thì tỷ lệ hữu thụ của hoa cũng tăng từ 55,60 – 67,80%. Số lượng hạt trong một quả cũng tăng từ 37,56 – 48,21 hạt. Trong đó công thức 3 sau khi hoa nở 4 ngày đều cho tỷ lệ hoa hữu thụ và số hạt cao nhất (67,80% và 48,21 hạt). Từ công thức 5, 6 và 7 (thụ phấn sau khi hoa nở 8, 10 và 12 ngày) đều cho tỷ lệ hữu thụ và số hạt thấp.

44

Ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến tỷ lệ hữu thụ hoa

42.2

55.6

67.8

56.5

33.2 30.723.6

0

10

20

30

40

50

60

70

80

1Thời gian thụ phấn sau khi hoa cái nở (ngày)

T ỷ lệ

hữu

thụ

hoa

(%) 0 ngày

2 ngày4 ngày6 ngày8 ngày10 ngày12 ngày

Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của thời gian thụ phấn đến tỷ lệ hữu thụ hoa

Biểu đồ 1 biểu thị sự ảnh hưởng tỷ lệ hữu thụ của hoa và thời gian thụ phấn khác nhau. Nguyên nhân có sự khác nhau về tỷ lệ hữu thụ của hoa ở các thời gian thụ phấn khác

nhau theo chúng tôi là do có sự thay đổi về đặc điể m hình thái cũng như sinh lý ở hoa cái. Đặc điểm của cây dâu là ra hoa chùm và quả phức. Trong chùm hoa có một số hoa nhỏ, các hoa nhỏ đều không có cuống, đính chung một trục hoa. Khi hoa cái nở thì đầu vòi nhụy tách ra thành hai và có màu trắng. Trên núm nhụy có lông và tiết ra chất dịch mật. Hạt phấn nhờ gió chuyển đến núm nhụy và nhờ chất dịch mật của hoa cái mà hạt phấn nảy mầm tạo thành ống phấn và di chuyển vào trong phôi. Trong phôi diễn ra hàng loạt quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa, từ đó mới hình thành quá trình thụ tinh. Như vậy có thể khi vòi nhụy có màu trắng tức là về mặt đặc điểm hình thái đã chứng tỏ hoa nở nhưng một số cơ quan bên trong như noãn, phôi chưa đạt đến mức độ sinh lý hoàn chỉnh vì thế thụ phấn ở thời điểm này chưa đạt tỷ lệ hữu thụ cao.

Nhưng sau khi hoa cái n ở 2 – 6 ngày là thời kỳ các cơ quan sinh sản phát dục đạt đến thời điểm thích hợp và thụ phấn lúc này cho tỷ lệ hữu thụ. Đặc biệt sau 4 ngày thì tỷ lệ hữu thụ đạt tới 67%. Ở thời kỳ sau khi hoa nở 8, 10 và 12 ngày do dịch mật ở vòi nhụy khô đi và phát dục đã trải qua thời kỳ hưng phấn. Vì thế tỷ lệ hữu thụ giảm xuống từ 33 – 23%. Số hạt bình quân của một quả chỉ còn 22,60 – 15,10 hạt, giảm so với đối chứng 22 – 45% (biểu đồ 1). 2. Ảnh hưởng thời gian thụ phấn đến chất lượng hạt dâu

Bảng 2. Độ mẩy của hạt ở các thời gian thụ phấn

Công thức thí nghiệm

Số hạt thí

nghiệm ( hạt)

Hạt nổi Hạt chìm Khối lượng 1000 hạt (g) Số hạt

(hạt) Tỷ lệ hạt nổi (%)

Số hạt (hạt)

Tỷ lệ hạt nổi (%)

1 400 60,90 100 339,10 100 1,96 2 400 47,50 78 352,50 104 2,19 3 400 46,40 76 353,60 104 2,32 4 400 38,10 62 361,90 106 2,24 5 400 84,80 139 315,20 92 2,19 6 400 122,60 201 277,40 82 2,04 7 400 158,20 259 241,80 71 1,98

CV% 2,8 LSD 0,05% 0,11

45

Chất lượng hạt dâu được thể hiện ở các chỉ tiêu như số hạt chìm, hạt nổi và khối lượng 1000 hạt. Hạt dâu nổi là những hạt không mẩy, hàm lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt không cao. Nếu những loại hạt này qua bảo quản lạnh trong thời gian dài thì tỷ lệ nảy mầm rất thấp. Kết quả điều tra ở 400 hạt dâu thí nghiệm thì tỷ lệ hạt nổi dao động từ 38,10 – 158,20 hạt. Ở công thức 2, 3, 4 thụ phấn sau khi hoa nở 2, 4 và 6 ngày đều có tỷ lệ hạt nổi thấp hơn đối chứng từ 38 – 24%, tỷ lệ hạt chìm cao. Khối lượng bình quân 1000 hạt cũng đạt cao. Sở dĩ ở các công thức 2, 3, 4 có khối lượng 1000 hạt cao là do hai yếu tố chi phối thứ nhất là tỷ lệ hạt nổi thấp và thứ 2 cũng có thể do hạt chìm nặng hơn so với các công thức còn lại. 3. Sức nảy mầm của hạt dâu

Hạt dâu sau khi gieo ở vườn ươm tỷ lệ hạt nảy mầm, sức sống của hạt chi phối rất lớn đến tỷ lệ thu hoạch cây trên một khối lượng hạt gieo. Ngoài điều kiện ngoại cảnh ra thì chất lượng hạt cũng ảnh hưởng không nhỏ.

Bảng 3. Ảnh hưởng thời gian thụ phấn đến sức sống của hạt dâu

Công thức thí nghiệm

Số hạt thí nghiệm (hạt)

Hạt nảy mầm Thời gian kết thúc nảy mầm

(ngày) Số hạt (hạt) Tỷ lệ nảy mầm (%)

1 400 355.33 88.83 3.67 2 400 365.33 91.33 3.67 3 400 369.67 92.40 3.33 4 400 363.67 90.90 4.00 5 400 351.67 87.90 4.33 6 400 336.67 84.10 4.67 7 400 321.33 80.30 5.33

- Tỷ lệ hạt dâu nảy mầm ở các công thức 2, 3 và 4 đều cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ hạt chìm cao tức là hạt nảy mầm cao hơn. Các công thức thụ phấn sau khi hoa nở 8, 10 và 12 ngày đều cho tỷ lệ hạt nảy thấp.

- Thời gian nảy mầm ở các công thức 4, 5, 6 và 7 đều kéo dài hơn. Như vậy thời gian thụ phấn sau khi hoa nở khác nhau đều có ảnh hưởng tốt hoặc xấu

đến sức sống của hạt dâu sau khi gieo.

IV. KẾT LUÂN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

- Sau khi hoa cái của cây dâu nở, tiến hành thụ phấn ở các thời gian khác nhau đều có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng hữu thụ, số lượng hạt, chất lượng hạt và sức sống của cây con.

- Thụ phấn ở thời gian hoa cái nở được 2 – 6 ngày thì tỷ lệ hoa hữu thụ đạt cao nhất 55,60 – 67,80%. Số hạt trong một quả tăng từ 38 – 77%, tỷ lệ hạt nảy mầm tăng từ 4,78 – 6,38%. Số cây sống đến khi có 3 lá thật tăng 7,07 – 10% so với đối chứng. Còn thụ phấn ở thời kỳ khác đều cho kết quả thấp hơn. 2. Đề nghị

- Khi thụ phấn để lai tạo giống dâu mới nên thực hiện sau khi hoa cái nở 2 đến 6 ngày. - Vườn dâu bố mẹ để sản xuất hạt lai, khi giống dâu mẹ ra hoa sớm hơn giống dâu bố

trong vòng 1 tuần thì không cần phải áp dụng các biện pháp điều chỉnh thời gian ra hoa.

46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà Văn Phúc (2002). “Kết quả nghiên cứu lai tạo chọn lọc giống dâu lai F1 trồng hạt.

Báo cáo tại hội thảo khoa học”, “Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Hà Nội.

2. Hà Văn Phúc (2003). “Phương pháp nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới và một số thành tựu đạt được của Việt Nam” – Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

3. Shuzhu – Han (2005). Guangxi canye. Guangxi sericulture, vol 42, No1, pp.1-4

47

XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH CÂY TRỒNG XEN THÍCH HỢP TRONG RUỘNG DÂU LAI F1-VH17

Nguyễn Thị Len, Lê Thị Hường

Ngô Thị Linh Hương, Phạm Xuân Thu

ABSTRACT DETERMING DISTANCE OF SUITABLE ALTERNATING CULTIVATION IN

HYBRID MULBERRY FIELD F1-VH17 To take advantage of space distance between mulberry rows in the field, the period

when mulberry tree growth was slow or stopped as in the Spring and Autumn-Winter crops, alternating cultivation in mulberry fields is really significant because it not only limited the growth of weeds but also increases income of famers. To increase the efficiency of land use without affecting yield of mulberry leaves, the mulberry field per year can intercrop with groundnuts in Spring-Summer and cabbages in the Autumn-Winter crop. Inteccropping distances between mulberry trees and groundnuts was 35 cm × 20 cm and 26,600,000 dong/ha for income, planting distance with cabbages was 60 cm × 50 cm and increased 36,350,000 dong/ha for income. Increased income from alternating crop reached 62,950,000 dong/ha/year. The altermating cultivation in the mulberry field can be confirmed as an effective combination to improve incomes for famers and to stabilize and develop sustainable sericulture industry.

Keywords: Hybrid mulberry, productivity, alternating cultivation, density.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây dâu là cây có nhiệm kỳ kinh tế dài trồng một lần có thể cho thu hoạch từ 15 -20

năm. Trong năm cây dâu bắt đầu nảy mầm sinh trưởng vào vụ Xuân khi nhiệt độ không khí trên 120C, tốc độ sinh trưởng phát triển của cây mạnh nhất vào vụ Hè sau đó giảm dần vào vụ Thu và ở vụ Đông thì ngừng sinh trưởng, thời gian thành thục của lá từ 25-40 ngày tùy điều kiện mùa vụ. Một năm cây dâu thường được đốn từ 1-2 lần, có hai hình thức đốn chủ yếu là đốn sát vào vụ Đông trước và sau đông chí từ 5 – 7 ngày sau đó đốn phớt ngọn cành vào trung tuần tháng 8, hoặc đốn phớt ngọn cành vào trước và sau đông chí từ 5 – 7 ngày và đốn sát vào cuối tháng 4. Để tận dụng khoảng đất trống giữa các hàng dâu trong ruộng dâu ở các thời kỳ cây dâu phát triển chậm và ngừng sin h trưởng như ở vụ Xuân và vụ Thu Đông thì việc trồng xen trong ruộng dâu có tác dụng hạn chế cỏ dại và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay có diện tích dâu là 4.597 ha chiếm 26,04% tổng diện tích dâu của cả nước trong đó có 3.580 ha dâu (chiếm 78% diện tích trồng dâu) có trồng xen các cây rau màu, cây họ đậu, cây ngô ....Cây trồng xen trong ruộng dâu đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích đất, tăng thu nhập cho hộ gia đình. Tuy nhiên trồng xen cây gì và mật độ trồng là bao nhiêu thì chưa được quan tâm nhiều do đó việc nghiên cứu xác định mật độ cây trồng xen thích hợp trong ruộng dâu làm căn cứ để khuyến cáo cho người dân là công việc có ý nghĩa thực tế để phát triển nghề dâu tằm ổn định, bền vững và hiệu quả.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu

- Giống cây trồng xen: giống lạc Thái Bình TB25 và giống cải bắp KK Cross. - Giống dâu: giống dâu lai F1-VH17 được trồng năm 2012, mật độ 15.000 cây/ha (hàng

x hàng: 2,2 m, cây x cây: 0,30 m).

48

2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu khoảng cách trồng xen lạc ở vụ Xuân Hè: Thí nghiệm gồm 4 công thức, 4 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 30 m2 được thiết

kế theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) trên cùng một nền phân bón (01 ha/năm bón 2 0 tấn phân chuồng, 2000 kg hỗn hợp NPK 16,5:7:7). Các công thức thí nghiệm:

+ Công thức 1: hàng x hốc là 35 cm x 20 cm + Công thức 2: hàng x hốc là 30 cm x 20 cm + Công thức 3: hàng x hốc là 25 cm x 20 cm + Công thức 4: Không trồng lạc (đ/c) Các chỉ tiêu theo dõi: Đối với lạc: Số quả/cây; số quả chắc; khối lượng 100 quả; khối

lượng 100 hạt; năng suất thực thu (tạ/ha). Đối với dâu: Kích thước lá; số lá/500 g, số lá/m cành, khối lượng lá/m cành, năng suất lá dâu (tấn/ha).

- Nghiên cứu khoảng cách trồng xen cải bắp ở vụ Thu Đông: Thí nghiệm gồm 4 công thức, 4 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 30 m2 được thiết

kế theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) trên cùng một nền phân bón (01 ha/năm bón 20 tấn phân chuồng, 2000 kg hỗn hợp NPK 16,5:7:7). Các công thức thí nghiệm:

+ Công thức 1: 60 cm x 55 cm + Công thức 2: 60 cm x 50 cm + Công thức 3: 60 cm x 40 cm + Công thức 4: Không trồng bắp cải (đ/c) Các chỉ tiêu theo dõi: Đối với cải bắp: Tỷ lệ bắp/cây, khối lượng trung bình bắp, năng

suất thực thu. Đối với dâu: Kích thước lá; số lá/500 g, số lá/m cành, khối lượng lá/m cành, năng suất lá dâu (tấn/ha).

- Địa điểm nghiên cứu: Tại Trạm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng, Vũ Thư, Thái Bình.

- Thời gian nghiên cứu: Năm 2014. - Số liệu thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học IRRISTAT 5.0 và

EXCEL.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Xác định khoảng cách trồng xen lạc ở vụ xuân hè 1.1. Ảnh hưởng của khoảng cách đến các yếu tố cấu thành năng suất củ

Vụ Xuân - Hè là vụ thích hợp cho nuôi tằm nên trồng xen những cây ít bị sâu bệnh phá hoại để không phải phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng xen mà vẫn đảm bảo cho năng suất của cây trồng xen và không làm ảnh hưởng đến chất lượng lá dâu. Kết quả nghiên cứu cây trồng xen trong ruộng dâu cho thấy có thể trồng xen các loại cây họ đậu như lạc đỗ các loại, ngô... nhưng trồng xen cây lạc là thích hợp nhất vì cây lạc vừa ít sâu bệnh vừa có tác dụng cải tạo đất do bộ rễ có nốt sần.

Khi cây dâu bắt đầu nảy mầm vào đầu xuân (đầu tháng 2) tiến hành trồng lạc và khi cây dâu phát triển mạnh cho sản lượng lá nhiều cũng là lúc lạc đã đâm tia hình thành củ. Nếu trồng với mật độ quá dày dẫn đến hiện tượng cây lạc bị vóng, nếu trồng quá thưa làm lãng phí đất cho năng suất cây trồng xen không ổn định. Kết quả nghiên cứu mật độ trồng lạc thích hợp trong ruộng dâu trồng xen ở vụ xuân hè nhằm nâng cao năng suất cây trồng xen được trình bày ở bảng 1:

49

Bảng 1. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng xen lạc đến các yếu tố cấu thành năng suất củ

Chỉ tiêu Công thức

Số quả/cây (quả)

Số quả chắc/cây Khối lượng 100

quả (g)

Khối lượng 100

hạt (g)

Năng suất thực thu

Số lượng (quả) Tỷ lệ (%)

Năng suất thực thu (tạ/ha)

Chỉ số so sánh (%)

CT1 11,2 9,1 81,25 160,5 61,0 20,5 107,9 CT2 9,7 7,5 77,32 158,7 59,7 19,8 104,2 CT3 7,5 5,3 70,67 155,4 58,8 19,0 100,0

LSD 5% 1,8 0,9 2,3 0,7 CV% 3,2 3,5 4,1 6,5

Ghi chú: Thời vụ trồng lạc ngày 15/02/2014. Giống lạc TB25; Ruộng dâu đốn đông. Mật độ trồng lạc khác nhau có sự khác nhau về tổng số quả/cây ở độ tin cậy 95%. Tổng

số quả trên cây dao động ở 3 mật độ trồng từ 7,5 – 11,2 quả/cây, cao nhất là mật độ trồng ở CT1, thấp nhất là mật độ trồng ở CT3.

Số quả chắc trên cây phản ánh khả năng hình thành hạt và tích lũy vật chất vào hạt. Số quả chắc trên cây có sự dao động từ 7,6 – 9,1 quả. Ở CT1 có số quả chắc trên cây là lớn nhất đạt 81,25%, thấp nhất là CT3 chỉ đạt 70,67% (độ tin cậy 95%).

Khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt là 2 chỉ tiêu quyết định đến năng suất của cây lạc. Cùng một giống lạc công thức có khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt cao chứng tỏ rằng quả to chắc, cây đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng. Do thời kỳ cuối các chất dinh dưỡng được vận chuyển từ rễ, thân, lá về quả hạt giúp cho việc tích lũy vật chất được thuận lợi. Kết quả bảng 1 cho thấy CT1 cho chỉ tiêu khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt cao nhất, thấp nhất là CT3.

Năng suất thực thu là lượng sản phẩm thu thực tế trên đơn vị diện tích. Năng suất lạc cao hay thấp chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố giống, tuy nhiên các biện pháp canh tác, mật độ trồng khác nhau cũng có tác động nhất định đến năng suất của giống. Kết quả nghiên cứu thu được năng suất thực thu củ lạc của 3 mật độ trồng dao động từ 19,0 – 20,5 tạ/ha, trong đó mật độ trồng ở CT1 cho năng suất cao nhất, thấp nhất là mật độ trồng ở CT3 (độ tin cậy 95%).

Như vậy, mật độ trồng lạc khác nhau đã cho năng suất củ lạc khác nhau. Trong đó ruộng dâu trồng xen lạc với mật độ 35 x 20 cm (CT1) cho năng suất củ thu được là cao nhất, cao hơn CT3 là 7,9%, tiếp đến là mật độ 30 x 20 cm cao hơn CT3 là 4,2%. 1.2. Ảnh hưởng của khoảng cách đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu ở vụ Xuân, vụ Hè

Để xác định việc trồng xen cây lạc có ảnh hưởng thế nào đến cây dâu thể hiện qua các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu được trình bày ở bảng 2 và 3:

Bảng 2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng xen lạc đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu ở vụ Xuân

Công thức Kích thước lá (cm) Số lá/500

gam (lá) Số lá/m cành (lá)

Khối lượng

lá/m cành (g)

Năng suất lá dâu (tấn/ha)

Dài Rộng Số thực So với đ/c (%)

CT1 17,45 14,23 242,2 25,9 75,85 8,58 101,06 CT2 17,51 14,02 247,1 26,8 74,61 8,68 102,24 CT3 17,85 14,41 238,9 27,0 75,06 8,53 100,47

CT4 (đ/c) 17,24 14,52 248,5 28,2 73,59 8,49 100,00 LSD 5% 7,7 2,8 2,9 0,22

CV% 5,5 4,9 5,5 5,2 Ghi chú: CT1, CT2 và CT3 trồng xen lạc; CT4 không trồng xen (đ/c).

50

Bảng 3. Ảnh hưởng của khoảng cách cây trồng xen đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu ở vụ Hè

Công thức Kích thước lá (cm) Số

lá/500 gam (lá)

Số lá/m cành (lá)

Khối lượng lá/m

cành (g)

Năng suất lá dâu (tấn/ha)

Dài Rộng Số thực So với đ/c (%)

CT1 16,50 14,41 212,5 25,8 96,42 15,27 101,19 CT2 16,25 13,78 203,7 26,3 98,05 14,87 98,54 CT3 16,70 14,05 217,4 25,7 97,75 14,95 99,07

CT4 (đ/c) 16,89 14,32 214,6 26,9 95,89 15,09 100,00 LSD 5% 8,5 1,8 3,7 0,32 CV % 6,2 3,9 6,6 5,2

Kết quả ở bảng 2 và 3 cho thấy các chỉ tiêu về kích thước lá, khối lượng lá/m cành ở các công thức có trồng xen lạc so với ruộng dâu không trồng xen nhìn chung không có sự sai khác nhau nhiều. Từ đó năng suất lá dâu cũng không bị ảnh hưởng bởi cây trồng xen ở mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy ruộng dâu có trồng xen cây lạc vào vụ Xuân Hè với các mật độ trồng lạc khác nhau không ảnh hưởng đến các yếu tố cầu thành năng suất và năng suất lá dâu. 1.3. Hiệu quả kinh tế của việc trồng xen lạc trong ruộng dâu

Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của trồng xen lạc trong ruộng dâu (tính cho 01 ha)

Chỉ tiêu

Công thức

Năng suất lạc thực thu

(tạ)

Tổng thu

(1000)

Tổng chi (1000 đồng/ha) Lợi nhuận (1000đ) Mua

giống lạc Phân bón Công Tổng

1 2 3 4 5 6 7=4+5+6 8=3-7 CT1 20,5 41.000 3.300 1.800 9.300 14.400 26.600 CT2 19,8 39.600 4.100 2.300 10.500 16.900 22.700 CT3 19,0 38.000 5.000 2.700 11.000 18.700 19.300

Ghi chú: Giống lạc TB25 có giá 50.000 đ/kg; Công lao động: 100.000 đ/công; Lạc thương phẩm: 20.000 đ/kg, phân ure: 10.000 đ/kg, kali: 12.000 đ/kg; lân: 3.500 đ/kg;

vôi: 2.000 đ/kg; phân chuồng: 100.000 đ/tạ. Trồng lạc xen dâu ở vụ Xuân Hè đã cho thu nhập tăng thêm so với ruộng dâu không

trồng xen từ 19.300.000 đồng – 26.600.000 đồng/ha, trong đó với mật độ trồng lạc 35 cm x 20 cm cho thu nhập đạt cao nhất là 26.600.000 đồng/ha, tiếp đến là ở mật độ 30 cm x 20 cm cho thu nhập cao hơn 22.700.000 đồng/ha. 2. Xác định khoảng cách trồng xen cải bắp ở vụ Thu Đông 2.1. Ảnh hưởng của khoảng cách đến các yếu tố cấu thành năng suất cải bắp

Cây dâu thường từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau bước vào thời kỳ ngủ đông, ngừng sinh trưởng. Lúc này cây dâu thường được đốn sát cách mặt đất từ 15 -20 cm hoặc đốn lửng (lưu đông). Lợi dụng khoảng thời gian này trên ruộng dâu có thể trồng xen các loại cây rau màu vụ Đông như các loại rau thuộc nhóm hoa thập tự trong đó cây cải bắp là có hiệu quả nhất.

Tuy nhiên do cây cải bắp thường bị nhiều loại sâu hại như sâu xanh, sâu tơ... nên trồng cải bắp vào trung tuần tháng 9 đến khi cây trải lá bàng nếu sâu phá hoại nặng thì cũng là lúc cây dâu bước vào thời kỳ nghỉ đông nên có thể tiến hành phun thuốc sâu có nguồn gốc thảo mộc cho rau mà không ảnh hưởng đến nuôi tằm. Khi cây dâu nảy mầm (tháng 2 năm sau) thì

51

cây bắp cải vào thời kỳ thu hoạch. Do đó việc trồng xen cây cải bắp trong ruộng dâu ở vụ Thu Đông là sự kết hợp có hiệu quả. Tuy nhiên cần xác định mật độ trồng cải bắp thích hợp để đạt hiệu quả của việc trồng xen là cao nhất.

Năng suất cây t rồng là hiệu cuối cùng của quá trình sản xuất nông nghiệp. Năng suất cây trồng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giống, điều kiện ngoại cảnh, thời vụ trồng, mật độ trồng…Năng suất cải bắp được cấu thành bởi các yếu tố: Khối lượng trung bình của bắp, tỷ lệ bắp/cây và mật độ cây trên đơn vị diện tích.

Bảng 5. Ảnh hưởng của khoảng cách đến các yếu tố cấu thành năng suất cải bắp Chỉ tiêu

Công thức

Tỷ lệ bắp/cây Khối lượng trung bình bắp Năng suất thực thu

Tỷ lệ (%)

Chỉ số so sánh (%)

Khối lượng trung bình (kg/bắp)

Chỉ số so sánh (%)

Số thực (tấn/ha)

Chỉ số so sánh (%)

CT1 67,5 105,5 1,32 114,8 11,56 94,7 CT2 66,7 104,2 1,30 113,0 13,25 108,5 CT3 64,0 100,0 1,15 100,0 12,21 100,0

LSD 5% 0,13 1,0 CV (%) 5,5 4,7

Ghi chú: CT1 mật độ trồng 60 x 55cm; CT2 là 60 x 50cm; CT3 là 60 x 40cm. Thời gian trồng 9/2014; Giống cải bắp KK Cross

Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống cải bắp KK Cross được thể hiện ở bảng 5 cho thấy công thức 1 và 2 cho tỷ lệ bắp/cây và khối lượng trung bình bắp đạt cao tương đương nhau so với CT3 cho tỷ lệ bắp/cây lớn hơn từ 4,2-5,5% và khối lượng trung bình bắp lớn hơn từ 13,0-14,8%. Kết quả năng suất thực thu của công thức 2 đạt cao nhất so với CT3 cao hơn 8,5%, công thức 1 cho năng suất thấp nhất, thấp hơn CT3 là 5,3% (độ tin cậy 95%). 2.2. Ảnh hưởng của khoảng cách đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu ở vụ Thu

Bảng 6. Ảnh hưởng của khoảng cách đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu ở vụ Thu

Chỉ tiêu

Công thức

Kích thước lá (cm) Số lá/500 gam (lá)

Số lá/m cành (lá)

Khối lượng

lá/m cành (gam)

Năng suất lá dâu (tấn/ha)

Dài Rộng Số thực So với đ/c (%)

CT1 14,75 12,33 255,4 45,36 88,57 6,125 99,16 CT2 14,27 12,55 248,7 44,27 89,14 6,215 100,62 CT3 15,01 12,15 250,8 45,50 92,07 6,327 102,43

CT4 (đ/c) 15,11 12,45 253,2 44,80 89,77 6,177 100,00 LSD 5% 7,7 3,9 4,9 0,25

CV% 6,8 3,8 4,5 5,7 Ghi chú: CT1, CT2 và CT3 trồng xen bắp cải; CT4 không trồng xen (đ/c)

Kết quả điều tra các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu ở vụ thu đối với ruộng dâu trồng xen bắp cải trình bày ở bảng 6 cho thấy ở ruộng dâu có trồng xen với mật độ khác nhau không làm ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu ở mức ý nghĩa 5%.

52

1.3. Hiệu quả kinh tế của việc trồng xen bắp cải trong ruộng dâu Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của việc trồng xen cải bắp trong ruộng dâu

(tính cho 01 ha) Chỉ tiêu

Công thức

Năng suất cải bắp (tấn)

Tổng thu (1000)

Tổng chi (1000đ/ha) Lãi thuần (1000đ) Giống cải

bắp

Phân bón, thuốc BVTV

Công Tổng

1 2 3 4 5 6 7=4+5+6 8=3-7 CT1 11,56 57.800 8.000 7.100 10.600 25.700 32.100 CT2 13,25 66.250 9.300 8.200 12.400 29.900 36.350 CT3 12,21 61.050 11.300 9.000 14.000 34.300 26.750

Ghi chú: Giống cải bắp KK - Cross 100 đ/cây giống; Công lao động: 100.000 đ/công; Cải bắp thương phẩm: 5.000 đ/kg; phân ure: 10.000 đ/kg, kali: 12.000 đ/kg; lân: 3.500 đ/kg;

vôi: 2.000 đ/kg; phân chuồng: 100.000 đ/tạ. So với ruộng dâu không trồng xen thì ruộng dâu có trồng xen cải bắp ở vụ Thu Đông đã

cho thu nhập tăng thêm 26.750.000 - 36.350.000 đồng/ha. Cao nhất là ở khoảng cách trồng cải bắp 60 cm x 50 cm cho thu nhập tăng thêm 36.350.000 đồng/ha, tiếp đến là ở khoảng cách 60 cm x 55 cm cho thu nhập 32.100.000 đồng/ha và khoảng cách 60 cm x 40 cm cho thu nhập 26.750.000 đồng/ha.

Qua kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của việc trồng xen trong ruộng dâu ở bảng 4 và 7 cho thấy ruộng dâu có trồng xen lạc ở vụ Xuân và xen bắp cải ở vụ Thu Đông cho thu nhập tăng thêm từ cây trồng xen đạt 46.050.000-62.950.000 đồng/ha/năm.

IV. KẾT LUẬN Khoảng cách trồng xen lạc thích hợp ở vụ Xuân Hè trong ruộng dâu lai là 35 cm x 20

cm cho thu nhập 26.600.000 đồng/ha. Khoảng cách thích hợp trồng xen bắp cải ở vụ Thu Đông trong ruộng dâu lai là 60 cm x 50 cm, cho thu nhập 36.350.000 đồng/ha. Trong năm ruộng dâu có trồng xen lạc và bắp cải cho thu nhập tăng thêm 62.950.000 đồng/ha.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết đề tài trọng điểm cấp Nhà nước (2004). “Nghiên cứu một số giải pháp KHCN nhằm nâng cao năng suất chất lượng tơ kén”, mã số KC.06.13/06 -10, giai đoạn 2001-2003.

2. Hà Văn Phúc (2003). Phương pháp nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới và một số thành tựu đạt được của Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Lê Quang Tú, Đỗ Hồng Phong và Phạm Thị Hải Yến (2000). “Xác định chế độ bón phân thích hợp cho cây dâu dùng cho nuôi tằm lấy kén ươm và kén giống” Báo cáo tổng kết đề tài khoa học. Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng

4. Huo, Yong kang (2000). Mulberry cultivation in China. Proceedings of the Biology conference.

5. Central Sericultural Research and training intitute (CSRTI) Mysore (1987). Annual reports (1986-1987), Mysore-Indian.

53

XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH CÂY TRỒNG XEN THÍCH HỢP TRONG RUỘNG DÂU LAI F1-VH17

Nguyễn Thị Len, Lê Thị Hường và cộng sự

TÓM TẮT

Nhằm tận dụng khoảng đất trống giữa các hàng dâu, trong ruộng dâu vào các thời kỳ cây dâu phát triển chậm và ngừng sinh trưởng như ở vụ xuân và vụ thu đông thì việc trồng xen trong ruộng dâu rất có ý nghĩa thực tiễn, vì nó vừa có tác dụng hạn chế cỏ dại, vừa nâng cao thu nhập cho người nông dân . Để tăng hiệu quả sử dụng đất, không làm ảnh hưởng đến năng suất lá dâu, trong một năm ruộng dâu có thể trồng xen cây lạc ở vụ xuân hè và xen cây cải bắp ở vụ thu đông với khoảng cách trồng lạc là 35 cm x 20 cm cho thu nhập 26.600.000 đồng/ha khoảng cách trồng bắp cải là 60 cm x 50 cm, cho thu nhập 36.350.000 đồng/ha, thu nhập tăng thêm từ cây trồng xen đạt 62.950.000 đồng/ha/năm. Trồng xen trong ruộng dâu có thể khẳng định là sự kết hợp có hiệu quả giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân góp phần ổn định và phát triển bền vững ngành sản xuất Dâu tằm tơ.

Từ khóa: Dâu lai, năng suất, cây trồng xen, mật độ.

54

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA BÓN PHÂN KẾT HỢP VỚI TƯỚI NƯỚC Ở VỤ XUÂN CHO CÂY DÂU

Nguyễn Thị Len, Lê Thị Hường,

Ngô Thị Linh Hương, Phạm Xuân Thu

TÓM TẮT Kỹ thuật bón phân kết hợp với tưới nước ở vụ Xuân cho cây dâu đã làm tăng hiệu quả

sử dụng phân bón, giúp cây dâu sinh trưởng, phát triển mạnh hơn, thể hiện tốc độ sinh trưởng mầm, tốc độ ra lá và kích thước lá lớn hơn khi bón phân mà không tưới nước. Trong điều kiện bón phân mà không tưới nước năng suất lá dâu trung bình cả năm/100 m 2 chỉ đạt 315,74 kg, còn bón phân kết hợp với tưới nước đạt 350,37 kg, cao hơn 11%, riêng ở vụ Xuân năng suất lá dâu đạt 119,48 kg/100 m 2, cao hơn 24% so với bón phân mà không tưới nước. Hiệu quả kinh tế của kỹ thuật bón phân kết hợp với tưới nước ở vụ Xuân cho cây dâu so với bón phân mà không tưới nước tăng 1 3.100.000 - 17.900.000 đồng/ha, trong đó với mức bón phân hỗn hợp 2000 kg NPK 16,5:7:7 cho hiệu quả kinh tế đạt cao nhất, tăng thêm 17.900.000 đồng, hai mức bón 1500 kg và 1800 kg NPK 16,5:7:7 tăng 13.100.000-13.820.000 đồng.

Từ khóa: Năng suất lá dâu, phân bón, tưới nước, hiệu quả kinh tế, tốc độ tăng trưởng

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian qua Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương đã nghiên cứu

chọn tạo ra nhiều giống dâu mới như các giống dâu lai tam bội thể trồng hom số 7, 11, 12 và các giống dâu lai tam bội thể trồng hạt VH13, VH15, VH17...Các giống dâu mới này được trồng phổ biến trong sản xuất đã góp phần làm tăng sản lượng lá dâu 20-30% so với giống dâu cũ [4].

Do đặc điểm khí hậu ở vùng đồng bằng sông Hồng nên thời vụ nuôi tằm được chia ra làm 3 vụ: xuân, hè và thu. Trong đó vụ xuân và vụ thu có điều kiện khí hậu thích hợp để nuôi các giống tằm lưỡng hệ kén trắng có chất lượng tơ kén cao thì sản lượng lá dâu ở hai vụ này chỉ chiếm 30% tổng sản lượng lá dâu cả năm, còn ở vụ hè do có nhiệt độ và ẩm độ rất cao nên chỉ nuôi được các giống tằm lai kén vàng có sức sống tằm cao nhưng chất lượng tơ kén thấp thì sản lượng lá dâu lại chiếm tới gần 70% [3]. Do đó cần nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng lá dâu vụ xuân và vụ thu để tăng sản lượng kén tằm chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngành Dâu tằm tơ . Để làm được điều đó cần phải thực hiện đồng bộ một số biện pháp kỹ thuật tác động trực tiếp tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây dâu trong thời điểm này. Một trong số những biện pháp kỹ thuật nghiên cứu đã cho hiệu quả cao là bón phân kết hợp với tưới nước ở vụ xuân cho cây dâu.

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu

- Phân bón: + Phân lợn hoai mục: Bón 1 lần/năm vào tháng 12 với lượng bón 20 tấn/ha/năm. + Phân vô cơ NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây dâu với tỷ lệ 16,5: 7: 7. Bón 4 lần/năm

vào các tháng 1, 4, 7, 9. - Giống dâu: Giống dâu lai F1 trồng hạt VH17 đã được công nhận là giống xuất thử

theo Quyết định số 466/QĐ-TT-CCN ngày 26/11/2009. Thí nghiệm được thực hiện trên ruộng dâu được trồng năm 2012. 2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 2 nhân tố là mức phân bón hỗn hợp NPK 16,5:7:7 và nước tưới được bố trí kiểu chia ô (Split – Plot).

55

Nhân tố chính là phân bón (ô nhỏ), gồm các mức bón: + M1: 1500 kg/ha phân NPK 16,5:7:7 + M2: 1800 kg/ha phân NPK 16,5:7:7 + M3: 2000 kg/ha phân NPK 16,5:7:7 Nhân tố phụ là nước tưới (ô lớn), gồm: + No: Không tưới nước vụ xuân + N1: Tưới nước vụ xuân Thí nghiệm gồm 6 công thức, mỗi công thức 4 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại trồng hai

hàng dâu, mỗi hàng 20 cây, mật độ trồng dâu 1,5 m x 0,3 m, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 30 m2. Chế độ chăm sóc theo quy trình chung.

CT1(M1N1): Tưới nước ở vụ xuân + 1500 kg/ha phân hỗn hợp NPK CT2 (M2N1): Tưới nước ở vụ xuân + 1800 kg/ha phân hỗn hợp NPK CT3 (M3N1): Tưới nước ở vụ xuân + 2000 kg/ha phân hỗn hợp NPK CT4 (M1No): Không tưới nước ở vụ xuân + 1500 kg/ha phân hỗn hợp NPK CT5 (M2No): Không tưới nước ở vụ xuân + 1800 kg/ha phân hỗn hợp NPK CT6 (M3No): Không tưới nước ở vụ xuân + 2000 kg/ha phân hỗn hợp NPK - Thời gian và phương pháp tưới nước: Bắt đầu tưới lần 1 vào ngày 06/01/2014, sau 5-6

ngày/lần tưới, lượng nước tưới là 250 m3/ha/lần. Phương pháp tưới gốc. - Các chỉ tiêu theo dõi: Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán được thực hiện

theo Tiêu chuẩn ngành 104TCN/2003/QĐ -BNN ngày 07/10/2003 và Tiêu chuẩn ngành 10TCN 328-98.

- Địa điểm thực hiện: Tại Trạm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng, Vũ Thư, Thái Bình. - Thời gian nghiên cứu: Năm 2014. - Công cụ xử lý số liệu: Số liệu thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh

học IRRISTAT 5.0 và EXCEL.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Cũng giống như các cây trồng khác cây dâu muốn sinh trưởng và phát triển đều không

thể thiếu các nhân tố sinh thái như ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ không khí, nước và dinh dưỡng ... Các nhân tố sinh thái này đều có tác động tương hỗ không tách rời nhau. Mối quan hệ giữa các nhân tố sinh thái với cây dâu là rất phức tạp. Trong đó nước là nhân tố sinh thái quan trọng vì nước là môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng để cho cây dễ dàng hút. Thiếu hay thừa nước đều ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và phát triển của cây, vì nước giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây dâu.

Để xác định ẩm độ đất trong ruộng dâu thí nghiệm ở vụ xuân năm 2014 chúng tôi lấy mẫu đất để xác định. Kết quả được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1. Kết quả xác định độ ẩm đất ở vụ Xuân năm 2014

Ngày, tháng Khối lượng đất trước khi sấy (g)

Khối lượng đất sau khi sấy (g) Độ ẩm của đất (%)

Ngày 20/01 440 356,30 23,49 Ngày 01/02 440 346,86 26,86 Ngày 20/02 440 344,07 27,89 Ngày 06/03 440 351,96 25,01 Ngày 21/03 440 347,18 26,74

56

Kết quả ở bảng 1 cho thấy trong điều kiện tự nhiên (đất không tưới nước) ở vụ xuân năm 2014 ẩm độ đất đo được ở các thời điểm khác nhau chỉ dao động 23,49-27,89%, tuy cây dâu là cây trồng tương đối chịu hạn nhưng với độ ẩm đất dưới 30% thì đối với cây dâu là bị thiếu nước. Theo PGS. TS Hà Văn Phúc và PGS.TS Đỗ Thị Châm [1] khi độ ẩm đất trong ruộng dâu khoảng 50-60% vẫn cần phải tưới nước, do đó từ độ ẩm đất đo được ở các thời điểm trên có thể khẳng định ruộng dâu đã bị thiếu nước.

Bảng 2. Hiệu quả của bón phân kết hợp với tưới nước cho cây dâu đến tốc độ tăng trưởng mầm và lá

Chỉ tiêu Công thức

Tốc độ tăng trưởng Mầm (cm/ngày) Lá (lá/ngày)

Xuân Hè Thu TB Xuân Hè Thu TB M1N1 0,79 0,84 0,60 0,74 0,53 0,35 0,17 0,35 M2N1 0,94 0,89 0,64 0,82 0,55 0,37 0,18 0,37 M3N1 0,97 0,90 0,67 0,85 0,57 0,40 0,19 0,39 M1N0 0,19 0,77 0,59 0,52 0,44 0,30 0,16 0,30 M2N0 0,32 0,85 0,62 0,60 0,45 0,33 0,17 0,32 M3N0 0,36 0,87 0,65 0,63 0,46 0,35 0,18 0,33

Trung bình các mức bón

phân

0,49 0,81 0,60 0,63(100) 0,49 0,33 0,17 0,33(100) 0,63 0,87 0,63 0,71(113) 0,50 0,35 0,18 0,34(103) 0,67 0,89 0,66 0,74(117) 0,52 0,38 0,19 0,36(109)

Trung bình hiệu quả tưới

0,90 0,88 0,64 0,81(140) 0,55 0,37 0,18 0,37(116) 0,29 0,83 0,62 0,58(100) 0,45 0,33 0,17 0,32(100)

Ghi chú: Thí nghiệm trên ruộng dâu lưu Đông Nghiên cứu hiệu quả của bón phân hỗn hợp NPK kết hợp với tưới nước cho cây dâu ở

vụ Xuân cho thấy mức bón phân càng cao thì tốc độ tăng trưởng mầm và tốc độ ra lá càng nhanh. Với mức bón là 2000 kg NPK/ha (CT3) tốc độ tăng trưởng mầm trung bình ở 3 vụ: xuân, hè, thu trong năm đạt cao nhất là 0 ,85 cm/ngày, tốc độ ra lá đạt 0,39 lá/ngày, tiếp đến ở mức bón 1800 kg NPK (CT2) tốc độ tăng trưởng mầm đạt 0,82 cm và tốc độ ra lá đạt 0,37 lá/ngày, thấp nhất ở CT1 (1500 kg NPK) tốc độ tăng trưởng mầm chỉ đạt 0,74 cm và tốc độ ra lá đạt 0,35 lá/ngày.

Hiệu quả của việc bón phân kết hợp với tưới nước đối với tốc độ sinh trưởng mầm và ra lá cho thấy trong cùng mức bón phân như nhau nhưng kết hợp với tước nước đã cho tốc độ tăng trưởng mầm, lá nhanh hơn so với các công thức không được tưới nước vụ xuân. Số liệu ở bảng 1 cho thấy trong điều kiện bón phân có tưới nước tốc độ tăng trưởng mầm đạt trung bình 0,74-0,85 cm/ngày và tốc độ ra lá 0,35-0,39 lá/ngày, nhưng nếu bón phân mà không tưới nước 2 chỉ tiêu này chỉ đạt 0,52-0,63 cm/ ngày và 0,30-0,33 lá/ngày, thấp hơn lần lượt 0,20-0,22 cm và 0,05-0,06 lá/ngày.

So sánh tốc độ tăng trưởng trung bình của mầm và tốc độ ra lá ở các mức bón phân khác nhau cho thấy với mức bón 2000 kg NPK 16,5:7:7 tốc độ tăng trưởng mầm đạt cao nhất 0,74 cm/ngày, tốc độ ra lá 0,36 lá/ngày, thấp nhất ở mức bón 1500 kg NPK 16,5:7:7 có tốc độ tăng mầm trung bình chỉ đạt 0,60 cm/ngày và tốc độ ra lá là 0,33 lá/ngày.

Tốc độ tăng trưởng trung bình của mầm trong điều kiện tưới nước vụ xuân đạt 0,81cm/ngày, lá 0,37 lá/ngày, trong khi công thức bón phân không được tưới nước vụ xuân chỉ đạt tốc độ tăng trưởng mầm là 0,58 cm/ngày và lá 0,32 lá/ngày, cao hơn lần lượt là 140% và 116%.

Theo kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 1 thì hiệu quả của bón phân mức càng cao thì tốc độ tăng trưởng mầm, lá càng nhanh, điều đó đã ảnh hưởng tích cực đến một số yếu

57

tố cấu thành năng suất được thể hiện tại bảng 2. Kết quả cho thấy mức bón 2000 kg NPK 16,5:7:7/ha cho kích thước lá, khối lượng lá/m cành đạt cao nhất khi được tưới nước vụ xuân đạt chiều dài/chiều rộng là 17,67 cm/15,23 cm; khối lượng lá 82,35 g/m cành và khi không được tưới nước chỉ đạt chiều dài/chiều rộng là 17,00 cm/14,40 cm, khối lượng lá 70,22 g/m cành. Tiếp đến là công thức 2 với mức bón 1800 kg NPK 16,5:7:7/ha có kích thước lá, khối lượng lá/m cành khi được tưới nước trong vụ Xuân đạt chiều dài/chiều rộng là 17,50 cm/14,77cm, 79,94g/m cành còn khi không được tưới nước vụ xuân đạt chỉ đạt CD/CR 16,53 cm/14,17 cm, khối lượng lá 65,16 g/m cành, thấp nhất ở công thức 1.

Bảng 3. Hiệu quả của bón phân kết hợp với tưới nước cho cây dâu đến một số yếu tố cấu thành năng suất lá

Công thức Kích thước lá vụ xuân (cm) Khối lượng

lá/ m cành (g)

Số lá/ m cành (lá)

Số lá/ 500 g (lá) Chiều dài Chiều rộng

M1N1 16,57 14,20 76,95 37,67 194,33 M2N1 17,50 14,77 79,94 34,00 189,67 M3N1 17,67 15,23 82,35 34,33 187,67 M1N0 16,03 14,00 62,96 33,33 203,67 M2N0 16,53 14,17 65,16 32,33 201,33 M3N0 17,00 14,40 70,22 31,27 198,33

Trung bình các mức bón

phân

16,30 14,10 69,96(100) 35,50 199,00 17,02 14,47 72,55(104) 33,17 195,50 17,34 14,82 76,29(109) 32,80 193,00

Trung bình hiệu quả tưới

17,25 14,73 79,75(121) 35,33 190,56 16,52 14,19 65,94(100) 32,31 201,11

Ở cùng một mức bón phân, các công thức trong điều kiện được tưới đã tăng kích thước lá, do đó khối lượng lá/ m cành cũng lớn hơn sơ với các công thức không được tưới nước vụ xuân.

So sánh trung bình kích thước lá, khối lượng lá/m cành ở các mức bón phân khác nhau cho thấy ở mức bón 2000 kg hỗn hợp NPK kích thước lá, khối lượng lá/m cành đạt cao nhất chiều dài/chiều rộng là 17,34 cm/14,82 cm; khối lượng lá 76,29 g/m cành so với công thức 1 ở mức độ bón 1500 kg NPK đạt chiều dài/chiều rộng là 16,30 cm/14,10 cm, khối lượng lá 69,96 g/m cành, khối lượng lá/m cành cao hơn 9%; tiếp theo công thức bón 1800 kg hỗn hợp NPK cao hơn công thức bón 1500 kg NPK 4,0%.

Kích thước lá trung bình ở hiệu quả tưới cho thấy ở các công thức được tưới nước vụ xuân kích thước lá, khối lượng lá/m cành đạt chiều dài/chiều rộng 17,25 cm/14,73 cm, khối lượng lá 79,75 g/m cành, cao hơn công thức không được tưới nước vụ xuân là 21% ở chỉ tiêu khối lượng lá/m cành.

Các chỉ tiêu số lá/m cành và số lá/500 gr là các chỉ tiêu giải thích rõ hơn về hiệu quả của biện pháp tưới nước kết hợp với bón phân đó là sau khi bón phân tước nước đã giúp cho việc hòa tan các chất dinh dưỡng, làm cho cây hút dinh dưỡng được dễ dàng tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển thân, lá, làm cho mầm lá phát triển mạnh, lá to nên khối lượng lá/m cành lớn hơn, số lá/500 g ít hơn.

Tóm lại, bón phân kết hợp tưới nước ở vụ xuân đã có sự tương tác với nhau, làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất cây dâu như: tốc độ sinh trưởng mầm, tốc độ ra lá, kích thước lá, khối lượng lá/m cành lớn hơn bón phân nhưng không kết hợp với tưới nước. Với mức bón phân hỗn hợp 2000 kg NPK/ha trong cả hai điều kiện tưới nước và không tưới nước đều đạt cao nhất, tiếp đến là ở mức bón 1800 kg NPK, thấp nhất là mức 1500 kg NPK.

58

Bảng 4. Hiệu quả bón phân kết hợp với tưới nước đến tỷ lệ nảy mầm, tổng chiều dài cành/cây ở vụ Xuân

Công thức Tổng số

mầm / cây (mầm)

Số mầm nảy / cây (mầm)

Tỷ lệ nảy mầm (%)

Số mầm nảy hữu hiệu/ cây (mầm)

Tỷ lệ nảy mầm hữu

hiệu (%)

Tổng chiều dài cành/ cây (m)

M1N1 155 128 82,58 109 85,16 10,67 M2N1 164 137 83,54 122 89,05 11,18 M3N1 161 138 85,71 129 93,48 13,53 M1N0 156 129 82,69 105 81,40 9,96 M2N0 172 145 84,30 119 82,07 10,33 M3N0 166 139 83,73 123 88,49 12,25

Trung bình các mức bón phân

155,50 128,50 82,64 107,00 83,28 10,30 168,00 141,00 83,92 120,50 85,46 10,60 163,50 138,50 84,72 126,00 90,97 13,20

Trung bình hiệu quả tưới

160,00 134,33 83,94 120,00 89,33 12,13

164,67 137,67 83,57 115,67 84,02 10,61

Ghi chú: Thí nghiệm trên ruộng dâu lưu Đông Kết quả thu được ở bảng 4 cho thấy tỷ lệ nảy mầm của các công thức đạt từ 82,58-

85,71%, nhìn chung không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm, do đó có thể nhận thấy bón phân kết hợp với tưới nước ở vụ xuân cho cây dâu đã không ảnh hưởng đến chỉ tiêu này mà tỷ lệ nảy mầm của cây dâu chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ không khí.

Nhưng tỷ lệ nảy mầm hữu hiệu giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác nhau rõ rệt. So sánh giữa hai điều kiện tưới nước và không tưới nước cho thấy tỷ lệ nảy mầm hữu hiệu đã tăng lên rõ rệt, trong điều kiện bón phân kết hợp với tưới nước, tỷ lệ nảy mầm hữu hiệu đạt 85,16-93,48% còn nếu bón phân không tưới nước tỷ lệ nảy mầm hữu hiệu chỉ đạt 81,40 -88,49%, do đó hiệu quả của tưới nước đã làm tăng tỷ lệ nảy mầm hữu hiệu 3,76 -12,23% và với mức phân bón càng tăng thì tỷ lệ nảy mầm hữu hiệu càng tăng, cụ thể cùng ở mức phân bón là 1500 kg NPK trong điều kiện không tưới nước tỷ lệ nảy mầm hữu hiệu chỉ đạt 81,40%, nhưng khi có tưới nước tỷ lệ này đã tăng lên là 85,16% tương ứng với tăng 3,76%; khi tăng mức bón phân lên 1800 kg NPK tỷ lệ nảy mầm hữu hiệu tăng 6,98% và ở mức bón 2000 kg NPK tăng 12,23%.

Đối với chỉ tiêu tổng chiều dài cành/cây cũng có diễn biến tương tự như tỷ lệ nảy mầm hữu hiệu đó là ở các mức bón 1500, 1800 và 2000 kg NPK nếu kết hợp với tưới nước thì tổng chiều dài cành/cây đạt 10,67-13,53 m, nhưng nếu khô ng tưới nước thì chỉ tiêu nảy chỉ đạt 9,96-12,25 m, so với cùng mức bón phân nhưng kết hợp với tưới nước thì tổng chiều dài cành/cây đã tăng lần lượt là 7,13, 8,23 và 10,45%.

Kết quả trên cho thấy trong 03 mức bón phân 1500-1800-2000 kg phân hỗn hợp NPK/ha/năm nếu mức phân bón càng cao thì tỷ lệ nẩy mầm hữu hiệu và tổng chiều dài cành/cây càng cao và ngược lại. Bón phân kết hợp với tưới nước đã cho hiệu quả rõ rệt, bón phân ở mức 2000 kg NPK 16,5:7:7 nếu không kết hợp với tưới nước thì tỷ lệ nảy mầm hữu hiệu và tổng chiều dài cành/cây chỉ tương đương với mức bón 1800 kg mà có tưới nước (88,49%, 89,05% và 11,95 m, 11,18 m), nếu bón ở mức 1800 kg NPK mà không được tưới nước các chỉ tiêu này còn thấp hơn mức bón 1500 kg mà có tưới nước (82,07%, 85,16% và 9,93 m, 10,67 m).

59

Bảng 5. Hiệu quả bón phân kết hợp với tưới nước cho cây dâu đến năng suất lá dâu

Chỉ tiêu Công thức

Năng suất lá dâu tươi kg/100 m2 (kg) Vụ xuân Vụ hè Vụ thu Cả năm

M1N1 106,50 145,99 66,70 319,19 M2N1 121,65 155,71 78,70 356,06 M3N1 130,29 165,31 80,25 375,85 M1N0 84,75 141,29 64,55 290,59 M2N0 100,85 147,38 74,25 322,48 M3N0 103,10 152,61 78,43 334,14

Trung bình các mức bón phân

95,63 (100) 143,64 65,63 304,89 (100) 111,25 (116) 151,55 76,48 339,28 (111) 116,70 (122) 158,96 79,34 355,00 (116)

Trung bình hiệu quả tưới

119,48 (124) 155,67 (106) 75,22 (104) 350,37 (111) 96,23 (100) 147,09 (100) 72,41 (100) 315,73 (100)

CV (%) 11,4 7,1 12,0 LSD5% (P) 3,6 5,1 2,3 LSD5% (T) 2,9 4,2 1,9

LSD5% (P*T) 5,1 7,3 3,3

100 100 100 100

124

106 104111

0

20

40

60

80

100

120

140

Xuân Hè Thu Cả năm

Mùa vụ trong năm

Tỷ lệ năng suất lá dâu (%)

Khôngtướinước

Có tướinước

Biểu đồ 1. Hiệu quả của bón phân kết hợp với tưới nước đến năng suất lá dâu Kết quả nghiên cứu các mức bón phân hỗn hợp NPK 16,5:7:7 khác nhau đã cho năng

suất lá dâu thu được khác nhau, trong giới hạn liều lượng phân hỗn hợp NPK 1500 -2000 kg/ha/năm thì ,liều lượn g phân bón càng cao cho năng suất lá càng cao, hay có thể nói mức bón tỷ lệ thuận với năng suất lá dâu (độ tin cậy 95%).

Hiệu quả rõ rệt của việc bón phân vô cơ kết hợp với tưới nước ở vụ xuân đã làm tăng năng suất lá dâu ở tất cả các vụ trong năm, đặc biệt là ở vụ xuân, cụ thể:

- Năng suất lá dâu trung bình của các công thức bón đạt 119,48 kg/100 m2 trong khi bón phân không tưới nước năng suất lá dâu chỉ đạt 96,23 kg/100 m 2 cao hơn 24%; năng suất dâu cả năm đạt 350,37 kg cao hơn 11% (với độ tin cậy 95%).

- Trung bình các mức phân bón khác nhau cho năng suất lá dâu khác nhau với độ tin cậy 95%. Cụ thể mức bón phân hỗn hợp 1500 kg NPK cho năng suất lá dâu trung bình thấp

60

nhất, đạt 304,89,kg/100 m2, thấp hơn công thức bón 1800 kg NPK là 11% và thấp hơn công thức bón 2000 kg NPK là 16%, sự chênh lệch về năng suất lá dâu giữa các công thức chủ yếu ở vụ xuân. Ở vụ xuân công thức bón 2000 kg NPK cho năng suất cao hơn công thức bón 1500 kg NPK là 22%, tiếp đến là công thức bón 1800 kg cho năng suất lá dâu cao h ơn công thức bón 1500 kg 16%.

- Năng suất lá dâu cả năm /100 m2 trung bình ở mức bón 1500 kg NPK chỉ đạt 304,89 kg, khi tăng lên mức 1800 kg thì năng suất lá dâu là 339,27 kg tăng 11% và ở mức bón 2000 kg năng suất lá dâu đạt 355,0 kg, tăng 16%. Năng suất lá dâu trung bình trong điều kiện bón phân không tưới nước chỉ đạt 315,74 kg, nhưng khi kết hợp với tưới nước năng suất đạt 350,37 kg, cao hơn 11%.

Tóm lại, qua kết quả thí nghiệm bón phân hỗn hợp NPK 16,5:7:7 kết hợp với tưới nước ở vụ xuân cho cây dâu có thể khẳng định bón phân kết hợp với tưới nước làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón của cây dâu, thể hiện ở tốc độ sinh trưởng mầm, tốc độ ra lá mạnh hơn và kích thước lá lớn hơn bón phân mà không tưới nước. Năng suất lá dâu trung bình cả năm của bón phân kết hợp với tưới nước đạt 350,37 kg, còn bón phân mà không tưới nước chỉ đạt 315,74 kg, cao hơn 11%. Riêng ở vụ xuân năng suất lá dâu đạt 119,48 kg/100 m2 cao hơn 24%. Tăng sản lượng lá dâu ở vụ Xuân là biện pháp rất có ý nghĩa đối với sản xuất dâu tằm vì mùa Xuân là mùa vụ có nhiệt ẩm độ thích hợp để nuôi các giống tằm kén trắng có chất lượng tơ kén cao.

Bảng 6. Hiệu quả kinh tế của việc bón phân kết hợp với tưới nước cho cây dâu ở vụ Xuân (tính cho 01 ha)

Công thức

Tổng thu Tổng chi tăng thêm Tổng thu

(1000 đ)

Lãi

thuần (1000 đ)

Năng suất lá dâu/ha ở vụ xuân

(tấn)

Năng suất kén thu ở vụ xuân

(kg)

Thành tiền

(1000đ)

Chi phí tiền phân tăng thêm (1000đ)

Tiền nước tưới, công

tưới (1000 đ)

Tổng chi (1000 đ)

1 2 3 4 5 6 7=5+6 8=4-7 9 M1N1 10,65 666 79.920 0 2.500 2.500 77.420 13.820 M2N1 12,17 761 91.320 2.700 2.500 5.200 86.120 13.100 M3N1 13,03 814 97.680 4.500 2.500 7.000 90.680 17.900 M1N0 8,48 530 63.600 0 0 0 63.600 M2N0 10,09 631 75.720 2.700 0 2.700 73.020 M3N0 10,31 644 77.280 4.500 0 4.500 72.780

Ghi chú: Giá nước 2.000 đ/m3; giá kén trắng 120.000 đ/kg, giá phân NPK là 9.000 đ/kg; tiêu hao 16 kg lá dâu/kg kén.

Hiệu quả kinh tế của việc bón phân kết hợp với tưới nước ở vụ Xuân cho thấy cùng mức bón phân như nhau nhưng có kết hợp với tưới nước đã cho hiệu quả kinh tế tăng từ 13.100.000 - 17.900.000 đồng/ha, cụ thể mức bón phân là 2000 kg hỗn hợp NPK 16,5:7:7 kết hợp với tưới nước cho hiệu quả kinh tế đạt cao nhất và cao hơn cùng mức bón nhưng không tưới nước là 17.900.000 đồng; ở hai mức bón 1500 kg và 1800 kg hỗ hợp NPK nếu kết hợp với tưới nước cho hiệu quả tăng thêm so với cùng mức bón phân mà không tưới nước từ 13.100.000-13.820.000 đồng.

4. KẾT LUẬN - Kết quả nghiên cứu cho thấy ở 03 mức phân bón cho cây dâu là 1500-1800-2000 kg

NPK 16,5:7:7/ha/năm tăng mức phân bón đã làm cho năng suất lá dâu tăng lên . Năng suất lá dâu cả năm/100 m2 ở mức bón 1500 kg NPK chỉ đạt 304,89 kg, khi tăng lên mức 1800 kg thì năng suất lá dâu là 339,27 kg, tăng 11% và ở mức bón 2000 kg năng suất lá dâu đạt 355,0 kg, tăng 16%.

61

- Bón phân kết hợp với tưới nước ở vụ Xuân đã làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón của cây dâu, giúp cây sinh trưởng, phát triển mạnh. Năng suất lá dâu trung bình cả năm/100 m2 của bón phân mà không tưới nước chỉ đạt 315,74 kg, nếu bón phân kết hợp với tưới nước năng suất lá đạt 350,37 kg, cao hơn 11%; riêng ở vụ Xuân năng suất lá dâu đạt 119,48 kg/100 m2, cao hơn 24% so với bón phân mà không tưới nước.

- Hiệu quả kinh tế của việc bón phân kết hợp với tưới nước ở vụ Xuân cho cây dâu tăng từ 13.100.000-17.900.000 đồng/ha so với bón phân không tưới nước, trong đó với mức bón phân là 2000 kg NPK hiệu quả đạt cao nhất, tăng thêm là 17.900.000 đồng, ở hai mức bón 1500 kg và 1800 kg NPK tăng 13.100.000-13.820.000 đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc (1995). Giáo trình cây dâu. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Nguyễn Đức Dũng (2010). Nghiên cứu quy trình thâm canh và quản lý dinh dưỡng tổng

hợp nhằm nâng cao năng suất một số giống dâu mới chọn tạo theo hướng bền vững ở Lâm Đồng. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN. Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng.

3. Hà Văn Phúc (2003). Phương pháp nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới và một số thành tựu đạt được của Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Hà Văn Phúc, Vũ Đức Ban, Ngô Xuân Bái (2006). “Kết quả nghiên cứu lai tạo giống dâu lai F1 tam bội thể trồng hạt VH13”. Kết quả nghiên cứu KHCN về Rau, hoa, quả và Dâu tằm tơ, giai đoạn 2001-2005. Tr. 385-39, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Lê Quang Tú, Đỗ Hồng Phong và Phạm Thị Hải Yến (2000).“Xác định chế độ bón phân thích hợp cho cây dâu dùng cho nuôi tằm lấy kén ươm và kén giống”. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học. Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng

6. Huo, Yong kang (2000). Mulberry cultivation in China. Proceedings of the Biology conference.

THE RESEARCH INTO EFFECT OF FERTILIZERS’ COMBINATION WITH IRRIGATION TO MULBERRY IN SPRING

Nguyen Thi Len, Le Thi Huong, Ngo Thi Linh Huong, Pham Xuan Thu

Summary The techniques of fertilization and irrigation combination for mulberries in spring make

increase the fertilizers used efficiency and help the mulberry grow up strong; express speed of germ growth, leafiness and leaf size longer than fertilization without irrigation. In condition fertilization without irrigation, the average annual mulberry leaves yield only have 315.74 kg/100 m2, while fertilization with irrigation give 350.37 kg, more than 11%. Specially, in spring, the productivity of mulberry leaves is 119.48 kg/100 m2 more than 24% compare with fertilization without irrigation. Economic efficiency of fertilizers’ combination with irrigation in spring compare fertilization without irrigation increase from 13,100,000 to 17,900,000 dong/ha. Inside mixed fertilizer dos 2000 kg NPK/ha 16,5:7:7 give the highest economic efficiency; increase is 17,900,000 dong; two levels of mixed fertilizer 1500 kg NPK 16.5:7:7/ha and 1800 kg NPK 16.5:7:7 /ha increase from 13,100,000 to 13,820,000 dong.

Keywords: Mulberry leaf yield; fertilizer, irrigation, economic efficiency, growth. Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

62

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP CÀY ĐẤT TRONG RUỘNG DÂU ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CÂY DÂU

Lê Thị Hường, Ngô Thị Linh Hương, Nguyễn Thị Len

TÓM TẮT Biện pháp cày đất trong ruộng dâu có tác dụng làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện cho rễ

dâu phát tri ển để tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng giúp cho cây sinh trưởng khỏe tăng chiều cao và số cành trên cây, số mầm nảy và số mầm hữu hiệu. Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy giữa hai thời vụ cày đất khác nhau, cày đất vụ đông cho số cành tạo thành, chiều dài cành cao hơn, số mầm nảy ở vụ xuân, thu tăng từ 8,0 – 18%, số mầm hữu hiệu tăng từ 20,0 – 21,7%, tổng chiều dài cành trong năm tăng 5,87%. Độ lớn của lá giữa các công thức thí nghiệm có cày đất và không cày đất và giữa cày đất vụ hè và cày đất vụ đông không chênh lệch nhau nhiều. Năng suất lá dâu thu được trong năm ở cả hai thời vụ cày đất đều cao hơn so với không cày từ 3,4 – 7,5%. Trong đó công th ức cày đất ở vụ đông cao hơn so với cày đất vụ hè là 4,1%. Lợi nhuận thu được từ kén tằm trên 01 ha ở công thức cày đất trong ruộng dâu ở vụ đông cao hơn so với không cày đất là 11.154.000 đồng, cày đất vụ hè chỉ tăng lợi nhuận chỉ tăng 2.068.000 đồng.

Từ khóa: Biện pháp canh tác, cây dâu, cày đ ất, hiệu quả kinh tế., sinh trưởng, phát triển

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Để đảm bảo cây dâu sinh trưởng khỏe cho sản lượng lá cao cần phải áp dụng tổng hợp

các biện pháp kỹ thuật quản lý canh tác ruộng dâu. Trong đó có biện pháp cày đất trong ruộng dâu [5]. Đất là nền tảng cho cây dâu sinh trưởng vì nó cung cấp nước, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Đất ở ruộng dâu do con người đi lại để hái lá, đốn cắt cành, phòng trừ sâu bệnh v.v...làm cho đất ruộng dâu bị nén chặt, giảm các lỗ hổng, mao mạch . Vì thế không khí trong các lớp đất kém gây khó khăn cho hoạt động của các vi sinh vật háo khí trong đất, hạn chế sự phân hủy các chất dinh dưỡng trong đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của bộ rễ [1]. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng của cây dâu cần phải nghiên cứu xác định sự ảnh hưởng của biện pháp cày đất ở trong ruộng dâu.

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu

Giống dâu VH17 đã được công nhận là giống sản xuất thử theo Quyết định số 466 / QĐ-TT-CCN ngày 26/11/2009. Thí nghi ệm được thực hiện trên ruộng dâu được trồng năm 2012. 2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 3 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD) với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại là 5 hàng dâu có chiều dài mỗi hàng 10 m, diện tích ô thí nghiệm là 100 m2, khoảng cách trồng dâu 1,5 x 0,3 m. Thí nghiệm thực hiện trên ruộng dâu lưu đông – đốn hè, gồm các công thức:

CT1: Cày đất vụ đông CT2: Cày đất vụ hè CT3: Không cày đất (Đ/C) - Phương pháp cày đất: Cày đất trong ruộng dâu với độ sâu từ 10 – 15 cm, cách gốc dâu

15 – 20 cm. Ở giữa luống cày sâu ở gần gốc dâu thì cày nông hơn, sau khi bón phân thì vun đất vào gốc dâu. Vụ hè vun cao hơn vụ đông.

Thời gian cày: + Vụ đông: 25/12 + Vụ hè: 05/05

63

- Chế độ chăm sóc: Bón phân hữu cơ 20 tấn/ha/năm bón 1 lần vào tháng 12 + 2000 kg phân hỗn hợp NPK tỷ lệ 16,5:7:7,5 bón 4 lần vào các tháng 1, 4, 7 và 10.

- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu thí nghiệm: được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số 01-147: 2013/BNNPTNT, ban hành theo Thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21/6/2013 về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống dâu.

- Địa điểm thực hiện: Tại Trạm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng, Vũ Thư, Thái Bình. - Thời gian thực hiện: Từ năm 2013 đến 2015, số liệu trong báo cáo của năm 2015 - Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thí nghiệm được xử lý theo chương trình thống kê

sinh học IRRISTAT 5.0 và Excel.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Ảnh hưởng của cày đất đến sinh trưởng và phát triển cây dâu

Bảng 1. Ảnh hưởng của cày đất đến số mầm, số mầm nảy trên cây

Chỉ tiêu

CT

Tổng số mầm/cây (mầm)

Tổng số mầm nảy/cây (mầm)

Tổng số mầm hữu hiệu (mầm)

Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu CT1 168,0 145,2 97,25 52,60 77,50 45,50 CT2 156,7 131,7 82,41 48,82 63,70 37,82 CT3 (Đ/C) 142,7 127,6 72,15 40,51 55,67 35,41

Mầm trên cây dâu sau khi nảy sẽ tạo ra lá, cành và một số cơ quan khác của cây. Số mầm trên cây dâu nhiều hay ít phụ thuộc vào số cành và độ dài đốt. Số liệu ở bảng 1 cho thấy ở cả vụ xuân và vụ thu công thức 1 và 2 đều có số mầm trên cây cao hơn công thức đối chứng không cày đất. Nguyên nhân có sự sai khác này là do tác dụng của cày đất đã làm tăng số cành và chiều dài cành. Vì vậy làm cho số mầm nảy và số mầm hữu hiệu ở hai vụ của 2 công thức cày đất đều cao hơn đối chứng. Trong đó công thức cày đất ở vụ đông so với cày đất ở vụ hè thì số mầm trên cây ở vụ xuân và vụ thu đều cao hơn từ 2 – 7,2%, số mầm nảy tăng 8 – 18%, số mầm hữu hiệu tăng từ 20 – 21,7% ở cả 2 vụ.

Tốc độ tăng trưởng mầm và tốc độ ra lá là 2 chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh khả năng sinh trưởng của cây dâu. Tốc độ sinh trưởng và tốc độ ra lá trước hết nó phụ thuộc vào bản chất giống ngoài ra nó còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật của các biện pháp canh tác trong ruộng dâu. Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 2 cho thấy:

Bảng 2. Ảnh hưởng của cày đất đến tăng trưởng mầm và lá Chỉ tiêu

CT Tốc độ tăng trưởng mầm (cm/ngày) Tốc độ ra lá (lá/ngày)

Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu

CT1 0,85 (107,6)

2,43 (104,7)

0,70 (102,9)

0,35 (109)

0,57 (106)

0,28 (104)

CT2 0,80 (101,3)

2,40 (103,5)

0,70 (102,9)

0,33 (103)

0,56 (104)

0,27 (100)

CT3 (Đ/C) 0,79 (100,0)

2,32 (100,0)

0,68 (100,0)

0,32 (100)

0,54 (100)

0,27 (100)

Tốc độ tăng trưởng mầm ở vụ xuân dao động từ 0,79 - 0,85 cm/ngày. Trong đó công thức cày đất vụ đông (CT1) cho chỉ tiêu tăng trưởng mầm cao nhất đạt 0,85 (cm/ngày) cao hơn đối chứng 7,6 %, công thức cày đất vụ hè và không cày cho tốc độ tăng trưởng mầm tương đương nhau. Vụ hè và vụ thu tốc độ tăng trưởng mầm của các công thức cày đất đều cao hơn đối chứng trong đó công thức cày đất vụ đông cho chỉ tiêu cao hơn cả đạt 2,43 cm/ngày cao hơn đối chứng 4,7% ở vụ hè và 2,9% ở vụ thu, công thức cày đất vụ hè có tốc độ tăng trưởng mầm ở vụ hè cao hơn đ/c là 3,5% và 2,9% ở vụ thu.

64

Tốc độ ra lá của công thức cày đất vụ đông ở cả 3 mùa vụ là cao nhất cụ thể: vụ xuân đạt 0,35 lá/ngày cao hơn đối chứng 9,4%, vụ hè 0,57 lá/ngày cao hơn đối chứng 5,6% và vụ thu cao hơn đ/c 3,7%. Công thức cày đất vụ hè cho tốc độ ra lá ở vụ thu tương đương với đối chứng, vụ xuân và vụ hè cao hơn đ/c từ 3,1- 3,7%.

Bảng 3. Ảnh hưởng của cày đất đến độ dài cành, số cành/cây Chỉ tiêu

CT

Số cành/cây (cành) Tổng chiều dài cành (cm) Bình quân chiều dài cành/cây (cm)

Xuân Thu Xuân Thu Xuân Thu

CT1 26,5 (108,2)

19,5 (108,3)

1275,7 (113,0)

820,5 (113,1)

48,1 (105,3)

42,1 (104,4)

CT2 25,8 (105,3)

18,7 (103,9)

1240,3 (110,0)

775,0 (106,8)

48,0 (105,0)

41,4 (102,8)

CT3 (Đ/C) 24,5 (100)

18,0 (100)

1120,5 (100)

725,7 (100)

45,7 (100)

40,3 (100)

Tổng chiều dài cành trên cây dâu là chỉ tiêu rất quan trọng ảnh hưởng tới năng suất lá dâu và nó phụ thuộc vào số cành, và chiều dài cành trên cây. Ở cả 2 vụ xuân và thu số cành trên cây dâu ở cả 2 công thức có cày đất đều cao hơn không cày đất. Vì thế, nên tổng chiều dài cành trên cây dâu ở 2 vụ đều cao hơn đối chứng từ 13,0 – 13,1% ở công thức cày đất vụ đông và từ 6,8 – 10,0% ở công thức cày đất vụ hè.

Như vậy biện pháp cày đất trong ruộng dâu đều có tác dụng kích thích cây sinh trưởng làm tăng số mầm trên cây, số mầm nảy và số mầm hữu hiệu từ đó làm tăng số cành và tổng chiều dài cành trên cây. Giữa hai thời vụ cày đất thì thời vụ cày đất vụ đông có các chỉ tiêu số cành, tổng chiều dài cành cao nhất. 3.2. Ảnh hưởng của cày đất đến chỉ tiêu về lá dâu

Bảng 4. Ảnh hưởng của cày đất đến kích thước lá dâu

Chỉ tiêu CT

Vụ xuân Vụ hè Vụ thu Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng

CT1 18,75±0,51 14,93±0,93 18,12±0,75 14,44±0,27 17,75±0,38 14,30±0,56 CT2 18,25±0,37 14,67±0,77 17,93±0,46 14,75±0,16 17,55±0,72 13,75±0,23

CT3 (Đ/C) 18,05±0,42 14,27±0,29 17,75±0,67 14,21±0,50 17,63±0,83 13,28±0,62 Kích thước lá dâu được xác định ở chiều dài, chiều rộng của phiến lá. Ở cả 3 vụ xuân, hè,

thu trong năm thì kích thước lá ở các công thức có cày đất đều lớn hơn so với công thức không cày đất. Tuy nhiên sự chênh lệch này là không l ớn.

Bảng 5. Ảnh hưởng của cày đất đến số lá/m cành và khối lượng lá/m cành Chỉ tiêu

CT

Số lá/500 gam (lá) Số lá/m cành (lá) Khối lượng lá/m cành (gam)

Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu

CT1 147,73 160,51 169,72 17,50 32,05 25,75 71,16 (103,9)

118,42 (102,0)

60,71 (102,8)

CT2 150,21 163,74 171,54 17,57 32,52 26,05 69,85 (101,9)

117,28 (101,1)

59,72 (101,1)

CT3 (Đ/C) 153,82 165,03 173,44 18,00 33,80 26,87 68,52 (100)

116,05 (100)

59,05 (100,0)

CV% 5,5 6,7 5,7 LSD 5% 1,95 1,15 0,96

65

Qua kết quả bảng 5 cho thấy: Số lá/ 500 gam và số lá/m cành của các công thức cày đất đều thấp hơn công thức đối chứng không cày. Trong đó công thức cày đất vụ đông là thấp nhất, cao nhất là công thức không cày tuy nhiên sự chênh lệch về các chỉ tiêu này giữa các công thức là không lớn.

Khối lượng lá/m cành ở vụ xuân của các công thức dao động từ 68,52 gr- 71,16 gr, trong đó công thức cày đất vụ đông (CT1) có khối lượng lá/m cành cao nhất đạt 71,16 gr cao hơn đối chứng 3,9%, công thức cày đất vụ hè (CT2) và không cày (CT3) có khối lượng lá/m chênh lệch nhau không đáng kể. Vụ hè, khối lượng lá/m cành của các công thức từ 116,05gr-118,42gr. Trong đó CT1 có khối lượng lá/m cành nhiều nhất đạt 119,42 gam cao hơn đối chứng 2,0%, tiếp đến là CT2 cao hơn đối chứng 1,1%. Ở vụ thu, khối lượng lá/m cành của các công thức từ 59,05gr-60,71gr, trong đó CT1 có khối lượng lá/m cành nhiều nhất, CT3 có khối lượng lá/m cành thấp nhất. Tuy nhiên xét ở mức ý nghĩa 5% thì chỉ tiêu khối lượng lá / mét cành ở 3 công thức không sai khác. Điều này có thể giải thích biện pháp cày đất trong ruộng dâu làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện cho rễ dâu phát triển tăng khả năng hút dinh dưỡng của cây làm cho số mầm nảy/cây, số mầm hữu hiệu nhiều hơn, tốc độ tăng trưởng mầm và lá dâu nhanh hơn. Tuy nhiên về chỉ tiêu kích thước lá, số lá / mét cành, số lá/500 gam sự chênh lệch giữa 3 công thức không lớn dẫn đến khối lượng lá / mét cành ở 3 công thức là như nhau ở cả 3 mùa vụ. 3.3. Ảnh hưởng của cày đất đến năng suất lá dâu

Năng suất lá dâu là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp các chỉ tiêu về sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất. Năng suất lá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giống, chế độ canh tác và chăm sóc, thời tiết, khí hậu, sâu bệnh… Vì vậy để nâng cao năng suất lá dâu trên một đơn vị diện tích đất canh tác thì ngoài yếu tố cải tiến giống dâu thì biện pháp canh tác trên ruộng dâu cũng là 1 yếu tố quan trọng.

Bảng 6. Ảnh hưởng của cày đất đến năng suất lá dâu (kg/100 m2)

Chỉ tiêu

CT

Vụ xuân Vụ hè Vụ thu Cả năm NS (kg) % đ/c NS

(kg) % đ/c NS (kg) % đ/c NS

(kg) % đ/c

CT1 182,5 108,8 78,5 105,4 84,7 104,1 345,7 107,5 CT2 170,7 103,1 77,8 104,4 83,7 102,8 332,2 103,4 CT3 (đ/c) 165,5 100 74,5 100 81,4 100 321,4 100

CV% 5,2 7,5 8,3 LSD 5% 4,5 1,3 0,9

Năng suất lá dâ u vụ xuân của các công thức thí nghiệm dao động từ 165,5 -182,5kg/100m2, trong đó CT1 có năng suất lá dâu/100 m 2 cao nhất cao hơn đối chứng 8,8%, CT2 cao hơn đối chứng 3,1%. Vụ hè năng suất lá dâu/100 m 2 của các công thức từ 74,5 - 78,5kg/100 m2, CT1 có năng suất lá dâu/100 m2 cao nhất cao hơn đối chứng 5,4%. CT2 cao hơn đối chứng là 4,4%. Vụ thu năng suất lá dâu/100 m 2 của các công thức cày đất và đối chứng chênh lệnh nhau không nhiều như ở vụ xuân và hè, trong đó CT1 cũng có năng suất lá dâu/100 m2 cao nhất, cao hơn đối chứng 4,1%, CT2 cao hơn đối chứng là 2,8%. Ở mức ý nghĩa 5% có sự sai khác rõ rệt về năng suất lá dâu giữa các công thức thí nghiệm và đối chứng (số liệu cụ thể ở bảng 6).

Bình quân năng suất lá dâu cả năm thì công thức cày đất vụ đông cho năng suất lá/100m2 cao nhất đạt 345,7 kg/100 m2 cao hơn đối chứng 7,5%, công thức cày đấy vụ hè có năng suất lá dâu/100 m2 là 332,2 kg/100 m2 cao hơn đối chứng 3,4%. Từ kết quả thu được về năng suất lá dâu ở 3 công thức thí nghiệm chứng tỏ rằng biện pháp cày đất trong ruộng dâu làm cho đất tơi xốp thông thoáng có lợi cho các vi sinh vật trong đất, tăng khả năng giữ ẩm, tăng sự sinh trưởng của bộ rễ. Cày đất cắt 1 số bộ phận của rễ già và kích thích phát triển rễ non mới tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển mạnh dẫn đến các chỉ tiêu số mầm

66

nảy, số mầm hữu hiệu, độ dài cành/ cây, số cành/cây cao nên năng suất lá dâu thu được ở các công thức cày đất cao hơn đối chứng. Trong 2 biện pháp cày đất thì biện pháp cày đất vụ đông cho kết quả tốt hơn biện pháp cày hè. Điều này cũng phù hợp với quy luật phát sinh phát triển của cây dâu. Cày đất vụ đông thường tiến hành vào khoảng 25/12 lúc này cây dâu bước vào thời kỳ ngừng sinh trưởng, mọi hoạt động sinh lý của cây đang trong giai đoạn ngủ, nghỉ. Cày đất vụ hè thường tiến hành sau khi đốn dâu ở vụ hè thường kết hợp với bón phân, làm cỏ là thời kỳ sinh trưởng của cây nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây dâu. 3.4. Ảnh hưởng của cày đất đến sâu, bệnh hại dâu

Cây dâu bị hà ng trăm loại sâu bệnh gây hại , trong đó có trên 30 loại sâu bệnh đã gây thành dịch. Ở vùng đồng bằng sông Hồng , bệnh gây hại phổ biến nhất là bệnh bạc thau và gỉ sắt. Sâu hại dâu chủ yếu là sâu cuốn lá, sâu đục thân dâu, sâu đo. Đặc điểm của cây dâu là cây lâu năm, thời gian thu hoạch lá dài cho nên tàn dư bệnh tồn tại từ năm này qua năm khác gây khó khăn cho công tác ph òng trừ. Mặt khác phòng trừ sâu bệnh hại bằng thuốc hoá học gây ảnh hưởng tới tằm. Nếu chỉ sử dụng một vài loại thuốc chuyên dụng thì khả năng kháng thuốc cao. Để phòng trừ hiệu quả sự phát sinh và lây lan các loại bệnh hại thì ngoài biện pháp sử dụng thuốc hóa học ngày nay người ta còn chú trọng nhiều đến các biệp pháp canh tác kỹ thuật trong ruộng dâu trong đó biện pháp cày đất cũng là 1 biện pháp quan trọng góp phần hạn chế sâu bệnh hại trên dâu. Qua điều tra trên ruộng dâu ở các thời điểm khác nhau cho thấy:

Bảng 7. Ảnh hưởng của cày đất đến một số chỉ tiêu sâu, bệnh hại dâu

Chỉ tiêu CT

Sâu cuốn lá (con/ m2)

Sâu đo (con/ m2)

Sâu róm (con/ m2)

Bệnh bạc thau TL bệnh (%) CS bệnh (%)

CT1 5,05 2,95 (72,84) 4,72 (76,75) 15,25 2,23 CT2 5,70 3,95 (97,53) 6,25 (101,6) 15,85 3,15 CT3 (Đ/C) 6,67 4,05 (100,0) 6,15 (100,0) 17,45 3,72

CV% 7,2 6,7 9,2 8,7 5,4 LSD 5% 1,75 0,75 0,97 2,55 1,50

Ghi chú: Điều tra sâu hại vào 20/4 và 10/6 và 20/8. Điều tra bệnh bạc thau vào 30/4. Mật độ sâu cuốn lá của các công thức thí nghiệm và đối chứng không chệnh lệnh nhau

nhiều hay mật độ sâu cuốn lá gây hại/ m2 ở 3 công thức là như nhau ở mức ý nghĩa 5%. Riêng sâu đo và sâu róm hại dâu thì mật độ gây hại có sự sai khác rõ rệt ở mức ý nghĩa 5% của công thức cày đất vụ đông đối với 2 công thức cày hè và không cày. Mật độ sâu đo ở công thức cày đông giảm 27,16%, mật độ sâu róm giảm 23,25% so với đối chứng không cày. Công thức cày hè và không cày không có sự sai khác về mật độ sâu đo và sâu róm gây hại.

Bệnh bạc thau gây hại qua điều tra cũng cho thấy: tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh bạc thau của công thức cày đông là thấp nhất, công thức không cày là cao nhất. Tuy nhiên không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 5% ở cả 3 công thức hay nói cách khác tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh bạc thau ở 3 công thức là như nhau.

Như vậy, theo kết quả điều tra nghiên cứu chúng tôi thấy biện pháp cày đất ở vụ đông ngoài việc làm cho đất tơi xốp, diệt trừ cỏ dại còn có tác dụng hạn chế một phần sâu bệnh tồn tại trong đất đặc biệt là đối với loài sâu qua đông ở kẽ đất, gốc dâu (sâu đo, sâu róm) và tàn dư thực vật (cỏ dại). Mùa đông khi cây dâu ngừng sinh trưởng tiến hành cày đất. Cày đất đã làm cho sâu bệnh qua đông ở tầng đất mặt hoặc do dụng cụ cày đất va chạm vào cây dâu cũng làm cho những loài sâu, nấm bệnh qua đông ở cành và thân dâu rơi xuống đất bị vùi sâu xuống tầng đất sâu làm giảm một phần tác hại của sâu, bệnh hại dâu. 3.5. Hiệu quả kinh tế của biện pháp cày đất trong ruộng dâu

Từ kết quả thu được ở bảng 8 cho thấy trên cùng 1 giống dâu với cùng chế độ chăm sóc (bón phân, làm cỏ, thu hoạch lá) thì hiệu quả của biện pháp canh tác cày đất vụ đông hàng

67

năm trên ruộng dâu sẽ tăng thêm thu nhập là 11.154.000 đồng/ha. Ngoài ra còn làm giảm tỷ lệ sâu hại (sâu đo, sâu róm) từ 23,25 – 27,16%.

Bảng 8. Phân tích chi phí và hiệu quả kinh tế trên 1 ha (1.000 đ)

Công thức Tổng chi phí Doanh thu Lợi nhuận Tăng thêm do cày đất CT1 4.050 201.002 196.952 11.154 CT2 4.050 191.916 187.866 2.068

CT3 (Đ/C) 0 185.798 185.798 0 Ghi chú: Thuê cày đất: 150.000 đồng/sào. Giá kén vụ xuân: 120.000 đồng/1kg kén; vụ hè: 70.000

đồng/1 kg kén; vụ thu: 80.000 đồng/1kg kén. Tiêu hao lá dâu/1kg kén: 17kg

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận

- Áp dụng biện pháp cày đất trong ruộng dâu có tác dụng làm cho đất tơi xốp kích thích sinh trưởng thân cành, tăng số mầm nảy và mầm hữu hiệu so với không cày đất.

- Trong hai thời vụ cày đất vụ đông và vụ hè thì cày đất ở vụ đông có tác dụng tốt hơn thể hiện số mầm nảy cao hơn ở 2 vụ xuân và thu từ 8 – 18%, số mầm hữu hiệu tăng 20,0 – 21,7%, tổng chiều dài cành tăng từ 13, 0 – 13,1%. Do đó năng suất lá dâu cả năm tăng 7,5%.

- Biện pháp cày đất so với không cày lợi nhuận tăng từ 2.068.000 – 11.154.000 đồng/ha. Trong đó cày đất vụ đông có lợi nhuận cao nhất 11.154.000 đồng/ha. 4.2. Đề nghị

Nên ứng dụng rộng rãi biện pháp cày đất trong ruộng dâu ở vụ đông cho vùng đồng bằng sông Hồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Thị Châm và Hà Văn Phúc (1995). Giáo trình cây dâu, Nhà xuất bản nông nghiệp , Hà Nội

2. Nguyễn Đức Dũng và Nguyễn Mậu Tuất (2004). Nghiên cứu chế độ bón phân, tưới nước cho cây dâu đồi ở Lâm Đồng, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng suất chất lượng tơ kén”

3. Hà Văn Phúc và Ngô Xuân Bái (1997). Nghiên cứu yếu tố cấu thành năng suất lá của một số tổ hợp dâu lai F1, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Nông nghiệp 1994 -1995 tr181-184

4. Phạm Văn Vượng (1995). Báo cáo tóm tắt luận án tiến sỹ “Nghiên cứu một số giải pháp góp phần phát triển ngành trồng dâu, nuôi tằm trong hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng bắc bộ”

5. Chen Yu - Yin and Liu Fei - Gang (2012). Management of mulberry fieed. Canye Kexue. Acta Serialogia Sinica. Col15 – N0 4.pp192 – 195.

68

THE RESEARCH EFFECT OF PLOUGH METHOD IN MULBERRY FIELD ON GROWTH AND DEVELOPMENT OF MULBERRY TREES

Le Thi Huong, Ngo Thi Linh Huong VietNam Sericulture Research Centre

SUMMARY

Ploughing makes soil dispersed, created favorable condition for development of mulberry root systems, promoted to absorb nutrient. The number of sprouted buds and effective buds per tree were higher. Growth of buds and leaves were faster, it was leading the number of branches per tree were much more. Sum of length and average of length of branches per tree are longer, productivity of leaves was higher. Through research results showed that between two different seasons plow, plow land for winter twigs forming the number, the higher spike length, number of bouncing sprouts in spring, autumn rose from 8,0 - 18%, effective germ number increased from 20,0 – 21,7%, the total length of the branches during the year increased 5,87%. The magnitude of the leaves between the treatments with plow and no-till and plow the land between summer and winter plowing land does not differ much. Mulberry productivity of leaves obtained in both seasons were high-till than no-till is 3,4 – 7,5%. In that formula plow in winter compared with summer plowing land is 4,1%. Proceeds from cocoons on 01 hectares of land in the formula plowing fields in winter income raised in 11,154,000VND, land plow summer profits rose 2,068,000 VND.

Key words: Cultivation method, mulberry tree, plough, economic effectivit, growth, development.

Người phản biện: PGS.TS. Hà Văn Phúc Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ISSN 1859 – 4581, Số báo 22 năm 2016

69

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG DÂU BẰNG GIÂM HOM TRONG VƯỜN ƯƠM

Lê Quý Tuỳ 2 và cộng tác viên2

1. Dự án phát triển hệ thống nhân giống tằm, dâu 2. Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng

SUMMARY STUDY ON IMPROVEMENT OF THE MULBERRY CUTTING PROPAGATION

TECHNIQUE IN NURSERY With the current process of mulberry cutting propagation the multiplication coefficient

is still low that can not meet the demand for seedlings. Therefore, the study on improvement of mulberry cutting propagation technique was conducted. As a result, by research on two new mulberry varieties S7-CB and VA-201 a number of technical measures were identified as follows: Short two bud cuttings are used instead of 4 bud cuttings. Growth age of cuttings is 6 months. The density of cutting growing in nursery for S7-CB and VA-201 is 100 cuttings /m2

and 67cuttings/m2 respectively. The amount of inorganic fertilizer suitable for nurseries is (6 N + 3 P2O5 + 3 K2O) kgs/100 m2. Rooting stimulant α-NAA (with concentration of 2,000 ppm, treatment duration of 6 minutes) is used for short 6 month aged cuttings and young 4 month aged cuttings.

Key words: mulberry process, mulberry variety S7-CB,

- Bố trí các thí nghiệm về một số biện pháp kỹ thuật chính có tác động đến nâng cao tỷ lệ đạt tiêu chuẩn như: xác định thời vụ giâm hom thích hợp, xác định số mắt/hom giâm thích

mulberry variety VA-201.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trồng dâu, nuôi tằm là một nghề có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Mặc dù có nhiều

thăng trầm nhưng trồng dâu nuôi tằm vẫn phát triển và giúp xóa đói giảm nghèo, thậm chí làm giàu cho nhiều hộ nông dân. Lâm Đồng là khu vực có nhiều ưu thế cho ngành sản xuất dâu tằm tơ do có khí hậu thuận lợi cùng với tiềm năng dồi dào về đất đai, lao động. Theo quy hoạch phát triển dâu tằm của tỉnh, đến năm 2020 diện tích trồng dâu ổn định 8.662 ha, trong đó trên 81% giống mới. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại Lâm Đồng, diện tích trồng giống dâu mới còn rất thấp. Một trong những nguyên nhân chính là những giống dâu mới đều trồng bằng hom, điều này sẽ khó khăn cho phát triển diện rộng. Với quy trình nhân giống dâu hiện nay thì hệ số nhân giống vẫn còn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu về cây giống, điều này đã tạo ra nghịch lý là khi sản xuất cần thì lại không có khả năng cung cấp đủ cây dâu giống và ngược lại. Xuất phát từ thực tế trên, nội dung Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống dâu bằng giâm hom trong vườn ươm đã được thực hiện, nhằm khắc phục hạn chế góp phần tăng lượng cây giống cho sản xuất cũng như đảm bảo mật độ trồng mang lại hiệu quả cao cho người trồng dâu nuôi tằm.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu

Giống dâu S7-CB và VA-201 đã được công nhận là giống chính thức, đáp ứng yêu cầu quy hoạch tại Lâm Đồng. Tuy nhiên 2 giống này có tỷ lệ cây sống sau trồng thấp. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Địa điểm và thời gian

- Địa điểm: Trung tâm NCTN NLN Lâm Đồng – Bảo Lộc, Lâm Đồng - Thời gian: 2012 – 2013

2.2. Phương pháp nghiên cứu

70

hợp, xác định tuổi hom giâm thích hợp và xác định nồng độ chất kích thích ra rễ α-NAA trên hom ngắn và hom xanh.

- Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD), với 3 lần lặp lại, diện tích ô thí nghiệm 1,5 m2 (1,2 m x 1,2 m), giâm 10 hàng/ô, khoảng cách giâm hom là 10cm x 10 cm (100 hom/ô). Hom được giâm trên luống, nền phân bón (50 phân hữu cơ vi sinh + 6 N + 3 P2O5 + 3 K2O) kg/100 m2.

- Các chỉ tiêu theo dõi: Thời gian nảy mầm (ngày), tỷ lệ nảy mầm (%), tỷ lệ cây ra rễ (%), tỷ lệ cây sống (%), Chỉ số bệnh gỉ sắt (%) và tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn (%).

- Phương pháp theo d õi: Theo dõi các chỉ tiêu trên 10 cây đánh dấu ngẫu nhiên /lần lặp. Số liệu được tính toán theo phương pháp thống kê sinh học nông nghiệp và xử lý bằng phần mềm IRRISTAT.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu xác định thời vụ giâm hom thích hợp

Nghiên cứu xác định thời vụ nhân giống phải phù hợp với thời vụ trồng dâu. Do vậy thí nghiệm được tiến hành vào mùa mưa, bao gồm TV2, TV3 và TV4 và mùa khô là TV1, TV5. Với 6 công thức về thời gian giâm hom, mỗi công thức giâm 100 hom ngắn có 2 mầm đạt tiêu chuẩn.

Bảng 1. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến chất lượng cây giống

Công thức

S7-CB VA-201 TG nảy mầm

(ngày)

TL nảy mầm (%)

TL cây đạt tiêu chuẩn

(%)

TG nảy mầm

(ngày)

TL nảy mầm (%)

TL cây đạt tiêu chuẩn

(%) đ/c (tháng 1) 7 - 8 99,5 74,0 a 7 - 8 94,2 75,6 a TV1 (tháng 3) 7 - 8 99,0 72,8 a 7 - 8 95,8 76,0 a TV2 (tháng 5) 9 - 10 98,5 78,7 a 9 - 10 91,3 74,9 a TV3 (tháng 7) 7 - 8 63,0 43,9 b 7 - 8 64,2 55,9 b TV4 (tháng 9) 5 - 6 58,8 40,6 b 5 - 6 55,5 54,3 b TV5 (tháng 11) 7 - 8 99,2 82,6 a 7 - 8 95,0 85,1 a CV% LSD.05

6,3 11,8

6,9 12,4

Trong điều kiện mùa mưa (TV2, TV3 và TV4), cả 2 giống có thời gian nảy mầm giảm dần từ đầu mùa, tương ứng từ TV2 đến TV4 (từ 9 - 10 ngày xuống còn 5 - 6 ngày). Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn của S7-CB cao nhất ở TV2 là 78,7 (%), tiếp theo đến TV3 tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn giảm xuống rất nhanh (43,9 %), TV4 (40,6%) và đều thấp hơn đ/c (74,0%). Tương tự giống VA-201 có tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn dao động từ 54,3 - 74,9%, cao nhất là ở TV2 (74,9%), trong khi đ/c là 75,6%. Do ở TV3 và TV4 gặp thời tiết mưa nhiều, liên tục và nhiệt độ cao làm hom bị thối vỏ và bệnh gỉ sắt gây hại nặng dẫn đến lá bị rụng từ rất sớm. Tại TV2 mới đầu mùa mưa, số ngày mưa ít cho nên có cường độ chiếu sáng cao, độ ẩm trung bình điều đó làm cho hom ít b ị thối vỏ, tỷ lệ sống cao.

Trong điều kiện mùa khô (TV1, TV5 và đ/c), cả 2 giống S7-CB và VA-201 có thời gian nảy mầm ngắn (7 - 8 ngày). Tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ cây sống và tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn là cao. Ở TV1 và đ/c tương đương nhau, S7-CB là 72,8 và 74,0%, VA-201 là 76,0 và 75,6%. Ở TV5, cả 2 giống đều có tỷ lệ cây sống đạt tiêu chuẩn cao nhất là 82,6% và 85,1%, cao hơn công thức đối chứng. Như vậy, khi nhân giống vô tính bằng giâm hom của giống dâu S7-CB và VA-201 cho thấy vào các tháng mùa khô hoặc đầu mùa mưa cho tỷ lệ cây giống đạt yêu cầu cao, khoảng từ 72,8 – 85,1%. Tuy nhiên, giâm hom tốt nhất vào tháng 11, khi đó tỉ lệ cây xuất vườn cao và phù hợp với thời vụ trồng.

71

3.2. Kết quả nghiên cứu xác định số mầm/hom thích hợp Cây dâu nhân gi ống vô tính bằng hom, trong điều kiện có đủ hom giống thì tốt nhất sử dụng

hom có từ 3 - 4 mầm là thích hợp. Tuy nhiên, điều này đã làm cho hệ số nhân giống thấp dẫn. Đối với giống dâu mới chọn tạo, số lượng cây dâu còn ít mà nhu cầu của sản xuất thì cần trồng nhiều. Do vậy thí nghiệm nghiên cứu độ dài hom dâu để nhân giống được tiến hành nhằm vừa đảm bảo tỷ lệ cây sống, vừa tăng được hệ số nhân giống.

Bảng 2. Ảnh hưởng của số mầm/hom đến chất lượng cây giống

Công thức S7-CB VA-201

Tỷ lệ cây sống (%)

Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn (%)

Tỷ lệ cây sống (%)

Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn (%)

DH1 (hom 1 mầm) 8,8 1,6 b 0 0 DH2 (hom 2 mầm) 85,0 75,9 a 82,1 73,7 a DH3 (hom 3 mầm) 93,9 79,1 a 90,5 77,1 a

đ/c (hom 4 mầm) 94,1 79,6 a 91,0 77,6 a CV% LSD.05

12,7 16,4

11,8 15,2

Cả 2 giống S7-CB và VA-201 có tỷ lệ cây sống ở hom có 1 mầm là rất thấp, S7-CB chỉ có 8,8% hom sống, cây đạt tiêu chuẩn chỉ còn 1,6%, thậm chí VA-201 bị chết hoàn toàn, mặc dù điều kiện chăm sóc trong thí nghiệm thích hợp. Với hom có 2 mầm có tỷ lệ cây sống và cây đạt tiêu chuẩn tăng lên đột ngột, S7 -CB (85,0% và 75,9%), VA-201 (82,1 và 73,7%). Nguyên nhân có sự sai khác này là do chiều dài hom tăng, tích lũy lượng dinh dưỡng lớn, đủ cho quá trình nảy mầm ra rễ, khi cây chưa lấy được dinh dưỡng từ bên ngoài. Đối với hom dài có 3 mầm; 4 mầm có tỉ lệ sống, tỉ lệ cây xuất vườn cao hơn hom 2 mầm , tuy nhiên sự cách biệt là không lớn. Do vậy để nhân nhanh giống dâu mới trong điều kiện thuận lợi có thể sử dụng hom 2 mắt thông qua vườn ươm để nâng cao hệ số nhân giống. 3.3. Kết quả nghiên cứu xác định tuổi hom giâm thích hợp

Tuổi hom là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến tỷ lệ cây sống. Thông thường tuổi hom giống phải qua chu kỳ sinh trưởng một năm, điều đó sẽ làm chậm cho sản xuất. Để giải quyết vấn đề trên, thí nghiệm rút ngắn tuổi giâm hom của giống S7-CB và VA-201 đã được tiến hành.

Bảng 3. Ảnh hưởng của tuổi hom đến chất lượng cây giống

Công thức S7-CB VA-201

Tỷ lệ cây sống (%)

Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn (%)

Tỷ lệ cây sống (%)

Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn (%)

TH1 (4 tháng tuổi) 39,7 26,6 c 47,8 36,1 c TH2 (5 tháng tuổi) 55,7 44,4 b 76,3 58,8 b TH3 (6 tháng tuổi) 94,3 79,4 a 81,4 75,0 a đ/c (10 tháng tuổi) 94,6 79,9 a 91,6 75,1 a CV% LSD.05

17,8 9,2

16,4 10,8

Tỷ lệ cây sống, tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn đều tăng lên từ công thức 4 tháng tuổi đến công thức 6 tháng nhưng đều thấp hơn đ/c. Tỷ lệ cây sống của S7-CB dao động trong khoảng 39,7 - 94,3 %, còn tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn là 26,6 - 79,4%. Tương tự, VA-201 từ 47,8 - 81,4% và 36,1 - 75,0%. Trong đó cả 2 giống đều có tỷ lệ cây dâu đạt tiêu chuẩn xuất vườn ở TH3 tương đương với công thức đối chứng. Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn tăng mạnh từ TH1 đến TH3, sở dĩ hom dâu có tuổi từ 6 tháng trở lên có tỷ lệ cây sống cao hơn so với 4 - 5 tháng tuổi là do liên quan

72

đến sự ra rễ của hom. Sự ra rễ mạnh hay yếu tùy thuộc vào điều kiện bên trong như đặc tính của giống dâu, chất dinh dưỡng trong cành dâu, vị trí lấy hom trên cành, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh khác. Như vậy tuổi hom cho nhân giống tốt nhất là 10 tháng, tuy nhiên sự chênh lệnh về tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn giữa 10 tháng tuổi và 6 tháng tuổi là không lớn. Do đó có thể chọn hom 6 tháng tuổi của giống S7-CB và VA-201 để nhân giống trong vườn ươm thì sẽ rút ngắn được thời gian chuyển giao giống ra sản xuất. 3.4. Kết quả nghiên cứu xác định mật độ giâm hom thích hợp

Khi nhân giống dâu trong vườn ươm, mật độ giâm hom quyết định số lượng cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Trong đó tỉ lệ cây xuất vườn không những bị chi phối bởi bệnh hại mà còn bị ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng, sức sinh trưởng của cây, dinh dưỡng trong đất…vv.

Bảng 4. Ảnh hưởng của mật độ giâm đến chất lượng cây giống

Công thức S7-CB VA-201

Chỉ số bệnh gỉ sắt (%)

Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn (%)

Chỉ số bệnh gỉ sắt (%)

Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn (%)

đ/c (200 cây/m2) 34,6 31,1 c 38,5 28,6 c M2 (100 cây/m2) 18,0 68,1 b 31,7 45,0 b M3 (67 cây/m2) 10,8 71,4 a 15,5 78,2 a M4 (45 cây/m2) 10,6 76,2 a 14,0 81,9 a CV% LSD.05

12,4 7,4

15,3 8,8

Kết quả theo dõi ở mật độ khác nhau trong vườn ươm cho thấy khi mật độ giâm giảm dần từ 200 cây/m2 xuống 45 cây/m2 thì CSB gỉ sắt cũng giảm dần. Ở S7 -CB giảm từ 34,6% xuống còn 10,6%, trong khi ở giống VA-201 giảm từ 38,5 xuống còn 14,0%. Nguyên nhân của sự giảm CSB là do độ ẩm của đất và không khí cũng giảm dần khi mật độ giảm. Trong khi độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn cũng tăng dần khi mật độ giâm hom giảm, từ 31,1 đến 76,2% ở giống S7-CB và từ 28,6% đến 81,9% ở VA-201. Nguyên nhân có s ự biến động này là do ở công thức giâm hom mật độ dày, lá dâu b ị bệnh gỉ sắt hại nặng làm cho rụng lá dẫn đến quá trình tổng hợp chất hữu cơ để cung cấp cho cây giống bị giảm mạnh. Ngoài ra mật độ hom tăng còn bị hạn chế bởi chất dinh dưỡng cung cấp cho đất. Mặt khác cũng do mật độ dày nên ánh sáng không đủ cho cây dâu. Số liệu trong bảng cho thấy khi mật độ giâm hom giảm từ 200 hom/m2 xuống 45 hom/m2 thì tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn tăng lên. Tuy nhiên để tăng hệ số diện tích giâm hom và hiệu quả kinh tế thì mật độ thích hợp nhất với S7-CB là 100 hom/m2 (10cm x 10cm) và VA-201 là 67 hom/m2 (10 cm x 15 cm). 3.5. Kết quả nghiên cứu liều lượng phân vô cơ thích hợp cho giâm hom

Cây dâu sau khi giâm, thời kỳ đầu thì nguồn dinh dưỡng cung cấp cho mầm dâu dựa vào lượng các chất dự trữ trong hom. Nhưng khi hom dâu đã có rễ thì nguồn dinh dưỡng chủ yếu dựa vào trong đất và sự quang hợp của cây.

Kết quả cho thấy khi tăng lượng phân bón thì chiều cao và đường kính thân cây đều tăng dần từ P1 đến P3 và cao hơn đ/c ở cả giống dâu. Giống S7-CB thì giá trị về chiều cao cây và đường kính thân biến động từ 58,4 - 70,9 cm và 0,42 - 0,59 cm. Còn ở VA-201 giá trị biến động là 61,7 - 68,2 cm và 0,56 - 0,65 cm. Giá trị hai chỉ tiêu này có sự tăng mạnh giữa P1 và P2, nhưng giữa P2 và P3 có khoảng biến động nhỏ. Điều đó dẫn đến tỷ lệ cây xuất của S7-CB có mức chênh lệch rất lớn giữa P1 và P2 từ 55,8 % lên đến 78,8%, đến P3 có mức tăng không đang kể (đạt 80,2%). Đối với VA-201 có tỷ lệ cây xuất vườn tăng ít từ P1 đến P3, dao động từ 69,0 - 77,9%. Như vậy, kết quả cho thấy lượng phân bón vô cơ có ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ

73

cây giống đạt tiêu chuẩn. Mức bón phân thích hợp để có lượng cây con xuất vườn cao và có hiệu quả kinh tế cho vườn ươm ở công thức P2 là (6,0kg N + 3,0kg P2O5 + 3,0kg K2O)/100 m2.

Bảng 5. Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng cây giống

Công thức

S7-CB VA-201

Chiều cao (cm)

ĐK thân (cm)

TL cây đạt tiêu chuẩn

(%)

Chiều cao (cm)

ĐK thân (cm)

TL cây đạt tiêu chuẩn

(%) đ/c 51,7 0,36 39,0 c 52,8 0,42 48,4 c P1 58,4 0,42 55,8 b 61,7 0,56 69,0 b P2 65,1 0,58 78,8 a 66,0 0,64 78,0 a P3 70,9 0,59 80,2 a 68,2 0,65 77,9 a

CV% LSD.05

6,7 13,0

8,4 11,5

3.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ Để kích thích hom dâu ra rễ, nâng cao tỷ lệ cây sống người ta đã sử dụng một số chất

kích thích sinh trưởng tăng cường khả năng ra rễ. Đối với cây dâu có khả năng tái sinh mạnh, ra rễ tốt khi nhân vô tính. Tuy nhiên, khi muốn tăng hệ số nhân lên bằng sử dụng hom ngắn thì tỷ lệ cây sống thấp, vì thế cần phải sử dụng chất kích thích ra rễ.

Bảng 6. Ảnh hưởng nồng độ α- NAA đến chất lượng cây giống

Hom dâu Công thức

S7-CB VA-201

Tỷ lệ cây ra rễ (%)

TL cây đạt tiêu chuẩn

(%)

Tỷ lệ cây ra rễ (%)

TL cây đạt tiêu chuẩn

(%)

Hom ngắn

đ/c (không sử dụng) 70,8 64,5 c 73,0 67,8 c CT1 (1000 ppm) 80,7 72,0 b 84,7 73,7 b CT2 (1500 ppm) 83,5 76,3 ab 89,6 75,7 b CT3 (2000 ppm) 88,9 80,9 a 96,8 82,0 a

CV% LSD.05

5,8 6,0

7,1 5,2

Hom xanh

đ/c (không sử dụng) 43,8 26,4 d 55,3 36,0 d CT1 (1000 ppm) 65,4 48,8 c 66,0 56,8 c CT2 (1500 ppm) 68,4 59,4 b 70,5 62,7 b CT3 (2000 ppm) 72,7 68,0 a 76,1 68,4 a

CV% LSD.05

14,2 8,8

13,9 5,6

a. Hom thành thục có 2 mầm (hom ngắn): Kết quả cho thấy cả 2 giống dâu đều có tỷ lệ cây ra rễ, tỷ lệ cây xuất vườn cao khi sử dụng α-NAA. Đối với S7 -CB, có tỷ lệ cây ra rễ tăng lên nhiều từ đ/c là 70,8 % lên CT 1 (80,7 %); CT 2 (83,5%); CT 3 (88,9%). Do vậy tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn cho xuất vườn cũng tăng tương ứng, từ 64,5 % ở CT đ/c tăng lên 72,0; 76,3 và 80,9 % ở các CT 1; CT 2 và CT 3. So với đối chứng thì tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn đã tăng lên 12, 18 và 25%. Mức tăng nồng độ sau đều có sai khác rất rõ ràng so với mức tăng nồng độ trước và với đ/c. Giống VA-201 có diễn biến tương tự, song có tỷ lệ cây sống và cây đạt tiêu chuẩn cao hơn. Tỷ lệ cây ra rễ tại đ/c là 73,0 %, khi được xử lý bằng α-NAA số cây ra rễ đã tăng dần lên từ CT 1 đến CT 3 (từ 84,7 – 96,8 %), so với đối chứng thì tỷ lệ cây ra rễ đã tăng lên 9, 12 và 21%. Tỷ lệ cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn tăng dần từ đ/c đến CT 3: 67,8 % -

74

82,0%. Qua số liệu trên cho thấy mức sai khác g iữa các nấc tăng nồng độ α-NAA với đ/c là rất lớn. b. Hom xanh (4 tháng tuổi) : Nhằm rút ngắn tuổi của hom giâm để tăng chu kỳ lấy hom giống trong năm mà vẫn có tỷ lệ cây sống cao, thí nghiệm sử dụng vật liệu là hom xanh 4 tháng tuổi được xử lý bằng dung dịch α-NAA. Kết quả cho thấy khi nồng độ α-NAA tăng lên từ 1000 - 2000 ppm thì tỷ lệ cây sống đạt tiêu chuẩn của giống đều tăng lên, từ 48,8 - 68,0%. Tương ứng tăng từ 85% đến 157% so với đ/c ở giống S7-CB. Tương tự, VA-201 có tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn tăng từ 56,8 – 68,4%, tương ứng tăng từ 157 - 190% so với đ/c không xử lý α-NAA. Như vậy nồng độ xử lý 2000 ppm trong 5 phút ở cả 2 giống dâu là thích hợp nhất.

