làng văn · cuộc tranh luận tại quốc hội nhật về dự luật này sẽ rất căng...

32
làng văn S6 - THÁNG 5 NĂM 2015 Các đơn vị quân đội và dân quân Trung Cng trá hình công nhân đang hiện din trên lãnh thVit Nam

Upload: others

Post on 18-Aug-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

làng văn

SỐ 6 - THÁNG 5 NĂM 2015

Các đơn vị quân đội và dân quân Trung Cộng trá hình công nhân

đang hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam

Page 2: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

làng văn

Chủ nhiệm, chủ bút:

Nguyễn Hữu Nghĩa

Bài vở:

Bút Chì – Cả Cười – Cao Xuân Lý -- Dương Thượng Ngã

Đỗ Quang Vinh -- Hoàng Hải Thủy – Lê Hoài Niệm – Lê Thị Việt Nam

Lê Hữu Mục -- Linh Vang -- Lý Thảo Yên -- Miên Kim

Minh Đức Hoài Trinh -- Mõ Làng Văn -- Ngọc Anh

Nguyên Hoàng Bảo Việt -- Nguyên Hương -- Nguyễn Bá Dĩnh

Nguyễn Lương Tuyền -- Nguyễn Mạnh An Dân -- Nguyễn Phù Sa

Nguyễn Văn Thông -- Phạm Khắc Trung -- Phùng Nhân -- Phương Duy

Thủy Trang -- Trần Ngân Tiêu -- Trần Quốc Bảo – Triều Vân

Trường Sơn Lê Xuân Nhị -- Túy Hà -- Việt Chi -- Việt Phương

Vĩnh Tuấn -- Yên Sơn

Tri ân cộng tác viên quá cố:

An Khê – Bạch Thái Hà -- Bình Nguyên Lộc – Duyên Anh -- Đan Quế

Huỳnh Hữu Cửu – Hứa Hoành – Lãng Nhân Phùng Tất Đắc

Lê Đình Điểu -- Lê Thao Chuyên – Mai Thảo – Ngọc Khôi

Ngô Mạnh Thu -- Nguyễn Đình Hoà – Nguyễn Huy Phước

Nguyễn Tất Nhiên – Nguyễn Văn Ba – Quỳ Hương

Sắc Không Nguyễn Hữu Nhật -- Tạ Tỵ -- Thanh Nam – Thúy Sơn

Tô Giang -- Trần Cao Lĩnh – Trọng Kim (Đả Cẩu) Trương Trọng Trác

Trương Ái Minh -- Tử Vi Lang – Tự Tỉnh Nguyễn Nhật Tân

Vi An -- Vũ Kiện – Xuân Vũ

Địa chỉ email: [email protected]

Website: www.langvanonline.com

(Nếu trích đăng, xin ghi xuất xứ: Làng Văn Online)

Page 3: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

Nhật cho phép quân đội

tham chiến ở nước ngoài

ội các Nhật Bản vừa chính thức cho phép quân đội được tham

chiến ở nước ngoài. Đây một bước lớn, tách dần khỏi chủ nghĩa hòa bình

thời hậu chiến và là một chiến thắng lớn về mặt chính trị của Thủ tướng

Shinzo Abe. Thay đổi này phù hợp với những chỉ dẫn trong thỏa thuận

quốc phòng mới giữa Mỹ và Nhật Bản đưa ra hối tháng 4, giúp Nhật

đóng vai trò lớn hơn trong liên minh song phương khi Tokyo và

Washington đối mặt với thách thức từ sự trỗi dậy của quân đội Trung

Cộng.

Tháng 7 năm ngoái, nội các của ông Abe đã thông quyết nghị sửa đổi

hiến pháp hòa bình, xóa bỏ lệnh cấm đối với việc thực thi quyền phòng

thủ tập thể, hay trợ giúp quân sự cho một quốc gia thân thiện trong

trường hợp nước này bị tấn công.

Tại cuộc họp báo sau khi nội các thông qua dự luật, ông Abe đã bác

bỏ những quan ngại rằng chính sách mới có nguy cơ đẩy Nhật vào những

cuộc chiến do liên minh với Mỹ. Ông khẳng định, chính sách mới chỉ

nhằm tăng cường tính răn đe: "Nhật Bản sẽ tiếp tục giữ vững cam kết 70

năm của mình là không trở thành một nước hiếu chiến, nhưng cũng

không thể nhắm mắt trước những thay đổi của thời gian, không thể đứng

yên một chỗ, phải hướng về phía trước với niềm tin một nước Nhật hòa

bình cho con cháu chúng ta".

Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng

nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền chiếm ưu

thế trong quốc hội.

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, cử tri Nhật khá phân vân trong

việc chọn lựa ủng hộ hay phản đối dự luật. Kết quả khảo sát của truyền

hình NHK tuần này cho biết, 49% người được hỏi nói rằng “không hiểu

thay đổi trên có thực sự tốt hay không.”

Dự luật mới cho phép Nhật khai triển tối thiểu lực lượng cần thiết

nếu một quốc gia bạn bị tấn công. Nó cũng cho phép quân đội Nhật được

hỗ trợ hậu cần cho lực lượng nước ngoài trong điều kiện hoạt động phù

hợp với Hiến chương LHQ.

Đối với CSVN, trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ

Ngoại Giao Việt Nam nói: "Việt Nam mong muốn tất cả các nước, trong

đó có Nhật Bản, có những đóng góp mang tính tích cực và xây dựng vào

N

Page 4: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực Châu Á -

Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới".

Kẻ sống sót

Đêm đã xuống

Trên đường trốn về Nam

Tìm sao để định hướng

Con chim Việt còn nhớ cành.

Sau lưng tôi

Bạn bè ở lại

Giữa trại tù tập trung

Nào ai biết

Dù màn sắt hay màn tre

Ngục hình của Cộng sản

Ngàn lần hơn Lao Bảo

Trăm lần hơn Côn Nôn

Luật rừng thời trung cổ

Khổ sai và tẩy não

Chung thân

Chết đói và tuyệt vọng

Muôn năm

Xích xiềng và liềm búa

Khua vang

Khua vang

Khua vang trong trí nhớ.

Mỗi hột cơm khô

Là một giọt máu

Anh em đã nhịn ăn

Cho tôi mang theo

Và nguyện cầu

Cho tôi được sống

Tự do

Cho tôi được hát

Tình ca

Cho tôi được viết

Bài thơ

Gởi đi thế giới

Nhân danh anh em.

Page 5: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

Rùa thần nào đã nâng đỡ

Lúc tôi bơi qua Lô Giang

Sao không nghe nữa

Những tiếng hò khoan

Những mái chèo trăng

Đôi bờ im vắng

Sương khuya

Núi rừng Việt Bắc hoang vu

Bâng khuâng nhìn tôi đi

Trốn về Nam .

Dọc theo dòng Bến Hải

Phía bắc cầu Hiền Lương

Tôi đi lẩn khuất

Vũ An h Khanh ơi!

Giọt máu nào

Trái tim An h năm xưa

Hóa thành viên hồng ngọc

Dưới đáy nước cô đơn

Cho tôi nhìn thấy

Từ khi Cộng sản hạ sát An h

Đâu chỉ có ‘Nửa Bồ Xương Khô’

Sọ người gom lại

Cả đồi cả núi

Máu nước mắt

Như triều sông

Dâng lên

Dâng lên

Dâng lên không ngớt.

Tôi vẫn đi trong bóng tối

Không nhìn thấy

Một con người

Đi trong mưa gió

Với tiếng vọng về từ biển

Xa xôi

Trị Thiên Nam Ngãi Bình

Lửa máu

Năm nào miền Trung di tản

Giặc pháo đuổi không nương tay

Trẻ khóc thiếp ôm xác mẹ

Page 6: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

Chị cúi xuống hôn em lần cuối

Bà lão lạc đàn cháu mồ côi

Run rẩy hoảng hốt

Trận cuồng phong

Mao-ít Stalinít

Đã thổi qua quê hương

Nhổ bật rễ tình cảm truyền thống

Vùi dập hoa thơm vườn văn hóa

Kéo dân tộc giật lùi

Về thời kỳ đồ đá

Xô triệu người ra biển

Bao nhiêu đến được bến bờ

Trên những ghe thuyền mục nát

Trôi giạt ngoài đại dương

Quên sau được

Việt Nam đau thương ơi!

Cả nước bị chiếm đóng

Máu dân tô màu cờ đảng

Rũ xuống những đồn canh

Lạng Sơn đến Cà Mau

Quân phản trắc

Rước giặc về

Bao vây Tổ quốc

Giày xéo mộ Quang Trung

Đấu tố Mẹ Âu Cơ

Theo sau quan thầy Sô-Viết

Lính đánh thuê Cuba Đông Đức

Làm nhục em gái chúng ta

Giặc tưởng Kaboul khi đến Huế

Cao nguyên Đà Lạt là rừng núi An gola

Đi nghênh ngang giữa Sài Gòn

Như lúc chúng tiến vào Prague

Lúc chúng hỏa thiêu Budapest

Lúc chúng đàn áp anh em ta

Ở Đông Bá Linh và Poznan

Bọn công an nhân dân

Làm sấm làm sét

Làm giông làm gió

Làm vua

Ở từng quận từng phường từng phố

Tôi nhìn tận mặt quân phi nghĩa

Page 7: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

Tội ác ngàn năm cũng không quên.

Con nai bình nguyên

Bám sát chân tôi

Người và thú

Cùng bị săn đuổi

Từ Vàm Cỏ Đông

Nhìn về thành phố

Sài Gòn đâu đã ngủ

Tối tăm giờ giới nghiêm

Tôi đếm

Bấy nhiêu sao

Bao nhiêu ánh mắt

Bao nhiêu dòng lệ

Mưa tuôn ướt xối

U hoài

Trên những pho tượng đá

Vẫn đứng đợi

Người sống sót trở về

Từ Auschwitz hay Sibérie xa xăm

Từ Vientiane hay Phnom Penh gần gũi

Từ trại tù tập trung con tin

Trên đất nước Việt Nam tan vỡ...

