lẬp kẾ hoẠch vÀ ngÂn sÁch Ứng phÓ vỚi biẾn ĐỔi khÍ … · kế hoạch đầu...

53
LP KHOCH VÀ NGÂN SÁCH NG PHÓ VI BIẾN ĐỔI KHÍ HU TẠI ĐỒNG BNG SÔNG CU LONG Theo dõi các mc tiêu ng phó biến đổi khí hu thông qua phân loi ngân sách

Upload: others

Post on 14-Jan-2020

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Theo dõi các mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu thông qua phân loại

ngân sách

Page 2: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

2

Danh mục các từ viết tắt

BMZ Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế Liên bang Đức

CA Phân bổ ngân sách theo cam kết

CC Biến đổi khí hậu

CCD Thực hiện đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu

CC&GG Biến đổi khí hậu & Tăng trưởng xanh

CCVI Chỉ số về Tính tổn thương với biến đổi khí hậu

CPEIR Đánh giá đầu tư và chi tiêu công cho biến đổi khí hậu

COP Hội nghị Paris

DAC Ủy ban hỗ trợ phát triển OECD

DARD Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

DFAT Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc

DoC Sở xây dựng

DoH Sở Y tế

DoLISA Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

DoNRE Sở Tài nguyên và Môi trường

DoST Sở Khoa học và Công nghệ

DoT Sở Giao thông vận tải

DPI Sở Kế hoạch đầu tư

EC Ủy ban Châu Âu

EU Liên minh Châu Âu

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GEAP Kế hoạch hành động về bình đẳng giới

GHG Khí nhà kính

GIZ Tổ chức hợp tác phát triển Đức

GoV Chính phủ Việt Nam

MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

MoC Bộ Xây dựng

MoF Bộ Tài chính

Page 3: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

3

MoNRE Bộ Tài nguyên và Môi trường

MoIT Bộ Công thương

MoT Bộ Giao thông vận tải

MRV Hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định

MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư

NCCS Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (Việt Nam)

NDC Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định

NTP Chương trình mục tiêu quốc gia

ICMP Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển

PEFA Đánh giá khung chi tiêu công

PG Chính sách và Quản trị

PM Thủ tướng chính phủ

PPC Ủy ban nhân dân tỉnh

SEDP Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội

SP-RCC Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu

ST Khoa học công nghệ

UNDP Chương trình phát triển liên hợp quốc

UNFCCC Công ước khung của liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu

USD Đô la Mỹ

VGGS Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh (Việt Nam)

Y1, 2, 3 Năm 1, 2, 3

Page 4: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

4

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt....................................................................................... 2

1. Thông tin chung…............................................................................................ 6

2. Từ Paris đến Đồng bằng sông Cửu Long – Thực hiện Chiến lược về Biến đổi khí hậu và Báo cáo………..…………...............................................................

8

2.1 Thỏa thuận Paris và Tăng cường tính minh bạch……………………….. 9

2.2 Ứng phó với Biến đổi khí hậu của Việt Nam ……………………………... 10

3. Phương pháp phân loại đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu ………………… 13

3.1 Phương pháp định danh khí hậu OECD-DAC …………………………... 15

3.2 Phương pháp phân loại CPEIR tại Việt Nam ..…………………………… 16

3.3 Nguồn ngân sách nào? Kế hoạch so với Công khai và Đầu tư so với Chi thường xuyên........................................................................................... 23

3.4 Các tiếp cận trong phân loại và hợp tác ở Đồng bằng Sông Cửu Long... 24

4. Cách phân loại sau khi thực hiện đối với kế hoạch ngân sách đầu tư tại vùng đồng bằng sông Cửu Long ....………………………………………………………... 26

4.1 Kết quả phân tích của 4 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long …..…………… 27

4.2 Tỉnh Cà Mau …..……………………………………………………………… 31

4.3 Tỉnh Bạc Liêu………………………………………………………………….. 35

4.4 Tỉnh Kiên Giang………………………………………………………………. 39

4.5 Tỉnh Sóc Trăng…...…………………………………………………………… 42

4.6 Tóm tắt các phát hiện mới và các kết luận liên quan đến các tỉnh của Đồng bằng Sông Cửu Long ..…………………………………………………… 45

5. Các bước tiếp theo và các khuyến nghị cho việc lập kế hoạch trong tương lai 47

Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………... 52

Page 5: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

5

Danh sách bảng

Bảng 1: Nhiệm vụ thực hiện Thỏa thuận Paris (NDC, 2016) 10

Bảng 2: Sự liên quan giữa các cách tiếp cận về biến đổi khí hậu hiện có của Việt Nam với các nhiệm

vụ NDC 11

Bảng 3: Phân loại và tiêu chí đánh giá CPEIR và CC&GG 18

Bảng 4: Hợp nhất tiêu chí trọng số với cách phân loại đầu tư 19

Bảng 5: Phân loại ngân sách cho biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013-2015 28

Bảng 6: Các khoản đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu của Cà Mau năm 2015 phân theo nguồn 32

Bảng 7: Các dự án đầu tư hàng đầu về ứng phó với biến đổi khí hậu của Cà Mau năm 2015 33

Bảng 8: Các khoản đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu của Bạc Liêu năm 2015 phân theo nguồn 36

Bảng 9: Các dự án đầu tư hàng đầu về ứng phó với biến đổi khí hậu của Bạc Liêu năm 2015 37

Bảng 10: Các khoản đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu của Kiên Giang năm 2015 phân theo nguồn 39

Bảng 11: Các dự án đầu tư hàng đầu về ứng phó với biến đổi khí hậu của Kiên Giang năm 2015 40

Bảng 12: Các khoản đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu của Sóc Trăng năm 2015 phân theo nguồn 42

Bảng 13: Các dự án đầu tư hàng đầu về ứng phó với biến đổi khí hậu của Sóc Trăng năm 2015 44

Page 6: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

6

1. THÔNG TIN CHUNG

Page 7: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

7

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh

hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy,

Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu tập trung xây

dựng các chiến lược phù hợp, chú trọng đến cả

giảm nhẹ lẫn thích ứng với biến đổi khí hậu. Là

quốc gia tham gia ký kết Thỏa thuận chung Paris

2015, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC)

của Việt Nam sẽ trở thành tâm điểm chú ý. Do đó

áp lực phải xác định được các cách tiếp cận một

mặt giúp đảm bảo tính minh bạch và kết nối giữa

chính sách với quá trình thực hiện, mặt khác giúp

giám sát dòng ngân sách liên quan cũng sẽ gia

tăng. Khảo sát này cố gắng làm rõ hơn câu hỏi làm

thế nào có thể theo dõi tốt hơn nguồn ngân sách

dành cho ứng phó biến đổi khí hậu và tiềm năng

kết nối nguồn ngân sách đó với các chiến lược. Do

mức độ phân cấp ở Việt Nam cao nên trọng tâm

của khảo sát này là đánh giá các khoản đầu tư

dành cho biến đổi khí hậu ở cấp tỉnh. Cuộc khảo

sát được thực hiện là một phần kết quả hợp tác

giữa Chính phủ Việt Nam (GoV), Bộ Hợp tác và

Phát triển Đức (BMZ), Bộ Ngoại giao và Thương

mại Úc (DFAT), trong khuôn khổ Chương trình

Quản lý Tổng hợp vùng ven biển (ICMP) do Tổ

chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) thực hiện tại

Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vùng cực nam

của Việt Nam, có khả năng dễ bị tổn thương trước

các tác động của biến đổi khí hậu và đặc trưng bởi

các hiện tượng thời tiết cực đoan như xói lở bờ

biển, xâm nhập mặn, hạn hán và lũ lụt. Với dân số

17 triệu người, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng

canh tác nông nghiệp quan trọng nhất cả nước,

cung cấp lương thực không chỉ cho thị trường

trong nước mà còn cho nhiều vùng thuộc khu vực

Châu Á.

Căn cứ vào hệ thống định danh Rio (Rio marker)

của OECD, phương pháp Đánh giá đầu tư và chi

tiêu công cho biến đổi khí hậu (CPEIR) của UNDP

nhằm phân loại các khoản đầu tư cho ứng phó với

biến đổi khí hậu đã được áp dụng. Kết quả 3 năm

hợp tác trong lĩnh vực này cho thấy 4 tỉnh ven

biển đã chi khoảng 20-30 triệu USD mỗi năm cho

các khoản đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo phương pháp phân loại CPEIR, một tỷ lệ lớn

các khoản đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí

hậu đạt mức độ phù hợp cao trong đó có tới

100% tổng số các khoản đầu tư riêng lẻ được

hạch toán cho các hoạt động thích ứng. Các khoản

đầu tư chủ yếu phản ánh tính dễ tổn thương của

các tỉnh trước tác động của nước biển dâng, lũ lụt,

xói lở và xâm nhập mặn. Do đó các khoản đầu tư

thích ứng hầu hết được lên kế hoạch chi cho xây

dựng đê, bảo vệ đê hoặc ngăn ngừa xâm nhập

mặn. Về mặt này, điểm nổi bật ở tất cả các tỉnh là

phần lớn nguồn ngân sách được phân bổ từ ngân

sách trung ương, nguồn vốn hỗ trợ chính thức

ODA, hoặc trái phiếu chính phủ. Do đó, các khoản

chi thực tế cho biến đổi khí hậu tại các tỉnh cao

như nhau được cho là do cùng thực hiện các chiến

lược và hành động ứng phó ở cấp trung ương.

Tính đến nay, các kết quả có được chỉ căn cứ vào

kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm

bảo chủ trương hướng đến thực hiện thỏa thuận

Paris, việc áp dụng quy trình mới nhằm lồng ghép

các phương pháp phân loại trong quá trình lập kế

hoạch hàng năm trên cơ sở phối hợp liên ngành

tại cấp tỉnh là rất cần thiết.

Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển (ICMP) là chương trình phát triển do chính phủ Úc, Đức và Việt Nam đồng tài trợ. Mục tiêu của Chương trình là hỗ trợ các cơ quan của Việt Nam chuẩn bị tốt hơn cho khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long trước sự thay đổi của môi trường và đặt nền móng cho tăng trưởng bền vững. Chương trình thực hiện các hoạt động trên sáu lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với nhau, đó là: nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ vùng ven biển, lâm nghiệp, lập kế hoạch và ngân sách, và quản lý nguồn nước.

Page 8: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

8

2. TỪ PARIS ĐẾN ĐỒNG BẰNG SÔNG

CỬU LONG – THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC VỀ

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Page 9: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

9

2.1 Thỏa thuận Paris và Tăng cường tính minh bạch

Từ giữa năm 2015, hầu hết các quốc gia đều tán

thành cơ chế quản trị khí hậu toàn cầu mới theo

Thỏa thuận chung Paris tại Hội nghị các bên tham

gia lần thứ 21 (COP 21). Theo Công ước khung về

Biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc (UNFCCC):

“(…) Mục tiêu của Thỏa thuận chung Paris là tăng

cường ứng phó với các mối đe dọa từ biến đổi khí

hậu toàn cầu thông qua việc giữ mức tăng nhiệt

toàn cầu trong thế kỷ này dưới 2 độ C so với thời

kỳ tiền công nghiệp và cố gắng giới hạn mức tăng

nhiệt ở 1,5 độ C. Ngoài ra, Thỏa thuận cũng nhằm

nâng cao khả năng ứng phó với tác động của biến

đổi khí hậu của các quốc gia. Nhằm đạt được các

mục tiêu tham vọng này, các dòng tài chính phù

hợp, khung kỹ thuật và tăng cường năng lực sẽ

được xây dựng, từ đó hỗ trợ hành động của các

quốc gia đang phát triển và các quốc gia dễ bị tổn

thương nhất theo mục tiêu của các quốc gia này.

Thỏa thuận cũng tăng cường tính minh bạch của

các hành động và hỗ trợ thông qua khung minh

bạch được củng cố hơn (UNFCCC, 2016).”

Sau khi được 126 nước thông qua, Thỏa thuận

Paris bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12/2016. Khác

với Nghị định thư Kyoto, thỏa thuận này không

ràng buộc theo luật quốc tế và nhấn mạnh cơ sở

tự nguyện thông qua việc thiết lập các khoản

Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Điều 3

của Thỏa thuận có nêu NDC phải mang tính tham

vọng và các quốc gia phải báo cáo UNFCCC 5 năm

một lần, bao gồm tiến độ các mục tiêu đề ra cho

mỗi kỳ báo cáo mới. Tuy nhiên, trái với bản thân

Thỏa thuận này, quy trình báo cáo lại được ràng

buộc về mặt pháp lý trong “khung minh bạch

được tăng cường đối với hành động và hỗ trợ”

như trong điều 13 của Thỏa thuận. Bên cạnh

kiểm kê phát thải và theo dõi tiến độ, khung minh

bạch cũng cung cấp những thông tin liên quan

đến tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Liên quan đến tài chính khí hậu, các nước phát

triển có trách nhiệm làm rõ những khoản đóng

góp của mình trong khi các nước đang phát triển

phải cung cấp thông tin về nhu cầu xây dựng năng

lực cũng như nhu cầu hỗ trợ tài chính và nguồn

tài chính được nhận (UNFCCC, 2015:17). Là một

quốc gia tham gia ký kết, các mục tiêu tham vọng

của Việt Nam đề ra trong NDC cũng sẽ là đối

tượng của quá trình báo cáo và khung minh bạch

được tăng cường đối với hành động và hỗ trợ. Do

đó, Việt Nam sẽ phải tuân thủ tiến độ và các mốc

quan trọng cho tới năm 2028 đã được quốc tế

thống nhất không chỉ trong việc xây dựng các

mục tiêu mà còn áp dụng các tiếp cận mới trong

việc xây dựng, và thực hiện hay đánh giá các hoạt

động.

Năm 2018, đối thoại toàn cầu của UNFCCC được

cho là nhằm rà soát các nỗ lực chung hiện có.

Đồng thời, các thể thức chung về thủ tục hay

hướng dẫn Đo đạc, Báo cáo và Thẩm định (MRV)

phải được xây dựng đến năm 2018 và được thông

qua vào năm 2020. Tới năm 2028, việc kiểm kê

bao gồm việc theo dõi tài chính và việc thực hiện

các cam kết mới sẽ được tiếp tục. Là một phần

trong lộ trình, sáng kiến xây dựng năng lực nhấn

mạnh i) tăng cường thể chế ở cấp trung ương

nhằm đạt được tính minh bạch hơn liên quan đến

các hoạt động theo ưu tiên của quốc gia, ii) cung

cấp công cụ và đào tạo nhằm thực hiện các quy

định nêu trong điều 13 của Thỏa thuận Paris,

cũng như iii) hỗ trợ cải thiện tính minh bạch theo

thời gian (UNFCCC, 2015:12).

Nói tóm lại, khi ký kết Thỏa thuận Paris, Việt Nam

sẽ cần phải điều chỉnh các thể thức MRV. Đến nay,

liên quan đến tài chính khí hậu, chỉ có điều 13 của

Thỏa thuận Paris ràng buộc nhiệm vụ báo cáo về

ngân sách phân bổ cho ứng phó biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, yêu cầu báo cáo về các nỗ lực thích

ứng và giảm phát thải cũng cho thấy nhu cầu

phân loại và theo dõi tài chính khí hậu trong

nước; do việc hoàn thiện các mục tiêu tham vọng

chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách công. Xem xét

thời gian thực hiện Thỏa thuận là đến năm 2028,

nhu cầu giám sát tiến độ và xây dựng các mục tiêu

tham vọng hơn theo thời gian cũng có nghĩa là chi

Page 10: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

10

tiêu công cho ứng phó biến đổi khí hậu phải được

tăng thêm.

2.2 Ứng phó với Biến đổi khí hậu của Việt Nam

Trong giai đoạn từ 1996-2015, Việt Nam được

đánh giá là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ

biến đổi khí hậu đứng thứ 8 trên thế giới với

thiệt hại trung bình mỗi năm là 0,62% GDP và là

quốc gia xảy ra nhiều hiện tượng khí hậu cực

đoan thứ 2 trên thế giới (206 vụ) (theo

Germanwatch, 2017:6). Tương tự, theo Chỉ số về

tính tổn thương với biến đổi khí hậu, Việt Nam

hiện được coi là một trong 30 “quốc gia cực rủi

ro” trên thế giới (VCCI, 2016). Các thảo luận về

biến đổi khí hậu, hệ quả và các tổn thương gây

ra đối với Việt Nam cũng đã tác động đến quá

trình xây dựng chính sách của quốc gia, từ đó

nhiều chiến lược, chính sách và kế hoạch hành

động nhằm ứng phó với các thách thức của biến

đổi khí hậu đã được chính phủ Việt Nam xây

dựng trong những năm gần đây. Các chiến lược

nổi bật nhất bao gồm Chiến lược quốc gia về

biến đổi khí hậu (NCCS) & Kế hoạch hành động

ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

được ban hành năm 2011, và Chiến lược quốc

gia về tăng trưởng xanh (VGGS) ban hành năm

2012. Các văn bản quy phạm pháp luật khác về

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Bảo vệ môi trường

đều phù hợp với các chiến lược quốc gia (NCCS

hoặc VGGS) và mang lại cơ hội phân bổ tài chính

từ trung ương cho quá trình thực hiện. Trong

hầu hết mọi trường hợp, đặc biệt liên quan đến

thích ứng và gần đây là giảm nhẹ. Kế hoạch hành

động ứng phó với biến đổi khí hậu và VGGS nêu

trên cũng được đưa về cấp tỉnh. 63 tỉnh thành

của Việt Nam là cấp hành chính thứ hai chịu

trách nhiệm và thực hiệnquản lý khoảng 70%

tổng ngân sách công của cả nước (Bộ KHĐT,

2015:36). Do đó, việc xây dựng và thực hiện các

chính sách quốc gia tại cấp tỉnh được ưu tiên

cao.

Những cách tiếp cận đang được áp dụng tại tất

cả các cấp của Việt Nam cũng đã mở đường cho

việc thúc đẩy nguyện vọng đóp góp thành công

cho COP 21 tại Paris của Việt Nam. Thật vậy,

theo Thỏa thuận Paris 2015, Việt Nam đã xây

dựng Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết

định (INDC). Sau khi thỏa thuận được thông qua

vào năm 2016, INDC đã bỏ đi chữ cái đầu tiên và

giờ là Đóng góp do quốc gia tự quyết định

(NDC). NDC và phụ lục “Kế hoạch Thực hiện

Thỏa thuận chung Paris” (2016) gồm danh mục

các nhiệm vụ bắt buộc, ưu tiên và khuyến khích

thực hiện cho đến năm 2020 và 2030 được coi là

triển vọng quan trọng nhất cho các hành động

của Việt Nam trong tương lai. Danh mục này có

tổng cộng 68 nhiệm vụ, được chia thành 5 lĩnh

vực như liệt kê trong bảng 1 dưới đây.