IV. KẾT LUẬN 1. Kết luận

Để tăng hệ số nhân cho giống dâu S7-CB và VA-201, cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:

- Sử dụng hom ngắn có 2 mắt thay cho hom 4 mắt; - Tuổi sinh trưởng của hom là 6 tháng; - Mật độ giâm hom trong vườn ươm với giống S7-CB là 100 hom và VA-201 là 67

hom/m2; - Lượng phân bón vô cơ thích hợp cho vườn ươm là (6 N + 3 P2O5 + 3 K2O) kg/100 m2; - Sử dụng chất kích thích ra rễ α-NAA nồng độ 2.000 ppm trong 6 phút cho hom ngắn 6

tháng tuổi và hom xanh 4 tháng tuổi. 2. Đề nghị

Khi trồng 2 giống dâu mới S7-CB và VA-201, có thể giâm hom trong vườn ươm nhằm đảm bảo mật độ trồng ngoài sản xuất và tiết kiệm được hom dâu giống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Thị Châm và Hà Văn Phúc (1995). Giáo trình cây dâu, Nxb Nông nghi ệp, Hà Nội. 2. Tô Thị Tường Vân (2005). Báo cáo tổng kết đề tài khoa học kỹ thuật cấp Bộ: Nghiên cứu

chọn tạo và công nghệ nhân giống dâu, tằm. Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng.

3. Alizhonov A (1983). “Mulberry propagationby softwood cuttings under plastic covers”, Bull. Sericul. Shelk 5, p 5-6, (Ru).

4. Bindroo B B, A K Tiku and G N Javid (1983a). Studies on the propagation of mulberry under temperate climatic conditions – Part I: preparation through hardwood cuttings and Part II: preparation through softwood cuttings, National seminar on Silk Research and development, Bangalore, 65 – 108.

5. Das. B.C and R.K.Pandit (1987). “Propagating mulberry through cuttings”, Indian silk, (26). pp 12 - 13.

6. Honda T (1970). “Studies on the propagation of mulberry trees by cutting”, bulletin Sericulture Japan 24(1). p 233-236 (J).

7. Mukherjee S K and D N Sharma (1971). Effect of some growth regulators on the rooting of mulberry cuttings, Indian Journal Sericulture 10(1). p 23 – 27.

8. Tsudai A and T Honda (1971). The relation between the time treatment and the concentration of α-NAA for root formation in hardwood cuttings of mulberry tree, Journal sericultural science Japan 40 (1). p 23 – 31.

75

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ DÂU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BẰNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Phạm Tuấn Nho1, Nguyễn Thị Đảm1, Phạm Văn Dương1,

Phạm Thị Vượng2, Nguyễn Văn Hoa2, Phạm Văn Nhạ2

1. Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ 2. Viện Bảo vệ Thực vật

TÓM TẮT Sâu cuốn lá dâu là loại sâu phá hại nặng cho sản xuất dâu tằm trong những năm gần

đây. Kết quả nghiên cứu đã xác định được sâu cuốn lá dâu có 5 tuổi, vòng đời 22,8-22, ngày (nhiệt độ phòng nuôi từ: 26,7-29,3 oC). Trong điều kiện nhiệt độ xuống dưới 20 OC sâu non ngủ đông. Thời gian sâu non ngủ đông trung bình 54,4 ngày. Bướm sâu cuốn lá dâu đẻ trung bình từ 70,6 – 94,5 trứng/cặp. Tỷ lệ nở của trứng trên 70%; Đã xác định được 4 loại thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả cao trong phòng trừ là: Success 25 SC; Abafaxt 3,6EC, ATB 2WP; Dylan 2EC. Sau 7 ngày phun tỷ lệ sâu chết của hai loại thuốc: Success 25 SC; Abafaxt 3,6EC là 100%; 2 loại thuốc ATB 2WP; Dylan 2EC là 96,90 và 97,06% . Thời gian cách ly an toàn đối với nuôi tằm là 15 ngày, với thuốc Success 25 SC; Abafaxt 3,6EC, 10 ngày đối với thuốc ATB 2WP; Dylan 2EC.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Với những lợi thế đất đai, thời tiết khí hậu và hiệu quả kinh tế so với một số ngành nghề

khác, nghề trồng dâu nuôi tằm đã được mở rộng và phát triển một cách đáng kể. Tuy nhiên, đi đôi với việc mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh đưa các giống dâu mới năng suất cao chịu phân bón vào sản xuất đại trà đã dẫn đến sự bùng phát và gây hại nghiêm trọng của mộ t số loài sâu bệnh như: sâu cuốn lá dâu, sâu khoang, sâu róm.... trong đó nghiêm trọng nhất là sâu cuốn lá dâu (Diaphania pyloalis Walker ). Sâu cuốn lá dâu liên tục gây hại thành dịch làm giảm năng suất và chất lượng lá dâu. Trong khi đó, các nghiên cứu về biện pháp bảo vệ cây dâu nhằm đảm bảo nguồn thức ăn ổn định cho con tằm lại chưa được quan tâm đúng mức, điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn trong việc phòng chống với sự xuất hiện sâu bệnh hại trên diện rộng và ở mức độ nghiêm trọng. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu hại trên cây dâu không đơn giản như những cây trồng khác vì con tằm rất mẫn cảm với thuốc bảo vệ thực vật. Đây là một trong những nguyên nhân làm sản xuất không ổn định, diện tích trồng dâu bị thu hẹp. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sản xuất chúng tôi đã tiến hành thực hiện nội dung:“Nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu cuốn lá dâu và biện pháp phòng trừ bằng thuốc BVTV.”

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nuôi sinh học sâu cuốn lá dâu

Sâu non nuôi trong các ống ngh iệm, mỗi lứa nuôi 50 cá thể, hàng ngày thay thức ăn theo dõi lột xác và ghi chép số liệu. Bướm vũ hoá được ghép đôi trong các bình tam giác có dung tích 250-500ml. Trứng nở hàng ngày để riêng theo dõi khả năng đẻ của bướm và tỷ lệ trứng nở. 2.2. Xác định hiệu lực trừ sâu cuốn lá dâu của một số loại thuốc Bảo vệ thực vật

- Số công thức thí nghiệm: 5 Công thức 1: Success 25SC, nồng độ 0,2 Công thức 2: Abafaxt 3,6EC nồng độ 0,02 Công thức 3: ATB 2WP, nồng độ 0,1

76

Công thức 4: Dylan 0,2EC nồng độ 0,03 Công thức 5: Đối chứng phun nước lã - Số lần nhắc lại: 3 - Chỉ tiêu theo dõi mật độ sâu trước phun, sau phun 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày ở

mỗi công thức - Hiệu lực thuốc được hiệu đính theo Abbott và Henderson-Tilton

2.3. Xác định thời gian cách ly và ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với tằm dâu - Số công thức thí nghiệm: 5 Mỗi công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc 300 tằm tuổi 2. Sau khi phun thuốc 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15 ngày tiến hành hái dâu cho tằm ăn. Sau đó theo

dõi thời gian cách li an toàn đối với nuôi tằm của từng loại thuốc. Các chỉ tiêu theo dõi: + Tỷ lệ tằm chết (%) + Sức sống nhộng (%) + Khối lượng toàn kén(gr) + Tỷ lệ vỏ kén (%) + Tổng số trứng/ổ (%) + Tỷ lệ trứng nở (%) Các chỉ tiêu được tính toán theo phương pháp chuyên ngành (10TCN/2003)

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số đặc điểm sinh học cơ bản của sâu cuốn lá dâu 3.1.1. Thời gian phát dục của pha sâu non sâu cuốn lá

Bảng 1. Thời gian phát dục của sâu non qua các đợt nuôi tại Viện Bảo vệ thực vật năm 2008

Giai đoạn phát triển

Thời gian phát dục (ngày) qua các đợt nuôi

I Tháng 7/2008

II Tháng 9/2008

III Tháng 11/2008

Tuổi 1 2.22 ± 0.11 2.36 ± 0.14 3.87 ± 0.15 Tuổi 2 2.26 ± 0.12 2.42 ± 0.15 4.86 ± 0.28 Tuổi 3 2.26 ± 0.12 2.5 ± 0.15 3.18 ± 0.14 Tuổi 4 3.22 ± 0.11 3.24 ± 0.13 4.74 ± 0.18 Tuổi 5 3.88 ± 0.10 4.18 ± 0.11 56.85 ± 2.06 Tổng 13.87 ± 0.29 14.77 ± 0.29 73.55 ± 2.01

Nhiệt độ trung bình (oC) 29,2 26,6 21.6 ẩm độ trung bình (%) 82,2 85,3 78,5

Trong 3 đợt nuôi liên tục tại phòng thí nghiệm Viện Bảo vệ Thực vật, kết quả cho thấy: Sâu non có 5 tuổi. Trong điều kiện nhiệt độ trung bình 26 -29 0C, thì pha sâu non có thời gian phát dục trung bình từ 13.87 – 14,77 ngày.

Trong điều kiện nhiệt độ trung bình 21,6 0C. Đây là lứa sâu nuôi vào mùa đông, nhiệt độ thấp, kéo dài liên tục nên xảy ra hiện tượng sâu non qua đông ở tuổi 5 thời gian qua đông kéo dài 56.85 ngày do vậy vòng đời kéo dài đến 87,5 ngày

77

Sâu non, nhộng sâu cuốn lá dâu

3.1.2. Thời gian phát dục các pha của cuốn lá dâu Bảng 2. Thời gian phát dục các giai đoạn sinh trưởng sâu cuốn lá dâu tại

phòng thí nghiệm Viện Bảo vệ thực vật năm 2008

Pha phát dục Thời gian phát dục (ngày)

Ghi chú Đợt TN 1 Đợt TN 2 Đợt TN 3

Trứng 2.22 ± 0.11 2.24 ± 0.12 2.40 ± 0.14

Đợt TN 3 sâu non ngủ

đông

Sâu non 13.87 ± 0.29 14.77 ± 0.29 73.55 ± 2.01 Nhộng 5.76 ± 0.20 7.20 ± 0.19 9.55 ± 0.68 Tiền đẻ trứng 1,0 ± 0,15 1,0 ± 0,65 2,0 ± 0,60

Trưởng thành Đực 3.08 ± 0.23 3.28 ± 0.24 3.28 ± 0.24 Cái 3.36 ± 0.33 3.62 ± 0.19 3.62 ± 0.19

Vòng đời 22.85 ± 0.22 25.21 ± 0.20 87,5 ± 0.76 Nhiệt độ TB (o C) 29,35 26,73 20,44 Âm độ TB (%) 81,4 84,4 75,5

- Ở điều kiện nhiệt độ trung bình là 26,73- 29,35 ºC thì vòng đời sâu cuốn lá dâu là 22,85 - 25,21 ngày

- Trong điều kiện nhiệt độ trung bình 20,44ºC thì vòng đời sâu cuốn lá dâu là 87,5 ngày trong đó thời gian trứng là 2,40 ngày, thời gian sâu non là 73.55 ngày và xảy ra hiện tượng sâu non qua đông ở tuổi 5, thời gian nhộng là 9.55 ngày và thời gian tiền đẻ trứng là 2 ngày.

3.1.3. Khả năng sinh sản của trưởng thành sâu cuốn lá dâu

Trưởng thành sâu cuốn lá dâu đẻ trung bình từ 70.56 đến 94.50 quả tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và ẩm độ các đợt nuôi, thời gian đẻ trứng của chúng có thể kéo dài tới ngày thứ 4. Tuy nhiên, số lượng trứng được đẻ tập trung chủ yếu vào ngày thứ nhất và thứ hai.

78

Bảng 3. Khả năng sinh sản của sâu cuốn lá dâu tại phòng thí nghiệm Viện Bảo vệ thực vật năm 2008

Ngày đẻ thứ

Số trứng/cá thể/ngày (quả) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3

Số quả Tỷ lệ % Số quả Tỷ lệ % Số quả Tỷ lệ % 1 43.88 ±3.59 54,69 42.93 ±3.19 60,73 59.25 ±3.92 62,71 2 30.2 ±2.06 37,64 23.3 ±2.99 32,96 31.75 4. ±22 33,60 3 5.88 ±1.08 7,33 4.33 ±0.92 6,13 3.33 ±2.35 3,52 4 0.28 ±0.30 0,35 0.13 ±0.16 0,18 0.16 ±0.24 0,17

Tổng 80.24 ±5.59 100,00 70.56 ±5.05 100,00 94.50 ± 8.16 100,00

Hệ sinh dục cái sâu cuốn lá dâu Hệ sinh dục đực sâu cuốn lá dâu

3.1.4. Tỷ lệ nở của trứng sâu cuốn lá dâu trong điều kiện phòng thí nghiệm. Bảng 4. Tỷ lệ nở của trứng sâu cuốn lá dâu qua các đợt nuôi

tại phòng thí nghiệm Viện Bảo vệ thực vật năm 2008

Đợt nuôi Số trứng theo dõi /đợt (đợt)

Số trứng nở /đợt (quả) Tỷ lệ (%)

Điều kiện Nhiệt độ (0C) ẩm độ (%)

1 1.102 826 74,95 28,12 81,4 2 1.530 1.101 71,96 26,73 82,4 3 1.415 1.117 78,94 25,40 80,5 Tỷ lệ nở của trứng sâu cuốn lá dâu qua 3 đợt theo dõi đều đạt tỷ lệ trên 70%. Riêng đợt

3 tỷ lệ nở cao nhất (78,94). Đây là đợt trứng của lứa sâu đã qua đông, những cá thể yếu đã chết số còn lại đều khoẻ mạnh và có sức sinh sản cao. 3.2. Đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá dâu của một số loại thuốc BVTV

Bảng 5. Hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá dâu của một số loại thuốc BVTV

Công thức Tên thuốc Nồng độ

(%) Hiệu lực thuốc (%) sau phun (ngày)

1 3 5 7 1 Success 25SC 0.2 65,85 a 87,63 a 94,16 a 100 2 Abafaxt 3.6EC 0.02 67,95 a 88,05 a 93,75 a 100 3 ATB 2WP 0.1 0,00 54,9 b 82,76 b 96,90 a 4 Dylan 0,2EC 0.03 0,00 49,99 b 79,53 b 97,06 a

ĐC CV% 3.9 6.0 4.2 0.8 LSD 5% 2.62 8.39 7.25 1.53

79

Kết quả thí nghiệm cho thấy trong vòng 7 ngày sau phun, cả 4 loại thuốc đều có hiệu lực rõ rệt đến mật độ sâu cuốn lá trên đồng ruộng. Thuốc Success 25SC, Abafaxt 3.6EC cho hiệu lực cao khi được phun ở ngoài đồng ruộng với hiệu lực là 100% trong 7 ngày sau khi phun. Thuốc ATB 2WP, Dylan 0,2EC cũng đạt tới 96,90 và 97,06%. 3. Thời gian cách ly và ảnh hưởng của thuốc BVTV với tằm dâu

Bảng 6. Thời gian cách ly của các loại thuốc đối với tằm dâu

Tên thuốc Tỷ lệ tằm chết sau khi ăn lá dâu đã phun thuốc (ngày)

3 5 7 9 11 13 15 Success 25SC 100 100 57,96 30,07 24,07 12,40 7,40 Abafaxt 3.6EC 100 100 55,77 33,30 25,40 16,83 6,83 ATB 2WP 71,6 65,00 15,10 8,60 7,27 6,97 6,43 Dylan 0,2EC 76,0 63,00 13,27 8,03 7,10 6,73 6,63

Đối chứng 6,5 4,3 5,60 5,60 5,87 5,17 5,20 CV % 0 0 4,00 6,80 11,80 10,80 13,90 LSD % 0 0 2,23 2,17 3,09 1,95 1,7

Khi cho tằm ăn lá dâu sau phun thuốc 3, 5, 7, 9, 11,13,15 ngày và liên tục cho ăn dâu trên công thức phun thuốc đó tới khi tằm chín, kết quả ở trên cho thấy ở 4 loại thuốc tỷ lệ tằm chết thể hiện khác nhau rõ rệt và chia thành 2 nhóm.

Hai loại thuốc là Success 25SC, Abafaxt 3.6EC sau 3 đến 5 ngày tỷ lệ tằm chết là 100%. Đến ngày thứ 11 tỷ lệ tằm chết vẫn cao với thuốc Succsess 25SC là 24,07; Abafaxt 3.6EC là 25,40% và phải sau 13 - 15 thì tỷ lệ tằm chết đạt 7,40 và 6.83% gần tương đương với đối chứng.

Hai loại thuốc là ATB 2WP, Dylan 0,2EC sau 7 ngày tỷ lệ tằm chết là 15,10; 13,27% và sau ngày thứ 10 tỷ lệ tằm chết là 7,27 và 7,10% gần tương đương đối chứng.

Ngoài chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ lệ tằm chết, chúng tôi còn theo dõi các chỉ tiêu như: sức sống nhộng, khối lượng toàn kén, tỷ lệ vỏ, số quả trứng trên ổ, tỷ lệ trứng nở. Theo kết quả theo dõi, chúng tôi nhận thấy sau khi tằm ăn lá dâu phun thuốc ở các thời gian cách ly an toàn là 15 ngày đối với thuốc Succsess 25SC, Abafaxt 3.6EC và 10 ngày đối với thuốc ATB 2WP, Dylan 0,2EC thì các ch ỉ tiêu trên đều không bị ảnh hưởng nhiều và tương đương đối chứng.

4. KẾT LUẬN 1. Thời gian phát dục trứng sâu cuốn lá dâu từ 2,2 – 2,4 ngày. Sâu non có 5 tuổi. Thời

gian sâu non từ 13,9 - 14,8 ngày, thời gian nhộng từ 5,7 – 7,2 ngày, vòng đời từ 22,8 – 24,2 ngày (nhiệt độ phòng nuôi từ 26,7-29,3OC.

Trong điều kiện mùa đông nhiệt độ trung bình xuống 20OC sâu non ngủ đông. Thời gian ngủ đông trung bình là 56,85 ngày. Vậy thời gian sâu non kéo dài tới 73,55 ngày. Bướm sâu cuốn lá dâu đẻ rải rác từ 1- 4 ngày. Lượng trứng đẻ trung bình từ 70,7 – 94,5 trứng/cặp. Trứng đẻ tập trung vào ngày thứ nhất đạt 51,1-70,68% tổng lượng trứng đẻ. Tỷ lệ trứng nở trong phòng thí nghiệm trên 70%, cao nhất tới 78,94%.

2. Cả 4 loại thuốc Success 25SC; Abafaxt 3.6EC; ATB 2WP; Dylan 0,2EC đều có có hiệu quả cao trong phòng trừ sâu cuốn lá dâu. Sau 7 ngày phun thuốc tỷ lệ sâu chết đối với các loại thuốc như sau:

+ Thuốc Success 25SC; Abafaxt 3.6EC là 100% + Thuốc ATB 2WP; Dylan 0,2EC 96,90 và 97,06%. - Thời gian cách ly an toàn của các loại thuốc đối với tằm dâu: + Thuốc Success 25SC; Abafaxt 3.6EC sau 15 ngày phun thuốc + Thuốc ATB 2WP; Dylan 0,2EC sau 10 ngày phun thuốc

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Trần Oánh (1997). Giáo trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản Nông

nghiệp, Hà Nội. 2. Handbook on pest and disease control of mulberry and silkworm (1990). United Nations

Economic and social commission for Asia and the Pacific

SUMMARY Mulberry leave rolling worm have 5 instars, in labor condition eggs phase from 2,22 to

2,24 days, lavae from 13,9 to 14,8 days, pupae from 5,7 to 7,2 days, and adult male 2,96 to 3,08 days, female 3,26 to 3,36 days. Live cycle from 22,8 to 24,2 days. When temprature under 20OC lavae will be hibernate, hibernate time everage 56,85 days, so time of lavae phase was 73,55 days. Female month oviposit from 1 to 4 days, the total eggs everage are 70,6 to 94,5 per one female. The eggs hatch over 70%, maximum 80%

According to the research, there are 4 kinds of insecticide that used effectively for Controlling protection: Success 25 SC; Abafaxt 3,6EC, ATB 2WP; Dylan 2EC.

After spraying 7 days: Success 25 SC; Abafaxt 3,6EC, 100% were killed and ATB 2WP; Dylan 2EC: 96.90% - 97.06 % died.

It is right time to use mulberry leave for feeding silkworm after spraying 2 first kinds of chemicals: Success 25SC; Abafaxt 3.6EC is 15 days and the 2 last kinds of pesticide ATB 2WP; Dylan 2EC is 10 days.

81

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SINH HỌC TRONG PHÒNG TRỪ SÂU HẠI CÂY DÂU VÀ CÂY TRỒNG XEN DÂU ĐỐI VỚI CON TẰM

Nguyễn Thị Thu, Phạm Thị Vượng, Đỗ Thị Châm

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả 4 loại thuốc sinh học và thảo mộc là Angun 5 WDG, Silsau super 5 Wp, Sokupi 0.36 AS và Dyland 2EC đều có hiệu quả cao trong phòng trừ sâu cuốn lá hại dâu. Kết quả đánh giá tác động của các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong phòng trừ sâu hại cây dâu và cây trồng xen dâu đến con tằm cho thấy các loại thuốc sau khi phun trừ sâu hại dâu hoặc cây trồng xen dâu nếu chưa đảm bảo đủ thời gian cách ly đã hái lá dâu nuôi tằm t hì đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến con tằm, dẫn đến giảm năng suất, phẩm chất kén. Mức độ thiệt hại tùy thuộc vào loại thuốc và thời gian hái lá dâu sau khi phun thuốc để nuôi tằm, thời gian sau khi phun thuốc càng ngắn thì tác hại đối với con tằm sẽ càng lớn.

Thời gian cách ly an toàn cho con tằm là 11 ngày sau khi phun các loại thuốc Angun 5 WDG, Dyland 2EC và thời gian cách ly an toàn cho con tằm là 13 ngày nếu sử dụng thuốc Silsau super 5 Wp, Sokupi 0.36 AS trừ sâu hại cây dâu hoặc sâu hại cây trồng xen với cây dâu

Từ khóa: Năng suất kén, Chất lượng trứng tằm, Thuốc Bảo vệ thực vật

SUMMARY INFLUENCE OF SOME BIOLOGICAL PESTICIDES IN THE PEST CONTROL ON

MULBERRY TREES AND TREES INTERCROPPED WITH MULBERRY FOR SILKWORMS

Nguyen Thi Thu, Pham Thi Vuong and Do Thi Cham The study results showed that all four biological drugs and herbs are Angun 5 WDG,

Silsau super 5 WP, Sokupi 0.36 AS and Dylan 2EC have highly effective in preventing harmful mulberry leaf rollers. The results of the impact assessment of plant protection drugs used in pest control on mulberry trees and trees intercropped with mulberry for silkworms to show that the all drugs after spraying pest on mulberry trees and trees intercropped with mulberry if not yet ensure enough time to isolation, pickers the mulberry leaf rearing silkworms are severely affected to the silkworms, leading to reduce yield, quality cocoons. The level of damage depends on the type of drug and the time to pick mulberry leaves after spraying to rearing silkworms, after spraying the shorter the time is, the more harmful it is to the silkworm.

Time safety of isolation for the silkworm is 11 days after spraying drugs Angun 5 WDG, Dylan 2EC and the time safety of isolation for silkworms is 13 days if using the drug super Silsau 5 WP, Sokupi 0,36 AS insect pests mulberry tree or trees intercropped with mulberry.

Keywords: Yield cocoon, Silkworm egg quality, Drugs of Plant Protection

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên cây dâu cũng như các loại cây trồng khác đều bị rất nhiều loại sâu bệnh gây hại

trên tất cả các bộ phận của cây. Trong hệ thống quản lý dịch hại cây trồng, bên cạnh các biện pháp sử dụng giống chống chịu, kỹ thuật canh tác, sinh học thì biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là biện pháp cần thiết, để dập dịch khi dịch hại vượt quá ngưỡng gây hại kinh tế [2].

82

Hiện nay, tại các vùng trồng dâu nuôi tằm, trồng xen canh cây dâu với cây trồng khác tương đối phổ biến. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu hại cho cây trồng xen là không thể tránh khỏi. Để bảo vệ cây dâu lấy lá nuôi tằm và cây trồng xen, người nông dân vẫn chủ yếu dựa vào thuốc bảo vệ thực vật để phun. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi tằm. Vì vậy việc xác định loại thuốc, nồng độ, liều lượng phù hợp để phòng trừ sâu hại cho cây dâu và cây trồng xen mà ít làm ảnh hưởng đến con tằm là hết sức cần thiết.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu

- Giống tằm Đa hệ kén vàng ĐSK - Giống dâu VH13 và Hà Bắc - Thuốc phòng trừ bệnh tằm KS4, Clorua vôi 2% - Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Angun 5WDG, Silsau super 5 WP, Sokupi 0.36 AS và

Dylan 2EC. Silsau super 5 WP, Angun 5WDG, Dylan 2EC là thuốc trừ sâu thế hệ mới có nguồn gốc

sinh học, có tác dụng diệt sâu nhanh, phân huỷ nhanh… ít độc với người, môi trường, diệt trừ hữu hiệu nhiều loại sâu đã kháng các nhóm thuốc khác.

Sản phẩm Sokupi 0.36 AS là loại thuốc thảo mộc, thành phần Matrine là dịch chiết từ cây khổ sâm) có tác động tiếp xúc, vị độc, gây ngán và xua đuổi sâu hại, có đặc tính là có độ độc cấp tính cao nhưng nhanh phân hủy trong môi trường. Phổ tác động của thuốc rất rộng, có thể trừ được nhiều loại sâu như: sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, bọ nhảy, rệp muội, dòi đục lá (sâu vẽ bùa), bọ trĩ, nhện đỏ … trên nhiều loại cây trồng khác nhau như: trên bắp cải, cà chua, dưa chuột, cải xanh, đậu cô ve, đậu đũa, hành, dưa, chè, cây ăn quả…

Với ưu điểm của các loại thuốc trên, đề tài đã chọn 04 loại thuốc Silsau super 5 WP, Angun 5WDG, Dylan 2EC làm nguyên liệu thí nghiệm phòng trừ sâu cuốn lá dâu. 2. Phương pháp nghiên cứu a. Hiệu lực của một số thuốc BVTV với sâu ăn lá dâu ngoài đồng ruộng

Thí nghiệm gồm 5 công thức, phun 5 loại thuốc BVTV khác nhau lên cây dâu Công thức 1: Phun thuốc Angun 5 WDG, thành phần Emamectin, nồng độ 0,04. Công thức 2: Phun thuốc Silsau super 5 Wp, thành phần Emamectin, nồng độ 0,03 Công thức 3: Phun thuốc Dylan 2EC, thành phần Emamectin, nồng độ 0,03 Công thức 4: Phun thuốc Sokupi 0.36 AS , thành phần Matrine, nồng độ 0,07 Công thức 5 (đối chứng): Phun nước lã Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thiết kế kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn(Randomized

Complete Block Design, RCBD). Diện tích ô thí nghiệm 30m2 (6m x 5m)/lần nhắc lại, mỗi công thức 3 lần nhắc lại. Khoảng cách giữa các khối 0,7m, dải ngăn cách bảo vệ 1,2m.

+ Điều tra 5 điểm trên 2 đường chéo góc mỗi điểm điều tra 5 cây dâu. Điều tra trước khi phun thuốc tại thời điểm ruộng có mật độ sâu cao, tuổi sâu tập trung tuổi 2-3 và điều tra sau khi phun 1,3,5,7,10 ngày.

+ Chỉ tiêu điều tra là tỷ lệ lá bị hại, mật độ các loại sâu chính, hiệu lực của thuốc (hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Henderson- Tilton). b. Ảnh hưởng của thuốc BVTV với con tằm

Thí nghiệm gồm 5 công thức nuôi tằm với 5 loại lá dâu có phun thuốc BVTV khác nhau (thuốc trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam)

Công thức 1: Lá dâu nuôi tằ m phun thuốc Angun 5 WDG, thành phần Emamectin, nồng độ 0,04

83

Công thức 2: Lá dâu nuôi tằm phun thuốc Silsau super 5Wp, thành phần Emamectin, nồng độ 0,03

Công thức 3: Lá dâu nuôi tằm phun thuốc Dylan 2EC, thành phần Emamectin, nồng độ 0,03 Công thức 4: Lá dâu nuôi tằm phun thuốc Sokupi 0.36 AS, thành ph ần Matrine, nồng độ 0,07 Công thức 5 (đối chứng): Lá dâu nuôi tằm phun nước lã - Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thiết kế kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (Completely

Randomized Design: CRD. Mỗi công thức 3 lần nhắc lại. + Theo dõi sinh trưởng phát triển của con tằm ăn lá dâu ở các công thức khác nhau sau

phun 3,5,7,9, 11,13,15 ngày. Băng tằm liên tục 7 đợt nọ cách đợt kia 2 ngày. +Tằm từ tuổi 1 đến hết tuổi 2 nuôi cùng một mô và cùng điều kiện như nhau. Khi tằm

dậy ăn dâu bữa thứ 2 tuổi 3 thì đếm mỗi giống 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại là 300 con tằm và nuôi bằng lá dâu có phun thuốc khác nhau trong 1 ngày, từ ngày hôm sau cho ăn dâu sạch không phun thuốc đến khi chín. Chế độ chăm sóc, chất lượng thức ăn, số bữa cho tằm ăn, số lần thay phân, kỹ thuật nuôi đảm bảo đồng đều giữa các công thức ở từng thí nghiệm.

+ Chỉ tiêu theo dõi : Sức sống tằm, sức sống nhộng, thời gian hoàn thành các pha phát dục, năng suất phẩm chất kén, chất lượng trứng giống. c. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2012 và năm 2013 tại Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung Ương, Ngọc Thụy- Long Biên- Hà Nội và Trạm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng Vũ Thư Thái Bình.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Hiệu lực của thuốc BVTV với sâu ăn lá dâu ngoài đồng ruộng

Bảng 1. Hiệu lực phòng trừ của thuốc BVTV với sâu cuốn lá dâu (Trạm Nghiên cứu dâu tằm Việt Hùng Thái Bình, tháng 4 đến tháng 8 năm 2013)

Hiệu lực thuốc Công thức

Sau 1 ngày phun (%)

Sau 3 ngày phun (%)

Sau 5 ngày phun (%)

Sau 7 ngày phun (%)

Sau 10 ngày phun (%)

CT1: Angun 5WDG 26,75 66,67 88,63 97,07 97,26 CT2: Silsau super 5Wp 63,33 83,33 93,00 100,00 100,00 CT3: Dylan 2EC 22,37 65,08 84,55 96,74 96,82 CT4: Sokupi 0.36AS 65,16 86,76 95,00 100,00 100,00 CT5(đ/c): Nước lã 0 0 0 0 0 CV% 2,7 2,5 2,0 2,7 2,5 LSD0,05 1,65 2,19 2,15 3,32 3,09 Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi (Phạm Chí Thành 1989, Giáo trình phương pháp thí nghiệm đổng

ruộng, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội) trước khi xử lý thống kê IRRISTAT 5.0. Từ kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc trừ sâu đối cây trồng xen, cây dâu, đề tài đã

lựa chọn được 04 loại thuốc hiện đang được sử dụng rộng rãi để phòng trừ nhiều loại sâu ăn lá và được khuyến cáo phòng trừ sâu cuốn lá dâu trong sản xuất đại trà. Các loại thuốc này đều có thời gian cách ly rất ngắn, có độ độc cấp tính cao và phân hủy nhanh trong môi trường.

Kết quả thí nghiệm cho thấy sau khi phun thuốc 1, 3, 5, 7 và 10 ngày hai loại thuốc Silsau super 5Wp và Sokupi 0.36AS có hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá sau 1 ngày phun (63,33-65,16%) cao hơn thuốc Angun 5WDG và Dylan 2EC (22,37 -26,75%). Hai loại thuốc Silsau super 5WP và Sokupi 0.36AS có hiệu lực trừ sâu đạt 100% sau 7 ngày phun thuốc, thuốc Angun 5WDG đạt 97,26% và Dylan 2EC đạt 96,82% sau 10 ngày phun. Ở mức ý nghĩa 5% thì sự sai khác về năng suất kén trong các ngưỡng thời gian theo dõi giữa công thức 1, 3 với công thức 2, 4 và công thức đối chứng là có ý nghĩa.

84

Như vậy có thể thấy cả 04 loại thuốc đều có hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá dâu cao và tối đa đạt 7 ngày sau khi phun thuốc. Tuy nhiên với hai loại thuốc Silsau super 5Wp và Sokupi 0.36AS có độ độc cấp tính cao hơn nên hiệu lực trừ sâu nhanh và mạnh hơn Angun 5WDG và Dylan 2EC.

Bảng 2. Tỷ lệ lá dâu bị hại sau khi phun thuốc BVTV (Trạm Nghiên cứu dâu tằm Việt Hùng Thái Bình, tháng 4 đến tháng 8 năm 2013)

Tỷ lệ hại Công thức

Trước khi phun(%)

Sau 7 ngày phun (%)

Sau 14 ngày phun (%)

Sau 21 ngày phun (%)

CT1: Angun 5WDG 22,01 7,21 6,88 10,72 CT2: Silsau super 5Wp 20,86 0 9,46 17,26 CT3: Dylan 2EC 21,97 9,14 7,75 11,58 CT4: Sokupi 0.36AS 22,13 0 8,42 16,71 CT5(đ/c): Nước lã 22,08 28,37 34,15 39,12 CV% 2,8 3,8 4,2 4,8 LSD0,05 1,43 0,89 1,57 2,22 Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi (Phạm Chí Thành 1989, Giáo trình phương pháp thí nghiệm đổng

ruộng, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội) trước khi xử lý thống kê IRRISTAT 5.0. Hiệu quả của phòng trừ sâu cuốn lá dâu bằng các loại thuốc trên được đánh giá qua

bảng số 2. Trước khi phun thuốc cả 5 công thức có tỷ lệ lá dâu bị hại từ 20,86- 22,13%. Sau 7 ngày phun cả 4 loại thuốc đạt hiệu lực trừ sâu cao nhất, lá dâu hầu như bị hại rất ít so với đối chứng. Tỷ lệ lá bị hại 0% với 2 loại thuốc Silsau super 5WP, Sokupi 0.36AS, nhưng sau 14 ngày chúng bắt đầu có xu thế tăng lên tỷ lệ lá bị hại là 8,42 -9,46%. Ngược lại hai thuốc Angun 5WDG và Dylan 2EC sau 7 ngày phun tỷ lệ lá bị hại giảm xuống còn 7,21 - 9,14%, sau 14 ngày chúng lại tiếp tục giảm xuống còn 6,88 -7,75%. Đến 21 ngày tỷ lệ lá bị hại của cả 4 công thức đều tăng lên so với 7 ngày sau phun và thấp hơn so với đối chứng từ 22-29%. 2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV với con tằm

Con tằm dâu (Bombyx mori L.) là loại côn trùng đơn thực, thức ăn duy nhất của chúng là lá dâu. Chúng rất mẫm cảm với tất cả các loại hóa chất đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật[3], [4]. Do đó khi sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng xen hay cây dâu cần đảm bảo yêu cầu vừa có hiệu lực cao nhưng lại phải an toàn cho con tằm. Kết quả nghiên cứu xác định thời gian cách ly an toàn của các loại thuốc đối với tằm được trình bày qua bảng 3,4,5.

Bảng 3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức sống tằm (Trạm Nghiên cứu dâu tằm Việt Hùng Thái Bình, tháng 4 đến tháng 8 năm 2013)

Sức sống tằm

Công thức

Sau 3 ngày phun (%)

Sau 5 ngày phun (%)

Sau 7 ngày phun (%)

Sau 9 ngày phun (%)

Sau 11 ngày phun (%)

Sau 13 ngày phun (%)

Sau 15 ngày phun (%)

CT1: Angun 5WDG 0 22,88 70,44 80,67 93,94 95,36 95,42 CT2: Silsau super 5WP 0 2,18 49,73 72,59 82,53 93,76 94,66 CT3: Dylan 2EC 0 28,57 71,58 78,85 94,89 95,28 95,47 CT4: Sokupi 0.36AS 0 3,83 53,07 69,34 80,75 94,30 94,83 CT5(đ/c): Nước lã 96,79 96,35 95,92 96,50 96,23 95,43 95,46 CV% 5,6 4,0 2,4 2,3 2,7 3,1 3,73 LSD0,05 1,63 2,33 2,44 2,67 3,51 4,30 7,7

Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi (Phạm Chí Thành 1989, Giáo trình phương pháp thí nghiệm đổng ruộng, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội) trước khi xử lý thống kê IRRISTAT 5.0.

85

Sức sống tằm là chỉ tiêu quan trọng đánh giá độ độc của thuốc. Tằm ăn lá dâu sau khi phun thuốc 3 ngày đều rất độc ở cả 04 loại thuốc thí nghiệm. Con tằm hầu như bị ngộ độc và chết dần, trong khi đó đối chứng sức sống tằm là 96,79%. Sau 5 ngày phun, ở công thức phun thuốc Angun 5WDG sức sống tằm là 22,88%, công thức phun thuốc Dylan 2EC là 28,57%. Lá dâu phun hai loại thuốc Silsau super 5WP và Sokupi 0.36AS sau khi ăn tằm rất yếu, sức sống chỉ có 2-3%. Với các ngưỡng sau khi phun 7 ngày, 9 ngày, 11 ngày ở cả 4 công thức thí nghiệm sức sống tằm ăn lá dâu phun thuốc tăng dần theo thời gian sau phun. Sau 13 ngày phun công thức phun thuốc Angun 5WDG sức sống tằm 95,36%, thuốc Dylan 2EC sức sống tằm 95,28% tương đương với đối chứng. Đối với thuốc Silsau super 5WP và Sokupi 0.36AS phải sau 15 ngày phun thì sức sống tằm mới đạt xấp xỉ bằng đối chứng (95,46%).

Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sức sống tằm, nhộng và các chỉ tiêu về chất lượng kén. Kết quả cho thấy năng suất của các công thức thí nghiệm cũng tăng dần theo thời gian sau phun. Tằm ăn lá dâu sau 5 ngày phun thuốc Angun 5WDG năng suất kén/300 tằm nuôi là 152,70 gram, Dylan 2EC là 140,65 gram, Silsau super 5Wp và Sokupi 0.36AS là 55,8-60,5 gram. Sau 11 ngày phun thuốc cả 4 công thức có năng suất đạt >200 gam. Đặc biệt sau 11 ngày phun thuốc Angun 5WDG, Dylan 2EC và sau 13 ngày phun thuốc Silsau super 5WP, Sokupi 0.36AS năng suất gần tương đương với đối chứng 227,10 gram. Ở mức ý nghĩa 5% thì sự sai khác về năng suất kén giữa các công thức trong ngưỡng thời gian từ 3-9 ngày sau khi khi phun thuốc là có ý nghĩa, còn ≥11 ngày sau khi phun thuốc Angun 5WDG, Dyland 2EC và ≥13 ngày sau khi phun thuốc Silsau super 5Wp, Sokupi 0.36AS thì sự sai khác là không có ý nghĩa. Giải thích hiện tượng này là do 4 loại thuốc trên đều có nguồn gốc thuốc thảo mộc và sinh học, chúng có khă năng phân hủy nhanh ngoài môi trường. Do đó dư lượng của thuốc trong lá dâu giảm dần sau phun, từ đó làm cho con tằm ít bị độc hại hơn.

Bảng 4. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến năng suất kén (Trạm Nghiên cứu dâu tằm Việt Hùng Thái Bình, tháng 4 đến tháng 8 năm 2013)

Sức sống nhộng

Công thức

Năng suất kén/300tằm (gr)

Sau 3 ngày phun

Sau 5 ngày phun

Sau 7 ngày phun

Sau 9 ngày phun

Sau 11 ngày phun

Sau 13 ngày phun

Sau 15 ngày phun

CT1: Angun 5WDG 0 152,70 161,35 189,40 224,20 226,30 225,60 CT2: Silsau super 5WP 0 60,50 134,55 168,35 210,50 225,80 224,20 CT3: Dylan 2EC 0 140,65 158,80 185,85 225,00 227,50 224,00 CT4: Sokupi 0.36AS 0 55,80 130,00 161,70 200,30 225,40 223,45 CT5(đ/c): Nước lã 224 224,40 227,60 225,20 228,00 228,00 227,10 CV% 3,0 2,1 1,2 0,8 1,1 0,8 1,1 LSD0,05 2,44 4,91 3,52 2,76 4,45 3,38 4,35

Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến năng suất kén

86

Như vậy, khi con tằm ăn lá dâu có lượng thuốc bám dính ở lá dâu nhiều có triệu chứng cấp tính biểu hiện trạng thái không bình thường như nôn ra chất dịch, co quắp hay duỗi thẳng chết sau 3, 5 ngày sau khi phun thuốc. Còn trường hợp lá dâu bị nhiễm với số lượng ít như 7, 9,11 ngày sau phun con tằm ăn liên tục loại lá dâu này trong một thời gian nhất định tằm cũng sẽ có biểu hiện như hoạt động chậm chạp, phát dục không đều, năng suất chất lượng kén kém hơn so với điều kiện không bị nhiễm độc. Giải thích hiện tượng này, các nhà khoa học đều cho rằng con tằm ăn lá dâu có nhiễm lượng thuốc ít tuy chưa xuất hiện trạng thái ngộ độc nhưng lượng độc tố nhỏ ngấm vào thành ruột cũng đã ảnh hưởng tới cơ năng sinh lý và làm thể trạng con tằm yếu đi, sức đề kháng cơ thể giảm, cho nên rất dễ nhiễm các loại bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy sức sống tằm và năng suất kén của các công thức đều tăng lên theo thời gian sau phun và chúng đạt ngưỡng an toàn không sai khác nhiều so với đối chứng khi thời gian cách ly đạt≥ 13 ngày.

Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc BVTV đến con tằm ở giai đoạn nhân giống, kết quả được trình bày bảng 5.

Bảng 5. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn (Trạm Nghiên cứu dâu tằm Việt Hùng Thái Bình, tháng 4 đến tháng 8 năm 2013)

Sức sống nhộng

Công thức

Tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn (%) Sau 3 ngày phun

Sau 5 ngày phun

Sau 7 ngày phun

Sau 9 ngày phun

Sau 11 ngày phun

Sau 13 ngày phun

Sau 15 ngày phun

CT1: Angun 5WDG 0 9,23 55,61 92,12 94,74 95,06 95,08 CT2: Silsau super 5Wp 0 0 36,65 91,22 93,46 94,58 94,66 CT3: Dyland 2EC 0 7,42 56,48 93,01 94,28 94,77 94,81 CT4: Sokupi 0.36AS 0 0 35,17 90,25 94,54 94,79 94,50 CT5(đ/c): Nước lã 95,24 94,78 94,60 94,82 95,10 94,84 94,92 CV% 12,3 5,0 2,7 2,1 3,5 3,2 3,2 LSD0,05 3,49 2,01 2,44 2,80 4,86 4,42 4,63

Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi (Phạm Chí Thành 1989, Giáo trình ph ương pháp thí nghiệm đổng ruộng, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội) trước khi xử lý thống kê IRRISTAT 5.0.

Sau 3 ngày phun thuốc, tằm ăn lá dâu ở cả 4 công thức đều bị ngộ độc và chết. Sau 5 ngày phun, mặc dù tằm còn sống thu được kén nhưng kén chết nhộng nhiều, một số kén không chết nhộng vũ hóa giao phối đẻ trứng và cho số ổ trứng đạt tiêu chuẩn rất thấp. Công thức phun thuốc Dylan 2EC tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn là 7,42%, thuốc Angun 5WDG là 9,23%, nhưng thuốc Silsau super 5WP, Sokupi 0.36AS thì vẫn không cho ổ trứng nào đạt tiêu chuẩn. Tỷ lệ trứng đạt tiêu chuẩn ở các công thức được tăng dần và đạt 93-95% tương đương với đối chứng ở ngưỡng sau 11 ngày phun thuốc. Ở mức ý nghĩa 5% thì sự sai khác về tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn giữa các công thức trong ngưỡng thời gian từ 3-9 ngày sau khi khi phun thuốc là có ý nghĩa, còn từ ≥11 ngày sau khi khi phun thuốc thì sự sai khác là không có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với kết luận của Lu-Xue-Fang. Khi con tằm nhiễm thuốc trừ sâu ở thời kỳ tằm đã làm ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản như hoạt động giao phối, đẻ trứng, số lượng quả trứng. Nghĩa là lượng thuốc sâu tuy không làm chết cơ thể con mẹ nhưng cũng gây ảnh hưởng đến tế bào sinh sản[1].

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

- Sử dụng một số thuốc thảo mộc, sinh học có hiệu quả cao trong phòng trừ sâu cuốn lá dâu. Các thuốc Angun 5 WDG là , Silsau super 5 WP, Sokupi 0.36 AS và Dylan 2EC đều có hiệu lực trừ sâu cuốn lá cao từ 97-100% sau 7 ngày xử lý.

87

- Thời gian cách ly an toàn cho con tằm với hai loại thuốc Silsau super 5 Wp và Sokupi 0.36 AS là 13 ngày sau khi phun.

- Thời gian cách ly an toàn cho con tằm với hai loại thuốc Angun 5 WDG, Dylan 2EC là 11 ngày sau khi phun. 2. Đề nghị

- Khi phòng trừ sâu hại cho cây trồng xen hay cây dâu bằng thuốc Angun 5 WDG là , Silsau super 5 WP, Sokupi 0.36 AS và Dylan 2EC cần phải chú ý cho tằm ăn lá dâu có thời gian cách ly 11 ngày đối với hai loại thuốc Angun 5 WDG, Dylan 2EC và 13 ngày đối với thuốc Silsau super 5WP, Sokupi 0.36 AS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lu-Xue-Fang (1986). Insecticides Poisoning of Silkworm, Encyclopedia of Chinese

agriculture, agricultural Publishers. 2. Phạm Tuấn Nho (2009). Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của sâu

cuốn lá dâu (Diaphania pyloalis Walker) và biện pháp phòng chúng ở Hà Nội và phụ cận, Báo cáo tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, tr9-22; tr75-76.

3. Nguyễn Huy Trí (1998). Bệnh và ký sinh trùng tằm, Nhà xuất bản giáo dục, tr.111-116 Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Viết

88

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÂY TRỒNG TỔNG HỢP CÂY DÂU CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Lê Thị Hường, Nguyễn Thị Len, Nguyễn Thị Thu, Tống Thị Sen và cs.

Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung Ương

SUMMARY THE RESEARCH METHODS INTEGRATED CROP MANAGEMENT FOR

MULBERRY IN THE RED RIVER DELTA The project is developed to develop integrated crop management (ICM) for mulberry

plants in the Red River Delta. The result has been the establishment of a single management process for mulberry trees for the Red River delta which is recognized as technical progress. The productivity of mulberry leaves is 10-12% higher, reduce the cost of pesticides, fertilizers 20-25%, sustainable development of mulberry for the Red River Delta.

Research experiment was build integrated crop management (ICM) processes such as nutrient management, irrigation management, integrated crop management and integrated pest management show that although yield growth is not much higher than control But the economic efficiency of the experiments was more than 10%.

Integrated ICM model applied to mulberry trees, the results showed that mulberry leaf yield increased by 16.34%, the densities of pests declined from 4.0 to 5.7 times, the rate of silver brass disease, iron rust decreased from 3.5 to 6 times. The ICM model in mulberry fell from 11.76 - 21.25% of the fertilizer cost; The cost of pesticides decreased 33.95% compared to control. The economic efficiency of the model was higher than that of control at 31,732,000 VND/ha/year (equivalent to 17.06%).

Key words: Mulberry, integrated crop management, the Red River Delta, fertilizer, irrigation

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa ở Việt Nam nói chung và người dân vùng đồng bằng

sông Hồng nói riêng là một nghề sản xuất truyền thống và có lịch sử phát triển từ lâu đời, đến nay nghề này vẫn được xem như là nghề xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn. Ngày nay trong bối cảnh các chi phí vật tư, công lao động đầu vào ngày càng tăng nhanh. Ngành Dâu tằm muốn chuyển sang sản xuất dâu tằm bền vững thì việc tăng cường quản lý cây trồng tổng hợp – ICM cho cây dâu nhằm giảm chi phí giá thành, tă ng hiệu quả kinh tế, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề đặc biệt quan tâm trong thời gian tới. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp cây dâu cho vùng đồng bằng sông Hồng” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Nội dung của nghiên cứu của đề tài là: 1. Điều tra đánh giá tình hình sản xuất, tập quán canh tác, kỹ thuật thâm canh và quản lý

dịch hại trên cây dâu ở vùng đồng bằng sông Hồng nhằm đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế, phát huy những lợi thế của ngành sản xuất dâu tằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.

2. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) cho cây dâu gồm: giống, phân bón, tưới nước và quản lý dịch hại.

3. Xây dựng mô hìn h Quản lý cây trồng tổng hợp cho cây dâu nhằm tăng năng suất lá dâu từ 10 – 12%, tiết kiệm được chi phí thuốc bảo vệ thực vật, phân bón 20 – 25%, hiệu quả kinh tế của mô hình tăng tối thiểu 15% ở vùng nghiên cứu.

89

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu

- 03 giống dâu lai F1 trồng hạt được chọn tạo trong nước là: VH13, VH15 và VH17 và giống dâu địa phương Hà Bắc.

- Phân hữu cơ vi sinh sử dụng trong thí nghiệm là phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh do Công Ty Sông Gianh sản xuất. Thành phần dinh dưỡng: Độ ẩm: 30%; Hữu cơ: 15%; P2O5hh: 1,5%; Acid Humic: 2,5%; Ca: 1,0%; Mg: 0,5%; S: 0,3%; Các chủng Vi sinh vật hữu ích: Aspergillus sp: 1 x 106 CFU/g; Azotobacter: 1x106CFU/g; Bacillus: 1x106 CFU/g. Bón 1 lần/năm vào tháng 12 với lượng bón 3,3 – 3,5 tấn/ha/năm.

- Phân chuồng: là phân lợn hoai mục. Thành phần dinh dưỡng: H2O: 82,0%; N: 0,8%; P2O5 :0,41%; K2O: 0,26%; CaO: 0,09%; MgO: 0,1%. Bón 1 lần/năm vào tháng 12 với lượng bón 20 tấn/ha/năm.

+ Phân vô cơ là phân NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây dâu với tỷ lệ 16,5:7:7,5. Bón 4 lần/năm vào các tháng 1, 4, 7, 10 với lượng bón 1800 kg/ha/năm ở tất cả các công thức.

- Giống cây trồng xen vụ thu đông: Khoai tây, ngô, cải bắp KK Croos; Vụ xuân hè: giống lạc TB 25, ngô, đỗ xanh.

- Giống tằm nuôi thí nghiệm là giống tằm đa hệ ĐSK, giống lưỡng hệ kén trắng GQ9312 và giống tằm vàng lai ĐSKx09.

- Các loại thuốc trừ sâu thảo mộc, sinh học Angun 5 WDG, Silsau super 5 WP, Sokupi 0.36 AS, Dyland 2EC. 2.2. Phương pháp nghiên cứu a. Thí nghiệm ngoài đồng

- Thí nghiệm đối với cây dâu: + Đối với thí nghiệm 1 nhân tố (thí nghiệm giống, bón phân hữu cơ, cày đất, trồng xen,

thu hoạch lá...): Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Mỗi công thức gồm 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 30 m2, mật độ trồng dâu 1,5 x 0,3 m. Chế độ chăm sóc theo quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây dâu lai F1 trồng bằng hạt.

+ Đối với thí nghiệm 2 nhân tố (thí nghiệm bón phân, tưới nước): Thí nghiệm được bố trí theo kiểu slip - plot, nhân tố chính là phân bón (ô nhỏ) , nhân tố phụ là nước tưới (ô lớn). Mỗi công thức gồm 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 30 m2, mật độ trồng dâu 1,5 x 0,3 m. Chế độ chăm sóc theo quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây dâu lai F1 trồng bằng hạt.

- Thí nghiệm đối với cây xen: Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Mỗi công thức gồm 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 30 m2, mật độ trồng dâu 2,2 x 0,17 m. Quy trình kỹ thuật, canh tác chăm sóc cây trồng xen và cây dâ u được áp dụng theo quy trình chung. b. Thí nghiệm trong phòng:

Mỗi công thức thí nghiệm là một công thức nuôi tằm và được nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại là 300 con tằm tuổi 4. Cân lượng dâu cho ăn từng bữa và đồng đều ở các công thức. Thời gian cho ăn lá dâu thí nghiệm từ bữa thứ 2 của tuổi 4 đến khi tằm chín. Vụ xuân và vụ thu nuôi giống tằm trắng GQ9312 do Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Tung ương lai tạo. Vụ hè nuôi giống tằm VK x TQ. Tằm con nuôi tập trung cùng m ột giống dâu, sau khi tằm ngủ tuổi 3 dậy 4 thì tiến hành đếm tằm nuôi thí nghiệm.

Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính toán đối với sâu bệnh hại dâu theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-38:2010/BNNPTNT. Đối với tằm theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-74:2011/BNNPTNT. Đối với cây dâu theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị cánh tác và sử dụng của giống dâu QCVN 01-147:2013/BNNPTNT.

90

Số liệu trước khi xử lý đã được chuyển đổi (Phạm Chí Thành 1989, Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội).

Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm toán học Excel và IRRISTART 5.0. 3. Địa điểm thực hiện

Thí nghiệm được thực hiện tại Trạm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng; Vũ Thư – Thái Bình; Xuân Hồng – Nam Định; Lý Nhân – Hà Nam.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả điều tra đánh giá tình hình sản xuất, tập quán canh tác, kỹ thuật thâm canh và quản lý dịch hại trên cây dâu ở 3 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng

Qua điều tra tình hình sản xuất, tập quán canh tác, kỹ thuật thâm canh và quản lý dịch hại trên cây dâu ở 6 xã của 3 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định cho thấy các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng có rất nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất dâu tằm tơ như các vùng đất bãi bồi ven sông rất phù hợp cho trồng dâu, khí hậu tương đối thuận lợi cho nuôi tằm, vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu buôn bán...Tuy nhiên diện tích trồng dâu là rất nhỏ trên tổng diện tích đất nông nghiệp (chỉ chiếm 31,03%), giống dâu hầu hết trồng giống cũ địa phương nên năng suất lá trên đơn vị diện tích thấp (diện tích trồng giống dâu cũ chiếm 68%). Mật độ trồng dâu thưa 2,0 - 2,2 m x 0,17 – 0,2 m. Đa số trong ruộng dâu có trồng cây trồng xen để tăng thêm thu nhập (diện tích dâu trồng có xen là 80,13%). Cây trồng xen chủ yếu được trồng vào 2 vụ thu đông và xuân hè để tận dụng đất trong thời kỳ cây dâu nghỉ đông. Kỹ thuật thâm canh dâu của các nông hộ chưa được chú trọng, biện pháp canh tác chủ yếu là xới xáo cây trồng xen, không cày đất, bón phân vô cơ cho dâu chủ yếu dưới hình thức rắc phân đạm vào gốc cây khi gặp trời mưa hoặc đất ẩm, tưới nước cho dâu hoàn toàn nhờ vào nước trời. Công tác quản lý dịch hại trên cây dâu là dùng thuốc hóa học phun cho cây khi mật độ sâu, bệnh hại cao. 3.2. Nghiên cứu biện pháp quản lý tổng hợp cây dâu ở vùng đồng bằng sông Hồng 3.2.1. Nghiên cứu đặc tính chống chịu với điều kiện bất lợi của một số giống dâu mới chọn tạo

- Mức độ bị hại do sâu, bệnh: Bảng 1. Mức độ bị hại sâu, bệnh hại của một số giống dâu lai mới chọn tạo

Giống dâu

Bệnh bạc thau Bệnh gỉ sắt Mật độ sâu

cuốn lá (con/m2)

Mật độ sâu róm (con/m2)

Tỷ lệ cây bị

hại (%)

Tỷ lệ cây do sâu đục thân (%)

Tỷ lệ bệnh (%)

Chỉ số bệnh (%)

Tỷ lệ bệnh (%)

Chỉ số bệnh (%)

VH13 10,52 4,16 3,95 1,92 7,15 2,96 71,11 20,00 VH15 7,08 3,45 3,37 2,00 9,13 2,60 66,67 22,22 VH17 8,15 3,64 3,48 1,51 6,57 2,17 62,22 24,44 Hà Bắc 11,85 5,38 5,22 2,30 9,43 3,37 91,11 13,33

Qua kết quả nghiên cứu mức độ nhiễm sâu, bệnh hại chính của một số giống dâu mới chọn tạo tại Trạm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng và 3 tỉnh trồng dâu thuộc vùng đồng bằng sông Hồng là Thái Bình, Nam Định và Hà Nam cho thấy tất cả các giống dâu đều bị sâu, bệnh hại. Sâu cuốn lá gây hại trên cây dâu nặng nhất vào tháng 4 và tháng 9. Sâu róm hại nặng vào tháng 3 và tháng 10. Trong 4 gống thí nghiệm giống chống chịu tốt với sâu hại là giống VH17, tiếp đến là VH13, VH15 và thấp nhất là giống Hà Bắc. Đối với bệnh bạc thau và sỉ sắt gây hại chủ yếu cho cây dâu ở vụ xuân còn ở vụ thu mức độ gây hại nhẹ hơn. Qua điều tra cho thấy giống VH17 có mức độ nhiễm bệnh bạc thau, gỉ sắt là nhẹ nhất, tiếp đến là giống VH15, VH13 và cao nhất là giống Hà Bắc.

91

- Ảnh hưởng của hạn: Bảng 2. Ảnh hưởng của hạn đến các yếu tố sinh trưởng, phát triển và năng suất lá dâu

Giống

Điều kiện có tưới nước Điều kiện hạn Chỉ số so sánh (%)

Tỷ lệ nảy hữu hiệu (%)

Tổng chiều dài

mầm hình

thành ở vụ xuân (m/cây)

Năng suất

lá/100m2

(kg)

Tỷ lệ nảy hữu hiệu (%)

Tổng chiều dài

mầm hình

thành ở vụ xuân (m/cây)

Năng suất

lá/100m2

(kg)

Mức độ giảm tỷ lệ nảy mầm hữu hiệu

Tổng chiều

dài mầm hình

thành ở vụ xuân

Năng suất lá

VH13 67,33 11,30 113,30 58,33 10,34 101,64 9,00 91,50 89,71 VH15 71,67 12,25 124,08 66,00 11,50 114,62 5,67 93,88 92,38 VH17 75,00 14,43 130,46 67,33 12,98 117,48 7,67 89,95 90,05 Hà Bắc 57,00 9,82 104,50 42,00 8,47 91,30 15,00 86,25 87,37 CV (%) 12,45 10,23 12,45 12,24 LSD 0,05 3,12 2,98 2,99 3,35

Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ nảy mầm hữu hiệu của các giống trong điều kiện có tưới nước và điều kiện hạn có sự chênh lệch rõ rệt. Tỷ lệ nẩy mầm hữu hiệu trong điều kiện hạn giảm từ 7,67-15,00%. Nguyên nhân có sự sai khác này là do ở thời kỳ đầu vụ xuân lượng mưa trung bình từ tháng 1 - 3 chỉ đạt từ từ 30 - 85 mm. Do vậy dẫn tới độ ẩm của đất thấp không đủ nước cho cây dâu, vì thế một số mầm sau khi đã nảy bị ngừng sinh trưởng để cây dâu thích ứng với điều kiện hạn.

Đối với tổng chiều dài mầm vụ xuân ở điều kiện hạn chỉ đạt từ 8,47-12,98 m so với điều kiện có tưới nước là 9,82-14,43m thì ở điều kiện hạn tổng chiều dài mầm đã giảm từ 6,12 -13,75%, trong đó giống bị ảnh hưởng nhiều nhất là Hà Bắc (giảm tới 13,75%), giống bị ảnh hưởng ít nhất là giống dâu VH15 giảm 6,12%, hai giống VH13 và VH17 có mức độ ảnh hưởng tương đương nhau t ừ 8,50-10,05%.

Trong điều kiện cây dâu không được cung cấp đầy đủ nước đã làm giảm năng suất lá dâu đáng kể. Kết quả cho thấy trong điều kiện có tưới nước năng suất lá đạt từ 104,50 -130,46kg/100m2, còn ở điều kiện hạn năng suất lá/100m2 chỉ còn từ 91,30 -117,48 kg, giảm đi từ 7,62-12,63%. Giống Hà Bắc có mức độ giảm năng suất lá nhiều nhất tới 12,63%, tiếp đến là giống VH13 giảm 10,29%, Giống VH17 giảm 9,95%, giống có mức độ giảm năng suất lá ít nhất là VH15 giảm 7,62%.

Dựa vào mức độ biến động ở các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dâu trong hai điều kiện có tưới nước và không tưới nước cho thấy giống Hà Bắc có mức độ biến động lớn nhất do đó khả năng chịu hạn kém nhất. Trong 3 giống dâu lai F1 thì giống VH15 có mức độ biến động là ít hơn các giống còn lại do đó có thể nhận định giống VH15 có khả năng chịu hạn tốt nhất, tiếp đến là giống VH17 và thấp nhất là VH13.

- Ảnh hưởng của úng: Kết quả số liệu cho thấy, trong điều kiện bị úng đã làm cho mầm dâu bị tắt búp tăng lên.

Ở điều kiện tự nhiên tỷ lệ mầm tắt búp chỉ từ 21,54-36,67% nhưng ở điều kiện bị úng tỷ lệ mầm tắt búp là 27,66-51,76% tăng từ 6,12-15,09% so với điều kiện tự nhiên. Trong điều kiện bị úng giống có tỷ lệ mầm tắt búp cao nhất là Hà Bắc so với điều kiện tự nhiên tăng 15,09%, tiếp đến là giống VH13 tăng 9,67%, giống VH15 là 7,46% và giống có tỷ lệ mầm tắt búp thấp nhất là VH17 tăng so với điều kiện tự nhiên là 6,12% (độ tin cậy 95%).

92

Bảng 3. Ảnh hưởng của úng đến các yếu tố cấu thành năng suất lá dâu và năng suất lá

Giống

Điều kiện tự nhiên Điều kiện úng Chỉ số so sánh

Tỷ lệ mầm tắt búp (%)

Tỷ lệ lá

vàng (%)

Năng suất lá/100m2

(kg)

Tỷ lệ mầm tắt búp (%)

Tỷ lệ lá

vàng (%)

Năng suất lá/100m2

(kg)

Tỷ lệ mầm tắt búp (%)

Tỷ lệ lá vàng (lần)

Năng suất lá/100m2

(%)

VH13 34,56 6,27 148,9 44,23 19,62 127,2 9,67 3,13 85,38 VH15 29,76 3,64 160,2 37,22 15,55 139,0 7,46 4,27 86,81 VH17 21,54 4,81 158,6 27,66 12,23 143,2 6,12 2,54 90,29 Hà Bắc 36,67 8,24 135,1 51,76 36,43 104,1 15,09 4,42 77,04 CV (%) 8,15 7,68 7,14 8,78 8,76 6,98 LSD 0,05 3,12 1,23 3,12 4,12 3,04 3,56

Cùng với tỷ lệ mầm tắt búp thì trong điều kiện bị úng tỷ lệ lá vàng trên cây chiếm từ 12,23-36,43% tăng cao hơn so với ở điều kiện tự nhiên từ 2,54 - 4,42 lần. Trong đó giống có tỷ lệ lá vàng trên cây thấp nhất là VH17 so với điều kiện tự nhiên tăng gấp 2,54 lần, cao nhất là giống Hà Bắc tỷ lệ lá vàng trên cây cao gấp 4,42 lần so với điều kiện tự nhiên, hai giống VH13 và VH15 cao gấp từ 3,13 - 4,27 lần.

Từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của úng đến sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu ở các giống dâu cho thấy khi gặp điều kiện úng đã ảnh hưởng rõ rệt đến cây dâu làm cho tốc độ sinh trưởng mầm, tốc độ ra lá giảm, tỷ lệ mầm tắt búp tăng và đặc biệt là tỷ lệ lá vàng trên cây nhiều, từ đó làm giảm năng suất lá trên 100m2 ở điều kiện bị úng chỉ còn từ 104,1-143,2 kg giảm từ 9,71-22,96% năng suất so với điều kiện tự nhiên. Các giống dâu khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của điều kiện úng đến sinh trưởng phát triển, năng suất lá là khác nhau. Trong điều kiện bị úng giống VH17 có khả năng thích nghi tốt nhất, hai giống VH13 và VH15 tương đương nhau và thấp nhất là giống Hà Bắc.

Tóm lại: qua kết quả nghiên cứu mực độ bị hại với điều kiện bất lợi (sâu, bệnh, hạn. úng) của một số giống dâu lai mới chọn tạo cho thấy giống dâu lai VH17 vừa có năng suất lá cao, vừa có khả năng chịu úng và bị ảnh hưởng nhẹ hơn do một số sâu bệnh hại. 3.2.2. Nghiên cứu chế độ bón phân, tưới nước thích hợp cho cây dâu

- Nghiên cứu chế độ bón phân thích hợp cho cây dâu: Bảng 4. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến một số yếu tố

cấu thành năng suất lá dâu và năng suất lá dâu

Chỉ tiêu

CT

Số lá/500 gam (lá)

Số lá/m cành (lá)

Khối lượng lá/m cành

(gam)

Năng suất lá dâu

(kg/100m2)

Hiệu quả kinh tế/ha (1000đ)

CT1 (Phân vi sinh) 151,7 25,2 87,7 345,6 147.257 CT2 (Phân chuồng) 152,0 25,6 86,5 343,5 144.850 CT3- ĐC (Không bón) 172,3 27,9 77,8 289,8 129.940

Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 công thức bón phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng đều cho các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu tương đương nhau (ở độ tin cậy 95%) và cao hơn công thức không bón phân. Năng suất lá dâu kg/100 m2 của 2 công thức được bón phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng cao hơn đối chứng từ 18,5-19,2 %.

Xét về hiệu quả kinh tế 2 công thức bón phân chuồng và phân hữu cơ vi sinh cho lợi nhuận cao hơn không bón từ 14.910.000 - 17.316.000 đồng/ha, trong đó công thức bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp với phân vô cơ cho hiệu quả kinh tế cao nhất cao hơn đối chứng

93

17.316.000 đồng/ha dâu. Công thức bón phân chuồng mặc dù cho các yếu tố cấu thành năng suất lá dâu và năng suất lá dâu/ha tương đương với công thức bón phân hữu cơ vi sinh, tuy nhiên cùng lượng tiền bằng nhau để mua phân chuồng và phân hữu cơ vi sinh bón cho dâu/ha thì chi phí công bón phân chuồng cao hơn phân hữu cơ vi sinh dẫn đến hiệu quả kinh tế của bón phân chuồng thấp hơn bón phân hữu cơ vi sinh.

Tóm lại: trong điều kiện thiếu phân chuồng (do phân chuồng thường ưu tiên bón cho các cây trồng như lúa, ngô...), sử dụng phân hữu cơ vi sinh bón cho cây dâu với lượng bón 3,3 - 3,5 t ấn/ha/năm vào 1 lần tháng 12 hoặc tháng 4 cho hiệu quả kinh tế cao.

- Nghiên cứu chế độ tưới nước vụ xuân và bón phân thích hợp cho cây dâu: Qua nghiên cứu cho thấy: bón phân vô cơ kết hợp với tưới nước làm tăng hiệu quả sử

dụng phân bón của cây dâu: Năng suất lá dâu trung bình cả năm của bón phân kết hợp với tưới nước đạt 346,4 kg/100m2 còn bón phân mà không tưới nước chỉ đạt 315,2 kg/100m 2 cao hơn 9,90%. Riêng vụ xuân năng suất lá dâu đạt 128 kg/100 m2 cao hơn 18,52 %, năng suất kén tằm thu được cao hơn 6,5%, t ỷ lệ vỏ kén cao hơn 3,8%.

Bảng 5. Ảnh hưởng của tưới nước và phân bón đến năng suất và chất lượng lá dâu

Yếu tố nghiên cứu

Năng suất lá dâu (kg/100 m2) Năng suất kén

(gam/300 tằm TN) Hiệu quả kinh tế/ha (1000đ)

Phần tăng thêm do

tưới nước vụ xuân (1000đ)

Xuân Hè Thu Cả năm Xuân Hè Thu

N N1 128,0 150,8 67,7 346,4 394,9 356,9 388,2 - - N2 108,0 142,5 64,7 315,2 370,8 354,2 384,0 - -

LSD 0,05 1,57 2,52 4,53 3,53 2,16 1,15

P

P1 105,0 127,8 55,6 288,3 369,5 343,3 377,8 - - P2 122,2 154,0 69,6 345,8 389,2 361,4 390,8 - - P3 126,9 158,2 73,4 358,4 389,9 361,6 389,7 - -

LSD 0,05 3,58 3,52 4,53 4,32 2,64 1,41

N x P

N1P1 115,1 131,1 58,7 304,9 378,0 346,6 380,4 113.020 10.941 N1P2 130,7 157,5 68,8 357,0 402,9 362,3 392,6 140.812 8.603 N1P3 138,1 163,7 75,5 377,3 403,9 361,7 391,7 148.708 15.749 N2P1 94,8 124,4 52,5 271,7 361,0 340,0 375,2 102.079 N2P2 113,7 150,5 70,3 334,5 375,5 361,0 389,0 132.209 N2P3 115,6 152,6 71,2 339,4 375,9 361,5 387,8 132.959

CV (%) 7,4 10,1 8,3 2,9 3,6 4,3 LSD 0,05 3,86 6,17 5,99 10,6 6,47 3,46

Tưới nước trên các nền phân hỗn hợp NPK khác nhau dẫn tới năng suất lá dâu khác nhau, hiệ u lực của yếu tố tưới nước kết hợp với bón phân NPK tỉ lệ 16,5:7:7,5 ở mức 2000 kg/ha/năm là cao nhất. Năng suất lá dâu bình quân cả năm thu được là 37,73tấn/ha, hiệu quả kinh tế là cao nhất đạt 148.708.000 đồng/ha cao hơn cùng mức bón nhưng không tưới nước là 15.749.000 đồng/ha. Việc tăng sản lượng dâu và kén tằm ở vụ xuân là biện pháp rất có ý nghĩa đối với sản xuất dâu tằm vì vụ xuân là mùa vụ có nhiệt ẩm độ thích hợp để nuôi các giống tằm kén trắng có chất lượng tơ kén cao mà cũng là vụ có giá kén cao n hất trong năm.

94

3.2.3. Nghiên cứu biện pháp canh tác trong ruộng dâu - Nghiên cứu biện pháp cày đất trong ruộng dâu đến sinh trưởng, phát triển và sâu

bệnh hại dâu Biện pháp cày đất trong ruộng dâu đã làm cho đất tơi xốp, thông thoáng có lợi cho các

vi sinh vật trong đất, tăng khả năng giữ ẩm, tăng sự sinh trưởng của bộ rễ. Cày đất cắt 1 số bộ phận của rễ già và kích thích phát triển rễ non mới tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển mạnh dẫn đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất lá dâu cao hơn đối chứng không cày. Năng suất lá dâu/100m 2 cả năm bình quân công thức cày đất vụ đông đạt cao nhất 347,2 kg/100 m2 cao hơn đối chứng 7,4%, công thức cày đất vụ hè có năng suất lá dâu/100 m2 là 333,9 kg/100 m2 cao hơn đối chứng 3,3%.

Bảng 6. Ảnh hưởng của cày đất đến năng suất lá dâu và sâu, bệnh hại dâu

Chỉ tiêu

CT

Năng suất lá dâu

(kg/100m2)

Mật độ sâu cuốn

lá (con/m2)

Mật độ sâu đo

(con/m2)

Mật độ sâu róm (con/m2)

Bệnh bạc thau Hiệu quả kinh tế/ha (1000đ)

Tỷ lệ bệnh (%)

Chỉ số bệnh (%)

CT1 (vụ đông) 347,2 (107,4) 5,05 2,95

(72,84) 4,72

(76,75) 15,25 2,23 195.362

CT2 (vụ hè) 333,9 (103,3) 5,70 3,95

(97,53) 6,25

(101,6) 15,85 3,15 186.415

CT3 (K cày) 323,2 (100) 6,67 4,05

(100,0) 6,15

(100,0) 17,45 3,72 187.065

CV (%) 7,2 6,7 9,2 8,7 5,4 LSD 0,05 1,75 0,75 0,97 2,55 1,50

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy biện pháp cày đất ở vụ đông ngoài việc làm cho đất tơi xốp, diệt trừ cỏ dại còn có tác dụng hạn chế một phần sâu bệnh tồn tại trong đất đặc biệt là đối với loài sâu qua đông ở kẽ đất, gốc dâu (sâu đo, sâu róm) và tàn dư thực vật (cỏ dại). Mật độ sâu đo ở công thức cày đông giảm 27,16%, mật độ sâu róm giảm 23,25% so với đối chứng không cày. Hiệu quả kinh tế của biện pháp cày đất vụ đ ông cho hiệu quả kinh tế cao nhất 8.297.000 đồng/ha.

- Nghiên cứu về khoảng cách hàng trồng dâu thích hợp trên ruộng dâu trồng xen: Bảng 7. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng dâu đến các yếu tố cấu thành năng suất lá

dâu, năng suất lá dâu và năng suất cây xen

Chỉ tiêu

CT

Kích thước lá Năng suất lá dâu

(kg/100m2)

Năng suất lạc thực

thu (tạ/ha)

Năng suất cải bắp thực thu (tấn/ha)

Hiệu quả kinh tế/ha (1000đ)

Dài (cm)

Rộng (cm)

CT1(1,8m x 0,17m) 18,22 25,13 111,20 26,8 19,5 242.622 CT2 (1,5m x 0,17m) 17,90 25,53 115,87 22,5 17,7 245.144 CT3-Đ/C(2,2m x 0,17m) 18,72 24,97 106,80 32,7 24,2 254.624

CV (%) 11,3 7,7 8,5 LSD 0,05 9,52 4,15 1,55

Kết quả nghiên cứu cho thấy: các yếu tố cấu thành năng suất lá dâu có sự chênh lệch nhau giữa các công thức, công thức trồng khoảng cách 2,2m x 0,17 m (CT3) cho các chỉ tiêu cấu thành năng suất lá cao nhất, thấp nhất là công thức trồng khoảng cách 1,5m x 0,17m (CT1). Nguyên nhân là do khoảng cách ở công thức 3 trồng thưa, hàng cách hàng 2m, cây dâu sinh trưởng lá to và dài hơn dẫn đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất lá dâu cao hơn 2 công thức còn lại. Tuy nhiên năng suất lá dâu thu được ở công thức 2 (1,5m x 0,17m) cho năng

95

suất lá cao nhất, ở công thức 3 (2,2m x 0,17m) là thấp nhất. Nếu tính bình quân cả năm ở công thức 2 cho năng suất lá là 34,76 tấn/ha tăng so với công thức đối chứng (2,2m x 0,17m) là 8,5%, công thức 1 (1,8 m x 0,17m) cao hơn đối chứng 4,1 % về năng suất lá dâu cả năm. Giải thích điều này là do năng suất lá dâu phụ thuộc rất nhiều vào mật độ trồng dâu, số cây/đơn vị diện tích càng tăng thì năng suất lá cũng tăng. Công thức 2 trồng khoảng cách 1,5 m x 0,17 m có số cây/đơn vị diện tích nhiều nhất nên năng suất lá dâu thu được là cao nhất mặc dù các yếu tố cấu thành năng suất lá dâu thấp hơn 2 công thức còn lại.

Với các khoảng cách trồng dâu khác nhau, thu nhập sản phẩm phụ từ cây trồng xen có sự chênh lệch. Khoảng cách trồng dâu hàng x hàng x cây (2,2m x 0,17m) cho năng suất cây xen ở cả 2 mùa vụ là cao nhất, thấp nhất là trồng dâu ở khoảng cách (1,5 m x 0,17 m). Trồng dâu ở khoảng cách hàng x hàng x cây (1,5 m x 0,17 m) không thích hợp cho ruộng dâu trồng xen. Tổng thu nhập cả sản phẩm chính là lá dâu nuôi tằm và sản phẩm phụ là cây xen thì ở công thức đối chứng (2,2 m x 0,17m) cho hiệu quả kinh tế cao nhất, lợi nhuận thu được/ha dâu sau khi đã trừ chi phí là 254.624.000 đồng/ha.

Tóm lại: Trồng dâu ở khoảng cách hàng x hàng x cây là 2,2m x 0,17m thích hợp cho ruộng dâu trồng xen. 3.2.4. Nghiên cứu xác định và đánh giá hiệu quả của cây trồng xen

- Nghiên cứu xác định loại cây trồng xen trong ruộng dâu ở vụ xuân hè: Bảng 8. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến năng suất và chất lượng lá dâu

Công thức

Vụ xuân Vụ hè Hiệu quả kinh tế

(cây dâu+xen) (1000đ)

Năng suất lá dâu/ 100 m2

(kg)

Năng suất kén/ 300 tằm (g)

Tỷ lệ vỏ kén

(%)

Năng suất lá

dâu/ 100 m2 (kg)

Năng suất kén/ 300 tằm (g)

Tỷ lệ vỏ kén

(%)

CT1(xen lạc) 99,8 322,7 20,30 149,6 363,0 15,78 134.803 CT2(xen ngô) 96,7 314,0 19,47 131,4 329,7 14,96 97.693 CT3(xen đậu) 97,2 322,3 19,57 144,0 360,7 15,15 131.302 CT4 (không xen) 100,3 321,0 20,03 145,9 361,3 15,78 94.308

CV (%) 7,2 4,20 7,2 6,9 5,4 LSD 0,05 4,5 17,58 4,5 5,5 15,47 Qua số liệu theo dõi cho thấy vụ xuân năng suất lá dâu của các công thức thí nghiệm

chênh lệch nhau không lớn, dao động từ 96,7-100,3 kg/100m2. Ở vụ này năng suất lá dâu giữa công thức có trồng xen và không trông xen có khác nhau nhưng thể hiện chưa rõ rệt, bởi thời gian này chưa có sự cạnh tranh về dinh dưỡng giữa cây dâu và cây trồng xen. Sang vụ hè sự khác nhau đã thể hiện khá rõ giữa công thức trồng xen và không trồng xen. CT2 (xen ngô) là công thức có năng suất lá/ 100m 2 thấp nhất chỉ đạt 131,4kg/100m2, CT1( xen lạc) là công thức cho năng suất lá dâu cao nhất đạt 149,6kg lá/100 m2, CT3 (xen đậu xanh) cho năng suất lá dâu tương đương với đối chứng. Sở dĩ năng suất lá dâu ở công thức xen ngô thấp là do có sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa cây dâu và cây trồng xen ngô. Cây lạc, cây đậu xanh là cây họ đậu tuy cần rất nhiều đạm để hình thành thân lá, quả và hạt song nhờ khả năng cố định đạm của nốt sần ở rễ cây nên phần lớn nhu cầu đạm của cây (khoảng 80%) đã được cây tự đáp ứng, do đó sự cạnh tranh về đạm giữa cây dâu và cây xen lạc không nhiều, không làm ảnh hưởng đến năng suất lá dâu mà ngược lại do quá trình chăm bón cho cây trồng xen đã làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây dâu nên dẫn đến năng suất lá dâu ở công thức trồng xen lạc là cao nhất.

Về chất lượng lá dâu ở công thức xen ngô cũng cho năng suất kén và tỷ lệ vỏ kén là thấp nhất ở cả 2 mùa vụ. Công thức xen lạc cho cho năng suất kén cao nhất đạt 363,0g/300

96

tằm. Hiệu quả kinh tế của trồng xen lạc với cây dâu cho hiệu quả cao nhất, phần tăng thêm do cây lạc là 40.495.000 đồng.

- Nghiên cứu xác định loại cây trồng xen trong ruộng dâu ở vụ thu đông: Bảng 9. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến các yếu tố cấu thành

năng suất lá dâu và năng suất lá dâu

Công thức

Kích thước lá Năng suất lá dâu/ 100 m2

(kg)

Năng suất kén/ 300 tằm

(g)

Tỷ lệ vỏ kén

(%)

Hiệu quả kinh tế (cây dâu+xen) (1000.đ)

Dài (cm) Rộng (cm)

CT1(xen khoai tây) 17,80±1,3 14,11 ±1,2 72,62 375,7 21,96 72.103 CT2(xen ngô) 17,27±1,3 13,95 ±0,9 66,71 361,7 20,76 33.714 CT3(cải bắp) 18,16 ±1,4 14,46 ±1,3 73,64 377,3 22,32 91.904 CT4 (không xen) 17,90 ±1,2 14,33 ±1,3 74,14 380,7 22,72 21.525

CV (%) 11,4 4,5 LSD 0,05 4,55 10,28

Qua kết quả cho thấy: kích thước lá dâu của công thức trồng xen bắp cải là lớn nhất (18,16cm x14,46 cm), tiếp đến là công thức trồng xen khoai tây (17,8 cmx14,11 cm), nhỏ nhất là trồng xen ngô (17,27cm x13,95 cm).

Ở công thức trồng xen ngô do cây ngô trong thời kỳ đóng bắp trỗ cờ cần một lượng dinh dưỡng khá lớn do vậy đã có sự cạnh tranh rất mạnh về nguồn dinh dưỡng với cây dâu dẫn đến năng suất lá của cây dâu ở công thức trồng xen ngô giảm đi rõ rệt so với công thức trồng xen khoai tây và bắp cải. Năng suất lá dâu ở công thức trồng xen bắp cải và khoai tây là tương đương với đối chứng (độ tin cậy 95%).

Năng suất kén thu được của công thức trồng xen ngô là thấp nhất (361,7 g), cao nhất là công thức xen bắp cải và khoai tây (380,7 gam và 375,7 gam). Sở dĩ có sự khác biệt về năng suất kén là do ở vụ thu lượng mưa giảm, độ ẩm trong đất thấp, ở công thức trồng xen bắp cải và khoai tây do thường xuyên được tưới nước do đó độ ẩm trong đất tăng, chất dinh dưỡng được bổ sung đây cũng là nguồn dinh dưỡng cho cây dâu hấp thu làm cho lá dày hơn, năng suất và chất lượng lá cao dẫn đến năng suất và chất lượng kén tốt hơn. Hiệu quả kinh tế của trồng xen cây cải bắp trong ruộng dâu cho hiệu quả kinh tế cao nhất, cao hơn trồng thuần là 70.379.000 đồng/ha dâu.. 3.2.5. Nghiên cứu biện pháp quản lý sâu hại trên cây dâu 3.2.5.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho cây trồng đến sinh trưởng phát triển của con tằm

Dựa vào kết quả điều tra trong sản xuất tại các địa phương, chúng tôi lựa chọn 2 loại thuốc trừ sâu Địch bách trùng 90SC, Silsau 1.8EC và 2 loại thuốc trừ bệnh Daconil 75WP, Validamycine 5L sử dụng phổ biến cho các cây trồng xen và cây dâu để thực hiện thí nghiệm, kết quả thu được cho thấy: Địch bách trùng và Validamycine là hai loại thuốc có thời gian phân hủy nhanh nhất, tằm ăn dâu sau 9 ngày phun có sức sống tằm và năng suất kén tương đương với đối chứng. Thuốc trừ bệnh Daconli sau 11 ngày phun tằm ăn dâu không bị ảnh hưởng. Riêng thuốc Silsau 1.8EC thời gian phân hủy dài nhất, sau 13 ngày phun tằm ăn dâu vẫn bị ảnh hưởng nhẹ.

Giải thích hiện tượng này là do thuốc Địch bách trùng, Daconil thuộc nhóm Clo hữu cơ. Thuốc Validamycine là loại thuốc có nguồn gốc sinh học chúng có khă năng phân hủy ngoài môi trường nhanh. Vì vậy, dư lượng của thuốc trong lá dâu giảm dần sau phun, từ đó làm cho con tằm ít bị độc hại hơn. Thuốc trừ sâu Silsau 1.8EC thế hệ mới diệt trừ hữu hiệu nhiều loại sâu đã kháng thuốc, phân hủy chậm, do đó thời gian cách ly dài hơn.

97

Bảng 10. Ảnh hưởng của thức ăn nhiễm thuốc BVTV đến sức sống tằm và năng suất kén

Chỉ tiêu

Công thức

Sức sống tằm (%) Năng suất kén/300tằm (gr)

Sau 9 ngày phun

Sau 11 ngày phun

Sau 13 ngày phun

Sau 9 ngày phun

Sau 11 ngày phun

Sau 13 ngày phun

CT1: Silsau 1.8EC 72,33 82,33 88,67 165,43 194,85 221,33 CT2: Đ ịch bách trùng 90SC 91,63 91,14 91,27 238,41 236,41 235,21 CT3: Daconil 75WP 86,89 90,72 90,21 213,72 234,32 232,71 CT4: Validamycine 5L 91,45 90,48 90,63 236,39 235,42 236,07 CT5(đ/c): Nước lã 91,69 91,45 90,73 239,72 239,5 237,33

CV% 1,2 0,9 0,6 1,5 1,2 1,4 LSD5% 1,13 1,14 0,85 4,10 5,35 5,42

3.2.5.2. Nghiên cứu một số biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với con tằm - Nghiên cứu biện pháp phòng chống sâu hại dâu bằng biện pháp cơ học Trên ruộng dâu có hai loại sâu hại chính đó là sâu cuốn lá và sâu đo, khi không dùng

biện pháp gì mật độ sâu cuốn lá và sâu đo tăng lên rất nhanh, sau 21 ngày không áp dụng bất cứ biện pháp phòng trừ nào thì mật độ sâu tăng từ 2,8-5,0 con/m2 lên 12,3-16,0 con/m2. Trong khi đó nếu áp dụng biện pháp thu hái tiêu hủy các ổ sâu thì mật độ sâu sẽ giảm đi nhanh chóng, sau 21 ngày mật độ sâu giảm từ 2,1-4,9 con/m2 xuống còn 0,4 con/m2.

Bảng 11. Ảnh hưởng của biện pháp thủ công đến mật độ sâu hại dâu

Chỉ tiêu Ngày theo dõi

Mật độ sâu cuốn lá (con/m2)

Mật độ sâu đo (con/m2) Tỷ lệ lá bị hại (%)

CT1 CT2 CT1 CT2 CT1 CT 2 1 ngày trước khi thu bắt 4,9±2,3 5,0±2,6 2,1±2,0 2,8±2,6 11,38 11,70 7 ngày sau thu bắt 0,9±0,2 8,7±3,0 0,9±0,3 5,2±2,2 10,55 23,99 14 ngày sau thu bắt 0,4±0,1 11,8±3,8 0,3±0,1 8,6±2,8 10,60 38,48 21 ngày sau thu bắt 0,4±0,1 16,0±6,2 0,4±0,1 12,3±1,9 10,97 69,56

Ghi chú: CT1: Thu hái, tiêu hủy ổ sâu, thu bắt 3 lần ( 7 ngày 1 lần); CT2 (Đối chứng): Không thu bắt sâu.

Tốc độ phát triển của sâu tỷ lệ thuận với tỷ lệ lá bị hại. Công thức không áp dụng bất cứ biện phòng trừ nào thì tỷ lệ lá bị hại sau 7-21 ngày đã tăng từ 11,70% lên 69,56%. Trong khi đó nếu áp dụng biện pháp thu hái tiêu hủy ổ sâu, tỷ lệ lá bị hại hầu như không tăng so với thời điểm ban đầu và có xu hướng thấp hơn.

Như vậy, khi phát hiện trên đồng ruộng xuất hiện các ổ sâu, không cần dùng biện pháp sử dụng thuốc BVTV mà chỉ cần thu hái, tiêu hủy ổ sâu sẽ làm cho mật độ sâu hại và số lá bị hại giảm, năng suất lá dâu tăng lên rõ rệt không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của con tằm.

- Nghiên cứu biện pháp phòng chống sâu hại dâu bằng biện pháp sử dụng thuốc sinh học, thảo mộc hợp lý

Trong thực tế, khi mật độ sâu hại cao gây hại đến ngưỡng gây hại kinh tế thì bắt buộc phải sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu. Tuy nhiên, ngoài việc diệt trừ sâu hại ra thì phải cần lựa chọn loại thuốc có thời gian cách ly ngắn và an toàn cho con tằm là rất cần thiết. Do đó chúng tôi lựa chọn 4 loại thuốc sinh học, thảo mộc được phép sử dụng để bố trí thí nghiệm.

98

Bảng 12. Hiệu lực phòng trừ của thuốc BVTV với sâu cuốn lá dâu ở ngoài đồng ruộng

Hiệu lực thuốc Công thức

Liều lượng (l/ha)

Hiệu lực của thuốc các ngày sau phun (%)

1 NSP 3 NSP 5 NSP 7 NSP 10 NSP

CT1: Angun 5WDG 400 26,75 66,67 88,63 97,07 97,26 CT2: Silsau super 5Wp 400 63,33 83,33 93,00 100,00 100,00 CT3: Dyland 2EC 400 22,37 65,08 84,55 96,74 96,82 CT4: Sokupi 0.36AS 400 65,16 86,76 95,00 100,00 100,00 CT5(đ/c): Nước lã 400 - - - - -

CV (%) 4,1 2,7 1,4 1,3 1,2 LSD 0,05 2,62 2,96 1,86 1,88 1,71

Kết quả thí nghiệm cho thấy cả 04 loại thuốc đều có hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá dâu cao và tối đa đạt 7 ngày sau khi phun thuốc. Tuy nhiên với hai loại thuốc Silsau super 5Wp và Sokupi 0.36AS có độ độc cấp tính cao hơn n ên hiệu lực trừ sâu nhanh và mạnh hơn Angun 5WDG và Dyland 2EC.

Bảng 13. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức sống tằm và năng suất kén

Chỉ tiêu Công thức

Tỷ lệ tằm sống (%) Năng suất kén/300tằm (gr) 9 ngày

sau phun 11 ngày sau phun

13 ngày sau phun

9 ngày sau phun

11 ngày sau phun

13 ngày sau phun

CT1: Angun 5WDG 80,67 93,94 95,36 189,40 224,20 226,30 CT2: Silsau super 5Wp 72,59 82,53 93,76 168,35 210,50 225,80 CT3: Dyland 2EC 78,85 94,89 95,28 185,85 225,00 227,50 CT4: Sokupi 0.36AS 69,34 80,75 94,30 161,70 200,30 225,40 CT5(đ/c): Nước lã 96,50 96,23 95,43 225,20 228,00 228,00

CV (%) 2,1 2,0 2,1 0,8 1,1 0,8 LSD 0,05 3,03 3,26 3,60 2,76 4,45 3,38

Sức sống tằm là chỉ tiêu quan trọng đánh giá độ độc của thuốc. Với các ngưỡng sau khi phun 7 ngày, 9 ngày, 11 ngày ở cả 4 côn g thức thí nghiệm sức sống tằm ăn lá dâu phun thuốc tăng dần theo thời gian sau phun. Sau 11 ngày phun công thức phun thuốc Angun 5WDG sức sống tằm 93,94%, thuốc Dyland 2EC sức sống tằm 94,89% tương đương với đối chứng. Đối với thuốc Silsau super 5Wp và Sokupi 0.36AS phải sau 13 ngày phun thì sức sống tằm mới đạt xấp xỉ bằng đối chứng.

Kết quả cho thấy năng suất của các công thức thí nghiệm cũng tăng dần theo thời gian sau phun. Sau 11 ngày phun thuốc cả 4 công thức có năng suất đạt >200 gam. Đặc biệt sau 11 ngày phun thuốc Angun 5WDG, Dyland 2EC và sau 13 ngày phun thuốc Silsau super 5Wp, Sokupi 0.36AS năng suất gần tương đương với đối chứng 227,10 gram.

- Nghiên cứu một số biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đối với con tằm

Kết quả nghiên cứu đã xác định thuốc Angun 5 WDG có thời gian cách ly an toàn cho con tằm là 11 ngày sau khi phun. Vì vậy, chúng tôi chọn ngưỡng sau phun 5 ngày, 7 ngày để tiến hành thí nghiệm nhằm giảm thiểu dư lượng thuốc trên lá dâu làm ảnh hưởng đến con tằm. Kết quả thu được như sau: Sau 5 ngày phun thuốc dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật trên lá dâu vẫn còn nên mặc dù đã áp dụng các biện pháp để giảm thiểu nhưng hiệu quả không cao. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên lá dâu không đủ làm cho tằm chết nhưng làm cho tằm bị nhiễm bệnh vi khuẩn đường ruột tiêu chảy dẫn đến sức sống tằm giảm.

99

Bảng 14. Ảnh hưởng của biện pháp giảm thiểu dư lượng thuốc BVTV trên thức ăn đến sức sống tằm và năng suất, phẩm chất kén

Chỉ tiêu

Công thức

Sau 5 ngày phun thuốc Sau 7 ngày phun thuốc

Sức sống tằm (%)

Năng suất

kén/300 tằm (g)

TL vỏ kén (%)

Sức sống tằm (%)

Năng suất

kén/300 tằm (g)

TL vỏ kén (%)

CT1 (ăn lá dâu hái trực tiếp ngoài ruộng) 0 0 0 72,78 158,3 12,19 CT2 (ăn lá dâu đã rửa bằng nước sạch) 44,44 91,67 11,02 89,67 226,7 12,92 CT3 (ăn lá dâu phun đường gluco 2%) 0 0 0 71,00 148,3 11,89 CT4 (ăn lá dâu đã rửa bằng anolyte) 41,11 78,33 10,50 74,11 163,3 12,70 CT5 Đ/c (ăn lá dâu không phun thuốc BVTV) 90,44 230,0 13,07 90,44 230,0 13,07

CV% 1,0 2,3 1,2 0,6 1,4 1,2 LSD 5% 0,43 3,3 0,16 0,96 4,7 0,27

Ở ngưỡng sau 5 ngày phun trong 4 biện pháp giảm thiểu chỉ có công thức 4 tằm ăn lá dâu rửa bằng dung dịch anolyte và công thức 2 tằm ăn lá dâu được rửa bằng nước sạch là sống sót và cho năng suất kén là mức 78,33-91,67 gr/300 tằm, tỷ lệ vỏ kén giảm 15,68 -19,66% so với đối chứng nuôi tằm bằng lá dâu sạch.

Tằm ăn dâu sau phun 7 ngày cả 4 công thức tằm đều sống sót, nhưng trong đó công thức 2 tằm ăn lá dâu được rửa bằng nước sạch cho kết quả ở các chỉ tiêu là cao nhất năng suất kén và tỷ lệ vỏ kén tương đương với đối chứng ăn dâu sạch. Công thức 3 và 4 cho ăn nước đường và rửa anolyte tằm còn sống sót nhiều hơn, các chỉ tiêu theo dõi năng suất và chất lượng kén giảm ít hơn so với ăn lá dâu phun thuốc hái trực tiếp ngoài đồng. So với đối chứng năng suất kén giảm đi 29-35,52%, tỷ lệ vỏ kén giảm 2,83 -6,73%. Như vậy sau 7 ngày phun thuốc trừ sâu, thì biện pháp rửa lá dâu bằng nước sạch có tác dụng tốt nhất để giảm thiểu ảnh hưởng của thuốc đến con tằm.

Công thức 1 mở cửa thông thoáng phòng nuôi tằm khi môi trường bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật đã làm tăng sự lưu thông gió từ môi trường ô nhiễm bên ngoài vào phòng nuôi tằm ảnh hưởng con tằm. Do vậy khi nuôi tằm mở cửa vào thời điểm môi trường ô nhiễm thì sức sống tằm giảm đi 15,30%, tỷ lệ nhộng sống giảm đi 9,76%, năng suất kén giảm đi 31,08%, khối lượng toàn kén giảm 18,41%, tỷ lệ vỏ kén giảm 8,82% so với khi nuôi tằm ở vùng không bị ô nhiễm.

Biện pháp che cửa ra vào và cửa sổ bằng vải bông thấm ẩm giúp hạn chế được gió từ ngoài môi trường thổi trực tiếp vào phòng nuôi tằm, do đó đã giảm được ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến con tằm. Kết quả sức sống tằm chỉ giảm 5,06%, tỷ lệ nhộng sống giảm 1,52%, năng suất kén giảm 16,89%, khối lượng toàn kén giảm 9,71%, tỷ lệ vỏ kén g iảm 6,59% so với đối chứng khi nuôi tằm ở vùng không bị ô nhiễm. Ở mức 5% thì sự sai khác này là có ý nghĩa.

Biện pháp đóng kín cửa sổ và cửa ra vào có thể ngăn phần lớn luồng gió từ ngoài môi trường thổi trực tiếp vào phòng nuôi tằm, nhờ đó mà giảm được tác động của thuốc bảo vệ thực vật ở ngoài môi trường đến phòng nuôi tằm. Do vậy khi môi trường bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng biện pháp đóng chặt cửa ra vào và cửa sổ theo hướng gió thì giảm được thiệt hại cho con tằm. Sức sống tằm chỉ giảm 0,35%, tỷ lệ nhộng sống không bị ảnh hưởng, năng suất kén giảm 1,35%, khối lượng toàn kén giảm 0,3%, tỷ lệ vỏ kén chỉ giảm 1,82% so với vùng không ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.

100

Bảng 15. Ảnh hưởng của biện pháp che chắn phòng nuôi đến sức sống tằm, nhộng và năng suất và phẩm chất kén

Chỉ tiêu

Công thức

Sức sống tằm (%)

Sức sống

nhộng (%)

NS kén/300 tằm (gr)

KL toàn

kén (g)

Tỷ lệ vỏ kén

(%)

CT1 (mở cửa thông thoáng - vùng ô nhiễm) 80,56 88,55 170,0 0,725 11,35 CT2 (che cửa bằng vải bông ẩm - vùng ô nhiễm) 89,44 96,65 205,0 0,803 11,63 CT3 (phòng đóng kín cửa - vùng ô nhiễm) 94,78 98,24 243,3 0,886 12,22 CT4 đ/c (không ô nhiễm) 95,11 98,13 246,7 0,889 12,45

CV% 0,4 0,4 0,9 0,2 LSD 5% 0,60 0,64 3,8 0,004

Như vậy, khi môi trường bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật thì biện pháp che chắn cửa bằng vải bông thấm ẩm và biện pháp đóng kín cửa ra vào và cửa sổ phòng nuôi tằm có tác dụng làm hạn chế ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến con tằm. Biện pháp đóng kín cửa ra vào và cửa sổ phòng nuôi theo hướng gió có tác dụng tốt nhất. 3.2.6. Nghiên cứu thời vụ thu hoạch lá dâu thích hợp để hạn chế bệnh bạc thau, gỉ sắt

Bảng 16. Ảnh hưởng của thời vụ thu hoạch lá dâu đến bệnh bạc thau, gỉ sắt hại dâu và năng suất lá dâu ở vụ xuân

Công thức

Bệnh bạc thau Bệnh gỉ sắt Năng suất lá dâu vụ xuân/100 m2 (kg)

Hiệu quả kinh tế

nuôi tằm xuân

(1000đ)

Tỷ lệ bệnh (%)

Chỉ số bệnh (%)

Tỷ lệ bệnh (%)

Chỉ số bệnh (%)

Xuân 1 Xuân 2 Tổng

CT1 (sau 25 ngày)

11,84 (51,17)

2,95 (37,72)

3,85 (32,30)

1,40 (28,11) 51,7 123,1 174,8 97.992

CT2 (sau 30 ngày)

13,43 (58,04)

3,50 (44,76)

5,51 (46,22)

2,00 (40,16) 85,8 89,4 175,2 106.515

CT3 (sau 35 ngày)

20,61 (89,07)

6,59 (84,27)

10,54 (88,42)

3,65 (73,29) 86,5 88,2 174,7 81.023

CT4 (sau 40 ngày)

23,14 (100)

7,82 (100)

11,92 (100)

4,98 (100)

87,3 87,7 175,0 81.283

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt và bạc thau của các công thức tỷ lệ thuận với nhau. Các công thức có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh bạc thau cao thì cũng bị bệnh gỉ sắt cao và ngược lại. Công thức thu hoạch lá dâu sau 25 ngày từ khi cây dâu nảy mầm thu hoạch lá đợt 1 (CT1) cho tỷ lệ bệnh bạc thau, gỉ sắt là thấp nhất, tiếp đến là công thức thu hoạch lá dâu sau 30 ngày, thu hoạch lá dâu dau 35 ngày từ khi cây dâu nảy mầm thu hoạch đợt 1 có tỷ lệ bệnh bạc thau, gì sắt hại tương đối cao và tương đương với đối chứng. Bình quân cho cả vụ xuân thì CT1 có tỷ lệ bệnh bạc thau là 11,84% thấp hơn đ/c là 48,83%, chỉ số bệnh thấp hơn đ/c là 62,28%. CT2 có tỷ lệ bệnh bạc thau là 13,43% thấp hơn đ/c là 41,96%, chỉ số bệnh thấp hơn đ/c là 55,24%. CT3 có tỷ lệ bệnh thấp hơn đ/c 10,93% và chỉ số bệnh bạc thau thấp hơn đ/c 15,73%.

Thời vụ thu hoạch lá dâu khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến năng suất lá dâu của 3 mùa vụ xuân, hè, thu hay năng suất lá dâu/100 m2 của 4 công thức là như nhau ở mức ý nghĩa 5%. Tuy nhiên ở vụ xuân thường thu hoạch lá dâu thành 2 đợt, thời vụ thu hoạch lá dâu ở các

101

thời điểm khác nhau ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất lá dâu vụ xuân 1. Trong đó CT1 cho năng suất lá dâu vụ xuân 1 là thấp nhất chỉ đạt 51,7 kg/100 m2, ba công thức còn lại năng suất lá dâu đạt 85,8 - 87,3 kg/100 m2.

Xét về hiệu quả kinh tế ở vụ xuân công thức thu hoạch lá dâu sau 30 ngày thu hoạch lá đợt 1 cho hiệu quả kinh tế cao nhất, cao hơn đối chứng 25.227.000 đồng/ha dâu ở vụ xuân, tiếp đến là CT1 cho hiệu quả kinh tế cao hơn đối chứng 16.709.000 đồng/ha, CT3 cho hiệu quả kinh tế vụ xuân là tương đương với đối chứng.

Tóm lại: Đối với cây dâu để lưu đông thời điểm thu hoạch lá dâu sau 30 ngày từ khi cây dâu nảy mầm thu hoạch lá đợt 1 (CT2) là thích hợp nhất cho n uôi tằm xuân. Thu hoạch ở thời điểm này là giai đoạn tằm lứa xuân 1 bước vào thời kỳ ăn rỗi, lúc này tiến hành hái hết những lá thành thục phía dưới kết hợp với tỉa những cành tăm cho cây dâu thông thoáng hạn chế được bệnh bạc thau, gỉ sắt cho những lứa hái sau vừa cho hiệu quả kinh tế nuôi tằm xuân cao nhất. 3.3. Kết quả áp dụng thử nghiệm quy trình ICM cho cây dâu ngoài sản xuất Bảng 17. Ảnh hưởng của việc áp dụng quy trình đến năng suất lá dâu và sâu bệnh hại dâu

Địa điểm Năng suất

lá dâu (kg/100m2)

Mật độ sâu cuốn lá

(con/m2)

Mật độ sâu róm

(con/m2)

Tỷ lệ bệnh bạc thau

(%)

Tỷ lệ bệnh gỉ sắt (%)

Thái Bình Mô hình 325,0 1,69 1,64 2,82 1,43

Đối chứng 282,0 12,23 8,18 15,45 6,62 So với đ/c 115,23 7,24 4,99 5,48 4,63

Nam Định Mô hình 307,8 2,11 2,05 3,02 2,64

Đối chứng 262,7 12,05 7,63 20,9 8,62 So với đ/c 117,17 5,71 3,72 6,92 3,27

Hà Nam Mô hình 311,4 2,84 2,49 2,98 1,22

Đối chứng 266,8 11,33 8 16,06 4,94 So với đ/c 116,7 3,99 3,21 5,39 4,05

Trung bình Mô hình 314,7 2,08 1,96 2,94 1,76

Đối chứng 270,5 11,87 7,93 17,47 6,73 So với đ/c 116,34 5,7 4,0 6,0 3,9

Năng suất lá dâu của mô hình đạt được trong năm bình quân ở cả 3 địa điểm là 31,47 tấn/ha so với đối chứng chỉ đạt 27,05 tấn/ha thì năng suất lá dâu của mô hình đã cao hơn 4,42 tấn tương đương với tăng 16,34%.

Đối với sâu cuốn lá, sâu róm hại dâu qua điều tra cho thấy hiệu quả của quy trình ICM đã làm giảm rõ rệt mật độ sâu hại đối với cây dâu. Đối với sâu cuốn lá mật độ sâu chỉ còn 2,08 con/m2 giảm 5,7 lần, sâu róm mật độ là 2,49 con/m2 giảm 4,0 lần so với không áp dụng quy trình. Việc chăm sóc cây dâu theo quy trình được áp dụng vào mô hình (hái lá đúng lứa, tiêu hủy kịp thời cây dâu có nguồn bệnh...) đã hạn chế đáng kể bệnh nấm bạc thau và gỉ sắt hại cây dâu. Đối với bệnh bạc thau tỷ lệ bệnh trung bình là 2,94% giảm gần 6 lần và tỷ lệ bệnh gỉ sắt là 1,76% giảm 3,9 lần so với đối chứng.

102

Bảng 18. Ảnh hưởng của việc áp dụng quy trình đến năng suất và phẩm chất kén

Địa điểm

Số vòng trứng nuôi

(vòng)

Sức sống tằm

nhộng (%)

TB năng suất

kén/vòng trứng

Khối lượng

toàn kén (g)

Khối lượng vỏ kén

(g)

Tỷ lệ vỏ kén

(%)

Thái Bình Mô hình 60 91,25 14,5 1,43 0,25 17,48

Đối chứng 30 87,3 12,7 1,39 0,23 16,55 So với đ/c 104,52 114,17 102,88 108,7 105,66

Nam Định Mô hình 60 89,23 13,7 1,4 0,24 17,14

Đối chứng 30 85,41 12,1 1,38 0,23 16,67 So với đ/c 104,47 113,22 101,45 104,35 102,86

Hà Nam Mô hình 60 87,52 14,2 1,41 0,25 17,73

Đối chứng 30 83,25 12,3 1,38 0,24 17,39 So với đ/c 105,13 115,45 102,17 104,17 101,95

Trung bình Mô hình 60 89,33 14,1 1,41 0,247 17,45

Đối chứng 30 85,32 12,4 1,38 0,233 16,87 So với đ/c 104,7 114,29 102,17 105,71 103,46

Qua kết quả nuôi tằm ở các hộ trong mô hình và đối chứng cho thấy, các hộ nuôi tằm trong mô hình tại 3 địa điểm đều có sức sống tằm, nă ng suất và chất lượng kén tằm cao hơn các hộ nuôi tằm đối chứng, cụ thể năng suất kén trung bình đạt từ 13,7 – 14,5 kg/vòng trứng cao hơn đối chứng từ 13,22 – 15,45%, trung bình năng suất kén cao hơn là 14,29%, sức sống tằm nhộng cao hơn 4,7%, khối lượng toàn kén cao hơn 2,17%, tỷ lệ vỏ kén cao hơn 3,46%.

Bảng 19. Hiệu quả kinh tế của mô hình ICM và đối chứng (Tính cho 1 ha) ĐVT: 1000 đồng

TT Chỉ tiêu ICM Đối chứng

So sánh ICM với đối chứng

Giá trị tuyệt đối %

1 Tổng chi phí đầu tư 139.613 135.073 + 4.540 Chi phí cho cây dâu 55.610 49.670 + 5.940 Chi phí cho cây xen 84.003 85.403 - 1.400 2 Tổng thu nhập 357.255 320.983 + 36.272 Thu nhập sản phẩm chính (kén tằm) 169.200 148.800 + 20.400 Thu nhập sản phẩm phụ (cây xen) 188.055 172.183 + 15.872 3 Lợi nhuận 217.642 185.910 + 31.732 17,06 Lời/vốn đầu tư 1,56 1,38 Thu nhập/chi phí (BCR) 2,56 2,38 MBCR 6,99

+: Tăng so đối chứng; - : Giảm so đối chứng; 1 ha dâu nuôi: 120 vòng trứng/năm; Trung bình 1 kg kén: 100.000 đồng.

