lỜi cẢm Ơn...lỜi cẢm Ơn tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo...

77
LI CẢM ƠN Tôi xin trân trng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh hc tại trường Đại hc Khoa hc Tnhiên, Đại hc Quc Gia Hà Ni đã tận tình ging dy, đã to mọi điều kin thun li cho tôi hc tp và thc hành kthut thí nghim trong sut quá trình học đại học và sau đại hc tại trường. Để thc hin và hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn TS. Trn Quang Bình đã hướng dn nghiên cu, tạo điều kin thun li và động viên tôi trong thi gian nghiên cu và làm thí nghim ti Phòng thí nghim Di truyn Phân t, Vin Vsinh Dch tTrung ương. Tôi cũng xin gửi li cảm ơn chân thành tới các anh, chvà các bn làm vic ti Phòng thí nghim Di truyn Phân tđã cùng chia sẻ kinh nghim, kiến thức và giúp đỡ tôi trong quá trình hc tp và thc hin luận văn tại phòng. Có được kết qunhư ngày hôm nay tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ti cha mđã sinh thành và nuôi dưỡng. Xin cám ơn những người thân trong gia đình và bạn bè, những người đã luôn bên cạnh khích lđộng viên, giúp đỡ tôi trong sut quá trình hc tp và nghiên cu. Hà Ni, ngày 27 tháng 4 năm 2013 Hc viên Hà ThLiên

Upload: others

Post on 11-Jan-2020

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học

tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình

giảng dạy, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và thực hành kỹ

thuật thí nghiệm trong suốt quá trình học đại học và sau đại học tại trường.

Để thực hiện và hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn

TS. Trần Quang Bình đã hướng dẫn nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi và

động viên tôi trong thời gian nghiên cứu và làm thí nghiệm tại Phòng thí

nghiệm Di truyền Phân tử, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị và các bạn làm

việc tại Phòng thí nghiệm Di truyền Phân tử đã cùng chia sẻ kinh nghiệm,

kiến thức và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tại

phòng.

Có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

tới cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng. Xin cám ơn những người thân trong

gia đình và bạn bè, những người đã luôn bên cạnh khích lệ động viên, giúp đỡ

tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2013

Học viên

Hà Thị Liên

Page 2: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

i

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .................................................... iii

DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... iv

CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. v

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................. 3

1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ................................... 3

1.1.1. Lƣợc sử nghiên cứu và thuật ngữ đái tháo đƣờng ............................... 3

1.1.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh đái tháo đƣờng ................................... 4

1.1.3. Phân loại bệnh đái tháo đƣờng ............................................................ 7

1.1.4. Các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đƣờng týp 2 ............................. 8

1.1.5. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đƣờng týp 2 ...................................... 12

1.1.6. Chẩn đoán bệnh đái tháo đƣờng ....................................................... 13

1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GEN FTO .................................... 16

1.2.1. Các gen có liên quan đến bệnh đái tháo đƣờng týp 2 ........................ 16

1.2.2. Lƣợc sử nghiên cứu về gen FTO ...................................................... 17

1.2.3. Vị trí và cấu trúc của gen FTO ......................................................... 19

1.2.4. Protein FTO...................................................................................... 20

1.2.5. Sự điều hòa và biểu hiện của gen FTO ............................................. 22

1.2.6. Chức năng của FTO ......................................................................... 23

1.2.7. Nghiên cứu gen Fto ở chuột và thiếu hụt chức năng gen FTO ở ngƣời

................................................................................................................... 28

1.2.8. Sự liên quan của gen FTO với bệnh đái tháo đƣờng týp 2 ................ 30

CHƢƠNG II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 35

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 35

2.2. HOÁ CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ .................................................. 36

2.2.1. Hóa chất ........................................................................................... 36

2.2.2. Trang thiết bị .................................................................................... 36

Page 3: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

ii

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 37

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 37

2.3.2. Các phƣơng pháp thu thập thông tin ................................................. 37

2.3.3. Các phƣơng pháp sinh học phân tử ................................................... 38

2.3.4. Phƣơng pháp phân tích thống kê ....................................................... 42

2.3.5. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................ 43

CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................... 44

3.1 Kết quả xác định kiểu gen bằng phƣơng pháp AS-PCR ........................ 44

3.2. Kết quả xác định kiểu gen bằng phƣơng pháp RFLP-PCR ................... 44

3.3. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu ........................................................... 45

3.4. Kết quả xác định kiểu gen ................................................................... 46

3.5. Phân tích đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu theo kiểu gen ở nhóm

bệnh và nhóm chứng .................................................................................. 48

3.6. Phân tích ảnh hƣởng của gen FTO tại SNP rs9939609 đối với nguy cơ

mắc bệnh đái tháo đƣờng týp 2 ................................................................... 50

3.7. Phân tích ảnh hƣởng của gen FTO tại SNP rs9939609 cùng các yếu tố

xã hội, lối sống đối với nguy cơ mắc đái tháo đƣờng týp 2 ......................... 52

CHƢƠNG IV. BÀN LUẬN ............................................................. 54

4.1. Ảnh hƣởng của gen FTO tại SNP rs9939609 đối với bệnh đái tháo

đƣờng týp 2 ở cộng đồng ngƣời Việt so với một số cộng đồng trên thế giới.

................................................................................................................... 54

4.2. Tần số alen và sự phân bố kiểu gen của SNP rs9939609...................... 56

4.3. Cơ chế ảnh hƣởng của gen FTO và SNP rs9939609 đối với bệnh đái

tháo đƣờng týp 2 ........................................................................................ 58

4.4. Thiết kế và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 59

4.5. Một số hạn chế của nghiên cứu ............................................................ 60

KẾT LUẬN ...................................................................................... 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 62

Page 4: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Thống kê và dự đoán số ngƣời mắc đái tháo đƣờng týp 2 trên thế giới từ năm

2010 đến 2030. ............................................................................................................ 5

Hình 1.2. Các gen liên quan tới bệnh đái tháo đƣờng týp 2 ........................................ 17

Hình 1.3. Các gen đột biến Ft ở chuột ........................................................................ 19

Hình 1.4. Vị trí và cấu trúc gen FTO trên nhiễm sắc thể 16 ........................................ 19

Hình 1.5. Mô hình protein FTO ................................................................................. 20

Hình 1.6. Vị trí bám của CUTL1 trên gen FTO .......................................................... 23

Hình 1.7. Hoạt tính hóa sinh của FTO ........................................................................ 24

Hình 1.8. Chức năng sinh lý của FTO ........................................................................ 26

Hình 1.9. Ảnh hƣởng của FTO tới hành vi ăn uống .................................................... 26

Hình 1.10. Cụm SNP tại intron 1 của gen FTO liên quan với đái tháo đƣờng týp 2....31

Hình 1.11. Sự liên quan của SNP rs9939609 với bệnh đái tháo đƣờng týp 2 trong

nghiên cứu tổng hợp ở Đông và Nam Á ..................................................................... 33

Hình 3.1. Kết quả xác định kiểu gen tại SNP rs9939609 trên gen FTO bằng phƣơng

pháp AS-PCR …………………………………………………………………...……43

Hình 3.2. Kết quả xác định kiểu gen tại SNP rs9939609 trên gen FTO bằng phƣơng

pháp RFLP-PCR………………………………………………………………………43

Biểu đồ 4.1. Tần số alen A và T của SNP rs9939609 ở một số cộng đồng.................. 57

Biểu đồ 4.2. Sự phân bố kiểu gen của SNP rs9939609 ở một số cộng đồng ............... 58

Page 5: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm nhân trắc của đối tƣợng nghiên cứu ............................................ 45

Bảng 3.2. Phân bố kiểu gen và tần số alen của gen FTO tại SNP rs9939609 .............. 46

Bảng 3.3. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu theo kiểu gen FTO tại SNP rs9939609 trong

nhóm đái tháo đƣờng ................................................................................................. 48

Bảng 3.4. Đặc điểm của đối tƣợng theo kiểu gen FTO tại SNP rs9939609 trong nhóm

bình thƣờng ............................................................................................................... 49

Bảng 3.5. Các mô hình phân tích ảnh hƣởng của SNP rs9939609 .............................. 51

Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của SNP rs9939609 cùng các yếu tố liên quan béo phì tới bệnh

đái tháo đƣờng ........................................................................................................... 52

Page 6: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

v

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADA American Diabetes Association (Hiệp hội đái tháo đƣờng Hoa Kỳ)

ARC Arcuate Nucleus (Nhân cong)

AS-PCR Allele Specific Polymease Chain Reaction (Phản ứng chuỗi trùng hợp

alen đặc hiệu)

BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

CNS Central Nervous System (Hệ thần kinh trung ƣơng)

Cs Cộng sự

EDTA Ethylene Diamine Tetraacetic Acid

FPG Fasting Plasma Glucose (Đƣờng huyết lúc đói)

FTO Fat mass and Obesity Associated (Gen liên quan khối mỡ và béo phì)

GWAS Genome Wide Association Study (Nghiên cứu sự liên quan trong toàn

bộ hệ gen)

HbA1c Hemoglobin A1c

HDL High Density Lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng cao)

IDF International Diabetes Federation (Liên đoàn đái tháo đƣờng Quốc tế)

IFG Impaired Fasting Glucose (Rối loạn đƣờng huyết lúc đói)

IGT Impaired Glucose Tolerance (Rối loạn dung nạp đƣờng huyết)

LD Linkage Disequilibrium (Liên kết không cân bằng)

LDL Low Density Lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng thấp)

OR Odd Ratio (Tỷ suất chênh)

OGTT Oral Glucose Tolerance Test (Liệu pháp dung nạp glucose đƣờng

uống)

PCR Polymease Chain Reaction (Phản ứng chuỗi trùng hợp)

RFLP Restriction Fragment Length Polymorphism (Đa hình chiều dài đoạn

cắt giới hạn)

SNP Single Nucleotide Polymorphism (Đa hình đơn nucleotide)

WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

WHR Waist – Hip Ratio (Tỷ lệ eo – hông)

Page 7: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong vòng 3 thập kỷ gần đây, số ngƣời mắc đái tháo đƣờng trên thế giới đã

tăng gấp đôi. Theo thống kê Tổ chức Y tế thế giới, năm 2012 trên thế giới có 346

triệu ngƣời mắc đái tháo đƣờng, trong đó có hơn nửa sống ở vùng Tây Thái Bình

Dƣơng, Nam Á và Đông Địa Trung Hải [92]. Sự bùng phát của bệnh đái tháo đƣờng

týp 2 hiện nay xảy ra ở những nƣớc đang phát triển nhiều hơn những nƣớc phát

triển. Trong 10 nƣớc đƣợc dự đoán có số ngƣời mắc đái tháo đƣờng nhiều nhất trên

thế giới vào năm 2030 thì có 5 nƣớc ở Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-kít-xtan,

In-dô-nê-sia và Băng-la-đét) [93].

Bệnh đái tháo đƣờng týp 2 chủ yếu phổ biến ở những ngƣời từ độ tuổi 40 đến

64 tuổi và trƣớc đây thƣờng đƣợc coi là bệnh của ngƣời giàu thì hiện nay bệnh đang

có xu hƣớng tăng lên ở ngƣời trẻ tuổi và cả dân vùng nông thôn [40]. Tỷ lệ ngƣời

trẻ tuổi mắc bệnh ở những nƣớc đang phát triển cao hơn so với những nƣớc phát

triển. Tỷ lệ mắc bệnh ở vùng nông thôn cũng tăng lên và không chênh lệch so với

vùng thành thị. Nguyên nhân là do ảnh hƣởng của sự phát triển kinh tế nhanh chóng,

lối sống thành thị hóa và dân vùng nông thôn chuyển sang vùng thành thị

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đƣờng týp 2 tăng hơn 2 lần trong vòng

10 năm, từ 2,7% năm 2002 ở lứa tuổi 30-64 [7] lên đến 6% năm 2012 ở lứa tuổi 30-

69 [20]; dự báo đến năm 2030 số ngƣời bị bệnh đái tháo đƣờng sẽ tăng gấp đôi [69].

Một điều đáng lo ngại là rất nhiều ngƣời không biết bị mắc đái tháo đƣờng cho đến

khi bệnh đã xuất hiện biến chứng khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn, chi phí

rất tốn kém, gây gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và cả xã hội. Ngoài những hậu

quả nghiêm trọng do biến chứng, bệnh nhân đái tháo đƣờng còn phải đối mặt với

một số bệnh nghiêm trọng khác thƣờng liên quan với bệnh đái tháo đƣờng nhƣ: béo

phì, rối loạn chuyển hóa, cao huyết áp, tim mạch…Việc xác định sớm nguy cơ mắc

đái tháo đƣờng để có hƣớng phòng bệnh, nghiên cứu phƣơng pháp điều trị hiệu quả

hơn cũng nhƣ sản xuất thuốc điều trị mới là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Page 8: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

2

Bệnh đái tháo đƣờng là một bệnh phức hợp do nhiều yếu tố nguy cơ gây nên.

Một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng đã đƣợc biết đến là yếu tố di truyền.

Nghiên cứu sự liên quan trong toàn bộ hệ gen (Genome wide association study)

năm 2007 đã phát hiện ra “gen liên quan tới khối mỡ và béo phì” (fat mass and

obesity associated – FTO) nằm ở vị trí cánh dài của nhiễm sắc thể số 16 có liên

quan với bệnh đái tháo đƣờng và béo phì ở Anh [49]. Tiếp sau đó, nhiều nghiên cứu

ở các dân tộc khác cũng tìm thấy sự liên quan của gen FTO đối với bệnh đái tháo

đƣờng týp 2 [36, 60, 69, 86]. Phân tích cấu trúc tinh thể cho thấy FTO có chức năng

đề methyl hóa và sửa chữa sai hỏng ADN [56]. Nhiều nghiên cứu ở ngƣời và trên

mô hình chuột phát hiện gen FTO có ảnh hƣởng ở nhiều mô, cơ quan khác nhau và

có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển bình thƣờng của cơ thể [47, 70]. Tuy

nhiên chức năng thực sự của gen FTO trong cơ thể, vai trò của nó trong quá trình

chuyển hóa và cơ chế ảnh hƣởng của nó đối với bệnh đái tháo đƣờng týp 2 vẫn đang

là thách thức đối với các nhà nghiên cứu trên thế giới.

Các nghiên cứu ở Châu Âu, Châu Á và Châu Phi đều chứng tỏ gen FTO có

ảnh hƣởng tới nguy cơ gây bệnh đái tháo đƣờng týp 2. Một phân tích tổng hợp từ 32

nghiên cứu bao gồm 99.551 ngƣời thuộc nhiều dân tộc ở vùng Đông Á và Nam Á

cho thấy SNP rs9939609 nằm trên intron 1 của gen FTO có ảnh hƣởng đối với bệnh

đái tháo đƣờng ở Châu Á. Mỗi ngƣời mang thêm 1 alen nguy cơ (A) của SNP

rs9939609 có nguy cơ mắc đái tháo đƣờng týp 2 cao gấp 1,15 lần so với ngƣời

không mang alen nguy cơ [72]. Tuy nhiên tần số alen, sự phân bố kiểu gen của gen

FTO và mức độ ảnh hƣởng của nó đối với bệnh đái tháo đƣờng týp 2 ở các dân tộc

khác nhau cũng khác nhau và vẫn còn thiếu số liệu về gen FTO ở ngƣời Việt trong

các phân tích trên. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính đa hình

đơn nucleotid tại intron 1 và sự liên quan của gen FTO với bệnh đái tháo đường

týp 2 ở người từ 40 đến 64 tuổi” với mục đích xác định tần số alen, sự phân bố kiểu

gen của SNP rs9939609 nằm trên intron 1 của gen FTO và ảnh hƣởng của SNP

rs9939609 đối với bệnh đái tháo đƣờng týp 2 ở ngƣời dân tộc Kinh Việt Nam.

Page 9: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

3

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG

1.1.1. Lƣợc sử nghiên cứu và thuật ngữ đái tháo đƣờng

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đái tháo đƣờng là một rối loạn chuyển hóa

do rất nhiều nguyên nhân, đƣợc mô tả là sự tăng đƣờng huyết mãn tính cùng với rối

loạn chuyển hóa carbohydrat, chất béo và protein, nó là hậu quả của sự suy giảm tiết

insulin và giảm hoạt tính insulin. Bệnh đái tháo đƣờng đã đƣợc biết đến từ lâu trong

lịch sử y học. Từ những năm 1.500 trƣớc công nguyên trong các tài liệu của ngƣời Ai

Cập cổ đại đã mô tả bệnh có triệu chứng liên quan đến bệnh đái tháo đƣờng ngày nay.

Các tài liệu cổ của ngƣời Ấn Độ cổ cũng ghi lại những bệnh nhân có triệu chứng uống

nƣớc nhiều, hiện tƣợng “ruồi bâu, kiến bậu” vào nƣớc tiểu. Y học cổ xƣa cũng đã có

một số phƣơng pháp điều trị nhƣ: dùng thuốc lợi tiểu, tắm bồn nƣớc nóng, rạch tĩnh

mạch, tẩy giun và dùng các loại thảo mộc. Năm 1674 sau công nguyên, Thomas Willis

là ngƣời đầu tiên so sánh vị ngọt của đƣờng trong nƣớc tiểu giống nhƣ mật, từ đó thuật

ngữ “diabetets mellitus” bắt đầu xuất hiện và đƣợc sử dụng cho tới nay. Năm 1869,

Paul Langerhans đã phát hiện ra tụy có hai loại tế bào. Năm 1872, Bouchardat nhận

thấy đƣờng trong nƣớc tiểu giảm khi các bệnh nhân nhịn đói lâu ngày hoặc ăn chế độ

ăn khắc khổ. Từ đó, chế độ ăn đƣợc quan tâm trong việc điều trị bệnh đái tháo đƣờng.

Từ những năm 1875 – 1901, các nghiên cứu về các tế bào đảo tụy tiếp tục đƣợc thực

hiện. Năm 1901, Eugen Opie phát hiện ngƣời bệnh đái tháo đƣờng có tổn thƣơng đảo

tụy Langerhans. Ông cho rằng các tế bào của đảo tụy đã tiết ra chất mà khi thiếu các

chất này thì gây ra bệnh đái tháo đƣờng. Năm 1906, Geoge Zuelezer đã thử nghiệm

điều trị cho ngƣời mắc đái tháo đƣờng bằng cách tiêm chất chiết xuất của tụy, tuy

nhiên thử nghiệm này thất bại do ngƣời bệnh bị co giật. Năm 1920, Frederick Banting

và các đồng nghiệp đã thành công khi dùng chất chiết xuất của tụy để nuôi sống những

con chó đã bị cắt tuyến tụy. Họ đã đặt tên cho chất này là “isletin”. Tiếp sau đó năm

1921, ngƣời ta đã thử nghiệm lần đầu tiên chất isletin cho một bệnh nhân 14 tuổi và

thấy mức glucose máu của ngƣời bệnh đã hạ xuống nhanh chóng từ 440 mg/dl xuống

320 mg/dl. Cùng thời gian này, giáo sƣ Macleod tại trƣờng đại học Toronto đã sử dụng

huyết thanh này để điều trị cho ngƣời bệnh và ông đổi tên “isletin” thành “insulin”. Từ

những năm 1922 cho tới nay insulin đã đƣợc nghiên cứu, sản xuất và bán trên thị

Page 10: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

4

trƣờng. Việc sử dụng insulin trở nên dễ dàng thuận tiện hơn nhiều, tuy nhiên giá thành

vẫn còn rất đắt đỏ. Năm 1979, ngƣời ta đã tạo đƣợc insulin bằng công nghệ ADN tái tổ

hợp và tới năm 1982, insulin tái tổ hợp đã đƣợc sản xuất thành công làm giảm giá

thành của insulin giúp cho hàng triệu bệnh nhân đái tháo đƣờng trên thế giới. Năm

1998, nƣớc Anh công bố nghiên cứu chứng minh vai trò của liệu pháp điều trị tích cực

đối với ngƣời mắc bệnh đái tháo đƣờng týp 2 và làm giảm mức độ các biến chứng mạn

tính của bệnh. Cho tới nay, cùng với sự phát triển của sinh học phân tử, các nghiên cứu

về bệnh đái tháo đƣờng đƣợc nghiên cứu sâu hơn về các gen liên quan với bệnh. Đồng

thời các phƣơng pháp điều trị mới và sản xuất thuốc vẫn đang đƣợc nghiên cứu và thử

nghiệm.

1.1.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh đái tháo đƣờng

1.1.2.1. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới

Trong hơn ba thập niên qua, số ngƣời mắc bệnh đái tháo đƣờng đã tăng hơn gấp

đôi trên toàn thế giới [114] điều này khiến cho bệnh đái tháo đƣờng týp 2 trở thành

một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại nhất ở nhiều quốc gia. Sự

bùng phát của bệnh đái tháo đƣờng trên thế giới đƣợc cho là hệ quả của sự già hóa dân

số, đô thị hóa và thay đổi lối sống. Năm 2012, ƣớc tính có 346 triệu ngƣời mắc đái

tháo đƣờng [93], trong đó có tới 90% là đái đƣờng týp 2. Số ngƣời mắc đái tháo đƣờng

ƣớc tính sẽ tăng lên 439 triệu ngƣời vào năm 2030, chiếm tới 7,7% dân số ở độ tuổi từ

20 – 79 tuổi. Trong số 10 nƣớc có số lƣợng dự đoán mắc đái tháo đƣờng vào năm

2030 cao nhất thì có tới 5 nƣớc Châu Á (Trung Quốc, Pakistan, Indonesia và

Bangladesh) [93]. Đặc biệt thống kê ở Trung Quốc từ năm 2007 đến 2008 cho thấy

Trung Quốc đang vƣợt qua Ấn Độ và trở thành “điểm nóng” về bệnh đái tháo đƣờng

với 92 triệu ngƣời mắc đái tháo đƣờng (chiếm 9,7% tổng dân số) và 148.2 triệu ngƣời

mắc tiền đái tháo đƣờng (chiếm 15.5% dân số) bao gồm cả rối loạn đƣờng huyết lúc

đói và rối loạn dung nạp glucose [112]. Vùng Trung Đông và Châu Phi cũng đang trở

thành những điểm nóng về bệnh đái tháo đƣờng [21, 76]. Nghiên cứu ở Thụy Điển cho

thấy những ngƣời dân nhập cƣ từ vùng Trung Đông tới sống ở Thụy Điển có tỷ lệ mắc

đái tháo đƣờng nhiều hơn so dân bản xứ [105].

Bệnh đái tháo đƣờng týp 2 trƣớc kia thƣờng gặp ở ngƣời có độ tuổi từ 40 đến 64

tuổi thì hiện nay đái tháo đƣờng týp 2 và tiền đái tháo đƣờng cũng đang gia tăng nhanh

Page 11: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

5

chóng ở ngƣời trẻ tuổi, thậm chí là ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Tỷ lệ ngƣời trẻ tuổi

và ngƣời trung niên mắc đái tháo đƣờng týp 2 ở những nƣớc đang phát triển cao hơn

so với ở những nƣớc phát triển. Sự chênh lệch về số ca mắc đái tháo đƣờng ở vùng

nông thôn và thành thị cũng ngày càng thu hẹp, nguyên nhân là do sự đô thị hóa, ngƣời

vùng nông thôn nhập cƣ vào thành thị và thay đổi về lối sống. Nghiên cứu ở Ấn Độ

[85] cho thấy số ngƣời mắc đái tháo đƣờng tăng đáng kể ở cả vùng thành thị (từ 13,9%

năm 2000 đến 18,2% vào năm 2006) và vùng nông thôn (từ 6,4% năm 2000 đến 9,2%

năm 2006). Xu hƣớng gia tăng bệnh đái tháo đƣờng này cũng xảy ra tƣơng tự ở các

nƣớc Châu Á khác. Khảo sát ngƣời Trung Quốc ở độ tuổi 35 – 74 tuổi từ năm 2001 –

2002 và 2006 thấy rằng số ngƣời mắc đái tháo đƣờng ở vùng nông thôn tăng từ 5,3%

đến 14,2% ở nam và từ 8,9% đến 13,8% ở nữ. Ở vùng đô thị, tỷ lệ mắc đái tháo đƣờng

ở nam tăng từ 11,3% đến 19,2% và ở nữ từ 11,3% đến 16,1 % [79]. Hình 1.1 thống kê

bệnh đái tháo đƣờng ở 7 khu vực trên thế giới năm 2010 là 285 triệu ngƣời và dự đoán

số ngƣời mắc đến năm 2030 là 439 triệu, tăng 54% [37].

Hình 1.1. Thống kê và dự đoán số ngƣời mắc đái tháo đƣờng týp 2 trên thế giới từ năm

2010 đến 2030.