Các nhiệm vụ thực hiện Thỏa thuận Paris

1. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính 10 nhiệm vụ thực hiện đến năm 2020; 6 nhiệm vụ thực hiện đến năm 2030 (#1-16)

2. Thích ứng với biến đổi khí hậu 9 nhiệm vụ thực hiện đến năm 2020; 13 nhiệm vụ thực hiện đến năm 2030 (#17-38)

3. Chuẩn bị nguồn lực 13 nhiệm vụ (#39-51)

4. Thiết lập hệ thống công khai, minh bạch (MRV) 8 nhiệm vụ (#52-59)

5. Xây dựng và hoàn thiện chính sách, thể chế 9 nhiệm vụ (#60-68)

Bảng do tác giác xây dựng. Dựa trên phụ lục NDC của Việt Nam “Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris

Bảng 1: Nhiệm vụ thực hiện Thỏa thuận Paris (NDC, 2016)

Page 11: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

11

CHIẾN LƯỢC NHIỆM VỤ NDC

Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (NCCS)

#26 Hiện đại hóa hệ thống quan trắc và công nghệ dự báo khí tượng thủy văn; #27 Hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng và dân sinh; #28 Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch dân cư, cơ sở hạ tầng dựa trên kịch bản BĐKH #29 phòng chống thiên tai (lũ lụt,…) #38 Củng cố, nâng cấp các tuyến đê; kiểm soát xâm nhập mặn #40 Xây dựng, triển khai chương trình giảng dạy về BĐKH #65 Lồng ghép các vấn đề BĐKH và TTX vào trong các chính sách, quy hoạch, kế hoạch của các bộ, ngành và các tỉnh

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

#30 Quản lý tổng hợp tài nguyên nước #31 Quản lý rừng bền vững/rừng ven biển #32 Duy trì hợp lý và quản lý bền vững quỹ đất cho nông nghiệp #33 Phát triển sinh kế phù hợp với điều kiện BĐKH #34 Tăng cường hệ thống bảo hiểm rủi ro khí hậu #35 Thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái #36 …Quản lý tổng hợp dài ven bờ #37 Xây dựng các cơ sở hạ tầng đô thị chống chịu với tác động của BĐKH; các công trình cấp, chống ngập úng #66 Hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức

Luật phòng chống thiên tai #19 Đánh giá rủi ro và tính dễ tổn thương

MRV cho giảm nhẹ phát thải KNK #52- 57 thiết lập MRV cho các ngành có liên quan đến năm 2018

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu (NTP-RCC)

#21 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 (0.71 tỷ USD)

Chương trình hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu

#64 cập nhật khung chính sách ứng phó với BĐKH thuộc Chương trình SP-RCC 2020

Quyết định số 593 của Thủ tướng Chính phủ về điều phối liên kết vùng

#67 Tăng cường điều phối giải quyết các vấn đề liên vùng trong ứng phó với BĐKH.

(Bảng do tác giả xây dựng. Dựa trên phụ lục NDC của Việt Nam “Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris)

16 nhiệm vụ đầu tiên chủ yếu tập trung vào xây

dựng lộ trình và các thể thức nhằm đảm bảo việc

phân chia các giai đoạn giảm nhẹ phát thải khí

nhà kính trong tương lai, trước tiên là đến năm

2020, và trong trung hạn đến năm 2030 và các

năm sau đó. Mặc dù sự kết nối với VGGS có

vẻ rõ ràng, nhưng lĩnh vực đầu tiên vẫn chưa nêu

bật được các liên quan trực tiếp. 4 nhóm nhiệm

vụ còn lại cho thấy có sự liên quan rõ ràng với 8

chiến lược, kế hoạch hành động, luật và quyết

định của Thủ tướng chính phủ như được liệt kê

trong bảng 2 dưới đây.

Bảng 2: Sự liên quan giữa các cách tiếp cận về biến đổi khí hậu hiện có của Việt Nam với các nhiệm vụ NDC

Page 12: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

12

29 trong tổng số 68 nhiệm vụ NDC có gắn các cơ

sở pháp lý hiện hành ở cả cấp trung ương, cấp bộ,

ngành và cấp tỉnh của Việt Nam. Tính liên kết

giữa Thỏa thuận Paris và NDC của Việt Nam

không chỉ tập trung vào cam kết của quốc gia đối

với đóng góp toàn cầu, mà còn nhấn mạnh tính

phù hợp của các cách tiếp cận hiện hành của quốc

gia về ứng phó với biến đổi khí hậu. Thậm chí Kế

hoạch hành động về ứng phó với biến đổi khí hậu

cấp tỉnh và Kế hoạch hành động về tăng trưởng

xanh cấp tỉnh cũng như các nguồn ngân sách của

Chương trình mục tiêu quốc gia được giải ngân ở

cấp tỉnh đều cho thấy có liên quan đến thỏa thuận

toàn cầu. Mối liên kết này làm phát sinh nhu cầu

giám sát và đánh giá quá trình thực hiện cũng

như theo dõi ngân sách có liên quan ở tất cả các

cấp và từ các nguồn khác nhau. Do đó, cần nêu bật

nhiệm vụ NDC số 60 “Xây dựng các Báo cáo ngân

sách cho ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và

tăng trưởng xanh (TTX) phục vụ đánh giá nỗ lực

toàn cầu định kỳ năm 2018, 2023, 2028”. Mặc dù

vẫn chưa có quyết định hay chính sách nào về

nhiệm vụ này, nhưng Bộ Kế hoạch đầu tư (KHĐT)

cùng với Bộ Tài chính sẽ chủ trì thực hiện nhiệm

vụ. Do đó, khảo sát này, với mục tiêu là theo dõi

và phân loại các khoản đầu tư ứng phó với biến

đổi khí hậu ở cấp tỉnh, được xem như là đóng góp

đầu tiên cho việc thiết lập một hệ thống rõ ràng,

minh bạch.

Các chương tiếp theo sẽ tập trung nhiều hơn vào

các phương pháp và thực tiễn áp dụng nhằm theo

dõi và phân loại các khoản chi cho ứng phó biến

đổi khí hậu.

Page 13: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

13

3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ

ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Page 14: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

14

Kể từ Công ước Rio năm 1990, các quốc gia trên

toàn thế giới đã xây dựng chiến lược về biến đổi

khí hậu và phân bổ các khoản chi công tương

ứng, xác định nguồn viện trợ cho các nước đang

phát triển, để thiết lập cơ chế khuyến khích hoặc

xây dựng hệ thống luật về giảm phát thải khí nhà

kính hay hỗ trợ giảm khả năng tổn thương trước

biến đổi khí hậu của địa phương, ví dụ như phát

triển cơ sở hạ tầng. Mặc dù Bộ môi trường là cơ

quan chịu trách nhiệm chính ở trong nước

nhưng trong các cuộc đàm phán quốc tế về biến

đổi khí hậu, và đặc biệt là trong quá trình xây

dựng các chiến lược dài hạn và trung hạn, phần

lớn những khoản chi công lại thuộc trách nhiệm

của các bộ, ngành và các cơ quan nhà nước khác.

Trên thực tế, biến đổi khí hậu thường là một vấn

đề xuyên suốt và có tác động như nhau đến cả

khối tư nhân và nhà nước. Liên quan đến biến

đổi khí hậu, bộ môi trường là cơ quan quản lý và

chịu trách nhiệm xây dựng luật, luật này tất

nhiên có ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, như

các hộ gia đình và cả các doanh nghiệp lớn và

nhỏ. Giảm phát thải khí nhà kính từ những nhà

phát thải tư nhân cũng có thể được quy định

trong các chính sách và luật về môi trường. Do

đó, vấn đề đặt ra ở đây là việc thiết lập hệ thống

MRV theo dõi các dòng ngân sách dành cho ứng

phó biến đổi khí hậu có khó khăn gì? Do giảm

nhẹthiểu và thích ứng phản ánh các lĩnh vực

công như năng lượng, giao thông vận tải, xây

dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo vệ vùng

bờ, nên rất nhiều các cơ quan nhà nước thường

là ở trung ương và cấp vùng có liên quan và do

đó chịu trách nhiệm về các khoản chi. Và không

có dòng ngân sách riêng dành cho giảm nhẹthiểu

và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra,

nhiều quốc gia có chính quyền tiểu vùng mạnh

hơn cũng có quyền tự chủ về tài chính để quyết

định về việc sử dụng các nguồn lực công. Như đã

đề cập ở chương 2, ước tính 70% tổng chi phí

của nhà nước có liên quan đến biến đổi khí hậu

ở Việt Nam được thực hiện tại cấp tỉnh.

Hiệu quả của các công ước và thỏa thuận quốc tế

như Thỏa thuận chung Paris 2015 cơ bản phụ

thuộc vào các khoản đóng góp của quốc gia,

thông qua một số chiến lược và kế hoạch hành

động như NDC, Chương trình hành động thích

ứng quốc gia (NAP) hay Chương trình hành động

về Tăng trưởng xanh. Do đó, việc theo dõi các

khoản chi không chỉ là nhu cầu của quốc gia

nhằm giám sát các nỗ lực trong nước mà còn là

yêu cầu mang tính toàn cầu nhằm chứng minh

các khoản chi công cho thực hiện các mục tiêu

quốc tế đã thống nhất.

Là một vấn đề xuyên suốt có liên quan đến nhiều

cơ quan trung ương và các bộ, ngành khác nhau

như đã đề cập ở trên, nhưng đây lại là một

nhiệm vụ không hề đơn giản. Điều đáng lưu ý là

hiện vẫn chưa có bất kỳ phương pháp nào được

thống nhất trên toàn thế giới có thể đánh giá

chính xác tỷ lệ chi cho giảm nhẹ và thích ứng

biến đổi khí hậu. Một số phương pháp phân loại

các khoản chi tiêu cho ứng phó với biến đổi khí

hậu đã được giới thiệu và áp dụng tại các quốc

gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Các phương

pháp của OECD-DAC, EU, Ngân hàng thế giới và

UNDP được tổng hợp ở những phần dưới đây

được cho là phù hợp với mục tiêu của UNFCCC.

Page 15: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

15

3.1 Phương pháp định danh khí hậu OECD-DAC

Từ năm 1998, Ủy ban hỗ trợ phát triển của OECD

(DAC) đã theo dõi các khoản viện trợ nhắm đến

mục tiêu của Công ước Rio 1992. Do đó các mục

tiêu này cũng được gọi là “Rio Marker”. Năm

2009, OECD DAC đã phê duyệt hệ thống định

danh hay phân loại mới phục vụ cho việc theo dõi

viện trợ của chính phủ cho các nước đang phát

triển nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí

hậu. Từ đó, ý tưởng chung là nhằm chỉ ra mối

tương quan giữa các các khoản chi viện trợ và các

mục tiêu chính sách về khí hậu của nhà tài trợ. Từ

năm 2014, Nhóm công tác chung

ENVIRONET/WP-STAT của OECD đã phối hợp cải

tiến Rio Marker theo các số liệu thống kê tài chính

hiện có về môi trường và phát triển. Các mục tiêu

chính gồm i) tính nhất quán khi sử dụng Rio

Marker, ii) thúc đẩy hợp tác giữa OECD và các

Ngân hàng phát triển, trong đó có hợp tác trong

chia sẻ dữ liệu, iii) xây dựng phương án cụ thể

phục vụ lượng hóa các tiêu chí khí hậu, và iv) thúc

đẩy sử dụng phương pháp phân loại của OECD

như là tham chiếu toàn cầu cho MRV quốc tế và

báo cáo về khí hậu (OECD, 2014).

Hình 1 dưới đây giải thích cách sử dụng hệ thống

tính điểm các tiêu chíđịnh danh khí hậu của

OECD. Hệ thống định danh được chia thành 3

hạng mục hoặc giá trị chính: “mục tiêu hoàn toàn

liên quan (2)”, “mục tiêu liên quan đáng kể (1)”,

và “mục tiêu không liên quan tới chính sách (0)”

(OECD, 2011:5)

Q1. Mục tiêu được nêu trong văn kiện dự án/chương trình là gì? Q2. Có mục tiêu nào phù hợp với “Tiêu chí về tính hợp lệ” của hệ thống định danh khí hậu không? Có Không Q3. Hoạt động có được thực hiện nếu không có mục tiêu này?

Không Có

2 Hoàn toàn liên quan 1 Liên quan đáng kể 0 Không liên quan

Hình 1: Hệ thống tính điểm các định danh khí hậu của OECD

Page 16: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

16

Định danh “hoàn toàn liên quan (2)” đạt được

khi các mục tiêu UNFCCC được hoàn toàn thúc

đẩy và có bằng chứng chứng minh, trong khi đó

định danh “liên quan đáng kể (1)” đạt được nếu

khoản đầu tư hay hoạt động có mục tiêu chính

khác nhưng cũng góp phần giải quyết vấn đề về

biến đổi khí hậu. Do đó, cần phải đánh giá mục

tiêu chính của mỗi khoản đầu tư trước và xác

định xem liệu mục tiêu này có phù hợp với các

tiêu chí của hệ thống định danh hay không. Nếu

câu trả lời là có thì định danh “hoàn toàn liên

quan” hoặc “liên quan đáng kể” mới được áp

dụng. Các hoạt động hỗ trợ ngăn ngừa/kiểm soát

lũ lụt không nhất thiết đáp ứng câu trả có về mặt

thích ứng BĐKH. Tuy nhiên, các hoạt động tăng

cường khả năng phòng ngừa/kiểm soát lũ lụt mà

đóng góp cụ thể cho mục tiêu thích ứng với biến

đổi khí hậu thì có thể liên quan đáng kể hoặc

hoàn toàn liên quan. Ví dụ:

“Phục hồi chức năng của các đồng bằng ngập lũ

kết hợp với quy hoạch sử dụng đất hiệu quả cho

các vùng đầu nguồn và đất ngập nước từ đó

giảm khả năng ảnh hưởng trước lũ lụt và cải

thiện tính sẵn có của nguồn nước tại các khu

vực khan hiếm nguồn nước/hoặc có mô hình

lượng mưa thay đổi.

Các biện pháp kiểm soát lũ lụt tại những khu

vực đang ngày càng nhạy cảm với lũ (ví dụ như

đóng cửa sông, xây dựng đê điều hoặc các biện

pháp bảo vệ) – có xem xét các tác động môi

trường tiềm năng của những biện pháp này

(OECD, 2011:11)”

Như đã đề cập ở trên, cần nhấn mạnh lại rằng

hiện vẫn chưa có phương pháp đánh giá nào

được thống nhất trên toàn thế giới. Do đó, kết

quả đánh giá tỷ lệ các khoản chi dành cho thích

ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu vẫn còn mang

tính chủ quan và chưa chính xác.

Ngoài OECD – DAC, Ủy ban Châu Âu cũng đã

thông qua biện pháp đánh giá các khoản chi dự

kiến dành cho biến đổi khí hậu với mục tiêu

dành ít nhất 20% ngân sách của EU cho biến đổi

khí hậu, tổng cộng là hơn 200 tỷ EUR. Tuy nhiên,

phải nhấn mạnh rằng các nỗ lực phân loại ngân

sách trong cả hai trường hợp (OECD và ủy ban

EU) chỉ nhắm đến các khoản ngân sách đầu tư.

OECD-DAC phản ánh các khoản chi ODA, hầu hết

là trong các chương trình tài chính và kỹ thuật

trong khi Ủy ban Châu Âu theo dõi tất cả các

khoản ngân sách đầu tư thuộc Quỹ đầu tư và xây

dựng Châu Âu (ESIF). Tuy nhiên, biện pháp đánh

giá này đã được phổ biến rộng rãi qua việc sử

dụng của OECD và Ủy ban Châu ÂU. Mặc dù số

liệu không cho phép định lượng chính xác nhưng

cho biết liệu các mục tiêu chính sách có được

tuân thủ hay không. Trước khi tìm hiểu cụ thể

hơn về phân loại ngân sách định kỳ và đầu tư ở

tiểu mục 3.3, tiểu mục 3.2 sẽ làm rõ các thảo

luận về phương pháp phân loại ở Việt Nam và

việc áp dụng phương pháp phân loại rà soát đầu

tư và chi tiêu công cho biến đổi khí hậu (CPEIR).

3.2 Phương pháp phân loại CPEIR tại Việt Nam

Rà soát đầu tư và chi tiêu công cho Biến đổi khí

hậu (CPEIR) là phương pháp báo cáo do UNDP và

Bộ Tài chính hoặc Bộ Kế hoạch tại các quốc gia

Châu Á khởi xướng. Giai đoạn từ năm 2013 –

2016, nhiều quốc gia thuộc Châu Á Thái Bình

Dương chính thức công bố báo cáo, trong đó chủ

yếu phân tích cơ cấu thể chế ở cấp trung ương,

tính phù hợp so với các chính sách khí hậu và kết

quả thí điểm phân loại các khoản chi dành cho

giảm nhẹ và chống chịu khí hậu. Báo cáo CPEIR

của Việt Nam được phê duyệt năm 2015, trong đó

có phân tích về các bộ ngành được lựa chọn như

Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(NN&PTNT), Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận

tải cũng như ba tỉnh thí điểm.

So với báo cáo CPEIR của các quốc gia khác, Việt

Nam cũng xác định phương pháp luận nhằm i) rà

soát các khoản đầu tư cũng như tổng hợp báo cáo,

và ii) đánh dấu và theo dõi các khoản chi, sử dụng

những hệ số khác nhau để tính toán và phân loại

Page 17: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

17

một cách có hệ thống các khoản chi, giúp phân

biệt rõ hơn những khoản chi liên quan đến biến

đổi khí hậu theo các chính sách và ưu tiên như

được tình bày ở phần 4.

Tương tự hệ thống tính điểm của OECD được

trình bày ở trên, báo cáo CPEIR cũng tuân theo hệ

thống 3 bước, trong đó mục tiêu và kết quả trong

danh mục đầu tư được đánh giá theo tính phù

hợp, sử dụng các tỷ lệ phần trăm khác nhau. Cuối

năm 2016, tiêu chí và trọng số đánh giá của

phương pháp CPEIR đã được điều chỉnh vì hai lý

do. Một mặt, việc sử dụng các trọng số được cho

là đã được đơn giản hóa, mặt khác việc tập trung

nhiều hơn vào thích ứng và Tăng trưởng xanh rõ

ràng phù hợp với các chiến lược về biến đổi khí

hậu của Việt Nam. Bảng 3 dưới đây liệt kê và so

sánh các loại trọng số và tiêu chí liên quan. Dòng

màu sẫm là phương pháp CPEIR ban đầu, được

chia thành 5 nhóm: “hoàn toàn phù hợp (100%),

“mức độ phù hợp cao (75-99%)”, “mức độ phù

hợp trung bình (50-74%)”, “mức độ phù hợp thấp

(25-49%)”, và “mức độ phù hợp rất thấp (1-

24%)”. Cột màầu trắng ở giữa là phương pháp

mới được điều chỉnh có tên gọi là “Biến đổi khí

hậu và Tăng trưởng xanh (CC&GG). Sự khác nhau

ở đây là tiêu chí đánh CC&GG không chi tiết như

tiêu chí đánh giá của CPEIR, với chỉ hai nhóm

chính. Tương tự như phương pháp CPEIR, ở đây

nhóm I là các dự án có mức chi liên quan đến biến

đổi khí hậu là 100%. Nhóm II là các dự án có mức

chi dưới 100% và được phân loại cụ thể hơn theo

mức độ phù hợp cao (H), trung bình (M) và thấp

(L). H là từ 51-99%, M là 50% và L là dưới 50%.

Page 18: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

18

CPEIR/ CC&GG

NHÓM

CHI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TIÊU CHÍ

CPEIR

Hoàn toàn phù hợp

100%

Các dự án hoặc (i) nêu rõ mục tiêu chính là biến đổi khí hậu, hoặc (ii) hoàn toàn phục vụ việc mang lại các lợi ích liên quan đến biến đổi khí hậu, hoặc (iii) thuộc chương trình dành riêng cho BĐKH của Chính phủ (ví dụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH). Các dự án có thể thỏa mãn một hay nhiều tiêu chí đều đủ tiêu chuẩn để xếp vào nhóm này.

CC&GG Nhóm I 100%

Các dự án hoặc (i) có mục tiêu chính là biến đổi khí hậu hoặc giảm phát thải KNK, hoặc (ii) mang lại các kết quả/lợi ích cụ thể trực tiếp góp phần vào các lợi ích về Giảm nhẹ hoặc Thích ứng với biến đổi khí hậu, hoặc (iii) thuộc chương trình dành riêng cho BĐKH của chính phủ, các mục tiêu về tăng trưởng xanh hoặc phát triển bền vững (ví dụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH). Các dự án có thể thỏa mãn một hay nhiều tiêu chí đều đủ tiêu chuẩn để xếp vào nhóm này.