Tổng thu nhập từ cây dâu và cây trồng xen của ruộng dâu áp dụng ICM cao hơn đối chứng là 36.272.000 đồng/ha dâu. Sau khi trừ chi phí đầu tư trung bình 1ha dâu áp dụng ICM đem lại lợi nhuận 217.642.000 đồng/ha cao hơn so với đối chứng 31.732.000 đồng/ha (tương đương 17,06 %).

103

IV. KẾT LUẬN 1. Kết luận

Qua 4 năm thực hiện đề tài “Nghiên cứu biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp cây dâu cho vùng đồng bằng sông Hồng” do Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ chủ trì đã hoàn thành được khối lượng công việc và thu được những kết quả có giá trị cao về khoa học và thực tiễn. Có thể tóm tắt kết quả chính của nội dung nghiên cứu như sau: a. Về giống dâu: Đã xác định giống dâu lai F1 VH17 có năng suất lá cao, có khả năng chịu úng và bị ảnh hưởng nhẹ do một số sâu bệnh hại chính. b. Về biện pháp canh tác cây dâu đã xác định:

+ Trong điều kiện thiếu phân chuồng, sử dụng phân hữu cơ vi sinh bón lót cho cây dâu với liều lượng bón 3,3 – 3,5 t ấn/ha/năm 1 lần vào tháng 12 hoặc tháng 4 năm sau.

+ Bón phân vô cơ kết hợp với tưới nước làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón của cây dâu: Năng suất lá dâu trung bình cả năm của bón phân vô cơ kết hợp với tưới nước vụ xuân cao hơn 9,90%. Riêng vụ xuân năng suất lá cao hơn 18,52 %, năng suất kén tằm thu được cao hơn 6,5%, tỷ lệ vỏ kén cao hơn 3,8%. Tưới nước vụ xuân kết hợp với bón phân vô cơ NPK tỷ lệ 16,5: 7: 7,5 ở mức bón 2000 kg cho lợi nhuận cao nhất và cao hơn cùng mức bón nhưng không tưới nước là 15.749.000 đồng/ha.

+ Biện pháp canh tác cày đất vụ đông hàng năm trên ruộng dâu làm tăng thêm thu nhập 8.297.000 đồng/ha, ngoài ra còn làm giảm tỷ lệ sâu hại (sâu đo, sâu róm) từ 23,25 – 27,16%.

+ Ruộng dâu có trồng cây trồng xen nên trồng dâu ở khoảng cách hàng x hàng là 2,2 m, cây x cây là 0,17 m. Vụ xuân hè trồn g xen cây lạc, v ụ thu đông trồng xen cây cải bắp trong ruộng dâu. c. Về quản lý sâu, bệnh hại dâu:

- Đối với bệnh bạc thau, gỉ sắt hại dâu: Với cây dâu để lưu đông thu hoạch lá dâu sau 30 ngày từ khi cây dâu nảy mầm vụ xuân thu hoạch lá đợt 1. Thu hoạch ở thời điểm này vừa hạn chế được bệnh bạc thau gỉ sắt (tỷ lệ bệnh bạc thau giảm 41,96%, tỷ lệ bệnh gỉ sắt giảm 53,78%), hiệu quả kinh tế nuôi tằm xuân cao nhất.

- Đối với sâu hại dâu (sâu cuốn lá, sâu đo, sâu róm): + Dùng biện pháp thủ công thu hái, tiêu hủy các ổ sâu hại lá dâu ở thời điểm sâu tuổi 1

và tuổi 2 sẽ làm giảm mật độ sâu chỉ còn 0,4 con/m2, giảm tỷ lệ lá bị hại, tăng năng suất lá dâu lên 33,94%.

+ Khi điều tra thấy mật độ sâu hại trên đồng ruộng từ 10-15 con/m2 và sâu đang tuổi 3 thì sử dụng thuốc thảo mộc, sinh học Angum 5WDG và Dyland 2 EC để phun trừ sâu với nồng độ 5 gam thuốc/12 lít nước (400 lít thuốc đã pha/ha) với thời gian cách ly cho con tằm là 11 ngày.

- Một số biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đối với con tằm. + Ruộng dâu bị ảnh hưởng thuốc BVTV có thể hái lá dâu đem rửa bằng nước sạch nuôi

tằm an toàn với thời gian cách ly 7 ngày. + Vùng nuôi tằm bị ô nhiễm thuốc BVTV có thể sử dụng biện pháp che chắn, đóng kín

cửa ra vào và cửa sổ phòng nuôi tằm theo hướng gió để giảm thiểu thiệt hại do thuốc BVTV gây ra. d. Kết quả áp dụng thử nghiệm quy trình ICM cho cây dâu ngoài sản xuất:

Kết quả áp dụng thử nghiệm quy trình quản lý cây trồng tổng hợp cây dâu tại các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam với quy mô 0,5 ha/địa điể m cho thấy: năng suất lá dâu mô hình tăng 16,34%, năng suất kén tằm tăng 14,29%, mật độ sâu cuốn lá, sâu róm giảm từ 4,0 -5,7 lần, tỷ lệ bệnh bạc thau, gỉ sắt giảm từ 3,5-6 lần. Mô hình ICM trên cây dâu đã giảm từ 11,76 – 21,25% chi phí bón phân; chi phí bả o vệ thực vật giảm 33,95 % so với đối chứng.

104

Hiệu quả kinh tế mô hình thu được cao hơn đối chứng 31.732.000 đồng/ha/năm (tương đương 17,06%). 2. Đề nghị

- Đề nghị cho áp dụng phổ biến rộng rãi Quy trình quản lý cây trồng tổng hợp cho cây dâu vào trong sản xuất dâu tằm tơ ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT cho phép Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương tham gia thực hiện Dự án nhân rộng và chuyển giao các mô hình ICM và quy trình quản lý cây trồng tổng hợp cho cây dâu ở vùng Đồng bằng sông Hồng để tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế, làm tiền đề xây dựng cánh đồng mẫu lớn để sản xuất Dâu tằm bền vững trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Thị Châm và Hà Văn Phúc (1995). Giáo trình cây dâu, Nhà xuấ t bản nông nghiệp ,

Hà Nội 2. Nguyễn Đức Dũng và Nguyễn Mậu Tuất (2004). Nghiên cứu chế độ bón phân, tưới nước

cho cây dâu đồi ở Lâm Đồng, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng suất chất lượng tơ kén”

3. Nguyễn Thị Đảm và Lê Hồng Vân (2008). Báo cáo “Điều tra tình hình sản xuất dâu tằm tơ ở một số vùng trọng điểm”, Đề tài cấp nhà nước mã số KC.06.13/06-10. Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ TW – Hà nội.

4. Hà Văn Phúc và Vũ Đức Ban. "Nghiên cứu xác định chế độ bón phân vô cơ thích hợp cho cây dâu dùng cho tằm kén ươm ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Báo cáo tổng kết khoa học công nghệ.

5. Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia (2010). QCVN 01-38:2010/BNNPTNT, Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng

6. Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia (2011) . Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định tằm giống, QCVN 01-74:2011/BNNPTNT, tr.5-7.

7. Anonymous (1975). Texk book of tropical sericulture Japan Overseas Cooperation Volunteers, Tokyo, Japan.

8. GuGuo.Da (1987). Management of mulberry Fied, China Agricul tural Encyclofedia. Beifing Agricultural Publisher

105

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG TẦM GỬI TRÊN CÂY DÂU TẰM Morus alba

Nguyễn Thúy Hạnh

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá phương pháp nhân giống hữu tính của tầm gửi cây và theo dõi khảo sát đặc điểm sinh học, sinh trưởng của tầm gửi trên các giống dâu khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giống dâu khác nhau không ảnh hưởng tới tỉ lệ nảy mầm của hạt tầm gửi tươi trong thí nghiệm. Tuy nhiên các yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm, sinh trưởng và phát triển của tầm gửi dâu. Cả nhiệt độ, ẩm độ ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt. Nhiệt độ và ẩm độ thích hợp cho hạt nảy mầm tương ứng là 12-25oC và >85%. Tầm gửi sinh trưởng mạnh ở điều kiện ánh sáng mạnh. Nếu ở giai đoạn này gặp điều kiện ánh sáng yếu, kèm theo mưa phùn kéo dài, tầm gửi sinh trưởng chậm, thậm chí có thể dẫn đến tỉ lệ chết cao (70%) với triệu chứng thối nhũn, đen thân.

Từ khóa: Tầm gửi cây dâu, tang kí sinh, tác dụng của tang kí sinh, vị thuốc quý hiếm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tầm gửi cây dâu trong Đông y gọi là “Tang kí sinh” có tên khoa học là Loranthus

parasiticus (L.) Merr. Trên thế giới đã có 1 số nghiên cứu sơ bộ cho thấy tang kí sinh có tác dụng làm mạnh tim (giãn động mạch vành, tăng lượng máu đến cơ tim), hạ huyết áp, an thần, tăng cường miễn dịch, ức chế virus gây viêm tủy sống và virus gây viêm ruột. Các nhà khoa học thuộc đại học Charite (Đức) còn cho biết chiết xuất từ tầm gửi có thể có khả năng kích hoạt 1 số tế bào miễn dịch tấn công virus viêm gan C.

Ở Việt Nam, tầm gửi cây dâu được nhiều người biết đến như 1 loài thuốc quý, hiếm. Theo kinh nghiệm của Đông Y thì tang kí sinh có vị đắng, tính bình vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can Thận, mạnh gân cốt, lợi sữa, an thai, chữa đau nhức xương khớp, động thai, đẻ xong không có sữa (Đỗ Tất Lợi, 2005). Tầm gửi cây dâu có thể sử dụng như 1 vị thuốc thảo mộc riêng biệt, và cũng có thể phối hợp với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả tác dụng (Hà Huy Toại, 2016). Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có kết quả nghiên cứu khoa học nào cụ thể về tầm gửi trên cây dâu, loài thuốc quý hiếm này.

Cây dâu tằm (Morus alba) cũng là 1 loài cây kí chủ cho tầm gửi sinh sống và phát triển. Từ những những công dụng mà tầm gửi cây dâu mang lại đã được các kinh nghiệm dân gian đúc kết, để nhân giống và phát triển loài cây thuốc quý này chúng tối tiến hành “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật nhân giống tầm gửi trên cây dâu tằm (Morus alba) ”.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu

1 giống tầm gửi: hạt giống tầm gửi tươi được thu thập trên cây Dướng, tại Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

3 giống dâu: Giống dâu Đa (giống dâu mọc hoang dại), giống dâu số 28 (do Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung Ương lai tạo), giống dâu Hà Bắc (giống dâu địa phương, đang được bảo tồn tại Trung Tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung Ương). 3 giống dâu này được để lưu Đông, không đốn tỉa. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Đặc điểm sinh vật học của tầm gửi cây dâu

Quan sát theo dõi và đánh giá đặc điểm sinh vật học của tầm gửi cây dâu.

106

2.2.2. Thí nghiệm khảo sát khả năng nảy mầm và chu trình phát triển của loài tầm gửi Loranthus parasiticus

* Khảo sát khả năng nảy mầm Thí nghiệm tiến hành khảo sát ngẫu nhiên với 3 giống dâu, mỗi giống dâu là 1 công

thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại là 4 cây dâu, mỗi cây gieo 5 hạt tầm gửi. Mẫu thí nghiệm là hạt tầm gửi Loranthus parasiticus tươi.

TT Giống dâu Thời gian theo dõi 1 Giống dâu Đa 5 tuần liên tục từ khi gieo hạt 2 Giống dâu số 28 5 tuần liên tục từ khi gieo hạt 3 Giống dâu Hà Bắc 5 tuần liên tục từ khi gieo hạt * Chu trình phát triển Đem hạt tầm gửi Loranthus parasiticus tươi gieo lên cây, sau khi hạt hình thành vòi hút

thì quan sát quá trình sinh trưởng của cây. * Chỉ tiêu theo dõi: Thời gian hạt nảy mầm, khả năng nảy mầm của hạt. 2.2.3 Ảnh hưởng của nhiệt, ẩm độ đến tỷ lệ nảy mầm của tầm gửi cây dâu Mỗi ngưỡng nhiệt ẩm độ là 1 công thức thí nghiệm. Mỗi công thức có 3 lần nhắc lại,

mỗi lần nhắc lại là 20 hạt tầm gửi tươi gieo trên giống dâu số 28. Theo dõi, đếm số cây trưởng thành và tính tỷ lệ cây trưởng thành.

2.3.4.Ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng sinh trưởng của tầm gửi cây dâu Thí nghiệm gồm 2 công thức (công thức ánh sáng mạnh và công thức ánh sáng yếu),

mỗi công thức có 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại theo dõi 10 cây tầm gửi (do số lượng hạt tầm gửi tươi thu thập có hạn). Đếm và tính tỷ lệ số cây tầm gửi bị chết.

- Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được triển tại Trung tâm nghiên cứu Dâu Tằm Tơ Trung Ương – Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Ngọc Thuỵ - Long Biên - Hà Nội.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 8 năm 2016 - Số liệu kết quả thí nghiệm được tính toán thống kê theo trình IRRISTAT 4.0 và Excel.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm sinh vật học của tầm gửi cây dâu

Tầm gửi trên cây dâu tằm là dạng cây bụi, sống kí sinh hoặc bán kí sinh trên cành và thân các cây khác. Chúng sống và bám trên cây chủ là nhờ có bộ rễ đâm sâu vào thân cây chủ.

Ảnh 1. Thí nghiệm nhân giống tầm gửi trên cây dâu

Tầm gửi là 1 loài thực vật có hoa, thuộc họ tầm gửi (Loranthaceae) đã được các nhà phân loại học công nhận rông rãi, phân bố chủ yếu ở vùng khí hậu nóng ẩm (Wikipedia, 2016).

Cành tầm gửi có đốt, không có lông, lá dày, mọc đối nhau hoặc so le, không có lá kèm. Lá tầm gửi có thể quang hợp được nhưng cây không vận dụng chức năng này mà lại sống nhờ cây kí chủ bằng những rễ mút thọc sâu hút nhựa của cây kí chủ (Bùi Nguyên Lý, 2007).

107

Ảnh 2. Hoa và quả tầm gửi

Hoa lưỡng tính, quả mọng, có lớp vicsin (lớp chất nhầy) trong mô và bên ngoài vỏ hạt. Hạt có vỏ ngoài khó nhìn thấy, nội nhũ nhiều, phôi to. (Nguyễn Đức Dũng, 2012)

TT

cho rằng hạt tầm gửi cây mít tươi có chất dính nhiều hơn tầm gửi mọc ở những cây khác. 3.2. Khảo sát sự nảy mầm và chu trình phát triển của loài tầm gửi Loranthus parasiticus

Trong tự nhiên, tầm gửi mọc và phát triển chủ yếu là từ hạt và hình thức lây lan nhanh nhất nhờ vào các loài chim ăn quả. Để khảo sát khả năng nảy mầm của hạt,

tiến hành khảo sát ngẫu nhiên qua sự lây nhiễm hạt tầm gửi lên cây dâu và theo dõi sự phát triển của chúng, kết quả được như sau:

Từ giai đoạn hạt cho đến giai đoạn cây con phải trải qua một thời gian khá dài khoảng 35 -50 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết thuận lợi. Khi hạt được đặt vào cây, hạt có thể bám rất chặt nhờ vào lớp chất nhầy bên ngoài vỏ hạt (Michael G. Gilbert, 2003).

Khi hạt tạo vòi hút bám vào cây và hình thành nên cây con, cây con bắt đầu cần nước và chất dinh dưỡng từ cây chủ để có thể sinh trưởng tốt. Ngoài ra, chúng cần có một điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và thời tiết cho sự sống. Qua theo dõi quá trình nảy mầm của cây tầm gửi nhận thấy rằng quá trình bám dính hình thành vòi hút và khả năng nảy mầm của hạt rất tốt. Hạt có thể nảy mầm trên bất cứ nơi nào thậm chí cũng có thể nảy mầm trên quả khác khi hạt rơi trên quả.

Thời gian hạt bắt đầu nảy mầm tạo vòi hút rất ngắn, khoảng 3 ngày. Thời gian để vòi phát triển bám vào thân cây kí chủ khoảng 7 ngày nhưng thời gian từ khi xuất hiện vòi hút đến khi xuất hiện 2 là lại rất dài, khoảng 35 ngày. Điều này cho thấy hạt của cây tầm gửi có thể tự dưỡng qua một thời gian khá lâu trước khi vòi hút có thể phát triển ra các rễ mút để bám chặt và hút chất dinh dưỡng của cây chủ.

Thông qua kết quả nghiên cứu và quan sát, sơ bộ nhận xét, sự hình thành một cây tầm gửi mới phải trải qua 5 giai đoạn chính như kết quả của bảng 1.

Bảng 1. Chu trình sinh trưởng của tầm gửi cây dâu

Thời gian Giai đoạn phát triển 1 1 ngày sau khi gieo Hạt bám vào thân cây dâu 2 3 ngày sau khi gieo Hình thành vòi hút 3 35 ngày sau khi gieo 2 lá mầm xuất hiện (giai đoạn nảy mầm) 4 45 ngày sau khi gieo Lá thật xuất hiện, hình thành cây trưởng thành 5 > 50 ngày sau khi gieo Cây trưởng thành phát triển thân và lóng đốt.

Đã có nhiều quan niệm dân gian truyền miệng cho rằng tầm gửi cây dâu rất khó kí sinh và phát triển trên thân cây dâu vì rất hiếm khi chúng ta nhìn thấy tầm gửi cây dâu ở trong điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu đã nhận thấy tầm gửi cây dâu thuộc nhóm cây bán kí sinh và rất dễ phát triển nếu nó được đáp ứng đầy đủ điều kiện thích hợp.

Điều kiện quan trọng nhất để cho tầm gửi nảy mầm và phát triển là nó phải có cơ hội tiếp xúc được với cây dâu. Sở dĩ trong tự nhiên ít gặp tầm gửi cây dâu là do cây dâu là loại

108

cây trồng được con người khai thác lấy lá để nuôi tằm, do đó để đạt được năng suất lá nhất định cây dâu thường được đốn tỉa tạo hình thường xuyên ở mỗi giai đoạn chăm sóc nhất định Trong khi đó, Tầm gửi lại thích kí s inh ở những cây dâu đã trồng lâu năm, xum xuê, cổ thụ. Việc đốn tỉa cây dâu thường xuyên dẫn đến việc rất khó tạo ra những cơ hội để cho hạt tầm gửi có thể tự tiếp xúc được với cây dâu.

Vì vậy, để giúp cho việc nhân nhanh tầm gửi cây dâu, loài thuốc quý hiếm này tiến hành nhân tạo nhân giống tầm gửi trên cây dâu. Để thực hiện thí nghiệm này, trước hết tạo ra những vườn dâu phát triển tự nhiên, hàng năm không đốn đỉa (còn gọi là dâu để lưu), sau đó tiến hành lấy những hạt tầm gửi tươi đặt trực tiếp lên thân cây dâu, cành dâu sao cho hạt bám được vào cành dâu thông qua dịch nhầy của vỏ hạt (còn gọi là gieo hạt).

Bảng 2. Khả năng nảy mầm của tầm gửi trên 1 số giống dâu

Giống dâu Số hạt gieo (hạt)

Số hạt hình thành vòi

hút (hạt)

Số hạt nảy mầm

(hạt)

Số cây trưởng thành (cây)

Tỷ lệ nảy mầm (%)

Tỷ lệ cây trưởng thành (%)

Giống dâu Đa 20 20 19 15 95±3,08 75±3,33 Giống dâu số 28 20 20 19 13 95±2,74 65±4,78 Giống dâu Hà Bắc 20 20 18 12 90±5,78 60±5,10

Kết quả bảng 2 cho thấy tỷ lệ nảy mầm của tầm gửi trên cả 3 giống dâu cao và sai khác không nhiều giữa các giống. Tỷ lệ nảy mầm của tầm gửi trên giống dâu Hà Bắc thấp nhất cũng đạt được 90%, trên 2 giống dâu Đa và giống dâu số 28 đều có tỷ lệ nảy mầm 95%. Điều này chứng tỏ rằng tầm gửi rất dễ nảy mầm trên cả 3 giống dâu thí nghiệm. Điều đó cho thấy các giống dâu khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ nảy mầm của tầm gửi.

Ảnh 3. chu trình phát triển của tầm gửi cây dâu

(a,b,c hạt tầm gửi được dính vào cây dâu, d: hình thành vòi hút; e: vòi hút bám chặt vào thân cây dâu; f: vỏ hạt nhăn lại; g: 2 lá mầm xuất hiện; h: lá thật xuất hiện hoàn chỉnh)

109

3.3. Ảnh hưởng của nhiệt, ẩm độ đến tỷ lệ nảy mầm của tầm gửi cây dâu Theo kết quả nghiên cứu và quan sát nhận thấy, nhiệt độ và ẩm độ là 2 yếu tố quan

trọng nhất ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt tầm gửi. Bảng 2. Ảnh hưởng của nhiệt ẩm độ đến tỷ lệ nảy mầm của tầm gửi

Giống dâu Nhiệt độ

(oC) Âm độ

(%) Số hạt gieo

(hạt) Số cây trưởng

thành (cây) Tỷ lệ cây trưởng

thành (%)

Giống dâu số 28

12-20 >90 20 12 60 ± 3,21 15-25 85-90 20 12 60 ± 2,12 25-30 80-85 20 10 50 ± 4,73 >30 <80 20 8 40 ± 4,86

Hạt tầm gửi nảy mầm tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 12-25oC. Ở nhiệt độ này, đảm bảo duy trì độ nhớt của dịch quả, dịch quả không bị khô khiến cho hạt tầm gửi có thể hình thành vòi hút và bám chặt vào thân cây dâu. Nhiệt độ cao >30 oC sẽ làm cho dịch quả nhanh bị khô, hạt không còn khả năng bám dính dễ dàng bị rơi mất. Trong thời gian gieo hạt nếu gặp phải điều kiện nhiệt độ thấp thì hạt vẫn hình thành vòi hút và nảy mầm bình thường tuy nhiên thời gian nảy mầm dài hơn.

Âm độ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự nảy mầm của hạt tang kí sinh. Nhiệt độ thích hợp nhất từ 85% trở lên, trong điều kiện ẩm độ bão hoà thì hạt tang kí sinh vẫn hình thành vòi hút và nảy mầm mạnh. Nhiệt độ quá khô thì làm giảm khả năng bám dính của hạt trên cây kí chủ.

Kết quả bảng 2 cho thấy ở điều kiện nhiệt độ từ 12-25oC và ẩm độ >85% thì tỷ lệ hình thành cây trưởng thành là 60%. Ở nhiệt độ cao, ẩm độ khô thì khả năng hình thành cây trưởng thành chỉ đạt khoảng 40%. 3.4. Ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng sinh trưởng của tầm gửi

Trong quá trình sính trưởng thì ánh sáng là yếu tố quyết định và ảnh hưởng đến thời kỳ sinh trưởng của cây tầm gửi. Khả năng sinh trưởng của tầm gửi nhanh hay chậm phụ thuộc vào cường độ ánh sáng mạnh hay ít.

Bảng 3. Ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng sinh trưởng của tầm gửi

Ánh sáng Số cây

theo dõi (cây)

Số cây bị chết (cây)

Tỷ lệ cây bị chết (%)

Ánh sáng mạnh 10 2 20 ± 2,54 Ánh sáng yếu (trời âm u) 10 7 70 ± 4,82

Ở thời kì cây trưởng thành nếu gặp điều kiện ánh sáng mạnh thì tầm gửi phát triển nhanh, tỷ lệ cây bị chết thấp (20±2,54%). Nếu thời kì này gặp điều kiện thời tiết bất thuận, âm u, mưa phùn, cường độ ánh sáng yếu thì tầm gửi sinh trưởng rất chậm. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng nhiều cây tầm gửi bị chết đen, thối nhũn. Tỷ lệ cây thí nghiệm bị chết chiếm 70 ±,82%.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận

- Tầm gửi cây dâu không thể nhân giống vô tính được. Muốn nhân giống tầm gửi cây dâu chỉ có 1 con đường là nhân giống hữu tính.

- Hạt tầm gửi tươi rất dễ nảy mầm khi gieo hạt tầm gửi tươi lên cây dâu. - Các giống dâu khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt tầm gửi. - Khả năng nảy mầm và sinh trưởng của tầm gửi phụ thuộc nhiều vào điều

110

kiện ngoại cảnh. Mỗi yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến mỗi giai đoạn nhất định. Nhiệt độ và ẩm độ ảnh hưởng đến giai đoạn nảy mầm của tầm gửi. Ánh sáng ảnh hưởng đến giai đoạn sinh trưởng của tầm gửi. 4.2. Đề nghị

- Khi gieo hạt tầm gửi lê n thân cây dâu, nếu gặp điều kiện nhiệt độ cao, gió mạnh thì nên quấn xung quanh vị trí gieo hạt 1 lớp nilon trắng để giữ ẩm cho lớp dịch nhầy của hạt, tránh hiện tượng hạt bị khô và rơi xuống đất.

- Do tầm gửi ưa ánh sáng mạnh, khi gieo hạt nên gieo ở chiều cao cây dâu khoảng 2m trở lên để tạo điều kiện đủ ánh sáng cho tầm gửi sinh trưởng và phát triển mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Tất Lợi (2005). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, 720-723 2. Bùi Nguyên Lý (2007). Khảo sát đặc điểm sinh học và chu trình phát triển của loài tầm

gửi Macrosolen cochinchinensis trên cây cao su (Hevea brasiliensis). (Luận văn cử nhân). Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Wikipedia (2016). Họ Tầm Gửi. ngày truy cập 4/8/2016 tại địa chỉ https://vi.wikipedia.org/wiki/Họ_Tầm_gửi.

5. Hà Huy Toại ( 2016). Tác dụng của Tầm gửi dâu. Truy cập ngày truy cập 23/6/2016 tại địachỉ http://hahuytoai.com/cac-thao../tac-dung-cua-tam-gui-dau-tam-gui-dau-tang-ky-sinh.html.

7. Nguyễn Đức Dũng (2012). Cách tạo giống chùm gửi cây dâu. Truy cập ngày 7/11/2012, tại dịa chỉ http://caythuocquy.info.vn/Cach-tạo-giống-chum-gửi-cay-dau-755.html

9. Michael G. Gilbert (2003). Loranthacea. Flora of China 5: 220-239

ABSTRACT STUDY ON THE FACTORS EFFECT ON THE MULTIPLICATION

OF MISTLETOE - MORUS ALBA ON MULBERRY

The current study was conducted in order to evaluation the sexual multiplication of mistletoe and to investigate their biological characteristics when grown on mulberry trees. The results showed that mulberry species did not effect to germination rate of mistletoe. Mistletoe needed high light intensity for better growth. Under low light intensity in combination with long time of drizzle could inhibit growth of mistletoe, even led to high mortality rate (70% ± 4,82) with caseation black. found out some environmental factors influeced to the growth and development of mistletoe. The highest germination rate was recorded in 12-25oC and >85% respectively for temperature and humidity

Key words: Mistletoe on mulberry, mistletoe, mulberry Người phản biện: PGS.TS Đỗ Thị Châm Tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp việt nam, số 9 (70)/2016.

111

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG TẰM LƯỠNG HỆ NGUYÊN Đ2, E38 VÀ GIỐNG LAI GQ2218

PHỤC VỤ CHO CÁC TỈNH MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG

Nguyễn Thị Đảm1, Trịnh Khắc Quang2, Nguyễn Thị Min1, Nguyễn Thị Len1

TÓM TẮT Từ 20 tổ hợp lai ban đầu được tạo ra từ 02 giống tằm đa hệ kén vàng có sức sống cao là

ĐSK(T), BM và 04 giống tằm lưỡng hệ nhập nội chất lượng cao là O2, 810, C, A2, trải qua 15 đời thuần dòng kết hợp chọn lọc có định hướng đã tạo được 2 giống tằm đặt tên là Đ2 và E38. Cả 2 giống đều là tằm trơn, thời gian phát dục trung bình 22-25ngày. Trong điều kiện nhiệt độ từ 28-30oC, ẩm độ 80-90% sức sống tằm, nhộng đạt trên 80 %, trứng hưu miên ổn định, số quả trứng/ổ đạt 480-545quả, kén màu trắng thuần, nếp nhăn trung bình, tơ gốc ít (Đ2 dạng kén bầu còn E38 dạng kén eo), chiều dài tơ đơn đạt 969,80-986,00m, các chỉ tiêu công nghệ chính về tơ kén đều đạt tiêu chuẩn ươm tơ cấp A trở lên. Từ năm 2006 - 2009 giống GQ2218 đã được khu vực hoá tại các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Nam với số lượng 44.348 vòng trứng. Năng suất kén đạt từ 11,02kg đến 13,30kg kén/1vòng trứng, cao hơn giống đối chứng từ 17,23% - 21,57%. Chất lượng tơ kén tốt, chiều dài tơ đơn >900m. Với quy mô áp dụng 80.000-100.000 vòng trứng/năm thu nhập tăng thêm từ kén là 6,4,-8,0 tỷ đồng và tiết kiệm tiền trứng giống là 1tỷ đồng, đồng thời chủ động được trứng giống, ổn định sản xuất, tiết kiệm vật tư, nhân lực và các chi phí khác.Giống tằm lưỡng hệ nguyên Đ2, E38 và giống tằm lai tứ nguyên GQ2218 đã được công nhận là giống chính thức và cho phổ biến trong sản xuất bổ sung cho nhóm giống tằm lưỡng hệ chất lượng cao ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

Từ khoá: Giống tằm lưỡng hệ, đa hệ, hưu miên

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghề trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam tuy có lịch sử lâu đời nhưng công tác nghiên cứu

về dâu tằm nói chung và chọn tạo giống tằm nói riêng mới bắt đầu từ năm 1965. Cùng với việc chọn tạo giống trong nước, việc nhập nội các giống tằm lưỡng hệ từ nước ngoài để nâng cao chất lượng giống và bổ sung nguồn gen cũng rất được coi trọng. Tuy nhiên, các giống tằm lưỡng hệ nhập nội hầu hết có nguồn gốc ở vùng ôn đới khí hậu mát và khô. Chúng có chất lượng tơ kén cao nhưng khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu nóng, ẩm của nước ta kém. Vì vậy việc lai tạo chọn lọc ra những giống tằm lưỡng hệ kén trắng vừa chống chịu tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt vừa cho năng suất chất lượng tơ kén tốt phục vụ nội tiêu và xuất khẩu đang là yêu cầu cấp bách của sản xuất. Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu chọn tạo được 02 giống tằm lưỡng hệ nguyên và 01 giống lai có sức sống chống chịu tốt với điều kiện bất thuận, chiều dài tơ đơn đạt trên 800m, các chỉ tiêu công nghệ chính về tơ kén đều đạt tiêu chuẩn ươm tơ cáp A trở lên. Xây d ựng qui trình kỹ thuật nuôi các giống tằm mới lai tạo

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian, địa điểm

Nghiên cứu này được tiến hành từ năm 1998-2009 tại Trạm nghiên cứu dâu tằm tơ Việt Hùng, huyện Vũ thư, tỉnh Thái Bình và Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ-Gia Quất, Ngọc Thuỵ, Long Biên, Hà N ội.

Thử nghiệm các cặp lai được tiến hành tại: Yên Bái, Sơn La, Bắc Ninh, hà Nội, Hưng Yên, hà Nam, Thái Bình, Thanh Hóa, Qu ảng Nam. 2. Vật liệu nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số giống tằm sau làm nguyên liệu lai:

112

Các giống đa hệ Việt Nam: ĐST (T) là giống tằm đa hệ có nguồn gốc từ huyện Đồ Sơn, Hải Phòng. Tằm trơn; kén nhỏ, hình thoi, chắc, ít tơ gốc, màu vàng tươi. Giống có khả năng chống chịu tốt với điều kiện nóng ẩm và đề kháng tốt với bệnh vi khuẩn.

BM là giống có nguồn gốc từ Quảng Nam Đà Nẵng. Tằm dạng trơn, kén hình thoi, nhiêu tơ gốc, màu vàng nhạt. Giống có khả năng chống chịu tốt với điều kiện nóng ẩm.

* Các giống tằm lưỡng hệ nhập nội A2, C, O2, A1

là 4 lưỡng hệ nhập nội từ Trung Quốc; B42 là giống lưỡng hệ chọn tạo trong nước. Các giống này tằm dạng trơn, nuôi thích hợp ở vụ xuân, thu đầu hè và cuối hè, chất lượng tơ kén cao.

810 là giống tằm lưỡng hệ đánh dấu giới tính, nguồn gốc từ Nhật Bản. 3. Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài tiến hành gồm 3 giai đoạn: Giai đo ạn 1: Tuyển chọn và thuần dòng các giống dùng làm nguyên liệu lai (1998). Giai đoạn 2: Lai tạo, huấn luyện và chọn lọc con lai. So sánh các cặp lai trong phòng và

thử nghiệm diện hẹp tại Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Gia Quất và một số địa phương (1999-2005).

Giai đoạn 3: Khu vực hoá các cặp lai tại địa phương (2006-2009) a. Tuyển chọn và thuần dòng các giống dùng làm nguyên liệu lai

Các giống tằm đa hệ và lưỡng hệ kén trắng sau khi tuyển chọn từ tập đoàn giống tằm đa hệ và tập đoàn giống tằm lưỡng hệ được nuôi theo ổ đơn, chọn lọc ổ đơn và chọn lọc cá thể đồng thời nhân giống cận thân trong cùng ổ để chọn lọc và phân tách dòng. Sau đời thứ 6 cho giao phối chéo ổ. b. Phương pháp huấn luyện và chọn lọc

* Điều kiện huấn luyện con lai Giai đoạn phát dục Nhiệt độ Âm độ Thời kỳ tằm tuổi 1,2,3 30-31 oC >90% Thời kỳ tằm tuổi 4,5 28-29 oC >85% Thời kỳ nhộng 27-28 oC >85% Thời kỳ trứng 27-28 oC 80-85%

Thời kỳ ấp trứng và ở các tuổi 1,2,3 nuôi trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao (30-31 oC và 91÷ 100%) để sàng lọc những cá thể yếu và giữ lại những cá thể có sức đề kháng tốt. Tuổi 4-5 và thời kỳ nhộng, ngài nuôi trong điều kiện nhiệ độ 28-29 oC, ẩm độ 80-85%.

* Phương pháp chọn lọc Công việc lai tạo chọn lọc được tiến hành theo nguyên tắc thuần dòng kết hợp chọn lọc

có định hướng ở tất cả các đời F1 ÷ F3: Nuôi hỗn hợp nhiều ổ trứng (20 -25 ổ) chọn hình kén, màu sắc kén và nếp

nhăn, tơ gốc. F4 ÷ F8: Nuôi ổ đơn, mỗi đời chọn ra 8 ổ nuôi đến tuổi 5 thì chọn tằm. + Chọn sức sống, chất lượng là chính tham khảo màu sắc, dạng kén + Bằng phương pháp cảm quan chọn ra 2 lô kén tốt. Mỗi lô chọn ra 20 ÷40 kén tốt giao

phối cùng lô. + Lấy 10 kén ươm tơ đơn để kiểm tra chất lượng tơ. F9-F15: Phân ra hai dòng A, B nuôi ổ đơn. Mỗi dòng nuôi 8 ổ sau đó chọn lại 2 ổ/dòng,

lai chéo ổ.

113

c. Sử dụng phương pháp chỉ thị phân tử để đánh giá độ thuần của giống (Phần do Viện Công nghệ sinh học thực hiện)

Mẫu được lấy vào thời kỳ nhộng ngày thứ 5, mỗi mẫu giống lấy 10 cá thể: 5 đực, 5 cái và giữ trong lạnh sâu -20 oC. AND được tách chiết và làm sạch theo Wiliam và cộng sự. Nồng độ AND được xác định bằng phương pháp quang phổ, kiểm tra trên gel agarora 0,8% và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại, chụp ảnh ở máy ge ldoc. Nhân gen bằng kỹ thuật PCR, primers RAPD do hãng Genset Singapore Biotech và Invitrrogen tổng hợp. Tổng thể tích dùng cho mẫu là 20µl. Chu trình nhiệt theo tài liệu của Zhou Zheyang và cộng sự. Sản phẩm PCR kiểm tra trên gel agaroza 1,3%.

Phân tích kết quả bằng chương trình phần mềm NTSYS phiên bản 2.0. Hệ số đồng dạng được tính theo công thức của Nei và Li (1979) (bảng 1,2). Các số liệu khác phân tích bằng phần mềm thống kê sinh học (Nguyễn Thị Thanh Bình và cộng sự) d. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán

Các chỉ tiêu được tính toán theo phương pháp chuyên ngành (10TCN-380-99). Xử lý số liệu theo Chương trình IRRSTAT 4.0

Sơ đồ 1: Quá trình lai tạo giống Đ2

F8 x A2 3♂

F1 x A2 3♂

F1 x A2 3♂

F1

F8

F9

F15

Kén trắng, tỷ lệ vỏ cao, hưu miên ổn định, nhưng độ mảnh BQ tơ đơn thấp, tơ gốc nhiều

Cố định thành Đ2

Lưỡng hệ Trung Quốc

ĐSK(T) x C3♂

114

Sơ đồ 2: Quá trình lai tạo giống E38

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Kết quả chọn tạo giống nguyên a. Về đặc điểm hình thái

Qua 15 đời chọn lọc những đặc điểm hình thái của giống đã ổn định (bảng 3): Đ2 và E38 đều là tằm trơn; thời gian phát dục trung bình 22-25ngày; trứng hưu miên ổn định; kén màu trắng thuần, nếp nhăn trung bình, tơ gốc ít, Đ2 dạng kén bầu còn E38 dạng kén eo.

Hình 1. Đặc điểm hình thái giai đoạn kén của giống Đ2, E38 Đi đôi với phương pháp lai tạo chọn lọc truyền thống chúng tôi còn phối hợp với Viện

Công nghệ sinh học ứng dụng phương pháp chỉ thị phân tử để đánh giá độ thuần của giống sau quá trình lai tạo chọn lọc nhằm rút ngắn thời gian chọn lọc và nâng cao hiệu quả chọn tạo. Kết quả cho thấy: Độ thuần hay độ đồng đều của giống Đ2 đạt 92,94% và giống E38 là 91,54%, th ấp

Lưỡng hệ hè Trung Quốc

Cố định thành E38

F15

F9

F8

F1

BM x O2 3♂

Kén trắng, dạng đều hưu miên tốt; nhưng sức sống yếu nhộng chết nhiều.

Giống đánh dấu giới

tính của Nhật Bản

F8 x 810 3♂

F1 x 810 3♂

F1 x 810 3♂

Kén t»m Đ2 Kén t»m E38

115

hơn giống Đ2 1,5%. Quan sát ở bảng 2 chúng tôi thấy hệ số tương đồng của giống này thay đổi trong khoảng 0,8108%-0,9714%. T ừ kết quả này kết hợp với kết quả chọn lọc bằng phương pháp truyền thống chúng tôi xác định 2 giống này đã ổn định ở đời F15.

Hình 2. ảnh điện di đồ sản phẩm PCR

giống Đ2 mồi 013 Hình 3. ảnh điện di đồ sản phẩm PCR

giống Đ2 mồi B10 Bảng 1. Hệ số đồng dạng giống tằm Đ2

Đ2.1 Đ2.2 Đ2.3 Đ2.4 Đ2.5 Đ2.6 Đ2.7 Đ2.8 Đ2.9 Đ2.10 Đ2.1 1.0000

Đ2.2 0.8261 1.0000 Đ2.3 0.9130 0.9091 1.0000

Đ2.4 0.9565 0.8696 0.9565 1.0000 Đ2.5 0.8261 0.9048 0.9091 0.8696 1.0000

Đ2.6 0.8261 0.9048 0.9091 0.8696 1.0000 1.0000 Đ2.7 0.8696 0.8636 0.8696 0.9130 0.9524 0.9524 1.0000

Đ2.8 0.9130 0.9091 0.9130 0.9565 0.9091 0.9091 0.9545 1.0000 Đ2.9 0.9565 0.8696 0.9565 1.0000 0.8696 0.8696 0.9130 0.9565 1.0000

Đ2.10 0.9565 0.8696 0.9565 1.0000 0.8696 0.8696 0.9130 0.9565 1.0000 1.0000

Hình 4. ảnh điện di đồ sản phẩm PCR giống

E38 mồi 019 Hình 5. ảnh điện di đồ sản phẩm PCR giống

E38 mồi B36 Bảng 2. Hệ số đồng dạng giống tằm E38

E38.1 E38.2 E38.3 E38.4 E38.5 E38.6 E38.7 E38.8 E38.9 E38.10 E38.1 1.0000

E38.2 0.9459 1.0000 E38.3 0.8611 0.8180 1.0000

E38.4 0.8889 0.8378 0.8000 1.0000 E38.5 0.8611 0.8180 0.8788 0.9091 1.0000

E38.6 0.9722 0.9189 0.8857 0.9143 0.8857 1.0000 E38.7 0.9444 0.8919 0.8571 0.9412 0.9118 0.9714 1.0000

E38.8 0.9167 0.8649 0.8286 0.9697 0.8824 0.9429 0.9706 1.0000 E38.9 0.9444 0.8919 0.8571 0.9412 0.9118 0.9714 1.0000 0.9706 1.0000

E38.10 0.8919 0.8919 0.8056 0.8333 0.8056 0.9167 0.8889 0.8611 0.8889 1.0000

116

b. Một số chỉ tiêu sinh học, kinh tế và chỉ tiêu công nghệ tơ kén Bảng 3. Một số chỉ tiêu sinh học, kinh tế và công nghệ tơ kén của

giống nguyên Đ2, E38 Giống

Chỉ tiêu Đ2 E38

I. Chỉ tiêu sinh học 1- Số trứng/ ổ (quả) 480 ± 13,36 545 ± 6,37 2- Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu(%) 92,94 ±2,52 93,60 ± 3,19 3- Sức sống tằm T4 - 5 (%) 88,12 ± 3,23 88,91 ± 2,28 4- Sức sống nhộng (%) 92,86 ± 2,09 96,39 ± 1,89 5- Kích thước kén (mm) 1,8 x 3,0 1,4 x 3,2 II. Chỉ tiêu kinh tế 6- Năng suất kén 300 tằm T4 (gr) 370 ± 22 395 ± 16 7- Tỷ lệ kén tốt (%) 92,46 ±1,62 94,24 ±0,82 8- Khối lượng toàn kén (gr) 1,40 ± 0,087 1,48 ± 0,06 9- Khối lượng vỏ kén (gr) 0,291 ± 0,0084 0,317 ± 0,002 10- Tỷ lệ vỏ kén (%) 20,78 ± 1.09 21,42 ± 0,85 III. Chỉ tiêu công nghệ tơ kén 11- Độ mảnh tơ đơn BQ (D) 2,10 ± 0,068 2,32 ± 0,054 12- Chiều dài tơ đơn BQ (m) 969,00 986,00 13- Tỷ lệ lên tơ (%) 94,33 86,20 14- Tỷ lệ tơ nõn /kén tươi (%) 16,81 16,84 15- Hệ số tiêu hao kén tươi/kg tơ nõn (kg) 6,64 6,47 16- Độ sạch (điểm) 93,33 95,40 17- Độ gai gút (điểm) 99,48 99,60

Kết quả tại bảng 3 cho thấy, số quả trứng/ổ đạt 480-545quả, tỷ lệ trứng nở hữu hiệu 92,94-93,60%. Trong điều kiện nhiệt độ 28 -300C, ẩm độ 80 -90% sức sống tằm, sức sống nhộng của các cặp lai đều cao (88,12-88,91% và 92,86-96,39%). Năng suất kén/300 tằm T4-5 đạt 370-395gr, tỷ lệ kén tốt đạt 92,46-94,24%, tỷ lệ vỏ kén đạt 20,78-21,42%, chiều rộng của kén từ 1,4-1,8mm rất thích hợp với ươm tơ cơ khí. Chiều dài tơ đơn đạt 969,80-986,00m, tỉ lệ lên tơ đạt 86,20 -94,33%. Các chỉ tiêu công nghệ chính về tơ kén đều đạt tiêu chuẩn ươm tơ cấp A trở lên. 2. Kết quả so sánh các cặp lai trong phòng thí nghiệm

Đối với ngành dâu tằm tơ, nếu chỉ dừng ở chọn tạo giống nguyên thì công tác chọn tạo giống thì chưa thực sự có ý nghĩa. Bởi lẽ thực tế sản xuất chủ yếu sử dụng giống lai. Với mục đích tìm hiểu khả năng phối hợp của Đ2, E38 nhằm tìm ra giống lai có ưu thế lai cao nhất phục vụ sản xuất đại trà, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm so sánh các giống lai trong phòng, kiểm định diện hẹp tại Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Gia Quất và một số địa phương.

117

Bảng 4. Một số chỉ tiêu sinh học và kinh tế của các cặp lai

Chỉ tiêu Cặp lai

Số trứng/ổ (quả)

S. sống tằm tuổi 4-5(%)

Năng suất kén/300

tằm tuổi 4-5 (g)

S. sống nhộng (%)

TGPD (ngày)

Chất lượng kén Khối lượng kén(g)

Khối lượng vỏ kén

(%) Đ2 x B42 479±37 83,00 341 85,14 23 1,50 19,42 B42 x Đ2 445±20 88,29 359 91,97 23 1,45 19,35 A1xE38 502±17 87,33 345 92,81 25 1,47 18,25 E38 x A1 530±12 91,28 395 94,0 24 1,45 18,66 (A1xE38)x Đ2 535±28 91,77 391 93,68 24 1,45 18,84 Đ2 x(A1xE38) 519±16 89,89 358 85,39 25 1,49 19,00 (Đ2xB42)x(A1xE38) 551±12 92,25 430 94,30 25 1,55 20,40 (A1xE38) x(Đ2xB42) 537±16 88,43 340 86,46 25 1,53 21,11 LQ2 (đ.c) 546±21 82,33 349 65,20 25 1,45 21,19 LSD (0,05) 0,93 37,48 0,50 0,015 0,12 CV (%) 0,60 6,00 0,30 0,60 0,30

TGPD: Thời gian phát dục Bảng 5. Một số chỉ tiêu công nghệ tơ kén của các cặp lai

Chỉ tiêu

Cặp lai

Độ mảnh BQ tơ đơn (D)

Chiều dài tơ đơn (m)

Tỉ lệ lên tơ

(%)

Tỉ lệ tơ

nõn (%)

H.số tiêu hao (kg)

Độ sạch (điểm)

Độ gai gút (%)

Đ2 x B42 2,44± 0,058 933 89,28 16,78 6,25 94,30 99,40 B42 x Đ2 2,45±0,080 897 90,90 15,99 6,41 97,40 99,48 A1xE38 2,50±0,060 980 90,66 16,20 6,30 98,23 99,60 E38 x A1 2,61±0,042 893 80,64 17,47 6,28 88,40 99,48 Đ2 x (A1xE38) 2,49±0,045 836 80,64 16,01 6,27 89,33 99,53 (A1xE38)xĐ2 2,50±0,068 958 84,37 15,93 6,24 94,00 99,60 (Đ2xB42)x(A1xE38) 2,49±0,005 1014 81,04 17,59 6,17 93,33 99,86 (A1xE38) x (Đ2xB42) 2,52±0,005 988 81,15 17,69 6,15 95,00 99,80 LQ2 (đ.c) 2,50±0,068 1062 90,90 17,85 6,04 96,80 99,52 LSD (0,05) 22,10 0,29 0,11 0,30 CV (%) 1,30 1,00 1,00 0,20

Kết quả thu được từ bảng 4,5 cho thấy: - So với đối chứng, khả năng thích ứng của các giống thí nghiệm cao hơn rất nhiều: sức

sống tằm nhộng tăng 9,92-29,10%. Giống tứ nguyên (Đ2xB42)x(A1xE38) có năng suất kén tăng 23,20%, chất lượng kén tương đương. Các giống còn lại chất lượng kén thấp hơn một chút: tỷ lệ vỏ kén thấp hơn từ 0,79-2,94%, tỷ lệ tơ nõn và tỷ lệ lên tơ thấp hơn 2-11,73% và hệ số tiêu hao tăng 0,07-0,37kg.

- Trong 8 giống lai đưa vào so sánh, giống tứ nguyên (Đ2xB42)x(A1xE38) nổi trội hơn cả. Do vậy chúng tôi quyết định chọn giống lai này đặt tên là GQ2218 (GQ là Gia Quất – địa điểm đặt trụ sở Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ và là nơi triển khai thí nghiệm; 2218 là số cuối của 4 giống nguyên tham gia) đưa ra thử nghiệm tại Hà Nam, Hà Nội, Vĩnh Phúc với đối chứng là giống lai tứ nguyên Trung Quốc (Lưỡng Quảng 2) nuôi cùng thời điểm.

118

Kén bầu Kén bầu Kén eo Kén eo

Hình 6: Sơ đồ giống lai tứ nguyên GQ2218 3. Kết quả thử nghiệm trong sản xuất

Bảng 6. Kết quả thử nghiệm giống lai GQ2218 tại Ngọc Lũ-Hà Nam năm 2005

Thời gian nuôi

Thí nghiệm Đối chứng So với đ/c

(%) Số lượng

trứng nuôi (vòng)

Tổng số kén thu

(kg)

NS kénBQ/

vòng (kg)

Số lượng trứng nuôi

(vòng)

Tổng số kén thu

(kg)

NS kén BQ/vòng

(kg) 15/3 - 10/4 110 1.644 14,95 30 423 14,11 105,95 17/5-12/6 110 1.375 12,50 30 324 10,80 115,74 20/6 - 14/7 100 1.092 10,92 30 197 6,58 165,96 3/8 - 27/8 100 1.056 10,56 30 180 6,02 175,42 5/10 -30/10 110 1.635 14,87 30 420 14,00 106,21

530 6 803 12,76 150 1.545 10,40 133,86 Kết quả thử nghiệm tại Hà Nam năm 2005 (bảng 6) cho thấy: Ở những lứa thời tiết

thuận lợi (tháng 3, 4, 10) năng suất kén/vòng trứng giống lai thí nghiệm so với đối chứng chêch lệch không nhiều (5,95-13,16 %). Nhưng khi thời tiết khắc nghiệt hoặc chất lượng thức ăn kém (tháng 6, 7, 8) tăng từ 15,74 -75,42%. Bình quân cả năm năng suất kén BQ/vòng trứng của cặp thí nghiệm tăng 33,86%. Từ kết quả trên, giống tằm lưỡng hệ nguyên Đ2, E38 và giống tằm lai tứ nguyên GQ2218 đã được Bộ nông nghiệp và PTNT công nhận giống tạm thời theo quyết định số 1086/QĐ-BNN- KHCN ngày 14 tháng 4 năm 2006 và cho phép khu vực hoá trong sản xuất.

Đ2 B42 A1 E38

F1 F1

GQ2218

X

X

Kén bầu Kén eo

Kén hơi eo

119

4. Kết quả khu vực hoá trong sản xuất Bảng 7. Kết quả khu vực hoá giống tằm tứ nguyên GQ2218 tại Yên Bái, Sơn la,

Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Nam

Năm

Giống TN GQ2218 Giống đối chứng LQ2

So với đ/c (%)

Số lượng trứng (vòng

Tổng số kén thu (kg)

Năng suất/ vòng (kg)

Số lượng trứng

(vòng)

Tổng số kén thu

(kg)

Năng suất/ vòng (kg)

2006 6.300 85290,92 13,30 600 7228,80 11,13 120,81 2007 13.220 173878,74 11,02 900 10348,20 9,48 117,23 2008 16.618 205622,68 12,52 1200 12445,20 10,33 121,57 2009 8.210 106181,20 12,87 576 6260,04 10,71 120,45

2006-2009 44.348 570973,54 12,42 3276 36282,24 10,46 120,01 Bảng 8. Kết quả ươm tơ mẫu lớn

TT Chỉ tiêu GQ2218 LQ2 (đ/c) LSD (0,05)

CV (%)

1 Lượng kén ươm (kg) 0,799 0,799 2 Lượng tơ nõn thu hồi (20-22D) (gr) 119,00 120 4,24 1,00 3 Tỷ lệ tơ nõn thu hồi (20-22D) (%) 14,89 15,14 4 Lượng tơ gốc thu hồi (gr) 18,00 17,72 5 Tỷ lệ gốc thu hồi (%) 2,25 2,21 6 Tiêu hao nguyên liệu/kg tơ nõn (kg) 6,71 6,05 7 Độ mảnh BQ tơ sống (D) 23,60 (đạt t/c) 24,40 (đạt t/c) 8 Sai lệch BQ của độ mảnh (D) 1,09 (3A) 1,12 (5A) 9 Độ sạch BQ (điểm) 88,33 (2A) 91,66 (4A) 10 Độ gai gút (điểm) 99,10 (6A) 99,80 (6A) 11 Độ bóng, độ mềm mại Khá Tốt

Từ kết quả khu vực hoá ở bảng 7,8 chúng tôi có nhận xét: Về năng suất: Kết quả khu vực hoá (bảng 7) cho thấy giống GQ2218 dễ nuôi, có khả

năng chống chịu tốt trong điều kiện bất lợi và có năng suất ổn định. Năng suất kén cả 9 tỉnh đều đạt từ 11,02kg đến 13,30kg kén/1 vòng trứng cao hơn so với giống đối chứng từ 17,23% đến 21,57%. Đây là năng suất lý tưởng với sản xuất đại trà.

Về chất lượng tơ kén: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu công nghệ tơ kén mẫu lớn tại nhà máy ươm tơ của Công Ty dâu tằm tơ Mộc Châu tại (bảng 8) cho thấy: So với giống LQ2, kén của giống khảo nghiệm có tỷ lệ nhộng sống cao (tăng 40,90%), tỷ lệ kén đôi thấp hơn 41,67%, dạng kén hơi eo, nếp nhăn trung bình, dễ ươm. Các chỉ tiêu chính như chiều dài tơ đơn, tỷ lệ tơ nõn, độ sạch, độ gai gút đều đạt yêu cầu. Tuy nhiên, độ bóng và độ mềm mại kém hơn. 5. Kêt quả chuyển giao giống bố mẹ

Cùng với việc khu vực hóa giống GQ2218 ở các địa phương, năm 2006-2009 giống bố mẹ cấp 1 (giống lai nhị nguyên Đ2xB42 và A1xE38) đã được chuyển giao cho Công ty cổ phần trứng giống tằm Thái Bình, Công ty cổ phần trứng giống tằm Mai Lĩnh, Công ty Dâu tằm tơ Mộc Châu với số lượng 14.000 ổ cấp 1 và đã sản xuất được 70.000 vòng trứng cấp 2. Nhận xét chung của các đơn vị là giống thuần, phát dục đều, sức sống tằm, nhộng cao, hệ số

120

nhân giống đạt 10 – 11 vòng trứng/1 kg kén. So với giống Trung Quốc năng suất trứng tăng 10 – 20% và giá thành/1 vòng trứng chỉ bằng 70-75%. 6. Hiệu quả kinh tế và xã hội

Từ kết quả khu vực hoá, kết quả xây dựng mô hình khuyến nông và các hộ nuôi tằm ngoài mô hình từ 2006 -2009 đã xác định năng suất kén của giống lai GQ2218 tăng so với giống Trung Quốc LQ2 20,01% tức là tăng 2,0kg kén/vòng trứng giống và giá thành của 1 vòng trứng giảm 20-25%. Với số lượng 80.000-100.000 vòng trứng tiêu thụ mỗi năm thì sản lượng kén tăng từ 160-200 tấn. Theo giá kén hiện nay bình quân 40 triệu đồng/tấn thì thu nhập tăng thêm từ kén là 6,4- 8,0 tỷ đồng và tiết kiệm tiền trứng giống là 1 tỷ đồng, đồng thời chủ động được trứng giống, ổn định sản xuất, tiết kiệm vật tư, nhân lực và các chi phí khác.

IV. KẾT LUẬN 1. Kết quả chọn tạo giống lưỡng hệ nguyên Đ2, E38

Từ 20 tổ hợp lai ban đầu được tạo ra từ 02 giống tằm đa hệ kén vàng có sức sống cao là ĐSK(T), BM và 04 giống tằm lưỡng hệ nhập nội chất lượng cao là O2, 810, C, A2, trải qua 15 đời thuần dòng kết hợp chọn lọc có định hướng đã tạo được 2 dòng thuần đạt được các mục tiêu đề ra, đặt tên theo giống và dạng kén là Đ2 và E38.

Giống tằm Đ2 và E38 đều là tằm trơn, thời gian phát dục trung bình 22-25ngày. Tằm sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 28-30oC, ẩm độ 80-90%. Trong điều kiện đó, sức sống tằm, sức sống nhộng của 2 giống đều cao (sức sống tằm đạt 88,12-88,91%, sức sống nhộng 92,86-96,39%). Cả 02 giống đều có trứng hưu miên ổn định, số quả trứng/ổ đạt 480-545quả, tỷ lệ trứng nở hữu hiệu 92,94-93,60%. Kén màu trắng thuần, nếp nhăn trung bình, tơ gốc ít (Đ2 dạng kén bầu còn E38 dạng kén eo), năng suất kén/300 tằm T4-5 đạt 370-395gr, tỷ lệ kén tốt đạt 92,46-94,24%, tỷ lệ vỏ kén đạt 20,78-21,42%, chiều rộng của kén từ 1,4-1,8mm rất thích hợp với ươm tơ cơ khí. Chiều dài tơ đơn đạt 969,80-986,00m, tỉ lệ lên tơ đạt 86,20-94,33%. Các chỉ tiêu công nghệ chính về tơ kén đều đạt tiêu chuẩn ươm tơ cấp A trở lên 2. Kết quả khu vực hoá giống tằm lai tứ nguyên GQ2218 trong sản xuất

Kết quả khu vực hoá giống lai GQ2218 trong sản từ năm 2006 - 2009 tại các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Nam với số lượng 44.348 vòng trứng cho thấy giống lai GQ2218 có khả năng chống chịu tốt trong điều kiện bất lợi và cho năng suất ổn định. Năng suất kén đạt từ 11,02kg đến 13,30kg kén/1vòng trứng, cao hơn giống đối chứng từ 17,23% - 21,57%. Chất lượng tơ kén tốt, chiều dài tơ đơn >900m. Các chỉ tiêu công nghệ chính về tơ kén đều đạt tiêu chuẩn ươm tơ cấp A trở lên.

Giống tằm lưỡng hệ nguyên Đ2, E38 và giống tằm lai tứ nguyên GQ2218 đã được công nhận là giống chính thức và cho phổ biến trong sản xuất bổ sung cho nhóm giống tằm lưỡng hệ chất lượng cao ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

STUDY AND SELECTION Đ2, E38 PURE - BIVOLTINE AND GQ2218 HYBRID

TO SERVE PROVINCES IN THE NORTH ANDTHE MIDDLE

Nguyen Thi Dam, Tring Khac Quang, Nguyen Trung Kien, Nguyen Thi Min, Nguyen Thi Len

SUMMARY

From 20 originally hybird combination which were created by 2 yellow cocoon high survival polyvoltine races ĐSK(T) and 4 imported high quality races (O2,810, C, A2), they underwent 15 pure line-bred generation combinated oriented selection that created 2 pure

121

breeding with proposed targets. These races were named Đ2 and E38. Đ2 and E38 are plane, average growth duration 21-23 days. At temperature condition 28-300C, air humidity 80-90%, silkworm survival and cocoon survival are over 80%. All two races have stable hibernating egg, number of egg per laying 480-545 seed, pure white cocoon, average wrinkle, less root silk (oval cocoon – Đ2 dumbble cocoon - E38. Besides, 969,80-986,00m is filament length of cocoon. Main technological indicators attain A grade reeling standard upwards.

From 2006 - 2009 these ones were producted widely at provinces such as Yen Bai, Son La, Bac Ninh, Ha Noi, Hung Yen, Ha Nam, Thai Binh, Thanh Hoa, Quang Nam with the number of 44.348 egg-roll. Cocoon productivity from 11,02 kg to 13,30 kg/one egg-roll, higher than controled race from 17,23% - 21,57%. Silk quality is good, filament length over 900m. With applied scale 80.000 - 100.000 egg-roll/year, extra earning 6,4 – 8,0 billion. So that, the money we can save 01 billion (to buy egg seed). Meanwhile, we take the initiative egg seed, stable production, saving in material, manpower and other ones.

Đ2, E38 pure-bivoltine and GQ2218 hybird double-cross were recogzined as provisional races in decision No 319/QD-CN-GSN dated 27/11/2009. To be licensed to disseminate in production in oder to supplement for high quality bivoltine silkworm group in the Northern and Middle provinces.

* Keywords: bivoltine; hibernating; multivoltine Người phản biện: PGS.TS. Hà Văn Phúc Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tháng 12/2009

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Vượng, Nguyễn Thị Lành và Đào Hồng Cảnh (200). Nghiên cứu chọn tạo

giống tằm lưỡng hệ kén trắng cho vụ hè. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài Chọn tạo giống dâu, tằm, giai đoạn 1996-2000.

2. Tô Thị Tường Vân (2003) . “Các công trình nghiên cứu khoa học về lai tạo giống tằm trong 15 năm 1998 – 2002”, NXB Nông nghiệp TP.HCM.

3. Phạm Văn Vượng, Nguyễn Thị Đảm và Tô Tường Vân (2004). Nghiên cứu cơ cấu giống tằm thích hợp theo vùng, theo mùa. Đề tài Độc lập cấp nhà nước.

4. M.N.Narasimhanna (2005). Manual on Silkworm Egg Production. Central silk Board. 5. Regional sericulture centre Guangzhou China (2008). Silkworm egg Production.

122

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG TẰM LƯỠNG HỆ LAI GQ1235, GQ9312 PHỤC VỤ CHO CÁC TỈNH MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG

Nguyễn Thị Đảm, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Hương

TÓM TẮT Từ vật liệu nghiên cứu ban đầu là 10 giống tằm lưỡng hệ nguyên chủng A2, B42, B46,

VN1, Đ2, L70A, KX, 810, A1, E38 và 6 cặp lai nhị nguyên nhập nội QĐ93, QĐ73, Quế tằm 1, Quế tằm 2, Vân Hạ 1, Vân Hạ 2. , bằng phương pháp chọn tạo giống truyền thống kết hợp với phương pháp công nghệ sinh học đề tài đã chọn tạo ra giống tằm lai tứ nguyên GQ1235 có khả năng chống chịu tốt ở vụ hè cho vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung. Giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, có ưu thế nổi trội về năng suất, chất lượng, thích hợp nuôi ở vụ xuân, thu và vùng có khí hậu mát mẻ.

Kết quả nuôi tằm ở 3 điểm và Mộc Châu với số lượng 12094 vòng trong 2 năm 2009-2010 tại Mộc Châu, Hà Nam và Quảng Nam cho thấy: Cặp lai GQ9312 có khả năng chống chịu tốt hơn cặp đối chứng. Năng suất kén/vòng vụ xuân, thu đạt 14,25-14,77kg (tăng 5,51 – 12,74%) còn vụ hè đạt 13,16 – 13,54kg (tăng 20,40-27,55%). Cặp lai GQ1235 Năng suất kén BQ/vòng trứng khi nuôi tại Hà Nam đạt 14 ,30-14,56kg ở vụ Xuân, Thu (tăng so với đối chứng từ 5,21-12,00%) và 10,88-11,67kg ở vụ Hè (tăng 33 ,99-40,26%). Còn tại Quảng Nam năng suất kén vụ Xuân, Thu đạt 10,85-11,94kg (tăng 2,36-24,32%), vụ hè đạt 10,04-10,69kg (tăng 46,64-54,46%). Bình quân trong 2 năm, ở cả 2 địa phương khảo nghiệm, năng suất kén/vòng trứng đạt 12,44kg tăng 20,89% sơ với đối chứng

Hai giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235 đã được Hội đồng Khoa học và công nghệ Bộ Nông nghiệp & PTNT họp ngày 20/7/2011 công nhận là giống TBKT theo Quyết định số 262/QĐ-CN-GSN ngày 26/10/2011.

Từ khoá: Lưỡng hệ, hưu miên

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo của Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam diện tích trồng dâu của cả nước

hiện nay khoảng 25.000ha. Số lượng trứng giống tằm cần cung ứng cho cho diện tích trên từ 2.700.000-3.000.000 vòng/năm. Trong số trứng giống tằm cần cung ứng có khoảng 60% là trứng tằm F1kén vàng sản xuất trong nước, còn lại khoảng 40% trứng tằm kén trắng chất lượng tơ kén cao vừa tự sản xuất trong nước vừa nhập ngoại từ Trung Quốc. Tuy nhiên việc nhập ngoại chủ yếu là tiểu ngạch, hàng không rõ nguồn gốc do vậy chất lượng không đảm bảo, bệnh tật phát sinh nhiều, giá cả cao, kế hoạch sản xuất không chủ động được.

Việc nghiên cứu thành công 2 giống tằm lai tứ nguyên GQ1235, GQ9312 có năng suất, chất lượng cao cho các mùa vụ, vùng sinh thái đã hạn chế nhập khẩu giống Trung Quốc, góp phần nâng cao sản lượng kén từ 1000-1200kg lên 1500-1600kg/ha dâu. Vùng thâm canh có thể đạt 2000 kg kén/ha. Thu nhập đạt 150 -200 triệu/ha, đảm bảo sản xuất ổn định và bền vững.

Tuy nhiên, muốn chuyển giao nhân rộng giống mới ra sản xuất cùng với việc phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nghiên cứu với các doanh nghiệp sản xuất trứng giống và ươm tơ, việc hoàn thiện công nghệ nhân giống tằm mới chọn tạo là hết sức cần thiết

II. MỤC TIÊU, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu

Chọn tạo được 1-2 cặp lai lưỡng hệ tứ nguyên chống chịu tốt nuôi ở vụ hè , vụ xuân, vụ thu cho vùng đồng bằng sông Hồng, các tỉnh phía Bắc và miền Trung (năng suất kén >12kg/vòng trứng, chiều dài tơ đơn 700-900m, kén đạt tiêu chuẩn ươm tơ cấp A)

123

2.2. Thời gian, địa điểm và vật liệu nghiên cứu - Nghiên cứu này được tiến hành từ năm 2008-2010 tại Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm

tơ-Gia Quất, Ngọc Thuỵ, Long Biên, Hà Nội. -10 giống tằm nguyên có triển vọng trong tập đoàn và các giống mới chọn tạo trong

nước gồm: A2, B42, B46, VN1, Đ2, L70A, KX, 810, A1, E38 - 6 cặp lai nhị nguyên nhập nội từ Trung Quốc: QĐ93, QĐ73, Quế tằm 1, Quế tằm 2,

Vân Hạ 1, Vân Hạ 2. 2.3. Phương pháp nghiên cứu

- Các thí nghiệm đánh giá, so sánh và khảo nghiệm cơ bản giống tằm tiến hành theo phương pháp nghiên cứu chuyên ngành (10TCN 380-99).

- Đánh giá độ thuần và khoảng cách di truyền của một số giống tằm bằng chỉ thị RAPD. - Khảo nghiệm giống theo Quy phạm khảo nghiệm Giống tằm dâu do Bộ Nông nghiệp

và PTNT ban hành. - Các chỉ tiêu the dõi Các chỉ tiêu được tính toán theo phương pháp chuyên ngành (10TCN-380-99)Xử lý

kết quả thí nghiệm theo phương pháp IRRISTAT 4.0 và Excel.

Sơ đồ giống lai tứ nguyên Giống nguyên Giống nguyên Giống nguyên Giống

nguyên

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả chọn tạo giống GQ1235, GQ9312

Từ vật liệu nghiên cứu ban đầu là 10 giống tằm lưỡng hệ nguyên chủng, 6 cặp lai nhị nguyên nhập nội, bằng phương pháp chọn tạo giống truyền thống kết hợp với phương pháp công nghệ sinh học đề tài đã chọn tạo ra 2 giống tằm lai tứ nguyên GQ1235 có khả năng

A B C D

F1 F1

Cặp lai tứ nguyên

X

X

Nhị nguyên Nhị

nguyên

124

chống chịu tốt ở vụ hè cho vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung. GQ9312 có ưu thế nổi trội về năng suất, chất lượng, thích hợp nuôi ở vụ xuân, thu và vùng có khí hậu mát mẻ.

Bảng 1. Đặc điểm hình thái, chỉ tiêu sinh học, kinh tế và công nghệ tơ kén của giống GQ1235, GQ9312 Chỉ tiêu Giống

I. Đặc điểm hình thái của trứng, tằm, kén GQ1235 GQ9312 1. Trứng: - Dạng trứng Elíp Elíp - Tính hệ Hưu miên Hưu miên 2. Tằm: - Dạng tằm Trơn Trơn - Thời gian phát dục (ngày) 22-23 24-25 3. Kén: - Dạng kén Eo Eo - Màu sắc Trắng Trắng - Nếp nhăn Trung bình Trung bình II. Chỉ tiêu sinh học 1- Số trứng/ ổ (quả) 515 ± 6,37 545 ± 6,37 2- Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu(%) 94,60 ± 3,15 93,60 ± 3,19 3- Sức sống tằm T4 - 5 (%) 93,67 ± 1,34 93,33 ± 1,28 4- Sức sống nhộng (%) 95,37 ± 1,49 87,86 ± 1,89 5- Kích thước kén (cm) 1,4 x 3,2 1,4 x 3,2 III. Chỉ tiêu kinh tế 6- Năng suất kén 300 tằm T4 (g) 447 ± 19,00 428 ± 16 7- Tỷ lệ kén tốt (%) 97,46 ±0,95 94,24 ±0,82 8- Khối lượng toàn kén (g) 1,50 ± 0,05 1,52 ± 0,06 9- Khối lượng vỏ kén (g) 0,338 ± 0,003 0,346 ± 0,002 10- Tỷ lệ vỏ kén (%) 22,53 ± 0,42 22,76 ± 0,85 IV. Chỉ tiêu công nghệ tơ kén 11- Độ mảnh tơ đơn BQ (D) 2,59 ± 0,086 2,45 ± 0,110 12- Chiều dài tơ đơn BQ (m) 861,00 1010,00 13- Tỷ lệ lên tơ (%) 87,64 88,13 14- Tỷ lệ tơ nõn /kén tươi (%) 15,98 16,84 15- Hệ số tiêu hao kén tươi/kg tơ nõn (kg) 7,07 6,89 16- Độ sạch (điểm) 86,66 85,00 17- Độ gai gút (điểm) 98,66 99,53

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 1 cho thấy: Giống tằm lưỡng hệ tứ nguyên GQ1235 chống chịu tốt nuôi ở vụ hè cho vùng đồng

bằng sông Hồng và miền Trung * Đặc trưng hình thái: GQ1235 có dạng tằm trơn, kén màu trắng, trứng mới đẻ có màu

125

trắng ngà sau chuyển màu hồng và ổn định màu đen. Tất cả các đặc trưng hình thái của giống xét trên phương diện quần thể là hoàn toàn đ ồng nhất. GQ9312 có dạng tằm trơn, kén màu trắng, trứng hưu miên ổn định.

* Đặc tính sinh trưởng: Sinh trưởng, phát triển bình thường trong điều kiện nhiệt độ 24 - 300C, ẩm độ không khí 80 - 90%. Ở điều kiện đó thời gian sinh trưởng là 22 - 23 ngày. Sức sống tằm, nhộng đạt 93,67-95,37%, khả năng chống bệnh nấm, bệnh vi khuẩn, bệnh virus tương đối tốt. GQ9312 Sinh trưởng, phát triển bình thường trong điều kiện nhiệt độ 24 - 270C, ẩm độ không khí 80 - 85%. Ở điều kiện đó thời gian sinh trưởng là 24 - 25 ngày. Sức sống tằm tuổi lớn đạt 93,33%.

* Đặc điểm tơ kén: GQ1235 kén màu trắng đục, dạng hơi eo, nếp nhăn mịn, tơ gốc ít. Khối lượng toàn kén đạt 1,50g, tỷ lệ vỏ kén 22,53%, chiều dài tơ đơn bình quân 861m. Chất lượng kén đạt tiêu chuẩn ươm tơ cấp A trở lên.: GQ9312 kén màu trắng đục, dạng hơi eo, nếp nhăn mịn, tơ gốc ít. Khối lượng toàn kén 1,52g, tỷ lệ vỏ kén 22,76%, độ mảnh tơ đơn 2,45 ±0,110, chiều dài tơ đơn bình quân đạt 1010m. Chất lượng kén đạt tiêu chuẩn ươm tơ cấp 2A trở lên. 3.2. Kết quả thử nghiệm trong sản xuất 3.2.1. Kết quả nghiên cứu đánh giá cặp lai tứ nguyên thích hợp cho các mùa vụ, vùng sinh thái

Kết quả thử nghiệm tại 3 tỉnh Mộc Châu, Hà Nam, Quảng Nam - Đại diện cho 3 vùng sinh thái (miền núi, đồng bằng sông Hồng, miền Trung) ở bảng 13 cho thấy:

- Lứa 1 (băng từ 7/8-30/8) thời tiết nắng nóng cặp lai GQ1235 năng suất kén/vòng đạt 10,39-12,75kg cao hơn đối chứng 23,55 -57,65% còn cặp lai GQ9312 năng suất kén đạt 8 ,90-13,32kg/vòng (tăng so với đối chứng 22 ,09-38,80%). Tỉ lệ vỏ kén chỉ đạt 20 ,00-21,79%. Giống thí nghiệm thấp hơn đối chứng từ 1,68-6,06%. Trong đó GQ9312 thấp hơn từ 1 ,68-3,56% còn GQ1235 thấp hơn từ 3,41-6,06%.

- Lứa 2 (băng từ 5/9-28/9) thời tiết chuyển sang cuối hè đầu thu mát mẻ hơn nên năng suất của 2 cặp thí nghiệm đều cao hơn lứa 1. Cặp lai GQ1235 năng suất kén/vòng đạt 11,50-13,60kg (tăng so với đối chứng 8,11-32,61%), cặp lai GQ9312 đạt 10,20-14,00kg (tăng so với đối chứng 11,29-21,74%). Tỉ lệ vỏ kén khá hơn lứa tháng 8 đạt từ 21 ,05-22,44%. Giống GQ9312 thấp hơn đối chứng 1,66-2,91%, còn GQ1235 thấp hơn đối chứng 2,35-3,80%.

Bảng 2. Năng suất kén của các cặp lai tứ nguyên ở 3 vùng sinh thái

Thời gian nuôi

Địa điểm khảo nghiệm

GQ1235 GQ9312. LQ2(đ/c) Số

lượng trứng nuôi

(vòng)

NS kén BQ

/vòng (kg)

So với đ/c (%)

Số lượng trứng nuôi

(vòng)

NS kénBQ/

vòng (kg)

So với đ/c (%)

Số lượng trứng nuôi

(vòng)

NS kén BQ/ vòng (kg)

7/8 - 30/8

Mộc Châu 30 12,75 123,55 30 13,32 129,07 30 10,32 Hà Nam 30 11,54 157,65 30 10,16 138,80 30 7,32

Quảng Nam 30 10,39 142,52 30 8,90 122,09 30 7,29

5/9-28/9

Mộc Châu 30 13,60 108,11 30 14,00 111,29 30 12,58 Hà Nam 30 12,20 132,61 30 11,20 121,74 30 9,20

Quảng Nam 30 11,50 126,10 30 10,20 111,84 30 9,12

1/10- 25/10

Mộc Châu 30 14,94 106,71 30 14,86 106,14 30 14,00 Hà Nam 30 14,34 110,31 30 14,00 107,69 30 13,00

Quảng Nam 30 12,00 114,29 30 11,50 109,52 30 10,50 Tổng số 270 270 270

126

- Lứa 3 nuôi vào vụ thu nên năng suất kén đạt cao nhất. Năng suất kén/vòng của GQ1235 đạt 12 ,00-14,94kg (tăng 6,71-14,29% so với đối chứng), cò n GQ9312 đạt 11 ,50-14,86kg (tăng 6,14-9,52% so với đối chứng). Ở vụ thu mức độ chênh lệch giữa cặp thí nghiệm và cặp đối chứng không cao (6,14-14,29).

Như vậy, ở cả 3 lứa nuôi 2 cặp lai thí nghiệm đều có sức sống cao hơn cặp lai đối chứng. Năng suất kén/vòng trứng tăng 23 ,55-57,65% với cặp lai GQ1235 và tăng 22 ,09-38,80% với cặp lai GQ9312. Tỉ lệ vỏ kén đạt từ 21,52-23,40% chỉ thấp hơn đối chứng từ 1,37-3,30%.

So sánh giữa các vùng sinh thái chúng tôi thấy tại Mộc Châu năng suất kén của các cặp lai luôn luôn đạt ở mức cao nhất. Năng suất kén của GQ1235 dao động từ 12 ,75-14,94kg (tăng 4,18-11,48% so với nuôi cùng thời điểm tại Hà Nam và tăng 18,26-24,50 so với nuôi tại Quảng Nam. Cặp lai GQ9312 cũng có diễn biến tương tự (tăng 6,14-31,10% so với nuôi tại Hà Nam và tăng 29,22-49,66% so với nuôi tại Quảng Nam).

So sánh giữa 2 cặp thí nghiệm với nhau chúng tôi thấy: cặp lai GQ1235 có khả năng chống chịu với thời tiết nắng nóng tốt hơn cặp GQ9312. Khi nuôi tại 2 tỉnh Hà Nam và Quảng Nam có thời tiết khắc nghiệt thì năng suất kén/vòng trứng của GQ1235 cao hơn từ 0,34-1,49kg, còn khi nuôi tại Mộc Châu có điều kiện thời tiết mát mẻ thì năng suất kén/vòng của cặp lai này thấp hơn 0,4-0,5kg. Theo chúng tôi th ấy cặp lai GQ1235 có khối lượng toàn kén nhỏ hơn. Trong điều kiện mát mẻ sức sống giữa 2 cặp lai chênh lệch không nhiều. Bảng 3. So sánh sự chênh lệch tỷ lệ năng suất giữa hai giống tằm GQ9312 và GQ1235 ở

các mùa vụ và vùng sinh thái khác nhau (ĐVT:%)

Giống Thời vụ

Địa phương Mộc Châu Hà Nam Quảng Nam

GQ9312 GQ1235 GQ9312 GQ1235 GQ9312 GQ1235 7/8-30/8 104,50 100 88,00 100 85,60 100 5/9 -28/9 103,00 100 91,80 100 88,70 100

1/10-25/10 99,50 100 87,60 100 95,80 100 Số liệu ở bảng 3 cho thấy: - Tại vùng Mộc Châu có khí hậu mát mẻ thì giống tằm GQ9312 cho năng suất kén cao

hơn giống GQ1235 ở thời vụ từ 7/8-28/9 từ 3,0-4,5% - Tại Hà Nam và Quảng Nam có khí hậu thời tiết nóng hơn thì giống GQ1235 đã cho năng

suất cao hơn giống GQ9312 ở cả ba thời vụ thí nghiệm từ 8,20% - 12,40%. Như v ậy giống tằm lai tứ nguyên GQ9312 thích hợp cho vùng Mộc Châu còn giống GQ1235 thích hợp cho vùng Hà Nam và Quảng Nam.

Trên cơ cở các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đã xác định: - Cặp lai lưỡng hệ tứ nguyên GQ9312 có năng suất chất lượng cao thích hợp nuôi vào

vụ xuân, vụ thu ở miền Bắc, miền Trung. Ở các địa phương có khí hậu mát mẻ như vùng núi phía Bắc nuôi được quanh năm.

- Cặp lai lưỡng hệ tứ nguyên GQ9312 có sức chống chịu tốt thích hợp nuôi ở vụ hè vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung. 3.2.2 Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống tứ nguyên GQ9312

* Kết quả khảo nghiệm diện rộng cặp lai tứ nguyên GQ9312 ở Mộc Châu Kết quả khảo nghiệm ở 4 điểm với số lượng 4180 vòng trong 2 năm 2009-2010 tại Mộc

Châu (bảng 4, 5) cho thấy: Cặp lai GQ9312 có khả năng chống chịu tốt hơn cặp đối chứng. Năng suất kén/vòng vụ xuân, thu đạt 14,25-14,77kg (tăng 5,51 – 12,74%) còn vụ hè đạt 13,16 – 13,54kg (tăng 20,40-27,55%).

127

Bảng 4. Năng suất kén của cặp lai GQ9312 nuôi tại Mộc Châu (2009-2010)

Năm

Thời vụ

GQ9312 LQ2 (Đ/C) Số lượng

trứng nuôi

(vòng)

Tổng số kén thu

(kg)

NS kénBQ/

vòng (kg)

So với đ/c (%)

Số lượng trứng nuôi

(vòng)

Tổng số kén thu

(kg)

NS kénBQ/vòng

(kg)

2009 Vụ xuân 540 7700.4 14.26 107.16 60 799.35 13.32

Vụ hè 800 10530 13.16 127.55 60 619.8 10.33

Vụ thu 480 6840 14.25 109.61 60 780.15 13

∑ 2009 1820 25070.4 13.89 113.67 180 2199.3 12.22

2010 Vụ xuân 600 8862 14.77 105.51 60 840 14 Vụ hè 960 13000.8 13.54 120.4 60 675.45 11.26 Vụ thu 800 11706 14.63 112.74 60 780 13 ∑ 2010 2360 33568.8 14.31 112.24 180 2295.5 12.75 ∑2009-2010 4180 58639.2 14.1 112.89 360 4494.8 12.49

Bảng 5. Phẩm chất kén của cặp lai GQ9312 nuôi tại Mộc Châu

Cặp lai Chỉ tiêu

GQ9312 LQ2 (Đ/C) So với đ/c (%)

Khối lượng toàn kén (gr) 1,53 1,54 99,35 Khối lượng vỏ kén (gr) 0,33 0,338 97,63 Tỷ lệ vỏ kén (%) 21,57 21,95 98,27 Độ dài tơ đơn (m) 1090 1195 91,21 Tỷ lệ lên tơ (%) 84,59 90,87 93,09 Tiêu hao kén tươi/1kg tơ nõn 6,60 6,30 104,76 Độ sạch (điểm) 93,66 (4A) 97,33 (5A) Độ gai gút (điểm) 99,33 (6A) 99,66 (6A)

Về phẩm chất kén: Tỷ lệ lên tơ và tiêu hao kén tươi/kg tơ nõn của cặp lai GQ9312 thấp hơn cặp đối chứng từ 4,76 -6,91%. Các chỉ tiêu còn lại đều xấp xỉ và tương đương với đối chứng. 3.2.3. Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống tứ nguyên GQ1235

* Kết quả khảo nghiệm diện rộng cặp lai tứ nguyên ở Hà Nam, Quảng Nam Kết quả khảo nghiệm diện rộng 7.914 vòng trứng giống GQ1235 tại Quảng Nam và Hà

Nam (bảng 6, 7) cho thấy: Năng suất kén BQ/vòng trứng khi nuôi tại Hà Nam đạt 14,30-14,56kg ở vụ Xuân, Thu

(tăng so với đối chứng từ 5 ,21-12,00%) và 10,88-11,67kg ở vụ Hè (tăng 33,99-40,26%). Còn tại Quảng Nam năng suất kén vụ Xuân, Thu đạt 10,85-11,94kg (tăng 2,36-24,32%), vụ hè đạt 10,04-10,69kg (tăng 46,64-54,46%). Bình quân trong 2 năm, ở cả 2 địa phương khảo nghiệm, năng suất kén/vòng trứng đạt 12,44kg tăng 20,89% sơ với đối chứng.

Các chỉ tiêu về chất lượng kén của GQ1235 biểu hiện thấp hơn đối chứng như độ dài tơ đơn ngắn hơn từ 1,30 -4,08% và tỉ lệ lên tơ thấp hơn từ 9,04% - 0,72%. Do vậy tiêu hao kén tươi/kg tơ nõn tăng 7,69%.

Số liệu khảo nghiệm ở 2 vùng sinh thái đều cho thấy giống GQ1235 có khả năng chống chịu tốt hơn so với đối chứng, nhất là ở vụ hè. Tuy nhiên chất lượng kén thì thấp hơn một chút.

128

Bảng 6. Năng suất kén của các cặp lai

Địa điểm khảo

nghiệm Năm Thời vụ

nuôi

GQ1235 LQ2 (Đ/C)

Số lượng trứng nuôi

(vòng)

Tổng số kén thu

(kg)

NS kén BQ/ vòng (kg)

So với đ/c

(%)

Số lượng trứng nuôi

(vòng)

Tổng số

kén thu (kg)

NS kén BQ/ vòng (kg)

Ngọc Lũ-Hà Nam

2009

Vụ Xuân 1080 15541 14.39 106.12 15 203 13.56 Vụ hè 1440 16805 11.67 140.26 15 125 8.32 Vụ thu 960 13978 14.56 112.00 15 195 13.00 ∑ 2009 3480 46324 13.54 116.52 45 523 11.62

2010

Vụ Xuân 1080 15908 14.73 105.21 18 252 14.00 Vụ hè 1440 15667 10.88 133.99 18 146 8.12 Vụ thu 1000 14300 14.30 110.00 18 234 13.00 ∑ 2010 3520 45876 13.30 113.58 54 632 11.71

∑ 2009-2010 7000 92100 13.42 115.05 99 1155 11.67

Duy Trinh-Quảng Nam

2009

Vụ Xuân 120 1433 11.94 109.54 15 164 10.90 Vụ hè 144 1539 10.69 146.64 15 109 7.29 Vụ thu 120 1350 11.25 120.97 15 140 9.30 ∑ 2009 384 4322 12.29 134.1 45 412 9.16

2010

Vụ Xuân 150 1628 10.85 102.36 24 254 10.60 Vụ hè 200 2008 10.04 154.46 24 156 6.50 Vụ thu 180 1969 10.94 124.32 24 211 8.80 ∑ 2010 530 5605 10.61 122.94 72 622 8.63

∑ 2009-2010 914 9927 11.45 128.65 117 1034 8.90 Tổng cộng 2 địa phương 7914 102126 12.44 120.89 216 2189 10.29

Bảng 7. Phẩm chất kén của các cặp lai

Cặp lai Chỉ tiêu

GQ1235 LQ2 (đ/c) So với đ/c (%)

Khối lượng toàn kén (gr) 1,52 1,54 98,70 Khối lượng vỏ kén (gr) 0,320 0,338 94,67 Tỷ lệ vỏ kén (%) 21,05 21,95 95,92 Độ dài tơ đơn (m) 948 1050 90,28 Tỷ lệ lên tơ (%) 77,65 85,37 90,96 Tiêu hao kén tươi/1kg tơ nõn(kg) 7,00 6,50 107,69 Độ sạch (điểm) 86,66 97,88 Độ gai gút (điểm) 90,30 96,33

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Bằng phương pháp chọn tạo giống truyền thống kết hợp với phương pháp công nghệ sinh học ở 10 giống tằm nguyên và 6 cặp lai nhị nguyên nhập nội từ Trung Quốc, sau 3 năm

129

lai tạo chọn lọc chúng tôi đã chọn tạo được giống tằm lưỡng hệ tứ nguyên GQ1235 chống chịu tốt nuôi ở vụ hè cho vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung:

* Đặc trưng hình thái : GQ1235 có dạng tằm trơn, kén màu trắng, trứng hưu mi ên ổn định. GQ9312 có dạng tằm trơn, kén màu trắng, trứng hưu miên ổn định. Tất cả các đặc trưng hình thái của giống xét trên phương diện quần thể là hoàn toàn đồng nhất.

* Đặc tính sinh trưởng : GQ1235 Sinh trưởng, phát triển bình thường trong điều kiện nhiệt độ 24 - 300C, ẩm độ không khí 80 - 90%. Sức sống tằm, nhộng đạt 93,67-95,37%, khả năng chống bệnh nấm, bệnh vi khuẩn, bệnh virus tương đối tốt. GQ9312 Sinh trưởng, phát triển bình thường trong điều kiện nhiệt độ 24 - 270C, ẩm độ không khí 80 - 85%. Sức sống tằm tuổi lớn đạt 93,33%.

* Đặc điểm tơ kén: GQ1235 kén màu trắng đục, dạng hơi eo, nếp nhăn mịn, tơ gốc ít. Khối lượng toàn kén đạt 1,50g, tỷ lệ vỏ kén 22,53%, chiều dài tơ đơn bình quân 861m. Chất lượng kén đạt tiêu chuẩn ươm tơ cấp A trở lên. GQ9312 kén màu trắng toát, dạng hơi eo, nếp nhăn mịn, tơ gốc ít. Khối lượng toàn kén 1,53-1,56g, tỷ lệ vỏ kén 22,70%, độ mảnh tơ đơn 2,34 ±0,036 - 2,45±0,110, Chiều dài tơ đơn bình quân đạt 1090-1195m. Chất lượng kén đạt tiêu chuẩn ươm tơ cấp 2A trở lên.

* Kết quả khảo nghiệm trong sản xuất: tại Quảng Nam và Hà Nam đều cho thấy giống GQ1235 có khả năng chống chịu tốt trong điều kiện nắng nóng của vụ hè. Năng suất kén BQ/vòng trứng đạt 12,44kg (tăng 20,89% so với đối chứng). nuôi vào vụ hè tại miền Bắc và miền Trung

- Kết quả khảo nghiệm 4.180 vòng trứng giống GQ9312 tại Mộc Châu cho thấy: ở cả 3 vụ xuân, hè, thu năng suất kén BQ/vòng đạt 13,16-14,77kg/vòng (So với đối chứng tăng 5 ,51-7,16% ở vụ xuân, 9,61-12,74% ở vụ thu và 20,25-27,40% ở vụ hè). Giống nuôi quanh năm ở các tỉnh miền núi phía Bắc; vụ xuân và vụ thu ở tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung.

RESULT ON SELECTING HYBRID BIVOLTINE SILKWORM RACE - GQ1235, GQ9321 - TO SERVE PROVINCES OF NORTHERN AND CENTRAL REGIONS

By traditional selected method and biological technology one, the subject has made

double cross silkworm race GQ9312, having remarkable advantage about productivity, quanlity which is suitable to rear in spring, autumn crops and regions with cool weather from originally researched materials including 10 pure biovoltine silkworm races (A2, B42, B46, VN1, Đ2, L70A, KX, 810, A1, E38) and 6 pairs of imported hybrid silkworm (QĐ93, QĐ73, Que tam1, Que tam 2, Van Ha 1, Van Ha 2).

In Moc Chau, Ha Nam and Quang Nam, the results of rearing 12.094 rolls of egg silkworm showed that: hybrid pair GQ9321 had capacity to resist better than experiment one. In spring, autumn havests, productivity/roll reached 14,25 - 14,77kg (increased 5,51 - 12,74%); 13,16 - 13,54kg (increased 20,40 - 27,55%) in summer. In Ha Nam, hybrid pair GQ1235 had evarage cocoon productivity/roll 14,30 - 14,56kg in spring and autumn (increased 5,21 - 12%) and 10,88 - 11,67 kg in summer (higher 33,99 - 40,26%). In Quang Nam, cocoon yield reached 10,85 - 11,94 kg (increased 2,36 - 24,32%) during 2009 - 2010. In 2 years, average productivity/egg roll gained 12,44kg, higher 20,89% than experiment one.

In 20/7/2011, the Council of Science and Technology - Ministry of Agricultural and Rural Development recognized 2 double cross silkworm races - GQ9312, GQ1235 - to be races of improved technique under Decision No262/QĐ-CN-GSN dated November 26th 2011.

Keywords: bivoltine; multivoltine

130

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Thanh Bình, Hoàng Thị Hằng và Nông Văn Hải (2004) . Nghiên cứu đa

hình một số giống tằm dâu bằng kỹ thuật RAPD, Tạp chí Di truyền học và Ứng dụng 1, tr. 19 - 24.

2. Đỗ Thị Châm (1995). Giáo trình kỹ thuật nuôi tằm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 4-5. 3. Đặng Đình Đàn, Phạm Thị Thơ, Phạm Văn Dương và Nguyễn Thị Thanh Bình (2008).

Nghiên cứu đánh giá độ thuần các giống tằm nguyên và một số tổ hợp lai đang chọn tạo, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ năm 2008.

4. Đinh Thị Phòng, Nguyễn Thị Đảm, Vũ Thị Thu Hiền, Trần Thị Việt Thanh và Dương Văn Tăng (2009). Nghiên cứu mối quan hệ di truyền của 10 giống tằm (Bombyx mori) bằng chỉ thị RAPD, Báo cáo khoa học hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc 2009, NXB Đại học Thái Nguyên, tr. 127-130.

5. Tô Thị Tường Vân (2003). Các công trình nghiên cứu khoa học về lai tạo giống tằm trong 15 năm 1998 - 2002, NXBNông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, tr.25-46, 85-102.

6. Phạm Văn Vượng và Nguyễn Thị Đảm (2004). Báo cáo tổng kết đề tài khoa học kỹ thuật độc lập cấp Nhà nước: Nghiên cứu các giải pháp KHCN nhằm nâng cao năng suất chất lượng tơ kén, Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ TW, Hà Nội.

7. AKIO YAMAGUCHI (2001). Future Directions of Bivoltine Silkworm Breeding in India, “Indian Silk”.

8. Appukaran RP, NC. Shankar, VN. Chirakkara (2005). Genetic differentiation induced by selection in an inbred population of the silkworm Bombyx mori, revealed by RAPD and SSR maker systems. Appl genet 46 (3), pp. 291-298.

131

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG TẰM ĐA HỆ KÉN VÀNG CHO VỤ HÈ TẠI CÁC TỈNH MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG

Lê Quang Tú, Nguyễn Thị Nhài, Nguyễn Thị Thu, Bùi Thị Thủy

TÓM TẮT Trong quá trình bồi dục, đánh giá các giống tằm bố mẹ, chúng tôi xác định được các

giống tằm Việt Nam HLS, RVHT, VDK và RVTB có khả năng kết hợp tốt với giống tằm nhập nội Jn. Các cặp lai nhị nguyên giữa các giống này được lai với giống lưỡng hệ Trung Quốc (09) để so sánh và chọn ra cặp lai triển vọng nhất đưa đi khảo nghiệm sản xuất. Kết quả cho thấy, VNT1 cho năng suất trung bình cao hơn giống đối chứng (ĐSK x 09) >10%. So với giống đối chứng, kén của cặp lai VNT1 to hơn, tỷ lệ vỏ cao hơn (16,67%), chiều dài tơ đơn và tỷ lệ lên tơ tự nhiên cao hơn lần lượt là 12,68% và 11,07%, hệ số tiêu hao nguyên liệu giảm so với đối chứng 12,05%. Cặp lai VNT1 mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn giống cũ (ĐSK x 09) và có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nóng ẩm vụ hè ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

Từ khóa: Giống tằm, giống tằm đa hệ, kén vàng, Đa hệ x lưỡng hệ

SUMMARY STUDY ON MULTIVOLTINE HYBRID YELLOW COCOON FOR SUMMER

CROPS IN THE NORTHERN AND THE MIDDLE PROVINCES In the breeding procedure and evaluation of the parental silkworm, we identified Vietnam

silkworm varieties HLS, RVTH, VDK and RVTB have combining ability with the imported silkworm variety Jn. The single cross of these varieties were crossed with the Chinese bivoltine (09) to compare and selected the most promising hybrid for test production. The results showed that the hybrid VNT1 has average yield higher than the control variety (ĐSK x 09) >10%. Compared with the control variety, cocoons of the hybrid VNT1 are bigger, cocoon shell ratio higher 16,67%, length of cocoon filament and reelability ratio higher 12,68% and 11,07% respectively, the fresh cocoon consumption/kg silk reduce 12,05%. The hybrid VNT1 has economic efficiency higher than old variety (ĐSK x 09) and have a good adaptability to the hot and humid in summer conditions in the Northern and the Middle.

Key words: Silkworm varieties, Multivoltine, Yellow cocoon, Multivoltine x Biovoltine

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Do đặc điểm khí hậu nước ta ở miền Bắc và miền Trung (đặc biệt là vùng đồng bằng sông

Hồng) được chia làm ba mùa vụ nuôi tằm là Xuân - Hè - Thu. Vụ hè kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 9, nhiệt ẩm độ ở mùa hè đều rất cao không thuận lợi nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng. Vì vậy, trong những năm qua chúng ta cũng đã xác định được cơ cấu giống tằm cho các vùng này là vụ xuân và vụ thu nuôi giống tằm lưỡng hệ kén trắng chất lượng cao, vụ hè nuôi giống tằm Đa hệ nguyên hoặc Đa hệ lai. Theo báo cáo điều tra (2008), Vùng Đồng bằng sông Hồng tỷ lệ nuôi giống tằm đa hệ và đa hệ lai chiếm >67%, Duyên hải miền Trung chiếm >50%, vv.... Để khai thác triệt để sản lượng lá dâu vụ hè (thường chiếm 65-70% tổng sản lượng lá dâu trong năm) cần chọn tạo giống F1 kén vàng có sức chống chịu tốt, chất lượng tơ kén khá.

Vì vậy, việc chọn tạo giống tằm đa hệ lai kén vàng mới năng suất cao, chống chịu được với điều kiện nóng ẩm là yêu cầu cấp thiết của thực tế sản xuất. Do đó chúng tôi đã thực hiện đề tài nhánh “Nghiên cứu chọn tạo giống tằm hè cho các tỉnh miền Bắc và miền Trung” trong khuôn khổ đề tài trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu chọn tạo giống dâu, tằm thích hợp cho các vùng sản xuất trọng điểm giai đoạn 2011 - 2015.

132

II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu

Gồm 8 giống tằm đa hệ nguyên, trong đó 07 giống trong nước: Đồ Sơn khoang (ĐSK), Vàng Diễn Kim (VDK), Ré vàng Thái Bình (RVTB), Ré vàng Hà Tĩnh (RVHT), Hoàng Liên Sơn (HLS), giống Tằm m ắt (TM),vàng Bảo Lộc (VBL), 01 giống nhập nội: Giống Jn (Jn) và giống lưỡng hệ Trung Quốc (09). 2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá, bình tuyển các giống tằm bố mẹ làm nguyên liệu lai tạo - Lai tạo, so sánh sơ bộ các tổ hợp lai mới. - Khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất các tổ hợp lai có triển vọng Hoạt động 1: Khảo nghiệm cơ bản các tổ hợp lai mới Hoạt động 2: Khảo nghiệm sản xuất các tổ hợp lai có triển vọng

2.3. Phương pháp nghiên cứu - Các thí nghiệm đánh giá, so sánh và khảo nghiệm giống tằm á p dụng Quy chuẩn kỹ

thuật Quốc gia (QCVN 01-74: 2011BNNPTNT) và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành (10TCN 380-99).

- Xử lý kết quả thí nghiệm theo phương pháp IRRISTAT và Excel. 2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2011 -2015, tại Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung Ương và các địa phương thuộc tỉnh Hải Dương, Thanh Hóa và Hà Nội. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá, bình tuyển các giống tằm bố mẹ 3.1.1. Bồi dục các giống tằm bố mẹ

Bảng 1. Một số chỉ tiêu sinh học, kinh tế của các giống tằm bố mẹ

TT Giống Tổng số trứng/ổ (quả)

Tỷ lệ nở (%)

Sức sống

tằm (%)

Sức sống nhộng (%)

Năng suất kén/300

tằm tuổi 4 (g)

Khối lượng

toàn kén (g)

Tỷ lệ vỏ (%)

1 Jn 569 93,08 70,99 91,02 304 1,409 13,25 2 TM 439 92,86 82,41 96,16 213 0,868 12,64 3 VBL 453 93,16 86,53 96,08 227 0,884 12,68 4 ĐSK 434 93,20 84,02 94,46 225 0,891 12,82 5 RVHT 498 95,72 86,89 93,91 221 0,855 12,99 6 VDK 471 93,43 87,37 96,44 259 0,985 13,27 7 RVTB 433 94,31 90,77 96,79 247 0,810 13,18 8 HLS 444 92,45 87,48 95,44 234 0,886 13,16

CV(%) 7,4 5,3 6,5 4,9 13,3 7,5 5,8 LSD.05 19 1,20 3,06 1,70 18 0,040 0,27 Kết quả điều tra các chỉ tiêu sinh học bảng 1 cho thấy, giống Jn có chỉ tiêu tổng số

trứng/ổ cao nhất (569 quả/ổ) và khác biệt rõ rệt so với các giống còn lại. Tuy nhiên sức sống tằm và sức sống nhộng của giống này thấp nhất trong các giống thí nghiệm. Tỷ lệ nở giữa các giống cũng không có sự khác biệt rõ rệt. Giống Jn có các chỉ tiêu kinh tế cao vượt trội so với các giống đa hệ trong nước như năng suất cao nhất (304 g), khối lượng toàn kén (1,409) cao rõ rệt so với các giống khác. Tiếp đến là giống VDK (259 g).

133

3.1.2. Thăm dò kh ả năng phối hợp cặp lai của giống tằm đa hệ nhập nội với giống tằm trong nước

Tiếp theo quá trình bồi dục, đánh giá các giống tằm nguyên, chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng kết hợp giữa các giống thông qua ưu thế lai.

Bảng 2. Một số chỉ tiêu sinh học, kinh tế của các cặp lai nhị nguyên

TT Cặp lai Tổng số trứng/ổ (quả)

Tỷ lệ nở (%)

Sức sống

tằm (%)

Sức sống

nhộng (%)

Năng suất

kén/300 tằm (g)

Khối lượng

toàn kén (g)

Tỷ lệ vỏ (%)

1 ĐSK xVBL 497 92,82 96,22 94,14 273 0,900 12,61 2 VBL xĐSK 516 95,03 96,44 90,06 263 0,867 12,30 3 ĐSK x TM 490 93,40 95,67 94,90 272 0,887 13,15 4 TM x ĐSK 468 95,12 98,25 93,44 276 0,893 12,32 5 Jn x RVTB 570 97,39 95,56 99,40 417 1,33 11,78 6 Jn x RVHT 592 97,03 98,44 99,21 417 1,36 12,31 7 Jn x VDK 598 97,25 95,59 98,85 443 1,47 11,82 8 Jn x HLS 689 97,22 94,67 99,30 401 1,35 12,10 9 RVTB x Jn 518 98,21 95,44 98,13 400 1,36 12,25 10 RVHT x Jn 434 96,98 98,11 99,32 421 1,39 12,50 11 VDK x Jn 471 98,14 96,76 98,98 435 1,45 12,44 12 HLS x Jn 491 97,12 96,89 98,85 422 1,41 12,32

CV(%) 6,1 5,5 2,4 2,5 5,5 4,6 4,6 LSD.05 55 2,52 0,95 2,69 16 0,048 0,91

Kết quả điều tra các chỉ tiêu sinh học của các cặp lai nhị nguyên trình bày ở bảng 2: Các cặp lai có Jn là mẹ chỉ tiêu tổng số trứng/ổ cao hơn các cặp lai có Jn tham gia làm bố và các cặp lai giữa các giống đa hệ trong nước. Sức sống tằm, sức sống nhộng của các cặp lai có Jn tham gia cao hơn so với các cặp lai giữa các giống đa hệ trong nước.

Các cặp lai Jn x VDK, Jn x RVTB, Jn x HLS, Jn x RVHT, VDK x Jn, RVTB x Jn, RVHT x Jn, HLS x Jn đều có năng suất, khối lượng toàn kén, khối lượng vỏ kén cao vượt trội so với các cặp lai ĐSK x TM, TM x ĐSK, ĐSK x VBL, VBL x ĐSK. Tỷ lệ vỏ kén của các cặp lai có giống Jn tham gia cao hơn các cặp lai giữa các giống đa hệ trong nước, cao nhất là cặp RVHT x Jn (13,76%). 3.1.3. Ưu thế lai của các cặp lai nhị nguyên

Đánh giá ưu thế lai của các cặp lai nhị nguyên trình bày tại bảng 3, cho thấy: Các chỉ tiêu có ưu thế lai cao là năng suất kén (>25%), khối lượng toàn kén (11,72% - 21,56%) ở các cặp lai có giống Jn tham gia. Các cặp lai ĐSK x TM, TM x ĐSK, ĐSK x VBL, VBL x ĐSK có ưu thế lai về năng suất, khối lượng toàn kén rất thấp, thậm chí ko có ưu thế lai. Sức sống tằm, sức sống nhộng của các cặp lai giống Jn tham gia cũng có UTL cao hơn các cặp lai giữa các giống đa hệ trong nước. Điều này cho thấy Jn có khả năng kết hợp tốt với các giống trong nước như RVHT, RVTB, HLS và VDK.

134

Bảng 3. Ưu thế lai của các cặp lai F1 nhị nguyên (%)

STT Cặp lai Tổng số trứng/ổ

Sức sống tằm

Sức sống

nhộng

Năng suất kén/300 tằm

Khối lượng toàn kén

1 ĐSK xVBL 3,64 2,12 1,16 -1,89 -4,69 2 VBL xĐSK 5,44 -2,38 0,97 0,23 0,47 3 ĐSK x TM 3,78 2,98 2,36 -0,43 -0,71 4 TM x ĐSK -0,93 -1,63 1,89 -3,15 -1,52 5 Jn x RVTB 35,05 3,37 4,73 30,45 21,56 6 Jn x RVHT 18,67 10,03 7,72 36,35 15,20 7 Jn x VDK 11,99 9,50 4,11 39,44 21,21 8 Jn x HLS 6,82 6,10 5,38 35,59 20,91 9 RVTB x Jn 23,01 10,11 5,73 33,84 13,46 10 RVHT x Jn 0,65 15,81 4,22 26,50 11,72 11 VDK x Jn 8,88 8,97 7,49 26,67 15,32 12 HLS x Jn -10,14 11,50 4,71 28,81 13,64

3.2. Lai tạo, So sánh các cặp lai mới Từ kết quả bình tuyển của nội dung 1, chúng tôi chọn một số cặp lai nhị nguyên và

giống nguyên lai với giống LQ2(09) của Trung Quốc để tạo các tổ hợp lai mới và tiến hành so sánh chọn ra cặp lai có năng suất cao, chất lượng tơ trung bình khá nuôi trong vụ hè của miền Bắc và miền Trung.

Bảng 4. Một số chỉ tiêu sinh học, kinh tế và công nghệ tơ kén của các cặp lai mới

Cặp lai

Tổng số

trứng/ổ (quả)

Tỷ lệ nở (%)

Sức sống tằm (%)

Sức sống

nhộng (%)

Năng suất

kén/300 tằm T4

(g)

Khối lượng toàn kén (g)

Tỷ lệ vỏ kén

(%)

Chiều dài tơ đơn BQ (m)

Độ mảnh BQ tơ đơn (D)

Tỉ lệ lên tơ (%)

(VDK x Jn) x 09 606 97,16 87,82 91,49 398 1,58 16,99 589 2.24 86,50 (Jn x VDK) x 09 615 97,58 90,58 93,10 397 1,52 16,83 471 2.58 67,18 (Jn x HLS) x 09 544 96,05 90,01 94,44 411 1,54 17,04 471 2.39 66,60 (HLS x Jn) x 09 593 97,58 91,19 95,43 426 1,59 17,04 559 2.36 88,20 (Jn x RVHT)x09 589 96,37 89,79 92,02 404 1,53 17,20 547 2.22 85,18 (RVHT x Jn)x09 617 97,61 89,61 95,02 402 1,51 17,37 547 2.22 85,18 ĐSK x 09 (đ/c) 445 95,81 91,90 94,58 370 1,35 16,95 469 2.26 79,20

CV(%) 10,2 4,8 5,1 4,9 8,1 6,5 5,3 LSD.05 48 1,45 4,18 3,74 26 0,08 0,59

Kết quả so sánh trong phòng ở bảng 4 cho thấy, các cặp lai thí nghiệm đều có số quả trứng/ổ cao hơn rõ rệt so với các cặp lai đối chứng. Các cặp lai đều có tỷ lệ trứng nở cao hơn đối chứng nhưng chỉ có các cặp lai (HLS x Jn) x 09, (Jn x VDK) x 09 và (RVHT x Jn) x 09 là cao hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa. Sức sống tằm của các cặp lai đều thấp hơn đối chứng nhưng không có ý nghĩa thống kê. Sức sống nhộng của các cặp lai không c ó sự khác biệt rõ rệt so với đối chứng.

135

Các chỉ tiêu kinh tế của các cặp lai mới đều cao hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa như: năng suất kén, khối lượng toàn kén. Cặp lai có năng suất kén cao nhất là (HLS x Jn) x 09 (426g), tiếp theo là (Jn x HLS) x 09 (411g). Tỷ lệ vỏ của hầu hết các cặp lai đều cao hơn đối chứng nhưng sự khác biệt không rõ rệt. Các cặp lai (Jn x HLS) x 09, (HLS x Jn) x 09, (Jn x VDK)x09 và (Jn x RVHT) x 09 có tỷ lệ lên tơ tự nhiên cao hơn đối chứng, đây là một trong nhưng chỉ tiêu rất có ý nghĩa trong thực tế sản xuất. 3.3. Khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất sản xuất cặp lai có triển vọng 3.3.1. Khảo nghiệm cơ bản

Kết quả tuyển chọn từ kết quả nghiên cứu của nội dung “Lai tạo, so sánh các tổ hợp lai mới”, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm cơ bản 4 cặp lai có triển vọng và 1 cặp lai dùng làm đối chứng.