Đằng sau những cánh cửa sổ

Khép vội trước mũi súng sát nhân

Sài Gòn đâu đã thất thủ

Thầm thì những lời ru con

Thay cho tiếng nói

Giặc đã cưỡng đoạt

Trên tháp chuông trơ vơ

Thập tự giá phô tấm lòng nhân ái

Dưới mái chùa hiu vắng

Hạnh từ bi nở ngát tòa sen

Bóng đen bầy quạ dữ

Bay vây quanh.

Tôi đếm

Bấy nhiêu ngọn nến

Bao nhiêu nhánh mặt trời Tự do

Sẽ mọc lại.

Page 8: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

Tôi đếm

Bấy nhiêu giọt sương long lanh

Bao nhiêu chuỗi cười ròn rã

Bao nhiêu lớp người nô lệ

Sẽ đứng lên.

Nguyên Hoàng Bảo Việt

* Nghe bài hát do Nguyễn Văn Thành phổ nhạc và trình bày:

http://www.danchuca.org/128kbps/NguoiSongSotTroVe.mp3

DIỄN ĐÀN TỰ DO:

Dân ngu hay ngu dân?

Ngô Nhân Dụng

hững người tranh đấu đòi thiết lập chế độ dân chủ đồng ý với

nhau một điều: Tốt nhất là để dân chúng chọn người cai trị. Suy nghĩ như

vậy là đặt niềm tin trên óc phán đoán của người dân; họ có khả năng lựa

chọn đúng. Nếu họ chọn sai thì rán mà chịu những hậu quả. Một thứ bảo

đảm cho người dân, là nếu họ lỡ dại, chọn sai, thì sau đó hai, ba năm,

nhiều nhất là năm, bảy năm, họ có quyền thay đổi.

Nhưng nếu dân chúng cứ sai lầm mãi thì sao? Chế độ dân chủ đặt

trên niềm tin rằng, “Lâu lâu anh có thể đánh lừa tất cả mọi người; anh

cũng có thể đánh lừa một số người mãi mãi; nhưng anh không thể đánh

lừa tất cả mọi người mãi mãi được.” Abraham Lincoln nói như vậy,

trong lúc đang tranh cử năm 1856. Những chế độ độc tài xảo quyệt nhất

cũng có ngày bị lật mặt nạ.

Không phải ai cũng chia sẻ niềm tin này. Nhiều người không tin vào

khả năng suy nghĩ của dân chúng. Niccolo Machiavelli (1469-1527)

chẳng hạn. Trong cuốn Il Principe (Phan Huy Chiêm dịch sang tiếng Việt

tựa là Quân Vương), ông nhận xét: “Dân rất cả tin và cũng rất mau

quên.” Cho nên ông khuyên các vương hầu nên làm cho dân sợ, hơn là

chờ được dân yêu. Trước Machiavelli hơn 17 thế kỷ, Hàn Phi Tử (Han

Feizi,韓非子,ca. 280–233 TCN) ở Trung Hoa còn nói toẹt ra rằng dân

chúng là con nít. Trong chương 50, Hàn Phi viết: “Cái trí của dân không

thể dùng được, nó giống như bụng dạ trẻ con vậy.” (Dân trí chi bất khả

N

Page 9: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

dụng, do anh nhi chi tâm dã - chương Hiển Học;

民智之不可用,猶嬰兒之心也- 顯學).

Tất nhiên các chế độ độc tài đồng ý với Hàn Phi Tử và Machiavelli.

Ðể duy trì ách chuyên chế họ thường nêu ra một lý do là “dân trí còn

thấp quá.” Nói cách khác, dân ngu, dân là đám trẻ con chưa đủ lớn khôn,

không có khả năng chọn lựa cho chính mình. Chỉ có đảng là thông minh

cho nên đảng phải quyết định mọi việc cho chúng nó được nhờ. Họ viết

vào Hiến Pháp, điều số 4: “Ðảng lãnh đạo nhà nước và xã hội.” Thế đến

bao giờ dân trí mới đủ cao để khỏi bị đảng “lãnh đạo?” Họ không nói.

Ðến cái mục tiêu tối hậu của họ là tiến lên Chủ nghĩa Xã hội họ cũng

chưa biết nó ra thế nào, thế mà vẫn nhắm mắt chạy tới và bắt cả nước

chạy theo hết hơi! Chính họ chưa đủ khôn lớn, làm sao họ biết bao giờ

dân mới hết ngu?

Các nhà chính trị không bao giờ tuyên giảng lý thuyết Dân Ngu này

cả. Bởi vì không thể nói thẳng cho dân biết họ nghĩ gì khi còn muốn lợi

dụng cái ngu của dân. Trái lại, họ nịnh nọt, vuốt ve dân, cho dân ăn đủ

thứ bánh vẽ. Các bạo chúa chỉ cần áp dụng lý thuyết Dân Ngu bằng cách

khích động bản năng và tình tự của con người. Những bản năng bình

thường nhất như sợ đói, sợ đánh đập, sợ tra tấn, khiến dân phải vâng lời

bạo chúa. Những tình cảm cao quý nhất, như lòng yêu nước, tình thương

người đồng loại, thì được khích động để dân hy sinh cho các lãnh tụ

hưởng.

Nhà văn Mikhail Shishkin mới viết một bài, dịch đăng trên The New

York Times ngày 8 Tháng Năm năm 2015, cho thấy các bạo chúa Nga

lợi dụng cái ngu của dân như thế nào. Ông kể chuyện thân phụ ông tình

nguyện đầu quân năm 18 tuổi, tham gia cuộc chiến bảo vệ “Tổ Quốc

Nga” chống Ðức Quốc Xã. Người con vẫn hãnh diện đem khoe bức hình

chiếc tầu ngầm bố mình đã phục vụ. Mỗi năm đến ngày 9 Tháng Năm,

ông cụ lại mặc quân phục, đeo đủ các huy chương, đó là ngày nước Nga

kỷ niệm Ðại Chiến Thắng. Người lính đã làm tròn nhiệm vụ bảo vệ tổ

quốc. Nhưng ông cũng bảo vệ một chế độ đã bắt cha mình (ông nội tác

giả) cho đi đày mút mùa, chết tối tăm trong một trại “học tập cải tạo

gulag.” Cụ đã góp tay vào cuộc chiến thắng, kết quả là bạo chúa có thể

kéo dài chế độ nô lệ hóa dân chúng lâu hơn. Cuối đời, cũng như các bạn

đồng ngũ khác, cụ chỉ uống rượu tiêu sầu. Vào những năm 1980, khi

nước Nga đói, đám cựu chiến binh như ông cụ nhận được những gói quà

cứu trợ. Trong đó họ thấy những thực phẩm do dân Ðức gửi tặng. Ðối

với ông cụ, đó là một sỉ nhục. Ông uống say khướt, hỏi: “Nhưng chúng

ta thắng trận kia mà?” Ông bật khóc, tiếp tục hỏi mà không cần ai nghe:

“Này, có phải mình thắng trận không? Hay mình thua trận?”

Năm nay, Mikhail Shishkin nhận định: Ðức Quốc Xã bại trận, dân

Ðức đã thắng. Họ chứng tỏ cho ai cũng thấy một dân tộc có thể đứng

Page 10: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

dậy, sống như những con người, không còn bị chiến tranh làm cho mê

muội nữa. Ngược lại, ở nước Nga, trong Ngày Chiến Thắng họ không

nhắc tới khát vọng hòa bình và tưởng niệm các nạn nhân. Ông Putin đem

biểu diễn các vụ khí mới, khích động dân Nga bằng tình yêu nước, để đe

dọa Ukraine. Shishkin kết luận: “Các lãnh tụ Nga đã ăn cắp dầu lửa của

dân, ăn cắp những cuộc bầu cử, ăn cắp đất nước, và ăn cắp chiến thắng

của dân.” Năm nay, ông mới trả lời cho cha mình: “Bố ơi, chúng ta đã

thua trận!”

Tại sao một dân tộc chiến đấu dũng mãnh, chịu bao nhiêu đau khổ,

thắng kẻ địch trên chiến trường mà lại thua trận trong thời bình, ngay

trên đất nước của mình?

Machiavelli và Hàn Phi Tử sẽ nhún vai trả lời: Chúng tôi đã nói mà.

Dân chúng đời nào cũng chỉ là một đám con nít!

Nhưng chúng ta có thể hỏi ngược lại Hàn Phi Tử và Machiavelli một

câu: Dân chúng là con nít, nhưng thưa các cụ, năm 1989 dân Ðông Ðức

đã phá bức tường Berlin, dân Nga năm 1991 cũng xóa bỏ chế độ Cộng

Sản rồi. Trong nháy mắt lịch sử lật sang một trang mới, mỗi biến cố diễn

ra chỉ trong một đêm. Tại sao dân chúng có thể làm được như vậy?

Câu trả lời, là thông tin. Dân Ðông Ðức vẫn lén lút coi đài truyền

hình Tây Ðức bao nhiêu năm. Chỉ nhìn một cảnh sinh hoạt trên đường

phố ở Tây Ðức trên màn ảnh họ cũng biết tất cả những lời tuyên truyền

của đảng và nhà nước là láo khoét. Những người Ðông Ðức trốn thoát

chế độ Cộng Sản vẫn gửi tin tức về nhà. Mà họ không cần đưa tin tức,

chỉ những gói quà họ gửi về cũng đầy những thông tin rồi. Tin tức giúp

dân mở mắt ra nhìn sự thật.