CPEIR Mức độ phù hợp cao

75-99%

Các dự án có (i) một hoặc nhiều mục tiêu chính nhằm tăng cường khả năng chống chịu BĐKH hoặc giảm nhẹ, hoặc (ii) tạo kết quả đáng kể và cụ thể về tăng cường khả năng chống chịu BĐKH hoặc có tác động giảm nhẹ. Các dự án có thể thỏa mãn một hay cả hai tiêu chí đều đủ tiêu chuẩn để xếp vào nhóm này.

CC&GG Nhóm II Ít hơn 100% Các dự án có liên quan đến biến đổi khí hậu – tăng trưởng xanh ở các mức độ nhất định (H, M, L); mức độ phù hợp được xác định dựa vào mục tiêu và nội dung của các hợp phần dự án

CC&GG Nhóm II.1 H: 51-99%

Các dự án có (i) ít nhất một mục tiêu tăng cường chống chịu khí hậu hoặc giảm phát thải KNK, hoặc (ii) tạo kết quả đáng kể và cụ thể về tăng cường khả năng chống chịu BĐKH hoặc có tác động giảm nhẹ. Các dự án có thể thỏa mãn một hay cả hai tiêu chí đều đủ tiêu chuẩn để xếp vào nhóm này

CPEIR Mức độ phù hợp trung bình

50-74%

Các dự án (i) có mục tiêu thứ cấp liên quan đến tăng cường khả năng chống chịu BĐKH hoặc có tác động giảm nhẹ, hoặc (ii) có một số kết quả liên quan đến tăng cường khả năng chống chịu BĐKH hoặc có tác động giảm nhẹ, hoặc (iii) các chương trình hỗn hợp với nhiều hoạt động không dễ tách biệt nhưng bao gồm ít nhất một số hoạt động tăng cường khả năng chống chịu BĐKH hoặc có tác động giảm nhẹ. Các dự án có thể thỏa măn một hay nhiều tiêu chí đều đủ tiêu chuẩn để xếp vào nhóm này.

CC&GG Nhóm II.2 M: 50%

Các dự án hoặc (i) có mục tiêu thứ cấp liên quan đến tăng cường khả năng chống chịu BĐKH hoặc có tác động giảm nhẹ, hoặc (ii) các chương trình hỗn hợp với nhiều hoạt động không dễ tách biệt nhưng bao gồm ít nhất một số hoạt động tăng cường khả năng chống chịu BĐKH hoặc có tác động giảm nhẹ. Các dự án có thể thỏa măn một hay nhiều tiêu chí đều đủ tiêu chuẩn để xếp vào nhóm này.

CC&GG Nhóm II.3 L: dưới 50%

Các dự án có (i) mục tiêu sơ cấp hoặc thứ cấp hoặc kết quả/đầu ra không liên quan đến thúc đẩy khả năng thích ứng hay giảm nhẹ BĐKH nhưng có các hoạt động có thể mang lại lợi ích gián tiếp trong lĩnh vực thích ứng hoặc giảm nhẹ, hoặc (ii) các hoạt động gián thiếp hoặc có liên quan về mặt lý thuyết đến khả năng chống chịu BĐKH, ngay cả khi các lợi ích từ việc ứng phó BĐKH không được chỉ rõ trong mục tiêu hay kết quả dự án.

CPEIR Mức độ phù hợp thấp

25-49% Các dự án bao gồm các hoạt động thể hiện lợi ích gián tiếp về thích ứng hay giảm nhẹ, nhưng lợi ích về ứng phó biến đổi khí hậu không được nêu rõ trong mục tiêu hoặc kết quả dự án.

CPEIR Mức độ phù hợp rất thấp

1-24% Các dự án bao gồm các hoạt động chỉ liên quan gián tiếp hoặc về lí thuyết có liên quan tới khả năng chống chịu BĐKH, mặc dù lợi ích về ứng phó biến đổi khí hậu không được nêu rõ trong mục tiêu hoặc kết quả dự án

(Tổng hợp từ sổ tay hướng dẫn phương pháp CPEIR 2015 và phương pháp đánh giá được điều chỉnh mới năm 2016)

Bảng 3: Phân loại và tiêu chí đánh giá CPEIR và CC&GG

Page 19: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

19

Việc liên kết các khoản đầu tư không chỉ với tiêu

chí phân loại (theo tỷ lệ phần trăm) mà còn với

phương pháp phân loại là yếu tố giúp hoàn thiện

phương pháp luận. Bảng 4 dưới đây trình bày

phương pháp phân loại CPEIR, gồm ba trụ cột là

PG (Chính sách và Quản trị), ST (Khoa học và Kỹ

thuật), và CCD

(Thực hiện đầu tư cho biến đổi khí

hậu). Cả ba trụ cột này nằm ở cột ngoài cùng bên

trái, và được chia nhỏ hơn thành một số hạng

mục trong đó có đưa ra ví dụ cụ thể. Hai cột bên

phải là các trọng số hoặc hệ số có liên quan căn cứ

vào phương pháp phân loại CPERI trước đó và

các hệ số CC&GG mới điều chỉnh ở cột ngoài cùng

bên phải.

Nhóm Nhiệm vụ Đầu tư cấp tỉnh Hệ số CPEIR Hệ số CC&GG

Chính sách & Quản

trị (PG)

PG 1: Khung quốc gia thích ứng và giảm nhẹ rủi ro

PG 1.1 Xây dựng hướng dẫn thích ứng BĐKH và quy định kỹ thuật

Ví dụ Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cấp tỉnh

PG 1.2 Xây dựng/Điều chỉnh chính sách ứng phó với BĐKH

PG 1.3 Quản lý và theo dõi việc thực hiện các chính sách thích ứng

Ví dụ phân loại ngân sách

PG 2: Khung chính sách giåm nhẹ quốc gia thống nhất và toàn diện

PG 2.1 Xây dựng chính sách, thuế và cơ cấu khuyến khích năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng và ít phát thải KNK

Ví dụ căn cứ vào Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh cấp tỉnh

PG 2.2 Phát triển kế hoạch ngành và điều phối thực hiện giữa các vụ/sở, các doanh nghiệp và các tỉnh

Ví dụ Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới và Nhạy cảm với BĐKH cấp tỉnh

PG 2.3 Quản lý và theo dõi việc thực hiện các chính sách giảm nhẹ

Theo dõi việc thực hiện Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh cấp tỉnh

PG 3: Đánh giá tác động của Kế hoạch hành động

PG 3.1 Hành động và Kế hoạch ngành

PG 3.2 Đánh giá tác động của BĐKH

PG 3.3 Xây dựng năng lực của BĐKH

Ví dụ hội thảo tăng cường năng lực

PG 4: Khung luật pháp để thực hiện các chính sách BĐKH

PG 4.1 Các công cụ giảm nhẹ Ví dụ xây dựng Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh cấp tỉnh

Bảng 4: Hợp nhất tiêu chí trọng số với cách phân loại đầu tư

Page 20: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

20

PG 4.2 Các công cụ thích ứng Ví dụ điều chỉnh Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH

PG 4.3 Các công cụ thích ứng và giảm nhẹ

PG 5: Hợp tác quốc tế, tăng cường hiệu quả đầu tư cho BĐKH

PG 5.1 Tăng cường hợp tác

PG 5.2 Quản lý hiệu quả và điều phối đầu tư trong và ngoài nước

Ví dụ thông qua phân loại ngân sách đầu tư

Năng lực khoa học, kỹ thuật và xã hội (ST)

ST 1: Phát triển khoa học và công nghệ thành cơ sở hình thành chính sách

ST 1.1 Xây dựng thông tin và cơ sở dữ liệu

Ví dụ xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai

ST 1.2 Hệ thống cảnh báo sớm

ST 1.3 Tăng cường nguồn gen và sinh học

ST 1.4 Điều tra và đánh giá tác động của BĐKH

ST 1.5 Kỹ thuật áp dụng nhằm tăng suất sử dụng năng lượng

ST 2: Nâng cao nhận thức về BĐKH

ST 2.1 Tăng cường năng lực nhận thức về BĐKH trong giáo dục

Ví dụ xây dựng chương trình

ST 2.2 Giáo dục sau đại học

ST 3: Xây dựng năng lực cộng đồng để ứng phó với BĐKH

ST 3.1 Hỗ trợ xây dựng sinh kế cho cộng đồng

ST 3.2 Năng lực của cả cộng đồng trong ứng phó với BĐKH

Chương trình xây dựng năng lực ứng phó BĐKH

1-24%; 25-49%

Dưới 50%

Thực hiện các kết quả ứng phó vớI BĐKH (CCD)

CCD 1: Tài nguyên thiên nhiên

CCD 1.1 Bảo vệ bờ biển và đê ven biển

Xây dựng đê 75-99% Dưới 100%

Phục hồi đê 100% 100%

Hàng rào chắn sóng/rọ đá

100% 100%

Page 21: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

21

Phục hồi rừng ngập mặn 100% 100%

Cửa cống 75-99% (87%) 51-99%

Tài nguyên ven biển 50% (chưa rõ) 50%

CCD 1.2 Xâm nhập mặn

Các chương trình phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn/thủy lợi, xây dựng cống và sản xuất lúa thay thế

100% 100%

CCD 1.3 Thủy lợi Các hệ thống thủy lợi 50-74% (67%) 51-99%

CCD 1.4 Đê sông và kè biển Xây dựng đê sông 75-99% (87%) 51-99%

Kênh/kè sông 75-99% (87%) 51-99%

Kè đô thị 75-99% (87%) 51-99%

Nạo vét kênh mương 25-49% (37%) Dưới 50%

CCD 1.5 Chất lượng và cung cấp nước

Hồ chứa nước ngọt 100% Dưới 100%

Cung cấp nước ngọt/nước sạch

100% Dưới 100%

CCD 1.6 Phát triển nông thôn và an ninh lương thực

Các Chương trình Phát triển nông thôn và an ninh lương thực

Chưa rõ (10%) Dưới 50%

CCD 1.7 Phát triển rừng Phòng chống cháy rừng 25-49% (37%) Dưới 50%

(Bảo vệ) Phục hồi rừng 100% Dưới 100%

Chăm sóc rừng 75-99% 51-99%

Thiết bị bảo vệ rừng 50-74% (50%) 51-99%

CCD 1.8 Đánh bắt cá & Thủy sản

Thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản

50-74% (67%) 51-99%

CCD 1.9 Đa dạng sinh học & Bảo tồn

Ví dụ các dự án giống cây trồng

50-74% (50%) 51-99%

CCD 2: Khả năng thích ứng với BĐKH của xã hội

CCD 2.1 Y tế công Các dự án hỗ trợ y tế (gắn với BĐKH)

1-24% (12%) Dưới 50%

CCD 2.2 Giáo dục và Bảo trợ xã hội

Các dự án giáo dục (gắn với BĐKH)

1-24% Dưới 50%

CCD 2.3 Tính chống chịu của các khu vực thành phố

Trường học, tòa nhà điều hành, nghĩa trang (ví dụ chống chịu BĐKH)

1-24% Dưới 50%

San lấp mặt bằng xây dựng (chống chịu BĐKH)

25-49% (Chưa rõ)

Dưới 50%

Tái định cư (phù hợp với với BĐKH)

(Chưa rõ) 75-99%

51-99%

Hỗ trợ xây nhà ở chống chịu khí hậu

25-49% Dưới 50%

Page 22: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

22

CCD 2.4 Giao thông Đường, phố chống chịu khí hậu

1-24%; 25-49%

Dưới 50%

Đường xá và tiêu thoát nước

25-49% Dưới 50%

CCD 2.5 Quản lý và xử lý chất thải

Xử lý nước thải 25-49% (Chưa rõ)

Dưới 50%

Xử lý chất thải rắn 1-24% Dưới 50%

CCD 2.6 Cơ sở hạ tầng chuyên biệt chống chịu thiên tai

Ví dụ khi tránh trú bão 100% Dưới 100%

CCD 2.7 Tăng cường giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Các chương trình giảm thiêu rủi ro thiên tai

75-99% 51-99%

CCD 3: Doanh nghiệp và sản xuất

CCD 3.1 Sản xuất năng lượng

CCD 3.2 Hiệu quả năng lượng

CCD 3.3 Cơ sở hạ tầng và xây dựng

CCD 3.4 Công nghiệp và Thương mai

CCD 3.5 Du lịch Các dự án đầu tư du lịch (Có liên quan đến BĐKH)

Chưa rõ Dưới 50%

(Tổng hợp từ Báo cáo CPEIR của Việt Nam, 2015)

Tuy nhiên, trong bảng này chỉ đánh giá tỷ lệ phần

trăm đối với các ví dụ phù hợp được thí điểm

thực hiện tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Từ bảng này, có thể thấy rằng hạng mục chính liên

quan đến các khoản đầu tư cho khí hậu ở cấp tỉnh

là CCD. Trên tất cả, hiện đã có thể kết nối trực tiếp

phương pháp phân loại này với NDC của Việt

Nam. Bảng 2 (Chương 2) cho thấy, 24 trong tổng

số 68 nhiệm vụ NDC trực tiếp có liên quan đến các

chiến lược quốc gia, luật hoặc Chương trình mục

tiêu quốc gia (NTPs).

Rõ ràng cả hai hệ thống phân loại đều có lỗ hổng.

Trong khi phương pháp phân loại của OECD-DAC

có ưu điểm là đơn giản và dễ áp dụng hơn, thì

phương pháp CPEIR và CC &GG cho số liệu chính

xác hơn. Mặc dù sử dụng các hệ số khác nhau,

nhưng tiêu chí về tính liên quan của các khoản chi

với những lĩnh vực can thiệp về biến đổi khí hậu

lại như nhau. Tuy nhiên, cả hai phương pháp đều

có nhược điểm cần khắc phục và trong một số

trường hợp đòi hỏi phải có đánh giá chi tiết.

Phương pháp của OECD-DAC chủ yếu căn cứ vào

quyết định về việc các khoản đầu tư hoàn toàn,

một phần hay không liên quan đến biến đổi khí

hậu. Mặt khác, phương pháp CPEIR/CC & GG của

Việt Nam lại gồm 3 trụ cột chính và các hạng mục

có liên quan. Phương pháp phân loại này giúp xác

định các lĩnh vực đầu tư được giao cho từng bộ,

ngành và các cơ quan nhà nước. Tất nhiên,

phương pháp phân loại CPEIR/ CC&GG có đề xuất

sử dụng tỷ lệ phần trăm hay phạm vi tỷ lệ phần

trăm thể hiện mức độ phù hợp của các khoản đầu

tư cho biến đổi khí hậu. Ví dụ Nhiệm vụ “Thực

hiện các kết quả ứng phó với biến đổi khí hậu”

(CCD 1.1) về “Bảo vệ bờ biển và đê ven biển” có

hệ số là 100%. Cần lưu ý rằng các nước thuộc EU

Page 23: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

23

hay OECD đánh giá mức độ phù hợp của chi phí

nâng cấp hoặc cải tạo đê (ví dụ cao 30 cm so với

mực nước biển) là 100%.

Theo CPEIR/CC &GG tỷ lệ hoàn hảo này chỉ đạt

được khi:

Các dự án hoặc (i) có mục tiêu chính là biến đổi

khí hậu hoặc giảm phát thải KNK, hoặc (ii) mang

lại các kết quả/lợi ích cụ thể trực tiếp góp phần

vào các lợi ích về thích ứng hoặc giảm nhẹthiểu

đến biến đổi khí hậu, hoặc (iii) thuộc chương

trình dành riêng cho BĐKH của chính phủ, các

mục tiêu về tăng trưởng xanh hoặc phát triển bền

vững (ví dụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng

phó BĐKH) (Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2015:55).

Thực tế, hầu hết đê ở Đồng bằng sông Cửu Long

đều không thể so sánh với đê ở Hà Lan hay Đức.

Nhiều tuyến đường biển hoặc không có đê hoặc

không được thiết kế để có thể trụ được trong

khoảng thời gian dài hơn và đặc biệt không

chống chịu được các tác động của biến đổi khí

hậu. Ngoài ra, hệ thống đường thủy nội địa rộng

lớn, hoạt động thủy lợi và tình trạng gia tăng dân

số trong thế kỷ qua làm cho việc bảo vệ vùng bờ

Đồng bằng sông Cửu Long trở thành “các công

trình của Penelope”, dự án không có hồi kết

(Biggs, 2012:82). Do vậy, tất cả các ví dụ thuộc

hạng mục CCD 1.1 được đánh giá là 100% phần

lớn do các hoạt động can thiệp và đầu tư có tính

liên tục.

Một kết luận quan trọng khác được rút ra là một

sự khác biệt nhỏ của các hệ số có thể mang lai

rủi ro hơn trong việc làm mờ hoặc thậm chí thao

túng hay đánh bóng các kết quả. Mặt khác, các hệ

số với phổ rộng không đòi hỏi nhiều chuyên môn

để có thể áp dụng được toàn bộ cách tiếp cận

(đặc biệt là ở cấp địa phương hay cấp tỉnh)

nhanh hơn rất nhiều (ví dụ trong quá trình lập

kế hoạch ngân sách hàng năm) không phải dựa

vào kinh nghiệm trong quá khứ.

3.3 Nguồn ngân sách nào? Kế hoạch so với Công khai và Đầu tư so với Chi thường xuyên

Ngân sách nên và có thể hoạt động như là một chỉ

tiêu đánh giá liệu chính sách và chiến lược có

được theo đuổi và thực hiện hay không. Giống

như ở hầu hết các quốc gia khác, ngân sách của

Việt Nam được chia thành kế hoạch ngân sách và

công khai ngân sách, hay chi thường xuyên và đầu

tư. Cách chia đầu tiên là kết quả của quá trình lập

kế hoạch ngân sách hàng năm ở cấp quốc gia lẫn

cấp địa phương gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp

xã. Các kế hoạch ngân sách này thường được phê

duyệt trong một tiến trình chính trị vào thời điểm

cuối hoặc đầu năm tài khoá và sau đó được thực

hiện trong khoảng thời gian từ tháng Một đến

tháng Mười hai của năm tài khoá hiện hành. Hàng

năm, Kho bạc Nhà nước sẽ tiến hành làm bản đối

chiếu công nợ ở cấp quốc gia và cấp tỉnh. Sản

phẩm cuối cùng của hoạt động này là bản công

khai ngân sách, thông thường sẽ xuất hiện sau 2

năm kể từ khi năm tài khoá kết thúc. Vì vậy khó

có thể đánh giá kịp thời việc thực hiện ngân sách

dự kiến hay các chiến lược về biến đổi khí hậu ở

cấp tỉnh (PEFA, 2013).

Cách phân chia các nguồn ngân sách quan trọng

thứ 2 tại Việt Nam là đầu tư và chi thường xuyên.

Trong đó đầu tư thuộc trách nhiệm của Bộ Kế

hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT) cùng các sở Kế hoạch

và Đầu tư cấp tỉnh (Sở KHĐT). Tại hầu hết các

quốc gia trên thế giới, Bộ Tài chính (Bộ TC) chịu

trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến

ngân sách, còn tại Việt Nam, Bộ Tài chính cùng

các Sở Tài chính cấp tỉnh chỉ chịu trách nhiệm về

chi thường xuyên bao gồm tiền lương, tiền công

cùng các chi phí vận hành và chi phí hoạt động. Tỷ

phần trung bình cho đầu tư hiện nay là 18% cho

cả nước, riêng các tỉnh kém phát triển hơn thì tỷ

lệ này thấp hơn 18% (MPI, 2015:18).