Bảng 5. Các chỉ tiêu sinh học của các cặp lai khảo nghiệm

TT Cặp lai Tổng số quả/ổ

Tỷ lệ nở (%)

Sức sống

tằm (%)

Sức sống nhộng (%)

NS kén/300 tằm (g)

Khối lượng toàn kén

(g)

Tỷ lệ vỏ kén (%)

1 (RVHT x Jn) x 09 588 96,69 90,40 93,38 408 1,542 17,25 2 (Jn x RVHT) x 09 571 96,35 90,91 93,46 411 1,545 17,38 3 (HLS x Jn) x 09 594 97,25 91,16 94,54 422 1,581 17,58 4 (Jn x HLS) x 09 526 96,91 91,91 94,21 425 1,580 17,65 5 ĐSK x 09 (Đ/C) 437 95,98 92,12 94,25 369 1,377 16,85

CV (%) 10,6 1,6 3,8 3,6 5,9 3,6 3,7 LSD.05 29 0,81 1,77 1,75 12 0,028 0,33

Kết quả bảng 5 cho thấy: tổng số trứng/ổ của các cặp lai đều cao hơn đối chứng rõ rệt ở cả 3 năm khảo nghiệm. Cặp lai có tổng số trứng/ổ cao nhất là (HLSxJn)x09, tiếp đến là (RVHTxJn)x09. Tỷ lệ nở của cặp lai (HLSxJn)x09 cao hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa, các cặp lai còn lại không có sự khác biệt rõ rệt so với đối chứng. Sức sống nhộng của các cặp lai không có sự khác biệt rõ rệt so với đối chứng. Sức sống tằm, sức sống nhộng của các cặp lai khảo nghiệm tương đối cao (>90%).

Năng suất kén của các cặp lai khảo nghiệm cao hơn và có sự sai khác rõ rệt với cặp lai đối chứng, và cao nhất là hai cặp lai (HLS x Jn) x 09 và (Jn x HLS) x 09. Hai cặp lai (HLS x Jn) x 09 và (Jn x HLS) x 09 có khối lượng toàn kén, khối lượng vỏ kén và tỷ lệ vỏ kén cao nhất.

Kết quả khảo nghiệm cơ bản cho thấy, cặp lai (HLS x Jn) x 09 nổi trội hơn về năng suất, chất lượng tơ kén và sức sống tằm tương đương đối chứng. Do vậy, chúng tôi chọn cặp lai này đặt tên là VNT1 đưa ra khảo nghiệm sản xuất tại Hải Dương, Hà Nội, Thanh Hóa với đối chứng là giống vàng lai ĐSK x 09 nuôi cùng thời điểm. 3.3.2. Khảo nghiệm sản xuất Bảng 6. Kết quả khảo nghiệm sản xuất cặp lai VNT1 tại Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa

Thời gian nuôi

Địa điểm

Thí nghiệm (VNT1) Đối chứng (ĐSK x 09) So với đ/c

(%) Số lượng

trứng nuôi (vòng)

Tổng số kén thu

(kg)

NS kén BQ/vòng

(kg)

Số lượng trứng nuôi

(vòng)

Tổng số kén thu

(kg)

NS kén BQ/vòng

(kg)

2013 Hà Nội 100 1090 10,90 40 390 9,75 111,79 Hải Dương 200 2502 12,51 60 645 10,75 116,37 Thanh Hóa 200 2586 12,93 60 672 11,20 115,45

2014 Hà Nội 185 2347,5 12,69 60 683,2 11,387 111,44 Hải Dương 440 5892,8 13,39 110 1257 11,427 117,20 Thanh hóa 440 5988 13,61 110 1293,4 11,758 115,74

136

- Kết quả khảo nghiệm sản xuất tại Hải Dương, Hà Nội và Thanh Hóa năm 2013 (bảng 6) cho thấy: Năng suất của cặp lai thử nghiệm đều cao hơn đối chứng từ 11,79% - 16,37%. Năm 2014, năng suất của cặp lai khảo nghiệm tương đối ổn định qua các lứa nuôi và cao hơn đối chứng 11,44% -17,20%.

- Trong 3 nơi nuôi khảo nghiệm thì Hà Nội có năng suất của cặp lai khảo nghiệm và giống đối chứng đều thấp hơn ở Hải Dương và Thanh Hóa, do hiện nay nghề trồng dâu nuôi tằm ở địa phương này không được chú trọng, môi trường nuôi tằm ô nhiễm. Thanh Hóa là một trong những địa phương có trình độ kỹ thuật nuôi tằm và cở sở vật chất được đầu tư cao nên kết quả nuôi tằm khá tốt.

Kết quả khảo nghiệm sản xuất cho thấy, cặp lai mới thích nghi với điều kiện vụ hè ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung và cho năng suất ổn định.

Bảng 7. Kết quả ươm tơ

TT Chỉ tiêu VNT1 ĐSK x 09 (đ/c)

% so với đối chứng

1 Khối lượng toàn kén (g) 1,383 1,279 108,04 2 Khối lượng vỏ kén (g) 0,231 0,198 116,67 3 Tỉ lệ vỏ kén (%) 16,70 15,48 107,88 4 Chiều dài tơ đơn BQ (m) 542 481 112,68 5 Tỷ lệ lên tơ tự nhiên (%) 83,30 75,00 111,07 6 Hệ số tiêu hao (kg) 9, 94 12,05 82,49

Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu công nghệ tơ kén tại Phòng kiểm nghiệm của Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung Ương cho thấy: So với giống đối chứng, kén của cặp lai khảo nghiệm to hơn, tỷ lệ vỏ cao hơn (16,67%), chiều dài tơ đơn và tỷ lệ lên tơ tự nhiên cao hơn lần lượt là 12,68% và 11,07%, hệ số tiêu hao nguyên liệu giảm so với đối chứng 12,05%.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận

1. Giống tằm nhập nội Jn có tổng số trứng/ổ và các chỉ tiêu kinh tế rất cao vượt trội so với các giống đa hệ nguyên trong nước. Tuy nhiên, giống này có khả năng chống chịu với điều kiện nóng ẩm kém. Khả năng kết hợp của giống Jn và các giống HLS, RVHT, VDK tốt nên sử dụng các giống này làm nguyên liệu trong lai tạo giống mới.

2. Các cặp lai (Jn x HLS) x 09, (HLS x Jn) x 09, (RVHT x Jn) x 09, (Jn x RVHT) x 09 có các chỉ tiêu về tổng số trứng cao, năng suất, khối lượng toàn kén cao hơn rõ rệt so với đối chứng và sức sống tằm tương đương đối chứng.

3. Cặp lai VNT1 nuôi tốt trong vụ hè ở miền Bắc, miền Trung. Trứng nở tập, tỷ lệ nở >95%, tằm phát dục đều, con tằm to, ăn dâu khỏe, khi chín tập trung. Năng suất kén đạt 12,69kg kén/vòng trứng, cao hơn đối chứng 15,60%. Chiều dài tơ đơn đạt 542m tăng 12,68% so với giống tằm cũ (ĐSK x 09), đặc biệt tỷ lệ lên tơ tự nhiên đạt 83,3%, từ đó làm cho hệ số tiêu hao nguyên liệu đạt 9,94kg/kg tơ sống và giảm so với giống cũ ĐSK x 09 là 12,05%. 4.2. Đề nghị

Phát triển và nhân rộng giống tằm lai VNT1 ra sản xuất nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng dâu nuôi tằm tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung.

137

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Đảm (1999). Nghiên cứu đặc tính chủ yếu của một số giống tằm đa hệ v à ứng dụng của nó trong tạo giống và sản xuất. Báo cáo nghiên cứu sinh.

2. Nguyễn Thị Đảm và Lê Hồng Vân (2008). Báo cáo điều tra tình hình sản xuất dâu tằm trên một số vùng trọng điểm.

3. Phạm Văn Vượng (2004). Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ nhằ m nâng cao năng suất chất lượng tơ kén.

4. Datta, R.K., D.R. Rao, K.P. Jayaswal, V. Premlatha,R. Singh and B.K. Kariappa (2001). Heterosis in relation to combining ability in multi x bi strain of silkworm,Bombyx moriL. Indian J. Seric., 40: 1-6

5. Dayananda, Premalatha Varadaraj, Murikinati Balavenkatasubbaiah. New breeding resource material for the development of polyvoltine breeds of silkworm, Bombyx Mori L. Tolerant to high temprerature.

6. Kumar.NS, Basavaraja, HK Joge, etc (2008). Heterosis Studies on Hybrids of Cocoon Colour Sex-Limited Breed of the Silkworm, Bombyx mori L. Under Different Environments of Temperature[J]. Journal of The Entomological Research Society, 10(1): 1-12.

7. K. Nagalakshmamma and P. Naga Jyothi (2010). Studies on the Combining Ability of the New Multi and Bi Voltine Hybrids by Line X Tester Analysis in the Silkworm Bombyx mori L. African Journal of Basis &Applied Sciences 2 (1-2) : 54-59.

8. Md. Kamrul Ahsan (2012). Selection strategies considering varietal differences with respect to egg characters of mulberrysilkworm, Bombyx mori L. Univ. j. zool. Rajshahi Univ. Vol.31, pp. 19-22

9. S. Nirmal Kumar, P. Murthy and S.M. Moorthy (2010). Heterosis Studies in Selected Quantitative Traits in Silkworm, Bombyx moriL. African Journal of Basic & Applied Sciences 2 (5-6): 135-143,

10. 杨仁奎 . 家蚕配合力效应及杂种优势研究[J]. 蚕学通讯,2009, 29( 2): 1-5.

138

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG TẰM LƯỠNG HỆ CHO VỤ XUÂN THU TẠI CÁC TỈNH MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG

Lê Quang Tú, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Hương và cs.

TÓM TẮT Đề tài đã thu thập, duy trì và tạo được nguồn vật liệu khởi đầu phong phú. Tiến hành

đánh giá các đặc tính sinh học, kinh tế, năng suất, chất lượng và đánh giá tính kháng bệnh làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống tằm năng suất chất lượng cao. Đã chọn ra được một giống tằm lai lưỡng hệ mới AV86 và 9 tổ hợp lai có triển vọng thích hợp cho vụ xuân thu và 08 tổ hợp lai kén vàng cho vụ hè ở miền Bắc, miền Trung. Đã chọn tạo được giống tằm lai tứ nguyên BT1218, năng suất kén bình quân đạt từ 12 - 14kg kén /vòng, chiều dài tơ đơn 800-1000m, tỷ lệ lên tơ tự nhiên trên 70%, chất lượng kén đạt tiêu chuẩn ươm tơ cấp A trở lên, thích hợp cho các tỉnh miền Bắc, miền Trung. Giống tằm lai tứ nguyên BT1218 đã được Bộ công nhận chính thức vào tháng 5 năm 2016.

Từ khóa: Giống tằm, Giống tằm lưỡng hệ, kén trắng, lưỡng hệ x lưỡng hệ

SUMMARY RESEARCH ON SELECTION AND BREEDING BIVOLTINE SILKWORM RACE FOR SPRING - AUTUMN CROP IN NORTHERN AND CENTRAL PROVINCES

From the starting material such as white silkworm cocoonbivoltine silkworm, were evaluated and selected 11 promising parent breeds. Breeding combined with orientation selectivity created some promising double - cross couples, be intermediary products for the next phase. The average duration of growth was 22 - 26 days. With temperatures condition 28 - 30oC, humidity 80-90%, silkworm - pupae vitality higher than 80%, stable hibernating, the number of eggs/laying reached 437-586 eggs, pure white cocoon, medium wrinkles, less original silk, filament length reached 822 - 996m, the main technological indicators of silk gained A standard upper. From 2012 - 2014 BT1218 hybrid bivoltine silkworm was chosen carefully which made from 2006- 2010,was regionalized in the provinces of Son La, Hai Duong, Thai Binh, Thanh Hoa, with 25,902 rolls of egg. The cocoon productivity gained from 12.79kg to 13.06kg/roll of egg, higher than control race from 0.58% - 28.67%. Good quality silk, filament length> 900m.

20,000 - 25,000 were consumed per year so that cocoon productivity increased from 25-30 tons. According to the current price of cocoons (100 million/ton), the additional income from cocoon reached 2.5-3.0 billions and saving 300-550 millions from silkworm seed expense meanwhile silkworm seed were active, production was stable. Assurance of silkworm seed quality, control disease. BT1218 race was adopted in June 5th2016 by Ministerial Council.

Keywords: silkworm race, bivoltine silkworm race, white cocoon, bivoltine x multivoltine

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dựa theo yêu cầu điều kiện sinh thái của con tằm dâu(Bombyx Mori) thì khí hậu ở

Vùng đồng bằng Sông Hồng và miền Trung bao gồm vụ hè từ tháng 5 -9 có nhiệt, ẩm độ cao chỉ thích hợp nuôi giống tằm lai F1 đa hệ kén vàng. Vụ Xuân (tháng 2-4) và vụ Thu (9-11) có nhiệt độ mát hơn có thể nuôi giống tằm lưỡng hệ có năng suất và chất lượng kén cao phù hợp với yêu cầu thị trường tơ tằm trên thế giới.

Để có được giống tằm lưỡng hệ nuôi ở vụ xuân, thu thuộc vùng đồng bằng sông Hông và miền Trung. Trong gần nửa thập kỷ vừa qua các nhà khoa học Việt Nam đã kế tiếp nhau nghiên cứu tạo ra nhiều giống tằm lưỡng hệ mới như các giống tằm lưỡng hệ Việt Nam

139

618,621,644 (Lê Văn Liêm,1986). Các giống tằm F1 lưỡng hệ tứ nguyên như GQ9312, GQ1235, TQ112, BV1, BV2 (Nguyễn Thị Đảm, Tô Thị Tường Vân) vv. Các giống tằm lưỡng hệ mới đưa ra đã góp phần làm thay đổi cơ cấu giống tằm và nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất dâu tằm tơ.

Tuy nhiên các giống lưỡng hệ tứ nguyên này còn một số nhược điểm như chiều dài xợi tơ và độ lên tơ tự nhiên của kén còn thấp, nên dẫn tới hệ số tiêu hao kén cho một cân tơ cao hơn từ 0,2-0,5kg. Do nhược điểm này mà một số giống tằm lưỡng hệ tứ nguyên mới tạo ra chưa ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.

Vì vậy chúng tôi đã thực hiện nội dung “Nghiên cứu chọn tạo giống tằm lưỡng hệ cho vụ xuân, thu tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung” thuộc đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu chọn tạo giống dâu, tằm thích hợp cho các vùng sản xuất trọng điểm giai đoạn 2011 - 2015.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu

Chọn tạo và phát triển được giống tằm lưỡng hệ năng suất, chất lượng cao nuôi ở vụ Xuân, Thu và các vùng có khí hậu mát mẻ (miền núi phía Bắc và miền Trung), năng suất kén 13-14kg/vòng, chiều dài tơ > 900m. 2.2. Thời gian, địa điểm và vật liệu nghiên cứu

- Đề tài này thực hiện từ năm 2011-2015 có kế thừa sản phẩm trung gian của giai đoạn 2006 - 2010.

- Địa điểm: Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương và các địa phương thuộc tỉnh Sơn La, Thái B ình, Hải Dương, Thanh Hóa.

- Vật liệu nghiên cứu: Vật liệu để lai tạo chọn lọc các giống tằm trong các tập đoàn giống tằm lưỡng hệ, đang được lưu giữ tại Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương, một số giống tằm nhập nội của nước ngoài và một số giống tằm mới chọn tạo trong nước.

- Các tổ hợp lai có triển vọng được chọn lọc từ giai đoạn 2006-2011 để tiếp tục khảo nghiệm. 2.3. Bố trí thí nghiệm

- Các thí nghiệm đánh giá, so sánh các giống tằm bố mẹ và các cặp lai theo phương pháp nghiên cứu chuyên ngành (10TCN 380-99).

- Khảo nghiệm giống theo Khảo nghiệm giống theo QCVN 01 -74: 2011/BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.

140

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá bình tuyển một số giống tằm bố mẹ làm nguyên liệu lai tạo

Bảng 1. Các chỉ tiêu sinh học, kinh tế của các giống tằm làm vật liệu khởi đầu Giống

Chỉ tiêu A2 B42 B46 Đ2 QĐ9 VN1 Y6 A1 810 E38 QĐ7

I. Đặc điểm hình thái, chỉ tiêu sinh học Nguồn gốc giống TQ VN TQ VN TQ TQ TQ TQ NB VN TQ Tính hệ HM HM HM HM HM HM HM HM HM HM HM Dạng tằm Trơn Trơn Trơn Trơn Trơn Trơn C-T Trơn C-T Trơn Trơn Dạng kén Bầu Bầu Bầu Bầu Bầu Bầu Bầu E0 E0 E0 E0 Màu sắc kén Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Thời gian phát dục 1 lứa tằm (ngày) 22-23 22-23 22-23 22-23 23-24 22-24 22-23 23-24 22-24 24-26 23-24

Số trứng trên/1ổ (quả) 494 470 448 437 526 490 586 446 556 485 520 Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu %) 91,73 95,82 95,53 95,40 97,89 96,44 93,56 91,86 93,51 94,15 91,97

Sức sống tằm (%) 81,89 88,83 83,55 80,11 85,22 81,96 82,78 82,89 85,53 85,11 84,88 Sức sống nhộng (%) 87,22 86,17 88,98 82,77 92,39 93,31 87,80 80,95 92,81 95,30 91,53 1. Năng suất, chất lượng kén Năng suất kén/300 tằm tuổi 4(g) 380 380 368 320 381 396 383 376 381 386 383

Tỷ lệ vỏ kén (%) 23,28 21,15 21,79 21,07 21,97 22,35 23,61 21,70 20,38 20,96 21,57 2. Các chỉ tiêu công nghệ tơ kén Chiều dài tơ đơn BQ (m) 966 864 853 845 861 897 822 801 996 845 992 Tỷ lệ lên tơ (%) 87,78 85,59 90,09 77,31 68,51 80,26 76,18 87,64 90,73 79,31 90,12 Tỷ lệ tơ nõn (%) 14,34 14,31 14,42 13,52 11.20 14,12 10,56 14,13 14,41 13,68 15,17 Tiêu hao kén tươi//kg tơ nõn (kg) 6,69 6,86 6,52 7,39 8,93 7,08 9,46 7,07 6,55 7,43 6,32

Ghi chú: TQ: Giống nhập từ Trung Quốc; NB: Giống nhập từ Nhật Bản; VN: Giống chọn tạo trong nước, HM: Hưu miên.

Từ kết quả trên, trong 11 giống lưỡng hệ nguyên đã được bình tuyển sử dụng làm nguyên liệu lai tạo chúng tôi có nhận xét sau.

- Giống có ưu thế về sức sống là các giống: B42; QĐ9; VN1; 810. E38 - Các giống có ưu thế về năng suất là: QĐ9; QĐ7; Y6.VN1 - Về chất lượng kén thì các giống: A2; B46; Y6; VN1 là các giống có ưu thế hơn cả. Số liệu bảng 1 cho thấy tỷ lệ vỏ kén của các giống nguyên đạt từ 20,96-23,61%. Trong

đó giống có tỷ lệ vỏ đạt cao nhất là giống Y6 và A2. Tỷ lệ lên tơ tự nhiên đạt từ 66,51 -90,73%. Chỉ tiêu này thấp nhất ở giống QĐ9 và cao nhất là giống 810. 3.2. Kết quả lai tạo, so sánh các tổ hợp lai mới 3.2.1. Kết quả so sánh các cặp lai nhị nguyên

Từ kết quả đánh giá các chỉ tiêu sinh học, kinh tế của 11 giống tằm sử dụng làm vật liệu khởi đầu. Căn cứ vào mục tiêu tạo giống, bằng phương pháp truyền thống chúng tôi thiết lập 09 cặp lai nhị nguyên.

141

Bảng 2. Các chỉ tiêu sinh học của các cặp F1 nhị nguyên tại Long Biên, Hà Nội

Giống Chỉ tiêu

A2 x Y6

Y6 x A2 VN1xY6 A2 x

QĐ9

Đ2 x B42 (đ/c)

A1 x QĐ7

QĐ7 x E38

QĐ7 x 810

A1 x 810 (đ/c)

Tổng số quả trứng/ổ (quả) 496 501 550 549 514 486 482 526 511

So với đối chứng (%) 96.5 97.47 107 106.81 100 95.11 94.32 102.9 100 Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu (%) 96.52 97.48 97.88 95.11 94.42 93.28 95.69 95.91 97.24

So với đối chứng (%) 102.22 103.24 103.66 100.73 100 95.93 98.41 98.63 100 Sức sống tằm (%) 84.5 80.94 89.11 88.56 82.00 82.00 94.83 88.5 91.61 So với đối chứng (%) 103.05 95.05 108.67 108 100 89.51 103.51 96.605 100 Sức sống nhộng (%) 93.12 84.75 88.15 94.6 88.29 89.05 94.65 93.59 0 So với đối chứng (%) 105.47 95.99 99.84 107.15 100 96.69 102.77 101.62 100

Bảng 3. Năng suất, chất lượng kén của các cặp lai F1 nhị nguyên tại Hà Nội

Giống Chỉ tiêu

A2 x Y6

Y6 x A2

VN1 x Y6

A2 x QĐ9

Đ2 x B42 (đ/c)

A1 x QĐ7

QĐ7 x E38

QĐ7 x 810

A1 x 810 (đ/c)

Năng suất kén /300tằm T4 (g) 436 390 402 405 335 360 419 380 420

So với đối chứng (%) 130,15 108,33 95,943 106,58 100 85,71 99,76 90,5 100

Khối lượng toàn kén (g) 1,671 1,628 1,542 1,543 1,371 1,483 1,484 1,44 1,546

Khối lượng vỏ kén (g) 0,388 0,383 0,369 0,345 0,313 0,338 0,328 0,31 0,333

Tỷ lệ vỏ kén (%) 23,22 23,54 23,93 22,33 22,83 22,77 22,09 21,20 21,55

So với đối chứng (%) 101,71 103,38 108,33 105,18 100 105,7 102,5 98,5 100

Từ kết quả nghiên cứu thu được ở 2,3 bảng trên chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: Cả 9 cặp lai được thiết lập đều có đặc trưng hình thái trứng, tằm, nhộng, ngài đã ổn định. Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đạt được theo mục tiêu để ra. Số quả trứng/ổ đạt 482-549quả, sức sống tằm đạt 80,94-94,83%, sức sống nhộng đạt 84,75-94,65%, năng suất kén/300 tằm T4 đạt 335-427g, tỉ lệ vỏ kén 21,20-23,93%. Dựa vào kết quả thu được và căn cứ vào mục tiêu đề ra chúng tôi đề xuất:

Để lựa chọn cặp lai nhị nguyên để tạo giống tứ nguyên cho vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung (giống có sức chống chịu tốt, chất lượng tơ kén khá) thì cặp lai kén bầu nên chọn các cặp lai (VN1 x Y6), (Y6x A2), (A2 x QĐ9).

Hai cặp kén eo đều có thể tham gia nhưng cặp (A1x810) nổi trội hơn cặp (A1x QĐ7) về chất lượng tơ kén nên để A1 làm mẹ. 3.2.2. Kết quả so sánh các cặp lai tứ nguyên

Từ 9 cặp lai nhị nguyên đã lựa chọn chúng tôi tiến hành lai tạo tạo ra 10 cặp lai tứ nguyên. Kết quả so sánh 10 cặp lai tứ nguyên này được thể hiện ở bảng 4,5 dưới đây.

142

Cả 10 tổ hợp lai tứ nguyên đều có số quả trứng/ổ cao hơn giống đối chứng (LQ2) và tỷ lệ trứng nở hữu hiệu của các cặp tứ nguyên đều trên 90%.

Qua kết quả về sức sống chúng tôi thấy các cặp lai: VA18, AV86, A917, AQ29, A918, QY32 là những cặp lai có khả năng chống chịu với điều kiện ẩm độ cao và chất lượng thức ăn kém. Kết quả xử lý thống kê cho thấy những tổ hợp lai này có sức sống tằm, nhộng vượt trội hẳn so với đối chứng.

- Về năng suất kén: Các tổ hợp lai đạt từ 415-500gr /300 tằm tuổi 4 và đều cao hơn đối chứng. Cao nhất là tổ hợp lai AV86, VA18, A829 đạt 483-500gr và cao hơn so với đối chứng từ 28,80-33,33%.

- Tỷ lệ kén tốt: Các tổ hợp lai đạt >93%. Nhìn chung các cặp lai trên đều xuất hiện ít kén đôi, kén dị hình, kén trong cùng 1 lô tương đối đồng đều.

- Khối lượng toàn kén khá cao đạt 1,550-1,852 gr; kh ối lượng vỏ kén đạt 0,335-0,433 gr. - Tỷ lệ vỏ kén đạt 21,62-24,04%. Trong đó các tổ hợp có thành tích cao nhất về chỉ tiêu

này là AV86, QY32, A829, VA18. Bảng 4. Một số chỉ tiêu sinh học của các giống lai tứ nguyên vụ xuân, thu

năm 2013-2014 tại Long Biên, Hà Nội

Cặp lai tứ nguyên

Số quả trứng

/ổ(quả)

Tỷ lệtrứng nở hữu

hiệu

Sức sống tằm (%)

Sức sống nhộng (%)

Năng suất kén/300tằm

T4 (g)

Khối lượng toàn

kén(g)

Tỷ lệ vỏ (%)TN

VA18 587 95,37 95,33 94,83 483 1,852 22,76 AV86 573 98,16 94,45 96,02 500 1,802 23,04 YQ28 564 95,99 91,44 94,56 425 1,540 21,87 QY32 614 97,18 88,11 91,54 457 1,700 23,28 AQ29 523 95,67 91,33 98,99 450 1,565 21,71 A917 623 95,66 78,00 98,77 415 1,551 21,89 A829 601 96,51 90,33 94,34 483 1,810 22,92 A918 565 91,33 89,55 98,35 457 1,578 22,10 QY82 625 95,83 88,78 97,12 438 1,572 21,83 YA28 610 96,37 93,33 96,88 460 1,550 21,62

LQ2(đ/c) 561 94,21 80,67 67,45 375 1,581 23,14 CV(%) 6,2 5,3 6,7 5,3 6,5 3,4 LSD.05 61,40 2,18 10,25 8,36 49,68 1,50

Số liệu bảng 5 là kết quả kiểm tra chỉ tiêu công nghệ tơ kén của các cặp lai khảo nghiệm:

Nhìn chung các cặp lai khảo nghiệm đều có chỉ tiêu về chiều dài tơ đơn bình quân thấp hơn so với giống đối chứng (chiều dài tơ đơn BQ của cặp lai từ 776 - 940m. Tỉ lệ lên tơ 90,70-97,55%, trong đó cặp lai VA86 có độ lên tơ tương đương với giống đối chứng (97,47%). Độ sạch của các cặp lai đạt 87,33-95,66%. Tiêu hao kén tươi/kg tơ nõn từ 6,60 -7,53kg, Trong các giống thì chỉ tiêu về tiêu hao nguyên liệu của giống YQ28 và YA28 cao nhất so với đối chứng. Kết quả đánh giá về các chỉ tiêu công nghệ tơ kén của các cặp lai khảo nghiệm trên thì 4 cặp lai VA86, VA18, A829 và QY32 có chất lượng tơ tốt (chiều dài tơ đơn và tiêu hao nguyên liệu/kg tơ nõn xấp xỉ so với đối chứng).

Dựa vào kết quả thu được chúng tôi chọn ra được 4 tổ hợp lai tứ nguyên có triển vọng là VA86, VA18, A829 và QY32 làm sản phẩm trung gian cho giai đoạn kế tiếp.

143

Bảng 5. Năng suất chất lượng kén của các giống lai tứ nguyên vụ xuân, thu năm 2013-2014 tại Long Biên, Hà Nội

Cặp lai tứ nguyên

Độ không đều về độ mảnh tương đối giữa các kén (%)

Chiều dài tơ đơn BQ(m)

Tỷ lệ lên tơ (%)

Tiêu hao nguyên

liệu

Độ sạch (điểm)

Độ gai gút (điểm)

VA18 12,52 887 96,16 6,60 89,00 98,30

AV86 7,22 831 97,47 6,86 87,33 98,86

YQ28 11,48 832 95,19 7,53 90,66 98,86

QY32 7,15 867 90,88 6,65 86,33 98,53

AQ29 10,00 824 94,17 6,76 89,33 99,93

A917 15.38 776 90,70 6,97 89,33 99,60

A829 12,28 853 95,19 6,74 89,33 99,53

A918 6,25 878 92,82 6,81 86,66 99,20

QY82 12,98 776 92,01 6,87 85,66 98,83

YA28 12,99 860 97,55 7,12 89,66 99,80

LQ2(đ/c) 7,03 940 97,55 6,50 95,66 98,53

3.3. Khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất các giống tằm mới có triển vọng 3.3.1. Khảo nghiệm cơ bản các tổ hợp lai mới chọn tạo giai đoạn 2011-2015:

Trên cơ sở nội dung lai tạo và so sánh các cặp lai tứ nguyên có triển vọng đã chọn được 4 cặp lai có năng suất, chất lượng tơ kén tốt để đưa vào khảo nghiệm cơ bản là: (VN1xY6) x (A1x810) = VA18; (A1x810) x (Y6xA2) = AV86; (A1x810) x (A2xQĐ9) = A829; (A1xQĐ7) x (Y6xA2) = QY32. Giống LQ2 làm giống đối chứng.

Các chỉ tiêu sinh học các cặp lai khảo nghiệm Kết quả cho thấy các cặp lai tằm khảo nghiệm có sức sống tằm và sức sống nhộng khá cao

và đều cao hơn cặp lai đối chứng ở mức có ý nghĩa. Cụ thể, cặp lai có chỉ tiêu sức sống tằm và sức sống nhộng cao nhất là cặp lai AV86 đạt từ 92,00-91,64%. Ti ếp đến là cặp lai A829 sức sống tằm, nhộng đạt từ 91,22-92,45%.

Bảng 6. Chỉ tiêu sinh học của 4 cặp lai khảo nghiệm năm 2013-2014 tại Long Biên, Hà Nội

TT Cặp lai tứ nguyên Tổng số trứng/ổ (quả) Tỷ lệ nở (%) Sức sống tằm (%) Sức sống

nhộng (%) 1 VA18 505 97,02 95,22 88,68 2 AV86 507 95,78 92,00 91,64 3 QY32 549 96,13 88,22 93,82 4 A829 576 95,83 91,22 92,45 5 LQ2 (đ/c) 506 95,45 84,83 71,83

CV(%) 6,4 4,7 3,8 4,0

LSD.05 69,23 2,4 4,42 7,10

144

Năng suất, chất lượng kén, tơ của các tổ hợp lai khảo nghiệm Bảng 7. Năng suất, chất lượng kén, tơ của các 4 cặp lai khảo nghiệm

năm 2013-2014 tại Long Biên, Hà Nội

TT Cặp lai

tứ nguyên Năng suất kén/ 300 tằm T4 (g)

So với đối chứng(%)

Tỷ lệ kén tốt

(%)

Tỷ lệ vỏ kén (%)

Chiều dài tơ

đơn (m)

Tỷ lệ lên tơ (%)

Tiêu hao (kg kén/tơ)

1 VA18 486,67 127,51 94,13 22,09 923 90,68 6,97

2 AV86 506,67 133,75 94,34 23,04 869 93,08 6,70

3 QY32 462,33 121,13 88,57 21,94 897 90,65 7,39

4 A829 496,67 130,13 94,24 22,25 896 90,72 6,77

5 LQ2 (đ/c) 381,67 100 95,59 23,47 1024 94,15 6,63

CV(%) 4,4 5,5 3,0

LSD.05 20,83 2,68 1,26

- Số liệu bảng 7 cho thấy: Bốn cặp lai khảo nghiệm có năng suất kén/300 tằm tuổi 4, khối lượng toàn kén, khối lượng vỏ kén cũng như tỷ lệ vỏ kén không khác nhiều so với cặp lai đối chứng. Trong đó nổi bật nhất về cả năng suất và chất lượng kén là cặp lai AV86. Cụ thể cặp lai AV86 có năng suất kén đạt 506gr, tỷ lệ vỏ kén đạt từ 23,04%. Cặp lai A829 cũng có các chỉ tiêu trên cao hơn giống đối chứng như: năng suất kén đạt 496gr; tỷ lệ vỏ kén đạt 22,25%.

- Kết quả kiểm tra chỉ tiêu công nghệ tơ kén của các cặp lai khảo nghiệm: Nhìn chung các cặp lai khảo nghiệm đều có chỉ tiêu về chiều dài tơ đơn bình quân thấp hơn so với giống đối chứng (chiều dài tơ đơn BQ của cặp lai từ 869-923m. Tỉ lệ lên tơ 90,68-94,15%, trong đó cặp lai VA86 có độ lên tơ tương đương với giống đối chứng (93,08%). Tiêu hao kén tươi/kg tơ nõn từ 6,70-7,39kg. Trong 4 giống thì chỉ tiêu về tiêu hao nguyên liệu của giống QY32 cao nhất, và cao hơn so với đối chứng (11,47%). Kết quả đánh giá về các chỉ tiêu công nghệ tơ kén của các cặp lai khảo nghiệm trên thì 2 cặp lai VA86 và A829 chất lượng tơ tốt.

Dựa vào kết quả thu được chúng tôi xếp loại các 4 cặp lai tứ nguyên khảo nghiệm theo các nhóm sau: Nhóm sức sống, năng suất, chất lượng kén tốt là 2 cặp lai AV86, VA18; Nhóm có chỉ tiêu vê tơ tương đối tốt là AV86, A829. 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất cặp lai BT1218

Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm cặp lai tằm tứ nguyên BT1218 được cấu thành từ 4 giống tằm mới (VN1xA2) x (A1x810) của giai đoạn 2006-2010. a. Kết quả khảo nghiệm sản xuất tại một số địa phương:

Trong các năm 2012, 2013, 2014 cặp lai BT1218 đã được đưa ra khảo nghiệm rộng rãi trong điều kiện sản xuất tại Sơn La, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hoá với số lượng 25.902 vòng và đã thu được kết quả hết sức khả quan cả về sức sống cũng như phẩm chất tơ kén. Giống tằm này dễ nuôi, có khả năng chống chịu tốt trong điều kiện bất lợi và cho năng suất ổn định như giống đối chứng. Năng suất kén cả 4 tỉnh đều đạt từ 11,92kg đến 14,27kg kén/vòng trứng. Tuy nhiên giống mới có khối lượng toàn kén và tỷ lệ vỏ cao hơn lên dẫn đến năng suất cao hơn so với giống đối chứng từ 0,36% đến 18,91%. Bình quân của cả các năm năng suất cao hơn là 15,45%.

145

Bảng 8. Kết quả khảo nghiệm giống tằm lai BT1218 tại các tỉnh từ năm 2012-2014

Năm Địa điểm

Giống BT1218 Giống LQ2 (đ/c)

So với đ/c (%)

Số lượng trứng

(vòng)

Tổng số kén thu

(kg)

Năng suất BQ/vòng

(kg)

Số lượng trứng

(vòng)

Tổng số kén thu

(kg)

Năng suất

BQ/vòng (kg)

2012

Sơn La 1.500 21.405 14,27 60 836,40 13,94 102,37 Thái Bình 1.000 12.450 12,45 60 608,40 10,14 122,78 Thanh Hoá 1.600 19.936 12,46 60 613,20 10,22 121,92 Hải Dương 1.000 13.060 13,06 60 609,0 10,15 128,67

Ʃ 5.100 66.851 13,06 240 2,667 11,11 118,93

2013

Sơn La 3.504 48.495 13,84 60 825,60 13,76 100,58 Thái Bình 2.000 25.740 12,87 60 630,0 10,50 122,57 Thanh Hoá 2.500 31.675 12,67 60 679,20 11,32 111,93 Hải Dương 2.290 29.587 11,92 60 640,80 10,68 111,61

Ʃ 10.294 135.497 12,825 240 2,776 11,57 114,01

2014

Sơn La 3.500 48.510 13,86 60 772,8 12,88 107,61 Thái Bình 2.500 32.150 12,86 60 667,2 11,12 115,65 Thanh Hoá 2.356 28.555 12,12 60 603,6 10,06 120,48 Hải Dương 2.152 26.534 12,33 60 685,8 11,43 11,43

Ʃ 10.508 138.546 12,79 240 2.729 11.37 115,75 2012-2014 25.902 338.605 12,89 720 8,172 11.35 115,45

b. Kết quả kiểm tra chất lượng tơ kén: Từ kết quả trên chúng tôi đã lấy mẫu kén ươm về kiểm tra chất lượng tơ kén mẫu nhỏ

tại Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương và mẫu lớn tại Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Mộc Châu.

* Ươm tơ mẫu nhỏ: Kết quả ươm tơ mẫu nhỏ được thể hiện qua bảng 7 được nhận xét như sau: - Về kén: Kén đều, nếp nhăn mịn, nhộng chết ít, màu trắng ngà. Tỉ lệ vỏ kén đạt

21,59%, chiều dài lên tơ đạt 901m, tỉ lệ lên tơ đạt 81,64%. Hơn nữa do giống có sức chống chịu tốt nên tỉ lệ nhộng sống cao đạt 84,00% (tăng 12,64% so với đối chứng).

Kết luận: Chất lượng tơ đạt cấp 2A -3A Bảng 9. Kết quả ươm tơ mẫu nhỏ

TT Chỉ tiêu BT1218 LQ2 (đ/c) 1 Tỷ lệ kén đôi (%) 7,00 7,00 2 Tỉ lệ nhộng sống(%) 84,00 75,35 3 Khối lượng toàn kén (g) 1,53 1,55 4 Khối lượng vỏ kén (g) 0,33 0,35 5 Tỉ lệ vỏ kén (%) 21,59 22,86 6 Độ mảnh BQ tơ đơn (D) 2,39 2,43 7 Chiều dài tơ đơn BQ (m) 901,00 928,00 8 Tỷ lệ lên tơ (%) 81,64 82,42 9 Tỷ lệ tơ nõn (%) 14,91 15,29 10 Tỷ lệ tơ gốc (%) 1,13 0,88 11 Hệ số tiêu hao (kg) 6,70 6,5 12 Độ sạch (điểm) 92,33 92,00 13 Độ gai gút (điểm) 99,63 99,60

146

* Ươm tơ mẫu lớn: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu công nghệ tơ kén mẫu lớn tại Công Ty dâu tằm tơ Mộc

Châu cho thấy: Tỉ lệ lên tơ (81,64%), tỉ lệ tơ nõn/kén tươi 15,77% và hệ số tiêu hao kén/kg tơ nõn 6,77kg đều xấp xỉ so với đối chứng. Số liệu này cho phép chúng ta khẳng định kén của các cặp lai BT1218 đáp ứng được ươm tơ cấp 2A-3A.

Bảng 10. Kết quả ươm tơ mẫu lớn TT Chỉ tiêu BT1218 LQ2 (đ/c) 1 Lượng kén ươm (kg) 7,00 7,00 2 Lượng tơ nõn thu hồi (gr) 1.030 1.069 3 Tỷ lệ tơ nõn thu hồi (%) 14,77 15,27 4 Lượng tơ gốc thu hồi (gr) 159,70 154,63 5 Tỷ lệ gốc thu hồi (%) 2,28 2,21 6 Tiêu hao nguyên liệu/kg tơ nõn (kg) 6,77 6,55 7 Độ mảnh BQ tơ sống (D) 23,60 20,40 8 Sai lệch BQ của độ mảnh (D) 1,70 1,12 9 Độ sạch BQ (điểm) 88,33 91,00 10 Độ gai gút (điểm) 99,10 99,80

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận

1. Kết quả chọn lọc, bình tuyển nguyên liệu khởi đầu và lai tạo các giống tứ nguyên: - Từ nguồn vật liệu khởi đầu là các giống tằm lưỡng hệ kén trắng đã đánh giá bình

tuyển được 11 giống bố mẹ có triển vọng. Lai tạo, kết hợp chọn lọc có định hướng đã tạo được một số cặp lai tứ nguyên có triển vọng và là sản phẩm chung gian cho giai đoạn kế tiếp. Thời gian phát dục của các giống trung bình 22-26 ngày. Trong điều kiện nhiệt độ từ 28-30oC, ẩm độ 80-90% sức sống tằm, nhộng đạt trên 80 %, trứng hưu miên ổn định, số quả trứng/ổ đạt 437-586 quả, kén màu trắng thuần, nếp nhăn trung bình, tơ gốc ít , chiều dài tơ đơn đạt 822 - 996,00m, các chỉ tiêu công nghệ chính về tơ kén đều đạt tiêu chuẩn ươm tơ cấp 2A -3A.

- Kết quả đánh giá về các chỉ tiêu sinh học và công nghệ tơ kén của các tỏ hợp lai tứ nguyên chọn ra được 4 cặp lai VA86, VA18, A829 và QY32 có chất lượng tơ tốt (chiều dài tơ đơn và tiêu hao nguyên liệu/kg tơ nõn xấp xỉ so với đối chứng) làm sản phẩm trung gian cho giai đoạn kế tiếp.

2. Kết quả khu vực hoá giống tằm lai tứ nguyên BT218 trong sản xuất: Từ năm 2012 - 2014 giống tằm lưỡng hệ lai BT1218 được chọn tạo từ giai đoạn 2006-

2010 đã được khu vực hoá tại các tỉnh Sơn La, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hoá, với số lượng 25.902 vòng trứng. Năng suất kén đạt từ 12,79kg đến 13,06kg kén/1vòng trứng, cao hơn giống đối chứng từ 0,58% - 28,67%. Chất lượng tơ kén tốt, chiều dài tơ đơn > 900m. 4.2. Đề nghị

Đề nghị ứng dụng nuôi giống tằm mới BT1218 ở vụ Xuân Thu thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung, nuôi quanh năm ở vùng núi phí Bắc.

147

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Đình Đàn (1994). Kết quả tạo giống tằm lưỡng hệ xuân thu N12, N16, Tạp chí

nông nghiệp và CNTP, No10/1994. 2. Nguyễn Thị Đảm (2005). Kết quả thuần dòng giống tằm lưỡng hệ B42, B46, Kết quả

nghiên cứu khoa học công nghệ trong nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2001-2005. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

3. Lê văn Liêm (1995). Nghiên cứu về lai tạo giống tằm lưỡng hệ thích hợp với điều kiện khí hậu Việt nam. Hội nghị dâu tằm lần thứ 14, Banggalo, ấn Độ 1986.

4. Nguyễn Văn Long (1995). Giống và sản xuất trứng giống tằm dâu. Giáo trình Dâu tằm tơ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Phạm Văn Vượng, Nguyễn Thị Lành và Đào Hồng Cảnh (2000). Nghiên cứu chọn tạo giống tằm lưỡng hệ kén trắng cho vụ hè. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài Chọn tạo giống dâu, tằm, giai đoạn 1996-2000.

6. Tô Thị Tường Vân (2003) . “Các công trình nghiên cứu khoa học về lai tạo giống tằ m trong 15 năm 1998 – 2002”, NXB Nông nghiệp TP.HCM.

7. Phạm Văn Vượng, Nguyễn Thị Đảm và Tô Tường Vân (2004). Nghiên cứu cơ cấu giống tằm thích hợp theo vùng, theo mùa. Đề tài Độc lập cấp nhà nước.

8. Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất chất lượng tơ kén. Báo cáo tổng kết đề tài Độc lập cấp Nhà nước, giai đoạn 2001-2005.

9. Tô Tường Vân (2003). Các công trình nghiên cứu khoa học về Lai tạo giống tằm trong 15 năm 1988- 2002, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Tribhwan Singh and Subla Rao (1996). Heterosis efftect on Economic trails in New hybrids of Silkworm Bombyx mori L. Science of Sericulture Vol 22 No1 Bangalo India.

11. M.N.Narasimhanna (2005). Manual on Silkworm Egg Production. Central silk Board. 12. Regional sericulture centre Guangzhou China (2008). Silkworm egg Production.

148

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG TẰM LAI TỨ NGUYÊN LƯỠNG HỆ MỚI LĐ-09 TẠI LÂM ĐỒNG

ThS. Trịnh Thị Toản, KS. Lê Thị Ngọc Thúy

Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng

SUMMARY

THE TRIAL REARING OF NEW BIVOLTINE DOUBLE-CROSS SILKWORM HYBRID LD-09 IN LAMDONG

This research was conducted in 3 key sericulture production locations in Baoloc, Dilinh and Lamha during both dry season and rainy season in 2013 in order to define adaptability of new bivoltine double-cross silkworm hybrid LD-09. As a result, new silkworm hybrid LD-09 is well-adaptable to conditions in Lamdong. All the indexes such as the percentage of live pupae, cocoon yield, cocoon and silk quality of LD-09 are equivalent to control race LQ2: The percentage of live pupae reaches over 90% and 87% in dry season and rainy season respectively. Average cocoon yield is over 40kg/box, average weight of one cocoon is 1,61g, weight of one cocoon shell is higher 0,32 g, the percentage of cocoon shell is higher 20%, filament length is between 900 and 1000 m, reelability reaches about 90% and 80% in dry season and rainy season respectively, silk quality meets international grade 4ª.

Key words: Double-cross, silkworm hybrid, bivoltine.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây giá tơ kén luôn ổn định ở mức cao, nên sản xuất dâu tằm ở một

số tỉnh Tây Nguyên đặc biệt là Lâm Đồng được duy trì và ngày càng phát triển. Hiện nay ở Lâm Đồng cây dâu là một trong những cây trồng chủ lực với diện tích là 3.635ha (Cục Thống kê Lâm Đồng, 2012) . Giá lá dâu nguyên liệu nuôi tằm ổn định, nhiều hộ đã đầu tư trồng mới nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho nuôi tằm. Tuy nhiên, do chưa chủ động được nguồn trứng giống tằm trong nước mà trứng giống chủ yếu được tư thương nhập từ Trung Quốc, không kiểm soát được chất lượng nên gây ảnh hưởng đến sản xuất.

Việc chọn tạo giống tằm lai tứ nguyên lưỡng hệ đã được Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng tiến hành từ năm 1990. Từ đó đến nay đã lai tạo thành công các giống tằm lai mới như TN10 (1993), TQ112 (2000), TN1278 (2009). Các giống tằm này đã được đưa ra sản xuất và đáp ứng được một phần nhu cầu của sản xuất tại Tây Nguyên. Tuy vậy, chất lượng kén của những giống tằm này vẫn còn thua kém so với giống tằm Trung Quốc đang lưu hành trên thị trường.

Nhằm chủ động và ổn định khâu sản xuất và cung ứng trứng giống tằm, giảm dần sự lệ thuộc vào nguồn trứng giống tằm nhập khẩu, việc chọn tạo giống tằm mới là điều cần thiết. Để phục vụ mục tiêu này, trong khuôn khổ đề tài trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu chọn tạo và công nghệ nhân giống dâu, tằm thích hợp cho các vùng sản xuất trọng điểm” giai đoạn 2011-2015 do Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung Ương chủ trì, nhóm đề tài đã tiến hành nghiên cứu khảo nghiệm giống tằm lai tứ nguyên mới LĐ-09 được tạo từ 4 giống tằm lưỡng hệ BL1, BL2, BL6 và A1 được chọn lọc trong giai đọan 2006-2010 với mục tiêu: Xác định khả năng thích ứng của giống tằm lai mới LĐ-09 này trong điều kiện sản xuất ở Lâm Đồng.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu, địa điểm và thời gian

- Vật liệu nghiên cứu: Gồm 2 giống tằm lai LĐ-09 = (BL1xBL2) x (BL6xA1) và LQ2 (đ/c). - Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Bảo Lộc, huyện Di Linh và huyện Lâm Hà. - Quy mô: 500 hộp trứng.

149

- Thời gian th ực hiện: ở cả 2 vụ mưa (tháng 2-4) và khô (tháng 7-9) năm 2013. 2. Phương pháp nghiên cứu

- Các thí nghiệm đánh giá, so sánh và khảo nghiệm cơ bản giống tằm tiến hành theo tiêu chuẩn ngành (10TCN 380-99) và Quy chuẩn Việt Nam: (QCVN 01-74: 2011BNNPTNT).

- Mỗi điểm theo dõi 10 hộp (20g trứng/hộp)/giống/vụ. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.

- Các chỉ tiêu theo dõi chính: năng suất kén/hộp (kg), tỷ lệ nhộng sống (%), khối lượng kén (g), khối lượng vỏ kén (g), tỷ lệ vỏ kén (%), tỷ lệ kén tốt (%), chiều dài tơ đơn (m), chiều dài lên tơ (m), tỷ lệ lên tơ (%), độ mảnh sợi tơ (Denier), tiêu hao kén tươi/1kg tơ. Đánh giá cấp tơ được thực hiện tại cơ sở ươm tơ tự động.

- Các chỉ tiêu được tính toán theo tiêu chuẩn chuyên ngành (104TCN/ 2003/ QĐ-BNN ngày 7/10/2003). Xử lý kết quả thí nghiệm theo phương pháp IRRISTAT 5.0 và Excel.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Năng suất kén

Giống tằm mới LĐ-09 có năng suất kén bình quân/hộp tương đương với giống đối chứng LQ2, qua phân tích cho thấy không có sự sai khác về năng suất kén giữa giống tằm mới LĐ-09 và đối chứng ở cả 3 điểm nuôi khảo nghiệm (bảng 1). Nuôi vào vụ khô, năng suất kén bình quân/hộp của giống LĐ -09 đạt 42,21kg so với đối chứng là 40,62kg, năng suất kén cao nhất là 44,92kg (ở Lâm Hà) và thấp nhất là 39,87kg (Bảo Lộc). Trong khi nuôi vào vụ mưa năng suất kén bình quân của LĐ -09 đạt 43,15kg/hộp so với đối chứng là 42,11kg/hộp. Giống LĐ-09 cho năng suất cao nhất khi nuôi tại Lâm Hà (45,06kg/hộp) và thấp nhất nuôi ở Bảo Lộc (39,85kg/hộp).

Bảng 1. Năng suất kén của giống tằm LĐ-09 (kg/hộp)

Giống Vụ khô Vụ mưa

Bảo Lộc Di Linh Lâm Hà Trung Bình Bảo Lộc Di Linh Lâm Hà Trung Bình LĐ-09 39,87a 41,83a 44,92a 42,21 39,85a 44,54a 45,06a 43,15 LQ2 37,08a 41,63a 43,16a 40,62 38,94a 44,41a 42,98a 42,11

LSD.05 7,38 8,13 4,65 7,47 9,26 4,63 2. Tỷ lệ nhộng sống

Kết quả điều tra tỷ lệ nhộng sống (bảng 2) cho thấy : chỉ tiêu này của giống LĐ -09 ở mỗi điểm khảo nghiệm nuôi vào vụ khô cũng như vụ mưa đều tương đương hoặc cao hơn so với đối chứng. Nuôi vụ khô, giống LĐ -09 có tỷ lệ nhộng sống trung bình ở cả 3 điểm khảo nghiệm đạt 93,34%, cao nhất là 95,07% (ở Di Linh) và thấp nhất là 92% (Lâm Hà), trong khi đó giống đối chứng trung bình chỉ đạt 84,50%, cao nhất là 91,4% (Lâm Hà) và thấp nhất là 71,42% (Di Linh). Vào vụ mưa, mặc dù thời tiết mưa nhiều và nóng nhưng giống LĐ-09 cũng có tỷ lệ nhộng sống khá cao, trung bình đạt 87,36%, cao nhất là 92,02% (Di Linh) và thấp nhất là 84,55% (ở Bảo Lộc), trong khi đó giống đối chứng có tỷ lệ nhộng sống trung bình đạt 84,39%, cao nhất là 86,39% (Lâm Hà) và thấp nhất là 82,78% (Di Linh).

Bảng 2. Tỷ lệ nhộng sống của giống tằm LĐ-09 (%)

Giống Vụ khô Vụ mưa

Bảo Lộc Di Linh Lâm Hà Trung Bình Bảo Lộc Di Linh Lâm Hà Trung Bình LĐ-09 92,95a 95,07a 92,00a 93,34 84,55a 92,02a 85,51a 87.36 LQ2 90,67a 71,42b 91,40a 84,50 84,00a 82,78a 86,39a 84.39

LSD.05 3,91 1.19 1.55 11,49 15,40 2,04 Nhìn chung, ở cả 3 điểm khảo nghiệm tằm đều phát dục tốt, khỏe, dễ nuôi. Giống tằm lai

mới LĐ-09 đã thể hiện được ưu thế về sức sống và tỏ ra phù hợp với điều kiện nuôi ở Lâm Đồng.

150

3. Chất lượng kén Bảng 3. Chất lượng kén của giống tằm LĐ-09 nuôi vụ khô ở Lâm Đồng

Giống Địa điểm nuôi Tỷ lệ

kén tốt Khối lượng 1

kén Khối lượng 1

vỏ kén Tỷ lệ vỏ kén

(%) (gam) (gam) (%)

LĐ-09

Bảo Lộc 90,24 1,609 0,319 19,83 Di Linh 96,07 1,616 0,325 20,11 Lâm Hà 89,74 1,628 0,331 20,33

Trung bình 92,02 1,618 0,325 20,09

LQ2 (đ/c)

Bảo Lộc 92,58 1,585 0,312 19,68 Di Linh 95,95 1,596 0,332 20,80 Lâm Hà 89,36 1,605 0,334 20,81

Trung bình 92,63 1.595 0,326 20,43

Bảng 4. Chất lượng kén của giống tằm LĐ-09 nuôi vụ mưa ở Lâm Đồng

Giống Địa điểm nuôi Tỷ lệ

kén tốt (%)

Khối lượng 1 kén (gam)

Khối lượng vỏ kén(gam)

Tỷ lệ vỏ kén(%)

LĐ-09

Bảo Lộc 85,43 1,625 0,323 19,88 Di Linh 96,43 1,700 0,345 20,29 Lâm Hà 90,72 1,636 0,339 20,72

Trung bình 90,86 1,654 0,336 20,30

LQ2 (đ/c)

Bảo Lộc 86,85 1,594 0,320 20,08 Di Linh 95,35 1,611 0,331 20,55 Lâm Hà 90,70 1,622 0,334 20,59

Trung bình 90,97 1.609 0,328 20,40 Qua bảng 3, 4 cho thấy tất cả các chỉ tiêu chủ yếu về chất lượng kén như tỷ lệ kén tốt,

khối lượng trung bình 1 kén, khối lượng t rung bình 1 vỏ kén và tỷ lệ vỏ kén của giống tằm LĐ-09 đều không có sự sai khác rõ rệt so với đối chứng ở mỗi vụ nuôi và ở từng địa bàn khảo nghiệm.

Nuôi vào vụ khô: tỷ lệ kén tốt trung bình của LĐ-09 ở 3 điểm khảo nghiệm là 92,02% trong khi đối chứng là 92,63%, cao nhất là ở địa bàn Di Linh (96,07%), thấp nhất là ở Lâm Hà (89,74%). Khối lượng 1 kén, khối lượng 1 vỏ kén và tỷ lệ vỏ kén trung bình của giống LĐ-09 đạt lần lượt là 1,618g; 0,325g và 20,09% so với ở đối chứng có các chỉ tiêu này tương ứng là 1,595g; 0,326g và 20,43%.

Nuôi vào vụ mưa: các chỉ tiêu về chất lượng kén trung bình của cả 3 điểm khảo nghiệm cũng đạt cao không thua kém đối chứng, tỷ lệ kén tốt, khối lượng 1 kén, khối lượng 1 vỏ kén và tỷ lệ vỏ kén ở giống tằm mới lần lượt là 90,86%; 1,654g; 0,336g và 20,30% tương đương so với đối chứng.

151

4. Chất lượng tơ Bảng 5. Chiều dài tơ đơn bình quân của giống tằm mới LĐ-09 (m)

Giống Vụ khô Vụ mưa

Bảo Lộc Di

Linh Lâm Hà

Trung bình Bảo Lộc

Di Linh

Lâm Hà Trung bình

LĐ-09 1125a 1068a 1079a 1091 996a 1058a 989a 1014 LQ2 (đ/c) 952b 953b 951a 952 945a 951a 949a 948

LSD.05 148,35 112,33 209,44 66,99 115,07 64,82

Bảng 6. Tỷ lệ lên tơ của giống tằm mới LĐ-09 (%)

Giống Vụ khô Vụ mưa

Bảo Lộc Di

Linh Lâm Hà Trung

bình Bảo Lộc Di

Linh Lâm Hà Trung

bình

LĐ-09 90.90a 91.035a 95.21a 92.38 78.49a 84.54a 81.27a 81.43

LQ2 (đ/c) 89,96a 92.478a 89.57a 91.02 85.78a 85.86a 81.88a 84.51

LSD.05 5,01 21,19 5,61 10,39 14,00 4,41 Về chiều dài tơ đơn trung bình: qua bảng 5 cho thấy giống LĐ -09 có chiều dài tơ đơn

trung bình ở 3 điểm khảo nghiệm đều đạt trên 1000m ở cả vụ khô lẫn vụ mưa so với giống đối chứng chỉ đạt trung bình khỏang 950m ở cả 2 vụ nuôi trong năm.

Về tỷ lệ lên tơ: kết quả bảng 6 cho thấy tỷ lệ lên tơ của giống LĐ-09 ở tất cả các điểm nuôi khảo nghiệm trong cả 2 vụ nuôi đều không có sai khác rõ ràng so với đối chứng, trung bình đạt 92,38% so với đối chứng là 91,2% (vụ khô) và 81,43% so với 84,51% của đối chứng (vụ mưa).

Bảng 7. Chất lượng tơ ươm bằng máy ươm tơ tự động

TT Chỉ tiêu ĐVT LĐ-09 Đối chứng (LQ2) 1 Chiều dài lên tơ m 800 800 2 Tiêu hao Kg kén/kg tơ 8,1 8 3 Độ lên tơ trên máy % 80 82 4 Độ mảnh bình quân tơ đơn D 2,62 2,75 5 Chất lượng tơ Cấp quốc tế 4A 4A

Ghi chú: Số liệu ươm tơ sản xuất mẫu lớn lô kén LĐ-09 nuôi khảo nghiệm lứa tháng 4/2013 tại Di Linh, do công ty TNHH Dâu Tằm Tơ Phú Cường- Bảo Lộc thu mua kén thực hiện. Để đánh giá chất lượng kén, tơ của giống tằm lai LĐ - 09 trong điều kiện nuôi sản

xuất một cách khách quan, chúng tôi đã phối hợp với công ty TNHH Dâu Tằm Tơ Phú Cường tại Bảo Lộc tiến hành thu mua toàn bộ lô kén LĐ-09 và LQ2 nuôi khảo nghiệm để chế biến tơ trên dây chuyền ươm tơ tự động. Mẫu kén và tơ được Công ty này kiểm tra độc lập và đánh giá chất lượng, xếp loại tơ theo tiêu chuẩn quốc tế (kiểm tra mẫu lớn trong điều kiện ươm tự động).

Kết quả, cho thấy tất cả các chỉ tiêu về chất lượng kén, tơ của giống tằm lai LĐ-09 như: chiều dài lên tơ, tiêu hao kén ra tơ, độ lên tơ trên máy, độ mành bình quân tơ đơn, cấp tơ đều tương đương so với đối chứng LQ2 (bảng 7), đặc biệt tỷ lệ tiêu hao kén tươi ươm tơ tự động ở giống LĐ-09 chỉ cao hơn so với ở đối chứng khoảng 0,1kg, tơ đạt cấp 4A theo tiêu chuẩn cấp tơ Quốc tế. Từ kết quả này cho thấy giống tằm lai tứ nguyên LĐ-09 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của chế biến tơ cả trên máy cơ khí và máy ươm tự động.

152

IV. KẾT LUẬN Giống tằm lai tứ nguyên lưỡng hệ mới LĐ-09 có khả năng thích ứng tốt với điều kiện

nuôi sản xuất ở một số vùng sản xuất dâu tằm trọng điểm ở Lâm Đồng. Tất cả các chỉ tiêu như tỷ lệ nhộng sống, năng suất kén, chất lượng kén, chất lương tơ của giống LĐ-09 đều được thể hiện ngang bằng so với giống đối chứng LQ2 ở cả hai vụ nuôi mùa khô và mùa mưa: tỷ lệ nhộng sống đạt 93,34% (vụ khô), 87,36% (vụ mưa); năng suất kén trung bình trên 40kg/hộp; khối lượng trung bình 1 kén 1,61 gam; khối lượng 1 vỏ kén trên 0,32gam; tỷ lệ vỏ kén đạt 20,43%; chiều dài tơ đơn từ 900-1000m; tỷ lệ lên tơ đạt 92,38% (vụ khô), 80,43% (vụ mưa) và tơ đạt cấp 4A quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tô Thị Tường Vân (2003). Các công trình nghiên cứu khoa học về Lai tạo giống tằm Nhà xuất bản Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.

2. Tô Thị Tường Vân (2009). Báo cáo kết quả nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm giống tằm lưỡng hệ TN 1278 cho vùng tây nguyên, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm đồng.

3. Nguyễn Thị Đảm (2009). Báo cáo kết quả nghiên cứu chọn tạo giống tằm lưỡng hệ Đ2, E38 và cặp lai GQ 2218 phục vụ cho các tỉnh miền Bắ c và miền Trung, Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm Tơ TW, Hà Nội .

4. Phạm Văn Vượng và cộng sự (2004). Báo cáo nghiên cứu các giải pháp KHCN nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tơ kén, Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm Tơ TW, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Đức (2002). Phương pháp kiểm tra thống kê sinh học, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

6. Chi cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2012). Niên giám thống kê Lâm Đồng 2011. 7. ESCAP (1993). “Principles and Techniques of Sikworm Breeding”. United Nations, New

York.

153

KẾT QUẢ LƯU GIỮ NGUỒN GEN GIỐNG TẰM LƯỠNG ĐỘC HỆ

Nguyễn Thị Khánh Ly, Phạm Văn Dương, ĐàoThị Tấn

SUMMARY Collection and preservation of silkworm genetic resources are vital task in breeding

program. Traits including high cocoon productivity, good vitality, large cocoon ratio, long silk as well as characteristic for sex determination are often utilized in new silkworm breeding program. Species in biovoltine, monovoltine are different from origin and physiological. 811 species, sex determination species, has high silkworm vitality originates in Japan. A and 571 species has good silk quality, N16 species has high productivity and nests ratio. These species are valuable sources for new breeding program.

Keywords: Preservation, biovoltine,monovotile, silkworm genetic.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguồn tài nguyên di truyền giống tằm Việt Nam ngày nay khá phong phú với nhiều

giống tằm có đặc trưng, đặc tính hình thái khác nhau. Thực tế ở Việt Nam cho thấy các giống tằm có nguồn gốc xuất sứ khác nhau có các đặc điểm sinh học khác nhau. Lưu giữ, bồi dục các giống tằm đầu dòng, giống gốc được thực hiện bởi cơ quan nghiên cứu và cơ sở sản xuất trứng giống, điều đó chứng tỏ công tác nuôi giữ, bảo tồn giống tằm là hết sức quan trọng.

Vật liệu khởi đầu càng phong phú thì công tác chọn tạo giống càng nhanh chóng đạt được kết quả theo ý muốn. Nhờ có giống gốc nhà tạo giống lợi dụng những điểm nổi bật và đã tạo ra giống mới có giá trị kinh tế cao.

Để làm tốt việc đó là cả một quá trình khó khăn, phức tạp bởi trong tập đoàn giống tằm nhập nội có nguồn gốc nhiều nước khác nhau: Bungari, Liên Xô cũ, Trung Quốc, Nhật Bản. Các giống nhập nội nuôi tại Việt Nam trong điều kiện nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm cùng với tính mẫn cảm của con tằm đã làm cho giống nhanh bị thoái hóa các đặc tính quý hiếm, việc nuôi giữ, bảo tồn chúng gặp không ít khó khăn, trở ngại

Xuất phát từ tình hình thực tế cho thấy công việc lưu giữ nguồn gen giống tằm lưỡng độc hệ là nhiệm vụ cấp thiết hàng năm của nước ta nói chung và Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương nói riêng. Trong đó điều kiện nuôi giữ gần với nguồn gốc thủy tổ của giống là điều kiện kỹ thuật quan trọng hàng đầu

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu

Gồm 8 giống tằm có nguồn gốc khác nhau: - Giống A1 (Vân hổ) có nguồn gốc từ Bungari. - Giống 571 và giống CaH17 có nguồn gốc từ Liên xô cũ. - Giống O1 và giống A có nguồn gốc từ Trung Quốc. - Giống 811 và giống LNB có nguồn gốc từ Nhật Bản. - Giống N16 là giống Việt Nam.

2. Phương pháp nghiên cứu Mỗi giống là một công thức thí nghiệm, mỗi công thức nuôi 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc

lại là hỗn hợp của 8 ổ trứng được cắt mỗi ổ 1/4. Nuôi tằm đến dậy tuổi 4, ăn dâu 2 bữa tiến hành đếm tằm, mỗi mô 300 con tằm theo phương pháp ngẫu nhiên.

Các giống có nguồn gốc Châu Âu được nuôi trong điều kiện nhiệt độ tăng dần từ khi băng tằm cho đến khi ra ngài, sau đó nhiệt độ giảm dần. Còn các giống có nguồn gốc Châu Á nuôi 1 năm 2 lứa theo điều kiện bình thường.

154

Các giống tằm được chăm sóc tốt, chất lượng lá dâu ngon. Số liệu được xử lý thống kê theo chương trình IRRISTAT 4.0 và Excel Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được triển khai nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung

ương - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Ngọc Thuỵ – Long Biên – Hà Nội. 2.3. Thời gian nghiên cứu

Từ vụ Xuân đến vụ Thu 2013.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Đặc điểm sinh học

Các giống trong tập đoàn lưỡng độc hệ có nguồn gốc từ các nước khác nhau có các đặc điểm về trứng, tằm và kén khác nhau. Hầu hết các giống có trứng màu tím, riêng giống A trứng màu đen nhạt, giống A1 có trứng màu trắng. Tằm có dạng tằm chấm và tằm trơn, giống A1 có dạng vân hổ, giống 811 là giống tằm phân biệt giới tính: Con đực dạng tằm trơn, con cái có dạng tằm chấm. Giống 811 có dạng kén eo, còn l ại các giống khác có dạng kén bầu. Kết quả được thể hiện qua bảng 1:

Bảng 1. Đặc điểm sinh học

TT Giống tằm

Nguồn gốc xuất xứ

Đặc điểm trứng

Đặc điểm Tằm

Đặc điểm kén

1 A1 Bungari Trứng trắng Vân hổ Kén bầu dài hơi eo 2 571

Liên xô cũ Trứng tím nhạt Trơn Kén bầu

3 CaH17 Tím đậm Tằm 6 chấm Kén bầu 4 O1

Trung Quốc Tím nhạt, không đều Trơn Kén bầu

5 A Trứng đen nhạt Trơn Kén bầu 6 811

Nhật Bản Trứng tím xanh Tằm trơn, 6 chấm Kén eo, nếp nhăn thô

7 LNB Trứng tím Trơn Kén bầu 8 N16 Việt Nam Trứng tím đậm Trơn Kén bầu dài, mỏng đầu

2. Tỷ lệ ổ trứng tiêu chuẩn và tỷ lệ ổ trứng phá hưu miên Bảng 2. Tỷ lệ ổ trứng tiêu chuẩn và tỷ lệ ổ trứng phá hưu miên

Giống Tỷ lệ ổ trứng tiêu chuẩn (%) Tỷ lệ ổ trứng phá hưu miên Vụ Xuân Vụ Thu Vụ Xuân Vụ Thu

A1 57,05 80,00 23,49 2,22 571 57,83 72,65 31,93 0,00

CaH17 73,29 67,23 13,66 0,00 O1 58,80 67,78 13,90 3,33 A 65,10 66,67 3,00 0,00

811 68,65 68,97 12,43 0,00 LNB 60,33 55,00 0,00 0,00 N16 73,03 82,57 11,18 0,00 Hầu hết các giống trong tập đoàn có tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn không cao ở các vụ

trong năm. Giống A1 có tỷ lệ ổ trứng tiêu chuẩn cao ở vụ Thu trong khi đó giống CaH17 có tỷ lệ ổ trứng tiêu chuẩn cao ở vụ Xuân, giống N16 có tỷ lệ ổ trứng tiêu chuẩn cao nhất trong nhóm ở cả vụ Xuân và vụ Thu. Theo tập tính của giống, vụ Thu nhiệt độ thời tiết giảm dần, các giống đi vào trạng thái hưu miên nên hầu hết các giống có tính hưu miên sâu ở vụ Thu

155

(trừ giống A1 và O1), tỷ lệ ổ trứng phá hưu miên bằng 0,00%, ở vụ Xuân có giống LNB không phá hưu miên, còn lại các giống khác có tỷ lệ phá hưu miên từ 8,50% - 31,93%. 3. Số quả trứng và tỷ lệ trứng nở

Bảng 3. Tổng số quả trứng và tỷ lệ trứng nở

Giống Tổng số quả trứng/ ổ (quả) Tỷ lệ trứng nở (%)

Vụ Xuân Vụ Thu Vụ Xuân Vụ Thu A1 408 417 89,19 84,03 571 536 590 94,18 80,66

CaH17 582 606 93,29 85,08 O1 595 626 96,82 66,80 A 518 539 78,13 74,78

811 561 522 90,19 71,23 LNB 517 585 89,15 85,26 N16 603 543 96,48 87,89 Trong tập đoàn lưỡng độc hệ, các giống có số quả trứng/ ổ cao (trên 500 quả ở cả 2 vụ

Xuân và Thu), riêng giống A1 có số quả trứng < 500 quả. Tỷ lệ trứng nở ở vụ Xuân cao hơn vụ Thu, ở vụ Xuân, tỷ lệ nở đạt từ 78,13% - 96,82%. Ở vụ Thu tỷ lệ trứng nở có sự chênh lệch lớn, giống N16 có tỷ lệ cao nhất là 87,89%, giống O1 có tỷ lệ nở thấp nhất: 66,80%. 4. Sức sống tằm và sức sống nhộng

Vụ Thu thời tiết khô ráo, môi trường bệnh tật ít, hàm lượng nước trong lá dâu thấp do đó sức sống tằm và sức sống nhộng của các giống trong tập đoàn ở vụ Thu cao hơn vụ Xuân, giống A1, LNB, N16 có sức sống tằm kém ở vụ Xuân, giống 811 có sức sống tằm cao nhất ở cả 2 vụ. Kết quả xử lý thống kê cũng cho thấy sự sai khác có ý nghĩa về sức sống tằm của giống này với các giống còn lại. Sức sống nhộng là một chỉ tiêu ít nhiều nói lên chất lượng của giống, ảnh hưởng đến hệ số nhân giống và lượng trứng mà ngài đẻ ra đời sau. Giống N16 có sức sống nhộng cao ở cả 2 vụ Xuân, Thu (bảng 4)

Bảng 4. Sức sống tằm và sức sống nhộng

Giống Sức sống tằm (%) Sức sống nhộng (%)

Vụ Xuân Vụ Thu Vụ Xuân Vụ Thu A1 58,11 84,44 79,44 94,22 571 76,67 84,67 85,65 93,97

CaH17 71,67 86,00 88,24 89,49 O1 71,33 87,67 79,63 95,19 A 70,33 88,33 87,97 94,19

811 78,00 92,78 72,11 77,26 LNB 49,78 85,44 71,25 90,9 N16 61,78 89,00 87,79 95,88

CV (%) 3,4 1,4 LSD 0,05 3,99 2,18

5. Năng suất kén, trọng lượng toàn kén và tỷ lệ vỏ kén Giống LNB và A1 có quả kén nhỏ nên năng suất kén/300 tằm thấp hơn các giống trong

tập đoàn, giống 571 và N16 có dạng kén bầu, quả kén to, năng suất kén/300 tằm cao ở cả vụ Xuân và vụ Thu. Giống 811 dạng kén eo nhỏ là giống tằm phân biệt giới tính có trọng lượng toàn kén thấp nhất trong tập đoàn và giống N16 có trọng lượng toàn kén cao nhất. Vụ Thu,

156

thời tiết khô ráo, hàm lượng nước trong lá dâu thấp do đó chất lượng kén và tỷ lệ vỏ kén cao hơn vụ Xuân. Hai giống có tỷ lệ vỏ kén cao là giống CaH17 ( Xuân: 18,65 % - Thu: 19,77%) và giống 811 (Xuân: 21,27% - Thu 19,43%).

Bảng 5. Năng suất kén, trọng lượng toàn kén và tỷ lệ vỏ kén

Giống Năng suất kén/300 tằm (g) P toàn kén(g) Tỷ lệ vỏ kén (%) Vụ Xuân Vụ Thu Vụ Xuân Vụ Thu Vụ Xuân Vụ Thu

A1 227 342 1,36 1,20 16,36 17,67 571 373 392 1,51 1,50 18,04 18,30

CaH17 340 368 1,58 1,41 18,65 19,77 O1 370 338 1,56 1,46 17,00 17,54 A 310 373 1,40 1,26 18,33 18,68

811 308 355 1,34 1,15 21,27 19,43 LNB 223 322 1,47 1,25 18,37 19,40 N16 372 458 1,62 1,49 18,32 18,95

CV (%) 10,4 13,3 5,9 8,9 LSD 0,05 56,14 85,09 1,87 2,88

6. Chỉ tiêu tơ Bảng 6. Độ mảnh, độ đồng đều, chiều dài và tỷ lệ lên tơ

STT Tên giống

Độ mảnh bình quân

tơ đơn (D)

Độ không đều về độ mảnh (%)

Chiều dài tơ đơn

BQ (m)

Tỷ lệ lên tơ (%) Giữa các

kén Trong

một kén Chung cả

mẫu 1 A1 2,43 ± 0,165 16,59 39,38 42,73 429 69,04 2 571 2,21 ± 0,090 13,33 20,44 24,40 686 68,95 3 CaH17 2,96 ± 0,115 12,42 20,20 23,71 666 69,66 4 O1 2,42 ± 0,089 10,23 21,28 23,61 519 45,85 5 A 2,56 ± 0,107 11,70 25,15 27,74 624 60,15 6 811 1,87 ± 0,083 10,16 17,73 20,44 793 50,52 7 LNB 2,64 ± 0,117 11,69 16,86 20,52 487 42,71 8 N16 2,77 ± 0,112 10,95 25,46 27,71 504 75,87

Bảng 7. Tỷ lệ tơ nõn, tơ gốc, áo nhộng, độ sạch, độ gai gút và tiêu hao nguyên liệu

STT Tên giống Tỷ lệ tơ nõn (%)

Tỷ lệ gốc (%)

Tỷ lệ áo nhộng

(%)

Tiêu hao nguyên liệu

(kg)

Độ sạch (điểm)

Độ gai gút (điểm)

1 A1 9,28 1,19 1,66 10,76 65,00 95,26 2 571 12,38 1,66 1,56 8,07 91,66 95,53 3 CaH17 11,42 2,43 1,88 8,75 80,00 97,26 4 O1 10,16 2,22 2,59 9,53 85,86 99,06 5 A 12,80 1,05 1,97 7,80 99,00 99,60 6 811 11,32 2,57 1,82 8,83 83,66 96,46 7 LNB 10,01 3,70 1,37 9,98 82,66 97,73 8 N16 11,80 0,75 1,89 8,47 78,33 97,93

157

Chất lượng tơ là yêu cầu cao nhất của người tạo giống nói riêng và người nuôi tằm nói chung. Các chỉ tiêu công nghệ tơ không đồng đều giữa các giống. Độ mảnh bình quân tơ đơn là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng sợi tơ của từng giống, các giống A1, 571, O1, A có độ mảnh trong khoảng từ 2,2D – 2,5D thích hợp ươm tơ có chất lượng cao. Tỷ lệ lên tơ chưa đều, giống LNB và O1 có tỷ lệ lên tơ <50%, giống A1, CaH17, 571 và N16 có tỷ lệ lên tơ cao >60%. Các giống A1, O1, LNB tiêu hao nguyên liệu tương đối cao, tiêu hao nguyên liệu ít hơn là giống A và 571. Các giống A, 571, CaH17, 811 có chiều dài tơ đơn cao > 600m. Tỷ lệ tơ nõn và độ sạch của giống A và CaH17 đều cao hơn các giống khác trong tập đoàn (bảng 7).

VI. KẾT LUẬN Các giống tằm trong tập đoàn lưỡng độc hệ có nguồn gốc khác nhau và các đặc tính

sinh học, chỉ tiêu kinh tế khác nhau. Tùy theo mục đích của nhà chọn tạo giống mà có thể sử dụng nguồn gen nào làm vật liệu khởi đầu cho lai tạo giống mới.

1. Sức sống của các giống tằm được đảm bảo, đặc biệt trong điều kiện thời tiết vụ Thu nhiệt độ ôn hòa, thời tiết khô ráo sức sống đạt từ 85% - 92%.

2. Chất lượng tơ đảm bảo, độ mảnh hợp lý ( trừ giống CaH17 và N16). Độ không đồng đều tốt, đạt <30%, độ lên tơ cao từ 60- 75% ( trừ giống O1 và LNB).

3. Các giống tằm trong tập đoàn có thể phục vụ cho công tác tạo giống mới theo các tiêu chí như:

+ Tạo giống tằm phân biệt giới tính sử dụng mẹ là giống 811. + Gống 811 có sức sống tằm cao: ở vụ Thu là 92,78%. + Giống N16 có năng suất caoở cả 2 vụ (Xuân 372 gam- Thu 458 gam). + Giống A và giống 571có chất lượng tơ tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Thị Châm (1995). Giáo trình kỹ thuật nuôi tằm dâu. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 2. Đặng Đình Đàn (1994). Kết quả tạo giống tằm Lưỡng hệ Xuân Thu giống N12; N16. Tạp

chí Khoa học Công nghệ và quản lý kinh tế số 10. 3. Lâm Mộng Hùng, Trần Thị Đoàn (1983), Kết quả lai tạo một số giống tằm Lưỡng hệ

Xuân Thu có phân biệt giới tính ở giai đoạn tằm. Tạp chí “Tằm tơ” số đặc biệt. 4. Nguyễn Văn Long (1995). Giáo trình dâu tằm tơ - Giống và sản xuất trứng giống tằm

dâu. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 5. Phạm Văn Vượng, Đặng Đình Đàn và Bùi Khắc Vư (1997). Sản xuất trứng giống tằm.

Nhà xuất bản Nông nghiệp.

158

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TÍNH THÍCH ỨNG CỦA GIỐNG TẰM LAI LƯỠNG HỆ TỨ NGUYÊN BT1218 Ở CÁC MÙA VỤ VÀ VÙNG SINH THÁI KHÁC NHAU Ở

MỘC CHÂU, SƠN LA VÀ THIỆU HÓA, THANH HÓA

Lê Quang Tú, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Hương

SUMMARY

RESEARCH ON DETERMINING FOR ADAPTATION BT1218 DOUBLE - CROSS BIOVOLTINE HYBRID SILKWORM RACE IN SEASONS AND ECOLOGICAL

ZONES IN MOC CHAU-SON LA, THIEU HOA-THANH HOA

BT1218 double - cross biovoltine hybrid silkworm race has been formed by 4 new biovoltine silkworm races, in which 2 silkworm races with oval shape (VN1, A2) and 2 silkworm ones with waisted shape (A1, 810). These races have been bred by Vietnam Sericulture Research Centre in 2006 - 2010 period. To evaluate the adaptability and efficiency of the new silkworm race in production, we have reared in spring, autumn seasons and different ecological zones of Northern mountain and Central.

BT1218 double-cross biovoltine hybrid silkworm race has good vitality. The average cocoon yield/laying reach 13,76 - 14,50kg, filament length gain 1052 - 1219m, natural silk ratio reach 84,78 - 86,78%. Cocoon quality attain level A standard.

Keywords: biovoltine, hibernating, yield, quality

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành sản xuất dâu tằm tơ là một ngành sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế khá cao trong

các ngành sản xuất nông nghiệp hiện nay. Trung bình một hecta dâu cho thu nhập từ 150-180 triệu đồng/năm.

Trong những năm gần đây, Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung Ương đã lai tạo thành công được một số giống tằm: GQ2218, TN1827, TN1287 ….. có ưu điểm là sức sống cao, thích ứng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt (nóng, ẩm), năng suất kén cao hơn 20-30%, tỷ lệ nhộng sống cao >80%, một số chỉ tiêu công nghệ về tơ kén đều tương đương so với giống tằm của Trung Quốc. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất là độ lên tơ tự nhiên, chiều dài tơ đơn thấp nên hệ số tiêu hao kén cao hơn 0,2-0,5kg. Đó là nguyên nhân chính khiến cho giống chọn tạo trong nước và chuyển giao vào sản xuất chậm.

Một trong những giải pháp quan trọng là phải chú trọng việc chọn tạo và phát triển các giống tằm lai vào sản suất với những giống có tính chống chịu khỏe, phổ thích ứng rộng cho vụ Xuân, Thu ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung, giống phải có chất lượng tơ tốt. Đặc biệt phải có độ lên tơ cao, hệ số tiêu hao thấp, độ sạch phải đạt tơ cấp cao.

Để đáp ứng những yêu cầu trên chúng tôi đã tiến hành nội dung “Nghiên cứu xác định tính thích ứng của giống tằm la i lưỡng hệ tứ nguyên BT 1218 ở vụ xuân, thu cho các tỉnh Miền Bắc, miền Trung” trong khuôn khổ đề tài trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu chọn tạo giống dâu, tằm thích hợp cho các vùng sản xuất trọng điểm” (2011 - 2015).

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu, địa điểm và thời gian

- Vật liệu nghiên cứu: Gồm 2 giống tằm lai BT1218 và LQ2(Đ/c) - Địa điểm nghiên cứu: Gồm vùng cao nguyên Mộc Châu, Sơn La và huyện Thiệu Hóa,

Thanh Hóa. - Thời gian thực hiện: năm 2013

159

2. Phương pháp nghiên cứu - Các thí nghiệm đánh giá, so sánh và khảo nghiệm cơ bản giống tằm tiến hành theo

phương pháp nghiên cứu chuyên ngành (10TCN 380-99) và Quy chuẩn Việt Nam: QCVN 01-74: 2011BNNPTNT.

- Mỗi điểm khảo nghiệm bố trí 20 hộ tham gia , trong đó 10 hộ nuôi tằm thí nghiệm trứng giống tằm mới BT1218 và 10 hộ nuôi giống LQ2 của Trung Quốc (đối chứng).

- Các chỉ tiêu được tính toán theo tiêu chuẩn chuyên ngành (104TCN/ 2003/ QĐ-BNN ngày 7/10/2003). Xử lý kết quả thí nghiệm theo phương pháp IRRISTAT 5.0 và Excel.

- Các chỉ tiêu theo dõi chính: Sức sống, năng suất, chất lượng tơ kén.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Trong năm 2013, cặp lai BT1218 đã được đưa ra thử nghiệm rộng rãi trong điều kiện

sản xuất tại huyện Mộc Châu và huyện Thiệu Hóa với trên 300 vòng và đã thu được kết quả hết sức khả quan cả về sức sống cũng như phẩm chất tơ kén. 1. Năng suất và sức sống

Bảng 1. Năng suất và sức sống của cặp lai BT1218 trong sản xuất

Giống Chỉ tiêu Vụ Xuân Vụ Thu

Mộc Châu Thiệu Hóa Mộc Châu Thiệu Hóa

BT1218 Năng suất kén/vòng (kg) 14,77 13,76 14,55 14,11 Tỷ lệ sức sống (%) 95.25 89.96 95.06 93.47

LQ (đ/c)) Năng suất kén/vòng (kg) 13,15 11,99 13,17 12,04 Tỷ lệ sức sống (%) 90.80 78.94 91.57 88.80

LSD (0,05) 1,76 1,79 1,47 3,75 CV% 7,30 8,00 6,10 16,40

Vụ xuân: từ 28/3/2013-25/4/2013; vụ thu: từ 5/10/2013-30/10/2013 Kết quả bảng 1 cho thấy: Năng suất kén bình quân/vòng trứng BT1218 đạt 14,55-17,77

kg/vòng tại Mộc Châu; 13,76-14,11kg tại Thiệu Hóa, so sánh giữa 2 vùng sinh thái khác nhau không nhiều. Năng suất kén nuôi ở Mộc Châu cao hơn nuôi ở Thiệu Hóa và cao hơn so với đối chứng. Mức độ biến động về năng suất ở hai vùng thấp hơn so với đối chứng LQ. Tỷ lệ về sức sống tại hai vùng đạt 89,96-95,25% cao hơn so với giống đối chứng. 2. Chất lượng kén của cặp lai tứ nguyên BT1218

Bảng 2. Chất lượng kén BT1218 nuôi vụ xuân, thu ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa

Thời vụ Giống Tổngsố kén/1kg

(con)

Tỷ lệ kén tốt (%)

Khối lượng 1 kén (gr)

Khối lượng 1 vỏ kén(g)

Tỷ lệ vỏ kén (%)

Vụ Xuân

BT1218 588 93,22 1,70 0,338 19,93 LQ(đ/c) 625 94,72 1,60 0,335 20,97 CV(%) 2,10 1,50 2,10 0,50 2,40 LSD.05 40,91 4,99 0,12 0,61 1,72

Vụ Thu

BT1218 584 95,45 1,71 0,352 20,55 LQ(đ/c) 583 94,72 1,72 0,374 21,78 CV(%) 4,60 1,10 4,50 9,00 5,20 LSD.05 92,65 3,69 0,27 0,11 3,91

Vụ xuân: từ 28/3/2013-25/4/2013; vụ thu: từ 5/10/2013-30/10/2013

160

Bảng 3. Chất lượng kén BT1218 nuôi vụ xuân, thu ở Mộc Châu, Sơn La

Thời vụ Giống Tổng số kén/1kg (con)

Tỷ lệ kén tốt (%)

Khối lượng 1 kén (gr)

Khối lượng 1 vỏ kén

Tỷ lệ vỏ kén (%)

Vụ Xuân

BT1218 559 95,45 1,79 0,365 20,38 LQ(đ/c) 577 96,18 1,73 0,378 21,81 CV(%) 2,00 5,60 1,30 6,70 LSD.05 6,51 0,31 0,47 4,75

Vụ Thu

BT1218 573 96,79 1,75 0,375 21,44 LQ(đ/c) 579 96,33 1,73 0,380 22,04 CV(%)

2,50 2,70 0,80 1,90

LSD.05

8,10 0,16 0,10 1,40 Vụ xuân: từ 28/3/2013-25/4/2013; vụ thu: từ 5/10/2013-30/10/2013

Chất lượng kén được trình bày qua số liệu bảng 2a, 2b, cặp lai thí nghiệm có khối lượng kén bình quân từ 1,70-1,79gr, khối lượng vỏ kén trong khoảng 0,338-0,375gr. Trong đó, cặp lai thí nghiệm có khối lượng kén bình quân và khối lượng vỏ kén đạt cao nhất khi nuôi ở Mộc Châu. Tỷ lệ vỏ kén đạt cao nhất là 21,44% vào vụ thu nhưng vẫn thấp hơn đối chứng (đối chứng 22,04%). 3. Chất lượng tơ của cặp lai BT1218

Bảng 4. Chất lượng tơ BT1218 vụ xuân, thu ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa

Thời vụ Giống Tỷ lệ tơ nõn (%)

Tỷ lệ lên tơ (%)

Chiều dài tơ đơn (m)

Độ mảnh tơ đơn (D)

Hệ số tiêu hao (kg)

Vụ Xuân

BT1218 14,23 84,78 1052 2,32 7,60 LQ (đ/c) 15,48 86,43 1163 2,48 6,98 CV(%) 2,30 0,60 7,10 2,80 3,70 LSD.05 1,19 1,66 273 0,233 0,931

Vụ Thu

BT1218 15,06 85,68 1166 2,44 7,13 LQ (đ/c) 15,81 86,43 1230 2,55 6,52 CV(%) 2,90 0,70 52,0 1,90 4,00 LSD.05 1,56 2,04 181 0,163 0,95

Vụ xuân: từ 28/3/2013-25/4/2013; vụ thu: từ 5/10/2013-30/10/2013

Bảng 5. Chất lượng tơ BT1218 vụ xuân, thu ở Mộc Châu, Sơn La

Thời vụ Giống Tỷ lệ tơ nõn (%)

Tỷ lệ lên tơ (%)

Chiều dài tơ đơn (m)

Độ mảnh tơ đơn (D)

Hệ số tiêu hao (kg)

Vụ Xuân

BT1218 15,50 85,36 1170 2,41 6,84 LQ (đ/c) 16,01 87,26 1252 2,58 6,97 CV(%) 3,20 0,40 3,50 2,80 5,40 LSD.05 1,76 0,15 147 0,24 1,29

Vụ Thu

BT1218 15,06 86,78 1219 2,49 7,15 LQ (đ/c) 16,91 87.43 1230 2,58 6,41 CV(%) 2,90 0,70 3,00 0,60 3,50 LSD.05 1,56 2,04 1,25 0,50 0,83

Vụ xuân: từ 28/3/2013-25/4/2013; vụ thu: từ 5/10/2013-30/10/2013 - Kết quả ở bảng 4, 5 cho thấy: Cặp lai có tỷ lệ tơ nõn nuôi ở Thiệu Hóa thấp hơn so với

nuôi ở Mộc Châu và chênh lệch thấp hơn không đáng kể so với đối chứng.

161

- Tỷ lệ lên tơ: Cặp lai thí nghiệm ở cả hai vùng sinh thái đều thấp hơn so với đối chứng tại Thiệu Hóa đạt 84,78-85,68%, Mộc Châu đạt 85,36-86.78%.

- Chiều dài tơ đơn: Cặp lai BT1218 có chiều dài tơ bình quân đạt 1052-1219m và chênh lệch không đáng kể so với đối chứng.

- Hệ số tiêu hao nguyên liệu/kg kén tươi: Hệ số tiêu hao nguyên liệu của cặp lai tứ nguyên thí nghiệm trong khoảng 6,84-7,6kg, tương đương so với đối chứng (giống đối chứng từ 6,41-6,97kg).

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Cặp lai lưỡng hệ tứ nguyên BT1218 có khả năng nuôi tốt ở miền núi phía Bắc (Mộc Châu) và miền Trung (Thiệu Hóa). Tuy nhiên nuôi ở Mộc Châu tốt hơn ở Thiệu Hóa.

- Ở các lứa khảo nghiệm tại Mộc Châu cho năng suất kén bình quân đạt 14, 55-14,77 kg/vòng (So với đối chứng tăng 8,52 -10,48% ). Chiều dài tơ đơn đạt 1194m, tỷ lệ lên tơ đạt 86,07%.

- Kết quả khảo nghiệm tại Thiệu Hóa cho thấyở cả 2 vụ xuân, thu năng suất kén bình quân đạt 13,76 -14,11kg/vòng (So với đối chứng tăng 14,76 -17,44%). Chiều dài tơ đơn đạt 1109m, tỷ lệ lên tơ đạt 85,23%. 2. Đề nghị

Giống tằm BT1218 có thể nuôi quanh năm ở các tỉnh miền núi phía Bắc; vụ xuân và vụ thu ở tại các tỉnh miền Trung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Đảm, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Hương và Nguyễn Thị Len (2011).

Báo cáo tổng kết đề tài khoa học kỹ thuật độc lập cấp Nhà nước: Nghiên cứu một số giải pháp khọc công nghệ nhằm phát triển sản xuất dâu tằm bền vững phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

2. Nguyễn Văn Long (1995). Giáo trình dâu tằm tơ, giống và sản xuất trứng giống tằm dâu. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Phạm Văn Vượng và Nguyễn Thị Đảm (2004). Báo cáo tổng kết đề tài khoa học kỹ thuật độc lập cấp Nhà nước: Nghiên cứu các giải pháp KHCN nhằm nâng cao năng suất chất lượng tơ kén, Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ TW, Hà Nội. Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Viết Tạp chí Khoa học và công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. No.2(48)/2014

162

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG TẰM VỚI ĐỘC TỐ FLO (F)

Nguyễn Thị Thu

TÓM TẮT Để tìm hiểu sức đề kháng của giống tằm với độc tố Flo, chúng tôi đã sử dụng10 giống

tằm của ba nhóm giống để lây nhiễm Flo, bằng cách cho tằm ăn lá dâu có phun dung dịch NaF với nồng độ 300 ppm. Kết quả cho thấy nhóm giống tằm lai F1 đa hệ chống chịu với độc tố Flo tốt hơn nhóm giống lai F1 lưỡng hệ. Trong nhóm giống tằm lai F1 đa hệ thì giống lai F1 BMC x TQ có sức đề kháng với Flo tốt nhất. Tỷ lệ tằm bị vỡ đốt của giống này chỉ có 4%, năng suất kén giảm 5%, khối lượng toàn kén và tỷ lệ vỏ kén giảm 1% so với công thức đối chứng.

Trong nhóm giống tằm nguyên lưỡng hệ, giống tằm O1 và O2 tuy tỷ lệ bệnh vỡ đốt cao hơn giống tằm A1, nhưng mức giảm năng suất và phẩm chất kén thấp hơn. Đặc biệt tỷ lệ nhộng sống, nhộng cái và hệ số nhân giống đạt cao nhất.

ABSTRACT THE PRELIMINARY RESULTS OF STUDY ON RESISTANCE TO FLUORINE

TOXICANT OF SOME SILKWORM RACES Nguyen Thi Thu

In order to gain the understanding of resistance to Fluorine toxicant of silkworm races against, ten silkworm races of three silkworm groups were poisoned by feeding with mulberry leaves contaminated by NaF solution 300ppm. The study showed that multivoltine F1 hybrids were resistant to Fluorine toxicant better than bivoltine F1 hybrids. Of multivoltine F1 hybrids, the hybrids BMC x TQ had the highest resistance to Fluorine toxicant. The proportion of silkworms with toxicosis in multivoltine race was 4%, the yield of silkworm cocoon reduced 5%, the total weight of cocoon and the ratio of cocoon shell reduced 1% compared with control.

In bi

Từ những năm 1970 trở lại đây, khí thải Flo đã gây hại chủ yếu ở các vùng trồng dâu nuôi tằm của tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây[1]. Theo kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc, các xí nghiệp, nhà máy có sử dụng nguyên liệu chất đốt là than đều sản sinh ra khí HF và SO2 có hại cho tằm dâu. Chất HF gây tác hại lớn nhất và có thể làm giảm năng suất kén từ 50-70% (Hà Văn Phúc & cs, 1998)[2]. Theo Yang Da- Zheng [1], cứ đốt 1kg than sẽ thải ra 40 -300

voltine race, silkworm races O1 and O2 showed lower decrease in yield and quality of cocoon than silkworm race A1 despite its higher proportion of silkworms with toxicosis. In particular, these races had the highest proportion of living and female pupae and the highest silkworm multiplication coefficient

Key words: Silkworm with toxicosis, Fluorine toxicant, Diseases toxicosis

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong số nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất dâu

tằm Việt Nam là do bệnh hại tằm. Kết quả điều tra trong các năm qua ở vùng đồng bằng Sông Hồng cho thấy hàng năm thất thoát kén do bệnh hại tằm chiếm trên 35% tổng sản lượng kén trong năm [5]. Không kể một số loại bệnh truyền nhiễm (bệnh do nấm, virus, v.v…), tằm dâu (Bombyx mori) còn bị hại do một số bệnh không truyền nhiễm như bệnh ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật và khí thải công nghiệp[3].

163

gam khí Flo. Khi lò gạch đạt tới 800 -1000oc thì 88-100% khí Flo từ trong lò gạch thải vào không khí.

Ở Việt Nam, tằm dâu bị bệnh ngộ độc do khí thải Flo đã phát sinh ở một số vùng trồng dâu nuôi tằm thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hà Nội v.v..Tại xã Tống Trân (Phủ Cừ), Hồng An (Kim Động) thuộc tỉnh Hưng Yên nuôi tằm thường xuyên bị ngộ độc khí Flo nên đã phải bỏ trồng dâu nuôi tằm.

Mức độ bị ngộ độc khí thải Flo ở tằm dâu phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có đặc tính giống tằm. Đây là lý dotieens hành nghiên cứu sức đề kháng của một số giống tằm với độc tố Flo (F).

II. VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu

- Một số giống tằm lai F1 kén vàng (Giống ĐVx TQ; ĐTm x TQ; BMC x TQ), một số giống tằm lai F1 lưỡng hệ kén trắng (Giống 1827; 1862), một số giống tằm Trung Quốc nhập nội (LQ2; A1; A2;O1; O2). Hoá chất NaF để tạo ra độc tố Flo 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu - Phun dung dịch NaF nồng độ là 300ppm vào lá dâu, để khô rồi cho tằm ăn hai bữa liên

tục đầu tuổi 4, sau đó cho ăn dâu bình thường đến khi tằm chín. - Đối chứng phun nước sạch vào lá dâu ở hai bữa đầu tuổi 4, để khô rồi cho tằm ăn - Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc lại, mỗi

lần nhắc lại là 300 con tằm tuổi 4. Theo dõi thí nghiệm theo phương pháp thông dụng trong nghiên cứu dâu tằm được công bố trên tạp chí “Tơ tằm” số đặc biệt 1983.

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 10 năm 2008, tại Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ (Ngọc Thuỵ, Long Biên, Hà Nội).

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Ở các công thức thí nghiệm sau khi tằm ăn lá dâu có phun dung dịch NaF thì đều có

triêụ chứng tằm phát dục không đều biểu hiện như con to, con nhỏ, con ngủ sớm, ngủ muộn. Những con nhỏ hoặc ngủ muộn trên lớp da xuất hiện các chấm đen, sau đó các chấm đen này lan rộng tạo thành vòng đen. Khi lớp da tại các chấm đen hoặc vòng đen bị vỡ ra thì tằm chết. Vì thế nông dân thường gọi tên bệnh này là bệnh vỡ đốt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do độc tố Flo sau khi đã xâm nhập vào cơ thể con tằm, phá huỷ phá huỷ tế bào da và một số men tiêu hoá, làm cản trở quá trình đồng hoá của tằm. Vì thế tằm ăn dâu yếu, làm cho phát dục không đều, kéo dài, cơ thể nhỏ lại. Số liệu ở bảng 1 còn cho thấy mức độ con tằm bị bệnh vỡ đốt thay đổi tuỳ thuộc đặc tính giống tằm.

So sánh giữa các giống tằm lai F1 lưỡng hệ kén trắng (1827, 1862, LQ2) với giống tằm lai F1 đa hệ (ĐV x TQ; ĐTm x TQ; BMC x TQ) thì ở các giống tằm lai F1 lưỡng hệ đều có tỷ lệ bệnh vỡ đốt cao hơn rất nhiều. Hiện tượng này cho thấy các giống tằm lưỡng hệ có năng suất chất lượng tơ cao đều có sức đề kháng với điều kiện ngoại cảnh kém hơn các giống tằm đa hệ. Trong 3 giống tằm lai F1 đa hệ, giống BMCxTQ có tỷ lệ bệnh vỡ đốt thấp nhất (4,07%). Kết quả nghiên cứu ở một số thí nghiệm khác đều đã khẳng định giống BMC có sức đề kháng rất tốt với độc tố Flo. Vì thế trong tổ hợp lai F1 có giống BMC tham gia đã có tác dụng nâng cao sức đề kháng Flo.

Trong bốn giống tằm lưỡng hệ nguyên chủng nhập nội của Trung Quốc (A1; A2; O1; O2), giống tằm A2 có tỷ lệ tằm bị bệnh vỡ đốt và bệnh khác cao nhất (59,66%). Giống A1 có tỷ lệ bệnh vỡ đốt thấp (30,83%) hơn so với giống O1 và O2.

164

Bảng 1. Ảnh hưởng của độc tố Flo đến tỷ lệ tằm bị bệnh vỡ đốt và bệnh khác ở một số giống tằm

Giống tằm

Tỷ lệ tằm bị bệnh vỡ đốt (%)

Tỷ lệ tằm bị bệnh khác (%)

Tổng cộng bệnh (%)

Thí nghiệm Đối chứng Thí

nghiệm Đối

chứng Thí

nghiệm Đối

chứng 1827 53,86 (100) 0 15,93 26,20 69,79 26,20 1862 46,17 (85) 0 14,66 14,33 60,83 14,33 LQ2 49,50 (91) 0 20,16 28,83 69,66 28,83 A1 30,83 (100) 0 8,00 20,50 38,83 20,50 A2 41,16 (133) 0 18,50 38,50 59,66 38,50 O1 36,50 (118) 0 8,33 13,16 44,83 13,16 O2 38,16 (123) 0 9,50 37,00 47,66 37,00 ĐVxTQ 17,83 (100) 0 3,50 8,10 21,33 8,10 ĐTm x TQ 14,54 (81) 0 5,10 15,85 19,64 15,85 BMCxTQ 4,07 (22) 0 6,00 6,75 10,07 6,75

LSD0,05 2,34 - 1,62 1,44 - - CV% 4,10 - 8,70 4,10 - -

Ghi chú: (…) chỉ số % Phần lớn công thức thí nghiệm của các giống tằm tỷ lệ tằm bị các bệnh khác đều thấp

hơn so với công thức đối chứng. Sự sai khác này là do nhiều con tằm ở công thức thí nghiệm vừa bị bệnh vỡ đốt vừa bị một số bệnh truyền nhiễm như vi khuẩn, virus… Những con tằm bị hại ở nhóm bệnh này đều được phân vào nhóm tằm bị bệnh vỡ đốt.

Do tỷ lệ nhiễm bệnh vỡ đốt của các giống tằm khác nhau, nên sức sống tằm nhộng và năng suất kén thu được ở các công thức t hí nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch nhau (bảng 2).

Bảng 2. Ảnh hưởng của độc tố Flo đến tỷ lệ tằm kết kén và năng suất kén của các giống tằm thí nghiệm

Giống tằm Tỷ lệ tằm kết kén (%) Năng suất /300 tằm (gam)

Thí nghiệm Đối chứng Thí nghiệm Đối chứng 1827 30,10 (40) 73,78 (100) 127,60 (37) 340,00 (100) 1862 39,06 (45) 85,57 (100) 185,00 (44) 415,00 (100) LQ2 30,33 (42) 71,10 (100) 135,00 (39) 345,00 (100) A1 61,10 (76) 79,45 (100) 255,00 (73) 345,00 (100) A2 40,33 (66) 61,40 (100) 135,00 (54) 250,00 (100) O1 55,00 (63) 86,80 (100) 250,00 (60) 410,00 (100) O2 52,30 (83) 62,95 (100) 205,00 (78) 260,00 (100) ĐVx TQ 78,60 (85) 91,82 (100) 335,00 (79) 418,89 (100) ĐTm x TQ 80,33 (95) 84,10 (100) 362,50 (86) 420,99 (100) BMC x TQ 89,90 (96) 93,20 (100) 412,02 (95) 433,13 (100)

LSD0,05 3,04 1,95 7,47 9,66 CV% 3,20 1,50 1,80 1,60

Ghi chú: (…) % so với đối chứng Ở công thức thí nghiệm, các giống tằm do bị nhiễm độc NaF nên tỷ lệ tằm kết kén đều

thấp hơn so với công thức đối chứng (trị số này dao động từ 60-4%). Vì thế năng suất kén thu

165

được ở công thức thí nghiệm đều thấp hơn so với đối chứng (63-5%). Khi tằm ăn 2 bữa lá dâu có nhiễm độc tố Flo 300 ppm ở đầu tuổi 4 thì năng suất kén đã bị giảm đi từ 63-5%. Mức độ giảm của năng suất kén cao hay thấp tuỳ thuộc vào sức đề kháng của từng giống tằm. Nhóm giống tằm lai F1 đa hệ vừa có tỷ lệ tằm kết kén đạt cao nhất (78,60- 89,90%) vừa có mức độ giảm về tỷ lệ kết kén giữa thí nghiệm và đối chứng là thấp nhất (15- 4%). Nhóm giống tằm lưỡng hệ nguyên thì giống O2 có mức độ giảm của chỉ tiêu này giữa hai điều kiện thí nghiệm là thấp nhất (17%).

Trong 3 nhóm giống tằm thí nghiệm giống 1862 (F1 lưỡng hệ), O2 và A1 (giống lưỡng hệ nguyên) và BMC x TQ (F1 đa hệ) có mức giảm năng suất kén ở công thức thí nghiệm ít hơn so với các giống tằm trong nhóm. Cá biệt ở giống BMC x TQ, năng suất kén chỉ giảm 5% so với đối chứng. Kết quả này mở ra hướng mới cho việc sử dụng giống tằm đa hệ BMC để lai tạo giống tằm kháng Flo.

Trung Quốc đã lai tạo ra giống tằm “Luân 21 x Xô 65” kháng Flo. Tằm con của giống tằm này có khả năng ăn được lá dâu có nhiễm độc tố Flo 80 ppm, nhưng ảnh hưởng không đáng kể đến năng suất kén [4].

Số liệu bảng 3 cho thấy khối lượng toàn kén và tỷ lệ vỏ kén của các giống tằm ở công thức thí nghiệm đều có trị số nhỏ hơn so với công thức đối chứng, trong đó khối lượng toàn kén có mức giảm từ 1-18%, còn tỷ lệ vỏ kén giảm từ 1- 4 %. Như vậy khối lượng toàn kén có mức giảm cao hơn so với tỷ lệ vỏ kén. Nguyên nhân có sự giảm của hai chỉ tiêu này là do con tằm khi đã bị nhiễm độc tố Flo thì mọi chức năng hoạt động sống của cơ thể đều yếu đi, làm cho con tằm ăn dâu kém, tỷ lệ tiêu hoá thức ăn cũng thấp, con tằm nhỏ hơn so với con tằm bình thường không bị nhiễm Flo.

Bảng 3. Ảnh hưởng của Flo đến phẩm chất kén

Giống tằm

KL toàn kén (gam) KL vỏ kén (gam) Tỷ lệ vỏ kén (%) T.nghiệm Đ.chứng T.nghiệm Đ.chứng T.nghiệm Đ.chứng

1827 1,41 (92) 1,53 (100) 0,29 0,31 20,00 (98) 20,45 (100) 1862 1,49 (94) 1,59 (100) 0,30 0,33 20,12 (98) 20,60 (100) LQ2 1,48 (92) 1,61 (100) 0,30 0,34 20,67 (98) 21,17 (100) A1 1,27 (95) 1,35 (100) 0,26 0,28 20,32 (99) 20,54(100) A2 1,13 (82) 1,37 (100) 0,23 0,25 20,00 (98) 20,49 (100) O1 1,44 (97) 1,48 (100) 0,26 0,27 17,96 (97) 18,50 (100) O2 1,35 (96) 1,40 (100) 0,24 0,26 17,93 (96) 18,73 (100) ĐVx TQ 1,38 (95) 1,46 (100) 0,24 0,25 17,10 (98) 17,41 (100) ĐTm x TQ 1,43 (95) 1,50 (100) 0,25 0,26 17,19 (99) 17,28 (100) BMC x TQ 1,47 (99) 1,488 (100) 0,25 0,26 17,24 (99) 17,50 (100)

Ghi chú: (…) % so với đối chứng Trong số 10 giống tằm thí nghiệm, có một số giống kháng Flo khá hơn nên mức độ

giảm khối lượng toàn kén và tỷ lệ vỏ kén ít hơn như giống 1862 (6 và 2%), A1(5 và 1%), O1 (3 và 3%); O2 (4 và 4%). Đặc biệt giống BMC x TQ hầu như sự chênh lệch về hai chỉ tiêu này giữa công thức thí nghiệm và đối chứng sai khác không đáng kể (chỉ có 1%). Các giống tằm lai F1 đa hệ, nhìn chung mức độ giảm hai chỉ tiêu phẩm chất kén đều thấp hơn so với các nhóm giống tằm lưỡng hệ nguyên và lưỡng hệ lai F1.

Mục đích nuôi tằm giống nguyên để sản xuất trứng giống là thu được nhiều ổ trứng và chất lượng trứng tốt. Kết quả thí nghiệm chúng tôi trình bày ở bảng 4 cho thấy các giống tằm có cùng số lượng tằm nuôi (300 con), nhưng ở công thức thí nghiệm do con tằm bị nhiếm độc tố flo nên số lượng nhộng sống thu được ở 4 giống tằm đều ít hơn số nhộng sống ở công thức đối chứng từ 62-20%. Giống tằm O2 có số nhộng ở cả hai công thức thí nghiệm và đối chứng đều cao nhất ( 124,20 và 154,43) và tỷ lệ chênh lệch số nhộng giữa hai công thức cũng là thấp

166

nhất (20%), tiếp đến là giống O1, còn giống tằm A2 đều có số nhộng ở cả hai công thức là thấp nhất (50,81 và 132,42) và chênh lệch cao nhất (62%).