Các bạo chúa không hoàn toàn tin ở Thuyết Dân Ngu, nhưng họ biết

phải làm cho dân ngu, càng ngu càng dễ trị. Họ biến những người không

ngu cũng thành ngu, đã dốt rồi thì cảng thêm dốt nát. Từ Stalin, Mao

Trạch Ðông tới Hồ Chí Minh, Pol Pot, đường lối giản dị nhất của họ là

bưng bít thông tin. Dân càng ngu các bạo chúa càng kéo dài ách thống

trị. Muốn dân tiếp tục ngu thì không cho tự do ngôn luận, cấm báo chí

độc lập bên ngoài guồng máy đảng. Chính sách Ngu Dân này được áp

dụng tại khắp các nước độc tài. Nhưng không ở đâu triệt để bằng trong

chế độ Cộng Sản. Ðảng chiếm độc quyền điều khiển các báo, đài, chiếm

độc quyền giáo dục, độc quyền in sách giáo khoa.

Machiavelli và Hàn Phi Tử không hề biết ngày nay có thứ gọi là

Internet.

Không hề biết có những người can đảm làm blog, làm Câu Lạc Bộ

Báo Chí Tự Do. Ðó là những đợt xung phong tấn công chế độ độc tài,

phá tan chính sách ngu dân, bưng bít. Bằng những ý kiến mới mẻ, bằng

những tin tức “lề trái,” người dân sẽ càng ngày càng hiểu, biết nhiều hơn.

Cho nên mới có những thanh niên như Nguyễn Việt Dũng. Dũng Phi Hổ

Page 11: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

hay Hoàng Tử Thuốc Lào, người xã Hậu Thành, huyện Yên Thành,

Nghệ An, ra đời sau khi chiến tranh chấm dứt 9 năm. Nhưng anh nhận

được những thông tin ở đâu không biết, đã phán đoán rằng chế độ Việt

Nam Cộng Hòa tốt hơn chế độ Cộng Sản. Anh di biểu tình ở Hà Nội,

mặc áo chữ T, trên ngực in phù hiệu binh chủng Nhảy Dù Quân Lực Việt

Nam Cộng Hòa.

Chúng ta có thể tin tưởng rằng dân chúng không ngu; ở bất cứ nước

nào cũng vậy, họ không phải là con nít. Chỉ khi thiếu thông tin thì họ khó

suy nghĩ đúng. Khi có đủ tin tức thì trí óc tập thể của người dân đủ sức

phán đoán, quyết định, chọn lựa cho chính họ - không cần đứa nào “lãnh

đạo” cả. Trong bức thư gửi cho Richard Price, năm 1789, Thomas

Jefferson viết: “Khi dân chúng được thông tin đầy đủ, có thể tin tưởng họ

sẽ biết tự cai trị. Khi có điều gì sai trái làm cho họ chú ý, có thể tin là họ

sẽ chỉnh đốn được. (Whenever the people are well-informed, they can be

trusted with their own government. Whenever things get so far wrong as

to attract their notice, they may be relied on to set them to rights).

Ðó là niềm tin của những người đang tranh đấu đòi tự do dân chủ.

Dân chủ không bảo đảm một xã hội lý tưởng xa vời. Dân chủ chỉ là

những cách xếp đặt cuộc sống chung để bảo đảm người dân có quyền lựa

chọn và thay đổi những người cầm quyền. Trong lịch sử, loài người đã

thử áp dụng nhiều thể chế khác nhau, không có thể chế nào hoàn hảo cả,

nhưng dân chủ là chế độ đỡ tai hại nhất.

Ngô Nhân Dụng

Cám ơn em, đêm cuối tháng tư

Anh cám ơn em, giọt nước mắt

Em đã khóc cùng anh, đêm qua

Đêm cuối tháng tư buồn hiu hắt

Những thước phim ngày cũ, rất xa

Hai đứa cùng coi trên màn ảnh nhỏ

Và em - cô bé tuổi mười ba

Rất thơ ngây ngày đó

Em buồn gì mà lại khóc cùng anh

Những giọt nước mắt long lanh

Trong khoé mắt em

Làm lòng anh chùng xuống

Chúng ta khóc

Page 12: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

cho quê hương yêu dấu

Nước mắt anh rơi vào trong tim

Từ tiếng súng sau cùng và chấm hết

Ngày ấy cả thế giới đã lặng im

Nhìn miền Nam thân yêu dãy chết

Những dòng người như đàn thú cùng đường

Bi thương

cuống cuồng mỏi mệt

Chạy về đâu ? Còn biết chạy về đâu

"Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ"

Nhìn quê hương đất nước đổi thay mầu

Anh và em

đã khóc cùng miền Nam ngày đó

Bốn mươi năm, dòng lệ vẫn chưa khô

Mẹ vẫn một đời đi khiếu kiện

Cha ngậm oan khiên dưới đáy mồ

Khóc cho anh trong lao lung tù tội

Oằn vai lưng gánh những đòn thù

Cám ơn em tháng năm dài chờ đợi

Dẫu đói no trong cửa ngục âm u

Bốn mươi năm

tháng tư ngày cuối

Cảm xúc này anh đã thức cùng em

Bờ vai vẫn ấm lời em nói

Em mãi yêu anh,

người lính miền Nam

Cao Ngọc Cường

Một cuộc tranh luận có thật về nhân vật lịch sử

Hồ Chí Minh trong một gia đình người Việt

sống ở nước ngoài

Cao Tuấn

Page 13: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

VuTran wrote:

Bây giờ em hỏi lại anh Trãi, anh Tuấn, “Tại sao cùng nhận xét

về một vấn đề (Việt Nam 1945-1954), một con người (Hồ Chí Minh,

HCM) mà tuyệt đại đa số các học giả Tây phương đều nhận xét khác hẳn

người Việt Nam (South Viet Nam in particular), why?

Tại vì họ hời hợt hơn mình? Tại vì họ không care như mình? Tại

vì họ không “trí thức” như mình? Why? What are the reasons?

Pleases, Anh Cương, please throw in your 2-cents.”

V.

Đây là email trả lời của Tuan Cao:

March 14, 2015 lúc 3:02 PM

Câu hỏi của Vũ nên mở rộng hơn, “Người Việt Nam và người

Ngoại Quốc có quan điểm khác nhau về Hồ Chí Minh như thế nào? Và

tại sao?”

Xin “tóm tắt” và “dài dòng” vài ý kiến thuộc loại “nói chung”

như sau:

1. Nói chung người Bắc Việt Nam đa số yêu Hồ Chí Minh,

người miền Nam đa số dửng dưng hoặc ghét Hồ Chí Minh. Người Việt

Hải Ngoại lớp lớn tuổi ghét, lớp trẻ không quan tâm.

2. Hồ Chí Minh vẫn còn là hero tại các nước cựu thuộc địa Á-Phi

nhưng tại các nước cựu Cộng Sản Đông Âu hình ảnh HCM không còn gì

hết.

3. Người Tầu có cảm tình với HCM nhưng không viết sách ca

ngợi HCM vì họ vẫn nghĩ Hồ là học trò của Mao, cũng như cái nhìn của

họ đối với Võ Nguyên Giáp: không có sự dậy bảo, giúp đỡ toàn diện của

họ thì ộng sản Việt Nam (CSVN) không thể thắng Pháp, thắng Mỹ được.

Bởi thế không phải ngẫu nhiên mà năm 1979 Đặng Tiểu Bình đánh

CSVN để “dậy cho một bài học”. Người Nga cũng nghĩ như người Tầu

nên cũng không ca ngợi HCM. Stalin xem HCM là tay chân cấp dưới

phụ trách phong trào Cộng Sản ở một nước thuộc địa nhỏ, sau giao cho

Mao trông nom. Thời Khrushchev và Bre hnev khi Mỹ đã sa lầy trong

chiến tranh Việt Nam hình ảnh Hồ Chí Minh nổi bật trên thế giới nên

được Liên Sô đối xử lịch sự, trọng vọng một cách vừa phải.

4. Pháp thua Điện Biên Phủ nên kính nể HCM dù biết Mao đứng

ngay sau lưng Hồ. Cho rằng bị Mỹ hất cẳng ở Miền Nam Việt Nam, bị

Mỹ ép buộc giải thể Đế Quốc Pháp người Pháp lại càng có cảm tình hơn

với HCM và cộng sản Bắc Việt. Người Pháp cũng khó mở miệng chỉ

Page 14: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

trích chế độ Cộng Sản hà khắc của HCM vì mặc cảm tội lỗi về quá khứ

Thực Dân tàn nhẫn, bóc lột của chinh nước Pháp khi trước.

5. Lịch sử đã cho thấy cuộc tranh đấu Tư Bản/Dân Chủ và Cộng

Sản/Chuyên Chế sau cùng Tư Bản/Dân Chủ (TBDC) đã thắng vì hiệu

năng per capita cao hơn, xã hội được tổ chức và vận hành phù hợp bản

chất con người hơn. Tuy nhiên trước khi đạt được kết quả sau cùng ấy

Mỹ (TBDC) đã vất vả và thất bại nhiều lần. Chiến tranh Việt Nam là

một. Chiến tranh Việt Nam là nơi đụng độ nóng bỏng nhất, lâu dài nhất

và quan trọng nhất của 2 phe trong suốt thời kỳ “cold” war.

(Đối với dân tộc Việt Nam cuộc chiến tranh này chẳng cold tí

nào, nó là cuộc chiến tranh thực sự tàn khốc nhất trong lịch sử dân tộc,

một cuộc chiến có thể tránh được hoặc không nhất thiết phải kéo dài và

tàn khốc như vậy).

Cả 3 đại cường quốc Mỹ, Liên Sô, Trung Cộng đều dốc toàn lực.