Mặc dù mục tiêu ban đầu chỉ là phân tích các kế

hoạch ngân sách đầu tư của tỉnh dựa trên thực tế

thực hiện nhưng về lâu dài cần đưa ra được các

Page 24: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

24

khuyến nghị thích hợp giúp cải tiến quy trình lập

kế hoạch ngân sách thực tế có liên quan đến các

hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Để đạt

được mục tiêu bổ sung này cũng như tuân thủ

những gì đã được mô tả trong phương pháp

CPEIR, việc phân tích các số liệu về công khai

ngân sách là một yêu cầu cần thiết. Do phần chi

thường xuyên trung bình chiếm tới 80% tổng

mức chi tiêu nên có thể hiểu rằng chi thường

xuyên sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong việc đánh

giá tổng mức chi tiêu cho biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, khó có thể xếp một số khoản chi

thường xuyên (như tiền lương) vào các hạng mục

Chương 3 đã giới thiệu các phương pháp phân

loại nguồn vốn đầu tư của quốc tế và Việt Nam.

Tiểu mụcPhần 3.4 sẽ giới thiệu qua về việc áp

dụng các phương pháp phân loại nói trên tại các

được giới thiệu trong phần 3.2. Các cuộc thảo

luận liên quan đến tài chính (trừ thuế) cho biến

đổi khí hậu thường do Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ

đạo. Do đó, cuộc khảo sát này chỉ tập trung vào

ngân sách đầu tư, có tính đến kết quả thực hiện

các kế hoạch ngân sách trước và đưa ra các

khuyến nghị nhằm điều chỉnh quy trình lập kế

hoạch đầu tư cho biến đổi khí hậu sau này. Việc

tạo ra các kỹ thuật phân loại nguồn chi thường

xuyên và khuyến khích sự tham gia của Bbộ Tài

chính sẽ là những thách thức lớn trong tương lai.

tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long

gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng

(xem phần bản đồ bên dưới).

3.4 Các tiếp cận trong phân loại và hợp tác ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bản đồ 1: Năm tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Nguồn:GIZ, 2014)

Page 25: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

25

Cà Mau, tỉnh cực Nam của Đồng bằng Sông Cửu

Long, là tỉnh đầu tiên tại Việt Nam được giới thiệu

về phương pháp phân loại OECD-DAC. Phương

pháp này lần đầu tiên được được áp dụng trong 2

khoá tập huấn và 1 chuyến công tác ngắn ngày

của chuyên gia quốc tế năm 2013 (GIZ, 2013).

Trước đó, việc phân tích chỉ dựa trên các tài liệu

chính thức về ngân sách do Bbộ Tài chính công bố

trực tuyến. Tuy nhiên, các tài liệu này đưa ra rất ít

ví dụ về đầu tư. Do phần lớn các khoản đầu tư vẫn

còn ẩn, chỉ một phần nhỏ các khoản đầu tư có thể

gắn thẻ bằng phương pháp OECD. Vì vậy, đánh giá

tỷ lệ đầu tư cho biến đổi khí hậu theo kế hoạch so

với tổng mức đầu tư vẫn là cách tốt nhất. Việc áp

dụng các tiếp cận nhằm thực hiện phân loại thí

điểm đối với các nguồn ngân sách đầu tư cấp tỉnh

được thực hiện ngay sau hội thảo năm 2014 do

UNDP tổ chức tại Băng Cốc – tại đónơi Sở Kế

hoạch và Đầu tư của Cà Mau và An Giang được

giới thiệu về phương pháp CPEIR. Cà Mau là tỉnh

đầu tiên cung cấp số liệu tổng thể về kế hoạch

ngân sách đầu tư cho giai đoạn từ 2011 đến 2015.

Một “tổ công tác” đã được thành lập tại Sở Kế

hoạch và Đầu tư dưới sự chỉ đạo của Phó Ggiám

đốc Ssở. Với sự hỗ trợ của Phòng Kế hoạch trực

thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổ

công tác đã đánh giá bảy nguồn ngân sách đầu tư

gồm: i) Ngân sách cấp tỉnh, ii) Phân bổ ngân sách

quốc gia, iii) Vốn ODA, iv) Trái phiếu chính phủ,

v) Xổ số, vi) Các chương trình tTín dụng và khoản

vay Cchính phủ, và vii) các nguồn ngân sách khác

theo các Định danh của OECD – DAC.

Tổ công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu

tất cả các đề xuất đầu tư đã được phê duyệt để

cấp kinh phí vào cuối mỗi năm tài khoá. Các đề

xuất này được xây dựng chi tiết hàng năm bởi các

sở ngành cấp tỉnh nhằm tìm kiếm các dự án đầu

tư cuốn chiếu hoặc trong nhiều năm. Do văn kiện

của các đề xuất thiếu thông tin phân loại liên

quan đến biến đổi khí hậu, tổ công tác tại Sở Kế

hoạch và Đầu tư đã tiến hành phỏng vấn thêm với

đối với các cán bộ phụ trách của các sở ngành để

xem xét xem các khoản đầu tư này có liên quan

đến biến đổi khí hậu hay không theo gợi ý trong

các cách tiếp cận 3 bước của phương pháp OECD

và phương pháp CPEIR. Như đã được đề cập ở

phần trước, điểm mạnh của phương pháp định

danh OECD-DAC là sự đơn giản. Tuy nhiên, Sở Kế

hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau sử dụng trọng số

khác với trọng số của OECD. Trong giai đoạn sau,

nhóm tư vấn ICMP của GIZ cũng đã tổng hợp lại

theo cách đánh giá của CPEIR và áp dụng cả hệ số

của CPEIR và hệ số của “CC+GG”. Năm 2016, Bạc

Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và An Giang đều được

tiến hành phân tích theo cách này.

Page 26: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

26

4. CÁCH PHÂN LOẠI SAU KHI THỰC HIỆN ĐỐI VỚI KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH ĐẦU TƯ TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Page 27: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

27

Trước hết chương này sẽ giới thiệu các kết quả

của việc phân tích kế hoạch ngân sách đầu tư

của 4 tỉnh trong ba năm liên tiếp từ 2013 đến

2015. Tất cả các tỉnh được GIZ hỗ trợ đều được

phân tích một cách chi tiết qua việc sử dụng cả

phương pháp CPEIR lẫn phương pháp trọng số

CC&GG mới được điều chỉnh (chỉ khác về cách

sử dụng các hệ số và đưa ra số liệu theo khoảng

thấp nhất – cao nhất).

Trong bước đầu tiên, các số liệu được trình bày

ở dạng tổng hợp nhất, so sánh giữa tổng ngân

sách của kế hoạch đầu tư và mức chi tiêu dự

kiến cho biến đổi khí hậu (bao gồm cả tỷ lệ phần

trăm) giữa 4 tỉnh với nhau cho giai đoạn từ 2013

đến 2015. Trong bước tiếp theo, các số liệu phân

tích sẽ được phân riêng lẻ. Các thông tin sẽ được

đưa ra cho từng tỉnh, dựa trên số liệu của 3 năm

liên tiếp, bao gồm việc giải thích nguồn gốc của

các nguồn vốn của và xu hướng về chi tiêu cho

biến đổi khí hậu.

4.1 Kết quả phân tích của 4 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Bảng 5 dưới đây thể hiện các kết quả tổng hợp

cao nhất liên quan đến phần đầu tư cho biến đổi

khí hậu như một phần của kế hoạch ngân sách

tổng thể cấp tỉnh hàng năm. Mặc dù cả 5 tỉnh GIZ

hỗ trợ đã được đánh giá nhưng hiện chưa có kết

quả cho tỉnh An Giang. Trong suốt quá trình

phân tích, thông tin về 2 nguồn ngân sách là

“phân bổ từ trung ương” và “trái phiếu chính

phủ” cũng như việc sử dụng 2 nguồn này đã

không được cung cấp đầy đủ. Do đó, việc phân

tích về tỷ lệ chi tiêu cho thích ứng và giảm nhẹ

đã không thể thực hiện được cho tỉnh này. Tuy

nhiên, các đánh giá từ năm 2016 trở đi sẽ đưa ra

đủ các kết quả về An Giang.

Bốn tỉnh còn lại gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên

Giang và Sóc Trăng đã cung cấp đủ các kế hoạch

ngân sách đầu tư cho cả ba năm từ 2013 đến

2015. Bảng 5 dưới đây trình bày tỷ đầu tư của

mỗi tỉnh trong vòng 3 năm và của 4 tỉnh trong

vòng 1 năm. Trong đó chỉ số sau cho thấy sự

tăng lên về khoản chi tiêu trung bình hàng năm

cho biến đổi khí hậu. Tỷ lệ tăng lên từ 13,8%

năm 2013 lên 17,46% năm 2014 và cuối cùng là

19,42% trong năm 2015. Cần lưu ý rằng, kết quả

tổng hợp này là ngẫu nhiên bởi việc lựa chọn các

tỉnh để phân tích chỉ phản ánh được cho 4 tỉnh ở

cực nam của đồng bằng sông Cửu Long đang

được GIZ hỗ trợ. Do đồng bằng sông Cửu Long có

tới 13 tỉnh mà mỗi tỉnh lại có diện tích, dân số,

điều kiện kinh tế xã hội, vị trí địa lý khác nhau

nên các kết quả này không thể hiện xu hướng

chung cho tất cả các tỉnh thuộc đồng bằng sông

Cửu Long cũng như cho toàn vùng. Sự khác biệt

giữa các tỉnh thể hiện khá rõ ràng qua quy mô

tổng thể của các số liệu về ngân sách đầu tư dưới

đây.

Page 28: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

28

Với tổng dân số là 1,7 triệu người và GDP là hơn

4 tỷ đô la Mỹ, các khoản chi tiêu của Kiên Giang

dựa trên nguồn thuế thu nhập rất ổn định. So với

3 tỉnh còn lại với quy mô dân số và GDP nhỏ hơn

, Kiên Giang đã thực hiện lượng đầu tư gần gấp

đôi so với Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng. Tuy

nhiên, theo cơ cấu đầu tư của cả 4 tỉnh trong 3

năm, lượng đầu tư thực cho biến đổi khí hậu

tăng đều theo năm và không có khác biệt đáng

kể giữa các tỉnh. Trong thực tế, trong năm 2015,

cả 4 tỉnh lập kế hoạch chi tiêu từ 20 đến 30 triệu

đô cho các khoản đầu tư liên quan đến biển đổi

khí hậu bất kể sự khác nhau về quy mô, năng lực

kinh tế-xã hội hay tổng ngân sách đầu tư sẵn có.

Cần lưu ý rằng các số liệu về lượng đầu tư theo

kế hoạch (ví dụ cho năm 2015) đáng quan tâm

hơn so với việc so sánh tỷ phần đầu tư giữa tỉnh

vì các tỷ phần đầu tư rất khác nhau, phụ thuộc

vào tổng giá trị đầu tư của từng tỉnh. Câu hỏi đặt

ra là tại sao Bạc Liêu và Sóc Trăng lập kế hoạch

chi tiêu tới 18 và 19 triệu đô la, còn Cà Mau và

Kiên Giang chi tiêu lần lượt tới 31 và 27 triệu đô

la? Câu hỏi này sẽ được xem xét kỹ lưỡng theo

cách tiếp cận từng tỉnh một, i) phản ánh sự

tương đồng về mặt địa lý nên có cùng mô hình

về tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, ii)

tiếp tục chia tách ngân sách đầu tư cấp tỉnh, xác

định bản chất của các khoản đầu tư cho biến đổi

khí hậu tại từng tỉnh, cũng như năng lực ra quyết

định và động lực đầu tư liên quan đến nguồn gốc

ngân sách và liệu các khoản đầu tư này dựa vào

nguồn thu từ thuế của tỉnh, do tỉnh cấp hay được

phân bổ từ nguồn ngân sách của trung ương.

Bảng 5: Phân loại ngân sách cho biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013-2015

Phân loại ngân sách cho biến đổi khí hậu các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013-2015

1 USD = 22.500 đồng Mức trung bình cấp tỉnh trong 3 năm Đơn vị USD 2013 CPEIR 2014 CPEIR 2015 CPEIR

Tổng Biến đổi khí

hậu % Tổng

Biến đổi khí hậu

% Tổng Biến đổi khí

hậu %

An Giang na na na na na na

Bạc Liêu $116.076.268 $ 18.636.556 16,06 $ 99.603.002 $ 19.603.002 19,78 $ 95.531.260 $ 20.072.613 21,01 18,77

Cà Mau $ 86.967.617 $ 24.924.985 28,66 $114.044.844 $ 25.174.695 22,07 $129.809.867 $ 31.822.101 24,51 24,76

Kiên Giang $192.245.289 $ 7.442.232 3,87 $201.803.889 $ 15.465.619 7,66 $222.688.142 $ 27.235.874 12,23 8,13

Sóc Trăng $ 26.403.378 $ 7.479.624 28,33 $ 51.241.333 $ 21.160.280 41,30 $ 55.399.378 $ 18.650.862 33,67 35,55

Trung bình hàng

năm

Trung bình hàng năm

Trung bình hàng năm

Tổng $421.692.552 $ 58.483.397 13,87 $466.236.444 $ 81.403.596 17,46 $503.428.646 $ 97.781.451 19,42

% % %

(Tính toán của tác giả, dựa trên các đánh giá về ngân sách của các tỉnh)

1 Cà Mau – Dân số: 1.218.821; GDP: 42.970 tỷ đồng (1,9 tỷ đô), Bạc Liêu – Dân số: 889.109; GDP: 27.699 tỷ đồng ( 1,2 tỷ đô la), Sóc Trăng – Dân số : 1.310.703; GDP: 39.998.778 triệu đồng (1,77 tỷ đô)

Page 29: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

29

GIZ – Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển (ICMP): Kết quả khảo sát theo các mục tiêu và chỉ tiêu của ICMP

Chương trình Quản lý tổng hợp Vùng ven biển (ICMP) là kết quả hợp tác giữa Việt Nam, Đức và Úc, do Bộ Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn (Bộ NN & PTNT) và GIZ thực hiện, đã xây dựng được mục tiêu tổng thể cho pha 2 của chương trình kéo dài từ

2014 đến 2018. Theo đó, “Các cơ quan chính phủ ở cấp quốc gia và cấp tỉnh, Bộ NN & PTNT, và Uỷ ban nhân dân (UBND) các tỉnh

tận dụng các năng lực chính trị, quy hoạch và tài chính đã được tăng cường của mình để thúc đẩy sự phát triển bền vững chống

chịu với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long ”. Khảo sát này cung cấp các thông tin cơ sở việc thiết lập báo cáo về chỉ

tiêu thứ 2 của chương trình là: “Nguồn tài chính dành cho ứng phó với biển đổi khí hậu được phân bổ trong kế hoạch ngân sách của

5 tỉnh trong giai đoạn từ 2015 đến 2015 chiếm ít nhất 20% so với tổng mức đầu tư từ ngân sách”.

Câu hỏi đầu tiên và dễ nhận thấy nhất: tại sao phải là 20%? Do không có đủ thông tin cơ sở về một xu hướng cụ thể cho Việt Nam

và cho các tỉnh nên tỷ lệ phần trăm này là kết quả ngẫu nhiên của các cuộc thảo luận giữa các Đối tác Phát triển và Chính phủ Việt

Nam từ giai đoạn lên ý tưởng cho pha 2 của chương trình ICMP. Mặc dù là ngẫu nhiên nhưng các kết quả thảo luận liên quan đến

tỷ lệ và mức đầu tư tổng thể cần thiết cũng có cơ sở. Ví dụ, Uỷ ban Châu Âu cũng đặt mục tiêu chi 20% trong tất cả các quỹ đầu tư

cơ cấu của mình cho các nước thành viên liên minh Châu Âu để giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, cả thích ứng lẫn giảm nhẹ.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ báo cáo đánh giá nào về việc liệu Uỷ ban Châu Âu có đạt được mục tiêu đã đề ra

hay không. Trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của mình, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các dự toán tổng thể về

nguồn lực tài chính cần thiết cho các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ tới năm 2030. Mức đóng góp để thực hiện Thỏa thuận

Paris thể hiện năng lực tài chính của Việt Nam và đồng thời cũng nhấn mạnh vào các khoảng trống về tài chính. Con số 20% của

mức đầu tư nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu hiện chưa được ấn định như một mục tiêu ở cả cấp quốc gia lẫn cấp tỉnh. Trên

thực thế, ngoài cuộc khảo sát CPEIR cấp quốc gia được thực hiện dựa trên nguồn ngân sách trung ương, không có bất cứ cuộc

khảo sát cơ sở nào đã được tiến hành tại các tỉnh trước khi pha 2 của chương trình ICMP bắt đầu vào năm 2014.

Việc phân tích được thực hiện tại cả 5 tỉnh, trong đó có 4 tỉnh đã có kết quả chính xác. Các số liệu của năm 2016 và 2017 hiện

chưa được cập nhật. Riêng năm 2015, các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã hoàn thành chỉ tiêu với tỷ lệ đầu tư cho biến đổi khí

hậu trên 20%. Nếu tính cả Kiên Giang - tỉnh có tổng ngân sách đầu tư lớn nhất - thì con số trung bình của cả 4 tỉnh giảm xuống

còn 19,42%. Kể từ năm 2013, mức đầu tư theo kế hoạch trung bình đã tăng lên 5,.5 điểm phần trăm, tương đương với 40 triệu đô

la Mỹ cho cả 4 tỉnh trong suốt 3 năm. Mặc dù không thể tự kết luận rằng xu hướng này sẽ tiếp tục duy trì trong khoảng thời gian

trung hạn nhưng sự tăng lên của các khoản tài trợ dạng ODA và các khoản vay dành cho mục đích ứng phó với biến đổi khí hậu

như bảo vệ bờ biển, phục hồi rừng ngập mặn, xây dựng nhà cửa và hệ thống thuỷ lợi có khả năng chống chịu cao từ Ngân hàng

thế giới, các nước Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức và Quỹ Khí hậu xanh nhiều khả năng sẽ đưa đến một tỷ lệ cao hơn tới năm

2020. Hiện vẫn chưa rõ các bước phát triển tiếp theo sau năm 2020 vì các quy định về nguồn vốn vay mới sẽ được áp dụng cho

các tỉnh. Những trở ngại lớn nhất về mặt tín dụng có thể hạn chế các tỉnh trong việc tiếp cận được với các quỹ đầu tư.

Các bài học kinh nghiệm và các khuyến nghị đối với các chỉ tiêu trong tương lai: Việc thiết lập một mục tiêu theo tỷ lệ phần trăm,

như Uỷ ban Châu Âu đã làm có thể coi là một cam kết chính trị. Nhiều Đối tác Phát triển cũng đang theo đuổi các tiêu chí SMART

trong việc xây dựng các chỉ tiêu. SMART là viết tắt của: S = specific (cụ thể), M=mesurable (có thể đo lường được), A=achievable

(có thể đạt được), R=relevant (có liên quan), t= time bound (có thời gian ràng buộc) (Poister, Theodore H. (2008). Không chỉ là

một cam kết chính trị, chỉ tiêu 20% nói trên cũng đáp ứng được các tiêu chí SMART. Vấn đề đáng lo ngại nằm ở tiêu chí R (tính

liên quan). Chỉ tiêu chi 20% của tổng lượng đầu cho ứng phó với biến đổi khí hậu không cho biết nhu cầu tài chính đủ để ứng phó

với biến đổi khí hậu đã được tính đến hay chưa. Thêm vào đó, chỉ tiêu 20% của tổng lượng đầu tư cũng không thể hiện được tính

hiệu quả về chi phí hay việc các tiêu chuẩn về chất lượng có được áp dụng hay không. Ngay cả các khoản chi tiêu nhằm đánh bóng

thương hiệu (vì môi trường) hay các khoản chi tiêu lãng phí (ví dụ: đầu tư vào xây dựng các cơ sở hạ tầng thích ứng lớn) cũng

được tính vào và làm tăng tỷ phần tiềm năng cho khoản đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu. Do đó, nên tập trung nhiều hơn vào

câu hỏi liệu cam kết về NDC có được phản ánh trong các kế hoạch đầu tư ở cấp tỉnh hay không và khi đó mức đóng góp tài chính

cho việc thực hiện sẽ trở nên rõ ràng.

