la01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở...

181
Bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o Bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o Bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o Bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n Hoμng Thñy YÕn t¸c ®éng cña bÊt b×nh ®¼ng thu nhËp ®Õn t¨ng tr−ëng kinh tÕ ë ViÖt Nam Chuyªn ngμnh: Kinh tÕ häc Chuyªn ngμnh: Kinh tÕ häc Chuyªn ngμnh: Kinh tÕ häc Chuyªn ngμnh: Kinh tÕ häc M· sè: 62.31.03.01 M· sè: 62.31.03.01 M· sè: 62.31.03.01 M· sè: 62.31.03.01 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS.TS. NGUYÔN V¡N C¤NG PGS.TS. L£ QUèC HéI Hμ néi, n¨m 2015 Viết thuê lun văn thc sĩ, lun án tiến sĩ tA-Z http://luanvanaz.com

Upload: luan-van-a-z

Post on 15-Apr-2017

214 views

Category:

Education


9 download

TRANSCRIPT

Page 1: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹oBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹oBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹oBé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©nTr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©nTr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©nTr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ����

Hoµng Thñy YÕn

t¸c ®éng cña bÊt b×nh ®¼ng thu nhËp ®Õn t¨ng tr−ëng kinh tÕ ë ViÖt Nam

Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ häcChuyªn ngµnh: Kinh tÕ häcChuyªn ngµnh: Kinh tÕ häcChuyªn ngµnh: Kinh tÕ häc

M· sè: 62.31.03.01M· sè: 62.31.03.01M· sè: 62.31.03.01M· sè: 62.31.03.01

Ng−êi h−íng dÉn khoa häc:

PGS.TS. NGUYÔN V¡N C¤NG PGS.TS. L£ QUèC HéI

Hµ néi, n¨m 2015

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 2: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung

thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án

HOÀNG THỦY YẾN

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 3: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

MỤC LỤC ................................................................................................................. ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... v

DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... ix

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BẤT

BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ........................... 16

1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về bất bình đẳng thu nhập ........................... 16

1.1.1. Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập ..................................................... 16

1.1.2. Đo lường bất bình đẳng thu nhập ........................................................... 17

1.1.3. Các nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập ........................................ 20

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế .................................. 23

1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế ................................................................ 23

1.2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế ................................................................. 24

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế .................................... 25

1.3. Các lý thuyết về tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng

kinh tế ....................................................................................................................... 29

1.3.1. Tác động tích cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế 31

1.3.2. Tác động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế 32

1.4. Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập

và tăng trưởng kinh tế ............................................................................................ 36

1.4.1. Kinh nghiệm Braxin ............................................................................... 36

1.4.2. Kinh nghiệm Hàn Quốc .......................................................................... 38

1.4.3. Kinh nghiệm Trung Quốc ....................................................................... 41

1.4.4. Các bài học kinh nghiệm chung ............................................................. 43

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA BẤT BÌNH ĐẲNG THU

NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM ...................................... 49

2.1. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam ......................................... 49

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 4: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

iii

2.1.1. Thực trạng bất bình đẳng chung ............................................................. 49

2.1.2. Bất bình đẳng thu nhập theo khu vực thành thị và nông thôn ................ 52

2.1.3. Bất bình đẳng thu nhập theo vùng địa lý ................................................ 55

2.1.4. Bất bình đẳng theo hệ số GINI ............................................................... 56

2.1.5. Bất bình đẳng trong tiếp cận một số dịch vụ xã hội cơ bản ................... 61

2.1.6. Nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam .......................... 72

2.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ................................................ 76

2.2.1. Xu hướng tăng trưởng kinh tế ................................................................ 76

2.2.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế .............................................................. 78

2.3. Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh

tế ở Việt Nam ........................................................................................................... 87

2.3.1. Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kết hợp giữa

tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội ......................................... 87

2.3.2. Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng

kinh tế ở Việt Nam ........................................................................................... 97

2.4. Đánh giá chung về thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập

và tăng trưởng kinh tế .......................................................................................... 105

CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG THU

NHẬP TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM .................................. 111

3.1. Xác định mô hình và phương pháp ước lượng .......................................... 111

3.1.1 Mô hình ước lượng ................................................................................ 111

3.1.2 Phương pháp ước lượng ........................................................................ 112

3.2. Số liệu .............................................................................................................. 116

3.3. Thống kê và phân phối xác suất của các biến trong mô hình .................. 117

3.4. Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và một số biến giải thích ..................... 122

3.5. Kết quả ước lượng hồi quy ........................................................................... 125

3.5.1. Tác động của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng hệ số GINI) đến

tăng trưởng kinh tế ......................................................................................... 125

3.5.2. Tác động của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng khoảng cách nhóm

giàu nhất/nhóm nghèo nhất) đến tăng trưởng kinh tế .................................... 130

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 5: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

iv

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TẬN DỤNG TÁC ĐỘNG TÍCH

CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU

NHẬP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ............................................................. 133

4.1. Quan điểm tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của

bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ............................................. 133

4.1.1. Quan điểm tổng quát ............................................................................ 133

4.1.2. Quan điểm cụ thể .................................................................................. 134

4.2. Cơ hội và thách thức cho việc tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác

động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt

Nam ......................................................................................................................... 139

4.2.1 Cơ hội .................................................................................................... 139

4.2.2. Thách thức ............................................................................................ 140

4.3. Giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của bất

bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế .................................................... 142

4.3.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đảm bảo gắn

kết hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ............................... 143

4.3.2. Xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng vì người nghèo. .. 145

4.3.3. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư xã hội ........................................................... 145

4.3.4. Phát triển kinh tế tư nhân ..................................................................... 146

4.3.5. Đảm bảo người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển bằng cách

quan tâm tới ba lĩnh vực trọng yếu: giáo dục, y tế, và an sinh xã hội ............ 148

4.3.6. Cần có những chính sách di dân thích hợp........................................... 149

4.3.7. Cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội phát triển

trong nền kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bằng và hướng đến người

nghèo .............................................................................................................. 150

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 152

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN ............................................................................................................... 156

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 157

PHỤ LỤC ............................................................................................................... 163

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 6: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Nguyên văn tiếng Việt

ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASXH An sinh xã hội

CNTB Chủ nghĩa tư bản

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

HDI Chỉ số Phát triển Con người

ILO Tổ chức Lao động quốc tế

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

LĐ-TB&XH Lao động – Thương binh và Xã hội

NICs Các nước công nghiệp mới

TCTK Tổng cục thống kê

TNTB Thu nhập trung bình

TW Trung ương

VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam

WB Ngân hàng thế giới

XHCN Xã hội chủ nghĩa

OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất

GINI Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

UBND Ủy ban nhân dân

NSNN Ngân sách Nhà nước

XĐGN Xóa đói giảm nghèo

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 7: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

vi

Viết tắt Nguyên văn tiếng Việt

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

EU Liên minh Châu Âu

AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

WTO Tổ chức thương mại thế giới

ICOR Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

TFP Năng suất các nhân tố tổng hợp

KHXH Khoa học xã hội

DTTS Dân tộc thiểu số

TD&MNPB Trung du và miền núi phía Bắc

BTB&DHMT Bắc trung bộ và duyên hải miền trung

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

XDCB Xây dựng cơ bản

CBXH Công bằng xã hội

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 8: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Hệ số Gini của Braxin ........................................................................................... 37

Bảng 2.1: Thu nhập bình quân đầu người theo nhóm hộ gia đình ..................................... 49

Bảng 2.2: Chi tiêu vào đời sống phân theo loại hộ .............................................................. 51

Bảng 2.3: Tỷ trọng các khoản chi tiêu cho đời sống chia theo khoản chi ......................... 51

Bảng 2.4: Thu nhập bình quân đầu người theo thành thị/nông thôn và nhóm hộ ............. 53

Bảng 2.5: Tổng chi tiêu bình quân nhân khẩu 1 tháng theo thành thị nông thôn .............. 54

Bảng 2.6: Tỷ trọng các khoản chi tiêu cho đời sống ở thành thị và nông thôn ................. 54

Bảng 2.7: Thu nhập bình quân đầu người và chênh lệch thu nhập (nghìn đồng) ............. 55

Bảng 2.8: Bất bình đẳng thu nhập theo hệ số GINI tại một số quốc gia ............................ 57

Bảng 2.9: Hệ số Gini trong phân phối thu nhập chia theo thành thị nông thôn ................ 60

Bảng 2.10: Tỷ lệ đi học chung theo cấp học, thành thị - nông thôn và nhóm thu nhập

năm 2010 .................................................................................................................................. 62

Bảng 2.11: Tiếp cận giáo dục theo loại trường đang học, thành thị - nông thôn và nhóm

thu nhập năm 2010 .................................................................................................................. 63

Bảng 2.12: Chi giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng qua theo loại

trường, nhóm thu nhập, thành thị-nông thôn, 2010 ............................................................. 64

Bảng 2.13: Cơ cấu lượt người khám chữa bệnh trong 12 tháng qua theo hình thức khám

chữa bệnh, thành thị-nông thôn và nhóm thu nhập .............................................................. 66

Bảng 2.14: Cơ cấu lượt người khám chữa bệnh nội trú theo loại cơ sở y tế, thành thị-

nông thôn và nhóm thu nhập .................................................................................................. 67

Bảng 2.15: Cơ cấu hộ có nhà ở theo loại nhà, thành thị-nông thôn và nhóm thu

nhập, 2010 .............................................................................................................................. 68

Bảng 2.16: Cơ cấu hộ chia theo nguồn thắp sáng chính của hộ, thành thị - nông thôn và

nhóm thu nhập, 2010 ............................................................................................................... 70

Bảng 2.17: Cơ cấu hộ chia theo nguồn nước ăn uống chính, thành thị - nông thôn và

nhóm thu nhập năm 2010 ....................................................................................................... 71

Bảng 2.18: Tốc độ tăng GDP và tỷ phần đóng góp của các yếu tố tới tăng trưởng ......... 83

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 9: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

viii

Bảng 2.19: Tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào GDP ở một số nước Châu Á ............... 85

Bảng 2.20 : Tỷ lệ hộ nghèo theo vùng ................................................................................ 100

Bảng 2.21: Chỉ số khoảng cách nghèo và khoảng cách nghèo bình phương .................. 101

Bảng 2.22: So sánh tăng trưởng và giảm nghèo qua các năm 2002 - 2012 ..................... 102

Bảng 2.23: Hệ số co giãn giữa tỷ lệ nghèo và tăng trưởng thu nhập ................................ 103

Bảng 2.24: Phân rã sự thay đổi của tỷ lệ nghèo theo tăng trưởng thu nhập và phân phối

thu nhập .................................................................................................................................. 103

Bảng 3.1: Các biến số sử dụng trong mô hình .................................................................... 112

Bảng 3.2: Tóm tắt một số thống kê cơ bản về các biến trong mô hình ............................ 117

Bảng 3.3: Hệ số tương quan giữa các biến số với GINI, GDP, Ln(GDPPERC) và

INCGAP ................................................................................................................................. 124

Bảng 3.4: Kết quả ước lượng tác động của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng hệ số

GINI) đến tăng trưởng kinh tế .............................................................................................. 125

Bảng 3.5: Số tỷnh chia theo mức độ bất bình đẳng ........................................................... 127

Bảng 3.6: Phân loại tác động của bất bình đẳng (theo hệ số GINI) đến tăng trưởng kinh tế

của từng tỷnh .......................................................................................................................... 128

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng khoảng cách thu nhập)

tới tăng trưởng kinh tế ........................................................................................................... 131

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 10: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Đường Lorenz và hệ số Gini ................................................................................. 18

Hình 1.2: Đường cong hình chữ U ngược của Kuznets ...................................................... 30

Hình 1.3: Tốc độ tăng trưởng GDP của Braxin trong giai đoạn 1961 - 2013 ................... 36

Hình 1.4: Tăng trưởng GDP của Hàn Quốc, 1961 - 2013 .................................................. 39

Hình 1.5: Tăng trưởng GDP của trung Quốc, 1983 - 2013 ................................................. 41

Hình 2.1: Tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập ..... 59

Hình 2.2: Hệ số Gini của Việt Nam theo 6 vùng .................................................................. 60

Hình 2.3: Tỷ lệ người khám chữa bệnh có bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh

miễn phí chia theo nhóm thu nhập, thành thị-nông thôn ..................................................... 65

Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở Việt Nam, 2000 - 2012 ....................... 77

Hình 2.5: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam và một số nước trong khu vực ........... 78

Hình 2.6: Năng suất lao động xã hội theo các ngành kinh tế .............................................. 79

Hình 2.7: Tỷ lệ đầu tư trong GDP của các nước trên thế giới giai đoạn 1995 - 2005 ...... 80

Hình 2.8: Tốc độ tăng trưởng GDP và hệ số ICOR của Việt Nam, 2000 - 2011 .............. 81

Hình 2.9: Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP từ vốn, lao động và TFP,

2001 - 2011 .................................................................................................. 82

Hình 2.10: Tốc độ tăng TFP của Việt Nam và một số nước Châu Á ................................. 84

Hình 2.11: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP ............................... 86

Hình 2.12: Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người theo nhóm thu nhập .................. 98

Hình 2.13: Xu hướng Gini, tỷ lệ nghèo và tốc độ GDP ...................................................... 99

Hình 3.1: Phân bố xác suất của phân phối bất bình đẳng trong thu nhập ........................ 118

Hình 3.2: Phân bố xác suất của khoảng cách thu nhập (INCGAP) ................................. 119

Hình 3.3: Phân bố xác suất của GDP .................................................................................. 120

Hình 3.4: Phân bố xác suất của GDP bình quân đầu người .............................................. 120

Hình 3.5: Phân bố xác suất của Ln(GDP) ........................................................................... 121

Hình 3.6: Phân bố xác suất của Ln(GDPPERC) ................................................................ 122

Hình 3.7: Mối quan hệ giữa GINI và một số yếu tố ảnh hưởng ....................................... 123

Hình 3.8: Quan hệ giữa khoảng cách thu nhập và một số yếu tố ảnh hưởng .................. 123

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 11: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài luận án

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội luôn là khát vọng của tất cả các

quốc gia và trong mọi thời đại. Đây là những chủ đề đã và đang được các nhà kinh

tế trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Theo lý thuyết truyền thống, thực hiện

mục tiêu công bằng xã hội, đặc biệt là hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng hơn

có thể mâu thuẫn với mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn và

có tăng trưởng nhanh hơn. Theo nhà kinh tế được nhận giải thưởng Nobel năm

1971, Simon Kuznets (1955), bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng

nới rộng trong những giai đoạn đầu của quá trình phát triển, trở nên ổn định trong

một giai đoạn ngắn, và sau đó thu hẹp dần trong những giai đoạn sau khi nền kinh tế

đã chín muồi. Các nghiên cứu sau đó như Ahluwwalia (1976) và Psacharopoulos và

các cộng sự (1995) đã ủng hộ cho giả thuyết Kuznets. Tuy nhiên, các nghiên cứu

của Deininger và Squyre (1996), Chen và Ravallion (1997), Easterly (1999), Dollar,

và Kraay (2002) lại cho thấy tăng trưởng không có tác động đến bất bình đẳng.

Sau khi lý thuyết tăng trưởng nội sinh được giới thiệu vào giữa thập niên

1980, các mối quan tâm đã chuyển sang nghiên cứu tác động của phân phối thu

nhập đến tăng trưởng kinh tế. Kết luận rút ra từ các nghiên cứu rất khác nhau. Các

nghiên cứu như Persson và Tabellini (1994), Clarke (1995), Persson và Tabellini

(1994) cho thấy bất bình đẳng thu nhập gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế; trong

khi Li và Zou (1998), Frank (2009) lại phát hiện bất bình đẳng thu nhập có tác động

dương đến tăng trưởng kinh tế; còn Baro (1999) cho thấy bất bình đẳng cản trở tăng

trưởng ở các nước nghèo trong khi lại thúc đẩy tăng trưởng ở các nước giàu.

Ở Việt Nam, Đảng ta đã chủ trương xây dựng một Nhà nước của dân, do dân

và vì dân, lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm căn cứ cho toàn bộ hoạt động của

Nhà nước. Đảng ta cũng đã khẳng định mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng nền

kinh tế thị trường định hướng XCHN ở Việt Nam chính là thực hiện dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Do đó, bên cạnh mục tiêu thúc đẩy

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 12: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

2

tăng trưởng nhanh một cách bền vững, Nhà nước còn phải đóng vai trò quan trọng

trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi người chứ

không phải chỉ một vài nhóm người được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng kinh

tế chung của đất nước. Trong quá trình đổi mới theo hướng tự do hóa, mở cửa và

hội nhập vào khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam ngày càng khởi sắc: tốc độ

tăng trưởng GDP đạt cao, thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể. Việt Nam

ngày càng được biết đến là một quốc gia thành công chuyển đổi từ nền kinh tế kế

hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa. Mặc dù vậy, quá trình này cũng đã làm nảy sinh những mặt trái, gây

trở ngại cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Trong đó, có một thực trạng

đáng lo ngại là sự gia tăng chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư và giữa

các vùng. Trong khi nền kinh tế tăng trưởng cao, khoảng cách giàu - nghèo có xu

hướng doãng ra.

Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập là những chủ đề được quan tâm

nghiên cứu ở Việt Nam. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu chủ yếu mới chỉ bàn

riêng hoặc về tăng trưởng kinh tế hoặc về phân phối thu nhập. Gần đây đã có một số

nghiên cứu mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,

các nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu định tính và các nghiên cứu định lượng chủ yếu

mới tập trung nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập.

Việc nghiên cứu tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế còn ít.

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu một cách hệ thống kết hợp giữa phân

tích định tính và định lượng tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế giúp

đưa ra những luận cứ khoa học để đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm gắn kết

giữa phát triển kinh tế và thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập ở nước ta

trong thời gian tới có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

2. Tổng quan nghiên cứu

2.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, các nhà kinh tế đã từ lâu tranh luận về mối liên kết giữa bất

bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, phải đến giữa thập niên 1990,

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 13: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

3

với sự trỗi dậy của kinh tế học tăng trưởng và nguồn số liệu phong phú về các đặc

điểm kinh tế, chính trị và xã hội của các quốc gia, nhiều nghiên cứu thực nghiệm về

mối liên kết giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế mới được thực hiện

một cách có hệ thống. Một số các nghiên cứu ban đầu sử dụng số liệu chéo giữa các

quốc gia cho thấy các quốc gia có bất bình đẳng thu nhập thấp hơn có tăng trưởng

kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, sau đó, các nghiên cứu sử dụng số liệu tốt hơn và kỹ

thuật ước lượng tiên tiến hơn đã thách thức những kết quả ban đầu và kết luận rằng,

dĩ ít là với các nước đang phát triển, bất bình đẳng cao hơn đi cùng với tăng trưởng

kinh tế nhanh hơn.

- Các nghiên cứu sử dụng số liệu quốc tế chéo và chuỗi thời gian

Những nghiên cứu theo hướng này đã sử dụng số liệu về GDP thực tế bình

quân đầu người, các thước đo bất bình đẳng thu nhập, và các biến điều kiện khác để

khảo sát mối liên kết giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. GDP bình

quân đầu người ban đầu của các quốc gia cũng được đưa vào với tư cách là biến

điều kiện, bởi vì các nước có GDP bình quân đầu người thấp hơn thường tăng

trưởng nhanh hơn so với các nước có thu nhập cao. Ngoài ra, các biến điều kiện

khác như trình độ học vấn, đầu tư vốn vật chất, những thay đổi tỷ giá thương mại,

và các biến chính trị - xã hội (chẳng hạn chỉ số tham nhũng hay dân chủ) cũng được

coi có tương quan với tăng trưởng kinh tế trong nhiều nghiên cứu khác.

Các nghiên cứu đầu tiên của Alesina và Rodrik (1994), Persson và Tabellini

(1994), và Perrotti (1996) cho thấy các quốc gia có mức bất bình đẳng thấp hơn có

xu hướng tăng trưởng nhanh hơn. Đặc biệt, nghiên cứu của Persson và Tabellini đã

tìm ra bằng chứng ủng hộ cho mô hình kinh tế chính trị của họ. Họ ước tính các

phương trình hồi quy trên hai bộ số liệu – chuỗi số liệu lịch sử từ năm 1830 đến

năm 1985 cho 9 quốc gia và chuỗi số liệu sau chiến tranh của 56 quốc gia từ 1960

đến 1985. Với các chuỗi lịch sử, hệ số cho tỷ lệ thu nhập của nhóm 20 phần trăm

giàu nhất mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê. Theo họ, kết quả này hàm ý bất

bình đẳng thu nhập làm giảm tốc độ tăng trưởng do làm tăng áp lực phải phân phối

lại. Tuy nhiên, một trong những biến then chốt trong mô hình kinh tế chính trị của

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 14: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

4

họ là tỷ lệ dân số có quyền bỏ phiếu lại không có tác động đáng kể đến tăng trưởng

như mô hình của họ dự đoán. Với bộ số liệu sau chiến tranh, hệ số ước lượng cho tỷ

lệ thu nhập của nhóm trung lưu (nhóm phần năm thứ ba) mang giá trị dương và ý

nghĩa thống kê trong các nền dân chủ, nhưng không có ý nghĩa thống kê trong quốc

gia phi dân chủ. Họ giải thích điều này như một bằng chứng bổ sung ủng hộ mô

hình của họ, bởi vì một phần thu nhập lớn hơn cho tầng lớp trung lưu có nghĩa làm

giảm áp lực tái phân phối trong một nền dân chủ, nhưng có thể ít ảnh hưởng lên

chính sách trong chế độ độc tài. Nhìn chung, Persson và Tabellini kết luận rằng,

"Bất bình đẳng có ảnh hưởng đến tăng trưởng thông qua kênh đầu tư, và hiệu ứng

này chỉ hiện diện trong các nền dân chủ."

Các kết quả của Persson và Tabellini về sự khác biệt giữa các nền dân chủ và

phi dân chủ đã bị thách thức bởi một số tác giả khác. Alesina và Rodrik bác bỏ giả

thuyết cho rằng mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng là khác nhau giữa

các nền dân chủ và phi dân chủ. Họ cho rằng mô hình kinh tế chính trị không dự

đoán được sự khác biệt mang tính hệ thống giữa các nền dân chủ và phi dân chủ,

bởi vì chế độ phi dân chủ cũng chịu những áp lực tương tự như các chính phủ dân

chủ nhằm đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu. Họ cho rằng sự khác biệt giữa

kết quả của họ và kết quả của Persson và Tabellini là do khác biệt trong cách đo

lường bất bình đẳng và định nghĩa được sử dụng để xác định các nước dân chủ.

Perotti cũng kết luận rằng dân chủ không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tăng

trưởng và bất bình đẳng. Ông cho rằng ảnh hưởng khác biệt mà Persson và

Tabellini phát hiện xuất hầu hết các nền dân chủ là các nước có thu nhập cao và phi

dân chủ là nước thu nhập thấp. Hơn nữa, ông thấy có ít bằng chứng về mối liên kết

ngược chiều giữa tỷ trọng thu nhập của nhóm trung lưu và chi tiêu cho y tế, an sinh

xã hội, giáo dục hoặc thuế suất biên.

Các nghiên cứu kinh tế lượng ban đầu kết luận rằng phân phối thu nhập bình

đẳng hơn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên số liệu chéo giữa nhiều quốc gia có

trình độ phát triển kinh tế và bất bình đẳng rất khác nhau. Nghiên cứu đầu tiên toàn

diện nhất dựa trên số liệu chéo quốc tế là của Perotti (1996). Ông đã xem xét chi tiết

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 15: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

5

mối liên kết giữa bất bình đẳng và tăng trưởng phụ thuộc ra sao vào chính sách tài

khóa, bất ổn xã hội và chính trị, và tính không hoàn hảo của thị trường vốn thông

qua ảnh hưởng đến đầu tư cho vốn nhân lực, giáo dục và tỷ lệ sinh. Kết luận tổng

quát của ông là có mối liên kết mạnh giữa bất bình đẳng, bất ổn xã hội và chính trị,

và tăng trưởng kinh tế và xã hội công bằng hơn có tỷ lệ sinh thấp và tỷ lệ đầu tư cao

cho giáo dục. Cả hai đều được phản ánh trong tỷ lệ tăng trưởng cao hơn.

Một vài năm sau khi các nghiên cứu trên công bố, Li và Zhou (1998), Barro

(1999), và Forbes (2000) đã thách thức những kết quả này. Li và Zhou sử dụng số

liệu mảng từ 46 quốc gia và kết luận rằng bất bình đẳng thu nhập có mối tương

quan dương, và thường có ý nghĩa thống kê với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi

họ ước tính phương trình hồi quy số liệu chéo dựa trên tốc độ tăng trưởng trung

bình hàng năm từ năm 1960 đến năm 1990 giữa 34 đến 42 quốc gia, hệ số của chỉ

số Gini mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê như trong các nghiên cứu khác sử

dụng số liệu chéo, giống như kết quả của Alesina và Rodrik. Vì vậy, họ cho rằng

mối tương quan dương giữa bất bình đẳng và tăng trưởng trong các nghiên cứu

trước đó là do sử dụng số liệu chéo có kết quả trái ngược với sử dụng số liệu mảng.

Barro (1999) là một trong những người tiên phong trong các nghiên cứu thực

nghiệm về tăng trưởng và nghiên cứu của ông là một thách thức lớn đối với các kết

quả trước đó. Barro đã sử dụng bộ số liệu của khoảng 100 quốc gia để ước tính một

mô hình tăng trưởng cho các quốc gia đó cho 3 giai đoạn 10 năm. Ông phát hiện

mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và bất bình đẳng, được đo bằng hệ số Gini, là

phi tuyến. Đặc biệt, ông nhận thấy bất bình đẳng hơn đi cùng với tăng trưởng thấp

hơn ở các nước thu nhập thấp và tăng trưởng cao hơn ở các nước thu nhập cao hoặc

các nước phát triển. Ông cũng phát hiện thấy hệ số của Gini mang giá trị âm và có ý

nghĩa thống kê trong toàn bộ mẫu bao gồm tất cả các quốc gia khi bỏ quan biến tỷ lệ

sinh. Như vậy, các quốc gia có tỷ lệ sinh cao hơn (thường là các nước chậm phát

triển) cũng có bất bình đẳng cao hơn và việc bỏ sót biến tỷ lệ sinh trong các nghiên

cứu trước đó có thể đã tạo ra sai lệch âm trong các ước lượng của họ về tác động

của bất bình đẳng đối với tăng trưởng.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 16: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

6

Forbes (2000) cũng đóng góp vào quan điểm xét lại mối liên kết giữa bất

bình đẳng và tăng trưởng. Chỉ giới hạn nghiên cứu số liệu mảng cho 45 quốc gia với

với bộ số liệu về phân phối thu nhập có chất lượng tốt, và sử dụng phương pháp ước

lượng tiên tiến có tính đến sự khác biệt không quan sát được giữa các quốc gia (điều

này không được phản ánh trong các bộ số liệu thông thường về các biến điều kiện),

bà phát hiện rằng "tăng 10 điểm hệ số Gini của một quốc gia có tương quan với 1,3

phần trăm tăng trưởng trung bình hàng năm cao hơn cho 5 năm tới." Bà coi điều

này biểu thị một "mối quan hệ ngắn hạn giữa bất bình đẳng và tăng trưởng trong

một quốc gia", và rằng nó không "trực tiếp mâu thuẫn với kết luận trước đó về mối

quan hệ ngược chiều giữa các quốc gia trong dài hạn".

- Nghiên cứu sử dụng số liệu mảng trong một quốc gia

Các nghiên cứu sử dụng số liệu quốc tế bao gồm nhiều quốc gia có các đặc

điểm kinh tế, chính trị, xã hội rất khác nhau có thể không thật sự hữu ích cho phân

tích thực nghiệm dựa trên số liệu mảng giữa các tỷnh về tác động của bất bình đẳng

thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Một số nghiên cứu gần đây đã khảo

sát mối liên kết giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế giữa các bang hoặc giữa

các tỷnh trong cùng một quốc gia. Nhiều nhà nghiện cứu cho rằng số liệu chéo giữa

các bang tỏ ra ưu việt hơn so với số liệu chéo giữa các quốc gia vì đồng nhất hơn. Các

quốc gia có sự khác nhau về cấu trúc nên số liệu rất khó so sánh.

Partridge (1997) đã nghiên cứu mối liên kết giữa bất bình đẳng và tốc độ

tăng trưởng giữa các bang của Hoa Kỳ trong ba thập kỷ từ năm 1960 đến năm 1990.

Nghiên cứu của ông bao gồm hai thước đo bất bình đẳng vào đầu của mỗi giai đoạn

10 năm - hệ số Gini tính theo thu nhập của các hộ gia đình trước thuế dựa trên số

liệu điều tra dân số và tỷ trọng thu nhập của các nhóm phần năm thứ ba (tầng lớp

trung lưu). Kết quả kinh tế lượng của ông chỉ ra rằng cả hai thước đo bất bình đẳng

có hệ số ảnh hưởng mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê đến tốc độ tăng

trưởng, mặc dù hai thước đo bất bình đẳng có tương quan âm trong mẫu nghiên cứu

của ông (tỷ trọng thu nhập cao hơn cho tầng lớp trung lưu thường ngụ ý một hệ số

Gini thấp hơn). Vì vậy, bang có bất bình đẳng cao hơn (được đo bằng hệ số Gini) đi

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 17: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

7

cùng với tốc độ tăng trưởng cũng cao hơn, nhưng kết quả này chỉ được thỏa mãn

khi tỷ trọng thu nhập của nhóm trung lưu được giữ không thay đổi, và do đó phản

ánh những tác động của sự gia tăng tỷ trọng thu nhập của các nhóm thu nhập cao

nhất trên cơ sở giảm tỷ trọng thu nhập của các nhóm thu nhập thấp nhất.

Frank (2009) giới thiệu một bộ dữ liệu mới, toàn diện về các thước đo bất bình

đẳng cấp bang ở Mỹ trong giai đoạn từ năm 1945 đến 2004. Sau Chiến tranh Thế chiến

II ở nhiều bang tỷ lệ thu nhập của nhóm dân cư giàu nhất khá ổn định trong một thời

gian dài, sau đó bất bình đẳng thu nhập tăng lên đáng kể trong những năm 1980 và

1990. Kết quả từ mô hình thực nghiệm cho thấy về bản chất bất bình đẳng và tăng

trưởng có mối quan hệ dương trong dài hạn và nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập

được tập trung nhiều hơn vào tay những người giàu khi xã hội càng phát triển.

Dahlby and Ferede (2013) xem xét mối liên kết giữa bất bình đẳng thu nhập và

tăng trưởng kinh tế dựa trên bộ dữ liệu mảng giữa các tỉnh của Canada. Nghiên cứu

này tìm lời giải đáp cho câu hỏi phải chăng có một sự đánh đổi giữa các chính sách

tái phân phối và tăng trưởng kinh tế, hay tái phân phối thu nhập có thể kích hoạt kinh

tế tăng trưởng nhanh hơn. Các tác giả đã tiến hành phân tích kinh tế lượng mối quan

hệ giữa tăng trưởng kinh tế theo tỷnh ở Canada và ba thước đo khác nhau về bất bình

đẳng thu nhập. Họ phát hiện mối quan hệ giữa chúng không có ý nghĩa thống kê. Các

tác giả sau đó xem xét bằng chứng cho thấy việc tăng thuế suất biên đối với cá nhân

có thu nhập cao cũng như tăng thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tạo ra chi phí đáng kể

cho nền kinh tế trong khi không làm tăng nguồn thu về thuế. Trừng phạt người có thu

nhập cao là một cách tự hủy hoại, mặc dù cải thiện mạng lưới an sinh xã hội sẽ cung

cấp cho người dân Canada nhiều hơn cơ hội để tiếp cận các dịch vụ này.

Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những kết quả không thống

nhất và thậm chí trái ngược nhau. Forbes (2000) phát hiện năm yếu tố có vai trò

quan trọng giải thích cho những kết quả mâu thuẫn này: (i) sử dụng các biến khác

nhau, (ii) các mẫu nghiên cứu khác nhau, (iii) chất lượng dữ liệu khác nhau, (iv)

khoảng thời gian khác nhau và (v) sai lệch vì bỏ biến trong các nghiên cứu sử dụng

số liệu chéo. Bà kết luận rằng các lý do quan trọng nhất dẫn đến sự khác biệt là tính

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 18: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

8

đặc thù quốc gia, sự khác biệt về thời gian nghiên cứu, sai lệch vì bỏ biến và độ dài

của thời kỳ được xem xét. Mặt khác, Banerjee và Duflo (2003) cho rằng ảnh hưởng

của bất bình đẳng đến tăng trưởng có dạng hình chữ U ngược theo nghĩa khi bất

bình đẳng thu nhập còn ở mức thấp các nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh hơn

bằng cách chấp nhận bất bình đẳng cao hơn, tuy nhiên bất bình đẳng thu nhập quá

cao (vượt qua một ngưỡng nhất định) sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế.

2.2. Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là những chủ đề được

các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm.

Nhóm nghiên cứu của Ngân hàng thế giới gồm David Dollar và các cộng sự,

trong báo cáo nghiên cứu “Economics Growth, Poverty and Household welfare”

năm 2004 đã sử dụng một cơ sở dữ liệu dồi dào về kinh tế học vĩ mô và điều tra về

hộ gia đình để phân tích các nội dung như: lý do thành công của Việt Nam về tăng

trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của hộ gia đình từ khi

tiến hành đổi mới kinh tế đến năm 2000; triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam;

tác động của tăng trưởng kinh tế đến phúc lợi của hộ gia đình được đo lường thông

qua các biến số như chi tiêu hộ gia đình cho tiêu dùng, y tế, giáo dục; hiệu quả của

các chính sách của Chính phủ trong cuộc chiến chống đói nghèo.

Đề tài “Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Một số đánh giá ban đầu cho Việt

Nam” của Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005) đã phân tích một số yếu tố

và khía cạnh nhằm đưa ra một số đánh giá ban đầu về chất lượng tăng trưởng của

tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Các phân tích tập trung vào ba vấn đề liên quan

tới chất lượng tăng trưởng, bao gồm: hình thái đầu tư vào hình thành tài sản vốn

vật chất và vốn con người; nhận dạng mô hình tăng trưởng của Việt nam giai đoạn

1990-2003, đặc biệt chú trọng tới đóng góp của vốn con người và phân tích diễn

biến bất bình đẳng về phân phối thu nhập cũng như ảnh hưởng của tăng trưởng và

bất bình đẳng tới giảm tỷ lệ nghèo. Trên cơ sở kết quả phân tích, nghiên cứu đã đề

xuất một số kiến nghị. Nghiên cứu có đưa ra bức tranh bất bình đẳng thu nhập và

tăng trưởng kinh tế ở Viêt Nam, tuy nhiên khi chạy mô hình nghiên cứu mới chỉ

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 19: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

9

dừng lại xem xét tác động bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế đến nghèo

đói ở Việt Nam. Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế đóng góp lớn vào giảm

nghèo, trái lại bất bình đẳng làm tăng nghèo đói nhưng ở mức thấp hơn.

Đề tài cấp Bộ mã số B2006-06-05 của Nguyễn Văn Công (2006) với tiêu đề

“Tác động của phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” đã nghiên

cứu tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. Đề tài đã xây dựng

một mô hình chéo để kiểm định tác động của phân phối thu nhập đến tăng trưởng

kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1992-2004 trong đó bất bình đẳng được đại diện

bằng khoảng cách thu nhập giữa nhóm 20% người giàu nhất (Q1) và 20% người

nghèo nhất (Q5) cho từng tỷnh. Các số liệu tổng hợp được lấy từ các cuốn Niên giám

thống kê, còn các số liệu theo tỷnh được lấy từ bốn cuộc điều tra mức sống dân cư

Việt Nam 1992-93; 1997-98; 2002; và 2004. Kết quả cho thấy bất bình đẳng thu

nhập có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Việc sử dụng tỷ lệ Q1/Q5 đại diện

cho bất bình đẳng thu nhập của nghiên cứu này được coi là quá đơn giản vì không

phản ánh được toàn bộ bức tranh về phân phối thu nhập của tất cả dân cư. Bộ số

liệu mà nghiên cứu sử dụng đã quá lạc hậu và không cập nhật được những thay đổi

mạnh trong hình mẫu của bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

từ năm 2005 đến nay.

Đề tài cấp nhà nước KX 01.10 “Phân phối thu nhằm đảm bảo sự phát triển

kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN” do Nguyễn Công Nghiệp (2006) chủ nhiệm đã hệ thống hoá và làm rõ một

số vấn đề lý luận về phân phối trong các học thuyết kinh tế và vai trò của phân phối

trong chu trình tái sản xuất xã hội và trong hệ thống quan hệ sản xuất; nghiên cứu

mô hình phân phối trong một số hệ thống kinh tế và trong nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN ở Việt Nam. Đề tài đã nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối với

quá trình phân phối và phân tích các công cụ được sử dụng để thực hiện việc điều

chỉnh quá trình phân phối nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện

công bằng xã hội (nổi bật là các công cụ thuế, chi tiêu ngân sách, công cụ tín dụng,

hệ thống an sinh xã hội). Đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng phân phối ở Việt

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 20: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

10

Nam qua 2 thời kỳ (thời kỳ trước đổi mới và thời kỳ đổi mới), từ đó rút ra những

kết luận và bài học kinh nghiệm; đề xuất hệ thống đồng bộ các quan điểm và nhóm

giải pháp về phân phối nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã

hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

Đề tài đã tiếp cận vấn đề phân phối theo nghĩa rộng với tư cách là một khâu của quá

trình tái sản xuất trong đó phân phối thu nhập chỉ là phần của toàn bộ bức tranh

chung. Cách tiếp cận của đề tài hoàn toàn là định tính.

Phạm Xuân Nam (2007) trong bài báo “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã

hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, sau khi điểm qua

những kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam và tác động xã hội của nó,

đã bàn về những quan điểm và giải pháp cơ bản để có thể thực hiện được mục tiêu

“kép” là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về quan điểm, tác giả cho rằng quan điểm

tổng quát của Đảng cộng sản Việt Nam “tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm

tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển” cần phải cụ thể hoá

thành những nội dung chủ yếu như tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội phải làm

tiền đề và điều kiện cho nhau, cần khắc phục tàn dư của chủ nghĩa bình quân, đề cao

vai trò của quản lý vĩ mô của Nhà nước và không thể tách rời yếu tố văn hoá trong

phát triển. Trên cơ sở quan điểm đó, tác giả kiến nghị những giải pháp cơ bản nhằm

thực hiện mục tiêu “kép”, đó là các chính sách vĩ mô cần tạo điều kiện cho mọi thành

phần kinh tế cơ hội tiếp cận một cách công bằng với các đầu vào của quá trình sản

xuất kinh doanh, thực hiện phân phối theo lao động, theo đóng góp và theo hiệu quả

kinh tế, cần có chính sách điều tiết và phân phối lại thu nhập, không chỉ qua phúc lợi

xã hội mà cần mở rộng thành hệ thống chính sách an sinh xã hội với nhiều tầng nấc

khác nhau.

Lê Quốc Hội (2009) cũng có một số nghiên cứu về bất bình đẳng thu nhập

như: “Tác động của tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập đến xoá đói

giảm nghèo ở Việt Nam” và “Thách thức và giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng thu

nhập ở Việt Nam trong thời gian tới”. Các nghiên cứu này đều là nghiên cứu định

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 21: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

11

tính và hoặc chỉ mới nghiên cứu định lượng về tác động của tăng trưởng đến bất

bình đẳng thu nhập chứ chưa tập trung xem xét tác động của bất bình đẳng thu nhập

đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Đề tài cấp nhà nước của Hoàng Đức Thân (2010) với tiêu đề “Quan điểm và

giải pháp bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở

nước ta” đã phân tích, đánh giá thực trạng mối quan hệ gắn kết giữa tăng trưởng

kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam; chỉ ra những thành công, hạn chế

và nguyên nhân của thực trạng đó trong giai đoạn 1986-2010, đặc biệt chú trọng

vào thời kỳ 10 năm (2001-2010); Xây dựng và đề xuất hệ thống quan điểm, mục

tiêu, giải pháp bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã

hội trong thời kỳ mới ở Việt Nam. Các kết luận đưa ra đều dựa trên các phân tích

định tính và mô tả thống kê.

Tuy nhiên, những công trình trong nước kể trên còn có những hạn chế sau:

- Các công trình khoa học trong nước chủ yếu nghiên cứu định tính. Cần có

nghiên cứu tổng hợp cả định tính và định lượng về mối liên kết giữa bất bình đẳng

thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

- Các công trình mới chỉ bàn riêng hoặc về tăng trưởng kinh tế hoặc về bất

bình đẳng. Cần nghiên cứu mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế

mà trước hết là tác động của giữa bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế.

- Nghiên cứu định lượng của Nguyễn Văn Công (2006) về tác động của bất

bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam mới nghiên cứu cho giai đoạn 1992-

2004, chưa cập nhật được tình hình mới khi Việt nam đã là thành viên của Tổ chức

Thương mại thế giới, đặc biệt giai đoạn suy giảm tăng trưởng kinh tế từ năm 2008 có

tác động đến hình mẫu của mối liên kết giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu tác động của bất bình đẳng

trong phân phối thu nhập tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 22: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

12

Bên cạnh đó, luận án hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:

Hệ thống cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về tác động của bất bình đẳng thu

nhập đến tăng trưởng kinh tế.

Phân tích thực trạng bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

trong thời gian qua.

Phân tích và kiểm định tác động của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tận dụng tác động tích cực và hạn

chế tác động tiêu cực của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tăng

trưởng kinh tế ở Việt Nam.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu ở trên, luận án tập trung tìm lời giải đáp cho các

câu hỏi sau đây:

1. Về mặt lý thuyết bất bình đẳng thu nhập có tác động như thế nào đến tăng

trưởng kinh tế và qua những kênh truyền dẫn nào?

2. Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế đã được nghiên

cứu thực nghiệm như thế nào? Sử dụng mô hình nào và cho kết quả ra sao?

3. Những thành tựu và hạn chế trong việc giải quyết bài toán tăng trưởng và

phân phối thu nhập ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào trong giai đoạn

2000-2012?

4. Bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở

Việt Nam? Những tác động đó diễn ra qua những kênh nào?

5. Quan điểm, cơ hội và thách thức cho giải quyết mối quan hệ giữa tăng

trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam là gì? Cần thực hiện

những giải pháp gì nhằm nhằm tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác

động tiêu cực của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh

tế ở Việt Nam trong thời gian tới?

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 23: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

13

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, tăng trưởng

kinh tế và tác động của bất bình đẳng thu nhập tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ nghiên cứu phân phối thu nhập theo quy

mô với trọng tâm là nghiên cứu bất bình đẳng thu nhập giữa các nhóm dân cư với

tăng trưởng kinh tế. Luận án đi sâu phân tích thực trạng bất bình đẳng và tăng

trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2012 dựa trên bộ số liệu

của cả nước, 63 tỉnh, thành được thu thập từ Tổng cục Thống kê (TCTK) và số liệu

từ 4 cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) các năm 2004, 2006,

2008 và 2010.

6. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu đặt ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên

cứu sau đây:

- Phương pháp tổng hợp và so sánh, phân tích thống kê: để đánh giá thực

trạng bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế, cũng như tác động của bất bình

đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

- Phương pháp mô hình hóa: thông qua việc xây dựng các mô hình định

lượng để kiểm định và ước lượng tác động tác động của bất bình đẳng phối thu nhập

tới tăng trưởng kinh tế nhằm cung cấp cơ sở thực chứng cho các phân tích định tính.

Cụ thể, nghiên cứu tiến hành xây dựng mô hình kinh tế lượng dựa trên mô hình tăng

trưởng có điều chỉnh phù hợp để nghiên cứu về tác động của bất bình đẳng trong

phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Luận án sử dụng phương

pháp hồi quy số liệu mảng (panel data) để ước lượng các mô hình. Kết quả thu được

sẽ giúp luận án xem xét được tác động của bất bình đẳng phân phối thu nhập tới

tăng trưởng kinh tế là tích cực hay tiêu cực.

7. Ý nghĩa khoa học của luận án

Đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng nhanh một cách bền vững đi đôi với thực

hiện công bằng trong phân phối thu nhập là một vấn đề đang đặt ra cấp thiết, rất có

ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong việc điều tiết vĩ mô ở Việt Nam. Qua nghiên

cứu, luận án đã có đóng góp chủ yếu sau đây:

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 24: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

14

7.1. Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận:

1. Luận án chỉ rõ bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng ngưỡng đến tăng

trưởng kinh tế: cả bất bình đẳng thu nhập quá thấp và quá cao đều bất lợi cho tăng

trưởng kinh tế trong dài hạn. Đây là bước tiến mới so với các nghiên cứu trước đây khi

một số cho rằng bất bình đẳng thu nhập bất lợi cho tăng trưởng kinh tế trong khi các

nghiên cứu khác lại cho rằng bất bình đẳng thu nhập có lợi cho tăng trưởng kinh tế.

2. Đây là một trong những số ít nghiên cứu ở Việt Nam lượng hoá được tác

động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế, cung cấp một căn cứ tham

khảo cho việc hoạch định các chiến lược phân phối thu nhập, tăng trưởng cũng như

những nghiên cứu sâu về chủ đề này.

3. Luận án chứng minh tầm quan trọng của các chính sách trong việc giải

quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.

7.2. Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

1. Thông điệp xuyên suốt toàn bộ luận án là phải có quan điểm toàn diện và

tầm nhìn dài hơn khi xem xét vấn đề bất bình đẳng thu nhập, phải đặt bất bình đẳng

thu nhập trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. Một chiến lược phát triển bền

vững không thể hướng tới mục tiêu giảm bất bình đẳng bằng mọi giá, đặc biệt

không thể cào bằng thu nhập. Điều quan trọng là cần phải chấp nhận bất bình đẳng

thu nhập trong một phạm vi được coi là an toàn và có lợi cho tăng trưởng kinh tế

bền vững trong dài hạn.

2. Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng bất bình đẳng trong phân phối

thu nhập và tăng trưởng kinh tế luận án đã chỉ rõ: Việt Nam đã đạt được nhiều thành

công, nhưng vẫn bộc lộ một số bất cập như tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền

vững và xuất hiện sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Luận án đã chỉ ra nguyên

nhân của những hạn chế và yếu kém mà chủ yếu là do mô hình tăng trưởng và cơ

chế phân bổ nguồn lực chưa hợp lý.

3. Thông qua phân tích hệ số co giãn tỷ lệ nghèo theo GINI, luận án kết luận

gia tăng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có tác động tiêu cực đến giảm

nghèo, làm chậm tốc độ giảm nghèo.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 25: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

15

4. Kết quả phân tích định lượng cho thấy bất bình đẳng có ảnh hưởng

ngưỡng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: chấp nhận bất bình đẳng cao hơn sẽ có

được tăng trưởng kinh tế cao hơn khi hệ số GINI nhỏ hơn 0,37 và sẽ làm giảm tăng

trưởng kinh tế khi hệ số GINI lớn hơn 0,37.

5. Luận án đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tận dụng tác động

tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến

tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Các giải pháp bao gồm: Hoàn thiện thể chế kinh tế

thị trường định hướng XHCN đảm bảo gắn kết hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và

công bằng xã hội; Xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng và vì

người nghèo; Điều chỉnh cơ cấu đầu tư xã hội hướng đến các đối tượng yếu thế;

Đảm bảo người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển bằng cách quan tâm tới

ba lĩnh vực trọng yếu: giáo dục, y tế, và lưới an sinh xã hội; Cần có những chính

sách di dân thích hợp; Cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội

phát triển trong nền kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bằng và hướng đến

người nghèo.

8. Cấu trúc của luận án

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận án được

kết cấu thành bốn chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của bình đẳng thu nhập đến

tăng trưởng kinh tế.

Chương 2: Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Chương 3: Ước lượng tác động của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến

tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Chương 4: Quan điểm và giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác

động tiêu cực của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở

Việt Nam.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 26: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG

CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ

1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về bất bình đẳng thu nhập

1.1.1. Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập

Phân phối là một trong bốn khâu của quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm:

sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Tất cả các khâu có mối quan hệ chặt chẽ

với nhau, trong đó sản xuất là gốc đóng vai trò quyết định, các khâu khác phụ thuộc

vào sản xuất, nhưng chúng có tác động trở lại đối với sản xuất cũng như ảnh hưởng

qua lại với nhau.