Hình a: Thống kê số ngƣời mắc đái tháo đƣờng năm 2010, dự đoán đến năm 2030 và

tỷ lệ tăng ở 7 khu vực trên thế giới. Hình b: Thống kê số ngƣời mắc đái tháo đƣờng và

tiền đái tháo đƣờng năm 2010 và dự đoán đến năm 2030 ở 7 khu vực trên thế giới.

Page 12: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

6

Xu hƣớng bùng phát bệnh đái tháo đƣờng ở những nƣớc đang phát triển và tỷ lệ

mắc bệnh gia tăng nhanh ở ngƣời trẻ tuổi đang tạo nên gánh nặng bệnh tật lớn đối với

những nƣớc đang phát triển. Châu Á hiện nay nổi lên nhƣ là một “tâm điểm” về bệnh

đái tháo đƣờng do hậu quả của việc phát triển kinh tế nhanh chóng, vấn đề đô thị hóa

và thay đổi thói quen ăn uống trong một thời gian ngắn [34].

1.1.2.2. Tình hình bệnh đái tháo đường tại Việt Nam

Ở Việt Nam tỷ lệ mắc đái tháo đƣờng cũng tăng nhanh chóng. Năm 2002, theo

điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng ở lứa tuổi 30 – 64, tỷ lệ mắc đái tháo

đƣờng chung của cả nƣớc là 2,7%, ở thành phố là 4,4%, vùng đồng bằng ven biển là

2,2% và miền núi 2,1% [7]. Nghiên cứu năm 2003 trên 2394 đối tƣợng từ 30 – 64 tuổi

tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ

mắc đái tháo đƣờng là 4,6 – 4,9% [4]. Tại Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội năm 2004, tỷ lệ

đái tháo đƣờng týp 2 chiếm 81,5% [12]. Điều tra từ năm 2004 đến 2007 tại các tỉnh

Thanh Hóa, Thái Bình, Nghệ An, Cao Bằng cho tỷ lệ mắc đái tháo đƣờng lần lƣợt là

4%, 4,3%, 3% và 6,8% [9, 13, 18], [6]. Nghiên cứu tại Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Hà

Nam năm 2004 thấy ngƣời mắc đái tháo đƣờng ở những tỉnh này chủ yếu là ngƣời có

thu nhập cao [5, 12, 14, 15]. Theo nghiên cứu tại Tuyên Quang và Thái Nguyên năm

2006 – 2007 tỷ lệ mắc đái tháo đƣờng ở nữ cao hơn nam, nhóm ít hoạt động thể lực có

tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhóm hoạt động thể lực nhiều [8, 11].

Tổng điều tra trên toàn quốc năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng [20]

trên hơn 11.000 ngƣời từ 30 đến 69 tuổi tại 6 vùng sinh thái (Miền núi phía Bắc, Đồng

bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ)

phát hiện tỷ lệ mắc đái tháo đƣờng ở nƣớc ta đã tăng lên là 6%, trong đó tỷ lệ mắc cao

nhất ở Tây Nam Bộ (hơn 7%), thấp nhất là Tây Nguyên (gần 4%). Tỷ lệ rối loạn dung

nạp glucose cũng tăng mạnh từ 7,7% năm 2002 lên gần 13% năm 2012. Tỷ lệ ngƣời

bệnh trong cộng đồng không đƣợc phát hiện ở nƣớc ta là gần 64%, cao hơn so với thế

giới [20]. Tỷ lệ đái tháo đƣờng ở các thành phố lớn cao hơn nông thôn [10]. Ở thành

phố Hồ Chí Minh tỷ lệ mắc đái tháo đƣờng ở độ tuổi từ 30 đến 72 tuổi đã lên tăng tới

11,4% vào năm 2009. Trong khi đó ở tỉnh Hà Nam năm 2011, tỷ lệ mắc đái tháo

đƣờng ở vùng nông thôn là 3,7% [83]. Số ngƣời mắc đái tháo đƣờng ở Việt Nam đƣợc

dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 so với năm 2010 [93].

Page 13: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

7

1.1.3. Phân loại bệnh đái tháo đƣờng

1.1.3.1. Bệnh đái tháo đường týp 2

Bệnh đái tháo đƣờng týp 2 hay còn gọi là đái tháo đƣờng không phụ thuộc

insulin thƣờng thấy ở những ngƣời sau tuổi 40 và có thể trạng béo. Đái tháo đƣờng týp

2 xảy ra do sự kháng insulin ở cơ quan đích, kèm theo suy giảm chức năng của tế bào

beta. Ở ngƣời Nam Á và ngƣời da đen (những ngƣời có nguy cơ cao), bệnh đái tháo

đƣờng týp 2 thƣờng xuất hiện từ độ tuổi 40 và cũng đang gia tăng ở lứa tuổi trẻ hơn.

Bệnh đái tháo đƣờng týp 2 chiếm 85 - 95% các trƣờng hợp mắc đái tháo đƣờng. Bệnh

đái tháo đƣờng týp 2 là một bệnh phức hợp do sự tƣơng tác của cả yếu tố môi trƣờng

và di truyền gây nên.

1.1.3.2. Các loại đái tháo đường khác

Đái tháo đƣờng týp 1

Đái tháo đƣờng týp 1, trƣớc đây thƣờng gọi là đái tháo đƣờng phụ thuộc insulin

hoặc đái tháo đƣờng tuổi vị thành niên, là một bệnh tự miễn. Hệ thống miễn dịch của

cơ thể sản xuất ra các kháng thể chống lại và phá hủy tế bào beta của tụy đảo sản xuất

ra insulin. Sự thiếu hụt insulin dẫn đến tăng glucose máu. Đái tháo đƣờng týp 1 chiếm

tỷ lệ 5 – 10% đái tháo đƣờng thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ ngƣời mắc đái tháo đƣờng týp

1 khoảng 7 – 8% tổng số ngƣời mắc bệnh đái tháo đƣờng.

Đái tháo đƣờng thai kỳ

Là dạng đái tháo đƣờng khởi phát hoặc lần đầu phát hiện trong thời kỳ ngƣời phụ

nữ mang thai. Đa số các trƣờng hợp sẽ trở về bình thƣờng sau sinh, một số có thể

chuyển sang đái tháo đƣờng týp 1 hoặc týp 2, một số có thể bị lại ở lần mang thai sau.

Các nghiên cứu dịch tễ học về đái tháo đƣờng thai kỳ phát hiện nhiều điểm giống với

đái tháo đƣờng týp 2. Những phụ nữ mắc bệnh đái tháo đƣờng thai kỳ có xu hƣớng

hay gặp ở ngƣời nhiều tuổi hơn (trên 25 tuổi), thừa cân, béo phì so với những phụ nữ

có dung nạp glucose bình thƣờng khi mang thai.

Page 14: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

8

Những thể bệnh đái tháo đƣờng đặc biệt hiếm gặp

Khiếm khuyết chức năng của tế bào beta do gen

Giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen

Bệnh lý của tụy ngoại tiết

Các bệnh nội tiết khác

Do thuốc hoặc hóa chất

Nguyên nhân do nhiễm trùng

Các thể ít gặp của đái tháo đƣờng qua trung gian miễn dịch

Các hội chứng về gen khác.

1.1.4. Các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đƣờng týp 2

1.1.4.1. Thừa cân và béo phì

Sự gia tăng nhanh chóng của bệnh đái tháo đƣờng trên toàn thế giới hiện nay gắn

liền với tăng tỷ lệ thừa cân-béo phì ở ngƣời lớn cũng nhƣ ở giới trẻ. Tỷ lệ ngƣời

trƣởng thành bị thừa cân (BMI từ 25 – 30 kg/m2) và béo phì (BMI > 30 kg/m

2) trên

thế giới năm 2005 là 33% và dự đoán sẽ tăng lên 57,8% vào năm 2030. Thừa cân và

béo phì dẫn tới viêm, tăng tiết từ mô mỡ các hoạt chất nhóm adipocytokine

(Interleukin-6, Tumor necrosis factor-alpha, Leptin, Adiponectin…). Tất cả những

hiện tƣợng này đều có vai trò trong việc gây kháng insulin ở gan, mô cơ và tăng nguy

cơ dẫn tới mắc bệnh đái tháo đƣờng [28, 97, 103, 104]. BMI là một chỉ số đo lƣờng

thừa cân và béo phì, đƣợc dùng để xác định nguy cơ đái tháo đƣờng của mỗi

ngƣời.Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), đối với ngƣời Châu Á,

BMI < 18.5 kg/m2 là thiếu cân, BMI từ 18,5 – 23 kg/m

2 là bình thƣờng, BMI từ 23 –

25 kg/m2 là thừa cân và trên 25 kg/m

2 là béo phì. Tuy nhiên các chuyên gia của

TCYTTG đang xây dựng lại ngƣỡng đánh giá thừa cân, béo phì đối với ngƣời Châu Á

do đặc điểm nhân trắc của ngƣời Châu Á khác với ngƣời Châu Âu.

Đặc điểm của đa số bệnh nhân đái tháo đƣờng ở Việt Nam thƣờng có BMI bình

thƣờng nhƣng mỡ bụng, phần trăm mỡ cơ thể và mỡ bụng cao, đặc biệt là ở phụ nữ

[71]. Nghiên cứu ở Việt Nam thấy những ngƣời có BMI > 23 kg/m2 thì có nguy cơ

mắc đái tháo đƣờng týp 2 cao gấp 2,89 lần so với ngƣời bình thƣờng [19].

Page 15: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

9

1.1.4.2. Tuổi

Nguy cơ đái tháo đƣờng tăng cùng với tuổi do tăng tính kháng insulin liên quan

tới béo phì và tình trạng ít vận động. Cùng với thời gian, các tế bào beta suy yếu do

phải tăng tiết insulin để “bù đắp” cho sự tăng mức độ kháng insulin của cơ thể [22].

Không giống nhƣ ở Phƣơng Tây tỷ lệ mắc đái tháo đƣờng chủ yếu ở ngƣời già, thì ở

Châu Á tỷ lệ này cao ở ngƣời trẻ tuổi và trung niên, đây chính là độ tuổi lao động sản

xuất chính của xã hội [27, 33, 34]. Điều này gây nên gánh nặng lớn đối cho các nƣớc

Châu Á mà trong đó chủ yếu là những nƣớc đang phát triển và kém phát triển. Sự khởi

phát bệnh sớm có thể do giảm cân bằng trao đổi chất từ rất sớm hoặc do thời gian ủ

bệnh bị ngắn lại. Nghiên cứu ở những ngƣời trẻ tuổi gốc Thái Lan, Việt Nam và Trung

Quốc thấy rằng họ có đƣờng huyết và tiết insulin sau bữa ăn cao hơn đáng kể so với

những ngƣời Châu Âu, chứng tỏ ngƣời Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc bị giảm tính

nhạy cảm đối với insulin so với ngƣời Châu Âu [41].

Tại Việt Nam, nghiên cứu dịch tễ bệnh đái tháo đƣờng tại 4 thành phố lớn năm

2003 cho kết quả tỉ lệ mắc đái tháo đƣờng ở nhóm ngƣời dƣới 35 tuổi là 0,9% còn ở

nhóm 45 – 54 tuổi là 6,5% và ở nhóm 55 – 64 tuổi cao tới 10,3%. Đồng thời nghiên

cứu này cũng đã chứng minh tuổi cao là một yếu tố nguy cơ đặc biệt, có liên quan chặt

chẽ với bệnh đái tháo đƣờng [3].

1.1.4.3. Tiền sử gia đình

Tiền sử gia đình là một yếu tố quan trọng liên quan tới bệnh đái tháo đƣờng, điều

này một phần thể hiện cho vai trò của yếu tố di truyền đối với nguy cơ mắc bệnh [23,

57, 80]. Những đối tƣợng có nguy cơ mắc bệnh cao nếu có ít nhất 1 ngƣời trong gia

đình (bố, mẹ, anh hoặc chị em ruột) bị bệnh [57, 90]. Theo Tạ Văn Bình và cs, tiền sử

gia đình có bố mẹ hoặc con ruột, anh, chị, em ruột bị mắc đái tháo đƣờng thì có nguy

cơ mắc bệnh cao gấp 3,28 lần so với nhóm bình thƣờng không có ngƣời thân trong gia

đình mắc đái tháo đƣờng [7]. Nghiên cứu trong gia đình cho thấy, nếu trong gia đình

có anh chị em ruột bị đái tháo đƣờng týp 1 thì có nguy cơ mắc đái tháo đƣờng cao gấp

15 lần so với ngƣời không có đặc điểm này.

Page 16: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

10

1.1.4.4. Yếu tố gen

Các yếu tố môi trƣờng nhƣ lƣợng thức ăn tiêu thụ, hoạt động thể lực đóng một

vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ bị đái tháo đƣờng. Phần lớn những

ngƣời mắc đái tháo đƣờng týp 2 thƣờng bị thừa cân, béo phì. Mặc dù béo phì làm tăng

nguy cơ mắc bệnh đái tháo đƣờng nhƣng ngƣời ta thấy rằng rất nhiều ngƣời thừa cân

lại không mắc bệnh đái tháo đƣờng týp 2. Nhƣ vậy nguy cơ mắc bệnh có thể phụ thuộc

vào một yếu tố di truyền nào đó nhạy cảm đối với đái tháo đƣờng. Nghiên cứu ở các

cặp sinh đôi đã cung cấp những bằng chứng thuyết phục về ảnh hƣởng của yếu tố di

truyền đối với bệnh đái tháo đƣờng. Các cặp sinh đôi cùng trứng có tỷ lệ tƣơng đồng

cao hơn so với các cặp sinh đôi khác trứng. Nếu 1 ngƣời trong cặp sinh đôi cùng trứng

mắc đái tháo đƣờng týp 1 thì ngƣời còn lại có nguy cơ từ 21 – 70%; còn đối với sinh

đôi khác trứng chỉ có nguy cơ dƣới 13%. Sự tƣơng đồng về nguy cơ mắc đái tháo

đƣờng týp 2 ở ngƣời sinh đôi cùng trứng từ 34 – 83% và ở ngƣời sinh đôi khác trứng

từ 16 – 40% [82].

Đái tháo đƣờng týp 1 và một số thể hiếm của bệnh đái tháo đƣờng (MODY) là

các bệnh đơn gen, chỉ do đột biến ở một gen gây nên. Tuy nhiên, đái tháo đƣờng týp 2

là một bệnh phức hợp do sự tƣơng tác của nhiều gen cũng nhƣ các yếu tố môi trƣờng,

xã hội cùng liên quan. “Gen gây đái tháo đƣờng” có thể chỉ là những thay đổi “tinh tế”

trong trình tự gen, mà những thay đổi này có thể là rất phổ biến trong hệ gen và còn

đƣợc biết đến là các đa hình đơn nucleotide (SNP). Mặc dù nhiều SNP có liên quan

đối với bệnh đái tháo đƣờng đã đƣợc tìm ra nhƣng việc xây dựng mô hình xác định

nguy cơ di truyền dựa vào số lƣợng alen nguy cơ vẫn đang đƣợc thử nghiệm. Tuy

nhiên việc sử dụng các marker di truyền rất có giá trị ở đối tƣợng là trẻ em và ngƣời

trẻ tuổi khi mà các yếu tố khác nhƣ: cao huyết áp, lối sống, môi trƣờng vẫn chƣa bộc

lộ rõ.

Tại Việt Nam cũng đã có một nhóm nghiên cứu về ảnh hƣởng của biến dị tại gen

Pparg2 trên tình trạng bất dung nạp glucose ở ngƣời Việt. Tuy nhiên các tác giả chƣa

tìm thấy đƣợc ảnh hƣởng của gen đối với bệnh trong nhóm đối tƣợng nghiên cứu [1].

1.1.4.5. Yếu tố ngoại di truyền (epigenetic)

Sự tƣơng tác của yếu tố môi trƣờng và gen đối với một alen nhất định có thể

đƣợc khuếch đại lên, giảm bớt đi hoặc còn có thể bảo vệ chống lại bệnh [80]. Những

Page 17: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

11

khác biệt giữa các thế hệ đối với nguy cơ bệnh đái tháo đƣờng chứng tỏ rằng sự tƣơng

tác gen – môi trƣờng liên quan tới sự phát triển bệnh. Số ngƣời mắc đái tháo đƣờng ở

ngƣời Mỹ gốc Nhật thế hệ thứ 2 cao gấp 4 lần so với ngƣời Nhật bản xứ [51]. Quá

trình chuyển hóa là một yếu tố then chốt mà qua thời gian nó có thể làm thay đổi biểu

hiện của kiểu gen. Giả thuyết về kiểu gen “tiết kiệm” cho rằng chế độ thiếu dinh

dƣỡng khi ngƣời mẹ mang thai ảnh hƣởng tới môi trƣờng trong tử cung dẫn đến ảnh

hƣởng lâu dài tới khả năng chuyển hóa của bào thai [55]. Những nghiên cứu ở ngƣời

mang thai, thai nhi và trẻ sơ sinh trong thời gian có nạn đói đã cho thấy trẻ sinh ra

trong thời gian này tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa [59, 63, 74]. Hơn nữa, trẻ sơ sinh

mà có mẹ bị đái tháo đƣờng thì tăng nguy cơ rối loạn dung nạp glucose mà hoàn toàn

không phải do ảnh hƣởng của gen [109]. Hiểu đƣợc vai trò trung gian của sự chuyển

hóa với nguyên nhân gây bệnh và cách thức mà gen tƣơng tác với các yếu tố lối sống

nhƣ chế độ ăn và hoạt động thể lực là một hƣớng nghiên cứu quan trọng và thú vị

trong tƣơng lai mà từ đó có hƣớng phòng bệnh hiệu quả.

1.1.4.6. Chế độ dinh dƣỡng và hoạt động thể lực

Chế độ dinh dƣỡng phù hợp và tập luyện là chìa khóa để chống lại béo phì và cao

huyết áp, tăng hoạt động của insulin và giảm sự tạo glucose ở gan [104]. Cả lƣợng calo

hấp thụ và chất lƣợng dinh dƣỡng đều ảnh hƣởng tới nguy cơ bệnh đái tháo đƣờng.

Thừa calo dẫn tới nguy cơ thừa cân và về lâu dài sẽ làm giảm khả năng kiểm soát

glucose ở gan và cân bằng trao đổi chất. Chế độ dinh dƣỡng kém chất lƣợng nhƣ ít

chất xơ, ít carbohydrate làm tăng nguy cơ đái tháo đƣờng.

Hoạt động thể lực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bệnh đái tháo đƣờng týp

2. Nhóm đối tƣợng ít vận động (dƣới 30 phút/ngày) có nguy cơ mắc đái tháo đƣờng

cao gấp 2,4 lần so với nhóm hoạt động nhiều [3]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã

cho thấy việc hoạt động thể lực thƣờng xuyên có tác dụng làm giảm nồng độ glucose

máu đồng thời duy trì sự ổn định của lipid máu, huyết áp và giúp cải thiện tâm lý. Sự

phối hợp hoạt động thể lực thƣờng xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp giảm

58% tỷ lệ mắc mới đái tháo đƣờng týp 2.

Page 18: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

12

1.1.5. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đƣờng týp 2

Cơ chế bệnh ở đái tháo đƣờng týp 2 là rối loạn tiết insulin và sự tăng đề kháng

insulin. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân đái tháo đƣờng týp 2 không

thừa cân có biểu hiện giảm tiết insulin là chính, ngƣợc lại ở đái tháo đƣờng týp 2 béo

phì thì tình trạng kháng insulin lại là chính [2].

a) Cơ chế bệnh liên quan rối loạn tiết insulin

Khi mới bị đái tháo đƣờng týp 2 thì insulin có thể bình thƣờng hoặc tăng lên

nhƣng tốc độ tiết insulin chậm và không tƣơng ứng với mức tăng của glucose máu.

Nếu glucose máu vẫn tiếp tục tăng thì ở giai đoạn sau, tiết insulin đáp ứng với glucose

sẽ trở nên giảm hơn do ảnh hƣởng có hại của việc tăng glucose máu với tế bào beta. Ở

giai đoạn sớm của bệnh, nồng độ insulin máu thƣờng tăng hoặc bình thƣờng; đến giai

đoạn sau, khi glucose máu >13,8 mmol/l thì các rối loạn chức năng tế bào beta về bài

tiết insulin mới rõ rệt. Khi nghiên cứu nồng độ insulin lúc đói sau nghiệm pháp dung

nạp đƣờng huyết giờ thứ hai của ngƣời đái tháo đƣờng týp 2 có cân nặng bình thƣờng

và ngƣời gầy nhƣng không mắc đái tháo đƣờng hoặc rối loạn dung nạp glucose,

Defronzo và cộng sự [7] thấy mối tƣơng quan giữa nồng độ glucose huyết lúc đói và

nồng độ insulin huyết lúc đói có thay đổi đặc biệt nhƣ sau:

Khi glucose máu tăng đến 120mg/dl (6,7 mmol/l) lƣợng insulin sẽ tăng gấp đôi

(hiện tƣợng quá kích thích)

Khi lƣợng glucose máu từ 150 – 160 mg/dl lƣợng insulin tiết giống nhƣ ngƣời

bình thƣờng.

Khi lƣợng glucose máu vƣợt ngƣỡng 160 mg/dl thì xuất hiện xu hƣớng giảm

đáp ứng; khi glucose máu 200 – 220 mg/dl thì đáp ứng đã giảm rõ rệt, lúc này

không chỉ giảm tỷ lệ tiết insulin mà cả C-peptid sau ăn cũng giảm xuống.

b) Cơ chế bệnh liên quan tới kháng insulin

Kháng insulin là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan đích với

insulin. Kháng insulin do nhiều nguyên nhân: Tế bào bêta tiết insulin bất thƣờng, có

chất đối kháng insulin lƣu hành trong máu nhƣ: glucagon, catecholamine, cortisol,

Page 19: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

13

hormone GH, acid béo tự do (FFA), kháng thể kháng insulin, kháng thể kháng thụ thể

insulin, resistin, TNF alpha (Tumor Necrosis factor alpha ), IL-6 (Interleukin-6).

Insulin kiểm soát cân bằng đƣờng huyết qua 3 cơ chế phối hợp, mỗi cơ chế rối

loạn có thể là nguyên nhân dẫn đến kháng insulin:

Insulin ức chế sản xuất glucose từ gan

Insulin kích thích dự trữ glucose ở tổ chức cơ

Insulin kích thích dự trữ glucose ở các cơ quan.

Triệu chứng của bệnh đái tháo đƣờng

Bệnh đái tháo đƣờng ở giai đoạn sớm thƣờng có triệu chứng không rõ rệt và gây

cảm giác nhƣ ốm: cảm sốt, đau đầu, đau bụng, ho. Sau khi mắc bệnh một thời gian dài,

các triệu chứng lâm sàng của bệnh đái tháo đƣờng thƣờng gồm:

Háo nƣớc, uống nhiều nƣớc và luôn cảm thấy khát

Đi tiểu tiện nhiều lần trong ngày, kể cả đêm

Thƣờng xuyên cảm thấy đói và ăn nhiều

Cơ thể mệt mỏi, khó tập trung vào học hành hoặc công việc, dễ nổi cáu

Nhìn sự vật mờ đi

Giảm cân nhiều trong một thời gian ngắn.

Biến chứng của bệnh đái tháo đƣờng

Vấn đề đe dọa sức khỏe lớn nhất đối với các bệnh nhân đái tháo đƣờng là xuất

hiện các biến chứng mạn tính. Các biến chứng thƣờng gặp là: Biến chứng thận, bệnh

tim mạch, biến chứng mắt, biến chứng chân, tổn thƣơng ở da và miệng, loãng xƣơng…

Khi xuất hiện biến chứng ở các cơ quan, bệnh nhân sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng

tƣơng ứng với các biến chứng nhƣ suy thận, đục thuỷ tinh thể, cao huyết áp, nhiễm

trùng dai dẳng. Hậu quả do biến chứng rất nặng nề và còn gây gánh nặng cho bệnh

nhân và gia đình về chi phí điều trị [17].

1.1.6. Chẩn đoán bệnh đái tháo đƣờng

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đƣờng Hoa Kỳ năm 2011 và Tổ chức Y

tế Thế giới, đái tháo đƣờng đƣợc chẩn đoán dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau [7]:

Đƣờng huyết lúc đói ≥ 126 mg/dl hoặc ≥ 7.0 mmol/l (đo ở thời điểm nhịn đói ít

nhất 8h)

Page 20: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

14

Đƣờng huyết 2 giờ ≥ 200 mg/dl hoặc ≥ 11,1 mmol/l khi làm xét nghiệm dung

nạp glucose

HbA 1c ≥ 6,5%

Bệnh nhân có triệu chứng của tăng đƣờng huyết hay tăng đƣờng huyết trầm

trọng (gồm: uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân không giải thích đƣợc) kèm theo xét

nghiệm đƣờng huyết ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dl hoặc ≥ 11,1 mmol/l.

Việc phát hiện rối loạn glucose máu lúc đói bằng xét nghiệm dung nạp glucose

máu tĩnh mạch có độ nhậy cao hơn so với phƣơng pháp xét nghiệm dung nạp glucose

bằng máu mao mạch [83].