Page 30: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

30

Vùng phía nam Đồng bằng Sông Cửu Long và

tính dễ bị tổn thương của vùng trước biến đổi

khí hậu

Như đã từng được đề cập, Việt Nam là một trong

30 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng

nề nhất của biến đổi khí hậu. Vùng đồng bằng

sông Cửu Long của Việt Nam là một trong những

vùng dễ bị tổn thương nhất của quốc gia và cũng

là một trong các vùng châu thổ ven sông dễ bị

tổn thương nhất của thế giới do những đặc điểm

khác biệt nổi bật so với các vùng còn lại của đất

nước. Là một vùng châu thổ, đồng bằng sông

Cửu Long nằm ở vị trí thấp và được bồi đắp bởi

phù sa. Đây cũng là vùng sản xuất nông nghiệp

tiềm năng lớn nhất trong cả nước với 2 hay thậm

chí 3 vụ lúa mỗi năm, cung cấp lương thực cho

hơn 245 triệu người ở Châu Á và trên toàn thế

giới. Nhưng vùng châu thổ này cũng phải đối

mặt với rất nhiều mối đe doạ (GIZ, 2017). Các số

liệu lịch sử đã ghi nhận sụt lún đất, lũ lụt hàng

năm và xâm nhập mặn xảy ra trước thời kỳ là

thuộc địa, thậm chí trước cả khi những người

định cư đầu tiên đến sinh sống ở vùng này

(Biggs, 2010:128). Thói quen sử dụng đất thâm

canh của con người từ việc mở rộng hệ thống

kênh đào của vùng châu thổ trong suốt thời kỳ

Pháp thuộc đến việc sử dụng đất và tài nguyên

nước ngầm quá mức, xây dựng các hồ chứa nước

ở thượng nguồn cũng như các đập thuỷ điện một

mặt tăng giá trị của đất đai, mặt khác làm cho

nguồn tài nguyên đất dễ bị tổn thương hơn. Biến

đổi khí hậu không chỉ làm tăng khó khăn cho

sinh kế của con người mà còn tăng mực nước

biển và các sự kiện thời tiết cực đoan như bão

gió, lũ lụt, hạn.

Mặc dù các đặc điểm về địa lý đã đề cập ở trên

được áp dụng cho toàn bộ vùng đồng bằng sông

Cửu Long và do đó làm nổi bật tính đồng nhất

của cả vùng nhưng nhiều tiểu vùng dễ bị tác

động bởi biến đổi khí hậu hơn các tiểu vùng

khác. Trong khi vùng thượng nguồn sông Cửu

Long (như An Giang hay Đồng Tháp) thường

xuyên hứng chịu lũ trên sông, đặc biệt là trong

mùa mưa, thì vùng cửa sông dọc theo bờ biển

Đông (như Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng) và

vùng bán đảo cực nam (như Cà Mau, Bạc Liêu,

Kiên Giang) thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi

xâm nhập mặn liên quan đến hạn hán, bão biển

và xói lở bờ biển. Do đó, sự ứng phó với biến đổi

khí hậu của chính quyền giữa các tiểu vùng là

khác nhau.

Do cuộc khảo sát này nhấn mạnh vào các kế

hoạch đầu tư cho bốn tỉnh duyên hải, kể cả các

các tỉnh nằm dọc theo biển đông lẫn các tỉnh

thuộc bán đảo ở cực nam, các kết luận sẽ không

áp dụng cho toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu

Long. Tuy nhiên, cuộc khảo sát này cho thấy sự

tương đồng cao về đặc điểm địa lý của 4 tỉnh và

tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của 4

tỉnh cũng tương tự như nhau. Phải chăng các chi

phí thực cho biến đổi khí hậu ở cả bốn tỉnh cao

như nhau là do các tỉnh có chiến lược và hành

động ứng phó với biến đổi khí hậu tương tự

nhau. Giả thiết này được nghiên cứu kỹ hơn

thông qua một phân tích riêng lẻ về dòng ngân

sách của từng tỉnh và xác định xem các dòng

ngân sách này có cơ cấu đầu tư giống nhau hay

không.

Quyền lực trong việc ra quyết định có mối liên

hệ rõ ràng với các trách nhiệm tài chính. Bảng 5

trên đây chỉ ra tổng lượng ngân sách đầu tư của

mỗi tỉnh và tỷ trọng của các khoản đầu tư theo

kế hoạch sẽ dành cho thích ứng với biến đổi khí

hậu. Do cả 63 tỉnh của Việt Nam đều có quyền tự

chủ về tài chính nên quyền lực trong việc ra

quyết định nằm chủ yếu ở UBND các tỉnh. Dù

mang đặc điểm chung của hệ thống đảng cộng

sản là tập trung quyền lực cao nhưng Việt Nam

đã và đang trải qua nhiều cuộc cải cách hành

chính mang lại sự tự chủ và phân cấp về tài

chính cho cấp tỉnh. Nhưng ngoài việc giao quyền

quyết định nhiều hơn cho các tỉnh, việc phân bổ

nguồn lực tài chính theo chiều dọc từ cấp trung

ương đến cấp tỉnh đang là một đặc quyền nhằm

duy trì ảnh hưởng của cơ quan trung ương tại

các địa phương. Tất nhiên, Việt Nam không phải

Page 31: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

31

là nước duy nhất vì nhiều Chính phủ trên khắp

thế giới, đặc biệt là các quốc gia theo chế độ liên

bang và có sự phân quyền cao, cũng sử dụng

công cụ phân bổ tài chính, ví dụ: cấp tiền theo

mục đích để đạt được hoặc duy trì ảnh hưởng.

Giống như ở nhiều quốc gia khác, một phần của

sự phân bổ này sẽ có tác dụng cân bằng, theo đó

các địa phương có mức thuế cơ bản và mức thu

nhập ít hơn sẽ được hỗ trợ nhiều hơn. Lý do

khác cho việc phân bổ ngân sách, đặc biệt là

phân bổ cho mục đích sử dụng riêng, liên quan

tới việc thực hiện các chính sách của quốc gia tại

các địa phương. Đặc biệt, các chương trình mục

tiêu quốc gia (NTP) đóng vai trò vô cùng quan

trọng trong việc thúc đẩy thực hiện chính sách ở

cấp địa phương. Như đã được đề cập ở Chương

2, Việt Nam có một loạt các chính sách được xây

dựng để ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua

thích ứng hoặc tăng trưởng xanh và giảm nhẹ.

Việc phê chuẩn Thoả thuận chung Paris vào mùa

thu năm 2016 đã làm tăng áp lực phải thực hiện

thành công chính sách về biến đổi khí hậu trên

toàn quốc. Trong các mục tiếp theo, tất cả các

tỉnh sẽ được phân tích về nguồn gốc ngân sách

và những nguồn tài chính đóng góp nhiều nhất

cho các dự án đầu tư liên quan đến ứng phó với

biến đổi khí hậu ở cấp tỉnh.

4.2 Tỉnh Cà Mau

Bảng 6 thể hiện kế hoạch đầu tư năm 2015 của

Cà Mau được chia thành 3 cột liên quan đến mức

chi tiêu cho ứng phó với biến đổi khí hậu dựa

trên ba loại trọng số hoặc hệ số khác nhau. Như

đã được mô tả trong chương 3, cả ba loại này

đều dựa trên cùng một phương pháp phân loại

CPEIR để phân loại các khoản chi tiêu liên quan

đến ứng phó với biến đổi khí hậu. Hệ số CC&GG

mới cũng sử dụng tỷ lệ phần trăm về mức thấp

nhất và cao nhất liên quan đến biến đổi khí hậu.

Chính vì vậy, các số liệu tuy khác nhau nhưng có

chung cơ cấu. Hệ số CC&GG ở cột bên tay phải

ước lượng một khoảng hạn định từ 22,6 đến gần

4 4,8 triệu đô la Mỹ cho các khoản đầu tư liên

quan đến biến đổi khí hậu. Các tính toán của

riêng Sở kế hoạch và Đầu tư dựa trên một hệ số

cao hơn một chút với 35 triệu đô la Mỹ, trong

khi đó hệ số CPEIR ước lượng được khoảng gần

32 triệu đô la. Cả 2 cách ước lượng đều nằm

chính giữa của các giá trị ước lượng nhỏ nhất và

lớn nhất theo hệ số CC&GG. Do mô hình tính

toán theo ba loại hệ số không dẫn đến bất kỳ sai

lệch nên các kết quả tính toán cho từng nguồn

ngân sách riêng lẻ cũng như phần phân bổ cho

biến đổi khí hậu là thích hợp. Đối với cả 3 loại hệ

số, phần ngân sách của nhà nước đóng góp cho

ứng phó với biến đổi khí hậu là lớn nhất. Phần

phân bổ từ nhà nước chiếm tới gần 50% của tất

cả các khoản đầu tư cho biến đổi khí hậu tại Cà

Mau, tiếp theo là trái phiếu chính phủ với

khoảng gần 20% và các nguồn viện trợ ODA với

hơn 10%. Phần đóng góp cho biến đổi khí hậu từ

ngân sách của tỉnh – đến chủ yếu từ thuế và xổ

số - chỉ chiếm gần 10%. Cần phải có sự phân

tách sâu hơn nhằm xác định từng dòng ngân

sách riêng biệt để hiểu được bản chất của việc

đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu cũng

như để so sánh giữa các tỉnh với nhau và cuối

cùng là để tiến hành theo dõi giữa việc thực

hiện ứng phó với biến đổi khí hậu hiện giờ và sự

hình thành chính sách trước đó.

Page 32: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

32

Bảng 7 thể hiện các dự án đầu tư hàng đầu cho

biến đổi khí hậu tại Cà Mau. Mục đích là để làm

nổi bật các dự án đầu tư đơn lẻ lớn nhất cho

biến đổi khí hậu trong năm 2015, sắp xếp theo

nguồn gốc của nguồn vốn. Kết quả ở bảng 6 cho

thấy tỷ lệ 24,51% theo công thức tính sử dụng

hệ số CPEIR cho kết quả là gần 32 triệu đô la.

Dự án đầu tư lớn nhất cho biến đổi khí hậu là để

“Gia cố hệ thống đê biển phía Tây” với tổng

lượng đầu tư hàng năm theo kế hoạch là hơn 5,3

triệu đô la, tiếp theo là hỗ trợ Vườn quốc gia U

Minh Hạ với 2 triệu đô la và các dự án về thuỷ

lợi, nguồn lợi ven biển, ngăn ngừa xói lở bờ biển,

xây dựng các hồ chứa nước ngọt, phân tích khí

hậu thành thị với khoảng 1 triệu đô la hoặc ít

hơn.

Cà Mau 2015 1 USD = 22,500 đồng

Hệ số Sở KHĐT Hệ số CPEIR Hệ số CC&GG

Nguồn Tổng Phân bổ cho BĐKH

Phân bổ cho BĐKH

Phân bổ cho BĐKH

Ngân sách tỉnh Ngân sách quốc gia Vốn ODA Trái phiếu chính phủ Xổ số Tín dụng chính phủ Các nguồn khác

$ 16.757.422 $ 23.724.444 $ 20.796.444 $ 28.225.956 $ 24.130.178 $ 7.333.333 $ 8.842.089

$

129.809.867 %

$ 2.606.569 $ 16.831.111 $ 4.755.556 $ 7.239.529 $ 472.498 $ 1.975.111 $ 1.043.129

$ 34.923.502 26,90

$ 2.438.120 $ 15.628.711 $ 3.464.444 $ 6.937.984 $ 850.551 $ 1.532.000 $ 970.291

$ 31.822.101 24,51

min

$ 1.110.014 $ 14.414.741 $ 2.173.333 $ 4.332.748 $ 42.555 $ 639.289 $ 112.369

$ 22.610.309 17,42

max

$ 4.414.741 $ 16.869.333 $ 5.160.000 $ 11.481.207 $ 2.085.200 $ 2.525.156 $ 2.347.676

$ 44.883.313 34,58

Bảng 6: Các khoản đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu của Cà Mau năm 2015 phân theo nguồn

Page 33: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

33

Biểu đồ hình tròn dưới đây tóm tắt các danh

mục đầu tư để ứng phó với biến đổi khí hậu có

tổng giá trị là 24,51 triệu đô la năm 2015. Các

danh mục đầu tư được sắp xếp theo 3 hạng mục

chính của phương pháp phân loại CPEIR là Chính

sách và Quản trị (PG), Thực hiện đầu tư cho biến

đổi khí hậu (CCD) và Khoa học – Công nghệ (ST).

Với hơn 250 km bờ biển, Cà Mau là một trong

những tỉnh có đường bờ biển dài nhất trên cả nước.

Đối mặt trực tiếp với nước biển dâng, xói lở bờ biển,

lũ lụt, xâm nhập mặn, Cà Mau tập trung chi tiêu

công cho dự án bảo vệ bờ biển và hệ thống đê điều

lên tới 35%, cho hệ thống thuỷ lợi là 26% và hai

danh mục này chiếm tới 2/3 tổng lượng đầu tư hàng

năm. Các danh mục khác được đầu tư ít hơn rất

nhiều, như phát triển rừng với 14%, tăng cường khả

năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở vùng đô thị

với 7%, giao thông 6% và cơ sở hạ tầng phòng

chống thiên tai với 4%.

Bảng 7: Các dự án đầu tư hàng đầu về ứng phó với biến đổi khí hậu của Cà Mau năm 2015

Các dự án đầu tư lớn nhất

Tỉnh Cà Mau năm 2015 Triệu đồng

USD CPEIR

% Triệu đồng

USD Đơn vị chịu

trách nhiệm

Chính sách quốc

gia

Ngân sách tỉnh

Một số dự án về phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại thành phố Cà Mau (trong đó 1 triệu đồng được phân cho xây dựng cầu qua sông Tắc Thủ)

40.543 $ 1.801.911 20% 8.109 $ 360.400 Sở Xây dựng

Phân bổ ngân sách từ Trung ương

Vườn quốc gia U Minh Hạ 45.000 $ 2.000.000 100% 45.000 $ 2.000.000 Sở NN&PTNT

Nâng cấp hệ thống đê biển Tây tại Cà Mau 42.000 $ 1.866.667 100% 42.000 $ 1.866.667 Sở NN&PTNT

Chương trình 667

Nâng cấp hệ thống đê biển Tây tại Cà Mau 120.000 $ 5.333.333 100% 120.000 $ 5.333.333 Sở NN&PTNT

Chương trình ứng phó với BĐKH

Dự án bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn giai đoạn 2015-2020

30.000 $ 1.333.333 100% 30.000 $ 1.333.333 Sở NN&PTNT

Chương trình ứng phó với BĐKH

Dự án chống xói mòn, ổn định bồi lắng và trồng rừng ngập mặn bảo vệ hệ thống đê ven biển tại huyện Trần Văn Thời

12.000 $ 533.333 100% 12.000 $ 533.333 Sở NN&PTNT

Chương trình ứng phó với BĐKH

Dự án chống xói mòn, ổn định bồi lắng và trồng rừng ngập mặn bảo vệ vùng ven biển tại xã Đất Mũi

16.000 $ 711.111 100% 16.000 $ 711.111 Sở NN&PTNT

Chương trình ứng phó với BĐKH

Dự án xây dựng hồ chứa nước ngọt tại đảo Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau.

13.500 $ 600.000 100% 13.500 $ 600.000 Sở NN&PTNT

Vốn ODA Sở NN&PTNT

Nguồn lợi ven biển cho phát triển bền vững 60.000 $ 2.666.667 50% 30.000 $ 1.333.333 Sở NN&PTNT

Hệ thống thủy lợi cho tiểu vùng X – Nam Cà Mau, một dự án về quản lý thủy lợi cho phát triển vùng nông thôn tại đồng bằng sông Cửu Long

35.000 $ 1.555.556 67% 23.450 $ 1.042.222 Sở NN&PTNT

Trái phiếu Chính phủ Sở NN&PTNT

Hệ thống thủy lợi tiểu vùng III – Bắc Cà Mau 61.821 $ 2.747.600 67% 41.420 $ 1.840.892 Sở NN&PTNT

Hệ thống thủy lợi tiểu vùng XVIII – Bắc Cà Mau 50.000 $ 2.222.222 67% 33.500 $ 1.488.889 Sở NN&PTNT

Tín dụng Chính phủ Sở NN&PTNT

Dự án đầu tư xây dựng kè T25 7.000 $ 311.111 87% 6.090 $ 270.667 Sở NN&PTNT

Page 34: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

34

Cần phải lưu ý rằng cách phân loại của CPEIR

không phân biệt giữa thích ứng và giảm nhẹ hay

tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, từ các phân tích

cho Cà Mau, có thể kết luận rằng, phần lớn lượng

đầu tư được dành cho mục tiêu thích ứng. Hiện

đầu tư được sử dụng chủ yếu cho phát triển

rừng - hoạt động mang lại hiệu quả kết hợp vừa

giảm nhẹ vừa thích ứng.

Một câu hỏi quan trọng khác cần phải xem xét là

tính chính xác của việc phân loại. Trong chương

về các phương pháp phân loại và sử dụng hệ số

đã nêu rõ những thảo luận đi kèm với tất các các

đánh giá. Một kết luận quan trọng khác được rút

ra là một sự khác biệt nhỏ của các hệ số có thể

mang lại rủi ro hơn trong việc làm mờ hoặc

thậm chí thao túng hay đánh bóng các kết quả.

Mặt khác, các hệ số với phổ rộng không đòi hỏi

expertise which makes the entire approach

more applicable (especially at local or provincial

nhiều chuyên môn để có thể áp dụng được toàn

bộ cách tiếp cận (đặc biệt là ở cấp địa phương

hay cấp tỉnh) nhanh hơn rất nhiều.

Như vậy, cần phải cân nhắc giữa tính chính xác

và tính ứng dụng khi lựa chọn hệ số để phân

tích. May mắn là các phân tích ở cấp tỉnh cho

thấy sẽ không có rủi ro nếu tính chính xác được

lựa chọn. Việc khớp danh mục dự án đầu tư hàng

đầu được trình bày ở phía trên với biểu đồ tổng

hợp các hạng mục đầu tư cho biến đổi khí hậu

cho thấy phần lớn các dự án đầu tư là dành cho

ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong bảng 7, cột

trung tâm trình bày tỷ lệ phần trăm CPEIR, thể

hiện tỷ phần của tổng lượng đầu tư liên quan

đến biến đổi khí hậu. Danh mục dự án đầu tư

cho thấy quá nửa các dự án hàng đầu liên quan

100% đến biến đổi khí hậu dựa theo phân loại

CPEIR.

