ktdt- bai giang buoi 1

33
Phn 1- Tng quan vKinh tế đô thBài 1 : Khái quát vĐô thvà Kinh tế đô th

Upload: ngo-phuong-thu

Post on 12-Dec-2015

230 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

urban economics

TRANSCRIPT

Phần 1- Tổng quan về Kinh tế đô thị

Bài 1: Khái quát về Đô thị và Kinh tế đô thị

Nguồn tài liệu

•  Sách “Urban Economics” Arthur O’Sullivan (Tái bản lần thứ 6) •  Investopedia.com •  Wikipedia.org

Kinh tế học: Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô

Kinh tế học vi mô (Microeconomic) là một phân ngành chủ yếu của Kinh tế học, chuyên nghiên cứu về hành vi kinh tế của các cá nhân (gồm người tiêu dùng, nhà sản xuất, hay một ngành kinh tế nào đó) theo cách riêng lẻ và biệt lập.

Phạm vi nghiên cứu của Kinh tế học vi mô bao gồm:

1. Các lý luận cơ bản cho kinh tế học như cung, cầu, giá cả thị trường

2. Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng

3. Lý thuyết về hành vi của người sản xuất

4. Cấu trúc thị trường

5. Thị trường các yếu tố sản xuất: Lao động - Vốn - Tài nguyên

6. Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường

7. Các lý luận về trao đổi, phúc lợi kinh tế

8. v.v...

Kinh tế học vĩ mô (Macroeconomic) là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung.

Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế.

Các chuyên gia kinh tế học vĩ mô phát triển các mô hình để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia.

Kinh tế đô thị là gì?

là sự giao nhau của môn học Địa lý và Kinh tế.

Môn Kinh tế tìm hiểu về các lựa chọn của con người khi các nguồn tài nguyên bị hạn chế. (Các hộ gia đình sẽ thực hiện việc lựa chọn để tối đa hóa lợi ích của họ, trong khi các nhà máy thực hiện việc lựa chọn để tối đa hóa các nguồn lợi nhuận.)

Môn địa lý nghiên cứu về việc sắp xếp các sự vật trong không gian- Các hoạt động của con người diễn ra ở đâu?

Kinh tế đô thị xem xét cả kinh tế và địa lý, tìm hiểu về các lựa chọn mang tính địa lý hoặc các lựa chọn về vị trí của các hộ gia đình nhằm tối đa hóa lợi ích cũng như nghiên cứu các lựa chọn vị trí của các công ty, nhà máy nhằm tối đa hóa lợi nhuận

Đô thị là gì? Đô thị là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và có quy mô dân số thành thị tối thiểu là 4.000 người (đối với miền núi tối thiểu là 2.800 người) với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65%. Đô thị gồm các loại: thành phố, thị xã và thị trấn. (Khu đô thị là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị, được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính đô thị. Khu đô thị bao gồm: các đơn vị ở, các công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị đó; có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng.)

Một số lý thuyết cơ bản: - Chi phí cơ hội - Lợi thế tương đối - Quy luật cung-cầu

Chi phí cơ hội

Kinh tế học là việc nghiên cứu xem các cá nhân và các nền kinh tế giải quyết vấn đề cơ bản của sự khan hiếm như thế nào. Do không có đủ nguồn tài nguyên để thoả mãn nhu cầu của các cá nhân và toàn xã hội, các cá nhân và xã hội phải đưa ra sự lựa chọn trong số các lựa chọn thay thế cạnh tranh.

Chi phí cơ hội của một lựa chọn thay thế được định nghĩa như chi phí do đã không lựa chọn cái thay thế "tốt nhất kế tiếp". Hãy xem xét vài ví dụ về chi phí cơ hội: • Chi phí cơ hội của việc học tại trường đại học • Chi phí cơ hội của việc đi xem một bộ phim

Lợi thế tương đối Một người hay một khu vực có lợi thế tương đối trong việc sản xuất một sản phẩm cụ thể nếu khu vực đó có chi phí cơ hội thấp hơn. Xem xét ví dụ sau:

TRÁI DỪA CON CÁ

Nếu A quyết định hái 10 trái dừa, A sẽ không bắt được con cá nào Nếu A và B không tiến hành trao đổi, mỗi người sẽ phải tự hái dừa và bắt cá để sinh tồn qua ngày. Ví dụ, nếu mỗi người dành một nửa thời gian để hái dừa và một nửa thời gian để bắt cá, A sẽ hái 5 trái dừa và bắt 5 con cá, và B là 2 trái dừa và 4 con cá. Tổng sản phẩm của A và B là 7 trái dừa và 9 con cá

Chi phí cơ hội của việc hái dừa •  A: mất 1 con cá để đổi 1 trái dừa (10 con cá trên 10 trái dừa) •  B: mất 2 con cá để đổi 1 trái dừa (8 con cá trên 4 trái dừa)

Chi phí cơ hội của việc bắt cá •  A: mất 1 trái dừa để đổi lấy 1 con cá (10 trái dừa trên 10 con cá) •  B: mất 0.5 trái dừa để đổi lấy 1 con cá (4 trái dừa trên 8 con cá)

Khi chi phí cơ hội của việc hái dừa của A thấp hơn của B, chúng ta có thể nói A có lợi thế tương đối trong việc hái dừa so với B, vì vậy A nên tập trung vào việc hái dừa để tối đa hóa số sản phẩm của A và B.