Nghiệm pháp dung nạp đƣờng huyết

Phƣơng pháp xét nghiệm bằng dung nạp glucose đƣờng uống (OGTT) đánh giá

hiệu quả chuyển hóa glucose của cơ thể đƣợc dùng làm “tiêu chuẩn vàng” để chẩn

đoán đái tháo đƣờng trong nhiều năm nay. Tăng nồng độ glucose máu sau bữa ăn

thƣờng xảy ra trƣớc khi tăng glucose lúc đói. Do đó glucose máu sau bữa ăn là một chỉ

báo nhạy của nguy cơ phát triển bệnh tiểu đƣờng. Tuy nhiên để thực hiện OGTT, bệnh

nhân cần các điều kiện quan trọng gồm có: khẩu phần ăn ít nhất phải có 150g

carbohydrat/ngày trong 3 ngày trƣớc khi làm nghiệm pháp, nhịn đói từ 10 đến 16 giờ

và bắt đầu làm nghiệm pháp trong khoảng 7 đến 9 giờ sáng.

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) nên sử dụng tiêu chuẩn

OGTT bởi nếu chỉ xét nghiệm glucose lúc đói (FPG) thì sẽ có 30% trƣờng hợp không

phát hiện ra đái tháo đƣờng. Ngoài ra các trƣờng hợp rối loạn đƣờng huyết chỉ đƣợc

phát hiện bằng xét nghiệm OGTT.

Tiêu chuẩn HbA1c trong chẩn đoán đái tháo đƣờng týp 2

HbA1c là nồng độ glucose trong máu hoặc huyết tƣơng trung bình trong 8 – 12

tuần. Chỉ số HbA1c đã đƣợc sử dụng để chẩn đoán đái tháo đƣờng týp 2 và để dùng

đánh giá ca mới mắc và hiện mắc đái tháo đƣờng týp 2. Chỉ số HbA1c giúp bệnh nhân

có thể kiểm soát glucose máu tốt hơn. Sử dụng tiêu chuẩn HbA1c có nhiều thuận lợi

cho ngƣời bệnh: Máu đƣợc lấy ở bất kỳ chỗ nào, không cần nhịn ăn hoặc ngay cả khi

bệnh nhân có dung nạp glucose trƣớc đó. Khác với tiêu chuẩn xét nghiệm đƣờng huyết

lúc đói (FPG) hoặc dung nạp glucose (OGTT) thì HbA1c không bị ảnh hƣởng bởi

Page 21: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

15

stress, lƣợng carbohydrate trong chế độ ăn uống hoặc hoạt động thể lực và rất ổn định

trong mẫu máu bảo quản ở 37oC.

Tuy nhiên tiêu chuẩn này vẫn còn những hạn chế nhƣ yêu cầu phải thực hiện

trong phòng thí nghiệm đạt chuẩn, tin cậy, chi phí xét nghiệm cao hơn so với phƣơng

pháp xét nghiệm đƣờng huyết lúc đói và dung nạp glucose. Khi bệnh nhân có những

vấn đề về máu: thiếu máu, mang thai, ngƣời bị suy thận, bệnh lý làm giảm thời gian

sống hồng cầu, tăng ure máu, các bệnh lý có liên quan tới hemoglobin thì không thể

đánh giá bằng HbA1c.

Page 22: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

16

1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GEN FTO

1.2.1. Các gen có liên quan đến bệnh đái tháo đƣờng týp 2

Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố nguy cơ và có vai trò rất quan

trọng đối với bệnh đái tháo đƣờng. Mặc dù cơ chế sinh hóa và các quá trình sinh lý

dẫn tới bệnh vẫn còn chƣa đƣợc làm rõ, tuy nhiên có thể chắc chắn rằng ảnh hƣởng

của chúng đều liên quan tới hai quá trình quan trọng là sự tiết insulin và hoạt động

của insulin. Hiểu đƣợc ảnh hƣởng của yếu tố di truyền và cơ chế tác động của nó

đối với bệnh sẽ giúp cho việc phòng bệnh hiệu quả và tìm ra các phƣơng pháp điều

trị mới cũng nhƣ ứng dụng sản xuất thuốc điều trị [80].

Rất nhiều nghiên cứu về gen liên quan tới đái tháo đƣờng đã đƣợc thực hiện

và cho tới nay ngƣời ta đã phát hiện ra một số gen nguy cơ liên quan đến đái tháo

đƣờng týp 2. Tổng hợp một số gen liên quan tới đái tháo đƣờng theo con đƣờng ảnh

hƣởng đƣợc mô tả ở Hình 1.2. Gen ảnh hƣởng tới hoạt động của insulin gồm:

ENPP1, INSR, IRS1, IRS2, RBP4, PIK3R1, PP1R3A, FOXO1, FOXA2. Gen ảnh

hƣởng tới chức năng của tế bào bê ta gồm: CAPN10, HNF4α, ABCC8, Kir6.2,

GLUT2, UCP2, IAPP, INS, GCK, SIR1, ARNT. Gen ảnh hƣởng tới nội cân bằng

năng lƣợng bao gồm: PGC1, SIRT1. Gen ảnh hƣởng tới chức năng của gan gồm:

FABP2, GYS1, GCCGR, IGF1. Gen ảnh hƣởng tới chức năng tế bào tạo mỡ gồm:

PPARγ, ADIPOQ, ADRB3, RDB4. Gen ảnh hƣởng tới các loại mô khác gồm: NOS3,

TCF7L2, Kir6x, ABCC8.

Một số gen liên quan đái tháo đƣờng đƣợc nghiên cứu nhiều nhƣ: Gen KCNQ1

có liên quan tới nguy cơ bệnh đái tháo đƣờng ở Châu Á nhƣng ít liên quan ở cộng

đồng Châu Âu; gen này ảnh hƣởng làm giảm chức năng của các tế bào beta của

tuyến tụy và giảm glucose khi đói [25, 44, 99, 108, 113]. Gen CAPN10, mã hóa cho

1 loại protease ảnh hƣởng tới chức năng của tuyến tụy có liên quan với bệnh đái

tháo đƣờng ở ngƣời Phần Lan, Mexico và ngƣời Mỹ nhƣng chƣa thấy có liên quan

với bệnh đái tháo đƣờng ở ngƣời Nhật, Samoa và Châu Phi. Gen PPARγ mã hóa

cho một loại thụ thể điều hòa sự phát triển của tế bào tạo mỡ và có liên quan tới sự

kháng insulin [61, 80]. Gen TCF7L2 mã hóa cho yếu tố phiên mã và theo ƣớc tính

Page 23: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

17

có khoảng 20% số ngƣời mắc đái tháo đƣờng ở Châu Phi và Châu Âu có liên quan

tới gen TCF7L2. Các alen gây bệnh của gen này cũng biểu hiện rõ ở một số vùng

Đông Á [69].

Gen FTO là gen mới đƣợc phát hiện có sự liên quan đối với đái tháo đƣờng

týp 2 vào năm 2007. Cơ chế ảnh hƣởng của gen FTO đối với đái tháo đƣờng týp 2

vẫn chƣa đƣợc làm rõ tuy nhiên ngƣời ta thấy rằng gen FTO làm tăng tính kháng

insulin ở gan và nó có liên quan tới một chuỗi các rối loạn dẫn tới đái tháo đƣờng

týp 2.

Hình 1.2. Các gen liên quan tới bệnh đái tháo đƣờng týp 2

1.2.2. Lƣợc sử nghiên cứu về gen FTO

Gen FTO đƣợc phát hiện từ năm 1999, là một trong sáu gen liên tiếp nằm

trong một đột biến mất đoạn 1.6Mb xảy ra tự nhiên ở mô hình chuột gọi là fused

toes (Ft) (Hình 1.3). Đột biến này khiến cho chuột có nhiều ngón chân và ngón chân

ĐTĐ týp 2

Chức năng gan

Hoạt động của insulin

Nội cân bằng năng lƣợng

Các loại mô

khác

Chức năng tế bào tạo

mỡ

Chức năng gan

FABP2, GYS1,

GCCGR, IGF1

ENPP1,

INSR,

IRS1,IRS2,

RBP4,

PIK3R1,

PP1R3A,

FOXO1,

FOXA2

NOS3, TCF7L2,

Kir6x, ABCC8

PPARγ,

ADIPOQ,

ADRB3,

RDB4

PGC1,

SIRT1

CAPN10,

HNF4α, ABCC8,

Kir6.2, GLUT2,

UCP2, IAPP,

INS, GCK SIR1,

ARNT

Page 24: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

18

bị dính vào nhau. Trƣớc khi phát hiện ra bất kỳ sự liên quan nào với béo phì và đái

tháo đƣờng, tên của gen FTO ban đầu là Ft đƣợc rút gọn từ “Fatso – sự rủi ro”, do

các nhà khoa học nghiên cứu mất đoạn fused toes đặt cho bởi vì Ft là gen lớn nhất

trong sáu gen bị mất. Ngay sau đó Ft đƣợc phát hiện là có mối liên quan với cân

nặng và tên “Ft” nhanh chóng đƣợc hiểu theo nghĩa là “yếu tố liên quan tới khối

lƣợng mỡ và béo phì – fat mass and obesity associated”. Năm 2007, khi thực hiện

nghiên cứu các SNP trên toàn hệ gen (GWAS) đối với bệnh đái tháo đƣờng, Flaying

và Dina cùng các cộng sự đã phát hiện ra một cụm nhiều SNPs nằm ở vùng intron 1

của gen FTO có liên quan đối với bệnh này [42, 49]. Tuy nhiên, sau khi hiệu chỉnh

đối với BMI thì sự liên quan đó không còn nữa, vì vậy các tác giả cho rằng ảnh

hƣởng của gen FTO đối với bệnh đái tháo đƣờng cơ bản là do mối liên quan của nó

đối với BMI. Từ sau công bố đầu tiên, các nghiên cứu tiếp theo ở cộng đồng ngƣời

Châu Âu cũng đã khẳng định mối liên quan giữa gen FTO và BMI [102]. Do đó ban

đầu FTO đƣợc xếp vào nhóm gen liên quan tới bệnh béo phì. Cũng theo Flaying,

SNP rs9939609 của gen FTO làm tăng 31% nguy cơ gây bệnh béo phì [49]. Hai

nghiên cứu độc lập khác cũng phát hiện ra 2 SNP ở vùng intron 1 của gen FTO là

SNP rs1421085 và SNP rs17817449 có liên quan tới bệnh béo phì nặng ở trẻ em và

béo phì ở ngƣời lớn [42]. Rất nhiều các nghiên cứu tiếp theo đƣợc thực hiện trên

hơn 22 cộng đồng khác nhau ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi riêng biệt đã khẳng

định sự liên quan của FTO với BMI. Cho tới nay, SNP rs9939609 của gen FTO

đƣợc biết đến là có mối liên quan mạnh nhất đối với BMI. Mỗi ngƣời mang đồng

hợp tử alen nguy cơ (A) của SNP này sẽ nặng hơn trung bình 3kg so với ngƣời

mang đồng hợp tử alen không nguy cơ (T); nếu mang 1 alen nguy cơ có khả năng

tăng 1,5 kg [91, 96]. Với tần số alen nguy cơ của SNP rs9939609 ở cộng đồng

ngƣời Châu Âu gần 50%, ảnh hƣởng của gen FTO đối với béo phì, thừa cân là vấn

đề thực sự đáng lo ngại [102].

Mặc dù những nghiên cứu ban đầu cho rằng sự liên quan của gen FTO với đái

tháo đƣờng là qua trung gian BMI, tuy nhiên những công bố gần đây lại chỉ ra rằng

trong một quần thể nhất định, ảnh hƣởng của gen FTO đối với bệnh đái tháo đƣờng

Page 25: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

19

týp 2 có thể không phụ thuộc vào sự tăng cân nặng hoặc BMI. Ở những quần thể

khác nhau, với lối sống và tần số gen khác nhau thì mức ảnh hƣởng của gen đối với

bệnh cũng khác nhau. Do đó có thể cho rằng sự thay đổi yếu tố môi trƣờng và di

truyền dẫn tới ảnh hƣởng khác nhau của gen FTO đối với bệnh đái tháo đƣờng typ 2

phụ thuộc vào từng dân tộc.

Hình 1.3. Các gen đột biến Ft ở chuột

(http://www.frontiersin.org/cellular_endocrinology/10.3389/fendo.2011.00004/full)

1.2.3. Vị trí và cấu trúc của gen FTO

Ở ngƣời gen FTO nằm trên cánh dài của nhiễm sắc thể số 16 của ngƣời, tại vị

trí 16q12.2. FTO là một gen lớn gồm 9 exon dài hơn 410 kb (từ nucleotid:

53.5737.874 đến nucleotide 54.148.378) (Hình 1.4). Hầu hết các SNP trên gen FTO

đã đƣợc phát hiện cho tới nay đều nằm ở vùng intron 1 là vùng intron lớn nhất của

gen và có trình tự có tính bảo thủ lớn giữa các loài. Gen FTO có ở tất cả các loài có

xƣơng sống, tảo biển, nhƣng không có ở các loài không xƣơng sống, nấm và thực

vật [88], vì vậy ngƣời ta cho rằng gen FTO đã có từ khoảng 450 triệu năm trƣớc.

Hình 1.4. Vị trí và cấu trúc gen FTO trên nhiễm sắc thể 16

(http://ghr.nlm.nih.gov/gene/FTO)

Page 26: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

20

1.2.4. Protein FTO

Những nghiên cứu cấu trúc tinh thể đã làm sáng tỏ cấu trúc và chức năng của

protein FTO [56]. Protein FTO là một enzym nằm trong họ protein AlkB. Đây là họ

protein sửa chữa ADN ở sinh vật nhân chuẩn và vi khuẩn. Protein FTO có kích

thƣớc 50 kDa, gồm 505 axit amin. Cấu trúc protein gồm 2 vùng: vùng đầu amin (N

terminal domain, NTD) và vùng đầu cacboxyl (C terminal domain, CTD) (Hình

1.5A). Vùng đầu amin NTD, từ axit amin thứ 32 đến axit amin 325, chứa lõi xúc tác

của protein và một phần có cấu trúc xoắn kép β-helix [52]. Vùng đầu cacboxyl

CTD, từ axit amin thứ 326 đến axit amin 505, có cấu trúc xoắn ốc tự nhiên. Chức

năng chính xác của CTD vẫn chƣa đƣợc biết rõ, tuy nhiên ngƣời ta thấy rằng CTD

tạo nên những tƣơng tác mở rộng với vùng NTD giúp giữ ổn định cấu trúc của vùng

NTD và hoạt tính xúc tác của protein FTO.

Hình 1.5. Mô hình protein FTO [38, 70]

Page 27: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

21

Phân tích cấu trúc tinh thể giúp xác định sự khác biệt về cơ chất của FTO và

một số loại trong họ AlkB [56]. Protein FTO đƣợc “chèn thêm” 11 axit amin tạo

thành một đầu móc (loop) nằm trong vùng NTD và có tính bảo thủ cao giữa các loài

(Hình 1.5B). Tuy nhiên đầu loop này không có ở các protein khác trong họ AlkB,

điều này khiến cho FTO khác biệt hoàn toàn so với các protein trong họ AlkB. Đầu

loop làm giảm toàn bộ điện tích dƣơng của vùng NTD [56]. Bằng mô hình, ngƣời ta

dự đoán đầu loop có chức năng ngăn cản chuỗi methyl hóa của ADN/ARN sợi đôi

bám vào FTO tại vị trí bám của cơ chất [66], do đó FTO có sự ƣu tiên đối với chuỗi

đơn ADN/ARN. Han và các cộng sự đã chứng minh rằng chính sự tƣơng tác của các

liên kết hydro đã khiến cho FTO ƣu tiên đối với methyl uracil hơn là adenine,

cytosine hoặc guanine và họ cho rằng ARN có thể là cơ chất của FTO chứ không

phải là ADN [56]. Sự cải biến của mARN hoặc tARN bởi FTO trong các mô có liên

quan tới chuyển hóa nhƣ vùng dƣới đồi có thể ảnh hƣởng sau phiên mã đối với các

phân tử tín hiệu chủ chốt, tuy nhiên hiện nay vẫn chƣa có dữ liệu nào để chứng

minh cho mô hình này.

Gần đây, một vài công bố đã phát hiện thêm những vai trò khác của FTO.

Theo Wu và các cộng sự, FTO là một yếu tố đồng hoạt hóa dịch mã, làm tăng

cƣờng sự bám của yếu tố tăng cƣờng CCAAT– là 1 thành viên trong họ protein bám

và rất quan trọng trong sự điều hòa phiên mã ở các gen biệt hóa mỡ [107]. Nhƣ vậy

FTO có thể liên quan tới sự điều hòa phát triển và duy trì mỡ trong cơ thể. Một số

nghiên cứu khác gần đây cũng phát hiện vai trò của FTO trong mô cơ. Mặc dù sự

biểu hiện của mARN của gen FTO trong mô cơ không đƣợc điều hòa bởi insulin

hay glucose [30, 54], tuy nhiên ngƣời ta thấy rằng FTO tăng sự biểu hiện ở cơ

xƣơng của những bệnh nhân đái tháo đƣờng týp 2. Ngoài ra sự biểu hiện quá mức

của FTO ở các bó cơ trong môi trƣờng nuôi cấy làm tăng dự trữ mỡ và giảm chức

năng ty thể [30].

Page 28: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

22

1.2.5. Sự điều hòa và biểu hiện của gen FTO

Các nghiên cứu mARN của FTO cho thấy FTO có mặt ở tất cả các loại mô và

đặc biệt biểu hiện nhiều ở vùng vùng dƣới đồi của não (là trung khu điều khiển

hành vi ăn uống). Ở vùng dƣới đồi FTO biểu hiện nhiều ở những tế bào nhân cong -

ARC (anterior commissure), nhóm nhân cạnh não thất – PA (paraventricular

nucleus). Ngoài ra FTO còn đƣợc thấy nhiều ở tuyến thƣợng thận, tai trong và cơ

xƣơng. Sự biểu hiện của gen FTO còn thay đổi theo tuổi và giới tính. Nghiên cứu sự

biểu hiện của FTO ở mô cơ xƣơng cho thấy, ở ngƣời già mARN của FTO giảm

28%, ở nam giới mARN của FTO tăng 27%. Khi độ tuổi cứ tăng lên 5 năm thì sự

biểu hiện của FTO giảm 8% ở các mô mỡ dƣới da [52, 54].

Khi so sánh cấu trúc gen FTO ở lợn, ngƣời và chuột thấy có nhiều khác biệt

đặc trƣng ở vùng điều hòa đầu 5’ và vùng mã hóa. Số axit amin của protein FTO ở

ngƣời, lợn và chuột lần lƣợt là : 505, 505, 502 [64]. Mặc dù protein FTO ở ngƣời và

lợn có cùng số lƣợng axit amin nhƣng mức độ tƣơng đồng của vùng mã hóa gen chỉ

là 88,14%. Mức tƣơng đồng của trình tự mã hóa gen FTO giữa lợn chuột là 83,7%.

Sự khác biệt cấu trúc ở vùng điều hòa và vùng mã hóa có thể là một phần nguyên

nhân dẫn đến khác biệt trong biểu hiện và chức năng của gen FTO giữa các loài lợn,

chuột, và ngƣời [64]. George Statilogous và các cộng sự đã phân tích biểu hiện của

gen Fto và Ftm (nằm gần kề Fto ở chuột) ở các cơ quan khác nhau đối với các đột

biến đơn liên quan tới béo phì trong mô hình chuột [96]. Kết quả cho thấy sự biểu

hiện của Fto/Ftm giảm ở các mô mỡ ở màng treo ruột. Ở tuyến yên, sự biểu hiện

của Fto/Ftm giảm ở chuột béo hoặc gầy bị bỏ đói và ở chuột gầy phải chịu lạnh. Sự

đáp ứng biểu hiện hầu nhƣ không khác nhau của Fto/Ftm chứng tỏ 2 gen này đƣợc

điều hòa chung. Một nghiên cứu gần đây về các mô mỡ ở ngƣời cũng thấy biểu hiện

của FTO ở các tế bào tạo mỡ cao gấp 2 lần so với các mô mỡ dƣới da.

Gần đây, nghiên cứu GWAS ở ngƣời Châu Âu đã phát hiện một vùng LD

block có kích thƣớc 47kb nằm trên gen FTO có liên quan với chỉ số khối cơ thể

(BMI) ở ngƣời. Các SNP liên quan với béo phì nằm ở một vùng LD block bao trùm

toàn bộ intron 1, exon 2 và một phần của intron 2 của gen FTO. Do trình tự của các

Page 29: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

23

biến thể ở exon 2 không có chức năng đặc biệt, vì vậy có thể là các SNP này làm

thay đổi một yếu tố điều hòa kiểm soát phiên mã nào đó. Gen RPGRIP1L là gen

điều hòa GTPase viêm sắc tố võng mạc tƣơng tác với protein – 1, nằm ở khoảng

100bp ở đầu 5’, có chiều phiên mã ngƣợc lại FTO và có thể cũng có vai trò trong

một số vùng liên quan với béo phì (Hình 1.6). Sự biểu hiện của RPGRIP1L và FTO

ở vùng dƣới đồi đều bị giảm khi đói. Hơn nữa, FTO và RPGRIP1L đƣợc đồng điều

hòa bởi yếu tố phiên mã CULT1 nằm ở bên trong của vùng ADN có liên quan với

béo phì. Do đó cả FTO và RPGRIP1L cùng ảnh hƣởng đối với những ngƣời mang

alen nguy cơ béo phì.

Hình 1.6. Vị trí bám của CUTL1 trên gen FTO [17]

Cơ sở phân tử của mối liên quan giữa các SNP nằm ở intron 1 của gen FTO

với bệnh béo phì và bệnh đái tháo đƣờng ở ngƣời vẫn chƣa đƣợc rõ. Tuy nhiên có

thể chắc chắn rằng vị trí chứa các yếu tố điều hòa của gen FTO và RPGRIP1L (và

có thể cả các gen khác nằm xa hơn) đều liên quan tới vùng dƣới đồi, các tế bào tạo

mỡ và có thể cả những loại tế bào khác có liên quan đối với sự điều hòa cân nặng cơ

thể [95].

1.2.6. Chức năng của FTO

1.2.6.1. Hoạt tính sinh hóa của FTO

Bằng phân tích tin sinh học, ngƣời ta thấy rằng FTO chung motif trình tự với

một loại enzym là Fe (II) 2-oxoglutarate (2OG) phụ thuộc oxygenase, gần với họ

protein AlkB – một họ enzym sửa chữa ADN ở vi khuẩn, tƣơng ứng ở động vật là

ABH2 và ABH3. Đặc biệt là 5 amino axit bắt buộc đều có trong tất cả các enzym

nằm trong họ enzym này: 2 amino axit là histidine (H) và aspartic axit (D) cần cho

Page 30: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

24

sự bám của Fe (II); 3 amino axit còn lại: 1 H, 2 arginines (R) đƣợc phân tách bởi 6

amino axit, cần cho sự bám của 2 OG. Trong nghiên cứu in vitro, FTO tái tổ hợp có

khả năng xúc tác Fe (II) và OG phụ thuộc gây phản ứng đề methyl hóa 3-

methylthymine (3-metT) ở chuỗi đơn ADN hoặc 3-uracilthymine (3-metU) trong

chuỗi đơn ARN (Hình 1.7), đồng thời tạo ra succinate, formaldehyde và carbon

dioxide. Nhƣ vậy FTO có thể có vai trò trong việc sửa chữa, cải biến phân tử acid

nucleic. Gen FTO đƣợc điều hòa bởi tình trạng dinh dƣỡng và mức độ biểu hiện của

protein FTO ảnh hƣởng tới hành vi ăn uống, sở thích lựa chọn thức ăn và cảm giác

thèm ăn, vì vậy có thể cho rằng FTO điều hòa sự biểu hiện gen ở mức độ dịch mã.

Điều này cho phép FTO có khả năng kiểm soát tức thì và nhạy bén hơn. Ngƣời ta

cho rằng có thể ARN, mà chủ yếu là các ARN sợi đơn có mặt phổ biến trong tế bào,

là cơ chất đầu tiên của hoạt tính methyl hóa của protein FTO. Ví dụ, 3-meU đã đƣợc

phát hiện ở trong rARN 28s đã đƣợc thấy trƣớc đó có ảnh hƣởng tới cấu trúc của

rARN. 3-meU khiến cho rARN cực kỳ nhạy cảm đối với sự phân tách hóa học, theo

cách đó nó điều hòa chức năng hoặc thời gian tồn tại của rARN. Điều đó có thể

đóng vai trò cần thiết trong kiểm soát dịch mã protein và điều hòa các phân tử khác

liên quan.

Hình 1.7. Hoạt tính hóa sinh của FTO

Page 31: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

25

1.2.6.2. Chức năng sinh lý của FTO

Cho tới nay chức năng sinh lý của FTO và vai trò của nó trong kiểm soát cân

bằng năng lƣợng vẫn chƣa đƣợc hiểu hoàn toàn. Từ các dữ liệu tin sinh học và các

nghiên cứu hóa sinh trong điều kiện in vitro cho thấy FTO có khả năng (mặc dù

yếu), đề methyl ở ADN (3-meT) và ARN sợi đơn (3-meU) [52]. Sự methyl hóa

ADN rất cần thiết cho việc sửa chữa những sai hỏng của ADN. Những sai hỏng này

nếu nhƣ không đƣợc kiểm tra thì có thể dẫn tới những thay đổi về trình tự gen, đôi

khi có thể gây nên những hậu quả có hại, nguy hiểm đối với cá thể. Gần đây, nghiên

cứu về sự kiểm soát methyl hóa ADN hoặc histone đang trở thành hƣớng nghiên

cứu chủ yếu của epigenetic – nghiên cứu tƣơng tác giữa gen và môi trƣờng. Ví dụ

tƣơng tác giữa môi trƣờng bào thai (in utero) và gen có thể đóng vai trò quan trọng

trong sự “khởi phát” bệnh béo phì (liên quan tới gen FTO ); những tƣơng tác trong

thời kỳ bào thai này có thể ảnh hƣởng đến giai đoạn phát triển về sau thông qua

những thay đổi trong sự methyl hóa ADN ban đầu. Nghiên cứu trẻ sinh đôi cùng

trứng cho thấy trong suốt những năm đầu đời, trẻ sinh đôi cùng trứng không thể

phân biệt đƣợc với nhau về mặt di truyền và sự tƣơng tác với môi trƣờng sống,

nhƣng khi độ tuổi càng tăng thì đã có sự khác biệt đáng kể giữa chúng, đặc biệt sự

khác biệt về acetyl hóa histone và 5-methlcytosine càng trở nên rõ ràng. Những biến

đổi methyl hóa này gây ra do môi trƣờng, do đó nó có thể làm thay đổi mức độ ảnh

hƣởng của gen FTO tới BMI. Hoạt tính methyl hóa acid nucleic của FTO đối với

ADN có thể điều hòa sự biểu hiện của các gen liên quan tới quá trình trao đổi chất

và nếu sự điều hòa quá trình này trở nên kém thì có thể dẫn tới bệnh béo phì do ảnh

hƣởng epigenetic.

Mặc dù vai trò và cơ chế ảnh hƣởng chính xác của FTO đối với các quá trình

sinh lý trong cơ thể vẫn chƣa đƣợc biết rõ tuy nhiên qua những nghiên cứu ở ngƣời

và chuột ngƣời ta thấy FTO có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển bình

thƣờng của hệ thần kinh và tim mạch. FTO Có liên quan tới điều hòa nội cân bằng

năng lƣợng trong cơ thể, điều chỉnh hành vi ăn uống, điều hòa phân giải mỡ (Hình

1.8).

Page 32: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

26

Hình 1.8. Chức năng sinh lý của FTO [70]

1.2.6.3. FTO trong tuyến yên điều chỉnh hành vi ăn uống

Gen FTO biểu hiện nhiều ở não và đặc biệt là vùng dƣới đồi, một vùng đóng

vai trò chủ chốt trong việc kiểm soát cân bằng năng lƣợng. Nghiên cứu ở chuột thấy

sự biểu hiện của Fto đặc biệt là ở các tế bào nhân cong của vùng dƣới đồi (arcuate

nucleus – ARC là nơi đồng chỉ huy và điều hòa chức năng về tình trạng dinh

dƣỡng) giảm sau 48 giờ bị đói và tăng sau 10 tuần với chế độ ăn giàu chất béo

(Hình 1.9 A) [101].

Hình 1.9. Ảnh hƣởng của FTO tới hành vi ăn uống

Page 33: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

27

Sự biểu hiện của Fto ở vùng dƣới đồi cũng bị giảm xuống ở chuột nhà bị bỏ

đói thiếu hụt leptin ob/ob [96]. Tuy nhiên một nghiên cứu khác thấy rằng sự biểu

hiện của Fto ở toàn bộ vùng dƣới đồi đƣợc điều chỉnh tăng lên ở chuột đồng bị bỏ

đói 48 giờ [50]. Sự khác biệt này có thể do sự khác nhau về khả năng chịu đói giữa

2 loài, 48 giờ bị đói ở chuột nhà là quá mức chịu đựng đối với chuột đồng. Đây

chính là bằng chứng chứng tỏ mức độ đói dẫn đến thay đổi biểu hiện gen thƣờng

quan sát đƣợc ở vùng dƣới đồi [46, 96]. Do bị đói (một yếu tố kích thích ăn mạnh)

nên sự giảm mARN của Fto trong ARC có thể cho rằng protein FTO có tác dụng

gây chán ăn nếu có một tác động trực tiếp nào đó đến sự kiểm soát năng lƣợng đƣa

vào. Điều này có vẻ nhƣ chỉ là một trƣờng hợp đặc biệt, bởi vì khi tăng biểu hiện

Fto tới 2,5 lần ở vùng ARC thì làm giảm 14% mức độ tiêu thụ thức ăn trung bình

hằng ngày. Ngƣợc lại, lại giảm 40% biểu hiện của Fto thì thấy tăng 16% mức độ

tiêu thụ thức ăn. Nhƣ vậy, Fto có ảnh hƣởng 2 chiều đối với tiêu thụ năng lƣợng

trong ARC của vùng dƣới đồi (hình 1.9 B) [101].

Do hoạt động đặc biệt ở vùng ARC ở vùng dƣới đồi, bản thân Fto có thể ảnh

hƣởng tới cân bằng năng lƣợng bằng cách tác động trực tiếp đến việc tiêu thụ thức

ăn. Kết quả này cũng thống nhất với sự liên quan trực tiếp của các alen nguy cơ của

FTO/Fto tới việc tăng tiêu thụ thức ăn. Chúng cũng tƣơng đồng với chứng bội thực

đƣợc thấy ở chuột thiếu hụt Fto (Fto-/-

), mặc dù cả 2 mô hình chuột thiếu hụt Fto

đều có kiểu hình gầy. Điều đó cho thấy Fto ở ARC của vùng dƣới đồi đóng vai trò

quan trọng trong kiểm soát tiêu thụ đƣa vào, Fto ở những vùng khác hoặc các mô

khác (mà cũng bị ảnh hƣởng bởi sự thiếu hụt Fto chung) cũng chịu trách nhiệm đối

với sự tăng tiêu thụ năng lƣợng đƣợc thấy ở cả 2 mô hình chuột.

1.2.6.4. Sự liên quan của FTO đối với cân bằng năng lượng

Mối liên quan giữa các alen nguy cơ của FTO với sự tiêu thụ năng lƣợng đã

đƣợc nghiên cứu. Mặc dù một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tiêu thụ năng lƣợng

tăng ở những ngƣời đồng hợp tử alen nguy cơ của FTO [32], tuy nhiên sự liên quan

này không còn nữa khi tác giả hiệu chỉnh đối với BMI và khối nạc cơ thể. Một số

nghiên cứu khác cũng không tìm ra đƣợc sự liên quan nào. Với những kết quả này,

Page 34: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

28

ngƣời ta cho rằng gen FTO có ảnh hƣởng đối với năng lƣợng đƣa vào nhiều hơn đối

với cân bằng năng lƣợng. Ở ngƣời, ảnh hƣởng của các SNP của gen FTO đối với

trọng lƣợng cơ thể chủ yếu thông qua năng lƣợng tiêu thụ thì ở chuột Fto đóng vai

trò trực tiếp trong cân bằng năng lƣợng bằng cách điều hòa việc tiêu thụ năng

lƣợng. Thực vậy những ngƣời mang kiểu gen AA và AT của SNP rs9939609 có sự

tăng năng lƣợng tiêu thụ cao hơn so với những ngƣời mang kiểu gen TT là 800

KJ/ngày, nhƣ vậy những ngƣời mang alen nguy cơ (A) sẽ có sự tăng cân nhiều và

lâu dài trong suốt cả cuộc đời. Mặc dù đã có một số nghiên cứu về sự liên quan của

các SNP của FTO với tiêu thụ năng lƣợng nhƣng kết quả vẫn còn chƣa thống nhất.

Vấn đề chính gặp phải là các phép đo lƣờng chính xác thành phần tiêu thụ năng

lƣợng trong cơ thể ngƣời gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật.

Những nghiên cứu gần đây ở cộng đồng ngƣời Châu Phi cũng đã thấy sự liên

quan của gen FTO đối với bệnh béo phì. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu này,

mối liên quan mạnh nhất lại đƣợc thấy là ở 2 SNP ít đƣợc biết đến hơn là rs3751812

và rs9941349, điều đó khiến ngƣời ta nghi ngờ rằng những biến thể đã đƣợc nghiên

cứu nhiều là rs9939609 và rs8050136 có thể không phải là những SNP liên quan

chính ở cộng đồng ngƣời Châu Âu [58]. Trong một vài nghiên cứu ở ngƣời lớn và

trẻ em, những bệnh nhân có ít nhất 1 alen nguy cơ của FTO thì có mức tiêu thụ thức

ăn nhiều hơn, giảm đáp ứng no và thƣờng mất kiểm soát ăn hơn so với những ngƣời

có đồng hợp tử alen không nguy cơ [106]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tăng

năng lƣợng tiêu thụ ở ngƣời có alen nguy cơ là do tăng sự ƣa thích đối với các thức

ăn nhiều năng lƣợng, đặc biệt là những thức ăn có hàm lƣợng mỡ cao hơn là tăng về

tổng lƣợng thức ăn tiêu thụ [32, 100].

1.2.7. Nghiên cứu gen Fto ở chuột và thiếu hụt chức năng gen FTO ở ngƣời

1.2.7.1. Mô hình nghiên cứu ở chuột

Gen Fto là một trong sáu gen liên tiếp nằm trong một đột biến mất đoạn

1.6Mb xảy ra tự nhiên ở mô hình chuột gọi là fused toes (Ft) [81]. Chuột đồng hợp

tử Ft bị chết phôi với những dị tật nặng về sự phát triển của hệ thần kinh trung

ƣơng, đƣợc mô tả là không có đối xứng phải-trái và chậm phát triển mà dẫn tới chết

Page 35: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

29

trong khoảng thời gian phôi 10 ngày [24]. Chuột dị hợp tử có nhiều ngón chân (do

vậy mà gọi là fused toes) ở chi trƣớc và tăng sinh tuyến ức [24]. Ngoài Fto, có 5

gen khác trong đột biến mất là Irx3, Irx 5, Irx6, Fts và Ftm (hiện nay đƣợc gọi là

Rgrip1l). Mô hình chuột hoàn toàn không có Fto lần đầu tiên đƣợc nghiên cứu năm

2009, có biểu hiện kiểu hình phức tạp: chậm phát triển sau sinh, giảm mỡ và khối

nạc cơ thể [48], tỷ lệ chết cao sau sinh cũng nhƣ là giảm hoạt động di chuyển tự

phát. Điều ngạc nhiên là chuột dị hợp tử về đột biến mất Fto chịu đƣợc chế độ ăn

giàu mỡ gây bệnh béo phì.

Mô hình chuột với đột biến gen ENU (N-ethyl-N-nitrosourea) gây nên đột

biến điểm ở Fto (I367F) làm mất một phần chức năng gen Fto cũng đã đƣợc nghiên

cứu [39]. Giống nhƣ chuột mất hoàn toàn Fto, chuột đực mang gen I367F của Fto

cũng giảm khối mỡ và bộc lộ tăng tiêu thụ năng lƣợng. Tuy nhiên, những chuột này

không bị chậm phát triển, không bộc lộ chứng bội thực và giảm hoạt động di

chuyển. Đột biến I367F làm cho Fto vẫn có một phần chức năng, do đó nó gây hậu

quả nhẹ hơn là đột biến mất hoàn toàn, điều đó có thể giải thích cho khác biệt về

khối lƣợng cơ thể, kích thƣớc, lƣỡng giới tính và không bị tử vong sớm ở thời kỳ

bào thai từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 8. Hai mô hình thiếu Fto ở chuột đã cung cấp

những bằng chứng về vai trò của Fto đối với sự phát triển bình thƣờng của cơ thể,

hệ thần kinh trung ƣơng và sự liên quan với tiêu thụ năng lƣợng.

1.2.7.2. Ảnh hưởng ở người bị thiếu chức năng gen FTO

Năm 2009, Boissel và các cộng sự đã thấy nhiều gia đình cùng huyết thống

ngƣời Palestin Ả Rập với 9 thành viên bị ảnh hƣởng bởi một hội chứng đa dị tật mà

không rõ nguyên nhân, tất cả họ đều có kiểu gen đồng hợp tử đối với một đột biến

từ arginine sang glutamine tại vị trí 316 (R316Q) ở gen FTO [29]. Do R316 là 1

trong 3 phần bắt buộc cần thiết cho sự bám của 2OG (đƣợc bảo tồn tuyệt đối trong

họ AlkB ở tất cả các loài) nên đột biến này làm cho FTO mất hoạt tính xúc tác. Hội

hội chứng đa di tật do đột biến R316Q gồm: chậm phát triển sau sinh, nhỏ đầu,

thiếu nghiêm trọng chức năng của não, biến dạng mặt, dị tật tim và hở hàm ếch. Tuy

nhiên, do kiểu hình dị tật nặng nhƣ vậy nên tất cả các cá thể bị ảnh hƣởng đều chết

Page 36: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

30

trong vòng 30 tháng sau khi sinh và không có số liệu nhân trắc nào của thành viên

trong gia đình không bị ảnh hƣởng và dị hợp tử đối với R316Q. Vì vậy ngƣời ta cho

rằng FTO dƣờng nhƣ là rất cần thiết đối với sự phát triển bình thƣờng của rất nhiều

hệ thống cơ quan bao gồm cả hệ thần kinh trung ƣơng, hệ tuần hoàn. Sự thiếu hoàn

toàn hoạt tính xúc tác của FTO khiến cho cá thể không thể sống lâu đƣợc sau khi

sinh. Những bất thƣờng chức năng não và sự phát triển của những ngƣời bị thiếu

chức năng của gen FTO giống với kiểu hình của những bệnh nhân bị lặp một đoạn

nhiễm sắc thể nhỏ mang gen FTO [94]. Do những cá thể bị ảnh hƣởng bởi đột biến

thiếu chức năng (R316Q) ở dạng đồng hợp tử đều chết sớm và không có các số đo

nhân trắc của bố mẹ ở dạng dị hợp tử hoặc họ hàng nên chỉ có thể dựa vào những

đột biến làm thay đổi acid amin của gen FTO để xác định xem những đột biến đó có

đƣợc tích lũy ở những cá thể gầy hoặc béo phì nặng hay không. Những đột biến làm

thay đổi acid amin (mà tất cả đều đƣợc thấy ở dạng dị hợp tử) thì không khác biệt

giữa nhóm ngƣời gầy và béo. Tuy nhiên có sự khác biệt đáng kể giữa 3 đột biến về

mặt chức năng là R96H, R316Q và R322Q. R322 là Arginin thứ 2 bắt buộc cần

thiết cho sự bám của 2OG và R96, và cần thiết để nhận biết cơ chất. Tất cả 3 đột

biến này đều làm mất hoàn toàn hoạt tính xúc tác của FTO. R316Q đƣợc thấy ở

dạng dị hợp tử ở những ngƣời gầy, trong khi đó R322Q và R96H lại đƣợc thấy ở cả

nhóm gầy và béo.

1.2.8. Sự liên quan của gen FTO với bệnh đái tháo đƣờng týp 2

Các nghiên cứu ở nhiều dân tộc trên thế giới đã phát hiện ra mối liên quan của

gen FTO đối với bệnh đái tháo đƣờng týp 2. Sau công bố đầu tiên của Frayling và

Dina năm 2007 [42, 49], các nghiên cứu tiếp theo ở cộng đồng ngƣời Châu Âu [60],

Nam Á [110], Đông Nam Á [35, 62, 72, 89] và gần đây là Châu Phi [55] đã chứng

tỏ ảnh hƣởng của gen FTO đối với bệnh đái tháo đƣờng. Gen FTO là một gen lớn

gồm hơn 400kb và 9 exon và có chứa rất nhiều vùng bảo thủ. Vùng intron 1 của gen

FTO nằm trong một LD block dài 49 kb có chứa các SNP rs9939609, rs1421085,

rs17817449 và rs8050136 đã đƣợc biết là liên quan mạnh với bệnh đái tháo đƣờng

và béo phì [84]. Các SNP trên gen FTO có liên quan tới đái tháo đƣờng đã đƣợc

Page 37: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

31

nghiên cứu nhiều ở các cộng đồng trên thế giới bao gồm: rs9940128, rs7191344

[110], rs8050136 [78], rs9939609 [49] (nằm ở intron 1), rs918031 và rs1588413

(nằm ở intron 8), rs11076023 (nằm ở vùng 3’ không dịch mã) [86]. Cho tới nay 2

SNP rs9939609 và rs8050136 là 2 SNP đƣợc nghiên cứu nhiều nhất đối với bệnh

đái tháo đƣờng và béo phì. Tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu ở các cộng đồng

khác nhau vẫn chƣa hoàn toàn thống nhất và có những ý kiến cho rằng ảnh hƣởng

của gen FTO đối với bệnh đái tháo đƣờng là do thông qua ảnh hƣởng của béo phì

[49]. Năm 2010, Liu và các cs đã thực hiện nghiên cứu tổng hợp ở Châu Á và

chứng minh rằng 2 SNP rs9939609 và rs8050136 nằm trên intron 1 của gen FTO có

ảnh hƣởng đối với bệnh đái tháo đƣờng và ảnh hƣởng này hoàn toàn độc lập với ảnh

hƣởng của béo phì (BMI). Mỗi alen nguy cơ của SNP rs9939609 làm tăng 1,12 lần

(P = 9,8 x 10-4

) và SNP rs8050136 làm tăng 1,11 lần (P = 2,2 x 10-7

) nguy cơ mắc

đái tháo đƣờng so với ngƣời không mang alen nguy cơ ở ngƣời Châu Á [75]. Gần

đây vào năm 2012, Li và các cs cũng thực hiện một nghiên cứu tổng hợp lớn bao

gồm 32 nghiên cứu khác nhau với 96.551 ngƣời ở Đông và Nam Á về mối liên quan

của gen FTO đối với bệnh đái tháo đƣờng. Nhóm tác giả cũng thu đƣợc kết quả

giống nhƣ kết quả của nhóm nghiên cứu trƣớc đó. Mỗi alen nguy cơ của SNP

rs9939609 làm tăng 1.15 lần (P = 5.5 x 10-8

) nguy cơ mắc đái tháo đƣờng (Hình

1.10). Sau khi hiệu chỉnh với BMI thì mối liên quan vẫn không bị thay đổi với OR =

1,10; P = 6,6 x 10-5

. Mặc dù có một số nghiên cứu khác không thấy đƣợc sự liên

quan của gen FTO đối với bệnh đái tháo đƣờng hoặc chỉ thấy ảnh hƣởng nhỏ, tuy

nhiên những kết quả chênh lệch này có thể do cỡ mẫu nghiên cứu chƣa đủ lớn để

phát hiện ra ảnh hƣởng và do tần số alen nguy cơ của gen FTO (alen A của SNP

rs9939609) ở ngƣời Châu Á thấp (16% ở ngƣời Hán ở Trung Quốc, 19% ở ngƣời

Nhật Bản). Nghiên cứu tổng hợp ở Châu Âu cũng thấy kết quả tƣơng tự nhƣ vậy,

SNP rs9939609 làm tăng 1,13 (P = 4,5 x 10-8

) lần nguy cơ mắc đái tháo đƣờng ở

ngƣời Châu Âu [60]. Một số SNP ở vùng intron 4 của gen FTO cũng gây tăng

insulin lúc đói và tăng kháng insulin [65].

Page 38: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

32

Cho tới nay SNP rs9939609 đƣợc biết đến là có ảnh hƣởng mạnh nhất đối với

bệnh béo phì ở ngƣời Châu Âu và có liên quan với bệnh đái tháo đƣờng týp 2 ở

nhiều cộng đồng trên thế giới. Hơn nữa SNP rs9939609 còn đại diện cho chùm gồm

10 SNP nằm trong vùng intron 1 của gen FTO có liên quan rất mạnh đối với đái

tháo đƣờng và béo phì (Hình 1.10). Do các SNP này nằm ở vùng intron của gen vì

vậy mà vai trò của nó trong cơ chế bệnh sinh của đái tháo đƣờng hoặc béo phì đều

chƣa đƣợc hiểu rõ. Mặt khác chính sự liên kết của các SNP này trong cùng LD

block càng khiến cho việc nghiên cứu các SNP này trở nên khó khăn hơn vì khó xác

định đƣợc chính xác ảnh hƣởng của SNP nào là chính trong cả vùng LD block [26].

Có thể ảnh hƣởng của SNP rs9939609 tới bệnh đái tháo đƣờng là ảnh hƣởng trực

tiếp hoặc gián tiếp qua một SNP nào đó nằm trong cùng LD block. Do đó nghiên

cứu SNP rs9939609 có thể giúp “hé lộ” chức năng, ảnh hƣởng của một SNP nào

khác nằm trong vùng LD block đối với bệnh mà có thể là những SNP ảnh hƣởng

trực tiếp đối với bệnh nhƣng vẫn chƣa đƣợc tìm ra. Gần đây SNP rs9939609 còn

đƣợc biết đến có liên quan với tính kháng insulin và béo phì ở những ngƣời mắc hội

chứng buồng trứng đa nang [111].

Hình 1.10. Cụm SNP tại intron 1 của gen FTO liên quan với đái tháo đƣờng

týp 2 [48].

Cụm SNP

tại intron 1

Page 39: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

33

Hình 1.11. Sự liên quan của SNP rs9939609 với bệnh đái tháo đƣờng týp 2

trong nghiên cứu tổng hợp ở Đông và Nam Á [72]

1.2.9. Sự liên quan của gen FTO với các rối loạn khác ở ngƣời

Mối liên quan giữa các biến thể của gen FTO và những rối loạn khác ở ngƣời

vẫn tiếp tục đƣợc tìm thấy. Một công bố gần đây cho thấy các biến thể của FTO có

mối liên quan với hội chứng mạch vành cấp tính, tăng áp lực máu và cƣờng

androgen ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Một nghiên cứu khác ở

ngƣời già khỏe mạnh đƣợc chụp cộng hƣởng từ MRI não đã phát hiện ra sự teo cấu

Page 40: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

34

trúc não ở những ngƣời có alen nguy cơ của gen FTO [70]. Các SNP nằm ở intron 1

của gen FTO có liên quan với nguy cơ ung thƣ vú, đặc biệt là các SNP rs1477196,

rs9939609, rs7206790 và rs8047395. Trong một nghiên cứu tổng hợp hơn 20

nghiên cứu bệnh – chứng, gen FTO làm tăng 20% nguy cơ mắc ung thƣ vú ở phụ

nữ có liên quan với đái tháo đƣờng týp 2. Trong 4 nghiên cứu thuần tập, nguy cơ

ung thƣ vú tăng 24% ở những bệnh nhân bị đái tháo đƣờng týp 2. Gen FTO ở những

mô vú bình thƣờng có mức độ biểu hiện mARN cao hơn đáng kể so với ở mô ung

thƣ vú. Hơn nữa, khi so sánh các loại tế bào ung thƣ vú khác nhau thì không tìm

thấy sự khác biệt đáng kể nào về mức độ biểu hiện của mARN của gen FTO. FTO

có biểu hiện trong các mô ung vú của ngƣời và nó có vai trò trong quá trình đề

methyl hóa, điều đó cho thấy ảnh hƣởng trực tiếp của gen FTO tới bệnh ung thƣ vú

[67].

Page 41: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

35

CHƢƠNG II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc chọn từ cộng đồng với nhóm bệnh gồm 98 ngƣời

bị đái tháo đƣờng týp 2 và nhóm chứng có 251 ngƣời bình thƣờng thuộc dân tộc

Kinh có tuổi từ 40-64 sống tại tỉnh Hà Nam. Cách chọn đối tƣợng nghiên cứu qua 2

giai đoạn:

Giai đoạn 1. Điều tra sàng lọc ban đầu:

Chọn ngẫu nhiên 30 xã hoặc phƣờng trong tỉnh Hà Nam.

Trong mỗi xã (phƣờng) chọn ngẫu nhiên 100 ngƣời từ độ tuổi 40 đến 64

và không có quan hệ họ hàng.

Loại bỏ các đối tƣợng đang mang thai, đang ốm và những đối tƣợng có

vấn đề về thần kinh hoặc không thể tham gia nghiên cứu.

Kết quả của điều tra sàng lọc: 3.000 đối tƣợng từ độ tuổi 40 đến 64 tuổi đã

đƣợc chọn ngẫu nhiên và là đại diện cho toàn thể ngƣời dân tộc Kinh sinh sống ở

Hà Nam.

Giai đoạn 2. Chọn nhóm bệnh và nhóm chứng

Sau khi điều tra sàng lọc, mỗi đối tƣợng mắc đái tháo đƣờng týp 2 đƣợc

ghép với 2 hoặc 3 đối tƣợng có glucose huyết tƣơng bình thƣờng và có

tuổi tƣơng đƣơng với tuổi của đối tƣợng mắc đái tháo đƣờng (chênh lệch

trên dƣới 3 tuổi), có cùng giới tính và ở cùng xã/phƣờng làm đối chứng.

Kết quả: 349 ngƣời Kinh có độ tuổi từ 40 đến 64 tuổi đã tham gia vào nghiên

cứu bao gồm: 98 đối tƣợng bị đái tháo đƣờng týp 2 và 251 ngƣời bình thƣờng làm

đối chứng.

Page 42: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

36

2.2. HOÁ CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ

2.2.1. Hóa chất

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng hóa chất sau:

Wizard Genomic DNA purification Kit (Promega)

GoTaq Green Master mix 2x (Promega)

Nƣớc tinh sạch GIBCO® UltraPure Distilled Water (Invitrogen)

PCR master mix 2x (Fermentas)

Enzyme giới hạn FasDigest® ScaI (Fermentas)

Thạch Agarose (Promega)

Đệm điện di UltraPureTM 10X TBE Buffer (Invitrogen)

RedSafeTM (Intron Biotechnology)

Thang ADN chuẩn ΦΧ174 DNA HaeII Gigest (Biolabs)

2.2.2. Trang thiết bị

Trang thiết bị sử dụng trong nghiên cứu:

Máy NanoDrop 1000 (Nhật Bản)

Bể ổn nhiệt (Nhật Bản)

Máy PCR mastercycler epgradient (Eppendorf)

Máy điện di Mulpid Exu (Nhật Bản)

Máy ly tâm (Nhật Bản)

Máy minispin (Eppendorf)

Máy chụp Geldoc (Mỹ)

Page 43: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

37

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu đƣợc thiết kế theo mô hình bệnh – chứng có đối tƣợng nghiên cứu

đƣợc tuyển chọn từ cộng đồng để xác định tính đa hình và sự liên quan của gen

FTO tại SNP rs9939609 đối với bệnh đái tháo đƣờng týp 2.

2.3.2. Các phƣơng pháp thu thập thông tin

2.3.2.1. Thu thập thông tin về đối tượng

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi để thu thập số liệu về đặc điểm của đối tƣợng

nghiên cứu gồm: tuổi, dân tộc, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân,

mức thu nhập, tiền sử bệnh tật, tiền sử hút thuốc, uống rƣợu, thời gian làm việc tĩnh

tại, xem tivi và ngủ trƣa.

2.3.2.2. Đo các chỉ số nhân trắc, huyết áp

Các chỉ số nhân trắc bao gồm chiều cao, cân nặng, số đo vòng eo và chu vi

hông, tỉ lệ phần trăm mỡ cơ thể đƣợc đo 2 lần đối với mỗi ngƣời và tính giá trị trung

bình để sử dụng cho phân tích. Đo chiều cao đứng bằng thƣớc gỗ chuẩn ở tƣ thế

đứng thẳng và không mang giầy dép. Cân nặng đƣợc đo bằng cân điện tử OMRON

khi đối tƣợng mặc áo nhẹ và không đi giầy, dép. Chỉ số khối cơ thể (BMI) đƣợc tính

bằng cân nặng chia cho bình phƣơng chiều cao (kg/m2). Tỉ lệ eo – hông (waist –

hip ratio WHR) đƣợc tính là chu vi vòng eo (cm) chia cho vòng hông (cm). Phần

trăm mỡ cơ thể đƣợc tính bằng phƣơng pháp điện trở sinh học, sử dụng cân

OMRON (HBF-351, Kyoto, Nhật Bản). Huyết áp đƣợc đo 2 lần ở trạng thái ngồi

nghỉ sau khi đối tƣợng đã nghỉ ngơi ít nhất 5 phút, lấy giá trị trung bình để sử dụng

cho phân tích.

2.3.2.3. Phương pháp chẩn đoán đái tháo đường

Tất cả đối tƣợng đều đƣợc hƣớng dẫn nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ trƣớc

ngày lấy mẫu. Mẫu máu tĩnh mạch đƣợc lấy vào buổi sáng khi đói, đựng trong ống

vô trung có chứa chất chống đông EDTA, đƣợc ly tâm ngay lập tức và giữ ở 2 – 8oC

trong hộp đá, sau đó vận chuyển tới phòng xét nghiệm của Trung tâm Y tế Dự

Page 44: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

38

phòng tỉnh Hà Nam để phân tích trong vòng 6 giờ. Các chỉ số glucose huyết tƣơng,

cholesterol tổng số, HDL-C, LDL-C và triglyceride đƣợc đo bằng máy phân tích

bán tự động (Screen Master Lab; Hospitex Diagnostics LIHD112, Italia) với bộ kit

thƣơng mại (Chema.Diagnostica, Italia). Nồng độ glucose huyết tƣơng đƣợc đo

bằng phƣơng pháp glucose oxy hóa (GOD-PAP). Cholesterol huyết thanh tổng số,

HDL-C, LDL-C và triglyceride đƣợc đo bằng phƣơng pháp enzym.

Chẩn đoán đái tháo đƣờng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới và Liên

đoàn đái tháo đƣờng Quốc tế, sử dụng chỉ số glucose huyết tƣơng tĩnh mạch lúc đói

(fasting plasma glucose – FPG) và dung nạp glucose (oral glucose tolerance – OGT).

Đối tƣợng đƣợc chẩn đoán mắc đái tháo đƣờng týp 2 nếu có FPG ≥ 7.0 mmol/L

(126 mg/dL) hoặc OGTT sau 2 giờ ≥ 11.1 mmol/L (200 mg/dL) hoặc đã đƣợc chẩn

đoán mắc đái tháo đƣờng týp 2 trƣớc đó và hiện đang sử dụng thuốc điều trị. Nồng

độ glucose huyết thanh bình thƣờng đƣợc phân loại khi FPG < 5.6 mmol/L (100

mg/dL) và OGTT < 7.8 mmol/L (140/dL).

2.3.3. Các phƣơng pháp sinh học phân tử

2.3.3.1. Tách ADN

Máu tĩnh mạch của đối tƣợng nghiên cứu đƣợc chống đông bằng EDTA. ADN

tổng số đƣợc tách từ tế bào bạch cầu sử dụng bộ Kit Wizard® Genomic ADN

Purification (Promega Corporation, USA). Các bƣớc tiến hành nhƣ sau:

1. Thêm 900 μl dung dịch Cell Lysic Solution vào ống 1,5 ml đã tiệt trùng

2. Lắc nhẹ ống máu đến khi trộn hoàn toàn; chuyển 300 μl máu sang ống chứa

dung dịch Cell Lysic Solution. Đảo ống nhẹ nhàng 5 – 6 lần để trộn đều

3. Ủ dung dịch đã trộn 10 phút ở nhiệt độ phòng (đảo ống 2 – 3 lần khi ủ). Ly

tâm ở 14.000xg trong 20 giây ở nhiệt độ phòng

4. Loại bỏ tối đa dung dịch nổi nhƣng không chạm vào hạt trắng có thể nhìn

thấy ở đáy ống. Để lại khoảng 20 μl dung dịch

5. Thêm 100 μl dung dịch Cell Lysis Solution, làm lại bƣớc 3 và 4. Để lại

khoảng 20 μl dung dịch

Page 45: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

39

6. Thêm 300 μl dung dịch Nuclei Lysis Solution

7. Vortex cho tới khi tan kết tủa

8. Ủ dung dịch ở 37oC trong 30 phút cho tới khi kết tủa tan hoàn toàn

9. Làm mát ở nhiệt độ phòng (ít nhất 5 phút)

10. Thêm 1,5 μl dung dịch RNase Soulution vào và trộn mẫu bằng cách đảo đầu

ống 2 – 5 lần

11. Ủ hỗn hợp ở 37oC trong 15 phút. Làm mát ở nhiệt độ phòng ít nhất là 5 phút

12. Thêm 100 μl dung dịch Protein Precipitation (có thể thấy kết tủa protein)

13. Vortex mạnh trong 10 – 20 giây

14. Ly tâm ở 13.000 – 16.000 xg trong 3 phút ở nhiệt độ phòng (xuất hiện kết tủa

màu nâu ở đáy ống )

15. Cho 300 μl isopropanol ở nhiệt độ phòng vào ống 1,5 ml vô trùng mới

16. Chuyển dung dịch nổi sau khi ly tâm ở bƣớc 14 vào ống chứa isopropanol.

Chú ý không hút hết dung dịch và để đầu pipet chạm vào kết tủa protein

tránh nhiễm ADN với kết tủa

17. Trộn nhẹ nhàng dung dịch bằng cách đảo đầu cho tới khi có thể nhìn thấy

vẩn tủa là các sợi ADN màu trắng

18. Ly tâm ở 13.000 – 16.000 xg (có thể thấy hạt ADN vẩn tủa màu trắng)

19. Gạn bỏ dung dịch nổi, thấm dung dịch trên thành ống sau khi gạn

20. Thêm 300 μl cồn 70% ethanol ở nhiệt độ phòng, đảo nhẹ ống vài lần để rửa

kết tủa ADN. Ly tâm 14.000 xg ở nhiệt độ phòng

21. Hút cẩn thận dung dịch ethanol bằng pipet (hoặc pipet Pasteur)

22. Đảo ống đặt trên giấy thấm và làm khô hạt tủa ở nhiệt độ phòng

23. Thêm 100 μl dung dịch ADN Rehydration Soulution vào ống

24. Ủ dung dịch qua đêm ở 4 oC

(hoặc ủ qua đêm ở nhiệt độ phòng; hoặc ủ dung

dịch ở 65 độ C trong 1 giờ, phải trộn dung dịch bằng cách búng nhẹ vào ống)

25. Bảo quản ADN ở âm 20oC.

Dung dịch chứa ADN đƣợc đo nồng độ và đánh giá độ tinh sạch bằng máy

NanoDrop.

Page 46: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

40

2.3.3.2. Xác định kiểu gen bằng phương pháp ASP-PCR

Nguyên lý phƣơng pháp ASP: Phƣơng pháp ASP đƣợc tiến hành trên hai

phản ứng PCR song song riêng biệt, mỗi phản ứng sử dụng một cặp mồi đặc hiệu tại

đầu 3’ để nhận biết một alen [16].

Cặp mồi sử dụng:

Mồi xuôi F: 5’-ggctcttgaatgaaatagga-3’

Mồi ngƣợc phát hiện alen A: Ra:5’–agactatccaagtgcatcaga–3’

Mồi ngƣợc phát hiện alen T: Rt: 5’–agactatccaagtgcatcagt–3’

Chu trình nhiệt của phản ứng PCR như sau:

Sản phẩm sau phản ứng PCR đƣợc điện di ở 100v trong 30 phút trên thạch

Agarose 2,5%, sử dụng đệm TBE 0,5X. Băng sản phẩm đƣợc nhuộm RedSafe và

chụp bằng máy GelDoc (Hình 3.1).

Xác định kiểu gen của đối tượng dựa trên kết quả điện di:

Có ba trƣờng hợp xảy ra: đồng hợp tử AA, dị hợp tử AT và đồng hợp tử TT.

Trƣờng hợp 1: PCR 1 (+); PCR 2 (-): Kiểu gen là AA (Ví dụ: số 20 trên

băng điện di).

Trƣờng hợp 2: PCR 1 (-); PCR 2 (+): Kiểu gen là TT (Ví dụ: số 1,2, 4-10,

12, 13, 16, 18, 19, 21 trên băng điện di).

Trƣờng hợp 3: PCR 1(+); PCR (2) (+): Kiểu gen là AT (Ví dụ: số 3, 11,

14, 15, 17, 22 trên băng diện di).

Nếu cả PCR 1 và PCR 2 đều không xuất hiện băng sản phẩm thì cần phải kiểm tra lại.

Page 47: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

41

2.3.3.3. Xác định kiểu gen bằng phương pháp RFLP-PCR

Kiểm tra ngẫu nhiên 10% số mẫu bằng phƣơng pháp RFLP–PCR để kiểm tra

sự chính xác của phƣơng pháp ASP [16].

Phƣơng pháp PRFP–PCR là phƣơng pháp nghiên cứu tính đa hình chiều dài

của các phân đoạn ADN dựa trên điểm cắt của các enzyme giới hạn (Restriction

Enzyme, RE). Nguyên tắc của kỹ thuật này dựa trên độ đặc hiệu của các enzyme cắt

giới hạn đối với vị trí nhận biết của chúng trên ADN bộ gen. Khi ủ với enzyme giới

hạn ở dung dịch đệm, pH, nhiệt độ và thời gian thích hợp, đoạn ADN sẽ bị enzyme

giới hạn cắt ở vị trí đặc hiệu để tạo ra những phân đoạn ADN với kích thƣớc khác

nhau. Dựa vào kích thƣớc các đoạn sau khi cắt để xác định alen và kiểu gen.

Trong nghiên cứu này chúng tôi thiết kế phƣơng pháp RFLP–PCR gồm 4 bƣớc sau:

Bước 1. Dùng phản ứng nhân gen (PCR) để khuếch đại đoạn gen chứa SNP.

Enzyme cắt giới hạn: FastDigest®ScaI (Fermentas)

Vị trí nhận biết của ScaI:

5'... A G T↓A C T...3'

3'....T C A↑T G A...5'

Cặp mồi đƣợc sử dụng:

Mồi xuôi F: 5’ggctcttgaatgaaatagga3’

Mồi ngƣợc R: 5’agagactatccaagtgcagtac3’

Chu trình nhiệt của phản ứng PCR:

Điện di 5 µl sản phẩm trên thạch agarose 2,5 %, đệm TBE 0.5x trong 30 phút

ở 100v, nhuộm RedSafe và chụp hình để kiểm tra kết quả.

Page 48: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

42

Bước 2. Ủ sản phẩm PCR với enzyme đặc hiệu.

Những mẫu có băng 170 bp rõ nét đƣợc ủ enzyme giới hạn FastDigest ScaI

trong 15 phút với các thành phần gồm: 5 µl sản phẩm PCR, 0,8 µl 10x FastDigest,

0,2 µl enzyme FastDigest®ScaI, và 4 µl nƣớc tinh sạch. Điện di 10 µl sản phẩm sau

khi ủ trên thạch agarose 2,5%, đệm TBE 0,5x trong 40 phút ở 100v, nhuộm

RedSafe và chụp hình sản phẩm điện di sau khi ủ enzym cắt giới hạn (Hình 3.2).

Bước 3. Nhận định kiểu gen từ sản phẩm

Kiểu gen TT: băng 170 bp ( mẫu số 1-5, 7, 11, 12 và 16)

Kiểu gen AA: băng 150 bp và 20 bp (mẫu số 14)

Kiểu gen AT: băng 170 bp, 150 bp và 20 bp (mẫu số 6 – 8 và 13)

Băng sản phẩm 20 bp không xuất hiện do kích thƣớc nhỏ đã chạy ra khỏi bản

thạch trong quá trình điện di.

So sánh kết quả xác định các kiểu gen bằng phƣơng pháp RFLP-PCR ở 10%

mẫu với kết quả xác định SNP bằng phƣơng pháp AS-PCR cho thấy: Tất cả các

mẫu đều cho kết quả tƣơng đồng ở cả hai phƣơng pháp.

2.3.4. Phƣơng pháp phân tích thống kê

Sử dụng phần mềm phân tích SPSS để phân tích thống kê. Phân loại các biến

số lƣợng và biến phân hạng. Các biến số lƣợng đƣợc kiểm tra phân bố theo phân

phối chuẩn bằng kiểm định Kolmologov-Smirnov. Tần số của các alen đƣợc kiểm

tra phân bố theo định luật cân bằng Hardy – Weinberg bằng kiểm định Khi bình

phƣơng (χ2). So sánh giá trị trung bình của các biến theo phân phối chuẩn bằng

kiểm định Student T-test. So sánh giá trị trung bình của các biến không theo phân

phối chuẩn bằng kiểm định Mann-Whitney.

Phân tích mối liên quan của kiểu gen với bệnh đái tháo đƣờng bằng hồi quy

logistic đơn biến và hồi quy logistic đa biến. Kiểu gen AA, AT và TT đƣợc mã hóa

và đƣa vào các mô hình giả định: Mô hình trội, mô hình cộng hợp trội, mô hình siêu

trội, mô hình lặn và mô hình cộng hợp.

Page 49: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

43

2.3.5. Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu này đã đƣợc Hội đồng y đức của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ƣơng

thông qua. Tất cả các đối tƣợng đều tham gia vào nghiên cứu đều đƣợc giải thích rõ

về mục đích, nội dung thực hiện và quyền lợi khi tham gia nghiên cứu, đồng thời ký

giấy đồng ý tham gia trƣớc khi tiến hành lấy máu. Những thông tin cá nhân thu thập

đƣợc sẽ mã hóa và bảo mật. Các số liệu thu thập đƣợc chỉ sử dụng cho mục tiêu

nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác. Trong quá trình thu thập số liệu,

tất cả đối tƣợng có quyền quyết định ngừng tham gia hoặc không trả lời câu hỏi ở

bất kỳ thời điểm nào.

Phƣơng pháp lấy máu và kỹ thuật xét nghiệm máu đã đƣợc chuẩn hóa. Kỹ

thuật viên lấy máu là ngƣời đã đƣợc đào tạo và có kỹ năng tốt. Dụng cụ lấy máu cho

các đối tƣợng đều đảm bảo tuyệt đối theo đúng quy định và chỉ sử dụng 1 lần.

Page 50: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

44

CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Kết quả xác định kiểu gen bằng phƣơng pháp AS-PCR

Hình 3.1. Kết quả xác định SNP rs9939609 trên gen FTO bằng phƣơng pháp AS-PCR

A: Kết quả phản ứng PCR 1 phát hiện alen A. B: Kết quả phản ứng PCR 2 phát hiện alen T.

M: PhiX174 HaeIII, các số từ 122 là các mẫu, P: chứng dƣơng, N: chứng âm.

3.2. Kết quả xác định kiểu gen bằng phƣơng pháp RFLP-PCR

Hình 3.2 . Kết quả xác định kiểu gen tại SNP rs9939609 trên gen FTO bằng phƣơng

pháp RFLP-PCR

A: Kết quả phản ứng PCR. B: Kết quả ủ enzyme giới hạn. M: PhiX174 HaeIII, các số từ 116 là các mẫu. Mẫu 15 chứng âm, mẫu 16 chứng dƣơng

Page 51: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

45

3.3. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu

Bảng 3.1 trình bày các đặc điểm nhân trắc của đối tƣợng nghiên cứu (chiều

cao, cân nặng, BMI, vòng eo, vòng hông, chỉ số eo/hông, phần trăm mỡ có thể), tình

trạng huyết áp và các chỉ số mỡ máu (Cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C,

Triglyceride).

Bảng 3.1. Đặc điểm nhân trắc của đối tƣợng nghiên cứu

Đặc điểm Nhóm bị bệnh

(n=98)

Nhóm bình thƣờng

(n=251)

P –

value

Tuổi (năm) 54,3±6,7 52,9±0,37 0,079

Giới tính nam (%) 44,9 35,9 0,119

Chiều cao (cm) 157,0 ± 7,4 155,2 ± 6,9 0,043a

Cân nặng (kg) 55,9 ± 10,6 51,6 ± 7,7 <0,0001a

Phần trăm mỡ cơ thể 29,0 ± 7,2 27,5 ± 6,1 0,070a

BMI (kg/m2) 22,7 ± 3,5 21,5 ± 2,9 0,001

a

Chu vi vòng eo (cm) 79,8 ± 9,7 74,7 ± 7,8 <0,0001a

Chu vi vòng hông (cm) 90,3 ± 6,3 87,9 ± 5,7 0,001a

Huyết áp tối đa (mmHg) 128 (110 – 140) 115 (105 – 130) <0,0001c

Huyết áp tối thiểu (mmHg) 80 (70 – 90) 72,5 (70 -80) 0,001c

HDL-C (mmol/L) 1,05 (0,99 – 1,12) 1,15 (1,11 – 1,20) 0,019b

LDL-C (mmol/L) 3,99 ± 1,32 3,24 ± 0,83 <0,0001a

Triglyceride 2,06 (1,77 – 2,41) 1,76 (1,64 – 1,88) 0,060b

Cholesterol 4,9 (4,2 – 5,6) 4,4 (3,4 – 4,9) <0,0001c

BMI (Body mass index) – chỉ số khối cơ thể; HDL (High-density lipoprotein) – Lipoprotein tỷ trọng

cao; LDL(Low-density lipoprotein) – Lipoprotein tỷ trọng thấp. a

Các biến tuân theo phân phối chuẩn đƣợc biểu diễn bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn,

P-value nhận đƣợc từ kiểm định Student’s t test. b Các biến đƣợc biểu diễn bằng trung bình nhân và khoảng 95% tin cậy.

c Các biến không tuân theo phân phối chuẩn đƣợc biểu diễn bằng trung vị và 25

th – 75

th percentile,

P-value nhận đƣợc từ kiểm định Mann-Withney U test.

So sánh tỷ lệ giới tính giữa 2 nhóm bằng Chi-quare test.

Page 52: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

46

Kết quả phân tích cho thấy đối tƣợng bị đái tháo đƣờng có BMI, số đo vòng

eo, vòng hông, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, LDL-C (Lipoprotein tỷ trọng

thấp) cao hơn đáng kể so với nhóm ngƣời bình thƣờng (P < 0,05), HDL-C

(Lipoprotein tỷ trọng cao) ở nhóm đái tháo đƣờng thấp hơn so với nhóm bình

thƣờng. Giá trị trung bình của BMI của cả nhóm đái đƣờng và bình thƣờng đều nằm

dƣới ngƣỡng xác định thừa cân (BMI > 23 kg/m2 cho ngƣời châu Á và BMI > 25

kg/m2 cho ngƣời gốc châu Âu). Không có sự khác biệt về tuổi, giới, phần trăm mỡ

cơ thể và Triglyceride giữa 2 nhóm đái tháo đƣờng và nhóm bình thƣờng (P > 0,05).

3.4. Kết quả xác định kiểu gen

Đối tƣợng nghiên cứu đã đƣợc xác định kiểu gen bằng phƣơng pháp AS-

PCR và 10% mẫu đƣợc kiểm tra lại bằng phƣơng pháp RFLP-PCR. Cả hai phƣơng

pháp cho kết quả tƣơng đồng 100%. Kết quả tỷ lệ kiểu gen và tần số alen trong

nhóm bệnh nhân và nhóm ngƣời bình thƣờng đƣợc trình bày trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Phân bố kiểu gen và tần số alen của gen FTO tại SNP rs9939609

Nhóm bệnh Nhóm bình thƣờng Tổng

Kiểu gen

AA 6 (6,1%) 4 (1,6%) 10 (2,9%)

AT 38 (38,8%) 83 (33,1%) 121 (34,7%)

TT 54 (55,1%) 164 (65,3%) 218 (62,4%)

Alen

A 50 (25,5%) 91 (18,1%) 141 (20,2%)

T 146 (74,5%) 411 (81,9%) 557 (79,8%)

P cho HWE 0,840 0,088 0,159

Giá trị P nhận đƣợc từ kiểm định Chisquare test hoặc Fisher exact.

HWE: Cân bằng Hardy-Weinberg.

Page 53: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

47

Trong toàn mẫu có 10 đối tƣợng (2,9%) có kiểu gen AA của gen FTO tại SNP

rs9939609, 121 đối tƣợng (34,7%) có kiểu gen AT và 218 (62,4%) đối tƣợng có

kiểu gen TT. Tỷ lệ kiểu gen AA, AT và TT trong nhóm đái tháo đƣờng lần lƣợt là

6,1%, 38,8%, 55,1%; trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm bình thƣờng lần lƣợt là 1,6%,

33,1% và 65,3%. Trong toàn mẫu, tỷ lệ alen A là 20,2 % và bằng ¼ so với tỷ lệ alen

T. Nhóm đái tháo đƣờng có tỷ lệ alen A ở cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm

bình thƣờng. Tỷ lệ kiểu gen mang alen A (AA và AT) ở nhóm đái tháo đƣờng

(44,9%) cao hơn 10,2% so với nhóm bình thƣờng 34,7% (P < 0,05).

Tỷ lệ kiểu gen và tần số alen trong toàn mẫu nghiên cứu phù hợp với định luật

cân bằng Hardy-Weinberg trên toàn mẫu (P = 0,159) và ở từng nhóm đái tháo

đƣờng (P = 0,840) và bình thƣờng (P = 0,088).