CCD1.1: Bảo vệ ven biển và đê biển

35%

CCD1.3: Hệ thống thủy lợi

26%

CCD1.4: Kè sông 1%

CCD1.5: Chấtt lượng nước 2%

CCD1.6: Phát triển nông thôn

2%

CCD1.7: Phát triển rừng

14%

CCD 2.1: Sức khỏe công cộng

1%

CCD 2.3: Khả năng phục hồi đô thị

7%

CCD 2.4: Giao thông 6%

CCD 2.6: Cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai

4%

Khác <1%

ST 3.2: Năng lực 1%

Biểu đồ 2: Đầu tư cho biến đổi khí hậu tại Cà Mau theo phân loại CPEIR

Page 35: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

35

Nửa còn lại của các dự án hàng đầu liên quan

trên 50% đến biến đổi khí hậu và chỉ có một dự

án được xếp loại liên quan 20%. Việc so sánh các

dự án đầu tư chính có tính đến yếu tố biến đổi

khí hậu trong biểu đồ hình tròn cho thấy rõ phần

lớn các dự án đầu tư liên quan 100% đến biến

đổi khí hậu được xếp vào danh mục bảo vệ bờ

biển và hệ thống đê điều (CCD 1.1) cũng như là

danh mục phát triển rừng (CCD 1.7). Hai danh

mục CCD 1.1. và CC 1.7 đã chiếm tới gần 50%

tổng lượng ngân sách cho biến đổi khí hậu. Hệ

thống thuỷ lợi (CCD 1.3) chiếm 26% tổng lượng

đầu tư được ước tính với hệ số 67% cho các hệ

thống tưới tiêu hoặc 87% cho các cửa cống. Tóm

lại, điều này cho thấy mức độ chắc chắn cao hơn

đối với tính chính xác của việc phân loại bởi

phần lớn các dự án đầu tư là để ứng phó với lũ

lụt, nước biển dâng và xói lở bờ biển cũng như

xâm nhập mặn. Một kết luận khác là kết quả về

tính chính xác không thay đổi nhiều nếu các phổ

hệ số CC&GG rộng hơn được sử dụng. Tới lúc đó,

phần lớn các dự án đầu tư bảo vệ bờ biển hoặc

xây dựng hệ thống thuỷ lợi chiếm 100% hoặc tới

99% cho biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, cuộc khảo sát

này tiến hành tại các tỉnh ven biển và các tỉnh

thuộc vùng ngoại vi đồng bằng sông Cửu Long

nơi mà trọng tâm đầu tư cho biến đổi khí hậu

không nằm ở hoạt động bảo vệ bờ biển. Thêm

vào đó, giao thông và cơ sở hạ tầng đô thị đóng

một vai trò vô cùng quan trọng trong danh mục

đầu tư ở mỗi tỉnh. Tăng khả năng chống chịu cho

cơ sở hạ tầng sẽ trở thành chìa khoá cho vùng

đồng bằng sông Cửu Long – nơi có các thành phố

đang phát triển, công nghiệp hoá diễn ra nhanh

và mạng lưới giao thông tốt hơn rất nhiều. Tỷ lệ

đầu tư cao hơn cho các hạng mục này sẽ ngay

lập tức gây ra tranh cãi vì chức năng ứng phó với

biến đổi khí hậu của chúng ít rõ ràng so với việc

phát triển đê điều. Việc tăng cường khả năng

chống chịu với thời tiết cho các con đường hay

hệ thống thoát nước đô thị thì rất khó để tính

toán hoặc có thể dẫn đến rủi ro về các mức độ

không chính xác. Các cuộc khảo sát trong tương

lai tập trung vào các tỉnh khác của đồng bằng

sông Cửu Long cần phải lưu ý đến vấn đề này.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh phương thức gắn thẻ

trước cho phép các sở (như sở Giao thông vận

tải hay sở Xây dựng) thực hiện sự phân loại cho

các chi phí thực ngay trong quá trình lập kế

hoạch và thực hiện, thay cho việc phải đến tận

hiện trường sau khi dự án thực hiện vừa phức

tạp vừa tốn thời gian để có thể đánh giá được

các chi phí cho việc chống chịu với thời tiết

trong quá khứ.

4.3 Bac Lieu province

Bảng 8 cho thấy tỉnh Bạc Liêu chi khoảng 20

triệu đô la theo hệ số CPEIR và khoảng từ 18 đến

21 triệu đô la theo hệ số CC&GG để ứng phó với

biến đổi khí hậu. Đối với hệ số CPEIR, mức này

chiếm khoảng 21,01% và đối với hệ số CC&GG

thì mức này chiếm từ 18,8 đến 22,1% trong tổng

lượng đầu tư là 99,5 triệu đô la của Bạc Liêu.

Tương tự như Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu sử dụng rất

ít nguồn vốn tự có của tỉnh để đầu tư cho biến

đổi khí hậu (chỉ có 779.331 đô la từ 35,5 triệu đô

la thu nhập từ xổ số trong tổng số 20 triệu đô la

đầu tư cho biến đổi khí hậu). Thực tế thì phần

lớn lượng đầu tư đến từ nguồn vốn ODA với 7,6

triệu đô la, từ trái phiếu chính phủ là 5,1 triệu đô

la và nguồn vốn do trung ương phân bổ là 4,6

triệu đô la. Thêm vào đó, Bạc Liêu nhấn mạnh và

tách riêng nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu

quốc gia (khoảng hơn nửa triệu đô la cho ứng

phó với biến đổi khí hậu năm 2015) ra khỏi

phần tổng hợp số liệu. Nhìn chung, hơn 90%

trong tổng số 20 triệu đô la đến từ các nguồn

ngoại tỉnh.

Page 36: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

36

Bảng 9 phân tách nguồn ngân sách đầu tư cho

Bạc Liêu và chỉ ra những dự án đầu tư lớn nhất

cho biến đổi khí hậu. Theo danh sách, 12 dự án

đầu tư lớn nhất cho biến đổi khí hậu nằm trong

các danh mục: ngăn ngừa thiên tai, bảo vệ bờ

biển bao gồm phục hồi rừng ngập mặn, đảm bảo

cung cấp nước và gia cố hệ thống đê kè dọc theo

các kênh mương. Điều này cho thấy là một tỉnh

ven biển, Bạc Liêu rất dễ bị tổn thương do biến

đổi khí hậu. Với nguồn vốn trên 5 triệu đô la từ

trái phiếu chính phủ, dự án ngăn ngừa xói lở

vùng cửa sông là dự án lớn nhất của Bạc Liêu.

Trong tương lai, cần phải chỉ ra mối liên hệ giữa

đầu tư và các chính sách của quốc gia tương ứng

như là một phần của dòng ngân sách. Do 11

trong tổng số 12 dự án đầu tư có nguồn ngân

sách quốc gia hoặc nguồn vốn ODA nên sự kết

nối với các chính sách và chiến lược quốc gia là

rất rõ ràng.

Bảng 8: Các khoản đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu của Bạc Liêu năm 2015 phân theo nguồn

Bạc Liêu 2015 Hệ số CPEIR Hệ số CC&GG

1 USD = 22.500 đồng

Nguồn Tổng Phân bổ cho BĐKH

Phân bổ cho BĐKH

Thấp nhất Cao nhất

Cân đối ngân sách Xổ số Vượt thu từ sử dụng đất Thu ngân sách Vốn vay Trái phiếu Chính phủ Xây dựng cơ bản Vốn ODA Nguồn tài chính dành cho các chương trình mục tiêu quốc gia

$ 10.600.000 $ 35.555.556 $ 500.709 $ 870.622 $ 2.222.222 $ 20.032.844 $ 11.760.000 $ 10.095.378 $ 3.893.929

$ 780.344 $ 799.331 $ 82.327 $ 469.840 $ - $ 5.111.689 $ 4.680.000 $ 7.600.000 $ 549.082

$ 549.070 $ 737.660 $ 62.610 $ 351.041 $ - $ 4.555.081 $ 4.418.875 $ 6.821.496 $ 537.631

$ 827.270 $ 850.363 $ 83.257 $ 475.149 $ - $ 5.357.451 $ 5.117.884 $ 7.880.880 $ 555.287

TỔNG $ 95.531.260 $ 20.072.613 $ 18.033.463 $ 21.147.541

% 21,01 18,88 22,14

Page 37: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

37

Biểu đồ hình tròn dưới đây tóm tắt các danh

mục đầu tư để ứng phó với biến đổi khí hậu của

Bạc Liêu. Các danh mục này tương ứng với 3

hạng mục chính của phương pháp phân loại

CPEIR là Chính sách và Quản trị (PG), Thực hiện

đầu tư cho biến đổi khí hậu (CCD) và Khoa học –

Công nghệ (ST). Tất cả các hạng mục này đều

được chia thành các tiểu mục. Giống như các

tỉnh được khảo sát khác, Bạc Liêu là một tỉnh

duyên hải. Mặc dù chỉ có dưới 100 km đường

biển, nhưng từ năm 2015 đến năm 2017, Bạc Liêu

liên tục xuất hiện trên các phương tiện thông tin

đại chúng vì hiện tượng sạt lở đê, kè và xói lở bờ

biển ở mức nghiêm trọng. Do đó, tiểu mục CCD

1.1 bảo vệ bờ biển chiếm tới 48%, tương tự như

tỷ phần tính toán được ở Cà Mau và Sóc Trăng.

Tiểu mục CCD 2.6 thuộc hạng mục giảm nhẹ nguy

cơ do thiên tai chiếm vị trí số hai với 25%, tiếp

đến là tiểu mục CCD 1.5 và 1.4 liên quan tới gia cố

hệ thống kè ven sông và chất lượng nước với mỗi

tiểu mục chiếm 7%. Trong khi vấn đề sạt lở kè

trên sông và trên các kênh rạch là vấn đề phổ

biến đối với các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu

Long, nhu cầu về chất lượng nước cũng là một

Bảng 9: Các dự án đầu tư hàng đầu về ứng phó với biến đổi khí hậu của Bạc Liêu năm 2015

Các dự án hàng đầu

Tỉnh Bạc Liêu năm 2015 Triệu đồng USD CPEIR

% Triệu đồng USD Đơn vị chịu

trách nhiệm

Chính sách quốc

gia $1=VND22.500 $1=VND22.500

Ngân sách tỉnh

Dự án xây dựng các công trình ngăn ngừa tác động của thủy triều và ngập lụt tại thành phố Bạc Liêu và các vùng lân cận

5.982 VND $ 265.867 87% 5.204 VND $ 231.289 Sở Xây dựng

Phân bổ từ ngân sách quốc gia

Các dự án khu dân cư, tái ổn định rừng phòng hộ tỉnh Bạc Liêu

12.000 VND $ 533.333 87% 10.440 VND $ 464.000 Sở Xây dựng

Các dự án xây dựng hệ thống cung cấp nước tại huyện Phước Long

10.160 VND $ 451.556 87% 8.839 VND $ 392.844 Sở Xây dựng

Các dự án xây dựng bờ kè nhằm chống khắc phục khẩn cấp hậu quả do thiên tai, lũ lụt gây ra ở các vùng dọc 2 bờ sông của tỉnh Bạc Liêu (thuộc dự án đầu tư kè sông của thành phố Bạc Liêu)

38.000 VND $ 1.688.889 87% 33.060 VND $ 1.469.333

Tiểu dự án đê biển từ Nhà Mồ đến ngã ba Mũi Tàu và cống đập trụ đỡ (cửa cống kết hợp chức năng cầu) thông qua kênh Huyện Kệ

35.000 VND $ 1.555.556 100% 35.000 VND $ 1.555.556 Sở NN&PTNT

Dự án đầu tư khu trú bão tại Nhà Mát 20.000 VND $ 888.889 100% 20.000 VND $ 888.889

Vốn ODA

Đầu tư vào xây dựng các công trình khẩn cấp chống chịu thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh (Dự án xây dựng các công trình ngăn ngừa tác động của thủy triều và ngập lụt tại thành phố Bạc Liêu và các vùng lân cận)

90.000 VND $ 4.000.000 100% 90.000 VND $ 4.000.000

Dự án về tăng cường bồi lắng, trồng rừng nhằm giảm xói mòn tại vùng ven biển Nhà Mát

20.000 VND $ 888.889 100%

20.000 VND $ 888.889 Sở NN&PTNT

Dự án về tăng cường bồi lắng nhằm ngăn ngừa xói mòn, trồng rừng ngập mặn để giảm xói mòn và bảo vệ hệ thống đê kè tại Gành Hào

15.000 VND $ 666.667 100%

15.000 VND $ 666.667 Sở NN&PTNT

Dự án về bồi lắng trầm tích và phục hồi rừng ngập mặn phòng hộ ven biển tại tỉnh Bạc Liêu

26.000 VND $ 1.155.556 100%

26.000 VND $ 1.155.556 Sở NN&PTNT

Dự án về thích ứng với biến đổi khí hậu qua thúc đẩy đa dạng sinh học

20.733 VND $ 921.467 100%

20.733 VND $ 921.467 Sở NN&PTNT

Trái phiếu Chính phủ

Ngăn ngừa xói mòn cửa sông ven biển tại thị trấn Gành Hào, Huyện Đông hải

114.280 VND

$ 5.079.111 100% 114.280

VND $ 5.079.111

Sở NN&PTNT

Page 38: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

38

vấn đề chung cho cả các tỉnh ven biển lẫn các

tỉnh thuộc vùng hạ lưu sông Cửu Long. Cần lưu ý

rằng, tiểu mục CCD 1.5 về chất lượng nước được

lựa chọn do cách sử dụng từ ngữ của các dòng

đầu tư đơn lẻ. Tại các tỉnh có mô hình về tính dễ

bị tổn thương tương tự, như Sóc Trăng và Cà

Mau, từ ngữ “chống xâm nhập mặn” được sử

dụng bởi các Sở NN & PTNT. Điều này cho thấy

cần phải có các nghiên cứu kỹ hơn viề việc sử

dụng các tiểu mục bởi sự tương đồng có thể xảy

và dẫn đến việc giải thích kết quả không rõ ràng.

So sánh giữa biểu đồ hình tròn và danh sách các

dự án đầu tư hàng đầu cho thấy 3/4 các dự án

ứng phó với biến đổi khí hậu (gồm 48% bảo vệ

bờ biển và hệ thống đê điều cùng 25% ngăn

ngừa thiên tai) được áp dụng hệ số 100%. Giống

như với Cà Mau, không cần phải giải thích nhiều

về sự liên quan đến biến đổi khí hậu của các dự

án. Trên thực tế, các danh mục đầu tư như CCD

2.3 phát triển hạ tầng đô thị, CCD 2.4 giao thông

vận tải và CCD 2.5 quản lý chất thải mà trong đó

biến đổi khí hậu là một phần (dưới 25%) chỉ

chiếm dưới 3% trong tổng lượng đầu tư 20 triệu

đô la tại Bạc Liêu.

Biểu đồ 3: Đầu tư cho biến đổi khí hậu tại Bạc Liêu theo phân loại CPEIR

CCD1.1: Bảo vệ bờ biển và đê kè

48%

CCD1.3: Hệ thống thủy lợi 3%

CCD1.4: Kè sông 7%

CCD1.5: Chất lượng nước 7%

CCD1.7: Phát triển rừng 3%

CCD 1.9: Biodiversity 5%

CCD 2.6: Disaster Infrastructure

25%

ST 3.2: Hiệu quả năng lượng <1% CCD 2.5: Quán

lý chất thải <1%

CCD 2.4: Giao

thông <1%

CCD 2.3:

Khả năng phục hồi của đô thị

1%

CCD 1.8: Thủy sản

1%

Page 39: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

39

4.4 Tỉnh Kiên Giang

Trong 4 tỉnh được khảo sát thành công thì Kiên

Giang là tỉnh được chú ý nhất. Nếu 3 tỉnh còn lại

đều chi hơn 20% tổng ngân sách đầu tư năm

2015 cho biến đổi khí hậu thì Kiên Giang chỉ chi

12,23%. Tuy nhiên, là một trong những tỉnh giàu

nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (với

GDP năm 2015 là 4,1 tỷ đô la), Kiên Giang có

lượng đầu tư lớn nhất trong 4 tỉnh với hơn 222

triệu đô la trong năm 2015. Với 12,23%, tỷ lệ

đầu tư cho biến đổi khí hậu có thể nhỏ hơn so

với 3 tỉnh còn lại nhưng lượng đầu tư thực tế lên

tới 27,2 triệu đô la và do đó trở thành tỉnh đầu

tư lớn thứ hai cho biến đổi khí hậu. Cần phải

Bảng 11 thể hiện 16 dự án đầu tư lớn nhất liên

quan đến biến đổi khí hậu tại Kiên Giang năm

2015. Dự án duy nhất có nguồn đầu tư từ ngân

sách của tỉnh là chống ngập đô thị. Đây cũng là

dự án có mức đầu tư thấp nhất so với các dự án

có nguồn vốn từ Chính phủ, vốn tài trợ ODA và

trái phiếu Chính phủ. Các dự án có đầu tư đơn lẻ

nhấn mạnh chỉ có khoảng 3% trong tổng số 27,2

triệu đô đầu tư cho biến đổi khí hậu là từ nguồn

vốn tự có là thuế và xổ số của tỉnh. Mặc dù phát

hiện này đã khiến Kiên Giang trở thành một

trường hợp đặc biệt khi hầu hết nguồn vốn dành

cho ứng phó với biến đổi khí hậu là từ nguồn

phân bổ của trung ương, nguồn vốn ODA và trái

phiếu chính phủ, tuy nhiên, đây cũng chỉ là một

trường hợp minh họa thêm cho giả thiết nguồn

vốn từ chính phủ có vai trò quan trọng nhất cho

ứng phó với biến đổi khí hậu. Giả thiết này có

thể được thẩm định qua đánh giá đối với các

thành phố ven biển giàu có nhờ vào nguồn thuế

như Đà Nẵng hay Bà Rịa - Vũng Tàu.

nhất là phát triển hệ thống cửa cống, đê biển, đê

chắn sóng, thuỷ lợi, duy trì nguồn nước, trồng

rừng do Sở NN & PTNT và Sở Xây dựng chịu

trách nhiệm chính trong việc thực hiện.

Bảng 10: Các khoản đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu của Kiên Giang năm 2015

phân theo nguồn

Tỉnh Kiên Giang 2015 Hệ số CPEIR Hệ số CC&GG

$1= VND 22.500

Nguồn Tổng Phân bổ cho BĐKH

Phân bổ cho BĐKH

Thấp nhất Cao nhất

Ngân sách tỉnh Ngân sách quốc gia 1 Vốn ODA từ Ngân sách quốc gia 2 Chương trình mục tiêu quốc gia Trái phiếu Chính phủ Vốn đối ứng ODA từ trái phiếu Chính phủ Chương trình Nông thôn từ Trái phiếu Chính phủ Vốn vay Xổ số Quỹ xổ số

$ 50.687.600 $ 41.937.778 $ 11.164.133 $ 1.546.667 $ 44.565.600 $ 1.688.889 $ 3.022.230 $ 5.555.556 $ 49.186.356 $ 13.333.333

$ 437.007 $ 12.559.689 $ 9.340.485 $ 577.778 $ 3.811.556 $ 177.778 $ - $ - $ 331.582 $ -

$ 290.653 $ 9.728.400 $ 943.556 $ 577.778 $ 2.901.333 $ 8.889 $ - $ - $ 150.376 $ -

$ 460.991 $ 15.571.600 $ 9.801.844 $ 577.778 $ 5.632.000 $ 435.556 $ - $ - $ 476.691 $ -

Tổng $ 222.688.142 $ 27.235.874 $ 18.033.463 $ 32.956.460 % 12,23 18,88 14,80

Page 40: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

40

Kết quả tổng hợp các dự án đầu tư ứng phó với

biến đổi khí hậu của Kiên Giang hơi khác với 3

tỉnh còn lại. Trong khi Cà Mau chi đến 35%, Bạc

Liêu và Sóc Trăng hơn 45% thì Kiên Giang chỉ

dành 18% ngân sách đầu tư cho bảo vệ bờ biển

và hệ thống đê điều. Biểu đồ hình tròn về đầu tư

cho biến đổi khí hậu tại Kiên Giang cân bằng hơn

giữa bảo vệ bờ biển, ngăn ngừa xâm nhập mặn,

phát triển rừng và thuỷ sản. Dưới 10% dành cho

tiểu mục CCD 1.4 kè sông, CCD 1.5 chất lượng

nước và CCD 2.6 cơ sở hạ tầng phòng chống

thiên tai.

