kt-thbinhdan.haiduong.edu.vnkt-thbinhdan.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · web view+ kể...

16
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM L/ N CHO H ỌC SINH LỚP 1 1. GIÁO VIÊN PHÁT ÂM CHUẨN. - Muốn cho học sinh phát âm đúng, trước tiên cô giáo phải là người phát âm chuẩn xác và có ý thức rèn luyện, thường xuyên tham khảo các tài liệu chuyên san, giáo trình “ngôn ngữ tiếng Việt”, chú trọng tới lời nói khi giao tiếp với học sinh, với mọi người, ở mọi lúc mọi nơi. Giáo viên phải gần gũi, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, quan tâm chú trọng tới lời nói của học sinh trong các hoạt động cũng như khi giao tiếp với bạn, với cô và với mọi người để rèn luyện uốn nắn học sinh kịp thời. Giáo viên linh hoạt sáng tạo và biết tận dụng mọi cơ hội tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để sửa ngọng cho học sinh, giúp học sinh dễ nhớ. Đồng thời biết kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tuyên truyền vận động phụ huynh tham gia rèn luyện cách phát âm cho học sinh có kết quả tốt. 2. GIÁO VIÊN PHẢI NẮM VỮNG CÁCH PHÁT ÂM L - N VÀ PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU KHI PHÁT ÂM NHỮNG TIẾNG CÓ CHỨA HAI ÂM NÀY. 2.1. Cách phát âm:

Upload: others

Post on 27-Dec-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: kt-thbinhdan.haiduong.edu.vnkt-thbinhdan.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web view+ Kể nhiều lần. + Kể trên lớp cho nhau nghe và chỉnh sửa. 7. SỬA LỖI

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM L/ N CHO H ỌC SINH LỚP

11. GIÁO VIÊN PHÁT ÂM CHUẨN.

- Muốn cho học sinh phát âm đúng, trước tiên cô giáo phải là người phát

âm chuẩn xác và có ý thức rèn luyện, thường xuyên tham khảo các tài liệu

chuyên san, giáo trình “ngôn ngữ tiếng Việt”, chú trọng tới lời nói khi giao tiếp

với học sinh, với mọi người, ở mọi lúc mọi nơi. Giáo viên phải gần gũi, nắm bắt

được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, quan tâm chú trọng tới lời nói của học

sinh trong các hoạt động cũng như khi giao tiếp với bạn, với cô và với mọi người

để rèn luyện uốn nắn học sinh kịp thời. Giáo viên linh hoạt sáng tạo và biết tận

dụng mọi cơ hội tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để sửa ngọng cho học

sinh, giúp học sinh dễ nhớ. Đồng thời biết kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tuyên

truyền vận động phụ huynh tham gia rèn luyện cách phát âm cho học sinh có kết

quả tốt.

2. GIÁO VIÊN PHẢI NẮM VỮNG CÁCH PHÁT ÂM L - N VÀ

PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU KHI PHÁT ÂM NHỮNG TIẾNG

CÓ CHỨA HAI ÂM NÀY.

2.1. Cách phát âm:

Là xét luồng hơi đi ra từ phổi qua các khoang miệng, khoang mũi như thế

nào( Bị cản hay không bị cản, bị cản như thế nào?...)

- Căn cứ vào phương thức phát âm có 2 loại âm: Nguyên âm và phụ âm.

- Trong Tiếng Việt có 2 loại phụ âm là phụ âm tắc và phụ âm xát

+ Phụ âm tắc là phụ âm mà khi phát âm luồng hơi từ phổi đi qua các

khoang bị cản hoàn toàn ở một vị trí nào đó( Phụ âm N thuộc nhóm này)

+ Phụ âm xát là phụ âm mà khi phát âm luồng hơi từ phổi đi qua các

khoang phát âm không bị cản hoàn toàn, có một khe hở nhỏ ở một vị trí nào đó

để luồng hơi đi qua một cách dễ dàng ( Phụ âm L thuộc nhóm này)

Page 2: kt-thbinhdan.haiduong.edu.vnkt-thbinhdan.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web view+ Kể nhiều lần. + Kể trên lớp cho nhau nghe và chỉnh sửa. 7. SỬA LỖI

2.2.Vị trí phát âm. Là điểm tạo nên âm thuộc bộ máy khi phát âm. Có các

vị trí phát âm như sau: Môi - môi; môi - răng; đầu lưỡi - răng; đầu lưỡi - quặt;

mặt lưỡi, cuối lưỡi, thanh hầu.

2.3.Cách phát âm và vị trí phát âm của / n/ - N và / l/ - L.

- /n/ là phụ âm tắc, vang, đầu lưỡi răng: Trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt ở

mặt sau của răng làm điểm cản hoàn toàn luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang

miệng, sau bật ra, lưỡi thẳng, đầu lưỡi hơi tụt lại, tạo thành âm: Nờ( trong qu¶ na, nãng bøc, h«m nay,...) - /l/ là phụ âm xát, vang bên, đầu lưỡi quặt: Trước khi phát âm, đầu lưỡi ở

vị trí lợi hàm trên làm điểm cản một phần luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang

miệng, thoát ra hai bên cạnh của lưỡi, đầu lưỡi cong lên, lưỡi chuyển động theo

chiều đi xuống, tạo thành âm: Lờ( trong la ®µ, lãng l¸nh, lay ®éng, ... ) 3. KHẮC PHỤC NHỮNG LỖI PHÁT ÂM CƠ BẢN CHO HỌC SINH.

- Khắc phục lỗi do ảnh hưởng tiếng địa phương, lỗi mang tính chất vùng

miền dễ lẫn lộn giữa các âm L - N. Giáo viên dạy học sinh kĩ năng phân biệt

L - N

L N

/l/ là phụ âm xát, vang bên, đầu

lưỡi quặt: Trước khi phát âm, đầu

lưỡi ở vị trí lợi hàm trên làm điểm

cản một phần luồng hơi đi ra từ

phổi qua khoang miệng, thoát ra

hai bên cạnh của lưỡi, đầu lưỡi

cong lên, lưỡi chuyển động theo

chiều đi xuống, tạo thành âm: Lờ

/n/ là phụ âm tắc, vang, đầu lưỡi răng:

Trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt ở mặt

sau của răng làm điểm cản hoàn toàn

luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang

miệng, sau bật ra, lưỡi thẳng, đầu lưỡi

hơi tụt lại, tạo thành âm: Nờ

4. VẬN DỤNG MỘT CÁCH LINH HOẠT CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ

HÌNH THỨC SỬA LỖI PHÁT ÂM.

Page 3: kt-thbinhdan.haiduong.edu.vnkt-thbinhdan.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web view+ Kể nhiều lần. + Kể trên lớp cho nhau nghe và chỉnh sửa. 7. SỬA LỖI

4.1. Phương pháp luyện tập theo mẫu.

- Mẫu phát âm là mẫu của giáo viên. Ngoài ra mẫu phát âm cũng chính từ bản

thân học sinh( Học sinh phát âm đúng sẽ là mẫu cho các bạn nghe và bắt chước

theo)

- Cần chú ý khi sử dụng phương pháp này: Giáo viên phải phát âm chuẩn, rõ

ràng, thật chậm. Gv quay về phía học sinh để phát âm chuẩn, chậm, rõ ràng từ 2-

3 lần. Sau đó cho học sinh phát âm lại.

4.2. Phương pháp luyện phát âm đúng các âm L - N.

- Giáo viên quan sát, phát hiện em nào phát âm sai.

- Giáo viên chỉ ra nguyên nhân phát âm sai bằng cách chỉ ra cách sử dụng các

bộ phận phát âm không đúng của các em. Sau đó giáo viên phân tích cách phát

âm như là mô tả bằng cách: nêu rõ vị trí đặt lưỡi, vị trí của lưỡi và răng, độ mở

của môi…

- Cần chú ý khi sử dụng phương pháp này: Khả năng quan sát của giáo viên và

học sinh phải tập trung có chủ định. Giáo viên phải mô tả chính xác, thật ngắn

gọn, dễ hiểu có thể kết hợp các động tác, tránh dùng từ thuật ngữ, những từ khó

hiểu.

Ví dụ: Dạy âm N thì các em hay lẫn lộn với L:

Giáo viên tiến hành sửa sai bằng cách nêu lại cách phát âm của âm N, so sánh

cách phát âm của L. ( N: đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra cả miệng lẫn mũi đọc là

en nờ; còn âm L: đầu lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đi ra phía 2 bên rìa lưỡi, xát

nhẹ đọc là e nờ)

4. 3. Phương pháp luyện tập tổng hợp: Phân tích các thành phần và

âm vị mắc lỗi để học sinh nhận diện.

- Đưa vào trong ngữ cảnh để khu biệt nét nghĩa cho học sinh có ý thức phân

biệt âm đúng sai.

Page 4: kt-thbinhdan.haiduong.edu.vnkt-thbinhdan.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web view+ Kể nhiều lần. + Kể trên lớp cho nhau nghe và chỉnh sửa. 7. SỬA LỖI

Ví dụ: Dạy âm L giáo viên giúp các em đưa vào trong ngữ cảnh để khu biệt nét

nghĩa như sau: n trong no (ăn no: Cảm giác trong ăn uống ) và L trong lo( lo

lắng: Trạng thái lo lắng điều gì đó)

5. SỬA LỖI PHÁT ÂM TRONG GIỜ HỌC VẦN.

- Giáo viên chỉ ra chỗ sai trong phát âm của học sinh. Có thể so sánh với cách

phát âm đúng.

- Giáo viên phát âm thật chuẩn, chậm( có thể 2- 3 lần) quay về phía học sinh.

- Hướng dẫn học sinh cách phát âm, vị trí các bộ phận của cơ quan, mô tả bằng

cách: Nêu rõ cách đặt lưỡi, vị trí của răng với lưỡi, độ mở của miệng khi bắt đầu

hoặc kết thúc.

- Trước mỗi lỗi sai cụ thể của học sinh, Giáo viên phải phân tích lỗi để tìm

nguyên nhân mắc lỗi và tiến hành sửa lỗi cho học sinh.

- Có thể tiến hành sửa lỗi như sau:

+ Cho học sinh phát âm nhiều lần theo sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Cho học sinh luyện từng em nhiều hơn, sau đó luyện theo cặp đôi.

+ Trong quá trình phát âm các em sẽ tự điều chỉnh theo mẫu.

+ Luyện phát âm cơ bản trong lúc đọc tiếng, từ có âm vừa học.

Cụ thể dạy học sinh cách phát âm L - N:

Ở hoạt động Phát âm và đánh vần tiếng:

Bài 8: l, hMục tiêu Hoạt động của thầy và trò

Học sinh

đọc được L,

biết đánh vần

tiếng “lê ”.

* Giáo viên ghi bảng L, phát âm mẫu âm L.

- Hướng dẫn học sinh cách phát âm: Lưỡi cong lên chạm lợi,

hơi đi ra phía 2 bên rìa lưỡi, xát nhẹ.

- Học sinh nhìn bảng, phát âm.

- Giáo viên chỉnh sửa cách phát âm cho học sinh.

* Giáo viên viết lên bảng: lê và đọc “ lê ”.

- Học sinh đọc : lê.

Page 5: kt-thbinhdan.haiduong.edu.vnkt-thbinhdan.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web view+ Kể nhiều lần. + Kể trên lớp cho nhau nghe và chỉnh sửa. 7. SỬA LỖI

- Trong tiếng “lê ” thì âm nào đứng trước, âm nào đứng sau?

- Hướng dẫn đánh vần: lờ - ê - lê.

- Học sinh đánh vần: lớp, bàn, cá nhân.

- Giáo viên chỉnh sửa cách đánh vần lần lượt cho từng học sinh.

Bài 13: n, mMục tiêu Hoạt động của thầy và trò

Học sinh

đọc được N,

biết đánh vần

tiếng Nơ.

* Giáo viên ghi bảng N, phát âm mẫu âm N.

- Hướng dẫn học sinh cách phát âm: đầu lưỡi chạm lợi trên,

hơi thoát ra qua cả miệng lẫn mũi.

- So sánh với cách phát âm âm L?(Lưỡi cong lên chạm lợi,

hơi đi ra phía 2 bên rìa lưỡi, xát nhẹ.)

- Học sinh nhìn bảng, phát âm.

- Giáo viên chỉnh sửa cách phát âm cho học sinh.

* Giáo viên viết lên bảng: nơ và đọc “nơ ”.

- Học sinh đọc : nơ.

- Trong tiếng “nơ ” thì âm nào đứng trước, âm nào đứng sau?

- Hướng dẫn đánh vần: nờ - ơ - nơ.

- Học sinh đánh vần: lớp, bàn, cá nhân.

- Giáo viên chỉnh sửa cách đánh vần lần lượt từng học sinh.

6. TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI PHÁT ÂM.

6.1. Tổ chức bằng trò chơi.

Đây là hoạt động gây hứng thú nhất đối với các em học sinh, giáo viên có thể

sưu tầm các trò chơi trong chương trình và thay đổi cho phù hợp với yêu cầu đặt

ra như tổ chức trò chơi “ Tìm chữ ”: Cô đưa ra những bài thơ và yêu cầu học

sinh đọc thuộc bài thơ theo cô và gạch chân những chữ cái vừa học.

Ngoài ra có thể tổ chức các trò chơi khác.Với những trò chơi như vậy, các em

học rất vui, thoải mái, nhẹ nhàng và được khắc sâu cách phát âm đúng chữ cái L

Page 6: kt-thbinhdan.haiduong.edu.vnkt-thbinhdan.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web view+ Kể nhiều lần. + Kể trên lớp cho nhau nghe và chỉnh sửa. 7. SỬA LỖI

- N. Sau khi học sinh phát âm đúng hoặc tìm đúng yêu cầu của cô thì cô có thể

thưởng kẹo, hoa hoặc ghi điểm cho học sinh đó.

* Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”.

- Thi tìm nhanh tiếng, từ có âm vừa học.

- Thi tìm đúng các tiếng có âm vừa học.

* Trò chơi “ Tiếp sức’.

- Để khắc phục lỗi phát âm dễ lẫn lộn giữa các âm l /n.

- Ví dụ: Thi tìm tên các vật bắt đầu là l hay n.

* Trò chơi “ Rung chuông vàng”.

- Ví dụ trò chơi rung chuông vàng để sửa phát âm khi học âm l/n.

Cách chơi: Chọn ý đúng.

- Giáo viên nêu yêu cầu: Tìm từ có tiếng chứa âm L

- Giáo viên đưa 3 ý như sau;

A, no nê

B, quả na

C, con lừa

Học sinh chọn ý nào sẽ ghi vào bảng con và giơ lên: chọn ý c là đúng.

6.2. Tổ chức bằng cách cho học sinh giải câu đố.

Khi dạy âm L - N tôi củng cố bằng cách cho học sinh giải câu đố.Với cách

làm này, các em sẽ hăng say học, tự tìm tòi, suy nghĩ để tìm ra đáp án đúng. Khi

các em tìm ra từ cần tìm mà lại phát âm sai, lúc đó cô lại là người giúp các em

phát âm lại cho đúng.

Ví dụ: Cái gì làm bằng lá cọ dùng để che nắng, che mưa? ( cái nón)…

6.3. Tổ chức bằng cách làm bài tập.

Ví dụ: Khi dạy học sinh phân biệt L hay N, tôi cho học sinh làm bài tập

điền khuyết như:

Ăn …o cây …úa gạo … ếp

6.4. Tổ chức củng cố qua các câu chuyện kể có nhiều từ chứa phụ

âm L - N.

Page 7: kt-thbinhdan.haiduong.edu.vnkt-thbinhdan.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web view+ Kể nhiều lần. + Kể trên lớp cho nhau nghe và chỉnh sửa. 7. SỬA LỖI

Mục đích luyện phát âm trong hoạt động nói, một hoạt động đòi hỏi nhớ

âm - nghĩa đã cao hơn nhớ tự động và phát âm chuẩn tự động, không có văn tự

kích thích.

Cách kể câu chuyện:

+ Chọn câu chuyện ngắn kể trước, câu chuyện dài kể sau.

+ Lúc đầu kể chậm, vừa kể vừa nhớ cách phát âm, sau kể nhanh dần.

+ Kể chuyện một mình và kể cho người khác nghe để kiểm tra phát âm.

+ Kể nhiều lần.

+ Kể trên lớp cho nhau nghe và chỉnh sửa.

7. SỬA LỖI PHÁT ÂM TRONG NHỮNG GIỜ HỌC KHÁC.

- Tôi đã kết hợp với các thầy, cô giáo dạy các môn học khác như: Âm nhạc,

Đạo đức, Tự nhiên - xã hội…cùng sửa lỗi phát âm khi học sinh phát âm sai L -

N.

Ví dụ: Trong hoạt động giáo dục Âm nhạc: Âm nhạc luôn là một hoạt

động lôi cuốn và rất được yêu thích. Hoạt động âm nhạc bao gồm hoạt động biểu

diễn văn nghệ theo chủ đề dưới các hình thức sinh hoạt văn nghệ, giáo viên

khuyến khích trẻ thể hiện bài hát có sự tham gia cùng cô hoặc cô hát cho trẻ

nghe. Cho nên phần luyện phát âm này có rất nhiều điều kiện để cô và trò cùng

luyện mà không nhàm chán.

Người giáo viên không chỉ dạy học sinh hát đúng nhạc rõ lời mà phải chú

ý dạy trẻ hát chuẩn các từ. Đôi lúc giáo viên cho trẻ hát không có nhạc đệm để

sửa cao độ, trường độ của bài hát, đồng thời sửa lỗi phát âm cho trẻ, đặc biệt với

những bài hát có nhiều câu, từ có phụ âm đầu L - N.

Ví dụ: Bài “ Thật lá hay” có câu: “li lí li, lí lì li…”

Bài “Mùa xuân đến rồi” có câu: “Sáng hôm nay trời đã nắng lên rồi”.

Bài “Vườn trường mùa thu” câu: “là la la, lá la la…”.

Tôi yêu cầu thầy, cô giáo dạy ghi lời đúng của bài hát trên bảng lớp. Sau

đó cho học sinh đọc lời ca và giáo viên tiến hành luyện để sửa lỗi phát âm của

học sinh.

Page 8: kt-thbinhdan.haiduong.edu.vnkt-thbinhdan.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web view+ Kể nhiều lần. + Kể trên lớp cho nhau nghe và chỉnh sửa. 7. SỬA LỖI

Các cách luyện:

+ Hát một mình và hát cho người khác nghe để kiểm tra phát âm.

+ Hát nhiều lần.

+ Hát trong giờ dạy âm nhạc.

Đặc biệt hoạt động âm nhạc có thể được tổ chức ở mọi lúc mọi nơi như

kết hợp với thể dục buổi sáng, khi đi dạo chơi, chơi ở các hoạt động góc, hát ru

trẻ ngủ trưa, hoạt động chiều …Đây là một trong những điều kiện thuận lợi nhất

của giúp cho việc luyện phát âm chuẩn L - N.

- Trong hoạt động ở mọi lúc mọi nơi:

Càng gần gũi với học sinh thì việc luyện phát âm cho học sinh càng thuận

lợi hơn, trong hoạt động ngoài trời khi quan sát những sự vật hiện tượng xung

quanh, học sinh có những cảm nhận rất tự nhiên về đặc điểm, màu sắc của sự vật

hiện tượng (cái lá này màu nâu, hoặc nụ hoa này chưa nở…) chúng nói những

nhận xét và cảm nhận của mình. Thông qua sự bộc lộ ngôn ngữ này giáo viên

cần sửa ngay cho chúng nếu chúng nói chưa đúng. Hoặc khi giao tiếp giữa học

sinh với nhau, khi chúng gọi tên bạn hay nói chuyện với bạn thì giáo viên chú ý

lắng nghe, nếu sai giáo viên yêu cầu nhắc lại câu học sinh vừa nói và chậm rãi

nói lại từng từ, khuyến khích học sinh nói theo.

.

8. TỔ CHỨC THI QUA CÁC ĐỢT THI ĐUA.

Để kiểm tra lại xem các em có phát âm chuẩn các phụ âm L - N hay không,

Tôi đã tiến hành kiểm tra bằng các hình thức khác nhau: Đưa ra hình thức thi

đua giữa các tổ, vào các thời điểm khác nhau( 20/11; 22/12; 8/3; 30/4…), với các

yêu cầu ngày càng cao hơn. Ví dụ thời gian đầu khi học sinh mới được học các

âm và vần thì tôi chỉ yêu cầu các em đọc trơn các âm và vần; sau đó chuyển sang

đọc từ và các câu đơn giản; đến khi sang phần Tập đọc, tôi lại cho các em đọc

đoạn thơ, đoạn văn…Với cách làm này, các em càng hăng hái và say sưa học tập

hơn, em nọ học tập em kia để làm sao cho mình phát âm được như bạn. Sau khi

Page 9: kt-thbinhdan.haiduong.edu.vnkt-thbinhdan.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web view+ Kể nhiều lần. + Kể trên lớp cho nhau nghe và chỉnh sửa. 7. SỬA LỖI

tổ chức thi đua giữa các tổ xong, tôi đã dùng hình thức cho điểm ngay để động

viên kịp thời những em học tốt và đặc biệt những em có tiến bộ.Sau đó, tôi dã

ghi thêm một bông hoa điểm 10 vào bảng thi đua giữa các tổ được treo ở trên

tường….

9. BIỆP PHÁP TÁC ĐỘNG GIÁO DỤC.

9.1. Để các em tự phát hiện và sửa lỗi phát âm cho nhau.

Đây là một biện pháp đạt đỉnh cao của việc sửa ngọng, mục đích cuối

cùng chính là tạo ra cho trẻ ý thức sửa ngọng. Đánh giá quá trình này, không

những giáo viên mà tất cả những người tiếp xúc với học sinh cần:

- Chọn em phát âm chuẩn ngồi bên cạnh em hay phát âm sai . Khích lệ học sinh

phát hiện lỗi phát âm của các bạn khác, nhắc nhở bạn sửa ngay.

- Xây dựng đôi bạn cùng tiến: Giúp đỡ nhau trong học tập như là học nhóm lúc

truy bài đầu giờ, trong tiết học…

- Sau mỗi buổi học, giáo viên viên dành khoảng 5 - 10 phút cho học sinh luyện

phát âm.

- Cần lập sổ tay theo dõi và tiến hành theo bảng sau:

STT Họ tên học

sinh

Lỗi

phát

âm

Nguyên nhân Biện pháp khắc

phục

Kết quả

1 Tô Văn Huy Nhầm

L thành

N

Chưa có ý

thức tự sửa.

GV + cán sư sự

lớp cho luyện nhiều

lần L - N...

Lẫn lộn L - N

còn rất hạn

chế....

2

3

9.2. Kết hợp với phụ huynh học sinh.

Page 10: kt-thbinhdan.haiduong.edu.vnkt-thbinhdan.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web view+ Kể nhiều lần. + Kể trên lớp cho nhau nghe và chỉnh sửa. 7. SỬA LỖI

Tôi đã tiến hành kết hợp với phụ huynh sửa lỗi phát âm, tập trung các

công việc sau:

- Cùng bàn bạc và thảo luận với phụ huynh nêu ra cách đọc một số chữ khó,

đặc biệt là chữ L - N để phụ huynh nắm bắt được, từ đó tạo điều kiện rèn luyện

phát âm cho các em khi ở nhà.

- Phụ huynh thường xuyên chú ý tới lời nói, cách phát âm của mọi người trong

gia đình tạo môi trường phát âm chuẩn mực giúp các em ngấm dần một cách tự

nhiên khi đọc phát âm đúng phụ âm L - N.

- Để thực hiện phong trào thi đua: “ Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh

tích cực” của ngành, trường tôi phát động phong trào thi đua: “ Xây dựng lớp

học thân thiện”. Bên cạnh khu trưng bày sản phẩm tự làm của các em, tôi có một

bảng phoóc viết nhiều từ, câu ca dao, bài văn có chứa nhiều phụ âm L - N để

hàng ngày các em được đọc đi đọc lại luyện tập nhiều lần vào những giờ truy bài

đầu giờ, giải lao…góp phần làm đẹp thêm lớp học thân thiện.

Page 11: kt-thbinhdan.haiduong.edu.vnkt-thbinhdan.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web view+ Kể nhiều lần. + Kể trên lớp cho nhau nghe và chỉnh sửa. 7. SỬA LỖI