Page 54: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

48

3.5. Phân tích đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu theo kiểu gen ở nhóm bệnh

và nhóm chứng

Các đối tƣợng nghiên cứu đƣợc phân tích so sánh đặc điểm nhân trắc và huyết

áp giữa các kiểu gen FTO tại SNP rs9939609 riêng từng nhóm bệnh và nhóm chứng.

Trong nhóm đái tháo đƣờng, có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về cân nặng

(P = 0,026) và vòng hông (P = 0,037) giữa các đối tƣợng có kiểu gen AA, AT và

TT. Không có sự khác nhau giữa các kiểu gen về tuổi, huyết áp và các đặc điểm

nhân trắc khác nhƣ chiều cao, BMI, vòng eo, tỷ lệ eo-hông và phần trăm mỡ cơ thể

(Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu theo kiểu gen FTO tại SNP rs9939609 trong nhóm đái tháo đƣờng

Kiểu gen ở nhóm đái tháo đƣờng

TT AT AA P-value

n (%) 54 (55,1%) 38 (38,8%) 6 (6,1%) -

Tuổi (năm) 55,3±6,3 55,4±6,9 50±7,5 0,130 a

Chiều cao (cm) 156,6±8,4 158±6,0 151,5±4,4 0,167 a

Cân nặng (kg) 54,6±9,5 58,9±11,5 47,5±5,5 0,026 a

BMI (kg/m2) 22±3,1 23,5±4 20,7±1,8 0,099

a

Vòng eo (cm) 79,3±8,4 81,8±10,6 79,3±8,4 0,060 a

Vòng hông (cm) 87,4±5,1 88,8±6,8 91,5±3,4 0,037 a

Tỉ lệ eo – hông 0,89±0,06 0,89±0,07 0,83±0,07 0,181 a

Phần trăm mỡ cơ thể 28,6±7,0 29,2±7,4 30±8,6 0,871 a

Huyết áp tối đa (mm Hg) 134(126-142) 125(118-132) 118(98-138) 0,159 b

Huyết áp tối thiểu (mm Hg) 81(77-85) 79(75-83) 71(57-85) 0,219 b

a Các biến tuân theo phân phối chuẩn đƣợc biểu diễn bằng giá trị trung bình độ lệch chuẩn,

P-value nhận đƣợc từ kiểm định One-Way ANOVA test. b Các biến không tuân theo phân phối chuẩn đƣợc biểu diễn bằng trung vị và 25

th-75

th percentile,

P-value nhận đƣợc từ kiểm định Kruskall-Wallis test.

Page 55: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

49

Bảng 3.4. Đặc điểm của đối tƣợng theo kiểu gen FTO tại SNP rs9939609 trong

nhóm bình thƣờng

Kiểu gen ở nhóm bình thƣờng

TT AT AA P-value

n (%) 164 (65,3) 83 (33,1) 4 (1,6)

Tuổi (năm) 52,7±5,7 53,2±6,0 58,7±3,9 0,114 a

Chiều cao (cm) 155,1±6,9 115,1±6,9 158±11,1 0,716 a

Cân nặng (kg) 51,1±7,9 538,2±57 57,2±3,7 0,086 a

BMI (kg/m2) 21,2±2,6 22±2,7 23±1,9 0,046

a

Vòng eo (cm) 73,9±7,6 75,9±8,2 81,5±2,4 0,034 a

Vòng hông (cm) 89,5±5,4 92,4±7,1 85,9±4,7 0,092 a

Tỉ lệ eo – hông 0,84±0,07 0,84±0,08 0,89±0,4 0,180 a

Phần trăm mỡ cơ thể 26,9±6 28,7±6,2 28,5±5,7 0,083 a

Huyết áp tối đa (mm Hg) 119(115-121) 118(112-122) 116(71-162) 0,940 b

Huyết áp tối thiểu (mm Hg) 75(74-77) 75(72-77) 74(57-91) 0,835 b

a Các biến tuân theo phân phối chuẩn đƣợc biểu diễn bằng giá trị trung bình độ lệch chuẩn,

P-value nhận đƣợc từ kiểm định One-Way ANOVA test. b Các biến không tuân theo phân phối chuẩn đƣợc biểu diễn bằng trung vị và 25

th – 75

th percentile,

P-value nhận đƣợc từ kiểm định Kruskall-Wallis test.

So sánh giữa các kiểu gen (AA, AT, TT) ở trong nhóm bình thƣờng cho thấy

có sự khác biệt đáng kể về BMI, vòng eo, tuy nhiên không có sự khác nhau nào về

tuổi, huyết áp và các đặc điểm nhân trắc khác nhƣ chiều cao, cân nặng, tỷ lệ eo-

hông, phần trăm mỡ cơ thể (Bảng 3.4).

Page 56: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

50

3.6. Phân tích ảnh hƣởng của gen FTO tại SNP rs9939609 đối với nguy cơ mắc

bệnh đái tháo đƣờng týp 2

Bảng 3.5 trình bày các số liệu về mối liên quan giữa kiểu gen của gen FTO tại

SNP rs9939609 và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đƣờng týp 2 với các mô hình giả

định để phân tích nhƣ sau:

Mô hình đồng trội: Kiểu gen AT và AA đƣợc coi là có ảnh hƣởng đối với

bệnh đái tháo đƣờng và đƣợc phân tích riêng khi so sánh với kiểu gen bình thƣờng

TT làm tham chiếu. Kết quả phân tích cũng cho thấy ngƣời mang kiểu gen AA có

nguy cơ bị đái tháo đƣờng gấp 4,56 lần so với ngƣời mang kiểu gen TT với giá trị

OR dao động lớn (95%CI = 1,24–16,8).

Mô hình trội: Trong mô hình này, nhóm ngƣời mang alen A (gồm kiểu gen

AT và AA) đƣợc giả định là có ảnh hƣởng làm tăng nguy cơ đối với bệnh đái tháo

đƣờng và đƣợc so sánh với nhóm ngƣời không mang alen A (kiểu gen TT). Kết quả

phân tích hồi quy logistic cho thấy trong mô hình này mối liên quan của SNP

rs9939609 và bệnh đái tháo đƣờng không có ý nghĩa thống kê.

Mô hình lặn: Trong mô hình này chỉ những ngƣời có kiểu gen đồng hợp tử

AA có nguy cơ mắc đái tháo đƣờng, còn các kiểu gen khác là AT và TT không có

ảnh hƣởng đối với bệnh đái tháo đƣờng đƣợc gộp chung vào một nhóm. Sự liên

quan của SNP rs9939609 và bệnh đái tháo đƣờng trong mô hình này có ý nghĩa

thống kê với khoảng tin cậy 95 của OR dao động lớn: OR= 4,03 (95% CI = 1,11 –

14,6, P = 0,033).

Mô hình siêu trội: Trong mô hình này kiểu gen AT đƣợc coi là có ảnh hƣởng

đối với bệnh đái tháo đƣờng còn kiểu gen AA và TT không có ảnh hƣởng đƣợc xếp

chung vào một nhóm. Kết quả phân tích cho thấy ảnh hƣởng của kiểu gen AT với

bệnh đái tháo đƣờng trong mô hình này không có ý nghĩa thống kê.

Mô hình cộng hợp: Trong mô hình này, alen A đƣợc giả định có ảnh hƣởng

đối với bệnh đái tháo đƣờng và mức độ ảnh hƣởng tăng theo số lƣợng alen A có

trong kiểu gen (kiểu gen AA có ảnh hƣởng mạnh hơn kiểu gen AT). Kết quả phân

Page 57: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

51

tích cho thấy alen A có ảnh hƣởng đối với bệnh đái tháo đƣờng với OR = 1,61

(95%CI = 1,06 – 2,44), P = 0,025. Mỗi ngƣời mang thêm 1 alen A có nguy cơ mắc

đái tháo đƣờng cao hơn 1,61 lần so với những ngƣời không mang alen A nào (kiểu

gen TT).

Bảng 3.5. Các mô hình phân tích ảnh hƣởng của SNP rs9939609

Mô hình Kiểu gen Nhóm bình

thƣờng

Nhóm bệnh OR (95% CI) P-value

Đồng trội T/T 164 (65,3%) 54 (55,1%) 1.00 -

A/T 83 (33,1%) 38 (38,8%) 1,39 (0,85-2,27) 0,189

A/A 4 (4,6%) 6 (6,1%) 4,56 (1,24-16,8) 0,022

Trội T/T 164 (65,3%) 54 (55,1%) 1 -

A/T-A/A 87 (34,7%) 44 (44,9%) 1,54 (0,95 – 2,47) 0,078

Lặn T/T-A/T 247 (98,4%) 92 (93,9%) 1 -

A/A 4 (1,6%) 6 (6,1%) 4,03 (1,11-14,6) 0,033

Siêu trội T/T-A/A

A/T

168 (66,9%)

83 (33,1%)

60 (61,2%)

38 (38,8%)

1

1,28 (0,79 – 2,08)

-

0,320

Cộng hợp với mỗi alen A - - 1,61 (1,06 – 2,44) 0,025

P – value từ phân tích mô hình hồi quy logistic regression

Page 58: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

52

3.7. Phân tích ảnh hƣởng của gen FTO tại SNP rs9939609 cùng các yếu tố xã

hội, lối sống đối với nguy cơ mắc đái tháo đƣờng týp 2

Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của SNP rs9939609 cùng các yếu tố liên quan béo phì tới bệnh đái tháo đƣờng

Mô hình Odd ratio (95% CI)

cho mỗi alen A

P-value

Mô hình 1 chƣa hiệu chỉnh 1,61 (1,06 – 2,44) 0,025

Mô hình 2 hiệu chỉnh đối với tuổi, giới tính và

huyết áp tối đa

1,76 (1,14 – 2,72) 0,011

Mô hình 3 hiệu chỉnh đối với tuổi, giới tính,

huyết áp tối đa và đối với mỗi biến sau:

BMI 1,62 (1,04 – 2,53) 0,032

Phần trăm mỡ cơ thể 1,62 (1,04 – 2,53) 0,034

Tỉ lệ eo – hông 1,67 (1,07 – 2,59) 0,023

Mô hình 4 hiệu chỉnh đối với tuổi, giới tính,

huyết áp tối đa, tình trạng kinh tế xã hội, lối

sống và đối với mỗi biến sau:

BMI 1,84 (1,11 – 3,05) 0,018

Phần trăm mỡ cơ thể 1,80 (1,09 – 2,99) 0,022

Tỉ lệ eo – hông 1,85 (1,11 – 3,08) 0,018

Tình trạng kinh tế xã hội và lối sống gồm: vùng địa lý (thành thị, nông thôn), trình độ học vấn,

nghề nghiệp (lao động chân tay nhiều, ít lao động chân tay), thu nhập, tình trạng hôn nhân, hút

thuốc, uống rƣợu, thời gian ngồi tĩnh tại, thời gian xem TV, thời gian ngủ trƣa. Giá trị P-value thu

đƣợc từ phân tích hồi quy đa biến logistic regression.

Bảng 3.6 trình bày kết quả phân tích ảnh hƣởng của SNP rs9939609 đối với

bệnh đái tháo đƣờng ở các khía cạnh xem xét ảnh hƣởng của riêng SNP trong mô

hình chƣa hiệu chỉnh và ảnh hƣởng của SNP khi tính đến sự tham gia của các yếu tố

tuổi, giới tính, huyết áp tối đa, các chỉ số nhân trắc có liên quan đến béo phì (BMI,

phần trăm mỡ cơ thể, tỷ lệ eo-hông) và các yếu tố kinh tế-xã hội và lối sống.

Page 59: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

53

Mô hình 1: Ảnh hƣởng cộng hợp của riêng alen A của SNP rs9939609 đối với

bệnh đái tháo đƣờng. Ngƣời mang mỗi alen A làm tăng nguy cơ đái tháo đƣờng

1,61 lần so với ngƣời không mang alen A.

Mô hình 2: Ảnh hƣởng cộng hợp của alen A của SNP rs9939609 đối với bệnh

đái tháo đƣờng đƣợc hiệu chỉnh đối với tuổi, giới tính và huyết áp tối đa. Sau khi

hiệu chỉnh đối với các yếu tố này, ảnh hƣởng của kiểu gen đối với bệnh vẫn có ý

nghĩa thống kê: OR = 1,76 (95% CI = 1,14 – 2,72), P = 0,011.

Mô hình 3: Ảnh hƣởng cộng hợp của alen A của SNP rs9939609 đối với bệnh

đái tháo đƣờng hiệu chỉnh đối với tuổi, giới tính, huyết áp tối đa và lần lƣợt các

biến có liên quan tới béo phì nhƣ: BMI, phần trăm mỡ cơ thể, tỷ lệ eo – hông.

Kết quả phân tích cho thấy ảnh hƣởng của SNP rs9939609 đối với đái tháo

đƣờng độc lập với các yếu tố liên quan tới bệnh béo phì, tuổi, giới và huyết áp.

Mô hình 4: Ảnh hƣởng cộng hợp của SNP rs9939609 đối với bệnh đái tháo

đƣờng đƣợc hiệu chỉnh đối với tuổi, giới tính, huyết áp tối đa, các yếu tố xã hội

(vùng địa lý, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân)

và yếu tố lối sống (hút thuốc, uống rƣợu, thời gian ngồi tĩnh tại, xem TV, ngủ

trƣa) và lần lƣợt với các biến có liên quan đến béo phì: BMI, phần trăm mỡ cơ

thể, tỷ lệ eo – hông. Kết quả phân tích cho thấy ảnh hƣởng của SNP rs9939609

đối với đái tháo đƣờng týp 2 vẫn không bị thay đổi khi tính đến ảnh hƣởng của

các yếu tố tuổi, giới tính, huyết áp tối đa, điều kiện kinh tế-xã hội, lối sống và

các yếu tố có liên quan đến béo phì: OR = 1,80 – 1,85; 95% CI = 1,09 – 3,08;

P < 0,05.

Page 60: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

54

CHƢƠNG IV. BÀN LUẬN

4.1. Ảnh hƣởng của gen FTO tại SNP rs9939609 đối với bệnh đái tháo đƣờng týp

2 ở cộng đồng ngƣời Việt so với một số cộng đồng trên thế giới.

Sự liên quan của SNP rs9939609 tại gen FTO và bệnh đái tháo đƣờng lần đầu

tiên đƣợc phát hiện ra năm 2007 bởi 2 nhóm nghiên cứu của độc lập ở Châu Âu [42,

49]. Frayling phát hiện sự liên quan của gen FTO trong một nghiên cứu GWAS lớn

gồm 1924 bệnh nhân đái tháo đƣờng và 2938 ngƣời đối chứng tại Anh với hơn

490.000 SNPs nằm trên NST thƣờng. SNPs rs9939609 của gen FTO đƣợc thấy có mối

liên quan đối với bệnh đái tháo đƣờng týp 2 với OR = 1,27; 95% CI = 1,16 – 1,37; P =

5 x 10-8

. Sau đó nhóm tác giả đã thực hiện thêm một nghiên cứu đối với với SNP

rs9939609 ở 3757 ngƣời mắc đái tháo đƣờng týp 2 và 5346 ngƣời làm đối chứng thì

thấy rằng ảnh hƣởng vẫn không thay đổi với OR= 1.09–1.23, P= 9 x 10-6

. Tuy nhiên

sự liên quan này đã không còn sau khi các tác giả hiệu chỉnh đối với BMI (OR= 0,96 –

1,10, P = 0,440). Do đó các tác giả cho rằng ảnh hƣởng của gen FTO đối với bệnh đái

tháo đƣờng thông qua ảnh hƣởng của béo phì (BMI). Giải thích này phù hợp với tính

trạng tăng sự đề kháng insulin ở ngƣời béo phì [45]. Trái ngƣợc với những kết của của

nhóm nghiên cứu ở Anh, Hertel và các cs [60] gần đây đã công bố rằng sự liên quan

của SNP rs9939609 với bệnh đái tháo đƣờng týp 2 không phụ thuộc vào BMI. Họ đã

tiến hành nghiên cứu theo dõi 20.686 ngƣời Scandinavi không bị đái tháo đƣờng ban

đầu và theo dõi họ trong vòng 10 năm. Sau 10 năm đã có 3.153 ngƣời bị đái tháo

đƣờng trong tổng số 20.686 và SNP rs9939609 của gen FTO có sự liên quan mạnh với

nguy cơ mắc đái tháo đƣờng sau khi hiệu chỉnh đối với tuổi và giới tính (OR= 1,1 –

1,22; P = 3,2 x 10-8

). Sự liên quan này vẫn còn sau khi hiệu chỉnh đối cả tuổi, giới và

BMI (OR= 1,05 – 1,18; P = 1,1 x 10-4

). Kết quả trái ngƣợc này có thể do cách chọn

đối tƣợng ở 2 nghiên cứu này khác nhau hoặc do các yếu tố môi trƣờng khác nhau

cũng ảnh hƣởng đối với sự liên quan của gen FTO và bệnh đái tháo đƣờng [60]. Các

nghiên cứu khác ở Châu Á cũng có kết quả tƣơng tự nhƣ của Hertel. Li và các cs đã

đƣa ra những bằng chứng thuyết phục là SNP rs9939609 có ảnh hƣởng độc lập với

BMI ở cộng đồng ngƣời Đông Á [72]. Họ đã tiến hành một nghiên cứu tổng hợp của

22 nghiên cứu bao gồm 33.744 ngƣời mắc đái tháo đƣờng týp 2 và 43.549 ngƣời bình

thƣờng phát hiện SNP rs9939609 của gen FTO có liên quan đối với bệnh đái tháo

đƣờng týp 2. Sau khi hiệu chỉnh đối với tuổi, giới tính thì kết quả là mỗi alen (A) của

Page 61: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

55

rs9939609 làm tăng 1,15 lần nguy cơ mắc týp 2 (P = 5,5 x 10-8

). Tiếp tục hiệu chỉnh

đối với BMI thì ảnh hƣởng của SNP rs9939609 vẫn không thay đổi (OR 1,10, P = 6,6

x 10-5

). Tƣơng tự nhƣ vậy, nghiên cứu ở cộng đồng ngƣời Pakistan ở Nam Á cũng thấy

rằng SNP rs9939609 có ảnh hƣởng đối với bệnh đái tháo đƣờng týp 2 không phụ thuộc

vào BMI [87]. Mỗi alen A của SNP làm tăng 1,18 lần nguy cơ mắc đái tháo đƣờng týp

2 (OR = 1,18; 95%CI = 1,07 – 1,30; P = 0,009). Nghiên cứu khác ở ngƣời Ấn Độ vùng

Nam Á cũng thấy kết quả ảnh hƣởng của SNP rs9939609 đối với bệnh đái tháo đƣờng

týp 2 không phụ thuộc vào BMI [110] với OR = 1,12; 95% CI = 1,06 – 1,37; P =

0,004.

Phù hợp với kết quả nghiên cứu ở ngƣời Châu Á [72, 73, 87, 110], kết quả

nghiên cứu của chúng tôi cho thấy alen A của SNP rs9939609 làm tăng nguy cơ mắc

bệnh đái tháo đƣờng týp 2 ở ngƣời Việt. Mỗi alen A làm tăng 1,61 lần nguy cơ mắc

đái tháo đƣờng týp 2 so với ngƣời không mang alen nguy cơ (P = 0,025). Sau khi hiệu

chỉnh đối với tuổi, giới tính, huyết áp và các yếu tố liên quan đến béo phì (BMI, phần

trăm mỡ cơ thể, tỷ lệ eo – hông) thì ảnh hƣởng vẫn không bị thay đổi. Nhƣ vậy ảnh

hƣởng của SNP rs9939609 đối với bệnh đái tháo đƣờng ở ngƣời Việt không phụ thuộc

vào BMI và các chỉ số đánh giá béo phì khác. Trong nghiên cứu này, giá trị trung bình

của BMI của cả nhóm đái đƣờng và bình thƣờng đều nằm dƣới ngƣỡng xác định thừa

cân (BMI > 23 kg/m2 cho ngƣời châu Á và BMI > 25 kg/m

2 cho ngƣời gốc châu Âu).

Các nghiên cứu trƣớc đây cũng phát hiện đặc điểm bệnh nhân đái tháo đƣờng typ 2 ở

ngƣời Việt có BMI ở ngƣỡng bình thƣờng và có rất ít bệnh nhân kèm theo béo phì [71].

Theo kết quả nghiên của của Nguyễn Lê Trung Đức Sơn và các cs năm 2005, BMI của

ngƣời đái tháo đƣờng týp 2 ở Việt Nam ở ngƣỡng từ 22 – 23 kg/m2, tuy nhiên phần

trăm mỡ cơ thể, mỡ bụng cao. Tỷ lệ eo/hông ở những bệnh nhân đái tháo đƣờng từ 0,9

– 0,96. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy đối với những ngƣời có rối loạn dung nạp glucose.

Những ngƣời Việt mắc hội chứng chuyển hóa cũng có BMI bình thƣờng và phần trăm

mỡ cơ thể, tỷ lệ eo – hông cao.

Trong nghiên cứu này, SNP rs9930609 làm tăng nguy cơ đái tháo đƣờng týp 2 rõ

nhất trong mô hình cộng hợp. Ảnh hƣởng này của SNP rs9939609 đối với bệnh đái

tháo đƣờng trong mô hình có hiệu chỉnh đối với tuổi, giới tính vẫn không thay đổi. Khi

phân tích ảnh hƣởng của SNP rs9939609 cùng với các yếu tố nguy cơ khác của đái

Page 62: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

56

tháo đƣờng thì thấy rằng các yếu tố huyết áp tối đa, tỷ lệ eo – hông, phần trăm mỡ cơ

thể có ảnh hƣởng mạnh nhất đối với bệnh đái tháo đƣờng týp 2. Kết quả này của chúng

tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu khác ở Việt Nam [43, 98].

Bệnh đái tháo đƣờng týp 2 là bệnh phức hợp do cả yếu tố di truyền và yếu tố môi

trƣờng gây nên. Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi đã phân tích ảnh hƣởng của

SNP rs9939609 với đái tháo đƣờng trong các mô hình có sự tham gia của các yếu tối

kinh tế-xã hội (tình trạng hôn nhân, học vấn, thu nhập, vùng thành thị/nông thôn), lối

sống (hút thuốc, uống rƣợu, lối sống tĩnh tại, thời gian xem TV, thời gian ngủ trƣa) và

các chỉ số liên quan béo phì (BMI, phần trăm mỡ cơ thể, tỷ lệ eo – hông). Kết quả là

ảnh hƣởng của SNP rs9939609 với bệnh đái tháo đƣờng vẫn không bị thay đổi với OR

=1,80 – 1,85; 95% CI = 1,09 – 3,08; P < 0,05. Điều này chứng tỏ ảnh hƣởng của gen

FTO tại SNP rs9939609 đối với bệnh đái tháo đƣờng độc lập với các yếu tố kinh tế-xã

hội, lối sống và yếu tố béo phì ở cộng đồng ngƣời Việt.

4.2. Tần số alen và sự phân bố kiểu gen của SNP rs9939609

Ảnh hƣởng khác nhau của gen FTO đối với bệnh đái tháo đƣờng týp 2 đã đƣợc

phát hiện ở nhiều cộng đồng trên thế giới [31, 60, 72, 73]. Sự khác nhau này có thể do

tần số alen và sự phân bố kiểu gen ở các cộng đồng và dân tộc khác nhau (Biểu đồ 4.1

và 4.2). Nghiên cứu của chúng tôi đã khảo sát tần số alen của SNP rs9939609 ở cộng

đồng ngƣời Việt với nhóm bệnh nhân đƣợc phát hiện qua sàng lọc gần 3.000 ngƣời

tuổi từ 40-64 đƣợc chọn ngẫu nhiên, nhóm chứng là những ngƣời có đƣờng máu bình

thƣờng cùng giới, địa bàn và độ tuổi với nhóm bệnh. Tỷ lệ những ngƣời có alen A ở

nhóm bệnh nhân (44,9%) cao hơn 10,2% so với nhóm bình thƣờng (34,7%). Tần số

alen A của SNP rs9939609 trên toàn mẫu nghiên cứu ở ngƣời Việt là 20%. Tần số

phân bố của alen (A) của SNP rs9939609 ở ngƣời Việt khá tƣơng đồng so với tần số

phân bố các alen này ở những cộng đồng ngƣời Châu Á (Trung Quốc (16%), Nhật Bản

(19%) và thấp hơn so với các cộng đồng ngƣời gốc Châu Âu (CEU) (46%) và Châu

Phi ở khu vực Tây Nam Phi (ASW) (49%), ngƣời Châu Phi ở Kenya (LWK, MKK)

(57%).