Mỹ chi 140 tỉ Mỹ Kim như con số anh Trãi tìm thấy, Tầu chi một tỉ lệ

GNP còn lớn hơn của Mỹ dù dân đang chết đói và xe tăng T-54, hỏa tiễn

Sam, phi cơ MiG, đại pháo 130 của Liên Sô liên tục đổ vào chiến trường

Việt Nam. Hồ Chí Minh, lãnh tụ “bộ phận tiền phong của Cách Mạng Vô

Sản thế giới” trách nhiệm cung cấp… người. HCM chấp nhận giá khủng

khiếp về nhân mạng người Việt Nam, chấp nhận đất nước Việt Nam bị

tan tành để nước Tầu… khỏi bị tan tành vì bom Mỹ, để Mỹ-Liên Sô khỏi

đụng độ trực tiếp rồi tiêu diệt nhau bằng vũ khí nguyên tử và đồng thời

tạo được hình ảnh một lãnh tụ anh hùng, rất charismatic của một dân tộc

nhỏ bé đang “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” dám đánh tay đôi với đế

quốc Pháp, rồi với đế quốc Mỹ để dành độc lập, thống nhất. HCM đã

nhận được sự ngưỡng mộ, kính phục của công luận thế giới kể cả công

luận Mỹ trong những năm tháng ấy. Trong khối cộng sản mặc dù GNP

đứng hạng chót (chắc gần bằng ero) nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà

của Hồ Chí Minh được xem gần như là Anh Ba, sau Anh Cả Liên Sô và

Anh Hai Trung Quốc.

(Hồ Chí Minh trong di chúc bầy tỏ ý muốn đứng ra giàn hoà

Nga-Tầu để bảo vệ phong trào Cộng Sản thế giới và chắc đã khi còn

sống đã đủ tự tin về vị thế mới của mình để bắt đầu làm công việc này.)

6. Mặc dù có cạnh tranh giữa Liên Sô và Trung Cộng, phe Cộng

Sản đã có một sách lược đánh Mỹ rất khôn ngoan không những trên

chiến trường Việt Nam mà trên toàn thế giới, trong chính trường, trên

bàn hội nghị, trên mọi diễn đàn… tận dụng các lợi thế của chế độ độc tài

toàn diện Leninist và khai thác tối đa những “điểm yếu” của chế độ Tư

Bản Dân Chủ nói chung và nước Mỹ nói riêng chẳng hạn như kinh tế

khủng hoảng theo chu kỳ, sự phân quyền, hệ thống lưỡng đảng hay đa

đảng với đảng đối lập luôn luôn chỉ trích đảng cầm quyền, Tổng Thống 4

năm phải bầu lại như ở Mỹ, chính quyền thay đổi xoành xoạch như tại

Page 15: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

Âu Châu, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự do đi lại, xã

hội đa nguyên với đủ mọi khuynh hướng, các nhóm áp lực với quyền lợi

khác nhau, môi trường đại học tràn ngập các sinh viên, giáo sư, trí thức

khuynh tả, cộng sản công khai, cộng sản nằm vùng, ngụy hoà, cấp tiến,

chống chiến tranh để khỏi phải đi quân dịch và … “tất cả những thằng

ngu hữu dụng” (dùng chữ của Lenin). Phe Cộng Sản kéo dài chiến tranh

bất kể tổn thất nhân mạng, khoét sâu mâu thuẫn gây rối loạn trong hàng

ngũ địch. Chiến tranh Việt Nam một thời len lỏi khắp nơi trong xã hội

Mỹ cùng với hình ảnh HCM và HCM vì thế đã trở nên “popular,

legendary” ngay với người Mỹ. Mỹ và VNCH đã thua nhưng không phải

trên chiến trường mà trên mặt trận truyền thông.

(Trong những trận đánh giữa Mỹ và CSBV/VC tỷ lệ thương

vong thường là 1/5 hoặc là 1/10 nhưng phía CS bao giờ cũng tuyên bố

thắng trận vì “hôm nay quân ta đã diệt được 100 tên giặc Mỹ” và tuyệt

đối không nói gì đến việc “quân ta” chết 1000″. Khi gặp một đối thủ

đánh thí mạng như vậy và sẵn sàng đánh thêm 30 năm “cho đến người

VN cuối cùng” thì việc Kissinger lén lút đi Tầu để xin hoà cũng phải

thông cảm thôi).

7. Trong cuộc tranh đấu giữa người vn với nhau xã hội miền nam

tốt hơn miền bắc: mức sống cao hơn, xã hội tương đối tự do, cởi mở hơn

nghĩa là người dân sống tương đối thoải mái hơn nhưng không lãnh tụ

miền Nam nào có vị thế của Hồ Chí Minh. Ông Ngô Đình Diệm lương

thiện, tử tế, yêu nước hơn HCM nhưng lại không có phẩm chất cần thiết

của một lãnh tụ trong một giai đoạn lịch sử hết sức khó khăn. Ông Diệm

không phải đối thủ của HCM. Hồ Chí Minh quả có phẩm chất cần thiết

của một lãnh tụ chính trị, Hồ Chí Minh nên được so sánh với nhân vật

Tào Tháo trong Tam Quốc Chí – rất sắc bén, gian hùng mặc dù ông ta

không phải là military strategist như Tào Tháo. Tuy nhiên sự kiện Hồ

Chí Minh cũng như Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Hitler trở

nên siêu đẳng, siêu phàm, được yêu quý, thờ phụng như Thánh, như

Phật, như Chúa… chỉ là kết quả của tuyên truyền nhồi sọ, dai dẳng từ

năm này qua năm khác. Trong một xã hội bị hoàn toàn bưng bít, chỉ có

luồng thông tin duy nhất từ kẻ cầm quyền thì đầu óc con người còn cảm,

nghĩ khác đi sao được nhất là đã được chiếu cố ngay từ tuổi thiếu niên,

và nhất là guồng máy tuyên truyền cực kỳ quan trọng ấy lại được điều

khiển bởi những tay phù thuỷ ngôn ngữ như Tố Hữu. Bài thơ sau đây

chắc chắn đã làm miền Bắc ngập lụt trong nước mắt khi “Bác” Hồ qua

đời năm 1969 là một thí dụ điển hình:

Trái bưởi vàng kia ngọt với ai

Thơm cho ai nữa hỡi hoa nhài

Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm

Quanh mặt hồ in mây trắng bay

Page 16: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

…..

Bác ơi tim bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người

…..

Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già

…..

Bác để tình thương cho chúng con

Một đời thanh bạch chẳng vàng son

Mong manh áo vải hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn

…..

Tưởng tượng trong đêm thanh vắng được nghe Hồ Điệp hay

Hoàng Hương Trang ngâm bài thơ não nùng đến rơi lệ này thì dù có biết

chắc HCM là thủ phạm chính giết 200.000 người trong thời gian 1945-

1969 cũng không nỡ gọi Bác là “tên đồ tể”, cũng như dù biết Tố Hữu

cùng một tài hoa, một văn phong đã khóc “tên đại đồ tể” Stalin kẻ đã giết

40 triệu người:

…..

Áo Ông trắng giữa mây hồng

Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười

…..

Có nhiều tác giả ngoại quốc yêu Hồ Chí Minh nhưng không thể

“si tình” như người dân Bắc Việt Nam vì họ không cảm được thơ Tố

Hữu (dịch là phản mất rồi), cái perspective của họ không phải là

perspective của người Việt Nam, họ không bị ảnh hưởng bởi hàng trăm,

hàng nghìn ông Tố Hữu lớn nhỏ trong mọi ngóc ngách của đời sống, họ

không được hay không bị “subject to” or “conditioned by” the extremely

intense propaganda or strictly guided information system tương tự như

trong chế độ Stalinist còn sót lai ngày nay tại Bắc Hàn.

8. HCM đã chết hơn 45 năm, Vietnam War kết thúc gần 40 năm,

thế giới Cộng Sản sụp đổ gần 1/4 thế kỷ, Adam Smith, John Maynard

Keynes đã đánh bại Karl Marx và hình tượng các tay tổ Cộng Sản

như Lenin, Stalin, Mao đã ra nghĩa địa hay đã vào nhà kho. Bụi đã lắng,

huyền thoại không còn là huyền thoại. Người Việt Nam còn sôi nổi về

công, tội của HCM nhưng trong thế giới Tây Phương nói chung, Mỹ nói

riêng không còn mấy ai để ý đến HCM, không còn mấy ai thắc mắc nhân

vật lãnh tụ Cộng Sản “thường thường bậc trung” này là loại lãnh tụ Cộng

Sản gì – Cộng Sản “Quốc Gia” như Tito hay Cộng Sản “Chân Chính”,

luôn luôn muốn là một “a good team player” tận tuỵ trong phong trào

Page 17: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

Cộng Sản Quốc Tế và cùng lúc muốn làm đàn em ngoan của cả đàn anh

Cộng sản số 1 và đàn anh Cộng sản số 2? Lẽ dĩ nhiên, câu chuyện có thể

khác đi nếu HCM để lại một nước Việt Nam (nơi Lăng Bác uy nghi nằm

giữa thủ đô) là Rồng, là Cọp (như trường hợp của Đặng Tiểu Bình hay

Phác Chính Hi) thay vì là Rắn, là Mèo? Đó có phải là lý do trong mười

mấy năm qua các tác giả phương Tây cũng không có tác phẩm nào đáng

nói viết về HCM ngoại trừ quyển “Ho Chi Minh: A Life” của William

Duiker, một quyển sách được viết khá cẩn thận, khá chuyên nghiệp

nhưng không có mấy độc giả?