Nhộng cái là chỉ tiêu liên quan chặt chẽ với hệ số nhân giống, nó rất mẫn cảm với những điều kiện ngoại cảnh bất lợi trong đó có các chất độc hại với con tằm. Trong điều kiện phù hợp với sinh lý của con tằm thì tỷ lệ nhộng đực và nhộng cái chênh lệch nhau không lớn. Ở công thức đối chứng, tỷ lệ nhộng cái dao động từ 45-51%, nhưng ở công thức thí nghiệm thì tỷ lệ này giảm đi rất nhiều và chỉ đạt 32-45%. Trong đó giống tằm O2 và O1 tỷ lệ nhộng cái đạt cao nhất (45 và 44%), thấp nhất vẫn là giống tằm A2 (32%). Số ổ trứng đạt tiêu chuẩn nhân giống ở công thức thí nghiệm của giống O1 và O2 cũng đạt cao nhất (76 và 74 ổ), trị số này thấp nhất ở giống tằm A2( 40 ổ)

Bảng 4. Ảnh hưởng của độc tố Flo đến kết quả nhân giống

Giống tằm Số lượng nhộng sống (con) Tỷ lệ nhộng cái (%) Số ổ trứng đạt tiêu chuẩn

của 100 ngài cái (ổ)

Thí nghiệm Đối chứng Thí nghiệm Đối chứng Thí nghiệm Đối chứng

A1 104,67 (54) 194,44 (100) 37 51 65 84 A2 50,81 (38) 132,42 (100) 32 51 40 63 O1 137,75 (58) 235,88 (100) 44 45 74 88 O2 124,20 (80) 154,43 (100) 45 46 76 79

LSD0,05 4,70 4,66 2,97 3,39 3,39 3,15 CV% 2,40 1,40 4,00 3,70 2,80 2,10

Ghi chú: Ổ trứng đạt tiêu chuẩn có số quả trứng trong ổ từ 400 quả trở lên (…) % so với đối chứng

Dẫn liệu phân tích ở trên cho thấy khi con tằm ăn lá dâu có nhiễm độc NaF ở đầu tuổi 4, không chỉ làm giảm năng suất và phẩn chát kén giống mà sự ảnh hưởng này còn tiếp tục kéo dài đến giai đoạn nhộng và giai đoạn ngài như tỷ lệ nhộng chết tăng, sức sống của nhộng ngài cái và khả năng đẻ trứng của ngài cái giảm đi.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Con tằm dâu (Bombyx mori) ăn lá dâu có nhiẽm độc tố Flo đều có triệu chứng tằm phát dục không đều như con to con nhỏ, ngủ sớm, ngủ muộn. Trên mình con tằm có các đốm đen làm cho lớp da dễ vỡ và tằm chết.

Mức độ bị hại do độc tố Flo tuỳ thuộc vào một số yếu tố, trong đó có đặc tính giống tằm. Trong ba nhóm giống tằm thí nghiệm, nhóm giống tằm lai F1 đa hệ có sức đề kháng với Flo tốt nhất. Tỷ lệ tằm bị vỡ đốt chỉ dao động từ 4 -17%, năng suất kén giảm từ 5 -21% và phẩm chất kén giảm không đáng kể. Trong nhóm giống tằm này thì giống BMC x TQ đề kháng với Flo tốt nhất.

Trong nhóm giống tằm nguyên lưỡng hệ nhập nội của Trung Quốc, giống A2 rất dễ mẫn cảm với khí thải Flo. Giống tằm A1 tuy tỷ lệ bệnh vỡ đốt có thấp hơn, năng suất kén cao hơn so với ba giống nguyên còn lại nhưng tỷ lệ nhộng sống và hệ số nhân giống không cao. Giống tằm O1 và O2, đặc biệt là O2 tuy có tỷ lệ tằm bị vỡ đốt cao hơn chút ít so với giống A1 nhưng mức độ giảm về năng suất và phẩm chất kén là thấp. Tỷ lệ nhộng sống, tỷ lệ nhộng cái và hệ số nhân giống cao. 2. Đề nghị

Để hạn chế tác hại của khí thải Flo hiệu quả, nên sử dụng một số giống tằm có đặc tính kháng Flo như giống BMC, O1; O2 làm nguyên liệu khởi đầu để lai tạo ra giống tằm chống chịu với Flo.

167

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Yang-Da-Zheng (1987). “Silkworm toxicosis caused by industrial waste gases”, China

Agricultural Encyclopedia, Beijing Agricultural publisher 2. Ha Van Phuc and Nguyen Thi Dam (1998). Risistance ablity of some multivoltine

silkworm races against Fluorine toxicant (F), Sericologia, 38(1), Lamulatie France 3. Lu Yun- Lian, Lu Fu - An (1985), Silkworm diseases, Regionae sericulture training

centre Guangzhou China 4. Lu Fu – An (1982). Silkworm rearing, Regionae sericulture training centre Guangzhou

China 5. Nguyễn Thị Đảm (1999). Nghiên cứu một số đặc tính chống chịu của tằm đa hệ sử dụng

trong chọn tạo và sản xuất giống tằm vụ hè ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Báo cáo tóm tắt luận án tiến sĩ nông nghiệp. Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Viết

168

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG TẰM SẮN TH1-H NUÔI Ở VỤ HÈ

Nguyễn Trung Kiên1, Nguyễn Thị Hương1, Nguyễn Văn Dũng1 1 Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương

TÓM TẮT Giống tằm sắn TS1-H được tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống tằm PT1 thu thập ở Phú Thọ

với giống TQ1 có nguồn gốc từ Tuyên Quang. Thế hệ F1 được lai lại với giống PT1, sau đó tự phối tạo dòng thuần đến đời thứ 15 được dòng thuần ổn định các tính trạng di truyền. Giống tằm mới TQ1 có ưu điểm là sức sống cao và tỷ lệ tằm sống ở thời kỳ tằm lớn và tỷ lệ nhộng sống đạt trên 95%. Năng suất kén bình quân của một hộp trứng đạt trên 14kg, cao hơn giống đối chứng PT1 từ 15-16%. Lợi nhuận nuôi giống tằm mới TS1 -H trên heccta sắn cao hơn so với nuôi giống tằm cũ là 39%.

Từ khóa: Tằm sắn, kén, trứng, tự phối, lai, dòng tự phối

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong các loại sợi tự nhiên do con tằm làm kén để lấy sợi tơ phục vụ may mặc do con

người được các nhà khoa học phân chia ra làm ba loại là sợi tơ do con tằm dâu (Bombyx mori), sợi tơ do con tằm thầu dầu lá sắn (Eri - silkworm) và do con tằm tạc (Tussaho silkworm) (Qin Li and Liu Yan-Qun, 1987). Trong ba loại sợi tự nhiên đó thì loại tơ tằm dâu có sản lượng cao nhất và chất lượng tốt nhất, tiếp đến là tơ tằm sắn (Fei Wei - Qiang, Chen Qia, 2013).

Sợi tơ tằm sắn tuy không tốt bằng tơ tằm dâu nhưng có nhiều ưu điểm hơn tơ hóa học về độ đàn hồi hút ẩm, cách nhiệt, cách điện, chịu đựng tác dụng của axit, độ bao hợp cao nên chúng rất có ý nghĩa trong may mặc, trang trí, y học, quốc phòng (Ping Wen - Yeu, 2007)

Phát triển tằm sắn là một ngành công nghiệp dựa vào sản xuất nông nghiệp quan trọng cung cấp công ăn việc làm ở nhiều hình thức khác nhau. Trồng cây chủ, nuôi tằm, ươm tơ, kéo sợi, dệt vải đã có nhiều tác động vào sự cải thiện của nền kinh tế nông thôn. Sản xuất tằm sắn hiện nay đang có xu hướng tăng, phát triển mạnh nhất ở Trung Quốc và Ấn Độ (Sarmah, M. C., Ahmed, S. A. & Sarkar, B. N., 2012).

Ở Việt Nam hiện nay chỉ sản xuất hai loại là tơ tằm dâu và tơ tằm sắn thầu dầu. Sản xuất tơ tằm thầu dầu có lợi thế hơn là không phải sản xuất thức ăn cho con tằm mà chỉ khai thác tận dụng là sắn để nuôi tằm, cho nên không mất đất trồng, giảm công lao động trong trồng trọt. Vùng nuôi tằm sắn phân bố ở các tỉnh miền núi của cả nước, bình quân một năm có thể nuôi 5-6 lứa vừa cung cấp nguồn thực phẩm và vải may mặc cho người dân. Nếu sản lượng kén có nhiều thì xuất khẩu cho một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc (Nguyễn Thị Đảm, 2013).

Trong nhiều năm qua công tác nghiên cứu khoa học ở nước ta mới chỉ tập trung cho đối tượng con tằm dâu, còn tằm thầu dầu hầu như không được chú ý, vì thế ngành sản xuất này chưa được phá t triển. Cũng giống như tằm dâu, giống tằm sắn có vị trí rất quan trọng chi phối chủ yếu đến năng suất và nguồn thực phẩm, kén và tơ. Đã nhiều năm nay ở vùng núi nuôi tằm sắn, người nông dân chỉ sử dụng giống tằm địa phương để sản xuất trứng giống theo phương pháp tự phối. Vì thế giống tằm này đã thoái hóa, sức sống yếu nên hiệu quả của sản xuất rất thấp. Mặt khác khí hậu trong một năm đã phân ra hai loại hình hình mùa xuân, mùa thu thì mát, còn mùa hè thì nóng bức, nhưng trong các vùng sản xuất chỉ sử dụng cơ cấu một giống tằm.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế của sản xuất, nội dung "Nghiên cứu chọn tạo giống tằm sắn nuôi cho vụ hè ở vùng đồng bằng Bắc bộ" đã được tiến hành thực hiện.

169

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu

- Giống tằm sắn ký hiệu PT1 có nguồn gốc ở vùng Đồng Lương, Cẩm Khê, Phú Thọ. - Giống tằm sắn ký hiệu YB3 có nguồn gốc ở vùng Báo Đáp, Trấn Yên, Yên Bái. - Giống tằm sắn ký hiệu TQ1 có nguồn gốc ở vùng Hàm Yên, Tuyên Quang. - Giống tằm sắn ký hiệu SL1 có nguồn gốc ở vùng Mường Bon, Mai Sơn, Sơn La. - Giống tằm sắn ký hiệu BL(T) có nguồn gốc ở vùng Bảo Lộc, Lâm Đồng.

2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện - Địa điểm thực hiện: Tại Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương, địa chỉ: Ngọc

Thụy, Gia Lâm, Hà Nội và các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái , Sơn La. - Thời gian nghiên cứu: + Từ 2009 -2013: Nghiên cứu bồi dục , đánh giá chọn lọc giống bố mẹ, lai tạo chọn lọc

các tổ hợp lai. + Từ 2013 -2015: Khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất và xây dựng mô hình

giống mới TS1-H. 2.3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chọn lọc nguyên liệu khởi đầu: Các giống tằm sắn đã thu thập ở các địa phương được nuôi bồi dục kết hợp với cho tự phối cận huyết qua 5 đời (J5) để tạo dòng thuần phục vụ cho nguyên liệu lai tạo giống.

- Phương pháp lai giống: Đề tài áp dụng phương pháp lai thuận giữa các giống bố mẹ, ở thế hệ F1 lai lại với giống PT1, sau đó cho tự phối đến đời F15 để tạo giống lai thuần chủng.

- Khảo nghiệm để đào thải, chọn lọc giống: Bao gồm khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất và ứng dụng nuôi mô hình ở qui mô lớn giống đã được chọn lọc.

* Các chỉ tiêu theo dõi + Tỷ lệ tằm sống(%), tỷ lệ nhộng sống(%) Sau khi đếm tằm, hàng ngày khi thay phân ghi chép đầy đủ số tằm bị thất thoát có

liên quan đến sức sống như tằm bị bệnh bủng, t rong, kẹ. Sau khi đã thu kén tiến hành điều tra xác định tổng số kén, số kén có nhộng sống để tính tỷ lệ tằm sống và tỷ lệ nhộng sống.

Tỷ lệ tằm sống (%) = Tổng số kén thu

x 100 Số kén thu + Số tằm giảm liên quan đến sức sống

Tỷ lệ nhộng sống (%) = Số kén có nhộng sống

x 100 Tổng số kén thí nghiệm

+ Năng suất kén: Tính năng suất kén của 300 con tằm tuổi 4, 1hộp 20g trứng. - Phương pháp phân tích chi phí- lợi tức (bennefit-cost analysis), phân tích tỷ số chi phí

- lợi tức biên tế (MBCR) (Gines & Morris, 1987) được áp dụng. Công thức tính MBCR (marginal benefit cost ratio)

MBCR = Lợi nhuận (E) - lợi nhuận (T)

x 100 TVC (E)- TVC (T)

Trong đó: E = Mô hình nuôi tằm giống mới TS1 -H; T = Mô hình nuôi tằm giống cũ PT1; TVC= total variable cost (tổng biến phí). 2.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý thống kê số liệu

Số liệu thí nghiệm được tổng hợp theo phương pháp thống kê sinh học nông nghiệp và được xử lý trên phần mềm IRRISTAT 5.0 và Excel.

170

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số đặc tính nông sinh học của giống bố mẹ sau khi đã thuần dòng

Sau khi th ực hiện tự phối các giống tằm đã thu thập đến đời thứ 5 đã thu kết quả tại bảng 1. Bảng 1. Năng suất và chất lượngkén của các giống tằm đời J5

STT Tên giống

Năng suất kén (g/300 tằm tuổi 4) Chất lượng kén

Năng suất (g)

So với đ/c (%)

Khối lượng toàn kén (g)

Khối lượng vỏ kén (g)

Tỷ lệ vỏ kén (%)

1 TQ1 641 98.77 2.553 0.332 12.86 2 BL(T) 500 77.04 2.422 0.340 14.04 3 SL1 614 94.61 2.368 0.325 13.74 4 YB3 643 95.34 2.326 0.306 13.16 5 PT1(đ/c) 649 100 2.430 0.323 13.31

CV% 1.9

2,0

LSD .05 15,35 0.37 Ghi chú: Nhiệt độ nuôi tằm TB 28,500C, ẩm độ 87,10%. (2011)

Năng suất kén thu được từ 300 con tằm tuổi 4 của các giống thí nghiệm dao động từ 500g đến 643g. Hai giống BL(T) và SL1 có năng suất kén thấp hơn giống đối chứng PT1 từ 3% đến 5,40%. Hai giống tằm còn lại là TQ1 và YB3 đều cho năng suất kén cao chỉ thấp hơn giống đối chứng 1-2% với độ tin cậy 95%. Kết quả này cho thấy hai giống tằm có năng suất kén thấp đều có nguồn gốc ở vùng khí hậu mát là Sơn La và Bảo Lộc, nhưng khi nuôi ở những vùng nóng thì sức sống tằm giảm đi .

Tỷ lệ vỏ kén phản ảnh độ dày của quả kén. Giống tằm có tỷ lệ vỏ kén cao tức là vỏ kén dày, cho nhiều tơ. Trong các giống tằm nuôi thí nghiệm chỉ có giống BL(T) có tỷ lệ vỏ kén cao nhất (14,04%), giống TQ1 có tỉ lệ vỏ kén thấp nhất (12,86%). Các giống tằm còn lại thì không có sự sai khác lớn.

Bảng 2. Sức sống tằm nhộng và khả năng đẻ trứng đời J5

STT Tên giống Thời gian phát dục giai đoạn

tằm (ngày:giờ)

Tổng số quả trứng (quả)

Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu

(%)

Tỷ lệ tằm sống (%)

Tỷ lệ nhộng sống (%)

1 TQ1 18:00 313 90.30 84.47 91.01 2 BL(T) 19:12 254 83.08 70.07 80.60 3 SL1 17:04 302 88.19 88.87 91.38 4 YB3 17:30 304 91.34 92.23 90.95 5 PT1(đ/c) 17: 10 301 92.21 93.01 91.33

CV% 4.6 2.7 1.9 2.2 LSD .05 18.7 3.29 2.66 2.81

Ghi chú: Nhiệt độ nuôi tằm TB 26,500C, ẩm độ 87,10%.(2011) Thời gian phát dục của thời kỳ tằm được tính từ khi con tằm nở đến khi làm kén. Giống

tằm BL (T) có thời gian phát dục dài nhất (19:12) tiếp đến là giống TQ1 (18 ngày). Hai giống tằm còn lại không chênh lệch nhiều so với giống đối chứng PT1.

Sức sống của giống tằm được đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ lệ tằm và nhộng sống. Chỉ tiêu sức sống phản ánh khả năng chống chịu của giống tằm với điều kiện ngaoị cảnh bất lợi như nhiệt ẩm độ và bệnh hại vv, và có quan hệ mật thiết với năng suất kén, tằm. Số liệu ở bảng 2 cho thấy giống tằm đối chứng PT1 có tỷ lệ tằm sống ở tuổi 5 cao nhất là 93%, tiếp đến là giống YB3 (92,23%), Giống BL(T) có tỷ lệ tằm sống thấp nhất (70,07%)

171

Sau khi con tằm đã nhả tơ làm kén và hóa nhộng thì tỷ lệ nhộng sống cũng tiếp tục biến động theohướng giảm đi. Tuy nhiên mức độ giảm không lớn so với tỷ lệ tằm sống, giữa các giống không chệnh lệch nhau nhiều và tương đương với giống đối chứng. Duy chỉ có giống BL(T) có tỷ lệ nhộng sống thấp nhất (80,60%).

Khả năng đẻ trứng của con ngài ở các giống tằm thể hiện thông qua chỉ tiêu tổng số quả trứng. Giống TQ1 có số quả trứng con ngài đẻ đạt cao nhất 313 quả, hai giống SL1 và YB3 có tổng số quả trứng đẻ đạt tương đương với giống đối chứng, còn giống BL(T) có số quả trứng đẻ đạt ít nhất 254 quả. Nghĩa là giống tằm này ccó hệ số nhân giống thấp nhất. 3.2. Mộ số đặc tính sinh học của các tổ hợp lai đời J15

Sau khi tiến hành lai giữa các giống tằm ở đời F1 tiếp đó lại lai bổ xung liên tiếp 3 thế hệ với giống tằm có sức sống cao PT1 rồi cho tự phối tạo dòng thuần đến đời 15(J15) đã thu được các kết quả trên bảng 3.

Bảng 3. Năng suất kén của các tổ hợp lai ở đời J15

STT Ký hiệu Chỉ tiêu

Tổ hợp lai

Năng suất kén(g)/300 tằm

tuổi 4

Khối lượng toàn kén (g)

Tỷ lệ vỏ kén (%)

1 TS1-H PT1xTQ1 770 2.706 13.06 2 QB1 TQ1xPT1 726 2.709 13.08 3 BP1 BL(T)xPT1 688 2.674 13.58 4 PS1 PT1xSL1 734 2.627 13.21 5 TS1 TQ1x SL1 706 2.603 12.73 6 TB1 TQ1xBL(T) 701 2.666 13.25 CV% 4.20 2.50 4.40

LSD .05 29.51 0.66 0.62 Ghi chú: Nhiệt độ nuôi tằm TB 31,180C, ẩm độ 87,10% (2013).

Năng suất kén thu được của các tổ hợp lai mới dao động từ 770g đến 688g. Trong đó có tổ hợp lai TS1-H đạt năng suất kén cao nhất là 770g. Về tỷ lệ vỏ kén ngoại trừ có tổ hợp lai TS1 là thấp nhất 12,73g, số tổ hợp còn lại không chênh lệch nhau nhiều.

Bảng 4. Sức sống tằm nhộng và khả năng đẻ trứng của các tổ hợp lai đời J15

STT Ký hiệu Chỉ tiêu

Tổ hợp lai

Tổng số trứng/ ổ

(quả)

Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu

(%)

Tỷ lệ tằm sống(%)

Tỷ lệ nhộng sống (%)

1 TS1-H PT1xTQ1 357 96.58 96.42 96.98 2 QP1 TQ1xPT1 346 92.92 90.33 95.38 3 BP1 BL(T)xPT1 287 88.87 86.33 89.89 4 PS1 PT1xSL1 349 95.00 93.86 95.56 5 TS1 TQ1x SL1 341 94.28 91.08 91.88 6 TB1 TQ1xBL(T) 328 82.86 88.25 90.27 CV% 4.1 4.2 3.30 4.00 LSD .05 24.29 2.6.81 3.11 2.00

Ghi chú: Nhiệt độ nuôi tằm TB 31,180C, ẩm độ 87,10% (2013.)

172

Sức sống của giống tằm thể hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ tằm và nhộng sống. Tổ hợp lai TS1-H có tỷ lệ tằm và nhộng sống cao nhất đạt trên 96%. Tiếp đến là PS1 tương ứng là 93,86% và 95,56%. Tổ hợp lai BP1có gia trị hai chỉ tiêu này thấp nhất 86,33% và 89,89%.

Tổng số quả trứng do con ngài đẻ có tương quan thuận với sức sống của tằm và nhộng. Tổ hợp lai TS1-H do có sức sống cao nên số quả trứng thu được cũng cao nhất 357 quả,

tiếp đến là PS1 349 quả. Thông qua khảo nghiệm cơ bản ba tổ hợp lai là TS1-H, QP1 và PS1 đề tài đã chọn được

giống TS1-H để tiến hành khảo nghiệm sản xuất. 3.3. Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống TS1-H ở vụ Hè năm 2015

Năng suất là một chỉ tiêu quan trọng phản ảnh chất lượng của giống, kết quả khảo nghiệm giống TS1-H ở địa điểm khác nhau là HTX Đồng Lương, Phú Thọ; HTX Báo Đáp, Yên Bái; HTX Mường Bon, Sơn La thu được kết qủa tại bảng 5.

Bảng 5. Năng suất kén thu được của giống TS1-H ở các địa phương năm 2015

Thời gian nuôi

Địa điểm

Giống TS1-H Giống PT1

So với đối

chứng (%)

Số lượng trứng nuôi (hộp)

Tổng số kén thu

(kg)

NS kén BQ/hộp

(kg)

Số lượng trứng nuôi (hộp)

Tổng số kén thu

(kg)

NS kén BQ/hộp

(kg)

14/6-30/6

HTX Đồng Lương, Cẩm Khê, Phú Thọ

40 589,3 14,73 10 129,7 12,97 113,57

HTX Báo Đáp, Trấn Yên, Yên Bái

40 565,8 14,15 10 121,8 12,18 116,17

HTX Mường Bon, Mai Sơn, Sơn La

50 696,6 13,93 15 178,4 11,89 117,16

Cộng 130 1.851,7 14,27 35 429,9 12,35 115,63

26/7-11/ 8

HTX Đồng Lương, Cẩm Khê, Phú Thọ

40 603,1 15,08 10 130,0 13,00 116,00

HTX Báo Đáp, Trấn Yên, Yên Bái

40 582,0 14,55 10 126,1 12,61 115,38

HTX Mường Bon, Mai Sơn, Sơn La

50 727,9 14,56 15 186,1 12,40 117,32

Cộng 130 1.913,0 14,73 35 442,2 12,67 116,23 Tổng 2 lứa 260 3.764,7 14,50 70 872,1 12,51 115,93

Với tổng số trứng nuôi ở giống thí nghiệm TS1-H ở hai lứa đều là 130 hộp và giống đối chứng PT1 thuộc 3 địa phương ở ba tỉnh có các điều kiện khí hậu khác nhau là Sơn La, Yên Bái và Phú Thọ. Thời gian nuôi tằm từ tháng 6 đến tháng 8 là thời kỳ nắng nhất trong năm.

Kết quả cho thấy năng suất kén thu được bình quân trên hộp trứng của giống TS1-H đạt từ 14,27 -14,50kg, còn giống đối chứng PT1 đạt 12,35-12,51 kg. Như vậy so với giống đối chứng năng suất kén của giống TS1-H tăng cao từ 15,63% đến 15,93%.

173

Bảng 6. Hiệu quả kinh tế nuôi 01 hộp trứng mới TS1-H

TT Nội dung ĐVT Giống tằm sắn TS1-H Giống tằm sắn PT1

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

I Chi phí vật tư 833.000 797.000 1 Trứng tằm Hộp 1,0 110.000 110.000 1,0 110.000 110.000 2 Lá sắn Kg 221,0 3.000 663.000 209,0 3.000 627.000

3 Thuốc phòng, trừ bệnh tằm Gói 1,0 17.000 17.000 1,0 17.000 17.000

4 Thuốc sát trùng Gói 2,0 17.000 34.000 2,0 17.000 34.000 5 Vôi bột kg 3,0 3.000 9.000 3,0 3.000 9.000 II Phần thu 1.891.000 1.557.900 1 Kén kg 14,50 120.000 1.740.000 12,46 115.000 1.432.900 2 Phân tằm kg 151 1.000 151.000 125 1.000 125.000 III Lợi nhuận 1.058.000 760.900 1 Lời/vốn đầu tư 1,27 0,95

2 Thu nhập /chi phí (BCR) 2,27 1,95

3 Ngày công lao động 16,00 17,00

4 Lợi nhuận/ ngày công lao động 66.125 44.759

IV So sánh lợi nhuận giữa PQ1 và PT1

297.100

Sau khi tính toán các khoản thu và chi để nuôi 01 hộp trứng tằm sắn TS1 -H cho thấy giống tằm mới TS1-H do có ưu thế sức sống và năng suất kén cao nên đã đem lại giá trị ngày công lao động nuôi tằm cao hơn so với nuôi giống tằm cũ PT1.

Lợi nhuận ngày công nuôi giống mới TS1-H là 66.125 đ ồng còn nuôi giống cũ là 44.759 đồng. Số liệu ở bảng 7 cho thấy trên 01 ha sắn chỉ khai thác một phần lá trên cây để nuôi tằm

mà không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng củ sắn. Khi nuô i giống tằm sắn mới chọn tạo PQ1 sau khi tổng thu nhập đã khấu trừ các chi phí còn lại 16.916.625 đồng. Nhưng nếu nuôi giống tằm hiện nay đang sử dụng trong sản xuất chỉ cho lợi nhuận 12.046.659 đồng. Như vậy lợi nhuận thu được trên 01 ha do giống tằm mới tăng 4.869.966 đồng (tăng 40%).

Bảng 7. Hiệu quả kinh tế nuôi giống tằm TS1-H trên 01 ha sắn Chỉ tiêu Giống tằm TS1-H Giống tằm PT1

Tổng chi phí đầu tư 17.121.375 15.995.541 - Chi phí vật tư 14.994.000 14.346.000 - Chi phí lao động 2.127.375 1.649.000 Tổng thu nhập 34.038.000 28.042.200 - Thu nhập SP chính 31.320.000 25.792.200 - Thu nhập SP phụ 2.718.000 2.250.000 Lợi nhuận 16.916.625 12.046.659 Lời/vốn đầu tư 0,99 0,75 Thu nhập/chi phí(BCR) 1,99 1,75 MBCR 4,32 So sánh lợi nhuận giữa TS1-H và PT1 4.869.966

174

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận

Giống tằm sắn mới TS1-H được tạo ra từ tổ hợp giữa giống tằm PT1 với giống TQ1, ở thế hệ F1 được lai lại với giống PT1, sau đó tự phối tạo dòng thuần đến đời thứ 15(J15) thì ổn định các đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học.

Giống tằm mới TS1-H thích hợp nuôi ở vụ hè vùng đồng bằng Bắc Bộ có sức sống cao. Tỷ lệ tằm sống và nhộng sống đạt trên 95%, năng suất kén bình quân trên một hộp trứng đạt trên 14 kg cao hơn giống đối chứng PT1 từ 15-16%.

Hiệu quả kinh tế áp dụng nuôi giống tằm mới TS1-H trên 01ha sắn đã làm tăng lợi nhuận 4.869.966 đồng tương ứng với 40%, giá trị ngày công lao động tăng 47%. 4.2. Đề nghị

Đề nghị Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận và cho nuôi rộng rãi giống tằm sắn TS1-H ở vụ Hè vùng núi phía Bắc và các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Đảm (2013). Nghiên cứu phục tráng và phát triển giống tằm sắn tại Yên Bái. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp tỉnh.

2. Qin Li and Liu Yan-Qun (1987). Eri-silkworm eggs production. China Agricultural Encyclopedia. Beijing Agricultural Publisher. pp 5-7.

3. Ping Wen - Yue (2007). Rearing of eri - silkworm. China Agricultural Encyclopedia. Beijing Agricultural Publisher 10-12

4. Fei Wei – Qiang and Chen Qia (2013). Protective rearing Chinese tussah Silkworm. Canye kaxue. Acta sericologica Sinica. Vol 39No3 pp.

5. Sarmah, M. C., Ahmed, S. A. and Sarkar, B. N (2012). Research & Technology development, byproduct management and prospects in Eri culture - A review. Munis Entomology & Zoology, Vol.7, No.2.

BREEDING OF PQ1 CASSAVA SILKWORM RACE FOR SUMMER SEASON

Nguyen Trung Kien, Nguyen Thi Huong, Nguyen Van Dung

ABSTRACT

Cassava silkworm race PQ1 was created by cross combination of silkworm race PT1 and TQ1 which were collected from Phu Tho and Tuyen Quang. F1 hybrid silkworm was backcrossed with PT1 silkworm race and then the progenies were inbred until 15th generation with genetic stabilities. The new silkworm race TQ1 had advantage of high viability and the survival rate of silkworm and pupa reached more than 95%. Average yield of cocoon reached more than 14kg, higher than that of the control race PT1 from 15% to 16%. The profit of rearing PQ1 per ha of cassava was recorded at 39% higher than rearing old silkworm race.

Key words: Cassava silkworm, cocoon, egg, inbred race Ngày nhận bài: 12/12/2016 Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Viết Ngày phản biện: 16/12/2016 Ngày duyệt đăng: 21/12/2016 *Tác giả liên hệ: Tel: 0912692980, email: [email protected] - Tạp chí: Khoa học công nghệ nông nghiệp Việt Nam Số 12(73)/2016.

175

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG TẰM SẮN TS1-T NUÔI VỤ THU CHO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Nguyễn Thị Len, Phạm Xuân Thu,

Ngô Thị Linh Hương, Nguyễn Thị Nhàn

TÓM TẮT

Giống tằm sắn TS1-T được tạo ra từ tổ hợp lai YB1 x SL qua 15 đời huấn luyện, chọn lọc đã đồng nhất về các đặc điểm hình thái và ổn định về mặt di truyền, có năng suất, chất lượng kén cao. Giống TS1-T tằm trơn, thời gian phát dục giai đoạn tằm 17-18 ngày. Năng suất kén trung bình đạt 16,5 kg/hộp 20 g trứng cao hơn giống đối chứng PT1 từ 13 -15%. Kén hình thoi màu trắng đục, chất lượng tơ kén cao, khối lượng toàn kén 3,14 g, khối lượng vỏ kén 0,43 g, tỷ lệ vỏ kén 13,8%. Giống TS1-T nuôi thích hợp ở vụ Thu của các tỉnh miền núi phía Bắc. Hiệu quả kin h tế nuôi giống TS1-T cho lợi nhuận cao hơn đối chứng 4,5 triệu đồng/ha/năm, tương ứng cao hơn 27,2%. Hệ số nhân giống cao hơn 12,8% nên hạ được giá thành và tiết kiệm 11,4% chi phí sản xuất trứng giống. Giống tằm sắn TS1 -T đã được công nhận là Tiến bộ kỹ thuật theo Quyết định số 719/QĐ-CN-GSN ngày 28 tháng 6 năm 2017 của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT và có Mã hiệu là TBKT 01-56:2017/BNNPTNT.

Từ khóa: Bệnh hại tằm, chất lượng kén, hiệu quả kinh tế, năng suất kén, tằm dại.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tự nhiên có nhiều loại côn trùng có khả năng nhả tơ kết kén với những dạng khác

nhau, phần lớn chúng thuộc bộ cánh phấn Lepidoptera, có nhiều loại tơ kén được con người nghiên cứu và lợi dụng, trong đó tơ kén có giá trị nhất là của bộ phụ ngài Heterocera. Bộ phụ ngài Heterocera phân chia ra hai họ là tằm dâu và tằm dại. Trong họ tằm dại có nhiều loài, ở mỗi loài có nhiều loại tằm dại khác nhau, trong đó được con người sử dụng nhiều là tằm thầu dầu - lá sắn (Eri silkworm) thường gọi là tằm sắn [1]. Sợi tơ tằm sắn tuy không tốt bằng tơ tằm dâu nhưng có nhiều ưu điểm hơn tơ hóa học về độ đàn hồi hút ẩm, cách nhiệt, cách điện, chịu đựng tác dụng của axit, độ bao hợp cao nên chúng rất có ý nghĩa trong may mặc, trang trí, y học, quốc phòng (Ping Wen-Yeu, 2007) [4].

Ở nước ta tằm sắn được phát triển chủ yếu ở các vùng trung du, miền núi và những nơi có trồng sắn nhằm lợi dụng sản phẩm phụ là lá sắn cho nuôi tằm mà không phải tốn thêm diện tích đất. Sản lượng lá sắn có thể tận dụng để nuôi được từ 200-250 kg kén/ha/năm mà không làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng củ sắn [3]. Ngoài ra có thể sử dụng lá thầu dầu để nuôi tằm cho chất lượng tằm và trứng giống rất tốt [2].

Khí hậu thời tiết ở miền Bắc nước ta một năm được chia làm 2 mùa vụ nuôi tằm căn cứ vào yêu cầu sinh lý của con tằm đó là vụ tằm Xuân Thu và vụ tằm Hè. Ở mùa Hè do thời tiết nóng nực để chống chịu tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt cần có các giống tằm có sức sống khỏe, chất lượng tằm kén khá. Còn với mùa Xuân Thu khí hậu thời tiết mát mẻ tương đối phù hợp với yêu cầu sinh lý của con tằm thì cần các giống tằm có sức sống khá và chất lượng tằm kén cao. Nhưng trong thực tế sản xuất tằm sắn hiện nay do chưa có cơ cấu giống thích hợp cho từng mùa vụ nên người nông dân thường nuôi quanh năm một loại giống nên năng suất, chất lượng kén tằm sắn chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng, do đó rất cần có các giống tằm sắn nuôi thích hợp với từng mùa vụ để tránh làm lãng phí nguồn vật tư và nhân lực, tận dụng tốt nhất điều kiện khí hậu, sản lượng lá sắn cho nuôi tằm, nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất tằm kén, tăng hiệu quả kinh tế/ha sắn, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

176

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu

- 05 giống tằm sắn sử dụng làm vật liệu khởi đầu được thu thập tại một địa phương gồm: YB1 (Yên Bái 1), PT (Phú Thọ), LĐ (C) (Lâm Đồng chấm), SL (Sơn La) và TN (Thái Nguyên).

- Đối chứng là giống tằm sắn PT1 (là sản phẩm của đề tài ADB giai đoạn 2009-2011). 2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Chọn lọc nguyên liệu lai tạo: Các giống tằm sắn được lựa chọn làm nguyên liệu lai tạo được thuần dòng theo phương pháp cận phối đến đời thứ 5 (J5) để đảm bảo độ đồng hợp tử cao và độ ổn định về các tính trạng.

- Lai tạo, chọn lọc giống: + Lai tạo giống: Sử dụng phương pháp lai luân giao (Dialell cross) theo sơ đồ 4 của

Griffing (chỉ sử dụng phép lai thuận). Số tổ hợp lai = p (p-1)/2, trong đó p là số giống (dòng) tham gia sơ đồ lai.

+ Huấn luyện, chọn lọc tổ hợp lai: Con lai được chọn lọc có định hướng ở tất cả các đời từ đời F1-F15. Từ F1-F4 nuôi hỗn hợp nhiều ổ trứng; Từ F5-F7 nuôi ổ đơn, chọn lọc ổ đơn, nhân giống cùng ổ. Từ F8 -F14 nuôi ổ đơn, nhân giống chéo ổ. F15 phân ra hai dòng A, B nuôi ổ đơn, lai chéo dòng.

- Các chỉ tiêu theo dõi: Số quả trứng/ổ (quả), tỷ lệ trứng nở hữu hiệu (%), tỷ lệ tằm sống (%), tỷ lệ nhộng sống (%), tỷ lệ tằm bệnh (%), năng suất kén (g/300 tằm tuổi 4, kg/hộp 20 g trứng) , khối lượng toàn kén (g), khối lượng vỏ kén (g), tỷ lệ vỏ kén (%), hệ số nhân giống (gam trứng/kg kén giống).

- Phương pháp tính toán các ch ỉ tiêu và x ử lý số liệu: + Các chỉ tiêu theo dõi, tính toán áp dụng theo 10TCN-380-99; Khảo nghiệm giống theo

QCVN 01-74: 2011/BNNPTNT của Bộ NN và PTNT. + Số liệu thí nghiệm được xử lý theo chương trình thống kê IRRISTAT 4.0 và Excel

2003. 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm thực hiện: tại Trạm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng, Vũ Thư, Thái Bình và hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái.

- Thời gian nghiên cứu: + Từ 2009-2012: Thu thập, thuần dòng chọn lọc nguyên liệu lai, lai tạo giống. + Từ 2013-2014: Huấn luyện, chọn lọc có định hướng và so sánh các tổ hợp lai + Từ 2014-2016: Khảo nghiệm và xây dựng mô hình nuôi giống tằm mới

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả thuần dòng các giống tằm sắn làm nguyên liệu lai tạo 05 giống tằm sắn được lựa chọn làm nguyên liệu lai tạo được thuần dòng qua 5 đời (từ

đời J1-J5). Qua 5 đời thuần dòng và chọn lọc theo định hướng kết quả theo dõi các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ở đời J5 được trình bày tại bảng 1.

Kết quả bảng 1 cho thấy: - Về đặc điểm hình thái của các giống qua các giai đoạn phát dục trứng, tằm, kén đã ổn

định và đồng nhất về màu sắc và hình dạng. - Về các chỉ tiêu kỹ thuật: Tổng số quả trứng/ổ của các giống dao động từ 305-343 quả,

cao nhất là giống SL đạt 343 quả/ổ. Tỷ lệ trứng nở dao động từ 84,1 - 90,8%. Tỷ lệ tằm sống từ 64,7-83,5%, thấp nhất là giống LĐ(C) chỉ đạt 64,7%. Tỷ lệ nhộng sống đạt từ 87,8-93,5%, giống có tỷ lệ nhộng sống cao nhất là YB1 đạt 93,5%, tiếp đến là SL đạt 92,7%.

177

- Về các chỉ tiêu kinh tế: Năng suất kén/300 tằm tuổi 4 của các giống dao động từ 605,7-705,5 g, thấp nhất là giống LĐ(C) năng suất kén chỉ đạt 605,7 g, tiếp đến là giống TN năng suất kén đạt 640,5 g, cao nhất là giống YB1 đạt 705,5 g. Khối lượng toàn kén dao động từ 2,76-3,02 g, tỷ lệ vỏ kén từ 11,6-12,8%. Bảng 1. Đặc điểm hình thái và một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đời J5 của các giống được

lựa chọn làm vật liệu lai tạo Giống

Chỉ tiêu YB1 PT LĐ (C) SL TN

I. Đặc điểm hình thái 1. Trứng - Dạng trứng Elíp Elíp Elíp Elíp Elíp - Màu sắc Vàng sữa Vàng sữa Vàng sữa Vàng sữa Vàng trắng 2. Tằm - Dạng tằm Trơn Trơn Chấm Trơn Trơn - Thời gian phát dục (ngày) 17-18 17-18 18-19 19 17 - Màu sắc tằm chín Vàng nhạt Vàng trắng Vàng nhạt Vàng Vàng trắng 3. Kén - Dạng kén Thoi Thoi Thoi Thoi Thoi - Màu sắc Trắng ngà Trắng sáng Trắng đục Trắng đục Trắng đục II. Chỉ tiêu kỹ thuật - Số quả trứng/ổ (quả) 332± 12 319 ±11 335± 09 343 ± 8 305± 13 - Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu (%) 90,8 84,1 85,1 89,4 83,9 - Tỷ lệ tằm sống (%) 83,5 75,3 67,4 78,6 76,2 - Tỷ lệ nhộng sống (%) 93,5 89,5 87,8 92,7 91,2 III. Chỉ tiêu kinh tế - NS kén (g/300 tằm tuổi 4) 705,6 650,6 605,7 685,6 640,5 - Khối lượng toàn kén (g) 2,82 2,76 3,02 2,88 2,92 - Khối lượng vỏ kén (g) 0,34 0,33 0,37 0,37 0,34 - Tỷ lệ vỏ kén (%) 12,1 12,0 12,3 12,8 11,6

Tóm lại, kết quả thuần dòng 05 giống tằm sắn ở đời thứ 5 cho thấy các giống đã ổn định về màu sắc, hình dạng tằm, kén và các chỉ tiêu sinh học, kinh tế kỹ thuật có thể tham gia vào thí nghiệm lai hữu tính để tạo ra các tổ hợp lai. 3.2. Kết quả chọn tạo giống

Từ 05 giống tằm sắn YB1, PT, LĐ (C), SL và TN kết quả đã lai tạo ra 10 tổ hợp lai (THL) ký hiệu từ TS1 đến TS10. 3.2.1. Kết quả đánh giá ưu thế lai (ƯTL) đời F1

Bảng 2 cho thấy giá trị ưu thế lai thực về năng suất kén của các THL so với giống bố mẹ tốt nhất của chúng có 7 THL có chỉ số HBP dương từ 5,33% ở THL TS7 đến 13,19% ở THL TS3. 3 THL có chỉ số H BP âm là TS1; TS2 và TS4, chỉ số HBP từ -2,28% đến -0,98%. So với giống đối chứng có 4 THL có năng suất kén cao hơn thể hiện ở ưu thế lai chuẩn HS từ 3,90-13,26% là TS8 (3,90%); TS10 (4,30%); TS6 (8,88%) và TS3 (13,26%). 6 tổ hợp lai còn lại có năng suất kén tương đương với đối chứng với giá trị HS là -2,82 đến 2,85%.

Ở chỉ tiêu khối lượng toàn kén so với bố mẹ tốt nhất thể hiện ở giá trị HBP dương thì chỉ có 3 THL có khối lượng toàn kén cao hơn là TS2 (2,13%); TS3 (9,03%) và TS6 (3,82%), 07 THL còn lại có chỉ tiêu khối lượng toàn kén thấp hơn giá trị cao nhất của bố mẹ, thể hiện giá trị HS âm từ -5,30 đến -0,71%. So với giống đối chứng có 02 THL có khối lượng toàn kén cao hơn thể hiện ở giái trị HS dương là TS3 (11,74%) và TS6 (6,41%); 08 THL còn lại đều có khối lượng toàn kén tương đương với đối chứng thể hiện giá trị Hs từ -3,97% đến 3,82%.

178

Ở chỉ tiêu khối lượng vỏ kén có 03 THL cao hơn giá trị tốt nhất của giống bố mẹ thể hiện giá trị HBP dương gồm: TS3 (26,47%); TS6 (5,41%) và TS7 (5,88). So với giống đối chứng có 03 THL có khối lượng toàn kén cao hơn thể hiện giá trị ưu thế lai chuẩn (HS) dương là TS3 (26,47%); TS6 (5,41%) và TS7 (5,88%), các THL còn lại có khối lượng vỏ kén tương đương hoặc thấp hơn đối chứng thể hiện ở giá trị âm ở ưu thế lai chuẩn.

Bảng 2. Ưu thế lai một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các THL đời F1 năm 2012

Tổ hợp lai Ký hiệu

Năng suất kén Khối lượng toàn kén Khối lượng vỏ kén

Trung bình (g)

Ưu thế lai

Trung bình (g)

Ưu thế lai

Trung bình (g)

Ưu thế lai So với

giá trị tốt nhất của giống bố mẹ (%) (HBP)

So với đối

chứng (%) (HS)

So với giá trị tốt nhất của giống bố mẹ (%) (HBP)

So với đối

chứng (%) (HS)

So với giá trị tốt nhất của giống bố mẹ (%) (HBP)

So với đối

chứng (%) (HS)

YB1 x PT TS1 689,5 -2,28 -2,23 2,80 -0,71 -0,36 0,34 0,00 0,00 YB1xLĐ(C) TS2 698,7 -0,98 -0,92 2,88 2,13 2,49 0,34 0,00 0,00

YB1x SL TS3 798,7 13,19 13,26 3,14 9,03 11,74 0,43 26,47 26,47 YB1 x TN TS4 695,7 -1,40 -1,35 2,78 -1,42 -1,07 0,33 -2,94 -2,94 PTxLĐ(C) TS5 725,3 11,48 2,85 2,86 -5,30 1,78 0,34 -8,11 0,00

PTx SL TS6 767,8 11,99 8,88 2,99 3,82 6,41 0,39 5,41 14,71 PTxTN TS7 685,3 5,33 -2,82 2,88 -1,37 2,49 0,36 5,88 5,88

LĐ(C)xSL TS8 732,7 6,87 3,90 2,91 -3,64 3,56 0,37 0,00 8,82 LĐ(C)xTN TS9 700,5 9,37 -0,67 2,90 -3,97 3,20 0,34 -8,11 0,00

SLxTN TS10 735,5 7,28 4,30 2,83 -3,08 0,71 0,34 -8,11 0,00 PT1(đ/c) 705,2 0,00 2,81 0,00 0,34 0,00

Ghi chú: HBP là ưu thế lai thực; HS là ưu thế lai chuẩn Tóm lại, từ kết quả đánh giá ƯTL thực (HBP) so với giá trị tốt nhất của giống bố mẹ tạo

ra chúng và ưu thế lai chuẩn (H S) so với giống đối chứng PT1 ở bảng 2 đã xác định được 02 THL tốt nhất có ƯTL cao ở các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật là TS3 và TS6.

3.2.2 Hệ số biến động một số tính trạng ở đời F7 Từ đời F1 đến đời F4 nuôi hỗn hợp nhiều ổ trứng để đánh giá đa dạng di truyền. Từ F5-

F7 sử dụng phương pháp cận phối đối với các tổ hợp lai có triển vọng, ở mỗi đời liên tục chọn lọc định hướng theo mục tiêu đề ra đó là chọn giống có chất lượng tơ kén cao (khối lượng toàn kén, tỷ lệ vỏ kén). Kết quả đánh giá hệ số biến động ở quần thể con lai thế hệ F7 được trình bày tại bảng 3.

Bảng 3. Giá trị trung bình ( x ) và hệ số biến động (CV (%)) của một số tính trạng ở các giống bố, mẹ và con lai ở thế hệ F7

Ký hiệu tổ hợp

lai

Dòng, giống bố, mẹ và Tổ hợp lai

Khối lượng tằm chín (g)

Khối lượng toàn kén (g) Khối lượng vỏ kén (g)

x ± s Cv (%) x ± s Cv (%) x ± s Cv (%)

TS3 YB1 ♀ 3,84 ±0,05 1,17 2,81 ±0,04 1,44 0,35 ±0,01 1,84 SL ♂ 3,96 ±0,05 1,25 2,88 ±0,05 1,58 0,37 ±0,01 1,88 THL-F7 3,95 ±0,05 1,27 3,04 ±0,04 1,38 0,39 ±0,01 1,38

TS6 PT ♀ 3,88 ±0,04 1,14 2,77 ±0,04 1,39 0,34 ±0,01 1,87 SL ♂ 3,96 ±0,05 1,25 2,88 ±0,05 1,58 0,37 ±0,01 1,88 THL-F7 3,95 ±0,05 1,36 2,99 ±0,04 1,20 0,38 ±0,01 1,56

179

Số liệu bảng 3 cho thấy hệ số biến động ở các chỉ tiêu số lượng của các tổ hợp lai có triển vọng ở đời F7 đều nhỏ hơn hoặc bằng hệ số biến động của cùng tính trạng ở các giống bố mẹ. Cụ thể ở chỉ tiêu khối lượng tằm chín của các tổ hợp lai đời F7 dao động từ 1,27-1,36%, khối lượng toàn kén từ 1,20-1,38% và ở chỉ tiêu khối lượng toàn kén từ 1,38 -,156%. Điều này có thể khẳng định các tổ hợp lai đã đồng nhất và ổn định về mặt di truyền. 3.2.3. Huấn luyện, so sánh các tổ hợp lai mới

Quá trình huấn luyện, chọn lọc dòng được thực hiện thường xuyên và liên tục qua các đời dựa vào đánh giá trực quan các tính trạng mục tiêu. Những dòng tốt, không phân ly được chọn ở mỗi thế hệ được đánh giá sơ bộ một số tính trạng mục tiêu. Với mục tiêu chọn tạo giống tằm sắn có năng suất, chất lượng cao, nuôi thích hợp trong điều kiện vụ Thu của các tỉnh miền núi phía Bắc do đó tổ hợp lai TS3, TS6 có triển vọng phù hợp với tiêu chí được tiếp tục nuôi huấn luyện trong điều kiện vụ Thu (nhiệt độ thời kỳ trứng và tằm con từ 27-280C, ẩm độ 80-85%; nhiệt độ tằm lớn và thời kỳ nhộng từ 24-260C, ẩm độ 85%) từ đời F8 đến đời F15.

Bảng 4. Một số chỉ tiêu sinh học của các THL mới chọn tạo cho vụ Thu đời F15 năm 2014 tại Thái Bình

Tên giống Số quả trứng/ổ Tỷ lệ trứng

nở hữu hiệu (%)

Tỷ lệ tằm sống Tỷ lệ nhộng

sống (%) Số quả trứng/ổ (quả)

So với đ/c (%)

Tỷ lệ tằm sống (%)

So với đ/c (%)

TS3 369 ±11,8 113,5 94,8±1,5 92,7 111,3 95,9 TS6 345 ±12,5 106,2 92,5±1,6 86,3 103,6 92,7 PT1 (đ/c) 325 ±10,7 100,0 91,2±1,9 83,3 100,0 87,9 CV (%) 1,4 0,8 LSD 0,05 2,7 1,2

Kết quả bảng 4 cho thấy tổ hợp TS3 có số quả trứng/ổ cao nhất đạt 369 quả, tỷ lệ trứng nở 94,8%. Tỷ lệ tằm sống 92,7% so với đối chứng tăng 11,3% và tỷ lệ nhộng sống cao đạt 95,9%. Tổ hợp TS6 có các chỉ tiêu sinh học thấp hơn TS3, nhưng cao hơn giống đối chứng PT1, ở tỷ lệ tằm sống đạt 86,3%, cao hơn giống PT1 là 3,6%.

Bảng 5. Năng suất và phẩm chất kén của các THL mới chọn tạo cho vụ Thu đời F15 năm 2014 tại Thái Bình

Tên giống

Năng suất kén (g/300 tằm tuổi 4)

Khối lượng toàn kén (g)

Khối lượng vỏ kén (g)

Tỷ lệ vỏ kén (%) Năng suất

kén (g) So với đ/c

(%) Khối lượng toàn kén (g)

So với đ/c (%)

Khối lượng vỏ kén (g)

So với đ/c (%)

TS3 803,4 113,6 3,14 110,6 0,43 122,9 13,8 TS6 762,6 107,8 2,99 105,3 0,38 108,6 12,7 PT1 (đ/c) 707,5 100,0 2,84 100,0 0,35 100,0 12,3

CV (%) 1,50 1,30 2,40 1,9 LSD 0,05 25,67 0,087 0,021 0,91

Bảng 5 cho thấy giống TS3 có thành tích cao nhất, so với đối chứng PT1 năng suất kén đạt 803,4 g tăng 13,6%, khối lượng toàn kén 3,14 g tăng 10,6%, khối lượng vỏ kén đạt 0,43 g tăng 22,9%, tỷ lệ vỏ kén đạt 13,8%.

Như vậy , bằng phương pháp lai hữu tính giữa 02 giống tằm sắn YB1xSL, qua 15 đời huấn luyện chọn lọc đã chọn tạo được giống tằm sắn TS3 nuôi thích hợp trong điều kiện vụ Thu có năng suất, phẩm chất kén cao, ổn định về mặt di truyền, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đều cao hơn giống đối chứng từ 11,3-22,9%.

180

3.3. Kết quả khảo nghiệm và xây dựng Mô hình sản xuất trứng và nuôi tằm 3.3.1. Kết quả khảo nghiệm giống mới

Năm 2014 giống tằm sắn TS3 được nuôi khảo nghiệm cơ bản và năm 2015 được tiếp tục khảo nghiệm sản xuất tại 2 tỉnh Phú Thọ và Yên Bái.

Bảng 6. Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống tằm sắn TS3 năm 2015 tại Phú Thọ và Yên Bái

Địa điểm Tên giống

Số. L trứng nuôi (hộp)

NS kén BQ (kg/hộp

20g trứng)

Tỷ lệ nhộng

sống (%)

Khối lượng

toàn kén (gr)

Khối lượng vỏ kén (gr)

Tỷ lệ vỏ kén (%)

Tiên Lương,

Cẩm Khê, Phú Thọ

TS3 80 16,8 92,8 3,14 0,42 13,4 PT1(đ/c) 40 14,5 85,6 2,84 0,36 12,7

So với đ/c (%) 115,9 108,4 110,6 116,7 105,5

Tân Đồng, Trấn Yên, Yên Bái

TS3 80 17,3 93,3 3,12 0,43 13,8 PT1(đ/c) 40 15,2 87,2 2,82 0,35 12,3 So với đ/c (%) 113,8 106,9 110,6 123,9 112,0

Ngòi A, Văn Yên, Yên Bái

TS3 80 15,9 94,3 3,09 0,41 13,3 PT1(đ/c) 40 13,9 85,5 2,77 0,35 12,6 So với đ/c (%) 114,4 110,3 111,6 117,1 105,0

Trung bình TS3 240 16,7 93,5 3,12 0,42 13,5 PT1(đ/c) 120 14,5 86,1 2,81 0,35 12,5 So với đ/c (%) 115,2 108,5 110,9 119,2 107,5

Ghi chú: Số liệu bình quân 02 lứa tằm/địa điểm; Lứa 1: Băng tằm 02/9-20/9; Lứa 2: Băng tằm 27/10-14/11

Với tổng số 240 vòng trứng giống TS3 được nuôi khảo nghiệm tại Phú Thọ và Yên Bái cho năng suất kén bình quân đạt 16,7 kg/hộp cao hơn đối chứng 15,2% (bảng 6). Chất lượng kén cao, khối lượng toàn kén đạt 3,12 g, khối lượng vỏ kén 0,42 g, tỷ lệ vỏ kén 13,5%, cao hơn đối chứng lần lượt là 10,9%, 19,2% và 7,5% . 3.3.2. Kết quả xây dựng Mô hình sản xuất trứng và nuôi giống tằm mới TS3 3.3.2.1. Kết quả Mô hình sản xuất trứng giống

Bảng 7. Kết quả mô hình sản xuất trứng giống tằm sắn TS3 năm 2016

Địa điểm Chỉ tiêu

Tên giống

Số kén thí nghiệm (kg)

Tổng số trứng thu được (g)

Hệ số nhân giống (g trứng/ kg

kén giống)

So với đối chứng (%)

Tỷ lệ trứng nở

(%)

Phú Thọ TS3 150 5.479 36,5 114,5 95,9 PT1 (đ/c) 40 1.276 31,9 100,0 90,8

Yên Bái TS3 110 3.971 36,1 111,1 94,2 PT1 (đ/c) 40 1.300 32,5 100,0 91,3

Trung bình

TS3 260 9.450 36,3 112,8 95,0 PT1 (đ/c) 80 2.576 32,2 100,0 91,0

Ghi chú: Mỗi địa điểm sản xuất thử nghiệm 2 đợt trứng giống: Đợt 1: Từ ngày 12/9-28/9; Đợt 2: Từ ngày 09/10-26/10

181

Với tổng số kén giống TS3 ở cả hai địa điểm là 260 kg đã sản xuất được 9.450 g trứng, hệ số nhân giống bình quân đạt 36,3 g, so với giống đối chứng cao hơn 12,8%. Chất lượng trứng tốt, tỷ lệ trứng nở hữu hiệu trung bình đạt 94,9% (bảng 7).

Bảng 8. Chi phí sản xuất trứng giống TS3 (tính cho 100 kg kén giống)

STT Nội dung ĐVT

Giống TS3 Giống PT1 (đ/c)

Số lượng

Đơn giá (1000đ)

Thành tiền

(1000đ)

Số lượng

Đơn giá (1000đ)

Thành tiền

(1000đ) 1 Phần chi 17.000 17.000 Kén giống Kg 100 120 12.000 100 120 12.000 Công lao động Công 20 100 2.000 20 100 2.000 Khấu hao nhà cửa, dụng cụ... 3.000 3.000 2 Phần thu 22.125 19.390 Trứng giống Hộp 181,5 110 19.965 161,0 110 17.710 Vỏ kén Kg 18 120 2.160 14 120 1.680 3 Lợi nhuận 5.125 2.390 4 So sánh giữa TS3 và PT1 2.735 0 5 Giá thành sản xuất trứng Hộp 93,7 105,6

Ghi chú: Một hộp trứng = 20 g trứng Kết quả bảng 8 cho thấy sau khi trừ chi phí sản xuất trứng giống TS3 cho lợi nhuận là

5,125 triệu đồng, còn PT1 là 2,39 triệu đồng. Như vậy với 100 kg kén giống để sản xuất trứng giống nếu sản xuất giống TS3 cho lợi nhuận cao hơn sản xuất trứng giống PT1 là 2,735 triệu đồng. Giá thành sản xuất 01 hộp trứng giống TS3 là 93.700 đồng so với giá thành sản xuất giống đối chứng PT1 chỉ bằng 88,7% (tương đương rẻ hơn 11.900 đồng/hộp trứng), tiết kiệm được 11,3% chi phí sản xuất trứng giống. 3.3.2.2. Kết quả Mô hình nuôi giống tằm mới

Để đánh giá khả năng thích ứng cũng như hiệu quả của giống tằm mới chọn tạo, giống TS3 được xây dựng mô hình tại Phú Thọ và Yên Bái, năm 2016.

Bảng 9. Kết quả xây dựng Mô hình nuôi giống TS3 ở vụ Thu năm 2016

Lứa nuôi

Địa điểm

Giống TS3 Giống PT1 (đ/c) So với đối

chứng (%)

SL hộp trứng nuôi (hộp)

Tổng số kén thu

(kg)

Năng suất kén BQ/hộp

(kg

SL hộp trứng nuôi (hộp)

Tổng số kén thu

(kg)

Năng suất kén BQ/hộp

(kg

1

Tiên Lương, Cẩm Khê, 50 805 16,1 15 207 13,8 116,7

Tân Đồng, Trấn Yên 50 815 16,3 15 213 14,2 114,8

100 1620 16,2 30 420 14,0 115,7

2

Tiên Lương, Cẩm Khê, 55 891 16,2 15 213 14,2 114,1

Tân Đồng, Trấn Yên 60 990 16,5 20 286 14,3 115,4

115 1881 16,4 35 499 14,3 114,7 Trung bình 215 3500 16,3 65 919 14,1 115,2

Ghi chú: Lứa 1 băng tằm ngày 12/10-chín 31/10; Lứa 2 băng tằm ngày 7/11-chín 26/11

182

Kết quả bảng 9 cho thấy tổng số hộp trứng qua 2 lứa nuôi là 215 hộp trứng, năng suất kén bình quân đạt 16,3 kg/hộp trứng, so với giống PT1 năng suất kén bình quân chỉ đạt 14,1 kg, cao hơn 15,2%.

Bảng 10. Hiệu quả kinh tế nuôi 01 hộp trứng giống tằm TS3

STT Nội dung ĐVT Giống TS3 Giống PT1 (đ/c)

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền (1000đ)

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền (1000đ)

I Phần chi 1.031,0 992,0 1 Trứng giống Hộp 1 140 140 1 140 140 2 Lá sắn Kg 275 3 825 262 3 786 3 Thuốc phòng bệnh gói 1 17 17 1 17 17 4 Thuốc sát trùng gói 2 17 34 2 17 34 5 Vôi bột kg 5 3 15 5 3 15 II Phần thu 2.188,5 1.902,0 1 Năng suất kén Kg/hộp 16.3 120 1.956,0 14.1 120 1.692,0 2 Phân tằm Kg 155 1.5 232,5 140 1.5 210 III Lợi nhuận 1.157,5 910 1 Lời/vốn đầu tư 1,12 0,92 2 Thu nhập/chi phí (BCR) 2,12 1,92 3 Ngày công lao động 19 19 4 Lợi nhuận/ngày công 115,18 100,11 IV Cao hơn so v ới PT1 (đ) 247.5 0

Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi giống tằm sắn TS3 ở bảng 10 cho thấy lợi nhuận thu được khi nuôi giống mới TS3 là 1.157,5 ngàn đồng, so với giống đối chứng cho lợi nhuận cao hơn 247,5 ngàn đồng/hộp trứng, hiệu quả kinh tế cao hơn 27,2%.

Khi phân tích lợi ích chi phí (BCR) mặc dù chi phí nuôi giống mới TS3 cao hơn cao hơn giống PT1 nhưng do giống mới cho tổng thu nhập từ sản phẩm chính là kén và sản phẩm phụ là phân tằm cao hơn. Hiệu quả sản xuất khi nuôi tằm giống mới TS3 đạt được 2,12 đồng thu nhập trên một đồng vốn (BCR=2,12), trong khi đó nuôi tằm giống PT1 chỉ đạt 1,92 đồng thu nhập/đồng vốn. Xét về hiệu quả ngày công lao động thì nuôi tằm giống mới TS3 cho thu nhập là 115,18 ngàn đồng/ngày, giống PT1 chỉ đạt 100,11 ngàn đồng/ngày, cao hơn 15,07 ngàn đồng/ngày công.

Bảng 11. Hiệu quả kinh tế của Mô hình nuôi giống tằm TS3 trên 01 ha sắn ĐVT: đồng

STT Chỉ tiêu Giống TS3 Giống PT1 (đ/c) 1 Tổng chi phí đầu tư 18.558.000 17.856.000 - Chi phí vật tư 18.558.000 17.856.000 2 Tổng thu nhập 39.393.000 34.236.000 - Thu nhập sản phẩm chính 35.208.000 30.456.000 - Thu nhập sản phẩm phụ 4.185.000 3.780.000 3 Lợi nhuận 20.835.000 16.380.000 Lời/vốn đầu tư 1,12 0,92 Thu nhập/chi phí (BCR) 2,12 1,92 Tỷ suất lợi nhuận biên (MBCR) 6,35 4 So sánh lợi nhuận giữa TS3 và PT1 4.455.000

Ghi chú: 01 ha sắn một năm nuôi 18 hộp trứng

183

Kết quả bảng 11 cho thấy 01 ha sắn/năm nuôi giống TS3 cho tổng thu nhập là 39,393 triệu đồng, tổng chi phí đầu tư là 18,558 triệu đồng, lợi nhuận là 20,835 triệu đồng, so với nuôi giống đối chứng PT1 lợi nhuận cao hơn là 4,455 triệu đồng/ha.

Khi phân tích tỷ suất lợi nhuận biên (MBCR) cho thấy Mô hình nuôi giống tằm mới TS3 so với nuôi giống PT1 cho hệ số 6,35 là tương đối cao, do đó Mô hình này rất có hiệu quả nên khuyến cáo để phát triển mở rộng Mô hình vào sản xuất.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Từ tổ hợp lai YB1 x SL qua 15 đời huấn luyện, chọn lọc đã chọn tạo được giống tằm

sắn TS3 có năng suất, chất lượng kén cao. Tại Hội đồng công nhận Tiến bộ kỹ thuật họp ngày 07/4/2017 giống tằm sắn TS3 được đặt tên là TS1 -T và được công nhận là Tiến bộ kỹ thuật theo Quyết định số 719/QĐ -CN-GSN ngày 28 tháng 6 năm 2017 của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Giống tằm sắn TS1-T là tằm trơn, thời gian phát dục giai đoạn tằm 17-18 ngày. Năng suất kén trung bình đạt 16,5 kg/hộp 20 g trứng cao hơn giống PT1 từ 13-15%. Kén hình thoi màu tr ắng đục, chất lượng tơ kén cao, khối lượng toàn kén 3,14 g, khối lượng vỏ kén 0,43 g, tỷ lệ vỏ kén 13,8%. Giống TS1-T nuôi thích hợp ở vụ Thu của các tỉnh miền núi phía Bắc . Hiệu quả kinh tế nuôi giống TS1-T cho lợi nhuận cao hơn đối chứng 4,5 triệu đồng/ha/năm, tương ứng cao hơn 27,2%. Hệ số nhân giống cao hơn 12,8% nên hạ được giá thành và tiết kiệm 11,4% chi phí sản xuất trứng giống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Long (1996). Giáo trình giống và sản xuất trứng giống tằm dại. Đại học

Nông nghiệp I Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Len (2012). Nghiên cứu phục tráng và phát triển giống tằm sắn tại một số tỉnh

miền núi phía Bắc. Báo cáo Tổng kết dự án khoa học thuộc Dự án KHCN Nông nghiệp vốn vay ADB, giai đo ạn 2009-2011.

3. Nguyễn Thị Len và Phạm Xuân Thu (2016). “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc khai thác lá sắn để nuôi tằm đến năng suất củ sắn”. Tạp chí Khoa hoc và Công nghệ Bộ Nông nghiệp và PTNT, số 299 năm 2016, tr. 69-75.

4. Ping Wen-Yue (2007). Rearing of eri-silkworm. China Agricultural Encyclopedia. Beifing Agricultural publisher 10-12.

5. Wang-Gao-Shen (2009). Eri-silkworm China Agricultural Encydopedia. Beifing Agricultural publishe, 7-8.

RESULTS OF CREATING TS1-T CATEGORIES TO NORTHERN

MOUNTAINOUS PROVINCES Nguyen Thi Len, Pham Xuan Thu,

Ngô Thi Linh Huong, Nguyen Thi Nhan

SUMMARY TS1-T was created from the YB1 x SL hybrid combination through 15 training sessions,

the selection was consistent for morphological characteristics and genetic stability, high yield and quality of cocoons. TS1-T is smooth silkworm, period of silkworm was about 17-18 days. The average cocoon yield was 16.5 kg/20 g eggs which was higher than the PT1 about 13-15%. White opaque picky cocoon, high silk cocoon quality, the cocoon shell weighs 3.14 g, the whole cocoon weighs 0.43 g, rate of the cocoon shell was 13.8%. TS1-T is appropriated

184

for raising in the Autumn of the Northern mountainous provinces. The economic efficiency of TS1-T gave a higher profit of 4.5 million VND/ha/year, correspondingly higher than 27,2%. Multiplication coefficient was higher about 12.8% so it helps lower the price and save 11.4 costs of breeding eggs. TS1-T has been recognized as Technical Progress under Decision No. 719/QD-CN-GSN dated 28 June 2017 of the Department of Livestock Production under the Ministry of Agriculture and Rural Development and Code No. TBKT 01-56: 2017/BNNPTNT.

Key words: Silkworm diseases, cocoon quality, economic effciency, cocoon productivity, non- mulberry silkworm.

185

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG TẰM SẮN TS1-TP

Nguyễn Thị Len, Phạm Xuân Thu,

Ngô Thị Linh Hương, Nguyễn Thị Nhàn

TÓM TẮT

Giống tằm sắn TS1-TP được tạo ra từ tổ hợp lai HB x NA qua 15 đời huấn luyện, chọn

lọc đã đồng nhất về các đặc điểm hình thái và ổn định về mặt di truyền, có năng suất, chất lượng con tằm và nhộng cao. Giống TS1-TP là tằm trơn, tằm khi chín có màu vàng. Năng suất tằm chín cao trung bình đạt 25,5 kg/hộp 20 g trứng, cao hơn giống đối chứng PT1 từ 15-18%. Chất lượng con tằm chín và nhộng cao, trong thành phần dinh dưỡng của con tằm và nhộng có 16 loại axit amin trong đó có đủ 08 loại axit amin thiết yếu với hàm lượng từ 5,42- 5,54% nên ngoài việc nuôi tằm lấy kén có thể sử dụng nuôi lấy tằm chín và nhộng để làm thực phẩm rất tốt. Giống TS1-TP nuôi thích hợp ở vụ Hè Thu, thời vụ nuôi tằm từ tháng 6 đến tháng 11 ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Hiệu quả kinh tế nuôi giống TS1-TP cho lợi nhuận cao hơn đối chứng 5,5 triệu đồng/ha/năm, tương ứng cao hơn 29,6%. Hệ số nhân giống cao hơn 14,6% nên hạ được giá thành và tiết kiệm 12,8% chi phí sản xuất trứng giống. Giống tằm sắn TS1-TP đã được công nhận là Tiến bộ kỹ thuật theo Quyết định số 719/QĐ -CN-GSN ngày 28 tháng 6 năm 2017 của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT và có Mã hiệu là TBKT 01-58:2017/BNNPTNT.

Từ khóa: Dinh dưỡng, hiệu quả kinh tế, nhộng tằm, tằm chín

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tằm thầu dầu- lá sắn (Eri silkworm) là tằm dại dễ nuôi không đòi hỏi kỹ thuật cao rất

phù hợp với bà con miền núi dân trí thấp, cơ sở vật chất khó khăn. Thời gian cho thu hoạch kén ngắn, nuôi 01 hộp trứng (20g) trong thời gian 16 đến 18 ngày cần 250 đến 300 kg lá sắn, thầu dầu là có thể thu được 1,5 đến 2,0 kg vỏ kén, 10 đến 12 kg nhộng tằm, 150 đến 200 kg phân tằm [2]. Do tằm sắn là loại tạp thực nên người dân các tỉnh miền núi phía Bắc có thể tận dụng lá sắn để nuôi tằm ở những diện tích trồng sắn lấy củ. Sản lượng lá sắn có thể tận dụng để nuôi được từ 200-250 kg kén/ha/năm mà không làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng củ sắn [3]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tằm sắn chưa được quan tâm nhiều mà chủ yếu do người nông dân phát triển tự phát, manh mún, sản xuất theo hình thức tự sản, tự tiêu. Đặc biệt trứng giống do người dân tự sản xuất nên chất lượng không đảm bảo, giống bị thoái hoá và bệnh nhiều đặc biệt là bệnh vi khuẩn và bệnh tằm gai dẫn đến năng suất bấp bênh [1].

Tằm chín và nhộng là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng vì có hàm lượng Protein, lipit rất cao (15-16%), nhộng còn chứa nhiều axit amin không thay thế [4]. Do nhu cầu sử dụng sản phẩm tằm chín và nhộng làm thực phẩm ở các tỉnh miền núi phía Bắc rất cao chiếm tới trên 50% do đó cần có các giống tằm sắn thích hợp với điều kiện khí hậu thời tiết có năng suất, chất lượng tằm nhộng cao để vừa có thể nuôi lấy tằm chín và nhộng làm thực phẩm vừa có thể lấy tơ kén là yêu cầu bức thiết của thực tế sản xuất.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu

- 04 giống tằm sắn sử dụng làm VLKĐ được thu thập tại một địa phương gồm: YB2 (Yên Bái 2), HB (Hòa Bình), L Đ (T) (Lâm Đ ồng trơn) và NA (Nghệ An)

- Đối chứng là giống tằm sắn PT1 (sản phẩm của đề tài ADB giai đoạn 2009-2011).

186

2.2. Phương pháp nghiên cứu - Chọn lọc nguyên liệu lai tạo: Các giống tằm sắn được lựa chọn làm nguyên liệu lai tạo

được thuần dòng theo phương pháp cận phối đến đời thứ 5 (J5) để đảm bảo độ đồng hợp tử cao và độ ổn định về các tính trạng.

- Lai tạo, chọn lọc giống: + Lai tạo giống: Sử dụng phương pháp lai luân giao (Dialell cross) theo sơ đồ 4 của

Griffing (chỉ sử dụng phép lai thuận). Số tổ hợp lai = p (p-1)/2, trong đó p là số giống (dòng) tham gia sơ đồ lai.

+ Huấn luyện, chọn lọc tổ hợp lai: Con lai được chọn lọc có định hướng ở tất cả các đời từ đời F1-F15. Từ F1-F4 nuôi hỗn hợp nhiều ổ trứng; Từ F5 -F7 nuôi ổ đơn, chọn lọc ổ đơn, nhân giống cùng ổ. Từ F8 -F14 nuôi ổ đơn, nhân giống chéo ổ. F15 phân ra hai dòng A, B nuôi ổ đơn, lai chéo dòng.

- Đánh giá chất lượng con tằm, nhộng: + Phân tích thành phần sinh hóa : Phân tích hàm lượng axit amin (%) có trong con tằm

chín và con nhộng bằng phương pháp thử AOAC 2007 (994-12) và TCVN 4328-2007. + Phân tích cảm quan: thông qua Hội đồng đánh giá sử dụng phép thử thị hiếu, đánh

giá mức độ ưa thích theo thang điểm Hedonic (cho điểm từ 1 đến 9). - Các chỉ tiêu theo dõi: Số quả trứng/ổ (quả), tỷ lệ trứng nở hữu hiệu (%), tỷ lệ tằm

sống (%), tỷ lệ nhộng sống (%), năng suất kén, năng suất tằm chín (g/300 tằm tuổi 4; kg/hộp 20g trứng ) , khối lượng toàn kén (g), khối lượng vỏ kén (g), tỷ lệ vỏ kén (%), hệ số nhân giống (gam trứng/kg kén giống), hàm lượng các axit amin trong con tằm và nhộng (%)

- Phương pháp tính toán các ch ỉ tiêu và xử lý số liệu: + Các chỉ tiêu theo dõi, tính toán áp dụng theo 10TCN-380-99; Khảo nghiệm giống theo

QCVN 01-74: 2011/BNNPTNT của Bộ NN và PTNT. + Số liệu thí nghiệm được xử lý theo chương trình thống kê IRRISTAT 4.0 và Excel

2003. 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm thực hiện: tại Trạm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng, Vũ Thư, Thái Bình và hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái.

- Thời gian nghiên cứu: + Từ 2009-2012: Thu thập, thuần dòng chọn lọc nguyên liệu lai, lai tạo giống. + Từ 2013-2014: Huấn luyện, chọn lọc có định hướng và so sánh các tổ hợp lai + Từ 2014-2016: Khảo nghiệm và xây dựng mô hình nuôi giống tằm mới

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả thuần dòng các giống tằm sắn làm nguyên liệu lai tạo

Kết quả sau 5 đời thuần dòng 04 giống tằm sắn được sử dụng làm vật liệu lai tạo có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt được như sau:

- Về đặc điểm hình thái: Quan sát bằng cảm quan cho thấy các giống đã ổn định và đồng nhất về màu sắc và hình dạng qua các giai đoạn trứng, tằm và kén.

- Về các chỉ tiêu kỹ thuật: Tổng số quả trứng/ổ của các giống dao động từ 312-338 quả. Tỷ lệ trứng nở 84,8 – 89,3%. Tỷ lệ tằm sống 76,4 -89,3%. Tỷ lệ nhộng sống 84,5 -92,1%. Trong đó giống HB có thành tích tốt nhất, tiếp đến là giống NA.

- Về các chỉ tiêu kinh tế: Năng suất kén/300 tằm tuổi 4 dao động từ 587,6-725,6 g, th ấp nhất là giống LĐ(T) năng suất kén chỉ đạt 587,6 g, cao nhất là giống HB đạt 725,6 g. Khối lượng toàn kén dao đ ộng từ 2,79-2,93 g, t ỷ lệ vỏ kén từ 11,3-12,0%.

187

Bảng 1. Đặc điểm hình thái và một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các giống được lựa chọn làm vật liệu lai tạo

Giống Chỉ tiêu YB2 LĐ (T) HB NA

I. Đặc điểm hình thái 1. Trứng - Dạng trứng Elíp Elíp Elíp Elíp - Màu sắc Vàng sữa Vàng sữa Vàng nhạt Vàng sữa 2. Tằm - Dạng tằm Trơn Trơn Trơn Trơn - Thời gian phát dục (ngày) 17-18 18-19 17-18 18 - Màu sắc tằm chín Vàng Vàng nhạt Vàng Vàng 3. Kén - Dạng kén Thoi Thoi Thoi Thoi - Màu sắc Trắng sáng Trắng đục Trắng đục Trắng ngà II. Chỉ tiêu kỹ thuật - Số quả trứng/ổ (quả) 319± 11 312 ±15 327± 10 338 ± 9 - Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu (%) 84,8 87,9 85,6 89,3 - Tỷ lệ tằm sống (%) 81,5 76,4 85,8 89,3 - Tỷ lệ nhộng sống (%) 88,5 85,4 92,1 91,6 III. Chỉ tiêu kinh tế - Năng suất tằm chín (g/300 tằm tuổi 4) 925 990 1020 980 - Năng su ất kén (g/300 tằm tuổi 4) 667,5 587,6 725,6 718,5 - Khối lượng toàn kén (g) 2,79 2,75 2,93 2,92 - Khối lượng vỏ kén (g) 0,32 0,33 0,33 0,34 - Tỷ lệ vỏ kén (%) 11,5 12,0 11,3 11,6

Tóm lại, kết quả sau 5 đời thuần dòng các giống đã ổn định về các đặc điểm hình thái, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, đảm bảo độ thuần để tham gia lai tạo ra các tổ hợp lai. 3.2. Kết quả chọn tạo giống

Từ 04 giống tằm sắn YB2, LĐ (T), HB và NA kết quả đã lai tạo ra 06 tổ hợp lai (THL) được ký hiệu từ TS1 đến TS6. 3.2.1. Kết quả đánh giá ưu thế lai (ƯTL) đời F1

Tất cả các THL đều có năng suất tằm chín vượt trội so với bố mẹ tốt nhất của chúng với chỉ số HBP dương từ 4,40% ở THL TS6 đến 12,75% ở THL TS1. 03 THL có năng suất tằm chín cao hơn giống đối chứng với H S từ 7,92-22,77% là TS4 (7,92%); TS1 (13,86%) và TS5 (22,77%). 3 THL gồm TS2, TS3 và TS6 có năng suất tằm chín tương đương với giống đối chứng (HS từ 0,99-2,97%)

Tỷ lệ tằm sống biến động từ 84,7-92,9%, trong đó có 4 THL có ưu thế lai thực (H BP) dương từ 0,58-4,03% là TS4 (0,58%); TS1 (3,15%); TS2 (3,93%) và TS5 (4,03%), 2 THL có ưu thế lai thực âm là TS3 (-1,79%) và TS6 (-3,47%). So với giống đối chứng PT1 có 3 THL có tỷ lệ tằm sống cao hơn với giá trị HS từ 5,73-10,99% tương ứng với các THL TS3 (4,78%); TS1 (5,73%); TS5(10,99%), 03 THL còn lại có tỷ lệ tằm sống tương đương với đối chứng với HS từ 1,19-3,11%.

Ở chỉ tiêu tỷ lệ nhộng sống có 5 THL cao hơn giá trị tốt nhất của bố mẹ chúng thể hiện ưu thế lai thực (HBP) dương từ 2,17 -6,19%, 01 THL TS6 thấp hơn bố mẹ có HBP là -0,22%.

188

So với giống đối chứng tỷ lệ tằm sống của cả 6 THL đều cao hơn thể hiện giá trị HS từ 1,11-8,19%.

Bảng 2. Ưu thế lai một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các THL đời F1 năm 2012

Tổ hợp lai Ký hiệu

Năng suất tằm chín Tỷ lệ tằm sống Tỷ lệ nhộng sống

Trung bình (g)

Ưu thế lai

Trung bình (g)

Ưu thế lai

Trung bình (g)

Ưu thế lai

So với giá trị tốt nhất của giống bố mẹ (%)

(HBP)

So với đối

chứng (%) (HS)

So với giá trị tốt nhất của giống bố mẹ (%)

(HBP)

So với đối

chứng (%) (HS)

So với giá trị tốt nhất của giống bố mẹ (%) (HBP)

So với đối

chứng (%) (HS)

YB2 x HB TS1 1.150 12,75 13,86 88,5 3,15 5,73 96,8 6,14 7,08 YB2 x LĐ (T) TS2 1.040 5,05 2,97 84,7 3,93 1,19 92,3 4,29 2,10 YB2 x NA TS3 1.020 4,08 0,99 87,7 -1,79 4,78 93,8 2,40 3,76 HB x LĐ (T) TS4 1.090 6,86 7,92 86,3 0,58 3,11 94,1 2,17 4,09 HB x NA TS5 1.240 21,57 22,77 92,9 4,03 10,99 97,8 6,19 8,19 LĐ (T) x NA TS6 1.030 4,04 1,98 86,2 -3,47 2,99 91,4 -0,22 1,11

PT1 (đ/c)

1.010 0,00 83,7 90,4

Ghi chú: HBP là ưu thế lai thực; HS là ưu thế lai chuẩn. Tóm lại , từ kết quả đánh giá ưu thế lai thực (HBP) và ưu thế lai chuẩn (H S) tại bảng 2

cho thấy so với giá trị tốt nhất của giống bố mẹ tạo ra chúng và so với giống đối chứng PT1 đã xác định được 02 THL tốt nhất có ƯTL cao ở các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật là TS1 và TS5. 3.2.2 Hệ số biến động một số tính trạng ở đời F7

Từ đời F1 đến đời F4 nuôi hỗn hợp nhiều ổ trứng để đánh giá đa dạng di truyền. Từ F5-F7 sử dụng phương pháp cận phối đối với các tổ hợp lai có triển vọng, ở mỗi đời liên tục chọn lọc định hướng theo mục tiêu đề ra. Dựa vào hệ số biến động của các tính trạng số lượng để đánh giá tính ổn định về mặt di truyền.

Bảng 3. Giá trị trung bình ( x ) và hệ số biến động (CV (%)) của một số tính trạng ở các giống bố, mẹ và con lai ở thế hệ F7

Ký hiệu tổ hợp

lai

Dòng, giống bố, mẹ và Tổ hợp lai

Khối lượng tằm chín (g) Khối lượng nhộng (g) Khối lượng toàn kén

(%)

x ± s Cv (%) x ± s Cv (%) x ± s Cv (%)

TS1 YB2 ♀ 3,87 ±0,05 1,25 2,44 ±0,04 1,72 2,77 ±0,05 1,58 HB ♂ 4,19 ±0,05 1,17 2,60 ±0,05 1,63 2,93 ±0,04 1,56 THL-F7 4,21 ±0,04 0,99 2,71 ±0,02 1,67 3,08 ±0,01 1,62

TS5 HB ♀ 4,19 ±0,05 1,17 2,60 ±0,05 1,72 2,93 ±0,04 1,56 NA ♂ 3,97 ±0,05 1,16 2,57 ±0,05 1,61 2,91 ±0,04 1,44 THL-F7 4,29 ±0,04 0,96 2,74 ±0,03 1,54 3,12 ±0,05 1,48

Căn cứ vào hệ số biến động ở các chỉ tiêu số lượng của các tổ hợp lai có triển vọng ở đời F7 (bảng 3) đều nhỏ hơn hoặc bằng hệ số biến động của cùng tính trạng ở các giống bố mẹ. Cụ thể ở chỉ tiêu khối lượng tằm chín của các tổ hợp lai đời F7 dao động từ 0,96-0,99%, khối lượng nhộng từ 1,54-1,67% và ở chỉ tiêu khối lượng toàn kén từ 1,48 -1,62%. Điều này có thể khẳng định các tổ hợp lai đã đồng nhất và ổn định về mặt di truyền.

189

3.2.3. Huấn luyện, so sánh các tổ hợp lai mới Bảng 4. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các giống có triển vọng đời F15 năm 2014

Tên giống Màu sắc tằm chín

Số quả trứng/ổ Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu

(%)

Tỷ lệ tằm sống Số quả trứng/ổ

(quả) So với đ/c

(%) Tỷ lệ tằm sống (%)

So với đ/c (%)

TS1 Vàng 341 ± 10,1 104,9 91,8 ± 1,7 87,7 105,3 TS5 Vàng 374 ± 9,8 115,1 93,6 ± 1,9 91,9 109,7 PT1 (đ/c) Vàng nhạt 325 ± 10,7 100,0 91,2 ± 1,9 83,3 100,0

CV (%) 5,1 LSD 0,05 3,1

Kết quả bảng 4 cho thấy cả hai giống có triển vọng TS1 và TS5 đều có tằm chín màu vàng, do nhu cầu sử dụng tằm chín làm thực phẩm nên đây là màu rất được ưa chuộng. Cả hai giống đều có thành tích cao hơn giống đối chứng PT1 trong đó TS5 có thành tích cao hơn TS1.

Bảng 5. Năng suất tằm và tỷ lệ nhộng sống đời F15 năm 2014 tại Thái Bình

Tên giống Năng suất tằm chín Tỷ lệ nhộng sống

Năng suất tằm chín (g) So với đ/c (%) Tỷ lệ nhộng

sống (%) So với đ/c (%)

TS1 1.045 112,4 92,5 105,2 TS5 1.130 122,2 96,5 109,8 PT1 (đ/c) 925 100,0 87,9 100,0

CV (%) 5,1 2,3 LSD 0,05 120,4 3,6 Bảng 5 cho thấy giống TS5 có thành tích cao nhất, so với đối chứng PT1 năng suất tằm

chín của TS5 đạt 1.130 g tăng 22,2%, tỷ lệ nhộng sống đạt 96,5% tăng 9,8%. Giống TS1 các chỉ tiêu năng suất tằm chín và tỷ lệ nhộng sống cao hơn đối chứng lần lượt là 12,4 và 5,3%. 3.2.4. Đánh giá chất lượng tằm và nhộng

* Kết quả phân tích thành phần sinh hóa Kết quả phân tích hàm lượng axit amin trong tằm chín và nhộng ở bảng 6 cho thấy trong

thành phần dinh dưỡng của tằm và nhộng có tổng số 16 axit amin. Tổng hàm lượng 16 axit amin của giống TS5 đạt 18,33% ở tằm và ở nhộng là 14,64%. Ở cả tằm chín và nhộng đều có 8 loại axit amin không thể thay thế đó là Histidine, Threonine, Valine, Methionine, Phenylalanine, Isoleucine, Leucine và Lysine. Giống TS5 có hàm lượng axit amin không thay thế cao nhất đạt 5,42%/100 g tẳm chín ở tằm chín và 5,54% ở nhộng, cao hơn giống đối chứng ở tằm là 6,7%, ở nhộng là 5,9%.

Kết quả bảng 6 còn cho thấy giống tằm TS5 có hàm lượng protein tổng số đạt cao nhất ở tằm đạt 14,63% và ở nhộng 14,50%. Hàm lượng protein tổng số và tổng hàm lượng axit amin quyết định đến chất lượng dinh dưỡng trong con tằm. Đặc biệt là hàm lượng axit amin không thể thay thế cao thì giá trị dinh dưỡng càng cao.

Từ kết quả trên cho thấy giống TS5 ngoài việc sử dụng cho nuôi tằm để lấy tơ kén còn có thể nuôi lấy tằm chín và nhộng để làm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của con người rất tốt.

190

Bảng 6. Kết quả phân tích hàm lượng các axit amin có trong tằm, nhộng ĐVT: %/100 g tằm chín

TT Chỉ tiêu Giống TS5 PT1 (đ/c)

Mẫu tằm Mẫu nhộng Mẫu tằm Mẫu nhộng 1 Aspartic (Asn) 1,42 1,45 1,38 1,48 2 Glutmic (GLn) 1,70 2,02 1,64 1,98 3 Serine (Ser) 1,15 0,89 1,09 1,03 4 Histidine (His) 1,48 0,53 1,39 0,51 5 Glycine (Gly) 2,89 0,77 2,77 0,81 6 Threonine (Thr) 0,33 0,51 0,29 0,49 7 Alanine (Ala) 2,87 0,85 2,89 0,89 8 Arginine (Arg) 0,89 0,85 0,84 0,84 9 Tyrosine (Tyr) 1,30 1,07 1,29 0,98 10 Valine (Val) 0,49 0,63 0,45 0,61 11 Methionine (Met) 0,26 0,39 0,22 0,42 12 Phenylalanine (Phe) 0,66 0,80 0,59 0,78 13 Isoleucine (Ile) 0,45 0,50 0,42 0,46 14 Leucine (Leu) 0,79 0,95 0,81 0,84 15 Lysine (Lys) 0,96 1,23 0,91 1,12 16 Proline (Pro) 0,69 1,20 0,72 1,32

Tổng hàm lượng aa 18,33 14,64 17,70 14,56 Hàm lượng aa thiết yếu 5,42 5,54 5,08 5,23 Prôtêin tổng số 14,63 14,50 14,09 14,29 Vật chất khô 19,65 21,89 18,97 21,07

Ghi chú: Kết quả phân tích tại Phòng phân tích Thức ăn và Sản phẩm chăn nuôi – Viện Chăn nuôi, Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, năm 2014

* Kết quả đánh giá chất lượng cảm quan tằm chín: Sau khi tằm ngừng ăn bắt tằm đã chín cho bài thải hết phân và nước tiểu, trần tằm chín

qua nước sôi sau đó tiến hành rang với gia vị. Kết quả ở bảng 7 cho thấy giống tằm TS5 có số điểm đánh giá cảm quan cao nhất đạt 31,1 điểm. Nhận xét cảm quan cho thấy giống TS5 có màu sắc tằm chín khi chế biến vẫn đảm bảo cho màu vàng đẹp bắt mắt, ăn có mùi thơm, vị ngậy bùi và mềm. Giống TS1 màu sắc tằm chín đẹp song ăn hơi cứng.

Từ kết quả trên căn cứ vào mục tiêu đề ra giống TS5 được lựa chọn để tiến hành đưa ra khảo nghiệm tính thích ứng ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Bảng 7. Đánh giá chất lượng cảm quan tằm chín

TT Chỉ tiêu

Giống

Màu sắc Mùi Vị Độ

mềm

Điểm cảm quan

Nhận xét cảm quan

1 TS1 8,0 7,2 7,3 6,7 29,2 Màu vàng đẹp, mùi thơm, vị ngậy, hơi cứng 2 TS5 8,3 7,6 7,7 7,5 31,1 Màu vàng đẹp, mùi thơm, vị ngậy bùi, ăn mềm 3 PT1(đ/c) 7,5 7,1 6,8 6,5 27,9 Màu vàng nhạt, mùi thơm, vị bùi, hơi nhũn CV (%) 2,9 3,4 2,5 4,2 LSD0.05 0,33 0,21 0,19 0,38

191

3.3. Kết quả khảo nghiệm và xây dựng Mô hình sản xuất trứng và nuôi tằm 3.3.1. Kết quả khảo nghiệm giống mới

Để đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu của miền núi phía Bắc, năm 2014 giống TS5 được nuôi khảo nghiệm cơ bản và năm 2015 được tiếp tục được nuôi khảo nghiệm sản xuất tại 3 địa điểm thuộc tỉnh Phú Thọ và Yên Bái.

Bảng 8. Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống tằm sắn TS5 năm 2015

Địa điểm Chỉ tiêu

Tên giống

SL trứng nuôi (hộp)

NS tằm chín BQ (kg/hộp

20g trứng)

Tỷ lệ nhộng

sống (%)

Khối lượng

nhộng (g)

Năng suất nhộng

(kg/hộp)

Tiên Lương, Cẩm Khê, Phú Thọ

TS5 80 26,1 89,8 2,72 9,8 PT1 (đ/c) 40 22,6 81,6 2,49 8,2 So với đ/c (%) 115,5 110,0 109,2 119,5

Tân Đồng, Trấn Yên, Yên Bái

TS5 80 25,2 88,5 2,73 10,2 PT1 (đ/c) 40 21,5 79,3 2,47 8,6 So với đ/c (%) 117,2 111,6 110,5 118,6

Ngòi A, Văn Yên, Yên Bái

TS5 80 24,4 90,3 2,73 9,7 PT1 (đ/c) 40 21,3 78,5 2,48 8,3 So với đ/c (%) 114,6 115,0 110,1 116,9

Trung bình TS5 240 25,2 89,5 2,73 9,9 PT1 (đ/c) 120 21,8 79,8 2,48 8,4 So với đ/c (%) 115,7 112,2 109,9 118,3

Ghi chú: Lứa 1: Băng tằm 3/7-21/7; Lứa 2: Băng tằm 7/8-26/8 Kết quả bảng 8 cho thấy tất cả các chỉ tiêu điều tra ở cả 3 địa điểm nuôi khảo nghiệm của

giống TS5 đều đạt cao hơn đối chứng, cụ thể năng suất tằm chín đạt bình quân 25,2 kg/hộp, tỷ lệ nhộng sống 89,5%, năng suất nhộng 9,9 kg, tương đương cao hơn đối chứng PT1 lần lượt là 15,7%; 12,2% và 18,3% 3.3.2. Kết quả xây dựng Mô hình sản xuất trứng và nuôi giống tằm mới 3.3.2.1. Kết quả Mô hình sản xuất trứng giống tằm mới TS5

Bảng 9. Kết quả mô hình sản xuất trứng giống tằm sắn TS5 năm 2016

Địa điểm

Chỉ tiêu

Tên giống

Số kén thí nghiệm

(kg)

Tổng số trứng thu được (g)

Hệ số nhân giống (g

trứng/ kg kén giống)

So với đối chứng (%)

Tỷ lệ trứng nở

(%)

Phú Thọ

TS5 130 4455 34,3 115,0 93,7 PT1 (đ/c) 40 1192 29,8 100,0 89,7

Yên Bái

TS5 145 5024 34,7 114,2 93,9 PT1 (đ/c) 50 1518 30,4 100,0 89,85

Tổng số

TS5 275 9479 34,5 114,6 93,8 PT1 (đ/c) 90 2710 30,1 100,0 89,8 Ghi chú: Mỗi địa điểm sản xuất thử nghiệm 2 đợt trứng giống, đợt 1: từ ngày 14/7-1/8;

đợt 2 từ 24/7-8/8 năm 2015.

192

Tổng số kén giống để sản xuất trứng của giống TS5 là 275 kg đã sản xuất được 9.479 g trứng, hệ số nhân giống bình quân đạt 34,5 g trứng/kg kén giống, so với giống đối chứng cao hơn 14,6%. Chất lượng trứng tốt, tỷ lệ trứng nở hữu hiệu cao trung bình đạt 93,8% (bảng 9).

Bảng 10. Chi phí sản xuất trứng giống TS5 (tính cho 100 kg kén giống)

STT Nội dung ĐVT

Giống TS5 Giống PT1 (đ/c)

Số lượng

Đơn giá (1000đ)

Thành tiền

(1000đ)

Số lượng

Đơn giá (1000đ)

Thành tiền

(1000đ) 1 Phần chi 17.000 17.000 Kén giống Kg 100 120 12.000 100 120 12.000 Công lao động công 20 100 2.000 20 100 2.000 Khấu hao nhà cửa, dụng cụ... 3.000 3.000 2 Phần thu 20.895 18.235 Trứng giống Hộp 172,5 110 18.975 150,5 110 16.555 Vỏ kén Kg 16 120 1.920 14 120 1.680 3 Lợi nhuận 3.895 1.235 4 So sánh giữa TS5 và PT1 2.660 0 5 Giá thành SX Hộp 98,6 98,6 113,0 113,0

Ghi chú: Một hộp trứng = 20 g trứng Kết quả bảng 10 cho thấy với 100 kg kén giống TS5 sản xuất được 172,5 hộp cao hơn

đối chứng 22 hộp, cho lợi nhuận cao hơn giống PT1 là 2,66 triệu đồng. Giá thành sản xuất 01 hộp trứng giống TS5 là 98,6 ngàn đồng so với giá thành sản xuất giống đối chứng PT1 chỉ bằng 87,2% (rẻ hơn 14.410 đồng/hộp trứng), tiết kiệm 12,8% chi phí sản xuất trứng giống. 3.3.2.2. Kết quả Mô hình nuôi giống tằm mới TS5

Mô hình nuôi giống tằm sắn TS5 được thực hiện tại 2 xã Tiên Lương, Cẩm Kh ê, Phú Thọ và Tân Đồng, Trấn Yên, Yên Bái năm 2016, kết quả tại bảng 11.

Bảng 11. Kết quả xây dựng mô hình nuôi giống tằm sắn TS5 tại Phú Thọ và Yên Bái

Lứa nuôi Địa điểm

Giống TS5 Giống PT1 (đ/c) So với đối

chứng (%)

SL. hộp trứng nuôi (hộp)

Tổng số tằm chín

(kg)

NS. tằm chín

BQ/hộp (kg

SL. hộp trứng nuôi (hộp)

Tổng số kén tằm chín (kg)

NS. tằm chín

BQ/hộp (kg

1 Tiên Lương 50 1280 25,6 16 348,8 21,8 117,4 Tân Đồng 55 1474 26,8 15 340,5 22,7 118,1

105 2754 26,2 31 689,3 22,25 117,7

2 Tiên Lương 55 1435.5 26,1 15 336,0 22,4 116,5 Tân Đồng 55 1490.5 27,1 15 340,5 22,7 119,4

110 2926 26,6 30 676,5 22,6 118,0 Cộng 215 5680 26,4 61 1365,8 22,4 117,8

Ghi chú: Lứa 1 băng tằm ngày 5/8 chín ngày 23/8; Lứa 2 băng tằm ngày 17/8 chín ngày 4/9 Kết quả bảng 12 cho thấy với tổng số 215 hộp trứng giống TS5 có năng suất tằm chín

bình quân 26,4 kg/hộp, so với giống đối chứng cao hơn 17,8%.

193

Bảng 12. Hiệu quả kinh tế nuôi 01 hộp trứng giống tằm TS5

STT Nội dung ĐVT

Giống TS5 Giống PT1 (đ/c)

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

(1000đ)

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền (1000

đ) 1 Phần chi 1.022 980 Trứng giống Hộp 1 140 140 1 140 140 Lá sắn Kg 272 3 816 258 3 774 Thuốc phòng bệnh gói 1 17 17 1 17 17 Thuốc sát trùng gói 2 17 34 2 17 34 Vôi bột kg 5 3 15 5 3 15 2 Phần thu 2.356,5 2.009,5 Năng suất tằm chín Kg/hộp 26,4 80 2112 22,4 80 1792 Phân tằm Kg 163 1.5 244.5 145 1.5 217.5 3 Lợi nhuận 1.334,5 1.029,5 Lời/vốn đầu tư 1,31 1,05 Thu nhập/chi phí (BCR) 2,31 2,05 Ngày công lao động 18 18 Lợi nhuận/ngày công 130,92 111,64 4 Cao hơn so với PT1 (đ) 305,0 0

Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế khi nuôi 01 hộp trứng giống mới TS5 cho lợi nhuận là 1.334,5 ngàn đồng, so với nuôi giống đối chứng PT1 cho lợi nhuận cao hơn 305,0 ngàn đồng, hiệu quả kinh tế nuôi giống TS5 cao hơn 29,6%. Nuôi giống tằm mới TS5 mặc dù chi phí cao hơn cao hơn giống PT1 nhưng do giống mới cho tổng thu nhập từ sản phẩm chính là tằm chín và sản phẩm phụ là phân tằm cao hơn do đó lợi nhuận ngày công lao động đạt 130,92 ngàn đồng/ngày cao hơn 19,28 ngàn đồng/ngày so với nuôi giống PT1.

Bảng 13. Hiệu quả kinh tế của Mô hình nuôi giống tằm TS5 trên 01 ha sắn Đơn vị tính: đồng

STT Chỉ tiêu Giống TS5 Giống PT1 (đ/c) 1 Tổng chi phí đầu tư 18.396.000 17.640.000 Chi phí vật tư 18.396.000 17.640.000 2 Tổng thu nhập 42.417.000 36.171.000 - Thu nhập sản phẩm chính 38.016.000 32.256.000 - Thu nhập sản phẩm phụ 4.401.000 3.915.000 3 Lợi nhuận 24.021.000 18.531.000 Lời/vốn đầu tư 1,31 1,05 Thu nhập/chi phí (BCR) 2,31 2,05 Tỷ suất lợi nhuận biên (MBCR) 7,26 4 So sánh lợi nhuận giữa TS5 và PT1 5.490.000

Kết quả trình bày ở bảng 13 cho thấy 01 ha sắn/năm nuôi giống TS5 cho tổng thu nhập là 42,417 triệu đồng, tổng chi phí đầu tư là 18,396 triệu đồng, lợi nhuận là 24,021 triệu đồng, so với nuôi giống PT1 lợi nhuận cao hơn là 5,49 triệu đồng/ha.

Tỷ suất lợi nhuận biên (MBCR) mô hình nuôi giống tằm mới TS5 so với nuôi giống PT1 cho hệ số 7,26 là tương đối cao do đó mô hình này rất có hiệu quả nên khuyến cáo để phát triển mở rộng mô hình vào sản xuất.

194

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Từ tổ hợp lai HB x NA qua 15 đời huấn luyện, chọn lọc đã chọn tạo được giống tằm sắn

TS5 có năng suất, chất lượng tằm, nhộng cao. Tại Hội đồng công nhận TBKT họp ngày 07/4/2017 giống tằm sắn TS5 được đặt tên là TS1-TP và được công nhận là TBKT theo Quyết định số 719/QĐ-CN-GSN ngày 28 tháng 6 năm 2017 của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Giống tằm sắn TS1-TP là tằm trơn, tằm chín có màu vàng. Năng suất tằm chín đạt 25-26 kg/hộp 20 g trứng cao hơn giống PT1 từ 15-18%. Trong thành phần dinh dưỡng con tằm và nhộng có 16 axit amin trong đó có đủ 08 axit amin thiết yếu với hàm lượng cao từ 5,42-5,54%.

Giống TS1-TP nuôi thích hợp ở vụ Hè Thu của các tỉnh miền núi phía Bắc . Hiệu quả kinh tế nuôi giống TS1 -TP cho lợi nhuận cao hơn đối chứng 5,5 triệu đồng/ha/năm, tương ứng cao hơn 29,6%. Hệ số nhân giống cao hơn 14,6% nên hạ được giá thành và tiết kiệm 12,8% chi phí sản xuất trứng giống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Đảm (2013). Nghiên cứu phục tráng và phát triển giống tằm sắn tại tỉnh Yên

Bái. Báo cáo T ổng kết đề tài khoa học. 2. Nguyễn Văn Long (1996). Giáo trình giống và sản xuất trứng giống tằm dại. Đại học

Nông nghiệp I Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Len và Phạm Xuân Thu (2016). “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc khai thác

lá sắn để nuôi tằm đến năng suất củ sắn”. Tạp chí Khoa hoc và Công nghệ Bộ Nông nghiệp và PTNT, số 299 năm 2016, tr. 69-75.

4. Wang-Gao-Shen (2009). Eri-silkworm China Agricultural Encydopedia. Beifing Agricultural publishe, 7-8.

RUSULTS OF CREATING THE TS1-TP

Nguyen Thi Len, Pham Xuan Thu,

Ngo Thi Linh Huong, Nguyen Thi Nhan

SUMMARY TS1-TP was created from the HB x NA hybrid combination through 15 training

sessions, the selection was consistent for morphological characteristics and genetic stability, high quality of silkworm and pupa. TS1-TP is smooth silkworm, turn to yellow when it's ripe. Ripe silkworm productivity was high, acerage 25.5 kg/20 eggs, higher than PT1 from 15-18%. The quality of silkworm ripe and pupa is high, in the nutritional composition of silkworm and silkworm have 16 kinds of amino acids in which there are 08 kinds of essential amino acids with the content from 5.42 to 5.54%, so in addition to raising silkworm to get cocoon, silkworm can be used to get ripe silkworm and pupae. It makes good food. TS1-TP was suitable for Summer-Autumn crop, silkworm raising season from June to Northern in the Northern mountainous provinces. Economic efficiency of TS1-TP for profit is higher than control 5.5 million VND/ha/year, respectively higher than 29,6%. The multiplication coefficient is higher than 14.6% so it helps lower the price and save 11.4 of the cost of breeding eggs. TS1-TP has been recognized as Technical Progress under Decision No. 719/QD-CN-GSN dated 28 June 2017 of the Department of Livestock Production under the Ministry of Agriculture and Rural Development and Code No. TBKT 01-58: 2017/BNNPTNT.

Key words: Nutrition, economic effciency, silkworm pupa, ripe silkworm.

195

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT XỬ LÝ AXIT HCL TRỨNG TRẮNG GIỐNG TẰM LƯỠNG HỆ MỚI CHỌN TẠO Đ2, E38, A1, B42 VÀ CẶP LAI TƯ NGUYÊN GQ218

Nguyễn Trung Kiên1, Nguyễn Thị Đảm1 ,Trịnh Khắc Quang2

TÓM TẮT Nghiên cứu kỹ thuật xử lý acid trứng trắng ở một số giống tằm nguyên lưỡng hệ và

giống tằm lai tứ nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy trứng tằm sau khi đẻ 22 giờ xử lý ở thời gian và tỷ trọng acid khác nhau thì tỷ lệ nở của trứng khác nhau. Giống tằm E38, B42, Đ2 và GQ 2218 khi xử lý acid có tỷ trọng 1,075 thì thời gian xử lý tốt nhất là 5 phút, còn với giống A1 thì thời gian xử lý trong khoảng 5,5 – 6 phút.

Trứng tằm lưỡng hệ sau khi đẻ có bảo quản lạnh 5 ngày thì tốt nhất xử lý acid có tỷ trọng 1,065 và thời gian 5,5 phút. Áp dụng qui trình kỹ thuật xử lý acid như trên thì không ảnh hưởng đến sức sống tằm, nhông; năng suất kén.

Từ khoá: Giống tằm lưỡng hệ, tỷ trọng axit, thời gian xử lý, năng suất, sức sống

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Các vùng trồng dâu nuôi tằm của nước ta hiện nay đang sử dụng hi giống tằm. Giống

tằm đa hệ không có đặc tính hưu miên, cho nên sau khi con ngài đẻ trứng, trứng lại tiếp tự nở. Còn giống tằm lưỡng hệ do có đặc tính hưu miên nên thông thường một năm chỉ nở 2 lần. Để đảm bảo cho trứng này nở đều, tập trung trứng được bảo quản trong kho lạnh có nhiệt độ 3-5oC. Nhưng do nhu cầu thực tế của dân phải nuôi tằm nhiều lứa, vì thế các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra phươn pháp xử lý axit đối với trứng lưỡng hệ trước khi hưu miên để cho trứng tằm phải nở cung cấp cho dân. Ngời ta gọi là phương pháp xử lý trứng trắng hay phương pháp cho nở nhân tạo(Nhật bản) và phương pháp xử lý tức thời(Trung Quốc). Điều kiện chủ yếu ảnh hưởng đến phương pháp xử lý trứng trắng là thời gian sau khi đẻ trứng, tỷ trọng và thời gian xử lý, đặc tính của giống tằm(7)

Với trứng tằm của Nhật bản thì sau khi đẻ trứng để bảo quản ở nhiệt độ 25oC trong một ngày và xử lý axit ở tỷ trọng 1.075, nhiệt độ 46oC và thời gian 3-5 phút. Theo Ho yuan-zhong với giống tằm có sức đề kháng yếu với axit hoặc giống tằm có quả trứng nhỏ thì nên sử dụng tỷ trọng 1.073 thì an toàn hơn. Theo tác giả này thì thời gian xử lý trứng trắng với giống Trung Quốc từ 5-5.5 phút. Giống tằm của Châu Âu hoặc Nhật Bản thì thời gian kéo dài hơn 1 phút

Ở Việt Nam trong các năm 70-80 của thế kỷ trước cũng đã nghiên cứu kỹ thuật xử lý axit trứng tằm với một số giống tằm lưỡng hệ Việt Nam (2,5,6). Tuy nhiên mỗi giống tằm đều có yêu cầu xử lý axit khác nhau.

Để giúp cho các cơ sở sản xuất trứng giống sử dụng có hiệu quả một số giống tằm mới do Trung tâm lai tạo ra nên đề tài đã được tiến hành.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu

Các giống tằm lưỡng hệ kén trắng mới chọn tạo Đ2, E38, B42, A1, cặp lai tứ nguyên GQ2218 có năng suất, chất lượng cao, phẩm chất tơ kén tốt có khả năng nuôi được trong vụ hè

+ Giống tằm A1 là giống nhập nội từ Trung Quốc; Giống tằm B42 là giống tằm được tạo trong nước bằng phương pháp tuần dòng từ giống Đông 34 nhập nội từ Trung Quốc;Giống tằm Đ2 được lai tạo từ giống tằm ĐSK đa hệ trong nước và giống A2 lượng hệ nhập nội từ Trung Quốc.

+ E38 là giống tằm được lai tạo từ giống tằm BM đa hệ trong nước và giống O2 lượng hệ nhập nội từ Trung Quốc; Giống GQ2218 là cặp lai F1 của 4 giống tằm A1, E38, B42, Đ2

196

- Dung dịch axit HCL 2. Địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ 3. Phương pháp bố trí thí nghiệm a. Công thức thí nghiệm

Xử lý trứng trắng: Sau khi đẻ trứng từ 18 – 22 giờ ở nhiệt độ 45oC, nhưng với tỷ trọng axit khác nhau từ 1.065-1.075, thời gan xử lý từ 5- 5.5- 6/. Nhiệt độ 45 - 46 -47 oC

Thời gian từ 5/ , 5.5/ , 6/; Nhiệt độ từ 45 – 46 – 47oC.

Thí nghiệm 1 : Nghiên cứu xử lý trứng trắng sau đẻ 22 giờ, tỷ trọng axit 1.065 ở các thời gian khác nhau

Công thức 1 : 22 giờ + 1.065 + 5 phút; Công thức 2: 22 giờ + 1.065 + 5,5 phú; Công thức 3: 22 giờ + 1.065 + 6 phút

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu xử lý trứng trắng sau đẻ 22 giờ, tỷ trọng axit 1.070 ở các thời gian khác nhau

Công thức 1: 22 giờ + 1.070 + 5 phút; Công thức 2: 22 giờ + 1.070 + 5,5 phút; Công thức 3: 22 giờ + 1.070 + 6 phút.