Page 63: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

57

Biểu đồ 4.1. Tần số alen A và T của SNP rs9939609 ở một số cộng đồng

Nguồn: International Hapmap Project

Chú thích:

ASW: Ngƣời Châu Phi ở khu vực Tây Nam Phi

CEU: Ngƣời sống ở bang Utah Mỹ có nguồn gốc từ Bắc và Tây Châu Âu

TSI: Ngƣời Tuscan, Italia

LWK: Ngƣời Luhya ở Webuye, Kenya

MKK: Ngƣời Maasai ở Kinyawa, Kenya

YRI: Ngƣời Yoruban ở Inbadan, Nigeria

CHB: Ngƣời Hán ở Bắc Kinh Trung Quốc

CHD: Ngƣời Trung Quốc ở bang Colorado Mỹ

GIH: Ngƣời Gurarat Ấn Độ sống ở bang Texas Mỹ

JPT: Ngƣời Nhật ở Tokyo, Nhật Bản

VN: Ngƣời Việt Nam

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

ASW CEU TSI LWK MKK YRI CHB CHD GIH JPT VN

A

T

Page 64: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

58

Biểu đồ 4.2. Sự phân bố kiểu gen của SNP rs9939609 ở một số cộng đồng

Trong nghiên cứu này, sự phân bố kiểu gen AA, AT và TT ở quần thể ngƣời

Việt lần lƣợt là 3%, 35% và 62%. Biểu đồ 4.2 cho thấy sự phân bố các kiểu gen của

SNP rs9939609 ở quần thể ngƣời Việt khá tƣơng đồng với sự phân bố các kiểu gen

này ở quần thể ngƣời Châu Á (ngƣời Hán ở Bắc Kinh (CHB), ngƣời Hán ở Colorado

(CHD), ngƣời Nhật ở Tokyo (JPT)), và khác so với các quần thể ngƣời gốc Châu Âu

(CEU) và Châu Phi ở Tây và Nam Phi (ASW), ngƣời Châu Phi ở Kenya (LWK,

MKK).

4.3. Cơ chế ảnh hƣởng của gen FTO và SNP rs9939609 đối với bệnh đái tháo

đƣờng týp 2

Cơ chế ảnh hƣởng của gen FTO đối với bệnh đái tháo đƣờng đến nay vẫn chƣa

đƣợc hiểu biết đầy đủ. Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ mARN của gen FTO trong

một số mô liên quan tới cơ chế gây bệnh đái tháo đƣờng týp 2 (trong tế bào đảo tụy

beta, alpha, gan, cơ xƣơng, mô mỡ) bị thay đổi theo tình trạng đái tháo đƣờng của

bệnh nhân, nồng độ glucose, tỷ lệ phân giải đƣờng trong cơ thể, hoặc do điều trị bằng

thuốc [77]. Nồng độ mARN của gen FTO liên quan tới sự biểu hiện của các gen tham

gia vào quá trình tạo glucose ở gan. Ngoài ra nồng độ mARN của gen FTO còn liên

quan với nồng độ mARN của các gen khác nhƣ TNF, NFKB1 ở mô mỡ dƣới da,

KCNJ11 ở tế bào beta [68]. Tất cả các gen này đều liên quan tới quá trình điều hòa cân

bằng glucose trong cơ thể. Sự biểu hiện quá mức của FTO ở sợi cơ làm tăng quá trình

phosphoryl hóa protein kinase B, tăng quá trình hình thành mỡ và làm giảm chức năng

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

ASW CEU TSI LWK MKK YRI CHB CHD GIH JPT VN

AA

AT

TT

Page 65: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

59

oxy hóa của ty thể [30]. Đây là một chuỗi những rối loạn chuyển hóa liên quan tới

bệnh đái tháo đƣờng týp 2. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những ngƣời mang đồng

hợp tử alen A của SNP rs9939609 tăng glucose máu lúc đói và insulin huyết thanh,

tăng kháng insulin ở gan [53]. Kết quả này cũng phù hợp với vai trò của gan trong việc

làm tăng glucose huyết thanh khi đói ở bệnh nhân mắc đái tháo đƣờng týp 2.

4.4. Thiết kế và phƣơng pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này chúng tôi đã thiết kế nghiên cứu theo mô hình bệnh –

chứng với đối tƣợng là ngƣời dân tộc Kinh ở tỉnh Hà Nam. Tỉnh Hà Nam là một tỉnh

nhỏ nằm rất gần thành phố Hà Nội, dân cƣ sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn thuộc

Đồng bằng Bắc Bộ. Dân tộc Kinh chiếm tới 99% dân trong vùng. Do đó nghiên cứu

này không bị ảnh hƣởng của yếu tố đa chủng tộc. Hơn nữa đối tƣợng tham gia nghiên

cứu đƣợc chọn lọc ngẫu nhiên. Đối tƣợng bị bệnh là đại diện cho nhóm bị bệnh đái

tháo đƣờng týp 2, tƣơng ứng với mỗi đối tƣợng bị bệnh sẽ chọn 2 hoặc 3 đối tƣợng

bình thƣờng khác với cùng giới tính, cùng xã hoặc phƣờng và có tuổi hơn kém đối

tƣợng bị bệnh không quá 3 tuổi để làm đối chứng. Với phƣơng pháp chọn mẫu nhƣ

vậy chúng tôi đã loại bỏ đƣợc những sai số do chọn đối tƣợng và kết quả trong nghiên

cứu này của chúng tôi có thể là đại diện ảnh hƣởng của gen FTO tại SNP rs9939609

đối với bệnh đái tháo đƣờng týp 2 là ở cộng đồng ngƣời Kinh Việt Nam.

Các phƣơng pháp đo đặc điểm nhân trắc của đối tƣợng theo tiêu chuẩn (đo

chiều cao đứng, đo cân nặng bằng cân đạt tiêu chuẩn), xét nghiệm đƣờng huyết sau khi

nhịn đói ít nhất 8 giờ, các thông số về huyết áp, HDL, LDL, triglycerid, cholesterol

phân tích bằng máy phân tích bán tự động, thu thập thông tin về lối sống, thời gian làm

nghỉ ngơi, làm việc tĩnh tại, mức độ lao động, học vấn… bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn.

Bằng phƣơng pháp này chúng tôi cũng đã giảm thiểu đƣợc những sai số về đặc điểm

kinh tế xã hội và nhân trắc của đối tƣợng nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đƣờng

của WHO (2006) và IDF để xác định trƣờng hợp mắc đái tháo đƣờng và có các rối

loạn dung nạp glucose. Xác định đái tháo đƣờng bằng xét nghiệm glucose lúc đói

(FPG) và xét nghiệm dung nạp glucose (OGTT). Nếu chỉ làm xét nghiệm glucose lúc

đói có 40 % ngƣời bị đái tháo đƣờng bị bỏ sót chẩn đoán.

Page 66: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

60

4.5. Một số hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn có một số hạn chế do giới hạn về nguồn lực

khi thực hiện. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ phân tích ảnh hƣởng của 1 SNP

rs9939609 tại gen FTO đối với bệnh đái tháo đƣờng và chƣa thấy ảnh hƣởng tƣơng tác

gen. Tuy nhiên SNP rs9939609 là đại diện cho 1 nhóm gồm 10 SNP nằm ở vùng LD

block tại intron 1 của gen FTO đã đƣợc biết là có mối liên quan mạnh với đái tháo

đƣờng týp 2 và béo phì [49]. Do vậy sự liên quan của SNP rs9930609 với bệnh đái

tháo đƣờng có thể phản ảnh cho mối liên quan của cả chùm SNP hoặc do ảnh hƣởng

của 1 SNP nào đó nằm trong chùm SNP.

Nghiên cứu này chúng tôi chƣa phân tích ảnh hƣởng của chế độ ăn với mối liên

quan của SNP rs9939609 đối với bệnh đái tháo đƣờng týp 2. Tuy nhiên chúng tôi đã

đánh giá ảnh hƣởng này thông qua các yếu tố liên quan tới béo phì khác nhƣ: BMI,

phần trăm mỡ cơ thể, tỷ lệ eo – hông. Cỡ mẫu nghiên cứu nghiên cứu tuy đảm bảo đủ

lực mẫu để phát hiện liên quan của gen FTO đối với đái tháo đƣờng (lực mẫu từ 0,64

đến 0,73) nhƣng chƣa đủ để phát hiện ảnh hƣởng của gen đối với bệnh trong mối

tƣơng tác đa gen, tƣơng tác giữa gen và môi trƣờng. Do đó, cần thực hiện những

nghiên cứu mở rộng với cỡ mẫu lớn hơn, xác định ảnh hƣởng tƣơng tác của nhiều SNP

đối với bệnh đái tháo đƣờng týp 2 và đánh giá thêm ảnh hƣởng của chế độ ăn đối với

bệnh.

Page 67: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

61

KẾT LUẬN

Nghiên cứu bệnh-chứng về sự liên quan giữa gen FTO tại SNP rs9939609 đối

với bệnh đái tháo đƣờng týp 2 ở ngƣời trƣởng thành từ 40-64 tuổi đại diện cho những

ngƣời bị đái tháo đƣờng và bình thƣờng ngƣời Kinh tại tỉnh Hà Nam cho các kết quả

sau:

Trên toàn mẫu, tỷ lệ alen A của SNP rs9939609 là 20%, tỷ lệ kiểu gen AA, AT

và TT lần lƣợt là 3%, 35% và 62%; Các tỷ lệ này ở ngƣời Việt tƣơng đƣơng các

nhóm dân tộc châu Á. Nhóm đái tháo đƣờng có tỷ lệ alen nguy cơ cao hơn

10,2% so với nhóm bình thƣờng.

Gen FTO tại SNP rs9939609 có ảnh hƣởng đối với bệnh đái tháo đƣờng týp 2 ở

ngƣời Việt Nam trong mô hình cộng hợp với OR cho mỗi alen A là 1,61

(95%CI = 1,06 – 2,44, P = 0,025) và độc lập với tình trạng béo phì và các yếu

tố tuổi, giới tính, huyết áp tối đa, tình trạng kinh tế-xã hội và lối sống.

Page 68: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Phan Nguyễn Thanh Bình (2012), "Khảo sát ảnh hƣởng của biến dị tại gen

Pparg2 trên tình trạng bất dung nạp Glucose ở ngƣời Việt Nam", Tạp chí Dinh

dưỡng và Thực phẩm, 8(3).

2. Phan Nguyễn Thanh Bình (2012), "Tổng quan về đái tháo đƣờng Typ 2 Các yếu

tố nguy cơ về di truyền và môi trƣờng", Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 8(3).

3. Tạ Văn Bình (2006), "Dịch tễ học bệnh đái tháo đƣờng ở Việt Nam - Các phƣơng

pháp điều trị và biện pháp phòng chống", Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Tạ Văn Bình (2003), "Dịch tễ học đái tháo đƣờng, các yếu tố nguy cơ và một số

vấn đề quản lý đái tháo đƣờng tại khu vực nội thành của 4 thành phố lớn của Việt

Nam", Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Tạ Văn Bình (2007), "Kết quả điều tra đái tháo đƣờng và rối loạn dung nạp

đƣờng huyết ở đối tƣợng có nguy cơ cao tại Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hoá và

Nam Định", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá

lần thứ 3, tr. 738-749.

6. Tạ Văn Bình (2007), "Kết quả điều tra đái tháo đƣờng và rối loạn đƣờng huyết ở

đối tƣợng có nguy cơ tại Cao Bằng", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành

nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 825-837.

7. Tạ Văn Bình (2007), "Những nguyên lý nền tảng bệnh Đái tháo đƣờng - Tăng

glucose máu", Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

8. Lê Cảnh Chiến (2007), "Kết quả điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đƣờng tại thị

xã Tuyên Quang", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển

hoá lần thứ 3, tr. 317-319.

9. Vũ Huy Chiến (2007), "Kết quả điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đƣờng tại thị

xã Tuyên Quang", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển

hoá lần thứ 3, tr. 317-319.

10. Nguyễn Huy Cƣờng (2001), "Tỷ lệ bệnh đái tháo đƣờng và giảm dung nạp

glucose ở khu vực Hà Nội (lứa tuổi trên 15)", Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa

học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 2,

tr. 490.

11. Châu Minh Đức (2006), "Rối loạn chuyển hoá Lipid và Lipoprotein máu ở bệnh

nhân đái tháo đƣờng", Tạp chí Y học thực hành, (2), tr. 78-81.

12. Trần Thị Mai Hà (2004), "Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo

đƣờng ở ngƣời từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Yên Bái", Luận văn Thạc sỹ Y học,

Trƣờng Đại học Y Hà Nội.

13. Hồ Văn Hiệu (2007), "Điều tra tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đƣờng týp 2 và các yếu tố

nguy cơ tại Nghệ An", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và

chuyển hoá lần thứ 3, tr. 605-616.

Page 69: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

63

14. Nguyễn Nhƣ Lâm (2006), "Báo cáo kết quả đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hội

chứng chuyển hóa, đề xuất một số biện pháp dự phòng và điều trị ở cán bộ, công

chức tỉnh Hà Nam”, Hà Nam, tr. 4.

15. Vũ Thị Mùi (2004), "Đánh giá tỷ lệ đái tháo đƣờng và các yếu tố liên quan ở lứa

tuổi 30-64 tại tỉnh Yên Bái năm 2003", Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học,

Bệnh viện Nội tiết, tr. 359-370.

16. Phạm Trần Phƣơng, Trần Quang Bình, Dƣơng Văn Thanh (2012), "Ứng dụng

phƣơng pháp Allele-Specific PCR để phân tích tính đa hình đơn nucleotid

rs9939609 để phân tích tính đa hình đơn nucleotide rs9939609 ở gen FTO ở

ngƣời Việt Nam", Kỷ yếu toàn văn hội nghị khoa học toàn quốc về nghiên cứu và

giảng dạy sinh học ở Việt Nam lần thứ 1, Hà Nội.

17. Đỗ Trung Quân (2006), "Biến chứng bệnh đái tháo đƣờng và điều trị", Nhà xuất

bản Y học, Hà Nội.

18. Lê Minh Sứ (2007), "Thực trạng bệnh đái tháo đƣờng ở Thanh Hóa", Hội nghị

khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 856-864.

19. Hoàng Kim Ƣớc (2007), "Thực trạng bệnh đái tháo đƣờng và rối loạn dung nạp

đƣờng huyết ở các đối tƣợng có nguy cơ cao tại Thành phố Thái Nguyên năm

2006", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ

3, tr. 677-693.

20. Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng (2012), "Báo cáo kết quả sơ bộ hoạt động điều tra

lập bản đồ dịch tễ học bệnh đái tháo đƣờng toàn quốc năm 2012", Hà Nội.

Tiếng Anh

21. Abubakari, A.R., W. Lauder, M.C. Jones, A. Kirk, C. Agyemang, R.S. Bhopal

(2009), "Prevalence and time trends in diabetes and physical inactivity among

adult West African populations: the epidemic has arrived", Public Health,

123(9): pp. 602-14.

22. Amati, F., J.J. Dube, P.M. Coen, M. Stefanovic-Racic, F.G. Toledo, B.H.

Goodpaster (2009), "Physical inactivity and obesity underlie the insulin

resistance of aging", Diabetes Care, 32(8): pp. 1547-9.

23. Annis, A.M., M.S. Caulder, M.L. Cook, D. Duquette (2005), "Family history,

diabetes, and other demographic and risk factors among participants of the

National Health and Nutrition Examination Survey 1999-2002", Prev Chronic

Dis, 2(2): pp. A19.

24. Anselme, I., C. Laclef, M. Lanaud, U. Ruther, S. Schneider-Maunoury (2007),

"Defects in brain patterning and head morphogenesis in the mouse mutant

Fused toes", Dev Biol, 304(1): pp. 208-20.

25. Been, L.F., S. Ralhan, G.S. Wander, N.K. Mehra, J. Singh, J.J. Mulvihill, C.E.

Aston, D.K. Sanghera (2011), "Variants in KCNQ1 increase type II diabetes

susceptibility in South Asians: a study of 3,310 subjects from India and the US",

BMC Med Genet, 12: pp. 18.

Page 70: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

64

26. Berulava, T..,B. Horsthemke (2010), "The obesity-associated SNPs in intron 1

of the FTO gene affect primary transcript levels", Eur J Hum Genet, 18(9): pp.

1054-6.

27. Bi, Y., D. Zhu, Y. Jing, Y. Hu, W. Feng, S. Shen, G. Tong, X. Shen, T. Yu, D.

Song, D. Yang (2012), "Decreased beta cell function and insulin sensitivity

contributed to increasing fasting glucose in Chinese", Acta Diabetol.

28. Bogardus, C., S. Lillioja, D.M. Mott, C. Hollenbeck, G. Reaven (1985),

"Relationship between degree of obesity and in vivo insulin action in man", Am

J Physiol, 248(3 Pt 1): pp. E286-91.

29. Boissel, S., O. Reish, K. Proulx, H. Kawagoe-Takaki, B. Sedgwick, G.S. Yeo,

D. Meyre, C. Golzio, F. Molinari, N. Kadhom, H.C. Etchevers, V. Saudek, I.S.

Farooqi, P. Froguel, T. Lindahl, S. O'Rahilly, A. Munnich, L. Colleaux (2009),

"Loss-of-function mutation in the dioxygenase-encoding FTO gene causes

severe growth retardation and multiple malformations", Am J Hum Genet,

85(1): pp. 106-11.

30. Bravard, A., E. Lefai, E. Meugnier, S. Pesenti, E. Disse, J. Vouillarmet, N.

Peretti, R. Rabasa-Lhoret, M. Laville, H. Vidal, J. Rieusset (2011), "FTO is

increased in muscle during type 2 diabetes, and its overexpression in myotubes

alters insulin signaling, enhances lipogenesis and ROS production, and induces

mitochondrial dysfunction", Diabetes, 60(1): pp. 258-68.

31. Cauchi, S., I. Ezzidi, Y. El Achhab, N. Mtiraoui, L. Chaieb, D. Salah, C. Nejjari,

Y. Labrune, L. Yengo, D. Beury, M. Vaxillaire, T. Mahjoub, M. Chikri, P.

Froguel (2012), "European genetic variants associated with type 2 diabetes in

North African Arabs", Diabetes Metab, 38(4): pp. 316-23.

32. Cecil, J.E., R. Tavendale, P. Watt, M.M. Hetherington, C.N. Palmer (2008),

"An obesity-associated FTO gene variant and increased energy intake in

children", N Engl J Med, 359(24): pp. 2558-66.

33. Chan, J.C., S.P. Chan, C. Deerochanawong, R.T. Go, K.O. Lee, R.C. Ma, C.Y.

Pan, W.H. Sheu, P. Barter (2009), "Diabetic dyslipidaemia in Asian populations

in the Western Pacific Region: what we know and don't know", Diabetes Res

Clin Pract, 94(1): pp. 1-13.

34. Chan, J.C., V. Malik, W. Jia, T. Kadowaki, C.S. Yajnik, K.H. Yoon, F.B. Hu

(2009), "Diabetes in Asia: epidemiology, risk factors, and pathophysiology",

Jama, 301(20): pp. 2129-40.

35. Chang, Y.C., P.H. Liu, W.J. Lee, T.J. Chang, Y.D. Jiang, H.Y. Li, S.S. Kuo,

K.C. Lee, L.M. Chuang (2008), "Common variation in the fat mass and obesity-

associated (FTO) gene confers risk of obesity and modulates BMI in the

Chinese population", Diabetes, 57(8): pp. 2245-52.

36. Chauhan, G., R. Tabassum, A. Mahajan, O.P. Dwivedi, Y. Mahendran, I. Kaur,

S. Nigam, H. Dubey, B. Varma, S.V. Madhu, S.K. Mathur, S. Ghosh, N.

Tandon, D. Bharadwaj (2011), "Common variants of FTO and the risk of

obesity and type 2 diabetes in Indians", J Hum Genet, 56(10): pp. 720-6.

37. Chen, L., D.J. Magliano, P.Z. Zimmet (2011), "The worldwide epidemiology of

type 2 diabetes mellitus--present and future perspectives", Nat Rev Endocrinol,

8(4): pp. 228-36.

Page 71: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

65

38. Cheung, M.K.,G.S. Yeo (2011), "FTO Biology and Obesity: Why Do a Billion

of Us Weigh 3 kg More?", Front Endocrinol (Lausanne), 2: pp. 4.

39. Church, C., S. Lee, E.A. Bagg, J.S. McTaggart, R. Deacon, T. Gerken, A. Lee,

L. Moir, J. Mecinovic, M.M. Quwailid, C.J. Schofield, F.M. Ashcroft, R.D.

Cox (2009), "A mouse model for the metabolic effects of the human fat mass

and obesity associated FTO gene", PLoS Genet, 5(8): pp. e1000599.

40. Danaei, G., M.M. Finucane, Y. Lu, G.M. Singh, M.J. Cowan, C.J. Paciorek, J.K.

Lin, F. Farzadfar, Y.H. Khang, G.A. Stevens, M. Rao, M.K. Ali, L.M. Riley,

C.A. Robinson, M. Ezzati (2011), "National, regional, and global trends in

fasting plasma glucose and diabetes prevalence since 1980: systematic analysis

of health examination surveys and epidemiological studies with 370 country-

years and 2.7 million participants", Lancet, 378(9785): pp. 31-40.

41. Dickinson, S., S. Colagiuri, E. Faramus, P. Petocz, J.C. Brand-Miller (2002),

"Postprandial hyperglycemia and insulin sensitivity differ among lean young

adults of different ethnicities", J Nutr, 132(9): pp. 2574-9.

42. Dina, C., D. Meyre, S. Gallina, E. Durand, A. Korner, P. Jacobson, L.M.

Carlsson, W. Kiess, V. Vatin, C. Lecoeur, J. Delplanque, E. Vaillant, F. Pattou,

J. Ruiz, J. Weill, C. Levy-Marchal, F. Horber, N. Potoczna, S. Hercberg, C. Le

Stunff, P. Bougneres, P. Kovacs, M. Marre, B. Balkau, S. Cauchi, J.C. Chevre,

P. Froguel (2007), "Variation in FTO contributes to childhood obesity and

severe adult obesity", Nat Genet, 39(6): pp. 724-6.

43. Duc Son, L.N., K. Kusama, N.T. Hung, T.T. Loan, N.V. Chuyen, D. Kunii, T.

Sakai, S. Yamamoto (2004), "Prevalence and risk factors for diabetes in Ho Chi

Minh City, Vietnam", Diabet Med, 21(4): pp. 371-6.

44. Elbein, S.C. (2009), "Genetics factors contributing to type 2 diabetes across

ethnicities", J Diabetes Sci Technol, 3(4): pp. 685-9.

45. Elder, D.A., R.L. Prigeon, R.P. Wadwa, L.M. Dolan, D.A. D'Alessio (2006),

"Beta-cell function, insulin sensitivity, and glucose tolerance in obese diabetic

and nondiabetic adolescents and young adults", J Clin Endocrinol Metab,

91(1): pp. 185-91.

46. Farooqi, I.S., J.M. Keogh, G.S. Yeo, E.J. Lank, T. Cheetham, S. O'Rahilly

(2003), "Clinical spectrum of obesity and mutations in the melanocortin 4

receptor gene", N Engl J Med, 348(12): pp. 1085-95.

47. Fawcett, K.A..,I. Barroso (2010), "The genetics of obesity: FTO leads the way",

Trends Genet, 26(6): pp. 266-74.

48. Fischer, J., L. Koch, C. Emmerling, J. Vierkotten, T. Peters, J.C. Bruning, U.

Ruther (2009), "Inactivation of the Fto gene protects from obesity", Nature,

458(7240): pp. 894-8.

49. Frayling, T.M., N.J. Timpson, M.N. Weedon, E. Zeggini, R.M. Freathy, C.M.

Lindgren, J.R. Perry, K.S. Elliott, H. Lango, N.W. Rayner, B. Shields, L.W.

Harries, J.C. Barrett, S. Ellard, C.J. Groves, B. Knight, A.M. Patch, A.R. Ness,

S. Ebrahim, D.A. Lawlor, S.M. Ring, Y. Ben-Shlomo, M.R. Jarvelin, U. Sovio,

A.J. Bennett, D. Melzer, L. Ferrucci, R.J. Loos, I. Barroso, N.J. Wareham, F.

Karpe, K.R. Owen, L.R. Cardon, M. Walker, G.A. Hitman, C.N. Palmer, A.S.

Doney, A.D. Morris, G.D. Smith, A.T. Hattersley, M.I. McCarthy (2007), "A

common variant in the FTO gene is associated with body mass index and

Page 72: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

66

predisposes to childhood and adult obesity" (2007), Science, 316(5826): pp.

889-94.

50. Fredriksson, R., M. Hagglund, P.K. Olszewski, O. Stephansson, J.A. Jacobsson,

A.M. Olszewska, A.S. Levine, J. Lindblom, H.B. Schioth (2008), "The obesity

gene, FTO, is of ancient origin, up-regulated during food deprivation and

expressed in neurons of feeding-related nuclei of the brain", Endocrinology,

149(5): pp. 2062-71.