Khi chi phí cơ hội của việc bắt cá của B thấp hơn của A, chúng ta có thể nói B có lợi thế tương đối trong việc bắt cá so với A, vì vậy A nên tập trung vào việc bắt cá để tối đa hóa số sản phẩm của A và B.

Chúng ta có thể chưa nhìn thấy rõ lợi ích của tập trung sản xuất sản phẩm mà mỗi người có lợi thế: A&B có thêm 3 trái dừa nhưng mất đi 1 con cá. Nhưng nếu điều chỉnh một chút: A thay vì hái 10 trái dừa thì sẽ hái 9 trái dừa và bắt 1 con cá, thì tổng sản phẩm của A và B lúc này là 9 trái dừa và 9 con cá. So với khi không có sự chuyên môn hóa, A&B có thêm 2 trái dừa mà không bị giảm đi con cá nào.

Bằng việc trao đổi với nhau, A&B có thể phân phối lại sản phẩm theo nhu cầu của họ và cả 2 đều được lợi từ việc chuyên môn hóa và trao đổi.

Lưu ý:

Mặc dù A giỏi hơn B cả trong việc hái dừa và bắt cá (A có lợi thế tuyệt đối cả trong việc hái dừa và bắt cá), cả A & B đều có lợi khi thực hiện việc chuyên môn hóa và trao đổi sản phẩm

Để tìm lợi thế tương đối của một người hay một khu vực, không so sánh lợi thế tuyệt đối mà hãy so sánh chi phí cơ hội

•  Đường cầu

Quy luật cung cầu

•  Đường cung

• Điểm cân bằng cung-cầu

• Cầu vượt Cung

• Cung vượt Cầu

Vì sao một thành phố tồn tại Sự hình thành thành phố thương mại: •  Xem xét một vùng sản xuất và tiêu thụ hai sản phẩm, bánh mì

và áo sơ mi. Người ta sử dụng các nguyên liệu thô (len và bột mì) để sản xuất hai loại sản phẩm. Các giả định sau loại trừ khả năng xuất hiện các thành phố. o Năng suất như nhau o  Lợi nhuận không đổi theo quy mô giao dịch. o  Lợi nhuận không đổi theo quy mô sản xuất. •  Các giả định này cũng loại trừ khả năng cần có giao dịch và đảm bảo rằng mỗi hộ gia đình sẽ thực hiện việc tự cung tự cấp (mô hình sản xuất ở sân sau nhà).

! Chúng ta bắt đầu bằng việc bỏ giả định Năng suất lao động bằng nhau cho tất cả công nhân" Điều gì xảy ra? Bảng dưới tổng kết số sản phẩm bánh mì và áo sơ-mi mà các công nhân sản xuất ra được trong 1 h ở 2 khu vực trong 1 nước:

Lợi thế tương đối

Một khu vực có lợi thế tương đối trong việc sản xuất một sản phẩm cụ thể nếu có chi phí cơ hội thấp hơn so với khu vực kia.

Bánh mì Áo sơmi

Đông 10.00 10.00 Tây 8.00 5.00

a) Khu vực nào hoàn toàn trội hơn về sản xuất bánh mì. Tại sao?

b) Khu vực nào có ưu thế tương đối về sản xuất bánh mì? Tại sao?

c) Nếu khu vực phía Đông chỉ tập trung sản xuất loại sản phẩm họ có ưu thế tương đối hơn, sô bánh mì họ sẽ sản xuất là bao nhiêu?

d) Nếu khu vực phía Tây chỉ tập trung sản xuất loại sản phẩm họ có ưu thế tương đối hơn, sô bánh mì họ sẽ sản xuất là bao nhiêu?

e) Giả định rằng tỷ lệ trao đổi là ½ áo sơ mi cho 1 ổ bánh mì. Giả định rằng, trước đây 1 hộ gia đình phía Đông sản xuất 5 áo sơmi và 5 ổ bánh mì trong 1 giờ. Nếu họ không sản xuất bánh mì và chỉ sản xuất áo sơ mi, và đổi tất cả áo sơ mi dư này bằng bánh mì, họ có lợi hơn hay không?

•  Khi bỏ giả định Năng suất lao động bằng nhau cho tất cả công nhân ⇒ Sự xuất hiện của các hoạt động giao dịch và vấn đề chuyên môn hóa

•  Tuy nhiên, sự xuất hiện của các hoạt động giao dịch và vấn đề chuyên môn hóa sẽ không nhất thiết làm cho một thành phố phát triển.

! Tiếp tục bỏ đi Giả định thứ hai là lợi nhuận không đổi theo quy mô giao dịch.

Thực hiện bài tập sau: Xem xét 1 vùng có 2 sản phẩm cần được trao đổi với nhau là bánh mì và áo sơ mi và 1 thành phố thương mại. Phương tiện vận chuyển lúc đầu của thành phố thương mại là các xe-goòng do ngựa kéo. Suy đoán điều gì diễn ra khi có 1 phương tiện vận tải mới có thể vận chuyển hàng hóa nhanh và chi phí vận chuyển là 1 chi phí cố định, không tăng theo khối lượng hàng hóa được vận chuyển; phương tiện vận tải mới này không thể chia nhỏ để vận chuyển những khối lượng hàng hóa nhỏ hơn; phương tiện vận tải này rất đắt tiền.

•  Số lao động được sử dụng để vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến các công ty thương mại sẽ [tăng, giảm, không đổi]? Vì sao? •  Khối lượng hàng hóa được giao dịch thương mại trong vùng sẽ

[tăng, giảm, không đổi]?. Vì sao? •  Số lao động được sử dụng để thực hiện các hoạt động giao dịch

(ngân hàng, kế toán, bảo hiểm) sẽ [tăng, giảm, không đổi]?. Vì sao? •  Thành phố thương mại sẽ [phát triển, suy yếu, biến mất] ? Vì

sao? •  Nếu giá của phương tiện vận tải này rẻ và mỗi hộ gia đình đều có

thể sở hữu, thành phố thương mại sẽ [phát triển, suy yếu, biến mất] ? Vì sao?

•  Các công ty thương mại sẽ xuất hiện nếu có Lợi thế kinh tế nhờ quy mô trong giao dịch và thương mại.

•  Một công ty thương mại có thể sử dụng các nguồn đầu vào không thể chia nhỏ được như một xe tải lớn để vận chuyển sản phẩm giữa miền Bắc và miền Nam. Tương tự như vậy, những người lao động giỏi về việc vận chuyển sẽ làm tốt hơn so với các công nhân dành hầu hết thời gian vào việc sản xuất bánh mì và áo sơmi. Tóm lại, vì các công ty thương mại có chi phí giao dịch thấp hơn, các hộ gia đình sẽ thuê các công ty này để vận chuyển hàng hóa.

•  Việc ra đời các công ty thương mại sẽ dẫn đến sự phát triển một thành phố thương mại.

•  Để khai thác tối đa lợi thế kinh tế nhờ quy mô, các công ty thương mại sẽ được bố trí tại các địa điểm thuận lợi để tập trung và phân phối khối lượng hàng hóa lớn.

•  Việc tập trung số lượng lớn người lao động trong ngành giao dịch thương mại làm cho giá đất tăng tại các khu vực gần vị trí giao nhau của các con đường, con sông và các cảng. Việc tăng giá đất cũng làm cho con người sử dụng đất tiết kiệm hơn bằng cách chọn những khu đất dân dụng nhỏ. Kết quả là sự hình thành một nơi có mật độ dân số cao- một thành phố

! Giả định thứ ba của mô hình sản xuất ở sân sau nhà là sự không thay đổi lợi nhuận theo quy mô sản xuất. Tiếp tục bỏ giả định này và áp dụng nguyên tắc hiệu quả kinh tế nhờ sản xuất với quy mô lớn cho việc sản xuất áo sơ mi. Điều gì sẽ xảy ra:

•  Một xí nghiệp sản xuất áo sơmi sẽ sử dụng các nguồn đầu vào không thể chia nhỏ (máy móc) và cho phép mỗi công nhân chỉ tập trung vào một số công đoạn được xác định, dẫn đến sản lượng sản phẩm mỗi công nhân làm ra sẽ cao hơn và làm giảm chi phí. Giả định rằng một hộ gia đình có thể sản xuất một ổ bánh mì hoặc một áo sơmi trong một giờ. Một công nhân trong một xí nghiệp sản xuất áo sơmi có năng suất làm việc cao gấp 6 lần so với người lao động tại nhà, vì vậy công nhân ở nhà máy sản xuất được 6 áo sơmi trong một giờ.

1 thị trấn sẽ phát triển xung quanh xí nghiệp sản xuất áo sơmi. Các công nhân sẽ tiết kiệm chi phí đi lại bằng cách chọn nơi ở gần các xí nghiệp, và việc cạnh tranh để có đất sẽ làm đẩy giá đất lên cao. Giá đất cao hơn sẽ làm cho các công nhân sử dụng đất tiết kiệm hơn, dẫn đến mật độ dân số cao hơn. Kết quả là hình thành một khu vực có mật độ dân số tương đối cao, một thị trấn công nghiệp.

Ba điều kiện sau đây cần được thỏa mãn để một thành phố phát triển. • Thặng dư về nông nghiệp: Con người bên ngoài các thành phố phải sản xuất đủ thực phẩm để cung cấp cho chính họ và cho người dân thành phố. • Sản xuất đô thị: Cư dân thành phố phải sản xuất một thứ gì đó- như hàng hóa hoặc dịch vụ- để trao đổi với thực phẩm được nuôi trồng bởi những người dân nông thôn. • Giao thông cho việc trao đổi: Phải có một hệ thống giao thông hiệu quả để thực hiện việc trao đổi thực phẩm và các sản phẩm đô thị.