Phân phối theo nghĩa chung nhất được hiểu là việc chia các yếu tố sản xuất,

các nguồn lực đầu vào trong một quá trình sản xuất và chia các kết quả sản xuất, các

sản phẩm đầu ra trong quá trình tái sản xuất xã hội. Phân phối thu nhập là một bộ

phận của phân phối, gắn liền với sự phân phối sản phẩm đầu ra được biểu hiện dưới

các hình thái thu nhập.

Các nhà kinh tế thường phân biệt hai cách phân phối thu nhập để phục vụ

cho mục tiêu định lượng và phân tích: phân phối thu nhập theo “cá nhân” hay theo

“quy mô”; và phân phối thu nhập theo chức năng.

Phân phối thu nhập theo cá nhân hay theo quy mô được các nhà kinh tế

sử dụng rộng rãi nhất. Cách tiếp cận này xem xét thu nhập được phân phối cho các

cá nhân hay các hộ gia đình như thế nào. Mối quan tâm ở đây là mỗi cá nhân nhận

được bao nhiêu mà không quan tâm đến nguồn hình thành thu nhập, bất kể đó là thu

nhập từ tiền công, tiền lương, tiền lãi, tiền cho thuê, lợi nhuận, quà biếu, thừa kế

hay thu nhập nhận được từ các chương trình phúc lợi... Các nguồn gốc về ngành

nghề (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ,...) cũng không được xét đến.

Mục tiêu chính của cách tiếp cận này là xem xét thu nhập được phân phối có công

bằng hay không giữa các nhóm người trong xã hội (Todaro, 1998).

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 27: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

17

Phân phối thu nhập công bằng có nghĩa mỗi cá nhân được đánh giá đúng mức

với công sức mà họ đã bỏ ra, nhằm nâng cao mức sống của họ, loại bỏ tình trạng

không làm mà vẫn được hưởng lợi, lao động vất vả mà cuộc sống vẫn khó khăn, thiếu

thốn. Phân phối thu nhập công bằng đối lập với chủ nghĩa bình quân trong phân phối:

mọi người có thu nhập tương tự như nhau bất kể năng lực và nỗ lực của họ rất khác

nhau. Chủ nghĩa bình quân trong phân phối sẽ triệt tiêu động lực học tập, làm việc và

sáng tạo của các cá nhân, mà hệ quả tất yếu là một nền kinh tế trì trệ.

Bất bình đẳng thu nhập đề cập đến hiện tượng thu nhập được phân phối

không đều giữa các cá nhân hoặc các hộ gia đình trong nền kinh tế. Để xem xét mức

độ bất bình đẳng thu nhập người ta thường dựa vào tỷ trọng thu nhập được nhận bởi

bao nhiêu phần trăm dân số. Bất bình đẳng thu nhập thường được gắn với ý tưởng

về "sự bất công bằng". Nếu những người giàu nhận phần lớn hơn đáng kể trong thu

nhập quốc dân so với tỷ lệ trong dân số thì thường được coi là không "công bằng".

Ví dụ, 20% người dân giàu nhất kiểm soát tới 70% thu nhập của quốc gia đó.

Phân phối thu nhập theo chức năng cũng được sử dụng rộng rãi trong các

nghiên cứu kinh tế. Thay vì xem xét các cá nhân như là những thực thể riêng rẽ,

phân phối thu nhập theo chức năng xem xét thu nhập được phân phối như thế nào

cho các yếu tố sản xuất, đề cập đến tỷ trọng trong tổng thu nhập quốc dân mà mỗi

nhân tố sản xuất nhận được là bao nhiêu mà không quan tâm đến cá nhân hay nhóm

người cụ thể nào nhận thu nhập. Cụ thể, phân phối thu nhập theo chức năng thường

quan tâm bao nhiêu phần trăm của tổng thu nhập quốc dân được phân phối cho lao

động và bao nhiêu phần trăm được phân phối dưới dạng tiền cho thuê, tiền lãi, lợi

nhuận (tức là thu nhập từ sở hữu tài sản bao gồm đất đai, vốn tài chính và vốn vật

chất) (Todaro, 1998).

1.1.2. Đo lường bất bình đẳng thu nhập

Có rất nhiều thước đo bất bình đẳng thu nhập. Mỗi thước đo đều có những

ưu, nhược điểm riêng. Luận án này chỉ giới thiệu các thước đo phổ biến nhất và

được sử dụng cho các nghiên cứu thực nghiệm ở các chương sau.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 28: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

18

a. Tỷ lệ Q5/Q1

Cách đơn giản nhất để đo lường bất bình đẳng về phân phối thu nhập là

thống kê sắp xếp các cá nhân theo mức thu nhập tăng dần, rồi chia tổng dân số

thành các nhóm. Một phương pháp thường được sử dụng là chia dân số thành 5

nhóm có quy mô như nhau theo mức thu nhập tăng dần, rồi xác định xem mỗi nhóm

nhận được bao nhiêu phần trăm của tổng thu nhập. Nếu thu nhập được phân phối

đều cho các gia đình, thì mỗi nhóm gia đình sẽ nhận được 20% thu nhập. Nếu tất cả

thu nhập chỉ tập trung vào một vài gia đình, thì hai mươi phần trăm gia đình giàu

nhất sẽ nhận được tất cả thu nhập, và các nhóm gia đình khác không nhận được gì.

Tất nhiên, nền kinh tế thực tế nằm ở đâu đó giữa hai thái cực này. Một chỉ tiêu đơn

giản nhất để đo lường mức độ bất bình đẳng về thu nhập là tỷ lệ giữa thu nhập bình

quân của nhóm 20% hộ gia đình giàu nhất với thu nhập bình quân của nhóm 20%

hộ gia đình nghèo nhất (Q5/Q1). Chỉ tiêu này đơn giản, dễ tính và dễ sử dụng, chỉ

tính thu nhập của hai nhóm giàu nhất và nghèo nhất mà không phản ánh được toàn

bộ bức tranh về phân phối thu nhập của tất cả dân cư.

b. Đường Lorenz

Một cách phổ biến khác để phân tích số liệu thống kê về thu nhập cá nhân là

xây dựng đường Lorenz mang tên nhà kinh tế học người Mỹ Coral Lorenz (1905).

Hình 1.1: Đường Lorenz và hệ số Gini

% dân số

% thu nhập

A A

B

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 29: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

19

Đường Lorenz được vẽ trong một hình vuông mà trục hoành biểu thị phần

trăm dân số có thu nhập, còn trục tung biểu thị tỷ trọng thu nhập của các nhóm

tương ứng. Đường chéo được vẽ từ gốc tọa độ biểu thị tỷ lệ phần trăm thu nhập

nhận được đúng bằng tỷ lệ phần trăm của số người có thu nhập. Nói cách khác,

đường chéo đại diện cho sự “công bằng hoàn hảo” của phân phối thu nhập theo quy

mô: mọi người có mức thu nhập giống nhau. Còn đường Lorenz biểu thị mối quan

hệ định lượng thực tế giữa tỷ lệ phần trăm của số người có thu nhập và tỷ lệ phần

trăm thu nhập mà họ nhận được. Như vậy, đường cong Lorenz mô phỏng một cách

dễ hiểu tương quan giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất.

Đường Lorenz càng xa đường chéo thì thu nhập được phân phối càng bất bình đẳng.

Đường Lorenz là một công cụ tiện lợi, giúp xem xét mức độ bất bình đẳng trong

phân phối thu nhập thông qua quan sát hình dạng của đường cong. Tuy nhiên, công cụ

mang tính trực quan này còn quá đơn giản, chưa lượng hóa được mức độ bất bình đẳng

và do đó khó có thể đưa ra các kết luận chính xác trong những trường hợp phức tạp.

c. Hệ số Gini

Hệ số Gini, mang tên nhà thống kê học người Italia (C. Gini), được tính trên

cơ sở đường Lorenz. Đây là một thước đo tổng hợp về sự bất bình đẳng. Nó được

tính bằng tỷ số của phần diện tích nằm giữa đường chéo và đường Lorenz so với

tổng diện tích của nửa hình vuông chứa đường cong đó. Trong Hình 1 đó là tỷ lệ

giữa phần diện tích A so với tổng diện tích A+B.

Hệ số Gini có thể dao động trong phạm vi từ 0 đến 1. Hệ số Gini = 0 khi diện

tích A = 0, có nghĩa đường Lorenz và đường chéo trùng nhau, chúng ta có bình

đẳng tuyệt đối: mọi người có mức thu nhập giống nhau. Ngược lại, hệ số Gini = 1

khi diện tích B = 0, có nghĩa đường Lorenz nằm xa đường chéo nhất, chúng ta có

bất bình đẳng tuyệt đối: một số ít người nhận được tất cả, còn những người khác

không nhận được gì).

Căn cứ vào hệ số Gini, người ta chia các quốc gia thành 3 nhóm bất bình

đẳng thu nhập. Các quốc gia có mức độ bất bình đẳng thu nhập thấp khi Gini < 0,4;

bất bình đẳng thu nhập trung bình khi 0,4 ≤ Gini ≤ 0,5; và bất bình đẳng thu nhập

cao khi Gini > 0,5.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 30: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

20

Hệ số Gini khắc phục được nhược điểm của đường Lorenz là nó lượng hóa

được mức độ bất bình đẳng thu nhập và do đó dễ dàng so sánh mức độ bất bình

đẳng thu nhập theo thời gian cũng như giữa các khu vực, vùng và quốc gia. Tuy

nhiên, thước đo này cũng có hạn chế bởi vì Gini có thể giống nhau khi diện tích A

như nhau nhưng sự phân bố các nhóm dân cư có thu nhập khác nhau (đường Lorenz

có hình dáng khác nhau).

d. Tiêu chuẩn 40 của Ngân hàng Thế giới

Ngân hàng Thế giới (2003) đề xuất chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng:

tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng số thu nhập toàn

bộ dân cư. Theo chỉ tiêu này có 3 mức độ bất bình đẳng cụ thể sau: Nếu tỷ trọng

này nhỏ hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao về thu nhập; trong khoảng 12% - 17%

có sự bất bình đẳng trung bình và lớn hơn 17% là bất bình đẳng thấp.

Các thước đo bất bình đẳng ở trên không chỉ tính theo thu nhập, mà còn tính

theo chi tiêu, hay sở hữu tài sản như đất đai. Bất bình đẳng có thể tính riêng cho các

vùng hay các nhóm dân cư. Trong phân tích tĩnh, các đặc trưng của hộ gia đình và

cá nhân như giáo dục, giới, nghề nghiệp cũng có thể được tính đến.

1.1.3. Các nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập

Từ lâu, các nhà kinh tế đã nghiên cứu thị trường các nhân tố sản xuất nhằm

tìm hiểu quá trình phân phối thu nhập quốc dân. Nhiều lý thuyết đã được xây dựng

để giải thích thu nhập của một nhân tố được quyết định như thế nào. Theo A.Smith,

trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, khi người lao động không có ruộng đất và phải đi

làm thuê để tạo ra của cải thì họ chỉ được hưởng một bộ phận giá trị sản phẩm được

tạo ra đó là tiền lương. Bên cạnh đó, lợi nhuận và địa tô là những khoản khấu trừ

tiếp theo vào trong giá trị sản phẩm được tạo ra và nó thuộc về nhà tư bản kinh

doanh và các địa chủ; ngoài ra, lợi tức là một phần của lợi nhuận và nó thuộc về chủ

sở hữu vốn.

Theo Marx, phân phối thu nhập có hai hình thức đó là phân phối thu nhập

quốc dân lần đầu và phân phối lại. Phân phối lần đầu trong xã hội tư bản chủ nghĩa

được chia làm hai phần. Phần thứ nhất, người lao động nhận được tiền công. Phần

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 31: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

21

thứ hai là thu nhập của nhà tư bản và địa chủ. Nếu như tiền công của công nhân chỉ

đủ sống cho bản thân và cho gia đình họ thì phần thu nhập của nhà tư bản và địa

chủ còn tích luỹ một phần để tái sản xuất mở rộng. Từ đó nhà tư bản mở rộng sản

xuất, tăng lợi nhuận và ngày càng giàu lên còn người công nhân thì ngày càng

nghèo đi. Marx đưa ra kết luận, trong chủ nghĩa tư bản, tài sản tập trung trong tay

một số người giàu, còn đại bộ phận dân cư chỉ có sức lao động. Do vậy việc phân

phối theo tài sản chính là nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình đẳng về thu nhập,

đó là cách phân phối tạo nên tình trạng kẻ bóc lột và người bị bóc lột.

Hiện nay, lý thuyết tân cổ điển về phân phối thu nhập được chấp nhận rộng

rãi. Nếu tất cả các thị trường trong nền kinh tế đều là cạnh tranh hoàn hảo và các tác

nhân đều tìm cách ra quyết định tối ưu, thì mỗi nhân tố sản xuất sẽ nhận được thu

nhập tương ứng với phần đóng góp cận biên của mình vào quá trình sản xuất. Tiền

lương thực tế trả cho mỗi lao động bằng sản phẩm cận biên của lao động và giá thuê

thực tế trả cho người sở hữu tư bản bằng sản phẩm cận biên của tư bản. Thu nhập

còn lại sau khi các doanh nghiệp đã thanh toán cho các nhân tố sản xuất là lợi nhuận

kinh tế (tổng doanh thu trừ đi toàn bộ chi phí cơ hội bao gồm cả chi phí hiện và chi

phí ẩn) của chủ doanh nghiệp.

Nhìn chung các nguyên nhân gây bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có

thể xếp vào hai nhóm: bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản; và bất bình

đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động.

a. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản

Trong nền kinh tế thị trường, một phần thu nhập của các cá nhân nhận được

từ sở hữu các nguồn lực. Tùy theo quy mô và cơ cấu danh mục tài sản nắm giữ,

cũng như giá thuê các tài sản đó, thu nhập của các cá nhân từ tài sản có thể khác

nhau rất nhiều. Tài sản của các cá nhân được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau,

mà chủ yếu là do được thừa kế tài sản hoặc do tiết kiệm trong quá khứ.

b. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động

Mỗi người lao động có những đặc điểm rất khác nhau như sức khỏe, năng

lực, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và sở thích. Các công việc cũng khác nhau về

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 32: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

22

tiền lương và về các đặc điểm phi tiền tệ. Những khác biệt này có ảnh hưởng đến

cung, cầu lao động và do đó là thu nhập của các cá nhân.

Sự khác biệt mang tính đền bù Một số công việc tương đối nhàn hạ, vui vẻ

và an toàn, trong khi đó lại có những công việc nặng nhọc, buồn tẻ và nguy hiểm.

Nếu tiền lương là như nhau thì hầu hết mọi người sẽ thích làm những công việc

nhàn hạ, vui vẻ và an toàn. Do vậy, người lao động cần có một mức lương cao hơn

để thực hiện những công việc nặng nhọc, buồn tẻ và nguy hiểm. Sự khác biệt mang

tính đền bù là khoản chênh lệch về tiền lương phát sinh nhằm bù đắp cho các đặc

điểm phi tiền tệ của các công việc khác nhau. Ví dụ, những người làm việc trong

các mỏ than hoặc vào ca đêm sẽ có được khoản thu nhập bổ sung nhằm bù đắp cho

sự không thú vị của công việc mà họ thực hiện.

Vốn nhân lực: Vốn nhân lực là thuật ngữ được dùng để chỉ kiến thức và kỹ

năng mà người công nhân thu được thông qua giáo dục, đào tạo và tích luỹ kinh

nghiệm. Vốn nhân lực bao gồm những kỹ năng tích luỹ được từ thời kỳ đi học phổ

thông cơ sở, phổ thông trung học, đại học và các chương trình đào tạo nghề nghiệp

dành cho lực lượng lao động. Các lao động với nhiều vốn nhân lực sẽ kiếm được

nhiều tiền hơn những lao động với ít vốn nhân lực bởi những lý do sau: Ở góc độ

cầu lao động, những lao động có trình độ học vấn thường có sản phẩm biên cao

hơn, do vậy các doanh nghiệp sẵn lòng trả cho họ mức lương cao hơn. Ở góc độ

cung lao động, người lao động chỉ sẵn lòng đi học nếu họ nhận được phần thưởng

cho việc làm như vậy. Thực tế có sự phân biệt chi trả mang tính đề bù giữa những

lao động có trình độ học vấn và những lao động không có trình độ học vấn nhằm bù

đắp cho chi phí của việc đi học.

Năng lực, nỗ lực và cơ hội có thể giúp lý giải cho sự khác biệt về thu nhập.

Một số người này thông minh hơn và khỏe mạnh hơn những người khác và họ được

trả lương theo năng lực tự nhiên của họ. Một số lao động làm việc vất vả hơn những

người khác và họ được đền bù cho những cố gắng của họ. Cơ hội cũng đóng một

vai trò nhất định, trong đó trình độ học vấn và kinh nghiệm của một cá nhân nào đó

có thể trở nên vô nghĩa nếu sự thay đổi công nghệ làm cho công việc của cá nhân đó

không cần nữa.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 33: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

23

Bên cạnh các yếu tố trên, chênh lệch về thu nhập có thể khác nhau do sự

phân biệt đối xử. Sự phân biệt đối xử là việc tạo ra các cơ hội khác nhau cho các cá

nhân tương tự nhau do sự khác nhau về chủng tộc, sắc tộc, giới tính, tuổi tác hoặc

các đặc điểm cá nhân khác.

Ngoài ra, trong mô hình nền kinh tế hai khu vực Lewis (1954) cho rằng dư

thừa lao động ở khu vực nông thôn tại các nước đang phát triển có xu hướng làm

tăng bất bình đẳng về thu nhập vì tiền lương của lao động nông nghiệp không thể

tăng theo sự tăng trưởng công nghiệp ở các đô thị.

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế

1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế

Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế là nghiên cứu về khả năng của các nền kinh

tế trong việc sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa

là sự gia tăng mức sản xuất của nền kinh tế theo thời gian.

Tốc độ tăng trưởng nhanh có thể làm cho một quốc gia nghèo đuổi kịp và

vượt qua quốc gia giàu hơn mình. Những nước tăng trưởng nhanh, thu nhập bình

quân đầu người được nâng cao sẽ tạo điều kiện cho xã hội phát triển, đời sống vật

chất và văn hoá của công chúng có cơ được tăng lên. Ngược lại, một nước tăng

trưởng chậm, thu nhập thấp thì sẽ phải đương đầu với những mâu thuẫn liên miên

trong quá trình chọn lựa các mục tiêu. Điều đó lý giải vì sao tất cả các quốc gia đều

quan tâm đến vấn đề tăng trưởng.

Tăng trưởng kinh tế là động lực thúc đẩy phát triển, là nhân tố quan trọng

hàng đầu và điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội. Tăng trưởng theo

chiều rộng chủ yếu dựa vào tăng số lượng các yếu tố như lao động giản đơn giá

rẻ, vốn, đất đai, công nghệ thấp... thì không thể phát triển bền vững và khó thực

hiện tốt các chính sách xã hội. Phát triển bền vững đòi hỏi phải tăng trưởng theo

chiều sâu, chủ yếu dựa vào các nhân tố tăng sức sản xuất của lao động xã hội,

như nâng cao trình độ của người lao động, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên

tiến, cải tiến tổ chức và quản lý sản xuất, tăng hiệu suất của tư liệu lao động và

tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 34: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

24

Nhờ đó tăng năng suất lao động xã hội tăng nhanh giá trị gia tăng, nên có nhiều

sản phẩm và dịch vụ để nâng cao mức sống của người dân.

1.2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế

Nhìn chung tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi của mức

sản lượng quốc dân.

%100Y

YYg

1t

1ttt ×

−=

Trong đó:

gt là tốc độ tăng trưởng của thời kỳ t.

Y là GDP thực tế của thời kỳ t.

Như chúng ta đã biết GDP là thước đo được chấp nhận rộng rãi về mức sản

lượng của một nền kinh tế. Tất nhiên, ở đây chúng ta nói đến GDP thực tế chứ không

phải GDP danh nghĩa, tức là đã loại bỏ sự biến động của giá cả theo thời gian.

Thước đo trên có thể gây nhầm lẫn nếu như dân số tăng rất nhanh trong khi

GDP thực tế lại tăng trưởng chậm. Một định nghĩa khác có thể thích hợp hơn về

tăng trưởng kinh tế tính theo mức sản lượng bình quân đầu người được tính bằng

tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trong năm chia cho dân số. Chính vì

vậy chỉ tiêu ý nghĩa hơn về tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi

của GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ nghiên cứu so với thời kỳ trước -

thông thường tính cho một năm.

%100y

yyg

1t

1ttt

pc ×−

=−

Trong đó:

gpct là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ t.

y là GDP thực tế bình quân đầu người.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 35: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

25

Mặc dù vậy, không phải quốc gia nào cũng khuyến khích tăng trưởng bằng

mọi giá. Thực tế cho thấy nhiều quốc gia đã phải trả giá cho sự tăng trưởng nhanh

bằng những hy sinh mà suy cho cùng thì chúng ảnh hưởng đến hàng loạt các mục

tiêu: Phúc lợi kinh tế chung của xã hội, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt các

nguồn tài nguyên, làm cho thế hệ mai sau phải trả giá đắt cho sự thụ hưởng của thế

hệ hiện tại. Hơn nữa, một số nhà kinh tế còn bi quan cho rằng chúng ta đứng trước

nguồn tài nguyên có hạn, tăng trưởng nhanh cũng có nghĩa là đang tiêu tốn nguồn tài

nguyên đó, cho đến lúc không còn gì để khai thác được nữa. Với những tác động có

hại, chúng ta cũng cần nhận thức lại rằng: tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải trả cho nó

một cái giá nào đó. Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta hạn chế tăng

trưởng mà vấn đề là phải tìm cách để cho cái giá phải trả càng thấp càng tốt.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế chịu tác động của nhiều nhân tố, bao gồm nhân tố kinh

tế và nhân tố phi kinh tế.

a. Các nhân tố kinh tế

Các nhân tố kinh tế tác động tăng trưởng kinh tế là những nhân tố có tác

động trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của nền kinh tế, bao gồm vốn, lao

động, tiến bộ công nghệ và tài nguyên.

Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng, có tác động trực tiếp đến tăng

trưởng kinh tế. Vốn sản xuất có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được hiểu

vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền (giá trị). Nó là toàn bộ tư liệu vật chất

được tích lũy lại của nền kinh tế, bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và

các trang thiết bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất. Vai trò của

vốn đối với tăng trưởng kinh tế được các nhà kinh tế trường phái Keynes đánh giá rất

cao. Cụ thể, nó được lượng hóa thông qua mô hình Harrod-Domar.

Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu của sản xuất. Trước đây, người ta

chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất giống như vốn và được xác định bằng số

lượng lao động của mỗi quốc gia (có thể tính bằng đầu người hay thời gian lao động).

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 36: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

26

Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi

vật chất của lao động là vốn nhân lực, đó là lao động có kỹ năng sản xuất, lao động

có thể vận hành máy móc thiết bị phức tạp, lao động có sáng kiến và phương pháp

mới trong hoạt động kinh tế... Hiện nay tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát

triển được đóng góp bởi quy mô (số lượng) lao động, còn vốn nhân lực có vị trí chưa

cao do trình độ và chất lượng nguồn nhân lực của các nước này còn thấp.

Tiến bộ công nghệ là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng ở

các nền kinh tế ngày nay. Yếu tố công nghệ cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng:

Thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học,

nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm và cải tiến sản phẩm, quy trình

công nghệ hay thiết bị kỹ thuật; Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên

cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất.

Vai trò của công nghệ đã được nhiều nhà kinh tế nổi tiếng đánh giá cao đối với tăng

trưởng như Solow (1956). Solow (1956) cho rằng “toàn bộ tăng trưởng bình quân

đầu người trong dài hạn đều thu được nhờ tiến bộ kỹ thuật”.

Tài nguyên bao gồm đất đai và các nguồn lực sẵn có trong tự nhiên. Các

nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú được khai thác tạo điều kiện tăng

sản lượng đầu ra một cách nhanh chóng, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Song, nguồn tài nguyên thì có hạn, không thể tái tạo được, hoặc nếu tái tạo được

phải mất nhiều thời gian, sức lực và chi phí. Do đó, tài nguyên được đưa vào sử

dụng để tạo ra sản phẩm cho xã hội càng nhiều càng tốt nhưng phải đảm bảo chúng

được sử dụng có hiệu quả, không lãng phí. Việc sử dụng tài nguyên là vấn đề có

tính chiến lược, lựa chọn công nghệ để có thể sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài

nguyên của quốc gia là vấn đề sống còn của phát triển. Sử dụng lãng phí tài nguyên

có thể được xem như sự hủy hoại môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên. Hiện nay,

các mô hình tăng trưởng hiện đại thường không nói đến nhân tố tài nguyên với tư

cách là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng tài nguyên là yếu tố cố

định, vai trò của chúng có xu hướng giảm dần, hoặc tài nguyên có thể được quy về

vốn sản xuất.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 37: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

27

Như vậy, có thể thấy nguồn gốc của tăng trưởng do nhiều yếu tố hợp thành,

vai trò tương đối của chúng phụ thuộc vào hoàn cảnh và thời kỳ phát triển của mỗi

quốc gia. Đối với các nước nghèo, vốn vật chất, lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên

đóng vai trò quan trọng. Ngược lại đối với các nước công nghiệp thì vai trò của vốn

nhân lực và tiến bộ công nghệ quan trọng hơn. Các công trình nghiên cứu về nguồn

gốc tăng trưởng của Romer (1986) cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế từ

hậu công nghiệp sang kinh tế tri thức, thì vốn nhân lực và khoa học công nghệ có vai

trò vượt trội hơn các yếu tố truyền thống khác đối với tăng trưởng kinh tế.

b. Các nhân tố phi kinh tế

Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế hay còn

gọi là các nhân tố phi kinh tế, có tác động gián tiếp và rất khó lượng hóa cụ thể mức

độ tác động của chúng đến tăng trưởng kinh tế. Có thể kể ra một số nhân tố phi kinh

tế tác động đến tăng trưởng như: vai trò của nhà nước, các yếu tố văn hóa - xã hội,

thể chế, cơ cấu dân tộc tôn giáo và sự tham gia của cộng đồng.

Ngày nay nhà nước là yếu tố vật chất thực sự cho quá trình tăng trưởng, và

mọi quốc gia không thể coi nhẹ vấn đề này. Nhà nước và khuôn khổ pháp lý không

chỉ là yếu tố đầu vào mà còn là yếu tố của cả đầu ra trong quá trình sản xuất. Rõ

ràng cơ chế chính sách có thể có sức mạnh kinh tế thực sự, bởi chính sách đúng có

thể sinh ra vốn, tạo thêm nguồn lực cho tăng trưởng. Ngược lại, nhà nước đưa ra các

quyết sách sai, điều hành kém, cơ chế chính sách không hợp lý sẽ gây tổn hại cho

nền kinh tế, kỳm hãm tăng trưởng cả về mặt số lượng và chất lượng. Stiglitz (2000)

cho rằng thị trường hiệu quả chỉ có được dưới các điều kiện nhất định. Do đó trong

nhiều trường hợp, một sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực và kết quả đầu ra sẽ khó

đạt được nếu không có sự can thiệp của chính phủ. Thomas, Dailami và Dhareshwar

(2004) cũng đã chỉ ra tác động tích cực của quản lý nhà nước đối với tăng trưởng

kinh tế về số lượng và chất lượng.

Như vậy, có thể nhận thấy tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào năng lực

của bộ máy Nhà nước, trước hết là trong việc thực hiện vai trò quản lý của nhà

nước. Quản lý hiệu quả của nhà nước vào quá trình tăng trưởng có thể xem xét

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 38: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

28

thông qua các tiêu chí là ổn định vĩ mô, ổn định chính trị, xây dựng thể chế và hiệu

lực của hệ thống pháp luật. Triển vọng tăng trưởng được duy trì trong tương lai ở

mức cao sẽ dễ đạt được hơn ở những nước có thể chế và quy định minh bạch, rõ

ràng và tính thực thi của pháp luật cao, có bộ máy nhà nước ít quan liêu, tham

nhũng, đồng thời tạo điều kiện cho mọi công dân thực hiện tốt các quyền của họ.

Văn hóa - xã hội là nhân tố quan trọng, tác động nhiều tới quá trình phát

triển của mỗi quốc gia. Nhân tố văn hóa - xã hội bao trùm nhiều mặt, từ tri thức phổ

thông đến những tích lũy tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ,

văn học, lối sống, phong tục tập quán… Trình độ văn hóa cao đồng nghĩa với trình

độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia. Nhìn chung trình độ văn hóa

của mỗi dân tộc là nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng lao động, kỹ

thuật, trình độ quản lý. Xét trên khía cạnh kinh tế hiện đại thì nó là nhân tố cơ bản

của mọi nhân tố dẫn đến quá trình phát triển.

Thể chế được hiểu là các ràng buộc do con người tạo ra nhằm quy định cấu

trúc tương tác giữa người với người. Các thể chế chính trị - xã hội được thừa nhận

có tác động đến quá trình phát triển đất nước, đặc biệt thông qua việc tạo dựng hành

lang pháp lý và môi trường đầu tư.

Vì nền tảng của kinh tế thị trường là dựa trên trao đổi giữa các cá nhân và

các nhóm người với nhau, bởi vậy nếu không có thể chế thì các hoạt động này

không thể diễn ra bởi vì người này không thể tương tác với người kia mà không có

chế tài nào đó ngăn cản người kia hành động Tùy tiện và ngược lại với thoả thuận.

Các cá nhân và doanh nghiệp chỉ có thể mua, bán, thuê mướn hợp đồng, đầu tư nếu

họ có một mức độ tin tưởng nhất định rằng các thoả thuận hợp đồng của họ sẽ được

thực hiện (Kasper và Streit, 1998). Theo họ, các cá nhân tham gia giao dịch thường

không có đủ thông tin. Do đó, sẽ có các chi phí phát sinh gọi là chi phí giao dịch.

Tất cả các chi phí này liên quan đến thể chế.

Một thể chế không tốt sẽ làm cho chi phí thực thi các hợp đồng cao và như

vậy sẽ không khuyến khích các giao dịch kinh tế. Hơn nữa, một cấu trúc thể chế tốt

sẽ tạo ra sự khuyến khích nhất định, ảnh hưởng quyết định đến việc phân bổ nguồn

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 39: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

29

lực con người theo hướng tốt hay xấu cho tăng trưởng kinh tế. Baumol (1990, 1993)

cho rằng nếu một thể chế không khuyến khích một tài năng kinh doanh sáng tạo mà

chỉ khuyến khích tái phân phối, tìm kiếm đặc lợi thì tăng trưởng sẽ thấp đi. Theo

các tác giả Knack và Keefer (1995), để đánh giá chất lượng của thể chế có thể sử

dụng bốn tiêu chí để đo lường: (1) Tham nhũng, (2) Chất lượng bộ máy hành chính,

(3) Tuân thủ pháp luật, và (4) Bảo vệ quyền tài sản.

Về nhân tố dân tộc và tôn giáo: Nhìn chung một nước càng đa dạng về các

thành phần tôn giáo và sắc tộc thì đất nước đó càng tiềm ẩn bất ổn về chính trị và

xung đột trong nước. Những xung đột và bất ổn chính trị trong nước này có thể dẫn

đến các xung đột bạo lực và thậm chí là các cuộc nội chiến, dẫn tới tình trạng lãng phí

các nguồn lực quý giá đáng ra phải sử dụng để thúc đẩy các mục tiêu phát triển khác.

Chẳng hạn như cuộc chiến ở Afganistan, Sri Lanca, các xung đột ở Indonesia, Thái

Lan… Ngược lại, một đất nước càng đồng nhất thì càng có điều kiện đạt được các

mục tiêu phát triển của mình, chẳng hạn như Hàn Quốc, Hồng Kông hay Đài Loan.

1.3. Các lý thuyết về tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế

Sự liên kết giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế từ lâu đã trở

thành chủ đề được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm ở các nước phát triển cũng

như các nước đang phát triển. Nhiều nghiên cứu đã nỗ lực đưa ra lời giải đáp cho

câu hỏi lớn: Liệu các quốc gia có phải đối mặt với sự đánh đổi giữa giảm bất bình

đẳng thu nhập và cải thiện thành tựu tăng trưởng hay không, liệu bất bình đẳng thu

nhập có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia hay không?

Nếu có, thì hình mẫu cụ thể của mối quan hệ là gì và tại sao? Giả thuyết về mối liên

hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế rất nhiều và đa dạng.

Nghiên cứu của Simon Kuznets (1955) với tiêu đề “Tăng trưởng kinh tế và

bất bình đẳng thu nhập” được công bố trên Tạp chí Kinh tế Mỹ năm 1955 đã đặt

nền móng cho các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình

đẳng thu nhập. Ông là người đầu tiên giới thiệu ý tưởng về một liên kết giữa bất

bình đẳng và phát triển. Kuznets chỉ ra rằng sự phát triển liên quan đến sự dịch

chuyển dân số từ các hoạt động truyền thống đến các hoạt động hiện đại. Quá trình

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 40: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

30

dịch chuyển này của dân số từ tham gia sản xuất nông nghiệp chuyển sang sản xuất

công nghiệp cho phép Kuznets để dự đoán hành vi của bất bình đẳng trong quá

trình phát triển:

"Tăng trưởng ở các nước phát triển gắn liền với sự dịch chuyển khỏi nông

nghiệp, một quá trình thường được gọi là công nghiệp hóa và đô thị hóa. Do đó,

trong mô hình đơn giản, phân phối thu nhập cho toàn bộ dân số có thể được xem

như là sự kết hợp giữa phân phối thu nhập cho người dân ở nông thôn và đô thị.

Những gì mà chúng ta quan sát thấy về phân phối thu nhập trong hai khu vực đó

là: (a) thu nhập bình quân đầu người của người dân ở nông thôn thường thấp hơn

so với ở đô thị; (b) bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở nông thôn thấp hơn

so với đô thị... Với mô hình đơn giản này, chúng ta có thể đưa ra những kết luận

gì? Đầu tiên, với tất cả các điều kiện khác như nhau, tăng tỷ trọng của dân cư đô

thị không nhất thiết làm giảm tăng trưởng kinh tế: thực ra, có một số bằng chứng

cho thấy rằng tăng trưởng có thể cao hơn bởi vì năng suất bình quân đầu người ở

đô thị tăng nhanh hơn trong nông nghiệp. Nếu điều này đúng, thì bất bình đẳng

trong phân phối thu nhập tổng thể tăng lên. " (Kuznets, 1955, trang 7-8)

Hình 1.2: Đường cong hình chữ U ngược của Kuznets

Ý tưởng chính trong nghiên cứu của ông là mối quan hệ giữa tốc độ tăng

trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập có thể biểu thị bằng một hình chữ U

Thu nhập bq đầu người

Bất bình đẳng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 41: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

31

ngược. Điều này thường được biết đến trong các tài liệu kinh tế như là ‘giả thuyết

Kuznets’. Giả thuyết này cho rằng, ở mức thu nhập bình quân đầu người thấp bất

bình đẳng thu nhập tăng cùng với sự gia tăng của thu nhập bình quân đầu người và

chỉ giảm trong giai đoạn phát triển sau của quá trình công cuộc công nghiệp hóa –

tạo ra một mối liên kết hình chữ U ngược giữa thu nhập bình quân đầu người và

bất bình đẳng thu nhập - dựa trên một mô hình trong đó các cá nhân di cư từ khu

vực nông thôn có mức lương thấp và bất bình đẳng thu nhập thấp đến khu vực đô

thị được đặc trưng bởi bất bình đẳng thu nhập cao và thu nhập trung bình cao.

Trong những thập kỷ gần đây, một loạt các lý thuyết khác đã được giới thiệu

để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng. Thay vì tập trung vào

giả thuyết của Kuznets, các nhà nghiên cứu đã đi sâu khảo sát tác động của bất bình

đẳng lên tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu có kết luận rất khác nhau. Một số

nghiên cứu cho thấy bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng có mối quan hệ đánh

đổi: chấp nhận bất bình đẳng nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn. Trong khi đó,

một số khác lại cho thấy bất bình đẳng có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế.

1.3.1. Tác động tích cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế

Quan điểm cho rằng bất bình đẳng thu nhập có thể ảnh hưởng tích cực đến

tăng trưởng kinh tế được dựa trên ba luận cứ cụ thể như sau:

Thứ nhất, theo lý thuyết truyền thống, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội,

đặc biệt là hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng hơn có thể mâu thuẫn với mục

tiêu đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn để có tăng trưởng nhanh hơn

(Mankiw, 2004). Lý do cơ bản là để lấy thu nhập của người giàu chuyển cho người

nghèo, chính phủ phải thực hiện các chính sách tái phân phối thu nhập, ví dụ như

thông qua hệ thống thuế thu nhập luỹ tiến và các chương trình phúc lợi. Với các

chính sách này, những người có thu nhập cao phải nộp một phần lớn hơn trong thu

nhập của họ cho chính phủ và những người nghèo nhận được các khoản trợ cấp từ

chính phủ. Điều này sẽ làm giảm động lực lao động và gây ra tổn thất cho xã hội.

Nếu chính phủ lấy đi phần thu nhập tăng thêm mà một cá nhân nào đó có thể kiếm

được thông qua tăng thuế để trợ cấp, thì cả người giàu và người nghèo sẽ có ít động

lực lao động chăm chỉ hơn: người giàu sẽ không tích cực làm việc, còn người nghèo

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 42: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

32

dễ có tư tưởng ỷ lại, trông chờ đặc biệt khi thuế suất quá cao và các chương trình

phúc lợi quá hào phóng. Khi họ lao động ít hơn, tổng thu nhập của toàn xã hội sẽ

giảm, và phần thu nhập dành cho mỗi người cũng giảm. Do vậy, Nhà nước phải cân

đối giữa những lợi ích thu được từ sự bình đẳng hơn và những thiệt hại do việc bóp

méo các động cơ khuyến khích.

Luận cứ thứ hai là giả thuyết Kaldor, sau đó được Stiglitz (1969) chính thức

hóa, cho rằng xu hướng tiết kiệm biên của người giàu cao hơn so với người nghèo.

Nếu tốc độ tăng trưởng của GDP có quan hệ trực tiếp với tỷ lệ tiết kiệm so với thu

nhập quốc dân, thì nền kinh tế có phân phối bất bình đẳng hơn có thể để tăng

trưởng nhanh hơn so với các nền kinh tế phân phối thu nhập công bằng hơn. Vì

vậy, phân phối lại thu nhập từ người giàu cho người nghèo bằng cách đánh thuế lũy

tiến cao hơn sẽ làm giảm tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế với tư cách là một tổng thể.

Theo lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển, tiết kiệm là yếu tố then chốt quyết định quá

trình tích lũy tư bản và giảm tiết kiệm sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế.

Luận cứ cuối cùng ủng hộ cho quan điểm cần hy sinh mục tiêu công bằng để

nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn liên quan đến tính không thể chia cắt được của

đầu tư. Nếu các dự án đầu tư mới yêu cầu một khoản tiền ban đầu lớn, trong điều

kiện không có các thị trường vốn hiệu quả cho phép tổng hợp các nguồn lực của các

nhà đầu tư nhỏ, thì phân phối sao cho tập trung được của cải sẽ hỗ trợ đầu tư mới và

do đó dẫn đến tăng trưởng nhanh hơn.

1.3.2. Tác động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế

Cả lý thuyết và thực tế đều cho thấy quan điểm trên đây của các nhà kinh tế

về việc chính phủ có thể chủ động chấp nhận bất bình đẳng thu nhập để thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế không phải được tất cả các nhà kinh tế ủng hộ. Ở một thái cực

khác, nhiều nhà kinh tế cho rằng bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng tiêu cực đến

tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh các nước đang phát triển. Họ đưa ra một

số luận cứ cơ bản sau đây:

- Theo Todaro (1998), thu nhập thấp và mức sống thấp của người nghèo dẫn

đến chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khoẻ kém và ít được tiếp cận với hệ thống giáo

dục tiên tiến. Điều này làm giảm cơ hội tham gia hoạt động kinh tế và năng suất lao

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 43: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

33

động của họ, và vì thế trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng xấu tới quá trình tăng trưởng.

Do vậy, đầu tư vào giáo dục và y tế, đảm bảo người nghèo được tiếp cận các dịch vụ

giáo dục và y tế công được coi là những biện pháp cần thiết giúp người nghèo có cơ

hội tìm việc làm với năng suất cao hơn và có thu nhập tốt hơn. Trình độ lao động

cũng ảnh hưởng gián tiếp tới chất lượng tăng trưởng thông qua sử dụng và quản lý

nguồn tài nguyên tốt hơn. Bên cạnh đầu tư vào con người, chính sách đầu tư công và

giảm trợ cấp đối với các dịch vụ xã hội cao cấp có lợi cho người giàu cũng có tác

động giảm chênh lệch về thu nhập và có lợi cho tăng trưởng.

- Lý thuyết kinh tế chính trị được phát triển bởi các nhà nghiên cứu Alesina

và Rodrik (1994), Persson và Tabellini (1994) đưa ra lý giải về tác động tiêu cực

của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết này được xây dựng

trên ba cơ sở sau đây: (i) Chi tiêu nhằm mục tiêu tái phân phối và thuế có tác động

ngược chiều đến tăng trưởng do tác động tiêu cực của thuế đến tích lũy tư bản; (ii)

Các loại thuế có xu hướng tỷ lệ thuận với thu nhập nhưng lợi ích của chi tiêu công

nhìn chung được phân bổ đều cho tất cả các cá nhân. Hệ quả là, mức thuế và chi

tiêu công được cử tri ưa thích có mối quan hệ ngược với thu nhập của họ. Người

nghèo có xu hướng ưa thích sưu cao, thuế nặng và do đó được hưởng lợi nhiều từ

các chương trình chi tiêu công. Người giàu lại ưa thích thuế suất thấp để giảm bớt

phần đóng góp tài trợ cho các chương trình chi tiêu công; (iii) Chính phủ lựa chọn

chính sách được nhóm cử tri chiếm đa số ủng hộ. Trong xã hội phân phối bất bình

đẳng, thu nhập của nhóm cử tri chiếm đa số sẽ thấp hơn mức thu nhập trung bình và

họ có xu hướng ưa thích các chính sách phân phối lại nhiều hơn và hệ quả là tăng

trưởng kinh tế sẽ thấp hơn.

- Lý thuyết thị trường vốn không hoàn hảo được xây dựng bởi các nhà

nghiên cứu Galor và Zeira (1993), Aghion và Bolton (1997), Chiou (1998) cho rằng

trong những nước mà các chủ thể không được tiếp cận tự do với các nguồn vốn vay,

bất bình đẳng hàm ý rằng một tỷ lệ tương đối lớn của dân số sẽ nằm dưới mức chi phí

chuẩn của giáo dục. Do vậy, đầu tư vào nguồn nhân lực sẽ thấp và hệ quả là tăng

trưởng cũng sẽ thấp. Sự phân phối lại sẽ làm tăng tổng sản lượng và tăng trưởng bởi

vì nó cho phép người nghèo có thể đầu tư vào nguồn nhân lực của họ. Nếu nền kinh

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 44: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

34

tế phát triển, thị trường vốn sẽ được hoàn thiện, và những tác động liên quan tới sự

không hoàn hảo của thị trường vốn sẽ đóng vai trò quan trọng hơn ở những nước

nghèo hơn là những nước giàu. Do vậy, những tác động có thể dự báo của bất bình

đẳng đến tăng trưởng kinh tế sẽ lớn hơn về mức độ đối với những nước nghèo. Lập

luận về sự không hoàn hảo của thị trường vốn cũng rất phù hợp để giải thích mối

quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ đói nghèo. Trong khi bất bình đẳng không

phải luôn có nghĩa rằng một tỷ lệ lớn của dân số là quá nghèo để tiếp cận vốn, thì một

tỷ lệ lớn của đói nghèo sẽ không có nghi ngờ gì rằng có nhiều người hơn bị giới hạn

về vốn. Chẳng hạn, bất bình đẳng trong một nền kinh tế có thể cao trong khi cuộc

sống của tất cả mọi người dân trong nước được cải thiện. Do vậy, chúng ta có thể dự

đoán một mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng kinh tế và đói nghèo.

- Lý thuyết bất ổn định về chính trị - xã hội được xây dựng bởi các công trình

nghiên cứu của Alesina và cộng sự (1996), Benhabib và Rustichini (1996), Grossman

và Kim (1996) nhấn mạnh hệ quả của bất bình đẳng thu nhập đến sự bất ổn định

chính trị và xã hội. Cụ thể, bất bình đẳng thu nhập là một nhân tố quan trọng quyết

định đến bất ổn về chính trị và xã hội và nó có tác động tiêu cực đến tăng trưởng

thông qua việc làm tăng rủi ro và giảm kỳ vọng về lợi ích từ đầu tư. Bất bình đẳng

thu nhập làm gia tăng xung đột xã hội và hệ quả là làm cho quyền sở hữu tài sản ít

được đảm bảo và làm giảm tăng trưởng. Hơn nữa, sự tham gia của người nghèo vào

tội phạm và những hành động chống đối xã hội là biểu hiện của lãng phí trực tiếp

nguồn lực vì chúng không đóng góp vào hoạt động sản xuất. Những hoạt động phòng

chống tội phạm tiềm năng cũng biểu hiện một sự lãng phí nguồn lực khác nữa.

- Theo lý thuyết những vấn đề về giáo dục và sinh sản được xây dựng bởi

Perotti (1996), bất bình đẳng thu nhập có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế

thông qua quyết định của các hộ gia đình về giáo dục và sinh đẻ. Bố mẹ phải tối ưu

việc sử dụng những nguồn lực của gia đình bằng cách cải thiện về chất lượng (giáo

dục) hoặc tăng quy mô gia đình (sinh nhiều con hơn). Do giáo dục có chi phí tương

đương với những thu nhập kiếm được mà họ mất đi khi ở trường, các gia đình

nghèo sẽ không đầu tư vào giáo dục và thay vào đó là vào số lượng con cái. Tuy

nhiên, tăng trưởng được thúc đẩy bởi sự đầu tư vào nguồn nhân lực, do vậy một xã

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 45: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

35

hội có bất bình đẳng cao sẽ thể hiện một số lượng lớn những gia đình nghèo đầu tư

vào số lượng hơn là vào giáo dục. Bùng nổ dân số sẽ dẫn đến thu nhập bình quân

đầu người thấp hơn.

- Lý thuyết so sánh xã hội của Knell (1998) giải thích rằng sự liên kết giữa

tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập có thể mạnh hơn ở các nước giàu.

Ông đưa ra một mô hình được xây dựng trực tiếp từ Bénabou (1996) trong đó các

cá nhân có sự so sánh xã hội. Knell giả thiết rằng hành vi tối đa hóa lợi ích cá nhân

không chỉ phụ thuộc vào mức thu nhập của họ mà còn phụ thuộc vào mức tiêu dùng

trung bình của nhóm xã hội mà họ có liên quan. Trong một xã hội mà thu nhập

được phân phối bất bình đẳng, các hộ gia đình nghèo bị lôi cuốn theo cách sống của

tầng lớp thượng lưu và có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn. Kết quả là mức đầu tư vào

vốn nhân lực sẽ thấp và tăng trưởng kinh tế thấp. Như vậy kết luận rút ra từ nghiên

cứu này là bất bình đẳng sẽ làm tăng trưởng chậm lại.

- Khác với kinh nghiệm thu được từ các nước phát triển, nhiều nghiên cứu

như Todaro (1998) cho rằng người giàu ở các nước đang phát triển được biết đến

là chi phần lớn thu nhập của họ cho các mặt hàng xa xỉ được nhập khẩu, vàng, đồ

trang sức, nhà ở đắt tiền hoặc tìm kiếm thiên đường an toàn ở nước ngoài cho các

khoản tiết kiệm của họ. Trên thực tế, tiết kiệm và đầu tư như vậy không làm tăng

thêm các nguồn lực sản xuất của quốc gia, mà trái lại, chúng làm sói mòn đáng kể

các tài nguyên quốc gia. Với hành đó, nếu chiến lược phát triển mà dẫn đến gia tăng

nhanh bất bình đẳng về phân phối thu nhập sẽ tạo cơ hội để duy trì vị thế của nhóm

người giàu, đồng thời gây tổn thất cho cả nền kinh tế. Trong dài hạn, một chiến lược

như vậy thường có tác dụng "phản tăng trưởng và phát triển".

Ngoài các trào lưu ở trên, lý thuyết liên kết của Benabou (1996) cung cấp

một khuôn khổ mà ở đó tác động của tái phân phối lên tăng trưởng không nhất thiết

là tuyến tính. Có hai tác động ngược chiều nhau. Tái phân phối sẽ tốt nếu chi tiêu

công được dành cho đầu tư giáo dục ở một nước với thị trường vốn không hoàn

hảo, và sẽ xấu nếu nó chỉ đơn thuần chuyển giao thu nhập từ người giàu sang người

nghèo bởi vì nó làm giảm lợi tức từ đầu tư và nỗ lực của người giàu. Do vậy, tăng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 46: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

36

trưởng là có liên kết hình chữ U ngược đối với tái phân phối và tái phân phối là có

liên kết hình chữ U ngược đối với bất bình đẳng.

Như vậy, các lý thuyết đã đưa ra nhiều kênh mà qua đó bất bình đẳng thu

nhập có thế tác động đến tăng trưởng và sự tác động này có thể diễn ra theo nhiều

chiều. Hơn nữa, nó cũng rất khó để xác định kênh nào sẽ có vai trò chi phối nếu chỉ

sử dụng các lý thuyết và phân tích định tính. Do vậy, để nghiên cứu mối quan hệ

giữa tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập cần thiết phải xem xét các kênh tạo ra

bất bình đẳng và ước lượng tác động của những kênh này đến tăng trưởng kinh tế.

1.4. Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối thu nhập

và tăng trưởng kinh tế

1.4.1. Kinh nghiệm Braxin

Braxin bắt đầu công nghiệp hoá theo hướng thay thế nhập khẩu ngay từ

những năm 1930. Tuy nhiên, những thành tựu kinh tế yếu kém sau đó đã buộc

Chính phủ phải thực hiện một loạt các cải cách nhằm loại bỏ các méo mó do chiến

lược thay thế nhập khẩu gây ra và giảm lạm phát từ đầu thập niên 1960. Chính phủ

đã thực thi các chính sách khuyến khích đầu tư, cả trong và ngoài nước, định kỳ

giảm giá đồng nội tệ nhằm khuyến khích xuất khẩu. Nền kinh tế Braxin đã đạt thành

tựu ấn tượng về tăng trưởng trong giai đoạn 1968-1980.

Hình 1.3: Tốc độ tăng trưởng GDP của Braxin trong giai đoạn 1961 - 2013

Nguồn: Ngân hàng thế giới

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 47: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

37

Sau giai đoạn tăng trưởng “thần kỳ”, nền kinh tế Braxin đã tăng trưởng chậm

lại. Tính bình quân, tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 2,57% trong cả giai đoạn

1981-2013; thậm chí nhiều năm có tăng trưởng âm: 1981 (-4,4%), 1983 (-3,4%),

1990 (-4,3%), 1992 (-0,5%) và 2009 (-0,3%).

Như chúng ta đã biết Braxin là một nước lớn với những nguồn tài nguyên

phong phú và một nền kinh tế khá mạnh. Tuy vậy, số người nghèo rất nhiều và liên

tục tăng qua các năm: năm 2000 là 17,4% đến năm 2007-2008 là 31% (hơn 53 triệu

người). Nếu xét trên phương diện “nghèo khổ tổng hợp”, chỉ số HPI (chỉ số nghèo

khổ con người) là 9,7, xếp hạng 42 trong tổng số 135 nước đang phát triển được

tính toán (số liệu năm 2006). Trung bình giai đoạn 1990-2007, dân cư có thu nhập

dưới 1$/ngày chiếm 7,5% dân số, dân cư có thu nhập dưới 2$/ngày chiếm 21,2%

dân số. Mặc khác, Braxin còn được biết đến là một quốc gia có tình trạng bất bình

đẳng thu nhập xếp vào nhóm đầu của thế giới. Hệ số Gini liên tục tăng trong giai

đoạn 1960-1990 và bắt đầu có xu hướng giảm từ năm 2000, nhưng hiện tại vẫn còn

ở mức cao. Theo xếp hạng của World Bank thì Braxin vẫn xếp thứ 3 trên thế giới và

là nước có hệ số Gini cao nhất ở Mỹ La tinh. Như vậy, vấn đề bất bình đẳng thu

nhập ở Brazin vẫn là rất nghiêm trọng.

Bảng 1.1: Hệ số Gini của Braxin

Năm 1960 1970 1980 1990 2000 2005 2012

Gini 0,50 0,56 0,59 0,63 0.60 0,57 0,53

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Tóm lại, Braxin đã không thành công trong việc thực hiện mục tiêu phát triển

kinh tế đi đôi với công bằng xã hội. Điều này thể hiện: (i) tăng trưởng kinh tế chỉ

đạt được như ý muốn trong thời kỳ đầu của mô hình phát triển, càng về sau, tốc độ

tăng trưởng có xu hướng chậm lại và không ổn định; (ii) Nền kinh tế có nhiều dấu

hiệu thiếu bền vững, Braxin trở thành một nước vay nợ nước ngoài cao, tình hình tài

chính tiền tệ trong nước luôn rơi vào tình trạng bấp bênh với giá trị đồng tiền trong

nước luôn có xu hướng mất giá, cán cân thanh toán ngày càng trở nên tiêu cực; (iii)

Bất bình đẳng ở Braxin hiện vẫn đang ở nhóm cao nhất thế giới, sự bất bình đẳng

cao kéo theo nhiều biểu hiện không tích cực khác về xã hội; (iii) Chính sự bất bình

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 48: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

38

đẳng lớn của Braxin đang là yếu tố cản trở sự tăng trưởng kinh tế trong nước.

Những biểu hiện của sự không thành công trong mô hình phát triển buộc chính phủ

Braxin hiện nay phải giải quyết đồng thời nhiều vấn đề, cả về kinh tế và xã hội để

có một Braxin phát triển nhanh và bền vững hơn.

1.4.2. Kinh nghiệm Hàn Quốc

Các quốc gia có thể lựa chọn rất nhiều cách để giải quyết mối quan hệ giữa

tăng trưởng và công bằng xã hội. Hàn Quốc đã lựa chọn mô hình kết hợp hợp l ý

giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng trong phân phối thu nhập. Nội dung chính

của mô hình này được thể hiện rõ nét qua các chính sách mà Chính phủ Hàn Quốc

can thiệp vào các lĩnh vực kinh tế và xã hội nhằm tạo ra sự phát triển đồng bộ của

hai lĩnh vực này.

Thứ nhất, Chính sách khuyến khích tăng trưởng nhanh, thông qua việc lựa

chọn mô hình công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu, Hàn Quốc đã có những chính

sách nhấn mạnh vai trò của kinh tế tư nhân và sự can thiệp của Nhà nước trong

những lĩnh vực kinh tế cần thiết.

Thứ hai, các chính sách đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế

nhằm đảm bảo tăng trưởng nhanh nhưng không gây ra tăng bất bình đẳng. Hàn

Quốc bắt đầu quá trình tăng trưởng nhanh bằng việc phát triển các ngành công

nghiệp sử dụng nhiều lao động (công nghiệp dệt, may, chế tạo…). Cụ thể, trong

những năm 1960 sản lượng công nghiệp tăng 17%/năm và xuất khẩu chủ yếu là

hàng chế tạo tăng trưởng lên đến 36%/năm trong giai đoạn từ 1967 đến 1972. Tuy

nhiên, đầu thập niên 1970 giá nhân công bắt đầu tăng và cơ khí hóa mạnh mẽ, việc

dựa vào việc xuất khẩu sản phẩm dựa vào lợi thế lao động không còn phù hợp để

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hàn Quốc đã chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sang

các ngành công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng đòi hỏi vốn lớn (hóa dầu,

thép, đóng tàu, ô tô, điện gia dụng…). Do vậy, đến cuối những năm 1970 ngành hóa

chất và công nghiệp nặng đã sản xuất khoảng một nửa lượng hàng xuất khẩu của

Hàn Quốc.

Thứ ba, chính sách xã hội nhằm giải quyết ngay từ đầu vấn đề xóa đói giảm

nghèo và công bằng xã hội. Điều này thể hiện trong các chính sách về phân phối lại,

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 49: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

39

chính sách trợ cấp xã hội, các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, giao thông cho các

vùng khó khăn…. của Hàn Quốc. Hệ thống giáo dục đảm bảo cho người dân được

nâng cao trình độ, mạng lưới chăm sóc sức khỏe được tổ chức chu đáo, tất cả đều

nhằm mục tiêu tạo điều kiện sống ngang nhau ở tất cả các vùng trong cả nước.

Sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên (1950–1953) Hàn Quốc đã từng được

biết đến là một trong những nước nghèo nhất thế giới với diện tích nhỏ, nguồn tài

nguyên thiên nhiên khan hiếm và dân số đông. Trong suốt giai đoạn phục hồi sau

chiến tranh từ 1953 đến 1961 Hàn Quốc tăng trưởng rất chậm so với các nước láng

giềng. Nhưng từ khi bắt đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất do Quân đội Hàn Quốc

khởi xướng năm 1962, kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phục hồi và tăng trưởng, tốc độ

tăng trưởng bình quân thời kỳ này là 7.8%/năm. Trong thập kỷ 1970, mặc dù kinh tế

thế giới bị suy giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ nhưng kinh tế Hàn

Quốc vẫn tăng trưởng nhanh khoảng hơn 8%/năm. Đến thập kỷ 1980 Hàn Quốc và

các nước khác như Singapore, Hồng Kông, Đài Loan được biết đến như là những

“con rồng của Châu Á” và là một minh chứng cho sự thành công của các nước đang

phát triển. Bước sang thập kỷ 1990 mặc dù phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài

chính khu vực, nhưng nền kinh tế Hàn Quốc vẫn có những bước tiến đáng ngạc

nhiên về tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Hình 1.4: Tăng trưởng GDP của Hàn Quốc, 1961 - 2013

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 50: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

40

Bên cạnh thành tựu ấn tượng về tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc còn được ghi

nhận là một quốc gia có phân phối thu nhập khá công bằng. Hệ số Gini của Hàn

Quốc chỉ dao động trong khoảng 0,3. Nhìn một cách chi tiết, bức tranh phân phối

thu nhập của Hàn Quốc có thể được chia thành 4 giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn 1 (1965-1975): phân phối thu nhập được cải thiện ngay từ đầu

trong quá trình công nghiêp hóa là do giai đoạn này chính phủ chỉ đạo xuất khẩu

theo định hướng kinh tế và hỗ trợ các lao động trong ngành công nghiệp. Kết quả là

thu nhập của người lao động tăng, góp phần phân phối thu nhập công bằng hơn.

Ngoài ra trong thập kỷ 1960 phong trào di dân từ nông thôn ra thành thị còn thấp

nên chênh lệc mức sống của 2 khu vực này chưa rõ nét.

Giai đoạn 2 (1975-1982): Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tăng.

Nguyên nhân là do lạm phát giai đoạn này tăng cao, từ 10% năm 1960 lên đến 20%

năm 1970, bên cạnh đó thời gian này chính phủ đang ưu tiên phát triển công nghiệp

nặng nên các công ty thường được hỗ trợ lãi suất, và có chính sách lương cứng nhắc

cho người lao động có tay nghề nên đã làm cho bất bình đẳng gia tăng.

Giai đoạn 3 (1986-1996): Khi lạm phát được kiếm chế, nhu cầu lao động có

tay nghề không còn tăng cao như giai đoạn trước do cơ cấu giáo dục đáp ứng đủ

nhu cầu thị trường, Chính phủ cũng không hỗ trợ các công ty trong sản xuất kinh

doanh nữa. Do đó bình đẳng lại được cải thiện và hế số GINI giảm liên tục xuống

chỉ còn 0,291 vào năm 1996.

Giai đoạn 4 (1997 đến nay): Có xu hướng gia tăng hệ số GINI (năm 2005 là

0,351). Nguyên nhân là do: thứ nhất, do khoảng cách thu nhập giữa người lao động

có việc làm và người thất nghiệp gia tăng trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng

gia tăng 2/2009, con số này là 3,9% cao nhất trong vòng 4 năm qua). Có sự tồn tại

về sự phân biệt lương giữa người có tay nghề và người lao động không có tay nghề.

Điểm cuối cùng là do sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, do muốn

nhận được gói cứu trợ của Quỹ tiền tệ quốc tế Hàn Quốc đã có một số chính sách

ưu tiên phát triển kinh tế hơn, đây cũng là nguyên nhân gây ra xu hướng gia tăng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 51: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

41

bất bình đẳng. Tuy nhiên sự gia tăng này ở trong mức chấp nhận được và Hàn Quốc

vẫn được đánh giá là nước có sự bình đẳng cao trong phân phối thu nhập.

1.4.3. Kinh nghiệm Trung Quốc

Hơn 30 năm cải cách đã đưa Trung Quốc từ một nước rất nghèo trở thành

một nước có thu nhập trung bình, từ một nền kinh tế với quy mô khiêm tốn nay trở

thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới; từ một nền sản xuất lạc hậu trở thành

“công xưởng của thế giới”.

Trung Quốc đã phá kỷ lục thế giới về tăng trưởng cao liên tục trong thời gian

dài. Nếu kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh được thế giới thán phục như một thần kỳ

kinh tế Châu Á vì đã duy trì tốc độ cao liên tục trong 20 năm (1953-1973) thì Trung

Quốc đến nay đã kéo dài thời kỳ tăng trưởng kinh tế tốc độ cao liên tục trên 30 năm.

Tính bình quân, tốc độ tăng GDP hàng năm là 9,4% trong thập niên 1980, tăng lên

9,8% trong thập niên 1990, rồi 10,6% trong giai đoạn 2000 - 2010. Trong cả thời kỳ

1978-2013, tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP Trung Quốc là 9,8%, cao hơn

3% so với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thế giới trong cùng thời kỳ.

Hình 1.5: Tăng trưởng GDP của trung Quốc, 1983 - 2013

Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng tự hào về kinh tế, hệ quả của mức

tăng trưởng cao ở Trung Quốc là tình hình bất bình đẳng về thu nhập nghiêm trọng,

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 52: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

42

phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn dẫn đến sự bất bình của những người lao động

nghèo khổ.

Mô hình nhấn mạnh nhiều đến tăng trưởng, trong khi ít chú ý đến công bằng

xã hội đã làm cho xã hội Trung Quốc rơi vào tình trạng mất ổn định. Tình trạng

chênh lệch giàu nghèo diễn ra quá mức. Năm 1983, mức chênh lệch thu nhập bình

quân đầu người giữa thành thị và nông thôn là 1,698 lần. Đến năm 1990, con số là

2,021 lần. Năm 1998 mức chênh lệch lên tới 2,536. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa

thành thị và nông thôn còn biểu hiện ở sự không cân xứng giữa tỷ lệ dân cư và thu

nhập của mỗi bộ phận. Năm 1978, cư dân thành phố chiếm 17,98% dân số cả nước,

có thu nhập chiếm 34,05% tổng thu nhập. Năm 1996, tỷ lệ dân thành phố tăng lên

28,14% nhưng tỷ lệ thu nhập lại chiếm tới 49,81%, tức gần một nửa tổng thu nhập

cả nước.

Chênh lệch giàu nghèo giữa các khu vực cũng diễn ra trầm trọng: năm 1978

tổng thu nhập của dân miền Đông cao hơn mức của dân miền Trung 1,38 lần, sau

đó tăng lên 2,06 lần năm 1987 và 2,41 năm 1995. Có những nơi phát triển cao thuộc

tỷnh Giang Tô ở miền Đông có thu nhập gấp hơn 70 lần mức trung bình của miền

Tây. Hiện nay số người giàu chiếm 10% dân số nhưng kiểm soát tới 45% tài sản

của đất nước, còn 10% dân số nghèo khổ nhất chỉ chiếm 1,4% tài sản đất nước.

Với những chính sách thiếu nhạy bén về mặt xã hội trong những năm 1990,

xếp hạng về chỉ số phát triển con người (HDI) của Trung Quốc đã giảm từ thứ 87

năm 1999 xuống 104 năm 2001 tuy rằng sau đó xếp hạng HDI của Trung Quốc năm

2007 đã tăng lên lại và đứng ở vị trí thứ 81. Với mức tăng trưởng kinh tế vào hàng

cao nhất thế giới, cùng với tiềm lực kinh tế thứ 3 thế giới thì chỉ tiêu phát triển con

người đạt thứ hạng thấp đã phản ánh thực trạng vấn đề bất bình đẳng và sự phân

phối không công bằng các kết quả đạt được của tăng trưởng kinh tế. Cũng không có

gì đáng ngạc nhiên khi xếp hạng kinh tế của Trung Quốc tiến bộ nhanh hơn hẳn so

với xếp hạng về HDI. Nếu như vào năm 1993, xếp hạng HDI của Trung Quốc còn

cao hơn xếp hạng GNI trên đầu người tới 41 bậc, thì đến năm 2001, xếp hạng HDI

lại thấp hơn 2 bậc so với GNI.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 53: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

43

1.4.4. Các bài học kinh nghiệm chung

Thực tế tăng trưởng ngoạn mục và phân phối công bằng hơn ở các nền kinh tế

Đông Á (điển hình là Hàn Quốc) tương phản với bức tranh ảm đạm của các nước Mỹ

Latinh (điển hình là Braxin) với tăng trưởng thấp và tình trạng bất bình đẳng cao là

một bằng chứng sinh động ủng hộ chiến lược phát triển bền vững trong đó kinh tế

tăng trưởng nhanh một cách bền vững cần đi đôi với thực hiện công bằng xã hội.

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về giải quyết mối quan hệ giữa phân phối

thu nhập và tăng trưởng kinh tế, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, tăng trưởng là cơ sở để giảm bất bình thu nhập

Tăng trưởng kinh tế và bất bình thu nhập có mối liên quan mật thiết với

nhau, trong đó tăng trưởng kinh tế là cơ sở vật chất để giảm bất bình đẳng thu nhập.

Mục tiêu công bằng về phân phối thu nhập chỉ có thể đạt được khi nền kinh tế phát

triển đến một mức độ nhất định nào đó. Khi nền kinh tế còn trong giai đoạn kém

phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, chính phủ không thể đánh thuế quá

cao và do đó nguồn lực để thực hiện các chương trình tái phân phối thu nhập cũng

hạn chế. Chỉ khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ nào đó thì mới có đủ điều

kiện về vật chất để thực hiện các chính sách tái phân phối thu nhập một cách hiệu

quả, giúp giảm thiểu sự bất bình đẳng về thu nhập.

Những kinh nghiệm của Trung Quốc trong giai đoạn đầu cải cách mở cửa

cho thấy, Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến vấn đề tăng trưởng, chủ trương "cho

phép một bộ phận dân chúng có điều kiện giầu lên trước", nới lỏng quyền tự chủ

cho doanh nghiệp, tạo điều kiện tối đa cho các địa phương phát huy tính tự chủ về

mặt tài chính - đặc biệt là các tỷnh duyên hải ven biển - phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên từ nửa cuối những năm 1990 đến nay, Trung Quốc cũng đã phải

điều chỉnh mô hình từ chấp nhận bất bình đẳng thu nhập để thúc đẩy tăng trưởng

sang kết hợp giữa tăng trưởng bền vững và thực hiện công bằng trong phân phối.

Trung Quốc chủ trương xây dựng xã hội khá giả. Vấn đề công bằng bắt đầu được

Trung Quốc chú trọng hơn thông qua hàng loạt những cải cách trong chính sách

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 54: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

44

phân phối lại như cải cách thuế, cải cách cơ chế chi tài chính, cải cách chế độ bảo

hiểm xã hội...

Thứ hai, giải phóng sức sản xuất xã hội gắn với việc từng bước nâng cao

đời sống của đại bộ phận nhân dân lao động

Nhìn vào chính sách phân phối lần đầu của Trung Quốc trong những năm

qua, có thể nhận thấy, thông qua chính sách phân phối lần đầu, Trung Quốc đã từng

bước giải phóng sức sản xuất cho các doanh nghiệp, khuyến khích tính tự chủ của

địa phương một cách tối đa. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế liên

tục, góp phần cải thiện đời sống của người lao động.

Bên cạnh việc điều chỉnh chính sách phân phối lần đầu như phân phối lợi

nhuận, chính sách phát triển các quỹ trong doanh nghiệp, Trung Quốc cũng đang liên

tục điều chỉnh chính sách thuế, hệ thống bảo hiểm xã hội.v.v. nhằm giải phóng, kích

thích được sức sản xuất của doanh nghiệp, từng bước tách doanh nghiệp ra khỏi các

gánh nặng xã hội. Đồng thời, Trung Quốc cũng đang tạo mọi điều kiện cho các doanh

nghiệp thuộc các ngành nghề, các hình thức sở hữu khác nhau được phát triển trong

môi trường cạnh tranh công bằng và thông thoáng. Qua hơn 20 năm cải cách mở cửa,

một trong những vấn đề đang cản trở việc giải phóng sức sản xuất ở Trung Quốc là

các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động tốt song tiềm năng về vốn lại ít, quy

mô nhỏ do chính sách kiềm chế phát triển những năm trước, còn các doanh nghiệp

nhà nước vốn lớn nhưng hiệu quả lại không cao. Để giải quyết vấn đề này, Trung

Quốc đã đưa ra hàng loạt các biện pháp từ những biện pháp như cổ phần hoá các

doanh nghiệp nhà nước, cho thuê, khoán, cho giải thể phá sản các doanh nghiệp nhà

nước kém hiệu quả, đến việc cho phép các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp

nước ngoài tham vào cải cách doanh nghiệp nhà nước thông qua các hình thức mua

lại và tham gia cổ phần. Trung Quốc chủ trương chỉ giữ lại 500 doanh nghiệp lớn,

then chốt thuộc sở hữu nhà nước. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, các doanh

nghiệp hương trấn và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác, Trung Quốc khuyến

khích phát triển bằng cách cho vay vốn ưu đãi, cho phép tham gia phát hành cổ phiếu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 55: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

45

trên thị trường chứng khoán. Đây là những cách làm táo bạo nhằm tăng khả năng

cạnh tranh, khả năng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước của Trung Quốc.

Có thể nhận thấy, những năm qua, nhờ thực hiện giải phóng sức sản xuất

của xã hội, Trung Quốc đã thành công trong việc nâng cao dần từng bước đời sống

của đại bộ phận người lao động. Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy, bất cứ công

cuộc cải cách nào, nếu muốn đạt được thành công, thì trước hết, đời sống của người

lao động phải được nâng cao, tuy rằng mức độ nâng cao thu nhập của người dân

trong các ngành nghề, các lĩnh vực và các khu vực có thể có độ chênh lệch khác

nhau, có độ không công bằng khác nhau. Trong suốt những năm cải cách mở cửa,

mặc dù có sự chênh lệnh giữa các vùng, miền trong thu nhập, song thu nhập bình

quân của người lao động trong toàn xã hội ở Trung Quốc vẫn tăng lên không ngừng

qua từng năm. Có những thời điểm ở Trung Quốc, tốc độ tăng lương bình quân của

người lao động còn cao hơn tốc độ tăng GDP. Đây là nhân tố đảm bảo cho những

cải cách của Trung Quốc thành công và được đông đảo nhân dân ủng hộ.

Thứ tư, tăng trưởng kinh tế phải đi kèm với việc tạo dựng các cơ hội việc

làm và phúc lợi cho tất cả người dân

Các chính sách tăng trưởng mà không tính đến khía cạnh phân phối thu

nhập và phân phối cơ hội cũng như không gắn với xoá đói nghèo bền vững sẽ khó

duy trì được tăng trưởng trong dài hạn. Một khi chú trọng tới chất lượng tăng

trưởng thì khía cạnh phân phối và xóa đói nghèo không thể giải quyết chỉ bằng

chính sách tái phân phối thu nhập trực tiếp. Các biện pháp gián tiếp nhằm tạo cơ

hội cho người nghèo có thể tham gia nhiều hơn vào quá trình tăng trưởng mới là

cần thiết. Do đó, đầu tư cho giáo dục, y tế và bảo vệ môi trường có tác động tích

cực tới hình thành vốn con người và vốn tài nguyên- được coi là hai yếu tố có ảnh

hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và thu nhập của người nghèo. Sự thành công của

các quốc gia Đông Á như Hàn Quốc là do đã đầu tư nhiều cho giáo dục, đặc biệt

cho bậc giáo dục cơ sở phổ cập (tiểu học và trung học) trong giai đoạn đầu của quá

trình phát triển. Phát triển con người với quy mô rộng lớn như vậy đã tạo điều kiện

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 56: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

46

tốt hơn để nhiều người dân được hưởng thụ thành quả của sự nghiệp phát triển, xoá

đói giảm nghèo mang tính bền vững và ổn định xã hội. Tuy vậy, nếu chính sách

đầu tư công chỉ tập trung vào số lượng mà không coi trọng chất lượng và cách

thức phân phối thì sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Việc thực hiện chính

này đã và đang gặp khó khăn tại nhiều nước dẫn đến tình trạng người giàu được tiếp

cận các nguồn lực dễ dàng hơn và hưởng lợi nhiều hơn so với người nghèo. Một số

nước đang phát triển có tỷ trọng chi cho các lĩnh vực xã hội khá cao nhưng lại

không cải thiện được kết quả giáo dục và thu nhập của người nghèo. Chẳng hạn,

một số nước ở Châu Mỹ La tinh có tỷ lệ nhập học của học sinh nghèo khá cao,

nhưng phần lớn chỉ có thể theo học tại các trường công lập. Do chất lượng dịch

vụ của các trường công lập thấp nên kết quả giáo dục của học sinh nghèo kém so

với học sinh giàu và vì vậy làm giảm cơ hội tìm được việc làm có thu nhập cao của

nhóm nghèo. Đây là một nguyên nhân dẫn đến chênh lệch về thu nhập của các

nước này khá cao. Như vậy, ở nhiều trường hợp, vấn đề chưa hẳn là tăng chi ngân

sách mà là phân phối lại nguồn lực và cải thiện chất lượng của hàng hoá và dịch vụ

công sao có lợi cho nhóm người có thu nhập thấp.

Chính phủ Hàn Quốc đã lập ra các quỹ phúc lợi cho công nhân, các chương

trình bảo hiểm việc làm và đặc biệt là các kế hoạch cho vay với lãi suất thấp để đào

tạo nghề cho những người nghèo, giúp họ có thể tự lực cánh sinh hoặc có được trình

độ nhất định để tham gia vào xã hội. Không chỉ có vậy, Hàn Quốc cũng là nước rất

chú trọng tới việc tăng chi tiêu y tế, sức khoẻ cộng động. Tỷ lệ dân cư được tiếp cận

các dịch vụ y tế và vệ sinh là 100%, tỷ lệ dân cư được dùng nước sạch là 93% - rất

cao so với các nước khác trong khu vực. Bên cạnh đó, các chương trình đảm bảo an

ninh, hưu trí, trợ cấp xã hội, chương trình vì sự tiến bộ của phụ nữ... cũng được đẩy

mạnh và mang lại hiệu quả. Các viện dưỡng lão, các dự án cải thiện dinh dưỡng cho

những người có thu nhập thấp, các phòng khám cho bà mẹ và trẻ em... cũng được

thành lập. Chính phủ cũng đã đầu tư xây dựng các khu chung cư nhỏ để phục vụ

những người có thu nhập thấp. Chương trình xây dựng nhà cho thuê công cộng để

hỗ trợ cho những người chưa thể có khả năng mua nhà, đặc biệt là ở các khu đô thị,

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 57: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

47

khu công nghiệp lớn cũng là một trong những chính sách mang lại hiệu quả cao

không chỉ giải quyết vẫn đề nhà ở mà còn tạo thêm nhiều việc làm cho mới.

Thứ ba, chú trọng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn để

tạo sự phát triển cân bằng giữa thành thị và nông thôn

Để hạn chế bớt dòng dân di cư từ nông thôn ra thành thị do sự chênh lệch về

chất lượng giáo dục, chất lượng các dịch vụ và phúc lợi xã hội, chính phủ nhiều nước

rất quan tâm tới việc phát triển nông nghiệp, có các dự án xây dựng các khu công

nghiệp ở nông thôn, các dự án thuỷ lợi, điển hình là phong trào Saemaul ở Hàn Quốc,

từ đó nâng dần thu nhập của người dân nông thôn. Đồng thời, một vấn đề quan trọng

nữa là nâng cao hệ thống giao thông nói riêng và cơ sở hạ tầng nói chung để từ đó làm

tăng cơ hội tiếp cận việc làm và tiếp cận với nền văn hoá giáo dục văn minh, những

dịch vụ xã hội hiện đại và cũng là tạo tiền đề để thu hút các nhà đầu tư đưa vốn vào khu

vực nông thôn. Ngoài ra, các chính phủ cũng đã có chính sách giúp xoá nợ, kéo dài thời

gian trả vốn, miễn phí giáo dục cho học sinh có nhà ở nông thôn, thực hiện chính sách

giá nông sản cao (hiện nay, giá gạo của Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn ở mức rất cao), chính

sách lãi suất thấp...

Thứ năm, hạn chế tốc độ tăng trưởng dân số

Dân số tăng trưởng nhanh là một gánh nặng đối với hầu hết các nền kinh tế,

đặc biệt với các nước nghèo. Tiết kiệm cần phải dành cho việc xây dựng nhà ở cho

dân số gia tăng và cung cấp tư bản cho những người mới gia nhập lực lượng lao

động, và do đó đất nước còn lại rất ít nguồn lực để đầu tư chiều sâu vào tư bản

nhằm tăng năng suất lao động. Do đó, cắt giảm tốc độ tăng dân số thường được coi

là một cách để tăng mức sống ở các nước kém phát triển. Mục tiêu kiềm chế dân số

có thể được thực hiện trực tiếp thông qua luật hạn chế sinh đẻ hoặc gián tiếp thông

qua việc làm tăng hiểu biết của người dân về kỹ thuật sinh đẻ có kế hoạch.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 58: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

48

Kết luận chương 1:

Chương này đã đưa ra được các khái niệm liên quan đến tăng trưởng, bất

bình đẳng trong phân phối thu nhập, đo lường bất bình đẳng trong phân phối thu

nhập thông qua các chỉ số và phân tích ưu nhược điểm của từng cách đo. Chương

này cũng đã hệ thống hóa các lý thuyết cũng như thực nghiệm về bất bình đẳng

cũng như giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở một số quốc

gia, bên cạch đó là lý luận về tác động của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

đến tăng trưởng kinh tế. Dựa vào các tổng quan nghiên cứu thực nghiệm, cách

thức đo lường sẽ giúp luận án xây dựng mô hình phân tích, lựa chọn các biến để

phân tích, đánh giá tác động của bất bình đằng trong phân phối thu nhập đến tăng

trưởng kinh tế cho phần thực trạng tại Việt Nam sẽ được thực hiện với số liệu cụ

thể ở chương 2.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 59: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

49

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA BẤT BÌNH ĐẲNG

THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

2.1. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam

2.1.1. Thực trạng bất bình đẳng chung

Theo số liệu tính toán từ VHLSS 2002, 2004, 2006, 2008 và năm 2010 cho

thấy thu nhập bình quân đầu người có xu hướng gia tăng trong khi chênh lệch giữa

nhóm có thu nhập giàu nhất và nhóm nghèo nhất ngày càng doãng ra. Cụ thể chênh

lệch giữa nhóm 5 (nhóm giàu nhất) so với nhóm 1 (nhóm nghèo nhất) là 8,1 lần

năm 2002, tăng lên 8,4 lần năm 2006, rồi lên 8,9 lần năm 2008 và cuối cùng là 9,2

lần năm 2010 (Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Thu nhập bình quân đầu người theo nhóm hộ gia đình

Đơn vị: nghìn đồng

CẢ NƯỚC Chung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 K/c giữa

nhóm 5 và 1

2002 356,08 107,67 178,33 251,03 370,54 872,85 8,1

2004 484,38 141,75 240,66 346,98 514,21 1.182,27 8,3

2006 636,50 184,30 318,90 458,90 678,60 1.541,70 8,4

2008 995,20 275,00 477,20 699,90 1.067,40 2.458,20 8,9

2010 1.387,20 369,30 668,50 1.000,20 1.490,40 3.411,00 9,2

Tốc độ tăng

bình quân (%) 18,77 16,93 18,10 18,92 19,21 18,87

Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình

Bảng 2.1 về thu nhập bình quân đầu người trong hộ được tính toán dựa trên số

liệu mức sống hộ gia đình hàng năm, cho thấy mức thu nhập bình quân đầu người được

cải thiện hàng năm. Trong năm 2010, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chung cả

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 60: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

50

nước theo giá hiện hành đạt 1.387 nghìn đồng, và là 356 nghìn đồng vào năm 2002,

tăng bình quân 18,77% một năm trong thời kỳ 2002 - 2010. Năm 2002, thu nhập bình

quân 1 người 1 tháng của nhóm hộ nghèo nhất (nhóm thu nhập 1) đạt 107 nghìn đồng

và đạt 369 nghìn đồng vào năm 2010, của nhóm hộ giàu nhất (nhóm thu nhập 5) là 872

nghìn đồng năm 2002 và đạt 3.411 nghìn đồng vào năm 2010.

Tốc độ tăng bình quân năm là 18,77%, nhóm nghèo nhất có mức tăng bình

quân khoảng 17%/năm trong khi đó nhóm hộ khá và giàu có mức tăng bình quân

năm khoảng 19%. Tuy nhiên, sau khi bù đắp trượt giá, tốc độ tăng thu nhập thực tế

bình quân chỉ còn là 11,2%, trong đó tốc độ tăng của nhóm nghèo nhất là 9,4% và

tốc độ tăng của nhóm giàu nhất là 11,2%. Điều này phản ánh mặc dù điều kiện sống

của các hộ gia đình được cải thiện qua các năm, thu nhập bình quân đầu người tăng

đều ở các nhóm dân cư, ở nhóm nghèo nhất tốc độ tăng thấp hơn khoảng 2 điểm

phần trăm, điều này cho thấy có sự gia tăng về khoảng cách thu nhập trong xã hội.

Nếu không có sự cải tiến ở nhóm hộ nghèo thì khó có thể thu hẹp được khoảng cách

về thu nhập giữa nhóm nghèo nhất và các nhóm còn lại. Điều này cũng phản ánh

một thực trạng đó là người giàu ngày càng giàu nhanh hơn người nghèo. Sự gia tăng

khoảng cách tương đối và chênh lệch tuyệt đối về thu nhập giữa những người giàu

nhất và những người nghèo nhất cũng là một thách thức của mục tiêu phát triển

nước ta theo hướng đảm bảo công bằng trong xã hội.

Về chi tiêu hộ gia đình có sự gia tăng nhẹ giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất

trong giai đoạn 2002-2010: nếu trong năm 2002, chi tiêu vào đời sống bình quân

đầu người của những hộ gia đình giàu nhất cao gấp 4,4 lần so với những hộ gia đình

nghèo nhất (548,5 nghìn đồng so với 202,2 nghìn đồng) thì tỷ lệ này đã tăng lên

4,67 lần vào năm 2010 (2309,5 nghìn đồng so với 494,4 nghìn đồng).

Tốc độ tăng tiêu dùng của các nhóm hộ gia định dường như không có sự

khác biệt nhiều, trung bình chung tăng khoảng 19,5%/năm trong giai đoạn 2002-

2010, con số này ở nhóm 1 (nhóm hộ nghèo nhất) là 19,1% và khoảng 19,5% cho

các nhóm còn lại trong cùng thời kỳ 2002-2010.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 61: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

51

Bảng 2.2: Chi tiêu vào đời sống phân theo loại hộ

CẢ NƯỚC Chung Nhóm

1 Nhóm

2 Nhóm

3 Nhóm

4 Nhóm

5 K/c giữa

nhóm 5 và 1

Chi tiêu bình quân (1000 VND, giá hiện hành)

2002 269,1 123,3 169,7 213,7 290,3 548,5 4,4

2004 359,7 160,4 226,0 293,8 403,9 715,2 4,5

2006 460,4 202,2 286,0 376,9 521,9 916,8 4,5

2008 704,8 329,7 460,1 568,1 776,3 1.390,8 4,2

2010 1.138,5 494,4 717,1 912,2 1.260,5 2.309,5 4,7

Tốc độ tăng bình quân (%) 19,5 19,1 19,7 19,5 19,7 19,4

Nguồn: TCTK, Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS)

Tỷ trọng chi ăn uống trong chi tiêu đời sống là một chỉ tiêu đánh giá mức

sống cao hay thấp. Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng thấp và ngược lại.

Việt Nam là một nước còn nghèo nên tỷ trọng này còn cao, nhưng đã có xu

hướng giảm, từ 56,7% năm 2002 giảm xuống 52,9% năm 2010 (Xem bảng 2.3).

Bảng 2.3 cũng cho thấy, hầu hết các hộ thuộc nhóm 1 (nhóm nghèo nhất) có

tỷ lệ chi tiêu cho ăn uống còn khá cao, từ 70,1% năm 2002 xuống còn 65,8% vào

năm 2010, trong khi đó con số này tương ứng là 49,6% và 44,9% ở nhóm 5 (nhóm

giàu nhất).

Bảng 2.3: Tỷ trọng các khoản chi tiêu cho đời sống chia theo khoản chi

Đơn vị: %

Tổng chi

Chia ra

Chi ăn, uống, hút Chi không phải ăn, uống, hút

2002 2004 2006 2008 2010 2002 2004 2006 2008 2010

Nhóm 1 100,0 70,1 66,5 65,2 65,1 65,8 29,9 33,5 34,8 34,9 34,2

Nhóm 2 100,0 64,3 61,1 60,7 60,8 60,5 35,8 38,9 39,4 39,2 39,5

Nhóm 3 100,0 60,8 57,6 57,1 56,0 58,2 39,2 42,4 42,9 44,0 41,8

Nhóm 4 100,0 56,7 52,8 52,6 53,6 54,2 43,3 47,2 47,4 46,4 45,8

Nhóm 5 100,0 49,6 46,9 45,8 45,9 44,9 50,4 53,1 54,2 54,1 55,1

Chung 100,0 56,7 53,5 52,8 53,0 52,9 43,4 46,5 47,2 47,0 47,2

Nguồn: TCTK, Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 62: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

52

Như vậy có thể nói, mức sống giữa các nhóm hộ gia đình có sự cải thiện

trong giai đoạn 2002-2010, tuy nhiên các hộ thuộc nhóm giàu có mức sống tốt hơn,

khi mà tỷ lệ chi ngoài ăn uống lớn hơn 50%, điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu khi

thu nhập của nhóm này vốn đã cao hơn gấp 4,7 lần so với nhóm 1 và có tốc độ tăng

hay khả năng tích lũy thu nhập cao nhất.

2.1.2. Bất bình đẳng thu nhập theo khu vực thành thị và nông thôn

Thu nhập ở khu vực thành thị và nông thôn đều có xu hướng tăng trong giai

đoạn 2002-2010. Năm 2010 thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở khu vực thành thị

đạt 2.130 nghìn đồng gấp gần hai lần so với khu vực nông thôn đạt 1.071 nghìn

đồng. Tuy vậy, tốc độ tăng thu nhập bình quân trong giai đoạn 2002-2010 ở khu

vực nông thôn là 18,6% cao hơn so với khu vực thành thị (17%) nên chênh lệch về

thu nhập bình quân giữa 2 khu vực có xu hướng thu hẹp lại.

Chênh lệch về thu nhập bình quân giữa nhóm 1 và nhóm 5 ở khu vực thành

thị khoảng 8 lần, dường như không có sự thay đổi nhiều trong giai đoạn 2002-2010.

Do không có sự cải thiện về năng suất của người lao động ở nhóm 1, nên tốc độ

tăng thu nhập bình quân không có sự khác biệt so với các nhóm hộ khá và giàu, nên

không thể thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa nhóm nghèo nhất và giàu nhất.

Chênh lệch thu nhập ở nông thôn có xu hướng gia tăng. Khoảng cách về thu

nhập bình quân giữa hộ nhóm 5 và hộ nhóm 1 là 6 lần năm 2002, tăng lên là 7,5 lần

vào năm 2010. Khoảng cách này sẽ có xu hướng doãng ra do tốc độ tăng thu nhập bình

quân ở nhóm hộ giàu tăng nhanh hơn so với nhóm hộ nghèo nhất, do vậy khó có thể

thu hẹp khoảng cách giàu nghèo khi không có những biện pháp hỗ trợ cụ thể để tạo

việc làm, nâng cao năng suất lao động cho người lao động thuộc các hộ thuộc nhóm 1.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 63: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

53

Bảng 2.4: Thu nhập bình quân đầu người theo thành thị/nông thôn và nhóm hộ

Đơn vị: nghìn đồng

Chung

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

Chênh lệch giữa nhóm 5- nhóm 1 (lần)

Thành thị - Nông thôn

Thành thị

2002 622,1 184,2 324,1 459,8 663,6 1479,2 8,0

2004 815,4 236,9 437,3 616,1 876,7 1914,1 8,1

2006 1.058,4 304,0 575,4 808,1 1.116,1 2.488,3 8,2

2008 1.605,2 453,2 867,8 1.229,9 1.722,2 3.752,4 8,3

2010 2.129,7 633,1 1.153,4 1.611,0 2.268,3 4.984,5 7,9

Tốc độ tăng

bình quân (%) 17,0 16,9 17,5 17,3 17,0 16,8

Nông thôn

2002 275,1 100,3 159,8 217,7 299,4 598,6 6,0

2004 378,1 131,2 215,1 297,6 416,2 835,0 6,4

2006 505,7 172,1 287,0 394,4 552,4 1.122,5 6,5

2008 762,2 251,2 415,4 583,1 828,7 1733,6 6,9

2010 1.070,5 330,1 568,4 820,5 1.174,8 2462,3 7,5

Tốc độ tăng

bình quân (%) 18,6 16,4 17,3 18,1 18,7 19,5

Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình

Về chi tiêu, chi tiêu có xu hướng tăng nhanh ở khu vực nông thôn. Bảng 2.5

cho thấy năm 2010 chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người 1 tháng ở khu vực

nông thôn đạt 950 nghìn đồng, tăng 4 lần so với năm 2002, tốc độ tăng bình quân

giai đoạn 2002-2010 là 19,1%/năm. Trong khi đó, ở khu vực thành thị chi tiêu cho

đời sống bình quân đầu người 1 tháng đạt 1.828 nghìn đồng vào năm 2010, tăng 3,6

lần so năm 2002, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2002-2010 là 17,6%/năm. Mức

chi tiêu cho đời sống ở khu vực thành thị gấp 2,14 lần ở khu vực nông thôn vào năm

2002 và là 1,92 lần vào năm 2010, tỷ lệ này có xu hướng thu hẹp dần khoảng cách

trong giai đoạn 2002-2010.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 64: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

54

Bảng 2.5: Tổng chi tiêu bình quân nhân khẩu 1 tháng theo thành thị nông thôn

Đơn vị: nghìn đồng

Năm

Thành thị Nông thôn

Tổng chi tiêu

Chi tiêu đời sống

Chi khác

Tổng chi tiêu

Chi tiêu đời sống

Chi khác

2002 497,5 460,8 36,7 232,1 211,1 21,0

2004 652,0 595,4 56,6 314,3 283,5 30,8

2006 811,8 738,3 73,5 401,7 358,9 42,8

2008 1245,3 1114,6 130,7 619,5 548,3 71,2

2010 1827,9 1726,0 101,9 950,2 890,6 59,6

Tốc độ tăng bình quân (%)

17,6 17,8 15,5 19,1 19,4 15,7

Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình

Số liệu thống kê về tỷ trọng các khoản chi cho đời sống ở khu vực thành thị

và nông thôn ở Bảng 2.6 cho thấy xu hướng tăng dần tỷ trọng chi không phải ăn,

uống, hút giữa hai nhóm hộ thuộc khu vực thành thị và nông thôn. Con số này ở khu

vực thành thì và nông thôn vào năm 2002 lần lượt là 48,4% và 40%, tăng lên tương

ứng ở 2 khu vực vào năm 2010 lần lượt là 51,2% và 43,9%. Những con số này phản

ánh phần nào đời sống của người dân được cải thiện ở cả 2 khu vực nhưng vẫn còn

có khoảng cách đáng kể giữa thành thị và nông thôn.

Bảng 2.6: Tỷ trọng các khoản chi tiêu cho đời sống ở thành thị và nông thôn

Đơn vị: %

Năm

Thành thị Nông thôn

Chi ăn,

uống, hút

Chi không phải

ăn, uống, hút

Chi ăn,

uống, hút

Chi không phải

ăn, uống, hút

2002 51,6 48,4 60,0 40,0

2004 48,9 51,1 56,7 43,3

2006 48,2 51,8 56,2 43,8

2008 48,6 51,4 56,4 43,6

2010 48,9 51,2 56,1 43,9

Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 65: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

55

2.1.3. Bất bình đẳng thu nhập theo vùng địa lý

Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2010 theo giá hiện hành của các

vùng đều tăng so với những năm trước. Tuy nhiên, thu nhập giữa các vùng có sự

chênh lệch. Vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là Đông Nam Bộ, cao

gấp 2,6 lần vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là vùng Trung du và

miền núi phía Bắc (Bảng 2.7).

Bảng 2.7: Thu nhập bình quân đầu người và chênh lệch thu nhập (nghìn đồng)

6 vùng Chung Nhóm

1 Nhóm

2 Nhóm

3 Nhóm

4 Nhóm

5

Chênh lệch giữa nhóm 5 với

nhóm 1 (lần)

Đồng bằng sông Hồng

2002 353.1 120.7 190.5 258.4 368.1 828.3 6.9

2004 488.2 163.6 260.1 360.4 518.9 1139.5 7.0

2006 653.3 214.6 348.0 491.5 694.6 1517.9 7.1

2008 1064.8 332.2 539.3 757.1 1136.1 2559.1 7.7

2010 1580.8 468.0 822.6 1173.4 1696.9 3746.4 8.0

Trung du và miền núi phía Bắc

2002 216.2 82.0 123.3 164.7 228.5 482.7 5.9

2004 291.4 104.8 165.8 222.2 317.7 647.9 6.2

2006 395.4 141.2 215.1 294.9 419.1 907.0 6.4

2008 656.7 219.2 334.4 464.1 709.4 1558.2 7.1

2010 904.7 282.5 449.2 653.0 1002.0 2138.7 7.6

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

2002 270.7 101.0 158.9 213.9 291.9 587.8 5.8

2004 366.0 127.9 208.5 288.5 406.1 801.0 6.3

2006 484.5 168.2 271.8 373.7 524.5 1084.5 6.4

2008 728.2 237.0 403.3 554.8 801.8 1647.0 7.0

2010 1018.1 317.2 553.8 789.4 1148.9 2284.8 7.2

Tây Nguyên

2002 244.0 85.5 140.5 185.6 262.1 546.7 6.4

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 66: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

56

6 vùng Chung Nhóm

1 Nhóm

2 Nhóm

3 Nhóm

4 Nhóm

5

Chênh lệch giữa nhóm 5 với

nhóm 1 (lần)

2004 390.2 118.6 199.7 292.2 442.1 903.9 7.6

2006 522.4 156.6 259.6 382.7 583.6 1229.3 7.9

2008 794.6 222.1 390.8 605.0 925.6 1828.8 8.2

2010 1088.1 306.2 534.5 799.7 1278.0 2528.6 8.3

Đông Nam Bộ

2002 619.7 165.4 303.0 452.3 684.6 1493.2 9.0

2004 833.0 233.1 421.6 598.6 881.5 2032.5 8.7

2006 1064.7 299.5 543.8 769.2 1085.3 2626.0 8.8

2008 1773.2 549.5 951.9 1286.7 1791.2 4286.2 7.8

2010 2304.3 719.9 1204.9 1683.6 2342.0 5578.6 7.7

Đồng bằng sông Cửu Long

2002 371.3 126.2 203.8 277.3 389.3 860.1 6.8

2004 471.1 158.8 262.8 361.0 506.9 1071.0 6.7

2006 627.6 209.9 349.2 482.1 670.6 1426.5 6.8

2008 939.9 301.2 502.1 703.5 1011.5 2182.8 7.3

2010 1247.2 395.5 661.4 936.1 1335.9 2909.1 7.4

Nguồn: TCTK, Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS)

Bảng 2.7 cho thấy Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Hồng có sự chênh lệch

về thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất là cao nhất, hệ số này lần lượt

ở các vùng vào năm 2010 là 8.3 và 8.0 (lần), đây cũng là những vùng có xu hướng

gia tăng mạnh về khoảng cách thu nhập. Trong khi đó, Bắc Trung Bộ và duyên hải

miền Trung có hệ số chênh lệch về thu nhập thấp nhất. Khoảng cách về thu nhập

giữa 2 nhóm có xu hướng giảm trong giai đoạn 2002-2010 ở vùng Đông Nam Bộ

(khoảng cách thu nhập từ 9 lần năm 2002 xuống còn 7,7 lần vào năm 2010)

2.1.4. Bất bình đẳng theo hệ số GINI

Chênh lệch thu nhập và phân hoá giầu nghèo trong dân cư có thể được nhận

biết qua hệ số GINI hoặc tiêu chuẩn “40%’’. Hệ số GINI nhận giá trị từ 0 đến 1. Hệ

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 67: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

57

số GINI bằng 0 là không có sự chênh lệch. Hệ số GINI càng tiến dần đến 1 thì sự

chênh lệch càng tăng và bằng 1 khi có sự chênh lệch tuyệt đối.

Tại Việt Nam, hệ số GINI dựa trên thu nhập bình quân đầu người trong giai

đoạn 2002-2010 khá ổn địnhtrong khoảng từ 0.42 đến 0.43. Năm 2002 hệ số GINI

là 0.42 và con số này là 0.43 vào năm 2010. Trên thế giới, hệ số GINI khá cao ở

một số nước như Argentina, Bolivia, Brazil, Colombia hay Paragay (bảng 2.8)

nhưng đang có xu hướng giảm dần. Hệ số GINI của Việt Nam ở mức trung bình

trong bảng chỉ số GINI của thế giới. Điều này cho thấy một mô hình tăng trưởng

kinh tế tương đối công bằng ở Việt Nam trong giai đoạn này. Kết quả là sau hơn

một thập kỷ đổi mới nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị

trường, xã hội Việt Nam ngày nay nhìn chung vẫn tương đối công bằng và điều này

có thể được coi như là một thành công của Việt Nam.

Bảng 2.8: Bất bình đẳng thu nhập theo hệ số GINI tại một số quốc gia

Đơn vị: %

Tên nước 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Argentina 53.8 54.7 50.2 49.3 47.7 47.4 46.3 46.1 44.5

Armenia 35.7 33.8 37.8 36.2 32.8 30.2 30.9

Bolivia 59.9 57.8 56.4 57.4 56.3

Brazil 59.4 58.8 57.7 57.4 56.8 55.9 55.1 54.7

Colombia 60.7 57.9 58.3 56.1 58.7 58.9 57.2 56.7 55.9

Costa Rica 50.7 49.7 48.7 47.6 49.1 49.3 48.9 50.7

Ecuador 55.1 54.1 53.2 54.3 50.6 49.4 49.3

Lao PDR 32.6 36.7

Macedonia, FYR 38.8 39 38.9 39.1 42.8 44.2 43.2

Malaysia 37.9 46 46.2

Moldova 36.9 35.6 36 36.3 36.1 35.3 35.3 34 33

Panama 56.6 56.3 55 54 55.1 52 51.9

Paraguay 56.7 56.9 54 52.5 54.9 53.3 52.1 51 52.4

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 68: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

58

Tên nước 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Peru 55.6 55.2 50.3 51.1 50.9 51.7 49 49.1 48.1

Philippines 44.5 44 43

Poland 34.1 35.9 34.9 34.1 34 34.2 34.1

Romania 31.5 31.1 31.7 31.6 32.1 32.1 31.2 30

Russian Federation 35.7 37.3 37.1 37.5 42.1 43.7 42.3 40.1

Serbia 32.7 32.8 32.9 33.4 29.6 29.4 28.2 27.8

Slovak Republic 29.1 29.8 27.7 28.1 26.9 26

Turkey 42.7 43.4 42.7 42.6 40.3 39.3 39

Ukraine 28.3 28.1 28.1 28.2 29.7 29.6 27.5 26.4

Uruguay 46.7 46.2 47.1 45.9 47.2 47.6 46.3 46.3 45.3

Venezuela, RB 49 48.1 47.5 49.5 44.8

Nguồn: http://data.worldbank.org/indicator/SI.POV.GINI

Tuy nhiên, nếu xem xét bất bình đẳng tuyệt đối, khoảng cách giữa người

giàu và người nghèo được đại diện bởi nhóm 20% những người giàu nhất và nhóm

20% những người nghèo nhất, đã và đang bị nới rộng. Khi so với các nước khác,

trong giai đoạn 2005-2008, Việt Nam là nước có khoảng cách thu nhập giữa nhóm

20% người giàu nhất và 20% người nghèo nhấtcao thứ nhì châu Á (8,9 lần), chỉ sau

Philippines, cao hơn cả Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Hàn

Quốc và Campuchia. Đáng lưu ý là hệ số GINI của Việt Nam ngang bằng hoặc cao

hơn so với hệ số GINI của nhiều nước có GDP/đầu người cao hơn nhiều so với của

Việt Nam, trong khi hệ số GINI của một số nước trong khu vực (như Thái Lan và

Malaysia) giảm thì của Việt Nam lại tiếp tục tăng.

Mặc dù bất bình đẳng tương đối (đo bằng hệ số GINI) tăng không nhiều song

khoảng cách tuyệt đối về thu nhập giữa các nhóm dân cư lại tăng lên tương đối nhiều.

Xét theo tiêu chuẩn “40%’’ của Ngân hàng Thế giới, tỷ trọng thu nhập của 40% dân

số có thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập của toàn bộ dân cư. Tỷ trọng này nhỏ

hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao về thu nhập, nằm trong khoảng từ 12%-17% là

có sự bất bình đẳng vừa và lớn hơn 17% là có sự tương đối bình đẳng.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 69: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

59

Hình 2.1: Tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập

Nguồn: Số liệu VHLSS của TCTK

Hình 2.1 cho thấy, theo tiêu chuẩn “40%” thì Việt Nam có phân bố thu nhập

trong dân cư ở mức tương đối bình đẳng, khi tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có

thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập là 17,98% vào năm 2002, tỷ lệ này là 15%

vào năm 2010, đã phản ánh phân phối thu nhập trong dân cư đang có xu hướng tăng

lên mức bất bình đẳng vừa.

Hệ số GINI về thu nhập tính chung cả nước năm 2010 là 0,43 và có xu

hướng tăng nhẹ qua các năm (năm 2002 là 0,418, năm 2004, năm 2006 là 0,42 và

năm 2008 là 0,43). Ở khu vực thành thị có sự phân hóa giàu nghèo cao hơn ở khu

vực nông thôn, hệ số Gini ở thành thị và nông thôn trong năm 2010 lần lượt là

0.402 và 0.395. Đây là một quy luật bình thường bởi vì thông thường ở mức xuất

phát điểm thấp, khoảng cách về giàu nghèo thường nhỏ hơn so với những vùng có

mức xuất phát điểm cao hơn. Hơn nữa, khu vực đô thị lớn có tỷ lệ bất bình đẳng cao,

vì các vùng này có các hộ giàu nhất của cả nước và bao gồm cả những hộ mới nhập

cư nên mức thu nhập của họ còn thấp. Tuy nhiên tốc độ gia tăng bất bình đẳng ở khu

vực nông thôn lại cao hơn so với khu vực thành thị. Có thể lý giải điều này do di cư

tìm việc làm từ nông thôn ra thành thị. Điều này đã góp phần làm tăng thu nhập và

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 70: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

60

chi tiêu của những hộ nông thôn có người di cư ra thành thị so với những hộ không

có người di cư.

Bảng 2.9: Hệ số Gini trong phân phối thu nhập chia theo thành thị nông thôn

2002 2004 2006 2008 2010

CẢ NƯỚC 0.420 0.420 0.424 0.434 0.433

Thành thị - Nông thôn

Thành thị 0.410 0.410 0.393 0.404 0.402

Nông thôn 0.360 0.370 0.378 0.385 0.395

Nguồn: TCTK, Tính toán từ VHLSS

Hình 2.2 cho thấy hệ số GINI gia tăng nhanh nhất ở một số vùng như Đồng

bằng Sông Hồng, và Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung. Nhưng hệ số bất bình

đẳng cao ở các vùng Đông Bắc, Tây nguyên, những khu vực này có tỷ lệ nghèo cao và

là nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, bên cạnh đó có một bộ phận dân số giàu có

thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính thương mại cao.

Hình 2.2: Hệ số Gini của Việt Nam theo 6 vùng

Nguồn: TCTK, Tính toán từ VHLSS

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 71: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

61

Sự bất bình đẳng đang gia tăng giữa các vùng và yếu tố quyết định quan

trọng là việc làm của người lao động đi liền với năng suất lao động sẽ thu hẹp

khoảng cách giàu nghèo, chứ không phải hoàn toàn từ tốc độ tăng trưởng. Điều này

cho thấy nếu chính sách chỉ tập trung vào đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng mà không

chú trọng tới năng suất lao động, thì tạo việc làm ở vùng nghèo sẽ không đủ để có

thể làm giảm khoảng cách thu nhập của người lao động.

2.1.5. Bất bình đẳng trong tiếp cận một số dịch vụ xã hội cơ bản

Dịch vụ xã hội cơ bản là hoạt động đáp ứng nhu cầu của cá nhân và cộng

đồng để nâng cao năng lực có việc làm và khả năng hội nhập xã hội nhằm bảo đảm

các giá trị và chuẩn mực xã hội được thừa nhận (ILSSA và GIZ, 2011).

Việt Nam không chỉ đặt mục tiêu phát triển kinh tế, mà còn quan tâm cải

thiện đời sống của người dân. Nhà nước đã tập trung phát triển hệ thống cung cấp

DVXH cơ bản cho người dân, cả ở khu vực thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, đến

thời điểm hiện tại hệ thống này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của

người dân, cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là vẫn còn khá cách biệt trong

tiếp cận, sử dụng các loại dịch vụ an sinh xã hội sẵn có giữa các nhóm dân cư, đặc

biệt là nhóm nghèo có thu nhập thấp và dân cư ở khu vực nông thôn, vùng sâu,

vùng xa. Những phân tích dưới đây sử dụng VHLSS 2010 để đưa ra một bức tranh

khái quát.

Tiếp cận hệ thống giáo dục, đào tạo

Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng

một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Mạng

lưới giáo dục phát triển rộng khắp cùng với các chính sách hỗ trợ giáo dục như

miễn giảm học phí, cấp học bổng, hỗ trợ chi phí học tập… cho các nhóm đối tượng

chinh sách ưu đãi xã hội và bảo trợ xã hội (người nghèo, con em dân tộc thiểu số,

con thương binh, liệt sỹ…) là cơ sở để học sinh có cơ hội đi học nhiều hơn. Giáo

dục tối thiểu (trung học cơ sở) về cơ bản đã đạt được ở cấp quốc gia, song tại nhiều

huyện miền núi, dân tộc thiểu số kết quả còn thấp. Một bộ phận con em hộ nghèo,

hộ đồng bào dân tộc chưa có điều kiện đến trường: năm 2010 tỷ lệ học sinh đi học

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 72: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

62

tiểu học của dân tộc thiểu số chỉ đạt 80,4% (trong khi cả nước đạt trên 97%), đi học

trung học cơ sở chỉ đạt 61,7% (cả nước đạt 83%) và phổ thông trung học đạt 37,3%

(cả nước đạt 50%). Một số vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên mù

chữ khá cao, lên đến 42% (Viện KHLĐ và XH, 2012).

Bảng 2.10: Tỷ lệ đi học chung theo cấp học, thành thị - nông thôn

và nhóm thu nhập năm 2010

Đơn vị: %

Tiểu học THCS THPT

Cả nước 101,2 94,1 71,9

Thành thị 100,0 96,4 84,4

Nông thôn 101,6 93,3 67,6

Nhóm 1-nghèo nhất 102,1 86,7 53,1

Nhóm 2 101,3 93,1 68,5

Nhóm 3 101,1 97,6 74,1

Nhóm 4 100,6 99,7 82,2

Nhóm 5-giàu nhất 100,0 99,1 90,1

Nguồn: TCTK, tính toán từ VHLSS năm 2010.

Số liệu về tỷ lệ đi học chung1 theo các nhóm thu nhập và thành thị - nông

thôn ở Bảng 2.10 cho thấy khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nhóm 1- nghèo

nhất (20% dân cư có thu nhập thấp nhất) và khu vực nông thôn còn hạn chế, luôn

thấp hơn các nhóm có thu nhập cao hơn và thấp hơn khu vực thành thị. Càng ở cấp

học cao hơn thì tỷ lệ đi học của các em ở nhóm nghèo càng giảm. Thực tế này hàm

ý rằng không đến trường đi học là do gia đình nghèo, không đủ trang trải chi phí

cho ăn học, hoặc phải ở nhà phụ giúp cha mẹ làm kinh tế. Dù là lý do nào thì việc

tuyên truyền, vận động và hỗ trợ có điều kiện cho các trường hợp này là cần thiết để

các em có thể tiếp cận đầy đủ dịch vụ cơ bản đảm bảo hoàn thành giáo dục tối thiểu.

1Tỉ lệ đi học chung là phần trăm số học sinh thực tế đang theo học ở cấp học đó chia cho dân số trẻ em ở độ tuổi của cấp học đó. Số trẻ em đi học thực tế của cấp học bao gồm cả số em đi học sớm hoặc học muộn hay lưu ban. Tỉ lệ đi học chung luôn lớn hơn hoặc bằng tỉ lệ đi học đúng tuổi.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 73: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

63

Hộ nghèo tiếp cận giáo dục chủ yếu ở loại trường công. Trong khi có 5,4%

và 4,1% số hộ nghèo thành thị và nông thôn cho con cái học ngoài hệ thống trường

công lập thì con số này ở nhóm hộ giàu tương ứng là 21,1% và 10,5%. Hệ thống

trường ngoài công lập có dịch vụ chăm sóc và giáo dục tốt hơn thường có chi phí

cao, hộ nghèo rất khó tiếp cận. Mặc dù vậy, vẫn có tỷ lệ nhỏ hộ nghèo cho con học

trường ngoài công lập do có rào cản trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục công lập,

ví dụ như vấn đề hộ khẩu.

Bảng 2.11: Tiếp cận giáo dục theo loại trường đang học, thành thị - nông thôn và

nhóm thu nhập năm 2010

Đơn vị: %

Công lập Dân lập Tư thục Khác Chung

Thành thị 83,5 7,4 5,1 3,9 100,0

Nhóm 1-nghèo nhất 94,6 1,1 1,8 2,5 100,0

Nhóm 2 88,5 4,2 4,6 2,7 100,0

Nhóm 3 85,6 6,0 4,9 3,5 100,0

Nhóm 4 85,1 6,4 5,1 3,4 100,0

Nhóm 5-giàu nhất 78,9 10,3 5,8 5,0 100,0

Nông thôn 93,0 3,0 0,7 3,2 100,0

Nhóm 1-nghèo nhất 95,9 1,7 0,2 2,2 100,0

Nhóm 2 93,2 3,0 0,5 3,3 100,0

Nhóm 3 92,1 3,4 0,8 3,7 100,0

Nhóm 4 91,6 4,2 1,1 3,1 100,0

Nhóm 5-giàu nhất 89,5 4,0 2,0 4,5 100,0

Cả nước 90,1 4,4 2,1 3,4 100,0

Nhóm 1-nghèo nhất 95,8 1,6 0,4 2,2 100,0

Nhóm 2 92,4 3,2 1,1 3,3 100,0

Nhóm 3 90,3 4,1 1,9 3,6 100,0

Nhóm 4 88,8 5,2 2,8 3,2 100,0

Nhóm 5-giàu nhất 82,8 8,0 4,4 4,8 100,0

Nguồn: TCTK, tính toán từ VHLSS năm 2010

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 74: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

64

Mức chi cho giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng qua

của hộ nhóm 1 ở trường công lập là 1.088 nghìn đồng, chỉ bằng 21,3% chi của hộ

giàu nhóm 5. Nguyên nhân là do hộ nghèo được hưởng các chính sách ưu đãi trong

giáo dục (chính sách miễn giảm học phí…). Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ hộ

nghèo hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% các chi phí giáo dục của hộ gia

đình (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, 2011). Do vậy, về cơ bản đầu tư cho

giáo dục của hộ nghèo vẫn thấp hơn nhiều so với hộ không nghèo và đầu tư thấp

không thể có vốn nhân lực cao.

Bảng 2.12: Chi giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng qua

theo loại trường, nhóm thu nhập, thành thị - nông thôn, 2010

Đơn vị: nghìn đồng

Cả nước Công lập Dân lập Tư thục Khác

Thành thị 5.354 4.124 10.090 15.759 9.052

Nhóm 1- nghèo nhất 1.328 1.315 1.702 2.375 9.060

Nhóm 2 2.273 2.112 4.249 3.710 2.050

Nhóm 3 2.946 2.809 4.855 2.666 3.390

Nhóm 4 3.800 3.658 5.842 4.326 2.695

Nhóm 5- giàu nhất 8.677 6.062 13.789 29.707 15.041

Nông thôn 2.131 2.012 4.571 3.999 2.836

Nhóm 1- nghèo nhất 1.101 1.067 1.860 1.467 1.953

Nhóm 2 1.670 1.624 3.204 1.834 1.552

Nhóm 3 2.275 2.174 4.622 3.651 2.279

Nhóm 4 3.280 3.115 7.448 2.336 2.784

Nhóm 5- giàu nhất 3.986 3.675 5.363 7.734 7.267

Cả nước 3.113 2.609 7.434 12.805 5.014

Nhóm 1- nghèo nhất 1.120 1.088 1.851 1.826 1.853

Nhóm 2 1.757 1.691 3.404 2.994 1.611

Nhóm 3 2.451 2.332 4.711 2.985 2.558

Nhóm 4 3.503 3.338 6.595 3.873 2.744

Nhóm 5- giàu nhất 6.944 5.109 12.226 25.996 12.344

Nguồn: TCTK, tính toán từ VHLSS năm 2010

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 75: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

65

Tiếp cận hệ thống chăm sóc y tế

Tính toán từ số Điều tra Mức sống hộ gia đình năm 2010 cho thấy trên 40%

dân số cả nước (42,1% dân số thành thị và 40,5% dân số nông thôn) đến khám,

chữa bệnh ở các cơ sở y tế, gồm cả những trường hợp không ốm, không bị bệnh,

không bị chấn thương nhưng đi kiểm tra sức khoẻ, khám thai, nạo thai, đặt vòng, đẻ,

tiêm phòng v.v...

Đơn vị: %

Hình 2.3: Tỷ lệ người khám chữa bệnh có bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh

miễn phí chia theo nhóm thu nhập, thành thị - nông thôn

Nguồn: TCTK, tính toán từ VHLSS năm 2010

Trong số những người có sử dụng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ, tỷ lệ sử

dụng bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí chiếm 66,7% (72,6%

thành thị và 64,1% nông thôn). Giả định rằng 100% số người nghèo (Theo quy định

về chuẩn nghèo hiện hành của Chính phủ ) đều có bảo hiểm y tế do Nhà nước cấp

miễn phí thì số liệu ở hình 2.3 cho thấy còn một bộ phận dân cư có thu nhập thấp

phải tự bỏ tiền túi cho việc khám chữa bệnh.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 76: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

66

Tỷ lệ khám, chữa bệnh của nhóm nghèo thành thị có bảo hiểm y tế thấp hơn

so với nhóm giàu, 64% so với 78%. Ngoài ra, dù không có bằng chứng cụ thể

nhưng cũng nên lưu ý một thực tế là đôi khi người giàu có bảo hiểm y tế nhưng lại

đăng ký khám chữa bệnh dịch vụ để hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn còn người

nghèo phải khám dịch vụ là bởi họ không có bảo hiểm y tế.

Thực tế này hàm ý rằng chính sách hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế

không chỉ tập trung vào người, hộ gia đình có thu nhập dưới chuẩn nghèo mà cần

hướng mạnh tới cả nhóm người cận nghèo, người có thu nhập thấp.

Bảng 2.13: Cơ cấu lượt người khám chữa bệnh trong 12 tháng qua theo hình thức

khám chữa bệnh, thành thị - nông thôn và nhóm thu nhập

Đơn vị: %

Điều trị nội trú Khám chữa bệnh ngoại trú

Thành thị 6,6 93,4

Nhóm 1-nghèo nhất 10,6 89,4

Nhóm 2 11,0 89,0

Nhóm 3 6,6 93,4

Nhóm 4 6,4 93,6

Nhóm 5-giàu nhất 5,7 94,3

Nông thôn 8,5 91,5

Nhóm 1-nghèo nhất 10,0 90,0

Nhóm 2 9,8 90,2

Nhóm 3 7,7 92,3

Nhóm 4 6,9 93,1

Nhóm 5-giàu nhất 8,4 91,6

Cả nước 7,9 92,1

Nhóm 1-nghèo nhất 10,0 90,0

Nhóm 2 10,0 90,0

Nhóm 3 7,4 92,6

Nhóm 4 6,7 93,3

Nhóm 5-giàu nhất 6,8 93,2

Nguồn: TCTK, tính toán từ VHLSS năm 2010

Trong số những người khám chữa bệnh thì 2 nhóm thu nhập thấp nhất có tỷ lệ

điều trị nội trú cao hơn so với các nhóm còn lại. Phải điều trị nội trú có nghĩa là chi phí

sẽ cao hơn nên chỉ khi bệnh tình nặng người dân cũng như cơ sở y tế mới phải lựa chọn

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 77: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

67

cách này. Nói cách khác, gánh nặng bệnh tật dường như đè nặng lên người nghèo hơn

là người không nghèo. Điều này cho thấy ốm đau, sức khỏe yếu, không có sức lao

động là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của người dân.

Người nghèo có xu hướng điều trị nội trú cao hơn ở cơ sở y tế công lập là

bệnh viện nhà nước hoặc trạm y tế xã/phường. Người giàu lại thường điều trị nội trú

ở bệnh viện nhà nước hoặc cơ sở y tế tư nhân. Gánh nặng chi phí có thể là một

trong những nguyên nhân để người nghèo hoặc chọn điều trị ở cơ sở y tế xã/phường

thay vì cơ sở y tế tư nhân như người giàu.

Bảng 2.14: Cơ cấu lượt người khám chữa bệnh nội trú theo loại cơ sở y tế, thành thị -

nông thôn và nhóm thu nhập

Đơn vị: %

Bệnh viện nhà nước

Trạm y tế phường

Phòng khám đa khoa khu vực

Y tế tư nhân

Khác (kể cả lang y)

Thành thị 90,0 2,4 1,9 4,7 0,9

Nhóm1-nghèo nhất 92,2 5,2 1,3 1,3 0,0

Nhóm 2 88,9 3,5 4,4 1,5 1,8

Nhóm 3 91,9 2,0 2,2 3,5 0,3

Nhóm 4 91,5 3,4 1,1 3,1 0,9

Nhóm 5-giàu nhất 88,6 1,3 1,4 7,7 1,0

Nông thôn 80,7 8,5 4,5 4,9 1,4

Nhóm 1-nghèo nhất 77,2 13,1 6,2 2,3 1,2

Nhóm 2 82,0 9,7 4,5 3,5 0,3

Nhóm 3 85,2 5,1 3,7 4,1 1,9

Nhóm 4 82,7 5,9 4,1 7,2 0,0

Nhóm 5-giàu nhất 74,5 8,1 3,4 9,5 4,5

Cả nước 83,2 6,9 3,8 4,8 1,3

Nhóm 1-nghèo nhất 78,3 12,5 5,8 2,2 1,1

Nhóm 2 83,2 8,6 4,5 3,1 0,6

Nhóm 3 86,8 4,3 3,4 4,0 1,5

Nhóm 4 85,7 5,1 3,1 5,8 0,3

Nhóm 5-giàu nhất 81,6 4,6 2,4 8,6 2,7

Nguồn: TCTK, tính toán từ VHLSS năm 2010

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 78: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

68

Tiếp cận nhà ở

Trong thời gian qua, hàng loạt chính sách, chương trình, dự án được triển

khai trong phạm vi cả nước nhằm cải thiện điều kiện sống cho các hộ gia đình, đặc

biệt là hộ nghèo, hộ chính sách xã hội… Kết quả là, cho đến 2010 đã có gần 50% hộ

gia đình trong cả nước có nhà ở kiên cố, đảm bảo điều kiện sinh sống an toàn, thuận

tiện. Tuy nhiên, vẫn còn 7,5% hộ gia đình phải sống trong các ngôi nhà thiếu kiên

cố và 5,7% chỉ có nhà đơn sơ, tạm bợ, thiếu an toàn.

So với các nhóm hộ gia đình có mức sống từ trung bình trở lên thì tỷ lệ hộ

thuộc nhóm nghèo phải sống trong các ngôi nhà chất lượng kém hơn còn khá lớn.

Như vậy, các chính sách về nhà ở cho người nghèo chú ý nhiều hơn đến chất lượng

nhà ở để đảm bảo cho người nghèo có được mái ấm an toàn, hướng đến mục tiêu

không để người nghèo phải sống trong các ngôi nhà thiếu kiên cố, nhà tạm bợ ảnh

hưởng không chỉ đến sinh hoạt hàng ngày mà còn đe dọa cả sự an toàn và sức khỏe

của người dân nghèo2.

Bảng 2.15: Cơ cấu hộ có nhà ở theo loại nhà, thành thị - nông thôn

và nhóm thu nhập, 2010

Đơn vị: %

Chung

Nhà kiên cố

Nhà bán kiên cố

Nhà thiếu kiên cố

Nhà đơn sơ

Thành thị 100,0 46,1 48,9 3,0 2,0

Nhóm1-nghèo nhất 100,0 31,2 43,5 14,0 11,3

Nhóm 2 100,0 33,5 52,9 7,7 5,9

Nhóm 3 100,0 38,8 53,7 4,2 3,3

Nhóm 4 100,0 44,4 52,3 2,3 1,0

Nhóm 5-giàu nhất 100,0 53,9 44,8 0,9 0,4

Nông thôn 100,0 50,4 32,8 9,5 7,3

Nhóm1-nghèo nhất 100,0 41,1 29,2 16,2 13,5

Nhóm 2 100,0 51,6 29,1 10,7 8,6

2 Theo báo cáo của CAF (2011), kết quả cuộc khảo sát về nghèo đói ở thành thị cho thấy tỉ lệ người nghèo ở thành thị phía Nam sống trong các ngôi nhà không đảm bảo chất lượng (thiếu kiến cố, tạm bợ), cao hơn so với ở phía Bắc.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 79: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

69

Chung

Nhà kiên cố

Nhà bán kiên cố

Nhà thiếu kiên cố

Nhà đơn sơ

Nhóm 3 100,0 54,7 32,6 7,6 5,1

Nhóm 4 100,0 55,5 36,2 5,0 3,3

Nhóm 5-giàu nhất 100,0 52,4 42,0 3,6 2,0

Cả nước 100,0 49,1 37,7 7,5 5,7

Nhóm1-nghèo nhất 100,0 40,4 30,2 16,0 13,4

Nhóm 2 100,0 48,8 32,7 10,3 8,2

Nhóm 3 100,0 50,6 38,0 6,7 4,7

Nhóm 4 100,0 51,1 42,5 4,0 2,4

Nhóm 5-giàu nhất 100,0 53,3 43,6 2,0 1,1

Nguồn: TCTK, tính toán từ VHLSS năm 2010

Dễ hiểu rằng để sống trong các ngôi nhà có chất lượng cao hơn đòi hỏi chi

phí sẽ lớn hơn cả về đầu tư ban đầu của nhà nước, của người dân cũng như chi phí

thuê nhà trong trường hợp người dân không thể sở hữu các căn nhà đó. Với người

nghèo, một trong những nguyên nhân khiến một bộ phận trong số họ không thể tiếp

cận được với nhà kiên cố có thể cũng là bởi lý do này. Do vậy, các chương trình nhà

ở xã hội cho người thu nhập thấp, người nghèo đã được triển khai trong vài năm

qua, nếu không có sự điều chỉnh trong hỗ trợ đầu tư xây dựng cũng như các chính

sách hỗ trợ trong việc mua nhà, thuê nhà cũng như cơ chế xét duyệt đối tượng được

mua, thuê nhà thì một bộ phận người nghèo, cận nghèo sẽ còn gặp khó khăn trong

việc nâng cao chất lượng nhà ở của họ.

Tiếp cận điện thắp sáng

Phát triển điện lưới quốc gia đến với người dân về cơ bản đã bao phủ cả

nước. Bảng 2.16 cho thấy ơ khu vực thành thị, 97,2% số hộ thuộc nhóm nghèo đã

tiếp cận và sử dụng điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ thuộc nhóm nghèo phải dùng đèn

dầu chỉ là 1,1%. Với các nhóm dân cư khác, gần như 100% hộ gia đình đã sử dụng

điện lưới. Ở khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia là 96,2%, tỷ lệ

hộ thuộc nhóm nghèo sử dụng điện lưới là 90,6%. Hiện còn 6,2% hộ thuộc nhóm

nghèo dùng đèn dầu.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 80: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

70

Bảng 2.16: Cơ cấu hộ chia theo nguồn thắp sáng chính của hộ,

thành thị - nông thôn và nhóm thu nhập, 2010

Đơn vị: %

Chung Điện lưới Điện ắc quy,

máy nổ

Đèn dầu các

loại

Thành thị 100,0 99,6 0,3 0,1

Nhóm1-nghèo nhất 100,0 97,2 1,7 1,1

Nhóm 2 100,0 99,1 0,5 0,4

Nhóm 3 100,0 99,8 0,1 0,1

Nhóm 4 100,0 99,7 0,3 0,0

Nhóm 5-giàu nhất 100,0 99,8 0,2 0,0

Nông thôn 100,0 96,2 1,6 2,2

Nhóm1-nghèo nhất 100,0 90,6 3,2 6,2

Nhóm 2 100,0 97,1 1,4 1,5

Nhóm 3 100,0 98,1 0,9 1,0

Nhóm 4 100,0 98,1 0,7 0,4

Nhóm 5-giàu nhất 100,0 98,7 1,0 0,3

Cả nước 100,0 97,2 1,2 1,6

Nhóm 1-nghèo nhất 100,0 91,0 3,1 5,9

Nhóm 2 100,0 97,4 1,3 1,3

Nhóm 3 100,0 98,5 0,7 0,8

Nhóm 4 100,0 99,2 0,1 0,3

Nhóm 5-giàu nhất 100,0 99,4 0,1 0,2

Nguồn: TCTK, tính toán từ VHLSS năm 2010

Điện lưới đã cung tới mọi địa bàn trên cả nước nhưng vẫn còn một tỷ lệ nhỏ

các hộ gia đình nghèo, cận nghèo không sử dụng điện lưới cho sinh hoạt hàng ngày

của hộ. Thực tế này cho thấy chi phí về giá điện cũng như thiết bị điện là đắt đỏ,

vượt quá khả năng của một bộ phận người nghèo.

Tiếp cận nước sinh hoạt

Nguồn cung nước ăn uống là vấn đề bức xúc không chỉ với nhóm người

nghèo mà cả người không nghèo. Tỷ lệ hộ thuộc nhóm nghèo ở khu vực thành thị

sử dụng nguồn nước ăn là nước máy riêng mới là 34,8%, nước máy công cộng là

1,7%. Nhóm thu nhập cao, giàu tiếp cận được nguồn nước máy cũng chưa cao, 68,6%

hộ khá và 78,3% hộ giàu sử dụng nước máy riêng và nước máy công cộng. Ở nông

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 81: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

71

thôn, chỉ có 5,3% hộ thuộc nhóm nghèo sử dụng nước máy riêng và công cộng,với

các hộ thuộc nhóm khá và giàu, tỷ lệ này chỉ là13,7% và 17,6%tương ứng.

Một khi người giàu còn khó tiếp cận được nguồn nước sinh hoạt đảm bảo thì

người nghèo càng khó khăn hơn. Một bộ phận nhóm người nghèo (24,4% ở khu vực

thành thị và 49,1% ở khu vực nông thôn) hiện phải sử dụng nguồn nước không đảm

bảo như nước từ giếng đất, nước mưa là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực

tiếp đến sức khỏe con người, dễ gây ra các dịch bệnh khó lường. Việc đẩy mạnh các

chương trình đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia

về nước sạch và vệ sinh môi trường cho dân cư cần được thúc đẩy mạnh hơn nữa.

Bảng 2.17: Cơ cấu hộ chia theo nguồn nước ăn uống chính,

thành thị - nông thôn và nhóm thu nhập năm 2010

Đơn vị: %

Chung

Nước máy

riêng

Nước máy

công cộng

Giếng khoan

có bơm

Giếng khơi,

giếng xây Khác

Thành thị 100,0 66,5 1,8 15,3 8,2 8,1

Nhóm 1-nghèo nhất 100,0 34,8 1,7 16,6 22,5 24,4

Nhóm 2 100,0 47,0 1,9 18,5 18,8 13,9

Nhóm 3 100,0 58,4 2,0 18,9 11,4 9,3

Nhóm 4 100,0 66,6 2,0 16,3 7,8 7,3

Nhóm 5-giàu nhất 100,0 76,6 1,7 12,6 3,7 5,4

Nông thôn 100,0 9,2 1,3 30,7 23,5 35,3

Nhóm 1-nghèo nhất 100,0 4,3 1,0 19,5 26,1 49,1

Nhóm 2 100,0 8,1 1,4 29,0 26,9 34,6

Nhóm 3 100,0 9,5 1,2 33,8 23,2 32,3

Nhóm 4 100,0 12,3 1,4 35,9 20,7 29,7

Nhóm 5-giàu nhất 100,0 16,1 1,5 42,6 16,5 23,3

Cả nước 100,0 26,7 1,4 26,0 18,8 27,1

Nhóm 1-nghèo nhất 100,0 6,4 1,1 19,3 25,8 47,4

Nhóm 2 100,0 13,9 1,5 27,4 25,7 31,5

Nhóm 3 100,0 22,0 1,4 30,0 20,2 26,4

Nhóm 4 100,0 33,5 1,6 28,3 15,6 21,0

Nhóm 5-giàu nhất 100,0 52,2 1,6 24,7 8,9 12,6 Ghi chú: Nguồn nước khác gồm có: Nước mua, nước suối có lọc, nước mưa, giếng đất, v.v...

Nguồn: TCTK, tính toán từ VHLSS năm 2010

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 82: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

72

2.1.6. Nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam

Chênh lệch về thu nhập và sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam

bắt nguồn từ các nhân tố mang tính đặc trưng của nhóm dân số; sự khác biệt về địa

lý; sự khác biệt về các động lực tăng trưởng nông nghiệp và phi nông nghiệp giữa

các vùng; những thay đổi trong mô hình sản xuất, từ mô hình nông nghiệp đến mô

hình phi nông nghiệp, và từ công việc tay nghề thấp đến công việc có kỹ năng cao.

Thay đổi về sản xuất phụ thuộc vào quy mô sản xuất của từng vùng, và những thay

đổi này tương tác với các chênh lệch hiện tại giữa các vùng về nguồn lực con người

và yếu tố địa lý để thay đổi khả năng phân phối thu nhập tại Việt Nam trong tương

lai; sự lạm dụng vị thế chức quyền, tham nhũng và mức độ quan hệ có mối quan hệ

với bất bình đẳng, mặc dù chưa rõ những yếu tố này đã đóng góp gì vào sự gia tăng

bất bình đẳng thu nhập. Dưới đây là phân tích của luận án về nguyên nhân dẫn tới

gia tăng bất bình đẳng ở Việt Nam.

- Xuất phát từ bản thân nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, khi

còn nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế nhiều thành phần và

sản xuất hàng hóa thì sự phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng khách quan và nguyên

nhân trực tiếp của sự chênh lệch về thu nhập, sự phân hóa giàu nghèo từ quan hệ phân

phối thu nhập. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định: “Kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả

kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản

xuất kinh doanh và thông qua quỹ phúc lợi xã hội”. Điều này có nghĩa là trong thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội, để thực hiện nguyên tắc phân phối công bằng vẫn phải

thừa nhận sự tồn tại của sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và mức sống như

một tất yếu kinh tế, chấp nhận sự chênh lệch trong thu nhập do năng suất và hiệu quả

lao động, chấp nhận sự phân hóa giàu nghèo trong giới hạn, mức độ cho phép.

- Bắt nguồn từ quy luật phát triển không đều giữa các vùng do điều kiện địa

lý, phương thức sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, lối sống khác nhau. Vùng

có điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi thì sẽ phát triển nhanh,

năng suất lao động cao, thu hút các nguồn vốn đầu tư; theo đó, tốc độ tăng trưởng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 83: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

73

kinh tế nhanh sẽ dẫn đến kết quả thu nhập của dân cư cao hơn so với những vùng

khó khăn, kém phát triển hơn. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế

giữa các vùng là không giống nhau nên sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các

vùng càng lớn, các vùng chậm phát triển có nguy cơ tụt hậu.

- Mô hình tăng trưởng và cơ chế phân bổ nguồn lực là yếu tố có ảnh hưởng

trực tiếp và lâu dài đến việc tạo lập công bằng xã hội. Nền kinh tế nước ta theo

đuổi mô hình tăng trưởng “thị trường - hướng về xuất khẩu”, vì vậy, gắn với mô

hình đó là định hướng ưu tiên phân bổ nguồn lực cho các ngành và dự án dùng

nhiều vốn và ít tạo việc làm mới, cho các vùng có khả năng tăng trưởng cao và cho

các doanh nghiệp nhà nước. Định hướng đầu tư này phản ánh chính sách vẫn dựa

mạnh vào sự lựa chọn nhà nước hơn là theo các tín hiệu và nguyên tắc thị trường.

Cơ chế để thực hiện định hướng phân bổ nguồn lực như vậy chưa dựa trên một sự

phân công chức năng hợp lý giữa Nhà nước và thị trường.

- Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng. Quá trình công nghiệp

hoá kéo theo việc ứng dụng công nghệ mới và cách thức trong tổ chức sản xuất. Chỉ

những người lao động được đào tạo, có kỹ năng và có tay nghề mới đáp ứng những

công việc phức tạp. Hiện nay tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp và chứng chỉ

chính quy chưa nhiều, khoảng 18% năm 2013, (TCTK, 2013). Do có việc làm mới,

số người này có thu nhập cao hơn nhiều so với số động lao động giản đơn và vì thế

khoảng cách thu nhập đã tăng lên.

- Điều kiện tự nhiên là một trong những nhân tố quan trọng tạo ra sự khác

biệt về trình độ phát triển kinh tế cũng như bất bình đẳng thu nhập giữa các vùng.

Các vùng có trình độ phát triển kinh tế thấp như trung du miền núi phía Bắc, Bắc

Trung bộ và Duyên hải miền Trung thường có địa hình hiểm trở, gây khó khăn cho

việc phát triển kinh tế nói chung và việc đi lại nói riêng. Do địa hình phức tạp, bị chia

cắt manh mún tạo nên những tiểu vùng khí hậu khắc nghiệt thường gây ra lũ, sạt lở

núi về mùa mưa, hạn hán và thiếu nước về mùa khô làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới

sản xuất nông nghiệp. Tài nguyên thiên nhiên đang bị xuống cấp, đất đai bị xói mòn.

Trong khi đó, vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ lại có vị trí và địa hình

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 84: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

74

thuận lợi để phát triển. Với một địa hình đa dạng và phong phú như đồng bằng,

biển… các vùng này có đầy đủ cơ sở để phát triển một hệ thống đường bộ, đường

sắt… Thêm vào đó, điều kiện tự nhiên cho phép phát triển nền nông nghiệp thâm

canh cao, có khả năng đảm bảo an ninh lương thực, có nhiều loại nông đặc sản có giá

trị kinh tế cao. Tài nguyên du lịch lớn do có nhiều cảnh quan đẹp.

- Phân bố dân cư. Những vùng có mật độ dân cư thưa thớt, quy mô dân số nhỏ

có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn so với những vùng có mật độ dân cư cao, quy

mô dân số đông. Ở Việt Nam, dân cư không phân bố đồng đều, tập trung nhiều ở các

vùng đồng bằng và duyên hải, vùng đồng bằng sông Hồng là vùng có đông dân cư nhất

và thấp nhất là ở vùng Tây Nguyên. Bên cạnh đó, những vùng này lại thường tập trung

nhóm dân tộc thiểu số. Sự chênh lệch về tỷ lệ tăng trưởng giữa nhóm dân tộc thiểu số

và nhóm đa số đã góp phần đặc biệt làm tăng bất bình đẳng ở khu vực nông thôn. Do

người dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp hơn và bị hạn chế hơn về khả năng tiếp

cận nguồn vốn sản xuất nên những chênh lệch về các loại tài sản khác này cũng góp

phần gây nên và củng cố thêm những chênh lệch về thu nhập giữa các dân tộc.

- Trình độ người lao động gồm trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ

thuật. Học vấn là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng nguồn

nhân lực. Mặc dù trình độ học vấn của người lao động đã được cải thiện đáng kể,

nhưng lại có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng. Tỷ trọng những người chưa từng đi

học trong lực lượng lao động cao nhất ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, tiếp đến

là Tây Nguyên. Đây cũng là những vùng có tỷ trọng lao động tốt nghiệp phổ thông

trung học trở lên thấp nhất. Hai vùng có mức độ phát triển cao nhất về kinh tế - xã hội

là Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng cũng là nơi thu hút mạnh số người có học

vấn cao và tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên cũng đạt mức cao nhất. Về

trình độ chuyên môn kỹ thuật: tỷ trọng lực lượng đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn

thấp, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thật cao nhất là ở đồng

bằng sông Hồng và thấp nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ trọng lực lượng lao

động có trình độ đại học trở lên cũng khác nhau đáng kể giữa các vùng. Vùng có tỷ

trọng này cao nhất là Đông Nam bộ, tiếp đến là đồng bằng sông Hồng.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 85: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

75

- Sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội sẽ tạo ra những cơ hội phát triển khác

nhau. Những vùng nào có điểm xuất phát thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém

thường ít có cơ hội phát triển hơn. Vùng trung du & miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ

& Duyên hải miền Trung vẫn là vùng có điểm xuất phát thấp, kinh tế chậm phát triển

nên việc huy động nội lực để phát triển kinh tế - xã hội rất khó khăn. Đồng thời, kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội của những vùng này vẫn còn yếu kém so với các vùng khác:

đường giao thông chủ yếu là đường bộ, nhưng còn thiếu nhiều và chưa bảo đảm chất

lượng; các công trình thủy lợi vừa thiếu nghiêm trọng, vừa xuống cấp; việc cung cấp

nước sinh hoạt, cấp điện, thông tin liên lạc cho vùng sâu, vùng núi cao còn nhiều khó

khăn; hệ thống bệnh viện và trạm y tế xã chưa đủ, thiếu điều kiện làm việc, chưa đáp ứng

công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; hệ thống trường học, dạy nghề cũng chưa đáp

ứng được yêu cầu... Tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp nhất cả nước, do đó hạn chế khả

năng tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã

hội của vùng. Trong khi đó, 2 vùng phát triển nhất là vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng

sông Hồng lại có một hệ thống đô thị và các cơ sở kinh tế tương đối mạnh, là địa bàn tập

trung nhiều ngành công nghiệp và có cơ cấu công nghiệp phát triển hơn. Các ngành dịch

vụ phát triển với nhịp độ ngày càng tăng và thu hút nhiều lao động, các ngành dịch vụ

quan trọng như vận tải, viễn thông, tài chính ngân hàng, thương mại đều đạt tốc độ tăng

trưởng cao. Mô hình kinh doanh các loại hình dịch vụ ngày càng được đổi mới theo

hướng hiện đại, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao.

- Các cơ hội và việc làm phi nông nghiệp là nhân tố góp phần gia tăng bất

bình đẳng. Các nhân tố như việc dịch chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang các cơ hội

làm công ăn lương và kinh doanh phi nông nghiệp, tăng nguồn lợi thu được từ đầu tư

cho giáo dục, khác biệt về trình độ học vấn giữa các hộ.

Nguồn lợi thu được từ giáo dục đã tăng trong những năm 2000, làm gia tăng

khoảng cách giữa tiền công và thu nhập của các cá nhân có trình độ học vấn thấp và

cao (Đoàn và Gibson, 2009) 3. Do trình độ học vấn không đồng đều trong nhóm dân

3Đã có sự gia tăng đáng kể tỉ suất sinh lời của giáo dục trong suốt thập kỷ qua (Đoàn và Gibson, 2010). Theo

các đánh giá về tiền công bình quân của các cá nhân có trình độ học vấn khác nhau, tỉ suất sinh lời của giáo dục trong những năm 1990 là thấp. Năm 1993, suất sinh lời của giáo dục theo phương trình thu nhập

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 86: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

76

số trong độ tuổi lao động và điều chỉnh chậm theo thời gian, một số người sẽ hưởng

lợi từ tăng trưởng phi nông nghiệp và nguồn lợi thu được từ giáo dục nhiều hơn

những người khác. Bởi vậy, tăng trưởng phi nông nghiệp và gia tăng nguồn lợi thu

được từ giáo dục có liên quan đến sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập. Có thể thấy

mối liên kết giữa giáo dục và gia tăng bất bình đẳng về thu nhập qua việc xem xét

khoảng cách về thu nhập của các hộ có trình độ học vấn thấp và cao. Khoảng cách

này đã gia tăng trong giai đoạn 2004 - 2010. Năm 2004, hộ có ít nhất một người trong

độ tuổi lao động tốt nghiệp đại học có thu nhập cao gấp 1,3 lần hộ chỉ có một người

tốt nghiệp phổ thông trung học, và cao gấp 2,5 lần so với hộ không có trình độ học

vấn. Năm 2010, mức độ chênh lệch này lần lượt là 1,7 và 3 lần. Hộ có trình độ học

vấn cao thì thu nhập cũng cao hơn hộ có trình độ thấp hơn, và trong giai đoạn 2004 -

2010, thu nhập của hộ có trình độ học vấn cao nhất đã tăng nhanh hơn hộ ở các trình

độ khác tại cả hai khu vực thành thị và nông thôn. Mặc dù so với năm 2004, thu nhập

năm 2010 của hộ thành thị ở các trình độ học vấn khác nhau vẫn tiếp tục có sự tăng

trưởng, tỷ lệ giữa thu nhập của hộ nông thôn so với hộ thành thị ở bậc trên trung học

cơ sở đã giảm dần theo thời gian. Điều này cho thấy sự suy giảm thu nhập trung bình

giữa khu vực nông thôn và thành thị chủ yếu là do những người khá giả hơn, có trình

độ học vấn cao hơn tại khu vực nông thôn đã bắt kịp người có đặc điểm tương đương

tại khu vực thành thị, chứ không phải do sự bắt kịp của các cá thể nằm ở đáy phân

phối thu nhập.

2.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

2.2.1. Xu hướng tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2001 - 2007 chứng kiến đà tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. Sau

khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á đã lắng xuống, cùng với các chương

trình cải cách hướng vào cải tổ cơ cấu kinh tế, bao gồm thúc đẩy phát triển khu vực

Mincerian chỉ ở mức xấp xỉ 4 phần trăm (Glewwe và Patrios, 1998; Gallup 2002). Suất sinh lời trong những năm 1990 là thấp theo chuẩn quốc tế, mặc dù cũng tương đương với suất sinh lời tại Trung Quốc trong thời điểm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 (Psacharopoulos, 1994). Đoàn và Gibson (2010) đã thu thập được bằng chứng về sự gia tăng suất sinh lời giáo dục tại thị trường lao động tiền công những năm 2000 - suất sinh lời tính trên một năm giáo dục tăng 6,2 điểm phần trăm trong giai đoạn 1998-2008, từ 2,9 lên 9,1 phần trăm.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 87: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

77

ngoài quốc doanh và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, sự gia tăng số lượng

các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước vừa huy động được tiết kiệm trong dân cư,

vừa tạo động lực cạnh tranh trong nền kinh tế. Tốc độ cổ phần hoá các doanh nghiệp

nhà nước cũng tăng lên, đặc biệt từ năm 2002 trở lại đây. Tất cả những đổi thay này

đưa nền kinh tế trở lại đà tăng trưởng, từ 6,8% năm 2000 lên 8,4% năm 2005 và

8,46% năm 2007, qua đó tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 năm đạt hơn 7,7%.

Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở Việt Nam, 2000 - 2012

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thời kỳ 2008 đến nay nền kinh tế bắt đầu một chu kỳ suy giảm tăng trưởng do

chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng năm

2008 giảm còn 6,18% so với 8,46% năm 2007, đến năm 2009 vẫn chịu tác ảnh hưởng

của suy thoái kinh tế và lạm phát tăng cao khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục

giảm xuống còn 5,32%. Đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã tăng trở lại đạt

6,78% tương đương với năm 2000, nhưng đã có giảm xuống 5,7% và 5,03% vào các

năm 2011 và 2012.

Tính bình quân trong cả giai đoạn 2000-2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của

Việt Nam đạt 7,62%/năm. Đó là tốc độ tăng thuộc nhóm cao nhất so với các nước

và vùng lãnh thổ trên thế giới, chỉ thấp hơn tốc độ trưởng bình quân hàng năm của

Trung Quốc trong thời gian tương ứng. Đến giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 88: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

78

từ năm 2008 đến 2012 tốc độ tăng trưởng bình quân giảm xuống 5,84%. Mặc dù so

với giai đoạn trước đó thì tăng trưởng kinh tế giai đoạn này thấp hơn nhưng so với

trong khu vực và trên thế giới trong giai đoạn này thì tăng trưởng của Việt Nam vẫn

là khá cao.

Đơn vị: %

Hình 2.5: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam và một số nước trong khu vực

Nguồn: Tính toán từ số liệu của IMF

2.2.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế

Chất lượng tăng trưởng được đánh giá thông qua một số chỉ số như hiệu quả

lao động (năng suất lao động), năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), hiệu quả sử

dụng vốn (ICOR)...

� Năng suất lao động:

Năng suất lao động phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lao động, được đo

bằng tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà một người lao động sản xuất được

trong một thời gian xác định.

Năm 2010, năng suất lao động của Việt Nam tính theo giá thực tế đạt 40,3

triệu đồng, cao gấp gần 3,5 lần so với năm 2000 (Tổng cục thống kê, 2010). Tuy

vậy, tính theo giá cố định 1994 thì tốc độ tăng năng suất lao động có xu hướng giảm

(biểu 1, phụ lục). Giai đoạn 2005-2008, tăng năng suất lao động bình quân năm đạt

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 89: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

79

trên 5,2%, nhưng do tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu

và những bất ổn vĩ mô của nền kinh tế nên tốc độ tăng năng suất lao động giai đoạn

2008-2010 đã chậm lại, chỉ đạt 2,5% năm 2009, 3,9% năm 2010. Tuy vậy, trong

suốt thời kỳ 10 năm qua, tốc độ tăng năng suất lao động luôn thấp hơn tốc độ tăng

trưởng kinh tế (khoảng 7,3%/năm). Điều này xác nhận một thực tế là kinh tế Việt

Nam tăng trưởng dựa trên mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng nhiều lao động hơn là

phát triển theo chiều sâu, dựa trên tăng năng suất lao động.

Hình 2.6: Năng suất lao động xã hội theo các ngành kinh tế

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2009, 2010 là số ước lượng

� Hiệu quả sử dụng vốn

Vốn đầu tư là yếu tố vật chất quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng

tăng trưởng kinh tế không chỉ dựa vào lượng vốn đầu tư nhiều hay ít, mà quan trọng

hơn là dựa vào hiệu quả sử dụng của lượng vốn này cao hay thấp. Phản ánh hiệu

quả sử dụng vốn đầu tư có nhiều chỉ tiêu, nhưng tổng hợp nhất là hệ số ICOR.

Tăng trưởng kinh tế cao của nước ta trong suốt giai đoạn vừa qua gắn liền

với tăng mạnh vốn đầu tư, thể hiện qua tỷ lệ đầu tư so với GDP (giá thực tế) tăng

liên tục, từ 18,1% năm 1990 lên 46,5% năm 2007 và còn 43,1% năm 2008 do việc

thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm 2008 để kiềm chế lạm phát. Đây cũng

là tỷ lệ đạt cao so với một số nước trong khu vực, chỉ thấp hơn so với Trung Quốc.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 90: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

80

Nếu tính trung bình giai đoạn 1995 – 2005 tỷ lệ đầu tư trong GDP của Việt Nam

đứng thứ chín trên thế giới và tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của thế giới và các

nước có thu nhập thấp.

% GDP

0

510

1520

25

3035

4045

50

Les

hoto

Chi

na

Tur

kmen

ista

n

Môn

glia

Aze

rbai

jan

Sout

h K

erea

Iran

Hon

dura

s

Vie

tnam

Mal

aysi

a

LIC

s

MIC

s

Wor

ld

HIC

s

Hình 2.7: Tỷ lệ đầu tư trong GDP của các nước trên thế giới giai đoạn 1995 - 2005

Nguồn: Worldbank, Atlas of Global development, 2005.

Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với một số nền kinh tế NICs trong thập kỷ 1960 -

1980, Trung Quốc và một số nước trong khu vực đạt tốc độ tăng trưởng cao trong

vài thập kỷ gần đây. Trong giai đoạn 1981 - 1995 (trước khủng hoảng tài chính

Châu Á), GDP của Thái lan tăng trung bình 8,1% hàng năm với tỷ lệ đầu tư so với

GDP trung bình 33,3%. Trong giai đoạn 2001-2006, tỷ lệ đầu tư nước ta trung bình

hàng năm đạt 37,2%, gần bằng mức 38,8% của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc đạt

tăng trưởng GDP trung bình 9,7% hàng năm, trong khi nước ta chỉ là 7,6%.

Hiệu quả đầu tư thấp của Việt Nam được thể hiện rõ hơn qua hệ số ICOR cao

và có xu hướng gia tăng theo các năm trong giai đoạn 2000-2008 và có xu hướng

giảm từ sau năm 2009. Nếu năm 2000, hệ số này là 5.04 thì con số này đã tăng lên

8,03 vào năm 2009 (tăng 1,6 lần). Trung bình hệ số này là 5,6 lần trong giai đoạn

2000 - 2009. Điều đáng chú ý là hệ số ICOR nước ta cao hơn nhiều so với một số

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 91: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

81

nước NICs trong thời kỳ cất cánh 1961-1980 như Đài Loan (hệ số 2,7), Hàn Quốc

(3,0) hay một số nước trong khu vực như Thái Lan (hệ số 4,1 trong giai đoạn 1981-

1995) và Trung Quốc (4,0 trong giai đoạn 2001-2006). Các nước này, chẳng hạn

Trung Quốc, cũng đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng kinh tế, cho nên thực tế này cho

thấy vốn đầu tư của ta chưa được sử dụng hiệu quả cho tăng trưởng, ngay cả khi

tính đến độ trễ của đầu tư.

Hình 2.8: Tốc độ tăng trưởng GDP và hệ số ICOR của Việt Nam, 2000 - 2011

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê, TCTK

Hình 2.9 cũng cho thấy ICOR Việt Nam có xu hướng tăng, trong khi tốc độ

tăng trưởng có xu hướng chậm lại, điều này phản ánh thực trạng của việc sử dụng

vốn trong xã hội là chưa hiệu quả.

Trong giai đoạn 2000-2011 ICOR của Việt Nam cao hơn nhiều so với

khuyến cáo của các định chế tài chính có uy tín như Ngân hàng Thế giới: Đối với

một nước đang phát triển, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát

triển theo hướng bền vững. So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt

Nam gấp đôi và gần gấp ba, có nghĩa là hiệu suất đầu tư của nước ta chỉ bằng một

nửa, thậm chí chỉ bằng một phần ba.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 92: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

82

� Tăng trưởng dưới góc độ cấu trúc đầu vào

Giai đoạn 2001-2007, tăng trưởng kinh tế ổn định và ở mức cao do vốn đầu

tư liên tục tăng mạnh, GDP bình quân tăng 7,7%/năm, vốn bình quân tăng khoảng

11,3%/năm và lao động tăng ổn định khoảng 2,8%/năm. Xét về tỷ phần đóng góp

vào tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2001-2007, vốn cố định là yếu tố có

đóng góp lớn nhất 53,3%, lao động đóng góp 23,6%, hiệu quả các nguồn lực và ứng

dụng khoa học công nghệ hay năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp

khoảng 23,1%.

Đơn vị: %

Hình 2.9: Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP từ vốn, lao động và TFP, 2001 - 2011

Nguồn: ILSSA tính toán từ số liệu của TCTK.

Giai đoạn 2007-2011, tăng trưởng kinh tế không ổn định, khủng hoảng kinh

tế diễn ra vào giai đoạn 2008-2009, đã kéo nền kinh tế đi xuống mặc dù vẫn có sự

gia tăng mạnh trong vốn cố định (11,5%/năm), nâng tỷ phần đóng góp lên 60,3%

vào tăng trưởng, lao động tăng chậm hơn giai đoạn trước (tốc độ tăng 2,5%/năm),

đóng góp vào tăng trưởng 26,3% trong khi đóng góp của TFP lại giảm mạnh xuống

13,4%. So sánh giữa 2 giai đoạn, có thể thấy mặc dù tốc độ tăng lao động giai đoạn

2007-2011 thấp hơn giai đoạn trước nhưng đóng góp vào tăng trưởng của lao động

giai đoạn 2007 - 2011 cao hơn so với giai đoạn 2001-2007, điều này cho thấy chất

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 93: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

83

lượng lao động ngày càng được nâng cao nhưng tiến bộ khoa học chưa được đầu tư

và sử dụng một cách hiệu quả.

Bảng 2.18: Tốc độ tăng GDP và tỷ phần đóng góp của các yếu tố tới tăng trưởng

Đơn vị: %

Năm Tốc độ tăng GDP Tăng GDP do đóng góp của các nhân tố

Tăng vốn cố định Tăng LĐ Tăng TFP

2001 6,89 59,79 26,94 13,27

2006 8,23 48,88 22,29 28,83

2007 8,46 54,96 21,52 23,52

2008 6,31 63,80 28,97 7,23

2009 5,32 72,30 34,11 -6,41

2010 6,78 54,07 26,53 19,40

2011 5,89 58,14 22,14 19,71

Bình quân giai đoạn

2001-2007 7,72 53,30 23,65 23,05

2007-2011 6,47 60,30 26,26 13,44

2001-2011 7,07 56,21 25,02 18,77

Nguồn: Trung tâm Năng suất Việt Nam (2011), Báo cáo năng suất Việt Nam 2010, 2010-

2011: ILSSA ước tính.

Xét chung giai đoạn 2001 - 2011, tăng trưởng kinh tế khoảng 7%/năm, đóng

góp từ yếu tố vốn bình quân khoảng 56,2%, đóng góp từ yếu tố lao động là 25% và

đóng góp từ TFP khoảng 19%.

Có thể thấy qua các giai đoạn phát triển, nền kinh tế vẫn tăng trưởng theo

chiều rộng, tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn, đóng góp từ lao động và TFP còn hạn

chế trong khi Việt Nam có lợi thế về lao động hơn là lợi thế về vốn. Điều này cũng

hoàn toàn phù hợp khi Việt Nam là một nước đang phát triển, hầu hết đang trong

tiến trình cung cấp vốn và lao động cho nền kinh tế. Vì vậy để nâng cao TFP trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng cần có sự cải cách trong ứng

dụng khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc tăng vốn và

lao động một cách cơ học khó có thể tạo ra tăng trưởng cao và bền vững.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 94: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

84

So sánh tốc độ tăng TFP của Việt Nam và một số nước cho thấy, nhìn chung,

tốc độ tăng TFP của Việt Nam qua các giai đoạn khá tương đồng với một số nước

như Malaysia, Hàn Quốc. Có thể thấy rằng TFP có xu hướng chững lại ở các nước

phát triển như Nhật Bản. Giai đoạn 2007-2010, tốc độ tăng TFP đều có xu hướng

chậm hơn so với giai đoạn 2003-2010. Trung Quốc và Ấn Độ là nước có tốc độ tăng

TFP cao và ổn định. Đây cũng là cơ hội tốt cho Việt Nam, một nước đang phát

triển, học hỏi, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để cải thiện nền kinh tế. Giai

đoạn 2003-2006, tốc độ tăng TFP của nước ta khá ổn định (2,13%/năm) nhưng đến

giai đoạn 2007-2010 đã giảm khá nhiều còn 0,86%/năm, dẫn đến tốc độ tăng TFP

trong cả giai đoạn 2003-2010 thấp hơn so với các nước đang phát triển.

Hình 2.10: Tốc độ tăng TFP của Việt Nam và một số nước Châu Á

Nguồn: Trung tâm Năng suất Việt Nam (2011), Báo cáo Năng suất Việt Nam 2010.

Ở các nước phát triển, đóng góp của TFP vào tăng trưởng thường rất cao

(trên 50%), với các nước đang phát triển, con số này khoảng 20 - 30%. Điều này

phản ánh sự khác biệt về trình độ công nghệ, trình độ lao động và quản lý giữa các

nước đang phát triển và các nước phát triển.

So với hầu hết các nước ở Bảng 2.20, đóng góp của TFP vào tăng trưởng ở

Việt Nam còn rất thấp, mức cao nhất đạt được (27%) ở giai đoạn 2003 - 2006 chỉ

cao hơn Malayssia (23,4%) nhưng thấp hơn nhiều so với các nước khác. Đặc biệt

giai đoạn 2007 - 2010 mức đóng góp của TFP của Việt Nam vào GDP chỉ còn

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 95: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

85

13,8%. Các nước phát triển như Hàn Quốc, mặc dù tốc độ tăng TFP không cao

(1,95%) nhưng đóng góp của TFP vào tăng trưởng là 51% giai đoạn 2003 - 2010.

Một số quốc gia khác như Trung Quốc, Malaysia đều có mức đóng góp của TFP

vào tăng trưởng khá cao (tường ứng là 37,5% và 40,7%) giai đoạn 2007-2010.

Bảng 2.19: Tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào GDP ở một số nước Châu Á

Đơn vị: %

2003-2010 2003-2006 2007-2010

Tốc độ tăng

Đóng góp

của TFP

tới GDP

Tốc độ tăng

Đóng góp

của TFP

tới GDP

Tốc độ tăng

Đóng góp

của TFP

tới GDP

Việt Nam 7,25 1,42 19,59 7,9 2,13 26,96 6,22 0,86 13,83

Ấn Độ 8,32 2,58 31,01 8,8 3,24 36,82 7,85 1,92 24,46

Trung Quốc 11,42 4,11 35,99 12,08 4,2 34,77 10,75 4,03 37,49

Thái Lan 4,51 1,63 36,14 5,83 2,59 44,43 3,19 0,68 21,32

Malaysia 4,99 1,52 30,46 5,94 1,39 23,4 4,05 1,65 40,74

Hàn Quốc 3,8 1,95 51,32 4,14 2,25 54,35 3,45 1,64 47,54

Nguồn: Báo cáo năng suất Ma-lay-sia 2010/2011; MPC1 và Trung tâm Năng suất Việt Nam (2011).

Như vậy có thể thấy, trong giai đoạn 2003 - 2010, tăng trưởng của Việt Nam

phần lớn vẫn dựa vào tăng sử dụng lao động và vốn trong khi TFP (trình độ công

nghệ, chất lượng lao động và trình độ quản lý) đã được cải thiện nhưng chưa đáng

kể, nên đóng góp của TFP tới tăng trưởng chưa nhiều. Để có tăng trưởng kinh tế

bền vững, Việt Nam cần có những chiến lược để nâng cao TFP hay cải thiện việc sử

dụng hiệu quả đồng vốn, nâng cao chất lượng lao động.

Yếu tố tăng năng suất tổng hợp có xu hướng gia tăng nhưng vẫn còn ở mức

thấp trong tỷ trọng GDP. Năng lực sản xuất của vốn đầu tư cũng đang giảm với chỉ

số ICOR tăng mạnh trong giai đoạn 2000 - 2011 và thể hiện tính chu kỳ rõ rệt cùng

với tăng trưởng GDP. Tăng trưởng giảm, hệ số ICOR tăng trong giai đoạn 2000-

2011, đã cảnh báo cho hiệu quả đầu tư sụt giảm nghiêm trọng trong những năm qua

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 96: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

86

Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP có xu hướng ngày càng tăng, những

năm gần đây đạt trên 70%, chứng tỏ độ mở cửa của nền kinh tế đã đạt khá, phù hợp

với định hướng xuất khẩu của nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục từ

2000 đến năm 2008, với tốc độ tăng hầu như luôn cao hơn tốc độ tăng GDP. Đến

năm 2009 do bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế mà kim ngạch xuất của nước ta

đã giảm khá nhiều so với năm 2008 với mức giảm 14,8%, nhưng lại tăng cao từ

năm 2010 - 2012.

Hình 2.11: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP

Nguồn: ADB

Có thể thấy nền kinh tế nước ta trong những năm qua luôn hướng mạnh vào

mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế, tăng kim ngạch xuất khẩu. Các chính sách

kinh tế cũng khuyến khích hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là chính sách miễn giảm

thuế và hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu và chính sách hỗ trợ xúc

tiến thương mại đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, nhất là từ năm 2001 đến

nay. Nếu năm 2000, kim ngạch ngoại thương đạt 30 Tỷ USD, trong đó xuất khẩu

14,4 Tỷ USD, thì đến năm 2006 chỉ tiêu này đã tăng lên đến 80 Tỷ USD, trong đó

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 97: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

87

xuất khẩu đạt 39,6 Tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với năm 2000.

2.3. Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế

ở Việt Nam

2.3.1. Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kết hợp giữa tăng

trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội

a) Nhóm chính sách kinh tế nhằm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với tạo

việc làm và phân phối thu nhập

- Chính sách tiền lương và thu nhập:

Mặc dù khoảng cách chênh lệch về mức lương tối thiểu giữa khu vực trong

nước và ngoài nước đã thu hẹp, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp. Trên thực tế, do

lạm phát cao nên mức lương thực hầu như không tăng cho dù tiền lương danh nghĩa

vẫn tăng. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của đa số lao động trong khu vực làm

công ăn lương, kéo theo sự giảm sút về thu nhập chuyển về cho những thành viên

gia đình sống phụ thuộc.

Tiền lương thấp đã kéo theo nhiều hệ quả khác, ảnh hưởng phần nào đến

thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Ví dụ, nhiều lao động không có khả năng tham

gia BHXH, BHYT bắt buộc hay tự nguyện do mức lương quá thấp, chưa đủ chi tiêu

cho cuộc sống hàng ngày. Điều này tạo ra vòng luẩn quẩn giữa thu nhập thấp, mức

sống thấp và không có khả năng đầu tư cho giáo dục và y tế. Hạn chế cơ hội học

hành cũng có nghĩa là cơ hội để tìm được việc làm có thu nhập cao là rất khó khăn.

Rõ ràng đây là vấn đề lớn cần giải quyết, và nguyên nhân gốc rễ của tiền lương thấp

chính là năng suất lao động thấp.

Hiện nay Chính phủ vẫn đang thực hiện cải cách tiền lương và tăng lương tối

thiểu theo lộ trình. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là tăng lương phải là kết quả của tăng

năng suất lao động.

- Chính sách phát triển khu vực tư nhân

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII và VIII đều nêu rõ chủ trương là thực hiện

nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhằm mục tiêu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 98: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

88

giải phóng sức sản xuất, huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện công nghiệp

hoá, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả nền kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân.

Nhà nước đã sửa đổi, ban hành Hiến pháp 1992 với ghi nhận 3 loại hình sở hữu, bảo

đảm quyền sở hữu cá nhân đối với tài sản và khuyến khích các thành phần kinh tế

ngoài nhà nước để đầu tư, kinh doanh.

Một số luật đã được xây dựng, tạo căn cứ pháp lý cho hình thành thị trường

các nhân tố sản xuất như Luật Công ty và Doanh nghiệp tư nhân (1991); Luật

DNNN (1995); Luật Hợp tác xã (1996); Luật Khuyến khích đầu tư trong nước

(1991, sửa đổi năm 1998); Luật Đầu tư nước ngòai tại Việt Nam (1987, sửa đổi năm

1990, 1992, 1996, và năm 2000), luật Đất Đai (1993, 1998), luật Ngân hàng, luật

các tổ chức tín dụng (1997), Bộ luật lao động (1993), luật Thương mại (1997) v.v...

Từ năm 2002, cải thiện môi trường kinh doanh được thể hiện bằng Nghị

quyết 14-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Nghị định số 59/2003/NĐ-CP về bãi

bỏ một số giấy phép kinh doanh và chuyển một số giấy phép kinh doanh sang quản lý

theo hình thức khác. Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2005 đã tạo một hành

lang pháp lý chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh

tế chứ không chỉ riêng cho khu vực tư nhân như ở Luật Doanh nghiệp 1999.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế TNDN đã xác định mức thuế suất

thấp hơn, còn 25%, và áp dụng thống nhất, không phân biệt các doanh nghiệp thuộc

các thành phần kinh tế khác nhau. Nhờ đó giảm bớt nghĩa vụ nộp thuế cho các cơ sở

kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tích tụ vốn đầu tư phát triển. Đồng

thời, các quy định về ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trước đây nằm

rải rác trong nhiều văn bản pháp luật đã được thống nhất quy định trong Luật này.

Về chính sách tín dụng cho khu vực tư nhân, tình trạng phân biệt đối xử đối với

doanh nghiệp ngoài nhà nước trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dần được xóa bỏ.

Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó đẩy mạnh khuyến

khích phát triển kinh tế tư nhân đã tạo động cơ để huy động nguồn lực đa dạng của

xã hội cho phát triển. Nhờ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đóng góp vào tăng

trưởng kinh tế tương đối cao và liên tục trong giai đoạn 1991-1995, tạo việc làm, cải

thiện mức sống nhân dân.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 99: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

89

- Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động

Chương trình Quốc gia về giải quyết việc làm (Nghị quyết 120/HĐBT ngày

11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ) là một trong những chính sách

quan trọng góp phần ổn định kinh tế - xã hội của Việt Nam. Chương trình được thực

hiện ở phạm vi quốc gia, trên cơ sở thành lập Quỹ quốc gia giải quyết việc làm với

nguồn chính từ ngân sách nhà nước (NSNN) để cho vay với lãi suất thấp đối với các

đối tượng có dự án tạo việc làm. Với chương trình này, Nhà nước bước đầu đã tạo sự

bình đẳng về cơ hội cho mọi người dân trong tiếp cận nguồn vốn vay để tạo việc làm,

giúp cho người dân có công việc và thu nhập để ổn định cuộc sống nói chung.

Bên cạnh chính sách về giải quyết, tạo việc làm cho người lao động, Nhà

nước còn ban hành một số chính sách bước đầu hình thành khung pháp lý cho thị

trường lao động như Bộ Luật lao động (1994), Nghị định 58/CP quy định cấp

giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam (1996); Nghị định 85/CP

về quy chế sử dụng và quản lý lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức nước

ngoài (1998)...

Ngoài chương trình Quốc gia về giải quyết việc làm, Nhà nước cũng đã thực

hiện nhiều chính sách khác như các Chương trình về xoá đói giảm nghèo, chương

trình phủ xanh đất trống đồi trọc, chương trình xuất khẩu lao động... qua đó giúp

cho người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm.

Bên cạnh các chính sách về tạo việc làm, Nhà nước cũng ban hành nhiều

chính sách về đào tạo lao động, dạy nghề cho những người yếu thế như Quyết định

hỗ trợ dạy nghề cho đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số và lao động nông thôn

(QĐ 267/2005/QĐ-TTg), Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg và Chỉ thị số

11/2006/CT-TTg về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng

chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đề án hỗ trợ dạy nghề và tạo việc

làm cho thanh niên (QĐ số 103/2008/QĐ-TTg). Nhiều chính sách hỗ trợ và thúc

đẩy tạo việc làm đã được ban hành và triển khai như thành lập Ngân hàng chính

sách xã hội thực hiện chức năng cho vay vốn tạo việc làm cho sinh viên; hỗ trợ

doanh nghiệp cho vay vốn tạo việc làm...

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 100: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

90

Để tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh cho các thành phần kinh tế họat

động, Bộ Luật lao động lần đầu tiên được ban hành vào năm 1994 và sửa đổi hai lần

vào năm 2002 và năm 2006. Đây là văn bản pháp luật cơ bản điều chỉnh các hành vi

liên quan đến thuê lao động, đào tạo sử dụng và các chế độ chính sách đối với lao

động. Một điểm đáng chú ý của Bộ luật này là Nhà nước quy định các doanh nghiệp

thuộc mọi thành phần kinh tế phải lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm để kịp

thời trợ cấp cho người lao động khi họ bị mất việc làm.

Gần đây, Nhà nước đã ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người

lao động (bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2009), đây là bước đi cần thiết hoàn thiện

chính sách đảm bảo xã hội, tạo công bằng xã hội cho người lao động trong quá trình

tăng trưởng.

Thực tế này hàm ý rằng khi mà trình độ phát tiển của nền kinh tế còn thấp,

đời sống của người dân còn chưa cao, hệ thống an sinh xã hội cũng chưa đảm bảo

được cuộc sống tối thiểu cho những lao động không có việc làm thì những người

này không thể chịu cảnh thất nghiệp dài hạn, họ phải chấp nhận làm một số công

việc nào đó, thường là trong khu vực phi chính thức với thu nhập thấp, bấp bênh để

nuôi sống bản thân và gia đình. Điều này cho thấy vai trò “bà đỡ” của khu vực phi

chính thức trong các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam trong bối cảnh kinh

tế suy thoái4.

Ở Việt Nam, nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ dân cư là từ lao động, vì

vậy việc quan tâm giải quyết vấn đề lao động – việc làm là một trong những nhân tố

cơ bản để tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Giải quyết

việc làm theo mục tiêu gắn tăng trưởng với tiến bộ, công bằng xã hội là mở rộng

điều kiện, cơ hội tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập và mức

sống cho người lao động. Rõ ràng, với xu hướng dân số vàng, số người trong độ

tuổi lao động tăng, nguồn nhân lực là lợi thế phát triển quan trọng của nước ta hiện

nay. Đồng thời, nền kinh tế tăng trưởng tốt có tác động tích cực đến vấn đề giải

4 Theo nghiên cứu của Viện phát triển Pháp (IRD), trình bày tại Hội thảo Khu vực phi chính thức Việt nam, năm 2009, khu vực kinh tế phi chính thức của Việt nam trong thời gian qua chiếm tỉ lệ lớn và có xu hướng gia tăng.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 101: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

91

quyết việc làm. Sự bùng phát của khu vực kinh tế tư nhân, nhất là trong những năm

gần đây, đã tạo ra nhiều việc làm mới. Bên cạnh đó, cùng sự chuyển dịch cơ cấu

ngành, cơ cấu lao động có sự điều chỉnh rõ rệt từ khu vực nông nghiệp sang khu

vực công nghiệp và dịch vụ.

- Chính sách thuế

Một số Luật thuế được điều chỉnh nhằm tạo bình đẳng giữa các thành phần

kinh tế, công bằng xã hội như Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập

cá nhân… Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp được sửa đổi hai lần vào năm 2003 và

2008 thay thế cho Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997. Theo đó, mức thuế

suất đã được điều chỉnh từ 32% xuống còn 28% và 25% và được áp dụng thống

nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp trong và ngòai nước. Ngòai ra, Luật Thuế thu

nhập doanh nghiệp cũng quy định một nhóm tiêu chí thống nhất áp dụng mức thuế

suất ưu đãi cho cả hai loại hình doanh nghiệp trên. Điều này thể hiện rất rõ quan

điểm thống nhất của Nhà nước ta về công bằng trong xã hội.

Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã được sửa đổi nhằm

từng bước thu hẹp khoảng cách giữa thuế suất áp dụng đối với công dân Việt Nam

với người nước ngòai cư trú ở Việt Nam. Năm 2007, Luật thuế thu nhập cá nhân

thay thế Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, quy định một hệ

thống thuế chung, mở rộng phạm vi áp dụng của thuế thu nhập cá nhân và có hiệu

lực từ năm 2008. Đây cũng là một chính sách có tác dụng tái phân phối thu nhập và

để hỗ trợ đối tượng yếu thế trong xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Sau gần 20 năm thực hiện cải cách từ năm 1991 đến nay, chính sách thuế đã

được đổi mới theo hướng thích ứng dần với cơ chế thị trường và phù hợp với thông lệ

quốc tế. Thuế đã bảo đảm nguồn tài chính chủ yếu để thực hiện tốt các nhiệm vụ phát

triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Trong hệ thống chính sách thuế

đã từng bước giảm dần sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, tạo môi trường kinh

doanh thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng

lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu; thủ tục hành chính trong thu nộp thuế được đơn

giản hóa, công tác quản lý thuế được đổi mới và dần được hiện đại hóa.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 102: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

92

Thuế đã trở thành công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Các luật

và chính sách thuế mới đều hướng tới khuyến khích mạnh mẽ phát triển, sản

xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, tăng cường xuất

khẩu. Ðể góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hệ thống chính sách thuế đã tạo

môi trường thuận lợi, khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất công nghiệp,

dịch vụ; các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; vào vùng nông

thôn, địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn; các sản phẩm công nghiệp trọng điểm,

và các lĩnh vực giáo dục, y tế..., từ đó tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và

dịch vụ trong tổng sản phẩm xã hội. Ðây là điều kiện để thu ngân sách bền vững,

đồng thời khi nguồn thu ngân sách tăng, Nhà nước càng có điều kiện đầu tư

chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý.

- Chính sách đầu tư công

Trong thời kỳ đổi mới, đầu tư công chuyển mạnh sang đầu tư cho phát

triển các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, cho sự nghiệp giáo dục, y tế,

xoá đói, giảm nghèo... góp phần quan trọng vào thực hiện tăng trưởng gắn với

tiến bộ, CBXH.

Trong giai đoạn từ 2001-2010, chính sách có tác động nhiều nhất đến quản lý

và sử dụng đầu tư công là chính sách phân cấp đầu tư và phân cấp ngân sách. Luật

đầu tư năm 2005, Luật xây dựng năm 2003 quy định phân cấp thẩm quyền quyết

định các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN. Theo đó Bộ trưởng và Chủ tịch UBND cấp

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương được quyền quyết định đối với các dự án nhóm

A, B & C. Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương, Sở/ngành địa phương và UBND

quận/huyện được UBND Tỉnh/thành phố được uỷ quyền hay phân cấp quyết định đầu

tư đối với dự án nhỏ hơn 5 tỷ đồng và UBND xã/phường được quyết định đối với dự

án đầu tư nhỏ hơn 3 tỷ đồng 5. Đối với các dự án thuộc Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ

cũng được uỷ quyền ra quyết định đầu tư đối với từng loại dự án cụ thể.

Phân cấp NSNN có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý, sử dụng đầu tư, đó là vì

địa phương cần có khả năng đáp ứng vốn đối ứng. Luật NSNN năm 2002 quy định

5 Nghị định 16/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 103: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

93

rõ NSTƯ do Quốc hội và NSĐP do HĐND cấp Tỉnh phê duyệt. Luật cũng quy định

tăng quyền chủ động hơn cho UBND địa phương các cấp trong điều hành ngân sách

địa phương, cụ thể trong lĩnh vực thu và chi. Luật NSNN năm 2002 cũng tăng tính

ổn định cho các cấp phân cấp ngân sách như ngân sách Tỉnh được cố định trong vài

năm, trong khi đó một số Tỉnh chưa cân đối được ngân sách sẽ được nhận bổ sung

từ ngân sách trung ương.

b) Nhóm chính sách xã hội có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế và

phân phối thu nhập

- Chính sách xóa đói giảm nghèo

Xoá đói giảm nghèo (XĐGN) là một trong các mục tiêu quan trọng của Việt

Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Chính sách XĐGN đã

được Nhà nước thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm 1992, đặc biệt được nhấn

mạnh trong Chỉ thị số 23-CT/TƯ ngày 29/11/1997 của Ban Bí thư Trung ương

Đảng và từ năm 1998 công tác XĐGN đã trở thành Chương trình mục tiêu Quốc gia

của cả nước. Ngoài ra, Nhà nước ta cũng lồng ghép nội dung XĐGN vào các

chương trình mục tiêu Quốc gia khác như giải quyết việc làm, phủ xanh núi đồi trọc

v.v... Tuy nhiên, các chính sách trong thời kỳ này tập trung XĐGN thông qua tạo

việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân mà chưa tạo lập được một khuôn khổ

chính sách thực sự gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và XĐGN, cải thiện các mục

tiêu xã hội.

Bên cạnh chương trình Quốc gia về XĐGN và Chiến lược lược toàn diện về

tăng trưởng và XĐGN, Nhà nước ta còn ban hành nhiều chính sách khác nhau về hỗ

trợ cho người nghèo như:

- Chính sách định canh định cư và di dân phát triển kinh tế mới. Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì thực hiện chương trình, với

phương thức thực hiện là lồng ghép các nguồn vốn ở địa phương để thực hiện các

dự án sắp xếp dân cư, ưu tiên các hộ sống ở địa bàn khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất,

thiếu nước sinh hoạt chuyển sang những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển

hơn nhằm ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân qua đó giúp cho người dân có

điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 104: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

94

- Chính sách ổn định và phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế

biến tiêu thụ sản phẩm thực hiện bằng các nguồn vốn lồng ghép với chương trình

135, chủ yếu là hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi và xây dựng các mô hình sản

xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Chính sách giao đất, giao rừng (Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 16/11/1999,

Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 12/11/2001) cho các hộ gia đình. Nhờ vậy, kinh tế

lâm nghiệp có bước chuyển biến quan trọng từ khai thác tự nhiên là chủ yếu chuyển

sang trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.

- Chính sách hỗ trợ đất sản xuất theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ về giải quyết khó khăn về đất đai cho đồng bào dân tộc. Đối với đồng

bào dân tộc nghèo chưa có chỗ ở, Nhà nước hỗ trợ giúp 5 triệu đồng/hộ để làm nhà.

- Chính sách trợ giá, trợ cước góp phần quan trọng bình ổn giá cả thị trường, cải

thiện và nâng cao đời sống, thúc đẩy phát triển sản xuất đồng bào miền núi, vùng xa.

- Chính sách tín dụng được thực hiện bằng nhiều nguồn vốn khác nhau thông

qua các tổ chức Ngân hàng Nhà nước, các dự án, các mô hình tín dụng đối với vùng

núi, vùng xâu, vùng xa, đặc biệt là các nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Thông qua ngân hàng, người dân chỉ phải vay với lãi suất thấp (0,5%/tháng), thời

hạn vay từ 12 - 60 tháng. Với nguồn vốn tín dụng này, hàng triệu lượt hộ nghèo có

cơ hội tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước, qua đó có thể giúp đời

sống vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Ngoài ra, ngân hàng chính sách còn cho vay

qua Quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm và cho đối tượng chính sách nghèo vay

xuất khẩu lao động.

- Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, Chương

trình 135 giai đoạn 2 (2006-2010).

Các chương trình trên đây đều nhằm hỗ trợ người lao động không có được

việc làm trong các khu vực chính quy có điều kiện, cơ hội tìm, tạo việc làm gắn với

quá trình tăng trưởng.

Trong nền kinh tế thị trường, số hộ nghèo đói là do họ không có điều kiện tiếp

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 105: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

95

cận với các cơ hội việc làm, không được hưởng điều kiện thuận lợi từ cơ sở hạ tầng xã

hội mang lại, sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, thường xuyên gặp các

rủi ro, thiên tai, nạn dịch. Một số hộ khó khăn do thiếu phương pháp làm ăn kinh tế hay

gặp tai nạn, hoàn cảnh éo le, một số khác do sa đà vào các tệ nạn, lười biếng… Song do

hoàn cảnh lịch sử, có không ít những gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh

hùng, có công với cách mạng, nay gặp hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống khá thấp, thậm

chí rơi vào tình trạng nghèo khổ. Họ thiếu vốn, lao động và cả sức khỏe, nhiều người

không được đào tạo nghề, hoặc có nghề nhưng ở trình độ thấp, không đáp ứng được

đòi hỏi của kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, việc làm giàu phi pháp của một số người

cũng đẩy một số khác vào sự bần cùng. Thực tế này cho thấy một trong nhiều nguyên

nhân của đói nghèo xuất phát từ bất công xã hội. Giảm thiểu tỷ lệ đói nghèo được coi

là những dấu hiệu quan trọng của tiến bộ và công bằng xã hội. Lợi ích tăng trưởng

kinh tế được phân phối rộng khắp, thể hiện ở chỗ tỷ lệ nghèo của tất cả các vùng và

các bộ phận dân cư đều giảm xuống.

- Chính sách y tế

Năm 1991, các chương trình mục tiêu Quốc gia đã được đưa ra nhằm giải

quyết các vấn đề cụ thể của y tế Nhà nước; các mục tiêu được thiết lập và huy động

nguồn lực một cách chiến lược giữa các vùng trong cả nước. Năm 1993, Chính phủ

đưa ra chương trình bảo hiểm y tế Quốc gia, đầu tiên là bảo hiểm bắt buộc dành cho

cán bộ nhà nước, đối tượng chính sách và người có công và từng bước mở rộng tỷ

lệ bao phủ bảo hiểm cho các đối tượng ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh

và cho các đối tượng tự nguyện. Năm 1995, Chính phủ xoá dần trợ cấp và đưa ra

khung giá viện phí bao gồm chi phí khám chữa bệnh và các kỹ thuật xét nghiệm.

Những đổi mới về chính sách y tế được tiếp tục trong giai đoạn từ 2001 đến

nay, như Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 với việc phân cấp cho địa phương có

quyền hạn trong việc lập kế hoạch và thực hiện các quyết định chi tiêu trong lĩnh

vực y tế của địa phương.

Bước sang giai đoạn 2001-2010, trên cơ sở thành công của giai đoạn trước,

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 106: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

96

bước sang giai đoạn này, ngành y tế tiếp tục thu được một số thành tựu quan trọng.

Mặc dù Việt Nam là một nước có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nhưng

các chỉ số y tế đạt được trong giai đoạn hơn 20 năm qua ngang với những quốc gia

có mức độ phát triển cao hơn hẳn. Đây là kết quả tích cực của thực hiện tăng trưởng

đi đôi với cải thiện các chỉ tiêu xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân, thực hiện tiến bộ,

công bằng xã hội.

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, với mức thu nhập đầu người như hiện

nay và xem xét về mức thu nhập đầu người và chi tiêu y tế ở các nước khác, tổng

chi tiêu y tế Việt Nam tương đương so với các nước trong khu vực. Nhà nước còn

trực tiếp chi trả phí bảo hiểm cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn hay trẻ em

dưới 6 tuổi. Sau 15 năm triển khai chính sách bảo hiểm, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm đạt

khoảng 40% tổng dân số.

- Chính sách giáo dục, đào tạo

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ muốn tiến hành

CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển giáo dục, đào tạo, phát huy nguồn lực con

người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Luật Giáo dục 1998, sửa

đổi năm 2005, trong đó quy định rõ mục tiêu phổ cập giáo dục cấp tiểu học, tiến tới

phổ cập trung học cở sở. Đây là chính sách tác động trực tiếp đến người nghèo,

người yếu thế nhằm thực hiện tiến bộ, CBXH.

Giáo dục và đào tạo luôn được coi là yếu tố nền tảng cho sự phát triển đất

nước. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 cũng như Chiến lược toàn diện về

tăng trưởng và XĐGN đã tạo cơ sở để đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục-đào

tạo, thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ về giáo dục và giảm bất bình đẳng về cơ hội

học hành giữa các vùng, giữa nhóm dân tộc và của người nghèo.

Sự bổ sung, thay đổi chính sách một mặt đáp ứng được yêu cầu, thực tiễn

phát triển của nền giáo dục nước nhà, một mặt tạo ra động lực mới, phù hợp với xu

thế phát triển chung của khu vực và thế giới, đảm bảo sự phát triển bền vững, dần

xóa đi khoảng cách giữa các vùng, miền trong cả nước.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 107: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

97

2.3.2. Thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh

tế ở Việt Nam

Sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập một phần thể hiện quá trình chuyển

dịch cơ cấu triển khai từ thời kỳ Đổi mới, giúp chuyển dịch lao động khỏi lĩnh vực

nông nghiệp đến các lĩnh vực sản xuất dịch vụ có năng suất lao động cao. Bất bình

đẳng có thể là cần thiết nhằm tạo động lực kinh tế và khích lệ được sự tăng trưởng.

Tuy vậy, không phải tất cả các hình thái bất bình đẳng đều vô hại, và đã có bằng

chứng cho thấy bất bình đẳng tại Việt Nam phản ánh các quá trình có thể cản trở

tăng trưởng trong dài hạn hoặc giảm sút tính gắn kết xã hội.

Bất bình đẳng về cơ hội cho thấy những khác biệt hiện tại về thu nhập sẽ còn

tồn tại đến các thế hệ tiếp theo trừ khi các liên kết đa thế hệ tạo ra sự khác biệt này bị

phá vỡ. Chính vì vậy, các hình thái bất bình đẳng hiện hữu trên thị trường lao động sẽ

duy trì đến thế hệ con cháu của những người không tận dụng được cơ hội do quá trình

tăng trưởng mang lại, và có thể làm cho các nhóm dân tộc vốn đã nghèo lại trở nên

nghèo hơn nữa. Mặc dù bất bình đẳng về trình độ học vấn đã giảm trong những năm

gần đây, đặc biệt ở bậc tiểu học, nhưng trình độ học vấn của trẻ em nông thôn nghèo

vẫn còn thấp và đặc điểm của hộ gia đình nơi các em sinh ra tiếp tục là một chỉ báo

quan trọng cho biết liệu các em có được học tiếp phổ thông trung học và bậc học cao

hơn hay không. Bởi vậy, các hình thái bất bình đẳng hiện tại về thu nhập sẽ duy trì

đến thế hệ sau của những người không có khả năng tận dụng cơ hội do quá trình tăng

trưởng mang lại, dẫn đến khả năng tình trạng nghèo kéo dài qua các thế hệ. Thực

trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam

trong giai đoạn vừa qua được thể hiện ở những khía cạnh sau đây.

2.3.2.1. Tăng trưởng đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm người giàu, dẫn đến sự

bất bình đẳng về thu nhập

Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng con đường phát triển của Việt Nam

là con đường của sự tăng trưởng mà không có sự gia tăng đáng kể về bất bình đẳng

(Viện KHXH Việt Nam, 2010). Tuy vậy, tình hình thực tế những năm gần đây đã

dần thay đổi và bất bình đẳng ngày càng gia tăng. Phân tích từ số liệu VHLSS 2004

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 108: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

98

- 2010, cho thấy tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong thu nhập thực tế của các hộ trung

bình là 8% năm. Tuy nhiên, giữa những năm 2000 tăng trưởng lại không đồng đều

giữa các hộ, các hộ giàu có mức tăng trưởng mạnh hơn các hộ nghèo. Sự khác biệt

về tỷ lệ tăng trưởng của các hộ phản ánh một số những thay đổi nghịch trong cơ cấu

kinh tế: thay đổi về lợi ích thu được từ giáo dục và các kỹ năng làm việc, sự chuyển

đổi giữa các ngành nghề và việc làm, sự dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị để đi

tìm việc làm từ đó tạo ra sự khác biệt về điều kiện sống trong dân cư.

Hình 2.13 cho thấy đường cong về tỷ lệ tăng trưởng6 sử dụng chỉ số thu nhập

bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng phân theo nhóm thu nhập năm 2004 và

2010. Tốc độ tăng trưởng thu nhập thực tế trong giai đoạn 2004-2010 đã có sự thay

đổi ở các điểm khác nhau trong phân bố thu nhập, từ khoảng 4% cho các hộ ở cận

dưới của phân bố thu nhập đến 9% cho các hộ ở cận trên của phân bố thu nhập.

Tăng trưởng gắn với giảm nghèo. Tuy nhiên, vì tăng trưởng lại tạo điều kiện thuận

lợi cho hộ khá giả nên khoảng cách tương đối và tuyệt đối về thu nhập giữa hộ giàu

và hộ nghèo đã ngày một gia tăng.

Hình 2.12: Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người theo nhóm thu nhập

6 Đường cong về tỉ lệ tăng trưởng cho thấy tỉ lệ tăng trưởng hàng năm giữa hai thời điểm, tương ứng cho các

khoảng bách phân vị cụ thể trong phân bố thu nhập (Ravallion, 1997).

Thu nhập bình quân đầu người 2004-2010

Tốc độ tăng bình quân (%)

1000VNĐ (Tính theo giá năm 2010)

10 nhóm phân vị theo thu nhập

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 109: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

99

Xu hướng gia tăng bất bình đẳng đi kèm với tăng trưởng kinh tế là một xu

hướng phổ biến ở các nước đang phát triển khu vực Đông Á và Thái Bình Dương

(Ngân hàng Thế giới, 2011). Trong khi sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập có thể

là biểu hiện của quá trình tăng trưởng giúp tăng tổng thu nhập và giảm nghèo, và do

vậy có thể được coi là kết quả tự nhiên của bức tranh kinh tế trong đó tạo điều kiện

thúc đẩy tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo và tiến bộ kinh tế, nhưng nếu không

kiểm soát thì một số hình thức bất bình đẳng này có thể dẫn tới tình trạng căng

thẳng xã hội và làm giảm mức độ gắn bó xã hội. Nghiên cứu về “nhận thức về bất

bình đẳng” ghi nhận lại các nguồn gốc của bất bình đẳng được xem là “có thể chấp

nhận được” và “không thể chấp nhận được”: sự giàu có là chấp nhận được (và đáng

ngưỡng mộ) nếu đạt được do chăm chỉ, may mắn hoặc do có trình độ. Nhưng nếu

sự giàu có đạt được là nhờ các hành động phi pháp hay do sử dụng quyền lực hoặc

khả năng gây ảnh hưởng một cách sai trái thì lại là không thể chấp nhận được.

2.3.2.2. Tăng trưởng kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình thực hiện mục

tiêu xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Trong thập kỷ vừa qua, công cuộc giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu

to lớn, góp phần thực hiện công bằng xã hội.

Hình 2.13: Xu hướng Gini, tỷ lệ nghèo và tốc độ GDP

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 110: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

100

Theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011 -

2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 18,1% năm 2004 xuống còn 11,1% năm 2012.

Tuy nhiên, vẫn còn chênh lệch lớn giữa dân tộc Kinh/Hoa và DTTS về điều kiện

sống và tỷ lệ nghèo với xu hướng ngày càng giãn rộng. Nghèo đói còn tập trung ở

một số địa bàn vùng sâu vùng xa, vùng bãi ngang ven biển và vùng đông đồng bào

DTTS. Mặc dù DTTS chỉ chiếm 15% tổng dân số, nhưng lại chiếm 48% số người

nghèo ở Việt Nam. Năm 2012, còn trên 42% hộ gia đình DTTS sống dưới chuẩn

nghèo, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng TD&MNPB là 24,2%, Tây Nguyên là 18,6%,

BTB&DHMT là 16,7%, khu vực nông thôn là 14,4% (cao gấp 4 lần so với khu vực

thành thị).

Bảng 2.20: Tỷ lệ hộ nghèo theo vùng

Đơn vị: %

2004 2006 2008 2010 2012

Cả nước 18,1 15,5 13,4 14,2 11,1

Thành thị 8,8 7,7 6,7 6,9 3,9

Nông thôn 21,2 18 16,1 17,4 14,4

Kinh\Hoa 14,3 11,8 10,1 9,3 6,6

Dân tộc thiểu số 49,0 44,6 39,8 47,6 42,2

Đồng bằng sông Hồng 14,1 10 8,6 8,3 6,1

Trung du và miền núi phía Bắc 30,2 27,5 25,1 29,4 24,2

Bắc Trung Bộ và DHMT 25,7 22,2 19,2 20,4 16,7

Tây Nguyên 26,1 24 21 22,2 18,6

Đông Nam Bộ 3,2 3,1 2,5 2,3 1,4

Đồng bằng sông Cửu Long 14,4 13 11,4 12,6 10,6

Nguồn: Kết quả VLHSS 2004-2012, TCTK.

Chỉ số khoảng cách nghèo và khoảng cách nghèo bình phương7 cho thấy điều

kiện sống của người nghèo đã được cải thiện không chỉ đối với các hộ có thu nhập

7 Khoảng cách nghèo đo lường mức độ bình quân khoảng cách giữa mức sống của tất cả những người nghèo so với chuẩn nghèo. Khoảng cách nghèo bình phương thể hiện mức độ trầm trọng của nghèo đói, được tính tương tự nhưng gán trọng số cao hơn cho các hộ mà có mức sống cách xa chuẩn nghèo hơn.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 111: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

101

sát với chuẩn nghèo mà cả với hộ nghèo hơn. Năm 2004, thu nhập bình quân của hộ

nghèo thấp hơn so với chuẩn nghèo khoảng 4,7%, giảm xuống còn 3% vào năm

2012; mức độ trầm trọng về nghèo đói cũng giảm từ 13,7% năm 2004 xuống còn

10,5% vào năm 2012.

Tuy nhiên, nghèo trầm trọng vẫn diễn ra ở khu vực nông thôn, trong nhóm

hộ DTTS và ở vùng TD&MNPB. Năm 2012, chỉ số khoảng cách nghèo ở khu vực

nông thôn cao gấp 4 lần so với thành thị; của hộ DTTS cao gấp gần 10 lần so với hộ

người Kinh\Hoa; của vùng TD&MNPB cao 4,9 lần so với vùng ĐBSH, cho thấy

thu nhập của hộ nghèo trong những vùng này còn cách xa so với chuẩn nghèo.

Bảng 2.21: Chỉ số khoảng cách nghèo và khoảng cách nghèo bình phương

Chỉ số khoảng

cách nghèo Thay đổi

Chỉ số bình phương khoảng

cách nghèo Thay đổi

2004 2012 2004 2012 Chung 0,047 0,03 -0,017 0,137 0,105 -0,032

Khu vực

Thành thị 0,023 0,010 -0,013 0,101 0,059 -0,042

Nông thôn 0,055 0,039 -0,016 0,147 0,119 -0,028

Dân tộc

Kinh 0,035 0,017 -0,018 0,117 0,078 -0,039

Dân tộc thiểu số 0,138 0,111 -0,027 0,239 0,202 -0,037

Vùng

Đồng bằng sông Hồng 0,034 0,016 -0,018 0,109 0,075 -0,034

Trung du và miền núi phía Bắc 0,079 0,079 0 0,171 0,172 0,001

Bắc Trung Bộ và DHMT 0,074 0,038 -0,036 0,173 0,118 -0,055

Tây Nguyên 0,074 0,041 -0,033 0,178 0,118 -0,06

Đông Nam Bộ 0,006 0,005 -0,001 0,044 0,041 -0,003

Đồng bằng sông Cửu Long 0,032 0,024 -0,008 0,124 0,093 -0,031

Nguồn: VLHSS 2004-2012, TCTK

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 112: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

102

Tốc độ giảm nghèo có xu hưởng giảm xuống và có xu hướng chậm hơn so với

tốc độ tăng trưởng. Như vậy, giai đoạn 2002-2006, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 28,9% năm

2002 xuống 15,5% năm 2006; trong khi đó, giai đoạn 2008-2012, tỷ lệ hộ nghèo tăng

từ 13,4% năm 2008 lên 14,2% năm 2010 và giảm 11,1% năm 2012 . Điều này được

giải thích một phần bởi sự suy giảm trong tốc độ tăng trưởng GDP giữa thời kỳ sau so

với thời kỳ trước (là 7,7% thời kỳ 2002-2006 và 6,04% thời kỳ 2008-2012).

Bảng 2.22: So sánh tăng trưởng và giảm nghèo qua các năm 2002 - 2012

2002 2004 2006 2008 2010 2012

Tốc độ tăng trưởng (%) 7,08 7,79 8,23 6,31 6,78 5,03

Tỷ lệ nghèo đói (%) 28,9 18,1 15,5 13,4 14,2 11,1

Nguồn: Niên giám thống kê 2002, 2004, 2008,2012, TCTK

Thu nhập bình quân của hộ gia đình có tác động thuận tới giảm nghèo, còn

bất bình đẳng trong thu nhập có tác động ngược lại đối với giảm nghèo. Hệ số co

giãn giữa tỷ lệ nghèo theo thu nhập giảm dần trong giai đoạn 2004-2012 (từ 2,3 năm

2004 xuống 2,0 năm 2012). Năm 2004, khi tăng thu nhập thêm 1% thì tỷ lệ nghèo sẽ

giảm khoảng 2,3%, trong khi con số này của năm 2012 là 2,0%, cho thấy giảm nghèo

khó khăn hơn. Nói cách khác, để giảm tỷ lệ nghèo với cùng một mức, thu nhập cần

phải tăng lên nhiều hơn so với trước. Riêng đối với DTTS, vùng TD&MNPB,

BTB&DHMT và ĐBSCL, hệ số co giãn tỷ lệ nghèo theo thu nhập có xu hướng tăng

trong giai đoạn 2004-2012, phản ánh vai trò quan trọng của việc nâng cao thu nhập hộ

gia đình đến mục tiêu giảm nghèo ở những vùng còn khó khăn.

Năm 2012, hệ số co giãn tỷ lệ nghèo theo Gini tính theo thu nhập là 4,3, tức là

nếu hệ số Gini tăng 1% thì tỷ lệ nghèo tăng khoảng 4,3%. Hệ số này tăng lên ở tất cả

các nhóm trong giai đoạn 2004-2012 cho thấy việc gia tăng bất bình đẳng trong phân

phối thu nhập có tác động tiêu cực đến giảm nghèo, làm chậm tốc độ giảm nghèo.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 113: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

103

Bảng 2.23: Hệ số co giãn giữa tỷ lệ nghèo và tăng trưởng thu nhập

Hệ số co giãn của tỷ lệ

nghèo đói theo thu nhập bình quân

Hệ số co giãn của tỷ lệ nghèo đói theo GINI

2004 2012 Thay đổi 2004 so với 2012

2004 2012 Thay đổi 2012 so với 2004

Chung -2,3 -2,0 -0,3 3,0 4,3 1,3

Khu vực

Thành thị -0,9 -0,8 -0,2 2,1 2,6 0,5

Nông thôn -2,9 -2,7 -0,2 3,3 4,9 1,6

Dân tộc

Kinh -2,1 -1,6 -0,5 3,0 3,7 0,7

Dân tộc thiểu số -4,0 -5,8 1,8 2,5 6,5 4,0

Vùng

Đồng bằng sông Hồng -2,1 -1,3 -0,8 2,8 3,3 0,5

Trung du và miền núi phía Bắc -3,5 -4,1 0,6 3,4 5,4 2,0

Bắc Trung Bộ và DHMT -3,3 -3,6 0,3 3,3 5,5 2,2

Tây Nguyên -3,0 -2,9 -0,1 2,9 4,2 1,3

Đông Nam Bộ -0,4 -0,4 0,0 1,7 1,8 0,1

Đồng bằng sông Cửu long -2,5 -2,8 0,2 3,2 4,8 1,6

Nguồn: VLHSS,2004-2012, TCTK

Sử dụng số liệu mảng của cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2010 và

2012 để phân tích thay đổi của nghèo đói theo ba yếu tố tác động: do tăng thu nhập

trung bình, do phân bố thu nhập và do các yếu tố khác theo phương pháp của Datt

và Ravallion (1991), cho kết quả ở bảng 2.25:

Bảng 2.24: Phân rã sự thay đổi của tỷ lệ nghèo theo tăng trưởng thu nhập và phân

phối thu nhập

Chung Thành thị Nông thôn Dân tộc thiểu số

Tăng trưởng thu nhập -2,68 -0,98 -3,39 -6,90

Phân phối thu nhập -0,51 -2,73 0,64 2,84

Yếu tố khác 0,08 0,71 -0,25 -1,34

Thay đổi tỷ lệ nghèo 2012-2010 -3,10 -3,00 -3,00 -5,40

Nguồn: VHLSS 2010-2012, TCTK

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 114: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

104

Kết quả cho thấy nguyên nhân giảm nghèo phần lớn là do từ tăng thu nhập

và phân phối lại thu nhập. Trong giai đoạn 2010-2012, tăng trưởng kinh tế có tác

động làm tăng thu nhập bình quân, làm giảm 2,6 điểm phần trăm tỷ lệ nghèo; phân

phối lại thu nhập cho người nghèo thông qua các chương trình giảm nghèo đã làm

giảm 0,5 điểm phần trăm tỷ lệ nghèo.

Đối với khu vực nông thôn và DTTS, tăng trưởng kinh tế làm tăng nhanh thu

nhập của người nghèo do vậy tác động làm giảm nghèo nhanh, trong khi phân phối

thu nhập không có tác động đến giảm tỷ lệ nghèo. Ngược lại, trong khi tăng trưởng

kinh tế ở khu vực thành thị tác động không đáng kể đến giảm tỷ lệ nghèo thì phân

phối thu nhập lại có tác động rất tích cực đến giảm tỷ lệ nghèo.

2.3.2.3. Tăng trưởng và phát triển con người

Việt Nam không chỉ thành công trong việc tăng thu nhập mà còn tiến bộ

trong phát triển con người. Tương tự như trường hợp tăng trưởng thu nhập và giảm

nghèo, tiến bộ trong lĩnh vực này cũng không đồng đều. Bất bình đẳng có thể làm

giảm quá trình tăng trưởng nếu như nguyên nhân của những bất bình đẳng đó là do

những khác biệt về nguồn gốc dân tộc, giới tính và những cơ hội mang tính bất bình

đẳng trong việc tiếp cận giáo dục, đây là những yếu tố làm cản trở một số nhóm dân

tộc trong việc tham gia một cách đầy đủ vào quá trình tăng trưởng kinh tế.

Thu nhập là vấn đề quan trọng khi quyết định khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ

bản. Việc “xã hội hóa” y tế và giáo dục ở Việt Nam là chú trọng tới việc chia sẻ các

chi phí và trách nhiệm xã hội giữa các cá nhân, nhà nước và khu vực phi nhà nước.

Do vậy, sự gia tăng chênh lệch về thu nhập sẽ góp phần làm gia tăng khoảng cách

chênh lệch về mặt xã hội, trong đó bao gồm chênh lệch về tỷ lệ nhập học (đặc biệt là

ở cấp trung học và đại học) và chênh lệch về khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế.

Phân tích dựa trên VHLSS cho thấy chi tiêu cho giáo dục đã tăng về giá trị

thực tế trong năm 2004 và 2010 ở các cấp độ và các chi phí mà các hộ phải bỏ tiền

túi ra trang trải tăng lên khi con cái của họ chuyển từ cấp tiểu học lên cấp trung học

cơ sở và trung học phổ thông. So với hộ nghèo, các hộ giàu chi tiêu nhiều hơn cho

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 115: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

105

việc học hành của con cái nói chung và cho các khóa học phụ đạo và dạy kèm nói

riêng. Với những thuận lợi này, học sinh con nhà giàu học tốt hơn và có thể đạt

trình độ và kỹ năng đào tạo cao hơn.

Ngân hàng Thế giới (2012) chỉ ra rằng mặc dù bệnh tật tập trung nhiều hơn ở

các hộ nghèo nhưng so với các hộ giàu thì khả năng họ sử dụng các dịch vụ y tế lại

ở mức thấp hơn. Hơn nữa, phân bố chi tiêu công trong khu vực y tế chủ yếu là từ

các hộ giàu, chẳng hạn như chi tiêu cho các trung tâm y tế xã mà các hộ nghèo nông

thôn sử dụng lại ở mức rất nhỏ so với chi tiêu cho các bệnh viện nhà nước mà các

hộ khá giả sử dụng.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và

tăng trưởng kinh tế

Từ phân tích ở trên, luận án đưa ra một số đánh giá về thực trạng mối quan

hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam như sau:

- Việt Nam đã thực hiện ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bắt đầu

chú ý đến mục tiêu công bằng trong phân phối thu nhập

Có thể khẳng định những thành tựu đạt được trong việc tăng trưởng kinh tế đã

tạo những bước tiền đề vật chất để Việt Nam từng bước giải quyết vấn đề xã hội

như góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động ngày càng tăng,

là nguyên nhân cơ bản khiến tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh, cũng như làm cơ sở cho

việc nâng cao phúc lợi xã hội, thể hiện ở chỉ số phát triển con người cao so với

nhiều nước có cùng trình độ phát triển. Ngược lại, việc giải quyết tốt một số vấn đề

về công bằng xã hội như vấn đề phân phối, giáo dục, huy động nguồn vốn, giải

quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo… đã giúp tăng trưởng kinh tế trở nên bền vững

hơn. Tuy nhiên, đã xuất hiện nhiều dấu hiệu cảnh báo về chất lượng tăng trưởng của

nền kinh tế, việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã

hội đang đặt ra nhiều vấn đề nan giải, trong đó nổi bật lên là sự phân hoá giàu

nghèo ngày càng sâu sắc dưới áp lực tăng trưởng bằng mọi giá, tăng trưởng theo kế

hoạch đề ra (Hoàng Đức Thân, 2010).

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 116: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

106

- Phân phối thu nhập không được thực hiện một cách đồng đều

Do tăng trưởng không mở rộng cơ hội việc làm tương ứng, chi phí tạo ra một

chỗ việc làm cao, có nghĩa là tăng trưởng cao nhưng tạo ít thu nhập cho người lao

động. Vì vậy, lợi ích của tăng trưởng không được phân bổ một cách rộng rãi, số

người có thu nhập mới và mức độ nâng cao thu nhập của mỗi người tăng chậm hơn

mức có thể. Một phần lớn thu nhập được chuyển sang những người sở hữu các

nguồn lực khác ngoài lao động thay vì chuyển một phần thoả đáng cho những người

chỉ sở hữu sức lao động mà thiếu các nguồn lực khác. Vì vậy, khoảng cách giữa

nhóm người giàu và nhóm người nghèo ngày càng doãng ra. Thêm nữa, một phần

lớn thu nhập được tạo ra và phân bố tại các trung tâm tăng trưởng lớn, trong khi dân

cư các địa phương miền núi và nông thôn, vùng sâu, vùng xa được hưởng lợi ít hơn

nhiều từ tăng trưởng. Kết quả là sự phân hoá giàu - nghèo theo vùng gia tăng.

- Mô hình tăng trưởng kinh tế và cơ chế phân bổ nguồn lực có ảnh hưởng

trực tiếp mạnh nhất và lâu dài đến việc bất bình đẳng thu nhập

Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện định hướng ưu tiên phân bổ

nguồn lực: (i) cho các doanh nghiệp, ngành và dự án dùng nhiều vốn; (ii) cho các

vùng có khả năng tăng trưởng cao (vùng trọng điểm); và (iii) cho các doanh nghiệp

nhà nước. Việc áp dụng mô hình tăng trưởng và định hướng phân bổ nguồn lực như

vậy đã có những ảnh hưởng mạnh đến công bằng và kéo theo gia tăng bất bình đẳng

(Lê Quốc Hội, 2009). Thực tế cho thấy đầu tư vào các ngành và dự án dùng nhiều

vốn sẽ không khai thác được lợi thế của Việt Nam là một nước dư thừa lao động và

kết quả là chi phí tạo ra một chỗ việc làm cao và không mở rộng cơ hội việc làm

tương ứng. Điều này có thể tạo ra tăng trưởng nhưng tạo ít thu nhập cho người lao

động. Lợi ích của tăng trưởng không được phân bổ một cách rộng rãi cho các tầng

lớp dân cư và gây ra tình trạng bất bình đẳng. Việc dành nhiều vốn đầu tư công vào

các vùng trọng điểm có thể tạo ra sự tăng trưởng cao nhưng lại gây ra sự phát triển

không đồng đều về tăng trưởng trong các vùng. Trong phạm vi các tỷnh, nguồn lực

được phân bổ tới các vùng trọng điểm của tỷnh và nhiều lúc chưa dựa trên các tiêu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 117: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

107

chí về nghèo đói cũng đã tạo ra sự chênh lệch về cơ hội và bất bình đẳng. Hơn nữa,

nguồn lực dành cho các vùng có tỷ lệ nghèo cao còn quá nhỏ để tạo ra những chuyển

biến mạnh đối với sự phát triển của các vùng này. Doanh nghiệp nhà nước (DNNN)

tập trung chủ yếu ở các ngành công nghiệp tốn nhiều vốn, lại được hưởng nhiều ưu

đãi như bảo hộ và độc quyền nhưng hoạt động kém hiệu quả, tạo ra ít lợi nhuận hơn

doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Đây là điều bất cập với Việt Nam khi là nước có tình

trạng dư thừa lao động, giá lao động thấp nhưng vẫn chưa tạo được lợi thế cạnh tranh

quốc tế. Nếu nguồn vốn này được đầu tư và sử dụng ở các DNTN thì sẽ tạo ra nhiều

việc làm và lợi nhuận hơn. Hơn nữa, thời gian qua DNTN chưa được đối xử công

bằng với DNNN trên nhiều khía cạnh như tiếp cận tín dụng, đất đai và thông tin. Điều

này cũng cản trở hoạt động của các DNTN – nơi tạo việc làm và thu nhập cho một bộ

phận lớn những người lao động và qua đó góp phần gia tăng bất bình đẳng.

- Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã dẫn đến tăng trưởng nóng và

đã làm phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến bất bình đẳng thu nhập.

Thứ nhất, vấn đề nông dân mất việc làm ở vùng chuyển đổi mục đích sử

dụng đất nông nghiệp. Thực tế, đất đai đóng một vai trò quan trọng như là phương

tiện đảm bảo mưu sinh cho người nông dân và người nghèo. Tuy nhiên quá trình

công nghiệp hóa và đô thị hóa đã dẫn đến tình trạng mất đất của nông dân.. Khi

nông dân mất đất, nguồn thu nhập chính của họ bị giảm sút mạnh và kéo bất bình

đẳng tăng lên. Hơn nữa, quá trình chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất công

nghiệp và đô thị đã làm một số người kể cả quan chức nhà nước giàu lên rất nhanh

chóng, trong khi biến nhiều nông dân thực sự trở thành “vô sản” và ngân sách nhà

nước thì không những không được cải thiện mà còn thất thoát thêm do chi phí đền

bù. Về thực chất, đây là quá trình chuyển đổi và phân phối lại ruộng đất, trong đó

địa tô được chuyển sang tay một số cá nhân có thế lực kinh tế và quyền lực chính

trị, trong số đó không ít người là quan chức của chính phủ (Dapice và cộng sự,

2008). Thứ hai, vấn đề di cư lao động từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm tạo ta

những vấn đề xã hội của lao động nhập cư. Cần phải thừa nhận thực tế rằng di cư ra

thành thị cho phép người nghèo có thể kiếm được thu nhập cao hơn so với những

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 118: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

108

hạn chế về trình độ học vấn và kỹ năng của họ. Nhưng vấn đề phát sinh là khả năng

tiếp cận các dịch vụ xã hội và sản xuất của họ vào đời sống thành thị lại bị hạn chế.

Những hiện tượng này dẫn đến hậu quả xã hội là vấn đề nghèo tương đối ngày càng

nghiêm trọng và phân hoá giàu nghèo gia tăng ở khu vực thành thị. Thứ ba, vấn đề

mất việc làm do tác động của hội nhập, khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Đối với những người di cư từ nông thôn, phần lớn họ là lao động kỹ năng thấp và

làm việc trong những ngành dễ bị biến động của các sốc kinh tế như dệt may, giày

dép… Do vậy, khi khủng hoảng và suy thoái kinh tế xảy ra, phần lớn trong số này

mất việc làm và lại trở về nông thôn, tạo ra sức ép mới cho khu vực nông thôn.

- Quá trình chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị

trường làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập

Quá trình này đã tạo ra bất bình đẳng trong việc tiếp cận những nguồn lực/cơ

hội cho một số vùng, một số ngành và một số bộ phân dân cư trong nền kinh tế. Sự

bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục là một trong những bất bình đẳng về cơ hội

phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, trình độ giáo dục điều hòa việc làm và việc

thường xuyên tiếp cận việc làm lại là nhân tố quan trọng tác động đến sự khác nhau

về thu nhập giữa các ngành và người dân. Thực tế cho thấy, việc tiếp cận giáo dục

và kết quả là trình độ giáo dục giữa nông thôn và thành thị, giữa dân tộc thiểu số và

người Kinh/Hoa ngày càng doãng ra giữa các bậc học. Sự khác nhau trong tiếp cận

giáo dục và trình độ giáo dục là một nhân tố quyết định đến sự khác nhau về kết quả

việc làm và cuộc sống, qua đó làm gia tăng bất bình đẳng. Tuy nhiên ở đây cũng

cần lưu ý một vấn đề là nếu sự chênh lệch về trình độ giáo dục là bắt nguồn từ sự nỗ

lực của bản thân người dân thì sự bất bình đẳng này là mong muốn vì nó tạo ra động

lực cho sự phát triển. Nền kinh tế thị trường dễ tạo ra những cú sốc và tổn thương

đối với tầng lớp người lao động và người nghèo, đặc biệt hơn đối với một nước có

tỷ lệ cao số người nghèo và ở mức cận nghèo như Việt Nam. Do vậy, hạn chế trong

tiếp cận với an sinh xã hội cũng làm gia tăng bất bình đẳng. Mức độ bao phủ của hệ

thống an sinh xã hội đối với người nghèo mặc dù đã tăng lên trong những năm gần

đây nhưng tốc độ vẫn còn chậm. Những hạn chế trong tiếp cận an sinh xã hội cũng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 119: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

109

đã tạo ra sự chênh lệch về mức sống và làm gia tăng bất bình đẳng. Cùng với phát

triển nền kinh tế thị trường là quá trình hội nhập quốc tế gắn với tự do hóa thương

mại. Điều này đã tạo ra những dòng chảy đầu tư lớn vào trong nước, các viên trợ và

nguồn tiền chuyển về từ nước ngoài tạo ra những tác động không đồng đều. Những

người có khiếu kinh doanh và nắm bắt được cơ hội của hội nhập có được thu nhập

khổng lồ, trong khi đó những người vốn được lợi từ chế độ bao cấp trước đây nay

lại trở thành nghèo khó (Ohno, 2008). Một số bộ phận nông dân và dân tộc thiểu số

vẫn ở khâu cuối của chuỗi trao đổi hàng hóa và được hưởng ít lợi ích hơn từ việc

bán hàng hóa của họ. Với việc nền kinh tế và cả xã hội tiếp tục phải gắn với quá

trình hội nhập kinh tế, quá trình này sẽ tiếp tục tạo ra những người thắng - người

thua, người được - người mất. Phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường cũng tạo ra

những sự chênh lệch về phát triển giữa các tỷnh, các vùng. Những tỷnh có vị trí địa

lý thuận lợi, có nhiều nguồn lực tự nhiên và có lực lượng lao động có trình độ đã có

điều kiện phát triển nhanh hơn các tỷnh không có những thuận lợi này. Những tỷnh

có bộ máy hành chính kém hiệu quả và những thủ tục kinh doanh khó khăn cũng đã

dần tụt hậu do khu vực tư nhân ở đó kém năng động hơn và tạo ít việc làm hơn.

- Có tác động của cơ chế xin cho, bao cấp, môi trường kinh doanh không

bình đẳng và thông tin không minh bạch đến bất bình đẳng thu nhập

Nhiều người trở nên giàu kếch xù nhờ đầu cơ đất đai thông qua sự không

minh bạch của thông tin hoặc nhờ đặc quyền tiếp cận với các thông tin nhưng lại chỉ

phải đóng một khoản thuế bất động sản có tính tượng trưng, hoặc thậm chí hoàn

toàn không phải đóng thuế. Không những thế, nhiều người giàu còn trốn tránh được

thuế thu nhập cá nhân. Mặt khác, một bộ phận giàu lên nhanh chóng bằng tham

nhũng, buôn lậu, trốn thuế, ăn cắp bản quyền, mua bán chứng khoán… Trong khi

đó một bộ phận dân cư không có cơ hội làm giàu hoặc làm ăn yếu kém, sinh đẻ

không có kế hoạch, sa vào các tệ nạn xã hội. Xu hướng thương mại hoá tràn lan

trong giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội khác cũng dẫn đến người nghèo khó hoặc

không thể tiếp cận, không được hưởng thụ mà lẽ ra có quyền được hưởng phúc lợi

xã hội… Tình trạng tham nhũng và cơ chế điều hành không minh bạch đã hạn chế

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 120: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

110

những nỗ lực để xây dựng một xã hội bình đẳng dựa trên các quy định của pháp

luật. Điều này cũng đã tác động tiêu cực đến sự tin tưởng và nhận thức của người

dân về tính hợp pháp của sự phân phối thu nhập và cơ hội phát triển (Hoàng Đức

Thân, 2010).

- Chưa thể kết hợp tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội trong

từng chính sách.

Chính sách có rất nhiều loại khác nhau và hiệu lực dài ngắn khác nhau. Có

loại chính sách giải quyết đa mục tiêu, có chính sách chỉ giải quyết một mục tiêu

hoặc kinh tế hoặc xã hội. Chính sách xây dựng có khi thuần tuý chỉ để giải quyết

một vấn đề kinh tế, xã hội cấp bách, tức thời. Chính sách từ khâu xây dựng, ban

hành, triến khai thực hiện và đánh giá có khi là một quá trình rất dài mà nhiều vấn

đề phát sinh không thể dự báo trước được. Mặt khác chính sách nào cũng đòi hỏi

phải có sự gắn kết tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội thì phải đầu tư nghiên

cứu lớn và trình độ cán bộ phải có kiến thức tổng hợp, phải phối hợp liên ngành.

Điều đó, trong nhiều trường hợp, không thể thực hiện được và không bảo đảm tính

kịp thời của chính sách. Do vậy chỉ có thể gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ,

công bằng xã hội trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội, trong một số chính sách

đường lối, chính sách tổng thể dài hạn.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã đánh giá được thực trạng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng

trong phân phối thu nhập ở Việt Nam dưới một số khía cạnh và đã chỉ ra những

thành tựu kinh tế cũng như những hạn chế do chính sách liên quan đến phân phối

thu nhập mang lại. Bên cạnh đó luận án cũng phân tích thực trạng mối quan hệ giữa

bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, từ đó rút ra những đánh

giá chung về mối quan hệ này.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 121: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

111

CHƯƠNG 3

ƯỚC LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG THU

NHẬP TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Những phân tích ở chương 2 đã chỉ ra thực trạng bất bình đẳng thu nhập,

tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh

tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, để lượng hóa một cách cụ thể tác động của bất bình đẳng

trong phân phối thu nhập tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, chương này sẽ xây

dựng mô hình kinh tế lượng để kiểm định và ước lượng tác động đó trong giai đoạn

2000-2010. Kết quả ước lượng và kiểm định của các mô hình sẽ làm sáng tỏ hơn và

bổ sung cho những phân tích đã trình bày ở chương 2.

3.1. Xác định mô hình và phương pháp ước lượng

3.1.1 Mô hình ước lượng

Chương 1 đã giới thiệu lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan

hệ giữa phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Trong chương này, luận án sẽ

ứng dụng một số mô hình được nghiên cứu ở một số nước để xây dựng mô hình

đánh giá tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng ở Việt Nam.

Trong nghiên cứu “Bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế: Xem xét mối quan

hệ thực nghiệm” Knowles (2001) đã sử dụng mô hình ước lượng tác động của bất

bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng như sau:

Growthi = Constant + b1GDPi + b2MSEi + b3FSEi + b4PPPIi + b5Ineqi + ei.

Trong đó, Growth là tốc độ tăng trưởng GDP, MSE và FSE là số năm đi học

bình quân của nam và nữ, PPPI là giá trị đầu tư tính theo sức mua tương đương và

Ineq là bất bình đẳng trong thu nhập. Nghiên cứu cũng sử dụng cách ước lượng mô

hình với số liệu mảng để ước lượng mô hình trên.

Tham khảo mô hình trên, căn cứ vào lý thuyết và cân nhắc thực tế Việt Nam cùng

nguồn dữ liệu sẵn só, luận án sẽ sử dụng mô hình thực nghiệm sau để ước lượng tác

động của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam:

ieXINEQUALITYGROWTH +++= 210 βββ

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 122: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

112

Trong đó, GROWTH là biến tốc độ tăng trưởng GDP, tuy nhiên dựa vào

phân tích phân tích phân phối của GDP, nghiên cứu sẽ sử dụng dạng hàm với biến

phụ thuộc là LnGDP. INEQUALITY là biến số đo lường bất bình đẳng thu nhập.

Luận án sử dụng 2 biến đo lường bất bình đẳng thu nhập để đại diện cho biến

INEQUALITY là GINI và INCGAP. Biến GINI là hệ số GINI được sử dụng để

biểu thị bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Ở Việt Nam số liệu về GINI không

có sẵn cho các tỷnh/thành. Tác giả đã tự tính hệ số GINI cho các tỷnh thông qua bộ

số liệu VHLSS cho các năm 2004, 2006, 2008 và 2010. Biến INCGAP là biến đo

lường khoảng cách thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất. Biến này

cũng được tính cho các tỷnh/thành thông qua các bộ số liệu VHLSS.

X là các biến số ngoại sinh có tác động đến tăng trưởng kinh tế và được giải

thích chi tiết trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Các biến số sử dụng trong mô hình

TT Ký hiệu Tên biến Nguồn

1 GINI

Hệ số GINI đo lường bất bình đẳng trong phân phối

thu nhập

Tính toán từ

VHLSS

2 INCGAP Khoảng cách thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất VHLSS

3 INVEST Vốn đầu tư TCTK

4 GINI_INVEST Biến tương tác giữa GINI và INVEST VHLSS, TCTK

5 GINI2 Bình phương của biến GINI VHLSS

6 INCGAP2 Bình phương của INCGAP VHLSS

7 INVEST_GDP Tỷ lệ đầu tư trong GDP TCTK

8 LFS Lực lượng lao động TCTK

3.1.2 Phương pháp ước lượng

Để khắc phục vấn đề thiếu biến hay không quan sát được một số biến số độc

lập trong mô hình, luận án sử dụng phương pháp hồi quy với số liệu mảng theo

tỷnh/thành nhằm đo lường tác động của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tới

tăng trưởng kinh tế. Điều quan trọng với số liệu mảng là phải chọn phương pháp

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 123: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

113

ước lượng phù hợp, đó là các mô hình tác động cố định (fixed effects model - FE)

hoặc mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effects model). Mô hình tác động cá

thể riêng biệt cho phép mỗi đơn vị theo không gian như mỗi cá thể, mỗi doanh

nghiệp, mỗi tỷnh hoặc mỗi quốc gia... có số hạng chặn khác nhau mặc dù tất cả

các hệ số góc là như nhau, cho nên:

x ititiity εβα +′+= (*)

trong đó itε có phân bố xác định và độc lập đối với i và t . Hệ số iα là

biến ngẫu nhiên thể hiện các đặc tính không quan sát được, trong phần này

chúng ta giả thiết nó là biến ngoại sinh.

[ ] ,,...,1,0,...,, 1 TtiTiiit == xxE αε (**)

Hay số hạng sai số được giả thiết là có kỳ vọng có điều kiện theo giá trị

quá khứ, hiện tại và tương lai của các biến giải thích bằng 0.

a) Ước lượng tác động cố định (Fixed effects Estimator)

Một dạng của mô hình (*) coi iα như một biến ngẫu nhiên không quan sát

được và nó có khả năng tương quan với các biến quan sát được itx . Mô hình biến

thể này được gọi là mô hình tác động cố định. Mô hình tác động cố định cần thỏa

mãn một số giả thiết sau :

Giả thiết 1 : Mẫu được chọn ngẫu nhiên theo không gian

Giả thiết 2 : Kỳ vọng có điều kiện của sai số ngẫu nhiên theo biến giải

thích tại mọi thời điểm và đặc tính không quan sát được bằng 0.

[ ] ,,...,1,0,...,, 1 TtiTiiit == xxE αε

Giả thiết 3 : Các biến giải thích thay đổi theo thời gian (với ít nhất một số

cá thể i) và không có quan hệ đa cộng tuyến hoàn hảo.

Giả thiết 4 : Phương sai của sai số ngẫu nhiên đồng đều.

( ) ( ) 2, εσεαε == ititiit VarVar x

Giả thiết 5 : Sai số ngẫu nhiên không có tự tương quan.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 124: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

114

( ) stCov itiisit ≠∀= 0x,, αεε

Giả thiết 6 : Sai số ngẫu nhiên với điều kiện các biến giải thích và đặc tính

không quan sát được có phân bố độc lập xác định ( )2,0 εσN .

Nếu tác động cố định xảy ra và tương quan với itx thì rất nhiều phương

pháp ước lượng như OLS gộp sẽ không chính xác. Thay vào đó, cần sử dụng

phương pháp ước lượng (gạt bỏ iα ) để đảm bảo ước lượng chính xác β .

Ước lượng tác động cố định không giống với ước lượng bình phương nhỏ

nhất thông thường (OLS) gộp hay ước lượng giữa các cá thể (between), nó khai

khác những đặc trưng đặc biệt của số liệu mảng. Trong số liệu mảng ngắn hạn, ước

lượng tác động cố định đo lường sự liên kết giữa độ lệch của biến giải thích so với

giá trị trung bình theo thời gian của các biến đó tính theo từng cá thể riêng biệt và

độ lệch của biến phụ thuộc so với giá trị trung bình theo thời gian của nó theo từng

cá thể riêng biệt. Ước lượng này sử dụng sự biến thiên của số liệu theo thời gian.

Hạn chế chủ yếu của ước lượng tác động cố định là không xác định được

hệ số của các biến giải thích không thay đổi theo thời gian (time-invariant

variable) trong mô hình từng cá thể vì nếu iit xx = thì ii xx = cho nên ( ) 0=− iit xx .

Ví dụ, sử dụng số liệu mảng hồi quy các yếu tố tác động đến việc làm, trong đó

ta quan tâm đến tác động của ngành, hình thức sở hữu (giả sử các doanh nghiệp

không thay đổi ngành hay hình thức sở hữu) nhưng nếu sử dụng ước lượng từng

cá thể thì chúng ta sẽ không thu được các hệ số tương ứng với các biến này.

b) Ước lượng tác động ngẫu nhiên (Random Effects Estimator)

Một dạng khác của mô hình (*) giả thiết rằng những tác động cá thể không

quan sát được iα là biến ngẫu nhiên và nó có phân phối độc lập với các biến giải

thích. Mô hình biến thể này được gọi là mô hình tác động ngẫu nhiên. Mô hình

tác động ngẫu nhiên cần thỏa mãn một số giả thiết như sau :

Giả thiết 1 : Mẫu được chọn ngẫu nhiên theo không gian

Giả thiết 2 : Kỳ vọng có điều kiện của sai số ngẫu nhiên theo biến giải

thích tại mọi thời điểm và đặc tính không quan sát được bằng 0.

[ ] ,,...,1,0,...,, 1 TtiTiiit == xxE αε

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 125: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

115

Giả thiết 3 : Kỳ vọng có điều kiện của đặc tính không quan sát được theo

các biến giải thích bằng 0 : ( ) 0x =iiE α

.

Giả thiết 4 : Các biến giải thích (bao gồm cả biến thay đổi và không thay

đổi theo thời gian) không có quan hệ đa cộng tuyến hoàn hảo.

Giả thiết 5 : Phương sai của sai số ngẫu nhiên đồng đều.

( ) ( ) 2, εσεαε == ititiit VarVar x

Giả thiết 6 : Phương sai của đặc tính không quan sát được đồng đều.

( ) 2x ασα =iiVar

Giả thiết 7 : Sai số ngẫu nhiên không có tự tương quan.

( ) stCov itiisit ≠∀= 0x,, αεε

Giả thiết 8 : Sai số ngẫu nhiên với điều kiện các biến giải thích và đặc tính

không quan sát được có phân bố độc lập xác định ( )2,0 εσN .

Mô hình này phương pháp ước lượng OLS gộp cho ước lượng vững

nhưng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) gộp sẽ cho ước

lượng hiệu quả hơn. Ước lượng GLS khả thi của mô hình tác động ngẫu nhiên,

được gọi là ước lượng tác động ngẫu nhiên.

Việc lựa chọn mô hình ước lượng với số liệu dạng mảng phụ thuộc vào

đặc điểm số liệu cũng như mô hình lý thuyết, đối với hồi quy số liệu mảng sử

dụng kiểm định Hausman để xác định mô hình ước lượng dạng tác động cố định

hay tác động ngẫu nhiên.

c) Kiểm định Hausman

Nếu tác động quan sát là cố định thì ước lượng từng cá thể wβ̂ là vững trong khi

ước lượng tác động ngẫu nhiên REβ~

là không vững. Ở đây β là véc tơ các hệ số hồi

quy của những biến giải thích biến thiên theo thời gian. Vì vậy có thể kiểm định tác

động cố định bằng kiểm định Hausman. Kiểm định này xem xét giữa ước lượng từng

cá thể và ước lượng tác động ngẫu nhiên có sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê

hay không. Kết quả kiểm định cho từng mô hình được thể hiện trong phụ lục. Nguyên

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 126: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

116

tắc kết luận các kiểm định Hausman như sau: Nếu giá trị Prob>chi2 trong bảng kiểm

định mà nhỏ hơn 0,05 (tương ứng với mức α=5%) thì kết luận mô hình chỉ định có

dạng là mô hình tác động cố định; ngược lại nếu giá trị này lớn hơn 0,05 thì kết luận

mô hình chỉ định có dạng là mô hình tác động ngẫu nhiên.

3.2. Số liệu

- Số liệu từ Tổng cục thống kê

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng các loại số liệu thống kê chủ yếu sau

cho các tỷnh/thành: GDP, đầu tư, lao động theo tỷnh cho các năm 2004, 2006, 2008

và 2010, được công bố của Tổng cục thống kê (TCTK).

- Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS)

Đây là cuộc điều tra nhằm thu thập các thông tin làm căn cứ đánh giá mức

sống, đánh giá tình trạng nghèo đói và phân hoá giàu nghèo để phục vụ công tác

hoạch định các chính sách, kế hoạch và các chương trình mục tiêu quốc gia của

Đảng và Nhà nước nhằm không ngừng nâng cao mức sống dân cư trong cả nước,

các vùng và các địa phương. Ngoài ra, thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu, phân

tích một số chuyên đề về quản lý điều hành và quản lý rủi ro và phục vụ tính toán

tài khoản quốc gia.

Nội dung của VHLSS bao gồm:

- Một số đặc điểm về nhân khẩu học của các thành viên trong hộ, gồm: Tuổi,

giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân.

- Thu nhập của hộ gia đình, gồm: Mức thu nhập; thu nhập phân theo nguồn

thu (tiền công, tiền lương; hoạt động sản xuất tự làm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ

sản; hoạt động ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ tự làm của hộ gia đình; thu

khác); thu nhập phân theo khu vực kinh tế và ngành kinh tế.

- Chi tiêu hộ gia đình: mức chi tiêu, chi tiêu phân theo mục đích chi và khoản

chi (chi cho ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, y tế, văn hoá, v.v… và chi khác theo danh

mục các nhóm/khoản chi tiêu để tính quyền số chỉ số giá tiêu dùng).

- Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng thành viên hộ

gia đình; Tình trạng việc làm, thời gian làm việc.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 127: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

117

- Đối tượng, đơn vị và phạm vi: gồm các hộ gia đình, các thành viên hộ gia

đình được chọn trên 63 tỷnh thành. Cuộc khảo sát áp dụng phương pháp phỏng

vấn trực tiếp. Điều tra viên đến hộ, gặp chủ hộ và những thành viên trong hộ có

liên quan để phỏng vấn và ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn hộ gia đình.

Vì đây là cuộc khảo sát được tiến hành 2 năm một lần của TCTK, nên

nghiên cứu đã xử lý bộ số liệu này cho các năm 2004, 2006, 2008 và 2010. Sau đó

kết nối các năm lại để có một bộ số liệu mảng và theo thời gian.

Nghiên cứu đã kết hợp giữa số liệu đầu tư, GDP, lao động theo tỷnh/thành

và bộ số liệu VHLSS nhằm mục đích đưa các biến số này vào như những biến vĩ

mô trong mô hình. Vì VHLSS nghiên cứu tổng hợp đến cấp hộ gia đình trong các

tỷnh/thành, nên khi ghép số liệu VHLSS này với số liệu thống kê vĩ mô theo

tỷnh/thành cần giả định các hộ gia đình trong cùng một tỷnh/thành sẽ có cùng môi

trường đầu tư và các biến số này thay đổi theo cấp tỷnh/thành và theo thời gian.

3.3. Thống kê và phân phối xác suất của các biến trong mô hình

Bảng 3.2 trình bày một số thống kê cơ bản về các biến trong mô hình. Giá trị

GINI bình quân (sau khi nhân 100) là 37,6, giá trị nhỏ nhất là 28,1 và giá trị lớn

nhất là 58,8. Thống kê cơ bản của các biến khác được sử dụng trong mô hình được

thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Tóm tắt một số thống kê cơ bản về các biến trong mô hình

Tên biến Số quan sát Mean Độ lệch

chuẩn Min Max

LnGDP 252 8.782 0.878 6.706 11.850

LnINVEST 252 8.836 0.932 6.858 14.203

LnLFS 252 6.468 0.568 5.177 8.271

GINI 252 37.610 4.851 28.100 58.800

GINI2 252 1437.970 381.748 789.610 3457.440

GINI_INVEST 252 332.604 57.279 216.751 558.196

Nguồn: Tính toán của tác giả

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 128: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

118

Với mô hình hồi quy tuyến tính, phân bố xác suất của sai số ngẫu nhiên

chính là phân bố xác suất của biến phụ thuộc, do vậy để sai số ngẫu nhiên có phân

bố chuẩn thì biến phụ thuộc phải có phân bố chuẩn. Do vậy luận án sẽ thực hiện

khảo sát đồ thị của các biến được dùng như biến phụ thuộc: Hệ số GINI; Khoảng

cách thu nhập giữa nhóm hộ giàu nhất và nghèo nhất (Incgap); Tổng giá trị sản

phẩm quốc nội của các tỷnh (GDP) và GDP bình quân đầu người của các tỷnh

(GDPPERC).

- Phân bố xác suất của biên bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (GINI)

và khoảng cách thu nhập (INCGAP) giữa nhóm hộ giàu nhất và nghèo nhất

010

20

30

010

20

30

0 20 40 60 0 20 40 60

2004 2006

2008 2010

Percent

normal GINI

Density

He so gini duoc tinh theo %

Graphs by year

Hình 3.1: Phân bố xác suất của phân phối bất bình đẳng trong thu nhập

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu tổng hợp

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 129: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

119

010

20

30

010

20

30

4 6 8 10 4 6 8 10

2004 2006

2008 2010

Percent

normal incgap

Density

Khoang cach thu nhap giua nhom giau nhat va ngheo nhat

Graphs by year

Hình 3.2: Phân bố xác suất của khoảng cách thu nhập (INCGAP)

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu tổng hợp

Hình 3.1 và 3.2. là biểu đồ hình cột cho biết phân bố xác suất của phân phối

bất bình đẳng trong thu nhập và khoảng cách thu nhập qua các năm. Phân bố này ở

các năm có dạng phân bố gần phân bố chuẩn. Qua quan sát biểu đồ cho thấy giá trị

trung bình đại diện cho số đông nên có thể sử dụng trực tiếp biến GINI và INCGAP

làm biến phụ thuộc trong các mô hình ước lượng.

- Phân bố xác xuất của biến GDP và GDP bình quân đầu người

(GDPPERC)

Hình 3.3 và 3.4 cho biết phân bố xác suất của GDP và GDP bình quân đầu

người theo các tỷnh. Những phân bố này lệch trái, mức GDP và GDP bình quân đầu

người có nhiều tỷnh đạt được nhất (mode) nhỏ hơn giá trị trung bình. Qua quan sát

có thể đánh giá rằng giá trị trung bình không đại diện cho toàn bộ quan sát. GDP và

GDP bình quân đầu người của tỷnh không có phân bố chuẩn. Nếu ta sử dụng trực

tiếp biến số này làm biến phụ thuộc thì kết quả thu được sẽ không được tốt nhất.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 130: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

120

05

00

50

0 50000 100000 150000 0 50000 100000 150000

2004 2006

2008 2010

Percent

gdp

Den

sity

(mean) gdp

Graphs by year

Hình 3.3: Phân bố xác suất của GDP

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu tổng hợp

01

02

03

04

00

10

20

30

40

0 20 40 60 0 20 40 60

2004 2006

2008 2010

Percent

normal gdpperc

De

nsity

gdpperc

Graphs by year

Hình 3.4: Phân bố xác suất của GDP bình quân đầu người

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 131: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

121

Khắc phục vấn đề này, ta xét logarit cơ số tự nhiên của biến GDP và GDP

bình quân đầu người, ký hiệu lần lượt là ln(GDP) ln(GDPPERC). Hình 3.5 và 3.6

thể hiện phân bố xác suất của ln(GDP) và ln(GDPPERC) cùng đồ thị hàm mật độ

xác suất của phân bố chuẩn. So sánh phân bố xác suất của ln(GDP) và

ln(GDPPERC) với đồ thị hàm mật độ xác suất ta thấy ln(GDP) và ln(GDPPERC)

gần phân bố chuẩn. Vì vậy ta có thể sử dụng ln(GDP) thay cho GDP và

ln(GDPPERC) thay cho GDP bình quân đầu người trong mô hình kinh tế lượng.

05

10

15

05

10

15

6 8 10 12 6 8 10 12

2004 2006

2008 2010

Percent

ln_gdp

Den

sity

(mean) ln_gdp

Graphs by year

Hình 3.5: Phân bố xác suất của Ln(GDP)

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu tổng hợp

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 132: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

122

01

02

03

00

10

20

30

1 2 3 4 1 2 3 4

2004 2006

2008 2010

Percent

normal lngdpperc

Den

sity

lngdpperc

Graphs by year

Hình 3.6: Phân bố xác suất của Ln(GDPPERC)

3.4. Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và một số biến giải thích

Lý thuyết đã chỉ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có thể làm tăng

hoặc giảm tăng trưởng. Liệu rằng quan hệ này có phải là dạng tuyến tính không,

ta có thể quan sát biểu đồ hồi quy giữa GINI và ln(GDP) được trình bày trong

hình 3.7. Hình 3.7 thể hiện rõ xu hướng tuyến tính giữa biến bất bình đẳng đo

lường bằng hệ số GINI và các biến tăng trưởng (lnGDP), đầu tư (LnINVEST).

Vì vậy sử dụng dạng hàm có dạng tuyến tính với biến phụ thuộc là GINI trong

trường hợp này sẽ phù hợp.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 133: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

123

30

40

50

60

GIN

I

7 8 9 10 11 12ln_gdp

n = 252 RMSE = 4.855374

GINI = 35.449 + .24613 ln_gdp R2 = 0.2%

30

40

50

60

GIN

I

6 8 10 12 14ln_invest

n = 252 RMSE = 4.851331

GINI = 34.832 + .31446 ln_invest R2 = 0.4%

Hình 3.7: Mối quan hệ giữa GINI và một số yếu tố ảnh hưởng

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu tổng hợp

Hình 3.7 cũng cho thấy khi xem xét các yếu tố độc lập với GINI, thì các yếu

tố này hầu hết có quan hệ cùng chiều với GINI.

Mối quan hệ này cũng hoàn toàn tương tự khi xem xét phân phối thu nhập

qua khoảng cách thu nhập giữa hộ giàu nhất và nghèo nhất. Kết quả khảo sát quan

hệ dựa trên hình 3.8 cho thấy giữa tăng trưởng, đầu tư và bất bình đẳng trong phân

phối thu nhập có quan hệ cùng chiều.

56

78

910

Khoang c

ach thu n

hap g

iua n

hom

gia

u n

hat va n

gheo n

hat

7 8 9 10 11 12ln_gdp

n = 252 RMSE = .945436

incgap = 5.3182 + .15549 ln_gdp R2 = 2.1%

Hình 3.8: Quan hệ giữa khoảng cách thu nhập và một số yếu tố ảnh hưởng

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu tổng hợp

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 134: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

124

Để tìm hiểu mối quan hệ độc lập giữa các yếu tố với nhau, nghiên cứu có thể

xem xét hệ số tương quan giữa các biến số này. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ xem

tương quan giữa các biến với các biến phụ thuộc là GINI và Ln(GDP),

Ln(GDPPERC) và INCGAP.

Bảng 3.3: Hệ số tương quan giữa các biến số với GINI, GDP, Ln(GDPPERC)

và INCGAP

Tên biến lnGDP GINI lnGDPPERC INCGAP

(1) (2) (3) (4)

LnGDP 1.000 0.046 0.779 0.146

LnINVEST 0.816 0.056 0.588 0.083

LnLFS 0.803 -0.033 0.257 -0.060

GINI 0.046 1.000 0.114 0.398

GINI2 0.033 0.995 0.101 0.380

GINI_INVEST 0.514 0.813 0.428 0.357

LnGDPPERC 0.779 0.114 1.000 0.299

INCGAP 0.146 0.398 0.299 1.000

INCGAP2 0.137 0.387 0.284 0.996

INVEST_GDP -0.324 0.042 -0.282 -0.073

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu tổng hợp

Bảng 3.3 cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập như LnGDP,

LnGDP2, LnINVEST với GINI và INCGAP khá thấp. Điều này hàm ý dường như

giữa chúng có mối tương quan lỏng lẻo. Kết quả cũng chỉ ra tăng trưởng, đầu tư tăng

có xu hướng làm tăng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (xem cột 2, bảng 3.3). Mối

tương quan giữa khoảng cách thu nhập và các biến số khác cũng đưa lại kết quả tương tự

(xem cột 4, bảng 3.3).

Đối với tăng trưởng, hệ số tương quan chỉ ra có quan hệ chặt chẽ giữa tăng

trưởng và lao động trong độ tuổi, vốn đầu tư. Tuy nhiên, các mối tương quan này

khi xem xét một cách độc lập quan hệ giữa các yếu tố và sử dụng dữ liệu gộp hàng

năm vào để tính toán do vậy nó chưa chỉ rõ ảnh hưởng của các biến độc lập đến

biến phụ thuộc. Để làm rõ hơn, nghiên cứu sử dụng các mô hình kinh tế lượng để

chỉ ra các mối quan hệ này.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 135: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

125

3.5. Kết quả ước lượng hồi quy

3.5.1. Tác động của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng hệ số GINI) đến tăng

trưởng kinh tế

Phần này trình bày các kết quả nhận được từ phương pháp ước lượng hồi quy với

số liệu mảng. Để lựa chọn dạng mô hình phù hợp luận án sử dụng kiểm định Hausman.

Kết quả kiểm định Hausman cho các ước lượng từ 1 đến 4 ở bảng 3.4 (xem

Phụ lục) cho các giá trị Prob ứng với các mô hình tương ứng là 0.0001; 0.0018;

0.0002 và 0.0039, xét ở mức ý nghĩa α=5%, các giá trị này đều nhỏ hơn 0.005. Do

vậy các sẽ sử dụng kết quả ước lượng bằng phương pháp tác động cố định. Kết quả

ở bảng 3.4 cho thấy hầu hết các hệ số ước lượng của các biến độc lập đều có ý nghĩa

thống kê.

Bảng 3.4: Kết quả ước lượng tác động của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng hệ

số GINI) đến tăng trưởng kinh tế

Biến phụ thuộc: LNGDP 1 2 3 4

Biến giải thích

LnINVEST 0.106*** 0.221*** 0.366** 0.306**

[0.033] [0.043] [0.149] [0.148]

LnLFS 1.588*** 1.022*** 1.601*** 1.019***

[0.343] [0.353] [0.343] [0.353]

GINI 0.004 0.058** 0.101** 0.076*

[0.003] [0.027] [0.041] [0.040]

GINI2 -0.001* 0 -0.001*

[0.000] [0.000] [0.000]

GINI_INVEST -0.007* -0.002

[0.004] [0.004]

Cố định -2.561 -0.749 -5.665** -1.447

[2.099] [2.208] [2.457] [2.505]

Số quan sát 252 252 252 252

Số tỷnh, thành 63 63 63 63

R-squared 0.25 0.35 0.28 0.35

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 136: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

126

Chú thích: số trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn, *, **, *** lần lượt có ý nghĩa ở

mức 10%; 5%; và 1%.

Bảng 3.4 cho thấy, đầu tư tăng thêm 1% thì GDP sẽ tăng từ 0.1 đến 0.3%,

khi các yếu tố khác trong mô hình cố định. Lao động cũng là một trong những nguồn

lực quan trọng của quá trình sản xuất. Luận án đã sử dụng lực lượng lao động của tỉnh

như một biến đại diện cho nguồn lực đầu vào trong mô hình. Kết quả ước lượng cho

thấy đều phù hợp với lý thuyết kinh tế, lực lượng lao động tăng sẽ dẫn đến tăng GDP.

Hệ số của biến bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (tính qua hệ số GINI)

là dương ở mô hình 1 nhưng không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Do vậy ở mô

hình 1 chưa có bằng chứng cho thấy ảnh hưởng hay tác động của bất bình đẳng thu

nhập đến tăng trưởng kinh tế.

Khi xem xét ảnh hưởng GINI đến tăng trưởng GDP không phải là tuyến tính,

luận án đưa biến GINI2 vào mô hình ước lượng (ước lương 2). Kết quả cho thấy tác

động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng có tác

động phi tuyến đến tăng trưởng kinh tế. Tác động này được tính qua đạo hàm bậc

nhất của LnGDP theo GINI, thể hiện qua biểu thức sau:

H1= 0.058-2*0.001GINI

Cụ thể, với H1<0 hay GINI >0,29 thì sự gia tăng bất bình đẳng sẽ dẫn đến

giảm tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, với H1>0 hay GINI < 0,29 thì chấp nhận bất

bình đẳng cao hơn sẽ có tăng trưởng kinh tế cao hơn.

Tương tự, đối với mô hình 4 khi xem xét có tác động tương tác của GINI và

đầu tư, tác động của bất bình đẳng thu nhập tới tăng trưởng kinh tế khi các yếu tố

khác không đổi, được thể hiện qua biểu thức sau:

H2=0.076-2*0.001GINI.

Cụ thể, bất bình đẳng có ảnh hưởng âm đến tăng trưởng kinh tế khi GINI lớn

hơn 0,37. Ngược lại, nếu GINI nhỏ hơn 0,37 thì bất bình đẳng có ảnh hưởng dương

đến tăng trưởng kinh tế.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 137: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

127

Tác động tương tác giữa bất bình đẳng và đầu tư cũng không rõ nét đến tăng

trưởng (mức ý nghĩa 5%). Hệ số này có ý nghĩa ở mô hình 3, nhưng không có ý

nghĩa thống kê ở mô hình 4. Điều này cho thấy, khi cả bất bình đẳng thu nhập và

đầu tư cho phát triển cùng tăng thì sẽ không kích thích tăng trưởng kinh tế. Ở

những tỷnh/thành mà bất bình đẳng thu nhập cao thì môi trường kinh tế kinh

doanh có thể không công bằng, nên hiệu quả đầu tư chưa thực sự tốt, vì thế tăng

trưởng sẽ thấp hơn.

Dựa trên việc lấy hệ số GINI =0,37 làm mốc, nghiên cứu chia số liệu thành 2

nhóm: Nhóm các tỷnh có hệ số GINI < 0,37, và nhóm còn lại có GINI ≥ 0,37. Giá

trị GINI trung bình của nhóm các tỷnh/thành có GINI < 0,37 là 0,33; giá trị trung

bình của GINI của các tỷnh/thành có GINI lớn hơn hoặc bằng 0,37 là 0,41. Như vậy

tại mỗi mức trung bình nếu các tỷnh/thành có bất bình đẳng thu nhập tăng 1 điểm

phần trăm thì tăng trưởng kinh tế sẽ tăng thêm rất nhỏ, khoảng 0,01 điểm phần trăm

đối với các tỷnh/thành có mức GINI nhỏ hơn 0,37 và làm giảm khoảng 0,006 điểm

phần trăm đối với các tỷnh/thành có hệ số GINI lớn hơn 0,37.

Bảng 3.5 cho thấy nhóm các GINI có bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

tác động tiêu cực tới tốc độ tăng GDP có xu hướng giảm dần, giảm bình quân

6,21% năm, ngược lại số GINI có bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tác động

tích cực tới tốc độ tăng GDP tăng trong giai đoạn 2004-2010.

Bảng 3.5: Số tỷnh chia theo mức độ bất bình đẳng

Đơn vị: Số tỷnh

Bất bình đẳng trong

phân phối thu nhập 2004 2006 2008 2010

Tốc độ tăng

bình quân (%)

Hệ số Gini lớn hơn 0.37 38 31 24 27 -6.21

Hệ số Gini nhỏ hơn 0.37 25 32 39 36 6.67

Nguồn: Tác giả tính toán dựa vào kết quả ước lượng mô hình

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 138: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

128

Bảng 3.6: Phân loại tác động của bất bình đẳng (theo hệ số GINI) đến tăng trưởng

kinh tế của từng tỷnh

Tỷnh 2004 2006 2008 2010

Hà Nội + + + +

Hải Phòng + + + -

Vĩnh Phúc - - - +

Bắc Ninh - - + -

Hải Dương - - - -

Hưng Yên - + + -

Hà Nam - - - -

Nam Định + + + -

Thái Bình - - - +

Ninh Thuận + + + +

Hà Giang - - - +

Cao Bằng + + + +

Lào Cai + + + +

Bắc Kạn - + - +

Lạng Sơn - - + +

Tuyên Quang - - - +

Yên Bái - - - +

Thái Nguyên - - + +

Phú Thọ - - + -

Bắc Giang + - - +

Quảng Ninh - - + -

Lai Châu + + + +

Điện Biên + + - +

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 139: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

129

Tỷnh 2004 2006 2008 2010

Sơn La - + + +

Hòa Bình + + + +

Thanh Hóa - + - +

Nghệ An - + - +

Hà Tĩnh + + + +

Quảng Bình - - - +

Quảng Trị + + - +

Thừa Thiên-Huế - - + -

Đà Nẵng - + - +

Quảng Nam - - - -

Quảng Ngãi - - - -

Bình Dương - - + +

Phú Yên - + - -

Khánh Hòa - + + -

Kon Tum - + + +

Gia Lai + + + +

Đắk Lắk + + + +

Đắk Nông + + + +

Lâm Đồng - - + +

TP. Hồ Chí Minh - - + +

Ninh Bình + - + -

Bình Phước - + - -

Tây Ninh - + + -

Bình Định + + - -

Đồng Nai - - - +

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 140: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

130

Tỷnh 2004 2006 2008 2010

Bình Thuận - - - -

Bà Rịa - Vũng Tàu + + + +

Long An + + + -

Đồng Tháp + - + +

An Giang + - + +

Tiền Giang + - + -

Vĩnh Long - - - -

Bến Tre + - + -

Kiên Giang + + + +

Cần Thơ - - + -

Hậu Giang - + - -

Trà Vinh - + + -

Sóc Trăng - - + +

Bạc Liêu + - + -

Cà Mau - + + -

Nguồn: Tác giả tính toán dựa vào kết quả ước lượng mô hình. Dấu “+” và “

–“ lần lượt là Gini tác động tích cực và tiêu cực tới tăng trưởng GDP

Như vậy, mặc dù bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tăng nhưng vẫn chưa

đến ngưỡng báo động (có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng) và nếu bất bình đẳng

trong phân phối thu nhập được kiểm soát thì vẫn là động lực tạo ra tăng trưởng.

3.5.2. Tác động của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng khoảng cách nhóm

giàu nhất/nhóm nghèo nhất) đến tăng trưởng kinh tế

Với cách đo lường khác thể hiện phân phối thu nhập đó là khoảng cách về

thu nhập giữa nhóm hộ giàu nhất và nghèo nhất (INCGAP) và tương tự như mô

hình trên, sử dụng kết quả kiểm định Hausman cho giá trị Prob là 0.000, xét ở mức

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 141: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

131

ý nghĩa α=5%, các giá trị này nhỏ hơn 0.005. Do vậy phần này nghiên cứu ước

lượng mô hình tác động cố định để xem xét tác động của khoảng cách thu nhập đến

tăng trưởng.

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập (đo lường bằng khoảng cách thu

nhập) tới tăng trưởng kinh tế

Biến phụ thuộc: LnGDP

Biến giải thích

LnINVEST 0.044

[0.031]

LnLFS 1.005***

[0.318]

INCGAP 0.759***

[0.236]

INCGAP2 -0.039**

[0.017]

Cố định -1.416

[2.066]

Số quan sát 252

Số tỷnh 63

R-squared 0.4

Chú thích: Số trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn; *, **, *** lần lượt có ý nghĩa ở

mức 10%; 5%; và 1%.

Kết quả ước lưọng ở bảng 3.7 cho thấy, khoảng cách về thu nhập tác động

đến tăng trưởng GDP có ý nghĩa thống kê và có quan hệ phi tuyến. Khi các yếu tố

khác trong mô hình không đổi thì ảnh hưởng của khoảng cách thu nhập (INCGAP)

đến GDP được thể hiện qua biểu thức sau:

H3 = 0.759 – 2*0.039INCGAP

Cụ thể, H3 >0 khi và chỉ khi INCGAP < 9,6 hay khi đó với những vùng có

khoảng cách thu nhập tăng dưới mức 9,6 lần thì vẫn có tăng trưởng, ngược lại

những vùng có khoảng cách thu nhập tăng trên 9,6 lần thì tăng trưởng sẽ giảm.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 142: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

132

Từ hai cách đo lường về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, các kết quả

hàm ý, tại các địa phương mà khoảng cách giàu nghèo cao thì tăng trưởng sẽ thấp

hơn. Đây là một hậu quả tất yếu của các nền kinh tế chuyển đổi: các cơ hội làm giàu

nằm ở trong tay người có thu nhập cao mà chủ yếu là tại các thành phố lớn - nơi mà

khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng gia tăng. Từ thực tiễn có thể thấy các

chính sách của Nhà nước phải hướng tới công bằng hay giảm sự bất bình đẳng để

lấy tăng trưởng, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, bất bình đẳng quá thấp có thể làm giảm động lực cho tăng trưởng

vì Chính phủ phải thực hiện các chính sách phân phối thu nhập thông qua thuế và

các chương trình phúc lợi xã hội. Với các chính sách này, những người có thu nhập

cao phải nộp một phần lớn hơn trong thu nhập của họ cho chính phủ và những

người nghèo nhận được các khoản trợ cấp từ chính phủ. Điều này sẽ làm giảm động

lực lao động và ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội, người nghèo có thể có tư

tưởng ỷ lại, trông chờ vào xã hội. Khi họ lao động ít hơn, tổng thu nhập của toàn xã

hội sẽ giảm, và phần thu nhập dành cho mỗi người cũng giảm.

Kết luận chương 3:

Chương 3 đã ước lượng ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập tới tăng

trưởng tại Việt Nam. Kết quả cho thấy biến bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

(đo lường bằng hệ số GINI và khoảng cách thu nhập) có quan hệ rất chặt chẽ tới

tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, đặc biệt là tác động này là tác động phi tuyến, một

số tỷnh nếu gia tăng bất bình đẳng sẽ giảm tăng trưởng nhưng ngược lại một số tỷnh

gia tăng bất bình đẳng lại kích thích tăng trưởng. Các kết quả ước lượng và kiểm

định củng cố thêm những phân tích thực trạng ở chương 2 về những tác động tích

cực và tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Những kết quả nghiên cứu của chương 2 và chương 3 sẽ làm cơ sở cho phần kiến

nghị chính sách ở chương 4.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 143: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

133

CHƯƠNG 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TẬN DỤNG TÁC ĐỘNG

TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VÀ

BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

4.1. Quan điểm tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của bất

bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế

4.1.1. Quan điểm tổng quát

- Thông điệp xuyên suốt là phải có quan điểm toàn diện và tầm nhìn dài hơi

khi xem xét vấn đề bất bình đẳng thu nhập, phải đặt bất bình đẳng thu nhập trong

mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. Một chiến lược phát triển bền vững không thể

hướng tới mục tiêu giảm bất bình đẳng bằng mọi giá, đặc biệt không thể cào bằng

thu nhập. Điều quan trọng là cần phải chấp nhận bất bình đẳng thu nhập trong một

phạm vi được coi là an toàn và có lợi cho tăng trưởng kinh tế nhanh một cách bền

vững trong dài hạn.

- Cần đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng nhanh một cách bền vững đi đôi với

thực hiện công bằng trong phân phối. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết

cần phải thực hiện để đưa đất nước phát triển nhanh, tiến kịp với các nước trong khu

vực và thế giới, nhưng đồng thời cũng cần phải tiến hành các biện pháp thu hẹp bất

bình đẳng, phấn đấu xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

- Phát triển kinh tế gắn kết hợp lý với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

ngay trong từng giai đoạn phát triển và trong suốt quá trình phát triển; phát triển kinh

tế nhanh và bền vững gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, giảm bất

bình đẳng. Bảo đảm thống nhất chính sách phát triển kinh tế và chính sách xã hội.

- Bảo đảm công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong chế độ

phân phối thu nhập, cơ hội phát triển và điều kiện thực hiện cơ hội. Phát triển hài

hoà đời sống vật chất và đời sống tinh thần, gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 144: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

134

hiến với hưởng thụ, quyền hạn với trách nhiệm, lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể

và cộng đồng xã hội. Khuyến khích làm giàu theo luật pháp đi đôi với xóa đói

giảm nghèo, từng bước làm cho mọi thành viên xã hội đều có cuộc sống ấm no

hạnh phúc.

4.1.2. Quan điểm cụ thể

- Duy trì tăng trưởng nhanh một cách bền vững được xem là mục tiêu dài

hạn của Việt Nam. Tăng trưởng nhanh và bền vững là mục tiêu hàng đầu đối với

mọi quốc gia. Đặc biệt, đây là vấn đề sống còn đối với những nước đi sau, có xuất

phát điểm thấp về kinh tế như Việt Nam. Theo Báo cáo phát triển con người 2013

của UNDP GNI bình quân đầu người năm 2012 tính theo sự ngang bằng sức mua

(2005 PPP$) của Việt Nam là 2970 đôla Mỹ, đứng thứ 136 trong số 186 quốc gia và

vùng lãnh thổ có số liệu công bố. Mức thu nhập đó bằng khoảng 5,6% so với

Singapo; 10,5% so với Hàn Quốc; 37,4% so với Trung Quốc; và 38,5% so với Thái

Lan8. Với vị trí khiêm tốn như vậy, chỉ có tăng trưởng nhanh và bền vững thì chúng

ta mới tránh được nguy cơ tụt hậu và giảm dần khoảng cách về mức thu nhập so với

các nước phát triển hơn.

Trên thực tế, để tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, Việt Nam cũng giống

như các nước đang phát triển khác bị cuốn hút vào vòng xoáy của cơn lốc tăng

trưởng nhanh với hy vọng cải thiện mức sống dân cư, làm cho bộ mặt nền kinh tế

nhanh khởi sắc. Chúng ta thường quan tâm đến việc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh

tế năm sau cao hơn năm trước để rồi gồng mình lên, bằng mọi giá thực hiện cho

được mục tiêu này. Nhiều nước, đã tạo được sự thần kỳ tăng trưởng trong hàng

chục năm liền nhưng sau đó rơi vào thảm họa trì trệ, suy thoái kéo dài, điều đó có

nghĩa là trong ngắn hạn và kể cả trung hạn tốc độ tăng trưởng có thể đạt được rất

cao nhưng vãn có thể thua trong cuộc đua tranh phát triển dài hạn. Cần phải có cái

nhìn dài hạn trong tăng trưởng, quan điểm này đặt ra cho các nhà hoạch định chính

8 Theo Human Development Report 2013, GNI bình quân đầu người tính theo đồng đô la Mỹ có sức mua tương đương (2005 PPP$) của Việt Nam là 2970, của Trung Quốc là 7945, của Thái Lan là 7722, của Hàn Quốc là 28231 và của Singapo là 52613.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 145: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

135

sách tăng trưởng hướng đến các chính sách để tạo ra, duy trì và củng cố các cơ sở

tăng trưởng dài hạn như yếu tố vốn nhân lực, cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, một

cấu trúc kinh tế hợp lý, cân đối, không dựa trên cơ sở vay mượn. Theo thông điệp

này, có thể phải chấp nhận tạm thời trong một số năm trước mắt nền kinh tế không

đạt được tốc độ tăng trưởng cao như kỳ vọng vì phải dốc sức vào việc tạo lập và

củng cố cơ sở tăng trưởng dài hạn, nhưng suốt cả giai đoạn dài sau đó nó nhất định

đạt được mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững.

Trước hết và đóng vai trò quyết định là có một tư duy đúng về mô hình tăng

trưởng kinh tế cần hướng tới. Cốt lõi của tư duy này là: giải quyết vấn đề tốc độ

tăng trưởng phải trên nền tảng giải quyết vấn đề chất lượng tăng trưởng. Theo đó,

trong dài hạn, cần chấm dứt quan điểm phải đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh với

mọi giá theo mô hình tăng trưởng nhờ khai thác chiều rộng, tăng trưởng nhờ dốc

sức vào tăng khối lượng vốn đầu tư vào khai thác tài nguyên; chuyển dần sang mô

hình sang mô hình tăng trưởng dựa vào hiệu quả và bền vững, tập trung nhiều hơn,

quyết liệt hơn vào mục tiêu chất lượng dài hạn. Cụ thể là, cần chú trọng nâng cao

hiệu quả đầu tư, hướng vào các điểm cực tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế trên

cơ sở nguyên lý phân phối nguồn lực đóng vai trò quyết định, tuân theo quy luật tự

do cạnh tranh lành mạnh. Từ những tư duy về mô hình tăng trưởng kinh tế hợp lý,

thực hiện đẩy mạnh cải cách thể chế, chú trọng tạo lập những cơ sở nâng cao năng

lực cạnh tranh củng cố các cơ sở tăng trưởng dài hạn.

- Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng trong phân phối thu

nhập ngay trong từng bước phát triển. Tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững là điều

kiện vật chất bảo đảm công bằng xã hội; ngược lại công bằng xã hội là tiền đề cho

tăng trưởng kinh tế cao, ổn định. Quan điểm này xuất phát từ cơ sở tăng trưởng kinh

tế tạo điều kiện vật chất để thực hiện công bằng xã hội. Đến lượt nó, thực hiện tốt

công bằng xã hội lại trở thành tiền đề tinh thần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực

tế cho thấy, không thể có công bằng xã hội trên cơ sở một nền kinh tế kém hiệu quả,

chất lượng thấp, thậm chí có lúc rơi vào trì trệ, suy thoái hoặc khủng hoảng. Cũng

không thể có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, có hiệu quả cao và bền vững trong

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 146: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

136

một xã hội có một tỷ lệ đáng kể dân cư còn nghèo do thất nghiệp hoặc thiếu việc

làm; với đa số lao động chỉ có trình độ học vấn và tay nghề thấp. Phát triển kinh tế

và công bằng xã hội là hai nhân tố chủ lực của phát triển bền vững. Về bản chất đây

chính là sự phát triển bền vững của đất nước ta. Phát huy sự đồng thuận của hai

nhân tố này để tạo ra hợp lực phát triển kinh tế xã hội nhanh mà bền vững, phát

triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Các giải pháp nhằm đảm bảo tăng trưởng đi liền với công bằng phải là những

giải pháp đồng bộ nhằm tạo ra một cơ chế tự nhiên giải quyết mối quan hệ này. Đó

là quan điểm tăng trưởng cùng chia sẻ, nghĩa là mọi tầng lớp trong xã hội đều được

hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế và vì thế, họ chủ động, tích cực tham gia thúc đẩy

tăng trưởng. Con đường giải quyết tình trạng đói nghèo và phân hoá xã hội là tạo ra

cơ hội cho tất cả các tầng lớp dân cư tham gia vào hoạt động kinh tế, hơn là chú

trọng vào các giải pháp mang tính chất ứng phó hoặc trợ cấp. Phân hoá thu nhập và

công bằng xã hội cần được nhìn nhận theo quan điểm một nền kinh tế thị trường,

chứ không phải là từ quan điểm của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây.

Sự can thiệp của Nhà nước trong nhiều trường hợp chỉ có tác dụng hạn chế mức độ

chứ không thể triệt tiêu được sự phân tầng thu nhập. Chỉ có tăng trưởng kinh tế

chúng ta mới sử dụng được tài sản duy nhất mà người nghèo có là sức lao động để

tạo việc làm, từ đó giúp họ có thu nhập.

Để thực hiện có hiệu quả quan điểm này trong thời gian tới, cần tiếp tục cụ

thể hoá quan điểm này trên các khía cạnh sau:

+ Trong phân phối lần đầu bao hàm cả phân phối nguồn lực phát triển cần

“coi trọng hiệu suất, phát huy tác dụng của thị trường, cơ chế thị trường hướng vào

mục tiêu tăng trưởng”; còn phân phối lại, tái phân phối lại “phải coi trọng công

bằng", gắn liền với nâng cao năng lực điều tiết Nhà nước trong phân phối nguồn lực

phát triển và thu nhập; điều tiết sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển, thu

nhập, nhất là các lĩnh vực độc quyền.

+ Công bằng trong kinh tế, cần nhấn mạnh đến việc “tạo, duy trì điều kiện,

cơ hội phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế công bằng” giữa các vùng, địa bàn

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 147: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

137

kinh tế, các thành phần và chủ thể kinh doanh. Ở đây, công bằng xã hội được hiểu

theo cả hai khía cạnh: công bằng về các quyền cơ bản của con người và công bằng

về cơ hội phát triển.

+ Ở tầm vĩ mô, khi hoạch định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã

hội phải đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bổ tăng trưởng kinh tế hợp lý

giữa các vùng, địa bàn kinh tế; gắn kết chặt chẽ các chính sách kinh tế với chính

sách xã hội một cách hữu cơ; phân bổ nguồn lực phát triển hợp lý giữa các mục

tiêu, nhiệm vụ kinh tế và xã hội trong một thể thống nhất.

- Không thể hướng tới mục tiêu giảm bất bình đẳng bằng mọi giá, đặc biệt

không thể cào bằng thu nhập, mà cần chấp nhận bất bình đẳng thu nhập trong một

phạm vi được coi là an toàn và có lợi cho tăng trưởng kinh tế nhanh một cách bền

vững trong dài hạn. Thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị

trường nhiều thành phần, đã sở hữu phải triệt để khắc phục những tàn dư của chế độ

phân phối bình quân, chia đều các nguồn lực và của cải làm ra, bất chấp chất lượng

hiệu quả của sản xuất, kinh doanh và sự đóng góp công sức, trí tuệ, tài sản của mỗi

người cho sự phát triển chung của đất nước, như sai lầm trong thời kỳ trước đổi

mới. Cũng không thể dồn phần lớn của cải làm ra để thực hiện các chính sách bảo

đảm công bằng xã hội vượt quá khả năng mà nền kinh tế cho phép. Bởi như vậy thì

sẽ làm giảm những điều kiện cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khiến cho

kinh tế trì trệ, suy thoái và rốt cuộc cũng không thực hiện được các chính sách xã

hội theo hướng tiến bộ và công bằng.

- Tăng trưởng kinh tế gắn với nâng cao dân trí, bảo đảm các quyền con

người. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa không thể tách rời với nâng cao dân trí. Nhiệm vụ đặc biệt

quan trọng đặt ra hiện nay là phải làm sao đưa các yếu tố nhân văn thấm sâu vào

mọi lĩnh vực hoạt động và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh

thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, phải

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 148: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

138

tập trung xây dựng và hình thành cho được một đội ngũ đông đảo những nhà kinh

doanh có nhân cách và đạo đức kinh doanh.

- Tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội phải phù hợp với bối

cảnh toàn cầu hoá và quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam.

Nền kinh tế thế giới đã bước sang giai đoạn cao trào của làn sóng toàn cầu hoá. Việt

Nam không thể nằm ngoài vòng xoáy của làn sóng này. Do đó, vấn đề đặt ra cho

lĩnh vực phân phối lúc này là phải lưu ý tới các nhân tố tác động của quá trình hội

nhập trong điều kiện toàn cầu hoá để thực hiện các giải pháp hoàn thiện cơ chế phân

phối có hiệu quả. Ở đây, trong số nhiều nhân tố ảnh hưởng, trong đó có 2 nhân tố

quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Đó là: (i) sự

chuyển dịch từ chính sách hướng nội, sang chính sách hướng ngoại và mở cửa thị

trường; và (ii) sự phát triển của công nghệ thông tin và kinh tế tri thức.

Vần đề phát triển kinh tế theo chính sách hướng ngoại, đã được nhiều nước

thực hiện từ những năm của thập niên 1970 và 1980. Do ảnh hưởng của tự do hoá

thương mại, các nước đang phát triển đã buộc phải chuyển từ chiến lược công

nghiệp hoá thay thế nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu. Từ đó, chính sách phân

phối cũng được điều chỉnh phù hợp với quá trình chuyển đổi này. Bởi lẽ, hai chiến

lược này hoàn toàn khác nhau về bản chất. Nếu chiến lược thay thế hàng nhập khẩu

có khuynh hướng đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng vốn

cao, nhưng ít thu hút lao động và được bảo hộ trong một thời gian dài, thì công

nghiếp hoá hướng về xuất khẩu lại đầu tư vào các ngành có hàm lượng lao động cao

và phải áp dụng công nghệ tận dụng lợi thế lao động rẻ thì mới cạnh tranh được trên

thị trường thế giới. Như vậy, chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu phát

huy được lợi thế so sánh của đất nước.

Từ góc độ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, ta thấy rõ ràng chiến

lược phát triển kinh tế hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, có khuynh hướng mang

lại công bằng xã hội nhiều hơn vì nó góp phần tạo thêm nhiều cơ hội để ngày càng

nhiều người dân tham gia vào quá trình phát triển. Đương nhiên, chiến lược này

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 149: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

139

cũng có những hạn chế nhất định mà nhiều nhà kinh tế đã phê phán là nó tạo điều

kiện cho các công ty đa quốc gia đến bóc lột sức lao động của nước sở tại.

4.2. Cơ hội và thách thức cho việc tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác

động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

4.2.1 Cơ hội

- Bối cảnh toàn cầu hoá với sự tham gia đầy đủ và toàn diện của Việt Nam sẽ

đem lại nhiều cơ hội Việt Nam. Việt Nam sẽ tiếp cận được với thị trường hàng hoá

và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên của WTO với mức thuế nhập khẩu đã được

cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các nghị định thư gia nhập

của các nước này, không bị phân biệt đối xử. Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện để mở

rộng thị trường xuất khẩu và trong tương lai, với ưu thế lớn mạnh của các doanh

nghiệp và nền kinh tế của đất nước, sẽ mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên

giới quốc gia. Xu thế gia tăng các liên kết kinh tế cũng sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam

mở rộng hơn các quan hệ kinh tế, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới qua đó

có thể phát triển bền vững kinh tế và xã hội (Hoàng Đức Thân, 2010).

- Việt Nam nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương có sự phát triển

năng động vào bậc nhất thế giới, Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để phát

triển kinh tế nhanh thông qua thương maị và đầu tư. Với tư cách là thành viên của

những thể chế, diễn đàn kinh tế có tầm ảnh hưởng toàn cầu và khu vực như WTO,

APEC, ASEM, Việt Nam đang có được vị trí bình đẳng hơn với các quốc gia khác

trên trường quốc tế.

- Sự thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế trên thế giới góp phần tích cực đến

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước, làm tăng tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao và các ngành

dịch vụ, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Cũng theo đó, người tiêu

dùng của Việt Nam có nhiều cơ hội lựa chọn về hàng hoá, dịch vụ với chất lượng

tốt hơn và giá thành rẻ hơn nhờ kết quả của việc ở rộng thị trường.

- Những thành tựu về khoa học công nghệ trên thế giới góp phần làm tăng

năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 150: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

140

qua chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, do xu hướng chuyển dịch các cơ sở R&D

từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, nên Việt Nam có nhiều cơ hội

lựa chọn công nghệ mới. Việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới xuất hiện giúp

tăng hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm của Việt Nam, phù hợp với yêu cầu

của kinh tế thế giới. Điều kiện các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được biến

đổi về chất, tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế.

4.2.2. Thách thức

Trong thời gian tới, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất

bình đẳng thu nhập vẫn sẽ tiếp tục tồn tại ở Việt Nam xuất phát từ thực tế trên nhiều

phương diện.

- Chất lượng giáo dục hạn chế là thách thức quan trọng để đảm bảo tăng

trưởng bền vững và công bằng trong thời gian tới. Chất lượng giáo dục thấp không

chỉ kỳm hãm sự phát triển của quốc gia mà nó còn gây ra và duy trì sự bất bình

đẳng. Hiện nay, những gia đình khá giả có điều kiện để cho con cái họ có được một

nền học vấn và những kỹ năng tốt bằng việc cho con cái họ ra nước ngoài học tập,

nhờ vậy sau này tìm được việc làm với mức lương cao hơn. Trong khi đó, các gia

đình nghèo hơn không thể cho con em mình đi du học hay học ở những trường hàng

đầu trong nước, do vậy mức độ sẵn sàng cho thị trường lao động kém hơn và phải

nhận mức lương thấp hơn. Như vậy, sự bất bình đẳng về cơ hội và yếu kém của hệ

thống giáo dục hiện nay có thể hình thành “cái bẫy bất bình đẳng” cho các thế hệ

tương lai. Cùng như ở nhiều nước khác, “cái bẫy bất bình đẳng” là một thách thức

vì nó tồn tại dai dẳng và khó phá vỡ. Ở Việt Nam, mặc dù giáo dục phổ thông được

mở rộng nên một bộ phận lớn dân cư đã chuyển từ mức thu nhập rất thấp lên mức

thu nhập trung bình thấp một cách khá nhanh chóng, tuy nhiên, việc nâng cao chất

lượng giáo dục và tiếp cận giáo dục công bằng vẫn là những thách thức lớn đối với

Việt Nam (Lê Quốc Hội, 2009).

- Y tế công cộng vừa là một nhân tố cấu thành nên phúc lợi, đồng thời có ảnh

hưởng quan trọng đối với năng suất của lao động và an sinh của người dân. Hệ

thống y tế ở tuyến xã và huyện ở Việt Nam hiện nay nhìn chung rất kém khiến

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 151: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

141

nhiều người không được tiếp cận ngay cả với những chăm sóc y tế sơ đẳng. Người

dân ngày càng phải tự gánh chịu một tỷ lệ chi phí y tế cao hơn. Thực tế cho thấy,

nếu trong gia đình nghèo có một người ốm thì cả nhà sẽ bị ảnh hưởng không chỉ vì

bị mất một nguồn thu nhập mà còn phải trả viện phí, nhiều khi rất cao so với thu

nhập bình thường (Dapice và cộng sự, 2008). Các hộ gia đình ở Việt Nam sẽ còn

phải phụ thuộc nhiều hơn vào ngân sách gia đình để trang trải chi phí y tế. Trong

khi đó, hệ thống bảo hiểm xã hội công cộng ở Việt Nam lại dường như ưu ái người

giàu hơn người nghèo và hệ thống y tế có chất lượng dịch vụ kém đẩy những người

không may mắn vào hoàn cảnh túng quẫn và buộc con em họ không được tiếp tục

đến trường. Như vậy, hệ thống y tế yếu kém cũng sẽ là thách thức cho việc hạn chế

gia tăng bất bình đẳng.

- Công nghiệp hóa và đô thị hóa trong thời gian tới tiếp tục là thách thức cho

vấn đề bất bình đẳng. Công nghiệp hóa và đô thị hóa là nhân tố tạo điều kiện cho

nông dân chuyển từ việc làm thu nhập thấp sang việc làm thu nhập cao hơn. Thực

tế, một lực lượng lớn nông dân đã từ bỏ thửa ruộng manh mún để chuyển sang khu

vực phi nông nghiệp, ở các thành phố. Nhưng, quá trình đô thị hóa sẽ tiếp tục gây ra

những thách thức cho đảm bảo cuộc sống và công bằng xã hội. Ở thành phố nhà cửa

khó khăn, giá cả đắt đỏ, đường xá tắc nghẽn sẽ làm cho cuộc sống của nhiều người

người di cư từ nông thôn trở nên vô cùng khó khăn và tạo ra lực lượng nghèo mới ở

thành phố và gia tăng bất bình đẳng ở khu vực thành thị. Hơn nữa, những yếu kém

trong công tác quản lý đất đai, đô thị hóa và tạo công ăn việc làm mới ở khu vực đô

thị đã và sẽ tiếp tục hạn chế quá trình di cư và đảm bảo công bằng cho mọi người

được tìm công bằng về cơ hội kinh tế.

- Vấn đề liên quan đến đất đai cũng là thách thức gắn với phân phối thu nhập

công bằng. Ở Việt Nam, trong khi nhiều người lao động không có lấy một tấc đất để

sinh sống, thì một số ít người khác lại sở hữu rất nhiều đất. Hiện tượng này bắt

nguồn từ không chỉ do mật độ dân cư quá cao ở thành thị mà còn do sự thâu tóm đất

đai của một số “đại gia” có mối quan hệ gần gũi với giới quan chức. Rõ ràng là làm

một người nông dân không có ruộng sẽ rất khó khăn, đặc biệt khi bị thất học và

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 152: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

142

không có tay nghề. Vì vậy, phân phối đất không đồng đều sẽ dẫn tới bất bình đẳng

về phân phối thu nhập, nhất là khi giáo dục và y tế cũng trong tình trạng thiếu thốn.

- Cuộc chiến chống đói nghèo trong thời gian tới sẽ trở nên khó khăn hơn do

một bộ phận lớn dân cư vẫn chưa được hưởng một mức sống “chấp nhận được”

theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này có nghĩa là một lượng lớn người dân Việt Nam

vẫn đang ở cận ngưỡng nghèo. Do vậy, những người này có thể rơi xuống dưới

ngưỡng nghèo bất kỳ lúc nào khi có sự biến động về kinh tế hoặc gặp phải các cú

sốc như giá lương thực, thực phẩm tăng, khi nhà có người ốm, khi tiền học phí tăng,

hay khi tiền thuê nhà ở khu vực đô thị đột nhiên tăng cao. Đói nghèo sẽ làm tăng

chênh lệch về mức sống và điều kiện tiếp cận cơ hội phát triển của dân cư và do đó

làm tăng sự bất bình đẳng trong xã hội (Lê Quốc Hội, 2009).

- Phát triển nền kinh tế theo định hướng thị trường gắn với xu thế toàn cầu

hóa, tăng trưởng ở Việt Nam sẽ là thách thức cho giảm bất bình đẳng thu nhập. Quá

trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường không tránh khỏi tình trạng không

đồng đều giữa các cá nhân, khu vực và lĩnh vực. Điều đó dẫn đến sự thay đổi về tài

sản của mỗi gia đình, sự phát triển và suy thoái của các ngành, sự chuyển dịch về

mặt địa lý của các hoạt động kinh tế, và sự di chuyển của người dân và vốn vào các

trung tâm tăng trưởng. Như vậy, vì tăng trưởng thường không đồng, tăng trưởng

nhanh sẽ có xu hướng làm tăng thêm bất bình đẳng và đặt ra thách thức cho Việt

Nam là cần có sự can thiệp của chính phủ như thế nào để vừa giảm bớt sự không

đồng đều này, vừa đảm bảo duy trì tăng trưởng cao và bền vững.

4.3. Giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của bất

bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế

Việt Nam chủ trương xây dựng một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Bên

cạnh mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, Nhà nước còn phải đóng

vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi

người chứ không phải chỉ một số người được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng

kinh tế chung của đất nước. Đây là vấn đề cốt lõi của nền kinh tế thị trường định

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 153: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

143

hướng xã hội chủ nghĩa. Từ các kết quả nghiên cứu rút ra từ chương 2 và chương 3,

trong thời gian tới để thực hiện tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng

trong phân phối thu nhập, đảm bảo cho cả cộng đồng đều được lợi từ thành tựu phát

triển chung của đất nước, cần phải thực hiện các giải pháp vừa phải khai thác những

tác động tích cực của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế, vừa phải hạn chế

những tác động tiêu cực của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế.

4.3.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đảm bảo gắn kết

hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cần tuân thủ các quy luật khách quan

của cơ chế thị trường (các quy luật giá trị, lưu thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh…)

nhằm phát huy tối đa chức năng phân bổ nguồn lực tối ưu của thị trường cho tăng

trưởng và CBXH.

- Tiếp tục hoàn thiện thị trường các nhân tố sản xuất vì đây là nhóm yếu tố

vừa cần thiết cho tăng trưởng, vừa ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm đối tượng yếu thế

trong xã hội. Hoàn thiện thị trường nhân tố sản xuất là cấp bách để phát huy chức

năng phân bổ nguồn lực tối ưu của thị trường.

+ Đối với thị trường lao động, bên cạnh bảo vệ người lao động bằng chính

sách tiền lương, tiền công, cần đồng thời tăng hiệu lực của các chính sách an sinh xã

hội đã có (BHXH, BHYT, BHTN, an toàn lao động…). Để đảm bảo khía cạnh công

bằng xã hội, cần đẩy nhanh quá trình chính thức hóa thị trường lao động phi chính

quy đã và đang tồn tại trong suốt quá trình chuyển đổi vừa qua. Giải pháp này cần

được thực hiện kết hợp với nhiều giải pháp khác như cải thiện môi trường đầu tư và

kinh doanh để giảm thiểu những rào cản gia nhập thị trường đối với các doanh

nghiệp, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của thị

trường v.v.

+ Đối với thị trường vốn, cần tăng các thể chế hỗ trợ đối tượng yếu thế để

tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn chính thức, giảm chi phí vay vốn, ví dụ áp dụng hơn

nữa chính sách bảo lãnh tín dụng, tăng hiệu quả các quỹ đầu tư hiện có bằng việc

minh bạch hóa mọi thông tin, tiêu chí, quy trình xét duyệt.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 154: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

144

+ Đối với thị trường bất động sản: Đất đai là yếu tố quan trọng nhất đối với

nhóm người yếu thế, đặc biệt là người nghèo và doanh nghiệp nhỏ. Hơn nữa, đất đai

là một đầu vào sản xuất, là điều kiện hàng đầu của hoạt động đầu tư, nên phải đổi

mới chính sách đất đai sao cho mọi nhà đầu tư đều có cơ hội tiếp cận đất đai một

cách bình đẳng, dễ dàng và chi phí thấp. Do vậy cần: (i) Nhanh chóng hoàn thiện cơ

sở pháp lý để hình thành thị trường quyền sử dụng đất và hỗ trợ cần thiết (minh

bạch hóa thông tin) để thị trường này vận hành linh hoạt; (ii) Thí điểm cho phép

nông dân sử dụng đất nông nghiệp cằn cỗi, kém hiệu quả cho các doanh nghiệp

trong nước thuê đất kinh doanh phi nông nghiệp, cho phép tư nhân trong nước đấu

thầu thuê đất trực tiếp của Nhà nước theo phương thức trả tiền thuê đất từng năm…

(iii) Triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch đất, công bố rộng rãi, công khai các

hạng mục, diện tích kêu gọi đầu tư hoặc đấu thầu diện tích đất; (iv) Sử dụng đất đai

cũng như chế tài xử lý cần trên nguyên tắc hiệu quả và không phân biệt thành phần

kinh tế.

- Tăng cường sự tham gia của tổ chức, cá nhân vào quá trình hoạch định

chính sách và xây dựng pháp luật theo hướng sự tham gia là thực chất và hiệu quả

và trên tinh thần cầu thị của cơ quan nhà nước.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực giám sát và đánh giá thực hiện

chính sách thông qua giám sát của các tổ chức đoàn thể, của cộng đồng hoặc Mặt

trận Tổ quốc để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí,

thất thoát vốn và tài sản nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng. Huy động sự

tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào theo dõi, đánh giá thực hiện chính sách.

Điều này sẽ giúp tránh lãng phí nguồn lực dành cho việc soạn thảo luật, tránh tình

trạng chính sách được ban hành không thực hiện được hoặc hiệu lực thực thi thấp.

- Khi thể chế kinh tế thị trường hoàn chỉnh hơn đòi hỏi bộ máy hành chính

cũng phải thay đổi theo để đáp ứng yêu cầu mới. Ví dụ, khi các thị trường nhân tố

sản xuất vận hành tốt thì sự can thiệp trực tiếp sẽ chỉ là ngoại lệ nhằm hạn chế

khiếm khuyết của thị trường. Trái lại, chính phủ cần tăng vai trò quản lý vĩ mô

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 155: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

145

thông qua ban hành và thực thi chính sách có chất lượng, tăng hiệu lực tổ chức thực

thi chính sách, nhất là theo dõi và đánh giá dựa vào căn cứ thực nghiệm.

- Đổi mới vai trò và nhiệm vụ của chính quyền địa phương nhằm gắn kết

tăng trưởng với thực hiện công bằng xã hội. Cần nhận thức rõ chính quyền các địa

phương có vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện mục tiêu này. Muốn vậy cần

tăng cường sự tham gia của các cơ quan địa phương vào quá trình xây dựng chính

sách gắn kết tăng trưởng với CBXH. Cần tăng nhận thức của cán bộ lãnh đạo địa

phương về sự gắn kết giữa tăng trưởng và CBXH để họ thấy được tăng trưởng

nhanh là không đủ để thực hiện tiến bộ, CBXH.

4.3.2. Xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng vì người nghèo.

Mô hình này phải đảm bảo thu nhập của người nghèo tăng nhanh hơn so với

thu nhập trung bình của xã hội và góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn

quy định. Trong mô hình này cần phát huy vai trò của khu vực tư nhân trong đầu tư

tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm và mở rộng sự tham gia của

các đối tác xã hội vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, mô hình tăng

trưởng phải vừa đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, vừa phải đạt

được trên diện rộng có lợi cho người nghèo. Hơn nữa, trong quá trình tăng trưởng

kinh tế, cần kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ các chỉ tiêu phát triển xã hội, trong

đó trọng tâm là xoá đói giảm nghèo và giảm bất bình đẳng, và nhấn mạnh ngày

càng nhiều hơn đến yêu cầu giải quyết các nội dung này trong các chính sách và

giải pháp tăng trưởng.

4.3.3. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư xã hội

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế về thực chất là giải quyết đồng thời cả ba vấn đề

tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và giảm bất bình đẳng trong phát triển, là sự

kết hợp ngay từ đầu tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội. Việc điều

chỉnh cơ cấu đầu tư xã hội trong thời gian tới cần theo các định hướng sau:

- Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát

triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, dịch vụ ở nông thôn, tạo ra sự liên

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 156: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

146

kết nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ trên từng địa bàn và trong cả nước; đẩy mạnh

ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo

điều kiện đưa nông nghiệp thành sản xuất hàng hóa lớn, từ đó tạo bước chuyển dịch

mạnh về cơ cấu kinh tế.

- Chính sách gắn kết tăng trưởng với CBXH nhất định phải thu hút đối tượng

lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Muốn vậy, cần hỗ trợ nông dân sản

xuất, tiêu thụ theo hướng sản xuất hàng hóa bằng những chính sách phát triển cụm

công nghiệp chế biến nông sản, tăng năng suất, chất lượng nông sản.

- Đầu tư nhiều hơn nữa và coi trọng hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội ở

các vùng dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, nhằm tạo điều

kiện cho các vùng này phát triển, sớm giảm khoảng cách tụt hậu so với các vùng

khác trong cả nước, giúp người dân tộc thiểu số và các đối tượng xã hội yếu thế

sớm hoà nhập vào cuộc sống chung của cộng đồng và tiến trình phát triển chung của

đất nước.

- Trong công nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn; điều

chỉnh chính sách bảo hộ và dịch chuyển đầu tư vào các ngành phát huy được lợi thế

so sánh, sử dụng công nghệ cao phục vụ xuất khẩu.

- Tăng cường và khuyến khích đầu tư cho các ngành và các dự án tạo ra

nhiều việc làm mới, có tác dụng tạo ra và nâng cao thu nhập cho nhiều người.

- Khuyến khích đầu tư phát triển dịch vụ, đưa dịch vụ thành ngành kinh tế

mũi nhọn (tỷ trọng dịch vụ giảm là hiện tượng không lành mạnh trong xu thế của

thời đại).

4.3.4. Phát triển kinh tế tư nhân

Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó

có cả kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp, tạo ra

một môi trường khuyến khích cạnh tranh và một sân chơi bình đẳng cho mọi cá

nhân, tổ chức không phân biệt thành phần kinh tế và hình thức sở hữu trong việc sử

dụng các nguồn lực phát triển, lựa chọn việc làm và tham gia vào các hoạt động

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 157: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

147

kinh doanh là một chức năng quan trọng khác của Nhà nước trong nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy ở tất cả các nước kể cả

đang phát triển và phát triển, khu vực tư nhân luôn là động lực chủ yếu của quá

trình tăng trưởng và phát triển bền vững. Một đặc điểm nổi bật của các nền kinh tế

trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi từ mô hình kế hoạch hoá tập trung

sang các nền kinh tế theo định hướng thị trường là tình trạng độc quyền và phân biệt

đối xử giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp Nhà nước với doanh nghiệp

tư nhân. Vị trí độc quyền của doanh nghiệp hầu hết đều do Nhà nước quyết định

theo phương thức hành chính như cấm hoặc hạn chế các doanh nghiệp khác không

được kinh doanh chứ không phải hình thành nhờ hiệu quả kinh doanh thông qua con

đường tập trung, tích tụ vốn. Trong bối cảnh đó, tự do hoá thương mại và tự do gia

nhập ngành, bãi bỏ các hàng rào bảo hộ sẽ là những biện pháp hữu hiệu để hạn chế

sự bất công và phi hiệu quả gắn liền với độc quyền.

Sự tăng trưởng nhanh của khu vực tư nhân cũng sẽ là yếu tố chủ chốt nếu

Việt Nam muốn duy trì sự tăng trưởng có lợi cho người nghèo trong gian đoạn tiếp

theo của công cuộc đổi mới. Khu vực tư nhân cung cấp những cơ hội lớn cho việc

tạo thêm công ăn việc làm không chỉ ở các vùng kinh tế trọng điểm mà cả ở những

vùng và các tỷnh nghèo hơn vốn được hưởng lợi ít nhất từ sự phát triển nhanh

chóng của Việt Nam. Vì vậy, sự tăng trưởng của khu vực tư nhân sẽ góp phần vào

quá trình tăng trưởng cân đối hơn giữa các khu vực và ngăn cản sự tăng chênh lệch

giữa các cơ hội thu nhập ở nông thôn và thành thị. Các cơ hội nghề nghiệp mới

trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở sẽ góp phần hạn chế xu hướng dân di cư về

các thành phố lớn nơi mà một bộ mặt mới của tình trạng nghèo đang hình thành.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tạo công ăn việc làm ngay cả ở những khu vực

mà nhiều người nghèo sinh sống. Hơn nữa, chúng có thể tạo các cơ hội việc làm phi

nông nghiệp nên có thể góp phần vào việc đa dạng hoá ngành nghề và giảm rủi ro

về thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn.

Khu vực tư nhân vẫn còn non yếu và có thể chịu nhiều rủi ro với sự phân biệt

đối xử của chính quyền địa phương cũng như là các ngân hàng thương mại quốc

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 158: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

148

doanh và các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ nên có những chính sách nhằm

loại trừ tác hại của những bất bình đẳng kéo dài về cơ hội, bằng cách tạo ra các sân

chơi chính trị và kinh tế công bằng. Rất nhiều trong số những chính sách đó cũng sẽ

giúp tăng hiệu quả kinh tế và sửa chữa những thất bại của thị trường, như đầu tư

nhiều hơn vào con người, cung cấp những mạng lưới an sinh cho những nhóm

người dễ bị tổn thương. Mở rộng khả năng tiếp cận của dân chúng với luật pháp, đất

đai và cơ sở hạ tầng kinh tế như đường xá, điện, nước, vệ sinh và viễn thông; Tăng

cường tính công bằng trong các thị trường tài chính, lao động và sản phẩm, để

người nghèo có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các khoản tín dụng, các cơ hội nghề

nghiệp, không bị phân biệt đối xử ở bất cứ thị trường nào.

4.3.5. Đảm bảo người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển bằng cách

quan tâm tới ba lĩnh vực trọng yếu: giáo dục, y tế, và an sinh xã hội

Khi mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng càng gắn kết thì vai trò

của an sinh xã hội đối với quá trình tăng trưởng và giảm bất bình đẳng cần đặc biệt

chú trọng hơn. Do vậy, cần hết sức chú ý đến những nhóm người dễ bị tổn thương.

Nhóm người dễ bị tổn thương là: nông dân bị mất đất canh tác, bị thiên tai dịch

bệnh, những người bị rủi ro cá nhân, người khuyết tật, đồng bào dân tộc thiểu số,

vùng sâu vùng xa, người di cư tự do vào các đô thị, người nghèo và cận nghèo.

Chính sách xã hội phải hướng tới nhóm người này, trong đó người nghèo, trẻ em,

phụ nữ, người già, người tàn tật là những người cần được quan tâm nhiều nhất và

chắc chắn họ phải được hưởng chế độ an sinh xã hội đầy đủ.

Tăng thu nhập và giảm nghèo thường đi kèm với việc tăng các chỉ số về vốn

nhân lực, được đo lượng bằng trình độ học vấn và sức khoẻ. Tuy nhiên, lợi ích của

công cuộc đổi mới không được chia sẻ một cách cân đối. Mức tăng thu nhập và vốn

nhân lực của người giàu nhiều hơn của người nghèo. Sự chênh lệch về vốn nhân lực

tăng lên tạo ra rào cản cho việc thực hiện chiến lược tăng trưởng vì người nghèo ở

Việt Nam. Sự bất bình đẳng về thu nhập có thể được điều chỉnh dễ hơn rất nhiều so

với sự bất bình đẳng về vốn nhân lực vốn là cơ sở cho sự tăng trưởng trong tương

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 159: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

149

lai. Do sự tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam phải dựa vào lao động có trình

độ và tay nghề cao - như các con hổ Châu Á khác - nên sự gia tăng bất bình đẳng về

vốn nhân lực không chỉ đưa ra các giới hạn cho sự giảm nghèo trong tương lai mà

còn cả giới hạn cho sự tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. Sự tăng trưởng kinh tế

với tốc độ cao có thể góp phần làm tăng sự chênh lệch về vốn nhân lực khi mà mức

lương cao làm tăng chi phí cơ hội cho thời gian đầu tư vào sức khoẻ và giáo dục.

Điều này là đặc biệt đúng cho những người nghèo làm việc trong khu vực không

chính thức. Vì vậy, các biện pháp nhằm tăng vốn nhân lực cho người nghèo vừa góp

phần giảm nghèo, vừa thúc đẩy tăng trưởng. Đối với vấn đề giáo dục, Nhà nước

đảm bảo cho tất cả mọi người dân tiếp cận đối với giáo dục có chất lượng. Với cấu

trúc dân số như hiện nay, lượng học sinh đến tuổi đi học ở các cấp trong thời gian

tới sẽ tương đối ổn định, và do đó hệ thống giáo dục có cơ hội để tăng cường chất

lượng mà không phải chịu sức ép quá tải. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục - đào tạo

cần chú trọng tới hoạt động dạy nghề và rèn luyện kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của

các doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người dân.

Đối với vấn đề y tế, hệ thống y tế với chi phí vừa phải sẽ giúp nhiều gia đình

tránh được bẫy nghèo do chi phí y tế quá cao và mất thu nhập khi gia đình có người

ốm. Nhà nước phải dành ưu tiên cao nhất cho việc cung cấp đủ y, bác sĩ, các thiết bị

y tế và nguồn tài chính cần thiết cho các trung tâm y tế ở cấp cơ sở. Các bệnh viện

và phòng khám phải được theo dõi và điều tiết bởi cả nhà nước và các hiệp hội nghề

nghiệp. Cung cấp lưới an sinh xã hội cho người nghèo và dễ bị tổn thương bởi

những cú sốc hay thăng trầm của nền kinh tế là điều kiện cần thiết để đảm bảo mọi

người dân được chia sẻ thành quả của phát triển, đồng thời cũng giúp cho sự phát

triển trở nên hài hòa và bền vững hơn. Do vậy, nhà nước cần cải cách chế độ bảo

hiểm cho những người nghèo ở cả nông thôn và thành thị thông qua tài trợ bằng

thuế đánh vào các nguồn tài sản như bất động sản, chứng khoán.

4.3.6. Cần có những chính sách di dân thích hợp

Việc di dân từ nông thôn ra thành thị, giữa các vùng để cải thiện thu nhập là

vấn đề phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước đang phát triển. Tuy

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 160: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

150

nhiên cần phải nhìn nhận rằng vấn đề này có cả mặt tích cực và tiêu cực. Do vậy,

chính phủ cần phải thực hiện những chính sách có mục tiêu để hạn chế những mặt

tiêu cực và bảo vệ những người di cư tránh những rủi ro.

- Các chính sách về thị trường lao động phải được điều chỉnh để tạo điều kiện

cho sự dịch chuyển lao động phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

- Xây dựng hệ thống luật pháp về lao động và thị trường lao động cần chú ý

đến việc bảo đảm quyền lựa chọn chỗ làm việc và cư trú của người lao động.

- Cần phải xóa bỏ những hạn chế tiếp cận dịch vụ công chính đáng của người

nhập cư như chế độ hộ khẩu vì chế độ này không còn phục vụ các chức năng kinh tế

hay xã hội như trước đây nữa, mà trái lại đã trở thành một công cụ “hành dân”.

- Nhà nước cần nhanh chóng có giải pháp cho tình trạng giá nhà đất cao một

cách phi lý ở các đô thị. Giá nhà đất quá sức chịu đựng sẽ khiến dân di cư đổ dồn về

các khu nhà ổ chuột, chấp nhận chịu cảnh lụt lội, mất vệ sinh, ô nhiễm, và kém an

ninh. Điều này tất yếu dẫn tới sự gia tăng sự bất mãn về mặt tinh thần và bệnh tật về

mặt thể chất. Do hầu hết lượng tăng dân số xuất hiện ở khu vực đô thị hay ven đô

nên để đảm bảo sự công bằng cho những người dân di cư này, chính phủ cần tạo

cho họ có cơ hội được hưởng một cuộc sống chấp nhận được.

4.3.7. Cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội phát triển trong

nền kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bằng và hướng đến người nghèo

Đối với tiếp cận nguồn lực cho phát triển kinh tế, cần sớm khắc phục tình

trạng thiếu công bằng trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn lực, đặc biệt là các tập

đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước đang dễ tiếp cận và trên thực tế đang nắm

giữ và sử dụng khối lượng nguồn lực rất lớn, nhưng kết quả hoạt động đem lại

không ngang tầm, thậm chí hiệu quả đang thấp nhất so với các loại hình doanh

nghiệp khác.

Thực hiện tốt những điều chỉnh quyết liệt, công khai minh bạch đối với

"nhóm lợi ích" này là biện pháp hữu hiệu để sớm tạo ra sự bình đẳng thực sự giữa

các chủ thể kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy, sự bình

đẳng về cơ hội quan trọng hơn sự bình đẳng về thu nhập. Do vậy, Nhà nước cần bảo

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 161: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

151

vệ các quyền đảm bảo cho mọi người có cơ hội như nhau trong việc sử dụng cơ hội

phát triển và đạt được thành công. Một khi những quy tắc trò chơi này được thiết

lập, Nhà nước sẽ ít phải can thiệp để thay đổi kết quả phân phối thu nhập. Bên cạnh

đó, Nhà nước cần đưa ra và áp dụng các biện pháp để hạn chế tình trạng bất bình

đẳng tài sản từ những hoạt động không phải từ sản xuất kinh doanh như: thực hiện

bắt buộc việc kê khai tài sản đối với cán bộ công chức; nghiên cứu và áp dụng các

loại thuế thừa kế, thuế tài sản, thuế đầu tư… trong thời gian tới.

Kết luận chương 4:

Chương 4 đã trình bày một số quan điểm về giải quyết quan hệ giữa tăng

trưởng và bất bình đẳng thu nhập, những cơ hội và thách thức cho giải quyết mối

quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam. Trên cơ sở

đó cùng với những kết quả nghiên cứu ở chương 2 và 3, luận án đưa ra một số giải

pháp nhằm tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của bất bình

đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 162: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

152

KẾT LUẬN

Với đề tài “Tác động của bất bình đẳng phân phối thu nhập đến tăng

trưởng kinh tế ở Việt Nam”, luận án đã thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu

đề ra. Luận án đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động

của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế; phân tích thực

trạng bất bình đẳng thu nhập ở các khía cạnh khác nhau và tăng trưởng kinh tế ở Việt

Nam; lượng hóa tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt

Nam trong giai đoạn 2004-2010. Những kết luận chính mà luận án rút ra bao gồm:

1. Có nhiều lý thuyết giải thích mối quan hệ của bất bình đẳng thu nhập và

tăng trưởng kinh tế. Giả thuyết hình chữ U ngược của Kuznets (1955) là xuất phát

điểm cho các nghiên cứu về mối quan hệ giữa bất bình đẳng trong phân phối thu

nhập và tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu sau đó như Ahluwwalia (1976) và

Psacharopoulos và các cộng sự (1995) đã ủng hộ cho giả thuyết Kuznets. Tuy nhiên,

các nghiên cứu của Deininger và Squyre (1996), Chen và Ravallion (1997), Easterly

(1999), Dollar và Kraay (2002) lại cho thấy tăng trưởng không có tác động đến bất

bình đẳng thu nhập.

2. Sau khi lý thuyết tăng trưởng nội sinh được giới thiệu vào giữa thập niên

1980, các mối quan tâm đã chuyển sang nghiên cứu tác động của phân phối thu

nhập đến tăng trưởng kinh tế. Kết luận rút ra từ các nghiên cứu rất khác nhau. Các

nghiên cứu như Persson và Tabellini (1994), Clarke (1995), Persson và Tabellini

(1994) cho thấy bất bình đẳng thu nhập gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế; trong

khi Li và Zou (1998), Frank (2009) lại phát hiện bất bình đẳng thu nhập có tác động

dương đến tăng trưởng kinh tế; còn Baro (1999) cho thấy bất bình đẳng cản trở tăng

trưởng ở các nước nghèo trong khi lại thúc đẩy tăng trưởng ở các nước giàu.

3. Thực tế tăng trưởng ngoạn mục và phân phối công bằng hơn ở các nền

kinh tế Đông Á (điển hình là Hàn Quốc) tương phản với bức tranh ảm đạm của các

nước Mỹ Latinh (điển hình là Braxin) với tăng trưởng thấp và tình trạng bất bình

đẳng cao là một bằng chứng và kinh nghiệm sinh động ủng hộ chiến lược phát triển

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 163: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

153

bền vững trong đó kinh tế tăng trưởng nhanh một cách bền vững cần đi đôi với thực

hiện công bằng xã hội. Trung Quốc cũng đã điều chỉnh mô hình theo hướng đó.

4. Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng bất bình đẳng và tăng trưởng

kinh tế ở Việt Nam, luận án đã chỉ rõ: Việt Nam đã được những thành tựu trong duy

trì tăng trưởng nhanh và nâng cao thu nhập bình quân đầu người nhưng kéo theo đó

là sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Sự phân hoá giàu nghèo ở nước ta ngày càng

sâu sắc dưới áp lực cần tăng trưởng nhanh. Tăng trưởng kinh tế cao nhưng chủ yếu

tập trung vào các ngành sử dụng nhiều vốn, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp

sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ còn chậm; nhiều công trình được xây dựng

vẫn cần nhiều vốn hơn là lao động. Đầu tư phát triển tập trung vào các ngành đòi

hỏi vốn cao, ít lao động đã hạn chế tác dụng trực tiếp đến người nghèo, chỉ những

người có vốn, tri thức và trình độ để có thể tham gia vào các lĩnh vực đó được. Tăng

trưởng cao nhưng tạo ít thu nhập cho người lao động. Vì vậy, lợi ích của tăng

trưởng không được phân bổ một cách rộng rãi, số người có thu nhập mới và khả

năng nâng cao thu nhập của mỗi người tăng chậm. Khoảng cách giữa nhóm người

giàu và nhóm người nghèo ngày càng doãng ra, một phần lớn thu nhập được tạo ra

và phân bố tại các trung tâm tăng trưởng lớn, trong khi dân cư các địa phương miền

núi và nông thôn, vùng sâu, vùng xa được hưởng lợi ít hơn nhiều từ tăng trưởng, sự

phân hoá giàu - nghèo theo vùng gia tăng.

5. Luận án đã chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế và yếu kém ở trên bao

gồm: Mô hình tăng trưởng và cơ chế phân bổ nguồn lực chưa hợp lý; Quá trình thực

hiện công nghiệp hóa và đô thị hóa đã dẫn đến tăng trưởng nóng; Quá trình chuyển

đổi cơ chế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường đã tạo ra bất bình đẳng

trong việc tiếp cận những nguồn lực/cơ hội cho một số vùng, một số ngành và một

số bộ phân dân cư trong nền kinh tế; Cơ chế xin cho, bao cấp, môi trường kinh

doanh không bình đẳng và thông tin không minh bạch đã hình thành các nhóm lợi

ích mạnh và gia tăng bất bình đẳng.

6. Luận án đã lượng hoá tác động của bất bình đăng trong phân phối thu

nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam dựa trên việc thiết lập cơ sở dữ liệu mảng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 164: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

154

của các tỉnh/thành trong các năm 2004, 2006, 2008 và 2010. Luận án đã sử dụng

phương pháp ước lượng tác động cố định và tác động ngẫu nhiên, đây là các

phương pháp ước lượng hiệu quả. Kết quả ước lượng cho thấy gia tăng bất bình

đẳng trong phân phối thu nhập có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Việt

Nam ở một ngưỡng nhất định. Chấp nhận bất bình đẳng cao hơn sẽ có được tăng

trưởng kinh tế cao hơn khi hệ số GINI lớn hơn 0,37 và sẽ làm giảm tăng trưởng

kinh tế khi hệ số GINI nhỏ hơn 0,37. Như vậy, hệ số bất bình đẳng thu nhập sẽ tăng

tới mức hợp lý (hay tăng đến ngưỡng) 0,37 thì vẫn tốt cho tăng trưởng và đảm bảo

ổn định xã hội. Đây cũng chính là điểm phát hiện mới của luận án.

7. Luận án đã đề xuất một số quan điểm để gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và

công bằng trong phân phối thu nhập. Các quan điểm bao gồm: Duy trì tăng trưởng

nhanh một cách bền vững được xem là mục tiêu dài hạn của Việt Nam; Phát triển

kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập ngay trong từng bước

phát triển; Không thể hướng tới mục tiêu giảm bất bình đẳng bằng mọi giá, đặc biệt

không thể cào bằng thu nhập mà cần phải chấp nhận bất bình đẳng thu nhập trong

một phạm vi được coi là an toàn và có lợi cho tăng trưởng kinh tế nhanh một cách

bền vững trong dài hạn; Phát triển kinh tế gắn với nâng cao dân trí, bảo đảm các

quyền con người; Phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội phải phù hợp với

bối cảnh toàn cầu hoá và quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam.

8. Trên cơ sở phân tích thực trạng và quan điểm, luận án đã đề xuất một số giải

pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của bất bình đẳng thu

nhập đến tăng trưởng kinh tế. Các giải pháp bao gồm: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị

trường định hướng XHCN đảm bảo gắn kết hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và công

bằng xã hội; Xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng và vì người

nghèo; Điều chỉnh cơ cấu đầu tư xã hội hướng đến các đối tượng yếu thế; Đảm bảo

người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển bằng cách quan tâm tới ba lĩnh

vực trọng yếu: giáo dục, y tế, và lưới an sinh xã hội; Cần có những chính sách di

dân thích hợp; Cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội phát triển

trong nền kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bằng và hướng đến người nghèo.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 165: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

155

9. Bên cạnh những kết quả và điểm mới luận án cũng có những hạn chế và

đồi hỏi cần phải có các nghiên cứu tiếp theo. Thứ nhất, do nguồn số liệu tỷnh/thành

không đầy đủ và thiếu nên luận án chưa nghiên cứu, kiểm định và ước lượng được

các kênh mà qua đó bất bình đẳng thu nhập tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Việt

Nam. Thứ hai, vấn đề nội sinh giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế

chưa được giải quyết đầy đủ trong mô hình số liệu mảng, do vậy cần thu thập thêm

số liệu để có thể giải quyết vấn đề này qua các phương pháp ước lượng khác như

mô hình biến công cụ.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 166: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

156

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Văn Công, Hoàng Thủy Yến (2011) Mối quan hệ giữa tăng trưởng và

phân phối thu nhập ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Chất lượng

tăng trưởng kinh tế Việt Nam: giai đoạn 2000-2010 và tầm nhìn đến năm 2020”,

tr.345-356.

2. Hoàng Thủy Yến, Phạm Ngọc Toàn (2013), Phân tích ảnh hưởng của một số

yếu tố đến bất bình đẳng thu nhập theo giới ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát

triển, Số 191(II), tháng 5/2013.

3. Hoàng Thủy Yến (2013), Nợ xấu và tái cấu trúc Ngân hàng qua các năm 2011 –

2013. Kỷ yếu: Hội thảo khoa học quốc tế nhìn lại nửa chặng đường phát triển

kinh tế xã hội 5 năm (2011 – 2015). Và những điều chỉnh chiến lược

HNT9/2013 (NXB ĐHKTQD).

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 167: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

157

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2008), Báo cáo nghiên cứu tổng kết

chuyên đề: Quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

2. Đào Quang Vinh và Ban chủ nhiệm (2005), Xác định cơ chế phân phối tiền

lương, thu nhập của các loại hình doanh nghiệp trong giai đoạn 2006-2010;

Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội.

3. Gunewardena D., và van de Walle D. (2000). “Nguyên nhân của bất bình đẳng

dân tộc tại Việt Nam” Tập san Kinh tế phát triển, Số. 65, trang. 177-207

4. Hoàng Đức Thân (2010), Báo cáo tổng hợp đề tài nhà nước: Quan điểm và

giải pháp bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã

hội ở nước ta

5. Lê Quốc Hội (2009), “Tác động của tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu

nhập đến xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số

145, tháng 8 năm 2009

6. Lê Quốc Hội (2009), “Tăng trưởng vì người nghèo ở Việt Nam – Thành tựu,

thách thức và giải pháp”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 229, tháng 11/2009.

7. Lê Quốc Hội (2010), Thách thức và giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng thu

nhập ở Việt Nam trong thời gian tới, Chương 6, Sách Vượt qua bẫy thu nhập

trung bình: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, NXB Giao thông vận tải.

8. Ngân hàng thế giới (2004), Bên trên tăng trưởng kinh tế: Giới thiệu về phát

triển bền vững, chương: Bất bình đẳng thu nhập với tăng trưởng kinh tế.

9. Ngân hàng thế giới (2005), Báo cáo phát triển thế giới 2006: Công bằng và

phát triển, Nxb Văn hóa – Thông tin

10. Nguyễn Công Nghiệp (Chủ biên) (2006), Phân phối nhằm đảm bảo phát triển

kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN, Đề tài cấp Nhà nước, Mã số: KX 01- 10

11. Nguyễn Hữu Dũng và Ban chủ nhiệm (2007), Cơ sở thực tiễn hoàn thiện chính

sách giải pháp đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối tiền lương và thu nhập

trong các loại hình doanh nghiệp; Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 168: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

158

12. Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005), Chất lượng tăng trưởng kinh tế:

Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam

13. Nguyễn Văn Công (2006), Tác động của phân phối thu nhập đến tăng trưởng

kinh tế ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ mã số B2006-06-05

14. Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng

kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

15. Phạm Xuân Nam (2007), “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản điện tử cập

nhật ngày 22/1/2007

16. Rainer Klump và Thomas Bonschab, Thực hiện tăng trưởng vì người nghèo:

Nghiên cứu trường hợp của Việt Nam

17. Todaro, M. P. (1998), Kinh tế học cho thế giới thứ ba, Nxb Giáo dục

18. Tổng cục Thống kê (2011), Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình

19. Viện Khoa học Lao động Xã hội (2012), Xu hướng lao động xã hội

20. Vụ Nghiên cứu Kinh tế Ngân hàng của ADB, “Giảm nghèo tại Việt Nam”,

Working Paper No. 42, June

21. CIEM và ACI, Báo cáo Năng lực cạnh tranh quốc gia 2009

22. Ngô Thắng Lợi (2009), Tăng trưởng kinh tế với phát triển con người ở Việt

Nam: Mười năm nhìn lại và con đường phía trước, Bản tin số 26, Viện Khoa

học lao động và xã hội.

23. Ngô Thắng Lợi (2009), “Thực hiện mục tiêu vượt qua ngưỡng nước đang phát

triển có mức thu nhập thấp-Một số đánh giá ban đầu”,Tạp chí Quản lý kinh tế

24. Ngô Thắng Lợi (2013), “Những biểu hiện suy giảm hiệu lực của tăng trưởng

đến tiến bộ ở Việt Nam và định hướng cải thiện”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển,

số Đặc biệt

25. UNDP, Báo cáo Quốc gia về phát triển con người năm 2011

26. Viện Khoa học lao động và xã hội (2013), Xu hướng lao động và xã hội trong

bối cảnh suy giảm tăng trưởng và bất ổn kinh tế vĩ mô

27. http://www.TCTK.gov.vn/default.aspx?tabid=217

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 169: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

159

Tài liệu tiếng Anh

1. Aghion, P, Caroli, E, and Garcia-Penalosa, C. (1999), “Inequality and

economic growth: The perspective of the new growth theories”, Journal of

Economic Literature, 37.

2. Aghion, P. và P. Bolton (1997), “A Theory of Trickle Down”, The Review of

Economic Studies, Vol. 64, No 2, (Apr. 1977), 151-172

3. Ahluwalia, M. (1976), “Inequality, Poverty and Development.”

Journal of Development Economics, 3, 307-342.

4. Alesina, A. and R. Perotti (1994), “The Political Economy of Growth: A

Critical Survey of the Recent Literature.” World Bank Economic Review, 8(3),

351-371.

5. ADB (2007), Asian development Outlook 2007

6. Alesina, A. and D. Rodrik (1994). “Distributive Politics and Economic

Growth,” Quarterly Journal of Economics 109(2): 465-490

7. Alesina, Alberto, et al, (1996). " Political Instability and Economic Growth,"

Journal of Economic Growth, Springer, vol. 1(2), pages 189-211, June

8. Banerjee, B. and E. Duflo (2003): "Inequality and Growth: What Can the Data

Say?" Journal of Economic Growth, Vol 8, 267-299

9. Barro, J. (1999), “Inequality, Growth, and Investment”, NBER working paper

7038, Massachusetts

10. Baumol, W. (1990): “Entrepreneurship: Productive, unproductive and

destructive”, Journal of Political Economy, 98, pp. 893-921.

11. Baumol, W. (1993): Entrepreneurship, management and the structure of

payoffs, London: MIT Press.

12. Benabou, R. (1996), Inequality and growth, NBER Macroeconomics Annual.

13. Benabou, R. (1996). "Education, Income Distribution and Growth: The Local

Connection," NBER Working Papers, 4798, National Bureau of Economic

Research, Inc.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 170: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

160

14. Benhabib, J. and Rustichini, A. (1996) "Social Conflict and Growth," Journal

of Economic Growth, 1, 12~146.

15. Bev Dahlby và Ergete Ferede (2013), “Inequality, Redistribution and economic

growth”, SPP Research Papers, Vol. 6, Issue 25, The School of Public Policy

and Department of Economics, University of Calgary.

16. Castel A. Holz, 4/2006, “Why China’s Rise is Sustainable”, Far Eastern

Economic Review.

17. Chiou, W.H. (1998), “Income Inequality, Human Capital Accumulation and

Economic Performance”, The Economic Journal, 108(446):44-59.

18. Clarke, G. (1995), “More Evidence on Income Distribution and Growth.”

Journal of Development Economics, 47(2), 403-427.

19. Dollar, D., P. Glewwe & N. Agrawal (2004), Economics Growth, Poverty and

Household welfare,World Bank eLibrary

20. Forbes, K., (2000) A Reassessment of the Relationship Between Inequality and

Growth, The American Economic Review, Vol. 90, No4, September

21. Frank, M. (2009). “Inequality and Growth in the United States: Evidence From

a New State-Level Panel of Income Inequality Measures,” Economic Inquyry

47(1): 55-68.

22. Li, Hongyi and Heng-Fu Zou (1998), “Income Inequality is not Harmful for

Growth: Theory and Evidence.” Review of Development Economics, 2(3), 318-334.

23. Dahlby, B. and Ergete Ferede (2013), Income Inequality, Redistribution and

Growth, SPP Reasearch Paper, Vol. 6, Issue 25, The School of Public Policy,

University of Calgary.

24. Dapice, D. et. al (2008). Choosing success: the lessons of East and Southeast

Asia and Vietnam’s Future – A Policy Framework for Vietnam’s

Socioeconomic Development, 2011-2010 , Harvard Vietnam Program

25. Deininger, Klaus & Squyre, Lyn (1996). "A New Data Set Measuring Income

Inequality," World Bank Economic Review, World Bank Group, vol. 10(3),

Development Forum 2003.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 171: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

161

26. Kasper, W. and M. E. Streit (1998), Institutional Economics: Social Order and

Public Policy, Edward Elgar Publisher.

27. Knack, Stephen & Philip Keefer (1995), "Institutions and Economic

Performance: Cross-Country Tests Using Alternative Institutional

Indicators," MPRA Paper 23118, University Library of Munich, Germany.

28. Knell, M. (1998), Social comparisons, inequality and growth, Mimeo,

University of Zurich.

29. Knowles, S. (2001). Inequality and Economic Growth: The Empirical

Relationship Reconsidered in the Light of Comparable Data

30. Kuznets, S. (1955), “Economic growth and income inequality”, American

Economic Review, 45 (1)

31. Le Anh Tu (2001), Vietnam: External liberalization, Structural Change,

Economic Growth and Income Distribution, Working Draft, Hanoi.

32. Lewis, W.A. (1954) “Economic development with unlimited supply of

labour”, The Manchester School.

33. Li, Hongyi & Zou, Heng-fu (1998). "Income Inequality Is Not Harmful for

Growth: Theory and Evidence" Review of Development Economics, Wiley

Blackwell, vol. 2(3), pages 318-34, October.

34. Lopez, H. 2005, Growth and inequality: Are they connected? The World Bank.

35. Lorenz, M. O. (1905). "Methods of measuring the concentration of

wealth". Publications of the American Statistical Association (Publications of

the American Statistical Association, Vol. 9, No. 70) 9 (70): 209–219.

36. Mankiw, N. G (2004), Principles of Economics. THOMSON South-Western.

37. Mekong Economics (2005), Vietnam Inequality Report 2005: Assessment and

Policy Choices.

38. Ohno, K. (2008), “Chapter 4: Inequality in income and asset”, VDF Report.

39. Paolo, F. (1999), Inequality and Growth Revisited, Trinity Economic Paper

Series, Ireland.

40. Papanek, G. and O. Kyn (1986), “The Effect on Income Distribution of

Development, the Growth Rate and Economic Strategy.” Journal of

Development Economics, 23, 55-65.

41. Partridge, M. D. (1997). ‘‘Is Inequality Harmful for Growth? Comment.’’

American Economic Review 87: 1019–32.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 172: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

162

42. Perotti, M. (1993), Political equylibrium, income distribution and growth,

Review of Economic Studies, 60(4).

43. Perotti, R. (1996). “Growth, Income Distribution, and Democracy: What the

Data Say,” Journal of Economic Growth 1: 149–187.

44. Persson, Torsten and Guido Tabellini (1994). “Is Inequality Harmful for

Growth?” American Economic Review 84(3): 600-21.

45. Ravallion, Martin and Shaohua Chen (1997), “What can New Survey Data

Tell Us about Recent Changing in Distribution and Poverty?” World Bank

Economic Review, 11(2), 357-82.

46. Romer, P. M (1986), “Increasing Returns and Long-Run Growth”. The Journal

of Political Economy, Vol. 94, No. 5. , pp. 1002-1037

47. Solow, R. M (1956) “A Contribution to the Theory of Economic Growth”, The

Quarterly Journal of Economics, Vol. 70, No. 1., pp. 65-94

48. Stiglitz, Joseph E, (1969). "A Re-Examination of the Modigliani-Miller

Theorem," American Economic Review, American Economic Association, vol.

59(5), pages 784-93, December

49. Stiglitz, J. E, (2000) Capital Market Liberalization, Economic Growth, and

Instability, Stanford University

50. Taylor, L. (1994), Income Distribution, Inflation and Growth, Second Printing,

Massachusetts Institute of Technology.

51. UNDP (2013), “The Rise of the South: Human Progress in a Diverse World”,

Human Development Report 2013,

52. Venieris, Y. and D. Gupta (1986), “Income Distribution and Sociopolitical

Instability as Determinants of Savings: A Cross-Sectional Model.” Journal

of Political Economy, 94(4), 873-883.

53. Vinod Thomas, Mansoor Dailami, Ashok Dhareshwar (2004), “The Quality of

Growth”, IFIP International Working Conference, Krems, Austria, May 17-19

54. Wood (1995), “Poverty and Income Inequality in Latin America during

the 1980s.” Reviews of Income and Wealth, 41(3), 245-264.

55. Wooldridge (2009), J. Introductory Econometrics: A Modern Approach. South-

Western: Mason, OH

56. World Bank, 2003, Vietnam Development Report: Poverty, Hanoi.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 173: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

163

PHỤ LỤC

Kết quả ước lượng mô hình với số liệu mảng và kiểm định Hausman

1. MÔ HÌNH 1 (MH1)

a-Fixed-effects (within) regression Number of obs = 252

Group variable: tinh Number of groups = 63

R-sq: within = 0.2542 Obs per group: min = 4

between = 0.6917 avg = 4.0

overall = 0.6728 max = 4

F(3,186) = 21.13

corr(u_i, Xb) = -0.4540 Prob > F = 0.0000

------------------------------------------------------------------------------

ln_gdp | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

-------------+----------------------------------------------------------------

ln_invest | .105781 .0333675 3.17 0.002 .0399536 .1716084

lnlfs | 1.587881 .342537 4.64 0.000 .9121235 2.263638

GINI | .0036743 .0033086 1.11 0.268 -.0028528 .0102015

_cons | -2.560675 2.099314 -1.22 0.224 -6.702203 1.580852

-------------+----------------------------------------------------------------

sigma_u | .5397002

sigma_e | .17949124

rho | .90040878 (fraction of variance due to u_i)

------------------------------------------------------------------------------

F test that all u_i=0: F(62, 186) = 21.15 Prob > F = 0.0000

b-Random-effects GLS regression Number of obs = 252

Group variable: tinh Number of groups = 63

R-sq: within = 0.2380 Obs per group: min = 4

between = 0.7320 avg = 4.0

overall = 0.7114 max = 4

Wald chi2(3) = 249.72

corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

------------------------------------------------------------------------------

ln_gdp | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

-------------+----------------------------------------------------------------

ln_invest | .1711088 .0309579 5.53 0.000 .1104324 .2317851

lnlfs | 1.07727 .0966572 11.15 0.000 .8878253 1.266715

GINI | .0038884 .0032581 1.19 0.233 -.0024973 .0102741

_cons | .1565158 .5838215 0.27 0.789 -.9877534 1.300785

-------------+----------------------------------------------------------------

sigma_u | .3906057

sigma_e | .17949124

rho | .82565551 (fraction of variance due to u_i)

------------------------------------------------------------------------------

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 174: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

164

Kiểm định Hausman ---- Coefficients ----

| (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))

| fixed . Difference S.E.

-------------+----------------------------------------------------------------

ln_invest | .105781 .1711088 -.0653278 .0156704

lnlfs | 1.587881 1.07727 .5106106 .3428304

GINI | .0036743 .0038884 -.0002141 .0011055

------------------------------------------------------------------------------

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg

B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(3) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)

= 21.43

Prob>chi2 = 0.0001

2. MÔ HÌNH 2 (MH2)

a-Fixed-effects (within) regression Number of obs = 248

Group variable: tinh Number of groups = 62

R-sq: within = 0.3483 Obs per group: min = 4

between = 0.7370 avg = 4.0

overall = 0.7209 max = 4

F(5,181) = 19.34

corr(u_i, Xb) = 0.0956 Prob > F = 0.0000

------------------------------------------------------------------------------

ln_gdp | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

-------------+----------------------------------------------------------------

ln_invest | .2212204 .0433012 5.11 0.000 .1357803 .3066605

lnlfs | 1.021556 .3525043 2.90 0.004 .3260099 1.717103

GINI | .0583503 .0270993 2.15 0.033 .0048792 .1118214

GINI2 | -.0005802 .0003258 -1.78 0.077 -.0012231 .0000626

_cons | -.7486908 2.208343 -0.34 0.735 -5.106098 3.608717

-------------+----------------------------------------------------------------

sigma_u | .44746486

sigma_e | .16905372

rho | .87509324 (fraction of variance due to u_i)

------------------------------------------------------------------------------

F test that all u_i=0: F(61, 181) = 21.42 Prob > F = 0.0000

b-Random-effects GLS regression Number of obs = 248

Group variable: tinh Number of groups = 62

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 175: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

165

R-sq: within = 0.3399 Obs per group: min = 4

between = 0.7694 avg = 4.0

overall = 0.7511 max = 4

Wald chi2(5) = 309.63

corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

------------------------------------------------------------------------------

ln_gdp | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

-------------+----------------------------------------------------------------

ln_invest | .2889333 .0370948 7.79 0.000 .2162288 .3616378

lnlfs | .9292581 .1006433 9.23 0.000 .7320009 1.126515

GINI | .0536571 .026887 2.00 0.046 .0009595 .1063547

GINI2 | -.000643 .0003295 -1.95 0.051 -.0012888 2.71e-06

gini_skill~o | -.0000152 .0000817 -0.19 0.853 -.0001754 .000145

_cons | -.8373443 .7679991 -1.09 0.276 -2.342595 .6679063

-------------+----------------------------------------------------------------

sigma_u | .37822983

sigma_e | .16905372

rho | .83349064 (fraction of variance due to u_i)

------------------------------------------------------------------------------

Kiểm định Hausman

---- Coefficients ----

| (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))

| fixed . Difference S.E.

-------------+----------------------------------------------------------------

ln_invest | .2212204 .2889333 -.0677129 .0246797

lnlfs | 1.021556 .9292581 .0922981 .348465

GINI | .0583503 .0536571 .0046932 .0073883

GINI2 | -.0005802 -.000643 .0000628 .0000618

gini_skill~o | -.0001607 -.0000152 -.0001455 .0000731

------------------------------------------------------------------------------

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg

B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(4) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)

= 17.10

Prob>chi2 = 0.0018

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 176: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

166

3. MÔ HÌNH 3 (MH3)

a-Fixed-effects (within) regression Number of obs = 252

Group variable: tinh Number of groups = 63

R-sq: within = 0.2764 Obs per group: min = 4

between = 0.6939 avg = 4.0

overall = 0.6758 max = 4

F(5,184) = 14.06

corr(u_i, Xb) = -0.4635 Prob > F = 0.0000

------------------------------------------------------------------------------

ln_gdp | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

-------------+----------------------------------------------------------------

ln_invest | .3662412 .1489468 2.46 0.015 .072378 .6601045

lnlfs | 1.600527 .3427233 4.67 0.000 .9243544 2.2767

GINI | .1010208 .0410415 2.46 0.015 .0200484 .1819932

GINI2 | -.0004685 .0003436 -1.36 0.174 -.0011463 .0002093

gini_invest | -.0068147 .0037925 -1.80 0.074 -.014297 .0006676

_cons | -5.66485 2.456513 -2.31 0.022 -10.5114 -.8182959

-------------+----------------------------------------------------------------

sigma_u | .5408422

sigma_e | .17774995

rho | .90251612 (fraction of variance due to u_i)

------------------------------------------------------------------------------

F test that all u_i=0: F(62, 184) = 21.16 Prob > F = 0.0000

b-Random-effects GLS regression Number of obs = 252

Group variable: tinh Number of groups = 63

R-sq: within = 0.2601 Obs per group: min = 4

between = 0.7344 avg = 4.0

overall = 0.7146 max = 4

Wald chi2(5) = 257.78

corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

------------------------------------------------------------------------------

ln_gdp | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

-------------+----------------------------------------------------------------

ln_invest | .4385048 .1501966 2.92 0.004 .1441249 .7328847

lnlfs | 1.081105 .0963008 11.23 0.000 .8923585 1.269851

GINI | .1058966 .0421179 2.51 0.012 .0233471 .1884461

GINI2 | -.0005047 .0003504 -1.44 0.150 -.0011914 .0001819

gini_invest | -.0070198 .0038646 -1.82 0.069 -.0145944 .0005547

_cons | -3.006988 1.488805 -2.02 0.043 -5.924992 -.0889845

-------------+----------------------------------------------------------------

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 177: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

167

sigma_u | .38970767

sigma_e | .17774995

rho | .82778905 (fraction of variance due to u_i)

------------------------------------------------------------------------------

Kiểm định Hausman

---- Coefficients ----

| (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))

| fixed . Difference S.E.

-------------+----------------------------------------------------------------

ln_invest | .3662412 .4385048 -.0722636 .0377661

lnlfs | 1.600527 1.081105 .5194225 .343098

GINI | .1010208 .1058966 -.0048758 .0068674

GINI2 | -.0004685 -.0005047 .0000362 .0000697

gini_invest | -.0068147 -.0070198 .0002051 .0007839

------------------------------------------------------------------------------

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg

B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(4) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)

= 22.22

Prob>chi2 = 0.0002

4. MÔ HÌNH 4 (MH4) a-Fixed-effects (within) regression Number of obs = 248

Group variable: tinh Number of groups = 62

R-sq: within = 0.3495 Obs per group: min = 4

between = 0.7384 avg = 4.0

overall = 0.7223 max = 4

F(6,180) = 16.12

corr(u_i, Xb) = 0.0997 Prob > F = 0.0000

------------------------------------------------------------------------------

ln_gdp | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

-------------+----------------------------------------------------------------

ln_invest | .3055785 .1484765 2.06 0.041 .0126001 .5985569

lnlfs | 1.019288 .3531567 2.89 0.004 .3224283 1.716148

GINI | .0755025 .0396308 1.91 0.058 -.0026982 .1537033

GINI2 | -.0005554 .000329 -1.69 0.093 -.0012047 .0000938

gini_skill~o | -.0001463 .0001095 -1.34 0.183 -.0003623 .0000698

gini_invest | -.0022517 .0037903 -0.59 0.553 -.0097309 .0052274

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 178: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

168

_cons | -1.446867 2.505082 -0.58 0.564 -6.389971 3.496238

-------------+----------------------------------------------------------------

sigma_u | .44647107

sigma_e | .16935672

rho | .87421308 (fraction of variance due to u_i)

------------------------------------------------------------------------------

F test that all u_i=0: F(61, 180) = 21.29 Prob > F = 0.0000

b-Random-effects GLS regression Number of obs = 248

Group variable: tinh Number of groups = 62

R-sq: within = 0.3417 Obs per group: min = 4

between = 0.7691 avg = 4.0

overall = 0.7509 max = 4

Wald chi2(6) = 309.12

corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

------------------------------------------------------------------------------

ln_gdp | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

-------------+----------------------------------------------------------------

ln_invest | .3793774 .1457134 2.60 0.009 .0937843 .6649705

lnlfs | .9309988 .1008336 9.23 0.000 .7333686 1.128629

GINI | .0727972 .0401553 1.81 0.070 -.0059057 .1515002

GINI2 | -.0006182 .0003321 -1.86 0.063 -.001269 .0000327

gini_skill~o | -5.45e-06 .0000833 -0.07 0.948 -.0001686 .0001578

gini_invest | -.0024429 .0038031 -0.64 0.521 -.0098969 .005011

_cons | -1.614991 1.434428 -1.13 0.260 -4.426418 1.196437

-------------+----------------------------------------------------------------

sigma_u | .37916732

sigma_e | .16935672

rho | .83368065 (fraction of variance due to u_i)

------------------------------------------------------------------------------

Kiểm định Hausman

---- Coefficients ----

| (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))

| fixed . Difference S.E.

-------------+----------------------------------------------------------------

ln_invest | .3055785 .3793774 -.073799 .0455217

lnlfs | 1.019288 .9309988 .0882891 .3488224

GINI | .0755025 .0727972 .0027053 .0069192

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 179: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

169

GINI2 | -.0005554 -.0006182 .0000627 .0000646

gini_skill~o | -.0001463 -5.45e-06 -.0001408 .0000757

gini_invest | -.0022517 -.0024429 .0001912 .0008505

------------------------------------------------------------------------------

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg

B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(5) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)

= 17.32

Prob>chi2 = 0.0039

5. MÔ HÌNH 5 (MH5)

a-Fixed-effects (within) regression Number of obs = 252

Group variable: tinh Number of groups = 63

R-sq: within = 0.3996 Obs per group: min = 4

between = 0.7047 avg = 4.0

overall = 0.6915 max = 4

F(4,185) = 30.78

corr(u_i, Xb) = 0.2223 Prob > F = 0.0000

------------------------------------------------------------------------------

ln_gdp | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

-------------+----------------------------------------------------------------

ln_invest | .0438865 .0311646 1.41 0.161 -.0175973 .1053702

lnlfs | 1.004972 .3181034 3.16 0.002 .3773952 1.632549

incgap | .7591239 .2360747 3.22 0.002 .2933792 1.224869

incgap2 | -.0386788 .0168536 -2.29 0.023 -.0719287 -.0054289

_cons | -1.416367 2.066093 -0.69 0.494 -5.492499 2.659765

-------------+----------------------------------------------------------------

sigma_u | .48257583

sigma_e | .16147933

rho | .89930462 (fraction of variance due to u_i)

------------------------------------------------------------------------------

F test that all u_i=0: F(62, 185) = 23.87 Prob > F = 0.0000

b-Random-effects GLS regression Number of obs = 252

Group variable: tinh Number of groups = 63

R-sq: within = 0.3865 Obs per group: min = 4

between = 0.7382 avg = 4.0

overall = 0.7233 max = 4

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 180: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

170

Wald chi2(4) = 317.78

corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

------------------------------------------------------------------------------

ln_gdp | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

-------------+----------------------------------------------------------------

ln_invest | .1039844 .0295027 3.52 0.000 .0461602 .1618085

lnlfs | 1.122644 .092785 12.10 0.000 .9407889 1.3045

incgap | .7337717 .2355321 3.12 0.002 .2721372 1.195406

incgap2 | -.0397434 .0168452 -2.36 0.018 -.0727593 -.0067275

_cons | -2.490508 .9693926 -2.57 0.010 -4.390482 -.5905331

-------------+----------------------------------------------------------------

sigma_u | .37452609

sigma_e | .16147933

rho | .84324437 (fraction of variance due to u_i)

------------------------------------------------------------------------------

Kiểm định Hausman

---- Coefficients ----

| (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))

| fixed . Difference S.E.

-------------+----------------------------------------------------------------

ln_invest | .0438865 .1039844 -.0600979 .014246

lnlfs | 1.004972 1.122644 -.1176723 .3212797

incgap | .7591239 .7337717 .0253522 .0782045

incgap2 | -.0386788 -.0397434 .0010646 .0054909

------------------------------------------------------------------------------

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg

B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(4) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)

= 27.12

Prob>chi2 = 0.0000

Tác động của tăng trưởng đến phân phối thu nhập .

Ahluwwalia (1976) Hình chữ U ngược

Psacharopoulos và các cộng sự (1995) Hình chữ U ngược

Dollar and Kraay (2002) Không ảnh hưởng

Easterly (1999) Không ảnh hưởng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com

Page 181: La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

171

Chen and Ravallion (1997) Không ảnh hưởng

Deininger and Squyre (1996) Không ảnh hưởng

Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng .

Li and Zhou (1998) Dương

Frank (2009) Dương

Persson và Tabellini (1994), , Âm

Clarke (1995) Âm

Persson và Tabellini (1994) Âm

Barro (1999) Dương (Phát triển);

Âm (Đang phát triển)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ từ A-Z http://luanvanaz.com