Tuy nhiên, tỉnh lại đặc biệt chú trọng đầu tư cho

giao thông và đường xá. 7% dành cho tiểu mục

CCD 2.4 là tỷ lệ tương đối lớn so với ba tỉnh còn

lại. Phần lớn các khoản phân bổ của Chính phủ

cho việc nâng cấp và một phần để nâng cao khả

năng chống chịu thời tiết bất lợi của đường xá có

thể hạch toán được chiếm từ 1 đến 24%. Nhưng

chưa hết, tỉnh còn đầu tư xây dựng các tuyến

đường mới với nguồn trái phiếu Chính phủ trị

giá tới 672.726 triệu đồng, tương đương với

29,9 triệu đô la chỉ trong năm 2015. Do các

thông tin liên quan đến trái phiếu Chính phủ (ví

Table 11: Kien Giang’s TOP line item climate change responsive investments 2015

Các dự án hàng đầu

Tỉnh Kiên Giang năm 2015 Triệu đồng USD CPEIR

% Triệu đồng USD Đơn vị chịu

trách nhiệm

Chính sách quốc

gia $1 = VND 22.500

$1 = VND 22.500

Ngân sách tỉnh

Dự án chống lụt cho vùng đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long

10.000 VND $ 444.444 100% 3.000 VND $ 133.333 Sở Xây dựng

Phân bổ từ Trung ương

Đê kè tại Giồng Riềng 38.900 VND $ 1.728.889 87% 33.843 VND $ 1.504.133

Cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản tại Vĩnh Phong – Vĩnh Thuận

5.000 VND $ 222.222 67% 3.350 VND $ 148.889 Sở NN&PTNT

Hệ thống kè chắn sóng và nạo vét sông tại sông Dương Đông

17.000 VND $ 755.556 100% 17.000 VND $ 755.556 Sở NN&PTNT

Dự án đê biển tại An Biên – An Minh (27 cống)

13.000 VND $ 577.778 100% 13.000 VND $ 577.778 Sở NN&PTNT

Đê biển qua Rạch Giá 50.000 VND $ 2.222.222 100% 50.000 VND $ 2.222.222 Sở NN&PTNT

Củng cố và nâng cấp đê biển tại An Biên – An Minh

10.000 VND $ 44.444 100% 10.000 VND $ 444.444 Sở NN&PTNT

Công trình trú bão cho tàu thuyền tại Lình Huỳnh, Hòn Đất, Kiên Giang

17.000 VND $ 755.556 87% 14.790 VND $ 657.333

Xây dựng cơ sở hạ tầng cho tái định cư tại Gành Dầu

20.000 VND $ 888.889 80% 16.000 VND $ 711.111 Sở Xây dựng

Đầu tư, khôi phục và bảo vệ Vườn quốc gia U Minh Thượng

42.000 VND $ 1.866.667 100% 42.000 VND $ 1.866.667 Sở NN&PTNT

Xây dựng công trình trữ nước tại Bãi Nhà, Kiên Hải (Hòn Ngang, Bãi Nhà) và sửa chữa công trình trữ nước Hòn Lớn, Kiên Hải, Kiên Giang

15.000 VND $ 666.667 15.000 VND $ 666.667 Sở NN&PTNT

Phân bổ vốn ODA

Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông nghiệp tại MK

21.000 VND $ 933.333 100% 21.000 VND $ 933.333 Sở NN&PTNT

Xây dựng cống cho Sông Kiên, Rạch Giá 115.000 VND $ 5.111.111 100%

115.000 VND $ 5.111.111 Sở NN&PTNT

Gây bồi, tạo bãi trồng rừng ngập mặn để bảo vệ đê biển từ Bình Sơn đến Bình Giang

13.000 VND $ 577.778 100%

13.000 VND $ 577.778 Sở NN&PTNT

Dự án phục hồi rừng dọc bờ biển Kiên Giang giai đoạn 2015-2020

38.000 VND $ 1.688.889 100%

38.000 VND $ 1.688.889 Sở NN&PTNT

Trái phiếu Chính phủ

Hệ thống thủy lợi thích ứng cho sản xuất nông nghiệp

128.000 VND $ 5.688.889 67% 85.760 VND $ 3.811.556 Sở NN&PTNT

Page 41: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

41

dụ trong các đề xuất đầu tư của Sở Xây dựng)

không được công khai, hiện vẫn chưa rõ liệu một

phần vốn đầu tư có được sử dụng để thực hiện

các biện pháp chống chịu thời tiết bất lợi hay

không. Vì vậy, cần phải lưu ý rằng lượng đầu tư

Như vậy, đây là một trong những bài học quan

trọng của quy trình phân loại không chỉ liên

quan tới việc tham gia của nhiều ban ngành

trong tỉnh như Sở Xây dựng, Sở NN&PTNT mà

còn liên quan đến việc xác định một cơ chế mà ở

đó các đề xuất đầu tư có thể nêu bật chức năng

ứng phó với biến đổi khí hậu thay vì chỉ là các

dành dcho giao thông từ nguồn trái phiếu chính

phủ cho tỉnh Kiên Giang được phân loại là không

liên quan (0%) đến biến đổi khí hậu do thiếu

những thông tin cần thiết.

vv

dự án về cơ sở hạ tầng như đường xá hay cơ sở

hạ tầng đô thị đơn thuần. Thêm vào đó, việc

nâng cao năng lực về tăng khả năng chống chịu

thời tiết bất lợi cho cơ sở hạ tầng ở khu vực nhà

nước và tư nhân mới được bắt đầu và đòi hỏi

cách tiếp cận theo hàng ngang, liên quan đến

nhiều bộ, ngành.

Diagram 4: Kien Giang’s climate change responsive investments 2015 according to

CPEIR typology

CCD1.1: Bảo vệ bờ biển và đê kè

18%

CCD1.2: Xâm nhập mặn

22%

CCD1.4: Kè sông 6%

CCD1.5: Chất lượng nguồn nước

5%

CCD1.7: Phát triển nông nghiệp

15%

CCD1.8: Nông nghiệp 19%

CCD 1.9: Biodiversity 1%

CCD 2.3: Tăng khả năng chống chịu của

đô thị 4%

CCD 2.4: Giao thông 7%

CCD 2.6: Cơ sở hạ tầng phòng chống

thiên tai 3%

Page 42: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

42

4.5 Tỉnh Sóc Trăng

Kết quả khảo sát kế hoạch ngân sách đầu tư năm

2015 cho tỉnh Sóc Trăng cho thấy các giá trị

phần trăm cao cho cả phương pháp CPEIR lẫn

phương pháp CC&GG (tham khảo bảng 12).

Trong khi phương pháp CC&CC cho kết quả là

một khoảng từ 27% đến 38% thì phương pháp

CPEIR cho kết quả ở chính giữa khoảng trên với

33,67% lượng đầu tư cho biến đổi khí hậu. Như

có thể thấy ở bảng 5 (tổng quan về phân loại từ

2013 đến 2015), Sóc Trăng có tỷ phần đầu tư

dành cho biến đổi khí hậu rất nổi bật trong suốt

Lúc đầu, khó có thể tìm được câu trả lời cho câu

hỏi vì Sóc Trăng không thể cung cấp danh sách

đã tách biệt các nguồn vốn. Như đã đề cập ở

phần trước, quy cách tổng hợp kế hoạch ngân

sách đầu tư của các tỉnh là khác nhau. Trong

phần lớn các trường hợp, vốn được cấp trễ (ví

dụ: liên quan đến nguồn vốn ODA, phân bổ ngân

sách nhà nước, chậm trễ phê duyệt dự án đầu tư

đơn lẻ) khiến cho việc tổng hợp dữ liệu càng trở

lên khó khăn hơn. Các bảng tính phổ biến của

Excel thường được sử dụng để tổng hợp tất cả

3 năm liên tiếp từ 2013 đến 2015 với mức trung

bình là 35,5%. Tuy nhiên, Sóc Trăng có tổng

ngân sách đầu tư nhỏ hơn rất nhiều so với các

tỉnh còn lại. Với 55,3 triệu đô la, tổng ngân sách

đầu tư của Sóc Trăng chỉ bằng 60% của Bạc Liêu.

Mức chi tiêu đầu tư cho biến đổi khí hậu của Sóc

Trăng (18,6 triệu đô la) gần bằng Bạc Liệu (19,6

triệu đô la)? Vậy đâu là lý do cho việc nguồn

ngân sách đầu tư thấp mà tỷ lệ chi tiêu cho ứng

phó với biến đổi khí hâu lại cao?

các số liệu. Tuy nhiên, do không có một quy cách

tổng hợp thống nhất nên mỗi sở Kế hoạch Đầu

tư lại sử dụng một mẫu tổng hợp riêng. Trong

khi tỉnh Bạc Liêu trình bày các tất cả các khoản

chi tiêu cùng chỉ báo về nguồn tài chính ở cùng

một bảng biểu thì tỉnh Cà Mau lại tách các nguồn

thành một bảng tính riêng và lưu giữ trong cùng

một tệp tin. Sóc Trăng thì lại liệt kê tất cả các dự

án đầu tư nhưng không tách theo nguồn. Khác

với các tiểu mục khác, tiểu mục này không cung

cấp đánh giá tổng quan nhằm xác định nguồn

Bảng 12: Các khoản đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu của Sóc Trăng năm 2015

phân theo nguồn

Tỉnh Sóc Trăng 2015 Hệ số CPEIR Hệ số CC&GG

1 USD = 22.500 đồng

Nguồn Tổng Phân bổ cho BĐKH

Phân bổ cho BĐKH

Thấp nhất Cao nhất

Ngân sách tỉnh Ngân sách quốc gia 1 Chương trình mục tiêu quốc gia Vốn ODA Trái phiếu Chính phủ Xổ số Vốn vay Nguồn khác

$ 7.384.000 $ 15.128.889 $ 1.613.333 $ 6.800.000 $ 16.568.889 $ 4.404.267 $ 2.166.667 $ 1.333.333

$ 55.399.378 $ 18.650.862 $ 15.034.085 $ 21.197.328 % 33,67 27,14 38,26

Page 43: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

43

đóng góp lớn nhất cho ứng phó với biến đổi khí

hậu cho Sóc Trăng.

Việc xem xét kỹ nguồn vốn đầu tư cho ứng phó

với biến đổi khí hậu cao nổi trội của Sóc Trăng

đã mang lại nhiều thông tin thiết thực. Bảng 13

là danh mục các dự án đầu tư hàng đầu có liên

quan đến biến đổi khí hậu ở Sóc Trăng. Đầu tiên

là các dự án gia cố kè bờ sông và hệ thống đê

điều với tổng lượng đầu tư hơn 3 triệu đô la.

Tiếp đến là các dự án khôi phục và tái trồng

rừng ngập mặn với tổng lượng đầu tư khoảng 2

triệu đô la. Sau cùng là các dự án về thuỷ lợi,

chống xâm nhập mặn và xây dựng đường xá

chống chịu được thời tiết khắc nghiệt với

khoảng 1 triệu đô la cũng được tính vào các

khoản chi tiêu liên quan đến biến đổi khí hậu. Và

cũng giống như các tỉnh khác, Sở NN & PTNT là

đơn vị chính chịu trách nhiệm thực hiện các dự

án này.

Cũng giống như 3 tỉnh được khảo sát còn lại,

phần lớn các nguồn tài chính cho biến đổi khí

hậu của Sóc Trăng là từ phân bổ quốc gia và vốn

ODA. Do đó, kết luận được đưa ra là với 4 tỉnh

đĐồng bằng sông Cửu Long được đánh giá, quy

mô của tổng ngân sách đầu tư không quyết định

mức chi tiêu dành cho các biện pháp ứng phó

với biến đổi khí hậu. Một vấn đề cần tiếp tục

được đánh giá, đó là, sự phụ thuộc vào nguồn

ngân sách được phân bổ từ trung ương của các

dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn (như đê, kè)

trồng rừng theo các chương trình của quốc gia

như Quyết định 6677 về xây dựng đê điều từ

Quảng Ngãi đến Kiên Giang, Chương trình mục

tiêu quốc gia hay Chương trình ứng phó với biến

đổi khí hậu.

Page 44: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

44

Biểu đồ hình tròn dưới đây khẳng định thêm về

những quan sát có được từ các ví dụ được đưa

ra trong danh sách các dự án đầu tư hàng đầu,

liên quan tới tính dễ bị tổn thương của vùng ven

biển. Tiểu mục CCD 1.1 và CCD 1.3 về bảo vệ bờ

biển và phát triển hệ thống đê điều cũng như hệ

thống kè sông chiếm tới 3/4 tổng nguồn vốn

dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu tại Sóc

Trăng. Một lần nữa, cơ cấu đầu tư tổng thể của

Sóc Trăng rất giống với 3 tỉnh còn lại. Các hệ số

cho thấy những dự án liên quan dưới 25% tới

biến đổi khí hậu chiếm phần nhỏ nhất trong

miếng bánh đầu tư cho biến đổi khí hậu. Cũng

giống như các tỉnh khác, các dự án về giao thông

và quản lý chất thải cần được giám sát kỹ hơn và

phải được điều chỉnh về cách tiếp cận. Tuy

nhiên, do các dự án này chỉ liên quan dưới 10%

đến biến đổi khí hậu nên các sai lệch có vẻ như

sẽ không làm thay đổi kết quả phân tích cho

tỉnh.

Bảng 13: Các dự án đầu tư hàng đầu về ứng phó với biến đổi khí hậu của Sóc Trăng năm 2015

Các dự án hàng đầu

Tỉnh Sóc Trăng năm 2015 Triệu đồng USD CPEIR % Triệu đồng USD Đơn vị chịu trách nhiệm

$1 = VND 22.500

$1 =

VND 22.500

Xây dựng đê bao để bảo vệ các vùng trũng tại huyện Ngã Năm (nay là thị trấn Ngã Năm) khỏi lũ lụt

28.000 VND $ 1.244.444 99% 27.720 VND $ 1.232.000

Xây dựng đê bao để bảo vệ các vùng trũng tại huyện Ngã Năm (nay là thị trấn Ngã Năm) khỏi lũ lụt

60.000 VND $ 2.666.667 99% 59.400 VND $ 2.640.000

Cải thiện và nâng cấp hệ thống thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản tại Lai Hòa – Vĩnh Tâm, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

13.000 VND $ 577.778 67% 8.710 VND $ 387.111 Sở NN&PTNT

Cải thiện và nâng cấp hệ thống thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản tại Vĩnh Phước – Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

14.500 VND $ 644.444 67% 9.715 VND $ 431.778 Sở NN&PTNT

Hệ thống chống xâm nhập mặn để ổn định sản xuất tại các vùng bờ phải sông Saintard thuộc dự án quản lý thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long

14.100 VND $ 626.667 100% 14.100 VND $ 626.667

Sở NN&PTNT

Cải thiện và nâng cấp hệ thống thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản tại huyện Cù Lao Dung

17.500 VND $ 777.778 67% 11.725 VND $ 521.111 Sở NN&PTNT

Đường 50 tuyến huyện tại huyện Mỹ Xuyên 21.700 VND $ 964.444 20% 4.340 VND $ 192.889 Sở Giao thông vận tải

Đường nông thôn cho giao thông và đảm bảo an ninh quốc phòng đối với các xã nông thôn mới lập tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

48.750 VND $ 2.166.667 20% 9.750 VND $ 433.333 Sở Giao thông vận tải

Xây dựng kè sông Maspero 77.800 VND $ 3.457.778 87% 67.686 VND $ 3.009.267 Sở NN&PTNT Xây dựng kè sông Maspero 14.000 VND $ 622.222 87% 12.180 VND $ 541.333 Sở NN&PTNT Ngăn ngừa xói mòn, tạo bãi lầy và trồng rừng ngập mặn để bảo vệ đê biển khỏi xói mòn tại xã Vĩnh hải, huyện Vĩnh Châu (nay là thị xã Vĩnh Châu)

20.000 VND $ 888.889 100% 20.000 VND $ 888.889 Sở NN&PTNT

Tạo bãi lầy và trồng rừng ngập mặn tại vùng đê biển thuộc xã Vĩnh Tân – Vĩnh Phước

20.000 VND $ 888.889 100% 20.000 VND $ 888.889 Sở NN&PTNT

Thí điểm trồng mới, phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng ven biển của Sóc Trăng

25.000 VND $ 1.111.111 100% 25.000 VND $ 1.111.111 Sở NN&PTNT

Ngăn ngừa xói mòn bờ sông tại Vĩnh Châu 20.000 VND $ 888.889 87% 17.400 VND $ 773.333 Sở NN&PTNT Xây dựng kè sông ngăn ngừa xói mòn tại Kẻ Sách

10.000 VND $ 444.444 87% 8.700 VND $ 386.667 Sở NN&PTNT

Page 45: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

45

4.6 Tóm tắt các phát hiện mới và các kết luận liên quan đến các tỉnh của Đồng bằng Sông Cửu Long

Nguồn vốn chủ yếu cho đầu tư ứng phó với biến

đổi khí hậu ở các tỉnh là nguồn vốn trong nước,

bất kể các tỉnh có thu nhập từ thuế hay từ xổ số là

bao nhiêu. Phần lớn nguồn ngân sách của các tỉnh

được sử dụng cho giáo dục, sức khoẻ, giao thông

và đường xá. Vì vậy không nên chỉ trích các tỉnh

về việc thiếu hụt ngân sách dành cho ứng phó với

biến đổi khí hậu. Các phát hiện liên quan đến

nguồn gốc các nguồn lực đầu tư cho biến đổi khí

hậu dẫn đến một giả thiết rằng, các dự án đầu tư,

đặc biệt là đầu tư cho bảo vệ bờ biển và đê điều

cũng như gia cố hệ thống kè cống sông ngòi,

chống xói mòn trong vùng nội đồng và các dự án

thuỷ lợi lớn hay ngăn ngừa xâm nhập mặn phụ

thuộc vào nguồn ngân sách quốc gia và việc lập

kế hoạch có định hướng ở cấp quốc gia.

Do đó, có thể kết luận rằng, đối với 4 tỉnh thuộc

đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá, quy

mô ngân sách đầu tư không quyết định lượng chi

tiêu cho các biện pháp ứng phó với biến đổi khí

hậu. Một vấn đề cần tiếp tục được đánh giá, đó là

sự phụ thuộc vào nguồn ngân sách được phân bổ

từ trung ương của các dự án phát triển cơ sở hạ

tầng lớn (như đê, kè) trồng rừng theo các

chương trình của quốc gia như Quyết định 667

về xây dựng đê điều từ Quảng Ngãi đến Kiên

Giang, Chương trình mục tiêu quốc gia hay

Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu.

Một kết luận quan trọng khác được rút ra là các

dự án đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu ở cấp

tỉnh phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn do

Chính phủ cấp. Tất nhiên, sự phụ thuộc sẽ tạo ra

Diagram 5: Soc Trang’s climate change response investments according to CPEIR

typology

CCD 1.1: Bảo vệ bờ biển và hệ thống đê

điều 47%

CCD 1.2: Xâm nhập mặn 3%

CCD 1.4 : Kè sông 30%

CCD 1.5: Chất lượng nước 2%

CCD 1.8: Nông nghiệp 9%

CCD 1.9: Đa dạng sinh học 1%

CCD 2.4: Vận tải 4%

CCD 2.5: Quản lý chất thải 1% Khoa học và Công

nghệ: 2%

Page 46: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

46

các mối liên kết tiêu cực, đặc biệt trong bối cảnh

phi tập trung hoá ngày một cao hơn. Ngoài ra,

nguyên tắc phân quyền cũng nêu rõ không cơ

quan, ban ngành nào ở cấp trên cố gắng làm

những việc mà các cơ quan, ban ngành ở cấp

dưới có thể làm tốt hơn. Dường như đây là một

trong các vấn đề cốt lõi của Việt Nam trong quá

trình thực thi các chiến lược về biến đổi khí hậu.