Thí nghiệm 3 : Nghiên cứu xử lý trứng trắng sau đẻ 22 giờ, tỷ trọng axit 1.075 ở các thời gian khác nhau

Công thức 1: 22 giờ + 1.075 + 5 phút; Công thức 2: 22 giờ + 1.075 + 5,5 phút; Công thức 3: 22 giờ + 1.075 + 6 phút b. Nghiên cứu xử lý trứng trắng sau đẻ bảo quản trong kho lạnh 5 ngày tiến hành xử lý axit

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu xử lý trứng trắng sau đẻ bảo quản trong kho lạnh 5 ngày, tỷ trọng axit 1.065 ở các thời gian khác nhau Công thức 1: 22 giờ + 1.065 + 5 phút; Công thức 2: 22 giờ + 1.065 + 5,5 phút; Công thức 3: 22 giờ + 1.065 + 6 phút

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu xử lý trứng trắng sau đẻ bảo quản trong kho lạnh 5 ngày, tỷ trọng axit 1.070 ở các thời gian khác nhau: Công thức 1: 22 giờ + 1.070 + 5 phút; Công thức 2: 22 giờ + 1.070 + 5,5 phút; Công thức 3: 22 giờ + 1.070 + 6 phút

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu xử lý trứng trắng sau đẻ bảo quản trong kho lạnh 5 ngày, tỷ trọng axit 1.075 ở các thời gian khác nhau; Công thức 1: 22 giờ + 1.075 + 5 phút; Công thức 2: 22 giờ + 1.075 + 5,5 phút ; Công thức 3: 22 giờ + 1.075 + 6 phút c. Thí nghiệm nuôi tằm kiểm tra ảnh hưởng của xử lý axit

Bố trí thí nghiệm nuôi tằm và điều tra các chỉ tiêu cơ bản cần thiết - Nuôi tằm: theo dõi các chỉ tiêu đời sau mỗi giống 3 lần nhắc lại. băng ổ đơn nuôi đến

tuổi 4 dậy ăn được 2 bữa dâu thì đếm tằm. - Chế độ thức ăn: số bữa ăn, số lượng dâu, chất lượng thức ăn , kỹ thuật nuôi và các điều

kiện khác đều được đảm bảo.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Trứng tằm lưỡng hệ sau khi đẻ sau đẻ trải qua các thời kỳ phôi phân chia (thường 5

ngày ở nhiệt độ 25oC) thì phôi ngừng phát dục. Xử lý axit trứng trắng trước khi trứng vào thời kỳ hưu miên bằng axit HCL. 1. Trứng trắng sau khi đẻ 22 giờ

Kết quả xử lý axit HCL trứng trắng trên 5 giống tằm sau khi đẻ 22 giờ , nồng độ axit 1.070 - 1.075 - thời gian 5/; 5.5/ ; 6/ phút cho kết quả tỷ lệ tằm nở hữu hiệu đạt > 90%

197

Bảng 1. Kết quả xử lý trứng trắng sau đẻ 22 giờ, xử lý HCL có tỷ trọng 1,075 thời gian xử lý 5,5,5,6 phút

TT Công thức

Giống

22g - 1.070 - 5phút 22g-1.070 - 5,5phút 22g - 1.070 - 6phút Tổng

trứng(quả) Tỷ lệ nở

(%) Tổng

trứng(quả) Tỷ lệ nở(%)

Tổng trứng(quả)

Tỷ lệ nở (%)

1 A1 479 87.34 479 90.78 465 91.19 2 E38 488 90.33 482 92.07 473 93.25 3 B42 508 90.34 448 92.84 457 93.99 4 Đ2 446 91.26 510 93.45 440 94.58 5 GQ2218 534 85.39 523 91.39 512 92.27

TB 491 88.93 488 92.11 469 93.06 Qua số liệu bảng 1 cho thấy. Trứng tằm sau đẻ 22 giờ tiến hành xử lý axit , tỷ trọng axit

1.070 tỷ lệ nở của các giống dao động từ 85.39-94.58%. Thời gian xử lý khác nhau thì tỷ lệ nở của các giống khác nhau. ở công thức thời gian xử lý 5 phút , tỷ lệ tằm nở xấp xỉ 90%. giống A1, GQ2218 có tỷ lệ thấp nhất từ 85.39 - 87.34%. Nhưng với thời gian trứng sau đẻ 22 giờ, xử lý axit có tỷ trọng 1.070 , thời gian 6 phút cho tỷ lệ nở cao nhất. Trong đó giống Đ2 và E38 có tỷ lệ nở cao nhất

Bảng 2. Kết quả xử lý trứng trắng sau đẻ 22 giờ, tỷ trọng axit 1.075 - thời gian 5; 5,5;6 phút

TT Công thức

Giống

22g - 1.075 - 5phút 22g - 1.075 - 5,5phút 22g - 1.075 - 6phút Tổng

trứng(quả) Tỷ lệ nở

(%) Tổng

trứng(quả) Tỷ lệ nở

(%) Tổng

trứng(quả) Tỷ lệ nở

(%) 1 A1 482 93.98 492 95.81 476 95.19 2 E38 452 96.24 467 93.99 486 92.32 3 B42 488 96.02 476 95.70 498 92.74 4 Đ2 473 97.43 474 94.36 495 92.30 5 GQ2218 509 97.44 524 96.18 522 94.25

TB 481 96.22 487 95.21 495 93.36

Số liệu bảng 2 cho thấy ở công thức xử lý có thời gian 5/ thì 4 giống tằm E38, Đ2, B42, GQ2218 đều cho tỷ lệ nở cao nhất (96-97%) nhưng giống A1 có tỷ lệ thấp nhất (93.98%)

Với thời gian 5,5 phút thì giống A1 có tỷ lệ nở của trứng đạt cao hơn (95.81%) tương tư như ở thời gian 6 phút . Các giống tằm còn lại ở thời gian xử lý 5.5phút và 6 phút đều có trị số tỷ lệ nở thấp hơn so với thời gian xử lý 5phút . Như vậy với tỷ trọng axit 1.075 thì giống tằm E38, B42, Đ2 và GQ2218 nên xử lý 5 phút , còn giống A1 thì xử lý 5.5 phút - 6 phút. 2. Trứng trắng sau đẻ bảo quản trong kho lạnh 5 ngày

Trong thực tế sản xuất sau khi đã thu trứng nhưng do công việc hoặc do nhu cầu sản xuất chưa yêu cầu nên trứng đưa vào kho lạnh, sau đó mới xử lý axit.

Xử lý axit trứng trắng trên sau khi đẻ 20-22 giờ, đưa trứng vào bảo quản trong kho lạnh 5 ngày tiến hành xử lý ở tỷ trọng axit HCL 1.075 - thời gian 5; 5,5; 6 phút cho kết quả tỷ lệ tằm nở hữu hiệu đạt >90%. Kết quả được trình bày bảng 3.

198

Bảng 3. Kết quả xử lý trứng trắng bảo quản trong kho lạnh 5 ngày bằng axit HCL1.070- thời gian 5; 5,5;6 phút

TT Công thức Giống

22g - 1.065 - 5 phút 22g - 1.065 - 5,5 phút 22g - 1.065 - 6 phút Tổng

trứng(quả) Tỷ lệ nở% Tổng trứng(quả) Tỷ lệ nở% Tổng

trứng(quả) Tỷ lệ nở%

1 A1 522 91.18 493 95.33 514 94.50 2 E38 483 93.82 476 92.65 488 92.26 3 B42 518 92.68 487 94.46 512 93.68 4 Đ2 492 94.62 457 94.72 486 93.65 5 GQ2218 530 93.65 521 95.36 506 95.15

TB 509 93.19 487 94.50 501 93.85 Kết quả xử lý trứng trắng sau khi đẻ bảo quản trong kho lạnh rồi rút ra xử lý axit qua

bảng 3 chúng tôi thấy tỷ lệ tằm nở có giảm đi so với công thức xử lý trứng trắng sau đẻ 22 giờ. Xử lý axit ở tỷ trọng 1,075 với thời gian khác nhau cho tỷ lệ nở đạt >90%. Tỷ lệ tằm nở cao nhất là công thức xử lý thời gian 5.5 / tỷ lệ trứng nở đạt 92,65- 95,36%. Như vậy nếu trứng sau khi đẻ có qua bảo quản ở kho lạnh, nhiệt độ 3-5oC trong thời gian 5 ngày thì 5 giống tằm đều cho tỷ lệ trứng nở cao ở thời gian 5.5/ 3. Kết quả nuôi tằm đời sau

Đối với trứng tằm lưỡng hệ với kỹ thuật xử lý trứng trắng sau đẻ 22 giờ tiến hành xử lý axit HCL có tỷ trọng 1,075, thời gian 5 phút cho tỷ lệ trứng nở cao nhất (96.00 -97.00%), là điều hết sức có ý nghĩa với sản xuất, tuy nhiên điều quan tâm hơn là nuôi tằm nh ư thế nào, sức sống và năng suất phẩm chất tơ kén có bị ảnh h ưởng bởi phương pháp xử lý trên hay không. Để trả lời câu hỏi đó chúng tôi đã tiến hành nuôi tằm và điều tra các chỉ tiêu cơ bản cần thiết. Kết quả được trình bày ở bảng 4,5 3.1. Ảnh hưởng biện pháp xử lý axit HCL 1,075, thời gian 5 phút đến tỷ lệ tằm giảm và thời gian phátdục

Bảng 4. Tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ tằm giảm tuổi nhỏ và thời gian phát dục của các giống

STT Giống ∑ Trứng % Nở % Tằm giảm Thời gian phat dục

1 E38 452 96.24 7.13 22 2 A1 492 95.58 15.30 25 3 Đ2 473 97.43 6.33 23 4 B42 488 96.02 10.32 24 5 GQ2218 551 97.44 6.30 23

Kết quả ở bảng 4 cho thấy Tỷ lệ trứng nở của các giống rất cao và hầu như không có sự sai khác giữa các giống

(95.58%- 97.44%). Tỷ lệ nở của trứng là chỉ tiêu có liên quan đến sức sống và năng suất của lứa tằm. Thời gian phát dục của các giống từ 22 – 24 ngày. Tỷ lệ tằm giảm ở thời kỳ tằm tuổi nhỏ của các giống tằm thí nghiệm dao động từ 7.13-15.30%. Ở đây các giống A1 và B42 có tỷ lệ tằm giảm cao hơn so với 3 giống còn lại.

199

3.2. Ảnh hưởng biện pháp xử lý axit HCL 1,075, thời gian 5 phút đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất kén

Bảng 5. Năng suất, sức sống tằm nhộng của các giống

STT Giống Năng suất

(g) Tỷ lệ kén tốt

(%) Sức sống tằm

(%) Sức sống

nhộng (%) 1 E38 395 92.02 88.91 94.30 2 A1 379 92.32 86.89 91.40 3 Đ2 370 95.09 88.29 94.21 4 B42 356 91.96 89.06 92.53 5 GQ2218 430 96.32 92.25 96.07

Số liệu ở bảng 5 cho thấy, tỷ lệ tằm kết kén của các giống đều đạt ở mức cao. Tỷ lệ này dao động từ 91,96-96,32%. Vì thế nên năng suất thu được của 400 con tằm tuổi 4 đạt từ 356-430 gr. Trong đó giống GQ2218 có tỷ lệ kết kén và năng suất cao nhất. Nguyên nhân là do giống này là giống tứ nguyên lai 4 giống tằm ở trên. Vì thế nó thể hiện ưu thế lai F1 .Sức sống nhộng là chỉ tiêu quyết định đến hệ số nhân giống khi tiến hành sản xuất trứng; ở cả 5 giống tằm nguyên đều đạt trị số trên 90%.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Dựa trên cơ sở kết quả thu được của các thí nghiệm kỹ thuật xử lý axit trứng trắng ở một số giống tằm mới lai tạo, chúng tôi rút ra kết luận sau:

- Trứng tằm sau khi đẻ 22 giờ của giống A1, E38, Đ2, B42 và GQ2218 để xử lý trứng trắng thì tỷ trọng axit 1,075 có tỷ lệ trứng nở cao hơn 1.070

-Tỷ trọng axit 1,075 với giống tằm E38, B42, Đ2 và GQ2218 xử lý thời gian 5 phút có tỷ lệ trứng nở cao hơn 5,5 và 6 phút. Nhưng giống tằm A1 thì thời gian xử lý 5,5-6 phút có tỷ lệ cao nhất

- Trứng tằm sau khi đẻ đem bảo quản ở kho lạnh có nhiệt độ 3-5oC thời gian 5 ngày. Xử lý axit ở tỷ trọng 1,075 và thời gian 5,5 phút cho tỷ lêh nở cao hơn 5 và 6 phút. Tuy nhiên tỷ lệ nở của trứng ở công thức này cũng có thấp hợn sơ với trứng không hãm lạnh với công thức xử lý 1,075.

Kết quả kiểm tra nuôi tằm ở công thức xử lý trứng trắng ở tỷ trọng axit 1,075, thời gian 5 và 5,5 phút cho they sức sống tằm, nhộng và năng suất kén không có ảnh hưởng. 2. Đề nghị

- Trứng tằm sau khi đẻ 22 giờ với giống E38, A1, B42, Đ2 và GQ2218 cần xử lý axitHCL có tỷ trọng 1,075 và thời gian là 5 phút. Riêng giống tằm A1 thì kéo dài hơn 5,5 -6 phút

Trứng tằm sau khi đẻ đem hãm lạnh 5 ngày thì cần xử lý axit ở tỷ trọng 1,065 và thời gian 5,5 phút.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Hồng Dương (2001). Nghiên cứu giai đoạn phát dục phôi thai trắng tằm dâu để ứng dụng Bảo quản ướp lạnh phá vỡ trạng thái hưu miên nâng cao tỷ lệ nở trứng tằm lưỡng hệ - Luận văn thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp.

2. Lê Thị Kim và Trần Kim Oanh (1983). Kết quả nghien cứu ướp lạnh, xử lý trứng tằm 7042 và A14. Tăm tơ, trang 55-57.

3. Nguyễn Thế Hùng (1994). Giải phẫu sinh lý tằm nhà xuất bản thành Phố Hồ Chí Minh (trang 57-59).

200

4. Nguyễn Văn Long (1995). Giống và sản xuất trứng giống tằm dâu(nhà xuất bản n ông nghiệp).

5. Hà Văn Phúc và Nguyễn Thị Đảm (1997). Nghiên cứu ảnh hưởng của việc hãm lạnh trứng tằm đa hệ đến kết quả lứa tằm. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm số 3/1997.

6. Nguyễn Hữu Vượng (1974). Xác định ảnh hưởng của việc xử lý axit qua các thời kỳ hãm lạnh khác nhau của các loại trứng hồng, đen ở các giống tằm lưỡng hệ Việt Nam. Tạp chí Dâu tằm - cục dâu tằm số 7 - 1974 (trang 25-28).

7. Ho yuan - zhong (1987). Common acid-treatment % mulberry silkworm eggs. Beifing Agricultural publiseher, china Agricultural Encydofredia 68-69.

STUDY ON ACID - TREATED TECHONOGY OF BIVOLTINE WHITE - EGG SILKWORM WHICH NEWLY CREATED E38, B42, Đ2, A1 AND HYBRICD

DOUBLE - CROSS GQ2218 Nguyễn Trung Kiên, Nguyen Thi Dam, Trinh Khac Quang

SUMMARY The results of studying white - egg acid treated technology on some pure bivoltine

silkworm and hybrid double - cross races show that the hatching rate of egg silkworm were treated at different time and acid density after laying 22 hours, are not same. The best time for E38, B42, Đ2 and GQ2218 silkworm races were trackled acid with density 1,075 is 5 minutes and A1 one is from 5,5 to 6 minutes.

Bivoltine egg silkworm were kept in cold condition 5 days after laying, the best time fot treatment is 5,5 minutes with acid density 1,065.

There will be no influence to vitaly of silkworm - pupa; cocoon productivity if above acid - treated technology is applied.

Keywords: Bivoltine silkworm race, acid density, treated time, productivity, vitality.

201

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỒI DỤC GIỐNG TẰM DÂU

Nguyễn Thị Đảm1, Trịnh Khắc Quang2

Nguyễn Trung Kiên3, Nguyễn Thị Min3, Nguyễn Thị Len3

TÓM TẮT

Nghiên cứu 3 phương pháp bồi dục (1) Lai chéo 8 dòng, (2) thay đổi điều kiện sống, (3) Lai hỗn tinh, đề tài đã xác định được cả 3 phương pháp bồi dục trên đều có tác dụng nâng cao thành tích của giống tằm, duy trì được các đặc tính vốn có của giống mà không làm thay đổi kết cấu di truyền của giống. Tuy nhiên, phương pháp lai hai dòng nuôi ở mùa vụ khác nhau và lai hỗn t inh là dễ thực hiện và có hiệu quả cao nhất (sức sống tằm tăng 11 -13%, sức sống nhộng tăng 7-21%, năng suất kén tăng 16 -17%, các chỉ tiêu khối lượng toàn kén, tỷ lệ trứng tốt, tỷ lệ trứng hưu miên tăng 3-9%.

Từ khóa: Lai chéo 8 dòng, lai hỗn tinh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tằm dâu (Bom byx mori) có nguồn gốc từ loại tằm dại được con người thuần hóa và là

động vật máu lạnh nên nó rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh. Đặc biệt việc nhân giống qua nhiều năm trong điều kiện ngoại cảnh không phù hợp dẫn tới sức sống giảm, sứ c đề kháng với điều kiện bất lợi yếu đi, năng suất kén không ổn định, một số tính trạng điển hình vốn có của giống mất đi. Nói chung mức độ thoái hóa giống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Do nhân giống cận thân nhiều đời, điều kiện nuôi và chế độ không tốt, lẫn giống…Hiện tượng thoái hóa ở giống cổ truyền xảy ra rất ít. Đối với những giống mới tạo hay ở địa phương khác chuyển đến bị thoái hóa nhiều hơn. Những giống chưa thực sự ổn định thoái hóa càng nhiều. So với giống địa phương sự thoái hóa đối với các giống nhập nộ càng mạnh mẽ hơn. Vì vậy, việc bồi dục giống tằm là một việc làm cần thiết và thường xuyên để phục hồi và nâng cao những đặc trưng, đặc tính vốn có của giống từ đó góp phần nâng cao năng suất và chất lượng trứng giống cho sản xuất.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu thí nghiệm

Giống tằm lưỡng hệ Trung Quốc A2 do Bộ Nông nghiệp & PTNT nhập nội vào Việt Nam từ năm 1994. Khi mới nhập nội, các chỉ tiêu kinh tế, sinh học, chỉ tiêu công nghệ tơ kén rất cao nên giống được sử dụng làm nguyên liệu chính để lai tạo giống mới và sản xuất giống thương phẩm cho vụ xuân và vụ thu. Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng giống có biểu hiện thoái hóa giống như trọng lượng toàn kén, trọng lượng vỏ kén, tỷ lệ vỏ kén, chiều dài tơ đơn bị giảm sút. Đặc biệt hưu miên của trứng không ổn định. Tỷ lệ trứng không hưu miên rất cao.

Thời gian thực hiện: 2006-2007 2. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp lai chéo 8 dòng

Mỗi dòng băng 3 ổ, nuôi ổ đơn, cách li theo từng dòng (ký hiệu các dòng, các đời theo sơ đồ nhân chéo 8 dòng. Tằm chín lên né để riêng từng ổ, theo ngày, ghi ký hiệu số dòng, số ổ, ngày lên né). b. Phương pháp thay đổi điều kiện sống

Lai trong cùng 1 giống nuôi ở 2 địa phương khác nhau: Vụ xuân 2006, giống A2 được phân ra nuôi tại 2 địa điểm: Trạm d âu tằm tơ Việt Hùng và Trung tâm dâu tằm tơ Gia Quất. Đến vụ xuân 2007 cho 2 dòng giao phối với nhau.

202

Lai 2 dòng cùng 1 giống nuôi ở 2 vụ khác nhau : Trứng cử giống A2 phân chia làm 2 phần, 1 phần xử lý trứng trắng nuôi ngay còn 1 phần hãm lạnh trứng đen sau đó lai 2 dòng với nhau. c. Phương pháp lai hỗn tinh: Cho giao phối 1, 2, 3, 4 con ngài đực trong cùng 1 ổ trứng

Sơ đồ lai chéo 8 dòng

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Kết quả bồi dục giống bằng phương pháp lai chéo 8 dòng

Khi tiến hành lai chéo 8 dòng (bảng 1) thành tích của giống tăng lên rõ rệt. Sức sống tằm tuổi 4-5 và sức sống nhộng tăng 19% và 12%, năng suất và tỷ lệ vỏ kén tăng 2 – 24%, tỷ lệ trứng tốt và trứng hưu miên tăng 12-13%. Đối với tằm dâu, qua nghiên cứu nhiều tác giả đã chỉ ra rằng cho lai giữa hai dòng cận huyết sẽ làm tăng ưu thế lai mà vẫn giữ được kết cấu di truyền chứa đựng trong quần thể của nguyên liệu khởi đầu.

F G A B C D E H A

2 3 4 5 6 7 8 1 1

I II III IV V VI VII VIII

B

3

A B C D E F G H

I

4 2

Đời 1

Đời 2

Đời 3

Quay lại đời 1 Đời 1

I II III IV V VI VII VIII III

I

203

Bảng 2. Kết quả bồi dục giống A2 bằng phương pháp lai 2 dòng nuôi ở 2 địa phương khác nhau

Thời vụ

Công thức

Sức sống tằm tuổi

4-5 (%)

Sức sống nhộng (%)

Năng suất kén/300 tằm

tuổi 4-5 (g)

Tỷ lệ vỏ kén (%)

Tỷ lệ trứng tốt

(%)

Tỷ lệ trứng hưu miên

(%)

Vụ thu 2006

TN 85,68 88,17 405,00 21,50 94,00 98,00 Đối chứng 75,81 72,82 340,52 20,33 88,00 90,00 So với Đ/c (%) 113,01 121,10 118,93 104,52 106,81 108,88 LSD5% 7,03 7,93 48,21 1,17 4,64 2,19 CV% 2,50 2,80 3,7 1,80 1,50 0.70

Vụ Xuân 2007

TN 89,50 96,35 437,75 22,78 96,22 95,38 Đối chứng 80,87 89,73 380,25 21,66 90,36 86,24 So với Đ/c (%) 110,67 107,37 115,12 105,17 106,48 110,59 LSD5% 5,17 4,26 20,51 0,56 2,43 1,21 CV% 1,80 1,30 1,40 0,70 0,80 0,40 Bình quân 2 vụ 111,84 114,23 117,02 104,84 106,64 109,73

Kết quả liên tiếp 2 đời (bảng 2) cho thấy sức sống tằm tăng 10,67-13,01%, sức sống nhộng tăng 7,37-21,10%, năng suất kén tăng 15,12 -18,93%. Các chỉ tiêu tỷ lệ vỏ kén, tỷ lệ trứng tốt, tỷ lệ trứng hưu miên tăng 4,52-10,59%.

Kết quả bảng 3 cho thấy bằng phương pháp lai 2 dòng nuôi ở 2 mùa vụ khác nhau sức sống tằm đã tăng 9-16%, sức sống nhộng tăng 5 -13%, năng suất kén tăng 17 -20%, các chỉ tiêu tỷ lệ vỏ kén, khối lượng toàn kén đều tăng lên từ 5-8%. Tỷ lệ trứng tốt và trứng hưu miên tăng 14-18%. Dùng phương pháp này đã kết hợp được sức sống khỏe và nuôi tằm trứng trắng và tính hưu miên ổn định của trứng đen để giữa được giống vừa có sức sống cao vừa giữ được các đặc tính tốt của giống. Do vậy mà trị số BQ của các chỉ tiêu đều được nâng lên rõ rệt.

Bảng 3. Kết quả bồi dục giống A2 bằng phương pháp lai 2 dòng nuôi ở 2 mùa vụ khác nhau

Chỉ tiêu

Công thức

Sức sống tằm tuổi 4-5

(%)

Sức sống nhộng (%)

Năng suất kén/300 tằm tuổi 4-5(g)

Tỷ lệ vỏ kén

(%)

Tỷ lệ trứng tốt (%)

Tỷ lệ trứng hưu miên

(%)

Trị số BQ do lai trứng vụ xuân với đầu thu 92,34 85,96 437,00 20,99 96,00 98,00

Trị số BQ trứng SX đầu xuân, đầu thu (đ/c1) 84,82 81,80 375,00 21,33 82,00 85,00

So với đ/c (%) 109,00 105,08 117,00 105,00 117,00 115,00 LSD5% 2,39 4,68 23,54 0,82 3,74 2,95 CV% 0,80 1,60 1,70 1,10 1,20 0,90 Trị số BQ do lai trứng đầu xuân với cuối thu 90,40 94,33 442,00 20,73 91,72 99,11

Trị số BQ trứng SX đầu xuân, cuối thu (đ/c2) 78,00 83,55 368,00 21,93 80,33 83,84

So với đ/c (%) 116,00 113,00 120,00 105,00 114,00 118,00 LSD5% 2,39 1,08 27,44 0,85 2,50 2,28 CV% 0,80 0,40 2,00 1,10 0,80 0,70

204

2. Kết quả bồi dục giống bằng phương pháp lai hỗn tinh Bảng 4. Kết quả bồi dục giống A2 bằng phương pháp lai hỗn tinh

Chỉ tiêu Công thức

Sức trứng/ổ (quả)

Sức sống tằm tuổi 4-5

(%)

Năng suất kén/300 tằm tuổi 4-5(g)

Tỷ lệ vỏ kén (%)

Tỷ lệ trứng tốt (%)

Giao phối 1 đực trong cùng 1 ổ (đ/c)

522,00 82,03 383 21,03 90,27

Giao phối 2 đực trong cùng 1 ổ trứng

545,00 86,35 420 21,34 94,00

So với đ/c (%) 104,0 105,0 110,0 101,7 104,0 LSD5% 19,59 3,40 26,49 0,29 1,89 CV% 1,10 1,20 1,90 0,40 0,60 Giao phối 3 đực trong cùng 1 ổ trứng

588 94,95 460 22,00 96,94

So với đ/c (%) 113,0 116,0 120,0 105,0 107,0 LSD5% 40,47 1,54 47,69 1,47 4,04 CV% 2,10 0,50 3,30 2,00 1,20 Giao phối 4 đực trong cùng 1 ổ trứng

548 94,15 463 22,11 92,34

So với đ/c (%) 105,0 115,0 121,0 105,0 102,0 LSD5% 23,62 1,31 24,86 0,71 0,83 CV% 1,30 0,40 1,70 1,00 0,30

Nhìn chung so với lai 1 đực, lai nhiều đực có sức sống cao h ơn. Kết quả nghiên cứu ở bảng 4 cho thấy sức sống tằm, năng suất kén/300 tằm tuổi 4-5, tỷ lệ vỏ kén, tỷ lệ trứng tốt, số trứng/ổ ở các công thức lai 2 đực, 3 đực so với lai 1 đực đều tăng tương ứng 5-16%, 10-20%, 1,7-5,0%, 4-7% và 4-13%. Đó là do sự thụ ti nh có lựa chọn và sự thích ứng trong quá trình thụ tinh biểu hiện qua ưu thế lai. Trong các công thức lai thì lai 3 đực mang lại kết quả tốt nhất. So với lai 3 đực, các chỉ tiêu ở công thức lai 4 đực chênh lệch không nhiều mà tỷ lệ trứng tốt và số quả trứng/ổ giảm 5-8%. Nguyên nhân do giao phối đến lần thứ 4 thì số ngài tan đôi nhiều và những con đó thường đẻ vãi ra nong dẫn đến năng suất trứng giảm. Kết quả này được biểu thị ở biểu đồ 1 và 2.

IV. KẾT LUẬN Dựa trên kết quả thu được do áp dụng 3 phương pháp bồi dục khác nhau chúng tôi thấy

cả 3 phương pháp bồi dục trên đều có tác dụng nâng cao thành tích của giống tằm, duy trì được các đặc tính tốt vốn có của giống mà không làm biến đổi kết cấu di truyền của nó. Tuy nhiên phương pháp lai 2 dòng nuôi ở mùa vụ khác nhau và lai hỗn tinh là dễ thực hiện và có hiệu quả cao. Còn phương pháp bồi dục lai 2 dòng nuôi ở 2 địa phương khác nhau và lai chéo 8 dòng thực hiện khó khăn hơn, quy mô lớn, tốn kém, bị chi phối do nhiều yếu tố. Chẳng hạn đối với phương pháp lai chéo 8 dòng nếu 1 trong 4 đời bồi dục hoặc 1 trong 8 dòng của 1 đời do điều kiện thời tiết bất thuận, thức ăn kém… mà có thành tích kém thì sẽ làm giảm thành tích của các đời và các dòng khác. Phương pháp lai 2 dòng nuôi ở 2 địa phương khác nhau cũng tương tự như vậy. Một trong 2 nơi thành tích bồi dục kém thì sẽ kéo thành tích của địa phương bồi dục tốt.

205

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Thị Châm (1995). Giáo trình kỹ thuật nuôi tằm dâu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Long (1995). Giống và sản xuất trứng giống tằm dâu. Giáo trình Dâu tằm

tơ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Hu Juan – Fan (2007). Frocedure of mulberry Silkworm eggs reproduction. China

Agricultural Encyclopedia Beifing Agricultural publisher pp.67.

RESEARCH ON SOME REVIGARATION METHODS OF SILKWORM

Nguyen Thi Dam, Trinh Khac Quang Nguyen Trung Kien, Nguyen Thi Min, Nguyen Thi Len

SUMMARY Through 3 revigaration methods (1) eight – line crossing, (2) changing life condition,

(3) breeding one female silkworm copulated with some male silkworms, the object decated 3 methods all have effection in creasing its good characters but not changing genetical formation. However, breeding 2 races which reared in different seasons and breeding one female silkworm copulated with some male silkworms are easy to carry out. Besides, they have the highest effection such as: effective rate of rearing raise 11-13%; vitally of pupa increase 7-12%; cocoon productivity up to 16-17%. The amount of cocoon indicators and eggs rate are also good; hibernating egg rate up to 3-9%.

Keywords: Eight-line crossing, breeding one female silkworm copulated with some silkworms.

Người phản biện: PGS.TS. Đỗ Thị Châm.

206

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT HÃM LẠNH VÀ BẢO QUẢN NGÀI ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GIỐNG TẰM DÂU

Nguyễn Thị Đảm1, Trịnh Khắc Quang2,

Nguyễn Trung Kiên3, Nguyễn Thị Min3,

Nguyễn Thị Len3, Nguyễn Thị Hương3

TÓM TẮT Trong thực tế sản xuất do ảnh hưởng của một số nhân tố ngoại cảnh hoặc điều kiện sản

xuất dẫn tới phải hãm lạnh hoặc bảo quản lạnh con ngài để điều chỉnh các cặp laic ho phù hợp với kế hoạch sản xuất trứng giống. Điều kiện tốt nhất là sử dụng ngài đực tươi để giao phối với thời gian 4 giờ. Trong trường hợp thiếu ngài đực có thể khắc phục bằng biện pháp sử dụng ngài đực tươi giao phối 2 lần trong ngày. Giữa hai lần giao phối cần cho ngài đực nghỉ 30 phút ở nhiệt độ 24 – 25oC, sau đó cho giao phối từ 4- 6 giờ. Ngài cái có thể bảo quản trước khi giao phối trrong điều kiện nhệt độ 24oC, ẩm độ 80 – 85%, thời gian 1-2 ngày.

Từ khóa: Hãm lạnh, ngài đực, ngài cái.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong ngành sản xuất dâu tằm, chọn tạo và ứng dụng rộng rãi giống tằm mới không

những có tác dụng nâng cao mà còn cải thiện được phẩm chất công nghệ của tơ. Trong quá trình sử dụng giống tằm mới cần phải thực hiện bồi dục và nhân giống. Hai công việc này có quan hệ mật thiết không tách dời nhau. Trong quá trình bồi dục và nhân giống cần phải đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh thuận lợi và phù hợp với nhu cầu sinh lý của con tằm để duy trì nâng cao đặc tính tốt của giống [1]. Con ngài là mộ t cơ thể sống và nó thực hiện chức năng cuối cùng của công đoạn nhân giống là sản sinh ra trứng tằm. Số lượng và chất lượng trứng giống tằm có quan hệ chặt chẽ tới kỹ thuật bảo quản và hãm lạnh con ngài.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Vật liệu nghiên cứu: Giống tằm nguyên lưỡng hệ DD2 và E38 là giống mới chọn tạo

được công nhận giống chính thức tháng 10/2009 - Thời gian thực hiện: 2007 – 2008 - Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được yêu cầu đặt ra của đề tài, chúng tôi đã

tiến hành thực hiện 3 thí nghiệm: Thí nghiệm xác định thời gian hãm lạnh của ngài cái gồm thời gian 24, 48, 72 giờ. Đối chứng là công thức không hãm lạnh; Thí nghiệm xác định thời gian bảo quản kéo dài ở con ngài cái trước khi giao phối trong thời gian 1, 2 và 3 ngày. Đối chứng là cho ngài giao phối ngay sau khi vũ hóa 2 gi ờ; Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của chất lượng con ngài đực đến kết quả nhân giống. Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp nghiên cứu chuyên ngành. Mỗi công thức theo dõi 28 con ngài, 3 lần nhắc lại.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu xác định thời gian hãm lạnh hoặc bảo quản con ngài cái

Trong Quy trình kỹ thuật sản xuất trứng tằm dâu, người ta đều khuyến cáo không nên hãm lạnh con ngài cái bởi vì hãm lạnh không ddungs qui trình kỹ thuật sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến kết quả nhân giống. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (điều kiện ngoại cảnh trong lứa nuôi hoặc do điều kiện sản xuất chi phối) nên thời gian vũ hóa của ngài đực và ngài cái không trùng khớp. Vì vậy phả i nghiên cứu thời gian bảo quản hoặc hãm lanh con ngài cái phù hợp để điều chỉnh cặp lai trùng khớp mà ảnh hưởng ít nhất đến năng suất và chất lượng trứng giống.

207

Bảng 1. Ảnh hưởng của hãm lạnh ngài cái đến năng suất chất lượng trứng

Công thức

Giống Đ2 Giống E38

Số trứng trong ổ (quả) Số trứng tốt

Số trứng không thụ

tinh

Số trứng trong ổ (quả) Số trứng tốt

Số trứng không thụ

tinh S.L

(quả) Tỷ lệ (%)

S.L (quả)

Tỷ lệ (%)

S.L (quả)

Tỷ lệ (%)

S.L (quả)

Tỷ lệ (%)

S.L (quả)

Tỷ lệ (%)

S.L (quả)

Tỷ lệ (%)

1 (đ/c) 519 100,00 494 95,18 25 4,82 472 100,00 462 97,88 10 2,12 2 499 96,15 476 93,59 32 6,41 460 97,46 441 95,87 19 4,13 3 480 92,49 439 91,46 41 8,54 456 96,61 425 93,20 31 6,80 4 463 89,21 412 88,98 51 10,02 443 93,86 392 88,49 51 11,51

CV (%) 0,60 0,20 LSD (0.05) 1,07 0,40

- CT1: Không hãm lạnh (đ/c) - CT3: Hãm lạnh 48 giờ, mỗi lần nhắc lại theo dõi 28 con ngài - CT2: Hãm lạnh 24 giờ - CT4: Hãm lạnh 72 giờ, Nhiệt độ hãm lạnh là 10oC

Số liệu trình bày ở bảng 1 cho thấy: Khi đưa vào hãm lạnh ở 10oC thì cả 2 giống đều có số lượng quả trứng đẻ ra giảm đi. Nguyên nhân là do nhiệt độ thích hợp cho hoạt động sinh lý của con ngài cái 24 - 25oC, trong điều kiện hãm lạnh thì sự hoạt động của các cơ quan bên trong con ngài bị ức chế. Do vậy khả năng đẻ trứng bị ảnh hưởng làm cho số lượng quả trứng tồn đọng lại trong con ngài ( sau khi đã kết thúc đẻ) lớn và số quả trứng đẻ ít.

Theo Ho Yuan-Zheng [2] con ngài cái sau khi hãm lạnh thì ống dẫn trứng có sự biến dạng, nên các tinh trùng của con ngài đực vận chuyển vào buồng trứng khó khăn vì thế làm cho tỷ lệ trứng không thụ tinh cao. Tuy nhiên qua quan sát chúng tôi thấy các con ngài cái đã qua hãm lạnh thì đẻ trứng nhanh và tập trung hơn.

Số liệu ở bảng 1 còn cho thấy sự ảnh hưởng của việc hãm lạnh ngài cái ở hai giống tằm thí nghiệm có sự khác nhau rõ rệt. Giống tằm Đ2 thì tác động của hãm lạnh lớn hơn so với giống tằm E38. Cụ thể số quả trứng/ ổ ở các công thức hãm lạnh giảm từ 4 – 11% so với đối chưng. Đặc biệt thời gian hãm lạnh kéo dài từ 48 – 72 giờ thì tỷ lệ quả trứng để giảm từ 8 – 11%. Trong khi đó ở giống tằm E38 chỉ tiêu này chỉ giảm đi từ 3 – 6%. Tỷ lệ quả trứng không thụ tinh ở thời gian hãm lạnh 1- 2 ngày cũng thấp hơn so với giống tằm Đ2. Có thể do nguồn gốc và đặc tính của giống mà con ngài cái của giống E38 chịu hãm lạnh tốt hơn giống Đ2. Giống tằm Đ2 có dạng kén bầu được lai tạo từ giống đa hệ ĐSK (T) với giống lưỡng hệ Trung Quốc. Giống tằm này phát dục nhanh, tằm chin tập trung và con ngài đẻ cũng tập trung. Còn giống tằm E38 có dạng kén eo hình củ lạc, được lai tạo từ giống đa hệ BM với giống lưỡng hệ Nhật Bản.

Từ kết quả thí nghiệm này, chúng tôi thấy trong điều kiện cần thiết muốn kéo dài thời gian sau khi đã vũ hóa để trùng khớp cặp lai thì có thể hãm lạnh ngài cái ở n hiệt độ 10 oC trong thời gian 1 – 2 ngày.

Con ngài sau khi vũ hóa đưa vào phòng bảo quản nhiệt độ 24 oC trong khoảng thời gian 2 – 4 ngày sau đó mới cho giao phối và đẻ trứng thì ở cả hai giống tằm thí nghiệm số quả trứng tốt đều giảm. Tỷ lệ trứng tốt giảm từ 72 – 15%. Thời gian bảo quản càng dài thì số quả trứng đẻ càng giảm và tỷ lệ trứng không thụ tinh càng tăng.

Trong hai giống tằm thí nghiệm thì sự chênh lệch về mức độ giảm của tỷ lệ quả trứng tốt với mức độ tăng tỷ lệ quả trứng không thụ tinh có khác nhau. Với giống tằm E38 thì tỷ lệ quả trứng tốt ở thời gian bảo quản 3 ngày so với không bảo quản chỉ giảm có 27%. Còn giống tằm Đ2 thì mức giảm lên tới 72%.

Nguyên nhân có sự chênh lệch này là do giống tằm E38 như phần trên đã trình bày có hoạt động sinh lý chậm nên mặc dù đã qua thời gian bảo quản 1 ngày nhưng số quả trứng đẻ và tỷ lệ trứng tốt hầu như không giảm. Đến ngày thứ 2 mới có chiều hướng giảm đi nhưng

208

mức độ giảm không lớn. Ngày thứ 3 thì mức độ giảm lớn rõ rệt. Còn giống tằm Đ2 do có hoạt tính sinh lý mạnh, sớm nên mới chỉ bảo quản 1 ngày, giống tằm này đã đẻ ở phòng bảo quản.

Bảng 2. Ảnh hưởng thời gian bảo quản ngài trước giao phối đến khả năng đẻ trứng

Giống Công thức Tổng số trứng/ ổ (quả)

Tỷ lệ trứng tốt (%) Tỷ lệ trứng không thụ tinh (%)

TN So với đ/c Trước khi giao phối

Sau khi giao phối

E38

1 (đ/c) 566,9 97,65 100 0,00 2,35 2 657,6 83,36 85 13,17 3,47 3 630,6 81,14 83 15,18 3,68 4 556,8 71,93 73 22,92 5,15

CV(%) 0,70 0,40 0,40 LSD (0.05) 0,87 0,25 0,32

Đ2

1 (đ/c) 527,8 97,61 100 0,00 2,39 2 517,6 77,82 79 18,99 3,19 3 525,5 60,82 63 34,29 4,89 4 462,6 28,21 28 66,32 5,47

CV(%) 0,10 1,50 1,80 LSD (0.05) 0,16 0,38 0,13

- CT1: Ngài cái sau vũ hóa 2 giờ giao phối - CT3: Ngài cái sau vũ hóa 2 ngày mới giao phối

- CT2: Ngài cái sau vũ hóa 1 ngày mới giao phối - CT4: Ngài cái sau vũ hóa 3 ngày mới giao phối

Kết quả thí nghiệm của chúng tôi cho thấy trong điều kiện cần thiết muốn bảo quản ngài cái ở nhiệt độ 24oC, thời gian bảo quản trước khi giao phối ở giống tằm E38 là 2 ngày thì tỷ lệ quả trứng đẻ và tỷ lệ trứng tốt giảm không đáng kể. Đối với giống tằm Đ2 tốt nhất không nên bảo quản ngài trước khi giao phối. 2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng con ngài đực đến khả năng đẻ trứng

Trong thực tế sản xuất trứng tằm, do bị ảnh hưởng của một số nhân tố dẫn tới tỷ lệ con ngài đực và ngài cái không cân đối với nhau. Trường hợp ngài đực ít hơn ngài cái, để đảm bảo kế hoạch sản xuất cần phải sử dụng ngài đực giao phối lại một số lần với con ngài cái. Như vậy để duy trì được mức sống của con ngài đực, nâng cao chất lượng trứng giống thì cần phải nghiên cứu kỹ thuật bảo quản sử dụng con ngài đực như thế nào cho hợp lý. Đó là mục đích của thí nghiệm này.

Ở công thức thí nghiệm 1,2 và 3 (bảng 3) con ngài đực đều không qua hãm lạnh nhưng khác nhau về số lần giao phối và thời gian giao phối. Trường hợp thời gian giao phối chỉ có 2 giờ, thì số lần giao phối giữa 1 lần so với 2 lần (công thức 1 và 2) ở giống tằm E38 số quả trứng đẻ giảm đi nhiều hơn (19-22%) so với giốn g tằm Đ2(6 -18%). Tỷ lệ trứng không thụ tinh ở giống E38 cũng tăng lên rất cao (218 -241%) so với giống Đ2 (136 -153%). Nguyên nhân của sai khác này là do hoạt tính sinh lý của con tằm giống Đ2 sớm, nhanh. Vì thế quá trình thụ tinh trong con ngài cái diễn ra nhanh cho nên tuy thời gian giao phối ngắn hơn thì trứng vẫn được thụ tinh. Ngược lại, với giống tằm E38 hoạt tính sinh lý muộn nên khả năng thụ tinh xảy ra chậm hơn. Vì thế thời gian giao phối ngắn không đảm bảo cho con ngài cái thụ tinh hoàn toàn. Tuy nhiên ở cả hai giống tằm đều có kết quả diễn biến giống nhau là thời gian giao phối của con đực 4 giờ cho kết quả tốt hơn so với thời gian 2 giờ.

Ở công thức ngài đực tuy chỉ giao phối có 1 lần nhưng trước khi giao phối có qua hãm lạnh 1 ngày thì số quả trứng đẻ và tỷ lệ trứng không thụ tinh đều giảm đi so với điều kiện không hãm lạnh mà giao phối ngay trong ngày. Tuy nhiên ở đây cũng biểu thị sự sai khác

209

nhau khá lớn giữa hai giống tằm. Đối với giống tằm E38 thì tỷ lệ quả trứng đẻ giảm 12% còn tỷ lệ trứng không thụ tinh tăng 87% so với ngài đực không qua hãm lạnh. Còn giống tằm Đ2 thì tỷ lệ trứng đẻ giảm 7% tỷ lệ trứng không thụ tinh tăng lên 2014%. Như vậy hãm lạnh ngài đực thì khả năng đẻ trứng của giống tằm Đ2 giảm đi nhiều so với giống E38.

Bảng 3. Quan hệ giữa chất lượng ngài đực với khả năng đẻ trứng

Giống tằm Công thức

Số lần giao phối (lần)

Tổng số trứng/ ổ Số trứng tốt Số trứng không

thụ tinh TN

(quả) So với đ/c (%)

TN (quả)

So với đ/c (%)

TN (quả)

So với đ/c (%)

Đ2

Ngài đực mới giao phối 1 lần trong ngày chỉ có 2 giờ 1 453,5 82 434,9 80 18,6 136

Ngài đực mới giao phối 2 lần trong ngày với thời gian 2 giờ 2 522,2 94 501,2 92 21,0 153

Ngài đực mới giao phối 1 lần trong ngày với thời gian 4 giờ (đ/c) 1 556,4 100 542,7 100 13,7 100

Ngài đực mới hãm lạnh 1 ngày rồi giao phối 1 lần trong 2 giờ 1 515,6 93 473,0 87 41,6 304

Ngài đực đã giao phối rồi hãm lạnh 1 ngày lại tái phối 2 550,1 99 420,3 77 129,8 947

E38

Ngài đực mới giao phối 1 lần trong ngày chỉ có 2 giờ 1 485,9 81 451,4 77 34,5 218

Ngài đực mới giao phối 2 lần trong ngày với thời gian 2 giờ 2 469,8 78 431,8 74 38,0 241

Ngài đực mới giao phối 1 lần trong ngày với thời gian 4 giờ (đ/c) 1 602,3 100 586,5 100 15,8 100

Ngài đực mới hãm lạnh 1 ngày rồi giao phối 1 lần trong 2 giờ 1 531,9 88 502,4 86 29,5 187

Ngài đực đã giao phối rồi hãm lạnh 1 ngày lại tái phối 2 526,9 87 483,5 82 43,4 275

Trong sản xuất khi ngài đực không đủ để giao phối thì đều sử dụng phương pháp hãm lạnh ngài đực rồi sử dụng tái phối lại. Kết quả số liệu thu được ở bảng 3 cho thấy sau khi tái phối ngài đực đã qua hãm lạnh khả năng đẻ trứng của con ngài cái đều giảm đi. Biểu thị tỷ lệ quả trứng đẻ, tỷ lệ trứng tốt đều giảm so với không qua hãm lạnh. Giống tằm E38 tuy tỷ lệ trứng tốt có giảm nhiều hơn (18%) so với giống Đ2 (23%) nhưng tỷ lệ trứng không thụ tinh không nhiều (175%) so với giống Đ2 (847%).

Như vậy, sức sống của con ngài đực có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đẻ trứng của con ngài. Điều kiện tốt nhất là sử dụng ngài đực tươi để giao phối với thời gian 4 giờ sẽ cho năng suất chất lượng trứng tốt nhất. Trong trường hợp không cân đối giữa hai vế của con ngài do thiếu ngài đực thì có thể khắc phục bằng biện pháp sử dụng ngài đực tươi giao phối 2 lần trong này. Giữa hai lần giao phối cần cho ngài đực nghỉ 30 phút ở nhiệt độ 24-25oC, sau đó cho giao phối từ 4 -6 giờ.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Năng suất và chất lượng trứng giống tằm phụ thuộc vào nhiều nhân tố từ khi bồi dục

chọn lọc, nuôi tằm và các công đoạn của quá trình sản xuất trứng giống. Trong đó kỹ thuật bảo quản con ngài trước khi giao phối và đẻ trứng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng trứng giống.

210

- Trong điều kiện cần phải hãm lạnh kéo dài thời gian trước khi cho giao phối ở con ngài cái cần căn cứ vào đặc tính của từng giống tằm mà thời gian hãm lạnh kéo dài có khác nhau. Thời gian có thể hãm lạnh 1-2 ngày.

- Thời gian bảo quản ngài cái trước khi giao phối ở nhiệt độ 24oC với giống tằm E38 là 2 ngày nhưng với giống Đ2 không nên bảo quản.

- Có thể sử dụng ngài đực giao phối 2 lần trong ngày. Lần đầu cho giao phối 4 giờ, sau đó nghỉ 30 phút và lần sau thời gian giao phối từ 4-6 giờ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Long (1995). Giống và sản xuất trứng giống tằm dâu.Giáo trình Dâu tằm tơ,

NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 2. M.N.Narasimhanna (2005). Manual os Silkworm Egg Production.Central silk Board. 3. Ho yuan-zheng (2007). Reproduction of grand parent mulberry silkworm egg of F1

Hybrid, China Hgricultural Encyclofredia Beifing Agricultural frublishen 252-253.

RESEARCH ON METHOD OF KEEPING AND MAINTAING MOTHS IN COLD CONDITION TO EGG SEED PRODUCTIVITY AND QUALITY

Nguyen Thi Đam,Trinh Khac Quang, Nguyen Trung Kien, Nguyen Thi Min,

Nguyen Thi Len, Nguyen Thi Hương

SUMMARY In really production, because of influence of some surrounding factors or productive

condition, moths are taken in cold storage and preservated inoder to adjust pair of cross for being suitable with egg seed productive plan. The best condition is to use fresh male moths to copulate in 4 hours. If it í lack of male moths, we can overcome by using fresh male moths to copulations. Famale moths can be kept in cold condition in 1-2 days at temperature 24 oC, humidity 80-85% before copulating.

Keyword: Male moth, Famale moth, To keep in cold condition Người phản biện: PGS.TS. Hà Văn Phúc

211

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỜI GIAN BẢO QUẢN LẠNH VÀ KỸ THUẬT XỬ LÝ AXIT HCL TRỨNG TẰM LƯỠNG HỆ LAI ĐA HỆ 09 x ĐSK

Phạm Văn Dương, Bùi Thị Thủy, Lê Hồng Vân

SUMMARY Study on duration of cold preservation and Hydrochloric acid treatment technology of

F1 hybrid combination between bivoltine mother and multivoltine father 09 x ĐSK eggs Vietnam has a hot and high humidity summer, It is not suitable for rearing high quality

bivoltine silkworm. Mean while, the production of mulberry leaves also concentrate in the summer season, so F1 hybrid combination between bivoltine mother and multivoltine father 09 x ĐSK has been engaged to the application in order to meet the weather conditions and the need of eggs in the summer. To have the alternatives on best hatching eggs, the cross 09 x ĐSK was studied with Hydrochloric acid treatment formulations at the spikes of white infancy and black infancy gives the best effectiveness on hatching rate. Results showed that white eggs store at cold temperature and less than 20 days, hatching rate reached more than 90%, while the rearing of progeny silkworm is not affected. The cold preservation of black eggs is short 90 days, 100 days and specific gravity of Hydrochloric acid treatment: d=1.100, hatching rate reached more than 80%. The preservation is long 110 days, 120 days and specific gravity of Hydrochloric acid treatment: d= 1.090 or d=1.095, hatching rate reached 93,0-95,9%, keep them good vitality.

Keywords: silkworm egg, cold preservation, Hydrochloric acid treatment

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở điều kiện tự nhiên, trứng tằm có hưu miên duy trì sự ngủ nghỉ 1 năm sau khi đẻ và sẽ

không nở nếu thiếu tác động của yếu tố nhiệt độ thấp. Vào đầu thế kỷ thứ 19, Trung Quốc và các nước Châu Âu đã làm chủ công nghệ xử lý trứng tằm bằng phương pháp nhân tạo có thể làm trứng nở nhiều lần trong năm. Vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung thời gian vụ hè kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 9 , thời tiết nóng ẩm cho nên nông dân chủ yếu nuôi giống tằm đa hệ lai lưỡng hệ, chiếm trên 70% nhu cầu trứng giống tằm trong năm. Cặp lai thuận đa hệ lai lưỡng hệ trứng tằm không hưu miên, không cần bảo quản lạnh và xử lý Axit trứng tằm nên dễ sản xuất nhưng không chủ động được nguồn trứng và bỏ phí một nửa lượng kén tằm giống. Từ năm 1997 đến nay vụ hè ở vùng Đồng bằng sông Hồng cặp lai ĐSK ↔ 09 đã được sử dụng chủ yếu cho các vùng sản xuất dâu tằm thay thế con lai RVTB ↔09. Cặp lai nghịch lưỡng hệ lai đa hệ (09 x ĐSK) trứng tằm hưu miên nên cần phải nghiên cứu xác định thời gian bảo quản lạnh và kỹ thuật xử lý Axit HCl nhằm mục đích chủ động được giống, đáp ứng nhu cầu trứng những lúc thiếu hụt và tận dụng hoàn toàn hai vế ngược xuôi của kén giống tằm.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Vật liệu nghiên cứu

Cặp lai Lưỡng hệ lai Đa hệ (09 x ĐSK). Trong đó: Giống 09 là giống Lưỡng Quảng số 2; Giống ĐSK là giống tằm kén vàng đa hệ cổ truyền của Việt Nam. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu công thức xử lý axit HCl trứng trắng cặp lai lưỡng hệ lai Đa hệ 2.1.1. Điều kiện ấp trứng

- Trứng tằm ấp ở nhiệt độ từ250C- 280C, ẩm độ 75-85%, ánh sáng tự nhiên, theo dõi quá trình chuyển phôi.

- Trứng gim, gói trứng, khi băng tằm mở trứng từ 7 giờ 30 phút đến 9 giờ 30 phút, thu vỏ, đếm và tính tỷ lệ nở của các thí nghiệm.

212

2.1.2. Điều kiện bảo quản - Bảo quản trung gian ở nhiệt độ 150C ± 1 trong thời gian 2 giờ trước khi bảo quản

chính thức. - Bảo quản lạnh ở nhiệt độ 3 - 50C ± 1, ẩm độ 80 -85%,thời gian theo các công thức thí

nghiệm. - Thí nghiệm 1: Xác định nhiệt độ axit thích hợp khi xử lý trứng trắng cặp lai lưỡng hệ

lai đa hệ(09 x ĐSK), ngay sau khi đẻ 18-20 giờ. Những nghiên cứu trước đây đối với các giống lưỡng hệ khác giai đoạn trứng trắng xử

lý với tỷ trọng axit là 1.075 thời gian là 5 phútcho kết quả tốt nhất. Do đó ở thí nghiệm này chúng tôi dùng tỷ trọng dung dich axit là 1.075 với mốc thời gian xử lý 5 phút, ở các ngưỡng nhiệt độ là 450C, 460C, 470C và 480C.

Công thức 1: Nhiệt độ 450C - d = 1.075 - t = 5’ Công thức 2: Nhiệt độ 460C - d = 1.075 - t = 5’ Công thức 3: Nhiệt độ 470C - d = 1.075 - t = 5’ Công thức 4: Nhiệt độ 480C - d = 1.075 - t = 5’ - Thí nghiệm 2: Xác định thời gian có thể bảo quản lạnh trước khi tiến hành xử lý Axit

HCL trứng trắng cặp lai lưỡng hệ lai đa hệ (09 x ĐSK). Trứng tằm sau khi đẻ bảo quản ở nhiệt độ phòng, thời gian 22 giờ, sau đó không xử lý

axit ngay mà đưa vào nhiệt độ trung gian và bảo quản lạnh ở các ngưỡng thời gian khác nhau: 10 - 15 - 20 - 25-30 ngày. Sau đó đưa ra xử lý axit HCl theo công thức có tỷ lệ trứng nở cao nhất ở thí nghiệm 1.

Công thức 1: Bảo quản lạnh 10 ngày Công thức 2: Bảo quản lạnh 15 ngày Công thức 3: Bảo quản lạnh 20 ngày Công thức 4: Bảo quản lạnh 25 ngày Công thức 5: Bảo quản lạnh 30 ngày Thí nghiệm 3: Xác định thời gian bảo quản lạnh đối với trứng trắng sau xử lý axit HCl

cặp lai lưỡng hệ lai đa hệ. Trứng tằm được xử lý axit HCl theo công thức có tỷ lệ trứng nở cao nhất ở thí nghiệm

1, hong khô ở nhiệt độ phòng, bảo quản trung gian rồi đưa vào bảo quản lạnh ở các ngưỡng thời gian khác nhau: 10-15-20-25-30 ngày. Sau đó đưa ra khỏi kho lạnh bảo quản ở nh iệt độ trung gian và ấp trứng.

Công thức 1: Bảo quản lạnh 10 ngày Công thức 2: Bảo quản lạnh 15 ngày Công thức 3: Bảo quản lạnh 20 ngày Công thức 4: Bảo quản lạnh 25 ngày Công thức 5: Bảo quản lạnh 30 ngày

2.2. Nghiên cứu c ông thức xử lý axit HCl với các mức thời gian khác nhau khi qua kho lạnh

Qua các công trình ướp lạnh trứng đen dài ngày ở trong và ngoài nước cho thấy thời gian ướp lạnh không nên dài quá 150 ngày. Với các giống lưỡng hệ, ở Việt Nam ướp lạnh 110 - 120 ngày là tốt nhất. Thời gian còn lại bảo quản ngoài kho lạnh trước khi ướp lạnh trứng.

Trứng tằm sau khi đẻ bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 12 -15 ngày khi tính hưu miên đã ổn định, tiến hành bảo quản trung gian rồi đưa vào bảo quản lạnh ở các ngưỡng thời gian khác nhau: 90-100-110-120 ngày. Sau đó xử lý axit HCl ở tỷ trọng và thời gian khác nhau rồi ấp trứng.

213

- Thí nghiệm 1: Thời gian bảo quản lạnh 90 ngày. - Tỷ trọng và thời gian xử lý như sau:

Công thức 1: 1.090 - 5’ - 460C Công thức 2: 1.095 - 5’ - 460C Công thức 3: 1.095 - 6’ - 460C Công thức 4: 1.100 - 5’- 460C Công thức 5: 1.100 - 6’ - 460C Công thức Đ/c: 1.090 - 6’ - 460C

- Thí nghiệm 2: Thời gian bảo quản lạnh 100 ngày. - Tỷ trọng và thời gian xử lý như sau:

Công thức 1: 1.090 -5’- 460C

Công thức 2: 1.095 -5’- 460C

Công thức 3: 1.095 - 6’- 460C

Công thức 4: 1.100 - 5’- 460C Công thức 5: 1.100 - 6’- 460C

Công thức Đ/c: 1.090 -6’- 460C

- Thí nghiệm 3: Thời gian bảo quản lạnh 110 ngày. - Tỷ trọng và thời gian xử lý như sau:

Công thức 1: 1.090 -5’- 460C

Công thức 2: 1.090 -6’- 460C

Công thức 3: 1.095 -5’- 460C

Công thức 4: 1.095 -6’- 460C

Công thức 5: 1.100 -5’- 460C Công thức 6: 1.100 - 6’- 460C

Công thức Đ/c : 1.085 -6’- 460C - Thí nghiệm 4: Thời gian bảo quản lạnh 120 ngày. - Tỷ trọng và thời gian xử lý như sau:

Công thức 1: 1.090 -5’- 460C

Công thức 2: 1.090 -6’- 460C

Công thức 3: 1.095 -5’- 460C

Công thức 4: 1.095 -6’- 460C Công thức 5: 1.100 - 5’- 460C

Công thức 6: 1.100 - 6’- 460C

Công thức Đ/c: Không xử lý axit HCl Chọn các công thức thí nghiệm có tỷ lệ trứng nở hữu hiệu >90% để nuôi tằm đánh giá

ảnh hưởng của thời gian bảo quản lạnh trứng trắng, công thức xử lý trứng đen đến chất lượng tằm đời sau.

Các thí nghiệm trên được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ TW, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại theo dõi trên 10 ổ. Thời gian từ tháng 4/2012 đến tháng tháng 9/2013.

Số liệu được xử lý thống kê theo chương trình IRRISTAT 4.0 và Excel Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu (%); Sức sống tằm (%); Sức sống nhộng (%).

214

III. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu công thức hãm lạnh và xử lý axit HCl trứng trắng cặp lai lưỡng hệ lai đa hệ

Thí nghiệm 1: Xác định công thức xử lý trứng trắng cặp lai lưỡng hệ lai đa hệ chưa qua bảo quản lạnh ở các ngưỡng nhiệt độ xử lý axit HCl khác nhau

Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 1: Ở cả 4 công thức tỷ lệ trứng nở hữu hiệu đạt cao trên 94%. Công thức 2 cho tỷ lệ trứng nở hữu hiệu cao nhất 98,00% và được dùng làm công thức để so sánh với các thí nghiệm xử lý axit HCl trứng trắng trước và sau khi bảo quản lạnh.

Bảng 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý axit HCl trứng trắng chưa qua bảo quản lạnh đến tỷ lệ trứng nở

Công Thức Ký hiệu Tỉ lệ trứng nở hữu hiệu (%)

T = 450C CT 1 97,06 T = 460C CT 2 98,40 T = 470C CT 3 97,19 T = 480C CT 4 94,51

CV (%) 3,3 LSD0,05 2,4

Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi (Phạm Chí Thành 1989, Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) trước khi xử lý thống kê IRRISTAT 4.0.

Thí nghiệm 2: Xác định thời gian bảo quản lạnh trước khi tiến hành xử lý axit HCl trứng trắng cặp lai lưỡng hệ lai đa hệ 09 x ĐSK

Trong trường hợp trứng trắng không xử lý được ngay, nên cho trứng vào ướp lạnh, sau đó mới rút ra xử lý, để đánh giá khả năng và thời gian bảo quản chúng tôi đã bố trí 5 công thức thí nghiệm bảo quản lạnh với thời gian là 10, 15, 20, 25 và 30 ngày. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.

Bảng 2. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản lạnh trứng trắng trước khi xử lý axit HCl đến tỷ lệ nở và sức sống tằm nhộng

Công Thức Kí hiệu Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu (%)

Sức sống tằm(%)

Sức sống nhộng (%)

Bảo quản lạnh 10 ngày CT10 96,35 94,56 94,09 Bảo quản lạnh 15 ngày CT15 81,57 - - Bảo quản lạnh 20 ngày CT20 38,37 - - Bảo quản lạnh 25 ngày CT25 30,05 - - Bảo quản lạnh 30 ngày CT30 11,35 - - CV (%) 4,9 LSD0,05 1,91

Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi (Phạm Chí Thành 1989, Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) trước khi xử lý thống kê IRRISTAT 4.0.

Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu giảm dần khi số ngày bảo quản lạnh tăng lên, điều đó chứng tỏ nhiệt độ thấp đã làm phôi chết dần. Công thức bảo quản lạnh 10 ngày cho tỷ lệ trứng nở hữu hiệu cao nhất 96,35%, có sức sống tằm, sức sống nhộng > 90%. Thời gian bảo quản lạnh từ 15 ngày trở lên tỷ lệ trứng nở hữu hiệu rất thấp < 90%, không có khả năng ứng dụng cho sản xuất. Do vậy muốn trứng trắng cặp lai lưỡng hệ lai đa hệ 09 x ĐSK có tỷ lệ trứng nở hữu hiệu cao > 90% mà nuôi t ằm không ảnh hưởng đến chất lượng đời sau thì cần bảo quản lạnh < 10 ngày.

215

Thí nghiệm 3 : Kết quả bảo quản lạnh đối với trứng trắng sau xử lý axit HCl cặp lai lưỡng hệ lai đa hệ.

Bảng 3. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản lạnh trứng trắng sau khi xử lý axit HCl đến tỷ lệ nở và sức sống tằm nhộng

Công thức Ký hiệu Tỉ lệ trứng nở hữu hiệu (%)

Sức sống tằm(%)

Sức sống nhộng (%)

Bảo quản lạnh 10 ngày CT10 97,51 92,78 94,11 Bảo quản lạnh 15 ngày CT15 96,31 92,44 92,31 Bảo quản lạnh 20 ngày CT20 91,64 93,78 92,94 Bảo quản lạnh 25 ngày CT25 73,35 - - Bảo quản lạnh 30 ngày CT30 59,33 - -

CV (%) 6,2 LSD0,05 3,9

Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi (Phạm Chí Thành 1989, Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) trước khi xử lý thống kê IRRISTAT 4.0

Kết quả bảo quản lạnh ở các ngưỡng thời gian khác nhau: 10 - 15-20-25 và 30 ngày sau khi xử lý axit HCl cặp lai lưỡng hệ lai đa hệ tại bảng 3 .

Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu giảm dần khi số ngày bảo quản lạnh tăng lên. Công thức bảo quản lạnh 10 ngày, 15 ngày, 20 ngày cho tỷ lệ trứng nở hữu hiệu > 90% và sức sống tằm, sức sống nhộng > 80%. Thời gian bảo quản lạnh từ 25 ngày trở lên tỷ lệ trứng nở hữu hiệu thấp. Vậy trứng trắng xử lý axit sau đó bảo quản lạnh dưới 20 ngày là thích hợp và nuôi tằm đời sau không bị ảnh hưởng. 2. Xác định công thức xử lý axit HCl cho các mức thời gian bảo quản lạnh trứng đen cặp lai lưỡng hệ lai đa hệ 2.1. Xác định công thức xử lý Axit HCL ở giai đoạn trứng đen cặp lai lưỡng hệ lai đa hệ sau khi bảo quản lạnh 90 ngày

Bảng 4. Ảnh hưởng của tỷ trọng axit HCl và thời gian xử lý đến tỷ lệ trứng nở khi bảo quản 90 ngày

Công thức Ký hiệu Tỉ lệ trứng nở hữu hiệu (%) d = 1.090 - t = 5’ CT1 29,91 d = 1.095 - t = 5’ CT2 42,77 d = 1.095 - t = 6’ CT3 46,52 d = 1.100 - t = 5’ CT4 73,31 d = 1.100 - t = 6’ CT5 81,26 d = 1.090 - t = 6’ CTĐC 41,92

CV (%) 6,00 LSD0,05 3,70

Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi (Phạm Chí Thành 1989, Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) trước khi xử lý thống kê IRRISTAT 4.0

Thời gian bảo quản lạnh 90 ngày với 5 công thức thí nghiệm và công thức đ/c đều có tỷ lệ trứng nở hữu hiệu < 70%, công thức 5 cho tỷ lệ trứng nở hữu hiệu cao nhất đạt 81,26%. Như vậy trứng đen sau khi bảo quản lạnh ít nhất 90 ngày muốn có tỷ lệ trứng nở hữu hiệu tương đối phải xử lý Axit HCL tỷ trọng d=1.100 và thời gian xử lý t = 6’.

216

2.2. Xác định công thức xử lý axit HCl ở giai đoạn trứng đen cặp lai lưỡng hệ lai đa hệ, sau khi bảo quản lạnh 100 ngày

Các công thức thí nghiệm CT1, CT2, CT3, CT4, CT5 và CT Đ/cđều có tỷ lệ trứng nở hữu hiệu < 90%, tuy vậy công thức 4 và công thức 5 cho tỷ lệ trứng nở hữu hiệu từ 86,85% và 87,24%.

Từ kết quả bảng 4 và bảng 5 cho thấy trứng đen cặp lai lưỡng hệ lai đa hệ 09 x ĐSK sau khi bảo quản lạnh 90 hoặc 100 ngày xử lý trứng ở tỷ trọng axit d=1.100 và thời gian xử lý t = 6/ cho tỷ lệ trứng nở hữu hiệu hợp lý. Điều đó cho phép khi khan hiếm trứng, thì trứng giống đã qua lạnh đủ 90 - 100 ngày có thể xử lý axit HCl để phục vụ sản xuất.

Bảng 5. Ảnh hưởng của tỷ trọng axit HCl và thời gian xử lý đến tỷ lệ trứng nở khi bảo quản 100 ngày

Công thức Ký hiệu Tỉ lệ trứng nở hữu hiệu (%) d = 1.090 - t = 5’ CT1 34,69 d = 1.095 - t = 5’ CT2 52,82 d = 1.095 - t = 6’ CT3 61,11 d = 1.100 - t = 5’ CT4 86,85 d = 1.100 - t = 6’ CT5 87,24 d = 1.090 - t = 6’ CTĐC 46,49

CV (%) 4,4 LSD0,05 3,21

Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi (Phạm Chí Thành 1989, Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) trước khi xử lý thống kê IRRISTAT 4.0.

2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức xử lý axit HCl ở giai đoạn trứng đen sau khi bảo quản lạnh 110 ngày đến sức sống tằm nhộng

Bảng 6. Ảnh hưởng của tỷ trọng axit HCl và thời gian xử lý đến tỷ lệ trứng nở và sức sống tằm nhộng khi bảo quản 110 ngày

Công thức Ký hiệu Tỉ lệ trứng nở hữu hiệu (%)

Sức sống tằm (%)

Sức sống nhộng (%)

d = 1.090 - t = 5’ CT1 81,88 - - d = 1.090 - t = 6’ CT2 84,85 - - d = 1.095 - t = 5’ CT3 90,23 92,04 98,83 d = 1.095 - t = 6’ CT4 93,00 92,72 97,72 d = 1.100 - t = 5’ CT5 92,49 89,89 95,54 d = 1.100 - t = 6’ CT6 81,35 - - d = 1.085 - t = 6’ CTĐ/c 80,90 89,67 87,20

CV (%) 4,9 4,9 4,7 LSD0,05 4,97 4,97 8,02

Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi (Phạm Chí Thành 1989, Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) trước khi xử lý thống kê IRRISTAT 4.0

Thời gian bảo quản lạnh 110 ngày xử lý trứng đen ở tỷ trọng axit d = 1.095, thời gian t = 5’ hoặc t = 6’ đều có tỷ lệ trứng nở hữu hiệu > 90%. Nuôi tằm ở những công thức này đều cho sức sống tằm nhộng đạt > 90% và các công thức nuôi tằm không có sự sai khác thống kê. Điều đó được lý giải do được kích thích đúng yêu cầu tằm nở tập trung hơn nên thể chất khỏe hơn và nuôi cũng chín tập trung hơn.

217

2.4. Xác định công thức xử lý axit HCl ở giai đoạn trứng đen cặp lai lưỡng hệ lai đa hệsau khi bảo quản lạnh 120 ngày

Bảng 7. Ảnh hưởng của tỷ trọng axit HCl và thời gian xử lý đến tỷ lệ trứng nở và sức sống tằm nhộng khi bảo quản 120 ngày

Công thức Ký hiệu Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu (%)

Sức sống tằm(%)

Sức sống nhộng (%)

d = 1.090 - t = 5’ CT1 94,92 94,00 96,82 d = 1.090 - t = 6’ CT 2 95,90 93,78 96,32 d = 1.095 - t = 5’ CT 3 92,78 96,11 96,41 d = 1.095 - t = 6’ CT 4 90,31 92,78 91,00 d = 1.100 - t = 5’ CT 5 85,05 - - d = 1.100 - t = 6’ CT 6 83,46 - - Không xử lý axit CTĐ/c 88,49 95,56 93,74

CV (%) 3,5 3,5 2,6 LSD0,05 3,7 3,7 4,49

Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi (Phạm Chí Thành 1989, Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) trước khi xử lý thống kê IRRISTAT 4.0

Thời gian bảo quản lạnh 120 ngày xử lý trứng ở tỷ trọng Axit d = 1.090 hoặc d = 1.095 và thời gian t = 5 / hoặc t = 6/ đều nở hữu hiệu cao > 90% và nuôi tằm đạt sức sống > 80% không có sự sai khác thống kê. Khi đã đủ lạnh 120 ngày chỉ xử lý axit ở tỷ trọng vừa phải từ 1.090-1.095, không xử lý ở tỷ trọng cao hơn.

IV. KẾT LUẬN 1. Công thức xử lý

- Công thức xử lý HCl tỷ trọng d = 1.075, thời gian t = 5’, nhiệt độ dung dịch axit 460C với trứng trắng chưa qua bảo quản lạnh cho tỷ lệ trứng nở hữu hiệu cao nhất 98,40%.

- Trứng trắng bảo quản lạnh dưới 10 ngàysau đó xử lý axit HCl hoặc xử lý axit HCl rồi bảo quản lạnh dưới 20 ngày đều cho tỷ lệ trứng nở hữu hiệu trên 90%,nuôi tằm đời sau không bị ảnh hưởng và sức sống tằm đạt >80 %. 2. Thời gian xử lý

- Bảo quản lạnh 90, 100 ngày tỷ lệ trứng nở hữu hiệu thấp dưới < 90%. Nhưng nếu cần có thể xử lý ở tỷ trọng d = 1.100 và thời gian t = 6’ có tỷ lệ trứng nở hữu hiệu lần lượt 81,26% và 87,24%.

- Bảo quản lạnh 110 ngày xử lý ở công thức có tỷ trọng d = 1.095, t = 6’; 120 ngày xử lý ở công thức d = 1.090, t = 6’ cho tỷ lệ trứng nở hữu hiệu tốt nhất lần lượt là 93,00% và 95,90%.

- Nuôi tằm những công thức xử lý có tỷ lệ trứng nở hữu hiệu > 90% với thời gian bảo quản lạnh 110 ngày, 120 ngày không bị ảnh hưởng đến chất lượng tằm đời sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Long (1995). “Giống và sản xuất trứng giống tằm dâu”, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh.

2. Phạm Văn Vượng, Đặng Đình Đàn và Bùi Khắc Vư (1997). Sản xuất trứng giống tằm. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

218

3. Nguyễn Thị Đảm (1999). Nghiên cứu đặc tính chủ yếu của một số giống tằm đa hệ và khả năng sử dụng của nó vào trong chọn tạo giống và sản xuất vụ hè ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Luận án Tiến sĩ.

4. The Sericulture Research Institute, Chinese Academy of Agricultural Sciences Zhejiang (1972). The Sericulture in China.

5. Tribhwan Singh and Subla Rao (1996). Heterosis efftect on Economic trails in New hybrids of Silkworm Bombyx mori L. Science of Sericulture Vol 22 No1 Bangalo India 1996. Người phản biện TS. Đặng Đình Đàn

219

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NUÔI TẰM THÍCH HỢP TRONG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ “NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG TẰM CẤP 1”

ThS. Lê Thị Hường

SUMARY

THE RESULTS ON DETERMINING THE MODE OF SUITABLE BRUSHING-REARING SILKWORM IN TECHNOLOGICAL PROCESS “ REAR AND PRODUCT

F1 LEVEL VARIETY OF SILKWORM”. Curently, in the production of sericultural, requirement of F2 level seed eggs for

sericultural production is high. To satisfy the requirement of F2 level seed egg production, the quantity of F1 level silkworm reared per stage is quite much. Meanwhile the rearing establishment and F1 level seed egg multiplication establishment in whole country still rear silkworm following the process: Brush of hatched larvae and rear silkworm in single egg brood. This courses higher in cost of rearing silkworm. It is not only waste of labour and material but also decrease effective economy of rearing silkworm. The results of research determined that the mode of brushing-rearing silkworm by 2 egg broods per pile will bring the highest effective economy. The economic and technical target is approximate the formula control (brusing-rearing silkworm by single egg brood). This mode saved 99,500-141,500 VND per egg brood on lobour and mulberry leaves.

Keyword: Silkworm eggs; cocoon; rearing technique; product of silkworm eggs level 1.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong sản xuất dâu tằm hiện nay nhu cầu trứng giống cấp 2 cần cho sản xuất rất lớn (từ

2,5 triệu đến 3 triệu vòng mỗi năm). Như vậy, để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất trứng cấp 2 thì số lượng tằm cấp 1 nuôi tương đối nhiều trong một lứa. Trong khi đó ở các cơ sở nuôi và sản xuất trứng giống cấp 1 trong cả nước vẫn nuôi theo quy trình: Băng tằm theo ổ đơn dẫn đến chi phí trong khâu nuôi tằm lớn, vừa tốn công vừa tốn nguyên vật liệu dẫn đến hiệu quả kinh tế nuôi tằm không cao. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi nghiên cứu phương thức nuôi tằm thích hợp để vừa đảm bảo được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của giống tằm cấp 1 vừa tránh được lãng phí trong công tác nuôi tằm và sản xuất trứng.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Vật liệu nghiên cứu: Giống tằm đa hệ cấp 1 Đồ sơn khoang, giống tằm nhị nguyên B42 x Đ2.

- Địa điểm nghiên cứu: Trạm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng - Thời gian nghiên cứu: 01/2013 – 11/2013.

2.2. Phương pháp nghiên cứu - Công thức thí nghiệm: Công thức 1 (Đ/C): Băng tằm theo ổ đơn (1 ổ/mô) Công thức 2: Băng tằm 2 ổ/mô Công thức 3: Băng tằm 4 ổ/mô - Bố trí thí nghiệm: Mỗi công thức được bố trí 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 1 mô tằm. Nuôi tằm đến khi

tằm chín , làm kén, hóa nhộng và ra ngài . Kỹ thuật nuôi tằm , chọn kén và làm giống , nhân giống giao chéo ổ (mô) theo đúng tiêu chuẩn của ngành (số104/2003/QĐ-BNN, ngày 7/10/2003).

220

- Các chỉ tiêu theo dõ i: Tỷ lệ tằm bệnh, Tỷ lệ tằm giảm, Sức sống tằm nhộng, Tỷ lệ nhộng sống, Năng suất kén, Tỷ lệ ra ngài, Tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn, Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu, Tỷ lệ trứng hưu miên, Tỷ lệ trứng không thụ tinh. Hiệu quả kinh tế/1 vòng trứng (20 ổ đơn/1 vòng trứng

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian phát dục

Thời gian phát dục của tằm dài hay ngắn tuỳ vào hệ tính, giống tằm, nhiệt ẩm độ nuôi tằm và chế độ thức ăn.

Bảng 1. Thời gian phát dục (ĐVT: ngày: giờ)

Tuổi tằm Giống tằm ĐSK Giống tằm B42xĐ2

CT1 CT2 CT3 CT1 CT2 CT3 Tuổi 1-3 10 :12 10 :12 11 :10 11 :14 11 :14 11 :20 Tuổi 4-5 11 :14 11 :14 11 :14 11 :20 11 :20 12 :10 Cả lứa 22 :02 22 :02 23 :00 23 :10 23 :10 24 :06

Qua kết quả thí nghiệm ở 2 giống tằm cho thấy khi nuôi tằm ở điều kiện nhiệt ẩm độ phù hợp cho tằm sinh trưởng và phát triển thì thời gian phát dục của CT1 và CT2 ở cả 2 lứa là như nhau, ở CT3 thời gian phát dục dài hơn CT1 và CT2 từ 18 – 20 giờ. Điều đó chứng tỏ rằng chất lượng thức ăn và nhiệt ẩm độ nuôi tằm có ảnh hưởng đến thời gian phát dục của tằm, CT3 băng tằm 4 ổ/mô mật độ tằm dầy hơn ẩm độ không khí trên mô tằm cao hơn và ăn thức ăn tiêu thụ ở mỗi con tằm ít hơn CT1, CT2 dẫn đến thời gian phát dục của tằm dài hơn. 3.2. Tỷ lệ tằm giảm giai đoạn tằm con

Tỷ lệ tằm giảm ở giai đoạn tằm con là tỷ lệ tằm bị thất thoát trong quá trình thay phân. Qua số liệu điều tra được ở bảng 2 chúng tôi thấy: Tỷ lệ tằm giảm ở giai đoạn tằm con ở CT1, CT2 tương đương nhau, CT3 có tỷ lệ tằm giảm giai đoạn tằm con là cao nhất cụ thể giống ĐSK là 9,55% cao hơn đối chứng 63,81%, giống B42 x Đ2 là 12,38% cao hơn đối chứng 52,09%.

Bảng 2. Tỷ lệ tằm giảm giai đoạn tằm con

Công thức

Giống tằm ĐSK Giống tằm B42xĐ2

Số tằm nở hữu hiệu

(con)

Số tằm tuổi 4 (con)

Số tằm giảm (con)

Tỷ lệ tằm giảm (%)

Số tằm nở hữu

hiệu (con)

Số tằm tuổi 4 (con)

Số tằm giảm (con)

Tỷ lệ tằm giảm (%)

1 2 3 4 = 2-3 5 6 7 8 = 6-7 9 CT1

(Đ/C) 412 388 24 5,83

(100) 508 467 41 8,14

(100)

CT2 806 768 38 4,71 (80,79) 961 877 84 8,78

(107,86)

CT3 1592 1440 152 9,55 (163,81) 1898 1663 235 12,38

(152,09) 3.3. Tỷ lệ tằm bệnh

Qua kết quả ở bảng 3 cho thấy: Ở giai đoạn tằm lớn tỷ lệ tằm bị bệnh ở công thức thí nghiệm cao hơn so với công thức đối chứng. Trong đó công thức nuôi tằm 2 ổ/mô có tỷ lệ tằm bệnh tương đương với giống đối chứng, công thức nuôi tằm 4 ổ/mô cho tỷ lệ tằm bệnh cao nhất cao hơn đối chứng từ 50,9 - 65,7%.

221

Bảng 3. Tỷ lệ tằm bệnh

Công thức

Giống tằm ĐSK Giống tằm B42xĐ2

Số tằm nuôi tuổi 4 (con)

Số tằm bị bệnh (con)

Tỷ lệ tằm bệnh (con)

So với đối

chứng (%)

Số tằm nuôi tuổi 4 (con)

Số tằm bị bệnh (con)

Tỷ lệ tằm bệnh (con)

So với đối

chứng (%)

CT1 (Đ/C) 388 18 4,64 100 467 53 11,43 100 CT2 768 36 4,69 101 877 106 12,05 105,4 CT3 1440 105 7,00 150,9 1663 315 18,94 165,7

LSD5% 0,96 6,50 CV% 3,08 8,80

3.4. Tỷ lệ nhộng sống và sức sống tằm nhộng Bảng 4. Tỷ lệ nhộng sống và sức sống tằm nhộng

Chỉ tiêu CT

Giống tằm ĐSK Giống tằm B42xĐ2 Tỷ lệ nhộng sống

(%) Sức sống tằm

nhộng (%) Tỷ lệ nhộng sống

(%) Sức sống tằm

nhộng (%) CT1 (Đ/C) 96,80 90,82 (100) 96,64 84,29 (100) CT2 97,23 91,50 (100,7) 97,07 84,30 (100,01) CT3 94,26 82,50 (90,8) 93,06 74,83 (88,77)

LSD5% 2,17 1,10 CV% 4,59 2,60 Tỷ lệ nhộng sống là một chỉ tiêu rất quan trọng đặc biệt trong sản xuất trứng giống.

Cùng với các chỉ tiêu tỷ lệ kết kén, tỷ lệ tằm bệnh nó quyết định sức sống tằm đời sau của giống tằm cao hay thấp. Qua bảng 4 ta thấy tỷ lệ nhộng sống ở 3 công thức chênh lệch nhau không nhiều trong đó tỷ lệ nhộng sống ở công thức 1 và 2 tương đương nhau, công thức 3 tỷ lệ nhộng sống thấp nhất.

90,82

84,29

91,5

84,382,5

70,83

50

60

70

80

90

100

Sức sống tằm nhộng (DSK) Sức sống tằm nhộng(B42xD2)

CT1 (Đ/C)

CT2

CT3

Đồ thị 1. Sức sống tằm nhộng

Sức sống tằm nhộng cao hay thấp nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài yếu tố giống thì điều kiện nhiệt ẩm độ nuôi tằm và chế độ thức ăn là yếu tố quyết định sức sống tằm cao hay thấp. Sức sống tằm nhộng ở các công thức thí nghiệm ở cả 2 giống tằm có sự sai khác rõ rệt, trong đó công thức nuôi tằm theo ổ đơn và 2 ổ/mô có sức sống tằm nhộng tương đương nhau và xét ở mức ý nghĩa 5% thì sự sai khác là không có ý nghĩa. Ngược lại công thức nuôi tằm 4 ổ/mô cho sức sống tằm thấp cụ thể ở giống ĐSK sức sống tằm nhộng chỉ đạt 82,5% thấp hơn đối chứng 9,2%, giống B42xĐ2 sức sống tằm nhộng chỉ đạt 74,83% thấp hơn đối chứng

222

11,23%. Xét ở mức ý nghĩa 5% thì có sự sai khác rõ rệt về sức sống tằm nhộng giữa công thức nuôi tằm 4 ổ/mô và công thức đ/c băng tằm theo ổ đơn. 3.5. Phẩm chất kén

Kết quả bảng 5 cho ta thấy: Khối lượng toàn kén, khối lượng vỏ kén giữa các công thức thí nghiệm và công thức đối chứng ở cả 2 giống tằm chênh lệch nhau không lớn, trong đó phẩm chất kén của CT1 và CT2 tương đương nhau và CT3 vẫn là công thức thấp nhất.

Bảng 5. Phẩm chất kén Chỉ tiêu

CT

Giống tằm ĐSK Giống tằm B42xĐ2

KL toàn kén (g)

KL vỏ kén (g)

Tỷ lệ vỏ kén (%)

So với đối chứng (%)

KL toàn kén (g)

KL vỏ kén (g)

Tỷ lệ vỏ kén (%)

So với đối chứng (%)

CT1 (đ/c) 0,920 0,120 13,08 100 1,313 0,313 23,84 100 CT2 0,920 0,120 13,08 100 1,313 0,313 23,82 99,91 CT3 0,895 0,116 12,96 99,08 1,287 0,305 23,69 99,37 3.6. Năng suất kén

Bảng 6. Năng suất kén

Công thức Năng suất kén/1 ổ trứng (gam) Năng suất kén/1 vòng trứng (kg) Giống ĐSK Giống B42xĐ2 Giống ĐSK Giống B42xĐ2

CT1 (Đ/C) 335 534,5 6,70 (100) 10,69 (100) CT2 333 499,5 6,66 (99,40) 9,99 (93,45) CT3 285 406 5,70 (85,07) 8,12 (75,96)

LSD 0,05 0,60 0,19 CV % 4,20 0,90

Ghi chú: 1 vòng trứng là 20 ổ đơn Qua kết quả thu được ở bảng 6 cho thấy: Giữa các công thức thí nghiệm ở cả 2 giống tằm

có sự sai khác về năng suất kén, trong đó công thức nuôi tằm theo ổ đơn (Đ/C) cho năng suất kén/vòng trứng là cao nhất, công thức nuôi 2 ổ/mô cho năng suất kén thấp hơn công thức đối chứng nhưng xét ở mức ý nghĩa 5% thì sự sai khác là không có ý nghĩa. Công thức nuôi tằm 4 ổ/mô cho năng suất kén/vòng trứng thấp nhất cụ thể ở giống ĐSK chỉ đạt 5,7 kg/vòng trứng thấp hơn so với đối chứng 14,93%, giống B42 x Đ2 đạt 8,12 kg/vòng trứng thấp hơn so với đối chứng là 24,04 %. Xét ở mức ý nghĩa 5% thì sự sai khác về năng suất kén/vòng trứng giữa công thức băng 4ổ/mô và công th ức đối chứng có sự sai khác rõ rệt. 3.7. Ảnh hưởng của số ổ trứng nuôi trong mô đến năng suất và chất lượng trứng giống

Tỷ lệ ra ngài là chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất trứng giống. Nhìn vào bảng 7 ta thấy tỷ lệ ra ngài của các công thức thí nghiệm ở cả 2 giống tằm chênh lệch nhau không nhiều trong đó công thức nuôi tằm 4 ổ/mô cho tỷ lệ ra ngài thấp nhất, công thức nuôi tằm theo ổ đơn và 2 ổ/mô có tỷ lệ ra ngài là tương đương nhau.

Bảng 7. Tỷ lệ ra ngài và tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn Chỉ tiêu

CT

Giống tằm ĐSK Giống tằm B42xĐ2

Tỷ lệ ra ngài (%) Tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn (%) Tỷ lệ ra ngài (%) Tỷ lệ ổ trứng đạt

tiêu chuẩn (%) CT1 (Đ/C) 98,00 92,20 (100) 87,61 90,75 (100) CT2 97,83 92,06 (99,85) 87,59 89,5 (98,62) CT3 97,50 83,46 (90,52) 84,75 81,67 (89,99)

LSD 0,05 1,96 1,00 CV % 2,88 1,50

223

Tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn là một chỉ tiêu đặc biệt trong sản xuất trứng giống. Cùng với chỉ tiêu tổng số trứng/ổ nó quyết định hệ số nhân giống cao hay thấp. Qua kết quả thu được ở bảng 7 cho thấy tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác, trong đó công thức đối chứng và công thức nuôi tằm 2 ổ/mô không sai khác rõ rệt ở mức ý nghĩa 5%. Công thức nuôi tằm 4 ổ/mô cho tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn thấp nhất cụ thể ở giống ĐSK là 83,46% thấp hơn đối chứng 9,48%, giống B42 x Đ2 là 81,67% thấp hơn đối chứng là 10,01%, ở mức ý nghĩa 5% thì sự sai khác này là có ý nghĩa.

Bảng 8. Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu, Tỷ lệ trứng không thụ tinh, trứng không hưu mien

Chỉ tiêu CT

Giống tằm ĐSK Giống tằm B42xĐ2 TL trứng nở hữu

hiệu (%) TL trứng không

thụ tinh (%) TL trứng nở hữu

hiệu (%) TL trứng không hưu miên (%)

CT1 (đ/c) 96,19 2,14 95,75 1,87 CT2 95,85 2,49 96,00 1,85 CT3 95,28 2,63 95,05 2,05

Qua bảng 8 ta thấy: tỷ lệ trứng nở hữu hiệu, tỷ lệ trứng không thụ tinh và tỷ lệ trứng không hưu miên của các công thức thí nghiệm ở cả 2 giống tằm chênh nhau không nhiều trong đó công thức nuôi tằm 4 ổ/mô có các chỉ tiêu thấp hơn 2 công thức còn lại. 3.9. Hiệu quả kinh tế của các công thức

Bảng 9. Thời gian cho tằm ăn lá dâu ĐVT: phút/vòng trứng

Giống tằm ĐSK Giống tằm B42xĐ2 Thời gian cho tằm

ăn Thời gian thay phân san tằm

Thời gian cho tằm ăn

Thời gian thay phân san tằm

CT 1 (Đ/C) 521 448 551 481 CT 2 417 335 453 342 CT 3 369 285 387 290

Ghi chú: vòng trứng là 20 ổ trứng Qua kết quả thí nghiệm ở bảng 9 chúng tôi thấy ở cả 3 công thức thí nghiệm nuôi tằm

khác nhau thì thời gian cho ăn và thời gian thay phân cũng khác nhau cụ thể: công thức 3 nuôi 4 ổ/mô tiết kiệm từ 152 -164 phút cho ăn và 163 – 191 phút thay phân. . Công thức 2 nuôi tằm 2 ổ/mô tiết kiệm được từ 98 - 104 phút cho ăn và 113 - 139 phút thay phân. Sở dĩ các công thức có sự chênh lệch về thời gian là do phương pháp nuôi tằm khác nhau. Nuôi tằm 4 ổ/mô tiết kiệm được thời gian cho ăn và thời gian thay phân nhất.

Bảng 10. Chi phí công lao động/vòng trứng

Chỉ tiêu Giống tằm ĐSK Giống tằm B42xĐ2

CT1 (Đ/C) CT2 CT3 CT1

(Đ/C) CT2 CT3

TG cho ăn (giờ) 8,7 7,0 6,2 9,2 7,6 6,5 TG thay phân, san tằm (giờ) 7,5 5,6 4,8 8,0 5,7 4,8 Tổng số 16,2 12,5 10,9 17,2 13,3 11,3 Quy ra công (8h giờ= 1 công) 2,02 1,57 1,36 2,15 1,66 1,41 So với đối chứng (%) 100 77,61 67,49 100 77,03 65,60

Thời gian cho ăn, thay phân, san tằm ở các công thức thí nghiệm đều ít hơn công thức đối chứng điều đó chứng tỏ chi phí công lao động/vòng tằm ở các công thức thí nghiệm ít hơn

224

công thức đối chứng được thể hiện ở bảng 10. So với công thức đối chứng, công thức 3 chỉ chiếm 65,60 - 67,49%, công thức 2 chiếm 77,03 - 77,61%.

Bảng 11. Tiêu hao lá dâu/vòng trứng (20 ổ đơn)

Tuổi tằm Giống tằm ĐSK Giống tằm B42xĐ2

CT1 (Đ/C) CT2 CT3 CT1 (Đ/C) CT2 CT3 Tuổi 1-3 7,1 6,4 5,8 9,1 8,4 7,9 Tuổi 4-5 72,5 64,3 57,4 139,3 121,5 113,1 Tổng số lá dâu 79,6 70,7 63,2 148,4 129,9 121,0 S/v đối chứng (%) 100 88,82 79,40 100 87,53 81,54

Lượng lá dâu tiêu hao/vòng trứng ở các công thức khác nhau là khác nhau dao động từ 63,2 kg đến 79,6 kg/vòng trứng đối với giống tằm ĐSK, từ 121,0 kg đến 148,4 kg/vòng trứng đối với giống tằm B42xĐ2. Lượng lá dâu tiêu hao/vòng trứng ở CT3 nuôi tằm 4 ổ/mô là thấp nhất, cụ thể : ở giống ĐSK là 63,2kg/vòng trứng thấp hơn đối chứng 20,6%, giống tằm B42x Đ2 là 121 kg/vòng trứng thấp hơn đối chứng 18,46%. Công thức 2 nuôi tằm 2 ổ/mô thấp hơn đối chứng 11,18% đối với giống ĐSK và 12,14% đối với giống tằm B42xĐ2 về lượng tiêu thụ lá dâu/vòng trứng.

Qua bảng 12 chúng tôi thấy với các phương thức nuôi tằm khác nhau của các công thức thí nghiệm đều tiết kiệm được công lao động và lượng lá dâu cho tằm ăn so với công thức đối chứng, cụ thể:

Công thức 2 băng tằm 2 ổ/mô thu nhập tăng thêm so với công thức đối chứng trung bình là 99.500 - 141.500 đồng/ vòng trứng, do tiết kiệm được 8,9 - 18,5 kg lá dâu và 0,45 - 0,49 công nuôi tằm.

Công thức 3 băng tằm 4 ổ/mô thu nhập tăng thêm so với công thức đối chứng trung bình là 160.000 - 211.000 đồng/ vòng trứng, do tiết kiệm được 16,4 - 27,4 kg lá dâu và 0,66 - 0,74 công nuôi tằm.

Bảng 12. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm (Tính cho 1 vòng trứng 20 ổ đơn)

Giống Công thức

Số lượng lá dâu (kg)

Lượng lá dâu tiết

kiệm so với đ/c (kg)

Thành tiền

(1000đ)

Số công nuôi

(công)

Tiết kiệm công so với đ/c (công)

Thành tiền (1000đ)

Thu nhập tăng so với đ/c (1000

đ)

ĐSK

0 1 2 3 4 5 6 7=3+6 CT 1 (Đ/C) 79,6 0,0 0,0 2,02 0,00 0,0 0,0

CT 2 70,7 8,9 44,5 1,57 0,45 45,0 99,5 CT 3 63,2 16,4 82,0 1,36 0,66 66,0 160

B42 x Đ2

CT 1 (Đ/C) 148,4 0,0 0,0 2,15 0,0 0,0 0,0

CT 2 129,9 18,5 92,5 1,66 0,49 49,0 141,5 CT 3 121 27,4 137 1,41 0,74 74,0 211

Ghi chú: Đơn giá 1kg lá dâu = 5.000đ; 1 công = 100.000đ, 1kg kén ĐSK = 120.000đ, 1kg kén B42xĐ2 = 150.000 đ

IV. KẾT LUẬN - Công thức nuôi tằm 2ổ/mô cho hiệu quả kinh tế nhất. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thu

được như năng suất kén, tỷ lệ nhộng sống, chất lượng kén đều tương đương với đối chứng,

225

các chỉ tiêu về hệ số nhân giống như tỷ lệ ra ngài, tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ trứng nở cao hơn hoặc xấp xỉ bằng đối chứng. Nhưng chi phí công lao động như công cho tằm ăn, thay phân, tiêu hao lá dâu đều thấp hơn đối chứng. Hiệu quả kinh tế cao hơn đối chứng về thu nhập là 141.500 đồng/vòng trứng.

- Công thức nuôi tằm 4 ổ/mô có thời gian cho tằm ăn, thay phân, tiêu hao lá dâu ít hơn đối chứng, giảm được công lao động và chi phí. Tuy nhiên, các chỉ tiêu kinh tế và chất lượng trứng giống như tỷ lệ nhộng sống, sức sống tằm nhộng, năng suất kén, tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn...đều thấp hơn đối chứng. Công thức nuôi 4 ổ/mô không thích hợp cho nuôi tằm giống.

- Công thức được coi là ưu việt nhất trong nuôi tằm giống cấp 1 là nuôi 2 ổ trứng/mô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ ở thời kỳ tằm lớn và bảo quản kén giống đến năng suất, chất

lượng trứng giống. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tr. 63-66. 2. Đỗ Thị Châm (1995). Giáo trình kỹ thuật nuôi tằm dâu. Nhà xuất bản Nông nghiệp,

Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Đảm (1999). Nghiên cứu một số đặc tính chống chịu của tằm đa hệ sử dụng

trong chọn tạo và sản xuất giống tằm vụ hè ở đồng bằng sông Hồng. Luận án tiến sĩ nông nghiệp.

4. Nguyễn Văn Long (1995). Giáo trình dâu tằm tơ, giố ng và sản xuất trứng giống tằm dâu . Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Hà Văn Phúc, Nguyễn Thị Đảm, Phạm Văn Vượng (2000). Nghiên cứu chọn lọc cặp lai F1 kén vàng cho vụ hè ở vùng đồng bằng sông Hồng. Kết quả nghiên cứu KHCN trong Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 1996-2000. tr. 165-177.

6. Phạm Văn Vượng, Đặng Đình Đàn và Bùi Khắc Vư (1997). Sản xuất trứng giống tằm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Bài báo đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nan, Số 2 năm 2014.

226

KẾT QUẢ NUÔI TẰM LỚN BẰNG DÂU CÀNH

Lê Hồng Vân, Phạm Văn Dương, Nguyễn

Thị Min, Nguyễn Thị Hằng, Hà Phương Thảo

SUMMARY RESULTS OF LATE AGE SILKWORM FEEDING BY MULBERRY BRANCHS

Mulberry harvest by branch cutting method may reduce labour cost as compared to gather mulberry leaves. Thus, mulberry harvest by branch cutting is a growing tendency. This paper showed the effect of feeding mulberry branch to late age silkworms and their cocoon. Cocoon yield and quality of late age silkworm eating branch mulberry on the bamboo tray and on the floor are equal or higher than eating leaf mulberry with the same feeding times. Cocoon yield and quality of silkworm feeding by mulberry branchs on the floor is better than on the bamboo tray. Cocoon yield of late age silkworm feeding by mulberry branchs on the floor is higher 6,63%, quality cocoon ratio higher 2,08% than the control experiment. The most outstanding is feeding three times per day with silkworm rearing on the floor and four times per day with silkworm rearing on the bamboo tray. However, it is necessary to pay attention during rearing bed cleaning in order to avoid silkworm loss.

Keywords: mulberry, branch, silkworm, rearing, late age

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thu hoạch dâu bằng phương pháp cắt cành nhờ giảm được nhiều công lao động nên sẽ

trở thành xu hướng tất yếu trong thời gian tới trong nghề nuôi tằm [4]. Tuy vậy khi cho tằm ăn bằng dâu cành thì ảnh hưởng như thế nào đến sức sống, năng suất và chất lượng kén tằm là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu và trên thực tế đã được tiến hành từ những năm 70 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, trước đây mới chỉ nghiên cứu nuôi tằm con bằng dâu cành, trong khi đó tằm lớn là giai đoạn tiêu thụ một lượng dâu lớn hơn nhiều so với giai đoạn tằm con lại chưa được đề cập tới [1], [2]. Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành nuôi tằm lớn bằng dâu cành để so sánh kết quả với nuôi tằm bằng dâu lá theo phương pháp truyền thống, đồng thời xác định số lần cho tằm ăn thích hợp khi nuôi tằm lớn bằng dâu cành.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu

- Giống tằm: vụ Xuân và vụ Thu nuôi giống tứ nguyên lưỡng hệ kén trắng GQ2218; vụ hè nuôi giống F1 kén vàng (ĐSK x TM) x TQ

- Thức ăn nuôi tằm: Tằm con nuôi trên nong và cho ăn như nhau 5 bữa/1 ngày bằng dâu lá. Tằm lớn cho tằm ăn dâu cành với khối lượng quy lá là như nhau giữa các công thức thí nghiệm. 2. Phương pháp nghiên cứu

Thời gian và địa điểm thực hiện: Thí nghiệm đã được tiến hành ở 3 vụ : vụ Xuân, vụ Hè và vụ Thu năm 2011, tại Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ươ ng, Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội.

Bố trí thí nghiệm: Mỗi nội dung nghiên cứu gồm hai thí nghiệm: thí nghiệm so sánh kết quả nuôi tằm bằng dâu cành với nuôi tằm bằng dâu lá và thí nghiệm xác định số lần cho tằm ăn dâu cành so với số lần cho tằm ăn dâu lá tiêu chuẩn hiện hành. Để thuận tiện cho việc thực hiện và theo dõi kết quả, hai thí nghiệm này được thực hiện đồng thời và được bố trí thành 4 công thức, nhắc lại 3 lần với 2 công thức đối chứng như sau:

Nội dung 1: Nuôi tằm lớn bằng dâu cành trên nong

227

+ Công thức 1: Cho tằm ăn dâu cành 3 bữa/ ngày + Công thức 2: Cho tằm ăn dâu cành 4 bữa/ ngày + Công thức 3: Cho tằm ăn dâu cành 5 bữa/ ngày, (Đ/c2) + Công thức 4: Cho tằm ăn dâu lá 5 bữa/ ngày, (Đ/c1) Nội dung 2 : Nuôi tằm lớn bằng dâu cành trên nền nhà + Công thức 1: Cho tằm ăn dâu cành 2 bữa/ ngày + Công thức 2: Cho tằm ăn dâu cành 3 bữa/ ngày, (Đ/c2) + Công thức 3: Cho tằm ăn dâu cành 4 bữa/ ngày + Công thức 4: Cho tằm ăn dâu lá 3 bữa/ngày, (Đ/c1) Mỗi công thức nuôi 300 tằm, với 3 lần nhắc lại. Điều kiện nuôi và chăm sóc theo quy

trình kỹ thuật hiện hành về nuôi tằm trên nong và nuôi tằm dưới nền nhà. Thí nghiệm được lặp lại 3 lứa ở vụ Xuân, Hè và Thu. Kết quả nuôi tằm trình bày trong báo cáo này là kết quả trung bình của 3 lứa thí nghiệm.

* Thu thập và tính toán các chỉ tiêu: Theo phương pháp của Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương công bố tại Tạp chí “Tằm tơ” số đặc biệt – năm 1983. Trang 79-88. [3]

* Công cụ xử lý số liệu : Tính toán số liệu bằng phần mềm EXCEL; xử lý thống kê bằng chương trình IRRISTAT.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Hai nội dung nuôi tằm lớn bằng dâu cành trên nong và nuôi tằm lớn bằng dâu cành dưới

nền nhà. được thực hiện đồng thời. Vụ Xuân nuôi tằm từ 24/3 đến 19/4/2011. Vụ Hè nuôi tằm từ 13/6 đến 4/7/2011. Vụ Thu nuôi tằm từ 21/9 đến 15/10/2011.

Bảng 1. Điều kiện nhiệt, ẩm độ môi trường thí nghiệm

Vụ Xuân Vụ Hè Vụ Thu Cao nhất

Thấp nhất

Trung bình

Cao nhất

Thấp nhất

Trung Bình

Cao nhất

Thấp nhất

Trung Bình

Nhiệt độ (oC) 25,5 20,8 23,72 31,6 27,6 29,42 25,5 21,3 23,9 Âm độ (%) 100,0 78,8 94,99 94,7 84,0 89,73 100,0 83,5 89,4

1. Nuôi tằm lớn bằng dâu cành trên nong Thời gian phát dục của tằm ở tất cả các công thức thí nghiệm và công thức đối chứng là

như nhau. Thời gian phát dục tru ng bình của tằm vào vụ Xuân là 26,12 ngày, vào vụ Hè là 21,12 ngày, vào vụ Thu là 24,2 ngày.

Bảng 2. Chỉ tiêu sức sống tằm và nhộng khi nuôi tằm bằng dâu cành trên nong

Công thức Tỷ lệ tằm bệnh Tỷ lệ tằm giảm Tỷ lệ nhông sống

Số liệu thực (%)

So với Đ/C1 (%)

Số liệu thực (%)

So với Đ/C1 (%)

Số liệu thực (%)

So với Đ/C1 (%)

3 bữa dâu cành 3,04 88,37 11,00 195,38 89,22 98,22 4 bữa dâu cành 4,67 135,76 15,00 266,43 89,93 99,00 5 bữa dâu cành-Đ/c2 3,78 109,88 8,63 153,29 87,36 96,18 5 bữa dâu lá - Đ/c1 3,44 100,00 5,63 100,00 90,84 100,00 CV (%) 37,1 22,7 2,4 LSD0,05 2,76 4,56 4,26

228

Tỷ lệ tằm bệnh ở các công thức nghiên cứu nằm trong khoảng 3,04 – 4,67%, không biểu hiện rõ là nuôi tằm lớn bằng dâu cành có ảnh hưởng đến tỷ lệ tằm bị bệnh hay không. Ở 2 vụ Xuân và Hè không nhận thấy tỷ lệ tằm bệnh diễn biến theo một qui luật nào. Tỷ lệ tằm bệnh ở vụ Thu cho ăn dâu cành ít bữa tỷ lệ tằm bị bệnh ít hơn đối chứng.

Tỷ lệ tằm giảm trung bình cả ba vụ của các công thức cho tằm ăn bằng dâu cành cao hơn rõ rệt so với đối chứng cho tằm ăn dâu lá. Trong khi đó tỷ lệ tằm bệnh trong vụ này ở các công thức ăn dâu cành là tương đương và thấp hơn công thức cho tằm ăn dâu lá. Điều đó cho thấy tỷ lệ tằm giảm do cơ học trong khi thay phân san tằm là đáng kể.

Tỷ lệ nhộng sống của công thức nuôi tằm bằng dâu cành là tương đương với nuôi tằm bằng dâu lá ở vụ Xuân, cao hơn ở vụ Hè và thấp hơn rõ rệt ở vụ Thu. Trung bình chung của ba vụ thì tỷ lệ nhộng sống khi nuôi tằm bằng dâu cành thấp hơn so với nuôi tằm bằng dâu lá không nhiều. So sánh giữa các công thức thí nghiệm nuôi tằm bằng dâu cành thì tỷ lệ nhộng sống cũng khác nhau không nhiều.

Bảng 3. Năng suất và chất lượng kén khi nuôi tằm bằng dâu cành trên nong

Công thức Tiêu hao lá dâu/1kg kén

(Kg)

Năng suất kén của 300 tằm

tuổi 4 (Kg)

Tỷ lệ kén tốt (%)

Khối lượng toàn kén

(gr)

Khối lượng vỏ kén (gr)

Tỷ lệ vỏ kén

(%)

3 bữa dâu cành 19,51 0,470 91,91 1,643 0,326 19,70 4 bữa dâu cành 20,47 0,467 94,43 1,622 0,324 19,86 5 bữa dâu cành-Đ/c2 19,53 0,462 93,79 1,655 0,328 19,64 5 bữa dâu lá - Đ/c1 19,01 0,458 91,17 1,623 0,322 19,72 CV (%) 2,8 2,6 2,4 0,7 0,8 1,1 LSD0,05 1,08 0,023 4,51 0,022 0,005 0,45

So sánh chỉ số tiêu hao lá dâu/1 kg kén giữa công thức thí nghiệm cho ăn dâu cành 5 bữa với đối chứng cho ăn dâu lá 5 bữa thì tằm ăn dâu cành tiêu hao lá dâu nhiều hơn 2,74% nhưng vẫn nằm trong khoảng sai số của thí nghiệm. So sánh giữa các công thức cho tằm ăn dâu cành thì công thức cho ăn 4 bữa dâu cành tiêu hao lá dâu/1kg kén là cao nhất.

Năng suất kén của 300 tằm tuổi 4 có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ tằm giảm. Khi thay phân san tằm cần chú ý để tránh làm mất tằm lẫn trong các cành dâu. Năng suất kén của 300 tằm tuổi 4 công thức nuôi tằm bằng dâu cành 5 bữa/ngày là tương đương với công thức nuôi tằm bằng dâu lá có cùng số bữa cho ăn. Năng suất kén công thức nuôi tằm bằng dâu cành 4 bữa/ngày và 3 bữa/ngày đều cao hơn công thức cho ăn 5 bữa/ngày (Đ/c2). Năng suất kén tằm đạt mức cao nhất ở công thức 3 bữa/ngày nhưng lại có tỷ lệ kén tốt thấp hơn. Nuôi tằm lớn bằng dâu cành trên nong 4 bữa/ngày vừa cho năng suất kén cao và tỷ kệ kén tốt cao hơn đối chứng cho tằm ăn dâu cành 5 bữa/ngày.