51. Fujimoto, W.Y., D.L. Leonetti, J.L. Kinyoun, L. Newell-Morris, W.P. Shuman,

W.C. Stolov, P.W. Wahl (1987), "Prevalence of diabetes mellitus and impaired

glucose tolerance among second-generation Japanese-American men", Diabetes,

36(6): pp. 721-9.

52. Gerken, T., C.A. Girard, Y.C. Tung, C.J. Webby, V. Saudek, K.S. Hewitson,

G.S. Yeo, M.A. McDonough, S. Cunliffe, L.A. McNeill, J. Galvanovskis, P.

Rorsman, P. Robins, X. Prieur, A.P. Coll, M. Ma, Z. Jovanovic, I.S. Farooqi, B.

Sedgwick, I. Barroso, T. Lindahl, C.P. Ponting, F.M. Ashcroft, S. O'Rahilly,

C.J. Schofield (2007), "The obesity-associated FTO gene encodes a 2-

oxoglutarate-dependent nucleic acid demethylase", Science, 318(5855): pp.

1469-72.

53. Grunnet, L.G., C. Brons, S. Jacobsen, E. Nilsson, A. Astrup, T. Hansen, O.

Pedersen, P. Poulsen, B. Quistorff, A. Vaag (2009), "Increased recovery rates of

phosphocreatine and inorganic phosphate after isometric contraction in

oxidative muscle fibers and elevated hepatic insulin resistance in homozygous

carriers of the A-allele of FTO rs9939609", J Clin Endocrinol Metab, 94(2): pp.

596-602.

54. Grunnet, L.G., E. Nilsson, C. Ling, T. Hansen, O. Pedersen, L. Groop, A. Vaag,

P. Poulsen (2009), "Regulation and function of FTO mRNA expression in

human skeletal muscle and subcutaneous adipose tissue", Diabetes, 58(10): pp.

2402-8.

55. Hales, C.N..,D.J. Barker (1992), "Type 2 (non-insulin-dependent) diabetes

mellitus: the thrifty phenotype hypothesis", Diabetologia, 35(7): pp. 595-601.

56. Han, Z., T. Niu, J. Chang, X. Lei, M. Zhao, Q. Wang, W. Cheng, J. Wang, Y.

Feng, J. Chai "Crystal structure of the FTO protein reveals basis for its substrate

specificity", Nature, 464(7292): pp. 1205-9.

57. Hariri, S., P.W. Yoon, N. Qureshi, R. Valdez, M.T. Scheuner, M.J. Khoury

(2006), "Family history of type 2 diabetes: a population-based screening tool

for prevention?", Genet Med, 8(2): pp. 102-8.

58. Hassanein, M.T., H.N. Lyon, T.T. Nguyen, E.L. Akylbekova, K. Waters, G.

Lettre, B. Tayo, T. Forrester, D.F. Sarpong, D.O. Stram, J.L. Butler, R. Wilks, J.

Liu, L. Le Marchand, L.N. Kolonel, X. Zhu, B. Henderson, R. Cooper, C.

McKenzie, H.A. Taylor, Jr., C.A. Haiman, J.N. Hirschhorn (2010), "Fine

mapping of the association with obesity at the FTO locus in African-derived

populations", Hum Mol Genet, 19(14): pp. 2907-16.

59. Heijmans, B.T., E.W. Tobi, A.D. Stein, H. Putter, G.J. Blauw, E.S. Susser, P.E.

Slagboom, L.H. Lumey (2008), "Persistent epigenetic differences associated

with prenatal exposure to famine in humans", Proc Natl Acad Sci U S A,

105(44): pp. 17046-9.

Page 73: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

67

60. Hertel, J.K., S. Johansson, E. Sonestedt, A. Jonsson, R.T. Lie, C.G. Platou, P.M.

Nilsson, G. Rukh, K. Midthjell, K. Hveem, O. Melander, L. Groop, V.

Lyssenko, A. Molven, M. Orho-Melander, P.R. Njolstad (2011), "FTO, type 2

diabetes, and weight gain throughout adult life: a meta-analysis of 41,504

subjects from the Scandinavian HUNT, MDC, and MPP studies", Diabetes,

60(5): pp. 1637-44.

61. Horikawa, Y., N. Oda, N.J. Cox, X. Li, M. Orho-Melander, M. Hara, Y.

Hinokio, T.H. Lindner, H. Mashima, P.E. Schwarz, L. del Bosque-Plata, Y.

Horikawa, Y. Oda, I. Yoshiuchi, S. Colilla, K.S. Polonsky, S. Wei, P.

Concannon, N. Iwasaki, J. Schulze, L.J. Baier, C. Bogardus, L. Groop, E.

Boerwinkle, C.L. Hanis, G.I. Bell (2000), "Genetic variation in the gene

encoding calpain-10 is associated with type 2 diabetes mellitus", Nat Genet,

26(2): pp. 163-75.

62. Hotta, K., Y. Nakata, T. Matsuo, S. Kamohara, K. Kotani, R. Komatsu, N. Itoh,

I. Mineo, J. Wada, H. Masuzaki, M. Yoneda, A. Nakajima, S. Miyazaki, K.

Tokunaga, M. Kawamoto, T. Funahashi, K. Hamaguchi, K. Yamada, T.

Hanafusa, S. Oikawa, H. Yoshimatsu, K. Nakao, T. Sakata, Y. Matsuzawa, K.

Tanaka, N. Kamatani, Y. Nakamura (2008), "Variations in the FTO gene are

associated with severe obesity in the Japanese", J Hum Genet, 53(6): pp. 546-53.

63. Huang, C., Z. Li, M. Wang, R. Martorell (2010), "Early life exposure to the

1959-1961 Chinese famine has long-term health consequences", J Nutr,

140(10): pp. 1874-8.

64. Huang, J., Y. Yang, G. Liu, J. Zhang, X. Dong, Y. Bai, M. Fang (2010),

"Molecular cloning and characterization of the porcine FTO promoter and

coding regions", Mol Biol Rep, 38(4): pp. 2855-62.

65. Jacobsson, J.A., M.S. Almen, C. Benedict, L.A. Hedberg, K. Michaelsson, S.

Brooks, J. Kullberg, T. Axelsson, L. Johansson, H. Ahlstrom, R. Fredriksson, L.

Lind, H.B. Schioth (2011), "Detailed analysis of variants in FTO in association

with body composition in a cohort of 70-year-olds suggests a weakened effect

among elderly", PLoS One, 6(5): pp. e20158.

66. Jia, G., C.G. Yang, S. Yang, X. Jian, C. Yi, Z. Zhou, C. He (2008), "Oxidative

demethylation of 3-methylthymine and 3-methyluracil in single-stranded DNA

and RNA by mouse and human FTO", FEBS Lett, 582(23-24): pp. 3313-9.

67. Kaklamani, V., N. Yi, M. Sadim, K. Siziopikou, K. Zhang, Y. Xu, S. Tofilon, S.

Agarwal, B. Pasche, C. Mantzoros (2011), "The role of the fat mass and obesity

associated gene (FTO) in breast cancer risk", BMC Med Genet, 12: pp. 52.

68. Kirkpatrick, C.L., P. Marchetti, F. Purrello, S. Piro, M. Bugliani, D. Bosco, E.J.

de Koning, M.A. Engelse, J. Kerr-Conte, F. Pattou, C.B. Wollheim (2010),

"Type 2 diabetes susceptibility gene expression in normal or diabetic sorted

human alpha and beta cells: correlations with age or BMI of islet donors", PLoS

One, 5(6): pp. e11053.

69. Kooner, J.S., D. Saleheen, X. Sim, J. Sehmi, W. Zhang, P. Frossard, L.F. Been,

K.S. Chia, A.S. Dimas, N. Hassanali, T. Jafar, J.B. Jowett, X. Li, V. Radha, S.D.

Rees, F. Takeuchi, R. Young, T. Aung, A. Basit, M. Chidambaram, D. Das, E.

Grundberg, A.K. Hedman, Z.I. Hydrie, M. Islam, C.C. Khor, S. Kowlessur,

M.M. Kristensen, S. Liju, W.Y. Lim, D.R. Matthews, J. Liu, A.P. Morris, A.C.

Page 74: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

68

Nica, J.M. Pinidiyapathirage, I. Prokopenko, A. Rasheed, M. Samuel, N. Shah,

A.S. Shera, K.S. Small, C. Suo, A.R. Wickremasinghe, T.Y. Wong, M. Yang, F.

Zhang, G.R. Abecasis, A.H. Barnett, M. Caulfield, P. Deloukas, T.M. Frayling,

P. Froguel, N. Kato, P. Katulanda, M.A. Kelly, J. Liang, V. Mohan, D.K.

Sanghera, J. Scott, M. Seielstad, P.Z. Zimmet, P. Elliott, Y.Y. Teo, M.I.

McCarthy, J. Danesh, E.S. Tai, J.C. Chambers (2011), "Genome-wide

association study in individuals of South Asian ancestry identifies six new type

2 diabetes susceptibility loci", Nat Genet, 43(10): pp. 984-9.

70. Larder, R., M.K. Cheung, Y.C. Tung, G.S. Yeo, A.P. Coll (2010), "Where to go

with FTO?", Trends Endocrinol Metab, 22(2): pp. 53-9.

71. Le, D.S., K. Kusama, S. Yamamoto (2006), "A community-based picture of

type 2 diabetes mellitus in Vietnam", J Atheroscler Thromb, 13(1): pp. 16-20.

72. Li, H., T.O. Kilpelainen, C. Liu, J. Zhu, Y. Liu, C. Hu, Z. Yang, W. Zhang, W.

Bao, S. Cha, Y. Wu, T. Yang, A. Sekine, B.Y. Choi, C.S. Yajnik, D. Zhou, F.

Takeuchi, K. Yamamoto, J.C. Chan, K.R. Mani, L.F. Been, M. Imamura, E.

Nakashima, N. Lee, T. Fujisawa, S. Karasawa, W. Wen, C.V. Joglekar, W. Lu,

Y. Chang, Y. Xiang, Y. Gao, S. Liu, Y. Song, S.H. Kwak, H.D. Shin, K.S. Park,

C.H. Fall, J.Y. Kim, P.C. Sham, K.S. Lam, W. Zheng, X. Shu, H. Deng, H.

Ikegami, G.V. Krishnaveni, D.K. Sanghera, L. Chuang, L. Liu, R. Hu, Y. Kim,

M. Daimon, K. Hotta, W. Jia, J.S. Kooner, J.C. Chambers, G.R. Chandak, R.C.

Ma, S. Maeda, R. Dorajoo, M. Yokota, R. Takayanagi, N. Kato, X. Lin, R.J.

Loos (2011), "Association of genetic variation in FTO with risk of obesity and

type 2 diabetes with data from 96,551 East and South Asians", Diabetologia,

55(4): pp. 981-95.

73. Li, X., F. Song, H. Jiang, M. Zhang, J. Lin, W. Bao, P. Yao, X. Yang, L. Hao, L.

Liu (2010), "A genetic variation in the fat mass- and obesity-associated gene is

associated with obesity and newly diagnosed type 2 diabetes in a Chinese

population", Diabetes Metab Res Rev, 26(2): pp. 128-32.

74. Li, Y., V.W. Jaddoe, L. Qi, Y. He, D. Wang, J. Lai, J. Zhang, P. Fu, X. Yang,

F.B. Hu (2011), "Exposure to the chinese famine in early life and the risk of

metabolic syndrome in adulthood", Diabetes Care, 34(4): pp. 1014-8.

75. Liu, Y., Z. Liu, Y. Song, D. Zhou, D. Zhang, T. Zhao, Z. Chen, L. Yu, Y. Yang,

G. Feng, J. Li, J. Zhang, S. Liu, Z. Zhang, L. He, H. Xu (2010), "Meta-analysis

added power to identify variants in FTO associated with type 2 diabetes and

obesity in the Asian population", Obesity (Silver Spring), 18(8): pp. 1619-24.

76. Mbanya, J.C., A.A. Motala, E. Sobngwi, F.K. Assah, S.T. Enoru (2010),

"Diabetes in sub-Saharan Africa", Lancet, 375(9733): pp. 2254-66.

77. Meyre, D (2012), "Is FTO a type 2 diabetes susceptibility gene?", Diabetologia,

55(4): pp. 873-6.

78. Ng, M.C., K.S. Park, B. Oh, C.H. Tam, Y.M. Cho, H.D. Shin, V.K. Lam, R.C.

Ma, W.Y. So, Y.S. Cho, H.L. Kim, H.K. Lee, J.C. Chan, N.H. Cho (2008),

"Implication of genetic variants near TCF7L2, SLC30A8, HHEX, CDKAL1,

CDKN2A/B, IGF2BP2, and FTO in type 2 diabetes and obesity in 6,719

Asians", Diabetes, 57(8): pp. 2226-33.

79. Ning, F., Z.C. Pang, Y.H. Dong, W.G. Gao, H.R. Nan, S.J. Wang, L. Zhang, J.

Ren, J. Tuomilehto, N. Hammar, K. Malmberg, S.W. Andersson, Q. Qiao

Page 75: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

69

(2009), "Risk factors associated with the dramatic increase in the prevalence of

diabetes in the adult Chinese population in Qingdao, China", Diabet Med,

26(9): pp. 855-63.

80. O'Rahilly, S., I. Barroso, N.J. Wareham (2005), "Genetic factors in type 2

diabetes: the end of the beginning?", Science, 307(5708): pp. 370-3.

81. Peters, T., K. Ausmeier, U. Ruther (1999), "Cloning of Fatso (Fto), a novel

gene deleted by the Fused toes (Ft) mouse mutation", Mamm Genome, 10(10):

pp. 983-6.

82. Plengvidhya, N., W. Boonyasrisawat, N. Chongjaroen, P. Jungtrakoon, S.

Sriussadaporn, S. Vannaseang, N. Banchuin, P.T. Yenchitsomanus (2009),

"Mutations of maturity-onset diabetes of the young (MODY) genes in Thais

with early-onset type 2 diabetes mellitus", Clin Endocrinol (Oxf), 70(6): pp.

847-53.

83. Quang Binh, T., P. Tran Phuong, B. Thi Nhung, D. Dinh Thoang, P. Van Thang,

T. Khanh Long, D. Van Thanh (2011), "Prevalence and correlates of

hyperglycemia in a rural population, Vietnam: implications from a cross-

sectional study", BMC Public Health, 12: pp. 939.

84. Ragvin, A., E. Moro, D. Fredman, P. Navratilova, O. Drivenes, P.G. Engstrom,

M.E. Alonso, E. de la Calle Mustienes, J.L. Gomez Skarmeta, M.J. Tavares, F.

Casares, M. Manzanares, V. van Heyningen, A. Molven, P.R. Njolstad, F.

Argenton, B. Lenhard, T.S. Becker (2009), "Long-range gene regulation links

genomic type 2 diabetes and obesity risk regions to HHEX, SOX4, and IRX3",

Proc Natl Acad Sci U S A, 107(2): pp. 775-80.

85. Ramachandran, A., S. Mary, A. Yamuna, N. Murugesan, C. Snehalatha (2008),

"High prevalence of diabetes and cardiovascular risk factors associated with

urbanization in India", Diabetes Care, 31(5): pp. 893-8.

86. Ramya, K., V. Radha, S. Ghosh, P.P. Majumder, V. Mohan (2011), "Genetic

variations in the FTO gene are associated with type 2 diabetes and obesity in

south Indians (CURES-79)", Diabetes Technol Ther, 13(1): pp. 33-42.

87. Rees, S.D., M. Islam, M.Z. Hydrie, B. Chaudhary, S. Bellary, S. Hashmi, J.P.

O'Hare, S. Kumar, D.K. Sanghera, N. Chaturvedi, A.H. Barnett, A.S. Shera,

M.N. Weedon, A. Basit, T.M. Frayling, M.A. Kelly, T.H. Jafar (2008), "An

FTO variant is associated with Type 2 diabetes in South Asian populations after

accounting for body mass index and waist circumference", Diabet Med, 28(6):

pp. 673-80.

88. Robbens, S., P. Rouze, J.M. Cock, J. Spring, A.Z. Worden, Y. Van de Peer

(2008), "The FTO gene, implicated in human obesity, is found only in

vertebrates and marine algae", J Mol Evol, 66(1): pp. 80-4.

89. Sanghera, D.K., L. Ortega, S. Han, J. Singh, S.K. Ralhan, G.S. Wander, N.K.

Mehra, J.J. Mulvihill, R.E. Ferrell, S.K. Nath, M.I. Kamboh (2008), "Impact of

nine common type 2 diabetes risk polymorphisms in Asian Indian Sikhs:

PPARG2 (Pro12Ala), IGF2BP2, TCF7L2 and FTO variants confer a significant

risk", BMC Med Genet, 9: pp. 59.

90. Scheuner, M.T., S.J. Wang, L.J. Raffel, S.K. Larabell, J.I. Rotter (1997),

"Family history: a comprehensive genetic risk assessment method for the

chronic conditions of adulthood", Am J Med Genet, 71(3): pp. 315-24.

Page 76: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

70

91. Scott, L.J., K.L. Mohlke, L.L. Bonnycastle, C.J. Willer, Y. Li, W.L. Duren,

M.R. Erdos, H.M. Stringham, P.S. Chines, A.U. Jackson, L. Prokunina-Olsson,

C.J. Ding, A.J. Swift, N. Narisu, T. Hu, R. Pruim, R. Xiao, X.Y. Li, K.N.

Conneely, N.L. Riebow, A.G. Sprau, M. Tong, P.P. White, K.N. Hetrick, M.W.

Barnhart, C.W. Bark, J.L. Goldstein, L. Watkins, F. Xiang, J. Saramies, T.A.

Buchanan, R.M. Watanabe, T.T. Valle, L. Kinnunen, G.R. Abecasis, E.W. Pugh,

K.F. Doheny, R.N. Bergman, J. Tuomilehto, F.S. Collins, M. Boehnke (2007),

"A genome-wide association study of type 2 diabetes in Finns detects multiple

susceptibility variants", Science, 316(5829): pp. 1341-5.

92. Scully, T. (2012), "Diabetes in numbers", Nature, 485(7398): pp. S2-3.

93. Shaw, J.E., R.A. Sicree, P.Z. Zimmet (2010), "Global estimates of the

prevalence of diabetes for 2010 and 2030", Diabetes Res Clin Pract, 87(1): pp.

4-14.

94. Stratakis, C.A., A. Lafferty, S.E. Taymans, R.I. Gafni, J.M. Meck, J. Blancato

(2000), "Anisomastia associated with interstitial duplication of chromosome 16,

mental retardation, obesity, dysmorphic facies, and digital anomalies: molecular

mapping of a new syndrome by fluorescent in situ hybridization and

microsatellites to 16q13 (D16S419-D16S503)", J Clin Endocrinol Metab,

85(9): pp. 3396-401.

95. Stratigopoulos, G..,R.L. Leibel (2010), "FTO gains function", Nat Genet,

42(12): pp. 1038-9.

96. Stratigopoulos, G., S.L. Padilla, C.A. LeDuc, E. Watson, A.T. Hattersley, M.I.

McCarthy, L.M. Zeltser, W.K. Chung, R.L. Leibel (2008), "Regulation of

Fto/Ftm gene expression in mice and humans", Am J Physiol Regul Integr

Comp Physiol, 294(4): pp. R1185-96.

97. Sullivan, P.W., E.H. Morrato, V. Ghushchyan, H.R. Wyatt, J.O. Hill (2005),

"Obesity, inactivity, and the prevalence of diabetes and diabetes-related

cardiovascular comorbidities in the U.S., 2000-2002", Diabetes Care, 28(7): pp.

1599-603.

98. Ta, M.T., K.T. Nguyen, N.D. Nguyen, L.V. Campbell, T.V. Nguyen (2010),

"Identification of undiagnosed type 2 diabetes by systolic blood pressure and

waist-to-hip ratio", Diabetologia, 53(10): pp. 2139-46.

99. Tan, J.T., S. Nurbaya, D. Gardner, S. Ye, E.S. Tai, D.P. Ng (2009), "Genetic

variation in KCNQ1 associates with fasting glucose and beta-cell function: a

study of 3,734 subjects comprising three ethnicities living in Singapore",

Diabetes, 58(6): pp. 1445-9.

100. Timpson, N.J., P.M. Emmett, T.M. Frayling, I. Rogers, A.T. Hattersley, M.I.

McCarthy, G. Davey Smith (2008), "The fat mass- and obesity-associated locus

and dietary intake in children", Am J Clin Nutr, 88(4): pp. 971-8.

101. Tung, Y.C., E. Ayuso, X. Shan, F. Bosch, S. O'Rahilly, A.P. Coll, G.S. Yeo

(2010), "Hypothalamic-specific manipulation of Fto, the ortholog of the human

obesity gene FTO, affects food intake in rats", PLoS One, 5(1): pp. e8771.

102. Tung, Y.C..,G.S. Yeo (20110, "From GWAS to biology: lessons from FTO",

Ann N Y Acad Sci, 1220: pp. 162-71.

Page 77: LỜI CẢM ƠN...LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

71

103. Uusitupa, M. (2002), "Lifestyles matter in the prevention of type 2 diabetes",

Diabetes Care, 25(9): pp. 1650-1.

104. Uusitupa, M., V. Lindi, A. Louheranta, T. Salopuro, J. Lindstrom, J.

Tuomilehto (2003), "Long-term improvement in insulin sensitivity by changing

lifestyles of people with impaired glucose tolerance: 4-year results from the

Finnish Diabetes Prevention Study", Diabetes, 52(10): pp. 2532-8.

105. Wandell, P.E., S.E. Johansson, C. Gafvels, M.L. Hellenius, U. de Faire, J.

Sundquist (2008), "Estimation of diabetes prevalence among immigrants from

the Middle East in Sweden by using three different data sources", Diabetes

Metab, 34(4 Pt 1): pp. 328-33.

106. Wardle, J., C. Llewellyn, S. Sanderson, R. Plomin (2009), "The FTO gene and

measured food intake in children", Int J Obes (Lond), 33(1): pp. 42-5.

107. Wu, Q., R.A. Saunders, M. Szkudlarek-Mikho, L. Serna Ide, K.V. Chin (2010),

"The obesity-associated Fto gene is a transcriptional coactivator", Biochem

Biophys Res Commun, 401(3): pp. 390-5.

108. Xu, M., Y. Bi, Y. Xu, B. Yu, Y. Huang, L. Gu, Y. Wu, X. Zhu, M. Li, T. Wang,

A. Song, J. Hou, X. Li, G. Ning (2010), "Combined effects of 19 common

variations on type 2 diabetes in Chinese: results from two community-based

studies", PLoS One, 5(11): pp. e14022.

109. Yajnik, C.S (2010), "Fetal programming of diabetes: still so much to learn!",

Diabetes Care, 33(5): pp. 1146-8.

110. Yajnik, C.S., C.S. Janipalli, S. Bhaskar, S.R. Kulkarni, R.M. Freathy, S.

Prakash, K.R. Mani, M.N. Weedon, S.D. Kale, J. Deshpande, G.V. Krishnaveni,

S.R. Veena, C.H. Fall, M.I. McCarthy, T.M. Frayling, A.T. Hattersley, G.R.

Chandak (2009), "FTO gene variants are strongly associated with type 2

diabetes in South Asian Indians", Diabetologia, 52(2): pp. 247-52.

111. Yan, Q., J. Hong, W. Gu, Y. Zhang, Q. Liu, Y. Su, Y. Zhang, X. Li, B. Cui, G.

Ning (2009), "Association of the common rs9939609 variant of FTO gene with

polycystic ovary syndrome in Chinese women", Endocrine, 36(3): pp. 377-82.

112. Yang, S.H., K.F. Dou, W.J. Song (2010), "Prevalence of diabetes among men

and women in China", N Engl J Med, 362(25): pp. 2425-6; author reply 2426.

113. Yasuda, K., K. Miyake, Y. Horikawa, K. Hara, H. Osawa, H. Furuta, Y. Hirota,

H. Mori, A. Jonsson, Y. Sato, K. Yamagata, Y. Hinokio, H.Y. Wang, T.

Tanahashi, N. Nakamura, Y. Oka, N. Iwasaki, Y. Iwamoto, Y. Yamada, Y.

Seino, H. Maegawa, A. Kashiwagi, J. Takeda, E. Maeda, H.D. Shin, Y.M. Cho,

K.S. Park, H.K. Lee, M.C. Ng, R.C. Ma, W.Y. So, J.C. Chan, V. Lyssenko, T.

Tuomi, P. Nilsson, L. Groop, N. Kamatani, A. Sekine, Y. Nakamura, K.

Yamamoto, T. Yoshida, K. Tokunaga, M. Itakura, H. Makino, K. Nanjo, T.

Kadowaki, M. Kasuga (2008), "Variants in KCNQ1 are associated with

susceptibility to type 2 diabetes mellitus", Nat Genet, 40(9): pp. 1092-7.

114. Zimmet, P., K.G. Alberti, J. Shaw (2001), "Global and societal implications of

the diabetes epidemic", Nature, 414(6865): pp. 782-7.