(Dù bỏ nhiều công phu Duiker cũng không có đóng góp quan

trọng nào làm thay đổi những hiểu biết căn bản về Hồ Chí Minh và nếu

Duiker có ý định thuyết phục mọi người rằng Hồ Chí Minh quả thực là

Tito của Châu Á thì tác giả đã không thành công. Cần phải nói thêm rằng

sau khi đế quốc Sô Viết tan vỡ, vì mất hẳn chỗ dựa nên đã có nhiều nỗ

lực từ phía nhà cầm quyền CSVN tuyên truyền về “cái gọi là” tư tưởng

Hồ Chí Minh trong đó “play up” tư tưởng quốc gia và “play down” tư

tưởng Cộng Sản của “Bác” trái hẳn với lúc “Bác” còn sống, khi Phong

Trào Cộng Sản Quốc Tế còn đầy triển vọng, “con người yêu nước” và

“con người cộng sản” của “Bác” được trinh bầy như là một phối hợp

quân bình ưu việt, tuyệt hảo, hoàn toàn không có gì mâu thuẫn. Vô tình

hay cố ý sách lược “thích nghi để sinh tồn” như con tắc kè đổi mầu này

đã được phụ hoạ và minh hoạ bởi một số tác giả phương Tây.)

9. Không nên ngạc nhiên cùng một vấn đề, cùng một đề tài mà

các tác giả Việt Nam và Ngoại Quốc nhìn khác nhau. Đúng ra, khác nhau

là đương nhiên, giống nhau mới là bất bình thường.

Perspective khác thì ý kiến khác. Perspective do nhiều yếu tố: hệ

thống giá trị, tư tưởng, tình cảm, kinh nghiệm, tâm lý, văn hoá, hoàn

cảnh, trình độ, quyền lợi quốc gia, tính toán cá nhân và dĩ nhiên cả những

hidden agenda…Về trường hợp Hồ Chí Minh, người ngoại quốc cũng

nhìn khác nhau, cái nhìn của người Pháp không nhất thiết giống người

Mỹ, người Tầu, người Ba Lan, người Cuba. Việt Nam với nhau, người

Cộng Sản tất nhiên nhìn ngược hẳn người Quốc Gia.

Câu hỏi quan trọng: “Tại sao các tác giả người Việt Quốc Gia

‘quá khe khắt’ với HCM thậm chí vừa viết, vừa chửi trong khi các tác giả

người Mỹ thì ‘ôn hoà và thường nghĩ tốt, nói tốt cho Hồ Chí Minh’?”

Trước hết không nên so sánh quả cam với quả táo. Không thể so

sánh khập khiễng quyển sách của Duiker dầy công nghiên cứu 6, 7 trăm

trang với bài báo chợ dài 2 trang của Đào Nương đăng trên Sài Gòn Nhỏ.

Độc giả chính của Duiker là giới trí thức phần lớn là người Mỹ đọc tiếng

Anh. Độc giả của Đào Nương là giới bình dân người Việt đọc tiếng Việt.

Nếu bài viết của Đào Nương hay của một ai khác có vẻ “hàng tôm, hàng

cá”, “chống Cộng cực đoan” (không biết thực hay giả?) gọi Hồ Chí Minh

Page 18: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

thằng nọ, thằng kia, lãnh đạo cộng sản là bọn bán nước “hèn với giặc, ác

với dân”… thì nên hiểu rằng đây là chuyện chửi qua, chửi lại đã kéo dài

hơn mấy chục năm qua khi bên kia gọi bên này thằng Diệm, thằng Thiệu,

lính Nguỵ, bọn bồi bếp, đĩ điếm…

Việc xuống thang “đấu võ mồm”, nếu muốn, phải làm từ cả hai

bên giữa người Việt với nhau. Còn nếu chỉ trích, chê bai một bên thì một

là không hiểu rõ vấn đề, hai là “biased” và tất nhiên không phải là

apolitical. Ngày trước trong chiến tranh đài phát thanh, báo chí của

CSVN vẫn gọi thằng Johnson, thằng Nixon. Bây giờ giữa cộng sản Việt

Nam và Mỹ cuộc chiến đã kết thúc 40 năm rồi nhưng giữa người Cộng

sản Việt Nam và người Quốc gia Việt Nam thì chưa, ít nhất về phương

diện tâm lý.

Người Mỹ “thua” tại Việt Nam nhưng không hận gì HCM hay

CSVN cả. Hận là vô lý, mang quân đến đất người, đánh không thắng thì

rút, cũng hơi mất mặt một tí nhưng “not a big deal!” Việt Cộng giết

50.000 lính Mỹ nhưng Mỹ giết tới 1 triệu Việt Cộng chưa kể bom đạn

tàn phá, chưa kể làm những điều mà chính người Mỹ cũng thấy là tàn ác

và ngu xuẩn như vụ Mỹ Lai. Vả lại, Mỹ đến Việt Nam là vì vấn đề nước

Tầu, không phải để chiếm Việt Nam làm thuộc địa như Pháp. Tầu là

tuồng chính, Việt Nam là tuồng phụ. Khi Kissinger giải quyết được vấn

đề Tầu rồi còn lằng nhằng chuyện Việt Nam chi nữa? Ngoài ra cho dù

Mỹ có “thua” Cộng Sản tại Việt Nam nhưng cuối cùng thắng cộng sản

trên toàn thế giới, vẫn tiếp tục làm cha thiên hạ, làm cha cả thằng được

coi là “thắng” chiến tranh Việt Nam, còn định dùng nó làm quân cờ mới

trong ván cờ chia thiên hạ với nước Tầu đang lên, như vậy là “ngon” quá

rồi, thì còn hận nỗi gì?

Đối với người Việt Nam quốc gia thì khác. Thù nhà, nợ nước. It

is a big deal! Nhà mình nó ở, vợ mình nó lấy, con mình nó bắt làm đầy tớ

hay đi vác đạn; nó đánh lừa 10 ngày học tập cải tạo, ai ngờ khổ sai mút

chỉ 10 năm, (tù binh Mỹ trong tay Cộng Sản là “con tin” được “quý hoá”

ăn uống đầy đủ, chăm sóc y tế cẩn thận để tương lai còn trao đổi nọ kia

với đế quốc giầu có, còn tù “nguỵ”, chết thằng nào, bớt thằng đó!) Bởi

thế, chết mất xác trong rừng sâu, chết mất xác trên biển, hàng vạn, hàng

vạn người…

Mặt khác, một triệu công an “còn đảng, còn mình” bảo vệ bọn

cướp nước vẫn tiếp tục chia nhau chiến lợi phẩm, tham nhũng ngập ngụa

mà miệng ra rả noi gương đạo đức của “Bác” Hồ vĩ đại, ca tụng sự

nghiệp “trăm năm trồng người” của Hồ Chủ Tịch nhìn xa trông rộng…

như vậy không chửi Hồ Chí Minh thì chửi ai đây?

(Thực ra, nghĩ cho cùng, tội nghiệp cho Hồ Chí Minh, về một

phương diện ông ta là người đáng thương: Bác viết di chúc dặn phải

thiêu, tro trải trên các miền đất nước nhưng những đệ tử “thân yêu, trung

Page 19: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

thành” nhất của Bác quyết định xác “Bác” còn có chỗ dùng – một cách

nôm na là dùng làm “bùa” để bảo vệ chế độ, bảo vệ chính họ nên ruột

gan mổ vất đi, xác bắt nằm ngu ngơ mấy chục năm không được chôn cất.

Hàng năm TV ở Việt Nam trình diễn hình ảnh các đệ tử nối nghiệp

“Bác” như đám Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh… – mà vàng bạc, ngà

voi, thảm đỏ, tượng đồng, trống đồng… đã chất đầy nhà riêng như vua

chúa, cả triệu người biết – lục tục vào Lăng Bác dâng hương tế lễ, sụt sịt

nước mắt ngắn dài nguyện theo gương Bác, nào là “trung với nước, hiếu

với dân”, nào là “cần kiệm, liêm, chính…”

Người ta kể rằng trong một bài giảng ở đại học Hà Nội, phân

khoa Sử, về thời đại đồ đá, đồ đồng một sinh viên đứng lên hỏi giáo sư

sử gia Trần Quốc Vượng – hình như có bà con với anh Bảo ở Ottawa:

“Thưa thầy, thời đại của chúng ta là thời đại đồ gì?” Ông thầy già gần

đất xa trời trả lời tỉnh bơ, “Thời đại Đồ Đểu chứ còn đồ gì nữa!”

Đấy, perspective của người Mỹ và của người Việt khác nhau ở

những chỗ này, có ai dịch cho William Duiker hiểu được không?)

10. Việt Nam là Quê Hương, Tổ Quốc của người Việt Nam,

chuyện Việt Nam là chuyện “nội bộ”, chuyện trong nhà nên người Việt

Nam bận tâm, trăn trở cả đời… là bình thường; sách vở, báo chí của

người Việt Nam viết về các vấn đề Việt Nam có quá nhiều cũng là bình

thường. Tất nhiên nhiều như thế thì sách hay thì ít, sách dở thì nhiều. Ai

cũng muốn đọc sách hay, chẳng ai đi tìm sách dở để đọc trừ phi có hậu ý

đặc biệt.

Nếu Vũ quả thực serious về câu hỏi của chính mình chứ không

phải hỏi để mà hỏi, hay vừa hỏi vừa trả lời thì tìm đọc các tác giả Việt

Nam hay nhất thay vì dở nhất trong danh sách Bolsa của Vũ (họ là ai

thế?) để rồi có thể đối chiếu một cách công bằng với những tác giả

phương Tây hay nhất mà Vũ đã đọc để từ đó tìm câu trả lời, quan điểm

của 2 loại tác giả Viet và Non-Viet có khác nhau như Vũ nghĩ không;

những quan điểm khác nhau nhìn từ những perspectives khác nhau của

những người trí thức trung thực, có thẩm quyền làm người đọc bị mê

loạn hay lại thực ra giúp soi sáng các góc tối của nhân vật Hồ Chí Minh?

Để tóm tắt, xin đề nghị một số tác giả Việt Nam mà người viết mấy dòng

này thành thực tin rằng ý kiến của họ về đề tài HCM và chiến tranh Việt

Nam ít nhất cũng có giá trị cùng đẳng cấp với ý kiến của các tác giả Tây

Phương thường được coi là chuyên gia hạng nhất nghiên cứu về Việt

Nam như Bernard B. Fall chẳng hạn. Những tác giả VN đề nghị để tìm

kiếm và đọc trên Internet là:

– Nguyễn Ngọc Huy (đặc biệt bài viết “Hồ Chí Minh: Tội Phạm

Nhơn Quyền”),

– Hà Sĩ Phu,

– Nguyễn Mạnh Hùng (USA),

Page 20: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

– Nguyễn Mạnh Tường,

– Nguyễn Chí Thiện,

– Hoàng Văn Chí,

– Trần Đức Thảo,…

Danh sách dĩ nhiên không đầy đủ và dĩ nhiên xin nhớ “tận tín

thư, bất như vô thư”. Và,

“Văn hoá là cái gì còn lại khi người ta đã quên hết cả, là cái gì còn thiếu,

khi người ta đã học đủ cả.”

Và “Cái còn thiếu” ấy phải được bù đắp bằng sự suy luận, bằng khả năng

phân tích và tổng hợp của chính mình. Không có cách nào khác!

Cao Tuấn

Nhớ Mẹ

Con nhớ ngày xưa ... khi còn nhỏ.

Mẹ đưa con đến viếng Già Lam.

Dâng hoa cúng Phật cầu gia hộ,

Cầu cho khắp chúng được bình an.

Chùa nhỏ nằm sau rặng bạch đàn,

Một thời thơ ấu thật bình an.

Tiếng chuông hôm sớm vang theo gió,

Trầm hương thơm ngát khắp không gian.

Theo chân mẹ những ngày sóc vọng,

Con còn nhớ mãi bóng chùa xưa.

Êm ả như là trong cổ tích,

Hoa sứ sân chùa thoảng hương đưa,

Con vẫn nhớ nồi cơm nước dừa,

Mẹ làm công quả giúp cho chùa.

Soạn trai phạn cúng dâng tăng chúng,

Vại cà mẹ muối cải làm dưa.

Con vào Phật tử theo chúng bạn,

Mẹ cũng quy y dưới cửa Từ.

Rợp trời cờ phướng, mùa Phật Đản.

Mẹ làm con thêm mến cảnh chùa.

Page 21: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

Quy Phật, quy Pháp, quy y Tăng

Mẹ đem kinh sách bảo con rằng:

Mẹ không biết chữ nhờ con đọc,

Để mẹ đọc theo đến thuộc lòng.

Nam mô bồ tát.. ma ha tát.

Lời kinh tiếng Phạn khó quá trời !

Thế mà mẹ đọc nghe như hát,

Mẹ thuộc kinh, con cũng nhớ lời.

Vì mỗi đêm đọc kinh sách truyện,

Lâu riết nên con cũng thấm nhuần.

Cũng nhờ "dạy mẹ" nên con thuộc,

Bao nhiêu kinh sách, truyện báo ân.

Mãi đến về sau con mới hiểu,

Cách mẹ dạy con để thuộc kinh.

Vì con của mẹ còn niên thiếu,

Ham chơi chẳng chịu đọc một mình .

Mẹ giả bộ như không biết chữ,

Để con có dịp được làm "thầy".

Mẹ như là mẹ thầy Mạnh Tử,

Con nào hay biết quá thơ ngây!

Con lớn lên dần xa lẽ đạo,

Mẹ con ngăn cách với thời gian.

Con chạy theo nợ đời cơm áo,

Như chim bay mãi đến lạc đàn.

Đất nước tang thương vì quốc nạn,

Mẹ cũng xa dần khuất núi sông.

Rồi đến mỗi năm mùa Phật Đản,

Con càng nhớ mẹ đến nao lòng.

Mẹ ơi ! Giờ mẹ không còn nữa,

Con cũng già theo với tháng ngày.

Đốt nén hương lòng dâng về Mẹ,

Lời kinh hôm sớm vẫn đâu đây .

Cao Nguyên Minh

Page 22: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

Xin bấm vào đậy để nghe ca khúc

Em bé quàng khăn đỏ

Ý KIẾN:

Tại sao tôi “bỏ phiếu

ủng hộ Việt Nam vào TPP?

Nguyễn Văn Đài

Trước hết cần phải hiểu về bản chất và mục đích của TPP: Chiến

lược xoay trục của Mỹ về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhằm

mục kiềm chế tham vọng bá quyền của Trung Quốc về chính trị, quân sự,

kinh tế và lãnh thổ. Bởi vậy Mỹ dựa vào 2 trụ cột chính để thực hiện

chính sách xoay trục:

Về quân sự: Mỹ sẽ chuyển dịch 60% lực lượng và thiết bị quân

sự về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để bảo vệ an ninh hàng hải và

răn đe Trung Quốc.

Về kinh tế: Mỹ và Nhật Bản xây dựng TPP cùng 10 nước thành

viên với mục đích từng bước hạn chế sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.

Thuế xuất khẩu hàng hóa trong các nước TPP chỉ từ 0-5%, bởi vậy hàng

hóa xuất khẩu của các nước thành viên vào Mỹ và Nhật sẽ có giá rẻ hơn

hàng hóa từ Trung Quốc. Do vậy hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc vào

thị trường Mỹ, Nhật Bản và các nước thành viên khác của TPP sẽ giảm

dần. Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc cũng vì thế mà sẽ suy yếu.

Việt Nam vào TPP có lợi gì cho việc cải thiện nhân quyền và

dân chủ hóa Việt Nam?

Việt Nam không vào TPP miễn phí.

Bộ ngoại giao và chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra các yêu cầu cụ thể

về việc cải thiện nhân quyền, xây dựng pháp luật và nhà nước pháp

quyền với phía Việt Nam. Và chỉ khi nào phía Việt Nam đáp ứng các yêu

cầu căn bản của Hoa Kỳ thì khi đó việc đàm phán TPP giữa Hoa Kỳ và

Việt Nam mới được kết thúc đàm phán. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào Bộ

ngoại giao và chính phủ Hoa Kỳ sẽ đạt những thỏa thuận tốt nhất về nhân

quyền cho Nhân dân Việt Nam.

Việt Nam vào TPP sẽ giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc.

Page 23: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

Hiện tại kinh tế Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc về

cả xuất và nhập khẩu. Nhưng khi Việt Nam vào TPP, xuất khẩu của Việt

Nam vào thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng nhanh chóng, từ khoảng 20 tỷ USD

hiện nay, có thể lên tới 40-70 tỷ USD trong vòng vài năm. Như vậy kinh

tế Việt Nam sẽ giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc và phụ thuộc vào

Hoa Kỳ.

Lúc đó Hoa Kỳ có nhiều sức mạnh hơn trong việc thúc đẩy Việt

Nam cải thiện nhân quyền, cũng như cải cách dân chủ.

Không có TPP, Việt Nam sẽ như thế nào?

Chế độ CS sẽ không bao giờ sụp đổ vì không có TPP.

Chúng ta đều biết rằng cộng sản sinh ra từ nghèo đói, lớn lên và

trưởng thành trong chiến tranh. Họ đã từng chiến đấu chống lại các

cường quốc trên thế giới. Họ chưa bao giờ bị khuất phục bởi nghèo đói,

chiến tranh, bom đạn, áp lực từ bên ngoài.( Ví dụ điển hình là Việt Nam

trong giai đoạn 1945-1975 và giai đoạn bị cấm vận 1975-1995, Bắc Hàn,

Cu Ba hiện nay).

Không có TPP, cộng sản VN sẽ càng phụ thuộc vào Trung Quốc,

và phụ thuộc một cách toàn diện. Ông Trương Tấn Sang trong một lần

tiếp xúc cử chi tại Sài Gòn đã từng nói là Trung Quốc sẵn sàng cho VN

vay 20 tỷ USD để cứu nguy kinh tế. Như vậy Trung Quốc sẽ không bao

giờ để cộng sản Việt Nam sụp đổ.

Không có TPP, tình trạng nhân quyền còn tồi tệ hơn.

Chắc chắn là như vậy, lúc đó cộng sản VN không có gì để mất,

họ sẽ gia tăng đàn áp, thậm chí đàn áp khốc liệt hơn hiện nay. Có thể, họ

hoàn toàn làm theo mệnh lệnh từ Bắc Kinh.

Kết luận:

Tôi “bỏ phiếu” để Việt Nam vào TPP bởi tôi tin tưởng vào Bộ

ngoại giao và chính phủ Hoa Kỳ sẽ nỗ lực để dành được kết quả tốt nhất

trong việc đối thoại nhân quyền với Việt nam.

Nguyễn Văn Đài

Trao đổi với LS Nguyễn Văn Đài

về việc “ủng hộ Việt Nam vào TPP”

Nguyễn Quang Duy

Trong cuộc gặp giữa, ông Tom Malinowski - Trợ lý Ngoại

trưởng Hoa Kỳ và đại diện của 14 tổ chức dân sự tại Hà Nội ngày

Page 24: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

6/5/2015, ông Tom đề nghị các đại diện đặt mình trong vai trò của 535

thượng nghị sĩ Mỹ bỏ phiếu bầu Việt Nam gia nhập TPP. Kết quả có

5/14 phiếu ủng hộ, 1 phiếu trắng, và 8 phiếu chống lại.

Luật sư Nguyễn Văn Đài là một trong 5 người đã bỏ phiếu ủng

hộ và trên Facebook đã giải thích “Tại sao tôi “bỏ phiếu” ủng hộ Việt

Nam vào TPP?”. Xin gởi đến bạn đọc để hiểu rõ quan điểm của Luật sư

Đài.

Luật sư Đài cho biết quyết định ủng hộ dựa trên: “Tôi hoàn toàn

tin tưởng vào Bộ ngoại giao và chính phủ Hoa Kỳ sẽ đạt những thỏa

thuận tốt nhất về nhân quyền cho Nhân dân Việt Nam.”

Trong phần kết luận Luật sư nhấn mạnh: “Tôi “bỏ phiếu” để

Việt Nam vào TPP bởi tôi tin tưởng vào Bộ ngoại giao và chính phủ Hoa

Kỳ sẽ nỗ lực để dành được kết quả tốt nhất trong việc đối thoại nhân

quyền với Việt nam.”

Trong khi chính Quốc Hội và dân chúng Hoa Kỳ còn đang chất

vấn để Bộ ngoại giao và chính phủ Hoa Kỳ có thể làm việc tốt hơn, thì sự

“tin tưởng” hay “hoàn toàn tin tưởng” cho thấy Luật sư Đài đã quá lý

tưởng nếu không nói là quá xa rời thực tế.

Cụ thể là Thượng viện Hoa Kỳ hôm 12-5 vừa bỏ phiếu chống lại

việc thảo luận dự luật đàm phán nhanh (TPA), không cho phép Tổng

thống Barack Obama và hành pháp thảo luận đàm phán TPP nhanh gọn.

Thượng viện đòi hỏi phải kiểm soát và xem xét từng chút một trong tiến

trình đàm phán này.

Nhưng đến ngày hôm sau Thượng viện lại cho thông qua điều đó

chứng tỏ họ vẫn còn phân vân và chưa “hoàn toàn tin tưởng” vào hành

pháp.

Khi trao đổi trên Facebook với Luật sư Đài, tôi được hỏi:

“Chúng ta đi nhờ vả họ mà không tin họ thì chúng ta nhờ họ làm gì phải

không anh Nguyễn Quang Duy?”

Căn bản của đối thoại dân chủ là tìm hiểu, chất vấn trong tinh

thần tôn trọng lẫn nhau. Có tin nhau mới đối thoại với nhau, nhưng hoàn

toàn tin tưởng để đi đến những quyết định quan trọng là vấn đề cần xét

lại.

Còn suy nghĩ “nhờ vả” là suy nghĩ không ổn.

Thứ nhất, ông Tom đến với các tổ chức dân sự Việt Nam, vì Hoa

Kỳ là một quốc gia đã ký các hiệp ước quốc tế về nhân quyền, Hoa Kỳ

có bổn phận phải thúc đẩy các chính thể vi phạm nhân quyền, như Việt

Nam, thực thi các hiệp ước quốc tế mà họ đã ký.

Thứ đến ông Tom làm việc này nhằm thực hiện một thủ tục hành

chính bảo đảm với dân chúng Hoa kỳ quyền lợi của họ không bị thiệt

thòi.

Page 25: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

Lấy thí dụ, Việt Nam cần có công đoàn tự do để giới hạn việc

các công ty hay nhà cầm quyền cộng sản bóc lột sức lao động của người

Việt, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng xuất

cảng Việt Nam, vì thế sẽ thiệt hại đến quyền lợi của giới lao động Hoa

Kỳ.

Và ông Tom đối thoại với các tổ chức dân sự vì đa số công dân

Mỹ gốc Việt muốn nhà cầm quyền cộng sản phải thực thi nhân quyền,

phải hoạt động trong vòng luật pháp và phải tôn trọng luật chơi quốc tế.

Không phải tự nhiên, Tổng Thống Obama nêu đích danh

“Không đáp ứng TPP, Việt Nam sẽ bị loại!!!”. Câu tuyên bố của ông là

kết quả của việc cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ liên tục lên án cộng

sản vi phạm nhân quyền.

Chúng ta cần thoát khỏi suy nghĩ nhờ vả, xin cho, chúng ta cần vận động

chính giới Tây Phương trong tinh thần đôi bên cùng có lợi. Vì thế, cần

nhận định rõ ràng tại sao họ đến với chúng ta, họ cần gì ở chúng ta và họ

mang lại cho chúng ta điều gì.

Luật sư Nguyễn Văn Đài chia sẻ: “Về nguyên tắc: Việc đấu

tranh nhân quyền hay dân chủ phải do chính Nhân dân trong nước quyết

định. Việc áp lực từ bên (ngoài) có mạnh hay hiệu quả bao nhiêu thì

cũng phải tùy thuộc vào sức mạnh nội lực. Trong khi nội lực mà yếu, bên

ngoài tác động mạnh thì chẳng có giá trị gì. Những nếu nội lực mạnh, thì

đôi khi cũng chẳng cần áp lực bên ngoài. Em là người làm việc với các

cơ quan ngoại giao Mỹ, Anh, Pháp, Úc, EU, Canada, Thụy điển, Thụy

sĩ,.... gần 15 năm. Em hiểu những gì họ có thể làm được.”

Cố Ngoại Trưởng Việt Nam Cộng Hòa Trần văn Lắm khi được

hỏi: sau bao năm làm việc trong ngành ngoại giao ông có gì để truyền lại

cho thế hệ nối tiếp?, ông Lắm cho biết người làm ngoại giao không nói

“KHÔNG” mà cũng không nói “CÓ”, làm ngoại giao là thương lượng

nhằm đạt được tối đa trong hoàn cảnh và khả năng cho phép.

Với kinh nghiệm ngoại giao gần 15 năm của Luật sư Nguyễn

Văn Đài quyết định bỏ phiếu “ủng hộ” Việt Nam vào TPP, dường đã đi

ngược với nguyên tắc ngoại giao mà ông Lắm nêu ra.

Luật sư Đài nhận định “nội lực” của Phong Trào Dân Chủ Việt

Nam còn rất yếu. Theo tôi, chính vì nội lực còn yếu nên những người đại

diện cần phải hết sức cân nhắc đưa quyết định khi vấn đề còn trong vòng

tranh luận.

Nếu tôi là một trong các đại diện, khi ông Tom Malinowski đề

nghị “bỏ phiếu bầu” tôi đã tránh “trò chơi” lợi thì ít mà hại thì nhiều này

bằng bốn cách:

Tôi đề nghị ông Tom không nên đưa ra trò chơi vì vai trò của các

đại diện chỉ là cập nhật tình hình, đưa ra quan điểm còn việc quyết định

là của những người làm chính sách Hoa Kỳ;

Page 26: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

Tôi cho ông Tom biết đây là một quyết định quan trọng tôi cần

tham khảo ý kiến các thành viên trong tổ chức;

T ôi đề nghị ông Tom cho chúng tôi những người đại diện được

thảo luận để lấy ý kiến chung; và

Nếu các ý kiến trên không được chấp nhận tôi sẽ rời phòng họp

để không tham dự trò chơi. Cách này thường được những chính trị gia

Tây Phương sử dụng nhằm tránh mâu thuẫn trong quyết định chính trị.

Cách nay đúng 1 năm, ngày 14-5-2014, nhân bà Trần Ngọc

Minh mẹ cô Đỗ Thị Minh Hạnh sang Úc vận động nhân quyền, chúng tôi

đã tổ chức 1 cuộc Hội Thảo “Về Lao Động và Xã Hội Dân Sự Tại Việt

Nam”. Có tất cả 14 dân biểu và nghị sỹ thuộc đảng cầm quyền - Tự Do,

đảng đối lập - Lao Động và đảng Xanh tham dự.

Chúng tôi cập nhật tình hình nhân quyền, cung cấp thông tin,

đưa ra nhân chứng bà Trần Ngọc Minh.

Chúng tôi cũng đưa ra quan điểm là nhà cầm quyền Cộng sản

phải tôn trọng nhân quyền, phải thi hành hiến pháp và luật pháp quốc gia

và phải tuân thủ luật chơi quốc tế.

Chúng cung cấp tin tức và ý kiến với mục đích rõ ràng là giúp

các dân biểu nghị sỹ Úc có đầy đủ thông tin về nhân quyền Việt Nam.

Tóm lại, theo tôi những tranh luận ủng hộ hay chống lại việc Việt Nam

(nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam) tham gia vào TPP rất tốt và rất cần

thiết.

Nguyên tắc cơ bản để xây dựng dân chủ là đối thoại, nhờ đó

chúng ta mới hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau và có thể cùng nhau cộng tác

hành động.

Cũng nhờ đối thoại chúng ta mới có khả năng chủ động đáp ứng

tình hình bất kể Hoa Kỳ có chấp nhận hay không chấp nhận Việt Nam

tham dự vào TPP.

Nguyễn Quang Duy

Bệnh tiểu đường

BS Nguyễn Văn Hoàng

Khi tìm hiểu nhiều về thuốc thì chúng ta thấy hầu như không có

thuốc nào có thể bảo đảm hiệu nghiệm trên 100% bệnh nhân. Thí dụ như

thuốc giảm cholesterol, thông thường thì rất hiệu nghiệm, nhưng rồi cũng

có người uống mà không thuyên giảm. Thuốc trị bệnh tiểu đường cũng

vậy. Lý do có thể là có những nguyên nhân hiếm khác gây nên căn bệnh

Page 27: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

hay bệnh nhân có cấu tạo sinh lý hơi khác thường. Nói về nguyên nhân

của bệnh tiểu đường thì có hai loại chính.

Tiểu đường loại 1: thiếu insulin.

Insulin là một kích tố do một số tế bào của tụy tạng tiết ra,

giúp cho đường từ trong huyết thanh được thấm vào tế bào. Một số người

có hệ thống miễn nhiễm không bình thường, thay vì kháng thể chỉ dùng

để đánh giặc như chống siêu vi khuẩn, đám quân kháng thể này lại đi

"đục gà nhà", tấn công vào các tế bào của tuyến tụy này, khiến nó suy

yếu, không cung cấp đủ lượng insulin. (Hiện tượng này cũng giống như

trong thực tế, người chống Cộng không lo chống Cộng mà đi chống phe

ta). Bệnh do kháng thể của ta tấn công vào mô, tập hợp của tế bào) của

chính chúng ta được xếp chung thành một nhóm, gọi là auto-immune

diseases, Hoàng dịch ra là bệnh TỰ KHÁNG (tự điển y khoa của

ykhoa.net dịch là bệnh "tự miễn nhiễm", và Hoàng không đồng ý với

cách dịch này).

Tiểu đường loại 2: đường không hấp thụ vào tế bào một cách

bình thường.

Có nhiều lý do đưa đến tình trạng này. Bệnh nhân thường ở tuởi

trung niên hoặc cao niên và thường hơi "có da có thịt". Đa số không cần

Page 28: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

chích Insulin vì không bị thiếu nhưng nếu thuốc uống không khống chế

được căn bệnh thì cũng đi đến việc chích Insulin.

Bên cạnh hai loại chính này người ta còn thấy có khoảng 2%

bệnh nhân được liệt vào loại MODY (Mature Onset Diabetes of

the Young). Bệnh nhân cũng bị thiếu Insulin như loại 1 nhưng không

phải vì bị hiện tượng tự kháng mà là vì có gene bất thường.

Hiểu biết của con người ngày càng tiến, cho nên kiến thức về

nguyên nhân của bệnh tiểu đường chưa chắc dừng lại ở đây. Chi tiết thì

rất nhiều, song trọng tâm của câu hỏi là tác dụng của hạnh nhân lên

lượng máu mở, nên chúng ta chỉ lược sơ về bệnh tiểu đường như trên, và

bắt đầu nói sơ về chất béo.

CHẤT BÉO Chất béo là chất hữu cơ, tức là chất có chứa ít nhất là 2 nguyên

tố căn bản, carbon và hydrogen, thường thì có thêm oxygen và

nitrogen. Mối liên kết giữa các nguyên tử là liên kết "cộng hóa trị". Mỗi

một nguyên tử carbon (than) có khả năng tạo 4 mối liên kết, ta cứ tưởng

tượng như là một cục chùy có 4 cái xích, với móc ở đầu sợi xích. Khi

mỗi một móc xích ấy nối với một nguyên tử khác trong phân tử chất béo

thì ta gọi đó là liên kết bão hòa (saturated). Khi có 2 móc xích ấy nối

giữa 2 nguyên tử carbon thì liên kết của phân tử chất béo ấy chưa bão

hòa, hay không bão hòa (unsaturated). Trong một phân tử, nếu có một

mối liên kết không bão hòa thì ta gọi là mono-unsaturated, còn có nhiều

mối liên kết không bão hòa thì tiếng Anh gọi là poly-unsaturated.

Chất béo có hại cho sức khỏe là saturated fat, tức là chất béo bão

hòa. Cách dễ phân định xem chất béo nào hại cho ta là xem nó ở thể lỏng

hay đặc ở nhiệt độ bình thường. Loại chất béo đặc ở nhiệt độ bình

thường như mỡ heo là không tốt.

Chất béo ở dạng lỏng trong nhiệt độ bình thường thông thường là

unsaturated fat, tức là chất béo không bão hòa, như dầu olive, và nó làm

giảm lượng mỡ xấu ở trong người, tức là có lợi cho sức khỏe, nói một

cách chung chung là như vậy. Loại mono-unsaturated fat làm giảm mỡ

xấu và không làm giảm mỡ tốt trong người, loại poly-unsaturated fat làm

giảm cả hai loại mỡ.

Page 29: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

(Mỡ xấu, LDL (Low Density Lipoprotein), là loại mỡ đóng vào thành

mạch máu, đưa đến tắt nghẽn, mỡ tốt, HDL (High Density

Lipoprotein) thì có tác dụng ngược lại. Gọi là mỡ tốt và xấu là để dễ hiểu

và rất nôm na, kỳ thực lipoprotein là những phân tử chất đạm dùng để

chuyên chở chất cholesterol. LDL thì chở cholesterol đổ lên mạch máu,

còn HDL thì chở cholesterol đổ vào gan và được tiêu hóa đi.)

HẠNH NHÂN TRỊ BỆNH? Hạnh nhân là mono-unsaturated fat, cho nên theo hiểu biết trên,

nó không những không có hại mà còn có lợi trong việc bảo vệ bệnh tim

mạch vì nó làm giảm mỡ xấu.

Theo Journal of Nutrition, hạnh nhân không những làm giảm

lượng đường trong máu sau buổi ăn mà còn làm sạch đông mạch.

http://www.whfoods.com/genpage.php?tname=foodspice&dbid=20

NHẬN ĐỊNH RIÊNG CỦA HOÀNG

LIỀU LƯỢNG, LIỀU LƯỢNG VÀ LIỀU LƯỢNG

Page 30: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

Kính thưa bác và quý vị,

Sau những điều trình bày trên thì hạnh nhân rất tốt cho cả bệnh

tiểu đường lẫn bệnh tim mạch, vừa hạ lượng đường vừa hạ lượng mỡ

xấu. Tuy nhiên khi xét hầu hết mọi sự trên đời này, bao gồm dược liệu, ta

đều phải nhắc đến hai chữ quan trọng nhất: LIỀU LƯỢNG. Ngay cả tiền

và quyền, không có hay có quá ít thì cũng khổ, mà có dư quá thì dễ...

sanh tật. Nói về dược phẩm, muốn biết được liều lượng tối ưu thì cần có

sự nghiên cứu tỉ mỉ.

Nghiên cứu của thuốc giảm mỡ của tây y được tiến hành trên cả

trăm ngàn bệnh nhân. Còn liều lượng của hạnh nhân được nghiên cứu

trên bao nhiêu bệnh nhân, có khảo sát phản ứng phụ chưa, thì Hoàng

không biết. Hoàng cho rằng bất cứ một dược liệu nào khi bắt đầu có tác

dụng chính, tức là tác dụng mà ta mong muốn thì cũng có kèm theo tác

dụng phụ, tức là unwanted, hay side effects, nhiều hay ít, đáng kể hay

không đáng kể mà thôi.

Trong hạt hạnh nhân, ngoài chất béo, nó còn chứa nhiều chất

khác như manganese, Vitamin E, Magnesium, Tryptophan, đồng,

Vietamin B12, lân tinh (phosphorus), vân vân. Thuốc tây không, hay ít

có chứa tạp chất như vậy. Ăn/ uống nhiều hạnh nhân quá có thể làm tăng

hiểm nguy của sạn thận, làm sình bụng và làm mập. Mập thì không tốt

cho sức khỏe.

Nếu xem trên internet thì ta sẽ thấy tây phương nói rất nhiều về

công dụng của hạnh nhân đối với bệnh tiểu đường chớ không phải chỉ có

đông y mới biết, song hạnh nhân vẫn chưa được chính thức là một trị liệu

mà bộ y tế Úc khuyến khích BS sử dụng. Bảo rằng dược thảo không có

hay ít có tác dụng phụ như thuốc tây chỉ chứng minh sự thiếu hiểu biết

của mình mà thôi.

Theo quan điểm của Hoàng, nếu chúng ta ở một nơi mà không

có thuốc tây, hạnh nhân trúng mùa, hoặc nếu thuốc tây chữa không xong,

Page 31: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

thì mới dùng đến các liều dược thảo. Ba lý do chính là (1) dược thảo ít

khi được nghiên cứu tường tận, (2) có chứa nhiều tạp chất và (3) bất tiện

khi dùng (phải nấu, phải gạn, uống nhiều, trong khi thuốc tây "bụp" một

viên vô miệng là xong) mà chưa chắc rẻ hơn.

Nếu đi xe hơi được thì ta không cần đi ngựa, trừ phi gặp vùng

núi non, không có đường xá. Đi ngựa là một thể thao, một thú tiêu khiển

hơn là phương tiện di chuyển chính. Thuốc tây ví như xe hơi mà hạnh

nhân ví như tuấn mã.

Để kết luận câu trả lời cho bác, Hoàng nghĩ, dùng một liều

lượng nhỏ hạt hạnh nhân có lợi cho sức khỏe, nhưng không nên dùng nó

như trị liệu chính cho căn bệnh tiểu đường, vì nghiên cứu về dược tính

và độc tính của loại hạt này ở liều lượng có thể chữa được bệnh chưa

được rõ ràng.

BS Nguyễn văn Hoàng

([email protected])

Page 32: làng văn · Cuộc tranh luận tại quốc hội Nhật về dự luật này sẽ rất căng thẳng nhưng nó có nhiều hi vọng được thông qua nhờ phe cầm quyền

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

TÌM NGƯỜI GIÚP

Làng Văn Online cần tìm nhiều độc giả sống ở Mỹ, làm việc thiện

nguyện (không lương) để chia nhau scan tất cả các số báo cũ, lần lượt

đưa lên online. Làng Văn sẽ gửi tờ báo tới, bạn chỉ cần scan thành 1 pdf

file, gửi trả lại Làng Văn. Phần còn lại, tòa soạn sẽ tự đưa lên. Các bạn

có thể giữ tờ báo để lưu niệm, hoặc gửi trả lại Làng Văn hay gửi tặng thư

viện, đoàn thể hoặc cá nhân nào muốn giữ.

Xin vui lòng liên lạc: [email protected]

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Báo Làng Văn Online được lưu trữ trên:

www.langvanonline.com

cùng với các số báo in, bắt đầu từ năm 1984

Xin gửi bài về:

[email protected]

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - --

Sách Việt tại hải ngoạingày càng hiếm, độc giả muốn mua sách,

xin mời xem tại:

NHÀ SÁCH LÀNG VĂN ONLINE

Giá đặc biệt cho dành riêng cho độc giả Làng Văn Online:

www.langvan.net