Tằm ăn dâu cành thì tỷ lệ kén tốt là tương đương hoặc là cao hơn cho tằm ăn dâu lá ở tất cả các công thức nghiên cứu và trong cả ba vụ Xuân, Hè, Thu. Lá dâu khi thu hoạch dâu cành tươi lâu hơn so với lá dâu thu hoạch lá nên khi so sánh tỷ lệ kén tốt giữa nuôi tằm cho ăn 5 bữa bằng dâu cành với nuôi tằm cho ăn 5 bữa bằng dâu lá cho thấy ở vụ xuân là tương đương nhau. Đến vụ Hè và vụ Thu khi ẩm độ không khí không cao như vụ Xuân nữa thì nuôi tằm bằng dâu cành có tỷ lệ kén tốt cao hơn dâu lá 3,72% ở vụ hè và 6,0% ở vụ thu. Khi so sánh tỷ lệ kén tốt giữa các công thức cho tằm ăn dâu cành thì công thức cho ăn 4 bữa là trội hơn và trội nhất ở vụ Thu với tỷ lệ kén tốt cao hơn đối chứng 6,0%.

Khối lượng toàn kén công thức cho tằm ăn dâu cành 5 bữa là cao hơn công thức cho tằm ăn dâu lá 5 bữa ở cả 3 vụ Xuân, Hè, Thu. So sánh khối lượng toàn kén của các công thức cho tằm ăn dâu cành với số bữa khác nhau thi không sai khác nhau nhiều.

229

Sự biến động của khối lượng vỏ kén cũng tương tự như khối lượng toàn kén. Khối lượng vỏ kén công thức cho tằm ăn dâu cành 5 bữa là cao hơn công thức cho tằm ăn dâu lá 5 bữa trung bình cả 3 vụ là 1,86%. Khối lượng vỏ kén của các công thức cho tằm ăn dâu cành với số bữa khác nhau không khác nhau nhiều nhưng có xu hướng giảm khi số bữa cho ăn giảm.

Tỷ lệ vỏ kén xấp xỉ như nhau giữa các công thức cho tằm ăn dâu cành và dâu lá. Giữa các công thức có số bữa cho tằm ăn dâu cành khác nhau cũng không khác nhau nhiều. 2. Nuôi tằm lớn bằng dâu cành trên nền nhà

Thời gian phát dục trung bình của tằm nuôi bằng dâu cành trên nền nhà là như nhau ở tất cả các công thức nghiên cứu và đồng đều với tằm nuôi trên nong.

Bảng 4. Chỉ tiêu sức sống tằm và nhộng khi nuôi tằm bằng dâu cành trên nền nhà

Công thức Tỷ lệ tằm bệnh Tỷ lệ tằm giảm Tỷ lệ nhông sống

Số liệu thực (%)

So với Đ/C1 (%)

Số liệu thực (%)

So với Đ/C1 (%)

Số liệu thực (%)

So với Đ/C1 (%)

2 bữa dâu cành 2,08 64,60 8,41 67,17 93,43 106,05 3 bữa dâu cành-Đ/c2 2,52 78,26 11,89 94,97 90,37 102,58 4 bữa dâu cành 3,04 94,41 11,70 93,45 88,83 100,83 3 bữa dâu lá – Đ/c1 3,22 100,00 12,52 100,00 88,10 100,00 CV (%) 34,3 26,8 3,5 LSD0,05 1,86 5,96 6,34

Kết quả thí nghiệm trung bình cả ba lứa tằm cho thấy tỷ lệ tằm bệnh của công thức cho tằm ăn dâu cành 3 bữa/ngày là nhỏ hơn so với cho tằm ăn dâu lá có cùng số bữa cho ăn, tuy nhiên sai số thống kê của thí nghiệm đối với chỉ tiêu này là lớn, sự sai khác là không có ý nghĩa.

Tỷ lệ tằm giảm ở vụ Xuân của các công thức cho tằm ăn dâu cành đều thấp hơn so với công thức cho tằm ăn dâu lá. Ở vụ Hè và vụ Thu quan hệ giữa tỷ lệ tằm giảm với việc cho tằm ăn dâu cành hay dâu lá là chưa rõ nhưng nhìn chung xu hướng là cho tằm ăn dâu cành dướ i nền nhà thì tỷ lệ tằm giảm thấp hơn so với cho tằm ăn dâu lá vì nuôi dưới nền nhà ít phải thay phân hơn.

Tỷ lệ nhộng sống của công thức nuôi tằm bằng dâu cành là xấp xỉ với nuôi tằm bằng dâu lá ở vụ Xuân, vụ Hè và cao hơn rõ rệt ở vụ Thu 6,53- 17,54%. So sánh giữa các công thức thí nghiệm nuôi tằm bằng dâu cành thì tỷ lệ nhộng sống tăng khi số bữa cho ăn giảm.

Bảng 5. Năng suất và chất lượng kén khi nuôi tằm bằng dâu cành trên nền nhà

Công thức Tiêu hao lá

dâu/1kg kén (kg)

Năng suất kén của 300 tằm

tuổi 4 (kg)

Tỷ lệ kén tốt (%)

Khối lượng toàn

kén (gr)

Khối lượng vỏ kén (gr)

Tỷ lệ vỏ kén (%)

2 bữa dâu cành 19,39 0,430 95,74 1,598 0,323 19,48 3 bữa dâu cành-Đ/c2 20,21 0,434 94,78 1,629 0,319 19,49 4 bữa dâu cành 19,92 0,439 93,05 1,622 0,317 19,46 3 bữa dâu lá - Đ/c1 21,36 0,407 92,85 1,556 0,310 19,80 CV (%) 3,9 3,1 2,1 1,1 0,9 0,7 LSD0,05 1,58 0,026 3,88 0,036 0,005 0,29

230

Các công thức thí nghiệm nuôi tằm bằng dâu cành có lượng dâu tiêu hao dâu/1 kg kén ít hơn rõ rệt so với công thức đối chứng ch o tằm ăn dâu lá. Lượng tiêu hao dâu giữa các công thức có số bữa cho tằm ăn dâu cành khác nhau là tương đương nhau ở cả 3 vụ.

Năng suất kén của các công thức nuôi tằm trên nền nhà cho ăn dâu cành đều cao hơn đối chứng cho ăn dâu lá ở cả 3 vụ Xuân, Hè và Thu. Năng suất kén của 300 tằm tuổi 4 công thức nuôi tằm bằng dâu cành 3 bữa/ngày cao hơn nuôi tằm bằng dâu lá 3 bữa/ngày 6,63%, sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%. So sánh giữa các công thức nuôi tằm bằng dâu cành với số lần cho ăn khác nhau thì công thức thí nghiệm cho tằm ăn dâu cành 4 bữa/ngày có năng suất cao nhất về giá trị tuyệt đối. Công thức cho tằm ăn dâu cành 3 bữa/ngày có năng suất kén tương đương 4 bữa/ngày.

Trong tất cả ba lứa tằm thí nghiệm, tỷ lệ kén tốt của các công thức cho tằm ăn dâu cành đều cao hơn công thức cho tằm ăn dâu lá. Ở vụ Xuân và vụ Hè, tỷ lệ kén tốt giữa nuôi tằm cho ăn dâu cành với nuôi tằm cho ăn dâu lá không khác nhau nhiều. Ở vụ Thu thì nuôi tằm bằng dâu cành có tỷ lệ kén tốt cao hơn dâu lá 3,32-7,51%. Tỷ lệ kén tốt các công thức cho ăn dâu cành 2 bữa/ngày và 3 bữa/ngày cao hơn công thức 4 bữa/ngày.

Khối lượng toàn kén công thức cho tằm ăn dâu cành 3 bữa/ngày là cao hơn công thức cho tằm ăn dâu lá 3 bữa/ngày ở cả 3 vụ từ 2,54 – 8,99% (trung bình 3 vụ là 4,69%). So sánh khối lượng toàn kén của các công thức cho tằm ăn dâu cành với số bữa khác nhau thì khối lượng toàn kén công thức cho ăn 2 bữa không bằng công thức cho ăn 3 và 4 bữa. Giữa công thức cho ăn 3 bữa và cho ăn 4 bữa thì khối lượng toàn kén không sai khác nhau nhiều.

Khối lượng vỏ kén của công thức thí nghiệm cho tằm ăn dâu cành 3 bữa/ngày cao hơn công thức đối chứng cho tằm ăn dâu lá 3 bữa/ngày từ 1,01 – 5,96 % (trung bình 3 vụ là 2,9%). Khối lượng vỏ kén các công thức cho tằm ăn dâu cành với số bữa cho ăn khác nhau là tương đương nhau.

Tỷ lệ vỏ kén của công thức thí nghiệm cho tằm ăn dâu cành 3 bữa/ngày thấp hơn công thức đối chứng cho tằm ăn dâu lá 3 bữa/ngày từ 0,1 – 2,79 % (trung bình 3 vụ là 1,57%) . Tỷ lệ vỏ kén các công thức cho tằm ăn dâu cành với số bữa cho ăn khác nhau là tương đương nhau. Nuôi tằm lớn bằng dâu cành trên nền nhà 3 bữa/ngày cho năng suất và chất lượng kén tốt nhất so với các công thức thí nghiệm khác.

IV. KẾT LUẬN - Nuôi tằm lớn bằng dâu cành trên nong cho năng suất và chất lượng kén tằm tương

đương nuôi tằm bằng dâu lá. Nuôi tằm lớn bằng dâu cành dưới đất cho năng suất và chất lượng kén tằm cao hơn đối chứng nuôi tằm bằng dâu lá có cùng số bữa cho ăn. Tỷ lệ kén tốt tăng 2,08%, năng suất kén cao hơn 6,63% so với đối chứng.

- Nuôi tằm bằng dâu cành trên nong 4 bữa/ngày và nuôi tằm bằng dâu cành trên nền nhà 3 bữa/ngày cho năng suất và chất lượng kén tốt nhất so với các công thức cho ăn dâu cành có số bữa cho ăn khác nhau.

- Khi nuôi tằm bằng dâu cành cần lưu ý tránh làm mất tằm khi thay phân san tằm, nuôi tằm trên nong cần chú ý hơn nuôi dưới đất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS. Lê Văn Liêm và Ks. Trần Thế Lữ (1979). Báo cáo kết quả điều tra nghiên cứu dâu

tằm vùng đồi núi nông trường Ba sao (Hà Nam Ninh) 1976-1977. Tạp chí “Tằm Tơ” số 13 – Cục dâu tằm. Trang 1-30.

2. Vũ Hữu Phúc và Trần Thị Yến (1983). Nghiên cứu phẩm chất dinh dưỡng dâu cắt cành nuôi tằm con. Tạp chí “Tằm Tơ” số đặc biệt, Trung tâm n ghiên cứu dâu tằm tơ TW . Trang 35-36.

231

3. Một số quy định về công tác nghiên cứu dâu. Tạp chí “Tằm tơ” số đặc biệt. Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ TW. Năm 1983. Trang 84-88.

4. The Sericulture in Japan (1987). China agricultural Encyclopedia, Beijing Agricultural publisher, page 126-127.

5. Harvesting methods of mulberry leaves in Guangdong province. Huang He Jian. China agricultural encyclopedia. Beijing Agricultural publisher. 1987, page 86-87. Người phản biện: TS. Đặng Đình Đàn Tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp việt nam (vaas), số 2(48) năm 2014.

232

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DUNG DỊCH HOẠT HOÁ ANOLYTE ĐỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH TẰM GAI

ThS. Lê Thị Linh Lan

TÓM TẮT Bệnh tằm gai là một trong những bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hại trong ngành sản

xuất dâu tằm, gây ra bởi bào tử của Nosema bombycis Nagali. Kết quả sử dụng anolyte trong sát trùng dụng cụ nuôi tằm, tỷ lệ bệnh tằm gai giảm 99,65%. Kết quả trong sát trùng lá dâu, dung dịch hoạt hóa Anolyte có khả năng tiêu diệt hoàn toàn bào tử gai sau thời gian 60 phút. Mặt khác, việc sử dụng dung dịch anolyte không ảnh hưởng xấu đến chất lượng trứng tằm, kén, tơ và vô hại đối với môi trường.

Từ khoá: Anolyte, bệnh tằm gai, bào tử, Nosema bombycis Nageli, trứng, kén, tơ

SUMMMARY STUDY ON USING OF ACTIVATED ANOLYTE SOLUTION FOR THE FEBRINE

PREVENTION Febrine is an infectious and disastrous disease of silkworm Bombyx mori provoked by

spores of Nosema bombycis Nageli. The use of the activated anolyte solution for the disinfection of silkworm production equipments resuls in a 99,65%. A 60 minutes action of this solution on mulberry leaves give also a complete elimination of febrine. On the other hand, the use of this anolyte solution demonstrates its harmless for the quality of eggs, cocoon, silk as so as for the environment.

Key words: Anolyte, cocoon, egg, Febrine, Nosema bombycis Nageli, silk, spores.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tằm gai là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong sản xuất dâu tằm do

Nosema bombycis Nageli gây ra và bệnh có thể truyền sang các thế hệ sau qua phôi trứng. Để phòng chống lại bệnh này, từ trước tới nay các loại hóa chất thường được dùng để vệ sinh sát trùng là formol, clorua vôi, lưu huỳnh...tuy nhiên các loại hóa chất này có độc tính tư ơng đối cao, mùi rất khó chịu, ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Anolyte là dung dịch được điều chế từ nước muối loãng( nồng độ NaCl dưới 0,5%) trong khoang anốt của buồng điện phân kiểu dòng chảy có màng ngăn. Anolyte được các nhà khoa học Nga tạo ra lần đầu tiên trong năm 1972 và cho đến nay được phổ biến sử dụng rộng rãi tại Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Hàn Quốc...trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, xử lý nước.... Sử dụng anolyte có tính an toàn, không gây phản ứng phụ, không sinh mùi khó chịu [4].

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu sử dụng dung dịch anolyte trong vệ sinh sát trùng dụng cụ nuôi tằm, sát trùng lá dâu, trứng tằm để phòng chống bệnh tằm gai.

II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu

+ Dung dịch anolyte hoạt hóa. + Dung dịch formol 2%. + Giống tằm kén trắng và kén vàng + Lá dâu, bào tử gai.

233

2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu tác dụng của anolyte trong vệ sinh sát trùng dụng cụ nuôi tằm

Thí nghiệm gồm 4 công thức: - CT1 : Nuôi tằm trên nong sạch bình thường - CT2: Phun đều dung dịch có chứa bào tử gai lên nong, để 30 phút cho bào tử bám vào

nong, phun tiếp dung dịch anolyte nguyên chất (có chỉ số pH 7,0 – 7,5, hàm lượng clo hoạt tính 300 – 350 mg/l), liều lượng 200-300 ml/m2, để khô nong rồi nuôi tằm.

- CT3: Phun đều dung dịch có chứa bào tử gai lên nong, để 30 phút cho bào tử bám vào nong, phun tiếp dung dịch formol 2%, liều lượng 200-300 ml/m2, để khô nong rồi nuôi tằm.

- CT4( đối chứng) : Phun đều dung dịch có chứa bào tử gai lên nong, để khô nong rồi nuôi tằm. 2.2. Nghiên cứu tác dụng của anolyte trong sát trùng lá dâu

Thí nghiệm gồm 3 công thức: - CT1: Cho tằm ăn lá dâu sạch bình thường - CT2: Nhúng lá dâu vào dung dịch có chứa bào tử gai với hàm lượng 10 6 bào tử/ml, để

30 phút cho bào tử bám vào lá dâu, nhúng tiếp lá dâu vào dung dịch anolyte nguyên chất trong các khoảng thời gian 20 phút, 40 phút, 60 phút, để ráo nước, dùng lá dâu đó cho tằm ăn liên tục trong 3 bữa ngày đầu của tuổi 2. Sau đó cho tằm ăn lá dâu sạch đến khi tằm chín.

- CT3 ( đối chứng) : Nhúng lá dâu vào dung dịch có chứa bào tử gai với hàm lượng 10 6 bào tử/ml, để ráo nước, dùng lá dâu đó cho tằm ăn liên tục trong 3 bữa ngày đầu của tuổi 2. Sau đó cho tằm ăn lá dâu sạch đến khi tằm chín. 2.3. Nghiên cứu tác dụng của anolyte trong sát trùng trứng tằm

Nhúng trứng tằm vào dung dịch có chứa bào tử gai sau đó tiến hành thí nghiệm với 3 công thức:

- CT1: Sát trùng trứng tằm bằng dung dịch anolyte nguyên chất trong thời gian 40 phút - CT2: Sát trùng trứng tằm bằng dung dịch anolyte nguyên chất trong thời gian 60 phút. - CT3 ( đối chứng) : Sát trùng trứng tằm bằng dung dịch formol 2% Mỗi công thức nuôi 300 tằm với 3 lần nhắc lại. Số liệu thí nghiệm được xử lý theo chương trình IRRISTAT

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu tác dụng của Anolyte trong vệ sinh sát trùng nhà cửa, dụng cụ nuôi tằm

Để đảm bảo khu vực nuôi tằm không có tàn dư ổ bệnh và điều kiện truyền lan bệnh, trước và sau khi nuôi tằm cần phải tẩy uế môi trường bằng các chất sát trùng, trong quá trình nuôi phải nghiêm túc chấp hành các qui trình kỹ thuật như xử lý tằm bệnh, lấy mẫu chiếu kính kiểm dịch, xử lý phân, rác thải... Trong sản xuất dâu tằm người ta vẫn thường dùng các dung dịch formol, clorua vôi, lưu huỳnh...để vệ sinh sát trùng, tuy nhiên những hóa chất này có độc tính tương đối cao, mùi khó chịu, ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Trong thí nghiệm này chúng tôi đã sử dụng dung dịch anolyte làm tác nhân sát trùng dụng cụ nuôi tằm và so sánh với công thức sử dụng formol 2%. Kết quả được trình bày ở bảng 1.

234

Bảng 1. Tác dụng của Anolyte trong sát trùng dụng cụ nuôi tằm

CTTN Bệnh tằm gai (%) Năng suất kén Tỷ lệ bệnh So đ/c (g) So đ/c (%)

CT1 0 0 325,33 155,91 CT2 0,22 0,35 313,00 150,00 CT3 0,33 0,52 277,67 133,07 CT4 (đ/c) 62,77 100,00 208,66 100,00 CV (%) 13,90 13,90 LSD 5% 4,40 114,69

Kết quả bảng 1 cho thấy: Sử dụng anolyte sát trùng dụng cụ nuôi tằm dẫn tới tỷ lệ tằm bệnh còn 0,22% - giảm 99,65% so với đối chứng. Tác dụng sát trùng của anolyte tương đương với tác dụng sát trùng của dung dịch formol 2% (tỷ lệ tằm bệnh khi sử dụng formol là 0,33% - giảm 99,47% so với đối chứng). Sử dụng anolyte không ảnh hưởng đến năng suất kén ( CT2 là 313,00g tương đương CT1 là 325,33g). 3.2. Nghiên cứu tác dụng của Anolyte trong sát trùng lá dâu

Để xác định tác dụng diệt bào tử gai của anolyte qua các khoảng thời gian khác nhau, chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm trên 3 công thức: cho tằm ăn lá dâu đã nhiễm bào tử gai được sát trùng với anolyte trong thời gian 20 phút, 40 phút, 60 phút. Kết quả thu được ở bảng 2.

Bảng 2. Tác dụng của Anolyte trong sát trùng lá dâu

CTTN Bệnh tằm gai (%) Năng

suất kén/300 tằm (g)

Tỷ lệ nhộng chết

(%)

Khối lượng toàn kén

(g)

Tỷ lệ vỏ (%) Tỷ lệ

bệnh So đ/c

CT1 0 0 325,33 4,47 1,28 16,40

CT2

A-20 phút 18,89 24,22 261,00 4,64 1,25 16,32 A-40 phút 3,55 4,55 297,00 4,02 1,26 16,59 A-60 phút 0 0 314,66 4,20 1,27 16,62

CT3 (đ/c) 77,99 100,00 - - - - CV (%) 13,10 5,10 19,20 4,40 2,60 LSD 5% 6,73 18,41 1,01 0,67 0,52 Từ kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy sử dụng anolyte sát trùng trong thời gian 20

phút, tỷ lệ tằm bệnh còn 18,99% - giảm 75,78%; sát trùng trong thời gian 40 phút, tỷ lệ tằm bệnh còn 3,55% - giảm 95,45% so với đối chứng và sát trùng trong 60 phút tỷ lệ tằm bệnh là 0%. Công thức đối chứng - cho tằm ăn lá dâu nhiễm bệnh, tằm phát bệnh từ tuổi 4, cuối tuổi 5 còn một số tằm còi cọc, đứng né không chịu làm tổ, một số làm tổ nhưng kén mỏng.

Các chỉ tiêu năng suất kén, khối lượng toàn kén, tỷ lệ vỏ ở công thức sử dụng anolyte đều tương đương công thức nuôi tằm bình thường(CT1).

Bảng 3. Ảnh hưởng của anolyte đến chất lượng tơ

CTTN Chiều dài tơ đơn

bình quân (m) Tỷ lệ tơ nõn

(%) CT1 476 9,50 CT2 531 10,67

Sử dụng anolyte không ảnh hưởng đến chất lượng tơ: Các chỉ tiêu chiều dài tơ đơn, tỷ lệ tơ nõn ở công thức sử dụng anolyte đều tương đương công thức nuôi tằm bình thường.

235

3.3. Nghiên cứu tác dụng của Anolyte trong sát trùng trứng tằm Để phòng ngừa bệnh tằm gai, trứng tằm sau khi đẻ 20-24 giờ phải xử lý sát trùng formol

2% trong thời gian 20-30 phút. Để xác định độ an toàn của dung dịch anolyte khi dùng thay thế formol trong xử lí trứng tằm, chúng tôi tiến hành thí nghiệm sát trùng trứng tằm bằng dung dịch anolyte trong thời gian 40 phút và 60 phút. Theo dõi trên giống tằm cấp 1(ĐSK) chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 4. Ảnh hưởng của anolyte đến giai đoạn trứng và tằm nuôi

CTTN Tỷ lệ trứng nở (%)

Tỷ lệ bệnh tằm gai (%)

Năng suất kén/300 tằm

(g)

Tỷ lệ nhộng chết (%)

Tỷ lệ ra ngài (%)

CT1 98,26 0 233,33 2,57 94,33 CT2 98,03 0 221,67 3,24 92,00 CT3(đ/c) 97,94 0 220,00 3,89 91,66 CV (%) 5,30 19,20 2,10 LSD 5% 26,93 1,40 4,33

Bảng 5. Ảnh hưởng của anolyte đến chất lượng tơ kén, trứng

CTTN Khối lượng toàn kén (g) Tỷ lệ vỏ (%)

Chiều dài tơ đơn bình quân

(m)

Tỷ lệ tơ nõn (%)

Số trứng/ổ (quả)

CT1 0,85 13,25 331,00 7,10 485 CT2 0,83 13,37 277,00 6,47 426 CT3(đ/c) 0,83 13,16 254,00 5,79 429 CV (%) 2,60 5,50 2,20 LSD 5% 0,48 1,82 20,48

Kết quả bảng 4 và 5 cho thấy sử dụng anolyte sát trùng trứng tằm không ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng nở (tỷ lệ trứng nở đạt 98,03-98,26%). Tỷ lệ tằm bệnh, năng suất kén thu, tỷ lệ nhộng chết, tỷ lệ ra ngài đều tương đương công thức đối chứng. Các chỉ tiêu về kén, số trứng/ổ đều tương đương công thức sử dụng formol 2%.

Tiếp tục theo dõi ảnh hưởng của anolyte đến sát trùng trứng giống tằm cấp 2 (ĐSK x TQ), chúng tôi thu được kết quả ở bảng 6 và 7.

Bảng 6. Ảnh hưởng của anolyte đến giai đoạn trứng và tằm nuôi ở đời sau

CTTN Tỷ lệ trứng nở

(%) Tỷ lệ bệnh tằm gai

(%) Năng suất kén/300

tằm (g) Tỷ lệ nhộng chết

(%) CT1 98,07 0 298,33 9,46 CT2 97,49 0 285,00 9,95 CT3(đ/c) 97,39 0 293,33 14,69 CV (%) 1.00 9,60 8,90 LSD 5% 2,31 63,45 6,74

Kết quả ở bảng 6 cho thấy công thức sử dụng anolyte sát trùng trứng tằm tỷ lệ trứng nở đạt 97,49-98,07%, năng suất kén/ 300 tằm, tỷ lệ nhộng chết đều tương đương công thức sử dụng formol 2%.

236

Bảng 7. Ảnh hưởng của anolyte đến chất lượng tơ kén ở đời sau

CTTN Khối lượng toàn kén (g)

Khối lượng vỏ kén (g) Tỷ lệ vỏ (%)

Chiều dài tơ đơn bình quân

(m)

Tỷ lệ tơ nõn (%)

CT1 1,23 0,20 16,36 539,00 10,03 CT2 1,25 0,20 16,61 523,00 9,97 CT3(đ/c) 1,20 0,19 16,34 478,00 8,95 CV (%) 1,90 2,60 1,20 LSD 5% 0,51 0,11 0,43

Kết quả ở bảng 7 cho thấy các chỉ tiêu về tơ tại công thức sử dụng anolyte sát trùng trứng tằm đều tương đương công thức sử dụng formol 2%.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra một số kết luận như sau : - Kết quả sử dụng anolyte trong sát trùng dụng cụ nuôi tằm, tỷ lệ bệnh tằm gai giảm

99,65% - Kết quả trong sát trùng lá dâu, dung dịch hoạt hóa Anolyte có khả năng tiêu diệt hoàn

toàn bào tử gai sau thời gian 60 phút - Sử dụng Anolyte không ảnh hưởng đến chất lượng trứng, tơ kén, an toàn cho người sử

dụng, đảm bảo vệ sinh môi trường. 2. Đề nghị

Anolyte là dung dịch có hiệu lực sát khuẩn cao, đề nghị nên được dùng rộng rãi trong qui trình vệ sinh sát trùng để phòng chống bệnh trong sản xuất dâu tằm tơ .

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Huy Trí (1998). Bệnh và kí sinh trùng tằm. Nhà xuất bản Giáo dục. Tr 75-93 2. Nguyễn Thị Đảm (2004). Nghiên cứu một số bệnh chủ yếu hại tằm và biện pháp phòng

trừ. Kết quả nghiên cứu khoa học Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương. 3. Viện công nghệ môi trường (2005). Hội thảo : Dung dịch hoạt hóa điện hóa-vũ khí lợi hại

trong phòng chống cúm gia cầm.Tr 1-26 4. Viện khoa học vật liệu (2002). Thiết bị ECAWA. Nguyên lý hoạt động và hướng dẫn sử

dụng. 5. Handbook on pest and disease control of mulberry and silkworm (1990). United Nation

Economic and social commission for Asia and the Pacific. Tr 45-77 6. Silkworm diseases (1991). FAO Agricultural Services Bulletin 73/2

Người phản biện: TS. Trịnh Khắc Quang

237

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỆNH VI KHUÂN HẠI TẰM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Nguyễn Thị Đảm

SUMMARY BACTERIAL DISEASES ON SILKWORM AND ITS CONTROL

The most popular bacterial disease in mulberry silkworm is “transparent head” type. It is found that by using the subdividing method there were three causative bacteria that were responsible for the disease; ie. Streptococcus sp, Bacillus sp., and Serratia marcescens. Of these, Streptococcus sp was the most harmful bacterium, followed by Serratia marcesens and Bacillus sp. Fourteen antibiotics were tested in attempt to control these bacterial diseases. KS4 (Norfloxacin) and KS12 (Lincomycine) antibiotics showed the best in controlling all three bacteria. Experimental trials that were conducted for applying these two KS4 and KS12 antibiotics on 130 ha including 9,622 silkworm egg layings from 270 farmer households in Thai Binh, Ha Nam and Ha Noi in summers 2004 and 2005 have achieved good results, in which averaged cocoon yield increased up to 16,4-33,7%. In which, KS4 antibiotic was found the best. The anolyte solution which concentrated active Cl of 300 – 500 mg/l and pH = 7,2 – 7,8 can be also used for disinfecting rearing rooms and appliances instead of formaldehyde and bleach (CaOCl2) as present disinfectants. It is har mless and safe not only to man dan animal health but also environment and low cost. The application fo KS4 and KS12 antibiotics and anolyte solution to protec against silkworm bacterial disease were recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development, Decision No. 1086QD/BNN signed on 14th April 2006 as a temporary advanced technique. Keywords: Bacterial diseases, Streptococcus sp., Bacillus sp., Serratia marcescens, silkworm.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam , mùa hè thời tiết nóng , ẩm kéo dài nên bệnh tằm có cơ hội để phát sinh , phát triển mạnh. Các bệnh tằm gai, virus, vi khuẩn, nấm, nhặng kí sinh… đều xuất hiện trong đó bệnh vi khuẩn gây thiệt hại khoảng 40 – 50%. Vì vậy , việc tìm hiểu quy luật phát sinh , phát triển và lây lan của bệnh để chẩn đoán và phòng chống bệnh có hiệu quả là bước đi quan trọng góp phần giảm bớt thiệt hại về sức người , chi phí, tiêu hao nguyên vật liệu , nâng cao năng suất và chất lượng tơ kén, ổn định sản xuất. Với ý nghĩa trên Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu bệnh vi khuẩn hại tăm và biện pháp phòng trừ”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài : Xác định quy luật phát sinh , phát triển của bệnh vi khuẩn ở vụ xuân , hè, thu; nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh bằng th uốc hóa học và xây dựng Quy trình kỹ thuật phòng trừ tổng hợp.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành với các giống tằm Lưỡng Quảng 2 (F1 lưỡng hệ ), ĐSK x TQ (F1 đa hệ), BM (đa hệ nguyên) ở tuổi 3 và tuổi 4.

238

2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Điều tra khảo sát tinh hinh bệnh hại tằm ở một số địa phương Tiến hành điều tra tại 3 tỉnh: Hà Nam, Hà Nội và Thanh Hóa theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn. 2.2. Nghiên cứu một số biện pháp phong và trị bệnh vi khuân bằng thuốc hóa học ● Phương pháp phân lập vi khuẩn gây bệnh: Lấy mẫu tằm bệnh đem khử trùng bề mặt bằng cồn 960 trong 30 giây. Mổ tằm, cấy phủ tạng vào môi trường BHI để tủ ấm 370C trong thời gian 1 ngày. Sau đó cấy chuyển sang môi trường thạch máu, thạch Macconkey và thạch Edward, bảo quản ở tủ ấm 370C trong 24 giờ. ● Phương pháp lây bệnh nhân tạo: Pha chế dung dịch huyền phù vi khuẩn từ nguồn vi khuẩn nuôi cấy thuần khiết trên môi trường bằng nước cất vô trùng với nồng độ 1010 tế bào / ml. Nhúng lá dâu vào dung dịch huyền phù vi khuẩn , để ráo nước để cho vi khuẩn bám vào lá dâu . Sau đó cho tằm ăn liên tục 3 bữa (từ bữa thứ 3 đến bữa thứ 5 ngày giữa của tuổi 3, 4). Sau đó cho tằm ăn lá dâu sạch đến khi tằm chín. ● Phương pháp xác định mức độ gây hại của bệnh vi khuẩn với các hệ giống: Dùng các chủng vi khuẩn đã được phân lập lây nhiễm nhân tạo lên giống tằm Lưỡng Quảng 2 (F1 lưỡng hệ), ĐSK x TQ (F1 đa hệ), BM (đa hệ nguyên) ở tuổi 3 (thời kỳ tằm nhỏ) và tuổi 4 (thời kỳ tằm lớn) để xác định mức độ gây hại của bệnh vi khuẩn với các hệ giống. ● Phương pháp thử kháng sinh đồ: Cấy khuẩn lạc thuần nhất trên môi trường nước thịt BHI , để tủ ấm 370C trong 5 - 6 giờ. Dùng loại thạch kháng sinh , tráng đều môi trường BHI đã cấy vi khuẩn . Đặt các loại giấ y kháng sinh vào đĩa thạch để ở tủ ấm 370C trong 24 giờ sau đó đọc kết quản . Nếu đường kính vòng kháng khuẩn > 2cm là +++. ● Nghiên cứu nồng độ và liều lượng của thuốc kháng sinh: Về nồng độ: Thí nghiệm bố trí ở 4 nồng độ: 0,2 gr, 0,3 gr, 0,4 gr, 0,5 gr. Về liều dùng: Dùng liều phòng sau khi lây bệnh 2 ngày và liều trị khi tằm đã phát bệnh với nồng độ gấp đôi liều phòng. ● Nghiên cứu tác dụng của một số thức ăn bổ sung : Cho tằm ăn bổ sung tỏi và mật ong ở nồng độ: 5%, 10% và 15%. 3. Địa điểm nghiên cứu Tại Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung Ương và Trung tâm chẩn đoán Quốc gia.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Kết quả điều tra tình hình bệnh hại tằm ở một số địa phương Kết quả điều tra ở các hộ nuôi tằm tại 3 tỉnh: Hà Nam, Hà Nội và Thanh Hóa cho thấy: bệnh hại tằm xuất hiện ở cả 3 vụ xuân, hè, thu tập trung vào các bệnh vôi, bủng, trong. Tùy từng thời vụ và giống tằm khác nhau. Vụ xuân: Nhiệt độ bình quân 24 – 250C, ẩm độ 85 – 90%, hơn nữa ở các địa điểm mà chúng tôi điều tra 100% diện tích dâu đốn sát nên lá dâu mỏng, bị bệnh bạc thau nhiều. Hầu hết các hộ gia đình thực hiện khâu tăng nhiệt, bài ẩm thực hiện chưa tốt, mật độ tằm để dày. Những yếu tố trên là cơ hội rất thuận lợi để bệnh nấm và bệnh virus phát triển mạnh. Bệnh nấm lác đác xuất hiện từ tuổi 2, tập trung nhiều ở giai đoạn tằm lột xác, tằm chín và mới hóa nhộng. Tỉ lệ bệnh chiếm 17,2%. Đối với bệnh virus khi tằm ngủ trên cặp nong của các hộ nuôi đã lác đá c xuất hiện những con tằm bị lồng đốt bò chảy nước trên cặp nong. Mức độ bị bệnh tăng dần theo tuổi tằm và cao nhất vào ngày thứ 4; 5 của tuổi 5. Tỉ lệ bệnh của cả lứa là 21,6%.

239

Vụ hè: thời tiết nóng ẩm kéo dài, đa số các hộ không có nhà nuôi tằm riêng, phòng tằm chật chội, nóng nực, chất lượng thức ăn kém nên bệnh phát sinh nhiều tập trung vào bệnh khi khuẩn (43,14%) và bệnh virus (20,91%), bệnh nấm xuất hiện không đáng kể (1,45%). Vụ thu: so với vụ xuân và vụ hè thì tỉ lệ bệnh ở vụ thu là thấp nhất (7,32%). 2. Nghiên cứu một số biện pháp phòng và trị bệnh vi khuẩn bằng thuốc hóa học 2.1. Kết quả phân lập vi khuân gây bệnh Sau khi cấy bệnh phẩm trên các môi trường thạch 24 giờ chúng tôi nhận thấy trên môi trường thạch máu và thạch Edward mọc các khuẩn lạc nhỏ li ti và gây dung huyết. Tiến hành nhuộm và soi kính thấy các vi khuẩn hình tròn nhỏ, bắt màu G (+) đứng thành chuỗi, đó chính là vi khuẩn Streptococcus. Sp. Trên môi trường Macconkey có các khuẩn lạc màu vàng nhỏ, nhuộm và soi kính thấy vi khuẩn dạng cầu trực trùng, bắt màu G ( -), đó là vi khuẩn Serratia marcescens. Lấy 0,1 ml miễn dịch nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường nước thịt tiêm vào phúc mạc của 3 chuột thí nghiệm, cả 3 chuột đều bị chết, chứng tỏ vi khuẩn có độc lực cao. Trên môi trường thạch agar có các khuẩn lạc màu trắng, xám nhạt, nhuộm và soi kính thấy các vi khuẩn dạng hình gậy, bắt màu G (+), đó là vi khuẩn Bacillus sp. 2.2. Mức độ nhiễm bệnh vi khuân ở thời kỳ tằm của các hệ giống Sau khi lây nhiễm nhân tạo vi khuẩn vào lá dâu rồi c ho tằm ăn vào đầu tuổi 4 thì tùy theo thời kỳ phát bệnh mà tằm bệnh biểu hiện các triệu chứng sau: Bệnh tằm co rút (tằm sun – Bacillussp): Khoảng 1 – 2 ngày sau khi lây bệnh chúng tôi thấy xuất hiện những con tằm bị nhiễm bệnh thân gầy mòn, còi cọc, da nhăn nheo và có màu vàng tro, ăn dâu kém, di chuyển chậm chạp tiến tới hoàn toàn ngừng ăn lá dâu, thường bò ra xung quanh nong rồi ngừng vận động, phân thải ra sền sệt có màu vàng xám hay trắng sữa không còn dạng đặc trưng, các đốt thân lỏng lẻo, gai đuôi rũ xuống, toàn thân tằm như bị co rúm lại rồi chết. Dạng tằm sun xuất hiện tập trung nhất vào lúc tằm mới ngủ dậy đầu tuổi 5 ăn dâu được 1 – 2 ngày. Bệnh tằm trong đầu (Streptococcus sp): Loại này xuất hiện tập trung vào ngày thứ 4 – 5 của tuổi 5. Tằm bị bệnh đầu trong suốt, da không có nếp nhăn, đọ đàn hồi của da kém. Lúc tằm mới bị bệnh các đốt ngực còn cất lên được nhưng khi bị nặng các đốt ngực gục xuống, bất động, da chuyển màu vàng trong. Đốt ngực thứ nhất, thứ hai và đốt bụng thứ nhất phình to, có khả năng nhìn thấy dịch ruột màu vàng trong xoang thâ, thải phân lỏng. Tằm trong đầu sau 1 – 2 ngày là chết. Cơ thể sau khi chết mềm, phần lớn vỡ da chảy nước. Bệnh tằm ỉa chảy (Serratia marcescens): Tằm bệnh có hiện tượng nôn dịch ỉa chảy, một mặt nôn ra dịch ruột màu vàng nâu đặc. Mặt khác thải phân ở dạng lỏng, tập trung vào ngày thứ 4 – 5 của tuổi 5. Trong ba loại hình triệu chứng kể trên thì số lượng tằm bị bệnh trong đầu chiếm chủ yếu còn tằm bị sun và ỉa chảy thường có tỷ lệ thấp hơn. Những con tằm sau khi bị nhiễm bệnh đều có đặc điểm chung là sau khi chết cơ thể mềm nhũn, xác chết có màu nâu đen, mục rữa và có mùi hôi thối. Sau khi lây nhiễm nhân tạo ở mức 1010 tế bào/ ml vào đầu tuổi 4 hai ngày thì cuối tuổi 4 đầu tuổi 5 bệnh đã xuất hiện nhưng rải rác, đến giữa và cuối tuổi 5 (khoảng 7 – 10 ngày sau khi lây bệnh ) bệnh xuất hiện tập trung , chủ yếu xuất hiện dạng “trong đầu” . Đối với giống lưỡng hệ F 1 tỷ lệ tằm nhiễm bệnh chiếm 20,3 – 50,2% ( tăng 1,36 – 2,74 lần), giống đa hệ nguyên chủng từ 4,12 – 18,9% (tăng 1,04 – 1,78 lần). Lây bệnh từ thời kỳ tằm con thì mức độ nhiễm bệnh tăng so với thời kỳ tằm lớn từ 8,08 – 44,83%. Trong 3 chủng vi khuẩn thì Streptococcus sp gây bệnh nặng nhất (13,9 – 50,2%), tiếp theo là Serratia marcescens (11,6 – 42,6%), sau cùng là Bacillus .sp (8,8 – 20,3%)

240

Như vậy: mức độ nhiễm bệnh của các hệ giống xếp theo thứ tự : Lưỡng hệ > F1 đa hệ > đa hệ nguyên chủng và mức độ gây hại của các chủng vi khu ẩn: Streptococcus > Serratia marcescens > Bacillus. 2.3. Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc hóa học để phong trừ bệnh vi khuân ● Nghiên cứu khả năng diệt khuẩn của chế phẩm Anolyte Anolyte là dung dịch có tính sát khuẩn cao được điều chế từ nước muối loãng (hàm lượng NaCl ít hơn 0,5%) trong khoang anot của buồng điện phân kiểu dòng chảy có màng ngăn. Anolyte được người Nga tạo ra lần đầu tiên vào năm 1972, đến nay nó được phổ biến sử dụng rộng rãi tại Mỹ , Nhật, Anh, Đức, Hàn Quốc trong các lĩnh vực y tế , nông nghiệp , công nghiệp , chế biến thực phẩm , xử lý nước . Tại Việt Nam , kết quả khảo nghiệm do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện năm 2002 cho thấy Anolyte có khả năng diệt các loại vi khuẩn Gram âm, Gram dương, trực khuẩn lao, vi khuẩn có nha bào nấm. Hiện nay, trong sản xuất dâu tằm chủ yếu sử dụng foocmol và Clorua vôi để sát trùng dụng cụ, nhà nuôi tằm . Khối lượng thuốc d ùng hàng năm tương đối lớn nên rất độc hại , ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người và gia súc. Hơn nữa thuốc rất khó sử dụng (thuốc có mùi hắc và rất cay trong khi đó điều kiện nông dân hầu hết không có nhà nuôi tằm riê ng mà nuôi chung trong nhà cùng với người ). Từ thực tế trên , chúng tôi tiến hành nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn của chế phẩm Anolyte với hy vọng có thể dần dần thay thế thuốc Foocmol và Clorua vôi đang sử dụng hiện nay . Để đánh giá khả năng diệt khuẩn của Anolyte chúng tôi đã chọn 3 chủng vi khuẩn gây bệnh cho tằm là Streptococcus sp, Bacillus sp và Serratia marcescens để tiến hành thí nghiệm. - Nghiên cứu hiệu lực diệt khuẩn của Anolyte trong phòng nuôi tằm: Sau khi sát trùng bằng Anolyte , số lượng vi khuẩn /1m3 không khí tại môi trường thạch máu giảm đi 50 lần (6,6.102), môi trường thạch Maconkey giảm 5,7 lần (2,8.102) và môi trường thạch thường giảm 16,27 lần (8,6.102). Phun Anolyte phòng tằm không có mùi hắc , không gây dị ứng và khó chịu cho người phun . Như vậy môi trường không khí trong phòng nuôi đã được cải thiện rõ rệt và an toàn cho người sử dụng. - Nghiên cứu hiệu lực diệt khuẩn của chế phẩm Anolyte trên môi trường nhân tạo: Với nồng độ 1 ml canh trùng + 9 ml Anolyte chủng Bacillus sp, bị tiêu diệt hoàn toàn sau 30 phút tiếp xúc, chủng Serratia marcesens sau 60 phút và Streptococcus sp là 120 phút. So với công thức đối chứng Foocmol 2% thì tác dụng diệt khuẩn là tương đương . Từ kết quả thu được chúng tôi thấy khả năng diệt các chủng vi khuẩn gây bệnh hại tằm của chế phẩm Anolyte là rất cao , không gây độc hại , không gây ô nhiễm môi tr ường, giá thành rẻ , nó hoàn toàn có khả năng thay thế dung dịch foocmol đang được sử dụng hiện nay trong phòng chống bệnh vi khuẩn cho tằm. ● Nghiên cứu một số biện pháp phòng và trị bệnh vi khuẩn bằng thuốc kháng sinh: - Kết quả thử kháng sinh đồ: Trong 14 loại thuốc đưa vào làm kháng sinh đồ (Bàng 1) chúng tôi thấy dẫn đầu là KS 4 (Norfloxacin) tiếp theo là KS12 (Lincomycin) có tác dụng tốt với cả 3 chủng vi khuẩn. Vì vậy chúng tôi quyết định chọn 2 loại kháng sinh này để tiếp tục nghiên cứu.

241

Bảng 1. Kết quả thử kháng sinh đồ

Vi khuẩn Kháng sinh

Streptococcus sp. Serratia marcescens Bacillus sp.

*KS1 – (Ampicillin) +++ + KS2 – Penicillin ++ - KS3 - Erythromycin +++ - ++ KS4 – Norfloxacin +++ +++ ++ KS5 – Gentamycin - + ++ KS6 – Tetracylin - + +++ KS7 – Chloramphenicol +++ ++ KS8 - Ofloxacin +++ +++ KS9 – Doxycillin +++ ++ KS10 – Streptomycin - + + KS11 – Kanamycin ++ ++ KS12 – Lincomycin + ++ ++ KS13 – Amoxicylin +++ + KS14 - Clamocin +++ + * Để tiện cho việc theo dõi , ghi chép chúng tôi ký hiện tên các loại kháng sinh là KS theo thứ tự tương ứng trong Bảng 5 (từ KS1 – KS14). - Nồng độ và liều dùng của thuốc kháng sinh KS4 và KS13: + Nồng độ của thuốc: Kết quả nghiên cứu trên cả 2 giống tằm LQ2 và ĐSK x TQ cho thấy: Với thuốc KS4: ở nồng độ 0,4 gr thuốc có hiệu quả tốt nhất (so với đối chứng tỷ lệ bệnh vi khuẩn giảm 63,53%, các loại bệnh khác giảm 47,62%, tỷ lệ nhộng chết giảm 32,42%, năng suất kén tăng 109,78%, tỷ lệ vỏ kén tương đương ), tiếp theo là nồng độ 0,5 gr. Hai nồng độ còn lại hiệu quả so với đối chứng rất rõ nhưng kém hơn nồng độ 0,4 gr khá nhiều. Với thuốc KS 12: ở nồng độ 0,5 gr thuốc có hiệu quả tốt nhất (so với đối chứng tỷ lệ bệnh vi khuẩn giảm 52,87%, các loại bệnh khác giảm 54,21%, tỷ lệ nhộng chết giảm 40,44%, năng suất kén tăng 83,45%, tỷ lệ vỏ kén tương đương). + Liều dùng của thuốc: Các công thức lây bệnh nhân tạo ở cả tuổi 3 và 4 dùng liều trị hiệu quả rõ rệt hơn liều phòng (tỷ lệ bệnh vi khuẩn giảm 46,02 – 24,38% (T3) và 51,91 – 31,53% (T4), các bệnh khác giảm 32,71 – 6,77% (T3) và 49,17 – 29, 59% (T4), năng suất kén tăng từ 84,45 – 134,83%). Công thức đối chứng dùng liều phòng tốt hơn liều trị (tỷ lệ bệnh vi khuẩn giảm 50,97 – 36,54%, các bệnh khác giảm 9,63 – 29,63% và năng suất kén tăng từ 9,11 - 21,51%). + Ảnh hưởng của thuốc đến chất lượng tơ kén và khả năng đẻ trứng: Để nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc đến chất lượng tơ kén và khả năng đẻ trứng của con ngài, chúng tôi bố trí thí nghiệm gốm 3 loại thuốc KS4, KS12 và Hồng mê tô sản xuất từ Trung Quốc hiện đang dùng rộng rãi tại Việt Nam. Số liệu thu được cho thấy : số quả trứng/ 1 ổ của các công thức thí nghiệm đều cao hơn đối chứng từ 14 – 53 quả. Các chỉ tiêu về công nghệ tơ kén tương đương nhau . So với thuốc Hồng mê tố sản xuất từ Trung Quốc hiện đang dùng rộng rãi tại Việt Nam thì các chỉ tiêu không có sự sai khác rõ rệt. - Nghiên cứu tác dụng của thức ăn bổ sung:

242

Khi bổ sung thêm mật ong và tỏi vào thức ăn cho tằm thì tỷ lệ bệnh vi khuẩn giảm đáng kể so với đối chứng . Công thức bổ sung thêm mật ong tỷ lệ mắc bệnh vi khuẩn giảm 10,59 – 7,18%, trong đó công thức nồng độ mật ong 10% là tốt nhất . Công thức bổ sung thêm tỏi cũng có quy luật diễn biến tương tự. Tỷ lệ mắc bệnh vi khuẩn giảm 19,5 – 8,7% Trong 2 loại thức ăn bổ sung dùng tỏi có tác dụng trị bệnh cao hơn . Tốt nhất ở nồng độ 10%. Quan sát chúng tôi thấy ở công thức t ỏi 15% tằm ăn kém , dâu thừa nhiều . Theo chúng tôi có thể mùi vị của tỏi không hấp dẫn nên khi nồng độ tỏi cao ảnh hưởng đến khả năng ăn của tằm. Vì thế mà tỷ lệ vỏ của công thức này tương đối thấp (14,6%). 3. Kiểm định thuốc trong sản xuất Từ kết quả nghiên cứu trong phòng, vụ hè năm 2004 – 2005 chúng tôi triển khai kết quả nghiên cứu trên vào trong sản xuất tại một số địa phương trên quy mô 130 ha, 9.622 vòng trứng với 270 hộ tham gia.

Bảng 2. Kết quả kiểm định tại HTX năm 2004 -2005

Địa điểm Quy mô (ha)

Số hộ

Số trứng nuôi

(vòng)

Tổng số kén

thu (kg)

NS kén/ vòng (kg)

TN Đ/c So với đ/c (%)

HTX Hải Bối – Đông Anh - HN 20 40 1080 12333 11,42 8,54 133,72 HTX Phương Trạch – ĐA- HN 10 25 436 5375 12,33 10,31 119,59 HTX Hồng Xuân – Thái Bình 30 65 1546 18304 11,84 9,67 122,44 HTX Xuân Hồng – Nam Định 30 80 2240 26342 11,76 10,1 116,43 HTX Ngọc Lũ – Hà Nam 40 60 4320 49766 11,52 9,44 122,03 Tổng số 130 270 9622 112120 11,77 9,61 122,47

Bình quân cả 2 năm năng suất kén BQ/vòng trứng của các hộ dùng thuốc KS4 và KS 12 tăng từ 16,43 – 33,72%. Trong đó dùng thuốc KS4 có hiệu quả cao nhất, tiếp theo KS12. 4. Hiệu quả kinh tế

Bảng 3. Hiệu quả kinh tế/ha dâu

Công thức Thu nhập/ha dâu từ kén (1000đ)

NS kén (kg) Thành tiền Tăng thu nhập/ha Sử dụng thuốc KS4 và KS12 1765 35.310 6.480 Nuôi bình thường (đ/c) 1442 28.830 -

Ghi chú: - Vụ hè nuôi giống tằm F1 kén vàng - Giá kén vàng lai: 20.000đ/kg

Sử dụng thuốc KS 4 và KS12 sẽ tăng thu nhập BQ /ha lên 6.480.000đ, ổn định sản xuất , tiết kiệm vật tư , nhân lực và các chi phí khác góp phần nâng cao đời sống cho các hộ nông dân vùng trồng dâu nuôi tằm.

IV. KẾT LUẬN 1. Bệnh hại tằm xuất hiện ở cả 3 vụ xuân , hè, thu tập trung vào các bệnh vôi , bủng, trong. Vụ xuân bệnh tằm vôi và bệnh bủng phát triển mạnh . Bệnh tằm vôi tỷ lệ bệnh chiếm 17,2% còn bệnh bủng là 21,6%. Vụ hè thời tiết nóng ẩm kéo dài nên bệnh phát sinh nhiều tập trung vào bệnh trong đầu (43,14%) và bệnh bủng (20,91%), bệnh vôi xuất hiện không đáng kể (1,45%). Tỷ lệ bệnh ở vụ thu là thấp nhất (7,32%). 2. Chế phẩm Anolyte có khả năng diệt khuẩn cao , không độc hại, an toàn cho sức khỏe con người và gia súc , không gây ô nhiễm môi trường , giá thành rẻ . COó thể dùng dung dịch

243

Anolyte hàm lượng Clo hoạt tính 300 – 500 mg/l, chỉ số pH = 7,2 – 7,8 sát trùng dùng cụ, nhà nuôi tằm thay thế cho dung dịch Foocmol 2% đang sử dụng phòng trừ bệnh tằm hiện nay. 3. Tác nhân gây bệnh vi khuẩn gồm 3 loại: Streptococcus sp, Bacillus sp, Serratia marcescens. Mức độ gây hại xếp theo thứ tự : Streptococcus sp > Serratia marcescens > Bacillus sp. Tất cả các giống tằm đều nhiễm bệnh này trong đó giống lưỡng hệ nhiễm mạnh nhất, tiếp đến là F1 kén vàng, sau cùng là đa hệ nguyên chủng. 4. Dùng kháng sinh KS4 và KS12 có tác dụng phòng trị bệnh vi khuẩn ngoài ra còn hạn chế bệnh virus và các bệnh khác làm tăng thu nhập BQ /ha dâu lên 6.480.000đ. Trong 2 loại thuốc dùng làm nguyên liệu thí nghiệm thì KS 4 có tác dụng tốt hơn KS 12 (giảm tổn thấ t do bệnh này từ 63,53 – 52,87% mà không gây ảnh hưởng gì đến chất lượng tơ kén và trứng giống). Dùng tỏi và mật ong 10% cũng có tác dụng phòng và trị bệnh vi khuẩn (giảm tỷ lệ bệnh từ 19,5 – 7,18%). Ứng dụng kháng sinh KS4 và KS12 và chế phẩm Anolyte trong phòng chống bệnh vi khuẩn hại tằm dâu đã được công nhận là TBKT tạm thời theo Quyết định số 1086/QĐ - BNN ngày 14/4/2006.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt nam (2000. Báo cao tổng kết hoạt động sản xuất kinh

doanh 05 năm (1996 – 2000) và kế hoạch 05 năm (2001 – 2005). 2. Đỗ Thị Châm. Giáo trình kỹ thuật nuôi tằm dâu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1995, tr. 45-

50. 3. Phạm Văn Vượng. Nghiên cứu một số gi ải pháp góp phần phát triển nghề trồng dâu nuôi

tằm trong hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ . Báo cáo tóm tắt luận án Phó tiến sỹ, Hà Nội, 1995, tr. 11-12.

4. Silkworm Diseases (1998). Fao Agriculture Services Bulletin 73/2. 5. Handbook on pest and disease control of mulberry and silkworm (1990). United Nations

Economic and social commission for Asia and the Pacific. Người phản biện: TS. Ngô Vĩnh Viễn

244

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ÂM ĐỘ ĐẾN GIỐNG TẰM ĐA HỆ Ở THỜI KỲ TẰM LỚN

MỘT SỐ

Ths.

TÓM TẮT Nuôi tằm trong điều kiện nóng ẩm

Nguyễn Thị Thu, PGS.TS. Đỗ Thị Châm, PGS.TS. Phạm Thị Vượng

(nhiệt độ >330C; ẩm độ >90%), nóng khô (nhiệt độ >330C; ẩm độ <70%) , lạnh ẩm (nhiệt độ <200C; ẩm độ >90%) hay lạnh khô (nhiệt độ <200C; ẩm độ <70%) đều làm cho con tằm yếu đi, tỷ lệ bệnh tăng cao. Năng suất phẩm chất kén và chất lượng trứng giống ở lứa tằm đó đều giảm. Sức đề kháng của con tằm với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi còn tuỳ thuộc vào giống tằm và điều kiện chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi con tằm nuôi trong điều kiện nóng ẩm và nóng khô, năng suất kén sẽ giảm đi tương ứng là từ 6-21% và 22-40%. Tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn giảm đi từ 33-56% và 100%. Trong điều kiện lạnh ẩm và lạnh khô năng suất kén sẽ giảm đi tương ứng là từ 3-7% và 32-51%. Tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn giảm đi từ 3-5% và 93-100% so với đối chứng. Đặc biệt ở cả hai điều kiện nóng khô và lạnh khô thì tỷ lệ ngài vũ hoá đều rất thấp, đẻ trứng ít, rời rạc, độ bám dính kém và trứng không được thụ tinh. Trong 6 giống tằm thí nghiệm, giống tằm TM, RVHT, VDK có khả năng chống chịu tốt trong điều kiện nóng ẩm của vụ hè.

Từ khoá: Kén, trứng, ẩm độ, nhiệt độ, tằm

EFFECTS OF TEMPERATURE AND RELATIVE HUMIDITY ON SOME MULTIVOLTINE RACES OF SILKWORM

Nguyen Thi Thu, Do Thi Cham and Pham Thi Vuong

SUMMARY In the hot-humid (to>33oC, RH>90%), hot-dry (to>33o, RH<70%), cold-wet

(to<20oC, RH>90%) and cold-dry (to<20oC, RH <70%) conditions, silkworm was weak and infested by diseases. The yield and quality of cocoons and eggs also were reduced significantly. The resistance of silkworm to unfavorable conditions was dependence on race of silkworm and rearing conditions. The results indicated that when silkworm was reared in hot-humid and hot-dry conditions, the cocoon yields were decreased from 6-21 and 22-40%; and the percentage of clutch were reduced from 33-56 and 100%, respectively. In the cold-wet and cold-dry conditions, the cocoon yields were reduced from 3-7 and 32-51%, respectively. The ratios of standard eggs were reduced from 3-5 and 93-100% compared with that of the control. In both of hot-dry and cold-dry conditions, the rate of immerged cocoons and eggs were very low with inferior adhesion, unfertilized eggs. Among the tested 6 races of silkworm, TM, RVHT and VDK races had high resistant to hot and humid conditions of the summer.

Keywords: Cocoon, egg, humidity, temperature, silkworm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Con tằm dâu (Bombyx mori L.) là động vật biến ôn nên chịu ảnh hưởng rất lớn với sự

thay đổi của nhiệt độ môi trường. Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học trên thế giới thì quá trình trao đổi chất con tằm được diễn ra trong một phạm vi nhiệt độ nhất định. Sự thay đổi nhiệt độ của môi trường có tác dụng xúc tiến hoặc khống chế hoặc có thể làm ngừng quá trình này [6]. Âm độ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán nước trong cơ thể con tằm và có tác dụng điều tiết nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, ẩm độ còn ảnh hưởng đến độ tươi héo của lá dâu từ đó gián tiếp có ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của con tằm [4]; [5].

245

Việt Nam là một trong quốc gia nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết thay đổi theo mùa và ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Thông thường, trong một năm có khoảng 2-3 tháng khí hậu tương đối ôn hoà thuận lợi cho nuôi tằm, còn lại 9-10 tháng, ôn ẩm độ đều không phù hợp với yêu cầu sinh lý của con tằm và tập trung chủ yếu vào vụ hè. Do đó, nuôi tằm gặp rất nhiều khó khăn, bệnh hại tằm phát triển mạnh gây tổn thất lớn cho sản xuất. Trong khi đó sản lượng lá dâu ở vụ hè chiếm từ 65-70% tổng sản lượng lá dâu trong năm [1].

Vì vậy, việc đánh giá sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi là nhiệt độ và ẩm độ đến sinh trưởng phát triển của một số giống tằm tằm đa hệ, làm nguyên liệu khởi đầu cho lai tạo giống tằm mới sử dụng cho vùng sản xuất dâu tằm là hết sức cần thiết.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Vật liệu nghiên cứu

- 6 giống tằm đa hệ kén vàng bản địa: ĐSK; TM; VBL; VDK; HLS; RVHT - Lá dâu nuôi tằm là giống dâu VH13 và No28 - Thuốc phòng trừ bệnh tằm KS4, Clorua vôi 2%

2. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện nóng âm và nóng khô đối với

con tằm Thí nghiệm gồm 3 công thức với 3 điều kiện nhiệt độ ẩm độ khác nhau. Công thức 1: Nuôi tằm trong điều kiện nóng ẩm (nhiệt độ > 330C; ẩm độ >90%) Công thức 2 : Nuôi tằm trong điều kiện nóng khô (nhiệt độ > 330C; ẩm độ <70%) Công th ức 3(đối chứng): Nuôi tằm trong điều kiện thích hợp (nhiệt độ 26-280C; ẩm độ 75-85%) Thí nghiệm 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lạnh âm và lạnh khô đối với

con tằm Thí nghiệm gồm 3 công thức với 3 điều kiện nhiệt độ ẩm độ khác nhau. Công thức 1: Nuôi tằm trong điều kiện lạnh ẩm (nhiệt độ <200C; ẩm độ >87%) Công thức 2 : Nuôi tằm trong điều kiện lạnh khô (nhiệt độ <200C; ẩm độ <70%) Công thức 3 (đối chứng): Nuôi tằm trong điều kiện thích hợp (nhiệt độ 20-240C; ẩm độ

75-85%) Điều kiện thí nghiệm: Điều kiện nóng dùng bếp điện, lò sưởi để tăng nhiệt; điều kiện

ẩm dùng máy phun ẩm, phun nước nóng vào các tấm vải, bao tải treo xung quanh tường 3 giờ/lần và dội nước ra nền nhà; điều kiện khô dùng máy hút ẩm, vôi củ để giảm ẩm; đối chứng sử dụng quạt điện, lò sưởi, máy phum ẩm, máy hút ẩm, hay điều hoà khi cần thiết đảm bảo điều kiện nhiệt độ, ẩm độ tối ưu nhất cho con tằm.

Tằm từ tuổi 1 đến hết tuổi 3 nuôi cùng một mô và cùng điều kiện như nhau. Khi tằm ăn dâu bữa thứ 2 tuổi 4 thì đếm mỗi giống 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại là 300 con tằm và nuôi ở các điều kiện nhiệt độ, ẩm độ khác nhau. Chế độ chăm sóc, chất lượng thức ăn, số bữa cho tằm ăn, số lần thay phân, kỹ thuật nuôi đảm bảo đồng đều giữa các công thức ở từng thí nghiệm. 3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu điều kiện nóng ẩm, nóng khô được tiến hành từ tháng 6 đến tháng 8 và điều kiện lạnhẩm, lạnh khô từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2012 tại Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung Ương, Ngọc Thụy- Long Biên- Hà Nội.

246

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Thí nghiệm điều kiện nóng ẩm và nóng khô được bố trí vào thời gian vụ hè, nhiệt độ

đảm bảo trung bình 33,1-33,83oc, điều kiện ẩm ẩm độ 92-93% và điều kiện khô ẩm độ đạt 65-69%. Công thức đối chứng nuôi tằm trong điều kiện thích hợp duy trì nhiệt độ trung bình 27,53- 28,83oc, ẩm độ 82-85% trong cả giai đoạn nuôi tằm và giai đoạn kén, ngài.

Đối với thí nghiệm lạnh ẩm và lạnh khô, được bố trí vào thời gian vụ đông, nhiệt độ trung bình đảm bảo 19,18- 19,68oc. Điều kiện ẩm, ẩm độ 90,33-90,87% và điều kiện khô ẩm độ đạt 69,42-69,98%. Công thức đối chứng duy trì nhiệt độ, ẩm độ thích hợp. Nhiệt độ trung bình 23oc, ẩm độ 81-84% trong suốt giai đoạn nuôi tằm và giai đoạn kén, ngài. Bảng 1. Ảnh hưởng của điều kiện nóng ẩm và nóng khô đến một số chỉ tiêu sinh học và

kinh tế của 6 giống tằm (Trung tâm Nghiên c ứu Dâu tằm tơ TW, tháng 6 đến tháng 12 năm 2012)

Tên giống

Công thức thí nghiệm

Chỉ tiêu sinh học Chỉ tiêu kinh tế

Tỷ lệ bệnh virus (%)

Tỷ lệ bệnh

vi khuẩn (%)

Tỷ lệ kết kén

(%)

Sức sống tằm

nhộng (%)

Năng suất

kén/300 tằm (g)

% so đối

chứng

Khối lượng toàn

kén (g)

% so đối

chứng

Tỷ lệ vỏ kén

(%)

1.TM

Nóng ẩm 2,45 2,17 94,49 87,74 225,00 93,56 0,81 96,25 10,76 Nóng khô 1,50 3,50 94,67 90,15 180,00 74,84 0,64 75,65 11,15 Đối chứng 1,10 1,50 95,75 91,90 240,50 100,00 0,84 100,00 11,84

2.ĐSK

Nóng ẩm 5,37 7,17 85,17 81,98 215,00 85,74 0,85 96,42 11,22 Nóng khô 3,96 8,70 85,61 79,83 172,50 68,79 0,68 77,51 11,37 Đối chứng 1,13 2,50 95,50 91,93 250,75 100,00 0,88 100,00 12,01

3.VBL

Nóng ẩm 7,20 8,17 80,00 75,86 200,00 82,30 0,85 95,34 11,21 Nóng khô 8,75 8,67 79,50 70,84 155,00 63,79 0,66 73,69 11,38 Đối chứng 2,21 2,63 93,25 89,85 243,00 100,00 0,89 100,00 11,97

4.HLS

Nóng ẩm 7,54 5,17 83,67 79,83 220,00 83,41 0,88 95,88 11,53 Nóng khô 5,72 14,50 78,17 73,93 160,50 60,85 0,69 75,06 11,55 Đối chứng 1,22 1,75 96,25 93,67 263,75 100,00 0,92 100,00 11,66

5.RVHT

Nóng ẩm 6,11 5,00 87,83 82,48 217,50 86,74 0,83 92,79 11,85 Nóng khô 3,42 6,00 88,83 83,97 170,00 67,80 0,64 72,04 11,96 Đối chứng 1,55 3,00 94,00 89,24 250,75 100,00 0,89 100,00 12,00

6.VDK

Nóng ẩm 5,82 4,33 87,50 83,43 250,00 90,91 0,96 98,97 11,90 Nóng khô 3,37 7,33 88,33 79,99 178,00 64,73 0,68 69,71 12,06 Đối chứng 1,00 2,38 95,00 90,65 275,00 100,00 0,97 100,00 12,32

CV% 4,5 6,5 1,5 3,2 1,8 0,7 LSD0,05 0,29 0,56 2,22 4,40 6,77 0,01 Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi (Phạm Chí Thành 1989, Giáo trình phương pháp thí nghiệm đổng

ruộng, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội) trước khi xử lý thống kê IRRISTAT 5.0 Thí nghiệm được bố trí nuôi tằm trong điều kiện nhiệt độ cao, thời gian phát dục của

các giống tằm đều rất ngắn, ngắn nhất ở công thức nóng ẩm thời gian phát dục 21 ngày. Nguyên nhân là do ẩm độ cao, lá dâu luôn tươi, con tằm ăn được nhiều nên phát dục nhanh hơn. Công thức đối chứng, nhiệt độ thấp hơn phù hợp yêu cầu sinh lý con tằm nên tằm phát dục đều, chín tập trung, thời gian lứa tằm là 22 ngày. Tuy nhiên, trong điều kiện nóng khô, tằm phát dục nhanh nhưng lại không đều, do ẩm độ không khí thấp, lá dâu nhanh héo, con tằm ăn khó khăn, cơ thể mất nước cho nên tằm chín không tập trung kéo dài hơn 2 ngày so với đối chứng và dài hơn so với công thức nóng ẩm 3 ngày. Tỷ lệ bệnh virus và vi khuẩn ở cả

247

hai công thức nóng ẩm và nóng khô đều cao hơn đối chứng. Ở công thức nóng ẩm tỷ lệ bệnh vi khuẩn, virus của các giống tằm tăng 1-6%, tỷ lệ tằm kết kén giảm 1 -13%, sức sống tằm nhộng giảm 4-14%. Công thức nóng khô tỷ lệ bệnh tăng từ 0,4-13%, tỷ lệ tằm kết kén giảm 1-18%, sức sống tằm nhộng giảm 1-20% so với công thức đối chứng. Kết quả nghiên cứ u này hoàn toàn phù hợp với kết luận của tác giả Nguyễn Thị Đảm [1] và các nhà khoa học Trung Quốc [4]. Nhiệt độ tăng cao, cơ thể tằm không tự điều chỉnh được thân nhiệt, từ đó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và làm cho con tằm yếu đi, dễ bị mắc bệnh.

Hình 1. ảnh hưởng của điều kiện nóng ẩm và nóng khô đến năng suất kén

Năng suất kén là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh sức sống tằm, nhộng và các chỉ tiêu về chất lượng kén. Kết quả cho thấy năng suất của các giống tằm trong điều kiện nóng ẩm và nóng khô đều giảm so với đối chứng. Tuỳ theo điều kiện nóng ẩm hay nóng khô và các giống tằm khác nhau mà có mức độ giảm khác nhau. Công thức nóng ẩm năng suất giảm từ 6-18%, công thức nóng khô giảm 25-39% so với đối chứng. Như vậy, trong hai điều kiện thí nghiệm th ì điều kiện nóng khô có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với điều kiện nóng ẩm. Mức độ giảm của năng suất đã phản ánh được chất lượng kén của các giống qua các công thức thí nghiệm. Trong điều kiện nóng ẩm mức độ chênh lệch của khối lượng toàn kén so với đối chứng không nhiều từ 1-7%, nhưng trong điều kiện nóng khô thì mức độ chênh lệch lớn hơn từ 22 -30%. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do ẩm độ không khí khô, lá dâu cho tằm ăn nhanh héo, tằm ăn được ít. Ngoài ra nhiệt độ cao thời gian phát dục ngắn hơn, nên lượng dinh dưỡng con tằm tích luỹ được để hình thành tuyến tơ sẽ ít hơn từ đó ảnh hưởng đến chất lượng kén, kén nhỏ. Khối lượng kén của các giống đều có xu hướng nhỏ hơn đối chứng, còn chỉ tiêu tỷ lệ vỏ kén ít bị ảnh hưởng hơn mà được quyết định bởi bản chất của giống. Trong 6 giống tằm thí nghiệm thì giống TM có tỷ lệ bệnh, tỷ lệ tằm kết kén, sức sống tằm nhộng, năng suất và phẩm chất kén ở cả hai điều kiện nóng khô, nóng ẩm so với đối chứng chênh lệch không lớn như các giống khác (bảng 1).

Trong 2 điều kiện thí nghiệm là nóng ẩm và nóng khô đều ảnh hưởng đến quá trình vũ hoá và khả năng đẻ trứng của ngài. Ở điều kiện nóng ẩm tỷ lệ vũ hoá của ngài giảm 8-20%, tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn giảm 33-56% và tổng số trứng/ổ giảm 3 -17% so đối chứng, tỷ lệ trứng không thụ tinh tăng lên đáng kể, bề mặt ổ trứng không phẳng, trứng đẻ chồng, vón không theo trật tự nhất định. Nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn cả là trong điều kiện nóng khô hầu như tất cả các giống tỷ lệ vũ hoá rất thấp chỉ đạt 23-55%, giảm so với đối chứng 45-74%. Số ngài vũ hoá hoàn toàn bị xoăn cánh vào đôi rất kém và toàn bộ trứng đẻ ra không thụ tinh, độ bám dính kém, nếu trứng được thụ tinh thì nở ít và chết yểu dần sau khi nở không đạt tiêu chuẩn làm giống [3]. Hiện tượng này do tại thời điểm ngài vũ hóa, giao phối, đẻ trứng ẩm độ không khí rất khô ở ngưỡng tối thấp 65%.

248

Bảng 2. Ảnh hưởng của điều kiện nóng ẩm và nóng khô đến các chỉ tiêu nhân giống tằm (Trung tâm Nghiên c ứu Dâu tằm tơ TW, tháng 6 đến tháng 12 năm 2012)

Tên giống Công thức

Chỉ tiêu nhân giống

Tỷ lệ vũ hóa (%)

Tỷ lệ ổ trứng đạt

tiêu chuẩn (%)

Tỷ lệ trứng nở

(%)

Tỷ lệ trứng

không thụ tinh (%)

Tổng số trứng/ổ (quả)

Quả % so đối chứng

1.TM

Nóng ẩm 89.17 55.93 92.43 4.31 459.20 97 Nóng khô 51.67 0.00 0.00 100.00 58.40 12 Đối chứng 97.67 79.02 94.70 1.53 475.50 100

2.ĐSK

Nóng ẩm 79.17 39.40 93.27 3.32 474.40 96 Nóng khô 31.67 0.00 0.00 100.00 51.20 10 Đối chứng 99.00 95.24 96.60 0.67 494.80 100

3.VBL

Nóng ẩm 88.33 53.73 92.75 3.81 482.40 87 Nóng khô 23.33 0.00 0.00 100.00 46.33 8 Đối chứng 97.33 97.18 93.86 1.90 556.80 100

4.HLS

Nóng ẩm 87.50 57.97 90.52 4.56 461.40 83 Nóng khô 44.17 0.00 3.48 96.52 52.80 10 Đối chứng 96.33 91.37 93.46 1.41 553.40 100

5.RVHT

Nóng ẩm 83.33 68.28 93.16 3.03 501.60 87 Nóng khô 40.83 0.00 0.79 99.21 83.20 14 Đối chứng 96.00 97.74 94.73 2.01 579.60 100

6.VDK

Nóng ẩm 85.00 55.38 84.23 13.59 520.20 91 Nóng khô 55.83 0.00 0.37 99.63 85.00 15 Đối chứng 100.00 88.67 94.12 1.35 569.80 100

CV% 3,1 4,2 1,2 LSD0,05 3,87 3,41 6,98

Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi (Phạm Chí Thành 1989, Giáo trình phương pháp thí nghiệm đổng ruộng, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội) trước khi xử lý thống kê IRRISTAT 5.0.

Như vậy, trong điều kiện nóng khô sức chống chịu con tằm rất kém, kém hơn cả điều kiện nóng ẩm, tỷ lệ bệnh tăng cao, năng suất kén giảm sút nghiêm trọng và đặc biệt khả duy trì nòi giống bị đe doạ trên tất cả các giống thí nghiệm.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lạnh ẩm và lạnh khô được trình bày bảng 3, 4. Thí nghiệm được bố trí từ tháng 12 đến tháng 1, là thời điểm lạnh nhất trong năm, nhiệt độ thấp không phù hợp với yêu cầu sinh lý của con tằm, thời gian phát dục công thức lạnh ẩm và lạnh khô kéo dài 34-35 ngày và dài hơn so với đối chứng 8 -9 ngày. Ở cô ng thức lạnh khô do ẩm độ phòng nuôi khô hơn, dâu cho tằm ăn nhanh héo, lượng dâu ăn ít hơn cho nên thời gian phát dục dài hơn so với điều kiện lạnh ẩm 1 ngày.

Công thức 1 (lạnh ẩm) nhiệt độ phòng nuôi tằm tương đương với điều kiện của công thức 2 (lạnh khô), xong do có ẩm độ cao hơn 20% cho nên các chỉ tiêu phát triển của các giống tằm ở điều kiện lạnh ẩm đều có mức giảm ít hơn ở điều kiện lạnh khô so với đối chứng. Các loại bệnh hại tằm như bệnh vi khuẩn, virus của các giống tằm ở công thức 1 (lạnh ẩm) đều tăng từ 1-13%, tỷ lệ tằm kết kén, sức sống tằm nhộng giảm 6-15%. Công thức 2 ( lạnh khô) tỷ lệ tằm bị bệnh tăng từ 5-28%, tỷ lệ tằm kết kén giảm từ 14-38%, sức sống tằm nhộng giảm từ 20-37% so với công thức đối chứng. Trong số các giống tằm thí nghiệm , giống VDK giống có khả năng chịu lạnh tương đối tốt. Ở điều kiện lạnh ẩm sức sống tằm nhộng đạt

249

89,46% giảm so đối chứng 7% và điều kiện lạnh khô sức sống tằm nhộng vẫn đạt 76,49% giảm so đối chứng 20%. Giống bị ảnh hưởng lớn nhất trong điều kiện lạnh ẩm là giống TM sức sống tằm nhộng 58,71% giảm 15% so đối chứng. Nhưng ở công thức 2 (lạnh khô) giống tằm bị ảnh hưởng nhiều nhất lại là giống VBL, sức sống tằm nhộng đạt 39,22% và giảm so đối chứng là 37%. Bảng 3. Ảnh hưởng của điều kiện lạnh ẩm và lạnh khô đến các chỉ tiêu sinh học và kinh

tế của 6 giống tằm (Trung tâm Nghiên c ứu Dâu tằm tơ TW, tháng 6 đ ến tháng 12 năm 2012)

Tên giống Công thức

Chỉ tiêu sinh học Chỉ tiêu kinh tế

Tỷ lệ bệnh virus (%)

Tỷ lệ bệnh vi khuẩn (%)

% kết kén

Sức sống tằm

nhộng (%)

Năng suất

kén/300 tằm (g)

% so đối

chứng

Khối lượng toàn

kén (g)

% so đối

chứng

% vỏ kén

1.TM

Lạnh ẩm 22,13 10,20 61,67 58,71 125,00 75,53 0,68 92,76 11,75 Lạnh khô 28,54 16,79 46,33 43,15 80,00 48,34 0,58 79,23 11,17 Đối chứng 10,74 5,93 76,67 73,20 165,50 100,00 0,73 100,00 12,08

2.ĐSK

Lạnh ẩm 16,55 6,12 76,67 73,19 175,00 84,64 0,76 99,09 12,21 Lạnh khô 25,23 13,44 55,33 51,48 110,00 53,20 0,67 87,01 11,95 Đối chứng 3,12 1,88 90,33 87,67 206,75 100,00 0,77 100,00 12,32

3.VBL

Lạnh ẩm 16,63 7,37 75,33 70,84 150,50 84,55 0,68 91,49 11,52 Lạnh khô 35,71 16,62 43,67 39,22 80,00 44,94 0,64 86,49 11,18 Đối chứng 7,64 4,03 81,00 76,67 178,00 100,00 0,74 100,00 12,03

4.HLS

Lạnh ẩm 7,28 5,05 84,00 81,87 185,75 79,21 0,75 91,23 12,01 Lạnh khô 11,96 7,71 72,33 69,60 150,00 63,97 0,70 85,26 11,34 Đối chứng 1,25 1,08 96,00 93,72 234,50 100,00 0,82 100,00 12,18

5.RVHT

Lạnh ẩm 11,36 7,31 79,33 76,95 170,50 83,99 0,73 93,21 11,78 Lạnh khô 20,25 12,08 65,33 62,10 130,00 64,04 0,67 85,90 11,69 Đối chứng 6,17 3,16 87,33 85,00 203,00 100,00 0,78 100,00 12,18

6.VDK

Lạnh ẩm 3,52 1,48 90,67 89,46 210,75 81,06 0,78 86,33 12,38 Lạnh khô 10,43 5,24 82,00 76,49 168,50 64,81 0,69 76,67 12,10 Đối chứng 1,05 0,62 96,67 96,31 260,00 100,00 0,90 100,00 12,44

CV% 2,6 4,0 3,9 2,6 2,7 2,1 LSD0,05 0,85 0,95 3,94 2,54 7,81 0,025

Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi (Phạm Chí Thành 1989, Giáo trình phương pháp thí nghiệm đổng ruộng, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội) trước khi xử lý thống kê IRRISTAT 5.0

Việc nuôi tằm để lấy kén ươm tơ thì năng suất và phẩm chất kén là sản phẩm mong đợi của người sản xuất. Nhưng với việc nuôi tằm giống nguyên mục tiêu cuối cùng là năng suất và chất lượng trứng giống. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Ở cả hai điều kiện lạnh ẩm và lạnh khô năng suất kén đều thấp hơn đối chứng. Công thức lạnh ẩm năng suất kén giảm từ 15-24%, công thức lạnh khô năng suất kén giảm 36-55% so với đối chứng. Như vậy, trong hai điều kiện thí nghiệm nhiệt độ lạnh thì điều kiện khô có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với điều kiện ẩm. Khối lượng kén của các giống đều có xu hướng thấp hơn so với đối chứng, công thức lạnh khô khối lượng toàn kén giảm lớn hơn so với công thức lạnh ẩm. Công thức lạnh khô khối lượng toàn kén giảm 13-23%, công thức lạnh ẩm khối lượng toàn kén giảm từ 1-14% so với đối chứng, từ đó dẫn đến tỷ lệ vỏ kén giảm ít hơn. Nguyên nhân chính có thể vẫn là do ẩm độ không khí khô, lá dâu cho tằm ăn nhanh héo, tằm ăn được ít, do đó lượng dinh dưỡng con tằm tích luỹ được để hình thành tuyến tơ sẽ ít hơn từ đó ảnh hưởng đến chất

250

lượng kén, kén nhỏ, mỏng. Sự chênh lệch tỷ lệ vỏ kén của các giống so đối chứng không rõ nét. Điều này có thể được giải thích là tỷ lệ vỏ được quyết định bởi bản chất của giống [2].

Hình 2. Ảnh hưởng của điều kiện lạnh ẩm và lạnh khô đến năng suất kén Ảnh hưởng của điều kiện lạnh ẩm, lạnh khô đến quá trình phát dục của nhộng và khả

năng đẻ trứng của ngài, kết quả thu được trình bày ở bảng 4. Bảng 4. Ảnh hưởng của điều kiện lạnh ẩm và lạnh khô đến các chỉ tiêu nhân giống tằm

(Trung tâm Nghiên c ứu Dâu tằm tơ TW, tháng 6 đến tháng 12 năm 2012)

Tên giống Công thức

Chỉ tiêu nhân giống

Tỷ lệ vũ hóa (%)

Tỷ lệ ổ trứng đạt

tiêu chuẩn(%)

Tỷ lệ trứng nở

(%)

Tỷ lệ trứng

không thụ tinh (%)

Tổng số trứng/ổ (quả)

Quả/ổ % so đối chứng

1.TM

Lạnh ẩm 86.00 89.47 83,00 8,12 296.30 78 Lạnh khô 73.00 7.54 10.32 87.54 92.00 24 Đối chứng 95.00 92.63 91.33 0.82 378.70 100

2.ĐSK

Lạnh ẩm 92.50 83.08 70.14 23.27 278.80 67 Lạnh khô 39.25 0.00 4.51 93.22 74.00 18 Đối chứng 96.00 90.43 92.85 0.43 416.00 100

3.VBL

Lạnh ẩm 88.00 81.91 68.44 24.71 321.00 75 Lạnh khô 16.74 0.00 0.00 100.00 43.00 10 Đối chứng 90.00 83.33 89.18 0.94 426.80 100

4.HLS

Lạnh ẩm 95.00 89.39 85.65 12.33 317.00 75 Lạnh khô 64.50 5.35 7.37 88.46 100.00 24 Đối chứng 95.50 91.58 92.97 0.81 420.90 100

5.RVHT

Lạnh ẩm 95.00 83.74 80.43 12.71 356.00 71 Lạnh khô 58.17 0.00 6.39 88.63 134.00 27 Đối chứng 97.50 87.76 94.23 0.70 499.20 100

6.VDK

Lạnh ẩm 93.00 78.79 82.16 13.28 395.00 81 Lạnh khô 62.17 3.74 7.82 82.64 110.00 22 Đối chứng 97.50 84.54 91.68 1.16 489.80 100

CV% 4,2 4,3 1,1 LSD0,05 4,62 3,41 5,32 Ghi chú: Số liệu được chuyển đổi (Phạm Chí Thành 1989, Giáo trình phương pháp thí nghiệm đổng

ruộng, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội) trước khi xử lý thống kê IRRISTAT 5.0.

251

Điều kiện lạnh khô các giống đều có tỷ lệ vũ hoá thấp hơn đối chứng từ 24-74%, trong khi đó điều kiện lạnh ẩm chỉ thấp hơn từ 2-4%. Tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn từ 78-89% giảm 3-5%, tổng số trứng/ổ giảm 19-33% so đối chứng. Ở công thức lạnh khô, số ngài vũ hoá được nhưng khả năng đẻ trứng kém hơn so với đối chứng, nhất là trong điều kiện lạnh khô ngài vũ hoá hoàn toàn bị xoăn cánh, số ổ trứng đạt tiêu chuẩn rất ít chỉ từ 0 -7% giảm 81-90% so đối chứng, cá biệt có giống ĐSK, VBL và RVHT hầu hết số ổ trứng thu được đều không đạt tiêu chuẩn. Ngài đẻ trứng rời rạc, độ bám dính kém, số quả trứng trong ổ rất ít chỉ từ 43-134 quả giảm 73-90%. Khả năng vào đôi của ngài đực và ngài cái rất hạn chế, do đó tỷ lệ trứng không được thụ tinh cao chiếm 82-100%. Kết quả này cũng phù hợp với kết luận của Chen Jing, Chen Jing Zi (1999) [3].

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

- Điều kiện nóng ẩm: sức sống tằm nhộng giảm 4-14%, năng suất kén g iảm 6-18%, khối lượng kén giảm 1-7%, tỷ lệ ngài vũ hoá giảm 8-10%, tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn giảm 33-56% so đối chứng. Những giống có khả năng chống chịu tốt với điều kiện nóng ẩm xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là: TM, VDK, RVHT, HLS, ĐSK, VBL

- Điều kiện nóng khô: sức sống tằm nhộng giảm 1-20%, năng suất kén giảm từ 25-39%, khối lượng kén giảm 22-30%, tỷ lệ ngài vũ hoá giảm 45-74% và 100% số ổ trứng thu được không đạt tiêu chuẩn. Những giống có khả năng chống chịu tốt với điều kiện nóng khô xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là: TM, RVHT, VDK, ĐSK, VBL, HLS

- Điều kiện lạnh ẩm: sức sống tằm nhộng giảm 6-15%, năng suất kén giảm từ 15 -24%, khối lượng kén giảm 1-14%, tỷ lệ ngài vũ hoá giảm 2-4%, tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn giảm 3-5% so đối chứng. Những giống có khả năng chống chịu tốt với điều kiện lạnh ẩm xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là VDK, HLS, RVHT, ĐSK, VBL, TM

- Điều kiện lạnh khô: sức sống tằm nhộng giảm 20-37%, năng suất kén giảm 36 -55%, khối lượng kén giảm 13-23%, tỷ lệ ngài vũ hoá quá thấp giảm 24-74%, khả năng đẻ trứng hạn chế, 93-100% số ở trứng thu được không đạt tiêu chuẩn. Những giống có khả năng chống chịu tốt với điều kiện lạnh khô xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là: VDK, HLS, RVHT, ĐSK, TM, VBL 2. Đề nghị

Khi nhiệt độ và ẩm độ phòng nuôi tằm: - Nhiệt độ >300C cần chú ý giảm nhiệt độ bằng cách dùng quạt điện, mở cửa phòng tằm

cho thông thoáng. Nhi ệt độ < 200C , dùng lò sưởi hoặc bếp điện để đảm bảo phòng tằm đủ ấm. - Âm độ không khí > 90%, dùng máy hút ẩm hoặc rắc vôi bột vào nong tằm. Âm độ <

70%, cần tăng cường ẩm độ bằng cách dùng máy phun ẩm hoặc phun nước ra nền nhà và các tấm vải treo trên tường.

- Nên sử dụng giống tằm TM, RVHT, VDK làm nguyên liệu khởi đầu cho lai tạo giống tằm mới hoặc phối hợp trong cặp lai F1 nuôi trong vụ hè.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Đảm (1999). Nghiên cứu một số đặc tính chống chịu của tằm đa hệ sử dụng trong chọn tạo và sản xuất giống tằm vụ hè ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Báo cáo tóm tắt luận án tiến sĩ nông nghiệp, tr.52-55.

2. Hà Văn Phúc (2003). “Ảnh hưởng phẩm chất lá dâu đến con tằm”, Phương pháp chọn tạo giống dâu mới và thành tựu đạt được của Việt nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr.6-8.

252

3. Chen Jing and Chen Jing Zi (1999). the technique preserved cocoons and eggs production, professional scientific silkworm silk Conference of China, Vol.24. No3 pp 59-61.

4. Silkworm and environmental conditions (1987). China agricultural encyclopedia, Beifing China agricultural publisher.

5. Xu Liang Wan (1983). Body temperature, Anatomy physiology silkworms, Agriculture Publishers, pp. 250-252. Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Viết

253

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG LÁ DÂU ĐẾN BỆNH VỠ ĐỐT Ở TẰM

Nguyễn Thị Thu

TÓM TẮT Con tằm khi ăn lá dâu có nhiễm khí thải có chứa HF, SO2 do nhà máy, lò gạch ngói thải

ra thì tằm sẽ bị ngộ độc. Năng suất phẩm chất kén ở lứa tằm đó sẽ giảm đi. Sức đề kháng của con tằm với khí thải tuỳ thuộc vào giống tằm và điều kiện chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi con tằm đã bị nhiễm NaF, nếu cho tằm ăn loại lá dâu có độ thành thục không phù hợp với tuổi tằm, năng suất kén sẽ giảm đi từ 7-26%, năng suất ổ trứng giảm đi từ 13-26% so với điều kiện cho tằm ăn lá dâu phù hợp với tuổi tằm. Đặc biệt sử dụng lá dâu đã nhiễm NaF và có phun phân bón lá “Lá dâu xanh” cho tằm ăn thì bệnh ngộ độc sẽ tăng từ 16,33- 75,83%. Trong 5 giống tằm thí nghiệm, giống BMC có tính đề kháng mạnh với lá dâu có nhiễm NaF.

SUMMARY INFLUENCES OF QUALITY OF MULBERRY LEAVES ON SILKWORM

DISEASES TOXICOSIS Nguyen Thi Thu

Silkworm is poisoned by eating mulberry leaves which are infected by toxic industrial waste gases (HF, SO2 ) from factories and brick stoves. The silkworm efficiency and quality will be reduced. The silkworm resistance to industrial waste gases depends on race and raising conditions. The reseacrh results showed that NaF poisoned silkworm ate mulberry leaves which were not correspondent with their stage, cocoon productivity would reduce by 7-26 %, egg laying productivity decreased by 13-26% compared with suitable mulberry ones. Especially, if silkworm ate NaF poisoned mulberry leaves exposed with sprayed fertilizer “Green mulberry leaves”, the toxic situation would increase from 16.33% to 75.83%. Of 5 experimental silkworm races, BMC race had the highest resistance to NaF poinoned mulberry leaves.

Key words: Industrial waste gases, Green mulberry leaves, Silkworm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Con tằm dâu (Bombyx mori. L) ngoài một số bệnh truyền nhiễm như bệnh do nấm, do vi

khuẩn, virus và nguyên sinh động vật ra, nó còn bị một số bệnh không truyền nhiễm do thuốc sâu nông nghiệp và khí thải công nghiệp. Trong thập kỷ gần đây ở nhiều nước khi ngành công nghiệp ngày càng phát triển và lan toả về các vùng nông thôn, các chất khí thải ra đã gây tổn thất không nhỏ đến ngành sản xuất dâu tằm tơ. Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học Trung Quốc thì trong thành phần của khí thải công nghiệp có hai chất gây hại cho con tằm là SO2 và HF (Yang Da – Zheng, 1987)[2]. Trong đó chất HF là gây tác hại lớn nhất và có thể làm giảm năng suất kén từ 50-70% (Hà Văn Phúc & Nguyễn Thị Đảm, 1998)[1]. Ở Việt Nam một số vùng trồng dâu nuôi tằm ở tỉnh Hưng yên, như hợp tác xã Tống Trân (Phủ Cừ); Hồng An (Kim Động) đã phải bỏ nghề trồng dâu nuôi tằm do ô nhiễm môi trường.

Chất khí thải SO2 và HF được sản sinh ra từ các nhà máy có sử dụng nguyên liệu chất đốt là than như nhà máy sản xuất xi măng, sắt thép, nhôm kính, gạch ngói .v.v. Theo Yang Da-Zheng [2] cứ đốt một kilôgam than sẽ thải ra 40-300 gam khí Flo. Con tằm khi ăn lá dâu có nhiễm độc tố Flo, trên mình có chấm hoặc vạch đen sau đó lớp da bị vỡ ra. Bà con nông dân gọi là bệnh vỡ đốt tằm.

Mức độ nhiễm bệnh ở con tằm chịu ảnh hưởng của một số nhân tố ngoại cảnh trong đó có chất lượng thức ăn, xuất phát từ đó chúng tôi đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng lá dâu với bệnh vỡ đốt ở tằm dâu.

254

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Vật liệu nghiên cứu

- Thí nghiệm được thực hiện ở một số giống tằm lai F1 kén vàng: giống ĐVx TQ; ĐTmx TQ; BMC xTQ và giống đa hệ nguyên như ĐSK và BMC. - Lá dâu nuôi tằm là giống dâu số 28 - Một số hoá chất như NaF, phân bón qua lá “Lá dâu xanh”

2. Phương pháp nghiên cứu * Nội dung: Thí nghiệm gồm 4 công thức với 4 loại lá dâu khác nhau Công thức 1: Nuôi tằm bằng lá dâu đúng tuổi tằm (Đối chứng) Công thức 2: Nuôi tằm bằng lá dâu đúng tuổi tằm có phun NaF Công thức 3: Nuôi tằm bằng lá dâu không đúng tuổi tằm có phun NaF (tằm con ăn dâu già, tằm lớn ăn dâu non) Công thức 4: Nuôi tằm bằng lá dâu đúng tuổi tằm có phun NaF, kết hợp phun phân bón

qua lá “Lá dâu xanh” * Phương pháp: - Nồng độ NaF là 300 ppm, cho tằm ăn lá dâu có phun NaF hai bữa liền của đầu tuổi 4.

Nồng độ phun phân qua lá “Lá dâu xanh” 1/500. - Ngoài các yếu tố thí nghiệm, chăm sóc dâu và tằm theo quy trình đã được phổ biến. - Bố trí thí nghiệm theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc

lại là 300 con tằm ở tuổi 4. - Phương pháp theo dõi thí nghiệm: theo phương pháp thông dụng trong nghiên cứu

Dâu tằm * Thời gian, địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 11 tháng 6 năm 2008 đến 12 tháng 7 năm 2008 tại

Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Ngọc Thuỵ, Long Biên, Hà Nội.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Bảng 1. Ảnh hưởng của phẩm chất lá dâu đến sự phát triển của bệnh vỡ đốt

Công thức

Giống ĐV x TQ

Giống ĐTm x TQ

Giống BMC x TQ

Giống BMC Giống ĐSK

% tằm giảm tuổi 4-5

% bệnh vỡ đốt

% tằm giảm tuổi 4-5

% bệnh vỡ đốt

% tằm giảm tuổi 4-5

% bệnh vỡ đốt

% tằm giảm tuổi 4-5

% bệnh vỡ đốt

% tằm giảm tuổi 4-5

% bệnh

vỡ đốt

CT1 4,8 2,7 3,3 2,3 2,7 1,5 4,0 1,4 3,1 2,8 CT2 18,4 14,9 14,5 12,7 9,2 8,3 4,4 3,3 9,2 8,5 CT3 30,0 25,7 16,3 15,8 13,4 11,4 4,3 3,7 35,7 15,0 CT4 40,0 36,0 32,7 29,9 18,33 16,3 34,7 32,5 78,7 75,8

LSD0,05 1,62 1,65 1,89 1,81 0,10 0,13 0,10 0,97 1,53 1,46 CV% 3,70 4,40 6,60 6,40 0,50 0,80 0,50 0,50 2,60 3,0

Ở các công thức thí nghiệm 2; 3 và 4 sau khi cho tằm ăn lá dâu có phun dung dịch NaF, đều có biểu hiện triệu chứng là tằm phát dục không đều như con ngủ sớm, ngủ muộn hoặc con tằm to nhỏ. Những con tằm nhỏ hoặc ngủ muộn là những con bị bệnh nặng. Các con tằm này trên mình dần có chấm đen nhỏ, các chấm đen sau lan rộng ra tạo thành vòng đen như con

255

tằm khoang. Sau đó da ở các chấm đen hoặc vòng đen vỡ ra làm cho tằm bị chết. Vì vậy tỷ lệ tằm giảm ở tuổi 4-5 và tỷ lệ tằm bị bệnh vỡ đốt ở các công thức 2; 3; 4 của các giống tằm đều cao hơn so với công thức 1 (đối chứng).

So sánh giữa công thức 2 và 3 có cùng điều kiện là đều phun NaF, nhưng ở công thức 3 cho tằm ăn lá dâu không đúng tuổi nên tỷ lệ phát sinh bệnh vỡ đốt đều cao hơn. Kết quả này chứng tỏ chất lượng lá dâu đã có ảnh hưởng làm tăng hoặc giảm tỷ lệ bệnh vỡ đốt ở tằm, phù hợp với kết luận của Sudo và cộng sự [3].

Đáng chú ý nhất ở công thức 4, sau khi lá dâu đã nhiễm độc tố Flo, chúng tôi cho phun dung dịch phân qua lá “Lá dâu xanh” là loại phân bón phun qua lá để nâng cao chất lượng thức ăn cho con tằm đã được Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm cho phép sử dụng. Kết quả cho tằm ăn lá dâu này, tất cả các chỉ tiêu tằm giảm và tằm bị bệnh vỡ đốt ở các giống tằm đều cao hơn rất nhiều so với các công thức thí nghiệm còn lại. Có thể nguyên nhân là dung dịch phân “Lá dâu xanh” và dung dịch HF (do NaF kết hợp với H2O tạo ra) đều có tính axít, làm cho nồng độ HF tăng cao, vì thế mức độ nhiễm độc càng tăng.

Trong hai giống tằm nguyên ĐSK và BMC, tỷ lệ tằm giảm tuổi 4-5 và tỷ lệ tằm bệnh vỡ đốt ở giống ĐSK luôn cao hơn. Trong khi đó ở giống tằm BMC thì các chỉ tiêu này rất thấp và không có sự chênh lệch nhiều giữa công thức 2 và 3.

Bảng 2a. Năng suất kén của các công thức thí nghiệm

Công thức

Giống ĐV x TQ Giống ĐTm x TQ Giống BMC x TQ

% kết kén

Năng suất kén/300 tằm

tuổi 4 % kết kén

Năng suất kén/300 tằm

tuổi 4 % kết kén

Năng suất kén/300 tằm

tuổi 4

Gr. %

So đối chứng

Gr. %

So đối chứng

Gr. %

So đối chứng

CT1 91,8 418,9 100 94,3 430,9 100 93,5 433,1 100 CT2 78,6 335,0 80 80,3 352,5 82 89,9 412,0 95 CT3 55,8 225,0 54 79,8 325,0 75 87,0 340,0 79 CT4 48,8 200,0 48 57,3 245,0 57 77,6 332,5 77

LSD0,05 2,12 7,48 2,42 10,64 1,04 1,34 CV% 1.60 1,30 1,70 1,70 0,60 0,20

Bảng 2b. Năng suất kén của các công thức thí nghiệm

Công thức

Giống BMC Giống ĐSK

% kết kén

Năng suất kén/ 300 tằm tuổi 4 %

kết kén

Năng suất kén /300 tằm tuổi 4

Gr. % so

đối chứng Gr.

% so đối chứng

CT1 94,3 297,5 100 91,8 256,7 100 CT2 93,3 297,2 100 64,3 155,1 60 CT3 92,0 294, 1 99 40,8 115,3 45 CT4 46,1 145,0 49 6,5 27,5 10

LSD0,05 0,58 1,01 1,20 7,39 CV% 0,40 0,20 1,30 2,80

256

Sự biến động về năng suất kén giữa các công thức thí nghiệm và giữa các giống tằm

49

100 100 100 100 100

80 8295 100

6054

7579

99

454857

77

10

0

20

40

60

80

100

120

ĐVx TQ ĐTm x TQ BMC x TQ BMC ĐSK

Giống tằm

% n

ăng

su

CT1

CT2

CT3

CT4

Biểu đồ 1. Sự biến động về năng suất kén giữa các công thức thí nghiệm

và giữa các giống tằm Ghi chú: CT1: Lá dâu đúng tuổi (Đối chứng) CT2: Lá dâu đúng tuổi + NaF CT3: Lá dâu không đúng tuổi + NaF CT4: Lá dâu đúng tuổi + NaF + “Lá dâu xanh” Trừ giống BMC ra ở các giống tằm còn lại đều có kết quả chung là tỷ lệ tằm kết kén so

với tằm tuổi 4 và năng suất kén thu được ở công thức 2; 3; 4 đều thấp hơn so với công thức đối chứng, đặc biệt ở công thức 4 là thấp nhất (Biểu đồ 1). Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do chất lượng lá dâu kém đã làm tăng tỷ lệ tằm bị bệnh vỡ đốt từ đó làm giảm tỷ lệ tằm kết kén. Trong 3 giống tằm lai F1 kén vàng, giống BMC x TQ đều có các chỉ tiêu tỷ lệ tằm kết kén, năng suất cao hơn và tỷ lệ bệnh vỡ đốt thấp hơn. Đối với giống BMC, cũng giống như sự biến động ở tỷ lệ tằm vỡ đốt, ngoài công thức 4 ra thì năng suất kén giữa công thức 2 và 3 so với công thức đối chứng không chênh lệch nhau. Tổng hợp kết quả ở trên cho thấy giống tằm BMC có đặc tính đề kháng tốt với độc tố Flo và không mẫn cảm với mức độ thành thục hay không thành thục của lá dâu cho các tuổi tằm. Đặc tính kháng Flo của giống tằm này có di truyền vào trong cặp lai F1. Vì vậy ở những vùng sản xuất bị ảnh hưởng của khí thải Flo nên sử dụng các giống tằm lai F1 có sự tham gia của giống BMC. Trong lai tạo chọn lọc giống tằm cho vùng có ô nhiễm khí thải nên sử dụng giống tằm này làm nguyên liệu khởi đầu.

Bảng 3. Kết quả nhân giống ở các công thức thí nghiệm Công thức

Giống BMC Giống ĐSK

Sức sống tằm

nhộng (%)

Số ngài cái/300 tằm tuổi 4 (con)

Sổ trứng đạt tiêu chuẩn/300 tằm tuổi

4 Sức sống

tằm nhộng (%)

Số ngài cái/300 tằm tuổi 4 (con)

Sổ trứng đạt tiêu chuẩn/300 tằm tuổi

4

Ổ % so đối chứng Ổ % so đối

chứng CT1 88,0 123,0 94,8 100 87,3 130,5 98,2 100 CT2 86,7 115,5 82,9 87 57,9 63,5 28,5 29 CT3 85,4 108,3 70,4 74 31,4 47,3 2,9 3 CT4 34,8 44,0 17,3 18 3,6 9,0 1,5 1,5

LSD0,05 1,18 0,33 CV% 0,90 0,50

257

Mục đích của việc nuôi tằm để lấy kén ươm tơ thì năng suất và phẩm chất kén là sản phẩm cuối cùng của người sản xuất. Nhưng với việc nuôi tằm giống nguyên mục tiêu cuối cùng là năng suất và chất lượng trứng giống.

Trong cùng một điều kiện nuôi tằm như nhau, sức sống tằm nhộng có ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất và chất lượng trứng giống. Chỉ tiêu sức sống tằm nhộng lại phụ thuộc vào đặc tính giống tằm và điều kiện ngoại cảnh.

Chỉ tiêu sức sống tằm nhộng, số lượng con ngài cái và số ổ trứng đạt tiêu chuẩn nhân giống của công thức 2; 3 và 4 của cả hai giống tằm thí nghiệm đều thấp hơn so với công thức 1. Dẫn liệu này chứng tỏ rằng bệnh vỡ đốt không chỉ ảnh hưởng ở thời kỳ tằm mà còn kéo dài đến cả thời kỳ nhộng và ngài. Ở công thức 4 có số ổ trứng thu được là thấp nhất chỉ bằng 1,5%-18% so với công thức đối chứng, tiếp đến là công thức 3. Giống BMC vẫn duy trì kéo dài đặc tính kháng Flo đến giai đoạn nhộng và ngài, cho nên các chỉ tiêu trên đều có giá trị cao nhất.

Giải thích về ảnh hưởng của độc tố Flo đối với con tằm, Yang Da-Zheng [2] cho rằng khi con tằm ăn lá dâu có nhiễm Flo thì chất Flo sẽ vào trong cơ thể con tằm rồi chuyển đến tế bào da và phá vỡ các tế bào da. Vì vậy con tằm bị nhiễm độc tố Flo thường bị vỡ da. Còn Lu Shan-Lin [4] đã thông báo khi con tằm nhiễm độc tố Flo cơ quan ty thể, lạp thể, màng lưới nội chất ở tế bào phôi bị biến dạng.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

- Cho tằm ăn lá dâu phun NaF và phân bón lá “Lá dâu xanh’’, tỷ lệ tằm giảm tuổi 4-5 tăng từ 18,33- 78,66% và bệnh vỡ đốt tằm tăng từ 16,33- 75,83% ở 5 giống tằm nghiên cứu.

- Cho tằm ăn lá dâu phun NaF có độ thành thục không phù hợp với tuổi tằm thì tỷ lệ tằm bị bệnh vỡ đốt sẽ tăng lên, làm cho năng suất kén giảm từ 7-26% và năng suất ổ trứng giảm từ 13-26%

- Giống tằm đa hệ BMC có tính kháng mạnh đối với lá dâu phun NaF và thích ứng rộng với độ thành thục của lá. Đặc tính này được di truyền ở trong cặp lai F1 2. Đề nghị

- Khi lá dâu bị nhiễm độc tố Flo cần phải chú ý cho tằm ăn lá dâu có độ thành thục đúng với tuổi tằm.

- Ở vùng nuôi tằm bị ảnh hưởng của khí thải Flo, không nên sử dụng phân bón qua lá “Lá dâu xanh’’ phun vào lá dâu cho tằm ăn

- Nên sử dụn g giống tằm BMC làm nguyên liệu khởi đầu cho lai tạo giống tằm mới hoặc phối hợp trong cặp lai F1 để sử dụng cho vùng sản xuất dâu tằm có ảnh hưởng của khí thải Flo

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ha Van Phuc and Nguyen Thi Dam (1998). Risistance ablity of some multivoltine silkworm races against Fluorine toxicant (F), Sericologia, 38(1), Lamulatie France.

2. Yang Da-Zheng (1987). Silkworm toxicosis caused by industrial waste gases, China Agricultural Encyclopedia, Beifing Agricultural publisher.

3. Sudo, M. Sho.Y and Okafima.T (1981). The relation between the leaf quality at different leaf order and silkworm growth and cocoon quality, Jour.Seri. Sci, Japan, 50(4).

4. Lu Shan-Lin, Matsumoto (1995). Primary report on the saperoxide dismutase in lanval blood of Bombyxmori, canye kexue acta sericologia sinica Vol 21No 2, the Chinese society for sericultural science. Người phản biện: PGS.TS. Trịnh Khắc Quang

258

BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ ADN CỦA MỘT SỐ CHỦNG VIRUS GÂY BỆNH TẰM BỦNG Ở VIỆT NAM

Nguyễn Thuý Hạnh, Liujiping

SUMMARY THE STUDY PRELIMINARY DETERMINED ADN’S ORDER OF SOME VIRUS STRAINS CAUSE FOR BOMBYX MORI NUCLEAR POLYHEDRON DISEASES

The curent study introduces methods of colection, and determination of ADN structure of NPV virus (Nuclear Polyhedrosis Virus) and ArNPV virus (Attacus ricini Nuclear Polyhedrosis Virus) in sericulture. Virus samples collected from Quang Dong in China, Lam Dong and Ha Noi in Vietnam. Results from PCR analysis and structure analysis (using a software) showed the difference of nucleic acid concentration in ADN of virus. Based on these results, producers can detemine source of virus as well as have a better plan for prevention and treatment to silkworm virus diseases.

Keywords: Silkworm (Bombyx mori), Attacus ricini, BmNPV, Gene polh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tằm bủng còn gọi là bệnh virus nhân đa diện (Bombyx mori nuclear polyhedrosis)

là 1 loại bệnh thường gặp trong quá trình nuôi tằm. Đây là 1 loại bệnh truyền nhiễm. Nguyên nhân là do virus NPV (nuclear polyhedrosis virus) gây nên, virus này kí sinh ở trong tế bào máu và các tổ chức nhân tế bào và hình thành đa giác thể (nên gọi là virus đa giác thể). Đây là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, ở những nơi có điều kiện nuôi tằm không tốt, bệnh bủng bùng phát mạnh gây tổn thất nghiêm trọng đối với các hộ nuôi tằm.

Trên thế giới đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống và phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học để tách chiết phân lập virus, đã tìm ra nguyên nhân, nguồn gốc, phân lập các chủng loại virus gây bệnh và từ đó đã có được nhữ ng biện pháp, định hướng phòng trừ bệnh tằm bủng để hạn chế tổn thất. Ở Việt nam, công tác nghiên cứu bệnh hại tằm nói chung và bệnh tằm bủng nói riêng còn rất ít, hiện nay mới bắt đầu. Nhận thây ý nghĩa quan trọng của nghiên cứu bệnh tằm, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Bước đầu xác định trình tự ADN của 1 số chủng virus gây bệnh tằm bủng ở Việt Nam”. Đề tài này được thực tại trường Đại học Nông nghiệp Hoa Nam, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc xác định nguồn gốc của các chủng virus hại tằm, thông qua việc xác định nguồn gốc có thể thăm dò tìm ra định hướng và giải pháp phòng trừ bệnh bủng hại tằm hạn chế tổn thất.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu

- Virus đa giác thể gây bệnh hại tằm dâu (gọi tắt là BmNPV) được thu thập tại Quảng Đông, Hà Nội, Lâm Đồng (ký hiệu lần lượt là BMNPV -Gd; BmNPV-Hn; BmNPV-Lđ) và virus đa giác thể gây hại trên tằm thầu dầu (gọi tắt là ArNPV-Hn).

- Giống tằm tứ nguyên: 932.Phù Dung x 7532.Tương Huy do Trung tâm chuyển giao giống tằm Quảng Đông cung cấp.

- Thiết bị và hoá chất chủ yếu: Agarose, EDTA, Marker 200bp, Protein K (PK), loading Buffer, Taq DNA Polymerase, dNTPs, phenol, Chlorofom (do công ty trách nhiệm hữu hạn Tiangen sản xuất), nước cất, cồn, máy PCR PE Applied Biosystem 9700 do Mỹ sản xuất, hệ thống chụp ảnh UVP (sản xuất tại Anh).

259

2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Nuôi cấy virus đa giác thể

Mỗi chủng virus lấy 25ml dung dịch huyền phù BmNPV, nồng độ pha loãng là 106tế bào/ml cho vào cốc thuỷ tinh. Cắt lá dâu thành những miếng nhỏ có kích thước 2 x 2cm, sau đó tiến hành ngâm lá dâu đã cắt vào dung dịch huyền phù BmNPV (thấm đều 2 mặt của lá dâu). Dùng đũa đảo đều cho lá dâu thấm đều dung dịch huyền phù BmNPV, sau đó tiến hành cho tằm tuổi 4 ăn. Sau 6 giờ, tiến hành quan sát cách ăn dâu. Mỗi ngày theo dõi quan sát tình hình phát sinh của bệnh. 2.2. Thu thập và phân lập virus BmNPV

Thu thập tằm bệnh theo từng chủng virus. Dùng dao cắt chân đuôi để cho dung dịch máu có màu trắng sữa chảy vào trong bình tam giác nhỏ. Bịt kín miệng bình tam giác, bảo quản ở 4oC.

Lấy 13ml dung dịch màu trắng sữa cho vào ống li tâm 1,5ml, điều chỉnh cân bằng và tiến hành ly tâm 2500-3000 vòng/1 phút, ly tâm 20 phút. Đổ bỏ phần nước ở phía trên. Phần kết tủa cho thêm 13ml nước cất, lắc đều và tiếp tục ly tâm 2-3 lần. Đổ bỏ phần nước phía trên, có thể quan sát thấy kết tủa phân thành 3 tầng, tầng trên cùng có màu vàng nhạt, tầng gữa có màu trắng sữa, tầng cuối cùng có màu đen. Thêm 2-3ml nước vô trùng, nhẹ nhàng đổ bỏ phần dịch màu vàng. Tiếp tục thêm 2 -3ml nước vô trùng, cẩn thận hút lấy 10ml phần dịch có màu trắng sữa chuyển sang ống ly tâm 1,5ml mới. Bảo quản ở 4oC. 2.3. Phương pháp tách chiết ADN tổng số của virus đa giác thể BmNPV và ArNPV

Sau khi pha loãng, tiến hành ly tâm 5000 vòng/1 phút, ly tâm 10 phút. Đổ bỏ phần nước phía trên, thêm 1ml dung dịch đệm (bao gồm: 10 nmol/l Tris -Cl, 1 mol/l EDTA, 0,5% SDS), dùng pipet nhẹ nhàng khuấy đều, thêm 400 -500µg/ml protein K, lắc nhẹ. Sau đó cho vào nồi nước 50oC từ 2-5 giờ. Sau đó, tiếp tục cho thêm 500ml Phenol:Chlorofom: Isoamyl Alcohol (25:24:1) vào lắc đều, ly tâm 12000 vòng/1 phút, ly tâm 10 phút. Dùng pipet nhẹ nhàng hút chuyển phần nước sang 1 ống li tâm mới, tiếp tục thêm 500ml Phenol:Chlorofom: Isoamyl Alcohol (25:24:1) vào, ly tâm 12000 vòng/1 phút, ly tâm 10 phút. Lại dùng pipet hút lấy phần nước ở trên sang ống li tâm mới. Thêm ethanol đến thể tích 1.5ml, bảo quản ở -20oC trong 2 giờ để hình thành kết tủa. Tiếp tục ly tâm 12000 vòng/1 phút, ly tâm 5 phút, đổ bỏ phần nước ở phía trên, phần kết tủa ở phía dưới lầ ADN. Dùng 1ml cồn 70o để rửa kết tủa. Sau đó hong khô để cồn bay hơi hoàn toàn. Cho 20µl TE (10 mmol/L Tris-Cl, 1 mmol/L EDTA) pH 8 vào hoà tan kết tủa và bảo quản ở -20oC. 2.4. Chạy PCR kiểm tra các đoạn ADN

Sử dụng cặp mồi Phy 35/Phy 36 có nguồn gốc từ gen polh của virus BmNPV. Phy35: 5’- ACYTAYGTGTACGACAACAAATAYTACAAA-3’(30bp) Phy36:5’-GGYGCGTCKGGYGCAAAYTCYTTWACYTTRAA-3’ (32bp) Tm = 50oC (Chú ý: Y là T hoặc C; R là A hoặc G; K là T hoặc G; W là A hoặc T; S là G hoặc C; M

là A hoặc C) Cặp mồi này do Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật vi sinh vật Anh Xuân-Thượng

Hải thiết kế, được dùng trong chu trình PCR khuyếch đại gen của ADN virus đa giác thể hại tằm.

Điều kiện để phản ứng PCR xảy ra như sau: 10xPCR Buffer 5 µl dNTP Mixture 4 µl Mồi trên 1 µl Mồi dưới 1 µl

260

DNA 1,5 µl Enzim Taq (2.5 U/µl) 0,25 µl dd H2O 37,25 µl Bước 1: khởi đầu 94oC 5 min; bước 2: biến tính 94oC 45s; bước 3: gắn mồi 50 oC 45s;

bước 4: kéo dài 72oC 1 min (các bước từ 2-4 được lặp lại 42 vòng tuần hoàn); bước 5: kéo dài ở 72oC trong 10 phút; bước 6: giữ hỗn hợp ở 4oC. 2.5. Xác định trình tự đoạn ADN đặc hiệu của các chủng virus

Sử dụng NCBI BLAST để xác định trình tự đoạn ADN đặc hiệu đã thu được của các chủng virus.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Kết quả tách chiết ADN tổng số của các chủng virus BmNPV

Sau khi phân lập và xác định các chủng NPV theo phương pháp phân tích vi sinh vật đơn giản, từ kết quả tách chiết và thu nhận ADN tổng số tiến hành kiểm tra kết quả bằng việc khuyếch đại gen dựa trên ADN tổng số của các chủng virus. Sản phẩm ADN tổng số của 4 mẫu virus được kiểm tra bằng điện di trên gel agarose 1,2%, đệm TAE 1x và nhuộm Goldview. Kết quả cho thấy 4 mẫu bệnh tằm khi điện di đều thu được hình ảnh ADN tổng số. Trên ảnh điện di, hình ảnh ADN của các chủng virus đều có kích thước khoảng 600-700bp.

M. Macker phân tử lượng 2000 bp; 1-3.Sản phẩm ADN virus đa giác thể hại tằm dâu có nguồn gốc từ Quảng Đông, Hà Nôi, Lâm Đồng; 4.Sản phẩm ADN virus

đa giác thể hại tằm thầu dầu có nguồn gốc Hà Nội; 5. Đối chứng Hình 1. Sản phẩm PCR mồi Phy35/Phy36

của virus đa giác thể các vùng địa lý Kết quả phân tích PCR 4 mẫu ADN của 4 loại virus hại tằm dâu và tằm thầu dầu ở địa

điểm khác nhau thể hiện ở hình 1. 2. Kết quả phân tích hàm lượng acid Nucleic của các chủng BmNPV

Kết quả phân tích PCR của 4 mẫu virus với cặp mồi Phy 35/Phy 36 cho thấy 4 mẫu ADN của 4 loại virus đều xuất hiện băng phản ứng PCR được nhân lên. Các băng có kích thước tương tự nhau, kích thước khoảng 500-700bp. 4 mẫu ADN của các chủng virus đã được tiến hành phân tích xác định trình tự (kết quả thể hiện ở bảng 1). Bảng 1 còn cho thấy hàm lượng nucleotid trong đoạn ADN của 4 loại virus được nhân lên. Nhìn vào đó ta có thể thấy đoạn ADN các chủng virus khác nhau về cấu trúc và lượng A, T, G, C. Trong đó, 2 loài virus có nguồn gốc từ Hà Nội và Lâm Đồng giống nhau về kích thước và hàm lượng các acid nucleotid trong đoạn gen đã được nhân lên.

261

Bảng 1. Hàm lượng acid nucleotid của các loại virus thí nghiệm

Tên Virus A

(%) C

(%) G

(%) T

(%) A+T (%)

G+C (%)

Kích thước (bp)

BmNPV-Gđ 30,67 25,00 22,70 21,63 52,30 47,70 652 BmNPV-Hn 30,51 24,96 23,11 21,42 51,93 48,07 649 BmNPV-Lđ 30,51 24,96 23,,11 21,42 51,93 48,07 649 ArNPV-Hn 30,69 23,66 23,05 22,60 53,28 46,72 655

Nhìn vào bảng 1 có thể thấy đoạn ADN các chủng virus khác nhau về cấu trúc hàm lượng A, T, G, C. Trong đó, 2 loài virus có nguồn gốc từ Hà Nội và Lâm Đồng giống nhau về kích thước và hàm lượng các acid nucleotid trong đoạn gen đã được nhân lên. Hàm lượng A+T từ 51,93%-53,28%, hàm lượng G+C chỉ có 46,72% -48,07%. Từ hàm lượng 4 loại acid nucleotid cho thấy Adenin có hàm lượng cao nhất, chiếm khoảng 30%. Timin có hàm lượng tương đương khoảng 23-24%. Kết quả kiểm tra còn cho thấy đoạn ADN của virus đa giác thể hại tằm thầu dầu khác nhau rõ rệt về hàm lượng A, T, G, C. 3. Kết quả xác định trình tự ADN của các chủng BmNPV 3.1. Trình tự đoạn ADN đặc hiệu của chủng virus BmNPV có nguồn gốc từ Quảng Đông

ACTTTGGGGGCTGTCTTATCAAAAACGCCAAGCGCAAGAAGCACCTAGTCGAACATGAACAAGAGGAGAAGCAATGGGATCTTCTAGACAACTACATGGTTGCCGAAGATCCCTTTTTAGGACCGGGCAAAAACCAAAAACTTACCCTTTTTAAAGAAATTCGCAGTGTGAAACCCGATACCATGAAGTTAATCGTCAACTGGAGCGGCAAAGAGTTTTTGCGTGAAACTTGGACCCGTTTTGTTGAGGACAGCTTCCCCATTGTAAACGACCAAGAGGTGATGGACGTGTACCTCGTCGCCAACCTCAAACCCACACGCCCCAACAGGTGCTACAAGTTCCTCGCTCAACACGCTCTTAGGTGGGAAGAAGACTACGTGCCCCACGAAGTAATCAGAATTGTGGAGCCATCCTACGTGGGCATGAACAACGAATACAGAATTAGTCTGGCTAAAAAGGGCGGCGGCTGCCCAATCATGAACATCCACAGCGAGTACACCAACTCGTTCGAGTCGTTTGTGAACCGCGTCATATGGGAGAACTTCTACAAACCCATCGTTTACATCGGCACAGACTCTGCCGAAGAAGAGGAAATCCTAATTGAGGTTTCTCTCGTTTTCAAAGTAAAAGAATTTGCACCAGACGCACCACT 3.2. Trình tự đoạn ADN đặc hiệu của chủng virus BmNPV có nguồn gốc từ Hà Nội và Lâm Đồng

CTTGGGGGCTGTCTTATCAAACGCCAAGCGCAAGAAGCACCTAGTCGAACATGAACAAGAGGAGAAGCAATGGGATCTTCTAGACAACTACATGGTTGCCGAAGATCCCTTTTTAGGACCGGGCAAAAACCAAAAACTTACCCTTTTTAAAGAAATTCGCAGTGTGAAACCCGATACCATGAAGTTAATCGTCAACTGGAGCGGCAAAGAGTTTTTGCGTGAAACTTGGACCCGTTTTGTTGAGGACAGCTTCCCCATTGTAAACGACCAAGAGGTGATGGACGTGTACCTCGTCGCCAACCTCAAACCCACACGCCCCAACAGGTGCTACAAGTTCCTCGCTCAACACGCTCTTAGGTGGGAAGAAGACTACGTGCCCCACGAAGTAATCAGAATTGTGGAGCCATCCTACGTGGGCATGAACAACGAATACAGAATTAGTCTGGCTAAAAAGGGCGGCGGCTGCCCAATCATGAACATCCACAGCGAGTACACCAACTCGTTCGAGTCGTTTGTGAACCGCGTCATATGGGAGAACTTCTACAAACCCATCGTTTACATCGGCACAGACTCTGCCGAAGAAGAGGAAATCCTAATTGAGGTTTCTCTCGTTTTCAAAGTAAAAGAATTTGCACAGGGACGCCACCAA 3.3. Trình tự đoạn ADN đặc hiệu của chủng virus ArNPV có nguồn gốc từ Hà Nội

GGATTTGTTCTGGCGGTATCACGACTTTCGCGACGCAGACCACAGCCACTAGTCGAACATGAACAAGAGGAGAAGCAATGGGATCTTCTAGACAACTACATGGTTGCCGAAGATCCCTTTTTAGGACCGGGCAAAAACCAAAAACTTACCCTTTTTAAAGAAATTCGCAGTGTGAAACCCGATACCATGAAGTTAATCGTCAACTGGAGCGGCAAAGAGTTTTTGCGTGAAACTTGGACCCGTTTTGTTGAGGACAGCTTCCCCATTGTAAACGACCAAGAGGTGATGGACGTGTACCTCGTCGCCAACCTCAAACCCACACGCCCCAAC

262

AGGTGCTACAAGTTCCTCGCTCAACACGCTCTTAGGTGGGAAGAAGACTACGTGCCCCACGAAGTAATCAGAATTGTGGAGCCATCCTACGTGGGCATGAACAACGAATACAGAATTAGTCTGGCTAAAAAGGGCGGCGGCTGCCCAATCATGAACATCCACAGCGAGTACACCAACTCGTTCGAGTCGTTTGTGAACCGCGTCATATGGGAGAACTTCTACAAACCCATCGTTTACATCGGCACAGACTCTGCCGAAGAAGAGGAAATCCTAATTGAGGTTTCTCTCGTTTTCAAAGTAAAAGAATTTGCACCGAACGCCACCA

Từ kết quả xác định trình tự ADN của 4 chủng virus cho thấy virus gây bệnh bủng tằm dâu (BmNPV) và tằm thầu dầu (ArNPV) có trình tự ADN khác nhau. N goài ra còn thấy 2 chủng BmNPV có nguồn gốc từ Hà Nội và Lâm Đồng giống nhau về trình tự ADN và khác chủng BmNPV có nguồn gốc Quảng Đông.

IV. KẾT LUẬN Từ kết quả tách chiết ADN sau khi thu thập các mẫu tằm bủng tại 1 số địa phương,

thông qua phương pháp xác định trình tự đã xác định được trình tự các đoạn ADN của các chủng virus hại tằm. Kết quả còn cho thấy virus gây bệnh bủng tằm dâu và tằm thầu dầu có trình tự ADN khác nhau, đồng nghĩa với việc 2 chủng virus này có nguồn gốc khởi thuỷ khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Huy Trí (2004). Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm ở tằm dâu Bombyx Mori Line và biện pháp phòng chống chúng ở vùng đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, trang 250-254, 68.39.43

2. Nguyễn Huy trí (1998). Bệnh và ký sinh trùng tằm dâu. Nhà xuất bản Giáo dục trang 37-53 Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Viết

263

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỞ LỬA ĐỐI VỚI TẰM DÂU Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Phạm Thị Phương

SUMMARY STUDY ON TECHNOLOGY OF MAINTENANCE TEMPERATURE AND

HUMIDITY FOR MULBERRY SILKWORM IN RED RIVER DELTA Reared silkworm is very popular in Red River Delta of Vietnam. The results showed

that, after silkworm in mountage, maintenance temperature and humidity of rearing house by brazier. Consequently, we get in good quality of cocoon in three seasons and the most outstanding is cocoon in Spring season. The reelability ratio is higher 24.78%, renditta lower 6.71% than the control experiment.

Keywords: silkworm, cocoon, mountage, temperature , humidity, brazier

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới đặc biệt trong điều kiện vụ xuân và vụ hè, kén tằm nuôi ở

vùng đồng bằng Sông Hồng thường khó lên tơ, khó lấy mối. Mặc dù kén dày, chiều dài tơ đơn khoảng 800 - 1000 m nhưng khi ươm sợi tơ vẫn bị đứt. Hiện tượng này gọi là kén tan hay là kén có tỷ lệ lên tơ thấp làm giảm năng suất ươm, chất lượng tơ giảm, tiêu hao nguyên liệu tăng. Tỷ lệ lên tơ thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giống tằm, điều kiện chăn nuôi, kỹ thuật chế biến…. và một yếu tố đặc biệt quan trọng là nhiệt và ẩm độ môi trường khi tằm lên né. Vì vậy việc nghiên cứu tìm ra phương pháp “trở lửa kén ươm” phù hợp với điều kiện sản xuất là hết sực cần thiết.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu

- Giống tằm lưỡng hệ kén trắng 1862; Giống tằm kén vàng (ĐSK x TM) x TQ - Vật liệu: Than tổ ong; vôi + sỉ than; quạt

2. Phương pháp nghiên cứu *Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 4 công thức, nhắc lại 3 lần. - Công thức 1: Trở lửa bằng than đốt tăng nhiệt: Bố trí phòng trở lửa có diện tí ch

khoảng 10 - 20m2, sắp xếp các xà treo né sao cho khi treo né đầu dưới của né cách nền nhà khoảng 50 - 80 cm, cho bếp than vào đốt và điều chỉnh nhiệt ẩm độ theo các vụ sau:

Vụ xuân, thu: Nhiệt độ trung bình khoảng 24 - 300 C và ẩm độ khoảng 65 - 70%. Vụ hè: : Nhiệt độ trung bình khoảng 28 - 320 C và ẩm độ khoảng 70 - 80%. (Trong điều kiện này tằm nhả tơ không bị dính bếp, tỷ lệ lên tơ sẽ tăng cao) - Công thức 2: Trở lửa bằng vôi + sỉ than: Rải đều vôi + sỉ than trên nền nhà với độ dày

từ 0,5 - 1 cm, rồi sắp xếp các sà treo né sao cho khi treo né đầu dưới của né cách nền nhà khoảng 20 - 30cm.

- Công thức 3: Trở lửa bằng quạt: Sắp xếp các sà treo né sao cho khi treo né đầu dưới của né cách nền nhà khoảng 20 - 30 cm, né được sắp xếp theo hình vòng cung, các né cách nhau khoảng 20 - 30cm, đặt một quạt cây hướng về các né và cho quạt quay nhẹ (quạt có tác dụng làm khô nước tiểu tằm bài tiết xuống nền nhà, làm thông không khí và đẩy các né đung đưa đảo nhẹ)

- Công thức 4 : Đối chứng (không trở lửa) Xử lý số liệu sử dụng chương trình IRRSTAT.

264

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Bảng 1. Kết quả thí nghiệm trở lửa vụ tằm xuân Hà nội, 14 -18/ 4/ 2008

(Giống tằm lưỡng hệ 1862)

Công thức Tỷ lệ

lên tơ (%) Tăng so

đối chứng Tiêu hao nguyên

liệu (kg) Giảm %

so đối chứng Than 83,51 24,78 6,39 6,71 Quạt 69,47 10,74 6,84 0,10

Vôi + sỉ than 70,27 11,54 6,46 5,69 LSD0,05 9,38 0,44 CV(%) 6,50 3,30 Từ số liệu bảng 1 thấy rằng: Trở lửa ở 2 công thức dùng than đốt để tăng nhiệt và dùng

vôi + sỉ than các chỉ tiêu công nghệ tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ lên tơ 70,27 - 83,51% (tăng 11,54 - 24,78%), tiêu hao nguyên liệu 6,39 - 6.84kg giảm 0,10 - 6,71% so với đối chứng

Do đặc điểm của vụ xuân có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao nên trở lửa bằng than cho kén có chất lượng tốt: Tỷ lệ lên tơ tăng 24,78%, tiêu hao nguyên liệu giảm 6,71% so đối chứng.

Tuy nhiên do điều kiện thời tiết của vụ xuân có nhiều biến động nên có thể lựa chọn dùng các công thức trở lửa khác nhau trong các điều kiện khác nhau

Dùng công thức quạt để trở lửa các chỉ tiêu công nghệ cũng có sự khác biệt so với đối chứng. Tuy nhiên qua quan sát giữa các vụ trong các năm kết quả của công thức này chưa ổn định

Ảnh hưởng các công thức trở lửa đến tỷ lệ lên tơ

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

THAN QUẠT VÔI +SỈ Đ/C

Công thức

T ỷ lệ

lên

tơ (%

0

Series1

Bảng 2 Kết quả thí nghiệm trở lửa vụ tằm hè

(Hà nội, 22 -27/6/2008, giống tằm đa hệ (ĐSK x TM) x TQ)

Công thức Tỷ lệ lên tơ (%)

Tăng so đối chứng

Tiêu hao nguyên liệu (kg)

Giảm so đối chứng (%)

Than 73,56 15,32 8,47 8,13 Quạt 61,22 2,98 8,54 7,30

Vôi + sỉ than 58,94 0,70 8,50 7,80 LSD0,05 7,78 0,71 CV(%) 6,20 4,00 Từ kết quả bảng 2 cho thấy: Các chỉ tiêu công nghệ kén đều tốt khi có trở lửa, tỷ lệ lên

tơ đạt 58,94 - 73,56 % (tăng 0,70 -15,32 %); tiêu hao nguyên liệu kén 8,47 - 8,54 kg (giảm 7,80 - 8,13%) so đối chứng

265

Trong 3 công thức trở lửa thì dùng than đốt tăng nhiệt cho các chỉ tiêu chất lượng kén tốt nhất , tỷ lệ lên tơ tăng 15,31%, tiêu hao nguyên liệu giảm 8,13% so đối chứng.

Bảng 3. Kết quả thí nghiệm trở lửa vụ tằm thu (Hà Nội, 15 - 20/10/2008 (giống tằm lưỡng hệ 1862)

Công thức Tỷ lệ lên tơ (%)

Tăng so đối chứng

Tiêu hao nguyên liệu (kg)

Giảm so đối chứng (%)

Than 81,22 22,70 6,59 10,58 Quạt 64,63 6,11 6,98 5,29

Vôi + sỉ than 64,14 5,62 6,91 6,24 LSD0,05 4,38 0,15 CV(%) 3,60 1,10

Vụ thu do điều kiện thời tiết có nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp nên quá trình trở lửa rất thuận lợi. Số liệu bảng 3 cho thấy trở lửa bằng cả 3 công thức đều cho các chỉ tiêu công nghệ tơ cao hơn đối chứng. Tỷ lệ lên tơ tăng 5,62 - 22,70%; tiêu hao nguyên liệu giảm 5,29 - 10,58%.

Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy việc trở lửa khi tằm lên né làm tăng tỷ lệ lên tơ của kén ở cả 3 vụ xuân, hè, thu. Công thức trở lửa tốt nhất là dùng bếp than đốt tăng nhiệt.

Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của việc trở lửa bằng đốt than tăng nhiệt ở vụ vuân 2008 (tính cho 600 kg kén)

TT Chi phí trở lửa Khối lượng tơ thu được (kg) Tiền tơ thu được lớn

hơn so Đ/c (đồng) Có trở lửa Đ/C Tăng so Đ/c 1 Than, dụng cụ: 200.000 đ 93,89 87,59 6,30 2.583.000 2 Công lao động: 300.000 đ Tổng chi phí: 500.000 đ 2.583.000

Ghi chú: Công lao động 50.000 đ/ngày; giá tơ 410.000 đ/kg Từ bảng 4 cho thấy áp dụng kỹ thuật trở lửa bằng than tăng nhiệt cho hiệu quả kinh tế

cao hơn so với đối chứng. Chi phí trở lửa cho 600 kg kén chỉ có 500.000 đồng nhưng đổi lại khối lượng tơ thu được hơn 6,30 kg tương đương với 2.583.000 đồng. Như vậy một đồng vốn bỏ ra để trở lửa sẽ cho kết quả gấp 7,38 lần.

IV. KẾT LUẬN Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy việc trở lửa khi tằm lên né làm tăng tỷ lệ lên tơ của

kén ở cả 3 vụ xuân, hè, thu, điển hình là vụ xuân tỷ lệ lên tơ tăng 24,78%, tiêu hao nguyên liệu giảm 6,71% so với đối chứng. Công thức trở lửa tốt nhất là dùng bếp than đốt tăng nhiệt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Vượng và Nguyễn Thị Đảm (2004). Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài độc lập cấp nhà nước năm 2004, tr 226 - 236

2. Tơ sống ươm máy. Tiêu chuẩn nhà nước TCVN 2366 -78, năm 1980, tr 3 -31 3. Chuyên san ươm tơ. Nhà xuất bản nông nghiệp, năm 1990, tr 20 -25 4. Kỹ thuật nuôi tằm dâu, Nhà xuất bản nông nghiệp, năm 1995, tr 123 - 128

Người phản biện. PGS.TS Nguyễn Văn Viết Tạp chí KH & CN Nông nghiệp Việt Nam số 2 năm 2009

266

PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN KÉN GIỐNG LƯỠNG HỆ TẰM DÂU

Phạm Thị Phương, Bùi Mạnh Thắng,

Lê Hồng Vân, Trần Thị Bích Vân

SUMMARY

PRESERVATION OF MULBERRY BIVOLTINE SEED COCOON METHODS Mulberry bivoltine silkworm is very popular in Vietnam. The results showed that, after

harvesting of cocoons from 1 day to 2 days they have to preserved seed cocoon on temperature 240C, so that pupation rate is higher and hibernaating eggs rate is lower than natural condition. Especially, no difference about economic index and biological index in next circlelife of silkworm between preservated in 240C and natural condition. In Hanoi, preservation of seed cocoon pupation rate is higher and hibernating eggs rate is lower in Summer season than Spring season and Autumn season.

Keywords: Bivoltine, seed cocoon, preservation, pupation rate, hibernating eggs

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những vấn đề đặt ra của thực tế sản xuất trứng giống tằm lưỡng hệ nội địa là

chất lượng trứng giống. Do đặc điểm của điều kiện ngoại cảnh nhất là nhiệt độ trong quá trình nhân giống tác động ảnh hưởng đến chất lượng trứng giống làm tỷ lệ nhộng sống giảm, tỷ lệ trứng không hưu miên tăng và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất trứng giống tằm. Xuất phát từ những yêu cầu trên việc tìm ra phương pháp bảo quản kén giống là có ý nghĩa trong nhân giống tằm,với mục đích nâng cao tỷ lệ nhộng sống, giảm tỷ lệ trứng tằm không không hưu miên và cuối cùng là làm tăng giá trị kinh tế. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi giới thiệu kết quả nghiên cứu một số yếu tố trong bảo quản kén giống lưỡng hệ tằm dâu ở vụ cuối xuân đầu hè

II. VẬT LIỆU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Vật liệu nghiên cứu

Vụ xuân gồm 6 giống tằm: (A1; A2; 810; L70A; C20; C21B) Vụ hè gồm 6 giống tằm: (A1; A2; 810; L70A; A18; A27) Vụ thu gồm 4 giống tằm: (A1; A2; A18; A27)

2. Phương pháp nghiên cứu * Bố trí thí nghiệm: Thí nghi ệm tiến hành ở 4 công thức so sánh ngẫu nhiên 3 lần nhắc lại +/Công thức 1: Bảo quản kén ngay sau khi thu kén. Tiến hành bỏ kén vào nong với độ

dày lớp kén từ 5 - 10cm sau đó đưa vào bảo quản ở nhiệt độ (240C 1), ẩm độ (80 - 85%) +/Công thức 2: Bảo quản kén sau 2 ngày thu kén. Tiến hành bỏ kén vào nong với độ

dày lớp kén từ 5 - 10cm sau đó đưa vào bảo ở nhiệt độ (240C 1), ẩm độ (80 - 85%) +/Công thức 3: Bảo quản kén trước 2 ngày ra ngài. Tiến hành bỏ kén vào nong với độ

dày lớp kén từ 5 - 10cm sau đó đưa vào bảo ở nhiệt độ (240C 1), ẩm độ (80 - 85%) +/Công thức 4: Đối chứng.Tiến hành bỏ kén vào nong với độ dày lớp kén từ 5 - 10cm

sau đó để bảo quản ở nhiệt độ thường * Chỉ tiêu theo dõi +/ Tỷ lệ nhộng sống +/ Tỷ lệ trứng không hưu miên +/ Tỷ lệ trứng nở

267

+/Sức sống tằm +/ Năng suất kén +/ Khối lượng toàn kén +/ Khối lượng vỏ kén +/ Tỷ lệ vỏ kén * Phương pháp xử lý số liệu: tính toán được áp dụng theo phương pháp chuẩn chuyên

ngành dâu tằm tơ đã xuất bản trên tạp chí “Tằm tơ” số đặc biệt 1983.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Bảng 1. Tỷ lệ nhộng sống ở các công thức bảo quản kén

(Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương) Năm Vụ CT1 CT2 CT3 CT4 (đ/c)

2003 Xuân Hè Thu

92,6 ± 3,1 85,5 ± 3,8 95,1 ± 2,6

92,3 ± 4,2 84,2 ± 1,9 93,9 ± 1,7

89,9 ± 2,5 81,2 ± 1,9 92,1 ± 2,0

89,8 ± 2,6 80,5 ± 1,9 91,8 ± 0,7

2004 Xuân Hè Thu

91,9 ± 3,2 87,1 ± 3,6 91,2 ± 2,8

91,6 ± 2,8 85,9 ± 3,0 90,8 ± 2,9

88,3 ± 2,9 82,4 ± 1,8 88,3 ± 1,9

87,6 ± 1,9 81,9 ± 2,7 86,8 ± 1,0

2005 Xuân Hè

92,5 ± 1,9 90,2 ± 1,5

91,7 ± 3,0 89,6 ± 1,9

89,9 ± 3,6 85,3 ± 2,5

89,1 ± 2,7 85,1 ± 1,8

2006 Xuân Hè

92,7 ± 3,0 84,4 ± 2,8

92,2 ± 1,9 82,9 ± 1,7

91,0 ± 4,1 80,7 ± 0,9

90,2 ± 2,6 79,3± 1,8

Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nhộng sống ở các công thức bảo quản cho thấy ở điều kiện khí hậu vùng Hà Nội vụ tằm xuân kén sau bảo quản có tỷ lệ nhộng sống là 87,6% (năm 2004) đến 92,2% (năm 2006), còn vụ tằm hè tỷ lệ nhộng sống là 79,3% (năm 2006) đến 85,1% (năm 2005); vụ thu tỷ lệ nhộng sống là 86,8% (năm 2004) đến 91,8% (năm 2003).

Như vậy trong điều kiện bảo quản kén tự nhiên, vụ xuân và vụ thu có tỷ lệ nhộng sống tương tự và cao hơn vụ hè

Trong cùng một vụ nuôi (vụ xuân hay vụ hè) các phương pháp bảo quản kén khác nhau tỷ lệ sống của nhộng cũng có khác nhau; Ở công thức 1 đưa kén vào bảo quản sau khi thu và công thức 2 để kén sau 2 ngày thu kén mới đưa vào bảo quản có tỷ lệ nhộng sống tương tự từ 91 - 92 % (ở vụ xuân) và 82 - 90% (ở vụ hè); Công thức 3 chỉ đưa vào bảo quản trước khi ra ngài 2 ngày và công thức 4 bảo quản ở điều kiện tự nhiên có tỷ lệ nhộng sống tương tự vụ xuân từ 87 - 91%. Vụ hè từ 79 - 85% . Như vậy để có tỷ lệ nhộng sống cao ở cả vụ xuân, hè và thu sau khi thu hoạch kén từ 1 đến 2 ngày phải đ ưa kén vào bảo quản ngay không nên để kéo dài, tỷ lệ nhộng sống trong bảo quản giảm đáng kể (bảng 1).

Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ trứng không hưu miên cho thấy: bảo quản kén theo phương pháp 4 để điều kiện tự nhiên tỷ lệ trứng không hưu miên ở vụ tằm xuân từ 0,0% (năm 2003) đến 3,62% (năm 2005); ở vụ thu tỷ lệ trứng không hưu miên từ 1,74% (năm 2004) đến 2,48% (năm 2003); còn ở vụ hè tỷ lệ trứng không hưu miên từ 5,25% (năm 2006) đến 31,66% (năm 2003);

268

Bảng 2. Tỷ lệ trứng không hưu miên ở các phương pháp bảo quản kén (Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương)

Năm Vụ CT1 CT2 CT3 CT4 (đ/c)

2003 Xuân Hè Thu

0,00 16,16 0,50

0,00 16,93 0,00

0,00 27,6 2,56

0,00 31,66 2,48

2004 Xuân Hè Thu

0,18 14,89 0,53

0,17 16,02 0,52

0,53 24,95 1,00

0,67 31,58 1,74

2005 Xuân Hè

1,71 2,26

1,93 2,39

3,13 6,68

3,62 7,79

2006 Xuân Hè

0,26 1,10

0,26 1,15

0,63 4,15

1,09 5,25

Nhìn chung 2 phương pháp bảo quản ở công thức 3 và công thức 4 tỷ lệ trứng không hưu miên cao so với 2 phương pháp bảo quản ở công thức 1 và công thức 2 (bảng 2)

0

5

10

15

20

25

30

35

xuân Hè Thu

2003200420052006

Bảng 3. Kết quả kiểm tra chất lượng trứng thông qua nuôi tằm - Vụ hè năm 2006

(Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương)

Giống Công thức Tỷ lệ

trứng nở (%)

Sức sống tằm (%)

Năng suất kén (gr)

Khối lượng toàn

kén (g)

Khối lượng vỏ kén (g)

Tỷ lệ vỏ kén (%)

A1 1 90,26 83,44 362 1,36 0,27 20,39 4 90,00 81,44 346 1,33 0,26 19,99

A2 1 92,67 84,22 323 1,20 0,25 20,74 4 91,53 82,77 318 1,21 0,25 20,57

810 1 92,44 83,44 384 1,56 0,32 20,45 4 91,13 83,44 386 1,56 0,32 20,45

L70A 1 90,43 82,99 371 1,51 0,27 18,02 4 91,21 80,00 366 1,49 0,28 18,79

A18 1 92,55 86,88 410 1,56 0,34 21,69 4 92,96 85,66 407 1,55 0,33 21,45

A27 1 93,10 83,00 397 1,59 0,31 19,45 4 91,16 83,55 394 1,59 0,31 19,49

269

Kết quả thí nghiệm với 2 công thức: Công thức 1 bảo quản kén ở nhiệt độ (240C 1), ẩm độ (80 - 85%) ngay sau khi thu kén và công thức 2 làm đối chứng bảo quản kén ở điều kiện tự nhiên được thể hiện trên bảng 3.

Qua kết quả nuôi tằm ở bảng 3 cho thấy các chỉ tiêu kinh tế và chỉ tiêu sinh học của công thức thí nghiệm và công thức đối chứng là tương đương nhau, không có sự chênh lệch đáng kể nào giữa các kết quả theo dõi thí nghiệm điều đó chứng tỏ kén giống bảo quản trong điều kiện thí nghiệm không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế và sinh học ở đời sau của tằm lưỡng hệ

IV. KẾT LUẬN - Vụ tằm xuân và vụ tằm thu có tỷ lệ nhộng sống và tỷ lệ trứng hưu miên trong bảo

quản kén cao hơn so với vụ tằm hè - Bảo quản kén ở nhiệt độ 240C ngay sau khi thu hoạch kén hoặc có thể kéo dài 1 đến 2

ngày thì tỷ lệ nhộng sống và tỷ lệ trứng không hưu miên thấp hơn so với để kén bảo quản trong điều kiện tự nhiên hoặc chỉ đưa vào bảo quản trước khi ra ngài

- Các giống bảo quản ở nhiệt độ 240 C không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế và sinh học ở đời sau đối với tằm lưỡng hệ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chuyên san tằm tơ số đặc biệt (1983). Nhà xuất bản nông nghiệp. 2. TS. Đặng Đình Đàn và cộng sự (1996). Tạo giống tằm lưỡng hệ xuân thu. 3. Kỹ thuật nuôi tằm dâu (1995). Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Người phản biện. PGS.TS Nguyễn Văn Viết Tạp chí KH & CN Nông nghiệp Việt Nam số năm 2014

270

BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO SẢN XUẤT DÂU TẰM TỈNH THÁI BÌNH

Lê Hồng Vân*, Trần Hữu Cường**

TÓM TẮT

Nghiên cứu này hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn phát triển sản xuất dâu tằm bền vững. Từ việc phân tích khái niệm, mục tiêu và nội dung nghiên cứu, bài viết tiến hành thảo luận về phương pháp đánh giá phát triển sản xuất dâu tằm bền vững. Qua xem xét tình hình phát triển sản xuất dâu tằm trong và ngoài nước, nghiên cứu khẳng định rằng với một vùng truyền thống như Thái Bình, sản xuất dâu tằm vẫn có triển vọng phát triển.Bài học kinh nghiệm được rút ra cho tỉnh Thái Bình là: đầu tư cơ sở hạ tầng; quản lý sản xuất cung ứng giống tốt kết hợp tổ chức nuôi tằm contập trung; tích cực chăm sóc;đổi mới công nghệ; nâng cao chất lượng lao động;nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh; xây dựng thị trường tiêu thụ thuận lợi, minh bạch vàphát huy vai trò của Nhà nước.

Từ khóa: Bài học kinh nghiệm, bền vững,dâu tằm, phát triển, sản xuất, Thái Bình

EXPERIENCES OFSUSTAINABLE DEVELOPMENT FOR SERI CULTURAL PRODUCTION IN THAI BINH PROVINCE

ABSTRACT This paper codifies theoretical and practical issues on sustainable development of

sericultural production. After discussing concepts, objectives and contents of sustainable development in sericultural production, the paper mentions methodology for evaluation. Based onanalysing development of sericultural production in some countries and Vietnam, this research showed prospects of sericulture development in Thai Binh, a traditional sericultural province. The paper also draws experiences learnt for Thai binh province, such as: Investing capital and infrastructure; Managing production of quality mulberry seed, silkworm egg, organizing young age silkworm raising; Taking care of sericulture; Innovating production technology; Enhancing the quality of sericultural labor forces; Improving the sericulturist’s awareness in environment as well as epidemic; Establishing favorable explicit market; and Bringing into play Government role.

Keywords: Development, experience, production, sericulture, sustainable, Thai Binh.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trồng dâu, nuôi tằm là một nghề truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Trải qua hàng nghìn

năm, nghề nuôi tằm có ý nghĩa xã hội rất sâu sắc và mang đậm tính nhân văn. Thái Bình là một tỉnh đồng bằng sông Hồng thuận lợi cho sản xuất dâutằm. Trước đây, dâu tằm Thái Bình rất phát triển. Thời gian gần đây đã diễn ra những biến động lớn: diện tích dâu từ năm 2005 đến nay đã giảm tới 68,4%, và đãcó 14.650 người từ bỏ sản xuất để chuyển đổi sang các hoạt động khác. Từ chỗ dâu tằm được trồng trên toàn bộ 7 huyện của tỉnh, nay chỉ còn 5 huyện và tiếp tục có nguy cơ biến mất ở nhiều huyện. Tuy là nghề truyền thống nhưng từ trước đến nay vẫn chưa một nghiên cứu nào dưới góc độ phát triển cũng như phát triển bền vững về sản xuất dâu tằm chưa. Vì vậy,nghiên cứu này không chỉ là yêu cầu cấp thiết từ sản xuất mà còn là yêu cầu về mặt lý luậnnhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nhiều địa phương khác. Câu hỏi đặt ra là: Sản xuất dâu tằm Thái Bình còn có thể phát triển được nữa không?Làm thế nào để sản xuất dâu tằm phát triển bền vững? Để giải quyết được vấn đề nêu trên cần phải nghiên cứu sâu hơn về lý luận và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn những nơi đã phát triển tốt sản xuất dâu tằm theo hướng bền vững.

271

Mục tiêu cơ bản của bài viết là hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững, rút ra bài học kinh nghiệm cho sự phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu chủ yếu dựa trên các thông tin đã công bố, được thu thập từ sách thống kê,

tạp chí, báo chuyên ngành, báo cáo tại các hội thảo trong, ngoài nước và mạng internet. Thống kê mô tả là phương pháp phân tích chính được sử dụng trong bài viết này nhằm phản ánh thực tiễn về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững của một số quốc gia và một số vùng trong nước, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho phát triển bền vững sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái niệm về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững

Phát triển sản xuất dâu tằm bền vững là việc thực hiện các nội dung như đầu tư, giống, chăm sóc, ..., liên kết để tạo ra sản phẩmkén tằm ngày càng tăng dần về lượng và tiến bộ về chất, đồng thời có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa mục tiêu kinh tế với việc thực hiện tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.Sự phát triển đó đòi hỏi phải đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. 3.2. Nội dung phát triển sản xuất dâu tằm bền vững

Phát triển sản xuất dâu tằm cần phải đồng thời hướng tới 3 mục tiêu cơ bản là phát triển bền vững về kinh tế, phát triển bền vững về mặt xã hội và phát triển bền vững về tài nguyên môi trường. Nội dung cụ thể của phát triển sản xuất dâu tằm bền vững bao gồm các vấn đề, nội dung về sản xuất dâu tằm. Các nội dung đó cần được phân tích dưới góc độ phát triển (về chiều rộng, chiều sâu) và đáp ứng yêu cầu bền vững trong hiện tạicũng như cho tương lai. 3.2.1. Phát triển sản xuất dâu tằm dưới góc độ kinh tế

- Đầu tư vốn, hạ tầng: là yếu tố vật chất quan trọng tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện năng suất lao động không thay đổi thì tăng tổng nguồn vốn đầu tư sẽ tăng được sản lượng sản phẩm hàng hóa(Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).

- Giống:là nguyên vật liệu đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Giống tốt là cơ sở để cónăng suất vàchất lượng nông sản cao(Đỗ Thị Châm, 1995).

-Chăm sóc:là những công việc thường xuyên phải thực hiện vàgiữ vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất. Thực hiện các khâu chăm sóc một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất.

- Khoa học kỹ thuật:được xem là động lực cho sự phát triển và là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).

-Phòng trừ sâu bệnh: sâu bệnh gây thiệt hại cho sản xuất, làm tăng chi phí, giảm khối lượng cũng như chất lượng sản phẩm sản xuất ra nên cần phải phòng trừ thường xuyên.

-Liên kết giữa các tác nhân: là sự phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật.

-Kết quả và hiệu quả: là thước đo trình độ phá t triển của sản xuất. Đối với nông hộ, khi sản xuất có kết quả cao, nông dân sẽ tìm cách mở rộng sản xuất. Ngược lại, sản xuất sẽ bị thu hẹp. 3.2.2. Phát triển sản xuất dâu tằm dưới góc độ xã hội

Phát triển gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội như tăng cơ hội việc làm,góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho phụ nữ, người già; là phát triển tốt nghề truyền thống,

272

phát huy bản sắc văn hóa làng xã; là sự gia tăng khả năng tiếp cận thị trường; là sự bình đẳng trong sử dụng tài nguyên và cơ hội tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho sản xuất. 3.2.3. Phát triển sản xuất dâu tằm dưới góc độ môi trường

Phát triển sản xuất phải gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái. Hệ sinh thái vùng sản xuất được khai thác hợp lý. Năng suất, chất lượng lá dâu đảm bảo cho nuôi tằm có kết quả cao. Hoạt động chăn nuôi không ảnh hưởng đến môi trường sống con người,đồng thời môi trường chăn nuôi được giữ gìn đảm bảo tránh được tổn thất do dịch bệnh vàảnh hưởng của thuốc trừ sâu.

Quá trình phát triển sản xuất dâu tằm được xem là bền vững khi sản xuất phát triển bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định; giải quyết tốt việc làm cho lao động trong vùng, từng bước nâng cao mức sống của cư dân, góp phần xóa đói giảm nghèo; môi trường sinh thái được gìn giữ bảo vệ và cuộc sống người trồng dâu nuôi tằm ngày càng tốt đẹp hơn. 3.3. Thực tiễn phát triển sản xuất dâu tằm trong và ngoài nước

Bảng 1. Tình hình và biện phápnhằm phát triển bền vững sản xuất dâu tằm

Diễn giải Tình hình phát triển

sản xuất dâu tằm Biện pháp nhằm phát triển bền vững sản xuất dâu tằm

1.Thế giới -Trung Quốc

Không còn nguy cơ, sản xuất tăng nhanh Sản lượng liên tục tăng, năm 2015 tăng 32,2% so với 201 0,dịch chuyển từ Đông sang Tây.Tăng việc làm và thu nhập cho phụ nữ.Tổn thất< 5%

- Quy hoạch, đổi mới kỹ thuật, giống mới, sản xuất giống tốt, đầu tư vốn, hạ tầng cho sản xuất, nuôi tằm con tập trung, nuôi tằm trên nền nhà, đào tạo nông dân về môi trường, phòng bệnh

- Ấn Độ Sản lượng tăng nhanh, năm 2015 tăng 47,7% so với 2010. Tăng việc làm và thu nhập cho nông dân nghèo. Môi trường chăn nuôi tốt hơn, tổn thất<7%

- Có cơ quan chuyên trách, chính sách huy động sức dân, thị trường tiêu thụ thuận lợi minh bạch, thay đổi giống dâu, đổi mới kỹ thuật, tích cực chăm sóc, nuôi tằm con tập trung, đào tạo.

- Thái Lan

Năm 2013 sản lượng bắt đầu tăng, Năm 2015 tăng 8,5% so với năm 2012. Tăng khả năng tiếp cận vốn

- Hạ tầng sản xuất giống, chính sách chuyển giao công nghệ, đào tạo nông dân, thông tin thị trường, cho vay nâng cấp cơ sở chăn nuôi,

2. Việt Nam - Lâm Đồng - Yên Bái - Sơn La

Không còn giảm, sản xuất đi vào ổn định Diện tích dâu tằmtăng nhanh; Năm 2015đạt 4.759ha, tăng60,5% so với năm 2010 Diện tích dâu tằm tăng nhanh, năm 2015 tăng 134% so với năm 2010 Diện tích dâu tằm tăng 27,6% so với năm 2010.

- Giống dâu mới; bón phân, tưới nước;nuôi tằm con tập trung; nuôi tằm lớn trên nền, phòng bệnh, chế biến tốt. - Giống dâu mới; nuôi tằm con tập trung; nuôi tằm lớn trên nền; phòng bệnh, hỗ trợ chế biến -Giống tốt; tằm con nuôi tập trung, tằm lớn nuôi trên nền, phòng bệnh, thị trường, quy hoạch.

Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của Tác giả (2016)

273

3.3.1. Thực tiễn phát triển sản xuất dâu tằm trên thế giới Trồng dâu nuôi tằm đã được phổ biến trên toàn thế giới từ hàng ngàn năm nay.

Tronghai thế kỷ gần đây, sản xuất dâu tằm đã phải đối mặt với 3 cuộc khủng hoảng lớn, có lúc tưởng chừng như khó vượt qua. Tuy nhiên, chính những cuộc khủng hoảng này lại là minh chứng cho sức sống mãnh liệt và kích thích sự phát triển về sau:

- Khủng hoảng về dịch bệnh –diễn ra vào năm1850, bệnh gai nhanh chóng lan tràn và quét sạch nghề nuôi tằm ở hầu hết các nước Châu Âu và Trung Đông. Từ đó việc “giữ gìn môi trường chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh” trở thành mối quan tâm của mọi tổ chức và cá nhân trồng dâu nuôi tằm.

- Khủng hoảng tâm lý – nổ ra với sự sản xuất lớn những mặt hàng bằng Rayonnevào các năm 1925 - 1935. Người ta khoác cho loại tơ nhân tạo này tất cả các đặc tính t ốt. Sự sụt giá tơ là một tai họa và đã đẩy nghề dâu tằm đến chỗ gần bị tiêu diệt. Tất nhiên, những nhược điểm của tơ rayonne thể hiện ra nhanh chóng và công chúng trở lại với tơ tằm, nhưng nghề dâu tằm cũng đã bị uy hiếp mạnh.

- Khủng hoảng về kỹ thuật – xảy ra 15 năm sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, khi sợi nilông được phổ biến. Nhân loại đã quá thật thà tin rằng loại sợi tổng hợp sẽ thay thế cho tơ tằm. Sau khi nhận thấy những nhược điểm của sợi tổng hợp tuy số lượng ngày càng nhiều, giá hạ nhưng uy thế cũng giảm dần thì những đặc điểm vốn có của tơ tằm lại càng nổi bật.A. Schenh 1967, trong giai đoạn khó khăn nhất, khi đánh giá v ề tương lai, triển vọng phát triển của sản xuất dâu tằm, vẫn cho rằng “Vai trò của con tằm về kinh tế, xã hội và khoa học trong nền văn minh nhân loại đã là, đang là và sẽ còn là to lớn”.

Bảng 2. Sản lượng tơ tằm các nước trên thế giới giai đoạn 2010 - 2015 ĐVT: Tấn

TT Nước 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Bangladesh 24,0 26,0 29,0 2 Brazil 770,0 558,0 614,0 550,0 560,0 568,0 3 Bulgaria 9,4 6,0 8,5 8,5 8,0 8,0 4 China 115.000,0 104.000,0 126.000,0 130.000,0 146.000,0 152.000,0 5 Colombia 0,6 0,6 0,6 0,6 0,5 0,5 6 Egypt 0,3 0,7 0,7 0,7 0,8 1,0 7 India 21.005,0 23.060,0 23.679,0 26.480,0 28.708,0 31.032,0 8 Indonesia 20,0 20,0 20,0 16,0 10,0 10,0 9 Iran 75,0 120,0 123,0 123,0 110,0 108,0 10 Japan 54,0 42,0 30,0 30,0 30,0 30,0 11 North Korea - 300,0 300,0 300,0 320,0 338,0 12 South Korea 3,0 3,0 1,5 1,6 1,2 1,2 13 Philippines 1,0 1,0 0,9 1,0 1,1 1,1 14 Syria 0,6 0,5 0,5 0,7 0,5 0,5 15 Thailand 655,0 655,0 655,0 680,0 692,0 711,0 16 Tunisia 0,1 3,0 3,9 4,0 4,0 4,0 17 Turkey 18,0 22,0 22,0 25,0 32,0 38,0 18 Uzbekistan 940,0 940,0 940,0 980,0 1100,0 1190,0 19 Vietnam 550,0 500,0 450,0 475,0 420,0 452,0 20 Madagascar 16,0 16,0 18,0 18,0 15,0 15,0

Total 139.118,0 130.248,0 152.868,0 159.718,0 178.039,0 186.537,0 Nguồn: International Sericultural Commision - ISC (2016)

274

Ngày nay, tơ tằm không còn nguy cơ bị tiêu diệt nữa và nhu cầu ngày càng tăng nhanh một cách đặc biệt. Sản xuất dâu tằm vẫn phát triển tốt ở một số nước như:

-Phát triển sản xuất dâu tằm ở Trung quốc: Dâu tằm Trung quốc phát triển dựa trên cơ sở quy hoạch cụ thể cho từng vùng nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh và khắc phục những hạn chế của vùng. Sản lượng tơ tằm Trung Quốc đang tăng nhanh, nhưng có sự dịch chuyển từ Đông sang Tây.Trung quốc đề ra mục tiêu là đổi mới trong lĩnh vực kỹ thuật, quản lý và kinh doanh để thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Họ quan tâm nhiều đến việc thiết lập mạng lưới nhân giống và không ngừng thực hiện khẩu hiệu cải tạo giống. Về kỹ thuật nuôi trồng, người Trung quốc đã cải biến phương pháp canh tác tăng thêm lá dâu vào vụ xuân, thu để có nhiều lá nuôi được các giống có nhiều tơ;chuyển đổi thu hoạch dâu bằng cắt cành thay cho hái lá để tiết kiệm nhân công; thay đổi buồng tằm tối thành buồng tằm sáng; thay đổi tập quán nuôi dày thành nuôi thưa, cho ăn mỏng; nuôi tằm từ nhiệt độ thấp ẩm độ cao thay sang nuôi nhiệt độ cao, ẩm độ khô. Về đầu tư hạ tầng cho sản xuất, Trung Quốc thực hiện một cuộc cách mạng về buồng tằm với mục tiêu tách việc nuôi tằm ra khỏi nhà ở .Người Trung quốc nhận thức được việc tằm con tốt hay xấu ảnh hưởng lớn đến tổng thu hoạch, nên đã nỗ lực phát triển nuôi tằm con tập trung, đếngiai đoạn tằm lớn nuôi trên nền nhà rất hiệu quả. Số hộ nuôi tằm trên nền nhà đã chiếm tỷ lệ trên 90%. Nhờ có chính sách khuyến khích công nghiệp dệt lụa, hạn chế xuất khẩu tơ sống, tăng cường xuất khẩu hàng hóa thành phẩm nên đã tạo được thị trường tiêu thụ vững chắc.Về môi trường, nông dân được trang bị kiến thức về tác hại của ô nhiễm đối với nuôi tằm, được hướng dẫn cách bảo vệ môi trường vàquản lý dịch hại tổng hợp nên tổn thất được kìm chế ở mức < 5% (Li Long, 2013).

-Phát triển sản xuất dâu tằm ở Ấn Độ: Sản xuất dâu tằm nuôi sống 7,25 triệu gia đình tại các vùng nông thôn Ấn Độ. Sau khi giành được độc lập, Ban tơ tằm Trung ương cơ quan chuyên trách về sản xuất dâu tằm được thành lập. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ, sản xuất phát triển nhanh trong giai đoạn 1950-1970. Cuối thập kỷ 1970,dâu tằmbắt đầu sa sút. Năm 1991, Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế dựa trên cơ sở thị trường, Ban tơ tằm Trung ương không trực tiếp tổ chức sản xuất như trước mà huy động sức mạnh của các doanh nghiệp và nhân dân. Hoạt động của Ban chỉ tập trung vào những công việc như khoa học công nghệ, hỗ trợ sản xuất giống, minh bạch hóa thị trường tiêu thụ, đào tạo nông dân, chống hàng giả và cạnh tranh không lành mạnh ... Dân trí ở các vùng nông thôn Ấn Độ không cao nhưng với việc đưa các giống dâu mới vào sản xuất, áp dụng các kỹ thuật thâm canh dâu hợp lý (bón phân, tưới nước …), kỹ thuật nuôi tằm tiên tiến nên đã thu được những thành tựu không thua kém nhiều so với Trung Quốc. Chỉ riêng Bang Kanataka đã có hàng ngàn điểm nuôi tằm con tập trung để bán cho nông dân, nhờ vậy sản lượng kén, chất lượng kén tăng lên đáng kể. Sản xuất dâu tằm Ấn Độ đã trở nên bền vững hơn với tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2015, Ấn Độ đã sản xuất được 31.032 tấn tơ, tăng 47,7% so với năm 2010. ( International Sericultural Commision, 2016)

-Phát triển sản xuất dâu tằm ở Thái Lan: Tơ tằm Thái Lan được xem là di sản văn hóa nên được Hoàng gia đỡ đầu. Người Thái rất chuộng tơ tằm. Các sản phẩm từ tơ tằm rất đa dạng và phong phú. Nhu cầu tiêu dùng về lụa rất lớn nhưng trồng dâu nuôi tằm ngày càng giảm sút. Do đó,Thái Lan phải nhập một lượng lớn tơ tằm từ nước ngoài trong đó có Việt nam. Năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã thành lập Cục Dâu tằm với nhiều chính sách thúc đẩy sản xuất như tăng cường hạ tầng sản xuất giống tằm, trợ cấp chuyển giao công nghệ, nâng cao kiến thức chuyên môn và thông tin thị trường cho nông dân. Ngân hàng có vai trò rất tích cực trong việc phát triển sản xuất thông qua các chương trình cho vay ưu đãi để nâng cấp các cơ sở chăn nuôi. Từ năm 2011, sản lượng tơ không còn giảm và đến năm 2013 sản xuất dâu tằm đã bắt đầu tăng, mức tăng chưa nhiều song rất có ý nghĩa bởisau nhiều năm suy giảm liên tục.Tác giả Somphob Jongruaysup (2014) khi đề cập đến sự thành công của sản xuất dâu tằm Thái Lan – cho rằng “Đó là sự phát triển bền vững về khía cạnh xã hội, trong đó vai trò của Nhà nước là rất quan trọng”.

275

3.3.2. Thực tiễn phát triển sản xuất dâu tằm ở Việt Nam Trồng dâu nuôi tằm đã được nhắc đến từ rất lâu trong các văn tự cổ. Đất nước trong

buổi bình minh của lịch sử, sau thời kỳ “dùng vỏ cây làm áo” là thời kỳ trồng dâu, chăn tằm, ươm tơ, dệt vải. Một số truyền thuyết còn ghi lại vai trò của các Hoàng hậu trong việc hướng dẫn người dân trồng dâu nuôi tằm. Do là hoạt động sản xuất để đáp ứng nhu cầu mặc cho nhân dân nên trồng dâu nuôi tằm có vị trí đặc biệt trong đời sống xã hội. Tơ tằm Việt nam đã xuất khẩu sang nhiều nướcÁ, Âu.

Sau sách mạng tháng 8, sản xuất dâu tằm đã trải qua các giai đoạn: Giai đoạn 1945 – 1975:Đây là giai đoạn khó khăn đối với sản xuất dâu tằm do bị ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Thời kỳ này có lúc diện tích dâu tằm chỉ còn 7.000ha (năm 1975). Tuy nhiên, với sự quan tâm của Chính phủ trong việc thực hiện các biện pháp khôi phục và phát triển nghề dâu tằm truyền thống nên nhiều cơ sở chủ yếu phục vụ sản xuất dâu tằm được thành lập trong giai đoạn này;Giai đoạn 1975 –1993: Sau khi đất nước thống nhất,sản xuất được khôi phục. Hệ thống tổ chức được hoàn chỉnh đồng bộtheo cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Nhà nước lo đầu ra sản phẩm, xuất bán hoặc trao đổi hàng với các nước xã hội nghĩa đông Âu.Sau đại hội Đảng lần thứ VI, cơ chế thị trường đã thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh và hình thành những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn đặc biệt là Lâm đồng. Diện tích dâu tằm cả nước đạt 38.000ha vào năm 1993;Giai đoạn 1993 – 2009:Sự tan rã của Liên xô và đông Âu làm mất đi thị trường truyền thống của ngành. Tơ không xuất khẩu được, giá thu mua kén giảm xuống rất thấp,các xí nghiệp ươm tơ rơi vàothua lỗ. Một số buộc phải giải thể, số khác chuyển sang xe tơ gia công cho nước ngoài và không còn vai trò thu mua kén cho nông dân. Hệ thống sản xuất bị phá vỡ, dâu tằm sụt giảm nhanh chóng. Năm 2009, diện tích dâu tằm cả nước chỉ còn 8.382 ha, giảm tới 78% so với thời điểm năm 1993. Tuy nhiên, chính trong quãng thời gian khó khăn này sản xuất dâu tằm đã có những đổi mới quan trọng và có những tiến bộ rõ rệt đánh dấu một sự nỗ lực lớn của kinh tế tư nhân đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến tơ kén; Từ năm 2009 đến nay: Diện tích dâu không còn giảm mạnh như trước, đã xuất hiện nhiều tỉnh có diện tích dâu tăng. Sản xuất dâu tằm dần đi vào ổn định (Vietseri, 2014).

Bảng 3. Tình hình phát triển sản xuất dâu tằm Việt nam giai đoạn 2006 – 2015

Diễn giải Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Diện tích dâu (Ha) 17.200 16.000 11.357 8.382 8.550 8.268 7.795 7.753 7.340 8.185 Sản lượng kén (Tấn) 10.413 10.110 7.746 7.367 7.107 7.057 7.517 6.359 6.761 7.197

Năng suất kén (Tấn/ha) 0,61 0,63 0,68 0,88 0,83 0,91 0,96 0,82 0,92 0,88

Nguồn: Tổng cục thống kê (2006-2015) Thực tế hiện nay cho thấy, sản xuất dâu tằm vẫn phát triển khá tốt ở một số địa phương

như: - Lâm Đồng:năm 2001, một số mô hình nuôi tằm con tập trung được xây dựng tại Bảo

Lộc và Lâm Hà. Thời gian đầu dân còn e ngại. Sau đó rất nhiều điểm nuôi tằm con được mở rộng trong Tỉnh. Tằm con nuôi tập trung nên được chăm sóc tốt hơn, tổn thất do dịch bệnh được hạn chế. Các giống dâu mới được đưa vào sản xuất, đồng thời áp dụng quy trình bón phân, tưới nước và kỹ thuật nuôi tằm tiên tiến nên năng suất kén cao 2.000kg kén/ha. Ngày càng nhiều xưởng ươm tư nhân đầu tư máy ươm tơ tự động để sản xuất tơ chất lượng cao. Diện tích dâu tằm tăng nhanh. Năm 2015 đạt 4.759ha.

- Yên Bái:rất quan tâm đến dâu tằm. Chính quyềnhỗ trợ nông dân trồng giống dâu mới năng suất cao và mời một số cá nhân từ Hà Nam có nghề ươm tơ lên Trấn Yên mở các cơ sở ươm tơ giúp dân tiêu thụ kén.Năm 2005, Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã mời chuyên gia Trung quốc tổ chức nuôi tằm con tập trung và chuyển giao công nghệ nuôi tằm trên nền nhà. Mô hình được đánh giá là rất thành công và sau đó huyện Trấn Yên đã hỗ trợ xây dựng tổ hợp

276

nuôi tằm con tại xã Việt Thành, đồng thời nhân rộng mô hình ra các xã khác. Nhờ có nuôi tằm con tập trung, dịch bệnh được kiểm soát, nuôi tằm không còn bấp bênh như trước, sản xuất trở nên bền vững hơn. Diện tích dâu tằm tỉnh Yên Bái đạt 232,5 ha vào năm 2015.

- Sơn La:dâu tằm được đưa lên Sơn la vào đầu năm 1990. Sản xuất phát triển tương đối thuận lợi. Từ năm 1994,giá tơ tằm giảm mạnh làm cho sản xuất gặp nhiều khó khăn. Nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất được thực hiện như: thay đổi giống dâu cũ năng suất thấp sang sử dụng giống dâu năng suất cao; sử dụng giống tằm lưỡng hệ kén trắng chất lượng cao; tổ chức nuôi tằm con tập trung;phổ biến công nghệ nuôi tằm mới trên nền nhà; đầu tư máy nghiền vôi bột cho dân phòng dịch và đổi mới công nghệ ươm tơ. Nhờ vậy, dâu tằm Sơn La không những đứng vững trong giai đoạn khó khăn mà còn đang mở rộng. 3.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh thái bình

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn như thảo luận trên,cho thấy rằng đối với vùng truyền thống như Thái Bình sản xuất dâu tằm vẫn có thể phát triển và phát triển bền vững. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho Thái Bình là:

Thứ nhất,để sản xuất dâu tằm phát triển bền vững cần thực hiện đủ các nội dung và tác động đồng bộ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững. Sự thực hiện thiếu đồng bộ sẽ làm cho quá trình phát triển thiếu bền vững, thậm chí kém phát triển.

Thứ hai, sản xuất hàng hóa đòi hỏi đầu tư vốn, cơ sở hạ tầng từ Nhà nước, doanh nghiệp và cả hộ nông dân. Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn như đường giao thông, thủy lợi… phục vụ cho tưới tiêu và vận chuyển bán sản phẩm. Doanh nghiệp đầu tư các cơ sở sản xuất giống, chế biến sản phẩm. Nông dân đầu tư ruộng dâu, nhà nuôi, trang thiết bị, dung cụ sản xuất.

Thứ ba,nhanh chóng thay đổi giống dâu cũ bằng giống dâu mới để có năng suất lá cao hơn, sửdụng giống tằm chất lượng nhưng phù hợp với điều kiện thời tiết, mùa vụ, tập quán chăn nuôi và yêu cầu củathị trường.Giống không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất và cuộc sống của dân nên cần quản lý chặt chẽ khâu sản xuất và cung ứng giống. Tằm con là giai đoạn quan trọng có vai trò quyết định đến kết quả lứa tằm nhưng lại yêu cầu điều kiện nuôi tốt, điều mà không phải hộ nào cũng đáp ứng được nên cần tổ chức nuôi tằm con tập trung để cung cấp tằm con giống cho dân nuôi thay cho nuôi từ trứng.

Thứ tư, cần tích cực chăm sóc cây dâu con tằm. Thực hiện các biện pháp đốn, hái, làm cỏ đúng lúc; bón phân, tưới nước đầy đủ để nâng cao năng suất và phẩm chất lá dâu. Cho tằm ăn đúng bữa, đủ lượng, lá dâu phù hợp với tuổi tằm là những chăm sóc cần phải thực hiện tốt để có năng suất kén cao

Thứ năm, chuyển đổi căn bản công nghệ nuôi tằm trên nong truyền thống sang công nghệ nuôi tằm trên nền nhà do những ưu việt đã được khẳng định. Ứng dụng tổng hợp các kết quả nghiên cứu vào sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thứ sáu,nâng cao chất lượng lao động là hết sức cần thiết. Trước đây, lao động trồng dâu nuôi tằm đòi hỏi phải chăm chỉ, khéo léo và kinh nghiệm. Ngày nay, họ còn cần phải có khả năng học hỏi, tiếp thu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất một cách tốt nhất nên cần có chính sách hỗ trợ bổ túc kiến thức, đào tạo nghề cho nông dân cả về kỹ thuật sản xuất lẫn kiến thức về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thứ bảy,nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh là nhiệm vụ trọng tâm. Để bảo vệ môi trường phòng trừ dịch bệnh, hơn ai hết nông dân là người có trách nhiệm cao nhất. Nông dân cần được trang bị kiến thức về môi trường, những tác hại của ô nhiễm và cách bảo vệ môi trường. Nếu không có kiến thức, họ sẽ làm ô nhiễm môi trường chăn nuôi và chính họ sẽ phải chịu tổn thất do dịch bệnh gây ra.

Thứ tám,xây dựng thị trường tiêu thụ thuận lợi và minh bạch là rất cần thiết và cấp bách. Một thị trường tiêu thụ tốt, mọi thành viên tham gia đều cảm nhận được sự minh bạch của nó, nơi mà lợi ích của các bên đều được tôn trọng là tiền đề cần thiết cho sản xuất phát

277

triển. Việc xây dựng thị trường là trách nhiệm chung của cả doanh nghiệp, tư thương, nông dân và Nhà nước.Trong đóvai trò của Nhà nước là quan trọng nhất.

Thứ chín,vai trò của cơ quan Nhà nước địa phương với tư cách “Nhạc trưởng” là nhân tố quan trọng đảm bảo thành công. Vai trò của Chính quyền thể hiện qua những việc mà nông dân hay doanh nghiệp không thể làm được như quy hoạch; hoàn thiện thể chế chính sách để huy động sức dân; ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh; hỗ trợ tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao kiến thức cho nông dân và minh bạch hóa thị trường.

4. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễnphát triển

sản xuất dâu tằm bền vững. Qua đó có thể khẳng định rằng đối với vùng truyền thống như Thái Bình sản xuất dâu tằm vẫn có triển vọng phát triển.

Để sản xuất dâu tằm phát triển bền vững trong thời gian tới, nghiên cứu đã rút ra được 9 bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Bình. Những bài học này cần được thực hiện một cách đầy đủ và đồng bộ thì sản xuất dâu tằm mới phát triển bền vững. Nếu thực hiện không đầy đủ hoặc thiếu đồng bộ sẽ làm cho quá trình sản xuất kém phát triển hoặc phát triển thiếu bền vững,

Sản xuất dâu tằm Thái Bình là vốn quý không phải địa phương nào cũng có nên cần được quan tâm đầu tư sao cho đảm bảo đạt mục đích là kiến tạo được một hệ thống sản xuất bền vững để nó có thể phát triển tương xứng với tiềm năng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A. Schenh (1967). Tình hình nghề dâu tằm trên thế giới hiện nay, Tài liệu Hội nghị dâu tằm quốc tế lần thứ XVII, Cục dâu tằm, Hà Nội.

2. Đỗ Thị Châm (1995). Kỹ thuật nuôi tằm dâu, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 3. Nguyễn Đức Chiện (2005). Phát triển bền vững, tiền đề l ịch sử và nội dung khái niệm.

Tạp chí nghiên cứu con người, số 01/2005, trang 32-36. Hà Nội. 4. Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế - IUCN (1980). Chiến

lược bảo tồn Thế giới. 35. 5. Học viện chính trị hành chính (2012). Triết học Mác- Lê Nin, Nhà xu ất bản thống kê, Hà Nội. 6. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2006 – 2015. 7. Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương (Vietseri ). Báo cáo tình hình sản xuất dâu

tằm tơ 2014. Hội thảo phát triển nghề tằm 11/10/2014. 8. Viện ngôn ngữ học (2010).Từ điển tiếng Việt.Nhà xuất bản từ điển bách khoa, Hà Nội. 9. Vũ Thị Ngọc Phùng (2006). Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội. 10. International Sericultural Commision (ISC). http://www.isc.org. Cited 10/4/2016. 11. International Sericultural Commision, Proceedings of International Wokshop “Potential

of Sericulture and Silk industry for Employment and Income Generation in AARDO Member countries” during 11-16 April 2016 at Mysore, Bangalore, India

12. Li Long (2013). Sericulture in China, 1st International Symposium on Sericulture in Tropical – Subtropical Area. Guangxi, September, China.

13. Somphob Jongruaysup (2014). Thailand Report on Sericulture, Workshop onEstablish cooperation system of sericulture technology in Asia. Bangkok, Thailand 17 – 15 March, 2014.

14. WCED (1987). Our Common Future, United Nations.

Tạp chí kinh tế & phát triển, trường đại học kinh tế quốc dân, Số 229 (II), tháng 7 năm 2016. Chỉ số ISSN 1859-0012.

278

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DÂU TẰM TỈNH THÁI BÌNH

Lê Hồng Vân1*, Nguyễn Tất Thắng2, Trần Hữu Cường3

1Nghiên cứu sinh khoa Kinh tế và PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

2Khoa Kinh tế và PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 3Khoa Kế toán và QTKD, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm phản ánh hiện trạng phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình dưới góc độ kinh tế, xã hội và môi trường trong giai đoạn 2006 -2015. Khảo sát 352 hộ sản xuất dâu tằm và số liệu báo cáo thống kê cho thấy sản xuất dâu tằm đã thu hẹp nhiều theo chiều rộng: số hộ sản xuất giảm 67,2%; diện tích dâu giảm 65,1%. Nếu xét theo chiều sâu thì sản xuất dâu tằm có bước tiến đáng kể: năng suất dâu tăng 13,1%; năng suất kén tăng 159%; mặc dù diện tích dâu giảm rất nhiều song sản lượng kén tằm chỉ giảm 9,5%. Trên cơ sở phân tích kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển sản xuất thời gian qua, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp gồm: Chính quyền địa phương thực hiện tốt vai trò lãnh đạo; Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, đào tạo tập huấn; Hỗ trợ hình thành các cơ sở nuôi tằm con; Áp dụng nuôi tằm lớn trên nền nhà; Sử dụng giống năng suất cao, đảm bảo chất lượng; Thu hút đầu tư của các tác nhân; Tăng cường vai trò của hợp tác xã trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; Kết nối với các làng nghề dệt lụa truyền thống.

Từ khóa: Dâu tằm, giải pháp, phát triển, sản xuất, thực trạng

CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS FOR SERICULTURAL PRODUCTION DEVELOPMENT IN THAI BINH PROVINCE

ABSTRACT This study was conducted to understand the current development situation of

sericultural production in Thai Binh province at aspects of economy, society and environment during period 2006 – 2015. According to the interviews with 352 producer and statistical reports showed that production size has reduced seriously: famer households reduced 67,2%, mulberry area reduced 65,1%. However, from profound angle, sericultural production developed considerably: mulberry yield increased 13,1%; cocoon yield increased 159%. Although mulberry area reduced a lot, cocoon productivity reduced 9,5% only. Based on analyzing achievements, constraints and reasons in recent years, the paper proposed some solutions such as: Local government play leading role; Promoting information, training; Supporting establishment of young age silkworm bases; Applying late age silkworm rearing on the floor; Using guarantee high yield varieties; Attracting investment from factors; Enhancing cooperative in linkage of production and marketing; Connecting to traditional silk villages.

Keywords: Development, production, sericulture, situation, solution

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sản xuất dâu tằm là một hoạt động nông nghiệp truyền thống vốn rất quen thuộc với

người dân Thái Bình. Ngày trước, trồng dâu nuôi tằm rất phát triển mang lại việc làm, thu nhập và trở thành dấu ấn văn hóa tinh thần trong lòng nhân dân.

279

Thời gian gần đây đã diễn ra những biến động lớn: trong 10 năm diện tích dâu đã giảm tới 65,1%, và đã có 12.491 người đã từ bỏ sản xuất để chuyển sang các hoạt động khác (Niên giám thống kê, 2006-2015). Từ chỗ dâu tằm được trồng trên toàn bộ 7 huyện của Tỉnh, nay chỉ còn hiện diện trên 5 huyện và tiếp tục có nguy cơ biến mất trên nhiều huyện nữa.

Mặc dù là nghề truyền thống nhưng sản xuất dâu tằm như bị quên lãng và gặp phải nhiều khó khăn như: kỹ thuật sản xuất lạc hậu, đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, hoàn toàn thực hiện tại nông hộ, mạnh ai nấy làm… Vì vậy, sản xuất kém phát triển và thiếu bền vững, rất cần quan tâm nghiên cứu.

Trong khi đó, từ trướ c đến nay chưa có một nghiên cứu nào về phát triển sản xuất dâu tằm như bài viết này. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá thực trạng và tìm ra một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình phát triển bền vững.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số liệu trình bày trong nghiên cứu này được tổng hợp từ niên giám thống kê, báo cáo

hội nghị, hội thảo khoa học và kết quả điều tra 352 hộ sản xuất dâu tằm tại các huyện Vũ Thư, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng và Tiền Hải; 30 tư thương thu gom kén; 15 cán bộ có liên quan ở cấp tỉnh, huyện và xã.

Các phương pháp phân tích được sử dụng như thống kê mô tả, phân tổ theo quy mô sản xuất, so sánh, quy nạp để thấy được thực trạng sản xuất, từ đó đưa ra các giải pháp cho sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình phát triển bền vững.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Bối cảnh sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình

Thái Bình có diện tích đất tự nhiên 157.079 ha, điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho trồng dâu nuôi tằm. Bên cạnh đó, Thái Bình có nguồn nhân lực với tổng dân số năm 2015 là 1,79 triệu người, trong đó có 89,99% sinh sống ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 14,64% năm 2011 lên 18,72% (UBND tỉnh Thái Bình, 2015).

Trồng dâu nuôi tằm hình thành trong quá trình mở mang, khai canh, lập ấp diễn ra vào cuối triều Lý, (Bùi Thị Dung, 2016). Trong suốt thời phong kiến, dâu tằm phát triển đáp ứng nhu cầu mặc cho nhân dân. Trong thời gian chiến tranh, sản xuất bị đình trệ. Khi hòa bình, dân lại tiếp tục phát triển sản xuất. Hầu hết những vùng dâu lớn trong tỉnh, các trại giống, nhà máy tơ, trạm nghiên cứu đã được xây dựng. Chi cục tằm tơ Thái Bình chỉ đạo thống nhất mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 1985, Chi cục giải thể thì sản xuất theo kiểu mạnh ai nấy làm trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày một tăng nên dâu tằm ngày càng giảm sút.

Thời gian qua, tỉnh Thái Bình chưa có chính sách nào riêng cho dâu tằm. Trồng dâu nuôi tằm vẫn thực hiện trong các hộ gia đình, sản xuất nhỏ, lao động thủ công và chưa có bước phát triển đột phá. 3.2. Thực trạng phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình 3.2.1. Thực trạng phát triển quy mô sản xuất dâu tằm

Giai đoạn 2006 – 2009, là thời gian khó khăn đối với sản xuất dâu tằm Thái Bình. Thị trường tiêu thụ kén tằm lấy tơ gặp nhiều trở ngại dẫn đến diện tích dâu và số hộ nuôi tằm trên địa bàn giảm mạnh, bình quân diện tích dâu giảm 19,4%/năm, số hộ nuôi tằm giảm 20,9%/năm. Từ năm 2009 đến nay, thị trường tiêu thụ nhộng làm thực phẩm mở ra đã tác động tích cực đến sản xuất giúp diện tích dâu giảm ít hơn.

280

8.863

2.9052.9113.6784.1464.1774.4384.233

6.0066.251

406,5407528595596605595

821854

1.166

0

2.000

4.000

6.000

8.000

10.000

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Năm

0

400

800

1.200

1.600

2.000

Số hộ nuôi tằm (hộ) Diện tích dâu (ha)

Biểu đồ 1. Biến động quy mô sản xuất dâu tằm Thái Bình từ năm 2006 - 2015

Nguồn: Cục thốngkê Thái Bình (2006; 2015) Quy mô ruộng dâu của hộ hiện nay trung bình là 1.363m2, tăng 10,8% so với năm 2006.

Tuy nhiên, không phải các hộ trồng thêm dâu mà do diện tích dâu giảm mạnh và giảm nhiều ở các hộ có diện tích dâu nhỏ. Cơ cấu diện tích dâu của hộ theo quy mô thay đổi từ nhóm hộ có diện tích 720 – 1.080 m2 chiếm tỷ lệ cao nhất trước đây đã dịch chuyển sang nhóm hộ 1.080 - 1.440m2 hiện nay.

3,32

18,95

12

24,5732,47

6,16 2,54

0

5

10

15

20

25

30

35

Dư ới360m2

360-720m2

720-1080m2

1.080-1440m2

1.440-1800m2

1800-2160m2

Trên2160m2

Tỷ lệ %

Biểu đồ 2. Cơ cấu quy mô diện tích dâu của nông hộ năm 2015

Nguồn: Kết quả điều tra (2015) 3.2.2. Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất dâu tằm

Khảo sát trên địa bàn cho thấy sản xuất dâu tằm được thực hiện hoàn toàn theo mô hình nông hộ nhỏ lẻ. Ngay cả đối với nuôi tằm con cũng không có trang trại hay doanh nghiệp trực tiếp tham gia. Sản xuất dâu, tằm thực hiện khép kín trong các nông hộ. Người dân trồng dâu để nuôi tằm, việc mua bán lá dâu ít khi xảy ra. Hợp tác xã có vai trò hạn chế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 3.2.3. Thực trạng phát triển kỹ thuật trong sản xuất dâu tằm 3.2.3.1. Giống

Giống dâu: trước đây Thái Bình sử dụng các giống bản địa, năng suất thấp 12-15 tấn lá/ha. Từ 1980, có nhiều giống mới đưa vào sản xuất như tam bội số 12 trồng bằng hom, các giống dâu lai VH9, VH13, VH15 trồng bằng hạt. Giống mới có tiềm năng đạt năng suất 25-30 tấn/ha nhưng đòi hỏi thâm canh cao (Hà Văn Phúc, 2003). Hiện nay, giống dâu năng suất cao mới đạt 32,4%, tốc độ mở rộng chậm, trung bình 1,57%/năm. Thái bình có khả năng cung cấp đủ nhu cầu giống dâu.

Giống tằm: Ngày trước, dân nuôi tằm đa hệ kén vàng năng suất thấp 7-8 kg/vòng trứng. Tằm đa hệ khỏe, dễ nuôi nhưng ít tơ. Từ cuối thập kỷ 60, bắt đầu nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng cho năng suất cao 12-13kg/vòng. Giống này kén tốt, nhiều tơ nhưng khó nuôi trong điều kiện Thái Bình nên nông dân thường sử dụng giống đa hệ lai với lưỡng hệ (đa hệ lai) cho năng suất, chất lượng kén cao hơn giống đa hệ nhưng dễ nuôi hơn giống lưỡng hệ. Năng suất kén đạt 10–11 kg /vòng. Năm 2007, giống tằm đa hệ lai chiếm 95,72%. Từ năm 2008, bắt đầu

281

nuôi tằm lấy nhộng làm thực phẩm thì quay trở lại nuôi giống đa hệ như trước. Hiện nay, giống tằm đa hệ chiếm 63,14%; giống tằm đa hệ lai chỉ còn chiếm 32,58%. Khi chuyển sang nuôi tằm đa hệ thì việc cung cấp giống dễ dàng hơn vì ngoài Công ty giống tằm Thái bình, còn có thêm 15 cơ sở nhân giống khác và người dân cũng có thể để được giống

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Lưỡng hệĐa hệ laiĐa hệ

Biểu đồ 3. Biến động cơ cấu giống tằm từ năm 2006 - 2015

Nguồn: VIETSERI (2006; 2015); Kết quả điều tra (2015) 3.2.3.2. Chăm sóc

Chăm sóc dâu: trước 2007, dâu được trồng thuần, không tưới. Chỉ có 19% số hộ điều tra cho biết có cày xới. Phân chuồng thì dùng ngay phân tằm để bón, phân đạm bón sau các đợt thu lá, ít bón lân và kali. Mức bón các loại phân rất thấp so với quy trình. Năm 2007, chuyển sang trồng xen thì việc chăm sóc dâu có thay đổi tích cực: ruộng được cày xới 2 lần/năm tương ứng 2 đợt trồng xen; phân hữu cơ ngoài phân tằm, có thêm phân xanh sau thu hoạch rau; phân vô cơ được bón nhiều hơn; một số vùng dâu có tưới và được làm cỏ thường xuyên hơn.

Bảng 1. Sử dụng phân bón trong các khâu chăm sóc

TT Phân bón Quy trình

Trước 2008 Sau 2008

Thực tế So với Q/trình (%) Thực tế So với Q/trình

(%) 1 Phân chuồng (tấn/ha) 25 – 30 7,5 27,27 21,7 78,91 2 Phân đạm (kg/ha) 500 250 50,00 414 82,80 3 Phân lân (kg/ha) 510 139 27,25 365 71,57 4 Phân kali (kg/ha) 230 56 24,35 167 72,81

Nguồn: Nguyễn Thị Đảm (2008); Kết quả điều tra (2015) Chăm sóc tằm: duy trì nhiệt, ẩm độ thích hợp tương đối và cho tằm ăn đầy đủ đảm bảo

chất lượng. Sự tăng nhiệt trên giới hạn hoặc giảm xuống quá thấp đều không tốt. Âm độ quá cao bệnh tật phát sinh, ẩm độ quá thấp làm dâu mau héo, tằm ăn đói, cơ thể thiếu nước dẫn đến suy nhược. Khi nhiệt độ, ẩm độ quá cao hoặc quá thấp đều phải tìm cách điều chỉnh nhưng được hay không phụ thuộc điều kiện nhà cửa, trang bị và kinh nghiệm của người nuôi tằm. Hầu hết các hộ điều kiện chăn nuôi và chăm sóc hạn chế nên không nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng. Tằm đa hệ lai kén vàng mà vẫn người nuôi được người mất. Khi quay về nuôi tằm đa hệ năng suất thấp thì dễ nuôi hơn. 3.2.3.3. Áp dụng kỹ thuật mới

Về dâu: có nhiều thành tựu trong lĩnh vực kỹ thuật canh tác như: đốn rải vụ, bón phân, tưới nước, phân NPK chuyên dụng và cơ giới hóa sản xuất. Tuy nhiên, mức độ áp dụng còn rất hạn chế. Hiện trạng kỹ thuật sản xuất thủ công trong từng công đoạn trồng, chăm sóc và thu hoạch nên rất vất vả, tính cạnh tranh thấp.

Về tằm: có tiến bộ rõ rệt về kỹ thuật chăn nuôi. Đặc biệt là nuôi tằm con tập trung và nuôi tằm lớn trên nền nhà đã trở thành công nghệ nuôi tằm mang tính đột phá (Nguyễn Thị Đảm, 2009). Những kỹ thuật mới này đều đã được đưa vào áp dụng tại Thái Bình. Kết quả

282

điều tra cho thấy nuôi tằm con tập trung mới chiếm tỷ lệ 13,17%. Nuôi tằm lớn trên nền nhà mới chỉ có 3,08% số hộ áp dụng. Bắt tằm chín lên né và thu hoạch kén vẫn còn làm thủ công. 3.2.3.4. Phòng trừ sâu bệnh

Trên cây dâu: dâu bị nhiều loại sâu bệnh gây hại. Sự phát sinh phụ thuộc giống, chế độ phân bón, kỹ thuật canh tác, tưới nước, thời vụ đốn và biện pháp quản lý dịch hại (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995). Trước đây, ngoại trừ yếu tố giống là có tác dụng hạn chế sâu bệnh, các yếu tố khác đều làm tăng mức độ thiệt hại. Khi sâu bệnh vượt ngưỡng cho phép, người dân ít khi sử dụng thuốc vì ảnh hưởng đến nuôi tằm nên mức thiệt hại do sâu bệnh cao. Từ 2008, sự thay đổi tích cực trong chăm sóc như cày xới, bón phân, tưới nước, thu hái đã hạn chế sâu bệnh. Một số loại thuốc của công ty Nicotex có thời gian cách ly ngắn làm tăng cơ hội sử dụng thuốc để hạn chế tổn thất.

Trên con tằm: Trong nuôi tằm yêu cầu phòng trừ bệnh hại là rất cao vì có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng, nhiều khi là mất trắng. Trước năm 2007, dân nuôi hỏng nhiều. Tằm thường chết vào lúc chuẩn bị chín làm cho người nuôi rất nản. Sau khi chuyển sang nuôi giống tằm đa hệ thì ít bị bệnh hơn nhưng việc thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh hại không tiến bộ hơn trước. Tỷ lệ hộ nuôi tằm sát trùng phòng bệnh chỉ đạt 7,24%, thuốc phòng trị bệnh chỉ có 2,25% số hộ sử dụng. Tằm nuôi liên tục, không theo đợt như trước, rất khó trong phòng dịch nên sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tổn thất do dịch bệnh giảm nhưng vẫn còn cao, sản xuất bấp bênh, lúc được, lúc mất. 3.2.4. Thực trạng đầu tư trong sản xuất dâu tằm

Của Nhà nước: cơ sở hạ tầng cho sản xuất được đầu tư tốt vào những năm 60 và 70 thế kỷ trước gồm 03 trại giống tằm, 02 nhà máy ươm tơ và 01 trạm nghiên cứu. Ngày nay, các trại giống đã chuyển thành Công ty CP giống tằm Thái Bình. Nhà nước đang hỗ trợ kinh phí nuôi giữ giống gốc với mức hỗ trợ tăng bốn lần trong 5 năm qua. Trạm nghiên cứu Dâu tằm Việt Hùng thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ do Nhà nước giao, kinh phí nghiên cứu tăng trung bình 20,46%/năm. Các nhà máy ươm tơ đều đã giải thể. Đầu tư cho vùng sản xuất nằm trong đầu tư chung cho nông nghiệp mà không có các chính sách khuyến khích riêng.

Của doanh nghiệp: sức thu hút đầu tư của các doanh nghiệp rất thấp. Thời gian qua, đầu tư chủ yếu là của các doanh nghiệp gia đình. Đố i với doanh nghiệp lớn, chỉ ghi nhận được trường hợp doanh nghiệp tơ tằm Phú Khánh đầu tư nhà máy ươm tơ cơ khí và sản xuất sợi Spunsilk nhưng không duy trì được lâu.

Bảng 2. Chi phí đầu vào cho sản xuất của hộ năm 2015 ĐVT: đồng

TT Diễn giải

Các nhóm hộ

Bình quân Cơ cấu (%) Nhóm I Dưới

720 m2

Nhóm II 720 – 1.440

m2

Nhóm III Trên

1440 m2 A Chi cho ruộng dâu 573.908 1.040.529 1.519.753 1.044.730 35,0

1 Đạm 230.589 437.827 652.363 440.260 14,7 2 Lân 199.148 378.129 563.413 380.230 12,7 3 Kali 75.931 144.173 214.817 144.974 4,9 4 Chi khác cho dâu 68.240 80.400 89.160 79.267 2,7

B Chi cho nuôi tằm 1.127.000 2.227.900 2.472.500 1.942.467 65,0 5 Trứng tằm 720.000 1.780.000 1.995.000 1.498.333 50,2 6 Thuốc sát trùng 120.000 133.500 142.500 132.000 4,4 7 Vôi bột 112.000 124.600 133.000 123.200 4,1 8 Thuốc bệnh tằm 96.000 106.800 114.000 105.600 3,5 9 Chi khác cho tằm 79.000 83.000 88.000 83.333 2,8

Cộng 1.700.908 3.268.429 3.992.253 2.987.197 Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

283

Của dân: Đất đai đã được giao từ năm 1993, đến nay không có biến động lớn. Đất trồng dâu của hộ nhỏ. Diện tích dâu hiện chiếm 78,37% tổng diện tích đất nông nghiệp nên khả năng mở rộng hạn chế. Đầu tư quan trọng là nhà nuôi tằm nhưng nhiều hộ sử dụng nhà ở sẵn có. Số hộ có phòng nuôi riêng đạt 54,7% và đang tăng chậm. Diện tích nhà nuôi tằm trung bình 25m2, tăng 5,06%/năm. Số hộ đầu tư điều hòa cho nuôi tằm tăng nhanh 189%/năm. Chi phí đầu vào cho ruộng dâu chủ yếu là các loại phân bón với mức đầu tư thấp. Chi phí cho nuôi tằm chiếm tỷ lệ 65%. Trong đó, chi phí trứng tằm là chủ yếu. 3.2.5. Thực trạng phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phâm

Giai đoạn bao cấp, UBND tỉnh lập ra Chi cục tằm tơ Thái Bình vừa sản xuất kinh doanh vừa thực hiện chức năng quản lý. Nhà nước giữ vai trò liên kết giữa các tác nhân. Sự liên kết chính thống đảm bảo cung cấp đủ giống, tổ chức sản xuất và thị trường tiêu thụ kén nên đã có tác động tích cực đến sản xuất. Năm 1985, Chi cục tằm tơ giải thể, vai trò của nhà nước nhạt dần. Sau đổi mới, nông hộ trở thành đơn vị sản xuất tự chủ đồng thời xuất hiện nhiều người thu gom và cơ sở ươm tơ tư nhân. Tư thương tự tung tự tác, nông dân vì lợi trước mắt bán sản phẩm cho người trả giá cao hơn bất chấp hợp đồng đã ký kết. Các nhà máy ươm tơ mất dần chỗ đứng và đến năm 2001 thì ngừng hoạt động. Sự liên kết giữa các tác nhân giảm sút dần ở tất cả các nội dung. Sản xuất dẫn dắt bởi các cơ sở ươm tơ nhỏ kỹ thuật lạc hậu, năng lực yếu kém, tài chính hạn chế không đảm bảo được thị trường tiêu thụ kén cho dân.

Năm 2007, thị trường tiêu thụ kén ươm tơ khó khăn, giá kén xuống thấp nên người thu gom tìm cách bán nhộng làm thực phẩm. Do nhộng có nhu cầu hàng ngày nên không nuôi tằm đồng loạt như trước mà mạnh ai nấy làm. Vai trò của Nhà nước và hợp tác xã rất hạn chế. Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm dưới hình thức thỏa thuận miệng là chủ yếu. Các cai kén thường ứng trước trứng tằm và khấu trừ khi thu kén. Sau mỗi lứa tằm, hầu hết nông dân được trả tiền ngay. Thị trường tiêu thụ tạm thời ổn định. 3.3. Kết quả đạt được, khó khăn bất cập 3.3.1. Kết quả, hiệu quả kinh tế

Sản xuất dâu: Năng suất dâu có tiến bộ hiện đạt 15,5 tấn/ha, tốc độ tăng bình quân 1,5%/năm. Do diện tích giảm nhanh nên Thái Bình chỉ còn sản xuất được 6.038 tấn lá dâu. Tổng giá trị sản xuất dâu năm 2015 là 18,11 tỷ đồng, giảm 62,1% so với 2006. Bình quân trên tổng số 2.905 hộ trồng dâu, giá trị sản xuất dâu một hộ đạt 6.235.575 đồng/năm.

Bảng 3. Kết quả phát triển sản xuất dâu, tằm tỉnh Thái Bình

Diễn giải Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

% * BQ

-Năng suất dâu (Tấn/ha)

13,7 (%)

15,3 +11,7

15,0 -2,0

15,0 0

15,1 +0,7

15,0 -0,7

15,2 +1,3

16,7 +9,9

15,5 -7,2

15,5 0

+1,5

-Sản lượng dâu (Tấn)

15.931 (%)

13.103 -17,8

12.293 -6,2

8.917 -27,5

9.118 +2,3

8.964 -1,7

9.045 +0,9

8.818 -2,5

6.298 -28,6

6.038 -4,1

-9,5

-Năng suất kén (Kg/ha)

812 (%)

1.102 +35,7

1.102 0

1.482 +34,5

1.519 +2,5

1.644 +8,2

1.616 -1,7

1.790 +10,8

2.298 +28,4

2.108 -8,3

+12,2

-Sản lượng kén (Tấn)

947 (%)

941 -0,6

905 -3,8

882 -2,5

919 +4,2

980 +6,6

961 -1,9

944 -1,8

936 -0,8

857 -8,4

-1,0

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, 2006-2015) * % : Tăng trưởng (%) Sản xuất kén tằm: năng suất kén tăng nhanh 12,2%/năm. Sự tăng trưởng này là do nhiều

nguyên nhân. Sự thay đổi từ nuôi tằm lấy tơ sang lấy nhộng làm thực phẩm có đóng góp đáng kể do sử dụng giống tằm có sức sống cao, phù hợp với điều kiện nóng ẩm nên nuôi rất được. Do năng suất kén tăng nhanh nên mặc dù diện tích dâu giảm rất nhiều như ng sản lượng kén tằm vẫn đạt 857 tấn (chỉ giảm 9,5% so với năm 2006). Giá trị sản xuất kén thu được 81,84 tỷ đồng. Giá trị sản xuất kén tằm/hecta dâu tăng mạnh.

284

GTSX kén 81,84

89,3990,1591,7893,5987,7684,2386,43 89,8790,44

GTSX dâu; 18,11

18,89

26,4527,1426,8927,3526,75

36,8839,3147,79

219,5

GTSX kén/1 ha 201,3170,9

154,3157145,1141,6

105,3105,277,60

102030405060708090

100

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Năm

Giá trị SX dâu (Tỷ) GTSX kén tằm (Tỷ)

5075100125150175200225250275300

Giá trị SX kén/1 ha (Triệu đồng)

Biểu đồ 4. Giá trị sản xuất dâu, tằm Tỉnh Thái Bình từ năm 2005 - 2014

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình và VIETSERI (2006-2015) Các hộ đều nuôi trên 8 lứa/1 năm. Năng suất kén bình quân đạt 8,2-8,5kg/vòng trứng và

không khác biệt giữa các nhóm hộ. Sản lượng kén thì khác nhau nhiều vì quy mô nuôi của các hộ ở các nhóm là khác nhau. Sản lượng kén của nhóm hộ I (dưới 720 m 2) là 168kg/năm, nhóm hộ II (720 - 1440 m2) là 247kg/năm và nhóm hộ III (trên 1440 m 2) sản xuất được là 267kg/năm, cao hơn không nhiều so với nhóm II do chỉ tăng được số lứa nuôi mà không tăng được quy mô lứa. Giá trị sản xuất dâu tằm bình quân chung ở Thái Bình là 19.760.299 đồng/hộ/năm. Trong đó, thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ I là 12.448.331đ, nhóm hộ II là 18.506.038đ, nhóm hộ III là 21.531.126đ. 3.3.2. Kết quả, hiệu quả xã hội

Năm 2006, Thái Bình có 18.905 người tham gia sản xuất. Đến cuối 2015, dâu tằm chỉ giải quyết được 6.414 việc làm cho Tỉnh. Đây là là công việc phù hợp cho phụ nữ, tận dụng thời gian lúc nông nhàn. Ngày nay, sản xuất có quy mô lớn hơn và có sự tham gia của cả hộ gia đình. Nhưng công đoạn quan trọng nhất là nuôi tằm vẫn thường do phụ nữ đảm nhiệm.

Bảng 4. Kết quả hiệu quả xã hội

Diễn giải Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

% BQ

-Việc làm (người)

18.905 (%)

13.354 -29,4

12.858 -3,7

9.121 -29,1

9.533 +4,5

9.004 -5,5

8.940 -0,7

7.978 -10,8

6.425 -19,5

6.414 -0,2

-10,5

-Tỷ lệ hộ dâu tằm nghèo %

5,2 (%)

3,3 -36,5

4,5 +36,4

5,1 +13,3

5,2 +2,0

5,0 -3,8

4,6 -8,0

3,8 -17,4

3,9 +2,6

2,5 -35,9

-5,3

-Tỷ lệ hộ DT đạt văn hóa %

- (%)

- -

- -

79,2

79,3 +0,1

79,3 0

80,0 +0,9

83,1 +3,9

83,5 +0,5

84,4 +1,1

+1,1

-Tỷ lệ lao động nữ %

56,8 (%)

57,1 +0,5

56,9 -0,4

56,9 0

57,5 +1,1

57,1 -0,7

56,9 -0,4

57,2 +0,5

57,2 0

56,9 -0,5

+0,02

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, 2006-2015) * %: Tăng trưởng (%) Do không đòi hỏi đầu tư lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và đem lại thu nhập hàng tháng nên

tỷ lệ hộ dâu tằm nghèo ở mức rất thấp, chỉ bằng 1/3 so với tỷ lệ hộ nghèo Thái Bình và tương đương với tỷ lệ hộ nghèo tại thành thị. Nông dân dâu tằm thường cần mẫn, chăm chỉ hơn so với người khác. Do yêu cầu công việc nên ý thức của họ trong nuôi tằm cũng như trong cuộc sống tốt hơn. Tỷ lệ hộ nuôi tằm đạt chuẩn văn hóa cao hơn 5,1% so với bình quân chung của Tỉnh.

285

3.3.3. Kết quả, hiệu quả môi trường Hầu hết nông dân cho rằng trồng dâu nuôi tằm không ảnh hưởng đến môi trường sống

của họ. Trồng dâu không những tạo bầu không khí trong lành, mà còn chống sạt lở đất ở ven sông. Dâu được trồng từ lâu, cho năng suất lá ổn định là thực tế sinh động chứng minh cho tính bền vững về môi trường. Nuôi tằm là hoạt động chăn nuôi rất gần gũi và thân thiện. Từ trước đến nay chưa hề có ghi nhận về việc nuôi tằm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người (Đỗ Thị Châm, 1995).

Bảng 5. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của sản xuất dâu tằm đến môi trường

Mức độ ô nhiễm nước

Tỷ lệ (%)

Mức độ ô nhiễm đất

Tỷ lệ (%)

Mức độ ô nhiễm không khí

Tỷ lệ (%)

Ô nhiễm nặng nề 0,00 Ô nhiễm nặng nề 0,00 Ô nhiễm nặng nề 0,00 Ô nhiễm ít 0,72 Ô nhiễm ít 0,92 Ô nhiễm ít 1,54 Không ô nhiễm 95,23 Không ô nhiễm 94,08 Không ô nhiễm 92,36 Khó đánh giá 4,05 Khó đánh giá 5,00 Khó đánh giá 6,10

Nguồn: Kêt quả điều tra (2015) Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất. Việc phun thuốc trừ sâu thường có quy

định của chính quyền hay hợp tác xã nhưng trên thực tế vẫn xảy ra tằm bị ngộ độc. Thất thu do thuốc trừ sâu đã giảm xuống dưới 1% do công tác quy hoạch và dồn điền đổi thửa. 3.3.4. Các vấn đề khó khăn bất cập

Thị trường tiêu thụ kén tằm là khó khăn lớn nhất trong thời gian vừa qua làm cho sản xuất sụt giảm nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Thứ hai, liên kết giữa các tác nhân ngày càng xuống cấp, không đảm bảo cho sản xuất có hiệu quả, không bảo đảm thị trường thụ sản phẩm cho người nuôi tằm.

Thứ ba, sản xuất được tổ chức hoàn toàn bởi các nông hộ, không có trang trại hay doanh nghiệp tham gia ngay cả đối với nuôi tằm con.

Thứ tư, quy mô sản xuất của hộ nhỏ, thiếu chuyên nghiệp, tận dụng thời gian, lao động gia đình. Thực tế cho thấy chăn nuôi theo mô hình hộ nhỏ kém hiệu quả.

Thứ năm, áp dụng kỹ thuật mới chưa mạnh mẽ: giống dâu cũ còn phổ biến; giống tằm đa hệ dễ nuôi nhưng năng suất thấp; tằm con không nuôi tập trung; tằm lớn vẫn nuôi trên nong; các khâu chăm sóc, sát trùng phòng bệ nh hạn chế, tổn thất do dịch bệnh còn cao, người nuôi tằm chán nản.

Thứ sáu, đầu tư từ nhà nước, doanh nghiệp và dân đều thấp trong khi đầu tư giai đoạn trước ngày càng mai một. Đầu tư ít lại thiếu tập trung vào những vấn đề trọng tâm. 3.4. Các nguyên nhân

Sau khi Chi cục tằm tơ giải thể, không còn tổ chức nhà nước nào chịu trách nhiệm chỉ đạo sản xuất. Thiếu vai trò của nhà nước, sản xuất theo kiểu mạnh ai nấy làm. Thị trường nhờ cậy vào các cơ sở ươm tơ nhỏ có năng lực hạn chế, sau nhiều năm vẫn chỉ bán nguyên liệu thô nên không đảm bảo được thị trường tiêu thụ vững chắc.

Thực tế cả trong và ngoài nước đều cho thấy có nhiều trang trại, doanh nghiệp tham gia nuôi tằm con cung cấp cho các nông hộ nuôi tằm lớn và hoạt động rất hiệu quả. Việc không có các hình thức tổ chức này trên địa bàn là do thiếu thông tin, thiếu các hình thức thu hút đầu tư và sự hỗ trợ vào lúc ban đầu.

Tằm vẫn nuôi trên nong theo kỹ thuật truyền thống rất vất vả nên không thể mở rộng quy mô do không đủ nhân lực khi tằm ăn rỗi. Tằm nuôi từ khi mới nở cho đến khi thu hoạch, thời gian sản xuất kéo dài vòng quay chậm.

Kỹ thuật mới chưa được dân ứng dụng rộng rãi do nhiều nguyên nhân như thông tin tuyền truyền, đào tạo tập huấn và công tác khuyến nông vừa thiếu vừa không tập trung vào

286

những vấn đề mấu chốt. Mặt khác, vì sản xuất quy mô nhỏ lẻ, nguồn lực của dân hạn chế nên áp dụng kỹ thuật mới gặp rất nhiều khó khăn.

Dâu tằm chỉ là một hoạt động sản xuất nhỏ trong Tỉnh, không thu hút được sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền, không có chính sách cụ thể để thúc đẩy sản xuất phát triển. Đầu tư hiện tại qua các cơ quan trung ương trên địa bàn lại không tập trung cho Tỉnh. Bản thân người dân vẫn coi dâu tằm là nghề phụ nền ít quan tâm đầu tư cho sản xuất

Sự mở rộng thị trường tiêu thụ nhộng gây ra nhiều hệ lụy như quay trở lại sử dụng giống tằm năng suất thấp, khó khăn trong phòng trừ sâu bệnh, nhất là liên kết trong cung cứng giống, trong sản xuất đều xuống cấp. 3.5. Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tỉnh Thái Bình

Các vấn đề khó khăn bất cập là tạm thời và có thể giải quyết được. Thời gian tới cần tập trung phát triển cả sản xuất kén lấy tơ và kén lấy nhộng làm thực phẩm. Về lâu dài sản xuất kén lấy tơ là chính, nhộng là sản phẩm phụ sau khi ươm tơ. Đẩy mạnh chế biến các sản phẩm từ tơ tằm, kết nối với các làng dệt lụa tại địa phương nhằm khai thác giá trị kinh tế, văn hóa và lịch sử của nghề truyền thống, đồng thời tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm vững chắc. Trong bối cảnh sản xuất vẫn còn suy giảm, cần thực hiện một số giải pháp cấp bách như sau:

Một là, chính quyền địa phương cần quan tâm và thực hiện tốt vai trò của Nhà nước trong quy hoạch, định hướng sản xuất, thị trường tiêu thụ, thúc đẩy liên kết để huy động sức mạnh tổng hợp của các tác nhân.

Hai là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn giúp cho cán bộ và người dân biết được thông tin về giống mới, nắm được các quy trình kỹ thuật nuôi trồng, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, sự cần thiết của nuôi tằm con tập trung, ưu việt của nuôi tằm trên nền nhà cũng như những thành công của các mô hình tiên tiến trong và ngoài nước mà nông dân Thái Bình có thể noi theo.

Ba là, khuyến khích và hỗ trợ hình thành các cơ sở nuôi tằm con nhằm giúp nông dân chỉ tập trung nuôi tằm lớn, rút ngắn chu kỳ sản xuất từ 24 ngày xuống còn trên 10 ngày, nuôi tằm chắc chắn hơn, giảm tổn thất do dịch bệnh và hiệu quả kinh tế cao hơn.

Bốn là, khuyến khích và hỗ trợ thay đổi nuôi tằm trên nong sang công nghệ nuôi tằm trên nền nhà để giảm thiểu công lao động, vừa đỡ vất vả vừa là cơ sở để mở rộng quy mô nuôi tằm tăng thu nhập. Đồng thời, ứng dụng tổng hợp các kết quả nghiên cứu vào sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Năm là, tích cực chuyển đổi giống dâu cũ sang giống lai F1 trồng hạt năng suất cao, sử dụng giống tằm phù hợp trình độ chăn nuôi và yêu cầu của thị trường. Những hộ đã đầu tư điều hòa nhiệt độ nên nuôi giống lưỡng hệ chất lượng cao. Quản lý khâu sản xuất và cung ứng giống, đảm bảo chất lượng giống đến tay người dân.

Sáu là, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khuyến nông trung ương và địa phương hiện có. Nghiên cứu chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi đầu tư trong lĩnh vực nuôi tằm con; Vận động nông dân đầu tư ruộng dâu, nhà nuôi, trang thiết bị sản xuất.

Bảy là, tăng cường vai trò và có biện pháp cụ thể hỗ trợ sự phát triển của HTX nông nghiệp, tổ hợp tác là nhân tố trung gian làm cầu nối giữa các tổ chức và hộ nông dân trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thái Bình nên xác định và thúc đẩy tiêu thụ kén tằm qua hợp đồng văn bản.

Tám là, kết nối giữa sản xuất dâu tằm với các hoạt động ươm tơ, dệt lụa nhất là với các làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng trong Tỉnh thành một chuỗi để khai thác thế mạnh nghề truyền thống và văn hóa tơ tằm, đảm bảo thị trường tiêu thụ vững chắc, nâng cao hiệu quả sản xuất cho người trồng dâu nuôi tằm và các tác nhân tham gia trong chuỗi.

287

4. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã đánh giá, phân tích thực trạng phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình

trong thời gian 10 năm từ 2006 đến 2015 và rút ra một số kết luận: Sản xuất dâu tằm suy giảm nghiêm trọng theo chiều rộng, diện tích dâu giảm 65,1%, số hộ nuôi tằm giảm 67,2%. Nếu xét theo chiều sâu thì sản xuất dâu tằm có bước tiến đáng kể. Năng suất dâu tăng 13,1%, năng suất kén tăng 159% đạt 2.1088kg/ha dâu. Giá trị sản xuất kén tằm/hecta đất trồng dâu tăng nhanh. Tuy nhiên, trên tổng thể dâu tằm Thái Bình vẫn là sản xuất nhỏ, lao động thủ công, lạc hậu, kém phát triển và thiếu bền vững.

Trồng dâu nuôi tằm đang tồn tại nhiều khó khăn bất cập trong cả sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm. Để thúc đẩy sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình phát triển bền vững, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp gồm: Chính quyền địa phương thực hiện tốt vai trò lãnh đạo; Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, đào tạo tập huấn; Hỗ trợ hình thành các cơ sở nuôi tằm con; Áp dụng nuôi tằm lớn trên nền nhà; Sử dụng giống năng suất cao, đảm bảo chất lượng; Thu hút đầu tư của các tác nhân; Tăng cường vai trò của hợp tác xã trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; Kết nối với các làng nghề dệt lụa truyền thống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Dung (2016). Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La, huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình. Luận án tiến sỹ văn hóa học, Trường Đại học Văn Hóa.

2. Nguyễn Thị Đảm (2009). Báo cáo “Kết quả xây dựng mô hình nuôi tằm hai giai đoạn”, Đề tài cấp nhà nước mã số KC.06.13/06-10. Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ TW (Vietseri).

3. Nguyễn Thị Đảm và Lê Hồng Vân (2008). Báo cáo “Điều tra tình hình sản xuất dâu tằm tơ ở một số vùng trọng điểm”, Vietseri–Hà nội.

4. Đỗ Thị Châm (1995). Kỹ thuật nuôi tằm dâu, Nhà xuất bản nông nghiệp. 5. Đỗ Thị Châm và Hà Văn Phúc (1995). Giáo trình cây dâu, Nhà xuất bản nông nghiệp. 6. Cục thống kê tỉnh Thái Bình, Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình từ 2006 đến 2015. 7. Hà Văn Phúc (2003). Phương pháp nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới và một số thành

tựu đạt được của Việt nam. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà nội. 8. Vietseri (2006 – 2015). Báo cáo tình hình sản xuất dâu tằm tơ các năm 2006 đến 2015. 9. Vietseri (2014). Báo cáo hội thảo khoa họ c nghề tằm hiện trạng và giải pháp phát triển,

Hà Nội tháng 10/2014. Tạp chí khoa học nông nghiệp việt nam, học viện nông nghiệp việt nam, số 6 (tập 15), tháng 9 năm 2017. trang 834 – 843.

288