Liệu các tỉnh, với vai trò quản lý ở cấp thấp hơn,

có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và

thực hiện các dự án đầu tư nhằm giảm nhẹ và

thích ứng với biến đổi khí hậu tốt hơn chính

quyền trung ương hay không? Bản chất của phần

lớn các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng ứng phó

với biến đổi khí hậu như bảo vệ bờ biển và phát

triển hệ thống thuỷ lợi nội đồng đã đem lại một

cái nhìn khác. Thứ nhất, phần lớn các dự án đầu

tư cơ sở hạ tầng đòi hỏi trình độ và năng lực kỹ

thuật mà, ngoài trung ương, không có tỉnh nào

có thể đáp ứng được. Thứ hai, quan trọng hơn,

các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long không

chỉ có chung đặc điểm về địa lý mà còn phụ

thuộc qua lại lẫn nhau. Mỗi hoạt động can thiệp

vào vùng ven biển của một tỉnh đều gây ra hậu

quả cho một tỉnh lân cận phía trên hay phía dưới

đường bờ biển hoặc có tỉnh có liên quan về chế

độ nước ngọt và nước mặn. Để tránh các tác

động tiêu cực và đảm bảo ưu tiên đầu tư theo

các tiêu chí về tính dễ bị tổn thương thay vì cấp

vốn như nhau cho tất cả các tỉnh, cần phải có

cách tiếp cận chiến lược tập trung hơn cho toàn

bộ vùng ven biển của Đđồng bằng sông Cửu

Long. Các chương trình mục tiêu quốc gia hay

Quyết định 667 về xây dựng tuyến đê từ Quảng

Ngãi đến Kiên Giang là những ví dụ về ảnh

hưởng cần thiết ở cấp quốc gia đối với việc lập

kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy

nhiên, mặc dù có sự phụ thuộc vào tài chính,

thực tế lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp

của từng tỉnh tại địa phương lại là kết quả của

các cuộc đàm phán giữa các bộ, ngành và các

tỉnh. Kết quả thường là sự thoả hiệp, do đó tồn

tại một câu hỏi mở là liệu việc phân bổ nguồn tài

chính có luôn luôn tuân theo một cách tiếp cận

vùng được sắp xếp hợp lý hay không. Thay vào

đó, kinh nghiệm ở bốn tỉnh được khảo sát cũng

đã chỉ ra giải pháp từng bước cho bảo vệ bờ

biển, dẫn tới một giả thiết rằng chính sự cạnh

tranh giữa các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu

Long chứ không phải quan điểm chiến lược cho

toàn vùng mới là yếu tố quyết định tới sự phân

bổ ngân sách từ trung ương. Quyết định 593 của

Thủ tướng Chính phủ từ năm 2016 nhấn mạnh

tầm quan trọng của một cơ chế điều phối vùng

cho phép kết hợp giữa quan điểm và nhu cầu của

tỉnh và của quốc gia mang lại hiệu quả lớn hơn

cho các quyết định đầu tư đúng đắn. Do Quyết

định 593 được nhấn mạnh như là một trong các

kết nối với nhiệm vụ số 67 trong NDC, việc lập

kế hoạch và phân bổ ngân sách cho đầu tư ứng

phó với biến đổi khí hậu có thể cũng thay đổi.

Page 47: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

47

5. CÁC BƯỚC TIẾP THEO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆC LẬP KẾ HOẠCH

TRONG TƯƠNG LAI

Page 48: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

48

Các phát hiện mới và các kết quả của chương 4

đã làm rõ kế hoạch đầu tư và các cam kết ứng

phó với biến đổi khí hậu của các tỉnh. Liên quan

đến tăng cường MRV, cần lưu ý rằng, phân tích

sau thực hiện này cung cấp đầu vào trực tiếp cho

Báo cáo (R-reporting) và Thẩm định (V-

verificaition). Do vẫn còn nhiều câu hỏi chưa

được trả lời về mối liên hệ giữa công tác xây

dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về biến

đổi khí hậu nên các khảo sát trong tương lai cần

phải lưu ý vấn đề này. Việc kiểm tra sẽ giúp

UBND tỉnh và các đơn vị thực hiện có cơ hội lồng

ghép giữa kế hoạch đầu tư với các yêu cầu nhất

định của quốc gia. Ngược lại, các nhà hoạch định

chính sách quốc gia cũng sẽ nhận được phản hồi

để đánh giá các mục tiêu quốc gia là phù hợp hay

quá cao so với năng lực thực thi của các tỉnh

hoặc giữa các chính sách (ví dụ: luật pháp, quyết

định, chiến lược) và hướng dẫn thực hiện chính

sách có bị vênh hay không. Hiện tại, việc liên kết

giữa các nhiệm vụ NDC với các dự án đầu tư đơn

lẻ và phương pháp phân loại CPEIR ứng dụng

(đặc biệt là hạng mục Thực hiện đầu tư cho biến

đổi khí hậu) đã giúp đồng bộ hoá giữa Thoả

thuận chung Paris và việc thực thi tại các tỉnh.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa lập được một cơ

chế hành chính có sự tham gia của nhiều bên ở

cấp trung ương và địa phương nhằm phối hợp

trong công tác thẩm định. Ngoài ra, vẫn chưa có

một phương pháp tiếp cận liên ngành theo chiều

ngang ở cấp tỉnh. Phân tích trên đây là kết quả

của sự hợp tác giữa GIZ và các Sở Kế hoạch và

Đầu tư. Hầu như chỉ có cán bộ của Sở Kế hoạch

và Đầu tư tham gia tập huấn và tổ chức các tổ

công tác nội bộ nhằm thu thập các thông tin cần

thiết về kế hoạch đầu tư và tiến hành phân loại

bằng kinh nghiệm có được sau khoá tập huấn. Ở

cấp tỉnh, tuy việc đánh giá sơ bộ kế hoạch đầu tư

thuộc trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư

nhưng việc xây dựng và thực hiện đề xuất lại

thuộc trách nhiệm của các sở, ngành khác. Phần

lớn các dự án đầu tư cho ứng phó với biến đổi

khí hậu được trình bày ở chương trước đều do

Sở NN & PTNT quản lý. Sở NN & PTNT phụ trách

các lĩnh vực về thuỷ lợi, nông nghiệp, bảo vệ bờ

biển và lâm nghiệp. Một số đơn vị khác như sở

Xây dựng, Sở giao thông Vận tải cũng đóng vai

trò quan trọng do có chức năng theo dõi các dự

án liên quan đến xây dựng đường giao thông và

cơ sở hạ tầng chống chịu với thời tiết khắc

nghiệt.

Nhìn chung, điều này kéo theo các vòng lặp vận

hành kiểu xoắn ốc, đặc trưng bởi quá trình “thay

đổi được hướng dẫn” thay cho “thay đổi có định

hướng” từ trên xuống dưới (Buono; Kerber,

2009). Cần phải tiếp tục phân tích liệu “thay đổi

được hướng dẫn” dựa trên sự hợp tác giữa các

bên (ví dụ giữa cấp trung ương và cấp tỉnh) có

khả thi tại Việt Nam hay không? Phản ứng chậm

chạp của trung ương hay địa phương trong việc

điều chỉnh và thực hiện các mục tiêu biến đổi khí

hậu của trung ương hay địa phương đều gây ra

cản trở cho cả quá trình. Liên quan đến tiến độ

ràng buộc của thoả thuận chung Paris, một câu

hỏi được đặt ra cho thời gian trước mắt là liệu

một hệ thống giám sát đánh giá quốc gia dựa

trên việc gắn mã trước và theo dõi có cho phép

các sự điều chỉnh cần thiết và do đó tạo ra cơ hội

cho việc xây dựng các mục tiêu và các mốc thời

gian tham vọng hơn sau mỗi 5 năm hay không.

Mặc dù gần đây các mô hình dự báo về khí hậu ở

quy mô nhỏ đang ngày một chính xác hơn, sự

xuất hiện của các hiện tượng thời tiết cực đoan

cùng sự khó khăn trong việc tính toán xác suất

xuất hiện của các hiện tượng đó đã dẫn đến độ

không chắc chắn cao hơn, đặc biệt là ở cấp địa

phương. Việc sử dụng các biện pháp MRV để

thúc đẩy thời gian phản ứng của khối cung cấp

dịch vụ công được xem hữu dụng về mặt quản lý

trong tương lai.

Cuộc khảo sát này khuyến nghị sử dụng phương

pháp tiếp cận từng bước tập trung vào việc điều

chỉnh quy trình lập kế hoạch dựa trên hệ thống

phân loại ngân sách trước khi thực hiện. Sơ đồ 6

dưới đây trình bày về hệ thống phân cấp và cách

tiếp cận từ trên xuống dưới trong quy trình lập

kế hoạch về khí hậu. Mặc dù Nghị quyết Đảng,

Page 49: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

49

Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu và Chiến

lược Tăng trưởng Xanh của Việt Nam đã bắt đầu

được thực hiện từ năm 2011 và 2012 nhưng gần

đây Thoả thuận chung Paris và Đóng góp dự

kiến do quốc gia tự quyết định của Việt Nam mới

được quốc tế công nhận và sẽ trở thành trọng

tâm trong giai đoạn từ nay đến 2030. Trong quá

trình thành lập một hệ thống giám sát đánh giá

phù hợp, việc hài hoà giữa các mục tiêu cấp quốc

gia và cấp quốc tế là vô cùng quan trọng. Điều

này là đúng đắn bởi mọi nỗ lực tiếp theo trong

việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch ứng phó

với biến đổi khí hậu của tỉnh đều dựa trên chiến

lược quốc gia năm 2011 và 2012. Phân tích này

không chỉ nhấn mạnh vào sự đồng bộ hoá ở cấp

độ cao mà còn nhấn mạnh vào sự kết nối giữa

“Kế hoạch hành động nhằm ứng phó với biến đổi

khí hậu cấp tỉnh”/“Chiến lược tăng trưởng xanh

cấp tỉnh” và kế hoạch ngân sách đầu tư hàng

năm.

(Sơ đồ do tác giả tự xây dựng)

Biểu đồ 6: Gợi ý về lập kế hoạch và theo dõi các dự án đầu tư theo phương pháp CC&GG trong tương lai

Page 50: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

50

Ở cấp địa phương, vấn đề điều phối theo chiều

ngang ở cấp độ cao với vai trò chủ đạo của các

Sở Kế hoạch và Đầu tư là chìa khoá cho thành

công. Ngay sau khi Chiến lược quốc gia về Biến

đổi khí hậu được phê duyệt, các tỉnh dưới sự chỉ

đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường đã thành

lập các tổ công tác hoặc các nhóm chỉ đạo để tập

trung xây dựng kế hoạch hành động thích ứng.

Mặc dù kế hoạch này đã được phê duyệt nhưng

nhiều tỉnh đã không xây dựng hệ thống theo dõi

thích hợp để giám sát hay đánh giá mức độ phù

hợp của các kế hoạch hành động này. Một vấn đề

còn quan trọng hơn, đó là, Kế hoạch hành động

ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

luôn luôn được xem là một kế hoạch ngoài lề

không có bất kỳ mối liên hệ nào với các kế hoạch

phát triển ngành đã có từ trước. Điều này khiến

cho các kế hoạch hành động ứng phó với biến

đổi khí hậu trở lên bất lực. Như đã được nhấn

mạnh ở chương trước về kết quả khảo sát của

các tỉnh, Sở NN & PTNT chịu trách nhiệm chính

nhưng Sở Xây dựng và Sở Giao thông Vận tải

cũng tham gia xây dựng kế hoạch đầu tư cho ứng

phó với biến đổi khí hậu. Do đó, cả kế hoạch

trung hạn 5 năm lẫn kế hoạch hàng năm đều

phải đảm bảo tính đồng bộ của tất cả các chiến

lược và kế hoạch phát triển ngành có liên quan

với các chiến lược về thích ứng và giảm nhẹ ở

cấp tỉnh (thích ứng với biến đổi khí hậu và Tăng

trưởng xanh).

Là cơ quan đầu mối trong lĩnh vực lập kế hoạch

đầu tư ở cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư có thể

đảm nhiệm vai trò dẫn dắt. Điều quan trọng nhất

của một quy trình lập kế hoạch đầu tư sau khi

xây dựng chiến lược trung hạn là việc soạn thảo

các đề xuất đầu tư theo ngành. Tuỳ thuộc vào

bản chất của dự án đầu tư, mỗi đề xuất sẽ đưa ra

dòng thời gian về nguồn vốn cho các năm tiếp

theo. Do việc phân bổ nguồn vốn theo cam kết

không cấp cho các dự án kéo dài nhiều năm nên

nguồn vốn duy trì cho các dự án đang hoạt động

phải được lên kế hoạch và phê duyệt hàng năm.

Quá trình đề xuất được khởi xướng bởi các ban,

ngành tương ứng dưới sự điều phối của Sở Kế

hoạch và Đầu tư và cuối cùng được phê duyệt

bởi Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân tỉnh.

Nếu không có sự đồng bộ về các hành động ứng

phó với biến đổi khí hậu trong các kế hoạch của

từng ngành, các kế hoạch đầu tư sẽ không phản

ánh được vấn đề biến đổi khí hậu và đưa được

các mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu vào

trong các hoạt động.

Là đơn vị hỗ trợ cho việc lập kế hoạch đầu tư, Sở

Kế hoạch và Đầu tư cần khởi xướng một phương

pháp tiếp cận rộng hơn để thu hút sự tham gia

của các sở ngành có liên quan như Sở NN &

PTNT, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Y

tế, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động -và

Thương binh và Xã hội vào việc lập kế hoạch ứng

phó với biến đổi khí hậu. Với 63 tỉnh thành của

Việt Nam và 13 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu

Long, sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng

như các nhà tài trợ có vai trò quyết định. Các

tiếp cận qua đào tạo và nâng cao năng lực liên

tỉnh có thể làm tăng tính hiệu quả cho việc mở

rộng quy mô. Kinh nghiệm của đồng bằng sông

Cửu Long cho thấy nhiều sở, ngành cấp tỉnh

chưa hiểu biết đầy đủ về các vấn đề liên quan

đến biến đổi khí hậu và chưa đủ khả năng để

lồng ghép các tiếp cận về giảm nhẹ và thích ứng

với biến đổi khí hậu vào trong lĩnh vực của mình.

Các tiếp cận nâng cao năng lực của GIZ thường

nhấn mạnh vào lồng ghép và thu hẹp khoảng

cách (ví dụ: nâng cao năng lực của các Sở NN &

PTNT thông qua việc lập kế hoạch quản lý và bảo

vệ bờ biển liên quan đến nước biển dâng và xói

mòn, thậm chí là liên quan đến việc hợp tác với

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) và các

quan điểm mới được xây dựng nhằm đưa tính dễ

bị tổn thương do biến đổi khí hậu vào trong Kế

hoạch hành động về bình đằng giới (GEAP). Chỉ

có sự tham gia theo chiều ngang của nhiều bên

khác nhau trong việc nhìn nhận đầu tư (ví dụ

nâng cấp hệ thống đê biển) và hiểu rõ các đóng

góp của việc lồng ghép cho phát triển sinh kế với

trọng tâm đặt vào tính dễ bị tổn thương và bình

đẳng giới hay khả năng “chống chịu thời tiết

khắc nghiệt” của các tuyến đường có nguy cơ bị

Page 51: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

51

ngập lụt mới có thể áp dụng triệt để các các

chiến lược về ứng phó biến đổi khí hậu ở cấp

tỉnh.

Kết quả là các sở ngành dược trang bị tốt hơn để

xây dựng các đề xuất đầu tư trong nhiều năm

cùng mối liên hệ tích cực với các chiến lược về

biến đổi khí hậu của tỉnh (thích ứng hoặc tăng

trưởng xanh) và các Đóng góp dự kiến do quốc

gia tự quyết định. Thêm vào đó, các sở ngành có

thể tự thực hiện việc “gắn mã trước” hay phân

loại đối với các dự án đầu tư được đề xuất theo

các hạng mục của CPEIR (PG, CCA, ST và cả GG)

cùng các hệ số CC&GG đi kèm. Trong quá trình

tập hợp các đề xuất đầu tư theo ngành mỗi năm,

Sở Kế hoạch và Đầu tư (phối hợp cùng sở Tài

nguyên và Môi trường) có thể thực hiện kiểm tra

các tài liệu đã được chuẩn bị và độ chính xác của

việc gắn mã trước. Một danh sách bổ sung tóm

tắt các các dự án đầu tư hàng năm liên quan đến

biến đổi khí hậu sẽ hỗ trợ UBND tỉnh trong quá

trình phê duyệt đề xuất cũng như trong việc

thương thảo hàng năm với chính quyền trung

ương để nhận được các nguồn vốn thực hiện

Chương trình mục tiêu quốc gia. Do đó, một hệ

thống giám sát theo thời gian thực (“M”) sẽ có

tác dụng cải thiện các vòng lặp chính sách liên

tục và tăng cường tính kết nối giữa những phản

ứng tức thời cần thiết ứng phó với các sự kiện

thời tiết cực đoan và việc cung cấp các dịch vụ

công để đảm bảo khả năng phục hồi thích hợp.

Page 52: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

52

Tài liệu tham khảo

Biggs, David (2010): Quagmire. Weyerhaeuser Environmental Books. University of Washington Press.

Carbonbrief (2016): Timeline

https://www.carbonbrief.org/timeline-the-paris-agreements-ratchet-mechanism

Germanwatch (2016): Global Climate Risk Index (CRI) 2017

https://germanwatch.org/en/download/16411.pdf

Gesellschaft für International Zusammenarbeit (GIZ) (2013): Classification of climate change

responsive investment in Ca Mau. Eberhard, Alfred, 2013.

Gesellschaft für International Zusammenarbeit (GIZ) (2017): Integrated Coastal Management

Programme (ICMP). Programme Presentation, Hanoi. http://daln.gov.vn/en/icmp.htm

Maplecroft (2016): The new Climate Change Vulnerability Index (CCVI),

https://maplecroft.com/about/news/ccvi.html

Ministry of Environment and Natural Resources (2015): Intended Nationally Determined

Contribution of Vietnam, Hanoi.

Ministry of Environment and Natural Resources (2015): Technical Report: Vietnam’s Intended

Nationally Determined Contribution, Hanoi.

Ministry of Environment and Natural Resources (2016): Nationally Determined Contribution of

Vietnam – Annex, Plan for the Implementation of the Paris Agreement, Hanoi.

Ministry of Planning and Investment (2016): CPEIR – Climate Change and Green Growth Investment

Tagging and Tracking in Vietnam, Hanoi.

Ministry of Planning and Investment (2015): Financing Vietnam’s Response to Climate Change –

Climate Public Expenditure Review, Hanoi.

OECD (2011): OECD-DAC Marker Handbook, Paris.

OECD, ENVIRONET-WP-STAT TASK TEAM (2014): First Experts’ Meeting of the Joint Environet and

WP-STAT Task Team on OECD Rio Markers, 20-21 March 2014.

PEFA (2013): Vietnam - Public Expenditure and Financial Accountability (PEFA). Public Financial

Management Performance Assessment July 2013

Poister, Theodore H. (2008). Measuring Performance in Public and Nonprofit Organizations. John

Wiley & Sons. p. 63.

UNFCCC (2015). Durban Platform for Enhanced Action (decision 1/CP.17). Adoption of a protoc ol,

another legal instrument, or an agreed outcome with legal force under the Convention applicable to all

Parties. UNFCCC /CP/2015/L9/Rev.1

UNFCCC (2016): Paris Agreement. (19.01.2016)

Page 53: LẬP KẾ HOẠCH VÀ NGÂN SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ … · kế hoạch đầu tư và phân tích hồi quy. Nhằm đảm bảo chủ trương hướng đến

53

Imprint

Chịu trách nhiệm xuất bản

Deutsche Gesellschaft für

Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

Trụ sở đặt tại

Bonn và Eschborn, CHLB Đức

Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP)

Phòng K1A, Số 14 Thụy Khuê, Tây Hồ

Hà Nội, Việt Nam

www.giz.de/viet-nam

[email protected]

Biên soạn xong

06/2017

In

Xxxxx

Dàn trang và trình bày

GIZ

Tác giả

Benjamin Hodick

Với sự hỗ trợ của

Silke Bommersheim, Bùi Hòa Bình, Sơn Thành Phúc, Phan

Thanh Tĩnh

GIZ chịu trách nhiệm nội dung của ấn phẩm này.

Dưới sự ủy quyền của

Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT)

Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ)